Tr−êng §¹i häc Hμ Néi KHOA TIẾNG HÀN

HÀ NỘI, 3–2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

MỤC LỤC

1. LỚP TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN QUỐC...... 5 SVTH: Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Khánh Hòa Hoàng Thu Hiền (2H08) GVHD: Ths. Nguyễn Phương Dung 2. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN DƯỚI GÓC ĐỘ PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN KHI LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC...... 16 SVTH: Nguyễn Hữu Mạnh (3H-07) GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích 3. ÁO DÀI VÀ - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI ...... 29 SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10) GVHD: Vương Thị Năm 4. TÌM HIỂU VỀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC...... 44 SVTH: Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Như Ngọc Huyền Lưu Minh Trà,Tạ Thu Hà (2H09) GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc 5. DANCHEONG- NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC...... 52 SVTH: Hoàng Quỳnh Hương, Lê Thị Mai Nguyên Nguyễn Thị Phương Thanh (3H-09) GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ngọc Bích 6. GIA ĐÌNH HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM ...... 69 SVTH: Đào Hoàng Oanh GVHD: Nguyễn Phương Minh 7. PANSORI VÀ QUAN HỌ ĐỈNH CAO CỦA ÂM NHẠC HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM...... 78 SVTH:- Bùi Thị Nhàn, Hoàng Thùy Linh (2H-08) GVHD: Ths. Bùi Thị Bạch Dương 8. VÀI NÉT VỀ SAMULNORI...... 96 SVTH: Đào Phương Anh (1H-10) GVHD:Vũ Thanh Hải 9. NÉT TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA DÂN GIAN MUSOK-KYO ...... 106 SVTH: Lê Bích Ngọc (1H-10) GVTH: Nguyễn Phương Minh 10. TÌM HIỂU VỀ NHÀ CỔ TRÊN ĐẢO JEJU...... 116 SVTH: Lê Hồng Dịu, Đỗ Thị Ngân(3H-09) GVHD: cô Vũ Thanh Hải 11. TRỢ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ...... 128 SVTH: Nguyễn Thị Hiếu GVHD: Th.S Nghiêm Thị Thu Hương

2 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

12. TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC...... 145 SVTH: Hoàng Lệ Giang, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Bích Ngọc (2H-09) GVHD: Lê Thu Trang 13. ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ GỐC HÁN TRONG TIẾNG HÀN ...... 159 SVTH: Đặng Thị Thu Thảo, Đặng Thị Thắm(1H-09) GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc 14. BIỂU HIỆN TRÍCH DẪN TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ...... 171 SVTH: Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài Hoàng Thị Thùy Linh, Lê Kiều Oanh (2H-09) GVHD: Lê Thu Trang 15. BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ HÁN-HÀN VÀ HÁN - VIỆT ...... 180 SVTH:Lê Tú Anh, Lý Kiều Linh(3H-09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc 16. CÁC BIỂU HIỆN HỒI TƯỞNG TRONG TIẾNG HÀN ...... 191 SVTH:Đặng Thị Lệ Thu, Đặng Hương Ly, Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Nhị Hà, Phạm Thị Vân Anh (1H- 08) GVHD: ThS. Nghiêm Thị Thu Hương 17. CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ...... 205 SVTH: Lê Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thùy Linh GVHD: Lê Thu Trang 18. TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC TRONG CÁC LỄ HỘI...... 213 SVTH: Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Thị Thanh Tâm (3H-09) GVHD: Vũ Thanh Hải 19. TRUNG THU - CHUSEOK NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC... 238 SVTH: Ngô Thị Hiền, Vũ Minh Trang Phạm Minh Lý (3H-09) GVHD: Nguyễn Nam Chi 20. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC...... 247 SVTH: Bùi Thị Hoài Thu (1H-10) GVHD: Nguyễn Phương Minh 21. KIMCHI – MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỮA CƠM CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC.258 SVTH: Tạ Lệ Huyền, Nguyễn Thanh Hà GVHD: Nguyễn Nam Chi 22. DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA HÀN QUỐC - NGHI LỄ VÀ NHẠC LỄ JONGINYO..269 SVTH: Nguyễn Thúy Nga 3H08 GVHD: Lê Thị Hương 23. ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI...... 276 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Phương Giang Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hằng (3H10) GVHD: Nguyễn Thị Nam Chi

3 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

24. TRANG PHỤC HÀN QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ ...... 285 SVTH: Bùi Thị Thuỳ Vân, Phạm Thị Thiên Hương, Bùi Phương Thảo, Đoàn Vân Thùy, Nguyễn Bích Ngọc – Lớp 3H-10 GVHD: Nguyễn Nam Chi 25. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG HÀN QUỐC...... 298 SVTH: Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Thị Thúy Nga Nguyễn Thị Hiền, Lưu Thị Anh, Nguyễn Thị Hà Trang (3H-08) GVHD: Th.S Nguyễn Phương Dung 26. MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA TRIẾT LÝ ÂM - DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀN QUỐC ...... 313 SVTH: Trần Thị Chi, Nguyễn Thị Chúc (1H-08) GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Bích 27. CHÍNH TẢ TIẾNG HÀN QUỐC ...... 323 SVTH: Nguyễn Thúy An, Bùi Phương Oanh, Nguyễn Minh Trang (1H-09) GVHD: Th.s Nghiêm Thị Thu Hương 28. ĐUÔI LIÊN KẾT CÂU (으)ㄴ/는데 ...... 340 SVTH: Nguyễn Minh Hằng Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Vân (1H-08) GVHD: Lê Thị Hương 29. THÀNH NGỮ BỐN CHỮ - 사자성어 ...... 348 SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh, Trịnh Thị Quỳnh Anh, Đào Thanh Bình, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Phương Lan, Hoàng Lê Hồng Nhung (2H08) GVHD: Th.s. Nguyễn Phương Dung 30. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH NGỮ HÁN-HÀN ...... 360 SVTH:Nguyễn Thanh Huyền, Phạm Thị Thu (3H09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc 31. NGHIÊN CỨU TÌM RA MỘT SỐ LỚP TỪ GỐC HÁN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI, CÙNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG HÀN...... 365 SVTH:Nguyễn Thị Lan Anh, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thị Vân (2H09) GVHD:Phạm Thị Ngọc

32. ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ THAO TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀN QUỐC...... 373 SVTH: Lê Khắc Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn ThuTrang (2H10) GVHD: Cô Lê Thị Hương

4 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

LỚP TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Khánh Hòa Hoàng Thu Hiền (2H08), GVHD: Ths. Nguyễn Phương Dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người - luôn được hoàn thiện, biến đổi để phản ánh, đáp ứng sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội. Bất kì ngôn ngữ nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút các yếu tố của các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh... Tiếng Hàn không phải là ngoại lệ. Từ vựng tiếng Hàn được cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản: lớp từ thuần Hàn, lớp từ ngoại lai (phần lớn là từ vay mượn từ tiếng Anh) và lớp từ Hán-Hàn (tiếng Hán có ảnh hưởng sâu đậm về lịch sử, văn hóa với Hàn Quốc nên từ xuất phát từ gốc Hán tuy là từ ngoại lai nhưng được xếp thành 1 lớp từ riêng biệt - lớp từ Hán-Hàn). Thực tế cho thấy, ngày nay tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày của người Hàn Quốc. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp các quảng cáo hay bangzon bằng tiếng Anh trên các tuyến đường phố. Việc hiểu đúng và đầy đủ về từ ngoại lai xuất phát từ tiếng Anh trong tiếng Hàn là một trong những khó khăn của không ít sinh viên bao gồm cả các sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn. Do vậy, bài viết này sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân; đặc điểm vay mượn từ tiếng Anh trong tiếng Hàn trên cơ sở đi sâu phân tích hai nội dung cơ bản là từ vựng và ngữ âm; từ đó đưa ra một số đánh giá về ưu điểm và hạn chế của sự vay mượn này. Từ đó giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về lớp từ này và khắc phục những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình học tiếng Hàn. II. NỘI DUNG 1 Định nghĩa từ ngoại lai: Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa từ ngoại lai. Sau đây là cách định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu nhất được trích từ trang 51 giáo trình từ vựng dành cho sinh viên năm 3 khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội. Từ ngoại lai là những từ có nguồn gốc từ tiếng nước khác bị đồng hóa trong hệ thống chữ quốc ngữ và được sử dụng rộng rãi trong xã hội.

5 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2 Phân loại Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, khái niệm, từ ngoại lai được thành hai loại: (1) Những từ ngoại lai biểu thị những sự vật và khái niệm mới xuất hiện, trong bản ngữ chưa có từ biểu thị trong tiếng Việt; như các từ xô viết, công xô môn, đồng chí, hợp tác xã, may ô, xà phòng.... (2) Những từ biểu thị những sự vật và khái niệm mà bản ngữ đã có từ biểu thị. Thí dụ: thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn – cháu..trong từ gốc Hán và từ thuần Việt. Xét về thành phần ngoại lai, từ ngoại lai được chia thành: (1) Từ phiên âm, (2) Từ sao phỏng. Ví dụ như từ ca la vát, ca ra vát, ca vát...trong tiếng Việt với từ cravate trong tiếng Pháp.1 Trong tiếng Hàn cũng xuất hiện hiện tượng này như: - Banana, - Radio, < Deurama> - Drama. 3 Lịch sử, nguyên nhân của từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn Lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn là những từ có nguồn gốc từ tiếng Anh bị đồng hóa trong hệ thống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. Sự vay mượn này xuất phát từ các nhân tố chủ yếu sau: Nhân tố Nhật Bản: Từ năm 1910-1945, Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật Bản, bị ép lấy tiếng Nhật làm ngôn ngữ chính thức. Sau khi giành được độc lập từ năm 1945, dù Hàn Quốc đã cố gắng loại bỏ các từ tiếng Nhật nhưng nhiều mục từ Nhật Bản vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến. Mặt khác, khi cải cách Nhật Bản đã chủ động tiếp thu công nghệ của phương Tây, đồng thời vay mượn nhiều từ tiếng Anh, do vậy các từ coffee, tile... được coi là những từ tiếng Anh đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong tiếng Hàn. Tiếng Hàn đã tiếp thu nhiều từ tiếng Anh thông qua tiếng Nhật. Nhân tố Mỹ: Sau Chiến tranh thế giới hai, sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa ngôn ngữ Mỹ diễn ra cùng với sự xuất hiện của quân đồn trú Mỹ trên đất Hàn. Các từ tiếng Anh như bar, restaurant, tailor cũng trở nên quen thuộc với người Hàn và được coi là một trong những từ vay mượn tiếng Anh đầu tiên. Tiếp đó trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc được tiếp cận với công nghệ quân sự hiện đại nhất thời đó cũng như các từ tiếng Mỹ để mô tả công nghệ đó như tank, rocket, missile…Sau đó sự giao lưu, hợp tác Mỹ-Hàn tiếp tục được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực cho đến ngày nay. Yếu tố nội bộ Hàn Quốc: Sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc, nhất là trong thập kỷ 1960-1980, đã đưa đến sự tiếp thu mạnh mẽ công nghệ phương Tây, chủ yếu từ Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự xuất hiện và vay mượn hàng ngàn từ tiếng Anh-Mỹ trong tiếng Hàn. Một nguyên nhân khác là tiếng Anh được người Hàn Quốc rất coi trọng và đã trở thành môn học bắt buộc trong các trường

1 Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, HN, 1998, trang 129–134.

6 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 trung học cơ sở và phổ thông trung học của nước này. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên Hàn Quốc đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, rất thông thạo tiếng Anh.2 4 Đặc điểm từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn 4.1. Về từ vựng, ngữ nghĩa a. Phần lớn từ vay mượn là danh từ, bao trùm trên nhiều lĩnh vực • Lĩnh vực công nghệ, dược, cơ khí Tiếng Anh Tiếng Hàn Laser 레이저 Computer 컴퓨터 Software 소프트웨어 • Lĩnh vực thực phẩm Tiếng Anh Tiếng Hàn Ice cream 아이스크림 Hamburger 햄버거 Cola 콜라 Cake 케이크 Restaurant 레스토랑 ● Lĩnh vực thể thao và giải trí Tiếng Anh Tiếng Hàn Sport 스포트 Tennis 테니스 Pop song 팝송 Comedy 코메디

• Lĩnh vực quần áo và thời trang Tiếng Anh Tiếng Hàn T-shirt 티셔츠 Sweater 스웨터 Fashion 패션 Hairstyle 헤어스타일

2 Rod Tyson, “English loanwords in Korean: Patterns of borrowing and sematic change”, El Two Talk, Vol.1, No.1, Spring 1993, trang 29-36.

7 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

• Nơi ở và đồ đạc trong nhà Tiếng Anh Tiếng Hàn Apartment 아파트 Hotel 호텔 Sofa 소파 Table 테이블 • Lĩnh vực giao thông vận tải Tiếng Anh Tiếng Hàn Bus 버스 Terminal 터미널 Taxi 택시 Rush hour 러시워 Air conditioner 에어컨 b. Cách thành lập một số động từ có nguồn gốc từ từ vay mượn tiếng Anh được thực hiện theo quy luật thành lập động từ trong tiếng Hàn Một số từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn là danh từ có thể chuyển thành động từ bằng cách thêm hậu tố như 하다, 치다. Ví dụ 쇼핑하다: mua sắm → 쇼핑(shopping) + 하다 테니스 치다: chơi tennis → 테니스(tennis) + 하다 c. Sự thay đổi về ngữ nghĩa của từ vay mượn Nhiều từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn vẫn giữ nguyên nghĩa ban đầu hoặc có sự thay đổi rất ít về nghĩa. Nhất là từ liên quan đến tên của các đối tượng cụ thể như 버스 (Bus), 라디오(Radio). Tuy vậy, một số từ khi được vay mượn vào tiếng Hàn lại có nghĩa bị thu hẹp, mở rộng nghĩa hay có sự chuyển đổi về ngữ nghĩa. - Ngữ nghĩa bị thu hẹp Từ vay mượn tiếng Anh Ý nghĩa hạn chế trong tiếng Hàn Tape [teip] 테이프 Danh từ “Tape”trong tiếng Anh và “테이프”trong tiếng Hàn cùng có nghĩa là dải băng, băng giấy hay có nghĩa là máy ghi âm (tape recorder – 테이프 레코어더). Tuy nhiên, trong tiếng Hàn “테이프”không có nghĩa nữa là thước dây như từ “tape”trong tiếng Anh. Ngoài ra trong tiếng Anh, “tape”còn là động từ với nghĩa là ghi âm; thắt, buộc chặt cái gì; nắm được, hiểu cái gì. - Ngữ nghĩa được mở rộng Từ vay mượn tiếng Anh Ý nghĩa mở rộng trong tiếng Hàn Service [sə́ːrvis] 서비스

8 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Danh từ “Service”trong tiếng Anh và “서비스”trong tiếng Hàn cùng có nghĩa dịch vụ song trong tiếng Hàn, từ “서비스”còn có nghĩa rộng trong kinh doanh là chỉ phần chiết khấu hoặc phần cho thêm không tính tiền (장사에서, 값을 깎아 주거나 덤을 붙여 줌 3) - Chuyển đổi về ngữ nghĩa Từ vay mượn tiếng Anh Ý nghĩa mở rộng trong tiếng Hàn Kentucky [kənt ́ki] 켄터키 “Kentucky”trong tiếng Anh là địa danh một bang của nước Mỹ và cũng là xuất xứ của món gà rán Kentucky nổi tiếng (hiện nay được biết đến với thương hiệu KFC). Tuy nhiên trong tiếng Hàn, từ “켄터키”có nghĩa là món gà rán của Mỹ.4 4.2.Về cách phát âm Hình thức ngữ âm của các từ vay mượn tiếng Anh có thể được thay đổi ít nhiều cho phù hợp với quy luật ngữ âm trong tiếng Hàn. a. Một số âm vị của nhóm từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn có sự thay đổi hình thức theo hai chiều hướng: rút ngắn hoặc kết hợp - Trường hợp âm tiết cuối hoặc những âm tiết của một từ tiếng Anh dài thường được cắt bỏ

Tiếng Anh Tiếng Hàn Demonstration 데모 Supermarket 슈퍼마켓 Air conditioner 에어컨

Bên cạnh đó, còn có hình thức rút ngắn ít phổ biến hơn là sử dụng từ viết tắt như C.D., P.C. giống như trong tiếng Anh. Song cũng có một số từ được sáng tạo ra như K.S (Korean Standard) - a quality-control mark; T.D.C (Tongduchon City) - site of a military base; M.T (Membership training) - an overnight student trip. - Trường hợp kết hợp từ tiếng Anh với từ tiếng Hàn

테니스 + 장: tennis court

고속+ 도로: Highway bus terminal b. Sự biến âm -Phụ âm /f/ trong tiếng Anh được phát âm thành /ph/ trong tiếng Hàn

3 Theo nghĩa thứ 3 của từ 서비스 trong từ điển trực tuyến Naver tại địa chỉ: http://dic.search.naver.com/search.naver?sm=tab_hty&where=ldic&query=%BC%AD%BA%F1%BD% BA&x=29&y=12 4 Từ điển trực tuyến Naver tại địa chỉ: http://dic.search.naver.com/search.naver

9 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Tiếng Anh Tiếng Hàn Fashion 패션 Family 패밀리 Coffee 커피 Golf 골프 - Một số âm kết thúc vô thanh trong tiếng Anh trở thành âm kết thúc hữu thanh trong tiếng Hàn + Trường hợp các âm /p t k/ trong tiếng Anh được chuyển thành /ph th kh/ trong tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Hàn Tank 탱크 Percent 퍼센트 Check 체크 + Trường hợp âm kết thúc vô thanh /s/ trong tiếng Anh trở thành âm /s/ hữu thanh trong tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Hàn Stress 스트레스 Campus 캠퍼스 - Phụ âm tắc /kh/ trong tiếng Anh cũng được phát âm tương tự như /kh/ trong tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Hàn Key 키 Kentucky 켄터키

5 Một số ưu điểm và hạn chế . 5.1.Ưu điểm - Góp phần bổ sung và làm phong phú thêm từ vựng trong tiếng Hàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đời sống xã hội. - Việc chuyển đổi từ ngoại vay mượn tiếng Anh sang tiếng Hàn được thực hiện một cách khoa học phù hợp với đặc điểm văn hóa-xã hội của Hàn Quốc, giúp cho những người không thông thuộc ngoại ngữ cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng. Ví dụ: Restaurant [rést-ərənt]: 레스토랑 Schedule [skéd u]: 스케줄 France [fr ns]: 프랑스

10 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

- Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn để nguyên thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó sang tiếng Hàn. Đây là điều thuận lợi để học sinh sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa học được dùng trên thế giới. Ví dụ: Antivius: 바이러스 치료 Computer [kəmpjú tər]: 컴퓨터 Email [í mèil: 이메일 5.2. Nhược điểm-hạn chế Khó truyền đạt một cách thuận lợi và chính xác những thuật ngữ quốc tế. Hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của những ngôn ngữ khác không diễn ra một cách đơn giản mà các từ ngoại lai phải chịu sự biến đổi cho phù hợp với quy luật riêng của mỗi thứ tiếng. Vì vậy từ ngoại lai cần phải trải qua một quá trình lâu dài chịu những tác động biến đổi của người bản ngữ mới bị đồng hoá, tạo nên tính thuần nhất trong từ bản ngữ. Ví dụ Cunning [k ́niŋ]: 컨닝 (gian lận) Kentucky [kənt ́ki]: 켄터키 (gà rán) Có cảm giác gượng ép khi phải luôn luôn tiếp nhận, biến đổi, đồng hoá từ tiếng Anh thành những từ ngoại lai được sử dụng giống với từ thuần Hàn. Nhưng đôi khi việc quá lạm dụng từ ngoại lai đặc biệt là từ ngoại lai tiếng Anh đã làm giảm phần nào sự phát triển của tiếng Hàn và ảnh hưởng tới việc giữ gìn sự trong sáng và đặc sắc của tiếng Hàn. Trong sinh hoạt hằng ngày, hiện tượng lạm dụng nó diễn ra khá phổ biến như trong các mẫu áp phích quảng cáo, các chương trình truyền hình… Xuất hiện khái niệm mới “Konglish”để chỉ từ tiếng Anh được sử dụng trong văn cảnh, văn phong tiếng Hàn. Konglish đang trở thành một xu thế và được coi là một điều bình thường song đang gây ra nhiều sự hiểu nhầm về phát âm, ngữ pháp và từ vựng.5 Thực tế tình huống trên vô tuyến Hàn Quốc khi giới thiệu về một sản phẩm mỹ phẩm muốn diễn tả sự hợp thời trang đã phát âm từ “sick”thay vì từ “chic”.6 Một ví dụ khác là vào năm 2002, nhiều cổ động viên Hàn Quốc đã treo tấm băng-rôn “ Team Fighting”để cổ vũ đội tuyển bóng đá nước chủ nhà cố gắng, nỗ lực và thể hiện sức mạnh của mình. Khẩu hiệu này đã trở nên khá quen thuộc và được người Hàn Quốc chấp nhận trong nhiều năm qua. Tuy vậy, nhiều người Anh, Mỹ cho rằng khẩu hiệu này trong tiếng Anh không có nghĩa rõ ràng, nếu dùng thì thể hiện sự thô kệch và gây khó chịu cho người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.7 Mặt khác, việc sử dụng Konglish nhiều

5 “Konglish”tại địa chỉ http://en.wikipedia.org/wiki/Konglish#cite_note-cool-8 6 [email protected], “It’s just not cool to mangle the King’s English”, March 26, 2008, tai dia chi http://joongangdaily.joins.com/article/view.asp?aid=2887839. 7 Kim Hyo-jin, “English? Konglish? Purists concede to 'fighting' cheer”, June 10, 2002, tại địa chỉ http://joongangdaily.joins.com/article/view.asp?aid=1904723

11 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 khả năng sẽ dẫn tới sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Hàn Quốc và tiếng Bắc Triều Tiên do hiện nay Bắc Triều Tiên chưa hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.8 III. MỞ RỘNG VÀ KẾT LUẬN 3.1. Mở rộng 3.1.1. Bảng biểu và một số từ ngoại lai khác trong tiếng Hàn

외래어의 바탕 언어 수효 비율 (%)

영어 9,005 78.5

일본어 749 6.5

독일어 535 4.7

프랑스어 363 3.2

이탈리아어 268 2.3

라틴어 78 0.7

(고대) 그리스어 76 0.7

네덜란드어 65 0.6

포르투갈어 35 0.3

에스파냐어 31 0.3

러시아어 29 0.3

이 밖의 다른 언어 231 1.9

모두 11,465 100

8 “Konglish”tại địa chỉ http://en.wikipedia.org/wiki/Konglish#cite_note-cool-8

12 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1. Tiếng La tinh:

Caelum – (하늘)

Lunae Dies – 먼데이(월요일) 2. Tiếng Pháp:

Café – 카페

Musicque – 뮤직

Madam – 마담

Cognac – 브랜디 3. Tiếng Ý: Mouse – 마우스 4. Tiếng Đức: Showgeschäft – 쇼워크 Arbeit – 아르바이트 Live-Sendung – 리브 방송(생방송) 5. Tiếng Tây Ban Nha: Manzana – 애플(사과) Chófer – 드라이버 (운전사) 3.1.2. Từ ngoại lai trong tiếng Việt Cũng như tiếng Hàn, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu cho từ vựng của mình. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh.... Trong đó, nguồn tiếp cận trước hết vẫn phải kể đến là tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc |Hán này được đọc theo các đọc Hán-Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hòa, chính trị, đại sứ quán, độc lập…Nếu tiếp nhận qua khẩu ngữ thì từ vay mượn tiếng Hán lại được đọc theo âm địa phương nào đó như: ca la thầu, mì chính, quẩy… Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn-Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô… Từ vay mượn tiếng Anh có: chát, lướt web, mail…Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản…

13 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3.2. Kết luận Việc vay mượn từ tiếng Anh trong tiếng Hàn là hiện tượng tất yếu xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy vậy, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của tiếng Anh không diễn ra một cách đơn giản mà các từ vay mượn đó có sự biến đổi theo quy luật phát triển của tiếng Hàn. Do vậy, khi một từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Hàn phải có sự biến đổi diện mạo của mình cho phù hợp với đặc điểm văn hóa, lịch sử, xã hội của đất nước và con người Hàn Quốc nói chung và hệ thống chữ viết, ngữ âm của tiếng Hàn nói riêng. Điều này có tác động tích cực và cũng đưa đến những hạn chế đối với sự phát triển của tiếng Hàn. Mặt khác, không chỉ có tiếng Hàn mượn từ vựng tiếng Anh mà đến nay cũng có nhiều từ tiếng Anh vay mượn từ tiếng Hàn재벌(Chaebol), 김치 (Kimchi), 태권도 (Taekwondo)… Điều này giúp chúng ta thấy được cái nhìn biện chứng, không phiến diện đó là tiếng Hàn và tiếng Anh đều có sự vay mượn từ vựng lẫn nhau, đồng thời giúp các sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn có cái nhìn tổng quát và rõ hơn về lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn, hiểu rõ hơn được bản chất của nó và hạn chế được phần nào những khó khăn trong quá trình học tiếng Hàn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa Hàn Quốc – ĐH Hà Nội, Bài giảng Từ vựng học (어휘론) 2. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, HN, 1998. 3. Rod Tyson, “English loanwords in Korean: Patterns of borrowing and sematic change”, El Two Talk, Vol.1, No.1, Spring 1993. 4. Bài viết “외래어”tại địa chỉ http://ko.wikipedia.org 5. Bài viết “Konglish”tại địa chỉ http://ko.wikipedia.org 6. http://www.naver.com 7. http://www.daum.net 8. http://sites.google.com/site/phamhang65/hangug-eo-tieng-han/tu-ngoai-lai- trong-tieng-han

14 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

PHỤ LỤC TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN 가 가이드 (guide): Người hướng dẫn,người chỉ đạo (안내자, 지도자, 안내서) 개그 (gag): Đùa,tếu (익살스런 짓, 농담) 게스트 (guest): Khách (손님, 빈객) 나 나이트클럽(night club): Vũ trường (사교장을 겸한 야간 음주점) 네트워크(network): Mạng truyền hình,mạng giao thông (방송망, 교통망)

다 다크마켓(dark market): Chợ đen (암시장) 데이트(date): hẹn hò (남녀의 약속, 만남, 날짜, 연대)라 라운드(round): vòng thi đấu(한 시합. (권투에 있어서) 1 회의 경기) 러브(love): tình yêu (테니스에서)영(零) 마 마이너리티(minority): thiểu số, số ít(소수, 소수파) 매니저(manager): người quản lý(지배인, 경영자) 바 발코니(balcony): ban công(노대 (극장 등의) 2 층 특별석) 보너스(bonus): tiền thưởng(상여금)사 샌드위치맨(sandwichman): người bán sandwich (앞뒤에 광고판을 메고 다니는 사람) 스캔들(scandal): tin đồn(추문, 염문) 아 아이큐(intelligence quotient, I.Q): chỉ số thông minh(지능지수) 에디터(editor): người biên tập(편집자, 기자) 자 / 차 장르(genre<프>):thể loại(유형, 양식) 조크(joke): nói đùa, trêu đùa(농담) 카 카지노(casino<프>): sòng bạc(오락시설이 있는 도박장) 퀴즈(quiz): đố chữ(수수께끼, 사문) 타 탈렌트(talent): người tài (재능 재간 있는 사람) 터미널(terminal): ga cuối(종착역), điểm cuối(종점) 파 프라이버시(privacy): đời sống riêng tư(사생활) 플라멩코(flamenco) điệu nhảy flamenco(스페인에서 발달한 민요 무용) 하 하이웨이(highway): đường cao tốc, quốc lộ(간선도로, 고속자동차 도로, 국도) 핫뉴스(hot news): tin tức mới nhất(해설기사가 아닌 현장에서 보내온 생생한 뉴스)

15 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN DƯỚI GÓC ĐỘ PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN KHI LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Hữu Mạnh (3H-07) GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ về mặt kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là mối quan hệ chủ đạo trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Mối quan hệ này được đảm bảo khi cả hai phía đều nhận được những lợi ích riêng về phía mình. Hai doanh nghiệp khi mới bắt tay ký kết mối quan hệ làm ăn với nhau hay có mối quan hệ làm ăn lâu dài điều phải tham gia vào hợp tác kinh doanh. Hai doanh nghiệp tham gia vào đàm phán kinh doanh dù ở trong cùng một quốc gia dân tộc, sử dụng cùng một ngôn ngữ nếu không có sự hiểu biết lẫn nhau, sự phân chia lợi nhuận không theo một tỷ lệ thích hợp khi ký kết làm ăn với nhau, đàm phán trong kinh doanh khó có thể thành công. Hai quốc gia khác nhau về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ sẽ có cách tư duy, quan niệm về kinh doanh, phân chia lợi nhuận và nghệ thuật đàm phán kinh doanh khác nhau. Khi làm việc ở doanh nghiệp Hàn Quốc, người biên phiên dịch không chỉ tham gia vào các buổi hội thảo, các cuộc họp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán kinh doanh với các đối tác là doanh nghiệp Hàn Quốc hay doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, là một sinh viên ngoại ngữ (sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc) sắp tốt nghiệp ra trường việc tìm hiểu nghệ thuật đàm phán kinh doanh trong doanh nghiệp Hàn Quốc là một công việc cần thiết giúp cho sinh viên sau khi ra trường làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc tránh sự bỡ ngỡ khi trực tiếp tham gia vào công việc đàm phán kinh doanh. Đây cũng là lý do chính giúp em lựa chọn vấn đề này làm đề tài báo cáo khoa học của mình. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Quan niệm về đàm phán kinh doanh 1.1 Khái niệm Một chuyên gia Mỹ đã định nghĩa đàm phán và thương lượng như sau: "Bất kỳ khi nào con người trao đổi ý nghĩ với ý định thay đổi quan hệ và đi đến thỏa thuận thì lúc đó là đàm phán và thương lượng". Một học giả vùng Trung Đông lại phát biểu như sau: "Đàm phán và thương lượng không phải để mở rộng mối quan hệ hay phá vỡ mối quan hệ mà là để tạo ra một hình thái mới hay khác hơn của mối quan hệ". Như vậy, đàm phán là một khái niệm rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Do vậy, để hiểu đúng bản chất cũng như mục đích của đàm phán thì người đi đàm phán phải tuân theo tiêu chí sau: Nếu bạn là người đi đàm phán hay đi thương lượng thì bạn

16 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 luôn luôn phải nghĩ và tạo điều kiện tốt cho đối tác cũng như đạt được thắng lợi như bạn chứ không phải là cuộc đàm phán chỉ mang lại thắng lợi cho bạn thôi, tức là cả hai bên cùng có lợi từ cuộc đàm phán này. 1.2. Phân loại đàm phán và đàm phán kinh doanh Lĩnh vực đời sống rất rộng bao gồm lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó khi hai hay nhiều bên cùng trao đổi ý kiến để đi đến thay đổi thực trạng hiện tại giữa các bên thì một loại hình của đàm phán xuất hiện. Đó có thể là: đàm phán (thỏa thuận) ngừng bắn giữa quân đội Campuchia và quân đội Thái Lan về tranh chấp con đường dẫn đến ngôi đền cổ Preah Vihear.Và đàm phán kinh doanh là đàm phán về lĩnh vực kinh tế mà ở đó yếu tố quyền lợi, lợi ích, sự phân bổ lợi nhuận là yếu tố được bàn bạc tranh luận nhiều nhất trong các cuộc đàm phán. Đây là loại hình đàm phán phổ biến nhất. Chủ thể tham gia vào loại hình đàm phán rất đa dạng. Đó có thể là một nhóm người, hai hay nhiều doanh nghiệp, hay là những quốc gia trên cùng một vùng lãnh thổ cũng như trên toàn thế giới. 2. Những điểm chú ý khi đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc. Khi đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc, một số đối tác, đặt biệt là những người đứng tuổi thường quan niệm bạn phải tuân theo văn hóa truyền thống của họ. Còn giới trẻ, nhất là những người sinh sống ở các vùng xung quanh thủ đô lại rất linh hoạt và hiểu biết về văn hóa kinh doanh theo phong cách châu Âu. Những kiến thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đàm phán kinh doanh thành công. 2.1 Xây dựng mối quan hệ Văn hóa Hàn quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên, nếu so với một số nước châu Á khác, thì người Hàn Quốc vẫn coi trọng "chủ nghĩa cá nhân”hơn. Xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài và tin cậy đóng vai trò khá quan trọng. Nếu như những đối tác từ nền văn hóa khác cho rằng mối quan hệ lâu dài dần dần được tạo lập trong quá trình kinh doanh thì người Hàn Quốc lại mong muốn xây dựng mối quan hệ này ngay khi bắt đầu gặp gỡ. Vì thế, hãy bắt đầu ngay với những vấn đề nghiêm túc khi đối tác thể hiện lòng tin với doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên nhấn mạnh về những lợi ích dài hạn và cam kết của bạn đối với việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Luôn giữ liên lạc với họ trong suốt quá trình đàm phán. Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá nhân. Người Hàn quốc coi trọng nhất đức tính khiêm tốn, thật thà. Các mối quan hệ kinh doanh tại Hàn quốc được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa các doanh nghiệp. Nếu đối tác của bạn không phải thuộc tuýp người coi trọng tập thể thì bạn hoàn toàn có thể trao đổi ý kiến cá nhân với họ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã

17 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 chiếm được lòng tin của đối tác Hàn Quốc không phải họ đã tin tưởng những người khác trong doanh nghiệp bạn. Vì thế, việc mọi nhân viên trong doanh nghiệp bạn thống nhất quan điểm đóng vai trò rất quan trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch cũng khiến cho quá trình đàm phán lại trở về số 0. Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề "giữ thể diện". Họ thường cố gắng giữ hòa khí bằng mọi cách và luôn kiềm chế cảm xúc của mình. Làm người khác bối rối có thể khiến cho cả hai bên mất mặt và tác động xấu tới quá trình đàm phán. Trong mọi trường hợp, danh tiếng và vị trí trong xã hội phụ thuộc vào khả năng kiềm chế cảm xúc và thái độ thân thiện. Nếu bạn nêu một vấn đề có thể làm người khác không hài lòng thì không nên đưa ra ý kiến của mình khi có đông người và luôn truyền đạt ý kiến của mình mà vẫn thể hiện sự tôn trọng của mình. Luôn giữ bình tĩnh và đừng để lộ sự không hài lòng của mình. Làm cho người khác bối rối hay mất bình tĩnh, cho dù không cố ý, cũng có thể tác động xấu tới quá trình đàm phán. Ngoài ra, trong mọi trường hợp việc chỉ trích hay nói xấu đối thủ cạnh tranh là điều cấm kỵ. Luôn khiêm tốn và gắng hết sức để duy trì mối quan hệ thân mật là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công . Mặc dù, tại Hàn Quốc, hành vi nhã nhặn và thái độ khiêm tốn là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công, nhưng hai yếu tố này không tác động nhiều tới việc họ có quyết định hợp tác với bạn. Họ rất kiên nhẫn và luôn nhất quán với mục tiêu đã đề ra. Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, nên trong quan niệm của người Hàn Quốc việc tôn kính bố mẹ, cấp trên được đặt lên hàng đầu. Phần lớn, người lãnh đạo cao cấp trong công ty Hàn Quốc là những người nhiều tuổi. Vì vậy, khi gặp họ bạn nhớ phải thể hiện sự kính trọng, bạn nên bắt chuyện và chào họ trước, đừng hút thuốc hay đeo kính râm khi nói chuyện. 2.2 Giao tiếp Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi trên toàn đất nước Hàn Quốc. Không phải doanh nhân Hàn Quốc nào cũng có thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thuê phiên dịch viên. Hỏi đối tác trước để phiên dịch viên có được tham dự buổi họp hay không. Tuy vậy, bạn cũng phải lưu ý rằng không phải phiên dịch viên nào cũng có khả năng nói và hiểu tiếng Anh thành thạo. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy nói thật ngắn gọn, sử dụng những câu đơn giản và tránh dùng từ lóng hoặc từ quá kỹ thuật. Khi giao tiếp với người Hàn Quốc, nói tiếng Anh với tốc độ vừa phải và dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách rời rạc, thường xuyên tóm tắt lại những ý chính và dừng lại một khoảng thời gian hợp lí. Người Hàn Quốc thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và giữ im lặng một vài lần. Tuy nhiên, khi người Hàn Quốc im lặng không phải là họ không hiểu ý bạn. Ngoài ra, người Hàn quốc thường khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ "đánh bóng”bản thân mà không giới thiệu về doanh nghiệp của mình. Khi ăn trưa hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn nên giữ tốc độ giao tiếp ở mức vừa phải. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng rất thích trò

18 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 chuyện với những ai có hiểu biết xã hội rộng. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Vì coi trọng thể diện nên người Hàn quốc thường không trả lời trực tiếp. Người Hàn Quốc thường nói "vâng”hoặc gật đầu trong khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ không nói "Không”khi phải trả lời câu hỏi mặc dù trong đầu họ có ý muốn như thế thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như 'Chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề này”hoặc "Việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm". Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ bắt tay hoặc đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Đàn ông Hàn Quốc thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải. Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi việc đó là hành động thô lỗ. Người Hàn Quốc quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. 1.3. Liên hệ và gặp gỡ ban đầu Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những đối tác quen biết. Vì vậy, bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với đối tác mà bạn đang có ý định cộng tác làm ăn trong tương lai. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội cộng tác làm ăn của bạn với đối tác càng lớn. Người trung gian sẽ là cầu nối giúp giảm bớt những khác biệt về văn hóa và giao tiếp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bạn kinh doanh hiệu quả hơn. Người trung gian có thể tác động tới mối quan hệ giữa bạn và đối tác Hàn Quốc, rút ngắn thời gian đàm phán. Nhóm đàm phán của bạn có thể chỉ có một hai người hoặc là một đội gồm nhiều người. Kiểu đàm phán một-một, trải qua khá nhiều vòng mà trong suốt thời gian đó đối tác Hàn Quốc sẽ hỏi ý kiến tư vấn với nhóm người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng. Thực tế, người Hàn quốc thích kiểu nhóm đàm phán nhiều người hơn vì mỗi người trong đó sẽ có vai trò riêng và có thể đưa ra nhiều ý tưởng hơn so với kiểu đàm phán một-một. Bạn phải bố trí công việc cho từng cá nhân trong đội đàm phán và lập chiến lược chi tiết để cùng nhau thống nhất quan điểm trong quá trình đàm phán. Thay đổi bất kỳ thành viên nào trong đội khiến cho quá trình đàm phán phải bắt đầu lại từ đầu. Do văn hóa Hàn quốc rất coi trọng vấn đề "tôn ti trật tự", nên trưởng nhóm đàm phán của doanh nghiệp bạn phải thuộc ban lãnh đạo công ty. Hãy tìm hiểu xem nhóm

19 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đàm phán của đối tác gồm những ai để từ đó sắp xếp trưởng nhóm đàm phán có chức vụ ngang bằng. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị trí xã hội, nên nếu có sự chênh lệch về chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên sẽ khiến họ cảm thấy mình không được tôn trọng. Nếu có thể, hãy lên lịch hẹn với họ trước ít nhất từ 3 đến 4 tuần. Đối tác Hàn Quốc luôn muốn biết về người họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi buổi họp diễn ra, bạn phải cung cấp thông tin chi tiết về chức danh, vị trí và trách nhiệm của những thành viên tham dự của bên bạn cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp. Trong quá trình đàm phán, bạn phải đi theo đúng như chương trình đã thống nhất. Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của bạn trễ hẹn. Nhưng với tư cách là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ. Còn không hãy gọi điện trước và xin lỗi thật chân thành. Theo nghi thức ngoại giao của Hàn Quốc, mọi người đi vào phòng họp phải theo trật tự trên dưới. Theo họ, người bước vào đầu tiên sẽ là trưởng đoàn và sẽ ngồi ở giữa bàn đàm phán. 2.4. Cách xưng hô Tên của người Hàn Quốc được cấu thành từ 3 từ tiếng Hán được phát âm bằng 3 âm điệu trong tiếng Hàn. Giống như tên của người Việt, họ của gia đình đứng đầu và 2 từ đi tiếp theo là tên, trong số 2 từ này có một từ để chỉ thế hệ. Hãy sử dụng Mr./Ms. cùng với họ gia đình khi xưng hô với đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác có chức danh về học vấn, như là Tiến sĩ (Doctor) hoặc Giáo sư (Professor) thì bạn gọi họ theo cách sau: chức danh học vấn + họ gia đinh. Không nên gọi tên đối tác cho đến khi họ đề nghị bạn làm như vậy. Khi giới thiệu, bạn nên bắt tay hoặc cúi đầu chào. Một số người Hàn Quốc không thích bắt tay nên bạn hãy chờ họ chủ động trước rồi đáp lại. 2.5 . Sử dụng danh thiếp Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, vì thế bạn hãy chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Nếu ai đó trao danh thiếp cho bạn mà bạn không đưa lại thì họ sẽ nghĩ rằng bạn không muốn làm quen với họ hoặc vị trí của bạn ở công ty quá thấp hoặc quá cao. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Vì rất nhiều người Hàn Quốc không biết tiếng Anh, nên hãy dịch một mặt của danh thiếp sang tiếng Hàn. Nếu danh thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ này, vì vậy hãy nên cẩn thận.

20 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay và đặt mặt tiếng Hàn theo chiều người nhận có thể đọc được. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Tiếp đó, đặt danh thiếp lên bàn trước mặt bạn hoặc để vào hộp đựng danh thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ. Bạn cũng không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó. 2.6. Quan điểm và phong cách Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mối quan hệ trong đàm phán kinh doanh tại trong doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người Hàn Quốc lại có những thay đổi bất chợt trong suy nghĩ. Xét về mặt lý thuyết, người mua luôn đứng ở vị trí thuận lợi trên bàn đàm phán. Nhưng với người Hàn Quốc, điều đó không phải luôn đúng - mà theo họ, cả hai bên đều phải quan tâm đến lợi ích của nhau. Nói chung, đối tác Hàn Quốc hợp tác trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi”nhưng vẫn bị chi phối bởi mối quan hệ cá nhân. Họ chú trọng cả vào lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài. Mặc dù phong cách đàm phán ban đầu rất mang tính cạnh tranh, nhưng họ vẫn coi trọng mối quan hệ lâu dài và hy vọng một kết quả có lợi cho cả đôi bên. Một mặt người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc gây dựng quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công kích đối tác hoặc trở nên gay gắt trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, phong cách hay công kích không có nghĩa là họ có mục đích xấu. Cách tốt nhất vẫn là giữ bình tình, thân thiện, hòa nhã và kiên trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn bạc trong quá trình đàm phán trở thành những mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên. Nếu có tranh chấp trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đàm phán, bạn nên bình tĩnh xử lý thông qua những mối quan hệ cá nhân và các biện pháp nhằm lấy lại lòng tin. Hẹn gặp cá nhân với người có quyền lực cao nhất của đối tác là một biện pháp hiệu quả giúp bạn hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ hai bên. Tiếp tục chỉ ra những lợi ích mà họ có thể có nếu tiếp tục đàm phán với doanh nghiệp bạn. Lưu ý tránh sử dụng những lý lẽ lô-gích hoặc hành động cãi lý vì chúng có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. 2.7. Chia sẻ thông tin Người Hàn Quốc giành khá nhiều thời gian vào việc thu thập thông tin và bàn bạc chi tiết trước khi bước vào giai đoạn thương lượng giá. Trong giai đoạn này họ sẽ cố tìm ra điểm yếu của đối tác. Người Hàn Quốc không thoải mái trong việc chia sẻ thông tin vì họ cho rằng bí mật thông tin là một lợi thế trong đàm phán. Lưu ý thông tin họ cung cấp có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn đã tạo được lòng tin với họ thì có thể họ sẽ chia sẻ những thông tin đáng tin cậy hơn.

21 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Lưu ý khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc vì có khi mục đích của họ chỉ là muốn thăm dò thị trường. Họ chỉ muốn biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ để nắm được thông tin hơn là mua hàng. Vì thế hãy cảnh giác với kiểu làm ăn này và cố gắng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong suốt quá trình đàm phán cho dù bên đối tác có biểu hiện là muốn mua hàng. 2.8. Tốc độ đàm phán Tốc độ đàm phán thường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn như xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, thương lượng, và ra quyết định. Ngoài ra, đối tác Hàn Quốc cũng thường sử dụng mọi biện pháp để thuyết phục bạn giảm giá cho đơn hàng. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, bạn có thể phải đi lại khá nhiều lần để đàm phán. Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn, kìm nén cảm xúc và biết chấp nhận những trì hoãn phát sinh. Người Hàn Quốc thường thích phong cách làm nhiều việc cùng một lúc. Họ có thói quen theo đuổi nhiều mục tiêu và nhiều hạng mục trong cùng một thời điểm. Trong quá trình đàm phán, họ thường bàn bạc các vấn đề không theo trật tự đã định trước. Họ thường mặc cả và thương lượng giá cả nhiều mặt hàng cùng một lúc trong quá trình đàm phán. Họ không có thói quen quay lại thảo luận những vấn đề mà trước đó hai bên đã thống nhất. Ngoài ra, họ cũng hay đột nhiên gọi điện thoại hoặc đi dự những buổi họp bất thường khi cuộc đàm phán đang đến giai đoạn mấu chốt. Chỉ một số ít người làm việc này với mục đích khiến đối tác đàm phán bị lúng túng; còn phần lớn là không có ý đồ gì xấu. 2.9. Thương lượng Người Hàn Quốc thường là những nhà đàm phán sắc sảo, tài giỏi nên bạn đừng bao giờ đánh giá thấp họ. Họ thích thương lượng và làm điều này trong suốt quá trình đàm phán. Nếu bạn không nhiệt tình tham gia sẽ khiến họ nghi ngờ hoặc thấy bị xúc phạm. Người Hàn Quốc sử dụng rất thuần thục các thủ thuật đàm phán khiến cho quá trình thương lượng thường bị kéo dài. Giá khởi điểm so với giá lúc ký kết hợp đồng thường chênh nhau khoảng 40%. Bạn nên lường trước những mức giá đối tác có thể đưa ra và chuẩn bị những mức giá mà mình có thể đáp ứng được. Điều này giúp đối tác Hàn Quốc không bị mất mặt khi từ chối những lời đề nghị mà bạn đưa ra. Hãy hỏi đối tác Hàn Quốc xem bạn được lợi gì nếu giảm giá đơn hàng. Đừng đưa mức giá chiết khấu sớm quá vì có khi đối tác muốn thỏa thuận thêm. Đối tác Hàn Quốc thường sử dụng các biện pháp đàm phán gây sức ép như: yêu cầu bạn hẹn ngày đưa ra quyết định, ngày hết hạn báo giá, sức ép về thời gian hoặc chần chừ không trả lời. Quyết định cuối cùng được đưa ra nhiều hơn một lần và không biết đâu là chính thức. Vì vậy, đừng bao giờ thông báo là bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vì việc làm này sẽ khiến đối tác cho rằng bạn không nghiêm túc và chuyển sang sử dụng các biện pháp chống lại bạn.

22 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đối phó với những biện pháp đàm phán gây sức ép về thời gian. Nếu đối tác Hàn Quốc biết bạn sẽ gặp trở ngại khi đáp ứng thời hạn mà họ đưa ra thì họ sẽ dùng nó làm áp lực buộc bạn phải giảm giá. Nhiều khi bạn tưởng cuộc đàm phán sắp kết thúc thì họ có thể đột ngột yêu cầu thương lượng và thỏa thuận lại. Thậm chí có trường hợp, họ đề nghị thương lượng lại từ đầu vào đúng ngày cuối cùng chuyến công tác của bạn. Điều quan trọng là bạn không nên dùng những thủ thuật như vậy với tư cách cá nhân và là người khơi mào những xung đột giữa hai bên. Xác định trước mức giảm giá bạn có thể chấp nhận được. Đừng sử dụng những thủ thuật gây sức ép về thời gian vì người Hàn Quốc rất kiên nhẫn và bền bỉ. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thủ thuật này nếu cuộc đàm phán diễn ra ở Việt Nam. Chần chừ là một trong những thủ thuật hiệu quả nhất trong giai đoạn cuối của vòng đàm phán - nhưng đôi lúc cũng không khiến đối tác Hàn Quốc bị bất ngờ. Tránh sử dụng các thủ thuật gây sức ép khác như bắt đầu vòng đàm phán với mức giá tốt nhất hoặc với những điều kiện không nhân nhượng vì nó sẽ khiến đối tác Hàn Quốc cho rằng bạn hoàn toàn không nhiệt tình và thoải mái khi đàm phán. Người Hàn Quốc thường có cách mở đầu vòng đàm phán rất bất ngờ nhằm buộc bạn để lộ thông tin về giá trị đơn hàng - một hành động mà nhiều nước ở Châu Á coi là không thiện chí. Để đối phó với hành động này, bạn nên biểu lộ nhất quán cho họ thấy bạn sẽ đưa ra mức giá hợp lý và khả thi. Hai bên có thể đưa ra những lời cảnh báo và thậm chí đe dọa nhưng cần phải hết sức khéo léo. Khi gặp tình huống này, người Hàn Quốc thường biểu lộ cảm xúc và tỏ ra khá tức giận. Lúc này, bạn phải tỏ thái độ thiện chí muốn hợp tác và thể hiện sự chuyên nghiệp để đưa đối tác trở lại với cuộc đàm phán. Huỷ bỏ hay bỏ về là những điều cấm kị khi đàm phán vì đối tác Hàn Quốc sẽ cảm thấy bị mất mặt và bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đàm phán lại. Tóm lại, bạn phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn kể cả khi bạn là người duy nhất muốn hợp tác. Nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong các buổi đàm phán tiếp sau. Nạn tham nhũng và hối lộ khá phổ biến ở một số vùng tại Hàn Quốc. Mặc dù vậy, người Hàn Quốc thường lái hành động này sang hướng khác và coi những khoản tiền nhỏ là một phần thưởng cho việc hoàn thành công việc chứ không phải là tiền hối lộ. Ranh giới giữa việc tặng quà và hối lộ rất tế nhị. Nếu bạn nghĩ một thứ gì đó là đút lót thì người Hàn Quốc chỉ nghĩ đó là một món quà đẹp mà thôi. Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận. Tốt nhất là bạn hãy tuân theo tốc độ đàm phán mà đối tác muốn. Tại buổi họp, hai bên cũng có thể tặng nhau những món quà nhỏ. Các buổi đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc thường diễn ra khá trịnh trọng nên bạn đừng cư xử quá thoải mái và thiếu trách nhiệm. Mục đích của buổi họp đầu tiên chỉ là để hai bên hiểu thêm về nhau, bắt đầu xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin như mối quan tâm, mục tiêu, điểm yếu của nhau làm cơ sở cho giai đoạn tiếp theo của quá trình đàm phán. Nhìn chung, các buổi họp

23 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 không phải là thời điểm để đưa ra quyết định cuối cùng nên bạn đừng thất vọng nếu không đạt được mong muốn của mình. Bạn nên chuẩn bị nhiều bản copy những tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết bạn phải phát tài liệu cho họ miễn là bạn trình bày đơn giản và thật dễ hiểu. Sử dụng biểu đồ và hình ảnh minh họa, giảm bớt câu chữ và tránh những thuật ngữ phức tạp. Trong các buổi họp, đối tác Hàn Quốc thường có xu hướng đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì thế bạn phải chuẩn bị thật kỹ và dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra. 2.10. Đưa ra quyết định Người Hàn Quốc luôn tuân theo tôn ti, trật tự. Cho dù đối tác của bạn là một doanh nhân mang phong cách châu Âu - những người quan niệm quyết định chỉ thuộc về một cá nhân - thì quyết định cuối cùng vẫn phải dựa trên sự nhất trí của cả tập thể. Điều này sẽ khiến một số nhà thương thảo từ các nước phương Tây bị nhầm lẫn vì họ quen với quan niệm chỉ người lãnh đạo cao nhất mới có quyền quyết định. Quyết định cuối cùng thường được các cổ đông đưa ra sau rất nhiều cuộc tranh luận hoặc trao đổi thư từ. Vì thế, quá trình đưa ra quyết định cuối cùng tại Hàn Quốc tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn. Để rút ngắn thời gian, bạn cần phải tranh thủ sự ủng hộ của càng nhiều cổ động trong công ty càng tốt. Vai trò của các nhà quản lý cấp cao là quản lý toàn bộ quá trình chứ không phải tự mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế ý kiến cúa họ cũng rất có trọng lượng nên bạn hãy làm mọi cách để có được sự ủng hộ của họ. Đôi khi những người lãnh đạo trao quyền quyết định cho cấp dưới để họ cảm thấy được coi trọng chứ không chỉ là nhân viên làm thuê. Đối tác Hàn Quốc có thể thu xếp rất nhiều buổi gặp gỡ cá nhân. Thế nhưng người mà bạn gặp mặt có khi chỉ là người đại diện công ty chứ không phải là người đưa ra quyết định. 2.11. Thỏa thuận và ký kết hợp đồng Bạn hãy cố gắng có được cam kết bằng văn bản từ phía đối tác sau mỗi buổi họp hoặc sau mỗi giai đoạn đàm phán quan trọng vì cam kết bằng miệng thường không có tính pháp lý và không đáng tin cậy. Mặc dù những cam kết này được coi là những công cụ nhằm phát triển mối liên lạc và củng cố quan hệ giữa hai bên, nhưng chúng cũng không có tác động nhiều tới thỏa thuận cuối cùng. Đối tác Hàn Quốc thường thích xây dựng những thỏa thuận chung chung sau đó mới chuyển sang bàn bạc chi tiết các vấn đề cần thiết. Họ chỉ chấp nhận khi các điều khoản và điều kiện thật rõ ràng. Sự thoả thuận chỉ có giá trị khi cả hai bên đã đồng ý, vì vậy đừng vội vàng trả lời một cách đơn giản là đồng ý mà phải thăm dò ý của đối tác. Văn bản hợp đồng thường khá dài vì bao gồm chi tiết mọi điều kiện và điều khoản của một thỏa thuận hợp tác thông thường cũng như các điều khoản bất khả kháng. Tuy nhiên, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng phải tuân theo đúng thủ tục. Người Hàn Quốc tin rằng hiệu quả lớn nhất mà một thỏa thuận hợp tác mang lại phụ thuộc vào cam kết

24 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 của các bên chứ không phải là những gì được quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, bạn không bao giờ được ký hợp đồng bằng mực đỏ. 2.12. Quan niệm phụ nữ trong kinh doanh Nếu như trước kia xã hội Hàn Quốc chỉ coi trọng đàn ông thì hiện này vấn đề bình đẳng giới đã bắt đầu được quan tâm hơn. Nhiều phụ nữ, tiêu biểu là lớp trẻ, đã có vị trí cao trong xã hội, tuy nhiên vẫn không có thẩm quyền cũng như ảnh hưởng lớn tới việc đưa ra quyết định cuối cùng. Hầu hết người Hàn Quốc cho rằng đàn ông có quyền đưa ra các quyết định. Vì thế đôi khi những phụ nữ nước ngoài cảm thấy bất bình. Tuy nhiên, phụ nữ châu Âu thường được tôn trọng hơn so với phụ nữ châu Á. Nếu bạn là nữ, bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của công ty bạn và vai trò của mình trong đó. Thư giới thiệu hoặc lời ủy quyền từ một người có chức quyền trong doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn nhiều hơn khi đàm phán. Bạn phải thật cẩn trọng khi thể hiện sự tự tin và quyết đoán của mình, đừng quá xông xáo và niềm nở khi trao đổi với đối tác. 2.13. Một số lưu ý khác Người Hàn Quốc cũng khá coi trọng hình thức bên ngoài. Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch. Nam giới nên mặc com lê tối màu và thắt cà vạt trong bất kỳ sự kiện nào. Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc váy quá chật bởi theo phong tục Hàn Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn nhà ăn khi dùng bữa. Mời ăn tối, giải trí, thi hát karaoke thậm chí uống rượu mạnh có thể giúp xây dựng mối quan hệ thân thiện với đối tác Hàn Quốc. Từ chối tham gia vào các hoạt động này có thể được xem như là bạn không quan tâm đến việc làm ăn với đối tác. Mặc dù việc kinh doanh không được thảo luận trên bàn tiệc nhưng vẫn có những ngoại lệ. Đối tác Hàn Quốc xem đây là cơ hội để truyền đạt những thông điệp quan trọng hoặc là dịp tranh luận để giải quyết những vướng mắc. Đôi khi họ cũng tranh thủ tìm thông tin từ bạn để củng cố vị thế của họ trên bàn đàm phán. Khi bạn muốn đề phòng, bạn không nên trả lời thẳng vào vấn đề nhưng cũng đừng bao giờ tỏ dấu hiệu là bạn còn nghi ngờ. Người Hàn Quốc coi trọng việc đúng giờ hơn các nước Đông Á khác. Tốt nhất là nên đến dự tiệc đúng giờ, hoặc có thể đến muộn nhưng đừng quá 20 phút. Trong đời sống cũng như trong kinh doanh, việc tặng quà rất phổ biến ở Hàn Quốc kể cả ở những bữa tiệc gặp mặt lần đầu. Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới.

25 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Vận dụng kỹ năng đàm phán dưới góc độ phiên dịch tiếng Hàn khi làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc. 3.1. Nghề biên phiên dịch hiện nay Hiện nay phiên dịch là một nghành nghề đang “hot”trên thị trường việc làm với thu nhập khá cao. Ở Việt Nam, trước đây và ngày nay, nghề biên phiên dịch càng được coi trọng bởi bối cảnh hội nhập thế giới. Nghề phiên dịch trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn hóa. Vậy nghề phiên dịch là gì? Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là công việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không thay đổi nghĩa của ngôn ngữ nguồn. Và tất nhiên, phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau. Thế nhưng, trong hệ thống đào tạo đại học hiện nay, chưa có một trường đại học nào của Việt Nam đào tạo với chuyên nghành biên phiên dịch. Bởi theo các trường đại học nước ngoài đào tạo chuyên nghành biên phiên dịch thì người học chuyên nghành này ngoài lĩnh vực ngoại ngữ phải am hiểu thật sâu sắc một lĩnh vực cụ thể như kinh tế, pháp luật, khoa học, kỹ thuật. Để theo học chuyên nghành này thì người học phải học phải đã hoặc đang theo học một chuyên nghành khác (từ năm thứ 3 trở đi) để khi học phiên dịch người học vừa am hiểu lĩnh vực chuyên môn vừa am hiểu lĩnh vực ngôn ngữ thì quá trình học dịch thuật mới phát huy hiệu quả. Do vậy nếu áp dụng tiêu chí này cho sinh viên chuyên nghành ngoại ngữ của Việt Nam thì hiện nay thực sự chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên nghành biên phiên dịch. Ví dụ như trường Đại học Hà Nội mới chỉ có khoa tiếng Hàn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn mới chỉ có khoa Đông Phương Học. Do vậy, sau khi ra trường, đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc vừa đảm nhiệm công việc biên phiên dịch vừa kiêm nhiệm thêm một công việc khác trong công ty. Do đó để làm việc tốt trong doanh nghiệp Hàn Quốc, ngoài yếu tố chuyên môn về ngôn ngữ thì sinh viên cần hàm thụ thêm kiến thức về kinh doanh đặc biệt là kiến thức về nghệ thuật đàm phán kinh doanh. Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia sử dụng một ngôn ngữ giao tiếp riêng. Do vậy, đối với những mối quan hệ quốc tế, mà ở đây đang đề cập đến việc hợp tác giữa một doanh nghiệp, một tổ chức, một cá nhân ở quốc gia này với một doanh nghiệp, một quốc gia khác, cần thiết phải có sự hiểu biết về nhau thông qua giao tiếp. Vấn đề ở chỗ, hai bên cần phải thông hiểu những gì mình muốn truyền đạt cũng như tiếp nhận. Với hai ngôn ngữ khác nhau, việc thông hiểu như thế là không dễ, đòi hỏi phải có quá trình hai bên truyển đạt ý muốn của mình sang ngôn ngữ của đối phương để đối phương có thể hiểu. 3.2. Vai trò của biên phiên dịch khi tham gia vào đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc. Nhiệm vụ của phiên dịch là gì? Như đã nói ở trên phiên dịch là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính sác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau.

26 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Phiên dịch viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc ngoài yếu tố về từ vựng trong từng tình huống dịch thì việc am hiểu về nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đã kể ở trên sẽ đóng vai trò lớn giúp người phiên dịch hoàn thành tốt công việc của mình và không gây ra những hiểu nhầm không mong muốn trong việc ký kết hợp đồng. Người phiên dịch là một thành viên của công ty, ngoài đảm nhiệm tốt vai trò phiên dịch của mình còn đóng góp ý kiến để xúc tiến hoạt động đàm phán diễn ra nhanh hơn có lợi cho hoạt động của công ty. Do yếu tố kiêm nghiệm trong công việc nên người phiên dịch khi làm việc ở công ty cần tìm hiểu rõ hơn về các kỹ năng đàm phán để giúp cho đại diện của hai doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh không chỉ trong cuộc đàm phán lần đầu mà ở những cuộc đàm phán sau. 3.3. Vận dụng kỹ năng dịch và nghệ thuật đàm phán kinh doanh khi tham gia vào biên phiên dịch với các đối tác Hàn Quốc. Lí do phải kết hợp hai yếu tố là gì? Biên phiên dịch (nhân vật quan trọng trong quá trình đàm phán) hiểu rõ đặc điểm, văn hóa, tâm lý của người tham gia đàm phán, những kỹ năng mà người Hàn Quốc thường sử dụng để tác động cùng với họ giúp cho cuộc đàm phán diễn ra như mong đợi. Nếu như việc học ngôn ngữ trên ghế nhà trường, người học chỉ được học các yếu tố về từ vựng, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán mà không được học các yếu tố chi tiết hơn về nghệ thuật đàm phán, yếu tố phân chia lợi nhuận, việc tìm hiểu và chia sẻ thông tin của người Hàn Quốc. Do đó để thuận tiện, tránh bỡ ngỡ, gây phiên phức trong quá trình đàm phán, biên phiên dịch (đặc biệt là biên phiên dịch tiếng Hàn Quốc) cần am hiểu hơn các kỹ năng đàm phán kinh doanh trong doanh nghiệp Hàn Quốc . Có người nói “một cuộc đàm phán trong kinh doanh cũng giống như chuyện hai đứa trẻ tranh nhau que kem vậy, nếu như việc đàm phán sớm giải quyết, kem sẽ tan chảy và cả hai đều không đạt được những gì mà mình mong muốn. Đánh giá một cuộc đàm phán, ngoài việc xem xét kết quả, chúng ta cần kiểm tra đã mất bao nhiêu thời gian để đạt được kết quả đó. Chẳng hạn, bạn phải mất đến một tuần thay vì chỉ 2-3 ngày và lợi ích thu về rất nhỏ so với chi phí cơ hội trong khoảng thời gian đó. Người đi đàm phán đều phải trả một cái giá khá đắt mới có thể nhận ra điều này. Năm 1991, Ronald H. Coase được trao giải Nobel Kinh tế cho nghiên cứu khám phá làm rõ chi phí giao dịch. Ông chỉ ra rằng, giá trị của thỏa thuận sẽ giảm nếu chi phí giao dịch cao. Chi phí giao dịch ở đây bao gồm thời gian và nỗ lực để đi đến kết quả của tất cả các bên liên quan trong cuộc đàm phán. Do đó để đi đến đàm phán ký kết cuối cùng trong khoảng thời gian ngắn nhất với chi phí nhỏ nhất thì vai trò và yếu tố của người phiên dịch trong đó là vô cùng quan trọng.

27 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. KẾT LUẬN Đàm phán kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai doanh nghiệp. Tùy từng thời điểm, từng giai đoạn trong cuộc đàm phán mà có những chiến lược đàm phán nhất định. Tùy từng quy mô, tính chất quan trong của vấn đề đàm phán mà thời gian tiến hành,thủ tục đàm phán, giai đoạn đàm phán có khác nhau nhưng điều quan trọng là quá trình đàm phán phải hợp lý hóa lợi nhuận từ các bên và theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của các bên. Biên phiên dịch có vai trò rất quan trọng trong các cuộc đàm phán. Hãy chuẩn bị tốt các kỹ năng, tài liệu, tâm lý để bước vào một cuộc đàm phán kinh doanh thành công. Người biên phiên dịch vừa là người thực hiện công việc chuyển ngữ (chuyển đổi ngôn ngữ) vừa là người giữ lửa (duy trì không khí hợp tác, thân thiện, theo đúng trạt tự) trong các cuộc đàm phán kinh doanh. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức, vừa là động lực để người biên phiên dịch ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. www.vietrade.gov.vn 2. Interpreting and Translation Coursebook, chủ biên Bùi Tiến Bảo và Đặng Xuân Thu 3. Giáo trình Quản trị kinh doanh do PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và GS.TS Nguyễn Thành Độ chủ biên 4. Kỹ năng dịch cơ sở lý thuyết và phương pháp rèn luyện, chủ biên: Vũ Văn Đại – Nhà xuất bản giáo dục 5. http.// vi.wipedia.org/wiki/ đàm_phán_kinh_doanh.

28 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10) GVHD: Vương Thị Năm I. Các khái niệm lí thuyết. 1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính, phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ “văn”trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là “đẹp”, bởi vậy những thứ như bom nguyên tử, các vũ khí giết người,… cũng là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa. 2. Trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của đất nước đó, có nguồn gốc lâu đời, trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất nước, phản ánh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử, địa lí cũng như con người của đất nước ấy. Một quốc gia có thể có nhiều trang phục truyền thống như Việt Nam có áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, Áo Dài… Có quốc gia còn chọn một bộ trang phục truyền thống trở thành quốc phục (trang phục biểu tượng của quốc gia). 3. Hanbok. Hanbok trong tiếng Hàn Quốc là 한복, nghĩa là “Hàn phục”, chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong 국어사전 (Từ điển Quốc ngữ) của Hàn Quốc thì Hanbok là “trang phục truyền thống của quốc gia chúng ta (Hàn Quốc). Ra đời trong thời đại , hiện nay Hanbok chủ yếu được mặc nhiều hơn thường phục trong các dịp lễ tết, hội hè, ngày cúng giỗ, tang lễ. Đàn ông mặc (áo ngắn) dài đến hông, bên dưới là quần rộng được buộc chặt ở gấu bằng daenim (dây lưng), phụ nữ thì mặc jeogori ngắn và nhiều loại váy khác nhau. Cả nam và nữ đều mang beoseon (tất trắng) dưới chân. Khi đi đâu đó thì mặc thêm (áo choàng dài) cho lịch sự”. Hanbok còn có một tên gọi khác là 조선옷, để chỉ thời gian Hanbok ra đời là vào thời đại Joseon (Triều Tiên). 4. Áo Dài. Áo Dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Tên gọi Áo Dài xuất phát từ đặc điểm của chiếc áo là dài đến quá ngang đùi của người mặc. Gọi tên sự vật bằng đặc điểm của nó cũng là một cách gọi phổ biến của người Việt. Vào khoảng thế kỉ thứ

29 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

XIX, người phương Tây biết đến áo dài với tên gọi “long dress”, nghĩa là chiếc váy dài, dựa trên đặc điểm bên ngoài của chiếc áo. Nhưng “long dress”hiện nay đã không còn được sử dụng vì từ này không thể lột tả hết cái hồn dân tộc Việt ẩn chứa trong Áo Dài mà chỉ làm cho người nghe hình dung ra một chiếc váy dài mà không có nét gì đặc biệt. Bởi vậy mà trong các văn bản dịch về sau, “Áo Dài”được giữ nguyên để đảm bảo ý nghĩa của nó, cũng như “bánh chưng”hay “nước mắm”… cũng đã không dịch sang các thứ tiếng khác để người đọc có thể phần nào cảm nhận được “hồn Việt”trong bản thân những con chữ ấy. II. Nghiên cứu Áo Dài và Hanbok trong thời hiện đại. 1. Khái quát lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài và Hanbok. a. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài. Chưa có một tài liệu nào cho biết nguồn gốc chính thức của Áo Dài. Nhiều người cho rằng bản “ghi chép”đầu tiên về Áo Dài chính là chiếc trống đồng Đông Sơn – Ngọc Lũ, Hà Nam, trên mặt trống có khắc hình người mặc áo xẻ hai tà. Theo cuốn kể chuyện “Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn”của Tôn Thất Bình, trong bài “Những Trang Ðầu của Lịch Sử Áo Dài”có đoạn như sau: “Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất... Ðổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng”. Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thì chiếc Áo Dài Việt Nam đã ra đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765). Cũng có tài liệu cho rằng trang phục ra đời trong thời Nguyễn Phúc Khoát có hình dáng khá giống với tứ thân ngày nay và đó được coi là tiền thân của chiếc Áo Dài. Từ đó tới nay Áo Dài đã trải qua nhiều thay đổi. Vào những năm 1930, nhóm văn sĩ trong Tự Lực Văn Ðoàn đã chủ xướng cuộc cải cách văn hóa, tư tưởng mới cho thế hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa sĩ du học từ Pháp về, đó là Nguyễn Cát Tường và Lê Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong Hóa làm phương tiện truyền bá của nhóm. Hai họa sĩ đã vẽ và chỉnh trang kiểu áo dài phụ nữ gọi là áo “Le Mur Cát Tường”(Le Mur tiếng Pháp nghĩa là bức tường) cổ cao, không có eo. Sau đó bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu trưởng của trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm thêm một cuộc cải cách táo bạo hơn, bà nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mỹ miều duyên dáng của phái nữ.

30 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Vậy là chiếc áo dài gần giống với ngày nay nhất đã ra đời (cổ cao, tay dài, tà áo dài tầm đầu gối, đi cùng quần dài đến gót, nam đội khăn xếp, nữ đội khăn vấn). b. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Hanbok. Hanbok đại diện cho một trong những khía cạnh dễ thấy nhất của văn hóa Hàn Quốc, đó chính là văn hóa mặc. Hanbok truyền thống của Hàn Quốc có nguồn gốc cách đây rất nhiều năm, căn cứ theo những hình vẽ trên những bức tường trong các lăng tẩm của nhà vua từ tận thời Tam Quốc Triều Tiên (thời đại Goguryeo, Silla và Baekje, từ năm 57 trước Công Nguyên đến năm 668 sau Công Nguyên). Vào thời Goguryeo, trang phục của người Hàn chịu ảnh hưởng rất nhiều của Trung Hoa và Phật giáo. Đó chính là thời điểm khởi đầu của Hanbok. Cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo. Ở thời Cao Ly (918–1392), chima được mặc ngắn hơn, jeogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lưng) còn ống tay áo được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Trong triều đại Triều Tiên, jeogori của phụ nữ được thiết kế chật hơn và ngắn hơn. Vào thế kỷ XVI, jeogori rất rộng và dưới tận dưới eo, nhưng đến cuối triều vua Triều Tiên (thế kỷ XIX), chiếc áo này còn được thiết kế ngắn lại tới mức nó không che được hết ngực. Thời cuối triều Triều Tiên người dân Hàn Quốc mặc chima dài và jeogori ngắn, vừa vặn. Dưới lớp chima người ta phải mặc rất nhiều lớp váy lót để váy phồng lên và đẹp hơn. Như vậy có thể khẳng định một số thành phần cơ bản của Hanbok ngày nay như áo jeogori, quần (baji) và váy (chima) có lẽ đã được mặc từ rất lâu đời nhưng mãi đến thời Tam Quốc Triều Tiên thì kiểu áo hai phần như ngày nay mới định hình. 2. Đặc điểm của Áo Dài và Hanbok trong cuộc sống hiện đại. Thời xưa khi tình trạng phân chia giai cấp còn nặng nề thì ở cả Việt Nam và Hàn Quốc, chất liệu và màu sắc, hoa văn của trang phục chính là căn cứ phân biệt tầng lớp xã hội. Thời tiết ở Việt Nam nóng hơn nhưng cả hai nước đều có mùa đa dạng nên chất liệu làm trang phục truyền thống rất nhiều loại, màu sắc hoa văn cũng theo chất liệu mà biến đổi cho phù hợp và nói chung rất phong phú, bắt mắt, thể hiện sự tinh tế trong cách sáng tạo. Nếu như thời xưa sự đa dạng ấy là để phân biệt giai cấp thì ở thời nay chúng được phục vụ cho nhu cầu mặc đẹp ngày càng cao của người dân. Các nhà thiết kế cũng đã biến đổi chất liệu, kết cấu, kiểu dáng và màu sắc rất nhiều để làm phong phú thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Áo Dài và Hanbok vẫn giữ nguyên được những nét đẹp đặc trưng, những ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa mà lại được cách tân để có thêm nhiều đặc điểm phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Không còn chuyện người có tiền mới có thể mặc trang phục sặc sỡ, làm từ lụa, tơ tằm hay các loại vải cao cấp nữa. Ở thời hiện đại, bất cứ ai cũng có thể mặc trang phục truyền thống bằng chất liệu bất kì với màu sắc, hoa văn nào mà mình mong muốn. Điều quan trọng hơn cả là Áo Dài và Hanbok đã trải qua

31 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 cuộc cách mạng cách tân rất độc đáo để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, để trang phục truyền thống có thể trở thành một phần thường trực trong cuộc sống của người dân hiện đại. 2.1.Chất liệu của Áo Dài và Hanbok. Chất liệu may Áo Dài truyền thống là lụa tơ tằm. Khi thời tiết nóng thì satin hay được dùng, thậm chí ngày nay vải bông thấm mồ hôi trên nền vải co dãn còn được sử dụng để tạo cho người dùng sự thoải mái nhất trong mùa hè. Đó là áo còn đối với quần của Áo Dài thì vẫn thường được may bằng satin trắng, những màu nhạt hoặc tùy vào màu của áo. Mùa đông thì thường các chị em sẽ mặc thêm một chiếc áo khoác lửng để giữ ấm, đàn ông sẽ mặc thêm áo khoác gile. Tuy vậy cũng có một cách khác là sử dụng vải nhung hay may cho người có tuổi, và để tạo sự trẻ trung thì chỉ cần thắt eo, may cổ thuyền ở áo nữ, hay sử dụng tà nhỏ, ôm sát người là được. Thời xưa ở Hàn Quốc, màu sắc, hoa văn và chất liệu của Hanbok cũng chính là căn cứ phân biệt giai cấp. Hanbok của tấng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông đơn thuần. Hiện nay thì chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Đặc biệt vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô vậy. Vì là đất nước hàn đới nên mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm. 2.2. Kết cấu, kiểu dáng của Áo Dài và Hanbok. 2.2.1. Kết cấu và kiểu dáng của Áo Dài. Đối với cả nam và nữ Áo Dài đều gồm hai bộ phận: áo dài quá đầu gối và quần dài tới gót chân. Thời xưa tà áo dài được may ngắn hơn, có khi trên đầu gối và áo dài của nữ thì không được thắt eo. Hiện nay thì tà áo của cả nam và nữ đều dài quá đầu gối hoặc hơn, áo nữ được thắt eo. Ống tay may dài đến cổ tay, ống quần rộng và dài đến gót. Ống tay của Áo Dài nữ hiện nay được cách tân cho điệu đàng hơn như may tay lỡ, tay bồng, tay xòe. Cố tay áo có thể không may trơn như trước mà được đính trên ren hay thêu thùa rất tỉ mỉ để tạo điểm nhấn cho chiếc áo. Mạnh dạn hơn cũng đã có nhà thiết kế làm tay áo trở thành tay cánh tiên (tay áo rất ngắn gần sát vai) hoặc bỏ hẳn phần tay áo để nhấn mạnh nét cá tính táo bạo và trẻ trung của người mặc. Cúc của Áo Dài được may từ cổ áo chéo xuống vai phải và kéo dài đến eo bên phải, kết thúc bằng một móc gài. Trước đây là may cúc cài nút vải nhưng sau này được thay bằng cúc bấm tiện lợi hơn và không làm cho Áo Dài bị lộ nét. Thậm chí ở Áo Dài nữ hiện nay, cúc không còn mà thay vào đó là khóa kéo đằng sau lưng giống như váy Tây. Cổ Áo Dài cũng không đơn giản chỉ là cổ cứng may cao nữa. Tuy với Áo Dài nam

32 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 vẫn chuộng kiểu cổ áo này để tạo sự trang trọng nhưng Áo Dài nữ đã có nhiều biến hóa hơn để tôn thêm vẻ đẹp của các chị em. Áo Dài nữ có thể may cổ tròn, cổ vuông, cổ chữ V, cổ rộng lộ hai vai hay cổ đứng… Cũng có trường hợp Áo Dài được thay thế phần cổ bằng dây vải, hai dây hoặc một dây dài vòng qua cổ để làm Áo Dài dự tiệc hay biểu diễn.

Kết cấu Áo Dài truyền thống

Áo Dài nam được mặc che kín người, cả áo và quần đều khá rộng rãi, dễ mặc và dễ cử động . Trong khi đó Áo Dài nữ lại có đặc điểm là ôm sát thân hình người mặc và tà áo xẻ trên cạp quần. Đây là đặc điểm làm cho Áo Dài được đánh giá là bộ trang phục kín đáo và tinh tế mà không hề kém phần quyến rũ. Dáng áo bó làm tôn lên nét đẹp thể hình của người phụ nữ và tà áo xẻ cao để lộ ra một phần cơ thể rất gợi cảm. Cả quần của Áo Dài nam và nữ trước đây đều được may cạp đi cùng cúc cài, nhưng hiện nay quần cạp chun được ưa chuộng hơn vì tiện lợi và phù hợp với nhiều cỡ người. Phụ kiện đi kèm với Áo Dài là khăn vấn cứng, của nam là khăn vấn nhiều lớp và to bản, còn của nữ là khăn vấn bản mỏng và được vấn cao. Áo Dài nữ còn thường đi cùng với nón lá, một đặc trưng của trang phục Việt Nam. Nữ sinh trung học mặc Áo Dài ngày nay cũng thường đội mũ rộng vành nhiều kiểu rất phong phú. Người Việt trước mặc Áo Dài thường đi guốc mộc, thời nay thì nữ đi guốc nhiều kiểu, nam thường đi giày da. 2.2.2. Kết cấu và kiểu dáng của Hanbok. Không như những bộ Hanbok trong hoàng gia hoặc Hanbok cầu kì mặc trong dịp lễ hội, Hanbok thường ngày rất đơn giản. Jeogori và chima được thay đổi độ dài, nơ

33 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 otgoreum cũng có thể ngắn cho gọn lại hay váy chima được làm xòe ít hơn nhưng vẫn đảm bảo rộng rãi và dễ cử động. Dáng Hanbok nữ tuy không ôm sát người như Áo Dài nữ nhưng chính đặc điểm jeogori ngắn và chima dài ở nữ và thắt lưng delleyong được thắt cao ở nam đã làm cho người mặc có dáng vẻ cao và thanh thoát hơn. Hanbok nữ bao gồm hai phần chính là jeogori và chima. Jeogori là áo khoác ngắn, chima là váy thắt eo cao. Jeogori có thể ngắn chỉ vừa đủ che ngực hoặc dài đến eo (với hình dáng lưỡi liềm cong lên hoặc đơn giản là gấu áo thẳng). Đi kèm với jeogori là nơ otgoreum, được tạo nên từ hai dải vải dài buộc chặt vào nhau. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu tất trắng beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền. Ngoài ra còn mặc một lớp “hanbok trong”cũng có thể có jeogori nhưng tất cả đều là màu trắng. Hanbok nam bao gồm jeogori, quần baji và áo choàng durumagi. Áo choàng durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn, jeogori ngang hông, quần baji thì rộng và bó ở gấu. Đi kèm với Hanbok nam là mũ (gat), dây buộc ngang lưng dalleyong và giày. Cũng như hanbok nữ, hanbok nam cũng có một lớp mặc trong màu trắng. Đi cùng với hanbok ngoài các kiểu mũ đội đầu của nam ra còn có rất nhiều phụ kiện của nữ như trâm, hoa cài, mũ, dây buộc tóc,… đặc biệt rất nhiều màu sắc và đa dạng. Cũng như Áo Dài, Hanbok không có túi nên người mặc thường mang những túi nhỏ làm bằng lụa, có thể thêu thêm họa tiết, gọi là joomeoni.

Kết cấu Hanbok nam và nữ 2.3. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Áo Dài và Hanbok. 2.3.1. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Áo Dài. Tất cả nam nữ, già trẻ đều có thể mặc, lại có thể mặc trong nhiều dịp khác nhau nên màu sắc và hoa văn của Áo Dài rất phong phú.

34 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đối với nam thường dùng màu đơn giản, hoặc một tông màu trầm lịch sự, hoặc một tông màu sáng nhạt trẻ trung nhưng không quá màu mè, ví dụ như người xưa thường dùng các sắc trắng, đen hoặc lam thẫm, ngày nay thì các tông đậm nhạt của màu lam là thường được sử dụng, ngoài ra có thể thêm các màu khác như xanh lá nhạt, cam nhạt, huyết dụ… Đối với nữ thì sự lựa chọn rộng rãi hơn nhiều, bất cứ màu nào cũng có thể dùng được. Nếu xét về độ tuổi thì cả già trẻ cũng đều mặc được Áo Dài. Những người lớn tuổi thường mặc màu tối dù là nam hay nữ để nhấn mạnh sự đứng đắn. Các bác trai thì thường chọn tông trắng đen, lam đậm; các bác gái thì thường ưa tông nâu, lam… Ngoài ra vải may Áo Dài cho các bác gái thường là vải nhung vì nhung ấm hơn và làm cho người mặc có nét khá sang trọng. Còn về phần Áo Dài cho trẻ em thì sử dụng màu sắc trong sáng và tươi tắn cho phù hợp với lứa tuổi và sự ngây thơ, nghịch ngợm của các em, và vì các em rất năng động nên loại vải bông pha thường được sử dụng vì thấm mồ hôi rất tốt. Màu sắc của Áo Dài cũng phụ thuộc vào dịp mặc nữa. Người Việt thường sử dụng màu đỏ cho Áo Dài của cô dâu hoặc để may Áo Dài vào ngày Tết Âm Lịch, với ý nghĩa cầu mong may mắn và hạnh phúc. Những người đi dự đám cưới hoặc đi tới các lễ hội truyền thống, tập trung vào thời gian Tết Âm Lịch hoặc Trung Thu, thì thường mặc Áo Dài nhiều màu nhiều kiểu khác nhau để thể hiện tính chất vui mừng của sự kiện. Người Việt không thường mặc Áo Dài trong tang lễ mà mặc đồ xô gai trắng, nay thì trang phục tang chủ yếu màu đen, hoặc không màu trắng cũng có thể mặc được. Thêm vào đó, hoa văn và họa tiết của Áo Dài cũng có rất nhiều kiểu. Đơn giản nhất là Áo Dài trơn, nghĩa là may bằng vải không có trang trí thêm hoa văn họa tiết gì mà chỉ tạo nên vẻ đẹp dựa vào màu sắc và bản thân chất liệu vải. Đây là chất liệu mà các nữ sinh miền Nam Việt Nam thường lựa chọn để may Áo Dài làm đồng phục đi học. Vì yêu cầu của trường nên Áo Dài đồng phục nhất thiết phải là màu trắng. Nhưng hiện nay họ đã có nhiều sự lựa chọn hơn. Vẫn dựa trên chất liệu Áo Dài trắng nhưng vải có thể có in hoa văn chìm (vải giả gấm) rất đẹp mắt, cầu kì hơn thì kết hợp vải lụa pha bông cho phần áo trên, còn phần tà và tay áo thay bằng voan mỏng, hoặc kết thêu hoa, đính cườm,… tăng vẻ đẹp cho chiếc áo. Có thể kết hợp nhiều chất liệu trên một chiếc Áo Dài, trang trí bằng những họa tiết thêu tay tỉ mỉ và tinh tế, hay đính cườm, đính đá, đính ngọc trai, v.v… Hoa văn trên áo dài rất đa dạng, nhưng nói chung thường thiên về thiên nhiên như hoa lá hoặc những hình ảnh đặc trưng của đất nước như hoa sen, hình danh lam thắng cảnh, hoặc trang trọng hơn là hình rồng phượng. Đặc biệt trong dịp Tết, Áo Dài màu đỏ thường in hình những đồng tiền vàng với mong muốn năm mới giàu sang phú quý.

35 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2.3.2. Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Hanbok. Hoa văn trong Hanbok cũng thường thiên về các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như rồng phượng, có thể là in chìm trên nền vải lụa, satin, gấm,… hoặc thêu tay đủ các hình thù rất cầu kì và tinh tế. Một họa tiết cũng khá phổ biến trên Hanbok là hình tròn âm dương, hoặc hình tròn chia làm ba phần với ba màu cơ bản là đỏ, vàng và lam. Cũng giống như Áo Dài, tất cả mọi lứa tuổi đều mặc được Hanbok. Thời xưa ở Hàn Quốc giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên. Luật xưa còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo mà trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm durumagi dài tới đầu gối. Hanbok cho giới trẻ và cho trẻ em chung một đặc điểm là đa sắc màu, thường là màu sáng và hoa văn khá phong phú. Còn Hanbok cho người lớn tuổi thường sử dụng vải trơn, gam màu ít nổi bật hơn để tạo sự trang trọng. Hanbok vốn nổi tiếng cả thế giới về sự đa sắc bởi màu sắc Hanbok không phụ thuộc nhiều vào dịp mặc, chỉ trừ tang lễ thì người Hàn Quốc thường mặc Hanbok bằng vải gai trắng hoặc dùng vải đen, nếu là người thân của người đã mất thì nữ thường đeo một chiếc nơ nhỏ màu trắng trên tóc. Hanbok cho lễ cưới thì thường có họa tiết rồng phượng, những họa tiết xưa được thêu rất tỉ mỉ trên các bộ Hanbok của hoàng gia hoặc Hanbok mặc khi tham gia vào những sự kiện lớn. 3. Sự cách tân và ứng dụng của Áo Dài và Hanbok trong cuộc sống hiện đại. 3.1. Những nét cách tân của Áo Dài. Trải qua quá trình ra đời và phát triển gần bốn thế kỉ, từ thế kỉ XVIII đến nay, Áo Dài đã có những sự cách tân đáng kể. Không chỉ chất liệu và hoa văn trở nên phong phú hơn, mà kết cấu của Áo Dài cũng phần nào thay đổi.

Một hình dáng Áo Dài hiện đại

36 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3.1.1. Về hoa văn. Về cơ bản họa tiết trên Áo Dài ít thay đổi, chỉ là phong phú chủng loại hơn. Vẫn là những hình dáng quen thuộc như hoa sen, con cò, đồng tiền, các loại cây, hoa hay in rồng phượng. Điều đáng chú ý là trước đây họa tiết Áo Dài chủ yếu là thêu thủ công. Nhưng giờ đây công nghệ đã rất phát triển, họa tiết có thể được thêu bằng máy, được dệt, được in hoặc như các chi tiết kiểu cườm, đá, kim sa,… thì có thể được đính rất tỉ mỉ. 3.1.2. Về chất liệu. Chất liệu truyền thống của Áo Dài là lụa. Vải lụa được dệt từ tơ, loại lụa tốt nhất là tơ tằm. Đặc tính của lụa là phản chiếu ánh sáng tốt nên có vẻ ngoài óng ánh, bên cạnh đó chất vải mịn và mượt mà thích hợp để may trang phục tôn dáng phụ nữ. Lụa bền chắc, giữ nhiệt tốt nên rất tốt trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên lụa dễ dính vào cơ thể, độ bền chắc giảm khi bị ướt hoặc phơi nắng, bị vàng bởi mồ hôi nên không thích hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam. Độ co giãn của lụa cũng không tốt. Bởi vậy mà chất liệu lụa không thích hợp với Áo Dài trong cuộc sống năng động hiện nay. Cách sản xuất không phức tạp như lụa dẫn đến giá thành rẻ hơn, chất vải cũng mịn và mượt, dày và bền hơn nhưng cấu trúc vải lại thoáng hơn lụa nên satin bắt đầu được ưa chuộng hơn trong may Áo Dài. Một xu hướng cũng rất thịnh hành hiện nay là sử dụng vải nhân tạo pha bông may trên nền vải co dãn. Tác dụng của loại vải này là thấm mồ hôi, kết cấu vải thoáng mát, lại co dãn nên phù hợp với cả những người ngoại cỡ. Vải nhân tạo pha bông vì thường được thêm đặc tính co giãn nên khi may rồi mặc thường khá bó sát người, vẫn giữ được tính chất tôn lên dáng vẻ cơ thể của người phụ nữ. Nền vải nhân tạo pha bông cũng dễ dàng thêu, in, đính họa tiết và nhiều kiểu trang trí khác. Những đặc tính rất phù hợp với cuộc sống hiện đại mà lại vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của Áo Dài đã khiến loại vải này trở nên rất phổ biến trong thời đại hiện nay. Một loại vải nữa cũng thường dùng khi may Áo Dài là vải nhung. Đặc điểm của vải nhung là mềm, óng và khá ấm áp. Vải nhung mịn và óng tạo cảm giác sang trọng, chất lại khá dày nên thường dùng để may Áo Dài cho người cao tuổi. Vải nhung thường nhuộm màu trầm nên thích hợp với những họa tiết thêu hoặc đính đá, đính cườm óng ánh, sẽ khiến cho chiếc áo vừa nữ tính mà vừa sang trọn, đứng đắn. Vải may Áo Dài nữ cũng thường kết hợp với vải voan. Voan tuy không thấm mồ hôi nhiều nhưng cũng khá mỏng, lại có màu đục nên khi may lên không che được hết thân thể, thường được dùng để may tà, tay Áo Dài hoặc xen vào trên áo cho thêm phần duyên dáng và gợi cảm. Nếu may thêm voan thì ren cũng thường được sử dụng để tăng nét nữ tính. 3.1.3. Về kết cấu. Hai bộ phận chính của Áo Dài là quần và áo vẫn không thay đổi. Tuy nhiên các chi tiết trên áo đã có sự chuyến biến khá nhiều, làm đa dạng thêm kiểu dáng của Áo Dài,

37 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 phù hợp với nhu cầu và thể hiện cá tính của người mặc. Quần của Áo Dài không có nhiều thay đổi, có chăng chỉ là bên cạnh loại cạp thường có thêm cạp chun để phù hợp với nhiều cỡ người hơn. Những thay đổi chủ yếu diễn ra ở phần áo của Áo Dài. Tà Áo Dài là bộ phận có ít sự thay đổi. Tà Áo Dài cả trước và sau dài bằng nhau, đều có hình chữ nhật. Cũng có trường hợp góc cạnh tà được vát đi nhưng vì nếu làm vậy sẽ mất đi hình dáng đặc trưng của Áo Dài nên kiểu tà này không thịnh hành. Từ khi ra đời đến nay, tà Áo Dài chủ yếu thay đổi về chiều dài. Trước đây tà áo ngắn hơn, chỉ quá đầu gối một chút, nay được kéo dài đến tầm ngang ống đồng. Sự thay đổi này nhằm mục đích tạo cho người mặc một dáng vẻ cao và thanh lịch hơn. Nếu như cả tà Áo Dài nam và nữ đều thay đổi như trên thì phần tay và cổ của Áo Dài nữ mới có nhiều cải biến, còn của nam vẫn gần như Áo Dài truyền thống. Phần tay của Áo Dài cũng đã được cách tân khá nhiều. Mặc dù người dân bình thường vẫn mặc kiểu dài tới cổ tay nhưng với một số dịp đặc biệt lại khác. Tay Áo Dài có thể được làm thành tay lỡ duyên dáng hoặc tay ống loe với vải mềm rủ xuống rất nữ tính. Cá tính hơn là kiểu tay Áo Dài cánh tiên ngắn chỉ quá bắp tay, hoặc hơn nữa là cộc tay, cổ áo trở thành kiểu áo yếm tứ thân. Cũng có thời mốt Áo Dài tay bồng, nhưng sau kiểu này không được sử dụng rộng rãi vì nhìn giống kiểu váy Tây, làm mất đi nét đặc trưng của Áo Dài. Hầu hết các kiểu cách điệu của tay Áo Dài làm tăng nét nữ tính hoặc nhấn mạnh cá tính của người mặc nên đối tượng sử dụng chính là giới trẻ. Cổ Áo Dài truyền thống được may cao, che gần hết cổ người mặc, xẻ ra từ chính giữa sang hai bên cổ người mặc theo hình rẻ quạt. Dáng cổ Áo Dài kiểu này tôn lên vẻ đẹp của phần cổ, vì sẽ làm cho nó trở nên thon gọn hơn. Tuy nhiên cổ Áo Dài ôm sát thường tạo cảm giác cứng, nên cổ Áo Dài hiện nay đã được cách tân thành nhiều kiểu, không những để thoải mái hơn mà còn bộc lộ cá tính người mặc. Cổ Áo Dài hiện nay thường là cổ tròn, nếu thoải mái hơn thì cổ áo khoét sâu xuống, theo hình chữ V hoặc hình ovan vắt ngang vai. Cổ Áo Dài cũng có thể vẫn giữ dáng cũ, nhưng thay vì may trơn có thể may nhún ren. Một kiểu cổ Áo Dài hiện nay cũng được các nữ sinh khá ưa chuộng đó là kiểu cổ “giả tứ thân”, nghĩa là phần cổ Áo Dài được thiết kế giống như có mặc áo yếm của tứ thân ở bên trong, nhưng thực chất đó chỉ là cổ giả… Rất nhiều kiểu dáng của cổ Áo Dài đã góp phần làm cho bộ trang phục này ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu mặc đẹp của công chúng. 3.1.4. Ứng dụng của Áo Dài trong cuộc sống hiện đại. Những người thường xuyên mặc Áo Dài chính là các nữ sinh trung học phổ thông ở miền Nam Việt Nam. Hầu hết các trường trung học phổ thông ở đây đều yêu cầu nữ sinh mặc Áo Dài trắng khi đi học, một số trường thì chỉ yêu cầu mặc vào ngày thứ hai đầu tuần. Không giống trong miền Nam, nữ sinh trung học miền Bắc không bắt buộc mặc Áo Dài, nhưng ở các sự kiện quan trọng của trường như kỉ niệm ngày thành lập trường, khai giảng, bế giảng thì hình ảnh Áo Dài trắng vẫn thường xuất hiện. Nữ sinh miền Trung, đặc biệt là thành phố Huế thì nổi tiếng với tà Áo Dài tím đi cùng nón lá Bài

38 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thơ, hình tượng đã trở thành đặc trưng của vùng đất này và cũng đã đi vào rất nhiều các tác phẩm văn học. Ngoài ra Áo Dài còn được mặc khi chụp ảnh cưới và trong các buổi liên hoan nghệ thuật, trình diễn thời trang. Áo Dài còn đi vào cuộc sống hằng ngày ở các công sở. Đến Việt Nam có thể thấy nhân viên tiếp tân của một số công ty, khách sạn, các nhân viên nhà sách hay đặc biệt hơn tiếp viên hàng không của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines cũng đều dùng Áo Dài làm đồng phục khi làm việc. Những hình ảnh nữ sinh mặc Áo Dài đã khắc sâu vào tâm trí người Việt, và qua trang phục của các nữ tiếp viên hàng không, tà Áo Dài của Việt Nam lại càng được bạn bè quốc tế biết đến. Thậm chí tại Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội, 21 nhà lãnh đạo APEC đã cùng mặc Áo Dài chụp ảnh kỉ niệm khi kết thúc hội nghị. Áo Dài không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam nữa mà đã được đông đảo bạn bè thế giới biết đến và ngưỡng mộ. 3.2. Những nét cách tân của Hanbok. Bên cạnh Hanbok truyền thống thì Hanbok cách tân ngày nay có hai loại phổ biến là Saenghwal Hanbok và Gaeryang Hanbok, ả hai loại này đều được thiết kế đơn giản đi so với Hanbok truyền thống. So với Áo Dài thì hai loại Hanbok có rất ít sự thay đổi về chất liệu và hoa văn mà phần nhiều là ở kết cấu, chủ yếu là ở chiều dài của jeogeori và chima. Nếu như ban đầu jeogeori dài đến ngang eo, cạp trên của chima cũng cao đến đó thì sau này jeogori được rút ngắn lại, chỉ vừa đủ che hết ngực, còn cạp của chima thì được nâng cao lên, mặc đến quá ngực và độ dài được giảm bớt. Vì đặc điểm của chima là xòe khá rộng nên thay đổi như vậy làm giảm sự vướng víu của bộ trang phục và tạo cho người mặc dáng vẻ cao ráo thanh thoát hơn. Cũng giống như Áo Dài, những cách điệu của Hanbok chủ yếu diễn ra ở Hanbok nữ. Hanbok nam đương đại chỉ có điểm khác là áo choàng durumagi dài thường được người mặc thay bằng áo khoác cộc tay và chỉ dài qua hông. Hanbok nam kiểu này thường xuyên được đông đảo người dân sử dụng vì vẫn giữ được vẻ trang nghiêm đứng đắn mà khi mặc lại thuận tiện hơn mặc durumagi dài. Tuy nhiên mục đích sử dụng của hai loại Hanbok này là khác nhau nên những nét cách tân cũng có phần khác. Saenghwal Hanbok được thiết kế để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy phần lớn người dân Hàn Quốc mặc trang phục hiện đại khi đi làm và Hanbok chỉ được mặc vào các dịp lễ tết, hiếu hỉ, nhưng cũng có rất nhiều người mặc loại Saenghwal Hanbok này hằng ngày để làm việc. Bởi vải của Saenghwal Hanbok là những loại vải bền, dễ mặc, dễ bảo quản. Saenghwal Hanbok cũng được giản lược đi, chỉ còn quần bó gấu hoặc váy ngắn hơn so với Hanbok truyền thống, đi cùng với áo dài đến ngang hông. Vì mục đích chính là để sinh hoạt hằng ngày thuận tiện hơn nên màu sắc và họa tiết của Saenghwal Hanbok có phần đơn giản. Saenghwal Hanbok đa phần được những người đứng tuổi và trẻ em ưa thích vì dễ cử động khi mặc và rất tiện lợi trong cuộc sống đời thường.

39 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Một số kiểu dáng Saenghwal Hanbok

Nếu như Saenghwal Hanbok nhấn mạnh vào sự đơn giản và tiện dụng hằng ngày thì Gaeryang Hanbok nhấn mạnh vào vẻ ngoài thời trang rất bắt mắt với mục đích làm phong phú vẻ đẹp của Hanbok và quảng bá hình ảnh của Hanbok nói riêng cũng như Hàn Quốc nói chung đến với thế giới. Gaeryang Hanbok có những cách tân hết sức táo bạo. Tay áo của jeogori được làm thay tay bồng, cắt ngắn, hoặc bỏ hẳn cùng với cả phần cổ áo, để lộ bờ vai trần của người mặc. Chima có thể xẻ tà cao, cũng có thể chỉ là rút ngắn đi với độ dài có thể bớt đến một nửa giống như một chiếc váy cỡ trung. Hầu hết Gaeryang Hanbok dù có cách điệu đến cỡ nào cũng vẫn giữ lại nét đặc trưng của Hanbok là nơ otgoreum, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp nơ không còn mà chima chỉ được mặc với một chiếc áo ngắn may liền vào váy. Gaeryang Hanbok thường được mặc ở những sự kiện lớn, hoặc trong các cuộc thi sắc đẹp, trên các sàn diễn thời trang của Hàn Quốc. Hanbok được mặc trong các dịp truyền thống của Hàn Quốc như các lễ hội, và đặc biệt là hai kì nghỉ lớn nhất Tết Âm Lịch và Trung Thu (Chuseok). Hanbok của hoàng cung, hoặc Hanbok của người dân thường trong ngày cưới thì đặc biệt lộng lẫy và cầu kì. Vải được sử dụng là gấm lụa cao cấp, các chi tiết thêu dày đặc và rất tỉ mỉ. Thêm vào đó là những phụ kiện như mũ đội đầu, trâm cài,… làm cho bộ trang phục càng trở nên bắt mắt và thu hút người xem. Trong tang lễ cả nam và nữ giới Hàn Quốc mặc Hanbok tông đen hoặc trắng, nữ thường có thêm bông hoa trắng nhỏ cài trên tóc nếu là người nhà của người mất. Hanbok tang trắng làm từ vải gai thô, Hanbok tang đen thường làm từ satin.

40 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Một số kiểu dáng Gaeryang Hanbok

4. Cách mặc. 4.1. Áo Dài. Vì Áo Dài chỉ có một lớp nên khá dễ mặc. Quần được mặc trước, vì dáng quần hai ống giống quần Tây bây giờ nên không có gì xa lạ. Sau đó luồn hai tay vào ống tay áo để mặc áo. Nếu là áo truyền thống thì cần cài hết các khuy, các cúc bấm trên áo là đủ kín, nếu có móc kết thúc thì cài cho chắc chắn. Nếu là áo cách tân không có cúc mà kéo khóa đằng sau thì chỉ cần kéo khóa lên là được. 4.2. Hanbok. Vì có hai lớp nên Hanbok mặc hơi rắc rối hơn Áo Dài, nhưng giống nhau ở điểm đều là mặc quần (hoặc váy) trước rồi mới mặc áo. Với nữ, khi mặc Hanbok lót màu trắng là mặc váy trước, cố định váy bằng dây buộc hoặc như Hanbok hiện nay có sẵn chun bao quanh, phần chun cao đến che quá ngực nên có thể mặc thêm jeogori lót hoặc không. Sau đó lớp Hanbok chính bên ngoài cũng mặc tương tự, phần quan trọng là thắt nơ goreum sao cho đẹp. Goreum cần được thắt về bên tay phải người mặc, độ rủ mềm mại vừa phải để giữ được nét nữ tính và thanh lịch của phái nữ. Vải của bộ áo không được để nhàu và chima phải giữ được nếp và độ phồng ban đầu. Với nam cũng là mặc baji lót màu trắng trước, sau đó đến jeogori, dáng áo mở có dây cùng chất liệu buộc lại. Sau đó mặc baji ngoài rồi đến áo khoác. Nếu là durumagi thì chỉ cần khoác vào và buộc bằng dalleyong là xong. Dalleyong có thể là một sợi dây mảnh đeo thêm miếng ngọc bội hoặc móc treo thắt nút bằng vải để trang trí, hoặc có thể là một thắt lưng vải bản to để cố định áo. Nếu là áo khoác cộc tay (cùng kiểu với jeogori) thì mặc tương tự như jeogori, dây buộc áo khoác này cũng là vải cùng chất liệu nhưng được thắt chặt và rủ về bên tay phải.

41 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

5. Ý nghĩa của Áo Dài và Hanbok. Áo Dài và Hanbok đều được người dân mỗi nước thường xuyên sử dụng trong các dịp lễ tết. Bởi vào những dịp ngày tết ngày hội cổ truyền như vậy, mặc trang phục truyền thống để thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ tới tổ tiên cội nguồn. Áo Dài và Hanbok, một trang phục có một lớp và bó sát người, một trang phục có hai lớp và được mặc một cách rộng rãi, nhưng đều có điểm chung là tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Với Áo Dài đó là nhấn mạnh vẻ đẹp thể hình rất gợi cảm của người phụ nữ và khí sắc trang nghiêm của đàn ông. Còn Hanbok toát lên vẻ đẹp kín đáo, e lệ của phái đẹp xứ Hàn và nét đứng đắn của phái nam. Hanbok được thiết kế nhiều lớp và kín đáo như vậy cũng là để phản ánh tư tưởng của người Hàn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo mà tuân theo lễ nghĩa nghiêm ngặt, trong đó bao gồm cả việc ăn mặc nữa. Vì cùng là trang phục truyền thống nên Áo Dài và Hanbok đều phản ánh những nét đặc trưng của mỗi nước. Áo Dài một lớp phản ánh khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, và Hanbok có hai lớp là để thích nghi với khí hậu lạnh và khô. Chất liệu của hai bộ trang phục cũng cho thấy sự thích nghi của con người với nhiều mùa trong năm, đồng thời phù hợp với tập quán sinh hoạt sản xuất của dân tộc. Màu sắc và hoa văn của Áo Dài cũng như Hanbok đặc biệt phong phú, mỗi màu sắc và hoa văn lại ẩn chứa một ý nghĩa nhất định, nhưng có thể khái quát lên rằng đó chính là mong muốn hòa nhập với thiên nhiên, có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc và ước muốn chung sống với nhau một cách hòa bình giữa các quốc gia. III. KẾT LUẬN Qua tìm hiểu Áo Dài và Hanbok, ta đã thấy được những nét tương đồng nơi hai bộ trang phục truyền thống của hai quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi. Cả Áo Dài và Hanbok đều rất đa dạng về chất liệu, màu sắc cũng như họa tiết và hoa văn. Cùng là trang phục truyền thống của hai đất nước nên Áo Dài và Hanbok đều phản ánh rất rõ ràng tư tưởng của người dân cũng như những đặc trưng khí hậu của hai nước. Tuy nhiên chính những điểm khác nhau mới làm nên nét đẹp riêng của hai bộ trang phục này. Áo Dài chỉ có một lớp và được may ôm sát cơ thể, mỗi người muốn mặc đều phải may một chiếc thật vừa vặn với mình. Trong khi đó Hanbok có đến hai lớp, áo và quần hoặc váy lại khá rộng rãi nên mỗi người có thể mua đồ may sẵn được. Bên cạnh đó Áo Dài khá dễ mặc và dễ bảo quản, còn cách mặc Hanbok lại khá phức tạp và cần phải bảo quản cẩn thận. Có lẽ chính vì vậy mà giá cả của Áo Dài và Hanbok cũng khá chênh lệch. Nếu như một bộ Áo Dài có giá trung bình 200 đến 300 nghìn đồng thì các loại Hanbok có giá rất chênh lệch nhau, nhưng các bộ Hanbok trông thường thì dao động quanh 100 nghìn won, tương đương với hơn 2 triệu đồng. Qua bài nghiên cứu cũng có thể thấy rằng cả Áo Dài và Hanbok đều đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, và đến ngày nay cũng đều được cách tân để phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người mặc. Cả Áo Dài và Hanbok cách tân không những vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống đặc trưng của từng dân tộc mà còn trở nên tiện dụng

42 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 hơn trong cuộc sống hằng ngày, hơn thế nữa còn góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước đến với bạn bè thế giới thông qua chính vẻ đẹp sự cách tân của bản thân bộ trang phục. Áo Dài và Hanbok đối với từng dân tộc của mình từ lâu đã gắn bó chặt chẽ về mặt tinh thần và hiện nay đã trở thành biểu tượng của đất nước, là niềm tự hào của người dân đối với bạn bè quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn (Tôn Thất Bình). 6. Hàn Quốc – Đất nước, con người 7. (Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc, Cơ quan thông tin chính phủ). 8. Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm). 9. thongtinhanquoc.com 10. krdic.daum.net 11. lifeinkorea.com 12. wikipedia.org

43 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TÌM HIỂU VỀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

SVTH: Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Như Ngọc Huyền Lưu Minh Trà,Tạ Thu Hà (2H09) GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hàn Quốc cũng như Việt Nam và các quốc gia Á Đông khác, rất coi trọng mối quan hệ trong gia đình, xã hội và có những quy định nghiêm ngặt trong cách xưng hô giữa người trên và người dưới. Hàn Quốc là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời mang đậm dấu ấn của Nho Giáo.Đạo hiếu được xem là điều thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mặt khác, trong gia đình Hàn Quốc, chế độ gia trưởng trong gia đình rất được đề cao,tôn ti trật tự trong gia đình rất được chú trọng.Vì vậy, giữa người trên và người dưới luôn phải có cách xưng hô kính trọng, mang tính quy định nghiêm ngặt, phải thể hiện rõ ngôi thứ,vai vế,kính trên nhường dưới. Người Hàn Quốc cũng coi gia đình là nhân tố quan trọng nhất và là nền tảng tạo ra xã hội. Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ. Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà. Do đó các mối quan hệ cùng vì vậy trở nên phức tạp và nảy sinh việc phân biệt bằng cách xưng hô. Văn hóa xưng hô là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa của người Hàn Quốc. Các thế hệ sống chung dưới một mái nhà với các mối quan hệ như: ông bà - cha mẹ; ông bà - cháu; cha mẹ - con cái; anh chị em với nhau... những cách xưng hô tương ứng đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa xưng hô của người Hàn.Đây được xem là một nề nếp gia phong trong gia đình của người Hàn Quốc nói riêng và của văn hóa Nho giáo nói chung.Nhờ cách xưng hô đặc trưng này mà vai vế.tôn ti trật tự trong gia đình cũng nhưh ngoài xã hội đã được thể hiện khá rõ ràng. Trong mối quan hệ xã hội, người có kinh nghiệm hơn và người ít kinh nghiệm, cấp trên và cấp dưới, người không quen biết hay người quen biết cũng có những quy định xưng hô khác nhau .qua cách xưng hô đó chúng ta có thể thể hiện được sự lễ phép, tôn kính,khiêm nhường đối với người nghe. Cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội của người Hàn và người Việt có những điểm tương đồng và khác biệt. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này để có cái nhìn sâu sắc và tổng quát hơn về cách xưng hô trong đời sống gia đình của người Hàn quốc, cũng như trong giao tiếp ngoài xã hội. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp những người học cũng như khi giap tiếp với người Hàn Quốc có thể tránh những sai sót không đáng có.

44 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. Phạm vi nghiên cứu và phương thức nghiên cứu Do mới là sinh viên năm thứ 2 nên phạm vi nghiên cứu cong hạn chế nên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đề cập chính đến những quy tắc xưng hô trong gia đình và quy tắc xưng hô trong xã hội. Qua đó,so sánh với ngôn ngữ xưng hô của Việt Nam để thấy được sự tương dồng và khác biệt giữa 2 quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của nên nho giáo. Chúng tôi đã nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã có từ sách báo,internet…đồng thời khảo sát, phân tích, so sánh đối chiếu với cách xưng hô của người Việt Nam và tìm hỏi ý kiến giáo viên và người Hàn Quốc đang sống tại Việt Nam. II. NỘI DUNG 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước và văn hóa Hàn Quốc Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bới văn hóaTrung Quốc. Cũng như Việt Nam, người Hàn Quốc vay mượn chữ hán của Trung Quốc để tạo ra ngôn ngữ riêng vói những nét đặc thù khác biệt so với vă hóa gốc. Những thay đổi to lớn diễn ra ở châu Á và thế giới nửa sau thế kỷ 20 được cảm nhận rõ trong lối sống hàng ngày của mỗi người dân Triều Tiên. Các phong tục tập quán có nhiều thay đổi lớn do quá trình hiện đại hoá xã hội diễn ra nhanh chóng.Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, người Hàn Quốc vẫn ging giữ và bảo tồn được nhưng văn hóa truyền thống lâu đời.Do ảnh hưởng từ Nho giáo,người Hàn Quốc rất coi trọng cách xưng hô.Chính vì vậy, nó đã trở thành văn hóa xưng hô mang tính đặc trưng riêng biệt của người Hàn Quốc 2.Cách xưng hô của người Hàn Quốc 2.1.Cách xưng hô trong xã hội Khái niệm căn bản làm nền tảng cho cách xưng hô của người Hàn Quốc bắt nguồn từ đạo Khổng.Thông qua giao tiếp có thể biết được vai vế,vị trí trong xã hội giữa người nói và người nghe.vì vậy chúng tôi chia thành 3 quan điểm như sau: - Người này có thể có nhiều quyền lưc hơn người kia - Người này có thể lớn tuổi hơn người kia - Địa vị xã hội của người này có thể thấp hơn nguời kia. Người Hàn Quốc rất để ý đến cách thức xưng hô. Một người được cho là lớn tuổi, có nhiều quyền lực, có địa vị xã hội sẽ đưọc mọi người bày tỏ lòng kính trọng qua ngôn ngữ giao tiếp. Những người muốn học tiếng Hàn Quốc phải biết rằng người Hàn Quốc không phải lúc nào cũng sử dụng cách nói trang trọng với moi người ở mức độ ngang nhau. Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ chứng minh sự khác biệt này. Khi giao tiếp, người nói phải đoán biết địa vị xã hội,tuổi tác của người mình muốn giao tiếp để có thể xưng hô

45 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 với người đó một cách thích hợp. Tùy vào từng trường hợp, chúng ta sẽ sử dụng những phương thức xưng hô khác nhau: a. Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp, xưng hô + 님: chỉ sự tôn kính, tôn trọng người đó. Ví dụ: Giám đốc: 사장 = 사장님 Thày/cô giáo: 선생 = 선생님. b. Tên, họ và tên + 씨: là cách xưng hô lịch sự, khách sáo. Ví dụ: Cô Kim: 김씨

Anh Park Eun Sik: 박은식씨 c. Tên/họ và tên + Chức danh: là cách xưng hô lịch sự, trang trọng. Ví dụ: Giáo sư Kim il Kwon: 김일권 교수님. d. Sử dụng đại từ nhân xưng để giao tiếp. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn có thể bày tỏ sự tôn kính, kính trọng người nghe. Tùy theo mức độ tôn kính hay lịch sự mà các đại từ có thể được chia thành ba mức độ khác nhau: cao nhất (높임말), thường (예사말), và thấp (낮춤말). Ở ngôi thứ ba, chúng ta có thể phân biệt thành đại từ “nghi vấn - bất định”, và đại từ “mơ hồ”. Đại từ “nghi vấn – bất định”là đại từ chỉ người có đặc điểm nhận dạng chưa được biết, và đại từ “mơ hồ”là đại từ chỉ một người trong một nhóm người một cách mơ hồ”. Bảng đại từ nhân xưng

구불 계층 단수 복수 Phân loại Cấp độ Số ít Số nhiều 1 인칭 높임말 저 우리(들) Ngôi thứ nhất Cao Tôi, tớ, cháu Chúng tôi, chúng tớ, 낮춤말 나 chúng cháu Ngang bằng, Tôi, tớ, tao 저희(들) thấp Chúng tôi, chúng tớ, chúng tao 2 인칭 높임말 선생,어른, 어르신 선생들,어른들,어르신 Ngôi thứ 2 Cao Ông, các ngài 들 낮춤말 너, 자 네, 그 대 Các ông, các ngài Ngang bằng, Bạn, ông 너희(들),자네들, thấp 그대들 Các bạn

46 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3 인칭 높임말 이 분, 그 분, 저 분 이 분들, 그 분들, 저 Ngôi thứ 3 Cao Người này, người đó 분들 낮춤말 Theo chức vụ: 사장님, Những người này, Ngang, bằng, 선생님. 아이, 그이, những người đó thấp 저이 이들, 이이들, 그이들, 미지칭 Người này, người đó 저들, 저이들, 그들 Nghi vấn – bất 누, 누구 Những người này, định Ai, ai đó nhừng người đó 부정칭 아무, 아무개 Mơ hồ Bất kì ai, bất kì người nào đó 어떤사람: người nào đó Trong xã hội Hàn Quốc còn tồn tại một cặp quan hệ là: 선배(người học ở khóa trên) và 후배(người học ở khóa dưới). Có những trường hợp 선배 ít tuổi hơn nhưng trong mối quan hệ xã hôi thì những người đi trước được coi là người trên nên dù 후배 có nhiều tuổi hơn nhưng vẫn phải sử dụng lối xưng hô bày tỏ sự kính trọng và không nên dùng 반말. Tuy nhiên,có nói thêm về vấn đề xưng hô ngoài xã hội,trong một số trường hợp,ngôn ngữ xưng hô trong gia đình có thể thay thế cho ngôn ngữ xưng hô trong xã hội (như bố là giám đốc, trong công ty, vẫn gọi bố chứ ko gọi chủ tịch) điều này thể hiện văn hóa xã hội hóa gia đình của những quốc gia châu Á; thân mật hóa các mối quan hệ xã hội thành mối quan hệ gia đình bằng ngôn ngữ xưng hô của gia đình: anh,chú,bác… 2.2. Cách xưng hô trong gia đình. Sinh hoạt gia đình của Hàn Quốc có những đặc trưng nhất định, khác với các quốc gia khác. Nếu hiểu và biết được cách xưng hô trong gia đình của người Hàn Quốc thì có thể hòa nhập vào sinh hoạt đời thường của người Hàn dễ dàng hơn. Ở Hàn Quốc, trong mối quan hệ gia đình có cách xưng hô lễ phép với nhau. Tùy theo mối quan hệ trong gia đình mà người Hàn Quốc xưng hô theo đúng tôn ti trật tự. So với các thứ tiếng khác, cách thức xưng hô trong gia đình của người Hàn có phần phức tạp và rắc rối hơn. Ngay trong mối quan hệ vợ chồng, người Hàn cũng có rất nhiều cách gọi khác nhau. Người Hàn Quốc thường dùng 여보 là cách gọi thân mật để gọi chung cho cả chồng và vợ. Ngoài ra, người ta cũng có thể gọi vợ bằng 아내 hoặc “tên con”+ 엄마, gọi chồng là 남편 hoặc “tên con”+ 아빠. Nét khác biệt trong cách xưng hô của người Hàn khác với người Việt là người Hàn còn xét theo giới tính để xưng hô. Chúng tôi xin chỉ ra sự khác biệt về xưng hô của nam và nữ thông qua sơ đồ sau:

47 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Khi chủ thể là nam:

Chú thích:

Cặp Tên gọi Tên khác 1 할아버지:Ông nội 할아버님 할머니: Bà Nội 할머님 1’ 외할아버지:Ông ngoại 외할아버님 외할머니: Bà ngoại 할머님 2.a 아버지: Bố 아버님 어머니: Mẹ 어머님 2 2b 고모: Cô ruột 아주머님 고모부:Chú 아주버님 2c 큰아버지:Bác trai ruột 큰아버님/배부님 큰어머니:Bác gái 큰어머님/배모님 2d 작은아버지:Chú ruột 작은아버님/숙부님 . 작은어머니:Thím 작은어머님/숙모님 2b’ 이모: Dì 외아주머님 이모부: Chú 외아주버님 2c’ 외삼촌: Cậu 외아주버님 외속모: Mợ 외아주머님 2a0 나: Tôi 2a1 여동생:Em gái 아가씨 대제:Em rể 서방님 2a2 남동생: Em trai 미혼: 도련님 기혼:서방님 제수:Em dâu 동서 2a3 누나: Chị gái 형님 대형:Anh rể 아주버님

48 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2a4 형 Anh trai 아주버님 형수:Chị dâu 형님 2c1 사촌누나:Chị họ 시 사촌누나/형님 사촌누나의 남편: Anh rể 시 사촌누나의 남편

2c2 사촌동생: Em họ 사촌누이 사촌동생의 남편: Em rể 미혼:아가씨 기혼:서방댁 사촌누이의 남편 2b’1 외사촌:Em họ 시외사촌 외사촌의 안내:Em dâu 시외사촌댁 2b’2 외사촌누이: Chị họ ngoại 시외사촌누이 미혼:아가씨 외사촌누이의 남편:Anh 기혼:--서방댁 rể

Khi chủ thể là nữ

Chú thích:

Cặp Tên gọi Tên khác 1 할아버지:Ông nội 할아버님 할머니: Bà Nội 할머님 1’ 외할아버지:Ông ngoại 외할아버님 외할머니: Bà ngoại 할머님 2.a 아버지: Bố 아버님 어머니: Mẹ 어머님 2 2b 고모: Cô ruột 처고모님 고모부:Chú 처고모부 2c 큰아버지:Bác trai ruột 처백부님 큰어머니:Bác gái 처백모님 2d .작은아버지:Chú 처숙부님 ruột 처숙모님

49 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

. 작은어머니:Thím 2b’ 이모: Dì 처이모님: 이모부: Chú 처이모부 2c’ 외삼촌: Cậu 외아주버님 외속모: Mợ 외아주머님 2a0 나: Tôi 2a1 언니: Chị gái 처형 형부: Anh rể 형님 2a2 오빠: Anh trai 형님 새언니:Chị dâu 아주머니 2a3 남동생: Em trai 처남 울케: Em dâu 처남댁 2a4 여동생: Em gái 처제 제부: Em rể 동서 2c1 사촌:Anh họ 처사촌 사촌의 안내: Chị dâu 처사촌댁 2b’1 외사촌:Em họ 처외사촌 외사촌의 안내:Em dâu 처외사촌댁 Nhìn vào 2 sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau trong cách xưng hô của con trai và con gái. Bên cạnh đấy, chúng tôi đã so sánh đối chiếu với cách xưng hô trong gia đình của người Việt để tìm được từ xưng hô tương ứng. Qua đó chúng ta thấy được sự tương đồng trong văn hóa xưng hô của 2 quốc gia cùng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. III. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu,chúng tôi xin đưa ra một số kết luận tổng kết như sau: Ngôn ngữ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc rất đa dạng,phong phú,mỗi người đều có một vị trí trong gia đình, và được gắn cho mình một hay nhiều vai vế nhất định tùy theo hoàn cảnh,mối quan hệ trong gia đình, đại gai đình,và mối quan hệ họ hàng…Những từ xưng hô là để thể hiện sự kính trọng của bề dưới với bề trên,hay thể hiện sự tôn trọng của người trên với người dưới. Trong một số trường hợp như giao tiếp ngoài xã hội, ngôn ngữ xưng hô trong gia đình có thể thay thế cho ngôn ngữ xưng hô trong xã hội,các mối quan hệ ngoài xã hội được thân mật hóa. Ngoài ra,ngôn ngữ xưng hô còn thể hiện được tình cảm của người nói với người nghe thông qua cách nói cũng như phụ từ thêm vào sau: 님,이,씨,…Tùy trường hợp cụ thể ngoài xã hội mà ta cần có ngôn ngữ xưng hô thích hợp,để tránh gây hiểu nhầm cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo mà văn hóa xưng hô về mối quan hệ trong gia đình và xã hội của người Việt Nam và Hàn Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng, nhờ đó mà việc tiếp nhận, tiếp thu cũng sẽ đơn giản hơn.

