<<

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI

(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01.01

Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI

(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận “ Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực.

Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài” là kết quả quá trình học tập của tôi tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, hoàn chỉnh luận văn.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến, bổ sung để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Truyền hình thực tế: THTT

Nhà sản xuất: NSX

Ban tổ chức: BTC

Đài truyền hình: ĐTH

Chương trình truyền hình: CTTH

Huấn luyện viên: HLV

Ban giám khảo: BGK

Biên tập viên: BTV

Giọng hát Việt: GHV

Vietnam's Got Talent: VNGT

Vietnam's Next Top Model: VNTM

Bước nhảy hoàn vũ: BNHV

Cuộc đua kỳ thú: CĐKT

Nhà xuất bản: NXB

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...... 1

Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN ...... 9

1.1. Truyền hình thực tế là một hiện tƣợng của truyền hình thế giới thế kỷ 20 ...... 9

1.2. Truyền hình thực tế du nhập và làm mới truyền hình Việt Nam ...... 26

1.3. Việt hóa truyền hình thực tế từ góc nhìn văn hóa truyền thông ...... 28

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...... 44

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5 CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2014 Ở VIỆT NAM) ...... 45

2.1. Tiêu chí lựa chọn chƣơng trình để phân tích thực trạng Việt hóa ...... 45

2.2. Vài nét về 5 format chƣơng trình đƣợc chọn để khảo sát ...... 46

2.3. Thực trạng Việt hóa 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài ...... 54

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...... 86

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI ...... 87

3.1. Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài ...... 87

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng Việt hóa truyền hình thực tế ...... 101

3.3. Mô hình Việt hóa Truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài ...... 113

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...... 115

KẾT LUẬN ...... 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 119

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong vài thập niên trở lại đây, truyền hình thực tế (THTT) (tên tiếng anh: ) trở thành một thể loại, một phương thức sản xuất chương trình được đặc biệt ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới (dù đã manh nha ra đời từ những năm 1940), đặc biệt là ở các quốc gia có nền truyền hình phát triển mạnh như Mỹ, Anh, Hà Lan.... Sức hút của THTT đến từ những chương trình truyền hình về con người thật, sự việc thật, cảm xúc thật, trải nghiệm thật... qua đó kích thích, khởi dậy ở người xem khả năng học hỏi, r n luyện vượt qua những khó khăn, th thách trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mình hơn... Sự phát triển mạnh của THTT được nhận định là một xu hướng tất yếu của truyền hình thế giới, một hiện tượng văn hóa đại chúng toàn cầu trong thế kỷ 20.

Sau khi đạt được nhiều thành công vang dội ở các nước phương Tây bởi tính mới mẻ và thu hút được một số lượng người xem khổng lồ cũng như tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ, “cơn sóng” THTT bắt đầu lan sang các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Khi chương trình Khởi nghiệp lên sóng ĐTH Việt Nam vào năm 2005, rồi Phụ nữ thế kỉ 21 vào năm 2006, THTT vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và khá mơ hồ với phần lớn công chúng Việt Nam. Nhưng chỉ sau khoảng 6 năm, đến nay, THTT đã trở thành một cụm từ quá quen thuộc với công chúng cả nước. Không chỉ nhiều về số lượng mà các chương trình còn đa dạng về nội dung, hình thức, mang tới cho công chúng món ăn tinh thần mới mẻ, hấp dẫn, trong bối cảnh game show truyền hình truyền thống đang thoái trào. Các chương trình ăn khách nhất hiện nay đều do các công ty tư nhân liên kết với nhà Đài để sản xuất và chúng hiện đang chiếm lĩnh sóng giờ vàng trên hai Đài truyền hình lớn nhất cả nước là Đài truyền hình Việt Nam VTV và Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV.

Một thực tế đáng chú ý là hầu hết những chương trình THTT đang thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của khán giả và truyền thông trong khoảng vài năm trở lại đây không phải là các chương trình có ý tưởng format do người Việt sáng tạo ra, mà chủ yếu là những chương trình có tính giải trí cao được mua bản quyền của nước ngoài. Ước tính số lượng các chương trình có format ngoại đã lên tới khoảng

1

50 chương trình. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy sự phát triển với tốc độ nhanh của THTT tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu kĩ lưỡng và đa chiều về THTT là một nhu cầu bức thiết hiện nay.

Mặt khác, hầu hết các chương trình nói trên dù có thể đạt được thành công lớn về lợi nhuận nhờ quảng cáo và tin nhắn bình chọn của khán giả, nhưng vẫn còn tồn tại không ít bất cập về nội dung và hình thức do khâu Việt hóa chưa tốt. Điều này xuất phát từ việc bản thân các chương trình truyền hình khi ra đời ở một quốc gia nào thì sẽ phù hợp với sinh hoạt văn hóa và đối tượng tiếp nhận là công chúng của quốc gia đó. Được sáng tạo và sản xuất ở nước ngoài, bởi người nước ngoài và dành cho khán giả nước ngoài, nên khi được mang về Việt Nam, các format chương trình này cần phải được chế biến theo cách Việt, nghĩa là được Việt hóa nhuần nhuyễn, thích hợp với thuần phong mỹ tục, thị hiếu và tâm lí tiếp nhận của người Việt. Đây là một điều tất yếu. Nếu không, các chương trình có thể gây ra những cú sốc văn hóa, khó được khán giả bản địa tiếp nhận, hoặc thậm chí là bị tẩy chay sau những giây phút ban đầu họ tò mò, hứng khởi theo dõi. Bản địa hóa cũng chính là một nguyên tắc chung trong quá trình chuyển giao bản quyền format chương trình truyền hình từ nước này sang nước khác, chứ không phải đối với riêng Việt Nam.

Thực tế cho thấy, THTT có bản quyền nước ngoài đã và đang gặp không ít rào cản trong quá trình "nhập gia tùy tục" với văn hóa Việt Nam, do những khác biệt trong văn hóa. Và một số chương trình, trong thời điểm hiện tại, vẫn là tương đối mới mẻ bỡ ngỡ với những gì mà khán giả Việt đã quen tiếp nhận trên truyền hình. Đây cũng là một trong những căn nguyên dẫn tới những scandal, tai tiếng và tranh luận trái chiều liên quan tới THTT Việt trong suốt thời gian qua. Gần đây, tại nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phim truyện, Phát thanh và Truyền hình nước này đã ra quyết định sẽ hạn chế số lượng các chương trình THTT tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình để tránh sự đơn điệu, một màu. Theo Ủy ban này, những cuộc thi tìm kiếm tài năng có bản quyền nước ngoài hiện đang lũng đoạn các CTTH, và có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành truyền hình Trung Quốc nói chung. Vậy phải chăng ở Việt Nam, các cấp quản lý đang không quan tâm, thậm chí vô cảm với sự phát triển quá nóng của

2

THTT Liệu các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài sẽ chỉ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng rơi vào sự nhàm chán, bão hòa, phải dừng sản xuất sau một vài mùa phát sóng Những nhà quản lý báo chí Việt Nam cần phải điều chỉnh thế nào để THTT không vượt khỏi tầm tay của mình Đội ngũ những người sản xuất chương trình THTT của Việt Nam cần rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho mình

Những câu hỏi nêu trên chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài luận văn "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài" và lựa chọn 5 chương trình THTT tiêu biểu để làm tư liệu khảo sát và phân tích cho vấn đề nghiên cứu của luận văn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Báo chí truyền hình nói chung là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả cả ở trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu truyền hình nước ngoài thường viết một cách trừu tượng, nặng về lý thuyết và tương đối khó hiểu. Tại Việt Nam, có thể kể tới một số cuốn sách khái quát và dễ đọc như Giáo trình Báo chí Truyền hình của PGS,TS. Dương Xuân Sơn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009), cuốn Sản xu t chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh (NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 2003).

Về THTT nói riêng, với lịch s hình thành phát triển khoảng 70 năm, THTT đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu truyền thông, xã hội học nước ngoài. Có thể kể tới một số đầu sách tiêu biểu như: Reality Television - Merging the Global and the Local của tác giả người Mỹ Amir Hetsroni, nhà xuất bản Nova Science Publishers phát hành năm 2010; TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs của tác giả Albert Moran, do Intellect Books phát hành tại Australia năm 2009; Reality TV: The Work of Being Watched (Critical Media Studies: Institutions, Politics, and Culture) của Mark Andrejevic, do nhà xuất bản Rowman & Littlefield Publishers phát hành năm 2003; Reality TV: Audiences and popular factual television của nhà nghiên cứu người Anh Annette Hill, do nhà xuất bản Routledge ấn hành năm 2005… Đặc biệt, 2 cuốn sách của tác giả Amir Hetsroni và Albert Moran đã đề cập rất sâu sắc và cụ thể tới vấn đề bản 3

địa hóa các format truyền hình quốc tế khi chúng được "xuất khẩu" và "nhập khẩu" từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà format THTT là một bộ phận quan trọng. Đáng tiếc là những cuốn sách này cho tới nay chưa được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

Trên một số trang báo mạng điện t , báo in, tạp chí của Việt Nam thời gian qua cũng đã có khá nhiều bài báo của phóng viên, nhà nghiên cứu và kể cả độc giả đề cập tới sự phát triển đến bùng nổ của THTT tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là phê phán những biểu hiện chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chiêu trò thu hút quảng cáo, không chú trọng đúng mức đến việc "Việt hóa" gây ra những “thảm họa” THTT khiến dư luận bức xúc…

Năm 2007, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên Trần Thái Thủy đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Thực trạng và triển vọng của chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam" (Khảo sát các chương trình: Khởi nghiệp (VTV3) từ tháng 11/2005 đến tháng 2/2006; Phụ nữ thế kỷ 21 (VTV 3) từ tháng 7/2006 đến tháng 10/2006; Ước mơ của tôi (VTV 3) từ tháng 3/2007 đến tháng 5/2007), dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Tạ Bích Loan. Đây là công trình nghiên cứu về THTT từ khá sớm. Tuy nhiên vào thời điểm đó THTT tại Việt Nam còn khá non trẻ và chưa phát triển bùng nổ như hiện nay nên những kết quả nghiên cứu của khóa luận này cho tới nay đã khá cũ.

Đầu năm 2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, học viên Nguyễn Thị Hằng đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Nghi n c u truyền hình thực tế ở Việt Nam” (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), do PGS, TS Nguyễn Đức Dũng hướng dẫn. Luận văn này đưa ra một phác thảo bước đầu về sự hình thành và phát triển, ưu điểm và nhược điểm của các chương trình THTT nói chung tại Việt Nam. Tháng 7/2014, học viên Nguyễn Thu Hương bảo vệ luận văn đề tài "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt (The Voice), Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm nhạc (), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi

4

hoàn hảo (Just The Two Of Us)), do PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái hướng dẫn. Cả hai tác giả của hai luận văn kể trên đều đã chỉ ra sự Việt hóa chưa tốt các format” là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nhiều chương trình THTT mua bản quyền “chết yểu”, thất bại, bị khán giả tẩy chay hoặc gây ra những tranh luận trái chiều… Tuy nhiên, họ chưa đi sâu phân tích kỹ lưỡng, có hệ thống về quá trình chuyển giao bản quyền các format THTT diễn ra thế nào để từ đó thấy được các NSX của Việt Nam đã kế thừa những gì và sáng tạo những gì để phù hợp với văn hóa và công chúng Việt, dựa trên format quốc tế ấy. Đây cũng chính là điểm mới của luận văn "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài", theo nghiên cứu của tôi - người viết luận văn này, dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái.

3. Mục đích và nội dung nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc Việt hóa, để các nhà sản xuất chương trình THTT có thể kham thảo, tổ chức thực hiện khi quyết định mua một format THTT nào đó của nước ngoài. Để thực hiện dược mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thu thập tư liệu từ các số phát sóng chương trình THTT mua bản quyền của nước ngoài thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận và báo chí trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng thu thập các số phát sóng của một số chương trình trong diện khảo sát tại quốc gia bán format như Anh, Mỹ, kể cả các phiên bản chương trình THTT mà một số nước châu Á mua bản quyền khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là cơ sở để có thể đưa ra những so sánh, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của việc Việt hóa...

- Nghiên cứu những tài liệu ở trong và ngoài có liên quan đến đề tài (sách, công trình nghiên cứu, bài báo…)

5

- Khảo sát, phân tích định tính và định lượng việc "Việt hóa" các chương trình dưới góc độ nội dung và hình thức.

- Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số nhà báo, người nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực báo chí, truyền hình; đội ngũ sản xuất chương trình THTT và khán giả xem truyền hình…

- Tổng hợp dữ kiện và rút ra kết luận

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Việt hóa các format truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài trong bối cảnh văn hóa, môi trường truyền thông có nhiều đặc thù của Việt Nam.

Phạm vi khảo sát của luận văn là 5 chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài đã được phát sóng trên kênh VTV 3 của Đài truyền hình Trung ương, gồm:

- The Voice – Giọng hát Việt (GHV)

- Bước nhảy hoàn vũ (BNHV)

- Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model (VNTM)

- Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent (VNGT)

- Cuộc đua kỳ thú (CĐKT)

Phạm vi nghiên cứu đề tài "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài" về mặt thời gian là từ năm 2011 đến 2014. Đây là giai đoạn xuất hiện liên tiếp nhiều chương trình THTT từ nước ngoài có nhiều yếu tố mới mẻ, hấp dẫn, nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trái chiều, những lỗi phạm quy văn hóa, thậm chí bị đánh giá là thảm họa do Việt hóa không đến nơi đến chốn.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là:

6

+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong đời sống xã hội; về chủ trương định hướng phát triển ngành truyền hình...

+ Lý luận về văn hóa, quá trình tiếp biến văn hóa trong lịch s dân tộc

+ Lý luận về báo chí truyền hình nói chung và truyền hình thực tế nói riêng

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu dùng các phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận về THTT, rút ra các khái niệm công cụ

+ Phương pháp khảo sát thực tế được s dụng để tìm hiểu quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền

+ Đặc biệt là phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh... nhằm đánh giá các ưu, nhược điểm, thành công, tồn tại về nội dung và hình thức của các chương trình trong diện khảo sát. Các chương trình THTT được xem x t từ góc độ đặc thù là một tác phẩm báo chí truyền hình với ngôn ngữ thông tin đặc thù.

+ Phương pháp điều tra xã hội học phỏng vấn sâu đối với một số nhà báo theo dõi mảng văn hóa; đội ngũ những người trực tiếp sản xuất các chương trình THTT mua bản quyền; lãnh đạo các kênh, Đài truyền hình; phương pháp phỏng vấn nhóm với khán giả xem truyền hình...

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, THTT có những bước phát triển mạnh ở nước ta, với cả những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào khảo sát, tổng kết lí luận về THTT Việt Nam nói chung, và những chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài nói riêng. Vì vậy, đề tài "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài" là một nỗ lực của cá nhân tác giả trong việc góp phần bổ khuyết vào sự thiếu hụt này.

7

Những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn này đưa ra hy vọng sẽ có ích đối với những sinh viên theo học ngành báo chí truyền hình, với các nhà nghiên cứu và đặc biệt là đội ngũ sản xuất các chương trình THTT, cả tư nhân và nhà nước. Họ sẽ không vấp phải những sai lầm của các chương trình THTT trước đây và từng bước mang đến những chương trình hấp dẫn, có sức sống lâu dài, hợp khẩu vị với khán giả Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung bền vững của báo chí truyền hình nước nhà 7. Cấu trúc của luận văn

Trong luận văn "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài", ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục…, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5 CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014 Ở VIỆT NAM)

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI

8

Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN

1.1. Truyền hình thực tế là một hiện tƣợng của truyền hình thế giới thế kỷ 20

1.1.1. Truyền hình thực tế - Khái niệm và đặc trƣng

Trên báo chí cũng như nhiều cuốn sách nghiên cứu của các nước phương Tây, "truyền hình thực tế" được xem là một dạng CTTH đang thống trị. Vậy THTT là gì mà lại có sức ảnh hưởng to lớn tới văn hóa nghe nhìn đại chúng toàn cầu

Nhà nghiên cứu James A.Mead (Đại học Wisconsin - Whitewater, Hoa Kỳ) nhận định: "Ý tưởng chủ đạo của các chương trình thực tế dựa tr n một nguy n tắc cơ bản là bày ra trước mắt khán giả hình ảnh của những con người bình thường trong những tình huống thực, với một kịch bản không được viết trước và không có sự tập dượt trước" [25]

Giáo sư Annette Hill trong cuốn sách Reality TV: Audiences and popular factual television cho rằng: "THTT là dạng chương trình giải trí về những con người thật, được thực hiện theo nhiều phong cách khác nhau. Nó được đặt trong khu vực ranh giới giữa thông tin và giải trí, phim tài liệu và kịch. Có các chương trình THTT về t t cả mọi th , từ chăm sóc s c khỏe tới làm tóc, từ con người đến động vật..." [24, tr.2]

Như vậy, theo các cách định nghĩa kể trên, yếu tố quan trọng giúp tách biệt THHT với các thể loại khác là nó lấy những người bình thường làm trọng tâm, cụ thể là những suy nghĩ cá nhân, riêng tư và hành động, phản ứng thực của họ trước các tình huống... Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng không có cái gọi là THTT. Tiêu biểu cho quan điểm này là Charlie Parsons. Mặc dù là một NSX chương trình THTT nổi tiếng với format , nhưng khi trả lời phỏng vấn tờ Guardian năm 2011, ông nói: "THTT là một cụm từ tôi không thực sự hiểu bởi vì cái gọi là "thực tế" đã được áp dụng đối với vô vàn thể loại chương trình tồn tại r t lâu trước đây. Giờ nó giống như một món lẩu thập cẩm. Người ta trộn nhiều th lại một cách ẩu tả rồi tự gọi đó là một thể loại truyền hình...." [61]

9

Quả thật, ranh giới giữa THTT với các thể loại CTTH khác rất khó phân biệt. Big Brother (Người anh lớn) có n t giống như kịch tình huống sitcom. Border Security (An ninh bi n giới) hay Airport (Sân bay) thì giống như những sê ri phim truyền hình dài tập. Một số chương trình THTT thì khiến người xem liên tưởng tới những bộ phim tài liệu hoặc có nhiều điểm tương đồng với các chương trình talk show và game show truyền thống.

Dù còn có những cách hiểu khác nhau về THTT ở góc độ khái niệm và thể loại, tuy nhiên, có một điểm chung, khi nhắc đến dạng chương trình truyền hình này, người ta luôn nhấn mạnh tới yếu tố người bình thường (Ordinary people) và không kịch bản (Unscripted). Nhờ thế, "nội dung chương trình vượt ra ngoài những gì có sẵn do người viết kịch bản hay đạo diễn tạo ra, t c là những diễn biến nảy sinh đầy b t ngờ, những xung đột thật và những điều lãng mạn thật" [20, tr.104], và qua đó khiến THTT trở thành dạng CTTH sống động nhất tính tới thời điểm này. Nói tóm lại, để một chương trình được gọi là THTT, có thể dựa vào các tiêu chí sau:

- Không có kịch bản, hoặc các yếu tố có kịch bản hết sức hạn chế

- Người tham gia phải là người bình thường và phải là trải nghiệm thật chứ không phải "diễn" (nói và hành động theo những gì được sắp đặt sẵn).

- Phải có yếu tố tự phát, bất ngờ

- Có những sự ảnh hưởng, chi phối nhất định từ phía NSX, thể hiện qua việc đề ra luật lệ, quy định mà những người tham gia phải tuân thủ... và quan trọng nhất là đưa ra th thách, tình huống...để người chơi tương tác với nhau và bộc lộ bản thân.

- Mang đến cho khán giả khả năng chứng kiến, giám sát khá toàn diện những gì diễn ra. Đó là một quá trình, chứ không phải là một khoảnh khắc hay lát cắt của hiện thực

- Người xem không chỉ quan sát những gì được ghi lại và chiếu trên tivi mà họ bằng cách này hay cách khác có thể ảnh hưởng tới nội dung của chính chương trình (hình thức tin nhắn bình chọn của khán giả để tìm ra người chiến thắng...)

10

1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Truyền hình thực tế trên thế giới

Trở thành một bộ phận quan trọng có trị giá nhiều tỉ đô la của ngành công nghiệp truyền hình hiện đại, một thế lực ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa đại chúng trong vài thập niên trở lại đây, thế nhưng thực ra, những mầm mống manh nha của cái gọi là THTT thì đã có từ khá lâu, từ những năm 1940.

Những năm 1940 - 1950: Queen for a Day (Nữ hoàng trong một ngày) (1945 - 1964) ra đời tại Mỹ, được xem là CTTH đầu tiên chứa đựng những yếu tố của THTT. Người chơi sẽ phải kể công khai trước máy ghi hình về những khó khăn tài chính hay chuyện tình cảm mình đã trải qua. MC có thể hỏi người chơi muốn gì nhất và tại sao lại muốn đạt được danh hiệu "Queen for a Day". Rất nhiều phụ nữ tham gia chương trình đã suy sụp, không kiềm thế được cảm xúc khi kể lại cảnh ngộ khó khăn của mình. Hoàn cảnh của ai càng o le thì càng được khán giả ủng hộ, tán thưởng và có nhiều khả năng chiến thắng.

Năm 1948, chương trình Candid Camera (Máy quay lén) của đạo diễn Allen Funt lên sóng. Chương trình này được giới chuyên gia gọi là “ông nội” của THTT. Format của Candid Camera khá đơn giản. Đó là quay l n những người bình thường gặp những tình huống bất thường mà họ không hề hay biết, với mục đích gây cười, giải trí cho khán giả. Chương trình từng bị rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức kiện do vi phạm đời sống cá nhân. Như vậy, một trong những đặc trưng cơ bản của THTT đã xuất hiện ở chương trình này. Đó là người sản xuất sắp đặt những tình huống và ghi lại phản ứng thật của một người bình thường nào đó khi phải đối mặt với tình huống bất ngờ đó.

Những năm 1960 - 1970: Up Series là một chuỗi các tập phim với nội dung mô tả cuộc sống của 14 trẻ em Anh từ năm 1964, khi chúng chỉ mới 7 tuổi. Chương trình có 8 mùa, k o dài trong 49 năm (trung bình cứ 7 năm sẽ có một mùa phát sóng). Mục tiêu chương trình được nhà sản xuất đưa ra: "Chúng tôi đặt những đ a trẻ này cạnh nhau bởi vì muốn khán giả có cái nhìn về một giai đoạn lịch sử, xã hội của nước Anh trong 5 thập kỷ, từ những con người cụ thể..."

11

Show THTT đầu tiên theo nghĩa hiện đại có thể xem là American Sportsman (Vận động vi n người Mỹ) do American Broadcasting Company sản xuất, k o dài từ năm 1965 tới 1986. Tham gia mỗi số chương trình là một hoặc một vài người nổi tiếng. Một đội quay phim sẽ ghi lại quá trình họ trải nghiệm các hoạt động khám phá ngoài trời như đi săn, câu cá, đi bộ đường dài, leo núi đá; chụp ảnh thiên nhiên hoang dã, cưỡi ngựa, đua xe... và hầu hết kết quả của những hoạt động cũng như đối thoại đều không có kịch bản, ngoại trừ những đoạn kể, tường thuật cần thiết.

Trong giai đoạn những năm 1960 - 1970, còn có thể kể ra khá nhiều những CTTH đặt nền móng cho THTT hiện đại như các chương trình khai thác cuộc sống gia đình gồm sê ri 12 phần An American Family (Gia đình Mỹ) của Mỹ, hay The Family (Gia đình) của nước Anh...

Những năm 1980 - 1990: Năm 1989, một chương trình THTT có tên gọi là Cops (Cảnh sát) ra đời. Format ban đầu của chương trình là theo chân các nhân viên cảnh sát, ghi hình lại công việc của họ (tuần tra, bắt giữ tội phạm, điều tra vụ án..). Không người kể chuyện, không âm nhạc và không kịch bản trở thành công thức chung của chương trình này. "Cops là chương trình về những con người thật, và những tội ác có thật. Nó được ghi hình hoàn toàn tại hiện trường, với sự có mặt của những nhân vi n thực thi pháp luật". Cho tới nay, Cops vẫn được phát sóng đều đặn và được ghi nhận là CTTH có thời gian tồn tại dài nhất trong lịch s truyền hình Mỹ. Chính việc ra đời những chương trình như thế này đã k o gần thể loại THTT và phim tài liệu.

Năm 1991, chương trình Nummer 28 lên sóng trên truyền hình Hà Lan, khởi đầu cho dạng chương trình đặt một số người xa lạ vào cùng một môi trường trong một khoảng thời gian nhất định và ghi hình lại những gì xảy ra. Một năm sau, chương trình The Real World (Thế giới thực) của kênh MTV với format tương tự như Nummer 28 ra đời, đánh dấu bước chuyển lớn trong sản xuất THTT. Với The Real World, nhà sản xuất sẽ chọn khoảng 20 người sống trong một căn hộ tiện nghi và máy quay sẽ ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của họ với nhau. Những cảnh quay sẽ được biên tập cẩn thận để tạo ra câu chuyện trong từng tập phát sóng. Trong những năm đầu, chương trình được đón nhận nồng nhiệt khi đề cập tới nhiều

12

vấn đề của tuổi trưởng thành như tình dục, tôn giáo, giới tính, AIDS, cái chết, chính trị... nhưng sau đó lại bị chỉ trích như một chương trình của những cách ứng x vô trách nhiệm và thiếu chín chắn.

Cách thức đặt nhiều máy quay để ghi hình lại mọi sinh hoạt của người chơi ở chương trình The Real World (Thế giới thực) đến nay được áp dụng trong rất nhiều chương trình THTT như Big Brother, America’s Next Top Model... Chương trình đã chứng minh rằng khán giả truyền hình có thể xem những phản ứng không hề được lên sẵn kịch bản của người tham gia.

Những năm 2000: Bước sang những năm 2000, tức là thế kỉ 21, người ta chứng kiến một sự bùng nổ đáng kinh ngạc của THTT với sự phổ biến toàn cầu, dựa vào thành công lớn của Big Brother và Survivor (Người sống sót).

Chương trình Big Brother ra đời năm 1999 ở Hà Lan. Hiện nay chương trình này đã xuất hiện ở 70 quốc gia khác nhau. Trong Big Brother, cứ mỗi mùa, một nhóm người lại được đưa tới một ngôi nhà hoàn toàn biệt lập với thế giới. Mỗi người sẽ được NSX chương trình giao các nhiệm vụ khác nhau, để họ có thể bộc lộ khả năng của mình. Cứ sau một khoảng thời gian, toàn bộ các thành viên sẽ bí mật bỏ phiếu chọn ra một số người mà họ muốn loại đi. Nhìn từ góc độ xã hội học, Big Brother cho ph p chúng ta thấy con người sẽ phản ứng như thế nào khi bị đặt vào một môi trường xa lạ, với những người có xu hướng tình dục, màu da, quan điểm đạo đức, chính trị khác biệt. Người xem có thể chứng kiến phản ứng của người chơi thông qua các camera ghi hình và từ phòng nhật ký - nơi những người chơi có thể bộc lộ thoải mái cảm xúc, suy nghĩ của mình về chương trình, chiến thuật hay các thành viên khác trong ngôi nhà chung.

Tương tự như Big Brother, mỗi mùa của Survivor, nhà sản xuất sẽ lựa chọn khoảng 16 - 20 người. Họ được đưa đến một địa điểm xa xôi, hoang vu để đóng vai những người đắm tàu còn sống sót. Tất cả các thí sinh sẽ phải vận dụng mọi thế mạnh để trở thành người chiến thắng trong điều kiện hiểm nguy, khó khăn, thiếu thốn. Tại Mỹ, trong hai năm liên tiếp 2000 và 2001, Survivor đứng đầu bảng rating truyền hình, tức là có số lượng khán giả xem chương trình nhiều nhất. Rất nhiều

13

chương trình được sản xuất trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 và những năm 2000 đạt được thành công vang dội trên phạm vi toàn thế giới. Có ít nhất 9 chương trình THTT mà mỗi chương trình có tới 30 phiên bản khác nhau ở các nước. Ví dụ như (Thần tượng Pop), Star Academy (Học viện ngôi sao), X Factor (Nhân tố X), Top Model (Người mẫu đỉnh cao)... Chương trình lên sóng lần đầu vào tháng 6/2002 với format là sự hòa trộn của những tài năng âm nhạc trẻ, những giám khảo nổi tiếng, cá tính và bình chọn của khán giả, đã thống trị bảng rating truyền hình Mỹ từ 2004 đến tận năm 2010.

Những năm 2000, các chương trình THTT dạng docu-soap (thể loại tường thuật người thật, việc thật k o dài nhiều tập) vẫn đạt được nhiều thành tựu lớn. Tiêu biểu như Jersey Shore (Bờ biển Jersey) - sê ri chương trình THTT thành công nhất của kênh MTV, xoay quoanh 6 người trẻ tuổi, chủ yếu là người Mỹ gốc Ý, dành thời gian nghỉ h để vui chơi, tiệc tùng ở các bãi biển. Chương trình này nhấn mạnh vào nền văn hóa đại chúng của Mỹ và gây ra những cuộc tranh cãi về việc mô tả chân dung người Ý như hình mẫu rập khuôn của người Mỹ. Bên cạnh đó, còn phải kể tới các chương trình khai thác cuộc sống của những nhân vật, gia đình nổi tiếng. Như The Osbournes (2002 - 2005) mô tả cuộc sống của ngôi sao nhạc rock Ozzy Osbourne và gia đình của ông. Ngoài ra còn có Keeping Up with the Kardashians, Newlyweds: Nick and Jessica... Nhìn chung, các chương trình dạng này có thể xem như một cách để những người nổi tiếng duy trì mức độ quan tâm của truyền thông và công chúng với mình.

Những năm 2000, có 3 kênh truyền hình về THTT ra đời là Fox Reality của Mỹ, tồn tại từ năm 2005 đến 2010; Global Reality Channel ở Canada (2010 - 2012) và Zone Reality ở Anh (2002-2009). Thêm vào đó, hàng loạt kênh truyền hình cáp như Bravo, A&E, E!, TLC, History, VH1 và MTV cũng đã thay đổi nội dung của mình theo hướng dành nhiêu thời lượng phát sóng các chương trình THTT.

Liên tiếp trong 3 năm 2001, 2003, 2008, Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh của Mỹ đã bổ sung thể loại thực tế vào giải thưởng Emmy với hạng mục "Chương trình THTT xu t sắc", "Chương trình THTT đối kháng xu t sắc" và "Người dẫn dắt chương trình THTT xu t sắc". Tính từ khi hạng mục chương trình

14

THTT có mặt trong giải thưởng Emmy, The Amazing race là chương trình lập kỷ lục khi giành chiến thắng liên tiếp từ năm 2003 đến 2009, 2011, 2012.

Từ năm 2010 đến nay: Năm 2012, rating của nhiều chương trình THTT lâu đời ở Mỹ như American Idol, Dancing with the Stars và The Bachelor đều bị giảm. Tuy nhiên, THTT nếu nhìn ở phạm vi rộng vẫn duy trì được sức mạnh và sự phổ biến của mình, với hàng trăm chương trình được phát sóng ở nhiều kênh. The Voice - chương trình thuộc dạng thi tài ca hát do John De Mol sáng tạo ra năm 2010 là một trong những format THTT có sức ảnh hưởng lớn nhất trong vài năm trở lại đây, với gần 50 phiên bản khác nhau trên thế giới.

Nhìn chung, bên cạnh các format chương trình cũ tiếp tục được sản xuất và phát sóng, các chương trình THTT mới vẫn đều đặn ra đời để đáp ứng nhu cầu của khán giả. Càng về sau này, nội dung và hình thức của THTT càng đa dạng hơn. Cho tới nay, giới nghiên cứu đã liệt kê được 9 dạng chương trình THTT dựa trên nội dung và hình thức:

- THTT theo phong cách phim tài liệu (Documentary-style): Trải nghiệm môi trường sống đặc biệt; Ghi lại cuộc sống hàng ngày của những người nổi tiếng; Các hoạt động nghề nghiệp... - Chương trình THTT game show đối kháng (Competition/Game shows): Game show đối kháng hẹn hò; Tìm kiếm công việc; Tìm kiếm tài năng... - Tự cải thiện bản thân - Trải nghiệm xã hội - Làm mới lại một không gian sống, nơi làm việc hoặc phương tiện đi lại - Talk show giao lưu tọa đàm - Camera gi u kín - Các hiện tượng si u nhi n và bí ẩn - Trờ chơi khăm, đánh lừa Như vậy, có thể thấy, THTT đã có một lịch s phát triển khoảng 7 thập kỷ. THTT đạt đỉnh cao về cả lợi nhuận kinh tế và mức độ ảnh hưởng tới xã hội vào những năm 2000. Từ việc ra đời ở một số quốc gia phương Tây như Hà Lan, Anh,

15

Mỹ... THTT mau chóng lan rộng ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành một thế lực thống trị ngành truyền hình hiện đại.

1.1.3. Tính hai mặt của Truyền hình thực tế

1.1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của Truyền hình thực tế

Hình thành và phát triển trong 7 thập kỷ, không ai có thể phủ nhận được những ảnh hưởng to lớn của nó tới ngành truyền hình, lĩnh vực văn hóa giải trí, tới nhận thức và hành động của công chúng và rộng hơn là xã hội. Thay thế vị trí của game show và các chương trình giải trí truyền thống, các chương trình THTT trở thành món ăn tinh thần hàng ngày, không thể thiếu của khán giả ở nhiều nước. Trong cuốn Reality TV: Audiences and popular factual television”, giáo sư Annette Hill đã đưa ra một số thống kê và điều tra cho thấy sức hút mạnh mẽ của THTT. Theo đó, tại Anh vào năm 2000, hơn 70% dân số trong độ tuổi từ 4 đến 65 thường xuyên theo dõi các chương trình THTT. Các chương trình về cảnh sát/tội phạm thu hút 72 % người lớn và 84 % trẻ em theo dõi. Các chương trình về chủ đề gia đình thu hút 67 % người lớn và 84 % trẻ em... Chương trình tìm kiếm tài năng (Thần tượng nhạc pop) hay I'm a Celebrity (Tôi là người nổi tiếng) đều thu hút từ 10 triệu đến 15 triệu khán giản mỗi mùa. Nhiều chương trình như Big Brother, Survivor, The Amazing Race... liên tục xác lập kỷ lục về rating trong nhiều năm liên tiếp là một minh chứng cho thấy sự phổ biến đáng kinh ngạc của THTT. Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả đối với THTT cũng diễn ra tương tự ở nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Và x t cho cùng, truyền hình cũng là một ngành kinh doanh. Khi các chương trình THTT thu hút đông đảo khán giả, số lượng quảng cáo và giá quảng cáo cũng tăng đột biến. Thời điểm những năm 2000, tại Anh, một quảng cáo 30 giây trong một chương trình THTT có rating cao đã đạt mức 90.000 đô la. Con số này hiện tại đã cao hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, tính tới hiện tại, Giọng hát Việt Nhí là chương trình có giá quảng cáo cao kỷ lục, lên tới 280 triệu đồng cho 30 giây phát sóng. Tiếp đó là Giọng hát Việt với 240 triệu đồng. Đêm chung kết Giọng hát Việt năm 2013 có tổng cộng 73 spot quảng cáo, tương đương 13 tỷ đồng... Mặt khác, nếu như chi phí sản xuất một tập phim sitcom 60 phút có thể lên tới 1,5 triệu đô la; với điện ảnh 16

là 2,6 triệu đô la; thì một giờ của THTT chỉ tiêu tốn khoảng 200.000 đô la đến 800.000 đô la tùy thuộc vào dạng chương trình. Hai yếu tố chi phí sản xuất rẻ và khả năng thu hút nhiều quảng cáo đã khiến cho THTT trở thành thành nguồn sinh lời nhiều nhất cho các nhà sản xuất.

Năm 2006, Jeff Zucker - CEO của NBC Universal Television Group từng tuyên bố: "K nh NBC đang thay thế dần các chương trình có kịch bản bằng các chương trình THTT có kinh phí th p hơn để tiết kiệm tiền". Lợi nhuận mà THTT mang tới qua quảng cáo, tin nhắn bầu chọn, tài trợ, bán bản quyền chương trình... là cơ sở để các công ty sản xuất chương trình tư nhân, các nhà đài có nguồn kinh phí đầu tư cho các dạng chương trình truyền thống khác. Như vậy, sự phát triển của THTT không chỉ mang lại lợi ích cho một cá nhân, một công ty hay một Đài truyền hình nào. Nhìn trên diện rộng, nó đã góp phần thúc đẩy truyền hình nói chung phát triển trên phạm vi toàn thế giới.

Nội dung đa dạng và thu hút được đông đảo người xem, mức độ phủ sóng lớn, các chương trình THTT trở thành lựa chọn tối ưu cho những ai muốn trở nên nổi tiếng trong thời gian ngắn nhất. Quả thực, về khía cạnh này, THTT có những mặt trái của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, từ các show thực tế tìm kiếm tài năng (ca nhạc, nhảy, tạp kỹ, người mẫu...), không ít cá nhân nổi trội, thực sự có cá tính và tài năng đã được phát hiệu, qua đó đóng góp cho làng giải trí nói chung. Nói cách khác, THTT có khả năng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một con người theo hướng tích cực, mang lại cho họ danh tiếng, tiền bạc, người hâm mộ...

THTT cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức, suy nghĩ, hành động của khán giả. Là một sản phẩm báo chí nên ngoài chức năng thông tin, nó mang một chức năng không thể thiếu là giáo dục. Điều khán giả thu nhận được từ THTT không chỉ là những kiến thức thuần túy về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội. Đó còn là bài học về kinh nghiệm ứng x , về các kĩ năng nghề nghiệp cũng như những kĩ năng sinh tồn, qua đó kích thích ở khán giả khả năng học hỏi, r n luyện vượt qua những khó khăn, th thách trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mình hơn, tự tin hơn. Hơn thế cách thể hiện sinh động và hấp dẫn của các chương trình loại này khiến cho những bài học đó trở nên gần gũi, đáng tin cậy và dễ tiếp thu.

17

Đây chính là một ưu điểm lớn của THTT. Bên cạnh đó, một số chương trình THTT có nội dung thực sự ý nghĩa, chứ không chỉ là những cuộc thi thố tài năng hay cạnh tranh giành giật giải thưởng mua vui cho khán giả.

Trong cuốn Global and/or Mass Culture?” - Văn hoá toàn cầu và/hay văn hoá đại chúng?”, Tiến sĩ nghệ thuật học người Nga Kirill Razlogov cho rằng: “Văn hoá đại chúng thường được định nghĩa như là những sản phẩm văn hoá (theo nghĩa rộng nh t), được các chuy n gia sáng tạo và phổ biến với quan điểm cho rằng tr n nền tảng thương mại, đông đảo dân chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, quốc tịch, v.v... sẽ tiếp nhận và sử dụng nó" [27, tr.78]... Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đều có nhận định chung: THTT là một hiện tượng văn hóa đại chúng toàn cầu. Với tư cách là một sản phẩm báo chí truyền hình, một sản phẩm văn hóa có m c độ phủ sóng rộng khắp các châu lục, được đông đảo công chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, quốc tịch... đón nhận, rõ ràng, THTT đã đóng góp một phần vào việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nói chung, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, châu lục nói ri ng. Đây là kết quả của quá trình mua bán, chuyển giao bản quyền và tái sản xuất các chương trình THTT, sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau của luận văn này.

1.1.3.2. Mặt trái của truyền hình thực tế

Sự hấp dẫn của THTT xuất phát từ chính yếu tố không kịch bản, khai thác tối đa cảm xúc, hành động của con người trong các tình huống. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những mặt trái của THTT. Hạn chế đầu tiên là tính chất cá nhân, riêng tư bị xâm phạm. Đối tượng phải hứng chịu hậu quả rõ rệt nhất chính là những nhân vật tham gia chương trình. Trình độ, hiểu biết, cách x sự, thái độ, cảm xúc, quá khứ… vốn là những thứ nhạy cảm nhất của một con người sẽ bị theo dõi, quan sát và bình luận, ủng hộ hoặc phản đối, yêu hoặc gh t bởi hàng triệu con người. Có những cảm xúc, những phản ứng là bất chợt trong một hoàn cảnh nhất định, dù là đẹp hay xấu xí của một cá nhân đều có thể được phơi bày trong các chương trình THTT.

18

Vấn đề sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi những khoảnh khắc xấu xí, mất tự chủ, sự yếu k m về thể chất và tinh thần hay những câu chuyện về quá khứ đáng xấu hổ được các đạo diễn, biên tập chớp lấy như miếng ngồi ngon để tạo scandal, đẩy rating và thu hút quảng cáo, bất chấp những giới hạn về "đạo đức báo chí". Trong thực tế đã có một số người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực sau khi tham gia các chương trình THTT. Năm 1997, Sinisa Savija - một thí sinh của chương trình THTT Expedition: Robinson được xác minh là tự t khi bất ngờ nhảy ra khỏi đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ cao tại Norrkoping, Thuy Điển. Sinisa đã bị các thí sinh khác xa lánh vì giọng nói không chuẩn, cũng như quá yếu k m để vượt qua được những th thách của cuộc thi. Vợ của Sinisa đã lên tiếng tố cáo chính chương trình gây ra cái chết cho chồng mình.

Bất cứ điều gì xuất hiện trong chương trình THTT, từ hình ảnh đến lời đối thoại của những người tham gia, đều có thể châm ngòi cho những cuộc tranh cãi, phê phán không có hồi kết của dư luận. Không phải ngẫu nhiên Big Brother được xem là chương trình THTT gây tranh cãi nhiều nhất. Gần đây, trong tập phim lên sóng vào tháng 7 năm 2013, Aaryn Gries, một người mẫu nữ đã có những phát ngôn xúc phạm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người đồng tính - đều là những khách mời sống cùng nhà của cô trong chương trình. Xung quanh scandal này, đài CBS ra tuyên bố: "Các nhân vật bày tỏ những định kiến và niềm tin khác nhau, thể hiện quan điểm cá nhân, không phải của chương trình và của CBS". Theo NSX, đó là một cách làm để thu hút và khiêu khích sự bàn luận từ người xem về các vấn đề xã hội, hơn là cách làm hướng thiện một chiều. Tuy nhiên, ba con người đã tỏ thái độ phân biệt chủng tộc và giới tính trong chương trình đã phải chịu hậu quả nặng nề ngoài đời thực, như bị dư luận lên án, bị đuổi việc... Góp phần đặt các nhân vật vào tình thế như vậy dường như đi ngược lại cái gọi là đạo đức báo chí mà bấy lâu nay chúng ta tôn thờ Năm 1999, Hollywood đã sản xuất bộ phim EDtv cảnh báo về mặt trái của truyền hình thực tế. Trong phim, nhân vật nam chính do tài t Matthew McConaughey thủ vai đã quyết định "bán mình" cho truyền hình thực tế. Toàn bộ cuộc sống của anh bị camera theo sát 24/24. Kết quả anh trở nên nổi tiếng nhưng phải trả cái giá khá đắt khi người anh yêu vì không chịu nổi áp lực đã đòi chia tay.

19

Chính những vụ tự t xuất phát từ THTT, các scandal, cùng với những vụ việc sắp đặt dàn dựng của NSX ở phía sau hậu trường bị lôi ra ánh sáng, đã khiến khán giả bắt đầu nghi ngờ về tính nhân văn của dạng chương trình này và đạo đức của các NSX khi nhân danh cái mác "thực tế" để đẩy cuộc sống của người chơi đi vào ngõ cụt, chỉ để khiến người xem tò mò và tạo kịch tính cạnh tranh với các chương trình khác. Nhiều người cũng bắt đầu lo ngại rằng THTT, đặc biệt là các chương trình tìm kiếm tài năng, đang gây ra những tác động tiêu cực tới ngành giải trí, khi tôn vinh những cá nhân không có thực tài, không có tố chất ngôi sao, tạo ra ảo vọng cho giới trẻ về sự nổi tiếng quá dễ dàng. Quá đề cao tính giải trí, chiều trò, mua vui cho khán giả đồng nghĩa với việc các chương trình này khó có đóng góp gì đáng kể về chuyên môn, tức sáng tạo nghệ thuật.

Với thời lượng tương đối dài, lại được sản xuất thành nhiều tập, nhiều mùa với nhiều diễn biến, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, THTT đã lấy đi một lượng thời gian lớn của khán giả và vô tình ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cuộc sống của họ. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của THTT tới cuộc sống của hơn 1000 cô gái tuổi từ 11 đến 17. Kết quả cho thấy hầu hết các cô gái đều nghĩ THTT là “thực tế” và không có kịch bản và đáng tin cậy. Mỗi tuần, họ mất khoảng 12 giờ để xem các chương trình THTT. Con số này đôi khi nhiều hơn thời gian để làm bài tập ở nhà, trò chuyện với bạn b hoặc hoàn thành công việc ngoại khóa…

Khi nói tới ảnh hưởng tiêu cực của THTT đến khán giả, không thể không nhắc tới đối tượng trẻ em. Một chuyên gia của Hiệp hội truyền hình dành cho các phụ huynh của Mỹ đã phát biểu : "Cái mà chúng tôi nhận ra là các chương trình THTT ngày càng ch a nhiều hành động, phát ngôn báng bổ, ngôn ngữ bậy bạ và cả sự gây h n". Và điều này có ảnh hưởng không hề tốt đến trẻ em. Vì khi chúng đã quan niệm rằng đây không phải là phim ảnh được dàn dựng mà là sự thật, thì dần dần chúng sẽ thấy rằng những phát ngôn bất lịch s , báng bổ và hành động gây hấn kia cũng là những cách hành x bình thường có thể chấp nhận được. Và nếu là bình thường thì sớm hay muộn sẽ có lúc chúng làm theo. Kết quả một cuộc khảo sát vào cuối năm 2009 tại Mỹ cho thấy rất đông người dân nước này cho rằng THTT là

20

nhân tố lớn nhất làm thay đổi xã hội theo hướng xấu đi với 63 % (các yếu tố khác như điện thoại di động, email, mạng internet, điện thoại Iphone, chấp nhận đồng tính, mạng xã hội... chỉ từ 6 đến 40 %). Chỉ có 8 % số người được hỏi nghĩ rằng THTT khiến xã hội trở lên tốt hơn và 23 % cho rằng không có nhiều sự khác biệt [Biểu đồ 1.1]

Qua những phân tích sơ lược, có thể thấy, THTT không hẳn là hoàn hảo, nhưng cũng không phải chỉ toàn nhược điểm. Nó là một con dao hai lưỡi. Cần phải có một cái nhìn toàn diện về nó, mới có thể hạn chế được những mặt trái và phát huy ưu điểm của THTT đối với xã hội.

1.1.4. Truyền hình thực tế và thị trường mua bán bản quyền định dạng chương trình truyền hình

1.1.4.1. Khái niệm format định dạng chương trình truyền hình

Năm 1997, giáo sư Miriam Meckel (Đại học St.Galeen, Switzerland) đưa ra định nghĩa: "Format là ý tưởng, mà nội dung của nó cho th y kết c u của chương trình, cách th c mà chương trình được sản xu t, diễn ra, với một nội dung và hình th c hướng tới đối tượng khán giả nh t định" [26, tr.143]. Một định nghĩa khác về format được đưa ra vào năm 1998: "Format truyền hình là một tổng thể những đặc điểm của một chương trình, hoặc một cách th c sản xu t chương trình. Đặc điểm hay cách th c đó là cố định, được lặp lại trong mỗi một số phát sóng" [26, tr.143].

Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa trên mới chỉ nói đến khái niệm format ở phạm vi hẹp, và đều lờ đi thực tế format là một sản phẩm giao dịch được mua và bán trên thị trường quốc tế. Các định nghĩa được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu ở Anh được xem là toàn diện hơn: "Một định dạng chương trình truyền hình là ý tưởng của một chương trình, với những yếu tố đặc thù, ri ng biệt, có thể được "xu t khẩu" và c p gi y phép bản quyền để các công ty sản xu t chương trình hoặc kênh truyền hình của nước ngoài có thể dựa vào đó để tái sản xu t, tr n cơ sở điều chỉnh phù hợp với thị hiếu khán giả và văn hóa của nước mình" [61]. Thậm chí cụ thể hơn nữa: "Mua một format là mua một sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm trong trường hợp

21

này là công th c để sản xu t lại một chương trình truyền hình của một quốc gia khác, biến nó thành một chương trình địa phương" [26,tr.144].

1.1.4.2. Thị trƣờng mua bán định dạng chƣơng trình truyền hình trên thế giới

Lĩnh vực phân phối định đạng chương trình trên phạm vi toàn thế giới có thể được hiểu như việc mua và bán "giấy ph p" xuyên quốc gia. Giấy ph p này giúp cho người mua có quyền được dựa trên format gốc để sản xuất và thay đổi trong một chừng mực nhất định sao cho phù hợp với thị trường truyền hình nội địa, nhằm đạt được nhu cầu cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và sự khác biệt về văn hóa. Đối tượng của những thương vụ mua bán format phổ biến nhất hiện nay là các định dạng chương trình phi hư cấu như game show, quiz show, và đặc biệt là truyền hình thực tế... "Nếu dựa tr n giá trị sản phẩm, các chương trình THTT là thể loại quan trọng nh t... Mỹ là thị trường định dạng chương trình lớn nh t... Anh là quốc gia xu t khẩu format nhiều nh t..." [26,tr.147]

Khi một CTTH được "bán" và "mua" từ nước này sang nước khác, có hai trường hợp xảy ra, hoặc mua - bán toàn bộ nội dung chương trình đã được sản xuất hoàn thiện, hoặc chỉ mua - bán định dạng chương trình - format. Với trường hợp đầu tiên, người nhập khẩu chương trình có thể lồng tiếng hoặc chạy thuyết minh để khán giả bản địa có thể hiểu được nội dung. Còn với trường hợp thứ hai, với format có sẵn, NSX của quốc gia mua bản quyền sẽ nghiên cứu để có những thay đổi, thêm vào hoặc bớt đi các yếu tố về nội dung và hình thức để phát sóng tại nước mình. Vì thế, định dạng của các chương trình luôn được xây dựng, thiết kế theo hướng mở, để có thể dễ dàng được sản xuất ở một thị trường khác, dù cho có khác biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo, và một số yếu tố khác như trình độ phát triển của ngành truyền hình, thời tiết, địa lý...

