Cristoforro Borri

Total Page:16

File Type:pdf, Size:1020Kb

Cristoforro Borri 1 TƯỜNG THUẬT VỀ SỨ MẠNG MỚI CỦA CÁC LINH MỤC DÒNG JÉSUS TẠI VƯƠNG QUỐC AN NAM Viết bởi Linh Mục Cristoforo Borri, sinh tại thành phố Milan, Ý, thuộc cùng dòng Jésus, là một trong những người đầu tiên đến vương quốc nói trên, thể theo thánh lệnh của Đức Giáo Hoàng Urbain VIII. Rome, Francesco Corbelletti, 1631, với sự cho phép của các Bề Trên. Dịch và ghi chú bởi Trung Tá Bonifacy, phụ trách các môn học lịch sử bản xứ tại Đại Học Hà Nội, Phóng Viên Thường Trực của Trường Pháp tại Viễn Đông (tục gọi là Trường Viễn Đông Bác Cổ). RELATION DE LA NOUVELLE MISSION DES PÈRES DE LA COMPAGNIE DE JÉSUS AU ROYAUME DE LA COCHINCHINE Ecrite par le Père Cristoforo Borri , Milanais, de la même Compagnie, qui fut un des premiers qui entrèrent dans le dit royaume, à la Sainteté de Notre Seigneur Urbain VIII Pape. Rome, Francesco Corbelletti, 1631, avec licence des Supérieurs Traduit et annoté par le Lieutenant-Colonel Bonifacy, chargé des cours d’histoire locale à l’Université de Hanoi, correspondant de l‘Ecole Française d’Extrême-Orient * * * Xuất xứ: Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tạp Chí Những Người Bạn Huế Xưa thuộc Hội Đô Thành Hiếu Cổ - 都城好古社 Đô Thành Hiếu Cổ Xã), năm thứ 18, số Tháng 7- Tháng 12, năm 1931 Dịch và ghi chú thêm từ bản dịch tiếng Pháp của Trung Tá Bonifacy: Phạm Văn Bân, Tháng 4-2011 2 Nguồn gốc: L'Association Nationale des Anciens et Amis de l'Indochine (ANAI) 3 Nguồn gốc: L'Association Nationale des Anciens et Amis de l'Indochine (ANAI) 4 LỜI TỰA Linh Mục L. Cadière, thuộc Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris Đây là tập sách kỷ niệm chân thành của Tạp Chí Những Người Bạn Huế Xưa dành cho Linh Mục Cristoforo Borri. Ông xứng đáng như thế. Linh Mục Cristoforo Borri là người đầu tiên mô tả sản vật, con người, chính quyền, tín ngưỡng và phong tục tập quán của đất nước An Nam. Và ông đã mô tả xuất sắc. Ông chỉ sống qua năm năm tại khu vực Đà Nẵng 1 hay tỉnh Qui Nhơn nhưng đủ để ông có cái nhìn chính xác và gần như trọn vẹn - nhờ sự hỗ trợ về kiến thức ngôn ngữ của ông, một điều cực kỳ hiếm có vào giai đoạn đó: ông phải là người Âu châu thứ hai dành thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ của xứ này. Tuy nhiên, hiểu biết về ngôn ngữ chưa đủ để giải thích các ích lợi được trình bày cho chúng ta qua bản tường thuật của ông. Cristoforo Borri là một người ham học hỏi. Ông điều tra nghiêm chỉnh về cảnh vật mới chung quanh ông, và nếu so sánh các khó khăn mà chúng ta gặp phải vào thời nay khi chúng ta muốn có tin tức chính xác về vài vấn đề với thời của Cristoforo Borri thì chúng ta mới nhận thức đúng mức về sự kiên nhẫn, trí thông minh của ông, một người biết hình thành những tư tưởng rõ nét và chính xác về những sự vật hoàn toàn mới mẻ đối với một người Tây phương. Có thể nói bản tường thuật của Linh Mục Cristoforo Borri là một khuôn mẫu được các người đi sau noi theo. Các nhà truyền giáo, du khách đến sau ông đều mô tả sinh hoạt của An Nam hoặc Bắc Hà 2 rập khuôn theo các chủ đề đã được ông đề cập trong bản tường thuật. Thậm chí đối với 1 Cước chú của người dịch: người Pháp gọi là Tourane 2 Cước chú của người dịch: Linh Mục Cristoforo Borri khẳng định rõ ràng Cochinchine