50 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp Tiếng Hàn – NXB Tổng hợp TP HCM –

2. Biên soạn: Hoàn Vũ

3. www.thongtinhanquoc.com

4. www.vicka.vn

5. www. vi.wikipedia.org

51 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

DANCHEONG- NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC

SVTH: Hoàng Quỳnh Hương, Lê Thị Mai Nguyên Nguyễn Thị Phương Thanh (3H-09) GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ngọc Bích

I. MỞ ĐẦU Do gần gũi về mặt địa lí, các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và cả Việt Nam chúng ta luôn có những nét văn hóa tương đồng, được thể hiện trong nhiều mặt: tôn giáo, văn học dân gian, nghệ thuật quần chúng, ẩm thực… Kiến trúc và nghệ thuật trang trí truyền thống của các nước này cũng có nhiều điểm chung. Nếu được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ của các nước châu châu Á, ta sẽ nhận ra những mái ngói cầu kì, nền móng vững chãi, kèo cột,… cho đến cả những họa tiết trang trí trên tường, trên các xà ngang… đều mang những nét tương tự nhau đến nỗi nếu không nắm rõ đặc trưng kiến trúc cổ của từng nước, ta sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn. Kiến trúc cổ Hàn Quốc có một nét đặc trưng đó là sử dụng một số màu sắc và các họa tiết trang trí độc đáo để trang trí trên mái nhà, các cột, mái hiên… của các tòa kiến trúc lớn. Việc trang trí các họa tiết màu sắc này được gọi là Dancheong – một nét nghệ thuật truyền thống độc đáo của Hàn Quốc. Không những thể hiện vẻ đẹp và nghệ thuật đích thực, Dancheong còn mang tính ứng dụng rất cao. Tuy nhiên, không nhiều người nước ngoài, thậm chí ngay cả người Hàn Quốc biết cũng như hiểu rõ về nghệ thuật trang trí kiến trúc độc đáo này bằng âm nhạc thị trường, điện ảnh hay ẩm thực truyền thống – những nét đặc trưng văn hóa khác của Hàn Quốc.

Hình 1,2: Một số hình ảnh về Dancheong Với mục tiêu khám phá được những giá trị của Dancheong - hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc, chúng em đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Hy vọng qua bài báo cáo khoa học, các thầy cô, sinh viên khoa Hàn Quốc cũng tất cả những ai quan tâm và yêu mến văn hóa Hàn Quốc cũng có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật trang trí đầy ấn tượng này.

52 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

II. NỘI DUNG 1. Dancheong là gì? Dancheong (단청) là thuật ngữ chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của các tòa kiến trúc cổ Hàn Quốc như đền chùa, cung điện,… Dancheong nổi bật với nhiều màu sắc (thường là 5 màu) cùng các hình dạng, họa tiết khác nhau mang những ý nghĩa tượng trưng riêng. Dancheong là sự thăng hoa các biểu tượng may mắn, có sự hài hoà về mặt hình dáng của mọi tạo vật, lưu trữ ý nghĩa cuộc sống trong từng màu sắc thiên nhiên. Qua đó có thể nhận thấy dân tộc Hàn Quốc đã lĩnh hội được nguyên tắc của sự vật từ các màu sắc của tạo hoá, cũng như rất am hiểu âm dương ngũ hành, sự hài hoà của ngũ sắc. Trong các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc, cái có thể gợi lên dễ dàng sự đẹp đẽ của màu sắc và hình ảnh chính là Dancheong. Nếu tách từng chữ ra để lý giải thì Dancheong (丹靑) là giới hạn giữa sự hoà hợp và tương phản của hai màu đỏ và xanh lục. Dan (丹) nghĩa là “chu sa”– một loại quặng có màu đỏ gạch còn Cheong (靑) theo tiếng Hán là “Thanh”– màu xanh lá cây. Đó là hai màu đặc trưng, cơ bản nhất của Dancheong, thể hiện sự đối lập và tương quan lẫn nhau, tương tự như khái niệm Âm Dương trong văn hóa các nước châu Á. 2. Thời gian ra đời, lịch sử phát triển của Dancheong: 2.1. Thời gian ra đời: Thời điểm ra đời chính xác của Dancheong đến nay vẫn chưa được xác định do nhiều giả thuyết trái ngược nhau. Nhiều chứng cứ cho rằng Dancheong bắt đầu xuất hiện từ thời kì Tam Quốc (khoảng từ năm 57 TCN đến 668). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Dancheong đã xuất hiện từ rất sớm, từ thời tiền sử trên các ban thờ thần linh, nhưng đến thời Tam Quốc mới được phổ biến. 2.2. Lịch sử phát triển: Thời kì Tam Quốc (삼국시대): Văn hóa thời kì này chịu ảnh hưởng của nước bạn Trung Quốc, đặc biệt ở vương quốc Baekje thường giao lưu với Trung Quốc qua đường biển. Điều này cũng được thể hiện ở Dancheong của vương quốc Beakje với các họa tiết như Tứ thần (Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ), rồng, phượng hoàng, lá cây kim ngân,… Ở Goguryeo, Dancheong được sử dụng rộng rãi trên tranh vẽ trên tường điện thờ, thư đường, miếu mộ…, với các hình họa tiết đa dạng (hoa sen, mây, rồng, pháo hoa…). Nhưng đặc biệt ở vương quốc Silla, nhất là thời kì Silla thống nhất, Dancheong phổ biến đến mức ngay cả nhà dân thường cũng được trang trí với những họa tiết này, với 5 màu cơ bản. Thời kì (고려시대): Ở thời kì này, Phật giáo chính thức được chọn làm quốc giáo. Dancheong vì thế cũng xuất hiện rất rộng rãi ở các đền, chùa, ban thờ… để trang trí, thể hiện tư tưởng Phật giáo qua các họa tiết, cách sử dụng màu sắc. Thời kì Joseon (조선시대): Hầu hết các công trình kiến trúc cổ có trang trí Dancheong còn được bảo tồn ở Hàn Quốc hiện nay đều thuộc vào thời kì này.

53 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Dancheong lúc này đã đạt trình độ phát triển cao độ, với nhiều thể loại phức tạp hơn, cùng sự phối màu tinh tế. Đặc biệt, ở thời kì này người ta sử dụng rất nhiều màu vàng trên các họa tiết Dancheong nhằm thể hiện được sự lộng lẫy, cao sang cũng như quyền uy của hoàng tộc. 2.3. Mục đích sử dụng Dancheong: Dancheong không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí mà được sáng tạo ra với nhiều mục đích khác nhau: - Thể hiện sự oai nghiêm, quyền lực (khi được trang trí ở hoàng cung). - Bảo vệ tòa kiến trúc khỏi nắng gió. - Che giấu bề mặt thô ráp của vật liệu sử dụng. - Mang tính trưng bày, biểu tượng và kỉ niệm những sự kiện lớn. - Diệt trừ, xua đuổi ma quỷ. 3. Phân loại Dancheong: Dancheong có rất nhiều loại nhưng về cơ bản có thể chia thành 6 loại chính sau: - Gachil Dancheong (가칠단청): Là Dancheong không có hoạ tiết gì và chỉ được sơn bằng một màu duy nhất; với cột trụ được sơn màu đất đỏ và phần còn lại được sơn màu xanh ngọc; được sử dụng nhiều ở cung điện, miếu mộ, nơi nghỉ của các nhà sư ở đền Phật giáo…

Hình 3: Gachil Dancheong - Geutgi Dancheong (긋기단청): là Dancheong được vẽ bằng những đường nét bằng mực tàu và những đường nét nhánh cạnh nhau theo hình dáng của xà đỡ (부재) trên Gachil Dancheong. Ngoài ra. cũng tuỳ theo hoàn cảnh mà có những lúc có thể dùng nhiều hơn 2 màu sắc. Cũng có trường hợp ở đầu các xà đỡ có các hoạ tiết đơn giản như hoạ tiết hoa mai hoặc hoạ tiết “hoa thái bình”(태평화). Geutgi Dancheong được sử dụng nhiều ở bên trong các toà nhà phụ nhà nguyện, nơi nghỉ của các nhà sư ở những ngôi đền Phật giáo và hyanggu (đền và trường học Nho giáo để dạy học sinh địa phương thời Joseon).

54 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 4: Geutgi Dancheong - Moro Dancheong (모로단청): còn được gọi là Meori Danchoeng (머리단청), là Dancheong mà chỉ ở phần cuối của xà đỡ có các hoạ tiết tương đối đơn giản, chỉ vẽ vào chính giữa của xà đỡ và để nguyên trạng thái được sơn một màu duy nhất, tạo cảm giác tao nhã mà không hề rắc rối hay hoa mĩ. Moro Dancheong chủ yếu được sử dụng nhiều ở những nơi như các toà tháp của đền Phật giáo hay ở vọng lâu các toà nhà phụ của cung điện.

Hình 5: Moro Dancheong - Geummoro Dancheong (금모로단청): còn được gọi là Oelgeum Dancheong (얼금단청), có các hoạ tiết Meoricho được thiết kế phức tạp hơn so với Moro Dancheong và gần giống so với Geum Dancheong. Geummoro Dancheong giữ nguyên phần giữa khoảng trống cùng với Moro Dancheong hoặc cũng thêm vào các hoạ tiết đơn giản hay các hoạ tiết hình học đơn sắc.

55 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 6: Geummoro Dancheong

- Geum Dancheong (금단청): là Dancheong mà ở tất cả các phần trống của xà đỡ đều được sơn một cách phức tạp và hoa mĩ như thêu trên lụa, sau đó sử dụng các chữ mạ vàng. Geum Dancheong được sử dụng nhiều ở chính điện của đền chùa hay cung điện hoàng gia.

Hình 7: Geum Dancheong

- Gatjeun Dancheong (갖은금단청): Gần giống với Geum Dancheong, nhưng cáchoạ tiết được xếp chồng lên nhau tỉ mỉ và phức tạp hơn, cũng có trường hợp vẽ động thực vật hay vẽ hình nàng tiên lên trên hoạ tiết và làm nổi các hoạ tiết lên trên bề mặt (gọi là 고분법) hay sử dụng các hoạ tiết bằng vàng tạo nên hiệu quả hoành tráng.

56 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 8: Gatjeun Dancheong Mỗi loại Dancheong đều có một phong cách khác nhau . Dựa vào Dancheong, ta có thể hiểu rõ được đặc điểm, cấu trúc, môi trường xung quanh… của công trình kiến trúc và có thể biết được Dancheong nào phù hợp với tầng lớp xã hội nào. 4. Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong Dancheong: Dancheong thường có 5 màu chính là đỏ, xanh lục, vàng, trắng và đen (Ngũ sắc); biểu trưng cho Ngũ hành:

Phương Màu sắc Ngũ hành Mùa Thần bảo hộ hướng Xanh Mộc Đông Mùa xuân Thanh Long Đỏ Hỏa Nam Mùa hè Chu Tước Vàng Thổ Trung tâm Chuyển mùa Nhân Hoàng Trắng Kim Tây Mùa thu Bạch Hổ Đen Thủy Bắc Mùa đông Huyền Vũ Bảng 1: Ngũ sắc và Ngũ hành Ngũ sắc cũng được thấy trên tay áo Hanbok cho trẻ em (색동옷), “túi phúc”(복주머니 – túi nhỏ đựng tiền mừng tuổi vào dịp Tết của trẻ em Hàn Quốc)… Màu sắc trong Dancheong được chia thành 2 - 4 mảng dựa theo sắc độ từ đậm đến nhạt, được gọi là Bit (빛). Các Bit này tùy theo sắc độ mà sẽ dùng màu trắng hay đen để phân thành Chobit (초빛), Ibit (이빛), Sambit (삼빛). Tối đa chỉ có thể có đến Sabit (사빛). Moro Dancheong thường dùng Ibit, Geum Dancheong thường dùng Sambit khi trang trí bằng họa tiết hoa sen, hoa đỏ năm cánh, Hwi,.. Chỉ duy nhất ở Geum Dancheong sử dụng cả 3 lớp Bit, trước Ibit kẻ viền trắng và sau Sambit vẽ viền đen kết thúc.

57 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Sắc độ Các loại 육색 Chobit 장단 삼청 양록 석간주 (肉色) (初빛): màu (長丹) (三靑) 황(黃) (洋綠) nhạt nhất, màu da, (石間朱) vàng xanh da vàng xanh lá hồng được sơn lần cam trời cây đậm đầu nhạt màu nâu

Ibit (二빛): 군청 đậm hơn (群靑) 장단 하엽 주홍 주홍 Chobit và xanh 다자 (朱紅) (長丹) (荷葉) nhạt hơn (朱紅) biển, ( ) vàng xanh 茶紫 Sambit, là đỏ tươi xanh đỏ tươi cam ngải nâu đỏ màu trung hải gian quân

군청 Sambit 먹(墨) 주홍 (群靑) (三빛): màu 다자 다자 đen xanh 먹(墨) ( ) đậm nhất, (茶紫) (茶紫) (màu 朱紅 biển, đen (màu được sơn nâu đỏ nâu đỏ mực đỏ tươi xanh mực tàu) cuối cùng tàu) hải quân Bảng 2: Các sắc độ đậm nhạt của màu sắc trang trí Dancheong Vốn lẽ từ thời Joseon, màu của Dancheong là các loại cát vô cơ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc sử dụng các màu từ tự nhiên gây tốn kém, lại sản xuất theo số lượng có hạn nên ngày nay không còn được dùng nhiều. Thay vào đó người ta sử dụng các loại màu hóa học. Phần lớn các màu hóa học như xanh đậm (양록), vàng (황), đỏ đậm (주홍), xanh biển (군청)… trong thành phần có chứa độc tố ít nhiều gây ảnh hưởng đến con người nhưng với các thành phần tạo nên công trình kiến trúc thì lại có hiệu quả. Ưu điểm của màu hóa học so với màu tự nhiên là giá thành rẻ hơn, màu sắc tươi sáng, sắc độ rõ ràng hơn nhưng bên cạnh đó lại có nhược điểm là sau khi khô thì màu nhanh bị mờ, biến sắc. Những màu hóa học được dùng hiện hành được chia làm 2 loại: màu vô cơ và màu hữu cơ.

58 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 9: Một số màu sắc hóa học thường dùng trong Dancheong

Màu hữu cơ Màu vô cơ

녹색(綠色) - xanh xyanin 지당(백색) - titan oxit R760 장단(長丹) - màu cam 황토(黃土) - vàng oxit sắt 황(黃) - màu vàng thổ 호분(胡粉) – trắng 주홍(朱紅) - đỏ toluidine 양록(洋綠) - xanh ngọc 먹(墨) - màu mực tàu 장단(長丹) - đỏ chì 석간주(石澗朱) - đỏ oxit sắt 황연(黃鉛) - vàng chrome 하엽(荷葉) - xanh oxit chromium 양청(洋靑) - xanh đậm 7117 군청(群靑) - xanh hải quân 5. Các dạng họa tiết Dancheong thường dùng: 5.1. Meoricho: Meoricho (머리초) là các họa tiết Dancheong được trang trí trên các xà đỡ, dầm đỡ, xà ngang... Đây cũng là thể loại họa tiết Dancheong phổ biến và đa dạng nhất với những đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt chỉ có thể thấy của Dancheong Hàn Quốc. • Dựa vào dạng họa tiết hoa ở vị trí trung tâm, người ta chia thành các loại Meoricho:

59 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

- Họa tiết hình hoa sen (연화머리초): thường có màu xanh hoặc vàng. Phía trên có họa tiết phụ trợ hình cái chum (항아리) và hình quả lựu (석류동). Biểu trưng cho sự giác ngộ và thanh khiết (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), mong ước sinh được nhiều con trai. Đây cũng là loại Meoricho phổ biến nhất.

Hình 10: Meoricho hoa sen

- Họa tiết hoa màu lục (녹화머리초) và hoa màu đỏ (주화머리초): có 4 hoặc 5 cánh, thường được trang trí trong chùa, đền Phật giáo.

Hình 11: Meoricho hoa đỏ - Họa tiết hình hoa cúc (국화머리초): tượng trưng cho trường thọ, cát tường. - Họa tiết hình hoa mẫu đơn (모란머리초): là biểu tượng của hoàng tộc, bên cạnh các họa tiết rồng phượng... • Dựa vào bố cục họa tiết:

- Meoricho hình trống (장구머리초): bố cục gồm hai nửa đối xứng giống như hình trống janggu.

Hình 12: Meoricho hình trống Janggu

60 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

• - Meoricho hình chai (병머리초): cũng bao gồm hai nửa như Meoricho hình trống janggu, nhưng một nửa to, một nửa nhỏ hơn, gần giống hình cái chai.

Hình 13: Meoricho hình chai • Dựa vào meoricho hoàn chỉnh hay một nửa, người ta chia thành 2 loại: Meoricho hoàn chỉnh (온머리초) và Meoricho một nửa. (반머리초). Bên cạnh còn có các họa tiết phụ trợ cho các họa tiết chính kể trên. Đó là Hwi (휘 - những đường lượn sóng màu sắc, tỏa dần ra xa), Jikhwi (직휘 - đường thẳng), Sil (실 - đường thẳng có trang trí), Mijujeom (민주점 - những chấm trắng), Golpaengi (골팽이 - các đường lượn xoắn ốc) … và các hình thù biểu trưng: rồng, phượng, cá, bồ tát, ba vòng tròn (tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân), … 5.2. Các dạng họa tiết khác:

- Juicho (주의초): là các họa tiết Dancheong trang trí trên cột. Họa tiết chính thường nằm ở dưới cùng, với các họa tiết phụ trợ tỏa dần lên trên.

Hình 14: Meoricho trên cột

- Geumcho (금초): được trang trí trên bề mặt gỗ phẳng như cửa, tường...Có khuôn mẫu được tạo thành bằng cách gấp giấy thành 3 hoặc 4, cắt thành các hình hoa đối xứng nhau. Khá đa dạng với khoảng 30 loại hình dạng khác nhau. Ở vị trí trung tâm của Geumcho có thể có họa tiết chính hoặc không.

61 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 15, 16: Meoricho trên cửa, tường 6. Dancheong với các mục đích trang trí khác nhau: - Trang trí cung điện: nhấn mạnh vào mục đích thể hiện quyền lực của các bậc vua chúa nên thường sử dụng nhiều màu vàng – màu tượng trưng của hoàng tộc Trang trí Dancheong ở cung điện có thể dùng họa tiết chính là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa đỏ, hoa cúc với ý nghĩa sẽ mang lại “phú quý, vạn sự thành công, trường thọ”. Hoa sen vốn được dùng chủ yếu trong các công trình kiến trúc Phật giáo và Nho giáo, biểu tượng cho sự thanh cao. Nhưng ngoài ra, hoa sen cũng là biểu tượng cho ước vọng sinh được nhiều quý tử, vì thế mà cũng được sử dụng làm hoa tiết Dancheong cung đình. Các họa tiết đặc trưng đối với trang trí Dancheong ở cung điện là rồng, phượng hoàng, hạc, hoa mẫu đơn, hoa cúc. Rồng và phượng hoàng biểu tượng cho vương quyền còn hạc và hoa cúc biểu tượng cho sự bất bệnh, sống trường thọ.

- Trang trí đền, chùa: Cấu trúc của đình chùa Phật giáo gồm rất nhiều thành phần như Đại Phật đường (Đại trung đường, đại nam bổ đường, ..), bát thượng điện, tam thượng điện, … mỗi nơi lại cần cách trang trí khác nhau. Màu sắc Dancheong thường là những màu cơ bản. Về họa tiết, trọng tâm là các hình ảnh liên quan đến đạo Phật và không thể thiếu được các họa tiết bidan (họa tiết vằn vện).

62 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trang trí các công trình Nho giáo: giản dị nhưng thể hiện được nhiều luân lý của đạo Khổng.

Các công trình này chủ yếu sử dụng Geutgi Dancheong và Moro Dancheong. Trang trí đơn giản bằng họa tiết hoa sen, hoa đỏ năm cánh và họa tiết hình sừng. Hoa sen ngoài những ý nghĩa thường thấy như thanh cao, trung thực, còn hàm chứa ý nghĩa về một cuộc sống ẩn dật, thoát tục, thoát khỏi sự đời rối ren, vì thế mà hoa sen thanh khiết cũng được chọn làm họa tiết chính để trang trí.

- Trang trí đồ vật: Ngoài chức năng chính là trang trí trong kiến trúc, Dancheong còn được biến tấu để trang trí trên các nhạc cụ, và nhiều đồ vật ngày nay như gối, bát, vòng cổ.. cho đến cả chiếc USB!!!

Hình 17, 18, 19, 20: Một số ứng dụng của Dancheong trong trang trí các vật dụng hiện đại

63 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

7. Quá trình trang trí Dancheong: Những nghệ nhân thực hiện trang trí Dancheong đều phải trải qua thời gian luyện tập khá dài. Họ có rất nhiều tên gọi khác nhau như họa sĩ (화사), họa công (화공), Gachiljang (가칠장)… Khi nghệ nhân đó cũng đồng thời là một nhà sư thì được gọi bằng tên Geumeo (금어) hoặc họa sư (화승). Riêng đối với việc trang trí Dancheong trong hoàng thất, có hẳn một đội ngũ phụ trách gọi là Seonggonggam (성공감). Những người này ngoài việc chịu trách nhiệm trang trí cung điện thì còn phụ trách cả trang trí nhà khách hay các công trình mang tầm cỡ quốc gia khác. Quá trình tạo nên Dancheong gồm khá nhiều bước, rất tỉ mỉ và phức tạp:

STT Các bước Giải thích thực hiện 1 Làm nhẵn bề Phủi sạch bụi, đất bẩn bám trên bề mặt chất liệu và lau sạch bằng mặt nước xà phòng. 2 Phết 1-2 lớp hồ lên bề mặt rồi để khô. Sau đó quét chì và màu Tạo lớp nền Jeongbun lên trên.. phụ trợ Trước đây người ta thường dùng hồ Bure của Daegu nhưng ngày nay có thể dùng các loại hồ chuyên dụng 3 Phác thảo Tùy theo hình dạng, kích thước của công trình mà chọn lựa và (초내기) thiết kế mẫu hoa văn phù hợp.

4 Đục lỗ Trên bản vẽ phác thảo, Dựa theo đường viền của hình vẽ, Đục các lỗ có đường kính 0.5 – 1mm, khoảng cách giữa các lỗ liền kề ( ) 천초 là 2-3 mm. 5 Sơn màu

xanh nền 6 Đặt mẫu đã được đục lỗ lên chất liệu sao cho thật ngay ngắn. In mẫu Dùng bột phẫn (hoặc bột vỏ trai, màu vẽ trắng..) từ từ quét lên mẫu để in hoa văn xuống chất liệu. 7 Các họa sĩ tiến hành tô màu: mỗi người chỉ tô 1 màu duy nhất, Sơn màu lần lượt theo các tầng màu. 8 Sau khi đã sơn xong các màu thì dùng màu đen tô viền để phân Tô viền đen cách màu. 9 Hoàn thành

10 Sơn màu Acryl Emulsion hoặc dầu MyongYu lên để bảo vệ bề Lớp bảo vệ mặt tác phẩm.

Bảng 3: Quá trình trang trí Dancheong

64 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

8. So sánh, liên hệ: 8.1. So sánh Dancheong của ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản: Không chỉ ở Hàn Quốc, Dancheong còn xuất hiện ở một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên, Dancheong Hàn Quốc là phát triển, đa dạng nhất. Ở đây, ta chỉ so sánh Dancheong của Hàn Quốc với Dancheong của Trung Quốc và Nhật Bản – hai nước láng giềng gần gũi nhất với Hàn Quốc. - Đặc trưng của Dancheong Hàn Quốc: là sự sắp xếp thích hợp các yếu tố hoạ tiết đặc trưng của Hàn Quốc, luôn biến hóa và mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Ở Dancheong Hàn Quốc, các hoạ tiết hoa văn đa dạng của Meoricho là nhân tố quan trọng nhất. - Đặc trưng của Dancheong Trung Quốc: Dancheong của Trung Quốc được chia làm 2 loại chính. Một loại là hình thức Dancheong cung đình bắt đầu thịnh hành rộng rãi từ thời đại nhà Thanh, loại thứ hai là Sosik Dancheong, bắt đầu phát triển từ vùng Tô Châu. Dancheong cung đình của Trung Quốc chủ yếu được thực hiện theo phương thức sơn màu các hoạ tiết bằng màu vàng nổi lên trên nền màu ngọc lam. Tuy tạo một cảm giác rất hoa mĩ nhưng do hiệu quả tương phản màu sắc bị giảm nên cũng gợi nên cảm giác hơi đơn điệu. Sosik Dancheong sử dụng ít đi các hoạ tiết hoa văn và cho thấy đặc tính mạnh mẽ theo xu hướng hội hoạ truyền thống với họa tiết là các tranh phong cảnh, chim – hoa (화조화), các nhân vật cổ xưa… Ngoài ra Dancheong Trung Quốc cũng sử dụng chữ vàng ở đền Phật giáo như Meoricho của Hàn Quốc. Hoạ tiết lụa (비단무늬) cũng được dùng và cũng mang ý nghĩa may mắn, nhưng hình thức tạo hình chưa thể đa dạng bằng Hàn Quốc. - Đặc trưng của Dancheong Nhật Bản: Dancheong của Nhật Bản kém phổ biến và kém phát triển hơn cả. Dancheong Nhật Bản hầu như không dùng Meoricho - yếu tố trang trí quan trọng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, mà chỉ dùng các hoạ tiết lụa được lặp lại một cách đơn giản và trang trí Seojo (con chim mang lại điềm lành như phượng hoàng), Seoso (những con thú mang lại điềm lành) lên cửa chính. Nét đặc trưng của Dancheong Nhật Bản cho thấy đặc trưng mang tính tạo hình của hệ thống phương Nam (남방계통) - cái đem lại sự tĩnh lặng, khác biệt với sự tương phản màu sắc mạnh mẽ trong trang trí hoạ tiết của Hàn Quốc, Trung Quốc.

65 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

8.2. Liên hệ với những cách thức trang trí kiến trúc cổ của các nước khác:

Hình 21: Thủy tinh màu Tranh thủy tinh màu trang trí trên các cửa sổ kính (stained glass) cũng sử dụng màu sắc và các họa tiết được làm thủ công tỉ mỉ, tinh tế giống như Dancheong, dùng để trang trí ở các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ngoài ra nó cũng có lịch sử phát triển lâu đời giống như Dancheong. Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản như sau:

Dancheong Thủy tinh màu Sử dụng 5 màu: đỏ, xanh, Không giới hạn về màu sắc Màu sắc vàng.. Xuất xứ Hàn Quốc Phương Tây Trang trí trên mái Đình Tạo nên cửa sổ kính màu ở các chùa, cung điện, công trình cung điện, lâu đài, tòa thánh, giáo Nho giáo.. đường .. Ứng dụng Trang trí trên nhạc cụ, gối, Ngoài ra ngày nay còn phát triển túi xách rộng rãi trong trang trí, thiết kế nội, ngoại thất cho các công trình dân dụng, khách sạn Chế tác Làm thủ công: thiết kế Được làm thủ công qua các công

66 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

mẫu, tạo mẫu trên vật liệu đoạn thiết kế tạo mẫu, cắt kính và và sơn mài dũa, gia công vật liệu và tạo đường nét, vẽ, qua nhiệt độ nung cao để tạo kết dính chất liệu, thi công lắp ráp cho các công trình nên khá phức tạp. Bắt đầu xuất Theo giả thuyết là từ thời Thế kỉ đầu sau Công nguyên hiện từ Tam Quốc Gắn liền với đình chùa Phật Gắn liền và thể hiện sự sùng bái giáo đối với Cơ đốc giáo. Người ta tin rằng sự hiện diện của Vị trí những nghệ thuật kính màu sẽ mang tâm hồn của con người đến gần với Chúa hơn. Tạo cảm giác mộc mạc, Tạo nên nét cổ điển, sang trọng Ấn tượng thân thuộc, truyền thống cho không gian kiến trúc đậm nét phương Đông

Bảng 4: So sánh sự khác nhau giữa Dancheong và thủy tinh màu

III. KẾT LUẬN Dancheong là một nét văn hóa độc đáo của đất nước Hàn Quốc, được biết đến là một trong số 20 đặc trưng văn hóa của quốc gia này. Không chỉ là một hình thức trang trí đơn thuần, nó còn là một hình thức bảo vệ kiến trúc và chứa trong mình nhiều giá trị nghệ thuật. Thông qua những màu sắc, hình vẽ, những suy nghĩ, quan niệm, ý thức của người Hàn Quốc được bộc lộ khá rõ nét. Ngoài ra đó còn là một công trình thể hiện sức sáng tạo, khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân. Qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những công trình kiến trúc đã rực rỡ những tấm áo mới. Ban đầu, hẳn ai cũng có suy nghĩ Dancheong chỉ đơn giản là sơn lên vật liệu là xong. Nhưng qua tìm hiểu, chúng em mới biết được trang trí Dancheong là cả một chuỗi các công đoạn tỉ mỉ, từ khâu chọn họa tiết, in họa tiết, phối màu rồi sơn. Tất cả đều được làm thủ công một cách trau chuốt với tất cả tấm lòng của người nghệ sĩ. Người vẽ Dancheong cũng phải mất ít nhất 10 năm mới có thể trở thành một nghệ sĩ thành thục. Dancheong không những có ở Hàn Quốc mà còn có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mông Cổ.. và mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng. Việc gìn giữ những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này là trách nhiệm của mỗi quốc gia.Tại Hàn Quốc, vẫn thường có các hoạt động như tham gia vẽ Dancheong tại các lễ hội, hội chợ,... thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, trong đó có cả các em thiếu nhi, khách du lịch nước ngoài. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của Dancheong trong xã hội hiện đại Hàn Quốc.

67 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trên đây là toàn bộ bản báo cáo về quá trình tìm hiểu Dancheong của chúng em. Do thời gian, nguồn tài liệu cũng như vốn hiểu biết có hạn, bản báo cáo nghiên cứu khoa học này chắn chắn chưa được chi tiết và hoàn thiện nhưng hi vọng có thể là tài liệu tham khảo giúp ích cho bất cứ ai muốn hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Korea Cultural Heritage 1: Seen through Pictures and Names”박기석, 김홍식, NXB Sigong Tech/ Korea Visual. 2. “Korea Heritage I”(1997)Elizabeth N.J.NXB. Hollym. 3. http://www.danchong.co.kr/ 4. http://kr.buddhism.org/culture/dan.htm 5. http://danchung.culturecontent.com/

68 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

GIA ĐÌNH HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

SVTH: Đào Hoàng Oanh GVHD: Nguyễn Phương Minh I. NÉT GIỐNG NHAU VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI 1. Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng to lớn của Đạo Khổng a. Giới thiệu về Đạo Khổng

Khổng giáo là một loại hình tín ngưỡng và đạo đức du nhập từ thế kỷ thứ 6 trước CN. Về cơ bản, đó là hệ thống các phạm trù đạo đức - lòng nhân từ -sự trung thực nghi lễ -sự trị vì sáng suốt được đặt ra như những nguyên tắc để trị nước tề gia. Đạo Khổng chủ yếu chú trọng lễ giáo nghi thức, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa và đời sống gia đình của 2 quốc gia trên. Trong lịch sử của cả Việt Nam và Hàn Quốc đều nhắc đến những ảnh hưởng lớn lao của đạo giáo này trên cả 2 phương diện: Tích cực và tiêu cực. Ra đời vào khoảng những năm 551 TCN, Khổng Tử luôn được coi là nhà tư tưởng lớn thời cổ đại của Trung Quốc, vị cha vĩ đại của Nho Giáo. Khổng Tử răn dạy con người ta về mặt Chính trị và Đạo đức. Theo quan niệm của Khổng Tử xã hội cần có trật tự ổn định, có đẳng cấp tôn ti; con người với nhau phải “điều mình không muốn thì chớ làm cho người”hay “Vua ra vua, cha ra cha, con ra con”. Khổng Tử còn tin vào “mệnh trời”quyết định mọi mặt đời sống của con người: Vua là Thiên Tử, sống chết, giàu nghèo đều do mệnh. Nho giáo cực thịnh vào thời phong kiến. Nho giáo không chỉ truyền dạy tôn ti lễ nghĩa, đạo làm người mà còn như một hình thức giáo dục của vua chúa phong kiến, dạy người ta phải trung thành với vua, coi vua là con trời, v.v…. Vì vậy khi một quốc gia tồn tại dưới hình thức phong kiến, ở đó ta thấy Nho giáo. b. Ảnh hưởng của Đạo Khổng đến con người ngày nay Trong thời đại ngày nay, tuy rẳng chế độ phong kiến chỉ còn là một trang lịch sử xa xưa nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đến ngày nay vẫn còn khá rõ rệt, điển hình là những nước châu Á trong đó có cả Việt Nam và Hàn Quốc. Nho giáo truyền dạy lễ nghĩa, tôn ti, dạy cách làm người như “Tam cang”, “Ngũ thường”, “Tam tong tứ đức”, “Công dung ngôn hạnh”. Làm hoàn toàn theo lời răn dạy của Khổng Tử thì bị coi là “Phong kiến”, là “Lạc hậu”, bác bỏ phủ nhận toàn bộ thì lại thanh “mất gốc”, thậm chí là “lố lăng”. Vì vậy cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đã chắt lọc được những gì tốt đẹp nhất, tinh hoa nhất, phù hợp nhất của đạo Khổng mà bài trừ những giáo điều cổ hủ, không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Vì vậy có thể nói Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu sự ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo nhưng đã biết khắc phục, lấy đó làm nền tảng để xây dựng quy cách chuẩn mực của con người hiện tại. Ví dụ như người phụ nữ hiện

69 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đại vừa đảm đang, yêu chồng, chăm con nhưng vẫn thành công trong công tác xã hội; con người sống trên đời cũng vẫn cần Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, v.v…. Việt Nam từng trải qua bốn lần Bắc thuộc, hơn 1000 năm đô hộ, từng sống dưới chế đô của những quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế giới như Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Hàn Quốc cũng đã từng có thời kì căng thẳng dưới sự áp bức của Nhật Bản, Liên Xô và Mỹ. Thế nhưng trong quá trình hiện đại hóa, cả 2 quốc gia đều đã thoát khỏi sự khó khăn mà vượt lên về moi mặt: Kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên phương diện văn hóa, Hàn Quốc và Việt Nam dưới ách đô hộ vẫn không mất đi những nét văn hóa truyền thống của mình nhưng đã dần dần loại bỏ những lễ nghi và hủ tục không còn thích hợp với thời đại. Tuy vậy những nét phong tục tập quán và tư tưởng Khổng giáo vẫn ăn sâu vào tinh thần người dân hai nước. Có thể nói trong quá trình hiện đại hóa, Việt Nam và Hàn Quốc đều đã chắt lọc lại được những nét tinh hoa cao quý nhất của xã hội cũ, những điểm còn phù hợp, phát triển và thích ứng được với xã hội hiện tại để trở thành niềm tự hào văn hóa dân tộc. Từ những nét tương đồng nói trên, nhiều phong tục tập quán của Việt Nam và Hàn quốc cũng có những nét tương đồng, thể hiện qua những nét tập quán trong gia đình nêu dưới đây. II. GIA ĐÌNH 1. Cấu trúc gia đình:

Ở Hàn Quốc và Việt Nam, hình ảnh một gia đình lắm phúc lắm lộc thường là hình ảnh một gia đình đông con, đông cháu. Cũng vì quan niệm như vậy mà các gia đình là Hàn Quốc và Việt Nam thường có nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà mà thường là ông bà- cha mẹ- con cái. Thế nhưng cũng vì sự ảnh hưởng lâu dài và quá sâu sắc của đạo Khổng, tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn hết sức phổ biến. Không chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài xã hội, người con trai bao giờ cũng được đề cao. Người con trai cả là người trụ cột, là người lo việc thờ cũng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mở bớt cái nút thắt “trọng nam khinh nữ”ấy. Giờ đây nam nữ là bình đẳng, con trai con gái đều có quyền như nhau về thừa kế, về trách nhiệm với bố mẹ. Cấu trúc gia đình cũng được thay đổi, cảnh gia đình với 3 4 thế hệ không còn quá phổ biến, thay vào đó là các vợ chồng trẻ sống tách riêng, tự xây dựng ngôi nhà mới cho riêng mình. Đời sống con người càng ngày càng phức tạp, sôi nổi, mạnh dạn hơn nên sự thay đổi này là hoàn toàn cần thiết. Có thể nói nền tảng của mỗi gia đình là bữa cơm. Rất hiếm khi có gia đình nào hạnh phúc khi có cái bếp nguội lạnh. Vì thế những bữa cơm gia đình là giây phút thiêng liêng nhất, cao quý nhất. Đó là giây phút xum họp sau một ngày làm việc, là giây phút trò chuyện để mọi người hiểu nhau hơn. Đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nó thể hiện sự đảm đang tảo tần của người phụ nữ, đôi khi thể hiện sự

70 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

“tâm lý”của đức ông chồng. Vì vậy mỗi bữa ăn, thậm chí cả bữa sáng cũng được người mẹ, người chị chuẩn bị chăm chút, chu đáo, cẩn thận, gửi gắm vào đó cả tình yêu thương. Dù lớn nhỏ, giàu nghèo, bữa ăn gia đình luôn là một phần quan trọng, là sợi dây liên kết mọi người với nhau.

2. Đám cưới

Mỗi gia đình được hình thành đều bắt đầu từ đám cưới. Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại. Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá. Lễ cưới chính là sự kết tinh của tình yêu, là giây phút trưởng thành của tình yêu trai gái sau một thời gian tìm hiểu. Nó còn là sự hứa hẹn, thừa nhận với xã hội, là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm, là hạnh phúc và thử thách, là cánh cửa mở ra cuộc sống gia đình sau này. Người ta tin rằng một đám cưới suôn sẻ sẽ khởi đầu cho một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc Thế nhưng mỗi vùng, mỗi miền, mỗi đất nước lại có một phong tục, một nghi lễ cưới hỏi khác nhau. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, đám cứoi các nước thường vẫn giữ được những nét vàng truyền thống sắc son, góp phần lớn vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc a. Đám cưới ở Việt Nam Người Việt Nam có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay”. Người Việt Nam rất coi trọng đám cưới, đó là chuyện hệ trọng cả đời. Trong thời buổi hiện đại, đám cưới Việt Nam cũng có phần thay đổi. Thường về ngày xưa đám cưới là phong tục đậm tính dân tộc nhưng lại tiêu tốn khá nhiều tiền của. Có những đám cưới linh đình ăn suốt 7 ngày 7 đêm, lại có những đôi trai gái yêu nhau nhưng cũng không thể làm đám cưới vì tiền thách cưới quá lớn, v.v… Về sau, tùy từng vùng, từng thời, gia cảnh từng nhà mà việc cưới hỏi cũng được sửa đổi ít nhiều. Tuy nhiên đám cưới Việt vẫn luôn trọng truyền thống, được tổ chức theo cuốn Thọ Mai Gia Lễ (Cuốn sách dạy về Quan, Hôn, Tang, Lễ của người Việt). Trước khi chính thức thành vợ chồng, đôi trai gái phải trải qua kén chọn, giạm ngõ, hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo. Nếu không có đủ sáu bước này thì đôi trai gái này vẫn không được chính thức công nhận là vợ chồng. Người Việt Nam ngày xưa dựng vợ, gả chồng theo quan niệm “Cha mẹ đăt đâu con ngồi đấy”Việc chọn con dâu, con rể là việc của cha mẹ, con cái chỉ được nghe theo chứ không được tự quyết định, dù cho đã phải lòng người khác. Cha mẹ sẽ xem xét gia cảnh của gia đình thông gia, xem tính nết con dâu, con rể để mà kén chọn, khi chọn

71 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

được người vừa ý thì gia đình tiến đến giạm ngõ. Tuy nhiên đến xã hội hiện đại. các ông bố, bà mẹ cũng “thoáng”hơn, họ coi trọng tình yêu của con cái mình đầu tiên, rồi mới xét đến những điều kiện ngoại cảnh như gia đình xui gia. Giạm ngõ là lần đầu nhà trai đến nhà gái với danh nghĩa là “xem mặt”và xin phép cho hai cháu đi lại tìm hiểu và xin được làm lễ ăn hỏi. Giạm ngõ thường đơn giản, chỉ như một bữa cơm gặp mặt nên cũng thường được tổ chức nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ. Khi đôi trai gái đã bén duyên, cha mẹ thường tổ chức lễ ăn hỏi. Nó cũng tương tự như lễ đính hôn của các nước phương Tây nhưng những nét truyền thống vẫn không thể xóa bỏ. Trong lễ ăn hỏi, trầu cau là phần không thể thiếu. Một số gia đình cầu kỳ còn đem chè thuốc, bánh cốm, hạt sen, xôi gà, lợn quay, xếp thành hình công, hình phượng đến để xin bàn chuyện cưới xin. Ngày xưa nhà gái thường thách cưới, nhà trai nghe và đáp ứng theo. Tuy nhiên ngày nay lại có phần đơn giản hơn, lễ vật thường nhà trai tự chuẩn bị hoặc đặt theo những dịch vụ ăn hỏi, cưới xin bên ngoài. Nhà trai cử 7 đến 9 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú, chưa vợ mang sính lễ đến nhà gái, còn nhà gái cũng chuẩn bị 7 đến 9 cô gái xinh đẹp, mặc áo dài đỏ, đáp lễ nhà trai. Sau khi đem sính lễ vào thờ cúng tổ tiên, các chàng trai cô gái này làm thủ tục trao duyên. Người Việt Nam quan niệm nếu bê tráp mà không được “lại quả”thì sẽ mất duyên, khó lấy vợ lấy chồng.

Sính lễ của nhà trai được kết thành hình long phượng

Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho thiếp báo, thiếp mời. Sau khi ăn hỏi, hai gia đình tổ chức lễ cưới. Đây là phần quan trọng nhất, đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả hai bên nhà trai và nhà gái. Trước đám cưới, hai nhà lo dựng rạp, sửa sang nhà cửa. Một số đám cưới hiện đại làm ở khách sạn thì phải đặt hội trường, đặt trang trí, đặt cỗ, thậm chí là cả MC, những tiết mục văn nghệ,v.v …. Theo truyền thống, đoàn nhà trai đến đón dâu phải được dẫn đầu bởi một người lớn có tuổi, con cháu đầy đàn, đủ vợ đủ chồng, có tài ăn nói cùng với năm đến mười

72 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 phù rể. Còn có tục lệ rằng trên đường đến nhà gái, đoàn đón dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng dây thừng hay đóng cổng, phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào cổng. Khi nhà trai đến, nhà gái cũng chuẩn bị các cô phù dâu têm trầu, mời nước, chuẩn bị cơm chiều, xong xuôi mới xin dâu. Nhà gái thường làm ra vẻ dùng dằng và đến cuối buổi chiều mới đồng ý. Sau đó, cả đoàn đưa dâu và đón dâu cùng đi về nhà trai. Nhà trai chuẩn bị pháo nổ giòn đón cô dâu, lễ trời, lễ tổ tiên và cúi chào bố mẹ cùng quan khách họ hàng. Xong xuôi cô dâu chú rể tiến vào phòng cưới, gọi là lễ “hợp cần”. Cô dâu bước qua đống lửa để trừ bỏ những điều không may, đi qua cái cối giã gạo mong gia đình đầy đủ sung túc. Giường của đôi vợ chồng mới cưới thường được một người “trải chiếu”cho. Thường người được chọn là người có nhiều con cháu hoặc con trai đầu lòng để cầu chúc cho đôi trẻ. Sau đó, cô dâu chú rể làm lễ hợp cần, uống chén rượu giao bôi, mong cô dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hòa thuận đến “Đầu bạc răng long”. Sau lễ cưới, cô dâu không còn là con gái của cha mẹ mà đã trở thành con dâu của nhà khác, vì vậy sau đêm tân hôn vợ chồng dắt nhau về nhà gái. Lễ lại mặt để bày tỏ sự hiếu thuận của cô dâu. Một số nơi sau lễ cưới, cô dâu ở lại nhà chồng rồi sau 2, 3 ngày vào lúc sáng sớm tự cậy cửa bỏ về nhà bố mẹ mà không nói lời nào. Trong đám cưới nhất định phải có lễ nộp cheo, khao làng xóm, bạn bè vì theo quan niệm “Có cưới mà chẳng có cheo, Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh”. Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn (lấy chồng từ thuở 13), đa thê, đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và nhiều tục lệ tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc vừa vǎn minh. b. Đám cưới ở Hàn Quốc Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ. Trong xã hội cổ đại, việc chọn vợ, chọn chồng không bị ảnh hưởng bởi tình yêu trai gái mà chủ yếu do cha mẹ sắp xếp. Cũng như ở Việt Nam, hôn nhân được sắp xếp qua một Ông mối hay Bà mối và thầy bói. Ngày nay phong tục đó gần như không còn nữa. Nếu Việt Nam lấy trầu cau làm đồ sính lễ thì tại Hàn quốc có 1 số gia đình gửi bạn bè đem 1 hòm đựng quà cưới đến gia đình nhà gái vài ngày trước ngày cưới, vừa đi vừa hô to “Ham sa seyo". Cha cô dâu thường ra ngoài, dùng tiền mua chiếc hòm thường là đồ trang sức và vải may áo cưới này. Ngày xưa, các nghi lễ trong đám cưới rất phức tạp, tuy nhiên ngày nay đã được giảm bớt đáng kể.Chú rể mặc áo dân tộc, thắt lưng thêu, đội mũ bờm ngựa. Cô dâu trang điểm bằng những chấm đỏ trên má và trán để xua đuổi tà ma, mặc áo dân tộc, đội mũ miện nhỏ trang trí cầu kì.

73 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đám cưới thường được tổ chức ở ngoài trời với những phong tục cổ truyền. Đầu tiên, chú rể trao cho bố mẹ cô dâu một con ngỗng gỗ, thể hiện sự thủy chung sâu sắc với cô dâu trước bố mẹ vợ. Chú rể tiến đến bàn hoa quả, chỉ xanh, đỏ, vịt gà… đến chỗ cô dâu. Sau đó cô dâu và chú rể làm lễ rửa tay và cúi chào nhau. Họ trao đổi cốc cho nhau làm lễ giao bôi và cúi chào 1 lần nữa. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.Sau đó, cô dâu hạ màn che mặt và cùng chồng đi đến bàn tiệc chúc rượu khách. Bữa tiệc có thể bắt đầu. Thế nhưng ngày nay ta thường thấy trên phim ảnh một đám cưới không hẳn như đám cưới truyền thống nêu trên. Đám cưới này thường được tổ chức theo kiểu phương Tây trong nhà thờ hoặc trong hội trường khách sạn. Trong đám cưới này, cô dâu chú rể mặc Tây phục. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể tiến vào. Theo sau đó là cô dâu. Chủ hôn bước theo sau, tuyên bố, yêu cầu cô dâu và chú rể chào nhau, tuyên bố họ đã thành vợ chồng. Cuối cùng đôi vợ chồng trẻ cúi chào quan khách, bước xuống lối đi và chụp ảnh cùng gia đình và bạn bè.

.

3. Đám tang a. Việt Nam Đất nước Việt Nam ta vốn từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Trung quốc, vì vậy mọi lễ nghi phong tục, kể cả đám tang thường được tổ chức theo phong tục người Hoa cổ xưa. Đến ngày nay, nhiều nghi lễ đã được đơn giản hóa, nhất là ở những nơi thành thị. Khi có người thân mất đi, những người còn sống thường bày tỏ sự báo hiếu cũng như tình cảm của mình bằng một đám tang cho đủ lễ và toàn vẹn. Khi nghe tin có người thân qua đời, mọi người trong gia đình xa gần đều vội vã quay về, im lặng trong nỗi buồn da diết.

74 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đám tang được bắt đầu bằng lễ nhập quan. Người chết được thay quần áo mới, lau cơ thế bằng rượu và cồn. Người chết được liệm xác bởi một ông thầy cúng tiến hành khâm liệm và nhập quan. Đồ liệm thường là vải sô, vải mùng. b. Hàn quốc Đám tang của người Hàn quốc thường được cử hảnh vào ngày thứ 3,5,7 hoặc 9 ngày sau, tính từ ngày chết. Người có địa vị càng cao thì cử hành tang lễ càng cách xa ngày chết. Trước ngày cử hanh đám tang, người thân lập ra 1 bàn thờ với ảnh người đã mất trên đó cùng vài thứ đồ cúng. Tiếp theo đó là lễ khâm niệm. Lế khâm niệm của Việt Nam và Hàn quốc khá giống nhau. Ở Hàn quốc trong đám tang những người con trai đứng đón khách và nhận lời chia buồn từ khách đến phúng viếng. Người đến chia buồn tiến đến phía bàn lễ, cúi lạy 1 hoặc 3 vái rồi ra chia buồn với thân nhân gia đình. Đám tang bắt đầu bằng việc di chuyển quan tài từ trong nhà ra xe tang lễ, chuyển tới nơi chôn cất. Đám rước ở Hàn Quốc cũng giống như ở Việt Nam, thường có một đội kèn nhạc, cờ và hương dẫn đầu đám rước, con trai cả và gia đình đi theo sau, vừa đi vừa cúi đầu. Ngày nay đám tang thường được tổ chức 3 ngày sau khi chết. Trong đó, người con trai mặc quần áo đen, con gái mặc vải gai hoặc vải thô màu trắng. Trong 3 tháng đầu sau đám tang, người đàn ông phải ghim 1 miếng băng tang còn phụ nữ phải buộc một sợi băng nhỏ màu trắng vào tóc hoặc vào áo. 4. Phụ nữ với đời sống gia đình và xã hội: a. Việt Nam Trong gia đình, có thể nói quan hệ giữa Vợ- Chồng là mối quan hệ cơ bản mà quan trọng nhất. Nó là hạt nhân, là sự gắn bó, là nền tảng hạnh phúc của gia đình, trong đó người phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng nhất. Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu đời từ đạo Khổng. Từ bé người phụ nữ Việt Nam đã được răn dạy về Tam tòng Tứ đức và Công dung ngôn hạnh. Theo quan điểm truyền thống, người phụ nữ Việt Nam luôn phải gò bó và chịu theo sự sắp đặt của bố mẹ và của chồng con. Quan niệm này đến ngày nay vẫn còn. Thế nhưng giới trẻ ngày nay không còn chấp nhận mối quan hệ vợ chồng cổ hủ và gò bó ấy nữa. Theo quan điểm bây giờ, người phụ nữ phải được bình đẳng về cả mặt gia đình và xã hội. Phụ nữ tự do và chủ động quyết định cuộc đời mình. Cũng vì thế mà quan hệ vợ chồng ngày nay dễ chịu hơn nhiều so với xã hội cũ. Thế nhưng đôi khi cũng vì phụ nữ có quyền và sẵn sàng sử dụng mọi quyền lợi của mình nên không còn tính nhẫn nại hay phần nào mất đi sự thùy mị nết na trong mình. Ly hôn ngày nay không phải là chuyện hiếm gặp.

75 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

b. Hàn Quốc Trong xã hội Hàn quốc truyền thống, phần lớn vai trò của người phụ nữ cũng chỉ hạn chế trong gia đình. Từ nhỏ phụ nữ Hàn quốc cũng phải học theo những tục lệ và chịu đựng đạo Khổng, từ chối mọi cơ hội tham gia vào xã hội. Người phụ nữ được sinh ra với thiên chức làm mẹ và phục vụ gia đình.

Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, kể từ cuối thế kỉ 19, người phụ nữ được giáo dục, được tham gia vào mọi lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật và kể cả giác ngộ những người phụ nữ khác, mở ra một chân trời mới cho người phụ nữ ở xứ sở Kim Chi này. Chính phủ Hàn quốc cũng đưa ra hàng loạt quyền trong hiến pháp về sự bình đẳng học hành, cơ hội làm việc và tham gia vào đời sống xã hội của người phụ nữ. Đã có những nữ luật sư, quản trị kinh doanh và hiệu trưởng của các trường đại học. Một số phụ nữ còn chứng tỏ được tài năng lãnh đạo tuyệt vời của mình trên lĩnh vực chính trị. Năm 1993 nước Hàn quốc có 3 nữ bộ trưởng: Bộ trưởng bộ Y tế và các vấn đề xã hội, bộ trưởng bộ Môi trường và bộ trưởng bộ các vấn đề chính trị thứ hai. 5. Phương pháp nuôi dạy con: Người Hàn quốc rất coi trọng quá trình giáo dục con cái. Họ coi rằng một đứa con ngoan cần phải được giáo dục từ khi còn rất bé. Người Hàn quốc chú trọng dạy con cách tự lập và chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống giải trí cho con cái một cách rất khoa học. Điều này đáng được nhiều nước học tập. Người Hàn Quốc cũng giống như người châu Âu cho con ngủ riêng từ hồi mới sinh. Để trẻ ngủ riêng là một cách rèn cho trẻ ý thức độc lập cũng như giảm bớt lượng khí vẩn đục cha mẹ thở ra trong quá trình ngủ, trẻ hít vào sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ngày từ nhỏ, người Hàn quốc rất chú ý đến vấn đề ăn uống và vệ sinh của con cái. Nếu như các nước dung tã lót mua sẵn chỉ dùng một lần thì người Hàn quốc ưa chuộng tã lót làm bằng vải bông để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con cái. Người Hàn quốc rất chú trọng nuôi con bằng sữa mẹ và chỉ dùng sữa ngoài khi mẹ không có sữa. Sức đề kháng của trẻ con Hàn quốc khá cao vì ngày từ bé, bố mẹ rất hạn chế cho con uống thuốc bừa bãi mà hoàn toàn phải thông qua hướng dẫn của bác sỹ riêng. Người Hàn quốc rất khích lệ trẻ con tham gia các hoạt động mạo hiểm để giúp rèn luyện tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường. Ngoài ra ở Hàn quốc, 100% nam thanh niên đến tuổi vào nhập ngũ, phục vụ cho quân đội và cho đất nước, kể cả sinh viên, nghiên cứu sinh, ca sĩ hay diễn viên điện ảnh. Đời sống trong quân ngũ rất vất vả nhưng đem lại khả năng cần có, đó là sự gan dạ, sự chịu đựng và sự thích nghi III. KẾT LUẬN Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia có lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, cốt cách và bản lĩnh, lối sống và ứng xử... có nhiều điểm tương đồng nhau. Đó là

76 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 những yếu tố để hai nền văn hoá dù cách xa nhau về địa lý nhưng vẫn hiểu, tôn trọng nhau và đang phấn đấu để trở thành người bạn tin cậy nhau trong đối tác, kinh doanh cũng như quá trình giao thoa văn hoá. Vì vậy, nhân dân hai nước từ những điểm gần nhau về tính cách, tinh thần học tập, lao động cần cù, sáng tạo, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, yêu chuộng hoà bình... sẽ đi đến giống nhau về mặt xác lập và định hình bản sắc trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá. Về phần tôi là một sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn, bản thân tôi đang mang trong mình một sự liên kết giữa hai quốc gia trên, và nghĩa vụ của những sinh viên như tôi là phải đem lại sự đoàn kết gắn bó lâu dài hơn giữa hai quốc gia. Tôi yêu quý đất nước Hàn quốc cũng như yêu quý mảnh đất Việt Nam ruột thịt. Hy vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội để tôi có thể khám phá thêm về đất nước Hàn quốc xinh đẹp và ghép thêm một nhịp trong chiếc cầu nối Việt Hàn vốn đã bền chặt lại thêm gắn bó khăng khít hơn.

77 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

PANSORI VÀ QUAN HỌ ĐỈNH CAO CỦA ÂM NHẠC HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

SVTH:- Bùi Thị Nhàn, Hoàng Thùy Linh (2H-08) GVHD: Ths. Bùi Thị Bạch Dương

I. PHẦN MỞ ĐẦU Khi nhắc tới âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc ta không thể nào không nhắc tới Pansori. Có thể nói Pansori chính là đỉnh cao của nền âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc. Khác với Hàn Quốc lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc lại mang trong mình những nét văn hóa truyền thống và một nền âm nhạc dân ca đặc sắc riêng. Vì thế khi nói đến âm nhạc truyền thống của Việt Nam ta có thể kể đến rất nhiều loại hình âm nhạc như: chèo, tuồng, hát chầu văn, ca trù, quan họ….Tuy nhiên trong bao nhiêu loại hình âm nhạc truyền thống đó thì chỉ có ca trù và quan họ là được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Ngày 30/9/2009, Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và tới ngày 1/10/2009 ca trù cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên trong bài báo cáo này chúng tôi đã chọn Quan họ làm đề tài nghiên cứu chứ không phải là ca trù hay bất cứ loại hình âm nhạc truyền thống nào khác của Việt Nam mặc dù nhiều người cho rằng tuồng gần giống với Pansori của Hàn Quốc hơn. So với ca trù mang tính chất bác học và không phải ai cũng có thể hiểu được thì quan họ lại là âm nhạc của tầng lớp bình dân với những nội dung dễ hiểu, lời ca đằm thắm dễ đi vào lòng người. Hơn nữa so với ca trù, quan họ có quy mô duy trì và bảo tồn cao hơn rất nhiều. Hiện nay ở Bắc Ninh(trước kia gọi là Kinh Bắc) - cái nôi của quan họ, cả tỉnh còn hơn 49 làng quan họ đông tới hàng trăm người. Việc truyền dạy hát quan họ được quan tâm ngay trong chính các gia đình chứ không phụ thuộc hay chờ đợi vào việc tổ chức lớp học hát của địa phương và tỉnh. Ở Kinh Bắc không phân biệt già trẻ gái trai, ai ai cũng có thể hát được một vài làn điệu quan họ. So với những loại hình âm nhạc, dân ca khác, quan họ không phải là cái gì hoàn toàn tách biệt mà là sự huy động, vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật có sức biểu hiện cao, có sức hấp dẫn mạnh thường được vận dụng lẻ tẻ trong một vài làn điệu dân ca trước đây như tuồng, chèo, chầu văn...Có lẽ bởi vậy mà có người đã cho rằng “Quan họ là đỉnh cao của nền dân ca Việt Nam”(htttp.www.bacninh.gov.vn) Trong bài báo cáo này, với việc so sánh những điểm tương đồng, khác biệt của hai loại hình âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc và Việt Nam là Pansori và Quan họ các bạn sẽ thấy rằng Pansori và Quan họ thực sự xứng đáng là đỉnh cao của nền âm nhạc truyền thống hai nước. Ngoài ra thông qua việc tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này ta có thể thấy rõ hơn những nét đặc trưng văn hóa cũng như tâm tư tình cảm của người dân hai nước Hàn - Việt.

78 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

II. NỘI DUNG 1. Khái niệm Pansori và Quan họ 1.1 Pansori Trong cái tên Pansori ta có thể tách thành hai phần là “pan”và “sori”. Trước hết xét về nghĩa của từ “pan”. Từ “pan”co rất nhiều lớp nghĩa khác nhau. Từ “pan”xuất hiện trong các danh từ như No reum pan (노름 반), Ssi reum pan (씨름 반”), Gut pan (굿반) với ý nghĩa là nơi tổ chức trò chơi,nơi đấu vật và nơi tổ chức lễ pháp thuật. Trong trường hợp này thì từ “pan”dùng để chỉ nơi có đông người tụ tập và là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên từ “pan”cũng mang một ý nghĩa khác trong một số từ như Noreum hanpan (노름 한반-một cuộc chơi) Ssi reum pan Ssi reum pan (씨름함반- một ván đấu vật). Lúc này từ “pan”lại chỉ quá trình diễn ra từ đầu đến cuối của một sự kiện. Nếu không có mở đầu không có kết thúc và đôi khi có thêm cả sự phân biệt thắng bại thì không thể gọi là “pan”. Thứ hai ta xét về ý nghĩa của từ “sori”. Khi nói đến thanh nhạc trong âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc ta có thể chia làm Nore (노래)và Sori(소리). Hầu hết các loại âm nhạc như kyonggi japga (경기 잡가 - dân ca tỉnh 경기), Sodo japga(서도 잡가- dân ca tỉnh sodo) bắt nguồn từ các ca khúc, lời ca đều được gọi là Nore 노래 và chỉ có Pansori 반소리 là được gọi là Namdo sori (남도 소리). Chúng ta có thể hiểu “sori”là một loại của âm nhạc biểu hiện tình cảm con người bằng giọng nói. Tuy nhiên, so với nore(노래) thì sori(소리) mang khái niệm rộng lớn hơn và cách thể hiện của nó cũng phức tạp hơn. “Sori”được phát ra từ trong tâm khảm con người, thể hiện đầy đủ mọi cung bậc tình cảm của con người. Không chỉ giới hạn ở âm thanh của con người là tiếng của nụ cười và tiếng của giọt nước mà nó còn là âm thanh của vạn vật tự nhiên như: Tiếng chim, tiếng gió, tiếng nước. Như vậy “sori”không chỉ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác mà còn là âm thanh của tinh thần. Trong âm nhac, người ta rất coi trọng giọng của con người không phải bởi giọng của con người đẹp và chính xác hơn so với các loại âm thanh phát ra từ nhạc khí mà chính bởi nó thể hiện rõ nhất tính con người. Qua sự phân tích về hai từ “pan”và “sori”chúng ta có thể hiểu Pansori là hoạt động nghệ thuật kể những câu chuyện hay côt truyện hoàn chỉnh và được biểu diễn ở nơi đông người tụ tập. 1.2 Quan họ Quan họ hay còn gọi là quan họ Bắc Ninh hay Quan họ Kinh Bắc là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ,Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc xưa tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Có rất nhiều ý kiến khác nhau giải thích về từ Quan họ. Khi cắt nghĩa "Quan họ", nhiều người dùng lối phân tích ngữ nghĩa từ đơn, tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen

79 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 về mặt từ nguyên của "quan”và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình”(nhạc của tầng lớp quan lại), hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức "họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ”bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian. Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ”của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận. Nhưng có thể nói rằng Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. 2. Điểm tương đồng Văn hóa truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc có rất nhiều điểm tương đồng và có lẽ cũng chính vì thế mà hai nước có thể tạo dựng được mối quan hệ thân thiết và ngày càng trở nên gần gũi. Trong văn hoá của Hàn Quốc ta có thể thấy phảng phất những nét văn hóa của Việt Nam và ngược lại trong văn hóa Việt Nam ta cũng có thể bắt gặp những nét văn hóa của Hàn Quốc. Pansori và Quan họ của Việt Nam cũng vậy.Khi nghiên cứu về hai loại hình âm nhạc truyền thống này của Hàn Quốc và Việt Nam chúng tôi cũng thấy những nét văn hóa tương đồng giữa hai loại hình này. Những nét giống nhau này cũng chính là một minh chứng sâu sắc giúp ta nhận ra rằng Pansori và Quan họ chính là loại hình tiêu biểu cho âm nhạc truyền thống của hai nuớc. 2.1 Pansori và quan họ đều là âm nhạc của dân gian, âm nhạc của dân tộc, do nhân dân sáng tác và được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử nhưng Pansori và Quan họ vẫn giữ lại được những kỹ thuật hát đặc sắc cùng những giá tri truyền thống được lưu lại từ nhiều đời nay. Dù thời gian vô cùng khắc nghiệt đã bào mòn và phai tàn bao nhiêu thứ nhưng Pansori và Quan họ vẫn trường tồn cùng thời gian và nhận được tình yêu mến của nhiều người. Điều đó giúp ta khẳng định thêm giá trị văn hóa đặc sắc của Pansori và Quan họ. Pansori và Quan họ không phải là âm nhạc của một tầng lớp mà là âm nhạc của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi vậy mà có thể nói rằng Pansori và Quan họ có tính đại chúng cao. Tâm tư tình cảm trong Pansori và Quan họ không phải là tâm tư của một cá nhân riêng lẻ mà là của cả một nhóm người,một cộng đồng, một dân tộc tạo ra nó. Vì vậy tính cá nhân đã mờ nhạt đi, đôi khi biến đi hoàn toàn thay vào đó là tính cộng đồng. Dường như Pansori và Quan họ đã phá bỏ rào cản khắc nghiệt giữa các giai cấp,

80 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tầng lớp trong xã hội cũ và trở thành âm nhạc của tất cả mọi người, ai ai cũng yêu thích cũng lắng nghe. Phải chăng là bởi họ đã bắt gặp thấy nối lòng, những suy nghĩ trăn trở băn khoăn của chính mình trong đó. Trong Pansori ta thấy được ý thức về xã hội đương thời của người dân lúc bấy giờ. Pansori là tiếng lòng của người dân kêu gọi sự đoàn kết và sự hòa hợp giữa các tâng lớp trong xã hội. Pansori vỡ ra từ những con đường tấp nập kẻ mua người bán ai ai cũng thích thú lắng nghe, từ tầng lớp thứ dân nông thôn - tầng lớp thấp nhất trong xã hội lúc đó sau đó lan rộng ra cả tầng lớp quý tộc cho tới tận vua chúa. Đây là hiện tượng hiếm gặp trên thế giới và khiến Pansori trở thành đỉnh cao của âm nhạc Hàn Quốc. Pansori ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 thời kỳ Jeoson (저선). Có lẽ đây là thời kỳ đen tối và rối ren nhất của xã hội Hàn Quốc. Mâu thuẫn trong xã hội đã lên tối cung cực, bọn tham quan ô lại chỉ lo vun vén cho mình mà bóc lột dân chúng tới tận xương tận tủy, vua đã hoàn toàn bất lực để mặc cho các thế lực nắm quyền ra sức thao túng nền chính trị. Người dân Jeoson không còn được bảo vệ bởi những người được coi là vua là quan thế nhưng vua và quan lại vẫn giữ nguyên vị trí là chủ nhân của xã hội jeoson và người dân vô cùng bất mãn vì điều này. Họ muốn thay đổi xã hội và làm chủ xã hội. Pansori chính là âm nhạc nảy sinh trong bối cảnh mâu thuẫn đó và chứa đựng nhận thức đầy sắc sảo về tình hình xã hộ lúc bấy giờ của người dân. Vậy còn quan họ thì sao? Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc. Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam, quan họ là bức tranh phản ánh cuộc sống muôn mặt và là nét văn hóa tiêu biểu của vùng Bắc Bộ. Sau mỗi vụ mùa bận rộ hay khi những hội xuân về những chàng trai đầu đội khăn xếp mặc áo the dài, quần trắng ống rộng và những cô gái mặc áo tứ thân đầu đội nón quai thao đó là các liền anh liền chị hẹn gặp nhau trong những câu hát đối đáp giao duyên, những câu hát về quê hương đất nước. Cứ như vậy những câu hát được truyền qua bao thế hệ. Quan họ ra đời với mục đich giải trí, trong những nông nhàn các liền anh liền chị đã cất lên những câu hát đối đáp giao duyên. 2.2 Pansori và Quan họ là tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa - nghệ thuật dân gian, là âm nhạc chứa đựng tính cảm thụ về mặt ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh túy của tiếng Hàn và tiếng Việt. Pansori bắt nguồn từ những câu chuyện dài. Phần lớn các câu chuyện trong Pansori không phải là truyền thuyết được chuyển thể thành bài hát mà là sự kết hợp nội dung của nhiều truyện kể thành một câu chuyện có kết cấu hợp lý và chặt chẽ. Nhiều câu chuyên kết hợp với nhau khiến câu chuyện trong Pansori thêm phần dài và phức tạp hơn. Pansori gần như giống hoàn toàn với văn hầu Đồng (Vuca), độ dài ngắn và cách phát âm của người Hàn Quốc. Các vở Pansori đều lấy nền tảng từ truyền thuyết và các câu chuyện kể dân gian. Nhưng chúng cũng không đơn giản như truyền thuyết hay

81 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 chuyện kể. Mặc dù cốt chuyện khá đơn giản nhưng trong đó có thêm cả những nội dung phức tạp, câu chuyện dài thêm và mang không khí buồn thảm. Trong nội dung khá phức tạp đó chứa đựng hình ảnh sống động đời sống của người dân thường. Pansori có 5 tác phẩm tiêu biểu là ChunHyang ga(춘향가), SimCheong ga(심정가), Heungbo ga(홍부 가), Sugung ga(수궁가), jeokbyok ga(적북가).Trong đó ChunHyang Ga, SimCheong Ga, HungBo Ga là 3 tác phẩm tiêu biêu nhất và nhận được nhiều sự ưa chuộng và yêu mến của người Hàn Quốc.(có clip một số tác phẩm tiêu biểu) Vở ChunHyang Ga: Đây là vở dài nhất trong 5 vở Pansori. Câu chuyện kể về mối tình tuyệt đẹp nhưng cũng đầy chông gai giữa nàng ChunHyang (con gái của kỹ nữ) và chàng Lee Mong Ryong (con trai của một vị quan huyện). ChunHyang và LeeMongRyong đem lòng yêu nhau họ đã hẹn ước với nhau nhưng cái xã hội phân biệt đẳng cấp ấy đã không chấp nhận tình yêu giữa hai người và ngăn cản tình yêu giữa họ. LeeMongRyong phải theo cha lên Seoul. ChunHyang ở quê nhà vẫn đợi chờ chàng. Nhưng rồi quan trên phái tên họ Byon xuống làm quan huyện tinh NamWon hắn nghe danh tiếng của nàng ChunHyang và đã dùng vũ lực ép buộc nàng rồi giam nàng vao tù. Nhưng nàng ChunHyang đã đã không chấp nhận và đã phản kháng lại. LeeMongRyong thi đỗ trạng nguyên quay về NamWon và đã cứu nàng ra khỏi tù. Cuối cùng qua bao nhiêu sóng gió hai người đã được đoàn tụ. Vở SimCheong Ga: Đây là vở xứng đáng được gọi là vở bi tráng nhất trong 5 vở Pansori. Cha của SimCheong là Simbongsa không chỉ nghèo mà còn mù lòa, mẹ cô hiền lành dịu dàng nhưng vì cảnh nghèo đói mà sau khi đẻ SimCheong đã chết vì hậu sinh. SimCheong lớn lên bằng sữa mà ông bố mù lòa của mình đi xin được. Vừa lớn SimCheong đã phải gánh trách nhiệm phụng dưỡng cha mình. Để cha mình sáng mắt SimCheong đã phải bán mình làm cống vật cho biển. Sau khi rơi xuống biển SimCheong đã không chết mà lạc vào long cung rồi trở thành hoàng hậu nhưng lòng vẫn thương nhớ về cha già. Truyện kết thúc bằng chi tiết SimCheong gặp lại cha mình và người cha mắt sáng trở lại. Vở Hungbu Ga: Đây là một trong những câu chuyện mang đậm tính chất bản địa và cũng phong phú chất liệu đời sống người dân thường nhất. Chuyện kể về 2 anh em Nolbu và Hungbu. Nolbu xấu xa làm đủ mọi trò xấu nhưng lại giàu có sau khi cha mất đã lấy hết gia sản và hắt hủi người em.Hungbu hiền lành tuy nghèo nhưng hay giúp đỡ người khác. Thấy con chim én bị thương Hungbu đã cẩn thận bó vết thương cho chim và chăm sóc cho nó đến khi nó khỏi. Chim đã cho Hungbu hạt bí thần và sau khi trong lên ra quả thì trong quả bí thần kỳ đó có tiền vàng khiến Hungbu trở nên giàu có và sống hạnh phúc. Người anh thấy vậy đã làm chim bi thương rồi chăm sóc cho nó. Chim cũng cho người anh hạt bí thần kỳ nhưng khi bổ quả ra lại toàn là rắn rết và ma quỷ. Pansori và Quan họ đều mang đậm tính chất dân gian. Nếu Pansori bắt nguồn từ những câu chuyện dài thì Quan họ lại chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Có lẽ vì thế mà những câu ca trong Quan họ dễ đi vào lòng người. Người nghe bị mê hoặc bởi

82 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 những giọng hát ngọt ngào,tình tứ của những con người sinh ra và lớn lên cùng những câu ca dao dân ca quan họ nơi Kinh Bắc. Ta say sưa trong lời ca quan họ để rồi nghe một lần lại muốn nghe nữa, nghe nữa lai muốn ở lại nghe mãi không thôi. Khi hát các liền anh liền chị sử dụng những thể thơ và ca dao nhất định của người Việt phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc 4 từ hỗn hợp. Điều thú vị là ở chỗ ca từ trong câu hát Quan họ tuy là lời lẽ của ca dao nhưng phần nhiều những câu thơ thể lục bát trong điệu hát lại do chính các ca sĩ dân gian sáng tác và người nghe tham gia vào quá trình chỉnh sửa để rồi chính những lời ca đẹp được vang lên từ vùng dân gian này lại hòa vào thành ca dao của cả nước. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng quen thuộc với bài ca dao Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen Răng đen ai nhuộm cho mình Cho răng mình đẹp cho tình anh say Và rồi bài ca dao quen thuộc này đã được các liền anh liền chị biến thể đi đôi chút và đưa vào bài quan họ “Cò Lả”rất đỗi ngọt ngào và đằm thắm (clip bài quan họ Cò lả). Pansori và Quan họ còn mang tính ngôn ngữ-lời nói của 2 nước Hàn Quốc-Việt Nam. Bán đảo Triều Tiên mặc dù có diện tích khá rộng nhưng núi sông xen kẽ với nhau khiến mỗi khu vực đều mang những đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ lời nói riêng. Gốc của lời hát là lời nói. Tiếng nói khác nhau sẽ tạo ra âm nhạc khác nhau. Pansori chính là hình thức thanh nhạc tận dụng và khai thác tối đa những điểm khác nhau đó. Trong Pansori có sự góp mặt của tiếng địa phương từng vùng, có cả từ tượng thanh tượng hình đầy sống động và đa dạng. Bên cạnh đó các tình huống truyện cũng được mô tả rất chân thực như đang diễn ra trước mắt khán giả. Pansori là nghệ thuật thể hiện đặc sắc và mang nhiều đặc tính của lời nói - ngôn ngữ người Hàn (clip về Pansori). Cũng giống như Pansori, ngôn ngữ thi ca trong lời ca quan họ đã đạt tới những thành tựu nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và có thể nói rằng kho tàng văn học dân gian Việt Nam (ca dao, tục ngữ…) - những nhân tố hình thành nên phần lời của Quan họ đã thể hiện rất rõ nét ngôn ngữ Việt cũng như các nét bản sắc văn hóa dân tộc, vẻ đẹp tình người đất Việt. Ngôn ngữ trong quan họ khi thì mộc mạc đồng quê, khi thì trau chuốt tài hoa nhưng bao giờ cũng giàu tính hình tượng,sâu đậm nghĩa tình. Ngôn ngữ ấy đã thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân gian, ngôn ngữ bác học…để rồi tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật, góp phần tạo nên những giá trị riêng của bài quan họ. Đây cũng là một yếu tố để có thể nói Quan họ là đỉnh cao của âm nhạc dân ca Việt Nam. Bài “Em là con gái Bắc Ninh”sau đây là một ví dụ tiêu biểu cho điều đó.

83 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Mở đầu bài quan họ là câu hát: Ðôi tay nâng lấy cơi giầu Trước mời quý khách, sau mời đôi bên Em là con gái Bắc Ninh... Trong lời ca mở đầu trên không thấy vần của thơ, từ ngữ mộc mạc như lời nói. Những từ ngữ mộc mạc kia đã gắn quyện với dáng dấp xinh đẹp và nền nã của "Em là con gái Bắc Ninh", với miếng trầu mặn nồng tình nghĩa của làng quê quan họ... khiến ngay từ giây phút ban đầu, lời ca đã cuốn hút lòng người bằng từng tiếng một. Bài ca tiếp tục cho đến lúc kết bài ca: ơ này anh Hai ơi ơ này anh Ba ơi! Trăm em xin đợi Nghìn em xin chờ Chờ từ đây Cách diễn đạt của bài quan họ này thật mộc mạc thật gần gũi nhưng chính cái mộc mạc ấy lại làm ta xao xuyến mãi không thôi,dư âm của bài ca ngân mãi trong lòng người,trong cả đời người. Tiếng hát ấy chính là tiếng hát đích thực của trái tim. Ở bài bài "Ngồi tựa mạn thuyền" thì lại chiếm lĩnh tâm hồn người nghe không phải bằng một ngôn từ mộc mạc như lời nói mà lại chiếm lĩnh người nghe bằng một lời ca có ngôn từ rất trau chuốt, một nghệ thuật vần, điệu công phu, những hình ảnh nên thơ, nên nhạc: Ngồi tựa mạn thuyền Giăng (trăng) in mặt nước, càng nhìn non nước càng xinh Sơn thuỷ hữu tình Thơ ngâm ngoài lái, rượu bình giải trí trong khoang Tay dạo cung đàn Tiếng tơ, tiếng trúc, bổng trầm, non nỉ, thiết tha Một ngôn từ đầy hình tượng,âm thanh có cảnh có tình cảnh và tình hòa quyện lấy nhau nổi bật lên con người “trai tài”và “thục nữ”. Người quan họ đã biết lựa chọn và sàng lọc ngôn từ ở trình độ cao,có một trình độ tích lũy,am hiểu sâu rông hơn về thơ ca dân gian và cao hơn là sự rung cảm nghệ thuật tinh tế.chân thành. 2.3 Trong không gian biểu diễn và thời gian biểu diễn của Pansori và Quan họ cũng có nhiều điểm tương đồng. Người ta có thể hát Pansori và Quan họ ở bất cứ nơi đâu, không gian biểu diễn Pansori và Quan họ không tách thành không gian riêng biệt, không phải âm thanh từ nghệ thuật sân khấu mà là âm thanh được vọng lên từ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mọi người vừa làm vừa trao nhau những lời ca tiếng hát, âm nhạc đã gắn kết con người lại với nhau khiến mọi người hòa lại làm một. Không gian xuất hiện gánh hát Pansori là

84 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 không gian mà ta bắt gặp bất cứ nơi đâu trong đời sống thường nhật hàng ngày. Quan họ được cất lên từ trong đình làng trên những cánh đồng, những ngả đường. Từ quê hương Kinh Bắc tiếng hát Quan họ đã bay đến nhiều nơi xa xôi trên cả nước và được cả nước biết đến. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ, chơi quan họ không chỉ trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám giỗ chạp… Mỗi độ xuân về trong hội làng, những liền anh liền chị lại say sưa cất lên câu ca quan họ làm say đắm lòng người và bao du khách thập phương. 3. Điểm khác biệt. Với những phân tích về điểm tương đồng của hai loại hình nghệ thuật ở trên, chúng ta có thể thấy rằng Pansori và Quan họ thực sự là hai loại hình âm nhạc truyền thống tiêu biểu, đặc sắc, là điểm hội tụ, kết tinh, kế thừa mọi giá trị văn hóa – nghệ thuật dân gian Việt – Hàn. Đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể chiêm nghiệm được phần nào lý do tại sao cho tới giờ, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, bất chấp vòng quay hối hả, gấp gáp của cuộc sống hiện đại, Pansori và Quan họ vẫn giữ được vị thế của mình trong lòng dân chúng trong và ngoài nước. Ngoài những kiến giải ban đầu như trên, với những khác biệt vô cùng độc đáo và đặc sắc trong hình thức biểu diễn, kỹ thuật hát cũng như nội dung tư tưởng, Pansori và Quan họ một lần nữa lại khẳng định vị thế của mình, xứng đáng là đỉnh cao của âm nhạc truyền thống hai nước Việt – Hàn. 3.1 Hình thức biểu diễn. 3.1.1 Pansori. Trong âm nhạc truyền thống, sân khấu Pansori không tách thành không gian riêng để hát. Chính hiện trường sinh hoạt đôi khi chỉ là một khoảng sân rộng giữa làng, là một góc chợ, một căn phòng nhỏ cũng trở thành sân khấu của Pansori. Pansori xuất phát từ nhân dân, do nhân dân sáng tạo ra, nên không gian biểu diễn của nó cũng thật gần gũi, giản dị nhưng lại là sợi dây liên kết giữa người với người, kéo con người sát lại gần nhau hơn. Tuy nhiên hiện nay sân khấu Pansori lại là khán phòng rất rộng và sang trọng. Liệu rằng sự thay đổi đó phải chăng là một sự tiến bộ cách tân đối với Pansori? Theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi và theo những gì tôi cảm nhận được sân khấu hiện đại đó dường như không phù hợp với Pansori nữa. Với Pansori truyền thống, người đánh trống, người hát và khán giả ở gần nhau, khán giả không chỉ là xem mà còn trực tiếp tham gia vào buổi diễn bằng những câu nói tán thưởng ủng hộ. Đó mới thực sự là Pansori, mới tạo lên giá trị đích thực cho dòng nhạc truyền thống này. Một buổi biểu diễn của Pansori bao gồm: một ca sĩ Pansori, một nhạc công đánh trống, đối diện là khán giả nghe hát và hưởng ứng. Ca sĩ hát Pansori được gọi là jangja (창자) và người nhạc công là banjuja(반주자). So với hình thức biểu diễn của Quan họ có khi là cá nhân, là đôi nam nữ, là tốp nam nữ, liền anh liền chị, Pansori chỉ có một mình ca sĩ là người hát chính. Người hát Pansori thường mặc hanbok (한복)- trang phục truyền thống của người Hàn, chủ yếu là mặchanbok (한복) đơn giản màu trắng, tay cầm quạt hoặc không cầm gì cả.

85 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Biểu diễn Pansori tại trung tâm văn hóa Busan thuộc Busan Hàn Quốc

Đầu tiên ca sĩ sẽ hát, rồi nói, có khi hội thoại. Sau đó lời hát và lời nói trộn lẫn với nhau tạo thành lời ca Pansori. Trong tiếng thuần Hàn, bài hát được gọi là“Chang”(창) còn lời nói làAniri”(안나리). Vì vậy cũng có thể khái niệm rằng “Pansori là cấu trúc hoán đổi lặp đi lặp lại giữa Chang và Aniri. Trong “Chang”có độ ngắn dài. Ca sĩ khi biểu diễn, tới phần câu chuyện buồn còn phải tỏ ra vẻ mặt buồn trên mặt, khi nhân vật hào hứng còn phải nhảy nhót như thể chính mình là nhân vật. Các động tác trong biểu diễn Pansori được gọi là Noe Reum Sae (너름새). Nhạc công đánh trống ngồi bên cạnh, hướng chếch về phía ca sĩ, trống được đặt trước mặt. Không chỉ đánh trống, nhạc công còn phải hưởng ứng những câu như Eol Ssi Ku(아시구), Jot tha 좋다(Tốt/ Được!), Kue roet ji 그렇지(Chí phải), “A meon”아면(Cơ mà…) Những câu hưởng ứng này trong tiếng Hàn được gọi là “Chu Im Sae”(추임새). Nhạc công đánh trống phải hưởng ứng sao cho thật khớp và ăn ý với ca sĩ thì “Chu Im Sae”추임새 mới phát huy được tác dụng. Nhiều khi“Chu Im Sae”추임새 còn là từ chỉ hiện tượng trực hưởng ứng của đám đông khán giả. Có thể thấy Pansori là loại hình có một không hai trên Thế Giới có sự cộng hưởng từ phía khán giả. Bởi vậy mới nói Pansori tồn tại được là vì có khán giả và dành cho khán giả. Mỗi buổi biểu diễn ngắn thì kéo dài 2-3 tiếng, dài thì từ 8-12 tiếng. 3.1.2 Quan họ. Như đã nhận định ở phần trên Quan họ và Pansori có một điểm tương đồng về không gian thời gian biểu diễn là mọi lúc mọi nơi, sân khấu của Quan họ cũng bắt nguồn từ chính cuộc sống sinh hoạt giản dị đời thường. Đó là sân đình, là cây đa giếng nước, cậy cầu…Chúng ta mỗi người dân Việt Nam không thể bồi hồi xao xuyến khi ngắm nhìn những liền anh liền chị trong chiếc áo năm thân, áo “mớ ba mớ bảy”đang say sưa cất lên tiếng hát yêu thương, say đắm lòng người trong mỗi dịp hội làng, mỗi dịp Tết đến xuân về.

86 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Xuôi dòng trên dòng quan họ

Có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc sắc khác, có những trang phục khác nhau. Bạn bè Quốc Tế không chỉ biết đến tà áo dài đoan trang kín đáo của phụ nữ Việt Nam mà còn biết đến áo mớ ba mớ bảy, biết đến những chiếc yếm rực rỡ dịu dàng e thẹn, nửa như kín đáo nửa như phô ra một cách tinh tế, ý nhị những đường cong gợi cảm của người con gái Quan họ.Bởi vậy trước khi nói về hình thức biểu diễn đặc sắc được chia thành 6 loại của Quan họ chúng tôi cũng xin phép được nói sơ qua về trang phục của Quan họ.

87 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trang phục của liền anh thường mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Bên trong mặc thêm một hoặc hai áo cánh, sau đó đến áo dài.Áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, người khá giả thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần là lương, the, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ, màu vàng chanh…gọi là áo két. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què tới mắt cá, chất liệu bằng diêm bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Đầu các liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp, thời trước đàn có nhiều búi to nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu, sau này thường cắt ngắn, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng khăn xếp.Ngoài ra còn có ô đen, các phụ kiện như khăn tay, lược, thắt lưng.

Các liền chị Thổ Hà.

88 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trang phục liền chị thường gọi là “áo mớ ba mớ bảy”(mặc ba áo hoặc bảy áo lồng vào nhau). Về cơ bản, trang phục gồm trong cùng là yếm có màu rực rỡ làm bằng lục truội nhuộm (màu đỏ, vàng thư, xanh da trời, hồng nhạt, xanh biển, trắng,…).Yếm gồm hai loại: yếm cổ xẻ(trung niên), yếm cổ viền (thanh nữ), bên ngoài yếm là áo cánh màu trắng, vàng, ngà, những màu nhẹ nhàng. Ngoài cùng là áo măn thân, cách phối màu tương tự bên nam nhưng tươi hơn. Chất liệu may áo là the, lụa, áo dài ngoài thường màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán trong ái dài thường màu cánh sen, vàng chanh, vàng cốm,…Thắt lưng là loại bao nhỏ thường có màu hoa lựu, hoa đào, hoa hiên tươi. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the. Người mặc khéo là không để váy hớt trước, khổng để váy quây tròn lấy người, phía trướcrủ hình lưỡi trai xuống gần mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm gót chân. Ngoài ra còn có khăn mỏ quạ, nón quai thao, thắt lưng đeo dây xà tích. 3.2 Kỹ Thuật Hát 3.2.1 Pansori Kỹ thuật hát và giọng hát trong Pansori được coi là nét đặc sắcnhất trong loại hình nghệ thuật này. Giọng hát trong Pansori vô cùng đặc biệt. Giọng hát ấy không nhằm tại ra cái đẹp đẽ, mượt mà, khiến người nghe cảm động mà giọng của ca sữ phần nhiều thô ráp, thô kệch pha lẫn chút buồn rầu. Giọng hát sử dụng trong Pansori trước tiên không phải là giọng bình thường mà là giọng khàn, cũng là giọng khàn và đặc nhưng người ta lại chia thành giọng được xử lý hay giọng thiên bẩm. Giọng được xử lý là giọng mang tính thô và đục đậm hơn còn giọng thiên bẩm có phần sạch, trong hơn. Việc Pansori cơ bản đánh giá chất giọng khàn cao hơn cho thấy tiêu chuẩn mỹ học trong Pansori hoàn toàn khác biệt so với thanh nhạc của phương Tây. Nghệ thuật của cuộc sống không phải là cái được tách rời riêng biệt mà luôn phải là một với cuộc sống. Nói giọng hát mà Pansori yêu cầu trước nhất phải là giọng khàn không có nghĩa là cứ khàn và đục là đều được cả. Giọng hát phải vừa đục nhưng lại phải toát lên nét mềm mại nhẹ nhàng. Giọng khàn và đục khi có chất trong sáng và thanh sạch trong nó được đánh giá là tương đối sáng giá. Điều mà Pansori yêu cầu là một cái gì đó đã được “lên men”. Những giọng hát có tính chất ấy trong Pansori được gọi là “Giọng ngấu”, có nghĩa là giọng đã chín muồi. Trong giọng ngấu, người ta có thể cảm nhận thấy nỗi buồn thấm đượm trong đó. Giọng hát chứa nỗi buồn như thế trong Pansori gọi là “Giọng ai oán”và được đánh giá là giọng quý nhất.

89 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Tính nghệ thuật của Pansori được phát huy cao nhất trong sự biến hóa đa dạng. Sự biến hóa ở đây bao gồm nhiều thứ. Từ trường đoạn, giai điệu, tới hòa âm, nhịp điệu cho tới giọng, chất giọng và các kỹ thuật. Pansori lấy hơi từ bụng lên để phát âm chứ không phải từ cổ và cách phát âm này được gọi là “Thong seong”통성 (thông thanh). Trong”Thong seong”(통성) người ta lại phân biệt ra thành “Yang seong”(양성- thanh dương, mok đẩy) và “eum seong”(음성 thanh âm, mok kéo).Người ca sỹ Pansori cơ bản sử dụng thuần thục hai thanh này. Ngoài ra còn phải vận dụng tốt các âm phát ra từ ngũ âm: vòm họng, lưỡi, môi, răng, cổ họng; nguyên âm cũng phải được phát ra rành mạch. Đặc biệt là âm vòng họng được phát ra gần răng cối có tên là “a guy seong”(아귀성) là một âm rất quan trọng. Âm vực của Pansori rộng hơn nhiều so với âm nhạc của phương Tây, từ âm cao nhất cho tới âm trung, âm bình âm thấp tới âm thấp trung, âm thấp nhất với 7 quãng tám (bát độ). Bắt đầu từ cách phát âm cơ bản, mỗi cách phát âm khác nhau lại đượcđặt tên riêng: Mok gói, mok đốn, mok dựt, mok cuộn, mok chuông, mok ngắt, mok xoắn, mok chộp, mok tóe, mok ướt…cả thảy có hơn 40 loại mok khác nhau. 3.2.2 Quan họ a. Hát đối đáp

Khi hát vui ở hội, ở một canh hát gặp gỡ bạn bè, bao giờ Quan họ cũng tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ. Đối đáp nam nữ là bên gái hát một bài, tiếp đó, bên trai lại hát một bài, cứ thế dài hết cuộc hát hoặc canh hát. Đối giọng: bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc như thế nào thì bên hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế nào thì bên hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế, được coi là đối giọng. Đối lời: Đối lời khác với đối giọng không chỉ ở chỗ một bên thuộc lĩnh vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca, mà còn khác ở chỗ:nếu bên hát trước đã hát một lời ca nào đấy (một đoạn thơ, một bài thơ…) thì bên hát sau cũng sử dụng làn điệu âm nhạc giống như bên hát trước, nhưng lời ca phải khác đi mà vẫn gắn bó với tình, ý, hình tượng…của lời ca người hát trước để tạo nên hiệu quả hô ứng, đối xứng, cảm thông. Hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn chỉnh theo lề lối của Quan họ. Điều này cũng giống lề lối của nhiều dòng dân ca khác. Nhưng cần lưu ý rằng trình độ đối giọng, đối lời của ca hát Quan họ đã tiến tới một đỉnh cao mới về nghệ thuật âm nhạc và thơ ca, bởi vậy Quan họ không ngừng liên tiếp vươn tới những sáng tạo mới, vươn tới sự tích lũy thường xuyên về vốn âm nhạc, vốn thơ ca, trình độ sáng tác và nghệ thuật ca hát. b. Hát giải hạn Ngày xưa, con người thường tin vào số mệnh. Khi gặp nhiều việc không may hoặc tin rằng vào những tuổi, những năm, tháng nào đấy con người sẽ bị những hạn lớn

90 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 như mất tiền của, bệnh tật,…thì con người đã tìm những cách giải hạn, hy vọng tai qua nạn khỏi. Ở vùng quan họ, nhiều người trước đây, sau khi làm các nghi thức cũng lễ, thường mời 4, 5, 6 nhóm quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin rằng có Quan họ nam nữ dập dìu đến nhà, ca xướng giao hòa đông vui, gắn bó thì cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua, vững lòng sống trong niềm tin, hy vọng. Hát giải hạn khộng bị gò bó nhiều vào lề lối, bên hát trước muốn hát bài nào thì bên hát sau hát đối bài đấy. Không đối đúng cũng cho qua và cứ thể tiếp tục kéo dài canh hát gồm những bài đối đáp có nội dung vui vẻ, gắn bó, hẹn ước, thề nguyền…Kết thúc canh hát cũng hát đôi câu giã bạn rồi các Quan họ chúc gia chủ may mắn, bình yên, rủi không đến, phúc ùa về…Trước lúc ra về gia chủ thường gửi biếu Quan họ “lộc thánh”tức là một ít vật phẩm đã dùng để cúng lễ. c. Hát cầu đảo Không biết tự bao giờ người Quan họ cũng như đông đảo cư dân nông nghiệp trên quê hương Quan họ tin rằng mưa, nắng thuận hòa, mùa màng tươi tốt, dân an, vật thịnh…Là kết quả của hòa hợp âm dương, hòa hợp giữa đất trời và con người. Nếu âm thịnh dương suy thì gây lụt, bão. Nếu dương thịnh âm suy sẽ gây hạn hán, sâu keo…Người Quan họ tin rằng tiếng hát Quan họ có thể thấu đến trời cao và thế giới thần linh, có thể hòa hợp âm dương. Vì vậy, nếu trời hạn hán kéo dài mãi không mưa thì ở mốt số đền miếu trong vùng Quan họ thường có câu hát cầu đảo (cầu mưa). Hát cầu đảo thường chỉ có Quan họ nữ. Dân làng gọi hết Quan họ nữ trong làng, giữ gìn chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền hát liền 2, 3 ngày đêm. Không hát những bài tình tứ trao duyên như Quan họ thường hát mà chỉ hát những bài hát có nội dung cầu nguyện mưa thuận gió hòa và chỉ hát một giọng La rằng. d. Hát mừng Xưa khánh thành nhà mới, con cái đỗ đạt bằng cấp, đã đẻ nhiều con gái rồi đẻ được con trai…đều có thể ăn mừng. Lên thọ tuổi 50, 60, 70, 80 tuổi,…đỗ bằng cấp cao, thăng quan tiến chức… thường mở tiệc khao. Trong các dịp ăn mừng và khao, ngoài việc làm những nghi lễ, mời họ hàng, dân làng…đến ăn mừng, thì trong vùng Quan họ bao giờ cũng có những canh hát Quan họ của nhiều nhóm Quan họ kéo dài có khi vài ngày đêm. Trong những cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà cốt sao có nam, có nữ, có đối đáp, hầu hết là ca nhưng bài giọng Vặt có nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật vui, nhiều tiếng cười, lời nói vui xen vào khi hát. Chủ và khách chan hòa trong niềm vui và hy vọng chân tình. Hát ở các đám cưới cũng vậy. Chỉ cần tránh những bài có nội dung, lời ca ai oán, trách móc, than thân trách phận. e. Hát hội Trong vùng Quan họ, một trong những hoạt động văn nghệ chủ yếu của hội làng là ca hát Quan họ giữa nhiều tốp Quan họ nam nữ. Từ ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch cho đến ngày 28 tháng hai âm lịch, liên tiếp các hội làng diễn ra trong vùng Quan họ.

91 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nam nữ Quan họ cũng tấp nập mời nhau đi các hội làng “…để vui xuân, vui hội, gặp bầu, gặp bạn, ca đôi câu, đôi canh cầu may, cầu phúc”. Suốt tháng 8 âm lịch hàng năm, các làng có lệ vào đám, ở hội đình, Quan họ lại có dịp mời nhau dự hội, ca hát. f. Hát canh Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh ca; chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam và nữ mời nhau đến nhà “ca một canh cho vui bầu vui bạn, vui xóm vui làng, cầu may cầu phúc”. Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đã đề ra và được kéo dài từ 7- 8h tối đến 2-3h sáng. Đôi khi hội làng mở nhiều ngày cũng có những canh hát kéo dài từ 2-3 ngày đêm. g. Hát lễ thờ Khi các Quan họ rủ nhau đến hội làng để hát vui hoặc hát giải thì mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu cau, hương, nên, hoa quả để vào đình làm lễ thánh cũng như lễ trình dân. Khi các Quan họ xin vào đặt lễ thờ thì thường được các vị bô lão trong làng có hội đón tiếp mọt cách trang trọng nồng hậu. Mặc dù dưới thời Phong kiến rất ngặt nghèo với việc có đàn bà con gái vào lễ trước bàn thờ Thành hoàng nhưng dường như các liền anh liền chị Quan họ lại là một ngoại lệ. Sau khi đặt lễ cúng Thành hoàng các nhóm Quan họ thường ca một đôi bài theo giọng La rằng để chúc thánh, chúc dân người an - vật thịnh, phúc, lộc, thọ, khang ninh. Như vậy Quan họ gọi là hát lễ thờ. 3.3 Nội dung tư tưởng chứa đựng Pansori và Quan họ Bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào được sáng tác ra đều có mục đích và tư tưởng của người sáng tác hàm chứa trong đó. Pansori và Quan họ cũng vậy. Chủ thể sáng tác của 2 loại hình nghệ thuật này không phải là cá nhân mà là quần chúng nhân dân thế nên tư tưởng, nỗi niềm mà người dân gửi gắm trong đó cũng sâu sắc hơn rất nhiều. 3.3.1. Pansori Pansori ra đời trong hoàn cảnh xã hội đương thời từ cuối thế kỷ XVII- đầu thế kỷ XVIII vô cùng đen tối và khủng hoảng. Trong nước, mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ngày càng gia tăng, vua bất lực, các thế lực nắm quyền xung quanh vua tranh chấp thao túng chính trị. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, hết mất mùa, thiên tai lại đến nạn giặc Oa xâm chiếm vào năm Nhâm Thìn (1592).Trong khi đó điểm tựa trước đây luôn được tôn sùng là vua quan, triều đình lại bất lực, bỏ mặc dân đen. Trước tình hình đó nhân dân phải tìm một chỗ dựa mới cho mình ít nhất là về mặt tinh thần và khi đó Pansori đã được ra đời. Pansori là khúc hát về hiện thực tăm tối, về bộ mặt thật đang được phơi bày của xã hội đương thời. Xã hội trong những tác phẩm của Pansori chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội đương thời – một xã hội phong kiến cổ hủ lạc hậu đang trên đà sụp đổ, một

92 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 xã hội mà vua trở thành bù nhìn không còn khả năng quyết định và cứu giúp thần dân của mình thông qua tấm gương phản chiếu là Pansori, đời sống hiện thực đi vào trong lời ca tiếng hát rất đỗi thân quen và gần gũi. Những số phận con người, những mảnh đời éo le như được tạc lại một cách chân thực tỉ mỉ. Bộ mặt của xã hội phong kiến lạc hậu, của vua quan thời Joseong(조성) chưa bao giờ lại được hiện lên một cách chân thực đến thế. Trong vở Chun Hyang Ga (춘향가) nàng Chun Hyang (춘향) hiện lên với thân phận của một kỹ nữ - một thân phận có địa vị thấp nhất và bị khinh rẻ trong xã hội đương thời. Cũng chính bởi thân phận ấy mà biết bao sóng gió tủi cực đã ập đến cuộc đợi nàng. Tình yêu trong sáng, rất đáng ngưỡng mộ của nàng và Lee Mong Ryong (이몽룡) cũng bị ngăn cản bởi bức rào cản của định kiến xã hội chính là sự phân biệt giai cấp, đẳng cấp trong xã hội. Đối với thân phận của Chun Hyang (춘향) những người tôn trọng, khắt khe trong việc giữ gìn phong tục tập quán của xã hội sẽ nhìn Chun Hyang (춘향) trong hình thái của một kỹ nữ. Còn những ai đứng ở lập trường tiến bộ sẽ thấy việc đối xử với Chun Hyang (춘향) như một kỹ nữ là không thỏa đáng. Với thân phận là nữ giới lại bị coi là tầng lớp tận cùng của xã hội, nàng Chun Hyang (춘향) vẫn vươn lên phản kháng chế độ xã hội phong kiến đương thời bằng một tinh thần sắt đá, quật cường. Chính Chun Hyang (춘향) là hiện thân cho tầng lớp nhân dân của xã hội đương thời luôn khao khát được giải phóng mình, khao khát được tôn trọng, được sống với đúng nghĩa của một con người thực sự. Nếu như vở Chun hyang ga (춘향가) phản ánh nguyên hình chế độ hà khắc, bất công của xã hội đương thời thì vở Sim Cheong Ga (심청가) lại phản chiếu chân thực bức tranh cuộc sống nghèo khổ, bần hàn của người dân qua hai hình ảnh nàng Sim Cheong (심청) và người cha Simbongsa(심봉사). Vợ mất sớm Simbongsa (심봉사) một mình gà trống nuôi con trong cảnh tủi nhục.Sim Cheong (심청) lớn lên khó nhọc bằng dòng sữa mà ông bố mù lòa của mình ăn xin được. Vừa lớn Sim Cheong (심청) đã phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề vừa làm để kiếm sống vừa phụng dưỡng cha. Nhưng rồi Sim Cheong (심청) lại phải đối mặt với cái chết. Để cha mình có thể sáng mắt trở lại, Sim Cheong (심청) đã quyết định bán mình làm vật tế để đổi lấy 300 bao gạo cống vật. Vở kịch Sim cheong ga (심청가) không chỉ phản ánh cuộc sống nghèo đến cùng cực của người dân mà còn khắc họa tấm gương của một người con gái hiếu thảo như Sim cheong (심청). Pansori không chỉ mang đến bức tranh hiện thực cho người xem mà còn khơi dậy trong mỗi người sự đồng cảm, lòng khát khao được sống hạnh phúc, được giải phóng khỏi giới hạn của con người. Và phần sau của vở Sim cheong ga (심청가)chính là minh chứng cho điều đó. Nàng Sim cheong (심청) bị đưa đi làm tế vật cho thần biển, nàng nhảy xuống biển nhưng không chết mà lạc vào long cung và trở thành hoàng hậu. Ở đoạn kết Sim cheong (심청) gặp lại cha và giúp cha sáng mặt chính là kết thúc có hậu xứng đáng mà nhân dân dành cho hai nhân vật. Có thể thấy Pansori chủ yếu khắc họa những nỗi buồn đau da diết nhưng trong nỗi buồn ấy ta

93 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 không thấy nỗi tuyệt vọng, chán nản mà ta vẫn thấy đâu đó ánh sáng của sự lạc quan, hy vọng. Đó phải chăng là tư tưởng mà người dân Hàn Quốc muốn gửi gắm trong Pansori? 3.3.2 Quan họ

Quan họ là một hinh thái sinh hoạt văn hóa dân gian, một tổng thể do nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật hợp thành, trong đó nổi bật là giá trị của nghệ thuật ca hát Quan họ với nội dung tư tưởng bao hàm nhiều ý nghĩa phong phú, sâu, rộng. Quan họ là một tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian xứ Bắc, trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyện vọng, những khát khao của con người xứ Bắc nhiều đời, đối với quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa – xã hội. Theo chiều dài lịch sử, Quan họ đã sáng tạo, dung nạp, chuyển hóa, sinh thành, đào thải để thích nghi, đáp ứng những nhu cầuvề văn hóa, nghệ thuật, những nguyện vọng về cuộc sống của cộng đồng người sáng tạo, nuôi dưỡng, giữ gìn, phát triển. Trong mọi chặng đường lịch sử giá trị nội dung bản chất của Quan họ giàu có, phức tạp, đa diện. Đến với ngày hội có hàng trăm nhóm Quan họ nam nữ tươi vui, mời chào, ca hát hoặc đến với một canh hát do Quan họ gái, trai mời nhau đến nhà ca một canh “Mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn...”. Người đẹp, trang phục đẹp, cử chỉ đẹp, ngôn ngữ đẹp, tiếng nói, tiếng cười, miếng trầu, chén nước...Chuẩn mực văn hóa thắm đượm tình người, tình bạn, tình yêu “sum họp trúc mai”, “Bốn bể giao tình”, thế giới lung linh, say đắm của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, thật sự mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc cho con người. Đến với Quan họ là đến với sự liên kết con người bằng sợi dây ân nghĩa, yêu thương, của tình bạn trọn đời, tình bạn truyền đời, tình yêu nam nữ mang màu sắc lý tưởng kiểu Quan họ như phong tục, lề lối Quan họ đã ước định. Con người có thêm sức mạnh, niềm tin yêu để chống lại sự cô đơn, sự bất lực trước một xã hội có nhiều bất công, áp bức đè nặng nhiều thế kỷ. Sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận nhất là trong xã hội xưa là nỗi đau tinh thần của nhiều người. Đến với Quan họ là đến với mối quan hệ tôn lẫn kính trung sự bình đẳng giữa người với người: giữa nam với nữ, giữa các thân phận khác nhau trong đời thường. Không ở đâu trong xã hội cũ con người lại được sống trong mối quan hệ “Người với người là bạn”như trong sinh hoạt văn hóa Quan họ. Có lẽ cũng bởi vậy mà bất chấp quy định của xã hội phong kiến ngặt nghèo trong việc đàn bà, con gái trước bàn thờ Thành hoàng vào những dịp lễ quan trọng, những liền anh, liền chị khi vào lễ thánh vẫn được các vị đứng đầu làng đón tiếp một cách trang trọng nồng hậu. Trước vũ trụ bao la huyền bí, nhiều rủi hơn may người Quan họ đã đến với tiếng hát làm nhịp cầu đến với thế giới tâm linh để cầu mưa, cầu phúc, cầu duyên hay giải hạn…hy vọng vượt qua mọi thác ghềnh, hy vọng tấm lòng thành kính tiếng hát diệu kỳ kia sẽ xua đi mọi tai ương bất hạnh mang lại niềm tin trong cuộc sống.

94 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu của chúng tôi còn rất nhiều thiếu sót nhưng chúng tôi hy vọng những kiến thức ít ỏi này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Pansori, Quan họ và thêm yêu quý, trân trọng hai loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này. Chính các yếu tố như kỹ thuật hát, ngôn từ cũng như những nội dung tư tưởng chứa đựng trong Pansori và Quan họ đã làm nên nét độc đáo, tinh tế, đặc sắc ấy. Bất chấp dòng thời gian nghiệt ngã, Pansori và Quan họ vẫn khẳng định được vị trí của mình trong lòng người dân hai nuớc và cả thế giới. Pansori và Quan họ không chỉ là linh hồn, là tinh hoa của văn hóa Hàn- Việt mà còn là tinh hoa của nhân loại.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình văn hóa Hàn Quốc 한국의 문화 욕사 자료집 II 2. 판소리 이야기 Câu chuyện về Pansori 3. Nghiên cứu khoa học:Vài nét khai quát về Pansori loại hình âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc của nhóm nghiên cứu Chu Thị Thanh Thúy, Dương Thị Tuyên, Lê Thị Hải Yến, Trần Thị Yến. 4. Ca dao trữ tình Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục-năm xuất bản 1998 do Vũ Thúy Anh – Vũ Quang Hào sưu tầm và biên soạn). 5. Sv kinhbac.com 6. Quan ho.org

95 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

VÀI NÉT VỀ SAMULNORI

SVTH: Đào Phương Anh (1H-10) GVHD:Vũ Thanh Hải I. MỞ ĐẦU Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sự phát triển và hình thành nền văn hóa của mỗi quốc gia. Âm nhạc truyền thống của mỗi đất nước thể hiện một phần nào đó về những giá trị tinh thần và những đặc trưng văn hóa của đất nước đó. Đất nước Hàn quốc đã được thế giới biết đến với Kim chi, với điệu múa puchaechum, và rất nhiều các nét văn hóa đặc sắc khác trong đó có Samulnori. Samulnori là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc, dù ra đời chưa lâu(1978) nhưng Samulnori mang trong mình sự độc đáo, nét đặc trưng của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Chính vì vậy, thông qua nghiên cứu khoa học với tiêu đề “Vài nét về Samulnori”, tôi muốn cùng được chia sẻ những thông tin, kiến thức mà mình đã tìm hiểu được trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này.

II. NỘI DUNG 1. Khái quát về Samulnori Định nghĩa Samulnori(사물놀이) là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc bắt nguồn từ Nongak(nông nhạc) - một thể loại dân gian của Hàn Quốc bao gồm âm nhạc, xiếc, múa dân gian và những nghi thức được thực hiện ở những làng trồng lúa để đảm bảo hay ăn mừng 1 vụ mùa bội thu. “Samul”có nghĩa là bốn vật thể, nori có nghĩa là “chơi”. Samulnori được biểu diễn với bốn loại nhạc cụ khác nhau.

96 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Soi(kkwaenggwari)(쇠; 꽹 과 리): là chiếc cồng nhỏ

Janggo (장 고): là chiếc trống có hình dạng như chiếc đồng hồ cát

Jing (징) là chiếc cồng lớn hơn so với Soi

97 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Buk (북) là trống thùng

Mỗi loại nhạc cụ lại biểu hiện cho một yếu tố tự nhiên. Soi thể hiện “mây. Jing thể hiện “mưa”. Janggo thể hiện “gió”. Và Buk thể hiện “sấm chớp”. Trong đó, Soi và Jing được làm từ kim loại. Janggo và Buk được làm từ da. Soi được làm chủ yếu từ đồng với những dây bằng vàng hoặc bạc. Jing là một chiếc cồng đi với 1 chiếc gậy dùng để đánh. Janggo thường được gọi là “trống đồng hồ cát”bởi hình dạng của nó. Janggo có 2 mặt trống, mỗi mặt trống được làm từ một loại da khác nhau. Mặt trái của trống thường được làm bằng da bò và mặt phải thì thường được làm bằng da ngựa. Buk là 1 chiếc trống tròn có hình dạng khá giống với những chiếc trống mà ta thường thấy. Buk được làm từ một khúc gỗ thông, được làm cho rỗng ruột, và 2 miếng da bò được gắn chặt vào khúc gỗ đó . Buk khi chơi cũng cần tới dùi. Khi chơi, sự hài hòa của bốn loại nhạc cụ thể hiện cho sự hài hòa giữa vũ trụ và thiên nhiên và con người giữa quy luật âm dương thay đổi. Trong đó, Buk và Janggo thể hiện cho âm thanh của mặt đất; Soi và Jing thể hiện cho âm thanh của bầu trời. 2. Samulnori được biểu diễn như thế nào

98 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Một ban nhạc chuyên nghiệp biểu diễn samulnori thường có khoảng trên 24 người biểu diễn. Thường sẽ bao gồm 8 người chơi nhạc cụ, 8 vũ công biểu diễn với Sogo (chiếc trống cầm tay nhỏ, dày khoảng 4 đến 5 cm) và 8 diễn viên bắt chước các nhân vật và 1 người chơi Taepyongso (chiếc kèn hình nón) . Những người chơi nhạc cụ chơi 4 loại nhạc cụ: Soi(kkwaenggwari), Janggo, Jing, Buk, Soi (kkwaenggwari) có đường kính khoảng 20cm và nhỏ hơn Jing. Nó thường được sử dụng trong nông nhạc, nhạc cung đình. Người nghệ sỹ thường giữ Soi (kkwaenggwari) bằng tay trái và cầm 1 chiếc gậy ở tay phải. Tay trái của người nghệ sỹ đóng vai trò điều khiển độ mạnh yếu của âm thanh. Nghệ sỹ chơi Soi (kkwaenggwari) được gọi là sangsoe. Soi (kkwaenggwari) đóng vai trò như “người dẫn đầu”dẫn dắt các loại nhạc cụ còn lại, ra hiệu cho những sự chuyển đổi trong âm thanh . Khi chơi Soi (kkwaenggwari) tạo ra âm thanh “kkwaeng- kkwaeng” Janggo là chiếc trống hình đồng hồ cát. Khi biểu diễn, Người nghệ sỹ ngồi khoanh chân và Janggo được đặt ngay trước chân người chơi. Mặt phải của trống dượcđánh bằng một chiếc gậy tre và mặt trái của trống được đánh bằng lòng bàn tay. Một mặt của trống sẽ tạo ra âm thanh rất cao “deong deong”khiến người nghe cảm thấy phấn khích. Buk là chiếc trống thùng, có hình dạng khá giống với những chiếc trống ta thường thấy. Khi biểu diễn người nghệ sỹ đặt chiếc trống dựng thẳng lên và đánh trống bằng một chiếc dùi. Buk nhận nhiệm vụ tạo âm thanh trầm. Khi chơi Buk sẽ tạo ra âm thanh “boom boom”. Buk cũng đóng vai trò “trợ giúp”cho Janggo khi biểu diễn. Jing là chiếc cồng lớn hơn so với Soi, có đường hình khoảng từ 21 ~ 48 cm, thường đi kèm với một chiếc gậy để đánh. Jing có thể được chơi theo rất nhiều cách như treo nó lên 1 chiếc giá, chơi bằng hai tay, …Jing giữ vai trò hòa với âm thanh sắc nhọn của Soi (kkwaenggwari) để tạo ra những âm thanh đẹp nhất. Khi chơi Jing tạo ra những âm thanh tựa như những thung lũng của Hàn Quốc. Khi biểu diễn Samulnori, không phải tất cả các nghệ sỹ sẽ cùng ngồi hay cùng đứng. Những người chơi 4 loại nhạc cụ Soi(kkwaenggwari), Janggo, jing, Buk sẽ ngồi và chơi các loại nhạc cụ đó. Những nghệ sỹ còn lại sẽ đứng và biểu diễn. Những nghệ sĩ đứng này sẽ lắc lắc sangmo của mình một cách mạnh mẽ. Sangmo là những tua trang trí trên mũ rất dài, màu trắng và được làm bằng giấy. Hoặc họ sẽ vừa nhảy vừa chơi những nhạc cụ như Taepyeongso hoặc sogo. Tất cả các tiết mục biểu diễn Samulnori đều được bắt đầu bằng Gosadeokdam – 1 nghệ sỹ sẽ biểu diễn một bài hát thể hiện những ước mốn hạnh phúc và cuộc sống lâu dài cho tất cả khán giả. Sau Gosadeokdam màn biểu diễn sẽ chính thức bắt đầu. Màn biểu diễn sẽ bắt đầu một cách rất chậm rãi và sau đó sẽ nhanh dần và nhanh dần lên. Bốn loại nhạc cụ này sẽ hòa âm với nhau một cách hòa hợp và nhuần nhuyễn. Đặc trưng của Samulnori đó là sự thay đổi luân phiên giữa sự căng thẳng và những yếu tố thư giãn. Trong khi nhịp điệu thì có thể biến đổi dựa theo các bản nhạc thì người nghệ sĩ cũng luôn luôn cố gắng để sự hòa hợp giữa bốn loại nhạc cụ lên mức cao nhất. Buk và Janggo thể hiện cho âm thanh của mặt đất, Soi(kkwaenggwari) và jing thể hiện cho âm thanh của bầu trời hòa hợp với tiếng hát của người ca sĩ. Vì vậy đã tạo nên sự hòa hợp giữa mặt đất, bầu trời và con người.