Giáo sư Jeremy Tunstall (Đại học City London, Anh) chỉ ra rằng: "Hầu hết mọi người tr n khắp thế giới thích được giải trí bởi những người có vẻ ngoài tương tự mình, nói chuyện, đùa giỡn, cư xử, cũng như có chung một niềm tin, thế giới quan giống mình...Người ta luôn thích thú với những thông tin về tình hình chính trị, thời tiết ... của đ t nước mình, ch không phải là một quốc gia nào khác" [26,

22

tr.94]. Lý giải kể trên phần nào cho thấy tại sao thị trường mua bán định dạng chương trình, trong đó có các chương trình THTT phát triển mạnh mẽ, và mở rộng trên phạm vi toàn cầu trong khoảng hai, ba thập niên trở lại đây. Theo một số liệu thống kê được đưa ra năm 2005, giá trị của thị trường mua bán định dạng CTTH của 13 thị trường truyền hình lớn nhất thế giới ước tính đạt xấp tỉ 2,4 tỉ euro.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến cho việc mua bán format diễn ra phổ biến đó là ít rủi ro hơn. Hầu hết các format được mua đều đã được kiểm chứng về mức độ thành công thông qua rating, doanh thu. Khi một đơn vị nào đó mua format này, tức là an toàn hơn so với việc tự nghĩ ra một ý tưởng chương trình rồi sản xuất. Chi phí sản xuất thấp hơn; có thêm nhiều nguồn thu khác, giúp các đài hoàn thành chỉ tiêu sản xuất chương trình... cũng là những nguyên nhân quan trọng khác. Sơ đồ 1.2 cho thấy việc mua bán trao đổi format phạm vi quốc tế, tức là từ nước này sang nước khác, nhìn chung, là một quá trình gồm các giai đoạn: Phát triển ý tƣởng, nội dung; bán và mua (phân phối); sản xuất/tái sản xuất (điều chỉnh cho phù hợp); và cuối cùng là phát sóng.

Sơ đồ 1.2: Vòng tròn quy trình mua bán định dạng chƣơng trình [26,tr.196-234]

Để xây dựng được hệ thống mạng lưới thị trường mua bán định dạng chương trình phạm vi toàn cầu, cần có sự tham gia của nhiều bên, từ người phát triển ý tưởng format, đến nhà sản xuất, đài phát sóng, nhà phân phối... của các quốc gia. Ví dụ, format chương trình THTT Strictly Come Dancing ra đời ở Anh, do BBC Entertainment sản xuất và BBC1 phát sóng. BBC Worldwide phụ trách phân phối,

23

chuyển giao bản quyền và cấp giấy ph p. Ở thị trường Đức, đơn vị tái sản xuất format là Granada Germany và RTL là nơi phát sóng.

Sơ đồ 1.3: Quá trình một định dạng chƣơng trình truyền hình đƣợc chuyển giao từ Anh sang Đức [26,tr.196-234]

Có thể hình dung quá trình phát triển của một format CTTH như sau:

Chương trình được sản Ý tưởng và format Một gói định dạng CTTH xuất hoàn chỉnh dựa trên chương trình ra được phát triển hoàn thiện format này và phát sóng đời ở quốc gia A nhằm mục đích "xuất khẩu" tại quốc gia A

Một đơn vị phân phối giữ vai trò Fomat được tái sản xuất và trung gian để chào hàng, đàm Giấy ph p phát sóng ở quốc gia B, với sự phán, xúc tiến quá trình mua bán, Bản quyền giám sát của đội ngũ chuyên

chuyển giao format, thủ tục pháp gia đến từ quốc gia A lý... với NSX ở quốc gia B

Trên thế giới hiện nay có hai "người khổng lồ" trong lĩnh vực mua - bán format và sản xuất chương trình THTT là và Freemantle Media. Endemol được thành lập vào năm 1994 tại Hà Lan và hiện nay đã có chi nhánh ở hơn 20 quốc

24

gia trên toàn thế giới, nắm trong tay khoảng 500 format chương trình. Còn Fremantle Media là công ty sản xuất chương trình truyền hình lớn nhất ở châu Âu, sở hữu nhiều format THTT thành công như Popstars, Extreme Escapades, Got Talent, X Factor...

1.1.4.3. Bản địa hóa là một yêu cầu bắt buộc khi chuyển giao định dạng chương trình truyền hình

Trong các cuốn sách chuyên ngành đề cập tới vấn đề mua bán trao đổi định dạng CTTH, nhiều tác giả đều đề cập tới các thuật ngữ: "tái sản xuất" (Re- production), "làm cho phù hợp" (Adaption), "khác biệt về văn hóa" (Cultural Differences), và đặc biệt là "bản địa hóa" (Glocalization)... Các thuật ngữ nói trên đều ám chỉ một nguyên tắc bất di bất dịch là: Khi một format được chuyển giao từ nước này sang nước khác, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa hai phía là bên bán và bên mua trong quá trình tái sản xuất format. Kết quả cuối cùng sẽ là một CTTH hoàn chỉnh, dựa trên ý tưởng định dạng được mua bản quyền của nước ngoài, nhưng có nội dung hình thức phù hợp với đối tượng công chúng bản địa, đặc biệt là những khác biệt trong văn hóa.

Khái niệm “Glocalization” được gh p từ “Globalization” (toàn cầu hóa) và “Localization” (địa phương hóa), do các nhà kinh tế học Nhật Bản s dụng trong thập niên 1980, để chỉ sự gia tăng yếu tố địa phương trong các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Nhà xã hội học người Anh Roland Robertson được xem là người đầu tiên s dụng thuật ngữ “Glocalization” vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội học truyền thông. Ông cho rằng yếu tố địa phương vốn gắn chặt với quá trình toàn cầu hóa và được nhận ra một cách chính xác thông qua các biểu hiện đặc biệt được gọi là bản sắc. Dần dần, thuật ngữ này được khu biệt chủ yếu trong việc nghiên cứu truyền thông và được s dụng khi đề cập đến hoạt động mua bán các định dạng CTTH.

Giáo sư Silvio Waisbord (Đại học George Washington) cho rằng sự phổ biến của một định dạng THTT nào đó trên thế giới là do tính chất k p của nó, khi kết hợp giữa công nghệ và chiến lược sản xuất toàn cầu với những n t dị biệt của thị

25

hiếu công chúng địa phương: Sự phổ biến rộng rãi của các định dạng CTTH bộc lộ hai hướng phát triển chủ đạo trong truyền hình đương đại: sự toàn cầu hóa phương th c kinh doanh truyền hình và nỗ lực của các nhà sản xu t chương trình quốc tế cũng như nội địa nhằm gắn kết các nền văn hóa quốc gia” [28,tr.360]. Trong khi các định dạng truyền hình nổi tiếng gần như thoát khỏi các đặc trưng văn hóa của quốc gia sản sinh ra nó để tăng tính toàn cầu, thì các phiên bản được làm lại ở các nước thường được “đổ khuôn”, điều chỉnh, thêm bớt bằng các yếu tố văn hóa bản địa (mã văn hóa, biểu tượng dân tộc, con người...). Khi đề cập tới quá trình sản xuất chương trình (Thần tượng âm nhạc Canada) dựa trên format gốc Idol, NSX Bel Mulroney cho biết: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng từ phi n bản Idol gốc như thể loại âm nhạc, các bài hát nổi tiếng toàn thế giới... Tuy nhi n mỗi quốc gia sẽ kể những câu chuyện của ri ng mình. Chúng tôi kể những câu chuyện ri ng biệt từ góc nhìn Canada; dành cho khán giả Canada, sử dụng các giám khảo người Canada; thí sinh là người Canada và sử dụng cả những ca khúc ri ng của Canada..."

Như vậy, thông qua quá trình bản địa hóa, "các định dạng CTTH toàn cầu có thể giữ một vai trò năng động trong quá trình kết nối các yếu tố bản sắc dân tộc, cung c p chỗ đ ng cho các nền văn hóa quốc gia và quan trọng hơn là tạo cơ hội cho khán giả tự nhận ra vai trò thành vi n của mình trong cộng đồng dân tộc và thế giới" [28,tr.372].

1.2. Truyền hình thực tế du nhập và làm mới truyền hình Việt Nam

Nếu như trên thế giới, THTT manh nha ra đời từ những năm 1940 và đạt được thành công vang dội trong thập niên đầu của thế kỷ 21, thì tại Việt Nam, THTT chỉ mới có mặt được khoảng 10 năm. Ở nước ta, có thể coi THTT chính thức xuất hiện khi chương trình Khởi nghiệp của VTV3 lên sóng lần đầu tiên năm 2005. Đây là một game show học tập theo format chương trình Dragon Dean của Mỹ, tạo cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm những khó khăn, thách thức trong công việc. Tuy chưa thực sự là một chương trình THTT đúng nghĩa nhưng Khởi nghiệp vẫn được coi là th nghiệm đầu tiên về việc xây dựng chương trình THTT tại Việt Nam.

26

Chương trình thứ hai được đánh giá khá thành công là Phụ nữ thế kỉ 21, lên sóng VTV3 vào ngày 18/7/2006. Chương trình do Hãng phim Việt phối hợp với ĐTH Việt Nam thực hiện, theo chuyển nhượng từ format gốc 21st Century Woman” của Zeal Television (Anh). Mặc dù nổi bật ngay từ khi phát sóng bởi diễn biến chương trình khác biệt và hấp dẫn, nhưng Phụ nữ thế kỷ XXI vẫn bị nhận x t là chưa đủ các màu sắc cần thiết của một chương trình THTT. Sau Phụ nữ thế kỷ XXI, với sự hào hứng của những người làm truyền hình và sự đầu tư mạnh dạn của các nhà sản xuất tư nhân, các chương trình thực tế đã ra đời và nở rộ trên sóng truyền hình.

Ngày 23/5 năm 2007, chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt Nam Idol (phiên bản Việt của chương trình Pop Idol) lên sóng VTV3 mùa đầu tiên. Quả thực, từ đây, THTT bắt đầu trở thành một món ăn tinh thần, giải trí mới của khán giả, trong bối cảnh game show truyền thống và các cuộc thi ca hát đã bão hòa sau một thời gian thống trị trên sóng truyền hình. Sau cú "đột phá khẩu" mang tên Thần tượng âm nhạc - Việt Nam Idol, hàng loạt chương trình THTT của nước ngoài lần lượt được mua bản quyền và "Việt hóa": Hành trình kết nối những trái tim (2008), Bước nhảy hoàn vũ (2010), Cặp đôi hoàn hảo(2011), Vietnam’s Got Talent (2011), Vietnam’s Next Top Model (2011), Con đã lớn khôn (2011), Về trường (2012), Giọng hát Việt (2012), Thử thách cùng bước nhảy (2012), Cuộc đua kỳ thú (2012); Hợp ca tranh tài (2012), Vũ điệu đam m (2013); Giọng hát Việt nhí (2013), Vua đầu bếp (2012); Si u đầu bếp (2012); Gương mặt thân quen (2013); Nhà thiết kế thời trang Việt Nam (2013); Tôi là người chiến thắng (2013), Tôi dám hát (2013), Người gi u mặt (2013), Đố ai hát được (2013), Chinh phục đỉnh cao (2013)...

Có thể nói, hai năm 2012 và 2013 là giai đoạn bùng nổ của THTT tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt số lượng chương trình, cũng như nội dung, thể loại. Chỉ tính riêng trên 2 kênh truyền hình VTV3 và HTV7, theo thống kê không đầy đủ, trong năm 2013 có gần 30 chương trình THTT lên sóng. Hơn 600 giờ phát sóng dành cho các chương trình THTT, được tính tương đối dựa vào khung giờ vàng dành cho các chương trình giải trí THTT trên 2 kênh VTV3 và HTV7 vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật trong năm 2013.

27

Và trong khoảng thời gian ngắn từ đầu năm 2014 đến nay, tiếp tục có thêm một số chương trình THTT ra mắt khán giả Việt. Đó là Học viện Ngôi sao, X factor - Nhân tố bí ẩn, Đố ai hát được, Tuyệt đỉnh tranh tài, Người bí ẩn... Đáng lưu ý là số lượng các chương trình mua bản quyền từ các nước phương Tây - nơi có những khác biệt lớn về văn hóa so với Việt Nam (Anh, Mỹ, Hà Lan...) chiếm ưu thế tuyệt đối. Chỉ có một số ít chương trình được mua bản quyền từ các quốc gia Châu Á như Nhật Bản (Con đã lớn khôn, Về trường...). Không quá khi nói rằng, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã chủ động tiếp thu và kế thừa hầu hết "tinh hoa" mà THTT tạo dựng được sau quá trình phát triển 7 thập kỷ.

Nhìn chung, THTT tại Việt Nam đang giống như một bàn tiệc đa dạng, thay đổi món liên tục, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu giải trí của công chúng truyền hình, trong bối cảnh các chương trình truyền thống đang thoái trào và mất dần sức hút do không có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Dạng chương trình THTT hay được lựa chọn để mua bản quyền và "Việt hóa" nhiều nhất là các game show tìm kiếm tài năng, đặc biệt là tài năng trong lĩnh vực âm nhạc.

1.3. Việt hóa truyền hình thực tế từ góc nhìn văn hóa truyền thông

1.3.1. Các thuật ngữ có liên quan

1.3.1.1. Việt hóa

Để hiểu được thế nào là Việt hóa, cần phải bắt đầu từ khái niệm văn hóa. Khái niệm này từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ nhiều phương diện khác nhau. Năm 1871, Trong công trình Văn hóa nguy n thủy, nhà nhân loại học người Anh E.B. Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri th c, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đ c, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành vi n của xã hội”. Còn theo nhà văn hóa học người Pháp Abrraham Moles: "Văn hóa là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng n n trong tiến trình đời sống xã hội của mình" [59].

28

Ở Việt Nam, nếu x t trong di sản lịch s tư tưởng dân tộc từ thời phong kiến, có thể nói các quan niệm về văn hóa thường nằm trong các quan điểm chính trị, xã hội và được thể hiện thông qua hàng loạt các khái niệm như văn hiến, phong tục, hào kiệt... Phải tới khi cuộc đụng độ với văn hóa phương Tây ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX diễn ra, các học giả Việt Nam mới từng bước thừa nhận và tiếp thu quan niệm về văn hóa với tư cách như một thuật ngữ khoa học. Tiêu biểu như các định nghĩa của Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giáo sư Trần Quốc Vượng...

Giáo sư Trần Ngọc Thêm định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật ch t và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhi n và xã hội của mình" [11,tr.10]. Còn trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, Giáo sư Trần Quốc Vượng đưa ra khái niệm: "Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ng xử...Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn nghệ, học v n, văn hóa...và tùy theo từng trường họp cụ thể mà có định nghĩa khác nhau" [12,tr. 23]

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài khi đề cập đến khái niệm văn hóa, họ thường vận dụng các định nghĩa của UNESCO. Ví dụ, năm 2002, trong Tuy n bố chung về tính đa dạng văn hóa, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa n n được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật ch t, tri th c và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó ch a đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương th c chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đ c tin".

Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại, tác động, ràng buộc lẫn nhau chứ không phải độc lập, riêng rẽ. Vì vậy, sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hóa luôn diễn ra trong quá trình phát triển của nhân loại. Trong quá trình ấy, sẽ xảy ra hiện tượng các yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa khác, hoặc nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hóa kia rồi cải biên điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến tự tiếp biến văn hóa. Cụm từ Việt hóa

29

được s dụng để chỉ một xu hướng, cách ứng x kh o l o của người Việt trước sự du nhập của các yếu tố văn hóa nước ngoài.

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng lịch s văn hóa Việt Nam đã trải qua hai lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ... trong thời cổ, trung đại (khoảng từ năm 179 trước công nguyên đến 1858) để làm giàu thêm văn hóa bản địa. Lần giao lưu, tiếp biến thứ hai là n a sau thế kỷ XIX đến nay, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp, Mỹ). Như vậy, trong suốt chiều dài phát triển, những yếu tố văn hóa nước ngoài luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến nước ta. Cách mà dân tộc Việt đã giữ gìn, xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa của mình trong suốt mấy ngàn năm lịch s đó là: Cương quyết đấu tranh chống lại sự áp đặt một chiều, âm mưu đồng hóa thâm độc của kẻ thù; chủ động tiếp nhận, th nghiệm, chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai để tạo nên cái riêng trong cái chung. Có thể thấy rõ tinh thần tự tôn của người Việt qua việc sáng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán Việt; Việt hóa các ảnh hưởng của Khổng học, Phật giáo; kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc để tạo ra những vương triều phong kiến thịnh vượng, một khối dân tộc gắn bó keo sơn....

Nhận định về quá trình tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây từ thời kỳ đổi mới đến nay, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cho rằng: "Toàn cầu hóa nói chung có lợi cho các nước giàu phương Tây và có hại cho các nước đang phát triển như nước ta. Nó có thể dẫn đến tương đồng văn hóa, làm m t bản sắc dân tộc của nước nghèo, ta phải ch p nhận nó, đ u tranh cho nó có một bộ mặt nhân bản, khai thác các cạnh khía tích cực của nó để bảo đảm cho đa dạng văn hóa ..." [47].

Chính vì vậy, hiện nay, Việt hóa các ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài vẫn là một tư duy, một nhận thức và một hành động mang tính tích hợp văn hóa có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang nỗ lực thực hiện.

1.3.1.2. Văn hóa truyền thông

Ở góc độ báo chí truyền thông, có thể hiểu văn hóa truyền thông là những giá trị thông tin đọng lại trong nhận th c, tư tưởng công chúng sau một quá trình

30

truyền thông, là cách th c truyền tải nội dung thông tin một cách phù hợp. Đồng thời, văn hóa truyền thông là khái niệm dùng để chỉ thuộc tính văn hóa, trình độ, phẩm ch t văn hóa của các sản phẩm truyền thông.

Các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông đã phác họa cơ chế tác động vào xã hội của báo chí theo một trục xuyên suốt. Đó là, chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng. Thông tin thông qua các phương tiện tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi ý thức xã hội dẫn đến hành vi xã hội, sau đó tạo ra hiệu quả xã hội.

"Ti u chí đánh giá văn hóa truyền thông của hoạt động báo chí căn c vào các yếu tố tham gia vào quá trình truyền thông, đó là: Người làm báo (chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí), tác phẩm báo chí (nội dung thông điệp), cơ quan báo chí (k nh truyền thông), công chúng tiếp nhận (độc giả, khán giả, thính giả). Tr n cơ sở đó, có thể xem xét văn hóa truyền thông của hoạt động báo chí dựa tr n các ti u chí cụ thể, đó là: Yếu tố văn hóa của người làm báo, giá trị văn hóa của tác phẩm báo chí khi đăng tải, phát sóng, tính văn hóa của cơ quan báo chí và tính văn hóa của công chúng báo chí" [18, tr.18]

1.3.2. Các giai đoạn Việt hóa một format THTT mua bản quyền nƣớc ngoài

Có thể hình dung quá trình các chương trình THTT được "nhập khẩu" từ nước ngoài về Việt Nam diễn ra theo trình tự sau: NSX Việt Nam nghi n c u thị trường → Lựa chọn format nước ngoài phù hợp → Đàm phán, mua bản quyền → L n kế hoạch tái sản xu t/ "Việt hóa" format dựa tr n văn hóa bản địa và thị hiếu khán giả → Hoàn thiện sản phẩm → Phát sóng → Thu lợi nhuận từ quảng cáo, tin nhắn bình chọn... → Điều chỉnh dựa tr n phản hồi của công chúng, báo chí.

Hiện nay tại Việt Nam, các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài chủ yếu được sản xuất theo mô hình xã hội hóa. Đây là một xu thế tất yếu, nằm trong chủ trương chung xã hội hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích. Chính vì vậy, ở khía cạnh người sản xuất, có 3 đối

31

tượng quan trọng nhất là các công ty truyền thông tư nhân, Đài truyền hình và đội ngũ chuyên gia nước ngoài.

 Vai trò của các công ty truyền thông tư nhân

Hầu hết các format THTT ngoại nổi tiếng nhất đều đang nằm trong tay bốn công ty truyền thông lớn: Ðông Tây Promotion, BHD, Cát Tiên Sa và Multimedia JSC. Các công ty này thường là người chủ động và tích cực trong việc tìm kiếm những format THTT đang ăn nên làm ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Anh, Mỹ, Hà Lan. Nếu nhận thấy format nào hấp dẫn, mới lạ, có khả năng thành công cao tại thị trường Việt Nam, họ sẽ liên lạc, đàm phán và thuyết phục đơn vị giữ bản quyền đồng ý bán giấy ph p cho mình. Muốn có được giấy ph p, NSX của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của đơn vị giữ bản quyền chương trình ở nước ngoài, như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ đội ngũ sản xuất... Bởi các format THTT thường khá phức tạp và không dễ để sản xuất.

Không chỉ cạnh tranh các format đang nổi tiếng trên thế giới, các đơn vị truyền thông tư nhân còn phải đàm phán với phía đối tác là ĐTH để có được cái "gật đầu" đồng ý chấp nhận sẽ phối hợp sản xuất format đó, cũng như thời điểm và khung giờ phát sóng phù hợp, sao cho đảm bảo rating và thu hút được nhiều quảng cáo. Ví dụ như Multimedia JSC sau khi có được khung giờ từ 20 - 21 giờ ngày chủ nhật trên VTV3, đã liên tiếp triển khai và cho lên sóng Nhà thiết kế Việt Nam, Ðồ Rê Mí và Người mẫu Việt Nam từ giữa tháng 4-2013 cho đến hết năm 2013. Khung giờ 21 giờ 30 thứ bảy và chủ nhật trên VTV3 gần như được công ty Cát Tiên Sa "mua đứt" với chuỗi chương trình Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ, Giọng hát Việt nhí, Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn...

 Vai trò của Đài truyền hình trong hình thức liên kết sản xuất THTT

Các ĐTH như VTV, HTV... là đơn vị phối hợp, c người giám sát quá trình sản xuất; hỗ trợ máy móc, kĩ thuật, nhân lực nếu đối tác yêu cầu; chịu trách nhiệm về nội dung trước pháp luật và giữ bản quyền thành phẩm chương trình sau khi phát sóng.

32

Cụ thể, về mặt nhân lực, kĩ thuật, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng... thì tùy thuộc vào từng công ty mà ĐTH sẽ có sự phối hợp khác nhau. Ví dụ, BHD có trường quay riêng rộng 7000 m2 ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh và ê kíp sản xuất chương trình khá hoàn thiện, từ biên tập, quay phim tới máy móc thiết bị. Trong khi đó, ê kíp sản xuất các chương trình của Cát Tiên Sa có một số bộ phận được thuê từ VTV như quay phim, đạo diễn, sân khấu... Ngoài ra còn có nhiều đơn vị khác có chức năng chuyên môn hóa cao, như công ty làm hậu kỳ, kỹ xảo, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng...

Về mặt tài chính, quảng cáo, theo ông Lê Đình Trọng - Tổng Giám đốc Style TV: "Với mỗi công ty, các Đài có một phương th c hợp tác khác nhau. Tuy nhi n, điểm chung là hầu hết các Đài quy đổi chi phí ra spot quảng cáo. Các đơn vị sản xu t đàm phán với Đài, báo giá sản xu t. Tr n cơ sở đó, Đài quy đổi ra thời lượng tương đương. Mỗi Đài có cách thực hiện ri ng và mỗi khung giờ có áp dụng ri ng. Khung giờ có rating th p thì dễ, với những khung giờ có người xem cao thì thường Đài có đòi hỏi cam kết về spot quảng cáo. Nếu không đạt nhà sản xu t sẽ bị phạt". Nghĩa là nhà Đài có thể trả cho các công ty theo kiểu mua bán trọn gói; công ty sản xuất chương trình và Đài trả tiền theo từng tập, hoặc nhà Đài sẽ dành cho công ty một thời lượng quảng cáo nhất định và công ty sẽ tự bán gói quảng cáo đó...

Một bước cũng không k m phần quan trọng đó là đơn vị sản xuất phải tìm được các doanh nghiệp, nhãn hàng tài trợ. Vì chỉ riêng chi phí bỏ ra để có được giấy ph p một format THTT nổi tiếng có thể lên tới hàng trăm nghìn, hàng triệu đô la (Cho đến thời điểm này, số tiền 2 triệu đô la mà Đông Tây Promotion và đơn vị tài trợ Unilever xác nhận đã bỏ ra để có được bản quyền Thần tượng âm nhạc Việt Nam – Vietnam Idol mùa đầu tiên 2007 vẫn được xem là mức giá kỷ lục). Đó là chưa kể các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất khá tốn k m so với nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà sản xuất Việt Nam hiện nay. Các hình thức tài trợ chủ yếu có thể là tiền mặt để mua bản quyền format, phần thưởng cho thí sinh, bối cảnh để ghi hình, cơ sở vật chất để thực hiện các th thách... Đổi lại, nhà tài trợ sẽ có những lợi ích như spot quảng cáo, lô gô và thông tin các sản phẩm xuất hiện trên màn hình hoặc thông qua giới thiệu của MC, lời bình...

33

Về mặt nội dung chương trình, ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập của ĐTH Việt Nam khẳng định: "Trong hình th c li n kết này, VTV chịu trách nhiệm và quyết định cuối cùng về mặt nội dung trước khi phát sóng. Phía đối tác chịu trách nhiệm tổ ch c sản xu t nhưng cũng chịu sự giám sát của VTV". Thông thường trong ê kíp sản xuất chương trình luôn có từ một tới hai BTV giàu kinh nghiệm của nhà Đài giữ vai trò là Giám sát sản xu t. Ví dụ như với chương trình Cuộc đua kỳ thú, nhà báo Lại Văn Sâm - Trưởng Ban VTV3 là người giữ chức danh Chỉ đạo sản xu t. Trong khi đó, hai biên tập viên Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Thanh Hường có nhiệm vụ Chịu trách nhiệm nội dung/ Giám sát sản xu t. Hay như Giọng hát Việt, nhà báo Lại Văn Sâm cũng là người đứng tên chức danh Chỉ đạo sản xu t, trong khi nhạc sĩ, nhà báo Lương Minh là người Giám sát sản xu t. Như vậy, trong mối quan hệ phối hợp này, các công ty truyền thông tư nhân đang nắm thế chủ động trong việc quyết định về nội dung và hình thức của các chương trình trong quá trình sản xuất. Điều này có thể dẫn tới tình trạng các công ty này và nhà Đài sẽ không có cùng quan điểm, khó thống nhất về tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình khi kiểm duyệt.

 Tái sản xuất / Việt hóa format dựa trên văn hóa Việt Nam

Giai đoạn quan trọng nhất là tái sản xuất / Việt hóa các format, gồm các bước như: Xây dựng ý tưởng và chủ đề chương trình; Lập kế hoạch sản xuất; Biên tập và viết kịch bản; Tổ chức sản xuất chương trình; Thực hiện hậu kỳ; Phát sóng... Hai nhà nghiên cứu truyền thông Silvio Waisbord và Sonia Jalfin gọi đội ngũ tái sản xuất chương trình này là những người gác cổng (TV Gatekeepers), có nhiệm vụ biến đổi định dạng format được nhập khẩu thành sản phẩm mang tính địa phương. NSX Việt phải đứng giữa một bên là dòng chảy văn hóa đại chúng toàn cầu, những yêu cầu khắt khe của đối tác bán bản quyền và một bên là thực tế Việt Nam... "Thực tế" ở đây chính là môi trường xã hội, văn hóa, truyền thông, đối tượng công chúng đặc thù... mà NSX phải đối mặt và x lý khi sản xuất các chương trình THTT. Ngoài ra, đó còn là các yếu tố về khả năng tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật... đặt trong sự so sánh tương quan với nước ngoài. Họ điều khiển quá trình tái sản xuất, đưa ra những quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới việc định dạng chương

34

trình của nước ngoài đó sẽ trở thành một sản phẩm bản địa như thế nào. Nói cách khác, đó là một nỗ lực thận trọng để điều chỉnh nội dung và hình thức.

Để làm được điều đó, NSX Việt cần phải biết tiếp thu những gì tích cực của format và phiên bản chương trình gốc, đồng thời tận dụng "kho tàng" văn hóa phong phú giàu bản sắc của dân tộc để xây dựng ý tưởng, lên kịch bản cho từng tập trước khi tổ chức ghi hình. Đó có thể là các tác phẩm văn học (văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại); các câu chuyện lịch s ; âm nhạc từ truyền thống đến hiện đại; các loại hình nghệ thuật dân gian (ch o, tuồng, cải lương...); di sản văn hóa vật thể; những đặc trưng văn hóa trong các sinh hoạt thường ngày ăn, mặc, ở, đi lại của người Việt...

THTT luôn đòi hỏi mỗi thước phim cần phải có những câu chuyện đủ sức hấp dẫn để giữ khán giả. Cái tài của đạo diễn, biên tập là biết tạo ra tình huống đúng lúc, đúng chỗ. Rồi từ những chất liệu thu thập được trong suốt quá trình ghi hình, NSX phải biên tập, chọn lựa, dựng phim theo một ý đồ nhất định... nhằm tạo ra một câu chuyện xuyên suốt theo phong cách truyền hình thực tế, có nội dung thể hiện góc nhìn Việt Nam và dành cho khán giả Việt.

 Vai trò của đội ngũ chuyên gia nước ngoài

Bên cạnh công ty truyền thông tư nhân và ĐTH, quá trình tái sản xuất một format mua bản quyền còn có sự góp mặt của đội ngũ cố vấn nước ngoài, có hiểu biết sâu sắc về định dạng chương trình. Sự phối hợp đó là để đảm bảo quá trình sản xuất đạt được kết quả tốt nhất, duy trì thành công của format, nâng cao giá trị thương hiệu. Stephen Freeman, một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực chuyển giao định dạng CTTH cho biết: "Trong r t nhiều trường hợp, khía cạnh văn hóa bản địa đòi hỏi phải có những thay đổi và chúng tôi phải ch p nhận rằng họ đang sản xu t chương trình tr n cơ sở văn hóa của đ t nước họ. Miễn là tính nguy n bản của format không bị thay đổi thì chúng tôi sẽ không can thiệp". NSX Việt Nam trên cơ sở hiểu rõ văn hóa bản địa và thị hiếu công chúng, phải chủ động hợp tác, đề xuất ý tưởng, thuyết phục, tranh luận với họ để có những điều chỉnh hợp lý mà không ảnh hưởng đến bản quyền. Ví dụ: trong chương trình Người gi u mặt (phiên bản Việt

35

của Big Brother), các chuyên gia nước ngoài đã cùng với phía Việt Nam thiết kế lại ngôi nhà chung để phù hợp với văn hóa Việt Nam như nơi ngủ của nam nữ riêng biệt, loại bỏ các camera trong nhà vệ sinh...

 Lắng nghe, thăm dò dư luận để điều chỉnh

Một format THTT được coi là Việt hóa thành công khi mà nó được công chúng đón nhận, có nội dung hình thức hấp dẫn, và đạt được mục tiêu về lợi nhuận cho NSX và ĐTH. Chính vì vậy, trong quá trình chương trình đang phát sóng, việc của NSX và nhà Đài không chỉ là quan tâm đến lợi nhuận thu về từ quảng cáo, tin nhắn bình chọn, tài trợ... mà còn phải luôn theo dõi phản ứng của công chúng, báo chí để có những điều chỉnh phù hợp, x lý scandal một cách có văn hóa trên cơ sở tôn trọng công chúng và văn hóa bản địa. Nếu không, chương trình sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bị công chúng quay lưng và chết yểu sau một, hai năm.

Tóm lại, Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài là một quá trình diễn ra xuyên suốt từ khi NSX bắt đầu nghiên cứu, tìm kiếm một format nào đó để mua giấy ph p; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để tái sản xuất và phát sóng; cho đến khi theo dõi phản hồi của công chúng để có những điều chỉnh hợp lý. Yếu tố văn hóa dân tộc và thị hiếu công chúng luôn chi phối mạnh tới mỗi khâu của quá trình nói trên. Đó cũng là cơ sở để NSX chương trình đưa ra các quyết định đúng đắn khi Việt hóa bất cứ một format chương trình mua bản quyền của nước ngoài nào.

1.3.3. Các tiêu chí đánh giá quá trình Việt hóa chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài

1.3.3.1. Đáp ứng linh hoạt những ràng buộc về mặt bản quyền

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bản quyền nói chung và bản quyền trong lĩnh vực truyền hình nói riêng ngày càng được coi trọng, không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác. Bản quyền (tiếng Anh: copyright) là thuật ngữ được s dụng để chỉ quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Trong khi quyền tác giả đặt tác giả như là người sáng tạo và các quan hệ tinh thần của tác giả đối với tác phẩm làm trung tâm thì bản

36

quyền lại bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả (copyright owner) hơn là chính tác giả.

Xuất phát điểm ban đầu của một format truyền hình là ý tưởng. Tuy nhiên, vì luật bản quyền chỉ bảo vệ những cái đã được cụ thể hóa từ ý tưởng. Ví dụ như một vở kịch, một cuốn tiểu thuyết, một bức tranh hoặc một giai điệu. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa việc ý tưởng chương trình truyền hình bị sao ch p và giành lợi thế trong những cuộc kiện tụng pháp lý, người ta thường phải áp dụng các biện pháp như văn bản hóa một cách chính xác nội dung định dạng chương trình; đăng ký thương hiệu tên chương trình; lô gô; một câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần... Ngoài ra, cách thiết kế bố trí sân khấu, ánh sáng và nhạc hiệu có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền. Chỉ những cá nhân, đơn vị nào trả tiền và đáp ứng đủ các yêu cầu nào đó thì mới được cung cấp công thức định dạng chính xác để chương trình THTT đó có thể được sản xuất và phát sóng ở nước khác.

Ví dụ, đơn vị nắm bản quyền phân phối format The Voice và Idol trên phạm vi toàn thế giới là Talpa Distribution B.V hay format The Amazing race được phân phối bởi Disney Media Distribution... Thông thường, một gói định dạng chương trình hoàn chỉnh, gồm: tài liệu văn bản mô tả ý tuởng; hình thức, kết cấu nội dung, đối tượng khán giả; thông tin đánh giá về rating, kịch bản chương trình mẫu; băng chương trình mẫu đã phát sóng; băng ghi hình hậu trường quá trình sản xuất chương trình; phần mềm máy tính; đồ họa; cách thức PR và tương tác với công chúng; dịch vụ tư vấn sản xuất... Chẳng hạn với format Idol (Thần tượng âm nhạc), có bốn yếu tố cơ bản gồm:

- Một phong cách đặc thù riêng biệt trong thiết kế đồ họa, màu sắc, lô gô, sân khấu, quy định vai trò của người dẫn chương trình và các giám khảo, ánh sáng, góc máy quay, cấu trúc các vòng thi...

- Ký thỏa thuận với thí sinh gồm những điều khoản phù hợp với một chương trình THTT

- Cách thức loại thí sinh dựa vào lượng tin nhắn bình chọn

37

- Tương tác với khán giả và quảng bá cho chương trình trên các diễn đàn, trang web, mạng xã hội [21, tr.48]

Chính vì vậy, khi nhà sản xuất Việt Nam mua một format THTT của nước ngoài, thì sẽ phải chấp nhận những quy định và ràng buộc về mặt bản quyền do đối tác, nhà phân phối đưa ra. Cụ thể là có những yếu tố về nội dung và hình thức được xem là cố định của chương trình không thể thay đổi hoặc chỉ được thay đổi với mức độ nhất định nào đó trong quá trình tái sản xuất / Việt hóa như ý tưởng; kết cấu; mô tip lô gô, hình hiệu, nhạc hiệu; thiết kế sâu khấu; luật chơi; vai trò của MC, ban giám khảo, thí sinh... Bất cứ một sự điều chỉnh nào đều phải có sự đồng ý chấp nhận của đội ngũ chuyên gia giám sát nước ngoài. Chính những ràng buộc này đã gây không ít khó khăn cho nhà sản xuất Việt khi luôn phải tìm cách làm cho nội dung, hình thức của chương trình phù hợp, gần gũi hơn với văn hóa và khán giả Việt.

1.3.3.2. Yếu tố chính trị, tư tưởng, luật pháp và môi trường truyền thông đặc thù

Quan trọng nhất chính là quan điểm của Đảng ta khẳng định rằng báo chí nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ thông tin, tuyên truyền của Đảng và vì thế tại nước ta không cho ph p có báo chí tư nhân. Các sản phẩm báo chí nói riêng (bài báo in, báo mạng điện t , báo phát thanh, chương trình truyền hình...) và toàn bộ nền báo chí nói chung phải luôn đảm bảo tính định hướng, không được đi ngược lại đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt các chức năng thông tin, định hướng tư tưởng, phát triển văn hóa, giải trí, giáo dục, quản lý và giám sát xã hội... Mục tiêu quan trọng của báo chí, trong đó có các chương trình truyền hình là phải góp phần làm cho những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội...

Điều này cũng dẫn tới việc mặc dù ủng hộ xu hướng xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình, tức là cho ph p việc huy động các nguồn lực bên ngoài, qua đó có thêm nhiều chương trình chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân, giảm ghánh nặng cho ngân sách, giảm tải cho nhà Đài. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiểm soát vấn đề này rất gắt gao bởi đây là mầm mống của tư nhân hóa báo chí. Vấn đề tư nhân liên kết tham gia sản xuất các chương trình truyền hình là chủ 38

trương đúng đắn và hợp với xu thế thời hội nhập, nhưng nếu không quản lý chặt chẽ, rõ ràng thì những phương tiện, lợi ích của tập thể, của cộng đồng có cơ nguy trở thành nơi thu lợi của một vài cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã phải xác lập và duy trì một khung pháp lý mang tính rằng buộc để kiểm soát hoạt động. Điều này có thể thấy rõ qua việc ban hành Thông tư 19/2009 của Bộ Thông tin & Truyền thông: Quy định về việc li n kết trong hoạt động sản xu t chương trình phát thanh, truyền hình. Trong đó, quy định rất rõ Đài truyền hình phải chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về nội dung và hình thức các chương trình được sản xuất theo mô hình xã hội hóa phát trên sóng của mình.

1.3.3.3. Phù hợp với văn hóa bản địa và thị hiếu công chúng trong nước

Sự khác biệt về văn hóa và thị hiếu công chúng giữa phương Tây - nơi các format THTT ra đời và Việt Nam - một nước phương Đông, khiến cho các chương trình THTT cần phải được Việt hóa đích đáng. THTT thực chất là một sản phẩm văn hóa tinh thần và vật chất mà các quốc gia phương Tây muốn thông qua đó truyền bá nền văn hóa đại chúng của mình (ý thức hệ, lối sống, phim ảnh, đồ ăn...) ra toàn thế giới. Sự lan rộng của THTT trong vai trò của một công cụ truyền bá văn hóa, một yếu tố góp phần đưa ngành truyền hình các nước tiến lại gần nhau hơn, là

một xu thế khó có quốc gia nào tránh khỏi, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, nội dung và hình thức của một tác phẩm báo chí truyền hình luôn phản ánh và mang dấu ấn của một nền văn hóa nhất định. Format THTT ra đời trong bối cảnh xã hội phương Tây, suy cho cùng là sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí đơn thuần cho khán giả và mục tiêu kiếm lợi nhuận cho NSX là chủ yếu. Nội dung và hình thức của các format là kết quả của một lối tư duy, văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân; lối sống vị kỷ, thực dụng của xã hội công nghiệp; đề cao tính cạnh tranh khốc liệt nhằm đạt được mục đích, thành tựu về vật chất... Trong khi đó, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa âm tính lâu đời, thể hiện qua một số điểm như:

 Đề cao tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái: Với lịch s ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự xâm lăng liên tục của ngoại bang đã hình thành ở người Việt Nam tinh thần đoàn kết,

39

chung sức chung lòng, sẵn sàng đặt lợi ích của dân tộc lên trên tất cả. Cái tôi cá nhân không bị triệt tiêu, ngăn cấm nhưng trong tương quan với gia đình, cộng đồng làng nước thì cái tôi luôn được đặt dưới. Trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt có rất nhiều câu ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau như: Một cây làm chẳng l n non - Ba cây chụm lại l n hòn núi cao; Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm; Chết cả đống còn hơn sống một người; Dựng nhà cần nhiều người - Đánh giặc cần nhiều s c... Điều này trái ngược hoàn toàn với phương Tây, cái "tôi" cá nhân là tối thượng. Mọi người đều bình đẳng dù là cha mẹ với con cái hay người lớn tuổi với người ít tuổi hơn...

 Lối sống trọng tình: Người Việt thiên về lối sống trọng tình cảm, có lý có tình nhưng thiên về tình hơn, theo kiểu "một bồ cái lý không bằng một tí cái tình". Trong khi đó, văn hóa phương Tây theo tư duy duy lý. Trong phương diện đạo đức, ứng x , thì tư duy duy lý tạo nên quyền bình đẳng giữa các cá nhân, tôn trọng cá tính, quyền riêng tư, và sự sòng phẳng đến mức “lạnh lùng” cho dù có là bạn b , vợ chồng con cái...

 Triết lý sống quân bình âm dương vừa linh hoạt vừa hòa thuận, ưa sự hài hòa, tế nhị, kín đáo trong ứng xử của người Việt: Ở bầu thì tròn ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa - Đi với ma mặc áo gi y; Lời nói chẳng m t tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Ăn có nhai, nói có nghĩ; Một sự nhịn chín sự lành; Tốt khoe x u che... Người Việt không có thói quen bộc lộ bản thân, phô bày cơ thể hay đề cập tới các vấn đề tế nhị như tình dục... ở nơi đông người.

Ứng x văn hóa là một yếu tố ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới tâm lý tiếp nhận của khán giả với các CTTH. Điều đó lý giải tại sao thị hiếu của khán giả Việt Nam so với khán giả phương Tây có những khác biệt. Nền văn hóa dương tính hướng ngoại khiến cho khán giả phương Tây ưa thích xem những chương trình kịch tính, trải nghiệm mạo hiểm, có mức độ cạnh tranh gay gắt trong cả đối thoại và hành động. Các cá nhân được khuyến khích và luôn tìm mọi cách bộc lộ thoải mái con người cả xấu và tốt của mình (khả năng, tình cảm, suy nghĩ, cơ thể). Chính vì vậy, các CTTH của phương Tây, đặc biệt là THTT, thường chứa đựng nhiều hành vi, cảm xúc tiêu cực như bạo lực, văng tục, ích kỷ, đố kỵ, không từ thủ đoạn để đạt

40

được mục đích. Kể cả những vấn đề tế nhị như tình dục cũng được bàn luận hoặc khai thác trực diện...

Ngược lại, với nền văn hóa âm tính, người Việt Nam đã quen với việc tiếp nhận các CTTH có ngôn ngữ hình ảnh đúng mực; ít chứa đựng các yếu tố cảm xúc tiêu cực hay những hành vi quá lố; có yếu tố cạnh tranh nhưng luôn được điều chỉnh ở mức độ vừa phải; đề cao chức năng giáo dục tư tưởng, hướng thiện một chiều... Những yếu tố tình dục, tính dục luôn được hạn chế đề cập tới một cách quá trực diện, phản cảm.

Từ sự khác biệt về thị hiếu, khán giả luôn có xu hướng bày tỏ thái độ bất bình trước những hình ảnh, hành động, lời nói vi phạm thuần phong mỹ tục của đất nước mình xuất hiện trên truyền hình... Ví dụ: các cô gái chụp ảnh khỏa thân được ghi hình và phát sóng trong một chương trình về nghề người mẫu chắc chắn sẽ khiến khán giả Việt thấy phản cảm. Nhưng điều này lại rất bình thường trong văn hóa phương Tây. Thậm chí, một số format THTT như Naked and Afraid (Khỏa thân và sợ hãi), Buying Naked (Mua nhà khỏa thân), Dating Naked (Hẹn hò khỏa thân)… còn bắt buộc người chơi hoàn toàn thoát y trong suốt quá trình quay phim và lên sóng.

Nếu nhìn vào lịch s hình thành và phát triển của THTT, có thể thấy, các format nổi tiếng nhất của thế giới chủ yếu xuất phát từ các quốc gia phương Tây, như Hà Lan, Anh, Mỹ... Chính vì vậy, bản thân cả format và phiên bản đầu tiên được sản xuất dựa trên những format này tất yếu chứa đựng đậm đặc những mã văn hóa tinh thần và vật chất của quốc gia sản sinh ra nó, từ đạo đức, lịch s , thế giới quan, ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ, ứng x , văn học nghệ thuật đến kiến trúc, di sản phi vật thể... Đây là những yếu tố quan trọng nhất mà NSX ở bất cứ nước mua bản quyền nào cũng phải cân nhắc để điều chỉnh, theo hướng tiếp thu, loại bỏ, hoặc bổ sung, kết hợp... Ví dụ, các NSX phiên bản Big Brother tại Arhentina cho biết, họ đã cân nhắc loại bỏ những cảnh quay mở đầu, trong đó, những người chơi bị bắt cóc bởi một nhóm người trùm mũ kín đầu và bị x toạc hết quần áo trước khi bị đưa vào căn nhà chung. Mô típ này đã xuất hiện ở một số phiên bản ở nước khác, nhưng với

41

lịch s chế độ độc tài ở Arhentina, là hoàn toàn không phù hợp và có thể khiến khán giả bản địa bị sốc.

Các format THTT, bên cạnh các yếu tố tương đối cố định, luôn có một khoảng mở rộng về cả nội dung và hình thức, để trong quá trình tái sản xuất, người ta có thể sáng tạo, điều chỉnh cho phù hợp, tương thích với thị hiếu của đối tượng khán giả bản địa. Quá trình này quyết định một chương trình mua format nước ngoài có được đón nhận hay không, chứ không chỉ nằm ở sự độc đáo, hấp dẫn của ý tưởng format ban đầu.

1.3.3.4. Mức độ thành công về mặt lợi nhuận

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, dù là cơ quan ngôn luận, công cụ tư tưởng của Đảng và Nhà nước thì các Đài truyền hình cũng không thể trông chờ toàn bộ vào ngân sách để nuôi bộ máy khổng lồ của mình; hay có đủ tiền để đầu tư sản xuất tất cả chương trình trong một năm... Giờ đây, mỗi Đài truyền hình ở khía cạnh nào đó cũng được xem như một doanh nghiệp làm kinh tế. Họ phối hợp với các công ty truyền thông tư nhân bên ngoài cùng sản xuất, phát sóng các format THTT nước ngoài không chỉ nhằm mục đích lấp đầy sóng, đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả, mà còn là để kiếm tiền. Lợi nhuận mà THTT mang tới có thể là qua quảng cáo, tin nhắn bầu chọn, các hình thức tài trợ... Trên thế giới, THTT là một trong những dạng chương trình truyền hình dễ sinh lời và sinh lời nhiều nhất hiện nay, vì thế, không có gì khó hiểu khi đây là một tiêu chí để đánh giá một format được "Việt hóa" thành công hay không, bên cạnh các yếu tố khác về mặt nội dung và hình thức... Nếu chỉ tốt về nội dung nhưng không thu hút được nhiều quảng cáo, chưa tạo ra được nhiều lợi nhuận cho NSX thì đó chưa phải là một chương trình được Việt hóa thành công trọn vẹn.

1.3.3.5. Trình độ nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật của NSX Việt Nam

So với truyền hình thế giới nói chung và mảng THTT nói riêng, Việt Nam rõ ràng là một nước đi sau. Điều này dẫn tới sự khác biệt rất lớn về trình độ, tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao của đội ngũ sản xuất chương trình; mức độ hiện đại của công nghệ sản xuất các format THTT; tiềm lực tài chính đầu tư cho quá

42

trình sản xuất... Tại nước ta, do ngay từ đầu nhân lực và vật lực đều yếu, nên ngay trong sản xuất chương trình truyền hình thông thường, các Đài từ Trung ương đến địa phương và ngay cả các công ty truyền thông tư nhân luôn phải tìm cách tiết kiệm chi phí. Vì vậy, đến khi làm THTT, việc cần huy động một lượng lớn máy quay, ê kíp làm việc đông đảo thực sự là một thách thức. Điều này khá trái ngược với nước ngoài, nơi các chương trình thực tế được xem là cứu cánh cho ngành truyền hình vì chi phí thấp nhưng sinh lãi cao thông qua một chiến lược sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản. Các nhà sản xuất THTT của Việt Nam hiện vẫn đang ở trong giai đoạn tự mày mò, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, với hy vọng hướng tới sự chuyên nghiệp trong một tương lai không xa. Sự chênh lệch về trình độ nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình Việt hóa một format THTT của nước ngoài sẽ trở thành một sản phẩm truyền hình bản địa có nội dung, hình thức như thế nào!

43

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Như vậy, chương 1 của luận văn đã làm rõ khái niệm và đặc trưng của truyền hình thực tế, lịch s hình thành phát triển và đặc biệt là tính hai mặt của dạng chương trình truyền hình này; khái quát tình hình phát triển của thị trường mua bán, chuyển giao định dạng chương trình truyền hình trên thế giới hiện nay. Tiếp đó, tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình Việt hóa các format THTT mua bản quyền nước ngoài diễn ra như thế nào về mặt lý thuyết và trong thực tiễn, đồng thời xây dựng một hệ thống 5 tiêu chí để đánh giá quá trình Việt hóa.

Sự phát triển của THTT và mức độ phổ biến đáng kinh ngạc của nó trên phạm vi toàn thế giới đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của truyền hình hiện đại, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn liên quan tới đạo đức báo chí và nguy cơ đồng hóa về văn hóa. Sự du nhập của THTT vào Việt Nam, nhìn rộng ra, là kết quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa thông tin và toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng về số lượng của THTT tại nước ta là kết quả của xu hướng xã hội hóa sản xuất các CTTH. Đó là một thực tế không thể tránh khỏi mà chúng ta phải đối mặt. Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài, tức là dựa trên khung định dạng, kết cấu chương trình gốc để điều chỉnh, thêm bớt, thay đổi các yếu tố về cốt truyện, nhân vật, hình thức, thông điệp... Mục tiêu của quá trình Việt hóa là để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật và trình độ của NSX Việt Nam, phù hợp với môi trường truyền thông có nhiều đặc thù; nhu cầu, thị hiếu tiếp nhận của công chúng truyền hình Việt Nam và mang lại thành công về lợi nhuận cho NSX. Đây là một yêu cầu bắt cuộc, có vai trò quan trọng nhằm làm cho các CTTH dù mua bản quyền nước ngoài, vẫn đi theo đúng đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền hình; phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; phát huy giá trị tích cực của hội nhập, giao lưu văn hóa; đồng thời ngăn chặn những yếu tố văn hóa ngoại lai độc hại xâm nhập và ảnh hưởng không tốt tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực trạng Việt hóa các format THTT mua bản quyền nước ngoài thời gian vừa qua như thế nào Câu hỏi này sẽ được làm rõ trong chương 2 của luận văn.

