Các Cuộc Chiến Tranh Của Napoléon Trên: Trận Austerlitz Dưới
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Các cuộc chiến tranh của Napoléon Trên: Trận Austerlitz Dưới: Trận Waterloo . Thời gian khoảng thời gian 1803–1815 Địa điểm Châu Âu, Đại Tây Dương, Sông La Plata, Guyane thuộc Pháp, Ấn Độ Dương, Bắc Mỹ Kết quả Phe Liên Minh chiến thắng, Đại hội Viên Kết thúc Đế chế thứ nhất, phục hưng nhà Bourbon Thành lập Nhóm hoà hợp các cường quốc châu Âu Thay đổi lớn về các triều đại và lãnh thổ Tham chiến Đế quốc Anh Đế chế Pháp [a][b] Đế quốc Áo Công quốc [c] Đế quốc Nga Warsaw[g] Vương quốc Phổ[b] Vương Tây Ban Nha[d] quốc Ý Bồ Đào Nha [h] Holland Hai Sicilia[e] [i] Lãnh địa Giáo hoàng Etruria Vương quốc Liên bang Sardinia [f] Thụy Sĩ Thụy Điển [j] Liên hiệp Hà Lan Naples Lãnh địa Brunswick Liên bang Hoàng gia Pháp sông Rhine[k] Tuyển hầu Hanover Tây Ban Nassau Nha Đan Mạch–Na Uy[l] Đế quốc Ottoman[m] Đế quốc Áo[a][b] Vương quốc Phổ[b] Đế quốc Nga[c] Thụy Điển[f] Đế quốc Ba Tư Hoa Kỳ[n] Chỉ huy George III Napoléon I Công tước Louis Alexandre Wellington Berthier Horatio Nelson † Joachim Murat Francis I Louis Nicolas Archduke Davout Charles Jean Lannes † Hoàng thân André Masséna Schwarzenberg Michel Ney Archduke Johann Jean-de-Dieu Alexander I Soult Mikhail Kutuzov Jean-Baptiste Michael Andreas Bessières † Barclay de Tolly các thống chế Bá tước khác Bennigsen Louis Thomas Pyotr Bagration † Villaret de Joyeuse Frederick Pierre-Charles William III Villeneuve Gebhard von Joseph I[p] Blücher Louis I Công tước Hoàng thân Brunswick † Poniatowski † Hoàng tử Hoàng thân Eugène Hohenlohe Jerome Napoleon Ferdinand VII Maximilian I Miguel de Álava Frederick Hoàng tử John Augustus I Miguel Pereira Frederick I Forjaz Frederick VI William, Hoàng James Madison tử Orange Mahmud II Ferdinand IV Gustav IV Adolf Hoàng tử Charles John[o] Công tước Brunswick- Wolfenbüttel † Louis XVIII Tổn thất từ 3.350.000 đến 6.500.000 người chết . a. Thuật ngữ "Đế quốc Áo" được sử dụng từ sau khi Napoleon lên ngôi Hoàng đế nước Pháp năm 1804, và do đó Franz II của đế quốc La Mã Thần thánh phải nhận danh hiệu Hoàng đế Áo (Kaiser von Österreich) cho tương xứng. Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806, và theo đó "Hoàng đế Áo" trở thành danh hiệu chính của Francis. Vì lý do này, thuật ngữ "Đế quốc Áo" vẫn thường được dùng để thay thế cho "Đế quốc La Mã Thần thánh" cho ngắn gọn khi nói về các cuộc chiến tranh Napoleon, mặc dù 2 thực thể này vốn không đồng nghĩa. b. Cả Áo và Phổ đều đã từng trở thành đồng minh của Pháp trong thời gian ngắn và có đưa quân tham gia cuộc xâm lược nước Nga năm 1812. c. Nga đã trở thành đồng minh của Pháp sau Hòa ước Tilsit năm 1807. Mối liên minh này tan vỡ năm 1810, dẫn đến cuộc tấn công nước Nga năm 1812. Trong thời gian đó Nga đã tiến hành chiến tranh với Thụy Điển (1808–1809), với Đế quốc Ottoman (1806–1812), và chiến tranh trên danh nghĩa với nước Anh (1807–1812). d. Tây Ban Nha là 1 đồng minh của Pháp cho đến khi bị Pháp xâm lược năm 1808, và đã chống lại nước Pháp trong cuộc chiến tranh Bán đảo. e. Sicilia nằm trong liên bang riêng với Naples cho đến khi Naples trở thành nước cộng hòa vệ tinh của Pháp sau trận Campo Tenese năm 1806. f. Trên danh nghĩa, Thụy Điển đã tuyên bố chiến tranh với Anh sau thua nước Nga trong chiến tranh Phàn Lan (1808–1809). g. Napoleon đã thành lập Công quốc Warsaw thuộc quyền cai trị của Vương quốc Saxony năm 1807. Quân đoàn Ba Lan đã sớm phục vụ trong quân đội Pháp từ trước đó. h. Đế chế Pháp đã sáp nhập Vương quốc Holland năm 1810. Quân Hà Lan đã chiến đấu chống lại Napoleon trong thời kỳ Một trăm ngày năm 1815. i. Đế chế Pháp đã sáp nhập Vương quốc Etruria năm 1807. j. Vương quốc Naples đã liên minh với Áo một thời gian ngắn trong năm 1814, rồi lại liên minh Pháp và đánh lại Áo trong cuộc chiến tranh Naples năm 1815. k. 16 đồng minh của