<<

Mục lục

Phân vai Nhân vật

QUYỂN I: Mùa Xuân 1955 Chương 1 Chương 2 QUYỂN II: Tháng chín 1955 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 QUYỂN III: Mùa Thu- Giáng sinh 1955 Chương 12 Chương 13 QUYỂN IV: 1956-1957 Chương 14 Chương 15 Chương 16 QUYỂN V: 1957-1959 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 QUYỂN VI: 1920-1945 Chương 21 QUYỂN VII: Tháng giêng- Tháng sáu 1961 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 QUYỂN VIII: 1961- 1962 Chương 28 Chương 29

Chương 30 Chương 31 QUYỂN IX: Mùa hè 1962 Chương 32 VỀ TÁC GIẢ

Phân vai Nhân vật

Gia đình

Vito Corleone, bố già đời thứ nhất của gia đình tội ác hùng mạnh nhất New York

Carmela Corleone, vợ và mẹ của bốn đứa con chung

Sonny Corleone, con trưởng của Vito và Carmela Corleone

Sandra Corleone, vợ Sonny, hiện sống ở Florida

Francesca, Kathy, Frankie và Chip Corleone, những đứa con của Sonny và Sandra Corleone

Tom Hagen, ( cố vấn kiêm tổng quản) và là con nuôi không chính thức

Theresa Hagen, vợ Tom và mẹ của ba đứa con chung Andrew, Frank và Gianna

Frederico “Fredo” Corleone, con thứ nhì của Vito và Carmela (phó tướng, 1955-1959)

Deanna Dunn, nữ diễn viên được giải Oscar, vợ Fredo

Michael Corleone, cậu út của Vito và Carmela và là Ông Trùm đương quyền của Gia đình Corleone

Kay Adams Corleone, vợ thứ nhì của Michael

Anthony và , con của Michael và Kay Corleone

Connie Corleone, con gái Vito và Carmela

Carlo Rizzi, chồng quá cố của Connie Corleone

Ed Federici, chồng thứ nhì của Connie Corleone

Tổ chức gia đình Corleone

Cosimo “Con gián Momo” Barone, ( thuộc hạ) của Geraci và cháu của Sally Tessio

Pete Clemenza, ( đầu lĩnh/ thủ lĩnh)

Fausto Dominich “Nick” Geraci, Jr. ( biệt hiệu Ace Geraci), soldato của Tessio, về sau là caporegime và sau là ông chủ (boss)

Charlotte Geraci, vợ Nick

Barb và Bev Geraci, hai con gái của Nick và Charlotte

Rocco Lampone, caporegime

Carmine Marino, soldato của Geraci và anh em họ xa của Gia đình Boccicchio

Al Neri, Trưởng ban An ninh hệ thống khách sạn của Gia đình

Tommy Neri, soldato dưới quyền Lampone và là cháu của Al Neri

Richie”Hai Súng” Nobilio, soldato dưới quyền Clemenza, về sau là caporegime

Eddie Paradise, soldato dưới quyền Geraci

Salvatore Tessio, caporegime

Các gia đình tội ác thù địch

Gussie Cicero, soldato dưới quyền Falcone và Ping-Pong, sở hữu chủ của Câu lạc bộ Bữa tối

Ottilio” Chàng bán sữa Leo” Cuneo, ông chủ, New York

Frank Falcone, ông chủ, Los Angeles

Vincent “tên Do thái” Forlanza, ông chủ, Cleveland

Fat Paulie Fortunato, ông chủ Gia đình Barzini, New York

Cesare Indelicato, Capo di tutti capi ( Thủ lĩnh của mọi thủ lĩnh/ Thống lĩnh),

Tony Molinari, ông chủ, San Francisco

Laughing Sal Narduci, consigliere , Cleveland

Ignazio’ Jackie Ping-Pong” Pignatelli, phó tướng, về sau là ông chủ, Los Angeles

Louie “Mặt mẹt” Russo, ông chủ,

Antony “ Tony Đen sì” Stracci, ông chủ New Yersey

Rico Tattaglia, ông chủ, New York( về sau do Osvaldo “Ozzie”

Altobello tiếp quản)

