Nhà Máy Lắp Ráp
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
NHÀ MÁY LẮP RÁP MỤC LỤC Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI "NHÀ MÁY LẮP RÁP" ............ 2 1.1 Nhà máy lắp ráp là gì & tại sao xử dụng mô hình này? .................................................. 2 1.2 Ưu điểm ........................................................................................................................ 3 1.3 Nhược điểm: .................................................................................................................. 3 1.4 So sánh nhà máy lắp ráp và nhà máy sản xuất theo hợp đồng ......................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM....... 7 2.1 Đặc điểm của thị trường Việt Nam tạo thuận lợi để phát triển mô hình Nhà máy lắp ráp.7 2.2 Tình hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. ............................ 9 2.3 Lợi ích Việt Nam có được từ mô hình Nhà máy lắp ráp của các công ty nước ngoài. ....18 2.4 Tại sao người ta đặt các nhà máy lắp ráp này tại Việt Nam mà k phải nước khác? .........19 2.5 Việc xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sản phẩm lắp ráp trong nước tức là kéo theo sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại sản xuất tại nước sở tại hay không? ...................................................................................................................20 Phần 3: GIỚI THIỆU MỘT MÔ HÌNH THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM: NHÀ MÁY HONDA VIỆT NAM TẠI TỈNH VĨNH PHÚC .................................................................21 3.1 Sơ lược về Công ty Honda Motor & Nhà máy Honda Việt Nam ..................................21 3.2 Hoạt động lắp ráp của Nhà máy Honda Việt Nam .........................................................22 3.3 Chiến lược Marketing của Honda Việt Nam .................................................................48 3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam ......................................55 Phần 4: KẾT LUẬN ............................................................................................................57 Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................58 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI "NHÀ MÁY LẮP RÁP" 1.1 Nhà máy lắp ráp là gì & tại sao xử dụng mô hình này? Nhà máy lắp ráp là nhà máy lắp ráp những nguyên liệu bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh sẵn sàng chờ bán. Các sản phẩm được thực hiện trong phạm vi nhà máy lắp ráp từ xe tải to lớn cho đến các vi mạch nhỏ. Bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất hàng loạt đều có thể được tạo ra tại nhà máy lắp ráp. Phương pháp này giúp cắt giảm chi phí từ đó giúp tăng doanh thu bằng cách sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp là một loại hình mang tính hợp tác, có thể là gia công sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và gia công sản xuất ở nước ngoài. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể đặt sản xuất một số linh kiện ở nước ngoài hoặc xuất khẩu những linh kiện rời ra nước ngoài, những linh kiện đó sẽ được lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.Bằng cách đặt sản xuất linh kiện ở nước ngoài và xuất khẩu các linh kiện rời doanh nghiệp có thể tiết kiệm các khoản chi phí chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động sản xuất và lắp ráp cũng có thể tận dụng nguồn lao động với tiền lương thấp từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm. Hợp đồng sản xuất và lắp ráp được áp dụng trên nhiều lĩnh vực : hàng dệt, may mặc, lắp ráp điện tử, láp ráp đồ gia dụng… Dây chuyền lắp ráp đầu tiên được thực hiện ở Mỹ bởi Eli Whitney năm 1979. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng dây chuyền lắp ráp để sản xuất súng hỏa mai có phần hóa đổi cho nhau. Sau đó ông được ký hợp đồng cung cấp 10,000 súng hỏa mai của cho chính phủ Mỹ trong hai năm. Hiện nay có rất nhiều nhà máy lắp ráp đã được thành lập như nhà máy lắp ráp ở Việt Nam như: Honda ở Vĩnh Phúc, nhà máy lắp ráp Yamaha, Thaco Group, Huyndai Thành Công… Một trong những loại phổ biến nhất là nhà máy lắp ráp ô tô. Kể từ đầu những năm 1990, việc sản xuất lắp ráp đã được ứng dụng một cách hiệu quả. Một nhà máy có Trang 2 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh thể nhận được các linh kiện như các thành phần động cơ, kính chắn gió, ghế ngồi, khung thép… Bằng cách lấy các linh kiện khác nhau và áp dụng chúng vào một dây chuyền lắp ráp, chỉ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Một trong những công ty thành công là Ford. Đây là công ty cho ra dây chuyền lắp ráp chuyển động đầu tiên trên thế giới, giảm thời gian lắp ráp khung rầm từ 12.5 giờ xuống 2 giờ 40 phút, làm gia tăng lượng sản phẩm. Dây chuyền lắp ráp đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp. Dây chuyền lắp ráp đã bắt đầu hoạt động vào ngày 01 tháng 12 năm 1913. Những chiếc xe Ford đã ra khỏi dây chuyền trong chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đây là phương pháp nhanh hơn nhiều so với các phương pháp đã áp dụng trước đó. Do đó chi phí sản xuất giảm. Năm 1908 giá của một Model T là khoảng $ 825 đến năm 1912 nó đã giảm xuống còn $ 575. Trong ngành công nghiệp ô tô sự thành công của nó đã thống trị và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. 1.2 Ưu điểm Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn các hình thức khác. Khai thác mạnh sản phẩm ở thị trường mới, tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới. Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công và nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp do giảm chi phí sản xuất. Tính linh hoạt của hoạt động lắp ráp đã tạo ra sứ khác biệt trong lơi nhuận. 1.3 Nhược điểm: Doanh nghiệp ít kiểm soát được quy trình sản xuất ớ nước ngoài, khi hợp đồng chấm dứt các bên đối tác có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với chính mình 1.4 So sánh nhà máy lắp ráp và nhà máy sản xuất theo hợp đồng Giống nhau: Cả hai hình thức này đều là hình thức thâm nhập thị trường thế giới từ nước ngoài. Các nhà sản xuất đều thực hiện sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Ví dụ như Trang 3 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Adidas Việt Nam là một hình thức của nhà máy sản xuất theo hợp đồng. Đây là công ty nhận sản xuất hợp đồng gia công cho Adidas Internatinal B.V( có trụ sở tại Amsterdam, Hà lan). Tương tự Honda là hãng xe máy của Nhật Bản. Công ty này cũng thực hiện sản xuất và lắp ráp sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khác nhau: Sản suất theo hợp đồng: Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài. Đây là một Trang 4 ĐỀ TÀI: NHÀ MÁY LẮP RÁP GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh phương thức giao dịch trong đó người đặt hợp đồng cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó. Đây là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước sản xuất theo hợp đồng. Đối với bên nhân gia công, phương thức bày giúp họ giả quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình. Như vậy sự khác biệt giữa hình thức sản xuất theo hợp đồng và hình thức sản xuất và lắp ráp là ở chỗ: đối với hình thức sản xuất theo hợp đồng thì hai công ty là hai công ty khác nhau, còn đối với hình thức sản xuất sản xuất và lắp ráp thì công ty mẹ mở nhà máy lắp ráp ở nước ngoài ( nhà máy lắp ráp vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ) Như Nike là hình thức sản xuất theo hợp đồng. Công ty không đầu tư sản xuất nhà máy trực tiếp mà chọn các nhà máy có sẵn để gia công các sản phẩm của mình. Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của Tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới. “Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, trong đó chỉ tính riêng giá trị giày dép của Nike sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là hơn 2 tỷ USD”, ông Athanasakos - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách toàn cầu về sản xuất của Tập đoàn Nike đã nói và cho biết, các sản phẩm này được sản xuất tại 40 nhà máy trên toàn lãnh thổ Việt Nam.