Cristoforro Borri

Cristoforro Borri

1 TƯỜNG THUẬT VỀ SỨ MẠNG MỚI CỦA CÁC LINH MỤC DÒNG JÉSUS TẠI VƯƠNG QUỐC AN NAM Viết bởi Linh Mục Cristoforo Borri, sinh tại thành phố Milan, Ý, thuộc cùng dòng Jésus, là một trong những người đầu tiên đến vương quốc nói trên, thể theo thánh lệnh của Đức Giáo Hoàng Urbain VIII. Rome, Francesco Corbelletti, 1631, với sự cho phép của các Bề Trên. Dịch và ghi chú bởi Trung Tá Bonifacy, phụ trách các môn học lịch sử bản xứ tại Đại Học Hà Nội, Phóng Viên Thường Trực của Trường Pháp tại Viễn Đông (tục gọi là Trường Viễn Đông Bác Cổ). RELATION DE LA NOUVELLE MISSION DES PÈRES DE LA COMPAGNIE DE JÉSUS AU ROYAUME DE LA COCHINCHINE Ecrite par le Père Cristoforo Borri , Milanais, de la même Compagnie, qui fut un des premiers qui entrèrent dans le dit royaume, à la Sainteté de Notre Seigneur Urbain VIII Pape. Rome, Francesco Corbelletti, 1631, avec licence des Supérieurs Traduit et annoté par le Lieutenant-Colonel Bonifacy, chargé des cours d’histoire locale à l’Université de Hanoi, correspondant de l‘Ecole Française d’Extrême-Orient * * * Xuất xứ: Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tạp Chí Những Người Bạn Huế Xưa thuộc Hội Đô Thành Hiếu Cổ - 都城好古社 Đô Thành Hiếu Cổ Xã), năm thứ 18, số Tháng 7- Tháng 12, năm 1931 Dịch và ghi chú thêm từ bản dịch tiếng Pháp của Trung Tá Bonifacy: Phạm Văn Bân, Tháng 4-2011 2 Nguồn gốc: L'Association Nationale des Anciens et Amis de l'Indochine (ANAI) 3 Nguồn gốc: L'Association Nationale des Anciens et Amis de l'Indochine (ANAI) 4 LỜI TỰA Linh Mục L. Cadière, thuộc Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris Đây là tập sách kỷ niệm chân thành của Tạp Chí Những Người Bạn Huế Xưa dành cho Linh Mục Cristoforo Borri. Ông xứng đáng như thế. Linh Mục Cristoforo Borri là người đầu tiên mô tả sản vật, con người, chính quyền, tín ngưỡng và phong tục tập quán của đất nước An Nam. Và ông đã mô tả xuất sắc. Ông chỉ sống qua năm năm tại khu vực Đà Nẵng 1 hay tỉnh Qui Nhơn nhưng đủ để ông có cái nhìn chính xác và gần như trọn vẹn - nhờ sự hỗ trợ về kiến thức ngôn ngữ của ông, một điều cực kỳ hiếm có vào giai đoạn đó: ông phải là người Âu châu thứ hai dành thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ của xứ này. Tuy nhiên, hiểu biết về ngôn ngữ chưa đủ để giải thích các ích lợi được trình bày cho chúng ta qua bản tường thuật của ông. Cristoforo Borri là một người ham học hỏi. Ông điều tra nghiêm chỉnh về cảnh vật mới chung quanh ông, và nếu so sánh các khó khăn mà chúng ta gặp phải vào thời nay khi chúng ta muốn có tin tức chính xác về vài vấn đề với thời của Cristoforo Borri thì chúng ta mới nhận thức đúng mức về sự kiên nhẫn, trí thông minh của ông, một người biết hình thành những tư tưởng rõ nét và chính xác về những sự vật hoàn toàn mới mẻ đối với một người Tây phương. Có thể nói bản tường thuật của Linh Mục Cristoforo Borri là một khuôn mẫu được các người đi sau noi theo. Các nhà truyền giáo, du khách đến sau ông đều mô tả sinh hoạt của An Nam hoặc Bắc Hà 2 rập khuôn theo các chủ đề đã được ông đề cập trong bản tường thuật. Thậm chí đối với 1 Cước chú của người dịch: người Pháp gọi là Tourane 2 Cước chú của người dịch: Linh Mục Cristoforo Borri khẳng định rõ ràng Cochinchine là tiếng người Bồ Đào Nha gọi vùng đất mà người bản xứ gọi là Anam (tức An Nam, tức miền Trung Việt Nam ngày nay). Trong suốt Bản Tường Thuật của ông, hai từ ngữ An Nam và Cochinchine thường được dùng lẫn lộn với nhau. Tuy nhiên, ông có phân biệt Tonkin, tức Đông Kinh hay Bắc Hà, là miền Bắc Việt Nam ngày nay, và viết riêng một chương về miền Bắc Việt Nam ở phần cuối cùng của bản tường thuật. Thuật ngữ Thiên Chúa giáo gọi miền Bắc là Đàng Ngoài và miền Trung là Đàng Trong là vì năm 1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII (1655-1667) ký sắc lệnh chia hội thánh Việt Nam ra hai địa phận, lấy sông Gianh làm ranh giới: từ đó trở ra miền Bắc thì gọi là Đàng Ngoài, và từ đó trở vào hướng Nam thì gọi là Đàng Trong, bao gồm miền Trung (An Nam), Cambodge và Thái Lan. Vào giai đoạn Linh Mục Borri sống ở