ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ______

CÊn anh tuÊn

NGHI£N CøU C¥ Së KHOA HäC §¸NH GI¸ MøC §é G¢Y ¤ NHIÔM KH¤NG KHÝ TRONG VIÖC GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP M¤I TR¦êNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ______

CÊn anh tuÊn

NGHI£N CøU C¥ Së KHOA HäC §¸NH GI¸ MøC §é G¢Y ¤ NHIÔM KH¤NG KHÝ TRONG VIÖC GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP M¤I TR¦êNG

Chuyên ngành: Môi trường không khí Mã số : 62.85.02.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ

Hà Nội, 2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả

Cấn Anh Tuấn

1 LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn cả về mặt khoa học và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị tính toán để tôi hoàn thành Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đối với Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Sau Đại học, Bộ môn Sinh thái Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tổ chức thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học của Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Dương, Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy Gạch tuynel Việt Long đã cung cấp những số liệu, tài liệu quý báu để giúp tôi hoàn thành Luận án.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình học đại học, cao học và làm nghiên cứu sinh. Cảm ơn các nhà khoa học, đặc biệt là PGS.TS Vũ Thu Hạnh- Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật kinh tế- Trường Đại học Luật Hà Nội đã đóng góp những ý kiến quý báu đối với kết quả Luận án.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để hoàn thành Luận án.

Tác giả

Cấn Anh Tuấn

2 MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... 1 LỜI CẢM ƠN...... 2 MỤC LỤC ...... 3 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ...... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG...... 10 MỞ ĐẦU...... 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG...... 17 1.1. Tổng quan về tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí...... 17 1.1.1. Khái niệm, tính chất pháp lý, nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của tranh chấp môi trường...... 17 1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu, phương thức giải quyết và hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường...... 32 1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí trong hoạt động SXCN ở Việt Nam...... 45 1.2.1. Tình hình tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí do hoạt động SXCN ở Việt Nam...... 45 1.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí do hoạt động SXCN ở Việt Nam...... 48 1.3. Tình hình nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường...... 49 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...... 49 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...... 52 Kết luận Chương 1 ...... 54

3 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...... 55 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu về ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường .....55 2.1.1. Cơ sở để lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại...... 56 2.1.2. Căn cứ lựa chọn Nhà máy gạch tuynel Việt Long...... 61 2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường .....63 2.2.1. Phương pháp mô hình hóa đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường...... 63 2.2.2. Phương pháp tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường...... 78 Kết luận Chương 2 ...... 85

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...... 86 3.1. Xác định quy trình tính toán mức độ ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ...... 86 3.1.1. Căn cứ để xây dựng quy trình tính toán...... 86 3.1.2. Nội dung quy trình tính toán...... 88 3.2. Kết quả tính toán đối với CTCP Nhiệt điện Phả Lại...... 93 3.2.1. Số liệu đầu vào...... 93 3.2.2. Kết quả tính toán xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm...... 97 3.2.3. Kết quả tính toán xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người....101 3.3. Kết quả tính toán đối với Nhà máy gạch tuynel Việt Long ...... 109 3.3.1. Số liệu đầu vào...... 109

4 3.3.2. Kết quả tính toán phạm vi và mức độ ô nhiễm không khí...... 112 3.3.3. Kết quả tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người...... 115 3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam...... 118 3.4.1. Hình thành quan niệm về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra từ hoạt động SXCN...... 118 3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường...... 120 3.3.3. Nhóm các giải pháp bảo đảm thực thi các công cụ kỹ thuật trong giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí...... 130 Kết luận Chương 3 ...... 139

KẾT LUẬN...... 141

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...... 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...... 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO...... 144

5 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Alternative Dispute Resolution- Giải quyết tranh chấp môi trường theo lựa chọn API Air Pollution Index- Chỉ số ô nhiễm không khí BVMT Bảo vệ môi trường CiLS Civil Law System- Hệ thống luật dân sự CNH Công nghiệp hóa CoLS Common Law System- Hệ thống luật án lệ CRF Concentration Response Function- Hàm đáp ứng nồng độ CTCP Công ty cổ phần DDSDM Determination of Dispute by Statutory Decision Maker- Giải quyết tranh chấp môi trường theo luật định DRF Dose Response Function- Hàm đáp ứng liều lượng ĐTM Đánh giá tác động môi trường EC European Community- Ủy ban châu Âu EEA European Environment Agency's- Cơ quan môi trường châu Âu EnC Environmental Courts- Toà môi trường ERF Exposure Response Function- Hàm tổn thất tương ứng ERFs Exposure Response Function Slope- Hệ số hàm tổn thất tương ứng ExC External cost- Chi phí ngoại ứng (ngoại biên) GIS Geographic information system- Hệ thống thông tin địa lý HĐH Hiện đại hóa IPA Impact Pathway Approach- Tiếp cận chuyển tiếp tác động ISC Industrial Source Complex Dispersion Models- Mô hình khuếch tán chất ô nhiễm từ nguồn công nghiệp phức hợp KCN Khu công nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ

6 Meti-Lis Japanese Ministry of Economy, Trade and Industry- Low rise Industrial Source Dispersion Model- Mô hình khuếch tán chất ô nhiễm từ nguồn thải công nghiệp của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration- Cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ PPP The Polluter Pays Principle-Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá QLMT Quản lý môi trường RUWM Robust Uniform World Model- Mô hình RUW SUWM Simple Uniform World Model- Mô hình SUW SXCN Sản xuất công nghiệp TAND Tòa án nhân dân TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNEP United Nations Environment Programme- Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VLYL Value of a Life Year Lost- Giá trị tổn thất năm tuổi thọ WHO Tổ chức Y tế thế giới WMO World Meteorological Organization- Tổ chức Khí tượng thế giới WTP Willingness To Pay- Sẵn lòng chi trả YOLL Years Of Life Lost- Số năm giảm tuổi thọ

7 DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Nguồn gốc phát sinh tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí từ hoạt động SXCN...... 25

Hình 2.1. Cơ cấu ngành điện Việt Nam đến năm 2020...... 57

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí...... 89 Hình 3.3. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc bụi không hoạt động)...... 97 Hình 3.4. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc bụi có hiệu suất lọc 90%)...... 98 Hình 3.5. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc bụi hoạt động với hiệu suất 98%) ..98

Hình 3.6. Phân bố nồng độ khí SO2 khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp không thực hiện biện pháp xử lý) .....99

Hình 3.7. Phân bố nồng độ khí NO2 khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (Trường hợp không thực hiện biện pháp xử lý khí)...... 100 Hình 3.8. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người theo các mức hiệu suất xử lý bụi...... 101 Hình 3.9. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm khí

SO2 theo các mức hiệu suất xử lý khí độc...... 103 Hình 3.10. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm khí

NO2 theo các mức hiệu suất xử lý khí độc...... 105 Hình 3.11. Tổng hợp chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô

nhiễm bụi, khí SO2, NO2 theo các mức hiệu suất xử lý...... 108

Hình 3.12. Sơ đồ vị trí Nhà máy gạch tuynel Việt Long...... 111 Hình 3.13. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có hệ thống xử lý bụi) ...... 112

8 Hình 3.14. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp có hệ thống lọc bụi với hiệu suất 60 %).113 Hình 3.15. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp có hệ thống lọc bụi với hiệu suất 70 %)113

Hình 3.16. Phân bố nồng độ khí SO2 khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có biện pháp xử lý khí) ...... 114 Hình 3.17. Phân bố nồng độ khí NO2 khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có biện pháp xử lý khí) ...... 114 Hình 3.18. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người theo các mức hiệu suất xử lý bụi...... 115 Hình 3.19. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người khi sản xuất 1 viên gạch và so với giá thành sản xuất 1 viên gạch (theo các mức hiệu suất xử lý bụi)...... 117 Hình 4.1. Sơ đồ các bước xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tại cơ sở SXCN...... 135

9 DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các loại tranh chấp môi trường theo Bringham, 1986...... 21 Bảng 1.2. Phân loại tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí...... 22 Bảng 1.3. Tổng hợp số liệu vi phạm pháp luật về BVMT trong 3 năm từ năm 2008-2010...... 46 Bảng 1.4. Tình hình giải quyết một số vụ việc tranh chấp môi trường...... 48 Bảng 1.5. Một số nghiên cứu của thế giới về tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí...... 51 Bảng 1.6. Một số nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề thiệt hại do ô nhiễm không khí...... 53 Bảng 2.1. Các thông số thiết kế của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại...... 58 Bảng 2.2. Tổng hợp một số mô hình khuếch tán chất ô nhiễm không khí được nghiên cứu, phát triển trên thế giới...... 67 Bảng 3.1. Số liệu về nguồn thải của CTCP nhiệt điện Phả Lại...... 94 Bảng 3.2. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người...102 do ô nhiễm bụi của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại...... 102 Bảng 3.3. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm khí SO2 của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại...... 104 Bảng 3.4. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm khí NO2 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại...... 106 Bảng 3.5. Tổng hợp Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm không khí của CTCP Nhiệt điện Phả Lại...... 107

Bảng 3.6. Kết quả tính toán thiệt hại đối với lúa do khí SO2 của CTCP nhiệt điện Phả Lại (Trường hợp không xử lý khí)...... 108 Bảng 3.7. Các thông số nguồn thải Nhà máy gạch tuynel Việt Long...... 110 Bảng 3.8. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi của Nhà máy gạch tuynel Việt Long...... 116 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi của CTSX Vật liệu xây dựng Việt Long...... 117

10 MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tranh chấp môi trường (Environmental dispute) là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu giải quyết vì nó gắn liền với việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của con người về môi trường. Những vụ việc tranh chấp môi trường xuất hiện từ cuối thập kỷ 70 thông qua các vụ kiện có liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, cũng như những vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, về sức khoẻ, tài sản của cộng đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên [33]. Các nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và trong lĩnh vực môi trường không khí nói riêng. Những nghiên cứu này được thể hiện thông qua việc xác định các phương thức giải quyết tranh chấp, xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Điển hình cần kể đến là Mỹ, Úc, Ấn độ, Bỉ, Đức, Trung Quốc, Nhật bản, Singapore. Những vấn đề về trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại được đưa vào hệ thống các quy phạm pháp luật và những hướng dẫn kỹ thuật cụ thể. Do vậy việc giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện khá hiệu quả [106], 120], 121], 122].

Ở Việt Nam, tranh chấp môi trường xuất hiện chưa lâu trong đời sống xã hội, song nó có biểu hiện phức tạp, đa dạng và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [49]. Theo số liệu trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy số lượng khá lớn (284 cơ sở sản xuất) các cơ sở SXCN thuộc 8 nhóm ngành điển hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm 2008-2010 của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường cho thấy số

11 lượng các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường tăng rất nhanh. Năm 2008 có 998 vụ việc, năm 2009 có 3.986 (tăng gần 4 lần so với năm 2008) và năm 2010 có 5.773 vụ (tăng gần 1,5 lần so với năm 2009). Điều này cảnh báo nguy cơ xẩy ra các vụ việc tranh chấp môi trường cần được giải quyết trong những năm tới. Mặc dù Việt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về tranh chấp môi trường, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung giải quyết một số vấn đề như: Làm rõ trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường; Xác định phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm của một số cơ quan trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại; Xác định một số cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Một số nghiên cứu chỉ mới tập trung vào thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước. Nhìn chung, ở Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu tổng thể về thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe con người, cây trồng, hệ sinh thái, công trình xây dựng.

Mặt khác, về phương diện quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy định xác định thiệt hại đối với môi trường. Song, Nghị định này mới chỉ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường nước, đất, các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tại, chưa có văn bản nào quy định xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người, cây trồng, công trình xây dựng do ô nhiễm không khí. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đã gặp phải nhiều khó khăn do không thống nhất được cách thức tính thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả ô nhiễm không khí.

Từ thực tiễn những gì đã xảy ra trong thời gian qua cho thấy, việc bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung và thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí nói riêng chưa được tính toán một cách khoa học có tính thuyết phục, chủ yếu do một trong các bên đề xuất buộc bên kia phải chấp nhận, do đó dẫn đến tình trạng bên nào mạnh thì bên đó có lợi.

12 Những sự bất cập trên đây dẫn đến những hệ quả: Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường bị kéo dài không được giải quyết kịp thời; Các quyền và lợi ích hợp pháp của con người về môi trường không được bảo đảm; Chất lượng môi trường bị xuống cấp không có điều kiện để phục hồi; An ninh, trật tự xã hội bị ảnh hưởng.

Với những phân tích trên đây cho thấy việc thực hiện đề tài của luận án: "Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường" là cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Xác định được cơ sở khoa học tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. b) Thử nghiệm tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí của CTCP Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy gạch tuynel Việt Long. 3. Nội dung nghiên cứu a) Nghiên cứu tổng quan về tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường trên thế giới và Việt Nam. b) Nghiên cứu lựa chọn phương pháp đánh giá ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong điều kiện Việt Nam. c) Xây dựng quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong hoạt động SXCN ở Việt Nam, lựa chọn 2 cơ sở sản xuất để tính toán, thử nghiệm quy trình. d) Tính toán thử nghiệm mức độ ô nhiễm và thiệt hại tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi, khí độc của CTCP nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long. d) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Các tranh chấp trong lĩnh vực môi trường nói chung và trong lĩnh vực môi trường không khí nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc xác định và giải quyết sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tranh chấp, giá trị tranh chấp, thời điểm phát sinh tranh chấp và đối tượng thiệt hại.

Trong khuôn khổ luận án, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí từ cơ sở SXCN phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu thiệt hại phát sinh do hậu quả của ô nhiễm không khí (bui, khí SO2, NO2) từ cơ sở SXCN (nguồn thải là ống khói công nghiệp) gây thiệt hại đối với sức khỏe và cây trồng (lúa).

5. Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường, mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí có thể tính toán được bằng mô hình toán học với số liệu đầu vào có khả năng bảo đảm được trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

Luận điểm 2: Việc tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường có thể được thực hiện theo một quy trình có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khả thi (thuận tiện, chi phí thấp) và được thử nghiệm áp dụng đối với Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy gạch tuynel Việt Long.

Luận điểm 3: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xác định mức độ ô nhiễm, thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập dẫn đến khó khăn khi áp dụng thực tế. Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản này có thể được thực hiện bằng việc xây dựng các quy định dựa trên cơ sở phương pháp tính toán bằng mô hình lan truyền, mô hình tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người, cây trồng.

14 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán chất ô nhiễm để tính toán mức độ ô nhiễm không khí.

- Phương pháp mô hình đánh giá thiệt hại dựa trên cách tiếp cận chuyển tiếp tác động (IPA) được sử dụng để định lượng những tác động môi trường đối với sức khỏe con người và cây trồng do ô nhiễm không khí gây ra.

- Phương pháp lập bản đồ ô nhiễm không khí và công cụ GIS. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về nguồn thải của các cơ sở SXCN được lựa chon để tính toán thử nghiệm.

- Phương pháp thống kê, luật học so sánh.

7. Những đóng góp mới của luận án a) Lần đầu tiên xây dựng được quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí từ cơ sở SXCN phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. Quy trình này có cơ sở khoa học, tính khả thi cao (dễ thực hiện, chi phí thấp).

b) Lần đầu tiên tính toán được mức độ thiệt hại (được quy đổi sang giá trị tiền tệ VND) đối với sức khỏe con người và cây trồng (lúa) do ô nhiễm không khí của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long theo các phương án tương ứng với các mức độ xử lý bụi, khí độc hại phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp môi trường. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a) Ý nghĩa khoa học

- Xác định được đặc điểm, thực trạng của tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí ở Việt Nam, góp phần cung cấp

15 những luận cứ khoa học trong công tác kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý các tranh chấp môi trường. - Định lượng hóa được những thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe con người, cây trồng. Điều này giúp cho các bên trong tranh chấp dễ dàng có thể đi đến những thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

b) Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của luận án có thể được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí của các cơ sở SXCN trong quá trình giải quyết các tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

- Kết quả của luận án còn cung cấp những luận cứ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT Việt Nam để quy định cụ thể vấn đề về xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường.

9. Cấu trúc của luận án

Luận án được bố cục thành 3 chương, cùng với phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo:

Chương 1. Tổng quan về tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường.

Chương 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

Chương 3. Kết quả nghiên cứu về mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

Luận án được trình bày trong 156 trang A4, 17 bảng biểu, 22 hình vẽ, danh mục 9 công trình khoa học của tác giả đã được công bố, 122 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

16 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

1.1. Tổng quan về tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

1.1.1. Khái niệm, tính chất pháp lý, nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của tranh chấp môi trường

1.1.1.1. Khái niệm về tranh chấp môi trường

Trên thế giới, tính đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ tranh chấp môi trường (Environmental Dispute) được sử dụng khá phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Úc, Mỹ, Canada, Na Uy, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Ấn độ, Úc, Nhật bản, Hàn Quốc, Thái lan, Singapre, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan, Malayxia, Indonesia, Brunei, Philippines, ... khi chính quyền, toà án thụ lý và xét xử những vụ khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, về sức khoẻ, về tài sản của dân chúng do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra, cũng như các vụ khiếu kiện có liên quan đến việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người [32].

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về tranh chấp môi trường. Theo Moore, tranh chấp môi trường là “…tình trạng căng thẳng, bất đồng, cãi lộn, tranh luận, cạnh tranh, thi đấu, xung đột hay cãi cọ về yếu tố nào đó của môi trường tự nhiên”. Còn Susskind thì đề cập đến những tranh chấp môi trường như "…những bất đồng giữa các bên được hưởng quyền lợi trong phạm vi những tranh chấp công có liên quan đến chất lượng môi trường hay quản lý tài nguyên thiên nhiên” [87]. Trong một nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp môi trường, Bingham không đưa ra định nghĩa về tranh

17 chấp môi trường nhưng đã phân loại những tranh chấp được xem xét thành 6 dạng chung: sử dụng đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất công, tài nguyên nước, năng lượng, chất lượng không khí và hóa chất độc hại [78]. Theo Đạo luật về giải quyết tranh chấp môi trường của Hàn Quốc, tranh chấp môi trường là xung đột liên quan đến thiệt hại về môi trường và xung đột liên quan đến quản lý các thành phần môi trường [101].

Ngay từ khi mới xuất hiện, tranh chấp môi trường đã được nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu, với những tiếp cận ban đầu là xung đột môi trường. Khái niệm xung đột được định nghĩa như là "Một hoàn cảnh xã hội trong đó ít nhất có hai bên đấu tranh với nhau trong cùng thời điểm để đạt được một loại nguồn lực hiếm hoi nào đó"[109]. Định nghĩa này cũng có thể mang lại những giá trị nhất định trong việc nhận dạng xung đột môi trường. Các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, rừng, ...) đều có giới hạn và trở thành hiếm hoi. Khi đó, việc đấu tranh lẫn nhau để khai thác, sử dụng, giành lấy các yếu tố của môi trường, lợi ích của nó sẽ dẫn đến xung đột môi trường. Xung đột môi trường trở thành tranh chấp môi trường khi đòi hỏi của các bên mang tính pháp lý. Xét từ khía cạnh lý luận thì xung đột môi trường là phạm trù có nội hàm rộng hơn tranh chấp môi trường [33].

Ở Việt Nam, từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, tranh chấp môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước [49]. Nhiều đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên, hoặc yêu cầu xem xét lại các dự án phát triển kinh tế, xã hội có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được gửi tới các cấp có thẩm quyền. Về mặt lý luận, một số tác giả cũng đã có những nghiên cứu về tranh chấp môi trường. Theo nhóm tác giả thuộc Bộ môn Luật Môi trường- Trường Đại học Luật Hà Nội, tranh chấp trong lĩnh vực BVMT là "Những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm"[34]. Theo tác giả Vũ

18 Thu Hạnh, tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TN&MT; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên [33].

1.1.1.2. Tính chất pháp lý của tranh chấp môi trường

Trong khoa học pháp lý, tranh chấp môi trường là thuật ngữ có nguồn gốc từ thông lệ quốc tế, được hình thành qua thực tiễn xét xử các vụ khiếu kiện về môi trường vào đầu thế kỷ XX. Thời kỳ đầu, các khiếu kiện về môi trường được gọi chung là án dân sự và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau này người ta nhận thấy khó có thể xử lý các tranh chấp này theo phương pháp dân sự vì hầu hết các vụ kiện có nội dung liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật môi trường, xâm phạm quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng lợi ích từ các thành phần môi trường [33].

Các nước theo hệ thống luật dân sự (Civil Law System) như Pháp, Đức, Nhật tiếp cận tranh chấp môi trường theo hướng định tính hoá [84]. Theo cách này người ta không chỉ rõ các dạng cụ thể của tranh chấp mà dựa vào tiêu chí chủ thể tham gia tranh chấp, yếu tố tài sản (hàng hoá - tiền tệ) trong các quan hệ xung đột để xác định tính chất dân sự hay "phi dân sự" của tranh chấp môi trường, lấy đó làm căn cứ cho việc áp dụng các thủ tục tố tụng tương ứng để giải quyết tranh chấp. Thủ tục tố tụng dân sự sẽ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức hay giữa các tổ chức với nhau nảy sinh từ việc đòi khôi phục các quyền và lợi ích về tài sản bị xâm hại do làm ô nhiễm môi trường gây nên, còn thủ tục tố tụng hành chính sẽ được áp dụng đối với các tranh chấp nảy sinh từ hoạt động quản lý hành chính về môi trường hoặc các tranh chấp đòi phục hồi trật tự công cộng trong lĩnh vực môi trường.

19 Cách tiếp cận theo hệ thống luật dân sự thường chỉ phù hợp với những quan hệ xung đột có tính chất thuần tuý dân sự hoặc hành chính, cũng như chỉ phù hợp với những xung đột hoặc là lợi ích tư hoặc là lợi ích công. Còn đối với các quan hệ xung đột có biểu hiện phức tạp về tính chất, đa dạng về chủ thể, khác biệt về cơ sở phát sinh như trong lĩnh vực môi trường thì cách tiếp cận này sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể. Thực tế không phải trong trường hợp nào cũng xác định được một cách chính xác tính chất dân sự hay phi dân sự trong một vụ tranh chấp môi trường và vì thế các cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp sẽ khó được xác định.

Các nước theo hệ thống luật án lệ (Common Law System) lại tiếp cận tranh chấp môi trường theo phân loại và lượng hoá, tức là chỉ rõ các dạng cụ thể của loại tranh chấp này thông qua việc xác định những hình thức hợp pháp của các vụ kiện về môi trường [78], [84]. Những hình thức đó là: Yêu cầu cưỡng chế dân sự các nghĩa vụ luật định; Yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tư pháp tính hợp pháp của các quyết định hành chính về môi trường; Kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường; Yêu cầu kiểm tra tính hợp lí trong nội dung của các quyết định về môi trường; Yêu cầu cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và quyền lợi hợp pháp của công dân. Ưu điểm của cách tiếp cận theo hệ thống luật án lệ là cho phép người ta dễ dàng nhận diện các tranh chấp môi trường trong đời sống xã hội và phân biệt chúng với các dạng tranh chấp khác, từ đó có cơ sở để áp dụng cơ chế xử lý thích hợp đối với từng loại. Cũng theo cách này, những trở ngại trong quá trình giải quyết tranh chấp do không thể xác định được một cách chính xác tính chất dân sự hay phi dân sự trong một vụ khiếu kiện về môi trường sẽ được loại trừ. Thêm nữa, tiếp cận tranh chấp theo tiêu chí khách thể xung đột còn là cách để chuyên môn hoá việc giải quyết tranh chấp. Những ưu điểm nêu trên đã phần nào lý giải cho sự hình thành và phát triển các Toà môi

20 trường (Environmental Courts) và tính chuyên môn hoá cao độ của các thẩm phán môi trường tại nhiều nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ.

Về mặt pháp lý, thuật ngữ tranh chấp về môi trường được đề cập trong Luật BVMT năm 2005. Theo đó, nội dung của tranh chấp về môi trường bao gồm: Tranh chấp về quyền, trách nhiệm BVMT trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra 43. Nhìn chung, khái niệm về tranh chấp môi trường ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách toàn diện hơn cho phù hợp với hệ thống pháp luật, cơ chế giải quyết và những điều kiện thực tế.

1.1.1.3. Phân loại tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

Những kết quả nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng có nhiều loại tranh chấp môi trường khác nhau, được phân chia theo các tiêu chí, mục đích nhất định. Trong đó, tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí được xác định là một trong 6 loại tranh chấp môi trường (Bringham, 1986) trong Bảng 1 [78].

Bảng 1.1. Các loại tranh chấp môi trường theo Bringham, 1986

Số tt Loại tranh chấp môi trường

1 Tranh chấp trong sử dụng đất

2 Tranh chấp trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất công

3 Tranh chấp tài nguyên nước

4 Tranh chấp liên quan đến năng lượng

5 Tranh chấp chất lượng không khí

6 Tranh chấp liên quan đến hóa chất độc hại

[Nguồn: Bringham, 1986]

21 Cũng giống như những thành phần môi trường khác (đất, nước, ...), trong lĩnh vực môi trường không khí, việc phân loại các tranh chấp môi trường thường dựa vào các tiêu chí như lợi ích, quy mô, mức độ tranh chấp [33], ]35], [49].

Bảng 1.2. Phân loại tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

Số Tiêu chí phân loại tt Theo quy mô Theo mức độ Theo lợi ích 1 Tranh chấp trong khu Tranh chấp xẩy ra Tranh chấp do xung vực nhỏ hẹp nếu có thiệt hại đột lợi ích công

2 Tranh chấp theo vùng, Tranh chấp xẩy ra Tranh chấp do xung địa phương, quốc gia nếu thiệt hại nghiêm đột lợi ích tư trọng

3 Tranh chấp giữa các Tranh chấp xẩy ra Tranh chấp do xung quốc gia (tranh chấp môi nếu thiệt hại đặc đột hỗn hợp lợi ích trường xuyên biên giới) biệt nghiêm trọng

a) Phân loại theo lợi ích

Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể được phân loại theo lợi ích của các chủ thể tham gia. Theo đó, tranh chấp này được chia làm hai loại, bao gồm:

- Tranh chấp do xung đột lợi ích tư: Loại tranh chấp này thường liên quan đến việc gây thiệt hại cho một cá nhân hoặc một nhóm người do hậu quả của ô nhiễm không khí trong một khu vực cụ thể. Mỗi cá nhân có quyền khiếu kiện chủ thể khác gây ra ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và các tài sản hợp pháp của họ (cây trồng, nhà cửa, ...). Các quyền của mỗi tổ chức, cá nhân được ghi nhận trong hệ thống các quy định pháp luật về BVMT.

22 - Tranh chấp do xung đột lợi ích công: Loại tranh chấp này thường liên quan đến vụ việc gây suy giảm chất lượng môi trường không khí, đe dọa đến chức năng của môi trường không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự tồn tại của con người và các loài sinh vật cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Ngoài ra, liên quan đến lợi ích công còn có nguyên nhân từ những vấn đề thuộc về chính sách QLMT. Bảo vệ chất lượng không khí được coi là mục tiêu QLMT được nhà nước thực hiện. Thông thường, ở các nước trên thế giới, cũng như Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về môi trường. Điều này có thể lý giải rằng lợi ích về môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng thuộc về từng người, đồng thời thuộc lợi ích của toàn xã hội- lợi ích công.

Tuy nhiên, trong thực tế các vụ việc tranh chấp môi trường, lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau. Vấn đề này bắt nguồn từ mục tiêu lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính đa chiều. Các bên tham gia quan hệ, dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Việc tách biệt các mục tiêu tư và mục tiêu công trong tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp.

b) Phân loại theo quy mô

Theo tiêu chí quy mô, các loại tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí bao gồm tranh chấp xẩy ra trong khu vực nhỏ hẹp, theo vùng, địa phương, quốc gia, quốc tế (liên quan đến ô nhiễm xuyên biên giới).

