VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2021

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA

Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 9 42 01 20

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Khuất Đăng Long 2. PGS.TS. Lê Xuân Quế

Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tôi xin cam đoan: Luận án “Nghiên cứu thành phần mọt hại ngô sau thu hoạch và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển loài mọt Sitophilus zeamais Motschulsky trong kho bảo quản ở Sơn La”. Là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Khuất Đăng Long và PGS.TS. Lê Xuân Quế, các tài liệu tham khảo đều được trích nguồn. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào trước đây./.

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2021 Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Văn Dương

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Khuất Đăng Long và PGS.TS. Lê Xuân Quế, những người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tạo cơ hội cho tôi được nâng cao kiến thức trong nghiên cứu lĩnh vực Sinh thái học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo Sau đại học và Lãnh đạo Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; phòng Sinh thái Côn trùng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất, tài liệu chuyên môn cũng như chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, tập thể cán bộ và giảng viên nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi tập trung học tập, hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong gia đình, đồng nghiệp, những người bạn đã bên cạnh, chia sẻ, ủng hộ trong suốt thời gian học tập của tôi./.

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2021 Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Văn Dương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...... 2 4. Điểm mới của luận án ...... 3 5. Cấu trúc của luận án ...... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 4 1.1. Nghiên cứu côn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho trên thế giới ...... 4 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản ...... 4 1.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài hại chính cho nông sản trong kho bảo quản ...... 6 1.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản .... 7 1.1.4. Các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản ...... 8 1.1.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky trên thế giới ...... 15 1.2. Nghiên cứu côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho ở Việt Nam ...... 24 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại nông sản trong kho ...... 24 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài hại chính cho nông sản trong kho bảo quản ...... 27 1.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản ..... 29 1.2.4. Các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản ..... 30 1.2.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky ở Việt Nam...... 34 CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 39 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...... 39 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...... 39 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...... 39

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...... 41 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...... 41 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...... 41 2.3. Nội dung nghiên cứu ...... 42 2.4. Dụng cụ thí nghiệm ...... 42 2.4.1. Vật liệu nghiên cứu ...... 42 2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm ...... 42 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...... 45 2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ..... 45 2.5.2. Phương pháp điều tra thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến mọt hại kho và loài mọt ngô Sitophilus zeamais ...... 46 2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt ngô Sitophilus zeamais ... 47 2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt ngô Sitophilus zeamais .... 48 2.5.5. Phương pháp nghiên cứu tập tính đẻ trứng của Sitophilus zeamais ...... 49 2.5.6. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của Sitophilus zeamais ...... 50 2.5.7. Phương pháp xử lý mẫu vật và số liệu ...... 55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 56 3.1. Thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La...... 56 3.1.1. Thành phần và tỷ lệ các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La ..... 56 3.1.2. Vị trí theo phân loại học các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La ...... 57 3.1.3. Khóa định loại bằng hình ảnh các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La ...... 60 3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 78 3.2.1. Đặc điểm hình thái ấu trùng của Sitophillus zeamais ...... 78 3.2.2. Kích thước và hình thái các pha phát triển của Sitophillus zeamais ...... 80 3.2.3. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais ...... 83

3.2.4. Thời gian sống của trưởng thành và sức đẻ trứng của mọt cái Sitophillus zeamais ...... 86 3.2.5. Tập tính đẻ trứng của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais ...... 87 3.3. Đặc điểm sinh thái học của mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 93 3.3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Sitophillus zeamais trong hai kiểu kho ...... 93 3.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 96 3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 98 3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 100 3.3.5. Đặc điểm lựa chọn thức ăn của mọt ngô Sitophillus zeamais ...... 107 3.3.6. Thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến mọt ngô Sitophilus zeamais ...... 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 119 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 122 PHỤ LỤC ...... 134

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Địa điểm điều tra nghiên cứu ở Sơn La ...... 39

Bảng 3.1. Thành phần và tỷ lệ các loài mọt trong các kho bảo quản ngô ở Sơn La .... 56 Bảng 3.2. Kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng S. zeamais ...... 79 Bảng 3.3. Kích thước các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais ...... 81 Bảng 3.4. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais ...... 85 Bảng 3.5. Thời gian sống và sức đẻ trứng của S. zeamais ...... 86 Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ (%) trứng tích lũy trung bình trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais mô tả theo thực nghiệm và lý thuyết ...... 88 Bảng 3.7. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais ...... 96 Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais ở ba điều kiện ẩm độ và nhiệt độ 25oC ...... 97 Bảng 3.9. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais ở hai điều kiện nhiệt độ ...... 98 Bảng 3.10. Tỷ lệ sống sót của các pha phát triển của S. zeamais ở nhiệt độ khác nhau ...... 99 Bảng 3.11. Theo dõi sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais ở các nồng độ ôxy khác nhau ...... 100 Bảng 3.12. Mô tả hoạt động sống của trưởng thành S. zeamais theo thời gian trong môi trường không có ôxy ...... 101 Bảng 3.13. Thời gian sống sót của mọt trưởng thành S. zeamais trong môi trường không có độ ôxy...... 104 Bảng 3.14. So sánh số lượng cá thể các loài mọt trên 3 loại thức ăn (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) ...... 108 Bảng 3.15. So sánh số lượng cá thể các loài mọt trên 3 loại thức ăn trong kho bảo quản ngô bắp (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) ...... 113 Bảng 3.16. Thành phần loài ong ký sinh thường gặp của các loài mọt hại ngô hạt được bảo quản trong kho ở Sơn La 2015–2016 ...... 115 Bảng 3.17. So sánh số lượng trưởng thành các loài ong ký sinh từ mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La theo các tháng năm 2016 ...... 117

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh X - quang về sự di chuyển và tương tác của nhiều ấu trùng Sitophilus zeamais Motschulsky trong một hạt ngô ...... 19 Hình 2.1. Điểm điều tra thu mẫu tập trung ở Sơn La ...... 41 Hình 2.2. Một số thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu ...... 43 Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đo ôxy, ẩm độ, nhiệt độ, điểm sương MSI ...... 44 Hình 2.4. Hệ thống đo nhiệt ẩm, điểm sương ôxy kết nối với máy tính ...... 44 Hình 2.5. Phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm, Trường Đại học Tây Bắc tháng 12/2017 ...... 45 Hình 2.6. Hình ảnh bình môi trường PET được thiết kế trong phòng thí nghiệm .... 53 Hình 3.1. Mọt cà phê Araecerus fasciculatus ...... 65 Hình 3.2. Hình thái ngoài của Anthicus floralis ...... 65 Hình 3.3. Hình thái ngoài của Họ Bostrychidae ...... 66 Hình 3.4. Hình thái ngoài của loài Murmidius ovalis...... 67 Hình 3.5. Hình thái ngoài của mọt thuộc giống Cryptolestes ...... 67 Hình 3.6. Hình thái phần vòi kéo dài của giống Sitophilus ...... 68 Hình 3.7. Hình thái ngoài của 2 loài mọt thuộc giống Sitophilus a–Sitophilus oryzae; b–Sitophilus zeamais ...... 69 Hình 3.8. Hình thái ngoài của loài Typhaea stercorea ...... 72 Hình 3.9. Một số đặc điểm hình thái ngoài ...... 72 Hình 3.10. Hình thái ngoài 2 loài thuộc 2 giống ...... 74 Hình 3.11. Hình thái ngoài của 2 loài thuộc giống Lophocateres và Tenebroides ...... 77 Hình 3.12. Tương quan giữa tuổi và chiều ngang đầu ...... 80 Hình 3.13. Hình thái mọt ngô Sitophilus zeamais trưởng thành ...... 82 Hình 3.14. Trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais ...... 82 Hình 3.15. Hình thái ngoài của ấu trùng và nhộng ...... 83 Hình 3.16. Diễn biến tỷ lệ trứng trung bình thực tế tích lũy trong 10 ngày ...... 89

Hình 3.17. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình được tích lũy trong 10 ngày vào khoảng thời gian trứng đẻ cao nhất (từ 55 đến 95 ngày) ...... 90 Hình 3.18. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 10–35 ngày ...... 90 Hình 3.19. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 45–85 ngày ...... 91 Hình 3.20. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 105–145 ngày...... 92 Hình 3.21. Diễn biến số lượng trưởng thành mọt ngô S. zeamais ...... 94 Hình 3.22. So sánh số lượng mọt trưởng thành xuất hiện...... 101 Hình 3.23. Tỷ lệ mọt ngô S. zeamais chết theo thời gian ...... 104 Hình 3.24. So sánh tỷ lệ chết của mọt ngô S. zeamais ...... 106 Hình 3.25. So sánh tỷ lệ hao hut ngô hạt bảo quản ...... 107 Hình 3.26. So sánh tỷ lệ các loài mọt trên 3 loại thức ăn (Mai Sơn, Sơn La 3– 5/2019) ...... 109 Hình 3.27. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên ngô hạt ...... 110 Hình 3.28. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên gạo hạt dài ...... 110 Hình 3.29. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên hạt đậu tương ...... 111 Hình 3.30. So sánh vị trí số lượng (%) các loài mọt hại ngô hạt trong kho ở Sơn La, 2016...... 114 Hình 3.31. Các loại loài ong ký sinh mọt hại ngô và loài Sitophilus zeamais ...... 116 Hình 3.32. So sánh vị trí số lượng ong ký sinh trên các loài mọt hại ngô hạt ...... 117 Hình 3.33. So sánh số lượng ong ký sinh vũ hóa từ mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La theo thời gian ...... 118

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, trong đó, lúa và ngô là hai cây lương thực quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp. Hai cây lương thực chủ yếu này đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở Việt Nam, cây ngô có vị trí quan trọng được xếp sau cây lúa. Cây ngô được coi là cây chủ đạo trong chương trình xoá đói giảm nghèo cho các tỉnh miền núi. Ngoài phục vụ nhu cầu lương thực, các sản phẩm từ cây ngô còn được sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, thức ăn gia súc,… Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn tấn so với năm trước. Trong đó, sản lượng lúa cả năm ước đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn, sản lượng ngô ước đạt 5,2 triệu tấn, tăng 8,3% [1]. Với số lượng lương thực lớn như vậy, việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch là một yêu cầu cấp thiết, trong khi phần lớn người sản xuất chủ yếu bảo quản sản phẩm lương thực sau thu hoạch theo phương thức truyền thống, điều này không chỉ làm hao hụt một lớn về số lượng mà còn làm giảm đáng kể chất lượng của nông sản trong các kho bảo quản do các loài côn trùng gây hại cho nông sản sau thu hoạch. Để duy trì được chất lượng và giảm tổn thất nông sản trong kho bảo quản, cần tìm ra được những biện pháp hiệu quả phòng chống các loài côn trùng hại nông sản nói chung và hại ngô hạt nói riêng sau thu hoạch và bảo quản trong kho. Trong bảo quản các nông sản, ngoài mục đích làm giảm sự thất thoát về số lượng và chất lượng (giá trị dinh dưỡng), việc áp dụng những biện pháp phòng chống cần đảm bảo không độc cho sản phẩm được bảo quản mà còn không gây ô nhiễm cho môi trường trong kho. Đối với nông sản như ngô hạt, một số loài côn trùng phát sinh và gây hại ngay trong kho bảo quản; một số loài xâm nhiễm từ ngoài đồng ruộng, đi theo sản phẩm sau thu hoạch để phát triển và tiếp tục gây hại trong kho. Đối với một số nông sản

2

được bảo quản sau thu hoạch ở dạng hạt như lúa, ngô và đậu đỗ, trong điều kiện thuận lợi, một số loài mọt phát triển mạnh, sinh sản nhanh gây thất thoát một lượng lớn, làm giảm đáng kể chất lượng của các loại hạt, đặc biệt đối với hạt giống, mọt hại làm giảm hoặc mất hẳn khả năng nẩy mầm của hạt giống. Trong số các loài côn trùng hại ngô hạt bảo quản trong kho, nhóm mọt hại chiếm ưu thế và gây tổn thất rất lớn. Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về sâu hại nông sản trong kho bảo quản. Đối với tỉnh Sơn La, chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ về nhóm côn trùng hại nông sản sau thu hoạch đặc biệt là ngô hạt cũng như các biện pháp phòng chống chúng. Hiện nay, trong số những biện pháp phòng chống sâu mọt hại nông sản trong kho bảo quản, biện pháp truyền thống vẫn chỉ là phơi hoặc sấy khô trước khi được đưa vào kho bảo quản, biện pháp xông hơi hoá học thường hạn chế sử dụng nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm, biện pháp sinh học gần như rất ít được sử dụng do ít đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng chống nào tối ưu để giảm những tổn thất do côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho gây ra. Từ yêu cầu của bảo quản nông sản sau thu hoạch, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần mọt hại ngô sau thu hoạch và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của loài mọt Sitophilus zeamais Motschulsky trong kho bảo quản ở Sơn La” làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng chống mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản sau thu hoạch. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La; ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến đặc điểm phát triển của loài mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky làm cơ sở khoa học cho các biện pháp thích hợp bảo quản ngô hạt trong các kho bảo quản. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Bổ sung dẫn liệu về thành phần các loài mọt hại ngô hạt ở tỉnh Sơn La và xây dựng khóa định loại các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản. + Bổ sung một số dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc điểm sinh học và sinh thái

3 học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky + Cung cấp dẫn liệu mới về ảnh hưởng của điều kiện nghèo ôxy đến mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp bảo quản ngô hạt trong kho, giảm thiểu thất thoát do mọt ngô gây ra và bảo vệ môi trường kho bảo quản nông sản. 4. Điểm mới của luận án - Lần đầu xác định thành phần loài và xây dựng khóa định loại bằng hình ảnh cho 24 loài côn trùng hại trong kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La. - Bổ sung một số dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky. - Lần đầu cung cấp dẫn liệu về ảnh hưởng của điều kiện nghèo ôxy trong bảo quản ngô hạt đến tập tính hoạt động và sự phát triển của mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky ở Sơn La. 5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 117 trang, ngoài phần mở đầu 3 trang, kết luận và đề nghị 2 trang, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 35 trang; Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 60 trang. Có 17 bảng, 33 hình.

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu côn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản Côn trùng vượt qua tất cả các loài sinh vật hại khác về số lượng cá thể và số lượng loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn lương thực, lan truyền bệnh cho con người, cho cây trồng và gia súc. Đặc điểm nổi bật của côn trùng gây hại là sự thích nghi cao với các điều kiện sống trên trái đất, chúng có thể tồn tại và hoạt động trong cả điều kiện khô hạn [2]. Những nghiên cứu về côn trùng gây hại cây trồng nông nghiệp đã có từ khá sớm, cũng từ kết quả nghiên cứu về côn trùng, con người mới tìm được những biện pháp phòng chống côn trùng gây hại. Côn trùng không chỉ gây hại cho cây trồng trên đồng ruộng, nhiều loài còn gây hại nông sản sau thu hoạch được bảo quản trong kho. Côn trùng hại nông sản trong kho làm giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp, chúng gây mục nát hạt ngũ cốc dự trữ hoặc làm cho hạt giống mất khả năng nẩy mầm. Trên thế giới đã những nghiên cứu về côn trùng hại kho, thường tập trung vào những thống kê thành phần loài. Có thể tìm thấy trong các công trình về hạt dự trữ (Cotton, 1937); về dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton & Wilbur (1974); thành phần côn trùng ở Australia (Snelson et al., 1987) [3]; côn trùng hại hạt và sản phẩm hạt dự trữ của Cotton (1963) [4]; thành phần côn trùng trên thóc và gạo dự trữ ở Thái Lan của Nakakita et al., (1991) [5]; thành phần côn trùng gây hại trên thóc gạo ở Indonesia của Hall & McFatane, (1961) [6]. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về thành phần loài và sinh thái học côn trùng trên hạt đóng bao (Graham, 1970; Smith, 1963; Prevett, 1964), công trình nghiên cứu về sinh thái học côn trùng trong các kho ngũ cốc (Richards & Woodroffe, 1968), về côn trùng hại kho của nông dân (Markham, 1981: dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7].

5

Theo Cotton & Wilbur (1974), côn trùng gây hại cho hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ yếu gồm 19 loài và 24 loài thuộc nhóm côn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên xuất hiện trên hạt dự trữ (dẫn theo Snelson et al., 1987) [3]. Ở Indonesia, trên thóc và gạo dự trữ đã thống kê được 17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ (Hall & Mcfarlane, 1961 [6]; Prakash, 1980 [8]). Film & Hagstrum (1990) [9] đã ghi nhận được 41 loài côn trùng trong sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước trên thế giới. Nakakita et al., (1991) [5] đã ghi nhận được 36 loài côn trùng thuộc 17 họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan năm 1991. Theo kết quả điều tra phối hợp giữa các nhà khoa học Indonesia thuộc Trung tâm sinh học nhiệt đới vùng Đông Nam Á (Seameo–Biotrop) và Viện Tài nguyên thiên nhiên (NRI) cũng như các tác giả Sukprakarn & Tauthong (1998), Nilpanit & Sukprakarn (1990) Nakakita (1994), thành phần côn trùng hại kho nông sản thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh vảy (Lepidoptera) ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và một số nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á có 174 loài thuộc 38 họ, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 153 loài thuộc 34 họ, chiếm 87,93%; bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 21 loài thuộc 4 họ khác nhau, chiếm 12,07%. Kết quả trên cho thấy, khu vực Đông Nam Á có thành phần côn trùng hại kho nông sản tương đối phong phú và đa dạng hơn nhiều so với Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới (theo Hà Thanh Hương, 2007) [10]. Reichmuth (2000) đã ghi nhận được 55 loài côn trùng trên sản phẩm lưu trữ ở Đức [11]. Theo Olsson Christian (1999) [12], côn trùng gây hại trên sắn gồm các loài mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt nhỏ đục hạt (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre (Dinoderus minutus). Đối với ngô được bảo quản đã có khá nhiều nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại, đáng chú ý hơn cả là ở Mexico (Rojas, 1998) [13], tác giả đã tiến hành điều tra và xác định được 17 loài côn trùng gây hại cho ngô bảo quản, thuộc 9 họ và 2 bộ. Trong số đó, các loài chính gây hại là mọt ngô (Sitophilus zeamais), ngài mạch (Sitotroga cerealella) và mọt nhỏ đục hạt (Rhyzopertha dominica).

6

Snelson (1987) [14] phát hiện ở Australia những côn trùng gây hại chính ngô, lúa, lúa mì gồm mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis). Theo Arbogast & Throne (1997) [15] có 43 loài côn trùng thuộc 26 họ và 4 bộ gây hại trong kho ngô ở Nam Carolina (Hoa Kỳ). Olsson Christian (1999) [12] đã thống kê được côn trùng chính gây hại trú ngụ chủ yếu là mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum), mọt tre (Dinoderus minutus) và ngài mạch (Sitotroga cerealella). Khi nghiên cứu sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước trên thế giới, Freeman (1980) đã ghi nhận được 41 loài côn trùng. Sau đó, một nghiên cứu khác của Bengstong (1997) đã chỉ rõ các loài côn trùng gây hại kho chủ yếu là Sitophilus spp., Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum, Sitotroga cerealella và Ephestia cautella phân bố khắp thế giới và đặc biệt các vùng khí hậu ấm áp, trong đó có 200 loài dịch hại ngũ cốc cất giữ trong kho [16]. Theo Bolin (2001), kết quả điều tra cơ bản của trường Đại học Oklahoma chỉ ra các loại côn trùng chiếm ưu thế gây hại kho gồm Rhizopertha dominica, Cryptolestes spp., Tribolium castaneum và ngài Ấn Độ Plodia interpunctella [17]. Cho đến nay, trên thế giới đã có những thành công trong việc việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, điều này đã giảm được thiệt hại về cả số lượng và chất lượng do côn trùng gây ra và kiểm soát được sự phát triển của chúng trong kho bảo quản. Tuy nhiên, với sự thay đổi điều kiện môi trường và nguồn thức ăn, để thích nghi, các loài côn trùng hại kho cũng có sự thay đổi về thành phần, mật độ và hình thức gây hại. Ngoài ra, do sự thông thương và trao đổi hàng hóa ngày càng tăng giữa các nước, khả năng du nhập các loài côn trùng từ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong các kho nông sản vẫn luôn được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. 1.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài hại chính cho nông sản trong kho bảo quản Đã có những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các loài mọt côn trùng hại chính trong kho nông sản. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của côn trùng hại kho như: mọt gạo (Sitophilus oryzae), Prvett (1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt

7 gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ trứng sau đó chúng tiết ra chất nhầy bịt miệng lỗ để bảo vệ trứng. Mỗi lần đẻ một trứng, có khi từ 2–3 trứng (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [18]. Zacher (1964) cho biết, trung bình một cá thể cái có thể đẻ được 380 trứng, cao nhất là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,2 ºC là 25,5 ngày; ở nhiệt độ 17 ºC là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), kết quả nghiên cứu của Potter & Brich cho thấy, mọt đục hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát triển của ấu trùng khoảng 28– 71 ngày (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [18]. Theo Zacher (1964), ở điều kiện 29 oC thời gian hoàn thành một vòng đời chỉ kéo dài 4 tuần; ở nhiệt độ 21 oC, chúng hoạt động kém hơn và hầu như không có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.) khó phân biệt trưởng thành đực cái một cách rõ ràng, con cái có những đốm mờ trên mặt đốt bụng thứ 3 và thứ 4, đốt thứ 5 đồng màu. Con đực có tất cả các đốt bụng màu như nhau và đậm hơn con cái (Stemley & Wilbur, 1966) [19]. Như vậy, có thể nói, cho đến nay, những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng hại kho nông sản chưa nhiều, thường có những nghiên cứu sâu về một số loài hại quan trọng đối với nông sản trong kho. 1.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về số lượng và chất lượng. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm và thất thoát một lượng lớn lương thực ở một số nơi trên thế giới. Subrahmanyan (1962) đã chỉ ra rằng, tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25–30% nếu tránh được mất mát nông sản sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Tổn thất sau thu hoạch của các loại nông sản thường ít được đánh giá một cách đầy đủ. Số liệu công bố thường tập trung về tổn thất về khối lượng, trong khi hầu như rất ít số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các nông sản được lưu trữ.

8

Sắn khô là một trong các loại nông sản rất khó dự trữ do dễ bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng và chất lượng sắn bảo quản bị giảm nhanh. Lượng mất mát của sắn khô trong quá trình bảo quản đã được đánh giá lên đến 16% về khối lượng sau 2 tháng dự trữ ở Malaysia [20]. Ở Ấn Độ đã có báo cáo cho rằng đem nhúng nước ấm nông sản trước bảo quản có thể bảo quản trong 9 tháng mà chỉ mất đi 3% khối lượng, so với mất 5% nếu dự trữ nơi bình thường. Tuy nhiên, đối với sắn lát phơi khô, sự mất mát khoảng 12–14% khi dự trữ trong kho. Tổn thất khối lượng sắn lưu trữ ở Ghana khoảng 8% ở hộ nông dân và 21% ở các kho tập trung sau 8 tháng bảo quản (Stumpf, 1998) [21]. Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1973 đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không đủ để chống lại nạn đói do thiệt hại mùa màng. Trong đó, con số cụ thể đã chỉ ra ít nhất có 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho, và thiệt hại có thể tới 30% phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970) (dẫn theo Snelson et al., 1987) [3]. Tại Hoa Kỳ, theo Pawgley (1963) tổn thất hạt bảo quản mỗi năm được báo cáo khoảng 15–23 triệu tấn, trong đó, từ 9–16 triệu tấn do côn trùng, gần 7 triệu tấn do chuột. Ở các nước thuộc châu Mỹ-Latinh, theo đánh giá, ngũ cốc và đậu đỗ đã thu hoạch bị tổn thất tới 25–50%; ở một số nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm (dẫn theo Vũ Quốc Trung và nnk., 1991) [22]. Đối với thóc và gạo, tổn thất sau thu hoạch tại một số nước châu Á như Malaysia là 17%, Nhật Bản là 5% và Ấn Độ là 11 triệu tấn/năm (dẫn theo Vũ Quốc Trung và nnk., 1991) [22]. 1.1.4. Các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản Đã có rất nhiều biện pháp được áp dụng trên thế giới để phòng chống côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản, trong đó điều chỉnh các yếu tố về khí hậu (điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thông khí, phơi khô,…), từ đó chọn lựa khu vực xây dựng kho tàng, dạng kho, hướng kho, loại hình bảo quản, biện pháp phòng chống, thời gian phòng chống cho hợp lý sẽ giúp phòng chống côn trùng hại kho.

9

Một số biện pháp có liên quan đến kiểm dịch thực vật, biện pháp sinh học, cơ học vật lý và hóa học. Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính bắt buộc, có sự thỏa thuận trên cơ sở khoa học. Đó là việc ban hành và thực hiện các quy định mang tính pháp lý về điều kiện nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, giống cây trồng và vật thể khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du nhập và lây lan của các loài côn trùng gây hại nguy hiểm đối với hạt ngũ cốc nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật để ngăn chặn sự du nhập và lây lan của các loài dịch hại nguy hiểm rất cần thiết đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc thương mại trong nước. Biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu đang được ưu tiên khuyến khích nhờ những ưu điểm của nó. Theo định nghĩa của tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế (IOBC, 1971), biện pháp sinh học là sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật hại gây ra” (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23]. Trong phạm vi rộng hơn, phòng chống sinh học cũng bao gồm việc sử dụng các hoạt tính sinh học có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những chất có thể được sử dụng trong quản lý phòng chống tổng hợp côn trùng gây hại trong kho, trong một số trường hợp, những kỹ thuật này còn được gọi là các kỹ thuật công nghệ sinh học (Reichmuth, 2000). Cũng theo Reichmuth (2000) [11], biện pháp sinh học có tính chọn lọc cao và có ưu điểm phòng chống hiệu quả một loài dịch hại mà không ảnh hưởng đến các loài côn trùng có ích khác. Một số các kết quả nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng chống côn trùng gây hại trong kho có thể tìm thấy trong các công trình của một số tác giả như Nakakita et al., (1991) [5] đã ghi nhận được ba loài ong ký sinh ở côn trùng hại trong các kho lương thực ở Thái Lan, đó là Theocolax elegans (Westwood), Proconus sp. và Bracon hebetor (Say); một số loài bắt mồi như kiến (4–5 loài), bọ xít Xylocoris flavipes Reuter, Scenopinus fenestralis (Linnaeus) và bọ cạp giả Chelifer sp. Reichmuth (2000) [11] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes ăn trứng, ấu trùng và

10 nhộng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, obtectus, Dermestes maculatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes ferrugineus, Sitophilus granarius, Tribolium confusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealella. Cũng theo Reichmuth (2000) [11], ong Trichogramma evanescens ký sinh trứng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như Plodia interpunctella, Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, , Dermestes maculatus. Các công trình nghiên cứu về ong ký sinh ở côn trùng gây hại trong kho trên thế giới còn nhiều hạn chế do thường chỉ tập trung vào việc điều tra, ghi nhận thành phần loài hoặc nhân nuôi trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu tại Frankfort (Mỹ), Sedlacek et al., (1998) [24] ghi nhận có 7 loài ong ký sinh của côn trùng hại kho, trong đó có 3 loài thuộc họ Pteromalidae, 3 loài thuộc họ Bethylidae và 1 loài thuộc họ Braconidae. Cũng như những nghiên cứu về ong ký sinh ở côn trùng gây hại trong kho. Các nghiên cứu về sinh vật gây bệnh cho côn trùng hại kho cũng có nhiều hạn chế. Phần lớn các loài côn trùng gây hại trong kho thuộc bộ cánh Cứng (Coleoptera), chúng thường bị các loài sinh vật gây bệnh như nấm, tuyến trùng, vi khuẩn, virus … gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu mới chỉ tập trung vào nhóm vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu về sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringensis để phòng chống sâu hại kho cũng được đề cập khá sớm (Berliner, 1911; McGaughey, 1980; Subramanyan & Culkomp, 1985; Sukprakarn, 1990) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995 và Phạm Văn Lầm, 1995) [7], [23]. Berliner (1911) đã phân lập được vi khuẩn Bacillus thuringiensis từ ấu trùng của Ephestia kuehniella Zeller tại Thuringia. Người ta đã phát hiện được 525 loài thuộc 13 bộ côn trùng bị nhiễm vi khuẩn Bacillus thuringiensis, trong đó nhiều nhất là bộ cánh vảy (318 loài), sau đó là bộ hai cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài) và

11 còn lại là các bộ khác (khoảng 1–12 loài), (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23]. McGaughey (1980) cho biết việc xử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng 10cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis đã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột (Ephestia cautella) và kết quả đã hạn chế sự ăn hạt của chúng tới hơn 92% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Subramanyan & Cutkomp (1985) báo cáo về vai trò của Bacillus thuringiensis trong phòng chống các loài ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành tại Hoa Kỳ với các loài như Plodia interpunctella, Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga cerealella. Kết quả cho thấy chỉ cần sử dụng chế phẩm này với liều lượng dưới 10mg/kg đã hạn chế được sự gây hại của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Sukprakarn (1990) báo cáo về việc sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng chống ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản gạo ở Thái Lan (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Có nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp cơ học và vật lý. Theo quan niệm của Banks (1981), sử dụng yếu tố vật lý làm thay đổi môi trường trong kho làm bất lợi đối với sự phát triển của côn trùng gây hại hoặc không cho chúng tiếp cận được với hàng hóa bảo quản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Golob & Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây xoan Ấn Độ (Azadirachta india), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp.), cây thuốc lá, thuốc lào… Các tác giả đã nêu lên những sản phẩm cụ thể được dùng để ngăn ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài thực vật khác nhau, trong đó có 40 loài đã được sử dụng dưới dạng các chiết xuất (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Ở Philipin, các sản phẩm từ cây xoan Ấn Độ cũng được sử dụng trong bảo quản thóc trong các kho dự trữ thu được kết quả đáng khả quan ở nồng độ 1–2%, trộn lá xoan Ấn Độ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan Ấn Độ khô đặt giữa nền kho và trong các túi bảo quản cũng cho kết quả tương

12 tự. Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ hạt xoan Ấn Độ hoặc 20% dịch chiết lá xoan có tác dụng phòng chống côn trùng phá hại trong 6 tháng [25].

Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn xuất từ cây xoan Ấn Độ đối với các bộ côn trùng khác nhau. Những thí nghiệm đầu tiên được tiến hành tại Ấn Độ với Schistocera gregaria và kết quả thu được rất khả quan ở nồng độ 10–40µg/l. Ở Ấn Độ và Pakistan đã dùng cây xoan Ấn Độ để trừ sâu hại, hơn 60% nông dân ở các nước này đã trộn lá xoan Ấn Độ với hạt ngũ cốc để bảo quản và hơn 80% những người trồng cây bạch đậu khấu dùng hạt cây xoan Ấn Độ bón vào đất trừ tuyến trùng [25].

Những chất có trong một số loài thực vật có khả năng tác động làm thay đổi tập tính của côn trùng. Có thể là có mùi vị xua đuổi côn trùng; mùi vị hấp dẫn côn trùng (bẫy bả) hoặc có độc tố đối với côn trùng nên được sử dụng trong phòng chống tổng hợp. Các nghiên cứu còn kết luận rằng, các hợp chất cũng có hiệu quả như các tác nhân phòng chống và một số chất còn có thể được sử dụng như thuốc xông hơi. Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật đối với côn trùng hại kho là hóa chất tổng hợp. Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát triển khác nhau của cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với một chất chiết xuất nhất định. Lượng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây.

Ở Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chong Jing (GCJ) đã được sản xuất và đưa vào sử dụng rộng rãi trong các kho bảo quản lương thực dự trữ tại tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác đạt hiệu quả tốt (Lin et al., 2003) [26]. Các biện pháp kỹ thuật được xử lý trong việc bảo quản lưu trữ nông sản trong kho có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Vệ sinh kho tàng sạch sẽ trước khi nhập hàng, sắp xếp và bố trí hàng hóa bảo quản trong kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho kho sạch trong suốt quá trình bảo quản có tác dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại cho các lô hàng lưu trữ tiếp theo. Côn trùng trong kho thường sống trong các phần hàng hóa còn sót lại sau khi

13 xuất hàng hoặc ẩn nấp trong các kẽ nứt của sàn tường kho, trong các phương tiện chế biến, vận chuyển. Vì vậy, giữ cho kho tàng luôn được sạch trong quá trình bảo quản kết hợp với kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo những nghiên cứu của Evans (1981), biện pháp vệ sinh kho lưu trữ có giá trị trước tiên khi áp dụng các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại (sinh học, hóa học và vật lý) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7] Thủy phần của hàng hóa trong bảo quản là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Hàng hóa bảo quản phải đủ độ khô cần thiết sẽ hạn chế sự bốc nóng trong khối hàng cũng như hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của côn trùng. Côn trùng hại kho thường có khả năng gây hại bởi chúng có bộ hàm khỏe, tuy nhiên với những nông sản có thủy phần thấp cộng với điều kiện bảo quản thích hợp, việc gây hại và phát triển của côn trùng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Davey & Elcoata (1996) đã kết luận, thủy phần an toàn đối với hạt ngũ cốc khoảng 12-13%; với lạc là 8%; với hạt cọ dầu là 6%. Hyde (1969) cho rằng nấm mốc và côn trùng chỉ phát triển khi ẩm độ tương đối của không khí trong kho lớn hơn 70– 75% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Desmarchelier et al., (1979) đã ghi nhận việc phối hợp làm lạnh hay khô cùng với việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật sẽ nâng cao hiệu quả phòng chống và giá thành rẻ hơn so với việc xử lý từng biện pháp riêng rẽ. Quinlan (1980) đã công bố kết quả sử dụng Malathion (dạng khói) với việc làm khô để phòng chống côn trùng. Việc xử lý 100 tấn hạt trong máy sấy hồi lưu có dòng khí Malathion đã giết chết hầu hết côn trùng và giảm sức sinh sản tới 99% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Việc bảo quản kín đã có từ rất lâu đời. Con người đã biết sử dụng nhiều phương tiện với các vật liệu khác nhau để đóng gói, chứa đựng hàng hóa bảo quản như các loại hòm, thùng gỗ, chum, vại sành… Hiện nay các phương tiện hiện đại hơn được thiết kế đồng bộ với các chất liệu khác nhau như chất dẻo, kim loại hoặc các xylô đã mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Spart (1979) đã báo cáo kinh nghiệm ở Ôxtrâylia trong việc bảo quản kín khi

14 lượng ôxy đạt 5% thì mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica ) vẫn tồn tại và sinh sản được. Nhìn chung, phương pháp bảo quản kín chỉ thích hợp với điều kiện hạt khô và nồng độ ôxy đạt từ 5–10% và cácbonic cũng chiếm tỷ lệ tương tự (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Việc bảo quản hạt ngũ cốc ở Ôxtrâylia và Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng các loại kho silô với hệ thống thông gió hiện đại có sức chứa 50.000– 70.000 tấn. Với các loại kho này, côn trùng rất khó xâm nhiễm từ bên ngoài vào bên trong kho để gây hại (Lin et al., 2003 [26]; Qin et al., 2003 [27]). Còn ở Ôxtrâylia, đã áp dụng biện pháp bảo quản kín dưới đất bằng việc đào các hố sâu khoảng 1–2m dưới đất, trải bạt xuống dưới để cách nhiệt và ẩm, rồi đổ rời hạt lúa mì xuống; sau đó chùm lên trên bằng một tấm bạt che khác và ghép kín các mép bạt lại với nhau (không cần đến nhà và mái che cho loại kho này). Phương pháp này kết hợp với sử dụng thuốc Phosphine xông hơi để trừ côn trùng gây hại trên hạt lúa mì. Bảo quản theo phương pháp này có thể kéo dài trong thời gian 6 tháng. Bảo quản dưới mặt đất cũng rất phổ biến ở các nước châu Phi hiện nay, nơi có điều kiện thời tiết khô và nóng. Phương pháp bảo quản dưới mặt đất có chi phí thấp hơn nhiều so với bảo quản trong các xylô. Tuy nhiên, phẩm chất hạt bảo quản cũng giảm đi nhanh hơn nên thời gian bảo quản thường chỉ là 6 tháng (Collins et al., 2002) [28]. Burrell (1967–1974); Sutherland et al., (1970); Evans (1977–1979), đều nhấn mạnh đến việc sử dụng kỹ thuật hiện đại bằng các máy điều hòa không khí để làm lạnh tới 12 ºC là giới hạn nhiệt độ có thể hạn chế sự phát triển của nhiều loài côn trùng gây hại quan trọng. Ở Ôxtrâylia, khoảng 25% khối lượng của 20 triệu tấn lúa mì đã được bảo quản bằng các thiết bị làm lạnh, trong điều kiện khí hậu ở đây rất nóng (30–40 ºC) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. McFarlane, (1970) việc đóng gói thực phẩm để ngăn chặn sự tấn công của côn trùng gây hại đã có lịch sử từ lâu đời. Những phát triển gần đây chỉ là sử dụng rộng rãi các loại chất dẻo (Wilkin & Green, 1970; Rao et al., 1972) hay tráng một lớp bột thiếc mỏng để sử dụng cho vùng nhiệt đới (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. Nhiều loại thuốc xông hơi đã được sử dụng trong việc phòng chống côn trùng

15

gây hại trong kho như: Methyl bromide (CH3Br), phosphine (PH3), chloropicrin

(CCL3.NO2), dichlorvos–DDVP (loại có hàm lượng hoạt chất 98%), ethylene dichloride (CH2Cl.CH2Cl), cacbon disulphide (CS2), cacbon tetrachloride (CCl4), sulphuryl fluoride (SO2F2), acrylonitrile (CH2:CH.CN),… Tuy nhiên, hiện chỉ còn hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi là methyl bromide và phosphine. Những loại thuốc khác hầu hết đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng do tính độc cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng, hàng hóa và môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa bảo quản sau khi xông hơi. Trong hai loại thuốc xông hơi trên, methyl bromide bị kiểm soát nhập khẩu và sử dụng bởi Nghị định thư Montrean do có tiềm năng phá hủy tầng ozon của khí quyển (hệ số 0,6), còn lại thuốc phosphine đã được xác định là có nhiều loài côn trùng gây hại trong kho thể hiện tính kháng thuốc cao, đặc biệt là mọt nhỏ đục hạt (Rhizopertha dominica) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [7]. 1.1.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky trên thế giới 1.1.5.1. Vị trí phân loại học, phân bố của mọt ngô Sitophilus zeamais Theo CABI (2010) [29], mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky xếp theo trật tự sau: Giới (King dom): Animalia Ngành (Phylum): Arthropoda Phân ngành (Subphylum): Uniramia Lớp (Class): Insecta Bộ (Order): Coleoptera Họ (Family): Curculionidae Giống (Genus): Sitophilus Loài (Species): Sitophilus zeamais Mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky, phân bố phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, gây hại đáng kể ở những vùng ấm, nhất là ở châu Á, vùng Địa Trung Hải (châu Âu) và Bắc Mỹ [7]. Sitophilus zeamais là loài gây hại phổ biến và là loài nguyên phát. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chín sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục trong suốt quá trình bảo quản. Tính ăn của loài mọt này khá phức

16 tạp vì mọt ngô thuộc loại đa thực, nó có thể ăn hầu hết các loại ngũ cốc thô hoặc chế biến như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa miến, lúa mạch đen, các loại đậu, hạt có dầu, hạt bông và nhiều sản phẩm thực phẩm khác. Nhưng thức ăn thích hợp nhất với nó là ngô hạt. Trong kho mọt hoạt động nhanh nhẹn, hay bay, bò và có tính giả chết, chúng thích bò lên các vị trí cao trong đống hạt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, mọt thường tập trung vào kẽ kho, mép bao… để ẩn nấp [30]. 1.1.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học về loài mọt S. zeamais. Theo Hall (1970); Sinha & Muir (1977); Pakash (1987) môi trường môi trường vô sinh ảnh hưởng trực tiếp gia tăng số lượng, quá trình sinh trưởng, phát triển và các đặc tính sinh vật khác của các loài côn trùng trong kho. Thời gian phát triển hoàn chỉnh cho chu kỳ sống của S. zeamais trung bình 36 ngày (khoảng 33–45) ở 27 ± 1 ºC, và 69 ± 3% RH. (Sharifi & Mills, 1971) [30]. Thời gian phát triển này hầu như giống hệt với S. oryzae và nhanh hơn khoảng 7 ngày so với S. granarius trong điều kiện tương tự. Phần nhiều trứng được đẻ vào trong nội nhũ của hạt, chỉ khoảng 28% số trứng được đẻ bên ngoài nội nhũ của hạt [30]. Longstaff (1981) [31] đã chỉ ra rằng mọt trưởng thành sống lâu (vài tháng đến một năm). Trứng được đẻ trong suốt thời gian sống của mọt trưởng thành cái, mặc dù 50% có thể được đặt trong 4–5 tuần đầu; Mỗi con cái có thể đẻ tới 150 quả trứng. Trứng được đặt riêng lẻ trong các khoang nhỏ của hạt ngũ cốc; Mỗi khoang được lấp kín bằng một lớp dịch nhầy, do đó trứng bảo vệ, bằng cách tiết ra chất sáp (thường được gọi là 'trứng-plug') của các mọt cái. Các mọt trưởng thành cái, khoan một lỗ vào hạt, trứng được đẻ vào lỗ đó, sau đó tiết ra chất đậy (chất nhầy) để đậy kín lỗ. Chất đậy nhanh chóng cứng lại, để lại một vùng nhỏ ở trên bề mặt hạt, đây là bằng chứng bên ngoài duy nhất cho thấy hạt bị nhiễm khuẩn. Trứng có thể được đẻ vào bất cứ đâu trong hạt, nhưng chỉ có một ít được đẻ trong phôi. Đôi khi, có nhiều trứng được đẻ vào trong một hạt, nhưng rất hiếm khi có nhiều hơn một ấu trùng phát triển đến trưởng thành vì ấu trùng mọt ngô có thể ăn thịt đồng loại của chúng (Longstaff, 1981) [31].

17

Sau khi nở từ trứng, ấu trùng bắt đầu ăn bên trong hạt, đào một đường hầm khi nó phát triển. Ấu trùng có 4 tuổi, trong hạt lúa mì ở 25 ºC và ẩm độ 70%, phát triển khoảng 25 ngày, mặc dù thời kỳ phát triển kéo dài ở nhiệt độ thấp (98 ngày ở 18 ºC và ẩm độ 70%); Mọt trưởng thành mới phát triển chui ra, để lại một lỗ lớn. Vòng đời dao động từ khoảng 35 ngày trong điều kiện tối ưu tới hơn 110 ngày trong điều kiện không thuận lợi (Birch, 1944) [32], (Howe, 1952) [33]. Vòng đời còn phụ thuộc vào loại giống và chất lượng hạt: ví dụ ở các giống ngô khác nhau, vòng đời trung bình của S. zeamais ở 27 ºC và ẩm độ 70% thay đổi từ 31 đến 37 ngày. Thời kỳ phát triển của trứng khoảng 6 ngày ở 25 °C (Howe, 1952) [33]. Howe (1965) [34] cho rằng đối với mọt ngô S. zeamais chúng thường ưa nóng, sự phát triển của mọt ban đầu thấp ở 18 °C (64.4 °F). Ngưỡng phát triển tối ưa của mọt ngô là 25–35 °C (77–95 oF) (Fields, 1992), nhưng ở nhiệt độ 3–4 °C chúng vẫn có khả năng tồn tại. Do giai đoạn trưởng thành mọt ngô rất giống mọt gạo (S. oryzae), vì thế trong phân loại trước đây đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng mọt ngô và mọt gạo là cùng loài nhưng khác tên, nhiều người khác cho rằng mọt ngô và mọt gạo là 2 loài độc lập với nhau [35]. Cho đến nay, mọt ngô được xem như một loài riêng biệt, rất gần với mọt gạo. Giai đoạn trưởng thành, hình dạng ngoài mọt ngô rất giống mọt gạo, nhưng kích thước cơ thể lớn hơn (3,5–5mm). Cánh trước trơn bóng và các điểm màu đỏ tròn ở cánh khá rõ. Các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước. Việc phân biệt mọt ngô và gạo chủ yếu dựa vào hình dạng cơ quan sinh dục đực (penis) ở mọt gạo có hình bán nguyệt, còn ở mọt ngô là hình 3 góc. Bề mặt phía trên của penis ở mọt gạo đơn giản, không có lông dài, còn ở mọt ngô thì có 2 lông dài. Đầu máng đẻ trứng của con cái mọt gạo có hình chữ Y, còn của mọt ngô là hình móc nhọn [36]. Mọt ngô có cánh màu nâu, đen bóng. Các điểm vá màu vàng đỏ hình bán nguyệt trên cánh rất rõ [37]. Đặc điểm dễ phân biệt mọt ngô và mọt gạo là mọt ngô có màu nâu, có bốn đốm màu nâu đỏ trên cánh cứng . Nó có một vòi dài, mảnh và đôi râu đầu (anten) hình khủy tay [36], [38]. Mọt ngô đực và cái có hình dạng giống nhau, chúng phân biệt nhau bởi hình dạng của bụng. Con đực có bụng thuôn dài, hơi cong xuống trên mặt phẳng ngang,

18 cánh che kín gần hết bụng. Con cái, bụng hình bầu hơn, nằm ngang trên mặt phẳng và cánh dài hơn, chùm hết phần bụng [38]. Khả năng sinh trưởng và phát triển của mọt ngô trong ngô hạt lớn nhất, sau đó mới đến thóc và các ngũ cốc khác. Kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản xác nhận mọt ngô chịu lạnh tốt hơn mọt gạo [39]. Khi gây hại nó thường tấn công vào phôi trước vì ở đây tập trung các chất dinh dưỡng của khối hạt. Một mọt cái trưởng thành có khả năng đẻ 300–400 trứng và trưởng thành sống 5–8 tháng. Chu kỳ sống khoảng 5 tuần ở 30 ºC và ẩm độ 70%; điều kiện tối ưu cho sự phát triển là 27–31 ºC và ẩm độ hơn 60%; dưới 17 ºC ngừng phát triển [39], [40], [41]. Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọt, trong cùng một điều kiện nhiệt độ và ẩm độ như nhau, nuôi mọt ngô bằng thức ăn khác nhau đã thu được kết quả khác nhau: Khi nuôi bằng ngô hạt, thời gian vòng đời của mọt là 34 ngày; khi thay bằng loại thức ăn khác là gạo, thời gian vòng đời sẽ là 47 ngày; thóc là 53 ngày. Ở nhiệt độ 0 ºC, mọt có thể sống được 37 ngày, ở (-)5 ºC mọt chết sau 23 ngày, còn ở (-)10 ºC tất cả các giai đoạn phát triển của mọt chết sau 13 ngày. Ở 55 ºC, mọt chết sau 6 giờ, ở 60 ºC chết sau 2 giờ. Trong điều kiện nhiệt độ 25 ºC mọt có thể sống không có thức ăn 18–26 ngày [42]. Thời gian phát triển hoàn chỉnh cho chu kỳ sống của các mọt trung bình 36 ngày. Giai đoạn trứng có đặc điểm: dài 0,5–0,7mm, rộng 0,25–0,3mm, hình bầu dục hơi dài màu trắng sữa [38]. Giai đoạn ấu trùng khi đã thành thục (tuổi cuối) lớn dài 3–3,2 mm, rất mập, lưng cong lại như hình bán nguyệt, mặt bụng tương đối bằng, chân không phát triển; toàn thân màu sữa đến màu nâu nhạt (hình 1.1), chúng nằm trong hạt [36]. Giai đoạn nhộng: Có chiều dài khoảng 3–4 mm, hình bầu dục, cân đối 2 đầu, lúc đầu màu vàng sữa sau chuyển sang màu vàng nâu [43]. Chúng cắn một lỗ nhỏ từ trong hạt và vũ hoá bay ra ngoài thành mọt trưởng thành [36]. Mọt trưởng thành có thể sống từ 5 đến 8 tháng. Khi mọt trưởng thành chui ra khỏi hạt ngô, những con cái di chuyển đến vị trí cao và tiết ra pheromone tình dục. Con đực sau đó được thu hút bởi pheromone này sẽ tìm đến chỗ con cái để giao phối [44]. Khi đẻ trứng, mọt cái dùng vòi khoét một lỗ sâu vào hạt, rồi đẻ một quả trứng

19 vào những lỗ này, sau đó tiết ra một thứ dịch nhầy để bịt kín lỗ đó lại. Ấu trùng nở ra ăn hại ngay trong hạt và lớn lên, làm hạt chỉ còn lại một lớp mỏng, nhìn bề ngoài giống như vẫn còn nguyên vẹn [36], [41]. Mỗi con cái đẻ một quả trứng vào một hạt ngô, nhưng trong một hạt ngô có thể có nhiều quả trứng khác nhau. Trong trường hợp này, do lượng thức ăn trong một hạt ngô có hạn nên ấu trùng mọt ngô có tập tính cạnh tranh nhau. Thường cuối cùng chỉ có một ấu trùng được phát triển thành nhộng và trưởng thành (hình 1.1) [45].

Hình 1.1. Hình ảnh X - quang về sự di chuyển và tương tác của nhiều ấu trùng Sitophilus zeamais Motschulsky trong một hạt ngô (Nguồn: Nelsa et al., (2010) [45] (L: ấu trùng; P: nhộng; A: trưởng thành; hình (A) cho thấy sự thống trị của một ấu trùng lớn hơn (L1), kết quả chỉ có ấu trùng đó trưởng thành (A1); hình (B) cho thấy sự giao thoa giữa các ấu trùng, sự cạnh tranh về thức ăn đã giết chết đối thủ và chỉ một ấu trùng (L1) được phát triển; hình (C) cho thấy sự kết dính sớm của 3 ấu trùng cùng một vị trí trong hạt, kết quả ấu trùng L3 di chuyển vào trung tâm của hạt, duy nhất còn sống sót). Theo James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016), nuôi mọt ngô S. zeamais trong điều kiện nhiệt độ 24–30 oC, ẩm độ 60 ± 10% với 20 gam thức ăn

20 mỗi loại ngô hạt và lúa; nuôi trên lúa số trứng được đẻ của một mọt trung bình là 57,3 ± 4,68 (quả/con cái); tuổi thọ trung bình 120,3 ± 3,24 ngày; nuôi trên thức ăn là ngô, số trứng một mọt cái đẻ được trung bình là 67,2 ± 3,16 (quả/con cái); tuổi thọ trung bình 122,3 ± 1,87 ngày [46]. Sitophilus zeamais lây nhiễm và gây hại ngoài đồng do mọt trưởng thành đẻ trứng trong hạt ngô từ trước khi thu hoạch vì vậy, nhiều ngô bắp đã bị ăn rỗng trước khi đưa vào bảo quản, đặc biệt là những giống ngô cho năng suất cao và lá bắp không che phủ được hết bắp ngô [47]. 1.1.5.3. Tác hại của mọt Sitophilus zeamais Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng, là nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, dược liệu, công nghiệp…[48]. Tongjura et al., (2010) cho rằng ngô cung cấp cho các gia đình nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin B và các khoáng chất [49]. Mặc dù diện tích trồng ngô thấp hơn lúa và lúa mì nhưng ngô cho năng suất trung bình cao hơn (5,5tấn / ha) do đó ngô có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực của toàn cầu [47]. Sitophilus zeamais là loài gây hại chính của ngô hạt trong kho lưu trữ và ngoài đồng ruộng. Sitophilus zeamais xâm nhập vào trong hạt ngô và tấn công phôi ngô trước rồi đến các bộ phận khác, hạt ngô sau đó trở thành rỗng và giá trị dinh dưỡng giảm, tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc mất khả năng nẩy mầm và ảnh hưởng lớn đến giá thành các sản phẩm trên thị trường [50]. Ở châu Phi, đã cảnh báo biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực là giảm thiểu thiệt hại của các loại ngũ cốc do côn trùng gây ra, theo ước tính ở châu Phi mỗi năm thiệt hại 4 tỷ USD (FAO, 2010) [48]. Tác hại của Sitophilus zeamais Motsch là một vấn nạn gây thiệt hại nghiêm trọng với ngô và ngũ cốc ở châu Phi [51]. Sản lượng ngô bị giảm trầm trọng bởi Sitophilus zeamais trong các kho lưu trữ với các mức độ khác nhau gây ra những cú sốc về thực phẩm [52]. Thiệt hại trên toàn thế giới do loài mọt ngô Sitophilus zeamais gây ra dao động từ 20–90%, tuỳ thuộc vào giống ngô khác nhau, vùng miền khác nhau và biện pháp bảo quản khác nhau [50].

21

Bergvinson (2004) nhận thấy tỷ lệ hao hụt ngô trong kho bảo quản là 20%, trong đó do mọt ngô gây thiệt hại lên đến 15% của một vụ thu hoạch trong vài tháng và làm giảm chất lượng ngô hạt [39]. Một số tác giả đã nghiên cứu tỷ lệ thiệt hại do mọt ngô gây ra cũng cho biết mọt làm giảm 20% khối lượng ngô lai được lưu trữ trong các kho bảo quản tốt, giảm 40% trong các kho dự trữ thường và 80% thiệt hại ở các nông trại ở vùng nhiệt đới [35], [42], [53]. Những thiệt hại do mọt hại ngô gây ra bao gồm giảm khối lượng, giảm dinh dưỡng và tổn thất kinh tế do phải bán giá thấp… [54]. Tổn thất do mọt hại gây ra liên quan chặt chẽ đến thời gian bảo quản ngô trong kho và mật độ của mọt. Tadele et al., (2011) [55] đã tiến hành sàng sạch, sấy khô (12% ẩm độ) và đã phun với phostoxin trong 7 ngày để tiêu diệt hết trứng, ấu trùng các loại sâu hại trong ngô hạt. Sau đó các mẫu ngô này dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mọt và thời gian bảo quản đến sự giảm khối lượng ngô hạt do mọt gây ra. Sự giảm khối lượng do mọt gây ra được Tadele et al., (2011) xác định theo phương pháp của Gwinner et al., (1996) [56]. Phân tích kết quả thí nghiệm, Tadele et al., (2011) đã khẳng định sự giảm khối lượng của ngô hạt chịu ảnh hưởng lớn bởi thời gian lưu trữ và mật độ của mọt gây hại. Với mật độ 50 con/200g ngô hạt sau 30, 60 và 90 ngày lưu trữ khối lượng ngô hạt giảm tương ứng là 1,4%, 1,5% và 6,9%. Mật độ côn trùng có xu hướng ra tăng sau các ngày bảo quản và có sự khác biệt về số lượng côn trùng đáng kể khi mật độ đầu tiên là 5 con/200 gam ngô hạt và 45–50 con/200 gam ngô hạt sau 90 ngày bảo quản [55]. Khảo sát tại Togo (Tây Phi) cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ hao hụt do mọt hại gây ra ở ngô hạt lưu trữ trong kho bảo quản từ 7 đến hơn 30% trong thời gian 6–9 tháng bảo quản [57]. Còn theo nghiên cứu của Keil (1988) tổn thất ngô do mọt hại ngô từ 17,9% sau 6 tháng bảo quản và lên đến 41,2% sau 8 tháng bảo quản [58]. Kết quả nghiên cứu tổn thất trong kho sau 3 tháng lưu trữ của Boxall (2002), tổn thất sau thu hoạch của ngô do côn trùng trong thời gian bảo quản khoảng từ

22

20 đến 30%, tổn thất khối lượng lên đến 34– 40% và 10–20% là do Sitophilus zeamais [59]. Với mục đích nghiên cứu, đánh giá khả năng kháng Sitophilus zeamais và cải thiện khả năng kháng của 22 giống ngô lai, Tadele et al., (2013) đã xác định khả năng gây hại của mọt đối với 22 giống ngô lai này. Kết quả cho thấy các giống ngô khác nhau thì mức độ thiệt hại khác nhau, sau 56 ngày thí nghiệm, mức độ thiệt hại dao động từ 3,2 đến 22,3% [60]. 1.1.5.4. Thiên địch của mọt ngô Sitophilus zeamais Kết quả nghiên cứu của Visarathanonth et al., (2010) đã phát hiện ong ký sinh Anisopteromalus calandrae tại Thái Lan từ mọt ngô. Nhóm tác giả đã cung cấp thêm một số đặc điểm sinh học của ong ký sinh A. calandrae và xác định khả năng kiểm soát sâu mọt gây hại thóc dự trữ của loài ong ký sinh này. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi giữa ong ký sinh và vật chủ mọt ngô trên thức ăn là gạo xay ở nhiệt độ 32,5 oC, ẩm độ 70%. Kết quả cho thấy giai đoạn trứng nở là 1 ngày; ấu trùng 4,1 ± 0,7 ngày; nhộng 6,3 ± 0,9 ngày và trưởng thành có tuổi thọ là 9,6 ± 1,0 ngày. Thời gian từ trứng đến trưởng thành là 11,4 ngày. Một ong cái sản sinh ra thế hệ con trung bình 37 ± 14 cá thể cái và 42 ± 14 cá thể đực với tổng số 79 ± 13 cá thể. Thời gian đẻ trứng là 11 ngày với đỉnh cao 12 ± 5 quả trứng vào ngày thứ 5. Tỷ lệ giới tính của ong ký sinh (cái: đực) là 0,88: 1. Ấu trùng mọt ngô nuôi trên gạo nâu vào 21 ngày tuổi cho năng suất đẻ trứng của ong cao nhất (65 ± 17 quả trứng). Ở các lứa tuổi ấu trùng là 19, 23, và 25 ngày tuổi, sức đẻ trứng của ong cái giảm lần lượt tương ứng còn 57 ± 17, 56 ± 21 và 40 ± 22 quả trứng [61]. 1.1.5.5. Các biện pháp phòng chống mọt ngô Sitophilus zeamais Các nguồn dự trữ ngũ cốc có thể được khử trùng bằng phosphine để loại bỏ sự lây nhiễm hiện có, nhưng những phương pháp xử lý này không chống lại sự tái nhiễm của mọt ngô. Guedes & Heyde (1996) [62] ước tính độc tính của deltamethrin đối với một số quần thể S. zeamais kháng thuốc và mẫn cảm trong các cửa hàng ngô truyền thống

