BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

NGUYỄN DANH HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2020

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***…………

NGUYỄN DANH HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Ngọc Đài 2. PGS. TS. Trần Minh Hợi

Hà Nội - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu trong luận án được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.

Tác giả luận án

NCS Nguyễn Danh Hùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ...... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...... 2 4. Bố cục của luận án ...... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...... 3 1.1. Đa dạng sinh học ...... 3 1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới ...... 3 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật ...... 3 1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật ...... 5 1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam ...... 8 1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật ...... 8 1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật ...... 12 1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật ...... 20 1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống ...... 23 1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...... 25 1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt ...... 26 1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt ...... 26 1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...... 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 33 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...... 33 2.2. Thời gian nghiên cứu ...... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu ...... 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...... 34 2.4.1. Phương pháp kế thừa ...... 34 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ...... 34

2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu ...... 35 2.4.4. Giám định tên khoa học ...... 36 2.4.5. Lập danh lục thành phần loài ...... 36 2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật ...... 36 2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi ...... 36 2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống ...... 36 2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý ...... 37 2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý hiếm, bảo tồn ...... 38 2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm thực vật ...... 39 2.4.8. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt ...... 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...... 42 3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật Bậc cao có mạch ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...... 42 3.1.1. Đa dạng về các taxon thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt42 3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành ...... 42 Về các chỉ số đa dạng của các taxon ...... 51 3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ ...... 52 3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi ...... 54 3.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng ...... 55 3.1.3. Đa dạng về dạng sống ...... 63 3.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý ...... 67 3.1.5. Đa dạng về các loài thực vật nguy cấp ...... 70 3.1.6. Một số phát hiện mới cho khoa học và cho HTV Việt Nam ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt ...... 72 3.2. Đa dạng về thảm thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ...... 91 3.2.1. Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt ...... 93 3.2.2. Đặc điểm các kiểu thảm tại Khu BTTN Pù Hoạt ...... 94

3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt ...... 105 3.3.1. Nguyên nhân đe dọa đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt ..... 105 3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật...... 114 3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật ...... 116 3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt ...... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 129 1. Kết luận ...... 129 2. Kiến nghị ...... 130 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...... 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 134 PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT Ở KHU BTTN PÙ HOẠT ...... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 2. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT ...... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH VỀ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT ...... Error!

Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang Bảng 3.1. Phân bố của các bậc taxon ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù 43 Hoạt Bảng 3.2. Phân bố của các taxon trong hai lớp của ngành Ngọc lan 44 Bảng 3.3. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành 45 trong ngành Ngọc lan giữa Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông và Xuân Liên Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với HTV Việt 46 Nam Bảng 3.5. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với Pù 48 Mát, Pù Luông và Xuân Liên Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ % số loài của Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và 50 Pù Luông Bảng 3.7. So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích của Pù Hoạt 51 với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông Bảng 3.8. Các chỉ số đa dạng của từng ngành và cả hệ thực vật 51 Bảng 3.9. So sánh các chỉ số của HTV Pù Hoạt với các chỉ số của Pù 52 Mát, Xuân Liên và Pù Luông Bảng 3.10. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 53 Bảng 3.11. So sánh số lượng các loài trong các họ đa dạng nhất của hệ 54 thực vật Pù Hoạt với hệ thực vật Việt Nam Bảng 3.12. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Pù Hoạt 55 Bảng 3.13. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 56 Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ % về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của 62 HTV Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông Bảng 3.15. Dạng sống của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 63 Bảng 3.16. So sánh phổ dạng sống của Pù Hoạt với các hệ thực vật Pù 64 Luông, Xuân Liên, Pù Mát, Bến En và Việt Nam

Bảng 3.17. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Khu BTTN Pù Hoạt 65 Bảng 3.18. Yếu tố địa lý của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 68 Bảng 3.19. Phân bố của các loài theo theo các mức độ bị đe dọa ở Pù 71 Hoạt Bảng 3.20. So sánh loài Camellia ngheanensis với loài Camellia 74 euphlebia Bảng 3.21. So sánh loài C. puhoatensis với loài C. dormoyana 77 Bảng 3.22. So sánh loài Loxostigma puhoatensis với loài Loxostigma 81 mekongense và Loxostigma griffithii Bảng 3.23. Thông tin tóm tắt đặc điểm các ô tiêu chuẩn ở Khu BTTN Pù 92 Hoạt Bảng 3.24. Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù 93 Hoạt Bảng 3.25. Số vụ khai thác gỗ trái phép tại Pù Hoạt giai đoạn 2013-2019 106 Bảng 3.26. Giá trị thương mại của một số loài LSNG trên thị trường Nghệ 108 An

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.1. Phân bố của các taxon bậc ngành ở Khu BTTN Pù Hoạt 43 Hình 3.2. Tỷ lệ % của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành 45 Ngọc lan Hình 3.3. So sánh tỷ lệ % số loài của lớp Hành và Ngọc lan trong 46 ngành Ngọc lan của Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông, Xuân Liên Hình 3.4. So sánh tỷ lệ % của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam 47 Hình 3.5. So sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành thực vật ở Pù 49 Hoạt với Pù Mát, Xuân Liên và Pù Luông Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù 57 Hoạt Hình 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt 64 Hình 3.8. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên Ph ở Khu BTTN 66 Pù Hoạt Hình 3.9. Phố các yếu tố địa lý cơ bản của hệ thực vật Pù Hoạt 69 Hình 3.10. Bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.11. Ảnh vệ tinh Sentinel ranh giới Khu BTTN Pù Hoạt Hình 3.12. Bản đồ thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt

DANH MỤC CÁC ẢNH

Trang Ảnh. 3.1. Camellia ngheanensis Do N. D., Luong V.D., Ly N.S., 73 Le T.H. & Nguyen D.H. Ảnh 3.2. Camellia puhoatensis N.S. Ly, V.D. Luong, T.H. Le, 76 D.H. Nguyen & N.D. Do Ảnh 3.3. Loxostigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen 80 D.H. & Do D.N. Ảnh 3.4. Zingiber nudicarpum D. Fang 83 Ảnh 3.5. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland 86 Ảnh 3.6. Amomum glabrum S.Q.Tong 88 Ảnh 3.7. Spatholobus pulcher Dunn 90 Ảnh 3.8. Một số nhân tố tác động đến hệ thực vật Khu BTTN 107 Pù Hoạt Ảnh. 3.9. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ 110

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTTN: Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH: Đa dạng sinh học HTV: Hệ thực vật VQG: Vườn quốc gia QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng TCN: Trước công nguyên SL: Số lượng 1. Dạng sống Ph Phanerophytes - Cây có chồi trên đất Mg Megaphanerophytes - Cây có chồi lớn Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa Mi Microphanerophytes - Cây có chồi nhỏ trên đất Na Nanophanerophytes - Cây có chồi lùn trên đất Lp Lianesphanerophytes - Cây dây leo Ep Epiphytes phanerophytes - Cây sống bám Hp Herbo phanerophytes -Cây có chồi trên thân thảo Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước Ch Chamaephytes - Cây có chồi sát mặt đất Hm Hemicryptophytes - Cây có chồi nửa ẩn Cr Cryptophytes - Cây có chồi ẩn Th Therophytes - Cây một năm 2- Yếu tố địa lý 1 Yếu tố toàn thế giới 2 Yếu tố liên nhiệt đới 2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc

3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4 Yếu tố châu á nhiệt đới 4.1 Yếu tố Đông Dương - Malêsia 4.2 Yếu tố Đông Dương-Ấn Độ 4.3 Yếu tố Đông Dương - Himalaya 4.4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc 4.5 Đặc hữu Đông Dương 5 Yếu tố ôn đới 5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ 5.2 Ôn đới cổ thế giới 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 5.4 Đông Á 6 Đặc hữu Việt Nam 6.1 Yếu tố gần đặc hữu Việt Nam 7 Yếu tố cây trồng 3. Giá trị sử dụng CAN Cây làm ảnh LGO Cây cho gỗ THUOC Cây cho thuốc CTD Cây có tinh dầu ANĐ Cây ăn được AGS Cây làm thức ăn gia súc DAN Cây đan lát DOC Cây cho độc CDB Cây cho dầu béo TAN Cây cho tanin DAY Cây cho dây buộc GIA Cây cho gia vị

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò cực kì to lớn đối với con người. Từ xa xưa, con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khác nhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ở và ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thi ca, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinh vật xung quanh. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem là một trong những trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt Nam biết khoảng hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [1]; hàng năm, con số này vẫn tăng lên vì có nhiều loài mới được phát hiện và bổ sung thêm. Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm những khối núi lớn với độ cao là 2.457 m. Đây là vùng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” được UNESCO công nhận ngày 20/9/2007. Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích 90.741 ha, thuộc phạm vi 9 xã của huyện Quế Phong gồm: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 19027’46” - 19059’55” độ vĩ Bắc, 104037’-104014’ độ kinh Đông. Tuy có Hệ thực vật phong phú nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Một số công trình đã có của Lê Thị Hương và công sự (2012) [2], Đoàn Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An (2013) [3], Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2017) [4] mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau chưa mang tính hệ thống và cập nhập đầy đủ về Khu hệ thực vật bậc cao có mạch. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.

1

2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cập nhật, bổ sung và hệ thống các dẫn liệu về đa dạng Hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hoạt, trong số đó đã mô tả 3 loài mới cho khoa học, ghi nhận 4 loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam. + Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng thực vật nói riêng và sinh học nói chung ở Khu BTTN Pù Hoạt. + Phân loại các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt. + Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật. - Ý nghĩa về thực tiễn + Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả của luận án sẽ giúp các nhà quản lý đề xuất và xây dựng chiến lược bảo tồn tổng thể cũng như bảo tồn các loài thực vật có giá trị khoa học, kinh tế, quý hiếm, cùng các kiểu rừng hiện có tại Khu BTTN Pù Hoạt. + Danh lục các loài cây có giá trị sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc định hướng quản lý, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý bền vững trong tương lai. 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 130 trang, 25 bảng, 14 hình, 9 trang ảnh. Được cấu trúc thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (9 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (87 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Điểm mới của luận án (1 trang); Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án (2 trang); Tài liệu tham khảo (14 trang) và phần phụ lục (gồm 3 phụ lục, 143 trang, 142 ảnh).

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đa dạng sinh học Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn cầu. Đó là Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) [5], Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) [6], Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) [7], Viện Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI) [8]... Loài người muốn tồn tại lâu dài trên trái đất thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ [9]. Chúng ta đã quá lạm dụng những nguồn tài nguyên đó, nên ngày nay loài người đang đứng trước hiểm hoạ. Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào Công ước về Đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ chúng. Công ước Quốc tế tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã xác định: sự đa dạng trong một loài, sự tác động gữa các loài và đa dạng hệ sinh thái [10]. 1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật Nghiên cứu về hệ thực vật được thực hiện từ thời Ai Cập Cổ đại cách đây hơn 3.000 năm TCN và Trung Quốc cổ đại cách đây 2.200 năm TCN, sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật [11]. Théophraste (371-286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở thực vật" đã mô tả được khoảng 500 loài cây cỏ. Sau đó nhà bác học 3

La Mã Plinus (79-24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia Naturalis), đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20-60) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc với hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ khác nhau [11]. Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) có các công trình của Andrea Caesalpino (1519 - 1603) ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên về thực vật [12]; John Ray (1628 -1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch sử thực vật” [12]. Tiếp sau đó Linnée (1753) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật lúc bấy giờ. Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị phân loại: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [13]. Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay có các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật của các tác giả như: Cronquits (1981) [14], Hutchinson (1975) đã đưa ra hệ thống phân loại của thực vật có hoa [15], Takhtajan (1987, 2009) [16], [17]. Đáng lưu ý, R. K. Brummitt (1992), chuyên gia của Bảo tàng Thực vật Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ thuộc 6 ngành là: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó Magnoliophyta có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là Magnoliopsida bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Liliopsida bao gồm 2.762 chi, 97 họ [18]. V. H. Heywood (2007) đã ghi nhận thực vật có hoa trên thế giới với ước tính có khoảng 250.000 loài [19]. Gần đây, dựa trên sinh học phân tử các nhà nghiên cứu về thực vật phân loại dựa vào chủng loại phát sinh đã phân chia các lớp, phân lớp theo hệ thống APG IV [20]. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây 4 dựng các Khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số công trình tiêu biểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ [21], Thực vật chí Malaixia (1948-1972) [22], Thực vật chí Thái Lan (1970-2012) [23], Thực vật chí Hải Nam (1971-1980) [24], Thực vật chí Vân Nam (1977- 1997) [25], Thực vật chí Trung Quốc (1994-2013), (1968-2000) [26], [27], Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009) [28], Thực vật chí Đài Loan (1993- 2000) [29],… Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung trên thế giới ở các nước tiên tiến đã có các công trình khá đầy đủ về thực vật chí, phòng tiêu bản thực vật để giúp cho quá trình tra cứu và nghiên cứu tiếp theo được thuận lợi và dễ dàng. 1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật Nghiên cứu về thảm thực vật, có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo từng mục đích như phân loại rừng dựa theo cấu trúc và ngoại mạo. Đây là hướng cổ điển được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như A. F. Schimper (1903) [30], Champion (1936) [31], A. Aubréville (1949) [32], Schimithusen (1959) [33], UNESCO (1973) [34],… Cơ sở phân loại của xu hướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật. Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn dựa vào nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [31]. Bear (1944) đã đưa ra hệ thống 3 cấp là: quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ [35]. Forber (1958) đưa ra đề án hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa vào hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: lớp quần hệ, quần hệ và phân quần hệ [36]. Theo Schimitthusen (1959), ở châu Âu hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu phân loại theo quần xã thực vật. Ở Phần Lan, A. K. Caiande lại dựa vào thực vật thảm tươi để phân loại rừng. Ông cho rằng trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Theo 5

đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều này không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như lửa rừng, khai thác,… cũng ảnh hưởng lên thảm tươi [33]. Ở Mỹ, phân loại rừng chủ yếu dựa vào học thuyết cực đỉnh (climax) của Clement. Theo học tuyết này, climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là nhân tố để xác định Climax [33]. Cũng theo Schmitthusen (1959), thảm tươi trên trái đất được chia thành 9 lớp quần hệ là: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ Sa-van, lớp quần hệ đồng cỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống 1 năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ đồng rêu, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển [33]. Năm 1973, UNESCO đã công bố khung phân loại thảm thực vật trên thế giới dựa theo nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, được thể hiện trên bản đồ 1:2.000 000; chia có 5 lớp quần hệ trên thế giới làm 5 lớp quần hệ là lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi và lớp quần hệ cây thảo. Mỗi lớp quần hệ lại chia ra thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra thành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hợp [34]. Hệ thống đó được sắp xếp như sau: 1. Lớp quần hệ 1.A. Phân lớp quần hệ 1.A.1. Nhóm quần hệ 1.A.1.1. Quần hệ 1.A.1.1.1. Phân quần hệ Đến nay, dù dưới các hình thức phân loại khác nhau, dựa trên những nhân tố khác nhau, nhưng 14 nhóm thảm thực vật chính trên trái đất được nhiều tác giả công nhận. Các nhóm đó đan xen vào nhau và xuất hiện trong 6 các đai khí hậu khác nhau. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trên cơ sở bản đồ của Udvardy (1975) và sơ đồ phân loại của Holdridge (1867). Chi tiết các nhóm như sau: 1. Rừng mưa nhiệt đới 8. Sa mạc, bán sa mạc lạnh 2. Rừng mưa á nhiệt đới-ôn đới 9. Đầm rêu (Tundra) và sa mạc cực 3. Rừng lá kim ôn đới 10. Trảng và đồng cỏ nhiệt đới 4. Rừng khô nhiệt đới 11. Đồng cỏ ôn đới 5. Rừng lá rộng ôn đới 12. Thảm thực vật vùng núi 6. Rừng lá cứng thường xanh 13. Thảm thực vật vùng đảo 7. Sa mạc và bán sa mạc 14. Thảm thực vật ao hồ Ở châu Âu, theo Schitmithusen (1959) có hai hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu, đó là hệ thống phân loại quần xã thực vật của Braun- Blanquet 1928 phần lớn được thực hiện bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thực vật chủ yếu được thực hiện bởi các nhà địa thực vật học của Đức. Việc phân loại rừng nhằm các mục đích kinh doanh đều rất đa dạng với nhiều trường phái và phương pháp phân loại khác nhau như: trường phái Liên Xô cũ, trường phái Pháp, trường phái Hà Lan, trường phái Mỹ, trường phái Canada,… Nói chung tùy mục đích nghiên cứu, mỗi trường phái lựa chọn yếu tố chủ đạo và đưa ra nguyên tắc phân loại khác nhau. Nga là một nước có lịch sử lâu dài về vấn đề phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, Môrôđốp mới là người đầu tiên đặt nền móng chắc chắn cho vấn đề phân loại rừng phục vụ kinh doanh. Theo ông, kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc trưng thứ yếu nhưng lại tương tự nhau về lập địa, đặc biệt là nhân tố thổ nhưỡng. Ông đã tiến hành phân loại rừng theo 5 yếu tố hình thành rừng: + Đặc tính sinh thái học của cây cao. + Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,…). + Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với động vật. 7

+ Nhân tố lịch sử địa chất. + Tác động của con người. Kế thừa học thuyết của Môrôđốp và dựa trên quan điểm coi rừng là một sinh địa quần lạc, Sucasốp đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng mà theo ông nó phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Theo đó, khi tiến hành phân loại rừng yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ nhưỡng. 1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật Nghiên cứu về Hệ thực vật Việt Nam chủ yếu là các tác giả người Pháp, điển hình là các công trình của Loureiro (1793) về nghiên cứu rừng ở Nam Bộ [37], sang thế kỷ XIX có công trình của Pierre (1880-1988) [38] và cho đến những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã được công bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp là H. Lecomte chủ biên cùng cộng sự (1907-1951) [39]. Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá định loại và mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ ba nước Đông Dương. Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê Khu Hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Trong đó: ngành Ngọc lan có 3.366 loài (90,9%), 239 họ (82,7%) và 1.727 chi (93,4%). Ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài (8,6%), 42 họ (14,5%) và 205 chi (5,57%); ngành Thông 39 loài (0,5%), 8 họ (2,8%), 18 chi (0,9%) [40], [41]. Tiếp theo phải kể đến bộ sách Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam "Flore du Cambodge du et du " do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960-2001) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 31 tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có 8

[42]. Năm 1969-1984, Lê Khả Kế và cộng sự công bố bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” [43]. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của Hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 10.192 loài thuộc 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [44]. Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 - 2000), thống kê mô tả 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành [45], [46]. Năm 2001, 2003, 2005, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần lượt công bố 3 tập "Danh lục các loài thực vật Việt Nam", trong đó đã cập nhật, thống kê được tương đối đầy đủ các loài thực vật có ở Việt Nam. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi, 327 họ [1], [47]. Những năm gần đây, các tập Thực vật chí Việt Nam về một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae) ở Việt Nam của L. V. Averyanov and A. V. Averyanov (2003) [48], [49], họ Na (Annonaceae) của Nguyễn Tiến Bân (2000) [50], họ Bạc hà (Lamiaceae) (2000) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) (2007) của Vũ Xuân Phương [51], [52], họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [53], họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002) [54], họ Trúc đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007) [55], họ Cúc (Asteraceae) của Lê Kim Biên (2007) [56], Chi Hoàng thảo (Dendrobium) của Dương Đức Huyến (2007) [57], họ Rau răm (Polygonaceae) và Bộ loa kèn (Liliales) của Nguyễn Thị Đỏ (2007) [58], [59], họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) [60], họ Long não (Lauraceae) của Nguyễn Kim Đào (2017) [61], họ Gừng (Zingiberaceae) của Nguyễn Quốc Bình (2017) [62], họ Tai voi (Gesreniaceae) của Vũ Xuân Phương (2017) [63], họ Chè (Theaceae) của Nguyễn Hữu Hiến (2017) [64], họ Thiên lý (Asclepiadaceae) của Trần Thế Bách (2017) [65], họ Bồ hòn (Sapindaceae) của Hà Minh Tâm (2017) [66], họ Cau (Arecaceae) của Trần Thị Phương 9

Anh [67], họ Bông () của Đỗ Thị Xuyến [68], họ Cà (Solanaceae) và họ Mã tiền (Loganiaceae) của Vũ Xuân Phương và Vũ Văn Hợp [69], họ Ráy (Araceae) của Nguyễn Văn Dư (2017) [70]. Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập "Cây gỗ rừng Việt Nam" (1971-1988) [71] Vũ Văn Dũng chủ biên (1996) [72]. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố "1900 loài cây có ích ở Việt Nam" [73]; Võ Văn Chi (1997) công bố cuốn “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, đã thống kê có hơn 3.700 loài và năm 2012 tái bản bổ sung nâng tổng số lên hơn 4.700 loài cây thuốc [74], [75]; Tập thể tác giả thuộc Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với 3.948 loài thực vật và nấm được sử dụng làm thuốc [76]; Trần Hợp (2003) công bố "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" đã giới thiệu 433 loài cây gỗ có giá trị sử dụng [77]. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở các VQG, Khu BTTN như “Đa dạng thực vật VQG Cúc Phương” của Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [78], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004) [79], Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô ở VQG Bạch Mã (2003) [80], Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến ở Khu BTTN Na Hang (2006) [81]. Năm 2008, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự cho xuất bản cuốn “Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên”, đã thống kê được 2.024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành [82], Trần Minh Hợi và cộng sự ở VQG Xuân Sơn (2008) [83], Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016), Đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [84]. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thực vật khác nhau trong cả nước điển hình như: Hệ thực vật trên đá vôi tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Quang Ngọc (1997) [85]; Hệ thực vật Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai) của Trần Quang Ngọc (1999) [86]; Hệ thực vật ở Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) của Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Phú Long, Trần Văn Mùi (2000) [87]. Tiếp theo là công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài (2004) [88]; Hệ thực vật Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) 10 của Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Chẩm, Đỗ Tước, Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Cử (2006) [89]; Hệ thực vật núi đá vôi Bến En (Thanh Hóa) của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007) [90]; Hệ thực vật Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2008) [91]; Hệ thực vật VQG Núi chúa, Ninh Thuận của Lý Ngọc Sâm (2009) [92]; Hệ thực vật trên núi đá vôi vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Đức Linh, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài (2010) [93]; Hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên (Thanh Hóa) của Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2010) [94]; Hệ thực vật Vân Long (Ninh Bình) của Bùi Thu Hà, Trần Thế Bách (2011) [95]; Hệ thực vật Tà Sùa, tỉnh Sơn La của Đỗ Văn Trường, Lê Văn Phúc (2011) [96]; Hệ thực vật Pù Hu (Thanh Hóa) của Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường (2011) [97]; Hệ thực vật Nam Xuân Lạc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) của Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2011) [98]; Hệ thực vật VQG Xuân Sơn, Phú Thọ của Nguyễn Thị Yến (2014) [99], Hệ thực vật VQG Ba Vì của Trần Minh Tuấn (2014) [100], Hệ thực vật VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh của Lê Thị Hương và cs (2015) [101]; Đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Hữu Liên của Chu Hoàng Anh Tuấn và cộng sự (2015) [102]; Hệ thực vật VQG Xuân Thủy, Nam Định của Phan Thị Hà và cộng sự (2015) [103]; Đa dạng thực vật tại Khu BTTN Nà Hầu của Ma Thị Ngọc Mai và cộng sự (2015) [104]; Hệ Thực vật của tỉnh Bạc Liêu (2016) của Đặng Văn Sơn và cộng sự [105]; Hệ thực vật Xuân Liên của Đặng Quốc Vũ (2016) [106]; Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cấu trúc rừng tại Rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh của Phan Thanh Luân (2017) [107]; Đinh Thị Hoa (2017) Hệ thực vật Khu BTTN Xuân Nha [108]; Hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn của Nguyễn Chí Hiểu và cộng sự (2017) [109]. Như vậy, nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái nói riêng (chủ yếu là các VQG và Khu BTTN) đã và đang được chú trọng. Tuy nhiên, cần đầu tư trọng điểm về các phòng tiêu bản mẫu thực vật khô để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, cần tập trung nghiên cứu để xuất bản các tập tiếp theo của bộ Thực vật chí Việt Nam. 11

1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật Nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, năm 1918, nhà bác học Pháp, Chevalier là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới) [110]. Theo bảng phân loại này, rừng ở miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu thảm thực vật. Năm 1943, kỹ sư lâm học người Pháp, Maurand đã chia Đông Dương thành 3 vùng thảm thực vật [111]:

• Thảm thực vật Bắc Đông Dương.

• Thảm thực vật Nam Đông Dương.

• Thảm thực vật vùng trung gian. Theo bảng phân loại này vùng Đông Dương có 8 kiểu rừng. Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Nam Việt Nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil. Năm 1956, giáo sư người Trung Quốc, Dương Hàm Nghi đã xếp loại thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam theo một bảng phân loại mới [40]. Năm 1962, ở miền nam Việt Nam còn xuất hiện một bản phân loại thảm thực vật rừng Nam Trường Sơn. Bản phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục Điều tra và Quy hoạch rừng thuộc Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam, bảng phân loại này xây dựng năm 1960, theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm bốn loại hình lớn: + Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải trồng rừng. + Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa. + Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở thành nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo. 12

+ Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý. Phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế. Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở miền bắc Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao [112]:

• Đai rừng nhiệt đới mưa mùa

• Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa

• Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao Hiện nay, ngành lâm nghiệp sử dụng hệ thống này để đánh giá chất lượng rừng, làm cơ sở cho công tác điều tra ngoại nghiệp và lập bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng. Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 1999) [40], [41] đã xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý, qui định được trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất. Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng được quy hoạch sinh thái. Tuy nhiên theo tác giả thì bảng phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang tính chất địa phương của một vùng hay một khu vực. Bảng phân loại được chia làm hai nhóm: Nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000m ở miền Nam và dưới 700m ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng cao (có độ cao trên 1.000 m ở miền Nam và trên 700 m ở miền Bắc), cụ thể: - Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1.000 m ở miền Nam, dưới 700 m ở miền Bắc có các kiểu sau: + Các kiểu rừng rú kín vùng thấp: (1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: Là quần thụ nhiều tầng, cao 25 - 30m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu: Dầu, Sao, Kiền kiền, Chò chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,...

13

(2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: Là quần thụ phải bao gồm có 25%-75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tử vi, Dâu tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ đề, Lim, Sau sau và Nứa. (3) Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: Kiểu này có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình 25m, tầng dưới cao 15 - 20m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề, Xoan, Thầu tấu lông, Thành ngạnh,... (4) Kiểu rú kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt Nam, thường ở ven biển và Nam Trường Sơn. + Các kiểu rừng thưa: (1) Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: Phân bố ở các vùng Đắc Lắk, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình. (2) Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở Sơn La, Đà Lạt. Các kiểu rừng thưa trên chiếm một diện tích rộng ở miền Nam, có đặc điểm chính là tầng cây gỗ thưa cây. Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Sơn, Thầu tấu lông, Me rừng... + Các kiểu trảng, truông: (1) Kiểu trảng cây to, cây bụi cỏ cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền Nam, ở miền Bắc gặp ở Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh). Đặc điểm của kiểu này là tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì mật độ cây to, nhỏ, cây bụi rất thưa thớt. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và họ Cúc. (2) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và cao trung bình) với nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai, và thảm cỏ thưa thớt. - Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1.000 m (ở miền Nam) và trên 700 m (ở miền Bắc) gồm: + Các kiểu rừng kín: 14

(1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp ở miền Bắc); (2) Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp ở miền Bắc); (3) Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thường gặp ở vùng núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Nam Trung Bộ). (4) Đó là các kiểu rừng vùng cao, có các quần thụ cây gỗ kín rậm. Thực vật gồm: Dẻ, Re, Mộc lan, Sau sau, Cáng lò, Tre gầy, Giang, Nghiến, Kim giao, Hoàng đàn. + Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao: (1) Kiểu quần hệ khô vùng cao: Đó là rừng cây bụi nhỏ, trảng cỏ cao, cỏ thấp, nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Óc chó, Cỏ lách, Cỏ lào, Ngải cứu. (2) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (thường gặp ở đỉnh núi cao như Phan Si Phăng, Tà Pình, Tây Côn Lĩnh...) nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Pơ mu, Đỗ quyên, Thông.... Trong công trình này, các nhân tố sinh thái phát sinh được tác giả Thái Văn Trừng đề cập, làm cơ sở để phân chia các kiểu, kiểu phụ/kiểu trái thảm thực vật. Các nhóm nhân tố này sẽ được trình bày ở phần sau. Phan Kế Lộc (1985) [113], dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đã đưa ra khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam có thể thể hiện được trên bản đồ 1:2.000.000. Bảng phân loại gồm có 5 lớp quần hệ. Mỗi một phân lớp quần hệ lại phân thành các liên quần hệ, nhóm quần hệ, quần hệ và thấp nhất là phân quần hệ: - Lớp quần hệ 1: Rừng rậm. Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ chính là: rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô. + Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới. • Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh. • Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh. • Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt đới. + Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới. 15

+ Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới. • Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô. • Nhóm quần hệ rừng gai. - Lớp quần hệ 2: Rừng thưa. Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ. + Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:. • Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng. • Nhóm quần hệ rừng lá kim. + Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp. + Phân lớp quần hệ rừng thưa khô. • Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô, • Nhóm quần hệ rừng thưa có gai. - Lớp quần hệ trảng cây bụi. - Lớp quần hệ trảng cây bụi lùn. - Lớp quần hệ trảng cỏ. M. Schmid (1974) [114], trong công trình “Végéstation du Vietnam Le massif Sud-Annamitique et Les Régiónes Limitrophes” đã mô tả các đơn vị thảm thực vật Việt Nam theo các sinh khí hậu khác nhau, gồm: - Sinh khí hậu nửa khô nóng: + Thảm thực vật ven biển: • Vùng trũng ngập mặn: vùng ngập mặn và vùng sau ngập mặn; • Vùng ven bờ, vịnh. • Trên các đụn cát. + Thảm thực vật trên cát đỏ độ cao trên 100 m ở các bậc thềm khác. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. + Thảm thực vật trên đồi núi ven biển. • Rừng còi khu vực núi Chúa. • Rừng thưa trên sườn núi. • Rừng rụng lá chân sườn núi. • Trảng cây gỗ khác ở độ cao 800-1.000 m.