- Tranh chấp xẩy ra trong khu vực nhỏ hẹp: Loại này thường diễn ra giữa cá nhân, hộ gia đình trong khu tập thể, khu chung cư liên quan đến phát thải khí độc hại từ việc đun nấu bếp than, bếp củi. Sự xuất hiện những bất đồng giữa các bên có liên quan gây ra những khiến kiện về môi trường.

23 - Tranh chấp xẩy ra theo vùng, địa phương, quốc gia: Loại này thường diễn ra do mâu thuẫn giữa các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát thải chất khí, bụi gây ô nhiễm xung quanh. Phạm vi ô nhiễm quyết định đến quy mô vùng, địa phương, quốc gia.

Tranh chấp giữa các quốc gia (hay còn gọi là tranh chấp môi trường do ô nhiễm xuyên biên giới): Đây là dạng tranh chấp rất nguy hiểm vì nó liên quan đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước. Loại tranh chấp này nếu không được giải quyết thỏa đáng thì có thể dẫn tới các xung đột vũ trang, đối đầu giữa các quốc gia. Trong lịch sử tranh chấp do ô nhiễm không khí xuyên biên giới, một vụ việc cần phải kể đến đó là vụ việc Trail Smelter giữa Canada và Mỹ (1939-1941) liên quan đến khí thải từ lò luyện kim Trail ở Canada, nằm cách biên giới với Mỹ bảy dặm; Hoặc vụ việc vụ tranh chấp do thử vũ khí hạt nhân giữa Úc, New Zealand và Pháp (1973-1974); Hoặc vụ cháy rừng trên hai đảo Kalimantan và Sumatra của Indonesia vào năm 1997- 1998 đã gây ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe con người, sự suy giảm những giống loài động, thực vật quý hiếm tại các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Brunei, Philippines [35].

c) Phân loại tranh chấp theo mức độ

Theo tác giả Đào Thanh Trường (Trung tâm nghiên cứu và Phân tích chính sách- ĐHQG Hà Nội), tranh chấp môi trường được phân ra theo 4 cấp độ khác nhau, bao gồm: Tranh chấp không nghiêm trọng; Tranh chấp ít nghiêm trọng; Tranh chấp nghiêm trọng; Tranh chấp rất nghiêm trọng. Cách phân loại trên dường như khó tiếp cận trong giải quyết tranh chấp môi trường ở nước ta vì những quy định của pháp luật liên quan đến xác định mức độ ô nhiễm môi trường.

Hiện tại, Luật BVTM năm 2005 chỉ mới quy định ba mức độ ô nhiễm môi trường (Điều 92), đó là có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm

24 đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm được xác định trên cơ sở số lần hàm lượng hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm vượt QCVN. Dựa vào cách thức phân loại mức độ ô nhiễm theo quy định của Luật BVMT, tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể được phân chia theo 3 mức độ gồm: tranh chấp xảy ra nếu có thiệt hại, tranh chấp xảy ra nếu thiệt hại nghiêm trọng và tranh chấp xảy ra nếu thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Cách tiếp cận này gặp nhiều thuận lợi hơn khi xác định mức độ bồi thường thiệt hại cho các đối tượng khi giải quyết tranh chấp.

1.1.1.4. Nguồn gốc phát sinh tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường không khí, mâu thuẫn giữa cơ sở sản xuất kinh doanh có phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và người bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí sẽ làm phát sinh các tranh chấp về môi trường, tranh chấp này có thể được minh họa theo Hình 1.1 [49]:

Gây thiệt hại Cộng đồng Doanh nghiệp dân cư và các (Sản xuất, kinh tổ chức doanh)

Xung đột

Chịu ảnh hưởng: Phát thải bụi, khí độc - Sức khoẻ, tính mạng Khiếu kiện CO, SO NO … gây 2, x, - Tài sản, lợi ích hợp pháp ô nhiễm môi trường - Năng suất cây trồng, …

Tranh chấp môi tr ường

Hình 1.1. Nguồn gốc phát sinh tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí từ hoạt động SXCN

25 1.1.1.5. Đặc điểm của tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

a) Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí vừa là xung đột giữa lợi ích tư, vừa là xung đột giữa lợi ích công cộng

Môi trường không khí là không gian sống, là nguồn cung cấp ôxy cho chúng ta hít thở hàng ngày. Những mâu thuẫn, bất đồng không chỉ gắn liền với lợi ích của mỗi người mà còn gắn liền với lợi ích của cả cộng đồng dân cư, kể cả những thế hệ sắp sinh ra và gắn liền với lợi ích của toàn xã hội. Chẳng hạn, khí thải và bụi phát sinh từ nhà máy khi không được kiểm soát, xử lý sẽ gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở nơi có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép.

Cộng đồng dân cư quan tâm đến chất lượng bầu không khí bị suy giảm, bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Yêu cầu của họ là người gây ra ô nhiễm, gây thiệt hại phải có trách nhiệm ngăn chặn, phải loại trừ ảnh hưởng xấu, phải phục hồi lại trạng thái môi trường không khí trong sạch. Đồng thời, từng cá nhân trong cộng đồng dân cư còn quan tâm đến những lợi ích gắn liền với tình trạng sức khỏe, tài sản của họ bị ảnh hưởng bởi môi trường không khí bị ô nhiễm. Yêu cầu của họ là được bồi thường những thiệt hại thực tế họ bị mất hoặc suy giảm.

Có thể xem đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của tranh chấp môi trường. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính đa chiều. Khác với các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình- lợi ích mà các bên đương sự hướng tới thường có tính chất đơn nhất (một loại lợi ích- lợi ích tư). Trong lĩnh vực BVMT, các bên tham gia quan hệ, dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của xã hội mà mỗi người quan tâm là chất lượng bầu không khí sạch.

26 Khi lợi ích này bị xâm hại thì yêu cầu trước tiên mà người thụ hưởng đưa ra là chất lượng môi trường sống của họ phải được phục hồi, cải thiện. Bên cạnh đó, từng cá nhân trong cộng đồng, ngoài mối quan tâm kể trên còn là những lợi ích gắn liền với tình trạng sức khoẻ, tài sản của họ do bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường không khí mà giảm sút. Họ yêu cầu được đền bù những tổn thất mà họ phải gánh chịu [49].

Như vậy, có thể thấy ngay điểm khác biệt giữa tranh chấp môi trường với các tranh chấp trong lĩnh vực khác là trong mỗi vụ tranh chấp môi trường thường có sự gắn kết hai loại lợi ích chung- riêng (công - tư). Đồng thời tranh chấp được các bên đặt ra và yêu cầu bảo vệ lợi ích, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Trên bình diện quốc tế, lợi ích chung- riêng trong lĩnh vực BVMT được hiểu là lợi ích của từng quốc gia và lợi ích chung của toàn nhân loại. Các lợi ích đó không chỉ gắn liền với yếu tố môi trường mà còn gắn liền với các yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự, ...

b) Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại

Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí, thời điểm nảy sinh các tranh chấp này thường sớm hơn so với các tranh chấp khác. Nếu như trong tranh chấp lao động, kinh tế, quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu bảo vệ, phục hồi là quyền và lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại, thì trong lĩnh vực BVMT không khí các bên còn yêu cầu được loại trừ để không xâm hại đến môi trường không khí, điều mà con người có thể dự báo được liên quan đến các tác động của của các dự án đầu tư phát triển.

Khả năng xâm hại đến môi trường không khí mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư phát triển, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Điều này lý giải cho hiện tượng nhiều mâu thuẫn,

27 xung đột trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh ngay từ khi các dự án chưa được triển khai hoặc mới bắt đầu đi vào hoạt động. Do vậy, những mâu thuẫn trong lĩnh vực BVMT không khí cũng nảy sinh từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển- giai đoạn các dự án đầu tư chưa đi vào hoạt động hoặc mới bắt đầu triển khai dự án. Vào giai đoạn này, mặc dù thiệt hại về môi trường không khí chưa xảy ra nhưng bên khởi kiện cho rằng nguy cơ sẽ xảy ra thiệt hại nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời [50].

Lý do để chấp nhận sớm yêu cầu của các bên đương sự trong các vụ tranh chấp môi trường đã được các thẩm phán tại Toà án quốc tế ở La Hay ghi nhận: "Trong lĩnh vực BVMT, cần có sự cảnh giác và ngăn ngừa. Điều này xuất phát từ tính chất không thể sửa chữa được của những thiệt hại đối với môi trường và những giới hạn vốn có của mọi cơ chế bồi thường thiệt hại. Các chủ thể không bị bắt buộc phải đợi đến tận khi thiệt hại môi trường xảy ra trước cả khi họ hành động" [15].

c) Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí thường không cân bằng

Phần lớn tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có một bên là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những người dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người. Điều dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường ít có động cơ hơn trong việc tìm giải pháp để điều hoà lợi ích xung đột. Sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là trở ngại lớn của quá trình giải quyết tranh chấp. Trở ngại này càng bộc lộ rõ hơn ở các quốc gia phải chịu nhiều áp lực từ mục tiêu phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, do mối quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được đẩy lên trước mối quan tâm đến chất lượng môi trường.

28 Trong những hoàn cảnh như vậy, ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường. Do đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nguyên tắc bảo đảm công bằng được đặt ra và cần được duy trì thực hiện [49].

d) Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhiều người

Đây là đặc điểm đặc trưng cơ bản, vì cơ thể con người liên tục phải thực hiện hô hấp, nếu như bị ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm có các khí độc hại với nồng độ cao, tác động vào hệ thống cơ quan hô hấp trong thời gian đủ lớn (thường xuất hiện đối với trường hợp có xảy ra sự cố nổ bình khí độc hại, cháy nổ vũ khí) thì sẽ gây nhiễm độc cấp tính và có thể gây chết người. Trong trường hợp này bên bị thiệt hại yêu cầu bên gây ô nhiễm và các cơ quan chức năng phải có biện pháp khẩn cấp để ứng phó kịp thời [49].

Chính vì vậy trong quản lý chất lượng môi trường không khí, người ta đặc biệt chú ý và quan tâm đến việc kiểm soát đối với các nguồn ô nhiễm phát sinh từ các ống khói công nghiệp có tiêu thụ lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, nguồn ô nhiễm từ các sự cố nổ bình khí độc, cháy nổ vũ khí. Thực tế cho thấy tương ứng với phạm vi và mức độ của các tác động xấu đến môi trường không khí là phạm vi và cấp độ của các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí. Tuy nhiên ở nước ta, những vụ việc ô nhiễm không khí mới chỉ ở mức độ thiệt hại ở quy mô vừa và nhỏ.

e) Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí thường diễn ra trên diện rộng, có thể ở quy mô trong một vùng, cũng có khi ở phạm vi quốc gia, hoặc nhiều nước trên thế giới

Môi trường không khí là không gian không thể tách rời, không bị giới hạn, do đó các tác động gây ô nhiễm không khí ở khu vực này có thể gây ảnh

29 hưởng xấu đến khu vực lân cận thông qua sự lan truyền chất ô nhiễm. Các tác động đó thường diễn ra ở quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, có thể trong một địa bàn, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hay phạm vi thế giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sống của nhiều người. Một ví dụ như cháy rừng ở Indonexia làm phát thải bụi, khí ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến nước láng giềng; sự phát thải của khí độc hại từ những nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thách gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu có thể gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Điều này cho thấy, tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể nảy sinh giữa tất cả các chủ thể, không phụ thuộc vào chủ thể xâm hại là ai, quốc gia phát triển hay đang phát triển, công quyền hay công dân, cá nhân hay tổ chức thể nhân, pháp nhân, người trong nước hay người nước ngoài, cũng như không cần đến bất kỳ tiền đề nào trong quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp đồng hay công vụ. Sự đa dạng về chủ thể cùng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí trở nên khó kiểm soát và dễ có thể chuyển hóa thành xung đột có quy mô lớn gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn pháp lý và các mối quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các nước láng giềng. Đây là điểm khác biệt so với các tranh chấp trong lĩnh vực khác, số lượng các bên tham gia tranh chấp luôn được xác định và thường không quá hai hoặc ba bên.

Ở nước ta, tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí mới chỉ diễn ra ở quy mô một địa bàn, một địa phương hoặc phạm vi liên tỉnh. Tuy nhiên, khả năng xẩy ra tranh chấp ở quy mô lớn hơn cũng có thể xuất hiện khi có các vụ ô nhiễm xuyên biên giới trong khu vực ASEAN liên quan đến nguồn phát thải khói mù do cháy rừng hoặc các sự cố môi trường [49].

30 f) Giá trị của các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí thường rất lớn và khó xác định

Đặc điểm này bắt nguồn từ thực tế là sự xâm hại đến môi trường không khí thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Có thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài; thiệt hại về vật chất, thiệt hại phi vật chất; thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người.

Nếu như trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thiệt hại thường mang tính thuần nhất, việc xác định giá trị thiệt hại không quá khó khăn, thì trong các vụ tranh chấp về môi trường không khí, thiệt hại thường có biểu hiện đa dạng, đan xen vào nhau và rất khó xác định một cách rạch ròi, chính xác giá trị của những thiệt hại. Chính vì vậy, thực tế giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí ở nước ta còn bị kéo dài, thiếu dứt điểm do cách giải quyết và mức độ đền bù thiệt hại chưa thoả đáng, chưa thật sự thuyết phục được các bên tranh chấp.

Như vậy có thể nói tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí nói riêng xuất hiện chưa lâu trong đời sống xã hội ở nước ta, song nó có biểu hiện phức tạp, đa dạng và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ những đặc điểm trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng ảnh hưởng của tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí đến đời sống kinh tế xã hội và cuộc sống của dân cư thường là sâu rộng hơn so với các tranh chấp trong các lĩnh vực khác, đồng thời cho thấy sự không mấy thích hợp khi áp dụng các nguyên tắc pháp lý truyền thống để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực BVMT không khí.

31 Nhận định rõ những đặc điểm, thực trạng và những xu thế gia tăng của tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí ở Việt Nam giúp chúng ta thấy rõ sự cần thiết nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý giải quyết phù hợp. Đồng thời, cần có những nghiên cứu đề xuất công cụ kỹ thuật đáng tin cậy để có thể lượng hóa được phạm vi, mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc tính toán mức độ bồi thường hợp lý và thỏa đáng, bảo đảm nguyên tắc toàn bộ và kịp thời trong bồi thường thiệt hại. Có như vậy mới có thể bảo đảm các quyền của con người như được sống trong môi trường trong lành, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT không khí, bảo đảm điều kiện cho việc phục hồi, cải tạo chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm, suy thoái, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự và công bằng xã hội.

1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu, phương thức giải quyết và hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường

1.1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp là các hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội [33].

Giải quyết tranh chấp môi trường là một thuật ngữ có cùng lịch sử hình thành và phát triển với thuật ngữ tranh chấp môi trường. Hiện tại, có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Trong tài liệu “Tranh chấp môi trường: Sự liên quan của cộng đồng trong việc giải quyết các xung đột”, James E. Crowfoot nhấn mạnh phương pháp giải quyết tranh chấp môi trường trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng. Bertram I. Spector, trong bài viết “Tranh chấp môi trường xuyên biên giới” cho rằng để giải quyết tranh chấp

32 môi trường, giải pháp chủ yếu và đang được xem như tối ưu nhất là thương lượng, đàm phán, hòa giải [59].

Trong bài viết “Vai trò của công chúng trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp môi trường và vấn đề của việc đại diện”, Peter T. Ailen đã thông qua các luận cứ thực tiễn về giải quyết tranh chấp môi trường tại Đức, Australia để khẳng định những ưu điểm và vai trò của việc tham gia của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề về tranh chấp môi trường. Ông cũng chỉ ra những hạn chế của việc giải quyết tranh chấp môi trường bằng các phương pháp đàm phán, hay đại điện. Theo ông, những cá nhân hay nhóm xã hội, tham gia đàm phán hay đối thoại thường rất dễ đi vào xu hướng thoả hiệp và từ đó tranh chấp môi trường tưởng như đã được giải quyết nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại [110].

Ở Việt Nam, tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra quan điểm giải quyết tranh chấp và xung đột môi trường trên cơ sở quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường. Khi tranh chấp nảy sinh thì việc giải quyết tranh chấp, điều hoà xung đột được xem là nhu cầu mang tính khách quan [23]. Tác giả Vũ Thu Hạnh đề cập đến khái niệm về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn; Theo đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được định nghĩa là tổng hợp các thành tố và sự vận hành của chúng để giải quyết các tranh chấp đã nảy sinh nhằm mục đích điều hoà các lợi ích đối lập, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ trật tự xã hội; Việc phân định giữa cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường với cơ chế giải quyết các tranh chấp khác được xác định thông qua các yêu cầu về giải quyết tranh chấp môi trường [33].

33 1.1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường

- Nguyên tắc công quyền can thiệp: Giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước. Trong lĩnh vực môi trường không khí, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ, hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp. Lý luận về sự cần thiết phải can thiệp sâu hơn của quyền lực công vào hoạt động BVMT nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí nói riêng đã được hình thành từ lâu, trên nền tảng cơ bản là học thuyết về uỷ thác công cộng (Học thuyết này được hình thành đầu tiên tại Anh và sau đó đã mở rộng sang Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước Nam Á khác).

- Nguyên tắc phòng ngừa: Xuất phát từ hậu quả lâu dài và ảnh hưởng sâu rộng của chất lượng môi trường không khí đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người, các nhà môi trường cho rằng cách tiếp cận theo phương châm phòng ngừa đang được ưu tiên và trở thành cách tiếp cận chủ yếu ở hầu hết các nước phát triển. Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có qui mô lớn, như: dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, hoá chất, điện nguyên tử, công trình xử lý chất thải, đường giao thông.

- Nguyên tắc phối hợp, hợp tác: Để có thể duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm các giải pháp khắc phục và cải thiện môi trường, các quốc gia đi trước cho rằng cần áp dụng nguyên tắc phối hợp, hợp tác giữa các bên khi tiến hành giải quyết tranh chấp. Điều này tưởng như nghịch lý, bởi tính chất của tranh chấp là sự đối đầu, bất hợp tác trong các

34 mối quan hệ, nhưng vì sự ràng buộc một cách tự nhiên giữa các bên trong quan hệ BVMT, nên nguyên tắc này lại được coi là có giá trị thực tiễn cao.

- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: Đây là một nguyên tắc mà vào thời điểm hình thành (năm 1972) chỉ đạt được giá trị ở mức độ khiêm tốn. Do nó chỉ đơn thuần là một tuyên bố mang tính chất khuyến cáo, phạm vi áp dụng giới hạn trong 24 nước công nghiệp thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế nên thời kì đầu của quá trình thiết lập trách nhiệm này chỉ thuần tuý mang tính kinh tế. Song do tính khoa học và hiệu quả ứng dụng thực tế cao nên ngày nay nguyên tắc này đã được phát triển và hoàn thiện trên qui mô toàn cầu và trở thành một trong những nguyên tắc đặc trưng của hoạt động BVMT. Thậm chí tên viết tắt của nguyên tắc là PPP (The Polluter Pays Principle) cũng đã trở thành qui ước ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu, ấn phẩm viết về môi trường [15]. Tại Việt Nam, Luật BVMT 2005 quy định rõ: "Người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật" (Khoản 5, Điều 4) [43].

1.2.2.3. Những yêu cầu trong giải quyết tranh chấp môi trường

- Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng (lợi ích công) của xã hội. Do tranh chấp môi trường vừa là xung đột lợi ích tư vừa là xung đột lợi ích công nên yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp là dung hoà được cả hai loại lợi ích, vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức, song đồng thời cần bảo vệ được các lợi ích của cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của số đông [15]. - Bảo đảm duy trì mối quan hệ BVMT giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong lĩnh vực BVMT không khí, giải toả mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, kết luận về việc thắng hay thua kiện đối với các bên

35 chưa được xem là kết quả chung cuộc. Bởi vì xét đến cùng thì cho dù một bên có "Thắng tuyệt đối" trong một vụ kiện về môi trường không khí thì họ cũng không thể dễ dàng đoạn tuyệt với đối thủ của mình vì sự ràng buộc một cách tự nhiên của chất lượng môi trường không khí với tư cách là điều kiện sống chung của tất cả các bên, không loại trừ bên nào.

- Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường không khí. Do tính chất khó có thể phục hồi được đối với những thiệt hại do ô nhiễm không khí nên các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả. Quá trình giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí cần loại trừ hoặc giảm thiểu mọi khả năng xâm hại tới môi trường không khí. Nói cách khác, trong lĩnh vực BVMT không khí, trách nhiệm dung hoà lợi ích đối lập phải được đặt ra ngay từ khi các tác động xấu đến môi trường không khí chưa xuất hiện, thiệt hại thực tế chưa xảy ra.

- Đảm bảo xác định một cách có căn cứ khoa học về giá trị thiệt hại về môi trường không khí. Giá trị thiệt hại trong các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí thường khó được xác định bằng các phương pháp thông thường. Vì vậy, cần thiết phải dựa trên những căn cứ về khoa học để đánh giá thiệt hại đối với sức khỏe con người, môi trường, các hệ sinh thái.

- Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Do những thiệt hại gây nên đối với môi trường không khí thường tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người nên việc giải quyết các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí cần phải được tiến hành khẩn trương, đúng pháp luật. Con người là trung tâm, là mục đích hàng đầu của BVMT không khí. Bất cứ hành vi nào làm thay đổi chất lượng môi trường không khí cũng bị coi là nghiêm trọng nếu nó gây

36 nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, và đặc biệt nghiêm trọng nếu gây nguy hại đến nhiều người. Đây là quyền tuyệt đối của con người cần được pháp luật bảo vệ.

1.1.2.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp môi trường

Hệ thống pháp luật của các quốc gia đều có quy định về các hình thức khác nhau trong giải quyết tranh chấp môi trường. Trong đó, các hình thức giải quyết tranh chấp môi trường được chia ra làm hai nhóm chính:

a) Giải quyết tranh chấp môi trường theo hình thức ADR:

Giải quyết tranh chấp môi trường theo hình thức ADR là hình thức phổ biến được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng bao gồm hai phương thức chủ yếu: i) thương lượng; và ii) hoà giải.

- Thương lượng (tự thoả thuận): Cũng giống như việc giải quyết các xung đột khác, thương lượng luôn được xem là hình thức quan trọng của việc giải quyết tranh chấp môi trường, vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó. Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu nhập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải toả những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu với chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất.

So với các cuộc thương lượng để giải quyết tranh chấp khác, thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm là thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông nên quá trình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả những người có liên quan. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể:

37 + Đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại: Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên. Trong lĩnh vực BVMT, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thương lượng, hoà giải không đi đến kết quả.

+ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích: Người đại diện trong trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường. Cũng chính vì vậy mà trong lĩnh vực BVMT, khái niệm khiếu kiện tập thể được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia.

+ Đối với bên gây hại: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế. Có thể nhận thấy một số khó khăn trong thương lượng giải quyết tranh chấp môi trường khi có sự tham gia của cơ quan công quyền vừa với tư cách là đại diện lợi ích công, đồng thời là đại diện lợi ích tư. Về lý thuyết, việc giải quyết các quan hệ xung đột do vi phạm các lợi ích công phải được tiến hành theo những nguyên tắc và cách thức khác với các xung đột mang tính chất tư.

- Hoà giải (trung gian): Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình. Trong hình thức hoà giải, sự lựa chọn của các bên đương sự được thể hiện ở cả hai nội dung: i) lựa chọn người làm trung gian hoà giải để giàn xếp các mâu thuẫn; ii) lựa chọn các phương án,

38 giải pháp điều hoà lợi ích xung đột. Trung gian hoà giải có thể là một hay nhiều người. Những người này sẽ tách các vấn đề tranh chấp một cách khéo léo, có chủ ý để các bên phát biểu ý kiến, cân nhắc các lợi ích, và đi tới một giải pháp phù hợp với yêu cầu của mỗi bên.

So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, khó khăn trong hoà giải tranh chấp môi trường lại bắt nguồn từ tính chất đa thành phần của các nhóm trung gian. Đa thành phần cũng có nghĩa là sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, tiếp cận các lợi ích không giống nhau. Nếu việc hoà giải không được tổ chức khoa học, hợp lý thì bất đồng có thể nảy sinh ngay giữa chính các hoà giải viên [5].

b) Giải quyết tranh chấp môi trường theo luật định:

Giải quyết tranh chấp môi trường theo luật định là hình thức giải quyết tranh chấp do các chủ thể được luật pháp quy định tiến hành. Hình thức này thường được quy định chặt chẽ hơn so với hình thức giải quyết tranh chấp theo hình thức ADR. Khác với lĩnh vực dân sự, kinh tế, tranh chấp trong lĩnh vực BVMT có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp.

Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thủ tục hành chính hiện vẫn đang được thừa nhận và áp dụng tương đối phổ biến trong quá trình giải quyết các xung đột môi trường với quan niệm đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết đến những lợi ích công cộng được Nhà nước bảo vệ. Các chủ thể này trước tiên phải là người có trách nhiệm thay mặt Nhà nước xử lý các hành vi gây hại môi trường, điều hoà xung đột lợi ích môi trường giữa các bên.

Nhiều nước lại cho rằng, Nhà nước là đại diện sở hữu chủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nên quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức, cá

39 nhân trong lĩnh vực này là quan hệ giữa người khai thác, tác động đến các yếu tố môi trường với người đại diện sở hữu chủ các thành phần môi trường. Khi các yếu tố môi trường bị xâm hại thì Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò là người đại diện cho lợi ích công đòi khôi phục lại chất lượng môi trường đã bị xâm hại mà thôi. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa Nhà nước với bên gây hại cho môi trường chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại. Còn khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phán quyết [84].

Sự hình thành và phát triển mạnh hệ thống toà án môi trường tại một số nước là một minh chứng về nhu cầu của xã hội muốn giải quyết các tranh chấp môi trường theo thủ tục tư pháp. Tại Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại nói chung được áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự [6].

Tuy nhiên, kinh nghiệm thành công của phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn trong lĩnh vực môi trường lại xuất hiện từ Mỹ, điển hình là việc hoà giải trong vụ ở Ontario năm 1980. Trong thực tiễn của nhiều nước khác, giải quyết tranh chấp môi trường theo phương pháp lựa chọn được tiến hành khá phổ biến, đặc biệt ở các nước mà kết cấu cộng đồng chặt chẽ và bền vững hơn như ở Ấn Độ, Philiipines, Indonexia, thậm chí cả ở Nhật Bản nơi có kết cấu dân cư thiên về công nghiệp và dịch vụ [121]. Tuy nhiên, phương thức này cũng có nhiều hạn chế như khả năng xác định các chủ thể liên quan; khả năng xác định vấn đề; động cơ tham gia của chủ thể và khả năng thực hiện giải pháp đạt được qua hoà giải.

Trong lĩnh vực môi trường, do tính chất phức tạp của tranh chấp nên trình tự và thủ tục giải quyết cũng phức tạp hơn. Đây là thực tế ở cả các nước

40 theo hệ thống thông luật và hệ thống luật dân sự. Một số nước đã áp dụng một số trình tự, thủ tục khá độc đáo sau:

- Thủ tục thẩm tra: Do trong tranh chấp môi trường các bên thường khó chứng minh được hết các yêu cầu của mình, nên để đảm bảo tính khách quan trong việc thụ lý vụ án người ta tiến hành các cuộc thẩm tra trên diện rộng.

- Thủ tục rút gọn: Hầu hết các Toà án môi trường đều thống nhất với nhau ở một điểm là không nhất thiết phải áp dụng một phương thức giải quyết chung cho tất cả các tranh chấp môi trường. Người ta cho rằng cần có các thủ tục linh hoạt có thể giảm bớt các chi phí xã hội trong những trường hợp không cần thiết phải tuân theo một cách đầy đủ thủ tục tố tụng luật định. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn là một trong những hình thức được áp dụng đối với những vụ kiện có nội dung đơn giản, hoặc khi yêu cầu của một bên chỉ phản ánh tình trạng chưa hiểu hết ý đồ của phía bên kia (phía các nhà hoạch định qui hoạch, kế hoạch phát triển).

- Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua hội nghị tiền xét xử: Thủ tục này được tiến hành vào thời điểm trước khi mở phiên toà chính thức để giải quyết các tranh chấp môi trường. Nếu xem xét từ giác độ phương thức giải quyết tranh chấp thì đây là phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn. Mặc dù, quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành tại toà án, dưới sự điều khiển của thẩm phán, song với tính chất là một hội nghị nên quyết định cuối cùng vẫn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên đương sự. Thành phần của hội nghị bao gồm: thẩm phán (giữ vai trò chủ toạ); các bên tham gia tranh chấp; đại diện của các cơ quan quản lý môi trường và một số đại diện khác.

Ở Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp môi trường bằng hình thức tự thoả thuận của các bên, yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc theo hình thức khởi kiện tại toà án được quy định trong Luật

41 BVMT 2005 (Điều 133), Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004, 2011. Tuy nhiên, để áp dụng thực tiễn các quy định nói trên vào thực tiễn, cần nghiên cứu bổ sung các văn bản quy định rõ ràng và chi tiết hơn.

1.2.1.5. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường

a) Hệ thống các cơ quan QLMT

Việc sử dụng hệ thống cơ quan QLMT tham gia giải quyết các tranh chấp môi trường hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng, xuất phát từ những đặc thù của tranh chấp môi trường, việc giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống các cơ quan QLMT (cơ quan hành pháp) là hết sức cần thiết và là điều kiện để đảm bảo các xung đột môi trường được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả. Nhiều nước trên thế giới đã thành lập các mô hình thích hợp để giải quyết tranh chấp môi trường với sự chủ trì của các cơ quan QLMT. Tại Nhật bản, các Hội đồng phối hợp về giải quyết tranh chấp môi trường được thành lập ngay tại cấp cơ sở; cấp huyện, quận. Phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong các Uỷ ban nêu trên [121]. Tương tự, tại Australia, đối với các tranh chấp môi trường mà các bên không tự hoà giải được, vụ án có thể được giải quyết bởi cơ quan QLMT hoặc toà án môi trường [121].

- Quan điểm thứ hai: Cho rằng, việc cơ quan QLMT tham gia giải quyết các tranh chấp môi trường sẽ khó đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp. Do chức năng chính của các cơ quan QLMT là kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường nên họ thường thiên về hoạt động áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm, còn sự có mặt của họ trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (cho dù chỉ ở giai đoạn thương lượng, hoà giải) lại thường khó đạt được các yêu cầu về tính khách quan, công minh. Đặc biệt là trong trường hợp bên gây thiệt hại lại là tổ chức, cá

42 nhân mà trước đó đã được cơ quan QLMT xác nhận về mặt pháp lý sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật môi trường, hoặc họ là các doanh nghiệp nhà nước vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho người khác. Những người theo quan điểm này cho rằng, cần phải có một tổ chức độc lập với hệ thống cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp để xem xét giải quyết các tranh chấp môi trường ngay từ giai đoạn chúng mới phát sinh, chẳng hạn như các Trung tâm trọng tài kinh tế (nay là Trọng tài thương mại) trong giải quyết các tranh chấp thương mại.

Tại Việt Nam, chúng ta theo quan điểm thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp môi trường là một trong các nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường được quy định trong Luật BVMT 2005 (Điểm h, Khoản 2, Điều 121; Điểm g, Khoản 1, Điều 122). Theo pháp luật hiện hành, bộ máy các cơ quan QLMT tham gia giải quyết tranh chấp môi trường được tổ chức ở cả 4 cấp:1) Cán bộ địa chính (ở cấp phường, xã, thị trấn); 2) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (ở cấp quận, huyện); 3) Sở TN&MT (ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); 4) Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT (ở cấp trung ương) [10].

b) Hệ thống các cơ quan tòa án

Bên cạnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường của hệ thống cơ quan QLMT nêu trên, các tranh chấp trong lĩnh vực BVMT còn được giải quyết thông qua hệ thống toà án. Theo báo cáo của UNEP về vai trò của toà án trong việc thúc đẩy luật pháp trong lĩnh vực phát triển bền vững, có hai mô hình toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường:

- Hệ thống các toà thường tụng, mà trực tiếp là toà dân sự. Thông thường, toà án tỉnh hoặc toà án vùng sẽ thụ lý giải quyết các vụ án về môi trường. Toà thượng thẩm toà án tối cao có thẩm quyền cuối cùng giải quyết

43 vụ án môi trường. Các nước hiện đang thiết lập mô hình này gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Malaysiạ, Philippines, Chile, Kenya, Canada (một số bang) [16].

- Hệ thống các toà môi trường bên cạnh hệ thống toà dân sự, hình sự. Theo mô hình này, toà môi trường có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ án có liên quan tác động đến các yếu tố môi trường (không phụ thuộc vào tính chất dân sự hay phi dân sự của vụ án). Toà môi trường thường được tổ chức theo vùng, đặc biệt là các vùng có nhiều vấn đề môi trường nổi cộm, vùng có nhiều ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Đại diện cho các quốc gia có mô hình này là: New Zealand, Canada (bang Alberta, Ontaro), Đan Mạch, Thuỵ Điển, Cộng hoà Irish, Hoa Kỳ (bang Vermont), Nam Phi (South Africa). Cá biệt có quốc gia còn thành lập Toà môi trường tại từng đơn vị tiểu bang. Ví dụ, tại Australia, có Toà tài nguyên, môi trường và phát triển tại tiểu bang South Australia [77].

Từ phương diện lý luận cho thấy, việc thành lập các toà môi trường trong hệ thống các cơ quan tư pháp là một minh chứng cho bước phát triển rất nhanh trong nhận thức về BVMT của các quốc gia. Tính hợp lý của mô hình toà môi trường là nó cho phép cơ quan tư pháp xem xét, giải quyết các vụ án về môi trường ở mức chuyên môn hoá cao nhất.

Tại Việt Nam, hiện tại thẩm quyền giải quyết các tranh chấp môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự (Điều 25, Bộ Luật tố tụng dân sự) [6]. Theo đó, Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài. Toà án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Đây là cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo đối tượng tranh chấp. Còn thẩm

44 quyền của toà án theo lãnh thổ sẽ là: Toà án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thoả thuận toà án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết (Điều 35). Nếu vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi địa phương mà mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết (Điều 35) [6].

Việc xác định thẩm quyền của Toà án dựa vào các tiêu chí nêu trên thường chỉ phù hợp với những tranh chấp có tính chất đơn giản, trong phạm vi hẹp, giá trị tranh chấp không lớn. Còn đối với các tranh chấp môi trường có tính chất phức tạp, giá trị tranh chấp lớn, lại nảy sinh giữa các nhóm người thuộc nhiều địa phương khác nhau thì cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ, theo nơi cư trú hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại là chưa thực sự phù hợp. Điều này dẫn đến yêu cầu có các quy định phù hợp hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường.

1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí trong hoạt động SXCN ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí do hoạt động SXCN ở Việt Nam

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Bộ Công an cho thấy, giai đoạn từ năm 2008-2010, số lượng các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường tăng rất nhanh. Năm 2008 có 998 vụ việc, năm 2009 có 3.986 vụ (tăng gần 4 lần so với năm 2008) và năm 2010 có 5.773 vụ (tăng gần 1,5 lần so với năm 2009).

Trong đó, các hành vi vi phạm đối với các lĩnh vực gồm: gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí; vi phạm các quy định về nhập khẩu công nghệ, máy móc, phế liệu gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về an toàn

45 thực phẩm, làm lây lan dịch bệnh cho người, động thực vật; hành vi huỷ hoại nguồn lợi thủy sản; vi phạm các quy định về bảo vệ rừng; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải, chất thải nguy hại; vi phạm quy định về an toàn hoá chất, bức xạ; vi phạm về thủ tục hồ sơ công tác BVMT; vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; xâm phạm, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên.

Bảng 1.3. Tổng hợp số liệu vi phạm pháp luật về BVMT trong 3 năm từ năm 2008-2010

Số Số vụ việc Lĩnh vực/ hành vi vi phạm tt Năm Năm Năm 2008 2009 2010 1. Hành vi gây ô nhiễm đất, nguồn nước, môi 183 594 952 trường không khí 2. Vi phạm các quy định về nhập khẩu công 26 21 67 nghệ, phế liệu gây ô nhiễm môi trường 3. Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, 83 639 806 làm lây lan dịch bệnh cho người, động thực vật 4. Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thủy sản 33 5. Vi phạm các quy định về bảo vệ rừng 109 483 650 6. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật 68 226 347 hoang dã quý hiếm 7. Vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải, 132 322 526 chất thải nguy hại 8. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về BVMT 364 426 689 9. Vi phạm quy định về an toàn hoá chất, bức xạ 25 53 10. Vi phạm về thủ tục hồ sơ công tác BVMT 435 615 11. Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi 3 18 trường 12. Xâm phạm, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên 812 1050 Tổng cộng: 998 3.986 5.773 [Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, 2009, 2010 của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường]

46 Trong đó:

- Năm 2008: Chuyển cơ quan điều tra thụ lý 18 vụ, 30 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Phối hợp xử phạt vi phạm hành chính và truy thu phí môi trường trên 135 tỷ đồng.

- Năm 2009: Chuyển cơ quan điều tra khởi tố 76 vụ, 109 bị can. Xử lý vi phạm hành chính: 3401 vụ, đối với 1057 tổ chức, 1919 cá nhân. Phạt tiền (trực tiếp và phối hợp với các ngành chức năng): 28,755 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời 79 cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Năm 2010: Khởi tố/đề nghị khởi tố 88 vụ, 106 đối tượng. Công an các cấp xử lý hành chính: 2288 vụ, đối với 956 tổ chức, 1345 cá nhân, phạt 25,88 tỷ đồng. Hoàn thiện hồ sơ, đề nghị cơ quan chức năng các cấp quyết định xử phạt 2483 vụ, đối với 482 tổ chức, 1971 cá nhân, phạt 29,9 tỷ đồng.

Các số liệu trên đây được tổng hợp từ việc pháp hiện của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong thực tế, con số vụ việc vi phạm pháp luật và khiếu kiện về môi trường có thể còn lớn hơn rất nhiều.

Có nhiều hành vi vi phạm pháp luật bị khiếu kiện. Tuy nhiên những vụ việc điển hình cần phải kể đến đó là tranh chấp do ô nhiễm không khí của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại- Hải Dương, Nhà máy điện Uông Bí - Quảng Ninh, Xí nghiệp Hoá chất Barium tỉnh Bắc Giang, Nhà máy giấy Bãi bằng - Thái Nguyên, Nhà máy đường Hoà Bình- tỉnh Hoà Bình, Bãi rác Nam Sơn của Thành phố Hà Nội, KCN Thượng Đình, KCN Đồng Nai, KCN Sóng Thần, Bình Dương, chủ lò gạch xã Tề Mỗ, Yên Lạc, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Số tiền phải bồi thường thiệt hại cho người dân lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 năm từ 2008-2010, tổng số vụ việc khiếu kiện về môi trường là 213 vụ (Trong đó, năm 2008: 93 vụ, năm 2009: 72 vụ và năm 2010: 48 vụ).

47 1.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí do hoạt động SXCN ở Việt Nam

Trong thực tế, chúng ta mới chỉ rút được một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm không khí gây nên như: vụ việc của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở tỉnh Hải Dương, vụ việc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn kim loại màu Thái Nguyên (năm 2006) ở tỉnh Thái Nguyên, vụ việc của Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn tỉnh Hòa Bình (năm 2005-2006), vụ việc của một số chủ lò gạch ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa- Hà Nội (2009), vụ việc Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (năm 2010-2011), vụ việc của Nhà máy gạch tuynel Việt Long (2008) ở tỉnh Lai Châu [8], [50].

Bảng 1.4. Tình hình giải quyết một số vụ việc tranh chấp môi trường

Số Hình thức giải quyết Tên vụ việc tranh chấp Địa điểm tt và bồi thường 1. Công ty CP Nhiệt điện Phả Hải Dương Thỏa thuận, hỗ trợ Lại (1998) 2. Công ty Trách nhiệm hữu Thái Nguyên Thỏa thuận, hỗ trợ hạn kim loại màu Thái Nguyên (năm 2006) 3. Công ty cổ phần xi măng Hòa Bình Thỏa thuận, hỗ trợ Vinaconex Lương Sơn (năm 2005-2006) 4. Công ty TNHH AB Mauri Đồng Nai Thỏa thuận, hỗ trợ Việt Nam (năm 2010-2011) 5. Nhà máy gạch tuynel Việt Lai Châu Thỏa thuận, hỗ trợ Long (2008) [Nguồn: Thống kê của tác giả và Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007]

48 Xem xét thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với một số vụ việc cho thấy cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường không khí chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Việc xác định mức độ thiệt hại được thực hiện bởi cơ quan QLMT, UBND và người bị thiệt hại phối hợp thực hiện thông qua việc ước tính tổn thất về hoa màu và sức khỏe người dân. Trong một số rất ít trường hợp, có sử dụng đến cơ quan chuyên môn nghiên cứu về môi trường để phối hợp xác định mức độ thiệt hại. Sau đó bên bị thiệt hại yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường. Đối với bên gây thiệt hại, họ thường nêu ra các lý do như cần xác định phạm vi, mức độ thiệt hại một cách cụ thể, chi tiết. Khi vấn đề thiệt hại chưa được xác định rõ thì bên gây hại thường dùng cụm từ hỗ trợ thay cho cụm từ bồi thường. Hầu hết các vụ việc được giải quyết trên cơ sở hòa giải và bên gây ra thiệt hại hỗ trợ cho bên thiệt hại. Trong đó, bên nhận hỗ trợ cam kết không khiếu nại thông qua biên bản thoả thuận giữa các bên trước sự chứng kiến của cơ quan QLMT hoặc chính quyền địa phương.

1.3. Tình hình nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu về thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường. Điển hình cần phải kể đến đó là Mỹ, Úc, Đan Mạch, Bỉ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề

49 về nguồn gốc ô nhiễm không khí, xu thế biến đổi chất lượng môi trường không khí, tác hại của bụi, khí độc hại và thiệt hại do ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người, đối với hệ sinh thái, công trình xây dựng.

Những nghiên cứu điển hình trong những năm gần đây cần được kể đến trong Bảng 1.5 gồm: Nghiên cứu năm 2007 của Nicholas Z. Muller, Robert Mendelsohn (Trường đại học Yale, Hoa Kỳ) về lượng hóa thiệt hại do ô nhiễm không khí ở Hoa Kỳ; Nghiên cứu năm 1999 của Wolfram Krewitt (Trường đại học Stuttgart, Cộng hòa liên bang Đức) về chi phí thiệt hại môi trường do nhà máy nhiệt điện ở Đức và Châu Âu; Nghiên cứu năm 2012 của Kira Matus và cộng sự (Trường Đại học khoa học kinh tế và chính sách) về chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc; Nghiên cứu năm 2011 của Erika Zvingilaite (Trường đại học kỹ thuật Đan Mạch) về phương pháp mô hình tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm từ ngành năng lượng; Nghiên cứu năm 2012 của Samir Nazir, Y.S. Wong (Đại học tổng hợp Singapore) về chi phí thiệt hại do ô nhiễm không khí từ hoạt động tiêu thụ năng lượng [112]; Nghiên cứu năm 2003 của Rafia Afroz (Trường Đại học Putra, Malaysia) về tổng quan tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe; Nghiên cứu của Cơ quan môi trường châu Âu năm 2011 về chi phí do ô nhiễm không khí của các cơ sở SXCN ở châu Âu [56], [[70]], [73], [85], [111], [120].

Bên cạnh đó, các công cụ và phương pháp nghiên cứu ô nhiễm không khí về thiệt hại do ô nhiễm không khí cũng được phát triển mạnh mẽ. Trong đó nhiều phương pháp, mô hình toán đã được áp dụng để đánh giá phạm vi, mức độ thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra.

Kết quả nghiên cứu của những tác giả trên thế giới đã từng bước hoàn thiện phương pháp luận đánh giá ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí

50 gây ra. Những kết quả này đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra, phục vụ hữu ích cho việc giải quyết các tranh chấp môi trường một cách kịp thời.

Bảng 1.5. Một số nghiên cứu của thế giới về tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí Số Tên đề tài, chương trình nghiên cứu Tác giả/ nước/ tổ chức tt 1. Nghiên cứu của về chi phí thiệt hại môi Wolfram Krewitt (Trường trường do nhà máy nhiệt điện ở Đức và đại học Stuttgart, Cộng hòa Châu Âu (1999) liên bang Đức)

2. Nghiên cứu về tổng quan tác động của ô Rafia Afroz (Trường Đại nhiễm không khí đối với sức khỏe (năm học Putra, Malaysia) 2003)

3. Lượng hóa thiệt hại do ô nhiễm không Nicholas Z. Muller, Robert khí ở Hoa Kỳ (2007) Mendelsohn (Trường đại học Yale, Hoa Kỳ)

4. Nghiên cứu về phương pháp mô hình của Erika Zvingilaite tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con (Trường đại học kỹ thuật, người do ô nhiễm từ ngành năng lượng Đan Mạch) (2011)

5. Nghiên cứu về chi phí do ô nhiễm không Cơ quan môi trường châu khí của các cơ sở SXCN ở châu Âu Âu (2011)

6. Nghiên cứu về chi phí thiệt hại do ô của Samir Nazir, Y.S. Wong nhiễm không khí từ hoạt động tiêu thụ (Đại học tổng hợp năng lượng (2012) Singapore)

7. Nghiên cứu về chi phí thiệt hại đối với Kira Matus (Trường Đại học sức khỏe con người do ô nhiễm không khoa học kinh tế và chính khí ở Trung Quốc (2012) sách, Trung Quốc)

[Nguồn: Thống kê của tác giả]

51 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua, đã có những bài viết, đề tài nghiên cứu về thiệt hại đối với môi trường trong Bảng 1.6, chẳng hạn đề tài "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; Luận án tiến sĩ "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam", của tác giả Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004; Đề tài nghiên cứu khoa học "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007; Bài viết của TS Vũ Thu Hạnh "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường" trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(40), năm 2007; Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ công tác xác định bồi thường thiệt hại và xử lý các vi phạm về môi trường" của Viện Khoa học Quản lý môi trường thực hiện năm 2009. Báo cáo năm 2009 của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh) về thiệt hại do ô nhiễm môi trường của Công ty VEADAN năm 2009.

Tuy nhiên những nghiên cứu trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề: Làm rõ trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường; Nội dung thiệt hại về môi trường; Hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm của một số cơ quan trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; Xác định một số cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Một số nghiên cứu chỉ mới tập trung vào thiệt hại đối với thủy sản do môi trường nước; Một số nghiên cứu tập trung vào việc điều tra thiệt hại tại hiện trường mà không loại trừ được những thiệt hại do những nguyên nhân khác. Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Nhìn chung, ở Việt Nam còn

52 thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe con người, hoa màu, hệ sinh thái, công trình xây dựng.

Bảng 1.6. Một số nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề thiệt hại do ô nhiễm không khí Số Tên đề tài, chương trình nghiên cứu Tác giả/ cơ quan tt 1. Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh Viện Nghiên cứu Khoa học vực môi trường (2002) pháp lý- Bộ Tư pháp

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải Vũ Thu Hạnh, Trường Đại quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ học Luật Hà Nội môi trường tại Việt Nam (2004)

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Trường Đại học Luật Hà Nội hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam (2007)

4. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp Viện Khoa học Quản lý môi lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí trường- Tổng cục Môi phục vụ công tác xác định bồi thường trường thiệt hại và xử lý các vi phạm về môi trường (2009)

5. Nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm môi Viện Môi trường và Tài trường của Công ty VEADAN (2009) nguyên

[Nguồn: Thống kê của tác giả]

Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường còn thiếu cụ thể. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy định xác định thiệt hại đối với môi trường. Nghị định này mới chỉ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường nước, đất, các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tại, chưa có văn bản quy định hoặc hướng dẫn xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người, hoa màu, công trình xây dựng do ô nhiễm không khí. Vì vậy, trong thực tiễn giải

53 quyết tranh chấp đã gặp phải nhiều khó khăn do không thống nhất được những cách thức tính thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của ô nhiễm không khí.

Kết luận Chương 1

1. Trên thế giới, tính đến cuối thập kỷ 70, thuật ngữ tranh chấp môi trường được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước khi toà án phải thụ lý và xét xử một số lượng lớn các vụ kiện có liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, cũng như những vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, về sức khoẻ, tài sản của dân chúng do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu khá cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn trong việc xác định nguồn gốc, đặc điểm của tranh chấp môi trường, xác định thiệt hại và các hình thức giải quyết. Nhiều nước đã thành lập hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường (ủy ban hòa giải tranh chấp, tòa án môi trường).

2. Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí xuất hiện chưa lâu trong đời sống xã hội ở nước ta, song nó có biểu hiện phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ những đặc điểm đã phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng ảnh hưởng của tranh chấp trong lĩnh vực này ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư và sự phát triển kinh tế- xã hội thường sâu rộng hơn so với các tranh chấp trong các lĩnh vực khác. Ở nước ta, mặc dù đã có những quy định mang tính chất nguyên tắc trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, hiện tại còn thiếu nhiều những nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường.

54 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu về ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

Việc nghiên cứu về ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí được thực hiện theo nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn: trong ĐTM; trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với BVMT; Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, KCN; Đánh giá hiệu quả của chính sách quản lý chất lượng không khí; Đánh giá hiệu suất công nghệ xử lý khí thải; trong xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT không khí; Trong giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra. Tuy nhiên, trong luận án này, đề tài nghiên cứu về ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí được giới hạn trong phạm vi phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường. Trong đó, luận án đi sâu vào việc nghiên cứu ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, cây trồng (lúa).

Công tác giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có rất nhiều nội dung công việc cần được nghiên cứu, như: Cơ chế giải quyết tranh chấp; Trình tự, thủ tục pháp lý giải quyết tranh chấp; Phương thức giải quyết (thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án); Bảo đảm thực thi quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp; Tính toán mức độ thiệt hại do ô nhiễm không khí; Xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết tranh chấp. Trong phạm vi luận án, đề tài chỉ tập trung

55 vào việc nghiên cứu tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường.

Mặt khác, ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ việc phát thải của nhiều nguồn khác nhau: Nguồn công nghiệp, nguồn giao thông vận tải, nguồn sinh hoạt và các nguồn tự nhiên khác. Trong phạm vi luận án, đề tài được giới hạn nghiên cứu đối với ô nhiễm không khí và thiệt hại do nguồn sản xuất công nghiệp ở Việt Nam.

Để khẳng định tính khả thi của những vấn đề khoa học trong đề tài nghiên cứu, luận án đã lựa chọn 2 cơ sở sản xuất để tính toán thử nghiệm đó là Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (tên cũ trước đây là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại) và Nhà máy gạch tuynel Việt Long. Cơ sở để lựa chọn được xác định dựa trên những lý do cụ thể như sau:

2.1.1. Cơ sở để lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại

2.1.1.1. Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là một loại hình cơ sở SXCP phổ biến ở nước ta có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí nếu như không thực hiện biện pháp xử lý khí thải

Theo Quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011, cơ cấu nguồn điện đến năm 2020 đạt tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000 MW. Trong đó, thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1% [116].

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là một trong những doanh nghiệp chủ lực của ngành điện Việt Nam, chiếm khoảng 7,86% trong tổng nguồn điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. So sánh về công suất chỉ đứng sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ.

56 Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (trước đây là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại) được thành lập từ năm 1982 theo Quyết định số 22ĐL/TCCB ngày 26/4/1982 của Bộ Điện lực. Đến năm 2005, đơn vị này có tên gọi là Công ty nhiệt điện Phả Lại thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Năm 2006, Công ty này chuyển sang hình thức công ty cổ phần, hạch toán độc lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800296853 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006 .

2,40 Thủy điện 1,30 3,10 Nhiệt điện than 5,60 23,10

16,50 Nhiệt điện khí đốt

Năng lượng tái tạo

Điện hạt nhân

48,00 Thủy điện tích năng

Nhập khẩu điện

Hình 2.1. Cơ cấu ngành điện Việt Nam đến năm 2020 [Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ]

Theo thiết kế, Công ty CP nhiệt điện Phả Lại có 02 Nhà máy với tổng công suất là 1.040 MW, sản lượng điện 6,54 tỷ kWh/ năm. Trong đó Nhà máy 1 có công suất là 440 MW, sản lượng điện 2,86 tỷ kWh/ năm; Nhà máy 2 có công suất là 600 MW, sản lượng điện 3,68 tỷ kWh/ năm.

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại đã từng bị liệt vào danh sách “đen” gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, với những nỗ lực của mình trong việc xử lý ô nhiễm môi trường, năm 2008, công ty đã được đưa ra khỏi danh sách những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

57 Bảng 2.1. Các thông số thiết kế của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại

Thông số thiết kế Nhà máy 1 Nhà máy 2

Công suất thiết kế 440 MW 600 MW Sản lượng điện 2,86 tỷ kWh/ năm 3,68 tỷ kWh/ năm Than phun, ngọn lửa Kiểu БK-220-100-10C hình chữ W Năng suất hơi 220 T/h 875 T/h Lò hơi Áp lực hơi 100 kg/cm2 174,1 kg/cm2 Nhiệt độ hơi quá nhiệt 540 0C 541 0C Hiệu suất thô của lò 86,05 % 88,5 % Kiểu K-100-90-7 250T 422/423 Tua Công suất định mức 110 MW 300 MW bin Áp suất hơi nước 90 kg/cm2 169 kg/cm2 Nhiệt độ hơi nước 535 0C 538 0C Máy Kiểu TBФ-120-T3 290T-422/423 phát điện Công suất 123 MW 300 MW Nhiên Lượng than tiêu thụ 1.586.000 T/ năm 1.644.000 T/ năm liệu Nhiệt trị than 5.035 kCal/kg than 5.080 kCal/kg than tiêu thụ Suất hao than tiêu chuẩn 439 g/kWh 320 g/kWh Cao 200 m 200 m Ống Phần bê tông Ф 12,7m khói Đường kính miệng thoát 7 m Ống thép cho mỗi lò Ф 4,5 m [Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, Công ty CP nhiệt điện Phả Lại, 2011]

2.1.1.2. Trong lịch sử, vụ việc tranh chấp môi trường đã xảy ra giữa Công ty CP nhiệt điện Phả Lại và người dân xung quanh Công ty này

Năm 1998, Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nhận được 18 đơn thư khiếu nại của nhân dân, đề nghị nhà máy

58 nhiệt điện Phả Lại đền bù thiệt hại về môi trường do Nhà máy gây ra cho nhân dân các xã thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ngày 17/7/2003, Bộ TN&MT có Công văn số 1680/BTNMT-VP trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Ninh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ra đã và đang ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất của nhân dân (Cử tri tỉnh Bắc Ninh) [7]. Trong Công văn này có nêu vào các năm 1995, 1996, 1997 hệ thống lọc bụi tĩnh điện của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã bị hỏng, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh Nhà máy thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Với sự phối hợp tích cực của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương trực tiếp là các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của 3 tỉnh nói trên, đến tháng 11/1999, 3 xã được xác định bị ảnh hưởng nặng là Châu Phong, Đức Long, Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ. Nhân dân 3 xã này đã tiếp nhận số tiền là 900 triệu đồng (300 triệu đồng/xã) từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hỗ trợ khắc phục ô nhiễm môi trường do khói bụi của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (số tiền này đã được các xã sử dụng vào việc xây dựng trường học).

Năm 2008, thông qua việc giám sát và tiếp xúc cử tri ở các địa phương trong tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, cử tri huyện Yên Dũng tiếp tục phản ánh về tình trạng khói bụi do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiễm môi trường, nhất là về mùa gió đông nam. Đề nghị Nhà nước có nghiên cứu khảo sát đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại gây ra đối với huyện Yên Dũng và có biện pháp giải quyết (http://www.baobacgiang.com.vn/18/31503.bgo).