Joe Zaluchi, ông chủ, Detroit

Bạn bè của Gia đình Corleone

Marguerite Duval, vũ công và diễn viên

Johnny Fontane, diễn viên thắng giải Oscar và có lẽ là ca sĩ nhạc thính phòng vĩ đại nhất từng có mặt trên đời

Buzz Fratello, nghệ sĩ nightclub ( thường diễn cùng với vợ là Dotty Ames)

Fausto “ Bác tài” Geraci, tài xế xe tải trong tổ chức Forlenza và bố của Nick Geraci

Joe Lucadello, bạn thời niên thiếu của

Annie McGowan , ca sĩ, diễn viên, bà bầu đoàn múa rối Jojo, Mrs Cheese & Annie

Hal Mitchell, sĩ quan Thủy quân Lục chiến về hưu, phụ trách an ninh cho các casinos của Gia đình Corleone ở Las Vegas và Lake Tahoe

Jule Segal , Bác sĩ Trưởng khoa Phẫu thuật tại bệnh viện của Gia đình Corleone ở Las Vegas

M. Corbett”Mickey” Shea, cựu đối tác buôn bán whiskey lậu của Vito

Corleone; cựu Đại sứ Mỹ ở Canada

James Kavanaugh Shea, Thống đốc bang New Jersey, con trai ông Đại sứ

Daniel Brendan Shea, phó tổng chưởng lí New York, con trai ông Đại sứ

Albert Soffet, Giám đốc CIA.

William Brewster” Billy” Van Arsdale III, thừa kế gia tài Van Arsdale Citrus

TẬP MỘT

Mùa Xuân 1955 ......

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Chương 1

Vào một chiều xuân lạnh, thứ hai năm 1955, Michael Corleone gọi Nick Geraci về gặp ông ở Brooklyn. Khi Ông Trùm mới bước vào ngôi nhà của người cha quá cố ở Long Island để gọi điện thoại, hai thuộc hạ ăn mặc giống như những con khỉ dính đầy dầu mỡ đang ngồi xem sô múa rối trên truyền hình, chờ kẻ phản bội của Michael đến nộp mạng và thích thú ngắm hai đầu núm vú của cô gái tóc vàng diễn với các con rối.

Michael, đơn độc, đi vào căn phòng hơi cao hơn ở một góc mà người cha quá cố vẫn thường dùng làm văn phòng. Ông ngồi sau cái bàn xoay nhỏ trước đây là bàn làm việc của . Bàn giấy của tay consigliere . Michael lẽ ra đã gọi điện thoại từ nhà riêng- Kay, vợ anh và mấy đứa nhỏ sáng nay đã rời nhà để về thăm bên ngoại ở New Hampshire- ngoại trừ chuyện điện thoại nhà của ông bị nghe lén. Đường dây khác trong nhà này cũng thế. Ông hành xử theo kiểu đó để đánh lạc hướng những thính giả sỗ sàng. Nhưng cách đấu dây sáng tạo dẫn đến điện thoại nơi văn phòng này – và dây chuyền hối lộ để bảo vệ nó- đủ sức cản trở cả một đạo binh cớm. Michael quay số. Ông không có sổ ghi địa chỉ và số điện thoại mà chỉ dựa vào sự khéo tay theo thói quen để nhớ các số cần liên lạc. Ngôi nhà lặng yên. Mẹ ông đang ở Las Vegas với em gái ông, Connie, Đến tiếng chuông reng lần thứ hai thì vợ Geraci trả lời. Ông chỉ biết sơ về cô ta nhưng vẫn gọi cô bằng tên (Charlotte) và hỏi thăm mấy con gái của cô. Thường thì Michael tránh dùng điện thoại và trước nay ông chưa từng gọi đến nhà cho Geraci. Theo thông lệ thì lệnh lạc đưa ra đều được đệm qua ba lớp người truyền để bảo đảm chẳng có cái gì bị lần dấu cho đến Ông Trùm. Charlotte trả lời giọng run run đối với những câu hỏi lịch sự của Michael và đi gặp chồng.

