HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN THANH SƠN

HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MỸ HỌC

HÀ NỘI - 2020

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MỸ HỌC Ngành: Mỹ học Mã số: 92 29 007

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS. TS. Tạ Ngọc Tấn 2. PGS. TS. Vũ Thị Phƣơng Hậu

HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Nghiên cứu sinh

Phan Thanh Sơn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A Ảnh BĐ Bản đồ CTST Chủ thể sáng tạo ĐK Đường kính H Chiều cao HTCN Hình tượng con người HTNT Hình tượng nghệ thuật NCS Nghiên cứu sinh NNƯT Nghệ nhân ưu tú NXB Nhà xuất bản PGS. TS Phó giáo sư. Tiến sĩ PL Phụ lục QHTM Quan hệ thẩm mỹ TNPT Tín ngưỡng phồn thực TNTG Tín ngưỡng tôn giáo Tr Trang VHXH Văn hóa xã hội

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận 21 1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận án 26 Tiểu kết Chương 1 38 Chƣơng 2: KHÁI LƢỢC VỀ THỜI LÊ SƠ VÀ NGHỀ GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ 39 2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527) 39 2.2. Nghề gốm Việt Nam thời Lê sơ 45 Tiểu kết Chương 2 62 Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM THỜI LÊ SƠ 64 3.1. Nội dung thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật gốm 64 Việt Nam thời Lê sơ 3.2. Ngôn ngữ thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ 90 Tiểu kết Chương 3 110 Chƣơng 4: CÁC GIÁ TRỊ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ VỚI NGHỆ THUẬT GỐM VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 112 4.1. Giá trị thẩm mỹ của hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ 112 4.2. Phát huy giá trị hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ với nghệ thuật gốm đương đại 132 Tiểu kết Chương 4 152 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 161

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Xuyên suốt diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật truyền thống Việt Nam, nghệ thuật gốm từ buổi đầu xuất hiện đến nay vẫn là một bộ phận cấu thành quan trọng, không thể tách rời, đặc biệt là ở phương diện tạo hình, từ hình khối cùng các thủ pháp tạo hình, màu sắc đặc trưng cho đến trang trí thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật (HTNT) biểu hiện thành những mảng đề tài, tất cả đều mang tính thống nhất trong sự phản ánh các mối quan hệ của con người trong đời sống tự nhiên và xã hội. Xuất hiện từ sơ kỳ đá mới, nghệ thuật gốm thể hiện tính hình tượng bằng hệ thống biểu tượng về thế giới tự nhiên mang tính kỹ thuật nhiều hơn là mỹ thuật. Đến thời đại kim khí, hình tượng con người (HTCN) đã xuất hiện trong trang trí đồ đồng. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, lịch sử dân tộc có thể bị gián đoạn, nhưng văn hóa vẫn tiếp biến tự nhiên. Trong những giai đoạn lịch sử này, HTCN trong mỹ thuật truyền thống của người Việt vẫn chủ yếu xuất hiện trong trang trí đồ đồng và một số chất liệu khác như gỗ, đá, chưa thấy trên chất liệu gốm. Bước sang thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, hơi thở tự do đã đem lại sinh khí mới cho nền mỹ thuật dân gian truyền thống Việt Nam, cùng đó là tinh thần “giải Hoa” bộc lộ rõ nét trong từng dấu ấn văn hóa nghệ thuật. HTCN xuất hiện trong mọi loại hình nghệ thuật. Với nghệ thuật gốm Việt Nam truyền thống, thời Lý, HTCN trong nghệ thuật gốm biểu hiện sự tiếp biến với các yếu tố văn hóa Ấn Độ thông qua sự du nhập nghệ thuật tạo hình Chăm pa. Thời Trần, hào khí Đông A tạo nên HTCN gắn liền với công cuộc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm, phong cách hồn nhiên, tối giản của mỹ thuật dân gian là chủ đạo. Đến thời Lê sơ, cương vực Đại Việt đã mở rộng về phía Nam đến Quảng Nam, nhưng về cơ bản mọi hoạt động kinh tế, chính trị cũng như đặc trưng văn hóa vẫn biểu hiện rõ hơn cả ở khu vực Bắc bộ, hình thái xã hội phong kiến dân tộc độc tôn tư tưởng Nho giáo làm nền tảng dần trở nên hoàn thiện, ảnh hưởng của Phật giáo, Lão giáo bị hạn chế, nghệ thuật dân gian ở các thời kỳ trước, đặc biệt là mỹ thuật không được chú trọng phát triển. Tuy vậy, thời kỳ này nghệ thuật gốm đã phát triển mạnh với dòng gốm hoa lam chủ đạo trên mọi phương diện tạo hình của nghệ thuật gốm Việt Nam. Trong hệ thống hình tượng của nghệ thuật trang trí trên gốm