23

ở Togo. Trong một nghiên cứu khác, phương pháp xử lý bằng pirimiphos-methyl và deltamethrin có hiệu quả nhất ở các kho thóc truyền thống sau khi pirimiphos-methyl, deltamethrin và permethrin được áp dụng trong nhiều cách kết hợp khác nhau ( Richter et al., 1997) [63]. Srinivasacharayulu & Yadav (1997) [64] đã đánh giá độc tính của deltamethrin, fluvalinate, chlorpyrifos-methyl, etrimfos và malathion đối với S. zeamais, và các thử nghiệm sinh học ứng dụng tại chỗ của malathion, pirimiphos- methyl, deltamethrin và permethrin được thực hiện S. zeamais, được thu thập từ chín bang ở Mexico ( Perez-Mendoza, 1999 ) [65]. Guedes et al., (1996) [62] báo cáo 20% carbon dioxide đã kiểm soát S. zeamais trong 5 ngày. Xử lý với 15% carbon dioxide và 5% oxy đã kiểm soát côn trùng trong 10 ngày. Santos et al., (1997) [66] mô tả việc sử dụng bầu không khí được kiểm soát carbon dioxide ở Brazil để kiểm soát S. zeamais trên ngô và lúa mì. Điôxít cacbon ở nồng độ 50% và 60% đã giết chết tất cả các giai đoạn sống của mọt sau 10 ngày tiếp xúc. Trong một nghiên cứu khác với thời gian hun khoang 15 và 20 ngày, nồng độ 40%, 50% và 60% đã loại bỏ tất cả các giai đoạn của côn trùng (Santos et al., 1998) [67]. Nghiên cứu của Li et al., (1998) [68] sử dụng loài ký sinh L. distinguendus để kiểm soát hay nghiên cứu của Helbig, (1998) [69] cũng đã được ghi nhận Theocolax elegans tấn công S. zeamais. Độc tính của một số lượng lớn các loại tinh dầu và các bộ phận thực vật của các loại gia vị và thảo mộc khác nhau đã được đánh giá chống lại S. zeamais Một số loại dầu cam quýt có hơi độc đối với S. zeamais trưởng thành; vôi, quýt và tinh dầu vỏ bưởi làm giảm sự xuất hiện của trứng và ấu trùng (Don-Pedro, 1996 ) [70]. Dầu tỏi độc đối với người lớn (Ho et al., 1997) [71], và dầu dừa, hướng dương, vừng và mù tạt kết hợp với eucalyptol, eugenol hoặc long não đã được phát hiện có độc tính đối với S. zeamais (Obeng-Ofori & Reichmuth, 1999) [72]. Abebe et al., (2009) đã nghiên cứu khả năng kháng mọt của 13 giống ngô khác nhau thông qua khả năng gây hại của thế hệ F1 của mọt Sitophilus zeamais trên các

24 giống ngô. Sau 60 ngày thí nghiệm ông thu được kết quả, khối lượng ngô giảm sau thí nghiệm của giống có khả năng kháng mọt tốt nhất (BHQP–542) giảm 3,2%, tỷ lệ thiệt hại 3,3% và giống có khả năng kháng mọt thấp nhất (Melkasa–III) thì giảm 8,3% và tỷ lệ thiệt hại của giống này là 18% [73]. 1.2. Nghiên cứu côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại nông sản trong kho Những nghiên cứu và kết quả điều tra thành phần loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam không nhiều và ít được cập nhật. Trong số đó có thể kể đến là kết quả điều tra côn trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam của Đinh Ngọc Ngoạn (1965) [74]; kết quả điều tra côn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam sau giải phóng 1975 của Bùi Công Hiển và nnk. (1975) [75], côn trùng hại thóc đổ rời của Dương Minh Tú (2005) [76]; kết quả điều tra côn trùng là đối tượng kiểm dịch thực vật của Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) [77]; thành phần côn trùng gây hại trong kho lương thực của Vũ Quốc Trung (1978) [78]; thành phần côn trùng kho ở Việt Nam của Nguyễn Thị Giáng Vân và nnk. (1996) [79]. Lê Trọng Trải (1980) [80] điều tra kho thóc dự trữ đổ rời tại Hoài Đức, Hà Tây đã xác định được 12 loài côn trùng gây hại trong kho thuộc 7 họ và 2 bộ côn trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp, 9 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [81] điều tra thành phần côn trùng hại thóc dự trữ tại Hà Nội đã ghi nhận được 9 loài côn trùng gây hại thuộc 8 họ và 3 bộ côn trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 6 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Vũ Quốc Trung và nnk. (1999) [82] đã ghi nhận được 7 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long là mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu dài, mọt răng cưa và mọt gạo dẹt. Nguyễn Thị Giáng Vân và nnk. (1996) [79] đã ghi nhận được 23 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thuộc 14 họ và 3 bộ. Trong đó có 4 loài thuộc

25 nhóm gây hại sơ cấp và 19 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam năm 1996–2000 do Phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp (2003). Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng hại kho của ngành Kiểm dịch Thực vật từ 1996 đến 2000 cho thấy, tổng số loài côn trùng trong kho là 115 loài của 44 họ, thuộc 8 bộ và 1 lớp nhện. Nghiên cứu tương tự cũng được đánh giá bởi Nguyễn Quang Hiếu và nnk. (2000), kết quả điều tra thành phần côn trùng hại kho trong kho thóc dự trữ đổ rời ở Hà Nội và Hải Phòng, số loài thu được là 10 loài sâu mọt thuộc 3 bộ [83]. Theo Nguyễn Kim Vũ (2003) khi điều tra thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng hại kho trong bảo quản ngô tại vùng ngoại thành Hà Nội cho thấy có 18 loài thường gặp trong đó có các loài như mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica), mọt cà phê (A.fasciculatus), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), xuất hiện với tần suất lớn [84]. Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2004) đã điều tra thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục dự trữ quốc gia vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả thu được 15 loài sâu mọt của 11 họ, thuộc 2 bộ và 4 loài thiên địch của 3 họ, thuộc 3 bộ [85]. Thành phần côn trùng, nhện trong kho và độ thường gặp của quần thể mọt bột đỏ Tribolium castaneum (Herbst) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cũng được điều tra bởi Hà Thanh Hương (2004) [86]. Nghiên cứu này đã thu được 57 loài của 26 họ, thuộc 4 bộ và 2 lớp (lớp côn trùng và lớp nhện). Trong kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả ghi nhận các loài côn trùng xuất hiện với tần suất bắt gặp trên 50% như: R. dominica, Cryptolestes pusillus, S. oryzae, T. castaneum, Lophocateres pusillus. Trong đó tỷ lệ bắt gặp T. castaneum chiếm 55,64% trong tổng số 57 loài côn trùng và nhện thu thập được. Trần Bất Khuất và Nguyễn Quý Dương (2004) đã điều tra thành phần sâu mọt hại lạc nhân trong kho bảo quản tại một số vùng và thu được kết quả có 20 loài, của 13 họ, thuộc 3 bộ [87]. Cũng trong khoảng thời gian này, Dương Minh Tú (2005) đã nghiên cứu về thành phần loài côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt

26

Nam và xác định được 32 loài thuộc 20 họ của 5 bộ trong đó có 25 loài côn trùng gây hại và 7 loài có ích [76]. Trần Văn Hai và nnk. (2008), điều tra sinh vật hại được thực hiện trong kho bảo quản gạo, bắp và thức ăn gia súc ở Cần Thơ và An Giang trong hai năm, từ năm 2002 đến 2003. Nghiên cứu cho thấy rằng, có 23 loài đã được xác định trong kho bảo quản ở Cần Thơ, trong đó có 7 loài xuất hiện với mật độ cao như Tribolium castaneum Herbst, Sitophilus oryzae L., Ahasverus advena Waltl., v.v. Ở An Giang, nhóm tác giả đã được xác định 27 loài, trong đó có 6 loài xuất hiện với mật độ cao như Tribolium castaneum Herbst, Latheticus oryzae Waterhouse, Cryptolestes minutus Oliv., v.v. Hầu hết các sinh vật hại kho đều thuộc bộ cánh Cứng Coleoptera [88]. Nguyễn Kim Hoa và nnk., (2008), thành phần mọt hại ngô bảo quản tại hộ gia đình ở cùng Bắc Hà, Lào Cai gồm 10 loài thuộc 9 họ của 2 bộ côn trùng (Coleoptera và Lepidoptera) và 1 họ thuộc bộ nhện Acarina. Mọt ngô S. zeamais là loài gây hại nguy hiểm nhất, tiếp đó là mọt bột sừng G. cornutus [89]. Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục BVTV (2006–2010) đã tiến hành điều tra sinh vật hại trên ngô bảo trong cả nước. Kết quả thu được đã phát hiện được 57 loài dịch hại trên ngô sau thu hoạch, trong đó có 49 loài côn trùng gây hại, 1 loài rệp sách, 7 loài nấm bệnh. Các loài côn trùng đã được phát hiện thuộc 18 họ trong 2 bộ Coleoptera, Lepidoptera, trong đó chủ yếu thuộc bộ Coleoptera [90]. Khi nghiên cứu thành phần mọt hại đậu bảo quản ở Việt Nam, Nguyễn Quý Dương (2010) đã xác định được 28 loài côn trùng gây hại và 7 loài thiên địch của chúng trên hạt đậu đỗ bảo quản, trong đó bổ sung thêm 19 loài cho danh sách côn trùng gây hại trên đậu đỗ. Lần đầu tiên phát hiện thấy loài mọt Đậu analis có mặt ở Việt Nam [91]. Theo nghiên cứu của Trần Đăng Hòa và nnk. (2015) [92], kết quả điều tra thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại cảng Quy Nhơn đã ghi nhận có 35 loài côn trùng hại. Trong đó, có 30 loài côn trùng hại bã ngô từ Mỹ, 29 loài gây hại trên cám gạo từ Ấn độ, 13 loài gây hại trên khô dầu đậu tương từ Trung Quốc. Nghiên cứu cũng đã ghi nhận có 33 loài côn trùng hại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong kho bảo quản. Các loài côn trùng gây hại rất phổ biến được xác

27

định trong nghiên cứu này như: Lasioderma serricorne, Cryptolestes minutus, Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamais, Cryptophilus integer, Ahasverus advena, Tribolium castaneum, Plodia interpunctella và Liposcelis bostrychophila. Kết quả gần đây nhất (Nguyễn Thị Oanh và nnk., 2016) với dẫn liệu ban đầu về thành phần loài sâu mọt và thiên địch của chúng trong kho tại tỉnh Đồng Tháp. Số liệu nghiên cứu ghi nhận, có 24 loài sâu mọt thuộc 15 họ ở 6 bộ gây hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp. Trong đó có 11 loài bắt gặp phổ biến như Acarus siro , Lasioderma serricorne, Callosobruchus maculatus, Sitophilus oryzae, Thorictodes heydeni, Ahasverus advena, Oryzaephilus surinamensis, Alphitobius diaperinus, Tribolium castaneum, Liposcelis sp. và Acrotelsa collaris [93]. 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài hại chính cho nông sản trong kho bảo quản Đã có một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của côn trùng gây hại trong kho đã được công bố đề cập đến đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt gạo Sitophilus oryzae L. của Bùi Công Hiển, (1965) [94]; một số dẫn liệu về côn trùng gây hại trong kho thóc của Lê Trọng Trải (1980) [80]; nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng chống côn trùng lạ Tenebrio molitor L. của Dương Minh Tú (1997) [95]; tìm hiểu khả năng sinh trưởng phát triển của mọt bột tạp Tribolium confusum Duval ở Việt Nam của Hà Thanh Hương và nnk., (1998) [86]. Đặc điểm sinh học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica, mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst và biện pháp phòng chống chúng của Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [79]. Theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978), mọt đục hạt nhỏ, Rhizopertha dominica thuộc bộ cánh Cứng Coleoptera, họ Bostrichidae. Cũng theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978) trưởng thành của Rhizopertha dominica có chiều dài 2,3–3 mm, rộng 0,6–1mm. thường chiều dài gấp 3 chiều rộng. Thân nhỏ hình ống dài, màu nâu tối. Trứng dài 0,4–0,6 mm; rộng 0,1–0,2mm, hình bầu dục dài, màu trắng ở giữa hơi cong, một đầu lớn, một đầu bé. Ấu trùng khi lớn dài khoảng 3mm, mình hơi cong, thân màu trắng sữa, râu đầu có 2 đốt. Nhộng dài khoảng 2,5–3mm, đầu của nhộng

28 gần giống đầu của trưởng thành. Đoạn cuối bụng thu nhỏ lại (con cái có phần phụ để phân biệt giữa cá thể đực và cái) [18]. Theo Dương Minh Tú (2005), mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica nuôi trên gạo ở nhiệt độ 25, 30, 35 oC và ẩm độ tương đối 70% có kích thước các pha phát triển ở các ngưỡng nhiệt độ trên là như nhau nhưng thời gian phát triển hoàn toàn khác nhau. Ở các mức nhiệt độ này, thời gian hoàn thành vòng đời của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica lần lượt là: 80,03 ± 1,6; 64,9 ± 1,1 và 45,9 ± 0,76 ngày [76]. Theo Hà Thanh Hương (2007), khi nghiên cứu các nhóm cá thể mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbst) có nguồn gốc từ các địa phương khác nhau thuộc ba vùng sinh thái nông nghiệp nông nghiệp Bắc Việt Nam không có sự khác nhau về kích thước và đặc điểm hình thái; song sức sinh sản trung bình của mọt cái có sự chênh lệch đáng kể ở 30 oC lớn hơn ở 25 °C khoảng 1,02–2,9 lần. Trong đó, mọt bột đỏ thu tại vùng sinh thái 3 (Duyên Hải Bắc Trung bộ) có sức đẻ trên ngày lớn nhất (3,72 quả/ngày) ở cả 25 oC và 30 oC [10]. Theo Nguyễn Kim Hoa và nnk. (2008) [96], vòng đời của mọt ngô kéo dài trung bình từ 32,34 ngày ở điều kiện nhiệt độ 28,2 °C và ẩm độ 87,6% đến 49,56 ngày ở nhiệt độ 22,35 °C, ẩm độ 80,75%. Nguyễn Quý Dương (2010), mọt đậu cô ve trưởng thành tăng khi nhiệt độ tăng từ 20 oC đến 30 oC. Khi thủy phần hạt tăng lên từ 12–18%, sức đẻ trứng của mọt đậu cô ve cũng tăng lên. Mọt đậu cô ve đẻ nhiều hơn trong điều kiện tối hoàn toàn [91]. Nguyễn Thị Oanh và nnk., (2016) nghiên cứu về mọt thuốc lá cho thấy, kích thước chiều rộng đầu của ấu trùng mọt L.serricorne có mối tương quan với các giai đoạn phát triển. Thời gian vòng đời trung bình của mọt L.serricorne là 41,53 ± 6,21 ngày ở điều kiện nhiệt độ 30,00 ± 1,07 oC, ẩm độ 74,64 ± 3,17% [93]. Theo Bùi Minh Hồng, Nguyễn Thị Huyền (2016). Mọt khuẩn đen nuôi trên 4 loại thức ăn: cám gà, bột ngô, hỗn hợp (76% bột ngô + 17% cám gà + 7% men bia), phân gà trong điều kiện nhiệt độ 25 oC và ẩm độ 75% ở tủ nuôi côn trùng được nghiên cứu. Nghiên cứu này đã xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái, tốc độ gia tăng quần thể,

29 và hàm lượng protein của ấu trùng. Mọt khuẩn đen có kích thước các pha phát triển lớn nhất nuôi thức ăn là bột ngô và nhỏ nhất thức ăn phân gà. Nuôi bằng thức ăn hỗn hợp: Vòng đời của mọt khuẩn đen dài nhất là 58,5 ngày, khả năng đẻ trứng cao nhất là 318,17 quả/cặp, tỷ lệ trứng nở cao nhất 89,41%, tốc độ gia tăng quần thể lớn nhất r = 0,118. Nuôi bằng thức ăn phân gà: Vòng đời của mọt khuẩn đen ngắn nhất là 44 ngày, khả năng đẻ trứng thấp nhất là 201,03 quả/cặp, tỷ lệ trứng nở thấp nhất 68,94%, tốc độ gia tăng quần thể thấp nhất r = 0,09. Xác định được hàm lượng protein của ấu trùng mọt khuẩn đen dao động từ 38,66–45,99%. Ấu trùng tuổi 7 có hàm lượng protein cao nhất là 45,99% [97]. 1.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản Không giống như các loài gây hại trên các giống cây trồng ngoài đồng ruộng có thể đánh giá được những thiệt hại một cách trực tiếp. Những tổn thất của nông sản trong công tác bảo quản thường không thể hiện ngay và thường ít thấy, để đánh giá được mức độ thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra cho nông sản lưu trữ rất phức tạp. Tập đoàn sâu mọt hại kho có khả năng thích nghi cao thường xuyên gây ra các vụ “cháy ngầm” trong kho, gây nên những thiệt hại rất lớn [7]. Những công trình nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra cho hạt ngũ cốc dự trữ ở nước ta còn rất hạn chế. Những kết quả thu được chỉ phản ánh thiệt hại về mặt khối lượng mà không thể phản ánh được thiệt hại về mặt chất lượng của sản phẩm dự trữ. Theo Vũ Quốc Trung (1978) [78], thiệt hại đáng kể do sâu mọt hại kho gây ra rất đáng chú ý như ở gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật độ sâu hại 100 con/kg và thủy phần 13,5%, mọt làm hao mất 3,5% khối lượng và phát triển thêm 106%. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg, sau 3 tháng bảo quản chúng tiêu thụ 8% khối lượng và phát triển thêm 190%. Một kho thóc sau 8 tháng không tiến hành các biện pháp phòng chống sâu hại, mật độ sâu hại còn sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5 m, tỷ lệ trung bình hạt bị hại là 13,7%. Đem cân 1000 hạt thóc không bị sâu hại nặng 23,2 g, còn 1000 hạt bị sâu hại

30 chỉ nặng có 16,9 g. Sau khi xay xát, từ 100 kg thóc không bị sâu hại có thể thu hồi được 70–73 kg gạo trắng, trong khi đó với mật độ sâu hại 100 con/kg, chỉ thu hồi được cao nhất 66 kg gạo. Đó là chưa kể tới chất lượng gạo rất kém, giá trị thương phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh. Theo Lê Doãn Diên (1990) [98], tổn thất sau thu hoạch đối với ngũ cốc bảo quản trong kho ở Việt Nam là 10%. Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (2003) [84] cho thấy, tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%, mức độ thiệt hại cao nhất có thể lên đến 11,8%/năm; đối với thóc bảo quản trong thời gian 6 tháng là 2,8% về khối lượng và giảm tới 20% về giá bán. Kết quả nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Trần Văn Chương và nnk. (2003) cho thấy ở quy mô hộ nông dân, ngô dự trữ bị tổn thất trung bình là 15%, cá biệt có nơi đến 20%. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, là điều kiện thích hợp với sự phát sinh phát triển của sâu hại kho, do đó thiệt hại do chúng gây ra không phải nhỏ. Vì vậy, phòng chống sâu mọt hại kho có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. 1.2.4. Các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại nông sản trong kho bảo quản Hiện nay trong bảo quản nông sản có nhiều biện pháp phòng chống côn trùng hại kho khác nhau. Những biện pháp thường được áp dụng bao gồm: Biện pháp cơ học và vật lý hầu như chỉ sử dụng với việc bảo quản ở quy mô nhỏ bằng các phương pháp cơ học như: sàng để loại bỏ côn trùng ra khỏi nông sản ở những nơi chúng tập trung với mật độ cao; phơi sấy tiêu diệt côn trùng bằng tác dụng của nhiệt độ cao; bẫy đèn thu hút các loài côn trùng có tính hướng quang … Cũng như các nước trên thế giới, thuốc hóa học sử dụng trong bảo quản kho tại Việt Nam cũng gồm 2 loại chính là methyl bromide và phosphine. Với ngưỡng phòng chống của các loại sâu mọt gây hại chính (mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ và mọt thóc Thái Lan) là 20 con/kg nông sản có thể tiến hành sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ. Ngoài ra, còn có nhóm thuốc sát trùng mà chủ yếu là sumithion 50EC sử dụng để sát trùng kho, vật dụng trong kho khi đã xuất hết lô hàng cũ và chuẩn bị đưa lô hàng mới

31 vào bảo quản. Sumithion cũng dùng để xua đuổi, ngăn chặn sự xâm nhiễm côn trùng vào gây hại trong kho bằng cách phun vào rèm vải ở cửa kho và các khu vực xung quanh kho [15]. Trong bảo quản nông sản lưu trữ, biện pháp sinh học có tính ưu việt là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và bền vững, đồng thời giảm thiểu những tác hại đến môi trường và cân bằng hệ sinh thái. Bùi Công Hiển (1995) có đề cập đến vai trò của nhóm ong ký sinh Trichogramma spp. đối với ngài gạo Corcyra cephalonica. Theo Bùi Công Hiển (1995) [7], các loài ong ký sinh ở côn trùng gây hại trong kho thường giết chết vật chủ, ví dụ như ong ký sinh (Trichogramma spp.) ký sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica). Ở Việt Nam, Viện Công nghệ sau thu hoạch bước đầu đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn trùng gây hại trong kho từ năm 1998. Kết quả thử nghiệm hai loại chế phẩm Bt (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt ngô (Sitophilus zeamais) có hiệu quả khá cao nhưng lại không có tác dụng tiêu diệt đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) và diệt hiệu quả đến 100% ngài gạo (Corcyra cephalonia) [99]. Thuốc thảo mộc BQ–01 do Trung tâm Công nghệ hóa học, Viện Hóa học, Viện Khoa Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam sản xuất và đưa vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Sơn Bình cũ năm 1991–1992. Thuốc BQ–01 được sản xuất với nguyên liệu chính là cao lanh và bột hạt xoan ta. Kết quả khảo nghiệm cho thấy thuốc không có hiệu lực trừ côn trùng nhưng có hiệu quả xua đuổi (Dương Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn, 1993). Nhược điểm của thuốc BQ–01 là để lại lượng tạp chất quá lớn, bụi và có mùi khó chịu lưu lại trong nông sản bảo quản. Thuốc thảo mộc Gung Chong Jing (GCJ) do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật, chất mang và được bổ sung thêm hoạt chất deltamethrin. Sau khi có kết quả thử nghiệm tại Thái Bình và Hà Bắc năm 1998 (Dương Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung, 2000) và thử nghiệm diện rộng trong các kho thóc dự trữ đổ rời tại Thái Bình năm 1999–2000, Cục Dự trữ quốc gia đã cho phép các Chi cục ở phía Bắc đưa thuốc GCJ vào sử dụng để trừ côn trùng gây hại trong kho. Kết quả thu được trong năm 2001–2002 là khá khả quan. Ưu điểm của

32 thuốc là dễ sử dụng, hiệu lực thuốc kéo dài và giá thành phù hợp. Nhược điểm là để lại lượng mùn (tạp chất) ở trong nông sản. Tuy nhiên, theo Dương Minh Tú (2005) [76] khi so sánh hiệu quả thử nghiệm thuốc GCJ tại một số kho tàng lưu trữ ở khu vực phía Bắc nhận định thuốc GCJ của Trung Quốc nhập vào Việt Nam năm 2000 và thuốc nhập năm 1998–1999 là có sự khác biệt (có thể hàm lượng của deltamethrin trong thuốc thay đổi). Từ lâu, nông dân đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ sâu hại mùa màng hoặc dùng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Những cây thường được dùng nhất là cây xoan, cây thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây ruốc cá, thanh hao hoa vàng… Hiện nay, thuốc thảo mộc đang được khuyến khích nghiên cứu phát triển với những ưu điểm vượt trội và là nguồn thuốc có xu hướng dần thay thế cho thuốc hóa học trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong bảo quản nói riêng. Việc xác định, chiết xuất và giữ ổn định được các hoạt chất có khả năng tiêu diệt, gây ngán ăn, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng gây hại đang được nhiều đơn vị nghiên cứu và thử nghiệm, có nhiều thành công bước đầu. Một số loại cây và hoạt chất của nó được sử dụng trong bảo quản có thể kế đến như cây xoan (Melia azedarach) hay còn gọi là cây xoan ta, xoan nhà, sầu đông, thầu đâu… Xoan ta thuộc bộ Sapindales; họ Meliaceae; chi Melia. Là cây trồng phổ biến ở Việt Nam được dùng chủ yếu để lấy gỗ và tạo bóng mát ở các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu…) Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán đi xa, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, xung huyết phổi, suy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ. Cây xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực được lưu giữ, nhưng không ăn được do nó rất độc. Nước ngâm lá xoan và vỏ xoan có tác dụng diệt sâu ngoài đồng ruộng hay trong kho do cây xoan có hoạt chất Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng gây ngán

33

ăn, làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng. Cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica) là cây thuộc bộ Sapindales; họ Meliaceae; chi Azadirachta. Nguồn gốc của cây này là ở Nam và Đông Nam châu Á nhưng ngày nay nó có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương. Cây xoan Ấn Độ dùng để kiểm soát côn trùng hại kho. Hoạt chất chủ yếu có tác động đến côn trùng từ hạt xoan và lá xoan Ấn Độ là chất Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng chống sự đẻ trứng, gây ngán ăn, làm gián đoạn quá trình phát triển, làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng [100]. Ở Bình Thuận, nông dân đã dùng lá và quả để bảo quản nông sản trong một số tháng như dùng lá khô trộn lẫn với hạt để chống sâu mọt, cây xoan Ấn Độ đã trở thành một loại thuốc thảo mộc trong bảo quản nông sản ở quy mô hộ nông dân. Cây cơi (Pterocarya tonkinensis) mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, được nông dân dùng để bảo quản thóc, ngô có tác dụng trừ mọt trong bảo quản. Cây cơi là cây gốc lớn, thuộc họ Juglandaceae; bộ Juglandales. Chúng có phân bố rộng ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Sơn La và cả ở Lâm Đồng. Lá cơi đắng, có độc, có tác dụng trừ sâu, sát khuẩn (nước chiết từ lá tươi có tác dụng đối với Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis). Lá cơi không hoàn toàn độc đối với cá nhưng độc đối với chuột. Người ta thường dùng lá giã ra để duốc cá; cũng dùng chữa ghẻ lở bằng cách lấy nước nấu lá để tắm rửa hoặc dùng cao lá để bôi ngày 1–2 lần vào các mụn. Thuốc thảo mộc Gu Chong Jing do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật: hồi, quế, thanh hao hoa vàng, long não, chất mang và được bổ sung thêm thuốc hóa học Deltamethrin với hàm lượng 0,024%. Thuốc GCJ sử dụng ở liều lượng 0,04% để bảo quản thóc, ngô rất có hiệu quả và đặc biệt thích hợp bảo quản ngô hạt ở tại hộ nông dân tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2003) [101]. Trong quy trình hoàn thiện và ứng dụng công nghệ phòng chống tổng hợp sinh vật hại gồm 9 giai đoạn khép kín từ khâu thu hoạch đến bảo quản ngô, thóc quy mô nông hộ và trang trại tại Hà Nội đã sử dụng thuốc GCJ với tỷ lệ 0,04%