Nick Geraci đã có một ngày thật là dài. Hai con tàu chở đầy heroin, mà không chiếc nào được dự báo sẽ đến từ Sicily, cho đến tuần tới. Thế mà đêm rồi chúng lại lù lù xuất hiện, một chiếc ở New Jersey, chiếc kia ở Jacksonville. Một kẻ kém cỏi hơn có lẽ giờ này đã phải nằm hộp, nhưng

Geraci đã biết cách làm cho mọi chuyện trơn tru bằng cách tự tay trao một món quà tặng tiền mặt cho Quĩ trợ cấp của Hội Hữu nghị Quốc tế Tài xế Xe tải với con số hội viên đông đảo ở Florida, và bằng cách đến thăm (với một cống phẩm tầm cỡ!) cho vị đầu lĩnh thuộc Gia đình Stracci, người kiểm soát các bến tàu ở Bắc Jersey. Đến năm giờ, Geraci mệt lữ nhưng đã về nhà ở East Islip, thảnh thơi ngồi ở vườn sau chơi trò móng ngựa với hai đứa con gái của mình. Một bộ lịch sử hai quyển về chiến tranh thời Đế chế La mã mà chàng ta vừa mới bắt đầu đọc được để gần cái ghế dựa nơi phòng riêng để nghiền ngẫm tối nay. Khi điện thoại reo, Geraci đã lai rai vài ngụm ở ly Chivas pha xô đa thứ nhì. Chàng ta đang có mấy miếng sườn kêu xèo xèo trên vĩ nướng và một cặp Dodgers/Phillies để trên chiếc radio. Charlotte, trước đó đang ở trong bếp thu gom phần còn lại của bữa ăn , đi ra đến sân trong, mang theo chiếc điện thoại với sợi dây dài , bộ mặt thất sắc.

“ Hello, Fausto.” Người duy nhất gọi Nick Geraci bằng tên chính, là Vincent Forlenza, người đứng ra làm cha đỡ đầu cho Geraci ở Cleveland. “ Bố muốn con tham dự vào chuyện mà Tessio dàn xếp. Bảy giờ tối nay tại địa điểm này gọi Hai Toms, con biết chứ?

Bầu trời xanh và không một vẩn mây, nhưng bất kỳ ai nhìn thấy Charlotte hối hả chạy ùa vào để chăn dắt hai con gái của nàng cũng nghĩ rằng chắc nàng vừa mới hay tin rằng một cơn bão đang đổ ập vào Long Island.

“Chắc chắn rồi”, Geraci đáp. “Con vẫn thường ăn ở đấy mà. Đó là một trắc nghiệm. Hoặc là anh được giả định sẽ hỏi về chuyện mà Tesssio dàn xếp hoặc là không. Geraci luôn luôn đạt điểm tốt ở những lần trắc nghiệm. Cảm nhận bản năng của chàng là cần phải thành thật. “ Nhưng con chẳng có chút ý tưởng nào về chuyện bố đang nói. Chuyện gì vậy bố?”

“ Một vài nhân vật quan trọng đang đến từ Staten Island để gạn lọc mọi chuyện”.

Staten Island nghĩa là đám Barzinis, đã dàn xếp chỗ ấy. Nhưng nếu Tessio đã dàn xếp những cuộc hiệp thương hòa bình với Michael và Barzini, thì tại sao Geraci lại nghe chuyện đó từ Michael chứ không phải từ Tessio? Geraci nhìn trừng trừng vào ngọn lửa nơi lò quay barbecue. Thế rồi chàng chợt ngộ ra điều gì hẳn là đã xảy đến. Chàng gục gặt đầu và thầm chửi thề.

Tessio đã đi đoong. Có lẽ với nhiều người khác.

Địa điểm gặp gỡ là một lời ám chỉ cảnh báo. Tessio thích chỗ ấy. Điều đó có nghĩa rằng hầu như chắc chắn là ông ta đã tiếp xúc với chính Barzini và rằng hoặc ông ta hoặc Barzini đã tính chơi khăm Michael một vố, điều mà Michael hẳn là đã tiên liệu.

Geraci chọc thủng miếng sườn với một cái bàn xẻng bằng thép dài. “Bố muốn con đến đó để bảo vệ, hay để có người chung bàn cho vui hay vì chuyện gì khác nữa?”, anh nói.