99 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Một phiên bản khác của Samulnori Samulnori thường được biết đến với bốn loại nhạc cụ: Janggo, buk, kkwaengkwari, Jing. Tuy nhiên Samulnori cũng có một phiên bản khác thường được dùng trong chùa chiền và các nghi lễ mang tính tôn giáo nhiều hơn. Ở phiên bản Samulnori này người ta thường dùng hai bộ nhạc cụ. Hai bộ nhạc cụ này cũng được gọi là Samul, tuy nhiên chúng không được dùng với mục đích giải trí. Bộ thứ nhất là để dành cho các nghi lễ tâm linh trong đền: Beopgo(법고):là trống được bọc bằng da bò. Trống này được chơi trước tượng Phật Unpan(운판): là một loại chiêng được đặt trong nhà bếp của đèn, sử dụng để báo hiệu cho các nhà sư là đã tới giờ ăn Mokeo: là một khối gỗ rỗng được đẽo gọt thành hình con cá chép, được sơn màu rất sặc sỡ và sinh động. Thường được đánh khi đọc kinh. BeomJong (범종): một chiếc chuông rất lớn Bộ thứ hai cũng được biết đến với cái tên Samul thường được sử dụng trong các nghi lễ nhảy múa mang tính tôn giáo. Bộ Samul này bao gồm: Cheng; Buk; Taepyoungso; và Mok’tak III. Quá trình hình thành và phát triển của samulnori 1. Nguồn gốc của Samulnori Samulnori xuất phát từ nongak có nghĩa là nông nhạc.Cụ thể hơn Samulnori xuất phát từ utdari – 1 nghi lễ pháp sư có xuất xứ từ tỉnh Gyeonggi-do và Chungcheong của Hàn quốc. Cũng như những thể loại âm nhạc dân gian của Yeongnam và Honam kết hợp với những yếu tố hiện đại, sự tỉ mỉ công phu . Samulnori ra đời vào năm 1987 bởi Kim Duk Soo – một nghệ sỹ bậc thầy của Janggo. Kim Duk Soo đã kết hợp yếu tố nông nhạc, với những ảnh hưởng của tôn giáo và tạo nên sự khác biệt riêng cho Samulnori. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Keith Howard “Âm nhạc của Samulnori phần lớn thuộc về nông nhạc, một nét truyền thống dân gian trong những di sản của Hàn quốc. Họ thường nói rằng nông nhạc đã thâu tóm được tinh thần của tất cả những gì thuộc về Hàn Quốc. Samulnori kết hợp những giai điệu có nguồn gốc từ nông nhạc với sự ảnh hưởng của tôn giáo và những tác phẩm hiện đại. Chính vì vậy samulnori là một “ngã tư”âm nhạc, nơi đô thị và nông thôn truyền thống, phương Đông và phương Tây gặp gỡ trong sự hòa quyện của giai điệu và những điệu múa. Vì thế Samulnori vừa có thể coi như là truyền thống nhưng cũng có thể coi như đương đại. Khi nhắc đến Samulnori, những người dân ở phía Nam của bán đảo Triều Tiên đã nói: “Họ không chơi như chúng tôi đã chơi”và”đó gần như không phải những gì chúng tôi đã dạy họ”. Sự thay đổi trong nông nhạc đã thực sự diễn ra bởi sự ra đời của samulnori. Pankut- là từ để chỉ những loại hình giải trí của từng địa phương do những nhóm địa phương hoặc những nhóm du cư biểu diễn. Pinari – một hình thức cầu nguyện được

100 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 thực hiện bởi những nghệ sỹ hoặc những pháp sư nhằm cầu mong sức khỏe sự thịnh vượng cho các gia đình. Những Pankut hay Pinari đều là những hình thức tâm linh thuộc về thế giới bên kia. Ngày nay còn rất ít những làng còn duy trì những ban nhạc này, các làng tổ chức Pankut còn ít hơn và những nhóm du cư thì cũng đã biến mất. Tiến sĩ Howard đã bình luận “Âm nhạc đã chuyển từ nghi lễ sang giải trí. Ngày nay ở Hàn Quốc hàng loạt các kênh giải trí của Hàn Quốc và các sân bay đã cho các doanh nhân và khách du lịch được xem các nhóm gồm những vũ công trẻ đẹp biểu diễn nông nhạc cùng với những nụ cười. Samulnori đã một lần nữa tái hiện lại quá khứ bằng sự chuyên nghiệp và hiện đại của thời nay”. Bởi vậy samulnori chính là hiện diện cho sự hòa quyện của quá khứ và hiện đại. Sự phức tạp đã được thêm vào trong những khúc nhạc đơn giản nhất và tạo ra một thế giới của những sự tương phản mạnh mẽ. Đỉnh cao đã được tạo ra và chìm xuống như những con sóng. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Samulnori Được ra đời vào năm 1978, bởi Kim Duk Soo, Samulnori đã phục hưng nền âm nhạc Hàn quốc và nhận được sự hoan nghênh trên toàn thế giới vào thời điểm đó. Kim Duk Soo, nghệ sỹ bậc thầy của Janggo đã đưa Samulnori trở thành một tổ chức hàng đầu trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, Samulnori bao gồm có 30 học sinh do Kim Duk Soo tuyển chọn và đào tạo.Họ diễn dưới nhiều hình thức nhưng thường sẽ là một nhóm gồm bốn người cùng với sự chỉ đạo của Kim Duk Soo. Những nghệ sỹ đầu tiên biểu diễn Samulnori đó là Kim Young Bae(đã qua đời vào năm 1985) chơi Soi(kkwaenggwari); Choi Tae Hyun chơi Jing; Kim Duk Soo chơi Janggo; và Lee Dong Jae(hiện đang giảng dạy tại trường đại học) chơi Buk. Nhưng không lâu sau đó nhóm đã có sự thay đổi, Choi Jong Sil đã thay thế vị trí của Kim Duk Soo chơi Soi(kkwaenggwari) và Lee Kwang Soo thay thế vị trí của Lee Dong Jae chơi Buk. Vào năm 1993, nhóm Samulnori đã trở thành Samulnori Hanullim, Inc (Hanullim có nghĩa là “tiếng nổ lớn”). Nhóm 4 người biểu diễn Samulnori đã trở thành một công ty với 30 nghệ sỹ và học viên . Điều này có nghĩa là sự cống hiến của Samulnori cho nghệ thuật và âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc trong vòng hơn hai thập kỷ qua là vô cùng lớn lao. Trong nhiều năm qua, những tour diễn Samulnori vòng quanh nước Mỹ đã mang Samulnori đến với New York; Los Angeles; Boston; Chicago; và Hawaii. Vào năm 1985, Hiệp Hội Châu Á đã được trao giải Obie cho những thành tựu nổi bật tại nhà hát Off-Broadway vì đã mang Samulnori tới các sân khấu của New York. Samulnori đã được biểu diễn tại Kennedy Center tại Washington, D.C và tại học viện Smithonian như một phần của sự nỗ lực thiết lập quan hệ giữa Smithonian và Hàn Quốc. Họ cũng xuất hiện tại hội nghị hiệp hội nghệ thuật gõ tại Dallas và biểu diễn tại đại học Calfornia tại Berkeley phục vụ cho ngành âm nhạc dân tộc. Samulnori đã đi tới các quốc gia Đức; Áo; Anh; Thụy Điển; Thụy Sĩ; Nhật Bản; Trung Quốc; Úc và Hy Lạp. Tại Hy Lạp họ

101 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đã là cùng với những đại diện của Hàn Quốc tại thế vận hội Olympic thắp lên ngọn đuốc biểu tượng của thế vận hội này vào năm 1988. họ cũng dã tới Italy. Tại đây họ đã được quay film quảng cáo cho hang giày thể thao Puma nổi tiếng toàn thế giới. Samulnori đã hợp tác cùng rất nhiều nhạc sỹ được đánh giá cao trên toàn thế giới của rất nhiều thể loại từ nhạc jazz tới nhạc pop. Họ cũng đã thực hiện buổi hòa nhạc với dàn nhạc chơi những bản nhạc được sáng tác dành riêng cho họ . Samulnori cũng đã tham gia rất nhiều festival như “Live Under The Sky”tại Nhật Bản và Hong Kong; festival Kool Jazz; festival WOMAD của Peter Gabriel; festival nhạc Jazz quốc tế sông Hàn (Han River (Korea) International Jazz Festival) . Ngoài lịch diễn dày đặc của họ, Samulnori đã dành thời gian để truyền lại những kỹ thuật biểu diễn độc đáo của họ .Samulnori giảng dạy tại học viện âm nhạc Samulnori tại Seoul. Họ đã trở thành chủ đề của rất nhiều cuốn sách và phim tài liệu cho nhiều thương hiệu, bao gồm có SONY. Họ cũng đã thu âm 15 bản nhạc của mình. Trong thời gian gần đây, nhiều nét văn hóa của Hàn quốc đã bị phương Tây hóa và điều này đã có ảnh hưởng không tốt tới nghệ thuật dân gian của đất nước này. Vào tháng 2 năm 1978, một số nghệ sỹ trẻ (thành viên chính thức của Namdasang – tổ chức những nghệ sỹ lang thang) đã cùng nhau biểu diễn, khai sinh ra Samulnori – một nhóm nhạc chơi những bản nhạc truyền thống . Họ đã chơi những thể loại nhạc như “Utdari Pungmul”; “âm nhạc dân gian YoungNam”; “HoNam Udo Gut”. Nhưng họ đã biến đổi những bảnnhạc này để phù hợp với xu hướng và yêu cầu của thời đại . Những trải nghiệm âm nhạc này đã có ảnh hưởng rất lớn tới nên văn hóa và nghệ thuật dân gian Hàn Quốc. Samulnori đã làm sống lại sự yêu thích nghệ thuật dân gian trong lòng khán giả.

IV. Samulnori trong đời sống của người Hàn Quốc 1. Ý nghĩa của Samulnori với người Hàn Quốc

102 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Samulnori dù không lâu đời như những đại diện khác của nền văn hóa Hàn Quốc, tuy nhiên sự đóng góp của Samulnori đối với sự phát triển của nền văn hóa không hề nhỏ. Một vài thập kỷ gần đây, khi xu hướng hiện đại hóa dần lên ngôi kéo theo sự xâm lấn của văn hóa phương Tây vào các nước châu Á, Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Hiện tượng này đã dẫn đến sự mai một dần văn hóa dân gian của mỗi dân tộc. Dần dần sự quan tâm của giới trẻ với nghệ thuật dân tộc đã biến mất. Nhưng Samulnori đã xuất hiện và làm sống lại lòng yêu nghệ thuật dân tộc của không chỉ giới trẻ mà tất cả những ai đã từng xem qua màn biểu diễn nghệ thuật này. Các yếu tố hiện đại đan xen lẫn với các yếu tố cổ xưa làm cho những tiết mục samulnori không nhàm chán, cũ kỹ, vẫn hiện đại, sôi động nhưng vẫn rất đậm chất dân tộc. Chính điều này đã kéo sự quan tâm của giới trẻ đến với Samulnori, và từ đó đến với âm nhạc dân gian Hàn Quốc. Samulnori đã được người nghệ sỹ tài hoa Kim Duk Soo đưa đến với rất nhiều nước bạn trên thế giới. Thông qua việc này, Samulnori đã góp phần vào công cuộc giới thiệu văn hóa Hàn Quốc ra các nước trên thế giới . Samulnori là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy Samulnori cũng là một đại diện cho nền văn hóa đầy truyền thống nhưng lại không lạc hậu của Hàn Quốc. Samulnori đã giúp cho nền nghệ thuật dân gian của Hàn Quốc không hề bị mai một mà còn ngày càng phát triển hơn. Đối với nghệ thuật dân gian của các nước, rất khó để thay đổi và thêm những yếu tố mới vào trong đó, đặc biệt là đối với âm nhạc. Tuy nhiên Samulnori đã thay đổi được và nhận được sự công nhận của không chỉ Hàn Quốc mà còn nhận được sự quan tâm và đón nhận nồng nhiệt của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy có thể nói Samulnori là niềm tự hào của đất nước Hàn Quốc cũng không hề sai. 2. Nghệ sỹ Samulnori nổi tiếng Kim Duk Soo

103 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Có lẽ cụm từ tài giỏi chưa đủ để nói về ông- nghệ sỹ tài hoa Kim Duk Soo. Kim Duk Soo sinh năm 1952, tại TaeJon trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ông, Kim Mun Hak, đã chọn Kim Duk Soo trong số 8 người con của mình để tiếp bước ông, trở thành một người nghệ sỹ chuyên nghiệp trong nhóm những nghệ sỹ lang thang NamDaSang. Ông đã thể hiện tài năng của mình ngay từ lúc còn rất nhỏ. Ông đã được trao giải thưởng trong cuộc thi Âm nhạc dân gian quốc gia khi ông 7 tuổi và từ đó ông được biết đến như một thần dồng chơi trống. Đây là khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc vẻ vang của ông sau này. Ông tốt nghiệp trường Nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc truyền thống Hàn Quốc tại Seoul. Tại đây ông đã được những bậc thầy vĩ đại như Do Il Yang (도 일 양), Yong Yoon Nam (용 윤 남) và Soon Gap Song (순 갑 송) chỉ dạy về Janggo và kkwaenggwari. Ông cũng đã học một năm đại học, tuy nhiên do phải đi lưu diễn ở nhiều nước nên ông đã không thể tiếp tục theo học. Bên cạnh tài năng của một người nghệ sỹ, ông cũng đã từng chỉ đạo, đạo diễn và sản xuất ra những sản phẩm nghệ thuật không chỉ liên quan đến âm nhạc mà còn cả khiêu vũ và sân khấu. Trong những năm qua cùng với sự tài hoa của mình trong các lĩnh vực: nghệ sĩ biểu diễn, thầy giáo, chỉ đạo nghệ thuật, Kim Duk Soo đã được công nhận là một trong năm mươi nhận vật có ảnh hưởng nhất Hàn Quốc trong vòng 5 thập kỷ qua. Một trong những lý do cho sự thành công của người nghệ sỹ tài hoa này là ông tin rằng vỗ những nhịp trống sẽ đưa ông đi đúng con đường của mình.Những gì ông nhận được từ trải nghiệm này đã là động lực phát triển cho nhóm Samulnori được thành lập vào năm 1978. Mục tiêu quan trọng nhất của ông luôn luôn là tạo ra một thể loại âm nhạc mới trên nền tảng là sự phát triển của âm nhạc truyền thống. Và ông đã làm được điều này bằng tài năng và sự cố gắng của chính bản thân ông Với sự ra đời của Samulnori vào năm 1978, cuộc sống của Kim Duk Soo đã có rất nhiều những sự chuyển biến. Ông đã lưu diễn vòng quanh thế giới và biểu diễn ở hơn 3000 sân khấu lớn nhỏ khác nhau dưới cái tên Samulnori. Ông thành lập nhóm Samulnori với những mục đích chính: - Nghiên cứu sâu hơn về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc - Nghiên cứu về âm nhạc và nhạc cụ, đặc biệt là các nhạc cụ gõ của các nước khác trên thế giới. - Tạo ra những thể loại âm nhạc mới. - Tạo cơ hội cho học sinh nói riêng và tất cả những người có sự yêu thích và quan tâm đến âm nhạc tìm hiểu về nhạc cụ gõ của Hàn Quốc. Hơn nữa ông cũng phải đảm nhiệm chức vụ trưởng nhóm Samulnori. Ông có nhiệm vụ duy trì và phát triển những kết quả mà nhóm đã đạt được. Kim Duk Soo đã có những đóng góp rất lớn cho nền âm nhạc truyền thống Hàn Quốc không chỉ bằng việc cho ra đời Samulnori mà còn bằng những nổ lực và cố gắng của ông đưa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc tới các nước bạn trên thế giới để thế giới có cơ hội hiểu thêm về Hàn Quốc – một đất nước giàu truyền thống và xinh đẹp.

104 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

V. KẾT LUẬN Hàn Quốc là đất nước với nhiều nét đẹp văn hóa và Samulnori là một trong số những nét đẹp nổi bật nhất. Samulnori là biểu tượng của sự hài hòa giữa cổ xưa và hiện đại. Đồng thời Samulnori cũng là biểu tượng cho nền nghệ thuật dân gian vẫn còn được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ cho tới tận ngày nay của Hàn Quốc . Samulnori đã không những chinh phục và làm sống lại long yêu nghệ thuật dân gian của người dân Hàn Quốc, Samulnori còn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng thính giả của các nước khác trên thế giới. Chính vì những lý do này, Samulnori xứng đáng là niềm tự hào của đất nước Hàn Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An illustrated guide to Korean Culture: 233 traditional keywords 2. Trang web: Wikipedia 3. Trang web: newsfinder.org 4. Trang web: lifeinkorea.com

105 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

NÉT TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA DÂN GIAN MUSOK-KYO

SVTH: Lê Bích Ngọc (1H-10). GVTH: Nguyễn Phương Minh I. Sơ lược về Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo. 1. Định nghĩa. Theo như Thạc sỹ Phạm Hồng Thái (Viện nghiên cứu Văn hóa Đông Bắc Á), “Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo”là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu Tôn giáo Hàn Quốc sử dụng, nhằm nói tới một loại hình tín ngưỡng đa thần hình thành và phát triển rộng rãi trong dân gian.1. Bắt nguồn từ Shaman giáo của Siberia cổ, được đưa vào Hàn Quốc qua những người dân nhập cư, trải qua một quá trình dài tồn tại trong dân gian, một phần bộ phận của Shaman giáo cổ giao thoa với Tín ngưỡng bộ tộc sẵn có, hình thành nên “Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo”. Tín ngưỡng Musok-kyo là một loại hình tín ngưỡng chưa có tính hệ thống nhưng nó lại dễ dàng thấm sâu vào cuộc sống của người dân Hàn quốc từ thời xa xưa thông qua các câu truyện truyền miệng và phong tục tập quán. 2. Đặc điểm chính. a. Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Theo Tam quốc di sự2, tiền thân của đất nước Hàn Quốc là sự hợp nhất của các bộ tộc sinh sống trên bán đảo Triều Tiên. Do có nguồn gốc từ các bộ9 lạc di cư, cư dân Triều Tiên cổ chịu ảnh hưởng lớn của tín ngưỡng thị tộc – một trong những tôn giáo xuất hiện sớm nhất. Theo đó, mỗi bộ tộc có một vật linh, một biểu trưng riêng, không chia sẻ với bộ khác. Đó có thể là một cái cây, con thú hay những gì thuộc về thiên nhiên. Những vật linh này được cho là có mối quan hệ họ hàng hay siêu nhiên với các thành viên của bộ tộc. Bởi thế nên, các vật linh này thường được bộ tộc tôn sùng, thờ cúng. Họ coi những vật linh này là những người anh em chung huyết thống với mình. Đồng thời, người ta sử dụng hình ảnh tượng trưng của các vật linh này để làm bùa cầu may, trừ tai họa. Chúng, đồng thời, được gắn liền với nhiều truyền thuyết, thần thoại, với nhiều mặt của cuộc sống thường ngày. b. Đề cao con người. Ngay từ thủa sơ khai, người Hàn đã có quan niệm về hồn – xác. Trong đó, ngay cả khi thể xác mất đi thì linh hồn vẫn tồn tại. Người sống và linh hồn của người chết có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn n10hau. Thế nên, từ lâu đời, người Hàn đã có phong

1 Theo “Tìm hiểu tôn giáo tín ngưỡng Musok-kyo ở Hàn Quốc”của thạc sỹ Phạm Hồng Thái đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2004.

106 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tục thờ cúng tổ tiên. Con cháu thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên bảo hộ, phù trợ, dẫn dắt con cháu. Trong đó, v11iệc cúng giỗ là vô cùng quan trọng. Ngay chính trong thần thoại Tangun đã chỉ ra rằng, ngay từ thời đại của các bộ lạc thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người Hàn.. Gắn liền với thái độ thành kính đối với linh hồn tổ tiên, người Hàn quốc từ xưa đã rất coi trọng các nghi lễ thờ cúng không chỉ với ông bà tổ tiên mà còn là với các anh hùng dân tộc, với những người khai sáng đất nước….. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghi lễ Sangnye (tang lễ) và Cherye (thờ cùng) được coi là quan trọng nhất. Nghi lễ Sangnye được thực hiện khi có người mới mất, gồm các thủ tục khá phức tạp. Nó thể hiện lời từ biệt của người quá cố đối với người thân, đồng thời cũng thể hiện mong muốn người quá cố sớm được siêu thoát về thế giới bên kia, có mối quan hệ tốt đẹp với thần thánh bên kia, phù trợ và bảo hộ con cháu của những người còn sống. Nghi lễ Cherye bao gồm lễ Ch’arye, lễ Kije và Myoje. Bàn cúng cho các lễ này được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định: hoa quả có màu đỏ ở viền đông, hoa quả màu xanh ở viền hướng tây, cá ở hướng đông, thịt phơi khô ở bên trái và sikke ở bên phải. Lễ Ch’arye thường diễn ra vào các dịp lễ đặc biệt như Seolnal, Hansik, Ch’usok và Tano. Lễ Kije được thực hiện vào nửa đêm ngày giỗ của từng người đã khuất (trong phạm vi bốn đời). Lễ Myoje là lễ tảo mộ người đã khuất. c. Tôn thờ mang hơi hướng mê tín. Gắn liền với sự thờ cúng là các nghi lễ lên đồng, gọi hồn, hiến tế, bùa chú và ma thuật nhằm lợi dụng sức mạnh của linh hồn để đạt được ước vọng hoặc để trấn giữ, ngăn cản sự hoạt động của các linh hồn ác. Vào thời của những bộ lạc, nếu có thành viên mới gia nhập bộ lạc thì thành viên mới ấy phải nhận được sự chấp thuận của vật linh. Khi đó, vị thầy cúng tế của bộ tộc sẽ đứng ra làm lễ xin ý kiến của thần linh. Những nghi lễ này diễn ra với nhiều yêu cầu khá phức tạp. Vào ngày lễ tế, thầy cúng sẽ dâng lễ vật là thực phẩm, đôi khi còn là động vật hiến sinh. Trong khi cầu khấn, thầy thường hát hò, nhảy múa và cầu nghuyện bằng những âm thanh được coi là tiếng của thần. Trong các câu truyện cổ dân gian, những nghi lễ này được diễn ra khi có một sự kiện trong đại nào đó. Ví dụ như thần thoại Tangun, trước khi được trở thành người, Gấu đã phải ăn tỏi và cải cúc, tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian yêu cầu như một nghi lễ thanh tẩy tà ma (do tỏi và cải cúc được cho là thực vật thiêng, có khả năng trừ tà). Hay như trong thần thoại Kaya, khi Trời báo điềm rằng quân vương của đất

2 “Tam quốc di sự”của tác giả Iryon, viết vào thời đại Choseon, là tập hợp những truyện cổ, thần thoại của Hàn Quốc. 11

107 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nước sắp xuất hiện, chín vị thủ lĩnh đã làm lễ thanh tẩy, rồi họ nhảy múa và ngước lên bầu trời mà hát bài hát chào mừng. d. Niềm tin vào thần thánh. Trong mối tương quan tương đồng với các tín ngưỡng đa thần khác trên thế giới, Tín ngưỡng Musok-kyo bắt nguồn từ sự kính sợ các hiện tượng siêu nhiên hay cảm tính về tính thiêng của sự vật, hiện tượng. Tín ngưỡng phát triển mạnh mẽ và dễ dàng trong cộng đồng do tính truyền miệng của các nhiều thần thoại miêu tả về những nhân vật có bề ngoài đặc biệt hay khả năng siêu phàm. Những vị thần này phụ trách phù hộ và cai quản các mảng riêng biệt trong đời sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng còn thần thánh hóa hay vĩnh cửu hóa hình tượng của các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, loại hình tín ngưỡng cũng không đưa ra một vị thần tối cao, duy nhất, tự hữu nào. Điều đó có nghĩa là: Trong hệ thống các vị thần của tín ngưỡng, vị thần đứng đầu, giữ trách nhiệm cai quản các vị thần khác cũng được sinh ra từ một dòng họ hay phả hệ xác định tương tự với xã hội loài người. Vì thế nên, số lượng các vị thần là vô hạn. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại thành 6 loại hình thần chính. • Tối thượng thần. Thần Tối cao, hay còn đuợc gọi bằng cái tên khác là Haneulnim, hallanim,... tuỳ theo từng thời kì khác nhau, được cho là vị thần có quyền lực mạnh nhất trên trời, đóng vai trò cai quản các vị thần khác, đồng thời cai quản những thành tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân (mưa, gió, ánh sáng,..). Dựa vào các câu truyện cổ, chúng ta có thể thấy rằng tín ngưỡng Musok-kyo rất coi trọng Thần tối cao. Bởi lẽ, ngay từ những ngày đầu tiên, những người Hàn cổ đã có tập tục thờ cúng thần linh và mặt trời, ánh sáng và những thứ hiện thân của thần linh. HwanIn, vị thần xuất hiện trong thần thoại Tangun, chính là hiện thân rõ ràng của Thần tối cao mà người Hàn cổ đã đề cập tới. • Không thần. Trong quan niệm về thế giới quan của người Hàn cổ, tồn tại các vị phần được gọi là Ngũ phương tướng quân, tương ứng với năm phương hướng: Thanh đế tướng quân (Hướng Đông), Bạch đế tướng quân (Hướng Tây), Xích đế tướng quân (Hướng Bắc), Hắc đế tướng quân(Hướng Nam) và Hoàng đế tướng quân (Trung tâm). Phụ giúp cho Ngũ phương tướng quân là các vị Thần tướng. Theo thống kê gần nhất thì trong dân gian có khoảng ít nhất là 80.000 vị Thần tướng. • Thổ thần. Hàn Quốc là một đất nước mà hai phần ba diện tích là đồi núi, bởi vậy, ngay từ thủa sơ khai, người Hàn đã sớm có tư tưởng thờ phụng vị thần của đồi, núi – Sơn thần. Ngài thường được thờ ở các am sau chùa. Bàn thờ Sơn thần khá đơn giản với bát hương và một bức tranh thờ khắc họa hình ảnh vị thần này dưới hình dạng một ông lão, ngồi

108 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 bên cạnh con hổ trắng, bên cạnh là một tiểu hài đồng đang dâng đào tiên – biểu trưng của sự trường thọ. Sơn thần được coi là vị thần của tất cả các ngọn núi, đồng thời cũng là hóa thân của vị vua thần thoại đầu tiên của Hàn quốc, vua Tangun. Người ta thờ Sơn thần để cầu mong cho một mùa màng bội thu, sống lâu và sinh con trai. Ngoài ra, người Hàn quốc còn thờ Thần bảo hộ làng và Thần bảo hộ gia đình. Theo như “Tín ngưỡng dân gian trong phong tục Hàn Quốc”của tác giả Choe Jun Sik, Thần bảo hộ làng được thể hiện dưới dạng Sottae. Nó là hai cột gỗ được khắc hình, biểu trưng cho sự đối lập, tương khắc của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống, đồng thời cũng để cầu mong điềm lành, tránh điềm dữ. Thần bảo hộ gia đình gồm có rất nhiều vị thần khác nhau, được cho là có ở các vật dụng quen thuộc trong gia đình. Trong đó, Songjusin là vị thần quan trọng nhất trong ngôi nhà. Vị thần này tương truyền là người mang tài lộc tới nhà và bảo hộ cho các thành viên trong gia đình. • Thủy thần.. Hàn quốc là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, là một nước có nền lịch sử nông nghiệp lâu đời. Từ xa xưa, người dân đã coi nông nghiệp là giường cột của nước nhà. Vì thế, nước – một trong những yếu tố quyết định của nông nghiệp, được thờ như một vị thần, ngay từ thủa xa xưa. Có nhiều loại thủy thần khác nhau, nhưng tất cả đều có biểu trưng là Rồng. Đồng thời, hoa sen được coi là loài hoa của thần. Thần nước có ở bất cứ nơi nào có nước. Thần ở những con suối, con sông lớn, ở giếng nước của mỗi nhà và cai quản mưa, nguồn nước. • Tiểu Thần Trong thế giới các vị thần, theo quan niệm của Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo, Tiểu thần là tầng lớp thần thấp nhất, là tập hợp của các vị thần hiền lành, thường hay giúp đỡ con người như chowangsin là vị thần bảo hộ phòng bếp, kutuljisin là thần bảo hộ cổng, nojukchisin là thần bảo hộ sân và yongwangsin là thần bảo hộ giếng.. đồng thời cũng bao gồm cả các vị thần mang lòng thù địch, chuyên mang lại những điều không may như linh hồn của những người chết đuối, những đứa trẻ… II. Nét tín ngưỡng dân gian Hàn được thể hiện qua Thần thoại lập quốc. 1. Tóm tắt nội dung “Thần thoại lập quốc Tangun”. Xưa kia, Thần nhà trời Hwan-in có một vị hoàng tử là thần Hwan-woong. Xét thấy vùng đất kéo dài từ núi Tam Nghi Thái Bá (Trung Quốc) tới núi Taebeak (Triều Tiên) là nơi thích hợp xây dựng đất nước, Hwan-woong vì muốn giúp đỡ loài người nên đã xin cha cho xuống trần. Thần Hwan-in đã ban cho Hoàng tử 3 thiên phù ấn và cho phép Hwanwoong xuống trần. Thần Hwan-woong xuống trần gian cùng với 3 triều thần là Phong Bá, Vũ Sư và Vân Sư và 3 ngàn người hộ tống. Hwanwoong đã hạ xuống gần

109 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 một khu rừng gỗ đàn hương thiêng, nằm trên sườn núi Taebaek. Hoàng tử tự xưng là Cheonwang, cho dựng lên thành Shinsi. Người còn dạy cho dân chúng 360 nghề có ích nhằm giúp nhân dân trong cuộc sống. Trong đó có những nghề tiêu biểu như: nghề nông, nghề y, nghề mộc, nghề dệt và nghề đánh cá. Bên cạnh đó, Hwan-woong còn dạy cho người dân phân biệt thiện-ác, đồng thời ban hành những điều lệ luật pháp đầu tiên trong lịch sử.. Cũng trong thời gian ấy, có một con gấu và một con hổ sống trong một cái hang lớn gần rừng gỗ đàn hương. Mỗi ngày, chúng thường đến bên cây gỗ đàn hương và cầu xin thần Hwan-woong cho phép chúng biến thành người. Sau nhiều lần cầu xin và van nài, hoàng tử Hwan-woong đã mủi lòng, Ngài đưa cho hổ và gấu 20 nhánh tỏi cùng với một bó lá ngải cứu thần. Ngài nói:”Các ngươi hãy ăn những thứ này và tránh ánh sáng trong 100 ngày tới. Nếu các ngươi làm được, các ngươi sẽ được biến thành người”. Nói rồi Hwan-woong đi, gấu và hổ ăn tỏi và ngải cứu rồi trở về hang. Tuy nhiên, hổ đã không chịu được thử thách, nó ra khỏi hang sau một thời gian ngắn. Nhờ có tính kiên trì, sau 21 ngày, gấu biến thành một người phụ nữ xinh đẹp, lấy tên là Woongnyo. Nhưng, do không ai chịu lấy Woongnyo, nàng lại tới cầu xin thần ban cho nàng một đứa con. Mủi lòng thương, Thần Hwan-woong hóa thành người và kết hôn với nàng. Một thời gian sau Woongnyo sinh ra một người con trai, đặt tên là Tangun. Người dân trong nước đã vô cùng vui mừng trước sự ra đời của Tangun. Lớn lên, Tangun trở thành một người lãnh đạo thông minh sáng suốt. Về sau, Tangun lập nên vương quốc Asadal (có nghĩa là “nơi mặt trời mọc”), đặt thủ đô tại Pyeong-yang, sau này được đổi tên thành Joseon (ngày nay, được gọi là Gojoseon để phân biệt với triều đại Joseon sau này). Tương truyền rằng, vào ngày 3/10/2333BC, Tangun đã trị vì đất nước của mình trong suốt 1500 năm. Cuối cùng, Ngài thoái vị, quay trở về núi Taebeak và hóa thân thành thần núi nơi này. Sau này, ngày 3/10 được coi là ngày lập quốc của Triều Tiên (Hàn Quốc). 2. Tam giới: thiên giới, địa giới và nhân giới. Ngay từ xa xưa, nhiều dân tộc đã có niềm tin về tam giới. Khác với nhiều tín ngưỡng khác tin vào sự tồn tại của thế giới dưới lòng đất, người Hàn cổ đưa ra thuyết tam giới: thiên, địa, nhân giới. Phía trên là Thiên giới – nơi sinh sống của các vị thần cai quản đời sống. Phía dưới là địa giới – nơi sinh sống của các loài cây cỏ, muông thú. Đặt ở trung tâm là Nhân giới – nơi sinh sống của con người. Niềm tin này được khẳng định thông qua thế giới được xây dựng trong thần thoại Tangun. HwanIn và HwanWoong là hai vị thần sống ở thiên giới, trong đó, HwanIn là vua của nhà trời còn HwanWoong là Hoàng tử - cháu trai của vua. HwanWoong hạ phàm, giúp người dân xây dựng một bộ tộc hùng mạnh rồi Tangun sáng lập ra đất nước GoJoseon ở Nhân giới. Đồng thời, Hổ và Gấu sinh sống trong khu rừng thuộc Địa giới. Theo đó, cuộc sống của bất kì người nào cũng chịu sự tác động, điều khiển bởi ba nhân tố chính: trời, đất và người.

110 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

HwanWoong xuống trần dạy những người đang sinh sống ở bán đảo Triều Tiên ba trăm sáu mươi nghề cần thiết để sinh sống. Ngài còn cho ba Triều Thần cai quản việc mây, mưa, gió hỗ trợ nhân dân. Đó chính là sự bảo trợ, phù hộ của Thiên giới đối với Nhân giới. Bên cạnh đó, hiện tượng Gấu hóa thành người, sinh ra Tangun – người trở thành vua sau này là minh chứng khẳng định cho sự ràng buộc, chuyển hóa giữa Nhân giới và Địa giới. 3. Hổ và Gấu. Hổ là một loài động vật có vú thuộc họ mèo. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, chúng đi săn đơn lẻ và con mồi của chúng thường là các loài động vật cỡ trung bình hoặc nhỏ, tùy theo hoàn cảnh cho phép. Khác với phương Tây là sư tử, phương Đông coi hổ là chúa tể của muôn loài. Với sức mạnh vô song, sự nhanh nhẹn và nhạy bén, hổ là biểu trưng của uy dũng và quyền lực. Bên cạnh đó, hổ còn là một loài động vật gắn bó rất mật thiết với người Hàn. Nó được coi là loài vật thường đi cùng thần núi và là thần hộ vệ bảo vệ đất nước. Vì là tượng trưng cho lẽ phải, đẩy lùi được cái ác mà hổ xuất hiện ở rất nhiều tranh vẽ, truyện dân gian và bùa trừ tà. Căn cứ theo “Tam quốc di sự”, tuyển tập thần thoại truyền thuyết về Tam quốc được biên soạn vào thế kỷ 13, Tài liệu về hổ lâu đời nhất chính là Thần thoại Tangun. Còn Gấu là loài động vật có vú thuộc họ Ursidae. Gấu phân bố khá rộng, có thể sinh sống trong nhiều môi trường sống đa dạng, chủ yếu ở Bắc bán cầu. Nhờ vào khả năng thích nghi tốt cùng với sức mạnh của mình, gấu được rất nhiều bộ tộc thờ, gây dựng thần thoại liên quan, trong đó phải kể đến bộ tộc thờ gấu – một trong những lực lượng chính tạo dựng đất nước Gojoseon. Truyện thần thoại liên quan mật thiết tới hình ảnh gấu, chúng ta phải kể đến thần thoại Tangun. Trong các thần thoại sau đó, hình tượng gấu vẫn được tiếp tục nhưng không đóng vai trò nổi bật như trong thần thoại Tangun1. Ngày nay, gấu không phải là loài động vật quen thuộc với người Hàn như hổ. Tuy vậy, thời cổ đại, tín ngưỡng vật linh tôn thờ gấu lại rất mạnh mẽ. Trong câu truyện, hổ và gấu12 là hai con vật tha thiết cầu mong thần cho được hóa thành người. Thần đã ban cho hổ và gấu một bó ngải và hai mươi nhánh tỏi, tổng cộng là hai mươi mốt thứ. Theo quan niệm dân gian của người Hàn, những đứa trẻ mới sinh phải cách li với bên ngoài trong vòng hai mươi mốt ngày.Sau hai mươi mốt ngày, nền tảng của sự sống mới được hình thành một cách hoàn chỉnh, đứa trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh, vẹn toàn. Hổ và Gấu ở đây được thần cho ăn hai mươi mốt thứ này và tránh ánh mặt trời trong một trăm ngày, thì có thể hóa thành người. Có thể thấy sự tương đồng giữa chi tiết này và quan niệm dân gian trên. Khi bắt đầu ăn tỏi và ngải cứu, Gấu và Hổ

12 Trong huyền thoại Koguryo, Haemosu – con Trời – xuống núi Woongshim cai quản trần gian, gặp Yuwha –con gái thần Sông Biển ở hồ Woongshim, (Woongshim nghĩa là trái tim gấu); trong huyền thoại Kaya, hoàng hậu Hwangok mơ thấy gấu mà có mang…

111 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 sẽ bắt đầu chuyển hóa thành người, có thể coi lúc này, chúng là hai đứa trẻ sơ sinh. Yêu cầu của thần là một trăm ngày, nhưng chỉ sau hai mươi mốt ngày thì Gấu đã có được hình hài con người hoàn chỉnh, có đủ quyền để bước ra bên ngoài. Còn hổ, do không chịu được nên đã bỏ đi do không chịu được yêu cầu khắc nghiệt. Gấu hóa thành người phụ nữ xinh đẹp, thành mẹ của vị vua thần thoại đầu tiên trong lịch sử. Đó là một sự biến hóa trọng đại, to lớn. Sự biến hóa ấy dẫn tới hai ý nghĩa. Thứ nhất, về phương diện tinh thần, hiện tượng “gấu – người”nhằm khẳng định niềm tin của tín ngưỡng vật linh. Gấu chấp nhận sự hạn chế về thức ăn nhằm hạ chế đi bản năng ăn uống tự nhiên. Tiếp đó, nó bắt buộc phải ở trong hang tối. Phải chờ đợi cho tới đúng thời điểm. Đó có thể được coi là một quá chình chết đi, sống lại. Sống lại với ý thức đã bị loại bỏ thú tính. Là sự tiến hóa để mang hình dạng con người. Điều này nhằm khẳng định một lần nữa: Con người vốn xuất thân từ tự nhiên, có mối quan hệ ràng buộc sâu sắc với tự nhiên. Trong câu truyện thần thoại này, bắt đầu từ thời của Tangun là con trai của gấu, những đời sau cũng sẽ mang trong mình mối quan hệ huyết thống với loài gấu, dẫn tới mối quan hệ “an em họ hàng”với các sinh vật khác. Thứ hai, tính đến chi tiết này thì trong câu truyện thần thoại đã nhắc tới ba nhân vật trực tiếp tham gia vào câu truyện: HwanWoong, Gấu và Hổ. Đây là ba nhân vật, đồng thời là đại diện của ba thế lực, ba bộ tộc có thể đã tồn tại trên thực tế: bộ tộc thờ thần Mặt trời HwanWoong, tộc thờ gấu và tộc thờ hổ. Về phương diện lịch sử, hiện tượng này có thể hiểu là xác nhập giữa các bộ tộc, trong quá trình hình thành lên các quốc gia cổ đại. Việc Hwanwoong xuống trần, xây dựng nên thành Shinsi có thể là để chỉ sự thành lập của Baidal vào khoảng năm 3898BC. Woongnyeo có thể là người của bộ tộc Gấu, cùng với bộ tộc Hổ là hai bộ tộc bản địa cùng chung sống trên một phạm vi địa lí.. Nếu vậy, yêu cầu ăn tỏi và ngải cứu, tránh ánh nắng mặt trời trong 100 ngày chính là yêu cầu được đưa ra bởi người đứng đầu đối với bộ tộc bản địa, đây là nghi lễ khai tâm của tôn giáo bộ tộc: yêu cầu một thời kỳ tách biệt, sử dụng những thực vật thiêng có năng lực xua đuổi tà ma, ám khí để thanh tẩy. Như vậy, có thể nói là tộc gấu đã trải qua quá trình thống nhất về mặt văn hóa với tộc thờ Mặt trời. Còn bộ tộc Hổ không thuận theo yêu cầu nên bị cho là tiêu cực, bị loại bỏ. Tộc hổ buộc phải “rời hang”, đi tìm nơi ở mới nhằm bảo toàn tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, để có thể thống nhất hai tộc thì một cuộc hôn nhân “chính trị”được thực hiện. Tangun là đứa con trai được sinh ra. Ngài được coi là cháu của thần và là con trai của gấu. Hiện thân của Tangun là sự cô đọng của việc thay đổi bản thân để trở thành người của cả thần linh và động vật. Ngài mang trong mình huyết thống của cả hai bộ tộc, và đó sẽ là dấu khắc đảm bảo để Tangun có được sự ủng hộ đồng nhất của thị tộc mới sau khi xác nhập. Tangun trở thành người lãnh đạo và là biểu tượng cho bộ tộc mới về cả quyền lực và sức mạnh. Ngoài ra, dân gian quan niệm rằng Hổ là tiêu biểu cho sức mạnh bên ngoài và Gấu là biểu trưng cho sức mạnh tinh thần. Từ xa xưa, người Hàn truyền thống đã xem

112 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 trọng giá trị của tinh thần và tin tưởng rằng sự kiên định, cam đảm sẽ giúp con người vượt qua mọi thử thách, đạt được những đỉnh cao chuyển hóa về mặt tinh thần. 4. Thần HwanWoong. Mặc dù tiêu đề câu truyện là Thần thoại Tangun, nhưng khi đọc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hai phần ba nội dung là kể về thần Hwanwoong và những công lao của ông đối với Hàn cổ. Thần cùng ba ngàn tùy tùng và ba trực thần (mây,gió, mưa) của mình xây dựn nên thành Shinsi, cùng nhau cai quản ba trăm sáu mươi việc của nhân gian. Thành Shinsi là thành của nhà trời nhưng lại được xây dựng ở dưới mặt đất. Vậy, thần lập thành Shinsi nhằm sử dụng thành như một chuẩn mực mang tính hòa hợp giữa thiên giới và nhân giới, để xây dựng cho hạ giới giống với thiên giới. Chi tiết này thể hiện quan niệm dân gian về sự hòa hợp mang tính chất chuẩn mực giữa người và thần thánh. Đồng thời, khi đóng vai trò là người trung gian giữa Thiên giới và Nhân giới, HwanWoong đã vô tình đóng vai trò như một mutang – người có trách nhiệm liên lạc giữa thần linh và con người trong Tín ngưỡng Musok-kyo. Trong tín ngưỡng Musok- kyo, mutang là những người có khả năng liên lạc với thần thánh. Sự khác biệt giữa mutang và các người lên đồng của tín ngưỡng dân gian của các dân tộc khác chính là mutang không liên lạc với thần linh để cầu khấn hay làm vui lòng thần linh mà là để đưa ra yêu cầu và khiến yêu cầu tham gia, hợp tác thực hiện yêu cầu ấy. Theo đó, HwanWoong không trực tiếp cai quản con người. Ngài cùng con người dựng thành, xây dựng cuộc sống, tất cả nhằm giúp cho con người có một cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn. Ngay từ thời cổ, người Hàn đã có quan niệm đặt con người làm trung tâm của vạn vật. Bởi thế mà, xét trên mọi mặt của Tín ngưỡng Musok-kyo, con người luôn được khéo léo đặt vào vị trí trung tâm. Nếu chú ý vào chi tiết HwanWoong cùng Woongnyeo sinh ra Tangun, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra điều này. Để có thể sinh ra con, Woongnyeo đã phải trải qua một quá trình nỗ lực và cố gắng, vượt lên khó khăn để có thể từ Gấu thành Người. Đồng thời, Woongnyeo cũng đã phải cầu xin thần một lần nữa để có thể có được đứa con. Còn về HwanWoong, tuy là chấp nhận giúp đỡ lời thỉnh cầu của Woongnyeo, nhưng chính bản thân thần cũng đã phải chế ngự chính tính thần của bản thân để có thể hòa hợp với Woongnyeo. Tangun là đứa con được sinh ra, là con người, đồng thời cũng là trung tâm mọi nỗ lực cố gắng của HwanWoong và Woongnyeo. Như vậy, con người một lần nữa lại được đặt vào vị trí trung tâm. 5. Hình tượng vị vua Tangun Theo như Samguk Yusa, Tangun được coi là vị vua thần thoại đầu tiên của Hàn quốc. Trong thần thoại, ông có cha là Hwanwoong và mẹ là Woongnyeo. Hwanwoong là Hoàng tử của thiên giới, còn Woongnyeo là “Gấu – hóa – người”, Tangun mang trong mình dòng máu của thần – đại diện cho thiên giới, gấu – đại diện cho địa giới, và Ngài là người – đại diện cho Nhân giới. Nói về vấn đề này, trong lời mở đầu của Samguk Yusa, Iryon đã trực tiếp bình luận rằng: “Các vị vua lập quốc của Hàn Quốc ra đời khác với con người, họ ra đời theo những phương cách siêu nhiên, có quan hệ với

113 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 thiên giới…Chẳng phải chính các đấng lập quốc của Trung Hoa cũng sinh ra một cách siêu nhiên đó sao? Nếu người ta tin điều đó thì tại sao lại không thể tin như thế với vua lập quốc của Hàn Quốc? Các đấng lập quốc của Hàn Quốc cũng thần thánh như chính các đấng lập quốc của Trung Hoa.” Chính vì nguồn gốc ra đời siêu nhiên, vua Tangun được cho là mang trong mình sức mạnh hội tụ của tam giới (thiên, địa, nhân), là người có đủ sức mạnh và tài trí để trở thành một vị vua thiên định, được toàn thể nhân dân phục tùng và tôn trọng. Bên cạnh đó, theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành và các bằng chứng khảo cổ, người cổ Triều Tiên đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên cách đây khoảng năm ngàn năm. Dựa vào các công trình nghiên cứu nhân chủng học, ngôn ngữ học và tín ngưỡng thì người Hàn có nguồn gốc bắt nguồn từ những tộc người sống ở vùng núi Altaic, Trung Quốc. Theo đó, khoảng 5000BC, một luồng dân cư từ Siberia đã di cư xuống Mông Cổ, tới bắc Trung Quốc, Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Vào khoảng 3000BC, những người này đã định cư tại bán đảo Triều Tiên. Tại đây, họ thực hiện quá trình đồng hóa với các bộ tộc bản địa và trở thành tổ tiên của người Hàn. Từ sự thống nhất này, các vương quốc cổ đại được hình thành, trong đó có Gojoseon. Năm 1993, viện khoa học xã hội Bắc Triều Tiên công bố rằng một ngôi mộ được cho là lăng của Tangun đã được khai quật ở khu vực phái đông nam chân núi taebaek, Pyeongyang, có khoảng tám mươi di cốt được phát hiện ở mộ đất tại khu di chỉ này. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy cả những chi tiết của vương miện làm từ đồng thau, mạ vàng. Tất cả những điều này đã giúp khẳng định Tangun là một hình mẫu có thật trong lịch sử. Trong “The origin of Korean: Who are the Koreans?”của tác giả Lee Wha Rang, tác giả đã một lần nữa đưa ra các thông nghiên cứu xoay quanh Tangun và đất nước Gojoseon, theo đó: Gojoseon là quốc gia được thành lập sau sự sụp đổ của Baidal, bắt đầu vào khoảng năm 2333BC và kéo dài trong 2090 năm. Nó được coi là quốc gia hùng mạnh nhất châu Á thời bấy giờ. Gojosen được thành lập từ ba bộ tộc: Jinhan từ Manchuria, Mahan ở bán đảo Triều Tiên và Bunhan từ vùng đất gần khu vực Beijing cổ. Tangun là người trị vì của Gojosen, đồng thời, Ngài được cho là người đã thống nhất ba bộ tộc trên Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, những người sáng tạo ra Thần thoại Tangun, dưới sự ảnh hưởng của tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, đã thần thánh hóa tổ tiên của mình, đưa tổ tiên của họ trở thành những vị thần mà đại diện là Tangun, đứa con của thần và người phụ nữ - gấu. Như vậy, trong hầu hết các thần thoại lập quốc của Hàn quốc, tình cảm biết ơn đối với tổ tiên, đấng tạo lập ra đất nước luôn được khắc họa một cách mạnh mẽ, thông qua lòng tự hào về nguồn gốc “con nhà trời”của bản thân.

114 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. KẾT LUẬN Thông qua thần thoại Tangun, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nét đặc biệt nổi bật của Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo chính là tính huyền thoại hóa hình tượng. Khi đó, những nhân vật anh hùng, những người có công to lớn luôn được gắn liền hay có mối quan hệ mật thiết với thần linh. Họ có nguồn gốc từ thiên giới, và họ bất tử trong chính vật linh của mình. Ví dụ như Tangun, ông xây dựng đất nước Gojoseon từ một bộ tộc sống trên một vùng núi, điều này khiến cho tín ngưỡng thờ núi vô cùng mạnh mẽ. Vậy nên, Tangun, cũng như những vị vua khác của thần thoại Hàn quốc, ông có xuất thân từ thiên giới, khi thoái vị thì Ngài lại trở về vùng núi nơi mình đã sinh ra để trở thành Sơn thần nơi này. Trở thành thần núi, nghĩa là Ngài là bất tử trong vật linh của bộ tộc. Chi tiết này phù hợp với lối suy nghĩ về mối quan hệ mật thiết giữa con người – vật linh trong Tín ngưỡng dân gian. Trong mối tương quan tương đồng ở các than thoại khác, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Tín ngưỡng dân gian đóng một vai trò tiêu chuẩn trong việc hình thành bối cảnh, hoàn cảnh và quá trình của sự việc. Đồng thời, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ trong đại bộ phận nhân dân, cùng với tính chất truyền miệng, Tín ngưỡng dân gian đã góp một phần không nhỏ vào việc lưu giữ, truyền bá các câu truyện thần thoại khi mà sách, vở để ghi chép chưa được thông dụng. Mặt khác, chính các thần thoại này lại trở thành những minh chứng cho sức mạnh của các vị Thần trong Tín ngưỡng, đồng thời cũng thể hiện lối suy nghĩ, quan niệm nhân – sinh – quan của Tín ngưỡng. Nói cách khác, chính thần thoại đã trở thành một công cụ hữu ích để truyền bá Tín ngưỡng và là nguồn tư liệu thiết yếu cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hình ảnh cuộc sống được khắc họa và niềm tin của Tín ngưỡng này. Chính thần thoại và tính phổ biến của nó đã góp phần nào biến Tín ngưỡng dân gian Hàn quốc trở thành tâm thức toàn dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tín ngưỡng Tôn giáo dân gian ở Hàn Quốc Musok – kyo, Phạm Hồng Thái. 2. Hanok – Traditional Korean Homes, Hollym, phần 1, chương 2, phần 3 nhỏ, trang 24. 3. Tín ngưỡng dân gian trong phong tục của người Hàn Quốc, Choe Jun Sik. 4. Lịch sử thế giới trung đại, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Anh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La. 5. Korean Shamanist Ritual: Symbols and Dramas of Transformation, Daniel A. Kister. 6. Chinese, Japanese, Korean Cultural and Customs, Ju Brown, John Brown. 7. Samguk yasa, Iryon. 8. www.wikipedia.com

115 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TÌM HIỂU VỀ NHÀ CỔ TRÊN ĐẢO JEJU

SVTH: Lê Hồng Dịu, Đỗ Thị Ngân(3H-09) GVHD: cô Vũ Thanh Hải I. Vài nét khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju. Giống như nhà trên đất liền, ở Jeju cũng có nhà mái ngói và nhà mái tranh. Nhưng cơ bản về cấu trúc 2 loại nhà đều không có gì khác biệt nhiều ngoài chất liệu. Kiến trúc cổ mang đậm chất Jejudo là những ngôi nhà mái lá. Nhìn vào cấu trúc của những ngôi nhà đó ta có thể thấy được sự khác biệt giữa nhà cổ trên đảo Jeju và nhà cổ trên đất liền qua những đặc điểm trong cách bài trí những bộ phận như mái tranh, sân, sân sau, nhà kho,… Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là nhà cổ trên đảo Jeju lấy sân nhà làm trung tâm (trong khi nhà cổ trên đất liền lấy trung tâm là nhà). Có sự khác biệt đó là do điều kiện khí hậu, phong thuỷ địa lí và tín ngưỡng… chỉ có ở đảo Jeju và những nhân tố mang tính văn hoá đã tác động đến. Ngoài ra còn có nhiều những đặc điểm đặc biệt tiêu biểu cho cấu trúc Jeju. Toàn bộ khu nhà được bao quanh bởi 1 hàng rào và tuỳ vào dòng tộc và sự quản lí gia đình của các thế hệ mà các hình thức bài trí sẽ được thay đổi. Mỗi căn nhà đều tuân thủ chặt chẽ cách bài trí tách biệt với hình thức nhà hình chứ nhất “ㅡ“.

`

Hình 1. Cấu trúc chung.

Cách bài trí của khu nhà chính là 1 trong những điểm đặc trưng của vùng đảo Jeju. Nếu như ở miền bắc, vì phải đối phó với thời tiết lạnh, tuyết rơi nhiều, người dân phải xây dựng những căn nhà để gió không vào được nhà. Các căn nhà bao vây lấy sân theo hình chữ “ㅁ”. Nhà không có sàn gỗ và các phòng được gắn với nhau. Còn ở miền nam thì ngược lại. Nhà được xây để gió có thể dễ dàng thông vào do đặc điểm vùng này là có nhiệt độ cao. Các phòng, bếp, sảnh được gắn liền với nhau gọi là nhà hình chữ nhất “ㅡ”. Phòng và khoảng cách phòng lớn nên có đại sảnh. Đặc biệt là nhà có rất nhiều cửa

116 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 sổ cho gió dễ thông vào. Miền trung là sự kết hợp giữa miền nam và miền bắc; phòng, bếp, và sảnh được xây dựng theo hình chữ “ㄴ”. Lò sưởi và sảnh đều có. So với phía nam thì sảnh chật hơn và cửa sổ nhỏ hơn, còn ở đảo Jeju hình thức rất linh hoạt. Để ngăn gió lớn, mưa và tuyết thì các nhà lấy sân làm trung tâm mà bao bọc lại thành chữ “ㅁ”giống phía bắc. Trong các nhà đều có rất nhiều phòng xếp lần lượt thành hàng ngang giống hình chữ nhất “ㅡ”như loại hình nhà ở miền nam. Nhưng nhà trên đảo Jeju vẫn mang nhiều đặc điểm riêng. II. Cấu trúc bên ngoài: 1. Đặc điểm • Hệ thống cấu trúc bên ngoài được thể hiện 1 cách rõ ràng ở cấu trúc 3 phần theo thứ tự không gian khởi đầu(올래) đến không gian chuyển (올래목) và không gian chính (sân 마당) • Ở vùng đất bằng phẳng thì không có sự sắp xếp như vậy, điều này vừa thể hiện được sự ảnh hưởng không rõ ràng của những quy tắc nho giáo và cũng là điểm khác biệt với đất liền. 2. Các bộ phận bên ngoài Như đã nói bên trên toàn bộ khu nhà được bao bọc bởi hàng rào tường bao. Tường bao ở đây được làm bằng cách xếp đá bazan cao lên rồi đắp bùn bên ngoài dày tới 30- 45cm. Đá bazan là loại đá mácma màu xám hay màu đen, hình thành do mác ma phun trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi. Mặt ngoài tường là vách đất hoặc được trát vữa. Ngoài tác dụng bao bọc nhà nó còn có tác dụng bảo vệ khỏi gió và bão. Và tường bao ở nhà mái tranh thấp hơn nhà mái ngói. Cổng lớn là một trong ba thứ không có ở đảo Jeju. Từ thời xa xưa, Jeju là hòn đảo vắng người, dân cư thưa thớt, hơn nữa người dân ở đây sống rất hoà thuận với nhau, không bao giờ xảy ra trường hợp mất của cải. Chính vì thế khi làm nhà, người dân ở đảo Jeju không xây cổng lớn, mà thay vào đó là cấu trúc Jeongnang (không để ngăn trộm mà để ngăn gia súc đồng thời báo hiệu nhà có người hay không.) Cấu trúc Jeongnang là trước cửa cổng chỉ có hai tảng đá lớn khoét lỗ hai bên cùng các thanh gỗ chắn ngang mang tính ước lệ thay lời của chủ nhân. Khi bạn nhìn thấy trước cửa nhà đặt một thanh gỗ, bạn phải hiểu được thông điệp của gia chủ: "Tôi chỉ chạy ra ngoài một chút thôi. Chờ tôi tí, tôi sẽ về ngay". Nếu hai thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà từ sáng, đến chiều tối tôi sẽ về". Nếu ba thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà vài ngày, có gì bạn đến chơi sau nhé". Nếu thấy trước cửa nhà có đặt 4 thanh gỗ, đây thể hiện một gia đình chỉ có phụ nữ thôi: "Nhà toàn đàn bà con gái, đàn ông tránh qua lại kẻo mang tiếng cho phụ nữ chúng tôi". Thì ra từ xưa người đàn ông đi biển chẳng mấy trở về, có những gia đình chỉ vò võ người mẹ, người vợ ở nhà, họ vẫn sống cuộc sống lao động như đàn ông nhưng vẫn rất mực giữ gìn khí tiết, sợ dơ bẩn thanh danh. Còn nếu không có thanh gỗ nào trước cửa có nghĩa là "trong nhà hiện đang có người,mời ông bà cô chú vào chơi nhé!"

117 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 2. Jeongnang Ngoài ra, một đặc điểm độc đáo nữa của nhà cổ ở đảo Jeju là người ta xếp đá thành cổng và hàng rào đá thấp xung quanh nhà để làm ranh giới với khu vực bên ngoài nhà. Đi qua jeongnang là ta đã đi vào con đường vào nhà. Con đường này được gọi là 올래. Đây con đường có thể thông sang được nhiều nhà trong 1 làng.

Hình 3. Olle & Jeongnang. 이문간: là gian cửa lớn, chứa cổng và gian nhà 2 bên cổng để chứa đồ. Nhà chứa đồ ở hai bên gian cổng

.

Hình 4: Gian cửa lớn.

118 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Qua gian cửa lớn chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu về cấu trúc bên trong của nhà truyền thống. III. Cấu trúc bên trong 1. Đặc điểm

• Cấu trúc không gian bên trong của nhà trên đảo Jeju có sự liên kết giữa không gian trung tâm là phòng sinh hoạt chung(상방) không gian mang tính xã hội, qua không gian giữa là hiên (난간) rồi đến sân(마당), ở một mặt khác phòng riêng được nối tiếp với liên kết hố bếp,bếp và phòng ăn theo 1 hướng khác. Cấu trúc như thế này được gọi là cấu trúc nhà xếp hay nhà cánh. • Mặt bằng của nhà Jeju dựa theo hình thức chia phần còn trên đất liền là hình thức kết hợp • Khi nhìn vào mặt bằng chung của nhà trên đất liền ta có thể thấy được rõ ràng vị trí xã hội của chủ nhân nhưng ở Jeju thì sự biến đổi không nhiều và gần như mọi người đều giống nhau. Điều này được gọi là sự đồng nhất là 1 đặc điểm văn hoá vùng đảo.

• Nền tảng hình thức nhà trong và nhà ngoài trên đất liền chịu ảnh hưởng lớn của nho giáo, còn trên đảo Jeju thì không được rõ nét lắm.

Hình 5: Cấu trúc bên trong 2. Các bộ phận bên trong 밖거리마당: sân trước cửa nhà ngoài

119 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 6: Sân trước Pakgori(밖거리) có nghĩa là nhà ngoài, gần giống với sarangche(사랑채) nhưng khác ở chỗ đó không phải là không gian riêng dành cho đàn ông và có bếp. Khi chủ nhân của ngôi nhà tuổi đã cao hay những thành viên trong gia đình tăng thì con cháu sẽ xây thêm nhà ngoài.Trong trường hợp có con cái ở nhà ngoài kết hôn, thì sẽ chỉ sử dụng chung với bố mẹ khoảng ở sân bên ngoài, còn tất cả các hoạt động khác bao gồm cả về mặt kinh tế thì đều độc lập. Việc chuẩn bị bữa ăn cũng do từng bên tự chuẩn bị.

Hình 7: Nhà ngoài (pakgori) Angori(안거리) là không gian chính bên trong nhà. Đây là phòng lớn và bên trong được chia ra thành những bộ phận với từng chức năng riêng. 고팡 là phòng chứa đồ, chứa những nông sản thu hoạch (dùng cho bữa ăn), có sàn đất và đặt sau phòng

120 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 riêng 구둘(구둘방), bếp (부엌) và phòng sinh hoạt chung(상방). Ở đây có sự khác biệt với nhà trên đất liền, đó là nhà trên đất liền lấy phòng riêng làm trung tâm còn ở Jeju thì lấy phòng sinh hoạt chung(상방) làm trung tâm. Tại đây có thể ăn uống,ngủ nghỉ và cả cũng bái tổ tiên.

1:구목 2:고팡 3:구둘 4:상방 5:정지

Hình 8: Nhà trong (angori)

Sang bang (상방) là căn phòng chiếm diện tích lớn trong khu nhà trong, ở chính giữa nhà có sàn gỗ (nếu để tiết kiệm thì có thể là bằng đất), gần bếp liên kết trực tiếp với 구목, 고팡, 구둘, 정지. Đây trở thành không gian trung tâm của nhà, do nằm gần với không gian ngoài nên có thể ngăn được cái nóng trong mùa hè.

Hình 9: phòng sinh hoạt chung (상방)

큰구들: (안방) phòng riêng lớn 작은구들: (작은방) phòng riêng nhỏ 챗방: phòng ăn

121 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 10: Phòng ăn 고팡: phòng chứa những nông sản thu hoạch về 정지: phòng bếp

Hình 11: Phòng bếp

굴목: là nơi để đặt lửa sưởi ấm cho nhà trong. Được đặt ở góc nhà. Trong một số trường hợp thì cũng có thể dùng để nấu ăn

Hình 12: Lò bếp

122 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Mogori (모거리) là nhà kho - căn phòng được đặt vuông góc với nhà trong và nhà ngoài (cũng có thể gọi là 1 phòng trong).

Hình 13: Nhà trong và nhà kho

안마당: Sân là khoảng đất được bao bọc bởi nhà trước nhà sau và nhà kho. Nông nghiệp trên đảo Jeju là nền nông nghiệp trồng trọt nên tất cả những công việc đều được làm ở sân. Sân trở thành không gian trung tâm của khu nhà. Do sân là khoảng cách giữa nhà trong với nhà ngoài nên có thể đảm bảo được sự riêng tư giữa 2 nhà.

장남방 (jangnambang) là phòng ở của tá điền-người làm công trong nhà. 난간: hiên gỗ

Hình 14: Hiên gỗ

123 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

풍채: Mái hiên

Hình 15: Mái hiên

Hình 16: Mái nhà Jibung (지붕): Mái nhà chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nhà cổ Jeju. Nhà truyền thống của Jeju đại bộ phận là nhà tranh, mái được làm từ lau khô. Vì Jeju là hòn đảo nhiều gió nên để không bị bay trong gió biển thì mái nhà sẽ được chăng bằng dây giống như là bàn cờ, và mái nhà hơi thoai thoải. Nhà mái tranh của Jeju phải đối phó với mưa dông nhiều nên tất cả những bức tường bên ngoài đều xếp bằng đá và che phủ mái nhà bằng cỏ lau khô. Mái nhà tranh có hình cong mềm mại. Đặc biệt mái nhà tranh ở những khu đồng cỏ ở chân núi Halla thì sẽ được lợp thêm cho đủ và chăng bằng dây thừng bện từ cây lau lên trên, sau đó được giữ bằng cách buộc vào đá hay gỗ. Đây là 1 trong những phương pháp đối phó với điều kiện tự nhiên nhiều gió ở nơi đây.

Hình 17: Mái nhà

124 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Mái nhà sẽ được thay cứ 1 đến 2 năm 1 lần, ở những nơi có lượng mưa lớn thì thường 1 năm 1 lần. Việc này được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Đến tháng 12 dương lịch thì người dân thu hoạch lau rồi phơi khô, làm đến trước tết thì nhất định phải kết thúc, đặc biệt để bảo vệ mái nhà thì có 1 phong tục phải tránh “ngày trời đất chuyển đổi”. Hình thái mái nhà tranh của Jeju không chỉ là đối tượng nghiên cứu mang tính dân tộc với vai trò hình thức kiến trúc duy nhất chỉ của nhà tranh trên đảo Jeju mà phải nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian dài để khắc phục điều kiện thiên nhiên có nhiều gió,mà còn là di sản văn hoá quý báu trở thành điểm du lịch tự nhiên.

물막:chuồng ngựa

Hình 18: chuồng ngựa 통시: Nhà vệ sinh 2 tầng (nhà vệ sinh+ chuồng lợn)

Hình 19: Nhà vệ sinh

125 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 20: Nhà vệ sinh + chuồng lợn

Khu này được chia làm 2 bên: 1 bên là nhà vệ sinh, 1 bên là chuồng lợn. Nhà vệ sinh là nhà vệ sinh hai tầng được dựng lên một cách sơ sài bằng lá, gỗ và đá. Các hòn đá được xếp chồng lên nhau,mặt trên đặt 2 hòn đá phẳng. Chuồng lợn được lợp lá và rơm.Trên đảo Jeju có 1 loại lợn nổi tiếng thịt ngon là lợn đen hay là “똥돼지”. Và đúng như theo tên gọi, loại lợn này được nuôi dưới tầng 1 của nhà vệ sinh và ăn chất thải của người dân. Dù vậy nhưng đến nay số lượng loài lợn này cũng không còn nhiều, chỉ để phục vụ cho các dịp lễ tết chứ không để bán. 안뒤: là khu vực đằng sau nhà trong, chỉ có một lối ra duy nhất là đi qua cửa sau của phòng sinh hoạt chung. Đằng sau được bao bọc bởi tường rào, ngăn cách với khu vực bên ngoài nhà. 눌왔(눌곱):nền đất để chất lúa(đống rơm)

Hình 21: Mái che rơm(dụng cụ lao động)

126 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

우영: Nếu như 아뒤 là khu vườn sau nhà trong thì 우영 nằm quanh ngôi nhà.

물팡: dụng cụ để lấy nước trên đảo

Hình 22: 물팡(Lu nước)

IV. KẾT LUẬN Trên đây là một số tìm hiểu khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju. Có thể nội dung chưa thể miêu tả được hết những nét đẹp của ngôi nhà đặc biệt này, nhưng nó đã phần nào giới thiệu được những đặc điểm cơ bản nhất của ngôi nhà. Dù trải qua thời gian khá dài cùng với những biến động về lịch sử, kinh tế… nhưng với những chính sách bảo vệ những di sản văn hoá vật thể, nhà cổ của Jeju cũng đã và đang nhận được sự quan tâm bảo vệ của địa phương và nhà nước. Những ngôi nhà cổ còn lại đã được tôn tạo và xây dựng trở thành những bảo tàng ngoài trời, những làng dân tộc để quan khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm cùng với những cảnh đẹp thiên nhiên mê hồn của hòn đảo đẹp nhất Hàn quốc- Đảo Jeju. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Hàn Quốc đất nước con người – Cơ quan thông tin Hải ngoại Hàn Quốc. 2. www.naver.com 3. www.daum.net

127 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TRỢ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Thị Hiếu GVHD: Th.S Nghiêm Thị Thu Hương I. KHÁI NIỆM CHUNG Từ loại Hàn Quốc được chia thành 4 loại: thể từ, quan hệ từ, dụng từ, bổ nghĩa từ; trong đó, trợ động từ thuộc nhóm dụng từ. Động từ là những từ để diễn tả một hành động hay là một trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Trong tiếng Hàn, động từ được dùng làm vị ngữ trong câu để nói về chủ ngữ của câu. Gồm hai loại: động từ mô tả và động từ hành động và động từ 이다 kết hợp với danh từ để làm vị ngữ. Động từ hành động(hay động từ) là những động từ thông thường diễn tả hành động và động từ mô tả(hay tính từ) là những từ có khả năng làm vị ngữ trong câu và diễn tả tính chất hay trạng thái của sự vật. Hai loại động từ này lại chia thành động từ chính và trợ động từ(hay động từ bổ trợ). Trong 1 câu văn, lời nói, lại thấy có trường hợp chỉ 1 động từ xuất hiện, nhưng có những trường hợp lại có trên hai động từ xuất hiện liền kề nhau: (1) Bọn trẻ leo lên cây hái quả (2) Các cầu thủ đang thi đấu Cả hai ví dụ tuy có 2 động từ xuất hiện trong một câu. Tuy nhiên, xét ví dụ (1) ta thấy nếu lược bỏ 1 trong 2 động từ thì câu vẫn được thành lập, vẫn mang đầy đủ nội dung, ngữ pháp. Trường hợp này được các nhà ngôn ngữ học gọi là “động từ kép”. Ở ví dụ (2): ta thấy rằng nếu lược bỏ động từ “đang”thì câu vẫn được thành lập, mang 1 nội dung thông tin nhất định, nhưng nếu lược bỏ động từ “thi đấu”thì câu không những không thành lập được về mặt ngữ pháp mà còn thiếu thông tin. Nghĩa là, trong câu chỉ có 1 động từ chính, còn động từ kia chỉ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ chính. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu vấn đề này và phát hiện ra loại động từ này, và hầu như đều thống nhất dùng thuật ngữ động từ bổ trợ (hay trợ động từ) để đặt tên cho nó…. Ở Hàn Quốc, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra loại động từ này, xếp chúng vào loại dụng ngôn như: Choi Hyeon Bae, Lee Hee Sung, Kim Min Soo, Park Seon Ok với các tên gọi khác nhau như: từ trợ giúp, động từ chưa hoàn thành, trợ động từ, dụng ngôn phụ thuộc, động từ bổ trợ. (http://blog.naver.com/PostView.nhn?blogId=tjddo111&logNo=90097016639&viewDa te=¤tPage=1&listtype=0) Trợ động từ là những động từ chuyên dùng phụ thêm cho một động từ khác. Nghĩa là những từ có ý nghĩa và chức năng như những động từ độc lập nhưng được biến đổi và bổ nghĩa thêm cho động từ chính về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái, …

128 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 của hành động. Ví dụ: “Cần”, “phải”, “muốn”, …Đương nhiên, trợ động từ cũng có sự biến đổi đuôi từ để thể hiện ý nghĩa và chức năng ngữ pháp đa dạng giống như động từ. Trợ động từ bổ trợ thêm ý nghĩa cho động từ nên chúng không thể đứng riêng, không thay thế được cho động từ chính mà phải đi cùng động từ chính. II. Trợ động từ trong tiếng Hàn Trợ động từ trong tiếng Hàn thường gắn với vĩ tố liên kết 아/어/여, 고, vĩ tố dạng phó từ 게, 지….có tính bổ trợ kết nối đứng sau động từ chính đứng trước với trợ động từ đứng sau và thuộc thành phần vị ngữ trong câu, diễn đạt ý nghĩa trần thuật thông thường. Trợ động từ được chia làm 11 loại và mang ý nghĩa: tiếp diễn, hoàn thành, tặng cách, thăm dò, lặp lại, giữ lại, mong ước, mô tả, phủ định, khả năng không thể, các mẫu với “하다”. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các dạng trên qua một số cấu trúc thông dụng. 1. Trợ động từ tiếp diễn: 가다, 오다, 있다, 들다. ● - 아/어/여 가다/오다 Là hình thái kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 và trợ động từ 가다/오다, chủ yếu dùng với động từ để diễn tả sự duy trì hay liên tục kéo dài của trạng thái động tác trong một thời gian. Ở nghĩa gốc, các động từ 가다/오다 biểu thị sự di chuyển vị trí – chúng là các động từ chỉ sự chuyển động 가다 biểu thị hành động tiến ra xa người nói, còn 오다 biểu thị chuyển động tiến gần người nói. Vì vậy, có thể hiểu 1 cách ngắn ngọn cấu trúc này là “thực hiện liên tục 1 hành động từ quá khứ kéo dài đến thiện tại và tiếp tục kéo dài đến tương lai”: 그 일이 잘 되어 간다. Công việc tiến triển 1 cách tốt đẹp. 저는 그 할머니를 어머니처럼 모셔 왔어요. Tôi đã chăm sóc cụ già ấy như mẹ của mình. Trường hợp sau đây là động từ kép chứ không phải là trợ động từ: 바빠서 숙제를 해 오지 못했어요. Bận quá nên tôi không thể làm bài tập và mang đến nộp. 음료수 좀 사 올까요? Tôi sẽ mua về 1 ít đồ uống nhé? Dạng này cũng kết hợp được với 1 số tính từ song khi đó nó lại diễn tả diễn biến, biến đổi của trạng thái, đồng thời động từ hóa tính từ phía trước: 그 얘를 보니 머리가 아파 온다. Nhìn nó mà tôi phát đau đầu. 도시의 환경오염이 심해 간다. Ô nhiễm môi trường ở đô thị đang ngày càng trở nên nghiêm trọng

129 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● - 고 있다 Là dạng kết hợp vĩ tố liên kết 고 với động/ tính từ 있다. Khi kết hợp với động từ, không dùng vĩ tố chỉ thì trước 고 mà dùng sau 있. Trong tiếng Hàn do thì hiện tại cũng diễn đạt diễn biến của hành động nên người nói chỉ dùng 고 있다 để diễn tả diễn biến của hành động một cách đặc biệt, vì vậy cách nói này không được dùng thường xuyên lắm. Cấu trúc này diễn đạt diễn tiến của hành động hay hành động có tính chất kéo dài, sự kéo dài của trạng thái kết quả - Trường hợp diễn tả hành động đơn thuần: 어머니가 잠을 자고 있어요 Mẹ đang ngủ. 누구를 기다리고 있어요? Cậu đang đợi ai đấy? - Dùng kính ngữ là 고 계시다 선생님 뭐 하고 계십니까? Thầy đang làm gì đấy ạ? 아버지가 전화를 받고 계실 때 동생이 들어 왔어요. Em tôi bước vào trong khi bố đang nghe điện thoại. - Diễn đạt hành động có tính chất liên tục 지난 달부터 중국어를 공부하고 있어요. Tôi học tiếng Trung từ tháng trước. 내가 말할 때마다 뭘 너 생각하고 있어? Trong khi tao nói mà mày cứ nghĩ ngợi gì đấy? - Trường hợp trạng thái kết quả của hành động kéo dài 추우니까 모자를 쓰고 있어! Lạnh nên đội mũ vào! 반지를 끼고 있어. Đeo nhẫn. 2. Trợ động từ hoàn thành: 내다, 나다, 버리다, 말다, 빠지다, 치우다

● - 나다 Có thể được dùng như trợ động từ khi gắn vào sau vĩ tố liên kết 고 và 아/어/여 để diễn tả ý nghĩa phát sinh, xảy ra, có kết luận…. 우리학과장님의 성함이 신문에 났어요 Tên cô trưởng khoa chúng tôi đã xuất hiện trên báo đấy. 아이들이 눈을 보더니 신이 나서 소리쳤다 Bọn trẻ thấy tuyết nên sung sướng hét lên.

130 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● - 고 나다 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 고 diễn tả trình tự về mặt thời gian và trợ động từ 나다 mang nghĩa kết cục, rốt cuộc, kết thúc. Mẫu câu này chỉ phù hợp với động từ và biểu thị hành động của động từ chính đã đạt đến điểm cuối cùng. Kết hợp với 1 số động từ khác và kết hợp với 1 số vĩ tố liên kết như (으)니, (으)니까, (으)면… dùng trong mệnh đề phía trước để nhấn mạnh hành động hoặc sư việc của động tính từ chính kết thúc, sau đó về mặt thời gian hành động hoặc sự việc của mệnh đề đi sau xảy ra hoặc trở thành trạng thái như thế. 청소를 끝내고 나서 쉬고 있어요 Tôi sẽ nghỉ ngơi sau khi đã don dẹp xong. 하고 싶었던말을 하고 났는데도 화가 풀이지 않았어요. Dù đã nói hết những gì muốn nói nhưng vẫn không giải tỏa được cơn giận.

● - 내다 Là dạng sai khiến của động từ 나다 gắn vào 어/아/여 trở thành trợ động từ để diễn tả ý nghĩa: chuyển ra ngoài, làm phát sinh hay xảy ra, dùng sức để cuối cùng hành động phía trước cũng được thực hiện 어머니는 나를 보고 화를 냈어요. Mẹ nhìn tôi rồi phát cáu 장학음을 받으니 한턱 내세요. Nhận học bổng rồi thì khao đi chứ

● - 아/어/여 내다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ 내다 được dùng với động từ. Về mặt ý nghĩa không dùng dạng bị động của động từ và chỉ kết hợp với động/ tính từ thể hiện sự khắc phục khó khăn hoặc với động/ tính từ nhấn mạnh ý nghĩa hoàn tất. Cấu trúc này mang ý nghĩa dù khó khăn nhưng hành đông vẫn được thực hiện cho đến cuối cùng. 철수는 그 책을 끝까지 읽어 냈어요 Cuối cùng thì CheolSoo cũng đọc được hết cuốn sách đó. 그 범인 어디로 도망갔는지 꼭 알아 내고 말 거에요 Nhất định phải tìm được nơi tên tội phạm lẩn trốn. Để diễn đạt nhấn mạnh hơn nữa thì dùng kết hợp với “고 말다/ 아 버리다” 어떤놈 도독인지 밝혀 내고 말겠다. Tôi sẽ làm sáng tỏ xem ai là kẻ trộm. 그 사람 이름은 빼 내 버리다.

131 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hãy bỏ tên người đó ra. Có trường hợp dùng dưới dạng giống như trơ động từ bằng cách kết hợp với vĩ tố liên kết 어서 rồi lượt bỏ 서, lúc này 내다 mang nghĩa “nộp” 지기소개서와 이력서를 써(서) 내세요 Hãy viết bản giới thiệu bản thân và lý lich rồi nộp cho tôi 돈이 없서어 등록비를 빌려(서) 냈어요. Không có tiền nên tôi đã mượn tiền của bạn để nộp học phí

● - 아/어/여 버리다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ 버리, chủ yếu kết hợp với động từ. Có liên quan đến nghĩa của động từ 버리다 dùng khi nói về sự kết thúc hoàn toàn của hành động và bao hàm tâm trạng của người nói theo sau sự kết thúc của hành động. Diễn đạt sự thoải mái có được từ việc loại bỏ gánh nặng tâm lý, sự luyến tiếc từ việc không đúng như mong đợi, cũng như nhấn mạnh hành động…. 지하철에서 지갑을 잃어 버렸어요. Tôi đã làm mất ví trên tàu điện ngầm 돈을 써 버리기 전에 은행에 갖다 넣겠어요. Phải lấy tiền gửi vào ngân hàng trước khi mình tiêu hết Cấu trúc này giống – 고말다 nhưng 아/어/여 버리다 diễn đạt tâm lý của người nói trong khi -고말다 diễn đạt sự kết thúc của hành động.

● - 아/어/여빠지다 Kết hợp với 1 số ít động từ va tính từ tạo thành những yêu tố thể hiện cách diễn đạt mạnh mẽ trong câu nhưng lại mang ý nghĩa phủ định nhấn mạnh tình trang đề cập đã xấu đi. 그 기게는 낡아 빠졌어요. Chiếc máy đó cũ kĩ và chạy yếu. 시어 빠진 김치는 김치 찌개를 해도 맛이 없어요. Kim chi chua quá nên nấu canh kim chi cũng chẳng ngon.

● - 고 말다 Vĩ tố liên kết 고 động từ 말다 diễn đạt ý nghĩa phủ định. Kết hợp với động từ. Không dùng hình thức mệnh lệnh và thỉnh dụ Diễn đạt trải qua nhiều quá trình, cuối cũng hành động cũng kết thúc, hoàn tất. 너무 슬퍼서 울고 말았어요 Buồn đến phát khóc 제가 그 일을 미침내 하고야 말았어요

132 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nhất định tôi phải hoàn tất công việc đấy.

● - 아/어/여 치우다 Cấu trúc này bổ sung thêm nghĩa: tất cả không còn gì, hoàn toàn, không ngọai lệ. Động từ chính chỉ gồm 1 số động từ như: 하다, 먹다, 팔다… 쓸 데 없는 책들은 다 집어 치우세요 Hãy dẹp những quyển sách vô dụng này đi. 밥 한 그릇을 눈 깜작할 사이에 먹어 치우었어요 Anh ta ăn hết sạch bát cơm trong nháy mắt. 3. Trợ động từ tặng cách: 주다, 드리다

● - 아/어/여 주다/드리다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với động/tính từ 주다/드리, chỉ dùng với động từ. Mẫu câu này diễn đạt chủ ngữ thực hiện hành động đó với tình thần phục vụ cho khách thể vì 1 lợi ích nào đó. Dạng tôn trọng dùng 아/어/여 드리다: 저는 동생숙제를 도와 주었어요. Tôi giúp em học bài. 바쁘실텐데 와 주셔서 고맙습니다 Dù bận bịu nhưng các bạn đã đến, tôi xin cảm ơn.

● - 아/어/여 주십사 하다 Là dạng kết hợp giữa trợ động từ 아/어/여 주다 diễn đạt sự thực hiện một hành động nào đó cho người khác với 십사 là dạng tôn trọng của thể 하십시오 và được dùng dước hình thái câu dẫn nghĩa là cấu trúc này là dạng tôn trọng cao nhất có nghĩa làm cho thế này thế này. 바쁘시겠지만 추천서를 좀 써 주십사하고 부탁두리러 왔어요 Tuy biết rằng thầy rất bận nhưng em đến để nhờ thầy viết giúp em một bức thư đề cử. 김 교수님께서 이번 강연회에서 한 말씀을 해 주십사 하고들 있어요 Xin mời giáo sư kim phát biểu trong buổi diễn giảng lần này Cấu trúc này có ý nghĩa giống các cấu trúc sau: 아/어/여 주소서, 아/어/여 주십소서, 아/어/여 주십사, 아/어/여 줍시사,…. 4. Trợ động từ thăm dò: 보다

● - 아/어/여보다 Là dạng kết hợp giữa 아/어/여 với trợ đông từ 보다, chủ yếu kết hợp với động từ, còn vĩ tố chỉ thì được dùng sau 보 để diễn đạt một ai đó muốn thực hiện hay thử thưc

133 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 hiện 1 hành động đó để thăm dò kết quả. Vì thế, nó cũng biểu thị kinh nghiệm, cảm nhận, nhận thức. 이 문제를 잘 생각 해보세요 Hãy thử suy nghĩ kỹ về vấn đề này. 저는 고생을 많이 해 보았어요. Tôi đã trải qua nhiều trắc trở trong cuộc sống rồi.

● - (으)ㄹ 까 보다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố kết thúc dạng câu nghi vấn (으)ㄹ 까 với trợ động từ 보다 diễn tả sự làm thử, chỉ được dùng khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất, không dùng vĩ tố chỉ thì và vĩ tố liên kết phía sau. Chủ yếu được dùng nhiều trong khẩu ngữ và diễn đạt người nói có suy nghĩ thử nghiệm thực hiện hành động đó. 그 놈들을 한 번 혼내 줄까 봤어요. Tôi đã dịnh dạy cho mấy tên đó 1 bài học. 머리가 아프니 일찍누울까 봐. Đau đầu nên tôi định đi nằm sớm

● - 아/어/여 본 일이 있다/없다 Là sự kết hợp giữa trợ động từ 아/어/여보다 diễn đạt sự làm thử với ㄴ일이 있다/없다. Mang nghĩa có hay không có kinh nghiệm thực hiện thử hành động hay trạng thái nào đó….Trong câu được dùng với nghĩa giống ㄴ 일이 있다/없다 diễn đạt ý nghĩa có hay không có kinh nghiệm làm gì trong quá khứ. 한국으로 가 본 일이 있어요? Bạn đã từng đến Hàn Quốc. 어려움을 껵어 본 일이 있어요? Mày đã từng chịu đựng gian khổ chưa? 5. Trợ động từ lặp lại: 대다

● - 아/어/여 쌓다 Vĩ tố liên kết 아/어/여 kết hợp với trợ động từ 쌓다 có nghĩa chồng chất lên, được dùng kết hợp với 1 số động từ. Diễn tả hành động phía trước cứ liên tục mang hướng tiêu cực. 굶은 사람처럼 먹어 쌓더니 배탈이 났어요 Ăn tới tấp như người bị đói nên giờ bị đau bụng 유학을 간다고 자랑을 해 쌓더니 못 가게 되었나 봐요. Hắn khoe khoang mình sẽ đi du học mà có vẻ không đi được

134 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● - 아/어/여 대다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ đông từ 대다. 대다 có nghĩa là “làm cho khớp nhau”, liên tục cung cấp. Gắn vào sau 1 số động từ, không gắn với vĩ tố chỉ thì và vĩ tố thể hiện sự tôn trọng vào động/tính từ đi trước mà gắn vào sau 대다. Diễn tả hành động phía trước kéo dài nên được lặp lại 1 cách nghiêm trọng, đến cực độ. Vì là cách diễn đạt mạnh mẽ nên không dùng trong lời nói lịch thiệp. 왜 그렇데 떠들어 대니? Sao mày cứ làm ồn mãi thế? 어디가 아픈지 계속 울어 대요? Nó đau chỗ nào mà cứ khóc mãi thế

● - 고는 하다 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 고 với trợ từ bổ trợ 는 chỉ sự nhấn mạnh và trợ động từ 하다 được dùng gắn vào sau động từ, ngoài ra còn được dùng dưới hình thái rút gọn 곤 하다 để diễn đạt hành động xảy ra nhiều lần trong quá khứ hay được lặp lại theo thói quen 기회가 있을 때마다 그 친구를 만나곤 했어요 Tôi thường gặp anh ta mỗi khi tôi có dịp 수업이 끝나면 우리 도서관에 가곤합니다 Tan học chúng tôi hay đến thư viện 6. Trợ động từ giữ lại: 놓다, 두다, 가지다

● - 아/어/여 가지고 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ 가지다 và vĩ tố liên kết 고 để diễn tả hành động của mệnh đề đi trước được bảo lưu rồi bảo toàn, sau đó mới thực hiện hành động phía sau tại cùng một địa điểm. Nói có thể biểu thị các hành đông liên kết với nhau về mặt thời gian hay biểu thị mệnh đề đi trước là lý do, nguyên nhân cảu mệnh đề theo sau. Cấu trúc này thường được dùng trong khẩu ngữ và không được đứng cuối câu - Trường hợp dùng với động từ: Diễn tả sau khi thưc hiện hành động ở mệnh đề đi trước, trên cơ sở đó, hành động của mệnh đề đi sau được thực hiện 음식을 너무 많이 해 가지고 남았구나 Làm đồ ăn nhiều quá thừa mất thôi - Trường hợp dùng với tính từ:

135 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thay vì ý nghĩa là bảo lưu, có nhiều trường hợp trạng thái của mệnh đề phía trước ảnh hưởng đến mệnh đề phía sau 너무 놀라 가지고 그 자리에서 넘어지고 말았어요 Cô ta kinh ngạc đến mức ngã xuống tại chỗ

● - 아/어/여 놓다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ đông từ 놓다. Chỉ kết hợp với 1 số động từ nhằm diễn tả động từ chính đã được hoàn thành 책을 열어 놓으세요 Hãy mở sẵn sách ra! 그 사람이 편지를 써 놓았습니다 Anh ta viết thư rồi để đó

● - 아/어/여두다 Vĩ tố liên kết 아/어/여 kết hợp với đông từ 두다. Chỉ kết hợp với ngoai động từ, diễn tả trạng thái mà hành động kết thúc được bảo tồn nguyên vẹn, lâu dài, không thay đổi sang tình trạng mới 지금 너무 피곤 하니까 나를 그냥 내버려 두세요 Bây giờ tôi quá mệt mỏi rồi, hãy để kệ tôi. 초기에 치료하지 않고 그냥 놓아 두면 병이 악화될 거예요 Nếu không chữa trị sớm mà cứ để mặc thì bệnh sẽ nặng thêm. So với 아/어/여 놓다, 아/어/여 두다 diễn tả thời gian bảo tồn trạng thái lâu hơn 7. Trợ động từ mong ước: 싶다 ● - 싶다 Không dùng riêng mà kết hợp với vĩ tố liên kết để dùng dưới dạng 고 싶다, 지 싶다, 는/ㄴ/은가 싶다, ㄹ/을 까 싶다, 었/았/였 으면 싶다. Được dùng sau danh từ phụ thuộc 듯,성 tạo thành các dạng 듯싶다,성싶다 diễn đạt ý ngĩa mong muốn, hy vọng. ● - 고 싶다, 고싶어하다 Là sự kết hợp giữa 싶다, 싶어하다, với vĩ tố liên kết 고 gắn vào động từ chính. Không dùng với tính từ hay động từ 이다. Đây là trợ động từ diễn đạt ý nghĩa chủ ngữ hy vọng, mong muốn động từ chính được thực hiện. - Trường hợp 고 싶다 Khi chủ ngữ là ngôi thứ 1 thì chỉ dùng dạng trần thuật, khi chủ ngữ là ngôi thứ 2 thì dùng dạng nghi vấn. không dùng với chủ ngữ là ngôi thứ 3, khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 thì dùng 고 싶어하다

136 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

나는 예뻐지고 싶다 Tôi muốn trở nên đẹp hơn 철수는 영어를 배우고 싶어한다. CheolSoo muốn học tiếng anh - Khi người nói khách quan hóa chính mình hay nói theo quan điểm cảu người khác thì dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 không hạn chế 어렸을 때 나는 선생님이 되고 싶어 했어요. Khi còn nhỏ tôi đã muốn trở thành giáo viên đấy 너는 군인에 가고 싶지 않았잖아요. Em không muốn đi nhập ngũ còn gì! ● - 아/어/여보고 싶다 Là dạng trợ động từ 아/어/여보다 chỉ sự làm thử kết hợp với trợ động từ 고 싶다 chỉ mong muốn để diễn đạt ý nghĩa hi vọng, mong muốn thưc hiện hành động như thế hay trở thành trạng thái như thế. Không dùng với động từ 이다. 저는 저렇게 날씨해 해보고 싶어요 Tôi cũng muốn được mảnh mai như thế kia 고향에 계신 부모님을 만나 보고 싶어요 Tôi muốn gặp bố mẹ đang ở quê lắm Khi diễn tả hy vọng mang tính chủ quan của người nói ngôi thứ nhất thì dùng.., khi chủ ngữ ngôi thứ 3 diễn tả hy vọng 1 cách khách quan thì dùng 아/어/여보고 싶어하다 아이들이 유람선을 타 보고 싶어 하다 Bon trẻ muốn đi du thuyền ● - 나 보다/(으)ㄴ가 보다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố kết thúc dạng câu nghi vấn 나/(으)ㄴ가 thuộc thể 하게 kết hợp với trợ động từ 보다 Chỉ dùng với đại từ nhân xưng ngôi thứ 2, thứ 3. Nếu chủ ngữ ngôi thứ 1 là giới hạn việc ngôi thứ 3 khách quan hóa chính mình. Diễn đạt sự quan sát 1 việc nào đấy, lấy điều đó xem xét suy đoán hành động hay trạng thái khác. - Trường hợp của 나 보다 + Kết hợp với động từ: 조용한 걸보니 아이들이 지나 봐요 Trong có vẻ yên tĩnh nên bọn trẻ cũng ngững nghịch ngợm

137 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

+ Diễn đạt tương lai thì dùng (으)려나 보다 여행을 떠나시려나 보지요? Anh định đi du lịch hả + Kết hợp được với các vĩ tố chỉ thì: 었/았/였; 겠 칭찬을 들으니 신이 났나 보지요? Được khen nên phấn khởi lắm hả? - Trường hợp của (으)ㄴ가 보다 애기가 우는 걸 보니 불편한가 봐요 Đứa bé khóc thế kia thì chắc là nó khó chịu ở đâu rồi 저 사람들은 부부가 아닌가 봐요 Hai người đó có vẻ không phải là vợ chồng đâu. + Khi gắn vĩ tố chỉ thì sau tính từ thì có thể dùng cả 나보다 lẫn (으)ㄴ가 보다 지금 한가 했나 보지요? Bây giờ cậu rảnh chứ 전에 두 사람이 친했는가 봐요 Hình như trước đây hai người đó rất thân nhau ● - 었/았/였 으면 싶다 Vĩ tố chỉ thì hoàn thành 었/았/였 kết hợp với vĩ tố liên kết 으면 và trợ động từ 싶다. Kết hợp được cả với động từ và tính từ để diễn đạt ý nghĩa hy vọng, mong muốn mạnh mẽ trong lòng của người nói với 1 sự vật, sự việc nào đó. 이젠 비가 그만 했으면 싶다 Phải chi bây giờ mưa đã tạnh 바지색이 좀 더 진했으면 싶은데요 Phải chi quần màu sậm hơn một chút 8. Trợ động từ mô tả: 있다, 지다… ● - 아/어/여 있다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 vói động tính từ 있다 vĩ tố chỉ thì được dùng sau 있. Mẫu câu này gắn vào sau động từ, thường được dùng với động từ bị động để diễn tả trạng thái hoàn tất của hành động kéo dài liên tục. - Trường hợp kết hợp với động từ 할머니가 아직 살아 계십니다

138 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Bà tôi vẫn đang còn sống 그 사람이 문 앞에 서 있었어요. Người đó đang đứng trước cửa nãy giờ - Trường hợp kết hợp với dạng bị động của động từ 안내 와 떨어져 있으니까 외롭고 쓸쓸합니다 Xa vợ nên buồn và cô đơn quá Trường hợp này giống 고 있다 của động từ tiếp diễn nhưng 고 있다 diễn ra trong thời gian ngắn, chú trọng vào hành động còn 아/어/여 있다 chú trọng vào quá trình, trạng thái, diễn biến của hành động liên tục như vậy. Khi đó 고 있다 được dùng với động từ mang tân ngữ còn 아/어/여 있다 dùng với động từ không mang tân ngữ. Nếu 고 있다 dùng với động từ không mang tân ngữ thì giống trường hợp diễn tả hành động đơn thuần…. có thể xem ví dụ sau để so sánh: (1) 그는 의자에 않고 있어요 (2) 그는 의자에 않아 있어요. Ví dụ 1, có thể chủ ngữ mới ngồi hoặc đang trong tư thế chuẩn bị ngồi xuống ghế, nhưng ví dụ 2 là chủ ngữ đã ngồi từ rất lâu rồi và bây giờ vẫn đang ngồi. ● - 지다 Kết hợp với vĩ tố liên kết 어/아/여 để dùng dưới dạng 어/아/여 지다 để diễn đạt hành động hay trang thái của sự vật được thực hiện, biến đổi thành ra như vậy. 나무가 자라니 자연히 그늘이 졌다 Cây lớn lên thì tự nhiên tạo ra bóng mát ● - 어/아/여 지다 Là sự kết hợp giữa động từ 지다 với vĩ tố liên kết 어/아/여, được dùng gắn vào sau động từ, tính từ. Cấu trúc này thường đi với động từ mô tả và biểu thì tình trạng được đề cập dần dần tăng lên… -Khi kết hợp với động từ: dùng với nghĩa bị động, thông qua tiểu tự có thể nhận thấy cấu trúc này khác với cấu trúc câu khẳng định 이병이 안 열어지는데 좀 열어 봐요 Cái lọ này không mở được, anh thử mở xem - Khi kết hợp với tính từ: diễn đạt quá trình tự thay đổi từng bước của trạng thái: 나는 뚱뚱해지는 것 같아요 Hình như tôi có vẻ mập ra Được dùng chung với các phó từ như 점점, 차츰

139 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

9. Trợ động từ phủ định: 말다, 않다…. ● - 말다 Là động từ phụ thuộc chỉ được dùng dưới dạng 말다, 지 말다, 고 말다(nội dung này đã đề cập tại phần b). 말다 là dạng rút ngắn của-어/아/여 하지 말다 thường được sử dụng với các động từ mô tả. Trong hình thức phủ định dùng 지 않다, 지 못하다 đối với câu trần thuật và câu nghi vấn, dùng 지 말다 đối với câu mệnh lệnh và câu đề nghị. Chỉ dùng với động từ mà tân ngữ có thể tiếp nhận mệnh lệnh hay đề nghị đó để diễn đạt ý nghĩa ngăn cấm, can ngăn, dừng việc gì còn đang làm dở. 담배를 피우지 마십시오. Đừng hút thuốc lá 잔디밭에 들어가지 마시오. Đừng giẫm lên bãi cỏ ● - 지 핞다 Kết hợp với động từ. Do động từ và”않다”có khoảng cách gián tiếp nên có cảm giác có phẩm cách và sang trọng. Gắn thêm tiểu từ vào sau”지”của”지 핞다”sẽ bổ sung thêm ý nghĩa như chỉ định, nhấn mạnh, đối lập… 이 물건은 좋지 않았습니다(chỉ định) Món hàng này không tốt 아무리 기다려도 버스가 오지는 않는군요 (nhấn mạnh) Dù đợi thế nào đi chăng nữa thì xe buýt cũng không đến 우리들이 모여서 놀지만은 않아요. 좋은 일도 하지요.(đối lập) Chúng tôi không tụ tập chơi bời mà còn làm việc tốt đấy 10. Trợ động từ khả năng không thể: 못 하다 ● - 지 못하다 Khi “지 못하다”Kết hơp với động từ có nghĩa là không thể thực hiện một hành đông nào đó vì năng lực của chủ thể động tác là chủ ngữ trong câu hoặc một nguyên nhân bên ngoài nào đó. Khi dùng với tính từ thì diễn tả tâm trạng không được như mong đợi của người nói. 나는 옛날의 당신을 잊지 못하고 있다. Anh không thể quên được em của ngày xưa 학생들의 발음이 정확하지 못해요. Phát âm của học sinh không được chính xác

140 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trường hợp: “Danh từ 이다 + 지 못하다”về nguyên tắc không thể được. tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì có thể kết hợp với 1 số ít danh từ có liên quan đến tính từ để dùng dưới dạng “Danh từ 이지 못하다” 그 디자이너의 의복은 대중걱이지 못해요 Trong phục của nhà thiết kế đó không được phổ biến 나는 이지적이지 못해서 늘 손해를 봅니다 Tôi không ích kỉ nên luôn chịu thiệt thòi Có thể gắn thêm tiểu từ sau 지 못하다 để bổ sung ý nghĩa ● - (으)ㄹ 뻔하다 Kết hợp với 1 số động từ chủ yếu có nghĩa mà người nói không mong muốn, ở mệnh đề đi trước phải dùng cấu trúc giả định như 었으면, 었더라면, thường dùng ở thì quá khứ để diễn đạt ý nghĩa nếu sai 1 tí thôi thì trạng thái như mệnh đề chính xảy ra nhưng may mắn thay, lại không như vậy. 이 앞에서 사고가 날 뻔했어요 Tai nạn suýt nữa thì xảy ra ở phía trước đấy 물어보지 않았더라면 실수할 뻔했어요 Suýt nữa thì làm sai nếu không hỏi ● - 는/(으)ㄴ체하다/ - 는/(으)ㄴ척하다 Vì tố dạng định ngữ 는/(으)ㄴ kết hợp với danh từ phụ thuộc 체/ 척 và động từ 하다. Được dùng gắn vào sau động, tính từ và động từ 이다 để diễn tả thái độ giả dối, làm ra vẻ. Hành động phía trước 는 체/ 척하다 thể hiện một nội dung tương phản với thực tế nghĩa là hai hành động phía trước, phía sau 는 체/ 척하다 có nội dung trái ngược nhau do sự giả vờ của chủ ngữ. 그는 나를 보고도 못 본 체 합니다 Nó thấy tôi mà giả vờ như không thầy vậy 자기가 훔쳐 먹고는 안 먹는척한다 Chính mình ăn trộm mà ra vẻ như không làm ● - 게 하다 Vĩ tố dạng phó từ 게 kết hợp với động, tính từ 하다 để biến chúng thành dạng sai khiến. Mục đích là để diễn đạt điều mà chủ ngữ khiến cho trở thành hành động đó hay trạng thái như thế. Chủ ngữ của câu được chuyển sang mệnh đề trong câu sai khiến vừa có thể dùng nguyên tiểu từ chủ cách 이/가 nhưng cũng vừa có thể thay bằng các tiểu từ 를, 에게, 한테 và dùng dạng kính ngữ với trợ động từ hay động từ chính đều được. 나는 손님이 자리에 앉으시게 했어요

141 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

나는 손님을 자리에 앉으시게 했어요 Tôi cho khách ngồi vào chỗ Động từ sai khiến và trợ động từ sai khiến 게 하다 có khác biệt về ý nghĩa và chức năng: - Đối với động từ sai khiến thì chủ ngữ sai khiến động từ có tính trực tiếp hơn còn 게 하다 thì có nghĩa mang tính gián tiếp với việc hành động sai khiến được thực hiện qua sự quan tâm hay cho phép của chủ ngữ. 그는 여자친구의 사진을 우리에게 보게 했어요 Nó đề cho chúng tôi xem hình của bạn gái nó 그는 여자친구의 사진을 우리에게 보였어요 Nó cho chúng tôi xem hình của bạn gái nó - 게 하다 kết hợp với động từ sai khiên để dùng dưới hình thức sai khiến kép 엄마는 언니가 애기에게 우유를 먹히게 했어요 Mẹ sai chị cho bé bú sữa 사장은 내가 복사 일을 Lan 에게 맡기게 하셨어요 Giám đốc bảo tôi sai Lan đi là công việc photocopy ● - 아/어/야 하다 Đây là hình thái kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/야 với trợ động từ 하다. Kết hợp với động từ, tính từ, động từ 이다. Không dùng với hình thức mệnh lệnh và thỉnh dụ, có thể gắn vĩ tố chỉ thì hoàn thành trước 아/어/야. Cấu trúc này diễn đạt tính bắt buộc hay tình huống phải như thế. - Trường hợp 하다 là thì hiên tại + Dễn đạt hành động đương nhiên hoặc nghĩa vụ phải làm. 이 약을 먹어야 합니다 Con phải uống thuốc này 한국으로 유학하려면 한국말를 배워야 합니다 Nếu muốn đi du học ở Hàn quốc thì phải học tiếng Hàn - Trường hợp 하다 là dạng 하겠다 khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất để đạt được mục đích nào đó mà bản thân muốn làm thì hành động hay trạng thái đó trở thành điều kiện tất nhiên và diễn đạt ý muốn làm cho được điều đó 이사 문제는 안냉와 의논해 봐야 하겠다 Vấn đề chuyển nhà tôi sẽ phải bàn bạc với vợ.

142 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Còn khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 thì diễn đạt tính bắt buộc 교실이니까 좀 더 밝아야 하겠어요 Vì là phòng học nên phải dọn dẹp sạch sẽ. - Trường hợp gắn thì quá khứ 았/었/였 vào sau 하다: Diễn đạt ý nghĩa”nhất thiết chỉ có thể làm như thế”và ý nghĩa”tuy là hành động tất nhiên phải làm nhưng không làm được 내가 작년에 장사를 그만두었어야 했지요 Tôi vốn đã phải làm ăn từ năm ngoái đấy chứ 무통장 입금을 하고 진작 확인했어야 했어요 Tôi đã phải xác nhận đâu vào đó sau khi nạp tiền mà không có số tài khoản Thường được dùng chung với (으)려면 để diễn đạt ý đồ dưới dạng (으)려면 어/아/여 하다. 일찍 일어나려면 일찍 자야겠어요 Muốn dậy sớm thì phải đi ngủ sớm 해고 받지 않으려면 맡은 일을 성실히 해야겠지요. Không muốn bị sa thải thì phải làm việc thật chăm chỉ ● - 고 들다 Là động từ được kết hợp bởi vĩ tố liên kết có nghĩa liệt kê 고 với đông từ 들다 có nghĩa: 안으로 가다(Đi vào trong), được dùng với 1 số động từ. Do gốc của 들다 là đi vào trong nên chỉ kết hợp được với động từ chính đứng trước cũng là những động từ có tính chất có thể đi sâu vào trong. Diễn đạt nghĩa: làm cho hành động nào đó có chiều sâu. 강 기자는 사건의 실마리를 찾기 위해 캐고 들었어요 Phóng viên Kang bắt tay vào điều tra để tìm ra căn nguyên của sự việc 그는 한 번 궁금한 건 파고 들어 반드시 알아 내고야 만다 Anh ta một khi tìm hiểu điều gì còn thắc mắc là phải truy ra bằng được mới thôi III. KẾT LUẬN: Bài viết đã phân tích những yếu tố ngữ pháp căn bản, cần thiết, xoáy sâu vào khả năng hoạt dụng hơn là khái niệm chung chung của trợ động từ để diễn đạt vô số ý nghĩa ngữ pháp của câu, ý đồ của người nói. Bài viết cũng có các ví dụ đặc trưng, sự so sánh, phân hóa về mặt ý nghĩa thành các trường hợp nhỏ để làm sáng tỏ đặc tính và quan hệ kết hợp, những hạn chế và mặt cấu trúc, cấu tạo của mỗi trường hợp cũng như cung cấp thông tin trong mức độ có thể.