34 cho kết quả cao [102]. 1.2.5. Nghiên cứu về mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky ở Việt Nam. 1.2.5.1. Vị trí phân loại học, phân bố của mọt ngô Sitophilus zeamais Bùi Công Hiển (1995) [7] cũng xếp vị trí phân loại của mọt ngô S. zeamais Motschulsky không khác CABI (2010) [29]: Giới: Animalia (Động vật); Ngành: Arthropoda (Chân khớp); Lớp: Insecta (Côn trùng); Bộ: Coleoptera (Cánh Cứng); Họ: Curculionidae (Vòi voi); Giống: Sitophilus. Ở Việt Nam, loài mọt ngô có thể gặp ở tất cả các địa phương [91]. 1.2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt ngô Sitophilus zeamais Ở Việt Nam công trình được quan tâm nhất phải kể đến của tác giả Bùi Công Hiển (1995), tác giả đã lập hệ thống định loại côn trùng hại kho phổ biến thường gặp và bước đầu đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài cụ thể trong đó có loài gây hại chính S. zeamais, tác giả cho rằng, mọt ngô S. zeamais là một đối tượng nguy hiểm, có khả năng sinh sản mạnh, một mọt cái đẻ trung bình 376,82 trứng [7]. Cũng theo tác giả Bùi Công Hiển (1995), S. zeamais là loài gây hại phổ biến và là dịch hại nguyên phát. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chín sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục trong suốt quá trình bảo quản. Tính ăn của loài mọt này khá phức tạp vì mọt ngô thuộc loại đa thực, nó có thể ăn hầu hết các loại ngũ cốc thô hoặc chế biến như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa miến, lúa mạch đen, các loại đậu, hạt có dầu, hạt bông và nhiều sản phẩm thực phẩm khác. Nhưng thức ăn thích hợp nhất với nó là ngô hạt. Trong kho mọt hoạt động nhanh nhẹn, hay bay, bò và có tính giả chết, chúng thích bò lên các vị trí cao trong đống hạt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, mọt thường tập trung vào kẽ kho, mép bao… để ẩn nấp [7]. Theo Nguyễn Kim Hoa và nnk,. (2008), mọt ngô Sitophilus zeamais là loài gây hại nguyên phát, xuất hiện và gây hại rất sớm. Ngay từ giai đoạn ngô chín sáp ở ngoài đồng, mật độ của loài này trên giống ngô địa phương và giống ngô lai tương

35

ứng là 0,07 và 0,21 con/bắp. Sau 12 tháng bảo quản, mật độ của mọt ngô trên các giống nêu trên đạt tương ứng là 34,13 và 44,2 con/bắp. Trong suốt thời gian bảo quản, mọt ngô luôn chiếm ưu thế trong mật độ chung của các loài mọt, đặc biệt là trong 6 tháng đầu [96]. Gần như cho đến nay, về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài mọt ngô, Sitophilus zeamais, còn rất ít hoặc chưa có nghiên cứu nào một cách đầy đủ. 1.2.5.3. Tác hại của mọt Sitophilus zeamais Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thành phần côn trùng hại kho rất phong phú. Từ rất sớm nhiều tác giả đã điều tra về thành phần côn trùng và nhện hại kho bảo quản nông sản ở Việt Nam như Đinh Ngọc Ngoạn (1964), Vũ Quốc Trung (1978), Nguyễn Thị Giáng Vân (1992), Phạm Thị Vân (1995)... đã thu thập được 144 loài thuộc 43 họ, 8 bộ thuộc hai lớp côn trùng và nhện gây hại nông sản trong kho bảo quản ở Việt Nam [74], [78], [103], [104]. Tổn thất sau thu hoạch do côn trùng lưu trữ trong đó có mọt ngô Sitophilus zeamais là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là vùng nhiệt đới và được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm. Việt Nam, mọt ngô Sitophilus zeamais là một đối tượng nguy hiểm, có khả năng sinh sản mạnh, 1 mọt cái đẻ trung bình 376,82 trứng [7]. Với độ thường gặp cao, 100% trong các kho bảo quản ngô và 26,67% trong các kho bảo quản đậu đỗ [91]. Theo Lê Doãn Diên (1990) [98] tổn thất do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc tới 10%. Theo kết quả điều tra của viện Công nghệ sau thu hoạch (1994–1998) tổn thất bảo quản ở hộ nông dân từ 3,6–6% (có những nơi lên đến 15–27%) do sâu hại. Tổn thất sau thu hoạch của hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội là khoảng 5,7– 6,5% và giá bán giảm 20% [98]. Kết quả nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Chuong Tran Van et al., (2003) [105] cho thấy ở quy mô hộ nông dân, ngô dự trữ bị tổn thất trung bình là 15%, cá biệt có nơi đến 20%. 1.2.5.4. Thiên địch của mọt ngô Sitophilus zeamais Các kho bảo quản nông sản được xem là những hệ sinh thái đặc biệt, tồn tại các mối tương quan giữa các sinh vật rõ rệt. Cũng giống như ngoài tự nhiên, các loài thiên địch có vai trò điều hoà số lượng các loài sâu hại. Vì thế, đã có nhiều tác

36 giả quan tâm điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng gây hại trong kho bảo quản trên thế giới và ở Việt Nam. Điều tra của Vũ Quốc Trung (1978) đã phát hiện được 5 loài côn trùng có ích thuộc 3 bộ và một loài nhện bắt mồi (Miratenus sp.) trong kho [78]. Theo Hà Thanh Hương (2007) đã công bố 5 loài ong thuộc 2 họ Encyrtidae và Pteromalidae trong kho thóc ở Hà Nội [10]. Nguyễn Quý Dương (2009) đã phát hiện 7 loài thiên địch trên côn trùng gây hại đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch, trong đó có 3 loài ong ký sinh và 4 loài bắt mồi thuộc 2 lớp côn trùng và lớp nhện [91]. Gần đây nhất, có Nguyễn Thị Oanh và nnk. (2016) [93] đã phát hiện 5 loài ong ký sinh trên ngô bao gồm: Holepyris sylvanidis Bréthes, Cephalonomia tarsalis Ashmead, Proconura caryobori Hanan, Anisopteromalus calandrae Hovard, Theocolax elegans Westwood, Evania sp, tại tỉnh Đồng Tháp năm 2015–2016. Hầu hết thiên địch sâu hại trong kho bảo quản nông sản đều là các loài đa thực, lại có số lượng không lớn, vì vậy, còn gặp khó khăn trong việc sử dụng chúng như một tác nhân phòng chống sâu hại bằng biện pháp sinh học. Hiện nay, rất ít công trình nghiên cứu về nhân nuôi và sử dụng thiên địch trong phòng chống côn trùng gây hại trong kho. Thực tế, có ít triển vọng trong việc nhân nuôi, sử dụng các loài thiên địch này mà chỉ cố gắng duy trì và khích lệ vai trò có ích của chúng như một tác nhân tự nhiên trong các kho bảo quản nông sản [91]. 1.2.5.5. Biện pháp phòng chống mọt ngô Sitophilus zeamais Ở Việt Nam sử dụng nhiều biện pháp để phòng chống mọt ngô Sitophilus zeamais như: * Biện pháp xử lý nhiệt Theo Vũ Quốc Trung (1990) [106] khi xử lý ở 60 oC đối với trưởng thành 5 loài mọt kho là mọt gạo, mọt đục hạt, mọt khuẩn đen, mọt bột đỏ và mọt râu dài thì chúng chỉ sống trung bình từ 17–46 phút. * Sử dụng bụi trơ Bụi trơ được làm từ các vật liệu khác nhau, từ thực vật như tro trấu, tro gỗ hay từ khoáng vật như bột đất, cao lanh,... Tùy theo tính chất của bụi trơ có thể dùng với

37 tỷ lệ 1–30% so với trọng lượng hạt bảo quản. Tro bếp cũng được ứng dụng nhiều trong bảo quản hạt ngô ở quy mô nông hộ. * Làm khô nông sản bảo quản Bùi Công Hiển (1995) [7] nhận thấy ở Tây Nguyên, vào mùa khô thủy phần ngô hạt giảm xuống 10,5–11%, cho dù lúc nhập kho trước đó chỉ 2–3 tháng vào khoảng 13–14%; nhưng vào mùa mưa thủy phần có tăng lên thêm 2–3%. Ngay trong một gian kho chứa hàng, thường khác nhau giữa phía Đông và phía Tây, phần được chiếu sáng nhiều sẽ là nguyên nhân để dịch chuyển độ ẩm đến nơi lạnh hơn, vì thế chỗ thường xuyên râm mát lại dễ bị hỏng do côn trùng và nấm mốc. Do vậy, cần quan tâm lựa chọn kiểu hình và cấu trúc kho phù hợp với điều kiện địa hình từng vùng. * Phòng chống sinh học Năm 1998 các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm sinh học cho phòng trừ côn trùng hại kho. Kết quả thử nghiệm hai loại chế phẩm Bt (chế phẩm chống côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt ngô (Sitophilus zeamais) khá cao nhưng không có hiệu quả với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) và diệt được 100% ngài gạo (Corcyra cephalonia) [99]. Gần đây, Nguyễn Thị Oanh và nnk., (2016) [93] sử dụng ong ký sinh để khống chế sự phát triển của Sitophilus zeamais và bước đầu có kết quả. * Sử dụng thuốc thảo mộc Từ lâu Việt Nam đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ sâu hại mùa màng hoặc bảo quản nông sản sau thu hoạch. Những cây thường được dùng nhất là xoan, thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây ruốc cá, thanh hao hoa vàng. Theo Dương Minh Tú (1990) [76] sử dụng lá cây có tinh dầu hay chất độc như lá xoan, lá xả, lá trúc đào để xua đuổi mọt ngô sau thu hoạch. Thuốc thảo mộc Guchungjing 25 Dp do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật: hồi, quế, thanh hao hoa vàng, long não, chất mang và được bổ sung thêm thuốc hóa học Deltamethrin với hàm lượng 2,5mg/kg.

38

Thuốc GCJ đã được bổ sung vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam năm 1998. Sử dụng thuốc GCJ ở liều lượng 0,04% để bảo quản thóc, ngô rất có hiệu quả và đặc biệt thích hợp bảo quản ngô hạt ở tại hộ nông dân tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Oanh, 2003) [101].

39

CHƯƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2019, trong đó điều tra, thu mẫu tập trung tiến hành 3 đợt trong 1 tháng, mỗi đợt từ 2 đến 3 ngày từ 10/2015 đến 12/2017. Thời gian tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm từ 12/2016 đến 12/2018 và thực nghiệm tại các kho bảo quản ngô hạt từ tháng 3/2019 đến 5/2019. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra mẫu vật theo định lượng tại các kho bảo quản ngô hạt được chọn ở huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La (phường Chiềng Sinh, phường Chiềng Cơi, phường Quyết Tâm) (bảng 2.1). Điều tra định tính tại các kho rải rác ở các huyện khác thuộc tỉnh Sơn La (Mộc Châu, Yên Châu, Mường La, Sông Mã,...) Xã Cò Nòi thuộc huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La là nơi có diện tích trồng ngô lớn ở Sơn La, gần đường giao thông, tập trung nhiều các kho cố định thu mua và bảo quản nông sản đặc biệt là ngô hạt. Bảng 2.1. Địa điểm điều tra định lượng ở Sơn La Hình thức TT Tên kho và gia đình Địa chỉ bảo quản Xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 1, xã Cò Nòi, 1 nông sản Đa Thụy Mai Sơn, Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi, 2 nông sản Liền Trang Mai Sơn, Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 2, xã Cò Nòi, 3 nông sản Thủy Bản Mai Sơn, Sơn La Gia đình nhà ông Tường Đóng bao tiểu khu 1, xã Cò Nòi, 4 Mai Sơn, Sơn La Gia đình nhà ông Ngân Thùng phi tiểu khu 2, xã Cò Nòi, 5 Mai Sơn, Sơn La Gia đình nhà ông Nhuần Đóng bao tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi, 6 Mai Sơn, Sơn La

40

Hình thức TT Tên kho và gia đình Địa chỉ bảo quản Thành phố Sơn La, Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Chiềng Sinh, thành phố 1 nông sản Hùng Mạnh Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Phường Quyết Tâm, 2 nông sản Khánh Trang thành phố Sơn La Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Chiềng Sinh, thành phố 3 nông sản Hoa Ban Sơn La Gia đình nhà ông Quản Đóng bao Phường Quyết Tâm, 4 thành phố Sơn La Gia đình nhà bà Gấm Đóng bao Phường Quyết Tâm, 5 thành phố Sơn La Gia đình nhà bà Liễu Đóng bao Phường chiềng Cơi, thành 6 phố Sơn La

Việc khảo sát và thu mẫu trong vùng nghiên cứu được tiến hành qua các đợt thuộc các huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La, trong đó điều tra theo các hình thức bảo quản gồm: bảo quản ngoài đồng ruộng, bảo quản ở nhà dân làm thức ăn chăn nuôi, bảo quản ngô bắp, bảo quản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi khu vực và hình thức bảo quản chúng tôi lựa chọn 3 điểm để điều tra.

41

Hình 2.1. Điểm điều tra thu mẫu tập trung ở Sơn La (nguồn: Tranh treo tường Hà Nội.com) 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Loài mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky và các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ngô ở Sơn La. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài mọt hại ngô hạt và các loài ong ký sinh có liên quan trong kho bảo quản ngô hạt tại tỉnh Sơn La.

42

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Sitophilus zeamais trong kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài mọt hại ngô trong kho bảo quản ở Sơn La và xếp chúng theo hệ thống phân loại hiện nay. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài mọt ngô S. zeamais. - Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản nghèo ôxy đến sự phát triển và hoạt động của mọt ngô S. zeamais. 2.4. Dụng cụ thí nghiệm 2.4.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm ngô hạt giống NK7328 dòng lai F1 được lấy trong các kho bảo quản ở Sơn La để theo dõi thành phần mọt hại kho và ong ký sinh; ngô hạt giống NK7328, gạo hạt dài Thái Lan và hạt đậu tương (giống địa phương) để theo dõi sự lựa chọn thức ăn của các loài mọt trong kho bảo quản ngô hạt. Riêng gạo hạt dài Thái Lan được sử dụng làm thức ăn cho mọt ngô S. zeamais để theo dõi một số đặc điểm sinh học, sinh thái học vì gạo hạt dài của Thái Lan dễ quan sát các pha phát triển của S. zeamais hơn trên ngô hạt, tỉ lệ sống của ấu trùng mọt ngô cao hơn so với bột ngô. Ngô hạt giống NK7328, gạo hạt dài của Thái Lan và hạt đậu tương (giống địa phương) đã được khử khuẩn ở nhiệt độ 60 ºC trong thời gian 2 giờ, để trong phòng cho đến khi thủy phần của hạt gạo đạt ở mức 13%, sau đó chuyển sang giữ trong bình kín để duy trì được thủy phần này trong suốt thời gian thí nghiệm 2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm Dụng cụ được sử dụng trong điều tra bao gồm: panh, dụng cụ lấy mẫu, bộ rây sàng côn trùng, khay, ống nghiệm, bút lông, chổi, đèn pin, túi nilon, các bình PET dung tích 15 lít, dây lặt, ống nhựa các loại, van khóa khí, keo dán, 2 loại hộp nhựa cao x đường kính = 10,5 × 16 cm và 7 × 5,7 cm; đĩa Petri đường kính 8 cm. Hóa chất được sử dụng bao gồm: cồn Etanol, Ethyl Acetate, KOH, Xylen, n–

Butylacetate, chất khử FOCOAR; Na2CO3 bão hòa, HCl 2M, nước cất. Thiết bị và dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:

43

- Máy sấy ngô Memmert 250 (Đức) - Máy đo thủy phần hạt Dickey–John, sai số ± 0,5%; nhiệt ẩm kế Hair Hygrometer (Đức) - Tủ nuôi sinh thái Alabtech (Hàn Quốc) (dài × rộng × cao = 78 × 78 × 150cm). Tủ nuôi sinh thái JSR (Hàn Quốc) (dài × rộng × cao = 70 × 70 × 170cm). - Kính lúp soi nổi hai mắt có gắn camera (Nhật Bản) độ phóng đại 45–60 lần, Kính lúp soi nổi Olympus SZ61có gắn máy ảnh Olympus CX500. - Máy ảnh kỹ thuật số Sony® 5000 gắn với kính lúp soi nổi Nikon® SMZ 800N được kết nối với máy tính bàn.

Máy đo ẩm độ Tủ nuôi sinh thái Tủ nuôi sinh thái cầm tay Wile 55 Alabtech JSR

Kính lúp soi nổi Kính hiển vi Tủ sấy có gắn camera có gắn camera Hình 2.2. Một số thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu (Nguồn: Nguyễn Văn Dương, 2017)

44

- Hệ thống theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, hàm lượng ôxy trong môi trường MSI: Đánh giá diễn biến bên trong môi trường thông qua các sensor đo ôxy, nhiệt ẩm được hiển thị (hình 2.2). 1 3

2

Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đo ôxy, ẩm độ, nhiệt độ, điểm sương MSI Cấu tạo hệ thống gồm: Máy tính (1) giao tiếp với Sensor (3) qua bộ chuyển đổi A/D (truyền tín hiệu) (2) thông qua cổng COM kết nối với máy tính. Việc sắp xếp đầu đo có thể được thiết kế tùy theo yêu cầu thực tế. Phần mềm sẽ điều khiển nguồn, quá trình đo, ghi số liệu, hiển thị và điều chỉnh. Hệ đo liên tục các thông số nhiệt độ, ẩm độ, hàm lượng ôxy cùng một thời điểm.

(a) (b) (c)

Hình 2.4. Hệ thống đo nhiệt ẩm, điểm sương ôxy kết nối với máy tính (a) Sensor đo ôxy; (b) Bộ chuyển đổi tín hiệu A/D; (c) Sensor đo nhiệt ẩm, điểm sương

45

Hình 2.5. Phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm, Trường Đại học Tây Bắc tháng 12/2017 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản Tiến hành điều tra kho nông sản theo “QCVN 01–141: 2013/BNNPTNT” [107]. Mẫu được lấy theo không gian khối hàng. Tùy theo độ cao của khối hàng mà chia thành các tầng để lấy mẫu. Nếu khối hàng thấp hơn 2 m thì chia thành hai tầng và lấy 5 điểm chéo góc ở mặt giao nhau của hai tầng. Nếu khối hàng cao hơn 2 m thì lấy 5 điểm chéo góc cách mặt trên không quá 0,5 m và lấy 5 điểm chéo góc cách mặt đáy không quá 0,5 m. Lấy 10 mẫu mỗi kho, mỗi mẫu lấy 0,5 kg. Đối với sản phẩm ngô hạt, mỗi điểm thu mẫu 0,5 kg. Các mẫu sau khi thu thập trong cùng một kho được trộn lại, dùng các dụng cụ như ống hút côn trùng, bút lông, kẹp hoặc rây sàng nhiều tầng, vợt để thu bắt côn trùng. Mẫu ngô hạt được thu thập trực tiếp tại các địa điểm điều tra, được đựng bằng túi nilon và ghi nhãn các thông tin cần thiết có liên quan. Sau đó được đem về phòng thí nghiệm cho riêng rẽ từng loại vào các hộp nhựa có nắp lưới để tiếp tục theo dõi cho đến khi trưởng thành của sâu mọt hoặc thiên địch vũ hóa để xác định loài. Thu bắt mọt cánh Cứng: dùng ống hút côn trùng, bút lông, panh mềm gắp côn trùng đưa vào miệng ống nghiệm rồi dùng bông bịt ống nghiệm lại. Nơi có nhiều ngô

46 bị hại dùng rây để rây, tách côn trùng. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu theo Bùi Công Hiển (1995) [7] và Haines (1991) [108]. Các mẫu mọt trưởng thành được định loại căn cứ vào tài liệu sau: Định loại côn trùng gây hại theo các tài liệu của Bousquet (1990) [109], Haines (1991) và Bùi Công Hiển (1995). Mẫu được bảo quản tại phòng thí nghiệm Động vật, Trường Đại học Tây Bắc; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.5.2. Phương pháp điều tra thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến mọt hại kho và loài mọt ngô Sitophilus zeamais Điều tra theo dõi loài ong ký sinh song song với mọt thu được trong kho theo điều tra kiểm dịch thực vật “QCVN 01–141: 2013/BNNPTNT” (mục 2.5.1). Các mẫu ngô hạt sau khi thu được ở trong cùng một kho được trộn đều, dùng ống hút và ống nghiệm để thu ong trưởng thành làm tiêu bản để giám định loài ong ký sinh. Ngoài ra, một số loài ong ký sinh sử dụng các dụng cụ như ống nghiệm, vợt, hộp đựng mẫu thu trực tiếp. Do những cá thể trưởng thành các loài ong ký sinh có thể chưa xuất hiện ngay trên ngô khi thu mẫu nên các mẫu ngô hạt thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành nuôi riêng rẽ trong các hộp nhựa có nắp lưới thông gió, ghi chép đầy đủ thông tin (thời gian, địa điểm thu mẫu, thời gian vũ hóa, số lương). Thu bắt trưởng thành, ghi nhận kết hợp với điều tra trực tiếp ở các kho để giám định và bảo quản. Các mẫu thiên địch thu được để trong bảo quản cồn 90% để sấy và làm tiêu bản. Định loại các loài thiên địch theo các tài liệu của Graham (1969) [110], Yoshimoto (1984) [111], Janzon (1986) [112], Boucek và Rasplus (1991) [113], Noyes (2003) [114], Hayashi et al., (2004) [115], Lim et al., (2007) [116], Baur et al., (2014) [117] và Fayaz et al., (2016) [118]. Chỉ tiêu theo dõi (mọt hại kho và ong ký sinh): + Vị trí số lượng của đối tượng nghiên cứu Na C = 100 N Trong đó: C là vị trí số lượng của loài a Na là số lượng cá thể loài a N là tổng số cá thể thu được tất cả các loài

47

+ Đánh giá độ thường gặp của mọt hại ngô theo phân cấp: 10% ≤ C : Loài ưu thế 5% ≤ C < 10% : Loài ưu thế trung bình C<5 % : Loài ít ưu thế 2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt ngô Sitophilus zeamais Mọt Sitophilus zeamais được nuôi bằng ngô hạt và gạo có thủy phần 13%, trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ, ẩm độ thấp nhất và cao nhất tương ứng: 20 oC, 60% và 30 oC, 80%) để mọt ngô phát triển bình thường. Ngô hạt và gạo hạt dài của Thái Lan được dùng làm giá thể đẻ trứng cho mọt trưởng thành cái. Quan sát, mô tả màu sắc và đo chiều dài kích thước của từng pha phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành (n=30). Đo kích thước (mm). - Pha trứng, ấu trùng, pha nhộng và mọt trưởng thành: đo điểm đầu và điểm cuối; chỗ rộng nhất. - Kích thước trung bình được tính theo công thức : Xi X =  n

Trong đó: X : kích thước trung bình của từng pha phát triển Xi: kích thước đo được cá thể thứ i n: Số cá thể đo Mô tả đặc điểm hình thái các pha phát triển của Sitophilus zeamais: trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành, chụp ảnh và mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của các giai đoạn phát triển. Các bước này được tiến hành trên kính hiển vi có gắn camera và kính lúp soi nổi có gắn camera. Phương pháp xác định tuổi ấu trùng S. zeamais: Chúng tôi tiến hành nuôi mọt trưởng thành sau khi vũ hóa 24 giờ trên vật liệu là gạo hạt dài của Thái Lan đã được khử khuẩn; nuôi tập trung mọt đực cái trong khoảng 10 ngày, trong khoảng thời gian này chúng tôi tiến hành tách con đực, con cái nuôi riêng trong các hộp nhựa đã có sẵn thức ăn. Sau 10 ngày tiến hành ghép đôi mỗi cặp đực cái trong một ống nghiệm. Các cặp đực, cái được nuôi trong một ống nghiệm có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm và có màng ngăn không cho mọt ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo

48

đủ không khí bên trong ống nghiệm, trong ống nghiệm đã sẵn 2 hạt gạo thủy phần 13%, như vậy tổng số 90 ống nghiệm cùng với 90 cặp mọt được nuôi trên gạo. Hàng ngày thu đếm trứng đã được đẻ trên gạo, thay gạo mới vào các ống nghiệm, công việc này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Trứng được tiếp tục theo dõi đến khi hóa nhộng. Các hạt gạo thu được đã có trứng mọt tiếp tục được nuôi trong phòng thí nghiệm, sau 5 ngày nuôi trứng trên gạo, bắt đầu thu ấu trùng đồng thời tiến hành đo liên tục chiều ngang đầu và kích thước cơ thể. Công việc này được tiến hành hàng ngày cho đến khi lượng nuôi đủ để ấu trùng vào nhộng và số lượng ấu trùng đo đủ lớn. 2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt ngô Sitophilus zeamais Nghiên cứu thời gian các pha phát triển và vòng đời S. zeamais bao gồm: các pha phát triển (trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành). Nghiên cứu được thực hiện như sau: Chọn các con đực, con cái sau khi vũ hóa 24 giờ nuôi riêng rẽ để làm nguồn đẻ trứng, sau 10 ngày tiến hành ghép đôi từng cặp mọt nuôi trong ống nghiệm đã chuẩn bị 3–5 hạt gạo dài Thái Lan, các hạt gạo trước khi làm thí nghiệm được lựa chọn cẩn thận không có dấu hiệu của mọt và được khử khuẩn 2 giờ ở nhiệt độ 60 oC, sau đó gạo được đặt ngoài không khí và đo thủy phần của gạo đạt 13% được bảo quản kín để sử dụng làm vật liệu trong suốt thời gian làm thí nghiệm, ống nghiệm được chuẩn bị có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm, có màng ngăn không cho mọt ra ngoài mà vẫn đảm bảo lưu thông không khí. Mỗi ống nghiệm nuôi 1 cặp mọt ( nuôi 90 cặp trong 3 lô thí nghiệm và theo dõi từ lúc mọt đẻ trứng đến khi mọt vũ hoá trưởng thành), hàng ngày thu gạo đã sử dụng làm giá thể đẻ trứng và thay bằng lượng gạo mới, công việc này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Gạo thu hàng ngày được quan sát trên kính hiển vi soi nổi để phân loại, những gạo đã có trứng được đẻ vào, được chuyển sang ống nghiệm mới để theo dõi tiếp. Cứ 24 giờ lại quan sát đến khi trứng nở thành ấu trùng tuổi 1, bắt đầu tách gạo để thu mọt, sau đó tiến hành đo để xác định ấu trùng

49 tuổi 1–4, nhộng và mọt trưởng thành một ngày tuổi. Công này được thực hiện hàng ngày cho đến khi mọt vũ hóa trưởng thành. Các mọt sau khi đưa ra quan sát, đo, xác định thời gian phát dục không dùng làm thí nghiệm tiếp theo, do vậy, luôn có nhiều mẫu được nuôi vừa dùng để tách ấu trùng để xác định tuổi ấu trùng tại thời điểm đó vừa theo dõi giai đoạn tiếp theo đảm bảo số lượng đủ lớn. Trong thí nghiệm chúng tôi đánh số, ghi chép cẩn thận, số ấu trùng mỗi tuổi được theo dõi n ≥ 30 cá thể. 2.5.5. Phương pháp nghiên cứu tập tính đẻ trứng của Sitophilus zeamais Vật liệu ban đầu là mọt trưởng thành S. zeamais sau vũ hóa được 1 ngày tuổi từ ngô hạt hoặc gạo nuôi trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên). Thức ăn được sử dụng để nuôi mọt ngô là gạo hạt dài của Thái Lan, hạt có màu trắng trong, đã được khử khuẩn. Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm, tiến hành nuôi từng cặp mọt (đực + cái) vào hộp nhựa, có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm. Các hộp nhựa đều được bịt miệng bằng vải thưa có lỗ nhỏ để ngăn mọt thoát ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo được đủ không khí giống với điều kiện bên ngoài. Gạo hạt được chọn làm giá thể thức ăn cho mọt ngô đẻ trứng vì đây là một trong các loại thức ăn thích hợp cho loài S. zeamais. Ngoài ra, bề mặt hạt gạo nhẵn, có thể dễ dàng quan sát được trứng mọt ngay sau khi đẻ, hàng ngày đếm số lượng trứng mỗi mọt cái đẻ được. Thả từng cặp mọt vào trong hộp nhựa đã có sẵn 5 hạt gạo với thủy phần đồng đều 13%, có màu sắc trong đồng nhất, không có dấu hiệu bị nấm mốc. Tổng số có 15 cặp mọt được theo dõi trong thí nghiệm. Cứ sau thời gian 24 giờ, lấy hết số gạo trong hộp ra rồi thay gạo mới bằng số lượng ban đầu. Thả lại từng cặp mọt đã đưa vào trước đó vào hộp đã có gạo mới. Đếm số trứng của mỗi cặp mọt đẻ được từng ngày trên số gạo trong mỗi hộp, thay mới bằng lượng gạo ban đầu và tiếp tục theo dõi số lượng trứng được đẻ hàng ngày cho đến khi cả cặp chết. Toàn bộ lượng trứng của mỗi mọt cái đẻ được trong thời gian 10 ngày biểu diễn diễn biến số lượng trứng được đẻ theo tỷ lệ (%) trứng của

50 mỗi mọt cái đẻ được so với tổng số trứng được đẻ trong cả quá trình đẻ trứng. Do đặc điểm mọt đẻ trứng rời rạc, không liên tục, dựa vào đặc điểm trứng nở thành ấu trùng sau 9–10 ngày, để mô tả diễn biến số lượng trứng tích lũy sau 10 ngày để mô tả diễn biến số lượng đẻ được. Sử dụng phần mềm Excel để mô tả quá trình đẻ trứng cũng như mô tả số lượng trứng được đẻ tích lũy sau 10 ngày của mọt ngô dưới dạng đường cong bậc 3: Y = at3 + bt2 + ct + d, ở đây Y= tỷ lệ trứng trung bình (%) mà một mọt cái đẻ được sau thời gian 10 ngày; t = thời gian theo dõi. Trong thí nghiệm với mọt ngô S. zeamais, để thuận tiện trong việc mô lượng trứng được đẻ, thời gian được chia theo lớp với t = 10, 15, 25,…, 135, 145 ngày. 2.5.6. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của Sitophilus zeamais 2.5.6.1. Phương pháp nghiên cứu diễn biến số lượng mọt trưởng thành S. zeamais trong kho bảo quản Tại mỗi điểm điều tra, chọn 3 kho theo 2 cơ sở bảo quản: cơ sở kinh doanh và hộ gia đình. Thời gian bảo quản ngô hạt thường kéo dài 10 tháng. Lấy mẫu theo “TCVN 01–141: 2013/BNNPTNT”, mỗi kho lấy 5 mẫu ở 5 vị trí khác nhau, một mẫu 300g ngô hạt. Trộn đều, sau đó lấy ngẫu nhiên 300g ngô hạt để xác định số lượng của mọt ngô S. zeamais xuất hiện. Số lượng cá thể trưởng thành của mọt ngô được tính số con/300g ngô hạt. Điều tra định kỳ 10 ngày/ lần. Để so sánh số lượng và thời gian xuất hiện của mọt ngô S. zeamais ở cơ sở kinh doanh và hộ gia đình. 2.5.6.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến mọt ngô S. zeamais trưởng thành Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp bẫy bằng thức ăn. Sử dụng 3 loại thức ăn của mọt gồm ngô hạt, gạo hạt và hạt đậu tương. Các loại thức ăn này được khử khuẩn ở nhiệt độ 60 ºC trong thời gian 2 giờ, sau đó để trong phòng 7 ngày trước khi chuyển sang giữ trong bình kín để duy trì được thủy phần 13% sử dụng cho thí nghiệm trong thời gian dài.

