BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI ỐC MANG SAU (OPISTHOBRANCHIA) VÀ ỐC PHỔI (PULMONNATA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH.

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN QUANG

HÀ NỘI, NĂM 2018

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI ỐC MANG SAU (OPISTHOBRANCHIA) VÀ ỐC PHỔI (PULMONNATA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH.

NGUYỄN VĂN QUANG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

HÀ NỘI, NĂM 2018

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc.

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Văn Nhượng

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đình Sắc

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 17 tháng 01 năm 2019 i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì tôi đã trình bày trong luận văn là được thực hiện tại địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Các số liệu trong bài đều trung thực, chưa được công bố trước hội đồng nào.

Tác giả

Nguyễn Văn Quang

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài và thực hiện công việc nghiên cứu tôi luôn được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc công tác tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin chân thành bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến thầy người đã luôn chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo, và toàn bộ các cán bộ thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã luôn giúp đỡ chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin cám ơn các cán bộ và người dân thuộc huyện Giao Thủy đã luôn giúp đỡ nhiệt tình tôi trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin. Cuối cùng tôi xin được cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2018 Tác giả

Nguyễn Văn Quang

iii

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...... i DANH MỤC BẢNG ...... ii DANH MỤC HÌNH ...... i MỞ ĐẦU ...... 1 1. Lý do chọn đề tài ...... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...... 2 3. Nội dung nghiên cứu ...... 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 3 1.1. Tổng quan về phân lớp ốc mang sau và ốc phổi ...... 3 1.1.1. Đặc điểm của phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia) ...... 3 1.1.2. Đặc điểm của phân lớp ốc phổi () ...... 7 1.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của vỏ...... 9 1.1.4. Vai trò của ốc ...... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu về ốc mang sau và ốc phổi ở rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam ...... 11 1.2.1. Trên thế giới ...... 11 1.2.2 Ở Việt Nam...... 14 1.3. Tổng quan về điệu kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Giao Thủy ...... 15 1.3.1 Vị trí địa lý ...... 15 1.3.2. Địa hình, thổ nhưỡng ...... 15 1.3.3. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm...... 16 1.3.4. Điều kiện thủy văn...... 18 1.3.5. Hiện trạng về rừng ngập mặn và tài nguyên sinh học ...... 18 1.3.6. Kinh tế và xã hội ...... 19 CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...... 22 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: ...... 22 2.2.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia: ...... 22 iv

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học: ...... 22 2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ...... 22 2.2.5. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích mẫu ...... 31 2.2.6. Phương pháp định danh, xác định tên loài: ...... 32 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: ...... 32 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 35 3.1. Danh lục các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu ...... 35 3.2. Khóa định danh ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu ...... 37 3.2.1. Một số nguyên tắc chung trong xây dựng khóa định loại...... 37 3.2.2. Khóa định danh các họ ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu ... 38 3.2.3. Mô tả các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu...... 40 3.3. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu .... 62 3.3.1. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu 62 3.3.2. Mối quan hệ của khu hệ ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận ...... 66 3.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang sau và ốc phổi ...... 70 3.4.1. Đa dạng loài và phân bố của các loài tại các điểm khảo sát ...... 70 3.4.2. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy ...... 78 3.4.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nước ...... 80 3.4.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật ...... 82 3.5. Vấn đề sử dụng và định hướng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc phổi ở khu vực nghiên cứu ...... 84 3.5.1. Tình hình sử dụng ốc mang sau và ốc phổi ...... 84 3.5.2. Một số định hướng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc phổi ...... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 90 1. Kết luận ...... 90 2. Kiến nghị ...... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 92 PHỤ LỤC:...... Error! Bookmark not defined. i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL :Ban quản lý KVNC :Khu vực nghiên cứu. RNM :Rừng ngập mặn GT :Giao Thiện GL :Giao Lạc GA :Giao An HSTRNM :Hệ sinh thái rừng ngập mặn SL :Số lượng

ii

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Danh lục các loài ốc mang sau và có phổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy ...... 35 Bảng 3.2: Số lượng loài và cá thể trong từng họ của phân lớp ốc mang sau và ốc có phổi ...... 65 Bảng 3.3: Danh sách thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong HST RNM Giao Thủy (Nam Định), HST RNM Tiền Hải (Thái Bình) và HSTRNM Nghĩa Hưng (Nam Đinh)...... 67 Bảng 3.4: So sánh thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi với các khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Tiền Hải...... 69 Bảng 3.5: Chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa KVNC với các KVNC khác 70 Bảng 3.7: Độ phong phú của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC ...... 74 Bảng 3.8: Tần số xuất hiện của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở ...... 76 Bảng 3.9: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy...... 78 Bảng 3.10: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nước . 80 Bảng 3.11: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật ...... 82 Bảng 3.12:Tình hình khai thác, sử dụng một số loài thân mềm có trong KVNC ..... 85 Bảng 3.13: Tình hình hiện trạng RNM ở trong KVNC ...... 87 i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ câu tạo tấm đầu của bộ Cephalaspidea ...... 3 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của Pyramidellacea ...... 4 Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo của Anaspidea ...... 5 Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo của bộ Sacoglossa ...... 6 Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo của Nudibranchia ...... 7 Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của Systellommatophora ...... 7 Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc của họ (hay Melapidae) ...... 8 Hình 1.8: Cấu trúc cơ thể của ốc trên cạn...... 8 Hình 1.9: Sơ đồ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ...... 17 Hình 1.10: Tổng số hộ và số hộ nghèo 5 xã vùng ven biển thuộc huyện Giao Thủy . 20 Hình 2.1: Sơ đồ các điểm khảo sát tại hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (tỷ lệ 1:50000) ...... 29 Hình 2.2: Xây dựng ô tiêu chuẩn ...... 30 Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo chung của vỏ ốc ...... 32 Hình 3.1: Loài fasciatus ...... 41 Hình 3.2: Loài Melampus parvulus ...... 42 Hình 3.3: Loài Melampus (Detracia) graminea ...... 43 Hình 3.4: Loài Melampus caffer ...... 44 Hình 3.5: Loài aurisjudae ...... 45 Hình 3.6: Loài Ellobium chinensis ...... 46 Hình 3.7: Loài Cassidula aurisfelis ...... 47 Hình 3.8: Loài Cassidula mustelina ...... 48 Hình 3.9: Loài Cassidula sowerbyana ...... 49 Hình 3.10: Loài Cassidula doliolum ...... 50 Hình 3.11: Loài exaratoides ...... 51 Hình 3.12: Loài Laemodonta octanfracta ...... 52 Hình 3.13: Loài Laemodonta punctatostriata ...... 53 Hình 3.14: Loài scarabaeus ...... 54 Hình 3.15: Loài Pythia plicata ...... 55 Hình 3.16: Loài Pythia trigona ...... 56 Hình 3.17: Loài Auriculastra subula ...... 57 Hình 3.18: Loài Onchidium stuxbergi ...... 58 Hình 3.19: Loài Platyvindex sp...... 58 Hình 3.20: Loài Haminoea fusca ...... 59 ii

Hình 3.21: Loài Truncacteocina sp...... 60 Hình 3.22: Loài Elysia leucolegnote ...... 61 Hình 3.23: Loài Bursatella leachii ...... 62 Hình 3.24: Sơ đồ cấu trúc thành phần ốc mang sau và ốc có phổi ở huyện Giao Thủy...... 63 Hình 3.25: Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi tại KVNC ...... 64 Hình 3.26: Tỷ lệ % số loài trong các họ thuộc phần lớp ốc mang sau và ốc phổi tại KVNC ...... 65 Hình.3.27: Số lượng cá thể ốc mang sau và ốc phổi phân bố tại KVNC ...... 66 Hình 3.28: Độ đa dạng loài tại các xã trong KVNC ...... 73 Hình 3.29: Biểu đồ ...... 80 Hình 3.30: Biểu đồ loài phân bố theo độ mặn của nước ...... 82 Hình 3.31: Biểu đồ loài phân bố theo thảm thực vật ...... 84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình tương đối phức tạp, nên hệ sinh thái cảnh quan ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của các loài động vật nói chung và các loài ốc nói riêng. Lớp Chân bụng () bao gồm các loài ốc và sên trần, chúng nằm trong 3 phân lớp: phân lớp mang trước (Prosobranchia), phân lớp mang sau (Opisthobranchia) và phân lớp có phổi (Pulmonata). Trong đó phân lớp mang trước và phân lớp có phổi là phân lớp phổ biến ở nước ta sống ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn và trên cạn, còn phân lớp mang sau chủ yếu sống ở biển, môi trường nước mặn, nước lợ. Thân mềm chân bụng có vai trò quan trọng đối với con người và môi trường. Đối với con người, các loài chân bụng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt và dịch nhớt còn hiệu quả trong điều trị một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch, sưng đau, mụn nhọt, hen suy n và khớp. Đối với môi trường, các loài ốc và sên trần có vai trò phân hủy vật chất hữu cơ rơi rụng, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên, làm sạch môi trường. Sự phản ứng và thích nghi của các loài thân mềm chân bụng trong môi trường sống phản ánh được đặc điểm của môi trường sống đó. Vì thế, người ta coi các loài ốc như nhóm sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi của môi trường, có thể đánh giá chất lượng hoặc những thay đổi môi trường thông qua thành phần loài, sự biến mất hoặc suy giảm số lượng cá thể của nhóm loài bản địa. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứ về ốc cũng có rất nhiều nhưng công trình nghiên cứu mang tính tổng thể đối với cả ngành thân mềm hoặc cả nhóm động vật sống ở đáy tại các khu vực khác nhau. Chưa có sự tổng hợp riêng về từng nhóm nhỏ, trong đó có 2 phân lớp là phân lớp mang sau (Opisthobranchia) và phân lớp có phổi (Pulmonata) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

2

Huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên lớn, nơi có hệ sinh thái RNM phong phú, nơi tiếp giáp cửa sông Hồng và nằm trong vườn quốc gia Xuân Thủy. Nơi đây được cho là có mức độ đa đa dạng sinh học cao trong số các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển phía Bắc Việt Nam [10]. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra, đánh giá về thành phần loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và ốc phổi (Pulmonata) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng về thành phần loài của phân lớp ốc mang sau và ốc có phổi tại rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý các loài ốc mang sau và ốc phổi có giá trị. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và ốc phổi (Pulmonata) ở HTS rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. - Xác định đặc điểm phân bố của loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và loài ốc phổi (Pulmonata) ở HTS rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu - Xác định hiện trạng khai thác, sử dụng và các nhân tố tác động đến đa dạng sinh học loài ốc mang sau (Opithobranchia) và loài ốc phổi (Pulmonata) ở khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp quản lý các loài ốc mang sau và ốc phổi có giá trị trong khu vực nghiên cứu

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1. Tổng quan về phân lớp ốc mang sau và ốc phổi 1.1.1. Đặc điểm của phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia) Phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia) cơ thể vặn xoắn không hoàn toàn, vỏ và nắp vỏ thường tiêu giảm hoặc còn lại rất ít, vỏ tiêu giảm ở giống Doris hoặc nằm trong khoang áo giống Aplysia, một mang uốn nếp nằm ở phía sau tim, đôi khi được thay thế bởi mang thứ sinh, tim chỉ có một tâm nhĩ, xoang áo nằm ở phía bên phải cơ thể đôi khi tiêu giảm hoặc mất h n, phần đầu có 2 cặp xúc tu (râu). Lưỡng tính, sống ở biển. Được chia làm 9 bộ, 120 họ và khoảng 2000 loài, gồm: [19][29] Bộ 1. Cephalaspidea: o Sự hiện diện của lá chắn đầu là đặc điểm đặc trưng nhất. o Vỏ có một phần hoặc toàn bộ trong khoang áo. o Có 2 thùy bên đầu. o Có một mang gấp nếp ở bên phải. Đại diện: Ốc bóng (Acteon, Cylichna, Bulla, Hydatina, Scaphander).

Hình 1.1: Sơ đồ câu tạo tấm đầu của bộ Cephalaspidea (theo Mari, 2013)[22] (cs-tấm khiên đầu; f-chân; m-áo; p-chân bên; pl-thùy chân; s-vỏ; sg-rãnh tinh dịch. Tỷ lệ 5mm) Bộ 2. Pyramidellacea: o Ký sinh ngoài ở các loài hai mảnh vỏ và giun nhiều tơ. o Mang và lưỡi bào thiếu.

4

o Vỏ hình xoắn ốc và có nắp vỏ. o Có một vòi dài có thể co rút. Đại diện như : Pyramidella, Odostomaia

Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo của Pyramidellacea (Tore Høisæter, 2014)[29] (từ trên xuống và trái qua phải: Odostomia turrita, Brachvstomia lukisi và Ondina divisa)

Bộ 3: Acochilidioidea o Vỏ và mang không còn. o Phần nội tạng tách biệt với chân. o Hầu hết các loài nhỏ từ 2mm đến 5mm. o Chủ yếu sống ở dưới biển, số ít sống ở nước ngọt, được tìm thấy ở Indonesia và Palau. Đại diện như: Unela, Ganitus, Hedylopsis. Acochlidium. Bộ 4: Anaspidea hoặc Aplysiacea o Vỏ tiêu giảm thành một tấm ph ng và được phủ bởi áo bên ngoài, trừ nhóm Akera có vỏ ngoài. o Có mang và khoang áo. o Các chi bên hông được hình thành hoàn thiện. o Phần đầu có cặp xúc tu và 1 cặp sừng. Cặp xúc tu thứ nhất được gọi là xúc tu miệng o Lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bên phải. Đại diện: Thỏ biển thuộc các giống Notarchus, Akera, Bursatella, Aplysia

5

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo của Anaspidea [30] (Theo https://doi.org/10.1016/B978-0-12-751408-6.50008-4)

Bộ 5: Notaspidea o Vỏ có thể có hoặc không. o Có áo nhưng không có khoang áo. o Mang ở bên phải cơ thể. Đại diện như loài: Tylodina, Umbraculum, Pleurobranchus. Bộ 6: Sacoglossa o Không có vỏ hoặc vỏ nhỏ. o Có khoang áo, mang và cơ quan cảm nhận có thể có (e.g., Berthelinia) hoặc không có (e.g., Elysia). o Lưỡi bào có 1 hàng răng thích hợp với kiểu hút thức ăn. Đại diện: Caliphylla, Oxynoe, Lobiger, Berthelinia, Julia, Elysia

6

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo của bộ Sacoglossa [29] (A-Pleurobranchus, B-Berthelinia, C-Elysia, D-Glossodoris, E-Dendronobus)

Bộ 7: Thecosomata (= Pteropoda) o Có vỏ ngoài. o Các chi bên giống các cơ bắp lớn. Đại diện loài như: Corolla, Cavolina, Clio, Limacina, Spiratella. Bộ 8: Gymnosomata : o Vỏ và vỏ khoang áo tiêu biến. o Sống ở dưới đại dương. o Có các chi bên. Đại diện loài như: Cliopsis, Pneumoderma. Bộ 9: Nudibranchia o Vỏ, khoang áo, mang và cơ quan thụ cảm tiêu giảm. o Cơ thể có nhiều lông gai hoặc lông hô hấp, một số loài có lông hô hấp đơn (Ví dụ: Aeolida, Glaucus), hoặc lông phân nhánh (Ví dụ: Dendronotus, Tritonia). o Một số loài có mang thứ cấp xung quanh hậu môn (Ví dụ: Doris, Glossodoris) và một số có mang tấm dưới mép áo hoặc lông hô hấp (Ví dụ: Amirna)

7

o Đại diện loài như: Armina, Aeolidia, Glaucus, Pleurophyllidia, Eolis, Aeolis, Tethys).

Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo của Nudibranchia [30]

1.1.2. Đặc điểm của phân lớp ốc phổi (Pulmonata) Phân lớp có phổi (Pulmonata) hô hấp bằng phổi, cơ quan áo l , thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu. Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp vỏ. Lưỡng tính một số đ con, có khoảng 16000 loài còn sống và được chia làm 3 bộ: Bộ 1: Systellommatophora o Có ở hậu môn nằm ở phần cuối của cơ thể. Có túi phổi nhưng không có phổi ở họ Veronicellidae o Ví dụ: Sên biển (Onchidium, Rhodope)

Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của Systellommatophora [18].

8

Bộ 2: Basommatophora o Mắt ở gốc của các xúc tu. o Có một cặp xúc ở phần đầu. o Môi trường sống chủ yếu nước ngọt, có một số sống ở nước biển và nước lợ Ví dụ: Planorbis (Indoplanorbis), Lymnaea, Anisus, Bulius; Siphonaria ở biển; Amphibola ở cửa sông. Bộ 3: Stylommatophora o Hai cặp xúc tua. o Mắt nằm ở đầu các cặp xúc tu phía sau. o Môi trường sống chủ yếu là ở trên cạn, một số sống ở cả nước cả cạn. Ví dụ: Achatina, Achatinella, Pupilla, Limax, Subulina, , Glessula,…

Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc của họ Ellobiidae (hay Melapidae) [18].

Hình 1.8: Cấu trúc cơ thể của ốc trên cạn [18]. 1-Vỏ ốc; 2-Tuyến tiêu hóa; 3-Phổi; 4-Hậu môn; 5-Lỗ hô hấp; 6-Mắt; 7-Râu, xúc tu; 8- Hạch não; 9-Ống dẫn nước bọt; 10-Miệng; 11-Hầu; 12-Tuyến nước bọt; 13-Lỗ sinh dục; 14-Gai giao phối; 15-Lỗ sinh dục cái; 16-Tuyến nhầy; 17-Ống dẫn trứng; 18-Túi sinh dục; 19-Chân; 20-Dạ dày; 21-Thận; 22-Áo; 23-Tim; 24-Ống dẫn tinh.

