NGUYỄN VĂN THÀNH VÀ LÊ VĂN DUYỆT (Phan Thượng Hải)
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
NGUYỄN VĂN THÀNH VÀ LÊ VĂN DUYỆT (Phan Thượng Hải) Đến cuối đời vua Gia Long thì có chuyện giết hại công thần như ông Đặng Trần Thường (1813) và ông Nguyễn Văn Thành (1817). Tiền Quân Nguyễn Văn Thành (1758-1817) và Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) cùng theo phò Nguyễn Vương Phúc Ánh từ thuở hàn vi, nhưng ông Lê Văn Duyệt không thích ông Nguyễn Văn Thành vì khác tánh tình và vì ông Nguyễn Văn Thành được đầu công trong việc đánh dẹp Tây Sơn. Ông Lê Văn Duyệt là sủng thần của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh kể từ khi ông là Thái Giám hầu hạ Nguyễn Vương Phúc Ánh. Trung Quân Nguyễn Văn Trương và Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức đã lớn tuổi nên không có ý tranh dành quyền lực tại triều đình vua Gia Long. Ông Nguyễn Huỳnh Đức, tên thật là Huỳnh Tường Đức (được vua ban cho họ Nguyễn) lại là nghĩa phụ của ông Lê Văn Duyệt. Con ông Nguyễn Văn Thành là Nguyễn Văn Thuyên, đậu Cử Nhân, thích giao du với người học rộng. Ông Nguyễn Văn Thuyên làm bài thơ dưới đây gửi cho 2 ông “danh sĩ” Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận ở Thanh Hóa. Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt (*) Hư hoài trắc tịch dục cầu ty Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác Thiện tướng phương tri Ký Bắc kỳ U cốc hữu phương thiên lý viễn Cao vương minh phượng cửu thiên tri Thư hồi nhược đắc sơn trung tể Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky. (Nguyễn Văn Thuyên) (*) Ái Châu là tên cũ của Thanh Hóa trong thời Bắc Thuộc. (Trần Trọng Kim dịch) Ái Châu nghe nói lắm người hay Ao ước cầu hiền đã bấy nay Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn có Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay Mùi hương bay tới xa ngàn dặm Tiếng phượng gò cao suốt chín mây Sơn tể phen nầy dù gặp gỡ Giúp nhau (ta) thay đổi hội cơ nầy. Tên đưa thư lén trình thư cho ông Lê Văn Duyệt. Ông liền tố cáo với vua Gia Long là cha con ông Nguyễn Văn Thành có ý làm phản dựa vào 3 câu cuối của bài thơ: “Cao vương minh phượng cửu thiên tri “Tiếng phượng gò cao suốt chín mây Thư hồi nhược đắc sơn trung tể Sơn tể phen nầy dù gặp gỡ Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky”. Giúp nhau (ta) thay đổi hội cơ nầy”. Vua Gia Long để cho triều đình nghị tội. Ông Nguyễn Văn Thành sợ tội nên uống thuốc độc tự tử. Sau đó Nguyễn Văn Thuyên bị kết tội phải bị tử hình mặc dù ông là Phò Mã của vua Gia Long. Khi vua Gia Long qua đời, Vua phó thác con là vua Minh Mạng cho ông Lê Văn Duyệt và ông Phạm Đăng Hưng. Khi ông Lê Văn Duyệt qua đời ở Gia Định thành (1832) thì xảy ra loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của ông Lê Văn Duyệt) vào năm 1833. Lê Văn Khôi tên là Nguyễn Hữu Khôi vì bị quan nhà Nguyễn áp bức nên làm phản chiếm thành Phiên An (tại Sài Gòn bây giờ) được toàn thể Nam Kỳ hưởng ứng (tháng 7-1833) và cầu Xiêm La sang tiếp viện. Người anh vợ là Nông Văn Vân, làm Tri châu Bảo Lạc (tỉnh Tuyên Quang), cũng nổi loạn ở thượng du Bắc Kỳ. Ông Trương Minh Giảng đánh bại quân Xiêm rồi với ông Tống Phúc Lương và ông Nguyễn Xuân cùng quan địa phương chiếm lại Nam Kỳ và vây quân của Lê Văn Khôi trong thành Phiên An (1834-1835). Lê Văn Khôi bị bệnh chết nhưng thủ hạ tôn con là Lê Văn Cừ (7 tuổi) làm thủ lãnh tiếp tục chống giữ hơn 2 năm. Sau cùng trong thành bị dịch tã và hết lương thực và đạn dược nên thất thủ. Những trọng tội là Lê Văn Cừ và 4 thủ hạ cùng 1 giáo sĩ Công Giáo bị đóng cũi giải về Huế rồi đều bị xử lăng trì. 1831 quân phản loạn còn lại bị giết ngay tại thành Phiên An và chôn chung 1 chỗ gọi là Mả Ngụy (nay ở Quận 3, Sài Gòn). Vua Minh Mạng cho phá thành Phiên An (còn gọi là thành Bát Giác). Sau đó vua Minh Mạng cho Nội Các định tội ông Lê Văn Duyệt. Nội các đứng đầu là ông Hà Tôn Quyền và ông Nguyễn Tri Phương tìm thấy 9 tội phản nghịch của ông Lê Văn Duyệt, trong đó có 2 tội như sau: Một là: “Mộ” tiếm gọi là “Lăng” (điều nầy cũng đúng vì tới