“ Đó là cả một câu chuyện dài”

“Xin lỗi. Con còn phải nướng cho xong mấy miếng bít tếch ở đây”

“ Bố biết con đang lo lắng về chuyện gì, Fausto à, nhưng bố không biết lí do tại sao”

Phải chăng ông có ý cho rằng Geraci chẳng có gì mà phải lo lắng?Hay là ông ta đang thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Geraci có thủ diễn một vai trò nào đấy trong sự phản bội của Tessio? “À, thế này”, Geraci trả lời, bằng giọng của một chiến binh cứng cỏi ngoan cường kiểu John Wayne,

“ Tôi chẳng bối rối gì lắm đâu vì chuyện gì phải đến thì sẽ đến thôi”

“ Ồ, xin lỗi?”

Geraci thở ra. “Dầu cho trong thời gian thuận lợi nhất tôi vẫn là người hay lo mà”.Anh cảm thấy một cơn hài hước độc địa trào dâng trong lòng, mặc dầu anh nói một cách tỉnh rụi: “ Vậy thì xử tôi đi”.

“Đó là lí do khiến chú mày thành đấu sĩ cừ khôi,” Michael phán. “Biết lo xa. Điều ấy khiến ta chấm chú mày”.

“ Vậy là ông chủ sẽ thứ lỗi cho tôi nếu tôi chỉ ra điều hiển nhiên”, Geraci nói, “và gợi ý ông theo một con đường mà thường thì có lẽ ông không bao giờ theo”

“ Tôi vẫn đang nghe đây”, Michael nói. “Và dĩ nhiên là anh được thứ lỗi”

“ Về chuyện gì?”

“Về chuyện chỉ ra điều hiển nhiên”

Geraci nhấc mấy miếng bít tếch khỏi vĩ nướng và đặt vào một đĩa to, nông. “ Đó là món quà mà tôi sẵn có để hiến tặng ông chủ”

Một giờ sau Geraci đến nhà hàng Two Toms với bốn thuộc hạ và dặn bọn chúng ở bên ngoài. Anh chọn chỗ ngồi một mình và nhâm nhi ly cà phê espresso. Anh không sợ hãi. Michael Corleone, không giống như hai người anh của mình- Sonny cục cằn và Freddo đa cảm- đã thừa hưởng được cái bản chất chu đáo của ông già. Ông ta sẽ không ra lệnh xử một ai theo một thứ trực cảm mơ hồ. Ông ta muốn làm cái gì phải chắc cú , dầu cho có phải tốn nhiều thời gian. Dầu bất cứ loại trắc nghiệm nào xảy ra, dầu có phải bực mình hay bị xúc phạm đến mấy khi bị trắc nghiệm bởi những sở thích bốc

đồng khó lường của Michael Corleone, Nick Geraci cũng sẽ đáp ứng với sự trọng danh dự đúng mức. Anh tự tin là mình sẽ vượt qua sóng gió bình an vô sự.

Mặc dầu chưa từng nghe Salvatore nói xấu một lời nào về Michael song Geraci không nghi ngờ rằng Sally đã ngầm cấu kết với Barzini. Ông ta hẳn là phải tức giận về thói độc tài gia đình trị đã đưa một tay sừng còn non tơ như Michael lên địa vị Ông Trùm. Ông đã phải chứng kiến sự điên rồ dại dột của việc cắt đứt tổ chức khỏi những rễ sâu gốc bền lân cận ở Bờ Đông để “Tây tiến” và trở thành -cái gì? Geraci đã chứng kiến bao nhiêu sản nghiệp từng một thời thịnh vượng do những ông bố di dân thất học nhưng cần cù xây dựng lên để rồi bị phá sản bởi những đứa con sinh ra ở Mỹ với đầy bằng cấp về kinh doanh và những giấc mộng bành trướng.

Geraci nhìn đồng hồ, một tặng phẩm của Tessio nhân dịp anh tốt nghiệp cao đẳng. Hẳn là Michael không thừa hưởng cái tính đúng giờ đã trở thành huyền thoại của Ông Trùm quá cố. Geraci kêu một cà phê espressio thứ nhì.

