Sen Nở Trời Phương Ngoại
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Mục Lục Phần 1: Kinh Pháp Hoa và Đạo Bụt Đại Thừa ....................................................... 4 Vòng Tay Lớn của Kinh Pháp Hoa ........................................................................ 5 Vai trò kinh Pháp Hoa trong sự thành hình Đạo Bụt Đại Thừa .......................... 11 Nhận thức của Tông Thiên Thai về kinh Pháp Hoa ......................................... 12 Văn thể và các giai đoạn hình thành của kinh Pháp Hoa ................................ 13 Hoa Sen và các tông phái trong đạo Bụt ............................................................ 17 Đạo Bụt Đại Thừa chống báng việc thần thánh hóa Bụt Thích Ca ................ 20 Sự phân định các phẩm trong kinh Pháp Hoa .................................................. 23 Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa ......................... 24 Chìa khóa số 1: Nhận diện Tích môn và Bản môn ....................................... 25 Chìa khóa số 2: Lãnh ý buông lời .................................................................... 26 Phần 2: Kiến Giải Kinh Pháp Hoa .......................................................................... 28 Phẩm Thứ Nhất: Tựa ............................................................................................. 29 Phẩm thứ hai: Phương tiện ................................................................................... 33 Ba con đường tu học .......................................................................................... 39 Thông điệp thứ nhất của Pháp Hoa: Chỉ có một Pháp gọi là Phật Thừa ..... 59 Thông điệp thứ hai của Pháp Hoa: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh ..... 62 Phẩm thứ ba: Thí dụ .............................................................................................. 70 Phẩm thứ tư: Tín giải ............................................................................................. 80 Phẩm thứ năm: Dược thảo .................................................................................... 85 Phẩm thứ sáu: Thọ ký ............................................................................................ 92 Phẩm thứ bảy: Hóa thành dụ ............................................................................... 92 Phẩm thứ tám: Ngũ bách đệ tử thọ ký ............................................................... 94 Phẩm thứ chín: Thọ học vô học nhân ký ............................................................ 96 Phẩm thứ mười: Pháp sư ...................................................................................... 97 Phẩm thứ mười một: Hiện bảo tháp ................................................................. 101 Phẩm thứ mười hai: Đề bà đạt đa ...................................................................... 109 Phẩm thứ mười ba: Trì ........................................................................................ 111 Phẩm thứ mười bốn: An lạc hạnh ..................................................................... 111 Phẩm thứ mười lăm: Tùng địa dũng xuất ....................................................... 112 Phẩm thứ mười sáu: Như lai thọ lượng ........................................................... 115 Phẩm thứ mười bảy: Phân biệt công đức ......................................................... 125 Phẩm thứ mười tám: Tùy hỷ công đức ............................................................. 128 Phẩm thứ mười chín: Pháp sư công đức .......................................................... 129 Phẩm thứ hai mươi: Bồ tát thường bất khinh .................................................. 130 2 | M ục Lục Phẩm thứ hai mươi mốt: Thần lực của Như Lai ............................................. 136 Phẩm thứ hai mươi hai: Chúc lũy ..................................................................... 140 Phẩm thứ hai mươi ba: Dược vương bồ tát bản sự ........................................ 143 Phẩm thứ hai mươi bốn: Diệu âm bồ tát .......................................................... 150 Phẩm thứ hai mươi lăm: Phổ môn .................................................................... 153 Phẩm thứ hai mươi sáu: Đà la ni ....................................................................... 202 Phẩm thứ hai mươi bảy: Diệu trang nghiêm vương ...................................... 204 Phẩm thứ hai mươi tám: Phổ hiền bồ tát khuyến phát.................................. 206 Kết thúc .................................................................................................................. 207 Vun bón một chồi non cúng dường Cây Đại Thụ .......................................... 