16

- Sinh khí hậu nửa ẩm và nóng. + Thảm thực vật trên đất bazan. • Rừng kín nửa rụng lá trên đất đỏ. • Rừng rụng lá trên đất nâu. • Rừng thưa trên đất xám. • Thảm thực vật trên đất trũng: ngập nước thường xuyên; ngập nước theo mùa. • Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đất không phải bazan. • Thảm tre nứa trên đất dày. • Rừng thưa trên đất mỏng sỏi sạn. + Nhóm thảm thực vật khác. • Rừng kín thường xanh trên đất sâu dày, chân đồi. • Rừng rụng lá trên đất phiến thạch. • Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. • Trên phù sa cổ: theo địa hình và tầng dày của đất gồm Rừng thưa; Rừng nửa rụng lá. • Trên phù sa hiện đại: ngập nước thường xuyên; ngập nước theo mùa. + Thảm thực vật ven suối: Gồm cả rừng thường xanh hoặc quần xã thực vật thủy sinh. - Sinh khí hậu ẩm gần núi: Thường ở độ cao 600-1.200 m, mùa khô tương đối dài: + Rừng kín thường xanh trên đất dốc thoát nước tốt • Rừng kín thường xanh trên đá bazan; • Rừng kín thường xanh trên sườn núi không phải là bazan, độ cao dưới 600 m;

17

• Nhóm rừng khác không đặc trưng theo khí hậu do đất bị già, thực vật khó phát triển, gồm rú cây bụi trên các đồi bazan có bô-xít; + Rừng thưa: Gồm rừng thông hai lá hoặc rừng thưa không có thông trên đất ngập nước tạm thời. + Rừng rụng lá trên bazan mỏng. + Rừng tre nứa. + Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật ngập nước. + Thảm thực vật ở vùng trũng. + Thảm thực vật ven suối. - Sinh khí hậu nửa ẩm gần núi (độ cao 600-1.200 m). + Thảm thực vật trên đất bazan dày. • Rừng kín thường xanh. • Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh. + Thảm thực vật trên đá phiến sét: gồm rừng thường xanh và rừng rụng lá. + Nhóm rừng thưa gồm. • Rừng thông hai lá (độ cao dưới 800 m). • Rừng thông hai lá và ba lá. • Rừng thưa trên đất sỏi sạn (cây lá rộng) và tro tàn núi lửa. • Rừng thưa trên đất ngập nước tạm thời. + Thảm thực vật ngập nước. + Thảm thực vật ven suối. + Thảm thực vật trên đồng bằng phù sa. - Sinh khí hậu luôn ẩm vùng núi (độ cao trên 1.200 m). + Rừng kín thường xanh trên đất xít. + Rừng kín thường xanh trên đá granit. + Nhóm thảm thực vật đặc biệt. • Thảm thực vật trên các mỏm và đỉnh. • Rừng rêu.

18

• Thảm thực vật ở thung lũng hẹp trên núi. • Khu phân bố tập trung rừng thông ba lá. • Trảng cây bụi thấp bé theo suối. • Thảm trên đất ngập nước. Ngoài công trình trên, Vũ Tự Lập (1976) [115], trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng độ ưu thế của các loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định các quần hợp, ưu hợp, phức hợp. Trong các yếu tố phát sinh, khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người,... là các yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp. Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [78], áp dụng phương pháp của UNESCO đã nghiên cứu và mô tả các kiểu thảm thực vật VQG Cúc Phương (Ninh Bình), gồm 3 lớp chính: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ trảng cây bụi, lớp quần hệ trảng cỏ. Trong đó gồm nhiều lớp phụ và quần hệ rừng khác nhau; Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [79], đã xây dựng hệ thống thảm thực vật VQG Pù Mát (Nghệ An), gồm: Thảm thực vật tự nhiên (gồm: Rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động ở đai cao; Rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở đai cao; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp chưa bị tác động; Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh; Trảng thường xanh nhiệt đới đai thấp; Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới đai thấp, Thảm thực vật trên đất ướt và Thảm nhân tác (Gồm: Trên sườn đất dốc; Đồng bằng và Thảm thực vật bị dẫm đạp); Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở các vùng, VQG, Khu BTTN như: Thảm thực vật VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) của Nguyễn Nghĩa Thìn - Mai Văn Phô (2003) [80]; Thảm thực vật VQG Ba Vì của Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) [116]; Thảm thực vật VQG Yok Đôn của Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Cử, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài (2006) [117]; Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị của Nguyễn Hữu Tứ (2007) [118]; Thảm thực vật Hoàng Liên - Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) của Nguyễn

19

Trọng Bình, Nguyễn Toàn Thắng (2008) [119]; Thảm thực vật tự nhiên VQG Hoàng Liên của Vũ Anh Tài và cộng sự (2008) [120], [121], [122]; Thảm thực vật Khau Ca, tỉnh Hà Giang của Vũ Anh Tài và công sự (2009) [123]; Thảm thực vật núi đá vôi Kiên Giang của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm (2009) [124]; Thảm thực vật rừng thứ sinh ở Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của Đinh Thị Phượng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý (2009) [125]; Thảm thực vật VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) của Nguyễn Thế Dũng (2011) [126]; Thảm thực vật Thái Nguyên của Đỗ Hữu Thư, Đỗ Thị Hà (2011) [127]; 1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, các yếu tố này thể hiện ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó. Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống vật nuôi, cây trồng... Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944) [40]. Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố: Trung Quốc chiếm 33,8%, yếu tố Xích Kim – Himalaya chiếm 18,5%, yếu tố và nhiệt đới khác chiếm 15,0%, yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương chiếm 11,9%, yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%. Theo Pócs Tamás (1965) [128], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau: - Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 % Của Việt Nam 32,55 % Của Đông Dương 7,35 % - Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 % 20

Từ Trung Quốc 12,89 % Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33 % Từ Malaysia - 25,69 % Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 % - Nhân tố khác 4,83 % Ôn đới 3,27 % Thế giới 1,56 % Tổng: 100,00 % Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08 % Năm 1978, Thái Văn Trừng [40] căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya - Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%. Năm 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của Pócs Tamás (1965) và Ngô Chinh Dật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [129]: 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1. Yếu tố Á - Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ 2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3. Yếu tố Cổ nhiệt đới 21

3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya 4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.5. Yếu tố Đông Dương 5. Yếu tố Ôn đới 5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ 5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới 5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải 5.4. Yếu tố Đông Á 6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam 6.1. Yếu tố Gần đặc hữu. 7. Yếu tố Cây trồng. Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và Khu BTTN trong cả nước. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật chính ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (2003) được chỉ ra như sau: yếu tố toàn cầu chiếm 0,61%; yếu tố nhiệt đới chiếm 62,93%; yếu tố ôn đới chiếm 3,76%; yếu tố đặc hữu chiếm 25,12%; yếu tố Cây trồng chiếm 1,64% [80]. Đối với VQG Pù Mát, năm 2004 các yếu tố Địa lý thực vật chính đã được tác giả và cộng sự chỉ ra như sau: yếu tố Toàn cầu chiếm 2,40%; yếu tố Nhiệt đới chiếm 65,05%; yếu tố Ôn đới chiếm 5,35%; yếu tố Đặc hữu chiếm 14,19%; yếu tố Cây trồng chiếm 5,56% [79]. Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang [81], Nguyễn Nghĩa Thìn đã đưa ra các yếu tố địa lý như sau: Yếu tố Toàn cầu chiếm 2,58%; Yếu tố Nhiệt đới chiếm 80,21%; yếu tố Ôn đới chiếm 5,25%; yếu tố Đặc hữu chiếm 8,87%; yếu tố Cây trồng chiếm 0,34%. Đỗ Ngọc Đài (2009) khi nghiên cứu hệ thực vật núi đá vôi VQG Bến En, Thanh 22

Hóa đã đưa ra yếu tố địa lý với: yếu tố Nhiệt đới chiếm 63,97%; yếu tố Đặc hữu với 31,56%; yếu tố Cổ nhiệt đới chiếm 6,42%; yếu tố Liên nhiệt đới chiếm 1,96%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,07%; thấp nhất là yếu tố Cây trồng 0,34% [130]. Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010) với các yếu tố chính là yếu tố Nhiệt đới chiếm 66,49%, yếu tố Đặc hữu chiếm 14,50%, tiếp đến là yếu tố Gần đặc hữu chiếm 11,45%; yếu tố ôn đới chiếm 2,10%; yếu tố cây trồng 1,79%; yếu tố chưa xác định 3,26% và cuối cùng là yếu tố Toàn cầu 0,42% [94]; Lê Thị Hương và công sự (2015), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Vũ Quang đã đưa ra các yếu tố địa lý gồm yếu tố Nhiệt đới chiếm 71,70%, yếu tố Đặc hữu chiếm 13,73%, yếu tố Gần đặc hữu chiếm 6,86%; yếu tố Ôn đới chiếm 3,28%; yếu tố Cây trồng 2,95%; yếu tố Toàn cầu 0,38% [101]. 1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống Phổ dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu phổ dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [131] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm phổ dạng sống cơ bản. 1. Cây có chồi trên đất (Ph). 2. Cây chồi sát đất (Ch). 3. Cây chồi nửa ẩn (Hm). 4. Cây chồi ẩn (Cr). 5. Cây chồi một năm (Th). Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ. a. Cây gỗ lớn cao trên 30 m (Mg). b. Cây trung bình có chồi trên đất cao 8-30 m (Me). c. Cây nhỏ có chồi trên đất 2-8 m (Mi). d. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na). 23

e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp). f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep). g. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp). h. Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc). i. Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp). Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pócs Tamás (1965) [128] đã đưa ra một số kết quả như sau : - Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4,85%. - Cây gỗ trung bình có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) 3,80%. - Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8,02%. - Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%. - Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%. - Cây chồi sát đất (Ch) - Cây chồi nửa ẩn (Hm)  40,68%. - Cây chồi ẩn (Cr) - Cây chồi một năm (Th) 7,11% Và phổ dạng sống như sau: SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th Raunkiaer [131] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau: SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th Richard [132] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới: SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th Đối với VQG Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [78] đưa ra phổ dạng sống như sau: SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [80] đã công bố dạng sống như sau: SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th

24

Ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [79] đã lập được phổ dạng sống : SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu BTTN Na Hang [81]. SB = 70,14Ph+ 4,33Ch + 3,50Hm+ 11,98Cr + 10,05Th. Năm 2009, khi nghiên cứu hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa, Đỗ Ngọc Đài [130] đã lập phổ dạng sống là SB = 82,40Ph+ 6,70Ch + 1,40Hm+ 7,54Cr + 1,96Th. Khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự [94] đã cống bố phổ dạng sống như sau: SB = 84,77 Ph + 4,94 Ch + 2,41 Hm + 3,05 Cr + 4,83 Th. Gần đây, Lê Thị Hương và cs [101] đã công bố về dạng sống của hệ thực vật VQG Vũ Quang như sau: SB = 76,81Ph+ 10,14Ch + 4,35Hm+ 4,20Cr + 4,50Th. 1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt Nghiên cứu thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt trước đó và sau này thành lập Ban quản lý đã có một số công trình như: Hoàng Danh Trung và cs (2010) “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An” [133]; Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương (2012) bước đầu đánh giá tính đa dạng Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An công bố 925 loài [1]; Năm 2013, Đoàn Điều tra và Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An đã đánh giá tính đa dạng sinh học để thành lập Khu BTTN Pù Hoạt đã công bố 776 loài [2]. Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt và đề xuất các giải pháp bảo tồn” đã thống kê được 1159 loài, 469 chi và 122 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao cao mạch [3]. Năm 2018, Xin Hong và cộng sự đã công bố loài Bế pù hoạt (Didymocarpus puhoatensis) ở Khu BTTN Pù Hoạt [134].

25

Như vậy, nghiên cứu về Hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh khác nhau, chưa cập nhật đánh giá đầy đủ về thành phần loài, thảm thực vật một cách có hệ thống. 1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu BTTN Pù Hoạt 1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt 1.7.1.1. Vị trí địa lý Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lý: từ 19o27'46” đến 19o59'55”độ vĩ Bắc, 104o37'46’’ đến 105o11'11”độ kinh Đông, với tổng diện tích tự nhiên 90.741 ha, trong đó rừng đặc dụng 39.221 ha và rừng phòng hộ 51.52 ha. Thuộc địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn [2]. Phía Bắc giáp Khu BTTN Xuân Liên và các xã Vạn Xuân, Xuân Lẹ, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa); Phía Đông giáp các xã: Châu Bình, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phong huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An); Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và xã Nhôn Mai, xã Hữu Khuông huyện Tương Dương ( tỉnh Nghệ An). Khu BTTN Pù Hoạt có 1.7.1.2. Địa hình, địa thế Khu BTTN Pù Hoạt được xem là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ, có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 m so với mực nước biển. Trong vùng có 3 dạng địa hình chính: * Địa hình núi cao Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.700m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 5 xã gồm: Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn có độ cao trung bình từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này chiếm gần 52% diện tích tự 26 nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này có ý nghĩa lâm sinh để duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng [2]. * Địa hình núi trung bình và núi thấp Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 300 - 1.700 m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của vùng quy hoạch, tập trung ở các xã: Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng và một phần của xã Tri Lễ và xã Nậm Giải. Diện tích chiếm 40% diện tích tự nhiên. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và ngoài ra còn có ít diện tích rừng trồng đặc sản (quế), cây bản địa, rừng nguyên liệu gỗ như keo các loại v.v... Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi trọc chưa sử dụng có khả năng khai thác vào trồng rừng kinh tế và các loài cây đặc sản. * Địa hình bằng, thấp Là các diện tích còn lại gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong và một phần của các xã còn lại. Độ dốc thường từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong. 1.7.1.3. Địa chất, đất đai * Địa chất Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với nhiều loại đá có tuổi trên 2 triệu năm: đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi) phát triển khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như: vùng núi cao dốc, vùng có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, vũng những thung lũng hẹp và sâu... Mặc dù ở kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai chưa bị thoái hoá mạnh, nhưng muốn sử dụng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí và kỹ thuật.

27

* Thổ nhưỡng Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau: - Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): diện tích là 1.783,0 ha, phân bố ở các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, có đặc điểm như sau,với độ cao trên 1.700m. Lớp thảm mục dày 20- 30cm, lớp mùn dầy 7-10cm, màu xám đen, càng xuống sâu màu đen nhạt dần. Đất có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc không bền vững, rất chua (PH = 4), hàm lượng mùn cao (>8%); - Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 54.349,0 ha, chiếm 63,4%, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Đất có mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%); - Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 29.398,1 ha. Quá trình Feralít xảy ra chưa nhiều, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết von, nhưng không có đá ong chặt; - Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Có diện tích 161,0 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa; - Ngoài ra trên địa bàn còn có 79,3 ha núi đá, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ. 1.7.1.4. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Khu BTTN Pù Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc. - Nhiệt độ trung bình năm 23,1oC. Nhiệt độ cao nhất 41,3oC (tháng 6), thấp nhất 100C (tháng 12); - Độ ẩm trung bình năm 86%; 28

- Lượng mưa trung bình năm 1.734,5 mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng mùa khô (1-3); - Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi đợt 3-4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông bắc về gây giá rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6, khi có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 41,3oC, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng. * Thủy văn Khu BTTN Pù Hoạt là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: - Hệ sông Chu: phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào), với tên là Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), vào Việt Nam được gọi là sông Chu, chảy qua các xã Đồng Văn, Thông Thụ của huyện Quế Phong về Thanh Hoá, với chiều dài hơn 64 km. Đây là hệ thủy lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã: Thông Thụ và Đồng Văn; - Hệ sông Hiếu: bắt nguồn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có lưu vực lớn thứ hai trong khu vực (chiếm khoảng 30% diện tích Khu BTNT Pù Hoạt), với các chi lưu: Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng: + Sông Nậm Việc: bắt nguồn từ các xã: Hạnh Dịch và Tiền Phong, lưu lượng nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớn bắt nguồn từ từ các đỉnh núi cao ở biên giới Việt Lào, đổ về như: suối Hạt, suối Phùng, suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan... + Sông Nậm Quàng: bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Tri Lễ, dài 71km, với diện tích lưu vực 594,8 km2; + Sông Nậm Giải: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào ở xã Nậm Giải dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim và xã Mường Nọc.

29

Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao, là cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện, tạo nguồn năng lượng sạch; Cho đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình thủy điện được đầu tư xây dựng: Hủa Na; Nhãn Hạt, Bản Cốc, Sao Va, Sông Quàng, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 03 công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đó là: Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc. Ngoài ra, còn có thác Sao Va, thác 7 tầng là điểm đến lý tưởng cho các du khách thích khám phá các nét đẹp mà tự nhiên ban tặng cho huyện Quế Phong. 1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.7.2.1. Dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư * Các cộng đồng dân cư Cộng đồng các dân tộc sinh sống xung quanh Khu BTTN, có ảnh hưởng trực tiếp đến Khu BTTN Pù Hoạt. - Dân tộc: Thái có 8.148 người, chiếm 83,7%; H’Mông có 3.310 người, chiếm 7,3%; Khơ Mú có 412 chiếm 4,5%; Kinh có 1.832 người, chiếm 4,1%; Thổ có 166 người, chiếm 0,4%. Đặc điểm 100% dân tộc H’Mông sinh sống ở 10 bản xã Tri Lễ, trong đó 8 bản nằm trong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng lõi, 5 bản ở vùng đệm). Đặc điểm này nói lên việc định cư lâu đời và khá ổn định của người H’Mông trên địa bàn huyện Quế Phong; với tập quán phát nương, làm rẩy, săn bắn thú rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLBVR; - Trên địa bàn có 22.058 lao động, trong đó ở lĩnh vực nông lâm nghiệp 20.956 người, chiếm 95% tổng số lao động trong toàn vùng. Đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững của Khu BTTN Pù Hoạt; - Lao động phi nông nghiệp: 1.542 người, chiếm 5% tổng số lao động trong toàn vùng. Chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán tại các trung tâm xã, vùng đông dân cư. Một số lao động sản xuất mộc gia dụng, chế biến lâm sản phụ, là đối tượng đòn bẩy, cầu nối giao

30 thương giữa miền xuôi và miền ngược; hình thành, tạo dựng các điểm buôn bán, trung tâm kinh tế trong vùng; - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%, cho thấy mức tăng dân số trong khu vực còn ở mức cao. Điển hình ở dân tộc H’Mông, Khơ Mú, bình quân có 6 - 7 người/hộ. Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quán, phương thức canh tác… khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng. Quế Phong là huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, nên bản sắc văn hóa cũng rất đa dạng. Các hoạt động mưu sinh tồn tại nhiều đời nay của các cộng đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, tài nguyên rừng…). Sự gia tăng dân số cao đã gây áp lực lên tài nguyên rừng và sự suy giảm tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. * Phân bố dân cư Trên địa bàn 9 xã thuộc Khu BTTN Pù Hoạt có 139 thôn, bản, trong đó có 73 thôn bản sống trong vùng đệm; đặc biệt có 19 thôn, bản với 1.381 hộ, 7.706 người sinh sống trong vùng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ do Khu BTTN Pù Hoạt quản lý. Các cộng đồng dân cư phần lớn phân bố theo dân tộc, tập quán, phương thức canh tác nông lâm nghiệp. - Dân cư sống trong vùng lõi Khu BTTN Pù Hoạt (vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái) gồm 9 bản: Nậm Tột, Huồi Xái 1, Huồi Xái 2 (xã Tri Lễ); Bản Cáng, bản Pục, bản Méo, Piềng Lâng (xã Nậm Giải); Bản Nà Sái, Hủa Mương (xã Hạnh Dịch); - Dân cư sống trong vùng rừng phòng hộ gồm 12 bản: Nậm Tột, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông (xã Tri Lễ); Bản Nhọt Nhoóng (xã Nậm Nhoóng); Bản Mứt, bản Coóng, Chăm Pụt (xã Hạnh Dịch); Bản Mường Phú, Mường Piệt (xã Thông Thụ); Bản Na Câng (xã Tiền Phong); Các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thường ở các địa bàn là cao, xa và phần lớn giáp biên giới Việt – Lào, nên việc quản lý về hành chính đối với các khu dân cư và quản lý bảo vệ rừng cũng rất khó khăn. 31

1.7.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội Đây là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Quế Phong (một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ). Do đặc thù là vùng núi cao, địa hình phức tạp, sản xuất chủ yếu thuần nông, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm hoặc hầu như không có, các cây trồng vật nuôi phổ biến là các loại truyền thống, năng suất thấp. Sản xuất đang mang tính tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn thuộc 9 xã vùng quy hoạch cho thấy: - Kinh tế hộ gia đình: Có 457 hộ giàu (chiếm 4,7% tổng số hộ); 4.815 hộ trung bình và khá (chiếm 50% tổng số hộ); 4.357 hộ nghèo (chiếm 45,2% tổng số hộ); - Về tình trạng nhà ở: số liệu thống kê trên địa bàn vùng quy hoạch: hộ có nhà xây kiên cố chiếm tỷ lệ 12,7% (1.227 hộ); hộ còn ở nhà tạm chiếm 25,4%; Đây là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đối với tài nguyên rừng, cụ thể là đối với gỗ rừng tự nhiên trong khu vực là rất lớn. Hàng năm, số lượng gỗ rừng tự nhiên bị người dân chặt hạ về làm nhà ở địa phương các xã là hàng trăm m3. Trong tương lai, dân số ngày một tăng, áp lực lên tài nguyên rừng cũng ngày càng lớn.

32

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Mỗi năm có 6 đợt điều tra, thu mẫu, mỗi đợt 7 ngày. Các tuyến điều tra gồm: + Tuyến Hạnh Dịch: gồm các tiểu khu: 59, 61, 62, 63, 72, 78. + Tuyến Thông Thụ: gồm các tiểu khu: 2, 11, 12, 17, 27, 41, 46, 47, 48, 49, 50, 64, 65, 68. + Tuyến Nậm Giải: gồm các tiểu khu: 91, 92, 94, 96, 97, 101. + Tuyến Đồng Văn: gồm các tiểu khu 16, 26, 36, 37, 38, 39, 40, 52. + Tuyến Tiền Phong: gồm các tiểu khu: 69, 76. + Tuyến Tri Lễ: gồm các tiểu khu: 95, 98, 103. + Tuyến Châu Thôn: gồm tiểu khu 115. + Tuyến Nậm Nhóong: gồm các tiểu khu: 126, 130. + Tuyến Cắm Muộn: gồm các tiểu khu 135. Đã thu được 5.324 mẫu, hiện được lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), Viện Sinh học Nhiệt đới (VNM), Trường Đại học Đà Lạt (DLU), Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xử lý, phân tích, giám định tên khoa học, xây dựng danh lục các loài thực vật Khu BTTN Pù Hoạt. - Đánh giá tính đa dạng về các taxon thực vật, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn. - Phân loại và mô tả cấu trúc các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 33

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các kết quả nghiên cứu đã có ở khu vực nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Chọn tuyến và OTC để thu mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129], Thái Văn Trừng (1999) [40] và Klein R.M., Klein D.T. (1975) [135]. - Điều tra tuyến - Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình; các tuyến lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn, để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng và được đánh dấu trên bản đồ cũng như đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Trên các tuyến điều tra đều ghi chép, thu thập tiêu bản của tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch với nội dung đề ra. Nội dung điều tra theo mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01. BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN Số hiệu Tuyến...... Tờ số:...... Kiểu rừng:...... Đá mẹ, đất:...... Địa hình:...... Độ rộng tuyến...... GPS Điểm đầu:...... Độ cao:...... GPS Điểm kết thúc:...... ………...... Địa điểm:...... Ngày ĐT...... Người ĐT:......

- Điều tra trong ô tiêu chuẩn Lựa chọn diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (OTC) là 2.000 m² với kích thước 40 x 50 m. Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB) ở 4 góc và 1 ô chính giữa, diện tích ô dạng bản là 25 m² có kích thước 5 x 5 m. Trong ô tiêu chuẩn điều tra toàn diện tầng cây gỗ. Tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng, cây tái sinh điều tra trong các ô dạng bản. Các nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn theo các mẫu biểu 02, 03, 04.

34

- Thu mẫu thực vật Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41 cm có thể tỉa bớt cành, lá, nếu cần thiết, đeo số hiệu và ghi lý lịch mẫu, các mẫu từ cùng một cá thể có cùng một số hiệu. Những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô (màu sắc của cây, hình dạng các ổ bào tử và cách sắp xếp của các ổ bào tử, các kiểu lá...) được ghi chép đầy đủ vào lý lịch khi thu mẫu. 2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129].

35

Sau khi xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, mẫu được tiếp tục xử lý khô tại phòng Mẫu thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng kích thước 30 x 42 cm. 2.4.4. Giám định tên khoa học Tên khoa học được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh. Tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [46], Thực vật chí Trung Quốc, Tập 1-25 [27], Thực vật chí Đông Dương [39] và các bộ Thực vật chí Việt Nam (Tập 1- 21) [50-70]. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I-III [1], [47], trang Web: http://www.theplantlist.org (The Plant List) [136]; kết hợp với Luật danh pháp Quốc tế, Melbourne, ÚC (2012), và trên các trang http://www.ipni.org (The International Plant Names Index) [137]. 2.4.5. Lập danh lục thành phần loài Danh lục thành phần loài được sắp xếp họ, chi, loài theo Brummitt (1992) [18]. Ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam cùng các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng, mẫu nghiên cứu. 2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật 2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp, họ và chi Đánh giá về các ngành, hai lớp của ngành Ngọc lan, xác định họ, chi có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật. 2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934) [131] như sau: 1. Phanérophytes (Ph) - Cây có chồi trên đất. 2. Chaméphytes (Ch) - Cây có chồi sát mặt đất. 3. Hemicryptophytes (Hm) - Cây có chồi nửa ẩn. 4. Cryptophytes (Cr) - Cây có chồi ẩn. 5. Thérophytes (Th) - Cây chồi một năm. 36

Ngoài ra nhóm cây chồi trên (Ph) còn có các dạng sống phụ như: a. Megaphanerophytes (Mg) - Cây có chồi trên đất lớn. b. Mesophanerophytes (Me)- Cây chồi trên đất vừa. c. Micro - phanérophytes (Mi) - Cây có chồi nhỏ trên đất. d. Nano - phanérophytes (Na) - Cây có chồi lùn trên đất. e. Lianes - phanérophytes (Lp) - Cây có chồi trên leo quấn. f. Epiphytes - phanérophytes (Ep) - Cây có chồi sống bám, sống bì sinh. g. Hemi - Parasite - phanérophytes (Pp) - Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh. h. Phanérophytes - Herbaces (Hp) - Cây có chồi trên thân thảo. i. Phanérophytes - Succulentes (Suc) - Cây chồi trên mọng nước. Xây dựng phổ dạng sống: sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng sống, tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố đối với Hệ thực vật. 2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129], Hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau: 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1. Yếu tố Á - Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới Á, Phi, Mỹ 2.3. Yếu tố Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3. Yếu tố Cổ nhiệt đới 3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya 37

4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.5. Yếu tố Đông Dương 5. Yếu tố Ôn đới 5.1. Yếu tố Đông Á – Bắc Mỹ 5.2. Yếu tố Ôn đới Cổ thế giới 5.3. Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải 5.4. Yếu tố Đông Á 6. Yếu tố Đặc hữu Việt Nam 6.1. Yếu tố Gần đặc hữu 7. Yếu tố Cây trồng Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: phân chia các loài vào từng yếu tố địa lý thực vật và tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý, để dễ dàng so sánh, xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau. 2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật quý hiếm, bảo tồn - Đánh giá về giá trị tài nguyên Tìm hiểu sơ bộ về giá trị sử dụng của các loài qua phương pháp tiếp cận cộng đồng (PRA: Participatory Rural Appraisal - đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). Sưu tầm các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc, làm cảnh, cho tinh dầu… (theo kinh nghiệm dân gian). Ngoài ra, còn sử dụng các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước để tra cứu về giá trị sử dụng của các loài như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [75], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [138], Cây Cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi- Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002) [139], Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004) [76]; Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007) [140]. - Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007) Error! Reference source not found., thang đánh giá của IUCN (2017) Error! Reference source not found., Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực 38 vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (2019) Error! Reference source not found., tiến hành thống kê các loài hiếm và tình trạng bảo tồn cụ thể: + Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) bao gồm: loài đã tuyệt chủng (EX), loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU), loài bị đe dọa loài ít nguy cấp (LR). + Theo IUCN (2017): Nhóm loài bị đe dọa gồm loài đã tuyệt chủng (EX), loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU) và nhóm loài ít bị đe dọa gồm: loài ít nguy cấp (LR), loài gần bị đe dọa (NT), loài ít quan tâm (LC) và loài chưa đánh giá (DD). + Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP: Danh mục Thực vật rừng, đolọng vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IA và IIA). 2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm thực vật Bước 1. Công tác chuẩn bị: - Thu thập và đánh giá tư liệu: Các tài liệu cần thu thập bao gồm các bản đồ địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các bản đồ chuyên đề có nội dung liên quan đã được thành lập; tư liệu ảnh vệ tinh phủ trùm khu vực nghiên cứu. Các tài liệu đã thu thập được tiến hành phân loại và đánh giá tổng thể về khả năng và mức độ sử dụng dựa theo các tiêu chuẩn về yêu cầu nội dung, độ chính xác, mức độ phù hợp về thời gian và khuôn dạng của dữ liệu bản đồ cần thành lập. - Xây dựng thiết kế kỹ thuật: Để đảm bảo yêu cầu đồng bộ và có tính chỉnh hợp cao, việc xây dựng quy định kỹ thuật đã được thực hiện theo các quy định trong công tác xây dựng bản đồ. Bước 2. Xử lý ảnh viễn thám: Tư liệu ảnh viễn thám qua các công đoạn xử lý để khai thác, trích xuất các thông tin khác nhau nhằm cung cấp tối đa lượng thông tin về vị trí phân bố, đặc điểm cấu trúc và phần nào tính chất của các đối tượng mặt đất. Đặc 39 biệt chú trọng những công đoạn sản xuất chính (tăng cường chất lượng ảnh, đo khống chế ảnh; nắn chỉnh hình học, phân loại ảnh...). - Tiền xử lý: Ảnh vệ tinh sau khi nhập vào phần mềm cần thực hiện các bước tiền xử lý như xử lý phổ, tăng cường chất lượng hình ảnh để làm cho hình ảnh rõ nét phục vụ công tác nắn ảnh và chọn vùng mẫu phân loại ảnh. - Nắn chỉnh hình học: Trên cơ sở mô hình số độ cao và các điểm khống chế, tiến hành công việc nắn ảnh vệ tinh. Đó là việc nắn chỉnh ảnh về hệ toạ độ của bản đồ và khử các sai số do chênh cao của địa hình gây ra. Ảnh vệ tinh sau khi nắn phải đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác như: Sai số vị trí điểm đối với các địa vật rõ rệt ≤ 0,4 mm và ≤ 0,6 mm đối với các địa vật không rõ ràng trên ảnh. - Phân loại ảnh: Dữ liệu ảnh vệ tinh sau quá trình nắn chỉnh hình học, xử lý tạo các kênh ảnh chuyên đề như chỉ số thực vật, được phân loại tự động có giám sát để tạo ra các ảnh phân loại hỗ trợ thêm quá trình suy giải ảnh bằng mắt và đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng mà chưa đòi hỏi độ chính xác cao. Bước 3. Thành lập bản đồ thảm thực vật: Từ bản đồ lớp phủ bề mặt, kết hợp với các lớp thông tin khác như mô hình số độ cao, phân vùng sinh thái, nhiệt độ, lượng mưa... để xây dựng bản đồ thảm thực vật. Sau khi có đủ các lớp thông tin của bản đồ, tiến hành biên tập, trình bày nội dung của từng bản đồ theo thiết kế kỹ thuật. Sử dụng phần mềm GIS đưa ra các số liệu của từng lớp thông tin theo mục đích sử dụng, có thể bao gồm các số liệu thống kê, bảng biểu, diện tích... Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trên thực địa để đưa ra báo cáo chi tiết yêu cầu tính chính xác và khả năng tổng hợp, phân tích khoa học do các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm thực hiện. Đồng thời, việc xử lý, tổng hợp thông tin cần có sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và phần mềm cơ sở dữ liệu.

