Edward Conze ☸
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
edward conze ☸ NHỮNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TRONG BA MƢƠI NĂM ☸ Thích Nhuận Châu dịch Những nghiên cứu Phật học trong 30 năm VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ Edward Conze (1904-1979) ☸ Giới Phật tử và những ngƣời quan tâm đến Phật học ở miền Nam trƣớc 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; đƣợc chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gƣơng mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Ðạo Phật. Trong suốt gần 25 năm sau, chúng ta ít thấy bản dịch nào của E. Conze xuất hiện, nhƣng sự cống hiến của Ông trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học không dừng lại ở những gì chúng ta biết đƣợc một cách đầy thán phục với phong cách của bậc thầy qua tác phẩm hiếm hoi mà chúng ta đƣợc tiếp cận về Ông. Điều đáng thán phục nhất là ông không dừng lại ở phong cách của một nhà nghiên cứu, một học giả tinh thông, mà ông đã tiến rất xa, vƣợt qua các học giả cùng thời với ông và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, để thực sự 2 E. Conze làm một hành giả thể nhập. Điều nầy thể hiện qua những trang khảo cứu của ông, khi đề cập đến phần uyên áo của tƣ tƣởng, ông bao giờ cũng giữ một tinh thần tôn kính đúng mực, không bao giờ có sự phê phán thiên lệch dựa trên tƣ kiến. Chúng ta để ý qua những vấn đề ông trình bày trong tập sách mỏng nầy, khi đề cấp đến những vấn đề tế nhị nhƣ Tiểu thừa, Đại thừa, ông không bao giờ có ý phê phán chủ quan, hoặc nói theo những ngƣời khác đã nói, mà luôn luôn thể hiện tấm lòng tôn trọng giáo pháp. Hoặc khi đề cập đến những vấn đề rất phức tạp nhƣ Mật tông, ông luôn luôn có cách lý giải rất sáng suốt, tinh tế để ngƣời đọc không bị rơi vào sự hiểu lầm, không nhìn đạo Phật bằng định kiến hoặc hiểu bằng khái niệm. Tuy nhiên, Ông cũng có những nhận xét rất sâu sắc và táo bạo, nhƣ khi ông nhận định về Thân Loan, ngƣời xiển dƣơng Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, và sự đối chiếu với phƣơng pháp hành trì của Phật giáo Thƣợng toạ bộ ở Tích lan: ―Chủ nghĩa duy lý chính thống của Phật giáo Tích Lan có cái nhìn về đạo Phật vốn như bị cắt xén và bần cùng hoá như tính chất duy tín ngưỡng (fideism) của Thân Loan, và không ngẫu nhiên mà cả hai (Thân Loan và Phật giáo Tích Lan) đều được đặt vào vùng địa lý ngoại vi của thế giới Phật giáo.‖ (Thirty years of Buddhist studies). Sở dĩ thành tựu đƣợc những điều đáng nói trên, là do ông đã chuyên tâm tu tập đạo Phật thật sự nhƣ một hành giả. Đó là thời gian ông đã thực hành theo tinh thần của ngài Phật Âm (Buddhaghoṣ a) trong luận giải mang 3 Những nghiên cứu Phật học trong 30 năm tính chỉ nam đối với Phật giáo Nguyên thuỷ là Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimarga), mà trong thời gian chiến tranh, ông đã sống và tu tập thiền định trong một chiếc xe lƣu động caravan tại khu rừng New Forest. Ông đã áp dụng phƣơng pháp thiền tập theo sự hƣớng dẫn của Ngài Phật Âm qua bộ luận nầy và ít nhiều đã đạt đƣợc một vài mức độ khả quan trong kinh nghiệm hành thiền. Ông chia xẻ cảm nhận của mình về bộ luận nầy nhƣ sau: ―... Nhƣ tất cả những tác giả ở thế gian này, Buddhaghosa cũng có những khuyết điểm. Nhƣng đó chỉ là những lỗi nhỏ, và ông đã soạn một trong những tác phẩm đạo học vĩ đại nhất của loài ngƣời. Nếu phải chọn một cuốn sách độc nhất để mang theo với mình ra một hoang đảo thì đây sẽ là cuốn sách của tôi‖ (...Like all human authors, Buddhaghosa has his faults. But these are minor irritants, and he has composed one of the greatest spiritual classics of mankind. If I had to choose just one book to take with me on a desert island, this would be my choice) ‖ Và ngƣời đã có ảnh hƣởng lên tâm thức ông nhiều nhất, nhƣ để tạo một lực phóng cho ông đến chân trời cao rộng đấy vinh quang nầy chính