Julianus Hoàng Đế Của Đế Quốc La Mã Pho Tượng Hoàng Đế Julian
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Julianus Hoàng đế của Đế quốc La Mã Pho tượng Hoàng đế Julian. Hoàng đế nhà Constantinus Trị vì Caesar: 6 tháng 11 năm 355 – tháng 2 năm 360. Augustus: tháng 2 năm 360 – 3 tháng 11 năm 361. Augustus duy nhất: 3 tháng 11 năm 361 – 26 tháng 6 năm 363 Tiền nhiệm Constantius II Kế nhiệm Jovianus Hôn phối [hiện] [hiện]Hậu duệ Tên đầy đủ Flavius Claudius Julianus (từ khi sinh ra đến lúc làm vua); Flavius Claudius Julianus Caesar (làm Caesar); Flavius Claudius Julianus Augustus (làm Augustus) [hiện]Tước vị Triều đại Nhà Constantinus Thân phụ Julius Constantius Thân mẫu Basilina Sinh 331 hoặc là 332 Constantinopolis, Đế quốc La Mã Mất 26 tháng 6 năm 363 (tuổi 31 hay 32) Maranga, Lưỡng Hà An táng Tarsus Julianus (tiếng Latin: Flavius Claudius Julianus Augustus;[1] 331/332[2] – 26 tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà hiền triết, là một Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm 363 và là một nhà triết học lừng danh, là một nhà văn viết tiếng Hy Lạp.[3] Ông được coi là một danh nhân lỗi lạc trong lịch sử thời kỳ cổ đại, một trong những vị Hoàng đế có danh tiếng vào thế kỷ 4.[4][5] Ông vẫn tiếp tục lôi cuốn hậu thuế trong suốt những thế kỷ sau khi ông qua đời, khi đó có người coi ông là vị đại anh quân, mà cũng có ngừoi coi ông là tội đồ, v.v... những quan điểm này bắt nguồn từ việc ông quyết tâm đưa Đế quốc La Mã trở lại với truyền thống tôn giaó cổ. Nhưng dẫu sao đây nữa thì ông vẫn được xem là là một vị Hoàng đế - chiến binh - văn sĩ xuất sắc, nhưng bi kịch và gắn liền với bối cảnh lịch sử đầy biến động của đất nước dưới thời ông.[6][7] Ông là vị Hoàng đế đã nỗ lực khôi phục nền văn minh Hy Lạp cổ đại và tiến hành cuộc tranh đấu cuối cùng của Đa Thần giáo trước khi Ki-tô giáo có thể toàn thắng trong Đế quốc La Mã - đây là một hành động liều lĩnh và qua đó ông có thể được coi là một vị anh hùng hoài cổ. [7] Ông là một Hoàng thân của Vương triều Constantinus, em trai của Constantius Gallus - Phó Hoàng đế của Constantius II. Sau khi hành quyết Gallus, Hoàng đế Constantinus II phong ông làm Phó Hoàng đế (Caesar) kế ngôi Gallus vào năm 355 và từ đó ông hùng cứ tại các tỉnh miền Tây. Ông vừa là một tri thức vừa là một người lính.[7] Trong suốt triều đại của mình ông thân hành cầm quân đi đánh thắng được người Alamanni và người Frank. Chiến thắng vang dội nhất của ông là trận đánh tại Argentoratum (357), tại đó dù quân số ít hơn hẳn người Alamanni nhưng ông đã giáng một đòn sấm sét vào man tộc này. Vào năm 360, các chiến binh của ông tôn ông làm Augustus, do đó nạn binh lửa bùng nổ giữa Constantius II và Julianus. Thế nhưng, Constantius II qua đời trước khi hai ông vua có thể giao chiến với nhau, nhờ đó Julianus nhanh chóng kéo đại binh vào kinh kỳ Constantinopolis[8] và trở thành vị Hoàng đế kế tục chính đáng của ông ta. Vào năm 362, Hoàng đế Julianus thân chinh khởi binh rời khỏi kinh thành Constantinopolis mà kéo về xứ Antioch, rồi sang năm 363, ông kéo đại quân từ thành Antioch tràn vào Đế quốc Ba Tư khi ấy do nhà Sassanid cai trị. Dù đánh thắng được quân Ba Tư, ông bị thương chí mạng, ít lâu sau thì về cõi vĩnh hằng trên đường lui binh. [9] Julianus là một người có nhân cách vô cùng khó hiểu và phức tạp,[7] đến mức hiếm có: ông là "một nhà chỉ huy quân sự, một tín đồ của thuyết thần trí, một nhà cải cách xã hội, và là một nhà văn".[10] Với cương vị lãnh đạo quân sự, ông được xem là một vị thống soái tài giỏi và được lòng ba quân, bách chiến bách thắng trong các cuộc chiến tranh chống người German.[11] Tuy trị vì thiên hạ nhưng ông có đức tính sống thanh đạm.[12] Ông là vị vua cuối cùng không theo đạo Ki-tô của Đế quốc La Mã và đã ra sức đưa Đế quốc quay trở về với những giá trị truyền thống của người La Mã để cứu vãn Đế quốc khỏi lâm vào tình trạng "tan rã".