40

2.4.8. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt - Căn cứ đề xuất giải pháp - Kết quả điều tra nghiên cứu của đề tài: Đặc trưng của thảm thực vật và các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu; - Quy định của Nhà nước Việt Nam về quản lý tài nguyên trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng; - Quy trình quy phạm của ngành lâm nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật. - Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý thảm thực vật Đề xuất các giải pháp quản lý thảm thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt theo các hướng sau: (1) Các nhóm giải pháp kỹ thuật; (2) Các nhóm giải pháp về xã hội: Thực thi pháp luật, tuyên truyền, cơ chế, chính sách… , nhằm quản lý các hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.

41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật Bậc cao có mạch ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt 3.1.1. Đa dạng về các taxon thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt 3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, được sắp xếp họ theo Brummitt (1992) [14], gồm có tổng số 2.425 loài và dưới loài (2.367 loài và 58 đơn vị dưới loài) thuộc 885 chi và 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Bảng 3.1 và phụ lục 1). Trong đó đã phát hiện, mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Đồng thời ghi nhận bổ sung thêm 4 loài cho Hệ thực vật Việt Nam nói chung, ở Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng là: Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân nhẵn (Amomum glabrum S. Q. Tong), thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và loài Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Ngoài ra còn ghi nhận 8 loài gần đây mới được công bố cho khoa học và bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam ở Khu BTTN Pù Hoạt là: Nô vũ quang (Neolitsea vuquangensis Mitsuyuki & Yahara.) [144] thuộc họ Long não (Lauraceae), Giác đế bân (Goniothalamus banii B.H. Quang, R.K. Choudhary & V.T. Chinh) [145] thuộc họ Na (Annonaceae), Gừng trung bộ (Zingiber castaneum Škorničk. & Q.B. Nguyễn) [146], Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M.F. Newman) [147], Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang) 42

[148], Sa nhân (Amomum velutina X.E.Ye, Škorničk. & N.H. Xia) [149], Gừng vũ quang (Zingiber vuquangense Ly N.S., Le T.H., Do N.D., Trinh T.H, Nguyen V.H.) [150], Sa nhân quế (Amomum cinnamomeum Škorničk., Luu &

H.Đ. Trần) [151] thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Bảng 3.1. Phân bố của các bậc taxon ở Khu BTTN Pù Hoạt Tên ngành Họ Chi Loài Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL % Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,48 1 0,11 1 0,04 Lycopodiophyta Thông đất 2 0,96 4 0,45 30 1,24 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,48 1 0,11 1 0,04 Polypodiophyta Dương xỉ 27 12,98 83 9,38 233 9,61 Pinophyta Thông 8 3,85 11 1,24 16 0,66 Magnoliophyta Ngọc lan 169 81,25 785 88,70 2.144 88,49 Tổng 208 100 885 100 2.425 100

100 88.788.49 90 81.16 80 70 60 50 Họ 40 Chi 30 Loài 20 13.04 9.389.61 10 3.86 0.480.110.04 0.970.451.24 0.480.110.04 1.240.66 0

Hình 3.1. Phân bố của các taxon bậc ngành ở Khu BTTN Pù Hoạt Qua bảng 3.1 và hình 3.1. cho thấy, phân bố của các taxon bậc ngành của Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt có sự sai khác nhau nhiều. Trong đó, 43 ngành Ngọc lan chiếm ưu thế tới 88,49% tổng số loài và dưới loài, 88,70% tổng số chi; 81,25% tổng số họ. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài và dưới loài là 233 chiếm 9,61% tổng số loài và dưới loài; 83 chi, chiếm 9,38% tổng số chi; 27 họ chiếm 12,98% tổng số họ. Các ngành còn lại là Khuyết lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút chiếm tỷ lệ không đáng kể về số lượng họ, chi và loài. Giữa hai lớp là lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì thấy các họ, chi và loài của lớp Ngọc lan cũng chiếm ưu thế (bảng 3.2; hình 3.2). Bảng 3.2. Phân bố của các taxon trong hai lớp thuộc ngành Ngọc lan Họ Chi Loài Lớp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Lớp Ngọc lan 132 78,11 607 77,32 1.682 78,45 (Magnoliopsida) Lớp Hành 37 21,89 178 22,68 462 21,55 (Liliopsida) Tổng 169 100 785 100 2.144 100 Tỷ lệ (M/L) 3,57 3,41 3,64 Ma./ Li.

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 132 họ, chiếm 78,11% tổng số họ; 607 chi, chiếm 77,32% tổng số chi và 1.682 loài, chiếm 78,45% tổng số loài; lớp Hành (Liliopsida) chỉ với 37 họ, chiếm 21,89%; 178 chi chiếm 22,68% và 462 loài, chiếm 21,55%. Xét về tỷ lệ thì số họ của lớp Ngọc lan so với lớp Hành là 3,57%, có nghĩa là cứ 3,57 họ của lớp Ngọc lan mới có 1 họ của lớp Hành; về số chi và số loài tương ứng là 3,41 và 3,64.

44

90 78.57 78.45 80 77.32

70

60

50 Magnoliopsida 40 Liliopsida 30 21.43 22.68 21.55 20

10

0 Họ Chi Loài

Hình 3.2. Tỷ lệ % của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành Ngọc lan Các dẫn liệu về tổng số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành trong hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt được so sánh với các Hệ thực vật khác như VQG Pù Mát (Nghệ An) [152], Khu BTTN Xuân Liên (Thanh Hóa) [106] và Khu BTTN Pù Luông (Thanh Hóa) [84] được thể hiện qua Bảng 3.3. Bảng 3.3. So sánh về số loài của lớp Ngọc lan và lớp Hành trong HTV Pù Hoạt với VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Luông và Khu BTTN Xuân Liên

Pù Hoạt Pù Mát Pù Luông Xuân Liên

Ngành Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ loài % loài % loài % loài % Lớp Ngọc lan 1.682 78,43 2.026 84,00 1.051 77,28 1.140 80,68 (Magnoliopsida) Lớp Hành 462 21,57 386 16,00 309 22,72 273 19,32 (Liliopsida) Ngành Ngọc lan 2.144 100 2.412 100 1.360 100 1.413 100 (Magnoliophyta) Tỷ lệ Magnoliopsida/ 3,64 5,25 3,40 4,18 Liliopsida

Ghi chú: (1): Nguyễn Thanh Nhàn (2016); (2): Đậu Bá Thìn và công sự (2014), (3): Đặng Quốc Vũ (2016).

45

Dẫn liệu trong Bảng 3.3 cho thấy số loài trong ngành Ngọc lan ở Khu BTTN Pù Hoạt thấp hơn so với VQG Pù Mát nhưng lại phong phú hơn, đa dạng hơn so với Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông Tại Khu BTTN Pù Hoạt số loài thuộc lớp Hành (Liliopsida) rất đa dạng và phong phú hơn hẳn so với ở VQG Pù Mát, Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông nên tỷ lệ giữa hai lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) ở Khu BTTN Pù Hoat tương đối thấp (3,64).

90 84 80.68 78.43 80 77.28

70

60

50 Magnoliopsida 40 Liliopsida

30 21.57 22.72 19.32 20 16

10

0 Pù Hoạt Pù Mát Pù Luông Xuân Liên

Hình 3.3. So sánh tỷ lệ % số loài của lớp Hành và Ngọc lan trong ngành Ngọc lan của Pù Hoạt với Pù Mát, Pù Luông, Xuân Liên Kết quả so sánh tính đa dạng của các ngành hệ thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN Pù Hoạt với Hệ thực vật Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam

Pù Hoạt Việt Nam* Pù Hoạt/ TT Ngành Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Việt Nam loài % loài % (%) 1 Lá thông (Psilotophyta) 1 0,04 2 0,02 50,00 2 Thông đất (Lycopodiophyta) 30 1,24 57 0,54 52,63

46

3 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,04 2 0,02 50,00 4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 233 9,61 669 6,31 34,83 5 Thông (Pinophyta) 16 0,66 63 0,59 25,40 6 Ngọc lan (Magnoliophyta) 2.144 88,49 9.812 92,52 21,85 Tổng 2.425 100 10.605 100 22,87 * Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 [153].

100 92.52 88.49 90 80 70 60 50 40 Pù Hoạt 30 Việt Nam 20 9.61 10 6.31 0.040.02 1.240.54 0.040.02 0.660.59 0

Hình 3.4. So sánh tỷ lệ % của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam Các dẫn liệu ở bảng 3.4 và hình 3.4 tương tự với Hệ thực vật Việt Nam, tại Khu BTTN Pù Hoạt ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế tuyệt đối (88,49%), nhưng tại đây ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) lại rất đa dạng, chiếm tới với 9,61% so với 6,31% trong HTV Việt Nam. Nếu so về diện tích thì Khu BTTN Pù Hoạt chỉ chiếm 0,65% so với diện tích rừng của cả nước (907,41/139.544 km2) theo "Số liệu hiện trạng rừng năm 2018" [2], nhưng số lượng loài của các ngành thực vật bậc cao có mạch so với cả nước tương đối nhiều. Về số lượng loài, HTV Khu BTTN Pù Hoạt chiếm tới 22,87% tổng số loài của cả nước. Đối với từng ngành thực vật, thì HTV Khu BTTN Pù Hoạt chiếm tới 21,85% ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); Ngành Thông (Pinophyta) với 16 loài chiếm 25,40%. Đáng lưu ý là số loài 47 trong các ngành thực vật bào tử như: Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Dương xỉ (Polypodiophyta) tại Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng, rất phong phú (chiếm tới 50,0 - 52,63% tổng số loài đã biết. Riêng ngành Thông đất (Lycopodiophyta) tại Khu BTTN Pù Hoạt cũng có tới 30 loài (chiếm tỷ lệ 1,24 %), trong khi cả HTV Việt Nam hiện mới thống kê được 57 loài (chiếm tỷ lệ 0,54%). Tại Khu BTTN Pù Hoạt ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) hiện cũng đã biết và thống kê được 233 loài, chiếm tới 34,83 % tổng số loài hiện có ở Việt Nam. Có thể các yếu tố tự nhiên (đất đai, độ ẩm...) tại Khu BTTN Pù Hoạt rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật có bào tử. Các dẫn liệu so sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài trong các ngành giữa HTV Khu BTTN Pù Hoạt với một số HTV khác lân cận như: HTV các Khu BTTN Xuân Liên [106], VQG Pù Mát [152], Khu BTTN Pù Luông [84]. được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. So sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài của các ngành trong HTV Khu BTTN Pù Hoạt với các HTV tại VQG Pù Mát và các Khu BTTN Pù Luông, Xuân Liên HTV HTV Pù HTV Xuân HTV Pù Pù Hoạt Mát (1) Liên (2) Luông (3) Ngành Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ loài % loài % loài % loài % 1. Lá thông 1 0,04 1 0,04 1 0,06 1 0,07 (Psilotophyta) 2. Thông đất 30 1,24 18 0,72 16 1,03 13 0,85 (Lycopodiophyta) 3. Cỏ tháp bút 1 0,04 1 0,04 1 0,06 1 0,07 (Equisetophyta) 4. Dương xỉ 233 9,61 149 5,97 114 7,31 147 9,59 (Polypodiophyta) 5. Thông 16 0,66 16 0,64 15 0,96 11 0,72 (Pinophyta) 48

6. Ngọc lan 2.144 88,49 2.309 92,58 1.413 90,58 1.360 88,71 (Magnoliophyta) Tổng 2.425 100 2.600 100 1.560 100 1.533 100 Ghi chú: (1): Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (2): Đặng Quốc Vũ (2016); (3): Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016).

100 92.58 88.48 88.71 90 80 70 60 Pù Hoạt 50 40 Pù Mát 30 Xuân 20 9.59 Liên 5.97 10 0.04 0.07 0.72 0.85 0.04 0.07 0.64 0.72 0

Hình 3.5. So sánh tỷ lệ % số loài trong các ngành thực vật ở Pù Hoạt với Pù Mát, Xuân Liên và Pù Luông Điểm nổi bật nhất đáng lưu ý là sự phân bố không đều của taxon bậc loài trong các ngành, vẫn là sự nổi trội của ngành Ngọc lan sau đó đến ngành Dương xỉ, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Ngành Ngọc lan ở HTV VQG Pù Mát đứng đầu với 92,58%, tiếp đến là các hệ thực vật khác đều có tỷ lệ lớn hơn 85%. Ngành Dương xỉ của HTV Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng chiếm tới 9,61% tổng số loài; cao hơn các khu hệ ở các VQG và Khu BTTN tại Bắc Trường Sơn. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...tại Khu BTTN Pù Hoạt là những yếu tố tác động rõ rệt đến hiện tượng đó. Kết quả nghiên cứu ở (Bảng 3.5 và bảng 3.6) đã cho thấy HTV Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng, rất phong phú, có tổng số loài đạt khoảng 93,19% so với HTV VQG Pù Mát và cao hơn nhiều so với ở các Khu BTTN Xuân Liên, Pù

49

Luông (chiếm tới 155,45% và 158,17% so với các Khu BTTN tương ứng). Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông Pù Hoạt/ Pù Hoạt/ Pù Hoạt/ Xuân Liên (1) Pù Mát (2) Pù Luông (3) Ngành Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số loài Số loài Số loài % % % 1. Lá thông (Psilotophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100 2. Thông đất (Lycopodiophyta) 30/16 187,5 30/18 166,67 30/13 230,77 3. Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100 4. Dương xỉ (Polypodiophyta) 233/114 204,37 233/150 156,38 233/147 158,50 5. Thông (Pinophyta) 16/15 106,67 16/18 88,89 16/11 145,46 6. Ngọc lan (Magnoliophyta) 2144/1413 151,73 2144/2412 88,89 2144/1360 157,65 Tổng số loài 2425/1560 155,45 2425/2600 93,27 2425/1533 158,17

Ghi chú: (1): Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (2): Đặng Quốc Vũ (2016); (3): Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016). So với một số hệ thực vật ở các Khu BTTN lân cận thì, HTV Khu BTTN Pù Hoạt có tỷ lệ (%) về số loài của các ngành Lá thông và Cỏ tháp bút tương đương nhau; trong khi đó, ở 2 ngành Thông đất và Dương xỉ lại cao hơn nhiều. Ngành Ngọc lan có tỷ lệ thấp hơn so với HTV của VQG Pù Mát (chỉ chiếm 88,89%), nhưng cao hơn so với HTV Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông (vượt trên 50%). Diện tích của Khu BTTN Pù Hoạt so với VQG Pù Mát, các Khu BTTN Xuân Liên, và Khu BTTN Pù Luông (Bảng 3.7) cũng góp phần làm sáng tỏ sự khác biệt trên.

50

Bảng 3.7. So sánh số loài trên cùng một đơn vị diện tích của Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông Hệ thực vật Diện tích (Km2) Số loài Số loài/km2 Khu BTTN Pù Hoạt 540 2425 4,49 Khu BTTN Xuân Liên (1) 263 1560 5,93 VQG Pù Mát (2) 940 2600 2,77 Khu BTTN Pù Luông (3) 262 1533 5,85

Ghi chú: (1): Đặng Quốc Vũ (2016); (2): Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (3): Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016). Các dẫn liệu trong Bảng 3.7, cho thấy HTV Khu BTTN Pù Hoạt có một diện tích tương đối lớn chỉ sau HTV VQG Pù Mát và cao hơn gấp đôi HTV Khu BTTN Xuân Liên và HTV Khu BTTN Pù Luông. Ở đây có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pù Hoạt (2.457 m) cao thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ chỉ sau đỉnh Puxailaileng (2.711 m), địa hình phức tạp. Tổng số đã ghi nhận được 2.425 loài, điều này chứng tỏ sự đa dạng về thành phần loài thực vật ở đây khá cao. Về các chỉ số đa dạng của các taxon Phân tích các chỉ số đa dạng của các taxon trong các ngành thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN Pù Hoạt cho thấy, ở bậc họ là 11,66 (trung bình mỗi họ có gần 12 loài); ở bậc chi là 2,74 (trung bình mỗi chi có gần 3 loài); chỉ số chi trên chỉ số họ là 4,28 (trung bình mỗi họ có trên 4 chi), (Bảng 3.8). Bảng 3.8. Các chỉ số đa dạng của từng ngành và cả hệ thực vật

Cấp chỉ số đa dạng Chỉ số loài Chỉ số chi Chỉ số chi/họ 1. Lá thông (Psilotophyta) 1,00 1,00 1,00 2. Thông đất (Lycopodiophyta) 15,00 7,50 2,00 3. Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1,00 1,00 1,00 4. Dương xỉ (Polypodiophyta) 8,63 2,81 3,07 5. Thông (Pinophyta) 2,0 1,45 1,38

51

6. Ngọc lan (Magnoliophyta) 12,68 2,73 4,67 Cả hệ thực vật 11,66 2,74 4,28

Nếu so sánh với các chỉ số ở HTV VQG Pù Mát (Nghệ An), HTV Khu BTTN Xuân Liên (Thanh Hóa) và HTV Khu BTTN Pù Luông (Thanh Hóa), thì thu được kết quả ở bảng 3.9. Bảng 3.9. So sánh các chỉ số của HTV Khu BTTN Pù Hoạt với các chỉ số của HTV VQG Pù Mát, Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông Các chỉ số Pù Hoạt Xuân Liên (1) Pù Mát (2) Pù Luông (3) Chỉ số loài 11,66 9,18 12,74 8,5 Chỉ số chi 2,74 2,23 2,76 2,1 Chỉ số chi/họ 4,28 4,12 4,62 4,0

Ghi chú: (1): Đặng Quốc Vũ (2016); (2) Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (3): Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016). Các số liệu trong bảng 3.9 cho thấy, ở HTV Khu BTTN Pù Hoạt có chỉ số loài thấp hơn HTV VQG Pù Mát (11,66% so với 12,74%), nhưng cao hơn HTV Khu BTTN Xuân Liên và HTV khu BTTN Pù Luông; chỉ số chi cao hơn ở 2 hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên, Pù Luông và gần bằng HTV VQG Pù Mát; chỉ số chi/họ thấp hơn VQG Pù Mát nhưng cao hơn Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông. Kết quả này cũng hoàn toàn hợp lý vì thực tế diện tích VQG Pù Mát cao hơn Khu BTTN Pù Hoạt và diện tích của Khu BTTN Pù Hoạt cao hơn nhiều so với Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông. Cũng có thể khi diện tích càng lớn thì các chỉ số đa dạng về bậc họ, loài và chi/họ cũng tăng theo. 3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ Kết quả nghiên cứu đã xác định được 208 họ, trong đó có 49 họ mới chỉ gặp 1 loài, 34 họ mới chỉ gặp 2 loài, 15 họ có 3 loài, 6 họ có 4 loài, 37 họ có từ 5-9 loài, 67 họ có từ 10 loài trở lên. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì tỷ lệ (%) của 52

10 họ đa dạng nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Có 10 họ đa dạng nhất trong khu HTV Pù Hoạt được trình bày ở Bảng 3.10. Bảng 3.10. Các họ đa dạng nhất của Hệ thực vật Pù Hoạt Tỷ lệ (%) so với TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài tổng số loài 1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 119 4,91 2 Lauraceae Họ Long não 113 4,66 3 Rubiaceae Họ Cà phê 102 4,21 4 Annonaceae Họ Na 78 3,22 5 Fabaceae Họ Đậu 73 3,01 6 Poaceae Họ Lúa 72 2,97 7 Zingiberaceae Họ Gừng 65 2,68 8 Moraceae Họ Dâu tằm 62 2,56 9 Araceae Họ Ráy 53 2,19 10 Rutaceae Họ Cam 50 2,06 10 họ đa dạng nhất (chiếm 4,83%) 787 32,45

Kết quả trong bảng trên cho thấy, với 10 họ đa dạng nhất chiếm 4,83% tổng số họ, nhưng có 787 loài chiếm 32,19% tổng số loài. Các họ đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Pù Hoạt (trên 100 loài) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 119 loài chiếm 4,91%; tiếp đến là họ Long não với 113 loài chiếm 4,66%; họ Cà phê (Rubiaceae) với 102 loài chiếm 4,21%. 7 họ còn lại có từ 50 đến 78 loài chiếm từ 2,06% đến 3,22% tổng số loài. Như vậy, tổng số loài của 10 họ đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Hoạt chiếm 32,45% phù hợp với nhận định của A.I. Tonmachop (1974) cho rằng 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật nhiệt đới thường chiếm không quá 40- 50% tổng số loài của hệ thực vật và rất ít họ chiếm quá 10% số loài của toàn hệ [79]. Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả đã công bố của các tác giả nghiên cứu hệ thực vật ở các vùng khác nhau như khu BTTN Xuân Liên 53

(27,18%) [106], VQG Bến En (40,3%) [154], VQG Pù Mát (32,81%) [152], Khu BTTN Pù Luông (27,83%) [84]. Dẫn liệu so sánh 10 họ đa dạng nhất của HTV ở Khu BTTN Pù Hoạt với HTV Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.11. Bảng 3.11. So sánh số lượng các loài trong các họ đa dạng nhất của HTV Pù Hoạt với HTV Việt Nam Pù Hoạt Việt Nam* TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài 1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 119 442 2 Lauraceae Họ Long não 113 203 3 Rubiaceae Họ Cà phê 102 400 4 Annonaceae Họ Na 78 207 5 Fabaceae Họ Đậu 73 400 6 Poaceae Họ Lúa 72 400 7 Zingiberaceae Họ Gừng 65 150 8 Moraceae Họ Dâu tằm 62 163 9 Araceae Họ Ráy 53 114 10 Rutaceae Họ Cam 50 110

*Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [153]. Các kết quả ở Bảng 3.11, cũng cho biết có 5 họ đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Pù Hoạt cũng là 5 trong số các họ đa dạng nhất của HTV Việt Nam như: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Lúa (Poaceae), Đậu (Fabaceae), Long não (Lauraceae). Các họ còn lại cũng nằm trong số 24 họ đa dạng nhất của HTV Việt Nam [69]. Họ Long não (Lauraceae) được đánh giá là họ mang tính chất á nhiệt đới và thường phân bố ở các đai cao. Như vậy, cho thấy được tính đa dạng về bậc họ của HTV Khu BTTN Pù Hoạt là vấn đề rất đáng được quan tâm. 3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi Trong số 885 chi đã biết thì 10 chi đa dạng nhất chỉ chiếm 1,13% tổng số chi, nhưng có 229 loài, chiếm 9,44% tổng số loài của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt (bảng 3.12).

54

Bảng 3.12. Các chi đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Pù Hoạt Tỷ lệ (%) so với TT Chi Họ Số loài tổng số loài 1 Ficus Moraceae 43 1,77 2 Litsea Lauraceae 31 1,28 3 Cinnamomum Lauraceae 24 0,99 4 Asplenium Aspleniaceae 21 0,87 5 Selaginella Selaginellaceae 20 0,82 6 Bauhinia Ceasalpiniaceae 19 0,78 7 Smilax Smilaceae 19 0,78 8 Syzygium Myrtaceae 18 0,74 9 Fissistigma Annonaceae 17 0,70 10 Lasianthus Rubiaceae 17 0,70 10 chi đa dạng nhất (chiếm 1,13%) 229 9,44

Kết quả trong Bảng 3.12 cho thấy Ficus là chi đa dạng nhất. Đây được đanh giá là chi đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới, chúng phân bố khá rộng từ đai thấp đến đai vừa. Đáng chú ý là, các chi Litsea, Cinnamomum, Syzygium mang tính chất đặc trưng, tham gia cấu trúc các thảm thực vật chính của HTV Khu BTTN Pù Hoạt. 2 chi Asplenium và Selaginella mang tính chất đặc trưng cấu trúc nên tầng cỏ quyết. Điều đó cho thấy tính chất của HTV ở Khu BTTN Pù Hoạt là nhiệt đới gió mùa. 3.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng Trên cơ sở các thông tin đã có (Võ Văn Chi (2012) [75], 1900 loài cây có ích của Trần Đình Lý (chủ biên) (1993) [73], Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005) [1], Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007) [140],…; kết hợp với các kết quả phỏng cộng đồng cư dân trong quá trình điều tra thực địa có thể sắp xếp các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt vào 13 nhóm giá trị sử dụng khác nhau (bảng 3.13).

55

Bảng 3.13. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài* Tỷ lệ % 1 Cây dùng làm thuốc THU 1103 45,48 2 Cây cho gỗ LGO 348 14,35 3 Cây ăn được ANĐ 263 10,85 4 Cây làm cảnh CAN 205 8,45 5 Cây cho tinh dầu CTD 197 8,12 6 Cây cho sợi, đan lát, dây SOI 39 1,61 7 Cây thức ăn gia súc AGS 38 1,57 8 Cây cho tanin TAN 30 1,24 9 Cây cho dầu béo CDB 29 1,20 10 Cây làm gia vị GVI 21 0,87 11 Cây cho chất nhuộm NHU 13 0,54 12 Cây có độc DOC 12 0,49 13 Cây cho nhựa CNH 7 0,29 *Một loài có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau

Bước đầu đã thống kê được 1.513 loài có giá trị sử dụng, chiếm 62,39% tổng số loài. Trong đó, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây làm thuốc với 1.103 loài, chiếm 45,48% tổng số loài; tiếp đến là cây cho gỗ với 348 loài, chiếm 14,35%; cây ăn được với 263 loài, chiếm 10,85%; cây làm cảnh với 205 loài, chiếm 8,45%; cây cho tinh dầu với 197 loài, chiếm 8,12%; các nhóm giá trị sử dụng còn lại có từ 5 loài đến 38 loài, chiếm 0,21% đến 1,57% được thể hiện qua hình 3.6. + Nhóm cây làm thuốc: Các loài cây làm thuốc chủ yếu được người dân sống ở khu vực vùng đệm thường xuyên sử dụng và khai thác bán cho các thương lái như: Thông đất răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis.), Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm), Quyển bá có móc (Selaginella uncinata (Desv.) Spring), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus- veneris L.), Tổ điều griffithi (Asplenium griffithianum Hook.), Tắc kè bon

56

(Drynaria bonii H. Christ.), Lông cu li (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), Tắc kè fortune (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J. Sm.), Dây sót (Gnetum latifolium Blume var. latifolium), Gai kim (Barleria prionotis L.), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia (Vahl) Nees), Chùy hoa (Strobilanthes dalzielii T. Anders. ex C.B. Clarke), Thôi ba (Alangium chinensis Gagnep.), Hoa giẻ (Desmos chinensis Lour.), Cách thư thorel (Fissistigma thorelii (Fin. & Gagnep.) Merr.), Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.), Sâm thơm (Heteropanax fragrans (Roxb.) Seem),…

Tỷ lệ % 50 45.48 45

40

35

30

25

20 14.35 15 10.85 10 8.45 8.12

5 1.61 1.57 1.24 1.2 0.87 0.54 0.49 0.29 0 THU LGO ANĐ CAN CTD SOI AGS TAN CDB GVI NHU DOC CNH

Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt

+ Nhóm cây cho gỗ: Do ở vùng đệm và một số vùng giáp ranh của biên giới Việt – Lào nên đã bị khai thác nhiều, chỉ còn các loài loài cây gỗ vừa và nhỏ. Nhưng vẫn còn một số quần thể Săng vì và Sa mộc dầu ở Thông Thụ, Nậm Giải là thuộc cây di sản nên bảo vệ khá nguyên vẹn, không bị xâm phạm, như: Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.), Kim giao núi đất 57

(Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Sau sau núi (Acer campbellii Hook. f. & Thomson ex Hiern.). Các loài cây gỗ thường gặp là Sau sau (Liquidambar formosana Hance), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt &Hill), Sưng đào (Semacarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu), Sưng mạng (Semecarpus reticulata Lecomte), Thừng mức lông mềm (Wrightia arborea (Denst.) Mabb.), Sơn trâm (Heteropanax fragrans (Roxb.) Seem), Cáng lò (Betula alnoides Buch.- Ham. in DC.), Quao núi (Stereospermum colais (Dillw.) Mabb.), Thiết đinh (Markhamia stipulata var. kerrii Spague), Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeush. ex DC.), Cọ phèn (Protium serrata (Wall. ex Colebr.) Engl. in DC.), Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), Lim xanh (Erythophloeum fordii Oliv.), Hoàng linh (Peltophorum dasyrrachis (Miq.) Kurz), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer ex K. Heyne), Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen), Muồng đỏ (Zenia insignis Chun), Cồng tía (Calophyllum calaba var. bracteatum (Wight) Stev.), Trai lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.), Rỏi mật (Garcinia ferrea Pierre), Đăng (Tetrameles nudiflora R. Br. in Benn.), Lọng bàng (Dillenia heterosepala Fin.& Gagnep.), Sổ nhám (Dillenia scabrella (D.Don) Roxb.), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Sao hải nam ( hainanensis Merr. et Chun), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu), Kiền kiền (Hopea pierrei Hance), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang), Táu nước (Vatica cinerea King), Táu mật (Vatica odorata Griff.), Táu xanh (Vatica subglabra Merr.), Thị lông đỏ (Diospyros eriantha Champ. ex Benth.), Thị quả đỏ (Diospyros rubra Lecomte), Côm balansa (Elaeocarpus balansae DC.), Côm hoa lớn (Elaeocarpus grandiflorus Smith in Nees), Côm tầng (Elaeocarpus griffitii (Wight) A. Dray.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam),… + Nhóm cây ăn được: Gồm chủ yếu là các loài dùng để làm rau, ăn quả, khai thác củ làm thực phẩm,..gồm: - Cây làm lương thực, thực phẩm: Chủ yếu được người dân khai thác củ, quả, hạt để sử dụng làm thực phẩm trong đời sống hàng ngày như: Lúa 58

(Oryza sativa L.), Ngô (Zea mays L.), Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook.f.), Củ nái (Dioscorea alata L.), Từ tròn (Dioscorea nummularia Lam), Củ mài (Dioscorea persimilis Prain & Burk.),… - Cây làm rau ăn: Cuộc sống của cư dân vùng đệm phụ thuộc vào khai thác các loài lâm sản trong rừng, họ khai thác trong tự nhiên là chủ yếu như: Rau dớn (Diplazium esculentum (Retz.) Sw.), Rau dớn hoa to (Diplazium dilatatum Blume), Rau dền cơm (Amaranthus lividus L.), Dền gai (Amaranthus spinosus L.), Thu hải đường không cánh (Begonia aptera Blume), Dây hương (Erythropalum scandens),... - Cây cho hạt, quả ăn được như: Trám hồng (Canarium bengalense Roxb.), Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.), Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeush. ex DC.),… + Nhóm cây làm cảnh: Đây là nhóm tài nguyên được người dân khai thác và buôn bán nhiều ở khu vực nghiên cứu, vì công sức bỏ ra đi tìm kiếm tuy ít, nhưng giá thành cao. Đặc biệt, là các loài cho hoa đẹp điển hình như: Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), Hoa trứng nhện bắc (Aspidistra tonkinensis (Gagnep.) Wang & Lang), Cao cẳng lá rộng (Ophiopogon latifolius Rodr.), Mía dò (Costus specious (Koenig.) Smith), Lan lúa (Arundina caespitosa Lindl.), Lan trúc (Arundina grandifolia (D. Don) Hodr.), Kiếm lan (Calanthe alismaefolia Lindl.), Kim thiệt trang (Chrysoglossum ornatum Blume), Thanh đạm thùy vuông (Coelogyne quadriloba Gagnep.), lan cổ lý (Collabium chinense (Rolfe) Tang & Chen), Ngọc kiếm (Cymbidium aloifolium (L.) Sw.), Lưỡi điểm hạc (Dendrobium anosmum Lindl.), Tiểu thạch hộc (Dendrobium podagraria Hook.f.), Ẩn trụ hoa nhỏ (Thelasis micrantha (Brogn.) J.J.Sm.),… + Nhóm cây cho tinh dầu: Nhiều loài có tiềm năng khai thác để ứng dụng trong y dược, mỹ phẩm,…. như: Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.), Công chúa hồng kông (Artabotrys hongkongensis Hance), Lãnh công lông (Fissistigma bicolor (Roxb.) Merr.), Lãnh công xám (Fissistigma glaucescens (Hance) Merr.), Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Quế hương 59

(Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet), Long não (Cinnamomum camphora (L.) J.S. Presl), Quế thanh (Cinnamomum cassia Presl), Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.), Re đỏ (Cinnamomum tetragonum A. Chev.), Re bắc bộ (Cinnamomum tonkinensis (Lecomte)A.Chev.), Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), Bời lời mùi tốt (Litsea euosma J. J. Sm.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.), Kháo nhậm (Machilus odoratissima Nees), Sụ trắng lá to (Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook.f.), Riềng tàu (Alpinia oblongifolia Hayata), Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance), Riềng pinna (Alpinia pinnanensis T. L. Wu & Senjen), Đậu khấu chín cánh (Amomum maximum Roxb.), Sa nhân (Amomum muricarpum C.F. Liang & D. Fang), Ngải hoa trắng (Hedychium coronarium Koenig), Gừng núi (Zingiber montanum (Koenig) Link ex Dietr.), Gừng tím (Zingiber ottensii Valeton),… + Nhóm cây cho thức ăn gia súc: Nhìn chung cộng đồng cư dân miền núi thường chủ yếu sử dụng những loài cây mọc tự nhiên làm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi như một tập quán đã có từ lâu đời. Đến nay người dân đã làm quen chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt, nên cũng đã sử dụng những loài cây nông nghiệp được trồng trong vườn nhà hoặc trên nương để làm thức ăn cho vật nuôi. Số loài cây rừng được sử dụng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi chủ yếu như: Ráy (Alocasia macrorrhizos (L.) G. Don), Ráy thùy dài (Alocasia longiloba Miq.), Môn to (Colocasia gigantea (Blume ex Hassk.) Hook.f.), Khoai nước (Colocasia esculenta Schott), Cói bạc đầu lá ngắn (Kyllinga brevifolia Rottb.), Lác đuôi (Mariscus umbellatus Vahl), Cói dùi bấc (Scirpus juncoides Roxb.), Cói quăn năm cạnh (Fimbristylis qingquangularis (Vahl) Kunth),… + Nhóm cây cho tanin: Các loài cho tannin chủ yếu là: Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), Mang kiêng (Pterospermum truncatolobatum Gagnep.), Lòng mang lá cò ke (Pterospermum grewiaefolium Pierre), Hoắc quang nhuộm (Wendlandia tinctoria (Roxb.) DC.), Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry),… 60

+ Nhóm cây cho dầu béo: Đây là nhóm mà các loài thực vật dùng hạt hay các bộ phận khác nhau để ép dầu trong công nghiệp hay trong thực phẩm với các loài chính là: Chè hôi (Ternstroemia gymnanthera (Wight et Arn.) Bedd.), Sở (Camellia oleifera C. Abel), Trường mật (Pometia pinnata Forst. et G. Forst.), Dầu dấu lá tần bì (Tetradium fraxinifolium (Hook.) Hartley),… + Nhóm cây cho sợi, dùng đan lát, làm dây buộc: Đây là nhóm tài nguyên thực vật khá quan trọng, là nguồn thu nhập của cộng đồng, của cư dân địa phương. Các loài chủ yếu là: Mây bạch mã (Calamus bachmaensis Henderson, N.K. Ban & N. Q. Dung), Mây lá rộng (Calamus bousingonii Pierre), Mây cam bốt (Calamus cambodiensis Becc.), Mây kontum (Calamus kontumensis Henderson), Mây rừng (Calamus modestus T. Evans & T.P. Anh), Song mật (Calamus platyacanthus Warb. ex Becc.), Song đá (Calamus rudentum Lour.), Mây đang (Calamus amarus Lour.), Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), Mây nước (Daemonorops margaritae (Hance) Becc.), Gạo hoa đỏ (Bomba anceps Pierre), Cọ lá nhỏ ( poilanei Gagnep.), Gai (Boehmeria nivea (L.) Gaudich.), Sang sé (Sterculia lanceolata Cav.), Thoa hoa dày (Reevesia thyrsoidea Lind.), Tơ đồng (Firmiana simplex (L.) W. Wight), Sung rổ (Ficus variolosa Lindl. ex Benth.), Ruối leo (Broussonetia karinoki Sieb. & Zucc.), Bái nhọn (Sida acuta Burm f.), Dây quạch (Bauhinia coccinea (Lour.) DC.), Móng bò curtis (Bauhinia curtisii Prain), Dây mấu (Bauhinia saigonensis var. poilanei K. & S.S. Larsen),… + Nhóm cây làm gia vị: Chủ yếu sử dụng quả, hạt, thân rễ hay vỏ để chế biến trong thức ăn, điển hình là các loài như: Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.), Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance), Sa nhân (Amomum villosum Lour.), Nghệ vàng (Curcuma longa L.), Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.), Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Ớt (Capsicum frutescens var. fasciculatum (Sturt) Bail.), Rau răm (Polygonum odoratum Lour.), … + Nhóm cây làm chất nhuộm: Người dân sử dụng từ thực vật dùng để nhuộm vải, nhuộm các đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày chủ yếu 61 từ các loài: Dung lá trà (Symplocos laurina (Retz) Wall.), Nghể tràm (Polygonum tinctorium Ait.), Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack.) C. Nielsen), Keo tuyến to (Acacia megaladina Desv.), Nam hoàng (Fibraurea recisa Pierre), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.),… + Nhóm cây có chất độc: Các loài thực vật này có độc tính cao được xem là nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác ứng dụng trong công nghiệp y, dược,… Các loài có độc chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là: Sui (Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch.), Mã tiền lông (Strychnos ignatii Bergius), Củ chi (Strychnos angustiflora Benth.), Cóc kèn mã lai (Derris malaccensis (Benth.) Prain),… + Nhóm cây cho nhựa: Chủ yếu được khai thác để dùng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và trong các ngành công nghiệp điện tử, với các loài chủ yếu là Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeush. ex DC.), Giom turie (Melodinus tournieri Pierre ex Spire), Guồi nam bộ (Willughbeia edulis Roxb.), An tức bắc bộ (Styrax tonkinensis (Pierre) Craibex Hand.),… Để thấy được Tính đa dạng trong giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt (một số nhóm chính) so với ở Khu BTTN Xuân Liên [106], VQG Pù Mát [152], Khu BTTN Pù Luông [84], được thể hiện ở bảng 3.14 như sau: Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ (%) về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của HTV Pù Hoạt với Xuân Liên, Pù Mát và Pù Luông Giá trị Pù Hoạt Xuân Liên (1) Pù Mát (2) Pù Luông (4) Cây làm thuốc 45,48 42,82 44,31 48,08 Cây cho gỗ 14,35 18,87 17,08 13,11 Cây ăn được 10,85 16,22 14,72 11,55 Cây làm cảnh 8,45 7,56 6,58 8,28

Ghi chú: (1): Đặng Quốc Vũ (2016); (2): Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (3): Đậu Bá Thìn (2016).

62

Các dẫn liệu trong Bảng 3.14 đã khẳng định, ưu thế nổi bật của các loài cây được sử dụng làm thuốc. Ở tất cả các khu vực, nhóm cây làm thuốc đều chiếm tỷ lệ rất cao (42,82 %- 48,08 % cả HTV). Có thể thấy, số loài cây trong 4 nhóm giá trị sử dụng ở cả Khu BTTN Pù Hoạt và VQG Pù Mát cùng các Khu BTTN Xuân Liên, Pù Luông đều rất phong phú và có tỷ lệ tương đương nhau. 3.1.3. Đa dạng về dạng sống Mỗi quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá, quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác. Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [131] khi phân tích phổ dạng sống của HTV Khu BTTN Pù Hoạt, đã xác định được dạng sống của 2.425 loài (Bảng 3.15). Bảng 3.15. Dạng sống của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Nhóm cây chồi trên Ph 1.781 73,44 Nhóm cây chồi sát đất Ch 359 14,80 Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 51 2,10 Nhóm cây chồi ẩn Cr 85 3,51 Nhóm cây một năm Th 149 6,14 Tổng cộng 2.425 100

Các kết quả trong Bảng 3.15 cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 1.781 loài, chiếm 73,44% tổng số loài. Trong đó, chủ yếu là các loài của họ: Na (Annonaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Cam (Rutaceae), Thầu dầu

63

(Euphorbiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Sim (Myrtaceae), Xoan (Meliaceae),…; tiếp đến là các nhóm cây chồi sát đất (Ch) với 359 loài, chiếm 14,80%; cây chồi 1 năm chiếm 6,14% tập trung nhiều ở các họ như: Lúa (Poaceae), Hoa môi (Lamiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), …; nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,51%, như ở các họ Gừng (Zingiberaceae), Ráy (Araceae),…; cây chồi nửa ẩn (Hm) chiếm 2,10% và thấp nhất là cây sống ở nước (Hy) chiếm 0,33%. Từ kết quả nghiên cứu đã lập phổ dạng sống của HTV Khu BTTN Pù Hoạt là: SB = 73,44% Ph + 14,80% Ch + 2,10% Hm + 3,51% Cr + 6,14% Th.

Tỷ lệ % 80 73.44 70

60

50

40

30

20 14.8

10 6.14 2.1 3.51 0 Ph Ch Hm Cr Th

Hình 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Pù Hoạt So sánh phổ dạng sống của HTV Khu BTTN Pù Hoạt với các HTV lân cận như Khu BTTN Pù Luông (2014) [84], Khu BTTN Xuân Liên (2016) [106], VQG Pù Mát (2017) [152], VQG Bến En (2008) [154] và Việt Nam (1999) [40], được dẫn ra ở Bảng 3.16. Bảng 3.16. So sánh phổ dạng sống của HTV Pù Hoạt với các HTV Pù Luông, Xuân Liên, Pù Mát, Bến En và Việt Nam Hệ thực vật Ph Ch Hm Cr Th Khu BTTN Pù Hoạt 73,44 14,80 2,10 3,51 6,14

64

Khu BTTN Pù Luông(1) 83,69 8,41 2,87 1,89 3,13 Khu BTTN Xuân Liên(2) 78,56 3,53 7,00 4,62 6,03 VQG Pù Mát (3) 78,88 4,14 5,76 5,97 5,25 VQG Bến En (4) 75,88 5,83 8,50 6,12 3,67 Việt Nam (5) 54,68 10,00 21,41 10,66 5,67

Ghi chú: (1) Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016); (2) Đặng Quốc Vũ (2016); (3) Nguyễn Thanh Nhàn (2017); (4) Hoang Van Sam và công sự (2008), (5) Lê Trần

Chấn và công sự (1999). Kết quả trên cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) luôn chiếm ưu thế ở các HTV. Trong đó các HTV: VQG Pù Mát, Khu BTTN Xuân Liên, Khu BTTN Pù Luông khá cao; còn ở các HTV VQG Bến En và Khu BTTN Pù Hoạt có phần thấp hơn. Nhưng, so với cả HTV Việt Nam thì nhóm cây chồi trên ở Khu BTTN Pù Hoạt cũng như các VQG và Khu BTTN vùng Bắc Trường Sơn vẫn cao hơn nhiều. Các nhóm chồi còn lại ở mỗi khu vực đang có sự sai khác, nhưng không nhiều có sự biến đổi không đáng kể. So sánh về số loài thuộc nhóm cây chồi trên (Ph), giữa các dạng sống cho ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở HTV Khu BTTN Pù Hoạt Nhóm cây chồi trên Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Cây chồi trên to: là cây gỗ cao trên 30 m Mg 82 4,60 Cây chồi trên vừa: cây gỗ cao 8-30 m Me 403 22,63 Cây chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2-8 m Mi 459 25,77 Cây chồi trên lùn: cây bụi Na 260 14,60 Cây bì sinh sống lâu năm Ep 34 1,91 Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm Hp 146 8,20 Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm Lp 383 21,50 Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp 5 0,28 Cây sống dưới nước Hy 8 0,33

65

Cây mọng nước Suc 1 0,06 Tổng 1.773 100 Những kết quả thu được trong bảng trên, đã dẫn tới phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph): Ph = 4,60%Mg + 22,63%Me + 25,77%Mi + 14,60%Na + 21,50%Lp + 1,91%Ep + 8,20%Hp + 0,28%Pp + 0,06%Suc + 0,45%Hy.

Tỷ lệ % 30 25.77 25 22.63 21.5 20

14.6 15

10 8.2

4.6 5 1.91 0.28 0.06 0.45 0 Mg Me Mi Na Ep Hp Lp Pp Suc Hy

Hình 3.8. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên Ph ở Khu BTTN Pù Hoạt Trong nhóm cây chồi trên thì nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,77 %, chủ yếu là các loài thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Long não (Lauraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Thị (Ebenaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cam (Rutaceae),… Tiếp đến là nhóm cây chồi vừa (Me) chiếm 22,63 % tập trung chủ yếu trong các họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Đậu (Fabaceae), Cà phê (Rubiaceae), Sim (Myrtaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Chè (Theaceae), Vang (Caesalpiniaceae),… Nhóm cây dây leo (Lp) chiếm tới 21,50 % số loài thuộc các họ Na (Annonaceae), Dây khế (Connaraceae), Nho (Vitaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Tiết dê (Menispermaceae),… Nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm 14,60 % thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae), Cà phê 66

(Rubiaceae),… Nhóm cây chồi trên thân thảo sống lâu năm (Hp) chủ yếu thuộc các họ trong các ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông đất (Lycopodiophyta) và các họ Lúa (Poaceae), Bạc hà (Lamiaceae),… Nhóm cây chồi rất lớn (Mg) chiếm 4,60 %, nhưng đây lại là các loài cây gỗ lớn thuộc các họ Kim giao (Podocarpaceae), Sim (Myrtaceae), Dầu (), Đậu (Fabaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Dẻ (Fagaceae), Xoan (Meliaceae), Bồ hòn (Sapindaceae),… Nhóm cây bì sinh (Ep) chiếm 1,91 % thuộc các họ Ráy (Araceae), Lan (Orchidaceae), Tổ chim (Asclepiadaceae),… Nhóm cây sống dưới nước (Hy), kí sinh, bán kí sinh (Pp) và nhóm cây mọng nước (Suc) chiếm tỷ lệ thấp tương ứng với 0,45 %; 0,28 % và 0,06 % Ph. Từ những dẫn liệu trên có thể thấy: ở điều kiện nhiệt đới ẩm thì nhóm dạng sống chồi trên (Ph) thường chiếm ưu thế và là đặc trưng của HTV. Đặc điểm này cũng đã được khẳng định của các công trình của Raunkiaer (1934), Richard (1969), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999), Lê Thị Hương và cs. (2015), Đậu Bá Thìn và cs. (2016), Nguyễn Thanh Nhàn (2017),… 3.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý Yếu tố địa lý thực vật là thể hiện một loài nào đó có tính chất đặc hữu hay di cư và để biết được mức độ giống nhau hay khác nhau về vùng phân bố của các loài thực vật. Do vậy, khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [129] đã chia làm 8 yếu tố chính. Nghiên cứu sự phân bố theo yếu tố địa lý của 2.425 loài thực vật có mạch ở Khu BTTN Pù Hoạt, đã xác định được 2.409 loài có đủ thông tin, còn 16 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này được xếp vào yếu tố địa lý nhóm 8). Trong số những loài đã được xác định, có thể xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp tại Bảng 3.18 và Hình 3.9.

67

Bảng 3.18. Yếu tố địa lý của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Ký Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tên yếu tố Số loài hiệu loài (%) (%) 1 Toàn thế giới 6 0,25 6 0,25 2 Liên nhiệt đới 60 2,47 Liên nhiệt đới 2.1 Nhiệt đới châu Á, Mỹ 2 0,08 2.2 Nhiệt đới châu Á, Phi, Mỹ 5 0,21 70 2,89 2.3 Nhiệt đới châu Á, Úc, Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3 0,12 3 Cổ nhiệt đới 17 0,70 Cổ nhiệt đới 3.1 Nhiệt đới Á-Úc 120 4,95 160 6,60 3.2 Nhiệt đới Á-Phi 23 0,95 4 Nhiệt đới châu Á 436 17,98 Nhiệt đới châu Á 4.1 Đông Dương - Malêzi 241 9,94 4.2 Đông Dương - Ấn Độ 218 8,99 4.3 Đông Dương - Himalaya 122 5,03 1.281 52,82 4.4 Đông Dương - Nam Trung Hoa 130 5,36 4.5 Đặc hữu Đông Dương 134 5,53 5 Ôn đới 1 0,04 Ôn đới 5.1 Ôn đới châu Á-Bắc Mỹ 0 0,00 5.2 Ôn đới cổ thế giới 1 0,04 115 4,74 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 6 0,25 5.4 Đông Á 107 4,41 6 Đặc hữu Việt Nam 396 16,33 Đặc hữu Việt Nam 6.1 Cận đặc hữu Việt Nam 313 12,91 709 29,24 7 Cây trồng 68 2,80 68 2,80 8 Yếu tố chưa xác định 16 0,66 16 0,66 Tổng số 2.425 100 2.425 100

68

1 3%

8 2 6% 3 22% 8% 4 11%

7 19% 5 14% 6 17%

Hình 3.9. Phố các yếu tố địa lý cơ bản của hệ thực vật Pù Hoạt

Bảng 3.18 và hình 3.9 cho thấy: - Nhóm các yếu tố Nhiệt đới châu Á với 1.281 loài, chiếm 52,82% tổng số loài và chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm còn lại của HTV Khu BTTN Pù Hoạt. - Yếu tố Cổ nhiệt đới với 160 loài, chiếm 6,60% tổng số loài. Đây là yếu tố mà các loài phân bố trải dài từ châu Úc sang châu Á và châu Phi. - Yếu tố Ôn đới với 115 loài, chiếm 4,74% tổng số loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới cổ thế giới với 1 loài, ôn đới Âu-Á-Địa Trung Hải với 6 loài và vùng Đông Bắc Á đến Nhật Bản với 107 loài. - Yếu tố Toàn cầu với 6 loài, chiếm tỷ lệ 0,25%. Đây là các loài phân bố khá rộng ở trên thế giới. - Yếu tố Cây trồng với 68 loài chiếm 2,80% tổng số loài. Các loài chủ yếu được di thực và hiện nay được phát tán rộng rãi trong tự nhiên. - Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới thì yếu tố nhiệt đới châu Á là lớn nhất với 436 loài, chiếm 17,98%, tiếp đến là yếu tố Đông Dương - Malêzi với 241 loài chiếm 9,94%; Đông Dương -Ấn Độ với 218 loài, chiếm 8,99%; yếu tố Đặc hữu Đông Dương với 134 loài, chiếm 5,53%; Đông Dương-Nam 69

Trung Quốc với 130 loài, chiếm 5,36% và thấp nhất là Đông Dương- Himalaya với 112 loài, chiếm 5,03%. - Yếu tố Đặc hữu và Cận đặc hữu với 709 loài chiếm 29,24% tổng số loài; trong đó, yếu tố Đặc hữu với 396 loài, chiếm 16,33% tổng số loài; yếu tố Cận đặc hữu với 313 loài, chiếm 12,91%. Như vậy, tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở Khu BTTN Pù Hoạt. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1978) [40], Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) [36] cho rằng hệ thực vật Việt Nam có trên 30% số loài đặc hữu và cận đặc hữu. Đặc biệt, có 3 loài mới được phát hiện cho khoa học và mới ghi nhận phân bố ở Khu BTTN Pù Hoạt như: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Lương V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Khu BTTN Pù Hoạt là địa điểm có địa hình đồi núi thấp đến cao (2.457 m) và có tiềm năng cần được nghiên cứu tiếp tục để phát hiện và bổ sung các loài thực vật cho Việt Nam và cho khoa học. Tuy nhiên, khi so sánh về tỷ lệ các loài đặc hữu của HTV Khu BTTN Pù Hoạt với HTV VQG Pù Mát, HTV Khu BTTN Xuân Liên và HTV Khu BTTN Pù Luông thì cho thấy, tỷ lệ (%) số loài đặc hữu của Khu BTTN Pù Hoạt cao hơn so với Khu BTTN Xuân Liên và VQG Pù Mát, nhưng lại thấp hơn Khu BTTN Pù Luông. Cụ thể:HTV Khu BTTN Pù Hoạt tỷ lệ (%) loài đặc hữu là 16,33%; VQG Pù Mát là 13,51%; Khu BTTN Xuân Liên 12,60% và Khu BTTN Pù Luông 17,09%. 3.1.5. Đa dạng về các loài thực vật nguy cấp Kết quả điều tra, đã thống kê được 129 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau; trong đó, có 112 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [141], 23 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) [143] và 15 loài trong IUCN (2017) [142], (qua Bảng 3.19).

70

Bảng 3.19. Phân bố của các loài theo các mức độ bị đe dọa ở Pù Hoạt Mức độ bị đe dọa CR EN VU LR IA IIA Sách đỏ VN (2007) 5 37 69 1 Nghị định 06 (2019) 2 23 IUCN (2017) 3 6 6 Tổng cộng 5 40 75 7 2 23

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì tại Khu BTTN Pù Hoạt có 5 loài rất nguy cấp (CR), 37 loài nguy cấp (EN) và 69 loài sẽ nguy cấp (VU) và 01 loài ít dẫn liệu (LR). Một số loài độc đáo như: Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis), Hoa tiên (Asarum glabrum), Giác đế tam đảo (Goniothalamus tamdaoensis),... cũng được phát hiện có phân bố ở đây. Tại Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định có 25 loài cấm khai thác và buôn bán trên thị trường, trong đó có 2 loài ở phụ lục IA và 23 loài ở phụ lục IIA của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đây là những loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nên đã và đang bị khai thác nhiều trong tự nhiên. Hiện, nơi sống của chúng đã bị thu hẹp chỉ có thể gặp ít cá thể ở một vài điểm trong Khu BTTN. Trong đó đáng chú ý là các loài Giổi xương (Paramichelia baillonii), Chân châu xanh (Nervilia aragoana), Thạch xương bồ lá to (Acorus macrospadiceus), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum), Ngọc vạn vàng (Dendrobium chrysanthum),... Theo IUCN (2017) thì, ở Khu BTTN Pù Hoạt có 3 loài rất nguy cấp (EN) gồm: Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Kiền kiền (Hopea pierrei Hance), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), 6 loài sẽ nguy cấp (VU) là Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) Lam), Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre), Chò nước (Dipterocarpus retusus Blume), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li) và 6 loài còn ít dẫn liệu (LR) là Bách xanh (Calocedrus 71 macrolepis Kurz), Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, T.Nguyen & P.K.Lôc), Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Ngâu dịu (Aglaia edulis (Roxb.) Wall.). Như vậy, nguồn gen thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng, thuộc nhiều nhóm khác nhau. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có thể xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt (Hình 3.10). Đây là cơ sở khoa học cần thiết để cho các cơ quan chức năng có những biện pháp quản lý, phát triển và bảo tồn chúng có hiệu quả. 3.1.6. Một số phát hiện mới cho khoa học và cho HTV Việt Nam ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt 3.1.6.1. Các loài mới cho khoa học 1. Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.) (Ảnh 3.1) Type:-Việt Nam, tỉnh Nghệ An: huyện Tương Dương, xã Nhôn Mai, Làng Na Lật, 27 tháng 12 năm 2018, Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Nguyễn Danh Hùng DHH–718 (holotype VNM; isotypes P, DLU). Mô tả: Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 2-7 m, thường xanh, cành non có lông, cành già không lông. Lá hình thuôn hay hình trứng thuôn, cỡ 17-23 x 5-6,5 cm, đỉnh nhọn, gốc tròn hay tù tròn, mép lá có răng cưa nhỏ, lá trưởng thành dạng da, màu xanh đậm và nhẵn ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, gân bên 10-13 đôi, gân chính và gân bên lõm mặt trên, nổi rõ mặt dưới; cuống lá dài 8-11 mm, có lông. Hoa mọc đơn độc hoặc thành từng cặp ở nách lá hay đầu cành, đường kính 4,5-6,5 cm; cuống hoa dài 7-10 mm, có lông. Lá bắc 3- 4, mọc đối, hình tròn hay cầu, cỡ 1,5-2,5 x 1,5-3 mm, nhẵn, mép có lông mịn. Đài 5, hình tròn hay cầu, cỡ 0,6-1,5 x 0,8-1,8 cm, có lông ở mặt ngoài, mép ngoài có lông mịn, tồn tại lâu trên quả. Cánh hoa 12-13, màu vàng nhạt, tròn hay trứng rộng, cỡ 2,2-3,3 cm x 1,6-2,5 cm, có lông ở mặt ngoài. Bộ nhị gồm nhiều nhị, các nhị xếp lại với nhau thành 4-5 vòng, gốc chỉ nhị vòng ngoài 72

1

2 2

Ảnh. 3.1. Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H. 1. Cành mang hoa và lá; 2. Cành mang lá và quả (Ảnh: 1. Đỗ Ngọc Đài; 2. Nguyễn Danh Hùng)

73 cùng dính nhau lại thành dạng cốc, phần dính lại với nhau dài 5-7 mm, nhị dài 2,5-8 cm, nhẵn. Bầu thượng, 3-4 ô, hình trứng, cỡ 2,5-3 x 3-3,5 mm, có lông, vòi nhụy rời, xẻ 3(4) đến gốc, dài 1,8-2,3 cm, có lông. Quả trưởng thành và hạt hiện chưa gặp. Sinh học, sinh thái: Mùa hoa tháng 10 đến tháng 2 năm sau, mùa quả tháng 2 đến tháng 8. Cây mọc rải rác theo sườn núi đất lẫn núi đá, ở rừng tái sinh phục hồi sau khai thác, độ cao 220-600 m. Phân bố: Nghệ An: Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu. Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Nghệ An, huyện Tương Dương, xã Nhôn Mai, Làng Nà Hỷ, 26 tháng 12 năm 2018; Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, DH 732 (VNM, DLU), Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Nguyễn Danh Hùng DHH–718 (VNM); huyện Quế Phong, xã Cắm Muộn, làng Pố thuộc Khu BTTN Pù Hoạt, Pù Hoạt, 10 tháng 12 năm 2018, Đỗ Ngọc Đài DND-746 (DLA, HN, VNM); huyện Quỳ Châu, xã Châu Hoàn, Bản Lật Trên thuộc Khu BTTN Pù Huống, 16 tháng 2 năm 2018, Đỗ Ngọc Đài DND-298 (VNM). Giá trị sử dụng: Lá và hoa được người Thái, Mông, Khơ Mú dùng để nấu trà uống. Ghi chú: Camellia ngheanensis có đặc điểm hình thái gần nhất với loài C. euphlebia Merr. ex Sealy [155]. Bảng 3.20. So sánh loài C. ngheanensis với loài C. euphlebia Đặc điểm C. ngheanensis C. euphlebia [155] Dạng Cây gỗ thường xanh, nhỏ hoặc Cây bụi cao 2 m sống vừa, cao 3-8 m Cành Có lông Nhẵn Lá Hình trứng hay elip rộng, mặt trên Hình e líp rộng, nhẵn cả 2 nhẵn, mặt dưới có lông. Đỉnh nhọn mặt, mũi ngắn, rộng Cuống lá Dài 5-6 mm, có lông Dài 10-13 mm, nhẵn Hoa Hoa đơn độc, hay mọc thành cụm Hoa đơn độc, đường kính nhỏ, mang 2-3 hoa, đường kính 5- 4-5 cm

74

6,5 cm Lá bắc Có lông ở cả 2 mặt Nhẵn Lá đài Có lông cả 2 mặt Mặt trong nhẵn, mặt ngoài có lông nhung Tràng hoa Có 12-13 tràng, tràng hình gần tròn Có 7-9 tràng, hình gần đến trứng rộng, cỡ 2-2,5 × 2,2-2,6 tròn đến trứng rộng, cỡ cm, màu vàng nhạt, Toàn bộ tràng 2,5-4 ×1,0-2,0 cm, màu hoa ở vòng phía ngoài có lông cả 2 vàng, bên trong nhẵn, bên mặt, mặt ngoài của tràng vòng giữa ngoài có lông nhung có lông ở phía trên cùng, toàn bộ vòng trong nhẵn Nhị Nhẵn Nhẵn Bầu 3(-4) ô, dài 2-3 mm, có lông 3 ô, hình trứng, dài 3 mm, nhẵn 3 Vòi nhụy Có 3(-4), dài 2,3-2,5 cm, có lông Có 3, dài 3,7 cm, nhẵn

2. Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) (Ảnh 3.2) TYPE:- Việt Nam, tỉnh Nghệ An, huyện Quế Phong, xã Đồng Văn 16 tháng 1 năm 2019, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, DHH 786 (Holotype, DLU). Mô tả: Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 2-7 m, thường xanh, cành non có lông, cành già không lông. Lá hình thuôn hay hình trứng thuôn, cỡ 17-23 x 5-6,5 cm, đỉnh nhọn, gốc tròn hay tù tròn, mép lá có răng cưa nhỏ, lá trưởng thành dạng da, màu xanh đậm và nhẵn ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, gân bên 10-13 đôi, gân chính và gân bên lõm mặt trên, nổi rõ mặt dưới; cuống lá dài 8-11 mm, có lông. Hoa mọc đơn độc hoặc thành từng đôi ở nách lá hay đầu cành, đường kính 4,5-6,5 cm; cuống hoa dài 7-10 mm, có lông. Lá bắc 3-4, mọc đối, tròn hay cầu, cỡ 1,5-2,5 x 1,5-3 mm, nhẵn, mép có lông mịn. Đài 5,

75

1

2

Ảnh 3.2. Camellia puhoatensis N.S. Ly, V.D. Luong, T.H. Le, D.H. Nguyen & N.D. Do 1. Cành mang lá và nụ; 2. Cành mang lá và hoa (Ảnh Nguyễn Danh Hùng)