2

thời Lê sơ, HTCN xuất hiện trong mọi loại hình: từ sản phẩm ứng dụng đến tượng điêu khắc gốm với sự phản ánh phong phú từ biểu hiện cho thế giới tự nhiên, các tích thần thoại trong nước và ngoài nước, đến các nội dung phản ánh hiện thực của đời sống xã hội... Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, nghệ thuật gốm cũng như HTCN trên đồ gốm đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, mỹ thuật học, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào từng lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, cũng như chưa có nghiên cứu nào được soi xét và mang tính tổng hợp để có thể đưa ra được những kết quả có giá trị khoa học một cách đầy đủ, đặc biệt là với hình tượng con người trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ. Chính bởi lẽ đó, cho đến nay tuy đã có một số minh chứng cụ thể khẳng định tính đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật gốm Việt Nam nói chung, giá trị nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa thông qua hệ thống biểu tượng, HTNT..., nhưng các vấn đề nghiên cứu như hình tượng con người trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ, cùng các giá trị thẩm mỹ của nó vẫn chưa được đặt trong các quan hệ thẩm mỹ (QHTM) để đánh giá khách quan, cũng như vẫn chưa có sự thống nhất bởi vẫn còn tồn tại những tư duy chủ quan về nghiên cứu nghệ thuật gốm trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực. Với tư cách là một khoa học nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm mỹ trong hiện thực, trong tâm hồn và trong nghệ thuật, mỹ học và cụ thể là Mỹ học Mác - Lê nin lấy QHTM giữa con người và hiện thực làm nền tảng, cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất [22,tr40]. Khái niệm trên cho thấy, khoa học mỹ học mang tính biện chứng tuân theo các quy luật khách quan nghiên cứu dựa trên cơ sở các mối quan hệ xã hội, quan hệ của con người với hiện thực, tự nhiên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu khu biệt trong từng lĩnh vực khoa học liên quan, trên nền tảng các QHTM thông qua biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật, của HTNT, để làm nổi bật giá trị của cái đẹp trong các mối quan hệ phức tạp trong đời sống xã hội của con người, cùng những tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quá trình vận động của lịch sử phát triển xã hội loài người. Bởi vậy mỹ học cũng được ví như là triết học của cái đẹp. Mặt khác, sự ra đời của các hình thái xã hội cùng các mối quan hệ trên mọi phương diện đều là sản phẩm của con người và được phản ánh bởi con người. Nói cách khác, con người là đầu mối, là nguồn gốc và cũng là nguyên nhân trong mọi biến đổi

3

của đời sống xã hội, HTCN trong nghệ thuật cũng vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong các QHTM và trong hệ thống các hình tượng nghệ thuật, HTCN cũng chính là biểu hiện tập trung nhất cho các giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị nhân văn gắn liền với sự phản ánh khát vọng vươn tới cái đẹp của con người trong đời sống thẩm mỹ dân tộc cũng như cho văn hóa dân tộc. Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) mạnh dạn chọn đề tài “Hình tƣợng con ngƣời trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Mỹ học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu lịch sử, hiện vật và tư liệu điền dã, luận án nghiên cứu làm sáng tỏ đặc trưng nghệ thuật, sự vận động và giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, từ đó bàn luận nhằm phát huy giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam từ truyền thống đến đương đại, góp phần xây dựng một đời sống thẩm mỹ hiện đại, nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ; - Đánh giá khái quát về bối cảnh lịch sử, các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và tình hình phát triển nghề gốm thời Lê sơ; - Làm sáng tỏ nội dung và hình thức thể hiện HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong các QHTM; - Đưa ra các ý kiến bàn luận về giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ và các khuyến nghị về phát huy giá trị trong sự phát triển của nghệ thuật gốm ngày nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ qua sự biểu hiện trên các hiện vật, qua các tài liệu nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Khảo sát tiến trình phát triển của Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong sự phát triển chung của mỹ thuật truyền thống từ năm 1428 đến năm 1527. Khảo sát sự thể hiện HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam đương đại (từ những năm 2000 đến nay), nhằm phát huy giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam ngày nay. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ tập trung vào trung tâm văn hóa cơ bản của tộc người chủ thể là người Việt vùng Châu thổ Bắc bộ, và đó cũng chính là giới hạn không gian của vấn đề cần nghiên cứu của đề tài đặt ra từ góc độ khoa học biện chứng của mỹ học Mác - Lênin. - Phạm vi địa bàn khảo sát, điền dã: Thực hiện khảo sát, điền dã chủ yếu trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, tập trung vào các trung tâm gốm có truyền thống lâu đời như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu, Cậy (Hải Dương) và một số hiện vật lịch sử, các bộ sưu tập tại các bảo tàng... 4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án sử dụng mỹ học Mác - Lê nin làm nền tảng cơ sở lý luận, trong đó vận dụng hai lý thuyết: - Lý thuyết giá trị thẩm mỹ lấy chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ có ba tiêu chí: tiêu chí về tính sáng tạo, tiêu chí về tính nhân văn, tiêu chí về sự hài hoà và hoàn thiện thẩm mỹ. - Lý thuyết phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật: vật tác động và vật nhận tác động. Đồng thời, quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã Phương pháp điền dã là phương pháp dựa vào các chuyến đi thực tế tại địa bàn để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập thông tin cần tìm hiểu. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong tiếp cận đối tượng nghiên cứu.