là D.T. Suzuki, sự tiếp xúc ý nghĩa đầu tiên của Conze đối với Đạo Phật vẫn là ở tuổi trung niên, tức là đầu Thế chiến thứ hai và nhất là khi ông đọc các tác phẩm của D.T Suzuki. Và từ đó, Edward Conze đã cống hiến trọn đời mình cho Phật Giáo, nổi bật nhất là phiên dịch và chú giải Kinh Bát Nhã. Chúng ta thấy đƣợc tinh thần đó qua lời đề tặng D.T Suzuki nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của ông trong tác phẩm The Development of Prajñāpāramitā Thought, do Yamagucchi biên tập, ấn hành ở Kyoto 4 E. Conze năm 1960. Sau nầy, sự ngƣỡng mộ đầy tinh thần tri ân đó đã làm cho hai ngƣời gắn kết với nhau để tạo ra đƣợc nhiều hoa trái, đó là sự cộng tác để hình thành tác phẩm On Indian Mahāyāna Buddhism, hoàn thành năm 1968. Chúng ta nghe một ngƣời cùng thời với Conze, Tiến sĩ Arthur Waley nhận định về phong cách và tƣ tƣởng ông nhƣ sau: ―Đối với Tiến sĩ Conze, những câu hỏi mà Phật Giáo đặt ra và trả lời là những vấn đề sống động và ông luôn luôn liên kết những câu hỏi này với lịch sử và với thực tại.‖ Về văn hệ Bát-nhã, Edward Conze là ngƣời có thẩm quyền hàng đầu về Kinh Bát Nhã (Mahāprajanapāramitā Sūtra). Trong tác phẩm ―Wisdom Books‖ ông nói về những kinh sách dung chứa tất cả những giáo lý cốt tủy của Đại Thừa mà trong nhiều thế kỷ đã đƣợc phổ biến ở Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ và Tây Tạng. Ông làm cho những giáo lý này dễ hiểu bằng cách giải thích tất cả những từ ngữ và đa số những luận điểm trong Kinh Kim Cương (Diamond Sutra) và Tâm Kinh Bát Nhã (Heart Sutra). Các nhà nghiên cứu Phật Giáo nói rằng ―đây là chiếc chìa khóa vô giá đƣa đến trí huệ hoàn hảo vốn là điều quan tâm của tất cả những nhà tƣ tƣởng sáng tạo.‖ (this is an invaluable key to that perfection of wisdom which was once the concern of every creative thinker). Ông là giáo sƣ Ấn Độ học ở Đại học Washington. Ông có công trong việc thiết lập một chƣơng trình Tiến sĩ Phật Học. Dù thế nào đi nữa, thành quả thực sự của ông trên hai mƣơi năm sau đó là phiên dịch và sớ giải hoàn tất 30 5 Những nghiên cứu Phật học trong 30 năm kinh sách các loại thuộc hệ tƣ tƣởng Bát-nhã, kể cả hai bản kinh quan trọng nhất của Đại thừa Phật giáo là Bát- nhã Tâm kinh (Hṛ daya) và Kinh Kim Cang. Trong hai thập niên sáu mƣơi và bảy mƣơi, ông đã đi diễn thuyết ở nhiều trƣờng Đại học ở Mỹ, và ông đã đƣợc các sinh viên nhiệt liệt tán dƣơng công đức, nhƣng ông lại bị Ban Giám Hiệu các trƣờng Đại học và một số đồng nghiệp phản đối. Ông là ngƣời đã góp phần đƣa đạo Phật vào Âu Châu, tiếp sức cho công trình bậc Thầy đi trƣớc là Suzuki. Ông nói về Phật giáo Âu Châu nhƣ sau: ―Các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jésuit) của Ky-tô giáo trong thế kỷ 17 và thế kỷ 18 đã biết khá chính xác về đạo Phật Trung Hoa và Nhật Bản, nhƣng một triết gia ngƣời Đức, Athur Schopenhauer, là ngƣời đầu tiên làm cho Âu Châu biết về Phật giáo nhƣ một tín ngƣỡng sống thực. Không biết gì về kinh sách Phật Giáo, chỉ đƣợc hƣớng dẫn bởi triết lý của Kant, một bản dịch tiếng La Tinh từ một bản dịch tiếng Ba Tƣ của Áo nghĩa thƣ (Upaniṣ ad) của Ấn Độ giáo và sự thất vọng với cuộc đời, đến năm 1819, Schopenhauer đã lập một hệ thống triết lý với chủ trƣơng ―Phủ nhận ý chí sống‖ (Negation of the Will to live) và xem sự cảm thông là hạnh cứu rỗi độc nhất, và do đó có khuynh hƣớng rất giống tinh thần từ bi của Đạo Phật. Những ý tƣởng của Schopenhauer đƣợc trình bày một cách sống động và dễ đọc đã có ảnh hƣởng lớn ở Lục địa Âu Châu. Richard Wagner đã có ấn tƣợng mạnh mẽ với giáo lý Phật giáo và trong những năm gần đây Albert Schweitzer sống một cuộc đời giống Schopenhauer đã đề ra‖. 6 E. Conze Ðối với Phật tử châu Âu, những trứ tác của ông là tài liệu nghiên cứu tu tập Phật pháp quý báu không thể bỏ qua đƣợc. Ông sinh ngày 18-03-1904 tại Forest Hill, Lewisham, London trong một gia đình gốc Ðức.