Noidungttkh 7 12 2014.Pdf
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TS. Đoàn Đức Lân Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo chia sẻ các ý kiến về quan điểm xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, nhấn mạnh đến tính phù hợp của kế hoạch với chiến lược phát triển và thực tiễn của Nhà trường, phù hợp với tính thực tiễn của ngành Giáo dục và Đào tạo, của địa phương và khu vực trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa. Kế hoạch cũng cần chú ý đến tính khả thi và đảm bảo sự tham gia của các giảng viên, cán bộ khi xây dựng kế hoạch. Bài báo cũng tư vấn về các bước lập kế hoạch và một số các công cụ có thể sử dụng, về một số hướng nghiên cứu phù hợp. Nhà trường đang triển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2014 - 2015. Để tư vấn cho các đơn vị, cá nhân về hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau: Từ khóa: Khoa học công nghệ, sự tham gia, lập kế hoạch. 1. Đặt vấn đề Về quan điểm xây dựng kế hoạch: Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ. Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất quyết định đối với sự nghiệp phát triển. Công tác đào tạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học), các khóa học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar chuyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạy…Đối với các khóa học đại học, sau đại học, sinh viên và học viên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án - kết quả của thực hiện một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh…) các chương trình và dự án hợp tác, chúng tôi thấy rằng một trong những yêu cầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được là hiệu quả về đào tạo. Điều đó có nghĩa là việc gắn kết công tác đào tạo cán bộ với các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu cầu đặt ra khi sử dụng các nguồn lực khoa học công nghệ. 2. Nội dung nghiên cứu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ không chỉ là nhiệm vụ của một nhà trường, mà ở tầm quốc gia thì đó là quốc sách, như Đảng ta từng khẳng định: "Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu". Nhiều nước phát triển, trong đó có các nước châu Á không quá xa xôi với Việt Nam, đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc là nhờ thực hiện chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực. Nước Singapore nhỏ bé, với nền tảng ban đầu là những làng chài ven biển lạc hậu, khan hiếm tài nguyên đã trở thành con rồng châu Á: thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới, trở thành trung tâm tài chính thứ 4 thế giới. Điều khiến quốc gia nghèo tài nguyên này đạt được những thứ hạng như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (4). Người Nhật Bản thường cúi mình rất thấp khi chào nhau, nhưng đằng sau vẻ khiêm nhường ấy tiềm ẩn một sức mạnh vô biên để vươn lên trước thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, thảm họa nguyên tử, để vươn lên tiếp thu và phát triển khoa học công nghệ với ý chí, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) và nền tảng văn hóa với những nét đẹp như ngọn núi Phú Sĩ và hoa Anh đào! Có thể nói, chính con người là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển. 1 Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 Phương châm đào tạo của Nhà trường cũng chú trọng đến nâng cao chât lượng thực hành, bên cạnh đảm bảo kiến thức lý thuyết. Do vậy, hoạt động khoa học công nghệ cũng cần gắn kết với thực tiễn của ngành, của địa phương và khu vực. Nhiều giảng viên đã khẳng định rằng nếu kết quả của các nghiên cứu khoa học trong thực tiễn được phản ánh vào bài giảng, thì giờ dạy sẽ có sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người học hơn. Các chủ điểm nghiên cứu cần liên quan mật thiết với đổi mới chương trình, đào tạo, với phương pháp giảng dạy đặc thù của các Khoa, Bộ môn, liên quan mật thiết với học phần giảng dạy của các giảng viên. Các nghiên cứu cần gắn kết với những vấn đề thời sự toàn cầu (như bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, toàn cầu hóa…), với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, với thực tiễn của các tỉnh Tây Bắc và chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Quốc gia và khu vực. Kế hoạch khoa học công nghệ cũng cần đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở phân tích khách quan đặc điểm tình hình của đơn vị về đội ngũ giảng viên, cán bộ, các lĩnh vực hoạt động, nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, các thiết bị, phương tiện, tài sản liên quan), phân tích những cơ hội và thách thức trong thực tế. Để đảm bảo nguồn lực cho các hướng nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu, việc thiết kế và đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần chú ý kế thừa các hoạt động nghiên cứu trước đó. Mỗi công trình nghiên cứu, khi kết thúc sẽ còn nhiều vấn đề mở ra, còn những công việc dang dở. Nhiều nhà khoa học đã dành trọn thời gian làm việc trong cuộc đời để theo đuổi một công trình, một hướng nghiên cứu và dù trải qua nhiều khó khăn, họ cũng đóng góp cho kho tàng tri thức của chúng ta những phát hiện thú vị. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều chủ điểm nghiên cứu, sẽ khó thu được những kết quả chuyên sâu, nhất là hiện tại điều kiện nghiên cứu của chúng ta còn nhiều hạn chế. Việc huy động sự tham gia của toàn bộ giảng viên, cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch là rất cần thiết để phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính phù hợp thực tiễn, sáng tạo và khả thi của kế hoạch. Với kinh nghiệm đã được JICA tập huấn tại Việt Nam và Nhật Bản về quản lý chu trình dự án (PCM - Project Cycle Management), chúng tôi cho rằng việc xác định rõ rệt các đầu vào, thiết kế các hoạt động cụ thể kèm theo kế hoạch thời gian, chỉ ra các đầu ra (kết quả) cần đạt được - là rất cần thiết (2). 2.1. Tư vấn về các bước để xây dựng kế hoạch Trước hết, chúng ta cần đánh giá được thực trạng hoạt động khoa học, công nghệ của đơn vị, xác định những thành công đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân nhân của thành công và hạn chế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phân tích SWOT sẽ là một công cụ hiệu quả có thể sử dụng. Công việc tiếp theo là rà soát các văn bản về đường lối, văn bản pháp quy, quy định, kế hoạch, chiến lược, chương trình phát triển khoa học, công nghệ của Trung ương, địa phương và của Nhà trường (1). Nếu điều kiện cho phép, có thể tổ chức các chuyến thăm quan, học tập, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu của các Trường Đại học, Học viện, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các đối tác liên quan. Tiến hành khảo sát thực tiễn tại một số địa phương Tây Bắc để xác định phương hướng, chủ điểm cần thực hiện các nghiên cứu (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ), các hoạt động công nghệ, phù hợp với đặc thù của Nhà trường, của địa phương và khu vực. 2 Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các cuộc thăm quan, học tập, khảo sát thực tế không thực hiện được thì chúng ta có thể tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, bằng các phương tiện thông tin như sử dụng internet, trao đổi qua mail, khai thác website, kết hợp các chuyến công tác… Dựa vào kết quả của các hoạt động nêu trên, chúng ta xác định các vấn đề, chủ điểm, các hoạt động khoa học công nghệ cần thực hiện.