là tiếng người Bồ Đào Nha gọi vùng đất mà người bản xứ gọi là Anam (tức An Nam, tức miền Trung Việt Nam ngày nay). Trong suốt Bản Tường Thuật của ông, hai từ ngữ An Nam và Cochinchine thường được dùng lẫn lộn với nhau. Tuy nhiên, ông có phân biệt Tonkin, tức Đông Kinh hay Bắc Hà, là miền Bắc Việt Nam ngày nay, và viết riêng một chương về miền Bắc Việt Nam ở phần cuối cùng của bản tường thuật. Thuật ngữ Thiên Chúa giáo gọi miền Bắc là Đàng Ngoài và miền Trung là Đàng Trong là vì năm 1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII (1655-1667) ký sắc lệnh chia hội thánh Việt Nam ra hai địa phận, lấy sông Gianh làm ranh giới: từ đó trở ra miền Bắc thì gọi là Đàng Ngoài, và từ đó trở vào hướng Nam thì gọi là Đàng Trong, bao gồm miền Trung (An Nam), Cambodge và Thái Lan. Vào giai đoạn Linh Mục Borri sống ở An Nam (1618-1621), từ ngữ Đàng Ngoài và Đàng Trong chưa xuất hiện. Cần lưu ý hai sự kiện sau đây: a) Vào thời Linh Mục Cristoforo Borri ở tại Việt Nam (từ năm 1618 đến 1621), lãnh thổ Việt Nam chỉ gồm có miền Bắc và miền Trung mà thôi; miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ hãy còn là vùng đất của Cambodge (còn gọi là Thủy Chân Lạp), chưa thuộc lãnh thổ An Nam. Mãi đến khoảng đầu thế kỷ thứ XVIII, khi bắt đầu Nam tiến, người Việt Nam mới dần dần xâm chiếm trọn vẹn vùng đất này. Chi tiết xâm chiếm cụ thể như sau: - 1699: chiếm Bà Rịa (Kompong Sraka Trei) và Sài Gòn (Prey Nokor) - 1715: chiếm Hà Tiên (Peam Banteay Meas) và Rạch Giá (Krâmuon Sar). - 1732: chiếm Mỹ Tho (Peam Mé Sar) và Vĩnh Long (Long Hor). - 1758: chiếm Trà Vinh (Preah Trapeang) 5 vài chủ đề, đôi khi người ta còn lặp lại với cùng một từ ngữ, chẳng hạn như: con voi, tổ chim én, thuật dùng thuốc, kỹ năng của các pháo thủ An Nam, trái mít hoặc trái sầu riêng, v.v. Nên có một nghiên cứu về sự tùy thuộc vào Cristoforo Borri của nhiều tác giả chuyên khảo sát về xứ An Nam xưa, và về các điều mà họ đã trích dẫn từ ông. Dù những chủ đề nghiên cứu của ông được lặp lại bởi những người đi sau, nhưng bản tường thuật của ông vẫn luôn luôn có khác biệt do có tràn đầy chi tiết rộng lớn hơn, do có dữ kiện thực tế phong phú giúp soi sáng những thắc mắc trong sinh hoạt một cách sống động hơn. Và đó là lý do khi Tạp Chí Đông Dương 3 tái bản Bản Tường Thuật của Cristoforo Borri, người ta đã sai khi loại bỏ Phần II: đây là phần kể về niềm tin, tập quán tôn giáo của người An Nam vào thời đó - những chi tiết mà chúng ta không tìm được ở các tài liệu khác. Thật là những chủ đề rất lý thú để nghiên cứu, thật là một đóng góp mạnh mẽ vào việc nghiên cứu các niềm tin thời xưa của người An Nam đối với những ai kiểm điểm công việc của các nhà truyền giáo và du khách trước - 1870-1873: Tây Ninh (Raung Damrei), vùng sông Vàm Cỏ, Hà Tiên, Châu Đốc (Moat Chrouk) và Đồng Tháp (Prasat Dâp) - 1890-1914: Sông Bé (Choeung Preah). b) Đến thời Pháp thuộc (1859-1945), khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương thì từ ngữ Cochinchine chính thức được dùng để chỉ miền Nam Việt Nam ngày nay, và do đó, tạo ra sự nhập nhằng đối với từ ngữ Cochinchine giữa giai đoạn tường thuật của Linh Mục Cristoforo Borri và giai đoạn Pháp thuộc sau này. Điều này dễ tạo nhầm lẫn cho mọi người sống sau thời Pháp thuộc về từ ngữ Cochinchine. Vì vậy, căn cứ theo định nghĩa rõ ràng của chính tác giả, Linh Mục Cristoforo Borri, tôi dịch chữ Cochinchine là An Nam, tức là miền Trung Việt Nam ngày nay, trong suốt cuốn Tường Thuật của ông. Có thể có một số người Việt úy kỵ tiếng An Nam安南, cho đó là tiếng sỉ nhục Việt Nam, nhưng thiển nghĩ đó chỉ là sự suy nghĩ và suy diễn chật hẹp. Theo Philippe Franchini trong cuốn Histoire d'un siècle 1843-1944, Le Livre de Paris, pp. 11-125: Mở đầu cho công cuộc chiếm thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, tướng Rigault de Genouilly tấn công và chiếm thành Sài Gòn ngày 17-2-1859. Đến ngày 20-6-1867 thì tướng Lagrandière chiếm trọn miền Nam. Sau đó là một loạt tấn công đưa đến kết quả Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương ngày 10-01-1903 theo chính sách mập mờ thống nhất về chính trị, quản lý và kinh tế, thực ra là chia để trị, gồm có: *Miền Bắc (le Tonkin, Bắc Hà hay Bắc Hà): do Pháp bảo hộ, cai trị bởi một chức quan gọi là Kinh Lược, danh nghĩa do triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm nhưng thực chất phải do Pháp chỉ định. *Miền Trung (l'Annam): cai trị bởi triều đình nhà Nguyễn. *Miền Nam (la Cochinchine): xứ thuộc địa của Pháp, cai trị trực tiếp bởi Toàn quyền Pháp . *Lào và Cambodge: hai xứ do Pháp bảo hộ Tất cả năm vùng trên đều có các giám đốc từng lãnh vực (directeur général ou chef de service) như: kinh tế (có ngân sách riêng cho từng vùng), tài chính, thương mại, quân sự, cảnh sát, thuế xuất nhập cảng, y tế, giáo dục, v.v..
Recommended publications
  • A Study in China and Vietnam During the 16Th and 17Th
    2020 ВЕСТНИК САНКТ-ПЕТЕРБУРГСКОГО УНИВЕРСИТЕТА Т. 36. Вып. 2 ФИЛОСОФИЯ И КОНФЛИКТОЛОГИЯ РЕЛИГИОВЕДЕНИЕ UDC 211.5+266 A comparison of the missionary method and cultural integration of Jesuits: A study in China and Vietnam during the 16th and 17th centuries Truong Anh Thuan, Nguyen Van Sang The University of Danang, Unversity of Science and Education, 459, Ton Duc Thang st., Da Nang, 550000, Vietnam For citation: Truong Anh Thuan, Nguyen Van Sang. A comparison of the missionary method and cultural integration of Jesuits: A study in China and Vietnam during the 16th and 17th centuries. Vest- nik of Saint Petersburg University. Philosophy and Conflict Studies, 2020, vol. 36, issue 2, pp. 407–421. https://doi.org/10.21638/spbu17.2020.216 From the end of the 16th century to the beginning of the 17th century, under the direction of the archdiocese in Macao (China), Jesuit missionaries set foot in China and Vietnam in turn to preach the Gospel and convert believers in these two countries. The main reason for the success of the Jesuits was the use of appropriate missionary methods and advocating proper cultural integration in each country. However, due to the different paradigm of historical de- velopment in China and Vietnam, and especially due to disagreement about the perception and behavior of indigenous culture among the Jesuits themselves, the process of evangelization in the two countries occurred differently. Based on historical and logical methods, especially the comparative method, this study analyzes and compares the similarities and differences in missionary methods and the advocacy of cultural integration in the two countries mentioned above.