9

Đa số các loài ốc được phát hiện có thể xác định dựa vào các đặc điểm hình thái của vỏ, các vòng xoắn của vỏ ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Vòng xoắn (hay còn gọi là vỏ xoắn) là sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng ống. Kích thước rộng hay hẹp của vòng xoắn, tách ra thành các đường liên tục gọi là đường xoắn. Hầu như trong các mẫu vỏ, vòng xoắn cuối là vòng xoắn rộng nhất. Phần mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ. Ngoài ra với một số loài có bề ngoài hình thái khá giống nhau người ta còn có thể dựa vào màu sắc của vỏ ốc, màu sắc có thể màu đậm màu nhạt, thậm chí màu trong suốt thậm chí còn không có vỏ. 1.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của vỏ. a. Vỏ ốc Hình dáng vỏ rất đa dạng với nhiều kích thước khác nhau với hiều hình dáng khác nhau. Vỏ ốc có thể dày hoặc mỏng, chắc chắn hay d vỡ, có nắp vỏ hay không có nắp vỏ, với màu sắc của vỏ thì rất phong phú có đủ các loại màu từ màu tối đến màu trắng tùy từng loài khác nhau, chúng không chỉ để trang trí cho bề ngoài của ốc mà còn đặc trưng cho từng loài khác nhau. Các loài ốc phổi (Pulmonata) thì thường có vỏ dày rất chắc chắn có màu sắc thì đa dạng và đôi khi có nhiều màu kết hợp với nhau. Đối với loài ốc mang sau (Opisthobranchia) thì thường có vỏ với độ dày của vỏ rất mỏng thường vỏ được bọc trong lớp bên thân bên ngoài, hoặc vỏ bị tiêu giảm đi đến mức không có vỏ, có vỏ thi vỏ thường nhẵn bóng. b. Đỉnh vỏ Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ và nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn hoặc tù. c. Kích thƣớc vỏ Kích thước vỏ với các số các vòng quan trọng như chiều cao hay chiều dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng (khoảng cách rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ là đặc điểm

10

dùng để mô ta nhận dạng nhận biết về từng loài khác nhau, cũng có thể để nhận biết tuổi đời của từng cá thế loài. Dựa vào kích thước vỏ có thể phân chia ốc thành: Nhóm kích thước bé (dưới 10 mm), nhóm kích thước trung bình (từ 10 – 20 mm) và nhóm kích thước lớn (trên 20 mm). d. Các vòng xoắn Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng, trừ lỗ miệng. Các vòng xoắn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (Ví dụ: Ellobium chinensis; Ellobium aurisjudae), nhiều loài có cả hai kiểu xoắn; tròn đều, phồng lên hay phình ra ở phần dưới. Các vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung. Trên các vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có lông hoặc không. Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến trưởng thành. e. Miệng vỏ Với loài ốc mang sau cũng như loài ốc phổi. Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Có thể phân biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ miệng thay đổi; có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ovan, hình bán nguyệt, hình quả lê…Bờ viền của miệng là môi, được chia thành bốn khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi (basa lip), trụ môi (columellar lip) và môi trong vách (parietal lip). Trong hầu hết các vỏ, môi trong vách không phân biệt, được tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai. Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ, lỗ miệng có nắp miệng hay không . 1.1.4. Vai trò của ốc Trong hệ sinh thái, ốc là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên cung cấp nhiều năng lượng và canxi cho các loài động vật ăn thịt, hằng ngày chúng ăn

11

các loại xác bã thực vật, các loại trái cây chín rụng, nấm, rêu,…và thải ra môi trường dưới dạng phân hữu cơ rất hữu ích cho môi trường đất. Ngoài ra chúng còn có vai trò trong việc góp phần cải tạo đất, phân ốc được thải ra trong quá trình tiêu hóa sẽ góp phần làm tăng độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường. Đối với đời sống con người, ốc là các sản phẩm có giá trị kinh tế, thịt ốc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, một số loài ốc trở thành đặc sản. Ngoài ra ốc còn là một sinh vật chỉ thị cho sự thay đổi của môi trường, còn là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các hàng mĩ nghệ, làm vật trang trí.

1.2. Tình hình nghiên cứu về ốc mang sau và ốc phổi ở rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu về động vật thân mềm được phát triển rất sớm, trên rất nhiều nhóm, đối tượng và ở nhiều nơi khác nhau. Trước thế kỷ XVII, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thân mềm như sinh thái học, nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng cửa động vật thân mềm thì chưa được đầy đủ. Đến thế kỉ thứ XVIII, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các công trình nghiên cứu mới được chú trọng và phát triển hơn, những người đặt nền móng cho nghiên cứu về động vật thân mềm chân bụng (:Gastropoda) đặc biệt là nghiên cứu về ốc tại rừng ngập mặn có uy tín mà đến nay vẫn còn giá trị như: Quoy and Gimard, 1832, Linnaeus, 1758, Bruguiere, 1792), L.Pfeiffer, 1855, Deshayes, 1830. Tài liệu mô tả hoàn chỉnh động vật thân mền chân bụng đầu tiền được xuât bản vào năm 1893 với tiêu đề “Cochologicall Manual”. Năm 1814, Cuvier là người đầu tiên đặt tên cho nhóm gồm các loài ốc có phổi là Pulmonata. Đối với phân lớp Milne-Edwards (1848) là người đầu tiên đặt tên cho nhóm ốc mang sau - Opisthobranchia. Từ đó đến nay có nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới đã có những công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài thân mềm nói chung, trong đó có phân lớp mang sau. Các nghiên cứu này được thực hiện

12

cả ở môi trường biển và ven bờ, cũng như trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung phần lớp vào các đối tượng có kích thước lớn, sống ở biển. Hiện nay, tài liệu “The new classification of gastropods according to Bouchet and Rocroi” được xuất bản năm 2005 đã chỉ ra có 9 bộ trong ốc mang sau và 3 bộ của ốc phổi và các nhận dạng của từng bộ. Năm 2009, Francisco J. Garcia và Hans Bertsch đến từ trường đại học Pablo, Tây Ban Nha đã nghiên cứu và thống kế mang tính địa động vật toàn cầu về phân lớp Opisthobranchia từ biển Đại Tây Dương. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ các công trình đã công bố, kết quả cho thấy có 1066 loài thuộc các bộ Cephalaspidea, Anaspidea, Sacoglossa, Notaspidea và Nudibranchia. Nghiên cứu cũng xác định về sự phân bố và giới hạn phân bố của các nhóm loài ốc mang sau trong khu vực [16]. Mari H. Eilertsen và Manuel António E. Malaquias, năm 2013 đã nghiên cứu và tổng kết về hệ thống phân loại của giống Scaphander (Gastropoda, Cephalaspidea) ở vùng biển Đại Tây Dương. Kết quả nghiên cứu đã xác định khoảng 45 loài thuộc giống này trên toàn thế giới. Phân loại các loài trong giống Scaphander thông thường chủ yếu dựa vào hình thái của vỏ. Tuy nhiên đặc điểm của vỏ cũng thường biến đổi, điều đó dẫn tới tình trạng phân loại không chắc chắn, rõ ràng, vì thế nghiên cứu này dựa trên kết quả phân tích AND để xác định chính xác quan hệ giữa các loài trong giống này [22]. Năm 2013, Roberto A. Uribe và những người khác đã nghiên cứu về đa dạng sinh học và phân bố của các loài ốc thuộc phân lớp Opisthobranchia ở Peru. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng số 56 loài thuộc 30 họ. trong đó cũng ghi nhận 3 loài lần đầu tiên thấy ở vùng biển Peru. Ngoài ra, các tác giả cũng bổ sung 19 loài cho vùng phân bố mới [25]. Tore Hoisæter, năm 2014 đã nghiên cứu và giới thiệu về các loài thuộc họ Pyramidellidae (Gastropoda, ) tại Na Uy và các vùng nước lân cận. Tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, đồng thời nghiên cứu trên các mẫu

13

vật thu được. Nghiên cứu này đã trình bày 54 loài, trong đó có 2 loài mới được mô tả và 3 loài được tu chỉnh về tên khoa học. Tất cả các loài đều được mô tả và minh họa bằng hình ảnh chụp và bản vẽ một số bộ phận cơ thể và nắp vỏ [29]. Nghiên cứu về các loài thuộc phân lớp Opisthobranchia trong hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực châu Á cũng được một số nhà khoa học thực hiện. Trong báo cáo về rừng ngập mặn biển nam Trung Hoa, Hangqing Fan (năm 2002) đã tập hợp từ tất cả các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, tác giả đã thống kê được 645 loài động vật không xương sống cỡ lớn trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có 11 loài thân mềm thuộc phân lớp Pulmonata, tất cả đều thuộc họ Ellobiidae (Melampidae) [19]. Năm 2011, Liu Yi và cộng sự đã nghiên cứu về họ Ellobiidae trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Trung Quốc. Các tác giả đã phát hiện 21 loài mới được ghi nhận. Công trình cũng đánh giá sự phân bố và chức năng sinh thái của chúng. Ngoài ra còn xác định về mối quan hệ giữa các loài ốc với cây ngập mặn, cụ thể: Loài ốc Ellobium chinense trong quần xã cây Avicennia marina, loài ốc Cassidula musteline gắn liền với quần thể cây Rhizophora stylosa, loài ốc Pythia trigona với cây Bruguiera sexangula, loài ốc Cassidula nucleus với cây Aegiceras corniculatum, và loài ốc Ellobium aurismidae với quần xã cây Kandelia candel [21]. Năm 2011, Cornelis (Kees) Swennen đã khảo sát ở rừng ngập mặn khu vực châu Á bao gồm Thái Lan, Hong Kong, Singapore, biển Andaman, biển Arabian, Ấn độ, Australia, vinh Bengal, Malaysia,… Kết quả đã công bố 4 loài thuộc giống Elysia, trong đó 2 loài đã được mô tả sống trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đó là: Elysia leucolegnote Jensen, 1990 và E. bangtawaensis Swennen, 1998. Các loài này chủ yếu thấy ở nền đáy bùn mềm chỗ nước nông. Hai loài mới được mô tả là E. singaporensis và E. bengalensis. Tác giả cũng mô tả đặc điểm hình thái ngoài và cấu tạo trong cũng như một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và môi trường sống của 4 loài này [14]. Năm 2015, Ullah và cộng sự đã nghiên cứu đa dạng và sự phân bố của thân mềm trong rừng ngập mặn ven biển Karachi, Pakistan. Các tác giả đã khảo sát và

14

thu mẫu từ vùng cao triều tới vùng thấp triều, mỗi ô định lượng được thiết lập là 1m2. Kết quả nghiên cứu đã thu được 14 loài, trong đó có 6 loài ốc phổi Pulmonata, 1 loài ốc mang sau Opisthobranchia. Họ Ellobiidae và Onchididae phân bố rộng ở cả 2 khu vực [28]. Năm 2016, Benoît Dayrat và cộng sự đã điều tra, khảo sát về mẫu vật của các loài thuộc giống Onchidium trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ấn độ, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và mẫu vật ở một số bảo tàng. Kết quả nghiên cứu đã tu chỉnh và mô tả lại 3 loài thân mềm thuộc giống Onchidium dựa trên phương pháp phân tích di truyền phân tử, đồng thời lập khóa định loại của 3 loài này. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt nam nói chung các công trình nghiên cứu về về đa dạng loài ốc tại rừng ngập mặn phát triển rất sớm, nó gắn liền với các công trình nghiên cứu động vật đáy và vùng triều. Trước năm 1954 các công trình nghiên cứu đều được người nước ngoài tiến hành thực hiện. Từ năm 1964 đến năm, tổng cục thủy sản tổ chức các đợt điều tra nguồn lợi thủy hải sản vùng triều từ Móng Cái đến Quảng Bình cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các nghiên cứu mới thu được lại nhiều thành tựu. Tập hợp các nghiên cứu về ốc, đặc biệt là ốc mang sau và ốc phổi tại rừng ngập mặn Việt Nam, nhóm tác giả: Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc cùng Tạ Thị Kim Thoa (2008), đã chỉ ra ở vùng biển phía Bắc Việt Nam có 4 loài ốc phổi[8]. Năm 2011, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhượng cũng nghiên cứu và công bố 15 loài thuộc các họ ốc phổi của vùng của sông Hồng [3]. Năm 2016, Sofya Sergeevna Zvonareva và Yu I Kantor đã khảo sát về thân mềm chân bụng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Khánh Hòa, bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên từ năm 2005 đến 2015. Kết quả nghiên cứu đã công bố 65 loài thân mềm chân bụng trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 17 loài thuộc phân lớp có phổi. Mỗi loài đều được mô tả về kích thước, môi trường sống, độ thường gặp, khu vực phân bố và hình ảnh minh họa.

15

1.3. Tổng quan về điệu kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Giao Thủy 1.3.1 Vị trí địa lý Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45 km, có tọa độ địa lý: 20o10’ đến 20o21’ vĩ độ Bắc và từ 106o21’ đến 106o35’ kinh độ Đông. - Phía Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình - Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Xuân Trường - Phía Tây giáp huyện Hải Hậu - Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông Huyện Giao Thủy có đường tỉnh lộ 489, 489B và đường 486B chạy qua cùng với hệ thống sông Hồng chảy qua địa bàn huyện. Huyện có 32 km bờ biển, phía Đông Nam có Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia Công ước Ramsar là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn, phía Tây Nam có khu du lịch tắm biển Quất Lâm... Với vị trí địa lý như trên, huyện Giao Thủy có nhiều tiềm năng để xây dựng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên cơ sở tiếp tục ổn định sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn. Tập trung huy động mọi nguồn lực khai thác có hiệu quả tiềm năng biển, đưa kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển đồng bộ và chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch [11]. 1.3.2. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình Giao Thủy mang đặc điểm địa hình đồng bằng, khá bằng ph ng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng nội đồng có địa hình tương đối bằng ph ng song có một triền đất cao trước đây là cồn cát ven biển chạy dọc huyện từ thị trấn Ngô Đồng (phía Đông Bắc) xuống thị trấn Quất Lâm (phía Tây Nam). Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, một số vùng cửa sông, trong và ngoài đê biển có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.

16

Vùng bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng ph ng có điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng kinh tế biển và phát triển ngành du lịch. Nhìn chung, địa hình của huyện Giao Thủy tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú, đồng thời thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng biển và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội [11]. 1.3.3. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm Khí hậu huyện Giao Thủy mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, có thời tiết bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông tương đối rõ, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ trung bình khoảng trên 29°C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 - 1.700 giờ. Độ ẩm trung bình: 80 - 85%. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm huyện Giao Thủy thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn/năm, chủ yếu rơi vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 [11].

17

Hình 1.9: Sơ đồ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin-Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định

18

1.3.4. Điều kiện thủy văn Là huyện ven biển nằm về phía Đông Nam của châu thổ sông Hồng, có khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, nguồn nước rất phong phú biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, trung bình thủy triều lên cao từ 1,6 - 1,7 m, cao nhất là 3,3 m, thấp nhất 0,1 m. Thủy triều gây ra tình trạng nhi m mặn và tăng mực nước ở các sông. Thủy triều cũng tạo ra sự bồi đắp hình thành vùng bãi bồi ven biển. Chế độ thủy văn trên địa bàn của huyện luôn chịu tác động trực tiếp của hệ thống sông Hồng thông qua cửa Ba Lạt ở phía Bắc và hệ thống dòng chảy theo mùa ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ [11]. 1.3.5. Hiện trạng về rừng ngập mặn và tài nguyên sinh học 1.3.5.1. Hiện trạng về rừng ngập mặn. Toàn huyện có 2.481,92 ha đất rừng chiếm 10,42% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng đặc dụng với 2.360,71 ha, còn lại là diện tích đất rừng phòng hộ có 121,21 ha (năm 2016 ) Chủ yếu là rừng ngập mặn, đặc biệt ở khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy với những cánh rừng ngập mặn gần như nguyên sinh, hàng năm với sự hỗ trợ từ các dự án phục hồi rừng của quốc gia và quốc tế huyện đã tổ chức trồng mới, trồng dặm bổ sung thêm. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, gió bão, thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và là lá chắn an toàn để bảo vệ hệ thống đê biển, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân đồng thời đây cũng là khu dự trữ sinh quyển của vùng đồng bằng Sông Hồng. Rừng ngập mặn còn là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thuỷ hải sản và cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú với 500 loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá, ngao, sò, rong câu chỉ vàng.v.v...[11]. 1.3.5.2. Tài nguyên sinh học Huyện Giao Thủy có đường bờ biển dài 32 km. Đặc điểm của khu vực bờ biển là: - Có 2 cửa sông là sông Hồng và sông Sò.

19

- Vùng biển có rất nhiều phù du sinh vật và thức ăn cho cá tôm từ đất liền do 2 con sông đổ ra. - Nằm giữa hai cửa sông lớn, cùng với vùng đất bãi bồi ven biển, là những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch... Tổng sản lượng thuỷ hải sản bình quân 15.000-20.000tấn/năm; tổng sản lượng lương thực bình quân 106.000 tấn/năm là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm xuất khẩu và ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm. Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn nằm ở cửa sông Hồng có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú với trên 2.000 ha rừng ngập mặn là nơi dừng chân của nhiều loại chim di cư quý hiếm được ghi tên trong sách đỏ quốc tế. Tháng 01/1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESCO công nhận tham gia công ước RAMSAR, đây là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Xuôi về phía Tây Nam có bãi biển Quất Lâm với bãi cát dài hơn 5 km hàng năm cũng đã thu hút khá nhiều du khách về tắm biển [11]. 1.3.6. Kinh tế và xã hội 1.2.6.1 Điều kiện kinh tế Trong quá trình điều tra tại thực địa, nhóm nghiên cứu đã về huyện Giao Thủy liên hệ với các cấp chính quyền địa phương để thu thập thông tin, tư liệu. Về điều kiện và kết quả phát triển kinh tế nói chung của địa phương có thể tóm tắt về các mặt gồm: Sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, công thương. Nhìn chung, trong số 5 xã ven biển huyện Giao Thủy gồm: Giao Lạc, Giao Thiện, Giao An, Giao Xuân, Giao Hải, kinh tế xã hội xã Giao Lạc được xếp vào loại trung bình. Theo báo cáo kinh tế xã hội của UBND xã Giao Lạc cho thấy, địa phương có tổng diện tích 1389,71ha (tính cả diện tích rừng trồng và bãi bồi phía ngoài đê), diện tích đất tự nhiên là 704,67ha (tính từ đê Trung Ương trở vào) với dân số

20

10.435 người, tập trung ở 22 xóm dân cư, mật độ dân số là 1447 người/km2. Sản xuất nông nghiệp của các xã ben biển huyện Giao Thủy bao gồm các hoạt động chính như: trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động khai thác và sản xuất thủy hải sản [10][11].

Hình 1.10: Tổng số hộ và số hộ nghèo 5 xã vùng ven biển thuộc huyện Giao Thủy Về khai thác và sản xuất thủy hải sản: Quy mô sản xuất tiếp tục được duy trì với các hoạt động chính như nuôi ngao vạng, đầm nuôi tôm…, mặc dù giá cả thị trường không thuận lợi so với kỳ vọng song người dân vẫn duy trì đầu tư cải tạo bãi nuôi, đầu tư nuôi thả ngao giống. Công tác quản lý tài nguyên môi trường: Chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2014 tầm nhìn 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục tuyên truyền và phổ biến Luật đất đai 2013 đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai. Xây dựng chương tình bảo vệ HST tự nhiên trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý và bảo vệ RNM như dự án đầu tư phát triển vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy tăng cường trồng cây rừng phòng hộ, tăng cương công tác kiểm lâm. Quản lý đê điều, phòng chống lụt bão: Tổ chức kiểm tra các công trình trọng điểm về đê kè và công tác phòng chống lụt bão, phương án ứng phó với tình huống

21

siêu bão. Tiếp tục khuyến khích người dân tham gia công tác xây đắp đê kè và bảo vệ RNM [9][10]. 1.3.6.2. Điều kiện xã hội Về văn hóa xã hội: Phần lớn người dân trong xã đã được xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục đến bậc giáo dục tiểu học. Người Kinh chiếm đại đa số với 3 tôn giáo chính: Thiên chúa giáo (71%), Phật giáo và Tin lành. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện và đồng bộ. Giáo dục: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào các loại hình THPT đạt trên 80%. Số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT bằng các loại hình đào tạo trong năm học 2017- 2018 trên 80%. Tỷ lệ học sinh hạnh kiểm khá tốt chiếm trên 97%, học lực khá giỏi chiếm trên 80%. 99,89% đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia [10].