209 3 | M ục Lục Phần 1: Kinh Pháp Hoa và Đạo Bụt Đại Thừa Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là nổi tiếng nhất trong tất cả các kinh điển của đạo Bụt Đại Thừa. Cái tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng đó, nhất là phải biết lý do tại sao kinh Pháp Hoa đã đạt đến địa vị tột cùng của nó trong khu vườn kinh điển Đại Thừa. Về thời điểm xuất hiện, tuy ta nghĩ Bụt đã nói kinh Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu trong thời gian Ngài còn tại thế, nhưng sự thực là mãi đến khoảng 700 năm sau, tức khoảng cuối thế kỷ thứ hai Dương lịch, kinh Pháp Hoa mới được các thầy ghi chép lại để lưu truyền. Bằng chứng của sự xuất hiện vào thời điểm này là Thầy Long Thọ, tác giả của Đại Trí Độ Luận sống vào cuối thế kỷ thứ hai, và thầy đã trích dẫn kinh Pháp Hoa. Thêm vào đó, chúng ta có thể nói chắc rằng kinh Pháp Hoa đã xuất hiện sau kinh Duy Ma Cật, vì những tư tưởng trong Duy Ma Cật chưa đi tới giai đoạn hòa giải với Giáo hội Truyền thống . Khi tìm hiểu về nguồn gốc và lý do tại sao kinh đã đạt đến địa vị cao nhất trong kho tàng kinh điển Đại Thừa, chúng ta thấy, trong kinh Pháp Hoa [1] Bụt nói với Bồ Tát Tú Vương Hoa rằng: Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như là sông, ngòi, kinh, rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa này là lớn nhất. Ngoài ra, trong Phẩm thứ mười, đoạn cuối của phần kệ trùng tụng, Bụt dạy rằng: Dược Vương, nay bảo ông, Các kinh của ta nói, Mà ở trong kinh đó, Pháp Hoa tột thứ nhất. Như vậy trước hết, danh xưng này là do chính đức Thế Tôn tuyên thuyết trong lúc nói kinh Pháp Hoa trên đỉnh Linh Thứu, và ý niệm kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh đã bắt nguồn từ những đoạn này ở trong kinh. 4 | M ục Lục Kế đến, khi vào thăm viếng kho tàng kinh điển Đại Thừa, đứng trên phương diện tư tưởng, ta thấy kinh Duy Ma là một kinh rất phong phú, chứa đựng nhiều tư tưởng rất thâm áo. Ta có thể dừng lại hàng giờ, hàng ngày trên từng trang kinh Duy Ma để tìm hiểu những tư tưởng cao siêu của đạo Bụt Đại Thừa, được trình bày một cách rất súc tích, rất có nghệ thuật. Khi đọc kinh Pháp Hoa chúng ta không thấy như vậy. Kinh Pháp Hoa không có tính cách chuyên môn, không có tính cách bác học, mà lại có tính cách đại chúng, thông tục và thực tiễn. Đọc kinh Pháp Hoa, ta thấy kinh thừa hưởng những tư tưởng và tinh hoa của những kinh Đại Thừa đã có trước đó. Ví dụ kinh Pháp Hoa thừa hưởng tư tưởng Không của kinh Bát nhã, tư tưởng Trùng trùng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm, và tư tưởng Bất tư nghì giải thoát của kinh Duy Ma. Nhưng kinh Pháp Hoa đã không trình bày những tư tưởng đó một cách bác học, một cách chuyên môn. Kinh đã đưa đạo Bụt Đại Thừa đi tới một bước rất lớn, nhờ tính cách không chuyên môn, nhờ tính cách phổ thông, thực tiễn và thông tục của kinh. Như vậy, đứng về phương diện tư tưởng, ta có thể nói rằng sức mạnh của kinh Pháp Hoa không phải là nhờ vào tính cách chuyên môn của kinh mà là nhờ vào sự trình bày những tư tưởng thâm áo một cách rất đơn giản, rất dễ hiểu, thích hợp với mọi giới. Vòng Tay Lớn của Kinh Pháp Hoa Một đặc điểm khác đã đưa kinh Pháp Hoa lên ngôi vị cao nhất trong vườn kinh điển Đại Thừa là cái khả năng dung hợp, chấp nhận mọi bộ phái trong đạo Bụt của kinh. Chúng ta nên biết rằng đạo Bụt có nhiều dòng. Trước hết là đạo Bụt Nguyên Thủy, là đạo Bụt được giảng dạy từ hồi Bụt còn tại thế. Tiếp đó là đạo Bụt Bộ phái, xuất hiện từ khi Giáo hội chia ra làm nhiều bộ phái khác nhau. Ban đầu thì giáo đoàn chia ra làm hai phái, một là Thượng Tọa Bộ, và một là Đại chúng Bộ. Phái Thượng Tọa gồm có những người lớn tuổi, còn phái Đại chúng gồm đa số còn lại, và có khuynh hướng phát triển, tiến bộ. Về sau lại bị chia ra làm nhiều bộ 5 | Vò ng Tay Lớn của Kinh Pháp Hoa phái khác nữa. Sách sử ghi lại đến 18 bộ phái, và có lúc còn nhiều hơn, tới 25, 26 bộ phái. Như vậy thì Phật giáo Bộ phái đã khác với Phật giáo Nguyên Thủy. Phật giáo Nguyên Thủy có tính cách thống nhất, chỉ có một Kinh tạng và một Luật tạng. Trong khi đó, về phía Phật giáo Bộ phái, mỗi Bộ phái có Kinh tạng riêng, có Luật tạng và Luận tạng riêng của mình. Trong văn học Phật giáo, Luận tạng (Abhidharma-piṭaka) là phần thứ ba, được sáng tác thêm để hệ thống hóa và giảng giải thêm về những tư tưởng của đạo Bụt. Hai phần kia là Kinh tạng (Sūtra-piṭaka) tức là những lời của Bụt dạy, và Luật tạng (Vinaya-piṭaka) là những giới luật qui định nếp sống của tăng đoàn. Bộ phái thứ nhất gọi là Theravada mà chúng ta thấy tại Tích lan hiện giờ, không phải là đạo Bụt Nguyên Thủy, mà là đạo Bụt Bộ phái. Bộ phái thứ hai là Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ ở Kashmir (Pakistan), tồn tại trong vòng một ngàn năm, và truyền sang Trung hoa, cũng không phải là đạo Bụt Nguyên Thủy, mà là đạo Bụt Bộ phái. Hai bộ phái đó, một là Theravada ở miền Nam, đã truyền thừa lại Tạng kinh Nam truyền, và Bộ phái Sarvāstivāda, tức là Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, được truyền lại ở Kashmir, miền Tây Bắc Pakistan, rồi đi sang Trung hoa, đều không phải là Phật giáo Nguyên Thủy. Dầu họ tự gọi là Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng vì cách truyền thừa, cách giữ gìn, và cách giải thích giáo lý của họ rất khác với đạo Bụt Nguyên Thủy, cho nên họ không phải là truyền thừa đích thực của Phật giáo Nguyên Thủy. Rất nhiều kinh điển của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ ở Kashmir đã được dịch ra chữ Hán. Thượng Tọa Bộ tiếng Pali là Theravada, tiếng Phạn là Sthaviravāda, có nghĩa là những vị trưởng lão, những bậc tôn túc.