44

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5 CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2014 Ở VIỆT NAM)

2.1. Tiêu chí lựa chọn chƣơng trình để phân tích thực trạng Việt hóa

Như trên đã nói, tính tới thời điểm này, số lượng chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam đã lên tới khoảng 50 chương trình. Đối lập với sự "thừa lượng" ấy là tình trạng "thiếu chất", tức là có rất ít chương trình được "Việt hóa" một cách đích đáng, t tế, vừa đạt được thành công về mặt lợi nhuận, vừa được công chúng đón nhận và có sức sống lâu bền. Đa phần các format THTT "hot" nhất trên thế giới được nhập khẩu về Việt Nam đều gặp phải các "sự cố" đáng tiếc sau khi phát sóng như scandal tai tiếng, hoặc không được khán giả đón nhận như mong đợi.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận văn chọn ra 5 chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài tiêu biểu để khảo sát, gồm: The Voice - Giọng hát Việt 2012, 2013; Bước nhảy hoàn vũ từ 2011 đến 2014, Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model từ 2011 đến 2014; Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent 2012,2013; Cuộc đua kỳ thú 2012, 2013. Tiêu chí để lựa chọn các chương trình kể trên là:

- Đảm bảo sự đa dạng về nội dung chương trình được khảo sát: 5 chương trình nói trên lần lượt là cuộc thi ca hát; cuộc thi nhảy múa; cuộc thi tìm kiếm người mẫu (mang tính chất nghề nghiệp); cuộc thi tìm kiếm tài năng; trải nghiệm mạo hiểm. Tất cả đều thuộc dạng gameshow truyền hình thực tế đối kháng và tìm kiếm tài năng đang chiếm ưu thế trong mảng THTT mua bản quyền nước ngoài hiện nay.

- Mức độ thành công của chương trình gốc: Cả 5 format được lựa chọn để phân tích đều rất nổi tiếng trên thế giới. Ở quốc gia sản sinh ra 5 format này, các chương trình đều có sức sống lâu bền (America's Next Top Model đã lên sóng hơn 20 mùa), đạt được thành công về doanh thu, rating, các giải thưởng uy tín về truyền hình và được bán sang nhiều quốc gia khác nhau

45

- 5 chương trình trên do 3 công ty truyền thông tư nhân nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản xuất chương trình THTT tại Việt Nam hiện nay: Đó là Multimedia (Vietnam's Next Top Model), Cát Tiên Sa (Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ), BHD (Vietnam's Got Talent, Cuộc đua kỳ thú). Đơn vị mà 3 công ty trên phối hợp sản xuất là ĐTH quốc gia Việt Nam, cụ thể là kênh VTV3 - một trong những kênh truyền hình đại chúng về văn hóa, giải trí được đông đảo khán giả cả nước theo dõi.

- Cả 5 chương trình nói trên đều đạt được những thành công nhất định khi được "Việt hóa" và phát sóng tại Việt Nam: Giọng hát Việt thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khán giả và truyền thông khi lên sóng mùa đầu tiên, đạt doanh thu cao từ quảng cáo (khoảng 150 - 180 triệu đồng cho một spot quảng cáo 30 giây). Vietnam's Got Talent có chỉ số rating/người xem khá cao so với các chương trình THTT khác. Bước nhảy hoàn vũ ngay từ mùa đầu tiên đã tạo ra một trào lưu khiêu vũ thể thao trong cả nước. Vietnam's Next Top Model là chương trình đầu tiên giúp khán giả Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề người mẫu vốn có nhiều định kiến. Còn Cuộc đua kỳ thú cho thấy nỗ lực dáng khen của NSX Việt Nam khi phải Việt hóa một format THTT phức tạp và khó nhất trên thế giới...

- Các chương trình đều vấp phải những hạn chế chung của THTT mua bản quyền nước ngoài: Đó là có nhiều yếu tố nội dung, hình thức chưa được Việt hóa một cách đích đáng để phù hợp với công chúng Việt và văn hóa Việt.

2.2. Vài nét về 5 format chƣơng trình đƣợc chọn để khảo sát

2.2.1. Format chương trình khiêu vũ thể thao Strictly Come Dancing

Format chương trình Strictly Come Dancing được phân phối bởi BBC Worldwide - công ty con của BBC. Ra đời ở nước Anh, hiện nay format này đã được cấp ph p cho 42 quốc gia. Khi mua bản quyền, nhiều nước s dụng cái tên Dancing with the stars (Khiêu vũ với ngôi sao). Đây là một trong những CTTH phổ biến nhất trên thế giới trong năm 2006 và 2007. Tại Mỹ, chương trình này đã tồn tại được 8 năm và phát sóng được 18 mùa.

46

Format chương trình khá đơn giản. Sẽ có khoảng 10 đến 12 cặp nhảy (tùy thuộc vào từng quốc gia). Mỗi cặp gồm một người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ...) và một vũ công chuyên nghiệp. Hàng tuần họ cạnh tranh, thi đấu với nhau bằng cách trình diễn các điệu nhảy theo một phong cách nào đó do ban tổ chức quy định. Thông thường, mỗi phần trình diễn sẽ k o dài trong khoảng một phút 30 giây, được dàn dựng trên nền của một ca khúc hoặc bản nhạc không lời. Những nhận x t, điểm số sau đó được đưa ra bởi một BGK. Khán giả có một khoảng thời gian nhất định để bình chọn cho cặp thí sinh yêu thích của họ qua điện thoại hoặc qua Internet. Sau khi cộng hai đầu điểm (của giám khảo và của khán giả bình chọn), cặp đôi nào ít điểm nhất sẽ bị loại. Quá trình này tiếp tục cho đến khi chỉ có hai hoặc ba cặp thí sinh ở lại. Họ sẽ tranh tài để giành được chức vô địch.

Những điều làm nên sức hấp dẫn của format này gồm:

- Những màn khiêu vũ sôi động, khỏe khoắn trở nên đầy mê hoặc và cuốn hút khi hết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, trang phục, âm nhạc. Yếu tố chuyên môn khá cao khi có sự góp mặt của các vũ công chuyên nghiệp và ban giám khảo cũng là những người có nghề.

- Sự tham gia của những người nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực là một nhân tố thu hút sự tò mò của công chúng.

- Khán giả được thể hiện quyền lực của mình khi lá phiếu của họ quyết định 50 % cơ hội để thí sinh được vào vòng trong hay bị loại.

2.2.2. Format chương trình tìm kiếm người mẫu Next Top Model

America's Next Top Model (gọi tắt là ANTM; tạm dịch: Người mẫu hàng đầu tiếp theo của nước Mỹ) là một chương trình THTT do cựu siêu mẫu nổi tiếng thế giới Tyra Banks sáng lập và là người dẫn chương trình. Theo format ban đầu, các cô gái sẽ tranh tài với nhau để giành được ngôi vị quán quân và được tạo điều kiện để bước chân vào ngành công nghiệp người mẫu đầy hào nhoáng. Mùa thi đầu tiên lên sóng chính thức tại Mỹ vào tháng 05/2003 và trở thành một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất của hệ thống truyền hình cáp UPN. Tính tới nay,

47

ANTM đã trải qua 21 mùa phát sóng. Format chương trình được giữ bản quyền và phân phối trên phạm vi toàn thế giới bởi CBS Paramount International Television.

Về định dạng chương trình: NSX sẽ tổ chức các buổi casting với hai phần catwalk và phỏng vấn trực tiếp nhằm chọn ra những thí sinh có hình thể, có tiềm năng và cá tính bước vào căn nhà chung. Mỗi mùa thi sẽ có khoảng trên dưới 15 cô gái tham gia ghi hình trong khoảng 15 tập phim. Mỗi tập phim sẽ bao gồm nhiều hoạt động diễn ra trong suốt một tuần của tất cả các thí sinh như: tham gia các th thách, chụp ảnh hoặc quay phim quảng cáo, các cô gái nghe những lời đánh giá từ hội đồng giám khảo...Và cuối cùng là phần Tyra Banks thông báo người bị loại khỏi cuộc đua. Địa điểm diễn ra cuộc thi không bó buộc ở nước Mỹ, mà còn được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này không chỉ giúp các cô gái mà cả khán giả được trải nghiệm nhiều nền văn hóa và mở mang tầm hiểu biết. Bắt đầu từ mùa thứ 20, có một sự thay đổi trong format. Đối tượng của cuộc thi được mở rộng ra cho cả nam và nữ, tức là tất cả những ai có niềm đam mêm nghề người mẫu đều có thể tham gia casting và cùng vào ở trong ngôi nhà chung.

Một n t đặc biệt của chương trình này là bên cạnh quá trình luyện tập các th thách của các thí sinh, toàn bộ cuộc sống sinh hoạt của họ trong ngôi nhà chung cũng được ghi lại và biên tập để phát sóng nhờ các camera đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Chính từ đây, những điều tốt đẹp cũng như xấu xí trong tính cách của các thí sinh cũng trở thành đối tượng để hàng triệu khán giả xem, đánh giá, bình luận...

Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của format Next Top Model gồm:

- Khán giả được chứng kiến quá trình một cô gái, chàng trai hầu như chưa biết gì về nghề người mẫu và thời trang lột xác thành một con người có vẻ ngoài hoàn toàn khác

- Quá trình sinh hoạt của các thí sinh trong ngôi nhà chung được ghi hình lại và truyền tải đến khán giả sau khi đã được NSX biên tập, lựa chọn những hình ảnh, câu chuyện đáng giá nhất.

48

- Những bộ trang phục đẹp theo những xu hướng thời trang thịnh hành, được khoác lên người những cô gái, chàng trai có thể hình chuẩn, vẻ đẹp cá tính, cũng là một yếu tố thu hút khán giả.

2.2.3. Format cuộc thi ca hát The Voice

Người sáng tạo ra The Voice chính là ông trùm truyền thông tại Hà Lan - John de Mol - người đứng sau công ty xản xuất và phân phối truyền hình quốc tế nổi tiếng Endemol và kênh truyền hình cáp Talpa. Năm 2010, John de Mol đã sáng tạo ra một chương trình thi đấu âm nhạc theo kiểu THTT, lấy tên là The Voice of Holland (Giọng hát Hà Lan). Ngay sau khi ra mắt, chương trình đã gây được ấn tượng mạnh mẽ không chỉ với khán giả trong nước mà các NSX truyền hình nước ngoài cũng ngay lập tức hỏi mua bản quyền.

The Voice là một trong những chương trình THTT được đánh giá cao trước hết vì tính hấp dẫn của format. Sự khác biệt của nó so với các chương trình khác chính là hai cuộc cạnh tranh, thi đấu cùng diễn ra song song. Đó không chỉ là cuộc thi giữa các thí sinh nhằm dành được danh hiệu quán quân cùng một hợp đồng thu âm giá trị. Bốn HLV - bốn ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng cũng đồng thời đấu trí với nhau, làm thế nào để đưa một thành viên của đội mình đến ngôi vị chiến thắng. Về cơ bản, format của chương trình này gồm ba vòng: Giấu mặt (blind audition), Đối đầu (battle round), và Biểu diễn trực tiếp (live show). Ở một số phiên bản, để tăng sự kích tính và khắc nghiệt của chương trình, các nhà sản xuất bổ sung thêm vòng Đo ván (knockout round) sau vòng Đối đầu.

Vòng Giấu mặt: Các thí sinh (đã vượt qua vòng sơ tuyển địa phương do NSX tổ chức và chọn lựa) đứng trên sân khấu và trình diễn trong một phút 30 giây. Các giám khảo ngồi quay lưng lại sân khấu và không thể thấy thí sinh. Nếu giọng hát của ai thỏa mãn tiêu chí giám khảo tự đặt ra, họ sẽ nhấn nút mời thí sinh đó vào nhóm. Nếu có hơn một giám khảo ấn nút chọn, họ phải tìm cách thuyết phục thí sinh về đội của mình. Vòng này kết thúc khi các HLV đã có đủ số lượng thành viên trong đội của mình.

49

Vòng đối đầu: Sau khi hoàn thiện đội hình, các HLV sẽ bắt đầu hỗ trợ các thí sinh trong việc định hướng cá tính âm nhạc, chọn bài, kĩ thuật trình diễn, x lý bài hát... Ban tổ chức và HLV sẽ lần lượt bắt cặp cho các thí sinh trong mỗi đội để tham gia biểu diễn đối kháng. Mỗi cặp thí sinh của từng HLV sẽ loại nhau trên sân khấu được thiết kế như võ đài môn quyền anh. Sau mỗi phần thi song ca, HLV sẽ phải ngay lập tức đưa ra quyết định chọn thí sính mình ưng ý nhất đi tiếp. Thí sinh bị thua sẽ chờ xem các vị HLV khác có quyết định bấm vào nút cướp thí sinh hay không (mỗi HLV sẽ có hai lượt cướp).

Vòng Knockout: Vòng thi này tương tự như vòng Đối đầu, các thí sinh còn lại trong mỗi đội được bắt cặp để thi đấu với nhau. Tuy nhiên, điểm khác là các phần trình diễn trong vòng này là đơn ca. Vòng đấu này cũng khốc liệt hơn nhiều khi các thí sinh không biết trước mình sẽ phải thi đấu với ai cho tới khi đến lượt biểu diễn. HLV sẽ cân nhắc xem ai là người họ muốn giữ lại và phải đưa ra quyết định trực tiếp sau khi cả hai phần đơn ca kết thúc.

Vòng Biểu diễn trực tiếp: Gồm Vòng Tứ kết, Bán kết và Chung kết. Với vòng tứ kết, quyền bình chọn của khán giả bắt đầu có hiệu lực. Qua mỗi liveshow, thí sinh ở các đội sẽ bị loại dần cho đến khi mỗi đội chỉ còn hai người (HLV được quyền giữ một và khán giả được quyền giữ lại một thí sinh). Trong vòng Bán kết, các thí sinh cùng trình diễn và một n a sẽ bị loại, tức là mỗi đội chỉ còn một thí sinh đi thẳng tới đêm chung kết, dựa trên tỉ lệ bình chọn của khán giả và tỉ lệ điểm của HLV (50/50). Cuối cùng, một trong bốn người sẽ nhờ vào bình chọn của khán giả để trở thành quán quân với phần thưởng tiền mặt và hợp đồng thu âm.

Nhìn chung, format của The Voice phức tạp hơn so với các chương trình THTT cùng loại khác như Idol hay Xfactor. Từ tên gọi các vòng thi, cách thiết kế sân khấu, cách thức thi hát 1 vs 1 loại trực tiếp... tất cả đều tạo nên một tổng thể format chương trình THTT hấp dẫn, mới lạ, đầy khắc nghiệt, kịch tích, mang tới nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình hơn hẳn so với những cuộc thi hát truyền thống trước đây. Yếu tố "thực tế" được thể hiện rất rõ trong The Voice:

50

- Khán giả không chỉ được chứng kiến quá trình luyện tập, sự trưởng thành tiến bộ hay thụt lùi của thí sinh qua mỗi vòng thi. Những chia sẻ về tình yêu âm nhạc, về mỗi ca khúc họ lựa chọn, niềm vui sướng, thất vọng khi biết kết quả; tâm trạng của bạn b , người thân thí sinh ở hậu trường... đều được tập trung khai thác làm nổi bật.

- Tính cạnh tranh cao và khắc nghiệt hơn so với nhiều format cuộc thi âm nhạc khác

- Tính cách, khả năng ăn nói, năng lực chuyên môn của các HLV nổi tiếng có vai trò không nhỏ trong việc tạo ra sức hút và chất lượng cho chương trình.

- Khán giả được lôi k o tham gia bình chọn, ủng hộ cho các thí sinh qua hình thức nhắn tin điện thoại, bỏ phiếu qua các trang mạng xã hội...

Tính tới thời điểm này, sau gần bốn năm ra đời, format chương trình The Voice đã có tới 52 phiên bản khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó có lẽ thành công nhất là The Voice Mỹ với sáu mùa phát sóng. The Voice cũng đã giành được nhiều giải thưởng danh giá liên quan tới lĩnh vực truyền hình, âm nhạc, giải trí của Mỹ như: Critics' Choice Television Awards, Billboard Mid-Year Music Awards, Producers Guild of America Award... 2.2.4. Format cuộc thi tìm kiếm tài năng Got Talent

Got Talent là format THTT do Simon Cowel - một nhà sản xuất nổi tiếng người Anh sáng tạo ra. Phiên bản th nghiệm mang tên Britain's Got Talent đã được sản xuất ở Anh vào năm 2005 với người dẫn chương trình Paul O'Grady. Tuy nhiên sau đó chương trình này bị trì hoãn do mâu thuẫn giữa Paul và ITV. Vì thế America's Got Talent trở thành phiên bản chính thức đầu tiên được phát sóng trên thế giới của format Got Talent. Phần thưởng của America's Got Talent là một triệu đô la tiền mặt. Format của Got Talent khá đơn giản. Mục tiêu của chương trình này là tìm kiếm tài năng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, với thông điệp: Chỉ cần bạn có tài năng, hoặc cảm th y những điều mình làm được là tài năng đều có thể đăng kí tham dự chương trình.

Có người ví Got Talent giống như một chương trình tạp kỹ. Mỗi số phát sóng, khán giả được xem những con người bình thường biểu diễn ca hát, nhảy múa, diễn

51

xiếc, thực hiện các trò mạo hiểm, vẽ tranh... Điểm hấp dẫn của chương trình không phải là tính cạnh tranh khắc nghiệt mà chính ở những tài năng tiềm ẩn trong cuộc sống đời thường, thuộc đủ mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Cũng theo format chương trình này, khán giả là người bình chọn ra những tiết mục và thí sinh họ yêu thích nhất để đi sâu vào các vòng trong, và giám khảo cũng có quyền quyết định của riêng mình. Về format của Got Talent, có bốn vòng thi trong một mùa, đó là: Vòng sơ loại toàn quốc, Vòng loại sân khấu, Bán kết và Chung kết:

Theo quy định của format Got Talent gốc, vòng sơ loại sẽ chọn ra 360 tiết mục để vào vòng loại sân khấu. Tại vòng loại sân khấu, BGK sẽ chọn ra khoảng 100 tiết mục. Mỗi thí sinh phải có ít nhất hai trong ba giám khảo đồng ý mới được lọt vào vòng trong. Tiếp đó, BGK sẽ hội ý và lựa chọn ra 49 tiết mục nổi bật nhất vào vòng bán kết. Tại vòng bán kết (Semi Final), 49 tiết mục sẽ biểu diễn trong vòng 7 tuần, để chọn ra 14 tiết mục vào vòng chung kết (Final). 14 tiết mục lọt vào vòng Chung kết sẽ tranh tài trong 2 tập Final (Final 1 và Final 2). Sau khi kết thúc 7 màn trình diễn tại Final 1, tổng đài nhắn tin bình chọn chính thức mở c a và hoạt động đến khi đêm Final 2 bắt đầu diễn ra. Sau khi kết thúc 7 màn trình diễn tại Final 2, tổng đài nhắn tin bình chọn chính thức mở c a và hoạt động đến đêm Gala chính thức diễn ra.

Ở đêm Gala Chung kết, 14 tiết mục sẽ có mặt trên sân khấu. Ban tổ chức sẽ công bố 2 tiết mục chiến thắng từ Final 1 cùng 2 tiết mục chiến thắng từ Final 2. Bốn tiết mục xuất sắc này sẽ tranh tài lần cuối và sau đó khán giả có 15 phút để nhắn tin bình chọn. Kết quả chiến thắng chung cuộc sẽ được xướng tên trên sân khấu ngay khi có kết quả từ tổng đài bình chọn. Các yếu tố làm nên thành công của format Got Talent gồm:

- Chương trình khiến cho khán giả nghĩ rằng bất cứ ai cũng có tài năng tiềm ẩn nào đó, khuyến khích mọi người thể hiện những khả năng của mình trước công chúng.

- Giải trí và mang lại tiếng cười cho công chúng

- Phát hiện ra những nhân tố có tài năng thực sự làm điểm nhấn thu hút sự quan tâm của dư luận

52

- Phản ứng của BGK trước các tiết mục của các thí sinh, thể hiện qua cách họ bộc lộ cảm xúc, tương tác, trò chuyện, nhận x t, đánh giá... Điểm đặc biệt là giám khảo có thể ấn nút X để phản đối khi gặp một tiết mục mà họ không hứng thú.

Do Fremantle Media nắm bản quyền, tính đến tháng 4 năm 2014, format Got Talent đã có mặt ở 58 quốc gia. Format này đã được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là format THTT thành công nhất thế giới. Ước tính hơn 460 triệu khán giả đã xem chương trình này kể từ năm 2006.

2.2.5. Format chương trình The Amazing Race

The Amazing Race là một chương trình THTT gồm những đội gồm hai người đi vòng quanh thế giới. Các đội sẽ cố gắng về đích sớm nhất ở mỗi chặng để tránh khả năng bị loại. Các đội sẽ lần lượt bị loại đến khi chỉ còn lại ba đội cuối cùng; lúc đó, đội về nhất ở chặng chung kết sẽ giành giải thưởng bằng tiền mặt trị giá một triệu đô la Mỹ. Mỗi đội sẽ gồm hai cá nhân có quan hệ với nhau ở mức độ nào đó, có thể là vợ chồng, anh chị em, cha mẹ - con cái, bạn trung học, đôi tình nhân... Thông thường, chương trình đòi hỏi các thành viên trong cùng một đội phải quen nhau ít nhất ba năm trước khi tham gia vào cuộc thi. Ngoài ra, thành viên thuộc các đội khác nhau không được quen biết nhau từ trước.

Các thí sinh đi đến nhiều nước khác nhau bằng nhiều phương tiện, bao gồm máy bay, taxi, xe hơi, xe l a, thuyền... Những mật thư trong mỗi chặng sẽ chỉ các đội đến địa điểm tiếp theo hoặc hướng dẫn họ thực hiện một th thách nào đó. Những th thách sẽ mô phỏng hoặc dựa trên đặc điểm địa lí, thiên nhiên, và văn hóa bản xứ. Nếu một đội về chót trong một chặng của cuộc đua, họ có thể bị buộc ngừng tham gia tiếp hoặc phải chấp nhận những bất lợi đáng kể trong chặng tiếp theo. Nhiệm vụ của NSX là lựa chọn các địa điểm, thiết kế các th thách, lựa chọn đội thi và chuẩn bị hậu cần cho toàn cuộc đua. Trong quá trình đua, nhóm quay phim phải theo chân các đội thi và người dẫn chương trình từ đầu đến cuối để ghi hết lại các diễn biến....

Mùa đầu tiên đã được phát sóng ở Hoa Kỳ năm 2001 và tính đến nay, chương trình này đã giành được 8 giải Emmy cho "Chương trình truyền hình thực tế xu t

53

sắc". Hiện nay bản quyền chương trình đã được bán cho nhiều nước như Brasil, Israel, Australia, Trung Quốc, Na Uy, Việt Nam, Philippines và Pháp.... Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chương trình The Amazing zace:

- Sự cạnh tranh về cả trí tuệ và thể chất giữa các đội thi để chinh phục những th thách khó khăn. Mọi cảm xúc, tâm sự, chia sẻ của các đội chơi đều được ghi lại chân thực. Những diễn biến trong cuộc đua là không thể lường trước được ngay cả đối với nhà sản xuất.

- Chức năng định hướng, giáo dục: chương trình mang tới thông điệp dám nghĩ dám làm, biết cách vượt qua những gian khổ khó khăn, tự chủ trước những biến cố. Khán giả được "tham quan" qua màn ảnh nhỏ những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước mình và nhiều quốc gia khác, thông qua trải nghiệm trực tiếp, sinh động của các đội chơi.

- Hình ảnh, âm thanh sinh động...

2.3. Thực trạng Việt hóa 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài

2.3.1. Chương trình Bƣớc nhảy hoàn vũ

Tại Việt Nam, format Strictly Come Dancing/Dancing with the stars được tái sản xuất bởi công ty Cát Tiên Sa và VTV3, với sự tài trợ từ nhãn hiệu đồ uống Vfresh của công ty Vinamilk trong ba mùa đầu, và thương hiệu điện thoại Nokia trong hai mùa 2013, 2014. Người giám sát sản xuất phía VTV là nhạc sĩ Lương Minh.

Tên chương trình được Việt hóa hoàn toàn, thành Bước nhảy toàn vũ (BNHV). Bên cạnh các hình ảnh quá trình tập luyện được ghi hình sẵn, toàn bộ các đêm biểu diễn đều được ghi hình và phát sóng trực tiếp tại trường quay. Từ năm 2010 đến nay, chương trình này đã trải qua năm mùa phát sóng.

54

- Mùa đầu tiên: từ 11/4 đến 20/7/2010. Chức vô địch thuộc về diễn viên, ca sĩ Ngô Thanh Vân và Tihomir Romanov Gavrilov

- Mùa thứ 2: từ 17/4 đến 3/7/2011. Chức vô địch thuộc về ca sĩ và Lachezar Stefanov Todorov

- Mùa thứ 3: từ 18/3 đến 17/7/2012. Chức vô địch thuộc về ca sĩ Minh Hằng và Atanas Georgiev Malamov

- Mùa thứ 4: từ 23/3 đến 25/5/2013. Chức vô địch thuộc về ca sĩ Đoan Trang và Tihomir Gavrilov

- Mùa thứ 5: từ 11/1 đến 22/3/2014. Có hai cặp nhảy cùng giành giải vàng là Thu Thủy - Daniel và Ngân Khánh - Kristian

 Những thay đổi của NSX Việt Nam trong việc lựa chọn các cặp nhảy

Ông Nguyễn Quang Minh, TĐG công ty Cát Tiên Sa cho biết: "Về chi phí trung bình mua bản quyền cho một chương trình THTT có tính ch t toàn cầu như Dancing with the stars khoảng nửa triệu USD/mùa, mùa kế tiếp số tiền phải trả tăng khoảng 10%". Tuân thủ gần như tuyệt đối format gốc về luật thi đấu và cấu trúc các vòng thi, tuy nhiên, về người chơi, BNHV lại có một khác biệt khá lớn so với các phiên bản ở các quốc gia khác. Đó chính là sự tham gia của các vũ công nước ngoài, thay vì các vũ công bản địa. Có nghĩa là trong 10 cặp nhảy, một cặp sẽ gồm một người nổi tiếng mang quốc tịch Việt Nam, một vũ công do ban tổ chức mời về, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

Câu hỏi tại sao chương trình không s dụng vũ công Việt Nam đã từng được nhiều phóng viên và khán giả đặt ra ngay từ mùa đầu tiên. Nhà báo Dương Vân Anh (Thể thao & Văn hóa cuối tuần) nhận định: "Đây không phải câu hỏi mang tính tự kỷ” với quan niệm người Việt dùng hàng Việt”. Nó được đặt ra khi tr n sân kh u lộng lẫy của cuộc thi này, không ít vũ công nước ngoài cho th y rằng trình độ của họ còn thua kém các vận động vi n dance sport chuy n nghiệp của Việt Nam". Mặt khác, với format chuẩn của Strictly Come Dancing/Dancing With The Stars, vũ công phải là những vận động viên thi đấu và có giải ở các giải chuyên nghiệp nhằm

55

đảo bảo tính chuyên môn và chất lượng chương trình. Và với dàn vũ công quốc tế đã, đang chơi cho BNHV ở Việt Nam, điều này hoàn toàn mù mờ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Minh lý giải: Vũ công Việt Nam thừa khả năng tham gia cuộc chơi này. Nhưng điều khiến ông băn khoăn và quyết định mời vũ công nước ngoài là thể hình của các vận động viên Việt Nam. Tham gia cuộc thi là những ngôi sao giải trí, người mẫu, diễn viên… nhiều người có chiều cao vượt trội. Trong khi đó, đa số vận động viên dance sport của ta, nhất là nam, thể hình nhỏ b . Điều này sẽ gây bất lợi về mặt hình ảnh của các cặp nhảy khi lên sóng truyền hình. Cũng theo ông Minh, khó khăn này của NSX Việt Nam đã được đội ngũ chuyên gia giám sát nước ngoài thông cảm và chấp nhận.

Tuy nhiên, sang tới mùa thứ 5, việc BNHV vẫn hoàn toàn s dụng các vũ công ngoại xem chừng chưa phải là một quyết định hoàn toàn khôn ngoan và kh o l o của ban tổ chức. Một tỉ lệ hợp lý giữa các vũ công chuyên nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài thiết nghĩ sẽ khiến cho chương trình gần gũi với khán giả Việt hơn, đồng thời tạo điều kiện để dancesport Việt Nam và thế giới giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

 Việt hóa nội dung các tiết mục trình diễn

Như trên đã nói, mỗi tuần, các cặp thí sinh sẽ phải trình diễn một bài nhảy theo một hoặc hai phong cách nhất định do ban tổ chức quy định, như: Cha cha cha, Waltz, Freestyle, Rumba, Quickstep, Tango, Jive, Foxtrot, Paso Doble... Điệu nhảy thì có thể tương tự nhau, nhưng cái làm nên sự đa dạng, hấp dẫn riêng cho chương trình chính là khả năng sáng tạo của mỗi cặp nhảy trong việc xây dựng ý tưởng, chọn âm nhạc, phục trang... Ý tưởng của nhiều bài trình diễn được lấy từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích, tác phẩm văn học, điện ảnh, nhạc kịch nổi tiếng của thế giới và Việt Nam, vốn đã rất quen thuộc với nhiều người Việt. Ví dụ:

- Thí sinh Thu Thủy của BNHV mùa thứ 5 đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả khi hóa thân thành nhân vật Thị Màu trong tích truyện cổ Quan Âm Thị Kính. Trong một phần thi khác, cô gái từng học múa 7 năm này và bạn nhảy lại tái hiện tại tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới Thằng gù nhà thờ Đ c Bà.

56

- Thí sinh Ngân Khánh cũng tạo được dấu ấn riêng khi kể lại câu chuyện Liêu trai chí dị nổi tiếng của Trung Quốc, hay khi vào vai nàng Desdemona - một nhân vật trong vở bi kịch ‘Othello’ của đại thi hào Shakespeare...

- Đêm liveshow 6 của BNHV năm 2014 chứng kiến sự lên ngôi ngoạn mục của cặp thí sinh Tim - Vicky, với bài thi dựa trên tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan là Người ngựa, ngựa người...

Rõ ràng, trong các tiết mục kể trên, những yếu tố văn hóa phương Tây (âm nhạc, điệu nhảy) đã kết hợp hài hòa với văn hóa dân tộc (tác phẩm văn học, hình tượng văn học, trang phục) mang tới cho công chúng những cảm xúc thẩm mỹ mới mẻ! [Hình 2.1]

Nhiều thông điệp ý nghĩa về nhân sinh mang giá trị chung của nhân loại đã được các thí sinh chuyển tài kh o l o: Kêu gọi con người hãy bảo vệ trái đất trước nguy cơ thiên tai, dịch bệnh; nỗi đau của một cặp vợ chồng khi mất con, khát khao tự do và tình yêu mãnh liệt của nam nữ... Đây chính là khoảng mở trong format Dancing with the stars để các NSX mỗi quốc gia có thể thỏa sức sáng tạo, để chương trình hấp dẫn và thu hút khán giả bản địa. Ông Nguyễn Quang Minh, TGĐ Công ty Cát Tiên Sa, khi nói về việc làm thế nào để dung hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa nước ngoài trong chương trình này, đã chia sẻ:

"Tôi đã phân tích cho họ th y các điệu nhảy của chương trình xu t phát từ châu Âu, Mỹ La Tinh. Còn Việt Nam chỉ có các điệu múa, không có nét tương đồng với các điệu nhảy và nhạc đệm khá tương phản. Giữa những nước phương Tây và phương Đông có sự khác biệt văn hóa lớn. Vì vậy, Cát Ti n Sa cũng đã m t không ít thời gian để giải thích, đề xu t với phía đối tác đưa ch t liệu dân gian nước ta như trang phục, âm nhạc vào để chương trình dễ được ch p nhận" [35]

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều thí sinh đã quá mải mê với việc diễn mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là khiêu vũ và nhảy. Nhìn chung, dù đã có sự điều chỉnh, nhưng từ âm nhạc đến ý tưởng của các bài biểu diễn trong BNHV 5 mùa qua đều chứa đựng đậm đặc các yếu tố văn hóa của nước ngoài, đặc biệt là âm nhạc. Các yếu tố văn hóa Việt Nam còn xuất hiện khá ít là một điều không khó hiểu.

57

 Thành công nhờ tạo ra trào lưu nhảy dansport tại Việt Nam

Với fomat gốc hấp dẫn, ngay từ mùa đầu tiên của Bước nhảy hoàn vũ năm 2010 đã tạo ra một cơn sốt khiêu vũ thể thao ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, lôi k o đông đảo người dân mọi lứa tuổi nhiệt tình tham gia tập luyện. "Nữ hoàng dancesport Khánh Thi cho biết, khi cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ diễn ra, r t nhiều người mời cô làm giáo vi n. Thay vì cho con đi học hát, học đàn trong các trung tâm thiếu nhi, các phụ huynh bắt đầu chuyển hướng sang cho con sinh hoạt ở các câu lạc bộ khi u vũ, hip hop" [38]

Đó là bởi, chương trình đã cho người xem thấy được những ích lợi của khiêu vũ thể thao đối với sức khỏe, ngoài tác dụng giải trí, thư giãn. Nó đòi hỏi ở người tập luyện thể lực, độ dẻo và sự phối hợp các bộ phận cơ thể, nhạc cảm, tinh thần đồng đội, sự duyên dáng và phong cách riêng... Ngoài ra, chính những hình ảnh thực tế về quá trình tập luyện và sự tiến bộ qua từng tuần của thí sinh được ghi lại và phát sóng trước mỗi phần trình diễn khiến cho khán giả thấy rằng họ cũng có thể làm được như vậy.

Nhìn rộng ra, nhờ các chương trình THTT về lĩnh vực nhảy múa như Dancing with the stars, So you think you can dance, Got to dance... bộ môn nhảy múa và vai trò của các vũ công được coi trọng hơn trước. Niềm đam mê, những khó khăn vất vả của họ được nhiều người thấu hiểu. Khiêu vũ, nhảy múa trở nên phổ biến trong đời sống giới trẻ, cùng với sự ra đời của nhiều cuộc thi, liên hoan để tìm kiếm các tài năng trong lĩnh vực này. Ông Nguyễn Hải, người điều hành sản xuất "Thử thách cùng bước nhảy" (phiên bản Việt hóa của chương trình So you think you can dance) chia sẻ: "Chúng tôi tự hào là người ti n phong trong việc tạo ra xu hướng mới tại Việt Nam. Chúng ta có nhiều vũ công tài năng và người Việt thật sự đam m nhảy múa" [38]

Qua đó, có thể thấy, các chương trình THTT có khả năng to lớn trong việc quảng bá những giá trị văn hóa tinh thần, vật chất của một quốc gia đến với công chúng của các quốc gia khác, thông qua quá trình trao đổi, mua bán bản quyền và tái sản xuất format. Việc chính những thí sinh người Việt Nam trải nghiệm từng

58

điệu nhảy theo tiêu chuẩn quốc tế, là yếu tố tạo nên sức thu hút của chương trình, tác động tới suy nghĩ và hành động của khán giả truyền hình.

 Giảm dần sức hút vì scandal và tai tiếng

So với nhiều chương trình THTT khác, BNHV có hình thức và nội dung khá hấp dẫn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi các scandal. Nhiều nhất là nghi án BTC dàn xếp kết quả do chính các thí sinh tố cáo; nghi án đạo bài nhảy, giọng hát và những lùm xùm ở hậu trường như đời sống cá nhân của thí sinh - nhiều khi không có liên quan trực tiếp tới cuộc thi. Tuy nhiên, điều mà nhiều người nhớ tới khi nhắc đến chương trình này có lẽ là lời ăn tiếng nói, lối ứng x của BGK, đặc biệt là các giám khảo khách mời. Tiêu biểu như nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến trong Bước nhảy hoàn vũ 2011. Ngồi trên ghế nóng chưa được bao lâu, nhạc sĩ đã khiến khán giả giật mình bởi những nhận x t thẳng tưng, trực diện có phần "suồng sã, dung tục và thiếu tế nhị", nếu đặt trong bối cảnh phát sóng trên truyền hình.

- Về bài thi của thí sinh Vũ Thu Phương trong điệu nhảy "cha cha cha", nhạc sĩ Trần Tiến nhận x t: "Em nhảy r t đẹp và dịu dàng, đẹp đến m c lỗi nhịp lúc nào tôi cũng không biết nữa. Nhưng có một điều mà tôi th y, không phải style này. Cái style tôi muốn phải thật nóng bỏng cơ. Tôi đang chờ cái mông của cô y nóng bỏng mãi mà không có..."

- Nhận x t về thí sinh Hứa Vĩ Văn, nhạc sĩ Trần Tiến nói: "Anh này r t khôn nghĩ ra một kịch bản mà anh y phải múa r t ít","Đàn ông thì phải mạnh mẽ l n, cười ít thôi. Cười nhiều giống đàn bà quá".

- Khi nhận x t về bài Waltz chậm của ca sĩ Thủy Tiên, vị giám khảo này khiến khán giả thực sự cảm thấy choáng váng: Tôi th y múa đẹp đ y. Múa r t đẹp đ y. Nhưng có một điều mà tôi thật sự không hiểu, đó là anh bạn trai nhảy áp mặt vào đâu mà bây giờ mặt đầy những vết của ngực người con gái…”.

Một số khán giả đã bày tỏ quan điểm dưới bài báo "Khán giả sốc vì phát ngôn của Trần Tiến" trên trang báo mạng vietnamnet.vn ngày 27/4/2011 như sau:

59

Trần Đình Dũng, gửi lúc 26/04/2011 17:56:16 "Th m nhiều phát ngôn m t chuẩn...": Nói nơi đông người cũng cần phải có chuẩn mực văn hóa, còn ở nơi BNHV cũng là nơi thể hiện tính văn hóa, nhưng xem ra nét văn hóa đang bị lu mờ, tr n khán phòng và những nơi công chúng hướng về mình...

L Hoài Thu, gửi lúc 26/04/2011 17:53:45 "Nhìn người mà ngẫm đến mình": Thường thì người châu Âu "bạo nói" hơn người Châu Á, đặc biệt là giới văn nghệ sỹ. Thế nhưng, khi xem chương trình "So you think you can dance" của Mỹ và "Bước nhảy hoàn vũ" của Việt Nam tôi lại th y điều ngược lại. Và thậm chí không chỉ là "bạo nói" mà còn là nói thô nữa" ...

Rõ ràng, không chỉ các thí sinh mà chính những hành động, lời nói của BGK, khi họ tham gia các chương trình THTT cũng trở thành đối tượng để hàng triệu khán giả xem truyền hình theo dõi và bàn luận. Nhìn chung, với thực trạng các chương trình THTT xuất hiện ồ ạt như thời gian vừa qua, việc Bước nhảy hoàn vũ tồn tại đến mùa thứ 5 cũng đã là một thành công không nhỏ.

2.3.2. Chương trình Ngƣời mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model

Người mẫu Việt Nam - Vietnam’s Next Top Model (VNTM) là chương trình do ĐTH Việt Nam và công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiện (Multimedia JSC) hợp tác sản xuất, dưới sự chuyển giao bản quyền của CBS Paramount International Television. Bà Quỳnh Trang – Chủ tịch Hội đồng Quản Trị của MultiMedia JSC, Giám đốc sản xuất chương trình cho biết: Năm 2007, America’s Next Top Model được giới thiệu là đã được sản xu t và phát sóng tại nhiều quốc gia. Lúc đó tôi nghĩ chương trình phải r t h p dẫn, vì một chương trình có s c lan tỏa tr n toàn cầu như vậy thì ch ng tỏ nó đã không còn ranh giới về yếu tố văn hóa hay vùng miền mà đã phải có một th ngôn ngữ r t chung, phù hợp với mọi nền văn hóa tr n thế giới”.

Và MultiMedia JSC đã phải mất ba năm thuyết phục, đàm phán để có được format này: "Phía đối tác họ cần biết đối tác của họ là ai, có khả năng sản xu t một chương trình THTT lớn như vậy hay không và có thể đảm bảo ch t lượng chung của chương trình tr n toàn cầu được không? Ngay từ những ngày đầu mới bắt tay vào

60

chuẩn bị, công ty đã đưa cả -kíp qua b n Mỹ để khảo sát thực tế về quy trình sản xu t chương trình cùng với -kíp sản xu t của America’s Next Top Model"

Bắt đầu lên sóng mùa đầu tiên tại Việt Nam vào 30/9/2010 trên kênh VTV 3, tính tới nay, chương trình này đã trải qua bốn mùa. Chương trình được khá nhiều nhãn hàng tài trợ, như Samsung, tạp chí Herworld, Công ty đào tạo người mẫu BeU Model, các trung tâm thương mại, trung tâm luyện tập thể thao... So với phiên bản gốc, vị trí người dẫn chương trình của VNTM thay đổi khá nhiều. Mùa 1: người mẫu Hà Anh; mùa 2: người mẫu Xuân Lan; mùa 3: người mẫu Xuân Lan; mùa 4: người mẫu Thanh Hằng. Ngoài ra, BGK còn có 2 tới 3 thành viên khác đảm nhận chức danh Giám đốc sáng tạo, Giám đốc hình ảnh và Giám đốc thời trang.

Quán quân các mùa lần lượt là Trang Khiếu, Hoàng Thùy, Mai Giang và Mâu Thủy. Có thể thấy NSX Việt Nam đã áp dụng khá triệt để công thức From zero to hero của THTT trên thế giới. Tức là tìm kiếm những người vô danh, không biết gì và dần dần hỗ trợ họ, biến họ thành một con người hoàn toàn khác. Minh chứng là 3 trong số 4 quán quân của Vietnam's Next Top Model trước khi tham gia cuộc thi đều là những cô gái không biết gì nhiều về thời trang, về làm đẹp hay nghề người mẫu.

 Những điểm kế thừa từ format gốc Top Model

Lô gô Top Model phiên bản Mỹ và Việt Nam

Hình thức, kết cấu các vòng thi, cách thức loại thí sinh, cho tới nội dung từng tập phát sóng của VNTM đều đi theo mô típ chung của format gốc America's Next Top Model. Theo đó, NSX của Việt Nam đã tổ chức vòng sơ tuyển tại 2 khu vực miền Bắc (thủ đô Hà Nội), và khu vực phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh tiêu chí nhất định về độ tuổi và chiều cao, các thí sinh muốn được chọn vào "ngôi nhà chung" còn phải đạt được một số tiêu chuẩn về hình thể và kĩ năng (đi catwalk, trình diễn trang phục áo tắm), ứng x (phỏng vấn trực tiếp)...

61

Vòng thi casting của Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model

Sau vòng thi casting, từ hàng nghìn người tham gia sơ tuyển sẽ chỉ còn 20 thí sinh được lựa chọn đi tiếp. Tiếp đó, mỗi tập phát sóng sẽ bao gồm các hoạt động tiêu biểu của thí sinh trong thời gian một tuần (hoạt động ngoài trời, tập đi catwalk, làm đẹp ở spa, luyện tập thể dục, tập diễn kịch, sinh hoạt trong ngôi nhà chung...); tham gia các th thách do nhà sản xuất và BGK đưa ra; BGK nhận x t và công bố thí sinh bị loại dựa trên mức độ hoàn thành th thách, tiềm năng và tinh thần cố gắng... Gần tới cuối mùa, top bốn thí sinh xuất sắc nhất có cơ hội được trải nghiệm văn hóa, ngành công nghiệp thời trang của nước ngoài qua chuyến đi tới kinh đô thời trang Paris, Singapore, Thái Lan, New York... Các tập đều được ghi hình trước rồi biên tập, dựng phim để phát sóng. Riêng đêm chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 3.

Một chi tiết khác cũng cho thấy ảnh hưởng của format gốc đến phiên bản của Việt Nam chính là những câu nói được lặp đi lặp lại của người dẫn chương trình nổi tiếng Tyra Banks, giống như một yếu tố làm nên thương hiệu của Top Model. Ví dụ, khi chuẩn bị công bố tên thí sinh bị loại trong mỗi tập, Tyra Banks nói: "I will only call one name, and the girl that I do not call must immediately return to your loft, pack your belongings, and go home...." (Tôi sẽ chỉ gọi một cái t n, và người mà tôi không gọi sẽ phải ngay lập t c trở về phòng, thu dọn hành lý và ra về). Tương tự, trong phiên bản Top Model của Việt Nam, người dẫn chương trình luôn nói: "Người tôi gọi t n sau đây là người sẽ tiếp tục đồng hành với cuộc thi Người mẫu Việt Nam - Viet Nam's Next Top Model 2013. Người tôi không gọi t n sẽ phải trở về phòng thu dọn đồ đạc và rời khỏi cuộc thi ngay lập t c...

Các địa điểm được chọn làm bối cảnh ghi hình của VNTM đều là những nơi sang trọng như khách sạn năm sao, xe ô tô đưa đón hàng tỉ đồng, ngôi nhà chung 62

đầy đủ tiện nghi, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại hiện đại... Dù biết điều này phụ thuộc vào các nhà tài trợ quảng cáo, tuy nhiên, chương trình này nhìn chung tạo nên ấn tượng về một cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, chủ yếu hấp dẫn giới trẻ hơn là đại bộ phận công chúng Việt Nam. Đó là chưa kể, trong mỗi tập phát sóng của chương trình này tràn ngập lô gô quảng cáo của nhà tài trợ hoặc các hình thức quảng cáo trá hình dễ gây khó chịu cho người xem.

Một điểm đáng chú ý khác ở chương trình này là việc ghi hình và phát sóng những cảnh sinh hoạt trong ngôi nhà chung của các thí sinh, cả nam và nữ. Nhìn chung, việc phải chứng kiến cuộc sống thường ngày với đầy đủ những tâm sự riêng tư, xung đột, mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa các thí sinh trẻ tuổi, bồng bột và thiếu chín chắn (tranh giành chỗ ngủ, vấn đề vệ sinh chung...) trên sóng truyền hình như thế này không phải là thói quen và gu yêu thích của khán giả Việt từ trước tới nay. Điều này góp phần lí giải tại sao một format thực tế khác khai thác triệt để mô típ "ngôi nhà chung" là Big Brother khi về Việt Nam dưới cái tên Người gi u mặt đã không được đón nhận nồng nhiệt như mong đợi.

 Điều chỉnh trong việc xây dựng thử thách cho thí sinh

Kế thừa những n t làm nên thương hiệu của bản gốc, tuy nhiên, chương trình được tái sản xuất trong bối cảnh Việt Nam - nơi có điều kiện cơ sở vật chất, mức sống, quan niệm của người dân về làm đẹp, về nghề người mẫu hay trình độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang... hoàn toàn khác với Mỹ. Vì thế, toàn bộ nội dung và hình thức đều phải có sự điều chỉnh từ phía NSX, sao cho phù hợp với môi trường văn hóa của Việt Nam. Xây dựng các th thách để thí sinh trải nghiệm và chứng tỏ bản thân trong mỗi tập là một ví dụ.

Theo nguyên tắc, các NSX của nước mua bản quyền format có thể s dụng hoặc dựa vào ý tưởng các th thách đã xuất hiện trong phiên bản gốc (Khi được chuyển giao cho nước khác, gói format hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả danh sách các th thách mà NSX địa phương có thể tận dụng hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Điều này cũng giống như bảng danh sách các câu hỏi tham khảo trong format cuộc thi hỏi - đáp như Who wants tobe a millionare? - Ai là triệu phú...). Vấn đề là có không ít

63

th thách hoàn toàn không phù hợp với văn hóa và tâm lý tiếp nhận của người Việt, đòi hỏi NSX phải tỉnh táo để tiếp thu hoặc loại bỏ, tránh gây ra những phản ứng tiêu cực từ công chúng. Đó là lí do vì sao phiên bản Top Model của Việt Nam không có th thách chụp ảnh khỏa thân, bán khỏa thân... [Phụ lục Nội dung thử thách của Vietnam's Next Top Model từ 2010 - 2014]

Có thể thấy, nhà sản xuất VNTM rất chịu khó thay đổi ý tưởng các th thách và bối cảnh ghi hình, nhằm tự làm mới mình, thu hút khán giả. Cả bốn mùa vừa qua, NSX đều dành riêng một tập mà th thách được lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc. Nhiều địa danh lịch s , văn hóa, du lịch đã được s dụng làm bối cảnh diễn ra các th thách. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được NSX s dụng để xây dựng các th thách cho thí sinh trải nghiệm. Ví dụ:

- Tập 8 mùa 1 (18/11/2010) có chủ đề Quý bà thập ni n 40: Trong th thách chụp ảnh, NSX yêu cầu các thí sinh phải hóa thân thành những quý bà Sài Gòn - Đồng Khởi cách đây 7 thập kỷ, với vẻ đẹp tự nhiên gợi cảm.

- Tập 11 mùa 1 (9/12/2010), bãi biển Mũi n được s dụng làm bối cảnh để các thí sinh trình diễn catwalk, vui chơi, chụp ảnh... Các thí sinh cũng phải học và làm theo cách đi lấy nước của các cô gái người Chăm

- Tập 3 mùa 2 (9/10/2011), Cảng Sài Gòn được s dụng làm bối cảnh để các thí sinh thực hiện th thách đi catwalk với giày móng ngựa

- Tập 11 mùa 2 (18/12/2011) có chủ đề Chụp ảnh với voi: Các thi sinh được đưa đến Tây Nguyên. Họ được tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm các n t văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên như âm nhạc cồng chiêng, đi cà kheo. Sau đó các thí sinh được tham gia buổi chụp hình với voi tại đây.

- Tập 2 mùa 3 (26/8/2012): Vịnh Hạ Long trở thành bối cảnh để thí sinh học catwalk trên du thuyền.

-Tập 9 mùa 3 (14/10/2012) có chủ đề Hồn Việt: Trong phần thi chụp ảnh lần này, các thí sinh được đưa đến không gian chùa Hội Sơn. Lần lượt diện lên người những

64

chiếc áo dài cách điệu với những đường may và hoạ tiết đậm chất cung đình, các cô gái đã tái hiện lại thần thái của các bậc vương tần thời xưa.

- Tập 7 mùa 4 (17/11/2013) có chủ đề Màu sắc dân tộc: Các thí sinh đến (). Tại đây NSX đã tạo hình trang phục cho các thí sinh trên chất liệu vải thổ cẩm truyền thống, phù hợp với từng thí sinh và bối cảnh thiên nhiên...

Những thử thách được xây dựng dựa trên văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đó, những n t văn hóa đặc sắc của nước ngoài vẫn được NSX chủ động tiếp thu, tận dụng để xây dựng th thách. Ví dụ:

- Tập 7 mùa 1 (11/11/2010): th thách chụp ảnh lấy cảm hứng từ nhạc rock - thể loại âm nhạc xuất phát từ phương Tây

- Tập 5 mùa 3 (16/9/2012): Các thí sinh được học giải phóng hình thể bằng vũ điệu salsa sôi động bắt nguồn từ khu vực Caribbean

- Tập 7 mùa 3 (30/9/2012): Với chủ đề chụp ảnh "Nữ danh ca", các thí sinh tạo dáng trong vòng 1 phút trên nền nhạc "One Night Only" nhằm tái hiện lại hình ảnh của một diva nhạc jazz

- Tập 8 mùa 3 (7/10/2012): các thí sinh hóa thân thành những võ sĩ hoàn thành th thách chụp hình lấy cảm hứng từ môn võ tổng hợp như taekwondo, kungfu, đấm bốc do huyền thoại võ thuật của Trung Quốc và thế giới Lý Tiểu Long sáng tạo ra...