76 hình tròn hay cầu, cỡ 0,6-1,5 x 0,8-1,8 cm, có lông ở mặt ngoài, mép ngoài có lông mịn, tồn tại lâu trên quả. Cánh hoa 12-13, màu vàng nhạt, tròn hay trứng rộng, cỡ 2,2-3,3 cm x 1,6-2,5 cm, có lông ở mặt ngoài. Bộ nhị gồm nhiều nhị, các nhị xếp lại với nhau thành 4-5 vòng, gốc chỉ nhị vòng ngoài cùng dính nhau lại thành dạng cốc, phần dính lại với nhau dài 5-7 mm, nhị dài 2,5-8 cm, nhẵn. Bầu thượng, 3-4 ô, hình trứng, cỡ 2,5-3 x 3-3,5 mm, có lông, vòi nhụy rời, xẻ 3(4) đến gốc, dài 1,8-2,3 cm, có lông. Quả hiện chưa gặp. Sinh học,sinh thái: Mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau; mùa quả tháng 1 đến tháng 9. Sống trong rừng thường xanh thứ sinh trên sườn núi, khe suối nhỏ ở độ cao 270-450 m. Gặp quần thể hơn 300 cá thể ở tiểu khu 40, xã Đồng Văn thuộc Khu BTTN Pù Hoạt. Phân bố: Mới thấy ở xã Đồng Văn thuộc Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An. Mẫu nghiên cứu: Tỉnh Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt, xã Đồng Văn, độ cao 320 m, ngày 2 tháng 9 năm 2018, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, DHH 120; Khu BTTN Pù Hoạt, xã Đồng Văn, độ cao 280 m, ngày 16 tháng 1 năm 2019, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, DHH 790, 791. Giá trị sử dụng: Người dân lấy hoa, lá dùng để pha trà uống. Ghi chú: Loài này có đặc điểm gần với loài C. dormoyana [156]. Bảng 3.21. So sánh loài C. puhoatensis với loài C. dormoyana Đặc điểm C. puhoatensis C. dormoyana [156] Dạng sống Cây bụi, cao 2-7 m Cây gỗ, cao 6-10 m Cành non Có lông măng Nhẵn Lá non Mặt dưới có lông măng Nhẵn Dạng hình trứng thuôn hay Dạng hình cầu, hình trứng trứng, cỡ 17-23 × 5-6,5 cm, hay thuôn, cỡ 11-18 × 5,5-8 Lá nhẵn ở mặt trên, có lông thưa ở cm, nhẵn; mũi hơi nhọn, đáy mặt dưới, mũi nhọn tròn Cuống lá Có lông măng Nhẵn

77

Mọc đơn độc hoặc từng đôi Mọc ở tận cùng hoặc tận Hoa một ở đầu tận cùng của cành, cùng của cành, cỡ 5,5 cm đường kính 4,5-6,5 cm Có 3-4, mọc đối nhau, cỡ 1,5- Có 2 hoặc 4, mọc đối nhau, Lá bắc 2,5 mm dài 4-6 cm Số lượng lá đài 5, cỡ 0,6–1,5 Số lượng lá đài là 5 hoặc 6, × 0,8-1,8 cm, hình cầu hay gẫn cỡ 1,3-2 × 1,3-2 cm, gần Đài hoa hình cầu, mặt ngoài có lông hình cầu hay trứng; phía măng ngoài có lông nhung mịn Số lượng tràng hoa 12–13, cỡ Số lượng tràng hoa 12, cỡ 2- Tràng hoa 2,2-3,3 × 1,6-2,5 cm, màu vàng 2,5 × 1-2 cm, màu vàng nhạt, sáng, mặt ngoài có lông măng mặt ngoài có lông măng Nhị hoa Dài 2,5-8 cm, nhẵn Dài 2,5 cm, nhẵn 3(-4) ô, cỡ 2,5-3 × 3-3,5 mm, Bầu 5 ô, cỡ 4 × 5 mm, nhẵn có lông măng 3(-4), không dính nhau ở phần Số lượng 5, các nhụy dính Vòi nhụy gốc, dài 1,8-2,3 cm, có lông với nhau, dài 1,7 cm, nhẵn măng

3. Xuyến thư pù hoạt (Loxostigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) (Ảnh 3.3)

TYPE: - Việt Nam, tỉnh Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt, xã Tiền Phong, bản Na Chạng, ngày 04 tháng 10 năm 2018, tọa độ 19071’98’’ N; 109091’58’’; độ cao 781 m, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, DHH 1021, (holo: VNM). Mô tả: Cây thân cỏ, có thân rễ chia thành các đốt, dài tới 20 cm. Lá mọc đối, dọc theo thân, có kích thước không đồng đều nhau trong mỗi đôi, cuống lá có lông, dài 1-3,3 cm, đường kính 3-6 mm, có lông thưa. Phiến lá hình elip rộng đến trứng, cỡ 6,2-25,5 × 4,6-15,5 cm, mặt trên màu xanh nhạt,

78 mặt dưới màu tím tía, gân bên 11-19 đôi. Gốc lá không đối xứng, gần có dạng tim, mép phiến lá có răng cưa nhỏ. Cuống cụm hoa dài 9,2-17,5 cm, đường kính 2-3 cm, màu xanh nhạt, có lông dày đặc. Lá bắc hình trứng hay trứng rộng, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông và tuyến. Cuống hoa dài 1,1-1,4 cm. Đài 5 thùy xẻ từ gốc, các thùy bằng nhau, màu trắng, hình trứng hẹp, cỡ 6-7 × 2-2,5 mm. Ống tràng hình chuông, màu trắng, phía trên thùy uốn cong về phía ngoài, bên trong có nhiều đốm màu tím, họng dài 3,7-3,8 cm, có lông rải rác ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong; ống tràng cỡ 2,7-2,9 × 1,4-1,6 cm; 2 môi, môi dưới dài 5-6 mm, 2 thùy, thùy có dạng bán nguyệt, kích thước 5-5,5 × 7-7,5 mm, đỉnh tròn. Nhị 4, hợp lại từng đôi một ở bao phấn; chỉ nhị dạng sợi, màu trắng, nhẵn, cong queo; bao phấn có dạng hình gần cầu, màu kem. Nhụy dài 2,2-2,4 cm; bầu thuôn, xanh nhạt, cỡ 10-12 × 1,8-2 mm, nhiều lông, vòi nhụy dạng sợi, nhiều lông; núm nhụy 2, bằng nhau. Quả có kích thước 6-6,5 x 0,2- 0,3 cm, hình thuôn dài, thẳng, nhẵn, màu nâu đen. Hạt nhỏ, cỡ 2-2,5 mm, màu nâu, có phần phụ dài 2,5-3 mm. Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 10-12, có quả tháng 12-2 năm sau. Đây là một loài thực vật biểu sinh, sống bám trên cây khác ở các khu rừng rậm, ẩm thường xanh nhiệt đới trên độ cao 781 m. Hiện đã gặp 1 quần thể nhỏ với 3 khóm, mỗi khóm 2-8 cá thể trưởng thành và có thể không bị đe dọa nhưng cần thêm các dữ liệu để đánh giá đầy đủ hơn. Phân bố: Huyện Quế Phong, xã Tiền Phong, Bản Na Chạng. Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt, xã Tiền Phong, Bản Na Chạng, ngày 04 tháng 10 năm 2018, tọa độ 19071’98’’ N; 1090,91’58’’; độ cao 781 m, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, DHH 1021 (holo: VNM); tỉnh Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt ngày 24 tháng 2 năm 2019, tọa độ 19071’98’’ N; 1090, độ cao 781 m, Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Danh Hùng, DHH 1162 (holo: VNM). Ghi chú: Loài này có đặc điểm gần với loài L. mekongense và L. griffithii [27].

79

1

2

Ảnh 3.3. Loxostigma puhoatensis N.S. Ly, T.H. Le, D.H. Nguyen & D.N. Dai 1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Cành mang lá và cụm quả (Ảnh Nguyễn Danh Hùng)

80

Bảng 3.22. So sánh loài L. puhoatensis với loài L. mekongense và L. griffithii Đặc điểm L. puhoatensis L. mekongense [27] L. griffithii [27] Thân cỏ dài 18,5-55 cm. Có dài đến 60 cm, có dài đến 100 cm, có lông măng, đơn lông tơ đơn lông măng Phiến lá hình elip rộng hay hình trứng, dày khi Hình e lip, trứng hay hình trứng rộng, như khô, cỡ 4-15 x 2-7 trứng ngược, cỡ 4-19 giấy khia khô cỡ 6,2- cm, có lông mịn, gân x 1,8-10,5 cm, mặt 25,5 x 4,6-15,5 cm, bên 9-11 cặp. Gốc dưới có lông măng có lông mịn thưa cuống lá hình nêm thưa, mặt trên có lông thớt, 11-19 cặp gân rộng đến hình tim thưa hay không lông. bên Gân bên 11-12 cặp Cuống lá dài 1-33 cm, có lông dài 0,8-2,5 cm, có dài 0,5-5 cm. lông Cuống dài 9-17,5 cm, có dài đến 8 cm, có dài 2-13 cm, có phủ cụm hoa lông rậm và có tuyến lông rậm và có tuyến lông măng Lá bắc hình trứng hay trứng hình trứng hẹp, cỡ 4- có hình trứng hẹp hay thuôn, cỡ 5-8,5 x 2,8- 6 x 1,3 -2 mm, có thuôn, cỡ 3-6 x 1-2,5 3,5 mm, mặt trong nhiều lông và tuyến, mm, nhiều lông nhẵn, mặt ngoài có mép nguyên măng, mép có răng lông rậm rạp, có cưa không đồng đều tuyến, mép có răng Cuống dài 1,1-1,4, có lông dài 0,8-2 cm, có dài 0,8-2 cm. Có lông hoa rậm rạp và có tuyến lông rậm rạp măng Đài hoa hình thuôn, cỡ 6-7 x hoa hình thuôn, cỡ hoa hình thuôn hẹp 2-2,5 mm, mép 7-9 x 2 mm, mép có đến trứng rộng, cỡ 5- nguyên răng nông 9 x 1,5-7 mm, mép có răng hay nguyên Cánh hoa màu trắng với các màu trắng phía hơi vàng với các đốm đốm màu tím ở phía ngoài, phía trong có màu nâu, , màu tím ở

81

trong, dài 37-3,8 cm, các vệt màu tím, dài bên trong, dài 3-4,2 phía ngoài có nhiều 3,5-4 cm, phái ngoài cm, có các tuyến rải tuyến, có lông măng, có tuyến, có lông rác, có lông tơ ở phía bên trong nhẵn măng, phía trong ngoài, phía trong nhẵn nhẵn Nhị hoa dài cỡ 2 cm dài cỡ 1 cm dài cỡ 1,8 cm Nhụy hoa dài 9-10 mm, các có lông, thậm chí có mm, nhẵn tuyến thưa thớt, có lông rậm rạp lông tơ Bầu có nhiều tuyến, có có các tuyến, có nhẵn lông nhiều lông Quả dài cỡ 6-6,5 cm dài cỡ 5,5 cm dài c ỡ 6,5 - 10 cm.

3.1.6.2. Các loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam 1. Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng) (Ảnh 3.4) Mô tả: Thân rễ, cao đến 2,8 m. Thân có sự phân nhánh, mang từ 20-23 lá. Lưỡi lá ngắn, dài 3-4 mm, màu trắng hoặc trắng đỏ, có lông, xẻ làm 2, đỉnh tròn; cuống lá dài 4-5 mm, có lông trắng; phiến lá hình elip hoặc hình thuôn, cỡ 30-42 × 7,2-8,5 cm, đáy phiến lá hơi tù, mũi lá hơi nhọn. Cụm hoa hình trứng thuôn, mọc từ thân rễ, thẳng đứng, cỡ 20-35 cm, trong đó phần cuống cụm hoa cỡ 15-25 x 1,5 cm, phấn mang hoa dài 5-10 cm; lá bắc lớn dạng thuôn hay trứng, cỡ 55-62 × 30-53 mm, phía ngoài có màu đỏ tươi hay hồng, có lông. Lá bắc con cỡ 32-35 mm, hình thuôn trứng thuôn hẹp, phía gốc có màu đỏ nhạt, đỉnh nhọn, có ít lông. Đài hoa dạng ống, màu trắng, dài 35-38 mm, nhẵn; phần ống hoa cỡ 45-57 mm, màu hơi vàng ở phía trên, ở phía dưới màu trắng, nhẵn ở phía ngoài, phía trong có ít lông ở phần trên, ở thùy sau hình trứng hẹp, cỡ 35-41 mm, có màu vàng kem, nhẵn; Thùy trước hình trứng hẹp, cỡ 26-32 mm, nhẵn. Cánh môi dài 30-35 mm, phía trên chia 3 thùy, thùy giữa rộng hơn hai thùy bên, có hình tam giác. Nhị lép bên cỡ 26-28 mm, dính với cánh môi khoảng 1/2-1/3 chiều dài, màu trắng kem, phía trên màu tím hoặc đỏ tím. Nhị

82

1

2

Ảnh 3.4. Zingiber nudicarpum D. Fang 1. Dạng sống; 2. Cụm hoa mang hoa (Ảnh Nguyễn Danh Hùng)

83

24-29 mm, chỉ nhị chỉ dài 1,5-2 mm, bao phấn cỡ 20-22 × 4-6 mm, mào bao phấn, cao 10-13 mm, nhẵn. Vòi nhụy dài cỡ 85 mm, màu trắng với các chấm đỏ ở phía trên; núm nhụy cỡ 2-3 × 0,4 mm, trắng; bầu cỡ 5-8 × 5 mm, hình cầu, màu trắng, có lông thưa thớt. Quả khi non màu trắng, nhẵn, kích thước 14-16 x 8-13 mm. Sinh học và sinh thái: Ra hoa từ tháng 4 đến thánh 8, ra quả từ tháng 5 đến tháng 9. Phân bố ở chân đồi, núi, ven suối, trong rừng thứ sinh và núi đá vôi. Phân bố: Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Huống), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Nam Đông), Quảng Ngãi. Còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc. 2. Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T. L. Wu, K. Larsen & Turland) (Ảnh 3.5) Zingiber neotruncatum T. L. Wu, K. Larsen &Turland, Novon 10(1): 91. 2000; Wu, T.L. & K. Larsen in: Z. Wu & P.H. Raven, Fl. China. 24: 325. 2000. - Synonym: Z. truncatum S. Q. Tong, Acta Phytotax. Sin. 25: 147. 1987 non Stokes, Bot. Mat. Med. 1: 68. 1812. Type: CHINA, Yunnan, Jinghong, 810 m, 12. 08. 1984, S.Q. Tong & S. Liu 24935 (Holotype, YNTBI) Mô tả: Thân thảo sống một hoặc nhiều năm, cao từ 70-180 cm. Rễ có mùi thơm. Thân giả về phía gốc có màu đỏ tía, phía trên xanh khi càng lên cao, nhiều lông. Lá thường mọc cách gốc khoảng 4-11 cm, số lượng lá thay đổi nhiều từ 10-35 lá, phiến lá dạng mác dài, cỡ 30-45 × 3,5-5,8 cm, mũi nhọn, gốc hình trứng ngược, có lông ở phần gốc cuống và dọc theo các gân ở mặt dưới lá. Lưỡi lá cỡ 0,3-0,5 × 1,6-2 cm, xẻ làm 2. Cuống cụm hoa dài 3-10 cm, thẳng đứng, cụm hoa dạng trứng thuôn, được bao bọc bởi các vẩy, cỡ 3,8- 4,1 × 2-2,3 cm, dạng mác, cụm hoa dài 6-6,5 cm, lá bắc hình trứng, cỡ 4×3 cm. Lá bắc con dạng trứng thuôn, ngắn hơn lá bắc lớn, cỡ 2,7-2,8 × 1,9-2,2 cm. Hoa dài cỡ 7-7,5 cm, đài hoa dạng ống, dài 2,5 cm, nhẵn, phía trên xẻ thành 2 thùy cạn. Tràng hoa mảnh, dạng ống, hình trụ, dài 4,3 cm. Trên 3 thùy gần như bằng nhau, thùy giữa, cỡ 2,5 × 1,5 cm, thùy bên 2,5 × 0,8 cm. Chỉ 84 nhị dài khoảng 2 mm, màu trắng. Cánh môi ngắn hơn ống tràng, cỡ 3,5 × 2,4 cm, hình trứng ngược; nhị lép dính với cánh môi. Bao phấn, có màu vàng nhạt; trung đới kéo dài cỡ 1,3 cm. Vòi nhụy dạng sợi, núm nhụy màu trắng kem, đầu có lông mịn. Bầu hình trụ ngắn, cỡ 0,5 × 0,4 cm, 3 ô, trắng kem, noãn nhiều, xếp thành 2 hàng. Quả trưởng thành hình trứng, 3 cạnh mờ, vàng- cam nhạt. Hạt nhiều, được bọc trong lớp áo hạt màu trắng, áo hạt có dạng ống, phía trên xẻ thành các khía nhỏ. Hạt hình trứng, nhẵn, đen bóng. Sinh học, sinh thái: Mùa hoa tháng 4-12; mùa quả tháng 5-3 năm sau. Sống ở rừng thứ sinh, độ cao 10-600 m so với mực nước biển. Phân bố: Nghệ An: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, xã Đồng Văn. Còn có ở Thái Lan, Myanma, Ấn Độ và Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu: VIỆT NAM, Nghệ An, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, xã Đồng Văn, tọa độ 19o92’44”N, 105o40’85”E, độ cao 315 m; Nguyễn Danh Hùng, Lê Thị Hương, HH 767, 782, 158. Ghi chú: Zingiber neotruncatum có lá bắc xanh với mép trong mờ, bao phấn đính gốc và bầu noãn không lông tương tự với đặc điểm hình thái của loài Z. phumiangense A. Chaveerach & P. Mokkamul ở Thái Lan. Tuy nhiên, lá hình mác hẹp, ống đài trong và đỉnh cắt ngang, cánh tràng bên không rõ, bao phấn gần như không thò ra khỏi cánh môi của Z. neotruncatum là các đặc điểm khác biệt với loài Z. phumiangense. Các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản và sinh dưỡng của loài Z. neotruncatum tìm thấy Khu BTTN Pù Hoạt, Việt Nam hầu như giống với mô tả gốc đầu tiên của loài này dựa trên mẫu thu thập ở Jinghong, Nam Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, lá bắc của loài này tìm thấy ở Nghệ An có màu xanh-trắng đồng nhất và khác với dạng lá bắc màu xanh đến xanh đậm có bệch màu tía đỏ phần đầu như thường thấy của loài Z. neotruncatum ở Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ [27], [157], [158].

85

Ảnh 3.5. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland 1. Dạng cây; 2. Thân mang lá và cụm hoa; 3. Cụm hoa ngoài tự nhiên; 4-5. Lá; 6. Lưỡi lá; 7. Thân rễ cắt ngang; 8. Thân rễ, cụm hoa và cụm quả; 9. Hoa; 10. Cụm Hoa; 11. Hoa và các bộ phận của hoa giải phẫu; 12 Quả; 13. Quả bổ dọc; 14. Hạt và áo hạt; 15. Áo hạt; 16. Hạt (Ảnh 1–3. Nguyễn Danh Hùng; Ảnh 4–14. Lê Thị Hương; Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An)

86

3. Sa nhân nhẵn (Amomum glabrum S. Q. Tong) (Ảnh 3.6) Amomum glabrum S. Q. Tong, Acta Phytotax. Sin. 27(4): 282 (1989); Wu & Larsen, Fl. China 24: 355 (2000). - Type: China, Yunnan, Jinghong, 15 v 1958, Expedition Yunnan–Universitatis 952 (holo HBYU). Mô tả: Cây thân thảo, cao 0,8-1,2 m. Mỗi cây mang từ 5-11 lá, lá nhỏ dần lên phía trên. Lưỡi lá hình trứng, dài 0,3-0,6 cm, đầu nguyên hay xẻ nông làm 2 thùy; cuống lá cỡ 2-4,1 × 0,2-0,3 cm; phiến lá hình thuôn dài, cỡ 20-45 × 5-12 cm, gốc lá hình nêm, mũi nhọn. Các gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ chìm. Cụm hoa mọc từ gốc, dài 10 cm; các lá ở phía dưới cỡ 0,5-3,3 cm, các lá ở phía trên cỡ 2-3 × 1-2 cm, màu đỏ nhạt hay hồng; cánh bên hình elip, cỡ 4-6 × 2-3 cm; lá bắc hình trứng rộng, cỡ, 3-4 × 1-1,5 cm, trắng hồng, đỉnh nhọn; lá bắc con hình ống, cỡ 1 cm. Đài hình ống, ống đài dài 2 cm, đầu xẻ làm 3 thùy mỏng dạng màng, dài 1 cm, màu trắng, đỉnh dạng mũ. Tràng dạng ống, dài 5-6 cm, ống tràng dài đến 3 cm, phía trong có lông màu trắng, tràng bên hình thuôn, cỡ 2,5-3 × 0,6-0,8 cm; thùy tràng giữa hình thuôn, cỡ 2,5-3 × 0,8-1 cm. Cánh môi cỡ 3-4 × 2-3 cm, gân giữa là dải màu đỏ, từ gốc đến khoảng 2/3 chiều dài cánh môi, càng lên phía trên màu vàng. Nhị lép bên hình trứng, dài đến 0,5 cm, màu trắng, chỉ nhị cỡ 0,7-1,3 × 0,2 cm; bao phấn dài 1,2-1,6 cm, màu trắng; mào bao phấn cỡ 0,8-1 cm. Bầu nhẵn, quả nhẵn, đường kính dài 1-1,6 cm, các quả mọc thành cụm ở phía đầu tận cùng, khoảng 3-6 quả, cuống cụm quả dài khoảng 15 cm, quả hầu như không cuống hay có cuống rất ngắn. Hạt nhẵn, có lớp áo hạt, đường kính cỡ 0,5 cm. Sinh học, Sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6; mùa quả tháng 8-10. Sống ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao tre nứa từ độ cao 10-1.600 m. Loài này phân bố ở Việt Nam rất rộng gặp ở cả khu vực Bắc Trung Bộ. Trong công trình nghiên cứu của V. Lamxay và cs (2012) đề nghị đánh giá ở mức (DD) thiếu dẫn liệu về loài này trong công tác bảo tồn. Theo nghiên cứu này thì không đề nghị bảo tồn loài này. Phân bố: Thanh Hóa (Khu BTTN Xuân Liên: Bát Mọt (Bản Vịn)); Nghệ An (VQG Pù Mát: Khe Kèm, Khu BTTN Pù Huống: Bình Chuẩn; Khu 87

Ảnh 3.6. Amomum glabrum S. Q. Tong Dạng cây; 2. Cây mang hoa; 3. Cụm hoa trong tự nhiên; 4. Phần gốc mang cụm hoa và thân rễ; 5. Cụm hoa; 6. Lưỡi lá; 7. Lá; 8. Hoa chụp gần; 9. Các bộ phận của hoa giải phẫu: Đài, các cánh tràng, cánh môi, bộ nhụy và nhị; 10 bộ nhị; 11. Cụm quả. (Ảnh 1-4 Nguyễn Danh Hùng chụp ở Khu BTTN Pù Hoạt; 6-11. Lê Thị Hương chụp ở Khu BTTN Pù Hoạt) BTTN Pù Hoạt: Nậm Giải, Hạnh Dịch), Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang: Dốc Dẻ), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng: U Bò), Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã:

88

Trung tâm hành chính Vườn; huyện Nam Đông, xã Hương Sơn). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam) và Lào. Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA: Lê Thị Hương, LTH 127; NGHỆ AN: Lê Thị Hương, Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thành Chung, HHC 767; Lê Thị Hương, LTH 562, 598, 891; THỪA THIÊN HUẾ: Lê Thị Hương, LTH 158, HÀ TĨNH: Lê Thị Hương, LTH 196; QUẢNG BÌNH: Lê Thị Hương, LTH 216. Ghi chú: Các đặc điểm phân biệt là thân rễ mọc sâu, tất cả các phần nhẵn, lưỡi lá rất ngắn, cụm hoa mọc gần hay ở gốc thân giả, dạng hình e-líp, nhọn, chỉ nhị và cánh môi dính nhau tạo thành một ống ngắn trên nới gắn các cánh tràng, và quả dạng hình cầu, có cánh ngắn hay sọc thấp. Quả có sọc thấp, nhẵn. Lá và thân giả khi còn tươi có mùi thơm. 4. Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.) (Ảnh 3.7) Spatholobus pulcher Dunn, J. Linn. Soc., Bot. 35: 489. 1903. Mô tả: Thân bụi leo. Lá kèm dạng dùi, cỡ 2,5 mm, lá kép lông chim, có 3 lá chét, lá chét tận cùng dạng trứng hoặc elip cỡ 3-13 x 3-9, 2 lá chét bên hình thuôn hay hình trứng, có kích thước nhỏ hơn, dạng da, rất nhiều lông màu gỉ sắt ở mặt dưới, gần như nhẵn ở mặt trên, gân dạng mạng lông chim, có 5-7 cặp gân bên, nổi rõ ở mặt dưới, các gân chạy gần hết phiến lá. Gốc cuống lá tròn, nhưng bất xứng, đỉnh tròn hoặc hơi nhọn. Các hoa có kích thước nhỏ, mọc thành cụm. Cụm hoa có nhiều hoa, dày đặc. Lá bắc con hình thuôn hẹp, cỡ 1,5 mm. Đài hoa cỡ 5-5,5 mm, nhiều lông dày, đài hình ống, phía trên chia thành 4 thùy, ống đài dài hơn thùy đài một chút, trong 4 thùy thì có một thùy có kích thước lớn hơn, có dạng hình trứng, đỉnh có dạng gần như nêm. 3 thùy còn lại có hình dạng và kích thước gần như nhau, có dạng hình thuôn, nhọn về phía đỉnh. Tràng hoa màu trắng, không đều, tiền khai hoa cờ. Cánh cờ lớn nhất, cỡ 5,5 x 5 mm, phía trên xẻ làm 2 có dạng móng bò, gốc hình nêm, mặt ngoài ở giữa cánh cờ có các tia màu xanh, 2 cánh bên hình thuôn, dài 4,5-5 mm, về 1 bên phía đáy, có phần phụ dài cỡ 1mm. Cánh thìa dạng thuôn, hợp lại với nhau mang các nhị 2 cánh thìa tạo thành, bộ nhị lưỡng thể, gồm 10 nhị 89

Ảnh 3.7. Spatholobus pulcher Dunn 1. Nơi sống; 2. Cành mang lá và hoa; 3-4. Lá; 5. Lá kèm phụ; 6. Hoa; 7-8. Lá đài; 9-10. Cánh hoa; 11. Bộ nhị; 12. Bộ nhị và bộ nhụy (Ảnh Vũ Anh Thương, Trần Thế Bách, Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An) trong đó 9 nhị tạo thành 1 bó bao lấy nhụy, còn 1 nhị riêng lẻ. Bao phấn gần hình cầu, các bao phấn có kích thước rất đồng đều nhau. Bầu nhiều lông. Quả dạng quả đậu, kích thước 7,5-9,5 cm. Hạt hình bầu dục. Sinh học, sinh thái: Mùa hoa tháng 1-3; mùa quả tháng 4-7. Sống ở ven rừng, sườn đồi, các vùng rừng tái sinh sau nương rẫy và khai thác kiệt. 90

Phân bố: Mới phát hiện được ở xã Hạnh Dịch và xã Nậm Giải thuộc Khu Bảo tồn thiên nghiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, ở độ cao 200-700 m. Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam). Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, xã Hạnh Dịch, Trần Thế Bách, Bùi Hồng Quang, VK 6816, ngày 11 tháng 2 năm 2017; xã Nậm Giải, Bản Cáng, Lê Thị Hương, Nguyễn Danh Hùng, HH 122, tọa độ: 19o41’37’’ B, 104o49’30’’ Đ, độ cao 660 m, ngày 15 tháng 3 năm 2018. Giá trị sử dụng: Người dân tộc Thái ở xã Hạnh Dịch và Nậm Giải thuộc khu BTTN Pù Hoạt lấy thân rễ ngâm rượu uống giúp tăng cường sức khỏe. Bàn luận: S. pulcher là thân bụi trườn, đài có răng tròn hoặc lõm ở đỉnh, cánh thìa thì lõm, lá chét có mũi ngắn, đài hoa dài 5-6 mm. Khác biệt với loài S. suberectus [27] là dây leo thân gỗ, đài có răng lõm, cánh thìa lõm ít, lá chét có mũi, đài hoa dài 3,5-4 mm. 3.2. Đa dạng về thảm thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt Bản đồ thảm thực vật của Khu BTTN Pù Hoạt được xây dựng trên cơ sở các kết quả điều tra, nghiên cứu đã thực hiện tại các xã: Tri Lễ, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Thông Thụ và Đồng Văn; tổng số tuyến: 33 tuyến; tổng độ dài tuyến điều tra khoảng: 537 km; tổng diện tích điều tra khoảng: 1.075 ha; tổng số ô tiêu chuẩn: 30 ô tiêu chuẩn. Cụ thể gồm: Khu vực Tri Lễ: 8 tuyến (Cắm Muộn, Du sam núi đất, Sa mộc dầu, Đỉnh Pù Hoạt), với chiều dài khoảng 130 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 261 ha; số ô tiêu chuẩn: 9. Khu vực Nậm Giải - Hạnh Dịch – Tiền Phong: 15 tuyến, với tổng chiều dài 245 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 489 ha; số ô tiêu chuẩn: 11. Khu vực Thông Thụ: 7 tuyến, với tổng chiều dài 114 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 228 ha; số ô tiêu chuẩn: 6. Khu vực Đồng Văn: 3 tuyến, với tổng chiều dài 49 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 98 ha; số ô tiêu chuẩn: 4. Những đặc điểm về các ô tiêu chuẩn được thể hiện trong Bảng 3.23

91

Bảng 3.23. Những đặc điểm về các ô tiêu chuẩn đã điều tra, nghiên cứu ở Khu BTTN Pù Hoạt

Mã ô tiêu Diện tích Tọa độ Độ cao TT Địa điểm chuẩn ô (m2) …B; …Đ (m) 1 OTC CM 01 2.000 104°47'16"-19°28'59" 906 Cắm Muộn 2 OTC CM 02 2.000 104°44'26" - 19°29'32" 928 Cắm Muộn 3 OTC NN03 2.000 104°42'23" - 19°30'45" 812 Nậm Nhoóng 4 OTC TL 01 2.000 104°41'18" - 19°41'55" 1.552 Tri Lễ 5 OTC TL 02 2.000 104°41'35" - 19°42'44" 1.577 Tri Lễ 6 OTC TL 03 2.000 104°44'13" - 19°36'30" 1.542 Tri Lễ 7 OTC TL 04 2.000 104°41'27" - 19°34'10" 1.578 Tri Lễ 8 OTC TL 05 2.000 104°41'01" - 19°40'46" 1.632 Tri Lễ 9 OTC TL 06 2.000 104°42'37" - 19°42'17" 2.209 Tri Lễ 10 OTC NG 01 2.000 104°43'41" - 19°42'16" 1.343 Nậm Giải 11 OTC NG 02 2.000 104°43'41" - 19°44'51" 1.202 Nậm Giải 12 OTC NG 03 2.000 104°45'29" - 19°42'59" 784 Nậm Giải 13 OTC NG 04 2.000 104°48'31" - 19°41'48" 810 Nậm Giải 14 OTC NG 05 2.000 104°45'23" - 19°44'37" 1450 Nậm Giải 15 OTC NG 06 2.000 104°48'19" - 19°47'60" 1.517 Nậm Giải 16 OTC NG 07 2.000 104°51'21" - 19°47'00" 1.330 Nậm Giải 17 OTC HD 01 2.000 104°47'31" - 19°45'12" 940 Hạnh Dịch 18 OTC TP 01 2.000 104°55'12" - 19°44'29" 866 Tiền Phong 19 OTC TP 02 2.000 104°44'29" - 19°43'35" 600 Tiền Phong 20 OTC TP 03 2.000 105°40'54" - 19°44'53" 820 Tiền Phong 21 OTC TT 01 2.000 104°57'48" - 19°44'45" 1.070 Tiền Phong 22 OTC TT 02 2.000 104°56'11" - 19°56'11" 448 Thông Thụ 23 OTC TT 03 2.000 104°53'39" - 19°48'30" 992 Thông Thụ 24 OTC TT 04 2.000 104°53'25" - 19°54'23" 280 Thông Thụ 25 OTC TT 05 2.000 104°57'48" - 19°46'10" 810 Thông Thụ 26 OTC TT 06 2.000 104°55'24" - 19°48'10" 817 Thông Thụ 27 OTC DV 01 2.000 104°90'32" - 19°53'19" 815 Đồng Văn 28 OTC DV 02 2.000 105°30'4" - 19°53'17" 1050 Đồng Văn 29 OTC DV 03 2.000 105°6'25" - 19°48'7" 540 Đồng Văn 30 OTC DV 04 2.000 105°8'45" - 19°51'7" 1.100 Đồng Văn 92