bây giờ chúng ta vẫn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu ?). Lăng chỉ dùng để gọi cho mồ mã của Vua mà thôi ! Hai là: Lúc sinh tiền tự xưng là xin được quẻ thẻ có 4 câu thơ: Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng Phù Chu ninh hậu thập Chu thần Tha niên tái ngộ Trần Kiều sự (*) Nhất đán hoàng bào bất thử thân (Trần Trọng Kim dịch) Giúp Hán há thua cùng tướng Hán Phò Chu nào kém bọn tôi Chu Trần Kiều nếu gặp cơn binh biến Mảnh áo hoàng bào dễ ép nhau ? (*) Trần Kiều là nơi xảy ra cuộc binh biến. Sau khi vua nhà Hậu Chu là Sài Vinh chết, con là Cung Đế lên ngôi còn nhỏ tuổi. Quân Khiết Đan của nước Liêu ở phương Bắc sắp tấn công. Quân đội khoát áo hoàng bào vào người Tướng quân Triệu Khuông Dẫn và tôn ông nầy lên làm vua, truất phế Chu Cung Đế, lập nên nhà Tống. Quẻ ám chỉ ông Lê Văn Duyệt là Triệu Khuông Dẫn và vua Minh Mạng là vua Cung Đế của nhà Hậu Chu. Về sau vua Thiệu Trị phục danh và phục chức cho ông Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên người Nam Kỳ luôn luôn nhớ công ơn của Tả Quân Lê Văn Duyệt: LĂNG TẢ QUÂN Công thần nay rạng dấu Lê môn Đồ sộ lăng kia tiếng nực đồn Trăm trận oai danh lừng vũ trụ Ngàn năm công nghiệp chói càn khôn Rạch Gầm lắm lúc người kinh vía (*) Thị Nại đòi phen giặc hãi hồn Anh dũng là hương nên đốt rạng Theo Thần dầu khuất tiếng phơi cồn. (Lê Uyên Sanh) (*) Tác giả quên là trong trận Rạch Gầm, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đánh bại Nguyễn Vương Phúc Ánh và 2 vạn quân Xiêm ! Nguyễn Vương Phúc Ánh và Thái giám Lê Văn Duyệt cùng 10 người tùy tòng phải lánh nạn ở Vọng Các (Bangkok), kinh đô của Xiêm La (Thái Lan bây giờ). Ông Lê Văn Duyệt xuất thân là Thái Giám (Quan Hoạn) và là người “bán nam bán nữ” (Intersex). In human biological sex is determine by 5 factors present at birth: The number and type of sex chromosomes The type of gonads (ovaries or testicles) The sex hormones The internal reproductive anatomy (such the uterus of female) The external genitalia People whose 5 characteristics are not either all typical male or all typical female at birth are Intersex Đại Nam Liệt Truyện có viết: “Duyệt là con trai trưởng, sinh ra không có bộ phận sinh dục, thân thể ngắn nhỏ, tinh hãn, có tài lực”. Năm 1780, ông được tuyển làm Thái Giám trong cung của Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) lúc 17 tuổi. Theo nhật ký của một thương gia người Anh tên là Crafurd kể lại cuộc hội kiến với Tổng Trấn Gia Định vào ngày 2-9-1822: “Viên Governor là một hoạn quan nhưng nếu không biết trước thì không thể đoán ra. Cằm ông ta không có râu và giọng nói yếu ớt, tuy chát tai như đàn bà nhưng chưa tới mức khiến người ta phải nghi ngờ. Ông ta chỉ mặc một áo lụa trơn và đội một chiếc khăn nhiễu bản rộng cũng màu trắng”. Ông Lý Thường Kiệt cũng xuất thân là Thái Giám nhưng không ai thắc mắc ? Điều lạ là 2 ông Lý Thường Kiệt và Lê Văn Duyệt đều là dũng tướng. Một công thần cũng bị tội (sau khi qua đời) cùng lúc với ông Lê Văn Duyệt là ông Lê Chất (1769-1826) và cũng được vua Tự Đức phục chức (1868). Ông có một bàn thờ trong Lăng Ông. Ông Lê Chất nguyên là tướng của nhà Tây Sơn. Khi vua Cảnh Thịnh giết hại công thần kể cả nhạc phụ của ông là Lê Trung, ông Lê Chất bỏ theo ông Võ Tánh ở Bình Định, về với Nguyễn Vương Phúc Ánh (1799). Ông là phó tướng của ông Lê Văn Duyệt đem lục quân chiếm Bắc Hà và sau nầy làm đến Tổng Trấn Bắc Thành. Khi chết, ông có mộ chôn ở Hà Nội. VIẾNG MỘ ÔNG LÊ CHẤT (Nguyên bản) Bình Tây Trấn Bắc sử nghìn thu Ấy cỏ mờ rêu đất một u Ấy dũng ấy trung là thế thế ! Mà ân mà nghĩa ở mô mô ? Chim gào hờn xót xuân ầm ỹ Hùm thét oai lưa gió vụt vù Cái chuyện anh hùng ai nhắc nữa Hồ Tây văng vẳng tiếng chuông bu ! (Phan Khôi) 1921 Vì là một bài thơ “tử vận” nên có người họa: ĐIẾU ÔNG LÊ CHẤT (Họa) Thân danh bách chiến được bao thu Vùi nắm xương tàn chốn tịch u Đất Bắc vỗ dân công nhớ đó Non Tây phá giặc sử ghi mô ? (*) Tấm gương trung liệt gương bôi lợt Ngọc đuốc ân oai gió thổi vù Làm vật hy sinh phơi mặt tợ Để cho ruồi kiến mặc tình bu.