Văn Học Việt Nam Cận Và Hiện Đại Tập
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Tập III 1 HUỲNH ÁI TÔNG * Cùng soạn giả Văn Học Miền Nam 1623-1954 Văn Học Miền Nam 1954-1975 Hai Mươi Năm Văn Học Miền Bắc 1954-1975 Văn Học Việt Nam Cận và Hiện Đại 090314 2 VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI III MỤC LỤC Mục lục ……………………………………………….…….. 3 Lời Tựa ………………………………………….………….. 5 Tiết ba: Văn tài nở muộn …………………………………… 7 1. Tiểu Tử (1930-20 ) ……………………….……..………. 9 2. Đặng Chí Bình (1933-20 ) …………………..…………. 23 3. Cao Huy Thuần (19 -20 ) ……...………………………. 29 4. Huy Phương (1937-20 ) …………………………..……. 37 5. Trần Mộng Tú (1943-20 ) …………………..…………. 51 6. Phạm Tín An Ninh (1943-20 ) ………………….……… 69 7. Chu Tất Tiến (1945-20 ) …………………………….…. 93 8. Khê Iêm (1946-20 ) ……………………………...……. 113 9. Nguyễn Ngọc Ngạn (1946-20 ) …………………..…… 155 10. Nguyễn Tường Bách (1947-20 ) …………..…...……. 171 11. Nguyễn Huỳnh Mai (1947-20 ) ………...….……...…. 179 12. Cao Xuân Huy (1947-2010) ……………………..…… 201 13. Phan Ni Tấn (1948-20 ) …………..……….………… 235 14. Tưởng Năng Tiến (1952-20 ) ………………….…….. 243 15. Trần Trung Đạo (1955-20 ) …………………..……… 253 16. Vĩnh Hảo (1958-20 ) ………………………..……….. 281 17. Phạm Thị Hoài (1960-20 ) ……………….………….. 303 3 HUỲNH ÁI TÔNG Tiết bốn: Những nhà văn hội nhập ………………………. 325 1. Le Ly Hayslip (1949-20 ) ………………..…………… 327 2. Dương Vân Mai Elliot (1941-20 ) ………………...….. 331 3. Đỗ Kh. (1956-20 ) ………………………………..…… 341 4. Nguyễn Quý Đức (1959-20 ) ………………...……….. 359 5. Lan Cao (1961-20 ) …………………………………… 387 6. Linda Lê (1963-20 ) …………………….…………….. 397 7. Linh Đinh (1963-20 ) …………………………………. 413 8. Andrew Lâm (1964-20 ) ……………………………… 437 9. Lại Thanh Hà (1965-20 ) ……………………….…….. 447 10. Andrew X. Pham (1967-20 ) …………..…..………… 453 11. Phan Nhiên Hạo (1967-20 ) …………………….…… 465 12. Kim Thúy (1968-20 ) ……………..……………….... 475 13. Monique Trương (1968-20 ) ………..……………..… 481 14. Đoàn Ánh Thuận (1968-20 ) ………………..…..……. 495 15. Barbara Trần (1968-20 ) …………………….………. 507 16. Mộng Lan (1970-20 ) ………………………….…….. 511 17. Lê Thị Diễm Thúy (1972-20 ) ……………….……… 523 18. Đào Strom (1973-20 ) …………………………….…. 531 19. Nguyễn Minh Bích (1974-20 ) …………….………… 537 20. Angie Châu (1976-20 ) ……………………………… 543 21. Nguyễn Hoài Hương (1976-20 ) ……………………. 549 22. Aimee Phan (1977-20 ) ……………………………… 553 23. Nam Lê (1978-20 ) ………………………….……….. 557 24. Đỗ Lê Anh Đào (1979-20 ) ………………….………. 563 25. Trần Minh Huy (1979-20 ) ………………….………. 589 26. Jenny-Mai Nguyễn (1988-20 ) ……………………… 593 4 VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI III Lời tựa * Nội dung quyển sách này được viết về các nhà văn ở hải ngoại, trước tiên là những nhà văn đã trưởng thành ở trong nước, họ có chức nghiệp, họ là kỷ sư là nhà giáo, là nhà binh, nhà báo … vì nghiệp vụ chuyên môn, họ không cầm bút bước sang lãnh vực văn chương, hoặc cũng có như cao Huy Thuần, Huy Phương nhưng họ không nổi danh như khi ra nước ngoài. Ở nước ngoài, có khi từ nhà báo, nhà khảo cứu họ bước tới lãnh địa văn chương, như Cao Huy Thuần, Trần Mộng Tú, Nguyễn Tường Bách … Có khi họ thử viết vì những thúc bách riêng tư như Nguyễn Ngọc Ngạn, như Cao Xuân Huy, Đặng Chí Bình. Một vài nhà văn đã nổi tiếng trong nước sau năm 1975, nhưng khi ra ngoại quốc hoạt động lại nổi tiếng hơn như Phạm Thị Hoài chẳng hạn. Đặc biệt một số nhà văn về hưu dùng thì giờ rảnh rổi của mình để sáng tác như một thú tiêu khiển của tuổi già, lại được nhiều người ưa chuộng từ những truyện ngắn của họ như Tiểu Tử, như Phạm Tín An Ninh. Đó là những nhà văn, người ta thường gọi là thuộc thế hệ một. 5 HUỲNH ÁI TÔNG Một số nhà văn sanh ở trong nước, đã tiếp thu văn hóa phần nào, ra nước ngoài, họ được học hành đào tạo ở nhà trường nơi họ cư trú như Pháp, Mỹ, Canada, Úc … họ trở thành nhà văn, viết văn theo ngôn ngữ, văn hóa họ đã học, đã tiếp thu, nhưng hầu hết đều hoài niệm về quê cha, đất tổ, họ là những người thuộc thế hệ người ta thường cho là một rưỡi. Có những người được sanh ở hải ngoại, nhưng cha mẹ là người Việt Nam, họ là những di dân thuộc thế hệ thứ hai, văn nghiệp của họ phần nhiều đều diễn tả đời sống di dân, những khó khăn hội nhập. Họ đều là những người có học vấn, từ cử nhân cho đến, tiến sĩ, tác phẩm của họ dành được nhũng giải thưởng danh giá trong văn chương, được dịch ra nhiều thứ tiếng, được bán khắp nơi. Với tập sách này, trên hết quý tác giả được đề cập đến, được trích văn, thơ xin nhận nơi đây tấm lòng tri ân của soạn giả. Xin mời độc giả thưởng lãm những áng văn, thơ của các tác giả. Trân trọng, Soạn giả 6 VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI III Tiết hai: Văn tài nở muộn. Những nhà văn được nói đến ở Lời tựa như Cao Huy Thuần, Tiểu Tử, Đặng Chí Bình, Cao Xuân Huy, Nguyễn Ngọc Ngạn, Trần Mộng Tú … đều là những người lớn tuổi, tên tuổi của họ ở trong nước không được biết đến về văn chưong, chỉ nổi danh khi ra nước ngoài. Họ nổi danh khi đã lớn tuổi cho nên chúng tôi lạm dụng gọi là văn tài nở muộn, tuy nhiên văn của họ được nhiều người ưa chuộng. Cũng vì tuổi cao nên nhiều người sức sáng tác không được dồi dào, dù rằng tác phẩm của họ có giá trị văn chương. Phần đông tác phẩm của họ nói về thảm cảnh di tản, đói khát, nguy hiểm đối đầu với sóng to, gió lớn của đại dương, của cướp biển hãm hiếp phụ nữ, giết người khi chống lại chúng. 7 HUỲNH ÁI TÔNG Hoặc diễn tả lại sự tàn khốc của chiến tranh, sự vô tình của lằn tên mũ đạn, tình chiến hữu bên nhau trong những giờ phút gian nguy. Không ít những tác phẩm đó lên án cộng sản, đã có tham vọng chiếm lấy miền Nam, chế độ hà khắc làm cho nhiều người thấy trước sự hiểm nguy cho tánh mạng, nhưng cũng đành phải chấp nhận bỏ xứ ra đi, biết bao gia đình ly tán, người người bỏ mạng ngoài biển khơi. Có những tác phẩm gợi lên nổi niềm nhung nhớ cố hương, con người ai cũng có tấm lòng đối với nơi mình đã chôn nhau, cắt rún, nơi mồ mả ông bà, nơi tuổi thơ đã cập sách đến trường. Những tác phẩm đó, đã góp phần làm nên nền văn học hải ngoại ngày nay, và sẽ để lại trong lịch sử, trong văn học Việt Nam chúng ta. 8 VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI III 1. Tiểu Tử Tiểu Tử - Võ Hoài Nam (1930-20 ) Nhà văn Tiểu Tử, tên thật là Võ Hoài Nam, sanh ngày 19 tháng 7 năm 1930, tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Ông là con trai duy nhứt của giáo sư Võ Thành Cứ, cựu giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Võ Hoài Nam tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp quốc năm 1955. Năm 1955, ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. 9 HUỲNH ÁI TÔNG Từ năm 1979-1982, ông làm việc cho công ty Đường Mía của nhà nước tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979. Từ năm 1982, ông làm cho hãng xăng Shell tại Côte d’Ivoire cho đến khi về hưu năm 1991 Sau khi nghỉ hưu, ông trở lại sống tại Paris, Pháp quốc. Trước 1975, ông phụ trách mục biếm văn “Trò đời” trên nhựt báo Tiến, với bút hiệu Tiểu Tử. Bút hiệu nầy ông vẫn dùng cho những bài tạp văn và truyện ngắn của ông tại hải ngoại, sau 1975. Cho tới nay, ông viết được 48 truyện ngắn, một số ông chọn lọc lại, in thành tập truyện xuất bản. Võ Hoài Nam còn là một họa sĩ, tranh của ông là một thế giới hiền hòa thơ mộng kết hợp giữa những đường nét linh động và màu sắc tươi vui đằm thắm. Tác phẩm: - Những mảnh vụn (Làng Văn, Toronto, 2004) - Bài ca vọng cổ (2006) Trích văn: Bài Ca Vọng Cổ Riêng tặng những người còn ca và còn nhớ vọng cổ Tiểu Tử 10 VĂN HỌC VIỆT NAM CẬN VÀ HIỆN ĐẠI III Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới có 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khoé môi, mái tóc đã ngà bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước năm 1975 và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là "ưu việt" - thật không giống nhau chút nào hết.