5

Trong quá trình nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, NCS đã vận dụng phương pháp điền dã để thực hiện những chuyến đi thực tế đến các cơ sở sản xuất gốm sứ có truyền thống từ thời Lê sơ như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), các bảo tàng..., tìm kiếm thêm những hiện vật, thông tin phục vụ đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn nhằm giúp người nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, được thực hiện trong quá trình điền dã. Phỏng vấn sâu là phương tiện tốt cho nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất, mô hình cấu trúc của hiện tượng. Thông qua các câu hỏi mở có chủ định theo chủ đề, theo khách thể để người được phỏng vấn hoàn toàn khách quan trong trả lời. Phương pháp này dùng để phỏng vấn các cá nhân nhà nghiên cứu, họa sỹ, nghệ nhân..., có trình độ hiểu biết về nghệ thuật gốm thời Lê sơ để lý giải về các biểu hiện phản ánh trong HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ. Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã thực hiện phỏng vấn, nói chuyện với một số nghệ nhân ở Bát Tràng: Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hoạt, Vũ Thị Hải Lý…; Với một số nghệ nhân, họa sỹ ở Chu Đậu: Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Hạ Bá Định, Hạ Quang Long (Hải Dương); các họa sỹ gốm như Đặng Toàn Hưng, Hoàng Tiến Thanh, kỹ sư silicat Nguyễn Phương Loan (chuyên ngành Gốm - Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp), nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy (Giám đốc Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền); một số nhà nghiên cứu như Vũ Đình Nhâm (Ban Mỹ thuật ứng dụng - Viện Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), họa sỹ Nguyễn Hải Ninh (Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch)… - Phương pháp tổng hợp, hệ thống Tập hợp các nguồn tư liệu gồm: Các nguồn sử liệu được ghi chép chính thống; các nguồn phi chính thống như truyền thuyết dân gian; các công trình nghiên cứu đã được công bố; các ghi chép, phỏng vấn trong qua trình điền dã; các loại hình nghệ thuật có liên quan; thông tin internet. Qua khai thác tư liệu tổng hợp từ các nguồn nhằm hệ thống lôgíc về tiến trình phát triển, sự phản ánh các QHTM của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong các quan hệ của đời sống xã hội, làm cơ sở thực hiện phương pháp phân tích để tìm ra cách tiếp cận mới cũng như những luận điểm khoa học trong nghiên cứu của mình.

6

- Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu là sử dụng kết quả nghiên cứu được hệ thống từ các phương pháp điền dã, phỏng vấn, tổng hợp các nguồn tư liệu… để rút ra những thông tin cần thiết, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Khi nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, NCS đã sưu tầm nhiều tài liệu thuộc nhiều chuyên ngành lịch sử, khảo cổ, lịch sử mỹ thuật, văn hóa… Tuy nhiên, trong sự hạn chế của các tài liệu chuyên khảo về HTCN trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ, giữa các tài liệu ở các chuyên ngành khác nhau vẫn có sự chưa thống nhất, nhìn chung là chỉ khái lược chung chung. Do đó, việc xử lý thông tin cần người nghiên cứu phải cẩn trọng, tỷ mỷ và công phu. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Vận dụng, sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học như: văn hóa học, mỹ thuật, dân tộc học, xã hội học, sử học... trong các quan hệ với mỹ học để làm rõ các vấn đề về HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ. Sử dụng các thuật ngữ, khái niệm, các khái quát lý luận của các khoa học khác trong nghiên cứu về mỹ thuật, văn hóa để tiến hành nghiên cứu về HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ. - Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ giải quyết được một số vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu về HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ. Với phương pháp này, NCS sẽ thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa kết quả tổng hợp tài liệu với kết quả thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự và phỏng vấn sâu để phân tích tìm ra được sự tương đồng và khác biệt về thể hiện HTCN trong nghệ thuật gốm qua các giai đoạn lịch sử, trong QHTM với các chất liệu khác của mỹ thuật dân gian Việt Nam, cũng như trong QHTM với các quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc các thời Tống, Nguyên, đặc biệt là thời Minh để nhận biết những điểm tương đồng, khác biệt, phổ biến, đa dạng, kế thừa, tiếp biến, giao lưu văn hóa cũng như những giá trị đặc trưng mang tinh thần độc lập dân tộc. - Phương pháp hệ thống - cấu trúc Phương pháp này nhằm tiếp cận hệ thống đi từ chỉnh thể đ