22

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 5/2018 đến tháng 12/2018 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: Thu thập từ các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về ốc mang sau và ốc phổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Kế thừa các thông tin về điều kiện tự nhiên xã hội khu vực huyện Giao Thủy, và các công trình đã từng nghiên cứu liên quan về loài ốc mang sau và ốc phổi. 2.2.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia có những hiểu biết nhất định tại địa điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan được về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường ở khu vực nghiên cứu, và những chuyên gia đã từng nghiên cứu về ốc. Tìm hiểu và xin ý kiến những người đã khảo sát trước. 2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin về tình hình khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên sinh vật và các loài có giá trị. Đây là phương pháp bổ sung thông tin làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng quản lý tài nguyên sinh vật. + Mẫu phiếu cho cán bộ quản lý rừng ngập mặn. + Mẫu phiếu cho người dân địa phương sống xung quanh rừng ngập mặn. 2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 2.2.4.1. Dụng cụ, hóa chất - Thiết bị máy móc: Điện thoại để định vị GPS và chụp ảnh (Iphone 7 plus, sản xuất năm 2017), cân phân tích KD-TBED153 (độ phân giải bên trong:1/30000 đến 1/60000), máy đo độ mặn, đèn pin chiếu sáng untrafire xmlT6. - Hóa chất: Cồn 90o hãng Ngân Hà

23

- Thiết bị khác: X ng nhỏ xúc đất (loại 15cm), thước dây (loại 5m), thước đo Beiliang (sai số 0,02mm), kính lúp cầm tay Maifeng (phóng đại 8x), kẹp gắp loại rộng 5m, sàng dây có mắt 5mm, túi bấm kích thước 10x12 (cm) và 18x20 (cm), túi nylon loại 10kg, hộp những loại 10ml, xô nhựa, bút bi, bút dạ, giấy dán nhãn không thấm nước, kéo, bản chải.

2.2.4.2. Phương pháp xác định độ cao nền đáy: Độ cao nền đáy được tính so với mức chuẩn” 0 độ sâu” và dựa vào độ cao của thủy triều.

H = H0 – H1 Trong đó: H là độ cao nền đáy

H0 là độ cao của thủy triều - tính theo bảng thủy triều năm 2018.

H1 là độ cao của thủy triều so với nền đáy tại các điểm nghiên cứu được do trực tiếp ngoài thực địa khi nước thủy chiều lên cao.

2.2.4.3. Phương pháp đo độ mặn Đo độ mặn bằng máy khúc xạ kế cầm tay (TTC sản xuất năm 2018) Cách sử dụng: Bước 1: Nhỏ 1-2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Bước 3: Nước phải phủ đều lên mặt kính Bước 4: Đưa lên mắt ngắm Bước 5: Đọc thông số trên thang đo, chỉnh tiêu cự sao cho thấy dõ nhất Bước 6: Lau khô bằng giấy thấm mềm Nghi rõ dán nhãn vị trí lấy mẫu nước (tọa độ, sinh cảnh) 2.2.4.4. Xác định vị trí thu mẫu ngoài thực địa - Vị trí thu mẫu:

24

- Địa điểm thu mẫu 1: Tại xã Giao Thiện Vị TT Sinh cảnh Tọa độ Mô tả vị trí lấy mẫu trí 1 GT1 Rìa bờ RNM: Bờ - Địa hình dốc với H= 2,6m. Đất cát đê RNM ngăn 20°14'31.6"N - Có những cây cỏ, muống biển, cây 106°34'13.8"E với bên nuôi bần chua. Độ mặn 9‰. trồng ngao của - Ít chịu tác động của con người. các hộ dân. - Mùn cây dày. 2 GT2 Cống xả của hồ - Địa hình dốc thoải, thấp, H =.0,8m 20°14'30.1"N nuôi gần bờ - Đất trống, có một số cành cây đã 106°34'12.9"E RNM chết. Độ mặn 9‰. - Chịu tác động của con người. 3 GT3 Hồ nuôi ngao. - Địa hình bằng ph ng. 20°14'29.5"N - Độ cao trung bình với H 1,6m. 106°34'10.0"E - Có một số cọc tre được cắm, và cây trang nhưng thưa, mỏng. Độ mặn 10,5‰. 4 GT4 Trong rừng ngập - Có các cây sú, cây trang với mặt độ 20°14'31.9"N mặn vế rìa bờ. trung bình. Độ mặn 11,6 106°34'15.4"E ‰. - Địa hình ph ng, độ cao H= 1,4m. -Đất bùn, có các lá cây khô rụng. 5 GT5 Giữa rừng ngập - Có các cây trang, cây sú. 20°13'26.0"N mặn. - Mật độ cây dày. Độ mặn 13,6 106°34'32.7"E ‰. - Địa hình ph ng, độ cao H =0.8m. - Nền đất bùn. 6 GT6 Rạch nước giữa - Địa hình ph ng, độ cao H=0,7m. 20°13'24.6"N rừng ngập mặn. - Có rãnh nước. Độ mặn 14,3‰. 106°34'33.9"E - Đất bùn và có cây trang.

25

- Dưới rãnh nước có các cành cây, lá cây khô. 7 GT7 Bờ hồ nuôi ngao - Có cây muốn biển, cây cóc kèng, cỏ 20°13'20.1"N giữa rừng ngập - Đại hình cao với H= 2,5m. 106°34'35.8"E mặn. - Đất cát, mùn thực vật dày. - Độ mặn 14,2‰. 8 GT8 Trong rừng ngập - Địa hình bằng ph ng, độ cao 20°13'45.5"N mặn vế bãi triều H=1,2m. 106°34'59.8"E nuôi thủy sản. - Có các loại cây trang, cây sú. - Đất bùn cát. Độ mặn 15,6‰. 9 GT9 Rìa rừng ngập - Có các loại cây thông, cây cỏ, muốn 20°13'45.1"N mặn. biển. Độ mặn 16,2‰. 106°35'03.2"E - Đại hình dốc thoải, độ cao H=1,6m - Đất cát và có thảm mục dày. 10 GT10 - Địa hình bằng ph ng, H=0,6m. 20°13'39.3"N Bờ cát cồn mờ - Xung quanh có các bè nuôi. 106°35'57.2"E - Đất cát trống. Độ mặn 19,9‰.

- Địa điểm thu mẫu 2: Tại xã Giao An

Vị TT Sinh cảnh Tọa độ Mô tả vị trí lấy mẫu trí 1 GA1 Rìa bờ gần lều - Địa hình cao, H=2,8m. 20°14'16.4"N hồ nuôi của nhà - Đất có cây cỏ. Độ mặn 10,8‰. 106°31'58.5"E dân - Chịu tác động của con người. - Giáp rạch nước và hồ nuôi ngao, tôm 2 GA2 Trong hồ nuôi - Địa hình thấp, độ cao H=0,9m. 20°14'12.3"N ngao. - Đất bùn. Độ mặn 12,2 106°31'58.5"E ‰. - Xung quanh là các hồ nuôi khác.

26

- Trong hồ có một số gậy và lưới vây. 3 GA3 Rìa bờ rừng - Địa hình dốc, độ cao H=1,6m. 20°14'10.2"N ngập mặn cạnh - Có cây cỏ, cây muốn biển và một cây 106°31'59.2"E kênh rạch mãng cầu. Độ mặn 11,1‰. - Cạnh có rạch nước lớn. 4 GA4 Bờ trống rìa - Địa hình bằng ph ng, H=1,8m. 20°14'11.8"N ngập mặn. - Độ cao trung bình. 106°31'54.7"E - Bãi trống. Độ mặn 11,9‰. - Gần rạch nước lớn. 5 GA5 Trong rừng - Địa hình ph ng, H= 1,3m loại đất 20°14'08.7"N ngập mặn. bùn cát. 106°31'58.3" - Có các loại cây trang, sú, với mật độ trung bình. Độ mặn 14,4‰. - Gần bờ rìa của các hồ nuôi ngao. - Cạnh rạch nước. 6 GA6 Giữa rừng ngập - Địa hình bằng ph ng, độ cao H=1,1m 20°13'47.7"N mặn - Có các loại cây trang, sú. 106°31'58.2" - Đất bùn cát. Có nhiều tán lá cây

rụng. Độ mặn 14,6‰. 7 GA7 Rạch nước giữa - Địa hình ph ng, H=0,7m. 20°13'42.8"N rừng ngập mặn. - Có nhiều lá cây trang, sú rụng và 106°32'01.2" cành cây. Độ mặn 14,6‰. - Rãnh nước. - Đất bùn, cát. 8 GA8 Trong rừng - Địa hình ph ng, Độ cao H=0,6m. 20°13'28.8"N ngập mặn vế - Có các loại cây trang, cây sú. 106°31'55.8"E tiếp giáp bãi - Đất bùn cát. Độ mặn 15,6‰. bồi.

27

9 GA9 Bờ ngoài rừng - Địa hình bằng ph ng, độ cao 20°13'23.8"N ngập mặn. H=0,4m. Tiếp giáp bãi triều nuôi thủy 106°31'54.1" hải sản và rừng ngập mặn. Độ mặn 15,8‰. Đất cát. - Có các loại cây trang. 10 GA10 Rạch nước bờ - Địa hình bằng ph ng, H= 0,5. 20°13'28.2"N ngoài ngoài - Có rạch nước rộng 1,6m. 106°32'00.3"E rừng ngập mặn. - Có cây trang. Độ mặn 15,9‰. - Dưới rạch có các lá cây trang rụng.

- Địa điểm thu mẫu 3: Tại xã GiaoLạc Vị TT Sinh cảnh Tọa độ Mô tả vị trí lấy mẫu trí 1 GL1 Bờ rìa nhà - Địa hình: Cao, độ cao H= 3,1m. 20°14'27.0"N môi trường. - Gần rạch nước lớn. 106°30'51.9"E - Có các loại cây cỏ, muốn biển và cành cây khô. Độ mặn 10,9‰. - Độ mùn dày. 2 GL2 Giữ rừng ngập - Địa hình bằng ph ng, độ cao H= 2,6m. 20°14'28.1"N mặn gần nhà - Có cây sú biển và cây trang với mật độ 106°30'51.0"E môi trường. thưa. Độ mặn 11,1‰. - Ít chịu tác động của con người. - Đất bùn, cát 3 GL3 Cạnh cống xả - Địa hình trung bình, H=1,3m 20°14'17.7"N của rạch nước - Có cây cỏ, và các lá mục. 106°31'05.2"E vào hồ nuôi. - Đất cát. Độ mặn 10,9‰. 4 GL4 Rìa bờ gần hồ 20°14'16.4"N - Địa hình dốc, độ cao H=2,3m. 106°31'02.8"E nuôi ngao .- Có các loại cây cỏ, cây muốn biển.

28

- Đất sét, cát. Độ mặn 3‰. - Thảm mục dày. 5 GL5 Trong hồ nuôi - Đất bằng ph ng, độ cao H=0,5m 20°14'18.8"N ngao - Loại đất thịt cát. 106°31'02.1"E - Đất trống. Độ mặn 10,3‰. - Chịu nhiều tác động của người dân. - Xung quanh được bao bằng lưới chắn 6 GL6 Trong rừng - Địa hình bằng ph ng, độ cao H=1,3m. 20°14'12.7"N ngập mặn - Có các loại cây trang, cây sú. 106°31'07.9"E - Gần hồ nuôi ngao và rạch nước. - Đất thị cát. Độ mặn 12,2‰. 7 GL7 Giữa rừng - Địa hình bằng ph ng, độ cao H=1,1m.

ngập mặn. - Có các loại cây trang, cây sú. 20°14'07.0"N 106°31'15.7"E - Đất bùn cát. Độ mặn 13,6‰. - Bao quanh là rưng ngập mặn với mật độ dày 8 GL8 Rạch nước - Địa hình thấp, dốc thoải, H=0,7m. 20°14'02.7"N giữa rừng - Có nhiều lá cây khô. Độ mặn 14,1‰. 106°31'17.6"E ngập mặn. - Có rạch nước nhỏ khoảng 1,3m - Có cây trang, cây sú quanh rạch nước. 9 GL9 Trong rùng - Địa hình bằng ph ng, độ cao H=1.1m 20°13'56.5"N ngập mặn. - Các mép ngoài rừng ngập mặn 20m. 106°31'18.8"E - Có cây trang, cây sú. Độ mặn 15,8‰. - Đất bùn cát. 10 GL10 Mép ngoài - Địa hình bằng ph ng, H=0,5m 20°13'50.6"N rừng ngập - Tiếp giáp cồn cát. Độ mặn 16,8 106°31'24.1"E ‰. mặn. - Có cây trang với mật độ dày. - Đất cát.

29

Nguồn: Sở Tài nguyền và Môi trường Nam Định.

Hình 2.1: Sơ đồ các điểm khảo sát tại hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (tỷ lệ 1:50000) {Chú thích: (+) là các vị trí có mẫu}

30

2.2.4.5. Thu mẫu định lượng: - Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản (ODB):

Hình 2.2 Xây dựng ô tiêu chuẩn

Ở mỗi điểm khảo sát lập 1 ô tiêu chuẩn (OTC) có kích thước 100m2 (10m x 10m), trong đó lập 5 ô dạng bản (ODB) có kích thước 1mx1m. Mỗi mẫu định lượng được thu trên mỗi ODB (diện tích 1m2). Số ô định lượng ở mỗi điểm khảo sát là 5 ô. Các mẫu thu được được để trong các lọ nhựa, túi nhựa theo kích thước. Giá trị của mẫu định lượng cho biết mật độ, sự phong phú về số lượng hoặc sự đa dạng về thành phần loài của KVNC. - Thu mẫu định lượng trong ô dạng bản (ODB): + Sau khi xác định được vị trí cần thu mẫu, dùng thước dây xác định ô tiêu chuẩn theo diện tích ở trên, thu tất cả các mẫu có trong ô đó, nếu có lẫn thảm mục thì phải dùng sàng để loại bỏ những vụn. Các bước được tiến hành theo hướng dẫn của Vermeulen và Maassen (2003) như sau: + Đối với mẫu có kích thước lớn nhặt bằng tay hoặc dùng các dụng cụ như kẹp để thu. + Đối với các mẫu nhỏ phải dùng sàng có mắt lưới cỡ 5mm, 8mm bằng kim loại để sàng loại bỏ đất và các lá mục.

31

Mẫu ốc thu được ở mỗi ô vuông cho vào một túi nilon có đề nhãn. Nhãn ghi các thông tin: Địa điểm, thời gian, tọa độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật…hoặc các lưu ý cần thiết khác (nếu có). - Ký hiệu các điểm thu mẫu: Mẫu thu xã Giao Thiện là : GT1, GT2, GT3, GT4, GT5,GT6, GT7, GT8, GT9, GT10. Mẫu thu xã Giao An là: GA1,GA2, GA3, GA4, GA5, GA6, GA7, GA8, GA9, GA10 Mẫu thu xã Giao Lạc là: GL1, GL2, GL3, GL4, GL5, GL6, GL7, GL8, GL9, GL10 2.2.5. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích mẫu - Tiến hành xử lý mẫu: + Xử lý mẫu rửa sạch bằng khăn mềm hoặc bàn chải mềm. Riêng với loài ốc mang sau gâm mẫu trong nước sôi để nguội từ 10 - 12h để gây chết đồng thời làm cho các phần của cơ thể ở trạng thái duỗi. + Cố định mẫu trong cồn 90 . - Mô tả mẫu ốc theo thứ tự bao gồm: + Tên loài: Tài liệu công bố gốc. + Synonym: Tên gọi khác (nếu có). + Mẫu vật: Phân tích để định loại. + Kích thước: Chiều cao (kí hiệu H), đường kính (kí hiệu L), dài miệng (Lo), rộng miệng (kí hiệu lo). + Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái vỏ: Hình dạng vỏ, đỉnh vỏ, các xòng xoắn, rãnh xoắn, miệng ốc, lỗ rốn… + Phân bố: Khu vực nghiên cứu và khu vực khác ở Việt Nam. + Nhận xét: Rút ra một số nhận xét: nơi đã thu được loài, kích thước các cá thể của loài so với mô tả gốc các cá thể cùng loài thu được ở các khu vực lân cận…

32

2.2.6. Phương pháp định danh, xác định tên loài:

Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo chung của vỏ ốc [18].

Việc định danh, xác định tên loài cho các mẫu vật thu được dựa vào phương pháp hình thái (hình dạng, màu sắc, kích thước, số đo, số đếm và cấu trúc của cơ thể, của vỏ ốc). Các tài liệu được sử dụng để định danh của các tác giả: Hoàng Ngọc Khắc (2011) [3], Brandt (1974) [12], Capenter (1998) [13], Cornelis (2011), Dayrat (2016) [15], Raven và Vermeulen (2007) [23], Tore (2014) [29]. Sắp xếp danh lục các loài theo hệ thống phân loại của Bouchet & Rocroi (2005) [18]. 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin về phân bố của loài được căn cứ vào tần suất xuất hiện và mức độ phong phú của loài trên các tuyến và điểm điều tra. Sử dụng các phần mềm tính toán như excel. Dựa vào số liệu thống kê về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu để so sánh, đánh giá mức độ đa dạng, phong phú của chúng ở khu hệ sinh thái rừng ngập

33

mặn tỉnh Nam Định.

+ Mật độ (Số cá thể /m2):

Trong đó: Σn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu. ΣS: Là tổng diện tích các ô nghiên cứu. - Độ đa dạng loài được xác định qua chỉ số đa dạng (diversity index) của Shannon và Weiner (1963) [26], tính bằng công thức:

n nnii H  log2 i1... NN

Trong đó, H : Độ đa dạng loài

ni: Số lượng cá thể của loài thứ i N: Tổng số cá thể của các loài + Độ phong phú của loài: Được tính theo công thức của Kreds, 1989 [20].