Đã bao nhiêu lần Geraci từng chứng minh là thành viên trung thành của tổ chức Corleone và mới bước vào sinh nhật thứ bốn mươi, song có lẽ là người làm ra lợi nhuận nhiều nhất cho tổ chức. Có thời anh ta từng là một tay đấm hạng nặng thuộc hàng cao thủ thượng thặng với hỗn danh Geraci Con Át Chủ Bài (Ace-Geraci) và dưới nhiều biệt danh khác nữa ( anh ta là dân gốc Sicily nhưng tóc vàng nên có thể cho là dân Ái nhĩ lan hay dân Đức). Anh ta từng đứng vững sáu hiệp khi đối đầu với một tay đấm mà chỉ mấy năm sau sẽ hạ “nốc-ao” tay vô địch hạng nặng thế giới. Nhưng Geraci đã từng vòng quanh các sân tập và sàn đấu quyền Anh từ khi hãy còn là một chú nhóc. Chàng ta đã thề sẽ không bao giờ trở thành một trong những kẻ say đòn vì đánh đấm và người toát ra mùi long não để chộp lấy những đồng tiền xương máu ít ỏi không xứng với tài sức của mình. Chàng chiến đấu vì tiền, không vì cái danh hão. Cha đỡ đầu của anh ở Cleveland (mà Geraci dần dần nhân ra, cũng là Bố già của lãnh địa Cleveland) đã gắn kết anh với Tessio, người điều hành hệ thống cờ bạc lớn nhất ở New York. Những trận

đánh có qui định có nghĩa là ít phải nhận những cú đấm vào đầu hơn. Chẳng bao lâu sau đó Geraci được gọi thi hành mấy vụ đánh đấm ngõ sau ( bắt đầu với vụ trị tội hai tên công tử côn đồ đã hiếp dâm con gái của Amerigo Bonasera, một tay nhà táng thuộc hàng bạn bè của Vito Corleone). Trận đó chàng đã “khoản đãi” hai tên khốn một chầu đáng kể khiến chúng mặt mày nát bét bầy nhầy nhìn hết ra ! Và đã đem lại cho chàng đủ tiền để học lên Cao đẳng.Trước khi đến tuổi hai mươi lăm chàng đã tốt nghiệp, bỏ mọi việc khác để trở thành một...ngôi sao đang lên đầy hứa hẹn trong đế chế cờ bạc của Tessio. Anh chàng đã khởi nghiệp với một vài phẩm chất đáng ngờ- là kẻ duy nhất lui tới Câu lạc bộ Xã hội Patrick Henry mà không sinh ra ở Brooklyn hay ở Sicily; kẻ duy nhất có bằng Cao đẳng; một trong số ít không muốn mang vũ khí cũng không mặn các em gái đĩ- mà nghĩ rằng con đường tốt nhất để thăng tiến là làm ra nhiều tiền để dâng lên các cấp trên, và Geraci là một tay kiếm tiền có năng khiếu đến độ chẳng bao lâu những tì vết ngoại lai của chàng ta được bỏ qua. Chiến thuật xuất sắc nhất của chàng ta là cường điệu số tiền thu được trên mọi vụ việc. Chàng ta cống nộp sáu mươi hoặc bảy mươi phần trăm thay vì năm mươi phần trăm như qui định. Chắc chắn là chàng ta chẳng khờ khạo hay chịu lép một cách vô ích mà chàng ta đã tính toán đâu vào đấy cả rồi. Số cống nạp vượt chỉ tiêu kia là một kiểu đầu tư khôn khéo cho hoạn lộ dễ thênh thang. Bởi càng mang về nhiều lợi nhuận hơn cho thượng cấp thì địa vị của chàng càng vững vàng hơn, càng an toàn hơn, và chàng càng thăng tiến nhanh hơn. Càng leo cao hơn trên nấc thang đẳng cấp thì càng có nhiều thuộc hạ dưới quyền hơn để cống nạp năm mươi phần trăm lợi nhuận kiếm được cho chàng. Và nếu có những kẻ khờ dại tham lam hở ra cơ hội cho chàng thì chàng luôn đủ khôn lanh nhạy bén để chộp lấy. Cả New York đều biết rõ rằng có sự khác biệt giữa việc lãnh

đòn từ một tên cứng cựa nhất mà bạn chưa từng thử sức với việc hốc mắt bạn bị bẹt ra thành một đống bột nhão đầy máu me bởi cú đấm từ một tay cựu võ sĩ hạng nặng tiếng tăm. Sự đe dọa về những gì mà Geraci có thể làm đã trở thành một phần của huyền thoại đường phố. Chẳng bao lâu sau chàng ta ít khi phải động thủ để kiếm tiền mà chỉ cần mở miệng đòi hỏi. Nếu không, thì...làm gì nhau? Được. Sẽ biết ngay thôi ! Hăm dọa là một vũ khí còn lợi hại hơn cả nắm đấm hoặc khẩu súng.

