Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Trình Chế Biến Nén Khô Và Tinh Dầu Nén
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN MẠC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NÉN KHÔ VÀ TINH DẦU NÉN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC,THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HUẾ - 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN MẠC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NÉN KHÔ VÀ TINH DẦU NÉN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Mã số: 60540101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN HUẾ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. NGUYỄN VĂN TOẢN HUẾ - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Văn Mạc ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đối với thầy giáo hướng dẫn luận văn của tôi, TS. Nguyễn Văn Huế đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Cơ khí – Công nghệ và Bộ môn Công nghệ thực phẩm đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình và các đồng nghiệp của tôi nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẽ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong học tập cũng như nghiên cứu. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Văn Mạc iii TÓM TẮT Mục đích của đề tài là Nghiên cứu xây dựng được quy trình công nghệ chế biến nén khô và tinh dầu nén. Để đạt được mục đích này, chúng tôi đã tiến hành phân tích các thành phần hóa lí cơ bản trong nguyên liệu nén tươi, khảo sát ảnh hưởng của các thông số trong quá trình sấy (phương pháp sấy, nhiệt độ sấy) đến chất lượng của sản phẩm nén khô để xây dựng và đề xuất quy trình chế biến nén khô, khảo sát ảnh hưởng của các thông số trong quá trình trích ly (loại dung môi, thời gian, nhiệt độ, trạng thái nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi) đến hiệu suất trích ly dầu nén để xây dựng và đề xuất quy trình tách chiết tinh dầu nén. Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hoá lý, phương pháp đánh giá cảm quan, phương pháp phân tích quang phổ, phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ và phương pháp xử lí số liệu. Các kết quả đạt được như sau: Xác định được một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu củ nén trồng tại Quảng Bình như hàm lượng nước (70,830 ± 0,420 % khối lượng), hàm lượng lipid (0,540 ± 0,010 % khối lượng), hàm lượng chất xơ (1,790 ± 0,010 % khối lượng), hàm lượng glucid (16,790 ± 0,190 % khối lượng), hàm lượng vitamin C (0,464 ± 0,116 % khối lượng), hàm lượng protein (4,890 ± 0,030 % khối lượng); Xác định được điều kiện thích hợp nhất để xây dựng quy trình sản xuất nén khô (độ ẩm < 10%) như: sử dụng phương pháp sấy bơm nhiệt ở nhiệt độ 550C trong thời gian 13 giờ; Xác định được điều kiện thích hợp nhất để tách chiết tinh dầu nén từ nén khô (độ ẩm < 10%) như: trích ly bằng dung môi ethanol trong 10 giờ, nhiệt độ trích ly 450C, trạng thái nghiền thô (2mm < d < 3mm) và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/7 (g/ml). Hỗn hợp sau trích ly được loại bỏ dung môi trên thiết bị cô quay chân không thu được dầu nén thô, sau đó tinh chế dầu nén thô thu được sản phẩm tinh dầu nén nguyên chất. Xác định được các hợp chất bay hơi và hàm lượng của chúng trong tinh dầu nén bằng phương pháp GC – MS như: methyl allyl sulfide 16,79%, diallyl sulfide 16,43%, cis – methyl propenyl sulfide 13,39%, allyl propyl disulfide 12,13%, dipropyl disulfide 11,58%, methyl propyl trisulfide 8,97% và một số hợp chất lưu huỳnh quan trọng khác. Từ kết quả nghiên cứu có thể áp dụng quy trình trên để sản xuất nén khô và tinh dầu từ củ nén theo quy mô công nghiệp để bổ sung vào thực phẩm. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ........................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học: ..................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY NÉN (HÀNH TĂM) ........................................................ 3 1.1.1. Chi hành ................................................................................................................. 3 1.1.2. Giới thiệu về nén ................................................................................................... 4 1.1.3. Phân bố vàphân loại cây nén trong tự nhiên .......................................................... 5 1.1.4. Đặc điểm hình thái ................................................................................................. 6 1.1.5. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................. 6 1.1.6. Thành phần hóa học, tính chất dược liệu và ứng dụng của củ nén ....................... 7 1.1.7. Tác dụng của nén về mặt ẩm thực ......................................................................... 9 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN CÂY NÉN ...................................................................................... 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 11 1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH SẤY .................................................... 12 1.3.1. Mục đích của quá trình sấy .................................................................................. 12 v 1.3.2. Khái niệm, phân loại các kiểu sấy ....................................................................... 12 1.4. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU .............................................................................. 15 1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................ 15 1.4.2. Tính chất hóa lý ................................................................................................... 16 1.4.3. Hoạt tính sinh học ................................................................................................ 17 1.5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU ........................ 17 1.5.1. Phân loại các phương pháp tách chiết tinh dầu .................................................. 17 1.5.2. Phương pháp trích ly tinh dầu ............................................................................. 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................... 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................... 21 2.1.1. Nguyên liệu.......................................................................................................... 21 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ............................................................................... 22 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 23 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 23 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 24 2.3.2. Phương pháp vật lý .............................................................................................. 27 2.3.3. Phương pháp hóa sinh ......................................................................................... 28 2.3.4. Phương pháp đánh