[13] Ông thanh lọc bộ máy Chính phủ từ đầu chí cuối, và quyết tâm hồi phục lại những truyền thống tôn giáo xưa của người La Mã bằng việc tẩy chay Ki-tô giáo. Đây là một cuộc cách mạng tôn giáo trong lịch sử Đế chế La Mã.[8] Việc bài trừ Ki-tô giáo nhằm tâng Đa thần giáo Tân Plato lên của ông đã khiến cho Giáo hội đặt cho ông cái hỗn danh là "Julianus Kẻ bội giáo".[14] Thật là thú vị, ông cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của Vương triều Constantinus — triều đại Ki-tô giáo đầu tiên trong lịch sử Đế quốc La Mã. Là vị Hoàng đế đấu tranh bảo vệ nền văn minh thế giới cổ đại chống lại những mầm mống của thời kỳ Trung Cổ, tên tuổi ông xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật và đến nay hậu thế mà không chán ông. [15] Mục lục 1 Thiếu thời o 1.1 Caesar ở Gaul . 1.1.1 Chiến dịch chống lại những bộ lạc German 2 Thuế khóa và chính quyền o 2.1 Nổi dậy ở Paris 3 Ghi chú o 3.1 Tác phẩm của Julianus . 3.1.1 Viết về vua Julianus o 3.2 Các tư liệu thứ cấp 4 Xem thêm 5 Liên kết ngoài [ ] Thiếu thời Julian solidus, c. 361. The obverse shows a bearded Julian with an inscription, FL(AVIVS) CL(AVDIVS) IVLIANVS PP AVG (PP=Pater Patriae, "father of the nation"; AVG=Augustus). The reverse depicts an armed Roman soldier bearing a military standard in one hand and subduing a captive with the other, a reference to the military strength of the Roman Empire, and spells out VIRTVS EXERCITVS ROMANORVM, "the bravery/virtue of the Roman army". Under the soldier one reads SIRM indicating the coin was minted in Sirmium, the home of Constantine's family. Trong khi các kiến trúc sư của Hoàng đế Constantinus I đang ra sức xây dựng tân đô Constantinopolis tại Kim Giác, và trang hoàng kinh thành với những bức tượng và tác phẩm nghệ thuật trong khắp thế giới Hy Lạp cổ, thì tại một trong những cung điện mới ở tân đô Constantinopolis được xây dựng ven biển Marmara, em trai của nhà vua là Julius Constantius (quan Tổng tài vào năm 335) sinh hạ một hoàng nhi thứ ba: đó là Flavius Claudius Julianus.[16] Lúc đó là vào tháng 5 hoặc là tháng 6 năm 332[17] hay năm 331. Thân mẫu của Julianus là Basilina, một người phụ nữ người gốc Hy Lạp.[18][19] Cả song thân của ông đều là tín đồ Ki-tô giáo. Ông bà nội của ông là Hoàng đế Tây La Mã Constantius Chlorus và người vợ thứ là Flavia Maximiana Theodora. Ông bà ngoại của ông là Julius Julianus, Pháp quan Thái thú của phương Đông dưới thời Hoàng đế Licinius từ năm 315 cho đến năm 324 và là quan Tổng tài sau năm 325.[20] Không rõ bà ngoại của vua Julianus có tên là gì. Ông có ba người anh và chị khác mẹ trong số đó nhỏ nhất là Hoàng tử Constantius Gallus, lớn hơn ông khoảng 6 tuổi. Thân mẫu của Julianus qua đời chỉ vài tháng sau khi sinh hạ ông. Dưới sự giám sát của Hoàng tử Julius Constantius thân phụ ông, ông được các bà vú giáo dưỡng. Vì vị Hoàng tử còn quá non trẻ nên Hoàng gia cần rất nhiều bà vú để nuôi dưỡng ông.[21] Tuy không rõ ngày sinh của Julianus, ta biết rõ rằng ông sống êm dịu trong Hoàng cung dưới triều vua Constantinus I, do đó ông trở nên giàu cảm xúc. Bởi lẽ, tuy Constantinus I thường hiềm khích thân phụ Julianus do ông này là con của bà Theodora - thứ phi của phụ hoàng Constantius I của Constantinus I, giờ đây Hoàng đế lại trở nên ưng ái và yêu mến thân phụ của Julianus cùng với mọi Hoàng nam khác của phụ hoàng Constantius I và Theodora. Có lẽ Constantinus I đã là một người bác tốt của Julianus. Nhưng do trong phủ đệ của Julius Constantius có quá nhiều thái giám và nữ nô nên bà ngoại ông đưa Julianus ra khỏi kinh đô vì sợ những người này sẽ làm hư hỏng đứa trẻ. Ông được nuôi dạy thành một người Ki-tô giáo, bởi lẽ Constantinus I là vị Hoàng đế Ki-tô giáo đầu tiên của Đế quốc La Mã. Ông hẳn là biết tiếng Latinh, nhưng ông viết tiếng Hy Lạp nhiều hơn cả. Ông không ham muốn lên nắm Đế quyền, nhưng ham thích văn hóa.[21] Tuy nhiên, vào năm 337, mọi chuyện làm tình hình thay đổi: Hoàng đế Constantinus I thân chinh thống suất đại binh rời khỏi kinh kỳ Constantinopolis mà lên đường đi đánh Ba Tư.