Pháp trong số các quốc gia Đức (bao gồm cả Bavaria và Württemberg) đã tạo nên Liên bang sông Rhine vào tháng 7 năm 1806 sau trận Austerlitz tháng 12 năm 1805. Sau trận Jena-Auerstedt tháng 10 năm 1806, nhiều quốc gia Đức khác trước đó theo phe đồng minh chống Pháp, trong đó có Saxony và Westphalia, cũng liên minh với Pháp và gia nhập Liên bang này. Saxony lại đổi phe lần nữa trong trận Leipzig năm 1813, làm hầu hết các quốc gia thành viên khác cũng nhanh chóng theo sau và tuyên chiến với Pháp. l. Đan Mạch-Na Uy giữ trung lập cho đến trận Copenhagen năm 1807. Đan Mạch bị buộc phải nhường lại Na Uy cho Thụy Điển theo hòa ước Kiel năm 1814. Sau chiến dịch ngắn ngủi của Thụy Điển tại Na Uy năm 1814, Na Uy đã tham gia vào khối liên minh riêng với Thụy Điển. m. Đế quốc Ottoman có chiến tranh với Napoleon trong chiến dịch của Pháp tại Ai Cập và Syria, một phần của Chiến tranh Cách mạng Pháp, cho đến năm 1803. Trong triều đại của Napoleon từ năm 1803 đến 1815, đế quốc này đã tham gia 2 cuộc chiến tranh chống lại phe Liên minh: với Anh trong chiến tranh Anh-Thổ (1807– 1809) và với Nga trong chiến tranh Nga- Thổ (1806–1812). n. Hoa Kỳ chiến tranh với Anh trong cuộc chiến tranh năm 1812, được xem là một phần của chiến tranh Napoleon nhưng không chính thức làm đồng minh với Pháp. o. Vốn là 1 vị tướng của Đế chế Pháp, thống chế Jean-Baptiste Bernadotte, 1804– 1810. p. Joseph Bonaparte cai trị với danh hiệu Joseph I của Naples và Sicily từ 30 tháng 3 năm 1806 đến 6 tháng 6 năm 1808, và của Tây Ban Nha từ 8 tháng 6 năm 1808 đến 11 tháng 12 năm 1813. Ông ta cũng phục vụ như một vị tướng của Pháp trước và sau 2 giai đoạn trị vì này. [hiện] x • t • s Chiến tranh Napoleon Các cuộc chiến tranh của Napoléon là một loạt các cuộc chiến xẩy ra tại châu Âu, dưới thời hoàng đế Napoléon Bonaparte cai trị nước Pháp. Các cuộc chiến này tiếp nối các cuộc chiến do cuộc Cách mạng Pháp phát sinh, kéo dài suốt thời Đệ nhất Đế chế ở Pháp. Không có sự nhất trí về điểm xuất phát của các cuộc chiến này. Một số người cho rằng các cuộc chiến này bắt đầu, khi tướng Bonaparte lên nắm quyền vào tháng 11 năm 1799. Một số người khác lại cho rằng các cuộc chiến của cuộc Cách mạng Pháp kéo dài tới năm 1802 và họ cho rằng lời tuyên chiến giữa Pháp và Anh năm 1802 - sau một thời hòa bình ngắn tiếp theo Hòa ước Amiens năm 1802 - là điểm xuất phát của các cuộc chiến tranh của Napoléon. Các cuộc chiến này chấm dứt ngày 20 tháng 11 năm 1815, sau thất bại quyết định của Napoléon tại trận Waterloo dẫn tới Hiệp ước Paris thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 1815. Các cuộc chiến này đã làm đảo điên các quân đội các nước châu Âu, với việc sử dụng pháo binh, cũng như các tổ chức quân sự ở một mức độ chưa từng thấy. Nước Pháp, trên đà các cuộc chinh phục cách mạng, thấy sức mạnh của mình tăng trưởng rất nhanh và trải rộng sự thống trị của mình ra toàn châu lục. Tuy nhiên, sự thất bại còn nhanh hơn. Từ cuộc rút lui thảm hại khỏi Nga, tới trận Waterloo, tới tận khi vương triều Bourbon được khôi phục. Toàn bộ các cuộc xung đột này khiến cho tổng cộng khoảng 2,5 triệu người chết, trong đó 1,5 triệu là binh lính và 1 triệu thường dân. Cũng có người gọi các cuộc chiến này là Các cuộc chiến tranh của Cách mạng và Đế chế (Guerres de la Révolution et de l'Empire) vì coi chúng chủ yếu là tiếp tục các cuộc chiến bảo vệ Cuộc cách mạng Pháp, do các vương quốc châu Âu liên kết chống lại Pháp trong Liên minh thứ nhất. Tuy nhiên một số người khác lại cho đây là các cuộc chiến tranh xâm lược không thể chối cãi, chẳng hạn như cuộc chiến tranh giành độc lập của Tây Ban Nha 1808-1814. Các sử gia châu Âu đôi khi cũng gọi thời kỳ chiến tranh liên tục từ ngày 20 tháng 4 năm 1792, khi Pháp tuyên chiến với Áo, tới ngày 20 tháng 11 năm 1815 là Cuộc đại chiến của Pháp (Grande guerre francaise). Cuối cùng đôi khi người ta cũng coi các cuộc chiến .