Trong thời chiến Geraci kiểm soát chợ đen tem phiếu và giữ một địa vị dân sự được miễn dịch với tư cách thanh tra bến tàu lên hàng. Tessio đã giới thiệu cho chàng làm thành viên của Gia đình Corleone, và trong lễ kết nạp thì một ngón tay của chàng được chính Bố già Vito chặt đứt. Sau chiến tranh, Geraci khởi nghiệp công cuộc kinh doanh cho vay nặng lãi của riêng mình. Chàng ta chuyên nhắm đến các nhà thầu, những kẻ lúc đầu chẳng bao giờ nhận định đúng chi phí họ phải trang trải, và thường đánh giá thấp khó khăn, vào lúc hoàn tất công trình, làm sao cho những kẻ nợ tiền bạn chịu thanh toán sòng phẳng, đúng hạn cho bạn chứ không chây lì đến mức bạn phát điên lên ( về chuyện này thì Geraci cũng có thể phục vụ đắc lực đấy!). Chàng ta cũng nhắm đến những nghiệp chủ máu mê cờ bạc hoặc có những đam mê khác khiến họ dễ “đổ tường” chẳng hạn đam mê tửu sắc quen thói bốc rời, sẵn sàng ngàn vàng mua lấy trận cười như chơi, hay khoái “đi mây về gió”, thích dùng những loại hàng độc giá mắc hơn vàng. Chẳng ba lâu Geraci đã có thể sử dụng việc kinh doanh này để rửa tiền và giúp cho những kẻ giảo quyệt trong việc xin hoàn thuế lợi tức để giành lại những số tiền lẽ ra phải thuộc về ngân sách nhà nước. Để cho công việc trơn tru hẳn nhiên là phải có những phần quà đáng giá cho các bà vợ hay các nàng bồ nhí của quí vị quan chức, những giao dịch hữu hảo với các sếp cớm lớn nhỏ. Geraci không mấy thích chiến lược thô bạo nên chàng ta đã cố gắng theo học một khóa luật buổi tối, kiếm được một mảnh bằng và thay thế những vụ thanh toán dao súng bằng những thủ tục phá sản hoàn toàn hợp pháp. Chàng ta móc nối với mọi doanh nghiệp có vấn đề, tìm cách che chắn cho những phần tài sản cá nhân của sở hữu chủ. Nếu sở hữu chủ sòng phẳng , mã thượng, Geraci sẽ bỏ túi mớ tiền kha khá và ít đất đai ở Florida hay . Khi

Michael Corleone lợi dụng tình trạng bán hưu trí của bố mình và lén lút dính líu vào ngành kinh doanh mại dâm và ma túy, những ngành mà Vito tứ chối nhúng tay vào, ông đã giao Geraci phụ trách phần ma túy và cho phép chàng ta lấy một số quân từ cơ số của Tessio và số quân mà Sonny để lại. Trong vòng mấy tháng, Geraci làm được một số việc- với Ông Trùm Thống lĩnh ở Sicily, Cesare Indelicato, với các thế lực đương quyền nơi các bến cảng New Jersey và Jacksonville, với các sân bay New York và miền Trung Tây, nơi chàng ta điều hành một số máy bay nhỏ thuộc sở hữu các công ty do người nhà Corleone kiểm soát nhưng không sở hữu trên giấy tờ. Những thành viên gia đình Corleone, mà đại đa số người trong tổ chức đều không biết mặt biết tên, cũng kiếm tiền từ ma túy nhiều chẳng kém bất kỳ ai ở Mỹ. Không có số tiền đó, họ chẳng bao giờ có thể gom góp một ngân sách chiến tranh đủ lớn để giành giật lãnh địa với các đại gia Barzinis và Tattaglias.

Cuối cùng, đúng sau chín giờ, Peter Clemenza và ba cận vệ bước vào Two Toms và ngồi vào bàn Geraci. Geraci coi đó là một dấu hiệu xấu khi Michael không đích thân đến, mà lại ủy thác cho tay caporegime , người qua nhiều năm luôn giám sát những trận đụng độ quan trọng nhất của gia đình.