+ Tần số xuất hiện: Được tính bằng công thức của Sharma, 2003:

Trong đó: C’: Là tần số xuất hiện (độ thường gặp). p: Là số lượng các địa điểm thu mẫu có loài xuất hiện. P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu. Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của C’: Loài thường gặp C’ > 50%, loài ít gặp 25% ≤ C’ ≤ 50%, loài ngẫu nhiên C’ < 25%. + Độ gần gũi về thành phần loài: Mức độ gần gũi về thành phần loài giữa các khu hệ ốc tại địa điểm nghiên cứu được tính theo công thức:

34

Trong đó: S: Chỉ số tương đồng giữa hai khu phân bố A và B. S nằm trong khoảng từ 0- 1. S có giá trị càng cao thì độ gần gũi càng lớn. A: Số loài có ở khu hệ A. B: Số loài có ở khu hệ B. C: Số loài có ở cả hai khu hệ A và B

35

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Danh lục các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích các mẫu vật thu được tại các khu vực nghiên cứu đã xác định được 23 loài ốc mang sau và ốc phổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thuộc 2 phân lớp, 5 bộ, 6 trên họ và 6 họ, 12 giống. Danh sách các loài được tổng hợp trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Danh lục các loài ốc mang sau và có phổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy Số TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT TT

A Phân lớp PULMONATA Cuvier, 1814 Phân lớp có phổi

A1 Bộ Haszprunar & Huber, 1990 Bộ có phổi chính thức

Trên họ Ellobioidea Pfeiffer, 1854 Trên họ ốc mít

Họ Ellobiidae Pfeiffer, 1854 Họ ốc mít

1 Melampus fasciatus (Deshayes, 1830) Ốc hạt cam

2 Melampus parvulus (Pfeiffer, 1856) Ốc hạt quýt

3 Melampus graminea (Morrison, 1946) Ốc vỏ có vằn

4 Melampus caffer (Kuster, 1843) Ốc khoang

5 Ellobium aurisjudae (Linnaeus, 1758) Ốc mít

6 Ellobium chinensis (Preiffer, 1856) Ốc mít trung hoa

7 Cassidula aurisfelis (Bruguiere, 1792) Ốc tai mèo

36

8 Cassidula mustelina (Deshayes, 1830) Ốc mít ngắn vằn

9 Cassidula sowerbyana (Pfeiffer, 1853) Ốc hạt cườm nâu

10 Cassidula doliolum (Petit, 1842) Ốc thùng

11 Laemodonta exaratoides (Kawabe, 1992) Ốc hạt dưa 3 răng

12 Laemodonta octanfracta (Jonas, 1845) Ốc hạt chanh

13 Laemodonta punctatostriata (H&A.Adams) Ốc hạt dưa vằn

14 Pythia scarabaeus (Linnaeus, 1758) Ốc bọ hung

15 Pythia plicata (Ferussac, 1821) Ốc

16 Pythia trigona (Troschel, 1838) Ốc 3 cạnh

17 Auriculastra subula (Quoy & Gaimard, 1832) Ốc búp măng

A2 Bộ Systellommatophora

Trên họ Onchidioidea Rafinesque, 1815 Trên họ Lƣ biển

Họ Onchidiidae Rafinesque, 1815 Họ Lƣ biển

18 Onchidium stuxbergi (Westerlund, 1883) Lư vàng

19 Platevindex sp. Lư xanh

B Phân lớp OPISTHOBRANCHIA Milne-Edwards, Phân lớp mang sau 1848

B1 Bộ Cephalaspidea Fischer, 1883 Bộ khiên đầu

Trên họ Haminoeoidea Pilsbry, 1895

37

Họ Haminoeidae Pilsbry, 1895 Họ bóng đèn

20 Haminoea fusca (Pease, 1863) Ốc trứng nhỏ

Trên họ Cylichnoidea H. Adams, 1854

Họ Cylichnidae H. Adams, 1854 Họ ốc trụ

21 Truncacteocina sp. Ốc trụ nhỏ

B2 Bộ Sacoglossa Ihering, 1876 Bộ Sên biển

Trên họ Plakobranchoidea Gray, 1840

Họ Elysiidae Forbes, E. & S. Hanley, 1851 Họ sên biển

22 Elysia leucolegnote (Jensen, 1990) Sên lá xanh

B3 Bộ Aplysiomorpha=Anaspidea P. Fischer, 1883 Bộ thỏ biển

Trên họ Aplysioidea Lamarck, 1809

Họ Aplysiidae Lamarck, 1809 Họ thỏ biển

23 Bursatella leachii (Blainville, 1817) Thỏ biển

3.2. Khóa định loại và mô tả ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu 3.2.1. Một số nguyên tắc chung trong xây dựng khóa định loại. Khóa định loại các họ, giống và loài ốc mang sau và ốc có phổi tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được xây dựng dựa vào các đặc điểm hình thái mang tính ổn định, thuận tiện cho việc quan sát như: hình dạng vỏ, đỉnh vỏ, kích thước, số vòng xoắn, hướng xoắn, hình dạng miệng vỏ, tháp ốc, lỗ rốn, màu sắc hoặc các hoa văn trên vỏ,... các đặc điểm của các bộ phận

38

cơ thể như màu sắc phần chân, phần áo, phần lung; hình dạng kích thước của các nốt sần trên lưng. 3.2.2. Khóa định danh các họ ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu

Khoá định loại đến họ của các loài thuộc ốc mang sau và ốc phổi 1(2) Có vỏ cứng, không có nắp vỏ, di chuyển bằng chân bụng ...... 3 2(1) Không có vỏ cứng, thân mềm lộ h n ra ngoài, di chuyển bằng chân bụng ...... 7 3(4) Vỏ dày phát triển, cơ thể thân mềm nằm trọn trong vỏ, vạt áo không trùm lên vỏ ...... Ellobiidae 4(3) Vỏ mỏng, cơ thể thân mềm không nằm trọn trong vỏ, vạt áo có thể trùm lên một phần của vỏ ...... 5 5(6) Vỏ mỏng, hình trứng lớn hơn 10mm ...... Haminoeidae ...... Loài Haminoea fusca 6(5) Vỏ mỏng, hình trụ nhỏ hơn 10mm, có nhiều sọc như sọc dưa ...... Cylichnidae ...... Loài Truncacteocina sp. 7(8) Cơ thể dạng sên, mặt lưng có nhiều nốt sần, mặt dưới chân màu xám xanh hoặc xám vàng, sống trên mặt bùn nơi nền đát vùng triều cao ...... Onchidiidae 8(7) Cơ thể dạng hình lá hoặc hình khối, sống trong nước ...... 9 9(10) Cơ thể dạng hình lá mỏng, màu xanh, xung quang có viền trắng, mặt trên phần đầu và râu màu trắng, kích thước nhỏ hơn 15mm ...... Elysiidae ...... Loài Elysia leucolegnote 10(9) Cơ thể dạng khối lớn, hình dạng biến đổi, màu xanh xám nhạt, có nhiều lông gai trên lưng, sống trong nước, kích thước lớn hơn 15mm...... Aplysiidae ...... Loài Bursatella leachii Khoá định loại đến giống và loài thuộc họ Ellobiidae 1(20) Môi ngoài lỗ miệng vỏ có các nếp gấp hoặc có răng 2(7) Vỏ dẹt theo hướng lưng bụng ...... Pythia 3(4) Chiều dài vỏ lớn hơn 18mm và gấp khoảng 1,6 lần chiều rộng vỏ ...... Pythia scarabaeus 4(3) Chiều dài vỏ nhỏ hơn 18mm

39

5(6) Chiều dài gấp 1,3-1,4 lần chiều rộng vỏ ...... Pythia plicata 6(5) Chiều dài gấp 1,1 lần chiều rộng vỏ, gần giống hình tam giác ..... Pythia trigona 7(2) Vỏ không dẹt 8(15) Bề mặt vỏ nhẵn hoặc có đường xoắn mờ; miệng vỏ có các nếp gấp ...... Melampus 9(10) Tháp ốc cao, vỏ mảnh, phần gốc có các đường xoắn nhỏ ...... Melampus (Detracia) graminea 10(9) Tháp ốc thấp, vỏ hơi có dạng hình côn ngược, vùng lỗ rốn nhẵn. 11(12) Môi trong có 2 mấu răng ...... Melampus parvulus 12(11) Môi trong có 3 mấu răng 13(14) Vỏ có nhiều khoang màu nâu, trắng xen kẽ nhau ...... Melampus fasciatus 14(13) Vỏ có 1 khoang màu trắng đục lớn chiếm phần lớn vòng xoắn cuối và 1 khoang nhỏ trên nền vỏ màu nâu ...... Melampus caffer 15(8) Bề mặt vỏ có đường xoắn rõ, lỗ miệng vỏ có răng ...... Laemodonta 16(19) Có nhiều đường chấm lõm theo vòng xoắn vỏ 17(18) Có 2-3 rãnh xoắn phụ, đỉnh vỏ nhọn, đồng màu, các chấm lõm nhỏ, ốc nhỏ ...... Laemodonta punctatostriata 18(17) Không rõ rãnh xoắn phụ, đỉnh vỏ cao, tháp ốc hình chóp hẹp, các chấm lõm lớn, ốc lớn hơn ...... Laemodonta exaratoides 19(16) Chỉ có các rãnh xoắn và các đường xoắn thô, vành miệng liên tục liền với lớp sứ bờ trụ tạo thành bờ ...... Laemodonta octanfracta 20(1) Môi ngoài lỗ miệng vỏ nhẵn 21(30) Vỏ ngắn hơn 30 mm 22(29) Vỏ rộng, có dạng nêm, đường kính 9 mm hoặc hơn ...... Cassidula 23(26) Trụ ốc có nếp gấp tạo thành 2-4 mấu răng 24(25) Vỏ lớn hơn 19mm ...... Cassidula aurisfelis 25(24) Vỏ nhỏ hơn 15mm ...... Cassidula sowerbyana 26(23) Trụ ốc có nếp gấp tạo thành 1 mấu răng 27(28) Vỏ lớn hơn 17mm ...... Cassidula mustelina

40

28(27) Vỏ nhỏ hơn 12 mm ...... Cassidula doliolum. 29(22) Vỏ hẹp mảnh, hình thoi, đường kính 13mm hoặc nhỏ hơn ...... Auriculastra subula 30(21) Vỏ cao hơn 35 mm ...... Ellobium 31(32) Chiều dài vỏ gấp gần 2 lần chiều rộng ...... Ellobium chinensis 32(31) Chiều dài vỏ gấp hơn 2 lần chiều rộng ...... Ellobium aurisjudae

Khoá định loại đến giống và loài thuộc họ Onchidiidae 1(2) Cơ thể dày, mặt lưng khi rửa sạch có màu xám xanh, có nốt sần lớn hình nón giữa lưng và hai hàng nốt sần hai bên, mặt dưới chân có màu vàng, mặt dưới vạt áo màu xám vàng ...... Onchidium (Loài Onchidium stuxbergi) 2(1) Cơ thể dẹp mỏng hơn, mặt lưng khi rửa sạch có các vệt màu xám đen, nâu, xám xanh xen kẽ nhau, có nhiều ụ sần lớn hình nón ở mặt lưng mặt dưới chân có màu nâu xám, mặt dưới vạt áo màu xám ...... Platyvindex (Loài Platyvindex sp.) 3.2.3. Mô tả các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu. Các loài thân mềm thuộc phân lớp mang sau và phân lớp có phổi trong danh lục bảng 3.1 được mô tả theo thứ tự bao gồm: Tên loài và tài liệu công bố gốc, synonym, mẫu vật phân tích để định loại, kích thước, mô tả các đặc điểm chính của hình thái ngoài, phân bố (khu vực nghiên cứu, khu vực khác), nhận xét.

Phân lớp PULMONATA Cuvier, 1814 Bộ EUPULMONATA Haszprunar & Huber, 1990 Trên họ ELLOBIOIDEA Pfeiffer, 1854 Họ ELLOBIIDAE Pfeiffer, 1854 Giống Melampus Montfort, 1810 (1) Melampus fasciatus (Deshayes, 1830) - Synonyms: Auricula fasciata (Deshayes, G.P. 1830); Auricula granosa (Hombron and Jacquinot, 1851). - Tên tiếng Việt: Ốc hạt cam.

41

- Mô tả: Ốc kích thước nhỏ như hạt cam, vỏ dày, chắc chắn, có 3-4 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược kim đồng hồ, vòng xoắn cuối ¾ chiều cao vỏ, vỏ có màu vàng nhạt, có 3- 4 dải màu nâu chạy theo vòng xoắn, 3 rãnh xoắn đầu có màu đen, miệng vỏ hình dải hẹp hơi cong, môi ngoài có 3 răng, môi trong có 3 răng có 1 răng rất nhỏ, lớp sứ bờ trụ kém phát triển, trụ ốc nhẵn bóng không có lỗ rốn. - Mẫu vật thu được tại: GT1; GT7; GL4 - Kích thước (mm) H: 9,6-10,6; L: 6,1-6,8; Lo: 7,6-8,1; lo: 2,7-2,9 - Nơi sống: Sống ở vùng đất cao, có thảm mục dày ven rừng ngập mặn. - Số lượng cá thể thu được: 9 - Nhận xét các thể mẫu: Số lượng cá thu được ít, các cá thể đều sống, sống dưới các tán cây rụng nơi có dộ ẩm cao, ít ánh nắng.

Hình 3.1: Loài Melampus fasciatus (Deshayes, 1830)

(2) Melampus parvulus Pfeiffer, 1856 - Synonyms: Melampus parvulus (Pfeiffer, 1856). - Tên tiếng Việt: Ốc hạt quýt - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ bằng hạt quýt, hình trứng, chiều dài vỏ khoảng 5,0 - 7,0mm. Vỏ dày vừa nhưng chắc, có 5-6 vòng xoắn, các vòng xoắn gần ph ng, rãnh xoắn rất nông, đỉnh vỏ có núm nhọn hoặc không. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 6/7 chiều cao vỏ. Trên vòng xoắn cuối thấy rõ các đường sinh trưởng. Miệng vỏ hình dải hẹp dài hơi cong, môi ngoài không có răng ở mép trong, môi trong miệng vỏ có 1 răng nhỏ

42

và 1 nép gấp lớn hơn gần phía trước miệng vỏ. Phía trước miệng vỏ cong tròn hơi hẹp, góc sau hẹp và nhọn. Mặt ngoài vỏ có màu vàng nhạt đến nâu sẫm. Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ cũng có màu vàng nhạt đến nâu sẫm. Lớp sứ bờ trụ kém phát triển, trụ ốc nhẵn bóng. Không có lỗ rốn. - Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT1; GT7; GA1; GA3 - Kích thước: Kích thước (mm): H: 5,1 - 7,0; L: 3,1 - 4,0; Lo: 4,1 - 5,5; lo: 1,0 - 1,2 - Nơi sống: Khu vực cao ven rừng ngập mặn. - Số lượng cá thể ốc thu được: 17 - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình. - Nhân xét: Loài ốc có kích thước nhỏ, rất khó nhìn vì có màu gần gỗ mục.

Hình 3.2: Loài Melampus parvulus (Pfeiffer, 1856)

(3) Melampus (Detracia) graminea Morrison, 1946 - Synonym: Detracia graminea (Morrison, 1946). - Tên tiếng việt: Ốc cỏ nhỏ vằn - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ bằng hạt chanh, hình trứng, chiều dài vỏ khoảng 5,5 - 6,5mm. Có 6-7 vòng xoắn, các vòng xoắn gần ph ng, rãnh xoắn rất nông, đỉnh vỏ nhọn. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 5/6 chiều cao vỏ. Trên vòng xoắn thân, có 4 dải xoắn ngang và các dải dọc màu nâu sẫm và tạo nên kiểu bàn cờ, nhìn thấy bằng mắt thường. Miệng vỏ hình dải hẹp, môi ngoài có 3 mấu răng nhỏ ở nửa trước mép

43

trong, môi trong miệng vỏ cũng có 2-3 mấu răng. Phía trước miệng vỏ cong tròn, hẹp và hơi nhọn, góc sau dạng khe hẹp. Mặt ngoài vỏ màu nâu đỏ, các dải ngang và dọc màu nâu sẫm. Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ màu vàng nhạt đến nâu sẫm. Lớp sứ bờ trụ kém phát triển. Không có lỗ rốn. - Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT1; GT7; GL4 - Kích thước (mm): H: 5,6 - 6,2; L: 3,0 - 3,4; Lo: 4,0 - 4,2; lo: 1,0 - 1,2 - Số lượng cá thể thu được: 10 - Nơi sống: Bãi cao ven rừng ngập mặn, ở dưới các cây cỏ. - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình. - Nhận xét: Loài này có kích thước rất nhỏ, bề mặt có hoa văn như bản đồ.

Hình 3.3: Loài Melampus (Detracia) graminea (Morrison, 1946)

(4) Melampus caffer (Kuster, 1843) - Synonym: Auricula caffer (Kusster, Aurie., p.36, PL. V, figs 6-8, Krauss, Sudafr. Moll., p.82); Melampus ater (H. and A.Adams, Proc.Zool. Soc., 1854, p.10; Gen. Moll., ii, p.243. Pease, Proc. Zool. Coc., 1871, p.477). Melampus caffer, Pfeiffer, Mon. Aurie., p.40. Pease, Jour. De Couch., 1871, p.93. - Tên tiếng việt: Ốc khoang.

44

- Mô tả: Ốc cỡ nhỏ, hình dạng gần giống với loài Melampus bidentatus. Vỏ chắc chắn, dày, có 4 vòng xoắn, vòng xoắn cuối lớn chiếm 5/6 chiều cao của vỏ, rãnh xoắn nông, đỉnh vỏ tù, miệng vỏ hình tai, không có lỗ rốn. - Kích thước (mm): H: 9,6-10-6; L: 6,1-6,8; Lo: 7,4-8,0; lo: 2,6-2,9 - Mẫu vật nghiên cứu thu tại: GT1; GT7; GT9; GA1; GA3; GL1; GL4 - Số lượng cá thể thu được: 25 - Nơi sống: Thường thấy ở vùng cao triều trong khu vực rừng ngập mặn, nằm ở gốc các cây cỏ ven các bờ đập nuôi thủy sản. Đây là loài ăn mùn bã và thực vật và lá cây rơi rụng. - Nhận xét : Mẫu thu được trung bình, hình dạng giống Melampus bidentatus

Hình 3.4: Loài Melampus caffer (Kuster, 1843)

Giống Ellobium Roding, 1798 (5) Ellobium aurisjudae (Linnaeus 1758) - Synonyms: Bulla aurisjudae (Linnaeus 1758); Ellobium labrosum (Roding, 1798); E. Subtile (Roding, 1798). - Tên tiếng việt: Ốc mít - Mô tả: Ốc cỡ trung bình, vỏ dày, chắc chắn, vỏ hình bầu dục dài, có 4-5 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, các vòng xoắn hơi nồi, rãnh xoắn nông, vòng xoắn cuối phình to chiếm ¾ chiều cao vỏ. Bề mặt vỏ có màu nâu vàng

45

hoặc màu nâu trắng. Miệng vỏ hình tai, vành miệng dày, môi trong có 3 răng, đỉnh vỏ tù và không có lỗ rốn. - Mẫu thu được tại: GT1; GT7; GT9; GA1; GA3; GL1; GL4 - Kích thước (mm): H: 30,8-38,8; L:13,1-15,6; Lo: 18,6-20,2; lo: 8,9-9,6 - Số lượng cá thể thu được: 65 - Nơi sông: Sống ở nơi có nền đáy cao, trung bình, nơi có thảm mục dày, dưới các cây cỏ ít tác động của ánh nắng, ven rừng ngập mặn. - Phân bố: Việt Nam: Nam Định, Thái Bình, Nha Trang, tp.Hồ Chí Minh. - Nhận xét: Số lưỡng mẫu thu được nhiều. Mặc dù ốc có nhiều nhớt, một số người dân trong vùng vẫn hay khai thác để làm thực phẩm.