3.2.1. Thành phần các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Căn cứ theo hệ thống phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1999) [41]; điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu (như địa hình, khí hậu, sinh vật, đai cao); Ảnh vệ tinh và kết quả nghiên cứu trên 33 tuyến điều tra và 30 ô tiêu chuẩn, đã xác định tại Khu BTTN Pù Hoạt có 6 kiểu thảm, gồm: 1) Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m); 2) Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m); 3) Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m); 4 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới núi thấp (700-1.800 m); 5) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.800 m); 6) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (đỉnh núi >1.800 m); Diện tích và ví trị phân bố của các kiểu thảm thực vật được tổng hợp trong bảng 3.24 và bản đồ trong hình 3.10. Bảng 3.24. Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt Diện tích TT Kiểu thảm (ha) 1 Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m) 25.562,97 2 Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m) 2.640,05 3 Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m) 56,89 4 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa á nhiệt đới núi 41.761,19 thấp (700-1.800 m) 5 Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt 13.336,09 đới núi thấp (700-1.800 m) 6 Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (đỉnh núi >1.800 m) 1.105,60 7 Diện tích mặt nước 96,11 8 Diện tích khác 6.182,1 Tổng 90.741,00 93

Có 3 kiểu thảm thực vật chiếm diện tích chủ yếu ở Khu BTTN Pù Hoạt là: Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới và kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp. 3.2.2. Đặc điểm các kiểu thảm tại Khu BTTN Pù Hoạt 3.2.2.1. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m) Rừng gồm 3 tầng cây gỗ (tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán), 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ quyết và thực vật ngoại tầng. Diện tích của kiểu thảm này chiếm 25.562,97 ha; phân bố khá phổ biến tại các xã: Hạnh Dịch, Thông Thụ, Tiền Phong, Nậm Giải và Tri Lễ của Khu BTTN Pù Hoạt, ở độ cao dưới 700 m. Tầng vượt tán (A1): Gồm những loài có chiều cao từ 30 đến 50 m hoặc hơn nữa, thường có rễ bạnh, với đường kính thân cây tới 100-200 cm hoặc hơn. Đường kính tán đạt tới 20-40 m không tạo thành một dãy liên tục liền nhau, thường nhô lên rải rác ở trên lớp tán lá liên tục của tầng ưu thế sinh thái. Các loài chủ yếu của tầng vượt tán là: Trâm kiền kiền (Syzygium syzygioides (Miq.) Merr. & Perry), Côm hoa lớn (Elaeocarpus grandiflorus Smith in Nees), Côm trâu (Elaeocarpus sylvestris (Lour.) Poir. in Lamk.), Kha thụ mang gai (Castanopsis echinophora A. Camus), Cà ổi đỏ (Castanopsis hystrix A. DC.), Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox Spach.), Cà ổi gai trống (Castanopsis tribuloides (Sm.) A.DC.), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu), Quế hương (Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet) Quế trèn (Cinnamomum burmanii (Nees et T. Ness) Blume), Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.), Mò quả vàng (Cryptocarya concinna Hance ), Tiểu hoa lục lam (Dehaasia caesia Blume), Lát khét (Toona macrocarpa (C.DC.) Harms in Engl. & Prantl), Gội ổi (Aglaia oligophylla Miq.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus Radlk),…

94

Tầng ưu thế sinh thái (A2): Gồm những loài ở dưới tầng vượt tán, có thể cao tới 20-40 m, mức độ che phủ của tán đạt từ 25-30%; đường kính cây từ 70-150 cm. Các loài điển hình của tầng này là: Tam thụ (Trigonostemon eberhardtii Gagnep.), Cóc kèn nhiều lá (Derris polyphylla (Miq.) Benth.), Trám lá đỏ (Canarium subulatum Guillaum.), Trái trường (Mischocarpus sundaicus Blume), Trường ngân (Arytera littoralis Blume), Trôm nam bộ (Sterculia cochinchinensis Pierre), Sâng (Sapindus ocarpus Radlk.), Mán đỉa lào (Archidendron laoticum (Gagnep.) I.Nielsen), Ngâu nhót (Aglaia elaeagnoidea (A. Juss.) Benth.), Re trắng mũi mác (Phoebe lanceolata (Wall. ex Nees) Nees). Tầng dưới tán (A3): Gồm những loài: Vàng anh (Saraca dives Pierre), Máu chó lá lớn (Knema pierrei Warb.), Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr. & Perry), Trâm hoa xanh (Syzygium chloranthum (Duthie) Merr. & Perry), Trâm bắc bộ (Syzygium tonkinense (Gagnep.) Merr. & Perry), Chẹo thui hải nam (Helicia hainanensis Hayata), Lòng mức hoa to (Pterospermum grandiflorum Craib), Mang xanh (Pterospermum heterophyllum Hance), Dung lá dài (Symplocos longifolia Fletcher), Ngát lông (Gironniera nervosa Planch.), Đẻn lông (Vitex canescens Kurz). Tầng cây bụi: Gồm các loài chỉ cao 2-5 m, độ che phủ từ 15-30%. Các loài chủ yếu là: Độc chó (Rourea minor (Gaertn.) Alston), Mua leo (Medinilla assamica (C.B.Clarke) Chen), Sâm hoa khít (Memecylon confertiflorum Merr.), Khôi trắng (Ardisia gigantjfolia Stapf.), Trọng đũa trung quốc (Ardisia chinensis Benth.), Cẩm vân (Jasminum subtriplinerve Blume), Xú hương ba vì (Lasianthus baviensis (Drake) Pitard), Lấu núi (Psychotria montana Blume), Hồng bì dại (Clausena excavata Burm.f.), Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC.). Tầng cỏ quyết: Thường là cây thảo cao 0,2-2 m, với độ che phủ khá cao từ (50-80%). Các loài điển hình là Quyển bá yếu (Selaginella delicatula (Desv.) Alston), Quyển bá griffithi (Selaginella griffithii Spring), Ráng vệ nữ quạt (Adiantum flabellulatum L.), Ráng liên sơn chẻ (Lindsaea dissectiformis 95

Ching), Ráng yểm dực chia năm (Tectaria quiquefida (Baker) Ching), Tắc kè bon (Drynaria bonii H. Christ.), Rau dớn to (Diplazium dilatatum Blume), Hảo rô sừng (Phlogacanthus cornutus Benoist), Tiêu lá gai bắc (Piper boehmeriaefolium Wall. var. tonkinensis C. DC.). Thực vật ngoại tầng: Gồm các loài ký sinh sống trên các loài cây gỗ khác hay là các loài dây leo như: Tổ điểu thật (Asplenium nidus L.), Dị hùng vàng (Heterostemma luteum Cost.), Đầu đài không lông (Tylophora glabra Cost.), Dây gỗ (Bauhinia ornata var. balansae (Gagnep.) K.&S.S. Larsen), Móng bò lông đỏ (Bauhinia rubro-villosa K. &S.S. Lans.), Dây mối (Stephania hernandiifolia (Willd.) Walp.), Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr), Tiêu song có lông (Piper pubicatulum C.DC.). 3.2.2.2. Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m) Đây là kiểu rừng thứ sinh, rừng trồng thuần loài hoặc trảng cây bụi, phân bố hẹp và rải rác tại các khu vực thuộc các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Châu Thôn, Đồng Văn; với diện tích 2.640,05 ha. Cấu trúc rừng gồm từ 2-5 tầng trong đó: Tầng vượt tán (A1): với các loài đặc trưng là Sưng đào (Semacarpus anacardiopsis Evrard et Tardieu), Táu mật (Vatica odorata Griff.) Sym.), Sao hải nam (Hopea hainanensis Merr. et Chun), Côm tầng (Elaeocarpus griffitii (Wight) A. Dray.), Kha thụ mang gai (Castanopsis echinophora A. Camus), Dẻ cau (Lithocarpus areca (Hickel & A. Camus) A. Camus), Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy), Ngâu rất xanh (Aglaia perviridis Hiern.), Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus Radlk). Tầng ưu thế sinh thái (A2): Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Quần đầu lau (Polyalthia lauii Merr.), Trám hồng (Canarium bengalense Roxb.), Cồng trắng (Calophyllum dryobalanoides Pierre), Tai chua (Garcinia cowa Roxb.), Có kèn balansa (Derris balansae Gagnep.), Thàn mát (Millettia ichthyotona Drake), Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake), Cà ổi ấn (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.), Sồi lá tre (Quercus bambusaefolia Hance in Seem.), Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonkinensis 96

(Lecomte) Airy-Shaw), Quế lá hẹp (Cinnamomum burmannii forma heyneanum (Nees) H. W. Li), Sung vòng (Ficus annulata Blume), Trâm núi (Syzygium levinei (Merr.) Merr. & Perry). Tầng dưới tán (A3): Sau sau núi (Acer campbellii Hook. f. & Thomson ex Hiern), Mao quả hoa dài (Dasymaschalon longiusculum Ban), Giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex Fin. & Gagnep.), Chân danh java (Euonymus javanicus Thunb.), Dâu gia đất (Baccaurea ramiflora Lour.), Chẹo ấn độ (Engelhardtia roxburghiana Lindl. ex Wall.), Két (Beilschmiedia ferruginea H. 'Liou), Mò quả vàng (Cryptocarya concinna Hance), Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack.) C. Nielsen), Chẹo thui lá to (Helicia grandifolia Lecomte), Xăng mạ trâm (Carallia eugenioides King), Dung tuyến (Symplocos adenopus Hance), Ngát lông (Gironniera nervosa Planch.). Tầng cây bụi: Trung quân (Antristrocladus scandens (Lour.) Merr.), Chòi mòi lông vàng (Antidesma fordii Hemsl.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum Champ.), Ngót lá dày (Sauropus pierrei (Beille) Croizat), Bổ béo mềm (Gomphandra mollis Merr.), Cu chói (Leea rubra Blunne), Bo rừng nam bộ (Blastus cochinchinensis Lour.), Ngái (Ficus hispida L. f.), Vú bò nam (Ficus simplicissima Lour. var. annamica (Gagnep.) Corn.), Cơm nguội (Ardisia petelotii E. Walker), Xú hương balansa (Lasianthus balansae (Drake) Pitard), Lấu bắc bộ (Psychotria tonkinensis Pitard), Cơm rượu thon (Glycosmis lanceolata Spreng ex Teijsn & Binn.), Súm nhọn (Eurya acuminata DC.), Tử châu đỏ (Callicarpa rubella Lindl.), Cau chuột trung bộ (Pinanga annamensis Magalon). Tầng cỏ quyết: Quyển bá petelot (Selaginella petelotii Aslton), Quyển bá yếu (Selaginella delicatula (Desv.) Alston), Tóc thần vệ nữ đuôi (Adiantum caudatum L.), Ráng lá dừa thường (Blechnum orientale L.), Ráng liên sơn tròn (Lindsaea orbiculata (Lam.) Mett. ex Kuln), Thu hải đường (Begonia hemsleyana J. D. Hooker), Sói đứng (Chloranthus elatior Link), Phu lệ nam bộ (Pellionia cochinchinensis Gagnep.), Minh ty đơn (Aglaonema simplex Blume), Thiên niên kiện (Homalomena occulata Schott), Cồ nốc lá 97 rộng (Curculigo latifolium Dryand ex Ait.), Dong rừng (Phrynium placentarium (Lour.) Merr.), Kim cang hai tán (Smilax biumbellata Koy), Riềng pinna (Alpinia pinnanensis T. L. Wu & S. J. Chen), Đậu khấu chín cánh (Amomum maximum Roxb.). Thực vật ngoại tầng: Lãnh công tái (Fissistigma chloroneurum (Hand.- Mazz.) Y. Tsiang), Dây quạch (Bauhinia coccinea (Lour.) DC.), Liên đằng hoa nhỏ (Illigera parviflora Dunn), Hoàng nàn (Strychnos wallichiana Steud.), Tứ thư mũi (Tetrastigma apiculatum Gagnep.), Hồ đằng vuông (Cissus subtetragona Pl.), Trâm dài lai châu (Rhaphidophora laichauensis Gagnep.), Mây lá rộng (Calamus bousingonii Pierre), Vàng sinh (Dendrobium caryaecolum Guillaum.), Nhẵn diệp sapa (Liparis chapaensis Gagnep.). 3.2.2.3. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m) Đây là kiểu thảm hiện phân bố rất hẹp tại Khu BTTN Pù Hoạt, gặp chủ yếu ở các khu vực đất đã bị canh tác kiệt, bỏ hoang thuộc các xã Tri Lễ, Hạnh Dịch, Thông Thụ, Đồng Văn, Nậm Giải, Nậm Nhóong; với diện tích 56.89 ha, thường có 2-3 tầng,(tầng cây gỗ nhỏ, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết với các loài tái sinh, ưa sáng). Tầng cây gỗ nhỏ: Gồm các loài: Cò ke láng (Grewia glabra Blume), Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx K. Schum.), Lòng mang trái to (Pterospermum megalocarpum Tardieu), Bưởi bung ít gân (Macclurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl.), Trâm trắng (Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. & Perry), Re trắng mũi mác (Phoebe lanceolata (Wall. ex Nees) Nees), Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), Bộp lông (Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum (Jack.) Benth. & Hook. f. ex Dyer), Cô nàng (Sapium baccata Roxb.), Sòi trắng (Sapium sebiferum (L.) Roxb.), Cánh kiến (Mallotus philippinensis (Lam.) Muell-Arg.), Ba soi (Macaranga denticulata (Blume) Muell-Arg.), Lộc mại ấn (Claoxylon indicum (Reinw. ex Blume) Endl. ex Hassk.). Tầng cây bụi: Gồm các loài: Tu hú lông (Callicarpa erioclona Schauer in DC.), Thâu kén lông (Helicteres hirsuta Lour.), Cà dại hoa trắng (Solanum 98 album Lour.), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.), Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.), Găng lông (Randia fasciculata var. velutina Pierre), Bướm bạc mòn (Mussaenda erosa Champ. ex Benth.), Đồng núi (Maesa montana A.DC.), Đơn lá nhọn (Maesa acuminatissima Merr.), Vú bò đơn (Ficus simplicissima Lour.), Mua thường (Melastoma normale D. Don), Ba bét trắng (Mallotus apelta (Lour.) Muell.-Arg.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.), Tai nghé đuôi to (Aporosa macrostachya (Tul.) Müll.-Arg. in DC.), Độc chó (Rourea minor (Gaertn.) Alston), Lài trâu (Tabernaemontana bovina Lour.). Tầng cỏ quyết: Gồm các loài: Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) Beauv.), Cỏ rác (Microstegium vagans (Steud) A. Camus), Lồng vực chim (Echinochloa esculenta (A. Braun) H. Schotz), Cói quăn mảnh (Fimbristylis gracilenta Hance), É thơm (Hyptis suaveolens (L.) Poit.), Lục lạc trắng to (Crotalaria incana L.), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta Lour.), Muồng trâu (Senna alata (L.) Roxb.), Vấu diều (Caesalpinia latisiliqua (Cav.) Hatt), Bòng bong bò (Lygodium scandens (L.) Sw.), Chẹo gà dài (Pteris linearis Poir.), Cổ lý chẻ ngón (Colysis digitata (Baker) Ching). 3.2.2.4. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa á nhiệt đới núi thấp (700- 1.800 m) Tại Khu BTTN Pù Hoạt kiểu thảm này chủ yếu thuộc vành đai á nhiệt đới núi thấp tầng dưới gặp ở Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, với diện tích 41.761,19 ha. Rừng gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi thấp và tầng cỏ quyết; phân bố tại các dải rừng tự nhiên lá rộng của Khu BTTN Pù Hoạt, ở độ cao trên 700m, thành phần loài đa dạng, đa số là các họ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới. Tầng vượt tán (A1): Gồm các loài: Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang), Côm hoa lớn (Elaeocarpus grandiflorus Smith in Nees), Sồi lá mác (Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus), Sồi đấu đứng (Lithocarpus finetii (Hickel. & Camus) A. Camus), Dẻ cọng mảnh (Lithocarpus stenopus (Hick. & Camus) A. Cam.), Sồi gân phẳng (Quercus kerii Craib), Chẹo ấn độ (Engelhardtia roxburghiana 99

Lindl. ex Wall.), Quế hương (Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet), Re trứng (Cinnamomum ovatum Allen), Quế bời lời (Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Kosterm), Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy), Giổi đá (Manglietia insignis (Wall.) Blume), Giổi lá sáng (Michelia foveolata Merr. ex Dandy), Nàng gia (Aphanamixxis polystachya (Wall.) R. N. Parke), Đa rất cao (Ficus altissisma Blume), Sung gối (Ficus geniculata Kurz), Trâm đại (Syzygium grande (Wight) Walp), Vàng nương ja va (Prunus javanica (Teysm. & Binn.) Miq.). Tầng ưu thế sinh thái (A2): Gồm các loài: Cóc kèn nhiều lá (Derris polyphylla (Miq.) Benth.), Thàn mát brandis (Millettia brandisiana Kurz), Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox Spach.), Dẻ cọng dài (Lithocarpus longipedicellata (Hickel. & Camus) A. Camus), Chắp tay bắc bộ (Exbucklandia tonkinensis (Lee.) Van Steenst.), Két (Beilschmiedia ferruginea H. 'Liou), Re chay (Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) Nees & Eberm), Cà đuối metcati (Cryptocarya metcalfiana Allen), Giổi lông (Michelia balansae (DC.) Dandy), Chặc khế rừng (Dysoxylon gobarum (Buch.-Ham.) Merr.), Sung dị (Ficus lacor Buch.-Ham.), Trâm thơm (Syzygium odoratum (Lour.) DC.), Mạy lay (Sinosideroxylon racemosum (Pierre ex Dubard) Aubr.), Gò đồng nách (Gordonia axillaris (Roxb. ex Ker- Gawl.) Endl.). Tầng dưới tán (A3): Gồm các loài: Dâu gia đất (Baccaurea ramiflora Lour.), Sòi bạc (Sapium discolor (Benth.) Muell.-Arg.), Lọ nồi hải nam (Hydnocarpus hainamensis (Merr.) Sleu.), Hồi lá nhỏ (Illicium parvifolium Merr.), Hồi lá mỏng (Illicium tenuifolium (Ridl.) A.C. Sm.), Bời lời dài (Litsea elongata (Ness) & Hook.f.), Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicaefolia (Meism.) Hook.f.), Bời lời vòng (Litsea verticillata Hance), Nô trung bộ (Neolitsea chuii Merr. var. annamensis H.Liu), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia (Lamk.) Warb.), Trâm rim (Syzygium tramnion (Gagnep.) Merr. & Perry), Chẹo thui to (Helicia grandis Hemsl.), Săng mả nguyên (Carallia brachiata (Lour.) Merr.), Linh lông (Eurya ciliata Merr.), 100

Tầng cây bụi: Gồm các loài: Bồ cu vẽ lá hẹp (Breynia angustifolia Hook. f.), Sóc mềm (Glochidion arnottianum Muell.-Arg.), Bo rừng không tuyến (Blastus eglandulosus Stapf ex Spare), Đơn trâu (Maesa balansae Mez), Xú hương chevalieri (Lasianthus chevalierii Pitard), Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa L.), Hồng bì dại (Clausena excavata Burm.f.), Mắt trâu bì nguyên (Micromelum integerrimum (Buch.-Harm.) Wight et Arn. ex Roe.), Sảng cuống nhỏ (Sterculia gracilipes Pierre), Dung chụm (Symplocos glomerata (King) C. B. Clarke), Ma trá (Celtis philippinensis Blanco), Búng báng (Arenga pinnata (Wurmb) Merr.), Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), Cau chuột (Pinanga duperrana Pierre ex Gagnep.), Tầng cỏ quyết: Gồm các loài: Thóc lép có đuôi (Desmodium caudatum (Thunb. ex Murr.) DC.), Đinh hùng mảnh (Gomphostemma leptodon Dunn), Lài bắc bộ (Jasminum coarctatum Roxb.), An điền tai (Hedyotis auricularia L.), Phụ lệ nam bộ (Pellionia cochinchinensis Gagnep.), Ráy (Alocasia macrorrhizos (L.) G. Don), Thiên niên kiện (Homalomena occulata Schott), Cao cẳng (Ophiopogon platyphyllus Merr. & Chum), Dong nếp (Phrynium dispermum Gagnep.), Kiều lam (Calanthe alismaefolia Lindl.), Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudian (Kunth) Maxim), Râu hùm tía (Tacca chantari Andre), Riềng nhiều lá bắc (Alpinia blepharocalyx K. Schum.), Riềng trung quốc (Alpinia oblongifolia Hayata), Gừng đen (Distichochlamys citrea M.F. Newman), Quyển bá yếu (Selaginella delicatula (Desv.) Alston), Tóc thần vệ nữ có đuôi (Adiantum caudatum L.), Ráng liên sơn gươm (Lindsaea ensifolia Sw.), Ráng cánh bần walic (Dryopteris wallichiana (Spreng.) Hyl.). Thực vật ngoại tầng: Tổ điều thật (Asplenium nidus L.), Má đào nhọn (Aeschynanthus acuminatus Wall. ex A. DC.), Liên đằng hoa nhỏ (Illigera parviflora Dunn), Tiêu harman (Piper harmandii C.DC.), Từ thư mũi (Tetrastigma apiculatum Gagnep.), Ráy leo vân nam (Pothos chinensis (Raf.) Merr.), Tràng pháo (Pothos repens (Lour.) Druce), Trâm đài bắc (Rhaphidophora tonkinensis Engler), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.), Thanh đạm thù vuông (Coelogyne quadriloba Gagnep.), Hoàng thảo nhiều hoa 101

(Dendrobium polyanthum Lindl.), Nhẵn điệp cha pa (Liparis chapaensis Gagnep.). 3.2.2.5. Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (700-1.800 m) Kiểu phụ thuộc vành đai á nhiệt đới núi thấp tầng dưới, phân bố ở độ cao từ 700-1.800 m. Rừng gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi thấp và tầng cỏ quyết; khá phổ biến ở các dải rừng tự nhiên của Khu BTTN Pù Hoạt ở độ cao trên 700m thuộc các xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch và Thông Thụ, với diện tích 13.336,09 ha. Thành phần loài rất đa dạng gồm các họ thực vật lá kim, lá rộng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tầng vượt tán (A1): Gồm các loài: Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu), Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox Spach.), Dẻ lá xoan (Lithocarpus obvotifolius Hickel. & Camus), Dẻ cau (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel. & Camus) A. Camus), Quế bời lời (Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Kosterm), Đa rất cao (Ficus altissisma Blume). Tầng ưu thế sinh thái (A2): Gồm các loài: Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu), Táu muối (Vatica diospyroides Symingt.), Dẻ hạnh nhân (Lithocarpus amygdalifolius (Skan) Hayata), Dẻ lá xoan (Lithocarpus obvotifolius Hickel. & Camus), Sồi lá tre (Quercus bambusaefolia Hance in Seem), Trám trẩu (Mytilaria laoensis Lecomte), Trám lá đỏ (Canarium subulatum Guillaum.), Côm nhật (Elaeocarpus japonicus Sieb. & Zucc.), Ràng ràng quả dày (Ormosia fordiana Oliv.), Hồng quang (Rhodoleia championi Hook.f.), Chẹo ngứa (Engelhardtia spicata var. integra (Kurz) Manning), Chắp lá tròn (Beilschmiedia fordii Ford), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucesens (Nees) Prury), Re gân hình thang (Cinnamomum 102 scalarinervium Kosterm), Kháo vàng thơm (Machilus bonii Lecomte), Giổi lông (Michelia balansae (DC.) Dandy), Giổi lá láng (Michelia foveolata Merr. ex Dandy), Tầng dưới tán (A3): Gồm các loài: Chân chim núi cao (Schefflera alpina Grushv. & Skvortsova), Chân danh java (Euonymus javanicus Thunb.), Tai chua (Garcinia cowa Roxb.), Sổ tai (Dillenia ovata Wall. ex Hook. f. &Th.), Thị mít (Diospyros pilosula (A. DC.) Wall. ex Hiern), Côm bắc bộ (Elaeocarpus tonkinensis A.DC.), Mã rạng henry (Macaranga henryi (Pax & Hoffm.) Rehd.), Hồi cam bốt (Illicium cambodianum Hance), Bời lời mùi tốt (Litsea euosma J. J. Sm.), Tầng cây bụi: Gồm các loài: Bạch lá cà (Vernonia solanifolia Benth.), Đỗ quyên trên đá (Rhododendron saxicola Sleum.), Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii Planch), Nen lá liễu (Vaccinium iteophyllum Hance), Chòi mòi nam bộ (Antidesma cochinchinensis Gagnep.), Bồ cu vòi đứng (Breynia fleuryi Beille), Củ rối bẹ (Leea indica (Burm.f.) Merr.), Mã tiền hoa nách (Strychnos axillaris Colebr.), Poilan xẻ (Poilannammia incisa C. Hansen), Cau chuột bốn nhánh (Pinanga quadrijuga Gagnep.), Tầng cỏ quyết: Gồm các loài: Ráng nữ quạt (Adiantum flabellulatum L.), Ráng hoạn xỉ (Hemionitis arifolia (Burm.f.) T. Moore), Tổ điều gươm (Asplenium ensiforme Wall. ex Hook.f.), Thổ phỉ griffithi (Davallia griffithiana Hook.), Ráng liên sơn sáng (Lindsaea lucida Blume), Hoa hiên (Asarum glabrum Merr.), Sơn dương (Rhopalocnemis phalloides Jungh.), Thu hải đường lecomte (Begonia lecomtei Gagnep.), Thiên niên kiện (Homalomena occulata Schott), Xà thảo vừa (Ophiopogon intermedus D. Don.), Cói quăn trái nhỏ (Fimbristylis microcaya F. Muller), Cồ nốc trung bộ (Curculigo anamitica Gagnep.), Xuân thảo lông (Eragrostis pilosa (L.) p. Beanv), Mồm lá nhỏ (Ischaemum tenuifolium A. Camus), Riềng trung quốc (Alpinia oblongifolia Hayata), Riềng bông tròn (Alpinia strobiliformis T. L. Wu & S. J. Chen), Ngải nhiều lông (Hedychium villosum Wall.).

103

Thực vật ngoại tầng: Gồm các loài: Dị hùng vàng (Heterostemma luteum Cost.), Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinensis (Lour.) Kurz), Chặc chìu (Tetracera scandens (L.) Merr.), Mộc thông (Iodes cirrhosa Turcz), Mộc vệ sét (Taxillus ferrugineus (Jack) Ban), Đuôi phượng hồng koong (Rhaphidophora hongkongensis Schott), Cơm lênh bưởi (Pothos grandis S. Buchet), Thượng cán to (Epipremnum giganteum Schott), Thanh đạm tái (Coelogyne pallens Ridl), Móng rùa (Dendrobium anceps Sw.), Hoàng thảo nhiều hoa (Dendrobium polyanthum Lindl.). 3.2.2.6. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (đỉnh núi >1.800 m) Gồm các kiểu rừng, rú bãi hoang ở vùng có khí hậu khô, lạnh, thường gặp trên các đỉnh núi của Khu BTTN Pù Hoạt, có độ cao trên 1.800 m (ở xã Tri Lễ), với diện tích 1.105,60 ha. Thành phần thực vật gồm 3 tầng chính là tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Trong đó chủ yếu là cây gỗ lùn, vì thường có gió rất mạnh. Tầng cây gỗ: Chẹo thui to (Helicia grandis Hemsl.), Trâm hoa xanh (Syzygium chloranthum (Duthie) Merr. & Perry), Dung tuyến (Symplocos adenopus Hance), Dung lá trà (Symplocos laurina (Retz) Wall.), Gò đồng bắc (Gordonia tonkinnensis Pitard), Che hôi (Ternstroemia gymnanthera (Wight et Arn.) Bedd.), Linh lá sơ ri (Eurya cerasifolia (D.Don) Kob.), Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus Radlk), Sung lá lệch (Ficus obscura var. borneensis (Miq.) Corn.), Sứ martin (Michelia martinii (Levl.) Levl.), Giổi đá (Manglietia insignis (Wall.) Blume), Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy), Nô xay lan (Neolitsea zeylanica (C. & T. Nees) Merr.), Re mới hoa nhỏ (Neocinnamomum devaleyi (Lecomte) Liou), Kháo dai (Machilus coriacea A. Chev.), Ô đước bắc (Lindera tonkinensis Lecomte), Quế quan (Cinnamomum verum J.Presl), Re trứng (Cinnamomum ovatum Allen), Chắp lá tròn (Beilschmiedia fordii Ford), Chẹo bông (Engelhardtia spicata Blume), Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox Spach.), Giẻ lá xoan (Lithocarpus obvotifolius Hickel. & Camus), Ràng ràng quả gỗ (Ormosia xylocarpa Chun ex Merr. et L. Chen), Thông lông gà (Dacrycarpus 104 imbricatus (Blume) de Laub.), Thông tre (Podocarpus neriifolius D.Don), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.). Tầng cây bụi: Sặt (Sinarundinaria sp.), Lách (Saccharum spontaneum L.), Vàng nương ô rô (Prunus fordiana var. balansae (Koehne) J.E.Vidal), Đum (Rubus involucratus Focke), Đum lá lê (Rubus pyrifolius Sm.), Xoay dạng đầu (Myrsine capitellata Wall.), Xú hương chevali (Lasianthus chevalierii Pitard), Bo rừng nam bộ (Blastus cochinchinensis Lour.), Mua vảy (Melastoma candidum D. Don), Hồi lá mỏng (Illicium tenuifolium (Ridl.) A.C. Sm.), Hồng quang (Rhodoleia championi Hook.f.), Đuôi chồn (Uraria crinita (L.) Desv.), Trọng đũa trung quốc (Ardisia chinensis Benth.), Thường sơn (Dichroa febrifuga Lour.). Tầng cỏ quyết: Rè nhọn (Embelia acuminata Merr.), Sung trườn nhật (Ficus sarmentosa var. nipponica (Fr. & Sav.) Corn.), An bích bờm (Osbeckia stellata var. crinita (Naudin) Hansen), Rau dớn malacca (Diplazium malaccense C. Presl), Rau dớn dày (Diplazium crassiusculum Ching), Ráng cánh đỉnh xòm xoàng (Coryphopteris hirsutipes (C.B. Clarke) Holttum), Ráng cù lần lông thận (Christella subpubescens (Blume) Hulttum), Ráng sẹo gà dài (Pteris vitatta L.), Ráng liên sơn chẻ (Lindsaea dissectiformis Ching), Tổ điều lá trần (Asplenium fraxinifolium Wall. ex Hook. & Grev.), Thông đá (Lycopodium clavatum L.), Thông đất lá phi lao (Lycopodium casuarinoides Spring). 3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 3.3.1. Nguyên nhân đe dọa đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt 3.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp Kết quả điều tra, nghiên cứu, các mối đe dọa chính đến hệ thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt được tổng hợp như sau: - Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng: Do phong tục tập quán của địa bàn miền núi, sức ép về đất sản xuất, nên người dân đã tự ý chuyển đổi trái phép các diện tích rừng tự nhiên sang các mục đích khác. Các hiện 105 trạng đó chủ yếu diễn ra tại các khu vực của xã Tri Lễ và một số khu vực thuộc vùng đệm của Khu BTTN Pù Hoạt. Các hoạt động chính làm mất rừng như: Xâm canh, xâm cư, phá rừng làm nương rẫy, phát rừng làm đồng cỏ để chăn thả gia súc, phát rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế và trồng các loài cây mọc nhanh… Thông thường người dân đã phát dọn sạch toàn bộ thực bì, sử dụng lửa hủy diệt toàn bộ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật tự nhiên. Hiện đã có một số khu vực rừng đang dần được phục hồi. Sau khi bị tác động, nhưng quá trình phục hồi diễn ra rất chậm và gặp chủ yếu là một số loài cây tiên phong ưa sáng. - Khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép: Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên suy giảm đa dạng sinh học nói chung và hệ thực vật nói riêng của khu vực nghiên cứu. Việc khai thác gỗ của người dân phục vụ nhu cầu làm nhà cửa, chuồng trại, vật dụng, củi đốt, làm quan tài... và vận chuyển trái phép.... Từ năm 2013 đến nay, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã ngăn chặn, đẩy đuổi và xử lý rất nhiều vụ vi phạm thuộc lĩnh vực này. (các vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép được tổng hợp ở Bảng 3.23). Bảng 3.25. Số vụ khai thác gỗ trái phép tại Pù Hoạt giai đoạn 2013-2019 Năm Số vụ hình sự Số vụ hành chính Lâm sản tịch thu (m3) 2013 0 16 77,835 2014 1 42 238,284 2015 1 27 76,670 2016 4 36 95,541 2017 1 50 100,830 2018 2 28 44,933 2019 15 29,954 Tổng 9 214 664.047