Ngoài ra, nhiều th thách xuất hiện trong cuộc thi này tương đối lạ mắt, lạ tai với phần đông khán giả Việt vì được học hỏi từ các phiên bản nước ngoài, như chụp ảnh với động vật hoang dã như trăn, nhện, đà điểu..., chụp ảnh trong nhà băng, chụp ảnh dưới nước, chụp ảnh khi đang bị treo người trên cần cẩu; hóa trang thành hồn

65

ma, người ngoài hành tinh... Nhiều người nhận x t, đây là chương trình có nhiều "chiêu trò" nhất trong số các chương trình THTT.

Những thử thách được NSX học hỏi từ phiên bản nước ngoài

 Sự xuất hiện của cộng đồng LGBT trong bối cảnh văn hóa Việt Nam

Ngay sau khi America's Next Top Model mùa 20 áp dụng format dành cho cả nam và nữ, phiên bản của Việt Nam cũng thay đổi theo xu hướng này ở mùa thứ 4. Vòng casting ngay lập thu hút một lượng lớn thí sinh, trong đó có cả các thí sinh phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn, hoặc một phần; thí sinh giả gái; thí sinh là người lưỡng tính, đồng tính... Phiên bản gốc ANTM chấp nhận những thí sinh đặc biệt này và không e ngại khi công bố giới tính thật của họ trước khán giả truyền hình. Trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam, đây vẫn là một điều nhạy cảm, phức tạp. Ngay từ đầu, trong đề án chương trình nộp cơ quan chức năng, NSX Vietnam's Next Top Model đã có quy định rõ ràng là các thí sinh chuyển đổi giới tính không được tham dự cuộc thi. Chính vì vậy toàn bộ những thí sinh vi phạm quy định trên đều đã bị loại sau vòng sơ tuyển.

Kể từ sau khi thí sinh chuyển giới Hương Giang tham gia cuộc thi Vietnam Idol 2010 và đi sâu vào vòng trong, thời gian vừa qua, những người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều trong các chương trình THTT, với sự tự tin và khát khao được thể hiện tài năng và sống thật với chính mình. Trong chương trình Người gi u mặt mùa đầu tiên lên sóng đầu năm 2014, ba trong số 12 người sống trong ngôi nhà chung đã tự công

66

khai giới tính thật của mình trước các thành viên khác và tất nhiên là hàng triệu khán giả xem truyền hình, qua những cuộc trò chuyện, chia sẻ đẫm nước mắt.

Có quan điểm cho rằng, các NSX đang lợi dụng, dựa dẫm vào họ để thu hút truyền thông và khán giả. Tuy nhiên, biết đâu, bằng cách này, dần dần người Việt sẽ dần có cái nhìn thoáng hơn đối với cộng đồng LGBT - một nhóm thiểu số yếu thế trong xã hội và trên truyền thông từ trước tới nay

 Scandal, tai tiếng đến từ những người cầm cân nảy mực

Cũng giống như Bước nhảy hoàn vũ hay các chương trình THTT có sự tham gia của BGK, từng lời nói, hành động, văn hóa ứng x của BGK Vietnam's Next Top Model cũng trở thành chủ đề bình luận của truyền thông và công chúng. Cụ thể:

- Hai giám khảo nam của chương trình là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường và chuyên gia trang điểm Nam Trung mặc váy trong vòng casting mùa 2, với lí do muốn khuyến khích các thí sinh bộc lộ nhiều hơn cá tính của mình. Điều này bị nhiều người nhận x t là lố bịch, chơi trội để thu hút sự chú ý, không phù hợp với bối cảnh văn hóa Việt Nam.

- Giám khảo của VNTM cũng không ít lần khiến người xem khó chịu vì thái độ và các hành x với thí sinh. Đó là một nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường luôn luôn tự tin thái quá vào bản thân, một chuyên gia trang điểm Nam Trung đanh đá, khinh khỉnh với những câu nói thẳng tưng làm mất lòng người đối diện. Câu hỏi n a đùa n a thật "Làm nghề make up nhục lắm hay sao mà phải đi thi người mẫu" của anh đã làm tổn thương một thí sinh nam trong vòng casting mùa thứ 4 năm 2013 vừa qua.

Người dẫn chương trình Xuân Lan - giám khảo nữ duy nhất cũng từng bị "ném đá" khi tỏ thái độ giận dữ quá mức với một thí sinh nữ khi cho rằng cô gái này giả tạo và đang lợi dụng BGK. Không chỉ thí sinh Lê Thúy mà hàng triệu khán giả truyền hình phải lắng nghe những lời mắng nhiếc "chân thực" của cô:

Tôi nói với em mà cái mặt em c trơ trơ ra thôi, em không để cho chúng tôi biết em có lắng nghe không nữa...Theo tôi biết thì em vẫn là một người mạnh mẽ qua những đoạn băng quay em sinh hoạt tại ngôi nhà chung. Em là người r t thẳng

67

tính khi 'xử lý' các bạn của mình. Và chúng tôi cảm giác là chúng tôi đang bị lợi dụng...Tôi nói cho em nghe, em không lớn hơn chúng tôi. Kinh nghiệm sống của em không bằng chúng tôi n n cách tốt nh t là sống thật với chính bản thân mình. Đừng diễn nữa!" [VNTM tập 7, năm 2011]

- Sự xuất hiện của chuyên gia catwalk nổi tiếng người Úc Adam Williams trong VNTM 2013 cũng khiến nhiều khán giả nóng mắt và khó chịu. Cách ăn mặc lòe loẹt đầy nữ tính; lối biểu lộ cảm xúc quá trớn; những hành động, c chỉ không giống ai, thậm chí phản cảm (cưỡng hôn, vỗ mông, bế bổng giám khảo nữ Thanh Hằng) của vị giám khảo này không hề phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và môi trường văn hóa của người Việt Nam [Hình 2.2].

Nhận x t về sự xuất hiện của giám khảo nước ngoài trong chương trình này, nhà báo Ngô Nguyệt Lãng (An ninh thế giới) cho rằng: "Nếu Adam Williams ở quốc gia, nơi mà anh y đang sinh sống, chắc chắn những hành động của anh y sẽ trở n n vô cùng duy n. Nhưng, đây là Việt Nam! Một quốc gia, luôn có những quy chuẩn ri ng về mặt đạo đ c. Và các phương tiện truyền thông có nhiệm vụ ti n phong trong việc giữ gìn, bảo toàn và phát huy các giá trị tinh thần đậm nét Việt Nam. Trong các giá trị tinh thần của người Việt, chắc chắn không có chỗ cho một gã nửa đàn ông, nửa phụ nữ hợm hĩnh diễn trò" [42].

Bước sang mùa 2014 mới đây nhất, chuyên gia catwalk người Úc nói trên tiếp tục xuất hiện ở vòng casting của VNTM. Tuy nhiên, trang phục, hành động và cách bộc lộ cảm xúc của vị giám khảo này đã có phần chừng mực và bớt phản cảm hơn.

Dù thế nào, ở khía cạnh tích cực, VNTM là chương trình đã góp phần mang đến cho khán giả Việt cái nhìn mới về nghề người mẫu, một nghề vốn luôn bị nhìn nhận khắt khe và phiến diện trước đó. Đằng sau sự hào nhoáng, vinh quang của ánh đ n sân khấu mà khán giả thường thấy chính là sự nỗ lực và cố gắng của các cô gái có đam mê và khao khát trở thành người mẫu chuyên nghiệp. Lần đầu tiên, khán giả truyền hình cả nước được tận mắt chứng kiến những nỗ lực của các thí sinh trong suốt cuộc hành trình chinh phục giấc mơ của mình.

2.3.3. Chương trình The Voice - Giọng hát Việt

68

Format The Voice được nhập khẩu về Việt Nam bởi công ty Cát Tiên Sa, với cái tên Giọng hát Việt - The Voice of Viet Nam. Chương trình dựa trên kịch bản gốc của Talpa Content B.V, theo giấy ph p độc quyền của Talpa Distribution B.V. Tính tới nay, The Voice phiên bản Việt đã trải qua hai mùa phát sóng, dưới sự tài trợ chính của nhãn hàng Sam Sung Việt Nam. Phần thưởng cho người thắng cuộc là 500 triệu đồng cùng hợp đồng thu âm với hãng Universal Republic...

Mùa đầu tiên lên sóng từ ngày 8/7/2012 và kết thúc ngày 13/1/2013. Mùa thứ 2 bắt đầu từ ngày 19/5/2013 và kết thúc ngày 15/12/2013. Các tập của Vòng giấu mặt được ghi hình, biên tập trước khi phát sóng. Từ vòng liveshow trở đi mới được phát sóng trực tiếp. Với tầm ảnh hưởng của Cát Tiên Sa, chương trình này dễ dàng có khung giờ phát sóng đẹp - 21 giờ tối chủ nhật trên kênh VTV 3, thời lượng khoảng hai giờ, kể cả thời gian quảng cáo. Người giám sát sản xuất là nhạc sĩ Lương Minh.

 Kế thừa những tinh túy về mặt hình thức từ format gốc

Sau khi Cát Tiên Sa bỏ ra khoảng một triệu đô la để có được bản quyền, nhà phân phối Talpa Distribution B.V đã cung cấp một gói định dạng format chương trình The Voice. Dựa vào đó, NSX của Việt Nam có thể biết mình cần phải làm những gì, làm như thế nào để đảm bảo tính nguyên bản của format gốc, cũng như những yếu tố nào có thể điểu chỉnh, thêm bớt cho phù hợp.

So sánh với các chương trình hoàn chỉnh của The Voice đã được phát sóng ở Hà Lan, Mỹ... có thể thấy, NSX Việt Nam đã rất tôn trọng format gốc khi giữ lại những yếu tố được xem là cố định làm nên bản sắc của chương trình. Bên cạnh tên gọi đã được Việt hóa là Giọng hát Việt, lô gô của chương trình vẫn theo mô tip một bàn tay với biểu tượng chiến thắng cầm mic. Đây là lô gô chung cho tất cả các phiên bản The Voice khắp thế giới. Dòng chứ "I want you" trên ghế HLV ở format gốc được dịch sang tiếng Việt là "Tôi muốn bạn". Hình ảnh bốn vị HLV cùng giơ tay chữ V cũng là một mô típ được nhiều phiên bản s

69

dụng, trong đó có Việt Nam [Hình 2.3]... Ngoài ra, nhạc hiệu, hình hiệu - hai yếu tố quan trọng cấu thành nên thương hiệu cho chương trình bằng âm thanh và hình ảnh cũng được giữ hoàn toàn nguyên gốc, kể cả câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh: "This is the voice" lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu, cuối và xen kẽ trong mỗi tập phát sóng.

Đặc điểm của chương trình này chủ yếu là các buổi biểu diễn trong trường quay, cùng các hình ảnh luyện tập, phỏng vấn thí sinh, HLV... Chính vì thế, khâu thiết kế sân khấu được NSX Việt Nam đặc biệt coi trọng và đầu tư chi phí lên tới 2 tỉ đồng. Có hai dạng sân khấu chính là sân khấu cho vòng giấu mặt, liveshow và sân khấu cho vòng đối đầu, knockout. Trong đó, sân khấu cho vòng đối đầu được thiết kế dựa trên cảm hứng sàn đấu quyền anh, qua đó tạo ấn tượng về một cuộc cạnh tranh thực sự, đầy kịch tích và mang tính đào thải cao. Nhìn chung, dưới sự giám sát, hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, các chi tiết liên quan tới sân khấu như bố trí hiệu ứng ánh sáng; số lượng, vị trí đặt máy quay, các khuôn hình; vị trí khán giả; ghế ngồi của HLV; bối cảnh hậu trường; vị trí đặt lô gô; chất liệu được s dụng để thi công... đều đi theo một mô típ chung, không có sự khác nhau nhiều giữa phiên bản của Việt Nam và các nước khác [Hình 2.4].

Về kết cấu, mùa đầu tiên của GHV có 20 tập phát sóng. Vòng giấu mặt gồm 4 tập, với khoảng 80 thí sinh tham gia biểu diễn. Vòng đối đầu gồm 4 tập. Từ tập 9 đến tập 19 là vòng biểu diễn trực tiếp và 1 đêm chung kết. Mùa thứ 2 có tới 22 tập phát sóng, gồm 5 tập Vòng giấu mặt, 5 tập Vòng đối đầu, 3 tập Vòng đo ván, 8 tập vòng biểu diễn trực tiếp và một đêm chung kết.

Vòng giấu mặt The Voice phiên bản Mỹ và Việt Nam với các góc máy điển hình

Ảnh hưởng của format gốc có thể thấy rõ ngay từ trình tự tuyển chọn thí sinh ở Vòng giấu mặt: Mỗi thí sinh được ghi hình từ lúc bước vào nơi diễn ra cuộc thi → Thí sinh tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân trước ống kính hoặc trò chuyện với MC

70

→ Thí sinh chờ ở phòng chờ và chia sẻ cảm xúc của mình trước khi l n sân kh u → Thí sinh l n sân kh u hát, đan xen là hình ảnh mô tả cảm xúc, phản ng của người thân, bạn bè ở hậu trường, phản ng của khán giả và đặc biệt là giám khảo → Giám khảo nhận xét về màn trình diễn của thí sinh, thuyết phục họ về đội của mình→ Thí sinh quay trở lại hậu trường với người thân sau khi biết kết quả...

Mọi cảm xúc và suy nghĩ của thí sinh và giám khảo được đặc biệt nhấn mạnh. Thí sinh nào có tiềm năng, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được NSX tập trung khai thác sâu hơn nhằm tạo điểm nhấn. Như vậy, mô típ thì giống phiên bản gốc nhưng đây lại là những thí sinh Việt, với những câu chuyện, thực tế Việt Nam chứ không phải của Mỹ, Anh hay quốc gia nào khác, qua đó tạo ra cảm giác gần gũi, thân quen cho khán giả bản địa. Câu chuyện dễ gây xúc động của người mẹ trẻ Bình Nguyên trong tập một Giọng hát Việt 2013 là một ví dụ. Người phụ nữ này phải xa con trai từ khi cháu còn b và muốn tham gia cuộc thi với hy vọng có tiền lo cho tương lai của con. Không chỉ để thí sinh chia sẻ trực tiếp hoàn cảnh riêng của mình với khán giả, NSX còn ghi hình ngoại cảnh lúc hai mẹ con gặp mặt, trò chuyện, vui đùa...

Nhìn chung, cấu trúc các vòng thi, các luật lệ, quy định trong việc lựa chọn hay loại thí sinh, cướp thí sinh, vai trò của giám khảo và khán giả qua mỗi vòng thi đấu của Giọng hát Việt gần như đều được giữ nguyên như format gốc, nhằm kế thừa được tinh thần của một cuộc thi âm nhạc có tính cạnh tranh khốc liệt hấp dẫn, dù đó là phiên bản phương Tây hay Việt Nam. Tuy nhiên, NSX Việt Nam không bị hề bị gò bó hay bị p buộc phải sao ch p cứng nhắc từ phiên bản gốc, mà có khoảng rộng để thỏa sức sáng tạo, chọn lựa các chi tiết từ "thực tế" và biên tập thành một câu chuyện âm nhạc mang dấu ấn Việt Nam. Nhận x t về chương trình này, nhà báo Ngọc Diệp, báo Thể thao và Văn hóa chia sẻ: "Format của GHV thực sự đột phá, đặc biệt là phần thi Gi u mặt. Một chương trình có tính đối kháng, cạnh tranh khốc liệt như vậy bao giờ cũng khiến khán giả hào h ng"

 "Việt hóa" nội dung các tiết mục trình diễn

Quả thực, sự kiện chương trình The Voice được mua bản quyền để sản xuất và phát sóng tại Việt Nam ban đầu đã thu hút được sự quan tâm lớn của khán giả và

71

truyền thông, trong bối cảnh các cuộc thi ca hát trên truyền hình từ lâu đã đi vào lối mòn, không có sáng tạo, đổi mới. Tuy nhiên, chỉ sau một, hai số phát sóng đầu tiên, một vấn đề đã nảy sinh, liên quan tới vấn đề Việt hóa nội dung chương trình cho phù hợp với đối tượng khán giả Việt. Nhiều ý kiến phản hồi cho rằng: Giọng hát Việt mà sao các thí sinh hát tiếng nước ngoài nhiều hơn tiếng Việt

Thực tế, format gốc của The Voice quy định rằng các thí sinh có thể tùy ý lựa chọn biểu diễn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cho nên, các thí sinh GHV hát bằng tiếng Anh hay tiếng Ý, Pháp là đúng luật, thậm chí còn được NSX và đội ngũ chuyên gia nước ngoài khuyến khích. Một đại diện công ty Cát Tiên Sa giải thích: "Trong ti u chí cuộc thi này, các thí sinh được chọn phải có khả năng hát nhạc quốc tế cùng nhạc Việt Nam. Giải thưởng của GHV ngoài tiền mặt còn là một hợp đồng với hãng ghi âm quốc tế Universal, thí sinh buộc phải có trình độ ngoại ngữ, hát được nhạc ngoại"

Trước phản ứng không đồng tình của nhiều tờ báo và khán giả, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, một trong bốn HLV Giọng hát Việt mùa đầu tiên chia sẻ: Các bạn khoan đề cao lòng tự ái dân tộc mà cho rằng thí sinh Việt sính ngoại, trong khi chưa nắm rõ nội dung, quy luật của chương trình. V n đề ở cuộc thi này, quan trọng là giọng hát hay hay dở, ch không phải hát cái gì". HLV, ca sĩ Thu Minh thì cho rằng: Nhạc Việt bao nhi u năm nay cũng chỉ quanh quẩn theo một xu hướng đã r t cũ, và khó có thể làm nổi bật l n được những cá tính khác nhau trong từng giọng ca của thí sinh. Rồi ca từ trong tiếng Việt cũng là một hạn chế, tiếng Việt mình có nhiều âm sắc n n khi thể hiện cũng sẽ bị khó khăn ở những đoạn phi u cùng nhạc. Vì vậy mà các bạn thí sinh chọn hát nhạc quốc tế cũng không phải là lạ” [58]

Ở một khía cạnh nào đó, việc các ca khúc Việt Nam cùng song hành với những ca khúc nước ngoài nổi tiếng toàn cầu, trong một format CTTH ngoại, lại do những thí sinh là người Việt biểu diễn, cũng mang tới một cảm giác mới mẻ cho công chúng. Tuy nhiên, phản ứng ngược của báo chí và khán giả đối với GHV xuất phát từ thực tế: Trong khoảng 90 triệu người Việt Nam, số người thực sự có thể nghe, hiểu, phát âm chuẩn được tiếng Anh để cảm nhận được hết cái hay, ý nghĩa của bài hát không nhiều. Một câu hỏi được đặt ra: Âm nhạc Việt Nam không đủ để

72

các thí sinh khoe giọng và ch ng tỏ tài năng hay sao mà phải hát nhạc ngoại? Theo thống kê, Giọng hát Việt mùa đầu tiên, số lượng các bài hát tiếng nước ngoài nhiều hơn các bài hát tiếng Việt (243 bài hát nước ngoài /212 bài hát tiếng Việt). Trong đó có những tập, tất cả các thí sinh đều hát tiếng Anh! Đó là chưa kể, phần nhạc nền được s dụng trong chương trình cũng gần như 100 % là các ca khúc nhạc ngoại.

Việc một chương trình ngoại vừa được nhập khẩu về Việt Nam ngay lập tức chứa đựng quá nhiều các yếu tố âm nhạc nước ngoài, khiến báo chí và khán giả Việt phải đặt câu hỏi là một điều dễ hiểu! Trong khi đó, một phiên bản khác là The Voice of Korea (tức Giọng hát Hàn) dù có những n t Tây hóa như tên chương trình bằng tiếng Anh, hoặc dưới ghế giám khảo vẫn là dòng chữ "I want you" chứ không được dịch sang tiếng bản địa. Thế nhưng trong các vòng thi, hầu hết các thí sinh đều hát tiếng Hàn. Thi thoảng mới có một vài bài hát tiếng nước ngoài xen kẽ.

Rõ ràng, khi mua bản quyền format The Voice, NSX của Việt Nam mong muốn kể trên truyền hình câu chuyện về một thế hệ người Việt có thể hát tiếng Anh - thứ ngôn ngữ toàn cầu. Dù vậy, tỉ lệ giữa các yếu tố âm nhạc nước ngoài và âm nhạc Việt như thế nào vẫn cần phải được cân nhắc cẩn thận. Bởi đối tượng xem chương trình được phát sóng trong khung giờ vàng trên kênh truyền hình đại chúng không chỉ là những khán giả trẻ hay nghe nhạc Âu - Mỹ. Trước phản hồi của báo chí và khán giả, bắt đầu từ n a sau vòng đối đầu mùa một, NSX đã có một cách chữa cháy tạm thời là chạy phụ đề tiếng Việt trong các bài hát tiếng Anh để khán giả Việt có thể phần nào hiểu được ý nghĩa bài hát. Ở mùa hai, một số bài hát được trình diễn theo dạng song ngữ, n a đầu là tiếng Việt, n a sau là tiếng Anh.

 Mất sức hút vì scandal nghi án dàn xếp kết quả

Khi GHV bước sang mùa thứ hai, việc các thí sinh hát tiếng gì không còn được quan tâm nhiều nữa, vì lý do sức hút của chương trình đã giảm sút sau scandal liên quan tới việc dàn xếp kết quả mùa đầu tiên. Scandal của GHV 2012 bắt đầu bùng nổ khi đoạn clip với nội dung "Giọng hát Việt dàn xếp kết quả" được phát tán trên Internet vào tối 9/9/2012, sau khi tập 3 vòng Đối đầu lên sóng trên kênh VTV3. Theo thông tin trong đoạn clip, chính giám đốc âm nhạc của chương trình - nhạc sỹ

73

Phương Uyên là người p thí sinh hát tiếng Anh, qua đó nâng người này và hạ người khác theo ý mình. Đoạn clip cũng đưa ra những bức thư của hai thí sinh g i Phương Uyên xin được hát những bài hát tốt nhất với khả năng của mình. Scandal này như một gáo nước lạnh dội vào khán giả - những người đã hết lòng đón nhận và ủng hộ chương trình từ những ngày đầu tiên. NSX là công ty Cát Tiên Sa và VTV đã phải tổ chức họp báo gặp gỡ báo chí để xoa dịu dư luận. Tuy nhiên, cái mà báo chí và công chúng nhận được là sự nhận lỗi lấp l ng vô trách nhiệm. Những lùm xùm xung quoanh GHV năm 2012 khiến Cục nghệ thuật Biểu diễn phải vào cuộc, g i công văn yêu cầu VTV và NSX giải trình.

Ở mùa thứ hai năm 2013, NSX đã rất nỗ lực để tạo ra một chương trình nghiêm túc, khi quan tâm đến các yếu tố chuyên môn nhiều hơn và mời các huấn luyện viên có khả năng hút truyền thông và khán giả như Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Quốc Trung. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, như ảnh hưởng từ scandal ở mùa một, không tìm được nhân tố thật sự nổi trội để thu hút công chúng, bị các chương trình mới hơn cạnh tranh... nên Giọng hát Việt mùa hai nhìn chung diễn ra khá trầm lắng. Khi nhắc tới Giọng hát Việt, giờ đây, người ta phải thốt lên hai từ "đáng tiếc" cho một format nổi đình đám trên toàn thế giới nhưng khi về Việt Nam lại gặp phải nhiều sóng gió ngay từ mùa đầu tiên.

2.3.4. Chương trình Tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam's Got Talent

Format Got Talent được đưa về Việt Nam bởi công ty BHD, dưới sự chuyển nhượng bản quyền của FremantleMedia, với tên gọi đầy đủ là: Tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam's Got Talent (VNGT). Chương trình do BHD phối hợp với VTV sản xuất. Hai nhãn hiệu tài trợ là dầu gội Rejoice và nước xả vải Downy. Người giám sát sản xuất từ phía VTV là biên tập viên Nguyễn Tùng Chi. Các tập của mùa thứ nhất được phát sóng vào lúc 21 giờ các ngày chủ nhật từ 18/12/2011 đến 6/5/2012. Mùa thứ 2 phát sóng lúc 20 giờ trên VTV3 từ ngày 7/12/2012 đến 27/4/2013. Bộ ba giám khảo của chương trình là cựu người mẫu – MC Thúy Hạnh, nhạc sỹ Huy Tuấn, nghệ sỹ Thành Lộc. Ngoài ra còn có một giám khảo khách mời.

 Tuân thủ nghiêm ngặt cấu trúc, luật lệ của format gốc

74

Lô gô phiên bản Anh quốc và phiên bản "Việt hóa"

Trong quá trình tái sản xuất format Got Talent theo giấy ph p được Fremantle Media cấp, công ty BHD phải đảm bảo giữ lại những n t đặc thù của chương trình. Chính vì vậy, từ cấu trúc các vòng thi trong một mùa, kết cấu nội dung một tập phát sóng, hình hiệu, nhạc hiệu, sân khấu tới vai trò của giám khảo và khán giả qua từng vòng của VNGT đều đi theo mô tip chung của format gốc [Hình 2.5]. Ví dụ, với yêu cầu của format gốc là vòng sơ tuyển phải được tổ chức rộng rãi nhằm đảm bảo tính chất của một cuộc thi tìm kiếm tài năng phạm vi quốc gia, nhà sản xuất BHD đã lựa chọn 9 tỉnh thành từ Bắc vào Nam gồm Long An, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội.

Mỗi mùa, hàng trăm thí sinh/nhóm thí sinh từ khắp mọi miền đất nước được lựa chọn từ vòng sơ loại để biểu diễn trong vòng loại sân khấu. 49 thí sinh/nhóm thí sinh tiếp tục được chọn vào vòng bán kết. Tiếp đó là 7 đêm bán kết, sau mỗi đêm có 2 tiết mục được vào chung kết dựa trên tin nhắn của khán giả và lá phiếu của giám khảo. Sau hai đêm chung kết, BTC sẽ gọi tên 4 thí sinh/nhóm thí sinh xuất sắc nhất để biểu diễn ở đêm gala cuối cùng nhằm tìm ra quán quân... Bắt đầu từ bán kết, chương trình mới được ghi hình và phát sóng trực tiếp. Người thắng cuộc mùa đầu tiên là cặp nhảy nhí Đăng Quang, Bảo Ngọc. Mùa thứ hai là giọng hát opera không chuyên Trần Hữu Kiên. Giải thưởng là 400 triệu đồng.

75

 NSX chọn lựa, biên tập các phần trình diễn trên cơ sở văn hóa Việt

Yếu tố "Việt hóa" của chương trình được thể hiện qua việc các thí sinh đều là những người Việt bình thường, tham gia cuộc thi để chứng tỏ tài năng của mình trong lĩnh vực nào đó. Ngoài ra, những câu chuyện riêng tư trong cuộc sống, ước mơ hoài bão; quá trình họ tập luyện qua các vòng thi; cảm xúc của giám khảo, khán giả và cả thí sinh... đều được tập trung khai thác. Nhận x t về chương trình này, phóng viên Ngọc Diệp, báo Thể thao và Văn hóa chia sẻ: "Nếu nhìn từ góc độ một khán giả, tôi th y chương trình này thú vị. Tôi vẫn nhớ tiết mục của cô gái xương thủy tinh; chàng trai vẽ tranh bằng lửa... Đó là những tài năng đa dạng, dân dã khiến người xem cảm th y gần gũi và có suy nghĩ ai cũng có thể tham gia".

Các lĩnh vực được thí sinh Việt chọn lựa để thi thố tài năng nhiều nhất là hát, nhảy múa, chơi nhạc cụ. Thi thoảng mới có một số tiết mục được xem là lạ mắt lạ tai như xe đạp mạo hiểm, biểu diễn với cầu thủy tinh, vẽ, xiếc, ảo thuật... Thực ra, format gốc của Got Talent thiên nhiều về tính giải trí tạp kỹ, chứ không phải chuyên môn... Chính vì vậy, trong chương trình không thể tránh khỏi việc xuất hiện những tiết mục thảm họa, phản cảm, vô vị và nhạt nhẽo. Những tiết mục như vậy được đưa lên sóng hay không hoặc phát sóng với thời lượng bao nhiêu, đòi hỏi NSX phải cân nhắc dựa trên văn hóa và thị hiếu tiếp nhận của công chúng bản địa.

Khi theo dõi các phiên bản Got Talent của Anh hay Mỹ, bên cạnh các tiết mục nghiêm túc hấp dẫn, không thiếu những phần trình diễn mà thí sinh gần như thoát y toàn bộ. Với quan niệm tình dục cởi mở của phương Tây và tính chất của một chương trình thực tế, các tiết mục này vẫn được giữ lại để phát sóng, hoặc đăng tải lên trang chia sẻ video trên internet, nhằm thu hút sự tò mò, hiếu kỳ và mang lại tiếng cười giải trí cho khán giả.

76

Còn ở Việt Nam, mức độ "mua vui" chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều, chỉ dừng lại ở những giọng hát tệ, màn trình diễn k m hấp dẫn, chứ khó có thể là múa thoát y trên sóng truyền hình quốc gia. Qua hai mùa, nhìn chung VNGT không có tiết mục nào phản cảm đến mức vi phạm thuần phong mỹ tục. Một điểm tích cực đáng ghi nhận là NSX của Việt Nam cũng đã biết dựa vào câu chuyện của những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt như xuất thân ngh o khó, bị khuyết tật bẩm sinh nhưng có niềm đam mê ý chí vươn lên trong cuộc sống... để lôi k o sự chú ý, cảm thông, thậm chí là nước mắt từ khán giả, góp phần nâng cao tính nhân văn cho nội dung chương trình. Ví dụ như thí sinh khiếm thị Trần Văn Thương, cô gái ngồi xe lăn Nguyễn Thị Phương Anh, thí sinh không tay Dương Quyết Thắng, nhóm xiếc gồm các trẻ em mồ côi...

 Những hạn chế của phiên bản Việt do khác biệt văn hóa

Tuy nhiên, một hạn chế lớn là chương trình chưa thực sự tìm ra được những nhân tố nổi trội xứng đáng với ý nghĩa của hai từ "tài năng", hay những cá nhân có câu chuyện hoàn cảnh thực sự đặc biệt... để khi nhắc tới VNGT, người ta có một cái tên để nhớ, để thán phục và tự hào, như hiện tượng toàn cầu Susan Boyle của nước Anh đã làm được. Công bằng mà nói, đây không phải hoàn toàn là lỗi của NSX Việt Nam. Có người cho rằng lí do nằm ở chính for mat: "Got Talent là cuộc thi tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhảy múa, tạp kỹ. Ở Việt Nam đ y chính là những lĩnh vực có tiếng nói khi m tốn nh t tr n thị trường giải trí và trong đời sống. Để thay đổi khẩu vị của một người đã khó, muốn thay đổi khẩu vị của gần trăm triệu dân ta đang xem truyền hình là khó hơn l n trời" [45]

77

Một yếu tố khác cũng khiến Got Talent Việt Nam phần nào giảm sút mức độ hấp dẫn chính là BGK. Nhắc tới Britain's Got Talent, người ta sẽ nhớ ngay tới cái tên Simon Cowell - vị giám khảo nổi tiếng khó tính, chua ngoa, luôn đóng vai ác để đưa ra những nhận x t cay nghiệt, sẵn sàng bấm nút X yêu cầu dừng tiết mục nếu cảm thấy không thích. Điều này trái ngược với văn hóa âm tính của người Việt, thể hiện qua lối sống trọng tình nghĩa, cẩn trọng trong ngôn từ giao tiếp. Bộ ba giám khảo trong cả hai mùa của VNGT đều thừa hiểu khó có thể áp dụng được phong cách phê bình, chê bai thẳng tuột, hay những hành động, cảm xúc quá tự nhiên như các giám khảo phương Tây. Lần hiếm hoi mà khán giả thấy họ thể hiện sự giận dữ của mình là khi phê bình quyết liệt một thí sinh nam giả gái quá lố trong tập hai, mùa đầu tiên. Khi trả lời phỏng vấn báo chí, giám khảo Thúy Hạnh thừa nhận: "Văn hóa Á Đông khác văn hóa phương Tây, người Á Đông khó ch p nhận lời ch và dễ bị tổn thương vì những câu nói ch bai. Các chuy n gia nước ngoài khi trao đổi với chúng tôi cũng nói rằng không cần thiết dùng những câu mạnh bạo để làm thí sinh bị tổn thương mà cần giữ được phong cách ri ng của mình và những lời nhận xét từ chính cảm xúc của mình đối với tiết mục dự thi"

Nhìn chung, dù không gây phản cảm bởi những hành động, lời nói lố lăng, quá trớn như trường hợp nhạc sĩ Trần Tiến trong Bước nhảy hoàn vũ, tuy nhiên, bộ ba giám khảo của VNGT lại bị chê nhiều bởi sự một màu, buồn tẻ, thiếu hấp dẫn.

 Trở thành tâm điểm của dư luận và truyền thông sau scandal

Nếu dựa vào chỉ số rating hai mùa, nhìn chung có thể coi VNGT là một chương trình mua bản quyền format nước ngoài được sản xuất khá ổn, nếu như không xảy ra scandal liên quan tới thí sinh 15 tuổi Lê Nguyễn Quỳnh Anh, trong chương trình phát sóng tối ngày 12/2/2012 [Hình 2.6]. Scandal xuất phát từ hai phút phát sóng đầy tranh cãi trước và sau phần trình diễn. Đầu tiên, gia đình Quỳnh Anh giới thiệu về thành tích học tập, ca hát của thí sinh này trong 15 năm qua. Đặc biệt, gia đình thí sinh không quên nhấn mạnh, Quỳnh Anh có thể hát bằng 6 thứ tiếng: tiếng Việt, Anh, Nga, Nhật, Trung…

78

Sau khi Quỳnh Anh bị ba vị giám khảo loại khỏi cuộc chơi, mẹ của thí sinh này là bà Nguyễn Thị Ngọ đã ra sân khấu giành micro trên tay con gái và "xin được nói": "Tôi th y có nhiều giọng ca thật sự không bằng cháu vẫn được vào vòng trong. Thật sự, tôi r t buồn và tôi b t ngờ! Tại sao không thể cho cháu một cơ hội vì cháu chỉ 15 tuổi và cháu hát được 6 th tiếng r t chuẩn...". Phát ngôn theo kiểu "con hát mẹ khen hay" này đã khiến cho cư dân mạng và công chúng cho rằng mẹ Quỳnh Anh ảo tưởng về tài năng của con mình... Vì quá bức xúc bởi con gái bị tổn thưởng và khủng hoảng, bà Ngọ đã tố với báo chí là ban tổ chức sắp đặt, lợi dụng gia đình mình, khuyến khích bà lên sân khấu bảo vệ cho con gái. Bà khẳng định việc cắt x n dàn dựng này đã gây tổn thương đến thí sinh và sự trong sáng, nhiệt tình của gia đình đã bị lợi dụng để nhằm câu khách. Vài ngày sau, Quỳnh Anh đã g i thư kêu cứu đến bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội. Trong bức thư này có đoạn như sau:

"... Tiết mục dự thi của cháu khi đưa l n truyền hình đã bị cắt ghép đến từng câu nói và điều chỉnh âm thanh bài hát để biến một câu chuyện của cô bé 15 tuổi đi thi hát bình thường trở n n vô cùng lố bịch, kệch cỡm, ki u căng, đáng ghét và cực kỳ b t tài theo một kịch bản soạn sẵn của Ban tổ ch c để gây scandal để kiếm tiền quảng cáo thật nhiều..."

Trước scandal này, ban tổ chức chương trình VNGT đưa ra phản hồi: Là một chương trình THTT, về mặt nghề nghiệp, chúng tôi bắt buộc phải tôn trọng những gì mà thực tế đã diễn ra. Các chương trình THTT tr n thế giới cũng như Vietnam’s Got Talent như một xã hội thu nhỏ với những niềm vui, nỗi buồn của các thí sinh và gia đình, bạn bè của họ. Ngoài ra, trong các chương trình THTT thí sinh khi tham dự đều có thỏa thuận cho phép ban tổ chức được sử dụng hình ảnh và câu chuyện của mình. Câu chuyện của Quỳnh Anh cũng như của các thí sinh khác đều được thực hiện như nhau, nghĩa là có phần ghi hình trước, trong và sau khi tiết mục diễn ra. Những niềm vui, nỗi buồn của những người tham dự khác nhau sẽ mang lại những câu chuyện khác nhau…”

Sau khi trở thành tâm điểm của dư luận, mùa thi mới đây của VNGT rơi vào sự quên lãng và thờ ơ của truyền thông và rating chương trình bị giảm sút đáng kể do

79

không nhiều thí sinh nổi bật; sự nhàm chán của các tiết mục; sự cạnh tranh của các chương trình đình đám khác...

2.3.5. Chương trình Cuộc đua kỳ thú - The Amazing race Viet Nam

Format The Amazing race được công ty BHD mua bản quyền từ Disney Media Distribution (Mỹ). Phiên bản Việt do VTV và công ty BHD phối hợp sản xuất, dưới sự tài trợ của nhãn hàng đồ uống tăng lực Sting, thuộc công ty PepsiCo Việt Nam. Tên chương trình được Việt hóa thành Cuộc đua kỳ thú - The Amazing zace Viet Nam.

Cho tới nay, chương trình đã phát sóng được hai mùa. Mùa đầu tiên lên sóng từ ngày 18/5/2012 – 10/8/2012. Mùa thứ hai bắt đầu từ 26/7/2013 – 18/10/2013, trên kênh VTV3, đài THVN. Phần thưởng cho cặp đôi thắng cuộc trong chương trình này là 300 triệu đồng, cùng với một số giải thưởng phụ khác như các chuyến du lịch...Tất cả các tập phát sóng của chương trình này đều được ghi hình, biên tập, dựng phim từ trước rồi mới phát sóng. Thời lượng mỗi tập khoảng 50 phút - 1 giờ.

 Phiên bản đầu tiên trên thế giới có sự tham gia của người nổi tiếng

Một trong những điều chỉnh quan trọng nhất của nhà sản xuất CĐKT so với phiên bản gốc đó là tiêu chuẩn lựa chọn các đội chơi. Cũng giống như ở bất cứ quốc gia nào, NSX sẽ tổ chức các buổi casting ở một số thành phố lớn [Hình 2.7]. Tại đây, những người đăng ký sẽ tham dự một số trò chơi vận động đơn giản để kiểm tra thể lực. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn trực tiếp cũng giúp NSX hiểu được cá tính của họ. Chị Hà Ly, một biên tập viên của công ty BHD, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất CĐKT cho biết: "Chúng tôi luôn chú trọng đi tìm những người vừa có s c khỏe vừa có cá tính thì chương trình mới h p dẫn được ch ! Nếu như ai cũng như ai thì sẽ r t nhàm chán. Chương trình THTT hay như một bộ phim cũng thế thôi, phải có kịch tính, có mâu thuẫn, xung đột t c là điểm nh n đề thay đổi không khí và thu hút người xem"

10 đội chơi của của mùa thứ nhất hầu như toàn bộ đều là những người bình thường (không phải người nổi tiếng trong giới giải trí), theo đúng chuẩn format gốc

80

của The Amazing zace. Với sự lựa chọn này, một vấn đề đã nảy sinh ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của chương trình, xuất phát từ sự khác nhau trong văn hóa của người phương Đông và phương Tây. Theo biên tập viên Hà Ly: "Văn hóa người Việt từ trước đến nay khá khép kín và gần như không bộc lộ suy nghĩ, bản thân của mình một cách quá cởi mở, hướng ngoại như người phương Tây, đặc biệt là tr n truyền hình. Mùa đầu ti n, chúng tôi chọn toàn người bình thường nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Nhiều người c th y máy quay là lúng túng và ngại ngùng. Với một format THTT như thế này, chắc chắn m c độ h p dẫn sẽ giảm đi nhiều"

Sang mùa thứ hai, NSX đã quyết định mời nhiều người nổi tiếng hoặc làm việc trong ngành giải trí như người mẫu Thu Hiền, Ca sĩ Diệp Lâm Anh, diễn viên Nhan Phúc Vinh, Rapper Tiến Đạt, diễn viên Linh Sơn, người mẫu Thanh Hoa, Anh Tuấn, ca sĩ Pha Lê, diễn viên Hà Việt Dũng, ca sĩ Sơn Thạch... Cuộc đua kỳ thú 2013 là một trong những phiên bản đầu tiên của format The Amazing race trên thế giới có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng, với tên gọi đầy đủ Cuộc đua kỳ thú - Người nổi tiếng: The Amazing Race Vietnam 2013. Bên cạnh đó, chương trình còn có sự tham gia của một người Hàn Quốc và hai người Mỹ gốc Việt. Theo biên tập viên Hà Ly, công ty BHD đã có sự thông báo, trao đổi, thương lượng với phía giữ bản quyền format chương trình về sự thay đổi này. "Với sự tham gia của nhiều người làm việc trong ngành giải trí, mùa th hai là mùa phát sóng có nhiều đột phá. Những người nổi tiếng họ thoải mái hơn trước camera. Họ dễ dàng bộc lộ quan điểm suy nghĩ của mình hơn. Th m nữa, ở Việt Nam, cả truyền thông và khán giả dường như khá quan tâm và tò mò cho người nổi tiếng", biên tập viên này giải thích.

 Xây dựng thử thách cho người chơi, trải nghiệm văn hóa cho khán giả

Cũng giống như phiên bản ở các nước khác, để đảm bảo tính thực tế, công bằng và chất lượng cao nhất về hình ảnh, mỗi đội đua có một đội quay phim theo sát để ghi hình toàn bộ những hoạt động của từng đội trong mỗi chặng đua. Ngoài các phụ quay, mùa đầu tiên của CĐKT có tổng cộng 16 quay phim chính. Mùa thứ hai có 17 người. Đây là một trong những chương trình THTT mà công đoạn sản xuất, ghi hình gặp nhiều khó khăn và vất vả nhất khi các đội di chuyển liên tục,

81

ngay cả trong những lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng và nhiều đội chơi đã kiệt sức. Bà Ngô Bích Hạnh, giám đốc công ty BHD cho biết: "THTT cho khán giả th y mình trong đó, không chỉ để giải trí mà còn đưa ra thông điệp để suy ngẫm. Chúng tôi tuân thủ bản quyền nhưng định dạng vẫn phù hợp thực tế, phía nước ngoài không ép làm điều gì không thích hợp với văn hóa Việt Nam. The Amazing Race - Cuộc đua kì thú là một format khó làm nh t thế giới cho cả người làm (nhà sản xu t) và người chơi. Cả hai phía đều r t v t vả”

Toàn bộ thời gian tranh tài k o dài khoảng một tháng. Diễn viên Dustin Nguyễn, đạo diễn kiêm MC của chương trình cho hay: "Quá trình sản xu t chương trình này đòi hỏi phải ghi hình ở những bối cảnh lớn, khối lượng công việc ph c tạp. Nhưng cách làm khá giống với việc thực hiện một bộ phim, lại có không khí hành động n n tôi th y r t gần gũi và thú vị". Cũng theo NSX Cuộc đua kỳ thú, đội ngũ chuyên gia nước ngoài chỉ hỗ trợ tư vấn kĩ thuật, giám sát kết cấu chương trình, chất lượng hình ảnh... cũng như truyền đạt kinh nghiệm chung, còn việc xây dựng thiết kế nội dung cụ thể của các chặng đua là thành quả sáng tạo của ê kíp Việt Nam. Những người chịu trách nhiệm xây dựng ý tưởng phải tìm cách tận dụng được các yếu tố văn hóa Việt như địa danh lịch s , văn hóa, du lịch, phong tục tập quán... để tạo ra th thách trải nghiệm cho người chơi mà vẫn đảm bảo phù hợp với nguồn lực tài chính có hạn, chứ không thể áp dụng nguyên si những thứ có sẵn từ phiên bản gốc. Hai bên cũng thống nhất trong việc hạn chế số lượng, giảm mức độ khó của các th thách mạo hiểm để phù hợp với thể chất của người Việt.

Trên cơ sở đó, một khác biệt lớn khác giữa phiên bản của Việt Nam và Mỹ đó là số quốc gia, châu lục và thành phố mà các đội chơi đi qua. Ngay từ mùa đầu tiên năm 2001, các đội chơi của The Amazing race Mỹ đã đi qua 4 châu lục, 9 quốc gia, 24 thành phố, với tổng chiều dài cuộc đua trên 56000 km. Tương tự, mùa thứ 2, các đội chơi đi qua 5 châu lục, 8 quốc gia, 27 thành phố, với tổng chiều dài cuộc đua lên tới 83000 km... Trong khi đó, toàn bộ 12 chặng đua của mùa đầu tiên Cuộc đua kỳ thú đi qua 13 tỉnh thành phố của Việt Nam, tức là các đội đua không có cơ hội trải nghiệm ở nước ngoài: Hà Nội → Hòa Bình → Ninh Bình→ Đà Nẵng→ Quảng Nam→ Thừa Thiên - Huế→ Khánh Hòa→ Lâm Đồng→ Bình Thuận→ Kiên Giang

82

→ TP. Hồ Chí Minh→ Đồng Nai → Bình Dương → TP. HCM. Tuy nhiên, sang mùa thứ 2, NSX đã nỗ lực để bổ sung thêm một địa danh nước ngoài vào chặng đua là Singapore: Tp. Hồ Chí Minh → Cà Mau→ Đồng Nai → Bình Thuận→ Khánh Hòa→ Đắk Lắk → Đắk Nông→ Quảng Nam → Đà Nẵng → Quảng Bình→ Hà Nội → Singapore→ Hà Nội → Hải Phòng→ Hà Nội → Lào Cai→ Hà Nội. Sự điều chỉnh này là hợp lý bởi những hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật của NSX Việt Nam. Chi phí ăn, ở, đi lại để các đội chơi lên tới 20 người cùng các thành viên của đoàn ra nước ngoài là cực kỳ tốn k m, trong khi số tiền quảng cáo mà chương trình thu về không nhiều so với các chương trình THTT đang hot cùng thời điểm.

Dù số quốc gia mà các đội chơi dừng chân rất khiêm tốn so với các phiên bản khác, tuy nhiên bù lại, đội ngũ sản xuất của Việt Nam vẫn tạo nên được những chặng đua và th thách thú vị. Nhiều địa danh lịch s , văn hóa, du lịch cũng như các n t văn hóa truyền thống như ẩm thực, âm nhạc, phong tục tập quán của nhiều dân tộc khắp mọi miền đất nước đã được trải nghiệm bởi chính những người chơi. Ví dụ, trong mùa đầu tiên, các đội chơi đã đi qua các địa danh chợ Đồng Xuân, Văn Miếu Quốc T Giám, Viện bảo tàng Lịch s Việt Nam, Đập thủy điện Hòa Bình, Bản Giang Mỗ, Núi Kỳ Lân, Đền Thái Vi, Chùa Bái Đính, Vườn quốc gia Cúc Phương, Làng gốm Thanh hà, sông Hoài, Lăng Minh Mạng, Thế Miếu....

Nhiều kiến thức lịch s , n t văn hóa, sinh hoạt của người dân dọc 3 miền đất nước cũng được đan xen giới thiệu trong các th thách như: viết chữ Nho, trò chơi dân gian, nghệ thuật điêu khắc đá ở Đà Nẵng, đ n lồng Hội An, nghệ thuật làm gốm ở Thanh Hà, nghề làm hương, làm chổi, mặc trang phục truyền thống của người K'ho cưỡi ngựa bắn tên, xem và diễn lại trích đoạn cải lương chuyện tình Lan và Điệp, hát hò Khoan, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên, tìm hiểu về nghề nuôi cấy trai ở Phú Quốc... Đặc biệt, mỗi mùa, nhà sản xuất CĐKT đều lồng ít nhất một th thách liên quan tới hoạt động từ thiện có ý nghĩa xã hội. Trong chặng đua 9, mùa 1, các đội phải s dụng 500.000 đồng để mua những món hàng đã được yêu cầu và đạp xe đến trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng để phát quà cho các trẻ mồ côi và nhận đầu mối kế tiếp. Hay chặng đua 7, mùa thứ hai, các đội sẽ tìm đến nhà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Viễn để tặng quà và nhận mật thư tiếp theo. Đây là

83

những th thách được "Việt hóa" khá sáng tạo so với phiên bản gốc, dễ gây được thiện cảm với khán giả Việt Nam [Phụ lục Tổng hợp nội dung các chặng đua của Cuộc đua kỳ thú 2012].

 Tranh cãi do yếu tố "thực" của THTT trong bối cảnh văn hóa Việt

CĐKT đòi hỏi người chơi phải bộc lộ bản thân mình khá nhiều. Tất cả những hành động, ứng x , lời nói của họ trong quá trình thực hiện th thách được ghi lại. Ngoài ra, thí sinh còn phải ngồi trước ống kính camera và chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ thật của mình. Ví dụ: Tại sao họ lại hành động như thế? Họ nghĩ gì về thử thách của ban tổ ch c? Họ nghĩ gì về đồng đội và các đội chơi khác? Tất cả được NSX biên tập, dựng thành một câu chuyện xuyên suốt hấp dẫn và kịch tính để truyền tải tới khán giả. Đây cũng là một cái khó của NSX chương trình này vì phải đối mặt với một "thực tế" phức tạp, nhiều yếu tố bất ngờ cùng số lượng người chơi đông đảo. Một thành viên trong ê kíp sản xuất cho biết: Với thời lượng 50 phút mỗi tập, dù r t muốn, chúng tôi cũng không thể gửi đến khán giả t t cả các diễn biến và những câu chuyện chi tiết về mỗi đội, cho dù dữ liệu vô cùng phong phú. Tuy nhi n, trong quá trình bi n tập, chúng tôi không cắt xén hay bi n tập sai sự thật mà chỉ tập trung phản ánh lại những gì nổi bật nh t đã diễn ra tr n thực tế”

Những ồn ào xoay quoanh chương trình này, chủ yếu xuất phát từ những phản ứng được cho là thái quá của một số người chơi khi cạnh tranh với nhau để về đích. Đội chơi gồm hai thành viên Nhan Phúc Vinh - Linh Chi trong mùa hai là một thí dụ. Cách bày tỏ quan điểm, thái độ và hành động của cặp đôi này xuyên suốt chương trình, có thể được xem là khá Tây trong mắt nhiều người Việt. Họ luôn bày tỏ thẳng thắn suy nghĩ, cảm xúc của bản thân dù nó có thể làm mất lòng người khác và quyết tâm giành được chiến thắng bằng mọi cách, kể cả phải dùng đến tiểu xảo. Trong khi đó, các đội chơi còn lại hầu như luôn thể hiện tinh thần đồng đội, chọn giải pháp nhẹ nhàng, nhường nhịn lẫn nhau để giải quyết khó khăn. Có những đội chơi dù là đối thủ nhưng vẫn giúp đỡ nhau hoàn thành th thách. Có thể xem sự "va chạm" thú vị giữa hai lối ứng x và tư duy này đã thách thức tâm lý tiếp nhận quen thuộc của người Việt. Trong một bài trả lời phỏng vấn, Linh Chi đã chia sẻ về những áp lực của dư luận đối với mình: "Quan điểm của tôi là với THTT, cái hay và

84

thu hút của nó là có tính tương tác. Tr n TV mọi người sẽ th y một câu chuyện không đầy đủ, sẽ có những nh n nhá, kịch tính để khai thác cảm xúc của người xem n n đôi khi cũng cần tìm hiểu rõ hơn từ những k nh truyền thông khác". "Từ khía cạnh người sản xu t, tôi th y đó là một điều hết s c bình thường luôn diễn ra trong cuộc sống thực. Đó là phản ng thực của người chơi trong tình huống y và nó không vi phạm thuần phong mỹ tục hay phản cảm đến m c phải cắt đi". Biên tập viên Hà Ly chia sẻ.