    [Show full text]
  • Francesco Buzomi E Francisco De Pina No Vietnam Do Sul: Fragmentos De Um Paradigma Religioso-Cultural Imperial
    Francesco Buzomi e Francisco de Pina no VietNam do Sul: Fragmentos de um paradigma religioso-cultural imperial Regina Célia de Carvalho Pereira da Silva Università degli Studi di Napoli l’Orientale, Itália 175 Babilónia: Revista Lusófona de Línguas, Culturas e Tradução Resumo A presença de missionários em terras de ‘Annam’ remonta aos meados do século XVII, pouco sabemos sobre a acção dos primeiros eu- ropeus que chegarão aquelas terras se bem que, ultimamente, quer Roland Jaques quer Isabel Mourão tenham começado a abrir algumas janelas da história e cultura daquela região do Extremo Oriente. As grandes dificul- dades que viviam as missões jesuítas japonesas estimulavam as autori- dades religiosas de Macau a enviar os missionários para novas regiões. A nossa pesquisa tem como focus a ação incial e isolada de dois jesuítas, um italiano e outro português, que enfrentaram não só adversidades religiosas, culturais, políticas mas souberam ultrapassar a grandíssima dificuldade que constituía o não conhecimento da língua e das tradições quotidianas inerentes àquele povo de tal modo que, ainda hoje, são identificáveis tais características no húmus da convivência diária. A presença de F. Buzomi na província de Pulocambì e aquela de F. de Pina a Cachão representam as raízes da missão cristã e da cultura ocidental no Vietnam, até então sob o domínio do Império Chinês. Palavras-chave. Cochinchina; jesuítas; jurubaça; alfabeto vietnamita; latinização; quốc ngữ. 177 Babilónia: Revista Lusófona de Línguas, Culturas e Tradução Abstract Risale agli albori del secolo XVII, la presenza dei missionari in terre di ‘Annam’. Poco si conosce sull’azione dei primi europei che ivi sono arrivati nonostante, recentemente, Roland Jaques e Isabel Mourão abbi- ano cominciato ad aprire alcune finestre sulla storia e la cultura di quella regione dell’estremo Oriente.
    [Show full text]
  • Hung T. Pham, S.J
    COMPOSING A SACRED SPACE A Les son from the Cathechismus of Alexandre de Rhodes HUNG T. PHAM, S.J. 6800(5 7+(6(0,1$521-(68,763,5,78$/,7< SUBSCRIPTION INFORMATION, EFFECTIVE JANUARY 2013 The Seminar is composed of a number of Jesuits appointed from their provinces in the United States. U.S. JESUITS: The Seminar studies topics pertaining to the spiritual doctrine and prac- An annual subscription is provided by provinces of the U.S. Assistancy for tice of Jesuits, especially American Jesuits, and gathers current scholarly U.S. Jesuits living in the United States and U.S Jesuits who are still members studies pertaining to the history and ministries of Jesuits throughout the of a U.S. province but living outside the United States. world. It then disseminates the results through this journal. ALL OTHER SUBSCRIPTIONS: The issues treated may be common also to Jesuits of other regions, other Subscriptions to STUDIES: priests, religious, and laity. Hence, the studies, while meant especially for U.S.: one-year, $20; two years, $38. $PHULFDQ-HVXLWVDUHQRWH[FOXVLYHO\IRUWKHP2WKHUVZKRPD\ÀQGWKHP helpful are cordially welcome to read them at: [email protected]/jesuits . Canada and Mexico: one year, $28; two years, $52 All other destinations: one year, $32; two years, $58 &855(170(0%(562)7+(6(0,1$5 Shay Auerbach, S.J., is pastor of Sacred Heart Parish, Richmond, Va. All payments must be in U.S. funds. (2011) Richard A. Blake, S.J., is chair of the Seminar and editor of STUDIES; he CHANGE OF ADDRESS INFORMATION: WHDFKHVÀOPVWXGLHVDW%RVWRQ&ROOHJH&KHVWQXW+LOO0DVV - Kevin Cullen, S.J., is treasurer and assistant for higher education for dress; you need not do so.
