HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ

Một thời gian dài để hình thành và phát triển CHỮ QUỐC NGỮ do một tập thể miệt mài nghiên cứu, kiến tạo. Nhưng trở nên một qui điển để định chế chữ viết theo mẫu tự latinh, chẳng những thu góp từ vựng trong quá trình lao động trí tuệ, mà là còn qui kết lại trong một tổng thể nhờ thể thức thẩm âm tiếng Việt Nam, đến việc soạn thảo văn phạm, phổ biến thích hợp sử dụng trong cuộc sống hằng ngày và còn lan rộng trong tầm cở quốc tế nhờ việc in ấn Tự điển Việt-Bồ-La cũng như những bàn văn chữ viết khác. Đây là giai đoạn căn bản đầu tiên đặt nền tảng hình thành CHỮ QUỐC NGỮ, để rồi kiện toàn trong những giai đoạn kết tiếp.

“Năm 1915 vua Duy Tân1 ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi Hương ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi ở Trung Kỳ. Năm 1919 là khoa thi Hội cuối cùng ở Huế, các trường dạy chữ Nho bị bãi bỏ hoàn toàn, thay thế bằng hệ thống trường Pháp-Việt. Ngày 18/09/1924, Toàn Quyền Đông Dương Merlin ký quyết định cho dạy Chữ Quốc Ngữ ba năm đầu cấp tiểu học. Sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn Từ Điển Việt-La-Bồ của ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng Chữ Quốc Ngữ”2 . Ngày 29 tháng 12 năm 1919 3, Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” tại Đà Nẵng (28-29/12/2019). Chúng tôi không đi sâu vào vấn đề hình thành Chữ Quốc Ngữ như thế nào vì quá nhiều bài nghiên cứu và phổ biến trên trang mạng xã hội trong những thời gian gần đây, nhưng chỉ phát họa, ghi lại tiểu sử về quê quán của linh mục Alexandre de Rhodes, được ghi nhận là người có công nhiều nhất:

1 Ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28/12/1918) vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học. Năm 1919 là năm cuối mở khoa thi Hương ở Huế, từ đó chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của người Việt Nam Xin xem đường dẫn; https://www.google.com/search?q=vua+Kh%E1%BA%A3i+%C4%90%E1%BB%8Bnh+ra+ch%E1%BB%89 +d%E1%BB%A5+d%C3%B9ng+quoc+ngu+nam+nao&oq=vua+Kh%E1%BA%A3i+%C4%90%E1%BB%8 Bnh+ra+ch%E1%BB%89+d%E1%BB%A5+d%C3%B9ng+quoc+ngu+nam+nao&aqs=chrome..69i57.17407j0 j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8 2 Trần Bích San , “Chữ Quốc Ngữ. Xin xem đường dẫn: https://www.anhdao.org/a1761/chu-quoc-ngu Đường dẫn vào Nội dung: https://www.anhdao.org/images/file/hNwQ849M0wgQAOB5/vktt- chu-quoc-ngu-final.pdf https://antontruongthang.com/quoc-ngu/chu-quoc-ngu-tran-bich-san/ 3 Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” tại Đà Nẵng (28-29/12/2019) Xin xem đương dẫn: https://denthanhanrephuyen.org/hoi-thao-100-nam-chu-quoc-ngu-o-viet-nam-tai-da-nang- 28-29-12-2019/ “ Tóm lại, Chữ Quốc Ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ người Âu sang truyền đạo ở nước ta bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 16 mà các giáo sĩ Bồ Đào Nha chắc chắn đã đóng góp rất nhiều trong việc chế tác chữ Việt bằng mẫu tự La Mã, đặc biệt là các linh mục Francisco de Pina, Gasparo d’Amiral, Antanio de Barbosa. Tuy nhiên, người có công nhiều nhất là Alexandre de Rhodes vì ông đã hệ thống hoá cách thức ghi âm, đưa ra những nguyên tắc căn bản đầu tiên về văn phạm Việt Nam, cùng ấn định hình dạng và liệt kê các chữ cái và các dấu. Quyển Tự Điển An Nam-Bồ Đào Nha-La Tinh và sách Bài Giảng Giáo Lý Tám Ngày của ông là hai tài liệu bằng chữ Quốc Ngữ có dấu đầu tiên được ấn hành”4.