51

Dụng cụ bẫy là các túi tải nhỏ kích thước dài × rộng = 25 × 15 cm, bên trong có chứa thức ăn để bẫy mọt. Các dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm tủ sấy hạt, máy đo thủy phần hạt Dickey–John, sai số ± 0.5%; nhiệt ẩm kế Hair Hygrometer, sai số ± 1%; kính lúp soi nổi Olympus SZ61. Địa điểm tiến hành đặt bẫy thí nghiệm: Các kho bảo quản ngô rải rác ở khu vực xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm, tiến hành cân các loại hạt ngô, gạo và đậu tương rồi cho vào các túi tải nhỏ đã chuẩn bị với khối lượng 300g (mỗi loại thức ăn chuẩn bị 3 túi tải riêng rẽ). Đặt bẫy trong các kho cách xa nhau tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, nơi có nhiều kho bảo quản ngô ở tỉnh Sơn La. Lựa chọn 3 vị trí khác nhau trong kho bảo quản ngô để đặt 3 mẫu thức ăn trong túi để mở đã chuẩn bị trước ở 3 vị trí được chọn trong kho đảm bảo ở mỗi vị trí có 3 mẫu thức ăn với khoảng cách đồng đều và dễ dàng cho mọt tiếp cận. Cứ sau 5 ngày thu các túi thức ăn trên, đếm số lượng từng loài mọt có trong các túi, thay thức ăn mới rồi tiếp tục đặt vào đúng vị trí đã được chọn ban đầu. Lặp lại thí nghiệm cho đến hết thời gian 3 tháng, từ tháng 3–5/2019. Các mẫu thu, được tách, đếm số lượng từng loài mọt. Toàn bộ mẫu mọt hại kho được bảo quản trong cồn 90%, được lưu giữ ở Trung tâm Thực hành–Thí nghiệm, Trường Đại học Tây Bắc; định tên các loài mọt hại theo Bùi Công Hiển và nnk. (2014) [119]. So sánh số lượng loài mọt vào bẫy theo thời gian qua tỷ lệ (%) mỗi loài mọt so với tổng số mẫu thu theo công thức sau:

n(a) Tỷ lệ loài a (%) = × 100 N Trong đó: n(a) số lượng cá thể của loài a; N là tổng số cá thể của toàn bộ số loài thu được trong mỗi loại thức ăn. 2.5.6.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến mọt ngô S. zeamais Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể với số lượng mẫu sử dụng cho mỗi giai đoạn (n = 30) và không sử dụng lại các mẫu để làm thí nghiệm tiếp theo; thức ăn là hạt gạo đã được khử khuẩn có thủy phần 13% ở các điều kiện nhiệt độ là 25 và 30oC, ẩm độ 70% trong tủ sinh thái có điều khiển. Ghép các cặp mọt trưởng thành 10 ngày tuổi cho giao phối, sau đó thu lấy trứng, cách thu trứng đảm bảo mỗi

52

1 trứng được đẻ trên một hạt gạo cũng giống với các thí nghiệm trên. Mỗi một trứng được đặt riêng rẽ trong từng ống nghiệm, được nuôi và theo dõi hàng ngày sự lột xác và đo chiều ngang đầu để xác định các pha phát triển. Tất cả giai đoạn này được nuôi trong tủ sinh thái. 2.5.6.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đến mọt ngô S. zeamais Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể với số lượng mẫu sử dụng cho mỗi giai đoạn (n = 30) và không sử dụng lại các mẫu để làm thí nghiệm tiếp theo; trên thức ăn là hạt gạo đã được khử khuẩn có thủy phần 13% ở các điều kiện ẩm độ là 60, 70 và 80%, trong tủ sinh thái có điều khiển với nhiệt độ 25oC. Ghép các cặp mọt trưởng thành 10 ngày tuổi cho giao phối, sau đó thu lấy trứng, cách thu trứng đảm bảo mỗi 1 trứng được đẻ trên một hạt gạo cũng giống với các thí nghiệm trên. Mỗi một trứng được đặt riêng rẽ trong từng ống nghiệm, được nuôi và theo dõi hàng ngày sự lột xác và đo chiều ngang đầu để xác định các pha phát triển. Tất cả các giai đoạn này được nuôi trong tủ sinh thái. 2.5.6.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản nghèo ôxy a. Xây dựng môi trường kín khí Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như: Bình nhựa PET, van khóa, lạt thắt, chất khử ôxy ở các khối lượng khác nhau. Bước 2: Lắp ráp mô hình thí nghiệm như hình 1 đảm bảo kín khí và dễ dàng khi làm các thao tác thí nghiệm. Bước 3: Bố trí thí nghiệm: Chất khử ôxy đặt cạnh bình có nối ống và van điều chỉnh kiểm soát nồng độ ôxy từ bên ngoài. Đầu đo ôxy được kết nối với máy tính thông qua bộ chuyển đổi A/C (hình 2.6). Bước 4: Thử nghiệm Bước này tiến hành kiểm tra độ kín khí của mô hình thí nghiệm bằng cách: sử dụng máy đo nồng độ ôxy trong bình khi chưa khóa van, sau đó khóa van bình lại rồi tiếp tục lặp lại. Thông thường, khi chưa mở túi đựng chất khử, nồng độ ôxy trong và ngoài bình gần như nhau, bằng 21%, khóa van bình lại, rồi nới lỏng

53 miệng túi đựng chất khử ôxy đồng thời sử dụng máy đo để xác định nồng độ ôxy mong muốn.

Hình 2.6. Hình ảnh bình môi trường PET được thiết kế trong phòng thí nghiệm b. Khử nồng độ ôxy theo ý muốn Sau khi thiết kế xong mô hình thí nghiệm, tiến hành thử nghiệm, trước tiên khóa van bình tạo môi trường bằng cách nới lỏng miệng gói đựng chất khử, sử dụng máy đo nồng độ ôxy được đặt trên miệng bình thiết kế sao cho không khí bên ngoài không đi vào được, theo dõi trên máy đo để khử đến nồng độ mong muốn, sau đó buộc chặt gói chất khử. Các thí nghiệm trên được lặp lại 3–5 lần. c. Duy trì nồng độ ôxy Sau khi tạo được môi trường thí nghiệm có nồng độ ôxy mong muốn, để duy trì được môi trường này trong suốt quá trình thí nghiệm. Hàng ngày đều phải sử dụng máy đo để kiểm tra, trường hợp nồng độ ôxy trong bình tăng lên có thể điều chỉnh về nồng độ ban đầu bằng cách nới lỏng miệng túi đựng chất khử, khử ôxy về nồng độ ban đầu. Thao tác này cần được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình thao tác phải nhanh, gọn để không làm thay đổi đến môi trường thí nghiệm. Trường hợp nồng độ ôxy giảm so với mức ban đầu có thể mở khóa van đến khi đạt nồng độ ôxy mong muốn rồi sau đó khóa van lại. d. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến mọt ngô S. zeamais trưởng thành Các mẫu hạt ngô sau khi đã nhiễm mọt được sàng lọc, loại bỏ các tạp chất, loại bỏ mọt bên ngoài và côn trùng trưởng thành. Bên trong các mẫu ngô hạt này đều đã có sẵn các pha phát triển của mọt ngô (trứng, ấu trùng và nhộng). Toàn bộ số ngô

54 này được trộn đều, sau đó, được chia thành các mẫu nhỏ 90g/mẫu và xác định các tính chất chính (số lượng hạt, ẩm độ, màu sắc và hình thái). Nếu có mọt trưởng thành còn sót lại đều bị loại bỏ. Tiếp theo, mẫu được đưa vào bình nhựa có kích thước chiều cao – đường kính miệng = 120–30 mm, có màng ngăn mọt. Mỗi mẫu thí nghiệm gồm ba hộp được kết nối bằng dây cước tạo thành một chuỗi . Mỗi chuỗi hộp được đưa vào môi trường kín khí (bình PET–hình 2.5), là các buồng nuôi côn trùng, hàm lượng ôxy các bình thí nghiệm lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15% và hàm lượng kiểm soát là 21%. Các môi trường thí nghiệm này được kiểm tra nồng độ ôxy, nhiệt độ và ẩm độ. Nhiệt độ được duy trì ở 25 °C. Cứ sau 10 ngày thí nghiệm, lấy 3 hộp nhựa, mỗi hộp nhựa chứa 30g hạt ngô để kiểm đếm số lượng mọt, sau đó loại bỏ phân, hạt vỡ và bụi bẩn. Khối lượng còn lại của mẫu ngô được ký hiệu là Wi. Thời gian thử nghiệm là 80 ngày, với 8 lần kiểm đếm. Tỷ lệ hao hụt khối lượng của mẫu thu được lần thứ i trong thí nghiệm (có khối lượng Wi) được tính theo công thức:

WO −Wi Wi (%) = 100 WO

trong đó: WO: khối lượng khô ban đầu của khối hạt

Wi: khối lượng khô của khối hạt được thu mẫu lần thứ i

Wi: tỷ lệ tổn hao của khối lượng khô của mẫu thu lần thứ i i: chỉ số lần thu mẫu, với i = 1, 2, ... 8 e. Ảnh hưởng của điều kiện nghèo ôxy đến tập tính hoạt động của mọt ngô S. zeamais Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ 25 oC, bình PET đã được thiết kế kín khí với ẩm độ 70%, nồng độ ôxy 0%. Sử dụng các hộp nhựa có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm được nối với nhau bằng dây cước dài để dễ dàng đưa các hộp ra bên ngoài bình thí nghiệm. Trong các hộp nhựa đã chuẩn bị 20 hạt gạo làm thức ăn và 15 cặp mọt trưởng thành 10 ngày tuổi. Tổng số

55 có 12 hộp nhựa như trên được đưa vào bình thí nghiệm để theo dõi sự thay đổi hành vi và khả năng phụ hồi của mọt ngô trưởng thành S. zeamais. Sử dụng 15 cặp mọt trong hộp nhựa đưa vào trong môi trường không có ôxy và giữ trong thời gian 18 giờ (chia nhỏ các khoảng thời gian 0–10, 11–20, 21–30, 31– 75, 76–205, 206–18 giờ và sau 18 giờ để dễ dàng mô tả) và theo dõi tập tính hoạt động của mọt ngô; thí nghiệm đc lặp lại 3 lần Từ các mốc thời gian 24, 30, 36,..., 90 giờ các hộp nhựa lần lượt được đưa ra bên ngoài để mọt tiếp xúc môi trường bình thường, đồng thời theo dõi số lượng mọt có khả năng hồi phục và số mọt chết; số mọt hồi phục trong các khoảng thời gian tiếp xúc với môi trường không có ôxy tiếp tục được nuôi riêng rẽ trong điều kiện bình thường có đầy đủ thức ăn. 2.5.7. Phương pháp xử lý mẫu vật và số liệu Mẫu các loài mọt hại ngô hạt và các loài ong ký sinh trên mọt hại ngô trong kho bảo quản được làm tiêu bản khô cắm ghim để định loại và chụp ảnh. Các ảnh minh họa trưởng thành mọt hại ngô hạt và ong ký sinh được chụp theo mẫu tiêu bản khô bằng máy ảnh kỹ thuật số Sony® 5000 gắn với kính lúp soi nổi Nikon® SMZ 800N được kết nối với máy tính bàn theo chế độ chụp bán tự động. Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop CS5 để chọn kích thước, độ phân giải và nền ảnh. Mẫu vật, ảnh chụp được tác giả trực tiếp thực hiện và sử dụng những thiết bị trên với sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sử dụng phương pháp thống kê, đồ thị được xây dựng bằng phần mềm Origin 8.5. Các số liệu thống kê được xử lý bằng Excel và phần mềm SPSS phiên bản 22 với mức độ tin cậy là 95% từ phân tích Duncan test.

56

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La. 3.1.1. Thành phần và tỷ lệ các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La Phân tích tổng số 5180 mẫu mọt hại ngô trong các kho bảo quản ngô ở Sơn La thời gian từ 10/2015 đến 12/2017 đã thu được 24 loài mọt hại ngô. Số cá thể bắt gặp của từng loài và mức độ phổ biến của chúng được xếp theo thứ tự giảm dần ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thành phần và tỷ lệ các loài mọt trong các kho bảo quản ngô ở Sơn La Số lượng Tỷ lệ STT Tên khoa học (con) (%) 1 Sitophilus zeamais (Motschulsky, 1855) 2543 49,09 2 Cryptolestes ferrugineus (Stephens, 1831) 721 13,92 3 Tribolium castaneum (Herbst, 1797) 364 7,03 4 Carpophilus hemipterus (Linnaeus, 1758) 351 6,77 5 Cryptolestes pusillus (Schönherr, 1817) 324 6,26 6 Sitophilus oryzae (Linnaeus, 1763) 125 2,41 7 Rhizopertha dominica (Fabricius, 1792) 120 2,32 8 Araecerus fasciculatus (De Geer, 1775) 118 2,28 9 Carpophilus dimidiatus (Fabricius, 1792) 117 2,26 10 Ahasverus advena (Waltl, 1834) 102 1,97 11 Dinoderus minutus (Fabricius, 1775) 64 1,24 12 Tribolium confusum (Jacquelin du Val, 1863) 62 1,20 13 Carpophilus obsoletus (Erichson, 1843) 50 0,96 14 Gnatocerus cornutus (Fabricius, 1798) 30 0,58 15 Latheticus oryzae (Waterhouse, 1880) 28 0,54 16 Murmidius ovalis (Beck, 1817) 20 0,39 17 Typhaea stercorea (Linnaeus, 1758) 12 0,23

57

Số lượng Tỷ lệ STT Tên khoa học (con) (%) 18 Aneurops sp. 10 0,19 19 Rhizophagus depressus (Fabricius, 1793) 6 0,12 20 Alphitobius laevigatus (Fabricius, 1781) 5 0,10 21 Tenebroides mauritanicus (Linnaeus, 1758) 4 0,08 22 Anthicus floralis (Linnaeus, 1758) 2 0,04 23 Lophocateres pusillus (Klug, 1833) 1 0,02 24 Oryzaephilus surinamensis (Linnaeus, 1758) 1 0,02 Tổng số 5180 100

Trong 24 loài mọt, có 2 loài chiếm ưu thế nhất gồm Sitophilus zeamais (Motschulsky, 1855) và Cryptolestes ferrugineus (Stephens, 1831) với tỷ lệ cá thể trong tập hợp mọt hại kho chiếm tương ứng 49,09% và 13,92%. Các loài chiếm ưu thế trung bình từ 5–10% gồm: Tribolium castaneum (Herbst), Carpophilus hemipterus (Linnaeus), Cryptolestes pusillus (Schönherr); còn lại các loài ít ưu thế hơn. 3.1.2. Vị trí theo phân loại học các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La Dựa theo Bousquet (1990) [109] và Bùi Công Hiển (1995) [7], chúng tôi xếp tổng số 24 loài mọt bắt gặp trong các kho bảo quản ở Sơn La thuộc 20 giống của 13 họ được xếp theo các tổng họ sau: Bộ cánh Cứng COLEOPTERA Linnaeus, 1758 Tổng họ Bostrichoidea Latreille, 1802 Họ Bostrichoidae Pierre André Latreille, 1802 (Mọt gỗ: 2 giống, 2 loài) Phân họ Dinoderinae C.G.Thomson, 1863 Giống Dinoderus Stephens, 1830 1. Dinoderus minutus (Fabricius, 1775). Mọt tre (bamboo borer) Giống Rhizopertha Stephens, 1830 2. Rhizopertha dominica (Fabricius, 1792). Mọt nhỏ đục hạt (lesser grain ) Tổng họ Cucujoidea Latreille, 1802 Họ Cerylonidae Billberg, 1820 (Bọ nhỏ: 1 giống, 1 loài)

58

Giống Murmidius Leach, 1822 3. Murmidius ovalis (Beck, 1817). Bọ nâu đỏ nhỏ (minuta beetle) Họ Cucujidae Latreille, 1802 (Bọ thân dẹp: 1 giống, 2 loài) Giống Cryptolestes Ganglbauer, 1899 4. Cryptolestes ferrugineus (Stephens, 1831). Mọt râu dài (rusty grain beetle, cucujide roux) 5. Cryptolestes pusillus (Schönherr, 1817). Mọt râu dài (flat grain beetle, cucujide plat) Họ Nitidulidae Latreille, 1802 (Bọ có đuôi: 1 giống, 3 loài) Giống Carpophilus Stephens, 1830 6. Carpophilus dimidiatus (Fabricius, 1792). Mọt đuôi thò (corn sap beetle) 7. Carpophilus hemipterus (Linnaeus, 1758). Mọt đuôi thò điểm vàng (driedfruit beetle) 8. Carpophilus obsoletus (Erichson, 1843). Mọt đuôi thò lớn Họ Monotomidae Laporte, 1840 (Bọ nhỏ có chùy: 2 giống, 2 loài) Phân họ Rhizophaginae Redtenbacher, 1845 Giống Aneurops Sharp, 1900 9. Aneurops sp. Giống Rhizophagus P.A.Dang, 1896 10. Rhizophagus depressus (Fabricius, 1793) Họ Silvanidae Kirby, 1837 (Bọ thân dẹp nhỏ: 2 giống, 2 loài) Giống Ahasverus Gozis, 1881 11. Ahasverus advena (Waltl, 1834). Mọt gạo dẹt (foreign grain beetle) Giống Oryzaephilus Ganglbauer, 1899 12. Oryzaephilus surinamensis (Linnaeus, 1758). Mọt răng cưa (sawtoothed grain beetle)

59

Tổng họ Curculionoidea Latreille, 1802 Họ Anthribidae Billberg, 1820 (Bọ vòi voi mỏ vịt: 1 giống, 1 loài) Phân họ Choraginae Kirby, 1819 Giống Araecerus Billberg, 1820 13. Araecerus fasciculatus (De Geer, 1775). Mọt cà phê (coffee bean) Họ Curculionidae Latreille, 1802 (Bọ vòi voi: 1 giống, 2 loài) Phân họ Dryophthorinae Schönherr, 1825 Giống Sitophilus Schönherr, 1838 14. Sitophilus zeamais (Motschulsky, 1855). Mọt ngô (maize ) 15. Sitophilus oryzae (Linnaeus, 1763). Mọt gạo (rice weevil) Tổng họ Cleroidea Latreille, 1802 Họ Trogossitidae Latreille, 1802 (Bọ chân bò cánh diềm: 2 giống, 2 loài) Phân họ Trogossitinae Latreille, 1802 Giống Lophocateres Olliff, 1883 16. Lophocateres pusillus (Klug, 1833). Mọt thóc dẹp Thái Lan (Flat grain beetle) Giống Tenebroides Piller & Mitterpacher, 1783 17. Tenebroides mauritanicus (Linnaeus, 1758). Mọt thóc lớn (cadelle beetle) Tổng họ Tenebrionidea Latreille, 1802 Họ Anthicidae Latreille, 1819 (Bọ giả kiến: 1 giống, 1 loài) Giống Anthicus Paykull, 1798 18. Anthicus floralis (Linnaeus, 1758). Bọ giả kiến cổ hẹp (marrownecked grain beetle) Họ Tenebrionidae Latreille, 1802 (Bọ chân bò: 2 phân họ, 4 giống, 5 loài) Phân họ Tenebrioninae, Latreille, 1802 Giống Alphitobius Stephens, 1892 19. Alphitobius laevigatus (Fabricius, 1781). Mọt khuẩn đen to (lesser mealworm, petit ténébrion mât) Giống Latheticus Waterhouse, 1880 20. Latheticus oryzae (Waterhouse, 1880). Mọt bột đầu dài (long headed flour beetle) Giống Tribolium Macleay, 1825

60

21. Tribolium castaneum (Herbst, 1797). Mọt bột đỏ (red flour beetle, tribolium rouge de la farine) 22. Tribolium confusum (Jacquelin du Val, 1863). (confused flour beetle) Phân họ Diaperinae Latreille, 1802 (1 giống, 1 loài) Giống Gnatocerus Thunberg, 1814 23. Gnatocerus cornutus (Fabricius, 1798). (broadhorned flour beetle) Họ Mycetophagidae Leach, 1815 (Bọ ăn nấm: 1 giống, 1 loài) Giống Typhaea J.F. Stephens, 1829 24. Typhaea stercorea (Linnaeus, 1758). Mọt nấm lông (hairy fungus beetle) Trên đây là thành phần các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La được sắp xếp theo tổng họ, họ, phân họ và giống đến loài theo tên khoa học chính thức (valid name), tên tiếng Việt, tiếng Anh. So với Bùi Công Hiển, 1995 việc sắp xếp như trên cho phép dễ xác định mọt ngô Sitophilus zeamais và các loài mọt hại ngô khác theo tổng họ, họ, phân họ và giống. Dựa vào ảnh chụp các đặc điểm hình thái giống và loài. Khóa định loại 24 loài đã được thiết lập ở Sơn La. Trong khóa định loại đặc điểm của các loài mọt được thể hiện bằng ảnh chụp (phu lục 2), ảnh chụp các bộ phận trên cơ thể và một số hình vẽ chi tiết, trong đó, các ảnh chụp và hình vẽ được ký hiệu theo các mục tương ứng của khóa định loại, mũi tên trong hình chỉ sự khác biệt theo đặc điểm hình thái. 3.1.3. Khóa định loại bằng hình ảnh các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La 1a Cánh ngoài ngắn, không che kín hết các đốt bụng cuối, ít nhất lộ rõ 3 đốt bụng cuối cùng (1a). Cánh trong lớn, được gấp lại khi đứng yên, nằm kín dưới cánh ngoài ...... 2

1a 1b b Cánh ngoài dài, che kín hết các đốt bụng hoặc để lộ nhiều nhất 2 đốt bụng cuối cùng (1b) ...... 3

61

2a Các đốt râu đầu ở đỉnh tạo thành chùy và có khớp nối cứng (2a) ...... Họ Nitidulidae

2a 2b b Các đốt râu cuối cùng không hoặc chỉ hơi phình rộng và có khớp nối mền (2b) ...... Họ Staphylinidae 3a Tấm lưng ngực trước rất rộng gần như che kín đầu hoặc ít nhất gấp 2,0 lần chiều rộng đầu ...... 4 b Tấm lựng ngực trước bình thường không che kín đầu hoặc nhỏ hơn 2,0 lần chiều rộng đầu ...... 5 4a Râu đầu ít khi bằng nửa chiều dài đầu (4a1), râu đầu hình sợi chỉ hay hình chổi (4a2). Tấm lưng ngực trước che kín đầu, nhìn từ phía trên không rõ đầu (4a3) ...... Họ Bostrychidae

4a1,a2 4a2 b Râu đầu ít nhất bằng nửa chiều dài đầu (4b1). Đầu lộ rõ, không bị tấm lưng ngực trước che kín (4b2)...... Họ Tenebrionidae

4b1 4b2 5a Đầu kéo dài ra phía trước như chiếc vòi (5a) ...... 6

62

5a 5b b Đầu không kéo dài ra phía trước như chiếc vòi (5b) ...... 7 6a Đỉnh vòi kéo dài nhọn (6a1). Đốt gốc râu và sợi râu đầu gấp khúc hình khủy tay (6a2) ...... Họ Curculionidae Giống Apion

6a1 6a2 b Đỉnh vòi tù (6b1). Đốt gốc râu và sợi râu đầu thẳng (6b2) ...... Họ Anthriibidae

6b1 6b2 7a Râu đầu ít nhất dài bằng nửa thân (7a1). Rìa bên của tấm lưng ngực trước có 5–6 răng hình gai rõ và đều (7a2). Cơ thể kéo dài ...... Họ Cucujidae

7a1 7a2 b Râu đầu ngắn hơn nửa thân (7b1). Rìa bên của tấm lưng ngực trước nhẵn hoặc có răng hình gai không đều (7b2) ...... 8

63

7b1 7b2 8a Rìa bên của tấm lưng ngực trước không có hoặc nhiều hơn 5 răng gai (8a) 9

8a 8b b Rìa bên của tấm lưng ngực trước không có hoặc một số ít hơn 5 răng gai (8b) ...... 10 9a Râu đầu ở đỉnh có 1 đốt phình to hình chuỳ (9a1). Cách ngoài không che kín các đốt bụng (9a2) ...... Họ Monotomidae

9a1 9a2 9b1 9b2 b Râu đầu ở đỉnh 3 đốt phình to hình chuỳ (9b1). Cách ngoài che kín các đốt bụng (9b2)...... Họ Silvanidae 10a Rìa bên của tấm lưng ngực trước lượn tròn hoặc thót lại rõ phía sau (10a) ...... Họ Anthicidae

10a 10b b Rìa bên của tấm lưng ngực không thót hẹp như trên (10b) ...... 11 11a Râu đầu có 1 đốt đỉnh phình rộng (11a)...... Họ Cerylonidae

64

11a 11b b Râu đầu có nhiều đốt đỉnh phình rộng gần bằng nhau (11b) ...... 1 2 ...... 12a Cơ thể được phủ nhiều lông măng ngắn (12a3). Cơ thể mọt màu nâu đỏ đến nâu đen; trên cánh có đám sang màu vàng hoặc màu đỏ đến vàng đỏ (12a1). Rìa bên của tấm lưng ngực không có mấu lồi (12a2)...... Họ Mycetophagidae

12a1 12a3 12a2 b Cơ thể không được phủ lông măng ngắn (12b3). Cơ thể mọt có màu nâu đỏ hoặc nâu đen; trên cánh không có đốm màu khác (12b1). Rìa bên của tấm lưng ngực trước thường nhô ra tạo thành mấu lồi nhỏ (12b2)...... Họ Trogossitidae

12b1 12b2 12b3 Họ Anthribidae

65

Họ Anthribidae mới gặp loài Araecerus fasciculatus gây hại trong kho bảo quản ở Sơn La. Đặc điểm loài này có bàn chân 3 đốt (thật ra có 4 đốt, đốt thứ 3 hoàn toàn bị đốt thứ 2 che lấp). Cơ thể màu nâu tối với các túm lông nâu sáng trên mặt lưng. Chiều dài thân dao động 1,5–4 mm (hình 3.1).

Hình 3.1. Mọt cà phê Araecerus fasciculatus Họ Anthicidae Trong kho bảo quản ngô Sơn La chỉ bắt gặp 1 loài Anthicus floralis thuộc giống Anthicus. Đặc điểm của loài này: Râu hình chỉ, bàn chân trước và giữa 5 đốt, bàn chân sau 4 đốt. Tấm lưng ngực trước thu nhỏ về phía sau. Cơ thể màu nâu tối đến hơi đen. Cơ thể dài 3–3,5 mm (hình 3.2).