Hình 3.5: Loài Ellobium aurisjudae (Linnaeus 1758)

(6) Ellobium chinensis (Preiffer, 1856) - Synonyms: Auricula chinensis (Preiffer, 1856). - Tên tiếng việt: Ốc mít trung hoa. - Mô tả: Ốc cỡ trung bình, bề mặt vỏ màu nâu vàng, nâu cánh rán, bóng, chắc chắn. Có 4-5 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vòng xoắn cuối chiếm 3/5 chiều cao vỏ, rãnh xoắn nông. Miệng vỏ hình tai, miệng phía trước hơi mở rộng, mặt trong của miệng có màu trắng ngà, môi trong có 3 răng, răng của giữa phát triển nhất, đỉnh vỏ tù và không có lỗ rốn. - Mẫu thu được tại: GT1; GT7; GT9; GA1; GA3; GL1

46

- Kích thước (mm): H: 25,1-28,6; L; 12,6-13,1; Lo: 17,4-17,9; lo: 8,6-8,9 - Số lượng cá thể thu được: 37 - Nơi sống: Ở nơi có thảm mục dày, trong hang, dưới các cây cỏ, nơi có địa hình cao, ven rừng ngập mặn. - Nhận xét: Mẫu thu được kích cỡ trung bình, các cá thể mẫu đề sống, chúng thường sống tập chung một chỗ.

Hình 3.6: Loài Ellobium chinensis (Preiffer, 1856)

Giống Cassidula Gray, 1847 (7) Cassidula aurisfelis (Bruguiere, 1792) - Synonym: Bulimus aurisfelis (Bruguiere, J.G. 1792) - Tên tiếng việt: Ốc tai mèo. - Mô tả: Ốc cỡ trung bình, vỏ dày, chắc chắn. Có 5-7 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vòng xoắn cuối chiếm 5/6 chiều cao vỏ, bề mặt vỏ có màu nâu vàng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Rãnh xoắn nông. Lỗ miệng hình tai, dài chiếm gần hết vòng xoắn cuối. Vành miệng dày có màu trắng đục hoặc hơi nâu, mép trong của môi ngoài có gờ dọc vành môi, môi trong có 3 răng, lớp sứ bờ môi phát triển, đỉnh vỏ nhọn, không có lỗ rốn. - Mẫu thu được tại: GT4; GT5; GT7; GA4; GA5; GA6; GL2; GL6; GL8; GL9; GL10.

47

- Kích thước (mm): H:23,8-25,9; L: 13,8-15,2; Lo:18,6-20,2; lo: 10,2-11,3 - Số lượng cá thể thu được: 149 - Nơi sống: Bám dưới gốc cây hoặc thân cây rừng ngập mặn, nơi nền đáy cao - Nhận xét: Số lượng mẫu thu được nhiều, các thể thu được đều sống.

Hình 3.7: Loài Cassidula aurisfelis (Bruguiere, 1792)

(8) Cassidula mustelina (Deshayes, 1830) - Synonyms: Auricula mustelina (Deshayes, G.P, 1830); Cassidula mustelina (Pfeiffer; Mon. Auricul., p. 117,1856); Cassidula nucleus nucleus (Gmelin,J.F, 1791). - Tên tiếng việt: Ốc mít mèo vằn. - Mô tả: Ốc cỡ trung bình, vỏ ốc dày, chắc chắn. Có 5-7 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vòng xoắn cuối chiếm 4/5 chiều cao vỏ, vỏ có màu nâu đậm, ở vòng xoắn cuối có 4 dải màu trắng ngà xen kẽ màu nâu theo chiều của vòng xoắn. Rãnh xoắn nông. Lỗ miệng hình tai. Vành miệng dày, màu nâu, môi trong có 2 răng rõ ràng, trắng hồng, môi ngoài có một gờ dọc vành miệng, mặt trong miệng có màu trắng đục, tím nhạt hoặc hồng, đỉnh vỏ nhọn, không có lỗ rốn. - Mẫu thu được tại: GT4; GT5; GT8; GA5; GA6; GA7; GA8; GL2; GL6; GL7; GL9 - Kích thước (mm): H: 20,9-22,4; L:13,8-14,2; Lo:18,1-19,2; lo:9,4-9,8 - Số lượng cá thể thu được: 55

48

- Nơi sống: Bám ở dưới các gốc cây và thân cây ở RNM, chủ yếu bán ở cây trang và cây sú, nơi có nền đáy cao. - Nhận xét mẫu: Số lượng cá thể nhiều, các thể mẫu thu được đều sống.

Hình 3.8: Loài Cassidula mustelina (Deshayes, 1830)

(9) Cassidula sowerbyana (Pfeiffer, 1853) - Synonyms: Auricula sowerbyana (Pfeiffer, 1853); Cassidula decussata (H& A. Adams, 1855). - Tên tiếng việt : Ốc hạt cườm nâu - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ bằng hạt đậu Hà Lan hay hạt cườm, chiều dài vỏ khoảng 10 - 12mm. Vỏ dày vừa nhưng chắc, có 5-6 vòng xoắn, các vòng xoắn không lồi, rãnh xoắn nông, tháp ốc thấp, đỉnh vỏ hơi tầy. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 5/6 chiều cao vỏ. Trên các vòng xoắn có nhiều gờ xoắn rất nhỏ mịn, chỉ thấy khi quan sát dưới kính lúp. Miệng vỏ hình tai, nửa trước mép trong vành miệng có gờ song song với vành miệng, môi trong miệng vỏ có 2 răng và 1 gờ nhỏ gần góc sau miệng vỏ. Phía trước miệng vỏ cong tròn, góc sau hẹp. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng màu nâu đất hay nâu đỏ. Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ màu vàng nâu. Lớp sứ bờ trụ ít phát triển, gờ của vành miệng ở môi trong kéo dài không tới nửa lỗ miệng vỏ. Không có lỗ rốn. - Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT2; GT3; GA2;GA4; GA10; GL7 - Kích thước (mm): H: 10,0 - 12,0; L: 6,8 - 7,3; Lo: 7,0 - 7,4; lo: 2,8 - 3,5

49

- Số lượng cá thể thu được là: 39 cá thể. - Nơi sống: Mặt bùn lầy ven rừng ngập mặn. - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.

Hình 3.9: Loài Cassidula sowerbyana (Pfeiffer, 1853)

(10) Cassidula doliolum (Petit, 1843) - Synonym: Auricula doliolum (Petit de la Saussaye, 1842); Auricula doliolum (Petit, 1843); Cassidula (Cassidulta) doliolum (Petit, 1843); Cassidula doliolum (Petit, 1842) - Tên tiếng việt: Ốc hạt cườm vằn, ốc hạt cườm miệng đen. - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ giống hạt cườm, chiều dài vỏ khoảng 9 - 11mm. Vỏ dày chắc, có 5-6 vòng xoắn, các vòng xoắn không lồi, rãnh xoắn nông, tháp ốc thấp. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 5/6 chiều cao vỏ. Trên các vòng xoắn có nhiều gờ xoắn rất nhỏ mịn, chỉ thấy khi quan sát dưới kính lúp. Các đường sinh trưởng thô, thấy rõ bằng kính lúp. Miệng vỏ hình tai, nửa trước mép trong vành miệng bắt đầu bằng 1 mấu lồi nhỏ, tiếp theo là gờ song song với vành miệng, môi trong miệng vỏ có 2 răng. Phía trước miệng vỏ cong tròn, góc sau hẹp. Mặt ngoài vỏ có màu xanh xám hoặc ghi đá, có 2-3 vệt xoắn màu trắng xanh ở vòng xoắn cuối. Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ màu xanh đen hoặc đen. Lớp sứ bờ trụ ít phát triển, gờ của vành miệng ở môi trong kéo dài không tới nửa lỗ miệng vỏ. Không có lỗ rốn.

50

- Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT2; GT3; GA2; GA4; GL4; GL7; GL8 - Kích thước (mm) là H: 9,0 - 11,0; L: 5,5 - 6,3; Lo: 6,8 - 8,0 ; lo: 2,9 - 3,1 - Nơi sống: Mặt bùn lầy ven rừng ngập mặn. - Số lượng cá thể thu được: 30 - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Bắc Bộ. - Nhận xét: Loài này có môi trường sống giống với loài Cassidula sowerbyana, tuy nhiên chúng không sống chung với nhau. Quan sát của chúng tôi ngoài thực địa cho thấy các quần thể của hai loài này thường sống tách biệt với nhau hoàn toàn.

Hình 3.10: Loài Cassidula doliolum (Petit, 1842)

Giống Laemodonta Philippi, 1846 (11) Laemodonta exaratoides Kawabe, 1992 - Synonyms: Laemodonta exaratoides (Kawabe, 1992); Laemodonta exaratoides (Kuroda, T., 1953). - Tên tiếng việt: Ốc hạt dưa 3 răng - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ, hình bầu dục thuôn nhỏ 2 đầu. Chiều dài vỏ khoảng 7,0 - 8,0mm. Vỏ dày vừa nhưng chắc, có 5-6 vòng xoắn, các vòng xoắn gần ph ng, rãnh xoắn nông, đỉnh vỏ tầy. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 4/5 chiều cao vỏ. Trên các vòng xoắn có nhiều gờ xoắn rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được thấy bằng kính lúp. Miệng vỏ hình bầu dục hẹp, giữa mép trong của môi ngoài có 3 răng, răng giữa nhỏ. Môi trong miệng vỏ cũng có 3 răng, răng giữa lớn nhất và hơi ch đôi. Phía trước miệng vỏ cong tròn hơi hẹp, góc sau hẹp và nhọn. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng màu nâu đất.

51

Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ màu hơi tím. Lớp sứ bờ trụ kém phát triển, gờ của vành miệng ở môi trong kéo dài đến mép dưới của răng giữa môi trong miệng vỏ. Không có lỗ rốn, không có nắp vỏ. - Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT1; GT5; GT9 - Kích thước (mm): H: 8,0; L: 4,54; Lo: 5,5; lo: 2,47 - Số lượng cá thể thu được: 11 - Nơi sống: Ven bờ cao, nơi có nhiều mùn gần rừng ngập mặn. - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình. - Nhận xét: Đây là loài gần giống với loài Laemodonta punctatostriata do đó rất d nhầm lẫn giữa 2 loài này.

Hình 3.11: Loài Laemodonta exaratoides (Kawabe, 1992)

(12) Laemodonta (Laemodonta) octanfracta (Jonas, 1845) - Synonyms: Pedipes octanfracta (Jonas, 1845); Plecotrema binneyi (Crosse, 1867); Plecotrema ciliata (Tate, 1879). - Tên tiếng việt: Ốc hạt chanh - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ bằng hạt chanh, hình trứng, chiều dài vỏ khoảng 7,5 - 9,0mm. Vỏ dày vừa nhưng chắc, có 5-6 vòng xoắn, các vòng xoắn gần ph ng, rãnh xoắn rất nông, đỉnh vỏ nhọn. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 5/6 chiều cao vỏ. Trên các vòng xoắn có nhiều gờ xoắn nhỏ và tạo nên các rãnh xoắn nhỏ, nhìn thấy bằng mắt thường. Miệng vỏ hình tai, gần giữa mép trong của môi ngoài có 1 mấu lồi, tiếp theo về phía trước là 1 gờ song song với mép của vành miệng, môi trong miệng vỏ

52

có 3 răng. Phía trước miệng vỏ cong tròn, góc sau hẹp và nhọn. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng màu nâu đất. Bên trong miệng vỏ có lớp xà cừ màu vàng nâu. Lớp sứ bờ trụ hơi phát triển, gờ của vành miệng ở môi trong kéo dài hết miệng. Không có lỗ rốn. - Mẫu vật nghiên cứu thu được tại: GT4; GT5; GA5;GA6; . - Kích thước (mm): H: 7,8 - 8,6; L: 4,8 - 5,2; Lo: 5,0 - 5,5; lo: 2,5 - 2,8 - Số lượng cá thể thu được là 12 cá thể. - Nơi sống: Mặt bùn lầy ven rừng ngập mặn. - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình. - Nhận xét: Loài này về hình thái gần giống với loài Cassidula sowerbyana, nhưng có kích thước nhỏ hơn 10mm, đỉnh tháp ốc nhọn, có các gờ và rãnh xoắn nhỏ trên các vòng xoắn rõ, gờ vành miệng ở môi trong kéo dài hết lỗ miệng vỏ, còn ở loài Cassidula sowerbyana có các đặc điểm ngược lại.

Hình 3.12: Loài Laemodonta octanfracta (Jonas, 1845)

(13) Laemodonta punctatostriata (H & A. Adams, 1853) - Synonym: Plecotrema punctatostriata (H. and A. Adams, 1853). - Tên tiếng việt là: Ốc hạt dưa vằn - Mô tả: Ốc có kích thước nhỏ, kích thước bé như hạt dưa, vỏ dày, chắc chắn, có 5-6 vòng xoắn, vòng xoắn cuối chiếm 2/3 chiều cao vỏ, ở vòng xoắn cuối có các dãy xoắn nhỏ, chiều vòng xoắn ngược kim đồng hồ, rãnh xoắn nông, đỉnh vỏ tù, miệng hình bầu dục dẹp, môi ngoài có 2 răng, môi trong có 3 răng, răng ở giữa phát triển nhất, mặt ngoài vỏ có màu nâu đỏ, trên đó có các dải xoắn màu trắng, đỉnh vỏ tày, không có lỗ rốn.

53

- Mẫu vật thu được tại : GT1; GT2; GT4; GT5; GT6; GT7; GT8; GT9; GA1; GA3; GA4; GA5; GA6; GA7; GA8; GA9; GA10; GL1; GL2; GL3; GL4; GL6; GL7; GL8; GL9; GL10 - Kich thước (mm): H: 6,5-6,7; L: 3,8-3,9; Lo: 3,9-4,1; lo: 1,9-2,0 - Số lượng cá thể thu được: 299 - Nơi sống: Ven bờ cao, bám dưới các gốc cây, nơi có nhiều mùn gần rừng ngập mặn. - Phân bố: Việt Nam: Ven biển Nam Định, Thái Bình. - Nhận xét: Đây là loài gần giống với loài Laemodonta exaratoides do đó rất d nhầm lẫn giữa 2 loài này.

Hình 3.13: Loài Laemodonta punctatostriata (H&A.Adams, 1853)

Giống Pythia Röding, 1798 (14) Pythia scarabaeus (Linnaeus, 1758) - Synonyms: Pythia helicina (Roding, 1798); P.pantherina (A.Adams, 1851); P.reeveana (Pfeiffer, 1853). - Tên tiếng việt: Ốc lợn, ốc bọ hung. - Mô tả: Ốc cỡ trung bình, vỏ hình trứng hơi dẹp theo hướng lưng bụng. Có 6-7 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vòng xoắn cuối chiếu 2/3 chiều cao vỏ, bề mặt vỏ có màu nâu vàng, màu xám, nhẵn, bóng, rãnh xoắn nông.

54

Miệng hình tai, môi trong có 3 răng, răng ở giữa phát triển nhất, môi ngoài có 4 răng, đỉnh vỏ nhọn, không có lỗ rốn. - Mẫu vật thu được tại: GT1; GT7; GA1; GA3; GA5; GL1; GL4. - Kích thước: H: 21,2-22,9; L: 13,4-14,4; Lo: 14.2-14,9; lo: 8,9-9,3 - Số lượng cá thể thu được: 60 - Nơi sống: Nơi có thảm mục dày, dưới cây cỏ, nền đáy cao. - Phân bố: Việt Nam: Nam Định, Thái Bình. - Thế giới: Vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, từ phía Tây Indonesia tới Polynesia, phía Bắc tới Nam Nhật Bản và Đài Loan, phía Nam tới bắc Australia. - Nhận xét: Số lượng cá thể thu được trung bình, các cá thể mẫu đều sống, các thể đực to hơn các thể cái với hình dạng giống con bọ hung.

Hình 3.14: Loài Pythia scarabaeus (Linnaeus, 1758)

(15) Pythia plicata (Ferussac, 1821) - Tên tiếng việt: Ốc lợn tròn. - Mô tả: Ốc cở trung bình, vỏ dình tròn dẹp, vỏ có 5-6 vòng xoắn, chiều vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vòng xoắn cuối phình to, chiếm ¾ chiều cao vỏ, bề mặt vỏ có màu nâu vàng, vòng xoắn cuối màu nhạt hơn, trên vòng xoắn cuối có gờ nổi theo chiều dọc. Miệng vỏ hình tai, vành miệng phát triển nhưng mỏng, môi trong có 3 răng, răng giữa phát triển nhất, môi ngoài có 5 răng. Đỉnh vỏ nhọn, không có lỗ rốn.

55

- Mẫu thu được tại: GT1; GL1 - Kích thước(mm): H: 18,1-20,2; L: 13,4-14,2; Lo: 19,8-11,2; lo: 7,6-8,1 - Số lượng cá thể thu được: 12 - Nơi sống: Nơi có thảm mục dày, dưới cây cỏ, nơi có nền đáy cao - Phân bố: Việt Nam: Nam Định. - Nhận xét mẫu: Số lượng mẫu thu được ít, cá thể mẫu đều sống.

Hình 3.15: Loài Pythia plicata (Ferussac, 1821)

(16) Pythia trigona (Troschel, 1838) - Tên tiếng việt: Ốc 3 cạnh - Mô tả: Ốc vỏ mỏng, có màu nâu đỏ, có 5-6 vòng xoắn vòng xoán cuối phình to, chiếm ¾ tổng chiều cao vỏ, miệng vỏ hình tai, viền môi vỏ mỏng, miệng trong có 3 răng, môi ngoài có 2 gờ răng, phân đỉnh vỏ từ vòng xoắn 1-4 màu nâu đậm, đỉnh vỏ nhọn và không có lỗ dốn. - Mẫu thu được tại: GT1; GT9; GL1 - Kích thước(mm): H: 23,2-24,1; L: 15,4-16,5; Lo: 14.6-15,2; lo: 8,8-9,3 - Số lượng cá thể thu được: 13 - Nơi sống: Sống trong dưới bụi cỏ, nơi có thảm mục dày - Phân bố: GT1; GT9; GL1; GL2 - Nhận xét: Mẫu thu được ít, hình dạng gần giống loài Pythia plicata chỉ khác ở kích thước to hơn và dẹp hơn.