Cũng giống như nhiều CTTH của Mỹ, những phân cảnh người chơi tranh cãi hoặc bày tỏ cảm xúc gay gắt đến mức s dụng tiếng lóng, ch i thề trong CĐKT không bị cắt đi. Tuy nhiên, âm thanh của tiếng lóng, câu ch i tục sẽ bị dìm xuống - điều chưa từng xảy ra trong những CTTH trước đây do Việt Nam sản xuất. Bà Vũ Thanh Hường, Phó phòng Game Show 1, kênh VTV3, người giám sát chương trình này bày tỏ quan điểm: "Trong quá trình diễn ra chương trình, có thể sẽ xảy ra chuyện người chơi mâu thuẫn, tranh cãi nhau. Chúng tôi tôn trọng thực tế và không cắt, vì yếu tố người chơi trong game show là r t quan trọng, hơn nữa điều đó góp phần tạo n n s c h p dẫn của cuộc thi". Trong khuôn khổ của một chương trình THTT, những điều này là có thể chấp nhận được nhưng chỉ nên ở một chừng mực hợp lý. Bởi chúng ta không thể cổ xúy cho thói quen cứ tức giận là văng tục như vậy trên sóng truyền hình. Nó có thể ảnh hưởng tới đối tượng khán giả là thanh thiếu niên và khiến không ít khán giả trung tuổi cảm thấy khó chịu.

Đáng tiếc, một format được "Việt hóa" khá tốt như Cuộc đua kì thú lại không thu được những thành công lớn vì nhiều lí do: Số lượng các chương trình THTT được phát sóng cùng thời điểm quá nhiều với vô vàn scandal tai tiếng, khiến khán giả bị phân tán sự chú ý; dạng chương trình th thách, mạo hiểm không phải là gu yêu thích của nhiều người Việt; khung giờ phát sóng không đẹp...

85

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2:

Như vậy, ở chương 2 của luận văn, tác giả đã lần lượt phân tích thực trạng "Việt hóa" 5 format THTT mua bản quyền nước ngoài tiêu biểu. Một mặt, các yếu tố làm nên bản sắc chương trình như mô típ lô gô, hình hiệu, nhạc hiệu, đồ họa, luật chơi, cấu trúc các vòng thi... được giữ lại hoặc điều chỉnh trong phạm vi hợp lý, nhằm đảm bảo tính nguyên bản của format gốc cũng như yêu cầu gắt gao về vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất của Việt Nam đã có sự chủ động điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố không phù hợp với văn hóa và thị hiếu công chúng Việt Nam. Đồng thời tận dụng văn hóa dân tộc (âm nhạc, trang phục, ẩm thực, văn hóa vật thể...) để xây dựng ý tưởng cho chương trình, nhằm tạo ra sự gần gũi cho người xem.

Thông qua quá trình "Việt hóa", tức là kế thừa, điều chỉnh, sáng tạo về cả nội dung và hình thức, các NSX của Việt Nam mới có thể tận dụng những điểm tích cực của THTT và loại bỏ những yếu tố có ảnh hưởng không tốt tới thẩm mỹ công chúng và bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó đáp ứng nhu cầu thưởng thức truyền hình ngày càng phong phú, đa dạng của khán giả. Nếu Việt hóa thành công, chương trình sẽ được công chúng đón nhận. Ngược lại, sẽ tạo ra những thảm họa THTT, những sản phẩm báo chí lai căng, phản cảm. Đây là một công việc khó khăn, nhiều th thách, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo.

Dù mỗi chương trình vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định do khâu "Việt hóa" chưa được hoàn thiện. Nhưng cũng không thể phủ nhận được những cố gắng của các đơn vị sản xuất chương trình của Việt Nam thời gian qua. Chương tiếp theo của luận văn sẽ chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của các chương trình, từ đó đưa ra một số đề xuất và giải pháp cho quá trình Việt hóa này, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài ở Việt Nam.

86

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI

3.1. Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài

3.1.1. Thành công về Việt hóa

Sau khi khảo sát 5 chương trình THTT mua bản quyền tiêu biểu từ năm 2011 đến 2014, có thể rút ra một số kết luận sau:

 Nhận thức của NSX về vấn đề Việt hóa: Các NSX của Việt Nam nhìn chung đều nhận thức được rằng: Việt hóa về cả nội dung và hình thức các format THTT mua định dạng của nước ngoài là một yêu cầu tiên quyết, mà mục tiêu là để chương trình sau khi được tái sản xuất không bị đào thải khỏi môi trường văn hóa của Việt Nam, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của phần đông khán giả. Vấn đề chỉ là năng lực và trách nhiệm của NSX đến đâu trong việc tạo ra một chương trình chất lượng, hấp dẫn về hình thức và nội dung phù hợp với người Việt, cũng như văn hóa Việt.

 "Việt hóa" về mặt hình thức: Cả 5 chương trình đều được Việt hóa khá tốt về mặt hình thức, mang tới cho khán giả cảm giác đã mắt, thỏa mãn vì sự hiện đại, sôi động và tính tương tác cao. Các vấn đề liên quan đến công nghệ, máy móc, đồ họa, thiết kế trường quay... đều được đội ngũ sản xuất của Việt Nam học hỏi, tiếp thu hiệu quả từ phiên bản gốc và qua quá trình phối hợp với đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Đó là một sân khấu Giọng hát Việt hoành tráng, hiện đại; những màn trình diễn khiêu vũ sôi động, đẹp mắt của Bước nhảy hoàn vũ hay những cuộc đua tranh nghẹt thở, gay cấn của Cuộc đua kỳ thú...

 "Việt hóa" về mặt nội dung: Nhìn chung các NSX của Việt Nam bên cạnh việc giữ lại những yếu tố bắt buộc của format gốc, đã chủ động loại bỏ những yếu tố không phù hợp và bổ sung thêm nhiều yếu tố đa dạng của văn hóa Việt Nam, tạo ra sự gần gũi với thị hiếu tiếp nhận của khán giả bản địa. Điều này có thể thấy rõ qua việc nhà sản xuất VNTM loại bỏ các th thách chụp ảnh khỏa thân, thay vào đó

87

là các th thách được lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc. Hay sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa Việt Nam trong các phần trình diễn khiêu vũ dance sport của BNHV...

Những yếu tố văn hóa nước ngoài xuất hiện trong các chương trình THTT mua bản quyền là điều không thể tránh. Với một liều lượng nhất định và nội dung phù hợp, nó mang tới cho khán giả Việt những kiến thức và trải nghiệm mới mẻ. Sự song hành giữa văn hóa nước ngoài và văn hóa Việt Nam trong các chương trình THTT, cũng là một biểu hiện tích cực của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Sự thành công của chương trình Bước nhảy hoàn vũ trong việc tạo ra trào lưu khiêu vũ dancesport tại Việt Nam cho thấy, các yếu tố văn hóa nước ngoài có thể ban đầu còn xa lạ với người Việt. Nhưng trải qua quá trình tìm hiểu, chọn lọc, thích nghi, nó sẽ được người Việt đón nhận nếu phù hợp để làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất của mình.

"Đơn giản chỉ là tham gia chương trình truyền hình mang tính toàn cầu, nhưng quốc gia đó lại có được sự thỏa mãn kết nối với thế giới và cảm giác hòa vào dòng chảy đương thời. Tùy theo quy định của định dạng mà người làm địa phương hóa nội dung, với niềm tin là mình làm chủ hoàn toàn chương trình. Khán giả cũng thảo mãn, cái cảm giác mình thuộc về một quốc gia là thành vi n của cái thể thống nh t y" [29]

 Thúc đẩy xã hội hóa sản xuất các CTTH: Với THTT, mô hình xã hội hóa sản xuất các CTTH trở nên phổ biến và lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các công ty truyền thông, đơn vị sản xuất chương trình tư nhân và các ĐTH. Cũng giống như trên thế giới, nguồn lợi nhuận này góp phần cung cấp chi phí để bản thân các công ty truyền thông tư nhân và ĐTH đầu tư sản xuất những chương trình truyền thống khác (phim điện ảnh, phim truyền hình...), qua đó thúc đẩy sự phát triển của cả ngành truyền hình nói chung.

 Nâng cao tính chuyên nghiệp cho ê kíp sản xuất chương trình của Việt Nam: Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đi khảo sát thực tế ở nước ngoài, rồi trực tiếp sản xuất các format lớn của thế giới dưới sự hỗ trợ của đội

88

ngũ chuyên gia nước ngoài, cũng đã mang tới những thay đổi lớn theo hướng tích cực cho sản xuất truyền hình nội địa (kĩ thuật công nghệ, thái độ tinh thần làm việc...). Dưới đây là nhận định của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, trong một bài trả lời phỏng vấn báo:

"Chưa nói đến việc n n nhập hay không, nhập nhiều hay ít..., nhưng nói về năng lực sản xu t thì một vài năm trước Việt Nam chưa sản xu t được các format lớn như thế. Ví dụ như chương trình Khởi nghiệp ban đầu VTV làm, mày mò n n còn r t thiếu chuy n nghiệp. Quy trình sản xu t THTT như thế nào đã là một câu hỏi lớn. Rồi đầu tư về máy quay, con người, cách th c làm sao để quay từ sáng đến tối mà lại còn tạo được tình huống mà không chán. Qua thực tế, trình độ sản xu t các đơn vị đã được nâng l n r t nhiều" [37]

Đây là những bài học kinh nghiệm quý giá nếu như các NSX Việt Nam hướng tới mảng THTT thuần Việt trong tương lai.

 Chuyển tải thông điệp ý nghĩa: THTT với những câu chuyện mà nó kể và phát sóng trên truyền hình, là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại một số vấn đề về văn hóa, xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cả tích cực và hạn chế. Đơn c như đằng sau việc hát tiếng Anh hay tiếng Việt của Giọng hát Việt, cũng là câu chuyện về một nước Việt Nam đang trong thời hiện đại với sự xâm lấn của văn minh phương Tây, nhu cầu hội nhập thế giới đi đôi với vấn đề giữ gìn bản sắc. Câu chuyện ấy được NSX dàn dựng theo một lối khá cực đoan, thách thức những giá trị và thói quen của người Việt Nam. Ví dụ: một thí sinh người dân tộc thiểu số được giao hát ca khúc nước ngoài trong thế đối đầu với một thí sinh có sở trường hát tiếng Anh, ngoại hình phong cách hiện đại...Với hướng đi này, BTC, HLV, thí sinh, khán giả bình thường và cả người làm chuyên môn âm nhạc đều thấy áp lực. Một khán giả đã chia sẻ ý kiến của mình về những tranh cãi trái chiều xung quoanh Giọng hát Việt như sau:

"Một chương trình THTT đưa ra được một hiện thực không quen thuộc, để đặt ra những v n đề về sự gây dựng, sự tiếp nhận và sự lựa chọn, đối với tôi, là một chương trình xu t sắc. Tôi không sống theo sự cạnh tranh. Tôi thừa nhận giá

89

trị của tiếng Anh, của những lời khen, nhưng tôi cũng không sống theo những th đó. Và Giọng Hát Việt đối với tôi là một điều thật tốt đẹp. Nó cho tôi những phút giây thích thú và những bài học quý" [49]

Qua đó có thể thấy, cách mà THTT đặt vấn đề vừa trực diện lại vừa nhiều ẩn ý, đặc biệt là qua các mâu thuẫn, xung đột. Dù các chương trình vẫn tồn tại những hạn chế do NSX Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, hay chưa phù hợp với thị hiếu tiếp nhận quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên nếu tỉnh táo và bình tĩnh, chúng ta vẫn có thể rút ra được những bài học cho riêng mình, thay vì xu hướng xem và đánh giá THTT ở bề ngoài và thiếu chiều sâu như hiện nay.

Có cái nhìn khá tích cực về các yếu tố văn hóa ngoại lai trong những chương trình THTT mua bản quyền format nước ngoài, nhà báo Lê Giang nhận định: "Việc văn hóa phương Tây tràn vào và thách th c văn hóa Việt Nam (trong đó THTT chỉ là một phần), tôi cho rằng cũng là một đợt thử lửa quy mô toàn quốc đối với nền văn hóa của chúng ta đ y. Có cạnh tranh thì mới phát triển được".

 Thực hiện tốt vấn đề bản quyền với đối tác nước ngoài

Kể từ khi Việt Nam gia nhập sân chơi toàn cầu, vấn đề thực thi bản quyền truyền hình theo các quy định của quốc tế là một điều tất yếu. Qua việc phân tích thực trạng chuyển giao bản quyền một số format chương trình THTT thời gian qua, có thể thấy, các NSX trong nước đã tuân thủ khá nghiêm chỉnh. Điều đó thể hiện ở việc các đơn vị phải bỏ tiền ra để có được giấy ph p hợp pháp, tôn trọng những yêu cầu chính đáng của đơn vị giữ bản quyền trong quá trình tái sản xuất chương trình và phát sóng tại Việt Nam.

3.1.2. Hạn chế về Việt hóa

3.1.2.1. Đối với nhà sản xuất và Đài truyền hình

 NSX sử dụng quá nhiều các yếu tố văn hóa ngoại lai

Hạn chế này xuất phát từ suy nghĩ đó sẽ là một yếu tố giúp thu hút sự tò mò của khán giả, đặc biệt là những khán giả có tư tưởng sính ngoại. Nó cũng là kết quả

90

của tâm lý thích ăn sẵn, rập khuôn theo những gì đã có ở phiên bản gốc, chứ không đầu tư nhiều công sức, chất xám để xây dựng, sáng tạo nội dung, hình thức chương trình dựa trên yếu tố văn hóa dân tộc. Điều đáng nói là các yếu tố văn hóa nước ngoài không chỉ xuất hiện nhiều mà đôi khi còn đến mức phản cảm, vẫn lọt qua vòng kiểm duyệt nội dung của VTV và xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "Thay vì thực tế truyền hình phải được Việt hóa tử tế cho phù hợp với văn hóa thưởng th c đặc thù của công chúng Việt, thì cả nhà sản xu t lẫn nhà đài đã dọn cho công chúng Việt một món ăn hầu như còn nguy n mùi vị th c ăn Tây sống sượng lẫn lộn r t nhiều hạt sạn về thẩm mỹ. Tr n sóng của Đài truyền hình quốc gia các chi u trò ngày càng thô lậu, thậm chí có thể gọi là những trò lừa đảo, đến m c xúc phạm người xem" [53]

Sự có mặt của giám khảo nam người Úc trong Vietnam's Next Top Model với lối ăn mặc lòe loẹt theo phong cách unisex, cùng những c chỉ, hành động, cách biểu đạt cảm xúc quá lố, đi ngược lại thị hiếu thẩm mỹ của người Việt là một ví dụ.

 Nhiều NSX đang nhận thức quá máy móc về yếu tố thực tế của THTT

Vì thế nhiều khi họ biết trước một hình ảnh, hành động, lời nói nào đó khi lên sóng sẽ gây ra những phản ứng trái chiều, nhưng họ vẫn quyết định giữ lại. Bởi thế, nhiều hạt sạn, tranh cãi ồn ào trong các chương trình THTT thời gian qua đáng nhẽ đã không xảy ra. Sự việc liên quan tới thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh trong Vietnam's Got Talent 2012 sẽ không ồn ào đến vậy, nếu như đội ngũ biên tập không khai thác triệt để những lời tán dương tài năng của gia đình thí sinh (trong khi thí sinh này không có tài năng nổi trội gì), cũng như việc người mẹ ra sân khấu để phản đối BGK. Vẫn biết bản chất của THTT là thực và NSX đã ký cam kết với thí sinh để được quyền khai thác câu chuyện của họ, nhưng ranh giới giữa nhân văn và vô đạo đức luôn vô cùng mong manh. Chỉ một sai lầm của NSX, có thể dẫn tới hậu quả nặng nề như người chơi bị khủng hoảng tinh thần, tự t ... Đây cũng là kết quả của việc NSX Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và thiếu tôn trọng thị hiếu của khán giả Việt. Họ phải đối mặt với những format truyền hình phức tạp và thực tế khó lường khi sản xuất. Nó trái ngược với việc ghi hình bó hẹp trong trường quay trước đây.

91

Đó là chưa kể, nhiều khi, trong quá trình quay phim và quá trình biên tập hậu kỳ, NSX chủ động dàn dựng, cắt gh p thành một câu chuyện khác (vì thời lượng hạn chế hoặc mục đích tạo kịch tích). Nhiều thí sinh vì quá bức xúc đã buộc phải lên tiếng vì những gì phát sóng khiến họ bị tổn hại đến hình ảnh, bị hiểu lầm và có cảm giác mình là một con rối của NSX.

Trong một số trường hợp khác, ê kíp sản xuất không có đủ sự tinh tường, kinh nghiệm và đặt mình vào vị trí của khán giả để nhận ra hình ảnh, câu chuyện hay tình tiết nào đó nếu phát sóng có thể gây ra những phản ứng trái chiều, thậm chí tổn thương cho chính nhân vật, người chơi. Tính thực tế của THTT, đặt trong môi trường văn hóa Việt Nam cần phải được nhận thức lại. Nhưng chắc chắn một điều: Thực tế phương Tây khác thực tế Việt Nam, thị hiếu người phương Tây khác thị hiếu người Việt.

 Để xảy ra quá nhiều scandal nhưng xử lý thiếu chuyên nghiệp

Thực trạng này khiến khán giả có cái nhìn thiếu thiện cảm, thậm chí quay lưng lại với THTT. Trong số năm chương trình THTT mà luận văn này khảo sát, hầu hết đều tràn ngập tai tiếng, thị phi [Phụ lục Scandal, tai tiếng đáng chú ý được báo chí quan tâm khai thác]. Có ý kiến cho rằng, khi các NSX của Việt Nam nhập khẩu các format ngoại, đã đồng thời nhập khẩu luôn cả công nghệ tạo scandal và các chiêu trò để tăng sức hút, cạnh tranh và thu lợi nhuận từ quảng cáo. Nhìn lại cách ứng x với báo chí và công chúng khi xảy ra scandal dàn xếp kết quả trong GHV và scandal liên quan tới thí sinh Quỳnh Anh trong VNGT là đủ để thấy sự thiếu chuyên nghiệp của nhà sản xuất và kênh phát sóng. Ví dụ với scandal của GHV năm 2012, sự thiếu chuyên nghiệp của nhà sản xuất Cát Tiên Sa và VTV 3 thể hiện ở:

+ Tổ chức họp báo gặp mặt báo chí nhưng lại biến họp báo thành một buổi bỏ phiếu tín nhiệm cho nhạc sĩ Phương Uyên - nhân vật chính của scandal. Ông Nguyễn Quang Minh - GĐ Cát Tiên Sa đổ lỗi cho báo chí đưa tin một chiều; thí sinh cướp micro của phóng viên...

+ Ban tổ chức tuyên bố nhạc sĩ Phương Uyên sẽ rời ghế giám đốc âm nhạc nhưng cuối cùng người ta phát hiện ra nhạc sĩ này vẫn làm việc bình thường. Một

92

nhạc sĩ khác được thông báo sẽ thay thế vào vị trí giám đốc âm nhạc nhưng chỉ để che mắt dư luận.

+ VTV không có phản ứng nào khác để xoa dịu dư luận ngoài một công văn khẳng định chắc như đinh đóng cột: Những sự cố của chương trình Giọng hát Việt xảy ra trong thời gian qua không nằm ở nội dung chương trình mà ở việc ng xử, phát ngôn”. Sự bị động, thờ ơ của VTV khiến cho nhiều khán giả thất vọng và hoài nghi rằng liệu có sự ràng buộc chặt chẽ về lợi ích ở đây

+ Khi scandal chưa được giải quyết và dư luận vẫn đang bức xúc, nhà sản xuất quyết định tăng giá quảng cáo. Mức cao nhất là 180 triệu đồng cho một spot quảng cáo 30 giây. Hành động này khiến khán giả không thể không nghĩ rằng nhà sản xuất đang lợi dụng scandal để kiếm tiền.

Về văn hóa x lý scandal của THTT tại Việt Nam, nhà báo Ngọc Diệp nhận xét: "Thực tế là không có văn hóa và thiếu tôn trọng khán giả. Các đơn vị sản xu t vẫn nắm đằng chuôi. Họ tự tạo scandal để gây chú ý và tự dẹp mà chẳng ai làm gì được". Hậu quả lớn nhất của sự thiếu chuyên nghiệp nói trên chính là làm khán giả mất đi niềm tin vào chương trình, nhà sản xuất và THTT nói chung. Khán giả có thể vẫn xem, nhưng không phải với sự tôn trọng, thích thú mà nhiều khi vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi.

 Mặt trái của xu hướng xã hội hóa sản xuất các CTTH và sự thụ động của các ĐTH

Thực tế thì thời gian vừa qua, khi xảy ra các scandal lớn trong các chương trình Vietnam's Got Talent, Giọng hát Việt, Người gi u mặt... ĐTH Việt Nam luôn tỏ ra chần chừ, gượng p, không hề có một hành động hay phát ngôn mạnh mẽ, kiên quyết nào để xoa dịu dư luận và cho thấy trách nhiệm của một cơ quan báo chí Trung ương có tầm phủ sóng rộng lớn. Rồi dần dần người ta cũng nhận ra: Sự gắn bó khăng khít về lợi ích giữa VTV và các nhà sản xuất THTT tư nhân khiến VTV khó có thể mạnh tay được! Có ý kiến cho rằng hiện nay, các ĐTH lớn đang ở trong tình trạng nằm chờ các công ty đem chương trình đến rồi cho phát sóng, chứ không chủ động đặt hàng hoặc nói không nếu thấy không phù hợp. Một độc giả đã bày tỏ

93

sự khó hiểu, thất vọng của mình về vai trò của nhà Đài, trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 6/4/2014: "Các công ty mua sóng truyền hình dài hạn theo từng năm hoặc nhiều năm... Vậy là sóng truyền hình quốc gia đã bị các công ty sản xu t chương trình thao túng? Các đài truyền hình có kiểm soát được định dạng, nội dung hay chỉ ký hợp đồng rồi thu tiền quảng cáo? Nhà đài có chủ động được chọn chương trình phù hợp với người Việt, có tính giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân hay không?"

[53]

Sai lầm của các ĐTH có lẽ là không lường trước được sự phát triển năng động của các đơn vị sản xuất chương trình tư nhân, bán sóng giờ vàng dài hạn, rồi để mình bị ràng buộc quá chặt về lợi ích với họ. Ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao, giải trí và thông tin kinh tế VTV3 - kênh phát sóng nhiều chương trình THTT hot nhất thời gian vừa qua đã phải thẳng thắn thừa nhận: "Các chương trình do nhà Đài sản xu t đang m t s c hút là một lẽ, th hai đó là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Tôi đã đề xu t với Tổng giám đốc Đài THVN cho chúng tôi cơ chế hoạt động như những công ty truyền thông b n ngoài, đầu tư cho họ bao nhi u thì cho chúng tôi b y nhi u và dĩ nhi n, họ cam kết thế nào chúng tôi cam kết như thế. Tổng giám đốc đã đồng ý chủ trương nhưng toàn bộ chương trình tôi muốn mua họ đã mua hết rồi. Còn lại những cái lởm khởm nếu chúng tôi mua sẽ chết bởi vì nó không "hot". Đội ngũ Đài đang phải cố gắng 'đẻ' ra những cái không hot bằng nhưng đi vào lĩnh vực khác, có giá trị khác không chỉ là tiền. Vì tài chính vẫn là sự thách th c lớn đối với nhà Đài"

Về mặt lý thuyết, nhà Đài sẽ phải c người kiểm duyệt nội dung và hình thức của chương trình thành phẩm sau khi hoàn thiện khâu hậu kỳ trước khi cho phát sóng. Đó là một quy trình kh p kín rất chặt chẽ. Nhưng những gì diễn ra thời gian vừa qua buộc nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao đội ngũ biên tập viên đầy kinh nghiệm của VTV lại dễ dàng để lọt những hình ảnh, câu chuyện phản cảm như vậy lên sóng truyền hình quốc gia Mới đây nhất, dư luận lại "dậy sóng" với hình ảnh thí sinh chặt đầu baba trong "Vua đầu bếp" được quay cận cảnh, chân thực đến mức ghê rợn. Đại diện VTV chỉ biết lên tiếng thừa nhận sơ suất trong quá trình kiểm duyệt hình ảnh và coi đó như một tai nạn nghề nghiệp, đồng thời yêu cầu đơn vị

94

thực hiện chương trình là Công ty BHD x lý hình ảnh cần phải thận trọng hơn. "Đôi khi, một ngày phải xem quá nhiều chương trình và chỉ cần lơ đễnh một chút là có thể bỏ qua những hình ảnh đó, đến khi phát sóng mới ngớ người ra... Những hình ảnh y không n n xu t hiện tr n truyền hình vì có thể tạo cho khán giả những cảm nhận và sự suy diễn không hay. Tôi nghĩ là một tai nạn nghề nghiệp vì nếu nhìn th y cảnh như vậy thì không ai để nó l n sóng cả”, ông Lại Văn Sâm phân trần.

Thí sinh Khánh Phương chặt đầu baba được quay cận cảnh trên truyền hình

 Quá xem trọng chức năng giải trí và nguy cơ kéo nghệ thuật xuống thấp

Các NSX mới chỉ quan tâm đến việc làm sao để mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho khán giả để thu lợi nhuận, mà quên mất rằng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, các CTTH không chỉ có chức năng giải trí mà luôn được xem như một công cụ giáo dục, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Có nghĩa là, hiện nay, các chức năng báo chí khác của THTT đang còn yếu và bị NSX xem nhẹ. Thạc sĩ Tô Nhi A, Giảng viên Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM phân tích: "Giải trí đối với một CTTH phải là tạo được tiếng cười cho đời vui hơn, đẹp hơn ch không n n là tiếng cười mỉa mai. Người chơi, người xem phải trở n n tin vào bản thân mình và y u cuộc sống hơn với những điều chân thực. Thế nhưng cái sự chân thực nửa mùa làm cho công chúng phát ngán và nghi ngờ; người chơi phải đón nhận sự bẽ bàng và kẻ tham gia với mục đích gây ồn ào để tạo n n danh tiếng thì trở thành chi u bài của nhà sản xu t để rồi cũng cay đắng nhận ra bản thân mới là kẻ thiệt thòi khi công chúng quay lưng" [53]

Nhiều ý kiến cũng đang bày tỏ lo ngại rằng, các chương trình THTT đang k o nghệ thuật xuống thấp. Ảnh hưởng tiêu cực của THTT tới sự phát triển thị hiếu

95

thẩm mỹ âm nhạc của công chúng là một ví dụ. Sự nở rộ của các format chương trình THTT tìm kiếm tài năng ca hát như Viet Nam Idol, Nhân tố bí ẩn, Giọng hát Việt, Học viện ngôi sao... đã khiến cho chương trình có chất lượng chuyên môn cao Sao Mai Điểm hẹn bị rơi vào quên lãng. Mới đây, một format THTT mang tên Ngôi sao Việt (do VTV phối hợp với tập đoàn Lotte của Hàn Quốc sản xuất) cũng tạo ra nhiều tranh luận trái chiều khi đặt ra mục tiêu: "...tìm kiếm ngôi sao ca nhạc phong cách Kpop - Xu hướng âm nhạc đang thu hút sự quan tâm của các bạn y u âm nhạc hiện nay". Và kết quả là chương trình này ngoài việc lăng xê nhiệt tình cho công nghệ đào tạo nghệ sĩ trẻ theo phong cách Hàn Quốc, còn tràn ngập những yếu tố văn hóa của nước này như âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, du lịch...

Nhà sản xuất THTT thì tung hô, tạo ra những giá trị, danh hiệu phù phiếm như "Thần tượng âm nhạc", "Giọng hát quốc gia"; nhiều cá nhân không có thực tài vụt sáng thành ngôi sao... Bốn năm mà THTT nở rộ cũng là bốn năm công chúng thấy mệt mỏi với giới giải trí Việt đầy thị phi, tai tiếng, khi nhiều ngôi sao và những người muốn dấn thân vào showbiz đều xem THTT là nơi để tìm kiếm cơ hội và đánh bóng tên tuổi. Tính giải trí, chiêu trò được đề cao, trong khi tính chuyên môn và đóng góp thực chất cho văn hóa nghệ thuật thì bị xem nhẹ. Với con mắt của một người làm nghề lâu năm, NSND Trung Kiên lo ngại: Nhìn vào các chương trình âm nhạc tr n truyền hình hiện nay tôi th y xót xa, vì nó cổ súy cho những cái thuộc về xu thế ch không phải giá trị đích thực. Tôi cho ở đây vai trò định hướng của cơ quan quản lý là chưa có, thậm chí buông lỏng”

Nói về vấn đề giao lưu giữa âm nhạc Việt Nam và nước ngoài trong các chương trình gameshow tìm kiếm tài năng âm nhạc, nhạc sĩ Đức Trí cho rằng: "Các cuộc thi tuyển lựa tài năng ca hát bỗng dưng đua nhau ra đời nhiều đến nỗi ngán ngẩm. Hay việc ta th y ngày càng nhiều bạn trẻ có mốt hát tiếng Anh khi tham gia các cuộc thi. Mọi th bao giờ cũng n n có sự cân bằng, chừng mực và vừa phải. Ðừng để khán giả th y các cuộc thi lúc thì quá nhiều bài hát ngợi ca mà thiếu tính giải trí, lúc thì toàn giải trí mà thiếu tính nhân văn, lúc thì không hội nhập, lúc lại hội nhập quá thành tan chảy"

96

Một xu hướng đáng lo ngại khác đó là trẻ em đang trở thành đối tượng để các nhà sản xuất THTT khai thác kiếm tiền. Nói cách khác, mục đích sản xuất các chương trình nhằm tạo sân chơi bổ ích trên truyền hình cho thanh thiếu niên bị biến tướng. Nhiều format THTT ngoại dành cho người lớn được phát triển thành phiên bản dành cho trẻ em như Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Cặp đôi hoàn hảo nhí... Dù đã có sự thay đổi ít nhiều để phù hợp với độ tuổi, tuy nhiên, các chương trình này vẫn khiến không ít người lo lắng khi đặt các em nhỏ vào một môi trường cạnh tranh, ghanh đua, áp lực thắng thua... quá sớm và bị điều khiển bởi chiêu trò, thủ đoạn của NSX. Các em phải đối mặt với áp lực dư luận, trở thành đối tượng để hàng triệu người theo dõi, soi mói, khen chê.

Chính vì tư tưởng coi trọng giải trí, mua vui để thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt này mà tỉ lệ phân khúc nội dung của các chương trình THTT hiện nay cũng đang thiếu cân đối, khi số lượng chương trình nặng về giải trí, ca hát nhảy múa chiếm quá nhiều. Ông Phạm Lê Hiếu, giám đốc điều hành Đông Tây Promotion đã thừa nhận thực trạng này: "Mua bản quyền các chương trình THTT nước ngoài về Việt hoá là một xu thế gần đây nhằm đáp ng nhu cầu giải trí của khán giả. Tuy nhi n, hầu hết các chương trình đều nghi ng về lĩnh vực ca hát, nhảy múa. Phân khúc thể loại chương trình giáo dục bản lĩnh tuổi trẻ, vượt thử thách, có tư duy và tinh thần đồng đội, kết hợp giữa trí và lực, có ý th c vì xã hội và cộng đồng còn r t ít..."

 Xuất hiện quá nhiều hành vi, cảm xúc tiêu cực trong chương trình

Việc NSX các chương trình THTT luôn tìm cách để khai thác, nhấn mạnh vào những cảm xúc thực của con người không có gì sai. Tuy nhiên, trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, việc xuất hiện quá nhiều các hành vi, cảm xúc tiêu cực trên truyền hình (tức giận, cãi vã, văng tục ch i bậy, chơi tiểu xảo để đạt mục đích... hay đơn giản chỉ là những lỗi văn hóa ứng x , giao tiếp)... tất cả đều có thể gây ra những hậu quả về mặt tâm lý, xã hội theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" cho người xem, đặc biệt là những người trẻ. Lo lắng này đã được nhiều nhà nghiên cứu về xã hội và truyền thông của nước ngoài cảnh báo. Cuối năm 2013, một nhóm sinh viên ngành Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM cũng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Tác động của chương trình THTT tại VN đến quan niệm sống của học sinh, sinh vi n

97

hiện nay". Một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Kết quả cho th y học sinh sinh vi n có m c độ đồng ý cao với việc THTT đang có nhiều v n đề ti u cực. Nhưng họ lại cho rằng ti u cực trong chương trình là bình thường. Điều này tác động đến quan niệm sống của sinh vi n theo khuynh hướng đề cao cách ng xử ti u cực". Về vấn đề này, thiết nghĩ cần sớm có những cuộc khảo sát, điều tra xã hội học để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chương trình THTT đối với công chúng Việt Nam là có hay không Và nếu có thì ảnh hưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực...

 Quảng cáo thô thiển, NSX chạy theo lợi nhuận

Số lượng spot quảng cáo quá nhiều trong một tập phát sóng, khiến cho thời lượng chương trình có khi lên tới hai giờ đồng hồ. Nhiều hình thức quảng cáo trá hình thô thiển, sống sượng cũng khiến người xem cảm thấy mất thiện cảm. Ví dụ như ca sỹ Mỹ Lệ quảng cáo lộ liễu cho mỳ gói Hảo hảo khi mặc nguyên bộ trang phục gắn đầy bao bì nhãn hàng này xuất hiện trên sân khấu của chương trình Cặp đôi hoàn hảo năm 2013; hay việc các thí sinh, giám khảo của Giọng hát Việt phải s dụng một cách gượng p máy tính bảng, điện thoại di động của đơn vị tài trợ Sam Sung, chỉ để hình ảnh sản phẩm của hãng này xuất hiện trên sóng...

Chỉ riêng việc khi đang đứng trong bão scandal, NSX Giọng hát Việt và VTV vẫn thản nhiên thông báo tăng giá quảng cáo lên mức kỷ lục cũng cho thấy thái độ thiếu tôn trọng công chúng và bất chấp tất cả vì lợi nhuận.

3.1.2.2. Đối với người chơi, giám khảo và khán giả

 Người chơi thiếu kỹ năng và hiểu biết mơ hồ về THTT

Dễ nổi tiếng và giải thưởng tiền mặt lớn. Đó là lí do ngày càng có nhiều người nộp đơn đăng ký để tìm một cơ hội được chính thức tham gia một chương trình THTT. Tuy nhiên, vì THTT còn khá mới mẻ với người Việt, nên việc xảy ra những xung đột về văn hóa trong các chương trình này là điều dễ hiểu. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới nội dung, mức độ hấp dẫn của chương trình, khi mà đa phần các format ngoại đều đòi hỏi ở người chơi nhiều kĩ năng, không ngần ngại bộc lộ những điểm tốt và cả xấu của mình... Trường hợp lựa chọn người chơi là người nổi tiếng

98

hay người bình thường trong Cuộc đua kỳ thú là một thí dụ điển hình cho thấy cái khó của NSX Việt Nam khi "Việt hóa" một format ngoại và đối mặt với những khác biệt về văn hóa.

Đã đặt bút ký cam kết với BTC, nhưng vì hiểu chưa thấu đáo về những hậu quả khi tham gia THTT, không ít người đã bị khủng hoảng khi những phút hớ hênh hay điểm yếu của mình trở thành trò cười, chủ đề bàn tán khen chê, mỉa mai, giễu cợt của hàng triệu người. Họ bị sốc khi bản thân trở thành "con rối" trong những câu chuyện mang danh "thực tế" nhưng thực chất đã được cắt gọt, sắp đặt thô bạo bởi NSX. Đây là điều rất ít thấy trong môi trường văn hóa, báo chí của Việt Nam từ trước tới nay, vốn luôn đề cao tính nhân bản và đạo đức nghề nghiệp. Nói về khía cạnh này, nhạc sĩ, nhà báo Hà Quang Minh cho rằng: "Không chỉ ở Việt Nam, kinh doanh từ sự quan tâm của công chúng là tàn nhẫn bởi lẽ bạn phải đưa ra một điển hình để người ta có thể: Thương hại; Đồng cảm; Mỉa mai và cười chế nhạo"

 Ban giám khảo kém chất lượng

Phần lớn giám khảo trong các chương trình THTT là người nổi tiếng hoạt động trong giới giải trí. Nhưng có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay số người được khán giả yêu thích nhờ tài ăn nói, hài hước, tinh tế mà không quá khoa trương, dễ dãi của mình... Giám khảo THTT tại Việt Nam hiện nay, người thì "nhạt" vì quá an toàn; người thì ăn nói bỗ bã, thô thiển, thiếu suy nghĩ; người thì cố gắng lên gân, gượng p cho giống giám khảo của phiên bản gốc; người thì bị cuốn vào các cuộc tranh luận, cãi vã với đồng nghiệp, thí sinh khiến công chúng mệt mỏi... Những hạn chế của BGK thời gian qua cũng góp phần vào bức tranh THTT thiếu sự hấp dẫn và nhiều thị phi. Nhìn chung, trong bối cảnh văn hóa âm tính của Việt Nam, cả người chơi và giám khảo trong các chương trình THTT đều bị áp lực trước đòi hỏi phải bộc lộ bản thân, phải đương đầu với sự chỉ trích, ý kiến trái chiều từ dư luận...

 Công chúng có cái nhìn tiêu cực về THTT

Một trong những yếu tố khó lường trong lĩnh vực sản xuất chương trình THTT là mối quan hệ giữa NSX và dư luận. Thời gian qua, việc khán giả bức xúc trước những hình ảnh, hành động, lời nói vi phạm thuần phong mỹ tục trong các chương

99

trình THTT không phải là điều khó hiểu. Tuy nhiên, nhiều khi, công chúng cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, những thông tin giật gân, câu khách của báo điện t và mạng xã hội. Điều đó dẫn tới những phản ứng thái quá, cái nhìn lệch lạc, phiến diện về THTT... Bên cạnh đó, nhiều khán giả xem THTT cốt chỉ để giải trí, vì hiếu kỳ tò mò chứ không đủ kiên nhẫn động não, suy nghĩ sau mỗi câu chuyện mà chương trình THTT phản ánh liệu có ý nghĩa, bài học tích cực gì...

3.1.2.3. Đối với các nhà quản lý

 Thiếu sự định hướng từ các cơ quan quản lý

THTT Việt Nam, đặc biệt là mảng chương trình mua bản quyền nước ngoài, phát triển quá nóng trong một khoảng thời gian ngắn mà không hề có sự giám sát, điều chỉnh, định hướng kịp thời từ phía các nhà quản lý như Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện t (Bộ thông tin và truyền thông). Sự buông lỏng của các nhà quản lý dẫn tới tình trạng THTT lũng đoạn sóng truyền hình quốc gia như thời gian qua.

 Xử lý các scandal không triệt để nhằm đủ sức răn đe các NSX

Đã có 7 lần các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và truyền hình như Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Sở VHTT & DL Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện t vào cuộc, gồm:

- Scandal dàn xếp kết quả của Giọng hát Việt năm 2012

- Scandal liên quan tới thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh trong Vietnam's Got Talent năm 2012

- Scandal cởi đồ giảm cân của thí sinh nữ trong Người gi u mặt 2014 [Hình 3.1]

- Scandal thí sinh Anh Thúy lừa dối khán giả trong Nhân tố bí ẩn 2014

- Sự việc NSX Vietnam's Next Top Model để các thí sinh chuyển giới tham gia vòng casting năm 2014

100

- Sự việc thí sinh Ngân Khánh vô tình để lộ ngực khi biểu diễn trong đêm ghi hình trực tiếp của Vũ điệu đam m năm 2013

- Nhóm nhạc F-Band s dụng chiếc khăn Piêu của dân tộc Thái làm khố trong chương trình Nhân tố bí ẩn 2014 gây bức xúc dư luận

Tuy nhiên, ngoại trừ sự việc của Vietnam's Next Top Model; sự cố lộ ngực trong Vũ điệu đam m và sự cố "khăn Piêu bị biến thành khố" được giải quyết dứt điểm, thì đối với các trường hợp còn lại, tất cả chỉ là sự mù mờ, n a vời và thiếu quyết liệt. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ dừng lại ở việc yêu cầu ban tổ chức, nhà đài giải trình nhưng rồi đâu lại vào đó.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng Việt hóa truyền hình thực tế

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

 Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền hình

Nhận thức tầm quan trọng của truyền hình nói riêng và báo chí nói chung trong công cuộc phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều đường lối, chính sách tạo điều kiện để truyền hình phát triển toàn diện. Quan điểm chung là phát triển truyền hình hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; là công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị quốc gia trong mọi tình huống. Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới, bảo đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để truyền hình phát triển trên cơ sở gắn kết các yếu tố nội dung, kỹ thuật, kinh tế; từng bước đổi mới kỹ thuật và công nghệ truyền hình theo hướng hội tụ công nghệ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đảng và Nhà nước khuyến khích tăng cường xã hội hóa việc sản xuất các CTTH. Tuy nhiên, xã hội hóa truyền hình phải đi đến mục đích thống nhất, đó là sản xuất được những chương trình hay, hấp dẫn, bổ ích và người được hưởng lợi đầu tiên phải là khán giả. Nếu xã hội hóa mà đặt quá cao quyền lợi của các công ty

101

truyền thông, hay thể hiện sự trốn tránh, yếu k m của các ĐTH thì đó không phải là mục tiêu đặt ra của xã hội hóa. Dung hòa các lợi ích, trong đó đề cao lợi ích của khán giả là hướng đi đúng đắn của việc xã hội hóa sản xuất các CTTH.

Phát biểu tại hội thảo về vấn đề này được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc ở Nha Trang tháng 1/2006, ông Đỗ Kim Cuông - Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương khi đó (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: V n đề xã hội hóa li n quan nhiều đến v n đề tiền bạc trong mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, v n đề được nhìn nhận dưới góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hóa không chỉ các đơn vị Nhà nước mà còn có nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. V n đề là nhận th c của nhà đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu. Nếu các đài có thể cầm trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì xã hội hóa truyền hình nh t định sẽ đạt được thành công.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ đến mức bão hòa của THTT, vấn đề xã hội hóa truyền hình đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Xã hội hóa, liên kết sản xuất hay là phân lô, bán sóng ? Xã hội hóa hay là tư nhân hóa ... Sự mất chủ động của các Đài, đặc biệt là ĐTH quốc gia trong cuộc chơi xã hội hóa sẽ khiến cho một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước không phát huy được hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và phương thức xã hội hóa truyền hình phù hợp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các ĐTH, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các Đài, các đối tác tư nhân tham gia quá trình xã hội hóa và cả khán giả.

Và phải chăng, đã đến lúc các cơ quan quản lý cần có chỉ đạo cụ thể đối với các ĐTH về quy mô, định hướng phát triển của THTT trong thời gian tới, thậm chí là quy định về số lượng chương trình mua bản quyền nước ngoài được lên sóng trong một năm, số lượng chương trình được sản xuất theo mô hình xã hội hóa... Tại Trung Quốc vừa qua, Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phim truyện, Phát thanh và Truyền hình nước này đã ra quyết định hạn chế số lượng các chương trình THTT tìm kiếm tài năng có bản quyền nước ngoài vì cho rằng chúng đang lũng đoạn, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành truyền hình nước này. Theo đó,

102

mỗi ĐTH chỉ có thể phát sóng một năm một chương trình mua bản quyền nước ngoài. Và các chương trình này không được lên sóng vào giờ vàng (từ 19h 30 đến 22 h).

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật để có cơ chế quản lý, xử phạt rõ ràng

Ở nước ta, cũng như mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quản lý nhà nước đối với báo chí trong đó có truyền hình, chủ yếu là thông qua pháp luật. Pháp luật hiện nay có quy định khá cụ thể về hoạt động của truyền hình, trong đó chú trọng nhất là hoạt động liên kết sản xuất chương trình, vì đây là mầm mống của quá trình tự phát, tư nhân hóa báo chí (Thông tư 19/2009 của Bộ Thông tin & Truyền thông: Quy định về việc li n kết trong hoạt động sản xu t chương trình phát thanh, truyền hình). Cùng với đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xu t bản cũng đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để xác định đối tượng chịu trách nhiệm, nội dung x phạt và mức phạt hành chính đối với các chương trình truyền hình, trong đó có THTT.

Mới đây, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định x phạt 15 triệu đồng đối với VTV, vì hành vi một nhóm nhạc đã s dụng chiếc khăn Piêu để làm khố trong chương trình Nhân tố bí ẩn phát sóng trên VTV3 là “không thích hợp, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận,” được quy định tại Điểm C, Khoản 3, Điều 8 Nghị định nêu trên.

Ngoài ra, các chương trình truyền hình có yếu tố biểu diễn văn hóa nghệ thuật, với sự tham gia của các nghệ sĩ cũng đã bắt đầu được đưa vào khuôn khổ khi chịu sự ràng buộc, điều chỉnh của các chế tài do các cơ quan quản lý về văn hóa ban hành (Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012: Quy định về biểu diễn nghệ thuật;trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm; ghi hình ca múa nhạc, sân kh u). Tuy nhiên, các nhà quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, quan sát thực tế, làm cơ sở để ban hành các thông tư, nghị định bổ sung, cụ thể hóa, lấp các kẽ hỡ trong luật hiện nay, cũng như mức x phạt hợp lý đủ

103

sức răn đe hơn, nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của ngành truyền hình.

Năm 2012, chương trình Thailand's Got Talent đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận khi phát sóng phần trình diễn một thí sinh nữ thả rông ngực vẽ tranh. Mặc dù có quan niệm khá thoáng về tình dục, tuy nhiên, Thái lan vẫn là một đất nước Phật giáo và việc xuất hiện các hình ảnh khỏa thân, gợi dục trên truyền hình là điều cấm kỵ. Cho rằng màn biểu diễn này có nội dung không phù hợp, Bộ trưởng Văn hóa nước này đã đề nghị một cuộc gặp với các đơn vị tổ chức chương trình. Kết quả, ĐTH Thái Lan bị chê trách đã không biên tập cẩn thận vì đây rõ ràng là một chương trình được ghi hình từ trước chứ không phải là truyền hình trực tiếp. 500 nghìn bạt (khoảng 300 triệu đồng) được xem là khoản tiền phạt cảnh cáo (mức cao nhất) đối với kênh truyền hình ThaiTV3. Những ví dụ thực tế để thấy sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời, với mức x phạt đủ sức răn đe của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đưa ra hình thức x lý đích đáng là cách cảnh tỉnh các NSX, khiến họ có trách nhiệm hơn với mỗi sản phẩm mình làm ra.

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

 Đối với các NSX tư nhân và ĐTH:

- Lựa chọn các chương trình phù hợp để mua bản quyền: Hiện nay, trên thế giới, THTT vẫn đang không ngừng phát triển, cả về số lượng format mới ra đời và tính đa dạng của nội dung chương trình. NSX của Việt Nam không thể cứ bạ đâu mua đấy, thấy format nào đang nổi tiếng là tìm mọi cách để mua bằng được mà phải dựa trên một số tiêu chí nhất định để đưa ra quyết định có nên mua hay không. Trong đó, những tiêu chí quan trọng nhất là nội dung và hình thức chương trình có phù hợp với văn hóa và thị hiếu của công chúng truyền hình Việt Nam hay không NSX có đủ trình độ kĩ thuật và nhân lực để Việt hóa tốt format đó không Format chương trình độc đáo và mới mẻ ở chỗ nào, có trùng lặp với ý tưởng, hình thức của chương trình đang phát sóng khác Thị hiếu, nhu cầu của công chúng Việt thời điểm này đã phù hợp để đón nhận dạng chương trình đó ... Việc cân nhắc, lựa chọn kỹ càng để đưa ra những quyết định đúng đắn vừa giúp chính NSX không phải tốn

104

công sức và tiền bạc, đồng thời góp phần làm cho sóng truyền hình không bị bão hòa bởi những chương trình k m chất lượng, không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khán giả.

Với cái tên Người gi u mặt, phiên bản Việt hóa mùa đầu tiên của format THTT nổi tiếng nhất thế giới Big Brother không đạt được thành công như mong đợi tại Việt Nam. Một trong những lí do là format này khai thác triệt để mô tip "ngôi nhà chung" chưa phù hợp với thị hiếu xem truyền hình của người Việt hiện tại. Trong khi đó, format Topstar to Operastar - Chinh phục đỉnh cao lại thất bại vì nội dung xoay quoanh loại hình nghệ thuật không phổ biến với công chúng Việt Nam là thính phòng opera... Thiết nghĩ phải trải qua những thất bại vì lựa chọn sai lầm như vậy, NSX của Việt Nam mới rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình trong tương lai.

- Gia tăng liều lượng và sử dụng đích đáng các yếu tố văn hóa dân tộc trong quá trình Việt hóa

Qua phân tích quá trình Việt hóa 5 chương trình THTT mua bản quyền tiêu biểu ở chương 2 của luận văn, có thể thấy, đa phần các chương trình đều mắc một hạn chế chung là còn ít tận dụng các yếu tố văn hóa dân tộc để xây dựng ý tưởng nội dung và hình thức trong quá trình tái sản xuất các format có tính toàn cầu. Việc gia tăng liều lượng các yếu tố văn hóa Việt Nam đối với các format ngoại là một cách hữu hiệu để tránh được những cú sốc văn hóa cho khán giả, đồng thời góp phần làm cho chương trình dễ được công chúng đón nhận hơn.