59 Bộ TN&MT đã có ý kiến trả lời Đoàn Đại biểu quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang về một số vấn đề gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Bộ này cũng nêu kế hoạch sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác BVMT đối với các cơ sở, khu (cụm) công nghiệp và làng nghề trên lưu vực sông Cầu, trong đó sẽ kiểm tra, thanh tra công tác BVMT của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.1.1.3. Công ty CP nhiệt điện Phả Lại có khả năng gây ô nhiễm trên phạm vi rộng lớn, liên quan đến nhiều xã thuộc một số tỉnh trong khu vực

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại nằm bên bờ phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sông Thái Bình, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhà máy cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đông Bắc và nằm trên quốc lộ 18 nối liền tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh [22].

Mặt khác, theo thiết kế, hai ống khói của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại có chiều cao 200 m, công suất lớn nên sử dụng rất nhiều nhiên liệu than làm phát thải khí độc hại nhiều và khả năng phát tán rộng. Do vậy, nếu không được xử lý bụi và khí độc hại, Công ty này có thể gây ô nhiễm trên phạm vi rộng đối với một số xã thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Trong thực tế, một số người dân thuộc các tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang đã từng khiếu kiện vì Công ty CP nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiễm môi trường. Vụ việc đã buộc nhiều cơ quan phải vào cuộc để giải quyết: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương.

Những vấn đề nói trên đã cho thấy một vụ việc tranh chấp môi trường liên ngành, liên tỉnh. Điều này chứng tỏ tính chất phức tạp trong việc xác định cơ chế giải quyết tranh chấp và môi trường thiệt hại. Việc giải quyết vụ việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan và những quy định cụ thể của pháp luật trong việc xác định thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường.

60 2.1.1.4. Có thể kế thừa được dữ liệu về môi trường của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây

Do lịch sử phát triển lâu đời và tính chất đặc trưng của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại, trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Công ty này. Trong số đó có thể kể đến công trình nghiên cứu xây dựng báo cáo ĐTM Nhà máy nhiệt điện Phả Lại của tác giả Lê Trình- Giám đốc Trung tâm BVMT thực hiện vào năm 1996 theo Hợp đồng tư vấn với Liên danh EPDC International Ltd., (Japan)- PPI Australia Joint Venture.

Việc lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại có thể kế thừa được nhiều thông tin dữ liệu về môi trường của Công ty này từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây. Điều này sẽ có những thuận lợi cho tác giả trong việc thu thập các số liệu phục vụ tính toán mức độ ô nhiễm và mức độ thiệt hại. Mặt khác, có thể so sánh một số kết quả nghiên cứu của luận án với một số kết quả của các tác giả khác đã nghiên cứu về vấn đề môi trường của Công ty này.

2.1.2. Căn cứ lựa chọn Nhà máy gạch tuynel Việt Long

2.1.2.1. Nhà máy gạch tuynel Việt Long là một loại hình cơ sở SXCN phổ biến ở nước ta có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí

Theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng trên khắp cả nước được hình thành. Đi cùng với những sản phẩm phục vụ cho các công trình xây dựng, các nhà máy này đã thải ra môi trường bụi, khí độc do có sử dụng nhiên liệu đốt là than đá. Nhà máy gạch tuynel Việt Long được hình thành do việc chuyển nhượng giữa Công ty xây dựng số 1 và Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Việt Long. Nhà máy gạch tuynel Việt Long đã hoạt động từ năm 2004 với các sản phẩm chính là gạch rỗng 2 lỗ, công suất 10 triệu viên/ năm [55]. Nguyên liệu được Nhà máy sử dụng là đất phù sa, đất sét, than cám Quảng Ninh, than Quỳnh Nhai, Sơn La.

61 2.1.2.2. Vụ việc tranh chấp môi trường đã xảy ra giữa Nhà máy với người dân xung quanh

Trong các năm từ 2005-2007, người dân thuộc xã Tam Đường và Thị xã Lai Châu đã có đơn thư khiếu kiện về việc khí thải Nhà máy gây thiệt hại đến năng suất và sản lượng cây trồng 55. UBND tỉnh Lai Châu và Nhà máy đã hỗ trợ cho nhân dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại với giá trị cụ thể: Năm 2005: 32.060.192 đồng, năm 2006: 56.269.540 đồng và năm 2007: 104.122.486 đồng.

2.1.2.3. Địa điểm hoạt động của Nhà máy có những đặc trưng riêng biệt về địa hình và các yếu tố khí tượng.

Địa điểm hoạt động của Nhà máy thuộc Phường Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Đây là khu vực thuộc vùng núi, trung du. Do vậy có những đặc trưng riêng biệt về địa hình và các yếu tố khí tượng. Việc thử nghiệm tính toán bằng các mô hình toán học sẽ làm cơ sở để khẳng định khả năng áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có vị trí địa lý tương tự.

2.1.2.4. Có thể kế thừa được một số thông tin dữ liệu về môi trường từ kết quả nghiên cứu về vấn đề môi trường của Nhà máy

Năm 2008, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với Viện Công nghệ môi trường- Viện KH&CN Việt Nam tiến hành đo đạc, tính toán ô nhiễm môi trường của Nhà máy gạch tuynel Việt Long. UBND tỉnh Sơn La có Báo cáo số 741/BC-ĐKTLN ngày 22/10/2008 về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, xác minh, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy gạch tuynel Việt Long. Những số liệu nói trên được đề tài luận án tham khảo, so sánh trong quá trình tính toán ô nhiễm và thiệt hại môi trường; Đồng thời đưa ra một số bình luận về cách thức giải quyết tranh chấp môi trường đối với vụ việc của Nhà máy gạch tuynel Việt Long.

62 2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

2.2.1. Phương pháp mô hình hóa đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

2.2.1.1. Cơ sở khoa học

Khi mô tả quá trình khuếch tán rối chất ô nhiễm trong môi trường không khí bằng các mô hình toán học, thì mức độ ô nhiễm môi trường không khí được đặc trưng bởi trị số nồng độ trung bình của chất ô nhiễm trong khoảng thời gian nhất định hoặc tần suất xuất hiện nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Trên cơ sở đó lập các sơ đồ, bản đồ ô nhiễm để đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm cho khu vực mà ta nghiên cứu [39].

Để xem xét sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển có thể xuất phát từ bức tranh cấu trúc khuếch tán rối, kết hợp với những bức ảnh chụp được từ luồng khí thải phụt ra từ miệng ống khói. Luồng khí thải bị uốn cong theo chiều gió, chất ô nhiễm dần được khuếch tán rộng và tạo nên vệt khói 38. Khi dòng khí thải ra khỏi ống khói lập tức bị pha trộn với không khí của môi trường xung quanh, mức độ pha loãng tăng lên khi nó chuyển động xuôi theo chiều gió. Sự pha trộn này được nhận thấy bởi sự chuyển động tương đối của vệt khói với khí quyển. Nếu xét profil nồng độ thì lúc đầu nồng độ tăng lên rất mạnh khi đi vào đường trung tâm, theo khoảng cách thì sự tăng này giảm dần [39].

Quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển theo không gian và thời gian được Gauss và Euler mô tả từ phương trình 2.1 sau đây [39]:

∂C ∂C ∂C ∂C ∂ ∂C ∂ ∂C ∂ ∂C +U +V +W = (Kx ) + (Ky ) + (Kz ) +α.C−β.C (2.1) ∂t ∂x ∂y ∂z ∂x ∂x ∂y ∂y ∂z ∂z

63 Trong đó: + C: Nồng độ trung bình của chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3). + x, y, z : Các thành phần tọa độ OX, OY, OZ. + U, V, W: Các thành phần của tốc độ gió theo 3 trục toạ độ OX, OY, OZ. + Kx, Ky, Kz: Các thành phần của hệ số khuếch tán rối theo 3 trục tọa độ.

+ α: Hệ số tính đến sự xâm nhập chất ô nhiễm từ môi trường xung quanh.

+ β: Hệ số tính đến sự biến đổi hoá học của chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền.

Nếu biểu diễn theo nồng độ trung bình thì công thức (2.1) có dạng:

∂C ∂ ∂C ∂ ∂C ∂ ∂C = −V.∇C+ (Kx ) + (Ky ) + (Kz ) (2.1a) ∂t ∂x ∂ x ∂ y ∂ y ∂z ∂z

Phương trình (2.1a) rất phức tạp, nó chỉ mang tính chất mô tả cơ chế lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Nghiệm giải tích của p chỉ tìm được sau khi đã được đơn giản hóa bằng các giả thiết khác nhau phù hợp với mỗi bài toán đặt ra. Để giải phương trình đó người ta phải sử dụng các điều kiện ban đầu và điều kiện biên sau đây:

* Điều kiện ban đầu:

Đối với bài toán lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển người ta sử dụng định luật bảo toàn vật chất. Nếu nguồn có độ cao là H đặt ở gốc toạ độ , trục OX hướng theo chiều gió, với vận tốc gió trung bình là U, tại thời

điểm t = to = 0 ta có: t= 0  x=0  ⇒U.C=Mδ(y)(.δZ−H) (2.1b) y=0 z=0

64 Trong đó:

H = h + ∆H (2.1c)

h : Độ cao thực tế của ống khói (m).

∆H: Độ nâng của vệt khói (m).

H: Độ cao hiệu dụng của ống khói (m) .

δy, δ(z-H) là các hàm toán học đặc trưng, chúng có tính chất sau:

b δ()x ϕ(ξ)δ(ξ−x)dξ ∫a

δ(x) ≠ 0 với x ∈ (a, b)

δ(x) = 0 với x ≤ a ; x ≥ b

ϕ (ξ) là hàm tuỳ ý.

Nếu nguồn thải không phải là ống khói ở độ cao nhất định mà thải ra ở ngay sát mặt đất, chẳng hạn như bếp than tổ ong, đường giao thông (ống khói động cơ) thì tại thời điểm t=0 ta có:

t = 0  x = 0  ⇒ C = 0 (2.1d)  y = 0 z = 0 * Điều kiện biên:

Trong lớp không khí khảo sát, thường giới hạn từ mặt đất đến độ cao vô hạn hoặc độ cao nào đó tuỳ theo sự phân lớp của khí quyển, thông thường điều kiện biên được thiết lập cho hai trường hợp phù hợp với thực tế của quá trình lan truyền chất ô nhiễm.

- Trường hợp: x, y → ∞

65 Điều kiện này xuất phát từ cơ chế vật lý: Nồng độ của chất ô nhiễm giảm dần khi ra xa vô tận. Khi nguồn có độ cao hiệu dụng H đặt tại gốc toạ độ, có trục z hướng lên trên thì : z → ∞  ⇒ C = 0 (2.1e)  y → ∞

- Trường hợp 2: Điều kiện bề mặt trải dưới

+ Nếu bề mặt trải dưới là mặt nước (sông, hồ, ao): Giả thiết rằng nước hấp thụ hầu như hoàn toàn chất ô nhiễm, do đó ta có: C = 0 khi Z = 0.

+ Nếu bề mặt trải dưới là đất khô thì sự tương tác của chất ô nhiễm với bề mặt là yếu. Dưới tác dụng của dòng rối, chất ô nhiễm đến mặt đất lại được phản chiếu trở lại khí quyển do đó thông lượng rối thẳng đứng tại z bằng 0: ∂C Kz = 0 tại z=0 (2.1f) ∂z Trên thế giới, xuất phát từ phương trình vi phân cơ bản (2.1), các mô hình để tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí được nghiên cứu, phát triển theo các mục tiêu khác nhau. Đối với nguồn thải là các ống khói công nghiệp, có khoảng 25 mô hình khác nhau để tính toán như Bảng 2.2. Trong đó phổ biến là các mô hình của Mỹ, Úc, Thụy Điển, Anh, Pháp, Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Nhật Bản.

Tùy thuộc vào từng mô hình cụ thể của mỗi nước mà trong tính toán có đề cập hoặc không đề cập đến các vấn đề như: ảnh hưởng của địa hình, công trình xây dựng đến quá trình lan truyền chất ô nhiễm; ảnh hưởng của trọng lượng chất ô nhiễm; sự lắng đọng (khô, ướt), sự biến đổi hóa học của chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền; tính toán theo ngắn hạn (short- term) hoặc dài hạn (long- term); tính toán theo các loại nguồn như nguồn điểm, nguồn đường, nguồn mặt, nguồn khối phát thải tức thời hoặc hoạt động liên tục.

66 Bảng 2.2. Tổng hợp một số mô hình khuếch tán chất ô nhiễm không khí được nghiên cứu, phát triển trên thế giới

Số Tên nước/ Tổ chức Tên mô hình/ Phần mền tt nghiên cứu phát triển 1. ADMS 3 Vương quốc Anh 2. ADMS-URBAN Anh 3. AUSTAL 2000 Đức 4. AUSPUFF Úc 5. AERMOD Mỹ 6. CALPUFF Mỹ 7. DIPCOT Hy Lạp 8. DISPERSION21 Thụy Điển 9. DISPMOD Úc 10. EK100W Ba Lan 11. GRAL Áo 12. ISC Mỹ 13. IFDM Bỉ 14. LADM Úc 15. MERCURE Pháp 16. Meti-Lis Nhật bản 17. NAME Vương quốc Anh 18. PUFF-PLUME Mỹ 19. RIMPUFF Đan Mạch 20. SAFE AIR Italia 21. STACKS Hà Lan 22. STOER.LAG Đức 23. SYMOS’97 Séc 24. UDM Anh 25. UDM-FMI Phần Lan [Nguồn: Tổng hợp từ Http://en.wikipedia.org/wiki/Atmospheric_dispersion_modeling] Ở Việt Nam, các mô hình để tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí được nghiên cứu sử dụng trong một số dự án, đề tài nghiên cứu về chất lượng không khí, trong báo cáo ĐTM. Một số nghiên cứu điển hình cần

67 kể đến: Chương trình không khí sạch Thụy sĩ- Việt Nam (SVCAP) thực hiện từ 2004-2007, dự án cải thiện chất lượng không khí ở Việt Nam (VN- AIRPET) giai đoạn 2001-2008 do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) tài trợ, Báo cáo môi trường quốc gia- Chuyên đề môi trường không khí đô thị Việt Nam năm 2007 [63].

Trong đề tài luận án, lý thuyết về quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và các mô hình ISC, Meti-lis được lựa chọn áp dụng để tính toán mức độ ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường. Cơ sở để lựa chọn lý thuyết và mô hình này xuất phát từ cơ sở khoa học của mô hình và khả năng bảo đảm các số liệu đầu vào trong tính toán ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

2.2.2.2. Mô hình ISC

Mô hình ISC là mô hình được phát triển trên lý thuyết của Gauss, dùng để tính toán nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ nhiều nguồn thải công nghiệp kết hợp với KCN phức hợp. Mô hình này có thể tính toán lan truyền chất gây ô nhiễm không khí từ các loại nguồn như nguồn điểm, nguồn mặt, nguồn đường. Trong quá trình tính toán, mô hình này có tính đến sự suy giảm khí động học, lắng đọng khô của các chất ô nhiễm và ảnh hưởng của yếu tố địa hình. Khi tính toán, mô hình có thể tính toán tách riêng cho từng nguồn điểm (từng ống khói riêng biệt).

Chương trình nghiên cứu về mô hình ISC được bắt đầu từ tháng 4/1981 và kết thúc vào tháng 3/1992. Hiện nay, mô hình ISC đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo các phiên bản khác nhau để tính toán cho các thông số ô nhiễm môi trường không khí. Theo tài liệu của Cục BVMT Hoa kỳ về hướng dẫn sử dụng mô hình ISC3, quá trình tính toán có thể được phân chia ra làm hai dạng có tính đến yếu tố ngắn hạn (short term) và dài hạn (long term).

68 Tương ứng với hai trường hợp này, ISC3 có hai dạng tương ứng với ISCST3 và ISCLT3.

Trong mô hình ISC, Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z được tính theo công thức sau [117], [118]:

2 QKVD   y   χ = exp− 0.5   (2.2) 2πu σ σ   σ   s y z   y   Trong đó:

χ: nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z (mg/m3);

Q: lượng phát thải của chất ô nhiễm (g/s);

K: hệ số chuyển đổi, giá trị mặc định K= 1.106 nếu Q là g/s và nồng độ chất ô nhiễm là μg/m3.

D: Sự biến đổi vật lý và hóa học của chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền (đơn vị của D: vô thứ nguyên).

V: thành phần (vô thứ nguyên) có tính đến sự phân bố của Gaussian theo phương thẳng đứng. Thành phần này đề cập đến ảnh hưởng chiều cao ống khói, độ nâng của vệt khói sau khi thoát ra khỏi nguồn thải, độ cao điểm tiếp nhận, độ cao hòa trộn theo phương thẳng đứng, lắng đọng trọng trường và lắng đọng khô của các hạt bụi;

σy, σz: hệ số khuếch tán theo phương ngang và thẳng đứng (m);

us: vận tốc gió tại độ cao hiệu dụng của ống khói (m/s).

Luồng khí thải phụt ra khỏi miệng ống khói, do có tác động của áp suất nên được nâng lên cao. Tuy nhiên, do tác động của gió, sự lắng đọng của chất ô nhiễm, vệt khói bị thay đổi độ cao. Khi đó độ cao thay đổi của vệt khói được tính theo công thức Briggs như sau [117]:

69 ' vs  h s = h s + 2ds   với vs < 1.5 us (2.2a) u s 

’ h s = hs với vs ≥ 1.5 us

Trong đó: hs là chiều cao ống khói (m), h’s là sự thay đổi độ cao của vệt khói, vs là vận tốc khí phụt (m/s), ds là đường kính bên trong ống khói (m).

4 3 Tham số thông lượng nổi Fb (m /s ) được xác định theo công thức:  ∆T  2   Fb = gv sds   (2.2b)  4Ts 

Trong đó ΔT = Ts - Ta, Ts nhiệt độ khói thoát ra (K), còn Ta là nhiệt độ không khí xung quanh (K).

4 2 Tham số thông lượng động lượng Fm (m /s ) được tính theo công thức:  T  2 2  a  Fm = vs ds   (2.2c)  4Ts 

1/3 vs Với Fb < 55 (∆T)c = 0.0297Ts 2/3 (2.2d) ds

2/3 vs Và với Fb ≥ 55 (∆T)c = 0.00575Ts 1/3 (2.2e) ds

Đại lượng xf được tính như sau:

5 / 8 2 / 5 Với Fb < 55 thì x f = 49Fb , với Fb ≥ 55 thì x f =119Fb

Trong trường hợp khi ΔT vượt quá (ΔT)c độ cao hiệu dụng của ống khói được tính như sau:

3/ 4 ' Fb Với Fb < 55: h e = h s + 21.425 (2.2f) u s

70 3/ 5 ' Fb Với Fb ≥ 55: he = hs + 38.71 (2.2g) us

Trường hợp ΔT < (ΔT)c , khi đó độ cao hiệu dụng được tính như sau:

' vs he = hs + 3ds (2.2h) us

Đối với các trường hợp khí quyển ổn định, tham số ổn định s, được tính từ phương trình sau đây: ∂θ/ ∂z s = g (2.2i) Ta Đối với các trường hợp khi nhiệt độ khói lớn hơn hay bằng nhiệt độ không khí xung quanh, giống như trường hợp không ổn định, giá trị đại lượng

(ΔT)c được xác định như sau:

(∆T)c = 0.019582Tsvs s (2.2j)

Khi ΔT vượt quá (ΔT)c độ cao hiệu dụng he được xác định như sau:

1/ 3  F  '  b  h e = hs + 2.6  (2.2k)  u ss 

Khi ΔT nhỏ hơn (ΔT)c độ cao hiệu dụng được xác định theo công thức:

1/ 3  F  '  m  h e = h s +1.5  (2.2l)  us s 

Các tham số khuếch tán σy , σz (m) được tính theo công thức của Briggs như sau [118]:

σy = 465.11628(x) tan (TH), với TH= 0.017453293 [c-d ln(x)]

b σz= ax .

Khoảng cách theo chiều gió x được tính bằng km, các hệ số a, b, c và d được xác định theo bảng tính của Pasquill- Gifford.

71 Tham số V được tính theo công thức:

2 2   z − h     z + h   V = exp− 0.5 r e   + exp− 0.5 r e   +  σ   σ    z     z  

2 2 ∞    H     H   + ∑ exp− 0.5 1   + exp− 0.5 2   +  σ   σ  i=1    z     z  

2 2   H     H   + exp− 0.5 3   + exp− 0.5 4   (2.2m)  σ   σ    z     z  

Trong đó:

he = hs+ Δh : độ cao hiệu dụng của ống khói (m).

H1 = zr – (2izi – he); H2 = zr + (2izi – he); H3 = zr – (2izi + he); H4 = zr +

(2izi + he); zi: độ cao pha trộn (m), i số lần nội suy; zr: độ cao của điểm tiếp nhận so với mặt đất (m).

Các số liệu đầu vào để tính toán cho mô hình ISC bao gồm: Số liệu về nguồn thải: vị trí nguồn thải, lưu lượng phát thải, độ cao nguồn thải, tốc độ phụt tại miệng ống khói, nhiệt độ của khí thải; Số liệu về địa hình khu vực; Số liệu về khí tượng theo giờ trong một giai đoạn nhất định. Người sử dụng có thể lựa chọn chế độ mô phỏng trung bình theo ngắn hạn hoặc dài hạn khi tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí.

2.2.2.3. Mô hình Meti-Lis

Mô hình Meti-Lis được nghiên cứu, phát triển bởi các nhà khoa học của Nhật Bản và được sự tài trợ bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản, Trung tâm nghiên cứu quản lý thảm họa hóa chất, Hội QLMT công nghiệp Nhật Bản, Viện KH&CN công nghiệp tiên tiến, Trung tâm nghiên cứu phát triển Nagasaki, Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi.

72 Meti-Lis là mô hình được dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán của Gaussian, được Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật bản lên kế hoạch phát triển dựa trên mô hình ISC năm 1996 khi mà các chất độc hại gây ô nhiễm không khí được đưa vào quản lý trong Đạo luật phòng chống ô nhiễm không khí của Nhật bản. Mô hình Meti-Lis được sử dụng để tính toán lan truyền chất ô nhiễm không khí từ nguồn điểm, nguồn đường. Phiên bản thí điểm được đưa ra đó là mô hình Meti-Lis năm 2001. Tiếp đó, mô hình Meti- Lis ver 2.0 được phát triển về mặt thuật toán và giao diện với người sử dụng.

Mô hình Meti-Lis có tính đến sự suy giảm, lắng đọng chất ô nhiễm như trong mô hình ISC do Cục BVMT Hoa kỳ đưa ra. Tuy nhiên, các thông số về kích thước khuếch tán miêu tả sự ảnh hưởng của sự suy giảm, lắng đọng được xác định bởi kết quả từ những thí nghiệm liên quan đến luồng gió. Mô hình Meti-Lis đặc biệt chú ý đến sự lắng đọng và suy giảm của chất ô nhiễm do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình và các công trình xây dựng xung quanh nguồn thải. Mô hình này được sử dụng rộng rãi không những chỉ trong giáo dục, nghiên cứu mà còn sử dụng trong các mục đích kiểm soát và QLMT công nghiệp. Mô hình này tính toán cho các chất khí như SO2, NOx phát thải từ các nguồn ống khói công nghiệp và hầu hết các khí độc hại (HAPs) phát thải từ nguồn thấp.

Các số liệu đầu vào cho mô hình Meti-Lis bao gồm: Số liệu về nguồn thải: vị trí nguồn thải, lưu lượng phát thải, độ cao nguồn thải, tốc độ phụt tại miệng ống khói, nhiệt độ của khí thải; Số liệu về địa hình khu vực; Số liệu về khí tượng theo giờ trong một giai đoạn nhất định. Người sử dụng có thể lựa chọn chế độ mô phỏng trung bình theo ngắn hạn hoặc dài hạn khi tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí.

73 Trong mô hình Meti-Lis, nồng độ chất ô nhiễm tại mỗi điểm trong khoảng thời gian nhất định được xác định theo công thức sau đây [99], [100]:

2     QV   y   C (x ,y,z) = exp − 0.5 (2.3) 2πu σ σ   σ   s y z   y  

Trong đó:

3 C(x,y,z): Nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí (x,y,z), (mg/m );

Q: Lượng thải chất ô nhiễm (g/s) ở điều kiện tiêu chuẩn;

σy, σz: hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương ngang và đứng (m);

us: vận tốc gió tại độ cao hiệu dụng của ống khói (m/s);

V: thành phần thẳng đứng vô thứ nguyên, biểu diễn sự phân bố của vệt khói theo phương thẳng đứng. Thành phần này có tính đến độ cao điểm tính, độ cao hiệu dụng của ống khói. Tham số V được tính theo công thức sau:

2 2   z − h     z + h   V = exp−0.5 r e   +exp−0.5 r e    σ   σ  (2.3a)   z     z  

Trong đó:

zr: Độ cao của điểm tính tính toán (m)

he: Độ cao hiệu dụng của ống khói (m)

* Xác định vận tốc gió tại độ cao của ống khói us:

Vận tốc gió thường được xác định tại độ cao nhất định thông qua hệ thống các trạm quan trắc khí tượng. Dựa vào quy luật phân bố của vận tốc gió theo chiều cao, vận tốc gió tại độ cao ống khó theo công thức sau:

p  hs  us = uref   (2.3b)  zref 

74 Trong đó:

us: Vận tốc gió tại độ cao ống khói (m/s)

uref : Vận tốc gió tại độ cao được đo đạc (m/s)

hs: Độ cao của nguồn thải (m)

zref : Độ cao tại vị trí đo vận tốc gió (m).

p: Hệ số mũ của profile của gió được xác định theo độ ổn định của khí quyển (từ mức A đến mức F, tương ứng với giá trị của p= 0.07- 0.55).

’ * Xác định sự thay đổi độ cao của vệt khói h s:

Khi nguồn phát thải là ống khói, nếu tốc độ phụt của luồng khí thải nhỏ hơn 1.5 lần so với vận tốc gió tại miệng ống khói thì sự thay đổi độ cao của vệt khói phụ thuộc vào lắng đọng của chất ô nhiễm tại miệng ống khói. Trường hợp, tốc độ phụt của luồng khí thải lớn hơn 1.5 lần so với vận tốc gió tại miệng ống khói thì không tính đến sự phụ thuộc vào lắng đọng của chất ô nhiễm tại miệng ống khói. Sự thay đổi độ cao của vệt khói liên quan đến sự lắng đọng tại miệng ống khói được tính theo công thức của Briggs như sau:

'  vs  h s = h s + 2ds   với vs < 1.5 us (2.3c) u s 

’ h s = hs với vs ≥ 1.5 us (2.3d)

Trong đó:

h’s: độ cao thay đổi của vệt khói (m);

ds: là đường kính ống khói (m);

vs: tốc độ phụt khí thải (m/s);

hs: là chiều cao ống khói (m).

75 * Xác định độ nâng của vệt khói Δh

Trường hợp có nhiệt của luồng khí thải phụt ra khỏi miệng ống khói lớn hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh thì độ cao hiệu dụng của ống khói được xác định theo công thức của CONCAWE như sau 99:

1/2 -3/4 he = hs + Δh với Δh = 0.175 QH u (2.3e)

Trong đó:

he: Độ cao hiệu dụng của ống khói (m);

hs: độ cao của ống khói (m);

Δh: độ nâng của vệt khói (m);

QH: nhiệt lượng phát thải (cal/s) ; QH = ρCPQ (TS -TA);

ρ: tỷ trọng của khí thải ở 0ºC (1.293×103 g/m3);

CP: nhiệt dung đẳng áp (0.24 cal/K/g);

Q: Lưu lượng khí thải (g/s)ở điều kiện tiêu chuẩn;

TS: nhiệt độ khí thải (ºC);

TA: Nhiệt độ môi trường xung quanh (ºC), giá trị mặc định: 15ºC;

* Xác định các tham số hệ số khuếch tán σy , σz

Phương trình để tính σy có dạng: σ= 465.11628(x) tan (TH) TH= 0.017453293 [c-d ln(x)]

b Phương trình để tính σz có dạng: σz= ax .