    [Show full text]
  • Revised Study Guide For: First Globalization: the Eurasian Exchange, 1500-1800 (Rowman & Littlefield, 2003) by Geoffrey C
    Revised Study Guide for: First Globalization: The Eurasian Exchange, 1500-1800 (Rowman & Littlefield, 2003) by Geoffrey C. Gunn This study guide offers a brief chapter summary, along with key terms. Additionally, a range of questions are posed to guide and frame further study. A range of Websites is also offered for self- exploration of suggested themes. Contents Introduction Chapter 1: The Discovery Canon Chapter 2: Historical Confabulators and Literary Geographers Chapter 3: Observations on Nature Chapter 4: Catholic Cosmologies Chapter 5: Mapping Eurasia Chapter 6: Enlightenment Views of Asian Governance Chapter 7: Civilizational Encounters Chapter 8: Livelihoods Chapter 9: Language, Power, and Hegemony in European Oriental Studies Chapter 10: A Theory of Global Culturalization Conclusion INTRODUCTION The introduction sets down the major overarching questions raised by this book. It then offers a reflection on current popularized versions of globalization. Distinctions are then drawn between globalization reaching back to ancient empires such as Rome and the globalization spawned by the European discoveries. Further distinctions are made between the conquest of the Americas and the European push into maritime Asia. Then follows a discussion on the various “constructions” of Europe and Asia. But from approximate economic and social equivalence c.1500-1880, as the author explains, East and West came to diverge. The author then explains how the study of Asia in Europe came to offer a privileged but distorted view of Asia. Turning to method, the author explains that the dominant area studies approach to Asia that gained favor after World War II not only fragments but tends to mask the age-old connections and exchanges across the Eurasia landmass.
    [Show full text]
  • Glocalization and the Marketing of Christianity in Early Modern Southeast Asia †
    religions Article Glocalization and the Marketing of Christianity in Early Modern Southeast Asia † Barbara Watson Andaya Asian Studies Program, University of Hawaii, Honolulu, HI 96825, USA; [email protected] † An earlier version of this paper was published as “The glocalization of Christianity in early modern Southeast Asia.” In Early modern Southeast Asia, 1350-1800. Edited by Ooi Keat Gin and Hoang Anh Tuah. London: Routledge, 2015, pp. 233–49. Academic Editors: Victor Roudometof and Peter Iver Kaufman Received: 5 October 2016; Accepted: 30 December 2016; Published: 10 January 2017 Abstract: The expansion of European commercial interests into Southeast Asia during the early modern period was commonly justified by the biblical injunction to spread Christian teachings, and by the “civilizing” influences it was said to foster. In focusing on areas where Christianity gained a foothold or, in the Philippines and Timor Leste, became the dominant faith, this article invokes the marketing concept of “glocalization”, frequently applied to the sociology of religion. It argues that the historical beginnings of the processes associated with the global/local interface of Christianity are situated in the sixteenth century, when Europe, Asia and the Americas were finally linked through maritime connections. Christian missionizing was undertaken with the assumption that the European-based “brand” of beliefs and practices could be successfully transported to a very different environment. However, the application of these ideas was complicated by the goal of imposing European economic control, by the local resistance thus generated, and by competition with other religions and among Christians themselves. In this often antagonistic environment, the degree to which a global product could be “repackaged” and “glocalized” so that it was appealing to consumers in different cultural environments was always constrained, even among the most sympathetic purveyors.