Hình 3.2. Hình thái ngoài của Anthicus floralis Họ Bostrichidae

66

Đặc điểm: Trong họ Bostrichidae thường là các loài đục gỗ. Hình dạng các loài thuộc họ Bostrychidae rất giống nhau, có dạng hình ống, đầu rụt vào dưới phần tấm lưng ngực trước, nên nhìn từ phía lưng như không đầu. Trong kho bảo quản ngô ở Sơn La mới chỉ có 2 loài sinh sống và phá hại mạnh các sản phẩm dự trữ trong kho là mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica (F.) và mọt tre (Dinoderus minutus (F.) (hình 3.3)

Hình 3.3. Hình thái ngoài của Họ Bostrychidae 3.1.3.1. Khóa định loại các giống và loài thuộc họ Bostrychidae 1a Chiều dài đầu không dài quá một nửa phần ngực và bụng. Gần rìa sau của tấm lưng ngực trước có 2 lõm xoáy (1a) .... Dinoderus minutus ( Fabricius, 1775 )

1a 1b b Chiều dài đầu quá một nửa phần ngực và bụng. Trên tấm lưng ngực trước không có lõm xoáy ở rìa sau (1b) ...... Rhyzopertha dominica ( Fabricius, 1792) Họ Cerylonidae Rất ít thông tin về đặc điểm sinh học của những loài thuộc họ này nhưng trong kho ngô ở Sơn La chỉ gặp loài Murmidius ovalis (Beck, 1817). Loài này có đặc điểm: Bàn chân sau 4 đốt, chùy râu 1 đốt; cơ thể ngắn, tròn hình trứng, màu đỏ gỉ sắt, không có lông cứng bao phủ; chiều dài cơ thể 1,2–1,4 mm (hình 3.4).

67

Hình 3.4. Hình thái ngoài của loài Murmidius ovalis. Họ Cucujidae Các loài côn trùng thuộc họ Cucujidae có đặc điểm cơ thể nhỏ, mảnh, dài khoảng 1,5–2mm. Râu đầu thường dài, một số loài có râu đầu dài gần bằng nửa chiều dài thân. Những loài thuộc giống Cryptolestes được đánh giá là những loài gây hại đáng kể ở trong kho. Ở Sơn La mới chỉ bắt gặp giống Cryptolestes với 2 loài. Giống này có đặc điểm: Trên tấm lưng ngực và đầu mỗi bên diềm có đường ngấn chạy song song; Cơ thể mọt dẹp (hình 3.5).

Hình 3.5. Hình thái ngoài của mọt thuộc giống Cryptolestes

68

3.1.3.2. Khóa định loại các giống và loài thuộc họ Cucujidae 1a Râu con đực (1a1) dài hơn nhiều so với con cái (1a2) và dài bằng hay dài hơn nửa phần thân. Hàm trên con đực không có răng ngoài. Đa phần tấm lưng ngực trước không có hình vuông, thường chiều rộng gấp 1,25–1,4 lần chiều dài. Chiều dài cánh cứng dài hơn chiều rộng 2 cánh. Cơ thể dài 1–1,8 mm ...... Cryptolestes pusillus (Schönherr, 1817)

1a1 1a2 1b1 1b2 b. Râu con đực (1b1) không dài hơn con cái (1b2) và cũng chỉ dài bằng 1/3 cánh. Hàm trên con đực có răng ngoài. Góc bờ sau của tấm lưng ngực trước hình thành rõ. Phần gốc bờ sau thu nhỏ hơn so với bờ trước. Đầu và lưng ngực trước bóng, có nhiều chấm. Cơ thể dài 1,5–2,2 ...... Cryptolestes ferrugineus (Stephens, 1831) Họ Curculionidae Curculionidae là một họ lớn và gây hại nghiêm trọng, chúng gây hại tất cả các bộ phận khác nhau của thực vật. Dạng trưởng thành của Curculionidae có các đặc điểm điển hình là đầu kéo dài thành vòi và ở đỉnh vòi mang phần phụ miệng kiểu nghiền; râu gấp khúc hình khủy tay (hình 3.6), ấu trùng không có chân. Một số ít loài thuộc giống Sitophilus sống trong kho và thường gây hại nặng cho các sản phẩm nông sản.

Hình 3.6. Hình thái phần vòi kéo dài của giống Sitophilus [7]

69

Trong kho bảo quản ngô ở Sơn La bắt gặp giống Sitophilus với 2 loài Sitophilus oryzae (hình 3.7a) và Sitophilus zeamais (hình 3.7b). Đặc điểm chung của 2 loài này: tấm lưng ngực trước có các chấm lõm tròn, tương đối nhỏ và sát nhau. Đường rãnh dài trên cánh cứng có các chấm lõm, gờ nổi giữa đường rãnh hẹp hơn chiều rộng của rãnh. Cánh sau phát triển, cánh thường có 4 đốm màu vàng đỏ.

a b Hình 3.7. Hình thái ngoài của 2 loài mọt thuộc giống Sitophilus a–Sitophilus oryzae; b–Sitophilus zeamais 3.1.3.3. Khóa định loại 2 loài thuộc giống Sitophilus thuộc họ Curculionidae 1a Chiều dài thân không kể vòi thường nhỏ hơn 3mm; râu đầu 9 đốt. Các chấm lõm ở ngực trước hình trứng dài và ở giữa có các đám chấm lõm lộn xộn (1a1). Đường rãnh giữa cánh cứng từ trước ra sau ít hơn 20 chầm lõm (1a2). Cánh màu nâu đen không bóng; các đốm vàng đỏ thường mờ không rõ (1a3). Hình thái ngoài gai giao cấu (Aedeagus) của con đực hoàn toàn nhẵn (1a4) [7]; ở con cái có phần phụ sinh dục chẽ nhánh hình chữ Y (1a5) [7]...... Sitophilus oryzae (Linné, 1763)

1a1 1a2 1a3

1a4 1a5

70 b Chiều dài thân không kể vòi thường lớn hơn 3 mm; râu đầu 8 đốt. Các chấm lõm ở ngực trước khá tròn và ở giữa không có đám chấm lộn xộn (1b1). Đường rãnh giữa cánh cứng từ trước ra sau nhiều hơn 20 chấm lõm (1b2). Cánh màu nâu đen bóng; các đốm vàng đỏ hình bán nguyệt rất rõ (1b3). Hình thái ngoài của gai giao cấu (Aedeagus) của con đực có các rãnh chạy dọc (1b4) [7]; ở con cái đầu có phần phụ sinh dục 2 nhánh chụm sát nhau (1b5) [7] ...... Sitophilus zeamais Motschulsky, 1855

1b1 1b2 1b3

1b4 1b5 Họ Monotomidae Các loài thuộc họ Monotomidae chiều dài cơ thể dao động lớn, từ 1,5–6,0 mm. Ở Sơn La mới chỉ bắt gặp 2 giống, 2 loài trong kho bảo quản ngô: Aneurops (Sharp, 1900) và Rhizophagus depressus (Fabricius, 1793). Đặc điểm chung của 2 giống: Cơ thể thon dài, chùy râu có 1 đốt ở đỉnh phình rộng nhất. 3.1.3.4. Khóa định loại 2 giống và loài thuộc họ Monotomidae 1a Cơ thể dày mập (1a1). Rìa bên tấm lưng ngực trước có các gai rất nhỏ (1a2), tấm lưng ngực trước phía sau nhỏ hơn phía trước (1a3). Cánh cứng có rãnh dọc có các chấm lỗ xếp thành hàng dọc rõ rệt (1a4) ...... Aneurops (Sharp, 1900)

71

1a1 1a2,1a3 1a4 b Cơ thể dẹt mỏng hơn (23b1). Rìa trước tấm lưng ngực trước không các gai nhỏ (23b2), tấm lưng ngực trước phía trước và phía sau bằng nhau (23b3). Cánh cứng có rãnh dọc có các chấm lỗ mịn (23b4) ...... Rhizophagus depressus (Fabricius, 1793)

1b1 1b2,1b3 1b4 Họ Mycetophagidae Họ Mycetophagidae có kích thước cơ thể nhỏ, từ 1,5–5 mm, cơ thể có hình dạng hơi tròn với màu nâu xám đến đen, thường có thêm các vệt màu vàng đỏ ở đỉnh cánh. Râu đầu có 11 đốt với chùy râu 2–5 đốt. Ở Sơn La mới chỉ bắt gặp 1 loài Typhaea stercorea (Linnaeus, 1758) (hình 3.8).

72

Hình 3.8. Hình thái ngoài của loài Typhaea stercorea Họ Nitidulidae Họ này có khoảng 155 giống và trên 2.000 loài. Phần lớn chúng ăn nhựa cây, hoa, quả chín rụng hoặc nấm. Chỉ một số ít loài thuộc nhóm bắt mồi. Trong kho bảo quản các sản phẩm nông sản giống Carpophilus tương đối quan trọng. Ở Sơn La chỉ mới bắt gặp 4 loài: Carpophilus hemipterus (24a), Carpophilus obsoletus (24b), Carpophilus ligneus (24c) và Carpophilus dimidiatus (24d) thuộc giống này (Hình 3.9).

Hình 3.9. Một số đặc điểm hình thái ngoài phân biệt các loài thuộc giống Carpophilus [7] 3.1.3.5. Khóa định loại 4 loài thuộc họ Nitidulidae 1a. Tấm lưng ngực trước hẹp về phía trước rất rõ (1a1); Cánh có màu nâu hạt dẻ với những đốm màu vàng hoặc vàng đỏ. Trên mỗi cánh tìm thấy hai đốm màu vàng đỏ hoặc vàng, một đốm góc ngoài phía trên cánh và một đốm ở gần đỉnh cánh (1a2). Chiều dài cơ thể 2–4 mm ...... Carpophilus hemipterus (Linné, 1758 )

1a1 1a2 1b1 1b2

73 b. Tấm lưng ngực trước hơi hẹp về phía trước hoặc bằng phía sau (1b1); Cánh có cùng một màu nâu sẫm, màu hạt dẻ hoặc màu gỉ sắt hoặc có một màu nhạt hơn, không có các đám màu vàng đỏ hay vàng (1b2) ...... 2 2a. Cánh cứng không phủ hết 2 đốt bụng cuối cùng. Chiều dài cánh cứng lớn hơn 2 lần chiều rộng cánh (2a1). Rìa sau tấm lưng ngực trước thu hẹp rõ về phía sau (2a2). Chiều dài cơ thể 2,2–3,5 mm ...... Carpophilus ligneus Murray, 1864 (Loài Carpophilus ligneus được đưa vào khoá định loại với mục đích so sánh nhưng không phân bố ở Việt Nam [29])

2a1 2a2 2b1 2b2 b Cánh không phủ hết 3 đốt bụng cuối cùng. Chiều dài cánh cứng nhỏ hơn 2 lần chiều rộng (2b1). Rìa sau tấm lưng ngực trước ít thu hẹp về phía sau (2b2) ...... 3 3a. Tấm lưng ngực trước lược tròn ở các góc (3a1). Đốt râu đầu thứ 2 ít nhất dài bằng đốt thứ 3 (3a2). Góc cánh đôi khi hơi có màu đỏ. Cơ thể dài 2,3–4,5 mm ...... Carpophilus obsoletus Erichson, 1843

3a1 3a2 3b1 3b2 b. Tấm lưng ngực trước gần như chữ nhật (3b1). Đốt râu đầu thứ 3 dài rõ hơn đốt thứ 2 (3b2). Cơ thể màu nâu xám, chân và râu đầu màu đỏ, chùy râu đầu thường tối màu hơn. Cơ thể bóng, dài 2–3 mm ...... Carpophilus dimidiatus (Fabricius, 1792) Họ Silvanidae Họ Silvanidae gồm chủ yếu những loài sống ở vùng nhiệt đới, ít gây hại nguy hiểm nhưng gây bẩn nông sản khá rõ rệt do chúng để lại nhiều xác chết và chất bài tiết, mùi hôi rất khó chịu. Trong kho bảo quản ngô ở Sơn La bắt gặp 2 giống

74

(Oryzaephilus, Ahasverus), mỗi giống có 1 loài: Oryzaephilus surinamensis và Ahasverus advena (hình 3.10). Cơ thể thuôn dài, từ 2–3,5 mm.

a b Hình 3.10. Hình thái ngoài 2 loài thuộc 2 giống a–Oryzaephilus surinamensis; b–Ahasverus advena 3.1.3.6. Khóa định loại các giống và loài thuộc họ Silvanidae 1a. Rìa bên của tấm lưng ngực trước, mỗi bên có 6 răng gai nhỏ, nhọn. Trên tấm lưng ngực trước có 3 gờ nổi rõ (1a). Cơ thể dài 2,7–3,5 mm...... Oryzaephilus surinamensis (Linné, 1758)

1a 1b b Rìa bên của tấm lưng ngực trước nhẵn, ở góc trước mỗi rìa bên nhô ra nhọn (1b). Tấm lưng ngực trước có chiều rộng dài hơn chiều dài. Cơ thể dài 2–3 mm ...... Ahasverus advena (Waltl, 1832) Họ Tenebrionidae Họ Tenebrionidae phân bố rất rộng ở các vùng khí hậu ôn, nhiệt đới. Họ này có khoảng 10.000 loài, trong đó khoảng 100 loài có liên quan đến hàng hóa trong kho lưu trữ nhưng chỉ một số ít loài là côn trùng hại kho quan trọng. Ở Sơn La đã gặp 6 loài thuộc 5 giống trong họ Tenebrionidae. 3.1.3.7. Khóa định loại 4 giống và loài thuộc họ Tenebrionidae

75

1a Góc rìa trước của đầu nhô ra rất rõ (1a1). Ở con đực hàm trên phát triển thành 2 sừng nhô ra phía trước, to mập (1a2); ở con cái không có sừng (1a3). Rìa bên của đầu dài hơn mắt kép. Cơ thể dài 3,5–4,5 m ...... Gnathocerus cornutus (Fabricius, 1798)

1a1 1a2

1a3 1b(1,2,3) b Đầu có hình thái không như trên [1b(b1,b2,b3)]. Chiều dài cơ thể nhỏ hơn 3 mm hoặc 5–6 mm ...... 2 2a Đầu thường rộng hơn hoặc bằng tấm lưng ngực trước (2a1), rìa trước của đầu có rãnh sâu, có viền kéo dài ở trước mắt kép (2a2). Chùy râu đầu có 3 đốt nhỏ dần về phía ngọn (2a3). Tấm lưng ngực trước rộng bằng cánh (2a4). Chiều dài cơ thể thường nhỏ hơn 3 mm ...... Latheticus oryzae (Waterhouse, 1880/82)

2(a1,a2) 2a3 2a4 b Đầu rõ ràng nhỏ hơn tấm lưng ngực trước (2b1) và rìa trước không có đường rãnh sâu phía trước mắt kép (2b2). Chùy râu đầu có 3 đốt nhỏ dần về phía ngọn (2b3). Đốt bàn chân thứ nhất ít nhất dài bằng 2 đốt tiếp theo cộng lại (2b4) .. 3

76

2(a1,b2) 2b3 2b4 3a Cánh cứng chỉ có các chấm lõm đơn giản, không tạo thành rãnh, không có gờ dọc (2a1). Chiều rộng phiến bên của đầu ở sau mắt kép nhỏ hơn mắt kép. Tấm lưng ngực có màu nâu đen bóng hoặc nâu đỏ [3a(2,3)] ...... Alphitobius laevigatus (Fabricius, 1781)

3a1 3a2 3a3 b Cánh cứng có chấm lõm tạo thành các rãnh chạy dọc, giữa các rãnh có các gờ nổi (3b1). Chiều rộng phiến bến của đầu ở sau mắt kép bằng mắt kép. Tấm lưng ngực có màu nâu đỏ hoặc nâu hạt dẻ [3b(2,3)]. Giống Tribolium M'Leay, 1842 ...... 4

3b1 3(b2,b3) 4a Chùy râu đầu có 3 đốt đỉnh phình rộng rất rõ và lớn hơn hẳn các đốt còn lại; đốt râu đầu thứ 6 nhỏ hơn hẳn lớn hơn nhiều so với đốt 7 (3a1). Cơ thể có màu nâu đỏ (3a2) ...... Tribolium castaneum (Herbst, 1797)

4a1 4a2 4b1 4b2 b Chùy râu đầu có 3 đốt đỉnh phình rộng không rõ rệt, các đốt râu phía ngọn lớn dần, đốt râu đầu thứ 6 gần bằng đốt thứ 7 (4b1). Cơ thể màu đỏ hạt dẻ (4b2) .. Tribolium confusum Jacqueline Du Val, 1868 Họ Trogossitidae

77

Họ Trogossitidae có nhiều loài săn mồi côn trùng ăn gỗ hoặc trứng của chúng; các loài khác ăn nấm hoặc nguyên liệu thực vật thối rữa. Chỉ có rất ít loài liên quan đến các sản phẩm trong kho. Ở Sơn La chỉ gặp 2 giống và 2 loài trong kho bảo quản ngô: Lophocateres pusillus (Klug, 1833) và Tenebroides mauritanicus (Linnaeus, 1758. Chiều dài cơ thể 2,5–3,5 mm, thân dài và dẹp. Râu đầu 11 đốt.

Lophocateres Tenebroides Hình 3.11. Hình thái ngoài của 2 loài thuộc giống Lophocateres và Tenebroides

78

3.1.3.8. Khóa định loại các giống và loài thuộc họ Trogossitidae

1a Cơ thể mọt có màu nâu rỉ sắt, có lông thưa nhỏ màu vàng nâu (1a1). Râu đầu hình chùy, chùy râu đỉnh có 3 đốt rõ rệt (1a2). Mỗi cánh cứng có 7 đường gờ nổi rõ chạy dọc chiều dài cánh, giữa đường gờ chạy dọc có các hàng chấm lõm sâu và dày (1a3).Tấm lưng ngực trước rộng về phía sau (1a4) ...... Lophocateres pusillus (Klug, 1833)

1a1 1a2 1a3 1a4 b. Cơ thể mọt có màu hồng nâu nhạt đến nâu thẫm (1b1). Râu đầu hình que, chùy râu có 6 đốt cuối đỉnh lớn hơn chút ít so với các đốt còn lại (1b2). Trên cánh cứng có 7 đường lõm xuống chạy dọc chiều dài cánh, các chấm lõm nhỏ và nông (1b3). Tấm lưng ngực trước thót hẹp về phía sau (1b4) ...... Tenebroides mauritanicus (Linnaeus, 1758)

1b1 1b2 1b3 35b4

3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt ngô Sitophillus zeamais 3.2.1. Đặc điểm hình thái ấu trùng của Sitophillus zeamais Chiều ngang đầu là đặc điểm ít thay đổi của tuổi ấu trùng hoặc ấu trùng các loài côn trùng nói chung và mọt hại kho nói riêng. Xác định tuổi ấu trùng của côn trùng nói chung và mọt ngô nói riêng qua số lần lột xác đầu, tuy nhiên, việc theo dõi số lần lột xác của ấu trùng trong hạt thường rất khó thực hiện do các pha ấu trùng phát triển hoàn toàn trong hạt, vì vậy, chúng tôi sử dụng sự thay đổi chiều nganh đầu của ấu trùng mọt ngô để xác đinh tuổi của chúng.

79

Đối với mọt ngô S. zeamais có các pha ấu trùng phát triển hoàn toàn trong hạt, kích thước chiều ngang đầu được chỉ rõ trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng S. zeamais

Pha phát triển ấu Kích thước (mm) chiều ngang đầu của ấu trùng trùng S. zeamais (n = 90)

Biên độ dao động Trung bình X ± SD Tuổi 1 (L1) 0,225–0,325 0,284 ± 0,024 Tuổi 2 (L2) 0,375–0,425 0,405 ± 0,015 Tuổi 3 (L3) 0,475–0,550 0,518 ± 0,027 Tuổi 4 (L4) 0,600–0,775 0,669 ± 0,053

Ghi chú: = giá trị trung bình, SD = độ lệch chuẩn Trong điều kiện phòng thí nghiệm, sự thay đổi kích thức chiều ngang đầu, đã chỉ rõ, ấu trùng mọt ngô S. zeamais có 4 tuổi, trong đó, chiều ngang đầu ở ấu trùng tuổi 1 biến động từ 0,225 đến 0,325 mm, trung bình 0,284 ± 0,024; ở ấu trùng tuổi 2 từ 0,375 đến 0,425 mm, trung bình 0,405 ± 0,015; ở ấu trùng tuổi 3 từ 0,475 đến 0,55 mm, trung bình 0,518 ± 0,027 và ở ấu trùng tuổi 4 từ 0,6 đến 0,775 mm, trung bình 0,669 ± 0,053, mối liên quan giữa tuổi và kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng mọt ngô S. zeamais chỉ ra ở hình (hình 3.12). Kết quả trên cho thấy, chiều ngang đầu ở mỗi tuổi của ấu trùng ít có sự thay đổi rõ rệt giữa giai đoạn đầu tuổi và giai đoạn cuối tuổi, trong khi đó, chiều ngang đầu của ấu trùng với tuổi khác nhau ấu trùng có thay đổi rõ rệt. Ở đây, điều dễ nhận thấy nhất đó là sự tăng chiều ngang đầu của ấu trùng tuổi sau so với tuổi liền trước đó gần như là một hằng số L4/L3 = L3/L2 = L2/L1 = 1,3 (bảng 3.2). Sự tăng kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng mọt ngô được mô tả bằng đường tuyến tính có tương quan rất chặt (R² = 0,9958). Sự chuyển tuổi của ấu trùng S. zeamais xảy ra hoàn toàn trong hạt, vì vậy, khi biết được chiều ngang đầu ấu trùng S. zeamais vào bất cứ thời điểm nào đều có thể biết được tuổi theo phương trình: Y = 7,8495x – 1,1789 (hình 3.12)

80

Hình 3.12. Tương quan giữa tuổi và chiều ngang đầu của ấu trùng mọt ngô S. zeamais Thực nghiệm được tiến hành liên tục từ lúc ấu trùng nở đến lúc vào nhộng cho thấy, ở giai đoạn phát triển của ấu trùng tuổi 1 kích thước chiều ngang đầu trung bình 0,277 ± 0,024 mm; ấu trùng tuổi 2 tăng lên đáng kể, trung bình 0,404 ± 0,015 mm sang đến tuổi 3 tăng không đáng kể so với tuổi 2, trung bình 0,517 ± 0,027 mm; ấu trùng tuổi 4 chiều ngang đầu trung bình 0,668 ± 0,053 mm (bảng 3.2). Như vậy, chiều ngang đầu của ấu trùng tuổi 4 giao động lớn nhất, còn lại các tuổi 1, 2 và 3 ít biến động hơn. Với các loài côn trùng khác sử dụng kích thước chiều ngang đầu của ấu trùng có thể xác định được tuổi ấu trùng của chúng, đặc biệt là những loài đục trong thân, quả và hạt ( T. Nishida & T. Torii, 1970) [120]. 3.2.2. Kích thước và hình thái các pha phát triển của Sitophillus zeamais Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nuôi mọt ngô S. zeamais bằng thức ăn là gạo hạt dài của Thái Lan, nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên; sự thay đổi về chiều dài và chiều rộng các pha phát triển của mọt ngô được thể hiện ở bảng 3.3.

81

Bảng 3.3. Kích thước các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais

Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Pha phát triển Nhỏ Lớn Trung Nhỏ Lớn Trung bình nhất nhất bình nhất nhất Trứng 0,65 0,60 0,62 ± 0,02 0,26 0,30 0,28 ± 0,02 Ấu trùng tuổi 1 0,40 0,88 0,68 ± 0,13 0,30 0,55 0,47 ± 0,07 Ấu trùng tuổi 2 0,83 1,45 1,03 ± 0,19 0,58 0,93 0,70 ± 0,10 Ấu trùng tuổi 3 1,05 1,58 1,45 ± 0,14 0,80 1,08 1,01 ± 0,08 Ấu trùng tuổi 4 1,58 2,25 1,88 ± 0,25 1,23 1,58 1,34 ± 0,12 Nhộng 3,90 4,63 4,29 ± 0,22 1,50 1,88 1,68 ± 0,09 Trưởng thành 3,48 4,98 4,54 ± 0,22 1,10 1,42 1,29 ± 0,09 đực Trưởng thành 4,08 4,94 4,42 ± 0,35 1,20 1,46 1,25 ± 0,11 cái

Ghi chú: Số lượng mẫu theo dõi của từng pha phát triển n = 30, điều kiện nhiệt độ 20–30 oC, ẩm độ 60–80% Qua bảng 3.3 cho thấy, ở mỗi tuổi của ấu trùng mọt ngô S. zeamais đều lột xác, sau khi lột xác cơ thể mềm, yếu ớt, lúc này chúng tăng nhanh chiều rộng đầu và kích thước cơ thể sau đó đạt kích thước ổn định khi lớp cutin của cơ thể đã cứng lại. Đặc điểm của mọt trưởng thành: Mới vũ hóa mọt có màu đỏ nâu cơ thể yếu nên ít di chuyển hoặc di chuyển rất chậm. Thường mọt trưởng thành một ngày tuổi vẫn nằm trong hạt, khi lớp cutin cứng mọt trưởng thành rời khỏi hạt sau đó vài ngày, màu cơ thể từ nâu đỏ dần chuyển sang nâu đen. Cánh trước bóng và có các điểm màu đỏ trên cánh khá rõ, các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước giống với mô tả của Bùi công Hiển (1985) [7]. Ở con đực, cơ quan giao cấu là hình 3 góc, ở con cái là hình móc nhọn [7]. Cũng có thể phân biệt con đực và con cái của mọt ngô dựa vào hình thái và kích thước của vòi, vòi con cái thường dài, hẹp hơn so với con đực, các chấm lỗ trên vòi của mọt cái xếp thành hàng và không sát vào nhau; ở con đực các chấm lỗ không xếp thành hàng, thường chồng lên nhau. Mọt cái cơ thể trung bình dài 4,42 ± 0,35 mm, rộng

82

1,25 ± 0,11mm; mọt đực cơ thể trung bình dài 4,54 ± 0,22 mm, rộng 1,29 ± 0,09 mm.

. Hình 3.13. Hình thái mọt ngô Sitophilus zeamais trưởng thành Pha trứng: Trứng có hình bầu dục (hình 3.14), lúc trứng mới đẻ có màu trắng đục sau chuyển sang màu vàng nhạt; kích thước của trứng rất nhỏ trung bình chiều dài 0,62 ± 0,02 mm, chiều rộng 0,28 ± 0,02 mm phù hợp với kết quả của Bùi Công Hiển, (1985) [94] trứng có chiều dài 0,45–0,7 mm, chiều rộng 0,24–0,35 mm .

Hình 3.14. Trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais Đặc điểm hình thái ấu trùng: Khi mới nở, cơ thể ấu trùng có màu trắng sữa, sau đó đầu có màu nâu nhạt, hàm răng hiện rõ 2 răng to, da nhăn. Ấu trùng tuổi 2 và 3 có màu trắng ngà. Ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 thân mập, ngắn và cong ở phần mặt lưng, phần mặt bụng gần như bằng; ấu trùng tuổi 4 lớn hơn hẳn, có màu trắng hơi vàng, các đốt căng bóng nhất là đốt bụng ở giữa, các đốt bụng cuối thường thắt lại. Kích thước của ấu trùng: tuổi 1 có kích thước cơ thể trung bình dài 0,68 ± 0,13 mm, rộng 0,47 ± 0,07 mm; tuổi 2 trung bình dài 1,03 ± 0,19 mm, rộng 0,70 ± 0,10 mm; tuổi 3 trung bình dài 1,45 ± 0,14 mm, rộng 1,01 ± 0,08 mm; tuổi 4 trung bình

83 dài 1,88 ± 0,25, rộng 1,34 ± 0,12 mm. Giai đoạn tiền nhộng S. zeamais có màu trắng ngà, ở giai đoạn cuối lúc chuyển sang nhộng cơ thể có màu nâu đỏ, vòi đã nổi rất rõ, kích thước trung bình chiều dài cơ thể 4,29 ± 0,22 mm, chiều rộng 1,25 ± 0,11 mm; giai đoạn này nhộng ngừng di chuyển và ngừng ăn.

Hình 3.15. Hình thái ngoài của ấu trùng và nhộng Chú thích: L1 = ấu trùng tuổi 1; L2 = ấu trùng tuổi 2; L3 = ấu trùng tuổi 3; L4 = ấu trùng tuổi 4; preP = tiền nhộng; P = nhộng. 3.2.3. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais Kết quả theo dõi nuôi mọt ngô S. zeamais trên gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13% trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên của phòng thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.4.