143 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào cũng luôn có những nét tương đồng và khác biệt nên gây khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ với người nước ngoài khi học ngoại ngữ. Hy vọng rằng, qua những phân tích về nguồn gốc, phân loại trợ động từ trong tiếng Hàn những người học Tiếng Hàn sẽ dễ dàng nắm được bản chất của các trợ động từ từ đó có cách dùng cho chính xác, hợp lý tạo nên hiệu quả cao khi sử dụng tiếng Hàn, thay vì sử dụng một động từ đơn giản giờ đây, ta thường sử dụng nhiều động từ để làm cho câu văn thêm thuần Hàn, trau chuốt…Góp phần làm trang trọng thêm cho giao tiếp, làm cho người nói tự tin hơn và người nghe được hài lòng, góp phần thúc đẩy sự thành công của mục đích cần đạt được giữa hai người (đối tượng), giữa các doanh nghiệp, nhân dân hai nước... Hy vọng bài nghiên cứu sẽ đáp ứng được nhu cầu của việc học tập, nghiên cứu cùng việc trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa và khám phá những nét đẹp trong văn hóa hai nước, giúp cho hai dân tộc Việt Hàn ngày càng gắn bó và hiểu nhau hơn nữa, góp phần nâng quan hệ hai nước lên tầng cao mới: “từ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”thành “đối tác hợp tác chiến lược”, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://vi.wikipedia.org/wiki/Hàn Quốc Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn – Lý Kính Hiền – NXB Văn hóa thông tin

144 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Hoàng Lệ Giang, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Bích Ngọc (2H-09) GVHD: Lê Thu Trang I. TIỀN TỐ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC 1. Khái niệm tiền tố: Tiền tố là phụ tố đứng trước gốc từ biểu thị ý nghĩa cấu tạo từ hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Các tiền tố trong tiếng Hàn Quốc và ý nghĩa

STT Tiền tố Ý nghĩa Ví dụ Mạnh, khốc liệt 강+ 바람 (gió) Æ 강바람 (gió mạnh) 1. 강- 강훈련 (huấn luyện căng thẳng); 강행군 (hành quân gian khổ) Quá mức 과+ 소비 (tiêu dùng) Æ 과소비 (tiêu 2. 과- dùng quá mức); 과 보호 (quá nuông chiều) Quý 귀+ 부인 (phu nhân) Æ귀부인 (quý phu 3. 귀- nhân); 귀사 (quý công ty); 귀국 (quý quốc); 귀금속 (kim loại quý) Gấp, rất nhanh 급+ 행차 (xe) Æ 급행차 (xe tốc hành); 급가속 (tăng tốc đột ngột); 급선무 4. 급- (nhiệm vụ gấp) Mức độ trầm trọng 급+ 환자(bệnh nhân) Æ 급환자 (bệnh nhân nặng) Rồi, đã từng 기+ 혼(kết hôn) Æ 기혼 (kết hôn rồi); 5. 기- 기결 (giải quyết rồi)

Sau, sắp tới (thời 내+ 달 (tháng) Æ 내달 (tháng sau); 내년 6. 내- gian) (năm sau); 내일 (ngày mai) Lạnh 냉+ 국 (canh) Æ 냉국 (canh lạnh); 냉면 7. 냉- (miến lạnh); 냉피 (máu lạnh) Chỉ những gì liên 농+ 기계 (máy) Æ 농기계 (máy nông 8. 농- quan đến nghề nghiệp); 농기구 (dụng cụ làm nông) nông Muộn 늦+ 가을 (mùa thu) Æ 늦가을 (mùa thu 9. 늦- muộn); 늦장마 (mùa mưa muộn), 늦추위 (rét muộn)

145 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngắn 단+ 거리 (đường)단거리 (quãng đường 10. 단- ngắn); 단시일 (ít lâu), 단편 드라마 (phim ngắn tập) Lớn, quy mô lớn 대 + 학교 (trường) Æ 대학교 (trường đại Vĩ đại học); 대성공 (đại thành công); 대홍수 (đại hồng thủy); 대부자 (đại phú gia) 11. 대- Chống 대침략 전쟁 항전 (cuộc kháng chiến chống xâm lược) 대정부 투쟁 (đấu tranh chống chính phủ) Chỉ sự trùng lên, 덧+ 니 (răng) Æ 덧니 (răng khểnh); chồng lên 덧칠하다 (sơn lên 2 lần); 덧문 (cửa đôi, 12. 덧- cửa ghép); 덧저고리 (áo khoác mặc thêm) Chỉ tính chất bằng đá 돌+ 산 (núi) Æ 돌산 (núi đá); 돌기동 13. 돌- (cột đá); 돌다리 (cầu đá)

Chỉ sự quay lại, 되+ 돌아가다 (trở về) Æ 되돌아가다 14. 되- theo chiều ngược (quay trở lại); 되돌아보다 (quay lại lại, lặp lại nhìn); 되묻다 (hỏi lại); 되찾다 (tìm lại) Cuối cùng, chót 막+ 판 (hiệp) Æ 막판 (hiệp cuối); 막달 15. 막- (tháng cuối); 막차 (chuyến xe cuối cùng) Đối diện, ngang 맞+서다(đứng)Æ 맞서다(đứng đối diện); 16. 맞- bằng với nhau 맞대다 (đối diện);

Chỉ đơn vị, mỗi, 매+ 년 (năm) Æ 매년 (hằng năm); 매달 17. 매- hằng (hằng tháng); 매번 (mỗi lần), 매일 (mỗi ngày) Trống, không có 맨+ 발 (chân) Æ 맨발 (chân trần); 18. 맨- 맨손(tay trắng); 맨땅 (đất trống) Nổi tiếng 명+ 가수 (ca sĩ) Æ 명가수 (ca sĩ nổi 19. 명- tiếng); 명배우 (dv có tiếng); 명궁 (bắn cung giỏi) Không, vô 무+관심(quan tâm) Æ 무관심(không 20. 무- quan tâm); 무심 (vô tâm); 무근거 (vô căn cứ); 무인도 (đảo hoang) Đẹp 미+녀(nữ) Æ 미녀(mĩ nữ);미남 (đẹp 21. 미- trai); 미풍양속 (thuần phong mỹ tục); 미명 (tiếng tốt)

146 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Chưa 미+결정(quyết định) Æ 미결정(chưa quyết định); 미혼 (chưa kết hôn); 미완성 (chưa hoàn thành) Toàn, tất cả 범+국민(toàn dân) Æ 범국민(toàn dân); 22. 범- 범민족 (toàn dân tộc); 범태평양 (toàn Thái Bình Dương) Chính, gốc, ban 본+선(tuyến) Æ 본선(tuyến đường 23. 본- đầu chính); 본뜻 (nghĩa gốc); 본값 (giá gốc) Phó (chức vụ) 부+회장(hội trưởng) Æ 부회장(phó hội trưởng); 부사장 (phó giám đốc) Không, bất 부+동산(động sản) Æ 부동산(bất động sản); 부자유 (không có tự do); 부정당 24. 부- (không chính đáng) Phụ, không chính 부+수입(thu nhập) Æ 부수입(thu nhập thức phụ);부산물 (hàng sản xuất phụ);부식물 (món ăn phụ) Không, vô 불+가능(khả năng) Æ 불가능(bất khả năng); 불규칙 (bất quy tắc); 불공평 25. 불- (không công bằng); 불안전 (không an toàn) Phi, không có 비+생산(sản xuất) Æ 비생산(không sản 26. 비- xuất); 비공식 (không chính thức); 비공인 (không được công nhận) Thuộc, liên quan 산+ 길(đường) Æ 산길(đường mòn trên 27. 산- đến rừng núi núii)산사람 (người rừng);산맥 (dãy núi); 산나물 (rau rừn) Chỉ trạng thái 생+굴(mật ong) Æ 생굴(mật ong tươi); 28. 생- ban đầu, chưa 생맥주 (bia tươi); 생금(vàng thô); biến đổi 생장작 (củi còn tươi) Trước 선+대(thế hệ) Æ 선대(thế hệ trước); 29. 선- 선각 (lo xa); 선결 (quyết định trước); 선구자 (người đi tiên phong) Tiểu, nhỏ 소+ 규모(quy mô) Æ 소규모(quy mô 30. 소- nhỏ); 소극장 (rạp chiếu phim nhỏ); 소농 (tiểu nông); 소량 (một lượng nhỏ) Chỉ số lượng, 수+십 명(chục người) Æ 수십 명(hàng hàng, hàng mấy chục người); 수천 섬 (hàng nghìn đảo); 수년 31. 수- (hàng năm) Con đực 수+소(bò) Æ ((bò đực); 수캐 (chó đực); 수탉 (con gà trống)

147 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thuần, không có 순+금(vàng) Æ 순금(vàng ròng), 순 32. 순- tạp chất 한국식 (phong cách Hàn Quốc); 순수입 (thu nhập thực) Mới 신+기원(kỷ nguyên) Æ 신기원(kỷ nguyên mới); 신기룩 (kỷ lục mới); 33. 신- 신경향 (xu hướng mới); 신발명 (phát minh mới) Rất mỏng, rất 실+개천(suối) Æ 실개천(con suối nhỏ); nhỏ, rất mảnh 신눈 (tuyết bụi); 실바람 (gió thoảng) 34. 실- 실+경(cảnh) Æ 실경(cảnh thật); 실물 Thực, thực tế (vật thật); 실전 (hành động thực tế); 실비 (chi phí thực) 악+영향(ảnh hưởng) Æ 악영향(ảnh 35. 악- Xấu, không lành hưởng xấu); 악감정 (ác cảm); 악습 (thói quen xấu); 악몽 (ác mộng) 알+몸(cơ thể) Æ 알몸(mình trần); 알밤 Chỉ sự trơ trụi (hột dẻ đã bóc vỏ); 알곡 (hạt ngũ cốc đã 36. 알- bóc vỏ); 알거지 (nghèo kiết xác) 알+ 사탕(kẹo) Æ 알사탕(viên kẹo, cục Chỉ vật tròn kẹo); 알약 (thuốc viên) 암+ 되지(con lợn) Æ 암되지(lợn cái); Con cái 암고양이 (mèo cái); 암닭 (gà mái) 37. 암- Chỉ sự bất hợp 암약 (hành động bí mật); 암시장 (chợ pháp/ làm ngầm trời); 암시세 (giá đen); 암살 (ám sát) 양+ 부모(bố mẹ) Æ 양부모(cha mẹ Không phải ruột nuôi); 양딸 (con gái nuôi); 양아들 (con thị trai nuôi) 양+ 국(quốc) Æ 양국(hai quốc gia); 양군 38. 양- Hai, song, cặp (hai đội); 양다리 (hai chân); 양가 (hai gia đình) Thuộc về phương 양약 (thuốc Tây); 양악기 (nhạc cụ Tây phương Tây); 양과자 (bánh Tây) 여+교수(giáo sư) Æ 여교수(nữ giáo sư); 39. 여- Nữ, phụ nữ 여의사 (nữ bác sĩ); 여사장 (nữ giám đốc) 역+효과(hiệu quả) Æ 역효과(phản tác dụng, hiệu quả ngược); 역영향 (ảnh 40. 역- Ngược lại hưởng ngược lại); 역작동 (tác động ngược); 요+건(điều kiện) Æ 요건 (điều kiện tất Chỉ sự cần thiết, 41. 요- yếu); 요인 (người quan trọng); 요령 (điều quan trọng cốt lõi); 요소 (yếu tố)

148 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

유+경험(kinh nghiệm) Æ 유경험 (có 42. 유- Hữu; có kinh nghiệm); 유명 (nổi tiếng); 유덕 (có đức); 유독 (có độc); 유기 (hữu cơ) 윤+년(năm) Æ 윤년 (năm nhuận); 윤달 Chỉ sự lặp lại, 43. 윤- (tháng nhuận); 윤번 (quay vòng, luân nhuận phiên) 잔+돈(tiền) Æ 잔돈 (tiền lẻ); 잔가지 Chỉ cái nhỏ, cái 44. 잔- (cành cây nhỏ); 잔돌 (hòn sỏi nhỏ); 잔병 lẻ (bệnh vặt); 잔재주 (mẹo vặt) 잡+소문(tin đồn) Æ 잡소문 (tin đồn vớ 45. 잡- Tạp, hỗn tạp vẩn); 잡화 (tạp hóa); 잡색각 (nghĩ vẩn vơ) 장+거리(đường) Æ 장거리 (đường dài); 46. 장- Dài, lâu dài 장기간 (trong thời gian dài); 장광설(lời nói dài dòng) 재+확인(xác nhận) Æ 재확인 (xác nhận 47. 재- Lại, tái, lần nữa lại); 재분배 (phân phối lại); 재활용 (tái sử dụng); 재시험 (thi lại) 저+임금(lương) Æ 저임금 (lương thấp); 48. 저- Thấp 저기압 (áp suất thấp); 저혈압 (huyết áp thấp); 저금리 (lãi suất thấp) 전+기(kỳ) Æ 전기(kì trước); 전처 (vợ 49. 전- Trước, cựu trước); 전반 (nửa trước); 10 분 전에 (10’ trước) 주+목적(mục đích) Æ 주목적 (mục đích Chủ yếu chính); 주소득원 (nguồn thu nhập chính); 주내용 (nội dung chính) 50. 주- 주한 베트남 대사 (đại sứ Việt Nam tại Sở tại, đóng Hàn Quốc); 주유엔 대사 (đại sứ tại Liên Hiệp Quốc) 중+공업(công nghiệp) Æ 중공업 (công Nặng, Chỉ mức nghiệp nặng); 중상(vết thương nặng); 51. 중- độ nặng 중노동 (lao động nặng); 중환자 (bệnh

nhân nặng) 직+선(đường) Æ 직선 (đường thẳng); Một cách trực 52. 직- 직거래 (giao dịch trực tiếp); 직언(nói tiếp, thẳng thẳng); 직시 (nhìn thẳng mặt) 첫+인상(ấn tượng) Æ 첫인상 (ấn tượng 53. 첫- Ban đầu, đầu tiên đầu tiên); 첫눈 (tuyết đầu mùa); 첫사랑 (mối tình đầu); 첫월급 (tháng lương đầu) 초+여름(mùa hè) Æ 초여름(đầu hè); Ban đầu, đầu tiên 54. 초- 초가을 (đầu thu); 초급 (sơ cấp) Siêu, vượt quá 초+자연(tự nhiên) Æ 초자연 (siêu

149 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

nhiên); 초고속도 (tốc độ tối đa); 초월 (siêu việt) 촌+사람(người) Æ 촌사람 (người vùng 55. 촌- Mang tính quê quê); 촌닭 / 촌놈(gã nhà quê); 촌티(hương vị quê) 총+공격(công kích) Æ 총공격 (tổng Tổng, tổng lực, công kích); 총사직 (tổng bãi công); 56. 총- tất cả 총선거 (tổng tuyển cử); 총수입 (tổng thu nhập) 최+강(mạnh) Æ 최강(mạnh nhất); 57. 최- Nhất, siêu hạng 최고(tối đa);최대 (to nhất); 최저 (thấp nhất); 최악(tệ nhất) 친+애(ái) Æ 친애(thân ái);친선(thiện Thân, gần ai chí);친미(phe thân Mỹ);친밀 (thân mật) 58. 친- 친+형(anh trai) Æ 친형 (anh ruột); Ruột thịt 친고모 (bà cô ruột); 친부모 (cha mẹ ruột) 타+ 회사(công ty) Æ 타회사 (công ty 59. 타- Khác khác); 타지역 (khu vực khác); 타대학 (trường đại học khác) Vượt ra khỏi, làm 탈+옥(ngục) Æ 탈옥(vượt ngục);탈선 60. 탈- mất đi (trật đường ray); 탈출 (đào ngũ); 특+성(tính) Æ 특성 (đặc tính); 특산물 61. 특- Đặc biệt (đặc sản); 특별 (đặc biệt); 특징 (đặc trưng) 평+지봉(mái nhà) Æ 평지봉 (mái nhà Bằng phẳng phẳng);평지 (mặt đất); 평야 (đồng bằng) 평+일(ngày) Æ 평일;평회사원 (nhân 62. 평- Bình thường viên bình thường), 평복 (thường phục) 평+시(thời) Æ 평시(thời bình); Thanh bình,yên ả 평안(bình an); 평화(hòa bình) 풋+구추(ớt) Æ 풋구추 (ớt xanh); 풋과일 Còn xanh, chưa 63. 풋- (quả xanh); 풋김치 (dưa mới muối); chín 풋곡식 (hạt non) 항+균(khuẩn) Æ 항균 (kháng khuẩn); 64. 항- Kháng, chống lại 항생제 (chất kháng sinh);항암제 (chất chống ung thư) 햇+감자(khoai tây) Æ 햇감자 (khoai tây 65. 햇- Mới, đầu mùa đầu mùa); 햇곡식 (lương thực đầu mùa); 햇과일 호+기(cơ hội) Æ 호기(cơ hội tốt); Tốt, hảo. thịnh 66. 호- 호경기 (nền kinh tế đang phát triển); vượng 호감정 (tình cảm tốt); 호감(ấn tưởng tốt)

150 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

chỉ một mình, 홀+ 어머니(mẹ) Æ 홀어머니(mẹ góa) 67. 홀- đơn độc ; 홀몸 (đơn độc); 홀수 (số lẻ);

Sau, mặt sau, 후+면(mặt) Æ 후면(mặt sau); 후반 (nửa 68. 후- phần sau) sau); 후전 (hiệp sau)

II. Hậu tố trong tiếng Hàn Quốc: a. Khái niệm hậu tố Hậu tố là bộ phận cấu tạo từ đứng sau gốc từ hoặc thân từ. Khi có biến vĩ (biến tố) thì đứng trước biến vĩ. b. Các hậu tố trong tiếng Hàn Quốc và ý nghĩa: Hậu STT Ý nghĩa Ví dụ tố 사업(kinh doanh)+가 Æ 사업가(nhà kinh Chỉ nghề nghiệp doanh); 화가 (họa sỹ); 건축가 (nhà kiến trúc); 정치가 (nhà chính trị) 주택(nhà ở)+가 Æ 주택가 (khu nhà ở); 69. -가 Chỉ một khu vực, địa 상점가 (khu mua sắm); 번화가 (con đường điểm nào đó nhộn nhịp) 최고(cao nhất)+가 Æ 최고가 (giá cao Chỉ giá cả nhất); 소매가 (giá bán lẻ); 판매가 (giá bán) 관광(tham quan)+객 Æ 관광객 (khách Đi sau danh từ, mang 70. -객 tham quan); 선객 – 승객 (hành khách); ý nghĩa là”khách” 고객 (khách hàng) Chỉ nòi giống, dòng 베트남계 미국인 (người Mỹ gốc Việt); dõi 라틴계의 국민 (người gốc Latinh); Chỉ một nhóm người 문학(văn học)+계 Æ 문학계 (giới văn cùng làm trong một học); 정치계 (giới chính trị); 언론계 (giới lĩnh vực nào đó ngôn luận) 71. -계 (giới, phái) 온도(nhiệt độ)+계 Æ 온도계 (nhiệt độ kế); Chỉ các dụng cụ đo 습도계 (máy đo độ ẩm); 지진계 (địa chấn lường kế) 출항(khởi hành)+계 Æ 출항계 (thông báo Chỉ các thông báo, khởi hành); 전출계 (thông báo di dời); 인쇠(in ấn)+공 Æ 인쇠공 (thợ in); 목공 Chỉ người có kỹ 72. -공 (thợ mộc); 전기공 (thợ điện); 용접공 (thợ thuật (thợ) hàn) 치(răng)+과 Æ 치과 (khoa răng); 소아과 Chỉ đơn vị chuyên 73. -과 (khoa nhi); 내과 (khoa nội); 한국어과(khoa môn (khoa) tiếng hàn)

151 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Chỉ cách nhìn, tầm 세계(thế giới)+관 Æ 세계관 (thế giới hiểu biết về sự vật, quan); 주관 (chủ quan); 인생관 (nhân sinh 74. -관 hiện tượng quan) Chỉ một địa điểm 영화(phim)+관Æ 영화관 (rạp chiếu phim); (nhà, viện, rạp) 도서관 (thư viện); 방문관 (bảo tàng) Chỉ sự đam mê 낚시(câu cá)+광 Æ 낚시광 (người mê câu cuồng nhiệt của một cá); 농구광(người mê bong rổ); người đối với một 75. -광 게임광(người nghiện game) điều gì đó 금(vàng)+광 Æ 금광(quặng vàng); Chỉ các loại quặng 철광(quặng sắt); 석탄광(quặng than) 출입(ra vào)+구 Æ 출입구(cửa ra vào); Chỉ lối ra vào (cửa) 비상구 (cửa thoát hiểm); 접수구 (cửa tiếp 76. -구 nhận hồ sơ) Chỉ một loại dụng 운동(vận động)+구 Æ 운동구(dụng cụ tập cụ, thiết bị nào đó thể thao); 문방구 (dụng cụ văn phòng) 선진(tiên tiến)+국 Æ 선진국(nước phát 77. -국 Chỉ nước, đất nước triển); 강대국 (cường quốc); 중립국 (nước trung lập) Chỉ các loại vé, 입장(vào cửa)+권 Æ 입장권 (vé vào cửa); phiếu 승차권(vé xe);상품권(phiếu mua hàng) 수도(thủ đô) +권 Æ 수도권(khu vực thủ Chỉ vùng, khu vực đô); 북극권(vùng bắc cực); 태풍권 (vùng 78. -권 nào đó bão) 소유(sở hữu)+권 Æ 소유권(quyền sở hữu); Chỉ các quyền 통치권(chủ quyền); 재산권 (quyền sở hữu (quyền lực) tài sản) 수획(thu hoạch)+기 Æ 수획기 (mùa thu Chỉ thời kỳ, khoảng hoạch); 사춘기(tuổi dậy thì); 상반기 thời gian (nửa đầu năm) Chỉ các lại máy 세탁(giặt)+기 Æ 세탁기 (máy giặt); móc, dụng cụ 전화기 (điện thoại); 비행기(máy bay) Chỉ sự ghi chép lại 여행(du lịch)+기 Æ 여행기(nhật ký du 79. -기 một việc nào đó lịch); 일기 (nhật ký hàng ngày) Chuyển động từ/ 쓰다(viết)+기 Æ 쓰기 (việc viết); 배우기 tính từ thành danh từ (việc học); 세기 (độ mạnh); 높기(độ cao) Chuyển động /tính 쫓다(đuổi)+기 Æ 쫓기다(bị đuổi); (bị từ sang thể chủ động rách); 웃기다(làm cho cười) / thụ động 교통(giao thông)+난 Æ 교통난(nạn giao Chỉ sự khó khăn hay 80. -난 thông);주택난 (nạn thiếu nhà ở); 식량난 một vấn nạn nào đó (nạn thiếu lương thực)

152 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đi sau DT chỉ người 사장님 (giám đốc); 선생님 (thầy giáo); 81. -님 nhằm tỏ ý tôn kính 교수님 (giáo sư); 회장님 (hội trưởng) 기자(kí giả)+단 Æ 기자단 (đoàn ký giả); Chỉ tập thể, đoàn, 82. -단 관광단 (đoàn tham quan); 경기단 (đội thi nhóm đấu) 사람(người)+들 Æ 사람들 (mọi người); Đi sau danh từ để 83. -들 책들 (những quyển sách); 이야기들 (những thể hiện số nhiều câu chuyện) 생산(sản xuất)+량 Æ 생산량 (lượng sản 84. -량 Chỉ số lượng xuất); 소비량 (lượng tiêu dùng); 식량량 (lượng lương thực) 사탕(kẹo)+류 Æ 사탕류 (các loại kẹo); 85. -류 Chỉ các chủng loại 기계류 (các loại máy móc); -률/ 실업(thất nghiệp)+률 Æ 실업률 (tỷ lệ thất 86. Chỉ tỷ lệ nào đó 율 nghiệp); 출산율 (tỷ lệ sinh) Chuyển động từ 밀다(đẩy)+ 리 Æ 밀리다(bị đẩy); 열리다 87. -리 sang thể bị động/ thụ (được mở); 울리다 (làm cho khóc); 살리다 động (cứu sống) 주(tuần)+ 말 Æ 주말(cuối tuần)올해말 88. -말 Cuối (cuối năm); 기말(cuối kỳ) 요리(nấu ăn)+ 법 Æ 요리법(phương thức Chỉ phương thức, nấu ăn);교수법 (pp giảng dạy);치료법 cách thức (phương pháp trị liệu) 89. -법 교통(giao thông)+ 법 Æ 교통법(luật giao Luật thông); 경영법 (luật kinh doanh); 노동법 (luật lao động) 수영(bơi) + 복 Æ 수영복(đồ bơi); 운동복 Chỉ một loại trang 90. -복 (quần áo thể thao); 작업복 (quần áo làm phục nào đó việc) 교통(giao thông)+ 비 Æ 교통비(phí giao Chỉ một loại chi phí 91. -비 thông); 생활비 (phí sinh hoạt); 학비 (học nào đó phí) 사실(sự thật)+ 상 Æ 사실상(trên thực tế); Trên, trong, theo 역사상 (trong lịch sử); 관계상 (về mặt quan hệ) 가구(đồ nội thất)+ 상 Æ 가구상(cửa hàng 92. -상 Cửa hàng nội thất); 도매상 (cửa hàng bán buôn); 소매상(cửa hang bán lẻ) Chỉ một giải thưởng 노벨(Nobel)+ 상 Æ 노벨상(giải nobel) nào đó ; 일등상 (giải nhất); 시(thơ)+ 선 Æ 시선(tuyển tập thơ); 명작선 Chỉ sự tuyển tập, 93. -선 (tuyển tập các kiệt tác); 문학선 (tuyển tập tuyển chọn văn học)

153 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

화물(hàng hóa)+ 선 Æ 화물선(tàu chở Chỉ các loại tàu, hàng); 수송선 (tàu vận tải); 유조선 (tàu chở thuyền dầu) Chỉ các đường, 국내(nội địa)+ 선 Æ 국내선(đường bay nội tuyến đường địa); 국제선 (đường bay quốc tế) 연구(nghiên cứu)+소 Æ 연구소(phòng Chỉ nơi chốn, địa 94. -소 nghiên cứu)사무소 (văn phòng); 이발소 điểm (hiệu cắt tóc) Chỉ lễ, nghi lễ nào 결혼식 (lễ kết hôn); 졸업식 (lễ tốt nghiệp); đó 입학식 (lễ nhập học) 95. -식 현대(hiện đại)+식 Æ 현대식(kiểu hiện Chỉ kiểu, cách thức, đại); 동양식 (kiểu phương đông); 계단식 phong cách 농장 (nông trại kiểu bậc thang) 컴뷰터(máy tính)+ 실 Æ 컴뷰터실 (phòng 96. -실 Chỉ phòng, nơi chốn máy tính)휴계실 (phòng nghỉ); 교실 (phòng học); 애국(ái quốc)+ 심 Æ 애국심(lòng yêu 97. -심 Lòng, tấm lòng nước); 자존심 (lòng tự trọng); 충성심 (long trung thành) 조금(một chút)+ 씩 Æ 조금씩(từng chút 98. -씩 Mỗi, từng (lần lượt) một)하나씩 (từng cái một); 두 명씩 (hai người một) 생산(sản xuất)+ 액 Æ 생산액(khối lượng 99. -액 Tổng số, số lượng sản xuất); 예산액 (tổng dự toán); 소비액 (số lượng tiêu thụ) Chỉ một loại thuốc 감기(cảm)+약 Æ 감기약(thuốc cảm); 안약 nào đó (thuốc mắt); 멀미약 (thuốc say xe) 100. -약 소화(tiêu hóa)+ 제 Æ 소화제(thuốc tiêu Chỉ các loại thuốc hóa);진통제 (thuốc đau đầu);항생제 (thuốc kháng sinh) 인도(Ấn Độ)+ 양 Æ 인도양(Ấn Độ 101. -양 Chỉ đại dương, biển Dương); 대서양 (Đại Tây Dương); 태평양 (Thái Bình Dương) 한국(Hàn Quốc)+ 어 Æ 한국어(tiếng Hàn Ngữ (Chỉ tiếng, 102. -어 Quốc);의성어(từ tượng thanh); 외래어 (từ ngôn ngữ, từ) ngoại lai) 수산(thủy sản)+ 업 Æ 수산업(ngành thủy 103. -업 Ngành, nghề nghiệp sản)농업(nông nghiệp); 공업 (công nghiệp); 운수업 (ngành vận tải) 피부(da)+ 염 Æ 피부염(viêm da);인후염 Chỉ sự viêm nhiễm 104. -염 (viêm họng);간염 (viêm gan); 편도선염 (bệnh) (viêm amidan) 105. -용 Dùng cho 가정(gia đình)+ 용 Æ 가정용(dùng cho gia

154 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đình); 여자용 (dùng cho phụ nữ); 어린이용 책 (sách dùng cho trẻ em) 회사(công ty)+ 원 Æ 회사원(nhân viên Chỉ người (nhân công ty); 은행원 (nhân viên ngân hàng); viên) 우체원 (nhân viên bưu điện) 동물(động vật)+ 원 Æ 동물원(vườn thú); Chỉ nơi chốn, địa 106. -원 공원 (công viên); 유치원 (nhà trẻ); 식물원 điểm (vườn bách thảo) 고아(trẻ mồ côi)+ 원 Æ 고아원(trại trẻ mồ Chỉ cơ quan nào đó côi); 양로원 (viện dưỡng lão); 감사원 (viện (viện) kiểm sát) - 걸다(đi)+ 음 Æ 걸음(bước đi); 만남 (cuộc 107. Danh từ hóa động từ (으)ㅁ gặp gỡ); 믿음(sự tin tưởng) 먹다(ăn)+ 이 Æ 먹이다(cho ăn) Chuyển động từ/ ;높이다 (làm cho cao lên); 보이다 (cho tính từ sang thể thụ thấy) động ;속이다 (lừa) 108. -이 Chuyển động từ 쓰다(sử dụng)+이 Æ 쓰이다(được sử sang thể bị động dụng); 놓이다 (được đặt lên..); 높(cao)+ 이다 Æ 높이(chiều cao); 넓이 Danh từ hóa (chiều rộng); 놀이 (trò chơi); 길이 (chiều động/tính từ dài) Chỉ người (quốc 한국(Hàn Quốc)+ 인 Æ 한국인(người Hàn 109. -인 tịch, nghề Quốc); 연예인 (nghệ sĩ); 연극인 (diễn viên nghiệp,…) kịch); 애인 (người yêu) 과학(khoa học)+자 Æ 과학자(nhà khoa Chỉ người có chuyên 110. -자 học); 기자 (ký giả); 노동자 (người lao môn nào đó động); 기술자 (kỹ sư) Chỉ người đứng đầu 회장님 (hội trưởng); 사장님 (giám đốc); một nhóm, cơ quan, 교장님 (hiệu trưởng); 과장님 (trưởng khoa) tổ chức,… Chỉ một loại giấy tờ 추천(đề cử)+장 Æ 추천장(giấy giới thiệu); 111. -장 nào đó 장 (thư giới thiệu); 초대장 (thư mời) 운동(vận động)+ 장 Æ 운동장(sân vận Chỉ nơi chốn động); 경기장 (sân thi đấu); 공장 (công trường xây dựng) 과학(khoa học)+ 적 Æ 과학적(mang tính Thộc về, mang tính 112. -적 khó học); 세계적 (mang tính toàn cầu); gì đó 국제적 (thuộc về quốc tế) Chỉ một trận đấu 결승(chung kết)+ 전 Æ 결승전(trận chung 113. -전 hoặc trận đánh nào kết); 공중전 (trận đánh trên không); 근대전 đó (trận đánh hiện đại)

Chỉ địa điểm 불(Phật)+ 전 Æ 불전(nơi thờ Phật);공전 155 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(cung điện);신전 (miếu thờ) 위인(vĩ nhân)+ 전 Æ 위인전(chuyện kể về Truyện, Câu chuyện vĩ nhân); 영웅전 (chuyện về anh hùng); 자서전 (tự truyện) 영화(phim)+ 제 Æ 영화제(liên hoan Chỉ một lễ hoặc lễ phim); 예술제 (lễ hội nghệ thuật); 위령제 hội nào đó (lễ truy điệu) 114. -제 Chỉ xuất xứ, nơi sản 베트남(Việt Nam)+ 제 Æ 베트남 (hàng xuất Việt Nam); 일본제 (hàng Nhật)

학생(học sinh)+ 증 Æ 학생증(thẻ học Chỉ các loại chứng sinh); 영수증 (hóa đơn); 운전면허증 (bằng từ, bằng lái xe) 115. -증 건망(trí nhớ kém)+증 Æ 건망증(chứng hay Chỉ các chứng bệnh quên); 증(chứng mất ngủ); 우울증 (chứng trầm cảm) Chỉ nơi chốn, địa 여행(du lịch)+ 지 Æ 여행지(địa điểm du điểm lịch); 목적지 (nơi đến); 출생지 (nơi sinh) 포장(gói)+ 지 Æ 포장지(giấy đóng gói) Giấy 116. -지 ; 원고지 (giấy viết bản thảo) 일간(hàng ngày)+ 지 Æ 일간지(tạp chí Báo, tạp chí hàng ngày); 석간지 (tạp chí phát hàng buổi chiều); 문예지 (tạp chí văn nghệ) 꽃(hoa)+ 집 Æ 꽃집(cửa hàng hoa);집 (cửa Cửa hàng, nhà hàng, hàng bánh mỳ); 한식집 (nhà hàng Hàn quán 117. -집 Quốc) 시(thơ)+ 집 Æ 시집(tập thơ); 단편집 (tập Tuyển tập truyện ngắn); 수필집 (tập bút ký) 천 원짜리 지폐 (tờ tiền 1000 won); 일 118. -짜리 Đáng giá, có giá trị 킬로그램짜리 설탕 (đường loại 1 cân) 첫(đầu tiên)+ 째 Æ 첫째(thứ nhất); 둘째 119. -째 Thứ tự, mức (thứ hai); 세 번째 (lần thứ3) 내일(ngày mai) + 쯤 Æ내일쯤(chừng ngày Ước chừng (khoảng, 120. -쯤 mai); 한 시간쯤 (khoảng 1 tiếng); 100 명쯤 khoảng chừng) (khoảng 100 người) 연락(liên lạc) + 처 Æ 연락처(nơi liên lạc); Chỉ địa điểm, nơi 121. -처 거래처 (nơi giao dịch); 근무처 (nơi làm chốn việc); 접수처 (nơi nhận hồ sơ) Chỉ một tổ chức, 단(đoàn) + 체 Æ 단체(đoàn thể); 사업체 122. -체 đoàn thể (một doanh nghiệp); 조직체 (một tổ chức) Chỉ trạng thái của cơ 건강(khỏe mạnh)+체 Æ 건강체(cơ thể thể khỏe mạnh); 허약체(cơ thể ốm yếu)

156 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Chỉ trạng thái của 액체 (thể lỏng); 고체 (thể rắn); 결정체 vật chất (tinh thể) 갈비(sườn)+ 탕 Æ 갈비탕(canh sườn); 123. -탕 Món canh gì đó 삼계탕 (canh gà);매운탕 (canh cá cay) 문(văn)+ 학 Æ 문학(văn học); 언어학 Chỉ ngành chuyên 124. -학 (ngôn ngữ học); 철학 (triết học); 물리학 môn (chuyên ngành) (vật lý học) 부산(Pusan) + 항 Æ 부산항(cảng Pusan); 125. -항 Chỉ bến cảng 사이공항 (cảng Sài Gòn); 하이풍항 (cảng Hải Phòng) 동(đông) + 해 Æ 동해(biển Đông); 지중해 126. -해 Chỉ biển (Địa Trung Hải) 도시(đô thị) + 화 Æ 도시화(đô thị hóa) Chỉ sự phát triển ; 기계화 (cơ khí hóa); 자동화 (tự động theo hướng mở rộng hóa); 합리화 (hợp lý hóa) 127. -화 서양 (phương Tây) +화 Æ 서양화 Bức tranh, bức họa (tranh phương Tây); 동양화 (tranh phương Đông) 동창 (đồng trang lứa) + 회 Æ 동창회 (hội những người cung học với 128. -회 Chỉ tập thể (hội) nhau);동호회 (hội những người cùng sở thích) 넓다 (rộng) + 히 Æ 넓히다 (mở rộng Chuyển động/tính từ ra);밝히다 (làm sang tỏ); 앉히다 (đặt ngồi sang thể thụ động 129. -히 xuống) Chuyển tính từ sang 분명하다+히 Æ 분명히(rõ ràng); trạng từ 열심히 (chăm chỉ);간단히 (đơn giản)

Lưu ý: Một số tiền tố và hậu tố đồng nghĩa- trái nghĩa: * 기- (đã, rồi)><미- (chưa) VD: 기혼 (đã kết hôn) & 미혼 (chưa kết hôn) * 단- (ngắn)><장- (dài) VD: 단편 드라마 (phim ngắn tập) & 장편 드라마 (phim dài tập) * 대- (lớn, đại)><소- (nhỏ, tiểu) VD: 대규모(quy mô lớn) & 소규모(quy mô nhỏ) * 막- (cuối) >< 첫- (đầu) VD: 마지막 (cuối cùng) & 첫째 (đầu tiên)) * 전- (trước) ><후- (sau)

157 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

VD: 전반 (nửa trước) & 후반 (nửa sau); * 암- (con cái) ><수- (con đực) VD: 암닭 (gà mái) & 수탉 (con gà trống) * 범-(toàn bộ) 전- (toàn bộ) VD: 범국민(toàn dân) & 전국 (toàn quốc) * (비- ~ 부- ~ 불- ~ 무-) (không, bất) >< 유- (có hữu) Ví dụ:: 비공식 (không chính thức), 부동산(bất động sản), 불가능(bất khả năng), 무관심 (không quan tâm), 유익 (có ích). III. KẾT LUẬN: Tiền tố và hậu tố là một mảng kiến thức vô cùng quan trong mà người học cần nắm bắt trong quá trình học tiếng Hàn Quốc. Nếu như hiểu được ý nghĩa của các tiền tố, hậu tố này thì sẽ có thể bổ sung cho mình một lượng kiến thức cũng như vốn từ phong phú và tạo nên hiệu quả tốt cho việc học. Trên đây là những tìm hiểu và hệ thống của chúng tôi về những kiến thức liên quan đến tiến tố và hậu tố trong tiếng Hàn Quốc thông qua các tài tiệu và những kiến thức đã học. Bản thân tiền tố và hậu tố là mảng kiến thức khá rộng và phong phú. Vì vậy, trong quá trình làm báo cáo nghiên cứu khoa học này, có thể chúng tôi chưa tìm hiểu và tập hợp một cách đầy đủ về tiền tố và hậu tố trong tiếng Hàn Quốc. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn để bản báo cáo được hoàn chỉnh hơn. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: “Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho người Việt (Lê Tuấn Sơn-Huỳnh Thị Thu Thảo)- NXB Văn hóa thông tin. “Tiếp từ, thành ngữ 4 chữ và danh ngôn tiếng Hàn”(Lê Huy Khoa- Lê Hữu Nhân) – NXB Thanh niên. Từ điển Thông tin về tiền tố và hậu tố trên trang web: naver.com

158 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ GỐC HÁN TRONG TIẾNG HÀN

SVTH: Đặng Thị Thu Thảo, Đặng Thị Thắm(1H-09) GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế Việt Nam đang mở rộng giao lưu và hội nhập với các quốc gia và khu vực trên thế giới, ngoại ngữ là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, công ty Hàn Quốc đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, so với các nước khác, Hàn Quốc đang là nước có nguồn đầu tư lớn thứ hai ở nước ta. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng Hàn đang là một nhu cầu cần thiết và tất yếu. Trong bất cứ một ngôn ngữ nào từ vựng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó để có thể sử dụng ngoại ngữ một cách trôi chảy người học phải trang bị cho mình không chỉ là một hệ thống ngữ pháp đầy đủ mà còn cần một kho từ vựng phong phú. Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng lớn không chỉ về chính trị, kinh tế mà còn về cả văn hoá và xã hội đối với các nước phương Đông. Trong đó ngôn ngữ là một lĩnh vực không thể không nhắc đến. Từ xưa Hán tự đã thâm nhập và có ảnh hưởng lớn trong tiếng Hàn Quốc. Bởi khoảng 70% từ vựng trong tiếng Hàn được tạo từ gốc Hán, nên khi học từ vựng tiếng Hàn, Hán tự là điều không thể bỏ qua. Chính vì vậy bài nghiên cứu này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong từ vựng tiếng Hàn đó là “Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn”. Là những sinh viên đang học tập về tiếng Hàn trong khoa tiếng Hàn Quốc, mục đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này trước hết nhằm trau dồi thêm kiến thức, phục vụ bổ ích cho việc học, cũng nhằm giúp những người mới học và muốn tìm hiểu về tiếng Hàn có thể trau dồi thêm một số kiến thức về Hán tự trong tiếng Hàn, đồng thời củng cố được khả năng từ vựng trong tiếng Hàn Quốc. Qua đây, có thể biết được các từ gốc Hán, từ đó có thể hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác và dễ dàng. Từ vựng là một đề tài nghiên cứu rộng mở trong lĩnh vực ngôn ngữ. Tuy nhiên vì là những sinh viên đang học tập về chuyên ngành tiếng Hàn Quốc nên bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của từ vựng. Dựa trên những nghiên cứu, tài liệu đã có trước, bằng phương thức khảo sát, phân tích, tổng hợp và đưa ra những hiểu biết cơ bản về Hán tự, chúng tôi xin trình bày về một số yếu tố cơ bản liên quan đến Hán tự trong tiếng Hàn, bài viết đã nêu ra những khái quát, ảnh hưởng của Hán tự, cũng như mối quan hệ, đặc điểm và hệ thống về Hán tự trong tiếng Hàn hiện đại II. NỘI DUNG: 1. Lịch sử và quá trình phát triển của tiếng Hàn Quốc: Hàn Quốc là một trong ít những dân tộc trên thế giới có niềm tự hào lớn về ngôn ngữ của đất nước mình. Tất cả các dân tộc Hàn Quốc đều nói chung một thứ ngôn ngữ,

159 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 các nhà ngôn ngữ học và các nhà dân tộc học đã xếp tiếng Hàn Quốc thuộc loại ngôn ngữ An-tai (trong đó bao gồm cả tiềng Thổ nhĩ Khì, tiếng Mông Cổ và tiêng Tunus- Mãn Châu). Vào khoảng thế kỉ thứ 15, trước khi bảng chữ cái được phát minh, người Hàn Quốc dùng chữ Hán để ghi âm tiếng nói của mình, nhưng vì chữ Hán quá khó đọc và khó viết nên chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại có thể hiểu và sử dụng được. Xuất phát từ ý thức dân tộc mình phải có một hệ thống chữ viết để biểu đạt ngôn ngữ hàng ngày, đặc biệt là suy nghĩ mong muốn cho toàn bộ thần dân có thể học và đọc được chữ một cách dễ dàng, đồng thời muốn đẩy lùi sự Hán hoá và tạo ra nét riêng của dân tộc, vua Sejong cùng các học giả trong Tập Hiền Điện đã sáng chế ra chữ Hangul. Trong các quần thần lúc đó, có nhiều người ủng hộ và giúp đỡ ông, nhưng cũng có một bộ phận vốn là những quý tộc đã không những không hưởng ứng ý tưởng của ông trong việc chế tạo ra chữ Hangeul mà còn có nhiều ý kiến chống đối ông. Thời điểm đó, giai cấp thống trị và quý tộc cho rằng họ cần phải bảo vệ sự độc quyền của họ trong học vấn bằng cách tiếp tục sử dụng hệ thống chữ Hán. Tuy nhiên, vượt qua những trở ngại trên, vua Sejong vẫn cương quyết đẩy mạnh sự phát triển của bảng chữ cái Hangeul. Cuối cùng chữ Hangul được sáng lập ra năm 1443 và được ban bố vào năm 1446. Trong những nỗ lực nhằm phát minh ra một hệ thống chữ viết của người Hàn Quốc, vua Sejong đã nghiên cứu nhiều hệ thống chữ viết khác nhau trong đó có chứ Hán cổ, chữ Uighur và hệ thống chữ viết cổ của người Mông Cổ. Tuy nhiên, hệ thống mà ông đã quyết định lựa chọn chủ yếu là dựa trên ngữ âm học. Trên tất cả, hệ thống này được phát minh và sử dụng theo một nguyên lí sự phân chia ba phần âm tiết, bao gồm chữ cái đầu, chữ cái giữa và chữ cái cuối, khác với sự phân chia làm hai của âm tiết trong ngữ âm học của tiếng Hán cổ. Nguyên lúc đầu chữ Hangul được đặt tên là 훈민정음(Hunmin-chongum), nghĩa là những âm chuẩn, âm đúng dùng để truyền bá, để dạy cho dân chúng. Mãi đến thế kỉ XX, từ năm 1913, tên gọi Hangul mới được định ra và sử dụng rộng rãi. Và sự ra đời của bảng chữ cái này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Hàn. Có thể thấy đây không chỉ là một sự sáng tạo độc đáo trong khoa học, mà còn là thành tựu văn hoá đáng tự hào nhất của người Hàn Quốc. Chữ Hangul đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bởi tính s áng tạo cũng như tính khoa học của nó. 2. Khái quát bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc: Về nguyên lý tạo hình của chữ Hangul có thể giải thích ở cả hai góc độ ngôn ngữ học và triết học. Người ta tạo ra một số con chữ cơ bản và dựa theo những ngôn ngữ này để hình thành nên những chữ cái còn lại và tạo thành vô vàn những nhóm âm tiết khác nhau. Theo nhận xét của Giáo sư Lê Quang Thiêm, chữ Hangul là”hệ thống văn tự ghi âm-chữ viết ngữ âm học-có khả năng ghi âm, phiên âm bất kỳ một loại âm nào. Có lời chào đón, ca ngợi của một số nhà ngôn ngữ học, cho rằng nó là một hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới. Ưu điểm nổi bật là nó cực kì đơn giản và dễ đọc”. Vì thế việc sáng tạo ra chữ Hangul đã có đóng góp to lớn đối với tỉ lệ biết chữ của người dân Hàn Quốc.

160 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2.1.H ệ thống nguyên âm: • Hệ thống nguyên âm: Bao gồm 21 nguyên âm, trong đó có 14 nguyên âm đơn và 7 nguyên âm kép. Nguyên âm đơn gồm có: ㅏ, ㅓ, ㅜ, ㅗ, ㅡ, ㅣ, ㅐ, ㅔ, ㅑ, ㅕ, ㅠ, ㅛ, ㅒ, ㅖ. Nguyên âm kép gồm có: ㅘ, ㅙ, ㅚ, ㅝ, ㅞ, ㅟ,ㅢ. Đa số các ký tự biểu thị nguyên âm này được tổ hợp nên từ ba ký tự nguyên âm cơ bản sau: “•“là tượng trưng cho hình tròn của bầu trời, biểu thị cho nguyên âm /Λ/ “⎯“là tượng trưng cho bề mặt bằng phẳng của đất, biểu thị cho nguyên âm // “⏐“là tượng trưng cho con người, biểu thị cho nguyên âm /i/ Các nguyên âm còn lại được ghép với nhau tạo ra các nguyên âm đôi và nguyên âm ba. • Hệ thống phụ âm: Tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm, trong đó có 14 phụ âm đơn ký tự (phụ âm mang một ký tự) và 5 phụ âm lặp (phụ âm mang hai ký tự giống nhau). Chữ cái cho các phụ âm tiếng Hàn, trước hết là những chữ cơ bản, được tạo nên theo những tượng hình, mô phỏng hình dáng của các cơ quan phát âm. Sau đó, bằng cách thêm nét vào những chữ cơ bản này, mà các chữ cái phụ âm khác được hình thành. Các phụ âm được phân loại căn cứ theo vị trí và phương thức cấu âm theo bảng sau: Âm môi Âm răng Âm ngạc Âm ngạc Âm hầu cứng mềm Âm Âm ㅂ ㄷ ㄱ tắc thường Âm ㅃ ㄸ ㄲ căng Âm ㅍ ㅌ ㅋ bật hơi Âm Âm ㅈ tắc thường xát Âm ㅉ căng Âm ㅊ bật hơi Âm Âm ㅅ ㅎ xát thường Âm ㅆ căng Âm trơn ㅁ ㄴ ㅇ Âm mũi ㄹ

161 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Căn cứ vào bảng phân loại phụ âm trên, có thể rút ra một số đặc điểm trong phụ âm tiếng Hàn như sau: Đặc trưng của phụ âm tiếng Hàn là sự xuất hiện những cặp âm đối lập: âm thường-âm căng-âm bật hơi, là những âm ít thấy trong các thứ tiếng khác. Khác với các ngôn ngữ Ấn-Âu, trong tiếng Hàn không có sự phân biệt rõ ràng giữa các cặp âm vô thanh-hữu thanh như: p-b, t-d, s-z, k-g, đồng thời không có kí tự biểu hiện cho những âm hữu thanh”b, p, g”. 3. Khái quát về Hán tự: Chữ Hán là một trong các loại văn tự có thời gian sử dụng lâu đời nhất, không gian rộng lớn nhất và số người đông nhất thế giới. Việc sáng chế và ứng dụng của chữ Hán không những đã thúc đẩy nền văn hoá Trung Hoa phát triển mà còn ảnh hưởng sâu xa tới sự phát triển của nền văn hoá thế giới. Tại các di chỉ Bán Pha, cách đây sáu nghìn năm đã phát hiện các phù hiệu khắc vào gạch, cả thảy có hơn 500 loại. Chúng xếp thành thứ tự và có quy luật nhất định, mang đặc trưng chữ viết đơn giản. Các học giả cho rằng đây có thể là mầm mống của chữ Hán. Chữ Hán được hình thành một cách hệ thống là vào đời nhà Thương thế khỉ 16 trước công nguyên Khảo cổ chứng thực trong thời kì đầu nhà Thương, nền văn hoá Trung Quốc đã phát triển tới trình độ khá cao, một trong những đặc trưng chủ yếu là việc hình thành chữ Giáp cốt. Chữ Giáp cốt là một loại chữ cổ xưa được khắc trên các mai rùa và xương thú. Trong thời nhà Thương, nhà vua trước khi làm bất cứ việc gì đều phải bói quẻ, Giáp cốt là công cụ dung trong khi bói quẻ.

Hiện nay các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 160 nghìn mảnh Giáp cốt. Trong đó có mảnh hoàn chỉnh, có mảnh vụn không còn chữ nào. Theo thống kê, tổng số chữ trên cac mảnh Giáp cốt này lên tới 4000, trong đó có khoảng 3000 chữ đã được các học giả khảo chứng nghiên cứu, trong hơn 3000 chữ này có hơn 1000 chữ các học giả giải thích giống nhau. Số còn lại hoặc không giải thích được hoặc có sự bất đồng nghiên trọng trong các học giả. Mặc dù vậy, qua hơn 1000 chứ này mọi người đã có thể hiểu

162 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

được tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá…của nhà Thương. Chữ Giáp cốt là một loại văn tự chín muồi và hệ thống, đặt nền tảng cho sự phát triển của chữ Hán sau này. Từ đó về sau chữ Hán lại trải qua các hình thức như Đồng Minh Văn, Tiểu Triện, Lệ, Khải…v à sử dụng cho đến ngay nay.

Quá trình diễn biến của chữ Hán là quá trình từng bước quy phạm và ổn định về hình chữ và thể chữ. Tiểu Triện khiến cho mỗi nét bút được cố định; chữ Lệ hình thành một hệ thống viết mới, hình chữ dần dần trở nên hình chữ nhật; chữ Khải sau khi ra đời đã làm cho hình chữ và thể chữ của chữ Hán trở nên cố định: xác định nét bút cơ bản từ gạch, phẩy, dọc, móc…hình chữ được qui pham một bước, số nét và tuần tự của mỗi chữ cũng được cố định. Hơn một nghìn năm qua, chữ Khải luôn là chữ tiêu chuẩn của chữ Hán. Chữ Hán là một hệ thống văn tự biểu đạt ý lấy chữ tượng hình làm nền tảng, lấy chữ tượng thanh làm chủ thể. tổng cộng có hơn 10 nghìn chữ. Trong đó có khoảng 3000 chữ thường dùng nhất. Hơn 3000 chữ này có thể cấu thành nên vô số các cum từ, qua đó có thể cấu thành nên câu nói các loại. Sau khi chữ Hán sản sinh đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nước xung quanh.Chữ viết các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triểu Tiên đều được sáng tạo trên nền tảng của chữ Hán

4. Ảnh hưởng của chữ Hán đối với các ngôn ngữ Châu Á: 4.1. Ở Trung Quốc: Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kì phát triển. Cho đến hiện nay chữ Hán cổ được cho là chữ Giáp cốt (Giáp cốt tự), chữ viết được xuất hiện vào đời Ân vào khoảng thời 1600-1020 trước Công nguyên.Chữ Giáp cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú và có hình dạng rất giống với những vật thật quan sát được. Chữ Giáp cốt tiếp tục được phát triển qua các thời: Nhà Chu (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại Chiến Quốc (403-221 TCN) và thời nhà Tần (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư). Nhà Hán (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư).

163 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Chữ Khải còn có thể chia thành chữ Hành (Hành Thư) và chữ Thảo (Thảo Thư). Chữ Khải là chữ được dùng bút long chấm mực tàu viết lên trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển của chữ Hán trải qua các thời kì có thể đượ minh hoạ bằng một số chữ sau: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư Ngày nay, chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu hướng được giản lược đơn giản và ở Trung Quốc còn được sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể và chữ Giản thể.

4.2.Ở Nhật Bản: Chữ Hán xâm nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên, chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji và được du nhập vào Nhật thông qua con đường buôn bán giũa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỉ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man- yogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hoá thành Hiragana và Katakana. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lí và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay của người Nhật Bản. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại kí tự: Chữ Hán Chữ mềm Chữ cứng Chữ Latinh Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi. Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ đọc theo âm tiếng Nhật, các chữ này được gọi là Kokuji, tiếng Nhật gọi là Quốc Âm Quốc Huấn, nghĩa là”chữ quốc ngữ âm quốc ngữ”. Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, bộ giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được sửa lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên khoảng 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo).

164 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

4.3. Ở Việt Nam: Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là”chữ khoa đấu”. Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sử sách của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (còn gọi là Hoả tự), Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường- Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ I trước công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam, trong suốt 1000 năm, từ hế kỉ 1 TCN cho đến năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho). Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hoá của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ đó cùng với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Viêt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hoá nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời kì đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng sự phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Hiện nay, trong tiếng Việt, lớp từ Hán - Việt chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, chiếm khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp từ này có thể coi như vô hạn trong mọi lĩnh vực. 4.4. Ở Hàn Quốc: Cũng giống như Nhật Bản và Việt Nam, Hán ngữ từ lâu đã được du nhập vào Hàn Quốc, đã từng là ngôn ngữ văn tự chính trong một thời gian dài ở Hàn Quốc. Không có tài liệu nào đề cập chính xác về thời điểm chữ Hàn được truyền vào Hàn Quốc, song có lẽ được sử dụng nhiều từ thế kỉ thứ III, và phát triển vào thời Tam quốc: Shilla, Baekjae, Goguryeo. Chữ Hán được sử dụng rộng rãi và có vị trí quan trọng để ghi chép văn tự vào thời này. Việc vay mượn chữ Hán để ghi chép được biểu hiện qua hai phương thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán. Có thể thấy rõ việc này qua các loại kí tự Hyang Ch’al (향찰: Hương Trát), Ku Kyol (구결: Khẩu Quyết), Y Too (이두: Lại Đầu). Hyang Ch’al (Hương Trát) là loại hình vay mượn kí tự được sử dụng chủ yếu để ghi lại hình thức văn họ nghệ thuật Hyang Ka thời Shilla. Đây là cách ghi kí tự hỗn hợp cả hai phương thức vay mượn âm và nghĩa, thường theo phương thức nghĩa ở phía trước và mượn âm ở phía sau.Thường từ các thực từ được nghi chép lại dưới dạng mượn nghĩa, còn các tiểu từ hay đuôi từ ngữ pháp, tức là các hư từ được ghi lại dưới dạng mượn âm. Ku Kyol (Khẩu Quyết) là hình thức gắn bộ phận tiếng Hàn vào sau câu hay các vế câu Hán văn để đọc. Việc vay mượn chữ ghi chép để biểu thị câu văn tiếng Hàn đã được

165 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tận dụng một cách toàn diện dưới thời Shilla nhưng đến giai đoạn sau, đã có giới hạn trong cách sử dụng. Kí tự vay mượn lúc này không phải là phương tiện biểu thị một cách trọn vẹn toàn bộ tiếng Hàn, mà chỉ đơn thuần là những bộ phận tiếng Hàn, gắn vào sau mỗi đoạn văn, hỗ trợ cho việc đọc những câu viết hoàn toàn bằng Hán văn. Y Too (Lại Đầu) là phương thức mà phần lớn các bộ phận xuất hiện trong câu là Hán văn, nhưng trật tự sắp xếp từ lại được sửa cho giống với tiếng Hàn, thường thì một phần của câu văn được thể hiện thông qua các kí tự vay mượn (mượn âm hoặc mượn nghĩa). Về phương thức vay mượn và thể hiện, Y Too gần giống với Hyang Ch’al, tuy nhiên so với Hyang Ch’al thì việc sử dụng kí tự vay mượn đã có nhiều suy giảm, nhiều trường hợp từ ngữ vẫn được giữ nguyên theo tiếng Hán. Y Too và Ku Kyol là hai phương thức vay mượn kí tự cò tiếp tục tồn tại trong một khoảng thời gian dài, sau khi chữ Hangul xuất hiện. Mặc dù chữ Hangul được sáng lập, nhưng có thể thấy Hán văn đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt văn tự của người Hàn, do đó việc duy trì những hình thức thể hiện, hỗ trợ cho việc đọc và ghi chép Hán văn là tất yếu. Và cũng chính sự phát triển của việc vay mượn kí tự để ghi chép này đã ghóp phần thúc đẩy việc sáng tạo và hoàn thiện, cho ra đời chữ viết mới của dân tộc Hàn. Vào khoảng thế kỉ thứ XV, ở Hàn Quốc xuất hiện chữ kí âm được gọi là 한글(Hangul) hay 조선글(Chosongul), chữ này trải qua nhiều thế kỉ phát triển thăng trầm, cuối cùng đã được sử dụng thay thế cho chữ Hán cho đến ngày nay. Tuy 조선글 (Chosongul) đã xuất hiện nhưng chữ Hán (한자) vẫn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, bộ giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh, còn ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triểu Tiên người ta bỏ hẳn chữ Hán. 5. Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn: Hán tự và tiếng Hàn Quốc theo phương diện địa chính học hay lịch sử đều có quan hệ gần gũi với nhau. Không biết hai ngôn ngữ này có sự liên hệ từ khi nào nhưng nếu nhìn về quan hệ lịch sử, người ta cho rằng chúng hình thành mối quan hệ chính thức từ thời đại nhà Hán của Trung Quốc.Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết riêng, từ rất sớm người Hàn đã vay mượn tiếng Hán. Có thể thấy theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng lớn hơn so với tiếng Hàn thuần. Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ xã hội Hàn Quốc - từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp, ta có thể thấy số từ ngữ Hán - Hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên các từ Hán du nhập vào và được sử dụng trong tiếng Hàn không đọc theo âm tiếng Trung vốn có của nó mà theo âm tiếng Hàn, tuân theo các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn. Các từ vay mượn từ tiếng Hán này vì vậy có những đặc trưng riêng và có thể được gọi là từ Hán - Hàn. Ví dụ: 가정[ga-jeon]: gia đình, 국가[gukka]: quốc ca, 왕가[wangka]: hoàng gia, 고문[gomun]: cổ văn, 감동 [gamdong]: cảm động, 공동[gongdong]: cộng đồng, 개요[kaeyo]: khái yếu…..

166 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn đẻ tạo nên các từ mới, có khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ. Ví dụ: 대대로[daedaero]:đời đời (đời này sang đời khác), 공부하다[gongbuhada]: học tập, 실패하다[silppaehda ]: thất bại, 불행하다[bulhaenghada ]: bất hạnh… Sở dĩ có khả năng này bởi bản thân mỗi hình vị tiếng Hán đều có tính độc lập cao, trong lĩnh vực cấu tạo từ không gặp nhiều hạn chế về mặt hình thái, không có sự phụ thuộc vào trật tự chắp dính thân từ, đuôi từ khi cần biểu thị những khái niệm phức hợp như hình vị tiếng Hàn (ở cấp độ ngữ hay mệnh đề). Do có tính độc lập cao, mỗi hình vị tiếng Hàn lại có vị trí phân bố khá tự do, có thể đứng cả trước hoặc sau ở một cấu trúc từ ghép. Từ Hán du nhập vào tiếng Hàn đã được đồng hoá với tiếng Hàn, được sử dụng hoà trộn trong tiếng Hàn vể các mặt ngữ âm, ngữ pháp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh trật tự từ của tiếng Trung (SVO) đang được giữ nguyên trong lĩnh vực cấu tạo từ chẳng hạn các từ Hán-Hàn như: 등산[deungsan]: đăng sơn, 애국[aeguk]: ái quốc, 개원[kaewoun]: khai viện, 접객[joepkaek]: tiếp khách…vẫn thể hiện ý nghĩa theo trật tự bổ ngữ- vị ngữ là”leo núi”,”yêu nước”,”mở trung tâm”,”tiếp khách”….. 6. Đặc điểm và hệ thống về từ gốc Hán trong tiếng Hàn hiện đại: 6.2 Âm đầu (초성): Trong tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm đầu, trong đó có 15 âm được sử dụng bằng âm Hán. Các phụ âm được phân loại căn cứ theo vị trí và phương thức cấu âm dưới bảng sau:

Âm môi Âm răng Âm Âm Âm (양순음) (치격음) ngạc ngạc hầu Âm Âm xát cứng mềm (선문 tắc(페 (마찰음) (경구개 (연구개 음) 쇄음) 음) 음) Âm tắc Âm xát (장 thường ㅂ ㄷ ㅈ ㄱ 애음) (평음) Âm bật hơi ㅍ ㅌ ㅊ ㅋ ㅎ (격음) Âm căng 〈ㅃ〉 〈ㄸ〉 ㅆ 〈ㅉ〉 ㄲ (경음) Âm mũi (비음) ㅁ ㄴ ㅇ Âm trơn(유음) ㄹ

(Những âm không biểu đạt bằng âm Hán được đặt trong dấu”< >”)

167 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trong hệ thống phụ âm đầu, âm tắc phần lớn là âm bật hơi, ngoài ra cũng có âm thường. Những âm Hán có phụ âm đầu là âm căng chỉ có hai âm, thế nhưng những âm này cũng được biểu hiện bằng âm thường trong tiếng Hàn thời kì trung đại và trong quá trình hình thành tiếnh Hàn hiện đại nó đã được âm căng hoá. Theo đó, vốn dĩ trong hệ thống âm Hán-Hàn không có phụ âm đầu nào là âm căng. Ví dụ: ㅆ: 쌍(雙), 씨(氏). ㄲ: 끽(喫) “ㄷ, ㅌ”không kết hợp được với nguyên âm”ㅣ”(gồm cả bán nguyên âm /y/).Hơn nữa”ㅅ, ㅈ, ㅊ,”cũng không kết hợp được với bán nguyên âm /y/. Tuy nhiên quy tắc này trong tiếng Hàn trung đại có thể nói là ngoại lệ. Ví dụ: âm”田”là”뎐”nhưng trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được âm vòm miệng hoá tạo thành từ”젼”và trong quá trình hình thành tiếng Hàn hiện đại trở thành”전”. 6.2 Âm giữa (중성): Tiếng Hàn có 21 âm giữa (nguyên âm, bán nguyên âm + nguyên âm, nguyên âm đôi) và theo tài liệu chúng tôi nghiên cứu thì chỉ có duy nhất âm”ㅒ”không được biểu thị trong hệ thống âm Hán.

Nguyên âm đơn ㅏ ㅓ ㅗ ㅜ ㅡ ㅣ ㅐ ㅔ ㅚ ㅟ

(단모음)

/y/+ nguyên âm ㅑ ㅕ ㅛ ㅠ ㅒ ㅖ

(/y/+모음)

/w/+nguyên âm ㅘ ㅝ ㅙ ㅞ

(/w/+모음)

Nguyên âm đôi ㅢ

(이중모음)

168 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Có sự hạn chế trong sự kết hợp giữa âm đầu với âm giữa và cả giữa âm giữa với âm cuối. Ví dụ, trong hệ thống nguyên âm đơn, âm”ㅡ”ghép được với phụ âm”ㅂ,ㅍ,ㅁ”và nhất định phải có phụ âm cuối đặt ở sau. Những nguyên âm giữa có ghép với âm /w/ (trừ âm”ㅘ,ㅝ”) thì không kết hợp được với âm cuối. Trong hệ thống tiếng Hàn hiện đại, nguyên âm đơn”ㅐ”được phát âm là [ε], [e] nhưng trong quá trình hình thành văn tự tiếng Hàn thời kì trung đại chúng được phát âm như các nguyên âm đôi [ai], [∂i]. Trong tiếng Hàn thời kì trung đại, âm”태”trong từ Hán”太”được thừa nhận phát âm là [t ai] trong tiếng Hàn thơi kì trung đại, cũng vừa là sự phản ánh của âm [t ai] trong âm Hán Trung vừa có quan hệ đối lập với âm”タイ”(tai) trong âm Hán-Nhật. Còn nguyên âm đôi trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được nguyên âm đơn hoá. 6.3 Âm cuối (종성): Trong hệ thống tiếng Hàn có 7 âm cuối nhưng trong đó trừ âm”ㄷ”thì 6 âm còn lại đều được sử dụng bằng tiếng Hán. Âm môi Âm răng Âm ngạc mềm

(양순음) (치격음) (연구개음)

ㅂ 〈ㄷ〉 ㄱ Âm tắc (장애음)

ㅁ ㄴ ㅎ Âm mũi (비음)

ㄹ Âm trơn (유음)

Tuy nhiên trong đó cũng có những trường hợp hạn chế trong việc kết hợp với âm giữa. Ví dụ: âm cuối”ㅂ,ㅁ”không được ghép với những nguyên âm”ㅗ,ㅜ”. III. KẾT LUẬN: Hán tự có ảnh hưởng lớn đối với các ngôn ngữ các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết riêng, từ rất sớm, người Hàn đã vay mượn chữ Hán để thực hiện sinh hoạt ký tự. Cũng chính vì thế mà chữ Hán và tiếng Hàn có quan hệ rất mật thiết với nhau. Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ. Việc vay mượn chữ Hán được biểu hiện qua hai phương thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán qua 3 loại ký tự: 향찰, 구결 và 이두. Hệ thống Hán tự trong tiếng Hàn hiện đại có những đặc điểm nhất định về âm đầu, âm giữa và âm cuối. Thông qua việc đọc và hiểu âm và nghĩa của các từ gốc Hán, ta có thể biết và hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng và chính xác. Khi đã hiểu thêm và biết được nhiều từ gốc Hán trong tiếng Hàn, chắc chắn các bạn sẽ thêm yêu và có nhiều

169 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 hứng thú nghiên cứu về tiếng Hàn Quốc. Trong khuôn khổ, phạm vi có hạn, trên đây chúng tôi mới trình bày một số vấn đề nhỏ về từ gốc Hán trong tiếng Hàn. Bài nghiên cứu này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Các ngôn ngữ Phương Đông_TS.Lưu Tuấn Anh (NXB: Đại học Quốc Gia) 2. http://vi.wikipedia.org. 3. http://kr.wikipedia.org. 4. http://naver.co.kr. 5. http://ngonngu.net.

170 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

BIỂU HIỆN TRÍCH DẪN TRONG TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài Hoàng Thị Thùy Linh, Lê Kiều Oanh (2H-09) GVHD: Lê Thu Trang I. CÁC KHÁI NIỆM NGỮ PHÁP CƠ BẢN Để giúp đỡ các bạn có thể hiểu rõ khái niệm cơ bản về câu trích dẫn trong tiếng Hàn quốc, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bản sau: 1. Khái niệm câu trích dẫn: Câu dẫn là loại câu mà người nói dẫn lời người khác nói rồi diễn đạt lại trong câu nói của mình. Ở đây có câu dẫn trực tiếp dẫn nguyên lời người nói ban đầu và câu dẫn gián tiếp thay đổi các yếu tố của câu theo lập trường của người nói, tức người chuyển tải lời người nói ban đầu. 1.1. Khái niệm câu dẫn trực tiếp: Trong lời nói trực tiếp chúng ta ghi lại chính xác những từ ngữ của người nói dùng. Lời nói trực tiếp thường được thể hiện trong dấu ngoặc kép””, rồi dùng một số đuôi câu như”-라고 하다, -라고 말하다, -라고 쓰다,..”để kết thúc. Ví dụ: 공원 곳곳에”잔다에 밟지 마십시오”라고 써 있어요. Trong công viên luôn viết câu”không được dẫm lên cỏ”. 비서는”손님이 오셨는데요”라고 했습니다. Thư kí nói”khách đã đến rồi”. “어제 학교에 갔어요”라고 했어요. Cô ấy nói rằng”hôm qua tôi đi học”. 1.2. Khái niệm câu dẫn gián tiếp: Câu gián tiếp (hay còn gọi là câu tường thuật) là cách nói mà ta dùng để tường thuật hay kể lại cho ai đó nghe những gì mà người khác nói hoặc đang nói. Kết thúc câu gián tiếp người ta gắn”–고 (말)하다”vào sau các vĩ tố kết thúc câu rất thấp như”- (ㄴ/는)다, -냐?, -(으)라, -자”. Tuy nhiên động từ”이다”kết hợp với danh từ thì dùng”-(이)라”thay cho”-이다”. II. CÁC LOẠI CÂU TRÍCH DẪN 2.1. Câu gián tiếp cơ bản: 2.1.1 . Câu trần thuật: Cấu trúc câu:

171 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

현재(Hiện tại) 과거(Quá khứ) 미래(Tương lai)

동작동사 -ㄴ/는다고 하다 -았/었다고 하다

상태동사 -다고 하다 -(으)ㄹ거라고 하다 -(이)라고 하다 -였다고 하다 -겠다고 하다 이다 -이었다고 하다

Chú ý: Ngoài cách kết thúc câu cơ bản là động từ”하다”, chúng ta có thể sử dụng các động từ như:”말하다, 생각하다, 쓰다, 이야기 하다”để thay thế cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ: 나는 그사람이 잘 못 했다고 생각해요. (tôi nghĩ rằng người đó đã sai). 그는 병원에 다니지 않는다고 했어요. (Anh ấy bảo không làm ở bệnh viện). 가족이 하노이에서 산다고 해요. (Cậu ấy bảo rằng gia đình của cậu ấy sống ở Hà Nội). 그분은 사장님이라고 말해요. (Nó bảo rằng vị đó là giám đốc). 올해 미국으로 유학을 갈 거라고 합니다. (Cậu ấy bảo rằng năm nay cô ấy sẽ đi du học ở Mỹ). 2.2.2. Câu nghi vấn: Cấu trúc câu:

-동사+ 냐고 하다 (묻다): Hỏi rằng.

-명사+ (이)냐고 하다 (묻다) Ví dụ: 빌리 씨는 그 음식이 어땠냐고 했어요. (Billy đã hỏi rằng món đó như thế nào) 그는 내 이름이 무엇이냐고 물었어요.

172 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(Cậu ấy hỏi tên tôi là gì) 혹시 김 선생님이 아니냐고 하면서 인사했습니다. (Tôi chào hỏi có phải là thấy giáo Kim không) 2.2.3. Câu thỉnh dụ: Cấu trúc câu:

동작동사+ 자고 하다: Rủ là, rủ rằng.

Ví dụ: 그는 내일 극장에서 영화를 보자고 해요. (Cậu ấy rủ tôi ngày mai đi xem phim ở rạp) 헤어지자는 이유가 뭐데요? (Lý do anh bảo chia tay là gì) 제 친구는 시험 공부하려고 도서관에 같이 가자고 했어요. (Bạn tôi rủ tôi cùng đến thư viện để học thi) 2.2.4. Câu mệnh lệnh:

Cấu trúc câu:

동작동사+ (으)라고 하다: Đề nghị rằng là,bảo rằng là.

Ví dụ: 의사는 환자에게 음식을 조심하라고 합니다. (Bác sĩ bảo bệnh nhân hãy ăn uống cẩn thận) 어마는 집에 혼자 있으라고 했어요. (Mẹ bảo tôi hãy ở nhà một mình) 빌리씨는 나오코에게 피곤하면 쉬라고 해요. (Billy bảo Naoko nếu mệt thì hãy cứ nghỉ ngơi đi) Sự khác nhau khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp trong tiếng anh và tiếng hàn quốc: Trong tiếng anh, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp ta phải thay đổi về thì, đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và các tính từ chỉ thời gian, không gian. Ví dụ: • “I saw the school-boy here in this room” Î She said that she had seen the school-boy there in that room that day. • “I will read these letters now” Î She said that she would read those letters then.

173 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Còn trong tiếng Hàn quốc, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp ta không phải quan tâm nhiều tới các trạng từ chỉ thời gian, không gian như trong tiếng Anh. Chỉ có một lưu ý khi chuyển sang câu gián tiếp trong trương hợp câu trực tiếp là hình thức mệnh lệnh, cầu khiến: o Đối tượng tiếp nhận tân ngữ là ngôi thứ nhất thì sử dụng:”달라고 한다” o Đối tượng tiếp nhận tân ngữ là ngôi thứ ba thì sử dụng:”주라고 한다”. TH1: Câu trực tiếp: 명사 +을/를 + 주십시오/주세요 (Kết thúc câu là động từ”주다”) Î Câu gián tiếp: 주어 + 이/가 + 명사 + 을/를 + 달라고 하다 (Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ nhất) 주어 + 이/가 + 명사 + 을/를 +.에게 주라고 하다 (Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ 3) Ví dụ: • 민호:”이 책을 철수에게 주세요” (Min hô: Hãy đưa cuốn sách này cho Chul Su) Câu gián tiếp: 민호가 이 책을 철수에게 주라고 합니다 (Min hô nói hãy đưa cuốn sách này cho Chul Sul. TH2: Câu trực tiếp: 동사 + 아/어/여 + 주십시오/주세요 (Kết thúc câu là động từ”아/어/여 주다”) Câu gián tiếp: gốc động từ +아/어/여 달라고 하다 (Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ nhất) 주어 + 이/가 + 에게 + Gốc động từ + 아/어/여 주라고 하다 (Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ ba) Ví dụ: Câu trực tiếp 학생:”이 문법 구조를 좀 설명해 주십시오”(Học sinh: Xin thầy hãy giải thích thêm một chút về cấu trúc ngữ pháp này) Câu gián tiếp 학생이 이 문법 구조를 좀 설명해 달라고 합니다. (Học sinh đề nghị thầy giáo giải thích thêm một chút về cấu trúc ngữ pháp này)

174 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Câu trực tiếp 철수:”부모님께 안부를 전해 주세요” (Chul Su: Hãy chuyển lời hỏi thăm của tôi tới bố mẹ bạn) Câu gián tiếp: 철수가 부모님께 안부를 전해 주라고 했습니다. (Chul Su đã nói tôi chuyển lời hỏi thăm tới bố mẹ) 2.2. Rút gọn của biểu hiện trích dẫn:

™ Khi kết hợp với các liên kết có nhiều trường hợp ta có thể lược gọn”-고 하- ”đi. Kiểu câu Dạng cơ bản Dạng rút gọn

Trần thuật 동사+ (으)ㄴ/는다고 하 - 동사+ (으)ㄴ/는다 -

Nghi vấn 동사+냐고 하 - 동사+냐 -

Thỉnh dụ 동사+자고 하 - 동사+자 -

Mệnh lệnh 동사+라고 하 - 동사+라 -

Ví dụ: • 네가 간다고 하면 빌리가 좋아할거야. (Nếu bạn bảo đến chắc Billy sẽ rất vui) Î 네가 간다면 빌리가 좋아할거야. • 의사가 담배 피우지 말라고 하니까 끊어야지. (Bác sĩ bảo là không được hút thuốc nữa nen anh phải bỏ thuốc chứ) Î 의사가 담배 피우지 말라니까 끊어야지. • “엄마가 난 어디 가냐고 하면 말하지 말아.” (Nếu mẹ hỏi e đi đâu thì chị đừng nói gì nhé) Î “엄마가 난 어디 가냐면 말하지 말아. • 나오코가 저녁 식사도 같이 하자고 하니까 저녁 먹지 말고 5 시까지 약속 장소로 나와. 알았지? (Vì Naoko đã rủ mình cùng ăn tối nên cậu đừng ăn gì cả và nhớ đến đúng hẹn lúc 5 giờ nhé.Biết chưa?) Î 나오코가 저녁 식사도 같이 하자니까 저녁 먹지 말고 5 시까지 약속 장소로 나와. 알았지? ™ Dạng rút gọn của”-다/냐/라/자고 해”là”-대/냬/래/재”:

175 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Kiểu câu Dạng cơ bản Dạng rút gọn

Trần thuật 동사+(으)ㄴ/는다고 동사+(으)ㄴ/는대 해

Nghi vấn 동사+냐고 해 동사+냬

Thỉnh dụ 동사+자고 해 동사+재

Mệnh lệnh 동사+(으)라고 해 동사+(으)래

Ví dụ: • 날씨가 좋으니까 등산을 가자고 해요. (Họ rủ tôi đi chơi vì thời tiết đẹp) Î 날씨가 좋으니까 들산을 가재요. • 이번 겨울은 눈이 많이 온다고 해요. (Họ bảo rằng mùa đông năm nay tuyết rơi nhiều) Î 이번 겨울은 눈이 많이 온대요. • 제주도가 아름답냐고 해요? (Họ hỏi tôi đảo Jeju có đẹp không) Î 제주도다 아름답냬요? • 젊었을 때 일을 열심히 하라고 해요. (Họ bảo khi còn trẻ hãy làm việc chăm chỉ) Î 젊었을 때 일을 열심히 하래요. • 화가 돈이 없다고 해서 빌려 줬어. (Vì Hoa bảo không có tiền nên tôi đã cho cô ấy vay) Î 화가 돈이 없대서 빌려 줬어. 2.3. Các mẫu câu liên quan đến trích dẫn gián tiếp: Cùng với các kiểu câu trích dẫn đã được trình bày ở trên,trong tiếng Hàn cũng có nhiều mẫu câu thể hiện ý nghĩa trích dẫn.Qua đó có thể nhận thấy trích dẫn được sử dụng rất linh hoạt trong ngôn ngữ,đặc biệt là ngôn ngữ nói hàng ngày.Sau đây chúng tôi xin thống kê lại một số mẫu câu có liên quan đến yếu tố trích dẫn để các bạn có thể hiểu thêm ý nghĩa và cách sử dụng của nó. 2.3.1. Cấu trúc:”동사+다니요?” Đây là một dạng đuôi kết thúc câu thể hiện sự bất bình,không đồng ý,sự ngạc nhiên của người nghe đối với câu nói ngay trước của người nói rồi hỏi lại.Khi phản ứng lại lại câu nói của người nói,người nghe trích dẫn hoàn toàn lời nói đó.

176 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Có 3 dạng cấu trúc cơ bản sau:

동작동사+ㄴ/는다니요?

상태동사+다니요?

명사+(이)라니요? Ví dụ: • 이렇게 큰 학교를 보고 작다니요? (Nhìn trường học rộng như thế này mà bảo là nhỏ sao?) • 란 씨는 학교에 자주 안 온다니요? 아까도 왔는데요. (Cậu bảo là Lan không thường xuyên đi học á? Lúc nãy mới đến cơ mà) • 애인 맞아요?좀 어울려 보이네요. 애인이라니요?단지 친구예요. (Người yêu phải không? Trông đẹp đôi đấy! Cậu bảo là người yêu á? Chỉ là bạn thôi). Tuy nhiên 3 dạng cấu trúc trên chỉ dành cho trường hợp khi câu nói của người nói trước là câu trần thuật.Ngoài ra,cấu trúc này cũng được sử dụng cho các kiểu câu: nghi vấn(냐니요?),cầu khiến((으)라니요?),thỉnh dụ(자니요?).

Ví dụ: • 그 사람은 고등학교 학생이에요? (Người đó là học sinh cấp 3 phải không?) 고등학교 학생이냐니요?대학교 3 학년이네요) Học sinh cấp 3 á? Không,sinh viên năm thứ 3 đấy. 2.3.2. Cấu trúc:”동사+(ㄴ/는)다면서요?” Đây cũng là một dạng câu hỏi đuôi,mang ý nghĩa trích dẫn,sử dụng để hỏi lại,khẳng định lại thông tin mà người ta đã biết trước đó. Dạng cấu trúc:

동작동사+(ㄴ/는)다면서요?

상태동사+다면서요?

명사+(이)라면서요? Ví dụ: 어제 우리가 만나 뵌 분이 선생님이라면서요? (anh bảo cái vị mà chúng ta gặp hôm qua là giáo viên phải không?) 수업이 일찍 15 분 끝난다면서요?

177 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(Cậu bảo lớp học kết thúc sớm 15 phút phải không?) 그 사람은 대학생 때 인기가 많다면서요? (Cậu bảo khi còn là sinh viên người đó được yêu quí lắm phải không?) 2.3.3. Cấu trúc:”동사+다/라/냐/자는 말이다” Cấu trúc này là sự kết hợp của yếu tố trích dẫn và đuôi kết thúc””,dùng để nhắc lại nội dung đã được đề cập đến ở phía trước.Tùy vào cách kết thúc câu mà cấu trúc này lại mang ý nghĩa là”hỏi lại”hay”kể lại”. Dạng cấu trúc câu:

다/라/냐/자는 말이에요?/말입니까?

다/라/냐/자는 말이에요. Ví dụ: • 앞으로 가수가 되고 싶다는 말입니까? (Chị bảo là sau này muốn trở thành ca sĩ á?) • 저는 피곤하면 잠꼬대를 해요. (Nếu mệt tớ hay ngủ mơ) 피곤하면 잠꼬대를 한다고 말이에요? (Cậu bảo là nếu mệt thì ngủ mơ phải không?) • 내일 저녁에 저랑 같이 음악회에 갈까요? (tối mai đi xem ca nhạc cùng tớ đi) 모레 시험이 있는데 음악회에 가자고 말이에요? (Ngày kia thi rồi mà lại rủ tớ đi xem ca nhạc sao?)

2.3.4. Cấu trúc: “-다는 점에서 –다고 생각하다”(1) “-다는 점에 대해서 –의 의견에 동의하다”(2) Đây là dạng cấu trúc dùng khi nói để đưa ra một căn cứ của sự quả quyết,nhận xét hay đồng ý.Yếu tố trích dẫn được sử dụng để nhắc lại quan điểm,ý kiến của người nói trước,kết hợp với danh từ”“để tạo thành một cụm danh từ. Ở cấu trúc (1),người nói đưa ra ý kiến riêng theo hướng logic,xuất phát từ quan điểm khách quan ban đầu. Ví dụ: 가족 영화는 가족의 소중함을 깨닫게 해 준다는 점에서 가치가 있다고 생가해요. (Phim về gia đình giúp mọi người nhận thức ra tầm quan trọng của gia đình,từ đó tôi nghĩ là có giá trị). Ở cấu trúc (2) người nói đồng ý quan điểm của ai đó về ý kiến mà người đó đã đưa ra.

178 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ví dụ: 가족 영화는 가족의 소중함을 깨닫게 해 준다는 점에 대해서 Lan 씨의 의견에 동의해요. (Tôi đồng ý với quan điểm của Lan về việc nói rằng phim về gia đình giúp mọi người nhận thức ra tầm quan trọng của gia đình). Yếu tố trích dẫn còn được sử dụng trong văn nói với ý nghĩa người nói muốn kéo dài thời gian để suy nghĩ. Dạng cấu trúc:

“-다고 할까?”

“-(이)랄까?”

Ví dụ: 그 남자 어때요? (Người con trai đó thế nào?) 음...,뭐랄까?좋은 사람이랄까? (uhm,nói gì nhỉ? Là người tốt chăng?) • 결혼한 후에 그애는 어땠어? (Sau khi kết hôn cô ấy như thế nào?) 글쎄요.성격이 좀 달라졌다고 할까? 다른 사람에 관심을 둘 줄 알게 되었어요. (Để xem nào.Chẳng phải là tính cách hơi thay đổi sao? Cô ấy trở nên biết quan tâm đến mọi người). III. KẾT LUẬN Trên đây là những nét cơ bản nhất, rõ nét, chi tiết nhất về câu trích dẫn trong tiếng Hàn.Qua đó, chúng tôi muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, logic về câu trích dẫn(đặc biệt là câu trích dẫn gián tiếp). Đồng thời, chúng tôi mong rằng qua bài nghiên cứu này,việc trích dẫn lời người khác nói bằng tiếng Hàn quốc sẽ không còn là vấn đề khó khăn, mà ngược lại, nó sẽ trở thành công cụ hữu ích cho việc trao đổi, giao tiếp bằng tiếng Hàn Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ điển ngữ pháp – Lý Kính Hiền, nxb văn hóa thong tin. Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn- Lê Huy Khoa,nxb trẻ. Sách giáo khoa Kyunghee cao cấp 1. Bachkhoatoanthu.gov.com

179 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ HÁN-HÀN VÀ HÁN - VIỆT

SVTH:Lê Tú Anh, Lý Kiều Linh(3H-09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc I. PHẦN MỞ ĐẦU. Trong gần 2 thập niên qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế. Trên phương diện văn hoá Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn khá sâu sắc đối với người Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất của nhận định trên đó chính là số lượng người theo học, tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc đang tăng lên đáng kể. Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng và nắm rõ ý nghĩa cũng như cách sử dụng luôn là một trở ngại. Để giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn thì việc so sánh, tìm hiểu về ngôn ngữ mình đang theo học có điểm nào giống với tiếng mẹ đẻ và giống đến mức độ nào là công việc cần thiết. Trong quá trình theo học tiếng Hàn Quốc, chúng tôi thấy rằng lớp từ vựng tiếng Việt Nam và tiếng Hàn Quốc có đến 60% âm tiết có xuất phát từ Hán tự, và đây cũng chính là điểm chung rõ ràng nhất giữa 2 ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Xuất phát từ điểm chung ấy mà chúng tôi đã thực hiện bài báo cáo khoa học này với mục đích bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán – Việt và Hán – Hàn nhằm phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này; đồng thời chúng tôi mong bài báo cáo này sẽ trở thành tài liệu giúp ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn Quốc. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tìm hiểu về từ các từ vựng gốc Hán là một phạm vi rộng và khó vì vậy trong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin được phép tổng hợp các từ tiếng Hàn Quốc gốc Hán phổ biến, hay gặp nhất và từ đó đối chiếu, so sánh với các từ Hán Việt để đưa ra kết luận về sự giống nhau giữa các lớp từ vựng ấy. V. NỘI DUNG. 1. Lịch sử du nhập của Hán tự vào Việt Nam. Với sự giao thoa trên các bình diện văn hoá, kinh tế và đặc biệt là trải qua các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc ở Châu Á nói chung và ở Đông Á nói riêng, chữ Trung Quốc được hình thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãi trong các dân tộc ở những khu vực này. Sau hàng chục thế kỉ dưới sự cai trị và đồng hoá của người Hán người Việt Nam vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục của riêng mình. Tuy nhiên vẫn có sự ành hưởng nhất định về văn hoá, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với người Việt Nam kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Lịch sử ghi lại rằng trước khi có chữ quốc ngữ ra đời, người Việt Nam phải dùng chữ Hán để viết

180 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nhưng họ đọc theo âm Việt Nam. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hán giai đoạn đầu chỉ diễn ra một cách lẻ tẻ, không hệ thống và chủ yếu bằng đường khẩu ngữ. Đến giai đoạn nhà Đường thì tiếng Hán được du nhập một cách có hệ thống, với số lượng lớn và chủ yếu thông qua con đường sách vở. Cách đọc Hán - Việt gắn liền với việc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán, sau là chữ Hán và chữ Nôm và cuối cùng là ghi bằng chữ quốc ngữ. Với việc học tâp được một hệ thống chữ viết tương đối hoàn thiện, các học sĩ bản địa có thể thực hiện mục đích tiếp thu tri thức từ một nền văn minh lớn nước láng giềng. Bên cạnh việc tiếp nhận những tri thức đó, người Việt Nam còn sử dụng chính những con chữ Hán để ghi chép lại các kinh nghiệm trong tập quán lao động, sinh hoạt được hình thành từ xa xưa. Và như vậy, những nhân sĩ người Việt Nam sau giai đoạn tiếp thu chữ Hán một cách thụ động từ phương Bắc đã biết sử dụng một cách tốt nhất hệ thống văn tự này vào mục đích riêng có lợi cho mình. Cứ như vậy, chữ Hán vô tình trở thành một người bạn đồng hành với đời sống lao động, sinh hoạt văn hoá của người dân nước Việt Nam. Giai đoạn về sau, chữ Hán không chỉ có vai trò trong những văn bản chính thức, trong những ghi chép thư tịch mà hệ thống văn tự này đã trở nên gần gũi với đời sống các cư dân hơn, khi nó được dùng để ghi gia phả dòng họ hay những sự kiện của một khu vực nhỏ. Cùng với đó, còn có những tập tục sinh hoạt thường ngày rất đặc trưng của người Việt cũng đều được ghi lại bằng những văn bản chữ Hán. Tới khi giành được độc lập, đời sống văn hoá của cư dân Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài dưới những ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng với ý thức sáng tạo người Việt đã tạo thành một hệ thống âm Hán - Việt hoàn chỉnh. Ví dụ như con chữ Hán được phát âm là tian, nghĩa Việt là trời, và âm Hán - Việt là thiên. Còn với chữ Hán tượng hình đọc là jia, nghĩa tiếng Việt Nam là nhà, còn âm Hán - Việt đọc làgia. Tương tự thế, chữ Hán đọc là shan, nghĩa tiếng Việt Nam là núi, còn âm Hán - Việt đọc là sơn. Sự khác biệt một cách rõ rệt như vậy đã đem lại một diện mạo mới cho âm Hán được sử dụng tại Việt Nam. 2. Lịch sử du nhập của Hán tự vào Hàn Quốc. Do đặc thù về lịch sử và địa lý, Hàn Quốc tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa khá sớm. Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên thời điểm cụ thể từ bao giờ thì vẫn chưa có tài liệu nào chính xác ghi lại. Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ học Hàn Quốc cho biết khi Hàn Quốc phân tam quốc là: Koguryo ở phía Bắc, Shilla và Peakche ở phía Nam, đã tiếp nhận Phật giáo từ Trung Hoa và có tổ chức học đường truyền đạo Khổng và lịch sử Trung Hoa. Và kể từ sau khi nhà Hán đem quân xâm lược bán đảo Triều Tiên, cai trị khoảng 100 năm và truyền bá chữ Hán, ra lệnh dùng chữ Hán trong công văn, giấy tờ của cơ quan hành chính do nhà Hán lập ra và bắt quan lại nhân viên người bản địa phải học chữ Hán. Từ đó chữ Hán dần được mở rộng, phát triển ra ngoài xã hội và chiếm vị trí quan trọng trong văn hoá Hàn Quốc nói chung và trong văn học Hàn Quốc nói riêng. Vào thế kỷ thứ VII, người Hàn Quốc bắt đầu soạn sách sử, kỷ lục danh nhân, địa danh và dùng Hán tự. Khi đó người Hàn Quốc ghi tiếng của mình theo 2 cách. Một là, chỉ dùng ngữ âm của chữ để ghi âm tiết tiếng Hàn Quốc.

181 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hai là, dùng cách đọc Hàn Quốc để đọc nghĩa của từ được chữ Hán biểu thị. Đến thời Shilla một hệ thống chữ viết đã được tạo ra và cải tiến dần dần. Hệ thống chữ viết này là hệ thống chữ viết đơn giản và sáng tạo của vua Sejong dựa vào những điểm bất lợi của việc sử dụng Hán tự như chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới được học hay như việc không có tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc sẽ là một cản trở lớn trong việc phát triển đất nước…Việc chữ hangul ra đời đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho dân tộc Hàn Quốc. Ngày nay chữ Hán vẫn xuất hiện trên báo chí, trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học tại Đại Hàn. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, tuy có thể được biểu hiện dưới dạng kí tự bằng chữ Hangul, nhưng từ trong tiếng Hán vẫn được vay mượn để chỉ ra các sự kiện, hiện tượng, để định nghĩa cho các thuật ngữ chuyên môn, để đặt tên cho con người, cho các chức danh, chức vụ, cho cơ quan, trường học, cửa hàng… Có thể thấy theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng khá lớn (khoảng 60%) trong ngôn ngữ Hàn Quốc. Các từ Hán du nhập vào và được sử dụng trong tiếng Hàn Quốc không được đọc theo âm tiếng Trung Quốc vốn có của nó mà theo âm tiếng Hàn Quốc, tuân theo các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn Quốc. Các từ vay mượn từ tiếng Hán này vì vậy có những đặc trưng riêng và được gọi là các từ Hán – Hàn. 3. Bảng so sánh về từ Hán – Hàn và Hán – Việt.

ㄱ 한자 뜻 관련어휘

가 1.가 Tạm 가처분(假處分): tạm xử lý

2.가 Giá (價) 가격(價格): giá cả; 최저가(最低價): giá thấp

3.가 Khả (可) 가능성(可能性): khả năng; 가변(可變): khả biến 4.가 Gia (家) 가정(家庭): gia đình; 가장(家長): gia trưởng; 가축(家畜): gia súc 각 각 Đa(各) 각가지(各--): các loại; 각개(各個): từng cái một; 각거(各居):sống riêng; 각방(各方): các phương 간 1.간 Gián (間) 간접(間接): gián tiếp; 간식(間食): bữa ăn nhẹ 2.간 Giản (簡) 간단(簡單): đơn giản; 간결(簡潔): ngắn gọn; 간소(簡素): giản dị 3.간 Gian (khổ) 간고(艱苦): gian khổ; 간난(艱難): gian nan (艱) 4.간 Gian (奸) 간책(奸策): gian kê; 간교(奸巧):gianxảo;간상(奸商): gian thương

182 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

5.간 Can (干) 간섭(干涉): can thiệp 갈 .갈 Khát (渴) 갈구(渴求): khao khát; 갈망(渴望): thiết tha; 갈수(渴水): khát nguồn nước (do khô hạn) 2.갈 Xung (葛) 갈등(葛藤): xung đột 3.갈 Hô (喝) 갈채(喝采): hoan hô; 갈파(喝破): trách mắng 감 1.감 Cảm (感) 감각(感覺): cảm giác; 감동(感動): cảm động; 감기(感氣): cảm cúm 2.감: Quan (監) 감독(監督): quản đốc; 감시(監視): quan sát; 감리(監理): quản lý 3.감: Giảm (減) 감면(減免): giảm bớt; 감쇄(減殺): suy giảm; 감소(減少): giảmxuống 강 1.강: Cường (强) 강경(强硬): kiêncường; 강화(强化): cường hoá 2 강:. Giảng (講) 강당(講堂): giảng đường; 강단(講壇): diễn đàn; 강론(講論): thảo luận. 개 1.개: Cải (改) 개혁(改革): cải cách; 개량(改良):cải tiến 2.개: Khai (開) 개간(開墾):khaiphá; 개업(開業):khánhthành; 개국(開國): khai quốc 3.개: Khái (槪) 개념(槪念):kháiniệm; 개론(槪論):khái luận 거 1.거: Khử (去) 거독(去毒): khử độc 2.거: Kiêu (倨) 거만(倨慢): kiêu căng 3.거: Lớn (巨) 거부(巨富): cự phú; 거사(巨商): việc lớn 결 1.결: Quyết (決) 결심(決心): quyết tâm; 결재(決裁):phê chuẩn 2.결: Kết (結) 결혼(結婚): kết hôn; 결속(結束): đồng nhất 겸 1.겸: Khiêm (謙) 겸양(謙讓): khiêm nhường; 겸손(謙遜): khiêm tốn 2.겸: Kiêm (兼) 겸전(兼全): kiêm toàn; 겸행(兼行): làm liên tục ㄴ 한자 뜻 관련어휘 낙 낙: 落 Lạc 낙관(落款): lạc quan. 낙후(落後): lạc hậu. 난 1.난: 亂 Loạn 난동(亂動): bạo loạn. 난시(亂視): loạn thị. 난맥(亂脈): hỗn loạn. 2.난: 難 Nan 난관(難關): khó khăn. 난처(難處): khó xử. 난문제(難問題): vấn đề nan giải. 남 1.남: 南 Nam 남극(南極): nam cực. 남부(南部): miền nam. 2.남: 濫 Lạm 남발(濫發): lạm phát. 남용(濫用): lạm

183 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

dụng. 납 납:納 Nạp, nộp 납금(納金):nộp tiền. 납득(納得):dung nạp. 납부(納付): nộp. 낭 1.낭: 郎 Lang 낭군(郎君): lang quân. 2.낭: 浪 Lãng 낭만(浪漫): lãng mạn. 낭비(浪費): lãng phí. 3.낭: 娘 Nương 낭자(娘子): nương tử. 냉 냉: 冷 Lạnh 냉담(冷淡): lãnh đạm. 냉대(冷待): lạnh nhạt. 냉풍(冷風): cơn gíó lạnh. 노 1.노: 老 Nô, Lão 노인(老人): lão nhân. 노모(老母): lão bà 노소(老少): già trẻ, lão ấu. 노화(老化): lão hoá. 2.노: 努 Nỗ 노력(努力): nỗ lực. 3.노: 露 Lộ 노정(露呈): lộ trình. 노천(露天): lộ thiên. 노출(露出): lộ diện. 녹 1.녹: 綠 Xanh 녹엽(綠葉): lá xanh. 녹색(綠色): màu xanh lục. 2.녹: 錄 Ghi 녹음(錄音): ghi âm. 논 논: 論 Luận 논문(論文): luận văn. 논쟁(論爭): luận tranh. 논죄(論罪): luận tội. 농 1.농: 農 Nông 농업(農業): nông nghiệp. 농경(農耕): nông canh. 농림(農林): nông nghiệp. 2.농: 濃 Nồng 농도(濃度): nồng độ 농화(濃化):nồng hoá

ㄴ 한자 뜻 관련어휘 낙 낙: 落 Lạc 낙관(落款): lạc quan. 낙후(落後): lạc hậu. 난 1.난: 亂 Loạn 난동(亂動): bạo loạn. 난시(亂視): loạn thị. 난맥(亂脈): hỗn loạn. 2.난: 難 Nan 난관(難關): khó khăn. 난처(難處): khó xử. 난문제(難問題): vấn đề nan giải. 남 1.남: 南 Nam 남극(南極): nam cực. 남부(南部): miền nam. 2.남: 濫 Lạm 남발(濫發): lạm phát. 남용(濫用): lạm dụng.

184 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

납 납:納 Nạp, nộp 납금(納金):nộp tiền. 납득(納得):dung nạp. 납부(納付): nộp. 낭 1.낭: 郎 Lang 낭군(郎君): lang quân. 2.낭: 浪 Lãng 낭만(浪漫): lãng mạn. 낭비(浪費): lãng phí. 3.낭: 娘 Nương 낭자(娘子): nương tử. 냉 냉: 冷 Lạnh 냉담(冷淡): lãnh đạm. 냉대(冷待): lạnh nhạt. 냉풍(冷風): cơn gíó lạnh. 노 1.노: 老 Nô, Lão 노인(老人): lão nhân. 노모(老母): lão bà 노소(老少): già trẻ, lão ấu. 노화(老化): lão hoá. 2.노: 努 Nỗ 노력(努力): nỗ lực. 3.노: 露 Lộ 노정(露呈): lộ trình. 노천(露天): lộ thiên. 노출(露出): lộ diện. 녹 1.녹: 綠 Xanh 녹엽(綠葉): lá xanh. 녹색(綠色): màu xanh lục. 2.녹: 錄 Ghi 녹음(錄音): ghi âm. 논 논: 論 Luận 논문(論文): luận văn. 논쟁(論爭): luận tranh. 논죄(論罪): luận tội. 농 1.농: 農 Nông 농업(農業): nông nghiệp. 농경(農耕): nông canh. 농림(農林): nông nghiệp. 2.농: 濃 Nồng 농도(濃度): nồng độ 농화(濃化):nồng hoá

ㄷ 한자 뜻 관련어휘 다 다: 多 Đa 다감(多感): đa cảm. 다언(多言): đa ngôn. 다양(多樣): đa dạng. 단 1.단: 團 Đoàn 단결(團結): đoàn kết. 단체(團體): đoàn thể. 단 장(團長): đoàn trưởng. 2.단: 斷 Đoạn 단교(斷交):đoạn giao 단념(斷念): từ bỏ 3.단: 短 Đoản 단명(短命):đoản mệnh,단문(短文): đoản văn 4.단: 單 Đơn 단순(單純): đơn giản 담 1.담: 擔 Đảm 담당(擔當) đảm đương. 담임(擔任): đảm nhiệm. 2.담: 淡 Đạm 담백(淡白): đạm bạc.

185 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3.담: 談 Đàm 담판(談判): đàm phán. 담화(談話): đàm thoại 답 답: 答 Đáp 답변(答辯): đáp trả, 답례(答禮): đáp lễ, 답안(答案): đáp án 당 당: 當 Đương, Đắc 당일(當日): đương nhật, 당대(當代): đương đại, 당선(當選): đắc cử 대 1.대: 大 Đại 대부분(大部分):đại bộ phận, 대사관(大使館): đại thư quán (thư viện) 2.대: 對 Đối 대내(對內): đối nội, 대비(對比): đối chiếu

ㅁ 한자 뜻 관련어휘 1.만 1.만:萬 Vạn 만경 (萬頃): vạn dặm. 만사(萬事): vạn sự. 2.만:滿 Mãn 만기(滿期):mãn kì. 만료(滿了):làm lay động. 2.매 1.매:魅 Mê 매력(魅力): sức hút. 매료(魅了): làm lay động. 2.매:埋 Chứa, chon 매장(埋葬): chứa 매축(埋築): chôn, lấp. 3.매:賣 Bán 매장(賣場): nơi bán. 매매(賣買): mua bán. 매표(賣票): bán vé. 3.면 1.면:面 Diện 면대(面對): đối diện. 면담(面談):gặp mặt nói chuyện. 2.면:免 Miễn 면세(免稅): miễn thuế. 면소(免訴):miễn truy tố. 4.명 1.명:命 Mệnh 명맥(命脈):mạng sống. 명명(命名): đặt tên. 2.명:明 Minh 명기(明記): ghi chép rõ 명백(明白): minh bạch 3.명:名 Danh 명색(名色): danh nghĩa 명성(名聲): danh tính 모 1.모: Mô 모방(模倣): mô phỏng. 모범(模範): mô phạm. 2.모: Mưu 모살(謀殺): mưu sát. 3.모: Mâu 모순(矛盾): mâu thuẫn (trong hành động, lời nói). 무 무:無 Vô 무성(無性):vô danh. 무관(無關): không liên quan.

186 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

문 1.문:文 Văn 문과(文科): khoa văn. 문구(文句): câu văn. 2.문:問 Thăm 문병(問病): thăm bệnh. 문답(問答): vấn đáp. 미 1.미:味 Vị 미각(味覺): vị giác. 2.미:未 Chưa 미간(未刊): chưa phát hành. 미개발(未開發): chưa khai triển. 3.미:美 Mĩ 미인(美人):mĩ nhân. 미덕(美德):đức tính tốt. 민 민:民 Dân 민속(民俗): dân tộc 민생(民生): dân sinh

ㅇ 한자 뜻 관련어휘 압 1.압:壓 Áp, ép 압승(壓勝):chiến thắng áp đảo; 압축(壓縮):ép lại, nén lại 2.압:押 Tịch 압수(押收): tịch thu; 압류(押留):tịch thu 앙 1.앙:仰 Ngưỡng 앙망(仰望):mong muốn; 앙모(仰慕): ngưỡng mộ 2.앙:昻 Tăng, đề 앙등(昻騰):tăng vọt; 앙양(昻揚): đề cao 양 1.양:讓 Nhượng 양보(讓步): nhượng bộ; 양수(讓受):chuyển nhượng 2.양:養 Dưỡng 양로(養老): dưỡng lão; 양생(養生): dưỡng sinh; 양성(養成): giáo dục, đào tạo 3.양:諒 Hiểu 양찰(諒察): hiểu, thông cảm 연 1.연:連 Kết, liên 연결(連結):kết nối 2.연:硏 Nghiên 연구(硏究):nghiên cứu; 연수(硏修): tu nghiệp 3.연:練 Luyện 연습(練習):luyện tập 영 1.영:營 Dinh, kinh 영업(營業):kinh doanh; 영양(營養):dinh dưỡng 2.영:領 Lãnh 영도(領導):lãnh đạo; 영수(領袖): lãnh sự 예 1.예:豫 Dự 예감(豫感): dự cảm; 예견(豫見): dự kiến; 예산(豫算): dự toán 2.예:禮 Lễ, phục 예우(禮遇):Tiếp đãi; 예찬(禮讚):thán phục 완 1.완:完 Hoàn 완벽(完璧):hoàn thiện; 완성(完成): hoàn thành 2.완:緩 Giảm 완화(緩和):giảm bớt 요 1.요:要 Cần 요망(要望):Cần thiết; 요구(要):yêu cầu;

187 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

요긴(要緊):cần thiết; 2.요:療 Điều 요기(療飢): dịu cơn đói; 요양(療養): điều dưỡng 위 1.위:委 Uỷ 위탁(委託): uỷ thác; 위촉 (委囑):uỷ nhiệm 2.위:僞 Nguỵ 위장 (僞裝):nguỵ trang; 위증 (僞證): nguỵ chứng 유 1.유:留 Quan 유념(留念):quan tâm 2.유:流 Du 유실 (流失):Thất lạc; 유랑(流浪): lang thang 3.유:有 Nổi 유명 (有名):nổi tiếng; 유망(有望):triển vọng; 유심(有心): chú ý 4..유:維 Duy 유지(維持): duy trì 응 1.응:應 Ưng, Ứng 응보 (應報):ứng báo; 응낙(應諾):ưng thuận; 응시 (應試):ứng thi; 응용(應用):ứng dụng 2.응:凝 Tụ 응결(凝結):đông cứng; 응축(凝縮):tụ lại; 응혈(凝血): đông máu 의 1.의:疑 Nghi 의문 (疑問):nghi vấn; 의심 (疑心):nghi ngờ 2.의:依 Dựa 의존(依存): dựa dẫm; 의지(依支):cậy nhờ; 의탁 (依託): dựa vào 임 1.임:任 Chỉ 임면(任免): bổ nhiệm; 임명(任命): chỉ định 2.임:臨 Lâm 임시(臨時): lâm thời; 임종(臨終): lâm chung; 임전 (臨戰): lâm trận 입 1.입:入 Nhập 입원(入院): nhập viện; 입장 (入場): đi vào; 입영(入營): nhập ngũ 2.입:立 Lập 입신(立身):lập nghiệp; 입안(立案): lập kế hoạch

ㅌ 한자 뜻 관련어휘 탄 1.탄: 歎 Thán 탄복(歎服): Thán phục 2.탄: 誕 Phát 탄생(誕生):Phát sinh 3.탄: 歎 Van 탄원(歎願): Van xin 탐 1.탐:貪 Tham 탐욕(貪慾): lòng tham; 탐려(貪戾): tham lam

188 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2.탐: 探 Thăm, Thám 탐방(探訪): Tham quan; 탐구(探究): Thăm dò; 탐정(探偵): Thám hiểm 토 1.토: 吐 Thổ 토로(吐露): Thổ lộ 2.토: 討 Thảo 토론(討論):Thảo luận 통 1.통: 痛 Thông 통감(痛感): Thông cảm; 통역(通譯): thông dịch 2.통: 統 Thống 통계(統計): Thống kê; 통치(統治): Thống trị 3.통: 通 Thông (nói) 통관(通關):thông qua hải quan; 통달(通達): thông đạt,nắm vững; 통보(通報): thông cáo, thông tin; 통화(通話): nói chuyện điện thoại 투 1.투: 投 Đầu 투자(投資): đầu tư; 투입(投入): đầu tư; 투거(投機): đầu cơ 2.투: Đấu 투쟁(鬪爭): đấu tranh; 투전(鬪狠):đấu bài bạc

ㅍ 한자 뜻 관련어휘 파 1.파: 派 Phái 파견(派遣): Phái đi; 파생(派生): Phái sinh 2.파: 破 Phá 파괴(破壞):phá huỷ; 파손(破損): tàn phá 판 1.판: 判 Phán 판단(判斷):phán xét; 판결(判決): phán đoán 2.판: 販 bán 판매(販賣): bán 폐 1.폐: 閉 Bế 폐막(閉幕): bế mạc 2.폐: 廢 Bãi 폐지(廢止):bãi bõ 폭 1.폭: 爆 Bộc 폭격(爆擊):oanh tạc, 폭파(爆破): bộc phá 2.폭: 暴 Bạo 폭동(暴動):bạo loạn 표 1.표: 漂 Phiêu 표류(漂流):phiêu luu 2.표: 表 Biểu 표현(表現):biểu hiện III. KẾT LUẬN. Việc mượn chữ Hán và yếu tố Hán trong Hán – Việt, Hán – Hàn sớm muộn khác nhau, khúc xạ khác nhau và mỗi dân tộc đều có ý thức, bản lĩnh tạo cho mình chữ viết riêng thích hợp. Cách đọc yếu tố Hán trong Hán – Việt và Hán – Hàn về cơ bản vẫn có chút nét giống nhau. Mỗi tiếng có sự biến đổi phụ âm đầu, âm giữa, âm cuối theo áp lực và quy luật cấu âm và âm vị học của mình.

189 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Do tiếng Hán- Hàn chiếm tới 60% số lượng từ vựng được sử dụng nên đối với người học tiếng Hàn Quốc việc xây dựng cho mình một vốn từ vựng Hán- Hàn là một phần vô cùng quan trọng để học tốt tiếng Hàn Quốc. Đặc biệt hơn nữa qua việc tìm hiểu các từ vựng Hán- Hàn này, chúng ta có thể hiểu biết thêm về lịch sử hình thành ngôn ngữ của tiếng Hàn Quốc cũng như tìm ra được nét tương đồng trong từ Hán- Hàn và Hán- Việt, giúp rút ngắn khoảng cách khác biệt ngôn ngữ. Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi đã có thể rút ra được một số kết luận: Thứ nhất, về mặt lịch sử, do đều nằm dưới sự cai trị lâu dài của nhà Hán nên cả 2 dân tộc đều có một số lượng từ khá lớn bắt nguồn từ Hán tự. Tuy nhiên do sự khác biệt về mặt ngữ âm của 2 dân tộc nên dù cùng là 1 từ gốc Hán nhưng được đọc theo 2 cách đọc của Việt Nam và Hàn Quốc. Thứ hai, về mặt ngữ nghĩa, do trong tiếng Hàn có số lượng âm tiết ít hơn tiếng Hán nên phát sinh nhiều trường hợp 1 từ có thể đại diện cho nhiều nghĩa gốc Hán (giống như chúng tôi đã thống kê ở bảng trên). Thứ ba, về khả năng kết hợp, mỗi hình vị tiếng Hán có tính độc lập cao, không phụ thuộc vào trật tự trắp dính thân từ. Mỗi hình vị tiếng Hán lại có vị trí phân bố tự do, có khả năng kết hợp với từ thuần Hàn, có thể đứng sau hoặc trước trong từ ghép. Do có khả năng kết hợp như vậy nên đã sản sinh ra một số lượng từ Hán- Hàn phong phú. Hy vọng những gì chúng tôi đã thực hiện trong bản báo cáo này sẽ trở thành một tài liệu có ích cho những đối tượng quan tâm đến ngôn ngữ Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Từ điển Hàn – Việt (Lê Huy Khoa – xb.2008). - Từ điển 똑똑똑(Yoon Sang Ki – NXB.Thế giới- xb.2007). - Từ điển Hán – Việt trực tuyến 2.23 (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php). - vi.wikipedia.org/tu_han-viet. - Cuocsongviet.com.vn. - Trang web: dic.naver.com.

190 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

CÁC BIỂU HIỆN HỒI TƯỞNG TRONG TIẾNG HÀN

SVTH:Đặng Thị Lệ Thu, Đặng Hương Ly, Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Nhị Hà, Phạm Thị Vân Anh (1H- 08) GVHD: ThS. Nghiêm Thị Thu Hương PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Hàn là một ngôn ngữ với hệ thống các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và phong phú, trong đó biểu hiện hồi tưởng là một phạm trù linh hoạt với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau.Trong quá trình học, chúng ta đã được tìm hiểu 17 cấu trúc biểu hiện hồi tưởng. Tuy nhiện sự khác biệt giữa các cấu trúc này không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn, khiến cho người học gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn và sử dụng.Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này, nhằm mục đích giúp cho các bạn sinh viên đang học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc có cái nhìn hệ thống hơn, đồng thời phân biệt và sử dụng một cách thuận lợi các cấu trúc hồi tưởng. 2. Phương pháp nghiên cứu – giới hạn đề tài: Trong bài báo cáo này, người nghiên cứu sẽ: 1) Giới thiệu, tổng hợp lại các cấu trúc ngữ pháp biểu hiện hồi tưởng đã được giới thiệu trong hai cuốn giáo trình của Đại học Kyung Hee & Đại học Seoul. 2) Đưa ra công thức, giải thích thành phần cấu tạo,trình bày hoàn cảnh ý nghĩa sử dụng trong mỗi trường hợp cụ thể cùng những ví dụ minh họa.Đồng thời sẽ có sự so sánh giữa các cấu trúc nhằm giúp người đọc phân biệt rõ và giảm thiểu sự nhầm lẫn (Bảng so sánh). Sau đây là các ký hiệu được sử dụng trong bảng so sánh của bài báo cáo(ký hiệu được sắp xếp lần lượt theo khả năng và tần suất sử dụng áp dụng trong mỗi cấu trúc): - O: có ý nghĩa sử dụng trong tiêu chí so sánh. - ∆: tần suất sử dụng ít hơn so với”0”. - X: không có ý nghĩa sử dụng trong tiêu chí so sánh. 3. Lịch sử nghiên cứu: Trong giáo trình Kyung Hee các cấu trúc chỉ biểu hiện hồi tưởng (중급 I, 고급 I) chưa được học một cách hệ thống và liền mạch bởi vậy sinh viên chưa nắm bắt được các nét nghĩa khác nhau, các sắc thái riêng biệt của từng cấu trúc. Trong số những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Hàn Quốc từ trước đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về đề tài này một cách cụ thể và hệ

191 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 thống. Chúng em triển khai đề tài này với mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên trong khoa dễ dàng nắm vững được biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn. 4. Kết quả đạt được Bài báo cáo này mang lại cho các bạn cái nhìn hệ thống và đầy đủ hơn về biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn đồng thời giúp các bạn có thể phân biệt được các cấu trúc chỉ biểu hiện hồi tưởng và dễ dàng sử dụng linh hoạt các cấu trúc đó trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Bảng thống kê các biểu hiện hồi tưởng trong giáo trình trường Đại học Kyung Hee và trường Đại học Seoul

Giáo trình Trường Đại học STT Trường Đại học Kyung Hee Cấu trúc Seoul 1 - 더군요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Giáo trình tiếng Hàn chung cấp 1, bài 4 – trang 64 Quốc, quyển 4, bài 9- trang 75 2 - 더라 Không đề cập Không đề cập 3 - 더라고(요) Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Giáo trình tiếng Hàn chung cấp 1, bài 6 – trang 96 Quốc, quyển 4, bài 34 – trang 267 4 - 던데요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, cao Không đề cập cấp 1, bài 6 – trang 93 5 - 데요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Không đề cập cao cấp 1, bài 6 – trang 93 6 - 던가요? Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Không đề cập cao cấp 1, bài 6 – trang 92 7 - 더니 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Giáo trình tiếng Hàn chung cấp 2, bài 4 – trang 63 Quốc, quyển 3, bài 24 – trang 175 8 - 았/었더니 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 25 – trang 182 9 - 다고 하더니 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 7 – trang 58 10 - 다고 했더니 Không đề cập Không đề cập 11 - 더니 만 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 15 – trang 122 12 - 더라니 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Không đề cập cao cấp 1, bài 6 – trang 92 13 - 았/었더라면 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Giáo trình tiếng Hàn chung cấp 2, bài 7 – trang 117 Quốc, quyển 4, bài 29 – trang 232

192 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

14 - 던 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Giáo trình tiếng Hàn chung cấp 1, bài 5 – trang 80 Quốc, quyển 3, bài 20 – trang 147 15 - 았/었던 Không đề cập Không đề cập 16 -다고 하던데요 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 26 – trang 190 17 -(으)려던 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách Không đề cập 참이다 chung cấp 2, bài 3 – trang 49

Nhận xét: Có rất nhiều cấu trúc biểu hiện hồi tưởng trong hai cuốn giáo trình của Đại học Kyung Hee và Đại học Seoul. Tuy nhiên, không phải cấu trúc nào cũng đồng thời xuất hiện và đề cập đầy đủ trong cả hai giáo trình. Bài cáo cáo này là sự tổng hợp các cấu trúc của hai nguồn tài liệu trên. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH A. Khái niệm Hồi tưởng là suy nghĩ lại những việc đã xảy ra trong quá khứ mà chủ ngữ đã trực tiếp trải qua, trực tiếp chứng kiến hoặc cảm nhận. B. Phân loại - Các cấu trúc hồi tưởng trong bài báo cáo này được chia làm hai phần dựa trên vị trí ngữ pháp của cấu trúc đó trong câu, gồm: Nhóm 1: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi kết thúc câu(종결어미) như”– 더군(요)”, “– 더라”…. Nhóm 2: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi liên kết câu (연결어미) như”– 더니”,”– 았/었더니”… C. Cách sử dụng I. Nhóm 1: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi kết thúc câu (종결어미) 1. A/V – 더군(요) N - (이) 더군(요) a. Cấu trúc - Chỉ dùng với ngôi thứ 3, với các động từ, tính từ, 이다, 아니다, 되다… - Chủ ngữ là ngôi thứ 1 thì luôn luôn đi với tính từ chỉ cảm giác. - Hình thức biểu hiện ở cấu trúc này dễ bị nhầm với biểu hiện cảm thán trong các cấu trúc cảm thán như: - 네(요), - 군(요)…tuy nhiên chúng em không xét ở bài báo cáo này.

193 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

b. Ý nghĩa - Dùng khi nghĩ và nói về một sự việc mà mình đã trực tiếp nhìn, nghe thấy hoặc cảm thấy. ● 어제 전화했을 때 그 분은 회의 중 이시더군요. Hôm qua lúc tôi gọi điện thì anh ấy đang bận họp. ● 나는 그 영화가 재미있더군요. Tôi thấy bộ phim đó cũng hay. 2. A/V – 더라 N - (이) 더라 a. Cấu trúc - Là cách diễn đạt cảm thán ở dạng 반말. b. Ý nghĩa Dùng khi nhớ lại một sự việc đã trực tiếp trải qua trong quá khứ nhưng lại không nhớ chính xác sự việc ấy. - Trường hợp 1: Cảm thán: Người nói nhớ lại sự thực đã trực tiếp trải qua trong quá khứ và nói lại với người khác. Cần xuống giọng ở cuối câu. • 그 사람이 한국어를 잘 하더라. Cậu ấy nói tiếng Hàn giỏi thật. - Trường hợp 2: Nói một mình: Khi người nói không nhớ rõ sự việc mà mình đã biết hoặc trực tiếp trải qua trong quá khứ. Thường đi với các đại từ nghi vấn như: 누구, 뭐, 언제, 어디, 어떻게,….và đặc biệt có sự lên giọng ở cuối câu. • 어제 만난 사람의 이름이 뭐더라… Tên của người hôm qua mình đã gặp là gì nhỉ?. • A:저 누군지 아세요? Có biết tôi là ai không?. B: 누구시더라… Ai nhỉ… 3. A/V – 다라고(요) N – (이) 더라고(요). a. Cấu trúc - Có các dạng thức cơ bản là:”– 더라고 (생각했어)요”hoặc là”– 더라고 (느꼈어) 요”. b. Ý nghĩa - Hồi tưởng lại sự thực mà mình mới nhận thức được thông qua một kinh nghiệm nào đó

194 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● 순한 사람이라고 생각했는데 화가 나니까 대단하더라고(요). Cứ nghĩ là người hiền lành nhưng thấy nó cáu thì cũng ghê lắm. ● 어제 날씨가 춥더라고(요). Hôm qua thời tiết lạnh thật. Bảng so sánh giữa”- 더군(요)”,”–더라”,”-더라고(요)”

Mức độ Cung cấp thông tin cho Sự thật mà người nghe biết cảm thán người nghe - 더군(요) Ì X Không có liên quan - 더라 O Ì Không có liên quan - 더라고(요) X O X 4. A/ V – 던데요 N – (이) 던데요 a. Cấu trúc - Đây là dạng kết hợp giữa”더”mang ý nghĩa hồi tưởng và”– 데요”mang nghĩa giải thích vấn đề. b. Ý nghĩa - Dùng khi thông báo một sự thật mà sự thật đó là kinh nghiệm, kèm theo cho người nghe một cảm nhận bất ngờ. ● 내가 보기에는 그 회사의 경영 상태가 점점 더 안 좋아지는 것 같던데요. - Theo cách nhìn của tôi thì tình trạng kinh doanh của công ty đó có vẻ như không trở nên tốt hơn. ● 그 동안 오해를 받고 있었던 강 사장님은 오히려 덤덤하던데요. Trưởng phòng Kang bị hiểu nhầm trong thời gian qua mà vẫn bình thản. 5. A/V – 데요 N – (이) 데요 a. Cấu trúc - Dùng trong khẩu ngữ b. Ý nghĩa - Dùng khi nói cho người khác biết cảm nhận hay kinh nghiệm của bản thân ngay lúc đó. ● 꽤 힘든 생활을 한다고 들었는데 실제로 만나 보니 자기 나름대로 잘 정응하고 있는 것같데요. - Nghe nói nó sống vất vả lắm nhưng gặp thực tế thì nó đã thích nghi rất tốt theo cách riêng của mình.

195 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● 비가 오니까 길이 더 막히데요. 그래서 차를 돌려서 집에 세워 놓고 지하철을 타고 왔어요. Trời mưa nên đường tắc hơn. Bởi thế tôi đã quay xe về để ở nhà và đi tàu điện ngầm tới. 6. A/V – 던가(요)? a. Cấu trúc - Là dạng câu hỏi người nói tự hỏi bản thân khi vì câu hỏi của người nghe về sự việc đã qua. - Nếu gắn”았/었”thể hiện hành động đã được hoàn thành b. Ý nghĩa - Dùng khi muốn nhấn mạnh điều hồi tưởng về bản thân. - Dùng khi hỏi kinh nghiệm của đối phương và đối phương hồi tưởng lại kinh nghiệm đó. ● 내가 왜 친구에게 그런 거짓말을 했던가(요)? Tại sao tôi lại nói dối bạn bè như vậy chứ? ● 어디서 이런 걸 공짜로 주던가(요)? Ở đâu cho không cái này? II. Nhóm 2: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi liên kết câu (연결어미) 1. A/V – 더니 N – (이) 더니 a. Cấu trúc - Đây là dạng kết hợp giữa”더”mang ý hồi tưởng và”(으) 니”mang ý giải thích. Mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn tới kết quả của mệnh đề sau. - Chủ ngữ của mệnh đề trước thường là ngôi thứ 3. Mệnh đề sau không dùng tương lai. b. Ý nghĩa - Dùng khi người nói muốn giải thích một sự việc mang tính liên tục dựa trên kinh nghiệm trực tiếp ở quá khứ. ● 연습을 열심히 하더니 이제 잘하는군요. Anh ấy do cố gắng luyện tập nên giờ nói rất giỏi. ● 둘이 싸우더니 말도 안 해요. Hai người vì cãi nhau mà không nói một lời nào. c. So sánh với một số biểu hiện tương tự

196 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

- Có thể dùng tương đương với cấu trúc”아/어서”, được thể hiện qua bảng so sánh sau:

Nhấn mạnh Người nói trực tiếp nhìn và cảm nhận - 더니 (결과) Kết quả vế sau Ì - 아/어서 (이유) Lý do vế trước Không có liên quan ● 어릴 때 부터 노래를 좋아하더니 가수가 되었어요. (Nhấn mạnh ở vế trước, trực tiếp trải nghiệm và nghĩ về sự thực”đã rất thích các bài hát từ lúc còn nhỏ). ● 어릴 때부터 노래를 좋아해서 가수가 되었어요. (Nhấn mạnh ở vế sau. Lý do trở thành ca sĩ là”vì thích các bài hát”. Và không trực tiếp trải nghiệm cũng không sao) - Mệnh đề trước có nội dung hồi tưởng về một sự việc đã từng diễn ra trước mắt và theo thời gian, có một kết quả khác mang nội dung của sự thay đổi diễn ra ở mệnh đề sau. Trước và sau”- 더니”là hai nội dung khác biệt nhau. Cái này có thể thay thế, tương đương với”- 는데”. ● 처음에는 김치가 맵더니 지금은 안 매워요. Ù 처음에는 김치가 매운데 지금은 안 매워요. ● Ban đầu thì thấy kim chi cay lắm nhưng bây giừ thì thấy không cay nữa. Bảng so sánh”– 더니”và”- 는데”

Vế câu trước Vế câu sau Người nói trực tiếp cảm nhận. đánh giá – 더니 Qúa khứ Là việc đến sau O - 는데 Qúa khứ, hiện Qúa khứ, hiện Không liên quan tại, tương lai tại, tương lai ● 어제는 길이 복잡하더니 오늘은 그렇지 않아요. (Người nói nghĩ lại tình huống ở quá khứ mà mình đã trực tiếp cảm nhận rồi so sánh với hiện tại, chứ không phải được nghe hay được biết từ một nguồn tin nào). ● 어제는 길이 복잡했는데 오늘은 그렇지 않아요. (So sánh đơn thuần một tình huốn trong quá khứ với hiện tại). 2. V – 았/었더니 a. Cấu trúc

197 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

- Là đuôi kết hợp”았/었”+”더니”, thể hiện nguyên nhân, căn cứ (ở vế trước) làm nảy sinh kết quả (ở vế sau). - Có 2 dạng: + (내가) V – 았/었더니 (내가): (Chủ ngữ 2 vế đều là”tôi”) + (내가) V – 았/었더니 (다른 사람이): (Chủ ngữ vế trước khác vế sau)

b. Ý nghĩa - Trường hợp chủ ngữ 2 vế đều là”tôi”: được dùng khi người nói nhớ lại hành động đã làm trong quá khứ và nhắc lại,”았/었더니”có thể tương đương với”아/어서”(thể hiện lý do). ● (내가) 어제 늦게 잤더니 아침에 일어나기가 힘들어요. Hôm qua vì ngủ muộn mà sáng nay tôi không tài nào dậy được. - Trường hợp chủ ngữ vế trước khác vế sau,”았/었더니”có thể tương đương với”(으)니까”(thể hiện kết quả). ● 어제 옷을 두 벌 샀더니 월급이 다 달아났어요. Hôm qua tôi đã mua 2 bộ quần áo nên lương tháng đã hết rồi.

Bảng so sánh –았/었 더니 và –아/어서

Mệnh đề trước Mệnh đề sau Người nói trực tiếp cảm nhận, đánh giá V -았/었더니 X Nhấn mạnh nội O dung kết quả A/V -아/어서 Nhấn mạnh lý X Không liên quan do,nguyên nhân a. (내가) 아침을 많이 먹었더니 점심때도 배가 안 고파요. Vì tôi ăn sáng rất nhiều nên đến trưa vẫn không thấy đói.(Nhấn mạnh kết quả) b. (내가) 아침을 많이 먹어서 점심때도 배가 안 고파요. (Nhấn mạnh lý do ở vế câu trước). 3. A/ V – 다고 하더니 a. Cấu trúc “– 다고/라고/자고 하다(cách trích dẫn một câu chuyện đã được nghe) + “– 더니”(so sánh). Khi nói ngắn gọn”– 다/라/자 더니”chủ ngữ của câu không thể là ngôi thứ nhất”- 나”được và chủ ngữ của một nội dung trong 2 vế câu là giống nhau.