Trong các phương trình nêu trên, khoảng cách theo chiều gió x được tính bằng km, các hệ số a, b, c và d được xác định theo bảng tính của Pasquill- Gifford 99.

76 * Xác định sự lắng đọng chất ô nhiễm do ảnh hưởng của các công trình xây dựng xung quanh nguồn thải (Building Downwash)

Phương pháp ước lượng của σz như sau 99:

’ σ z = Cz1 . L+ Cz2 (x-3L) 3L ≤ x < 10L

’ σ z = σz [x+ xz] 10L ≤ x Trong đó:

’ σ z : hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng (σz ) sau khi tính đến sự lắng đọng của chất ô nhiễm (m);

Cz1, Cz2: Tham số thực nghiệm;

L: Phần nhỏ của chiều cao (Hb) hoặc chiều rộng (Wb) công trình xây dựng (m);

σz(x + xz): hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng (σz) của nguồn điểm

ảo theo hướng gió thổi tại khoảng cách (x +xz) (m);

xz: khoảng cách theo hướng gió thổi tính từ nguồn ảo (km) được tính theo công thức sau: 1/ b  σ' 10L   z [ ] x z =   − 0.1L (2.3f)  a  Trong đó:

σz [10L]: hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng (σz ) taị 10L (m) a, b: các tham số từ đường cong tính xấp xỉ của Pasquill-Gifford.

* Tính độ nâng của vệt khói Δh:

1/4 3/8 Δh = 1.4 Qh (dθ/dz) (2.3g) Trong đó:

Δh: độ nâng của vệt khói (m) dθ/dz: gradient của nhiệt độ.

77 2.2.2. Phương pháp tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

2.2.2.1. Cơ sở khoa học tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí

Phương pháp tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí được dựa trên cách tiếp cận IPA do Friedrich, Bickel đề xuất được sử dụng để định lượng những tác động môi trường năm 2001 [75]. Tiếp đó, phương pháp này được phát triển bởi Hội đồng châu Âu trong khuôn khổ tài trợ dự án nghiên cứu các tác động môi trường ngành công nghiệp sản xuất điện. Ngày nay, phương pháp này được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,... [72].

Cơ sở của IPA được miêu tả qua những tổn thất về phúc lợi xã hội do tác động của ô nhiễm không khí được tính toán bằng giá trị tiền tệ. Dựa trên những nguyên tắc về phúc lợi kinh tế, giá trị tiền tệ, theo cách tiếp cận sẵn lòng trả WTP cho cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp IPA được sử dụng để tính toán các chi phí thiệt hại của các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như SXCN. IPA xác định sự tác động của các chất gây ô nhiễm từ nơi nó được phát ra đến các đối tượng bị ảnh hưởng (dân số, cây trồng, rừng, các công trình xây dựng, ...).

Nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm không khí là một vấn đề phức tạp do những khó khăn về phương pháp luận. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm không khí đã được thực hiện ở châu Âu và Mỹ trong hơn 25 năm tính đến thời điểm 2012 (Murphy và Delucchi, 1998) thông qua những phân tích chi phí xã hội đã, các mô hình tính toán cũng đã được phát triển (Delucchi et al, 2004; Friedrich và Bickel năm 2001). Ở Trung Quốc, vấn đề phân tích chi phí-xã hội cũng đã được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều năm gần đây thông qua những nghiên cứu của Jaccard và Yushi (2001),

78 Ngân hàng Thế giới (1997) về chi phí y tế do ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại Trung Quốc. Các nước khác như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, … cũng đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp IPA để tính toán các chi phí thiệt hại của các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Điều này đã mở ra nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp tính toán chi phí thiệt hại do ô nhiễm không khí trong điều kiện cụ thể ở nước ta.

Các bước để định lượng hóa các tác động do ô nhiễm không khí trong cách tiếp cận IPA gồm: Xác định nguồn phát thải chất ô nhiễm; Xác định sự lan truyền, gia tăng nồng độ chất ô nhiễm; Xác định giá trị hàm đáp ứng liều lượng, hàm đáp ứng nồng độ; Định giá tiền tệ và chi phí [72].

2.2.2.2. Mô hình tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí

a) Mô hình SUW

Năm 1996, Curtiss và Rabl đã nghiên cứu phát triển mô hình SUW để ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí. Mô hình ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí được xác định thông qua phân tích sự tác động của chất ô nhiễm đối với khu vực tiếp nhận trong công thức sau đây [66], [83]:

I = ∫ρ(r)Fer (r,C(Q))dA (2.4) A(area)

Trong đó,

+ I: Mức tác động đến sức khỏe do ô nhiễm không khí;

+ ρ: Mật độ dân số khu vực tiếp nhận (số người/km2);

+ Fer: Hàm tổn thất tương ứng với nồng độ chất ô nhiễm (số ca mắc bệnh hàng năm so với tổng số người tiếp nhận tương ứng với sự gia tăng nồng độ chất ô nhiễm);

79 + C: Nồng độ chất ô nhiễm (µg/m3);

+ Q: Lượng phát thải chất ô nhiễm (µg/giây);

+ A: Khu vực bị tác động;

+ r: Véc tơ vị trí nguồn phát thải và điểm tiếp nhận;

Để tính được giá trị gần đúng của I, một số tham số trong công thức trên được đơn giản hóa [83]:

Thứ nhất, các nguy cơ tác động được phân bố đồng đều trong khu vực tính toán, khi đó:

ρ(r) = ρuni = hằng số (2.4a)

Thứ hai, hàm tổn thất tương ứng (Fer) đối với các giá trị nồng độ chất ô nhiễm (C) được viết dưới dạng đơn giải sau:

Fer (r,C (Q))= fer(r ) C(r,Q) (2.4b)

Trong đó fer là sự thay đổi giá trị của hàm tổn thất tương ứng (được tính bằng %). Fer có quan hệ tuyến tính với nồng độ chất ô nhiễm trên toàn bộ khu vực tính toán.

Thứ ba, giá trị của fer không thay đổi đối với các giá trị của r:

fer( r) = fer,uni= hằng số (2.4c)

Thứ tư, nồng độ C(r,Q) tỷ lệ thuận với thông lượng của chất ô nhiễm trong môi trường không khí:

M(r) = k(r) C(r,Q) (2.4d)

Trong đó: + M (r) là thông lượng của chất gây ô nhiễm trên bề mặt của trái đất (µg/giây)/ cm2);

+ k(r) là tốc độ suy giảm chất ô nhiễm không khí (thường tính bằng

80 cm/giây) do sự lắng đọng khô và lắng đọng ướt của chất ô nhiễm (lắng đọng khô liên quan đến sự hấp thụ của bề mặt đất, thảm thực vật, vật liệu, ...; lắng đọng ướt liên quan đến hấp thụ của nước mưa, mặt nước).

Thứ năm, tốc độ suy giảm chất ô nhiễm không khí (k(r)) là một hằng số trong khu vực tính toán tác động.

k(r) = kuni = hằng số (2.4e)

Từ các công thức (2.4a- 2.4e) và, mức độ tác động đến sức khỏe do ô nhiễm không khí (I) được xác định như sau 83:

ρunifer,uni I = ∫ ρ(r)Fer (r,C(Q))dA = ∫ M(r)dA (2.5) A(area) kuni A:area

Theo định luật về bảo toàn khối lượng trong điều kiện ổn định, thành phần tích phân trong công thức (2.5) được xác như sau:

đối với chất ô nhiễm sơ cấp Q  ∫ M(r)dA = kp→sQ (2.6) A:area  đối với chất ô nhiễm thứ cấp  kp

Trong đó, kp là tốc độ suy giảm của chất ô nhiễm sơ cấp từ nguồn phát thải, ks là tốc độ suy giảm của chất ô nhiễm thứ cấp khi có sự biến đổi hóa học của chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền.

Bán kính vùng bị tác động RI trong đánh giá tác động do chất ô nhiễm không khí sơ cấp được xác định như sau [72], [83]:

81 u.h   ρ  − 50000k   − 50000k  mix  l p  p  R I = − Ln0.05 1 − Exp  + Exp  (2.7) k p   ρr  u.h mix   u.hmix 

Trong đó:

+ RI: Kích thước vùng bị tác động do chất ô nhiễm không khí sơ cấp;

+ u: Tốc độ gió trung bình (m/s);

+ hmix: Độ cao lớp xáo trộn của khí quyển (m);

+ kp: Tốc độ suy giảm của chất ô nhiễm không khí sơ cấp (m/s);

2 + ρl, ρr : là các thành phần tương ứng với mật độ (người/m ) tại các điểm tiếp nhận của khu vực và địa phương.

b) Mô hình RUW:

Mô hình RUW là sự cải tiến mô hình SUW trên cơ sở phân tích tác động do ô nhiễm không khí có tính đến ba yếu tố gồm: Sự phân bố dân số của địa phương (số người/ km2); Số liệu khí tượng địa phương; Độ nâng hiệu dụng ống khói của nguồn thải (được xác định bằng tổng của độ cao thực tế ống khói và độ nâng vệt khói). Trong tất cả các trường hợp, miền tác động được chia ra làm hai phần gồm: phần địa phương (local), được viết tắt là L có chiều rộng khoảng 50km tính từ nguồn thải và phần khu vực (regional) được viết tắt là R có chiều rộng từ 50-1000km tính từ nguồn thải [83].

Đối với nguồn thải có lượng phát thải ổn định Q, ứng với sự phân bố liên tục của dân cư tại khu vực tiếp nhận ρ(r), công thức tính tác động được viết lại như sau [83]: r r r Im pact ρ(r) k M(Q, r) ρ(r) C C  = UNIr dA = k  + dA SUWM ∫ ρ k(r) Q ∫ ρ UNI Q Q A UNI A UNI  Local Regional 

(2.8)

82 Trong công thức (2.8), yếu tố địa phương (local) và yếu tố khu vực

(regional) được thể hiện rõ rệt. Hằng số kuni là tốc độ suy giảm của chất ô nhiễm và ρuni là mật độ dân số trong miền tính toán được xác định.

2.2.2.3. Tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí

Các phiên bản của mô hình SUW, RUW được Spadaro thiết lập để tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí [83]. Mức thiệt hại được tính thông qua các chi phí liên quan đến sức khỏe con người (hen suyễn, viêm đường hô hấp, tử vong, …), thiệt hại đến cây trồng (có thể gây ra mất hoặc giảm năng suất).

a) Tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người

Tác động do ô nhiễm không khí được định lượng thông qua mối quan hệ giữa giá trị nồng độ chất gây ô nhiễm với giá trị của hàm tổn thất tương ứng [83], [88]. ERF có đơn vị tính là số ca mắc bệnh/ năm/ đơn vị nồng độ chất ô nhiễm. Hệ số hàm tổn thất tương ứng ERFs đối với sức khỏe được Rabl xác định trong những nghiên cứu, khảo sát nghiên cứu dịch tễ ở châu Âu năm 2001. Tác động đến sức khỏe con người được định lượng thông qua số năm giảm tuổi thọ đối với người tiếp xúc với chất ô nhiễm [83], [88]. Thông qua giá trị mật độ dân số khu vực ρ(r), hàm tổn thất tương ứng F(r,C(r,Q)) và chi phí cho mỗi đơn vị thiệt hại Uv(r), chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người được xác định theo công thức sau [66], [83]:

D = ∫ρ(r)f (r,C(r,Q))U v (r)dr (2.9) A

Trong đó:

+ D: Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe (đơn vị tiền tệ/ năm);

+ A: Ký hiệu khu vực bị tác động;

+ ρ(r): Mật độ dân số khu vực (người/km2);

83 + f (r, C(r,Q)): Hàm tổn thất tương ứng với nồng độ chất ô nhiễm (số ca mắc bệnh hàng năm so với tổng số người tiếp nhận tương ứng với sự gia tăng nồng độ chất ô nhiễm);

+ Uv(r): Chi phí thiệt hại đơn vị (đơn vị tiền tệ/ca bệnh );

+ C(r,Q): Nồng độ chất ô nhiễm (µg/m3) tại điểm r;

+ Q: Lượng phát thải chất ô nhiễm (µg/giây) tại r=0;

+ r: Véc tơ vị trí nguồn phát thải và điểm tiếp nhận;

Khi lượng phát thải Q là hằng số, giá trị của f (r,C(r,Q)) tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá trị của hàm tổn thất tương ứng (fer) thì chi phí thiệt hại được xác định theo công thức [66], [83]:

ρ .f .Q.U (r) D = avg ER v R (2.10) k

Trong đó:

+ fER : Hệ số liên quan đến giá trị của hàm tổn thất tương ứng (số ca mắc bệnh hàng năm so với tổng số người tiếp nhận tương ứng với sự gia tăng nồng độ chất ô nhiễm);

+ R: Hệ số phụ thuộc vào phân bố mật độ tại điểm tiếp nhận, sự khuếch tán chất ô nhiễm, đặc tính của nguồn thải, được tính theo công thức của Spadaro [83];

+ k : Tốc độ suy giảm chất ô nhiễm (m/s), k= M(r)/C(r).

+ ρavg : Mật độ trung bình của đối tượng tiếp nhận trong khu vực tính toán;

b) Tính toán thiệt hại đối với cây trồng

Thiệt hại đối với cây trồng do ô nhiễm khí SO2 được tính theo công thức sau đây [83]:

84 D = U Ay.ERF.C cr v ∑ SO2 (2.12) A Trong đó:

+ Dcr: Thiệt hại đối với cây trồng (đơn vị tiền tệ/ năm);

+ Uv: Chi phí thiệt hại đơn vị (đơn vị tiền tệ/ tấn sản phẩm); + A: Khu vực tính toán thiệt hại; + Ay: Năng suất trung bình hàng năm của cây trồng (tấn/ năm); + ERF: Hệ số tổn thất tương ứng với sự thay đổi năng suất so với năng suất trung bình trên một đơn vị chất ô nhiễm không khí;

3 + C(SO2): Nồng độ khí SO2 (µg/m ).

Kết luận Chương 2

1. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là Công ty CP nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long để tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường đã thể hiện được tính chất đặc trưng của các loại hình SXCN có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta, bảo đảm giới hạn mục tiêu, nội dung và tính thực tiễn trong nghiên cứu đề tài của luận án.

2. Việc đánh đánh giá mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí có thể được sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Do vậy, các bên trong tranh chấp cần hướng tới việc thỏa thuận sử dụng phương pháp có tính khả thi nhất dựa trên các tiêu chí như bảo đảm cơ sở khoa học, dễ dàng sử dụng, chi phí thấp. Với những phân tích trong Chương 2, đề tài luận án lựa chọn phương pháp mô hình để tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ cho giải quyết tranh chấp môi trường. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả về mặt kinh tế, dễ dàng sử dụng, bảo đảm có cơ sở khoa học, được nhiều nước trên thế giới sử dụng.

85 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1. Xác định quy trình tính toán mức độ ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

3.1.1. Căn cứ để xây dựng quy trình tính toán

Quy trình tính toán mức độ ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường được xây dựng dựa trên những căn cứ về mặt pháp lý và khoa học bao gồm:

3.1.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT:

Luật BVMT cũng đã có quy định về nội dung thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; các hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (các Điều từ 130-134). Các điều khoản có liên quan được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1.1.2. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí:

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí phục vụ cho việc đánh giá chất lượng không khí. Theo đó, việc đánh giá chất lượng không khí được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá trị nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực đánh giá với giá trị nồng độ chất ô nhiễm được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các quy chuẩn bao gồm:

86 - QCVN 05: 2009/BTNMT- Chất lượng không khí xung quanh, được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh. Trong nội dung của đề tài luận án, việc tính toán đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long. Các nhà máy này sử dụng nhiên liệu là than đá. Do vậy, các thống số phát thải chủ yếu là SO2, NO2, CO, bụi, khi so sánh, đánh giá sẽ dựa vào QCVN 05: 2009/BTNMT được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Bộ TN&MT. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp khác, khi có phát thải nhiều thông số khác thì sẽ sử dụng QCVN 06: 2009/BTNMT để so sánh, đánh giá.

- QCVN 19: 2009/BTNMT- Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

- QCVN 20: 2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào không khí.

Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù có các quy chuẩn riêng, chẳng hạn khí thải ngành công nghiệp nhiệt điện áp dụng theo QCVN 22: 2009/BTNMT, khí thải ngành công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng QCVN 23: 2009/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ TN&MT.

87 3.1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người và cây trồng

- Những kết quả nghiên cứu về phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường không khí bằng phương pháp mô hình toán học.

- Những kết quả nghiên cứu về phương pháp mô hình trong tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí.

- Những kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người; thiệt hại đối với cây trồng.

3.1.2. Nội dung quy trình tính toán

Để xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí, cần thực hiện các bước gồm: Xác định chủ thể gây ô nhiễm không khí; Tính toán phạm vi, mức độ gây ô nhiễm không khí; Xác định đối tượng bị thiệt hại do ô nhiễm không khí; Tính toán mức độ tác động do ô nhiễm không khí; Tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí. Tương ứng với các bước này, cần thiết thực hiện các công việc có liên quan. Tổng hợp các công việc được thể hiện trong quy trình tính toán được đề xuất trong Sơ đồ 3.1:

3.1.2.1. Xác định chủ thể gây ô nhiễm không khí

Thông thường trong một khu vực nhất định có thể chỉ có một chủ thể hoặc một nguồn phát thải khí độc hại gây ra ô nhiễm và phát sinh tranh chấp môi trường. Tuy nhiên đối với đô thị hoặc KCN, có thể có nhiều chủ thể khác nhau cùng gây ra ô nhiễm không khí. Vì vậy, khi nghiên cứu giải quyết tranh chấp môi trường, cần xác định được đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm không khí của các chủ thể khác nhau để gắn trách nhiệm của họ trong việc bồi thường thiệt hại. Đối với mỗi chủ thể gây ô nhiễm cần xác định những thông tin gồm:

- Quy trình công nghệ sản xuất; Quy mô, công suất, sản phẩm;

88 - Vị trí nguồn ô nhiễm (tại khu đô thị, nông thôn, vùng đảo, bờ biển);

- Các thông số về nguồn thải (độ cao và đường kính miệng ống khói, lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, ...); Thống kê, xác định: XÁC ĐỊNH - Số lượng nguồn ô nhiễm; CH Ủ THỂ GÂY Ô NHIỄM - Thông số về nguồn thải; MÔ I TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Sử dụng mô hình tính toán phạm vi, mức độ ô nhiễm: - Phân bố nồng độ các chất T ÍNH TOÁN PHẠM VI, ô nhiễm môi trường; MỨC ĐỘ Ô NHIỄM - Hiệu chỉnh mô hình; KHÔNG KHÍ - Lập bản đồ ô nhiễm.

Xem xét các đối tượng có thể bị thiệt hại: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BỊ - Sức khỏe cộng đồng THI ỆT HẠI DO Ô NHIỄM - Cây trồng KHÔNG KHÍ - Công trình xây dựng - Đối tượng khác

Sử dụng hàm tương quan TÍNH TOÁN MỨC ĐỘ về ô nhiễm và thiệt hại để TÁC ĐỘNG DO Ô NHIỄM tính tác động của: KHÔNG KHÍ Bụi PM10, SO2, NOx, ...

Chi phí thiệt hại đối với: TÍNH TOÁN - Sức khỏe con người;

THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM - Cây trồng (hoa màu); MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ - Công trình xây dựng;

- Thiệt hại khác.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí

89 - Loại, số lượng nhiên liệu sử dụng (than, dầu, ...);

- Các loại chất ô nhiễm (bụi, SO2, NOx,...) và lượng phát sinh đối với mỗi loại chất ô nhiễm.

Các thông tin nói trên có thể được xác định thông qua các báo cáo kinh tế- kỹ thuật, hồ sơ thiết kế hoặc báo cáo ĐTM của chủ thể gây ô nhiễm hoặc thu thập từ cơ quan QLMT.

3.1.2.2. Tính toán phạm vi, mức độ gây ô nhiễm không khí

Đây là bước rất quan trọng vì nó liên quan đến việc khẳng định không có ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp có gây ô nhiễm thì việc xác định mức độ gây ô nhiễm (có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng) thông qua việc so sánh giá trị nồng độ của các chất ô nhiễm với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí. Bên cạnh đó, bước này còn thể hiện sự quan trọng vì việc xác định được phạm vi, mức độ ô nhiễm sẽ làm cơ sở cho việc xác định diện tích bị ô nhiễm dẫn đến thiệt hại và xác định được đối tượng được bồi thường.

Khu vực cần tính toán phạm vi và mức độ ô nhiễm không khí được xác định và chia ra bởi lưới các ô vuông. Số lượng và kích thước các ô vuông được lựa chọn sao cho phủ kín khu vực nghiên cứu. Như vậy, trong bước này cần xác định các thông tin:

- Diện tích khu vực nghiên cứu (km2);

- Số lượng của mỗi ô trong lưới ô vuông;

- Kích thước của mỗi ô trong lưới ô vuông (m2);

Bên cạnh đó, các số liệu về khí tượng khu vực tính toán cần được xác định để tính toán bao gồm:

- Số liệu về hướng gió, tốc độ gió;

90 - Nhiệt độ không khí xung quanh;

- Mức phân tầng khí quyết, độ cao lớp xáo trộn của khí quyển;

Trong tính toán thử nghiệm đối với CTCP Nhiệt điện phát lại, khu vực nghiên cứu được xác định có diện tích là 900 km2, mỗi chiều là 30km, chia ra làm 60 x 60 ô vuông, mỗi ô có kích thước là (500 x 500 )m để tính toán đối với bụi, khí NO2) và (200 x 200)m để tính toán đối với khí SO2. Đối với Nhà máy gách tuynel Việt Long, khu vực nghiên cứu được xác định có diện tích 4km2, mỗi chiều là 2km, chia ra làm 20 x 20 ô vuông, mỗi ô có kích thước là (100 x 100 )m để tính toán đối với bụi và các chất khí độc hại.

Trong quy trình nói trên và khi tính toán thử nghiệm, chúng tôi sử dụng các mô hình ISC, Meti-lis vì những mô hình này đã được sử dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu, sử dụng trong một số đề tài, dự án để đánh giá ô nhiễm không khí [17], [21], [37]. Mặt khác, những mô hình này có thể tính toán trong điều kiện có thể bảo đảm được các số liệu đầu vào như số liệu khí tượng, số liệu địa hình. Việc tính toán nồng độ chất ô nhiễm được xác định theo công thức trong các mô hình được lựa chọn và phân tích trong Chương 2 của Luận án.

3.1.2.3. Xác định đối tượng bị thiệt hại do ô nhiễm không khí

Những kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã khẳng định rằng ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại đối với: Sức khỏe con người; Cây trồng (cây trồng); Hệ sinh thái; Công trình xây dựng; Gia tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, … Tuy nhiên, trong giải quyết tranh chấp môi trường ở quy mô địa phương, phần lớn các bên thường yêu cầu bồi thường thiệt hại do gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cây trồng. Trong nội dung này, cần xác định những thông tin làm số liệu đầu vào cho việc tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí gồm:

91 - Đặc điểm và phân bố mật độ dân cư (người/ km2)

- Chủng loại và phân bố và năng suất trung bình của cây trồng (tấn/ ha).

- Đặc điểm, phân bố và diện tích của các công trình xây dựng (m2)

3.1.2.4. Tính toán mức độ tác động do ô nhiễm không khí

Sự tác động của chất ô nhiễm đối với con người thể hiện thông qua sự thâm nhập do hít thở, ăn, uống, tiếp xúc với da; Đối với cây trồng, sự tác động này được thể hiện bằng sự thâm nhập vào lá, hấp thụ từ đất; Đối với vật liệu của công trình xây dựng, sự tác động được thể hiện từ việc thâm nhập qua tiếp xúc bề mặt hoặc tiếp xúc do sự lắng đọng ướt của chất ô nhiễm. Trong bước này, các dữ liệu được sử dụng để tính toán bao gồm:

- Phân bố nồng độ chất ô nhiễm: bụi, khí SO2, NOx, …;

- Giá trị tổn thất đối với sức khỏe con người do sự gia tăng nồng độ chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu;

- Sự thay đổi năng suất trung bình của cây trồng do ô nhiễm không khí.

Mức độ tác động của ô nhiễm không khí đối với các đối tượng được tính toán thông qua sự gia tăng giá trị nồng độ chất ô nhiễm và giá trị của hàm tổn thất tương ứng. Giá trị của hàm tổn thất tương ứng đã được nhiều nước trên thế giới xác định thông qua những kết quả nghiên cứu về sức khỏe- môi trường, nghiên cứu về sự phơi nhiễm của cây trồng, công trình xây dựng trong môi trường bị ô nhiễm các chất khí độc hại.

Đối với sức khỏe, mức độ tác động do ô nhiễm không khí được xác định bằng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp hoặc tử vong do tiếp xúc với bụi, khí SO2, NO2 (chẳng hạn số trường hợp bị hen suyễn do ô nhiễm bụi). Đối với cây trồng, mức độ tác động do ô nhiễm không khí được xác định thông qua sự suy giảm năng suất thu hoạch so với năng suất trung bình được

92 tính toán đối với khí SO2. Việc tính toán được áp dụng theo các công thức trong các mô hình được lựa chọn và phân tích trong Chương 2 của Luận án.

3.1.2.5. Tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí

Thiệt hại đối với sức khỏe do ô nhiễm không khí được tính toán thông qua mức độ tác động và chi phí tiền tệ do những tổn thất gây ra. Trong luận án, đề tài sử dụng mô hình SUW và RUW để tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người.

Thiệt hại đối với sức khỏe con người, chi phí thiệt hại này được xác định bao gồm các khoản chi phí sau đây: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ; Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Đối với cây trồng, mức độ thiệt hại được tính toán thông qua mức độ tác động đến năng suất và giá thành của sản lượng cây trồng trên thị trường. Thiệt hại do ô nhiễm không khí được tính toán bằng các công thức trong các mô hình được lựa chọn và phân tích trong Chương 2 của Luận án.

3.2. Kết quả tính toán đối với CTCP Nhiệt điện Phả Lại

3.2.1. Số liệu đầu vào

3.2.1.1. Số liệu về nguồn thải:

Các số liệu nguồn thải được xác định bao gồm: Tọa độ vị trí ống khói;

Lượng than tiêu thụ (tấn/ năm); Lượng thải bụi (g/s); Lượng thải SO2 (g/s);

93 0 Lượng thải NO2 (g/s); Nhiệt độ khí thải ( K); Tốc độ phụt tại miệng ống khói (m/s); Chiều cao ống khói (m); Đường kính miệng ống khói (m).

Trong đó, để có thể hình dung khả năng xảy ra rủi ro khi không lắp đặt hệ thống xử lý chất thải hoặc hệ thống này bị hư hỏng, số liệu về lượng thải các chất ô nhiễm được tính toán với các mức hiệu suất xử lý khác nhau, bao gồm 90%, 70 %, 50 % và 0 %. Các số liệu này được thể hiện trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số liệu về nguồn thải của CTCP nhiệt điện Phả Lại Tên thông số Nhà máy 1 Nhà máy 2 Tọa độ vị trí ống khói 106018’14.82” E 106018’14.84” E 21006’58.66” N 21007’00.69” N Lượng than tiêu thụ (tấn/ năm) 1.586.000 1.644.000 Lượng thải bụi (g/s): Hiệu suất lọc 98 % 128,49 133,19 Hiệu suất lọc 90 % 642,48 665,97 Hiệu suất lọc 50 % 3.212,38 3.329,86 Hiệu suất lọc 0 % 6,596,09 6.837,31 Lượng thải SO2 (g/s) Hiệu suất lọc 98 % 12,23 12,68 Hiệu suất lọc 90 % 64,15 63,42 Hiệu suất lọc 50 % 305,74 317,13 Hiệu suất lọc 0 % 611,48 634,26 Lượng thải NO2 (g/s) Hiệu suất lọc 98 % 16,05 16,64 Hiệu suất lọc 90 % 80,24 83,21 Hiệu suất lọc 50 % 401,39 416,07 Hiệu suất lọc 0 % 802,79 832,15 Nhiệt độ khí thải (0K) 475 475 Tốc độ phụt tại miệng ống khói (m/s) 15,27 5,76 Chiều cao ống khói (m) 200 200 Đường kính miệng ống khói (m) 7,2 12,7 [Nguồn: Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (http://www.ppc.evn.vn) và tính toán của tác giả]

94 3.2.1.2. Số liệu về khí tượng

Các thông số về khí tượng để tính toán bao gồm hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ môi trường xung quanh, độ ẩm tương đối, mức phân lớp khí quyển, độ cao lớp xáo trộn. Các số liệu này được cung cấp bởi các trạm khí tượng khu vực tính toán và số liệu đã được sử dụng trong khuôn khổ dự án nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam (VN-AIRPET) [21]. Số liệu được xác định cho từng giờ trong ngày và đủ một tháng trong năm. Vì vậy, số liệu khí tượng có thể đặc trưng cho thay đổi các yếu tố trong chu kỳ đủ dài.