“ Ăn chút gì không?” Clemenza hỏi, thở khò khè do phải cố gắng đi từ xe đến bàn.

Geraci lắc đầu.

Nhưng Clemenza vẫy một cái vuốt núc ních những thịt để chỉ mùi thơm tỏa ra từ nhà hàng. “ Làm sao mà nhịn thèm được? Chúng ta dùng chút gì đi. Tí tỉnh thôi mà”. Clemenza gọi và ngốn ngấu món antipasto crudo , một đĩa caponata, hai giỏ bánh mì, một món tôm nướng chấm xốt. Là kẻ cuối cùng trong đám, Clemenza, hầu như theo sát nghĩa là thế- tay capo cuối cùng mà

Michael thừa kế từ bố mình, khi giờ đây Tessio đã chết.

“Tessio chưa chết đâu”, Clemenza thì thầm với Geraci trên đường đi ra.

Bao tử của Geraci nhộn nhạo. Họ sắp bảo chàng ta tự tay lãy cò, để trắc nghiệm lòng trung thành. Lòng tin chắc của Geraci là mình sẽ qua được kỳ kiểm tra chẳng hề giúp chàng khuây khỏa chút nào.

Bóng đêm đã buông xuống. Chàng ta ngồi vào ghế sau với Clemenza. Trên đường đi, Clemenza đốt điếu xì gà và hỏi Geraci xem chàng ta đã biết gì và có đóan được gì không. Geraci nói ra sự thật. Chàng ta vẫn chưa biết, quả vậy, rằng sáng sớm ngày đó những cái đầu của các thành viên hai gia đình Barzini và Tattaglia đều đã bị bắn nát bét.

Chàng ta đã không thể biết rằng lí do mà Clemenza đến trễ là vì trước đó ông ta còn phải thắt cổ Carlo Rizzie, em rể của chính Michael Corleone. Mấy vụ này và nhiều vụ mưu sát chiến lược khác nữa tất cả đều được thực hiện làm sao để nhìn giống như là “công trình” của hoặc là bên Barzinis hoặc là bên Tattaglias. Geraci cũng không biết điều đó. Nhưng những chuyện mà Geraci đã có thể ngờ ngợ phỏng đoán thì thực sự là đúng. Chàng ta cầm lấy điếu xì gà mà Clemenza mời nhưng không đốt. Chàng ta nói để dành đó hút sau.

Chiếc xe đi vào một trạm Sinclair đóng cửa, vừa qua khỏi Đại lộ Flatbush. Geraci bước ra ngoài, và mọi người trong hai chiếc xe, một chiếc chở người của Clemenza, chiếc kia chở thủ hạ của Geraci, cùng bước ra. Clemenza và tài xế của ông ta ở lại trong xe. Khi Geraci xoay đầu lại và thấy họ ở đó, một luồng điện kinh hoàng chạy ngang người chàng ta. Chàng ta tìm xem những ai sẽ thủ tiêu mình. Thử đoán xem chuyện đó sẽ xảy ra như thế nào. Cố gắng hình dung tại sao những thuộc hạ của mình lại đứng yên như phỗng, thụ động chờ đợi. Tại sao bọn chúng lại phản bội mình.

Clemenza quay cửa xe xuống. “ Không phải như thế đâu, nhóc à”, ông nói. “ Tình huống ở đây thật là quá__” Ông ta đặt hai bàn tay lên bộ mặt phì phị của mình và xoa mặt nhanh, theo kiểu bạn chùi một vết bẩn. Ông buông ra một hơi thở dài. “ Ta và Sally, chúng ta đã bất hòa nhau ta không muốn nghĩ đã bao lâu. Những điều mà một người không muốn thấy. Chú mầy hiểu chứ?”

Geraci hiểu.

Lão mập khóc. Clemenza thút thít khe khẻ, rất ít gây ra tiếng động và hình như được giải tỏa nỗi lòng. Lão rời đi mà không nói thêm lời nào, phẩy tay ra hiệu cho tài xế, và vặn cửa xe lên, ngồi nhìn thẳng ra trước.