198 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

b. Ý nghĩa Dùng khi muốn so sánh thông tin mình nghe được trong quá khứ đã trở nên khác với hiện tại. ● 오늘 흐리겠다고 하더니 날씨가 아주 좋은데요. Bảo là hôm nay thời tiết sẽ âm u mà giờ thời tiết lại tốt đấy chứ. ● 나만 상랑한다고 하더니 왜 다른 사람을 만나요? Anh bảo anh yêu mình tôi, sao còn gặp gỡ người khác? 4. A/V – 다고 했더니 a. Cấu trúc Có dạng sau: + (내가) - 다고/냐고/자고/라고 했더니 (다른사람이) + (다른 사람이) – 다고/냐고/라고/자고/ 하더니 (다른 사람이) b. Ý nghĩa - Biểu hiện kết quả sau một câu chuyện nào đó. - Trường hợp chủ ngữ là”tôi”, tôi nói với một người nào đó trước đây ● 같이 여행하자고 했더니 친구가 바쁘다고 했어요. Tôi đã rủ bạn cùng đi du lịch nhưng bạn lại bảo là bận rồi. - Trường hợp chủ ngữ là”người khác”, một người nào đó nói chuyện với một người nào đó khác nữa. ● 그 남자가 결혼하자고 했더니 여자가 안 된다고 대답했어요. Người đàn ông ấy nói muốn cùng kết hôn nhưng cô gái đã không đồng ý.

Bảng so sánh giữa”–더니”,”- 다고 하더니”,”– 았/었더니”,”– 다고 했더니”.

So Kết quả Kinh nghiệm Câu Chủ ngữ của Chủ ngữ sánh trực tiếp chuyện vế trước của vế sau đang nghe –더니 Người khác Người O O O khác –다고 Người khác Người O O 하더니 khác –았/었 Tôi Tôi O O 더니 – 다고 했 Tôi, người Người O O O 더니 khác khác

199 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

5. V – 더니만 a. Cấu trúc Là dạng rút gọn của đuôi liên kết câu “– 더니마는”. Là sự kết hợp giữa đuôi liên kết câu “– 더니”và bổ trợ từ “- 마는”. b. Ý nghĩa Nội dung của vế trước là nguyên nhân dẫn đến nội dung được đề cập ở vế sau, kết quả nảy sinh bởi một sự việc trong quá khứ. ● 몇 끼를 굶었더니만 눈앞이 핑핑 돌렸어요. Nhịn mấy bữa rồi nên hoa mắt chóng mắt ● 감기가 심하더니만 결국 입원까지 했어요. Bị cảm cúm nặng nên phải nhập viện. Sự việc xảy ra ở hiện tại khác với sự việc đã từng có kinh nghiệm trong quá khứ. ● 그렇게 꿈꾸더니만 드디어 꿈을 이루었구나. Đã mơ là như thế và cuối cùng cũng đạt được mơ ước. 6. V – 더라니 a. Cấu trúc Thường đi với “어쩐지”(thảo nào). Đuôi kết thúc thường là câu cảm thán: “- (았/었) 구나”. b. Ý nghĩa Dùng khi phán đoán kết quả của một việc nào đó và quả thật nó đùng là như vậy. ● 한 동안 전화를 밭지 않더라니 집을 오래 떠나있었구나. Không nhận điện thoại suốt một tiếng liền, hóa ra là rời khỏi nhà lâu rồi ● 어쩐지 민수 씨가 점심 식사를 안 먹더라니 학생 식당에서 친구와 함께 먹었구나. Min Su đã ăn cơm cùng bạn ở nhà ăn rồi, thảo nào mà lại không ăn cơm trưa nữa. 7. A/V – 았/었더라면 ~ A/V – 았/었던들 a. Cấu trúc Là sự kết hợp với”– 았/었”để giả định một sự việc ở mệnh đề trước, nội dung vế sau là một nhận xét, ước đoán mang tính giả định. b. Ý nghĩa Diễn tả một giả đinh ở mệnh đề trước rồi đưa ra kết quả dự đoán ở mệnh đề sau.

200 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Mệnh đề sau diễn tả sự tiếc nuối, hối tiếc, dịch là: giá mà…thì đâu có…. ● 자네가 없었더라면 (없었던들) 내 인생이 얼마나 괴로웠를 까? Nếu như không có em thì cuộc sống của anh cô đơn biết chừng nào phải không em? - Hối hận, lấy làm tiếc vì trong quá khứ sự việc đã không xảy ra như thế. Thường có các kiểu câu như “– 았/었더라면 좋았을 텐데”,”– 았/었더라면 좋았을 걸(그랬어요)”. ● 시험공부를 열심히 했더라면 좋았을 걸 그랬어요. Nếu mà chăm chỉ ôn thi thì đã tốt < hối hận vì đã không chăm học> ● 드른 음식을 시켰더라면 좋았을텐데 Biết thế gọi món khác …(tiếc vì đã không gọi món khác từ trước). 8. V – 던 a. Cấu trúc V- 던 b. Ý nghĩa - Dùng để diễn tả trạng thái, tập quán, hành động lặp lại trong quá khứ. - Hành động trong quá khứ đã được tiến hành nhưng chưa hoàn thành, có thể dùng với những từ chỉ thời điểm trong quá khứ như: 어제, 아까, 지난 주에, 저번에… ● 아까 제가 읽던 신문을 못 보셨어요? 책상 위에 두었는데 잠깐 나갔다가 오니까 없어졌네요. Anh có thấy tờ báo tôi đang đọc dở vừa nãy không? Tôi để nó trên bàn rồi đi ra ngoài một lát mà giờ biến đâu mất rồi. - Việc trong quá khứ đã thường xuyên làm nhưng hiện tại không làm. Thường phù hợp khi đi với các từ biểu hiện sự lặp đi lặp lại như: 자주, 여러번, 지금까지, 계속… ● 옛날 조상들이 쓰던 물건 중에 뭐가 있으세요? Trong số những đồ vật mà tổ tiên ta hay dùng ngày xưa có những thứ gì? 9. A/V – 았/었던 a. Cấu trúc A/V- 았/었던 b.Ý nghĩa - Nói về một việc bắt đầu trong quá khứ và cũng đã kết thúc trong quá khứ.

201 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

- Hành động bắt đầu trong quá khứ và kết thúc tại một thời điểm trong quá khứ, không còn liên quan đến hiện tại. Thường dùng với các từ chỉ một thời điểm cụ thể như: 어제, 아까, 지난주에 저번에… ● 지난 학기에 배웠던 것인데 잊어버렸어요. Là cái kìa trước đã học nhưng quên hết rồi. - Hành động thường xuyên làm trong quá khứ,so với”던”thì mức độ nhấn mạnh về sự hoàn thành là cao hơn. ● 엄마가 자주 불러 주셨던 노래가 생각납니다. Tôi nghĩ đến bài hát mà mẹ đã thường hay hát cho nghe - Dùng cho định ngữ thời quá khứ của tính từ. ● 그 는 예뻤던 여자가 이었어요. Cô ấy đã từng là cô gái rất đẹp. c. So sánh các biểu hiện tương tự: “– 았/었던”và”– (으)ㄴ”

Cảm nhận về sự Thái độ về việc Khi nói về việc gần nhất hoàn thành hồi tưởng với quá khứ Thường thì không dùng. Nhưng cũng tùy thuộc – 았/었던 – 았/었던 > – O vào cảm nhận, thái độ của (으)ㄴ người nói mà cũng có thể dùng – (으) - (으)ㄴ X X Có thể dùng Bảng so sánh”– 던”và”– 았/었 던”

Việc chưa hoàn thành(Một Việc đã hoàn Tính đời thường việc bắt đầu trong quá khứ thành(Việc bắt đầu của hành động và vẫn chưa kết thúc) trong quá khứ và đã hoàn thành xong rồi) – 던 O X O – 았/었 던 X O O 10. V – 다고 하던 a. Cấu trúc - “– 다고/ 라고 하다”(nghe được từ người khác) +”– 던데”(điều đã được nghe đó trở thành sự lý giải cho tình huống). b. Ý nghĩa - Nghĩ lại một điều gì đó trong quá khư đã được nghe từ người khác, vế câu trước là giải thích tình huống cho vế câu sau.

202 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● 인사동에 외국인 관광객이 많이 간다고 하던데 저는 아직 못 가봤어요. Nghe nói là ở khu phố Insa có nhiều khách nước ngoài đến mà tôi vẫn chưa được đến đó. ● 우리반 학생들이 같이 영화보자고 하던데 시간이 없을 것같아요. Lớp mình bảo là đi xem phim cùng nhau nhưng mà chắc là không có thời gian. 11. V – (으) 려던 참이다. a. Cấu trúc - Còn được dùng dưới dạng”– (으)려던 참에” - Dùng với thì hiện tại hoặc quá khứ. b. Ý nghĩa - Mang ý nghĩ”vừa mới có ý định ….”, đang định bắt đầu một hành động nào đó đúng vào thời điểm nói. ● A: 연락을 드리려던 참이었는데 연락을 주셨네요. Vừa lúc tôi định liên lạc với anh thì anh liên lạc trước. B: 그려셨어요? 확인한 일이 있어서 먼저 연락을 드렸어요. Vậy sao? Vì có việc cần xác nhận nên tôi liên lạc với anh. ● 내가 나가려던 참에 친구가 왔어요. Tôi đang định ra ngoài thì bạn đến. Phần III: KẾT LUẬN Tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ có nhiều biểu hiện ngữ pháp phong phú và đa dạng. Điều này đã tạo ra những thuận lợi cho người sử dụng có thể linh hoạt hơn trong việc vận dụng nó để biểu đạt ý kiến của riêng mình..Không giống như tiếng Việt, biểu hiện hồi tưởng của tiếng Hàn Quốc như đã đề cập ở trên, đa dạng hơn,phong phú hơn, được chia thành nhiều dạng ứng với từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.Chính điều này đã khiến cho người học- đặc biệt là người mới làm quen với tiếng Hàn Quốc gặp phải một số khó khăn trong việc hiểu rõ bản chất của cấu trúc và ý nghĩa dẫn đến việc nhầm lẫn khi sử dụng.Trong khuôn khổ,phạm vi có hạn,bài báo cáo trên đây đã tổng hợp một cách cơ bản nhất những biểu hiện hồi tưởng thường gặp trong tiếng Hàn,ý nghĩa,cách sử dụng,qua đó so sánh, rút ra một vài điểm khác biệt đặc trưng giữa chúng nhằm giúp người học hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như tránh khỏi những nhầm lẫn vẫn thường hay mắc phải. Trong quá trình học tập,áp dụng hình thức ngữ pháp này,chúng ta cũng có thể sẽ dễ dàng mắc vào những lỗi sai như: Từ sự đa dạng phong phú nên biểu hiện hồi tưởng dễ gây nhầm lẫn hơn bất kì cấu trúc nào.Cũng có quá nhiều các dạng biểu hiện hồi

203 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tưởng,cấu trúc lại tương đối giống nhau dẫn đến người học không thể nhớ hết được các dạng thức cấu trúc,ý nghĩa của chúng.Đồng thời mức độ cảm thán của mỗi cấu trúc là khác nhau,nếu không cẩn thận sẽ sử dụng không phù hợp với văn cảnh. Để khắc phục những lỗi sai này,việc đầu tiên là tìm hiểu về các biểu hiện hồi tưởng,đọc nhiều những ví dụ kèm theo để phát hiện và cảm nhận sự khác nhau giữa chúng,sau mỗi cấu trúc nên có sự so sánh đối chiếu,không nên áp dụng tùy tiện… Có như vậy mỗi cấu trúc mới có thể phát huy hết hiệu quả biểu đạt của mình. Do những hạn chế về kiến thức,kinh nghiệm sử dụng, tài liệu tham khảo cũng như thời gian, bài báo cáo này có thể chưa hoàn chỉnh và có nhiều thiếu sót.Nhưng chúng em hy vọng bài viết này sẽ là tài liệu có ích cho các bạn sinh viên trong việc lựa chọn và sử dụng các cấu trúc biểu hiện của sự hồi tưởng một cách chính xác và thích hợp. Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO +Giáo trình tiếng Hàn của đại học Kyung Hee. +Giáo trình tiếng Hàn của đại học Seoul. +100 mẫu câu ngữ pháp tiếng Hàn (tác giả:Lee Yun Jin-người dịch:Ths.Nghiêm Thị Thu Hương).

204 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Lê Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thùy Linh GVHD: Lê Thu Trang I. Giới thiệu sơ lược về từ loại trong tiếng Hàn Quốc. Tiêu chuẩn để phân chia từ loại trong tiếng Hàn chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: ý nghĩa khái quát, chức năng ngữ pháp và hình thái.Theo tiêu chuẩn này tiếng Hàn gồm có 9 từ loại: Danh từ, đại từ, số từ, động từ, tính từ, định từ, trạng từ, cảm thán từ và tiểu từ. 1) Danh từ: danh từ tiếng Hàn là từ loại về mặt ý nghĩa; biểu thị tên gọi cho các sự vật hiện tượng; về mặt chức năng chủ yếu có chức năng ngữ pháp làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu.Danh từ tiếng Hàn được phân thành danh từ chung va danh từ riêng. 2) Đại từ: đại từ là những từ dùng để thay thế, chỉ định danh từ trong những ngữ cảnh nhất định.Trong tiếng Hàn, đại từ có thể chia ra làm đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định. 3) Số từ: số từ tiếng Hàn được chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. 4) Động từ: động từ trong tiếng Hàn nếu theo tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát thì được chia thành: động từ hành động, động từ chỉ quá trình, động từ chỉ quan hệ, động từ biểu hiện tâm lý, động từ chỉ sự khuyết thiếu.Còn nếu theo tiêu chuẩn chức năng ngữ pháp thi được chia thành động từ nội động và động từ ngoại động, căn cứ theo hành động và đối tượng thực hiện hành động thì chia thành động từ chủ động và động từ bị động. 5) Tính từ: tính từ trong tiếng Hàn có thể phân chia thành: tính từ biểu thị ý nghĩa cảm giác, tính từ biểu thị sự so sánh, tính từ biểu thị sự tồn tại, tính từ biểu thị sự đánh giá đối tượng, tính từ biểu thị trạng thái tâm lý, tính từ chỉ định. 6) Trạng từ(phó từ): trạng từ có thể được phân thành: trạng từ bổ nghĩa cho thành phần câu và trạng từ bổ nghĩa cho câu. 7) Định từ: định từ thì có: định từ chỉ tính chất trạng thái, định từ chỉ số lượng, định từ chỉ định. 8) Từ cảm thán (thán từ): là những từ biểu thị cảm xúc hay lời đáp của người nói.Từ cảm thán có thể chia thành: từ cảm thán biểu thị tình cảm của người nói, từ cảm thán biểu thị ý chí của người nói. 9) Tiểu từ: tiểu từ trong tiếng Hàn là những từ ngữ pháp, có tính hạn chế, phụ thuộc, trong câu chúng kết hợp với những từ có tính độc lập và biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ đó.Tiểu từ trong tiếng Hàn được chia thành 2 loại: tiểu từ chỉ cách và tiểu từ đặc biệt.

205 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

II. Một số cách biến đổi từ loại 1. Danh từ hóa 1) 동사+기 ● Cấu tạo: có chức năng gắn vào sau động từ, tính từ để tạo thành danh từ hoặc mệnh đề danh từ. Không được dùng vĩ tố chỉ thì trước ‘-기’. Tuy nhiên khi là vĩ tố do ‘-기’ kết hợp tạo thành (기 때문에, 기로서니) thì được dùng vĩ tố chỉ thì. ● Cách biến đổi: động từ, tính từ bỏ 다 rồi thêm 기 ● Ý nghĩa: ‘-기’ chủ yếu có nghĩa ‘과정성’ (có tính chất quá trình) hoặc ‘미완결성’ (có tính chất chưa kết thúc). a) Kết hợp với động từ, tính từ để tạo thành danh từ cố định. 말하기, 듣기, 달리기, 뛰기, 보기… Ví dụ: 듣기가 말하기보다 어렵습니다. Môn nghe khó hơn môn nói. 김 선수는 초등학교 때도 달리기 선수였습니다. Vận động viên Kim hồi tiểu học cũng là vận động viên chạy. 이 문제를 이해할 수 있도록 보기를 주세요. Hãy lấy ví dụ để có thể hiểu vấn đề này. b) Trường hợp danh từ hóa câu văn Kết hợp với các trợ từ ‘이/가, 은/는, 을/를, 에, 로, 기’ làm chủ ngữ, tân ngữ, phó từ trong câu, ngoài ra nhiều yếu tố ngữ pháp khác được gắn vào sau ‘-기’ tạo thành những cấu trúc như ‘-기 위해서, 기 마련이다’ Ví dụ: 나는 너를 만나기 위해서 여기까지 왔다. Tôi đã đến tận đây để gặp bạn đấy. 열심히 공부해서 장학금을 받기가 쉽습니다. Vì học hành chăm chỉ nên việc nhận học bổng là rất dễ dàng. 평일에 공부만 하니까 주말에 놀이하기가 너무 필요합니다. Vì ngày thường chỉ có học nên đi chơi vào cuối tuần là rất cần thiết. c) Trường hợp 기 đóng vai trò của vĩ tố kết thúc câu.

206 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Bởi vì 기 diễn tả quá trình của hành động và có nghĩa có tính chất động nên được dùng sau thân động từ và được đặt ở cuối câu đóng vai trò vĩ tố kết thúc câu. Được dùng trong tục ngữ, biểu ngữ công cộng hoặc khi ký thuật lại sự kiện thông thường. Ví dụ: 누위서 떡 먹기. (Nằm ăn bánh Ttok) 지각하지 않기 (không đi trễ) 2) 동사+(으)ㅁ ● Cấu tạo: Là vĩ tố chuyển thành dạng danh từ gắn vào sau động từ, tính từ, động từ 이다 để làm cho chúng trở thành dạng danh từ. ● Cách biến đổi: động từ không có 받침 thì bỏ 다 và dùng ㅁ, động từ có 받침 thì bỏ 다 và dùng 음. ● Ý nghĩa: chủ yếu dùng nhiều trong câu văn thuộc thể văn viết. a) Kết hợp với thân động từ cố định làm danh từ. Ví dụ: 웃다 → 웃음 날마다 그의 웃음을 볼 수 있어서 즐겁니다. Tôi vui vì có thể thấy nụ cười của người đó mỗi ngày. 울다 → 울음 그 아이의 울음때문에 잠을 못 잤어요.. Vì tiếng khóc của đứa trẻ đó mà tôi đã không thể ngủ được.) 믿다 → 믿음 그 회사원의 능력에 대해 믿음이 있습니다. Tôi có niềm tin về năng lực của nhân viên đó.b) Trường hợp một câu hoặc một mệnh đề trở thành một cụm danh từ: thường chỉ đi với các việc đã kết thúc rồi hoặc việc còn đang diễn ra trong hiện tại, không đi với việc trong tương lai. Ví dụ: 그가 한국 사람임을 알았다. Tôi biết anh ấy là người Hàn Quốc 그가 결혼했음을 모르고 있었다.

207 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Tôi không biết anh ấy đã kết hôn. 자세히 준비함으로써 시험을 쉽게 합격했어요. Tôi đã thi qua một cách dễ dàng nhờ việc chuẩn bị kĩ lưỡng. c) Trường hợp xuất hiện ở cuối câu để thông báo một điều gì đó, cho biết một điều gì đó đã được quyết định trước rồi hoặc là dùng khi ghi lại một điều gì đó một cách đơn giản để tránh bị quên. Dùng trong câu cảnh báo, báo cáo, từ điển, pháp lệnh. Ví dụ: 관계자 이외에는 들어오지 못함. (không phận sự miễn vào.) 성적이 우수하여 이 상장을 줌. (tặng giấy khen này cho thành tích xuất sắc) 이번 MT 는 Cuc Phuong 에 들어감. (MT lần này đi Cúc Phương.) 3) So sánh 2 cách biến đổi trên Giống nhau: ● Đều dùng để danh từ hóa động từ tính từ. ● Đều có 3 trường hợp sử dụng: tạo danh từ cố định, làm cho cả câu trở thành một cụm và trường hợp xuất hiện ở cuối câu. Khác nhau: ● 기 thường được dùng để chỉ một sự việc có tính quá trình nhưng chưa được hoàn chỉnh lắm, còn (으)ㅁ thì thường được dùng để chỉ sự việc đã biết, đã xảy ra. Ví dụ: 오빠와 같이 다음주에 엄마생신바티를 준비하기를 시착했어요. (Tôi cùng với anh trai đã bắt đầu việc chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật mẹ vào tuần tới.) Trong câu ví dụ trên”việc chuẩn bị tiệc sinh nhật mẹ”là một sự việc có tính quá trình vì mới được bắt đầu.Vì vậy chỉ có thể sử dụng 기 chứ không dùng được (으)ㅁ. Ngược lại trong câu ví dụ: 내가 어떻게 남자친구를 헤어졌음을 기억하고 있었습니다. (Tôi vẫn nhớ việc đã chia tay bạn trai như thế nào.) Trong câu này việc chia tay bạn trai đã là việc xảy ra rồi nên chỉ có thể dùng (으)ㅁ chứ không dùng được 기.

208 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

● (으)ㅁ có thể đi với 겠, 았/었 còn 기 thì không. 2. Phó từ hóa 동사+게 Cấu tạo: được dùng sau động từ, tính từ, động từ 이다, trong câu có chức năng làm phó từ.Không được dùng vĩ tố chỉ thì phía sau. Cách biến đổi: động từ, tính từ bỏ 다 rồi thêm 게. Ý nghĩa: phó từ hóa động từ, tính từ để bổ nghĩa cho động từ chính trong câu.Nghĩa không thay đổi so với động từ, tính từ tạo nên. a) Trường hợp kết hợp với tính từ. Ví dụ: 일요일에는 집안을 깨끗하게 치웁니다. Chủ nhật tôi lau dọn nhà cửa sạch sẽ. 그동안 돈을 낭비하게 써서 지금 후회했습니다. Trong thời gian qua vì tiêu tiền một cách lãng phí nên giờ thấy hối hận. 대학생일 때 그녀는 간단하게 살았습니다. Khi là sinh viên cô ấy đã sống rất giản dị. b) Trường hợp kết hợp với động từ. Có thể hoán đổi với 도록 Diễn tả thực hiện hành động phía sau để có thể thực hiện được hành động của động từ ở trước 게. Ví dụ: 돈을 아껴쓰게 기차를 타세요. Hãy đi tàu để tiết kiệm tiền. 승진할 수 있게 열심히 일하십시오. Hãy làm việc chăm chỉ để có thể thăng chức. 친구가 오기 전에 점심을 만들게 시장에 갔어요. Trước khi bạn đến đã đi chợ để nấu bữa trưa. 3. Động từ hóa 명사+하다 Cấu tạo: đứng sau một số danh từ để tạo động từ(diễn đạt chức năng vị ngữ.) Ý nghĩa: mang nghĩa giống với danh từ đứng trước 하다.

209 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ví dụ: 심심할 때 부모님이나 친한친구에게 전화하곤 합니다. Khi buồn tôi thường gọi điện cho bố mẹ hoặc bạn bè thân thiết. 그는기숙사에 살아서 요리할 수 없어요. Vì sống ở kí túc xá nên cô ấy không thể nấu ăn. 비가 오면 집에 있어서 숙제하겠습니다. Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà rồi làm bài tập. 4) Tính từ hóa 1) 명사+답다 ● Cấu tạo: là vĩ tố tạo tính từ được gắn vào sau danh từ chỉ người, địa điểm, danh từ trìu tượng. ● Ý nghĩa: được sử dụng với nghĩa: có vẻ, đúng vẻ, đúng kiểu nào đó…;mang một tư cách gắn liền với cái tên của nó. Ví dụ: 그남자는 교수답게 이야기를 합니다. Người con trai đó nói chuyện đúng kiểu giáo sư. 내 친구의 어머니는 남쪽다운음식을 자주 만듭니다. Mẹ của bạn tôi thường nấu những món ăn kiểu Nam bộ. 자식은 자식답게 행동하세요. Con phải hành động cho đúng là một người con. 2) 명사/부사/동사+스럽다 Cấu tạo: là vĩ tố tạo tính từ được gắn vào sau danh từ chỉ người. Ý nghĩa: được sử dụng với nghĩa: trông như là, cho thấy là; mang một ý nghĩa một giá trị nào đó. Ví dụ: 이렇게 바보스러운일을 하지 마세요. Đừng làm những việc như thằng ngốc như vậy. 회사에 다닐 후에 그녀는 부담스러운졌어요. Sau khi đi làm cô ấy trở nên rất đáng ngưỡng mộ. 우리엄마는 내새웃이 촌스럽다고 말슴했어요. Mẹ nói rằng cái áo mới của tôi trông quê mùa.

210 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3) So sánh –답다 và –스럽다. Giống nhau: ● Là vĩ tố tạo tính từ ● Gắn vào sau danh từ Khác nhau: ● -스럽다 chỉ đi được với danh từ chỉ người còn –답다 có thể đi với cả danh từ chỉ địa điểm và danh từ trìu tượng. ● -답다 có ý nghĩa là danh từ đi trước và mang những tư cách, giá trị của danh từ đó còn –스럽다 thì có ý nghĩa là không phải là danh từ đi trước nhưng mang những đặc điểm giống như danh từ đó. Ví dụ: 여자인데 남자스러운일을 해서 힘이 들었어요. Là con gái mà làm việc như con trai nên đã vất vả lắm. Trong câu ví dụ này chỉ sử dụng được 스럽다 vì danh từ đi trước la“con trai”nhưng thực tế là con gái chứ không phải con trai, chỉ là làm những việc giống con trai mà thôi. Còn như trong ví dụ: 여자인데 여자다운일을 하세요. Là con gái hãy làm những việc của một người con gái. Trong ví dụ này danh từ đi trước 답다 là 여자(con gái) và thực tế đúng là con gái nên chỉ sử dụng được 답다. Kết luận về từ loại và cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc Trong tiếng Hàn Quốc cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác thì từ được chia làm nhiều loại và mỗi từ loại lại có chức năng nhiệm vụ riêng của nó, không thể thiếu được. Có nhiều cách để biến đổi từ từ loại này sang từ loại khác. Trong bài chúng tôi vừa liệt kê, vừa đưa ra những trường hợp có thể sử dụng cùng với những ví dụ đơn giản dễ hiểu về một số cách biến đổi từ loại mà người học tiếng Hàn Quốc cần biết. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh những cách biến đổi trong cùng một loại để thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng. Tài liệu tham khảo Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn Quốc (Lý Kính Hiển) 100 mẫu câu ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng.

211 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. Phần kết luận Để học tốt được ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và bền bỉ. người học phải không ngừng bồi dưỡng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình về các mặt: từ vựng, ngữ pháp…bên cạnh đó, việc tìm hiểu những vấn để liên quan đến ngôn ngữ bản thân đang học cũng rất quan trọng, tạo cơ sở để người học hiểu sâu hơn cũng như tiếp thu kiến thức đa chiều về ngôn ngữ đó. Hán ngữ có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Nhận ra sự tương đồng trong cả ba ngôn ngữ là một lợi thế giúp người học ngoại ngữ có thể trau dồi một cách dễ dàng hơn về từ vựng, phát âm cũng như thuận lợi trong quá trình đọc-hiểu, kĩ năng dịch… IV. Tài liệu tham khảo 1.”Các nước trên thế giới – Hàn Quốc”_ Rob Bowden: Nhà xuất bản Thế Giới và Nhà xuất bản Kim Đồng. 2.”Từ điển Hàn – Việt”_Nguyễn Thị Tố Tâm: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. Internet: http://vi.wikipedia.org http://www.naver.com http://www.google.com.vn http://hanquocngaynay.com

212 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC TRONG CÁC LỄ HỘI

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Thị Thanh Tâm (3H-09) GVHD: Vũ Thanh Hải

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC 1. Định nghĩa Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng có tổ chức được truyền lại qua nhiều thế hệ. Thông qua hình thức trò chơi để thể hiện ước vọng nào đó của người dân, đồng thời thắt chặt tình cảm, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Trò chơi dân gian rất đa dạng như: xiếc, kịch…Trò chơi được tạo thành dựa trên nền móng là đặc điểm về văn hóa, tôn giáo, các quy tắc riêng của cộng đồng. 1.1 Phân loại trò chơi dân gian Theo đặc điểm của trò chơi có thể chia thành: trò chơi chuyên nghiệp và trò chơi phổ biến, mà theo thời gian có thể chia thành trò chơi theo mùa hoặc chơi hàng ngày. Ngoài ra chia theo độ tuổi người chơi có trò chơi cho người lớn và cho trẻ con, chia theo giới tính thì có trò chơi dành cho nam và cho nữ, chia theo số lượng người thì có trò chơi tập thể và cá nhân. Ngoài ra còn có trò chơi địa phương và trò chơi toàn quốc. 1.2 Đặc điểm trò chơi dân gian Trên thế giới, mỗi lãnh thổ, mỗi dân tộc đều có những trò chơi dân gian khác nhau, số lượng của các trò chơi nhiều tới mức không đếm được. Nhưng trong rất nhiều trò chơi dân gian đó, không có trò chơi nào hoàn toàn giống trò nào, mỗi trò chơi đều có điểm độc đáo riêng biệt không thể thay thế được. Cho dù là loại hình giống nhau nhưng nội dung và phương thức biểu đạt lại khác nhau. Lí do tạo nên sự khác biệt này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là sự khác biệt về nền tảng văn hóa dân tộc, vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, mức độ phát triển về công cụ sản xuất, quan hệ giao lưu với các nước láng giềng, kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm tích lũy được truyền lại cho đời sau. Trò chơi dân gian được truyền lại từ đời này sang đời khác, nhưng sự lưu truyền đó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội nên sự sai khác trong quá trình đó cũng là điều không tránh khỏi. Trò chơi dân gian không phải là kết quả của một cá nhân, hay chỉ một thời đại nhất định. Dù cá nhân là người sáng tạo ra trò chơi nhưng chỉ khi nó được cộng đồng chấp nhận, trở thành sở hữu của cả cộng đồng thì mới có thể gọi là trò chơi dân gian. Sáng tạo của cá nhân trong quá trình tiếp nhận của cộng đồng dần dần bị biến đổi cho phù hợp với suy nghĩ, xúc cảm của cộng đồng nên hầu như yếu tố mang tính cá nhân đều biến mất. Nếu tìm hiểu sâu trò chơi dân gian không chỉ là trò chơi đơn thuần mà là sự tập hợp của nhiều nhân tố như giai điệu, lời hát, cử chỉ, nét mặt, nhạc khí, dụng cụ chơi, trang phục, địa điểm, người chơi hòa quyện cùng nét văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia làm nên trò chơi dân gian có màu sắc riêng biệt.

213 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Dân chúng thông qua các trò chơi này vừa có thể thỏa thích vui đùa, cảm nhận hương vị cuộc sống mà còn dần hình thành được những lý tưởng cao đẹp. Trò chơi dân gian còn nhằm hướng tới một xã hội sung túc thông qua sự hòa hợp và thăng hoa của thần linh và con người, âm và dương, hiện tại và lý tưởng. 1.3 Đặc điểm chung của trò chơi dân gian Hàn Quốc Trò chơi dân gian Hàn Quốc mang tính sân bãi, mọi người tập trung ở sân và cùng nhau nhảy múa, chơi đùa theo nhịp điệu. Trò chơi dân gian thông qua âm nhạc, khiêu vũ, kịch…mang tính sáng tạo của người dân thể hiện ước vọng mong muốn của họ trong tương lai cũng như biểu hiện được phương thức sống sinh hoạt của xã hội nông nghiệp. Thuyết Âm dương-Ngũ hành, thập nhị thần tướng đều ẩn chứa sâu xa trong các trò chơi Hàn Quốc. Các trò chơi mang nội dung thần thoại, truyền thuyết, sự hài hòa về cả âm và dương, phê phán xã hội hiện thực đồng thời phản ánh khát vọng về một mùa vụ bội thu của người nông dân. II. TRÒ CHƠI TRONG CÁC DỊP LỄ HỘI 1. Tết âm lịch - 설 Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn có lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc. Trước ngày Tết người Hàn Quốc cũng chuẩn bị rất nhiều thức ăn đặc biệt và may quần áo mới. Trẻ con háo hức mong chờ ngày Tết khi thấy mẹ mình may quần áo và cả gia đình cùng rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết. Những người sống xa quê cũng cố gắng trở về nhà tụ họp cùng gia đình. Vào buổi sáng ngày Tết, cả gia đình cùng làm lễ tạ tổ tiên để cầu mong một năm mới an lành. Sau đó người trong nhà cùng cúi lạy người lớn tuổi nhất trong nhà, trẻ con sau khi làm lễ được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. Bữa sáng ngày Tết có rất nhiều món ăn truyền thống như bánh ttok hấp시루떡; bánh làm từ bột gạo nếp인절미; bánh ttok chiên với hành và đậu xanh빈대떡; món yangsik약식làm từ gạo nếp và pha trộn với hạt dẻ, táo tàu, hạt thông; bánh yakkwa약과 có hình hoa làm từ bột, dầu và mật ong; rượu gạo식혜…Có một món ăn không thể thiếu đó chính là canh bánh ttok떡국, người Hàn Quốc có quan niệm là ăn một bát canh bánh ttok là thêm một tuổi. Sau bữa sáng cả nhà cùng nhau tới chơi nhà họ hàng, hàng xóm hay thầy cô hoặc cùng nhau chơi trò chơi truyền thống như yut, thả diều hay bập bênh… 1.1 Yut - 윷놀이 1.1.1 Giới thiệu Yut (윷) là trò chơi được chơi bằng các dụng cụ như bàn chơi, thẻ mal và các que yut là 4 mẩu gỗ. Đây là một trò chơi mà không phân biệt giới tính, tuổi tác, dù ở bất cứ đâu mọi người đều có thể chơi một cách vui vẻ. Trước đây mọi người thường chơi yut vào năm mới cho đến rằm tháng giêng, nhưng dần dần yut đã trở thành trò chơi được chơi quanh năm, không nhất thiết phải vào dịp đặc biệt nào. Các thành viên trong gia đình thường quây quần trong phòng khách chơi yut và ngày tết còn dân làng thì thường tụ họp lại chơi yut trên một cái chiếu ở một khoảng sân rộng.

214 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1.1.2 Nội dung Thanh yut có thể được phân lại theo hình dạng hay chất liệu. Có loại yut mảnh, có loại to như miếng củi, cũng có loại tròn như hạt dẻ. Có loại làm bằng hạt đậu đỏ (콩윷) cũng có loại làm bằng hạt đậu nành (팥윷). Yut đậu đỏ và đậu nành thường được sử dụng trong trò chơi trong không gian hẹp hay khi người nông dân nghỉ ngơi sau khi làm việc trên cánh đồng đỗ. Họ lấy hai hột đỗ đập vỡ làm đôi rồi cho vào bát hoặc để vào lòng bàn tay để lắc lên rồi hất xuống đất (giống như cách dùng xúc xắc). Bàn chơi yut (윷판) có đường đi và vật để để đánh dấu nước đi gọi là thẻ mal (윷말) thường được vẽ trên giấy, trên vải hoặc trên mặt đất. Hình vẽ gồm một hình tròn lớn bao bọc bên ngoài và hai đường vuông góc nhau đi qua bán kính của hình tròn. Trên bàn chơi, vòng tròn to tượng trưng cho bầu trời và chữ thập tượng trưng cho mặt đất. Hình dạng của bàn chơi là hình ảnh tượng trưng cho sự giao thao của trời và đất. Trên bàn chơi có tất cả 29 vòng tròn nhỏ.

Hình 1: Thanh yut Hình 2: Bàn chơi yut

Sau khi chia đội và quyết định thứ tự đi hai đội lần lượt ném các thanh yut để quyết định bước đi của thẻ mal dựa trên thanh yut, đội nào hoàn thành toàn bộ các bước đi trên bàn chơi trước và lên hết bốn bậc thì chiến thắng. Nếu ba trong bốn cái yut bị úp ngược xuống thì gọi là to-도 và đi một bước, hai cái bị úp xuống thì gọi là ke_개 và được đi hai bước, nếu ba cái bị úp xuống thì gọi là kol_걸 và được đi ba bước, cả bốn cái đều bị úp xuống thì gọi là yut_윷 và được đi bốn bước, nếu cả bốn cái đều ngửa thì gọi là mo_모 và được đi năm bước. Nếu khi được 윷 và 모 thì gọi là sali_사리 được ném một lần nữa. Việc quy ước các bước đi như vậy thực chất dựa vào kích thước và sự nhanh nhẹn của các loại động vật:도 biểu trưng con lợn, 개 biểu trưng con chó, 걸 biểu trưng cho con dê, 윷 biểu trưng cho con bò, 모 biểu trưng cho con ngựa. Các thẻ mal được đi theo hướng ngược với hướng kim đồng hồ. Số bước đi của thẻ mal dựa theo các thanh yut. Nếu các thẻ mal đi vào phần đất của đội mình và cùng đi đến một điểm thì phải xếp hai thẻ mal cạnh nhau, còn nếu thẻ mal vào phần đất của đối thủ chơi và cùng dừng ở một điểm thì có thể “đá” thẻ của đối phương ra ngoài, và được tung thanh yut thêm một lần nữa. Gần đây để trò chơi thêm phần hấp dẫn có một vài luật chơi được thêm vào. Ví dụ như trên một thanh yut có đánh dấu X, nếu chỉ có thanh yut đó bị úp xuống thì phải lùi lại một bước.

215 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1.1.3 Ý nghĩa Trò chơi yut không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí mà trong xã hội nông nghiệp xưa, nó còn ẩn chứa ước vọng của người nông dân về một mùa màng bội thu. Bàn chơi yut được coi như là đất ruộng, bước đi của người chơi được quyết định bằng việc tung thanh yut tượng trưng cho sự biến đổi về các mùa hứa hẹn sẽ mang lại một mùa màng bội thu. 1.1.4 So sánh Có thể thấy trò chơi dân gian yut của Hàn Quốc phần nào có nét tương đồng với trò cá ngựa ở Việt Nam. Nhưng cá ngựa vốn là trò chơi du nhập chứ không phải là trò chơi dân gian. Thẻ mal giống như quân cá ngựa, thanh yut thì giống như là xúc sắc. Nhưng cho dù về cách chơi cá ngựa và yut là giống nhau nhưng sự khác biệt về dụng cụ chơi đã làm nên nét đa dạng độc đáo của từng trò chơi. Thanh yut, thẻ mal đều là những đồ vật làm từ gỗ hoặc thậm chí là hạt đỗ mang đậm nét văn hóa nông nghiệp trong khi cá ngựa, xúc xắc cũng là những đồ vật quen thuộc xuất hiện trong rất nhiều trò chơi có nguồn gốc từ phương Tây như cờ vua, gieo xúc xắc. 1.2 Bập bênh_널뛰기(nolttwiki) 1.2.1 Tên gọi khác 답판(踏板), 도판(跳板), 초판희(超板戱), 판무(板舞). 1.2.2.Giới thiệu Một tấm ván dài được đặt lên trên bao trấu, hai đầu là hai bé gái mặc trang phục truyền thống liên tục nhún chân để làm tấm ván di chuyển lên xuống liên tục. Bập bênh là trò chơi dành cho phụ nữ trong những ngày lễ hội. Theo một số tài liệu thì trong sử sách từ thời Joseon (조선) đã có nói về trò chơi bập bênh nên cũng có dự đoán là bập bênh xuất hiện từ thời Koryo(고려). Trò này thường được chơi vào: Tết Nguyên đán(설), Rằm tháng giêng (대보름), 상진일 (上辰日), 귀신날(鬼神-).

Hình 3: Những hình ảnh về trò bập bênh

216 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1.2.3 Nguồn gốc Có một số sự tích kể về sự ra đời của trò chơi bập bênh. Tích truyện thứ nhất là câu chuyện về hai người vợ vì muốn nhìn mặt chồng mình trong tù nên đã cùng nhau chơi bập bênh để mỗi khi tấm ván đẩy lên cao qua hàng rào có thể nhìn thấy được mặt chồng. Tích truyện thứ hai kể về những cô gái bị bó buộc sau bức tường rào vì muốn được nhìn ngắm khung cảnh cuộc sống bên ngoài nên đã cùng nhau chơi bập bênh để mỗi khi được bay lên không, có thể lén nhìn gương mặt của những chàng trai và khung cảnh bên ngoài. 1.2.4 Nội dung Bập bênh là trò chơi chủ yếu dành cho phụ nữ, dồn lực vào chân để đẩy tấm ván lên cao, đồng thời rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Cách chơi bập bênh ở mỗi nơi có cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở vùng Kyong Kee, thường thì hai bên sẽ có hai người và một người ngồi giữa để giữ thăng bằng. Cũng có nơi để không bị ngã, người chơi được buộc bằng ba sợi dây. Khi một người nhảy lên và chạm vào ván thì người kia phải tiếp tục nhảy lên. Hai người phải liên tục thay phiên nhau đến khi nào một người mất thăng bằng và ngã xuống thì người kia sẽ thắng cuộc. 1.2.5 Ý nghĩa So với các trò chơi của con gái thì bập bênh có phần năng động hơn, đặc biệt giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn vào mùa đông. Trò chơi vừa rèn luyện cho người chơi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, qua đó rèn luyện cho các bé gái một cơ thể khỏe mạnh. 1.3 Thả diều_연날리기(yonnalriki) 1.3.1 Giới thiệu Là trò chơi dân gian chủ yếu dùng gió mùa đông để làm cho diều bay lên. Diều được làm từ mành giấy nhiều hình thù có dán các nhành cây và sau đó nối với một cuộn chỉ dài. Thả diều được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thứ 4. 1.3.2 Nguồn gốc Tài liệu lâu đời nhất có ghi chép về trò chơi thả diều là vào thời Tam Quốc, 647 năm trước, sau khi nữ hoàng Sin Dok qua đời, nữ hoàng Chin Dok lên ngôi, thả diều ban đầu vốn được dùng vào mục đích quân sự. Khi thả diều trở thành trò chơi giải trí thì cũng có nghĩa là dân tộc được hợp nhất, thời kì cánh diều thực sự bay cao cũng bắt đầu. Sau thời Joseon thì việc thả diều vào đầu năm và rằm tháng giêng để trừ tà. 1.3.3 Nội dung Thường thì vào tháng 12 âm lịch, sau khi trăng khuyết, trò chơi thả diều dần dần được bắt đầu. Địa điểm diễn ra trò chơi có thể trước ngôi làng hoặc ở bãi biển. Người chơi diều viết chữ tà hoặc đuổi tà đón phúc cùng với tên tuổi ngày sinh lên diều, sau khi

217 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 diều bay lên cao dần dần thì nới lỏng dây buộc diều tới khi hết dây thì cắt dây diều để diều bay đi với ý nghĩa mang tai họa đi. Ở một số nơi còn có lệ nếu nhà nào bị diều rơi vào thì năm đó sẽ gặp nhiều tai họa. Thả diều là một trò chơi khá phổ biến trên toàn thế giới nhưng trò chơi thả diều của Hàn Quốc có một nét độc đáo mà có lẽ không một đất nước nào có. Với màn trình diễn nhào lộn diều và đấu diều trên không thì có thể nói thả diều đã trở thành một nghệ thuật và người chơi diều đã trở thành nghệ nhân chơi diều. Kĩ thuật thả diều điêu luyện tới mức có thể khiến cánh diều lượn vòng sang trái, sang phải lên trước hoặc về sau dễ dàng giống như là được gắn với một thiết bị điều khiển từ xa. Trên bầu trời trong xanh cánh diều đủ màu sắc, hình thù với hình ảnh diều bay lượn trong gió khiến người xem có cảm giác như đang quan sát những sinh vật sống đang bay lượn. Nhưng nói đến nghệ thuật thả diều không thể không nhắc đến đấu diều. Đấu diều gồm có thi thả diều cao và làm đứt dây diều dối phương. Sự linh động của sợi dây diều là yếu tố quyết định sự chiến thắng, người nào có khả năng điều khiển diều của mình bay cao hơn, trình diễn những kĩ thuật khó hơn hoặc làm đứt dây diều đối phương sẽ là người chiến thắng. Một số người chơi chưa thành thạo có thể lấy vụn thủy tinh hoặc gốm trộn với keo hoặc cơm nếp bôi lên dây diều để làm đứt dây diều đối thủ. Bí quyết của những màn trình diễn diều ngoạn mục đó nằm ở chính cấu tạo của chiếc diều. Chiếc diều đặc trưng của người Hàn Quốc có hình chữ nhật và có một cái lỗ ở giữa. Điểm đặc biệt của diều chính là cái lỗ ở giữa giúp giảm lượng gió đón đầu, vừa giúp diều rơi vào trạng thái chân không ngay lập tức nên không chỉ giúp diều duy chuyển nhanh hơn mà dù có gặp gió mạnh cũng không bị rơi hay bị rách. 1.3.4 Ý nghĩa Thả diều là một trong những trò chơi dân gian hết sức lâu đời và đã trở thành một hình ảnh đẹp trong kí ức của nhiều thế hệ người Hàn Quốc. Thả diều cũng là một trong số những phong tục có ý nghĩa xua đuổi điềm xấu và cầu mong hạnh phúc. Trong thời tiết lạnh giá, so với việc ngồi trong phòng ấm áp thì lên núi hay ra bãi đất trống thả diều lại là một trong những hoạt động yêu thích nhất của trẻ em. Thả diều là trò chơi không chỉ để giải trí mà còn vận động tốt cho sức khỏe. Dù cho cách chơi diều hay hình dạng cánh diều biến đổi đa dạng hơn nhưng dù là trước đây hay bây giờ thì niềm vui được ngắm nhìn chiếc diều mình làm ra bay lượn tự do trên bầu trời vẫn mãi không thay đổi.

Hình 4: Hình ảnh chơi thả diều

218 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1.3.5 So sánh Trò chơi thả diều của Việt Nam có hoàn cảnh ra đời hơi khác so với trò chơi thả diều của Hàn Quốc. Diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu, sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Nếu nét đặc biệt của diều Hàn Quốc là có một cái lỗ ở giữa diều thì nét đặc biệt của diều Việt Nam chính là sáo diều. Diều sáo Bắc Bộ là sự kết hợp tinh tế giữa hình dạng đơn sơ của cánh diều và tiếng sáo vi vu không trung. Trò chơi thả diều của Việt Nam không hẳn được chơi vào một ngày lễ đặc biệt như ngày rằm tháng giêng mà thường được chơi vào mùa hè. Hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công...hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng. 1.4 Đá cầu_제기차기 (jekichaki) 1.4.1 Giới thiệu Đá cầu là một trò chơi dân gian thường được chơi vào các dịp đầu xuân. Trò này dùng quả cầu để đá, đúng như tên gọi là đá cầu. Quả cầu truyền thống của Hàn Quốc được làm từ những tờ giấy có chất lượng đủ khỏe quấn vào một đồng xu có tác dụng tạo trọng lượng cho quả cầu, phần giấy phía trên được cắt thành các dải có tác dụng như là lông của quả cầu thông dụng hiện nay. 1.4.2 Nguồn gốc Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại Trung Quốc. Ở Hàn Quốc thì những ghi chép đầu tiên về trò đá cầu vào thời Koryo, có nguồn gốc từ một trò tương tự bóng đá. Trò bóng đá này vào thời Koryo được mọi tầng lớp yêu thích tuy nhiên đến thời Joseon thì có nhiều biến đổi. Người xưa sáng tạo ra kon (건), konja (건자), chokkonja (척건자) có hình dạng khá giống cầu ngày nay. Đặc biệt thì chokkonja (척건자) có hình dáng giống quả cầu nhất, nó được làm bằng giấy xé mảnh hay lông thú bó lại. Chính vì thế thời đó phát triển hai hình thức chơi đá cầu sử dụng bóng gọi là chukkuk (축국) - đá bóng và một hình thức nữa sử dụng chokkonja. Vào thời Joseon nó rất thịnh hành và được chơi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Đây là trò chơi của màu đông và xuân. Vào những ngày thời tiết lạnh, ra khỏi nhà chơi đá cầu một chút, mồ hôi đổ ra, không những là trò giải trí mà còn giúp rèn luyện thể lực nhẹ nhàng trong những ngày giá rét. Sau đó thì dần dần người ta phát minh ra cầu đồng xu và được chơi rộng rãi trên toàn quốc. Khi mà trò bóng đá phương Tây du nhập vào Hàn Quốc thì trò

219 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đá cầu sử dụng bóng dần biến mất. Vì thế ngày nay ở Hàn Quốc nếu nhắc đến đá cầu thì người ta sẽ chỉ nghĩ đến trò đá cầu đồng xu.

Hình 5: Hình ảnh trò chơi đá cầu 1.4.3 Nội dung Đá cầu rất linh hoạt trong cách thức chơi nên không phân biệt tuổi tác, giới tính, ai cũng có thể chơi một cách dễ dàng. Trò này chủ yếu dùng các bộ phận của chân: lòng bàn chân, máng bàn chân, mũi bàn chân, gót chân, đầu gối…và có khi dùng cả vai, đầu, thân để chơi, tuyệt đối không được dùng tay. Đá cầu chơi theo hình thức đá đơn hay đá theo nhóm. Người chơi đá sao cho quả cầu không chạm đất là được. Nếu như đá đơn thì tính theo số lượng cầu tâng được để quyết định người thắng. Ai tâng được nhiều cầu hơn sẽ là người thắng. Người có kĩ thuật cùng lúc có thể tâng được liên tục vài trăm quả. Nếu mà ai bị rơi cầu xuống đất thì phải truyền lượt cho người tiếp theo. Đối với đá cầu theo nhóm thì họ đứng thành hình tròn rồi đá truyền cho nhau. Đá cầu theo nhóm không phân thắng thắng bại. Nếu như bắt cầu lỗi thì người đó phải đá cầu lại cho những người khác. Vào các dịp lễ tết mùa đông và xuân bây giờ, người ta vẫn thấy hình ảnh những cậu bé, cô bé mặc quần áo rực rỡ sắc màu chơi đùa với chiếc cầu một cách rất vui vẻ. 1.4.4 Ý nghĩa Mọi người cùng nhau đá cầu, nói đùa vui vẻ, giúp quên đi mọi phiền muộn trong cuộc sống. Đá cầu không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc mà còn giúp rèn luyện sức khỏe một cách nhẹ nhàng, chứ không nặng nề như các môn thể thao khác. 1.4.5 So sánh Ở Việt Nam cũng có trò đá cầu. Trong quá khứ quả cầu đá được làm bởi đồng xu và lông gà. Bây giờ nó được cải tiến với cao su và nhựa, lông được thay bằng sợi lylon sặc sỡ. Sự cải tiến này làm cho quả cầu nhìn dễ hơn cũng như tăng tốc độ của nó. Những cách thức chơi đá cầu ở Hàn Quốc hoàn toàn tương tự như ở Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam, đá cầu không chỉ là một trò chơi truyền thống chỉ chơi vào các dịp lễ hội như Hàn Quốc mà đó còn là môn thể thao đường phố mang tính giải trí cao mà người dân Việt Nam chỉ cần có quả cầu và có thể chơi vào những lúc rảnh rỗi ở bất

220 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 kì đâu. Không những thế, đá cầu còn là một môn thể thao quốc gia quan trọng. Môn đá cầu thi đấu có luật chơi khá giống bóng chuyền. Có ba hình thức là đấu đơn, đôi và ba. Họ phải đỡ được cầu của đối phương và đá qua lưới. Nếu cầu đá chưa qua lưới, ra ngoài sân thì đội bên kia sẽ được điểm. Mỗi trận thi đấu hai hiệp, đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng. Nhắc đến thi đấu đá cầu trên thế giới thì Trung Quốc và Việt Nam vẫn là hai nước xuất sắc nhất. 2. Rằm tháng giêng_ 대보름 Rằm tháng giêng cũng là một trong những ngày lễ quan trọng không kém gì Tết âm lịch. Trước kia khi lịch âm được sử dụng rộng rãi thì thậm chí ngày rằm của mỗi tháng đều được coi trọng. Mọi người dành một ngày để cúng lễ, ăn uống và vui chơi. Trong ngày rằm tháng giêng một món ăn không thể thiếu đó là cơm ngũ cốc(오곡밥). Nguyên liệu chủ yếu của cơm ngũ cốc là nông sản thu hoạch vào năm trước đó gồm năm loại ngũ cốc: gạo, đậu đỏ, đậu nành, ngô nếp, kê. Theo người Hàn Quốc nếu ăn giá đỗ thì có thể vượt qua được cái nóng của mùa hè nên mọi người còn luộc giá đỗ để ăn cùng với cơm ngũ cốc. Mọi người còn uống rượu귀밝이술, đúng tên gọi của nó người ta nghĩ nếu uống rượu này vào rằm tháng giêng thì cả năm sẽ không bị đau tai và có thể nghe được những tin tức tốt. Họ chơi các trò như놋다리밟기, 쥐불놀이, 줄다리기, 석전,기세배,차전놀이. Rằm tháng giêng là lễ hội diễn ra không lâu sau ngày Tết nên đó là dịp để mọi người chuẩn bị cho năm mới, cầu mong một mùa vụ bội thu và cùng chống lại cái nóng của mùa hè. 2.1. Kéo Co (줄다리기) Tên gọi khác 조리희(照里戱), 줄땡기기, 줄당기기, 갈전(葛戰), 도삭(綯索), 동줄다리기, 귀 줄싸움, 게줄쌈, 줄쌈, 줄싸움, 조리지희(照理之戱). 2.1.1 Giới thiệu Kéo co là trò chơi dân gian thường được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng, người chơi thường được chia làm hai đội, mỗi bên đầu dây là một đội (một bên là nam, một bên là nữ), dùng hết sức mình kéo để giành chiến thắng, qua kết quả của trò chơi kéo co giữa các làng để dự đoán về mùa vụ trong một năm tới. 2.1.2 Nguồn gốc Lịch sử ra đời của trò chơi kéo co tới giờ vẫn chưa thể xác định được do không có sử sách ghi lại chính xác khoảng thời gian mà trò chơi xuất hiện. Theo dự đoán thì trò chơi kéo co có khoảng từ 300 năm đến 400 năm trước. 2.1.3 Nội dung Trong số các trò chơi tập thể thì đây là trò chơi cần nhiều người tham gia nhất và khâu chuẩn bị cho trò chơi cũng rất công phu. Trước rằm tháng giêng khoảng một tháng, mọi người bắt đầu chuẩn bị bằng cách đi thu lượm rơm ở các nhà để bện dây thừng. Độ dày cũng như độ dài rất đa dạng, dày khoảng từ 0.5m đến 1.4m, chiều dài có thể từ 50

221 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 mét đến 200m-300m. Mỗi đội làm một nửa sợi dây và sau đó nối lại với nhau. Hai đầu của sợi dây được quấn lại như thòng lọng. Đầu dây phía đông là đội nam còn đầu dây phía tây là của nữ. Đầu dây của nam được làm nhỏ hơn trong khi bên đầu dây nữ làm rộng hơn để người trước dễ dựa vào người sau hơn. Trò chơi kéo co ở Việt Nam thì dây thừng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, độ dày chỉ vừa đủ để cầm, dài tối đa khoảng 20 mét – 30 mét. Hai đội thường cùng là nam hoặc là nữ và không có người cầm cờ để điều khiển đội của mình. Người ta tin rằng nếu để phụ nữ nhảy qua sợi dây thì dây sẽ bị đứt và người phụ nữ đó sẽ có thai nên bên đội nữ các cô gái luôn tìm cách nhảy qua dây khiến cho các chàng trai luôn phải canh chừng sợi dây. Sợi dây thừng được làm rất to nên thay vì kéo trực tiếp lên sợi dây chính người ta làm những sợi dây nhỏ gắn liền với sợi dây chính để kéo. Theo phong tục thì nếu bên nữ giành chiến thắng thì sẽ có một mùa màng bội thu. Mỗi bên đều có người chỉ huy điều khiển đội mình bằng một lá cờ. Đội chiến thắng sẽ là đội kéo được dây vượt qua vạch phân chia về phía mình nhiều nhất, sau ba hiệp đấu đội nào thắng hai hiệp sẽ là đội thắng toàn cuộc. Sợi dây thừng sẽ thuộc về người chiến thắng hoặc thuộc về cả hai đội. Thường thì mọi người sẽ quấn sợi dây vào cổng làng để trừ tà hoặc cắt nhỏ ra để rài lên đồng làm phân bón hoặc làm thức ăn cho gia súc vì người ta tin rằng nếu làm vậy thì năm sau sẽ có một mùa màng bội thu nên sau khi trò chơi kéo co kết thúc mọi người đều cố gắng cắt được một mẩu dây mang về.

Hình 6: Hình ảnh về trò kéo co 2.1.4 Ý nghĩa Trò chơi kéo co là một phong tục diễn ra vào khoảng đầu năm, lúc chưa vào mùa vụ xuất phát từ mong ước một năm mới mùa vụ thuận lợi và dần dần trở thành hoạt động tập thể có liên quan mật thiết tới sự đoàn kết của cộng đồng. Ý nghĩa của trò chơi này cơ bản có thể phân làm hai ý nghĩa lớn là ý nghĩa mang tính xã hội và mang tính nghi lễ. Trò chơi kéo co đã vượt qua ý nghĩa ban đầu là giải trí vào lúc nông nhàn để trở thành một sự kiện mang tính nghi lễ đối với những khu vực canh tác nông nghiệp. Hình ảnh già trẻ trai gái không phân biệt giới tính hay tầng lớp cùng thi đấu và cổ vũ hết sức mình đã trở thành một nét đẹp văn hóa của những dịp lễ hội. Tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết thể hiện qua công việc chia nhau rơm để làm dây thừng và hợp lực cùng

222 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nhau kéo co đã làm tăng cường sự thống nhất gắn bó trong cộng đồng. Vì trò chơi kéo co là sự kiện không giới hạn ở bất kì tầng lớp nào trong xã hội dù là giai cấp nông dân hay giai cấp thống trị mà toàn dân đều có thể tham gia nên nó đã trở thành cơ hội thúc đẩy ý thức đoàn kết không chỉ của người tham gia mà của toàn thể dân đồng thời cũng thắt chặt sự thống nhất giữa các khu vực. 2.1.5 So sánh Trò chơi kéo co ở Việt Nam cũng là một trò chơi có nguồn gốc từ rất lâu đời. Về cơ bản luật chơi kéo co cũng tương tự như trò chơi kéo co của Hàn Quốc. Hai đội chơi có khi cùng là nam, hoặc nữ nhưng cũng có khi là một đội nam và một đội nữ tham gia. Trong trường hợp đó bên nam, bên nữ thì dân làng thường chọn trai gái chưa vợ chưa chồng. Dây thừng có kích thước nhỏ, độ dày chỉ vừa đủ để cầm, dài tối đa khoảng 20 mét – 30 mét. Do quy mô cũng như số lượng người tham gia không lớn như trò chơi kéo co của người Hàn Quốc nên không có người chỉ huy cầm cờ cho mỗi đội mà chỉ có người ra hiệu lệnh là người có chức sắc hoặc bô lão trong làng. Trước đây kéo co thường được tổ chức vào các dịp có hội làng nhưng gần đây trò chơi kéo co được tổ chức rộng rãi hơn trong các hội thi như hội khỏe Phù Đổng trong nhà trường. Việt Nam còn có đội tuyển kéo co tham dự các giải châu Á và thế giới từ năm 2006. 2.2 Đốt lửa chuột 쥐불놀이 2.2.1 Tên gọi khác 서화희(鼠火戱), 훈서화(燻鼠火) 2.2.2 Giới thiệu Là tập tục đốt lửa trại ở các ờ ruộng hay bờ cỏ vào rằm tháng giêng để diệt chuột hoặc loại bỏ các loại côn trùng trên ruộng. Trò chơi này còn có ở cả Trung Quốc và châu Âu. 2.2.3 Nội dung Vào buổi tối ngày thứ mười bốn của tháng giêng nếu đốt lửa trên ruộng thì trứng của các loại sâu, côn trùng có hại cũng như các loại cỏ dại sẽ bị đối đi và sẽ giúp ích cho mùa màng, cỏ dại bị đốt đi lại trở thành phân bón cho đất vừa giúp cho ruộng mới mọc len, vừa bảo vệ được đồng ruộng. Hơn nữa còn ngăn chặn được sự lây lan các bện truyền nhiễm do chuột đồng gây ra. Thay vì chỉ đốt lửa đơn thuẩn mọi người đã biến đổi thành hình thức trò chơi. Các bác nông dân hay thanh niên của làng trên làng dưới sau khi phân đội cầm đuốc thi nhau chạy xem ai đốt được khỏng ruộng lớn hơn hoặc cố làm tắt lửa của đối phương Mọi người tin rằng bên nào chiến thắng thì có thể tránh được tai ương và sẽ có một mùa màng bội thu 2.2.4 Ý nghĩa Đốt lửa chuột không chỉ là một phong tục nông nghiệp với ý nghĩa đơn thuần là để phòng thú dữ và công trùng mà nó còn biểu hiện quan niệm về sự mô phỏngsự kì

223 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 diệu của các loại cây nông nghiệp và biểu tượng cho tài sản ngày một dồi dào. T rong đêm tối những ngọn lửa cháy cũng tạo nên một cảnh tượng rất rực rỡ. Ngắm nhìn những ngọn lửa cháy mà quên đi cái giá rét lạnh lẽo của mùa thu và cùng mong đợi một năm mới, mùa xuân mới đang tới.

Hình 7: Hình ảnh người dân tiến hành 쥐불놀이 2.3.고싸움(gossaum) 2.3.1 Giới thiệu Gossaum là trò chơi được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng tiêu biểu ở Gwang Joo. Vào năm 1970, nó được công nhận là văn hóa phi vật thể thứ 33. Gossaum là một trong số những trò chơi dân gian tập thể có quy mô lớn với số lượng người tham gia rất đông. Tên của trò chơi vốn được ghép lại từ hai từ “go”(sợi dây thừng có chiều dài và đường kính lớn, phần đầu dây được cuộn tròn lại giống như hình dạng của chiếc thòng lọng) và “ssaum”(đánh nhau). 2.3.2 Nội dung Gossaum thực sự bắt đầu vào ngày 15 tháng giêng. Nhưng quá trình chuẩn bị cho trò chơi diễn ra từ khoảng đầu tháng, sau khi người đại diện của làng trên và làng dưới đã thỏa thuận xong về trò chơi thì thanh niên trong làng tới từng nhà để chia rơm làm go. Những thành phần tham gia trò chơi gồm chỉ huy, người vác go, người cầm dây phía sau, ban nhạc, người vẫy cờ và người cầm đuốc, trung bình tất cả khoảng 300-400 người tham gia. Người chỉ huy sẽ là người chỉ đạo những người vác go để triển khai trận đấu nên người chỉ huy thường là người không chỉ hiểu rõ về trò chơi mà còn rất cường tráng, có khả năng lãnh đạo và có uy tín trong làng. Đội vác go gồm khoảng 70-80 thanh niên khỏe mạnh và hiếu thắng, đội cầm dây cũng khỏng 70-80 người phía sau chủ yếu là phụ nữ. Đội nhạc có nhiệm vụ cổ vũ tinh thần người tham gia chơi và cũng như làm cho không khí thêm sôi động. Để phô trương sức mạnh cũng như khiến cho không khí trước khi diễn ra trò chơi thêm phần sôi động vào sáng sớm ngày diễn ra trò chơi hai đội cùng với đội nhạc và người cầm đuốc cùng diễu hành sang làng bên. Trận đấu go diễn ra quyết liệt trong vòng khoảng 1 tiếng.. Người chỉ huy và ba người nữa cùng đứng lên đầu của go gọi là

224 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 gomori. Để chiến thắng cả hai đội cùng cố gắng đẩy đối phương ngã xuống đất hoặc nếu gomori bị đứt hay bị cong thì trò chơi cũng kết thúc. Sau vài lần lùi về sau hay tiến lên trước chỉ huy hô “Đẩy đi” thì người vác go cùng hô to và dùng hết sức đẩy mạnh go thẳng về phía go của đối phương. Khi hai go tiến sát vào thì ở trên go xảy ra cuộc chiến giáp lá cà rất căng thẳng. Khi thấy tình thế bất lợi thì chỉ huy lập tức hô to: ”Tách ra” và đội vác go sẽ cùng nhau lùi lại nhịp nhàng với tiếng nhạc. Khi hai go tiến sát vào thì ở trên go xảy ra cuộc chiến giáp lá cà rất căng thẳng. Khi thấy tình thế bất lợi thì chỉ huy lập tức hô to: “Tách ra” và đội vác go sẽ cùng nhau lùi lại nhịp nhàng với tiếng nhạc. Tiếng hò reo cổ vũ không ngừng hòa cùng tiếng nhạc rộn rã đã tạo nên một bầu không khí rất sôi động. Nếu đội thua tiếp tục thách đấu thì hai đội có thể hẹn nhau tái đấu bằng trò chơi kéo co vào ngày rằm tháng sau.

Hình 8: Hình ảnh mọi người chơi 고싸움 2.3.3 Ý nghĩa Ngoài ý nghĩa để cầu mong một năm mới mùa màng thuận lợi như rất nhiều trò choi được tổ chức và rằm tháng giêng thì Gossaum còn là trò chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối cộng đồng. Để có thể tổ chức trò chơi một cách thành công cần sự tham gia và đồng tâm hợp lực của rất nhiều người nên trò chơi cũng thúc đẩy tinh thần hợp tác làm việc, và đồng thời cũng là cơ hội để các chàng trai khỏe mạnh rèn luyện sức khỏe trước khi bước vào mùa vụ mới. 3. Tết Đoan Ngọ _단오 Đoan ngọ là một trong bốn ngày tết quan trọng của Hàn Quốc được tổ chức vào 5.5 âm lịch hàng năm. Ngày tết này trong gốc từ Hán là Dano (단오) nhưng trong tiếng thuần Hàn là suritnal (수릿날). Tháng 5 là thời điểm mưa nhiều trong năm tạo điều kiện cho sâu bọ phát triển từ đó dẫn tới các dịch bệnh hoành hành. Chính vì thế ở Việt Nam mà ngày lễ còn được gọi là “tết giết sâu bọ”. Đó sẽ là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

225 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ở Hàn Quốc người ta gọi tết Đoan ngọ với cái tên khác là suritnal(수릿날). Suri(수리) trong tiếng Hàn cổ là cao quý hay thần thánh nên suritnal là chỉ ngày cao quý hay ngày của các vị thần. Tương truyền thì lễ hội được phát hiện ra sớm nhất ở Manhan phía tây nam bán đảo Hàn vào thời kì Samhan (đầu thế kỉ 3 sau công nguyên). Sau khi hoàn tất công việc đồng áng vào tháng 5, mọi người tập trung lại, cùng nhau cúng bái thần linh, hát hò nhảy múa, ăn uống suốt cả ngày đêm. Tết Đoan ngọ được coi như một hoạt động tôn giáo của việc cầu mong cho một mùa màng bội thu sắp tới. Vào tết Đoan ngọ, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, người dân Hàn Quốc cũng gội đầu, tắm trong nước có ngâm một loại thảo dược cùng họ với cây diên vĩ tên là Changpo hay uống nước ép từ lá Changpo nhằm trừ tà ma và những điều không may mắn. Người dân Hàn Quốc làm cả những chiếc quạt để tặng nhau vào ngày này. Không những thế họ còn treo bùa ở trước cửa nhà nhằm cầu mong hạnh phúc, cuộc sống ấm no cũng như xua đuổi ma quỷ. Không thể thiếu được các hoạt động vui chơi trong ngày tết này. Có 2 trò chơi đặc trưng cho ngày tết Đoan ngọ là đánh đu (그네뛰기) cho nữ và vật (씨름_ ssirum) cho nam. Trong khi những cô gái xinh xắn trong bộ Hanbok tung bay trong gió trên những chiếc đu thì những chàng trai thể hiện sức mạnh của mình qua trò vật. Ngoài ra họ còn chơi múa mặt nạ (봉산탈춤) nữa. 3.1 Đánh đu_그네뛰기 3.1.1 Nguồn gốc Đánh đu là trò chơi du nhập từ nước ngoài nên nguồn gốc ra đời vẫn chưa được rõ ràng. Có giả thiết cho rằng trò chơi này được phát triển từ cái nôi cho trẻ em. Khi mà người nông dân phải ra đồng thì họ treo một thứ đung đưa mà con họ có thể chơi trên đó, sau đó thì dần phát triển lên thành cái đu. Ngoài ra cũng có gỉa thiết cho rằng trò này bắt nguồn vào thời Xuân Thu ở vùng Nhung Sơn Tộc Trung Quốc. Nhung Sơn Tộc diễn ra chiến tranh với Hàn Quốc sau đó truyền lại trò chơi này. Đánh đu là trò chơi yêu thích của cả giới quý tộc cũng như tầng lớp thường dân thời Koryeo. Ở Trung Quốc, đánh đu là trò thường được chơi vào dịp tết Hàn thực tuy nhiên du nhập đến Hàn quốc thì lại chơi vào khoảng thời gian lễ phật đản (5.4 âm lịch) đến tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch). 3.1.2 Nội dung Đánh đu là trò chơi thông dụng trên toàn quốc. Theo cuốn “Trò chơi dân gian thời Joson” (조선의 향토오락) của tác giả Muramaya thì trong 227 vùng được điều tra thì có tới 216 vùng chơi có chơi trò này. Không chỉ có con gái mà có những vùng con trai cũng chơi đánh đu. Nếu như con gái đu nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển thì con trai lại mang cho người xem một cảm giác khỏe khoắn, bay bổng và chắc chắn. Chiếc đu được treo lên bằng hai sợi dây được mắc vào cành lớn của cây zelkova hay cây thông, câu bạch dương ở góc làng hay là treo lên cột đu với 2 trụ dọc và thanh nganh bằng gỗ dày. Tay đu là 2 sợi dây thừng hay dây làm từ sợi gai dầu rất chắc chắn và an toàn. Nếu như là đu thi đấu thì trên dây có chỗ nắm làm bằng vải bông mềm, bàn đu có chỗ để chân tạo sự an toàn cho người đu.

226 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trò đánh đu Hàn Quốc có 2 hình thức là đu đơn nam, đơn nữ và đu đôi nữ, nam, nam nữ. Đu đơn thì người đu có thể đứng hay ngồi trên thanh đu. Đu đôi thì hai người có thể cùng đứng đối diện nhau hay 1 người đứng 1 người ngồi trên thanh đu. Để bắt đầu, người không ở trên cây đu sẽ đẩy tạo đà từ đó người chơi dùng lực ở chân đẩy cho đu bay cao. Người chơi càng nhún mạnh, đu càng bay lên cao. Đu nam nữ được coi là hình thức đu đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất. Các đôi năm nữ tình cảm đung đưa trên chiếc đu bay trong gió thật lãng mạn và đẹp. Không chỉ đu cho vui mà họ còn thi đấu với nhau nữa. Hai người phụ nữ thường thi đấu với nhau nhằm giành chức vô địch. Ai đu cao hơn sẽ là người chiến thắng. Trong cuộc thi, nếu một trụ cao được đặt và gắn trên đó những chiếc chuông theo từng mức độ cao. Người thi đu đến mức nào thì nhấn vào chuông ở mức đó và từ đó có thể xác đinh được người thắng cuộc.

Hình 9: Hình ảnh trò chơi đánh đu 3.1.3 Ý nghĩa Đánh đu không chỉ là trò chơi đơn thuần cho sự giải trí thể hiện sức trẻ, sự dẻo dai của những người cô gái mà còn có người tin rằng nếu như chơi đánh đu vào tết Đoan ngọ có thể loại tránh được muỗi cũng như cái nóng oi ả của mùa hè sắp tới. 3.1.4 So sánh Nếu như ở Hàn Quốc người ta chơi đánh đu vào khoảng thời gian lễ phật đản đến tết Đoan ngọ thì ở Việt Nam thường được chơi vào ngày tết nguyên đán và những dịp đầu xuân. Cấu tạo cây đu ở Việt Nam cũng khác với cây đu Hàn Quốc. Cây đu Việt Nam hoàn toàn đều được dựng từ những cây tre. Cây đu thường được dựng giữa bãi đất rộng ở sân đình làng. Nó gồm có trụ đu, thượng đu, tay đu và bàn đu. Trụ đu gồm 4 cây tre lớn tạo thành hai cột trụ, thượng đu làm bằng thanh tre đặt ngang nối hai phần trụ đu với nhau. Tay đu là hai cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt chắc chắn để người đu cầm khi đu, bàn đu là chỗ người chơi đứng lên trên đó để đu. Các hình thức đu thì ở hai nước có sự tương đồng nhau.

227 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3.2 Vật _씨름(ssireum) 3.2.1 Nguồn gốc Vật là trò chơi ra đời khá sớm, từ khi con người ra đời. Bởi lẽ vào thời nguyên thủy, để đấu tranh sinh tồn con người phải chiến đấu với thú dữ cũng như với các bộ tộc khác. Nếu chiến thắng, họ không chỉ có quyền tự do mà còn có thể lên nắm quyền lãnh đạo. Và từ đó những trò chơi mang tính đối kháng phát triển rộng rãi và dần dần trở thành trò chơi. Tuy nhiên nguồn gốc của vật thì vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Vật tồn tại ở các nước châu Á cũng như phương Tây với những tên tương tự nhau. Ssireum (씨름) có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Mông Cổ. Ssi(씨) có nghĩa là đàn ông, reum (름) trong từ 겨름(kyeorum) nghĩa là tranh đấu. Người ta đã phát hiện ra một bức tranh trong lăng mộ của thời Kokuryo. Bức tranh tái hiện lại hình ảnh 2 người đang vật nhau. Từ đó có thể thấy ssireum là một trong những trò chơi dân gian lâu đời nhất. Từ thời Tam Quốc, ssireum đã được sử dụng cho việc đào tạo quân sự nhằm tăng thể lực cũng như tinh thần chiến đấu của các binh sĩ. Đến thời Koryo thì ssireum trở nên khá phổ biến, thậm chí được chơi cả trong cung điện. Trò chơi được cả giới thượng lưu và dân thường rất ưa thích. Vào thời Joseon thì ssireum bắt đầu chính thức được chơi trong các lễ hội truyền thống như Tết Đoan ngọ hay Rằm trung thu. Không những thế còn có những cuộc thi ssireum lớn được tổ chức nữa trong suốt thời gian nông nhàn cho đàn ông. Họ thi đấu không chỉ vì danh dự của bản thân mà còn vì thanh danh của làng xóm.. Người thắng sẽ được tặng một con bò như một biểu tượng của sức mạnh cũng như là một thứ không thể thiếu trong công việc đồng áng của người dân Hàn Quốc.

Hình 10: Vật thời xưa Hình 11: Vật hiện đại 3.2.2 Nội dung SSireum là một trò chơi đối kháng mà 2 người tham gia phải dùng sức mạnh vã kĩ năng của mình để hạ gục đối thủ. Hai đối thủ cố gắng kiềm chế đối phương bằng cách nắm, kéo, vặn, đè… nhưng không được trực tiếp đấm hay đá. Người chiến thắng là người vật được đối thủ chạm đất trước. Họ cởi trần và mặc quần ngắn và thắt satba (샅바). Satba là dải dây dài quân quanh eo và đùi, là chỗ đối thủ nắm vào để vật. Sở dĩ cởi trần là để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Cũng có giả thiết cho rằng việc cởi trần mô phỏng lại thời nguyên thủy, con người

228 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 không mặc gì nhưng vẫn phải đấu tranh sinh tồn. Cuộc thi thường được tổ chức ở những bãi cát tự nhiên nhằm tránh những va chạm, chấn thương không cần thiết do bề mặt sàn đấu gây ra. Tùy theo phương thức, tuổi tác khác nhau mà người ta chia thành các hạng mục, cách thức vật khác nhau.

- 선씨름_ Vật đứng: đứng rồi vật - 띠씨름_ Vật thắt lưng: dùng tay nắm vào đai đeo hông rồi vật - 바씨름_ Vật chân: nắm đai ở chân và cánh tay phải rồi vật - 완씨름_ Vật trái: dùng tay trái nắm lấy đai satba đeo bên phía phải của chân đối thủ rồi vật - 오른씨름_ Vật phải: dùng tay phải nắm lấy đai satba đeo bên phía trái của chân đối thủ rồi vật - 애기씨름: hạng mục vật của trẻ em - 중씨름: hạng mục vật của thanh thiếu niên - 상씨름: hạng mục vật của người lớn Ssireum chủ yếu là cuộc thi đấu dành chon nam, tuy nhiên cũng có trường hợp có cả nữ tham gia nhưng không nhiều và không phổ biến. Ssireum vẫn được coi như một trò chơi của nam giới. 3.2.3 Ý nghĩa Ssireum không chỉ giúp chính người tham gia hay cả những khán giả giải tỏa hết những căng thẳng, mệt mỏi không chỉ là sức khỏe mà còn về cả tinh thần. Điều đó là đảm bảo cho họ có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể làm việc tốt hơn trong một vụ mùa mới tiếp theo. 3.2.4 So sánh Nếu vật của Hàn Quốc được chơi vào tết Đoan ngọ thì ở Việt Nam, vật lại thường được chơi vào các lễ hội xuân như tết nguyên đán hay rằm tháng riêng… Về cách thức chơi cũng không khác nhiều so với vật Việt Nam. Có điều khác biệt đặc trưng của vật Việt Nam là muốn thắng phải vật cho đối phương "ngã ngựa trắng bụng" hoặc nhấc bổng được đối phương lên. Ngoài ra đô vật để mình trần và chỉ đóng một chiếc khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó hộ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật. 3.3.봉산탈춤_múa mặt nạ Pongsan 3.3.1 Giới thiệu Nếu như ban ngày nam chơi vật, nữ chơi đánh đu thì đến đêm mọi người không kể già trẻ trai gái đều tập trung quanh đống lửa, chăm chú theo dõi múa mặt nạ và cùng nhảy múa, ca hát theo. 3.3.2 Nguồn gốc Chưa có sự xác minh rõ ràng về nguồn gốc của múa mặt nạ. Chỉ biết được rằng trò chơi này rất được ưa thích trong hoàng cung thời 신라(Sillla) như một nghi thức để

229 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 xua đuổi tà ma và đến thời 고려(Goryeo) và 조선 (Joseon) lại trở thành một loại hình biểu diễn nghệ thuật dân gian. Người biểu diễn là những người ở tầng lớp dưới mà có tài năng ca hát, nhảy múa. Múa mặt nạ của tỉnh 황해(Hwanghae), phía bắc Hàn Quốc trở thành xuất sắc và phổ biến nhất, đặc biệt là múa mặt nạ봉산탈춤_ múa mặt nạ Pongsan và 강령탈춤_ múa mặt nạ Kangryeong. 3.3.3 Nội dung Mặt nạ được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu Những gương mặt mang nhiểu cảm xúc: mặt quỷ đáng sợ, mặt hề khôi hài, mặt cười, mặt khóc… Các màu chủ đạo trên mặt nạ là đen, trắng, xanh, đỏ nâu và vàng. Một sân khấu biểu diễn của giới bình dân, mỗi điệu múa chứa đựng sự những câu chuyện đa dạng về cuộc sống hằng ngày đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem. Nếu như ở Hàn Quốc có múa mặt nạ thì ở Việt Nam có một loại hình tương tự là múa rối nước. Người ta điều khiển các con rối hoạt động, cũng mô phỏng cuộc sống lao động sinh hoạt trước kia. Trong các điệu múa thì múa sư tử là phổ biến nhất và được biểu diễn thường xuyên trong cung đình thời thời kì cuối 조선 (Joseon). Vào đêm tết Đoan ngọ, múa mặt nạ và kịch mang tính trào phúng được biểu diễn ở những khu đất hay bãi cỏ rộng. Họ bắt đầu với những bó đuốc sáng, kèm theo âm thanh rộn rã của trống, chiêng, sáo. Không chỉ những người biểu diễn mà cả những người xem cùng hòa vào âm nhạc, nhảy múa, ca hát. Cuộc vui chơi kéo dài qua đêm và thậm chí là đến cả rạng sáng.

Hình 12: 봉산탈춤 3.3.4 Ý nghĩa Sau khi ca hát, nhảy múa xong thì các mặt nạ và trang phục biểu diễn, thứ mà được tin rằng chứa trong đó rất nhiều ma quỷ thì đều được đốt thành tro. Bằng sự xóa đi những vong hồn ma quỷ thì cuộc sống của người dân sẽ được an bình, tránh được những điều không may mắn cũng như vụ mùa được bội thu. Do vậy mà người ta gọi múa mặt nạ là trò chơi mang tính đường phố, cũng bái thần linh và nhảy múa. Vào năm 1967 thì múa mặt nạ được công nhận là di sản văn hóa phi vât thể thứ 17, được chọn là

230 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 một trong 20 nét đặc trưng của Hàn Quốc. Múa mặt nạ được đánh giá như một loại hình nghệ thuật mang tính kịch truyền thống của Hàn Quốc. 4. Trung thu_추석 Trung thu vào rằm tháng 8 âm lịch được coi là một ngày lễ lớn nhất của người Hàn Quốc. Vào ngày này hầu như mọi công việc đồng áng trong năm đã xong. Vào thời kỳ Silla (57 trước CN- 935 sau CN), nhà vua đã đặt sáu văn phòng hành chính dưới sự chỉ đạo của hai công chúa. Họ là những người chỉ đạo các cung nữ tổ chức những cuộc thi dệt từ 16.7 âm lịch đến thứ 15.8 âm lịch. Trong cuộc thi này, hai đội tham gia sẽ thể hiện những kỹ năng của họ và bên thua cuộc sẽ phải dâng rượu, thức ăn cho bên kia và tổ chức các nghi lễ cùng với múa và hát. Các nghi lễ này được gọi là Gabae (개배). Hơn thế nữa, từ thời xa xưa dân chúng nhận thức được tầm quan trọng của mặt trời và mặt trăng đối với cuộc sống của con người. Trong khi mặt trời tròn và sáng hàng ngày thì mặt trăng chỉ sáng và tròn 1 ngày trong tháng. Tuy nhiên mặt trăng tròn, lớn và sáng nhất là vào ngày rằm tháng 8. Thêm vào đó thì đây cũng chính là thời gian thu hoạch vụ mùa quan trọng nhất trong năm, lương thực rất phong phú, dồi dào. Chính vì thế để cảm tạ mặt trăng, thiên nhiên, cảm tạ thần linh đã cho dân chúng một năm an bình, sung túc thì họ tổ chức cúng bái tế lễ rồi cùng nhau vui chơi giải trí. Xét lại thì thấy trùng đúng với lễ Gabae ở trên, đều là rằm tháng 8 âm lịch. Và sau đó thì ngày lễ Trung thu được tổ chức đều đặn hàng năm. Vào ngày này mọi người dù ở phương trời khác nhau đều trở về quê thăm bà con họ hàng thân thích. Những người sống ở quê nhà thì tổ chức những hội hè như người Việt đón Tết Âm lịch. Trung thu bắt đầu bằng việc vào tối ngày 14 dưới ánh trăng sáng, cả nhà quay quần lại với nhau làm bánh songpyeon (송편) là một bánh gạo hấp lá thông. Có tương truyền rằng nếu như làm bánh songpyeon đẹp thì có thể cưới được người vợ hay chồng đẹp cũng như sinh ra những đứa con xinh xắn và gia đình được hạnh phúc. Vào sáng trung thu, người dân Hàn Quốc chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn gồm những món ăn đều được làm từ nguyên liệu mới cũng như những hoa quả mới để cúng gia tiên. Sau đó họ cùng nhau ăn sáng vui vẻ. Đến chiều họ đi thăm mộ của tổ tiên, hoạt động gọi là seongmyo (성묘) trong tiếng Hàn. Họ cắt cỏ dại, dọn dẹp sach sẽ xung quanh mộ và đặt lễ lên trên mộ. Khi tảo mộ kết thúc thì đến các màn vui chơi giải trí. Cảnh thường thấy ở những ngày trung thu này là những dân làng tập trung lại cùng nhau theo dõi trò ssireum đầy kịch tính. Ngoài ra họ còn chơi cả kéo co(줄다리기), chọi bò (소싸움) nữa. Đến tối, dưới ánh trăng sáng, các thiếu nữ mang trên mình bộ hanbok truyền thống rực rỡ, cùng nhau chơi trò kangkangsullae (강강술래) một cách rộn rã và thân tình. 4.1. Chọi bò 소싸움(sossaum) 4.1.1 Giới thiệu Ở Hàn Quốc bò là một loài động vật thân thuộc và vô cùng quan trọng, cần thiết cho công việc đồng áng của người nông dân tương tự như trâu ở Việt Nam. Chính vì thế mà từ lâu bò đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh đối với người Hàn Quốc. Không

231 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 chỉ sử dụng bò như một công cụ lao động, một loại lương thực cao cấp mà bò còn xuất hiện trong các trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc. Dù khi làm việc hay khi giải trí cũng đều có sự xuất hiện của loài vật này. Tiêu biểu nhất là trò 소싸움(sossaum) đấu bò đã có từ rất lâu đời, khoảng 1000 năm trước đây. Về nguồn gốc rõ ràng của việc ra đời trò chơi này vẫn đang là một dấu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. 4.1.2 Nội dung Sossaum là một trò chơi truyền thống mà mỗi làng sẽ chọn ra một con bò khỏe nhất rồi mang đi tranh đấu với các bò làng khác. Trước khi trận đấu diễn ra người ta có thể cho bò uống rượu sochu(소주) nhằm tăng hưng phấn, giúp con bò chiến đấu mãnh liệt và hùng dũng hơn. Ở nơi thi đấu, họ trải cát, chăng dây vòng quanh. Người ta chia thi đấu theo trọng lượng:

• Hạng A: trên 741kg • Hạng B: 651kg -> 740kg • Hạng C: dưới 650kg

Khi bắt đầu họ che giữa 2 con bò một mảnh vải. Khi phất mảnh vải lên, trận đấu bắt đầu. Chúng dùng sừng húc đối thủ, dùng sức đẩy đối thủ. Con nào bị gục đầu gối xuống trước sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên cũng có trường hợp làng có bò thua rồi có thể mang con bò khác đến để thách đấu tiếp. Làng thắng tuy không được phần thưởng gì đặc biệt nhưng sẽ được làng thua gọi là “형님 마을”_ làng anh. Ở thời xưa người ta coi trọng danh dự, thanh danh hơn là những vật chất. Nếu như thắng thì họ sẽ chuẩn bị đội ca nhạc làng xóm, người tá điền cưỡi bò đi khắp làng như một sự biểu dương cho chiến thắng rồi sau đó đến nhà chủ của con bò, dùng con bò thắng còn sống để cúng tế thần linh và sau sẽ để lại để tiếp tục làm việc, sinh ra những con bò khỏe sau này. Con bò thua sẽ được giết thịt để ăn. Sau khi cũng tế xong, họ cùng nhau ăn uống, nhảy múa, ca hát vui vẻ.

Hình 13: Hình ảnh cuộc thi chọi bò

232 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

4.1.3 Ý nghĩa Đấu bò không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí trong dịp lễ hội mà việc đấu bò còn nhằm cúng tế thần nông, cảm tạ thần đã cho một vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ cũng như cầu mong cho cuộc sống tiếp theo cũng được giàu sang, hạnh phúc. Với sự ủng hộ của chính phủ thì kể từ năm 1998, sossaum có một sự hồi sinh mạnh mẽ ở vùng Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeuongsang, nơi hàng năm cứ mỗi dịp lễ hội sosaum về lại quy tụ trên 150 con trâu, thu hút trên 300000 khách du lịch. 4.1.4 So sánh Đối với người Hàn Quốc bò là loài vật biểu tượng cho sức mạnh và rất gần gũi với người nông dân. Đối với Việt Nam thì đó lại là con trâu. Hình ảnh con trâu đi trước cái cầy đi sau đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê Việt Nam. Chính vì ở Hàn Quốc có chọi bò thì ở Việt Nam có chọi bò. Nổi tiếng là chọi trâu Đồ Sơn. Sau khi thi đấu xong thì mọi người trong làng mang con trâu thắng ra tế, cùng nhau nhảy múa ca hát giống người Hàn Quốc. Tuy nhiên con trâu được nhất sẽ không bị giết mà chỉ dùng tế thần, sau đó vẫn được tiếp tục sống và chỉ giết con thua. Khác với Hàn Quốc, ở Việt Nam, các con trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển. 4.2 Kangkangsullae _강강술래 4.2.1 Giới thiệu Kangkangsullae là trò chơi của nữ giới thường được chơi vào tối Trung thu đặc biệt ở vùng ven biển của phía nam Jeolla trong thời gian chờ đợi trăng lên. Họ đứng thành hình tròn rồi cùng nhau nhảy múa, ca hát. Đây là trò chơi dân tộc mang nét đẹp, cũng như sự uyển chuyển của nữ giới, tiêu biểu cho các trò chơi dành cho nữ giới của Hàn Quốc. Vào ngày 15/2/1966, Kangkangsullae được chọn là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8. 4.2.2 Nguồn gốc Có một vài truyền thuyết về nguồn gốc của trò chơi này, hầu như đều liên quan đến đô đốc 이순신(Lee Sun Sin) trong thời kì Nhật xâm lược 1592-1598. Để tránh sự chú ý của hạm đội Nhật, ông đã gửi quân lê bờ. Ở trên bờ, ông sắp xếp phụ nữ ở khu vực đó đứng thành những hàng lớn, đốt lửa ở giữa rồi ca hát, nhảy múa. Điều này làm thực dân Nhật tin rằng quân đội của đô đốc Lê quá mạnh mẽ nên họ không dám xâm lược khu vực này nữa. Mặt khác, cũng có giả thiết cho rằng kangkangsullae ra đời trước đó khi mà các bộ lạc tôn thời mặt trăng. Chính ánh sáng của trăng đã xua tan đi nỗi sợ hãi đêm tối. Để cảm tạ trăng thì người ta đã nghĩ ra điệu múa xếp thành hình tròn giống với hình dạng của trăng. Có thể là đô đốc Lee đã tận dụng tục lệ này để có thế lừa một

233 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 cách tài tình quân Nhật bằng việc phối hợp gởi quân lên bờ với sự biểu diễn của điệu múa lễ hội. 4.2.3 Nội dung Tùy từng vùng mà con trai cũng có thể chơi kangkangsullae, tuy nhiên nó vẫn được coi là trò chơi đặc trưng của nữ giới. Tùy theo nhịp điệu mà người chia trò chơi thành 늦은강강술래 (kangkangsullae chậm), 중강강술래(kangkangsullae chung),잦은강강술래 (kangkangsullae nhanh). Theo điệu nhạc mà mức độ nhảy tăng dần. Ban đầu là ở mức độ chậm sau đó tăng dần lên tầm chung và cuối cùng là tốc độ nhanh. Kangkangsullae là bài hát kèm theo bước nhảy và những trò chơi, theo đó mà người ta chia ra thành kangkangsullae hẹp và rộng. Kangkangsullae hẹp (협의의 강강술래) là các cô gái nắm tay nhau xếp thành hình tròn rồi nhảy. Kangkangsullae rộng(광의의 강강술래) cũng vậy nhưng có kèm theo một số trò chơi nữa. Các bài hát được thể hiện trong Kangkangsullae thể hiện đầy đủ cảm xúc của con người_ hỷ lộ ái lạc ái ố dục: thích, giận, đau thương, vui vẻ, yêu, độc ác, tham vọng.

Hình 14: Hình ảnh các thiếu nữ chơi kangkangsullae dưới ánh trăng rằm 4.2.4 Ý nghĩa Như ta đã biết thì ngày được chia thành thời gian ban ngày và ban đêm. Theo tĩn ngưỡng tâm linh, ban ngày là thế giới trần tục, ban đêm là thế giới tâm linh. Ban ngày là thời gian của nam giới, ban đêm là của nữ giới. Ban ngày là thế giới của con người, ban đêm là thế giới của ma quỷ và thần linh. Vào đêm trăng sáng nhất trong năm, tiếng kangkangsullae vang lên trong trẻo và rộn rã của những cô gái trẻ giống như một lời thần chú đầy sức mạnh, giải những lời nguyền bí ẩn của màn đêm, xua đuổi đi tà ma và những thứ xấu xa đang tồn tại ngay xung quanh con người. Đó cũng là một sự cầu mong một vụ mùa tiếp theo tốt đẹp, bản thân những người chơi kangkangsullae có sức khỏe dồi dào, sinh nở tốt. III. HIỆN TRẠNG, PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC 1. Hiện trạng Các trò chơi dân gian Hàn Quốc giờ đây đang dần bị các trò chơi hiện đại, các trò giải trí khác thay thế. Có thể kể đến như karaoke, trò chơi điện tử, các trò chơi giải trí

234 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 trong công viên …Các trò chơi này đều mang tính giải trí cao, khi chơi mọi người hoàn toàn nhập tâm vào trò chơi đó và vì thế có thể giải tỏa được hết những căng thằng hàng ngày, trở nên rất được yêu thích và phổ biến, đặc biệt là giới trẻ. Karaoke: Ở Hàn Quốc không có từ tương ứng với karaoke, họ gọi loại hình giải trí này là tiếng hát(노래_norae) và các quán karaoke là 노래방_noraebang. Hát karaoke được du nhập từ Nhật Bản, nước láng giềng gần nhất của Nhật Bản, có lẽ vậy mà karaoke ở Hàn Quốc cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ không kém gì Nhật Bản. Người dân đến đây, chọn bài hát yêu thích rồi hát hết mình mà không cần lo lắng là làm ảnh hưởng đến ai. Trò chơi điện tử (game): Chỉ trong 15 năm du nhập vào Hàn Quốc mà giờ đây trò chơi điện tử đã trở nên vô cùng phát triển. Giống như norebang thì các quán net mọc lên như nấm. Nếu có một thống kê về việc đất nước nào có tỷ lệ người dân chơi game trực tuyến nhiều nhất thì câu trả lời chắc chắn sẽ là Hàn Quốc. Tại đây thì Game Online chưa bao giờ được coi là trò chơi giải trí thông thường mà luôn được đánh giá là một ngành công nghiệp mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ. Hiện nay Hàn Quốc là nước xuất khẩu game online hàng đầu thế giới. Các trò giải trí trong công viên: Vào cuối tuần hay khi có thời gian, các gia đình Hàn Quốc thường dẫn con cái mình hay các nhóm bạn đi vào công viên để chơi các trò giải trí. Các công viên ở Hàn Quốc được đầu tư với quy mô lớn, nhiều trang thiết bị hiện đại, chính vì thế mà mỗi khi vào đây, họ không thể cưỡng nổi trước sự hấp dẫn của các trò chơi vô cùng phong phú và đa dạng đó. Với rất nhiều trò chơi mới lạ, hiện đại, hấp dẫn được du nhập từ nước ngoài đã khiến thị hiếu giải trí của người dân Hàn Quốc thay đổi đáng kể. Họ dễ dàng quên đi những trò chơi dân gian và tiếp nhận những thứ mới một cách rất hào hứng. 2. Nguyên nhân Vậy tại sao các trò chơi có nguồn gốc từ nước ngoài lại dễ dàng chiếm được cảm tình của người dân Hàn Quốc đến vậy mà không phải là những trò chơi dân gian? 2.1 Lý do khách quan Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Hàn Quốc cũng như các nước khác trên toàn thế giới đang cùng nhau hội nhập, không chỉ là về mặt chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh quốc phòng mà còn về mặt văn hóa. Họ tiếp thu các thành tựu văn hóa của nhau, du nhập và dễ dàng trở nên phổ biến ở một hay nhiều nước nào đó nếu như có một sự đầu tiên phát triển đúng mức. Theo phương thức đó, các trò chơi hiện đại ở các nước khác du nhập ồ ạt vào Hàn Quốc và đang gần thay thế các trò chơi dân gian mang tính truyền thống. Hơn thế nữa, cuộc sống hiện đại, kinh tế thị trường, phát triển như vũ bão, con người cũng phải theo với xu hướng đó. Đặc biệt, Hàn Quốc là một nước phát triển, là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới theo khảo sát vào năm 2009. Chính vì vậy, hơn bất kỳ các nước nào khác trên thế giới, người dân Hàn Quốc làm việc với cường độ rất lớn. Theo kết quả cuộc khảo sát: “Thời gian biểu trung bình của người

235 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hàn Quốc” do chính quyền Seoul thực hiện và công bố ngày 30/3/2010 thì các chuyên gia đã phỏng vấn 21.000 người Hàn Quốc ở đủ mọi lứa tuổi. Khảo sát cho thấy 69,7% người được hỏi luôn cảm thấy bận rộn và chịu áp lực thời gian. Trung bình người Hàn Quốc ngủ 7 giờ 50 phút mỗi ngày. Học sinh trung học chỉ ngủ 7 giờ 11 phút, trong khi học tới 9 giờ 10 phút mỗi ngày. Do không có nhiều thời gian, người Hàn Quốc chỉ dành 1 giờ 45 phút mỗi ngày cho mọi bữa ăn. Trung bình, họ xem TV 1 giờ 51 phút mỗi ngày, 46 phút cho hoạt động xã hội, 29 phút cho hoạt động thể thao, 8 phút để đọc sách. Cuộc sống căng thẳng, bận rộn là vậy nên họ rất cần đến những trò chơi mang tính giải trí cao, cảm giác mạnh nhằm giải tỏa được những stress do công việc căng thẳng cũng như cuộc sống bình thường gây nên. Trong khi các trò chơi dân gian gần như không có gì đổi mới, gần như không đủ để đáp ứng với nhu cầu đó của con người hiện đại. 2.2 Lý do chủ quan Có thể nói việc trò chơi dân gian bị lãng quên, bị thay thế bởi các trò chơi hiện đại cũng một phần do sự quan tâm không đúng mức của chính phủ. Các trò chơi mới đem lại nhiều lợi nhuận như game, công viên giải trí nên họ quên đi mất việc bảo tồn, giữ gìn và tiếp tục phát triển những trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian không được chơi thường xuyên, nếu như có thì cũng chỉ là thưa thớt ở các tỉnh vào các dịp lễ hội trong năm. Sự không quan tâm đúng mức đó đã vô hình chung dẫn tới việc người dân Hàn Quốc tạm quên đi những nét đẹp truyền thống và dễ dàng thu nhận, học hỏi những cái mới. 3. Cách thức để bảo tồn, phát triển trò chơi dân gian Hàn Quốc Văn hóa truyền thống là thứ không thể thiếu được trong mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa giúp ta có thể phân biệt được nét đặc trưng của từng đất nước, dân tộc, vùng, địa phương. Nếu như không có những nét đẹp mang tính truyền thống dân gian như vậy thì vùng miền nào cũng giống nhau, không có nét khác biệt, thế giới này sẽ chẳng còn màu sắc gì nữa. Chính vì thế việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Hàn Quốc cũng đang ra sức để giữ gìn, bảo tồn các trò chơi dân gian để không những chúng không bị mại một mà phải ngày càng phát triển, đi vào lòng mỗi người dân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đang có những hoạt động tích cực để người dân quay trở lại với trò chơi truyền thống. Họ tổ chức các trò chơi dân gian trong các cố cung hay các bảo tàng vào các dịp lễ tết như ở cố cung Gyeongbokgung (경복궁) và Bảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (한국 민속촌) là hai trong số những bảo tàng dân tộc lớn nhất ở Hàn Quốc. Tại đây người thăm quan như được sống lại đúng với không khí ngày lễ tết của thời xưa, vô cùng giản dị mà rất gần gũi, đầy tình cảm, tràn ngập màu sắc dân gian với các trò chơi dân gian quen thuộc: đi goòng, đánh cù, ném lao, nhảy dây…tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như mặc hanbok, làm diều, vẽ mặt nạ, làm các loại thức ăn truyền thống trong các dịp lễ hội. Họ còn được xem những nghi lễ được thực hiện trong các lễ hội xưa như đốt cây niêu, xem đua ngựa…Có thể nói đây là một cách truyền bá văn hóa rất hữu hiệu, giúp người dân đến gần hơn với

236 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 các trò chơi truyền thống cũng như những nét đẹp văn hóa một cách tự nhiên. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng đang đầu tư đẩy mạnh phát triển các lễ hội trò chơi truyền thống. Có thể kể đến như lễ hội chọi bò được tổ chức ở 청도경상남도_vùng Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeuongsang, Chunhang Festival (춘향제) ở thành phố NamWon(남원) với lễ hội đánh đu nổi tiếng...thu hút rất nhiều người tham gia cũng như thăm quan. Những phương thức này cũng đang được áp dụng khá thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam và Hàn Quốc cũng cần nên đẩy mạnh hoạt động này một cách thường niên với những hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn thì mới có thể thu hút được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Hơn nữa, chính phủ cũng cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của những trò chơi truyền thống bằng cách truyền bá thông qua các chương trình tìm hiểu trên tivi, các showgame trên truyền hình để trò chơi truyền thống đến với nhận thức của người dân một cách tự nhiên, thông qua internet, phát thanh, báo chí, sách truyện…Dần dần người dân sẽ thấy các trò chơi dân gian trở nên quen thuộc và sẽ tìm đến nó để giải trí, tìm hiểu chứ không phải là những trò chơi điện tử, karaoke, các trò chơi trong công viên hiện đại nữa. Việc bảo tồn, giữ gìn cũng như phát huy các trò chơi truyền thống không phải một việc dễ dàng, trong một thời gian ngắn có thể làm tốt được. Chính vì thế mà rất cần đến sự hợp sức của cả chính phủ cũng như người dân. Tất cả hướng đến một đất nước Hàn Quốc phát triển hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống. IV. KẾT LUẬN Trò chơi dân gian không những mang nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của một quốc gia, dân tộc, phản ánh cuộc sống sinh hoạt xưa của người dân cũng như hàm chứa trong đó là những hy vong, ước mơ về một cuộc sống tốt lành, sung túc, một sức khỏe dồi dào. Các trò chơi mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện đời sống tín ngưỡng của người dân. Thông qua các trò chơi, quan hệ con người cũng được thắt chặt hơn, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng, thể hiện tinh thần cộng đồng khăng khít vốn là niềm tự hào của người Á Đông nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng. Trên đây là bài báo cáo khoa học của chúng tôi với đề tài “Trò chơi dân gian Hàn Quốc trong các dịp lễ hội”. Những nội dung có thể chưa đầy đủ, có thể có những điểm chưa hoàn toàn chính xác nhưng cũng đã phần nào giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những trò chơi dân gian được chơi trong các dịp lễ tết lớn của người Hàn Quốc, nguồn gốc, cách thức chơi cũng như ý nghĩa của chúng. Thông qua việc tìm hiểu này, bản thân chúng tôi cũng tích lũy thêm cho mình rất nhiều kiến thức về văn hóa Hàn Quốc cũng như phần nào nâng cao được khả năng tiếng Hàn trong kĩ năng đọc hiểu, đó là điều mà những người học tiếng Hàn luôn mong muốn. TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Seasonal customs of Korea”_ David E. Shaffer_ Nxb Hollyum 2. Sách “An illustrated guide to Korean Culture”_ Lee Woo Young, Huh Chul Gu, Oh Kwwang Keun, Park Moon Yuong_ Nxb Hakgojae 3. Trang web: naver.com hanquocngaynay.com folkency.nfm.go.kr koreagame.net

237 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TRUNG THU - CHUSEOK NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

SVTH: Ngô Thị Hiền, Vũ Minh Trang Phạm Minh Lý (3H-09) GVHD: Nguyễn Nam Chi 1. Nguồn gốc tết Trung thu ở các nước Đông Nam Á nói chung và ChuSeok ở Hàn Quốc nói riêng Tết trung thu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay một số nước Đông Á như Hàn Quốc đa số được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, tết trung thu có từ hơn 2000 năm nay. Từ thời xưa, các hoàng đế phong kiến Trung Quốc có tục lệ cúng tế mặt trời vào mùa xuân và mặt trăng vào mùa thu. Từ giới quý tộc, các văn nhân đến các gia đình bình thường đều làm lễ cúng tết mặt trăng gửi gắm tình thương nỗi nhớ đến người thân, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hình thức nghi lễ này dần dần được lan truyền rộng rãi và trở thành ngày tết trung thu như hiện nay. Người Trung Hoa cho rằng, tết trung thu bắt đầu từ thời Xuân Thu. Chuyện kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng, trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy cảnh trí lại càng đẹp hơn, nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh, ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới ra về nhwung trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỉ niệm lần du nguyệt điện kì diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Lại có truyền thuyết kể rằng, một vị tướng tên Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán từ năm 206 trước tây lịch đến 23 tây lịch, trong lúc quân tình khốn đốn đã cầu thượng đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu thượng đế, quân lính đã tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó mà Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó vua truyền lênh cứ đến ngày rằm tháng tám là làm lễ cảm tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ đó gọi là tết Trung thu. ChuSeok của người Han Quốc được bắt nguồn từ câu chuyện vào thời Silla. Cách đây khoảng 2000 năm trước vào thời Silla, với mong muốn nhân dân sống vui vẻ và cổ vũ các cô gái dệt vải vua YuRi đã làm bài hát 도솔가 (DoSolga), nhà vua cũng đã tổ chức cuộc thi giữa các cô gái trong 6 phủ. Đầu tiên là tập hợp các cô gái từ 6 phủ lại, chia thành 2 đội. Bắt đầu từ tháng 7, trong vòng một tháng, đến tháng 8 khi trăng tròn đội nào dệt được nhiều vải hơn thì đội

238 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đó thắng. Lúc đó, đội thua cuộc phải chuẩn bị tiệc rượu để thiết đãi đội thắng cuộc, và tất cả cùng tụ họp lại ăn tiệc. Khi bữa tiệc tàn, các cô gái ở đội thua cuộc vừa nhảy múa vừa hát “HeeSo HeeSo” (희소 희소). Nội dung bài hát là nỗi buồn của đội thua cuộc, giai điệu âu sầu ai oán. Những người thế hệ sau đã sáng tạo ra bài “Khúc HeeSo” trên giai điệu này. Thời đó lễ hội này có tên gọi là GaBae “가배” nhưng thời gian trôi đi nó lại có tên là HanGaWi (한가위). ChuSeok (추석)/ (Thu tịch) có nghĩa đen là Đêm mùa thu, là lễ hội chính của Hàn Quốc diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch (ở Việt Nam gọi là Rằm trung thu). Trước kia, ChuSeok là lễ hội trước mùa thu, mùa thu hoạch lúa gạo, các nông sản khác nên còn có ý nghĩa khác là lễ hội thu hoạch. Về sau, ChuSeok còn mang nhiều ý nghĩa hơn, nó không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là dịp tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ của gia đình, là dịp cho những người dân Hàn Quốc đang sinh sống, học tập, công tác và làm việc ở nước ngoài về thăm quê hương, gia đình, họ hàng. Bởi vậy, ChuSeok là ngày lễ tạ ơn của người Hàn, tạ ơn với tổ tiên của mình và cầu mong cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Ngoài cái tên chính ChuSeok (추석) còn có rất nhiều tên khác như 한가위 (Hangawi), 가위(gawi), 가윗날 (Gawitnal), 중추절 (JungChuJeol), 가배 (GaBae), 가위 (GaWi), 팔월대보름 (PalWol DaeBoReum). 2. Nghi lễ trong ngày Trung Thu Để bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, việc dâng một mâm cỗ gia tiên như một lời thông báo cho tổ tiên biết rằng nhờ ân huệ của tổ tiên mà con cháu đã sống rất tốt, mùa màng bội thu. Trong ngày Trung Thu – ChuSeok việc làm đầu tiên là chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Họ dâng lên tổ tiên các món ăn, loại hoa quả như thông, hạt dẻ, táo đỏ, các loại quả hạch(hạnh nhân) và đặc biệt là bánh SongPyon. Người con trai trong gia đình sẽ là người bày đồ cúng lên bàn lễ sau đó trực tiếp làm lễ. Một mâm cỗ được chia thành 5 hàng và được bày biện như sau:

Hình 1: Mâm cỗ trong ngày ChuSeok

239 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hàng thứ năm, gần phía người cúng nhất là trái cây và vài loại kẹo. Trái cây thường được xếp theo nghuyên tắc 홍동백서 (紅東白西) (HongDongBaekSeo) (Hồng Đông Bạch Tây) có nghĩa là hoa quả màu đỏ, hồng thì xếp theo hướng Đông, hoa quả màu trắng xếp theo hướng Tây, và được đặt trên các đĩa có chân cao, ngay ngắn ở phía gần mép bàn. Với táo hay lê phải được gọt bớt ở phía đầu. Ta cũng dễ dàng nhận thấy các loại trái cây đặc trưng của mùa ChuSeok này như: lê, táo, hồng, hồng khô… Các loại này cũng phải được sắp xếp theo theo một thứ tự từ trái sang phải 조율이시(棗栗梨枾) (JoYuliSi) (Táo Dẻ Lê Thị). Hàng thứ tư là một hoặc hai đĩa kẹo, vài lát cá khô, các loại canh nấu từ giá, rong biển…Hàng thứ ba có 2 cặp nến ở hai bên. Hàng thứ hai bày biện canh thịt bò, canh rau và cá hấp… Lúc nào người sắp xếp cũng phải nhớ hai nguyên tắc: Một là, 우동육서 (WooDongYukSeo) (Cá Đông Thịt Tây) cá được xếp về phía Đông và thịt được xếp về phía Tây. Hai là, 두동미서 (DuDongMiSeo) (Thủ Đông Vĩ Tây) nghĩa là đầu cá quay về phía Đông còn đuôi quay về hướng Tây. Hàng cuối cùng bày các loại bánh SongPyon (송편), cơm, canh, rượu… Muỗng, đũa cũng phải được xếp giữa các khay bánh SongPyon. Một điểm đáng chú ý trong văn hóa của người Hàn Quốc là khi bày muỗng để cúng thì phải úp xuống, còn bày muỗng khi ăn ở bàn ăn thì ngửa lên. Trong gia đình người Hàn Quốc rất coi trọng vai trò của người đàn ông. Vì thế, người làm lễ phải là con trai trưởng. Khi bắt đầu làm lễ, người con trai trưởng sẽ đốt nhang cúng và đổ cạn 3 ly rượu gạo xuống đất, mở màn cho buổi lễ. Sau đó quỳ xuống cúi lạy tổ tiên, lần lượt những người trong nhà cũng quỳ lạy đẻ chào đón ông bà, tổ tiên…Tiếp đến là một số nghi thức mời ông bà dùng bữa khá cầu kì và nghiêm trang. Kết thúc buổi lễ, mọi người cúi lạy một lần nữa, sau đó họ chia nhau những thức ăn đã dâng lên tổ tiên và người ta gọi việc này là “Ẩm phúc” hay “Thụ lộc”.

Hình 2: Gia đình đến thăm mộ tổ tiên Sau đó họ tìm đến phần mộ tổ tiên dọn dẹp và cắt những cây cỏ dại mọc um tùm trong suốt mùa hè, và người ta gọi đó là “별조 와 성묘” hay là Tảo Mộ. Theo thuật phong thủy địa lý, nếu phần mộ của tổ tiên được đặt ở nơi có địa thế tốt “명땅” (Đất Mệnh) thì con cháu sẽ sống khỏe mạnh và làm ăn phát đạt. Vì thế khi đặt mộ tổ tiên

240 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 người ta phải tìm nơi có địa thế tốt. Người Hàn quan niệm rằng đất mệnh là nơi có núi hay ứng với một câu là 좌청룡우백호 (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ). Việc làm tuy nhỏ nhưng đó là đạo lý làm người, biểu hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên. Trong tiết trời mùa thu se lạnh, thỉnh thoảng lại có nhưng tia nắng ấm áp, bên cạnh những người quây quần bên bàn ăn với nhiều món ăn ngon trong dịp lễ ChuSeok thì cũng có những người mong ngóng đến ngày này. Chính là những nàng dâu. Người Hàn Quốc xưa có câu, “Đi lấy chồng phải sống như người câm 3 năm, như kẻ điếc 3 năm, như tên mù 3 năm. ” qua đó thấy được nỗi vất vả khổ sở của người con dâu. Nhưng đến ChuSeok người con dâu được phép ra khỏi nhà đi gặp mẹ đẻ. Hai mẹ con thường gặp nhau ở bờ suối hay ngọn núi ở giữa 2 nhà mẹ đẻ và nhà thông gia. Bởi thế người xưa gọi đó là tục “반보기” (PanPoGi). Các cô gái thường mang theo đồ ăn đã chuẩn bị sẵn đi gặp mẹ, hai mẹ con gặp nhau cùng hàn huyên tâm sự. Cũng có trường hợp các trai gái làng này tụ tập với các trai gái làng bên thành một nhóm ở một nơi cảnh đẹp thắt chặt tình bạn vui vẻ bên nhau hết một ngày, và cũng có những cô gái đem theo hi vọng tìm được ý trung nhân. 3. Các trò chơi trong ngày Trung Thu-ChuSeok Các trò chơi trong ChuSeok rất nhiều, trong đó có một số trò như là: kangkangsullae, sonori(trò chơi bò), kobuknori(trò chơi rùa), yuchnori...em xin giới thiệu sơ qua một vài trò chơi để các bạn hiểu thêm về chuseok của Hàn Quốc. Kangkangsullae là điệu múa dân gian phổ biến ở JeonLaDo và GyongSangDo. Trò chơi này được bắt đầu từ đêm ngày 15/8 đến đêm ngày 17/8. Để chơi đựơc trò chơi này cũng rất đơn giản. Đầu tiên các cô gái sẽ nắm tay nhau và quây thành một vòng tròn, vừa quay vừa nhảy múa và hát. Lúc đầu quay theo nhịp điệu chậm sau đó tăng dần nhịp điệu bài hát đồng thời vòng quay cũng nhanh hơn.

Hình 3: Các cô gái trong điệu múa Kangkangsule Kangkangsullae được bắt nguồn trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc vào năm 1592, khi đó tướng quân Lee Shun Sin được lệnh chỉ huy binh sĩ chống lại quân địch. Tuy nhiên lực lượng quân địch thì lớn mà quân Joseon thì nhỏ nếu cứ tiếp

241 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tục chiến đấu thì tổn thất lớn. Tướng quân Lee Shun Sin đã nghĩ ra một cách là đốt lửa ở trên ngọn núi cao nhất của làng. Sau đó triệu tập tất cả phụ nữ trong làng lại(thuộc vùng Jindo, phía nam tỉnh Jeolla) múa xung quanh đống lửa vào buổi tối. Vì nhìn từ xa nên quân địch sẽ tưởng rằng binh sĩ JoSeon rất đông, hoang mang và sợ hãi. Cuối cùng đã rút quân về nước. Nhờ có sự giúp đỡ của dân làng, tướng quân Lee Shun Sin đã đẩy lui quân địch. Về sau để kỉ niệm cho sự kiện này và tưởng nhớ đến tướng quân Lee Shun Sin vào đêm trung thu họ thường nhảy múa kangkangsullae. Kobuknori hay còn gọi là trò chơi rùa: từ xa xưa rùa đã được coi là loài động vật thần bí. Người xưa tin rằng rùa là con trai của Long Vương ngự trị biển xanh. Do đó, vào ngày trung thu người ta chơi trò chơi này với lòng mong muốn cầu mong một mùa no đủ, cầu xin Long Vương sẽ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Rùa cũng là biểu tượng cho sự trường thọ.

Hình 4: Trò chơi Kobuknori Trò này chủ yếu nam giới chơi. Để chơi được trò này cần một nhóm bạn nam gồm 2 người đàn ông trên 2 tay và từ 2 đầu gối trở lên được bọc 1 miếng vỏ lớn như mai rùa được làm bằng rơm. Sau đó, 2 con rùa này được 1 nhóm người đàn ông dắt từ nhà này sang nhà khác để giả thích làm trò vui. Đến mỗi nhà người lái rùa lại nói với chủ nhà cho con rùa chút gì để ăn và chủ nhà mang ra nhiều bánh, thức ăn và hoa quả. Sau đó người lái rùa lại nói với con rùa:”Thưa ông rùa, ông sẽ ăn 1 bữa no nê và nhảy múa nhé". Con rùa sẽ đứng dậy và nhảy múa 1 lúc rồi sang nhà khác và lặp lại như thế. Sonori hay còn gọi là trò chơi bò: bò là con vật gắn bó gần gũi nhất với người nông dân. Trong suốt mùa vụ bò đã cùng với người chăm chỉ làm việc để tạo ra một mùa vụ bội thu. Con bò đã góp một phần rất lớn trong viêc đồng ruộng của người nông dân. Vì thế người nông dân rất biết ơn và để cảm tạ con bò họ chơi trò này. Ngoài ra con là để cầu mong một mùa no đủ. Nếu không có sự cộng tác của con bò sẽ không thể nào tạo ra được thành quả như vậy, một năm có no đủ hay không là phụ thuộc vào việc mùa vụ này có bội thu hay không.