Mặt khác trong nhiều trường hợp, các yếu tố văn hóa truyền thống hoặc vấn đề xã hội thời sự xuất hiện kh o l o, đúng thời điểm trong chương trình lại thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Ví dụ như hiện tượng nhí Phương Mỹ Chi với dòng nhạc dân ca trong Giọng hát Việt nhí 2013; hay nghệ thuật hát xẩm và hình ảnh nghệ nhân Hà Thị Cầu được tái hiện trên sân khấu Gương mặt thân quen 2014 qua phần trình diễn của nam ca sĩ trẻ Hoài Lâm... Tại đêm chung kết Vietnam Idol 2014 mới đây, trong tiết mục sau khi đăng quang, thí sinh Nhật Thủy đã hát ca khúc "Tự nguyện" thay vì "Khoảnh khắc tuyệt vời" như dự kiến ban đầu. Sự thay

105

đổi ở phút cuối của NSX thực sự là một lựa chọn khôn ngoan. Bài hát về tinh thần cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc vang lên đúng vào thời điểm vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang vô cùng căng thẳng, đã góp phần khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi khán giả ngồi trước màn hình theo dõi chương trình và trên các diễn đàn mạng xã hội...

NSX phải luôn nhận thức rằng: "Người Việt dù xem THTT format nước ngoài nhưng lại đòi hỏi r t cao về ch t Việt. Đó là lý do vì sao người ta ủng hộ hết mình cô bé Phương Mỹ Chi trong The Voice Kid vì trung thành hát nhạc dân ca và phản ng gay gắt với tình trạng hát tiếng Anh quá nhiều trong Giọng hát Việt. Chỉ cần nhìn vào đó là th y một phần vai trò của Việt hóa". Phóng viên Lê Giang, Báo điện t Vnexpress.net bày tỏ quan điểm.

Đạo diễn truyền hình Nguyễn Hà - Giám đốc sản xuất chương trình Gương mặt thân quen cho biết: "Sự dàn dựng khéo léo của kíp để những tiết mục cổ truyền xu t hiện tr n sân kh u hiện đại có hình th c (format) quốc tế, góp phần thu hút sự y u thích của giới trẻ cũng như hâm nóng chính những khán giả ruột của các bộ môn này. Đối với những chương trình THTT thì lợi ích là tiếp cận được nguồn tác phẩm phong phú trong dân gian hay từ sự sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ đi trước. Đặc biệt, các tiết mục dân gian sẽ giúp chương trình của nước ta có bản sắc ri ng, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với các nước khác"

Tất nhiên, việc s dụng yếu tố văn hóa dân tộc nào và khai thác như thế nào để xây dựng ý tưởng cho chương trình cho hợp lý không phải là một chuyện dễ, đòi hỏi ở trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của ê kíp sản xuất. Sau mỗi mùa phát sóng, NSX nên tổ chức thăm dò dư luận để đánh giá được những thành công và hạn chế trong nội dung, hình thức chương trình, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp. Điều này là cần thiết đối với lộ trình phát triển của một format truyền hình nếu muốn hướng tới sự chuyện nghiệp, bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kĩ thuật...

- Lưu ý tới những khác biệt về văn hóa và thị hiếu công chúng để điều chỉnh cho phù hợp

106

Như đã phân tích, bản thân các format THTT ngoại đã hàm chứa nhiều yếu tố văn hóa phương Tây - vốn có nhiều khác biệt với văn hóa Việt Nam. Với những ràng buộc về bản quyền, NSX Việt Nam không thể triệt tiêu tất cả các yếu tố văn hóa nước ngoài, mà phải tỉnh táo kế thừa những điểm tích cực, đồng thời điều chỉnh, giảm bớt những gì không phù hợp. Chỉ có như vậy mới tránh được tình trạng khán giả bị sốc trước những hình ảnh, hành động phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục trên truyền hình đại chúng.

Về vấn đề này, ông Trương Văn Minh, Trưởng Ban Chương trình Đài Truyền hình TP. HCM chia sẻ: "Với vai trò thẩm định, chỉnh lý và bằng phương pháp quan sát tham dự, chúng tôi nhận th y các lưu ý về khác biệt văn hóa sau đây đóng vai trò chính trong quá trình bản địa hóa các phi n bản Việt Nam: ý th c tập thể đối lập với tự do cá nhân; tư tưởng dân chủ ở phương Đông khác với tư tưởng dân chủ kiểu phương Tây; quan điểm xem truyền hình là công cụ giáo dục định hướng hơn là phương tiện giải trí thuần túy; thái độ chia sẻ của cộng đồng với khó khăn của các cá nhân..." [46]. Để dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Minh phân tích quá trình "Việt hóa" format So you think you can dance - Thử thách cùng bước nhảy, phát sóng trên kênh HTV7 từ năm 2012. So với định dạng gốc, HTV đã yêu cầu NSX Đông Tây Promotion đưa thêm vào chương trình những chi tiết chuyên môn để làm nổi bật bốn vấn đề: Một là các giám khảo chuyên môn sẽ nhiều lần nhắc tới tính nghệ thuật và sự lao động sáng tạo trong nghệ thuật múa; Hai là các thí sinh sẽ tập trung trình bày quan điểm của mình theo hướng khẳng định con đường nghề nghiệp mình đã chọn và phấn đấu đạt đỉnh cao trong nghề nghiệp bằng đam mê nghệ thuật và lao động nghệ thuật chân chính; Ba là nói không với bất cứ “chiêu trò” thu hút dư luận và bốn là thống nhất quan điểm không cay cú ăn thua trong thí sinh, loại bỏ tính từ “tài năng” ra khỏi danh hiệu quán quân và thay bằng tính từ “được yêu thích nhất”.

Kết quả là chương trình này không gặp phải điều tiếng gì trong suốt quá trình phát sóng. Cho dù xét ở khía cạnh thành công về lợi nhuận cũng như độ hút truyền thông thì Thử thách cùng bước nhảy không thể so được với các chương trình "hot" khác. Ngoài ra, việc bổ sung các hoạt động từ thiện có ý nghĩa xã hội như trong

107

chương trình Cuộc đua kỳ thú, hay quy định người thắng cuộc mỗi tuần trích một phần giải thưởng tiền mặt để làm từ thiện trong Gương mặt thân quen... cũng là những cách hay để nâng cao tính nhân văn cho chương trình và dành được thiện cảm của khán giả Việt.

- Xử lý triệt để các scandal gây b c xúc trong dư luận

Nhìn ở một khía cạnh tích cực, scandal không phải là một chuyện lạ và hiếm trong 7 thập kỷ hình thành và phát triển của THTT. Đến mức nhiều người đã quan niệm: Phi scandal b t thành THTT! Khi mà dạng chương trình này mới chỉ du nhập vào Việt Nam khoảng gần chục năm, đang trong quá trình nhập gia tùy tục, mang theo bao điều mới mẻ, khác biệt về văn hóa, thì việc xảy ra những scandal, cú sốc văn hóa là khó tránh khỏi. Năm 2013, trong một tập phát sóng của The Amazing Zace Mỹ, NSX đã s dụng nơi lưu giữ xác máy bay B-52 bị bắn hạ ở Việt Nam trong trận quân đội Mỹ không kích Hà Nội năm 1972 làm bối cảnh th thách. Chi tiết, hình ảnh này vấp phải sự phản đối gay gắt của người Mỹ, đặc biệt là các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam vì cho rằng chúng là một sự xúc phạm, gây tổn thương và động tới nỗi đau chiến tranh của cả hai dân tộc. Đại diện NSX đã phải lập tức g i lời xin lỗi trong tập phát sóng sau đó.

Như vậy, ngay đến nước Mỹ - một trong những thị trường THTT lớn mạnh với đội ngũ sản xuất chương trình giỏi, nhiều kinh nghiệm cũng không tránh khỏi những sai lầm. Quan trọng hơn là các NSX, ĐTH x lý scandal như thế nào, có dựa trên tinh thần tôn trọng công chúng hay không? Và họ có rút được kinh nghiệm xương máu để không lặp lại sai lầm nữa hay không

Nhìn chung, nguyên tắc khi x lý scandal để xoa dịu dư luận là NSX, ĐTH phải sẵn sàng nhận lỗi, nhận trách nhiệm về mình, có lời xin lỗi công khai và đưa ra biện pháp giải quyết, hoặc bằng chứng lí lẽ thuyết phục... chứ không phải trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người chơi, hoặc báo chí, rồi cho qua chuyện như trường hợp scandal Giọng hát Việt 2012. NSX cũng cần nhận thức rõ ràng rằng việc s dụng scandal, chiêu trò để PR, thu hút sự tò mò của công chúng, báo chí với chương

108

trình luôn là một con dao hai lưỡi. Đó là cách làm chụp giập, thiếu trách nhiệm, chỉ nghĩ tới lợi nhuận trước mắt.

- ĐTH cần tăng cường sự chủ động trong các khâu của quá trình sản xu t

Cho dù các công ty tư nhân có sản xuất ra bao nhiêu chương trình, thì các ĐTH vẫn là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ sản phẩm từ nội dung, hình thức đến kỹ thuật trước người xem truyền hình và trước pháp luật. Dù hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào thì việc kiểm soát nội dung phát sóng vẫn phải thuộc về nhà Đài chứ không phải đơn vị tư nhân. Chính vì vậy, lãnh đạo các ĐTH lớn như VTV, HTV cần quan tâm đến vấn đề này để không rơi vào trạng thái bị động trước sự phát triển quá nhanh của các công ty tư nhân. Việc nhà Đài c một vài người giám sát sản xuất như thời gian vừa qua là chưa đủ để quản lý được dạng chương trình phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như THTT. Với vai trò là đơn vị đi tiên phong trong chủ trương xã hội hóa, ĐTH Việt Nam cần chủ động cầm trịch, đưa ra định hướng phát triển của THTT trên các kênh của mình, quyết định tỉ lệ phân khúc nội dung và hình thức các dạng chương trình thực tế, nhằm tránh tình trạng các chương trình thiên về giải trí vô thưởng vô phạt quá nhiều, lũng đoạn sóng giờ vàng, trong khi các format THTT cũng như các chương trình truyền thống có giá trị nhân văn, ý nghĩa xã hội (cả của nước ngoài và thuần Việt) thì bị l p vế và không được quan tâm chú ý.

Ngoài ra, lãnh đạo ĐTH cũng cần chỉ đạo ê kíp được giao nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với các công ty tư nhân, phải giám sát quá trình sản xuất chương trình sát sao hơn nữa. Cần kiên quyết từ chối những format không phù hợp; yêu cầu loại bỏ những chi tiết, hình ảnh, câu chuyện có thể khiến khán giả cảm thấy phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục và đạo đức báo chí khi duyệt nội dung. Những chương trình k m chất lượng, được "Việt hóa" cẩu thả, vội vàng, quảng cáo thô thiển... phải được yêu cầu điều chỉnh, rút kinh nghiệm ngay lập tức. Như vậy, vấn đề phải thống nhất các tiêu chí trong đánh giá, quản lý chất lượng CTTH giữa nhà Đài và đơn vị sản xuất tư nhân lại được đặt ra.

- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ sản xu t chương trình THTT

109

Một vấn đề lớn đang gây khó khăn, lúng túng cho nhiều đơn vị sản xuất THTT hiện nay là vấn đề nhân sự. Công việc đào tạo nguồn nhân lực cho báo hình đã không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của lĩnh vực mới mẻ này. Với yêu cầu nhân lực lớn cho việc sản xuất một chương trình THTT, các NSX không có sự lựa chọn nào khác là phải huy động mọi nguồn lực, thậm chí là cả những người không có chuyên môn về truyền hình.

Là dạng chương trình xuất phát từ các nước Âu Mỹ, nên việc Việt hóa các fomat THTT là không hề đơn giản nếu như không thực sự hiểu rõ về THTT, cũng như thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam, nhu cầu thị hiếu của công chúng. Điều đó đòi hỏi đội ngũ sản xuất THTT phải có kiến thức rộng, các kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp như giao tiếp, khai thác tài liệu, quan sát, phỏng vấn, kỹ năng x lý thông tin, phương pháp thể hiện và sáng tạo tác phẩm. Ngoài ra, đó còn là những kiến thức về luật pháp nói chung, Luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp và cái tâm của người làm nghề... Do những đòi hỏi ngày càng cao đó nên các cơ sở đào tạo cần có các hình thức đào tạo hợp lý để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Các ĐTH, các công ty truyền thông cũng cần quan tâm bồi dưỡng trình độ, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ ê kíp sản xuất. Bà Fortini Paraskakis - Giám đốc điều hành Công ty Endemol Asia nhìn nhận: Việt Nam đang và sẽ tiếp tục là thị trường vô cùng sôi động, h p dẫn cho những đơn vị sản xu t chương trình THTT. Khi mua chương trình không phải là các bạn chỉ mua cái t n, format, mà phải biết cách học công nghệ làm chương trình đó. Đã đến lúc các bạn nghĩ tới việc đào tạo người sản xu t chương trình truyền hình thực tế bài bản, có chuy n môn”.

Nhiều ý kiến cũng đặt ra vấn đề, tại sao chúng ta không tự xây dựng ý tưởng format THTT để tự sản xuất, thay vì cứ phải tốn nhiều tiền đi mua của nước ngoài rồi lại mất công "Việt hóa" như vậy Thực tế thì Việt Nam vốn không hề mạnh về ý tưởng, đặc biệt là các chương trình thiên về giải trí. Ông Howard Huntridge, cố vấn sản xuất của hãng Fremantle Media chia sẻ: "Nhiều nước xung quanh Việt Nam và thậm chí tr n thế giới đã nghĩ tới việc phát triển gameshow THTT nội địa nhưng không hề dễ. Bởi bạn chỉ có hai con đường để thành công trong lĩnh vực này: một

110

công nghệ sản xu t r t chuy n nghiệp hoặc một ý tưởng độc đáo. Cái th hai thường khó hơn cái th nh t, vì thế xu hướng th nh t vẫn đang thành công".

 Đối với công chúng và báo chí

- Nâng cao trình độ, gu thưởng th c các chương trình truyền hình

Xu hướng hiện nay không phải là các NSX mang tới cho công chúng những gì mình có mà phải phục vụ công chúng những gì họ cần. Và rõ ràng, phần đông khán giả Việt luôn có nhu cầu thưởng thức những sản phẩm truyền hình có chất lượng cao cả về nội dung và hình thức, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu được thông tin, nhu cầu giải trí chính đáng, nhu cầu chia sẻ tương tác của họ... Theo nhà báo Tạ Bích Loan: "Cái khán giả cần bây giờ là b n cạnh yếu tố độc đáo, mới lạ, các chương trình phải mang tính nhân văn, để khi xem xong khán giả có cảm xúc tốt đẹp hơn với cuộc sống. Đó là giá trị cốt yếu của truyền hình". Như vậy, công chúng cũng phải tự nâng mình lên về cả kiến thức nền và gu thẩm mỹ, để hiểu được cái hay cái mới lạ trong các chương trình THTT, nhìn ra hạn chế của các chương trình, tự rút ra bài học cho mình và góp tiếng nói phê phán đúng đắn đối với NSX và nhà Đài. Sự dễ dãi theo kiểu xem cho có, xem vì tò mò hiếu kì hay giải trí đơn thuần của khán giả sẽ càng khiến NSX cẩu thả và vô trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình.

- Tận dụng s c mạnh của dư luận và báo chí, tạo áp lực với các nhà quản lý, NSX và ĐTH

Một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề "nguy cơ đổ vỡ, tha hóa đạo đức" của một cộng đồng xã hội, mà nguyên nhân được cho là đến từ những luồng tư tưởng, giá trị nguy hiểm, những mô hình xã hội có nguồn gốc từ bên ngoài được truyền tải thông qua các chương trình THTT. Trong tình trạng "hoảng loạn" ấy, những người "giám hộ đạo đức" - thông thường là tập hợp của các nhóm tôn giáo; các lãnh đạo; trí thức, các nhà báo, các chính trị gia bảo thủ... sẽ gây áp lực đối với NSX, đài phát sóng. Kết quả có thể dẫn tới việc format bị thay đổi, chương trình bị tẩy chay, phải ngừng phát sóng... Hiện tượng này đã từng xảy ra ở một số quốc gia như Pháp, Đức, Slovakia... Tuy nhiên, ở mỗi nước, cường độ tác động và kết quả của những phản ứng này là không giống nhau. Ví dụ, Ở Slovakia, nhà thờ công

111

giáo đã tập hợp những người phản đối để thu thập 100.000 chữ ký yêu cầu dừng phát sóng chương trình Big Brother. Tuy nhiên, với Survivor ở Anh hay Big Brother ở Mỹ hay Thụy Điển, sự phản kháng này lại thất bại. Còn trong một số trường hợp khác, chương trình sẽ tự động bị đào thải bởi công chúng bản địa vì không phù hợp với niềm tin và sở thích, thói quen của họ.

Tại Việt Nam, thời gian vừa qua, khi xảy ra một scandal nào đó trong THTT, chính sự lên tiếng của khán giả, các phương tiện báo chí truyền thông đã góp phần không nhỏ khiến các cơ quan quản lý vào cuộc, yêu cầu NSX và ĐTH phải giải trình. Đối với scandal ca sĩ Anh Thúy lừa dối khán giả trong tập đầu tiên Nhân tố bí ẩn 2014, trước phản ứng quyết liệt của khán giả, báo chí và rút kinh nghiệm từ scandal Giọng hát Việt 2012, NSX Cát Tiên Sa cùng VTV đã phải g i lời xin lỗi chính thức trong tập phát sóng sau đó với lời hứa sẽ rút kinh nghiệm và cẩn trọng hơn trong khâu kiểm tra nhân thân thí sinh...

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là khi đề cập tới THTT, không ít trang báo mạng và trang thông tin điện t có xu hướng ưa chuộng việc bới móc thông tin về những scandal; màn tranh cãi, nói xấu qua lại giữa thí sinh, giám khảo, NSX..., tranh thủ sự quan tâm, hiếu kỳ của công chúng, từ đó tăng lượt truy cập, thu hút quảng cáo. Không ít bài báo đả kích, phê phán những hạn chế của các chương trình THTT, NSX, người chơi.. còn thể hiện cái nhìn khá chủ quan, phiến diện, mang tính suy diễn, một sự hiểu biết chưa đến nơi đến chốn về dạng CTTH này. Điều đó góp phần tạo ra một cái nhìn quá cực đoan về THTT và giới giải trí Việt trong mắt công chúng.

 Đối với các nhà nghiên cứu báo chí, truyền thông:

THTT xuất hiện đã hơn bẩy thập kỷ và ở các nước phương Tây, cho nên số lượng các bài báo, sách và các công trình nghiên cứu về nó khá nhiều và cực kì đa dạng về cách tiếp cận. Ví dụ, quá trình toàn cầu hóa và bản địa hóa các format THTT đã và đang diễn ra như thế nào Quảng cáo trong THTT; Các yếu tố xã hội học, chính trị học, tôn giáo, tình dục, tâm lý... trong THTT; Ảnh hưởng của THTT tới hành vi nhận thức của công chúng, và đặc biệt là yếu tố thực tế trong

112

THTT...vân vân. THTT không chỉ được nghiên cứu một cách chung chung, mà còn qua từng format chương trình cụ thể.

Trong khi đó, THTT dù đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam gần 10 năm nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sản xuất, ĐTH đề ra định hướng, lộ trình phát triển cho phù hợp với bối cảnh văn hóa, báo chí có nhiều đặc thù của Việt Nam. Ngay cả những cuốn sách nước ngoài về THTT cũng chưa được dịch và xuất bản rộng rãi. Trước thực trạng đó, việc tăng cường nghiên cứu về THTT của thế giới và đặc biệt của Việt Nam đang là một nhu cầu bức thiết được đặt ra

3.3. Mô hình Việt hóa Truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài

Từ những thành công và hạn chế trong quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài thời gian qua, cũng như các giải pháp được đề xuất, tác giả luận văn mạnh dạn phác thảo một mô hình. Trong đó, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và tâm thế chủ động của Đài truyền hình được nhấn mạnh.

113

- Đưa ra định hướng phát triển Cơ quan quản lý nhà nước về truyền hình và văn hóa - Giám sát quá trình xã hội hóa - Hoàn thiện hệ thống pháp luật 90 - Xử lý triệt để các vi phạm 80 Đài70 truyền hình thăm dò dư luận, điều60 tiết và tổ chức sản xuất 50 East 40 West - Cân nhắc số lượng chương trình 30 North 20 - Khung giờ phát sóng phù hợp ĐTH và10 đơn vị tư nhân nghiên cứu, thảo 0 luận để1st Qtrlựa 2ndchọn Qtr format3rd Qtr 4thphù Qtr hợp - Tỉ lệ phân khúc nội dung, hình

Phản hồi th c

Mua bản quyền

Tái sản xuất format: - Đơn vị tư nhân là chủ thể chính - Kế thừa chọn lọc từ format gốc - ĐTH là đơn vị phối hợp, giám - Tận dụng phù hợp các yếu tố sát chặt chẽ quá trình sản xu t văn hóa bản địa

- Hiểu và tôn trọng thị hiếu công chúng trong nước Hoàn thiện sản phẩm - Dựa tr n nguồn lực cơ sở vật ch t kỹ thuật của mình ĐTH kiểm duyệt nội dung và hình ảnh

Phát sóng

Khán giả

114

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Như vậy, ở chương 3 của luận văn đã phân tích một cách cụ thể những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Việt hóa 5 format quốc tế The Voice, Dancing with the stars, Next Top Model, Got Talent và The Amazing Race, cũng như của phần lớn các format THTT mua bản quyền nước ngoài khác. Một số ý kiến cho rằng, việc Việt Nam mua ồ ạt các format chương trình THTT của nước ngoài đang triệt tiêu hoàn toàn động lực sáng tạo của đội ngũ sản xuất CHTH trong nước là không hoàn toàn thỏa đáng. Cần phải thấy rằng đây là một xu hướng chung của thế giới. Nhìn từ góc độ kinh tế, sự phát triển này tăng cường sự bình đẳng và giao lưu giữa truyền hình địa phương với hệ thống truyền hình toàn cầu. Nhìn từ góc độ văn hóa, đây là cơ hội để các nền văn hóa khác nhau cùng giao lưu và làm giàu có cho nhau, thông qua các CTTH.

Vấn đề ở chỗ, cơ hội luôn đi liền với thách thức. "Người ta tin THTT khuyến khích và tạo ra môi trường cho sự thể hiện bản sắc quốc gia về mặt văn hóa, nhưng giới chuy n môn cũng cho rằng, nó cũng có thể thách th c những giá trị tưởng như đã định hình, cố kết, và từ đó dẫn dắt đến sự ra đời của những hình th c ghép lai văn hóa. Những chương trình THTT là nơi mà các cách hiểu khác nhau về bản sắc văn hóa va đập nhau và li n tục được khái niệm lại" [29]. Nếu như The Voice, Top Model khiến khán giả ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, bị hấp dẫn, đặt niềm tin vào cái gọi là "Giấc mơ Mỹ". Got Talent khuyến khích xu hướng các cá nhân thể hiện bản thân mình - một điều khá xa lạ với văn hóa truyền thống phương Đông. Thì The Amazing Zace lại giúp người xem tiếp cận, hiểu hơn về cái gọi là tinh thần cạnh tranh phương Tây, về văn hóa công bằng. Con người ngày càng bị ám ảnh với việc làm sao để đạt được danh hiệu xuất sắc nhất, người chiến thắng, những món tiền thưởng khổng lồ và cơ hội đổi đời chớp nhoáng...

Các nhà sản xuất THTT ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cân bằng giữa những yếu tố được xem là văn hóa phương Tây, cũng như yếu tố "thực" trong các THTT, với một bên là thói quen, tâm lý tiếp nhận các CTTH theo lối truyền thống của đa số khán giả Việt. Họ vừa bị áp lực bởi đòi hỏi phải hồi vốn và sinh lãi, vừa bị choáng ngợp bởi lợi nhuận khủng mà THTT có thể mang lại, mà

115

chưa nhận thức rằng tâm lý ăn xổi ấy có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực cho chính họ về lâu dài. Mặc dù những chương trình mới vẫn nối tiếp nhau lên sóng, tuy nhiên những gì diễn ra trong thời gian gần đây đang chỉ ra rằng những thành công của mảng THTT mua bản quyền sẽ chỉ mang tính chất nhất thời, không lâu bền, nếu như quá trình Việt hóa tiếp tục không được coi trọng đúng mức và làm tốt hơn trong những năm tới. PGS, TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Những người làm chương trình như quá mải m tr n hào quang có được từ sự háo h c cái mới của khán giả và lầm tưởng như vậy chương trình đã r t thành công, và chạy hết tốc lực để ra mắt những phi n bản mới, tranh thủ đang tr n đà vinh quang, để thu thật nhiều lợi nhuận. Chính suy nghĩ theo kiểu chụp giật” đầy vụ lợi, phớt lờ yếu tố văn hóa, không đếm xỉa đến phản ng từ khán giả trong nước đã dẫn đến ch t lượng chương trình suy giảm...” [39]. Thêm vào đó, sự thụ động của các ĐTH lớn và sự ngoài cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần khiến THTT phát triển ồ ạt, thiếu tính định hướng.

Với mong muốn xây dựng các chương trình THTT chất lượng và phù hợp hơn với văn hóa Việt Nam, chương 3 của luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Theo đó, quan trọng nhất là một định hướng phát triển rõ ràng, một cơ chế quản lý phù hợp và một nhận thức đúng đắn về chủ trương xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình; một hiểu biết toàn diện, sâu sắc về những mặt tích cực và tiêu cực của THTT. Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng công chúng và tuân thủ đạo đức báo chí là chìa khóa để NSX của Việt Nam đạt được thành công trên "sân nhà", chinh phục được công chúng truyền hình Việt, tiến dần tới sự chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.

116

KẾT LUẬN

Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ti n tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Hội nghị trung ương 5 khóa VIII (1998) đã chỉ rõ những yếu k m, hạn chế về nhận thức tư tưởng, đạo đức và lối sống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tiêu biểu như: "Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc...". Trong lĩnh vực thông tin đại chúng, "khuynh hướng thương mại hoá”, lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến"; hay "Giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở ..."

Nhập khẩu THTT cũng chính là nhập khẩu văn hóa. THTT là một sản phẩm của toàn cầu hóa vì nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành từ công nghệ sản xuất, phương tiện quảng bá, phương thức kinh doanh, chuyển nhượng đến địa bàn tiêu thụ và tâm lý tiêu thụ. Những người ủng hộ toàn cầu hóa thì thấy ở dạng chương trình này những cơ hội để làm phong phú ngành truyền hình Việt Nam, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của khán giả, và khả năng giới thiệu bản sắc Việt Nam ra thế giới. Những người e ngại toàn cầu hóa thì lo ngại về những bất lợi mà THTT đem đến, tiêu biểu là nguy cơ “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa dân tộc. Rõ ràng, THTT đang thu hút khán giả và đạt được thành công nhất định về quảng cáo, nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm lệch lạc nhận thức thẩm mỹ, ảnh hưởng không tốt đến văn hóa ứng x trong giới trẻ...

Tuy nhiên, sự du nhập và phổ biến của THTT là một hiện thực tuân theo lô gic phát triển mà chúng ta phải chấp nhận. Vấn đề là làm sao để tận dụng những hệ quả tốt đẹp, cũng như tìm cách giải quyết những tồn tại, để truyền hình Việt Nam phát triển bền vững, mang lại những lợi ích thiết thực cho khán giả. Nhìn từ khía cạnh này, thì những biểu hiện lệch lạc của THTT thời gian qua cần sớm được chấn chỉnh. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, các NSX và kể cả nhà Đài cần nhận thực rõ trách nhiệm của mình không chỉ là kiếm ra lợi nhuận trước mắt, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, giáo dục về lâu dài. Bên cạnh sự phê phán của truyền thông và công chúng, các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Chúng ta cũng cần phải tìm cách phát huy có chọn lọc những điểm tích cực của THTT cũng như

117

giá trị văn minh phương Tây, như: khuyến khích cá nhân thể hiện bản thân, hoàn thiện và phát triển toàn diện các kĩ năng; tinh thần cạnh tranh lành mạnh để phát triển; cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới...vân vân.

Các đơn vị phân phối format THTT của nước ngoài và các nhà sản xuất của Việt Nam vẫn đang đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển của THTT tại Việt Nam trong những năm tới. Hướng tới sự chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất THTT là một yêu cầu cấp thiết mặc dù sẽ có nhiều khó khăn, trở ngại. Nói về cơ hội phát triển THTT ở Việt Nam, nhà báo Bùi Thu Thủy - ĐTH Việt Nam đã chỉ ra 5 “cái khó”. Đó là tâm lý khán giả chưa thật quen với thể loại mới. Thứ hai, có thể những chương trình THTT của Việt Nam làm chưa thật xuất sắc. Thứ ba, những chương trình ngoại nhập có thể chưa thật khai thác đúng điểm mạnh của người Việt. Thứ tư, các sê-ri chương trình THTT đòi hỏi khán giả phải theo dõi liên tục trong khi khán giả bây giờ rất bận rộn. Thứ năm là chi phí sản xuất cũng như nhân lực đầu tư cho một chương trình THTT quá lớn, trong khi các ĐTH đang phải tiết kiệm, cắt giảm chi phí sản xuất [17,tr.69].

Để giải quyết được những câu hỏi trên, việc nghiên cứu truyền hình, đặc biệt là những thể loại mới trong bối cảnh toàn cầu hóa là một việc làm cần thiết vì sẽ đem lại sự hiểu biết toàn diện và khách quan đối với những hiện tượng văn hóa, báo chí mang tính thời đại, góp phần đưa công chúng Việt Nam tiếp cận với những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, báo chí của toàn thế giới. Dù còn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng những gì được nêu ra trong luận văn này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền hiện nay và trong tương lai.

118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP.HCM 2. Nguyễn Chí Bền, (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 3. Đào Hữu Dũng (2003), Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 4. GS.TS Đỗ Gia Huy (2005), Văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xu t chương trình truyền hình, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội 6. Phan Thị Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin. 7. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 8. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM 9. Tạ Ngọc Tấn (2000), Báo chí truyền thông, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội 10. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 11. GS.VS Trần Ngọc Thêm (2012), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 12. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội B. Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt 13. Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý th c hệ mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 14. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 1, NXB Thông tấn. 15. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 2, NXB Thông tấn.

119

16. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 3, NXB Thông tấn. C. Luận văn, luận án 17. Nguyễn Thị Hằng (2012), Nghi n c u truyền hình thực tế ở Việt Nam” (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học, Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội 18. Nguyễn Thu Hương (2014), "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt (The Voice), Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm nhạc (Vietnam Idol), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi hoàn hảo (Just The Two Of Us)), Luận văn thạc sỹ chuyện ngành Báo chí học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội 19. Trần Thị Hồng Vân (2011), Xã hội hóa sản xu t chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông: Cát Ti n Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 tr n sóng Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội D. Sách tiếng Anh 20. Mark Andrejevic (2003), Reality TV : The Work of Being Watched, Rowman & Littlefield Publishers, USA 21. Doris Baltruschat (2009), Reality TV Formats: The Case of Canadian Idol, Canadian Journal of Communication Journal Vol 34, No 1 issue, Canada. 22. CQ Press (2010), Reality TV, Aug.27,2010, Volume 20, Number 29, USA 23. Amir Hetsroni (2010), Reality Television - Merging the Global and the Local, Nova Science Publishers, USA 24. Annette Hill (2005), Reality TV: Audiences and popular factual television, Routledge, United Kingdom 25. James A. Mead (2006), Survivor and other reality T.V. Game shows: the uses and gratifications perspective on a reality sub-genge, The author, USA

120

26. Albert Moran (2009), TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs, Intellect Books, Australia 27. Kirill Razlogov (2003), Global and/or Mass Culture?, Social Sciences,Vol. 34, Issue 3 28. Silvio Waisbord (2004), McTV: Understanding the Global Popularity of Television Formats, Television & New Media, Vol 5 No 4, Sage Publications, USA E. Các tài liệu khác 29. Đỗ Anh, Tú Trinh (2013), Truyền hình thực tế và va đập văn hóa, Thế Giới Số Xuân 2013 30. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế: Những con số nói nhiều, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/truyen-hinh-thuc-te-nhung-con-so-noi- nhieu-n20131223145618818.htm, 1/1/2014 31. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế vẫn tăng trưởng mạnh, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/truyen-hinh-thuc-te-van-tang-truong- manh-n20140102155612812.htm, 30/1/2014 32. Hà Anh, Giọng hát Việt bị chỉ trích vì hát quá nhiều bài tiếng Anh, http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Giong-hat-Viet-bi-chi-trich-vi-hat-qua- nhieu-bai-tieng-Anh/462553.antd, 29/8/2012 33. Hà Bình, Truyền hình thực tế tác động ti u cực đến sinh vi n, http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/580403/truyen-hinh-thuc-te-tac-dong-tieu-cuc- den-sinh-vien.html,16/11/2013 34. Đặng Chung, Liveshow 6 Bước nhảy hoàn vũ 2014: Chàng phu xe” Tim làm giám khảo rớt nước mắt, http://laodong.com.vn/van-hoa/liveshow-6-buoc-nhay- hoan-vu-2014-chang-phu-xe-tim-lam-giam-khao-rot-nuoc-mat-182052.bld, 23/2/2014 35. Thái Ca, Kinh doanh văn hóa và tiếng khen ch , http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120116/Kinh-doanh-van-hoa-va-tieng- khen-che.aspx, 15/01/2012

121

36. Ngọc Diệp, Cần hạn chế nhập khẩu kịch bản Truyền hình thực tế, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/can-han-che-nhap-khau-kich-ban- truyen-hinh-thuc-te-n20131205092910099.htm,9/12/2013 37. Ngọc Diệp, Nhà báo Tạ Bích Loan: Quan trọng là có giúp văn hóa tốt l n hay không?, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-bao-ta-bich-loan-quan- trong-la-co-giup-van-hoa-tot-len-hay-khong-n201312019304.htm, 8/12/2013 38. Tâm Giao, Vũ công có giá hơn nhờ THTT, http://giaitri.vnexpress.net/tin- tuc/truyen-hinh/vu-cong-co-gia-hon-nho-truyen-hinh-thuc-te-2881592.html, 22/9/2013 39. Thu Hà, PGS - TS Nguyễn Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với… nước mắt, http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2012/9/299132/ 40. Huy Hoàng, Trò lừa tr n sóng truyền hình quốc gia, Nông thôn ngày nay, số 82, ngày 5/4/2014, tr.8,9 41. Ngô Nguyệt Hữu, Scandal Anh Thúy "đeo mặt nạ" tr n chương trình truyền hình thực tế, An ninh thủ đô, số 1356, ngày 5/4/2014, tr.16,17 42. Ngô Nguyệt Lãng, Vietnam’s Next Top Model 2013: Nhảm!, http://infonet.vn/vietnams-next-top-model-2013-nham-post96665.info, 9/4/2013 43. Hoàng Lê - Quỳnh Nguyễn, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ 1: Nở rộ và mua vui, Tuổi trẻ, thứ 5 ngày 3/4/2014,tr.16 44. Hải Long, Truyền hình thực tế: Ồ ạt mua kịch bản, lãng qu n sáng tạo, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/truyen-hinh-thuc-te-bai-1-o-at-mua- kich-ban-lang-quen-sang-tao-n20131205092546964.htm,7/12/2013 45. Chu Ngũ Lương, Got talent h p hối vì thiếu scandal Quỳnh Anh, http://vtc.vn/13-370235/giai-tri/got-talent-hap-hoi-vi-thieu-scandal-quynh- anh.htm, 14/3/2013 46. Dương Văn Minh, Bàn về khái niệm Glocalization” trong chương trình truyền hình thực tế” tại Việt Nam, http://daotao.vtv.vn/ban-ve-khai-niem- glocalization-trong-chuong-trinh-truyen-hinh-thuc-te-tai-viet-nam-2/ 47. Hữu Ngọc, Đối thoại li n văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-

122

chung/469-huu-ngoc-doi-thoai-lien-van-hoa-giua-viet-nam-va-phuong- tay.html,13/4/2008 48. Thanh Phúc - Thảo Vân, Truyền hình - Sóng về đâu? - Khi giờ vàng thuộc về…đối tác, http://phunuonline.com.vn/giai-tri/truyen-hinh/truyen-hinh-song-ve- dau-khi-gio-vang-thuoc-ve-doi-tac/a75240.html, 24/9/2012 49. Hà Thanh Phụng, Giọng Hát Việt 2012 và câu chuyện về văn minh, http://thanhhaphung.wordpress.com/2012/09/19/giong-hat-viet-2012-va-cau- chuyen-ve-van-minh,19/9/2012 50. Cúc Phương, Khi quảng cáo đè bẹp...chương trình truyền hình thực tế!, http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_nhandanhangthang/_mobile_vanho a_ndht/item/20160102.html, 22/4/2013 51. Linh San, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ 2: Những cuộc "giao tranh", Tuổi trẻ, thứ 6 ngày 4/4/2014,tr.16 52. Linh San, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ cuối: Gi c mơ ngắn hạn và những sự thật im lặng, Tuổi trẻ, thứ 7 ngày 5/4/2014, tr.15 53. Linh San, Truyền hình thực tế phải chế biến tử tế, Tuổi trẻ, Chủ nhật ngày 6/4/2014, tr.6 54. Dương Xuân Sơn (2000), Ngăn chặn ti u cực trong toàn cầu hoá thông tin đại chúng, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 12, 12/2000. 55. Dương Xuân Sơn (2000), Một số v n đề về toàn cầu hoá truyền thông đại chúng, Tạp chí Người làm báo, số 11, 11/2000 56. Hồng Trang, Truyền hình thực tế cần phù hợp công chúng Việt Nam, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphepha n/item/20530202.html,10/6/2013 57. Đỗ Tuấn - Dạ Ly - Nguyên Vân, Truyền hình thực tế thực” đến tàn nhẫn, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120629/truyen-hinh-thuc-te-thuc-den- tan-nhan.aspx,20/6/2014 58. Nguyên Vân, Thí sinh Giọng hát Việt có sính ngoại, http://www.thanhnien.com.vn /pages/20120712/thi-sinh-giong-hat-viet-co-sinh- ngoai.aspx, 13/07/2012

123

59. Hoàng Vinh (1996), Khái niệm văn hóa, Tham luận hội thảo khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 60. Pia Majbritt Jensen (2007), Television format adaptation in a trans - national perspective - an Australian and Danish case study, A thesis submitted in fulfillment of the requirements for the degree of PhD, Aarhus University, Denmark 61. Schmitt (2005), "Quantifying the Global Trade in Television Formats", Lecture presented as part of the workshop 'International Television Format Trade' by the Erich-Pommer-Institute, Spain 62. Matt Wells, "There's no such thing as reality tv",http://www.theguardian.com /media/2001/nov/05/mondaymediasection.bbc, 5/11/2001 63. Các website s dụng trong quá trình thực hiện luận văn: - gionghatviet.vn - vietnamnexttopmodel.com - buocnhayhoanvu.vn - cuocduakythu.vtv.vn - vietnamgottalent.vtv.vn - youtube.com

124

PHỤ LỤC

Biểu đồ 1.1: Trong suy nghĩ của nhiều ngƣời Mỹ, THTT là yếu tố làm xã hội thay đổi theo hƣớng xấu đi

Trong 1 cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm nghiên cứu con người và báo chí thực hiện, có tới 63 % số người Mỹ tham gia cuộc khảo sát này cho rằng các chương trình THTT làm cho xã hội thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Chỉ có 8 % nghĩ ngược lại. Một số yếu tố khác bị xem là làm xã hội trở nên tệ hơn: Nhiều người xăm mình (40%); Nhiều người tham gia thị trường chứng khoán (34%); Điện thoại Blackberry/Iphone (25%); Mạng xã hội (20%); Chấp nhận người đồng tính (28%)

Nguồn: CQ Researcher, Aug.27,2010, Volume 20, Number 29, Pg 67

Sơ đồ 1.4: Những thành phần tham gia quá trình sản xuất, phân phối và chuyển giao format CTTH

Nguồn: Albert Moran (2009), TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs, Intellect Books, Australia, pg 196 - 234.

Hình 2.1: Những tiết mục gây ấn tƣợng trong Bước nhảy hoàn vũ 2014

Hình 2.2: Vị giám khảo phản cảm của Vietnam's Next Top Model

Lô gô của The Voice Lô gô của The Voice Hà Lan Lô gô của Giọng hát Việt

Hình 2.3 Lô gô The Voice ở một số phiên bản

Sân khấu The Voice USA Sân khấu Giọng hát Việt

Hình 2.4: Sự tƣơng đồng trong thiết kế sân khấu của The Voice USA và Giọng hát Việt

Hình 2.5: Thiết kế sân khấu của format Got Talent

Hình 2.6: Scandal đình đám liên quan đến thí sinh Quỳnh Anh và gia đình

Hình 2.7: Nhà sản xuất Cuộc đua kỳ thú tổ chức các buổi casting

Hình 2.8: Ngƣời mẫu trẻ thoát y vòng một trên sóng truyền hình trong chƣơng trình "Người giấu mặt"

Các kĩ năng mà ngƣời chơi cần có trong một số chƣơng trình THTT

Giải Kĩ năng tƣ duy hoặc Các kĩ năng cần Đặc điểm thƣởng hiểu biết có khác nổi trội của

cuộc thi

Survivor Tiền mặt Trí nhớ, xây dựng, Sức khỏe, dẻo Tƣ duy hiểu biết xã hội, khả dai, câu cá, bơi

năng sinh tồn lội...

Amazing Tiền mặt Trí nhớ, ngôn ngữ, Dẻo dai, tốc độ, Tƣ duy zace lập kế hoạch, giải sức khỏe câu đố

Project Tiền mặt Tạo mẫu, hiểu biết Kĩ thuật may vá Tƣ duy Runway về xu hƣớng thiết kế, cấu trúc trang phục

Top model Hợp đồng Hiểu biết về bố trí Giao tiếp, tạo Vẻ đẹp, tạo ngƣời ánh sáng, nhớ kịch dáng chụp ảnh, dáng chụp mẫu bản diễn catwalk, vẻ ảnh đẹp

American Hợp đồng Nhớ lời bài hát, khả Khả năng trình Tài năng ca idol thu âm năng hiểu bài hát diễn, giọng hát hát

Số bài hát nƣớc ngoài và bài hát tiếng Việt đƣợc biểu diễn trong mỗi tập phát sóng của Giọng hát Việt mùa đầu tiên

Số bài hát Số bài hát tiếng nƣớc tiếng Việt ngoài Vòng giấu mặt Tuần 1 10 9 Tuần 2 8 11 Tuần 3 12 8 Tuần 4 14 6 Vòng đối đầu Tuần 1 4 3 Tuần 2 7 0 Tuần 3 4 3 Tuần 4 5 2 Vòng liveshow Liveshow 1 6 8 Liveshow 2 3 3 Liveshow 3 5 9 Liveshow 4 6 3 Liveshow 5 4 10 Liveshow 6 9 6 Liveshow 7 8 6 Liveshow 8 8 7 Liveshow 9 5 9 Liveshow 10 8 7 Liveshow 11 8 5 Đêm chung kết 10 7

Nội dung thử thách của Vietnam's Next Top Model từ 2010 - 2014

Vietnam's Next Top Model 2010

Tập 1 & 2: Ảnh đại diện (Casting) Tập 10: Quảng cáo Unique Diamond Tập 3: Tạo dáng dưới mưa Tập 11: Cô gái hoang dã tr n sa mạc Tập 4: Ảnh chân dung Tập 12: Ti n nữ về trời Tập 5: Halloween tại ngôi nhà hoang Tập 13: Ảnh quảng cáo Vespa LX 150 Tập 6: Thể thao tr n không Tập 14: Công chúa tuyết Tập 7: Hard Rock Cafe Tâp 15: Không có photoshoot Tập 8: Quý bà Việt Nam thập niên 40 Tâp 16: Diva Tập 9: Chân dung với trăn

Vietnam's Next Top Model 2011

Tập 1: Ảnh đại diện (casting) Tập 8: Tinh thần thượng võ Tập 2: Bước đi của Next Top Tập 9: Hồn Việt Tập 3: Sắc màu tương lai Tập 10: Chụp ảnh đồ lót theo phong cách Pop Art Tập 4: Chụp ảnh cùng mèo Tập 11: Vút bay giữa thành phố Tập 5: Chào buổi sáng Tập 12: Quảng cáo cho sản phẩm của Tập 6: Quý bà của thế kỷ XVII và những Shiseido con rắn Tập 13: Vũ điệu của gió Tập 7: Diva Tập 14: Tạo dáng giữa NewYork

Vietnam's Next Top Model 2012

Tập 1 & 2: Ảnh đại diện(casting) Tập 9: Chống bạo hành gia đình

Tập 3: Catwalk với giày móng ngựa Tập 10:Quảng cáo cho điện thoại

Tập 4: Vẻ đẹp của hoa hồng Tập 11: Chụp ảnh với voi

Tập 5: Thi n đường Disco Tập 12: Cô gái bị treo tr n cần cẩu

Tập 6: Chụp ảnh cùng nhện Tập 13: Ánh mắt m hoặc

Tập 7: Nữ thần dưới nước Tập 14: Burlesque

Tập 8: Tạo dáng cùng lụa

tnVietnam's Next Top Model 2013

Tập 1: Chụp ảnh với đồ tắm (Vòng sơ Tập 8: Hóa thân thành người diễn xiếc tuyển) trên dây

Tập 2: Phía sau hậu trường và đi Tập 9: Tôi là quán quân VNTM catwalk Tập 10: Đóng quảng cáo cho Bojour Tập 3: Nụ hôn vĩnh cửu Paris; Chụp hình cho tạp chí F tại Paris

Tập 4: Chụp ảnh chân dung Tập 11: Perceive Music

Tập 5: Tạo dáng với đà điểu

Tập 6: Âm hưởng tương lai

Tập 7: Màu sắc dân tộc

Tên Thời gian Scandal, tai tiếng đáng chú ý đƣợc báo chí quan tâm chƣơng phát sóng khai thác trình

Giọng hát Mùa 1: - Thí sinh chọn hát nhạc ngoại nhiều hơn nhạc Việt Việt 8/7/2012 - - Chương trình bị một số ca sĩ tố vi phạm bản quyền ca khúc 13/1/2013 - Nghi án yêu đương và “clip nóng” giữa thí sinh Bảo Anh với HLV Trần Lập

- Nghi án tình yêu của các cặp thí sinh Hương Tràm – Bùi Anh Tuấn, Đặng Thủy – Dương Trần Nghĩa

- Khẩu chiến trên báo chí sau khi NSƯT Thanh Lam chê khả năng của 2 giám khảo Hồ Ngọc Hà và Đàm Vĩnh Hưng trong 1 bài phỏng vấn

- Người yêu cũ của thí sinh Bùi Anh Tuấn lên báo tố cáo anh là người vô ơn

- Scandal dàn xếp kết quả mà giám đốc âm nhạc Phương Yên là tâm điểm; Nghi án tình cảm giữa nhạc sĩ này với thí sinh Thiều Bảo Trang

- HTV Thu Minh nói học trò Hương Tràm vô ơn, ăn cháo đá bát. Thí sinh cùng đội Trúc Nhân tố Hương Tràm giả tạo trên trang facebook cá nhân

Mùa 2: - Sau scandal dàn xếp kết quả mùa 1, nhạc sĩ Phương Uyên tiếp tục đảm nhiệm vị trí giám đốc âm nhạc, khiến nhiều 19/5/2013 - người bất bình. 15/12/2013 - HVL Hồng Nhung dành 100 % điểm cho thí sinh Cát Tường và 0 % cho Hà Linh, khiến báo chí và dư luận cho rằng cô và BTC xem thường lá phiếu của khán giả

- Tiết mục của thí sinh 17 tuổi Ngọc Trâm có nhiều động tác khiêu khích gợi cảm

- Nhà sản xuất bị lên án vì tiếp tục xài chùa ca khúc mà không xin ph p nhạc sĩ và ca sĩ giữ độc quyền

- Người dẫn chương trình mắc nhiều lỗi nhạy cảm, như phát ngôn: "Đề nghị khán giả hãy giành một tràng pháo tay cho

những nạn nhân của cơn bão Hải Yến"

Bƣớc Mùa 1:11/4 - - Khá thành công và hầu như không có scandal nhảy 20/7/2010 hoàn vũ Mùa 2: 17/4 - Nam người mẫu Vĩnh Thụy bị khởi tố vì buôn lậu ngay sau - 3/7/2011 khi ban tổ chức công bố danh sách 8 thí sinh tham dự 1 ngày

- Nhạc sĩ Trần Tiến bị phản ứng gay gắt khi có những lời nhận x t phản cảm khi ngồi trên ghế nóng.

- Ca sĩ Thu Minh đạo ý tưởng bài nhảy của 2 vũ công nổi tiếng thế giới

- Thí sinh và khán giả bức xúc vì giám khảo cho điểm theo cảm tính, không có tiêu chí rõ ràng

Mùa 3:18/3 - - Ca sĩ Minh Hằng bị phát hiện mượn giọng của ca sĩ Lan 17/7/2012 Anh trong phần trình diễn mà ko xin ph p

- Thí sinh Tuấn Tú tố ban tổ chức x p khi bắt anh thay đổi kịch bản trước giờ diễn 2 phút

- Nghi án ca sĩ Minh Hằng giả vờ bị đau chân vì tập luyện vất vả để lôi k o sự cảm thông của khán giả

- Diễn viên Vân Trang quyết định rời chương trình vì bị tố đạo bài nhảy

- Ca sĩ Minh Quân úp mở việc bạn nhẩy người nước ngoài đang mang bầu

- Ca sĩ Phương Thanh bức xúc vì cho rằng thí sinh khác mua giải và mình chỉ là một con cờ. Cô tuyên bố tẩy chay công ty Cát Tiên Sa

Mùa 4: 23/3 - - Thí sinh Hòa Hiệp phản ứng gay gắt trước lời nhận x t của 25/5/2013 giám khảo Lê Hoàng và nói vị giám khảo này "ngu ngốc"

Mùa 5:11/1 - - Gây sự chú ý của dư luận và truyền thông với những người 22/3/2014 chơi đầy tai tiếng là Ngân Khánh, nam ca sĩ Tim, Angela Phương Trinh...

Vietnam's Mùa 1 - 2010 - Giám khảo Nathan Lee bất đồng với 1 thành viên ban Next Top giám khảo khác cũng như nhà sản xuất và quyết định rời ghế giám khảo. NSX buộc phải thay thế ban giám khảo khác

Model khi chương trình mới phát sóng được 2 tập

Mùa 2 - 2011 - Cựu giám khảo Hà Anh lên tiếng cho rằng BTC lừa dối khán giả về việc các thí sinh được tham dự tuần lễ thời trang danh giá New York Fashion Week

- Lùm xùm quoanh chuyện quán quân VNTM 2010 Huyền Trang bị x p và bị BTC bỏ bê sau cuộc thi

- Hai giám khảo nam mặc máy

- 3 thí sinh sau khi bị loại đã để lộ kết quả top 4 qua những chia sẻ trên trang cá nhân, dẫn tới vụ lùm xùm nhà sản xuất dọa kiện đòi bồi thường

- Cuộc thi dính tai tiếng dàn xếp sẵn kết quả, “qua mặt” khán giả, khi những bức ảnh chụp lại một phần thi trên sân khấu hoàn toàn khác hẳn với những tư thế tạo dáng của Hoàng Thùy và Trà My vào thời điểm đó.