    [Show full text]
  • NGUYỄN-CATHOLIC HISTORY (1770S-1890S) and the GESTATION of VIETNAMESE CATHOLIC NATIONAL IDENTITY
    NGUYỄN-CATHOLIC HISTORY (1770s-1890s) AND THE GESTATION OF VIETNAMESE CATHOLIC NATIONAL IDENTITY A Dissertation submitted to the Faculty of the Graduate School of Arts and Sciences of Georgetown University in partial fulfillment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy in History By Lan Anh Ngo, M.A. Washington, DC March 2, 2016 Copyright 2016 by Lan Anh Ngo All Rights Reserved ii NGUYỄN-CATHOLIC HISTORY (1770s-1890s) AND THE GESTATION OF VIETNAMESE CATHOLIC NATIONAL IDENTITY Lan Anh Ngo, M. A. Thesis Advisors: Peter C. Phan, Ph.D., and James A. Millward, Ph.D. ABSTRACT The historiography of Vietnamese Catholicism has tended not only towards a polemical French-centric narrative but also one in which the local converts rarely have a voice. Nguyễn’s dynastic chroniclers, in the first wave of scholarship, portrayed Catholics as instigators of rebellions and followers of a so-called heterodox cult. In the late nineteenth century, French missionary historians often patronizingly cast Vietnamese Catholics as passive recipients of the Catholic faith in an internally united and supportive community created by the sacrifices of missionaries in a hostile external world. Subsequently, mainstream scholars, journalists and popular writers of the Cold War era, along with Vietnamese state-sponsored researchers after 1975, were interested in proving the collaborative role of Catholicism in the period of European expansionism. Current historiography, spearheaded by scholars trained at Australian National University in the 1980s, has gradually moved from a binary polemic to a more nuanced view of the past through the perspective of regionalism. And the research from this local-centered angle no longer views Catholicism as a separate, external force but as an integral part of nation-building.
    [Show full text]
  • II. CAPITOLO I Gesuiti in Vietnam Ei Primi Documenti
    Tesi di Dottorato in Civiltà, culture e società dell'Asia e dell'Africa, XXVI ciclo Facoltà di Lettere e Filosofia Dipartimento Istituto di Studi Orientali - ISO Sapienza - Università di Roma Il Quốc Ngữ : l’origine e l’evoluzione della scrittura romanizzata del Vietnam in tre documenti inediti dell’Archivio Segreto Vaticano Candidata: Nguyen Thi Thu Van Tutor: Prof.ssa Patrizia Dadò Anno Accademico: 2014/2015 Ciclo di dottorato: XXVI I miei più sinceri ringraziamenti alla Prof.ssa Patrizia Dadò che con grande pazienza mi ha guidata in questo viaggio facendo tesoro dei suoi consigli. Al padre Roland Jacques che per primo scoprì e trascrisse i tre documenti, inoltre con la sua passione e la sua cultura mi ha indirizzata e ispirata. Al Prof. Giorgio Casacchia va tutta la mia gratitudine per i suoi preziosi consigli e insegnamenti che mi hanno permesso di dare più valore alla mia ricerca. Ringrazio Sua Eccellenza Mons. Prefetto e il personale dell’Archivio Segreto Vaticano in egual modo sono grata al direttore e al personale dell’Archivum Romanum Societatis Iesu tutti loro hanno saputo ascoltare ed interpretare le mie esigenze, facilitando le mie ricerche Alla mia famiglia e ai miei amici un grazie di cuore per il vostro sostegno e la vostra pazienza. INDICE Introduzione ............................................................................................................................... 1 CAPITOLO I: Il contesto generale 1.1. Il Vietnam alla fine del XVI secolo ...............................................................................