An Nam (1618-1621), từ ngữ Đàng Ngoài và Đàng Trong chưa xuất hiện. Cần lưu ý hai sự kiện sau đây: a) Vào thời Linh Mục Cristoforo Borri ở tại Việt Nam (từ năm 1618 đến 1621), lãnh thổ Việt Nam chỉ gồm có miền Bắc và miền Trung mà thôi; miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ hãy còn là vùng đất của Cambodge (còn gọi là Thủy Chân Lạp), chưa thuộc lãnh thổ An Nam. Mãi đến khoảng đầu thế kỷ thứ XVIII, khi bắt đầu Nam tiến, người Việt Nam mới dần dần xâm chiếm trọn vẹn vùng đất này. Chi tiết xâm chiếm cụ thể như sau: - 1699: chiếm Bà Rịa (Kompong Sraka Trei) và Sài Gòn (Prey Nokor) - 1715: chiếm Hà Tiên (Peam Banteay Meas) và Rạch Giá (Krâmuon Sar). - 1732: chiếm Mỹ Tho (Peam Mé Sar) và Vĩnh Long (Long Hor). - 1758: chiếm Trà Vinh (Preah Trapeang) 5 vài chủ đề, đôi khi người ta còn lặp lại với cùng một từ ngữ, chẳng hạn như: con voi, tổ chim én, thuật dùng thuốc, kỹ năng của các pháo thủ An Nam, trái mít hoặc trái sầu riêng, v.v. Nên có một nghiên cứu về sự tùy thuộc vào Cristoforo Borri của nhiều tác giả chuyên khảo sát về xứ An Nam xưa, và về các điều mà họ đã trích dẫn từ ông. Dù những chủ đề nghiên cứu của ông được lặp lại bởi những người đi sau, nhưng bản tường thuật của ông vẫn luôn luôn có khác biệt do có tràn đầy chi tiết rộng lớn hơn, do có dữ kiện thực tế phong phú giúp soi sáng những thắc mắc trong sinh hoạt một cách sống động hơn. Và đó là lý do khi Tạp Chí Đông Dương 3 tái bản Bản Tường Thuật của Cristoforo Borri, người ta đã sai khi loại bỏ Phần II: đây là phần kể về niềm tin, tập quán tôn giáo của người An Nam vào thời đó - những chi tiết mà chúng ta không tìm được ở các tài liệu khác. Thật là những chủ đề rất lý thú để nghiên cứu, thật là một đóng góp mạnh mẽ vào việc nghiên cứu các niềm tin thời xưa của người An Nam đối với những ai kiểm điểm công việc của các nhà truyền giáo và du khách trước - 1870-1873: Tây Ninh (Raung Damrei), vùng sông Vàm Cỏ, Hà Tiên, Châu Đốc (Moat Chrouk) và Đồng Tháp (Prasat Dâp) - 1890-1914: Sông Bé (Choeung Preah). b) Đến thời Pháp thuộc (1859-1945), khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương thì từ ngữ Cochinchine chính thức được dùng để chỉ miền Nam Việt Nam ngày nay, và do đó, tạo ra sự nhập nhằng đối với từ ngữ Cochinchine giữa giai đoạn tường thuật của Linh Mục Cristoforo Borri và giai đoạn Pháp thuộc sau này. Điều này dễ tạo nhầm lẫn cho mọi người sống sau thời Pháp thuộc về từ ngữ Cochinchine. Vì vậy, căn cứ theo định nghĩa rõ ràng của chính tác giả, Linh Mục Cristoforo Borri, tôi dịch chữ Cochinchine là An Nam, tức là miền Trung Việt Nam ngày nay, trong suốt cuốn Tường Thuật của ông. Có thể có một số người Việt úy kỵ tiếng An Nam安南, cho đó là tiếng sỉ nhục Việt Nam, nhưng thiển nghĩ đó chỉ là sự suy nghĩ và suy diễn chật hẹp. Theo Philippe Franchini trong cuốn Histoire d'un siècle 1843-1944, Le Livre de Paris, pp. 11-125: Mở đầu cho công cuộc chiếm thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, tướng Rigault de Genouilly tấn công và chiếm thành Sài Gòn ngày 17-2-1859. Đến ngày 20-6-1867 thì tướng Lagrandière chiếm trọn miền Nam. Sau đó là một loạt tấn công đưa đến kết quả Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương ngày 10-01-1903 theo chính sách mập mờ thống nhất về chính trị, quản lý và kinh tế, thực ra là chia để trị, gồm có: *Miền Bắc (le Tonkin, Bắc Hà hay Bắc Hà): do Pháp bảo hộ, cai trị bởi một chức quan gọi là Kinh Lược, danh nghĩa do triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm nhưng thực chất phải do Pháp chỉ định. *Miền Trung (l'Annam): cai trị bởi triều đình nhà Nguyễn. *Miền Nam (la Cochinchine): xứ thuộc địa của Pháp, cai trị trực tiếp bởi Toàn quyền Pháp . *Lào và Cambodge: hai xứ do Pháp bảo hộ Tất cả năm vùng trên đều có các giám đốc từng lãnh vực (directeur général ou chef de service) như: kinh tế (có ngân sách riêng cho từng vùng), tài chính, thương mại, quân sự, cảnh sát, thuế xuất nhập cảng, y tế, giáo dục, v.v..

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    109 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us