I- Tìm hiểu con người của giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

CÔNG DÂN ĐỨC GIÁO HOÀNG5

1- (Xin trích) : “Nếu Giáo sĩ Đắc-Lộ có “thẻ căn cước” và thẻ ấy cò giữ được đến này nay, chắc chắn ta sẽ đọc thấy ở đó, sau hàng chữ “họ, tên”, đến mục quốc tịch ghi mấy chữ: “Công-dân Đức Giáo Hoàng” (sujet du Pape). Quả thật đó mới chính là quốc tịch của cha Đắc Lộ trên thực tế cũng như pháp lý. Bỡi vì tỉnh Avignon, sinh quán của Người, thuộc địa hạt Comtat Venaissin, lúc ấy tuy còn là nơi đóng đô tạm của mấy Vị Giáo Hoàng thời cận kim, song vẫn là lãnh thổ của Tòa Thánh mà Đức Giáo-Hoàng là Quốc Trưởng.

“Nguyên quán gia đình Đắc Lộ trước ở thị xã Rueda thuộc tỉnh Calatayud, xứ Aragon, trong nước Tây Ban Nha. Từ địa phương này ông Nội Giáo sĩ là Bernardin da Rueda và bà nội là Jeannne de Tolède (tên một tỉnh Tây Ban Nha) di cư đến Avignon hồi thượng bán thế kỷ thứ 16 sống bằng nghề buôn tơ lụa. Thân sinh người là ông Bernardin de Rhodes (tức Bernardin II) được liệt vào bậc thân hào (noble) tỉnh Avignon. (…)

“Theo nhiều nhà khảo cứu, và con cháu ngày nay cũng nhìn nhận, thì tổ tiên dòng họ Đắc Lộ vốn là người Do Thái trở lại cùng Chúa. Danh từ Rhodes (mà ta phiên âm là Đắc Lộ) gốc ở tiếng Y-Pha-Nho Rueda, vừa là tên thị xã quê hương, lại vừa có nghĩa là “bánh xe”, biểu hiệu của người Do Thái. Biểu hiệu này

4Xin đường dẫn: https://www.anhdao.org/images/file/hNwQ849M0wgQAOB5/vktt-chu-quoc-ngu-final.pdf 5Nguyễn Khắc Xuyên – Phạm Đình Khiêm, “Giáo-sĩ Đắc Lộ và Tác phẩm quốc ngữ đầu tiên- Phép Giảng Tám Ngày” của Alexandre De Rhodes, do André Mariller sao lục, chú thích và lập bản tham chiếu, Tinh-Việt Văn-Đoàn, 1961. Trang XIV-XV. có khắc trên mộ chí Ông Bà nội của Giáo sĩ hiện còn tại Avignon. Nhiều gia đình Do Thái Công Giáo ở Avignon thời ấy cũng có phù hiệu như vậy” (…).

2- Những tài liệu bằng bản văn có nhiều người khó tìm gặp thấy để tra cứu, nhưng ngày nay cũng còn có những phương tiện khác trong tầm tay để tìm hiểu, đó chương trình duyệt Google. Sau đây chúng tôi xin dề nghị những ghi nhận trong ghi chú đường dẫn sau đây6. Do dó, không thể nại cớ rằng Cha Đắc Lộ là người quốc tịch Pháp, dể rồi qui kết ông là tên dẫn đường cho chế độ thực dân Pháp cướp đất nước chúng ta. Thiết nghĩ từ lối suy diễn què quặt trên là vì không nắm được yếu tố lịch sử về quốc tịch của Cha Đắc Lộ, hoặc có hậu ý nào đó trong lối suy

6 a/ Đường dẫn: https://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

“Alexandre de Rhodes was born in Avignon, Papal States (now in France). According to some sources, he was a descendant of Jewish origin.[4] He entered the novitiate of the in Rome on 24 April 1612 to dedicate his life to missionary work. He arrived in Indochina about 1619. A Jesuit mission had been established in Hanoi in 1615; Rhodes arrived there in 1620. He spent ten years in and around the Court at Hanoi during the rule of Trịnh Tùng and Trịnh Tráng. Rhodes spent twelve years in studying under another Jesuit, Francisco de Pina.[5] It was during that time that he composed the Ngắm Mùa Chay, a popular catholic devotion to this day, meditating upon the Passion of Christ in the .[6] In 1624, he was sent to the East Indies, arriving in Cochin-China on a boat with fellow Jesuit Girolamo Maiorica. In 1627, he travelled to Tongking, Vietnam where he worked until 1630, when he was forced to leave. He was expelled from Vietnam in 1630 as Trịnh Tráng became concerned about the spread of Catholicism in his realm. Rhodes in his reports said he converted more than 6,000 Vietnamese. Daily conversation in Vietnam "resembles the singing of birds", wrote Alexandre de Rhodes”.