56

Hình 3.16: Loài Pythia trigona (Troschel, 1838)

Giống Auriculastra Martens, 1880

(17) Auriculastra subula (Quoy and Gimard, 1832) - Synonyms: Auricula subula (Quoy & Gaimard, 1832). Voy. Astrolabe, Zoo, 2:171, pl.13,fig.39-40; Marinula (Auriculastra) subula (Martens, 1880); Auriculastra subula (Weber, 1897). - Tên tiếng việt: Ốc búp măng. - Mô tả: Vỏ ốc hình thoi dài, bề mặt nhẵn bóng, có 8 vòng xoắn, các vòng xoắn ph ng, rãnh xoắn nông. Miệng vỏ dài, hẹp, bằng ½ chiều cao vỏ, đỉnh vỏ nhọn, bề mặt ngoài có màu trắng vàng. Môi ngoài dày không có răng, môi trong có 1 răng, không có lỗ rốn. - Mẫu thu được tại : GT1; GT7; GA1; GL4 - Kích thước (mm): H: 13,7; L:5,7; Lo: 7,8; lo: 2,5 - Số lượng cá thể thu được: 12 - Nơi sống: Ven rừng ngập mặn, nơi có thảm mục dày, cỏ che phủ ven bờ. - Phân bố: Việt Nam: Nam Định. - Nhận xét: Số lượng cá thể mẫu thu được ít, kích thước nhỏ, và cá thể thu được đều sống.

57

Hình 3.17: Loài Auriculastra subula (Quoy & Gaimard, 1832)

Bộ SYSTELLOMMATOPHORA Trên họ ONCHIDIOIDEA Rafinesque, 1815 Họ ONCHIDIIDAE Rafinesque, 1815 Giống Onchidium Buchanan, 1800

(18) Onchidium stuxbergi (Westerlund, 1883) - Lư vàng - Synonyms: Platevindex stuxbergi (Westerlund, 1883); Oncidium nigrum (Plate, 1893); Oncis stuxbergi (Westerlund, 1883). - Tên tiếng việt: Lư vàng - Mô tả: Loài không có vỏ, mặt trên của thân màu vàng, có các gai nhô lên toàn thân, ở giữa lưng có nốt gai màu đen, phía trước đầu có râu, mặt dưới có chân bò màu vàng, ở cuối có lỗ hậu môn. - Mẫu vật thu được tại: GL1 - Kích thước (mm): H: 43,6; L:33,9 - Số lượng cá thể thu được: 4 - Nơi sống: Sống ở nơi nền đáy cao, bán ở tường ở ven rừng ngập mặn. - Nhận xét: Số lượng cá thể ít, hình dáng nhìn giống như loài platevindex. Chúng được làm thực phẩm.

58

Hình 3.18: Loài Onchidium stuxbergi (Westerlund, 1883)

Giống Platevindex Baker, 1938 (19) Platevindex (sp) - Tên tiếng việt: Lư xanh - Mô tả: Loại thuộc kích cơ lớn, loài ốc không có vỏ, mặt dưới có lỗ hậu có màu xám đen, bề mặt trên có màu nâu vàng, có các nốt sần nhỏ, có râu màu đen. - Mẫu thu được tại: GT5; GL1; GL7 - Kích thước (mm): H: 35,2-43,1; L: 29,1-32,3 - Số lượng cá thể thu được : 9 - Nơi sống: Thường bám trên các cây ở ven rùng ngập mặn hay ở trong rừng ngập mặn, nơi có nền đáy cao, trung bình - Nhận xét: Số lượng cá thể thu được ít.

Hình 3.19: Loài Platyvindex sp.

59

Phân lớp OPISTHOBRANCHIA Milne-Edwards, 1848 Bộ CEPHALASPIDEA Fischer, 1883 Trên họ HAMINOEOIDEA Pilsbry, 1895 Họ HAMINOEIDAE Pilsbry, 1895

Giống Haminoea Turton & Kingston in Carrington, 1830 (20) Haminoea fusca (A. Adams, 1850) - Synonyms: Bulla fusca A.Adams, 1850, in Sowerby, Monographs of genera of shells, Vol II p.581, t.124, fig.94; Haminea fusca A.Adam, 1850 , Taf. 15; fig. 14, 15; - Tên tiếng việt: Ốc trứng nhỏ - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ, bề mặt vỏ màu trắng, mỏng, miệng vỏ kéo dài hết chiều cao của vỏ, có kích cỡ vừa như đốt ngón tay, hình trứng, không có lỗ rốn. Trên vỏ có các đường màu nâu mảnh chạy dọc từ đỉnh vỏ xuống mép dưới miệng vỏ. Vành miệng ngoài của vỏ phát triển lên quá đỉnh vỏ làm thành chiều dài của vỏ, đỉnh vỏ thụt xuống thấp hơn chiều dài của vỏ. - Nơi thu được mẫu: GA2; GL5 - Kích thước (mm): H: 20-2; L: 12-13 - Số lượng cá thể thu được: 11 - Nơi sống: Số ở trên bề mặt bùn cát, nơi cạnh các bãi trống ven RNM.

Hình 3.20: Loài Haminoea fusca (Pease, 1863)

60

Trên họ CYLICHNOIDEA H. Adams, 1854 Họ CYLICHNIDAE H. Adams, 1854

Giống Truncacteocina Kuroda & Habe, 1955 (21) Truncacteocina sp. - Tên tiếng việt: Ốc trụ nhỏ - Mô tả: Ốc cỡ nhỏ, bề mặt vỏ nhiều đường màu nâu chạy dọc từ đỉnh vỏ xuống phía miệng vỏ, vỏ mỏng, miệng vỏ kéo dài hết chiều cao của vỏ, có kích cỡ nhỏ như hạt đậu xanh, không có lỗ rốn. - Nơi thu được mẫu: GT10; GA2; GL5; GL8 - Kích thước (mm): H: 6-8; L: 3-3,5 - Số lượng cá thể thu được: 9 - Nơi sống: Số ở trên bề mặt bùn, gần bãi trống ven rừng ngập mặn hoặc trong đầm nuôi ngao. - Nhận xét: Số lượng mẫu thu được ít.

Hình 3.21: Loài Truncacteocina sp.

Bộ SACOGLOSSA Ihering, 1876 Trên họ PLAKOBRANCHOIDEA Gray, 1840 Họ ELYSIIDAE Forbes, E. & S. Hanley, 1851 bgv Giống Elysia Risso, 1818

61

(22) Elysia leucolegnote Jensen, 1990 - Synonyms: Không - Tên tiếng việt: Sên lá xanh - Mô tả: Cơ thể có chiều dài khoảng 20-25mm, màu xanh lá cây. Có đường viền màu trắng ở mép cớ thể, kéo dài từ hai bên vai tới cuối cơ thể. Có hình tam giác màu trắng trên đầu kết nối với đường màu trắng trên mặt lưng của râu đầu. Mút đầu của rhinophores và phía sau của vùng renocardial thiếu ống của tuyến tiêu hóa. Có tuyến tiêu hóa màu vàng bắt đầu ở phần trung tâm. - Nơi thu được GT6; GL8 - Kích thước (mm): L: 21mm; - Số lượng cá thể thu được: 10 - Nơi sống: sống ở trên bề mặt bùn của các vũng nước nông, ven RNM.

Hình 3.22: Loài Elysia leucolegnote Jensen, 1990

Bộ APLYSIOMORPHA= ANASPIDEA P. Fischer, 1883 Trên họ APLYSIOIDEA Lamarck, 1809 Họ APLYSIIDAE Lamarck, 1809

Giống Bursatella Blainville, 1817 (23) Bursatella leachii Blainville, 1817 - Synonyms: Không - Tên tiếng việt: Thỏ biển

62

- Mô tả: Loài này có tên tiếng anh nghĩa là thỏ biển. Là loài thân mềm có kích thước trung bình đến lớn. Cơ thể có màu sắc thay đổi, màu xám xanh đến trắng đục với các đốm xanh hay nâu đậm hình tròn. Có nhiều nhú phân nhánh. Các mang được bao phủ bởi một cặp parapodia. Hai tua khứu giác kéo dài được gọi là rhinophores xuất hiện trên đầu, và có hai cái xúc tu miệng ở hai bên miệng. Cá thể trưởng thành hoàn toàn thiếu vỏ. - Nơi thu được mẫu: GL5 - Kích cỡ thước (mm): L: 50-60mm; - Số lượng cá thể thu được: 2 - Nơi sống: Loài này phân bố ở vùng nước ấm đến vùng biển nhiệt đới, xuất hiện trong các đầm nuối thủy sản, ven rừng ngập mặn.

Hình 3.23: Loài Bursatella leachii Blainville, 1817

3.3. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu 3.3.1. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong KVNC Nghiên cứu tại khu vực rừng ngập mặn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định đã thu được 936 cá thể. Kết quả phân tích xác định thành phần loài và số lượng cá thể được thể hiện trong phụ lục 3. Bước đầu phát hiện được 23 loài thuộc 6 họ: Ellobiidae, Onchidiidae, Haminoeidae, Cylichnidae, Elysiidae, Aplysiidae và 5 bộ: Eupulmonata, Systellommatophora, Cephalaspidea, Aplysiomorpha, Sacoglossa. - Cấu trúc thành phần ốc mang sau và ốc phổi tại huyện GiaoThủy tỉnh Nam Định được thể hiện trong hiện theo sơ đồ hình 3.24:

63

GASTROPODA

OPISTHOBRANCHIA PUMOLNATA

Cephalaspidea Sacoglossa Anaspidea Systellommatophora Eupulmonata

Haminoeoidea Cylichnoidea Plakobranchoidea Aplysioidea Onchidioidea Ellobioidea

Haminoeidae Cylichnidae Elysiidae Aplysiidae Onchidiidae Ellobiidae

Hình 3.24: Sơ đồ cấu trúc thành phần ốc mang sau và ốc có phổi ở huyện Giao Thủy.

64

- Về bậc bộ: Sơ đồ hình 3.24 cho thấy số bộ của phân lớp mang sau đa dạng hơn với 3 bộ là Cephalaspidea, Sacoglossa, Aplysiomorpha (chiếm 60% tổng số bộ), trong đó bộ Cephalaspidea có 2 trên họ (chiếm 33,3% tổng số trên họ), có 2 họ (chiếm 33,3% tống số họ), 2 giống (chiếm 16,7% tổng số giống), có 2 loài (chiếm 8,70% tổng số loài); bộ Sacoglossa và bộ Aplsyiomorpha giống nhau đều có 1 trên họ (chiếm 16,7% tổng số trên họ), 1 họ (chiếm 16,7% tổng số họ), 1giống (chiếm 8,33% tổng số giống), 1 loài (chiếm 4,35% tổng số loài). Phân lớp có phổi có 2 bộ là: Eupulmonata, Systellommatophora (chiếm 40% tổng số bộ) với bộ Eupulmonata có 1 trên họ (chiếm 16,7% tổng số trên họ), 1 họ (chiếm 16,7% tổng số họ), 6 giống (chiếm 50% tổng số giống), 17 loài (chiếm 73,91% tổng số loài); bộ Systellommatophora có 1 trên họ (chiếm 33,3% tổng số trên họ), 1 họ (chiếm 33,3% tổng số họ), 2 giống (chiếm 16,7% tổng số giống), 2 loài (chiếm 8,7% tổng số loài).

Hình 3.25: Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi tại KVNC Nhận xét: Nhìn vào hình ta thấy ở bộ Eupulmonata có số lượng loài nhiều nhất và bộ Sacoglossa và bộ Aplysiomorpha có số lượng loài ít nhất. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là do môi trường sống của phân lớp có phổi thích nghi tốt hơn với điều kiện không có nước do chúng hô phấp bằng túi phổi, phân lớp mang sau thích

65

nghi kém hơn do phải sống dưới môi trường có nước. - Về bậc họ: Thành phần ốc mang sau và ốc phổi được phát hiện trong KVNC thuộc 6 họ. Trong đó họ Ellobiidae có 17 loài (chiếm 73,91% tổng số loài), họ Onchidiidae có 2 loài (chiếm 8,70% tổng số loài), các họ Haminoeidae, Elysiidae, Aplysiidae, Cylichnidae đều chỉ có 1 loài (đều chiếm 4,35% tổng số loài).

Bảng 3.2: Số lượng loài và cá thể trong từng họ của phân lớp ốc mang sau và ốc có phổi Loài Cá thể TT Họ Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Ellobiidae 17 73,91 865 92,41 3 Onchidiidae 2 8,70 13 1,39

2 Cylichnidae 1 4,35 36 3,85

4 Haminoeidae 1 4,35 11 1,18

5 Elysiidae 1 4,35 9 0,96

6 Aplysiidae 1 4,35 2 0,21 Tổng 23 100 936 100

Hình 3.26: Tỷ lệ % số loài trong các họ thuộc phần lớp ốc mang sau và ốc phổi tại KVNC

66

Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu di n số lượng cá thể ốc mang sau và ốc phổi trong KVNC như sau:

Hình.3.27: Số lượng cá thể ốc mang sau và ốc phổi phân bố tại KVNC Từ kết quả ở bảng 3.2 ta thấy họ Ellobiidae có số lượng cá thể lớn nhất với 857 cá thể (chiếm 92,35% tổng số các thể, sau đến họ Cylichnidae với 36 cá thể (chiếm 3,88% tổng số cá thể), tiếp theo là họ Onchidiidae với 13 cá thể (chiếm 1,4% tổng số cá thể), tiếp đến Haminoeidae có 11 cá thể (chiếm 1,19% tổng số cá thể), họ Elysiidae với 9 cá thể (chiếm 0,97% tổng số cấ thể) cuối cùng là họ Aplysiidae với 2 cá thể (chiếm 0,22% tổng số cá thể)

3.3.2. Mối quan hệ của ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận Rừng ngập mặn Thái Bình là RNM tiếp giáp với RNM Huyện Giao Thủy, có sự tương đồng về địa hình cùng với thảm thực vật phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển. Bảng danh sách thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong HST RNM Giao Thủy (Nam Định), HST RNM Nghĩa Hưng (Nam Định), HST RNM Tiền Hải (Thái Bình)

67

Dựa vào nghiên cứu của những tác giả trước đây như: Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, Hồ Thanh Hải (năm 2011) nghiên cứu ở vùng của sông hồng [3]; Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng (2003) nghiên cứu về thân mềm chân bụng và thân mềm hai mảnh vỏ trong HST RNM huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định [1]. Đề tài đã tiến hành so sánh về loài ốc mang sau và ốc có phổi ở 2 khu vực lân cận là huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để làm rõ hơn độ gần gũi của loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC.

Bảng 3.3: Danh sách thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong HST RNM Giao Thủy (Nam Định), HST RNM Tiền Hải (Thái Bình) và HSTRNM Nghĩa Hưng (Nam Đinh). Giao Thủy Nghĩa Tiền Hải Giao trƣớc 2018 Hƣng (Khắc, 2011; TT Danh sách loài Thủy (Khắc, 2004, (Khắc, Nam, 2017) 2018 2011, 2015) 2003) [1] [3] [2] [3] [4]. A Phân lớp PULMONATA A1 Bộ Eupulmonata Trên họ Ellobioidea Họ Ellobiidae 1 Melampus fasciatus x x x 2 Melampus parvulus x x x 3 Melampus graminea x x x 4 Melampus caffer x 5 Ellobium aurisjudae x x x x 6 Ellobium chinensis x x x x 7 Cassidula aurisfelis x x x 8 Cassidula mustelina x x x x 9 Cassidula sowerbyana x x x

68

10 Cassidula doliolum x x x 11 Laemodonta exaratoides x x x 12 Laemodonta octanfracta x x x 13 Laemodonta punctatostriata x x x 14 Pythia scarabaeus x x x x 15 Pythia plicata x 16 Pythia trigona x 17 Auriculastra subula x x x 18 Cylindrotis quadrasi x A2 Bộ Systellommatophora Trên họ Onchidioidea Họ Onchidiidae 19 Onchidium stuxbergi x 20 Platevindex sp. x B Phân lớp OPISTHOBRANCHIA B1 Bộ Cephalaspidea Trên họ Haminoeoidea Họ Haminoeidae 21 Haminoea fusca x x x Trên họ Cylichnoidea Họ Cylichnidae 22 Truncacteocina sp. x B2 Bộ Sacoglossa Trên họ Plakobranchoidea Họ Elysiidae 23 Elysia leucolegnote x

69

B3 Bộ Aplysiomorpha Trên họ Aplysioidea Họ Aplysiidae 24 Bursatella leachii x TỔNG 23 16 4 15

Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy nghiên cứu này đã bổ sung 8 loài, 5 họ, 5 bộ cho các nghiên cứu trước tại huyện Giao Thủy. Trong đó có 3 loài thuộc họ Ellobiidae, 2 loài họ Onchidiidae, các họ Cylichnidae, Elysiidae, Aplysiidae mỗi họ 1 loài. So sánh thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC với các khu vực lân cận khác, kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 như sau: Bảng 3.4: So sánh thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi với các khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Tiền Hải. Thành phần loài Số loài chung ở KVNC TT Địa điểm Số Số với khu vực khác Số bộ Số họ giống loài Số loài Tỷ lệ % 1 H. Giao Thủy 5 6 12 23 2 H. Tiền Hải 2 2 7 15 15 62,50 3 H. Nghĩa Hưng 1 1 2 4 4 16,67

Từ bảng 3.4 cho thấy, huyện Nghĩa Hưng có mức độ đa dạng thấp nhất với 1 bộ, 1 họ, 2 giống, 4 loài. Tiếp đến là huyện Tiền Hải với 2 bộ, 2 họ, 7 giống và 15 loài. Trong đó, thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi ở RNM huyện Tiền Hải trùng với ở RNM huyện Giao Thủy khá cao, với 15 loài, chiếm 62,50% tổng số loài được phát hiện, ngược lại số loài trùng với ở RNM huyện Nghĩa Hưng rất thấp, chỉ có 4 loài, chiếm 16,67%. Điều này cho thấy thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi tại huyện Giao Thủy đa dạng hơn so với vùng lân cận. Sự khác nhau này là do điều kiện tự nhiên ở mỗi

70

khu vực là khác nhau, thời gian tiến hành nghiên cứu cũng khác nhau.