Geraci nhìn chừng đèn đuôi của xe Clemenza biến đi.

Bên trong, về phía sau của gian nhà dịch vụ đầu tiên, bẩn thỉu nhớp nháp, hai tử thi trong đồ lặn nằm thành một đống, máu thâm đen của họ hòa lẫn vào nhau trên sàn nhà. Trong gian bên cạnh, là Salvatore Tessio, chỉ bị kèm theo bởi Al Neri, sát thủ cưng mới thu nhận của Michael và là một cựu cớm mà Geraci từng có chuyện dây dưa. Lão già ngồi lom khom, co ro trên mấy thùng dầu, nhìn trừng trừng xuống đôi giày mình giống như một vận động viên rời khỏi cuộc đấu mà mình đã thất bại thảm hại. Đôi môi ông mấp máy nhưng Geraci chẳng hiểu được chuyện gì. Ông run run nhưng là do ông bị chứng gì đó khiến ông run từ cả năm rồi. Chỉ có âm thanh từ những bước chân của chính Geraci và, thoảng đến từ một phòng khác, tiếng cười the thé, bị biến dạng, tiếng cười chỉ có thể đến từ một chiếc Tivi.

Neri gật đầu chào. Tessio không ngước nhìn lên. Neri đặt một bàn tay lên vai người cựu chiến binh và bóp nhẹ, một cử chỉ trấn an theo kiểu nghịch dị. Tessio khụy gối xuống, vẫn không ngước nhìn lên, đôi môi tiếp tục mấp máy.

Neri trao một khẩu súng ngắn cho Geraci, chìa báng súng ra phía trước. Geraci không thiện nghệ mấy với súng đạn.và cũng chẳng biết nhiều về chúng. Khẩu súng này nặng trịch và hơi dài – có vẻ quá mức cần thiết. Chàng ta cũng đã khá dạn dày trận mạc để biết rằng vũ khí thích hợp nhất trong chuyện này là một khẩu .22 với bộ hãm thanh- ba phát nhanh vào đầu ( phát thứ nhì để cho chắc ăn, phát thứ ba để càng thêm chắc cú, và không có phát thứ tư bởi vì các bộ hãm thanh thường hóc khi bạn bắn quá nhiều và quá nhanh). Dầu đây là loại gì thì nó cũng lớn hơn một khẩu .22. Không hãm thanh. Chàng ta đang đứng trong cái garage tối tăm đó với Tessio, người chàng yêu quí, và Neri, kẻ từng có lần còng tay chàng, xiềng chàng vào lò sưởi, đá vào hạ bộ chàng, và bỏ đi. Nich Geraci hít một hơi thở sâu. Chàng ta vẫn luôn là người làm theo cái đầu chứ không làm theo con tim. Con tim chính là một động cơ mạnh mẽ nhưng bất kham. Cái đầu nghĩa là điều khiển. Chàng ta vẫn luôn nghĩ rằng sẽ đến một thời, khi mình già và đã chán ganh đua, thì sẽ chuyển về thành phố biển Key West cùng Charlotte và đàn con và ung dung sống đời ngu si hưởng thái bình trong sự phong lưu dư dật.

Giờ đây, nhìn vào Tessio, chàng trực nhận rằng điều ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Tessio lớn hơn Geraci khoảng chừng hai mươi tuổi, điều cho đến lúc này chừng như một khoảng thời gian khá dài. Tessio sinh ra trong thế kỉ trước. Và sẽ toi đời trong giây phút tới. Ông ta đã sống một đời được điều khiển bởi cái đầu chứ không bởi con tim, và điều đó đã đưa ông đến đâu.? Chỗ này đây! Một kẻ vốn yêu quí ông ta lại sắp sửa khử cái sọ dừa của ông ta thành một đống máu me bầy hầy.

“Tôi xin lỗi”, Tessio lẩm bẩm, vẫn cúi gầm mặt xuống.

Câu này có thể là nhằm gửi đến Gia đình Corleones hoặc đến Geraci hoặc đến Chúa. Geraci hẳn là không muốn biết gửi cho ai. Chàng ta cầm chặt khẩu súng và đi vòng đàng sau Tessio mà cái đầu hói, chỉ được chiếu sáng bởi đèn đường, lấp lánh trong bóng tối.