242 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 5: Trò chơi bò Đầu tiên, người trẻ tuổi đứng cạnh nhau dưới 1 chiếc thảm bằng rơm hình thân con bò, người đàn ông đứng phía trước thò 2 bó rơm cong như hình sừng bò, người đàn ông phía sau thò ra 2 bó rơm nhỏ như hình đuôi bò. Sẽ có một người đàn ông làm nhiệm vụ dẫn bò, người này sẽ dắt con bò đến thăm tất cả các gia đình khác trong làng và đến mỗi nhà nó đều gõ cửa nói: ”Con bò nhà hàng xóm đói rồi ông bà làm phúc cho xin cái gì để ăn”. Người chủ nhà sẽ ra mở cửa mời họ vào và cho ăn uống. Sau đó người ta lại dắt con bò sang nhà người khác và chơi đến khuya. Trò chơi này thể hiện niềm mong muốn 1 vụ mùa bội thu dư dật cùng đó là mục đích giải trí thư giãn sau những ngày lao động vất vả của những người nông dân..Phong tục này rất thịnh hành ở 2 tỉnh Hwanghaedo và Kyonggido. Yuchnori: là trò chơi sử dụng 4 thanh gỗ, trên đó có đánh các thanh dấu với các kí hiệu khác nhau. Sau đó, người chơi chia thành các nhóm và lần lượt đại diện của từng nhóm sẽ lên,cầm 4 thanh gỗ rồi quay. Nếu mặt ngửa tương ứng với kí hiệu nào trên thanh từ vị trí xuất phát ban đầu sẽ dịch chuyển tương ứng với kí hiệu trên thanh đó. Ngoài ra, còn một số trò chơi khác như là kéo co, đấu vật... 4. Món ăn tiêu biểu của ngày Chuseok Có rất nhiều phong tục truyền thống đặc sắc liên quan đến lễ hội tạ ơn đặc biệt này là về phong tục ăn uống (văn hóa ẩm thực). Vào ngày Chuseok người ta làm bánh Songpyon,Torantang(soup khoai môn),ăn các loại hoa quả,thưởng thức rượu và trà. Đó là những thực phẩm do mình trồng nên và mới thu hoạch. Trong đó tiêu biểu là bánh Songpyon.

Hình 6: Bánh SongPyon

243 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Có câu chuyện liên quan đến bánh songpyon mà chúng tôi đã được học. Có nhiều cô gái hoặc chàng trai đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn, họ cũng rất tò mò không biết ý trung nhân của mình là người như thế nào. Ai cũng mong rằng mình sẽ gặp được một người bạn đời như ý. Vào đêm trước ngày trung thu, các cô gái chàng trai ấy sẽ quây quần cùng với gia đình của họ vừa ngắm trăng vừa cầu nguyện và làm bánh songpyon. Có câu chyện rằng là nếu làm bánh songpyon đẹp sẽ gặp được người bạn đời được như ý, còn không được như vậy sẽ gặp một người mà mình không mong đợi hoặc một người xấu xí. Vì thế các cô gái, ai cũng cố gắng nặn được một chiếc bánh thật đẹp. Để làm bánh Songpyon cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: gạo xay nhuyễn, đỗ xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, dầu, lá thông, lá dừa. Tiếp theo là làm bánh Songpyon là một loại bánh không thể thiếu trong ngày Trung Thu của Hàn Quốc, là loại bánh ttok nổi tiếng và phổ biến. Loại bánh này được làm từ gạo xay nhuyễn ra thành bột, bên trong có đậu xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, mè. vừng. Cách làm bánh này giống bánh trôi, hạt dẻ hoặc vừng được cho vào nhào với bột và được hấp với các lá thông nhỏ như lá kim chọc xuyên bánh ở mọi góc cạnh, các lá thông được người Hàn trang trí rất đẹp. Lá thông có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn có trong không khí, giúp bánh không bị ôi thiu và mang mùi hương của thông non tạo nên hương vị riêng của bánh. Khi cắn một miếng bánh có thể cảm nhận được hương vị tươi mát lan tỏa trong cổ họng, chính điều này gây ấn tượng sâu đậm cho người thưởng thức. Người ta thoa lên bánh một lớp dầu để chống dính hoặc còn dùng nước lá dứa để trộn bột bánh và như thế bánh sẽ có màu tự nhiên và không bị dính vào nhau. Bánh có thể có nhiều màu như xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, hồng, cam,…như các ánh sáng huyền bí phát ra từ mặt trăng. Có thể dùng màu thực phẩm để tạo màu cho bánh nhưng muốn bánh có màu sắc mà không cần đến phẩm màu này thì có thể dùng tới cà rốt, bí ngô hay rau cải cúc, dứa dã nhỏ rồi lấy nước trộn vào hỗn hợp làm bánh sẽ giúp bánh ngon hơn, thơm hơn, vẫn giữ được những nét riêng của bánh mà vẫn an toàn cho sức khoẻ. Nhìn bề ngoài, bánh có hình giống với sủi cảo của Trung Quốc và gần giống với bánh trôi của Việt Nam. Bánh songpyon có hình tròn đầy đặn như mặt trăng với các màu sắc khác nhau, là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Bánh có hình lưỡi liềm tượng trưng cho hình mặt trăng hứa hẹn cho sự viên mãn, tròn đầy, sự mở rộng và phát triển. Đây là một biểu tượng, vẻ đẹp rất thanh cao. Vào ngày lễ Chusoek, tất cả mọi thành viên trong gia đình từ già, trẻ, gái, trai…đoàn tụ và góp một phần công sức làm bánh, thể hiện sự sum vầy, yêu thương, gắn bó với nhau. Người Hàn Quốc tin rằng những cô dâu tương lai khéo tay nặn những chiếc bánh Songpyeon đẹp đẽ, thơm ngon thì sẽ có một người chồng tốt, đẹp trai.Còn những ai đã có gia đình rồi thì sẽ sinh con gái ngoan ngoãn, giỏi giang và xinh xắn,đáng yêu như trăng vậy. Phụ nữ Hàn Quốc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rất đầy đủ, công phu. Họ làm bánh rất cẩn thận với tất cả tâm huyết, trái tim của mình.Việc làm bánh sẽ được mẹ truyền cho con gái và con dâu.Tất cả các gia đình đều cố gắng làm được những chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất, ngon nhất để thờ cúng tổ tiên. Bánh vì vậy thể hiện sự khéo léo, đảm đang của các bà nội trợ và tấm lòng thành kính của họ đối với những người đã

244 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 khuất. Khi bánh bày ra đĩa phải xếp úp (con cháu cúi đầu tưởng nhớ ông bà), khi bày ra bàn ăn thì xếp ngửa bánh lên. Bên cạnh songpyon, có thể kể đến torankuk(suop khoai môn). 5. Ý nghĩa của Chuseok và Chuseok hiện đại ngày nay Hàn Quốc là đất nước có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho việc trồng trọt. Ở Hàn Quốc một năm chỉ làm một vụ chính, những nông phẩm thu hoạch được trong vụ này sẽ dùng cho một năm. Trung thu là thời điểm người nông dân thu hoạch những nông phẩm. Do đó, người ta rất coi trọng ngày tết trung thu. Trung thu chính là dịp để gia đình, họ hàng tề tựu và cùng thưởng thức những sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo hướng công nghiệp cuộc sống bận rộn người Hàn Quốc sẽ tổ chức Trung Thu như thế nào? Người Hàn Quốc cơ bản vẫn giữ được gìn giữ được Trung thu với hai ý nghĩa truyền thống là để tạ ơn tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu với những sản vật phong phú và là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp. Vào dịp Trung thu, những người sống ở thành phố đều sắp xếp công việc để nhanh chóng trở về quê tụ họp với gia đình. Một điều có thể thấy rõ là tất cả các con đường quốc lộ của Hàn Quốc đều bị tắc nghẽn hàng giờ mặc dù hệ thống giao thông của Hàn Quốc rất phát. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cuộc sống của người dân chốn thị thành ngày càng trở nên bận rộn hơn kéo theo đó là sự gia tăng của hình thức “chủ nghĩa cá nhân” đồng thời cũng làm cho hình thức tổ chức trung thu có nhiều thay đổi. Cuộc sống ở thành phố ngày trở nên bận rộn và thời gian dành cho việc chuẩn bị cho các ngày lễ Tết ngày càng eo hẹp đi, xu hướng chung của người Hàn Quốc là mua đồ bán sẵn tại siêu thị. Và ở thành phố thì cũng chỉ còn một số gia đình vẫn giữ được truyền thống làm bánh SongPyon trong ngày này. Người ta cũng về quê để thăm ông bà bố mẹ nhưng cũng nhanh chóng rời lên thành phố để làm tiếp công việc hàng ngày còn đang dang dở. Có thể gọi đó là xu hướng đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia ở Châu Á. Năm nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Khẩu hiệu của mùa Trung Thu năm nay là "hãy cùng chia sẻ" bởi người dân ở đây cũng có câu "niềm vui được nhân lên khi có người chung vui và nỗi buồn cũng vợi đi khi được sẻ chia". Thông qua dịp này chính phủ thể hiện sự quan tâm đến người dân bằng những hỗ trợ về phương tiện đi lại và tặng quà cho những gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn. 6. So sánh với Trung Thu của Việt Nam Ngay từ ý nghĩa của ngày tết trung thu chúng ta đã thấy ngay sự khác biệt trong ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu đối với người dân hai nước Việt Nam -Hàn Quốc. Phải chăng do vị trí địa lý thuộc ôn đới khí hậu ôn đới, đất đai canh tác giành cho nông nghiệp nghèo nàn mà một năm họ chỉ có một vụ thu hoạch đủ để sống trong một năm tới, vì vậy để cảm tạ trời đất mà họ tổ chức lễ trung thu? Trong khi đó Việt Nam được

245 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất nông nghiệp lớn, thời tiết thuận lợi một năm có thể thu hoạch được 2 vụ nên có lẽ cảm giác cả năm trời chờ đợi ngày thu hoạch không có gì là lớn lao. Vì vậy mà ở Việt Nam ngày này được giành cho thiếu nhi. Việt Nam là một đất nước với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng trọt cũng chăn nuôi, do đó các sản phẩm nông nghiệp cũng rất phong phú. Trong một năm sẽ có hai vụ một vụ: vụ chiêm và vụ mùa có những nơi còn cấy 3 vụ. Lương thực có thể đủ ăn từ năm này sang năm sau, nhiều khi dư thừa còn đem bán. Với một nền khí hậu ẩm, hoa quả cây trái quanh năm đều có, mỗi vùng có một loại quả riêng đặc trưng cho điều kiện tự nhiên của vùng đó như. Do đó người Việt Nam không coi trọng tết trung thu như người Hàn Quốc, trung thu chỉ là dịp để thưởng ngắm trăng và vui chơi và ngày nay trở thành tết thiếu nhi. Theo phong tục người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích. 7. Kết luận Trên đây, chúng tôi đã trình bày về nguồn gốc, ý nghĩa, các nghi thức và hoạt động chủ yếu trong ngày chuseok của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đất nước có bề dày 4000 năm lịch sử, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử vẫn còn gìn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của đất nước. Do tài liệu nghiên cứu vẫn còn hạn chế bài nghiên cứu của chúng em còn chưa đầy đủ. Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này giúp mọi người hiểu sâu hơn về văn hóa của Hàn Quốc. Một ngày lễ trông năm có ý nghĩa tinh thần đặc biệt đối với người Hàn Quốc. Tài liệu tham khảo Để hoàn thành bản báo cáo này chúng tôi có sử dụng các từ liệu từ sách báo, Internet như: http://www.sinhvienulsan.net/showthread.php?t=9823 http://blog.yume.vn/xem-buzz/tet-trung-thu-cua-nguoi-han- quoc.thuyen_giay.35A69725.html http://blog.daum.net/_blog/BlogTypeView.do?blogid=0TD3K&articleno=70#ajax _history_home http://duhochanquoc.edu.vn/index.php/dat-nuoc-han-quoc/3-so-net-ve-han-quoc/213- trung-thu-o-dat-nuoc-han-quoc.html

246 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC

SVTH: Bùi Thị Hoài Thu (1H-10) GVHD: Nguyễn Phương Minh I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CON NGƯỜI HÀN QUỐC Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Dân tộc Hàn là dân tộc duy nhất trên thế giới nói một loại ngôn ngữ. Sự đồng nhất trong ngôn ngữ này là nhân tố quyết định tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ. Theo một vài đặc trưng riêng về thể chất, dân tộc Hàn được xem là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Vào thế kí thứ VII, dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN - 935 s.CN), rất nhiều quốc gia trên bán đảo này lần đầu tiên được thống nhất. Sự thống nhất này mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho dân tộc Hàn không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tinh thần đoàn kết vững chắc.(13) Ngày nay, "Hàn Quốc năng động" (Dynamic Korea) là khẩu hiệu dân tộc mới của Hàn Quốc, tượng trưng cho hình ảnh hiện đại và đầy sức sống của một quốc gia đã đứng lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh để thành một cường quốc kinh tế trong khu vực châu Á. Tại Việt Nam, khi trào lưu văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) mà tiêu biểu là các bộ phim truyền hình Hàn Quốc tràn ngập trên các màn ảnh nhỏ, con người Hàn Quốc qua các bộ phim được phản ánh với nét tính cách ủy mị, dễ xúc động. Gần đây, khi báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục đưa các thông tin về quan hệ không tốt giữa công nhân Việt Nam và ông chủ Hàn Quốc, dường như con người Hàn Quốc lại được phản ánh với nét tính cách nóng nảy, thô lỗ... Nhưng liệu đó có đã phải là những gì chính xác và đầy đủ khi nói về tính cách con người Hàn Quốc chưa? Tìm hiểu con người Hàn Quốc trên phương diện cá nhân, gia đình và xã hội để có cái nhìn đúng đắn nhất về tính cách con người Hàn Quốc. Mọi sự phân chia phương diện dưới đây chỉ mang tính tương đối, bởi có nhiều nét tính cách được thể hiện qua cả ba phương diện. Sự phân chia này chỉ đóng vai trò giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu. II. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÁ NHÂN 1. Nhanh nhẹn, khẩn trương Con người Hàn Quốc từ xa xưa đã có cuộc sống gắn liền với biển đảo, nơi luôn tiềm ẩn những nguy hiểm do thiên nhiên khắc nghiệt mang lại. Có lẽ vì thế mà trong họ

(13) Xem Hàn Quốc Đất nước Con người, NXB Thế giới 2006.

247 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đã hình thành nên tác phong làm việc hêt sức nhanh chóng, khẩn trương. Ngày nay, để bắt kịp với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Hàn Quốc thì sự nhanh nhẹn lại càng không thể thiếu. “Theo thống kê, người Hàn Quốc khi đi bộ trong 1 phút, số lần bước của họ thường nhiều hơn người Châu Âu ít nhất là 15 bước. Có học giả cho rằng sở dĩ người Hàn Quốc dễ dàng tiếp nhận lối ăn nhanh (fast food) của người Âu-Mỹ là vì truyền thống của người Hàn Quốc ăn uống hết sức đơn giản, họ tiếp thu cách "ăn nhanh" của người Âu-Mỹ rất nhanh. Vả lại người Hàn Quốc vốn sinh ra đã có tính vội vàng rồi. Trong thời kinh tế phát triển nhanh như hiện nay, nhịp điệu cuộc sống càng gấp gáp thì hình thức ăn nhanh rất thích hợp với họ.”(14) Một thực tế là các công ty Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam, khi tuyển nhân viên thì sự nhanh nhẹn cũng là một đặc điểm tính cách được ưu tiên. Theo chị N.A - hiện đang làm việc tại công ty Nhà ở và đất đai Hàn Quốc cho biết, giám đốc công ty này khi tuyển nhân viên rất coi trọng sự nhanh nhẹn. Một ứng viên có kĩ năng tiếng và khả năng làm việc không phải là tốt nhất, nhưng lại thể hiện được sự năng động, nhanh nhẹn thì vẫn có cơ hội được tuyển cao. Người Hàn Quốc cũng không có thói quen ngủ trưa như người Việt Nam mà sau bữa ăn trưa, họ có thể bắt tay vào làm tiếp công việc luôn. Tác phong nhanh nhẹn, tranh thủ thời gian của người Hàn Quốc giúp họ hoàn thành công việc với thời hạn ngắn nhất có thể, nhờ đó mà kịp thời nắm bắt thời cơ. Hãy cùng phân tích những thành công mà sự nhanh nhẹn mang lại cho con người Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Rất nhiều công trình kinh tế của họ được hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ, đường cao tốc từ Seoul đến Pusan được hoàn thành trong thời gian vỏn vẹn có 29 tháng, khiến cho nhiều công ty nước ngoài hết sức ngạc nhiên. Trong lúc đó đường cao tốc của Nhật Bản từ Kobe đến Nagoya, độ dài tương đương với đường cao tốc Seoul - Pusan mà thời gian thi công dài hơn 1 năm so với công trình của Hàn Quốc. Hay như công trình xây dựng đường tàu điện ngầm ở Seoul, vừa hạ lệnh đã thi công bốn tuyến đường cùng một lúc, nhờ đó mà chỉ trong vòng vài năm, Seoul đã có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại vào bậc nhất thế giới. Rồi câu chuyện về nhà máy đóng tàu Ulsan, người Hàn Quốc không đợi có nhà xưởng rồi mới đóng tàu mà đồng thời vừa đóng tàu vừa xây dựng nhà máy.(15) Tuy nhiên, người Hàn Quốc do quá vội vàng mà cũng gây ra những hậu quả tai hại. Như trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, khánh thành rồi mới phát hiện ra sai sót gắn biển báo từng ga không đúng chỗ, khiến hành khách đi tàu không nhìn thấy. Chính sự nôn nóng muốn làm cho nhanh cũng khiến người Hàn Quốc thất bại trong các hợp đồng làm ăn hay đàm phán kinh tế….

(14) Trích Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc – PGS.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. (15) Xem tài liệu trích dẫn trên.

248 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. Nóng nảy Một dạo trước đây, báo chí đăng tải một loạt các thông tin về quan hệ không tốt giữa công nhân Việt Nam và ông chủ Hàn Quốc, như chửi mắng hay nhét giẻ vào miệng, nguyên nhân chủ yếu do bất đồng văn hóa gây nên. Song thông qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được phần nào tính cách nóng nảy của người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc thường có xu hướng nói to, quát mắng khi tâm trạng không tốt hoặc áp lực công việc quá lớn. Đài báo Hàn Quốc từng đưa tin một vụ án do nhất thời bị kích động gây ra: một nông dân cãi nhau với một viên chức, người nông dân kia tức quá đang đêm đốt cháy cả cơ quan của anh viên chức kia, làm 16 người chết và 20 người bị thương. Ngày 7/5/1990 một đoàn tàu điện ngầm đi từ Seoul đến Dongdaemun chậm mất 10 phút, khi đoàn tàu đến nơi, bị hành khách đứng chờ ở Dongdaemun tức quá, đập vỡ mất 15 ô cửa kính. Người Hàn Quốc rất dễ bị kích động, chỉ một việc nhỏ như người nào đó gọi điện thoại ở một trạm điện thoại công cộng, chiếm chỗ gọi hơi lâu một chút thế là gây ra cãi nhau. Do hay xúc động, nên người Hàn Quốc động một tý là biểu tình, hoặc trong nhà máy, sản xuất gặp trục trặc là công nhân tổ chức bãi công liền. Thậm chí, gần đây các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về một số vụ đánh cãi nhau giữa các nghị viên trong cuộc họp Quốc hội cũng vì tính nóng nảy của họ. Nóng nảy, hay xúc động, tính cách đó của người Hàn Quốc đã trở lên nổi tiếng thế giới. Các cô tiếp viên hàng không của các nước đều có nhận định thống nhất như vậy. Mùa hè, thấy người Châu Á, hễ bước vào thang máy bay là đòi cung cấp đồ uống lạnh, đích thực là người Hàn Quốc. Các cô nói sở dĩ người Hàn Quốc có thói quen uống nước mát là để làm dịu cơn nóng bức ở trong lòng họ! (16) Tuy nhiên, không phải người Hàn Quốc nào tính cách cũng nóng nảy và không phải lúc nào họ cũng nóng nảy. Nét tính cách được nêu trên đây chỉ mang tính tổng hợp từ những ví dụ và sự việc xảy ra trong thực tế. 3. Siêng năng, cần cù Người Hàn Quốc rất riêng năng, cần cù. Họ luôn là những người đi sớm và về muộn nhất công ty. Tại Hàn Quốc, con người phải làm việc trong một cường độ cao, một ngày làm việc 12 tiếng đồng hồ là bình thường đối với họ. Đặc biệt, họ sẵn sàng ở lại công ty làm thêm giờ nếu như còn nhiều công việc chưa được giải quyết xong. Theo một cuộc điều tra nhỏ người viết thực hiện, những người được phỏng vấn trong đó có chị C – sinh viên tốt nghiệp khoa tiếng Hàn và hiện đang làm phiên dịch cho công ty VDS Vina (công ty sản xuất màn hình điện thoại cho Samsung có địa chỉ ở

(16) Xem Một vài đặc điểm về kết cấu ý thức người Hàn Quốc – PSG.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

249 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Bắc Giang) cho biết: Các nhân viên thường làm việc buổi sáng từ 7h20-12h15, buổi chiều từ 1h-7h30. Đây là giờ làm việc cơ bản. Còn những hôm có việc đột xuất thì phải là thêm giờ, những lúc làm việc như vậy bao giờ các sếp Hàn Quốc cũng là người làm việc nhiều nhất, đến sớm nhất và về muộn nhất. Nhân viên dù làm xong hết việc nhưng vẫn phải tìm thêm việc cho đến khi sếp làm xong việc. Người Hàn Quốc rất tận tụy với công việc, luôn đặt ưu tiên số một cho công việc. Họ ghét sự lười biếng và thói đi muộn về sớm. Theo chị M – hiện đang làm phiên dịch cho công ty xây dựng Kumho cho biết: Người Hàn Quốc trong công ty dường như rất thích làm thêm giờ, họ có thể làm việc đến 9, 10h tối cũng không sao. Họ làm thêm giờ không hẳn chỉ để nhận lương ngoài giờ mà theo họ, đó còn là biểu hiện cho sự chăm chỉ, tận tụy với công việc. Vì thế, cần cù, tuân thủ thời gian làm việc và tận tụy hết mình vì công việc là điều mà các công ty Hàn Quốc luôn yêu cầu ở nhân viên. 4. Thiên kiến và thành kiến mạnh Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy khi tiếp xúc với người Hàn Quốc lần đầu tiên, cần tạo ấn tượng tốt với họ về hình thức, cách cư xử để tạo dựng một ấn tượng tốt. Người Hàn Quốc nhiều khi quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần một ấn tượng tốt ban đầu. Khi đã có ấn tượng tốt với người Hàn Quốc thì sẽ giải quyết tốt mọi công việc của mình. Và cũng ngược lại, khi đã có ấn tượng không tốt thì thực sự khó để có thể sửa đổi, chỉnh sửa những hình ảnh của mình trong con mắt người Hàn Quốc. Có thể đây là lí do giải thích vì sao người Hàn Quốc thường ăn mặc rất đẹp và chú trọng hình thức bền ngoài để gây ấn tượng tốt khi lần đầu tiên gặp gỡ. Thanh thiếu niên Hàn Quốc có xu hướng phẫu thuật thẩm mĩ vì họ quan niệm có ngoại hình sẽ dễ dàng kiếm công việc tốt hơn. 5. Tính cách thực tế rõ ràng Theo cô N – giáo viên khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội cho biết, qua kinh nghiệm tiếp xúc làm việc với người Hàn Quốc, cô nhận thấy họ rất rõ ràng, minh bạch. Khi trả tiền taxi mà tài xế không có tiền lẻ trả lại, nếu không giải thích rõ ràng với người Hàn Quốc thì họ sẽ thắc mắc và dễ gây hiểu nhầm. Không phải do tính cách người Hàn Quốc keo kiệt, mà trong suy nghĩ của họ đã phân biệt rất rạch ròi về sự sở hữu cá nhân, đồ của ai người đó dùng, mượn khác mà xin khác. Không chỉ với vật chất, trong tình cảm, người Hàn Quốc cũng yêu ghét rõ ràng. Một dẫn chứng cụ thể là cuộc chiến tranh cách đây đã lâu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Như chúng ta đã biết, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản theo phe phát xít đi xâm chiếm nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc…Một thực tế cho thấy, hiện tại ở Trung Quốc vẫn còn giữ lại nhiều công trình kiến trúc do Nhật xây dựng, nhưng ở Hàn Quốc thì lại rất hiếm thấy. Không phải vì người Nhật không xây

250 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 dựng ở Hàn Quốc mà do người Hàn Quốc đã phá hầu hết những công trình đó, nếu có giữ lại thì cũng chỉ mang tính chất làm bằng chứng cho tội ác xâm lược của Nhật Bản mà thôi. Theo chị M – hiện làm phiên dịch cho công ty xây dựng Kumho cho biết, nếu ngày hôm trước làm thêm giờ đến 9, 10h tối thì ngày hôm sau vẫn phải đi làm đúng giờ, không được lấy lí do ấy để đi làm muộn giờ. Người Hàn Quốc rất rõ ràng, làm thêm giờ là việc của bạn, còn vẫn luôn phải tuân thủ giờ giấc làm việc của công ty. 6. Coi trọng tự tôn cá nhân Có lẽ do đặc điểm nguồn gốc dân tộc thuần nhất nên người Hàn Quốc rất coi trọng tự tôn cá nhân. Con người Hàn Quốc tự trọng cao, coi nặng danh dự cá nhân, gia đình, dòng họ. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân sâu xa tạo nên lòng tự tôn dân tộc (sẽ đề cập ở phần sau). Tuy nhiên, sự coi trọng thể diện quá mức có thể dẫn đến chủ nghĩa hình thức thái quá. Đặc điểm này đều đã từng được nhiều học giả nghiên cứu và rút ra kết luận, như nhà tâm lí học người Nhật Bản Takahashi ở trường đại học Hoàng gia Seoul, năm 1921 đã công bố báo cáo nêu ra 10 đặc điểm người Hàn Quốc, trong đó có đặc điểm thứ ba: Chủ nghĩa hình thức – chỗ ở nhấn mạnh về hình thức; trong tinh thần, logic thì từ chối việc điều tra nghiên cứu thực tế.[…](17). Hay như theo một tác giả người Hàn Quốc Ch’oe Nam-son – một trong những người đầu tiên chỉ ra đặc điểm của người Hàn thông qua những phân tích và cảm nhận lịch sử thấu đáo cũng đã nêu ra hạn chế của người Hàn là chủ nghĩa hình thức thái quá.(18) Đặc tính này cũng phần nào giống người Việt Nam chúng ta: Một bà mẹ cho con đi học thêm ở một trung tâm nào đó, thì lập tức bà mẹ bên cạnh cũng phải cho con đi học bằng được. Người Hàn Quốc coi trọng chủ nghĩa tự tôn và cái tôi của mình. Họ cố gắng làm ra vẻ ta đây giàu có, hiểu biết và hơn người vì sợ người khác coi thường, họ không muốn chịu thua và tính canh tranh khá cao. Họ hay chạy theo mốt, kể cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hay chơi chữ và lạm dụng từ nước ngoài để chứng tỏ mình sành điệu và hiểu biết. 7. Bảo thủ Mặc dù con người Hàn Quốc hiện nay có xu hướng hội nhập cao, chủ động tiếp thu văn hóa quốc tế nhưng tư tưởng vẫn còn bảo thủ. Rất khó có thể thuyết phục người Hàn Quốc thay đổi, cho dù lợi ích của việc thay đổi đó đã bày ra trước mắt. Đặc điểm này có thể thấy rất rõ trong việc người Hàn Quốc học tiếng Anh. Rất nhiều giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại Hàn Quốc đều có chung quan điểm rằng nhiều người Hàn Quốc học tiếng Anh nhưng lại không thực sự muốn tiếp cận nó.

(17) Xem Lê Quang Thiêm, Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn (2005) tr.307. (18) Xem tài liệu trên tr.310.

251 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Theo Alex Case – giáo viên dạy tiếng Anh tại hai trường khác nhau ở Hàn Quốc trong vòng hai năm cho biết: Theo quy tắc của lớp học, mỗi người sẽ tự tìm cho mình một cái tên tiếng Anh để xưng hô trong buổi học. Tuy nhiên người Hàn Quốc ban đầu thường từ chối việc sử dụng tên nước ngoài, họ chỉ muốn được gọi bằng tên tiếng Hàn của mình. Nếu có chọn một cái tên nước ngoài thì sự phát âm cái tên đó cũng bị Hàn hóa đi phần nào.(19) Hay như theo Jon Huer - người phụ trách một chuyên mục cho tờ báo Korea Times cho biết người Hàn Quốc quá bảo thủ để có thể thừa nhận những lỗi sai tiếng Anh mà đã được người bản xứ góp ý sửa. Có quá nhiều sự nhầm lẫn tiếng Anh ở Hàn Quốc: tại các doanh nghiệp, sân bay, ga tàu, văn kiện chính phủ, biển báo chỉ đường, trong sách giáo khoa, từ điển, trên ti vi hay trên đường, thậm chí là trong các tờ báo viết bằng tiếng Anh cho người nước ngoài. Chỉ đơn giản là do người Hàn Quốc không muốn sửa những lỗi sai dù đã được góp ý. Theo một vài phỏng vấn của Jon Huer với editor của các tờ báo, nhân viên công ty kinh doanh, giáo viên...đều là người nước ngoài cho biết những người Hàn Quốc thuê họ để chỉnh sửa tiếng Anh nhưng lại không chấp nhận những gợi ý sửa sai đó.(20) III. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN GIA ĐÌNH 1. Xu hướng tình cảm và trọng tình nghĩa Gia đình có ý nghĩa quan trọng bậc nhất với người Hàn Quốc. Họ coi trọng gia đình và dòng họ hơn bất cứ một dân tộc nào khác trên thế giới. Mọi thành viên trong một gia đình đều có sự gắn bó mật thiết với nhau, bởi mỗi hành động của một người đều có tác động, dù nhỏ hay lớn đến các thành viên khác trong gia đình. Do đó, sự hòa thuận, hạnh phúc trong một gia đình quan trọng hơn nhiều lợi ích của từng cá nhân. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Trước kia, anh em trai thường sống trong cùng một nhà sau khi họ đã lập gia đình, và có khi cả những người cháu cũng vậy. Tuy hiện giờ tại Hàn Quốc chủ yếu tồn tại mô hình gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái), những gia đình lớn như trên bây giờ rất hiếm nhưng các thành viên trong gia đình vẫn sống gần nhau và duy trì mối quan hệ thường xuyên. Những người sống xa nhà thường sum họp vào những dịp đặc biệt như hôn lễ của một người họ hàng, mừng thọ ông bà, sinh nhật của một đứa trẻ hay những ngày lễ hội truyền thống. Vào những dịp như vậy mọi người đều quây quần tham gia vào việc chuẩn bị cho buổi lễ. Bên cạnh đó, lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc. Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà

(19) Xem http://edition.tefl.net/articles/home-and-abroad/korean-cultural-differences/ (20) Xem "Is Poor English of Koreans Cultural?"- Jon Huer http://www.koreatimes.co.kr

252 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 vào ngày giỗ của họ trong khoảng khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok, ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. Việc cúng bái này quan trọng đến mức mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà phải đi một quãng đường dài để về tham gia. Và các thành viên trong gia tộc thường tranh thủ những buổi tụ họp như thế này để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm. Bố mẹ có thể hi sinh hết mình vì con cái: Gần đây, chúng ta cũng nghe nói đến một hiện tương gọi là “gia đình ngỗng hoang”. Những cha mẹ này sẵn sàng hi sinh hạnh phúc được ở gần nhau, họ bất chấp cả rào cản ngôn ngữ và văn hóa, người mẹ sẽ đưa các con ra sống ở nước ngòai để có điều kiện học tập tốt hơn, còn người cha thì ở lại và làm việc cật lực để nuôi con cái họ ăn học.(21) 2. Tôn ti trật tự trong gia đình Trong một gia đình Hàn Quốc, người đứng đầu gia đình theo truyền thống được coi là người nắm giữ mọi quyền lực. Người đứng đầu trong gia đình đặt ra các quy định và các thành viên phải tuân theo. Sự tuân theo này được xem như một đức tính tự nhiên và tốt đẹp của người Hàn Quốc. Tôn ti trật tự trong gia đình được duy trì qua các mối quan hệ tuân theo giữa con cái với cha mẹ, vợ với chồng, và nhiều mối quan hệ khác. Những chuẩn mực trong đạo Khổng đã thống trị cuộc sống và cách suy nghĩ của con người Hàn Quốc trong nhiều thế kỉ và nó vẫn luôn được tôn trọng trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người.(22) Sự tôn ti trật tự trong gia đình được thể hiện rõ nét qua các biểu hiện sinh hoạt hằng ngày của người Hàn Quốc. Khi xưng hô trong gia đình, người lớn hơn có thể gọi người bé hơn bằng tên, tuy nhiên người bé hơn không được gọi trực tiếp người lớn hơn bằng tên, mà phải gọi bằng các danh từ xưng hô như oppa, eonni, hyeong hay nuna… Không được hút thuốc trước mặt người lớn, trong bữa ăn, phải đợi ông bà hoặc bố mẹ bắt đầu ăn trước rồi con cháu mới được bắt đầu ăn. Khi uống rượu với người lớn tuổi thì phải quay người sang bên, vv… Những quy tắc xử sự này được người Hàn Quốc tuân theo rất nghiêm túc, bởi sự tôn ti trật tự trong gia đình cũng là nền tảng xây dựng nên sự tôn ti trật tự trong xã hội. IV. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 1. Tôn ti trật tự trong xã hội Có thể nói, xã hội Hàn Quốc là xã hội có tôn ti trật tự nhất trên thế giới. Điều này được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ và các quy tắc giao tiếp hằng ngày.

(21) Xem http://vietbao.vn (22) Xem Facts about Korea (1998)

253 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trong tiếng Hàn Quốc, thể kính ngữ hay không kính ngữ được sử dụng rất khắt khe. Thể kính ngữ được dùng với những người lần đầu gặp mặt, những người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội cao hơn bạn. Đó là lí do vì sao trong lần đầu gặp gỡ, người Hàn Quốc không ngần ngại hỏi tuổi của nhau để có thể xưng hô hợp lí. Cách chào hỏi của người Hàn Quốc cũng rất đa dạng, từ cúi đầu, chào gập người hay quỳ lạy, tùy vào từng tình huống và đối tượng mà sử dụng cách chào thể hiện sự trang trọng khác nhau. Người Hàn Quốc có truyền thống tôn trọng người già. Có thể dễ dàng bắt gặp trên xe buýt hay tàu điện ngầm những ghế ngồi đặc biệt dành cho người già. Sẽ được cho là thô lỗ nếu như bạn ngồi vào những chiếc ghế đó, hoặc không nhường ghế cho người già khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Nhường ghế cho người lớn tuổi đã trở thành một nét văn hóa đẹp, đi sâu vào cách suy nghĩ của con người Hàn Quốc. Trong công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc, các mối quan hệ giữa sunbae-hoobae, giám đốc-nhân viên được phân định rất rạch ròi. Tuy nhiên điều này cũng gây nên sự độc đoán cấp bậc trong xã hội Hàn Quốc. Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc rất chặt chẽ và kỷ luật, đa số đàn ông Hàn Quốc đều trải qua môi trường quân đội nên họ thấm nhuần tư tưởng chấp nhận và phục tùng, trên nói dưới nghe và tuyệt đối chấp hành. Họ sẵn sàng làm theo mệnh lệnh chính thức của cấp trên, e sợ cấp trên và ít khi dám đưa ra chủ kiến của mình nếu trái lại ý kiến cấp trên. 2. Tự tôn dân tộc Phát triển từ tự tôn cá nhân, người Hàn Quốc có lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua lòng yêu nước của người Hàn Quốc. Thanh niên Hàn Quốc có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm cao với Nhà nước. Người Hàn Quốc khi đi đến đâu cũng luôn tích cực quảng bá văn hóa nước mình cho bạn bè thế giới, đặc biệt là qua trào lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu. Nền công nghiệp giải trí phát triển đã góp một phần không nhỏ giúp quảng bá hình ảnh đất nước tới mọi nơi trên thế giới. Họ còn thể hiện tình yêu nước của mình qua tình yêu với các di sản văn hóa, di tích lịch sử. Còn nhớ cách đây 3 năm trước, vào cái ngày mà cổng thành cổ Namdaemun ở thủ đô Seoul bị thiêu cháy, hàng trăm nghìn người dân Seoul đã quỳ trước cổng thành như một nghi thức để tang cho không chỉ một di tích lịch sử quý giá mà còn là linh hồn của thủ đô Seoul, của toàn dân tộc Hàn Quốc. Hay như năm mà cuộc khủng hoảng tài chính ập đến Hàn Quốc như một cơn bão. Để cứu nền kinh tế Hàn Quốc, những người dân thường đã tình nguyện tham gia cuộc vận động hiến vàng yêu nước rất đông đảo. Phụ nữ xếp hàng dài trước các ngân hàng, đem các đồ nữ trang quí hiếm để đổi lấy đồng tiền đang mất giá đến chóng. Số lượng vàng ngân hàng Hàn Quốc thu được rất lớn, đã ảnh hưởng đến giá vàng thế giới. Phụ nữ Hàn Quốc còn tổ chức diễu hành thị uy ở sân bay Seoul phản đối những người đi du lịch tiêu phí ngoại hối trong lúc đất nước đang gặp khó khăn.

254 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Lòng tự tôn dân tộc còn tạo nên một sức mạnh tinh thần lớn lao. Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc nằm trên một bán đảo có phía Bắc giáp với Trung Quốc và Nga, đối diện với Nhật Bản qua một eo biển hẹp. Do vị trí địa lí dễ dàng tiếp cận như vậy nên trong lịch sử, dân tộc Hàn liên tục phải chịu những cuộc xâm lược từ Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, sức sống mãnh liệt, dẻo dai không ngừng để duy trì cuộc sống của bản thân và dân tộc đã trở thành nguồn động lực lớn lao, sức mạnh tinh thần đã giúp con người nơi đây vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đất nước phát triển. Người Hàn Quốc luôn gắng sức xây dựng một đất nước giàu mạnh để chứng tỏ dân tộc họ không phải là một dân tộc yếu. Lấy ví dụ câu chuyện trong một lần đấu loại Giải vô địch thế giới những năm 1960, Tổng thống Hàn Quốc tiếp kiến đội bóng chuẩn bị bay sang Nhật thi đấu đã nói: “Nếu thua các cậu đừng có vượt biển Đại Hàn (eo biển Nhật Bản) mà về nữa.” Nói thế có nghĩa là, nếu thua thì các cậu hãy nhảy xuống biển tự vẫn mà tạ tội nhân dân Hàn Quốc. Câu nói ấy đủ cho thấy nhân dân Hàn Quốc coi trọng tự tôn dân tộc hơn tất cả, bằng mọi giá phải đem vinh quang về cho đất nước. Tư tưởng đặc trưng của Hàn Quốc là tư tưởng lấy Hàn Quốc làm chủ thể đã bao hàm thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc Hàn. Tư tưởng này đã chảy trong trong tâm tính và suy nghĩ chung của các thành viên trong cộng đồng dân tộc và càng nảy nở trong giai đoạn nền tảng của quá trình Nho giáo và phật giáo chiếm lĩnh Hàn Quốc. Tuy nhiên, lòng tự tôn dân tộc thái quá còn dẫn đến hậu quả là sự bài trừ văn hóa nước ngoài một cách cực đoan. Có phần nào đó giống người Trung Quốc và Nhật Bản, người Hàn Quốc không tích cực sử dụng tiếng nước ngoài, kể cả những ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh. Một thực tế được nêu ra trong "Is Poor English of Koreans Cultural?" viết bởi Jon Huer là người Hàn Quốc khi tới Mĩ để học tập hoặc sinh sống thì họ sẽ sống theo "cách-Hàn-Quốc" trong phần lớn thời gian. Họ nói chuyện với người Hàn Quốc, ăn các món ăn Hàn, đọc báo và xem phim Hàn Quốc... Kể cả khi học một ngoại ngữ thì nền văn hóa và những giáo huấn của dân tộc Hàn Quốc đã trở thành cái bóng quá lớn, chiếm lĩnh trái tim, trí óc và tâm hồn người Hàn Quốc, giống như việc nói giỏi tiếng Anh là phản bội lại đất nước vậy.(23) Một thực tế nữa có thể dễ dàng nhận thấy đó là người Hàn Quốc chỉ dùng sản phẩm của nước mình dù đi đến bất kì đâu, giống như khi đến Việt Nam thì họ sẽ chỉ dùng điện thoại Samsung, nhà cung cấp mạng S-fone... Hàng hóa của Hàn Quốc được quảng bá rộng rãi ở thị trường nước ngoài nhưng hàng hóa bên ngoài lại rất khó để có thể xâm nhập được vào thị trường Hàn Quốc. 3. Hiếu học, có sự đầu tư lớn cho giáo dục Có thể nói, giáo dục Hàn Quốc được đánh giá cao trên thế giới. Trong bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds gồm 200 trường đại học uy tín nhất trên thế giới thì Hàn Quốc góp mặt với 5 trường đại học. Gần đây thì các trường đại học của Hàn Quốc đang có chiều hướng tăng bậc đáng kể. Hiện nay Hàn Quốc có tất cả 13 đại học trong

(23) Xem "Is Poor English of Koreans Cultural?"- Jon Huer http://www.koreatimes.co.kr

255 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 top 500 - đứng thứ 9 trên thế giới. Về tỷ lệ sinh viên/dân số đứng thứ 16. Số đại học vào top đầu đứng thứ 12 cho thấy thứ hạng cao của Hàn Quốc trên toàn thế giới. Mỗi năm nhân dân và Chính phủ Hàn quốc đầu tư một nguồn tài chính cực lớn vào sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực.Theo thống kê, chi tiêu cho giáo dục của Hàn quốc cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Riêng về đầu tư kinh tế cho giáo dục đại học, Hàn Quốc đứng thứ 13 trên thế giới. Mỗi gia đình tại Hàn Quốc luôn ý thức được tầm quan trọng của học vấn, kiến thức nên bằng mọi giá phải cho con cái đỗ đại học. Năm 2008, bất chấp kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, mức đầu tư cho giáo dục của các gia đình ở Hàn Quốc đạt mức kỷ lục gần 40 ngàn tỷ won (29,6 tỷ USD). Số liệu trên chứng tỏ các gia đình Hàn Quốc nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục nên thậm chí còn tăng chi phí cho giáo dục dù các lĩnh vực chi tiêu khác đều phải thắt chặt hơn.(24). Do đó áp lực thi cử tại Hàn Quốc cũng rất nặng nề. Trong xã hội Hàn Quốc xuất hiện hội chứng kosambyeong - hội chứng đi kèm với những học sinh năm cuối của trung học phổ thông khi bước vào kì thi đại học mang tính chất cạnh tranh cao. Dù giáo dục trong nước khá phát triển nhưng theo thống kê tại các trường đại học Mĩ có khoảng 75000 sinh viên Hàn Quốc đang theo học, đông thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này thể hiện rõ tinh thần hiếu học, thái độ ham học hỏi và sự đầu tư lớn cho giáo dục của người Hàn Quốc. Từ cá nhân, gia đình cho đến toàn xã hội luôn ý thức được tầm quan trọng của giáo dục trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, điều này dẫn đến hệ quả là sự sùng bái học giả quá mức. Với người Hàn Quốc, giáo viên, giảng viên giáo sư đại học là những người đáng kính. Một tập đoàn lớn sẵn sàng trả cho một vị giáo sư đại học vài ngàn đô cho một ngày giảng bài tại công ty, trong khi lương công nhân có thể chỉ là 100 USD ngày. Họ phân biệt đối xử rất rõ ràng, một ví dụ điển hình là ở các trường đại học thì được các cơ quan hữu quan Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc hỗ trợ mọi điều kiện cho sinh viên học tập, như cấp học bổng, máy tính, phòng lab, trang thiết bị thường xuyên, trong khi rất nhiều một trung tâm đào tạo tiếng Hàn khác không thuộc các trường đại học, hằng năm đào tạo cả ngàn người biết tiếng Hàn thì xin Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) một giáo viên người Hàn về dạy cũng không được chấp nhận vì “đây là cơ quan dân sự và không phải trường đại học” và gần như chẳng ai quan tâm, và cũng chẳng bao giờ có học bổng cho những đối tượng này.(25) V. KẾT LUẬN Qua bài báo cáo nghiên cứu khoa học ngắn gọn này, tôi hi vọng mỗi người đều nghiễn ngẫm và tìm ra câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi đã được nêu ra trong phần đặt vấn đề trên. Riêng cá nhân tôi rút ra kết luận rằng, động lực giúp Hàn Quốc tạo nên "Kì tích trên sông Hàn" ở phương diện tính cách con người trước hết phải kể đến lòng tự tôn cá

(24) Xem http://thongtinhanquoc.com (25) Xem http://www.kanata-koreanschool.com

256 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nhân mà cao hơn chính là lòng tự tôn dân tộc của người Hàn Quốc. Sự tự tôn dân tộc như dòng máu chảy trong mỗi con người Hàn Quốc, kéo họ lại gần với nhau hơn và tạo nên sức mạnh đạt để cùng nhau nỗ lực đạt những thành tựu khiến nhiều dân tộc khác phải nể phục. Sau đó phải kể đến là sự siêng năng cần cù, luôn luôn tận tụy, hết mình vì công việc. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người Hàn Quốc. Nhờ những tính cách tốt đẹp ấy mà con người Hàn Quốc đã xây dựng một đất nước Hàn Quốc không chỉ mạnh về kinh tế mà còn giàu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc như ngày nay. Bài nghiên cứu này cũng giúp tôi tiến thêm một bước gần hơn với nền văn hóa Hàn Quốc, thêm hiểu biết và yêu mến đất nước, con người nơi đây. Cuối cùng, tính cách con người, nói rộng hơn là tính cách cả một dân tộc, song song cùng những mặt mạnh là những mặt còn yếu kém. Tuy nhiên con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng nên nhìn vào những điểm mạnh trong tính cách con người Hàn Quốc để học tập, giúp đất nước Việt Nam phát triển và tạo nên một kì tích đáng khâm phục như người Hàn Quốc đã từng tạo nên. Tài liệu tham khảo: 1. Lê Quang Thiêm, Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn (2005). 2. Hàn Quốc Đất nước Con người, NXB Thế giới 2006. 3. Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc – PGS.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 4. Một vài đặc điểm về kết cấu ý thức người Hàn Quốc – PSG.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 5. Facts about Korea (1998) 6. Các website: • http://edition.tefl.net/articles/home-and-abroad/korean-cultural-differences/ • http://www.koreatimes.co.kr • http://vietbao.vn • http://www.kanata-koreanschool.com • http://thongtinhanquoc.com

257 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

KIMCHI – MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỮA CƠM CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

SVTH: Tạ Lệ Huyền, Nguyễn Thanh Hà GVHD: Nguyễn Nam Chi

I. KHÁI QUÁT NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KIMCHI Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đang vươn ra ngoài biên giới Hàn Quốc và có tầm ảnh hướng tới các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á. Các nhà hàng Hàn Quốc đã xuất hiện ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, ghi tên ẩm thực Hàn Quốc lên bản đồ ẩm thực thế giới…và đặc biệt là 김치(Kimchi) – món ăn đã phổ biến trên thế giới đến mức có hẳn một từ Tiếng Anh là Kimchi để gọi tên cũng giống như trường hợp shusi của Nhật Bản. Một bữa ăn của người dân Hàn Quốc hầu như không bao giờ vắng mặt Kimchi. Kimchi không chỉ đơn thuần là một món ăn mà dường như còn là một biểu tượng văn hóa. Kimchi (Hangeul:김치, Latin hóa: gimchi hoặc kimchee) là món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa, món ăn này được gọi là chim-chae (Hangeul: 침채, chữ Hán: 沈菜), nghĩa là “rau củ ngâm”. Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ Kimchi (김치) đã thoát ra khỏi gốc chữ Hán. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ và ớt, có vị chua cay. Mặc dù có hàng trăm loại Kimchi khác nhau nhưng hầu hết các loại Kimchi đều có mùi thơm nồng và cay. Kimchi là một món ăn cực kì thân thuộc với người Hàn Quốc, người ta có thể ăn riêng Kimchi hay ăn kèm với các món khác hoặc làm nguyên liệu chính cho các món như: 김치 찌개, 김치 볶음밥, … Kimchi có một lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời. Một số nguồn tài liệu cho rằng Kimchi có thể đã xuất hiện khoảng 2600-3000 năm trước. Văn bản đầu tiên miêu tả về Kimchi có thể tìm thấy trong cuốn Kinh Thi (chữ Hán: 詩經). Trong Kinh Thi, Kimchi được gọi là “ji” (chữ Hán:漬, phiên âm Hán Việt: Tí, nghĩa gốc là: Ngâm, tẩm thấm), trước khi nó được gọi là “chimchae” (chữ Hán: 沈菜, phiên âm Hán Việt: Trầm thái, nghĩa gốc là: rau củ ngâm). (1), (2) Kimchi truyền thống được chế biến từ cải thảo và nước muối.Nhưng vào thế kỉ thứ 12, thành phần Kimchi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị và màu sắc. Ở Hàn Quốc, có một số ý kiến cho rằng Kim Chi xuất hiện vào thời kỳ đồ đá mới. Lúc này Kim Chi được làm một cách rất đơn giản là chỉ ướp rau với muối. Đến thời kỳ Tam Quốc ở bán đảo, người Hàn Quốc đã cho thêm các gia vị khác như: Hành, tỏi, gừng… Đến hết thời kỳ Cao Ly, Kim Chi đã có gần đầy đủ các loại gia vị như ngày nay. Sang thời sơ kỳ Triều Tiên thì có một bước cải tiến quan trọng, đó là người Hàn Quốc dùng nước mắm thay cho muối để làm Kim Chi. Đến thế kỉ thứ 17, ớt- thành phần chính trong hầu hết các món Kimchi ngày nay mới du nhập vào Triều Tiên.

258 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ớt có nguồn gốc từ Châu Mỹ và được các thương gia phương Tây đem đến Châu Á, đặc biệt qua việc buôn bán của người Bồ Đào Nha ở Nagasaki. Từ đó, Kimchi có thêm ớt và được định vị giống như món Kimchi hiện tại. Công thức chế biến Kimchi với ớt và cải thảo bắt đầu phổ biến ở thế kỉ 19 và Kimchi cải thảo tiếp tục là kiểu Kimchi được yêu thích nhất ngày nay. Có thể nói, sự ra đời của bất cứ một món ăn nào cũng đều liên quan mật thiết với đời sống của người dân, Kimchi cũng không phải là ngoại lệ. Điều kiện tự nhiên của Hàn Quốc cũng là một nhân tố tạo nên đặc điểm của Kimchi ngày nay. Hàn Quốc là một nước có khí hậu lạnh, mùa đông rất khắc nghiệt vì tuyết rơi nhiều. Mùa đông thường kéo dài và trong mùa đông cây cỏ khó có thể phát triển. Do vậy, người dân cần tìm ra phương pháp chế biến và bào quản rau củ bằng cách muối và lên men chúng. Bắt nguồn từ đây mà Kimchi được hình thành. Mặt khác, do khí hậu lạnh, nhiệt độ mùa đông rất thấp, nên người Hàn Quốc đã ướp rau củ với tương đậu (lá vừng, lá đậu, …) hay với ớt và ơt bột, bởi ăn cay là một phương pháp giữ nhiệt cho cơ thể. Do đó, Kimchi có vị cay và mặn như ngày nay. Như vậy từ thời xa xưa, người Hàn Quốc đã tìm ra một loại món ăn có nguồn gốc từ rau củ được lên men với tương hoặc muối. Nhưng để có món Kim Chi như ngày nay thì đó là cả một quá trình lịch sử rất dài và lâu. II. PHÂN LOẠI – THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA KIM CHI Kimchi là một món ăn độc đáo, nó có thể được chế biến từ tất cả các thực phẩm có thể ăn được. Từ các loài rau củ đến các loài động vật như trai, sò, tôm, mực, cá…qua sự sáng tạo khéo léo của người phụ nữ đều có thể chế biến thành các loại Kimchi thơm ngon. Mỗi gia đình hầu như đều có công thức chế biến chế biến Kimchi riêng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Công thức chế biến Kimchi thường thay đổi giữa các mùa, các vùng, miền khác nhau. Chính vì vậy mà Kimchi có rất nhiều loại và kể cả người dân Hàn Quốc cũng không thể thống kê hết được. Kimchi cũng có nhiều cách phân loại: Kimchi ăn liền (Kimchi thường) và Kimchi mùa đông, phân loại theo mùa, theo các vùng miền. 1. Các loại Kimchi 1.1 Kimchi ăn liền và Kimchi mùa đông Trong tiếng Hàn gọi hai loại Kimchi này là 겉절이(geotjeori) và 묵은지 (mukeunji), lọai rau muối sổi và rau muối được bảo quản trong một thời gian dài. Geotjeori chỉ để được khoảng năm ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường, vượt quá thời hạn này Kimchi sẽ bị chua khé và nhũn, mất vị chua dịu và giòn. Mukgeunji là loại Kimchi được muối dự trữ cho mùa đông. 1.2 Phân loại Kimchi theo mùa Tuỳ theo từng mùa mà người Hàn Quốc làm và ăn các loại Kimchi khác nhau.Kimchi vào mỗi mùa có sự khác nhau về nguyên liệu, tính chất sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, giúp con người tăng cường sức khoẻ.

259 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1.3 Phân loại Kimchi theo vùng miền Seoul, tỉnh Gyonggi: Kimchi ở Seoul và các vùng lân cận đó nổi tiếng bới các nguyên liệu cao cấp vì có nguồn nông sản và hải sản phong phú do nằm ở vị trí trung

Phân loại Kimchi theo mùa (3)

나박 김치 Nabak Kimchi, 미나리 김치(Minari Kimchi), 월동추 Mùa xuân 김치(Uoldongch'u Kimchi), 배추 미나리 김치(Baech'u Minari Kimchi)

오이(Oi Kimchi),열무 김치 (Yeolmu Kimchi),배추(Beach'u Mùa hè Kimchi),가지 김치(Gaji Kimchi), 우엉 김치(Ueong Kimchi)

Mùa thu 우엉 김치(Ueong Kimchi), 걸돌기 김치(Goldulgi Kimchi)

배추 김치(Baech'u Kimchi), 총각 김치(Chonggak Kimchi), 장 Mùa đông 김치(Jang Kimchi), 백 김치(Baek Kimchi),깎뚜기(Ggaktugi),보쌈 김치(Bossam Kimchi) tâm Hàn Quốc. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 인삼 김치(Insam Kimchi), 미삼 물김치(Misam Kimchi),호박 김치 (Hobak Kimchi),순무 김치(Sunmu Kimchi), 채 김치(Chae Kimchi), 배추 김치(Baech'u Kimchi),무 김치(Mu-u Kimchi),백 김치(Bae Kimchi), 통배추김치(Tong baechu Kimchi), 보쌈 김치(Bossam Kimchi) (3&4)

인삼 김치(Insam Kimchi) 호박 김치 (Hobak Kimchi) 보쌈 김치(Bossam Kimchi) Phía Bắc và Nam tỉnh Ch'ungch'ong: Nằm ở vị trí trung tâm của bán đảo Hàn Quốc, khu vực này có lượng mưa lớn và đất đai màu mỡ. Hàng năn ở nơi đây sản xuất rất nhiều gạo, rau củ và thảo dược….Những người dân vùng này thường sử dụng ít gia vị bởi họ thích hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 굴 깍뚜기(Gul Ggaktugi),호박(Hobak Kimchi), 시금치 김치(Shigukch'i Kimchi),가지 김치(Kaji Kimchi),백 김치(Bae Kimchi). (3&4)

260 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

굴 깍뚜기(Gul Ggaktugi) 시금치 김치(Shigukch'i Kimchi) Tỉnh Kangwon: Vùng này có nguồn ngũ cốc dồi dào và công nghiệp chế biến các loại hải sản rất phát triển. Vì vậy hầu hết các loại Kimchi ở đây được làm từ hải sản. Một số loại Kimchi tiêu biểu:오징어 김치(Ojingeo Kimchi), 창난젓깍두기(Changnanjeot kkakdugi)(3&4)

오징어 김치 Ojingeo Kimchi 창난젓깍두기(Changnanjeot kkakdugi) Phía Bắc Nam tỉnh Jeolla: Khu vực này là nơi có nguồn lương thưc, cá và rau củ tươi dồi dào nhất hàn quốc. Nền văn hóa ẩm thực ở đây đã phát triển qua nhiều thế hệ và nơi đây đã trở thành điểm bắt nguồn của nền ẩm thực truyền thống hàn quốc. Kimchi ở khu vực này có vị nồng và cay hơn các vùng khác bởi nó được nêm các loại động vật có vỏ(trai,, sò…) và cá nước mặn. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 고들빼기김치(Godeulppaegi Kimchi), 굴깍두기(Gul kkakduki), 돌산갓김치(Dolsan gat Kimchi). (3&4)

돌산갓김치(Dolsan gat Kimchi) 고들빼기김치(Godeulppaegi Kimchi) Phía Bắc Nam tỉnh Kyongsang: Nằm dọc theo bờ biển phía tây nam, nguồn hải sản của vùng đất này rất dồi dào và phong phú. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 콩잎 김치(K'ongnip Kimchi),)고구마 김치(Goguma Kimchi), 마늘 김치(Manul Kimchi),우엉 김치(Ueong Kimchi). (3&4)

261 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

우엉 김치(Ueong Kimchi) 고구마 김치(Goguma Kimchi) Đảo Jeju: Đảo jeju-hòn đảo lớn nhất của hàn quốc, nằm ở cuối phía nam đất nước này. Đây là khu vựa rất yên tình và tách biệt. đặc điển địa lí của hòn đảo tạo nên 1 nguồn hải sản phong phú để làm Kimchi. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 전복 김치(Jeonbok Kimchi), 해물 김치(Haemul Kimchi), 나박 김치(Nabak Kimchi). (3)

해물 김치 Haemul Kimch i 전복 김치(Jeonbok Kimchi) Tỉnh P'yongyang (Nam Hàn): Tỉnh P’yongyang trải qua mùa đông lạnh và dài. Con người nơi đây thích các món ăn làm từ thịt, đậu tương và đậu xanh để có thể trải qua mùa đông lạnh giá. Kimchi vùng này có vị thanh và ít mặn hơn các vùng khác. Một số loại Kimchi tiêu biểu:냉면 겨울 배추 김치(Naengmyeon Kyeoul Baech'u Kimchi), 동치미 (Dongch'imi). (3)

동치미 (Dongch'imi) Tỉnh Hamkyong (Nam Hàn): Kimchi ở vùng này nhiều nước và được cho ít bột ớt hơn các vùng khác. Nó cũng được làm từ các loại hải sản tiêu biểu của vùng. Một số loại Kimchi tiêu biểu: 동치미(Dongch'imi), 백 김치(Baek Kimchi), 콩나물 김치(Kongnamul Kimchi),쑥 김치 (Ssuk Kimchi). (3)

262 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

콩나물 김치(Kongnamul Kimchi) 백 김치(Baek Kimchi) 2. Nguyên liệu và cách làm Kimchi Nguyên liệu làm Kimchi rất phong phú và đa dạng. TÙy từng loại Kimchi người ta lựa chọn loại rau củ và gia vị khác nhau. Tuy nhiên trong bất kì một món Kimchi nào, bột ớt là gia vị không thể thiếu. Đây là nguyên liệu chính để tạo nên vị cay nồng độc đáo của hầu hết các loại Kimchi. Ngoài ra một số nguyên liệu và gia vị thường xuyên dùng đến là: tỏi, gừng, hành hoa, hẹ, nước mắm… Do Kimchi có tới hơn 200 loại nên đối với từng loại Kimchi cách làm cũng thay đổi. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không thể giới thiệu hết cách làm của tất cả các loại Kimchi tuy nhiên chúng tôi sẽ đề cấp tới một giai đoạn chung và quan trong nhất khi làm Kimchi, đó là giai đoạn lên men. Nhìn chung, sau khi đã hoàn tất các khâu sơ chế, trộn rau củ với các gia vị cần thiết, Kimchi sẽ trải qua khâu cuối cùng-giai đoạn lên men. Để lên men Kimchi, người ta thường cho Kimchi đã làm vào hộp và đóng kín. Ngày xưa, người Hàn Quốc thường cho Kimchi vào các chum vại rồi chôn xuống đất. Cách làm này khiến Kimchi có vị ngon độc đáo vì không có tác dụng của công nghệ khoa học. Cách làm lên men này đồng thời cũng là một phương pháp để người ta bảo quản Kimchi được lâu dài và phục vụ nhu cầu ăn uống trong suốt mùa đông lạnh giá. Ngày nay, người Hàn Quốc bảo quản bằng cách cho trực tiếp vào tủ lạnh. Để làm được Kimchi ngon, giai đoạn lên men và phương pháp bảo quản là hai yếu tố vô cùng quan trọng mà người làm cần chú ý. 3. Kimchi – Sức khỏe và dinh dưỡng Tạp chí sức khỏe của Mĩ (Health Magazine) đã từng gọi Kimchi là một trong “năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất” của thế giới, với khẳng định rằng món ăn này giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt và thậm chí còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Các tính chất của Kimchi liên quan đến sức khỏe xuất phát từ nhiều yếu tố. Kim chi thường được làm từ bắp cải, hành, tỏi, những loại rau này đều có lợi cho sức khỏe. Cũng như sữa chua, kim chi còn có các men vi khuẩn sống có ích. Sau cùng, kim chi chứa nhiều ớt, loại rau này cũng đã được cho là có lợi cho sức khỏe. Ở Đông Á, đôi khi người ta cho rằng số ca bệnh SARS ở Hàn Quốc không cao là do thói quen ăn nhiều Kimchi, tuy rằng chưa ai xác lập được mối quan hệ rõ ràng giữa việc ăn Kimchi và sức đề kháng đối với SARS (2). Có một số bằng chứng cho thấy rằng Kimchi có thể được dùng để chữa bệnh cúm cho gia cầm. Các nhà khoa học tại Đại học quốc gia Seoul nói

263 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 rằng họ đã cho 13 con gà bị cúm ăn chất chiết từ Kimchi và một tuần sau, 11 con bắt đầu khỏi bệnh. Hiện không có bằng chứng nào về hiệu quả trên người. Người ta tranh cãi về các tính chất có lợi cho sức khỏe mà Kimchi có thể có và món ăn này còn bị liên quan đến một cố hiệu ứng xấu đối với sức khỏe. Trong một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2005 về nguy cơ ung thư dạ dày, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phát hiện rằng những người ăn nhiều Kimchi có nguy cơ ung thư cáo hơn 50% so với những người khác, học cho rằng lượng Kimchi tiêu thụ cao có thể chịu trách nhiệm cho thực tế là tỷ lệ ung thư dạ dày tại Hàn Quốc và Nhật Bản cao gấp đôi ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bột talc, một gia vị dùng trong món cơm tại hai nước này cũng được coi là một nguyên nhân có thể. Một số nghiên cứu đã liên hệ việc ăn Kimchi với nguy cơ thấp cho ung thư dạ dày, nhưng các nghiên cứu khác lại liên hệ việc ăn một số loại Kimchi (chứa củ cải) với nguy cơ ung thư cao. Chính độ muối cao trong Kimchimvà nước mắm dung làm gia vị cũng có thể là vấn đề, vì ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn các tình trạng bệnh lý chẳng hạn như huyết áp cao.

Thành phần dinh dưỡng trong Kim Chi (1)

Chất dinh dưỡng Trong 100g + Chất dinh dưỡng Trong 100g

Năng lượng (Kal) 32 Nước(g) 88.4

Đạm thô (g) 2.0 Béo thô (g) 0.6

Đường (g) 1.3 Xơ thô (g) 1.2

Tro (g) 0.5 Canxi(mg) 45

Photpho (mg) 28 Vitamin A (lU) 492

Vitamin B1 (mg) 0.03 Vitamin B2 (mg) 0.06

vitamin B3 (mg) 2.1 Vitamin C(mg) 21

Bảng lượng chất dinh dưỡng có trong 100g Kimchi. (1) III. MỘT NÉT VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA KIMCHI Nguyên lý làm Kimchi là một nguyên lý tổng hoà tự nhiên.Muốn có Kimchi ngon thì phải làm từ 2 loại rau chính là cải thảo và củ cải.Người Hàn Quốc cho rằng cải thảo mọc ở trên mặt đất (biểu thị cho yếu tố Dương), củ cải mọc trong lòng đất (biểu thị cho yếu tố Âm). Và sự kết hợp của hai loại rau củ đó trong một món ăn được người Hàn Quốc coi là sự kết hợp của Âm- Dương. Sự kết hợp này không những có tác dụng kích thích khẩu vị của người ăn, cung cấp chất dinh dưỡng mà về phương diện dân gian nó còn giúp cho việc điều hoà cơ thể.

264 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngoài ra Kimchi còn là một món ăn có nhiều dinh dưỡng. Ở một số địa phương, người Hàn Quốc làm Kimchi còn cho thêm mắm cá hay mắm tôm) vì vậy Kimchi có một hàm lượng prôtêin cơ bản cộng với các loại khoáng chất có trong muối; chất xơ có trong rau củ; các loại chất khác có ở gia vị tỏi, gừng, hành v.v… Cách chế biến và thành phần của Kimchi là một sự tổng hoà, vì vậy “đặc trưng này còn chi phối cả cung cách ăn, tạo ra một phong cách văn hoá mang tính khu biệt trong thường thức Kimchi”.Theo số liệu thống kê thì Kimchi có khoảng 200 loại khác nhau.Nguyên liệu để làm Kimchi rất phong phú, đó là các loại rau, củ và cả hải sản nữa. Tuỳ theo từng gia đình, từng địa phương mà gia vị kèm theo để làm Kimchi sẽ khác nhau, tuỳ theo mùa vụ mà nguyên liệu làm Kimchi cũng khác nhau. Nói chung thì phụ thuộc vào phong tục tập quán, môi trường sinh hoạt của từng địa phương thì Kimchi sẽ có hương vị khác nhau và có nhiều loại Kimchi. Do đó, mặc dù phong phú và đa dạng về thể loại (khoảng gần 200 loại Kimchi khác nhau) nhưng tất cả đều thống nhất dưới tên gọi Kimchi. Người Hàn Quốc dựa trên nguyên lý thống nhất này để gọi tên Kimchi theo nguyên liệu hoặc theo tên địa phương làm ra nó. Như căn cứ vào nguyên liệu chính và phụ, phong cách làm, bảo quàn.v.v… thì người Hàn Quốc đã liệt kê được khoảng 11 loại Kimchi Beachu (Kimchi cải thảo), 21 loại Kimchi Mu (Kimchi củ cải), 80 loại Kimchi Namul (Kim chi làm từ các loại rau có màu xanh), 16 loại Kimchi Ggakttugi (Kimchi bằng các loại củ được cắt như hình con cờ), 10 loại Kimchi Dongchimi (Kimchi làm bằng củ cải để nguyên cả củ), 19 loại Mool Kimchi (Kimchi nước) và khoảng 46 loại Kimchi khác. Căn cứ vào cách làm của từng địa phương thì Kimchi cũng có những tên gọi như sau: Kiểu Kimchi Kyong Sang Do (Kimchi của vùng Đông Nam Hàn Quốc), Kimchi Ham Kyong Do (Kimchi Bắc Triều Tiên), Kimchi Cheon La Do (Kimchi vùng Tây Nam). Cách gọi tên theo nguyên liệu làm Kimchi cho thấy Kimchi đã hàm chứa một nội dung văn hoá thích nghi rộng rãi sâu sắc của văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Còn cách gọi tên Kimchi theo địa phương đã trở thành một trong những tiêu chuẩn để phân biệt văn hoá vùng này với văn hoá vùng khác trên lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là một nét văn hoá đặc sắc của Hàn Quốc vì nếu ăn Kimchi thì người Hàn Quốc có thể biết bược quê hương của người làm Kimchi ở đâu cho dù người đó đã có nhiều thay đổi. Có thể nói rằng giá trị văn hoá của Kimchi được biểu thị trước hết ở trong văn hoá ẩm thực của người Hàn cũng giống các món ăn phương Đông khác, Kimchi cũng là một vị thuốc dân gian giúp cơ thể con người ăn ngon, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu hoá tốt nhờ các nguyên liệu làm Kimchi như cải thảo (nhiều nước) kết hợp với tỏi, ớt, hành (kích thích khẩu vị) và tác dụng của một số nguyên liệu khác. Đây là một nét đặc sắc không những của Kimchi mà còn là nét chung của các món ăn Châu Á. Kimchi ngoài việc sử dụng để làm món ăn trong các bữa ăn hàng ngày thì nó còn là một nguyên liệu để chế biến một số món ăn khác của Hàn Quốc như: Kimchi nấu với thịt lợn kèm với một số gia vị khác mà Hàn Quốc gọi là Kimchi Chige hoặc người Hàn Quốc băm nhỏ Kimchi trộn với bột mì và cho thêm hải sản (mực, tôm) rồi mang rán

265 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 thành bánh gọi là Kimchi Puchimge cũng rất ngon. Khi Kimchi dùng để làm nguyên liệu chế biến món ăn thì Kimchi phải chua hơn. Kimchi đối với người Hàn Quốc ngoài ý nghĩa là văn hoá ẩm thực còn mang một ý nghĩa khác đó là sự tiếp cận với văn hoá giao tiếp. Đây là một nét văn hoá vô cùng độc đáo của Hàn Quốc và được thể hiện ở ba khía cạnh, Kimchi dùng làm quà để biếu tặng nhau; Dậy cách làm Kimchi để cầu thân; Các gia đình luân phiên nhau để làm Kimchi nhằm tạo ra mối liên kết cộng đồng chặt chẽ. Thứ nhất: Kimchi dùng để làm quà biếu nhau để tạo nên sự thân tình giữa mọi người. Kimchi được người Hàn Quốc dùng làm quà tặng nhau đã trở thành “một biểu tượng cho mối giao tình” (từ dùng của TS Lý Sơn Nhi).Người tặng Kimchi muốn thông qua Kimchi để gửi tặng tình cảm của mình cho người nhận và người nhận Kimchi đón nhận tình cảm thân thiện đó thông qua việc nhận Kimchi. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn mời nhau tới nhà để thưởng thức Kimchi do chính chủ nhà làm ra. Điều này thể hiện một khía cạnh rất hay trong văn hoá ứng xử của Hàn Quốc. Thông qua đó khách và gia chủ càng thắt chặt thêm mối thân tình có từ trước. Thứ hai: Dạy cách làm Kimchi để cầu thân, ở góc độ này Kimchi trở thành một nội dung tri thức. Mặc dù Kimchi là một món ăn bình dị, thân thuộc của người Hàn Quốc nhưng không phải ai cũng làm được vì nguyên tắc làm Kimchi rất chặt chẽ và phải tuân thủ đúng các quy trình chế biến, bảo quản. Đồng thời không phải bất cứ loại Kimchi nào cũng có thể ăn với bất kỳ một loại thức ăn khác v.v… Do đó, không phải người phụ nữ nào cũng có đủ khả năng để làm Kimchi. Chính vì những lý do trên mà phụ nữ Hàn Quốc luôn học hỏi lẫn nhau, cùng nhau làm Kimchi, cùng nhau thưởng thức, cùng nhau rút ra những kinh nghiệm để làm Kimchi. Tất cả những sinh hoạt trên dần dần trở thành một nếp, một thói quen trong cuộc sống của người Hàn Quốc và rất tự nhiên- thói quen này đã trở thành một hoạt động giao tiếp không thể thiếu được trong đời sống của người Hàn Quốc. Thứ ba: “Ở góc độ ứng xử này thì Kimchi đã trở thành một hoạt động mang tính đổi công, luân phiên nhau một cách hoàn toàn tự nguyện, vui vẻ giữa các gia đình nhằm thắt chặt hơn tính cộng đồng trong xã hội Hàn Quốc”. Hàng năm, vào cuối mùa thu khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, các gia đình Hàn Quốc bắt đầu muối Kimchi với một số lượng rất nhiều để chuẩn bị thức ăn cho mùa đông. Thời gian muối Kimchi với một số lượng lớn để dự trữ được gọi là mùa 김장(kimjang). Theo truyền thống, Kimjang là sự kiện được diễn ra hàng năm ở Hàn Quốc. Hiện nay đã có nhà kính để trồng rau phục vụ cho nhu cầu của người dân về mùa đông nhưng Kimjang vẫn diễn ra. Trong mùa làm Kimjang, mỗi gia đình lớn ở Hàn Quốc phải sử dụng tới 200 cây cải thảo và rất nhiều gia vị khác kèm theo, vì vậy họ thường giúp đỡ nhau làm Kimjang. Ở Hàn Quốc vào mùa làm Kimjang rất hiếm khi thấy một gia đình làm riêng lẻ mà các phụ nữ Hàn Quốc thường tập trung lại để làm Kimjang cho một nhà sau đó lại chuyển sang làm cho một nhà khác và cứ lần lượt như thế cho đến hết. Với hình thức này, làm Kimjang không phải là một công việc đơn thuần nữa mà nó dường như đã trở thành một ngày hội trong cuộc sống của người Hàn Quốc.

266 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trên đây là 3 phương diện, 3 ý nghĩa rất độc đáo và tế nhị trong giao tiếp của người Hàn Quốc. Giới nghiên cứu đã đồng ý với ý kiến “Kimchi đã vượt qua giới hạn của một loại thực phẩm bình thường để tiến tới hình thành một xâu chuỗi: Kimchi - Món ăn - Bài thuốc - ứng xử Kimchi! Và như vậy, Kimchi không đơn giản là một phạm trù sinh hoạt bình thường mà đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và trong tổng thể văn hoá Hàn Quốc nói chung”. Với tất cả những ý nghĩa đã nêu ở trên, Kimchi đã từ lâu và cũng rất tự nhiên trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của phụ nữ ở Hàn Quốc.Theo tiêu chuẩn truyền thống của Hàn Quốc (cũng như của các nước phương Đông khác) thì người phụ nữ phải biết chăm lo, quán xuyến gia đình.Họ phải đảm nhiệm vai trò là một người nội trợ giỏi và vấn đề ẩm thực đã trở thành nhiệm vụ của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng của họ.Vì vậy, việc làm Kimchi cũng là một trong những tiêu chí đánh gia khả năng nội trợ và tính đảm đang của người phụ nữ. Tại sao lại có tiêu chí vậy? Bởi vì, làm Kimchi đòi hỏi ở người phụ nữ những đức tính chịu khó, cần cù, tiết kiệm… Thêm vào đó, công việc làm Kimchi phải làm cả ngày nên phụ nữ Hàn Quốc bắt buộc phải rèn luyện tính chịu đựng và tính kiên trì cho mình. Ngoài ra khi làm Kimchi người phụ nữ còn tự rèn luyện cho mình tính sáng tạo để tự thể hiện bản sắc cá nhân hay cá tính của mình. Làm Kimchi là một thử thách đối với phụ nữ Hàn Quốc. Ở đó người phụ nữ có thể thể hiện được bản lĩnh của mình để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Họ phải tuân thủ các nguyên tắc làm Kimchi theo kiểu truyền thống và không được sai những nguyên tắc đó. Nhưng Kimchi luôn mở ra cho họ một khả năng ứng dụng cao và tất cả chỉ nhằm vào một yêu cầu đó là Kimchi không được hỏng. Thông qua việc ăn Kimchi (thậm chí thông qua việc ngửi hơi của Kimchi) người ta có thể biết được, hình dung được chủ nhân của nó là người như thế nào. Ngày nay, phụ nữ Hàn Quốc tham gia công việc xã hội nhiều nên không có thời gian làm Kimchi, vì vậy nhiều nhà máy sản xuất Kimchi đã được thành lập và sản phẩm Kimchi đó cũng rất ngon do đó mà người Hàn Quốc có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ở nông thôn, đa số phụ nữ vẫn làm Kimchi và khi mùa Kimjang đến, chúng ta có thể thấy rất nhiều vại Kimchi được đem chôn xuống đất để dự trữ cho mùa đông. Tất cả trở nên quen thuộc và gắn bó với người dân Hàn Quốc, cho dù xã hội Hàn Quốc đang hiện đại hơn. “Cách dễ nhất và thú vị nhất để bước vào một nền văn hoá mới là nếm các món ăn của nó”. Các bạn có thể không biết đất nước đó do ai lãnh đạo, đất nước đó tình hình như thế nào nhưng các bạn có thể nhớ được tên các món ăn nổi tiếng của đất nước ấy và từ đó chúng ta sẽ có những đồng cảm về mặt văn hoá. Vậy thì, khi nói tới Hàn Quốc chắc chắn các bạn nghĩ đến Kimchi-món ăn điển hình của người Hàn Quốc với hương vị “chua-cay” ấn tượng của nó. Đối với người Hàn Quốc nói chung và đối với người phụ nữ nói riêng, họ sẵn sàng chịu vất vả để làm ra Kimchi và người Hàn Quốc cũng tự hào vì hiện nay Kimchi đã vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc để đi tới tất cả các nước trên thế giới, đến bất cứ nơi đâu. Đồng thời với sự mở rộng ấy, Kimchi sẽ là một sợi dây liên kết, tạo ra những đồng

267 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 cảm trong lòng mọi người. Ở Seoul,người ta đã lập ra một bảo tang Kimchi. Đây là bảo tàng giới thiệu về lịch sử hình thành Kimchi, những kiến thức và những truyền thuyết về Kimchi cũng như cách thức chế biến món ăn này như thế nào là ngon nhất. Nếu các bạn đến Hàn Quốc thì xin mời ghé qua Bảo tàng này một lần để thấy được người Hàn Quốc đã giữ gìn, bảo tồn và giới thiệu cho bạn bè thế giới như thế nào về một nét văn hoá độc đáo của họ - Kimchi. (5) IV. KẾT LUẬN Giống như món dưa muối của Việt Nam, Kim chi luôn có mặt trong mọi bữa ăn của người Hàn Quốc, đặc biệt vào các dịp lễ Tết thì Kim chi lại càng không thể thiếu. Kim chi là một trong hai mươi biểu tượng văn hoá của Hàn Quốc, nó còn thể hiện được sự đảm đang, khéo léo trong việc nội trợ của người phụ nữ Hàn Quốc. Và khác với hình ảnh vội vã của người Hàn Quốc hiện đại với câu nói cửa miệng 빨리빨리 (ppalli ppalli–nhanh lên nhanh lên) thì Kimchi như một tấm gương phản chiếu một quá khứ, một hình ảnh rất khác của người Hàn Quốc. Từ quá trình chuẩn bị nguyên liệu đến lúc chôn Kimchi và cho Kimchi lên men, họ luôn phải kiên nhẫn chờ đợi để có được một món ăn bổ dưỡng để sống qua cả một mùa đông dài khắc nghiệt. Đối với người Hàn Quốc, Kimchi không đơn thuần chỉ là một món ăn mà nó đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người dân cũng như trở thành một phần linh hồn trong nền văn hóa ẩm thực. Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất về Kimchi. Hy vọng thông qua bài nghiên cứu này các bạn sinh viên có thể có cái nhìn tổng quát nhất về Kimchi-món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kimchi 2. 대한민국 생활중심 김치백서, tác giả: 박상혜 (trang 4&5) 3. http://www.lifeinkorea.com/culture/Kimchi/Kimchi.cfm?xURL=types 4. http://english.visitkorea.or.kr/enu/SI/SI_EN_3_6.jsp?cid=255854 5. http://duhochanquoc.edu.vn/index.php/dat-nuoc-han-quoc/am-thuc-han- quoc/168-lich-su-va-cach-lam-kim-chi.html

268 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA HÀN QUỐC NGHI LỄ VÀ NHẠC LỄ JONGINYO

SVTH: Nguyễn Thúy Nga 3H08 GVHD: Lê Thị Hương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DI SẢN 1. Khái niệm và phân loại Di sản thế giới là các di tích hay di chỉ của một quốc gia như rừng, núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố nào đó...do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO.

Phân loại Khái niệm

ƒ Là các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

Di sản văn ƒ Là các quần thể các công trình xây dựng: Các quần hóa - thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với Di sản văn nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị hóa phi vật thể (1) trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

ƒ Là các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

ƒ là những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị biến Di sản kí ức thế giới(2) mất vĩnh viễn trên thế giới và cần phải được bảo vệ khẩn cấp.

ƒ Là các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động Di sản thiên kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động nhiên kiến tạo, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.

269 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ƒ Là các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

(1) Di sản văn hóa phi vật thể: còn gọi là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và Phi Vật thể nhân loại (2) Di sản kí ức thế giới: là những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn trên thế giới và cần phải được bảo vệ khẩn cấp. 2. Tiêu chuẩn Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt. Những di sản được công nhận phải có những đặc điểm và giá trị sau: • Là kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên. • Có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa. • Có tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả. • Có giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa. 3. Danh mục di sản thế giới của Hàn Quốc UNESCO công nhận giá trị độc đáo và đặc tính riêng biệt của nền văn hóa Hàn Quốc và đưa vào Danh mục Di sản thế giới. Dưới đây là các Di sản thế giới của Hàn Quốc:

Năm được STT Tên di sản Loại di sản công nhận

1 Phật Quốc Tự và Thạch Quật Am 1995 Di sản văn hóa (석굴암과 불국사)

2 Tông Miếu 1995 Di sản văn hóa (종묘) Kho chứa mộc bản Đại tạng kinh Hàn 3 Quốc chùa Haeinsa 1995 Di sản văn hóa (해인사 장경판전)

4 Thủy nguyên Hoa thành 1997 Di sản văn hóa (수원 화성)

5 Quần thể cung Xương Đức 1997 Di sản văn hóa (창덕궁)

270 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

6 Cố đô Gyeongju 2000 Di sản văn hóa (경주역 사유적 지구) Mộ đá tiền sử Gochang, Hwasun và 7 Ganghwa 2000 Di sản văn hóa (고창.화순.강화 고인돌 유적) Di sản thiên 8 Đảo núi lửa Jeju và các động dung nham 2007 (제주 화산섬 및 용암 동굴) nhiên

9 Lăng mộ hoàng gia triều đại Joseon 2009 Di sản văn hóa (조선 왕릉) Làng cổ Hàn Quốc: Hahwe và Yangdong 10 2010 Di sản văn hóa (한국의 역사마을: 하회와 양동)

Nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo Di sản văn hóa 11 2001 phi vật thể (종묘제례 및 종묘제례악)

Nghệ thuật hát sử thi Pansori Di sản văn hóa 12 2003 phi vật thể (판소리)

Lễ hội Gangneung Danoje Di sản văn hóa 13 2005 phi vật thể (강능 단오제)

Điệu múa hát vòng tròn Di sản văn hóa 14 2010 phi vật thể (강강술래)

Múa hát đường phố Di sản văn hóa 15 2010 phi vật thể (남사당)

Lễ cầu siêu 49 ngày Di sản văn hóa 16 2010 phi vật thể (영산재)

Hội cầu Nữ thần Gió đảo Jeoju Di sản văn hóa 17 2010 phi vật thể (제주 칠머리 당영등굿)

Bản thảo hệ thống âm chuẩn Di sản ký ức thế 18 1997 giới (훈민정음)

Sử lục triều đại Joseon Di sản ký ức thế 19 1997 giới (조선왕조 실록) Di sản ký ức thế 20 Hợp tuyển Pháp thoại của các Đại Thiền 2001 giới sư

271 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(직지심체 요철)

Nhật kí Tổng quản Seungjeongwon Di sản ký ức thế 21 2001 giới (승정원 일기)

Mộc bản in bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc Di sản ký ức thế 22 2007 và các kinh sách Phật giáo khác giới (팔판대장 경판)

Hoàng triều Điển lệ triều đại Joseon Di sản ký ức thế 23 2007 giới (조선왕조의궤)

Nguyên tắc thực hành đông y Di sản ký ức thế 24 2009 giới (도의보감)

II. NGHI LỄ JONGMYO VÀ NHẠC LỄ JONGMYO 1. Giới thiệu chung Trong văn hóa truyền thống châu Á, từ Trung Quốc đến Hàn Quốc và Việt Nam, lễ nghi luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở xã hội hiện đại ngày nay, việc tổ chức các nghi lễ mang ý nghĩ duy trì các trật tự xã hội cơ bản. Một trong những nghi lễ quan trọng tại Hàn Quốc vẫn được tồn tại và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là nghi lễ Jongmyo. Nghi lễ Jongmyo là nghi lễ được tổ chức để thờ cúng những đời vua và hoàng hậu cuối cùng của triều đại Joseon tại điện thờ Jongmyo, Seoul, Hàn Quốc. Nghi lễ này được tổ chức thường niên vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng năm, đi kèm với dàn nhạc lễ Jongmyo và điệu múa truyền thống Ilmu. Nghi lễ Jongmyo bắt nguồn từ thời kỳ trung hoa cổ đại. Những nghi lễ này được thực hiện ở Hàn Quốc vào lần đầu tiên ở thời kỳ Silla và được gìn giữ từ triều đại vua Goguryeo tới triều vua cuối cùng của Hàn Quốc – vương triều Joseon. Cùng với các lễ cầu xin thần linh phù hộ có mùa màng bội thu, thì đây được gọi là nghi lễ quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Ngày nay, tập tục này hiện không còn ở Trung Quốc song vẫn được gìn giữ tại Hàn Quốc. 2.Nội dung 2.1. Nghi lễ Jongmyo Nghi lễ Jongmyo chủ yếu bao gồm các thủ tục chào hỏi, tiếp đón thần linh và để nhận được phước lành từ những thần linh. Nghi lễ Jongmyo là nghi lễ quốc gia được xếp hạng cao nhất đi kèm nhiều thủ tục nghiêm ngặt. Nghi lễ chính thức bắt đầu bằng cuộc diễu hành mang theo một chiếc hộp có chứa hương và các giấy cầu nguyện, đi qua Nam môn (cổng phía Nam) của đền Jongmyo qua con đường phía Tây(3) hướng tới Chính điện.

272 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Quá trình thực hiện nghi lễ được chia làm ba phần: Phần đầu tiên là lễ chào đón các linh hồn. Phần này sẽ được thực hiện bởi nhà sư, quốc vương và gia đình hoàng gia. Trước khi vào làm lễ, nhà vua phải thoát tục trong vòng bốn ngày bằng việc như chỉ được ăn những món thanh đạm, tuyệt đối không đươc làm những việc xấu, những điều cấm kị. Tất cả các quần thần tham gia vào lễ dâng hương cũng phải tuân thủ theo những điều cấm kị của lễ rửa tội này. Vào cửa chính điện, vua và các quần thần phải làm lễ rửa tội bằng việc rửa tay vào một chậu nước sạch, với ý nghĩa thanh tẩy thân thể và tâm trí xong mới bước vào, tiến đến nơi lưu giữ bài vị giữa Chính điện, cúi lạy bốn lần trước linh vị của những vị vua quá cố. Trong nghi lễ Cheonghaeng và Singwan, họ bắt đầu chào đón các vị thần bằng nghi lễ mời rượu. Ở lễ Singwan Các nhà sư thắp hương ba lần để chào đón các linh hồn từ trên thiên đường và đổ rượu ba lần trên mặt đất, và đặt các cây gai trắng lên bàn thờ để làm quà tặng cho các thần linh. Còn lễ Cheonyo là thủ tục lập đồ tế lễ. Các loại gan heo, bò và cừu được trộn lẫn với kê trong dầu, và sau đó bị đốt cháy hoàn toàn với một loại thảo dược tên là mugwort. Bằng cách cung cấp vật tế của động vật và thực, nghi lễ này là để cầu nguyện cho an ninh quốc gia và mùa màng bội thu. Trong triều đại Joseon, nghi lễ Jongmyo rất quan trọng, vì vậy nhà vua đích thân cầu nguyện cho an ninh quốc gia và sự thịnh vượng cho người dân với sự trợ giúp của các vị thần linh. Phần thứ hai là tiếp đãi các linh hồn. Đầu tiên là nghi lễ Jinchan, phục vụ sáu mươi ba loại đồ ăn tới các linh hồn. Sau đó nhà vua làm lễ Choheonrye dâng ly rượu đầu tiên lên mời tổ tiên, tiếp theo là hoàng tử (Aheơngwan) và tổng thống (Jongheongwan). Nghi lễ này được theo sau bởi nghi thức đọc lời cầu nguyện của những người Daechukgwan. Lễ dâng rượu lần thứ hai gọi là Aheon và lần cuối là Jongheon. Phần thứ ba là nghi lễ cuối cùng được tổ chức để tiễn đưa các linh hồn lên trời. Eumbok là dịp để chia sẻ đồ ăn và rượu với các nhà sư. Sau khi thụ lộc diễn ra lễ bỏ đi tất cả đồ ăn đã phục vụ các linh hồn. Những nhà sư lại cúi chào bốn lần để tiễn đưa các linh hồn về trời. Lễ Mangryo là nghi thức cuối cùng thực hiện bằng cách đốt giấy, Heơngwan và Daechukgwan sẽ thông báo rằng nghi lễ đã được hoàn thành và các nhà sư sẽ lưu vào bên trong. 2.2. Nhạc lễ Jongmyo Cùng với nghi lễ Jongmyo, nhạc lễ cũng sẽ được tổ chức đồng thời để mang đến niềm vui thích cho các linh hồn được mời tới nghi lễ này. Mỗi thủ tục của buổi lễ được sáng tác âm nhạc khác nhau như “Botaepyong”(보태평) và “Jeongdaeeop”(정대업).. Các bài hát đi kèm với Jerye-ak được gọi là Jongmyo Akjang. Nhạc lễ Jongmyo được chính phủ Hàn Quốc chỉ định là một tài sản văn hoá tâm linh quan trọng bậc nhất. Loại nhạc này có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Trung Hoa và được mang tới Hàn Quốc vào thời kỳ Goguryeo. Mười một phần trong Botaepyeong

273 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 và mười một phần trong Jeongdaeeop lần đầu tiên được sáng tác bởi vua Sejong vào năm 1446 để cầu nguyện cho an ninh và thịnh vượng của quốc gia. Sau này, âm nhạc đã được sửa đổi một chút và đã hoàn thiện. Đặc biệt, bài nhạc lễ Botaepyeong và Jeongdaepyeong được ca ngợi là những tác phẩm âm nhạc gần như hoàn hảo trong kết cấu của các bản tổng phổ, sử dụng hầu hết những giá trị truyền thống vốn có của thang âm Hàn Quốc. So sánh với nghi lễ âm nhạc Baroque ở châu Âu được sinh ra trong thế kỷ XVII thì nhạc lễ Jongmyo đã có được khoảng 200 năm trước đó. Nhạc lễ Jongmyo là một tập hợp phong phú các nhạc khí, nhạc cụ dây tinh tế và sự kết hợp tinh tế của những âm sắc tạo nên một bản nhạc trang trọng và tráng lệ phù hợp với nghi thức quốc gia quan trọng của Jongmyo. Nhạc lễ được phân thành hai loại Deungga và Heonga dựa trên vị trí của buổi biểu diễn và thành phần của các nhạc cụ. Deungga là dàn nhạc được bố trí ở tầng cao hơn của Chính điện để chơi nhạc mà không có bài hát, trong khi Heonga chơi nhạc cùng với các bài hát ở tầng thấp hơn. Chính bởi vậy mà loại nhạc lễ cung đình truyền thống này được cho là sự dung hòa giữa Trời và Đất. Hầu hết các nhạc cụ được làm bằng vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc đá. Với âm sắc mềm mại, ấm áp và âm thanh vang dài nó đã làm cho âm nhạc nghi lễ thường cứng nhắc trở nên nhẹ nhàng hơn. Các bài hát của Jeryeak, được gọi là Akjang, chứa phần lớn các câu thơ khen ngợi thành tích của các vị vua trước đó cũng như những kỳ tích quân sự hào hùng của họ. Buổi trình diễn kỳ công của âm nhạc cung đình truyền thống cùng với các điệu múa đi kèm được tổ chức hàng năm. Các nhạc sĩ, vũ công và các học giả sẽ thực hiện nghi thức nho giáo trong sân năm lần một năm. Điệu múa Jerye được gọi là Ilmu(múa line). Ilmu được chia làm 2 loại: Botaepyeong-ji-mu là điệu múa để ca ngợi các nhà vua trước và Jeongdaeeop-ji-mu là điệu múa để ca ngợi các thành tựu quân sự của nhà vua. Điệu múa Ilmu được thực hiện bởi một nhóm gồm tám mươi tư nữ vũ công mặc trang phục múa màu tím. Ngoài ra, cũng có thể phân Ilmu thành hai thể loại múa Munmu và Mumu. Munmu được múa cùng với Botaepyeong-ji-ak, với Yak (4) cầm bên tay trái và Jeok (thanh bằng gỗ được trang trí với quả tua làm từ lông chim trĩ) bên tay phải. Mumu là điệu múa quân sự. Đứng bốn hàng đầu tiên là những vũ công di chuyển rất nhanh và cầm theo những thanh gươm và giáo bằng gỗ. III. Kết luận Nghi lễ Jongmyo mang tính nghệ thuật triết lý, bởi thông qua đó mà đạo lý được con người cảm nhận bằng trái tim hơn là bằng trí óc. Triết lý được nghệ thuật hoá một cách mềm mại và dễ đi sâu vào lòng người. Không bởi nhiều ngôn từ ý niệm, tập tục thờ cúng tổ tiên này vẫn thể hiện nguyên vẹn chữ “Hiếu” đối với tổ tông, lòng biết ơn đến các vị tiền nhân gây dựng nên đất nước.

274 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo là kiệt tác có giá trị đặc biệt do chính người dân Hàn Quốc sáng tạo nên, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo về bản sắc văn hóa. Đây như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa dân tộc Hàn. Nghi lễ Jongmyo và nhạc lễ xứng đáng được nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Xuyên suốt lịch sử, nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Hàn vì nó đảm bảo được trật tự và sự thống trị hiệu quả ở các triều đại. Ngày nay tập tục thờ cúng tổ tiên của Đạo Khổng này vẫn rất phổ biến và chữ “Hiếu” vẫn là luôn là một trong những giáo lý cơ bản của Nho giáo (3) Con đường phía Tây theo Nho giáo mang ý nghĩa là con đường của các vị thần. (4) Yak là một loại sáo làm bằng tre nứa, có đục ba lỗ, có âm thanh trong trẻo và thanh thoát. Tài liệu tham khảo: 1. Sách: “Hàn Quốc đất nước- con người”. Trung tâm quảng bá văn hóa hải ngoại Hàn Quốc- Bộ Văn hóa thể thao& du lịch. 2. http://www.jongmyo.net/ 3. http://vi.wikipedia.org 4. http://thongtinhanquoc.com/ 5. http://nchq.org.vn/

275 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Phương Giang Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hằng (3H10) GVHD: Nguyễn Thị Nam Chi I. Ý NGHĨA CỦA LỄ KẾT HÔN Với vị trí địa lý và địa hình tương đối với Việt Nam, cùng có xuất phát điểm từ nước làm nông nghiệp, lại cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa nên văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng. Đặc biệt là sự tương đồng trong quan niệm về chuyện cưới xin và kết duyên chồng–vợ. Thứ nhất, cũng giống như Việt Nam, tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ cũng đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Vì ý nghĩa đó, lễ kết hôn được coi là một Taerye - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Cũng chính vì điều này mà trong xã hội Hàn cũ, khi ảnh hưởng của nho giáo còn quá sâu đậm thì cha mẹ đóng vai trò quyết định cuộc đời của đôi thanh niên nam nữ. Hầu hết là“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, và điều kiện quan trọng nhất để đặt vấn đề hôn nhân là gia đình hai bên cần phải “môn đăng hộ đối”, còn tình yêu khi đó không phải là điều quyết định. Ngày nay, dù xã hội đã tiến bộ, không còn những quy định khắt khe như xưa nữa, trai gái tự do yêu nhau, nhưng việc hôn nhân vẫn là một sự kiện trọng đại, không chỉ với riêng cô dâu, chú rể mà còn đối với cả hai gia đình, thậm chí là đối với cả hai dòng họ. Thứ hai, kết hôn ở Hàn Quốc cũng được coi là một cách tạo thêm nguồn nhân lực cho lao động (bởi Hàn Quốc xưa cũng là một nước nông nghiệp, mà công việc sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều nhân lực). Vì ý nghĩa này mà cô gái, ngoài việc sau lễ từ cưới trở thành một phần trong gia đình chàng trai, phải thường xuyên quán xuyến, tham gia sản xuất thì một thiên chức cũng vô cùng quan trọng nữa là phải sinh thật nhiều con và nhiều con trai thì càng tốt (để tạo ra càng nhiều lao động trong tương lai). Còn chàng trai cũng cần phải thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ công việc cho nhà gái. Thứ ba, kết hôn ở Hàn quốc cũng được xem là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo, là sự cân bằng của hai yếu tố chủ thể trong thế giới này: Eum – Yang. Eum (âm) - bóng tối, yếu tố nữ giới; Yang (dương) - ánh sáng, yếu tố nam giới. Vì ý nghĩa này nên thông thường, lễ thành hôn diễn ra vào lúc chiều chạng vạng, vì buổi chiều tối là lúc cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm, là lúc dương qua âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần. Dùng giờ này để làm hôn lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất. Có thể cũng vì ý nghĩa này mà trang phục cưới truyền thống của cô dâu, chú rể cũng là hai màu đỏ – xanh. Màu đỏ tượng trưng cho yếu tố Yang còn màu xanh tượng trưng cho yếu tố Eum.

276 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

II. LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA HÀN QUỐC 1. Trang phục cưới của cô dâu, chú rể Người Việt Nam xưa thường có câu ca: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, có nghĩa rằng kết hôn được xem là một trong ba việc quan trọng bậc nhất của đời người. Sau khi đã xây dựng sự nghiệp thì việc quan trọng nhất là phải lấy vợ để “yên bề gia thất”. Chính vì đám cưới có ý nghĩa trọng đại như thế cho nên trang phục trong ngày cưới cũng phải đẹp hơn, đặc biệt hơn so với ngày bình thường. Đối với Hàn Quốc, bộ lễ phục đẹp nhất, xứng đáng nhất để mặc trong ngày cưới chắc chắn không thể khác ngoài Hanbok, bởi đó là bộ áo mang theo nét đẹp văn hóa của cả đất nước Hàn Quốc, bộ áo chứa đựng những tinh hoa của cả một vùng xư sở và mặc Hanbok chính là khoác trên mình vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Nhưng bộ Hanbok trong ngày cưới của cô dâu, chú rể còn được chuẩn bị một cách cầu kì và lộng lẫy hơn so với bộ hanbok thường ngày. Bởi lẽ, trong đám cưới không chỉ có cô dâu, chú rể mặc y phục truyền thống mà cả hai bên họ hàng, quan khách đều có thể diện đến dự cưới. Chính vì vậy, trang phục cưới được thiết kế trang trọng, sặc sỡ nhằm làm nổi bật sự xuất hiện của cô dâu chú rể trong ngày đại lễ. Tùy theo từng địa phương, từng giai đoạn mà cung cách trang trí áo cưới cho cô dâu, chú rể cũng rất phong phú, đa dạng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cách trang trí áo Hanbok chung nhất, thông dụng nhất trong lễ cưới truyền thống.

Hình 1: Áo cưới truyền thống của cô dâu Hàn Quốc Áo Hanbok của cô dâu: Phần áo bên trên của bộ y phục được gọi là “jeogori” có hình dáng tương tự như chiếc áo cánh của phụ nữ, với tay áo dài, còn áo chỉ dài đến ngang eo. Cô dâu mặc váy, trên đó có dải thắt lại như chiếc nơ trang trí cho cả bộ y phục. Khoác bên ngoài là chiếc áo choàng dài bằng lụa đỏ thẫm với tay áo rộng. Màu sắc chủ yếu của bộ y phục truyền thống mà cô dâu mặc là màu đỏ. Áo hanbok của chú rể: Trong ngày cưới, chú rể thường mặc áo Hanbok với màu chủ đạo là màu xanh, mang đai thắt lưng thâm, và đội mũ bờm ngựa. Đặc biệt, áo cưới của cô dâu và chú rể đều được trang trí bằng những hoạ tiết cầu kì và độc đáo như rồng, phượng…tất cả đều có ý nghĩa tượng trưng cho lứa đôi hạnh

277 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 phúc, sinh sôi….Cô dâu, nếu mặc váy hồng là tượng trưng cho ước muốn sinh con gái, mặc màu tím là tượng trưng cho mong muốn có một cuộc sống vợ chồng hoà hợp. Ngoài ra, trong ngày cưới, tóc của cô dâu cũng được thiết kế một cách cầu kì. Đó là một búi tóc rực rỡ với chiếc trâm cài dài. Trên đầu mang chiếc mũ không vành được trang trí với san hô và những hạt xâu thành chuỗi. Đây là kiểu tóc cưới truyền thống ở Hàn Quốc, được gọi là “hairdo”. Cô dâu còn được trang điểm bởi những chấm đỏ trên má và trán, với ý nghĩa là để xua đuổi những tà ma. Có nhiều nơi thì cô dâu lại mặc một loại áo dân tộc và đội mũ miện nhỏ được trang trí rất cầu kì. Bộ y phục trong ngày cưới không chỉ có ý nghiã làm đẹp cho cô dâu chú rể mà màu sắc sặc sỡ của nó còn tạo nên một không khí vui vẻ, rộn rã trong ngày cưới.

Hình 2: Cô dâu, chú rể trong lễ cưới truyền thống. 2. Nghi lễ của đám cưới truyền thống Từ xa xưa, do chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống bắt nguồn Trung Quốc, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu-chú rể đến những nghi thức phải thực hiện trước và sau hôn lễ chính. Lễ cưới truyền thống của người Hàn Quốc bao gồm những bước sau: • Nhà trai sắm sửa lễ vật và mang đến để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái. • Nếu nhà gái đồng ý thì chọn ngày lành, tháng tốt để hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân. • Nhà trai, thông qua Bà mối, hỏi nhà gái để ấn định ngày cử hành hôn lễ. • Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái. • Hôn lễ được cử hành và chú rể đến nhà gái để đón cô dâu về.

278 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Những nghi thức cụ thể trong đám cưới truyền thống: Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (gọi là “ham”) đựng quà tặng (được gọi là “yemul”) cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức cho cô dâu. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè của cô dâu chú rể (thường là người có con đầu lòng là con trai). Chiếc hộp này được giao cho gia đình cô dâu vào ban đêm. Khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, thường kêu to “Mua hộp đi! Mua hộp đi!”(ham saseyo!). Chiếc hộp đó sẽ chỉ được đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong. Việc gửi hòm quà này thể hiên thành ý của nhà trai đối với nhà gái, sau đó hai bên sẽ cử hành hôn lễ. Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Và trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ. Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống nên từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng đều rất lễ nghi. Trong ngày cưới, chú rể cưỡi ngựa đến nhà cô dâu. Việc này gọi la Choheng - nghĩa là chuyến đi đầu tiên. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Mà trước tiên, chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục: đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, rồi quỳ vái. Ngoài ra còn mang theo cả một đôi ngỗng bằng gỗ và một đôi ngỗng sống. Quá trình này gọi là “chonan lye”. Sau đó, chú rể rời chỗ của mình ở phía đông, chỗ chiếc bàn cao trên đó chất đầy hoa quả, chỉ xanh chỉ đỏ, vịt, gà...để đến bàn cô dâu ở phía tây. Các nghi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu, chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới, cúi chào nhau, uống rượu giao bôi và cúi chào nhau một lần nữa. Lúc này, cô dâu dùng mạng hay quạt che mặt để cùng chú rể đi chào khách. Các thành viên nhà gái sẽ hỏi chú rể một vài câu hỏi và nếu chú rể không trả lời được thì sẽ bị đánh vào chân. Vì lễ kết hôn được tổ chức ở nhà cô dâu nên thường chú rể phải đến nhà cô dâu để cử hành nghi lễ, rồi phải ở lại đó ba ngày trước khi đưa cô dâu quay về nhà mình. Nghi lễ thật sự bao gồm một số nghi thức nhỏ với nhiều điệu bộ tượng trưng và các nghi thức

279 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 lạy cầu kỳ. Những người tham dự lễ cưới đều phải kiềm chế cảm xúc và giữ lại vẻ u sầu khi đưa cô dâu sang nhà mới. Khách dự lễ cưới tặng đồ mừng cho đôi vợ chồng trẻ. Thường họ lấy hạt dẻ và táo đút vào túi chú rể, để sau này sẽ ăn trong phòng tân hôn. Trước khi xa cha mẹ về nhà chú rể, cô gái bùi ngùi, đi vào bếp và gõ vào nắp ấm ba lần để từ biệt gia đình. Sau những phút bịn rịn, thường là cha chú hoặc anh trai sẽ đi tiễn cô và mang giúp của hồi môn. Chú rể cưỡi ngựa, cô dâu ngồi kiệu, những người khác đi bộ. Nhà trai rải rơm ra trước cửa nhà và đốt cháy rơm với ý nghĩa để trừ bỏ những cái gì cũ kỹ và bỏ đậu đỏ vào kiệu cô dâu nhằm đuổi tà. Kiệu hạ xuống giữa sân, chú rể vén rèm và cõng cô dâu đến thẳng phòng cưới. Khi cô dâu mới lần đầu tiên lên nhà chào bố mẹ chồng, bố mẹ chồng sẽ ném táo tàu và hạt dẻ, cô dâu dùng váy để nhận và phải cố gắng để hứng được càng nhiều càng tốt. Đám cưới truyền thống ngoài mục đích chính là thực hiện nghi lễ kết duyên cho đôi bạn trẻ thì còn là dịp để dân làng vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: đu dây, bập bênh, nhào lộn, múa hát… Vì thế, lễ kết hôn theo kiểu truyền thống thường rất vui nhộn, náo nhiệt. Sau lễ cưới, người Hàn Quốc thường đi nghỉ tuần trăng mật, và thường thì tuần trăng mật, họ trở về ngủ tại nhà gái một hôm rồi hôm sau mới về nhà trai và mang theo một gói quà (gọi là “ipachi”). Nếu như có nhà mới họ sẽ làm cơm và mời họ hàng, gia đình hai bên, bạn bè… đến nhà ăn cơm (lễ này gọi là “chip tưli”). Thường thì chú rể sẽ lo việc mua nhà, cô dâu lo đồ dùng trong gia đình và đồ nội thất. 3. Một số vật có tính chất biểu tượng, biểu trưng tiêu biểu trong lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc. Đám cưới truyền thống thể hiện rất rõ quan niệm, suy nghĩ của người Hàn Quốc về vấn đề hôn nhân. Nên mỗi nghi thức phần lớn đều mang theo một ý nghĩa tượng trưng nào đó. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số vật tượng trưng cơ bản, mang ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong một đám cưới truyền thống ở Hàn Quốc. Đôi ngỗng: Lễ cưới truyền thống không thể nào thiếu được một đôi ngỗng dại làm từ gỗ đại diện cho tân lang và tân nương. Trong nghi thức Jeonanrye của lễ cưới, chú rể đưa một đôi ngỗng gỗ kireogi cho nhạc mẫu của mình. Ngỗng tượng trưng cho nhiều quy tắc mà đôi vợ chồng mới phải tuân theo trong đời sống hôn nhân của họ vì: Thứ nhất, ngỗng dại chỉ có một bạn đời trong suốt cuộc sống của mình. Ngay cả khi một con chết, con còn lại sẽ không bao giờ tìm bạn đời mới. Mang ngỗng đến thể hiện quyết tâm sống chung thủy với nhau trọn đời, trọn kiếp, như những đôi ngỗng dại. Thứ hai, ngỗng dại là loài vật hiểu rõ ràng tôn ti trật tự. Ngay cả khi bay trên bầu trời, chúng vẫn duy trì đúng cơ cấu và sự hài hòa tuyệt đối. Điều này mang ý nghĩa biểu

280 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 trưng rằng hai vợ chồng trẻ sẽ sống hài hòa, cuộc sống hôn nhân của hai người sẽ nền nếp, lâu bền. Thứ ba, ngỗng dại có bản chất luôn để lại sự tồn tại của mình ở bất cứ nơi nào nó đến. Điều này chứa hàm ý con người cũng nên để lại di sản cho con cháu mai sau khi họ rời bỏ thế giới này. Đôi gà: Trong lễ cưới, luôn có một đôi gà trống và gà mái được bọc lại bằng vải xanh và vải đỏ, đặt ngồi trên hoặc dưới bàn hôn lễ. Một trong những ý nghĩa của biểu tượng này là sự liên kết giữa những chú gà trống và buổi sáng. Mào gà trống đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới, sự khởi đầu tươi sáng như ý nghĩa của cuộc hôn nhân bền vững. Tiếng gáy của gà trống còn báo hiệu cho quỷ dữ biết rằng ngày đã đến và chúng phải mau biến mất khỏi thế giới này. Chú gà trống trong lễ cưới đánh dấu niềm hy vọng rằng các linh hồn ma quỷ sẽ phải tránh xa, không làm phiền cặp vợ chồng mới cưới. Ý nghĩa thứ hai là gà mái đại diện cho niềm hy vọng rằng cặp vợ chồng mới cưới sẽ có nhiều con cái - điều rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp truyền thống. Gà mái là loài vật đẻ nhiều trứng vì thế nên cô dâu sẽ có thể sinh nhiều con cái để cuộc hôn nhân càng thêm bền vững. Quả bầu: Trong đám cưới luôn có một quả bầu được bổ đôi thành hai nửa. Cô dâu, chú rể sẽ dùng chúng để uống rượu giao bôi, giống như những chiếc cốc. Sau đó hai nửa quả ấy lại được ghép lại với nhau. Sự ghép hai nửa lại thành một quả ấy biểu tượng cho sự kết hợp của hai vợ chồng. Từ đây, tâm hồn hai người sẽ hòa hợp, thống nhất lâu bền với nhau. Cành thông: Trên bàn cưới luôn bày một đôi bình, trong đó để một cành thông, tre, hai bát để gạo trắng, bình rượu, các sản vật địa phương và các thức trái cây theo mùa. Trong đó, quy cách bày bàn cưới và các sản phẩm địa phương, hoa quả là khác nhau, phụ thuộc vào từng địa phương khác nhau, nhưng nhất thiết, trên đó phải có cành thông và tre, vì đây là những loài cây sống rất lâu, nó thể hiện niềm mong ước và chúc cho đôi bạn trẻ sông lâu như thông và tre. Táo tàu và hạt dẻ: Chắc hẳn mọi người đều biết, qua phim ảnh, tranh truyện hay sách báo, trong đám cưới truyền thống của Hàn Quốc luôn xuất hiện rất nhiều lần táo tàu và hạt dẻ. Khi cô dâu, chú rể vái lạy cha mẹ chồng thì có một nghi thức là mẹ chồng ném táo, hạt dẻ và cô dâu phải dùng váy để hứng, rồi các bạn, các quan khách tham dự lễ cưới cũng lấy táo và hạt dẻ đút vào áo của cô dâu chú rể. Những nghi thức này đều mang một ý nghĩa tượng trưng là hi vọng đôi vợ chồng mới sẽ sinh được thật nhiều con, đặc biệt là nhiều con trai. Thực tế, giống với một số nghi thức thường có trong lễ cưới truyền thống của Việt Nam, đây cũng là một quan niệm phồn thực. III. ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI Hàn Quốc ngày nay là một nước công nghiệp phát triển mạnh mẽ, sự mở cửa giao thoa khiến nền văn hóa Hàn Quốc dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Vì thế

281 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đám cưới hiện đại ngày nay ở Hàn Quốc cũng dần khác đi so với đám cưới truyền thống. Và đại đa số các nghi lễ kết hôn hiện đại ngày nay là giống với nghi thức kết hôn của phương Tây. Nếu như ngày xưa, khi Nho giáo là tôn giáo chủ đạo trong xã hội Hàn Quốc, đám cưới diễn ra với nhiều nghi lễ cầu kỳ và kéo dài trong nhiều ngày thì ngày nay do sống dưới thời đại công nghiệp hóa, ai cũng phải tranh thủ thời gian cho công việc, đám cưới của người Hàn cũng dần được diễn ra càng nhanh gọn, thực hiện nghi thức chính có khi chỉ mất đến vài tiếng đồng hồ. Khi tổ chức đám cưới, để tiện lợi, người Hàn ngày nay không còn tổ chức đám cưới tại nhà cô dâu như truyền thống nữa mà thường là ở một địa điểm cưới nào đó. Từ khi có sự ảnh hưởng của Thiên chúa giáo thì đám cưới tại Hàn Quốc còn được diễn ra tại nhà thờ dưới sự chứng kiến của chúa Zêsu (đối với những người theo đạo này). Thông thường đám cưới diễn ra ở trong phòng, nhưng cũng có khi ở ngoài trời. Địa điểm tổ chức lễ cưới được trang trí rất đẹp và trang trọng. Cô dâu, chú rể không vận Hanbok như đám cưới truyền thống mà thay vào đó là những y phục phương Tây. Trước khi lễ cưới bắt đầu, chú rể cùng cha mẹ hai bên đứng ngoài tiền sảnh đón khách. Sau những câu hỏi thăm xã giao với gia chủ, khách sẽ qua khu vực nhận quà để tặng quà cũng như gửi tiền mừng chúc phúc cho cô dâu và chú rể, rồi vào ngồi đợi trong phòng tổ chức hôn lễ. Trong khi đó cô dâu ngồi trong phòng đợi cùng bạn chụp ảnh kỉ niệm và nói chuyện, như thế cô dâu sẽ bớt căng thẳng hơn trong khi chờ hôn lễ diễn ra. Khi khách mời đã có mặt đông đủ lễ cưới chính thức được bắt đầu. Phụ mẫu nhà trai và phụ mẫu nhà gái lần lượt bước lên chào quan khách. Chú rể trong bộ lễ phục đen hoặc trắng, cổ thắt nơ, tay đeo gang trắng bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời và tiếng đệm piano. Sau đó, cũng trong âm thanh du dương của tiếng nhạc piano, trong tiếng vỗ tay của những người tham dự lễ cưới, cùng sự phụ họa của các phù dâu, cô dâu trong trang phục áo cưới phương Tây lộng lẫy, tay cầm bó hoa, khoác tay cha bước vào phòng cưới. Trước lễ đường, cô dâu sánh vai cùng chú rể, cúi chào nhau. Rồi đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu, chú rể nói với nhau lời thề nguyền thương yêu nhau mãi mãi. Tiếp đó hai người trao nhau quà đính ước. Quà này thường là nhẫn vì nhẫn có hình tròn, biểu tượng cho tình yêu không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, là vật chứng nhân cho đôi trai gái đã thành hôn. Vì thế mà đây là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới hiện đại. Sau nghi lễ này người chủ hôn tuyên bố hai người chình thức trở thành vợ chồng. Khi ấy chú rể và cô dâu thường trao nhau nụ hôn để thể hiện tình yêu dành cho nhau cũng như công khai với mọi người tình yêu của họ. Khi cô dâu chú rể đã là vợ chồng nghĩa là tình yêu cuả họ đã đơm hoa kết trái, đó là niềm hạnh phúc cũng là sự may mắn. Vì thế, họ muốn trao sự may mắn đó cho những người khác bằng hành động tung hoa về phía sau của cô dâu. Và người ta nghĩ rằng cô gái nào bắt được bó hoa ấy sẽ có được tình yêu và một hôn nhân hạnh phúc như cô dâu và chú rể.

282 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Kết hôn là một việc trọng đại trong đời người và ngày cưới là một ngày không thể quên, ngày mà mỗi người là đẹp nhất, hạnh phúc nhất. Vì thế, mà trong lễ cưới luôn có phần chụp ảnh kỷ niệm của cô dâu, chú rể với bạn bè và người thân. Sau những nghi thức trên sẽ có một bữa tiệc báo tin. Mọi người ăn uống, nói chuyện và hát hò nhảy múa chúc mừng cho lễ kết hôn của cô dâu và chú rể. Trên đây là những nghi thức thường thấy ở các đám cưới hiện đại của Hàn Quốc, song tùy theo ý muốn của mỗi người mà đám cưới còn có thể diễn ra với những nghi thức khác nữa. Đám cưới hiện đại có ưu điểm là nhanh chóng, ít nghi lễ cầu kì nên dễ tổ chức. Hơn nữa đám cưới hiện đại khi tổ chức thì rất đẹp, rất lộng lẫy nên giới trẻ ngày nay dường như có xu hướng chuộng tổ chức lễ cưới theo phong cách hiện đại hơn. Tuy nhiên lễ cưới truyền thống lại là một nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Hàn, vì thế ngày nay nhiều đám cưới được tổ chức kết hợp cả hai phong cách truyền thống và hiện đại. Sau khi thưc hiện xong những nghi thức của lễ cưới hiện đại thì cô dâu và chú rể lại mặc trang phục truyền thống để lễ bái cha mẹ và thực hiện một số nghi thức quan trọng khác có trong đám cưới truyền thống trong một căn phòng được che kín bằng bình phong. Nhìn chung xu hướng tổ chức lễ cưới theo kiểu kết hợp này ngày nay cũng đang khá phổ biến và nhận được sự ưa chuộng của khá đông đảo các bạn trẻ Hàn. Vì nó vừa có nét giao hòa, dung hợp với các nền văn hóa trên thế giới lại vừa lưu giữ được cái cốt lõi truyền thống bản xứ của dân tộc. IV. KẾT LUẬN Mỗi quốc gia có một suy nghĩ và tục tập riêng. Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi đất nước dần hình thành cho mình một cung cách tổ chức các nghi lễ riêng, mang đậm màu sắc văn hóa xứ mình. Hàn Quốc cũng vậy, đám cưới truyền thống của Hàn Quốc hiện lên với nhiều những nghi thức phức tạp, nhưng nhiều ý nghĩ biểu trưng độc đáo. Qua đó, phần nào ta thấy được Hàn Quốc xưa là một đất nước nho giáo đầy quy tắc lễ nghi nhưng tâm hồn mỗi người dân Hàn Quốc lại chứa đựng nhiều niềm tin, hi vọng tươi sáng. Đó là một nét đẹp văn hóa. Nhưng cùng với sự phát triển của thời đại, các nghi lễ trong đám cưới truyền thống dần trở nên rườm rà so với nhịp điệu sôi động của xã hội. Vì thế, đương nhiên nó đòi hỏi một sự thay đổi. Và với sự ảnh hưởng rộng rãi của thiên chúa giáo, một cung cách tổ chức đám cưới mới được hình thành, nhanh gọn và thích hợp với tính cách của giới trẻ hơn, vì thế đang ngày càng tỏ ra thích hợp với nhịp sống hiện đại. Nhưng cũng không phải vì thế mà giới trẻ Hàn dần quên đi những nét đẹp văn hóa cổ truyền, họ vẫn đang tiếp tục lưu giữ để lưu truyền cho những thế hệ sau. Bằng chứng là tại Hàn Quốc, xu hướng tổ chức đám cưới có sự kết hợp cả hai phong cách truyền thống và hiện đại ngày càng được yêu thích, và ở khắp nơi, trong những bảo tàng và những ngôi làng nhỏ, vẫn thường xuyên tổ chức đám cưới theo kiểu truyền thống để bảo tồn văn hóa nước nhà.