Nguồn: Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt (2019)

106

1 2

3 4

5 6 Ảnh 3.8. Một số nhân tố tác động đến hệ thực vật Pù Hoạt 1-3. Khai thác gỗ; 4-5. Đốt nương làm rẫy; 6. Chăn thả gia súc Từ kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy, các vụ khai thác gỗ trái phép ở Khu BTTN Pù Hoạt nhiều nhất diễn ra trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017. Đây là giai đoạn Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt mới đi vào hoạt động, rừng

107 vừa mới được bàn giao từ UBND các xã sang cho Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt. Từ năm 2018 đến nay thì số vụ giảm dần và số lượng gỗ bị khai thác cũng không nhiều. Các loài gỗ quý, có giá trị thường bị khai thác trái phép trong khu vực nghiên cứu gồm: Pơ mu, Sa mu, Vàng tâm, Giổi lông, các loài Re,... Tình trạng này xẩy ra tại các cánh rừng còn tốt, có nhiều loài gỗ quý với trữ lượng gỗ lớn thuộc các xã: Hạnh Dịch, Tri Lễ và Nậm Giải, Đồng Văn, Thông Thụ. Nguồn lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN Pù Hoạt rất phong phú, đa dạng, là “nguồn sống” cho người dân ở các thôn, bản trên địa bàn các xã vùng đệm. Trước hết là các loại lâm sản dùng làm dược liệu như, gồm Trà hoa vàng, Thiên niên kiện, Đảng sâm, Song mây và các loại măng nứa, lùng... Ngoài việc sử dụng chữa bệnh tại chỗ, đây còn là nguồn sản phẩm góp phần để tăng thu nhập cho cư dân trong vùng. Kết quả điều tra cho thấy, có khoảng 20 - 30 loài cây thuốc đã và đang được khai thác, phát triển. Dưới “sức ép” nhu cầu sử dụng tại chỗ, nhất là những đòi hỏi ngày càng lớn của thị trường, nên các loài lâm sản ngoài gỗ cũng bị săn lùng, khai thác ồ ạt, không có quy trình kỹ thuật gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ. Nhiều loài cây thuốc quý hiện nay đã trở nên rất khan hiếm và lâm vào tình trạng đe dọa nghiêm trọng. Các loài lâm sản ngoài gỗ bị khai thác nhều trong khu vực được thống kê ở Bảng 3.24. Bảng 3.26. Giá trị thương mại của một số loài LSNG trên thị trường Nghệ An Đơn vị Mức giá hiện hành TT Tên loài Bộ phận tính (Kg) (Nghìn đồng)* 1 Trà hoa vàng Hoa kg 2500 - 5000 2 Bổ cốt toái Thân rễ kg 50 - 80 3 Bo bo Quả kg 20 - 40 4 Sâm cau Rễ kg 80 - 150 5 Huyết đằng Thân và rễ kg 20 - 50 6 Một số loại lan kg 200 - 20000

108

7 Bách bộ Rễ kg 10 - 20 8 Măng nứa Ngọn kg 8 - 10 9 Hương bài Thân rễ kg 15 - 20 * Nguồn điều tra - Hoạt động xây dựng các tuyến đường trong Khu BTTN Pù Hoạt: Để phục vụ yêu cầu của việc phát triển kinh tế, xã hội, tình hình an ninh - quốc phòng trên địa bàn, nên một số tuyến đường chính đã được quy hoạch và mới mở trong địa bàn Khu ΒTTN Pù Hoạt (tuyến đường giao thông từ trạm kiểm soát Biên phòng Nậm Giải - Đồn 517 Hạnh Dịch đi mốc I4 có chiều dài 22 km, rộng 5,5 m diện tích giải phóng mặt bằng là 55,723 ha đi qua các tiểu khu 59 và 72 thuộc địa bàn xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong biên giới Việt Lào). Do đó nhiều diện tích đất rừng và rừng sẽ bị thu hẹp, bị ảnh hưởng. - Chăn thả trâu, bò tự do: Tình trạng chăn thả gia súc tự do trên địa bàn huyện Quế Phong hiện nay là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến HTV rừng tại khu vực nghiên cứu. Mỗi gia đình thường nuôi từ 5 - 7 con, đặc biệt có gia đình nuôi từ 20 - 30 con. Hầu hết trâu, bò được thả vào rừng và chỉ mang về nhà khi có nhu cầu sử dụng. Tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng việc thả rông gia súc đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh và các loài thực vật thuộc tầng thấp. Các địa phương có đàn gia súc lớn đó là: Quang Phong, Nậm Nhóng, Thông Thụ, Tri Lễ, Nậm Giải. - Đốt nương làm rẫy: Việc đốt nương làm rẫy xảy ra ở các mức độ khác nhau, ở các xã khác nhau tại vùng đệm trong Khu BTTN Pù Hoạt. Dù là đốt nương làm rẫy hợp pháp và không hợp pháp, song đây vẫn là một trong những nguyên nhân trực tiếp, nguy hiểm cho HTV rừng tại khu vực nghiên cứu. Với việc quản lý, tuyên truyền, thực thi nghiêm pháp luật quyết liệt của Khu BTTN Pù Hoạt và các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng; các vụ vi phạm cũng đã giảm nhiều so với thời gian trước.Song tình trạng đốt phá rừng vẫn còn tiếp diễn. Theo ghi nhận của Khu BTTN Pù Hoạt thì mỗi năm, trên địa bàn xã Tri Lễ (vùng có đồng bào dân tộc Mông sinh sống) có khoảng 20 - 25 vụ đốt nương làm rẫy. 109

1 2

3 4

5 6 Ảnh 3.9. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ 1. Ngọn cây móc; 2. Huyết rồng; 3. Bảy lá 1 hoa; 4. Bo bo; 5. Củ nần; 6. Đẳng sâm

110

- Xây dựng nhà máy thủy điện: Hiện nay, trong Khu BTTN Pù Hoạt có các nhà máy thủy điện đang hoạt động và được quy hoạch (đầu nguồn của Sông Chu thuộc địa bàn hai xã Đồng Văn và Thông Thụ có nhà máy thủy điện Hủa Na, công suất 180 MW, diện tích mặt nước chiếm trên 92.000 ha và nhà máy thủy điện Đồng Văn, công suất 18 MW và một phần của lưu vực của hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt của tỉnh Thanh Hóa; đầu nguồn Sông Hiếu thủy điện Bản Cốc nằm trên địa bàn xã Nậm Giải, có công suất 18 MW; nhà máy thủy điện Sao Va nằm trên địa bàn xã Hạnh Dịch. Một số nhà máy thủy điện nhỏ đang được quy hoạch nằm trên địa bàn các xã (Đồng Văn, Thông Thụ, Nậm Giải, Châu Thôn và Tri Lễ). Các nhà máy thủy điện đã làm suy giảm đáng kể các diện tích rừng và đa dạng sinh học tất nhiên là dẫn đến mất cân bằng các hệ sinh thái. Đây là có nguy cơ đe dọa đối với công tác bảo tồn tại Khu BTTN Pù Hoạt. - Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: Mùa khô năm 2015 - 2016 do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn khu vực các xã Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch và Thông Thụ là xã giáp Biên giới với nước bạn Lào, có độ cao trung bình trên 1.000 m nhiệt độ tại địa bàn thường dưới 0oC, có hôm - 4oC diễn ra trong thời gian dài đã kéo theo rừng tại các tiểu khu: 95, 98, 99, 100, 103 và một số tiểu khu khác dọc theo biên giới đã làm cho lớp cây bụi, lau lách chết hàng loạt và nhiều cây gỗ tái sinh có đường kính dưới 5 cm cũng chết, lớp thảm tươi và thực vật tầng thấp dọc theo biên giới Việt Lào bị khô hoàn toàn, (qua thống kê diện tích trên 8.000 ha). 3.3.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp - Nghèo đói, thiếu việc làm ổn định và thiếu nhà ở kiên cố: Hiện tại có 73 thôn bản thuộc 9 xã của huyện Quế Phong nằm trong vùng đệm và vùng lõi của Khu BTTN Pù Hoạt. Cư dân chủ yếu là các dân tộc Thái, Mông, Kinh, Thổ, Khơ Mú. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao,(chiếm 39,45 % tổng số hộ) việc làm không ổn định, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thu hái từ rừng. Nhiều hộ chưa có nhà ở kiên cố, cả gia đình với nhiều thế hệ đang sinh sống trong các chòi, lán tạm dẫn đến nhu cầu khai thác lâm sản cao. 111

- Cơ chế chính sách công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng hiệu quả chưa cao, cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định, kinh phí giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng, thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp còn ít, mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng thấp, nên chưa thu hút được sự tham gia tích cực của người dân vào công tác bảo vệ rừng. - Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao: Đa số người dân có trình độ thấp, người dân chưa biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ còn lớn. Tập quán sống dựa vào rừng vẫn là đặc điểm chung của tất cả các cộng đồng dân cư ở đây. Các công trình để tuyên truyền như: Bảng nội quy, hướng dẫn tuyên truyền tại các nơi cần thiết còn quá ít hoặc thiếu tính thuyết phục. Trình độ và chất lượng giáo dục chưa cao, trẻ em các xã thuộc vùng đệm của Khu BTTN Pù Hoạt thường bỏ học sớm, tình trạng tảo hôn, sinh đông con và chưa coi trọng việc học tập của con cháu, bởi đang còn nhận thức học tập không mang lại lợi ích kinh tế trước mắt cho gia đình. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, Hạt kiểm lâm còn thiếu và còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu sâu phong tục của đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ… - Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Cư dân các xã nằm trong vùng đệm của Khu BTTN Pù Hoạt đang thiếu đất sản xuất, Nên nhiều hộ dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng, đôt, phá rừng tự nhiên để làm nương rẫy trái phép.Việc xử lý gặp nhiều khó khăn vì đối tượng vi phạm chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, mới tách hộ, lập vườn đang thiếu đất sản xuất. - Chưa có vùng quy hoạch chăn thả: Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Quế Phong rất lớn, nhất là ở các xã thuộc vùng đệm của khu vực nghiên cứu. Người dân chăn thả, phát triển gia súc phục vụ nhu cầu nông nghiệp, kinh tế và mang tính tự phát. Thống kê số lượng năm 2018 trên địa bàn Quế Phong có khoảng 50.000 con trâu bò chăn thả tự do, nhưng hiện nay 112 huyện vẫn chưa quy hoạch các khu vực giành cho chăn thả gia súc. Một số xã trong khu vưc nghiên cứu có đàn gia súc chăn thả tự do lớn (như Tri Lễ, Nậm Nhóng, Nậm Giải, Thông Thụ). - Một số chương trình dự án đầu tư trên địa bàn chưa đem lại hiệu quả cao: Hàng năm, trên địa bàn huyện Quế Phong có nhiều chương trình dự án được triển khai (như Dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng theo Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 886/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, Dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, Dự án trồng và bảo tồn cây Bo bo dưới tán rừng, ...) Tuy lúc khởi đầu được triển khai rất bài bản, nhưng nguồn kinh phí không đủ đáp ứng, hiệu quả lâu dài lại chưa đạt mục tiêu đề ra. Giá trị kinh tế của rừng trồng đem lại còn thấp, chưa hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung. Do đó, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tiếp tục bị đe dọa. - Lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn thiếu và yếu, kể cả ở Hạt Kiểm lâm huyện và Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt; Cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống của cán bộ Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt và lực lượng kiểm lâm đang còn bất cập. Cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ ở cấp xã chưa đủ mạnh, phụ cấp quá thấp. Lãnh đạo một số chính quyền địa phương cấp xã vai trò của người đứng đầu trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được thể hiện rõ, còn xem nhẹ công tác quản lý, bảo vệ rừng, chưa thực hiện đúng vai trò trách nhiệm theo Quyết định 07/2012/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. - Vấn đề đóng mốc: Việc đóng mốc ranh giới 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) chưa được thực hiện, các nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Pù Hoạt, giai đoạn 2013-2020 chưa được thực hiện nhiều nên công tác quản lý, bảo vệ còn gặp nhiều khó khăn; Vị trí các trạm quản lý bảo vệ rừng đặt nơi chưa được phù hợp với đặc điểm tình 113 hình, diện tích được giao để tiện tác nghiệp; Hiện nay Ban quản lý khu BTTN Pù Họat mới chỉ cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hơn 76.000/90.741 ha. Việc triển khai xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện chậm, đặc biệt là chia đất sản xuất cho các hộ tái định cư. 3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật 3.3.2.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy qua huyện Hửa Phăn vào Việt Nam với tên là sông Chu, hệ sông Hiếu với các sông Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quang. Là một trong 3 vùng lõi trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” đã được UNESCO công nhận ngày 20/9/2007, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho công tác bảo tồn đa dạng thực vật, địa hình đồi núi cao, quỹ đất chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp đang còn nhiều, điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi, chế độ nhiệt, ẩm phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm, công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản...; Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm, chủ rừng và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong quản lý, bảo vệ rừng đã được nâng cao; sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương cấp huyện, xã, các ngành chức năng, chủ rừng và toàn dân cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; Diện tích rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học cơ bản được bảo vệ tốt, diện tích rừng khoanh nuôi, diện tích rừng trồng tăng; kinh tế lâm nghiệp đã có bước phát triển, từng bước được cải thiện đáng kể và khẳng định được vai trò trong nền kinh tế, đời sống người dân khu vực nghiên cứu; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được triển khai ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, kết quả đã phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân góp sức.

114

Một số xã trên địa bàn huyện đã được điều tra khảo sát để xây dựng đề án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng như: Tiền Phong, Nậm Giải, Tri lễ, Thông Thụ và Đồng Văn. Sự phối hợp bảo vệ rừng giữa các ngành, chủ rừng, chính quyền địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm tốt công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi khai thác, kinh doanh lâm sản trái phép. 3.3.2.2. Về cơ chế chính sách, chương trình và dự án Trong thời gian vừa qua Đảng, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và các chính sách quản lý, đầu tư, phát triển đã tạo cơ sở pháp lý giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các ban quản lý rừng đặc dụng nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên theo hướng bền vững. Các chính sách đã giúp phân định và tăng cường quản lý đến loài, đặc biệt ưu tiên quản lý các loài động thực vật qúy hiếm; tăng nặng mức xử phạt về hình sự, hành chính đối với tổ chức, cá nhân xâm hại tài nguyên rừng; Chỉ thị 13-CT/TW ngày 14/01/2016 của Ban Bí thư, Nghị quyết 741/NQ-CP của Chính phủ và đặc biệt gần đây nhất có Luật Lâm nghiệp thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 156/2018/NĐ - CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp có rất nhiều điểm mới. - Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt được chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 của UBND tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi được chuyển đổi, thành lập UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Quy hoạch phát triển bền vững rừng đặc dụng giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 19/02/2014. Các hạng mục được quan tâm đầu tư gồm: Xây dựng Trung tâm cứu hộ động vật và vườn ươm, xây dựng vườn thực vật ngoại vi và khu dịch vụ du lịch, điều tra bảo tồn loài thực vật quý hiếm loài đặc hữu và loài giá trị kinh tế cao; điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học một số loài: Sa mu, Pơ mu, các loài thuộc họ Ngọc lan, Dương xỉ,…

115

- Trên địa bàn của Khu BTTN Pù Hoạt hiện nay có 06 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ, phát điện hàng năm tạo nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tương đối lớn, đây là nguồn đầu tư chủ yếu cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Trước năm 2016 mỗi năm Khu BTTN Pù Hoạt có nguồn thu khoảng 12-13 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, đến nay nâng lên khoảng 22-25 tỷ đồng. Ngoài ra còn một số chương trình dự án đang được đầu tư như Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng, Dự án phục hồi cây Quế Quỳ, các dự án trồng dược liệu, chè hoa vàng... 3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật 3.3.3.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội - Huyện Quế Phong là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, địa hình chia cắt phức tạp, hiện nay vẫn thuộc một trong 62 huyện ngèo nhất nước, thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Trên địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, phân bố dân cư không đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn lao động chủ yếu thuần nông, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng không cao. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất gặp khó khăn. Hệ thống đường giao thông phát triển vào tận vùng sâu, vùng xa, xuyên qua các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đặc biệt có hơn 82 km đường vành đai Biên giới, có 01 cửa khẩu lối mở tại xã Thông Thụ thông thương với nước bạn Lào nên cũng đã có tác động khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là công tác quản lý lâm sản; - Nhu cầu về gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu…của nền kinh tế ngày càng gia tăng, chính sách tạm ngừng xuất khẩu gỗ của Chính phủ Lào được thực hiện từ năm 2015. Do vậy, nguồn lâm sản ngày càng khan hiếm đã tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các khu rừng phòng hộ biên giới, rừng đặc dụng đang còn trữ lượng gỗ trên địa bàn; - Nhu cầu sử dụng đất đai cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, vấn đề tái định cư của các dự án thủy điện; một số doanh nghiệp đang còn tích tụ đất rừng, không thực hiện hoặc thực hiện chậm các dự án trồng rừng như đã cam kết; tình trạng mua bán, chuyển nhượng, phát rừng tự nhiên 116 nghèo trái phép để lấy đất trồng rừng... đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng hiện nay. - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết tỉnh Nghệ An ngày càng diễn biến phức tạp, nắng nóng, gió phơn Tây Nam, hạn hán, lũ lụt gia tăng cường độ, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác sản xuất giống cây lâm nghiệp, trồng rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; - Công nghệ chế biến lâm sản nhìn chung vẫn còn lạc hậu, phát triển chậm. Nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ ngày càng cao, tình trạng khai thác trái phép vẫn đang còn xẩy ra ngay cả với các khu rừng đặc dụng, công tác phòng chống cháy, sâu bệnh hại chưa được quan tâm đúng mức, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về rừng của một bộ phận người dân, vì vậy đã làm hạn chế hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng; - Địa bàn quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt quản lý phía Tây giáp Lào tương đối phức tạp, đồi núi dốc, chia cắt mạnh, xa dân cư, trong khi đó lại gần với khu dân cư của nước bạn Lào, dẫn đến các tác động vào tài nguyên rừng từ phía nước Lào chưa được kiểm soát chặt chẽ.. Trong những năm gần đây, phía nước bạn Lào có chính sách đổi tài nguyên rừng lấy hạ tầng cơ sở, theo đó các Công ty Việt Nam đã đem nhân lực, tài chính sang nước Lào để khai thác tài nguyên rừng và trả lại cho Chính phủ Lào là các công trình xây dựng như: Đường vành đai Biên giới, các công trình xây dựng cơ bản khác, ... Khi tài nguyên rừng của phía nước Lào đã hết thì các đối tượng người Việt Nam đã lợi dụng đưa người vào khu vực rừng của Khu BTTN Pù Hoạt tổ chức khai thác gỗ trái phép, sau đó vận xuất về phía Lào hợp thức hoá gỗ nhập khẩu quay về Việt Nam tiêu thụ thông qua các cửa khẩu và lối mở như Cửa khẩu Khẹo (Thanh Hoá), Lối mở xã Thông Thụ. 3.3.3.2. Về cơ chế chính sách, chương trình và dự án - Một số văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật, quy định cũ đã bị bãi bỏ, hướng dẫn, quy định mới chưa có; - Việc đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa được các cấp chính quyền địa phương, các chủ rừng quan tâm đúng mức. Việc triển khai 117 còn dàn trải mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính, đặc điểm và phong tục tập quán của người dân miền núi, dẫn đến hiệu quả của các chương trình dự án không phát huy được hiệu quả như mong đợi. Nguồn kinh phí chỉ trông chờ vào nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng, đầu tư hạ tầng là chủ yếu, tỷ suất đầu tư thấp. Các chương trình nghiên cứu khoa học tại Khu BTTN Pù Hoạt từ khi thành lập (2013) tới nay mới chỉ thực hiện ở mức độ chuyên đề nhỏ, chưa có sự đầu tư chuyên sâu, chưa có chương trình nghiên cứu chi tiết cụ thể cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng. - Lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt 65 người, Hạt kiểm lâm Quế Phong 25 người…..mặc dù đã giao khoán nhưng định mức diện tích bình quân/hộ vẫn thấp với khoảng 8- 10 ha/hộ. Đời sống của cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, mức lương và phụ cấp còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của gia đình, nên một số còn chưa chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ. 3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt 3.3.4.1. Giải pháp quản lý bảo tồn tại chỗ Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt cần phối hợp với cơ quan có liên quan thực thi có hiệu quả các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và khu phục hồi sinh thái đối với diện tích được giao cho đơn vị quản lý. Đánh giá được thực trạng các loài quý, hiếm, đặc hữu, loài mới cho khoa học, các loài có giá trị kinh tế cao để có hướng vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững như: một số loài Trà hoa vàng: Trà hoa vàng quế phong (Camellia quephongeensis), Trà hoa vàng nghệ an (Camelia ngheanensis), Trà hoa vàng pù hoạt (Camelia puhoatensis), Quế quỳ (Cinnamomum cassia), Bo bo (Alpinia spp.), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Mú từn (Roureria obligophlea),...

118

- Kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. Đặc biệt chú ý ngăn chặn việc tự ý mở rộng diện tích canh tác hoặc sử dụng lửa trái phép, chăn thả gia súc bừa bãi....Tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, thường xuyên các biện pháp tuần tra rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy đuổi và bắt giữ các đối tượng vào rừng khai thác lâm sản trái phép, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật để làm gương và răn đe. - Tại các phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính tiến hành khôi phục lại hệ sinh thái bằng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như: Khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo rừng, tỉa thưa, trồng dặm, trồng rừng bằng các loài cây bản địa.... để rút ngắn quá trình diễn thế khôi phục được hệ sinh thái rừng trở về trạng thái ban đầu. Trồng thuần loài một số loài có giá trị kinh tế ở một số vùng quy hoạch cho du lịch để góp phần tăng thu nhập, phát triển du lịch địa phương như: Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis), Quế quỳ (Cinnamomum cassia), Dẻ gai (Castanopsis indica),... - Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu. Áp dụng công nghệ tin học phục vụ nhu cầu nghiên cứu, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt; Tiếp cận các đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây thuốc giai đoạn 2013-2020 để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng. 3.3.4.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động Phát triển kinh tế toàn diện, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa nông dân và nhà khoa học, doanh nghiệp và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, trong đó: - Về trồng trọt, lâm nghiệp: Ổn định diện tích lúa nước, giảm diện tích rẫy, tập trung đưa giống mới thâm canh, tăng năng suất. Thực hiện dồn điền đổi 119 thửa, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn các xã vùng đệm. Mạnh dạn chuyển đổi vùng khó khăn nước tưới sang trồng màu, mở rộng diện tích trồng mía, cây chanh leo và một số cây công nghiệp có lợi thế trên cơ sở hợp đồng với nhà máy chế biến. Tập trung trồng rừng nguyên liệu, trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, tổ chức và quản lý tốt việc khai thác lâm sản, chú trọng khai thác có hiệu quả các loại lâm sản phụ gắn với cải tạo rừng nghèo. - Về chăn nuôi: Phát huy lợi thế từng vùng về đất đai, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng gắn trang trại với các tổ hợp tác để khoanh vùng chăn thả, giảm tối đa chăn thả quảng canh, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, trồng cỏ làm nguồn thức ăn dự trữ, từng bước xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi gắn với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới: Quan tâm công tác quy hoạch, bố trí lại dân cư phù hợp tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Từng bước hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình giao thông, cơ sở thiết chế văn hóa. Thực hiện tốt công tác định canh, định cư, gắn thực hiện tái định cư theo các chương trình thủy điện, hình thành các cụm dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng và đầu tư phát triển kinh tế trang trại, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp trong các bản làng để hỗ trợ, liên kết trong sản xuất. - Tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương, kết hợp quản lý, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của trung ương, của tỉnh nhất là các chương trình, dự án thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ, tập trung cho vay phát triển sản xuất, xóa đói giảm ngèo. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, tăng số lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp đi xuất khẩu lao động, chuyển sang các hoạt động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. - Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của Khu BTTN Pù Hoạt theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan 120 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số khu vực có cảnh quan đẹp, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt kết hợp với địa phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và cộng đồng theo hướng bền vững dựa vào bản sắc văn hóa, tin ngưỡng và tài nguyên như: thác Sao va, thác Bảy tầng, Quần thể cây Di sản Samu dầu của Khu BTTN Pù Hoạt,…đền Chín gian, bản Thái cổ Na Xái, Hủa Mương của xã Hạnh Dịch, Bản Piêng Lâng của xã Nậm Giải... từ đó giảm thiểu các tác động đến rừng. 3.3.4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng - Nhận thức của đồng bào các dân tộc huyện Quế Phong nói chung và nhân dân trên địa bàn 9 xã thuộc địa bàn của Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, những lợi ích của việc bảo tồn, các chính sách hiện hành của nhà nước quy định … vẫn đang còn nhiều hạn chế vì vậy cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và mọi người dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: thông qua các buổi hội nghị quán triệt, tuyên truyền, tập huấn, sinh hoạt chi bộ; các tin bài, phóng sự; lồng ghép vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tới các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và các em học sinh; phát động các phong trào thi đua và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có đóng góp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng. - Cán bộ kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt phải thường xuyên bám sát cơ sở; có biện pháp tuyên truyền phù hợp với các lứa tuổi, nhóm sở thích, trong đó chú ý đến phong tục, tập quán, tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc; tổ chức cho 100% các hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng; điều chỉnh, bổ sung nội dung các quy ước, hương ước liên quan đến công tác bảo vệ và phát 121 triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư. 3.3.4.4. Chủ động rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng - Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong vùng, chú trọng các công trình thiết yếu, quan trọng, phát huy tác dụng nhanh. Tập trung ưu tiên phát triển giao thông duy tu, sữa chữa các tuyến đường giao thông và các công trình trên tuyến bị hư hỏng, xuống cấp để tạo thuận lợi cho việc đi lại của cộng đồng dân cư các xã trên địa bàn, đặc biệt là các xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Quang Phong, Nậm Nhóng, Tiền Phong. Đảm bảo tất cả các thôn bản đều có trục đường chính được đổ bê tông; cải tạo và nâng cấp hệ thống các trường học, các trạm y tế, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, dụng cụ học tập, thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn. - Riêng đối với Khu BTTN Pù Hoạt cần tiếp tục bám sát Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt giai đoạn 2012-2020, đồng thời rà soát lại để phân bổ hợp lý về mặt không gian dựa vào tình hình sử dụng của người dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực để điều chỉnh quy hoạch giai đoạn tiếp theo cho phù hợp. Tiếp tục củng cố, đổi mới hệ thống đội trạm, bổ sung hợp đồng thêm lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đặc biệt một số địa bàn trọng điểm thuộc các xã như: Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Thông Thụ và Tri Lễ cần tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất; Sữa chữa các trạm đã xuống cấp, xây dựng mới trạm Châu Thôn Mường Lống. Liên kết với các Khu BTTN Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và Khu BTTN Nậm Sam thuộc nước bạn Lào trong công tác trao đổi thông tin và ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng. - Tiếp tục phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa, nội dung này chưa thực hiện được nguyên nhân cơ bản do kinh phí đầu tư cắm mốc ranh giới giữa các chủ rừng chưa được bố trí. Giải quyết tốt

122 tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, chồng lấn đất lâm nghiệp giữa các chủ rừng và người dân. Để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển Khu BTTN Pù Hoạt đạt được mục tiêu đặt ra, nguồn vốn đầu tư cần quan tâm và huy động từ nguồn ngân sách nhà nước, dịch vụ môi trường rừng, hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác các để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu BTTN, phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, hệ thống giao thông, đường tuần tra bảo vệ tại phân khu hành chính dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, theo quy định của pháp luật; hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng. Huy động các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài để thực hiện các dự án/đề tài bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm bị đe dọa bị tuyệt chủng, đào tạo các chuyên gia bảo tồn động, thực vật hoang dã, cử đi đào tạo sau đại học... 3.3.4.5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các chương trình, dự án phù hợp - Toàn huyện hiện có diện tích đất lâm nghiệp hơn 172.000 ha, trong đó có gần 80.000 ha được quy hoạch cho rừng sản xuất nhưng hiện nay chưa có nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng có hiệu quả vì vậy cần tập trung công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, các vườn ươm giống đạt chuẩn về các loài cây bản địa, cây dược liệu có giá trị cao đặc sản của địa phương như: Trà Hoa vàng, Sâm cau, Đảng sâm, tập trung phát triển cây quế quỳ... trong đó có thể chọn một vài xã làm mô hình thí điểm như ở các xã: Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ. - Lựa chọn một số đối tượng, mô hình đã thành công để nhân rộng, phát triển thành hàng hóa. Đối với trồng trọt, nên tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu chanh leo theo quy hoạch đã được duyệt (1.500 ha); Tập trung phát triển các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương Quế Phong, như: Bí xanh, dưa rẫy, rau rừng…;Phát triển vùng sản xuất lúa gạo Japonica –J02 và xây

123 dựng thương hiệu "gạo Mường Nọc" và phát triển thành hàng hóa; Tiếp tục ứng dụng phân viên nén dúi sâu cho cây lúa, sản xuất rau an toàn. - Đối với chăn nuôi, chú trọng một số nội dung như: Bảo tồn và phát triển vịt bầu ở vùng Tri Lễ, Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong để xây dựng thương hiệu "vịt bầu Sông Quàng"; Phát triển nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện, thủy lợi, - Đối với chế biến, sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tinh dầu, như: Quế quỳ, Màng tang…; chế biến Trà hoa vàng như: dạng túi lọc, thực phẩm chức năng - trà hòa tan, nước uống đóng chai…; Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, như: chanh leo, lúa gạo japonica, quế quỳ, trà hoa vàng... 3.3.4.6. Giải pháp về cơ chế chính sách, giám sát - Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2915/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 886/QĐ- TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn khu vực nghiên cứu. - Xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, để người dân được thụ hưởng chính sách, tạo sinh kế và việc làm, giảm áp lực tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách khoán bảo vệ rừng; chính sách vay vốn trồng rừng, chăn nuôi xóa đói giảm nghèo theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ v.v.... - Tổ chức hoạt động giám sát, tập trung vào các nội dung như tiến độ các hoạt động của dự án, tiến độ đầu tư vốn, hiệu quả các hoạt động tác động đến môi trường sinh thái, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, tiến độ thực hiện quy hoạch, thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển

124 rừng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; kiểm tra các số liệu thống kê, hồ sơ thiết kế trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, làm giàu rừng, khai thác tại hiện trường. - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đề án giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với giao rừng cho thuê rừng; quản lý chặt chẽ các chủ rừng sử dụng đất và rừng; ngăn chặn hành vi tự ý chuyển nhượng chuyển đổi trái phép đất rừng; giải quyết tốt vấn đề giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên khu vực biên giới, gắn với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý, khẩn trương rà soát để tổ chức giao đất, gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật, phấn đấu đến năm 2020 không còn diện tích rừng, đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý, rừng thật sự có chủ. 3.3.4.7. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý bảo vệ rừng - Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt phải tiếp tục bố trí bộ máy tinh gọn ở bộ phận văn phòng, tập trung lực lượng bảo vệ rừng ưu tiên cho các trạm, và các vùng trọng điểm, xây dựng quy chế hoạt động, chế độ tuần tra, báo cáo và phân công địa bàn phụ trách đến tận tiểu khu để gắn trách nhiệm. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc quan trọng hàng đầu, phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng đội ngũ cán bộ công tâm, trung thực, bố trí đúng sở trường công tác, có năng lực thực thi pháp luật, đam mê nghiên cứu khoa học, đồng thời có kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục bổ sung lao động làm hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng, ưu tiên tuyển dụng lao động được đào tạo chính quy, con em đồng bào địa phương. - Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo tồn đa dạng sinh học, lâm sinh, kiểm lâm và du lịch, dịch vụ. Tạo điều kiện cho các kỹ sư theo học các lớp cao học và nghiên cứu sinh theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học, cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Trang bị đầy 125

đủ các công cụ, dụng cụ hỗ trợ tiên tiến, các thiết bị hiện đại có độ chính xác cao như: Máy định vị GPS, máy tính bảng,...để phục vụ quá trình công tác. 3.3.4.8. Giải pháp phối hợp giữa các ngành, các đồn Biên phòng UBND các xã trên địa bàn - Trên địa bàn quản lý của Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt quản lý hiện nay có 3 đồn Biên phòng đó là: Đồn Biên phòng Tri lễ, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch và Đồn Biên phòng Thông Thụ; các đội kinh tế của Quân Khu 4, Công an huyện; Hạt kiểm lâm huyện... vì vậy cần tăng cường phối hợp và đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những lực lượng hoạt động kém hiệu quả; Hàng năm tiến hành rà soát xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy chế phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, chủ rừng... đảm bảo sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị; Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành rà soát các tụ điểm phá rừng; - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan quản lý nhà nước, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thuộc tổ chức, đơn vị, địa phương quản lý; Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên giám sát, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm trên địa bàn quản lý; Hàng năm xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua và quyết định khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác Quản lý bảo vệ rừng. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong xử lý đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo thực hiện nghiêm, tạo bước chuyển lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương; Các vấn đề nổi cộm, tại các điểm nóng khai thác rừng, chặt phá rừng, cháy rừng xảy ra trên địa bàn, cấp ủy, người đứng đầu phải thực hiện trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp tham gia điều hành và chỉ đạo xử lý vụ việc.

