Phạm Thế Cƣờng NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thế Cƣờng NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI (AMPHIBIA) Ở MỘT SỐ KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC Mã số: 62.42.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI–2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Quảng Trường 2. TS. Lê Đức Minh Phản biện 1: PGS. TS. Lê Nguyên Ngật Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Ngọc Thảo Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Ngọc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao trên thế giới (Conservation International 2016). Riêng về lớp Ếch nhái (Amphibia), số lượng loài ghi nhận ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các thập kỷ gần đây: từ 82 loài vào năm 1996 lên 176 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009) và hiện nay ghi nhận khoảng 230 loài (Frost 2017). Các khu rừng trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng tiểu sinh cảnh khác nhau và được xem là các “đảo biệt lập trên cạn”. Do vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Clements et al. 2006). Ở Việt Nam, phần lớn diện tích núi đá vôi phân bố ở vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trường Sơn (Sterling et al. 2006). Việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên ở các hệ sinh thái núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam (khai thác đá làm vật liệu xây dựng, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã) đã ảnh hưởng lớn các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào môi trường sống như các loài ếch nhái. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo tồn” nhằm đánh giá giá trị đa dạng sinh học về các loài ếch nhái, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn ở miền Bắc Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (EN) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam; - Xác định được thành phần loài và quan hệ di truyền của hai giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam; 1 - Đánh giá được giá trị bảo tồn và các nhân tố đe dọa đến các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị đối với công tác bảo tồn. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Đánh giá đa dạng loài - Điều tra về sự đa dạng loài ếch nhái ở các địa điểm đại diện cho sinh cảnh rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc và đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý khám phá các loài mới cho khoa học và ghi nhận vùng phân bố mới. Nội dung 2: So sánh mức độ tương đồng thành phần loài ếch nhái giữa các địa điểm nghiên cứu trên đất liền và đảo; giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc để kiểm chứng giả thuyết sông Hồng là ranh giới cách ly trong quá trình tiến hóa của các loài động vật trong đó có các loài ếch nhái. Nội dung 3: Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài theo đai độ cao, theo dạng sinh cảnh, theo nơi ở (vị trí ghi nhận: trên cây, trên mặt đất và gắn liền với môi trường nước). Nội dung 4: Thành phần loài và đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài và các quần thể của hai giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam. Nội dung 5: Xác định giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái dựa trên tiêu chí đa dạng loài, số lượng các loài đặc hữu và các mối đe dọa, khả năng tồn tại của các quần thể. Đồng thời, đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể của các loài ếch nhái và đề xuất các kiến nghị đối với công tác bảo tồn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ EN ở 5 khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam (VQG Cát Bà, KBT Bắc Mê, Huyện Hạ Lang, KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò). Cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền của các loài thuộc 2 giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam. 2 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp các thông tin cập nhật về hiện trạng thành phần loài và các nhân tố đe dọa đến các loài ếch nhái ở 5 khu vực núi đá vôi làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của đề tài Ghi nhận 65 loài EN ở 5 khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam. Mô tả 3 loài mới cho khoa học (Odorrana mutschmanni, Rhacophorus hoabinhensis, Theloderma annae), ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu hệ EN Việt Nam (Leptolalax minimus, Odorrna hainanenssis, O. lipuensis), ghi nhận bổ sung 1 loài ở tỉnh Cao Bằng, 2 loài ở tỉnh Hà Giang, 3 loài ở thành phố Hải Phòng và 5 loài ở tỉnh Hòa Bình. Đánh giá được mức độ tương đồng về thành phần loài EN giữa các KBT ở KVNC, giữa địa điểm nghiên cứu với các KBT lân cận, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, giữa đất liền và đảo. Đánh giá được đặc điểm phân bố của các loài EN ở KVNC theo đai độ cao, theo sinh cảnh và theo vị trí ghi nhận. Đã xác định thành phần loài của giống Ếch nhẽo Limnonectes (8 loài) và giống Ếch suối Odorrana (25 loài) phân bố ở Việt Nam. Mô tả 2 loài mới cho khoa học, ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu hệ EN của Việt Nam. Phân tích mối quan hệ di truyền các loài thuộc 2 giống Ếch nhẽo và Ếch suối phân bố ở Việt Nam Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp bảo tồn EN ở KVNC. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về EN ở các nƣớc trong khu vực Tổng số loài EN trên thế giới ghi nhận đến thời điểm hiện nay là 7.697 loài (Frost 2017). Ở Trung Quốc ghi nhận 432 loài; Lào có khoảng 153 loài (Forst 2017); Cam-pu-chia có khoảng 79 loài và Thái Lan là 182 loài (Frost 2017). Theo Stuart et al. (2004) có tới gần 168 loài được cho là đã tuyệt chủng và ít nhất khoảng 2.500 loài có quần thể bị đe dọa suy giảm trong 20 năm qua (1984-2004). 3 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về khu hệ và phát hiện mới Bourret (1942) đã mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái ở vùng Đông Dương. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) ghi nhận 82 loài. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) ghi nhận 162 loài. Cuốn danh lục gần đây nhất của Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận tổng số 176 loài ếch nhái ở Việt Nam. Từ năm 2010 trở lại đây đã có 40 loài ếch nhái mới được mô tả với bộ mẫu chuẩn thu ở Việt Nam (Frost 2017). Các nghiên cứu về khu hệ ếch nhái được tiến hành rộng khắp trên cả nước khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và một số đảo ven bờ. 1.2.2. Hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài EN trong điều kiện nuôi nhốt hoặc trong tự nhiên như: Cóc nhà, Ngóe, Ếch đồng, Ếch nhẽo ban-na, Ếch vạch, Ếch gai sần, Chàng hiu, Ếch suối, Chàng mẫu sơn, Ếch mõm dài, Ếch cây mi-an-ma, Cá cóc tam đảo. 1.2.3.