84

85

Bảng 3.4. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais

Thời gian các pha phát triển (ngày) Pha phát triển Trung bình Ngắn nhất Dài nhất X ± SD Trứng 7 12 8,93 ± 1,80 Ấu trùng tuổi 1 11 12 11,80 ± 0,41 Ấu trùng tuổi 2 10 11 10,37 ± 0,49 Ấu trùng tuổi 3 7 8 7,23 ± 0,43 Ấu trùng tuổi 4 11 13 12,20 ± 0,96 Nhộng 6 9 7,20 ± 0,89 Trưởng thành 9 15 11,67 ± 5,57 trước đẻ trứng Vòng đời 54 73 64,73 ± 6,60

Ghi chú: Số mẫu theo dõi n=30, điều kiện nhiệt độ 20–30 oC, ẩm độ 60–80% Mọt ngô là loài đa thực chúng gây hại trên nhiều loại hạt ngũ cốc trong đó có gạo là thức ăn ưa thích (đề cập ở mục 3.3.5). Do đó, gạo thường được lựa chọn trong nghiên cứu vòng đời của mọt ngô. Kết quả nghiên cứu trong điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ và ẩm độ không khí, vòng đời dao động 54–73 ngày, trung bình 64,73 ± 6,60 ngày trong đó trứng trung bình 8,93 ± 1,80; ấu trùng tuổi 1 trung bình 11,80 ± 0,41 ngày; ấu trùng tuổi 2 10,37 ± 0,49 ngày; ấu trùng tuổi 3 là 7,23 ± 0,43 ngày; ấu trùng tuổi 4 là 12,20 ± 0,96 ngày; nhộng là 7,20 ± 0,89 ngày và giai đoạn trước đẻ trứng của mọt trưởng thành là 11,67 ± 5,57 (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của mọt ngô. Trong cùng một điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, mọt ngô được nuôi bằng ngô hạt, gạo và thóc (Mutiro et al., 1992) đã thu được kết quả khác nhau. Trong đó, nuôi bằng ngô hạt, vòng đời của mọt ngô S. zeamais là 34 ngày; khi nuôi bằng gạo vòng đời là 47 ngày; thức ăn bằng thóc là 53 ngày [42]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện với điều kiện nuôi tự nhiên trong phòng thí nghiệm; điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí ở Sơn La có sự chênh lệch khá lớn, giữa ngày và đêm (nhiệt độ, ẩm độ thấp nhất tương ứng: 20 oC, 60% và cao nhất tương ứng: 30 oC, 80%), vòng đời của mọt ngô thường kéo dài từ 54 đến 73 ngày, dài hơn đáng kể so với các nghiên cứu trước đây của Vũ Quốc Trung (1981) [121] và Bùi Công Hiển (1995) [7] với thức ăn là ngô hạt ở điều kiện 30 oC, mọt ngô hoàn thành vòng đời

86

là 34 ngày. Tuy nhiên, chưa thấy các tác giả chỉ ra cụ thể thủy phần của hạt cũng như biến động ngững trên, ngưỡng dưới của ẩm độ và nhiệt độ. Trong khi đó, theo James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) [46] mọt ngô nuôi trong điều kiện nhiệt độ 24–30 oC, ẩm độ 60 ± 10% với 2 loại thức ăn là ngô và lúa, vòng đời của S. zeamais tương ứng 34,7 và 34 ngày, không sai khác nhiều so với kết quả của chúng tôi. Ở đây, có thể thủy phần và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến sự phát triển của mọt ngô của S. zeamais. 3.2.4. Thời gian sống của trưởng thành và sức đẻ trứng của mọt cái Sitophillus zeamais Kết quả theo dõi mọt ngô được nuôi trong các hộp nhựa, thời gian sống của mọt trưởng thành có ảnh hưởng đến số lượng trứng được đẻ của mọt cái, kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Thời gian sống và sức đẻ trứng của S. zeamais Ngắn – Dài – Chỉ tiêu theo dõi Trung bình Nhỏ nhất Cao nhất Thời gian sống của con đực 80 145 119,44 ± 21,94 Thời gian sống của con cái 80 150 125,89 ± 23,03 Số ngày con cái đẻ trứng (ngày) 12 51 36,22 ± 13,08 Số lượng trứng được đẻ (quả/con cái) 12 60 38,67 ± 14,35 Số lượng trứng được đẻ TB/ngày thực 1 2 1,07 ± 0,06 tế (quả/con cái) Số lượng trứng được đẻ TB/ngày trong 0,1 0,4 0,31 ± 0,09 cả thời gian sống (quả/con cái)

Ghi chú: Số cặp mọt theo dõi n = 15, điều kiện nhiệt độ 20–30 oC, ẩm độ 60– 80% Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với thức ăn là gạo, mọt trưởng thành cái sống trung bình 125,89 ± 23,03 ngày; mọt trưởng thành đực sống trung bình 119,44 ± 21,94 ngày, ngắn hơn không nhiều so với nghiên cứu của Bergvinson et al., (2004) [39], mọt ngô trưởng thành có thời gian sống tới 240 ngày. Sức đẻ trứng của mọt cái trưởng thành thường có ảnh hưởng lớn đến sức tăng quần thể, trong điều kiện thí nghiệm có không gian hẹp cũng ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của mọt ngô. Thực nghiệm cho thấy, số ngày trung bình con cái đẻ trứng là 36,22 ± 13,08 ngày, số lượng trứng của một mọt cái đẻ được trung bình là 38,67 ± 14,35 (quả/con cái) và số lượng trứng được đẻ TB/ngày là 0,31 ± 0,09 (quả/con

87 cái/ngày). So với kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1981) [121] số lượng trứng mỗi con cái có thể đẻ được 384 trứng và theo Bùi Công Hiển (1995) [7] một mọt cái đẻ trung bình 376,82 trứng, số lượng trứng của một mọt cái trong nghiên cứu của các tác giả trên cao hơn so với thực nghiệm của chúng. Tuy nhiên, cũng theo các tác giả trên thời gian sống của mọt chỉ ước kéo chừng 5 đến 8 tháng nhưng trong thực nghiệm chưa chỉ rõ thủy phần của hạt, điều kiện thí nghiệm: không gian thí nghiệm và vật liệu mọt ban đầu. Theo tác giả James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) [46], nuôi mọt ngô S. zeamais trong điều kiện nhiệt độ 24–30 oC, ẩm độ 60 ± 10% với 20 gam thức ăn mỗi loại ngô hạt và lúa (chưa rõ thủy phần); nuôi trên lúa số trứng được đẻ của một mọt từ 19–87 (quả/con cái), trung bình là 57,3 ± 4,68 (quả/con cái); tuổi thọ dao động 99–138 ngày, trung bình 120,3 ± 3,24 ngày; nuôi trên thức ăn là ngô, số trứng một mọt cái đẻ được từ 19–114 (quả/con cái), trung bình là 67,2 ± 3,16 (quả/con cái); tuổi thọ dao động 99–135 ngày, trung bình 122,3 ± 1,87 ngày. So với kết quả của Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) với kết quả chúng tôi cao hơn không đáng kể. Trong điều kiện thí nghiêm: thủy phần của hat, không gian nuôi, nhiệt độ, ẩm độ và vật liệu thí nghiệm có ảnh hưởng không rõ đến thời gian sống của mọt ngô S. zeamais, trong khi đó, sức đẻ trứng của một mọt cái chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố trên đặc biệt thủy phần của hạt. 3.2.5. Tập tính đẻ trứng của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais Thí nghiệm theo dõi thời gian sống và sức đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais với thức ăn là gạo thái lan dạng hạt dài cho thấy, sau khi vũ hóa, trong điều kiện được thay thức ăn thường xuyên, thời gian sống của mọt trưởng thành kéo dài từ 80 đến 150 ngày, trung bình 123,5 ngày. Sau khi vũ hóa, mọt trưởng thành thường ghép đôi ngay, tuy nhiên, chỉ sau 10 ngày từ thời điểm khi ghép cặp và giao phối, mọt cái mới bắt đầu đẻ trứng, quá trình đẻ trứng kéo dài cho tới ngày cuối cùng trước khi chết. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, mọt đực thường chết trước mọt cái, thời gian sống của mọt đực dao động từ 80 đến 145 ngày, trung bình 119,44 ± 21,94 ngày, trong khi đó, mọt cái thường có thời gian sống từ 80 đến 150 ngày, trung bình 125,89 ± 23,03 ngày.

88

Trong suốt thời gian sống, mọt cái không đẻ liên tục mà có những khoảng thời gian nghỉ đẻ, thời gian nghỉ đẻ ngắn nhất 1 ngày và dài nhất dài nhất 7 ngày; tất cả có khoảng 10 quãng thời gian nghỉ đẻ từ 2 ngày trở lên, số ngày con cái đẻ trứng thực tế trung bình 36,22 ± 13,08 ngày (bảng 3.5) Kết quả theo dõi thời gian đẻ trứng của mọt cái cho thấy, toàn bộ số trứng đều được đẻ khá rải rác, vì vậy, để mô tả số lượng trứng được đẻ của mọt cái trong 10 ngày, chúng tôi biểu diễn tỷ lệ (%) trứng được đẻ của mọt cái trong 10 ngày so với tổng số trứng được đẻ (bảng 3.6). Do đặc điểm đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais không liên tục trong suốt thời gian sống. Để mô tả số lượng trứng đẻ được tích lũy của mọt ngô từ lúc bắt đầu đẻ trứng cho đến khi chết chúng tôi chia lớp lượng trứng đẻ tích lũy trong thời gian 10 ngày đúng theo thời gian phát triển của pha trứng (thời gian phát triển của pha trứng ở điều kiện nhiệt độ 25 oC, ẩm độ 60–70% (bảng 3.7, 3.9) Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ (%) trứng tích lũy trung bình trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais mô tả theo thực nghiệm và lý thuyết Thời gian Tỷ lệ (%) trứng tích lũy trung bình đẻ trứng Thực Lý Lý Lý Lý Lý (ngày) nghiệm thuyết thuyết thuyết (Y1) thuyết thuyết (Y3) (Ya) (Yb) (Y2) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 10 0,60 0,60 15 5,95 5,96 25 2,68 2,72 35 10,12 10,23 Cộng 19,37 19,51 45 6,55 6,47 55 5,36 6,41 4,96 6,97 65 15,18 13,30 15,23 14,04 75 16,37 15,59 14,90 18,61 85 10,42 13,29 9,91 11,63 95 7,74 6,40 6,19 57.72 Cộng 55,07 54,99 51,19 105 7,44 7,64 115 4,46 3,68 125 2,08 3,26 135 4,16 3,39 145 0,89 1.10 Cộng 19,37 19,07

89

Hình 3.16 cho thấy, thời gian đẻ trứng của mọt cái kéo dài tới 145 ngày, số lượng trứng được tích lũy trong thời gian 10 ngày đạt những đỉnh cao tương đối rõ rệt. Tỷ lệ trứng của một mọt cái đẻ được đạt các đỉnh cao lần lượt sau những khoảng thời gian 35, 65 và 75 ngày, sau đó hầu như giảm rất nhanh sau 80 ngày, trong đó tỷ lệ trứng được đẻ chiếm tới 55,07% trong khoảng thời gian sau 55–95 ngày, trong khoảng thời gian còn lại, từ 95 đến 145 ngày, chỉ còn 37,19 % số lượng trứng được đẻ (cột 2, bảng 3.6; hình 3.16).

Tỷ lệ (%) 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100105110115120125130135140145150 Thời gian (ngày) Hình 3.16. Diễn biến tỷ lệ trứng trung bình thực tế tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais Như vậy, để mô tả số lượng trứng được tích lũy của mọt ngô S. zeamais qua tỷ lệ (%) trứng được đẻ trong khoảng thời gian đạt cao nhất (từ sau 55 đến 95 ngày), chúng tôi sử dụng hai dạng đường cong phi tuyến, đó là đường cong bậc 2: Ya = - 0,02296t2 + 3,44357t - 113,5280 (R2 = 0,83) (t = 55, 65, 75, 85, 95) và đường cong 3 2 2 bậc 3: Yb = 0,00099t - 0,246082t + 19,84078t - 506,60037 (R = 0,99) (t = 55, 65, 75, 85, 95). So sánh các giá trị thực nghiệm và giá trị theo lý thuyết, sự khác nhau ở đây có thể chấp nhận được. Cụ thể, trong khoảng thời gian này, tỷ lệ trứng được đẻ thực tế: 55,07 % (cột 2, bảng 3.6), trong khi đó số liệu lý thuyết theo đường cong bậc 2 (Ya): 54,99 % (cột 3, bảng 3.6; hình 3.18) và theo đường cong bậc 3 (Yb): 51,19% (cột 4, bảng 3.6; hình 3.17).

90

Hình 3.17. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình được tích lũy trong 10 ngày vào khoảng thời gian trứng đẻ cao nhất (từ 55 đến 95 ngày) Chú thích: đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết Giai đoạn đầu của quá trình đẻ trứng ở trưởng thành cái (10–35 ngày), sau các quãng thời gian t = 10, 15, 25 và 35 ngày, tỷ lệ tích lũy trứng trung bình của một mọt cái S. zeamais được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau: 3 2 Y1 = 0,00587t - 0,38650t + 7,94552t - 46,07250 (R² = 1,0) (t = 10, 15, 25, 35) (hình 3.18) Dựa vào tỷ lệ trứng (%) trứng tích lũy trung bình do một mọt cái S. zeamais đẻ được trong quãng thời gian 10 ngày so với toàn bộ trứng được đẻ trong suốt thời gian đẻ trứng, đường cong bậc 3 (Y1) mô tả diễn biến số lượng trứng tích lũy theo từng quãng thời gian với độ chính xác khá cao (R² = 1,0) so với số trứng được đẻ thực tế, cụ thể theo lý thuyết: 19,51 % (bảng 3.6, cột 5) so với thực nghiệm: 19,37 % (bảng 3.6, cột 2).

Hình 3.18. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 10–35 ngày Chú thích: đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết

91

Tương tự, giai đoạn từ 45 đến 85 ngày, với các quãng thời gian t = 45, 55, 65, 75 và 85, tỷ lệ trứng được đẻ của một mọt cái S. zeamais được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau: 3 2 Y2 = - 0,00151t + 0,28197t - 16,78383t + 328,35131 (R² = 0,93) (t = 45, 55, 65, 75, 85) (hình 3.19).

Hình 3.19. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 45–85 ngày Chú thích: đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết

Mối tương quan rất chặt chẽ (R² = 0,93) đã cho thấy, đường cong Y2 có những giá trị rất gần với số liệu thực nghiệm, sai khác không đáng kể giữa tỷ lệ trứng được đẻ theo lý thuyết: 57,72% (cột 1, bảng 3.6) và thực nghiệm: 53,88% (bảng 3.6, cột 2) vào các ngày 45, 55, 65, 75 và 85 ngày (cột 6, bảng 3.6; hình 3.19).

Giai đoạn cuối cùng của quá trình đẻ trứng ở mọt trưởng thành cái, sau các quãng thời gian t = 105, 115, 125, 135 và 145 ngày, tỷ lệ trứng trung bình của một mọt cái S. zeamais được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau:

3 2 Y3 = - 0,00049583t + 0,18870893t - 23,90046131t + 1010,65684821 (R² = 0,89) (t = 105, 115, 125, 135, 145) (hình 3.20).

92

Hình 3.20. Mô tả tỷ lệ (%) trứng trung bình tích lũy trong 10 ngày của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 105–145 ngày Chú thích: đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết.

Từ đường cong hình 3.20 mô tả quá trình đẻ trứng có thể so sánh tỷ lệ trứng trung bình sau 50 ngày ở giai đoạn cuối của một mọt cái đẻ được theo lý thuyết: 19,07% (bảng 3.6, cột 7) và tỷ lệ trứng được đẻ thực tế: 19,37% (bảng 3.6, cột 2) có sự sai khác không đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Với hệ số tương quan R² = 0,89, tỷ lệ trứng được đẻ theo tính toán sát với thực tế hoàn toàn có thể chấp nhận được (hình 3.20).

Trưởng thành mọt ngô S. zeamais, thuộc nhóm côn trùng có thời gian sống kéo dài, điều này kéo theo việc đẻ trứng rải rác và kéo dài trong suốt thời gian sống. Đặc điểm đẻ trứng này của S. zeamais hầu như chưa thấy đề cập đến trong những công bố trước đây (Nguyễn Kim Hoa và nnk., 2008a, 2008b) [122], [96]. Trong điều kiện thí nghiệm nuôi ở không gian hẹp, thời gian sống và đẻ trứng của mọt ngô có thể ngắn hơn so với điều kiện tự nhiên trong kho bảo quản (CABI, 2010) [29]. Việc mô tả trứng tích luỹ của mọt cái theo thời gian cho phép hiểu được quá trình tích luỹ trứng của mọt ngô S. zeamais trong thời gian đẻ trứng, điều này giải thích cho sự tăng

93 trưởng quần thể mọt ngô trong kho bảo quản. Tuy nhiên, số lượng trứng của mọt cái được tích luỹ luôn có xu hướng đạt cao nhất vào giai đoạn mọt cái có tuổi sinh lý tốt nhất.

Ở hầu hết các loài côn trùng có tập tính đẻ trứng rời rạc, không đẻ theo ổ, lượng trứng thường được đẻ đạt cao nhất vào khoảng giữa thời gian của quá trình đẻ trứng (Khuất Đăng Long, 1986 [123]; Nguyễn Thị Oanh và nnk., 2017) [124], điều này đã được chứng minh ở các nhóm côn trùng khác với trưởng thành có thời gian sống ngắn hơn so với mọt ngô, quá trình đẻ trứng không quá dài, thường liên tục không bị ngắt quãng và thường được mô phỏng bằng các đường cong phi tuyến không đứt đoạn. Riêng mọt ngô S. zeamais do lượng trứng đẻ bị ngắt quãng có thể sử dụng lượng trứng được tích lũy để mô tả bằng các đường cong phi tuyến.

Trưởng thành mọt ngô có thời gian sống dài, sức đẻ trứng không cao và do trứng được đẻ rải rác suốt trong thời gian sống của trưởng thành, vì vậy, trong các kho bảo quản ngô ở Sơn La, thường xuyên gặp tất cả các giai đoạn phát triển từ trứng, ấu trùng, nhộng đến trưởng thành S. zeamais. Đến nay, chưa có biện pháp hiệu quả nào để phòng chống loài mọt ngô S. zeamais. Hơn nữa, ở Sơn La, sau khi thu hoạch, ngô hạt được chuyển vào kho bảo quản hoặc ngô hạt được chuyển từ các kho bảo quản khác đến thường đã có sẵn bên trong đầy đủ các pha phát triển, mọt ngô tiếp tục, sinh sôi trong quá trình vận chuyển cũng như sau khi đến kho mới. Để phòng chống mọt ngô có hiệu quả nên tập trung vào việc giám sát nguồn ngô hạt đã bị nhiễm mọt S. zeamais trước khi đưa vào kho bảo quản; vệ sinh kho bảo quản nhằm loại trừ những nguồn hạt cũ và vật chứa mọt còn lại trong kho trước khi đưa hạt mới vào trong kho. 3.3. Đặc điểm sinh thái học của mọt ngô Sitophillus zeamais 3.3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Sitophillus zeamais trong hai kiểu kho Kết quả điều tra sự xuất hiện và diễn biến số lượng mọt ngô S. zeamais trong điều kiện tự nhiên ở Sơn La, trong kho bảo quản quy mô vừa và nhỏ (cơ sở kinh doanh) và trong hộ gia đình trong đó, các cơ sở kinh doanh thường bảo quản với quy mô lớn từ vài trăm đến hàng nghìn tấn và được bảo quản nghiêm ngặt hơn: xây dựng

94 các kho chứa kiên cố, đóng bao và được khử trùng hàng tháng bằng thuốc bảo vệ thực vật, trước khi đưa vào bảo quản ngô đã được làm sạch và sấy khô với thuỷ phần dao động 14,5–15%, trong khi đó, bảo quản của các hộ gia đình thường với quy mô nhỏ từ vài tạ đến vài tấn, cách thức bảo quản cũng kha đa dạng: đóng bao, cho vào chum vại, thùng phi hoặc dựng lán để bảo quản ngô bắp, ngô trước khi đưa vào bảo quản thường được phơi nắng tự nhiên nên khó kiểm soát thuỷ phần của hạt ngô; một số hộ gia đình có sử dụng thuốc hoá học để diệt mọt nhưng không thường xuyên, số còn không sử dụng thuốc trong bảo quản ngô. Cả 2 loại kho bảo quản này điều sử dụng các giống ngô trồng phổ biến như: NK7328,… Điều tra thực nghiệm ở hai kiểu kho trên thu được kết quả được chỉ ra ở hình 3.21.

Hình 3.21. Diễn biến số lượng trưởng thành mọt ngô S. zeamais theo thời gian trong kho bảo quản ngô ở Sơn La (2017) Ghi chú: 1 = kho cơ sở kinh doanh 2 = kho trong hộ gia đình Kết quả điều tra theo dõi số lượng mọt ngô xuất hiện trên các mẫu ngô thu thập từ các kho bảo quản ngô của hộ gia đình, số lượng mọt có xu hướng tăng ngay sau khi đưa ngô vào bảo quản, từ 05/01 đến 15/01 và đạt đỉnh thứ nhất ở ngày 15/01

95 là 50 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm xuống sau 15/1 đến 15/03 và ngay sau đó từ 15/03 đến 5/04 mọt lại tăng nhanh trở lại và đạt đỉnh thứ hai vào 05/04: 140 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm mạnh ngày 25/04, từ sau 25/04 đến 15/06 số lượng mọt duy trì ở mức thấp, dao động từ 8 đến 15 con/ 300g ngô hạt, số lượng mọt lại tiếp tục tăng lên từ sau 15/06 đến 15/07 và đạt đỉnh thứ 3 ở ngày 15/07 là 81/300g; sau 15/07, số lượng mọt giảm nhanh đến 25/10 (hình 3.21). Theo dõi số lượng mọt ngô xuất hiện từ các mẫu ngô lấy từ các kho bảo quản ngô của cơ sở kinh doanh tại cùng thời điểm, số lượng chỉ xuất hiện và tăng chậm sau ngày 15/04 và đạt đỉnh thứ nhất vào 15/04 với số lượng mọt 23 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm xuống sau 15/04 đến 25/04, từ sau 25/04 đến 15/06 số lượng mọt duy trì ở mức thấp, dao động từ 8 đến 17 con/ 300g ngô hạt, số lượng mọt tăng lên nhanh rõ rệt, từ sau ngày 15/06 đến 15/07 và đạt đỉnh thứ 2 vào 15/07 200 con/300g; sau ngày 15/07, số lượng mọt giảm nhanh đến 25/10 (Hình 3.21). So sánh sự xuất hiện số lượng mọt ngô tại thời điểm đạt đỉnh cao có sự khác nhau về thời gian ở hai kiểu kho nói trên, trong đó, ở các kho hộ gia đình số lượng mọt đạt 3 đỉnh cao, còn ở các kho cơ sở kinh doanh đạt 2 đỉnh cao. Thời gian xuất hiện số lượng mọt đạt đỉnh cao trong các kho bảo quản ở hộ gia đình sớm hơn (ngày 15/01) so với ở cơ sở kinh doanh (ngày 15/04). Tuy nhiên, số lượng mọt xuất hiện ở đỉnh cao thứ 2 của các kho cơ sở kinh doanh lại cao hơn rõ rệt so với số lượng mọt xuất hiện ở các kho hộ gia đình (200 cá thể so với 140 cá thể). Kết quả trên cho thấy, thời điểm xuất hiện mọt gây hại trong kho bảo quản ngô hạt ở hộ gia đình sớm hơn so với các kho ở cơ sở kinh doanh, do đó, khả năng gây hại cũng sớm hơn. Tuy nhiên, trong kho bảo quản ở cơ sở kinh doanh mặc dù gây hại muộn hơn nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, số lượng mọt tăng nhanh rõ rệt (hình 3.22). Như vậy, số lượng mọt xuất hiện trong các kho bảo quản phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, xử lý ngô và vệ sinh kho khi đưa vào bảo quản có thể làm chậm sự xuất hiện và giảm thiểu đáng kể hoạt động gây hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể sử dụng các biện pháp phòng chống mọt hiệu quả vào các thời điểm trong năm ở hai dạng kho trên, ở cơ sở kinh doanh có thể can thiệp các biện pháp phòng chống mọt vào khoảng thời gian từ 15/6 đến 25/08;

96 còn ở hộ gia đình có thể can thiệp sớm hơn vào ba khoảng thời gian từ 5/1 đến 5/2, từ 15/3 đến 25/4 và từ 15/7 đến 25/7. 3.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển mọt ngô Sitophillus zeamais 3.3.2.1. Ảnh hưởng của ẩm độ đến thời gian phát triển của S. zeamais Kết quả nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13%, nhiệt độ 25 oC, ẩm độ lần lượt 60, 70 và 80% cho thấy, thời gian phát triển của mọt ngô có sự phụ thuộc khá rõ rệt vào ẩm độ. Thực nghiệm cho thấy, thời gian phát triển trung bình của các pha ở 60, 70 và 80% tương ứng như sau: Trứng 11,50 ± 0,94; 11,00 ± 0,83 và 4,93 ± 0,83; ấu trùng tuổi 1 10,73 ± 1,70; 9,60 ± 0,77 và 6,40 ± 0,50; ấu trùng tuổi 2: 8,57 ± 0,68; 7,47 ± 0,51 và 6,37 ± 0,72, ấu trùng tuổi 3: 8,43 ± 0,86; 5,43 ± 0,82 và 4,47 ± 0,78; ấu trùng tuổi 4: 7,43 ± 0,82; 6,33 ± 0,48 và 6,07 ± 0,45; nhộng: 7,03 ± 0,62; 5,63 ± 0,49 và 5,67 ± 0,12; tuổi trưởng thành trước đẻ trứng: 12,60 ± 0,98; 7,87 ± 0,78 và 5,60 ± 0,72. Vòng đời của mọt ngô trung bình tương ứng: 66,30 ± 2,53; 53,33 ± 1,94 và 39,50 ± 2,37 (bảng 3.7). Bảng 3.7. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais Thời gian phát triển trung bình Các pha ở các điều kiện ẩm độ (ngày) X ± SD phát triển 60% 70% 80% Trứng 11,50 ± 0,94a 11,00 ± 0,83b 4,93 ± 0,83c Ấu trùng tuổi 1 10,73 ± 1,70a 9,60 ± 0,77a 6,40 ± 0,50c Ấu trùng tuổi 2 8,57 ± 0,68a 7,47 ± 0,51b 6,37 ± 0,72c Ấu trùng tuổi 3 8,43 ± 0,86a 5,43 ± 0,82b 4,47 ± 0,78c Ấu trùng tuổi 4 7,43 ± 0,82a 6,33 ± 0,48b 6,07 ± 0,45b Nhộng 7,03 ± 0,62a 5,63 ± 0,49b 5,67 ± 0,12b Tiền đẻ trứng 12,60 ± 0,98a 7,87 ± 0,78b 5,60 ± 0,72c Vòng đời 66,30 ± 2,53 53,33 ± 1,94 39,50 ± 2,37

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05 (sử dụng Duncan Test), n = 30, gạo thủy phần 13%, nhiệt độ 25oC Kết quả trên cho thấy thời gian phát triển của mọt ngô nuôi ở 3 điều kiện ẩm độ khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Vòng đời của mọt S. zeamais dài nhất ở ẩm độ

97

60% gần gấp 2 lần so với ở ẩm độ 80% và gấp gần 1,5 lần so với ẩm độ 70%. Rõ ràng có thể thấy, ẩm độ càng cao vòng đời của mọt ngô càng ngắn và ngược lại. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến tỷ lệ sống sót của S. zeamais Côn trùng hại kho nói chung và mọt ngô S. zeamais nói riêng rất nhạy cảm với điều kiện của ẩm độ không khí, khi gặp điều kiện ẩm độ phù hợp chúng kết thúc vòng đời rất nhanh như đã nghiên cứu ở trên, tuy nhiên để đánh giá tỷ lệ sống sót ở các ẩm độ khác nhau của mọt ngô S. zeamais, chúng tôi tiến hành nuôi chúng trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ 25 oC, thức ăn là gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13%, ẩm độ lần lượt 60, 70 và 80%. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống sót ở các ẩm độ 60, 70 và 80% tương ứng: ấu trùng tuổi 1: 20,0; 20,0 và 16,67%; ấu trùng tuổi 2: 66,67; 40,0 và 63,33%; ấu trùng tuổi 3: 76,67; 40,0 và 70%; ấu trùng tuổi 4: 86,67; 43,33 và 86,67%; nhộng 70,0; 60 và 100%. Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais ở ba điều kiện ẩm độ khác nhau Ẩm độ (%) Các pha 60 70 80 phát triển SL SL SL % % % sống sót sống sót sống sót Ấu trùng tuổi 1 6 20,0 6 20,0 5 16,67 Ấu trùng tuổi 2 20 66,67 12 40,0 19 63,33 Ấu trùng tuổi 3 23 76,67 12 40,0 21 70,0 Ấu trùng tuổi 4 26 86,67 13 43,33 26 86,67 Nhộng 21 70,0 18 60,0 30 100

Ghi chú: Số mẫu theo dõi n = 30 cho mỗi pha phát triển, nhiệt độ 25oC Ở ẩm độ 60 và 80% tỷ lệ sống sót cao ở tuổi 2, 3, 4 và nhộng, trong khi, ở ẩm độ 70% phù hợp với giai đoạn nhộng và tỷ lệ sống sót 60,0%. Trong khi đó, ở điều kiện ẩm độ 60% tỷ lệ nhộng sống sót đạt 70,0%, ẩm độ 80% tỷ lệ sống sót của nhộng là 100% sống sót.