3.2.1.3. Số liệu về phân bố mật độ dân cư khu vực tính toán

Yêu cầu số liệu tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người là phân bố mật độ dân số trong khu vực km2. Đối với khu vực tính toán xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại, mật độ dân số là 682 người/ km2.

3.2.1.4. Số liệu về vị trí Công ty CP nhiệt điện Phả Lại

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại nằm bên bờ phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sông Thái Bình, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhà máy cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đông Bắc, nằm trên quốc lộ 18 nối liền tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh, Hình 3.2.

Yêu cầu số liệu về vị trí của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại liên quan đến vị trí của các nguồn phát thải bụi và khí độc hại. Tọa độ vị trí của các ống khói được xác định bằng thiết bị GPS như trong Bảng 3.1.

95

Hình 3.2. Sơ đồ vị trị Công ty CP nhiệt điện Phả Lại

96 3.2.2. Kết quả tính toán xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm 3.2.2.1. Đối với bụi lơ lửng A1- Trường hợp hệ thống lọc bụi không hoạt động (hiệu suất lọc bụi =0):

Trong trường hợp không xử lý bụi, kết quả tính

toán theo mô hình ISC cho thấy khu vực bị ảnh

hưởng nặng nhất có mức độ ô nhiễm gấp 6-9 lần

QCVN. Phạm vi ô nhiễm khá lớn, tính từ nguồn thải đến khoảng cách 9-12 km theo hướng gió, gây ảnh hưởng đến tỉnh Bắc Ninh: Các xã Châu Phong, Đức Long, Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ; xã Song Liễu thuộc huyện Thuận Thành, xã Cao Đức huyện Gia Bình, xã Anh Thịnh, huyện Lương Tài; tỉnh Bắc Giang: Các xã: Đồng Phúc, Đồng Việt thuộc huyện

Yên Dũng; tỉnh Hải Dương: Các xã Nam Hưng,

Thanh Quang, thuộc huyện Nam Sách,…).

Hình 3.3. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc bụi không hoạt động) 97 A2- Trường hợp hệ thống lọc bụi hoạt động với hiệu suất lọc bụi trên 90 %:

Hình 3.4. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Hình 3.5. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp hệ thống lọc bụi bụi có hiệu suất lọc 90%) hoạt động với hiệu suất 98%) Kết quả tính toán theo mô hình ISC cho thấy nếu như có hệ thống lọc bụi với hiệu suất đạt 90 %, mức độ ô nhiễm thấp, phạm vi ô nhiễm hẹp, chỉ có một số khu vực ở các xã: Xã Đức Long thuộc huyện Quế Võ, xã Cao Đức huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bị ô nhiễm (Hình 3.4). Trường hợp hệ thống lọc bụi hoạt động với hiệu suất lọc bụi là ≥ 98%, không có khu vực nào bị ô nhiễm bụi (Hình 3.5).

98 3.2.2.2. Đối với khí SO2:

Kết quả tính toán theo mô hình ISC cho

thấy đối với khí SO2, mức độ ô nhiễm nhỏ (gấp 1,2-1,4 lần QCVN) và phạm vi hẹp hơn rất nhiều, khoảng cách từ 1,5 đến 2 km, chỉ gây ảnh hưởng đến một khu vực ở các xã Đức Long thuộc huyện

Quế Võ, xã Cao Đức huyện Gia Bình,

tỉnh Bắc Ninh. Nếu như Công ty thực

hiện tốt biện pháp xử lý với hiệu suất

đạt trên 90% thì không gây ra ô nhiễm

bởi các chất khí này.

Hình 3.6. Phân bố nồng độ khí SO2 khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (trường hợp không thực hiện biện pháp xử lý)

99 3.2.2.3. Đối với khí NO2

Kết quả tính toán theo mô hình ISC cho thấy

đối với khí NO2 , nếu không có biện pháp xử lý, khu vực ảnh hưởng nặng nhất có mức độ ô nhiễm gấp 1,5-2 lần QCVN. Phạm vi ô nhiễm rộng, khoảng cách từ 5-6km theo hướng gió tính từ nguồn thải, gây ảnh hưởng đến một số khu vực ở các tỉnh: (tỉnh Bắc Ninh: Các xã Châu Phong, Đức Long thuộc huyện Quế Võ;

xã Cao Đức huyện Gia Bình, xã Anh Thịnh,

huyện Lương Tài; tỉnh Bắc Giang: Các xã:

Đồng Phúc, Đồng Việt thuộc huyện Yên Dũng; tỉnh Hải Dương: Các xã Nam Hưng, Thanh Quang, thuộc huyện Nam Sách,…). Nếu hệ thống xử lý đạt trên 92 % thì không khu vực nào bị ô nhiễm.

Hình 3.7. Phân bố nồng độ khí NO2 khu vực xung quanh Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (Trường hợp không thực hiện biện pháp xử lý khí) 100 3.2.3. Kết quả tính toán xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người

3.2.3.1. Thiệt hại do ô nhiễm bụi

Thiệt hại do ô nhiễm bụi của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại được tính toán đối với các loại chi phí: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ; Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Kết quả tính toán trong Bảng 3.2 cho thấy, trường hợp hệ thống xử lý bụi không hoạt động (hiệu suất xử lý bằng 0 %), thiệt hại đối với sức khỏe là 459.377,55 triệu đồng/ năm. Tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi là 50 %, 70 % và 90%, thiệt hại lần lượt là 191.176,11 triệu đồng, 97.607,20 triệu đồng và 4.098,69 triệu đồng.

Sản lượng điện của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là 6,54 tỷ kWh/ năm. Như vậy chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người là 70,24 đồng/ 1kWh (trường hợp không xử lý bụi).

500.000,00 450.000,00 u V ND) ệ 400.000,00

e (t ri 350.000,00 ỏ 300.000,00 c kh

ứ 250.000,00 i s

ạ 200.000,00

t h 150.000,00 ệ 100.000,00 50.000,00 0,00 C h i ph í t hi 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) Hiệu xuất xử lý bụi (%)

Hình 3.8. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người theo các mức hiệu suất xử lý bụi

101 Bảng 3.2. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại Số Chi phí thiệt hại (triệu VND/năm) đối với các mức hiệu suất xử lý bụi Loại chi phí đối với sức khỏe tt 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) 1 Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ 275.687,04 114.731,71 58.580,16 2.459,70 2 Chi phí do viêm phế quản mãn tính 126.180,86 52.508,64 26.808,10 1.125,83 3 Chi phí do giảm số ngày làm việc 41.406,43 17.233,78 8.797,70 369,50 4 Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp 170,02 70,75 36,12 1,52 5 Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em 1.889,11 786,23 401,39 16,85 6 Chi phí do suy tim ở người cao tuổi 160,53 66,81 34,11 1,43 7 Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn 8.034,42 3.344,01 1.706,96 71,68 8 Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen 3.468,11 1.443,29 736,86 30,93 9 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen 258,58 107,61 54,94 2,31 10 Chi phí do trẻ em hen bị ho 1.599,95 665,87 339,87 14,28 11 Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen 413,00 171,86 87,74 3,68 12 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen 109,51 45,57 23,27 0,98 Cộng: 459.377,55 191.176,11 97.607,20 4.098,69

102 3.2.3.2. Thiệt hại do ô nhiễm khí SO2

Thiệt hại do ô nhiễm khí SO2 của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại được tính toán đối với các loại chi phí: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ; Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Kết quả tính toán trong Bảng 3.3 cho thấy, trường hợp hệ thống xử lý khí

SO2 không hoạt động (hiệu suất xử lý bằng 0 %), thiệt hại đối với sức khỏe là 118.893,73 triệu đồng/ năm. Tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi là 50 %, 70 % và 90%, thiệt hại lần lượt là 50.968,75 triệu đồng, 25.490,05 triệu đồng và 1.019,86 triệu đồng.

Sản lượng điện của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là 6,54 tỷ kWh/ năm. Như vậy chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người là 18,17 đồng/ 1kWh

(trường hợp không xử lý khí SO2).

140.000,00

e d o 120.000,00 ỏ u V ND)

ệ 100.000,00 c kh ứ 80.000,00 i s ạ

t h 60.000,00 ệ 40.000,00 m k h í S O 2 (t ri ễ 20.000,00 ô nhi C h i p í t hi 0,00 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) Hiệu xuất xử lý khí SO2 (%)

Hình 3.9. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm khí SO2 theo các mức hiệu suất xử lý khí độc

103 Bảng 3.3. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm khí SO2 của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại

Số Chi phí thiệt hại (triệu VND/năm) đối với các mức xử lý khí SO Loại chi phí đối với sức khỏe 2 tt 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) 1 Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ 72.947,91 31.281,81 15.645,44 626,04 2 Chi phí do viêm phế quản mãn tính 31.011,46 13.286,62 6.643,98 265,79 3 Chi phí do giảm số ngày làm việc 10.717,90 4.593,00 2.296,64 91,86 4 Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp 124,55 53,64 27,21 1,10 5 Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em 486,66 208,58 104,30 4,17 6 Chi phí do suy tim ở người cao tuổi 41,42 17,75 8,88 0,36 7 Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn 2.060,18 882,97 441,42 17,66 8 Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen 892,18 382,31 191,18 7,65 9 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen 66,44 28,48 14,24 0,57 10 Chi phí do trẻ em hen bị ho 410,73 176,02 88,00 3,52 11 Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen 106,12 45,49 22,74 0,91 12 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen 28,18 12,07 6,04 0,24 Cộng: 118.893,73 50.968,75 25.490,05 1.019,86

104 3.2.3.3. Thiệt hại do ô nhiễm khí NO2

Thiệt hại do ô nhiễm khí NO2 của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại được tính toán đối với các loại chi phí: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ; Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Kết quả tính toán trong Bảng 3.4 cho thấy, trường hợp hệ thống xử lý khí

NO2 không hoạt động (hiệu suất xử lý bằng 0 %), thiệt hại đối với sức khỏe là 114.876,83 triệu đồng/ năm. Tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi là 50 %, 70 % và 90%, thiệt hại lần lượt là 49.223,96 triệu đồng, 24.611,83 triệu đồng và 984,18 triệu đồng.

Sản lượng điện của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là 6,54 tỷ kWh/ năm. Như vậy chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người là 17,56 đồng/ 1kWh

(trường hợp không xử lý khí NO2).

140.000,00

120.000,00 e do ô ỏ

u V N D) 100.000,00 ệ c kh

ứ 80.000,00 i s ạ 60.000,00 t h ệ 40.000,00 m kh í NO 2 (tri ễ 20.000,00 nhi

C h i p í t hi 0,00 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) Hiệu suấ t xử lý khí NO2 (%)

Hình 3.10. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm khí NO2 theo các mức hiệu suất xử lý khí độc

105 Bảng 3.4. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm khí NO2 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại

Số Chi phí thiệt hại (triệu VND/năm) đối với các mức xử lý khí NO Loại chi phí đối với sức khỏe 2 tt 0 (%) 50 (%) 70 (%) 90 (%) 1 Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ 68.948,45 29.543,62 14.771,81 590,74 2 Chi phí do viêm phế quản mãn tính 31.558,56 13.522,81 6.761,40 270,32 3 Chi phí do giảm số ngày làm việc 10.345,60 4.432,88 2.216,44 88,64 4 Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp 42,73 18,31 9,15 0,37 5 Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em 472,38 202,46 101,23 4,05 6 Chi phí do suy tim ở người cao tuổi 40,30 17,27 8,63 0,35 7 Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn 2.006,94 860,02 429,94 17,20 8 Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen 867,23 371,76 185,82 7,43 9 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen 64,52 27,64 13,82 0,55 10 Chi phí do trẻ em hen bị ho 399,65 171,28 85,63 3,42 11 Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen 103,08 44,18 22,09 0,88 12 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen 27,40 11,74 5,87 0,23 Cộng: 114.876,83 49.223,96 24.611,83 984,18

106 3.2.3.4. Tổng hợp thiệt hại do ô nhiễm bụi và các chất khí SO2, NO2

Kết quả tính toán trong Bảng 3.5 cho thấy, trường hợp hệ thống xử lý bụi và khí độc hại không hoạt động (hiệu suất xử lý bằng 0 %), thiệt hại đối với sức khỏe là 693.148,12 triệu đồng/ năm. Tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi là 50 %, 70 % và 90%, thiệt hại lần lượt là 291.418,82 triệu đồng, 147.779,08 triệu đồng và 6.192,73 triệu đồng.

Sản lượng điện của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là 6,54 tỷ kWh/ năm. Như vậy tổng chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người là 105,99 đồng/ 1kWh (trường hợp không xử lý bụi và khí độc hại).

Bảng 3.5. Tổng hợp Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm không khí của CTCP Nhiệt điện Phả Lại

Hiệu Chi phí thiệt hại (triệu VND/năm) tương ứng với Chi phí suất thiệt hại Số hiệu suất xử lý ở các mức độ khác nhau tính cho tt xử lý 01 kWh bụi Bụi SO NO Tổng (%) 2 2 (VND) *

1 90 4.098,69 1.019,86 984,18 6.192,73 0,95

2 70 97.607,20 25.490,05 24.611,83 147.779,08 22,60

3 50 191.176,11 50.968,75 49.223,96 291.418,82 44,56

4 0 459.377,55 118.893,73 114.876,83 693.148,12 105,99

* Tính với sản lượng điện của Công ty: 6,54 tỷ kWh/ năm.

107 700.000,00

600.000,00 ) Đ 500.000,00 u VN ệ e ( T ri

ỏ 400.000,00 c kh ứ i s ạ 300.000,00 t h ệ

200.000,00 C h i ph í t hi

100.000,00

0,00 0% 50% 70% 90% Hiệu xuất xử lý (5) Tổng cộng Bụi SO2 NO2 Hình 3.11. Tổng hợp chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người

do ô nhiễm bụi, khí SO2, NO2 theo các mức hiệu suất xử lý 3.2.4. Kết quả tính toán xác định thiệt hại đối với cây trồng

Thiệt hại đối với cây trồng (lúa) được tính toán với khí SO2 trong trường hợp Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại không thực hiện biện pháp xử lý khí độc hại. Kết quả tính toán thiệt hại do giảm năng suất lúa được thể hiện trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả tính toán thiệt hại đối với lúa do khí SO2 của CTCP nhiệt điện Phả Lại (Trường hợp không xử lý khí)

Số Thông số Đơn vị tính Thiệt hại tt 1. Sản lượng điện hàng năm Tỷ kWh/năm 6.540.000.000 2. Thiệt hại lúa khi sản xuất 1MWh Kg/1MW 34,79 3. Tổng số thiệt hại lúa Tấn/ năm 227,56 4. Thiệt hại khi sản suất 1MWh Đồng/ 1kWh 0,191 5. Tổng số chi phí thiệt hại Ngàn đồng/ năm 1.251.565,75

108 3.3. Kết quả tính toán đối với Nhà máy gạch tuynel Việt Long

3.3.1. Số liệu đầu vào

3.3.1.1. Số liệu về nguồn thải

Các số liệu nguồn thải được xác định bao gồm: Tọa độ vị trí ống khói;

Lượng than tiêu thụ (tấn/ năm); Lượng thải bụi (g/s); Lượng thải SO2 (g/s); 0 Lượng thải NO2 (g/s); Nhiệt độ khí thải ( K); Tốc độ phụt tại miệng ống khói (m/s); Chiều cao ống khói (m); Đường kính miệng ống khói (m).

Trong đó, đối với số liệu về lượng thải các bụi được tính toán với các mức hiệu suất xử lý khác nhau, bao gồm 90%, 70 %, 60 % và 0 %. Các số liệu này được thể hiện trong Bảng 3.7.

3.3.1.2. Số liệu về khí tượng

Các thông số về khí tượng để tính toán bao gồm hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ môi trường xung quanh, độ ẩm tương đối, phân lớp khí quyển, độ cao lớp xáo trộn. Các số liệu này được cung cấp bởi các trạm khí tượng khu vực tính toán.

3.4.1.3. Số liệu về phân bố mật độ dân cư khu vực tính toán

Yêu cầu số liệu tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người là phân bố mật độ dân số trong khu vực. Đối với khu vực tính toán xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long, mật độ dân số là 47 người/ km2.

3.3.1.4. Số liệu về vị trí Nhà máy gạch tuynel Việt Long

Nhà máy gạch tuynel Việt Long nằm tại Phường Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Hình 3.12).

109 Bảng 3.7. Các thông số nguồn thải Nhà máy gạch tuynel Việt Long

Tên thông số Đơn vị Giá trị 103024’50.36” E Tọa độ vị trí ống khói 22024’18.44” N Lượng than tiêu thụ Tấn/ năm 2.335 Nhiệt độ khí thải oK 324,7 Lưu lượng khí thải m3/s 5,7 Chiều cao ống khói m 24 Đường kính miệng ống khói m 0,9 Tốc độ phụt tại miệng ống khói (m/s) 8,95

Lượng thải bụi: g/s Hiệu suất xử lý 0 % 9,71 Hiệu suất xử lý 50 % 4,85 Hiệu suất xử lý 60 % 3,88 Hiệu suất xử lý 90 % 2,91

Lượng thải SO2: g/s Hiệu suất xử lý 0 % 0,90 Hiệu suất xử lý 50 % 0,45 Hiệu suất xử lý 60 % 0,36 Hiệu suất xử lý 90 % 0,09

Lượng thải NO2: g/s Hiệu suất xử lý 0 % 1,18 Hiệu suất xử lý 50 % 0,59 Hiệu suất xử lý 60 % 0,47 Hiệu suất xử lý 90 % 1,06 [Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy gạch tuynel Việt Long và khảo sát, tính toán của tác giả].

110

Hình 3.12. Sơ đồ vị trí Nhà máy gạch tuynel Việt Long

111 3.3.2. Kết quả tính toán phạm vi và mức độ ô nhiễm không khí

3.3.2.1. Đối với bụi lơ lửng

B1- Trường hợp không có hệ thống lọc bụi

Kết quả tính toán theo mô hình Meti-Lis đối với bụi

cho thấy phạm vi ô nhiễm khá nhỏ, chỉ tập trung

trong khoảng cách xung quanh Nhà máy từ 400m- 950 m tính từ nguồn thải. Mức độ ô nhiễm bụi cũng khá nhỏ, chỉ gấp 1,2- 1,5 lần QCVN. Nếu hiệu suất xử lý bụi là 70 % thì không gây ô nhiễm khu vực xung quanh.

Hình 3.13. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có hệ thống xử lý bụi)

112 B2- Trường hợp hệ thống lọc bụi từ 60 % đến 70 %:

Hình 3.14. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Hình 3.15. Phân bố nồng độ bụi khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp có hệ thống lọc Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp có hệ thống lọc bụi với hiệu suất 60 %) bụi với hiệu suất 70 %) Kết quả tính toán theo mô hình Meti-Lis cho thấy trường hợp hệ thống lọc bụi hoạt động với hiệu suất 60% thì phạm vi ô nhiễm rất nhỏ, chỉ tập trung xung quanh Nhà máy từ 300m- 680 m tính từ nguồn thải theo hướng gió. Mức độ ô nhiễm bụi cũng khá nhỏ, chỉ gấp 1- 1,2 lần QCVN. Nếu hiệu suất xử lý bụi là 70 % thì không gây ô nhiễm khu vực xung quanh.

113 3.3.2.2. Đối với khí SO2, và khí NO2 (Trường hợp không có biện pháp xử lý khí):

Hình 3.16. Phân bố nồng độ khí SO2 khu vực xung quanh Hình 3.17. Phân bố nồng độ khí NO2 khu vực xung quanh Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có biện Nhà máy gạch tuynel Việt Long (trường hợp không có biện pháp xử lý khí) pháp xử lý khí)

Kết quả tính toán theo mô hình Meti-Lis đối với các chất khí SO2, NO2 cho thấy, kể cả trong trường hợp không có hệ thống xử lý khí, nồng độ của các chất khí này nằm dưới QCVN, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

114 3.3.3. Kết quả tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người

Thiệt hại do ô nhiễm khí bụi của Nhà máy gạch tuynel Việt Long được tính toán đối với các loại chi phí: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ; Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Kết quả tính toán trong Bảng 3.10 cho thấy, trường hợp hệ thống xử lý bụi không hoạt động (hiệu suất xử lý bằng 0 %), thiệt hại đối với sức khỏe là 184.558.248,58 đồng/ năm. Tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi là 50 %, 60 % và 65 %, thiệt hại lần lượt là 69.511.644,86 đồng, 29.953.191,40 đồng và 16.416.177,11 đồng.

Sản lượng gạch của Nhà máy là 10 triệu viên. Như vậy, chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người là 18,46 đồng/ 1 viên gạch (trường hợp không có hệ thống xử lý khí bụi).

200,000,000.00 e

ỏ 180,000,000.00

c kh 160,000,000.00 ứ 140,000,000.00 n s

) 120,000,000.00 đế Đ i

ạ 100,000,000.00 ( VN

t h 80,000,000.00 ệ 60,000,000.00 40,000,000.00 20,000,000.00

C h i p í t hi 0.00 0 (%) 50 (%) 60(%) 65(%) Hiệu xuất xử lý bụi (%)

Hình 3.18. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người theo các mức hiệu suất xử lý bụi

115 Bảng 3.8. Kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi của Nhà máy gạch tuynel Việt Long Số Chi phí thiệt hại (VND/năm) đối với các mức hiệu suất xử lý bụi Loại chi phí đối với sức khỏe tt 0 (%) 50 (%) 60 (%) 65% 1 Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ 110.755.200,00 41.713.344,00 17.974.368,00 9.851.875,20 2 Chi phí do viêm phế quản mãn tính 50.693.856,00 19.095.264,00 8.227.910,40 4.508.937,60 3 Chi phí do giảm số ngày làm việc 16.639.968,00 6.266.342,40 2.700.825,60 1.479.849,60 4 Chi phí nhập viện do bệnh hô hấp 68.307,94 25.727,23 11.087,53 6.076,86 5 Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em 758.873,28 285.828,48 123.191,81 67.507,30 6 Chi phí do suy tim ở người cao tuổi 64.491,55 24.299,42 10.468,37 5.736,59 7 Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn 3.227.913,60 1.215.771,84 523.885,44 287.162,88 8 Chi phí do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen 1.393.113,60 524.819,52 226.180,80 123.939,07 9 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở người lớn bị hen 103.883,04 39.124,61 16.866,82 9.240,72 10 Chi phí do trẻ em hen bị ho 642.780,48 242.060,16 104.336,74 57.179,04 11 Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen 165.865,92 62.489,95 26.928,19 14.758,46 12 Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen 43.995,17 16.573,25 7.141,71 3.913,80 Cộng: 184.558.248,58 69.511.644,86 29.953.191,40 16.416.177,11

116 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả tính toán chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi của CTSX Vật liệu xây dựng Việt Long

Chi phí thiệt Hiệu suất Chi phí thiệt hại Chi phí thiệt hại hại so với tổng Số tt xử lý bụi tính cho 01 viên (VND) giá thành 1 (%) gạch (VND) viên gạch (%)

1 0 184.558.248,58 18,46 1,03

2 50 69.511.644,86 6,95 0,39

3 60 29.953.191,40 2,99 0,17

4 65 16.416.177,11 1,64 0,09 * Giá của 1 viên gạch trên thị trường năm 2012: 1.080VND

20 1,2 e

ỏ 18 1

c kh 16 ứ 14 i s 0,8 ớ 12 i v ) Đ

đố 10 0,6 i ạ ( VN 8 t h

ệ 0,4 6 4 0,2 2 C h i ph í t hi 0 0 0 (%) 50(%) 60(%) 65(%) Hiệu xuất xử lý (%)

Chi phí thiệt hại khi SX 01 viên gạch Chi phí so với tổng giá thành 1 viên gạch

Hình 3.19. Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người khi sản xuất 1 viên gạch và so với giá thành sản xuất 1 viên gạch (theo các mức hiệu suất xử lý bụi)

117 118

3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

3.4.1. Hình thành quan niệm về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra từ hoạt động SXCN

3.4.1.1. Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm không khí

Luật BVMT năm 2005 mới chỉ có những quy định mang tính chất nguyên tắc chung về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra (Điều 130). Không khí được xác định là một thành phần của môi trường, do vậy thiệt hại do ô nhiễm không khí từ hoạt động SXCN cần được hiểu bao gồm hai nhóm sau đây [50]:

- Nhóm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên do ô nhiễm không khí phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp thể hiện bởi sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường có liên quan đến khí thải công nghiệp. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi giá trị các thông số trong môi trường vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Hậu quả tiếp theo của sự ô nhiễm không khí từ nguồn công nghiệp đó là gây ra ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, hệ sinh thái, gia tăng hiệu ứng nhà kính, mưa axít, biến đổi khí hậu, .... gây ra những thiệt hại về kinh tế, xã hội.

- Nhóm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm không khí phát sinh từ nguồn công nghiệp được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập

118 thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về tài sản được biểu hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, suy giảm chất lượng công trình xây dựng, độ bền của vật liệu, chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm không khí từ SXCN gây nên.

Quan niệm về thiệt hại cần thiết được chia ra làm ba loại: có thiệt hại, thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng để làm cơ sở tính toán, xác định mức độ bồi thường thiệt hại cho các đối tượng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Việt phân loại thiệt hại này cần được tiếp cận trên cơ sở mức độ gây ô nhiễm không khí thông qua chỉ số nồng độ chất gây ô nhiễm so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường 50.

3.4.1.3. Quan niện về bồi thường thiệt hại và việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do ô nhiễm không khí:

Việc bồi thường thiệt hại về môi trường bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Đối với những tổn thất về tài sản, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại kinh tế thực tế và dự kiến mất lợi nhuận. Đối với tổn thất về sức khỏe con người, thiệt hại bao gồm: Chi phí trực tiếp khám, chữa bệnh, chi phí mai táng. Khoản chi phí này được tính toán theo giá cả thị trường; Chi phí gián tiếp do tổn thất về tâm lý, tinh thần, cảm xúc. Khoản chi phí này không thể đo được bằng tiền, vì vậy hình thức bồi thường là những lời xin lỗi, chấm dứt hành vi gây hại hoặc sự hỗ trợ số tiền nhất định để làm giảm bớt sự đau khổ về tinh thần gây ra bởi ô nhiễm môi trường.

Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do ô nhiễm không khí bao gồm: Biện pháp chấm dứt vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm đang diễn ra để ngăn chặn tác hại môi trường hiện có và khả năng nặng hoặc xảy ra thảm họa nếu như không thể kiểm soát được; Biện pháp phục hồi môi trường

119 120

bị ô nhiễm thông qua các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để đưa môi trường về trạng thái ban đầu hoặc đạt được tiêu chuẩn chất lượng môi trường; Biện pháp loại bỏ các nguy hiểm (đóng cửa hoặc di chuyển nhà máy ra vị trí khác) thường được áp dụng cho những đối tượng ô nhiễm gây ra tác hại thực tế nhưng không khắc phục được hoặc có những mối đe dọa đáng kể, gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản [50].

3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

3.4.2.1. Hoàn thiện các quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện, nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

a) Điều chỉnh quy định về thời hiệu khởi kiện

Khó có thể áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện của các vụ án dân sự hoặc vụ án kinh tế. Đối với các vụ án về môi trường không khí, việc quy định thời hiệu khởi kiện quá ngắn sẽ không bảo đảm được quyền lợi của người bị hại, vì những tổn hại do không khí bị ô nhiễm gây nên có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.

Cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước đi trước về vấn đề này, chẳng hạn theo quy định của pháp luật Trung Quốc [52], thời hạn khởi kiện đối với các vụ việc dân sự là hai năm. Tuy nhiên, với tính riêng biệt của tranh chấp môi trường, Luật BVMT (Điều 42) quy định thời hạn khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm biết hoặc phải biết thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Đối với những tổn thất về tài sản, thời hiệu được tính từ khi thiệt hại xảy ra, còn đối với tổn thất về sức khỏe, thời hiệu được tính từ khi phát hiện được bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Thời gian tối đa cho các quyền dân sự của một người để được bảo vệ là hai mươi năm. Tuy nhiên, đối với các quyền được bồi

120 thường, tòa án có thể kéo dài thời gian này nếu xét thấy hoàn cảnh đặc biệt về biểu hiện của sức khỏe.

Ngoài ra, để khuyến khích các chủ thể mua bảo hiểm môi trường, nên chăng thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án về môi trường cần được quy định tương ứng với khoảng thời gian mà người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm về sự kiện có tranh chấp của mình.

b) Điều chỉnh quy định về nghĩa vụ và chứng minh

Đối với các vụ án về môi trường không khí khó có thể áp dụng các quy định về nghĩa vụ chứng minh như trong tranh chấp dân sự, kinh tế thông thường. Nên chăng, pháp luật môi trường cần quy định rõ nghĩa vụ này đối với cả bên gây thiệt hại và bên bị hại [52].

Trong các vụ việc tranh chấp môi trường, bên nguyên đơn thường là những người dân. Vì vậy họ không đủ kiến thức chuyên môn và nguồn lực để chứng minh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị đơn. Hơn nữa, hiện trạng kiến thức khoa học có thể không đủ để thiết lập các liên kết trực tiếp về quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm và người gây ô nhiễm, giữa ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm gây ra.

Đối với bên bị hại, chỉ cần các bên nguyên đơn kê khai đầy đủ, chi tiết những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, cùng các yêu cầu của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc phản ánh, kê khai không đúng sự thật. Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh các vấn đề về hoạt động của mình có gây/ không gây ô nhiễm không khí (thông qua việc quan trắc môi trường thường xuyên, thông qua nhật ký vận hành công trình xử lý bụi, khí độc hại).

Việc xác định mức độ thiệt hại, nguyên nhân gây thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả sẽ do công tác giám định môi trường tiến

121 122

hành. Những chi phí cho việc giám định thiệt hại có thể được nhà nước hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hoặc từ Quỹ BVMT Việt Nam.

3.4.2.2. Hoàn thiện các quy định cụ thể về áp dụng các phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí

a) Giải quyết bằng phương thức hòa giải

Tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có thể được giải quyết bằng phương thức hòa giải giữa các bên tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán. Phương thức này được sử dụng trước hoặc trong quá trình tố tụng hành chính, tư pháp. Trường hợp sử dụng trước quá trình tố tụng nói trên, nếu các bên đạt được đồng thuận thì sự thỏa thuận sẽ có hiệu lực ngay mà không cần đến sự phê duyệt của bên thứ ba.

Tuy nhiên, nếu hoà giải xảy ra trong quá trình tố tụng này, các thỏa thuận giải quyết sẽ có hiệu lực khi nó được phê duyệt bởi cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường.

Phương thức hòa giải được sử dụng phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí. Phương thức này tỏ ra nhanh chóng, linh hoạt, tiết kiệm và hiệu quả nếu các bên tranh chấp sẵn sàng đạt được sự thỏa hiệp. Tuy nhiên để việc hòa giải đạt được sự thành công, cần chú ý đến bốn yếu tố cơ bản [56]:

- Việc đàm phán cần được thực hiện sớm để tăng cơ hội hoà giải thành công. Các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp và cộng đồng tỏ ra có hiệu quả hơn nếu được tiến hành sớm, trước khi cộng đồng bị thất vọng hoặc mâu thuẫn đạt đến cực điểm.

- Những người tham gia đàm phán đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Các nhà đàm phán mà các bên đưa ra

122 thường là những người có trách nhiệm, hiểu biết những lợi ích và sự quan tâm của các bên để tìm kiếm được tiếng nói chung trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường.

- Các bên tranh chấp cần sẵn sàng thỏa hiệp và thảo luận về các vấn đề trên tinh thần thẳng thắn để đạt được một sự đồng thuận hoàn toàn khả thi. Một mặt, các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần nhận ra rằng chi phí để chiến thắng một vụ tranh chấp môi trường thường lớn hơn rất nhiều so với lợi ích mà họ có được từ sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các nạn nhân ô nhiễm hiểu rằng sẽ mất rất nhiều chi phí và khó khăn để giải quyết các tranh chấp môi trường bằng cách kiện tụng. Cả hai bên cần hiểu rằng nhiều vấn đề được giải quyết bởi sự thỏa hiệp tốt hơn là tiếp tục tạo ra xung đột.

- Một thỏa thuận giải quyết tranh chấp môi trường bằng hòa giải chỉ thành công khi cả hai bên đạt được một thỏa thuận từ ý chí tự do của mình. Không có bên nào thể hiện sự gian lận hoặc cưỡng ép, áp đặt một cách không công bằng đối với bên kia.

b) Giải quyết bằng phương thức trung gian hòa giải

Trung gian hòa giải là một phương thức truyền thống và được sử dụng nhiều để giải quyết tranh chấp môi trường ở nhiều nước trên thế giới. Phương thức này đã tỏ ra rất hiệu quả để chấm dứt vụ kiện và giảm bớt xung đột trong xã hội có tồn tại các giá trị lợi ích khác nhau. Khi các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì họ thường hướng tới việc sử dụng phương thức trung gian hòa giải vì họ nhận biết rằng sẽ phải tốn kém về công sức, chi phí và sự không chắc chắn thắng lợi khi kiện tụng. Mặt khác, bên gây ra ô nhiễm thường muốn tránh giới báo chí đưa tin làm xấu đi hình ảnh và giảm uy tín của doanh nghiệp vì lý do gây ra ô nhiễm môi trường.

123 124

Trung gian hòa giải khác với hoà giải bởi sự tham gia thực hiện của bên thứ ba với vai trò như là một người hỗ trợ. Bên thứ ba độc lập sẽ giúp các bên tranh chấp đạt được những gì họ mong muốn được giải quyết. Trung gian hòa giải thường không có thẩm quyền pháp lý để áp đặt một quyết định, buộc nhượng bộ, hoặc thậm chí đòi hỏi phải tham dự tại các cuộc họp chung. Vai trò cụ thể của hòa giải được xác định bởi các nhu cầu cụ thể của các bên và đại diện. Quá trình trung gian hòa giải tranh chấp, người hòa giải xem xét những lợi ích cốt lõi của cả hai bên có thể đáp ứng được và xác định những lợi ích của mỗi bên sẽ không áp đặt thiệt hại đáng kể cho bên kia. Quá trình này là để xác định một số khả năng mà hai bên có thể chấp nhận được. Tùy thuộc vào vai trò của người hòa giải, phương thức trung gian hòa giải được được chia thành ba loại [52]:

* Trung gian hòa giải nhân dân

Trung gian hòa giải nhân dân được thực hiện bởi hòa giải viên. Người này được các bên tranh chấp mời với tư cách cá nhân. Họ có sự am hiểu về pháp luật để đóng vai trò trung gian hòa giải và giúp các bên giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên thường nằm trong các ủy ban hòa giải. Ủy ban này là một tổ được thành lập theo quyết định của UBND tại các khu vực đô thị và nông thôn, hoạt động theo sự lãnh đạo của UBND địa phương và TAND cùng cấp. Những quy định về hoạt động của ủy ban hòa giải nhân dân cần được Bộ Tư pháp ban hành. Theo đó, ủy ban này cung cấp dịch vụ hòa giải miễn phí, tạo điều kiện thuận lợi và giúp cho các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận này được lập thành văn bản, được ký bởi các bên trong tranh chấp cùng với chữ ký hòa giải viên và được đóng dấu bởi uỷ ban hòa giải nhân dân.

Các loại tranh chấp môi trường được hòa giải viên thực hiện thường là các tranh chấp giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cư xung quanh. Tuy

124 nhiên trong quá trình thực hiện cần chú ý đến các yếu tố tác động đến chất lượng của vụ việc hòa giải như trình độ, sự am hiểu về pháp luật, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của hòa giải viên.

* Trung gian hòa giải hành chính

Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí có thể được các bên yêu cầu giải quyết bởi cơ quan hành chính địa phương. Phương thức này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì hiệu quả hơn và ít tốn thời gian hơn so với quá trình giải quyết tại tòa án. Các nạn nhân của ô nhiễm môi trường thường có xu hướng đặt niềm tin vào cơ quan QLMT tại địa phương. Họ tin rằng vụ việc tranh chấp có thể được giải quyết một cách công bằng, nhanh chóng do cơ quan này có chuyên môn nghiệp vụ và có được cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường, đồng thời cơ quan này bảo đảm được sự hài hòa lợi ích môi trường của cộng đồng.

* Trung gian hòa giải tư pháp

Hòa giải tư pháp cần được thực hiện trong phiên tòa dân sự. Theo đó, TAND thực hiện vai trò làm trung gian hòa giải khi có yêu cầu của một bên tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau trên nguyên tắc tự nguyện thì sự thỏa thuận này được lập thành văn bản có sự ký kết của các bên và của thẩm phám. Văn bản thỏa thuận này là cơ sở để các bên thực hiện việc giải quyết tranh chấp với sự bảo đảm của tòa án. Việc hòa giải không những cần được thực hiện trong xét xử sơ thẩm mà còn cần được thực hiện cả trong thủ tục phúc thẩm.

c) Giải quyết bằng phương thức khởi kiện tại tòa án

Khi các bên tranh chấp môi trường không giải quyết được bằng phương thức thỏa thuận, sự bất đồng vẫn tiếp tục gia tăng và đạt đến mức cao điểm, việc khởi kiện tại tòa án được các bên lựa chọn như là một phương thức cần

125 126

đến sự tác động của pháp luật. Nhìn chung, thủ tục tố tụng của tòa án được coi là phương thức cuối cùng trong giải quyết tranh chấp môi trường [52].

Tranh tụng là một công cụ quan trọng để xác định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên trong tranh chấp môi trường theo quy định của pháp luật. Phương thức này thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải tuân thủ một quy trình giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là phương thức có những ưu việt: Vụ việc tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng các quy định pháp luật; tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp nâng cao nhận thức về pháp luật đối với các bên; Tạo sức ép đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp BVMT, xử lý chất thải để hạn chế gây ô nhiễm và giải quyết phát sinh tranh chấp môi trường.

Các bên tranh chấp về trách nhiệm pháp lý có thể yêu cầu giải quyết bằng biện pháp hành chính hoặc yêu cầu TAND giải quyết. Để xác định được trách nhiệm pháp lý trong vụ kiện tụng, cần thiết xác định được bốn vấn đề: Hành vi xả, thải hoặc phát ra các chất gây ô nhiễm trái pháp luật; Có xảy ra thiệt hại về tài sản, con người và môi trường; Có quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và tác hại môi trường; Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

3.4.2.3. Giải pháp kiện toàn hệ thống cơ quan QLMT để tổ chức xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

Chủ thể giải quyết tranh chấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp. Năng lực chủ thể cần đáp ứng được những yêu cầu có tính phức tạp của việc giải quyết tranh chấp loại tranh chấp này. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng chủ thể trong giải quyết tranh chấp môi trường trước khi vụ việc được khởi kiện ra toà án [52]. Điều này có nghĩa là ngay trong hoạt động QLMT cần có cơ chế ngăn chặn và loại bỏ tranh chấp

126 bởi vì hậu quả của tranh chấp môi trường phần lớn là khó có thể khắc phục một cách toàn diện. Việc kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí cần được thực hiện theo các nội dung :

a) Hoàn thiện các định chế tổ chức

Hiện tại, hệ thống cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường ở nước ta được tổ chức theo Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010), Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, cơ quan chuyên môn về QLMT được thành lập ở các bộ, ngành trung ương và bốn cấp địa phương. Đây là điều rất thuận lợi cho công tác QLMT nói chung và công tác giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng. Tuy nhiên, để khắc phục những điểm chưa rõ ràng trong các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường, pháp luật môi trường cần quy định cụ thể một số nội dung sau:

- Cấp trung ương:

Bộ TN&MT đã có tổ chức Tổng cục Môi trường. Cơ quan này được thành lập theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường. Tuy nhiên, trong cơ quan này cần thành lập phòng giải quyết các tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có quy mô lớn, liên ngành, liên tỉnh.

- Cấp địa phương:

+ Sở TN&MT được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về môi trường trong phạm vi tỉnh. Sở này cần bố trí một ban đảm nhiệm việc giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

127 128

trong phạm vi của tỉnh mình, tranh chấp liên huyện và phối hợp giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến tỉnh khác.

+ Phòng TN&MT đảm nhiệm giải quyết tranh chấp môi trường trong phạm vi của mình. Trong phòng này cần có biên chế cán bộ chuyên trách đảm nhiệm việc giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí trong phạm vi của huyện mình và phối hợp giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến huyện khác.

+ Cán bộ công chức địa chính- xây dựng xã, phường, thị trấn đảm nhiệm việc giải quyết các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn và tham mưu cho UBND trong việc giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí trong phạm vi của xã mình và phối hợp giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến xã khác.

Trường hợp tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí được giải quyết tại tòa án, cơ quan QLMT còn đóng vai trò cung cấp các thông tin phục vụ xét xử hoặc có thể là đại diện quyền lợi của bên bị hại.

- Cơ quan chuyên môn về môi trường ở các bộ, ngành:

Cơ quan chuyên môn về môi trường ở các bộ, ngành được tổ chức theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ có nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có liên quan đến các chủ thể do mình quản lý. Cơ quan này đóng vai trò cung cấp các thông tin giúp cho quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp.

b) Nâng cao năng lực của cán bộ QLMT các cấp

Cán bộ QLMT các cấp cần được bồi dưỡng về: Năng lực chuyên môn môi trường; Năng lực QLMT và năng lực thi hành pháp luật môi trường. Việc tăng cường năng lực của loại chủ thể này nhất thiết cần phải thông qua các

128 hình thức đào tạo, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đào tạo trình độ chuyên môn, kĩ thuật về lĩnh vực môi trường, kết hợp chặt chẽ với việc trang bị kiến thức pháp luật về môi trường.

Để phục vụ trực tiếp cho công tác giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí, việc tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ QLMT cần tập trung vào một số nội dung sau: - Tăng cường năng lực thi hành pháp luật để có thể phát hiện và xử lý kịp thời, đúng đắn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường.

- Tăng cường năng lực chuyên môn môi trường để có thể thẩm tra, xác minh phạm vi, mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí.

- Tăng cường năng lực quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin về các đối tượng gây ra ô nhiễm dẫn đến thiệt hại về môi trường. - Đối với cán bộ QLMT ở cấp trung ương cần được trang bị kiến thức pháp luật quốc tế về môi trường và ngoại ngữ để tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước khác.

3.4.2.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp nhằm xét xử có hiệu quả các tranh chấp môi trường đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí a) Kiện toàn hệ thống toà án

Do yêu cầu về cải cách hành chính và tinh giảm bộ máy tư pháp, chúng ta chưa có điều kiện để thành lập tòa án chuyên trách xét xử vụ án môi trường. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng, đặc điểm, tính chất và qui mô của các vụ việc tranh chấp, cần thiết có những qui định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường cho TAND các cấp cho phù hợp. Thẩm quyền này nên xác định theo nguyên tắc lãnh thổ, tức là tranh chấp giữa các chủ thể sinh sống hay hoạt động trong địa phương nào sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án địa phương đó.

129 130

b) Nâng cao năng lực của thẩm phán Nhiều thẩm phán hiện nay chỉ được đào tạo kiến thức về luật nói chung, chưa có trình độ cao về luật môi trường. Với đặc điểm, tính chất của các vụ việc tranh chấp môi trường đặt ra yêu cầu đòi hỏi đội ngũ thẩm phán và công tố viên cần được được đào tạo về những kiến thức pháp luật môi trường, hình thành kĩ năng giải quyết tranh chấp môi trường, nhất là kĩ năng xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. c) Xác định vai trò của viện kiểm sát các cấp

Do tính chất đặc thù của tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí có sự gắn chặt giữa lợi ích tư và lợi ích công cần bảo vệ nên vai trò của viện kiểm sát cần phải được tăng cường trong quá trình xây dựng, hoàn chỉnh các quy định pháp luật tố tụng và trong quá trình xét xử vụ việc để bảo đảm các vấn đề về lợi ích trong các trường hợp: Các vụ tranh chấp liên quan đến thiệt hại đối với di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, công trình công cộng, hệ sinh thái rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn có tầm quan trọng lớn đối với cộng đồng và đối với Nhà nước; Hoặc các vụ việc tranh chấp mà bên bị thiệt hại là những đối tượng ít có khả năng tự bảo vệ do trình độ văn hoá thấp, do nghèo đói hoặc bị hạn chế những năng lực khác. 3.3.3. Nhóm các giải pháp bảo đảm thực thi các công cụ kỹ thuật trong giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

3.4.3.1. Xây dựng và hoàn thiện quy định về việc sử dụng kết quả báo cáo ĐTM trong giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí

ĐTM được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu trong công tác QLMT đối với các dự án đầu tư do bản chất và giá trị về mặt khoa học, pháp lý của nó. Kết quả ĐTM được sử dụng làm căn cứ để cơ quan QLMT theo dõi, và giám sát các hoạt động BVMT và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường. Trong đó, việc sử dụng các kết quả của báo cáo ĐTM để giải

130 quyết các tranh chấp môi trường là có cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý, đồng thời tiết kiệm chi phí về tài chính và tiết kiệm về thời gian [63].

Vì vậy, cần thiết có quy định việc sử dụng các kết quả ĐTM trong việc giải quyết tranh chấp môi trường theo hướng:

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM cho các loại hình dự án

Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định mang tính nguyên tắc và yêu cầu về nội dung, cấu trúc của báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này cần được hoàn thiện theo hướng quy định bắt buộc sử dụng các phương pháp, công cụ phần mền tính toán để đánh giá một cách định lượng về phạm vi, mức độ tác động môi trường trong quá trình ĐTM; quy định việc điều chỉnh nội dung báo cáo ĐTM để bổ sung các đối tượng bị tác động chưa được đánh giá hết ở thời điểm lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM do nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó cần xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM cho các loại hình dự án cụ thể.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và ngành phục vụ cho quá trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM

Cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho quá trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM cần thiết được xây dựng một cách có hệ thống. Trong cơ sở dữ liệu đó cần có các dữ liệu như kết quả điều tra cơ bản, quan trắc môi trường, khí tượng, thủy văn; dữ liệu về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các vùng; thông tin về các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực; dữ liệu về các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; dữ liệu, thông tin về ĐTM; thông tin về các phương pháp, công cụ và phần mềm tính

131 132

toán trong ĐTM; kết quả về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

c) Sử dụng các phương pháp, các chương trình phần mềm có độ tin cậy để tính toán phạm vi, mức độ ô nhiễm, lập bản đồ phân vùng tác động môi trường trong quá trình ĐTM

Trong quá trình ĐTM, một vấn đề quan trọng được đặt ra là phải xác định được một cách định lượng phạm vi, mức độ tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có quy định mang tính nguyên tắc đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM phải đáp ứng điều kiện có cán bộ chuyên môn về khoa học môi trường, cán bộ có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án; có các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định về đo đạc, lấy mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án.

Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng trong ĐTM là việc sử dụng các phương pháp và các công cụ đánh giá có độ tin cậy. Đặc biệt, đối với những dự án có nguồn phát thải bụi, khí độc hại, nước thải, cần quy định bắt buộc phải sử dụng các mô hình để tính toán phạm vi, mức độ ô nhiễm, lập bản đồ phân vùng khu vực bị tác động môi trường theo các mức độ khác nhau (chẳng hạn ba mức gồm: khu vực bị tác động đặc biệt nghiêm trọng, khu vực bị tác động nghiêm trọng, khu vực bị tác động).

d) Điều chỉnh nội dung báo cáo ĐTM để bổ sung các đối tượng bị tác động chưa được đánh giá hết ở thời điểm lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM do nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định việc lập báo cáo ĐTM bổ sung trong các trường hợp như có thay đổi về địa điểm, quy mô, công suất

132 thiết kế, công nghệ của dự án hoặc có thay đổi về thời gian thực hiện dự án. Tuy nhiên, môi trường có đặc điểm và tính chất phức tạp, diễn biến thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.

Mặt khác, do những nguyên nhân khách quan, quá trình lập, thẩm định báo cáo ĐTM có thể chưa xác định được hết các đối tượng bị tác động, phạm vi và mức độ tác động. Vì vậy việc điều chỉnh nội dung báo cáo ĐTM một cách thường xuyên là hết sức cần thiết. Vấn đề này xuất phát từ bản chất lý luận của ĐTM được xác định là một quá trình đánh giá và dự báo tác động đến môi trường.

e) Thực hiện việc tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM như là một giải pháp thương lượng giữa chủ dự án và cộng đồng

Quá trình tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM theo quy định của Luật BVMT. Ngoài việc đạt được sự tán thành của chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương về địa điểm thực hiện dự án, các giải pháp BVMT, thực hiện các hoạt động phúc lợi và tiếp nhận lao động địa phương, chủ dự án cần có sự thương lượng để thỏa thuận trong việc xác định đối tượng bị tác động, phạm vi và mức độ tác động môi trường thông qua báo cáo ĐTM của dự án. Đây được coi là những thỏa thuận ban đầu khi chưa xảy ra tranh chấp môi trường. Điều này sẽ có giá trị hữu ích và thuận lợi khi xảy ra tranh chấp và giải quyết tranh chấp môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh sau này của dự án.

e) Bảo đảm chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định báo cáo ĐTM ở cấp trung ương và địa phương.

Bảo đảm nguồn lực về số lượng và chất lượng cán bộ cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTM ở trung ương và địa phương. Đầu tư máy móc, thiết bị nghiệp vụ phục vụ để kiểm chứng các kết quả trong báo cáo

133 134

ĐTM. Bảo đảm kinh phí cần thiết cho hoạt động trước, trong và sau khi thẩm định ĐTM. Bảo đảm thực hiện trách nhiệm pháp lý của cơ quan thường trực của hội đồng thẩm định trong việc giám sát một cách chặt chẽ, chi tiết kết quả chỉnh sửa, bổ sung các vấn đề trong báo cáo ĐTM theo kết luận của hội đồng thẩm định. Khi sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM, cần bảo đảm yêu cầu về chất lượng dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM thông qua các yêu cầu và điều kiện. Trường hợp cần thiết đối với các báo cáo ĐTM của dự án phức tạp có thể sử dụng tổ chức nước ngoài để so sánh, kiểm chứng kết quả thẩm định.

3.4.3.2. Thiết lập hệ thống quan trắc và bảo đảm tính pháp lý trong việc sử dụng kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở SXCN phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường

Quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng được quy định trong Luật BVMT (Điểm d, Khoản 2, Điều 94) như là một trách nhiệm pháp lý bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bảo đảm các vấn đề pháp lý và khoa học trong hoạt động quan trắc môi trường không khí sẽ giúp cho cơ sở sản xuất không những chứng minh được việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT mà còn xác định được phạm vi, mức độ tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường.

Các kết quả quan trắc môi trường không khí chỉ có giá trị về mặt pháp lý khi chương trình quan trắc, kế hoạch quan trắc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động quan trắc được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật về BVMT và thực tiễn, các bước xây dựng và thực

134 hiện chương trình quan trắc môi trường không khí tại cơ sở SXCN được đề xuất theo sơ đồ trong Hình 4.1 51.

NỘI DUNG, YÊU CẦU CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ

Xác định mục tiêu, yêu cầu quan trắc THIẾT KẾ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BVMT CHƯƠNG VÀ ĐTM ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TRÌNH QUAN Xác định địa điểm, TRẮC vị trí quan trắc

Xác định thông số quan trắc CƠ QUAN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THẨM ĐỊNH VÀ Xác định thời gian, LẬP KẾ PHÊ DUYỆT tần suất quan trắc HOẠCH QUAN TRẮC

Bố trí nhân lực quan trắc

B ảo đảm trang thiết bị CÁC PHƯƠNG PHÁP, quan trắc QUY TRÌNH, QUY PHẠM VÀ THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUAN TRẮC Bảo đảm kinh phí quan trắc

Bảo đảm chất lượng quan trắc XỬ LÝ SỐ LIỆU PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH QUAN TRẮC KỸ THUẬT, CÁC CÔNG CỤ KHUYẾN KHÍCH HOẶC BẮT BUỘC ÁP DỤNG Bố trí, chuẩn bị quan trắc

LẬP BÁO CÁO CƠ QUAN QUẢN LÝ MÔI KẾT QUẢ TRƯỜNG THẨM ĐỊNH, Lấy mẫu, đo đạc, phân tích QUAN TRẮC PHÊ DUYỆT các thông số môi trường

Hình 4.1. Sơ đồ các bước xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tại cơ sở SXCN

135 136

Để bảo đảm giá trị pháp lý và độ tin cậy của các kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở SXCN, chương trình, kế hoạch quan trắc cần thiết bảo đảm những yêu cầu cụ thể dưới đây [51]:

a) Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí cần bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về BVMT và báo cáo ĐTM được phê duyệt

Quá trình thiết kế chương trình quan trắc môi trường, các vấn đề cần được xác định bao gồm mục tiêu quan trắc, vị trí, địa điểm quan trắc, thông số quan trắc, thời gian và tần suất quan trắc. Trong đó, mục tiêu quan trắc được xác định để đánh giá mức độ tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí, xác định hiệu quả thực hiện công nghệ xử lý khí thải công nghiệp, xác định những vùng bị tác động của khí thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở SXCN hoặc xác định đối tượng, phạm vi, mức độ gây thiệt hại trong giải quyết tranh chấp môi trường.

Việc xác định vị trí quan trắc để đánh giá hiệu quả xử lý hoặc mức độ tuân thủ quy chuẩn về khí thải công nghiệp cần được thực hiện tại địa điểm sau hệ thống xử lý bụi, khí thải. Các vị trí quan trắc môi trường không khí tại cơ sở SXCN cần được xác định trên bản đồ và đưa vào chương trình quan trắc để được phê duyệt nhằm bảo đảm tính pháp lý.

b) Lập kế hoạch quan trắc môi trường không khí tại cơ sở SXCN để cơ quan QLMT thẩm định, xác nhận

Việc lập kế hoạch quan trắc môi trường của cơ sở sản xuất được căn cứ vào mục tiêu quan trắc, vị trí, địa điểm quan trắc, thông số quan trắc, thời gian và tần suất quan trắc. Trên cơ sở đó xác định các nội dung cần thực hiện và bố trí nhân lực quan trắc, bảo đảm trang thiết bị quan trắc, bảo đảm kinh phí quan trắc, bảo đảm chất lượng quan trắc. Kế hoạch quan trắc môi trường cần phải được cơ quan QLMT thẩm định, xác nhận trên cơ sở báo cáo ĐTM, những quy định pháp luật về BVMT và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

136 quốc gia. Kế hoạch quan trắc được phê duyệt sẽ bảo đảm tính chất pháp lý trong quá trình thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường theo mục tiêu đã xác định.

c) Thực hiện hoạt động quan trắc môi trường không khí theo các phương pháp, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn môi trường

Trên cơ sở kế hoạch quan trắc môi trường, việc thực hiện quan trắc môi trường cần thực hiện các hoạt động bố trí, chuẩn bị cho quan trắc, tiếp theo là thực hiện việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường. Trong đó, công việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, xử lý mẫu và phân tích, đo đạc phải bảo đảm tuân thủ các phương pháp, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường .

d) Xử lý số liệu quan trắc môi trường không khí theo các phương pháp, quy trình kỹ thuật, các công cụ bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng

Xử lý số liệu quan trắc bằng các phương pháp thống kê, xác định các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình của kết quả quan trắc. Việc xử lý số liệu có thể được tiến hành bằng các phần mềm chuyên dụng khi được cơ quan QLMT cho phép áp dụng.

Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trường không khí. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm).

e) Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường không khí theo đúng các nội dung, hình thức, thể thức để cơ quan có thẩm quyền xác nhận

Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường không khí theo đúng các nội dung, hình thức, thể thức, tuân thủ quy định của cơ quan QLMT. Trong đó, báo cáo kết quả quan trắc cần phải có các thông tin bao gồm: thông tin về cơ

137 138

sở SXCN (tên cơ sở, vị trí địa lý, lĩnh vực hoạt động, đặc trưng của nguồn thải); mục tiêu của chương trình, kế hoạch quan trắc môi trường (vị trí điểm lấy mẫu, thông số quan trắc, thời gian và tần suất quan trắc, phương pháp, thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích; tổ chức thực hiện, kết quả quan trắc; đánh giá kết quả quan trắc môi trường) [51].

Kết quả quan trắc môi trường của cơ sở SXCN cần có sự so sánh với các kết quả quan trắc của các tổ chức khác hoặc các kết quả tính toán bằng các mô hình toán học để bảo đảm tính khách quan.

3.4.3.3. Khuyến khích áp dụng mô hình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong trong giải quyết tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường có những đặc điểm riêng biệt khác với các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, kinh tế. Trong đó, tranh chấp môi trường do ô nhiễm không khí lại càng có tính đặc thù hơn vì những lý do như đã phân tích trong Chương 1 của Luận án. Vì vậy việc khuyến khích các bên trong tranh chấp thỏa thuận áp dụng các mô hình toán là rất cần thiết. Điều này xuất phát từ tính ưu việt của các mô hình này.

Trong chương 2, Luận án đã đề cập những phương pháp tính toán ô nhiễm không khí bằng nhiều mô hình khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình nào là phụ thuộc ở ý chí và sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và phụ thuộc vào khả năng dữ liệu đầu vào cho việc tính toán. Để có thể áp dụng được các mô hình này ở Việt Nam, cần thiết có những nghiên cứu chi tiết về các vấn đề dưới đây cho các vùng, miền của Việt Nam:

- Nghiên cứu về: i) Các thông số khí tượng như sự biến thiên, phân bố của tốc độ gió, nhiệt độ theo chiều cao, sự phân tầng của khí quyển, sự lắng đọng của chất ô nhiễm ở các khu vực đặc trưng đối với Việt Nam; ii) Tăng tần suất và bảo đảm độ chính xác, tính liên tục của chuỗi số liệu khí tượng đáp

138 ứng các yêu cầu của các mô hình; iii) Xác định và chuẩn hóa các số liệu đầu về nguồn thải để bảo đảm độ tin cậy của các kết quả tính toán.

- Nghiên cứu xác định giá trị của hàm tổn thất tương ứng trong mối tương quan giữa gia tăng ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe, đối với cây trồng, hệ sinh thái và công trình xây dựng trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu xác định những chi phí y tế trong việc khám, chữa và điều trị các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.

Kết luận Chương 3

1. Quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí được đề xuất bảo đảm yêu cầu có cơ sở khoa học, dễ dàng thực hiện, có tính khả thi trong thực tế thông qua việc áp dụng thử nghiệm cho 02 đối tượng đó là Công ty CP nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long.

2. Kết quả tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại khi xảy ra ô nhiễm không khí của Công ty CP nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long cho thấy:

2.1. Đối với Công ty CP nhiệt điện Phả Lại:

Trong trường hợp không thực hiện biện pháp xử lý bụi và khí độc hại

SO2, NO2, phạm vi gây ô nhiễm khá rộng lớn. Đối với bụi, trong trường hợp không xử lý thì khu vực ảnh hưởng nặng nhất có mức độ ô nhiễm gấp 6-9 lần QCVN, phạm vi ô nhiễm khá lớn, tính từ nguồn thải đến khoảng cách 9-12 km theo hướng gió, gây ảnh hưởng đến một số vùng thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương; Trường hợp hiệu suất xử lý đạt > 98 %, không có khu vực nào bị ô nhiễm bụi. Đối với với khí NO2 , nếu không có biện pháp xử lý, khu vực ảnh hưởng cao nhất có mức độ ô nhiễm gấp 1,5-2 lần QCVN. Phạm vi ô nhiễm khá rộng, khoảng cách từ 5-6 km tính từ nguồn thải, gây ảnh hưởng đến một số khu vực ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương; Nếu như Công ty thực hiện tốt biện pháp xử lý với hiệu suất 92% thì không

139 140

gây ra ô nhiễm bởi khí NO2. Đối với khí SO2 mức độ ô nhiễm chỉ gấp 1,2-1,4 lần QCVN, phạm vi ở khoảng cách từ 1,5 đến 2 km, chỉ gây ảnh hưởng đến một khu vực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nếu như Công ty thực hiện tốt biện pháp xử lý với hiệu suất 91% thì không gây ra ô nhiễm bởi khí SO2. Kết quả tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người, cây trồng (lúa) do tác động của bụi, khí SO2, khí NO2 theo các mức hiệu suất xử lý khác nhau. Nếu Công ty này không thực hiện việc xử lý bụi, khí độc hại thì chi phí thiệt hại đối với sức khỏe lên tới 693.148,12 triệu đồng trong một năm, tương đương 105,99 đồng/

1kWh; Chi phí thiệt hại đối với lúa do tác động của khí SO2 là 1.251,56 triệu đồng trong một năm, tương đương với thiệt hại là 0,191 đồng/ 1KWh.

2.2. Đối với và Nhà máy gạch tuynel Việt Long:

Khi không có biện pháp xử lý bụi, phạm vi ô nhiễm khá nhỏ, chỉ tập trung trong khoảng cách xung quanh Nhà máy từ 400m- 1.050 m tính từ nguồn thải. Mức độ ô nhiễm bụi cũng khá nhỏ, chỉ gấp 1,2- 1,5 lần QCVN. Nếu hiệu suất xử lý bụi là 70 % thì không gây ô nhiễm khu vực xung quanh.

Đối với các chất khí SO2, NO2, kết quả tính cho thấy nồng độ của các chất khí này nằm dưới QCVN, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nếu Nhà máy gạch tuynel Việt Long không thực hiện việc xử lý bụi thì chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người vào khoảng 184,56 triệu đồng/ năm, tương đương khoảng 18,46 đồng/ 1 viên gạch.

3. Để xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam bảo đảm tính khách quan, khoa học và yêu cầu pháp lý cần thiết thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Hình thành quan niệm về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra từ hoạt động SXCN; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường; Bảo đảm thực thi các công cụ kỹ thuật.

140 KẾT LUẬN

Đề tài luận án đã thực hiện các nội dung nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu đặt ra. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, những kết luận chính và kiến nghị đươc xác định như sau:

1. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam, việc xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí còn có những hạn chế về lý luận và pháp luật thực định. Đề tài luận án đã nghiên cứu, đề xuất quy trình tính toán mức độ ô nhiễm, thiệt hại do ô nhiễm không khí dựa trên cơ sở phương pháp tính toán bằng mô hình lan truyền, mô hình tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người và cây trồng. Quy trình này bảo đảm yêu cầu về khoa học, tính khả thi, chi phí thấp, dễ dàng sử dụng với khả năng bảo đảm số liệu đầu vào trong điều kiện thực tiễn ở nước ta. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp môi trường, nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên về việc lựa chọn cách thức tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại luôn được ưu tiên hàng đầu.

2. Kết quả áp dụng thử nghiệm tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí của CTCP Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long cho thấy:

a) Đối với CTCP nhiệt điện Phả Lại: Mức độ thiệt hại đối với sức khỏe con người và cây trồng thay đổi theo mức độ ô nhiễm không khí và giảm dần khi tăng hiệu suất xử lý bụi, khí độc hại. Trường hợp Công ty này không thực hiện việc xử lý bụi, khí độc hại thì mức độ ô nhiễm bụi có thể gấp 6-9 lần QCVN, khí NO2 gấp 1,5-2 lần QCVN, khí SO2 gấp 1,2-1,4 lần QCVN; Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người lên tới 693.148,12 triệu đồng trong một năm, tương đương 105,99 đồng/

1kWh; Chi phí thiệt hại đối với lúa do tác động của khí SO2 là 1.251,56 triệu đồng trong một năm, tương đương với thiệt hại là 0,191 đồng/ 1KWh. Khi Công ty này duy trì hệ thống xử lý bụi đạt hiệu suất trên 98 % và hiệu suất xử lý khí đạt trên 90 % thì không bị ô nhiễm và thiệt hại.

141 142

b) Đối với Nhà máy gạch tuynel Việt Long:

Kết quả tính cho thấy nồng độ khí SO2, NO2 này nằm dưới QCVN, không gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại. Riêng đối với bụi, mức độ ô nhiễm khá nhỏ, chỉ gấp 1,2- 1,5 lần QCVN, chi phí thiệt hại đối với sức khỏe con người khoảng 184,56 triệu đồng/ năm, tương đương khoảng 18,46 đồng/ 1 viên gạch nếu như không thực hiện biện pháp xử lý bụi. Nếu hiệu suất xử lý bụi của Nhà máy đạt trên 70 % thì không gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại.

3. Cần thiết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. Trong đó, phương pháp tính bằng mô hình lan truyền, mô hình tính thiệt hại đối với sức khỏe con người và cây trồng cần thiết được ưu tiên áp dụng; Ban hành danh mục các mô hình tính toán được khuyến khích áp dụng để các bên tranh chấp có căn cứ lựa chọn.

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Quá trình nghiên cứu đề tài luận án, một số hướng nghiên cứu tiếp theo được kiến nghị như sau:

1. Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí phát sinh từ các cơ sở SXCN ở Việt Nam.

2. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam để quy định cụ thể vấn đề về xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Cấn Anh Tuấn (2006), “Một số yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường và các hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi trường (3), tr.20-24. 2. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Đỗ Quốc Chân, Hoàng Văn Tâm (2008), “Tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí và những biểu hiện của nó trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 24(1S), tr.216-222. 3. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội do các nguồn thải công nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 26(5S), tr.673-677. 4. Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Đánh giá hiện trạng mưa axit một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 26(5S), tr.710-718. 5. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà (2011), “Những vấn đề về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí”, Tạp chí Môi trường (9), tr.48-52. 6. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012), “Những vấn đề pháp lý khi sử dụng kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 28(2), tr.135-143. 7. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012), “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ở Trung Quốc và kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (5), tr. 68-76. 8. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012), “Ứng dụng mô hình RUW và ISC trong tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí từ Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 28(4S), tr.217-222. 9. Can Anh Tuan, Hoang Xuan Co, Nguyen Thi Hoang Lien (2012), “Potential Uses of Environmental Impact Assessment Report for Environmental Dispute Resolution in Vietnam”, VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology 28(1), pp.64-73.

143 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt: 1. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nôi do các nguồn thải công nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26(5S), tr.673-677. 2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, http://dangcongsan.vn. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/62005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, http://dangcongsan.vn. 4. Bộ Luật Dân sự (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung (2009), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ luật Tố tụng dân sự (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Công văn số 1680/BTNMT-VP ngày 17/7/2003 trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Ninh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Hà Nội. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia- Môi trường không khí đô thị, Hà Nội, tr.3-89. 9. Nguyễn Thế Chinh, Lê Thu Hoa, Lê Trọng Hoa, Nguyễn Duy Hồng (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, http://chinhphu.vn. 11. Chính phủ (2008), Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010, http://chinhphu.vn.

144 12. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, http://chinhphu.vn. 13. Chính phủ (2010), Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy định xác định thiệt hại đối với Môi trường, http://chinhphu.vn. 14. Chính phủ (2011), Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, http://chinhphu.vn. 15. Chương trình Môi trường Hợp tác Nam Á (1997), “Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ liên quan đến môi trường”, Hội thảo khu vực về vai trò của Toà án trong việc thúc đẩy luật pháp trong lĩnh vực phát triển bền vững được tổ chức tại Colombo, Srilanca 4-6/7/1997, tr.9-10. 16. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (2001), Báo cáo hiện trạng môi trường, http://unep.org, tr.8-282. 17. Hoàng Xuân Cơ (1997), “Ứng dụng mô hình khuếch tán rối trong việc đánh giá tác động môi trường không khí của thành phố và các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tr.126-138. 18. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh (1999), “Áp dụng phương pháp tần suất vượt chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm không khí do các nguồn công nghiệp gây ra” Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập XV(4), tr.6-9. 19. Hoàng Xuân Cơ (2000), “Khả năng áp dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm không khí trong đánh giá tác động môi trường, quy hoạch môi trường ở các khu công nghiệp Hà Nội”, Thông báo Khoa học của các trường Đại học, tr.21-28. 20. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

145 146

21. Hoàng Xuân Cơ, Nghiêm Trung Dũng (2008), “Tổng quan về dự án nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam (VN-AIRPET)”, Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo duy trì và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam, Trường Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38-49. 22. Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (2011), Báo cáo thường niên 2011, http://www.ppc.evn.vn. 23. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.5-369. 25. Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương (2004), Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, tr.118-620. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị Quyết Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2011-2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Đánh giá hiện trạng mưa axit một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 26(5S), tr.710- 718. 29. Lưu Đức Hải (2000), “Phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế gây ra bởi ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất công nghiệp”, Thông báo khoa học các trường đại học ngành môi trường năm 2000, Hà Nội. 30. Lưu Đức Hải (2008), Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 31. Vũ Thu Hạnh (1998), "Khung pháp luật bảo vệ môi trường ở Singapore", Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2) tr.47-51.

146 32. Vũ Thu Hạnh (2003), “Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (1), tr.53-77. 33. Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 34. Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh, Nguyễn Văn Phương, Dương Thành An, Vũ Duyên Thủy, Lưu Ngọc Tố Tâm, Đặng Hoàng Sơn, Hoàng Ly Anh (2003), Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 35. Nguyễn Phúc Thủy Hiền (2001), “Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa” Tạp chí Khoa học pháp lý (4), tr.16-24. 36. Phạm Ngọc Hồ (1997), “Ứng dụng mô hình khuếch tán rối trong việc đánh giá tác động môi trường không khí của thành phố và các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế về đánh giá tác động môi trường Trung tâm KHTN & CN Quốc gia, tr.76-81. 37. Phạm Ngọc Hồ (1999), Nghiên cứu phương pháp xác định các tham số khuếch tán rối trong mô hình tính toán sự phát tán và lan truyền chất ô nhiễm không khí từ các nguồn thải công nghiệp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 38. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.194-208. 39. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan (2006), Cơ sở môi trường không khí, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.8-230. 40. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 41. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 07/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, http://www.vietlaw.gov.vn.

147 148

42. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Lưu Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2002), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr 18-353. 43. Luật Bảo vệ môi trường (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Vũ Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), “Sử dụng phương pháp đánh giá tối ưu đều đánh giá chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Khí tượng- Thủy văn (560), tr.39-48. 45. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên 2010-2011, http://www.evn.com.vn. 46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, http://chinhphu.vn. 47. Đặng Như Toàn, Nguyễn Thế Chinh (1997), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 48. Cấn Anh Tuấn (2006), “Một số yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường và các hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi trường (3), tr. 20-24. 49. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Đỗ Quốc Chân, Hoàng Văn Tâm (2008), “Tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí và những biểu hiện của nó trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 24(1S), tr. 216-222. 50. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà (2011), “Những vấn đề về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí”, Tạp chí Môi trường (9), tr. 48-52. 51. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012a), “Những vấn đề pháp lý khi sử dụng kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 28(2), tr. 135-143.

148 52. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012b), “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ở Trung Quốc và kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (5), tr. 68-76. 53. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012c) “Ứng dụng mô hình RUW và ISC trong tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí từ Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 28(4S), tr. 217-222. 54. Hoàng Dương Tùng (2008), “Vấn đề môi trường tại các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo về môi trường, Hạ Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tr. 1-50. 55. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2008), Báo cáo số 741/BC-ĐKTLN ngày 22/10/2008 về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, xác minh, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy gạch tuynel xây dựng Việt Long, Sơn La.

Tiếng Anh:

56. Alex Wang (2007), China’s growing rule of law and public environmental awareness show promising initial signs of success. But will it be too little, too late? http://www.chinadialogue.net /article/show/single/en/745. 57. Anthony D. Owen (2011), “The economic viability of nuclear power in a fossil- fuel- rich country: Australia”, Energy Policy (39), pp.1305-1311. 58. Aunan, K. (1996), “Exposure-Response Functions for Health Effects of Air Pollutants Based on Epidemiological Findings”, Risk Analysis, 16(5), pp.693-709. 59. Bertram I. Spector (2002), Responding to Environmental Conflicts: Implications for Theory & Practice, NATO Science Series (78), pp.31-52. 60. Bickel, P., Friedrich, R. (2005), ExternE-Externalities of Energy: Methodology 2005 Update, European Commission, Luxembourg, Belgium, pp.1-264.

149 150

61. Brode, R.W. and J. Wang (1992), User’s Guide for the Industrial Source Complex (ISCLT2) Dispersion Models, Volumes I, II and III, Technical Reports EPA-450/4-92-008a-c, US Environmental Protection Agency, Research Triangle Park, NC, USA. 62. Brunekreef B., (1997), “Air Pollution and Life Expectancy: Is There a Relation? ” Journal of Occupational and Environmental Medicine (54), pp.781-784. 63. Can Anh Tuan, Hoang Xuan Co, Nguyen Thi Hoang Lien (2012), “Potential Uses of Environmental Impact Assessment Report for Environmental Dispute Resolution in Vietnam”, VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology 28(1), pp.64-73. 64. Chinese Government (2007), White Paper, Environmental Science and Technology, Industry, and Public Participation, http://www.china.org.cn/english/material/170390.htm.. 65. Hoang Xuan Co (2006), “Particulate air pollution in six Asian cities: Spatial and temporal distributions, and associated sources” Atmospheric Environment (40), pp.3367-3380. 66. Curtiss, P. and Rabl, A. (1996), “Impacts of Air Pollution: General Relationships and Site Dependence”, Atmospheric Environment (30), pp.3331-3347. 67. Daisheng Zhang, KristinAunan, Hans Martin Seip, Steinar Larssen, Jianhui Liu, Dingsheng Zhang (2010), “The assessment of health damage caused by air pollution and its implication for policy making in Taiyuan, Shanxi, China”, Energy Policy (38), pp.491-502. 68. Department of Environment & Natural Resources of Philippines (1999), Clean Air Act, http://www.denr.gov.ph. 69. Diakoulakia. D, Mirasgedisb.S, Tourkoliasa.C (2007), “Assessment and exploitation of energy-related externalities in the industrial sector” Energy Policy (35), pp.2925-2938.

150 70. Edwaren Liun, Arief H. Kuncoro, Edi Sarton (2007), “Environmental Impacts Assessment of Java’s Electricity Generation Using SimPacts Model”, International Conference on Advances in Nuclear Science and Engineering in Conjunction with LKSTN 2007, pp.379-384. 71. Erika Zvingilaite (2011), “Human health-related externalities in energy system modelling the case of the Danish heat and power sector” Applied Energy (88), pp.535-544. 72. European Communities (2005), ExternE Externalities of Energy- Methodology 2005 Update (EUR 21954), Office for Official Publications of the European Communities, ISBN 92-79-00423-9, Luxembourg, Belgium. 73. European Environment Agency (2011), Revealing the costs of air pollution from industrial facilities in Europe, EEATechnical report No 15/2011, Denmark, pp.1-6. 74. Erika Zvingilaite (2011), “Human health-related externalities in energy system modelling the case of the Danish heat and power sector”, Applied Energy (88), pp.535-544. 75. Friedrich R. and P. Bickel (eds.) (2001), Environmental External Costs of Transport, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp.1-82. 76. Fu Hualing (1992) “Understanding People’s Mediation in Post-Mao China”, Journal of Chinese Law (16), pp.211. 77. Federal Ministry for the Environment of Germany (2007), Nature Conservation and Nuclear Safety, Environmental Damage Act. http://www.bmu.de/english/legal_ information/doc/4220.php. 78. Gail Bingham (1986), Resolving Environment Disputes: A decade of Experience (The Conservation Foundation), Washington, DC 20036, p30. 79. Gerry Bates (1995), Environmental Law in Australia, Butterworths, Adelaide, Australia, pp.461-516.

151 152

80. Guido W. Sonnemann, Marta Schuhmacher, Francesc Castells (2000), “Framework for the environmental damage assessment of an industrial process chain”, Journal of Hazardous Materials (B77), pp.91-106. 81. Henrik Lindhjem, Tao Hu, Zhong Ma, John Magne Skjelvik, Guojun Song, Haakon Vennemo, Jian Wu, Shiqiu Zhang (2007), “Environmental economic impact assessment in China Problems and prospects”, Environmental Impact Assessment Review (27), pp.1-25. 82. Jolliet O. and Crettaz, P. (1997), “Fate Coefficients for the Toxicity Assessment of Air Pollutant”, International Journal of Life Cycle Assessment 2(2), pp.104-110. 83. Joseph V. Spadaro (2002), A simplified methodology for calculating the health impacts and damage costs of airborne pollution: the uniform world models, The manual and reference documentation, London, pp.3-39. 84. Karin Dunné (2004). Pesented in the Miniworksshops on Environmental Damage and Compensation - Basic for discussion, Hanoi, 25 June 2004. 85. Kira Matus, Kyung-Min Namb, Noelle E. Selin, Lok N. Lamsal, John M. Reilly b, Sergey Paltsev (2012), “Health damages from air pollution in China”, Global Environmental Change (22), pp.55-66. 86. Krewitt Wolfram, Thomas Heck, Alfred TrukenmuK ller, Rainer Friedrich (1999), “Environmental damage costs from fossil electricity generation in Germany and Europe”, Energy Policy (27), pp.173-183. 87. Lawrence E. Susskind, Joshua Secunda (1998), Environmental Conflict Resolution: The American Experience in Environment Conflict Resolution, Christopher Napier, London, pp.16-48. 88. Leksell L. and A. Rabl (2001), “Air Pollution and Mortality: Quantification and Valuation of Years of Life Lost”, Risk Analysis (21), pp.5-16. 89. Ling Liu, Jinliang Zhang (2009), “Ambient air pollution and children's lung function in China”, Environment International (35), pp.178-186.

152 90. Ma Xiangcong (1995), Dealing with Environmental Disputes in China, Civil and Environmental Law, People’s University Press, p. 400-401. 91. Maja Bozicevic Vrhovcak, Zeljko Tomsic, Nenad Debrecin (2005), “External costs of electricity production: case study Croatia”, Energy Policy (33), pp.1385-1395. 92. Majid Shafie-Pour, Mojtaba Ardestani (2007), “Environmental damage costs in Iran by the energy sector”, Energy Policy (35), pp.4413-4423. 93. Markandya, A. and R. Boyd (2000), “Economic Valuation of Environmental Impacts and External Costs”, prepared for the International Atomic Energy Agency, Vienna, June 2000. 94. Ministry of Environmental Protection of the People's Republic of China (2000), Law on the Prevention and Control of Atmospheric Pollution, http://english.mep.gov.cn. 95. Ministry of Environment and Water, Republic of Bulgaria (1996), Law of the Purity of Atmospheric Air, http://www.moew.government.bg. 96. Ministry of the Environment, Government of Canada (1999), Canada Environmental Protection Act, http://ec.gc.ca. 97. Ministry of the Environment and Forests, Government of India (1982), The Air (prevention and control of pollution) Act, http://envfor.nic.in. 98. Ministry of the Environment Government of Japan (1996), Air Pollution Control Law, http://www.env.go.jp/en. 99. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan (2005), Low Rise Industrial Source Dispersion Model (METI-LIS)- Technical Manual, Tokyo, Japan, http://www.riskcenter.jp/metilis, pp,1-62. 100. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan (2005), Low Rise Industrial Source Dispersion Model (METI-LIS)- Operation Manual, Tokyo, Japan, http://www.riskcenter.jp/metilis, pp.1-89.

153 154

101. Ministry of Environment, Republic of Korea (2008), Environmental Dispute Adjustment Act, http://eng.me.go.kr/main.do. 102. Ministry of Natural Resources and Environmental Protection of the Russian Federation (2011), Air Code of the Russian Federation. 103. Ministry of Environment and Spatial Planning, Government of the Republic of Serbia (1991), Law on Environmental Protection, http://www.mprrpp.gov.rs/en. 104. Ministry of Natural Resources and Environment, Goverment of Thailand (1992), The National Environmental Quality Act, http://www.mnre.go.th/mnre. 105. Montanari.R (2004), “Environmental efficiency analysis for energy thermo- power plants”, Journal of Cleaner Production (12), pp.403-414. 106. Moore Susan. A (1996), “Defining success is central to the practice and study of environmental dispute resolution" Environmental Impact Assessment Review (1), pp.151-169. 107. Nazira Samir, Wongb. Y.S (2011), “Energy and Pollutant Damage Costs of Operating Electric, Hybrid, and Conventional Vehicles in Singapore”, 2011 2nd International Conference on Advances in Energy Engineering (ICAEE 2011), Energy Procedia (14) pp.1099-1104. 108. Nicholas Z. Muller, Robert Mendelsohn (2007), “Measuring the damages of air pollution in the United States”, Journal of Environmental Economics and Management (54), pp.1-14. 109. Philippe Sands (1995), Principles of International Environmental Law (l), Frameworks Standards and Implementation, Manchester University Press, UK, pp.120-121. 110. Peter T. Allen (1998), “Public Participation in Resolving Environmental Disputes and the Problem of Representativeness”, Health, Safety & Environment, pp.297.

154 111. Rafia Afroz,a, Mohd Nasir Hassan,a and Noor Akma Ibrahimb (2003) “Review of air pollution and health impacts in Malaysia”, Environmental Research (92), pp.71-77.

112. Samir Nazir, Y.S. Wong (2012), “Energy and Pollutant Damage Costs of Operating Electric, Hybrid, and Conventional Vehicles in Singapore”, Energy Procedia (14), pp.1099- 1104.

113. Stefanie Beyer (2006), “Environmental Law and Policy in the People’s Republic of China”, Chinese Journal of International Law 5(1), pp.185-211.

114. Stern, Rachel E (2010), “On the Frontlines: Making Decisions in Chinese Civil Environmental Lawsuits”, Law & Policy 32(1), pp.79-103. 115. The European Parliament and of the Council (2004): Directive 2004/35/CE of 21 April 2004 on environmental liability with regard to the prevention and remedying of environmental damage, http://ec.europa.eu/environment/legal/liability.

116. Le Trinh (1995), Report on Environmental impact assessment for the PhaLai thermal power station No1 in Hai Hung Province (Vietnam), EPDC International Ltd., (Japan)- PPI Australia Joint Venture, HaiHung- HoChiMinh City.

117. US Environmental Protection Agency (1995), The User's Guide for the ISC3 Models- Volume I - User instructions, Pacific Environmental Services, Inc., Research Triangle Park (Contract No.68-D30032), North Carolina. 118. US Environmental Protection Agency (1995), The User's Guide for the ISC3 Models- Volume II -Description of model algorithms, Pacific Environmental Services, Inc., Research Triangle Park (Contract No.68- D30032), North Carolina.

155 156

119. Wertheim.E (1999), Negotiations and Resolving Conflicts: An Overview, College of Business Administration, Northeastern University, http://web.cba.neu.edu/~ewertheim/interper/negot3.htm. 120. Wolfram Krewitt, Thomas Heck, Alfred TrukenmuK ller, Rainer Friedrich (1999), “Environmental damage costs from fossil electricity generation in Germany and Europe”, Energy Policy (27), pp.173-183. 121. Yoshiro Kaburagi (2008), Environmental Dispute Coordination and Environmental Laws in Japan, Environmental Dispute Coordination Commission, Japan. 122. Yuhong Zhao (2004), “Environmental Dispute Resolution in China”, Journal of Environmental Law (16), pp.157-192.

156