Mùa 3 - 2012 - Thí sinh Thùy Trang lộ bộ ảnh nhạy cảm

- Lộ kết quả top 5

Mùa 4 - 2013 - Thí sinh làm nghề trang điểm bức xúc vì cho rằng giám khảo Nam Trung xúc phạm nghề nghiệp của mình

- Giám khảo Nam Trung bị tố gạ tình thí sinh

- Giám khảo Thanh Hằng bị một phụ nữ Việt Kiều tố cáo là người giật chồng

- Giám khảo Đỗ Mạnh Cường bị nghi ngờ đạo thiết kế nước ngoài

- Nghi án tình cảm giữa cặp thí sinh Văn Kiên - Hà Thu (theo luật trong quá trình diễn ra cuộc thi, các thí sinh trong ngôi nhà chung không được có quan hệ yêu đương)

- Sự xuất hiện của giá khảo người Úc với những hành vi lố lăng, phản cảm

Vietnam's Mùa 1 - 2012 - Thí sinh Nguyễn Cường xin rút khỏi cuộc chơi và tố BTC Got p anh ký biên bản thỏa thuận bất hợp lý. Talent - Gia đình thí sinh Quỳnh Anh tố BTC dàn dựng, cắt ghép

phần biểu diễn của cô và phần chia sẻ của gia đình khiến danh dự của mình bị ảnh hưởng

- Nghệ sỹ Mai Đình Tới “tố” thí sinh Kiều Văn Thanh “xâm phạm bản quyền” nhạc cụ “dây ống nước” của ông

Mùa 2 - 2013 - Chương trình diễn ra khá trầm lặng trong sự thờ ơ của báo chí. Có lẽ do không có một nhân tố nào thực sự nổi bật hoặc scandal đình đám như mùa đầu tiên

Cuộc đua Mùa 1- 2012 - Một số thí sinh do không kiềm chế được cảm xúc đã s kỳ thú dụng ngôn từ thiếu lịch sự với nhau

Mùa 2 - 2013 - Đội chơi Nhan Phúc Vinh - Linh Chi bị khán giả phản ứng vì lối ứng x quá ăn thua khi tham gia chương trình

- Thí sinh Linh Chi phát ngôn vô lễ với người lớn tuổi khi thực hiện th thách làm chổi

- Các đội chơi tố nhau s dụng tiểu xảo

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU PHÓNG VIÊN NGỌC DIỆP, BÁO THỂ THAO VÀ VĂN HÓA, TTXVN

Hình thức, địa điểm: Phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở báo TT&VH, 11 Trần Hƣng Đạo, Hà Nội

1. Chào chị, chị có thể chia sẻ một chút về vị trí công việc của mình tại báo TT&VH?

- Tôi đã làm việc ở TT&VH 7 năm, trải qua 4 năm làm biên tập ở trang điện t của TT&VH và đã trở về làm phóng viên theo dõi mảng điện ảnh, truyền hình cho ấn phẩm báo giấy được 2 năm.

2. Điều gì ở THTT khiến chị bị thu hút, h p dẫn so với các thể loại chương trình truyền thống khác? Chương trình nào mà chị y u thích nh t? Vì sao?

- Trước hết THTT khi vào Việt Nam là một “món” cực kỳ lạ miệng. THTT nhập khẩu format hiện đại, vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi sở thích. Chương trình được dàn dựng chuyên nghiệp, đầu tư kinh phí lớn nên phần hình ảnh và âm thanh đều vượt trội. Một đặc điểm nổi trội của THTT là tính “thực”, và tính tương tác với khán giả rất cao, khiến họ có cảm giác mình được tham gia vào nên rất hào hứng. Ngoài ra THTT còn có tính đối kháng, ganh đua rất lớn, khiến cho mỗi show đều rất kịch tính.Chương trình THTT tôi yêu thích nhất là The Voice mùa đầu tại Việt Nam. Format của The Voice thực sự đột phá, đặc biệt là phần thi Giấu mặt, khi HLV không biết mặt thí sinh, nhưng khán giả thì biết, khiến họ rất hồi hộp muốn biết HLV sẽ chọn ai. Một chương trình có tính đối kháng, cạnh tranh khốc liệt như vậy bao giờ cũng khiến khán giả hào hứng.

3. Vài năm trở lại đây, THTT trở thành một hiện tượng. Cá nhân chị nhận xét như thế nào về tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của thể loại chương trình truyền hình này tại nước ta?

- Ba năm trước cuối tuần tôi chỉ phải theo dõi có 2 chương trình THTT vào cuối tuần. Đến năm 2013, tôi phải theo dõi 5 chương trình vào cuối tuần. Đến năm 2014,

con số này phải tăng lên 6-7 chương trình, ngoài ra còn có những chương trình phát sóng suốt cả tuần như Big Brother, Học viên ngôi sao. Theo thống kê của tôi, hiện tại ở Việt Nam có hơn 35 chương trình THTT. Thật kinh ngạc! Ở ta, các chương trình đều có đặc điểm nhạt dần đều nên vì thế người ta phải nhập khẩu nhiều chương trình mới thay thế khiến khán giả không kịp chán chăng Tôi có hỏi các chuyên gia truyền hình, họ dự đoán THTT sẽ vẫn còn đất sống và sống khỏe ở Việt Nam trong nhiều năm nữa.

4. Theo chị, "Việt hóa" đóng vai trò như thế nào trong thành công của 1 chương trình THTT mua format nước ngoài?

- Tôi nghĩ đó là một “thủ tục” bắt buộc phải có, nhất là khi các chương trình nhập khẩu đều đến từ châu Âu, châu Mỹ, nơi có nền văn hóa hoàn toàn khác biệt với văn hóa Á Đông như Việt Nam. Các hãng bán bản quyền THTT họ cũng nghiên cứu rất kĩ thị trường từng nước, nắm rõ thị hiếu của khán giả từng nước. Họ không chỉ điều chỉnh format cho phù hợp với văn hóa nước bản địa, thậm chí còn điều chỉnh cả về chi phí sản xuất, giải thưởng cho phù hợp với túi tiền của các đài truyền hình quốc gia.Theo tôi thành công của THTT trước tiên vẫn dựa vào format gốc vốn đã rất hay rồi, sau đó mới tới việc Việt hóa như thế nào.

5. Quá trình "bản địa hóa" 1 format THTT nước ngoài (điều chỉnh nội dung và hình th c) không phải là công việc dễ dàng, ngay cả với nhiều nước tr n thế giới, theo quan sát của chị, thời gian vừa qua, chúng ta đã làm tốt v n đề này chưa?

- Tôi cho rằng về cơ bản các đơn vị nhập khẩu vẫn giữ format gốc, vì Việt hóa nhiều quá sẽ tốn tiền và công sức nhiều lắm. Chính xác là họ điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, ngoài ra họ phải tính tới phản ứng của khán giả để tiết chế chương trình sao cho phù hợp với trình độ văn hóa, khả năng cảm nhận và cả “chịu đựng” của khán giả. Nhìn chung các chương trình đã làm khá tốt.

Tuy nhiên vẫn có chương trình được Việt hóa rồi nhưng vẫn gây sốc. Gần đây nhất là vụ cởi đồ giảm cân của một thí sinh chương trình Người gi u mặt (Big Brother)

đã khiến dư luận phát sốt. Có chương trình Việt hóa không thành công như Chinh phục đỉnh cao. Lấy ví dụ để thấy, Việt hóa là một quy trình bắt buộc, nhưng khi làm cũng phải rất tinh tế, và quan trọng là nhà sản xuất có tâm hay không Nhiều đơn vị vẫn “tham” lợi dụng các yếu tố lạ của nước ngoài để giật gân câu khách cho chương trình.

6. Chị đã từng tiếp xúc, phỏng v n với nhiều đạo diễn, tổ ch c sản xu t hay lãnh đạo của 1 công ty chuy n sản xu t các chương trình THTT chưa? Nếu có, chị có thể cho biết đánh giá của mình về m c độ quan tâm của họ với v n đề "việt hóa" các chương trình?

- Qua thu thập thông tin, tôi thấy từ đơn vị bán format và đơn vị nhập format khi chọn chương trình họ cũng đã phải tính tới thị hiếu của khán giả. Họ sẽ chọn chương trình mà khán giả Việt thích. Họ sẽ tìm cách điều chỉnh chương trình cho phù hợp khẩu vị của khán giả. Nhưng đôi khi họ cũng nhập cả những format lạ, “thách thức” cách xem của khán giả, buộc họ phải quen với những cái mới.

7. Cách đây vài năm, khi xu t hiện, chương trình Bước nhảy hoàn vũ đã tạo n n một cơn sốt khi u vũ dance sport tại Việt Nam. Phải chăng chương trình này đã được Việt hóa tốt?

- BNHV sốt đơn giản vì xưa nay khán giả chủ yếu xem thi ca hát, giờ được đổi món nhảy họ sẽ thấy lạ miệng. Hơn nữa chương trình toàn sao, ăn mặc lại rất sexy. Khán giả lại rất tò mò xem họ tập nhảy, thi thố thế nào. Tính đối kháng của chương trình, sự quyết tâm của các ngôi sao là yếu tố đặc biệt thu hút. Còn chương trình nhạt đi do nhiều yếu tố, ở Việt Nam “sao” thực sự hơi ít, chất lượng thí sinh giảm, đương nhiên chương trình không giữ được sức hút, còn nhiều yếu tố về sản xuất nữa mà chỉ người trong nghề mới biết.

8. Viet Nam's Got Talent đã trải qua vài mùa phát sóng, mà dường như không để lại n tượng gì quá đặc biệt với khán giả, ngoại trừ một scandal đình đám năm 2012 li n quan tới thí sinh Quỳnh Anh. Chị nghĩ gì về scandal này?

- Vietnam’s Got Talent là một trong những chương trình có rating cao nhất, có năm còn nhất bảng, nên không có lý gì nói nó là thất bại.

Chị tin rằng rating cao nghĩa là chương trình này thực sự thành công?

- Đó chỉ là 1 phần. Nếu nhìn từ góc độ 1 khán giả, tôi thấy chương trình này thú vị đấy chứ. Cho tới giờ tôi vẫn nhớ tiết mục của cô gái xương thủy tinh; chàng trai vẽ tranh bằng l a...Đó là những tài năng đa dạng, dân dã khiến người xem cảm thấy gần gũi và có cảm giác ai cũng có thể tham gia. Tôi nhớ một người đại diện cho công ty Eldemon từng nói đối với thị trường Việt Nam, chương trình cứ vui vẻ là thắng.

9. Cuộc đua kỳ thú thì được xem là 1 trong những chương trình THTT hiếm hoi được xem là khá sạch sẽ và có ch t lượng. Chương trình này lại không được khán giả và giới truyền thông quan tâm nhiều lắm. Phải chăng phi scandal b t thành THTT?

- Tôi không xem chương trình này. Nhưng quả thực Cuộc đua kỳ thú làm PR kém hẳn các chương trình khác. Và cũng có thể do thị hiếu của khán giả Việt, họ thích những chương trình ca hát, nhảy múa, và hài hước hơn.

10. Chị nhận xét như thế nào về văn hóa xử lý scandal trong các chương trình THTT ở VN?

- Thực tế là không có văn hóa. Các đơn vị sản xuất vẫn nắm đằng chuôi. Họ tự tạo scandal để gây chú ý và tự dẹp mà chẳng ai làm gì được. Như scandal Giám đốc âm nhạc Phương Uyên thiên vị thí sinh ở The Voice mùa đầu, ầm ĩ rồi cuối cùng đâu lại vào đấy.

11. R t nhiều hình ảnh, hành vi, ngôn ngữ không phù hợp với thuần phong mỹ tục xu t hiện tr n các chương trình THTT tại Việt Nam. Theo chị, điều này có cần thiết phải l n án không? Đâu là nguy n nhân sâu sa của thực trạng này?

- Trò chơi truyền hình quản lý biết bao con người, bao cá tính nên xảy ra những chuyện đó cũng là bình thường. Quan trọng là nhà sản xuất có muốn kiểm soát, tiết

chế không thôi. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hạn chế về số lượng các chương trình nhập khẩu.

12. Vai trò của nhà đài ở đâu trong việc kiểm soát nội dung các chương trình THTT? Tôi th y khi trả lời báo chí, họ luôn nói rằng mình kiểm soát r t chặt nhưng tại sao vẫn để lọt nhiều nội dung phản cảm, không phù hợp?

- Họ nói vậy thôi, chứ họ bắt tay chặt chẽ với nhà sản xuất, hai bên hiệp đồng tác chiến, đôi bên cùng có lợi.

Căn c vào đâu chị kết luận vậy?

- Quyền xem x t nội dung chương trình trước khi phát sóng nằm trong tay họ mà. Tuy nhiên, giữa nhà sản xuất và nhà đài có những lợi ích ràng buộc chặt chẽ trong việc này. Nên rất khó!

13. Nhiều nhà nghi n c u cho rằng, THTT có thể thách th c những giá trị tưởng như đã định hình, cố kết, và từ đó dẫn dắt đến sự ra đời của những hình th c ghép lai văn hóa. Nhận định này là có cơ sở không?

- Cũng có thể lắm chứ, THTT không chỉ đơn thuần là chương trình nhập khẩu mà khi vào nó còn đem theo cả văn hóa, lối sống. Vì format ngoại nên người chơi cũng phải “ngoại” theo chứ “nội” 100% sao được. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta tiếp xúc, giao lưu với văn hóa nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tôi có cảm giác người Việt Nam ngày càng cởi mở, vọng ngoại và dễ dàng tiếp thu những cái mới. Nhiều chương trình THTT như một sự thách thức gu quen thuộc của khán giả. Giờ chúng ta vẫn chưa thể nói gì chắc chắn cả. Có lẽ cần phải có sự nghiên cứu

14. Cá nhân chị có đề xu t gì để nâng cao ch t lượng của các chương trình THTT mua bản quyền? THTT là 1 sản phẩm văn hóa của phương tây, khán giả Việt cũng cần phải nâng tầm mình l n để đón nhận nó mà vẫn không làm m t bản sắc.

- Cá nhân thấy các nhà sản xuất Việt Nam đã làm rất tốt đấy chứ. Chính các chương trình nhập khẩu đã góp phần đem đến cho người Việt nhiều món ăn tinh thần phong phú hơn, các chương trình góp phần phát hiện nhiều tài năng mới. THTT chỉ là một

hình thức giải trí thôi. Khi có quá nhiều lựa chọn thì bạn buộc phải chọn chương trình nào bạn cho là đáng xem nhất, chứ nếu giải trí suốt tuần thì còn làm ăn chi nữa. Thực tế là các cá nhân phải tự trau dồi học tập hàng ngày, để nâng bản thân mình lên, chứ không phải để đáp ứng với các tiêu chí của truyền hình thực tế.

Xin được cảm ơn chị!

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU PHÓNG VIÊN LÊ GIANG, BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS.NET

Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp

1. Chào chị, điều gì ở THTT khiến chị bị thu hút, h p dẫn so với các thể loại chương trình truyền thống khác? Chương trình nào mà chị y u thích nh t? Vì sao?

- Tôi không bị hấp dẫn bởi bất cứ chương trình THTT nào.

2. Vài năm trở lại đây, các nhà nghi n c u tr n thế giới gọi THTT là 1 một hiện tượng văn hóa đại chúng toàn cầu. Cá nhân chị nhận xét như thế nào về tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của thể loại chương trình truyền hình này tại nước ta? Ở VN, có n n gọi nó là 1 hiện tượng văn hóa không nhỉ?

- Đó là một hiện tượng truyền thông đúng hơn là hiện tượng văn hóa, vì tính chất truyền thông ở THTT quá rõ rệt: từ cách thức sản xuất, tính chất chương trình đến phản hồi của công chúng. Bên cạnh đó, THTT là hình thức có thể áp dụng với nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì văn hóa giái trí, cả trên thế giới và ở Việt Nam. Ở Việt Nam thì ít hơn và do các chương trình nổi tiếng nhất đều liên quan đến âm nhạc hay giới giải trí, còn trên thế giới thì cực kỳ đa dạng, người ta có thể THTT về nhiều lĩnh vực: xã hội, đời sống, khoa học, thậm chí vũ khi súng ống… và người ta đều xếp các chương trình này ở lĩnh vực truyền thông chứ không phải văn hóa. THTT có thể coi là một xu hướng truyền và tiếp nhận thông tin đặc biệt trong truyền thông, đặc biệt ở chỗ rất có tính giải trí, ganh đua và giá trị thương mại.

3. Theo chị, "Việt hóa" đóng vai trò như thế nào trong thành công của 1 chương trình THTT mua format nước ngoài?

- Format nước ngoài có điểm mạnh là được tạo ra bởi những con người rất có đầu óc, hiểu rõ làm cách nào để thu hút đông công chúng nhất có thể. Vì thế, các format đó bán được cho rất nhiều nước và ở nước nào hầu như cũng đạt được thành công. Bởi vậy, tôi cho rằng yếu tố tiên quyết cho thành công của các chương trình đó là format gốc “ăn tiền” thì đã đạt được. Việt hóa, phần nào cũng như Thái Lan hóa, Lào hóa… Càng dễ tiếp xúc với thông tin từ nước ngoài thì người ta càng mong muốn nhìn thấy bản sắc của mình trong đó. Người Việt dù xem truyền hình thực tế format nước ngoài nhưng lại đòi hỏi rất cao về chất Việt. Đó là lý do vì sao người ta ủng hộ hết mình với Phương Mỹ Chi vì trung thành hát nhạc dân ca và phản ứng gay gắt với tình trạng hát tiếng Anh quá nhiều. Chỉ cần nhìn vào đó là thấy một phần vai trò của Việt hóa.

4. Quá trình "bản địa hóa" 1 format THTT nước ngoài (điều chỉnh nội dung và hình th c) không phải là công việc dễ dàng, ngay cả với nhiều nước tr n thế giới, theo quan sát của chị, thời gian vừa qua, các nhà sản xu t đã làm tốt v n đề này chưa mà dư luận và báo chí b c xúc và ph phán nhiều đến vậy?

- Trả lời luôn cho câu hỏi này là chưa. Nhưng phải hiểu rằng, việc gây tranh cãi, thậm chí bung ra những scandal lớn là một phần không thể thiếu của truyền hình thực tế rồi. Ngay ở Anh hay Mỹ, quê hương của những chương trình đó, cũng vậy thôi. Truyền hình thực tế cần phải phủ sóng truyền thông, và như thế thì không thể nào chỉ toàn tin bài khen ngợi tích cực được. Bị phê phán là điều tất yếu, không vì lý do này thì vì lý do kia. Cũng không ai ngay từ đầu đã hiểu thế nào là Việt hóa chuẩn, Việt hóa ngon lành… để mà làm theo. Các nhà sản xuất cũng vừa làm vừa s a thôi. Và họ còn phụ thuộc vào gu và trình độ của thí sinh nữa, nhiều khi có những cái muốn mà chưa hoặc không làm được, đó cũng là điều dễ hiểu.

5. Chị nhận xét như thế nào về văn hóa xử lý scandal trong các chương trình THTT ở VN?

- Tôi thấy một điều là họ coi thường báo chí và không tôn trọng khán giả. Hai cách diễn đạt này có vẻ đồng nghĩa nhưng vẫn phải nói như vậy, vì với báo chí, chẳng hạn, trong scandal Phương Uyên của The Voice năm kia, tôi thấy cả nhà sản xuất

lẫn nghệ sĩ được mời làm huấn luyện viên đều thiếu khôn kh o khi đổ lỗi về phía báo chí và tỏ ra coi thường báo chí.

Còn về khán giả thì, các chương trình ở Việt Nam rất cần khán giả và sự thực là họ sống được nhờ khán giả ủng hộ, nhưng không chương trình có thái độ trân trọng khán giả đúng mức, hay ít nhất là như lời họ nói. Khán giả cũng dễ dãi, họ “n m đá” khi có scandal trong một thời gian ngắn rồi lại quên ngay đấy, vì theo thói quen cứ đến tối đó là bật chương trình lên để xem.

6. R t nhiều hình ảnh, hành vi, ngôn ngữ không phù hợp với thuần phong mỹ tục xu t hiện tr n các chương trình THTT tại Việt Nam. Theo chị, điều này có cần thiết phải l n án không? Đâu là nguy n nhân sâu sa của thực trạng này?

- THTT ở Việt Nam những năm qua là giai đoạn th nghiệm, nở rộ. Bởi vậy, khó có thể ngăn không cho bất cứ hiện tượng mới, lạ, độc... nào xuất hiện. Nói đúng hơn là không thể ngăn được. Tiêu chỉ đánh giá ở đây là hình ảnh, hành vi đó phản cảm hay không phản cảm, xúc phạm hay không xúc phạm người xem. Cái này cần ý kiến của số đông. Ở nước ngoài, người ta có cụm từ “(hành vi này) vấp phải nhiều phản ứng phức tạp từ công chúng”, nhưng họ vẫn suy x t rạch ròi xem hành vi đó bị phản ứng nhiều hơn hay được ủng hộ nhiều hơn. Nếu bị phản ứng nhiều hơn thì phải xin lỗi. Mà khán giả cũng nên nghĩ lại, đã xem “thực tế” thì phải chấp nhận có hay có dở, có đẹp mắt có chướng tai chứ.

7. Nhiều nhà nghi n c u cho rằng, THTT có thể thách th c những giá trị tưởng như đã định hình, cố kết, và từ đó dẫn dắt đến sự ra đời của những hình th c ghép lai văn hóa. Nhận định này là có cơ sở không?

- Riêng việc THTT được sản xuất ồ ạt ở Việt Nam cũng cho thấy sự thắng thế của một phần văn hóa phương Tây so với văn hóa Việt Nam rồi. Nhưng với một xã hội đang phát triển như Việt Nam, hướng ngoại là điều dễ hiểu. Ngay cả việc văn hóa phương Tây tràn vào và thách thức văn hóa Việt Nam, tôi cho rằng cũng là một đợt th l a quy mô toàn quốc đối với nền văn hóa của chúng ta đấy. Có cạnh tranh thì mới phát triển được.

8. Ở Việt Nam, xưa nay chúng ta vẫn có xu hướng coi các CTTH là một cách để giáo dục, định hướng ch không chỉ là phương tiện để giải trí? Tr n thế giới, vì giải trí, câu khách quá đà mà THTT đã dẫn tới cái chết và tổn thương cho nhiều người rồi. Chúng ta có cần lo lắng về điều này không?

- THTT có một khía cạnh hơi sến, nhưng vẫn được coi là nhân văn, đó là nhấn mạnh vào các câu chuyện về những cảnh đời khó khăn, o le và chứng tỏ rằng việc tham gia chương trình này, cuộc thi kia đã thay đổi cuộc đời của họ. Có thể nói, không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng muốn dùng THTT để “giáo dục, định hướng” dù ở nước ngoài chắc họ không dùng 2 từ đó. Susan Boyle chẳng hạn, đó chẳng phải là một câu chuyện “vịt hóa thiên nga” được nhào nặn đầy cảm động sao Và thực tế là cũng thay đổi được cuộc đời của người phụ nữ trung niên xấu xí tài năng đó.

9. Theo suy nghĩ của chị, trong những năm tới, THTT ở VN sẽ phát triển theo hướng nào, vẫn sẽ là sự chiếm ưu thế của các format nước ngoài hay là THTT thuần Việt. Lí do vì sao chị có suy nghĩ đó?

- Tôi không nghĩ Việt Nam mạnh về ý tưởng gốc cho lắm, trong lĩnh vực công nghệ cũng vậy thôi. Tôi nghĩ chúng ta sẽ vẫn khai thác ý tưởng từ nước ngoài, nhưng THTT không sống lâu đến vậy đâu.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN NHÓM

5 KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH TẠI HÀ NỘI

1. Khán giả Đinh Phƣơng Thúy

Giới tính: Nữ Tuổi: 27 Nghề nghiệp: Nội trợ

Địa chỉ: Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

2. Khán giả Phạm Huy Thông

Giới tính: Nam Tuổi: 34 Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng

3. Khán giả Hoàng Thu Trang

Giới tính: Nữ Tuổi 20 Nghề nghiệp: Sinh viên

4. Khán giả Đào Thị Bích Hồng

Giới tính: Nữ Tuổi 21 Nghề nghiệp: Sinh viên

5. Khán giả Hoàng Anh

Giới tính: Nam Tuổi 18 Nghiệp nghiệp: Học sinh

1. Chào anh chị, mọi người có thể chia sẻ một chút về thói quen xem truyền hình của chị như thế nào? (thời gian dành để xem, xem vào những giờ nào, k nh nào, loại chương trình y u thích?)

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi thường dành mỗi ngày 1,5 giờ đồng hồ để xem tivi. Nếu như quá bận rộn, thỉnh thoảng tôi chỉ có 20 phút buổi sang để xem chương trình Tài chính kinh doanh” và 5 phút cho chương trình S-Việt Nam” ngay sau đó.

- Anh Phạm Huy Thông: Ngày thường tôi không có nhiều thời gian xem tivi. Chỉ có dịp cuối tuần thì tôi thường xem cùng gia đình từ 20 h đến khoảng 22 h trước khi nghỉ ngơi

- Chị Hoàng Thu Trang: Vì là sinh viên, chưa đi làm hay có gia đình nên tôi có khá nhiều thời gian rảnh tỗi để xem truyền hình. Tôi thường xem thời sự và một số chương trình Truyền hình thực tế như Giọng hát Việt, Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen...

- Chị Đào Thị Bích Hồng: Tôi rảnh lúc nào thì xem lúc đó, không có kế hoạch hay chủ động chờ đợi chương trình nào để xem cả

- Bạn Hoàng Anh: Em chủ yếu xem phim và bóng đá...

2. Anh chị có quan tâm đến các chương trình truyền hình thực tế - thể loại đang chiếm sóng giờ vàng tr n VTV, HTV không?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi thường xem các chương trình truyền hình thực tế theo sự ngẫu nhiên. Tối thứ 7 hay chủ nhật, tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Hai vợ chồng cùng xem tivi. Anh ấy khá chú ý đến các chương trình truyền hình thực tế với mục đích giải trí. Tôi cũng bị lôi cuốn theo. Nhưng chỉ được khoảng 15-20 phút là nhiều, sau đó tôi quay sang làm việc khác. Có thể tôi đọc sách hay lướt mạng…Không có chương trình nào khiến tôi ấn tượng, khó quên. Các chương trình truyền hình thực tế bây giờ na ná nhau, xem xong không để lại cho tôi ấn tượng gì cả.

- Anh Phạm Huy Thông: Vợ và các con tôi xem chương trình nào thì tôi xem cái đó. Gần đây gia đình tôi hay xem Giọng hát Việt Nhí và Gương mặt thân quen...

- Chị Hoàng Thu Trang: Em có theo dõi một số chương trình. Không hẳn vì yêu thích đặc biệt một chương trình nào vì nếu không xem THTT thì cũng chẳng còn gì khác để giải trí. Buổi tối từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần bật tivi lên lúc nào chả là THTT...

- Chị Đào Thị Bích Hồng: Nói là quan tâm thì cũng không hẳn. Tôi chỉ xem để giải trí thôi. Tôi thích Bước nhảy hoàn vũ. Bản thân tôi đã đi tập nhảy một thời gian sau khi xem chương trình này trên ti vi đấy.

3. Vài năm trở lại đây, THTT trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng, mang tới cho khán giả Việt những món ăn tinh thần mới mẻ. Theo anh chị, điều gì ở THTT khiến khán giả Việt bị thu hút, h p dẫn so với các thể loại chương trình truyền thống khác?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Bạn nói hiện tượng văn hóa nghe có vẻ hơi cao. Tôi nghĩ nó chỉ mang tính giải trí đơn thuần, học tập theo mô típ nước ngoài. Khán giả Việt bị thu hút có lẽ là do sự đầu tư vào chương trình về mọi mặt khá hoành tránh, lại được xem, nghe những người nổi tiếng nói…

- Anh Phạm Huy Thông: Hoành tráng và rất hiện đại

- Chị Hoàng Thu Trang: Theo em điểm hấp dẫn ở chương trình này là những con người bình thường như mình. Nó dễ tạo cảm giác chân thực và sự đồng cảm

4. Năm 2013, có khoảng hơn 30 chương trình lần lượt l n sóng. Với tư cách khán giả, anh chị th y con số này là nhiều hay ít? Anh chị có cảm th y bị bội thực không?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Quá bội thực, quá kinh khủng. Một điều tôi thấy buồn cười là các tờ báo điện t cứ theo chân các chương trình ấy để bàn luận, ăn theo…Tôi thấy không có gì hấp dẫn và mới mẻ, mang tính văn hóa ở đây.

- Anh Phạm Huy Thông: Tôi đồng ý với chị Thúy là số lượng chương trình THTT lên sóng thời gian vừa qua hơi nhiều. Hồi trước tôi thích Sao Mai và Sao Mai điểm hẹn lắm nhưng giờ chẳng thấy báo chí hay khán giả nào nhắc đến nữa...

- Chị Đào Thị Bích Hồng: Vâng, nhiều đến nỗi nhiều khi tôi còn nhầm giữa chương trình này với chương trình khác vì nội dung cứ na ná nhau. Xoay quoanh nhảy múa, ca hát, tài năng...

- Bạn Hoàng Anh: Em không theo dõi thường xuyên nhưng ngày nào cũng đọc tin tức trên internet thì chính em cũng bị bội thực vì thông tin liên quan đến THTT. Nào là scandal, tai tiếng, thị phí...đủ cả...

5. Hiện nay, các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế. Để được phát sóng, các chương trình này đều phải trải qua quá trình "bản địa hóa" cho phù hợp với khán giả Việt và bối cảnh văn hóa VN. Theo quan sát của anh chị, thời gian vừa qua, các nhà sản xu t đã làm hài lòng chị chưa?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi có xem qua một số chương trình truyền hình thực tế của nước ngoài. Các nhà sản xuất và thực hiện chương trình chưa hẳn đã “Việt hóa” được các chương trình của họ. Tôi xem chương trình của mình, thấy giống y đúc chương trình bên nước ngoài.

- Anh Phạm Huy Thông: Chị Thúy nghĩ vậy là hơi cực đoan quá rồi. Bản thân tôi thì không hiểu lắm chuyện bếp núc của nhà sản xuất THTT nhưng tôi thấy họ cũng có nhiều cố gắng lắm đấy chứ. Có nhiều n t văn hóa dân tộc như lối sống, ẩm thực, trang phục, di tích danh lam thắng cảnh xuất hiện trong chương trình chẳng hạn... Những cái gì lai căng, phản cảm của nước ngoài nếu có thì tôi nghĩ nó cũng là chuyện thường tình thôi. Có cái gì không phù hợp, báo chí và người xem phê phán lên tiếng ngay và tôi nghĩ họ sẽ dần rút được kinh nghiệm

- Chị Hoàng Thu Trang: Chị Thúy nói giống y đúc em nghĩ không hẳn. Em thấy một số chương trình được Việt hóa cũng tương đối tốt đấy chứ, dù có thể còn một số hạn chế này khác vì THTT còn khá mới mẻ với Việt Nam mà. Với lại đối với những chương trình mua bản quyền của Tây thì làm sao Việt Nam 100 % được ?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Có thể tôi là người khó tính và cũng không thích thú với việc giải trí trên truyền hình, đặc biệt lại là truyền hình thực tế. Cảm nhận của tôi là thấy rất giống. Dường như chúng ta cố làm cho mình giống người khác thì phải

6. Với các anh chị, điều gì khiến mọi người không thoải mái nh t khi xem các chương trình truyền hình thực tế ? (tính cạnh tranh gay gắt quá cao, đề cao chủ nghĩa cá nhân....). Hoặc anh chị có nhớ một hình ảnh, chi tiết nào trong 1 chương trình khiến chị th y phản cảm không?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi thấy MC dẫn chương trình chưa thực sự thu hút. Ví dụ, Phan Anh chẳng hạn. Ban giám khảo nhiều chương trình cũng nhạt nhẽo nữa.

Có lẽ ngoài vẻ đẹp giai, còn lại tôi không thấy chút khiếu hài hước hay vốn hiểu biết- nền kiến thức của anh ta ở đâu. Tóm lại, các chương trình mới chỉ cho chúng ta khá thỏa mãn phần xem- hình thức đẹp, nhân vật đẹp, hót…

- Anh Phạm Huy Thông: Tôi nhớ nhất scandal liên quan đến thí sinh nữ gì đó mới 15 tuổi thì phải trong chương trình VNGT 2012 ấy. Tôi xem tmà thực sự vừa thương vừa giận gia đình em. Đồng thời tôi không thể hiểu nổi NSX chương trình này sao lại có thể quyết định đưa một câu chuyện như vậy lên truyền hình

- Chị Hoàng Thu Trang: Tôi thì ấn tượng với màn hát xẩm của thí sinh Hoài Lâm trong chương trình Gương mặt thân quen mới đây. Rất ấn tượng và để lại nhiều cảm xúc. Ngoài ra, khi xem THTT, tôi hay bị "dị ứng" với những lúc người chơi, giám khảo bộc lộ cảm xúc hơi quá trớn, quá mức cần thiết đến mức tôi thấy có cái gì đó gượng p, giả tạo

- Chị Đào Thị Bích Hồng: Tôi không thích nhìn thấy trẻ em khóc lóc trên truyền hình, ví dụ như trong Giọng hát Việt nhí. Mỗi khi các em bị loại các em khóc trông rất thương tâm. Thay vì cảm thấy thông cảm cho các em, tôi thấy nó không có tính giáo dục khi đưa các em vào môi trường đặt nặng sự cạnh tranh thắng thua như vậy. Nó phi giáo dục lắm!

- Bạn Hoàng Anh: Cá nhân em gh t vị giám khảo Úc trong VNNT. Em không phải kỳ thị gì phong cách unisex nhưng quả thực em không chấp nhận những lối ăn mặc, hành động lố bịch như vậy trên tivi. Nhất là đây không phải là phim ảnh

7. Thời gian vừa qua, r t nhiều những scandal li n quan đến truyền hình thực tế khiến khán giả m t niềm tin và quay lưng lại. Là 1 khán giả, anh chị nghĩ gì khi nghe tin về những scandal này?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi có nghe nói hoặc một vài lần lướt mạng có đọc qua những dòng tít đề cập tới những rắc rối đó. Tuy nhiên, tôi không quá quan tâm, không đọc thêm nữa. Cũng có thể, các nhà tổ chức cố tình tạo scandal. Cũng có thể những rắc rối ấy tự nảy sinh trong khi làm chương trình. Tôi không biết nhiều và không có nhu cầu để biết.

- Anh Phạm Thuy Thông: Các scandal tràn ngập báo mạng như thế thì sao mà không biết cho được. Nhưng thường tôi chỉ đọc để biết chứ cũng không quan tâm lắm.

- Chị Hoàng Thu Trang: Những vụ việc ầm ỹ vừa rồi xảy ra trong THTT khiến tôi có suy nghĩ không tin tưởng vào các nhà sản xuất. Khi xem THTT tôi luôn tự nhắc mình rằng chưa chắc cái mình tưởng là thật đã là thật đâu.

8. Anh chị nhận xét như thế nào về văn hóa xử lý scandal trong các chương trình THTT ở VN? Anh chị có cảm th y khán giả đang không được tôn trọng không?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Cũng có thể khán giả đang bị lôi k o, mê muội. Cách x lý có hợp tình hay không ư Tôi không theo dõi nên khó trả lời câu hỏi này.

- Anh Phạm Huy Thông: Tôi chả hiểu các nhà quản lý với Đài truyền hình ở đâu mà cứ để THTT nó "vô chính phủ" như vậy. Tôi để ý là toàn giải trình xong lại để đấy. Là khán giả tôi thấy mình không được tôn trọng.

9. Nhiều chương THTT mua bản quyền thời gian vừa qua cũng bị người xem và truyền thông ph phán vì ch a đựng những chi tiết, hình ảnh, lời thoại không phù hợp với môi trường văn hóa Việt Nam. Là 1 khán giả, khi nhìn và nghe th y những điều đó tr n sóng truyền hình quốc gia, cảm giác của anh chị ra sao?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Chắc chắn là buồn và thất vọng. Tôi nghĩ các “sao” của Việt Nam bây giờ đang lợi dụng THTT để lăng xê cá nhân. Chúng ta đang tạo nên những “sao” nhờ THTT, rất rỗng và không có chiều sâu.

- Anh Phạm Huy Thông: Tôi nghĩ dù là thực tế nhưng đây là môi trường văn hóa Việt Nam nên các nhà sản xuất cần phải cân nhắc điều chỉnh. Phải chăng họ bị áp lực phải có câu chuyện, điểm nhấn để tăng sức thu hút Với tôi thà xem chương trình đều đều còn hơn là xem chương trình có những hạt sạt to đùng về thẩm mỹ và phản cảm về văn hóa...

- Bạn Hoàng Anh: Em là người trẻ mà theo như mọi người vẫn nghĩ là lứa tuổi dễ dãi nhưng em cũng không thích những hình ảnh, hành vi như thế xuất hiến trên truyền hình.

10. Có ý kiến cho rằng, vì là THTT n n nhà sản xu t phải giữ nguy n những gì được khi hình lại dù cho nó có thể phản cảm và như thế thì chương trình mới thật, mới h p dẫn. Nhưng vì thế mà bỏ qua yếu tố truyền thống văn hóa bản địa, tâm lý khán giả Việt và đạo đ c báo chí thì có ổn không, thưa anh chị?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôi nghĩ, một khi đã đưa phiên bản chương trình thực tế nào vào Việt Nam, chúng ta cũng nên x lý cho phù hợp với truyền thống văn hóa. Một chương trình giải trí cũng cần tính văn hóa, hơn nữa đó lại là truyền hình- đối tượng công chúng rộng, nhiều vẫn là những người trẻ. Nếu không, chúng ta sẽ bị lừa…nhiều thứ.

- Anh Phạm Huy Thông: tôi cũng nghĩ như chị Thúy

- Chị Hoàng Thu Trang: Tôi nghĩ không chỉ Việt Nam, mà bất cứ quốc gia nào cũng thế thôi

11. Người Việt hiện nay dường như khá vọng ngoại và học hỏi r t nhanh những cái mới. Vậy theo anh chị, đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng về nhận th c và lối sống từ các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền từ nước ngoài?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Như tôi vừa nói, đó là giới trẻ. Họ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ, hình ảnh, hành động…từ THTT. Riêng tôi, chắc chắn là không bị ảnh hưởng rồi.

- Anh Phạm Huy Thông: Khi xem với gia đình, nếu thấy có gì không ổn là tôi chủ động nhắc nhở các cháu nhà tôi luôn dù các b còn nhỏ. Ví dụ ứng x như thế này là không được, làm như thế kia là đúng...

- Chị Hoàng Thu Trang: Theo tôi nếu muốn kết luận THTT có ảnh hưởng thế nào đến khán giả, trong đó có người trẻ phải nghiên cứu chứ không thể ngồi nói vo được.

- Bạn Hoàng Anh: Ảnh hưởng hay không do mỗi người thôi ạ. Người khôn ngoan họ biết học cái gì tốt và tránh những gì xấu.

12. Anh chị có điều gì muốn nói với các nhà sản xu t chương trình truyền hình thực tế và các đài truyền hình, với tư cách là một khán giả?

- Chị Đinh Phƣơng Thúy: Tôn trọng khán giả!

- Anh Phạm Huy Thông: Các nhà quản lý và Đài truyền hình đang ở đâu thời gian qua?

- Chị Hoàng Thu Trang: Tôi không cần nhiều chương trình để đổi món. Tôi chỉ cần những chương trình hay và chất lượng dành cho khán giả Việt. Tôi thích cái lạ, cái mới nhưng không có nghĩa là tôi thích những gì phản cảm đi ngược lại văn hóa dân tộc.

- Bạn Hoàng Anh: Em thấy dường như chúng ta đang bị phụ thuộc vào format ngoại nhiều quá. Không biết đến bao giờ một format THTT do người Việt sáng tạo ra và sản xuất mới tạo được tiếng vang nhỉ

Xin được cảm ơn anh, chị và các bạn đã tham gia buổi phỏng v n!

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CHỊ LY , BIÊN TẬP VIÊN CÔNG TY BHD

Hình thức, địa điểm: Phỏng vấn trực tiếp tại TP. Hồ Chí Minh

1. Chào chị, chị đã tham gia vào quá trình sản xu t bao nhi u chương trình truyền hình thực tế rồi? Ti u chí lựa chọn và phân khúc chương trình THTT nào mà công ty BHD tập trung?

- 3 chương trình. Cuộc đua kỳ thú, Người giấu mặt và gần đây nhất là Học viện Ngôi Sao

2. Với chị và công ty BHD, "Việt hóa" đóng vai trò như thế nào trong thành công của 1 chương trình THTT mua format nước ngoài?

- Tôi thấy rất quan trọng. Mỗi nền văn hóa có cách nhìn khác nhau về các vấn đề nên khi về VN sẽ phải thay đổi. Bởi suy cho cùng chúng ta làm cho khán giả Việt thưởng thức.

3. Quá trình "bản địa hóa" 1 format THTT nước ngoài (điều chỉnh nội dung và hình th c) không phải là công việc dễ dàng, ngay cả với nhiều nước tr n thế giới, theo quan sát của chị, thời gian vừa qua, chúng ta đã làm tốt v n đề này chưa?

- Rất khó để nói chúng ta đã làm tốt hay chưa vì cái đó phải có thước đo cụ thể. Trong khi đó ở VN, rating theo tôi chưa được đo chính xác. Còn nếu dựa trên phản ứng khán giả với chương trình thì càng khó. Có chương trình được làm rất tốt nhưng vì PR yếu nên truyền thông không quan tâm nhiều và vì thế khán giả không bị thu hút, tò mò vì có đến mấy chục chương trình trong cùng một thời điểm để họ lựa chọn mà.

4. Thuận lợi và khó khăn đối với các công ty khi mua bản quyền và sản xu t các chương trình THTT có format nước ngoài?

- Thuận lợi là hiện tại thị trường mua bán định dạng chương trình từ nước này sang nước khác rất phát triển. Nguồn định dạng format cũng khá phong phú nên các nhà sản xuất có nhiều lựa chọn và nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận, tìm hiểu, mua giấy ph p. Khó khăn là phải cạnh tranh để mua được những format hot, nổi tiếng và phù hợp với định hướng phát triển của mình. Bên cạnh đó, mua fomat về để tái sản xuất là một canh bạc và thành công hay thất bại tạm cho là 50/50. Vì quả thực, môi trường truyền thông và thị hiếu công chúng tại VN - 1 nước Á Đông truyền thống có khá nhiều điều khác biệt và theo tôi là phức tạp. THTT hiện bây giờ đang trong quá trình "nhập gia tùy tục"

5. Phía bán bản quyền định dạng cũng như đội ngũ các chuy n gia tư v n thường y u cầu những gì đối với các nhà sản xu t Việt Nam?

- Mỗi đơn vị nắm giữ bản quyền họ có cách làm việc khác nhau. Có bên coi trọng format. Có bên rất coi trọng nhân vật. Có bên thì để mình khá tự do. Nhưng nhìn chung họ đều hiểu môi trường Việt Nam không như của họ nên họ không can thiệp

nhiều vào nội dung mà chủ yếu là tư vấn dựa trên kinh nghiệm của họ. Họ giúp đỡ chủ yếu ở chuyển giao công nghệ, kĩ thuật cần thiết để sản xuất chương trình.

Có lẽ cái quan trọng nhất mà họ quan tâm là phía mua bản quyền để tái sản xuất chương trình phải giữ được cái đặc trưng làm nên n t riêng của chương trình và các luật lệ. Ví dụ như với Người gi u mặt (Big Brother), mô típ một nhóm người xa lạ với nhau bị "nhốt" chung trong một khoảng thời gian là không được thay đổi. Còn các th thách do nhà sản xuất đưa ra, hay số ngày chương trình diễn ra là do phía nhà sản xuất VN tự cân đối và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình.

6. Cuộc đua kỳ thú là 1 cuộc chơi tốn kém của nhà sản xu t? Để chương trình này phù hợp với khán giả Việt, nhà sản xu t đã phải làm những gì

- Để lựa chọn được các thành viên của các đội chơi chúng tôi phải tổ chức casting ở một số thành phố lớn. Các ứng c viên sẽ phải trải qua một số hoạt động thể chất để chứng tỏ sức khỏe, sự dẻo dai. Chúng tôi cũng phỏng vấn để hiểu về tính cách và cá tính của họ. Tất nhiên, chúng tôi luôn chú trọng đi tìm những người vừa có sức khỏe vừa có cá tính thì chương trình mới hấp dẫn được chứ! Bởi những người chơi rất quan trọng. Nếu như ai cũng như ai thì sẽ rất nhàm chán. Chương trình THTT hay như 1 bộ phim cũng thế thôi, phải có kịch tính, có mâu thuẫn, xung đột tức là điểm nhấn đề thay đổi không khí và thu hút người xem. Ở đây có 1 vấn đề là văn hóa người Việt từ trước đến nay khá kh p kín và gần như không bộc lộ suy nghĩ, bản thân của mình một cách quá cởi mở, hướng ngoại như người phương Tây, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình. Tôi nghĩ như vậy.

7. Cuộc đua kỳ thú thì được xem là 1 trong những chương trình THTT hiếm hoi được xem là khá sạch sẽ và có ch t lượng. Chương trình này lại không được khán giả và giới truyền thông quan tâm nhiều lắm. Phải chăng phi scandal b t thành THTT?

- Quả thực, cái gọi là gây ra tranh cãi trong chương trình này là một người chơi vì nóng nảy đã không giữ được bình tĩnh và tranh cãi. Từ khía cạnh người sản xuất, tôi

thấy đó là một điều hết sức bình thường diễn ra trong cuộc sống thực. Đó là phản ứng thực của người chơi trong tình huống ấy và nó không vi phạm thuần phong mỹ tục hay phản cảm đến mức phải cắt đi. Vậy mà có báo chí lên án người chơi đó là làm quá, là không từ điều gì để đạt được mục đích...Tôi thấy khán giả Việt cũng hay bị hùa theo hiệu ứng đám đông. Nhiều khi tôi rất bức xúc vì những công sức chúng tôi bỏ ra để sản xuất chương trình ít khi được nhắc tới.

Ở đây tôi muốn nhắc tới thói quen tiếp nhận của khán giả Việt. Họ vẫn chỉ thích xem những chương trình vui tai, thích mắt như nhảy nhót, ca hát thôi. Điều đó không có gì là xấu cả. Nhưng THTT đâu chỉ có vậy. Người gi u mặt là dạng chương trình mà người xem phải suy nghĩ để thấy được ý nghĩa đằng sau. Tôi thấy khán giả VN ở thời điểm này chưa chấp nhận được những cái mới trong những chương trình kiểu như vậy. Người gi u mặt giống như một ph p th . Và THTT cũng đang trong quá trình "nhập gia tùy tục". Các nhà sản xuất sẽ phải từ từ rút kinh nghiệm để thỏa mãn sự khó tính của khán giả Việt. Nhưng khán giả Việt cũng phải mở lòng mình hơn.

8. Nhiều người nói văn hóa xử lý scandal trong các chương trình THTT ở VN là chưa tốt? Chị có đồng ý không?

- Đúng. Thực tế là có nhà sản xuất lợi dụng chiêu trò hơi quá đà vì lợi nhuận và cạnh tranh

9. Một số hình ảnh, hành vi, ngôn ngữ tr n các chương trình THTT tại Việt Nam bị truyền thông và khán giả ph bình là không phù hợp với văn hóa Việt. Khi sản xu t và bi n tập chương trình, nhà sản xu t có tính đến yếu tố này không?

- Có chứ. Cái gì nhạy cảm cũng là con dao 2 lưỡi. Có cái chúng tôi đánh giá là hay thì lúc phát khán giả không đón nhận. Khi chúng tôi làm chúng tôi luôn cân nhắc, suy nghĩ xem cái lời nói, hành động đó có ý nghĩa gì. Còn khán giả thì dường như không. Có xung đột hay mâu thuẫn gì đó là họ ngay lập tức nghĩ chúng tôi dàn dựng. THTT VN ở trong tình trạng như hiện nay một phần là do khán giả!

Tôi ví dụ như hình ảnh cô người mẫu trẻ cởi bỏ áo ngực để giảm cân trong Người gi u mặt đừng gây sóng gió dư luận. Chúng tôi nghĩ đó chỉ là một hành động thể hiện sự quyết tâm của cô gái để giành chiến thắng. Nhưng có lẽ nó hơi đường đột với khán giả. Đó là một bài học cho chúng tôi.

10. Nhiều người đang lo lắng rằng THTT thực tế có ảnh hưởng mạnh tới nhận th c, lối sống của người xem và các bạn trẻ Việt. Ở VN, ngoài giải trí, các chương trình truyền hình cũng đề cao tính giáo dục, định hướng. Liệu chúng ta có cần phải quan tâm nhiều hơn trong việc cân bằng giữa mục đích lợi nhuận và lợi ích xã hội của các chương trình THTT

- Tôi nghĩ với môi trường của VN thì có lẽ phải như vậy. Điều này cũng còn phụ thuộc vào kênh phát sóng nữa. Tôi nhận thấy VTV có độ mở và thoải mái hơn so với HTV. Ở Việt Nam, đa phần các format nổi tiếng đều không tồn tại dài hơi được, có lẽ do tư tưởng ăn xổi của các nhà sản xuất.

11. Nhiều nhà nghi n c u cho rằng, THTT có thể thách th c những giá trị tưởng như đã định hình, cố kết, và từ đó dẫn dắt đến sự ra đời của những hình th c ghép lai văn hóa. Nhận định này theo chị là có cơ sở không?

- THTT mang tới một tư duy tự tin thể hiện bản thân hay cách nhìn nhận về những vấn đề nhạy cảm của xã hội cho người Việt. Chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho THTT được. Quan trọng là khán giả VN có đủ thông minh để biết cái gì không phù hợp và cái gì là phù hợp và chấp nhận được. Nói gì thì nói THTT là sản phẩm của văn minh loài người. Còn tất nhiên từ phía các nhà sản xuất VN cũng phải dần dần thay đổi và tích lũy kinh nghiệm. Ví dụ như làm thế nào để đẩy mạnh sản xuất các chương trình THTT thuần Việt chẳng hạn. Khi đó, các chương trình THTT mua bản quyền chỉ chiếm một phần nhỏ thôi, chứ không độc chiếm như hiện nay.

Xin cảm ơn chị!