283 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngày nay, nhắc đến Hàn Quốc dường như trước mắt ta hiện lên ngay một vùng đất tươi sáng, “thấp thoáng đó đây những dòng suối trắng và nhấp nhô những ngọn núi xa”. Ở đó, người ta nhận ra một vẻ đẹp văn hóa nhiều màu sắc, với những cô gái trong bộ váy áo bồng bềnh đang hăng say làm kimchi, với những trò chơi nô nức như lễ hội trong những ngày đám cưới. Nhưng ở đó ta cũng thấy được những khu chợ mua sắm sầm uất, những khu công nghiệp hiện đại với những ống khói cao chọc trời. Theo thời đại, Hàn Quốc dần có những bước chuyển mình để bắt kịp với nhịp điệu phát triển của thế giới. Cùng với đó là sự giao thoa, học hỏi lẫn nhau về văn hóa. Và hòa theo dòng chảy đó, từ truyền thống đến hiện đại, cung cách, nghi lễ trong việc tổ chức đám cưới ở Hàn Quốc cũng dần có những biến đổi nhất định để phù hợp hơn với những sự đổi thay của xã hội. Đó là lẽ đương nhiên. Nhưng nhìn lại văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại qua một khía cạnh nhỏ là nghi thức tổ chức đám cưới từ xưa đến nay ta có thể khẳng định rằng Hàn Quốc, cũng giống như phần lớn những nước phương Đông, dù theo thời đại, văn hóa có thể có sự giao lưu và hòa nhập với các nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa phương Tây, nhưng cái gốc lõi của nền văn hóa ấy không hề bị “hòa tan”, nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng thời gian. Bài nghiên cứu trên đây chỉ là sự tìm hiểu về một khía cạnh rất nhỏ trong một chủ đề chung rộng lớn là văn hóa Hàn Quốc, hi vọng sự tìm hiểu này cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên. Mặc dù đã rất cố gắng song do sự hạn chế về trình độ, tài liệu, thời gian và không được trải nghiệm thực tế trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nên chắc chắn bài nghiên cứu này sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Bởi thế, rất mong có được sự góp ý của các bạn để bài nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo. 1. camnangcuoihoi.com 2. http://ftislandvn.com/forum/showthread.php?t=16685 3. http://www.giadinhtoi.vn/tintuc/2200-le-cuoi-truyen-thong-cua-nguoi-han- quoc.html 4. http://www1.vietinfo.eu/van-hoa-dong-tay/le-cuoi-truyen-thong-cua-nguoi- han-quoc.html 5. Đối thoại với các nền văn hóa: Triều Tiên (NXB trẻ - 2001) 6. Hàn Quốc xin chào bạn – Jeannie J.Park.

284 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TRANG PHỤC HÀN QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ

SVTH: Bùi Thị Thuỳ Vân, Phạm Thị Thiên Hương, Bùi Phương Thảo, Đoàn Vân Thùy, Nguyễn Bích Ngọc – Lớp 3H-10 GVHD: Nguyễn Nam Chi I. TRANG PHỤC HÀN QUỐC THEO DÒNG CHẢY LỊCH SỦ

1. Trang phục thời thượng cổ. Dân tộc HQ thuộc chủng người Mông Cổ, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai, sinh hoạt theo hình thức hái lượm, sống trên lưng ngựa của các dân tộc du mục phương bắc. Trang phục của dân tộc Hàn được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên tam hàn tứ ôn (ba ngày lạnh, bốn ngày nóng) thuộc kiểu đới á hàn, kết hợp với ảnh hưởng của dòng thống dân du mục phương bắc. Cấu trúc cơ bản của trang phục được chia thành các phần cơ bản là mũ, áo, áo khoác, quần, giầy. Trang phục của người dân ở thời kỳ đá mới được chia ra làm hai phần là trên dưới rõ ràng gồm áo và quần. Hình thức trang phục này giống với trang phục của người Sai (tiếng Hy lạp là Scythians) ở thời kì đồ đồng. Trung Quốc gọi trang phục của người Sai là ‘Ho bok’ (胡服 - Hồ phục) và có thể tìm thấy hình ảnh của những bộ trang phục này trên các bắc bích họa trên trần mộ của Goguryo. Trên bức bích họa ‘Moo Yong Chong’ (舞踊塚 - Vũ Dũng Trủng) có thể thấy người trong tranh mặc những bộ quần áo có hình thức tương tự với người Sai, điều này cho thấy cách ăn vận của người dân bán đảo Hàn xưa kia thuộc kiểu trang phục của các dân tộc phương bắc. Dạng trang phục này phù hợp với khí hậu, đồng thời lại vừa vặn với người nên rất tiện dụng và năng động.

무용총[무용도]

285 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

무용총 [수렵도]

Phần thân áo gọn gàng, mở sang hai bên hông, tay áo chật, phần quần có ống chật. Ở HQ, cho đến tận thời Tam quốc vẫn ăn mặc theo hình thức Hồ phục này rồi dần chuyển sang mặc các loại áo rộng và to hơn, thể hiện sự tiếp nhận văn hóa của người Hán ở Trung Quốc. Ngoài ra, trải qua quá trình tiếp xúc với những người dân bản địa Trung Quốc, tộc Mãn Châu cùng dân du mục ở Tây Vực đã khiến cho người dân trên bán đảo Hàn tiếp nhận đồng thời cả văn hóa của người Hán và văn hóa Tây Vực. Tài liệu về trang phục của thời kì này có thể tham khảo được qua vài lát cắt sử liệu của phía Trung Quốc hay những bức bích họa cổ. Tóc của đàn ông được búi cao trên đỉnh đầu còn tóc của phụ nữ cũng được búi cao và để thả lại một phần phía sau, còn thiếu nữ thì để thả tóc sau lưng. Đồ trang sức thời bấy giờ phổ biến có dây chuyền và khuyên tai, ngoài ra các vòng cổ xâu bi cũng rất được quý trọng. Người dân thời bấy giờ cực kỳ thích mặc đồ màu trắng, và đi giày làm từ da của súc vật. Họ làm cả áo khoác từ da của gia súc, mũ đội được trang trí bằng vàng bạc. Nếu nhà có tang thì cả gia đình sẽ mặc đồ trắng tinh, phụ nữ không đeo Garakji (đồ trang sức đeo trên ngón tay giống nhẫn ngày nay). Khi ra nước ngoài, họ sẽ mặc áo lụa có vẽ tranh và thêu hoa. (Nguồn: 빙일영문화재단 한국문화예술총서 _ 우리 생활 100 년 - 옷 _ 고부자 지음) 2. Trang phục thời Tam quốc Thời Tam Quốc, tại Triều Tiên (57 trước CN-668 CN) thì kiểu áo hai phần như ngày nay mới định hình. Người ta thấy trong những bức tranh cổ trong mộ Cao Câu Ly được trang trí với hình nam nữ đều mặc trung phục gồm có: quần bó, ngắn và áo ngang eo. Kiểu trang phục cổ xưa này đến nay hầu như vẫn không hề thay đổi. Phần áo phía trên () được mở ở phía trước và kéo dài xuống đến hông. Họ cố định trang phục bằng một chiếc thắt lưng. Phần áo phía dưới (Go) cũng dài đến bàn chân. Điểm đáng chú ý là vạt của Yu dường như ngược với cách người ta mặc Jeogori

286 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 hiện nay: ở thời Tam quốc là từ phải qua trái, trong khi ngày nay là từ trái qua phải. Sự thay đổi về hướng của vạt áo này xuất hiện sau giai đoạn giữa Goguryeo. Đến cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân bằng (Bajiburi) và áo chẽn có thắt lưng ở eo. Cũng thời kỳ này, chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc xuất hiện và chỉ dành cho hoàng tộc và các quan lại. Đó cũng là nguồn gốc của Kwanbok tức "quan phục" - trang phục của các quan lại. Áo choàng thường được mặc như trang phục thường ngày hoặc để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết lạnh. Điểm đặc biệt của trang phục trong thời kì này là cả đàn ông và phụ nữ đều mặc áo khoác dài qua thắt lưng, cổ áo cao và tay áo hẹp. Viền gấu tay áo, cổ áo và dưới vạt áo được nhấn bằng một màu khác với màu áo. Các áo mặc bên trong có cổ áo và tay áo giống với Jeogori. Ở thời đại này, các loại trang sức đã xuất hiện. Vòng cổ, khuyên tai, vòng đeo tay được chế tạo tinh xảo dành cho các tầng lớp trên trong xã hội. 3. Trang phục thời Silla thống nhất Bị ảnh hưởng bởi trang phục truyền thống của Silla và của đời nhà Đường Trung Quốc, một kiểu trang phục mới đã xuất hiện trong thời gian này. Những người thuộc tầng lớp cao, trong đó có nhà vua, mặc trang phục tương tự như nhà Đường của Trung Quốc trong khi trang phục truyền thống từ giai đoạn Tam Hàn thì vẫn được mặc bởi dân thường.

4. Trang phục thời kì Goryeo Quá trình thay đổi trang phục của thời Goryeo được chia làm 3 thời kì: thời kì thứ nhất thay đổi do sự ảnh hưởng của nhà Tống, thời kì thứ hai thay đổi do ảnh hưởng của trang phục Mông Cổ xâm nhập của nhà Minh Nguyên và thời kì thứ ba thay đổi do ảnh hưởng của nhà Minh.

287 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Những ảnh hưởng từ bên ngoài này chỉ đem đến sự thay đổi về quan phục. Trang phục thường dân thì không có sự khác biệt lớn so với thời Tam quốc. Trang phục thường dân chỉ có một số chi tiết thay đổi nhỏ: kiểu ống quần rộng, Jeokori(áo khoác ngoài) có chiều dài ngắn hơn và váy rộng hơn và đặc biệt là họ không được mặc trang phục làm bằng lụa hoặc tơ tằm. Đối với trang phục của nam giớicó thể thấy rằng trang phục nam giới thời kì này không có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Thời kì này quần được may ống rộng bằng các loại vải sợi, gai có hoa văn, khổ quần thường rộng để không bị dính vào người. Chiều dài của áo ngắn hơn, ống tay nhỏ hơn. Một bộ phận nhỏ nam giới thời này do chịu ảnh hưởng của phong cách Mông Cổ nên họ cạo đầu nhưng chỏm mào giữa đầu vẫn được giữ lại. Ngoài ra còn có Durumagi là trang phục mà các học giả thường mặc. Công nông thương nhân đều mặc áo vải trắng giống với áo này và có thắt đai bên trong. Nông dân hay thương nhân mặc áo dài trắng bên ngoài, trí thức có mũ chỏm, đai đen và giầy đen. Các phật tử mặc áo màu chàm. Quốc sư thì mặc áo cà sa với áo nâu song và trượng, khi mang đai đen thì đội thêm mũ vàng và đi giầy đính hạt. Đối với trang phục của nữ giới, Trang phục nữ giới thời kì này không có gì thay đổi so với thời Silla thống nhất. Mặc dù trang phục hoàng cung chịu ảnh hưởng từ Mông Cổ song trong tầng lớp dân chúng thì trang phục gần như vẫn không có biến đổi lớn. Chất liệu thường được dùng là vải sợi vào mùa hè và vải lụa vào mùa đông Phụ nữ chưa kết hôn thường mặc trang phục có màu vàng. Nhưng màu sắc thường được dung nhất là màu trắng. Họ thắt dây lưng có hình cây ô liu. Họ thường mang theo bên mình vòng ngọc và túi màu vàng sáng. Họ cho rắng càng có nhiều những thứ đó thì càng thể hiện được sự sang trọng, quý phái. Đồng thời phụ nữ cũng để kiểu tóc khác đi họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu. Jeogori(저고리): có thể thấy jeogori ngày càng ngắn đi, dây không còn nữa và ngắn hơn nhiều so với thời kì trước. Cánh tay áo có phần hơi lượn.Chiều dài của jeogori cũng dịch lên trên eo, sát lên trên ngực và được thắt thành nơ bằng một sợi dây ruy băng rộng bản. Váy: vào mùa thu và mùa đông, không phân biệt phu nhân hay phụ nữ thường dân đều mặc váy cam chủ đạo tối hoặc sẫm màu.Váy của các hoàng phi hay phu nhân được thêu trên nền vải màu hồng mà trên váy của phụ nữ thừơng không có. Từ đó màu hồng hay màu hồng cam được coi như màu may mắn của phụ nữ thời kì choseon.Váy trong mặc seongoon(선군) - đây là vật làm cho váy trông có vẻ rộng hơn, nó giống với váy tầng thời choseon. Chiếc váy ngoài dài 8 thước này dài đến mức có kéo lê xuống đất. Trang phục của tầng lớp quí tộc trong thời kì này có nhiều thay đổi hơn so với thường dân. Trước hết là trang phục của vua. Trang phục của vua bao gồm: công phục, thường phục, triều phụ, lễ phục. Công phục: Vua thường đội mũ ô sa, áo có ống tay rộng đồng thời có thắt lưng. Trên ống tay áo có họa tiết rồng và đi giày. Triều phục: ngoài trang phục thường ngày, đội mũ, đeo đai trong, áo liền thì mặc tơ tằm trắng. Lễ

288 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 phục: áo cửu ly, áo cửu trang đều là áo bong chỉ mặc trong lễ tế, gia lễ nên có cả vòng miện và trang phục đi kèm. Nhìn một cách tổng thể lế phục có vòng miện, áo bong, áo lót chỉ trắng, vạt trước, đai thắt, vớ trắng, nơ đỏ… Trang phục của Hoàng phi cũng có khá nhiều thay đổi. Cuộc hôn nhân quốc gia với nhà Nguyên, công chúa Mông Cổ trở thành Hoàng Phi goryeo khiến trang phục cung đình chịu ảnh hưởng từ Mông Cổ. Trang phục có nhiều chi tiết màu đỏ, biểu tượng màu đăc trưng của đất nước Mông Cổ. Váy của Hoàng Phi được thêu trên nền vải hồng. Thời kì này cũng thấy sự xuất hiện trong họa tiết trên trang phục: chấm, hoa, mây, nước…. Công phục của bách quan được chia làm 4 màu: cấp bậc trên lục phẩm là màu xám gụ, trung đơn kính màu nâu, donghangkyung màu xám, sochupu là màu xanh xám. Các quan phải đội mũ cánh chuồn, áo có ống tay rộng và đeo thắt lưng màu gụ xám. Dưới triều đại vua Cao Tông, vương triều goryeo chịu sự xâm lược của quân Mông Cổ nên chế độ quan phục đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong triều quan nhất phẩm mặc bộ Ngũ thường phục bất ly, dưới nhị phẩm đại thượng kính đến thập ngũ bộ mặc tam trường ngũ ly, còn tam phẩm tứ thập nhất mặc bộ vô ly. Mũ cánh chuồn vẫn được sử dụng và theo chế độ công phục tứ sắc của thời Quang Tông. Cấp bậc sắc phục có 4 màu: tím, cam, lam, lục.

Hình 1: Trang phục của vua Hình 2: Trang phục của quan lại

Hình 3: Trang phục hoàng gia Hình 4: Trang phục thường dân

289 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

5. Trang phục thời Joseon

Trang phục của thời kì Joseon đã có những thay đổi lớn so với các giai đoạn lịch sử trước đó, song trang phục vẫn gồm có: áo khoác dài , áo lửng, tất, giày, mũ. Nữ giới mặc váy (chima), nam giới mặc quần (baji), ngoài ra còn có các phụ kiện đi kèm như: Norigae, Daenggi, Tteolijam, Dwilloji và Brinyeo dành cho nữ giới. Trang phục của thường dân: đối với nữ giới, họ mặc áo Jeogori - đây là loại áo có thân ngắn, tay dài, bên dưới mặc váy dài, phồng gọi là Chima, chân đi tất và mang hài. Chima mặc thường ngày không có điểm đặc biệt, song Jeogori được phân làm nhiều loại khác nhau. Đối với nam giới, họ mặc Po thay vì Jeogori, Baji thay cho Chima. Nếu như trang phục của thường dân cho thấy sự khác biệt lớn với trang phục của Trung Quốc, nhưng trang phục của quí tộc, đặc biệt là Vua vẫn còn mang ảnh hưởng của trang phục Trung Quốc (hình 5). Trang phục của Hoàng hậu có phần khác biệt hơn, được gọi là Jeok-ui, màu chủ đạo của trang phục này là màu xanh, áo dài, tay áo dài và rộng, trên viền tay áo màu đỏ được thêu hình Chim trĩ màu vàng (hình 6).

Hình 5: Trang phục của vua Hình 6: Trang phục của Hoàng hậu

Trong các dịp lễ lớn như: Lễ thành hôn, lễ mừng thọ hay lễ trưởng thành, người dân mặc các trang phục khác ngày thường. Ví dụ trong lễ trưởng thành của một người con gái, họ mặc Kyeryebok (hình 7), màu sắc trang phục rực rỡ và đội một chiếc vương niệm được trang trí tỉ mỉ, được gọi là (hình 8)

Hình 7: Kyeryebok Hình 8: Jokdori

290 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trang phục của thời kì Jeseon cho thấy sự phân biệt về tầng lớp xã hội rất lớn qua các phụ kiện đi kèm theo trang phục. Ta có thể thấy điều đó qua sự đa dạng trong kiểu mũ của nam giới, các kiểu tóc, trâm cài tóc hay dây buộc tóc của nữ giới. Vào thời đại này, mũ được làm bằng nhiều chất liệu từ da động vật, lụa, lông đuôi ngựa cho đến tre, giấy, các loại giấy dầu. Chất liệu, kiểu dáng của mũ thể hiện địa vị của người đội, điển hình là Myeontyu-gwan hay còn gọi là Pyunchungwan là vương miện của vua đi kèm bộ lễ phục Myeonbok. Các dải dây mặt trước và sau của vương niệm được gọi là Yu, số lượng của những dải dây này thể hiện địa vị của người mặc. Mỗi một dải dây gồm có chín viên đá, trong đó năm viên màu xanh, đỏ, vàng, đen và trắng. Hoàng đế đội mũ với 12 dải dây, còn mũ của thái tử có 8 dải dây, cháu của vua được đội mũ với 7 dải dây.(hình ảnh). Hay những người nông dân chỉ đội Nongmo được làm từ tre để che mưa nắng. Đối với nữ giới, thay vì sự đa dạng của các kiểu mũ là sự phức tạp trong các kiểu tóc, trâm cài đầu, mũ miện trong các dịp quan trọng, trâm cài đầu, hay là Norigae. Vào các ngày thường, tóc của họ thường chỉ được bện lại hoặc búi đằng sau bằng 1 chiếc trâm đơn giản, còn với phụ nữ quíc tộc họ sử dụng kiểu Cheopji-meori, những người phụ nữ có chồng phải để một kiểu tóc khác gọi là Eonjeun-meori xuất hiện vào giữa thời đại Jeseon. Các kiểu tóc khác nhau được cố định bằng nhiều loại trâm cài tóc khác nhau. Trâm cài tóc được phân làm 3 loại chính: Tteolijam (hình 9): một loại trâm cài tóc hình bướm hoặc hoa được cài ở mỗi bên trên mái tóc của những người phụ nữ hoàng gia đã kết hôn; Dwakikoji (hình 10): không chỉ để cố định tóc mà còn được chưa làm 2 loại, loại có đầu nhọn để làm sạch các kẽ răng của lược và loại có đầu tròn hơn để ngoáy tai; Binyeo (hình 11): có hình dánh đơn giản là 1 thanh trụ tròn, có thể có họa tiết nổi ở một đầu hoặc chỉ là 1 cây trâm hình tre, bằng bạc được khác họa tiết. Ngoài ra, còn được làm bằng vàng, được gắn đôi chim Bong (loài chim trong truyền thuyết của Hàn quốc).

Hình 9: Tteolijam Hình 10: Dwakikoji Hình 11:. Binyeo

291 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Phụ nữ trong thời đại Jeseon đều đeo Nogeari - một loại trang sức được đeo trên áo Jeogori hoặc ở phần eo của Chima. Một Nogeari bao gồm 3 phần Ttidon, Kkeun và Sul. Nogeri được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, phần dây buộc chính được làm bằng lụa, phần thân được làm theo nhiều hình dạng khác nhau. Phần thân này thường được kết hình hoa hay cánh bướm được dùng cho dân thường, quí tộc hay người giàu thường dùng ngọc, đá quí, bạc để khác thành hình rùa, quả trứng, quả táo, hoặc các hình dạng khác, họ thường đeo Nogeari được trang trí tỉ mỉ bằng đá quí cho con mình. Nogeari có nhiều loại khác nhau, dựa vào số lượng Nogeari được cố định bằng Ttidon.

Nogeari Một thành phần không thể thiếu của bộ trang phục đó là Beoseon – tất (hình 12) và Sinbal - giầy (hình 13). Tất được may bằng vải thô, chủ yếu giữ ấm cho chân và mắt cá chân, phụ thuộc vào cách khâu mà có các loại tất khác nhau có thể hoặc không có lớp đệm lót bên trong.

Hình 12: Tất Giầy không chỉ làm chức năng bảo vệ chân hay trang trí trang phục mà nó còn là một dấu hiệu phân biệt tầng lớp xã hội. Loại giày xuất hiện từ phương bắc, được gọi là và có cổ cao, loại Li và Hye xuất xứ từ phương nam, có cổ ngắn. Ngoài phân loại giày theo đối tượng sử dụng, có thể phân loại theo mục đích sử dụng: giầy dùng trong các dịp lễ, giày dùng hàng ngày, giày dùng vào mùa đông, ngày mưa. Thông thường, giày của quí tộc được làm bằng da, lụa, có màu sắc vàng, đen hoặc nâu, nhưng trong

292 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 quốc tang, các học giả đeo Beakhwa (hình 13a) màu trắng được làm bằng da, hoặc vải. Gìay đi ngày thường là cổ thấp, để lộ toàn bộ mu bàn chân. Giày nam giới, học giả, quíc tộc hay người trong quân đội thường là màu đen, làm bằng da, và có mũi cong, trên giày học giả còn được trang trí ở phần mũi, với giày của phụ nữ, có Danghye được làm bằng lụa, có thêu hoa văn trên mũi và gót giày. Hàn quốc có mùa đông khắc nghiệt nên có các kiểu giày đi trên tuyết như Seobi (hình 13c), Dungeimisin (hình 13b) được làm bằng tre hay làm từ da để đi lúc trời mưa.

Hình 13: a. Beakhwa b. Dungeimisin c. Seobi II. SỰ THAY ĐỔI NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ Hàn Quốc là nước có khí hậu lạnh nên người ta mặc áo có nhiều lớp để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết. Hơn nữa áo gồm 2 phần sẽ phù hợp với đời sống thợ săn du mục và góp phần tạo nên vẻ đẹp cho bộ trang phục. Thời Tam Quốc, các loại trang sức đã xuất hiện là bởi thời kì này, người ta đã biết cách đúc, chạm khắc khá tinh xảo. Thời Silla tuy không phát triển về văn hóa nhưng lại là nước có truyền thống quân sự xung quanh các chiến sĩ được gọi là hwarang. Thoạt tiên Silla sát nhập khối Gaya, rồi liên minh với nhà Đường để thôn tính 2 nước còn lại là Baekjae và Goguryeo. Chính vì vậy, sự liên hệ với Trung Quốc ở thời kì này khá nhiều, đây là lí do vì sao trang phục truyền thống Hàn Quốc ở thời Tam Quốc bị ảnh hưởng bởi trang phục cổ của người Trung Quốc: khăn dài cho phụ nữ, áo khoác ngoài dài, các loại trâm cài tóc, những họa tiết trang trí tinh tế… Thời Goryeo là thời kì có nhiều biến động trong lịch sử. Triều đình Goryeo đã lấy Phật giáo làm quốc giáo. Chính vì thế hệ tư tưởng của Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của thời kì này đặc biệt là trong trang phục. Không chỉ vậy, các triều vua thời kì này cũng rất coi trọng Nho giáo và đạo Khổng. Nhiều trường học được lập ra trong đó Quốc Tử Giám được coi là trường duy nhất chịu sự quản lí trực tiếp của triều đình. Các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước thường xuyên được tổ chức, phong trào hiếu học từ đó cũng được phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong trang phục có sự phân biệt về đẳng cấp học vị cũng như địa vị trong xã hội. Tầng lớp lao động bình dân không được tự ý dùng chất liệu vải lụa hay tơ tằm, hay các màu thuộc vào chế độ công

293 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 phục tứ sắc. Đồng thời phụ nữ chủ yếu chỉ được phép mặc màu trắng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được phép mặc màu hồng nhạt hay xanh nhạt. Thời kì này, việc kết thân với Nhà Tống của Trung Quốc - quốc gia láng giềng này cũng ảnh hưởng phần nào đến trang phục của vương triều Goryeo. Các học giả mặc dooroomagi (một loại áo của Trung Quốc). Các công tử mặc jojoogoo với mũ bốn chỏm, đai cạnh đen, giày đen. Năm 1231 Mông Cổ tiến hành xâm lược Goryeo, đây là một phần trong kế hoạch bình định khu vực Đông Bắc Trung Quốc của nhà Mông Cổ. Bắt đầu từ thời vua Nguyên Tông, Goryeo chính thức trở thành thuộc quốc của nhà Nguyên. Đặc biệt với cuộc hôn nhân cấp quốc gia, công chúa Mông Cổ trở thành hoàng phi của Goryeo thì trang phục hoàng cung của Goryeo bị tác động bởi phong cách của Mông Cổ. Có thể thấy, trong thời đại Jeseon dù dựa trên những thành phần cơ bản nhưng bộ trang phục đã hoàn toàn thoát li được với các thời đại trước. Nếu ở thời đại Tam quốc hay Silla, sự khác nhau giữa các trang phục không nhiều, hơn thế mang nặng ảnh hướng của trang phục trung quốc. Màu sắc trong trang phục chỉ là những màu như xanh, tím, hồng trắng. Trang phục của các ngày lễ so với ngày thường ít có sự khác biệt, cho thấy đời sống tinh thần ít được quan tâm, văn hóa chưa đạt đến sự phát triển nở rộ. Song như những gì đã được trình bày tại phần 1, có thể thấy, thời đại Jeseon là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đa dạng trong trang phục, một sự đột phá trong cách tư duy nhằm thoát li những ảnh hưởng của Trung quốc. Ví dụ kiểu dáng của trang phục dành cho hoàng hậu vào thời Jeseon với thời Silla khá giống nhau song có thể thấy trang phục của Hoàng hậu thời Jeseon có kèm theo các phụ kiện như đại lưng, hai bên vai áo được thêu ở hai bên vai áo, trước ngực là hình rồng, Bonghwang và Girin (một loại chim trong truyền thuyết của Trung quốc). Trang phục trong thời kì này có thể phân loại theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng: trang phục dành cho tầng lớp quí tộc, dân thường hay các trang phục lễ hội, trang phục ngày thường. Các phụ kiện trở nên phong phú về chất liệu từ vàng, bạc, da, lụa, lông đuôi ngựa đến tre, giấy, giấy dầu… Trang phục lúc bấy giờ không chỉ còn mang ý nghĩa đơn thuần là vật bảo vệ cơ thể, mà còn thể hiện luồng tư tưởng của cải một triều đại. Họ có tư tưởng thoát li Trung Hoa rất rõ ràng, thể hiện qua trang phục, thứ gần gũi gần nhất với họ. Điều này cũng cho thấy được tinh thần tự chủ dân tộc của người Hàn quốc lúc bấy giờ, họ hiểu rằng việc tạo ra đặc trưng cho trang phục của đất nước là một cách bảo vệ đất nước mình. Ngoài ra, để tạo ra được sự phong phú, độc đáo và tính ứng dụng cao trong trang phục đòi hỏi con người phải có óc sáng táo. Tất cả các trang phục thời kì này đều được làm thủ công từ việc nhuộm màu vải, đến khâu, thêu hình hay kết Nogeari, hoặc làm các đôi giày bằng tre, các loại mũ khác nhau bằng lông ngựa, tất cả đều cho thấy sự khéo léo của người làm, ví dụ như việc kết các hình hoa và bướm hoặc là khắc ngọc để tạo ra Nogeari, hoặc việc tạo ra các loại mũ đội đầu được trang trí tỉ mỉ. Người đọc có thể nhận ra rằng, trong thời kì này, sự phân biệt về giai cấp xã hội hay giữa nam và nữ rất rõ ràng đến mức nó trở thành 1 chức năng quan trọng của trang phục.

294 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nguyên nhân của những sự khác biệt này, theo ý kiến chủ quan,có thể do việc chính quyền thời kì này chọn đạo Khổng làm quốc giáo. Đạo Khổng với những quy tắc chặt chẽ đã khiến cho xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc hơn. Người giàu mà đa số là quí tộc, họ không thể bị đánh đồng cùng với thường dân chính vì vậy, họ dùng trang phục để khẳng định sự tôn quí. Vào thời kì này, xã hội coi trọng những người đọc sách thánh hiền, họ coi thường công việc sản xuất, nông nghiệp. Ví dụ như Nongmo, một loại mũ dành cho người nông dân, chỉ đơn giản được làm bằng tre để che mưa, nắng còn mũ của các học giả thường được làm bằng lông đuôi ngựa. Hoặc đối với phụ nữ, Jeogori đã được thu ngắn đến phần ngực cũng có thể nhằm hạn chế các cử động của phụ nữ. Song một tài liệu khác cho rằng các vị vua trong thời đại này rất chú trọng đến nghi lễ nên đã quy định chặt chẽ các cách thức ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thường trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cưới xin và ma chay. Ở thời kì này, đức tính chính trực, liêm chính của người đàn ông và sự trong trắng của đàn bà là những giá trị xã hội được coi trọng hàng đầu và được thể hiện trong cách ăn mặc. Do đó, bộ han-bok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhưng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ. Cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc chogori dài và mặc chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đường nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che được ngực, do đó độ rộng của ch” ima cũng cần phải thay đổi. Vì thế người ta may nó sát vào nách và giữ nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay.

Cheokori trong lịch sử Cheokori hiện đại III. BƯỚC CHUYỂN TỪ TRUYỀN THỐNG SANG HIỆN ĐẠI Ngày nay, nhắc đến thời trang Châu Á không thể không nhắc đến Hàn Quốc bởi đây chính là một trong những nước đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang với rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng được khách hàng trong khu vực ưa chuộng như: Viki, Bestibelli, Basic House, Joinus…Sở dĩ thời trang Hàn Quốc được "hâm mộ" như vậy là

295 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 bởi những mẫu trang phục đến từ xứ sở kim chi thường rất thời trang, hiện đại lại trẻ trung, thanh lịch, phù hợp với tính cách nền nã, dịu dàng của người phụ nữ Á đông. Tuy không quá cầu kỳ, rườm rà về chi tiết, nhưng những bộ trang phục có xuất xứ từ Hàn Quốc lại luôn ghi điểm bằng kiểu dáng sang trọng, với những đường nét tinh tế trên chất liệu hiện đại cộng thêm sự phối màu hoàn hảo nên đã tôn lên nét mềm mại, trẻ trung, duyên dáng và quý phái rất riêng của phái đẹp. Hơn thế, thời trang Hàn Quốc mang tính ứng dụng rất cao. Cùng là một bộ trang phục nhưng chỉ cần biết kết hợp và khéo léo khi sử dụng phụ kiện là bạn đã có thể tạo ra các phong cách khác nhau và có thể diện chúng trong mọi lúc, mọi nơi, từ chốn công sở, dạo chơi ngoài phố hay xuất hiện trong những buổi tiệc tùng sang trọng mà vẫn hợp mốt và sang trọng. Ở Hàn Quốc, do ảnh hưởng của khí hậu ôn đới lạnh nên hầu hết mọi trang phục thường có nhiều lớp và kèm theo phụ kiện như vòng tay, túi xách, mũ hay đồng hồ… Thông thường khi đi làm phụ nữ hay mặc váy, áo khoác và bít tất nhưng đã được cách điệu với phong cách thanh lịch, tinh tế và gợi cảm. Hầu hết phụ nữ Hàn Quốc đều ăn mặc rất kín đáo. Điều này có thể được giải thích bởi sự ảnh hưởng từ những quy tắc của Nho giáo và Phật giáo. Có lẽ bởi thế nên nhiều người phương tây khi đến đây cho rằng phụ nữ Hàn Quốc ăn mặc hơi cứng nhắc dù vẫn rất đẹp và sang trọng. Điều đó khiến người ta có cảm giác khó tiếp cận. Cùng với sự phát triển của trang phục thì những phụ kiện hay những kiểu tóc mới cũng ra đời. Cũng như trang phục của phụ nữ, ở Hàn Quốc nam giới cũng rất chu đáo trong trang phục của mình. Thời trang nam Hàn Quốc thiên về sự nhẹ nhàng và chất nam tính lãng mạn, được thể hiện qua cách kết hợp giữa vest đơn giản cách điệu với len, cardigan mỏng, quần kaki sáng màu và giày Oxford. Nam giới cũng thường chú trọng tới kiểu tóc của mình, họ buộc phải cắt tóc ngắn khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Họ thường để mái tóc dài trung bình đến phần tai bao lấy khuôn mặt. Đồng thời, ở đây cũng có một truyền thống đó là phụ nữ thường sẽ là người chọn trang phục cho chồng. Nam giới thường xuyên mặc những chiếc áo vest màu đen và đeo cà vạt khi đi làm. Chỉ những ngày nghỉ hoặc khi đi dã ngoại cùng gia đình họ mới sử dụng đến những chiếc áo thun. Trang phục của giới trẻ Hàn Quốc đang có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đối với thời trang của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự cách điệu, sáng tạo trong việc phối hợp trang phục của họ tạo nên một diện mạo rất riêng và rất cá tích. Trang phục này có thể phù hợp với bất cứ ai. Có thể nói chính sự sáng tạo trong cách phối hợp, thiết kế và trong từng chi tiết của trang phục Hàn Quốc chính là điểm nổi bật, nét riêng của thời trang ở xứ sở kim chi. Một điều đáng chú ý ở trang phục của Hàn Quốc thời hiện đại đó là đồng phục trong trường học. Có thể thấy rằng, Hàn Quốc là một trong số những dân tộc có tinh thần hiếu học nhất trên thế giới. Với một đất nước truyền thống và khá coi trọng vấn đề học tập như Hàn Quốc thì tất cả những vấn đề thuộc về trường học ở đất nước này đều rất được coi trọng. Cũng giống như Việt Nam, bên cạnh tầng lớp trưởng thành thì học

296 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 sinh, sinh viên là tầng lớp đang ngày càng đống vai trò quan trọng trong xã hội và được chính phủ quan tâm một cách đặc biệt. Trang phục này không những tạo sự thanh lịch, nghiêm túc khi đến trường mà còn phải có phong cách và thể hiện được nét đẹp của nam–nữ sinh. Chính vì thế đồng phục học sinh là một trong những yếu tố được xã hội khá quan tâm. Cùng với sự phát triển của phim ảnh, ca nhạc những trang phục dành cho học sinh ngày một được đổi mới và sáng tạo trong thiết kế. Các nhà thiết kế thời trang tỏ ra rất ưu ái cho thể loại trang phục này khi mỗi năm lại đưa ra những bộ sưu tậơ cải tiến về hình dáng hay chất liệu, góp phần tôn tinh vóc dáng tuổi trẻ. Đặc biệt, các trang phục này lại phù hợp với đặc điểm thời tiết mỗi vùng và mỗi mùa. Mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, chính điều này mà giới trẻ Hàn cực kỳ yêu quý bộ đồng phục của mình. Có thể dễ dàng thấy rằng xu hướng thời trang ở Hàn Quốc thay đổi với một tốc độ nhanh chóng bởi ảnh hưởng của trang phục phương Tây. Đặc biệt, giới trẻ cũng như phụ nữ Hàn Quốc ngày nay đang dần dần chấp nhận xu hướng thời trang ở Mỹ. Tuy nhiên, trang phục ở Hàn Quốc mang nét mềm mại và có đôi chút nữ tính hơn, nó mang nét đặc trưng cho văn hóa phương Đông. Đi cùng với sự phát triển của phim ảnh, ca nhạc đặc biệt là làn sóng hallyu thì trang phục Hàn Quốc đang ngày càng khẳng định sự độc đáo của mình. Dù chịu ảnh hưởng của trang phục phương Tây hay thời trang Mỹ bạn bè thế giới vẫn có thể dễ dàng nhận ra được trang phục Hàn Quốc với những nét độc đáo không thể có ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. IV. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của lịch sử, trang phục hàn Quốc đã có nhiều sự thay đổi và ngày càng hoàn thiện. Theo thời gian, trang phục Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là công cụ để con người chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ con người khỏi tác động của môi trường tự nhiên mà nó còn thể hiện phần nào đó tâm hồn, tính cách của con người xứ sở kim chi. Trang phục Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới đặc biệt là đối với Việt Nam. Trong quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam đang tiếp thu một cách tự nhiên nền văn hóa tương đồng của Hàn Quốc đặc biệt là trang phục. Tuy nhiên, việc tiếp thu văn hóa ngoại lai cũng đồng nghĩa với việc phát huy và giữ gìn văn hóa, bản sắc của đất nước. Bài nghiên cứu đã khái quát phần nào quá trình phát triển của trang phục Hàn Quốc trong dòng chảy của lịch sử. Hi vọng bài nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai đang học tập nghiên cứu cũng như quan tâm và mong muốn tiếp cận gần hơn với văn hóa, lịch sử, quan niệm thẩm mĩ của con người Hàn Quốc. PHỤ LỤC: Trong bài nghiên cứu có sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Korean culture heritage. - Korea it’s history and culture – Korean overseaview information service. - Lịch sử đất nước Hàn quốc – Đại học quốc gia Soul. - www.hanquocngaynay.com, www.naver.com, www.reportshop.co.kr

297 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Thị Thúy Nga Nguyễn Thị Hiền, Lưu Thị Anh, Nguyễn Thị Hà Trang (3H-08) GVHD: Th.S Nguyễn Phương Dung I. ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ ĐỊA PHƯƠNG ƒ Theo nguồn từ điển tiếng Việt: từ địa phương là biến thể của một ngôn ngữ dùng ở một địa phương nhỏ hẹp. ƒ Theo nguồn từ điển tiếng Hàn: nguồn daum.net thì từ địa phương là từ được sử dụng trong một địa phương nhất định. ™ Từ địa phương là những từ có cùng ý nghĩa nhưng cách diễn đạt khác nhau ở các vùng khác nhau. II. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 사투리(tiếng địa phương) VÀ 표준어 (tiếng chuẩn) 1. Về ý nghĩa

표준어 사투리 - Có thể trao đổi thông tin một cách - Có thể biết được đặc trưng của tiếng địa dễ dàng. phương trong một quốc gia. - Có thể tiếp cận tri thức hoặc cập - Đóng góp cho việc nghiên cứu lịch sử quốc nhật thông tin. ngữ. - Có tính hiệu quả về mặt giáo dục. - Tạo tình cảm giữa những người sử dụng. - Đóng góp vào tính thuần nhất của - Góp phần hiểu thêm về tính dân tộc và truyền quốc ngữ. thống 2. Các trường hợp sử dụng:

표준어 사투리 ƒ Khi phát biểu trong trường hợp ƒ Khi trao đổi trong các trường hợp không mang tính đại chúng. mang tính đại chúng. ƒ Khi sinh hoạt ở trường học công ƒ Khi muốn tạo nên không khí thoải mái, vui ty… vẻ. ƒ Khi viết báo, tạp chí, truyền thanh. ƒ Khi đối thoại trong phim hay tiểu thuyết với ƒ Khi gặp gỡ những người sinh ra và bối cảnh là một địa phương nào đó. lớn lên ở những vùng khác nhau. ƒ Khi gặp gỡ những người sinh ra và lớn lên ở cùng một vùng

298 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. PHÂN LOẠI TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TIẾNG HÀN QUỐC 1. Phân loại từ địa phương Từ địa phương trong tiếng Hàn quốc được chia ra thành 6 vùng:

ƒ 경기도 사투리 ƒ 전라도 사투리 ƒ 경상도 사투리 ƒ 강원도 사투리 ƒ 충청도 사투리 ƒ 제주도.사투리

2. Đặc điểm từ địa phương theo từng vùng 2.1 경기도 사투리 Đặc điểm 1, Tiếng địa phương của 경기도 có ngữ điệu, chất giọng, độ dài ngắn, từ vựng gần giống với tiếng chuẩn trong tiếng Hàn và nghe giống với tiểng chuẩn (표준어). VD: “ㅏ” được phát âm thành “ㅐ”. 잽는다 (잡는다). “~ 하고” thành “~하구”. 먹구 (먹고). Hay từ “억색” thành “으악색” 2, Về câu o Các thành phần liên kết ~ 고, ~ 거든, ~ (으)니까 bị biến đổi thành ~구, ~거등, ~(으)니깐. VD: 내가 어제 거기 놀러 갔었다구. (내가 어제 거기 놀러 갔었다고). 엄마가 얼른 오셨거등. (엄마가 얼른 오셨거든). 어제 왔었다니깐. (어제 왔었다니까). o Những biểu hiện nguyên nhân có sự thay đổi • ~ (으) 니까 bị biến thành ~ (으) 니깐드루 • ~ (아)서 bị biến thành ~ (아) 설라무니 / ~ (아) 설라무내 • Thanh thiếu niên thường sử dụng biểu hiện ~ (아) 가지고 thay cho ~ (아)서 VD: 비가 와설라무니(내) 가지 못하겠어. (비가 와서 가지 못하겠어). 비가 와가지고 가지 못하겠어. (비가 와서 가지 못하겠어).

299 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3, Về từ vựng: o Tính từ thường được gắn thêm 으 hay ‘ㄹ’ VD: 깊으다 (깊다). 같으다 (같다). 날으다 (날다). o Từ trái nghĩa của ‘틀리다’ là ‘맞다’ nhưng thường dùng ‘ 그렇다’ thay cho ‘맞다’. o Ngoài ‘나쁘다’ là từ trái nghĩa với ‘좋다’ còn sử dụng ‘망핳다’ (망하타, 망해서, 망한, 망할…). 4, Tìm hiểu thêm về từ địa phương của 경기도 qua từ địa phương 강화시 o Những câu chào hỏi thông thường: VD: 안녕하시까? (안녕하세요?). 오셔시까? (오셨습니까?). o Có hiện tượng lược bỏ một số phụ âm trong cách gọi, xưng hô VD:어머이(어머니) 아부지(아버지) 오삼촌(외삼촌) o Lược bỏ phụ âm “ㅇ” bao gồm cả việc đồng hóa nguyên âm “ㅣ” VD: 호래이(호랑이) 괘이 (고양이) 원세이 (원송이)

o Có hiện tượng lược bỏ nguyên âm “어”, “기”, “이”. VD: 북 (부엌) 삼태(삼태기) 아궁(아궁이) o Thêm phần ngữ âm vào trong phần phát âm VD: 흐이망 (희망) 오났다 (왔다) 무이 (무) o Thêm “야” vào cuối câu VD: ~을 해야 (~을 해)

300 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

~이 되야 (~이 되어) o Những từ vẫn còn được sử dụng từ những năm 1930: VD: 그래송이까 (그러니까) 그리시오 (그리십시오) 그럿코 말고 (그리고 말고요) o Những từ khác: VD: 대구 (자꾸) 그리만 (그러면) 밧쁘다 (바쁘다) 그래시까? (그렇습니까?) 꽤집다 (꼬집다). 2.2 전라도 사투리 Đặc điểm 1, Thường được phát âm nhẹ nhàng, có nhịp điệu như đang hát 2, Về ngữ điệu:Có sự khác biệt lớn về ngữ điệu so với tiếng chuẩn, trong câu thường được thường gắn thêm 잉 ở cuối câu và không đọc kéo dài nó, kết thúc nhanh, hơi giống như ra lệnh, giọng bay bổng, sắc sảo. 3, Đặc trưng: chịu ảnh hưởng của chữ Hán và từ địa phương của Bắc Hàn 4, Kết thúc câu luôn xuất hiện các từ: 디, 잉, 쟤, 브렀다. VD: ~디: 그것이 아닌디 (그것이 아니요). ~잉: 배 고프다잉 (배 고프다), 힘들다잉(힘들다). ~쟤: 그라쟤 (그렇지). ~ 브렀다: 먹어브렀다 (먹어요). 5, Từ địa phương đặc biệt được sử dụng là “거시기”, nó có nghĩa như là biết rõ một ai đó. Nhưng đôi khi nó được thể hiện trong trường hợp biết rõ ai đó nhưng lại không thể nhớ ra tên của họ ngay tức thì. VD: 내가 어제 거시기랑 거시기 하다가 거시기한테 거시기 했는데 거시기 해브렀다 그…거시기~ 누구냐…거시기 있잖혀…거시기. 6, Những từ cảm thán cũng được sử dụng khá nhiều. VD: 왐마, 오매, 어찌아스까나, 근띠… 7, Đuôi kết thúc câu thường bị biến đổi như sau:

301 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

~ 한당께 (~ 할 예정입니다) ~ 혀 (~ 해) ~ 갑네 (~ 가 보네) ~ 능갑다 (~ 는가 보다) ~ 능겨(~ 는가) ~ 상불르다 (~ ㄹ 성 싶다) ~해싸다 (~ 해대다) ~라, 라우, 라이 (~ 요) ~ 당마요 (~단 말이요) ~ 갰 (~것) ~ 하것다 (~하겠다) 8, Những từ có phụ âm đầu là ㅂ, ㄷ, ㄱ thường có hiện tượng căng hóa phụ âm đầu, phát âm thành ㅃ, ㄸ, ㄲ VD: 뚜부 (두부) 까 (가지) 까락지 (가락지) 똘배 (돌배) 9, Có hiện tượng thêm nguyên âm ㅂ và ㅅ vào các từ khi phát âm VD: 가실 (가을) 여시, 야시 (여우) 젓으니 (저으니) 새비 (새우) 더버서 (더워서) 달버요 (달라요) 10, Có hiện tượng nguyên âm ㅏ bị biến thành nguyên âm ㅗ VD: 포리 (파리) 몰 (말) 노물 (나물) 볽다 (발다) 몰르다 (마르다) 11, Âm vị nào đó chịu ảnh hưởng của âm vị đằng sau nên thể hiện mạnh mẽ hiện tượng đồng hóa (역행동화) hiện tượng âm giống hoặc tương đồng với âm đó. VD: 잽히다 (잡히다) 뱁이 (밥이) 괴기 (고기) 맴이 (마음이) 해기 싫다 (하기 싫다) 헤리 (허리) 12, Một số từ địa phương thú vị liên quan đến thực vật và động vật Thực vật Động vật

깡냉이(옥수수) 퇴갱이 (토끼) 외, 물외 (오이) 여시 (여우) 하지감자 (감자) 호랭이 (호랑이) 단펑나무 (단풍나무) 괭이 (고양이) 짱이 (장미) 되아지 (돼지)

302 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

콩노물 (콩나물) 깨구락지 (개구리) 13, Tìm hiểu thêm về 전라도 사투리 qua bài hát 전라도 사투리: 내동상 꼽실머리 재앙퉁이 내동상 이름은 한개인디 별명은 서너개 어메가 부를찍엔 꿀돼지 아부지가 부를찍엔 뚜께비 누님이 부를찍엔 왕자님~ ~ 어뜬것이 진짜인중 몰라몰라 몰 라. Theo tiếng chuẩn có nghĩa là: 내동상 곱슬머리 개구쟁이 내동상 이름은 하나인데 별명은 서너개 엄니가 부를때는 꿀돼지 아빠가 부를때는 두꺼비 누부가 부를때는 왕자님 어떤게 진짜인지 몰라몰라몰라 2.3. 경상도 사투리 Đặc điểm 1, So với các địa phương khác thì 경상도 사투리 nói nhanh hơn, ngữ điệu mạnh hơn. 2, Có sự biến đổi âm “으” thành “어”, “의” thành “에”, “그” thành “거”,”외” thành“에”, “ㅟ” thành “ㅣ”,”ㅜ”. VD: 디에 있어 (뒤에 있어) 와 안대노? (왜 안되냐?) 3, Các đuôi câu nghi vấn thường sử dụng là “나”, “노”, “고”, “가”. VD:비 오 나? (비 오니?) 누책이고? (누구 책이니?) 어디 갔노? (어디 갔니?) 4, Các đuôi câu trần thuật thường sử dụng là “다”, “더”, “라”, “래”. 303 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

VD: 집에 가니더 (집에 간다). 그 말은 거짓말이래=그 말은 거짓말이다. 5, Các đuôi câu mệnh lệnh thường dùng là “아라”, “거라”, “너라”. VD: 문 닫아라. 빨리 가거라. 이리 오너라. 6, “ㅆ”, “ㅅ” không phân biệt rõ ràng, có thể thay thế cho nhau. VD: 살 (쌀) 사우다 (싸우다) 7, Tiểu từ chủ ngữ “이,가” thường được dùng là “이가”. VD: 사람이가 왔다 (사람이 왔다). 코이가 크다 (코가 크다). 8, Tiểu từ tân ngữ thường được dùng là “로”, “으로”. VD: 불로 보고 놀래앴다 (불을 보고 놀래앴다) 9, “았” trong tiếng chuẩn thường được dùng là “앗” và “겠” thường được dùng là “것”. VD: 그 때 는 정말 몯 살앗어 (그 때 는 정말 못 살았어). 내일 가것어 (내일 가겠어). 10, Một số ví dụ khác trong 경상도 사투리. VD: o 음식: 고매 (고구마) 꼬장 (고추장) 무리 (오이) 국시 (국수) o 인사말: 안녕하신고? (안녕히가세요?). 잘 지냈나? (잘 지냈어?). 만나서반갑데이 (만나서 반갑다). 밥 문나? (밥을 먹었어?). 11, Một số từ đặc biệt: VD: 할배 (할아버지) 꼬내기, 앵구 (고양이) 가분다리 (진드시) 하무암 (물론). 2.4 강원도 사투리 Đặc điểm 1, Ngữ điệu: có hơi nhẹ một chút và có ngữ điệu giống với ngữ điệu của phía Bắc Hàn 2, Có hiện tượng căng âm hóa phụ âm: VD: 깨구리 (개구리) 뿔구다 (콩을 불리다) 까새 (가위) 또랑 (도랑)

304 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3, Có hiện tượng bật âm hóa phụ âm: VD: 칼치(갈치) 쿠리다(구리다) 4, Một số từ khi phát âm 아/ 어 thường gắn thêm nguyên âm 이 thành 애/ 에 VD: 두루매기(두루마기) 꾸레미 (꾸러미) 잠뱅이 (잠방이) 멕이다 (먹이다) 5, Ở vùng Đông Bắc tỉnh, một số từ kết thúc là 아 sẽ được chuyển thành 애 Ví dụ: 가르매 (가르마) 감재 (감자) 6, Có hiện tượng đơn giản hóa nguyên âm thành các nguyên âm “ㅏ, ㅐ,ㅓ,ㅔ,ㅗ,ㅜ.ㅡ” tùy theo từng vùng. o Vùng 강릉 ƒ Nguyên âm sau ‘ㅅ’ và ‘ㅊ’ sẽ thành ‘ㅓ ‘ VD: 마서 (마시어) 갈처 (가르치어) 저 (지어) 쩌(찌어) ƒ ‘ㅝ’ sẽ được phát âm thành ‘ㅗ’ VD: 바꼬 (바꾸어) 감초 (감추어) o Vùng 삼척 ƒ Nguyên âm sau ‘ㅅ’ và ‘ㅊ’ sẽ thành ‘ㅓ’ hay ‘ㅔ’ VD: 마세 (마시어) 갈체 (가르치어) 저 (지어) 감차 (감추어) ƒ ‘ㅝ’ sẽ được phát âm thành ‘ㅏ’ hay ‘ㅘ’ VD: 바까 (바꾸어) 감차 (감추어) 줄과 (줄이어)/ (줄구어) 7, Tiếp danh từ thường được gắn thêm “~~엥어, ~~앵이”. Hình thức này được sủ dụng rộng rãi và sự biến hình này cũng có ảnh hưởng tới tiếng chuẩn ngày nay. VD: 따뗑이 (따지) 새물웅뎅이 (샘더) 뭉텡이 (덩어리) 소두뱅이 (솥뚜껑) 8, Từ địa phương của 영서 cũng giống với từ địa phương của 경시도 사투리, nhưng từ địa phương của 영동 thì lại có khác biệt. Vì vậy có khoảng cách lớn giữa 2 vùng 영서 và 영동.

305 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

VD:영서 사투리 영동 사투리 데우다 (덥히다) 뜨시다 (덥히다) 고부총 (새총) 새총 (새총) 뙤리 (또아리) 또바리(또아리) 2.5 충청도 사투리 Đặc điểm 1, Ngữ điệu của giọng địa phương 충청도 thường gắn thêm ~뭐 하는겨, ~해유, ~유, ~한겨, ~하는감, ~ 워뗘… VD: 한겨 안한겨 (했습니까 안했습니까?) 엄청 션 해유~~ (무진장 시원해요) 됐슈 (괜찮아요) 술좀 혀~ (자네 술좀 먹을줄 아나) 몸좀 워 뗘~ (건강은 어떠세요) 좋겠시~유 (좋겠습니다) 2, Ở giọng 충청도, "안녕히 계세요~" được đọc thành "안녕히 계세유~" một đặc trưng nhất của giọng địa phương 충청도 là nói chậm và kéo dài giọng (nhưng bây giờ đặc trưng này đang dần dần mất đi). 3, Giọng 충청도 nghe rất nhẹ nhàng, không vội vàng, có đôi chút chậm chạp. Từ giọng nói đã có ấn tượng tốt đẹp. Chính bởi cách kết thúc câu chậm đã ẩn chứa sự trau chuốt và cẩn trọng của người nói, kèm theo đó còn cho thấy phong cách và tính chính trực, sự liêm khiết của người sử dụng nên giọng địa phương vùng 충청도 mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. 4, Giọng địa phương của 충청도 tùy theo từng khu vực mà có sự khác biệt. Nếu từ địa phương được sử dụng trong truyền thông thì chủ yếu là từ địa phương của vùng phía nam 충청도 như 공주, 부여,계룡,서천. Vùng 충청 ở phía bắc thì không sử sụng từ địa phương nhiều như ở phía nam nhưng có pha một chút ngữ giọng (giới trẻ hiện nay hầu như không còn sử dụng nữa). 5, Âm cuối thường nói chậm và kéo dài giọng VD: 아녀어 (아니야) 뭐여어 (뭐야) 6, Nhiều trường hợp kết thúc câu bằng ‘~유’, ‘~슈’, ‘~여’, ‘~야’ VD: 그랬어유 (그랬어요). 알았구만 (유알았어요).

306 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

아저씨, “1000 원은 퇴주유” (아저씨, “1000 원은 거슬러 주세요”). 7, Những từ kết thúc là ‘ㅐ’, ‘ㅔ’ thì chuyển thành ‘ㅑ’. VD: 피곤햐 (피곤해). 쟈가 뭐랴 ? (쟤가 뭐래?). 왜 그야? (왜 그래?). 뱜한태 물렸댜 ~ 뱀 (뱜뱀에게 물렸데). 8, Những từ kết thúc là ‘야’ thì chuyển thành ‘여’. VD: 아녀 (아니야). 뭐여? (뭐야?) 9, Có sự biến đổi ý nghĩa dựa theo ngữ điệu cuối câu VD: Từ ‘기여’ có nghĩa biến đổi theo ngữ điệu: - 기여 (↑) ? mang nghĩa là “정말이야?” - 기여 (↓). mang nghĩa là “그래, 맞는 말이야.” A: 은경이가 신작로에서 자빠졌댜 ~ (은경이가 큰길에서 넘어졌데), (신작로→큰길, 자빠지다→넘어지다) B: 기여? 은경이가 자빠졌댜 ~ ?(정말? 은경이가 넘어졌데?) A: 기여~ (그래~) 10, Tìm hiểu thêm 충청도 사투리 qua một vài ví dụ cụ thể: • Trong nhà hàng: A: 뭐 먹을껴? (뭐 먹을래?) B: 짱께로 통일하는게 어뗘? (짜장면으로 통일하는게 어떨까?) A: 난 짬뽕 시킬꺼니까 반천씩 나눠먹자. (난 짬뽕시킬테니 절반씩 나눠 먹자) B: 그랴. (그래) • Khi chia tay bạn bè A: 어, 대근햐~ (아, 피곤하다) B: 대근하면 먼저 들어가. (피곤하면 먼저들어가). A: 그랴, 그럼 냘 봐. (그래, 그럼 내일 보자). 2.6 제주도 사투리 Đặc điểm 1, Để nói thành một câu 제주도 사투리 thì rất là khó, thêm vào đó ở 제주도 사투리 việc phân biệt cái này với cái kia cũng khó có thể phân biệt được.

307 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2, Trong đuôi câu kết thúc của câu mệnh lệnh có sự khác biệt rất lớn đối với tiếng chuẩn. VD: Trong tiếng chuẩn, đuôi kết thúc của câu mệnh lệnh là “~아/어라” thì trong 제주도 시투리 nó chia thành 3 loại chia theo các cách nói kính ngữ, cách nói bình thường và không dùng kính ngữ “~라”, “~아/어” – cách nói không dùng kính ngữ, “~밑서”, “~십서” – cách nói kính ngữ. 3, Vì có vị trí xa đất liền nên tiếng địa phương đảo Jeju khác biệt rõ rệt với tiếng chuẩn và tiếng những địa phương khác. Trên đảo một số từ cổ từ thế kỉ V, thế kỉ VI vẫn được sử dụng và có cả hệ thống được cải tạo ra là đặc trưng riêng của đảo. VD: 할르방 (할아버지) 할방 (할머니) 아즈방 (아저씨/아주머니) 비바리 (처녀) 괸당 (친족) 아방 (아방) 어멍 (어머니) 4, Câu được giảm bớt, ngắn gọn hơn so với câu trong tiếng chuẩn. VD: 영홉서 (이렇게 하세요). 혼저옵서 (어서오세요). 차탕 갑서 (차를 타고 가세요). 강옵서 (갔다오세요). 하영봅서 (많이 보세요). 놀멍 널멍 봅서 (천천히 보세요). 또시 꼭 옵서양 (다시 꼭 오세요). 5, Trong câu dùng nhiều thành tố “시” hoặc “서” VD: 가시냐? (가느냐?). 놀암시냐? (놀고 있느냐?). 감시냐? (가고 있느냐?). 이시냐? (있느냐?). 쉬영갑서 (쉬어서 가세요). 6, Vẫn sử dụng một số từ đã không dùng từ thế kỉ 16, 17 VD: 똘 (딸) 도리 (다리) 몰 (말) 308 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

보름 (바람) 포리 (파리) 고를 (가루) 7, Kết thúc câu thường sử dụng các thành tố: o – 시냐 VD: 이시냐? (있느냐?). 와시냐? (왔느냐?). 가시냐? (갔느냐?). 햄시냐? (하고 있느냐?). 놀암시냐? (놀고 있느냐?). o –쑤과 VD: 좋쑤과 (좋습니다). 있쑤과 (있습니다). o – 쿠과 VD: 침대방 허쿠과 (침대방 하시겠습니다). 온돌방 허쿠과 (온돌방 하시겠습니다). o – 양 VD: 여기서 서울더레 해집주양? (여기서 서울에 전화할 수 있 지요?) 제주엔 참 좋 거 만 쑤다양 (제주엔 참 좋은 것이 많이 있습니다). 오쿠다양 (다시 오겠습니다). 영 갑서양 (이쪽으로 가세요). o – 꽈 VD: 얼마나 사쿠꽈? (얼마나 사겠습니까?) 이거 얼마쿠꽈? (이거 얼마입니까?) 8, Nhiều từ không theo quy tắc thông thường, có nhiều trường hợp hậu tố có sự thay đổi như: o Kết thúc từ bằng “ㄹ”, có thể lược bỏ. o Kết thúc từ bằng “ㄷ” có thể chuyển thành “ㄹ”. o Kết thúc từ bằng “ㅂ” có thể chuyển thành “ㅗ, ㅜ”. VD: 바농 (바늘) 제끄락 (젓갈)

309 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Những ví dụ thú vị về từ địa phương ƒ Tìm hiểu 사투리 của Hàn Quốc qua bài thơ:

ƒ Đây là tấm biển trên đường dẫn tới 제주도

옵떼강 천천히 댕깁써 ▼ (잘 오셨습니다. 천천히 다니세요). 제주시 평화로 관광대 인근 안내판 4. Mở rộng Cũng như tiếng Hàn Quốc, Việt Nam cũng chia thành nhiều phương ngữ khác nhau. Nhưng có 3 phương ngữ chính. Đó là phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Các phương ngữ này chủ yếu khác nhau về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

310 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

VD: - “một mình” - “một chắc” (Nghệ An- Hà Tĩnh). - “hai đứa trẻ đánh nhau.” - “hai đứa đập chắc” (Nghệ An- Hà Tĩnh). - “đầu” - “chốc” (Quảng Trị) - “cho tay vào túi áo” - “ủ tay vào bâu.” (Thanh Hoá). - “Ga này là ga gì hả em gái” - “ga ni ga ni răng o?” (Thanh Hoá). Sau đây là một bài thơ về phương ngữ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi (quê Nghệ Tĩnh- miền Trung). Bài thơ “Tiếng Nghệ” Cái “gầu” thì gọi cái “đài” Ra “sân” thì bảo ra ngoài cái “cươi” “Chộ” tức là “thấy” em ơi “Trụng” là “nhúng” đấy, đừng cười nghe em “Thích” chi thì bảo là “sèm” Khi ai bảo “đọi” thì đem “bát” vào “Cá quả” thì gọi “cá tràu” “Vo trôốc” là bảo “gội đầu” đấy em Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà “Răng” chưa sang “nhởi” bên “choa” (sao, chơi, tôi-tao) Bà “o” đã nhốt con “ga” trong “truồng” (cô, gà, chuồng) Em cười bối rối mà thương Thương em thương một trăm đường thương quê Gió Lào thổi rạc bờ tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đá sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em. Thêm một đoạn bài thơ nữa nói về phương ngữ Bắc Nam trong tiếng Việt. Bài thơ “Từ ngữ Bắc Nam” Bắc than gầy thì Nam bảo Ốm Bắc cáo Ốm, Nam khai bịnh hay Đau Bắc cuốc nhanh, Nam Đi bộ mau mau Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ Nam mần sơ sơ Bắc nàm nấy nệ Bắc lệ trào Nam chảy nước mắt ra Bắc nói Úi Chà, Nam kêu Ui Da Bắc Bước vào kia, Nam Đi vô trỏng Nam kêu Vạc Tre, Bắc là Cái Chõng

311 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nam Trả Treo, Bắc Lý Luận ngược xuôi Nam biểu Vui Ghê, Bắc nói Buồn Cười Bắc chỉ Thế Thôi, Nam là Vậy Đó Nam làm Giỏ Tre, Bắc đan cái Rọ Nam muỗng cà phê, Bắc gọi cái thìa Nam muỗng canh, Bắc gọi cái cùi dìa Nam Đi tuốt, thì Bắc la xa mãi Nam Nói Dai, Bắc cho là Lải Nhải ƒ Tài liệu tham khảo: • Từ điển tiếng Việt. • Nguồn http://www.daum.net. • Nguồn http://www.naver.com. • Nguồn http://www.chejuguide.com.

312 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA TRIẾT LÝ ÂM - DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀN QUỐC

SVTH: Trần Thị Chi, Nguyễn Thị Chúc (1H-08) GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Bích

I. ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG ẨM THỰC TRUNG HOA 1. Triết lý âm dương–ngũ hành Triết lí âm dương là khái niệm để giải thích “bản chất của vũ trụ” (Cơ sở văn hóa Việt Nam–Trần Ngọc Thêm). Âm thể hiện cho những thứ yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại...Dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn...

Hình 1: Biểu tượng âm dương

Triết lí Âm dương có hai quy luật cơ bản là: quy luật về thành tố và quy luật về quan hệ. Quy luật về thành tố: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Nếu muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Mặt khác để xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ: nước so với đất, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm. Triết lý âm dương là cơ sở để hình thành hệ thống triết lí về "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái". Âm dương trong xã hội hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng: Mộc - có tính chất động, khởi đầu (Sinh), Hỏa - có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng), Thổ - có

313 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa), Kim - có tính chất thu lại (Thu) và Thủy - có tính chất tàng chứa (Tàng). Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một, từ rất sớm. Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, về cơ bản, âm dương ngũ hành là một chỉnh thể không thể tách rời. 2. Triết lý Âm dương-Ngũ hành của Trung Hoa Âm dương-Ngũ hành được ra đời rất sớm ở Trung Hoa, và đã để lại nhiều triết lý rất sâu sắc. Âm dương Ngũ hành được thể hiện trong: y học, nghệ thuật...và đặc biệt qua ẩm thực. Triết lý Âm dương Ngũ hành trong ẩm thực Trung Hoa được nhìn nhận phong phú qua nhiều yếu tố như: màu sắc, mùi vị, nguyên liệu… Khi chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất: bột, nước, khoáng, đạm, béo; hay đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen, đặc biệt là đủ ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm–dương, thủy–hỏa. Bên cạnh đó, phải bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Trung Hoa sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể phục hồi. II. TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC 1. Triết lý Âm dương–Ngũ hành thể hiện qua màu sắc Âm dương sinh ra ngũ hành và các biểu tượng màu sắc của chúng, từ đó sinh ra toàn bộ dải phổ màu.Trong Ngũ hành, màu sắc bao gồm 5 màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. 1.1 Màu trắng Trước hết, theo Ngũ hành, màu trắng ứng với Kim. Trong thực phẩm ở Hàn Quốc thì nhân sâm, tỏi, hành tây, khoai tây, nấm, giá đỗ, chuối, gừng…là những thực phẩm tiêu biểu có màu trắng. các sắc tố màu trắng giúp nuôi dưỡng khả năng miễn dịch và tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Trong các thực phẩm này đặc biệt là sâm có chưá nhiều saponin (Saponin có tính chất là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh, có tác dụng chống ung thư nên cưỡng chế được sự sản

314 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 sinh của tế bào ung thư). Tác dụng của Nhân sâm Hàn quốc đã được khoa y tế tiên tiến chứng minh rằng nhân sâm tốt cho việc ngăn ngừa tiêu chảy, ung thư, sơ cứng động mạch, cao huyết áp, bảo vệ gan và ruột, khắc phục mệt mỏi, tăng tường tuổi thọ, giúp não hoạt động tốt, lưu thông máu, hệ miễn dịch, hoa mắt, phóng xạ, ngăn chặn khả năng gây hại của virut ADIS và hiệu quả cho bệnh hô hấp, tiêu hóa và trung hòa chất độc.

Hình 2. Nhân sâm Hình 3: Tỏi

1.2 Màu xanh Súp lơ, trà xanh, rau bina, hẹ, cây măng tây, bắp cải tây, dưa chuột, ớt xanh, lá thông…là những thực phẩm tiêu biểu cho thực phẩm có màu xanh–Biểu tượng cho Mộc trong Ngũ hành. Hoa quả và rau màu xanh được người Hàn Quốc gọi là “món quà mà thiên nhiên ban tặng”, chúng có hiệu quả nhất trong số tất cả các loại thực phẩm có màu. Thành phần chính của thực phẩm màu xanh là chất diệp lục làm giảm lượng cholesterol nên giúp ngăn ngừa các bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp.

Hình 4: Súp lơ Hình 5: Rau Bina

1.3 Màu vàng Trong Ngũ Hành, màu vàng ứng với Thổ. Các thực phẩm màu vàng có nhiều trong hoa quả: quýt, cam, bưởi, quất, dứa, bí, đu đủ, cà rốt, quả hồng, mơ, ngô…Thành phần carotenoid có trong sắc tố vàng đỏ trong các loại quả này rất phong phú nên giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa sự lão hóa và ung thư. Các loại thực phẩm màu vàng cũng tốt cho việc thúc đẩy tiêu hóa. Chanh, cam, xoài…giúp chống hạ đường huyết, chống lão hoá. Cà rốt, dứa, quả hồng vàng...được các bác sĩ khuyến khích ăn hàng ngày.

315 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 6: Cà rốt Hình 7: Cam 1.4 Màu đỏ Màu đỏ tượng trưng cho Hỏa trong Ngũ hành. Các lại thực phẩm màu đỏ như: đậu đỏ, cà chua, dâu tây, rượu vang đỏ...đều là những thực phẩm xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn của người Hàn Quốc

Hình 8: Cà chua Hình 9: Dâu tây

1.5 Màu đen Theo ngũ hành: thực phẩm màu đen ứng với Thủy. Các thực phẩm màu đen như: đỗ đen, vừng đen, rong biển...có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.Ví dụ:Rong biển. Rong biển có chứa nhiều vitamin A cùng các loại vitamin khác. Nó cũng chứa nhiều canxi và sắt nên tốt cho việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Tảo bẹ biển: tảo bẹ biển là thực phẩm có tính kiềm mạnh, lưượng dinh dưỡng của nó cũng giống với rong biển.

Hình 10: Rong biển. Hình 11: Vừng đen 316 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. Triết lý Âm Dương–Ngũ Hành thể hiện qua ngũ vị trong ẩm thực Hàn Quốc Ngũ vị tương ứng với ngũ hành: Mộc tương ứng với vị chua, Hỏa tương ứng với vị đắng, Thổ tương ứng với vị ngọt, Kim tương ứng với vị cay, Thủy tương ứng với vị mặn. Nếu đem các vị này quy theo học thuyết “Âm-dương” thì vị chua, đắng, mặn thuộc tính âm, còn vị ngọt, cay thuộc tính dương. Khi chế biến món ăn người Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ biện chứng âm dương. Đó là sự tổng hòa của các yếu tố: hài hòa âm dương trong thức ăn, bảo đảm sự bình quân âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người và môi trường tự nhiên. 2.1 Vị chua Vị chua có tác dụng tập hợp nhiệt độ vào trong cơ thể nên khi mệt mỏi kéo dài thức ăn có vị chua sẽ khiến cho tâm trạng tốt hơn và có thể hồi phục được năng lực (chẳng hạn theo kinh nghiệm dân gian bị dau họng ta nên ngậm chanh).

Hình 12: quả chanh

2.2 Vị đắng Vị đắng là vị nhạy cảm nhất trong các vị. Vị đắng có tác dụng làm lắng dịu sự hưng phấn và làm giảm nhiệt nên nếu ăn những thức ăn có vị đắng sẽ có tác dụng giữ bình tĩnh. Nó cũng tác dụng giúp hồi phục mệt mỏi, giúp tăng cường tiểu tràng và bài tiết tốt các dịch vị. Khi ăn thức ăn có vị đắng thì máu sẽ trở nên sạch hơn và huyết sắc cũng trở nên tốt hơn nhưng đối với những người uống nhiều rượu thì nếu ăn nhiều thức ăn có vị đắng có thể giúp trong việc cai rượu.

Hình 13: Mướp đắng

317 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2.3 Vị ngọt Vị ngọt dùng khi căng thẳng, ra nhiều mồ hôi. Vị ngọt bổ sung nguyên khí và dinh dưỡng, giúp thả lỏng cơ bắp. Vị ngọt giúp tăng cường sự trao đổi chất nên có tác dụng đào thải các độc tố trong cơ thể, làm giảm sự đau đớn.

Hình 14: Kẹo. Hình 15: Socola

2.4 Vị cay Vị cay có liên quan đến phổi và đại tràng nên làm cho hô hấp sâu hơn và giải quyết bệnh táo bón. Nếu ăn nhiều thức ăn có vị cay sẽ giúp cho da, cơ tay và mũi khỏe mạnh hơn. Vị cay đóng vai trò phát tán nhiệt độ ra ngoài nên nếu ăn những thức ăn có vị cay vào mùa hè sẽ giúp tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Người Hàn Quốc rất thích vị cay.

Hình 16: Kimchi. Hình 17: Ớt

2.5 Vị mặn Vị mặn làm cho tim, bàng quang, cơ quan sinh sản khỏe mạnh hơn. Các thức ăn có vị mặn như muối đóng vai trò làm hòa tan hoặc làm mềm các chất nên nếu thiếu nó thì các cơ bắp trở nên cứng và hệ tiêu hóa bị yếu đi.

Hình 18: Muối

318 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Âm dương ngũ hành trong cách bài trí món ăn 3.1 Trong cách bài trí thức ăn trên bàn ăn Việc chuẩn bị một bàn ăn bao gồm bàn ăn, bát đĩa, thìa đũa cũng chứa đựng tư tưởng âm dương–ngũ hành. Chiếc bàn dùng để đặt các thức ăn phần lớn là hình tròn - tượng trưng cho dương, bốn chân bàn tượng trưng âm – mặt đất với bốn phương. Chiếc thìa hình tròn là dương với đôi đũa là âm, việc sử dụng thìa đũa cùng nhau mang ý nghĩa âm dương hài hòa. Và chiếc bàn ăn bằng gỗ cùng với thìa đũa và bát đĩa là đồ gốm được làm từ đất bùn hay sắt, nhôm, bạc,…và nước chấm, nước canh, món hầm,… bao gồm thủy khí, còn cá, thịt được nấu trong lửa bao gồm hỏa khí.

Hình18: Bàn ăn truyền thống của người Hàn

3.2 Trong cách bài trí màu sắc mùi vị trong món ăn Các món ăn Hàn Quốc phần lớn đều mang nhiều màu sắc khiến kích thích vị giác, khiến chúng ta ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn. Ví dụ như trong món cơm trộn Bibimbap. Khi nhìn vào một bát cơm trộn thì màu sắc của nó chính là màu sắc của ngũ phương: màu xanh - phương đông, màu trắng - phương tây, màu đỏ - phương nam, màu đen - phương bắc và màu vàng – trung tâm. Bốn phương đông, tây, nam, bắc mang ý nghĩa trật tự của đời sống. Thêm vào đó, quả trứng màu vàng ở giữa chính là biểu trưng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.

Hình 19: Bibimpap

319 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Kimchi cũng là món ăn truyền thống lâu đời mang đặc điểm của âm dương ngũ hành. Đầu tiên đó là màu sắc: màu trắng của cải thảo, màu đỏ của bột ớt, màu vàng của gừng và tỏi, màu xanh của lá hành, lá cải thảo, màu đen của cá muối. Sau đó là ngũ vị: vị chua của cải thảo lên men, vị cay của ớt, vị ngọt từ đường của trái lê, vị mặn của muối và vị đắng từ kim chi được ngâm lâu trong muối. Trong kim chi thì phần nước là âm, phần rau củ là dương.

Hình 20: Kimchi III. TÁC DỤNG CỦA THỰC PHẨM ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC-VIỆT NAM 1. Tác dụng của thực phẩm ngũ hành đến ngũ tạng và lục phủ Ngũ tạng bao gồm: tạng gan, tạng phế (phổi), tạng tâm (tim), thận, tạng tì (lá lách) là những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, đồng thời mỗi cơ quan cũng mang đặc tính của ngũ hành. Theo đó, Gan tại Mộc, Tim tại Hỏa, Tỳ tại Thổ, Phế tại Kim và Thận tại Thủy. Theo quan điểm của y học phương Đông, trong cơ thể con người tồn tại những dạng năng lượng gọi là khí vận: khí dương và âm. Khi ăn uống, tuỳ theo thức ăn mà cơ thể con người có thể gia tăng khí âm hoặc khí dương. Khi cơ thể tiếp nhận thức ăn thì dạ dày là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên, sau đó vị chua đi đến gan, vị đắng đến tim, vị ngọt đến tỳ, vị cay đến phổi, vị mặn đến thận. Người Hàn Quốc có một cách ăn uống khá độc đáo: ăn uống theo thời tiết. Đó là phương pháp “dĩ nhiệt trị nhiệt”(이열치열) - dùng nhiệt có trong thức ăn để giải nhiệt hay giữ nhiệt cho cơ thể theo từng mùa. Vào mùa hè tiết trời nóng nực chúng ta có xu hướng ăn nhiều đồ ăn có tác dụng giải nhiệt, nếu ăn nhiều đồ ăn như vậy sẽ khiến cơ thể bị hao tổn dương khí. Khi ăn các món ăn có tính nóng như Samgyetang (Gà tần sâm), Kalguksu (Mì cán) hay thịt chó, sẽ góp phần bổ sung dương khí bị tổn hại do đã ăn nhiều thức ăn giải nhiệt. Các món như vậy người Hàn Quốc gọi chung là Boyangsik (hay thức ăn bổ dưỡng).

320 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hình 21: Samgyetang (gà hầm sâm) Hình 22: Kalguksu (mỳ cán)

2. Những nét tương đồng giữa Hàn Quốc với Việt Nam trong nghệ thuật ẩm thực theo Âm dương–Ngũ hành Nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Malayxia, Singapo…cũng tuân thủ theo nguyên lý Âm dương–Ngũ hành trong nghệ thuật ẩm thực. Trong việc kết hợp đồ ăn, người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: Thứ nhất: Bảo đảm sự hài hòa âm dương của thức ăn. Để tạo nên món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt cũng phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành: hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), ôn (ấm, dương ít, hành mộc), lương (mát, âm ít, hành kim), bình (trung tính, hành thổ). Chẳng hạn: lá chanh, hay chanh mang tính ôn, hơi hàn một chút, có thể trung hòa tính âm của thịt gà, nên người Việt thường ăn gà luộc kèm lá chanh... Thứ hai: Bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể Kế thừa tư tưởng của y học Trung Hoa, người Việt cũng quan niệm mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Thứ ba: Bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Dù cùng áp dụng nguyên lý Âm dương–Ngũ hành vào nghệ thuật ẩm thực, trong khi người Hàn Quốc với khí hậu ôn đới: mùa đông tuyết rơi thường “lấy nhiệt giải nhiệt” - ăn miến lạnh, mùa hè ăn đồ nóng như món gà tần sâm. Người Việt Nam, để phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm lại làm ngược lại: mùa nóng ăn đồ mát, mùa lạnh ăn đồ ấm. Chẳng hạn: mùa hè nóng (nhiệt – hành Hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho...

321 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Người Hàn Quốc có món bibimbap (cơm trộn) nổi tiếng đầy màu sắc thì người Việt Nam cũng tự hào với món phở gia truyền, có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi vị, màu sắc

Hình 23: Phở bò Hình 24:.Phở gà IV. KẾT LUẬN

Những biểu hiện của Triết lý Âm dương–Ngũ hành trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc đã cho thấy cảm quan độc đáo về vũ trụ và con người của người Hàn trên cơ sở chung là văn hóa phương Đông. Kế thừa và phát triển những tinh hoa trong truyền thống ẩm thực phương Đông, Triết lý Âm dương–Ngũ hành trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc cũng mang nét tinh tế riêng, ẩn chứa trong các món ăn đặc trưng như kim chi, cơm trộn, gà tần sâm, cơm cuộn rong biển…trong cách trình bày bàn ăn khá cầu kì với hệ thống banchan (món phụ) đa dạng…thể hiện sự hòa hợp âm dương, trong cách ăn uống theo mùa sao cho phù hợp, âm dương cân bằng. Qua việc tìm hiểu Triết lí âm dương-ngũ hành thể hiện trong ẩm thực Hàn Quốc, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về sự tinh tế của nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc của “xứ sở kimchi”.

Tài liệu tham khảo:

1. “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm – Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh – 2006. 2. “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” - Trần Ngọc Thêm. 3. “Bài giảng văn hóa nhận thức vũ trụ trong truyền thống Á Đông” - Trần Long - 2010 4. Web: http://vanhoahoc.edu.vn/ http://www.amthucvietnam.com/

322 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

CHÍNH TẢ TIẾNG HÀN QUỐC

SVTH: Nguyễn Thúy An, Bùi Phương Oanh, Nguyễn Minh Trang (1H-09) GVHD: Th.s Nghiêm Thị Thu Hương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa Theo như từ điển, phép chính tả tiếng Hàn Quốc là tổng hợp những nguyên tắc quy định việc viết tiếng Hàn Quốc theo như khi phát âm một cách đúng ngữ pháp nhất, hay còn có cách định nghĩa đơn giản hơn là các nguyên tắc biểu thị lời nói thành chữ viết. 2. Lịch sử các vấn đề của chính tả tiếng Hàn 2.1 Lịch sử hình thành Mãi cho tới thế kỉ 20, chưa có phép chính tả chính thức nào được thiết lập. Do cách nối vần, sự đồng hóa mạnh phụ âm, các giọng địa phương khác nhau cùng nhiều lí do khác, một từ trong tiếng Hàn có thể có nhiều cách đánh vần. Sau cải cách Giáp Ngọ vào năm 1894, nhà Triều Tiên và sau này là Đế quốc Đại Hàn bắt đầu sử dụng Hangeul trong mọi tài liệu chính thức. Dưới sự quản lí của triều đình, cách sử dụng đúng Hangeul, bao gồm phép chính tả, được thảo luận mãi cho tới khi Hàn Quốc bị đô hộ bởi Nhật Bản vào năm 1910. Triều Tiên Tổng Đốc Phủ người Nhật đã thiết lập cách viết kết hợp giữa và Hangeul, giống chữ viết bên Nhật. Chính phủ đã chỉnh sửa lại cách đánh vần vào năm 1912, 1921 và 1930, để hướng về dạng đơn âm vị. Hiệp hội Hangeul do Ju Si-gyeong sáng lập đã đề nghị một phép chính tả mới, mạnh về đa âm vị (morphophonemic) vào năm 1933, và đã trở thành khuôn mẫu cho các phép chính tả hiện đại ở cả Bắc và Nam Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên chia đôi, phép chính tả ở phía Bắc và Nam đều có những sự thay đổi riêng rẽ. Sách hướng dẫn chính tả Hangeul được gọi là Hangeul matchumbeop, được chỉnh sửa lần cuối ở Hàn Quốc và được Bộ Giáo Dục phát hành là vào năm 1988. 2.2 Vấn đề Ban đầu thì nguyên tắc viết chính tả là ghi lại âm chuẩn tiếng Hàn theo như khi phát âm. Như chúng ta đều đã biết Hangul là chữ ghi âm, ghi lại lời nói, theo đó việc biểu thị theo âm thanh âm chuẩn tùy theo sự kết hợp hình thái giữa nguyên âm và phụ âm và nguyên tắc căn bản, tuy nhiên cũng có những trường hợp khác mà chúng ta không thể viết giống như khi phát âm, nên lúc này nguyên tắc đặt ra trở thành không chính xác. Chính vì vậy, nguyên tắc”viết đúng ngữ pháp”được thêm vào để hoàn thiện nguyên tắc của phép chính tả tiếng Hàn. Cuối cùng chúng ta có:”Phép chính tả Hangeul là các

323 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nguyên tắc ghi lại âm chuẩn tiếng Hàn theo như khi phát âm một cách đúng ngữ pháp nhất”. 3. Chính tả tiếng Hàn hiện tại Qua 1 quá trình dài thay đổi, vấn đề chính tả tiếng Hàn ngày nay có thể được chia làm 4 vấn đề chính như sau: 3.1 Bảng chữ cái Số lượng nguyên âm và phụ âm tiếng Hàn là 24 chữ cái, thứ tự và tên gọi như sau:

ㄱ(기역) ㄴ(니은) ㄷ(디귿) ㄹ(리을) ㅁ(미음)

ㅂ(비읍) ㅅ(시옷) ㅇ(이응) ㅈ(지읒) ㅊ(치읓) ㅋ(키옄) ㅌ(티읕) ㅍ(피읖) ㅎ(히읗)

ㅏ(아) ㅑ(야) ㅓ(어) ㅕ(여) ㅗ(오)

ㅛ(요) ㅜ(우) ㅠ(유) ㅡ(으) ㅣ(이)

- Những âm không thể viết được bằng các nguyên âm, phụ âm ở trên thì được viết bằng các nguyên âm, phụ âm đôi. Thứ tự và tên gọi của các nguyên âm, phụ âm đôi như sau: ㄲ(쌍기역) ㄸ(쌍디귿) ㅃ(쌍비읍) ㅆ(쌍시옷) ㅉ(쌍지읒) ㅐ(애) ㅒ(얘) ㅔ(에) ㅖ(예) ㅘ(와) ㅙ(왜) ㅚ(외) ㅝ(워) ㅞ(웨) ㅟ(위) ㅢ(의) - Thứ tự xuất hiện của nguyên âm và phụ âm trong từ điển như sau:

자 음: ㄱ ㄲ ㄴ ㄷ ㄸ ㄹ ㅁ ㅂ ㅃ ㅅ ㅆ ㅇ ㅈ ㅉ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ

모 음: ㅏ ㅐ ㅑ ㅒ ㅓ ㅔ ㅕ ㅖ

ㅗ ㅘ ㅙ ㅚ ㅛ ㅜ ㅝ ㅞ

ㅟ ㅠ ㅡ ㅢ ㅣ

II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ÂM 1. Âm căng Như chúng ta đã biết, trong bảng chữ cái tiếng Hàn có các phụ âm căng đó là “ㄲ, ㄸ, ㅆ, ㅉ, ㅃ”. Tuy nhiên, dù khi phát âm thành âm căng, chúng ta cũng không thể 324 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đoán được cách viết của từ đó là âm tự biểu thị âm căng hay âm bình thường. 3 trường hợp điển hình sau có thể giúp các bạn giải quyết được phần nào khúc mắc đó. + Trường hợp 1: nếu phụ âm nằm ở giữa 2 nguyên âm hoặc phụ âm đứng sau batchim “ㄴ,ㄹ,ㅁ,ㅇ” thì phụ âm đó sẽ viết thành âm căng.

소쩍새 어깨 오빠 으뜸 아끼다

기쁘다 깨끗하다 어떠하다 해쓱하다 가끔

산뜻하다 잔뜩 살짝 훨씬 담뿍

+ Trường hợp 2: Nếu phụ âm đứng sau batchim “ㄱ,ㅂ”, do ảnh hưởng của batchim “ㄱ,ㅂ” nên tuy được phát âm thành âm căng nhưng khi viết thì phụ âm đứng sau không được viết thành âm căng, còn gọi là hiện tượng “căng âm hóa”.

국수 깍두기 딱지 색시 싹둑(~싹둑)

법석 갑자기 몹시

+ Trường hợp 3: Đây là trường hợp đặc biệt có liên quan đến hình vị cấu tạo nên từ. Xét 2 ví dụ sau: (1) 뚝배기 Đây là từ có 1 hình vị, nghĩa là khi ta tách từ thành “뚝” và “배기” thì từ sẽ mất đi nghĩa ban đầu, do vậy ta không thể tách được. Từ có phụ âm đứng sau batchim “ㄱ” không viết thành âm căng hoàn toàn hợp lí. (2) 곱빼기 Nếu nhìn vào ví dụ này, ta thấy phụ âm đứng sau batchim “ㅂ” nhưng lại được viết thành âm căng “ㅃ”. Lí do là bởi vì “곱빼기” là từ được tạo bởi 2 hình vị “곱” và “빼기”, nghĩa là khi tách từ thành “곱” và “빼기” thì từ không mất đi nghĩa ban đầu, ta sẽ viết từ theo đúng dạng nguyên bản của các hình vị là “곱빼기”. Như vậy, nếu một từ được cấu thành bởi 2 hình vị trở lên thì phụ âm không viết theo như phát âm mà sẽ viết theo dạng nguyên bản của hình vị đó. 2. Hiện tượng vòm hóa Trong trường hợp phía sau batchim “ㄷ, ㅌ” xuất hiện các âm có mối quan hệ phụ thuộc như “-이(-)” hay “-히-” thì dù cho “ㄷ, ㅌ” được phát âm là “ㅈ, ㅊ” nhưng khi viết vẫn viết là “ㄷ, ㅌ”. 맏이 [마지] 해돋이 [해도지] 같이 [가치] 끝이 [끄티] 닫히다 [다티다] 묻히다[무티다] 325 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Batchim phát âm là [ㄷ] Đôi khi chúng ta thắc mắc rằng cùng được phát âm là [ㄷ] nhưng có từ batchim là “ㄷ” có từ batchim lại là “ㅅ”. Tại sao lại như vậy? Trong tiếng Hàn, batchim được phát âm là [ㄷ] không chỉ có một, đó là ㅅ, ㅆ, ㅈ, ㅊ, ㅌ… Vấn đề ở đây là các batchim phát âm là [ㄷ] được viết như thế nào? Khi một batchim phát âm là [ㄷ] không có căn nguyên đặc biệt để viết là “ㄷ” thì ta viết batchim đó là “ㅅ”. 덧저고리 돗자리 엇셈 웃어른 얼핏 무릇 사뭇 얼핏 자칫하면 4. Nguyên âm + Trường hợp âm “ㅖ” trong “계, 례, 몌, 폐, 혜” dù được phát âm là “ㅔ” thì khi viết vẫn viết là “ㅖ”

계수 [게수] 사례 [사레] 연몌 [연메] 폐품 [페품] 계시다 [게시다] 계집[게집] Trừ các trường hợp sau là được viết theo âm gốc: 게송(偈頌) 게시판(揭示板) 휴게실(休憩室) + Trong trường hợp âm tiết “의” hoặc âm tiết có âm “ㅢ” và có phụ âm ở đầu được phát âm là “이” thì khi viết vẫn viết là “ㅢ” 의의 [의이] 보늬 [보니] 오늬 [오니] 희망 [히망] 하늬바람 [하니바람] 유희 [유히] 닁큼 [닝큼] 5. Quy tắc âm đầu Theo giáo trình “한국 어문 규정집”, quy tắc âm đầu là một quy tắc mà theo đó, phụ âm bắt đầu của một từ bị mất đi cách phát âm vốn dĩ của phụ âm đó và được phát âm bằng một âm khác. Từ quy tắc này có 2 hiện tượng nảy sinh (1) “ㄴ” mà kết hợp với “ㅕ,ㅛ,ㅠ,ㅣ” thì không thể đứng làm âm đầu. (2) “ㄹ” không thể đứng làm âm đầu. Tuy nhiên, quy tắc âm đầu như 2 quy tắc trên chủ yếu áp dụng trong ngữ Hán tự. Các từ ngoại lai khác không bị ảnh hưởng bởi quy tắc âm đầu. Do đó, các từ ngoại lai như là “뉴스, 라디오, 라면” có thể viết “녀, 뉴, 뇨, 니” và cả “ㄹ” ở âm đầu. Giữa quy tắc âm đầu và phép chính tả có 3 mối liên hệ như sau + Trường hợp “녀, 뇨, 뉴, 니” được viết ở phần đầu của một từ thì theo quy tắc âm đầu, sẽ được viết thành “여, 요, 유, 이” 녀자Æ여자 뉴대Æ유대 년세Æ연세 뇨소Æ요소 닉명Æ익명 326 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngoại trừ các trường hợp âm “냐, 녀” trong các danh từ sau 냥(兩) 냥쭝(兩-) 년(年)(몇 년) (!) Chú ý: Ngoại trừ trường hợp âm là âm đầu tiên của từ, thì các trường hợp khác viết nguyên theo âm gốc 남녀(男女) 당뇨(糖尿) 결뉴(結紐) 은닉(隱匿) Trong trường hợp từ có thêm tiền tố là âm Hán hoặc là từ viết tắt thì dù âm đầu tiên của từ có được phát âm là “ㄴ” thì vẫn viết theo quy tắc âm đầu. 신여성(新女性) 공염불(空念佛) 남존여비(男尊女卑) + Trường hợp “랴, 려, 례, 료, 류” được viết ở đầu một từ thì theo quy tắc âm đầu sẽ được viết thành “야, 여, 예, 요, 유” 량심Æ양심 류행Æ유행 룡궁Æ용궁 력사 Æ 역사 리발Æ이발 Trừ các trường hợp sau vẫn giữ nguyên từ gốc 리(里): 몇 리냐? 리(理): 그럴 리가 없다 (!) Nếu các âm kể trên không được viết ở đầu một từ thì vẫn giữ nguyên âm gốc (개량, 협력, 혼례, 선량, 사례, 쌍룡,…) Ngoại trừ trường hợp phía sau nguyên âm hoặc batchim “ㄴ” các âm “렬, 률” được viết là “열, 율” (치열, 규율, 선열, 진열, 비율,…) Trong trường hợp viết tên riêng thì vẫn giữ nguyên âm gốc Trong những từ rút gọn, những từ được phát âm theo âm gốc thì khi viết vẫn viết âm gốc 국련(국제연합) 대한교련(대한교육연합회) Trong trường hợp từ có thêm tiền tố là âm Hán hoặc là từ viết tắt thì dù âm đầu tiên của từ có được phát âm là “ㄴ” hay “ㄹ” thì vẫn viết theo quy tắc âm đầu 역이용(逆利用) 연이율(年利率) 열역학(熱力學) 해외여행(海外旅行) + Trường hợp “라, 래, 로, 뢰, 루, 르” được viết ở đầu của một từ thì theo nguyên tắc âm đầu, sẽ được viết thành “나, 내, 노, 뇌, 누, 느” 래일Æ내일 루각 Æ누각 로인 Æ노인 (!)Trừ trường hợp các âm kể trên được viết ở đầu một từ, các trường hợp còn lại vẫn giữ nguyên từ gốc

327 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

쾌락(快樂) 극락(極樂) 거래(去來) 왕래(往來)

부로(父老) 연로(年老) 지뢰(地雷) 낙뢰(落雷)

고루(高樓) 광한루(廣寒樓) 동구릉(東九陵) 가정란(家庭欄)

Trong trường hợp từ có thêm tiền tố là âm Hán hoặc là từ viết tắt thì vẫn viết theo quy tắc âm đầu: 내내월 (來來月) 상노인 (上老人) 중노동(重勞動) 비논리적(非論理的) III. VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THÁI Nguyên lí cơ bản của chính tả tiếng Hàn chung cho phần này là: Viết rõ hình thái của từ. 1. Thân từ và đuôi 1.1. Vị ngữ - Thành phần vị ngữ thường là động từ hoặc tính từ, tùy theo mục đích sử dụng mà thay đổi hình dạng (dạng nghi vấn, dạng trần thuât, dạng cầu khiến,…). - Dạng cơ bản của vị ngữ “먹다, 읽다, 가다, …” - Dạng từ đã biến đổi (biến từ) thì theo dạng thân từ + đuôi Thân từ Đuôi 먹 -는다 (mẫu câu kể, chỉ hiện tại) 읽 -겠다 (Mẫu câu kể, chỉ tương lai) 가 -니 (mẫu câu nguyên nhân – kết quả) + Thân từ là phần từ không bị biến đổi khi ta chia động từ. + Đuôi là phần bị biến đổi khi ta chia động từ. 1.2. Để phân biệt thân từ của từ gốc với đuôi kết thúc, chúng ta viết như sau 먹다 먹고 먹어 먹으니

신다 신고 신어 신으니

믿다 믿고 믿어 믿으니

Nếu gốc từ do hai từ ghép lại thì chỉ viết một gốc từ mới được tạo ra, trường hợp muốn giữ nguyên nghĩa gốc của từ phía trước thì viết rõ dạng từ nguyên, trường hợp nghĩa xa với nghĩa gốc thì không viết rõ

328 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(1) Trường hợp giữ nguyên nghĩa gốc

넘어지다 늘어나다 늘어지다 돌아가다 되짚어가다

들어가다 떨어지다 벌어지다 엎어지다 접어들다 틀어지다 흩어지다

(2) Trường hợp nghĩa xa với nghĩa gốc 드러나다 사라지다 쓰러지다 2. Biến đổi từ bất quy tắc - Biến đổi từ theo quy tắc: Những từ như “가다, 읽다…” biến đổi hình dạng một cách nhất quán theo một quy tắc nhất định. - Biến đổi từ bất quy tắc: Những từ như trên biến đổi hình dạng theo một quy tắc không thể giải thích được. (1) Kết thúc của thân từ là “ㄹ” thì khi viết được rút gọn đi

갈다: 가니 간 갑니다 가시다 가오

놀다: 노니 논 놉니다 노시다 노오 불다: 부니 분 붑니다 부시다 부오

둥글다: 둥그니 둥근 둥급니다 둥그시다 둥그오

Trong các trường hợp dưới đây, “ㄹ” vẫn được viết nguyên

마지못하다 마지않다 (하)다마다 (하)자마자

(하)지 마라 (하)지 마(아)

(2) Kết thúc của thân từ là “ㅅ” thì khi viết được rút gọn đi

긋다 (cứng) 그어 그으니 그었다

낫다 나아 나으니 나았다

잇다 이어 이으니 이었다

짓다 지어 지으니 지었다

329 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(3) Kết thúc của thân từ là “ㅎ” thì khi viết được rút gọn đi

그렇다: 그러니 그럴 그러면 그러오

까맣다: 까마니 까말 까마면 까마오

동그랗다: 동그라니 동그랄 동그라면 동그라오

퍼렇다: 퍼러니 퍼럴 퍼러면 퍼러오

하얗다: 하야니 하얄 하야면 하야오

(4) Kết thúc của thân từ là “ㅜ, ㅡ” thì khi viết được rút gọn đi:

푸다: 퍼 펐다 뜨다: 떠 떴다

끄다: 꺼 껐다 크다: 커 컸다

(5) Kết thúc của thân từ là “ㄷ” thì khi viết được viết thành “ㄹ”

걷다[步]: 걸어 걸으니 걸었다

듣다[聽]: 들어 들으니 들었다

묻다[問]: 물어 물으니 물었다

싣다[載]: 실어 실으니 실었다

(6) Kết thúc của thân từ là “ㅂ” thì khi viết được viết thành “ㅜ”

깁다: 기워 기우니 기웠다

굽다[炙]: 구워 구우니 구웠다

가깝다: 가까워 가까우니 가까웠다

괴롭다: 괴로워 괴로우니 괴로웠다

330 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

맵다: 매워 매우니 매웠다

무겁다: 무거워 무거우니 무거웠다

밉다: 미워 미우니 미웠다 쉽다: 쉬워 쉬우니 쉬웠다

Trừ các trường hợp dưới đây, các vị ngữ đơn âm tiết như “돕-”, “곱-” khi kết hợp với đuôi “-아” thì sẽ được phát âm thành “와”, khi viết thì viết là “와”:

돕다[助]: 도와 도와서 도와도 도왔다

곱다[麗]: 고와 고와서 고와도 고왔다

(7) Thân từ có chứa “하다” thì đuôi “아” sẽ được viết thành “여” 하다: 하여 하여서 하여도 하여라 하였다 (8) Nếu âm tiết kết thúc của vị ngữ là “르” thì ở phía sau, đuôi “-어” sẽ được viết thành “려”

이르다[至]: 이르러 이르렀다

노르다: 노르러 노르렀다

누르다: 누르러 누르렀다

푸르다: 푸르러 푸르렀다

(9) Nếu âm”ㅡ”của âm tiết kết thúc của vị ngữ là”르”được rút gọn thì đuôi”-아/-어”ở phía sau được viết thành”-라/-러” 벼르다: 별러 별렀다 지르다: 질러 질렀다 가르다: 갈라 갈랐다 부르다: 불러 불렀다

거르다: 걸러 걸렀다 오르다: 올라 올랐다

구르다: 굴러 굴렀다 이르다: 일러 일렀다

331 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

IV. VẤN ĐỀ VIẾT CÁCH 1. Tiểu từ và danh từ phụ thuộc 1.1 Tiểu từ được viết liền với từ phía trước 꽃이 꽃마저 꽃밖에 꽃에서부터 꽃으로만 꽃이나마 꽃이다 꽃입니다 꽃처럼 어디까지나 거기도 멀리는 웃고만 1.2 Danh từ phụ thuộc viết cách ra với các từ bên cạnh 아는 것이 힘니다. 나도 할 수 있다. 먹을 만큼 먹어라. 아는 이를 만났다. 네가 뜻한 바를 알겠다. 그가 떠난 지가 오래다. 2. Danh từ chỉ đơn vị, số, và vị ngữ bổ trợ 2.1Danh từ chỉ đơn vị viết cách ra 한 개 차 한 대 금 서 돈 소 한 마리 옷 한 벌 열 살 조기 한 손 연필 한 자루 버선 한 죽 집 한 채 신 두 켤레 북어 한 쾌 Tuy nhiên, trường hợp diễn đạt thứ tự hay viết đằng sau chữ số Ả Rập thì có thể viết liền được. 두시 삼십분 오초 재일과 삼학년 육층 1446 년 10 월 9 일 2대대 16 동 502 ㅠ 재 1 실습실 80 원 10 개 7미터 2.2 Khi viết số bằng chữ thì danh từ chỉ đơn vị “만” được viết cách với các từ phía sau 십이억 삼천사백오십육만 칠천팔백구십팔 12 억 3456 만 7898 2.3 Các trường hợp giữa 2 từ có liên quan đến nhau hay viết liệt kê như sau đây thì viết cách ra 국장 겸 과장 열 내지 스물 청군 대 백군 책상, 결상 등이 있다 이사장 및 이사들 사과, 백, 귤 등등 사과, 배 등속 부산, 광주 등지

332 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2.4 Vị ngữ bổ trợ a. Về nguyên tắc thì được viết cách ra, tuy nhiên tùy theo trường hợp mà viết liền vẫn được chấp nhận sử dụng (ㄱ-viết theo nguyên tắc, ㄴ-được cho phép sử dụng) ㄱ ㄴ 불이 꺼져 간다. 분이 꺼져간다. 내 힘으로 막아 낸다. 내 힘으로 막아낸다. 어머니를 도와 드린다. 어머니를 도와드린다. 그릇을 깨뜨려 버렸다. 그릇을 깨뜨려버렸다. 비가 올 듯하다. 비가 올듯하다. b. Trường hợp tiểu từ đi liền với yếu tố đằng trước hay yếu tố đằng trước là động từ hợp thành và tiểu từ được viết ở giữa thì vị ngữ bổ trợ được viết ở phía sau và viết cách ra 잘도 놀아만 나는구나! 책을 읽어도 보고….. 네가 덤벼들어 보아라. 강물에 떠내려가 버렸다. 그가 올 듯도 하다. 잘난 체를 한다. 3. Danh từ thuần Hàn và các từ chuyên ngành 3.1 Danh từ thuần Hàn a. Họ và tên, họ và biệt hiệu, … thì viết liền. Các tên gọi xưng danh, tên dùng trong nghề nghiệp được cho dưới đây được viết cách ra: 김양수() 서화담 () 채영신 씨 최치원 선생 박동식 박사 충무공 이순신 장군 Tuy nhiên, trong các trường hợp cần phân biệt rõ ràng họ với tên, họ với biệt hiệu thì ta viết cách ra. 남궁억/남궁 억 독고준/독고 준 황보지봉 () / 황보 지봉 b. Ngoài tên họ ra thì danh từ thuần Hàn được viết cách ra theo từ đúng nguyên tắc, cũng có thể viết cách ra theo đơn vị. (ㄱ-theo nguyên tắc, ㄴ- được phép viết). ㄱ ㄴ 대한 중학교 대한중학교 한국 대학교 사범 대학 한국대학교 사범대학

333 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3.2 Các từ chuyên ngành có thể viết cách ra theo từ đúng theo quy tắc, cũng có thể được viết liền nhau ㄱ ㄴ 만성 골수성 백혈병 만성 골수성백혈병 중거리 탄도 유도탄 중거리 탄도유도탄 V. THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGƯỜI HỌC VỚI CHÍNH TẢ TIẾNG HÀN Sau đây, chúng em xin đưa ra và phân tích những lối sai điển hình mà sinh viên học tiếng Hàn thường mắc phải. 1. Vấn đề về âm a, batchim ㄷ hay ㅌ

Đúng Sai Đúng Sai

맏이(con đầu) 마지 핥이다 (bị liếm) 할치다

해돋이(bình minh) 해도지 해돋이걷히다 거치다

굳이(adv-ương 구지 닫히다 (bị đóng) 다치다 ngạnh) (cùng với, như) 같이 가치 묻히다 (bị che, phủ) 무치다 끝이 끄치

Trong trường hợp phía sau batchim “ㄷ, ㅌ” xuất hiện các âm có mối quan hệ phụ thuộc như “-이(-)” hay “-히-” thì dù cho “ㄷ, ㅌ” được phát âm là “ㅈ, ㅊ” nhưng khi viết vẫn viết là “ㄷ, ㅌ”. b, ㅔ hay ㅖ

Đúng Sai Đúng Sai

계수(cây quế) 게수 혜택(lợi ích) 헤택 사례 (trường hợp) 사레 계집 게집 연몌 (連袂) 연메 핑계(bào chữa) 핑게 Trong trường hợp âm”ㅖ”trong”계, 례, 몌, 폐, 혜”dù được phát âm là”ㅔ”thì khi viết vẫn viết là”ㅖ”. Trừ các trường hợp sau là được viết theo âm gốc: 게송 게시판 휴게실

334 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

c, 이 hay 의

Đúng Sai Đúng Sai

의의 의이 닁큼 닝큼 보늬 보니 틔어 티어 오늬 오니 희망 히망

하늬바람 하니바람 희다 히다 늴리리 닐리리 유희 유히

Trong trường hợp âm tiết”의”hoặc âm tiết có âm”ㅢ”và có phụ âm ở đầu được phát âm là”이”thì khi viết vẫn viết là”ㅢ” 2. Một số vấn đề khác về âm 2.1 Trường hợp “녀, 뇨, 뉴, 니” được viết ở phần đầu của một từ thì theo quy tắc âm đầu, sẽ được viết thành “여, 요, 유, 이”

Đúng Sai Đúng Sai

여자(phụ nữ) 녀자 유대(liên kết) 뉴대

연세(tuổi) 년세 이토(đất) 니토

요소(Yếu tố) 뇨소 익명(vô danh) 닉명

Ngoại trừ các trường hợp âm “냐, 녀” trong các danh từ sau: 냥(兩) 냥쭝(兩-) 년(年)(몇 년) 2.2 Trường hợp “랴, 려, 례, 료, 류” được viết ở đầu một từ thì theo quy tắc âm đầu sẽ được viết thành “야, 여, 예, 요, 유”

Đúng Sai Đúng Sai

양심 (Lương tâm) 량심 용궁 (Long cung) 룡궁

력사 역사 (Lịch sử) 유행 (thịnh hành) 류행

예의 (phong tục) 례의 이발 (mái tóc) 리발

335 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Trừ các trường hợp sau vẫn giữ nguyên từ gốc: 리(里): 몇 리냐? 리(理): 그럴 리가 없다. 2.3 Trường hợp “라, 래, 로, 뢰, 루, 르” được viết ở đầu của một từ thì theo nguyên tắc âm đầu, sẽ được viết thành “나, 내, 노, 뇌, 누, 느”

Đúng Sai Đúng Sai

낙원 (thiên đường) 락원 뢰성 뇌성(tiếng sấm)

래일 내일 (ngày mai) 누각(樓閣) 루각

노인 (người cao tuổi) 로인 능묘(mộ) 릉묘

3. Vấn đề về hình thái 3.1 Đuôi kết thúc: 오 hay 요

Đúng Sai

이것은 책이오 이것은 책이요

이리로 오시오 이리로 오시요

이것은 책이 아니오 이것은 책이 아니요.

Trường hợp đuôi kết thúc “오” được sử dụng làm đuôi kết thúc câu, dù được phát âm là”요”nhưng khi viết vẫn viết rõ là “오”. Trường hợp “이요” được dùng làm đuôi liên kết thì vẫn viết là “이요”:

Đúng Sai

이것은 책이요, 저것은 붓이요, 이것은 책이오, 저것은 붓이오,

또 저것은 먹이다. 또 저것은 먹이다.

3.2 Một số vấn đề khác về hình thái 3.2.1 Trường hợp các từ gốc có thể gắn thêm “-하다” hay “-거리다” khi gắn thêm “-이” đế trở thành danh từ, khi viết viết rõ phần từ nguyên đó

336 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đúng Sai Đúng Sai 깔쭉이 깔쭈기 살살이 살사리 꿀꿀이 꿀꾸리 쌕쌕이 쌕쌔기 눈깜짝 눈깜짜기 오뚝이 오뚜기 더펄이 더퍼리 코납작이 코납자 3.2.1 Trường hợp các từ gốc là từ tượng thanh có thể gắn thêm hay” “거리다” khi gắn thêm “-이다” đế trở thành vị ngữ, khi viết viết rõ phần từ nguyên đó

Đúng Sai Đúng Sai

깜짝이다 깜짜기다 속삭이다 속사기다

꾸벅이다 꾸버기다 숙덕이다 숙더기다

끄덕이다 끄더기다 울먹이다 울머기다

뒤척이다 뒤처기다 움직이다 움지기다

들먹이다 들머기다 지껄이다 지꺼리다

VI. KIẾN GIẢI Trên cơ sở kiến thức lý thuyết, các vấn đề về lỗi thực tế, thì ở phần này chúng em xin đưa ra một số kết luận và kiến giải như sau: 1. Về vấn đề âm Nguyên tắc của phép chính tả Hangul là ghi lại âm chuẩn tiếng Hàn theo như phát âm một cách đúng ngữ pháp nhất, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến hai điểm: đó là”theo như phát âm”và”đúng ngữ pháp”, bởi có rất nhiều trường hợp mà các từ khi phát âm không giống với từ đó trong khi viết. Ví dụ như từ 꽃 (hoa), nếu đằng sau nó là một từ có âm đầu là ㅇ (Ieung) thì batchim ㅊ sẽ được nối lên từ tiếp theo và 꽃 lúc này được đọc là 꼬 chứ không còn là 꽃 nữa. Nếu chúng ta vẫn viết như khi nghe phát âm thì sẽ thành sai từ, dẫn đến người đọc không thể hiểu được nghĩa hoặc có trường hợp là hiểu sai, nhầm từ này sang từ khác. Sai chính tả do vấn đề âm thường gặp phải khi ta phải nghe để viết lại hoặc nghe sau đó dịch lại. Để khắc phục những lỗi liên quan đến âm, chúng em nghĩ rằng người học tiếng Hàn nên áp dụng những cách như sau: • Liên tục trau dồi vốn từ vựng để có thể phân biệt các từ và ngữ nghĩa để không mắc phải sai lầm trong khi nghe phát âm. • Sắp xếp những trường hợp phát âm đặc biệt (khác với quy tắc thông thường) một cách hợp lý và khoa học để có thể dễ nhớ và tránh lỗi sai. 337 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

• Luyện nghe nhiều. 2. Về vấn đề hình thái Ngữ pháp tiếng Hàn thật sự rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong phần hình thái của từ, cách thêm tiểu từ, cách sử dụng các đuôi kết thúc câu, hay biến động từ thành danh từ và tính từ. Có những từ khi biến đổi hình thái vẫn giữ nguyên gốc từ, nhưng có những từ lại biến đổi cả gốc từ, vì vậy chúng ta cần đặc biệt chú ý đến những trường hợp bất quy tắc ấy để tránh những lỗi sai, gây tình trạng người đọc không thể hiểu hoặc nhầm lẫn ngữ nghĩa của câu. Ví dụ như những từ có batchim ㄹ khi kết hợp với đuôi ㅂ나다/습니다 thì batchim ㄹ sẽ mất đi, như động từ 살다 (sống) khi kết hợp sẽ trở thành 삽니다 (câu kể, chỉ hiện tại, nghĩa là”hiện đang sống…”). Hoặc như các từ có batchim ㅂ, khi kết hợp với đuôi 아/어요 thì batchim ㅂ sẽ được chuyển thành 우, chẳng hạn là động từ 덥다 (nóng) sẽ được viết thành 더워요. 3. Vấn đề về dấu câu Khi viết một đoạn văn, bài luận, hay thậm chí là khi viết, dịch một cuốn sách sang tiếng Hàn, chúng ta thường chỉ quan tâm đến cách dùng từ, ngữ pháp, cách hành văn mà không chú ý mấy đến dấu câu, cũng là một điểm không kém phần quan trọng. Dấu câu khiến cho đoạn văn trở nên trôi chảy, mạch lạc và giàu cảm xúc hơn nhờ tính uyển chuyển và đa dạng phong phú của nó. Đồng thời nếu dùng sai dấu câu hay không dùng dấu câu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến câu văn, đoạn văn và bài viết, có thể là khiến câu trở nên tối nghĩa, làm cho người đọc cảm thấy mù mờ, hoặc nét biểu đạt không được rõ ràng. Đến đây ta có thể kết luận rằng dấu câu là một phương diện không thể thiếu khi viết nói chung và học tiếng Hàn nói riêng. Vậy phải sử dụng dấu câu thế nào cho đúng cách? Có một điểm dễ dàng nhận thấy là dấu câu trong tiếng Hàn và tiếng Việt có khá nhiều nét tương đồng về cả dấu lẫn cách dùng, đây là một điểm thuận lợi cho người Việt Nam khi học tiếng Hàn. Tuy nhiên, không phải người Việt nào cũng có thể nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Theo cá nhân người viết, đầu tiên phải nắm vững cách dùng dấu câu trong tiếng Việt trước, sau đó so sánh rút ra điểm giống và khác để áp dụng trong tiếng Hàn. Khi rành rẽ dấu câu và chính tả tiếng mẹ đẻ thì sẽ rất dễ dàng ghi nhớ cách dùng dấu câu trong một ngoại ngữ có nhiều nét tương đồng về phương diện này. Người học cần đặc biệt lưu ý về cách dùng đặc biệt của một số dấu câu, vì đây là lỗi rất dễ mắc phải. Ví dụ như trường hợp câu cảm thán được viết dưới dạng một câu hỏi thì dấu được sử dụng là dấu chấm cảm chứ không phải dấu hỏi (vì câu không có mục đích hỏi). VII. KẾT LUẬN Khái niệm Chính tả trong tiếng Hàn vẫn còn rất mới mẻ đối với người theo học tiếng Hàn nói chung và người Việt Nam đang học tiếng Hàn nói riêng. Nhắc đến phép

338 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 chính tả, người ta thường có suy nghĩ là nó quá rắc rối, phức tạp, đến mức mà rất nhiều người bản xứ còn sai chính tả ở chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chứ chưa cần nói đến người nước ngoài khi tiếp xúc với một ngoại ngữ. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của chính tả trong một ngôn ngữ, và tiếng Hàn cũng không ngoại lệ. Bên cạnh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì học chính tả cũng không kém phần quan trọng, nó không chỉ bổ trợ cho kĩ năng viết, mà song song với việc trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả, ta có thể hoàn thiện thêm và mặt ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng nghe, nói, đọc… Nếu ta viết một đoạn văn không theo phép chính tả, nhất nhất phát âm thế nào thì viết theo thế ấy, khi thêm tiểu từ thì chăm chăm giữ nguyên gốc từ, không dùng dấu câu hoặc dùng mà cách sử dụng lại sai loạn xạ cả lên thì người đọc sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hiểu một cách chính xác ý nghĩa của đoạn văn đó, hay thậm chí là chẳng hiểu gì cả, hoặc hiểu nhầm ý mà người viết muốn biểu đạt. Do vậy, sự ra đời của phép chính tả Hàn Quốc là cần thiết và tất yếu để người sử dụng tiếng Hàn Quốc có một phương tiện giao tiếp hiệu quả. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng em mong rằng có thể giúp có những người Việt đang theo học tiếng Hàn có một cái nhìn bao quát và toàn diện về khái niệm”chính tả trong tiếng Hàn”, và theo đó bổ sung những kiến thức còn thiếu về phương diện này để tránh những lỗi sai không đáng có khi viết câu, đoạn văn hay bài luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO - 한국 어문 규정집 – 국립국어원 - 한국어의 발음 – 배주채 - http://www.korean.go.kr - http://en.wikipedia.org/wiki/Wiki

339 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ĐUÔI LIÊN KẾT CÂU (으)ㄴ/는데

SVTH: Nguyễn Minh Hằng Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Vân (1H-08) GVHD: Lê Thị Hương I. ĐỊNH NGHĨA Theo từ điển tiếng Việt thì “liên kết câu” là liên kết câu với câu bằng một phương thức liên kết nào đó. Dựa trên định nghĩ trên chúng tôi xin đưa ra định nghĩa tạm thời về “đuôi liên kết câu”. Đuôi liên kết câu là một yếu tố ngôn ngữ có tác dụng liên kết câu với câu. II. PHÂN LOẠI Đuôi lên kết được chia thành 7 loại như sau: 1.Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데 Đây là một vĩ tố liên kết nối liền mệnh đề đi trước với mệnh đề đi sau 1.1 Cấu tạo:

ĐỘNG TỪ TÍNH TỪ DANH TỪ Hiện tại V-는데 A-(으)ㄴ데 N-(이)ㄴ데

Quá khứ V-았/었는데 A-았/었는데 N-이었/였는데

Tương lai V – 겠는데 A – 겠는데

1.2 Ý nghĩa: - Bổ trợ cho sự diễn đạt ở mệnh đề sau trong câu, đóng vai trò dẫn nhập, thiết lập bối cảnh hay tình huống. - Diễn tả quan hệ tương phản giữa vế trước và vế sau Ngoài ra khi bắt đầu cuộc hội thoại hoặc khi đổi chủ đề nói 1 cách mềm mại ta cũng hay dùng vĩ tố liên kết này. a) Bổ trợ cho sự diễn đạt ở mệnh đề sau trong câu, đóng vai trò dẫn nhập, thiết lập bối cảnh hay tình huống. Ví dụ: 1. 답답한데 밖으로 나가자 (Ngột ngạt quá chúng ta ra ngoài thôi) 2. 어제 옷을 샀는데 색이 마음에 안 들어요. (Hôm qua tôi mua chiếc áo nhưng không ưng ý màu sắc) 3. 아픈데 출근해요? (Bạn bị ốm mà đi làm ư?)