Bảng 3.5: Chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa KVNC với các KVNC khác

Địa điểm Giao Thủy Nghĩa Hƣng Tiền Hải Giao Thủy 1,00 0,30 0,79 Nghĩa Hƣng 0,30 1,00 0,42 Tiền Hải 0,79 0,42 1,00

Về mức độ gần gũi của các loài giữa KVNC với 2 khu vực lân cận thể hiện thông qua chỉ số tương đồng (S): Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi ở RNM huyện Nghĩa Hưng và huyện Giao Thủy có chỉ số tương đồng thấp nhất (S= 0,30), ngược lại thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi ở RNM huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Giao Thủy có chỉ số tương đồng khá cao (S = 0,79). Điều này cho thấy thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi ở RNM huyện Tiền Hải có mức độ gần gũi với huyện Giao Thủy hơn so với giữa huyện Nghĩa Hưng với huyện Giao Thủy. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vì về vị trí địa lý thì RNM huyện Tiền Hải (Thái Bình) gần RNM huyện Giao Thủy (Nam Định) hơn nhiều so với RNM huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). RNM huyện Tiền Hải (Thái Bình) chỉ cách RNM huyện Giao Thủy qua cửa sông Hồng, mà cửa sông này không phải là cách ly địa lý giữa 2 khu vực đối với sinh vật ở nước. Do đó điều kiện tự nhiên giống nhau thường có sự trùng lập về số lượng loài cao hơn so với khu vực khác không cùng điều kiện. Tuy nhiên có thể do sự khác nhau về không gian nghiên cứu, đặc điểm môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý hoặc là do tác động khác nhau của con người nên mức độ so sánh ở đây chỉ mang tính tương đối. 3.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang sau và ốc phổi 3.4.1. Đa dạng loài và phân bố của các loài tại các 3 xã Giao Thiện, Giao Lạc, Giao An. Rừng ngập mặn huyện Giao Thủy phân bố tại các xã Giao Thuện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân. Trong đó diện tích rừng ngập mặn tập chung chủ yếu ở 3 xã

71

Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc. Ta có độ đa dạng loài ( H ) tại KVCN là 3,49. Đề tài luận văn đã thực hiện khảo sát thu mẫu phân tích thành phần loài và đa dạng sự phân bố ở các khu vực thuộc 3 xã trên kết quả phân tích được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.6: Đa dạng loài và phân bố của các loài tại các xã trong KVNC Mật độ (thể/m2) TT Tên loài Giao Thiện Giao An Giao Lạc A Phân lớp Có phổi – Pulmonata A1 Bộ Có phổi chính thức - Eupulmonata Trên họ Ellobioidea Họ Ellobiidae 1 Melampus fasciatus 0,14 - 0,04

2 Melampus parvulus 0,2 0,14 -

3 Melampus graminea 0,14 - 0,06

4 Melampus caffer 0,34 0,06 0,1

5 Ellobium aurisjudae 0,72 0,3 0,36

6 Ellobium chinensis 0,42 0,24 0,08

7 Cassidula aurisfelis 0,76 1,12 1,1

8 Cassidula mustelina 0,44 0,32 0,5

9 Cassidula sowerbyana 0,22 0,4 0,06

10 Cassidula doliolum 0,2 0,26 0,14

11 Laemodonta exaratoides 0,22 - -

12 Laemodonta octanfracta 0,12 0,12 -

13 Laemodonta punctatostriata 1,5 2,2 2,28

14 Pythia scarabaeus 0,44 0,46 0,3

15 Pythia plicata 0,14 - 0,14

16 Pythia trigona 0,14 - 0,14

17 Auriculastra subula 0,12 0,08 0,04

72

A2 Bộ -Systellommatophora

Trên họ-Onchidioidea

Họ Onchidiidae 18 Onchidium stuxbergi - - 0,08

19 Platyvindex sp 0,08 - 0,1

B Phân lớp Mang sau- Opisthobranchia

B1 Bộ - Cephalaspidea

Trên họ- Haminoeoidea

Họ Haminoeidae

20 Haminoea fusca - 0,12 0,1

Trên họ- Philinoidea

Họ Cylichnidae

21 Truncacteocina sp. 0,24 0,2 0,28

Bộ Sacoglossa

Trên họ Plakobranchoidea

Họ Elysiidae

22 Elysia leucolegnote 0,1 0,08

Bộ Aplysiomorpha

Trên họ Aplysioidea

Họ Aplysiidae

23 Bursatella leachii - - 0,04

Tổng số cá thể 6,68 6,02 6,02

Độ đa dạng loài ( H ) 3,82 3,01 3,14 Ghi chú: Dấu (-): Loài không có mẫu trong ô NC

73

Từ kết quả ở bảng trên về đa dạng các loài ốc mang sau và ốc có phổi tại các xã có thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 3.28: Độ đa dạng loài tại các xã trong KVNC

Từ bảng 3.6 và hình 3.28 trên cho thấy: Thành phần loài ở xã Giao Thiện và Giao Lạc là cao nhất, đều có 20/23 loài được phát hiện, ở xã Giao An chỉ có 14 loài. Độ đa dạng loài ( H ) ở xã Giao Thiện chiếm tỷ lệ cao nhất = 3,82, tiếp theo là ở xã Giao lạc = 3,14 và thấp nhất là ở xã Giao An = 3,01.

o Về độ phong phú Bên cạnh sự đa dạng về loài ốc đã trình bày ở trên cho thấy loài ốc mang sau và ốc phổi thích nghi được trong điều kiện của vùng đất ngập nước của khu vực nghiên cứu. Sự phong phú cũng tạo nên sự khác biệt giữa các họ, giống và loài ốc trong toàn khu vực nghiên cứu nói chung và chính các loài ốc nói riêng. Kết quả ở bảng 3.7 dưới đây cho thấy độ phong phú (n%) của các loài có sự khác biệt rõ ở các xã thuộc huyện Giao thủy, tỉnh Nam Đinh.

74

Bảng 3.7: Độ phong phú của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC Độ phong phú (%)

Tên loài Giao Thiện GiaoAn GiaoLạc TT ni % ni % ni % A Phân lớp Có phổi – Pulmonata A1 Bộ Có phổi chính thức - Eupulmonata Trên họ Ellobioidea Họ Ellobiidae 1 Melampus fasciatus 0,14 2,10 - - 0,04 0,66 2 Melampus parvulus 0,2 2,99 0,14 2,33 - - 3 Melampus graminea 0,14 2,10 - - 0,06 1,00 4 Melampus caffer 0,34 5,09 0,06 1,00 0,1 1,66 5 Ellobium aurisjudae 0,72 10,78 0,3 4,98 0,36 5,98 6 Ellobium chinensis 0,42 6,29 0,24 3,99 0,08 1,33 7 Cassidula aurisfelis 0,76 11,38 1,12 18,60 1,1 18,27 8 Cassidula mustelina 0,44 6,59 0,32 5,32 0,5 8,31 9 Cassidula sowerbyana 0,22 3,29 0,4 6,64 0,06 1,00 10 Cassidula doliolum 0,2 2,99 0,26 4,32 0,14 2,33 11 Laemodonta exaratoides 0,22 3,29 - - - - 12 Laemodonta octanfracta 0,12 1,80 0,12 1,99 - - 13 Laemodonta punctatostriata 1,5 22,46 2,2 36,54 2,28 37,87 14 Pythia scarabaeus 0,44 6,59 0,46 7,64 0,3 4,98 15 Pythia plicata 0,14 2,10 - - 0,14 2,33 16 Pythia trigona 0,14 2,10 - - 0,14 2,33 17 Auriculastra subula 0,12 1,80 0,08 1,33 0,04 0,66 A2 Bộ -Systellommatophora Trên họ-Onchidioidea

75

Họ Onchidiidae 18 Onchidium stuxbergi - - - 0,08 1,33 19 Platyvindex sp 0,08 1,20 - - 0,1 1,66 B Phân lớp Mang sau- Opisthobranchia B1 Bộ - Cephalaspidea Trên họ- Haminoeoidea Họ Haminoeidae 20 Haminoea fusca - - 0,12 1,99 0,1 1,66 Trên họ- Philinoidea Họ Cylichnidae 21 Truncacteocina sp. 0,24 3,59 0,2 3,32 0,28 4,65 Bộ Sacoglossa Trên họ Plakobranchoidea Họ Elysiidae 22 Elysia leucolegnote 0,1 1,50 - - 0,08 1,33 Bộ Aplysiomorpha Trên họ Aplysioidea Họ Aplysiidae 23 Bursatella leachii - - - - 0,04 0,66 Tổng 6,68 100 6,02 100 6,02 100 Chú thích : (-) loài không có mẫu ở ô nghiên cứu. Qua bảng 3.7 trên cho thấy: + Ở xã Giao Thiện: Loài có số lượng cá thể nhiều nhất và độ phong phú cao nhất là Laemodonta punctatostriata với 1,5 cá thể/1m2 có (n% = 22,46%). Tiếp theo là các loài Cassidula aurisfelis với 0,76 cá thể//1m2 có (n% = 11,38%) và loài Ellobium aurisjudae với 0,72 cá thể/1m2 có (n% = 10,78%). Các loài còn lại có độ phong phú thấp (n% < 10%). + Ở xã Giao An: Loài có số lượng cá thể nhiều nhất và độ phong phú cao

76

nhất là Laemodonta punctatostriata với 2,2 cá thể/1m2 có (n% = 36,54%), tiếp theo là các loài Cassidula aurisfelis với 1,12 cá thể//1m2 có (n% = 18,60%). Các loài còn lại có độ phong phú thấp (n% < 10%). + Ở xã Giao Lạc: Loài có số lượng cá thể nhiều nhất và độ phong phú cao nhất là các loài Laemodonta punctatostriata có 2,28 cá thể/1m2 (n% = 37,87%), tiếp theo là Cassidula aurisfelis với 55 cá thể (n% = 18,27%). Các loài còn lại có độ phong phú thấp (n% < 10%). - Tần số xuất hiện: Tại mỗi vùng khác nhau đều có những loài nhất định do điều kiện về sinh cảnh cũng như yếu tố về độ mặn, mực nước triều dẫn đến sự thích nghi của các loài sống trong khu vực rừng ngập mặn nói chung và loài ốc mang sau, ốc phổi nói chung. Tại 3 xã điển hình với các điểm lấy mẫu tần số xuất hiện của loài ốc mang sau và ốc phổi là khác nhau về số lượng cũng như đặc điểm sinh học. Tần số xuất hiện của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC được thể hiện dưới bảng 3.8 sau đây: Bảng 3.8: Tần số xuất hiện của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC Tần số xuất hiện Tên loài TT Giao Thiện Giao An Giao Lạc A Phân lớp Có phổi – Pulmonata A1 Bộ Có phổi chính thức - Eupulmonata Trên họ Ellobioidea Họ Ellobiidae

1 Melampus fasciatus 20 - 10

2 Melampus parvulus 20 20 -

3 Melampus graminea 20 - 10

4 Melampus caffer 30 20 20

5 Ellobium aurisjudae 30 20 20

6 Ellobium chinensis 30 20 10

7 Cassidula aurisfelis 30 30 50

77

8 Cassidula mustelina 30 40 40

9 Cassidula sowerbyana 20 30 10

10 Cassidula doliolum 20 20 20

11 Laemodonta exaratoides 30 - -

12 Laemodonta octanfracta 20 20 -

13 Laemodonta punctatostriata 80 90 90

14 Pythia scarabaeus 20 20 20

15 Pythia plicata 10 - 10

16 Pytehia trigona 20 - 20

17 Auriculastra subula 20 10 10

A2 Bộ Systellommatophora

Trên họ-Onchidioidea

Họ Onchidiidae

18 Onchidium stuxbergi - - 10

19 Platyvindex sp 10 - 20

B Phân lớp Mang sau- Opisthobranchia

B1 Bộ - Cephalaspidea

Trên họ- Haminoeoidea

Họ Haminoeidae

20 Haminoea fusca - 10 10

Trên họ- Philinoidea

Họ Cylichnidae

21 Truncacteocina sp. 10 10 20

Bộ Sacoglossa

Trên họ Plakobranchoidea

Họ Elysiidae

22 Elysia leucolegnote 10 - 10

Nhánh Aplysiomorpha

78

Trên họ Aplysioidea

Họ Aplysiidae

23 Bursatella leachii - - 10 Ghi chú: Dấu (-): Loài không có mẫu trong ô NC

Nhận xét: Qua bảng 3.8, ta thấy: + Ở xã Giao Thiện: Đã xác định có 20 loài. Trong đó, có 1 loài thường gặp (C’ >50%) đó là Laemodonta punctatostriata; 11 loài ít gặp (50%≥C’≥25%) là Laemodonta octanfracta, Laemodonta exaratoides, Cassidula aurisfelis, Ellobium chinensis, Ellobium aurisjudae, Melampus caffer. Các loài còn lại có tần số xuất hiện là ngẫu nhiên (C’<25%). + Ở xã Giao An: Đã xác định có 15 loài. Trong đó, có 2 loài thường gặp (C’>50%) là Laemodonta punctatostriata, Cassidula aurisfelis, 3 loài ít gặp (50%≥C’≥25%) là Cassidula mustelina, Cassidula sowerbyana, Pythia scarabaeus. Các loài còn lại có tần số xuất hiện là ngẫu nhiên (C’<25%). + Ở xã Giao Lạc: Xác định có 20 loài. Trong đó, có 2 loài thường gặp (C’>50%) là Laemodonta punctatostriata, Cassidula aurisfelis.

3.4.2. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy có đại hình chủ yếu dốc ra ngoài biển vế phía biển là bãi bồi thường xuyên ngập nước. Qua nghiên cứu thực địa thành phần ốc mang sau và ốc phổi ở huyện Giao Thủy thấy được đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây: Bảng 3.9: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy Mật độ cá thể theo độ cao nền đáy/1m2 Số Tên loài Cao >2m Trung bình TT Thấp <1m (Triều cao) (Triều trung bình) (Triều thấp) 1 Melampus fasciatus 0,30 - -

2 Melampus parvulus 0,40 0,08 -

3 Melampus graminea 0,33 - -

79

4 Melampus caffer 0,73 0,05 -

5 Ellobium aurisjudae 1,70 0,30 -

6 Ellobium chinensis 1,00 0,12 -

7 Cassidula aurisfelis 0,43 2,15 0,12

8 Cassidula mustelina 0,27 0,78 0,13

9 Cassidula sowerbyana - 0,25 0,32

10 Cassidula doliolum - 0,22 0,28

11 Laemodonta exaratoides 0,10 0,13 -

12 Laemodonta octanfracta - 0,20 -

13 Laemodonta punctatostriata 1,57 2,80 1,40

14 Pythia scarabaeus 1,30 0,35 -

15 Pythia plicata 0,47 - -

16 Pythia trigona 0,33 0,07 -

17 Auriculastra subula 0,40 - -

18 Onchidium stuxbergi 0,13 - -

19 Platyvindex sp. 0,10 0,10 -

20 Haminoea fusca - - 0,18

21 Truncacteocina sp. - 0,10 0,50

22 Elysia leucolegnote - - 0,15

23 Bursatella leachii - - 0,03

Tổng mật độ sổ cá thể/m2 9,57 7,70 3,12

Độ đa dạng loài ( H ) 3,54 2,74 2,48

Ghi chú: Dấu (-): Loài không có mẫu trong ô NC Từ kết quả ở bảng trên về phân bố các loài ốc mang sau và ốc có phổi theo độ cao nền đáy tại các xã có thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

80

Hình 3.29: Biểu đồ mật độ cá thể theo độ cao nền đáy/1m2

Từ hình 3.29 trên cho thấy các cá thể tập trung nhiều nhất ở triều cao với chỉ số đa dạng loài ( H ) là 3,54. Tiếp đến là triều trung bình nơi có mật độ đa dạng loài ( ) là 2,74 cuối cùng nơi có mật độ đa dạng loài thấp nhất là là vùng chiều thấp với ( ) là 2,48.

3.4.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nƣớc Ở mỗi sinh cảnh cũng như điều kiện tự nhiên đều giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài khác nhau. Đối với loài ốc mang sau và ốc phổi thì ở mỗi độ mặn của nước tại mỗi thời điểm cũng dẫn tới sự thích nghi khác nhau dẫn đến sự đa dạng của loài và địa điểm phân bố khác nhau. Do đó, sự đa dạng loài và đặc điểm phân bố của loài theo độ mặn của nước được thể hiện trong bảng 3.10: Bảng 3.10: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nước Mật độ cá thể theo độ mặn của nƣớc/1m2 Số Tên loài <5‰ >18‰ TT 5‰ - 18‰ (Lợ nhạt) (Lợ) (Lợ-mặn) 1 Melampus fasciatus 0,40 0,05 -

2 Melampus parvulus - 0,12 -

3 Melampus graminea 0,60 0,05 -

81

4 Melampus caffer 0,40 0,16 -

5 Ellobium aurisjudae 1,80 0,43 -

6 Ellobium chinensis - 0,26 -

7 Cassidula aurisfelis 4,20 0,91 -

8 Cassidula mustelina 0,40 0,44 -

9 Cassidula sowerbyana - 0,24 -

10 Cassidula doliolum - 0,21 -

11 Laemodonta exaratoides - 0,08 -

12 Laemodonta octanfracta - 0,09 -

13 Laemodonta punctatostriata 1,60 1,99 -

14 Pythia scarabaeus 1,20 0,39 -

15 Pythia plicata - 0,10 -

16 Pythia trigona - 0,10 -

17 Auriculastra subula 0,40 0,07 -

18 Onchidium stuxbergi 0,00 0,03 -

19 Platyvindex sp. 0,40 0,05 -

20 Haminoea fusca - 0,08 -

21 Truncacteocina sp. - 0,17 2,40

22 Elysia leucolegnote - 0,06 -

23 Bursatella leachii - 0,01 - Tổng số mật độ cá thể /1m2 11,40 6,11 2,40

Độ đa dạng loài ( H ) 2,76 3,48 0,00

Ghi chú: Dấu (-): Loài không có mẫu trong ô NC Từ kết quả ở bảng trên về phân bố các loài ốc mang sau và ốc có phổi theo độ mặn của nước tại các xã có thể được thể hiện ở biểu đồ sau.