Truyền hình thực tế: khủng hoảng thừa

03/04/2014 11:11 GMT+7

TT - Hơn 50 chƣơng trình truyền hình thực tế đã và đang chiếm sóng khắp các kênh truyền hình lớn nhỏ cả nƣớc. Nó chỉ đang ở mức khủng hoảng thừa hay đã thật sự thao túng toàn bộ showbiz Việt nhƣ lo lắng của những ngƣời đang phải xem, lẫn đang “hành nghề” cùng nó? Kỳ 1: Nở rộ và mua vui

Kể từ lúc Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol du nhập vào VN năm 2007, đến nay truyền hình thực tế (THTT) đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ tính chương trình có bản quyền mua của nước ngoài đã thấy đủ loại từ thi thố tài năng ca hát, nhảy múa, nấu ăn, người mẫu, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, khám phá... với bản quyền du nhập từ khắp thế giới: Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc...

Liên tục phát triển

Chỉ riêng tháng 3-2014 đã có bốn chương trình mới lên sóng VTV và HTV: Ngôi sao Việt (15-3), Học viện ngôi sao (19-3), Gương mặt thân quen mùa 2 (29-3), Nhân tố bí ẩn (30-3), Người bí ẩn (30-3). Quá nhiều chương trình THTT với tên gọi na ná nhau, cách chơi cũng na ná nhau khiến khán giả “lộn tùng ph o”. Nào là Giọng hát Việt, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao, Nhân tố bí ẩn...

Nào là Vua đầu bếp với Si u đầu bếp, Thử thách cùng bước nhảy với Vũ điệu đam m , Nhà thiết kế thời trang VN với Ngôi sao thiết kế VN, Bạn đường hợp ý với Cuộc đua kỳ thú... Hay như Tôi dám hát phát sóng số đầu tiên vào tháng 6-2013 trên VTV6 thì đến khoảng tháng 12-2013 đã xuất hiện một chương trình có format (định dạng) y hệt mang tên Đố ai hát được (chỉ khác là thí sinh của Tôi dám hát gồm nhiều thành phần khác nhau trong khi Đố ai hát được chỉ dành cho nghệ sĩ).

Mặc dù khán giả truyền hình đã bắt đầu mệt mỏi với THTT, nhưng theo ý kiến của một số nhà sản xuất, THTT vẫn còn là mảnh đất màu mỡ để khai thác.Theo họ, nếu nhìn ra thế giới thì THTT ở VN vẫn còn ít. Còn nhiều chương trình nổi tiếng trên thế giới vẫn chưa đến VN bởi chi phí sản xuất khá cao hoặc có vài khác biệt về văn hóa.

Công ty Đông Tây - đơn vị tiên phong trong việc mang THTT về VN (Vietnam Idol mùa thứ nhất và thứ hai) - khẳng định THTT vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ bởi hiện có khá nhiều “công ty môi giới” chuyên giới thiệu đến các đơn vị sản xuất các format nổi tiếng thế giới về VN và THTT vẫn còn mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

Bản thân Đông Tây năm nay cũng sẽ “trỗi dậy” với ít nhất bốn chương trình mới: hài thực tế Odd on in - Người bí ẩn, thi ca hát dành cho ca sĩ chuyên nghiệp Tuyệt đỉnh tranh tài - The ultimate entertainer, thi nhảy dành cho thiếu nhi Baby ballroom và một chương trình hài Thank God bên cạnh hai chương trình đã quen thuộc là Thử thách cùng bước nhảy và Tôi là người chiến thắng. Mua vui là chính?

Trong số các chương trình truyền hình thực tế VN, các cuộc thi tài năng chiếm số lượng khá lớn, khoảng 30%. Tài năng đâu phải ai cũng có, mà cuộc thi thì nhiều, vì thế có nhiều gương mặt xoay vòng vòng từ cuộc thi này đến cuộc thi khác.

Đó cũng là lý do vì sao các mùa thi sau thường đuối hơn mùa thi trước (chương trình Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ, Giọng hát Việt hay Tìm kiếm tài năng VN... đều không còn được khán giả hồ hởi đón nhận như ban đầu).

Điểm qua các cuộc thi tài năng đang lên sóng hiện nay đều trong một tình trạng: cạn thí sinh. Thần tượng âm nhạc VN - Vietnam Idol được cho là thí sinh “đuối” hơn những năm trước ở cả thanh lẫn sắc.

Trong đêm biểu diễn - đề c đầu tiên của chương trình Học viện ngôi sao (vừa lên sóng VTV6 ngày 25-3) đã cho thấy chất lượng các giọng ca cũng quá bình thường.

Còn với Ngôi sao Việt (lên sóng hôm 15-3) thì “không khí Hàn” gần như bao trùm lên cuộc thi này: hợp tác với Hàn Quốc, thí sinh đoạt giải thưởng sẽ được đào tạo bài bản ở Hàn Quốc, đơn vị tài trợ là một công ty Hàn Quốc, một thành viên ban giám khảo là nghệ sĩ Hàn, thí sinh hát nhiều ca khúc tiếng Hàn... Đến nỗi có khán giả nhận x t trên YouTube: “Ngôi sao Việt lấy Hàn làm mồi á ”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng số đầu tiên chưa thấy tài năng thật sự nào. Có ý kiến còn chua chát: “Show làm để K-pop nổi hơn”.

Khi “đuối” tài năng, nhà sản xuất đành phải bù đắp bằng rất nhiều chiêu trò, thậm chí “trò bẩn” để tạo sự chú ý từ dư luận. Tuy nhiên, dù “bùa ph p” thế nào thì THTT cũng phải giữ lại được “tính thực tế” của mình mới có thể hấp dẫn được người xem.

Ông Thái Trần Minh - người từng tham gia sản xuất một số chương trình THTT như Tôi là người dẫn đầu,Thử thách cùng bước nhảy và hiện là giám đốc sản xuất chương trình cho kênh HTV3 - nhận định: “Nhược điểm dễ thấy nhất của THTT VN hiện nay là thiếu yếu tố thật trong mắt người xem. Nguyên nhân thì có nhiều: đạo diễn chưa thật giỏi, biên tập và dàn dựng chưa tốt, kỹ năng của người chơi còn thiếu...”.

Vậy nên từ việc mang đến cho người xem rất nhiều trải nghiệm cùng cảm xúc thú vị, nhiều chương trình THTT hiện nay chỉ dừng lại ở mức mua vui, giúp khán giả màn ảnh nhỏ “giết thời gian” trong những ngày cuối tuần.

Khán giả cũng không còn quá tin hay quan tâm nhiều vào kết quả chung cuộc, không tin vào tài năng của người chơi, không tin vào những gì đang diễn ra...

Thay vì chờ đợi các tài năng, các sáng kiến thú vị hay sáng tạo đặc sắc từ THTT, giới truyền thông lẫn khán giả lại dần chuyển sang thái độ mong ngóng những chuyện lùm xùm, chuyện hậu trường, chuyện “ruồi bu”... như: giám khảo ăn mặc, trang điểm ra sao, các thí sinh “đấu tố” nhau và phản ứng với giám khảo thế nào, những kết quả được h lộ trước...

Các nhà sản xuất vì thế cũng đã chọn những chương trình vô thưởng vô phạt, “vui là chính” hoặc “thuần tính giải trí” để giới thiệu đến khán giả như: Gương mặt thân quen, Tôi dám hát, Đố ai hát được, Người giấu mặt... Nhưng sẽ ra sao khi hàng tỉ đồng bỏ ra chỉ để tạo nên những chương trình không có giá trị đích thực nào ngoài mua vui, giăng đầy sóng truyền hình khắp cả nước

HOÀNG LÊ - QUỲNH NGUYỄN

Những cuộc "giao tranh"

04/04/2014 09:20 GMT+7

TT - Ngoài những cuộc chiến giành sóng, giành giật thí sinh, giám khảo, MC... khán giả truyền hình thực tế còn chứng kiến rất nhiều cuộc bút chiến, khẩu chiến, "Facebook chiến" giữa các thí sinh trong các cuộc chơi truyền hình thực tế (THTT).

Những người trong nghề đều biết Nhân tố bí ẩn (X - Factor) lẽ ra đã lên sóng sớm hơn, nhưng vì cuộc chiến mời giám khảo lẫn tìm thí sinh "trụ cột" diễn ra quá lâu nên đến hôm nay chương trình mới có thể chính thức ra mắt khán giả cả nước. Và Chinh phục đỉnh cao thật ra chỉ là chương trình "trám sóng" trong lúc đợi Nhân tố bí ẩn chào sân.

Chiếm sóng và giữ sóng

Trong tất cả cuộc chiến mà truyền hình thực tế phải đối mặt, cuộc chiến giành sóng là cam go nhất. Hiện sóng của kênh VTV3 vào các tối cuối tuần vẫn đang là nơi được các "đại gia truyền hình" tranh giành nhiều nhất.

Hai, ba năm trước, Cát Tiên Sa (CATS), Multimedia, BHD là ba đơn vị độc chiếm kênh này vào các tối cuối tuần. Và cuộc chiến giành sóng này sẽ gay go hơn khi "ông lớn" Ðông Tây vừa cho hay "vất vả lắm mới có được sóng của VTV3 vào cuối năm".

Chiếm sóng đã khó, giữ sóng bằng những chương trình chất lượng, có lượng khán giả xem đông đảo cùng quảng cáo "giội bom" càng khó hơn.

Vậy nên ngoài một format (định dạng) hấp dẫn, hợp thời, nhân tài - những người có khả năng mang lại những "làn gió mát" cho THTT - là yếu tố cốt lõi mang đến thành công cho chương trình.

Và cuộc chiến giành "nhân tài" (bao gồm giám khảo, thí sinh, khách mời, MC, biên đạo múa, giám đốc âm nhạc, đạo diễn...) đã và đang diễn ra hằng ngày trên khắp các sàn quay THTT.

Hai năm qua, MC Phan Anh đã phải nhiều lần "phân thân" dẫn dắt Vietnam Idol và The Voice khiến người xem ít nhiều đã hết thấy thú vị. Nhà sản xuất cũng đã mạo hiểm mời Huy Khánh th sức, thay thế Phan Anh nhưng kết quả còn chán hơn nên phải tiếp tục chọn Phan Anh dù anh không còn là sự lựa chọn "như ý nhất" nữa. Các chương trình còn lại cũng loay hoay với Thanh Bạch, Trấn Thành, Nguyên Khang...

Chương trình thì nhiều mà người dẫn dắt "có nghề" thì ít, thường xuyên "kẹt sô" nên đôi lúc nhà sản xuất phải chấp nhận giải pháp một chương trình "chia đôi", n a đầu nghệ sĩ A dẫn, n a sau nghệ sĩ B dẫn như Khởi My và Trấn Thành trong Thử thách cùng bước nhảy.

Cũng có chương trình nhà sản xuất chấp nhận s dụng người dẫn "non tay" như Huy Khánh với Thần tượng âm nhạc VN - Vietnam Idol và Người gi u mặt - Big brother trong lúc tìm kiếm những người thích hợp hơn.

Bà Quỳnh Trang, giám đốc sản xuất chương trình Người mẫu VN - Vietnam’s next top model, cũng từng khóc ròng: "Tiến độ ra mắt chương trình từng bị trì hoãn cả năm vì không tìm được người chủ trì (host) thích hợp".

Giám khảo cũng vậy. Sau hai năm hợp tác với Vietnam Idol, Quốc Trung đã về phe "đối thủ" là The Voice trong năm vừa qua. Phương Uyên gần như làm việc hết công suất cho chức danh giám đốc âm nhạc của các cuộc thi The Voice, The Voice Kids, X - Factor... của Cát Tiên Sa. Phía "đối thủ", Huy Tuấn lao động cật lực cho Vietnam Idol và Ngôi nhà âm nhạc của BHD. Ðàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà cũng "chạy sô" làm huấn luyện viên giữa The Voice và X - Factor cho cùng một đơn vị sản xuất.

S dụng gần hết các "ngôi sao trong nước", các chương trình THTT đã phải chiêu dụ thêm rất nhiều giám khảo Việt kiều (Thanh Bùi, Dương Khắc Linh, John Huy Trần...) và giám khảo nước ngoài (Chinh phục đỉnh cao, Ngôi sao Việt...) vào cuộc.

Nỗi lo đoản mệnh

Trong số các chương trình đã lên sóng trong tháng 3 vừa rồi, X - Factor đang được chờ đợi nhất không phải bởi danh tiếng của nó, mà còn bởi thời điểm sô này được k o về VN cũng là lúc Hãng Fox (Mỹ) tuyên bố xóa sổ chương trình sau ba năm thiếu sinh khí.

Ðịnh dạng không vượt trội, giám khảo cũng là những gương mặt đã xuất hiện trong các chương trình tương tự và chương trình cũng không tìm ra được những "nhân tố bí ẩn" đáng giá nên X - Factor đã phải chào thua các đối thủ. Kết cuộc buồn này liệu có lặp lại với X - Factor phiên bản Việt

Nỗi lo "đoản mệnh" không phải là không có cơ sở sau rất nhiều cuộc chia tay lặng lẽ của nhiều chương trình trước đây. Ngôi nhà âm nhạc - Star Academy (2012) - một chương trình được CATS mua từ Singapore, đã bị khai t sau mùa thi đầu tiên và cũng là duy nhất. Hợp ca tranh tài - Clash of the choirs (theo format của Thụy Ðiển) được Công ty BHD mua về vào năm 2012 cũng im hơi sau một mùa thi. Taxi may mắn - Cash cab cũng đang tạm dừng. Nhiều người lo ngại cho số phận của các chương trình từng gây ít nhiều ý kiến trái chiều trong khi lượt xem lẫn quảng cáo hơi thấp như: Siêu đầu bếp - Iron chef, Vũ điệu đam mê - Got to dance, Người gi u mặt, Tìm kiếm tài năng VN - Vietnam’s got talent, Cùng xây nhà mới, Ngôi sao thiết kế VN - Star fashion, Chinh phục đỉnh cao - Popstar to operastar...

Việc "đóng c a sớm" một chương trình nào đó đôi khi chỉ là bất đắc dĩ (do ít người xem, không có quảng cáo, tài trợ...) nhưng cũng có khi là kế hoạch từ trước của nhà sản xuất.

Hiện nay, việc phát sóng trên kênh nào, giờ nào là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự thành bại của một chương trình. Ðể giành được sóng trên kênh giải trí đông người xem nhất VN hiện nay (VTV3), ở khung giờ nhiều người xem nhất (20g-23g), vào những ngày thuận tiện nhất (thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật), các đơn vị sản xuất thường phải ký hợp đồng "mua đứt" sóng cả năm hoặc vài năm với nhà đài. Ðổi lại, "quyền lợi" có sóng là "nghĩa vụ" phải lấp đủ sóng đó bằng các chương trình liên tiếp. Vậy nên trong số những chương trình "đinh" thì người xem đôi lúc cũng phải chấp nhận những chương trình mang tính "lấp sóng".

Cô Thùy Nga, giám đốc Công ty K - Media, chia sẻ: "Ðôi khi phía chuyển nhượng (các công ty giữ bản quyền các chương trình THTT của nước ngoài) cũng p phía sản xuất của mình phải mua k m một format không thật sự hút nếu muốn có một format đang nổi đình nổi đám. Hoặc cũng có khi để có được giá mua hợp lý hơn, các đơn vị sản xuất phải mua một lúc hai, ba chương trình từ một nhà phân phối".

Ðó cũng là lý do vì sao dù biết format đó không hay, không hợp với người Việt, na ná một format khác nhưng các nhà sản xuất vẫn phải "bấm bụng" mua và sản xuất. Và đó cũng là lý do vì sao THTT gần như "oanh tạc" khắp các kênh truyền hình như hiện nay.

MC và ban huấn luyện: “cái khó” lớn

Chiều 3-4, ban tổ chức cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2014 chính thức công bố chương trình sẽ trở lại trên sóng truyền hình lúc 21g thứ bảy hằng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 21-6. Tiêu chí cũng như nội dung các vòng thi năm nay cơ bản cũng giống năm ngoái. Tuy nhiên, thành phần ban giám khảo và MC sẽ có nhiều thay đổi. Ban huấn luyện viên và giám khảo chỉ có cặp đôi Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang của mùa trước. Ca sĩ Cẩm Ly sẽ thay thế vị trí của Hiền Thục ở mùa thi này. Vị giám khảo còn lại (do Thanh Bùi đảm trách ở mùa trước) vẫn chưa được ban tổ chức xác nhận, nhưng nhiều thông tin cho rằng đó sẽ là ca sĩ Lam Trường.

Ông Lại Bắc Hải Đăng - đạo diễn chương trình - cho biết ngoài yếu tố “hạt giống” là thí sinh thì thành phần ban huấn luyện cũng như MC là những “cái khó” lớn nhất để có thể tạo nên một chương trình hay, hấp dẫn người xem. Ông Đăng cũng cho biết Cẩm Ly là sự lựa chọn “rất chọn lọc” và cũng rất khó để thuyết phục nữ ca sĩ chưa từng “gật đầu” với bất kỳ chương trình THTT nào.

Giấc mơ ngắn hạn

05/04/2014 05:20 GMT+7

TT - Truyền hình thực tế (THTT) đang tạo ra nhiều giấc mơ cho ngƣời chơi và cho công chúng. Nhƣng những giấc mơ ấy thƣờng ngắn hạn.

Chương trình Người giấu mặt khi đến VN cũng đã gây không ít tranh cãi. Trong ảnh: các thí sinh nam và MC Huy Khánh trình diễn điệu múa con thiên nga - một trong những trò th thách của chương trình - Ảnh: T.T.D.

Năm 1999, giới nghe nhìn toàn cầu choáng váng với sự ra đời của Big brother - một thể loại THTT mới, nơi con người được “trưng dụng” vào một trò giải trí mạnh bạo. 12 nhân mạng được “nhốt” một cách sang trọng trong mấy tuần. Ăn ở, ngủ nghỉ, yêu đương, thậm chí làm tình cũng được ghi hình bởi một hệ thống camera cài đặt khắp mọi nơi. Thế giới sốc, bởi một thể loại THTT mới ra đời lại từ người Hà Lan (công ty sản xuất các sản phẩm nghe nhìn Endemol) chứ không phải người Mỹ - một đất nước mà ở thời điểm này vẫn được coi là nơi khai sinh ra THTT.

Dân truyền hình và quảng cáo sốc - Big brother hứa hẹn mở ra cơ hội để kiếm tiền mới nhưng cũng đặt ra nhiều tranh cãi cho người làm nghề về giá trị nhân văn của sản phẩm. Người xem sốc vì lần đầu tiên có thể công khai nhòm ngó vào cuộc sống hằng ngày riêng tư của người khác, được công khai bình phẩm mà không e ngại. Chỉ có những nhà nghiên cứu xã hội là e ngại khi “con người đã không còn e ngại gì, miễn là có tiền”.

Bán khả năng tƣ duy của khán giả cho ngành quảng cáo

Năm 2001, nước Pháp, sau một hồi d bỉu, chống cự một cách tuyệt vọng, đã ngậm ngùi để Big brother lên sóng của M6 với tên gọi mới Loft story. Không những thế, Loft story đã thành công tại Pháp, mở ra một giai đoạn mới cho truyền hình: giai đoạn của THTT ào ạt lên sóng. Và người Pháp cay đắng nhận ra rằng: “Cuối cùng, chúng ta cũng đã bán khả năng tư duy của khán giả cho Coca-Cola” (bài phát biểu của tổng giám đốc Đài truyền hình tư nhân TF1, Pháp - Patrick Le Lay). Vậy thật ra có điều gì thú vị khiến Big brother thành công đến thế Có gì khiến hơn 70 nước đã phải bỏ tiền mua nó để sản xuất dưới những phiên bản khác và tên gọi mới như: Loft story, Secret story, Dilemme... và Người gi u mặt (khi đến VN)

Trở lại những năm 2000, người làm truyền hình, hay Endemol, đã biết thổi vào đó những gì mà tâm lý của một xã hội tiêu dùng đang thiếu: đó là thỏa mãn được những mong muốn cá nhân, những mong muốn thầm kín nhất, tích cực nhất cho đến bản năng nhất. Bạn là ai Không quan trọng. Bạn có tài năng gì Chưa hẳn đã quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là bạn dám chia sẻ, dám thể hiện mình, không e ngại đưa mình ra để trở thành tâm điểm cho công chúng - một công chúng phương Tây đang chán ngán với những niêm luật của một xã hội văn minh và trật tự, một xã hội mà ở đó chủ nghĩa cá nhân được đề cao nhưng cũng ban tặng lại sự cô đơn cho con người, một xã hội đang khát những trò mới, đang th m được có những “cuộc cải cách” mà ở đó ai cũng có thể trở thành người được tôn vinh, có thể giành lấy những cơ hội.

Ở giai đoạn ban đầu, người ta nghĩ THTT lợi đủ đường cho nhà sản xuất. Rẻ hơn sản xuất phim truyền hình, không cần kịch bản, không cần ngôi sao, không cần những tên tuổi lớn. Thêm vào đó, với sự hào hứng của công chúng thì lợi nhuận từ ngành quảng cáo và những giá trị gia tăng mang lại từ chương trình là một món lợi khổng lồ. Điều này cho đến ngày hôm nay vẫn không sai, chỉ có điều đã có nhiều hình thái khác và thêm nhiều bất trắc.

Vậy, tại sao các nhà xã hội học phải băn khoăn và tại sao một giám đốc đài truyền hình tư nhân, nơi cho ra đời nhiều chương trình THTT nổi tiếng, lại phải thốt lên như vậy Liệu có phải “chúng ta đã bán khả năng tư duy của công chúng cho ngành quảng cáo”

Điều này, đáng tiếc là không sai.

“Chúng ta” không bán, “chúng ta” chỉ dụ họ tự nguyện hiến khả năng tư duy của họ cho “chúng ta”, hân hoan đón nhận những gì mà “chúng ta” tạo ra, vui buồn với những kết quả

mà “chúng ta” mang đến. “Chúng ta” chủ động và đủ thông minh để điều khiển trò chơi do mình sáng tạo. Khán giả không cần động não, không cần tư duy, chỉ cần mơ và “chúng ta” ở đây để tạo ra những giấc mơ cho họ. Đúng, “chúng ta” tạo ra những giấc mơ cho người chơi và cho công chúng. “Chúng ta” tạo ra các cung bậc xúc cảm cho những cuộc đời ít nhiều tẻ nhạt.

Chỉ có điều là những giấc mơ ấy thường ngắn hạn.

Để qua cơn đói...

Số phận của Loanna - người thắng cuộc trong Loft story mùa đầu tiên - là một minh chứng buồn cho giấc mơ ngắn hạn. Xuất thân là vũ nữ tại Nice, chiến thắng của cô đã ve vuốt lòng tự ái của biết bao người trẻ Pháp ở tầng lớp bình dân, nhập cư đang chán nản với một nước Pháp được coi là khá bảo thủ. Loanna thắng cuộc, Loanna có tiền và có cơ hội. Loanna được đóng phim truyền hình, được ra đĩa đơn...

Nhưng khi người thắng cuộc của Loft story mùa thứ hai xuất hiện, giới truyền thông lại bận rộn với họ, các nhà đầu tư hình ảnh lại bận rộn với nhân vật mới, cơ hội sinh ra tiền mới và Loanna - tất nhiên là một cái tên đã cũ. Trầm cảm, nghiện ngập, tự vẫn hụt... tên cô chìm vào quên lãng cùng một giấc mơ không thành. Và Loanna chỉ là một cái tên cho nhiều giấc mơ không thành bước ra từ trò chơi của THTT.

Điều này cũng bình thường! Không phải người trẻ nào cũng sẵn sàng để đối mặt với những sự thật phũ phàng của giới giải trí và các nhà sản xuất chỉ có trách nhiệm tạo ra những giấc mơ, chứ không có trách nhiệm biến những giấc mơ đó thành hiện thực. Với sự phát triển của những chương trình THTT ngày một nhiều, tần suất xuất hiện của những “ngôi sao” mới ngày một nhiều, không nhà sản xuất nào có trách nhiệm phải làm việc đó.

Vậy thì THTT đã làm được gì THTT đã mang lại một lối thoát cho ngành truyền hình trong con đường bế tắc để phát triển, mang lại những món lợi khổng lồ cho nhà sản xuất và ngành quảng cáo. Đãi được công chúng những món ăn bình dân bùi miệng mà những khách sành ăn từ chối, nhưng những món ăn đó tiện và đủ chất cho mọi người qua cơn đói. Công bằng mà nói, như thế cũng không phải là ít. Xã hội nào cũng cần đến những thứ để qua cơn đói, để có thể vui. Chỉ có điều, hãy nhìn vào tất cả những sự thật mà THTT mang đến và đừng mơ về một giấc mơ bền vững.

LINH SAN

Truyền hình thực tế phải chế biến t tế

06/04/2014 08:26 GMT+7

TT - Nhiều chuyên gia, bạn đọc lo mục tiêu định hƣớng văn hóa, nâng cao dân trí của ngành truyền hình bị phai nhạt.

Không chỉ mong truyền hình thực tế được “nấu nướng” t tế, bớt đi những trò câu khách nhuốm màu “tiền”, các chuyên gia và bạn đọc bày tỏ ý kiến sau loạt bài “Truyền hình thực tế: khủng hoảng thừa” (Tuổi Trẻ từ ngày 3-4) còn lo mục tiêu định hướng văn hóa, nâng cao dân trí của ngành truyền hình bị phai nhạt.

Làm ơn đừng để thành “thảm họa truyền hình”

Từ năm 2007 đến nay đã có khoảng 50 chương trình truyền hình thực tế (THTT) được mua bản quyền từ nước ngoài về phục vụ công chúng nghe - nhìn Việt. Trải qua bảy năm phát sóng ở VN, THTT càng ngày càng “mất điểm” trước công chúng Việt, bị công chúng Việt nghi ngại, phiền lòng, quay lưng, chối bỏ... vì đổ vỡ lòng tin vào “tính thực tế” vốn là cốt lõi văn hóa của THTT.

Thay vì thực tế truyền hình phải được “Việt hóa” t tế cho phù hợp với văn hóa thưởng thức đặc thù của công chúng Việt, thì cả nhà sản xuất lẫn nhà đài đã dọn cho công chúng Việt một món ăn hầu như còn nguyên mùi vị thức ăn Tây sống sượng, lẫn lộn rất nhiều hạt sạn về thẩm mỹ. Trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, các chiêu trò ngày càng thô lậu, thậm chí có thể gọi đó là những trò lừa đảo, đến mức xúc phạm người xem. Tính vụ lợi càng lúc càng lấn át tính thực tế, vốn là vẻ đẹp rất hấp dẫn của bản thân cách định dạng (format) của nhiều chương trình THTT đã thành công ở nước ngoài.

Nên đã đến lúc, có khi phải “khẩn nài” chăng, các nhà sản xuất và nhà đài phát sóng chương trình THTT ở VN rằng: hãy làm ơn nấu nướng t tế món THTT mua từ nước ngoài về, như x lý một chất liệu tươi sống, làm ơn chế biến theo cách “Việt hóa” của đầu bếp Việt, ngay khi hãy còn kịp, khi hãy còn chưa quá trễ để giới truyền thông và dư luận người xem truyền hình cả nước buộc phải gọi tên THTT ở VN đúng thật là “một thảm họa truyền hình”. Xin hãy làm ơn, được không

PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI Truyền hình... đâu chỉ có tiền

THTT thế giới đi có lộ trình, từ những trò có cấp độ đơn giản sang phức tạp nên cả người chơi lẫn khán giả đều được “nâng cấp”.

VN có vẻ khác, ai nhập được cái gì giá rẻ, sản xuất được giá rẻ thì đưa trò đó lên nên mới lắm dư luận trái chiều và hay dở trồi sụt.

Mà chuyện này thuộc về các kênh truyền hình. Họ thụ động, nằm chờ các công ty đem trò đến rồi cho sóng, chứ không chủ động hoặc đặt hàng hoặc nói không nếu thấy không phù hợp. Khả năng nhìn xa trông rộng của đơn vị quản lý sóng là ở chỗ này.

Có thể thắng về mặt kinh doanh tạm thời, nhưng truyền hình, nếu nói một cách lý tưởng, đâu chỉ có tiền. Ngay cả những kênh thuần giải trí mà thành công trên thế giới, họ đều làm sang một cách rất tinh tế.

Kênh nào cũng có những chương trình t tế, ăn khách nhưng sâu và chất lượng để đối lại với “rác” mà họ thải ra. Không ai muốn làm ăn lâu dài mà chỉ bày ra toàn món ăn nhanh. Ai cũng phải có hàng độc để làm chính trị, xã hội, và lấy nốt thị phần khán giả cao cấp.

LINH SAN (nhà báo) Có những điểm sáng mới mẻ

Không thể phủ nhận chỉ vài năm tồn tại và phát triển, các chương trình THTT âm nhạc đã làm được không ít những điểm sáng. Dễ nhận thấy nhất, với một dân tộc “người người yêu

ca hát” như người Việt, những dạng chương trình mới mẻ, hào hứng như thế này đã thật sự khuấy động đời sống tinh thần của họ, khiến cuộc sống họ rộn ràng hơn, vui vẻ hơn. Cái không khí âm nhạc sôi nổi của những chương trình THTT âm nhạc cũng thoát hẳn khỏi phong cách âm nhạc một chiều - nghĩa là các nhà đài chọn lọc và giới thiệu, khán giả thụ động thưởng thức - vốn đã dần trở nên cũ đi trong môi trường sống hiện đại đòi hỏi tương tác đa chiều. Hơn nữa, mỗi chương trình đều mang một phong cách riêng, tiêu chí và các đòi hỏi về khả năng âm nhạc ở các đối tượng tham gia cũng khác biệt, tạo sự đa dạng phong phú cho môi trường sinh hoạt ca hát và thi thố chung. Và thêm một điều không thể bỏ qua: hiệu ứng từ những chương trình THTT âm nhạc đối với đời sống âm nhạc trong thực tế cũng rõ ràng, với nhiều cái tên đi ra sau mỗi mùa THTT âm nhạc sau đó cũng trở thành những tên tuổi “đảm bảo phòng v ca nhạc” không thua k m gì các giọng hát hàng đầu trải qua nhiều năm phấn đấu và khổ luyện. Bên cạnh những điều “được” vừa nêu, THTT âm nhạc cũng đang cho thấy những tồn tại.

Trước hết, những chương trình “thuần túy giải trí” áp đảo hẳn so với nhóm chương trình “mang định hướng giáo dục” hay chuyển tải các ý nghĩa xã hội - nhân văn, để rồi sau mỗi chương trình kh p lại, khán giả chỉ nhớ là “đã được cười một trận thỏa thuê”, “đã hứng thú theo dõi” chứ không hề học được thêm một n t gì hay, đẹp trong thẩm mỹ âm nhạc hay đạo đức cho cuộc sống.

Tồn tại thứ hai bộc lộ trong chính điều tưởng chừng là “ưu điểm” của các chương trình THTT âm nhạc mua format của nước ngoài là các ràng buộc chặt chẽ về thể lệ thực hiện đã dẫn đến những bất cập khi áp vào thực hiện trên nền tảng văn hóa VN, gây nên một số sự phản cảm không tránh khỏi.

LÊ ĐỖ QUỲNH HƢƠNG (người dẫn chương trình truyền hình) ______

Ngƣời xem nghĩ gì?

Nhà đài ở đâu?

Tôi từng đến xem những buổi thu hình để phát lại thì thấy rằng nội dung được phát sóng khác xa những gì tôi chứng kiến trước đó. Ban tổ chức đã biên tập, cắt, gh p... và cho phát lên sóng những gì họ muốn khán giả thấy, để phục vụ nội dung mà họ mong muốn. Tôi cũng từng đến trường quay trong những buổi được truyền hình trực tiếp và được thấy êkip thực hiện điều khiển giám khảo, thí sinh, người dẫn và khán giả như thế nào. Sau lưng những chiếc ghế của giám khảo lúc nào cũng có một “trợ lý” đeo bộ đàm, liên tục nghe “chỉ đạo” và truyền đạt lại cho các giám khảo.

Mà tận mắt chứng kiến tại trường quay chưa hẳn đã là tất cả sự thật. Còn bao nhiêu bí mật phía sau hậu trường, bên trong các bản hợp đồng mà khán giả không bao giờ biết được.

Nhưng, điều mà tôi thắc mắc nhất là các đài truyền hình có vai trò gì trong các cuộc chơi này Theo như báo Tuổi Trẻ viết thì các công ty mua sóng truyền hình dài hạn theo từng năm hoặc nhiều năm và họ cung cấp cho nhà đài các chương trình mà họ sản xuất theo kiểu “bia k m lạc” - các chương trình hấp dẫn đi k m các chương trình không hay. Vậy là sóng truyền hình quốc gia đã bị các công ty sản xuất chương trình thao túng Các đài truyền hình có kiểm soát được định dạng, nội dung hay chỉ ký hợp đồng rồi thu tiền quảng

cáo Nhà đài có chủ động được chọn chương trình phù hợp với người Việt, có tính giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân hay không

Quân Nam (Tân Bình, TP.HCM)

Truyền hình thực... tệ

Không phủ nhận THTT đã làm phong phú hơn những món ăn giải trí cho khán giả cũng như góp phần làm đổi đời nhiều gương mặt ở những địa phương tỉnh lẻ với cả tiếng lẫn tiền. Chính yếu tố tiếng, tiền... ấy đã làm người chơi bất chấp chiêu trò (thậm chí có thể dùng từ thủ đoạn) miễn được chú ý.

Đã thế, nhà sản xuất sẵn sàng tiếp tay miễn chương trình được truyền thông của thời có tin là đăng, chẳng th m kiểm chứng đúng, sai, đong đo tốt, xấu nhắc đến.

Những chiêu trò đó có là “gợi ý” cho những người chơi không tiếng tăm khác học theo và vì không đủ nổi tiếng nên dùng kiểu ngôn từ thóa mạ, vô văn hóa để được chú ý đến

Báo chí truyền thông cũng chỉ chăm chăm khai thác những chuyện gây tò mò cho thiên hạ bằng cái cách Facebook, hay thông cáo báo chí có sao phóng viên ch p lại y vậy, giỏi thì tán thêm vài câu bình luận để người đọc ngơ ngác hỏi: không lẽ đời sống văn hóa giải trí chỉ toàn chuyện ruồi bu

Mới thấy tiếng, tiền... mà thiếu cái tâm con người đã biến THTT ngày một trở nên thực là tệ hại, chứ THTT bản thân ban đầu cũng chỉ là đem thêm món ăn cho đời. Nên còn gì nữa mà không dùng quyền của người xem là dùng remote chuyển kênh, thoát bớt những trang báo nhảm nhí.

Chân thực nửa vời

Đối với truyền hình nói riêng và các hoạt động của truyền thông đại chúng nói chung, một trong những chức năng - sứ mệnh cần phải thực hiện là truyền tải những thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư luận, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Điều này trở thành một tiêu chí đánh giá quan trọng - cũng là nguyên nhân để có nhiều “ồn ã” khi chúng ta xem một chương trình THTT.

Đồng ý rằng: THTT mục tiêu hàng đầu là giải trí. Nhưng giải trí đối với một chương trình truyền hình phải là điều tạo được tiếng cười cho đời vui hơn, đẹp hơn chứ không nên là tiếng cười mỉa mai. Người chơi, người xem phải trở nên tin vào bản thân mình và yêu cuộc sống hơn với những điều chân thực. THTT vốn dĩ phải chuyển tải một cách chân thực những điều diễn ra khi bấm máy ghi hình. Thế nhưng, cái sự chân thực n a mùa làm cho công chúng phát ngán và nghi ngờ; người chơi với tất cả hồn nhiên, sức lực phải đón nhận sự bẽ bàng và kẻ tham gia với mục đích gây ồn ào để tạo nên danh tiếng thì trở thành chiêu bài của nhà sản xuất để rồi cũng cay đắng nhận ra bản thân mới là kẻ thiệt thòi khi công chúng quay lưng hay không mặc nổi cái áo quá rộng với mình!

Vậy nên, xem thì khán giả vẫn xem nhưng có lẽ THTT đang không được xem với một thái độ trân trọng, mà nhiều khi cả tôn trọng cũng không Người ta mất niềm tin, người ta d

bỉu, người ta xem không vì mục đích hồi hộp, thái độ đồng cảm mà là tò mò... khi nào có scandal và đó là ồn ào về việc gì.

Từ đó, ở rất nhiều chương trình THTT, năng lực của người chơi trở thành thứ yếu. Và vinh quang thắng cuộc không thuyết phục nổi công chúng rằng: Tôi có tài! Thế thì, chức năng “phục vụ cho sự phát triển” đương nhiên không thực hiện được. Vậy thì phải tìm ở đâu một chương trình đúng nghĩa thực tế, đúng nghĩa khai thác và ghi nhận công bằng năng lực của người tham gia; và người chơi, người xem đều nở nụ cười mãn nguyện cho một chương trình: chân - thiện - mỹ

ThS TÔ NHI A (giảng vi n Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM)

Kết luận của VTV về vụ The Voice trở thành tâm bão mới

(LĐO) N.M - 3:15 PM, 13/09/2012

Trước công văn trả lời báo chí, công luận của đại diện VTV và Công ty Cát Tiên Sa (ngày 12.9), cộng đồng mạng đã có lời kêu gọi tẩy chay “Giọng hát Việt” (The Voice), cùng một số chương trình truyền hình thực tế khác đang phát sóng trên VTV.

Mất niềm tin ở VTV

Mặc dù đại diện của Đài Truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập, khẳng định VTV “không cho ph p dàn xếp kết quả, tác động đến kết quả của bất cứ cuộc thi, cuộc chơi nào trên truyền hình…”, thế nhưng kết luận về vụ scandal Phương Uyên lại trở thành tâm bão mới. Theo ông Nam, Phương Uyên không có lỗi về chuyên môn và “những sự cố của chương trình Giọng hát Việt xảy ra trong thời gian qua không nằm ở nội dung chương trình mà ở việc ứng x , phát ngôn”. Như vậy, ngay cả đơn vị chịu trách nhiệm chính cũng “phủ nhận” tính xác thực của video clip, cho dù người trong cuộc- nhạc sĩ Phương Uyên thừa nhận điều mình từng nói, từng trao đổi qua email với thí sinh, huấn luyện viên và đại diện nhà tổ chức. Vậy việc khẳng định không “dàn xếp kết quả” là... thừa.

Trong mấy ngày qua, dư luận không chỉ chỉ trích cuộc họp báo ngụy tạo của Công ty Cát Tiên Sa nhằm giữ Phương Uyên lại như một “vở kịch”, “trò hề’, mà còn nêu rõ trách nhiệm của nhà đài trước chương trình phát sóng bị tai tiếng và ảnh hưởng đến uy tín như vậy. Cũng theo ông Nam, dù không có đại diện tham dự cuộc họp báo ngày 11.9, VTV “đã được báo cáo về kế hoạch và kết quả cuộc gặp gỡ báo chí này”. Tuy nhiên, thực hư báo cáo của Công ty Cát Tiên Sa như thế nào thì chỉ người trong cuộc mới biết, vì chính thông cáo báo chí của Công ty Cát Tiên Sa g i cho các báo đài một lần nữa lại được xem là một cảnh dựng lại không đúng thực chất. Một lần nữa, BTC khẳng định “Phương Uyên không có và không thể dàn xếp kết quả.”

Nhiều độc giả đặt vấn đề ngay trên các trang báo mạng: “Tại sao VTV là một kênh có uy tính như vậy mà lại lừa dối khán giả, tôi thấy qua việc này chúng ta không nên quan tâm và không ủng hộ những chương trình của VTV nữa”. Cũng có ý kiến thẳng thừng: “Thực sự thì giờ tôi cũng không còn háo hức xem các chương trình thực tế của VTV nữa rồi. Gần như chương trình nào cũng cố tạo ra ít nhất 1 scandal nào đó để câu view. Từ Bước nhảy hoàn vũ, Việt Nam Idol, VN's got talent, The Voice ... Chấm điểm thì không khách quan. Chiêu trò cũ rích xài đi xài lại cho khán giả xem”. Có khán giả đặt dấu hỏi: “VTV đã làm mất niềm tin của khán giả, không biết có phải bị chi phối bởi nhà tài trợ, quảng cáo ” Cũng có ý kiến cho rằng VTV có thể cắt sóng vì bên sản xuất đã vi phạm hợp đồng và khẳng định: “Là đài quốc gia, VTV cần có chính kiến trong vụ này. Còn Cát Tiên Sa được gì, họ được quảng cáo cho chính bản thân họ và được tiền quảng cáo từ những công ty muốn họ quảng cáo thời điểm giữa chương trình vào giờ vàng của Đài truyền hình Việt Nam, được tiền phí do chúng ta nhắn tin bình chọn... “

Càng “xoa dịu” báo giới, nhà sản xuất càng bị phản ứng

Trong nội dung công văn mà Công ty Cát Tiên Sa g i báo chí có phần xin lỗi về việc không kiểm soát một số tình huống đột biến ngoài dự tính trong cuộc họp báo. Cũng theo Cát Tiên Sa, không có chuyện “BTC đổ lỗi báo chí chỉ đưa thông tin ngược chiều”, đây thật sự hoàn toàn là hiểu lầm. Nhưng lạ là khi đề nghị phóng viên khi tiếp cận thông tin nên xác minh độ chính xác từ phía chương trình, thì Cát Tiên Sa lại quên một điều rằng BTC còn đang bận họp đối phó với các tình huống bất ngờ thì làm sao trả lời báo chí Và vấn đề là liệu khán giả có thể tin cậy vào những thông tin cùng phát ngôn “gây sốc” của chính đơn vị này

Truyền hình - Sóng về đâu? - Khi giờ vàng thuộc về… đối tác

PN - Sau hơn ba năm thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa (theo Thông tƣ 19/2009/TT- BTTTT ban hành ngày 28/5/2009 của Bộ Thông tin - Truyền thông), truyền hình đã “thay da đổi thịt”.

Các nhà đài liên kết với đối tác tư nhân đưa các chương trình ngày càng phong phú vào phục vụ công chúng: phim truyền hình, ca nhạc, truyền hình thực tế… Tuy nhiên, phía sau sự khởi sắc đó, một số chương trình bắt đầu chạy theo lợi nhuận, đánh mất niềm tin của khán giả... Ai là thƣợng đế?

Chủ trương đúng đắn, kịp thời của Nhà nước cùng sự nhạy b n của tư nhân đã nhanh chóng biến truyền hình thành một thị trường giải trí năng động, b o bở. Các kênh truyền hình nở rộ. Các nhà đài từ địa phương đến trung ương đều có ít nhất là hai kênh, nhiều thì đến hàng chục kênh liên tục phát sóng. Trong xu thế phát triển của các kênh truyền hình, việc liên kết, hợp tác với các đơn vị tư nhân để sản xuất chương trình phát sóng được xem là cách làm hiệu quả nhất, vừa đáp ứng được thời lượng phát sóng, vừa tận dụng được tối đa tiềm lực từ nguồn xã hội hóa.

Ở lĩnh vực game show và truyền hình thực tế (THTT), có những “đại gia” đình đám như Cát Tiên Sa, BHD, Đông Tây Promotion, Multimedia JSC… Giờ thì thế giới có gì, Việt Nam có nấy. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt game show, chương trình THTT ăn khách của các nước đã đến Việt Nam: Vietnam Idol (phiên bản của Pop Idol), Bước nhảy hoàn vũ (Dancing with the stars), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Vietnam’s Got Talent (got talent), Hợp ca tranh tài (Clash of the choirs), Vietnam’s next top model (America’s next top model), Giọng hát Việt (The Voice), Iron Chief Việt Nam (Iron Chief)… Sự ra đời của các kênh truyền hình, nhà sản xuất chương trình truyền hình đã góp phần làm thay đổi diện mạo của truyền hình Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhiều đối tượng khán giả. Nhiều đơn vị tư nhân chịu chi cả triệu đô mua bản quyền các chương trình THTT, game show nổi tiếng. Thoạt nhìn cứ ngỡ khán giả là thượng đế, luôn được nhà đài đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng thực tế dường như ngược lại. Nhà đài, các công ty tư nhân đang bỏ túi những khoản lợi nhuận khổng lồ, trong khi khán giả ngày càng chán ngán vì thấy mình không được tôn trọng. Được đầu tư tiền tỷ nhưng những chương trình game show, THTT chăm chăm nhắm đến lợi nhuận hơn là phục vụ cho nhu cầu giải trí của khán giả. Chính vì thế, các game show, chương trình THTT cứ theo nhau xảy ra chuyện lùm xùm. Giọng hát Việt tung clip dàn xếp kết quả như giọt nước làm tràn sức chịu đựng của khán giả. Chương trình càng bị “n m đá” càng được người xem chú ý thì lợi nhuận cũng nhờ đó mà tăng vọt. Điều này lý giải vì sao đủ các kiểu thảm họa từ hát nh p, chôm giọng, nhái điệu nhảy, ăn mặc phản cảm... vẫn đàng hoàng được lên sóng và hút quảng cáo. Tiền “bỏ vào”, trách nhiệm “bỏ ra”?

Số lượng kênh phát sóng và chương trình truyền hình tăng vọt tỷ lệ thuận với sự gia tăng của các đơn vị tư nhân và sự thống trị của một số công ty ở cả kênh phát sóng lẫn chương trình truyền hình. Từ liên kết thực hiện, các nhà đài đang có xu hướng giao quyền sở hữu kênh truyền hình cho “đối tác”. Hầu hết các game show, THTT cũng do công ty tư nhân giữ bản quyền và tổ chức sản xuất: Vietnam Idol, Hợp ca tranh tài, Cuộc đua kỳ thú, Vietnam’s got talent do BHD sản xuất, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Giọng hát Việt được Công ty Cát Tiên Sa khai thác bản quyền; Đồ rê mí, Vietnam’s next top model của Multimedia JSC; Chinh phục đỉnh Everest của Lasta, Tôi là người dẫn đầu, Th thách cùng bước nhảy gắn với tên tuổi Đông Tây Promotion... Quy định không cho ph p nhà đài bán sóng mà chỉ được liên kết để sản xuất các chương trình. Vì thế, dưới danh nghĩa liên kết, nhà đài đã thu tóm lợi nhuận không nhỏ từ các chương trình do tư nhân sản xuất. Các công ty tư nhân phải đầu tư từ A đến Z, nhà đài chỉ việc ngồi rung đùi chờ phát sóng và ăn chia lợi nhuận từ quảng cáo với nhà sản xuất. Bỏ tiền tỷ mua bản quyền, nhà sản xuất nào cũng muốn được phát sóng trong khung giờ đẹp để có được lượng khán giả cao nhất. Ai trong cuộc cũng biết, khả năng được phát sóng vào giờ vàng của các công ty tư nhân phụ thuộc vào “mối quan hệ” giữa công ty và nhà đài. Không phải tự nhiên mà giới làm nghề có cụm từ “mua sóng”, nhưng điểm mặt chính xác những công ty “bỏ tiền mua sóng” thì lại chưa ai có đủ bằng chứng. Về lý thuyết, tư nhân hợp tác sản xuất cùng nhà đài, nhà đài chịu trách nhiệm về nội dung, có đại diện của đài truyền hình tham gia trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, trước khi lên sóng, nhà sản xuất phải g i băng đến đài kiểm duyệt. Với các chương trình trực tiếp, đài c hai đại diện đến “hiện trường”... Quy trình giám sát, liên kết đó xem ra rất chặt chẽ nhưng

thực tế, hầu như toàn bộ nội dung chương trình đều do phía nhà sản xuất quyết định. Đó cũng là một trong những nguyên do vì sao một số chương trình lên sóng “lọt sạn”, bị dư luận “n m đá” dữ dội. Đáng trách hơn, dù thu lợi nhuận lớn từ công sức của “người khác” nhưng khi có sự cố, nhà đài luôn ngoảnh mặt, phủi trách nhiệm, mặc kệ các công ty tư nhân xoay xở, giải quyết; mặc kệ công chúng tự tìm hiểu thực hư trong mớ bòng bong thật giả lẫn lộn. Điển hình như sự cố gây tai tiếng của Giọng hát Việt, VTV như người ngoài cuộc với một văn bản phát ngôn kiểu “ta đây vô tội”. Trách nhiệm nhà đài tới đâu Vì sao họ không có bất kỳ động thái nào trước những sự cố ầm ĩ tác động mạnh đến niềm tin của khán giả Sau một loạt scandal, cái lợi trước mắt là rating có thể tăng đột biến, nhưng về lâu về dài, sự thả nổi trách nhiệm của nhà đài đã đặt truyền hình giải trí Việt Nam trước nguy cơ bị công chúng tẩy chay.

Những mâm cỗ chỉ để ngắm!

* Khán giả Nguyễn Thị Mỹ Trâm - SV Trƣờng ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM: Khán giả cảm thấy bị xúc phạm trước sự dàn xếp quá lộ liễu, những kịch bản tạo scandal để thu hút người xem đang ngày càng trở nên phổ biến ở các chương trình THTT. Game show, chương trình THTT mua bản quyền của các nước được PR tối đa để tạo tiếng vang, dù phiên bản Việt đôi khi chưa thực sự phù hợp với văn hóa, cảm xúc của người Việt Nam. Ngược lại, những chương trình thuần Việt, đậm chất văn hóa Việt Nam lại chưa được quảng bá mạnh để nhiều người biết đến... Vẫn biết các đài truyền hình đều cần đến quảng cáo, nhưng khán giả vẫn khó chấp nhận việc thời lượng quảng cáo “ăn gian” giờ phát sóng hoặc những kiểu quảng cáo quá lộ liễu của nhà tài trợ chương trình truyền hình.

* Diễn viên Tuyết Thu: Chương trình THTT tưởng chừng hấp dẫn, có nhiều điều để xem lại đua nhau dính scandal, lộ chuyện hậu trường làm công chúng mất niềm tin. Khán giả đang bị nhà đài p ngồi vào những mâm cỗ ê hề nhưng chỉ để ngắm cho vui chứ chẳng hề hợp khẩu vị. Khung giờ đẹp trên các kênh truyền hình đa phần đã dành cho những chương trình hot như game show, THTT; cải lương, kịch nói bị đẩy vào giờ chẳng ai còn muốn xem truyền hình, giờ phát sóng lại không ổn định. Lâu dần chúng tôi cũng mất hứng khi được mời làm kịch truyền hình.

* Ông Lê Đình Trọng - Tổng Giám đốc Style TV, sản xuất các chƣơng trình Iron Chief, Không gian đẹp, Hƣơng vị cuộc sống…: Với các công ty, các đài có một phương thức hợp tác khác nhau. Tùy đài mà sự kiểm soát nội dung sẽ khó hay dễ. Tuy nhiên, điểm chung là hầu hết các đài quy đổi chi phí ra spot quảng cáo. Các đơn vị sản xuất đàm phán với đài, báo giá sản xuất. Trên cơ sở đó, đài quy đổi ra thời lượng tương đương. Mỗi đài có cách thực hiện riêng và mỗi khung giờ có áp dụng riêng. Khung giờ có rating thấp thì dễ, với những khung giờ có người xem cao thì thường đài có đòi hỏi cam kết về spot quảng cáo. Nếu không đạt nhà sản xuất sẽ bị phạt.