    [Show full text]
  • Ho T Ộng Thƣơng Mi
    I HỌC HU TRƢỜNG I HỌ HO HỌ HOÀNG THỊ NH ÀO HO T ỘNG THƢƠNG M I - TRUYỀN GIÁO Ủ BỒ ÀO NH VÀ PHÁP Ở VIỆT N M (THẾ Ỷ XVI – XVIII) Chuyên ngành: LỊCH SỬ TH GIỚI Mã số: 62 22 03 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊ H SỬ THẾ GIỚI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tận 2. PGS.TS. ặng Văn hƣơng HUẾ - NĂM 2017 LỜI M O N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thành phố Huế, ngày….. tháng….. năm 2017 Tác giả Hoàng Thị nh ào LỜI ẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Tận và PGS.TS ặng Văn Chương – hai thầy giáo hướng dẫn khoa học đã luôn đồng hành, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Ban ào tạo Sau đại học – ại học Huế, BGH Trường ại học Khoa học, Phòng ào tạo Sau đại học, BCN Khoa Lịch sử - Trường ại học Khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận, án.
    [Show full text]
  • THE PORTUGUESE INFLUENCE in HOI an (VIETNAM) in COMPARISON with MALACCA (MALAYSIA) and AYUTTHAYA (THAILAND) DURING the 16Th and 17Th CENTURIES
    Asian and African Studies, Volume 29, Number 1, 2020 THE PORTUGUESE INFLUENCE IN HOI AN (VIETNAM) IN COMPARISON WITH MALACCA (MALAYSIA) AND AYUTTHAYA (THAILAND) DURING THE 16th AND 17th CENTURIES Nguyen Thi Vinh LINH Quang Nam University, Quang Nam, Viet Nam [email protected] Nguyen Van SANG* (Corresponding Author) The University of Da Nang, University of Science and Education, Da Nang, Viet Nam [email protected] The purpose of this article is to analyse the influence of Portugal in Malacca and Ayutthaya in comparison with Hoi An from the sixteenth century to the seventeenth century in the context of commerce and evangelism. On that basis, this study shows both the similarities and the differences in Portuguese operations in these three ports. Finally, the article makes some observations about the distinct features of Hoi An in the process of trading and of receiving Christianity from merchants and congregations under the patronage of the Portuguese Crown. In order to carry out this study, the main method used was the historical analysis method, combined with comparative research based on relevant sources. In particular, besides monographs, the study also draws on the latest research results which have been published in recent years. The results of the article will encourage further study of the method of establishment of Portuguese power in Malacca, Ayutthaya, and Hoi An in the sixteenth century and the seventeenth century and the distinctiveness of Hoi An in the process of receiving the influence of Portugal. Keywords: Ayutthaya;
    [Show full text]
  • Processes of Receiving Western Astronomy in China and Vietnam Anh Thuan Truong
    Вестник СПбГУ. История. 2020. Т. 65. Вып. 2 Processes of Receiving Western Astronomy in China and Vietnam Anh Thuan Truong For citation: Truong Anh Thuan. Processes of Receiving Western Astronomy in China and Vietnam. Vestnik of Saint Petersburg University. History, 2020, vol. 65, iss. 2, рp. 469–490. https://doi.org/10.21638/11701/spbu02.2020.208 From the sixteenth century to the eighteenth century, in an effort to introduce and develop Christianity in China and Vietnam, Western missionaries, especially the Jesuit missionaries, found an effective way to realize this purpose: to use European scientific and technological achievements in order to satisfy the curiosity of kings, mandarins and intellectuals as well as their desire to learn new knowledge, thereby hoping to successfully attract the said social forces to follow the way which created a unique phenomenon: Christianity gradually entered the hearts of two nations of China and Vietnam along with the process of receiving Western scientific and technological achievements in these two countries. In particular, astronomy was one of the most typical fields. The article thoroughly analyzes means of introducing and results of receiving Western astronomy in China and Vietnam from the sixteenth century to the eigh- teenth century on the basis of the original historical data and studies by Chinese, Vietnamese and international scholars as well the application of historical research methods combined with comparative study methods. It elucidates the similarities and differences in the process of receiving Western astronomy in these two countries and contributes to the scholarship on the history of East-West cultural exchange in China and Vietnam in the sixteenth, seventeenth and eighteenth centuries.
    [Show full text]