340 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

4. 저녁을 먹는데 전화가 왔어요. (Tôi đang ăn tối thì có điện thoại) 5. TV를 보는데 엄마가 꺼버렸어요. (Tôi đang xem tivi thì mẹ tôi tắt đi mất). b) Diễn tả quan hệ tương phản giữa vế trước và vế sau - Diễn tả mối quan hệ tương phản đơn thuần, mang tính chất so sánh(hai vế có thể đổi chỗ cho nhau) Ví dụ: 1. 엄마가 일을 하는데 아빠가 신문만 봐요. (Mẹ thì làm việc nhưng bố thì chỉ đọc báo) (아빠가 신문만 보는데 엄마가 일을 해요 - bố thì chỉ đọc báo còn mẹ thì làm việc) 2. 한국의 봄은 따뜻한데 바람이 많아요 (mùa xuân ở Hàn Quốc ấm áp nhưng nhiều gió) (한국의 봄은 발람이 많은데 따뜻해요_mùa xuân của Hàn Quốc nhiều gió nhưng ấm áp) 3. 말하기는 쉬운데 쓰기는 어려워요 (Môn nói thì dễ nhưng môn viết thì khó) (쓰기는 어렵지만 말아기는 쉬워요-môn viết thì khó nhưng môn nói thì dễ) - Diễn tả, nhấn mạnh, chỉ kết quả vế sau trái ngược những hi vọng, kì vọng ở vế trước (hai vế không thể đổi chỗ cho nhau). Ví dụ: 1. 좋아하는 사람이 있었는데 헤어졌어요. (Tôi đã từng có người thích nhưng đã chia tay rồi) 2. 시간이 많았는데 아무것도 못 했어요 (Dù có nhiều thời gian nhưng cũng không làm được việc gì) 2. Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데도 2.1 Cấu tạo: Là sự kết hợp của vĩ tố liên kết –”(으)ㄴ/는데”(mang ý nghĩa đối lập) và trợ từ”도”để nhấn mạnh nội dung diễn đạt. Dùng thì hiện tại và quá khứ nhưng không dùng”-겠-”chỉ sự suy đoán của tương lai. 2.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi biểu hiện hành động hay trạng thái của mệnh đề đi trước tồn tại nhưng hành động hay trạng thái của mệnh đề đi sau vẫn xảy ra mà không bị ràng buộc gì. 341 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ví dụ: 1. 항상 열심히 공부하는데도 시험을 못봐요. (Dù luôn chăm chỉ học, nhưng vẫn không thể thi được) 2. 날마다 청소를 하는데도 먼지가 많아요. (Dù dọn dẹp suốt ngày nhưng vẫn nhiều bụi) 3. 식후에는 꼭 이를 닦는데도 충치가 생겼어요. (Luôn đánh răng sau khi ăn mà vẫn bị sâu răng) 4. 시간이 많았는데도 아무것도 못 했어요. (Có nhiều thời gian nhưng mà cũng chẳng làm được việc gì) 3. Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데도 불구하고 3.1 Cấu tạo: Là sự kết hợp của –”(으)ㄴ/는데”với”도”và”불구하고”. Là biểu hiện nhấn mạnh của -(으)ㄴ/는데도. 3.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi việc ở vế sau diễn ra không liên quan gì đến việc ở vế trước, bất chấp việc ở phía trước có thế nào đi chăng nữa. Ví dụ: 1. 냉장고가 큰데도 불구하고 과일을 다 넣을 수 없군요. (Dù tủ lạnh có lớn nhưng cũng chẳng thể để hết hoa quả) 2. 항상 영심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봐요. (Dù luôn luôn học hành chăm chỉ nhưng vẫn cứ trượt) 3. 시간이 많았는데도 불구하고 아무것도 못 했어요. (Dù có nhiều thời gian nhưng mà cũng chẳng làm được việc gì cả) 4. 날마다 청소를 하는데도 불구하고 먼지가 많아요. (Dù ngày nào cũng dọn dẹp nhưng vẫn cứ nhiều bụi) 4. Đuôi liên kết 던데 4.1 Cấu tạo: Là dạng kết hợp giữa vĩ tố chỉ thì”-더-”(kinh nghiệm thực tế trong quá khứ) với vĩ tố liên kết”-(으)ㄴ/는데”(giải thích tình huống) để nối liền mệnh đề đi trước với mệnh đề đi sau. Kết hợp được với động từ, tính từ, động từ 이다. Chủ ngữ của vế câu làm vị ngữ trong câu lớn không phù hợp khi là ngôi thứ nhất –”나”. 4.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi nghĩ lại một sự thực, một kinh nghiệm nào đó đã trải qua trong quá khứ, vế trước là sự giải thích cho tình huống vế sau và cho cảm giác bất ngờ. Ví dụ: 1. 야시장에 싼옷이 많던데 가 봤어? (Ở chợ đêm nhiều quần áo rẻ, cậu đã đi thử chưa?) (Thể hiện kinh nghiệm trực tiếp khi đi chợ đêm.) 342 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. 날씨가 좋던데 밖에 나갈래? (Thời tiết đẹp lắm, cậu có đi ra ngoài không?) (Người nói thấy thời tiết đẹp và gợi ý với người nghe) 3. 회사 건물이 새 건물이던데 언제 지었어요? (Tòa nhà công ty là tòa nhà mới xây, xây khi nào vậy nhỉ?) (Trong quá khứ người nói đã biết là tòa nhà công ty là nhà mới) 4. 나는 떡볶이가 맵던데 오빠는 어때요? (Tôi thấy tokbukki cay lắm, thế anh thì sao?) (Trong quá khứ người nói đã biết tokbukki cay như thế nào.) 5. Đuôi liên kết 다고 하던데 5.1 Cấu tạo: Là dạng kết hợp giữa”- 다고/라고 하다”(nghe được từ người khác) “던데”(điều đã được nghe đó trở thành sự lí giải cho tình huống). 5.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi nghĩ lại một điều gì đó trong quá khứ đã được nghe từ người khác, vế trước là giải thích tình huống cho vế sau. Ví dụ: 1. 이번 주말이 화이씨 생일이라던데 선물로 뭘 살까? Nghe nói cuối tuần này là sinh nhật bạn Hoài, chúng ta mua quà gì đây? (Nghĩ lại việc đã nghe thấy người khác nói cuối tuần là sinh nhật Hoài) 2. 그친구가 다음주에 미국으로 유학갈거라던데 우리는 마중할까요? Tớ nghe nói người bạn đó tuần sau sẽ đi du học Mỹ, chúng ta có đi tiễn không nhỉ? 3. 우리 반 학생들이 같이 영화 보자고 하던데 시간이 없을 것같아요. Lớp mình đã bảo là đi xem phim cùng nhau nhưng mà chắc không có thời gian. 4. 하선생님은 갑자기 한국으로 돌아가신다고 하던데 사실이에요? Thấy bảo là thầy Ha đột nhiên quay về Hàn Quốc, điều đó là sự thật à? 6.Đuôi liên kết (으)ㄹ 텐데 6.1 Cấu tạo: Phỏng đoán (으)ㄹ 텐데 kết hợp với tình huống (으)ㄴ데. Vế trước có thể có chr ngữ là ngôi số 1, 2, 3. Vế sau có thể có chủ ngữ khác hoặc cùng chủ ngữ với vế trước A/ V –(으)ㄹ 텐데 N(이)ㄹ 텐데 6.2 Ý nghĩa: phỏng đoán, giải thích bối cảnh cho vế sau Ví dụ: 1. 지금쯤이면 도착했을 텐데 왜 아직도 연락이 아직 없을까? (Nếu tầm này chắc phải đến nơi rồi sao vẫn chưa thấy có liên lạc gì nhỉ?)

343 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. 제가 내일 못 갈 텐데 어떡하지요? (Mai chắc là tôi không đi được, làm sao bây giờ?) 3. 추울 텐데 옷을 따뜻하게 입으세요 (Chắc lạnh đấy nên hãy mặc ấm vào) 4. 시험은 어려울 텐데 열심히 공부해야 해요. (Chắc kì thi lần này khó nên phải chăm chỉ học) 7. Đuôi liên kết 아/어/여야 할 텐데 Cấu tạo: 아/어야 하다(nhiệm vụ, bổn phận) kết hợp với (으)ㄹ 텐데 Các mẫu câu ta hay gặp như: 아/어야 할 텐데 걱정이다/ 큰일이다/ 야단이다/ 어떡하지요 Vi dụ: 1. 대학시험 합격해야 할 템데 걱정입니다. (Tôi phải đỗ lần thi đại học lần này mà tôi lo lắng quá) 2. 약속시간을 지켜야 할 텐데 차가 막힙니다 (Phải giữ đúng hẹn mà sao xe tắc quá) 3. 고향에 가야 할 텐데 표를 구하지 못 했습니다. (Phải về quê mà không thể mua được vé) III. SO SÁNH Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài sự so sánh giữa các đuôi liên kết để các bạn có thể sử dụng một cách chính xác và tự nhiên nhất trong mỗi hoàn cảnh thích hợp. 1. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데도” và “(으) 면서도”

Chủ ngữ của vế trước và vế Quan hệ giữa hai vế câu sau Vế trước và vế sau đối (으) 면서도 Giống nhau ngược nhau Điều xảy ra ở vế sau (으)ㄴ/는데도 Có thể khác nhau không liên quan gì đến vế trước Nhưng có nhiều trường hợp ta có thể dùng được cả 2 đuôi lên kết trên. Ví dụ: 1. 선생님이 부르시는데도 학생이 대답을 아 해요. (Thầy giáo gọi mà học sinh vẫn không trả lời)

344 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

2. 그사람은 많이 눌면서도 공부를 잘 해요./ 그사람은 많이 노는데도 공부를 잘 해요. (Anh ta chơi nhiều vậy mà vẫn học giỏi) 2. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데”, “(으)ㄴ/는데도”, “(으)ㄴ/는데도 불구하고” Tất cả đều diễn đạt một ý nghĩa đối lập nào đó nhưng giữa chúng có sự khác nhau về mức độ nhấn mạnh. Có thể sắp xếp theo trật tự sau: (으)ㄴ/는데 < (으)ㄴ/는데도 < (으)ㄴ/는데도 불구하고 Ví dụ: 1. 열심히 공부하는데 시험을 못 봤어요. (Chăm chỉ học bài rồi mà tôi vẫn không qua được kỳ thi) 2. 열심히 공부하는데도 시험을 못 봤어요. (Dù chăm chỉ học bài rồi mà tôi vẫn không qua được kỳ thi – nhấn mạnh hơn) 3. 열심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봤어요. (Mặc dù là đã học rất chăm chỉ nhưng tôi vẫn không qua được kỳ thi – mức nhấn mạnh cao nhất) 3. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데” và “(으)니까” Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데” có vẻ được dùng với ý nghĩa tương tự như (으)니까 để nêu ra lí do nhưng chỉ giải thích tình huống để người nghe tiếp nhận thông tin của mệnh đề đi sau một cách logic, chứ không phải là lí do, (으)ㄴ/는데 cung cấp dữ kiện để người nghe có thể suy nghĩ phán đoán, điều này mang lại cảm giác mềm dịu hơn (으)니까 - vốn chỉ làm sáng tỏ lí do một cách dễ dàng. Ví dụ: 1. 날씨가 좋은데 산에 갈까요? (sau khi đưa ra một hoàn cảnh thì đưa ra đề nghị đi leo núi) 2. 날씨가 좋으니까 산에 갈까요? (lí do để rủ nhau đi leo núi là vì thời tiết tốt) 4. Đuôi liên kết “(으)ㄴ데” và “더니” “더니” (so sánh) – “는데” (nhấn mạnh) Người nói trực tiếp Vế trước Vế sau nhìn, cảm nhận

Kết quả xảy ra sau câu 더니 Hồi tưởng lại quá khứ. Có trước (tương lai)

Quá khứ, hiện tại, Quá khứ, hiện tại, 는데 Không cần tương lai tương lai

345 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ví dụ: 1. 어제는 길이 복잡하더니 오늘은 그렇지 않아요. (Người nói trực tiếp chứng kiến và giờ thì hồi tưởng lại tình hình lúc đó và so sánh với hiện tại) 2. 어제는 길이 복잡했는데 오늘은 그렇지 않아요. (Đơn giản chỉ là người nói nói sự thật đã xảy ra và so sánh với hiện tại) 5. Đuôi liên kết “(으)ㄹ 텐데” (phỏng đoán) và “(으)ㄹ 테니까”(phỏng đoán)

Cấu tạo Ý nghĩa Trong câu hỏi Giải thích tình huống (으)ㄹ 텐데 (으)ㄹ테 +(으)ㄴ데 Có thể dùng của phỏng đoán (으)ㄹ Nói lí do của phỏng (으)ㄹ테 +(으)니까 Không thể dùng 테니까 đoán

Ví dụ: 1. 차가 막힐 테니까 지하철을 탑시다. (lí do của sự phỏng đoán) 2. 차가 막힐 텐데 지하철을 탑시다. (giải thích tình huống phỏng đoán) • Chú ý. Trong tiếng Hàn có những biểu hiện cách viết thì giống y hệt nhau mà chỉ khác nhau một dấu cách – điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới ý nghĩa của câu nếu bạn không để ý. Và theo chúng tôi thấy thì có rất nhiều bạn khi học nhiều hơn về ngữ pháp tiếng Hàn thì thường xuyên nhầm lẫn giữa (으)ㄴ/는데 và (으)ㄴ/는 데. Trong trường hợp (으)ㄴ/는 데 thì 데 ở đây là danh từ phụ thuộc dùng để thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn, địa diểm, bộ phận, công việc, tình huống, hoàn cảnh. Ví dụ: 1. 비가 온데 학교에 아직 가요 (trời mưa nhưng tôi vẫn đi học) 2. 학교 근처에 과일을 파는 데 없습니다 (gần trường không có nơi nào bán hoa quả) (vậy trong trường hợp này”데”mang ý nghĩa là”곳”tức là nơi chốn) IV. Kết luận. Trên đây là một vài kết quả tổng hợp và so sánh của chúng tôi về đuôi liên kết”(으)ㄴ/는데”một trong những đuôi liên kết câu thường gặp trong tiếng Hàn. Bước 346 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

đầu khi bắt đầu nghiên cứu, tổng hợp về đề tài này chúng tôi đã gặp khá nhiều khó khăn vì lượng kiến thức về các đuôi liên kết câu trong tiếng Hàn quá lớn và đồ sộ nên không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng càng học, càng nghiên cứu về mảng ngữ pháp trong tiếng Hàn chúng tôi lại nhận ra rằng những gì càng khó, càng phức tạp lại càng chứa đựng những điều bất ngờ thú vị và những kiến thức bổ ích khi chúng ta khám phá và nhìn vấn đề đó ở một khía cạnh chi tiết, cụ thể và mạch lạc hơn. Liên kết câu trong tiếng Hàn cũng vậy, thoạt nghe thì nó giống như một mạng lưới chằng chịt các biểu hiện chồng chéo lên nhau nhưng khi đi sâu, tìm hiểu kỹ về nó thì lại nhận ra rằng nó không quá rối rắm, phức tạp như mình vẫn nghĩ. Bài học mà chúng tôi đã rút ra được sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này là: Bất kỳ việc gì dù ban đâu có khó khăn đến đâu đi nữa nhưng nếu tìm ra được một hướng đi đúng đắn và kiên trì đi đến cùng thì nhất định chúng ta sẽ đến được cái đích mà mình mong đợi. Bài nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng với khả năng có hạn của mình chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức để mang đến cho các bạn sinh viên và những người quan tâm, yêu thích tiếng Hàn một tài liệu có ý nghĩa và thực sự hữu ích. Ngoài đuôi liên kết câu liên quan đến”(으)ㄴ/는데”trong tiếng Hàn còn có rất nhiều các đuôi liên kết khá thú vị khác nữa mà chúng tôi chưa tiện tìm hiểu và tổng hợp ở đây. Chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này có thể giúp các bạn tháo gỡ được một phần khó khăn trong việc học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc. Đồng thời cũng mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn để bài nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo. 1. Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn - Lý Kính Hiền. 2. 100 mẫu câu ngữ pháp tiếng Hàn - Lee Yun Jin. 3. Ngữ pháp tiếng Hàn - Nguyễn Huân, Hoàng Long. 4. Sách ngữ pháp cao cấp II - trường đại học Kyunghee. 5. Từ điển tiếng Việt.

347 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

THÀNH NGỮ BỐN CHỮ - 사자성어

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh, Trịnh Thị Quỳnh Anh, Đào Thanh Bình, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Phương Lan, Hoàng Lê Hồng Nhung (2H08) GVHD: Th.s. Nguyễn Phương Dung I. ĐỊNH NGHĨA Trước khi tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ (사자성어), chúng ta cùng xem xét một định nghĩa rộng hơn là thành ngữ tiếng Hán 한자성어. 한자성어 là những thành ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán bị đồng hoá trong hệ thống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. 한자성어 rất đa dạng nhưng thường gồm 4 chữ, 5 chữ hoặc 8 chữ trong đó số lượng thành ngữ 4 chữ chiếm 75 - 80%. Thành ngữ 4 chữ có xuất xứ từ tiếng Hán là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm không thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Cũng có cách định nghĩa khác: Thành ngữ 4 chữ là tập hợp từ cố định quen đi với nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống được lưu truyền trong văn chương hoặc trong dân gian, có nghĩa định danh, gợi tên sự vật, thường không thế suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu thành. II. NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ 4 CHỮ 1. Thành ngữ 4 chữ phần lớn có nguồn gốc từ các điển tích trong lich sử. 사면초가 (Tứ diện Sở ca): Đây là một câu thành ngữ có điển tích diễn tả một hoàn cảnh bị cô lập hoàn toàn, bị bao vây tứ bề. 사 là”tứ", 면 là”diện", còn 초 là Sở, 가 là bài ca. Khi hai nước Sở và Hán giao tranh, quân nước Sở bị quân nhà Hán bao vây, đêm đó quân nhà Hán đồng loạt hát Sở ca khiến tướng nhà Sở ngạc nghiên nghĩ rằng:”Không phải quân Hán đã chiếm lĩnh Sở rồi hay sao? Sao quân Sở lại còn đông như thế?!" 도원결의 (Đào viên kết nghĩa): Thành ngữ này nói đến sự kiện Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa anh em, từ đó được hiểu theo ý chỉ việc kết nghĩa sống chết có nhau. 경국지색: tiếng Hán có nghĩa là”Kinh quốc chi sắc”, tiếng Việt có cụm từ tương đương là”Nghiêng nước nghiêng thành”. Thành ngữ này ám chỉ sự việc diễn ra từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, khi Đường Minh Hoàng vì say mê Dương Quý Phi mà để mất nước. 2. Thành ngữ 4 chữ được hình thành trong dân gian phản ánh suy nghĩ, kinh nghiệm, ước mơ của con người trong cuộc sống. 고진감래 (Khổ tận cam lai): Cái khổ đi cái sướng đến. Người xưa có câu hết khổ ắt sướng đến, chính vì thế hãy gắng chịu đựng vất vả, chờ đợi một ngày mai tươi sáng. 호사다마 (Hảo sự đa ma): Việc tốt thì lắm kẻ dèm pha, ghen ghét. 348 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

독불장군 (Độc bất tướng quân): Chỉ việc một mình không thể làm tướng, tất cả mọi việc phải có sự bàn bạc của mọi người mới thành công. III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ BỐN CHỮ 1. Thành ngữ 4 chữ có kết cấu thường theo dạng biền ngẫu. Biền ngẫu là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa ở phương Đông (được gọi là biền văn). Theo nghĩa nguyên, Biền là hai con ngựa chạy song song với nhau và ngẫu là chẵn đôi. Biền ngẫu là cách nói hình tượng hóa, chỉ câu văn có các vế sóng đôi đối nhau từng cặp. 금지옥엽: nguyên văn tiếng Hán có nghĩa là “Kim chi ngọc diệp”, ở Việt Nam có câu tương đương là “Lá ngọc cành vàng”. Ở đây, “kim chi” đối với “ngọc diệp”đều là chỉ sự giàu sang, phú quý. 경천동지: Kinh thiên động địa, “kinh thiên” đối với “động địa” đều là chỉ những sự kiện lớn. 동고동락: Đồng khổ đồng lạc, chỉ sự đồng cam cộng khổ, sướng khổ có nhau. 2. Thành ngữ 4 chữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người nghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đã được thừa nhận theo truyền thống. 공사무척 (Khổng xà vô tấc): Con rắn trong hang làm sao biết nó dài ngắn, trong tiếng Việt có câu tương đương là “Đếm cua trong lỗ”. Câu thành ngữ này có tính ước lệ chỉ việc khó có thể nắm bắt được suy nghĩ của người khác. 양두구육 (Dương đầu cẩu nhục): trong tiếng Việt có câu tương đương là “Treo đầu dê bán thịt chó”, được hiểu mặc nhiên với ý nghĩa chỉ hành vi lừa lọc gian dối trong kinh doanh. 견원지간 (Khuyển vượn chi gian): Đây là thành ngữ quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống chỉ những người có tính cách trái ngược không thể nào cùng chung sống hòa hợp trong một môi trường được, tiếng Việt có câu “Như chó với mèo”. Hàng nghìn thành ngữ 4 chữ được sử dụng trong tiếng Hàn Quốc từ xưa tới nay, không chỉ bởi những người”thích nói chữ”mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật, do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn. Chính vì vậy sự hiểu biết về các thành ngữ dạng này là sự cần thiết để có sự hiểu biết hoàn hảo về ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc. IV. CÁCH HỌC THÀNH NGỮ BỐN CHỮ Việc học và sử dụng thành ngữ bốn chữ không chỉ làm cho vốn tiếng Hàn của chúng ta thêm phong phú mà còn cho thấy niềm đam mê đối với tiếng Hàn, với văn hóa Hàn Quốc. Do chúng ta không thể liệt kê hết các thành ngữ bốn chữ trong bài nghiên cứu này nên sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài phương pháp học tập mà chúng tôi nghĩ là nó sẽ có thể giúp ích cho các bạn trong việc học và sử dụng thành ngữ bốn chữ.

349 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1. Thành ngữ 4 chữ chủ yếu được phiên âm theo tiếng Hán nên để hiểu ghi nhớ và học thuộc được chúng, phương pháp tốt nhất là nắm vững các từ gốc Hán được sử dụng với mật độ rộng rãi. Ví dụ Từ Nghĩa hoặc câu STT gốc Nghĩa Gốc Hán –Hàn tiếng Việt tương Hán đương Học 동문수학 (Đồng môn thụ Chỉ người giỏi 학 Hạc học) nhất trong một 1 군계일학 (Quần kê nhất nhóm người hạc) Thiên (trời) 천년지애 (Thiên niên chi ái) Chỉ cơ hội hiếm Nghìn 청천백일 (Thanh thiên bạch có, nghìn năm mới 2 천 nhật) có một 천재일우 (Thiên tại nhất ngộ) Cửu (9) 구사일생 Thập tử nhất sinh Cửu (vĩnh cửu) 천장지구 (Thiên trường địa Chỉ sự bất biến cửu) Cẩu (chó) 당구풍월 (Đường cẩu 3 구 phong nguyệt) Khẩu 구밀복검 (Khẩu mật phục Miệng nam mô Cầu kiếm) bụng một bồ dao găm Thụ 동문수학 (Đồng môn thụ Chỉ bạn đồng môn học) Thọ 수즉다용 (Thọ tắc đa nhục) Chỉ việc càng sống lâu trên đời thì tất phải chịu nhiều hổ thẹn Thủy 수어지교 (Thủy ngư chi Chỉ mối quan hệ giao) như cá với nước, 수 4 cá không thể sống

mà thiếu nước Tùy 부창 부수 (Phu xướng phụ tùy) Thủ(đầu) 수서양단 (Thủ thử lưỡng Chỉ sự lưỡng lữ đoan) không biết phải làm gì như con chuột thò đầu ra khỏi cửa hang

350 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thủ (tay) 수족지애 (Thủ túc chi ái) Anh em như thể chân tay

Giao 수어지교 (Thủy ngư chi Chỉ mối quan hệ giao) như cá với nước, không thể tách rời 5 교 Giáo 교각살우 Giáo giác sát ngưu (nắm lấy điểm yếu của Đánh rắn phải đối phương mà tấn công) đánh dập đầu Lưu 유언비어 (Lưu ngôn phi Chỉ tin đồn vô căn ngữ) cứ Hữu 유비무환 (Hữu bị vô hoán) Cẩn tắc vô ưu 6 유 Nhu 우유부단 (Ưu nhu bất đoán) Chỉ người nhu nhược, thiếu quyết đoán Cảm(cảm giác) 감지덕지 (Cảm chi đức chi) Thể hiện sự vô cùng biết ơn vô 7 감 cùng Cam (ngọt) 감탄고토 (Cam thán khổ Vắt chanh bỏ vỏ, thổ) ăn cháo đá bát Ân(Ơn) 망은배신(Vong ân bội tín) Vong ơn bội nghịa Ấn 8 은 Ẩn 은인자중 (Ẩn nhẫn tự trọng) Hoa 폐월수화 (Bế nguyệt tu Hoa nhường hoa) nguyệt thẹn 금상첨화 (Kim thượng Phúc bất trùng lai điểm hoa) 9 화 Họa (vẽ, tai họa) 화사첨족 (Họa xà điểm túc) Vẽ chân cho rắn Hỏa 전화위복 (Chuyển họa vi phúc) Hóa 상화하택 (Thượng hỏa hạ trạch) Thượng 사상누각 (Sa thượng lâu Xây lâu đài trên các) cát 상부상조 Tương phù tương 동병상련 10 상 Tương (Đồng bệnh tương trợ lân) Sương 설상가상 (Tuyết thượng gia Họa vô đơn chí sương)

351 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Bách (một trăm) 백전백승 (Bách chiến bách Bách niên giai lão thắng) 백 11 Bạch 백년해로

Phách 혼비백산 (Hồn phi phách Hồn bay phách tán tán) Hồ (hồ ly, cáo) 호가호위 (Hồ giả hổ uy) Cáo đội lốt hổ 12 호 Hảo 호사다마 (Hảo sự đa ma) Không có chuyện gì tốt hoàn toàn Cô đơn, cô quạnh 고장난명 (Cô chưởng nan minh) Cao 등고자비 (Đăng cao tự ti) Càng ở trên cao càng thấy mình 13 고 nhỏ bé Khổ (đắng) 고짐감래 (Khổ tận cam lai) Cổ (xưa) 죽마고우 (Trúc mã cố ấu) Thanh mai trúc mã Minh (rõ ràng) 등하불명 (Đăng hạ bất Gần ngay trước minh) mắt xa tận chân trời 14 명 Danh 명불허전 Danh bất hư truyền Mệnh, mạng 가인박명 Hồng nhan bạc mệnh Vong (mất) 망양보뢰 (Vong dương bổ Mất bò mới lo làm lao) chuồng Vọng (ngóng, 순망치한 (Thần vong xi Môi hở răng lạnh mong ước) hàn) 15 망 Võng (mạng, 망양지탄 (Vọng dương chi Vừa trông ra biển lưới) thán) lớn vừa than khóc 일망 타진 (Nhất võng đả Tóm gọn một mẻ tận) Sa (cát) 사상누각 (Sa thượng diệp Xây lâu đài trên các) cát Sự 일사천리 (Nhất sự thiên lý) Chỉ sự nhanh 16 사 chóng Tứ 사마난취 Tứ mã nan truy Rắn 용두사미 (Long đầu xà vĩ) Đầu voi đuôi chuột Vũ(mưa) 밀운불우 (Mật vân bất vũ) Chỉ sự việc không 17 우 được như ý Ngưu 구우일모 (Cửu ngưu nhất nguyện, giống như

352 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

mao) nhiều mây mà không có mưa Hữu (bên phải) 우왕좌왕 (Hữu vãng tả Chạy đông chạy vãng) tây Dương(dê) 양두구육 (Dương đầu cẩu Treo đầu dê bán dục) thịt chó Dương (biển) 양관삼첩 (Dương quan tam Thuốc đắng giã tật điệp) Dưỡng 양약고구 (Dưỡng dược khổ Một công đôi việc 18 양 khẩu) Lưỡng 일거양득 (Nhất cử lưỡng tiện) Lương 양금택목 (Lương cầm trạch Chim khôn chọn mộc) cành mà đậu Dị (khác) 자고이래 (Tự cổ dĩ lai) Từ xưa tới nay Dĩ 이심전심 (Dĩ tâm truyền Tâm đầu ý hợp 이 tâm) Di 19 Ly 이합집산 (Ly hợp tập tán) Chỉ việc tan rồi hượp, hợp rồi tan

Nhị 유일무이(Hữu nhất vô nhị) Độc nhất vô nhị(có 1 không hai) Tử (con) 부자자효 Phụ tử tử hiếu Cha mẹ yêu 자 thương con cái, 20 con cái hiếu thuận với cha mẹ Tự(tự bản thân) 자업자득 Tự nghiệp tự đắc Tự làm tự hưởng 2. Thông qua giao tiếp hàng ngày, qua các video hay các phim truyện tiếng Hàn Quốc, các show truyền hình, tập quan sát và lắng nghe cách người Hàn Quốc sử dụng thành ngữ bốn chữ trong đời sống sinh hoạt. Phương pháp này có thể tạo được sự thích thú khi học tập, đồng thời cũng giúp ta dễ dàng hiểu và áp dụng được thành ngữ bốn chữ một cách tự nhiên nhất. 3. Thành ngữ 4 chữ là sự đúc kết nguồn tri thức phong phú của nhân dân trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Chính vì vậy để dễ học ta nên hệ thống thành các chủ đề nhỏ như gia đình, kinh tế, giáo dục, lao động xã hội... Trong kho tàng thành ngữ bốn chữ của Hàn Quốc có rất nhiều thành ngữ nói về tình cảm gia đình, tình cha con, anh em, tình cảm vợ chồn hay là những lời khuyên, những bài học về đạo làm con, đạo làm vợ... Ví dụ các thành ngữ bốn chữ nói về chủ đề tình cảm gia đình * 골육상쟁 ~ 동족상잔: 형제나 같은 민족끼리 서로 다툼을 뜻함

353 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Cốt nhục tương tranh, đồng tộc tương tàn ~ cốt nhục tương tàn, huynh đệ tương tàn: Anh em hay những người trong cùng một tộc lại tranh chấp, bất hòa với nhau. * 골육지친: 뼈와 살을 같이 나눈 사이로서 서로 떨어질 수 없는 친족이란 뜻으로, 부자와 형제 또는 그와 가까운 혈족을 지칭하는 말 Cốt nhục chi thân: Chỉ sự gần gũi giữa những người có quan hệ huyết thống, những người thân tộc, phụ tử, anh em cũng giống như cốt – nhục không thể tách rời. * 농와지경 – 농와지희: 질그릇을 갖고 노는 경사란 뜻으로, 딸을 낳은 기쁨 Niềm vui khi sinh được đứa con gái * 망운지정: 구름을 바라보며 그리워한다는 뜻으로, 객지에 나온 자식이 고향의 부모를 그리는 정을 가리키는 말 Vọng vân chi tình: Có nghĩa là người con ở nơi đất khách nhớ về cha mẹ ở quê nhà *수족지애: 형제간의 우애 Thủ túc chi ái ~ Anh em như thể tay chân: Tình cảm giữa anh em * 반포지효: 까마귀 새끼가 자라서 늙은 어미에게 먹이를 물어다 주는 효라는 뜻으로, 자식이 자란 후에 어버이의 은혜를 갚는 효성을 이르는 말 Xuất phát từ việc con quạ khi trưởng thành đem cái ăn về báo hiếu cho quạ mẹ già, câu thành ngữ có ý nghĩa con cái sau khi trưởng thành quay lại báo hiếu cha mẹ. * 백년동락: 부부가 되어 한평생을 사이좋게 지내고 즐겁게 함께 늙음 Bách niên đồng lạc: Trở thành vợ chồng rồi thì cả một đời đối xử tốt và sống vui vẻ bên nhau. *부전자전: 대대로 아버지가 아들에게 전함 Phụ truyền tử truyền ~ Cha nào con nấy: Sự truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cha sang con. *부창부수: 남편이 주장하고 아내가 이에 잘 따름. 또는 부부 사이의 그런 도리. Chồng bảo sao thì vợ nghe vậy. Đây cũng là đạo lý trong quan hệ vợ chồng. * 삼종지도: 예전에, 여자가 어려서는 아버지를, 결혼해서는 남편을, 남편이 죽은 후에는 자식을 따라야 하였다. Tam tòng chi đạo: Ngày xưa, phụ nữ, khi còn nhỏ thì ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Ví dụ một số thành ngữ bốn chữ về quan hệ giữa người với người y 동상이몽 (같은 자리에 자면서 다른 꿈을 꾸다): Đồng sàng dị mộng y 만구일담 (여러 사람의 의견이 서로 같음): Đồng lòng nhất trí y 이구동성 (여러 사람의 말이 같음): Dị khẩu đồng thanh y 죽마고우 (어릴 때부터 같이 놀며 자란 친구): Trúc mã ấu (Thanh mai trúc mã) y 가신지인 (믿을 만한 사람): Khả tín chi nhân

354 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

y 붕우유신 (붕우유신 (친구 사이에는 믿음이 있어야 한다있어야 한다: Bạn bè phải tin nhau) y 간담상조 (서로의 마음을 터놓고 숨김없이 친하게 사귐): Tương thân tương ái y 골육상쟁(가까운 일가나 가족끼리 서로 헐뜯고 싸움을 일컫는 말이다. 골육상전, 이혈세혈(피를 피로 씻는다)과 같은 뜻이다): Cốt nhục tương tàn. y 동병상련 (같은 병을 앓는 사람끼리 서로 불쌍히 여긴다는 말로, 어려운 처지에 있는 사람끼리 서로 가엾게 여김을 이르는 말이다): Đồng bệnh tương liên y 동조동감 (같은 가락 같은 느낌이라는 뜻으로, 남의 주장이나 이론 따위를 따르거나 같은 뜻을 표시함을 이르는 말): Đồng cam cộng khổ y 배은망덕 (남에게 입은 은혜와 덕을 배반하거나 잊는다는 뜻으로, 은혜를 모르는 사람을 일컬을 때 흔히 쓴다): Ăn cháo đá bát y 백년가약 (백 년의 아름다운 약속이라는 뜻으로, 청춘 남녀가 부부가 되어 평생을 함께 하겠다는 아름다운 언약을 일컫는다. 백년가기, 백년언약, 백년지약도 같은 뜻이다.): Hẹn ước trăm năm y 불구대천(한 하늘을 함께 이고 살아 갈 수 없는 철천지원수를 일컫는 말이다): Không đội trời chung y 문경지교 (목을 베어 줄 수 있을 정도로 절친한 사귐,또는 그런 벗을 말한다. 동의어로(문경지계)가 있다: Quan hệ bạn bè gần gũi, thân thiết) y 장유유서 (어른과 아이 사이에는 차례와 질서가 있어야 함: Giữ gìn tôn ti trật tự trên dưới) y 수어지교 (물이 없으면 살 수 없는 물고기와 물의 관계라는 뜻으로, 아주 친밀하여 떨어질 수 없는 사이를 비유적으로 이르는 말): Thủy ngư chi giao y 금란지교 (쇠를 끊을 만큼 견고하고 향기로운 난초와 같은 우정): Kim lang chi giao, Kết nghĩa kim lang y 막역지우 (허물이 없이 아주 친한 친구): Mạc nghịch chi hữu y 남존여비 (남자가 존재하는 한 여자는 비참하다): Trọng nam khinh nữ y 부전자전 (아버지가 전씨면 아들도 전씨): Cha truyền con nối y 부자유친 (아버지와 아들 사이의 도리는 친애에 있음을 이른다: Tình phụ tử thân thiết, Phụ tử tình thâm y 이심전심 (마음에서 마음으로 전한다는 뜻으로 글이나 말에 의하지 않고 서로 마음이 통함): Tâm đầu ý hợp

355 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

y 사면초가 (아무에게도 도움을 받지 못하는, 외롭고 곤란한 지경에 빠진 형편을 이르는 말): Tứ diện sở ca 4. Ngoài ra cũng có thể học những thành ngữ có ý nghĩa tương tự như nhau hoặc trái nghĩa với nhau. Ví dụ: 이구동성(Dị khẩu đồng thanh) ~ 만장일치(Vạn trường nhất trí) 일석이조(Nhất thạch nhị điểu) ~ 일거양득(Nhất cử lưỡng đắc) 구사일생(Cửu tử nhất sinh) ~ 기사회생 (Khởi tử hồi sinh) 유비무환(Hữu bị vô hoán) >< 망양보뢰(Vong dương bổ lao) 5. Mỗi thành ngữ thường có một hoàn cảnh ra đời riêng, chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về các thành ngữ thông qua các điển tích, điển cố của Trung Quốc. Sau đây là một số ví dụ: *: Khẩu mật phúc kiếm Chữ “Khẩu mật” là chỉ mồm miệng ngọt như mật. Còn chữ “Phúc kiếm” là chỉ bụng dạ đầy dao kiếm. Ý của câu thành ngữ này chỉ, người bề ngoài miệng nói rất hay, nhưng bên trong thì rất hiểm độc. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ:”Tư trị thông giám- Đường kỷ - Huyền Tông thiên bảo nguyên niên”. Lý Lâm Phổ là Binh bộ thượng thư kiêm Trung thư lang thời Đường Huyền Tông, ông là người có kiến thức uyên bác, rất có tài nhưng cũng là người phẩm hạnh rất kém, lòng dạ rất hẹp hòi và đố kỵ. Lý Lâm Phổ trong khi tiếp xúc với mọi người, ông đều luôn luôn tỏ ra rất hòa nhã và đáng mến, nhưng trong lòng lại tìm cách hại người. Có một lần, ông giả vờ thành khẩn nói với bạn đồng liêu của mình là Lý Thức Chi rằng:”Hoa Sơn là nơi sản xuất khá nhiều vàng, nếu được khai thác thì nhà nước sẽ nhanh chóng trở nên giàu mạnh, nhưng đáng tiếc là nhà vua còn chưa biết việc này”. Lý Thức Chi cho là thật mới đến tâu với vua Huyền Tông nên nhanh chóng khai thác. Vua nghe vậy trong lòng mừng lắm, mới gọi Lý Lâm Phổ đến bàn về việc này, Lý Lâm Phổ tâu rằng:”Thần đã biết về việc này. Nhưng vì Hoa Sơn là nơi phong thủy bảo địa của vua chúa các triều đại, ta làm sao lại có thể tùy tiện khai thác, đây có thể là một dụng ý xấu”. Vua Đường Huyền Tông lại lần nữa bị Lý Lâm Phổ bưng bít, còn cho ông la bậc trung thần và dần dần xa lánh Lý Thức Chi. Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ này để chỉ người ngoài miệng thì nói rất hay, nhưng trong bụng lại rất hiểm độc. *: Khởi tử hồi sinh Ý của câu thành ngữ này là chỉ người có y thuật cao siêu, đã cứu sống được người sắp chết. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ”Sử ký - Biển Thước xương công liệt truyện”.

356 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thời Chiến Quốc có một danh y tên là Tần Việt Nhân, vì ông từng cứu sống được khá nhiều người sắp chết, nên người ta đều coi ông như thần y Biển Thước thời Hoàng Đế trong truyền thuyết. Một hôm, trong lúc hành y tại nước Quắc, khi ông đi ngang qua Hoàng cung thì nghe tin Thái tử đã mất vào lúc sáng sớm do chứng bệnh huyết khí bất hợp. Sau khi hỏi rõ bệnh tình, ông cho rằng vẫn còn hy vọng cứu sống, nên bèn đi thẳng vào cung. Vị đại thần quản sự trong cung sau khi tâu với nhà vua, liền nhanh chóng đưa ông đến trước giường của Thái tử. Ông khom người quan sát một hồi lâu, thấy Thái tử vẫn còn hơi thở thoi thóp, hai vế đùi bên trong của Thái tử vẫn còn chút hơi ấm, bắt mạch vẫn còn đập rất yếu ớt. Ông bèn quay lại nói:”Thái tử mới chỉ ngất đi thôi, tôi sẽ cấp cứu ngay, may ra còn có thể cứu sống được Thái tử”. Ông nói xong bèn sai đồ đệ đưa kim châm cứu bằng vàng ra, châm cứu lên trên đầu, trên ngực và chân tay của Thái tử. Một lát sau, Thái tử quả nhiên thở hắt ra. Ông lại gọi đồ đệ chườm nước nóng dưới nách của Thái tử thì Thái tử dần dần tỉnh lại. Quốc vương và các đại thần nước Quắc thấy vậy đều vô cùng mừng rỡ, liên tiếp bày tỏ lời cảm ơn. Tần Việt Nhân nói:”Để Thái tử sớm bình phục, tôi sẽ kê một đơn thuốc cho Thái tử uống liền trong 20 ngày thì sẽ khỏi hẳn”. Quả nhiên, sau 20 ngày dùng thuốc, Thái tử đã khỏi hẳn bệnh. Quốc vương lại lần nữa bày tỏ cảm ơn thì Tần Việt Nhân nói:”Không phải tôi có thể khởi tử hồi sinh, mà là Thái tử vẫn chưa chết, nên tôi mới cứu được Thái tử”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với hiện tượng cứu vãn được sự việc đã mất hết hy vọng. *: Hậu sinh khả uý Từ “Hậu sinh” ở đây là chỉ lớp người trẻ, hay thanh thiếu niên. Còn chữ “Úy” có nghĩa là kính phục. “Hậu sinh khả úy” có nghĩa là lớp trẻ có thể vượt xa cha ông của họ, đáng được tôn trọng. Khen ngợi lớp người trẻ thông minh, siêng năng, tương lai sáng sủa. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Luận ngữ - Tử hãn”. Khổng Tử đang trên đường đi du lịch thì gặp ba đứa trẻ, trong đó hai đứa đùa nghịch với nhau rất thỏa thích, còn đứa kia chỉ lặng im đứng xem. Khổng Tử thấy lạ mới hỏi tại sao lại không cùng chơi với các bạn. Đứa trẻ điềm nhiên nói: “Đánh vật nhau quyết liệt rất dễ phương hại đến sinh mạng con người, còn cứ lôi kéo xô đẩy nhau thì rất dễ bị thương, dù chỉ kéo rách áo quần thôi, thì cũng chẳng có lợi gì cho cả hai bên, nên cháu không muốn chơi với chúng nó”. Một lúc sau, đứa trẻ này dùng đất đắp thành một ngôi thành lũy ngay giữa đường, rồi vào ngồi trong đó. Xe Khổng Tử không thể đi được mới hỏi tại sao lại không nhường lối cho xe đi. Đứa trẻ đáp: “Cháu nghe người ta nói xe phải vòng qua thành mà đi, chứ làm gì có thành lũy lại nhường lối cho xe đi bao giờ” Khổng Tử nghe vậy rất kinh ngạc, cảm thấy đứa trẻ này người tuy còn nhỏ nhưng rất ranh mãnh, mới nói rằng: “Cháu tuy nhỏ mà hiểu biết thật không ít”.

357 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Đứa trẻ đáp rằng: “Cháu nghe nói, cá con sinh ra được ba ngày đã biết bơi, thỏ con sinh ra được ba ngày đã biết chạy, ngựa con sinh ra được ba ngày đã biết đi theo mẹ, đây là việc rất bình thường chứ có gì lạ đâu”. Khổng Tử nghe xong bèn than rằng: “Hậu sinh khả úy, lớp trẻ thời nay thật là ghê gớm”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Hậu sinh khả úy” để khen ngợi lớp trẻ vượt xa cha ông của mình, là điều đáng quý; Khen ngợi thanh thiếu niên thông minh, chăm chỉ, tương lai sáng sủa. 6. Ngoài ra chúng ta còn có thể học thành ngữ bốn chữ qua các câu tục ngữ, thành ngữ của tiếng Hàn hoặc tiếng Việt mà có nét biểu đạt tương đương. Một số thành ngữ tiếng Hán mà tiếng Hàn có nghĩa biểu đạt tương đương

Câu tiếng Hàn tương Câu tiếng Việt 사자성어 Nghĩa Hán đương tương đương Một cây làm chẳng 손뼉도 마주 쳐야 nên non – Ba cây 고장난명 Cô chưởng nan minh 소리가 난다. chụm lai nên hòn núi cao 불면 꺼질까 쥐면 Lá ngọc cành vàng, 금지옥엽 Kim chi ngọc diệp 터질까. 아주 귀한 Cẩm thạch hột xoàn 집안의 소중한 자식 달면 삼키고 쓰면 Ăn cháo đá bát, vắt 감탄고토 Cam thôn khổ thổ 뱉는다 chanh bỏ vỏ Một công đôi việc, 돌 한 개를 던져 새 두 일석일조 Nhất thạch nhị điểu một mũi tên trúng 마리를 잡는다는 뜻 hai đích 갈치가 갈치 꼬리 문다. 동족상잔 Đồng tộc tương tàn 동족끼리 서로 헐뜯고 Huynh đệ tương tàn 싸움 Mất bò mới lo làm 망양보뢰 Vong dương bổ lao 소 잃고 외양간 고친다 chuồng 후생가외 Hậu sinh khả úy 후생목이 우뚝하다 Hậu sinh khả úy

고진감래 Khổ tận cam lai 고생 끝에 낙이 온다 Khổ tận cam lai Nhất cử lưỡng đắc 동시에 두 가지 이득을 일거양득 Nhất cử lưỡng tiện 봄을 이르는 말. 낫 놓고 기역자도 Một chữ bẻ đôi 목불식정 Mục bất thức đinh 모른다 không biết.

358 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

V. KẾT LUẬN Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng ta càng thấy rõ hơn sự phong phú đa dạng của ngôn ngữ ta đang theo học. Thành ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất đúng, cũng không phải là cách nói bắt buộc mà là cách thường được chọn lựa. Trong khi nói hoặc viết, chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát biểu có chỗ dựa, mong muốn người nghe hiểu theo ý nghĩa ước lệ. Khi dùng thành ngữ lối nói của chúng ta trở nên hàm súc hơn bởi thành ngữ luôn có tính tu từ, được coi là hay hơn và ý nhị hơn lối nói thông thường. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi hi vọng rằng có thể giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu, từ đó vốn từ vựng tiếng Hàn ngày càng hoàn thiện hơn và các bạn vẫn có thể sử dụng trong công việc sau này.

Tài liệu tham khảo: 1. http://www.wikipedia.com 2. http://ngonngu.com 3. http://vnsay.net 4. http://maximlee.ivyro.net 5. http://ask.nate.com 6. http://hometopia.com 7. 살아있는 한국어 한자성어 – 김선정, 강진숙, 윤애숙, 임현정 – 랭기지플러스, 2007 년 12 월 8. 속담.성어 사전 – 지혜의 샘 – 성어편, 박영원 - 서울: 푸른사상, 2002 9. Tiếp từ, Thành ngữ 4 chữ và Danh ngôn tiếng Hàn – Lê Huy Khoa, Lê Hữu Nhân – NXB Thanh Niên, 2008

359 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH NGỮ HÁN-HÀN

SVTH:Nguyễn Thanh Huyền, Phạm Thị Thu (3H09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIẾNG HÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG HÁN VỚI TIẾNG HÀN 1. Khái quát sơ bộ về tiếng Hán Chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho, chữ Trung Quốc, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,….Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ dân bản địa từng nước. 2. Ảnh hưởng của tiếng Hán tới tiếng Hàn Hán ngữ du nhập vào bán đảo Triều Tiên từ cách đây rất lâu rồi.Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo, chữ Hán dần đi vào lời ăn tiếng nói của người Hàn Quốc và chiếm giữ một số lượng rất lớn các từ ngữ thông dụng (khoảng 70%).Đứng trên phương diện là một người Việt Nam đi tìm hiểu về Tiếng Hàn nói chung và thành ngữ Hán Hàn nói riêng, chúng em cảm nhận được nhiều nét tương đồng ngay từ trong cách phát âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán Hàn.Có lẽ,đây chính là một thuân lợi lớn cho những ai say mê Hàn ngữ. II. CÁCH NHẬN BIẾT TRONG THÀNH NGỮ HÁN Như đã nói ở trên, một trong những điều thuân lợi nhất của người Việt Nam khi học thành ngữ Hán Hàn đó là các từ giữa hai thứ tiếng có vỏ âm thanh khá tương đồng.Vì thế, chỉ cần vừa đọc câu thành ngữ lên,thông qua nghĩa các từ mang âm hương tiếng Hán, ta có thể đoán được sơ bộ ý nghĩa của câu đó.Thậm chí,có những câu thành ngữ Hán Hàn chỉ cần đọc lên thôi ta đã đoán ngay được nghĩa tiếng Việt của nó.Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý đó là:bởi lẽ thành ngữ Hán Hàn được hình thành từ các từ tiếng Hàn mang gốc Hán nên có thể một từ sẽ cho ra nhiều nghĩa khác nhau.Ta có thể lấy ngay ví dụ sau: chúng ta rõ ràng biết đến từ 사전 nghĩa là:”từ điển”, nhưng thực tế nó còn có hơn mười nghĩa khác như:”tư điền”,”tư chiến”,”tử chiến”,…chưa tính đến trường hợp một đơn từ như từ còn có hàng chục nghĩa khác nhau.Nói như vậy để thấy rằng nắm bắt được hết nghĩa của từ Hán Hàn không dễ dàng chút nào.Qua xem xét, chúng tôi đã đưa ra được một số đặc điểm tiêu biểu sau của từ Hán Hàn: Các từ Hán Hàn thường là danh từ chỉ một đối tượng, một khái niệm…. Kết hợp với 하다 để trở thành động từ, tính từ. Trong các từ Hán Hàn chỉ có các phụ âm cơ bản, không có các phụ âm kép(ㄸ, ㅉ….).

360 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ngoài ra, khi so sánh các từ Hán Hàn và các từ Hán Việt, ta thấy: phụ âm ㄱ tương đương với các phụ âm c, k, kh, gi….;phụ âm tương đương với các phụ âm n, l,……. III. TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 1. Khái niệm thành ngữ Theo từ điển bách khoa:”Thành ngữ mang hoặc là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về ngữ pháp) (không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh”. 2. Thành ngữ Hán-Hàn Khi học về thành ngữ Hán Hàn ta không chỉ đơn thuần học thuộc nó mà còn phải hiểu nghĩa va nguồn gốc cảu nó qua các điển tích.Vì khả năng có hạn nên chúng em chỉ xin nêu lên ba ví dụ có điển tích để người học tham khảo: 모순: Sự mâu thuẫn (Lời nói hay hành động trước và sau không giống nhau) Điển tích: Ngày xưa ở Trung Quốc có một người chuyên bán cây lao và cái khiên. Người này rất có khiếu bán hàng nên đi đâu bán cũng đắt. Khi bán lao người này rao:”Lao này rất bén, bất cứ khiên nào cũng có thể bị đâm thủng”. Và khi bán khiên, người này lai rao:”Đây là một cái khiên vô cùng chắc, trên thế gian này bất cứ cây lao sắc bén nào cũng không thể đâm xuyên qua được”. Một ngày nọ, có người nghe lời rao và hỏi anh ta:”Cây lao này dù cho khiên có chắc đến đâu cũng có thể bị đâm thủng và cái khiên nay, dù cho cây lao có sắc bén đến đâu cũng không thể bị đâ, thủng qua. Vậy nếu lấy cây lao này đâm cái khiên này thi như thế nao?”. Người bán hàng tự thấy lời nói của mình mâu thuẫn, mắc cỡ và rời đi chỗ khác. Từ đó trở đi như người bán hàng nói lồi trước lời sau không giống nhau thì gọi là: 모순 (Sự mâu thuẫn). 새옹지마: Cõi trời bí hiểm khôn lường (국경 노인의 말”인생의 좋은 일과 나쁜 일이 미리 일 수 없음 뜻한다”): Lời của ông lão sống ở vùng biên giới:”Trong cuộc sống, không thể biết trước chuyện tốt hay xấu lúc nào xảy đến”. Điển tích: Ở vùng biên giới Trung Quốc có một ông lão sinh sống. Một ngày nọ, con ngựa của ông lão chạy ra khởi vùng biên giới.Những người hàng xóm an ủi ông lão nhưng ông bình tĩnh nói:”Chuyện này không chừng là điềm tốt ai biết trước được?”. Chẳng bao lâu sau, con ngựa biến mất trở về dẫn theo một con ngựa khác, mọi người thấy vậy ghen tị nhưng ông lão không hền vui mừng mà nói:”Chuyện này chẳng phải là điềm tốt đâu. Tại chuyện này biết đâu sẽ sinh ra chuyện xấu”. Mấy năm sau, con trai của ông lão cưỡi con ngựa đó và bị té ngã gãy chân.Những người hàng xóm lại an ủi nhưng ông lão lại nói:”Biết đâu là phúc lành ai biết trước được?”. Sau đó đất nước xảy ra chiến tranh với nước khác, nhiều thanh niên đi chiến đấu và đã bị chết. Nhưng con trai của ông lão bị gãy chân nên không tham chiến đã sống xót. Từ câu chuyện này, câu”새옹지마”được dùng khi nói về hạnh phúc, bất hạnh của con người không thể biết trước và không biết khi nào thì biến hóa

361 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

사족: 뱀의 발: 필요 없기 때문에 있는 것보다 없는 편이 더 낫다는 뜻이다: chân của rắn, cái không cần thiết, không có còn tốt hơn Điển tích: Ngày xưa ở Trung Quốc, có một người kia cùng ngồi uống rượu với mấy người khác. Rồi thì có một người đề nghị:”Mọi người cùng nhau uống một ly vì thế hãy vẽ rắn dưới đất,ai vẽ xong nhanh nhất sẽ uống một mình”. Mọi người đều tán thành và bắt đầu vẽ rắn dưới đất. Trong số đó có một người đã vẽ xong avf chụp ly định uống rượu. Mấy người khác vẫn chưa vẽ xong thấy vậy nên tỏ vẻ không thua kém và nói:”tôi còn có thể vẽ cả chân con rắn”. Trong lúc người đó tay cầm ly rượu, tay kia vẽ chân con rắn thì người ta đã vẽ xong trước nhất bị tước mất ly rượu đứng ra nói:”đáng lẽ con rắn đó không có chân, vậy ông vẽ chân không cần thiết đó làm gì? Đó không phải là con rắn. Vì thế người vẽ rắn nhanh nhất là ta”. Người tước ly rượu vẽ chân con rắn cảm thấy hối hận nhưng vô ích.”사족”được dùng khi nói đến cái không cần thiết thì không có sẽ tốt hơn. 3. Một số câu thành ngữ Hán Hàn thông dụng. Qua khảo sát và nghiên cứu,chúng em xin đưa ra bảng liệt kê một số câu thành ngữ Hán Hàn thông dụng như sau: 한자성어 의미: ý nghĩa 배트남어: tiếng Việt thành ngữ Hán Hàn 고생 끝에 즐거움이 온다는 고진감래 뜻: hết cơn bĩ cực rồi đến hồi Cổ tận cam lai thái lai 미인은 일찍 죽는다는 뜻으로 미인은 복이 없음을 이름: Hồng nhan bạc mệnh, 미인박명 người con gái đẹp không có phúc hông nhan bạc mệnh mà mất sớm, người con gái bạc mệnh 사람이나 물건이 많으면 다다익선 많을수록 좋다는 뜻: càng Càng nhiều càng tốt nhiều người hay vật càng tốt 질물과 전혀 대답을 하는 사람 동문서답 두고 하는 말: hỏi một đằng,trả Hỏi đông đáp tây lời một nẻo 반쯤은 믿고 반쯤은 의심함: 반신반의 Bán tín bán nghi nửa thig tin, nưa thì nghi ngờ 애틋한 정도 많고, 느낌이나 다정다감 생각이 많음: vừa nhiều tình Đa tình đa cảm cảm mà nghĩ suy cũng nhiều 모래위에 지는 집처럼 헛된 사상누각 일의 비유: việc giống như xây Dã tràng se cát nhà trên cát

362 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

가난한 가운데 생활하며, 그러한 삶 자채를 즐김: sống 안빈낙도 Yên phận đủ đầy an nhàn, bình dị tuy không giàu có gì 어떤 일을 핑계로 자꾸 시간을 차일피일 미루어 가는 것: hẹn lần hẹn Khất lần khất nữa lượt 학의 목처럼 목을 길게 빼고 기다리는 뜻으로, 몹시 기디림: 학수고대 Chờ dài cổ chờ đợi mỏi mòn, chờ muốn gãy cổ (như cổ con hạc) 평소에 잘 준비하면 어떤 Phòng cháy hơn chữa 어러룸도 당하지 않음: chuẩn 유비무환 cháy, phòng bệnh hơn bị trước sẽ không gặp nạn, gặp chữa bệnh khó khăn 같은 침대에 있으면서 서로 다른 생각을 함, 같은 동상이몽 처지인데도 다른 생각을 함: Đồng sàng dị mộng cho dù có nằm cùng giường thì cũng suy nghĩ khác nhau 실력이 비슷하여 우열을 막상막하 가리기 힘듦: cùng thực lực nên Không phân thắng bại không phân thắng thua 모든사람을 뜻함: nam nữ lão 남녀노소 Già trẻ lớn bé ấu 크게 괼 사람은 늣게 Có công mài sắt, có ngày 대기만성 이루어짐: một người tài giỏi nên kim thành công đến hơi chậm 좋은 일에 또 좋은 일이 더함: 금상첨화 Song hỷ các việc vui đồng thời xảy ra 나무에서 물고기를 구하듯 불가능한 일을 하려고함: 연목구어 Khó như hái sao trên trời nướng cá trên cây, một việc làm không có khả năng 여러 가지 재주가 많음: có 다재다능 Đa tài đa năng nhiều tài 머리는 용이나 꼬리는 용두사미 뱀이라는 뜻으로: đầu thì là Đầu voi đuôi chuột rồng nhưng đuôi lại là rắn 늙지 않고 오래오래 삶: sống Bất lão trương thọ, trường 불로장생 lâu sinh bất lão 363 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

산과 바다의 온갖 산물로 차인 산해진미 음식: món ăn ngon từ núi và Sơn hào hải vị biển 갈모 형제 Người em khá hơn người anh Hậu sinh khả úy 고양이 뿔 Một thứ không thể tìm ra Sừng mèo, mò kim đáy bể Khi tranh cãi, hai bên đều có lý, Quân phong quân đánh, 멍군장군 khó phân xử đúng sai không phân thắng bại Như rắn mất đầu, lính Tình tạng ô hợp, mất trật tự, tổ 무장지졸 không quan,tốt không chức thiếu người cầm đầu tướng Kẻ vốn mạnh giờ lại được giúp 범에 날개 Chắp cánh cho hổ sức Hình con gà ở bức bình phong Tiến sĩ giấy, gà bình 별풍의 닭 chỉ để trang trí, không có lợi ích phong thiết thực gì 뿔 뺀 괴상 Tiu ngỉu như mèo bị cắt mất tai Như mặt bò bị cưa sừng IV. KẾT LUẬN Trên đây mới chỉ là một phần rất nhỏ các câu thành ngữ Hán Hàn.Có những câu khi vừa đọc lên có thể chuyển trực tiếp sang thành ngữ Việt, nhưng do tư duy của mỗi nền văn hóa, của mỗi người dân trên các quốc gia là khác nhau nên vẫn còn tồn tại khá nhiều câu thành ngữ Hán Hàn mà không dịch ra thành thành ngữ Việt được.Theo như phân tích một số thành ngữ Hán Hàn ở trên, ta nhận thấy: so với thành ngữ tiếng Việt,thành ngữ Hán Hàn vừa bao gồm rất nhiều điểm chung và điểm khác biệt.Đây vừa là lợi thế và cũng vừa là khó khăn đối với nguwoif Việt học tiếng Hàn, đặc biệt là thành ngữ Hán Hàn.Cũng như tiếng Việt, khi giao tiếp, đặc biệt là trong khi viết văn, việc lồng ghép thành ngữ Hán Hàn sẽ làm cho lời văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Việc học thành ngữ Hán Hàn tuy rất khó khăn nhưng nó thực sự bổ ích đối với chúng ta- những người học và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc. Nó góp phần rất lớn trong việc tạo sự thành công và hiệu quả trong giao tiếp cũng như tạo nên tính sinh động, hàm súc trong văng viết. Nếu trong giao tiếp và trong văn viết có sự lồng ghép của thành ngữ Hán Hàn thì cả người truyền thông tin lẫn người nhận thông tin đều sẽ có cảm giác rất tự nhiên, gần gũi và dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện nay, các tài liệu liên quan đến thành ngữ Hán Hàn còn khá ít, cung chính vì thế mà phạm vi sử dụng cũng còn hẹp. Qua bài nghiên cứu nhỏ này, chúng em mong muốn góp một phần trong viễ giới thiệu đăc điểm cũng như tác dụng của thành ngữ Hán Hàn, mong sẽ nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên để cho đề tài này được phong phú và hoàn thiện hơn.

364 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

NGHIÊN CỨU TÌM RA MỘT SỐ LỚP TỪ GỐC HÁN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI, CÙNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG HÀN

SVTH:Nguyễn Thị Lan Anh, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thị Vân (2H09) GVHD:Phạm Thị Ngọc I. Các yếu tố ảnh hưởng của văn hoá Hán cũng như các từ gốc Hán đến các nước trong khu vực.: 1. Sự ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Hán tới Việt Nam. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Là một đất nước láng giềng, Trung Quốc đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, xã hội Việt Nam. Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là”chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho). Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, phức tạp, chưa được chuẩn hóa nên cũng không được phổ cập.

365 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Ở đây, ta tập trung vào thời kỳ đô hộ của nhà Đường (618-907). Sau nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Thời nhà Đường là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật Trung Quốc và ảnh hưởng của nhà Đường đã đến tận Nhật Bản và Triều Tiên về phía đông, Việt Nam về phía nam cũng như khu vực tây và trung Á về phía tây. Các triều đại thời kỳ này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo hình thức Hán hóa. Dù trải qua nhiều thế kỷ bị người Hán cai trị và đồng hóa, nhưng người Việt Nam ta vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa của riêng mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với người Việt, kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Cùng với tâm lý ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, xem đó là chuẩn mực, văn hóa Trung Quốc cũng hòa nhập vào văn hóa Việt. Tổ chức chính quyền phong kiến các triều đại đều theo mô hình Trung Quốc. Các nghi lễ”hôn, quan, tang, tế”cũng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngày nay, người Việt dù đã có chữ viết và tiếng nói riêng của mình nhưng vẫn tồn tại trong đó sự ảnh hưởng từ Hán ngữ. Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi không tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế. Ngay cả ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán- Việt như:”lập trình”,”vi mạch”…. 2. Sự ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Hán tới Hàn Quốc: Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á. Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Khoảng những năm 668 sau công nguyên, khi người Silla với sự hỗ trợ của nhà Đường đã thống nhất được toàn bộ bán đảo Hàn. Thời kì này là thời kỳ cực thịch của văn hóa Trung Hoa và nó cũng theo đó tiến vào Triều Tiên và gây ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là ngôn ngữ. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Hàn Quốc trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Hàn Quốc xưa đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Hàn. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15, vua Sejong cùng các học giả đã cho ra đời bộ chữ ký âm, được gọi là”Huấn dân chính âm”(ngày nay gọi là Hangul (한글)), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Tuy nhiên theo nghiên cứu thống kê thì âm Hán vẫn chiếm đến 60%-70% âm trong tiếng Hàn và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc.

366 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

II. CÁC TỪ GỐC HÁN VỀ BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG TIẾNG HÀN

367 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

III. BẢNG CÁC TỪ GỐC HÁN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ ÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Các bộ phận cơ thể Từ gốc Hán về bộ phận cơ Từ gốc Hán về các bệnh con người thể con người thường gặp Từ gốc Hán, phiên âm và nghĩa. Từ gốc Hán và nghĩa Từ gốc Hán và nghĩa

간동맥 동 간경변증 경 간 [gan] : : động, : : cương, [肝動脈]: đông, tổng… [肝纖維化]: cứng; 변증: 肝[Gān] động mạch 맥: mạch chứng xơ gan biến chứng Gan gan

간정맥: 정: tĩnh, tình, 간종창: 종창:thũng [肝靜脈] tinh, đình, [肝腫]: trướng (sưng tĩnh mạch đinh… sưng gan lên) gan. 맥: mạch 간장: 간기능부전: 기능: kĩ [肝臟] [ 肝功能衰 năng lá gan 竭]: 부전: suy suy gan kiệt 간엽: 간염: 염: viêm, [肝葉] [肝炎]: viêm nhiễm thùy gan gan 간암: 암: [肝癌]: nham(ung ung thư gan thư)

위경[胃鏡]: 위경련/위통 통: thống

kết tràng. [ 胃痙攣]: (đau)

đau dạ dày

위관[胃管]: 위염[ 胃 ]: 염: viêm,

ống dạ dày. viêm dạ dày nhiễm

위막[胃膜]: 위암[ 胃癌]: 암:nham(ung màng bao tử. ung thư dạ thư) dày 위벽[胃壁]: 위궤양[ 胃潰 궤: hội(vỡ) cuống bao tử. 瘍 ]: loét dạ 양: dương dày 368 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

위산[胃酸]: 위충혈[ 胃充 충혈: xung axit trong dạ 血 ]: xung huyết dày. huyết dạ dày 위액[胃液]: 위약[ 安慰 dịch vị. 劑 ]: chứng khó tiêu 위 위하수[ 胃下 하수: hạ 垂]: chứng sa thùy dạ dày 위[Wi] 胃[Wèi] Dạ dày 폐문[肺門]: 폐경변증[ 肺 경: cương, hạch phổi. 纖維化]: cứng; 변증: chứng xơ biến chứng phổi 폐동맥 폐경화[ 肺 纖 경: cương, [肺動脈]: 維化]: chai cứng động mạch phổi, xơ cứng 화: hóa phổi. phổi 폐 [pye] 폐정맥 폐결핵[ 肺結 결핵: kết [肺靜脈]: 核]: bệnh ho hạch 肺 [Fèi] tĩnh mạch lao phổi. Phế (phổi) 폐장 [肺臟]: 폐출혈[ 肺出 출혈: xuất lá phổi. 血 ]: xuất huyết huyết phổi 폐첨 [肺尖]: 폐충혈[ 肺 擁 충혈: xung cuống phổi. 塞 ]: xung huyết huyết phổi 폐활량 폐렴[ 肺炎]: 렴: viêm, [肺活量]: viêm phổi nhiễm dung tích phổi.

폐엽[肺葉]: 폐암[ 肺癌]: 암:nham(ung thùy phổi. ung thư phổi thư)

369 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

폐기종[ 肺 氣 腫]: bệnh khí thũng phổi 폐수종[ 肺 水 腫 ]: phù nề phổi 미각[味覺]: 미: vị vị giác. 시각 [視覺]: 시: thị thị giác. 청각 [聽覺]: 청: thính 각[gak] thính giác. [覺][Jué] 후각 [嗅覺]: 후: khứu Giác khứu giác

촉각 [觸覺]: 촉: xúc xúc giác. 혈거 穴居 거 혈[hye [ ]: : cư ol] Huyệt cư [穴] [Xuè] Huyệt

혈관 [血管]: 관: 혈루증[血 루: lậu(thấm huyết quản quản,quan, 管 腫]: bệnh ra, rỉ ra) quán mất máu 증: chứng 혈구 [血球]: 구: cầu, cửa 혈당 [血糖]: 당: đường huyết cầu bệnh đường [hyeol] huyết [血][Xuè] 적혈구 혈구: huyết 혈뇨[血溺]: 뇨: niệu Huyết [赤血球]: cầu chứng đi tiểu hồng huyết ra máu cầu

370 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

백혈구 백: bạch 혈관종[血流 관: quản [白血球]: ]: bệnh bướu 종: thũng bạch huyết máu cầu 혈맥 [血脈]: 맥: mạch 혈류[血流]: 류: lựu huyết mạch huyết lựu 전: xuyên, 혈색[血色]: 색: sắc thông huyết sắc 혈색소 색소: sắc tố [血 色素]: huyết sắc tố 혈압[血壓]: 압: áp huyết áp 혈액[血液]: 액: dịch (máu) 혈청[血淸]: 청: thanh huyết thanh 관절신경통 신경: thần [關節神經痛 kinh ]: chứng đau 통: dây thần kinh thống(đau) khớp 관절 관절염 염: viêm, [ Gwanjeol] [關節炎]: nhiễm [關節][Guānjié bệnh viêm ] khớp Khớp 관절통 통:

[關節痛]: thống(đau) bệnh đau khớp 심장판막 판: bản,bảng 심장병 심장: trung [心臟瓣膜]: 막: màng [心臟病]: tâm van tim bệnh tim 병: bệnh, binh 심장마비 심 [心臟痲痹]: 장 [Simjang] đau tim [心臟][Xīnzàng 심장비대 비대: phì đại ] [心臟肥大]: Tim bệnh tim to

371 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

IV. KẾT LUẬN Để học tốt được ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và bền bỉ. người học phải không ngừng bồi dưỡng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình về các mặt: từ vựng, ngữ pháp…bên cạnh đó, việc tìm hiểu những vấn để liên quan đến ngôn ngữ bản thân đang học cũng rất quan trọng, tạo cơ sở để người học hiểu sâu hơn cũng như tiếp thu kiến thức đa chiều về ngôn ngữ đó. Hán ngữ có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Nhận ra sự tương đồng trong cả ba ngôn ngữ là một lợi thế giúp người học ngoại ngữ có thể trau dồi một cách dễ dàng hơn về từ vựng, phát âm cũng như thuận lợi trong quá trình đọc-hiểu, kĩ năng dịch… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.”Các nước trên thế giới – Hàn Quốc”_ Rob Bowden: Nhà xuất bản Thế Giới và Nhà xuất bản Kim Đồng. 2.”Từ điển Hàn – Việt”_Nguyễn Thị Tố Tâm: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. 1. http://vi.wikipedia.org 2. http://www.naver.com 3. http://www.google.com.vn 4. http://hanquocngaynay.com

372 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ THAO TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀN QUỐC SVTH: Lê Khắc Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thu Trang (2H10) GVHD: Cô Lê Thị Hương CHƯƠNG I: Thể thao Hàn Quốc Sự phát triển phồn thịnh của đất nước Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở Chính trị hay Kinh tế mà còn ở nền văn hóa đậm đà bản sắc, vươn tầm ảnh hưởng ra các nước Châu Á và cả thế giới. Hàn Quốc và Việt Nam, hai đất nước dễ dàng tìm được điểm chung và tiến tới quan hệ ngoại giao khăng khít như hiện nay một phần cũng nhờ những nét tương đồng trong văn hóa hai nước. Ngôn ngữ, ẩm thực hay ca nhạc, phim ảnh của Hàn Quốc đều rất nổi tiếng và thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, một nét văn hóa rất đặc sắc của Hàn Quốc mà ít được chúng ta chú ý đến, đó là Thể thao. Sự quan tâm của người dân Hàn Quốc dành cho thể thao đã được thể hiện phần nào qua những kì World Cup, những chương trình TV được xem nhiều nhất trong năm là các trận thi đấu của đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup. Cứ mỗi kì World Cup là đất nước Hàn Quốc lại tràn ngập một màu đỏ và những tiếng hô vang quen thuộc “ Dae!Han!Min!Guk!”.

(Ảnh 1: Những hình ảnh đẹp về các chiến thắng rực rỡ của thể thao Hàn Quốc 2010) Trong những năm gần đây, thành tựu của Thể thao Hàn Quốc vụt lên rực sáng với sự xuất hiện của các tài năng trẻ. Một Kim Yu Na mười chín tuổi làm chao đảo giới trượt băng nghệ thuật thế giới với những kỷ lục vô cùng ấn tượng được thiết lập: vận động viên (VĐV) người Hàn Quốc đầu tiên giành được huy chương và vô địch tại các giải thi đấu đẳng cấp cao như Junior Grand Prix, Grand Prix, Grand Prix Final, ISU Championship, và World Championships. Tại giải 2009 International Skating Union World Figure Skating Championships Mỹ, với tổng số điểm giành được 207.71 - Kim Yu Na chính thức bước lên ngôi vị nữ hoàng bộ môn trượt băng nghệ thuật thế giới và là nữ VĐV đầu tiên trên thế giới vượt ngưỡng 200 điểm cho các bài biểu diễn. Sau đó, vào năm 2010, Kim Yuna đã vượt qua kỷ lục thế giới do chính mình tạo ra với thành tích

373 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

228.56 điểm tại Thế vận hội Mùa đông Vancover được tổ chức tại Canada. Kim Yuna đã thực sự trở thành biểu tượng của Thể thao Hàn Quốc và là niềm tự hào của xứ sở Kim Chi. Hàn Quốc cũng là đất nước thống trị hai môn thể thao đặc biệt: Cờ vây và Esport. Tại các giải đấu Quốc tế, mười lăm năm nay các kỳ thủ Hàn Quốc giành ngôi vô địch. Còn với Esport, từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc liên tục giành huy chương vàng trong giải đấu Game thế giới (World Cyber Game) cho game Starcraft và được coi là quốc gia thống trị nền Starcraft thế giới. Chính phủ Hàn Quốc luôn chú trọng tới đầu tư và phát triển nền thể thao nước nhà. Sau Thế vận hội Olympic tại Vancover, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định đầu tư cho các môn thể thao không phổ biến với mục tiêu chiến thắng tại kỳ Olympic 2018. Bộ kế hoạch và tài chính Hàn Quốc thông báo, chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch đầu tư 2.1 tỷ won để nuôi dưỡng các VĐV trẻ của các môn thể thao không phố biến tại Hàn Quốc có tiềm năng đạt được những thành tựu lớn trên đấu trường quốc tế (theo Chosun Ilbo) Ta có thể thấy, thể thao đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc, cũng như trong sự phát triển kinh tế chính trị của đất nước này. Sau đây, chúng em xin trình bày về các môn thể thao tại Hàn Quốc. 1. Các môn thể thao phổ biến: Các môn thể thao phổ biến tại Hàn Quốc gồm có ba môn là bóng đá, bóng chày và cờ vây. Nhưng cờ vây là một môn thể thao đặc biệt nên chúng em xin đề cập về Cờ vây ở phần sau. Bóng đá và bóng chày đều giành được sự quan tâm của người dân Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi và là hai trong những môn thu hút người theo dõi nhất tại Hàn Quốc. Kể từ những năm 1960, Hàn Quốc đã nổi lên như một cường quốc về bóng đá tại Châu Á, giành được chức vô địch tại một số giải đấu ở châu Á. Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc đã bảy lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết World Cup kể từ năm 1986, điều này khiến họ trở thành những ông vua của bóng đá châu Á mà không cần phải tranh cãi. Năm 2002, Hàn Quốc đã cùng Nhật Bản đứng ra đăng cai kì World Cup và kì FIFA World Cup này đã đánh dấu một sự tiến bộ nhanh chóng của nền bóng đá Hàn Quốc. Khi đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc đã giành vị trí thứ 4 tại kì World Cup này, thì chúng ta có thể nói, bóng đá Hàn Quốc đã giành được khá nhiều thành tích ở cả đấu trường khu vực và quốc tế, đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc về bóng đá tại khu vực châu Á. Nếu ở phần lớn các nước, bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất và được quan tâm hơn cả thì ở Hàn Quốc, bóng chày mới là môn thể thao vua (trừ những kì World Cup, khi đó người dân Hàn Quốc sẽ chỉ chú mục vào TV và theo dõi thành tích của các cầu thủ bóng đá nước nhà) Lịch sử và sự phát triển của bóng chày Hàn Quốc Khoảng hơn 100 năm về trước thì bóng chày đã du nhập vào Hàn Quốc. Vào năm

374 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

1905 bóng chày đã được chính thức giới thiệu bởi một nhà truyền giáo người Mỹ. Nhưng phải cho đến năm 1981 thì Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc mới chính thức được thành lập. Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1981, bao gồm 6 đội là: Samsung, Lotte, MBC, OB, Haitai và Sammi. Tên của những đội này không phải là tên địa điểm như những đội ở Mỹ. Mà là tên của những tổ chức đã tài trợ để thành lập nên đội bóng chày. Vào ngày 27 tháng 3 năm 1982, trận đấu bóng chày chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc đã được tổ chức ở sân vận động Dongdamum ở Seoul. Trận đấu đầu tiên là trận đấu giữa đội Samsung và đội MBC. Vào năm 1986, đội Haitai Tigers đã ở thời kì cực thịnh và đã đánh bại đội Samsung Lions trong mùa giải năm đó. Sau trận đấu thứ ba, cổ động viên của đội Samsung đã tấn công xe buýt chở các vận động viên đội Haitai sau khi đội Samsung Lions đã 3 lần thua liên tiếp. Sân vận động Chamsil đã trở thành sân nhà của hai đội OB và MBC, còn đội Lotte đã phải chuyển sân nhà sang sân vận động Sajik sức chứa 30000 chỗ ngồi. Vào năm 1990 thì đã có sự thay đổi trong các đội, đó là đội MBC đã được bán cho tập đoàn Lucky-Goldstar và đã đổi tên thành LG Twins, đội đã giành chiến thắng ở mùa giải năm đó. Cũng trong năm 1990 thì liên đoàn bóng chày Hàn Quốc và Nhật Bản đã cùng nhau kí một bản thỏa thuận sẽ tổ chức một giải mang tên Super Game tại Nhật Bản 4 năm 1 lần. Giải Super Game chính là một dịp để các vận động viên bóng chày của Hàn Quốc và Nhật Bản tranh tài với nhau. Vào năm 1991, cầu thủ Chang Jong Hoon của đội Binggrae Eagles đã lập nên một kỉ lục mới với 41 home runs (cú đánh cho phép người đánh chạy quanh ghi điểm mà không phải dừng lại). Công ty mẹ của đội Eagles đã đổi tên thành Hanhwa vào năm 1993 và đó chính là lí do ngày nay đội này được gọi là Hanhwa Eagles. Vào năm 1997, Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc đã cho phép các vận đông viên nước ngoài được thi đấu tại Hàn Quốc. Vào năm 1999, mùa giải đã bị chia thành hai mùa giải nhỏ là Dream và Magic theo sự tham khảo ý kiến công khai. Hệ thống hai mùa giải chỉ tồn tại trong vòng hai năm bởi lúc đó chỉ có 8 đội tuyển bóng chày nên cũng khác gì hệ thống mùa giải cũ. Vậy nên sau đó hệ thống mùa giải lại trở lại như cũ với một mùa giải duy nhất vào năm 2001. Vào năm 2001, Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc đã có quyết định cho phép khi các vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp của Hàn Quốc sẽ có khả năng chơi cho các đội tuyển ở Mỹ, và sẽ được kí hợp đồng chuyển nhượng. Bóng chày của Hàn Quốc đang ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc và đội tuyển bóng chày quốc gia Hàn Quốc đã dành được huy chương đầu tiên ở Olympics 2000 tại Sydney. Đó là chiếc huy chương đồng khi đánh bại Nhật Bản. Hàn Quốc đã có một số vận động viên hiện đang tham gia thi đấu tại Mỹ như: Park Chan Ho của đội Texas Rangers, Choi Hee Seop của đội Chicago Cubs, Kim Byung Hyun của đội Arizona Diamondbacks và còn nhiều nữa.

375 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Những đội bóng chày hiện nay tại Hàn Quốc: Samsung Lions, Kia Tigers, Hyundai Unicorns, SK Wyverns, Lotte Giants, LG Twins, Doosan Bears, hanhwa Eagles.

(Ảnh 2: Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc ăn mừng chiến thắng tại Olympic Bắc Kinh 2008 tại Bắc Kinh, Trung Quốc) Nguồn: The Society for American Baseball Research 2 Các môn thể thao bắt nguồn từ Hàn Quốc 2.1.Teakwondo Nhắc tới thể thao Hàn Quốc nói chung và thể thao truyền thống nói riêng,chúng ta không thể không nhắc tới Teakwondo-niềm tự hào của thể thao Hàn Quốc.Vậy Teakwondo ra đời như thế nào? Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo, môn võ thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên. Người ta đã phát hiện ra tại di tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu- chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo. Trên trần của Muyong-chong có bức tranh miêu tả cảnh hai người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi. Taekwondo cũng được tập luyện tại Silla, một vương quốc được thành lập ở đông nam Triều Tiên vào khoảng hai mươi năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên. Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.

376 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội. Đặc biệt, vua Chonjo (1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là Taekkyon, tên trước khi được gọi là Taekwondo. Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường. Vào cuối thế kỷ mười chín, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất. Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại. Cuối cùng vào tháng 9 năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này. Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với mười quốc gia tham dự. Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần thứ nhất, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.

(Ảnh 3: Thi đấu Taekwondo)

377 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004. 2.2.Hapkido Hapkido là môn võ nổi tiếng của Triều Tiên sau Taekwondo và còn được coi là môn võ khắc chế môn Taekwondo. Khi Triều Tiên còn là nước Silla nhỏ bé dưới sự đô hộ của nhà Đường (Trung Quốc), người dân Triều Tiên đã cải biên môn Tang Su (Đường Thủ) thành môn võ của Triều Tiên là Tae Kyon (tiền thân của môn Taekwondo hiện nay). Hiện tại tại Hàn Quốc nơi khai sinh ra Hapkido, Hapkido đến giờ nầy vẫn chưa có được một liên đoàn chính thức đại diện trên thế giới như các môn phái bạn Taekwondo, Karate, Judo v.v.. được thành lập cùng thời, nhiều trường phái với những đặc tính riêng biệt làm cho người tập Hapkido đôi lúc phải vô cùng khó khăn khi phân biệt sự tương và khắc giữa các chi phái, rất nhiều lần Hiệp hội võ thuật chính thức của chính phủ Hàn Quốc đã đứng ra tổ chức các cuộc hợp khoáng đại để giải quyết và thống nhất môn Hapkido thành một liên đoàn duy nhất. Nhưng chuyện đó còn phải cần thời gian khá dài trong tương lai. 3 Các môn thể thao truyền thống Thể thao truyền thống Hàn Quốc bao gồm ba môn: Đấu vật, Đấu trâu và thả diều. Cả ba môn đều đang được duy trì và tổ chức hàng năm tại Hàn Quốc. Tuy không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ nhưng các môn thể thao truyền thống vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền thể thao Hàn Quốc. Với Đấu vật, sức hấp dẫn của bộ môn này không hề giảm đi theo thời gian. Cùng với những nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc từ xa xưa, bộ môn Đấu vật vẫn phát triển 1 cách phồn thịnh theo thời gian. Sau đây, chúng em xin trình bày về Đấu vật, thể thao truyền thống được yêu thích nhất tại Hàn Quốc. Lịch sử của môn đấu vật Ssireum là môn vật thể thao truyền thống phổ biến nhất Hàn Quốc. Nó được xem là nét đẹp văn hóa của dân tộc Hàn ra đời cách đây 2.000 năm. Ssireum là trò chơi rất được nam giới Hàn Quốc ưa chuộng. Lịch sử môn vật Ssireum bắt đầu cùng thời với sự hình thành sinh hoạt cộng đồng. Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang để tự vệ, và để tìm thức ăn. Ngoài ra còn để chiến đấu chống xung đột với những bộ tộc khác. Vì vậy, con người phải luyện tập những hình thức võ thuật khác nhau để bảo vệ chính mình. Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học Triều Tiên đã xác quyết rằng một phần lớn di sản văn hoá của Nhật Bản bắt nguồn trực tiếp từ Triều Tiên, và không ít nhà nghiên cứu

378 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nhật Bản bắt đầu tán thành quan điểm này. Một số bộ môn võ thuật xưa nay vẫn được cho là có nguồn gốc Nhật Bản, như môn Sumo chẳng hạn, hiện tại được tin là- ít nhất thì cũng từ phía người Triều Tiên và người Trung Hoa - đã khai sinh từ Trung Hoa, du nhập vào Triều Tiên rồi cuối cùng đến Nhật Bản. Mặc dù một số chuyên gia về Sumo có thể tranh cải rằng Sumo phát triển độc lập với môn Ssirum Triều Tiên, nhưng một quan sát viên vô tư sẽ nghĩ khác. Những nét tương đồng đã vượt xa hẳn các chổ tương dị. Các cuộc đấu Ssirum cũng như Sumo đều thắn đượm màu sắc nghi lể cổ xưa, nhằm mục đích trừ tà và tìm kiếm ân sủng từ các vị thần chiến thắng. Các võ sĩ thi đấu ăn mặc rất sơ sài và hể bất cứ phần nào trên thân thể của một đấu thủ - trừ bàn chân -chạm đất thì người kia được tuyên bố thắng cuộc. Sumo hay là Ssirum cũng vậy. Bức tranh miêu tả trận đấu Ssireum đã được tìm thấy trong các lăng mộ Goguryeo, nằm ở Man Joo. Dựa trên các bằng chứng này, các nhà nghiên cứu cho rằng Ssireum tồn tại trong khoảng thời gian đó. Ngoài ra, những ghi chép lịch sử cũng cho thấy các vị vua thời kỳ này cũng đã xem một trận Ssireum dành cho nam giới trong ngày lễ truyền thống.

(Ảnh 4: Bức tranh đấu vật trong các lăng mộ Goguryeo) Hiện tại Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, ssireum vẫn nổi bật như một môn thể thao thu hút nhiều người, chứ không chỉ đơn thuần là một trò thi đấu dân gian được tổ chức vào các ngày lễ hội. Hiệp hội ssireum Hàn Quốc cũng đã rất thành công trong việc quảng bá cho thế giới biết đến môn vật này thông qua việc tổ chức những trận thi đấu có chất lượng cao. Ssireum giờ đây đã nổi tiếng như là một trong những môn thể thảo quốc gia được nhiều người yêu thích đến nỗi các trận đấu vật đều được tường thuật trên truyền hình để mọi khán giả đều có thể theo dõi tại nhà. Các luật đấu và nguyên tắc được điều chính phủ hợp hơn, ssireum không ngừng phát triển từ một môn vật truyền thống kết hợp với các phương pháp tự vệ đã trở thành một môn thi đấu dân gian được nhiều người yêu thích và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Hàn Quốc ngày nay.

379 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

4 Các môn thể thao đặc biệt Trong số các môn thể thao phát triển mạnh mẽ tai Hàn Quốc, có hai bộ môn vô cùng đặc biệt đó là cờ vây (baduk) và E-sport. Trong khi cờ vây là một môn cờ cổ xưa, du nhập vào Hàn Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 5, đạt đến “thời đại Vàng” vào cuối thế kỷ thứ 16 và vẫn là một môn cờ vô cùng phổ biến ngày nay thì E-sport là một khái niệm rất mới trong lịch sử thể thao thế giới, với tuổi đời chỉ khoảng hai mưoi năm trên thế giới và hơn 10 năm tại Hàn Quốc (tại Hàn Quốc chủ yếu xoay quanh game chiến thuật Starcraft). Cả hai bộ môn đều là những môn thể thao trí tuệ, với điểm hấp dẫn là hàng ngàn nước đi khác nhau và “không bao giờ một trận đấu được lặp lại hai lần”. Chúng đòi hỏi sự sáng tạo, óc phán đoán, trực giác nhạy bén, khả năng phân tích, quyết định chính xác và đối với E-sport là cả tốc độ và sự khéo léo của đôi tay. Cờ vây hiện đại đã có một số nét khác biệt so với cờ vây cổ xưa, và là một môn thể thao có chỗ đứng đặc biệt trong xã hội Hàn Quốc. 20% người dân Hàn Quốc biết chơi cờ vây. Hàng triệu người theo dõi các giải đấu cờ vây đẳng cấp trên mạng. Hàn Quốc có một nền cờ vây chuyên nghiệp được tổ chức khoa học, với nhiều giải đấu chuyên nghiệp hàng năm và mức giải thưởng hàng trăm triệu Won. Nhiều kỳ thủ trẻ tuổi đã và đang được đào tạo, ngày ngày tập luyện miệt mài để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Các kỳ thủ số một có thu nhập rất cao cũng như được xã hội trọng vọng và là những người nổi tiếng. Bộ môn cờ vây chuyên nghiệp phát triển nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó các kỳ thủ Hàn Quốc đã thống trị các giải đấu quốc tế suốt 15 năm nay. Các kỳ thủ Hàn Quốc thậm chí còn đi tới các nước trên thế giới để quảng bá và phát triển cờ vây mạnh mẽ hơn nữa. (theo baduk.or.kr) Mô hình tổ chức của cờ vây chuyên nghiệp Hàn Quốc được áp dụng để gây dựng và phát triển môn thể thao trẻ và mới lạ: E-sport. Trong thập kỷ vừa qua, E-sport Hàn Quốc đã phát triển một cách đáng kinh ngạc, nổi lên như một hiện tượng chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng em xin đề cập cụ thể về E-sport Hàn Quốc ở phần sau: E-sport, hiện tượng thể thao đặc biệt tại Hàn Quốc. Lịch sử bắt nguồn và phát triển: E-sports là viết tắt của từ Electronic sports (Thể thao điện tử). Khi trò chơi điện tử (game) được thi đấu đối kháng một cách nghiêm túc, người ta gọi chúng là esports. Trò chơi điện tử được thi đấu ở cả trình độ chuyên nghiệp và nghiệp dư.Trên toàn thế giới có những hiệp hội khác nhau và các trận đấu được tổ chức và duy trì ở một số thể loại game như trò chơi chiến thuật sử dụng thời gian thực, First Person Shooter (trò chơi bắn súng với điểm nhìn là ngôi thứ nhất) và đua xe. Vào năm 1998 công ty giải trí Blizzard (Mỹ) đã cho ra đời trò chơi chiến thuật Starcraft (SC). SC đã đưa nền Esport lên một tầm hoàn toàn khác. Khi vừa ra mắt, SC đã bán được một triệu bản ở Hàn Quốc. Đầu năm 2008, trong số 9.5 triệu bản SC bán trên

380 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 toàn thế giới, riêng Hàn Quốc đã chiếm 4.5 triệu bản. SC tìm được vị thế vững chắc của mình ở Hàn Quốc, nơi mà các giải đấu SC chính thức được tổ chức. Năm 2000, KeSPA (Korean Esport Association: Hiệp hội Esport Hàn Quốc) được thành lập, đánh dấu bước phát triển và chuyên nghiệp hóa Esport tại Hàn Quốc. Hiện nay, game thủ Starcraft chuyên nghiệp có thể kiếm được mức lương hàng triệu và tất cả những trận đấu đều được phát sóng trên TV. Hàn Quốc có hai kênh TV dành riêng cho SC và E-sport: MBCgame và OnGameNet. Esport Hàn Quốc sớm đạt đến một quy mô khổng lồ và mức độ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Với sự quản lý và dẫn dắt của hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA) vào năm 2000, với tiên phong là game Starcraft, E-sport đã trở thành một môn thể thao chính thức và hơn thế nữa là một trong những môn thể thao phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Hiện tại KeSPA đang nắm quyền quản lý khoảng hai mươi lăm tựa game có thi đấu chuyên nghiệp thuộc nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên game Starcraft vẫn là mảng lớn nhất trong các hoạt động Esport Hàn Quốc. Các game thủ SC phải làm việc rất vất vả để đạt đến trình độ kiếm trung bình 200.000 USD mỗi năm. Khi đó họ bắt đầu nổi tiếng và xuất hiện trên quảng cáo và truyền hình (theo Greastest.com, 2004). Những progamer thuộc biên chế của các đội thi đấu Esport chuyên nghiệp sống trong ký túc xá, luyện tập tám đên mười bốn tiếng mỗi ngày, giờ ăn-nghỉ, rèn luyện thân thể và giải trí đều được bố trí và quản lý. Chính vì thế, thực lực của các progamer Hàn Quốc vượt trội hơn hẳn các nước trên thế giới. Từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc liên tục giành huy chương vàng trong giải đấu Game thế giới (World Cyber Game – WCG) cho game SC và được coi là quốc gia thống trị nền SC thế giới.

(Ảnh 5: Flash, Kal và Jae Dong lần lượt ẵm trọn ba tấm huy chương của WCG 2010) Sau 12 năm, nhiều người lo ngại về tương lai của SC nói riêng và E-sport Hàn Quốc nói chung, khi các chương trình có xu hướng giảm về số lượng người xem.

381 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

Nửa đầu năm 2010, E-sport Hàn Quốc trải qua một vụ tai tiếng lớn liên quan đến cá cược trái phép và hành động bán độ của mười một game thủ SC có tiếng. Vụ việc đã được làm rõ và giải quyết một cách nghiêm khắc, mười một game thủ bị cấm vĩnh viễn thi đấu. Sự kiện này đã gây tổn thương lớn cho Starcraft Hàn Quốc. Năm 2010 cũng là năm Blizzard tung ra phiên bản hai của game Starcraft (SC2), đồng thời kiện các nhà tổ chức và quản lý SC Hàn Quốc về quyền sử dụng tựa game kinh điển này. Mâu thuẫn này giữa Blizzard và KeSPA hiện vẫn chưa được giải quyết. Blizzard trao quyền tổ chức và phát song các giải đấu SC2 cho một mình GOMTV. SC2 xuất hiện đã trở thành đối thủ trực tiếp của SC, thu hút vô số game thủ từ SC và các tựa game khác, kể cả các nhà vô địch như Boxer, NaDa, Moon…, với kinh phí và quy mô tổ chức khổng lồ. Các giải đấu SC2 tại Hàn Quốc có sự tham gia của một số lượng tuyển thủ ngoại quốc đáng kể so với SC. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn từ người hâm mộ trung thành của SC, rõ ràng SC2 đang mang đến một làn gió mới cho E-Sport. Lần đầu tiên trong lịch sử E-sport, một hiệp hội bảo vệ quyền lợi game thủ được thành lập cho game thủ SC2, game thủ kỳ cựu Park Gyung Lak (“Junwi”) trở thành chủ tịch đầu tiên đứng ra điều hành Hiệp hội. Về phần SC, có lẽ vẫn còn quá sớm để tỏ ra bi quan cho tựa game làm nên lịch sử này. Mười hai năm qua, không ít lần nó đã được tiên đoán là đã đến hồi kết thúc, song những giải đấu vẫn tiếp tục, những làn sóng mới lại bật lên tiếp nối những thế hệ huyền thoại, và gây nên những “cơn sốt” mới thậm chí ở tuổi đời 15-16, và SC vẫn hiên ngang như một “môn thể thao quốc gia” dẫn đầu E-sport Hàn Quốc. Ngay cả với SC2, người ta vẫn tin tưởng rằng “SC sẽ không bao giờ chết”. CHƯƠNG II: Thể thao đối với đời sống xã hội Hàn Quốc 1. Vị trí, tầm ảnh hưởng của các môn thể thao truyền thống trong xã hội Hàn Quốc Trước đây, các môn thể thao như Taekwondo, Taekkyyeon… có một ví trí rất quan trọng trong cuộc sống cũng như thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân. Với vị thế là một môn võ xuất xứ từ Hàn Quốc nên từ xưa nó đă rất được quan tâm, không chỉ trong những cuộc thi đấu võ thuật mà ngay trong cả cuộc sống bình thường người dân Hàn Quốc cũng coi trọng môn võ cổ truyền này. Họ tập luyện Taekwondo như một cách để giữ gìn sức khỏe, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần thượng võ, từ đó truyền lại cho con cháu bản sắc văn hoá cổ truyền của dân tộc. Cùng với đó là những môn như: đấu trâu, đấu vật… Đây là những môn thể thao mang đậm bản sắc văn hoá của đất nước Hàn Quốc, thường được tổ chức chủ yếu ở các lễ hội vào các dịp lễ tết như Tết cổ truyền hay Lễ Chuseok. Vào thời kì trước thì những lễ hội như thế này được tổ chức một cách rất công phu và hoành tráng. Và tâm điểm của những lễ hội đó chính là những cuộc thi đấu vật hay đấu trâu, nơi mà tất cả người dân đều tập trung lại và cổ vũ nhiệt liệt, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết cũng như tinh thần dân tộc của người dân Hàn Quốc. Không chỉ có vậy, một môn thể thao truyền thống lâu đời khác nữa là cờ vây, từ khi du nhập vào Hàn Quốc thì cờ vây như một môn thể thao giúp phát triển trí tuệ, giúp rèn luyện tính kiên trì, nhẫn

382 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 nại. Vào thời đó khi chưa có những phương tiện giải trí thì việc chơi cờ vây đã được duy trì như một thứ để giải toả những căng thẳng thường ngày của người dân Hàn Quốc. Nhưng hiện nay, khi xă hội ngày càng phát triển thì cũng xuất hiện một nghịch lí đáng buồn không chỉ xảy ra riêng tại Hàn Quốc mà tại nhiều quốc gia đang phát triển khác trong đó có Việt Nam, đó là những giá trị văn hoá truyền thống đang dần bị mai một đi. Riêng ở Hàn Quốc, những giá trị này đã bị mai một đi một phần, trong đó những môn thể thao truyền thống cũng không còn được quan tâm nhiều như xưa. Những môn võ cổ truyền như: Taekwondo hay Taekkyyeon… đã không còn vị thế quan trọng như xưa, hiện nay có thể nhận thấy rõ nhất là ngoài những vận động viên có niềm đam mê với môn võ này thì ít có ai có ý định đi học võ, để rèn luyện sức khoẻ hay là muốn gìn giữ văn hoá. Tuy thế nhưng nó cũng không có nghĩa là tất cả người dân đều không quan tâm tới những môn võ truyền thống. Thực tế cho thấy thì Taekwondo vẫn có sức hút nhất định với một bộ phận người dân Hàn Quốc. Hầu như trong bất kì đại hội thể thao nào kể cả ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác thì Taekwondo vẫn luôn có trong danh sách môn dự thi. Điều này chứng tỏ Taekwondo vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc, và mỗi khi những vận động viên nước nhà giành được thứ hạng cao ở môn võ này thì tất cả người dân đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào. Bởi Taekwondo là một môn võ xuất xứ từ Hàn Quốc và việc giành được thứ hạng cao tại các kì đại hội thể thao đă chứng tỏ rằng Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia mạnh nhất ở môn thể thao này. Các môn thể thao đặc biệt khác như cờ vây, đấu vật, đấu trâu… hiện nay cũng không còn được người dân quan tâm nhiều nữa bởi dường như xã hội phát triển thì cũng có nhiều phương thức giải trí khác nhau ra đời như TV hay Internet. Nhưng các đài truyền hình đã rất thông minh khi đưa những môn thể thao đặc biệt này vào các chương trình tạp kĩ để người dân thưởng thức. Đây là những chương trình để các nghệ sĩ nổi tiếng trò chuyện, cùng nhau chơi những trò chơi giải trí để đem lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh những môn thể thao hiện đại như bóng đá, bóng chày… thì đấu vật đă được lồng ghép rất tích cực vào những chương trình này. Điển hình như chương trình Dream Team của đài truyền hình KBS, đây là một chương trình tạp kĩ để cho các nghệ sĩ tham gia vào các môn thể thao. Thời gian gần đây môn đấu vật thường xuyên xuất hiện ở chương trình này để cho các nghệ sĩ có thể tham gia thử sức. Hay là vào những dịp như Tết cổ truyền hay lễ Chuseok luôn có những chương trình tranh tài thể thao và trong đó môn đấu vật là một môn thể thao không thể thiếu. Điều này chứng tỏ các đài truyền hình Hàn Quốc rất chú trọng tới việc phổ biến cũng như gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Bởi những chương trình như thế này thường rất thu hút sự chú ý của giới trẻ không chỉ ở Hàn Quốc mà còn của nhiều quốc gia lân cận. Hay là như môn cờ vây, một môn thể thao đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn có một vị trí nhất định trong nền thể thao Hàn Quốc. Khác với xưa khi cần phải có những thứ cần thiết thì mới có thể chơi cờ như bàn cờ, quân cờ, không gian... thì bây giờ đã có nhiều nhà sản xuất đã tạo ra những game chơi cờ vây trực tuyến, điều này vô cùng thuận lợi cho người chơi, cũng như thuận tiện

383 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 và phù hợp với xã hội hiện đại. Chính nhờ nó mà cờ vây tuy đã mai một nhưng vẫn còn có một chỗ đứng nhất định trong nền thể thao Hàn Quốc, vượt qua cả Nhật Bản, Trung Quốc - hai nước mà cờ vây đã xuất hiện rất sớm. Việc lồng ghép những môn thể thao truyền thống vào những chương tŕnh truyền hình, hay việc tạo ra những trò chơi trực tuyến đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục giới trẻ Hàn Quốc về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, nếu không giới trẻ sẽ khó có thể biết đến những môn thể thao truyền thống của dân tộc mình. Có thể nói, những môn thể thao truyền thống đã ít nhiều bị ảnh hưởng khi xã hội ngày càng trở nên hiện đại, nhất là với một đất nước công nghệ cao với tốc độ tăng trưởng nhanh như Hàn Quốc. Nhưng có thể chắc chắn một điều là nó sẽ không bao giờ bị biến mất. Bởi đó chính là những nét đặc trưng văn hoá của Hàn Quốc, và chính phủ cũng như các đài truyền hình vẫn luôn cố gắng để những môn thể thao này được phổ biến hơn bằng nhiều cách khác nhau. Và nếu muốn những môn thể thao này có thể tồn tại mãi thì giới trẻ đóng vai trò rất quan trọng, v́ì vậy điều cần thiết là làm thế nào để giới trẻ có thể hiểu và gìn giữ giá trị văn hoá mà người xưa đã để lại. 2. Thể thao gắn liền với xã hội đương đại ở Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, sự hâm mộ của người dân không chỉ dành cho các diễn viên, ca sĩ mà các kỳ thủ, vận động viên, progamer (người chơi game chuyên nghiệp) nổi tiếng cũng đều có chỗ đứng cao trong xã hội và là thần tượng của rất nhiều thế hệ. Đây là một đặc điểm thú vị và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc so với Việt Nam. Kim Yu Na – cái tên vô cùng quen thuộc, một đại diện tiêu biểu cho thần tượng thể thao Hàn Quốc. Cả đất nước Hàn Quốc đã gần như đình trệ khi Kim Yuna thể hiện bài biểu diễn xuất thần tại Vancouver, nơi diễn ra Thế vận hội Olympic 2010. Khối lượng giao tại thị trường chứng khoán giảm tới một nửa, khi mọi sự chú ý đổ dồn vào các màn hình truyền hình trực tiếp bài thi của Kim Yu Na từ cách đó hàng ngàn dặm. Các cổng internet tại đất nước của công nghệ cao này ghi nhận số lượng truy cập cao nhất từ trước đến nay cho một sự kiện thể thao truyền hình trực tiếp với năm triệu lượt người xem. Sau mỗi chiến thắng của Kim Yuna, các cô gái trẻ Hàn Quốc lại đổ xô đến các cửa hiệu lớn để sắm cho mình những thứ đồ trang sức giống như Yuna đã mang trong lúc thi đấu. Hình ảnh của cô trở nên có giá trị thương mại đặc điệt và các nhãn mác sản phẩm lớn đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác (theo báo CAND). Hiện tại, Kim Yuna là đại diện cho tám nhãn hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc và có thu nhập khoảng tám triệu USD từ các hoạt động quảng cáo và tiền thưởng (năm 2009). Trong ba năm liên tiếp 2008-2010, Kim Yuna được bầu là người nổi tiếng có quyền lực nhất tại Hàn Quốc. Với những người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc, không ai là không biết đến cầu thủ Park Ji Sung, anh hiện đang chơi cho Manchester United và được nhiều người đánh giá là cầu thủ Châu Á giỏi nhất hiện đang chơi ở Châu Âu. Park Ji Sung cũng là trụ cột của bóng đá Hàn Quốc trên đấu trường thế giới, góp công lao không nhỏ cho thành công tiến vào tứ kết World Cup 2002 của đội tuyển Hàn Quốc. Sự nổi tiếng của anh đối với người

384 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 dân Hàn Quốc là không thể bàn cãi khi mà những gì anh đóng góp cho nền bóng đá nước nhà là vô cùng to lớn. Xin đi cụ thể hơn nữa với môn thể thao trẻ Esport. Tại Hàn Quốc, Esport hay game Starcraft không còn là một trò chơi đơn thuần và cũng hơn cả một môn thể thao bình thường. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp giải trí. Trong con mắt xã hội, “progamer” là một công việc hoàn toàn nghiêm túc. Đối với giới trẻ, các “gosu”(cao thủ chơi game) là những thần tượng. Theo một cuộc điều tra năm 2006, 55% người sử dụng internet tại Hàn Quốc truy cập để chơi game. Các game thủ xuất chúng nhất được nhận mặt như những người nổi tiếng. Các đội game và cả cá nhân các gosu thường có fan cafe riêng với số lượng fan đông đảo: huyền thoại Lim Yo Hwan (“Boxer”) có lượng fan chính thức lên tới trên 600000 người (2006), một game thủ huyền thoại khác, NaDa, cũng có lượng fan chính thức khoảng 160000 người, v.v…. Sự phổ biến của Starcraft cũng như sự tôn trọng mà E-sport có được tại Hàn Quốc khiến phần lớn người ngoại quốc ngỡ ngàng. Mọi người đều biết đến Starcraft, cũng giống như người dân các quốc gia khác biết đến cờ vua, cờ tướng, cờ vây. Song không một môn cờ nào, dù được yêu thích đến đâu, có thể thu hút được hàng ngàn người xem kể cả là trận đấu của các kỳ thủ giỏi nhất. Ở Hàn Quốc có những nhà thi đấu được xây dựng chỉ dành cho E-sport – và cụ thể là StarCraft. Một trận chung kết giữa hai gosu (cao thủ game) có thể thu hút từ 17000 - 25000 người hâm mộ đến xem và cổ vũ trực tiếp. Trận chung kết Proleague năm 2005, được tổ chức ở Busan tại một trường đấu đặc biệt, đã thu hút tới khoảng 100 000 khán giả, một con số kỷ lục chưa từng thấy. Sức hấp dẫn của các môn thể thao đối với người dân Hàn Quốc là không thể phủ nhận. Hiện tượng Kim Yuna, hiện tượng chuyên nghiệp hóa Esport đều thể hiện sự phát triển của các tài năng trẻ tại Hàn Quốc thời gian này. Xã hội đương đại Hàn Quốc giành rất nhiều sự chú ý cho các môn thể thao và đã trở thành một phần trong đời sống của người dân Hàn Quốc.

(Ảnh 6: World Cup 2002 được tổ chức tại Hàn Quốc)

385 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

3. Thể thao biểu hiện tinh thần Hàn Quốc Khó để có thể không để ý tới sự phát triển rực rỡ của các môn thể thao Hàn Quốc trong thời gian gần đây cùng sự chú ý của xã hội và giới truyền thông dành cho các sự kiện thể thao. Các trận bóng đá, bóng chày thu hút sự theo dõi của người dân không kém những bộ phim truyền hình quốc dân hay các show giải trí nổi tiếng. Theo AGB Nielsen Media (một công ty chuyên nghiên cứu lượng người xem các chương trình và phim ảnh được chiếu trên các kênh truyền hình Hàn Quốc) tiết lộ thì bốn chương trình TV được xem nhiều nhất trong năm 2010 là bốn trận bóng đá tại World Cup của đội tuyển Hàn Quốc và vị trí thứ chín là trận bóng chày giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. 1.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Argentina – 47.8% 2.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Greece – 45.7% 3.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Uruguay – 44.3% 4.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Nigeria – 39.5% 9. KBS 2TV’s “National Football Warm-Up” Korea vs. Japan – 28.2% Chỉ cần nhìn vào con số lượng người xem các trận bóng World Cup và trận bóng chày Hàn Nhật thôi cũng đủ thấy sự quan tâm nồng nhiệt và tình yêu của người dân Hàn Quốc đối với bóng đá và bóng chày nhiều như thế nào. Điều này cũng thể hiện cả tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc của đất nước Hàn Quốc, đó là một điều đáng để tự hào. Dường như để đáp lại tình yêu và sự cổ vũ nồng nhiệt của Quốc dân, các kỳ thủ, VĐV, Progamers đã cố gắng hết sức và giành được những thành tích vô cùng nổi bật. Thậm chí với môn trượt băng nghệ thuật, bộ môn được cho là không phổ biến tại Hàn Quốc cũng đã xuất hiện Kim Yuna, cô không chỉ đem đến tự hào cho quê hương mình, mà còn là niềm tự hào của cả Châu Á khi trở thành nữ hoàng truợt băng thế giới, ngôi vị mà trước nay vẫn luôn thuộc về các quốc gia Châu Âu. Người ta dự đoán thành công của Kim Yuna sẽ đe dọa vị thế độc tôn của các nước Châu Âu trong bộ môn trượt băng nghệ thuật. Và còn Park Ji Sung, thành công của anh tại Manchester United (M.U) chưa cầu thủ bóng đá Châu Á nào đạt được, anh là cầu thủ Châu Á đầu tiên được tham gia một trận chung kết Champion League. Thành tích ba lần liên tiếp vô địch Premier League của M.U có phần đóng góp không nhỏ của Park Ji Sung. Đầu mùa giải 2010 -2011, anh là người duy nhất ghi bàn mang chiến thắng đến cho M.U trước Arsenal (vòng 17 ngoại hạng Anh). Bảng thành tích các bàn thắng của anh cho đội tuyển Hàn Quốc lẫn M.U đều vô cùng ấn tượng. Có thể nói, bằng thể lực hơn người và tinh thần thi đấu chuyên nghiệp, Park Ji Sung đã ghi dấu ấn cho bóng đá Hàn Quốc trên đấu trường quốc tế và là một biểu tượng cuốn hút người Hàn Quốc không gì sánh được. Không phải ngẫu nhiên mà hơn 1.2 triệu dân Hàn Quốc đang sở hữu thẻ tín dụng M.U khiến M.U vừa gia hạn hợp đồng của Park Ji Sung tháng 5 vừa qua (theo wilkipedia).

386 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011

(Ảnh 7: Từ trái qua phải: Kim Yu Na – Lim Yo Hwan – Lee Chang Ho – Park Ji Sung) Không chỉ có Kim Yu Na và Park Ji Sung, Hàn Quốc còn có hai kỳ thủ và progamer xuất chúng. Lee Chang Ho và Lim Yo Hwan đều được đánh giá là giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Được xem như là một trong những kỳ thủ mạnh nhất thế giới, với phong thái điềm tĩnh, không bao giờ thể hiện cảm xúc trong ván cờ cùng khả năng đọc cờ nằm trong tốp đầu thế giới, Lee Chang Ho đã khiến hầu hết các kỳ thủ đối đầu với anh phải đau đầu. Khác với người thầy của mình, cũng là một kỳ thủ thiên tài – Jo Hun Hyeon, Lee Chang Ho với mục tiêu vượt qua thầy giáo đã phát triển phong cách chơi của riêng mình, không phải với những nước đi thiên tài hay trí thông minh tuyệt vời cùng khả năng phán đoán nhanh nhạy, anh chọn cho mình cách chơi điềm đạm với những nước đi trung bình mà hiệu quả. Chính vì thế mà rất nhiều kỳ thủ chối bỏ thực lực của Lee Chang Ho do anh không có những nước cờ gây ra sự choáng váng cho đối thủ, cũng không gây áp lực bằng sức cờ hay trí thông minh. Những cũng chính họ sau những ván đấu với anh phải tự hỏi không hiểu vì sao mình thua. Một kỳ thủ hàng đầu của Trung Quốc đã nói “Để biết được sức cờ thật sự của Lee thì phải đấu với Lee” (theo wilkipedia) Với nền Esport Hàn Quốc nói chung và game SC nói riêng, không thể không nhắc đến progamer Lim Yo Hwan. Anh là một trong những game thủ SC thành công nhất trong lịch sử và là người có đóng góp to lớn nhất đối với SC Hàn Quốc trong sự nghiệp của mình. Với sự sáng tạo và đôi tay tốc độ, anh là người đã tạo ra những chiến thuật làm đảo lộn thế mạnh/yếu giữa các chủng tộc trong game SC đương thời, biểu diễn những trận đấu ấn tượng, thể hiện một đẳng cấp “chuyên nghiệp” thực thụ và trở thành kiểu mẫu cũng như nguồn cảm hứng cho mọi game thủ đi sau. Thành công này đã khiến anh trở thành một huyền thoại thực sự, biểu tượng gắn liền với game SC. Anh trở thành thần tượng của không chỉ hàng trăm nghìn người hâm mộ tại Hàn Quốc mà còn khắp thế giới. Lim Yo Hwan là game thủ được trả lương cao nhất trong lịch sử Esport thế giới với khoảng $300.000 US Dollar và $90.000 tiền giải thưởng mỗi năm. Năm 2004, anh được bầu chọn là game thủ vĩ đại nhất lịch sử theo ESReality - một trong những website nổi tiếng về E-sports ở Châu Âu. Vào tháng 6 năm 2006, Lim Yo Hwan lọt vào top "Mười game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại" theo mtv.com.Với một tiền bối như Lim Yo Hwan đi trước,các game thủ Esport của Hàn Quốc đang ngày một nâng cao trình độ và chứng tỏ vị thế độc tôn của Esport Hàn Quốc trên thế giới. Tuy chúng em chỉ có thể nhắc đến những con người xuất chúng tiêu biểu của các môn thể thao Hàn Quốc nhưng chỉ với họ, ta đã có thể thấy sự phát triển vượt bậc của nền thể thao cũng như tinh thần của con người Hàn Quốc. Sự nỗ lực cố gắng không 387 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 ngừng nghỉ của các VĐV, kỳ thủ, progamer đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị của Hàn Quốc. Và họ cũng sẽ không thể làm được điều đó nếu không có sự quan tâm, cổ vũ cùng niềm tin của người dân dành cho họ. Có thể nói, thể thao biểu hiện tinh thần Hàn Quốc một cách đẹp đẽ và đầy sức thuyết phục. KẾT LUẬN Thể thao không chỉ là một nét văn hóa, một thú vui tinh thần mà sự phát triển nền thể thao của một quốc gia còn cho thấy sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa - xã hội của quốc gia đó. Không những vậy, nó còn thể hiện ý chí kiên cường,tinh thần thượng võ,đoàn kết của dân tộc đó. Hàn Quốc là một quốc gia có nền thể thao tương đối mạnh ở Châu Á và trên thế giới.Nhắc tới Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2002 nguời ta không thể không nhắc tới quốc gia đồng chủ nhà Hàn Quốc với thành tích lọt vào vòng tứ kết và đạt vị trí thứ tư thế giới. Những cái tên đã trở nên nổi tiếng của thể thao thế giới như Park Ji Sung, Kim Yu Na.... Tất cả những điều đó đã tạo nền một nền thể thao Hàn Quốc đặc sắc và phát triển,trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Thể thao còn là chiếc cầu nối đưa văn hóa Hàn Quốc cùng làn sóng Hallyu tới với bạn bè quốc tế. Những môn thể thao truyền thống như Taekwondo, những sự kiện tầm cỡ quốc tế như World Cup 2002 hay những cái tên đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ thể thao thế giới như Park Ji Sung, Kim Yu Na…đã giới thiệu với bạn bè thế giới một đất nước Hàn Quốc văn minh, tươi đẹp, một dân tộc Hàn Quốc kiên cường, đậm đà bản sắc truyền thống nhưng cũng vô cùng hiện đại và năng động. Bài viết trên là toàn bộ nội dung nghiên cứu của chúng em về “Ảnh hưởng của Thể thao tới đời sống xã hội Hàn Quốc”. Những thông tin trên tuy không được chi tiết, đầy đủ nhưng nó cũng giúp cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về thể thao Hàn Quốc – một nền thể thao phát triển rất mạnh mẽ ở Châu Á và thế giới – một nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc. Học ngôn ngữ của một quốc gia cũng chính là học văn hóa của quốc gia đó,bởi ngôn ngữ chứa đựng văn hóa. Tìm hiểu về thể thao Hàn Quốc cũng giúp chúng em tìm hiểu thêm về con nguời cũng như văn hóa của đất nước Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Taekwondo 2. http://www.honglac.net/taekwondo/f28/hapkido-khac-tinh-cua-taekwondo- 696.html?langid=3 3. http://baduk.or.kr/ 4. http://wiki.teamliquid.net/ 5. http://en.wikipedia.org/wiki/Park_Ji-Sung 6. http://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Chang-ho 7. http://vothuat.co/

388