126

- Kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với công chức, viên chức để xảy các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Cần thực hiện chương trình giám sát, tổ chức các đợt thanh, kiểm tra nội ngành, liên ngành, công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp trên đối với các đơn vị cấp dưới trực tiếp trong thực hiện vụ bảo vệ và phát triển rừng. - Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương từ cấp thôn (bản) cho đến xã trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Thường xuyên giữ mối quan hệ giữa Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội trong vùng, ký kết việc phối hợp với các tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương. Phối hợp quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và các quy định hiện hành. - Chính quyền địa phương cấp huyện, xã cần quản lý theo dõi việc sử dụng rừng của các hộ nhận rừng, trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan đến quyền hưởng lợi theo quy định của chính sách Nhà nước, phối hợp với Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, kiểm tra giám sát việc di dân tự do, tách hộ, việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, đồng thời xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo thẩm quyền, chú trọng việc hoà giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; 3.3.4.9. Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cần được chú trọng thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các huyện có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Hàng năm luân phiên tổ chức hội nghị giao ban phối hợp bảo vệ rừng giữa các huyện của nước bạn Lào và huyện Quế Phong; ký biên bản ghi nhớ về việc trao đổi kinh nghiệm trong công tác điều tra, kiểm soát rừng khu vực giáp ranh 127 giữa huyện Quế Phong và Huyện Quỳ Châu, huyện Tương Dương, giữa huyện Quế Phong và huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Tạo điều kiện môi trường tốt cho các tổ chức quốc tế tham gia vào hoạt động điều tra, nghiên cứu trong khu bảo tồn, tạo điều kiện cho cán bộ của Ban quản lý Khu BTTN tham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế; Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế...) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như: Ngân hàng thế giới (World bank); Dự án Redd+, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF).

128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 2.425 loài và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Có tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). 2. Mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.). Bổ sung 4 loài cho hệ thực vật Việt Nam là: Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân nhẵn (Amomum glabrum S.Q. Tong); Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.). 3. Các họ đa dạng nhất là Euphorbiaceae, Lauraceae, Rubiaceae, Annonaceae, Fabaceae, Poaceae, Zingiberaceae, Moraceae, Araceae, Rutaceae. 4. Các chi đa dạng nhất là Ficus, Litsea, Cinnamomum, Asplenium, Selaginella, Bauhinia, Smilax, Syzygium, Fissistigma và Lasianthus. 5. Về giá trị sử dụng: nhóm cây làm thuốc với 1.103 loài; nhóm cây cho gỗ 348 loài; nhóm cây ăn được 263 loài; nhóm cây làm cảnh 205 loài; nhóm cây cho tinh dầu 197 loài; nhóm cây làm thức ăn gia súc 38 loài; cây cho tanin với 30 loài; cây cho dầu béo với 29 loài; cây cho sợi 22 loài; cây làm gia vị với 21 loài; các nhóm còn lại chiếm từ 0,21%-0,54%. 6. Đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt như sau: SB = 73,44% Ph + 14,80% Ch + 2,10% Hm + 3,51% Cr + 6,14% Th. 7. Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt có 8 yếu tố địa lý chính, trong đó yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 52,82%, yếu tố đặc hữu chiếm 29,24%, yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 6,60%, yếu tố ôn đới chiếm 4,74%, yếu tố liên nhiệt đới

129 chiếm 2,89%, yếu tố cây trồng chiếm 2,80%, yếu tố toàn cầu chiếm 0,25% và yếu tố chưa xác định chiếm 0,66%. 8. Đã xác định được 129 loài và dưới loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 112 loài, Danh mục của Nghị định 06/2019/NĐ-CP với 25 loài và IUCN (2017) với 15 loài. Lập bản đồ phân bố của các loài nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt. 9. Thảm thực vật Khu BTTN Pù Hoạt được mô tả gồm 6 kiểu thảm là Kiểu rừng kín thường xanh, mưa nhiệt đới (<700 m); Kiểu rừng kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (<700 m); Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới (<700 m); Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa á nhiệt đới núi thấp (700- 1.800 m); Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng, và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp; Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (đỉnh núi >1.800 m). Thành lập bản đồ thảm thực vật Khu BTTN Pù Hoạt tỷ lệ 1/100.000 gồm 15 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị kiểu rừng kín, 3 đơn vị rừng thứ sinh, 5 đơn vị trảng cỏ - trảng cây bụi thứ sinh, 5 đơn vị thảm nhân tác. 10. Đánh giá được các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thực vật và đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2. Kiến nghị 1. Cần phải xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu, giám sát các quy luật của hệ sinh thái rừng và sự biến đổi đa dạng sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt. 2. Đầu tư xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phương trong vùng lõi và vùng đệm khu BTTN nhằm giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ thực vật Pù Hoạt. 3. Cần đánh giá hiện trạng 2 loài trà hoa vàng mới được phát hiện ở khu BTTN Pù Hoạt. Đây là 2 loài có giá trị kinh tế cao và giá trị dược liệu, hiện người dân ở các xã: Tiền Phong, Đồng Văn, Nậm Nhoóng đang khai thác nhiều để bán cho thương lái. 130

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

+ Đã xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch hoàn chỉnh ở Khu BTTN Pù Hoạt với 2.425 loài và dưới loài, 885 chi thuộc 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Có tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). + Đã mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). + Đã bổ sung 4 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân lá nhắn (Amomum glabrum S.Q. Tong), Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.). + Đã mô tả, đánh giá các kiểu thảm thực vật và lập lập bản đồ phân bố của các kiểu thảm thực vật hiện có ở Khu BTTN Pù Hoạt. + Đã đưa ra được các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thực vật và đề xuất được 2 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại

Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.

131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Ly Ngoc Sam, Dang Van Son, Do Dang Giap, Truong Ba Vuong, Do Ngoc Dai, Nguyen D. Hung (2017), Zingiber nudicarpum D. Fang (Zingiberaceae) a new record for Vietnam, Bioscience Discovery, 8(1): 01-05. 2. Nguyễn Danh Hùng, Đặng Văn Sáu, Lê Thị Hương (2018), Nghiên cứu tính đa dạng họ Gừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 18, 109-114. 3. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Hoài Thương, Đỗ Ngọc Đài (2019), Đa dạng lớp Một lá mầm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 35(1): 81-89. 4. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Hoàng Đệ Huynh, Đỗ Ngọc Đài (2019), Đa dạng các loài thực vật bậc cao có mạch sinh sản bằng bào tử ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 7, 92-98. 5. Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Thị Hương, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Ngọc Đài (2019), Đa dạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 2: 3-13. 6. Nguyễn Danh Hùng, Trần Thế Bách, Bùi Hồng Quang, Sangmi Eum, Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương (2019), Bổ sung loài huyết rồng vân nam (Spatholobuspulcher Dunn.) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp Khoa học Đại học Vinh, 43(1A): 40-44. 7. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Vương Duy Hưng, Vũ Thị Hà, Đỗ Ngọc Đài (2019), Đa dạng thảm thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 21, 85-93.

132

8. Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thành Chung, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương (2019), Amomum glabrum S.Q.Tong (Zingiberaceae) loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 35(4): (Nhận đăng). 9. Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương (2019), Zingiber neotruncatum loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 35(4): (Nhận đăng). 10. Do Ngoc Dai, Luong Van Dung, Nguyen Danh Hùng, Le Thi Huong, Nguyen Thanh Nhan, Ly Ngoc Sam (2019), Camellia ngheanensis (Sect. Chrysantha: Theaceae), a new species from north Central Vietnam, Phytotaxa, (Accepted) (SCIE, Q2). 11. Nguyen Danh Hung, Luong Van Dung, Le Thi Huong, Do Ngoc Dai, Ly Ngoc Sam (2019), Camellia puhoatensis (Theaceae), a new yellow Camellia from northern central region Vietnam, PhytoKeys, (SCE, Q2) (Submit). 12. Ly Ngoc Sam, Nguyen Danh Hung, Le Thi Huong, Tran Minh Hoi, Do Ngoc Dai, Truong Ba Vuong, Stephen Maciejewski (2019), A new Loxostigma puhoatensis (Gesneriaceae) for flora in Vietnam, PhytoKeys, (Submitt) (SCIE, Q2).

133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) và cộng sự, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II-III, Nxb Nông nghiệp, 2003, 2005, Hà Nội. 2. Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật và bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50(3E) 2012, 1347-1352 3. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Bắc Trung Bộ, Điều tra đa dạng sinh học Pù Hoạt làm cơ sở Thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên, 2013, Vinh. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Nghiên cứu đa dạng sinh học Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An đề xuất biện pháp bảo vệ, 2017, Vinh. 5. Jeffrey A. M., Kenton R. M., Walter V. R., Russell A. M., Timothy B. W., The importance of biological diversity, Gland, Switzerland, and 1990, Washington, D.C. 6. WRI/UNEP/UNDP, World Resources, Oxford University Press, 1994-95, New York. 7. Wri, Wcu, WB, WWF, Conserving the World's Biological Diversity, 1991 8. IUCN/UNEP, WWF, Caring for the Earth, 1991, 9. Richard B. P., Cơ sở Sinh học Bảo tồn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1999, Hà Nội. 10. Heywood V.H., Watson R.T., Global biodiversity Assessment, Cambridge; New York, NY, USA: 1995, Cambridge University Press. 11. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, Phân loại học thực vật, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1978, Hà Nội. 12. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, Hệ thống học thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, Hà Nội. 13. C. Linnaeus, Species Plantarum. ed 1.1, 1753, London. 14. Cronquist A., An integrated system of classification of flowering . New York: 1981, Columbia University Press. 134

15. Hutchinson J., Những họ thực vật có hoa, Tập I-II, Nguyễn Thạch Bích và nnk dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1975, Hà Nội 16. Takhtajan A., Diversity and classification of flowering plants, Columbia University Press, 1987, New York 17. Takhtajan, Armen Leonovich, Flowering Plants, New York, 2009, Springer. 18. Brummitt R. K., families and genera, Royal Botanic Gardens, 1992, Kew. 19. Heywood V. H., Flowering plants of the world, Oxford University Press, 2007, New York. 20. An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV The Angiosperm Phylogeny Group, Botanical Journal of the Linnean Society, 2016, 181, 1-20 21. Hooker J. H., The Flora of British India, Vol. 1-7, 1872-1897, London. 22. Steenis van C. G. G. J. (editor), Flora Malaisiana, Vol. 1-23, The Netherlands, 1948-1972. 23. Tem Smitinand K. Larsen (editor), Flora of , Vol. 1-11, Asrct Press, Bangkok, 1970-2012, Thailand. 24. Anonymous, Flora Hainanica, Vol. 1-9, Hainan Science Press, 1971- 1980. 25. Institutum Botanicum Kunmingenes, Academinae Sincae edita, Flora Yunnanica, Vol. 1-7, Yunnan science Technology Press, 1977-1997, Kunming. 26. Anonymous, Flora Reipublicae Popularis sinicae, Vol. 1-70. Science Publishing House, 1968-2000, Beijing. 27. Wu Z. Y., P. H. Raven & D. Y. Hong (editor) et al., Flora of China, Volume 1-25. Missouri Botanical Garden Press, 1994-2013, USA. 28. Hongkong herbarium and South China Botanical Garden, Flora of Hongkong, Vol. 1-3, Garden Road, Central, Hongkong, 2007-2009, China.

135

29. Auctors, Flora of Taiwan, Volume 1-6. Second Editions, Roc Taipei, 1993-2000, Taiwan. 30. A. F.W. Schimper, Plant geography upon a physiological basis, Oxford, 1903, Clarendon Press. 31. Champion H. G, A Premliminary survey of the forest types of India and Burma, Indian Forestry Records 1: 286, 1936, New Delhi. 32. A. Aubréville, La FAO et les problèmes forestiers tropicaux. Bois et Forêts des Tropiques, 11, 1949, 249-250. 33. Schimithusen, Đại cương Thảm thực vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1959, Hà Nội. 34. UNESCO, International Classification and Mapping of vegetation, Paris, 1973, France. 35. Bear J.S., Climax vegetation in tropical America, Ecology, 25(2) 1944, 127-158. 36. Forber F.R., On the possibility of a rational general classification of humid tropical vegetation, Proc. of Sys. on humid vegetation, Tjawi, 1958, 34-59. 37. Loureiro J., Flora Cochinchinensis, ed 2.1, 1793, Berolini. 38. Pierre J. B. L., Flore forestière de la Cochinchine, I-II, 1880, Paris. 39. Lecomte H. et Humbert, Flore générale de l'Indo-chine., I-VII, et suppléments, Masson et Cie, Editeurs, 1907-1952, Paris. 40. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1978, Hà Nội. 41. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 1999, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Aubréville A., M. L. Tardieu-Blot, J. E. Vidal et Ph. Morat, Reds, Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, fasc. 1-29, 1960-1996, Paris. 43. Lê Khả Kế (chủ biên), Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần Hợp, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 1-6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1969-1976, Hà Nội. 136

44. Lê Trần Chấn (chủ biên), Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân, Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1999, Hà Nội. 45. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III, Montréal, 1991-1993, Canada. 46. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III, Nxb Trẻ, 1999-2000, Thành phố Hồ Chí Minh. 47. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, Nxb Nông nghiệp, 2001, Hà Nội. 48. Averyanov L., Identification on Orchidaceae of Vietnam, 1994, Saint Peterburg. 49. Averyanov L.V., A.L. Averyanova, Lan Việt Nam-Updated checklist of the orchids of Vietnam, Nxb Đai học Quốc gia, Hà Nội, 2003. 50. Nguyễn Tiến Bân, Thực vật chí Việt Nam - Họ Na (Annonaceae), Tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000, Hà Nội. 51. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam-Họ Hoa môi (Lamiaceae), Tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000, Hà Nội. 52. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Tập 6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội. 53. Nguyễn Khắc Khôi, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cói (Cyperaceae), Tập 3, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Hà Nội. 54. Trần Thị Kim Liên, Thực vật chí Việt Nam-Họ Đơn nem (Myrsinaceae), Tập 4, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Hà Nội. 55. Trần Đình Lý, Thực vật chí Việt Nam-Họ Trúc đào (Apocynaceae), Tập 5, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội. 56. Lê Kim Biên, Thực vật chí Việt Nam-Họ Cúc (Asteraceae), Tập 7, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội.

137

57. Dương Đức Huyến, Thực vật chí Việt Nam-Họ Lan (Orchidaceae)-chi Hoàng thảo (Dendrobium) Tập 9, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Đỏ, Thực vật chí Việt Nam-Họ Rau răm (Polygonaceae), Tập 11, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội. 59. Nguyễn Thị Đỏ, Thực vật chí Việt Nam-Bộ Hoa loa kèn (Liliales), Tập 8, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007, Hà Nội. 60. Nguyen Nghia Thin, Taxomony of the Euphorbiaceae in Vietnam, University National, 2006, Hanoi. 61. Nguyễn Kim Đào, Thực vật chí Việt Nam, Họ Long não – Lauraceae Juss., Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 62. Nguyễn Quốc Bình, Thực vật chí Việt Nam, Họ Gừng – Zingiberaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 63. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam, Tai voi – Gesneriaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 64. Nguyễn Hữu Hiến, Thực vật chí Việt Nam, Họ Chè – Theaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 65. Trần Thế Bách, Thực vật chí Việt Nam, Họ Thiên lý – Aspleniaceae, Nxb Khoa học v Tự nhiên à Công nghệ, 2017, Hà Nội. 66. Hà Minh Tâm, Thực vật chí Việt Nam, Họ Bồ hòn – Sapindaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 67. Nguyễn Thị Phương Anh, Thực vật chí Việt Nam, Họ Cau – Arecaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 68. Đỗ Thị Xuyến, Thực vật chí Việt Nam, Họ Bông – Malvaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 69. Vũ Văn Hợp, Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam, Họ Cà – Solanaceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 70. Nguyễn Văn Dư, Thực vật chí Việt Nam, Họ Ráy – Araceae, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội.

138

71. Viện Điều tra quy hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7, Nxb Nông nghiệp, 1971 – 1989, Hà Nội. 72. Vu Van Dung (Editor) et al., Vietnam Forest Trees, Agriculture Publishing House, 1996, Hanoi. 73. Trần Đình Lý và cs, 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, 1993, Hà Nội. 74. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1997, Hà Nội. 75. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, Nxb Y học, 2012, Hà Nội. 76. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiến, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2004, Hà Nội. 77. Trần Hợp, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2002, Hà Nội. 78. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Tính da dạng thực vật ở Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, 1996, Hà Nội. 79. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Đa dạng thực vật VQG Pù Mát, Nxb Nông nghiệp, 2004, Hà Nội. 80. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật VQG Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, 2003, Hà Nội,\. 81. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến, Đa dạng thực vật khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Nxb Nông nghiệp, 2006, Hà Nội. 82. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên), Đăng Huy Huỳnh, Lê Vũ Khôi, Trương Văn Lã, Đặng Thị Đáp, Trần Minh Hợi, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Quốc Trị, Vũ Anh Tài, Nguyễn Thị Kim Thanh, Trương Ngọc Kiểm và Nguyễn Anh Đức, Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên, Nxb Nông nghiệp, 2008, Hà Nội.

139

83. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (chủ biên), Vũ Xuân Phương, Lê Xuân Huệ, Đỗ Hữu Thư, Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Nxb Giáo dục, 2008, Hà Nội. 84. Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Đa dạng hệ thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, Nxb Nông nghiệp, 2016, Hà Nội. 85. Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Quang Ngọc, Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vùng núi đá vôi Hòa Bình, Tạp chí Lâm nghiệp, 3, 1997, 17-20. 86. Trần Quang Ngọc, Đa dạng sinh học khu BTTN Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Lâm nghiệp, 9, 1999, 22-25, 27. 87. Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Phú Long, Trần Văn Mùi, Tính đa dạng về phân loại hệ thực vật VQG Nam Cát Tiên, Tạp chí Lâm nghiệp, 7, 2000, 16-19. 88. Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Đa dạng về phân loại thực vật ở khu BTTN Cát Lộc, phân khu phía Bắc VQG Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, 3, 2004, 1-4. 89. Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Chẩm, Đỗ Tước, Hoàng Văn Tuệ, Nguyễn Cử, Kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học tại VQG Chư Mon Ray, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 23, 2006, 79-81. 90. Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương, Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 19, 2007, 106-111. 91. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở VQG Bạch Mã, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 9, 2008, 96-99. 92. Lý Ngọc Sâm, Tính đa dạng, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Núi Chúa, Ninh Thuận, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, 1041-1048. 140

93. Nguyễn Đức Linh, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật núi đá vôi và bảo tồn chúng ở vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1, 2010, 81-85. 94. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 8(3A), 2010, 929-935. 95. Bùi Thu Hà, Trần Thế Bách, Đa dạng thực vật Hạt kín có ích tại khu BTTN Vân Long, tỉnh Ninh Bình, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 1103-1106. 96. Đỗ Văn Trường, Lê Văn Phúc, Đa dạng thực vật và giá trị bảo tồn ở khu BTTN Tà Sùa, tỉnh Sơn La, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 1004-1009. 97. Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 860-864. 98. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, Đánh giá tính đa dạng thực vật và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 574- 579. 99. Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Thái nguyên, 2014, Thái Nguyên. 100. Trần Minh Tuấn, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở VQG Ba Vì, Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014, Hà Nội. 141

101. Lê Thị Hương, Lý Ngọc Sâm, Đỗ Ngọc Đài, Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 13(4A) 2015, 1347-1352. 102. Chu Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015, Hà Nội. 103. Phan Thị Hà, Trần Thị Phương Anh, Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015, Hà Nội. 104. Ma Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ngần, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015, Hà Nội. 105. Đặng Văn Sơn, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Lê Tuyết Dung, Đa dạng thành phần loài và thảm thực vật ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2016, 4441-4449. 106. Đặng Quốc Vũ, Nghiên cứu đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ Sinh học, 2016, Hà Nội. 107. Phan Thanh Lâm, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Viện Hàn Lâm Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Lâm học, 2017, Hà Nội. 108. Đinh Thị Hoa, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ, Đại học Lâm Nghiệp, 2017, Hà Nội.

142

109. Nguyễn Chí Hiểu, Nguyễn Ngọc Nông, Đỗ Thị Lan, Dương Minh Ngọc, Hiện trạng tính đa dạng thực vật tại tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học Toàn quốc lần thứ 7, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, Hà Nội. 110. Chevalier A., Premier inventaire des bois et autres produits forestiers du Tonkin, 1918. 111. Maurand P., L’ indochine Forestiere, BEI, 1943, Hanoi. 112. Trần Ngũ Phương, Nghiên cứu thảm thực vật rừng ở miền bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1970, Hà Nội. 113. Phan Kế Lộc, Thử vận dụng bản phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 4(7), 1985, 1-5. 114. Schmid M. Végétation du Vietnam-Le massif-Sud Annamitique et les régions limitrophes, Orstom, 1974, Paris. 115. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lý Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1976, Hà Nội. 116. Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên, Một số dẫn liệu về Thảm thực vật VQG Ba Vì”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2005, Hà Nội, 1085-1089. 117. Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Cử, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Thảm thực vật VQG Yok Đôn-một hệ sinh thái đặc biệt ở Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 16, 2006, 61-64. 118. Nguyễn Hữu Tứ, Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2007, Hà Nội. 119. Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Toàn Thắng, Đặc điểm thảm thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn, Lào Cai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3, 2008, 62-66. 120. Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Quốc Trị, Đa dạng thảm thực vật đai cao trên 1800m ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3+4, 2007, 108-111. 143

121. Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nghiên cứu sự phân bố theo độ cao các loài thực vật đặc hữu của VQG Hoàng Liên phục vụ mục đích bảo tồn, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11, 2008, 76-82. 122. Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Nghĩa Thìn, Thảm thực vật tự nhiên VQG Hoàng Liên theo khung phân loại của UNESCO, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6, 2008, 87-91. 123. Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Lê Khắc Quyết, Kết quả nghiên cứu cấu trúc và diễn thế thảm thực vật ở khu rừng Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, 1587-1593. 124. Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm, Đặc điểm sinh thái thảm thực vật núi đá vôi Kiên Giang, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, 1550-1556. 125. Đinh Thị Phượng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý, Nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật rừng thứ sinh ở Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11, 2009, 86-90. 126. Nguyễn Thế Dũng, Một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại VQG Xuân Sơn-Phú Thọ, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 1464-1468. 127. Đỗ Hữu Thư, Đỗ Thị Hà, Hiện trạng thảm thực vật và đặc điểm của một số quần thể thực vật chính ở tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2011, 1845-1848. 128. Pócs T., Analyse aire – géographique et écologique de la flore du Viet Nam Nord, Acta Acad, Aqrieus, Hungari, 3, 1965, 395-495. 129. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, Hà Nội.

144

130. Đỗ Ngọc Đài, Đánh giá tính đa dạng yếu tố địa lý và phổ dạng sống của hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi Vườn quốc gia Bến En- Thanh Hoá, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55, 2009, 57-62. 131. Raunkiær C., The Life Forms of Plants and Statistical Plant Geography, Introduction by A.G. Tansley, Oxford University Press, Oxford, 1934. 132. Richard P.R., Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị Dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1978, Hà Nội 133. Hoàng Danh Trung, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài, Đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 16, 2010, 90-94. 134. Xin Hong, Zhen-Long Li, Stephen Maciejewski, Fang Wen, and Truong Van Do, Didymocarpus puhoatensis (Gesneriaceae), a new species from Vietnam, PhytoKeys, 94, 2018, 87–93. 135. Klein R.M., Klein D.T., Phương pháp nghiên cứu thực vật, (2 tập). Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1975, Hà Nội. 136. http://www.theplantlist.org (The Plant List). 137. http://www.ipni.org (The International Plant Names Index). 138. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1999, Hà Nội. 139. Võ Văn Chi, Trần Hợp, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tạp I-II, Nxb Giáo dục, 1999-2000, Hà Nội. 140. Triệu Văn Hùng, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb Bản đồ, 2007, Hà Nội. 141. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2007, Hà Nội. 142. The IUCN species survival Commission, Red List of Threatened species TM 2017 International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources, (www.iucnredlist.org), 2017. 143. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019, về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về 145

buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, 2019, Hà Nội. 144. C. Mitsuyuki, S. Tagane, N. V. Ngoc, H. T. Binh, S. Suddee, S. Rueangruea, H. Toyama, K. Mase, C. J. Yang, A. Naiki, T. Yahara, Two New Species of Neolitsea (Lauraceae), N. kraduengensis from Thailand and N. vuquangensis from Vietnam and an Analysis of their Phylogenetic Positions using ITS sequences, Acta Phytotaxonomica et Geobotanica, 69(3) 2018, 161-173. 145. Quang B. H., Choudhary R. K., Chinh V. T., Cuong N. T., Xuyen D. T., Hai D. V. Duy, Tien T. V., Goniothalamus banii sp. nov. (Annonaceace) from Thanh Hoa, Vietnam, Nordic Journal of Botany, 34(6), 2016, 690–693. 146. Leong-Škornicková J., Nguyen Q. B., Trân H. Đ., Šída O., Ry bková R. & Trương B. V., Nine new Zingiber species (Zingiberaceae) from Vietnam, Phytotaxa 219(3) 2015, 201–220. 147. Nguyễn Viết Hùng, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Trung Thành, Bổ sung loài Gừng sáng bóng (Zingiber nitens M. F. Newman) (Zingiberaceae) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 33(2) 2017, 46-50. 148. Lê Thị Hương, Trần Thế Bách, Nguyễn Quốc Bình, Lý Ngọc Sâm, Bổ sung loài Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(4S), 2015, 35-38. 149. Xing-Er Ye, Jana Leong-Škorničková, Nian-He Xia, Taxonomic studies on Amomum (Zingiberaceae) in China I: Amomum velutinum, a new species from Yunnan previously misidentified as A. repoeense and A. subcapitatum, Nordic Journal of Botany, 36(5), 2018, njb.01661. 150. Le Thi Huong, Trinh Thi Huong, Do Ngoc Dai, Nguyen Viet Hung, Ly Ngoc Sam, Zingiber vuquangense (Sect. Cryptanthium: Zingiberaceae), a new species from North Central coast region in Vietnam, Phytotaxa, 338(4) (2009) 295-300.

146

151. Jana Leong- Skornickova, Tran Huu Dang, Nguyen Quoc Binh, Kristyna Hlavata, Luu Hong Truong, Nguyen Quoc Dat, Nguyen Thanh Trung, Mark Newman, The identity of Amomum trilobum and Amomum unifolium (Zingiberaceae: Alpinioideae), and description of four new related species from Vietnam, Phytotaxa, 401 (2019) 149-165. 152. Nguyễn Thanh Nhàn, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Vườn Quốc gia Pù Mát, nguyên nhân suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Vinh, 2017, Vinh. 153. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, 1997, Hà Nội. 154. Hoang Van Sam, Pieter Baas, Paul A. J. Kessler, Plant Biodiversity in Ben En National Park, Vietnam”, Agriculture Publishing House, 2008, Hanoi. 155. Chang H. T., A taxonomy of the genus Camellia. Acta Scientiarum Naturalium Universitatis Sunyatseni, Monogr. Ser. 1, 1981, 1-180. 156. Sealy J. R., A revision of the genus Camellia. Royal Horticultural Society, 1958, London. 157. Triboun P., Larsen K. & Chantaranothai P., A key to the genus Zingiber (Zingiberaceae) in Thailand with descriptions of 10 new taxa, Thai J. Bot., 6 (2014) 53–77. 158. Sabu M., P.E. Sreejith, Alfred Joe and A.K. Pradeep, Zingiber neotruncatum (Zingiberaceae): A new distributional record for India, Rheedea, 23 (2013) 46-49.

147

I