b/ Đường dẫn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

Alexandre de Rhodes Thời niên thiếu “Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon thuộc Lãnh địa Giáo hoàng (nay ở miền nam nước Pháp), trong một gia đình khá giả. Các nguồn ghi năm sinh của ông là 1591 hoặc 1593. Sử liệu trước đây thường cho rằng ông có gốc Do Thái.[8] Tổ tiên ông tới từ vùng Aragón, Tây Ban Nha sang tị nạn dưới bóng Giáo hoàng vì thời ấy Avignon là đất của Giáo hoàng.[9] Sau khi hoàn thành trung học tại quê nhà, ông vào Nhà Tập Dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, học thiên văn và toán học. Một người bạn đồng môn của ông là Johann Adam Schall von Bell sau này rất nổi tiếng tại Trung Hoa. Thời kỳ này, công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển nhưng cũng gặp sự kháng cự của các chính quyền sở tại. Vì thế, bên cạnh nhiệt tâm truyền giáo, còn phải kể ước muốn được đổ máu đào minh chứng cho Chúa Giêsu của các vị thừa sai tiên khởi. Tên ông được người đời sau phiên âm là A-lịch-sơn Đắc Lộ.”[10]

luận gây chia rẽ các tôn giáo, đặc biệt ở đây giữa đạo Công Giáo và Phật giáo trong hiện tình bất ổn về mặt chính trị, cần sự đoàn kết trong nội tình đất nước.

II – KẾT LUẬN

Chúng tôi ghi nhận một số kết luận của ông Giáo sư Phan Huy Lê7 phát biểu khi kết thúc “HỘI THẢO KHOA HỌC BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ” (vào ngày 13/01/2016), với tư cách chủ tịch Hội đã nhận định ngày Hội Thảo, (tóm lược một vài khía cạnh nội dung đã được ông phát biểu) như sau8:

 Vai trò của nhà nước. Giai đoạn 1: người Pháp khuyến khích sử dụng, không coi đó là ngôn ngữ chính thống. Cộng đồng sử dụng, từ thời chính phủ Trần Trọng Kim, và ông Hoàng Xuân Hãn9 , chữ Quốc ngữ đã được chính thức công nhận rồi, nhưng phải đợi đến CMT8 thì mới thực sự thành chính thức.

 Vai trò của Đắc-Lộ: Công của ông lớn, nhưng không phải là người sáng tạo. Một số quan niệm trong thời gian gần đây có vẻ như phủ nhận vai trò của Đắc Lộ xuất phát từ những tác phẩm của của Roland Jacker và Elizabet. Đắc Lộ không phải là người sáng tác ra chữ Quốc ngữ, nhưng họ đều ghi nhận công lao của Đắc Lộ vì đây là lần đầu tiên một ấn phẩm Quốc ngữ được in ra.

 Một vài qua điểm nặng về chính trị: Vẫn còn rơi rớt trong 1 số các tham luận và ý kiến được trình bày trong hội thảo, nhưng tôi nghĩ đây phải là lần cuối cùng những quan điểm này cần được xóa bỏ.

7 Phan Huy Lê (23 tháng 2 năm 1934 – 23 tháng 6 năm 2018) là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Xin xem: https://www.google.com/search?q=phan+huy+l%C3%AA&oq=Phan+Huy+L%C3%AA&aqs=chrome.0.0l7j 69i60.1456j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8 8 Xin tham khảo thêm: https://gioakimnguyenhoangson.files.wordpress.com/2019/11/c490c39ac-ke1babet- he1bb98i-the1baa2o-khoa-he1bb8cc-che1bbae-que1bb90c-te1baa1i-bc3acnh-c490e1bb8bnh.pdf 9 Xin xem https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Xu%C3%A2n_H%C3%A3n Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Hoàng Xuân Hãn tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật. Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1945, với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng. Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, Hoàng Xuân Hãn trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

 Chữ Quốc ngữ là công cụ của Thực Dân để xâm lược Việt Nam. Chữ Quốc Ngữ đã ra đời trước đó lâu đời rồi, cả gần ba trăm năm trước (trên thực thế chỉ hai thế kỷ rưỡi), và các nhà thừa sai là những người sử dụng đầu tiên cho công việc truyền đạo.

 Chữ Quốc ngữ đánh mất chữ Hán Nôm, dẫn đến phá hủy văn hóa truyền thống. Thay đổi chữ viết là phải trả giá. Có người đề nghị giải quyết việc thay đổi Hán- Nôm bằng cách chúng ta dịch lại những văn bản cho con cháu mình đọc là đủ. Đây là một việc không tưởng, vì còn những văn bản trên đình chùa, câu liễn trong các gia đình… Việc dịch lại những văn bản Hán-Nôm chưa đủ, người Việt nên học một vốn từ vựng chữ Hán nào đó. Cái lợi chữ Quốc ngữ đem đến lớn hơn rất nhiều so với cái mất do việc thay đổi chữ Hán Nô”.

Kontum, ngày 06/01/2020. Linh mục NGUYỄN HOÀNG SƠN