82

Hình 3.30: Biểu đồ loài phân bố theo độ mặn của nước

Theo hình 3.30 cho thấy, ở độ mặn lợ là nơi có chỉ số đa dạng loài cao nhất với ( H ) là 3,48 sau tiếp theo đến nơi có độ mặt lợ, nhạt với chỉ số đa dạng loài ( ) là 2,76 riêng ở nơi có độ mặn lợ, mặn chỉ thấy xuất hiện 1 loài Truncacteocina sp vậy nên chỉ số đang dạng loài ở nơi này ( ) chỉ là 0. 3.4.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật Loài ốc mang sau và ốc phổi là một trong những loài sống trên những thảm thực vật trong rừng ngập mặn. Do đặc điểm của rừng ngập mặn là chịu sự ngập triều của nước thường xuyên nên thảm thực vật là điều kiện tốt nhất để loài ốc mang sau và ốc phổi bám sống và đảm bảo quá trình duy trì nơi cư trú của loài ốc. Do đó sự đa dạng về loài ốc mang sau và ốc phổi cũng phụ thuộc vào thảm thực vật tại rừng ngập mặn. Bảng 3.11: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật Mật độ cá thể theo thảm thực vật/1m2 Số Bãi cỏ thấp, Cây ngập mặn: Bãi trống ven Tên loài TT muống biển, trang, bần, sú, rừng ngập sam biển mắm, vẹt,… mặn 1 Melampus fasciatus 0,23 - -

2 Melampus parvulus 0,43 - -

3 Melampus graminea 0,25 - -

83

4 Melampus caffer 0,63 - -

5 Ellobium aurisjudae 1,73 - -

6 Ellobium chinensis 0,93 -n -

7 Cassidula aurisfelis - 1,86 -

8 Cassidula mustelina - 0,79 -

9 Cassidula sowerbyana - 0,29 0,37

10 Cassidula doliolum - 0,18 0,40

11 Laemodonta exaratoides 0,23 0,03 -

12 Laemodonta octanfracta - 0,15 -

13 Laemodonta punctatostriata 2,20 2,64 -

14 Pythia scarabaeus 1,50 - -

15 Pythia plicata 0,35 - -

16 Pythia trigona 0,33 0,01 -

17 Auriculastra subula 0,30 - -

18 Onchidium stuxbergi 0,10 - -

19 Platyvindex sp. - 0,11 -

20 Haminoea fusca - - 0,37

21 Truncacteocina sp. - 0,10 0,93

22 Elysia leucolegnote - 0,11 -

23 Bursatella leachii - - 0,07

Tổng số cá thể/1m2 9,18 6,26 2,13

Độ đa dạng loài ( H ) 1,26 0,98 0,91 Ghi chú: Dấu (-): Loài không có mẫu trong ô NC Từ kết quả ở bảng trên về phân bố các loài ốc mang sau và ốc có phổi theo thảm thực vật tại các xã có thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

84

Hình 3.31: Biểu đồ loài phân bố theo thảm thực vật

Qua biểu đồ hình 3.31 cho thấy, hầu hết các loài phân bố tại thảm thực vật: bãi cỏ thấp, muống biển, sam biển với chỉ số đang dạng loài ở thảm thực vật này ( H ) là 1,26. Tiếp sau đến thảm thực vật trong rừng ngập mặn với các ngập mặn như trang, sú, bần… với chỉ số đa dạng loài ( ) là 0,98. Nơi có chỉ số đa dạng loài thấp thấp nhất là thảm thực vật bãi trống ven rừng ngập mặn với ( ) là 0,91.

3.5. Vấn đề sử dụng và định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc phổi ở khu vực nghiên cứu 3.5.1. Tình hình sử dụng ốc mang sau và ốc phổi Huyện Giao Thủy đã phát hiện được 23 loài khác nhau nhưng qua tìm hiểu tài liệu cũng như khảo sát thực địa người dân về giá trị sử dụng của từng loài ốc mang sau và ốc phổi đã phát hiện tại KVCN thì đưa ra được 05 loài có thể có giá trị sử dụng trong khu vực nghiên cứu. Do đó tình hình khai thác và sử dụng các loài thân mềm được khỏa sát qua 50 phiếu điều tra và phỏng vấn nhanh người dân địa phương thể hiện trong bảng 3.12 sau:

85

Bảng 3.12:Tình hình khai thác, sử dụng một số loài thân mềm có trong KVNC Tên khoa Lƣợng Làm Làm thức T học, Xuất Giá bán x khai thác thực ăn chăn Độc tố T (tên địa khẩu 1000đ/kg kg/ngày phẩm nuôi phƣơng) 1 Ellobium Không aurisjudae bán 10-15 kg 10/50 45/50 0/50 0/50 Ốc mít

2 Cassidula Không aurisfelis 18/50 36/50 0/50 0/50 bán 10-15 kg ốc Tai 3 Cassidula Không mustelina 23/50 30/50 0/50 0/50 bán 20-25 kg ốc tai vằn 4 Platevindex Không Lư đen 21/50 36/50 0/50 0/50 bán 15-25 kg

5 Onchidium stuxbergi 46/50 9/50 0/50 0/50 60-100 20-30 kg Lư vàng

Từ bảng 3.12 ta thấy qua khảo sát 50 phiếu người dân địa phương và điều tra nhanh ta có loài Ellobium aurisjudae,Cassidula aurisfelis,Cassidula mustelina là 3 loài ốc có thế dùng cho thực phẩm cũng như thức ăn gia súc tuy nhiên 3 loài ốc này không được người dân buôn bán mà chỉ là theo hình thức ai muốn dùng thì tự bắt. Loài có giá trị nhất là loài Lư vàng loài này có giá bán dao động từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng trên 1kg và thường dùng để làm thực phẩm cho mọi người dân. Tất cả các loài trên đều được mọi người dân khai thác và tất cả các tháng trong năm nhưng thường tập chung nhưng tháng có nhiệt độ ấm vì thơi tiết đó mọi người đi khai thác thuận tiện hơn, đỡ khổ hơn, cũng như loài lư vàng mùa ấm nó mới xuất

86

hiện nhiều mùa lạnh thường bò đi chú rét. Qua khảo sát ta mọi người dân ta cũng thấy hình trạng các loài động vật thân mềm trên địa bàn huyện Giao Thủy ngày càng giảm đi trong vong 10 năm với nguyên nhân chủ yếu từ biến đổi khí hậu làm thay đôi môi trường, cũng nhu yếu tô do hoạt động sinh kế của người dân làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng như các hoạt động làm hồ nuôi thủy, hải sản. 3.5.2. Một số định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc phổi a. Những thuận lợi,khó khăn Rừng ngập mặn là một trong những sinh cảnh có giá trị đặc biệt quan trọng góp phần như một đê biển bảo vệ cuộc sống dân cư ven biển, điều hòa khí hậu đặc biệt là nơi sinh sống của các loài thực vật thân gỗ cũng như các loài động vật sống được trong môi trường ngập triều, nước lợ. Với những giá trị này, ngày nay rừng ngập mặn cũng đã và đang được nhà nước ban hành các chính sách bảo vệ, trồng bổ sung và trồng mới nhằm đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển tốt của các loài sinh vật trong vùng vừa góp phần bảo tồn cũng như bảo vệ các loài tránh tình trạng mất nơi cư trí đảm bảo đa dạng sinh học của rừng ngập mặn. Trong đó huyện Giao Thủy có diện tích rừng ngập mặn dài và đang được sự quan tâm rất lớn của trong nước và ngoài nước về việc phát triển, bảo tồn rừng ngập mặn. Giao thông, đường bộ cũng như đường thủy thuận tiện. Đã có các bãi, khu du lịch cho mọi người đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vấn đề người dân về bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ rừng ngập mặn đươc mọi người quan tâm nhiều. Có diện tịch bờ của rừng ngập nặm dài. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều người dân còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn nên đã có nhiều những hành động như chặt phá rừng ngập mặn, khai thác các loài sinh vật trong rừng khiến cho rừng ngập mặn tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới diện tích rừng có nhiều biến động. Tại khu vực nghiên cứu, hiện trạng rừng ngập mặn được thể hiện trong bảng:

87

Bảng 3.13: Tình hình hiện trạng RNM ở trong KVNC TT Loại Tổng số Hiện trạng Nguồn 1 Rừng ngập mặn - Diện tích trồng hàng năm Trên 3100 ha Năm 2017 trồng 33 Phiếu điều tra Dự báo trong hecta rừng, trồng cán bộ quản lý, 5 năm tới trên 400 nghìn cây Hoàng tuấn, tăng 100 phát tán năm - Diện tích chặt phá hecta đến 150 Phát hiện xử lý 11 2016[5],Nguy n hecta. vụ vi phạm giảm Thị Hồng Hạnh năm 2017[7] 25% so với năm 2016 2 Đầm nuôi thủy sản 5241 ha Trong đó diện nuôi nước ngọt là 1185ha, nuôi nước mặn là 3936ha Số người khai thác thủy sản 30-40 người Giảm 10-15 người so Người dân địa 3 tự nhiên/ngày với năm 2017 phương

Từ bảng 3.13 ta thấy diện tích rùng ngập mặn ngày càng tăng theo từng năm do việc trồng rừng hàng năm đều được quan tâm và di n tích rừng tự nhiên phát tán đặc biệt mọi người dân đã ý thức được tâm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ đê điều cũng như là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Đối với diện tích đầm nuôi tôm, ngao thì ngày càng tăng, mọi người dân giờ tập trung chuyển sang nuôi kiểu công nghiệp vì đem lại cho họ nguồn lợi cao hơn và ổn định hơn, ít chịu tác động của tự nhiên. Sản lượng người dân đi đánh bắt thủy sản (cua , cá..) ngày càng giảm vì nó không đem lại nguồn lợi thu ổn định cho mọi người. b. Đề xuất định hướng quản lý đa dạng sinh học các loài. o Về công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn Căn cứ vào quá trình nghiên cứu thực địa, các thông tin tài liệu thu thập được

88

về điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng ngập mặn. Tác giả xin đề xuất một số hướng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài ốc có giá trị trên địa bàn như sau: - Giải pháp phát triển bền vững và khuyến khích kinh tế: + Cải tạo, mở rộng quy mô của khu du lịch vườn quốc gia Giao Thủy nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. + Khuyến kích tiền hành nuôi các loài Lư vàng với các hộ . - Giải pháp về đào tạo, giáo dục và tuyên truyền: + Công tác giáo dục sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài mang sau và ốc phổi nói riêng. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên rừng, bao gồm cả các loài ốc bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia. Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó cần giải thích, tuyên truyền rõ về giá trị kinh tế và đa dạng sinh học của các loài ốc, tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. + Một trong những tồn tại của chúng ta là năng lực quản lý bảo tồn của những người có trách nhiệm còn thấp. Vì vậy, công tác bảo tồn không chỉ nhằm vào cộng đồng mà còn phải nhắm vào cả hệ thống cán bộ hoạt động này. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thôn như trưởng thôn, bí thư chi bộ, bí thư chi đoàn, nhằm đảm bảo mỗi cán bộ đều am hiểu về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; có khả năng nhậy bén linh hoạt trong tiếp cận những kiến thức mới về khoa học công nghệ; có kỹ năng, phương pháp tốt trong vận động, tuyên truyền quần chúng, nhân dân. - Giải pháp kỹ thuật: + Tiến hành điều tra, giám định để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài ốc phổi và ốc mang trước trên địa bàn huyện; thu thập, nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài ốc có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp tạo điều kiện cho các loài ốc phát triển.

89

+ Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm bảo tồn da dạng sinh học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và các loài ốc nói riêng. o Về khai thác và sử dụng - Nghiên cứu, đánh giá chi tiết về giá trị thương mại, giá trị dược liệu của các loài ốc phổi và ốc mang sau tại khu vực rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, để có hướng sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả. - Xây dựng quy trình, quản lý khai thác một số loài ốc phổi và ốc mang sau và ốc phổi một cách khoa học, bền vững. Với vai trò hết sức hữu dụng như đã trình bày ở trên thì loài ốc mang sau này nên được người dân gây nuôi và phát triển để vừa thu lại được nguồn kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu cho đời sống thường ngày.

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Đã xác định được ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có 936 cá thể thuộc 23 loài ốc mang sau và ốc phổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thuộc 2 phân lớp, 5 bộ, 6 trên họ và 6 họ, 12 giống. - Lập được khóa định loại đến họ của ốc mang sau và ốc phổi tại khu vực nghiên cứu. - Mổ đã được các loài ốc mang sau và ốc phổi theo thứ tự bao gồm: Tên loài và tài liệu công bố gốc, synonym, mẫu vật phân tích để định loại, kích thước, mô tả các đặc điểm chính của hình thái ngoài, phân bố (khu vực nghiên cứu, khu vực khác), nhận xét. - Xác định được mối quan hệ giữa ốc mang sau và ốc phổi tại KVCN với khu vực huyện Nghĩa Hừng và huyện Tiền Hải. - Xác định được độ đa dạng loài cũng như đặc điểm phân bố của các loài ốc mang sau và ốc phổi theo 3 xã Giao Thiện, Giao An, Giao lac. Theo độ cao nền dáy. Theo độ mặn của nước. Theo thảm thực vật. - Vai trò của ốc mang sau và ốc phổi: Một số loài có giá trị như Onchidium stuxbergi chúng có giá trị thương phẩm thường dùng để làm thực phẩm với giá bán dao động từ 80-100 nghìn/1kg. - Đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng hợp lý loài ốc mang sau và ốc phổi huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

2. Kiến nghị Do còn hạn chế về mặt thời gian, cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh thái cũng như về đa dạng sinh học của loài ốc mang sau và ốc phổi để có thể phát triển các loài có giá trị. Một số loài ốc phổi có giá trị làm thực phẩm cho con người, tuy nhiên người dân nơi đây chưa hề biết hết giá trị sử dụng của chúng. Chính quyền địa phương cần có những định hướng tiềm năng sử dụng loài ốc mang sau và ốc phổi cho người dân

91

để vừa vận dụng được lợi ích của chúng vừa bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học loài ốc mang sau và ốc phổi. Tích cực trồng thêm và bảo vệ rừng ngập mặn, kiểm soát chặt chẽ các hộ nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, 2003. Một số kết quả nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ hai, nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Nông nghiệp, Y học. Huế 7/2003. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 631-635.

2. Hoàng Ngọc Khắc, Đoàn Văn Long, 2004. Thành phần và sự phân bố của Thân mềm Chân bụng trong rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Tuyển tập báo cáo “Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng”. Nxb Nông nghiệp, 75-84. 3. Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, Hồ Thanh Hải, 2011. Họ Ốc Mít (Melampidae: Pulmonata: Gastropoda) vùng cửa sông Hồng. Tạp chí Sinh học tập 33, Số 2. 19-29.

4. Hoàng Ngọc Khắc, 2015. Phát hiện thêm về khu vực phân bố của loài ốc mít miệng nâu – Cassidula doliolum (Petit, 1843)- trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển bắc bộ và Bắc Trung bộ, Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 187-192. 5. Hoàng tuấn, năm 2016. Giao Thủy (Nam Định): Phát triển nuôi ngao bản địa theo hướng bền vững . Báo Nam Định 1/7/2016.

6. Lê Văn Khoa, 2001. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. NXB Giáo dục.

7. Nguy n Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính (2017), Định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 238 trang.

93

8. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Tạ Thị Kim Hoa, 2008. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở rừng ngập mặn ven biển phía bắcViệt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội. Tập 53, Số 1: 151-158. 9. Sở Tài nguyên và môi trường Nam Định, 2017. Báo cáo hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Đinh năm 2017. 10. Phạm Thi Mai Thảo, Phạm Thùy Linh, 2017. Đánh giá tác động của biến đổi khi hậu tới sức khỏe công đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Đinh và đề xuất các giải pháp thích ứng. Tạp chí khoa học môi trường Đại học Cần Thơ. Số 2: 113-119. 11. UBND huyện Giao Thủy, 2018. Báo cáo tình hinh điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Giao Thủy năm 2017-2018. Tài liệu tiếng Anh 12. Brandt Rolf A. M., 1974: The non-marine aquatic Mollusca of Thailand. Arch. Moll.,105: 1-423. 13. Capenter Kent E. et aI., 1998: The living marine resources of the western central Pacific, 1: 431 436. Food and Argriculture. 14. Cornelis Swennen, 2011. Large mangrove-dwelling Elysia species in Asia, with descriptions of two new species (Gastropoda: Opistobranchia: Sacoglossa). The Raffles Bulletin of Zoology, 59(1): 29–37. 15. Dayrat B, Goulding TC, Apte D, Bhave V, Comendador J, Ngô XQ, Tan SK, Tan SH (2016) Integrative of the genus Onchidium Buchannan, 1800 (Mollusca, Gastropoda, Pulmonata, Onchidiidae). ZooKeys 636: 1–40. doi: 10.3897/zookeys.636.8879. 16. Francisco J. Garcia và Hans Bertsch, 2009. Diversity and distribution of the Gastropoda Opisthobranchia from the Atlantic Ocean: A global biogeographic approach. Scientia Marina 73(1): 153-160. ISSN 0214-8358. 17. Garrett, A. 1884. The terrestrial Mollusca inhabiting the Society Islands. Journal of the Academy of Natural Sciences, Philadelphia (ser. II), 9: 17-114.

94

18. Guido T. Poppe & Sheila P. Tagaro, The New Classification of Gastropods according to Bouchet & Rocroi, 2005; Visaya, tháng 2 23, 2006. 19. Hangqing Fan, 2002. National report on Mangroves in South China Sea. Guangxi Mangrove Research Centre. “Reversing Environmental Degradation Trends in the South China Sea and Gulf of Thailand”. UNEP/GEF South China Sea Project. 20. Krebs, C. J., 1989. Ecological Methodology. Harper and Row Publishers, New York. pp. 654. 21. Liu Yi,Wang Mao,Wang Wen-Qing, 2011. Ellobiid molluscs of Chinese mangrove habitats. Biodiversity Science, 19(6): 723-728. 22. Mari H. Eilertsen, Manuel António E. Malaquias, 2013. Systematic revision of the genus Scaphander (Gastropoda, Cephalaspidea) in the Atlantic Ocean, with a molecular phylogenetic hypothesis. Zoological Journal of the Linnean Society, 2013, 167, 389–429. 23. Netherlands, Kobelt, W., 1896; Systematisches Conchylien Cabinet. Band 1 Abteilung 9. Die Familie Bullidae. 24. Raven, H. & Vermeulen, J. J., 2007. Notes on molluscs from NW Borneo and Singapore. 2. A synopsis of the Ellobiidae (Gastropoda, Pulmonata). Vita Malacologia, 4: 29–62, Figs. 1–13, Pls. 1–6 25. Roberto A. Uribe, Katia Nakamura, Aldo Indacochea, Aldo S. Pacheco, Yuri Hooker & Michael Schrödl, 2013. A review on the diversity and distribution of opisthobranch gastropods from Peru, with the addition of three new records: (Gastropoda, Heterobranchia). Spixiana, 36 (1): 43–60. 26. Shannon, C. E. and Weiner, W., 1963. The mathematical theory of communities. Illinois Urbana University, Illinois Press. 27. Slapcinsky J, Kraus F (2016) Revision of Partulidae (Gastropoda, Stylommatophora) of Palau, with description of a new genus for an unusual ground-dwelling species. ZooKeys 614: 27–49. doi: 10.3897/zookeys.614.8807

95

28. Ullah, Z., Zehra, I., & Gondal, M. A. (2015). Species Diversity, Distribution and Seasonal Abundance in Mangrove Associated Molluscs along the Karachi Coast, Pakistan, Journal of Bioresource Management, 2 (3). 29. Tore Høisæter, 2014. The Pyramidellidae (Gastropoda, Heterobranchia) of Norway and adjacent waters. A taxonomic review. Fauna norvegica vol. 34: 7- 78. 30. The mollusca, năm 1985, Neurobiology and behavior. Episode 8, part 1: 1-94