98

3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của mọt ngô Sitophillus zeamais 3.3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian các pha phát triển của S. zeamais Kết quả thực nghiệm nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13% ở hai ngưỡng nhiệt độ 25 và 30 oC, ẩm độ phòng thí nghiệm không đổi là 70%. Kết quả thực nghiệm cho thấy, thời gian phát triển trung bình của các pha ở 25 và 30 oC tương ứng như sau: trứng: 11,00 ± 0,83 và 7,57 ± 0,73 ngày; ấu trùng tuổi 1: 9,60 ± 0,77 và 8,77 ± 0,82 ngày; ấu trùng tuổi 2: 7,47 ± 0,51 và 4,77 ± 0,43 ngày; ấu trùng tuổi 3: 5,43 ± 0,82 và 3,83 ± 0,65 ngày; ấu trùng tuổi 4: 6,33 ± 0,48 và 4,77 ± 0,57 ngày; nhộng: 5,63 ± 0,49 và 4,83 ± 0,38; giai đoạn tiền đẻ trứng: 7,87 ± 0,78 và 6,00 ± 0,64 ngày. Vòng đời của mọt ngô trung bình tương ứng 53,33 ± 1,94; 40,55 ± 1,36 (bảng 3.9) Bảng 3.9. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais ở hai điều kiện nhiệt độ Thời gian phát triển trung bình Các pha ở hai nhiệt độ (ngày) X ± SD phát triển 25 oC 30 oC P Trứng 11,00 ± 0,83 7,57 ± 0,73 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 1 9,60 ± 0,77 8,77 ± 0,82 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 2 7,47 ± 0,51 4,77 ± 0,43 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 3 5,43 ± 0,82 3,83 ± 0,65 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 4 6,33 ± 0,48 4,77 ± 0,57 P < 0,01 Nhộng 5,63 ± 0,49 4,83 ± 0,38 P < 0,01 Tiền đẻ trứng 7,87 ± 0,78 6,00 ± 0,64 P < 0,01 Vòng đời 53,33 ± 1,94 40,55 ± 1,36

Ghi chú: Giá trị P<0,05 nên các số liệu cùng một hàng khác biệt có ý nghĩa thống kê, n = 30, ẩm độ 70%. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais, ở nhiệt độ 30oC, vòng đời ngắn hơn so với ở 25 oC xấp xỉ 13 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1981) [121] và Bùi Công Hiển (1995) [7] ở nhiệt độ 30 oC với thức ăn là ngô hạt, mọt ngô hoàn thành vòng đời 34 ngày; kết quả của chúng tôi với

99 thức ăn là gạo là 40,55 ± 1,36, vòng đời kéo dài hơn khoảng 6 ngày đối với cùng nhiệt độ và dài hơn 19 ngày so với 25 oC. Theo Sharifi & Mills (1971), ở 27 ± 1 oC và ẩm độ 69 ± 3%, thời gian phát triển vòng đời của S. zeamais (khoảng 33–45) trung bình 36 ngày. Kết quả của chúng tôi không khác xa so với các kết quả nghiên của các tác giả khác ở 30 oC; còn ở điều kiện 25 oC có khác biệt rõ rệt. 3.3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais Kết quả thực nghiệm nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13% ở hai điều kiện nhiệt độ 25 và 30 oC, ẩm độ phòng thí nghiệm không đổi là 70%.

Theo dõi thí nghiệm cho thấy, nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sống sót của mọt ngô ở tất cả các pha, đặc biệt giai đoạn ấu trùng, đây là giai đoạn gây hại đáng kể nhất của mọt ngô, vì vậy việc theo dõi thời gian phát triển giai đoạn này là cơ sở khoa học trong quản lý sinh vật hại. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống sót của S. zeamais được chỉ ra ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Tỷ lệ sống sót của các pha phát triển của S. zeamais ở nhiệt độ khác nhau Tỷ lệ sống sót (%) ở hai nhiệt độ Các pha phát triển 25oC 30°C SL % SL % Ấu trùng tuổi 1 6 20,0 3 10,0 Ấu trùng tuổi 2 12 40,0 8 26,67 Ấu trùng tuổi 3 12 40,0 21 70,0 Ấu trùng tuổi 4 13 43,33 21 70,0 Nhộng 18 60,0 15 50,0

Ghi chú: số cá thể theo dõi n = 30 cho mỗi pha phát triển, ẩm độ 70% Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, tỷ lệ sống sót của ấu trùng và nhộng ở nhiệt độ 25oC và 30oC tương ứng như sau: ấu trùng tuổi 1: 20,0 và 10,0 %; ấu trùng tuổi 2: là 40,0 và 26,67 %; ấu trùng tuổi 3: 40,0 và 70,0 %; ấu trùng tuổi 4: 43,33 và 70,0%; nhộng: 60,0 và 50,0%.

100

Ở 25 oC ấu trùng tuổi 1, 2 và nhộng tỷ lệ sống sót cao hơn so với ở 30 oC trong khi đó ở điều kiện 25 oC tỷ lệ sống sót của tuổi 3 và 4 thấp hơn ở nhiệt độ 30 oC. 3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến mọt ngô Sitophillus zeamais 3.3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais Trong cùng điều kiện nhiệt độ 25 oC và ẩm độ 70%, kết quả theo dõi sau 10 ngày thí nghiệm, số lượng mọt có trong các môi trường thí nghiệm nghèo ôxy không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian theo dõi, số lượng mọt xuất hiện ở thí nghiệm với môi trường nồng độ ôxy 15%, số lượng mọt xuất hiện tăng nhanh hơn so với ở môi trường ôxy 5 và 10% cụ thể: sau 30 ngày, số lượng mọt trưởng thành cao gấp 3,6 lần so với môi trường ôxy 5% và gấp 1,2 lần với môi trường ôxy 10%. Trong khi môi trường 0% ôxy hoàn toàn không thấy xuất hiện mọt trưởng thành. Trong điều kiện bình thường (21% ôxy), số lượng S. zeamais bắt đầu tăng lên sau 20 ngày và tăng rõ rệt sau 40 ngày (hình 3.23). Trong khi đó, ở môi trường nồng độ ôxy 15%, số lượng mọt xuất hiện chậm hơn, chỉ bắt đầu tăng lên sau 40 ngày; so với ở điều kiện môi trường nồng độ ôxy 5 và 10%, số lượng mọt ngô xuất hiện thấp hơn nhiều so với môi trường tự nhiên (21%) (hình 3.22). Bảng 3.11. Theo dõi sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais ở các nồng độ ôxy khác nhau

Số lượng mọt xuất hiện theo nồng độ ôxy (%) Thời gian (ngày) 0 5 10 15 21 SL SL Sống Chết SL Sống Chết SL Sống Chết SL Sống Chết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 0 12 12 0 6 6 0 10 15 0 6 6 0 20 0 12 10 2 16 15 1 20 20 0 35 35 0 30 0 15 12 3 45 36 9 54 54 0 96 96 0 40 0 28 13 15 69 49 20 78 78 0 123 123 0 50 0 33 15 18 75 54 21 108 105 3 132 132 0 60 0 51 30 21 90 60 30 126 123 3 231 231 0 70 0 78 39 39 96 63 33 201 189 12 420 420 0 80 0 90 48 42 118 76 42 250 235 15 540 540 0

Ghi chú: SL: số lượng mọt xuất hiện; mẫu ngô hạt 90gam

101

Hình 3.22. So sánh số lượng mọt trưởng thành xuất hiện trong điều kiện ôxy 0, 5, 10, 15 và 21% 3.3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến thời gian sống và tập tính hoạt động của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais. Như nội dung trên đã đề cập, khả năng sống sót và hồi phục (xuất hiện trở lại) ở 2 nồng độ ôxy 5 và 10% không rõ rệt so với khả năng sống sót của chúng ở nồng độ 0%. Vì vậy, thí nghiệm này thực hiện trong phòng với điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ trong bình 70%, nồng độ ôxy 0%. Nhằm theo dõi thời gian sống và biểu hiện tập tính hoạt động sống của mọt trưởng thành S. zeamais trong môi trường không có ôxy được thể hiện ở bảng 3.12. Bảng 3.12. Mô tả hoạt động sống của trưởng thành S. zeamais theo thời gian trong môi trường không có ôxy Thời gian Tập tính hoạt động Mọt di chuyển hỗn loạn, có xu hướng tìm cách thoát ra ngoài, dẫm 0–10 phút đạp lên nhau. 11–20 Mọt di chuyển chậm lại, nhưng vẫn có xu hướng tìm cách thoát ra phút ngoài, một số mọt tụ đám vào nhau. 21–30 Mọt di chuyển rất chậm, một số cá thể lật ngửa không thể di chuyển, phút một số cụm lại thành nhóm 5–7 cá thể. 31–75 Hầu hết mọt không còn di chuyển, trừ một số rất ít cá thể rời khỏi các phút nhóm hướng về miệng hộp tìm cách thoát ra ngoài.

102

Thời gian Tập tính hoạt động Mọt chỉ cử động tại chỗ rất yếu, phần lớn co cụm thành nhóm, những 76–205 cá thể bị lật ngửa chỉ có các chân cử động. Chỉ rất ít mọt còn di chuyển phút chậm để tìm cách thoát ra ngoài, những biểu hiện này kéo dài tới 205 phút. 206 phút– Mọt còn có cử động nhưng rất yếu ớt không rõ rệt, khó nhận thấy, 18 giờ một số có biểu hiện gần như đã chết. Sau 18 giờ Tất cả các mọt không còn cử động và gần như chết

Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự thay đổi tập tính hoạt động của mọt ngô trưởng thành S. zeamais đều có những thay đổi ở các khoảng thoài gian khác nhau, nhưng có biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện thí nghiệm không có ôxy (6%). Mặc dù, kết quả thí nghiệm cho thấy, mọt ngô vẫn còn có sức sống cao trong 10 phút đầu tiên trong điều kiện không có ôxy. Từ lúc mọt được đưa vào nồng độ ôxy 0%, từ 0 đến 30 phút mọt di chuyển hỗn loạn sau đó chậm lại, bắt đầu co cụm vào nhau, từ sau 30 phút đến trước 18 giờ mọt gần như không còn di chuyển và cử động tại chỗ, sau 18 giờ gần như không có biểu hiện của sự sống. Trong thời gian mọt ngô sống trong điều kiện nồng độ ôxy 0%, mọt trưởng thành biểu hiện 3 trạng thái rõ rệt từ lúc di chuyển chậm đến cử động tại chỗ và không cử động (gần như chết), trong đó khoảng thời gian cử động tại chỗ chiếm thời gian dài nhất từ phút 31 đến 205 phút (bảng 3.12). 3.3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc trong điều kiện không có ôxy đến tỷ lệ sống sót của mọt ngô S. zeamais Thí nghiệm với mọt ngô trưởng thành sống sót trong các khoảng thời gian tiếp xúc với điều kiện không có ôxy (0%), sau khi mọt ngô S. zeamais giữ ở điều kiện ôxy 0%, sau các khoảng thời gian 24, 30, 36, 42,…và 90 giờ (bảng 3.13), mọt ngô được đưa ra ngoài và tiếp tục theo dõi. Thực nghiệm cho thấy, với thức ăn gạo hạt dài trong điều kiện bán tự nhiên (phòng thí nghiệm), khả năng hồi phục các hoạt động của mọt

103 giảm dần và số lượng mọt chết tăng lên từ 24 đến 90 giờ sống trong điều kiện không có ôxy. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với môi trường không có ôxy trong các khoảng thời gian 24, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 66, 72, 78, 84 và 90 giờ; mọt ngô được tiếp xúc trở lại với điều kiện bình thường có thức ăn đầy đủ, khả năng hồi phục gần như hoàn toàn của mọt ở điều kiện tiếp xúc 24 giờ, trong khi đó, sau thời gian tiếp xúc 30 giờ, tỷ lệ mọt chết lên tới 26,67%, tỷ lệ mọt chết tăng lên rõ rệt sau thời gian khi tiếp xúc từ 36 đến 60 giờ tương ứng với tỷ lệ mọt chết từ 40,0 đến 67,67%, tiếp xúc sau 60 giờ tỷ lệ mọt chết lên trên 70,0% và sau 90 giờ mọt chết hoàn toàn (bảng 3.13, hình 3.23).

104

Bảng 3.13. Thời gian sống sót của mọt trưởng thành S. zeamais trong môi trường không có độ ôxy.

Số lượng mọt trưởng thành chết Thời Mọt cái Mọt đực gian Số % Số (giờ) lượng Số lượng % % lượng 6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 12 0 0,0 0 0,0 0 0,0 18 0 0,0 0 0,0 0 0,0 24 0 0,0 0 0,0 0 0,0 30 8 26,67 3 37,5 5 62,5 36 12 40,0 5 41,67 7 58,33 42 15 50,0 6 40,0 9 60,0 48 18 60,0 8 44,44 10 55,56 54 18 60,0 8 44,44 10 55,56 60 20 66,67 8 40,0 12 60,0 66 23 76,67 10 43,48 13 56,52 72 25 83,33 12 48,0 13 52,0 78 26 86,67 13 50,0 13 50,0 84 29 96,67 14 48,28 15 51,72 90 30 100 14 46,67 16 53,33

Ghi chú: Số mọt thí nghiệm n = 30

Hình 3.23. Tỷ lệ mọt ngô S. zeamais chết theo thời gian trong điều kiện không có ôxy (0%)

105

Kết quả thực nghiệm cho thấy, mọt ngô S. zeamais chết sau 30 giờ sống trong môi trường không có ôxy, khả năng sống của mọt cái cao hơn so với mọt đực, cụ thể: tỷ lệ chết của mọt cái từ 37,5 đến 50,0%, trong khi đó mọt đực tỷ lệ từ 50,0 đến 62,5%. Từ kết quả thực nghiệm trên có thể nhận thấy, để giảm tỷ lệ sống sót của mọt ngô S. zeamais, tốt nhất sử dụng điều kiện bảo quản không có ôxy và duy trì thời gian bảo quản hơn 30 giờ. 3.3.4.4. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc trong điều kiện nghèo ôxy đến khả năng sống sót của mọt ngô S. zeamais. Ngoài nồng độ ôxy 0% có thể sử dụng trong bảo quản ngô, chúng tôi so sánh các nồng độ ôxy 5, 10, 15% về tỷ lệ chết của mọt ngô S. zeamais. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ mọt ngô chết ở các nồng độ ôxy khác nhau có sự khác biệt rõ rệt, trong đó sự khác biệt rõ nhất ở điều kiện môi trường có nông độ ôxy 5%, cụ thể sau 20 ngày trong môi trường bảo quản 5% ôxy, tỷ lệ mọt chết lên tới 22,2% và sau 80 ngày, tỷ lệ mọt chết lên tới 46,7%; còn ở môi trường 10% ôxy, sau 20 ngày, tỷ lệ mọt chết chỉ ở mức 0,9% và sau 80 ngày, tỷ lệ mọt chết 35,6%; trong khi đó, ở môi trường 15% ôxy, sau 50 ngày bảo quản mới xuất hiện mọt chết, tỷ lệ mọt chết là 1,2% và sau 80 ngày bảo quản, tỷ lệ mọt chết cũng chỉ ở mức 6% (bảng 3.11, hình 3.24). Từ kết quả thực nghiệm trên có thể nhận thấy, tỷ lệ mọt chết trong ngô được bảo quản nồng độ ôxy 5% có tỷ lệ cao nhất sau từ 20 đến 80 ngày, ngoài việc sử dụng bảo ngô trong điều kiện không có ôxy (0%), có thể sử dụng ngưỡng nồng độ (5%) này trong bảo quản ở một số trường hợp.

106

50 45 40 35 30 25 5%

lệ lệ chết (%) 10%

ỷ 20 T 15 15% 10 5 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thời gian tiếp xúc (ngày)

Hình 3.24. So sánh tỷ lệ chết của mọt ngô S. zeamais theo thời gian tiếp xúc với môi trường nghèo ôxy 3.3.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến hoạt động gây hại Thực nghiệm đối với mọt ngô sống sót trên ngô được bảo quản trong các điều kiện nồng độ ôxy 0, 5, 10, 15 và 21%; cho thấy, sự hao hụt về khối lượng ngô hạt sau khi đưa vào bảo quản có sự khác nhau giữa các nồng độ bảo quản nghèo ôxy (bảng 3.14). Sự hao hụt này chính là mức tiêu thụ thức ăn của mọt ngô S. zeamais. Ở nồng độ ôxy 0% chúng không còn gây hại, trong khi đó, điều kiện bình thường, nồng độ 21%, mọt ngô gây hao hụt cao nhất, lên tới 29,20% sau 80 ngày bảo quản; còn ở nồng độ 15%, lượng ngô hao hụt giảm xuống chỉ còn 10,9%; ở nồng độ ôxy 10% và 5% gây hại tương ứng: 6,30 % và 5,50% (hình 3.25).

107

Hình 3.25. So sánh tỷ lệ hao hut ngô hạt bảo quản trong điều kiện nồng độ ôxy khác nhau Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở điều kiện môi trường có nồng độ ôxy bình thường, mọt phát triển nhanh và gây hại đáng kể và rõ rệt nhất (hình 3.25), vì vậy, việc giảm nồng độ ôxy để hạn chế sự phát triển của mọt có ý nghĩa trong phòng chống mọt hại kho. Đặc biệt, sử dụng môi trường bảo quản ở nồng độ ôxy 0%. 3.3.5. Đặc điểm lựa chọn thức ăn của mọt ngô Sitophillus zeamais 3.3.5.1. Trong kho bảo quản ngô hạt Đặc điểm kho ngô: Kho bảo quản ngô hạt đã được đóng bao sau khi được sấy khô ở tiêu chuẩn thuỷ phần của hạt dao động từ 14–15,5 %. Kho đưa vào bảo quản từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm và thời gian bảo quản trong kho không cố định, thời gian bảo quản ngắn hoặc dài phụ thuộc vào giá bán và nhu cầu tiêu thụ. Vào thời gian thu hoạch kho bảo quản luôn được bổ sung ngô hạt sau khi xuất kho, khu bảo quản ngô hạt thường cùng khu vực với nơi tách hạt, nơi cùi ngô thải ra ngoài và được lưu lại rất lâu trong kho, vì vậy, kho không được vệ sinh thường xuyên; thời gian không có ngô thường kéo dài từ tháng cuối tháng 4–8 trong năm. Do vậy, thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3–5.

108

Thực nghiệm với 3 loại thức ăn gồm ngô hạt, gạo hạt và hạt đậu tương được đặt trong kho bảo quản ngô hạt ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La trong 3 tháng cho thấy, ở các túi chứa ngô hạt, thường xuyên bắt gặp cả 5 loài mọt, đó là Sitophilus zeamais, Tribolium castaneum, Carpophilus dimidiatus, Carpophilus hemipterus và Ahasverus advena; còn ở mẫu thức ăn là gạo hạt, thường bắt gặp 4 loài mọt gồm: Sitophilus zeamais, Tribolium castaneum, Carpophilus hemipterus và Ahasverus advena; còn ở mẫu thức ăn là đậu tương, thường xuyên xuất gặp 4 loài mọt, đó là Sitophilus zeamais, Tribolium castaneum, Carpophilus dimidiatus và Ahasverus advena. Ngoài ra, trên hai loại thức ăn là ngô và gạo hạt còn bắt gặp một các số loài khác nhưng với số lượng ít hơn, còn ở các túi thức ăn chứa hạt đậu tương không gặp các loài này (bảng 3.14). Bảng 3.14. So sánh số lượng cá thể các loài mọt vào bẫy trên 3 loại thức ăn trong kho bảo quản ngô hạt (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Số lượng mọt trưởng thành bắt gặp

Ngô hạt Gạo Hạt đậu tương Loài Số cá thể Tỷ lệ Số cá thể Tỷ lệ Số cá thể Tỷ lệ

(con) (%) (con) (%) (con) (%) Sitophilus zeamais 588 57,0 118 27,57 118 84,89 Tribolium castaneum 38 3,69 25 5,84 8 5,76 Carpophilus dimidiatus 133 12,90 0 0,0 2 1,44 Carpophilus hemipterus 94 9,12 7 1,64 0 0,0 Ahasverus advena 122 11,83 264 61,68 11 7,91 Các loài khác 56 5,43 14 3,27 0 0,0 Tổng 1031 100 428 100 139 100

Từ hình 3.26 có thể so sánh sự lựa chọn thức của các loài mọt trong kho ở Sơn La khá rõ. Loài mọt ngô, Sitophilus zeamais, gặp ở cả 3 loại thức ăn, nhưng trên ngô gặp nhiều nhất (71,4%), còn gặp như nhau trên gạo (14,3 %) và đậu tương (14,3 %). Các loài mọt khác gặp ở ba loại thức ăn tương tự không giống nhau, loài Tribolium

109 castaneum lựa chọn theo tỷ lệ tương ứng trên ngô (53,5%), gạo hạt dài (35,2%) và đậu tương (11,3%); Carpophilus dimidiatus chỉ bắt gặp trên ngô (98,5%) và đậu tương (1,5%); loài Ahasverus advena lựa chọn nhiều nhất là gạo (66,5%), sau đến ngô (30,7%) và ít nhất là đậu tương (2,8%); loài Carpophilus hemipterus chỉ gặp trên ngô (93,1%) và gạo (6,9%) cũng giống với các loài mọt khác trong kho: trên ngô gặp 80%, trên gạo hạt dài gặp 20%. Riêng loài Carpophilus hemipterus gặp ở cả 3 loại thức ăn, trong đó nhiều nhất ở gạo (66,5%), ngô 30,7% và đậu tương 2,8% (hình 3.26).

Hình 3.26. So sánh tỷ lệ các loài mọt trên 3 loại thức ăn (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Chú thích: S. z.: Sitophilus zeamais; T. c: Tribolium castaneum; C. d.: Carpophilus dimidiatus; C. h.: Carpophilus hemipterus; A. a.: Ahasverus advena Từ hình 3.26 có thể thấy, trên thức ăn là ngô hạt, 5 loài thường xuyên bắt gặp mọt trưởng thành với tỷ lệ cao, trong đó, loài mọt ngô Sitophilus zeamais chiếm tới 57,0 %, thấp nhất trong 5 loài này là Tribolium castaneum, chiếm 3,69%; 3 loài còn lại, Carpophilus dimidiatus, Ahasverus advena và Carpophilus hemipterus gần như nhau, tương ứng 12,90%; 11,83% và 9,12%; còn một số loài khác xuất hiện không thường xuyên và chỉ chiếm 5,43% (hình 3.27).

110

Others = A. a. = 11.83 5.43

C. h. = 9.12

C. d. = 12.90 S. z. = 57.00

T. c. = 3.69

Hình 3.27. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên ngô hạt (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Chú thích như hình 3.26 Với thức ăn là gạo hạt, có 4 loài mọt xuất hiện thường xuyên, trong đó Ahasverus advena gặp nhiều nhất, chiếm tới 61,68%; các loài khác gặp ít hơn như Sitophilus zeamais, chiếm 27,57%; Tribolium castaneum chiếm 5,84%; Carpophilus hemipterus chiếm 1,64% và các loài còn lại gặp ít hơn, chỉ chiếm 3,27% (hình 3.28).

các loài khác = 3.27

S. z. = 27.57

A. a. = 61.68 T. c. = 5.84 C. d. = 0.00

C. h. = 1.64

Hình 3.28. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên gạo hạt dài (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Chú thích như hình 3.26

111

Với mẫu thức ăn là đậu tương, chỉ gặp 4 loài, trong đó loài mọt ngô, Sitophilus zeamais, chiếm ưu thế, chiếm tới 84,89% còn lại 3 loài bắt gặp ít hơn rất nhiều, cụ thể loài Ahasverus advena chiếm 7,91%; Tribolium castaneum, chiếm 5,76%; Carpophilus dimidiatus chiếm 1,44% (hình 3.29).

T. c. = 5.76 C. h. = 0.00 C. d. = 1.44

A. a. = 7.91

S. z. = 84.89

Hình 3.29. So sánh tỷ lệ (%) các loài mọt trên hạt đậu tương (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Chú thích như hình 3.26 Như vậy, từ các kết quả thực nghiệm, qua bảng 3.15, các hình 3.27, 3.28 và 3.29 có thể nhận thấy, ở Sơn La từ tháng 3 đến tháng 5, khi trong các kho bảo quản không còn ngô hạt, vẫn tồn tại 5 loài mọt quan trọng hại ngô hạt, trong đó đáng kể nhất là loại mọt ngô, Sitophilus zeamais, các loài còn lại gặp ít hơn. Trong các loài phổ biến trên các mẫu thức ăn loài Sitophilus zeamais chiếm ưu thế trên ngô hạt và hạt đậu tương trong khi mẫu gạo hạt loài Ahasverus advena chiếm ưu thế. Riêng với thức ăn là gạo hạt không thấy xuất hiện loài Carpophilus dimidiatus, còn ở hạt đậu tương không thấy loài Carpophilus hemipterus, trong khi đó trên mẫu ngô hạt Carpophilus dimidiatus chiếm 12,90%; trên đậu 1,44%; còn loài Carpophilus hemipterus không gặp trên đậu tương, trong khi trên mẫu ngô là 9,12%; gạo 1,64%. So sánh với ba mẫu thức ăn (hình 3.26) cho thấy, loài mọt ngô, Sitophilus zeamais, gặp ở ngô hạt nhiều hơn rõ rệt so với trên gạo hạt và đậu tương, với tổng số

112

588 cá thể trưởng thành so với 118 cá thể trưởng thành gặp ở gạo hạt và đậu tương. Như vậy, có thể khẳng định loài mọt ngô, S. zeamais thường lựa chọn thức ăn ngô hạt nhiều hơn so với các loại thức ăn khác. Loài mọt Ahasverus advena, gạo có thể được coi là thức ăn ưa thích hơn, với 264 cá thể trưởng thành so với 122 cá thể gặp trên ngô hạt và 11 cá thể gặp ở hạt đậu tương. Các loài còn lại chủ yếu lựa chọn thức ăn ngô hạt, sau đến gạo và rất ít lựa chọn hoặc không sử dụng thức ăn là đậu tương (hình 3.26). Phân tích số lượng 5 loài mọt hại trong kho vào 3 loại bẫy thức ăn gồm hạt ngô, gạo và đậu tương có cùng thủy phần như nhau, chúng tôi nhận thấy trong các kho bảo quản ở Sơn La, sau khi ngô hạt đã được chuyển đi, số lượng 5 loài mọt quan trọng vẫn còn khá phổ biến trong kho. Mọt trưởng thành vẫn có khả năng sống với số lượng hạt còn sót lại trong các kho bảo quản, chúng vẫn có xu hướng tìm đến loại thức ăn ưa thích để đẻ trứng và duy trì sự phát triển. Đặc điểm lựa chọn thức ăn của loài mọt ngô S. zeamais biểu hiện khá rõ trong tập hợp mọt hại kho ở Sơn La. Trong các kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La, 5 loài mọt gồm Sitophilus zeamais, Ahasverus advena, Tribolium castaneum, Carpophilus hemipterus, và Carpophilus dimidiatus, thường xuyên xuất hiện trên ngô hạt với tỷ lệ cao, trong khi đó, trên gạo và đậu tương chỉ gặp 4 loài. Hơn nữa, trên ba loại thức ăn này, các loài mọt khác xuất hiện với tỷ lệ không đáng kể. Trên thức ăn là ngô hạt, mọt Sitophilus zeamais chiếm tỷ lệ cao hơn so với gạo và đậu tương, trong khi đó loài Ahasverus advena chiếm ưu thế ở gạo, ở ngô và đậu tương gặp rất ít. Các loài còn lại bắt gặp ít hơn ở gạo và đậu tương còn gặp thường xuyên hơn ở ngô hạt. Trong các kho bảo quản nông sản có rải rác ở Sơn La như hiện nay, việc ngăn chặn mọt hại kho thường gặp khó khăn hơn so với ngô hạt bảo quản trong các kho tập trung. Biện pháp bảo quản ngô hạt dễ áp dụng và hiệu quả hơn cả là vệ sinh sạch kho và có thời gian cách ly trước khi đưa ngô hạt vào kho bảo quản; tách biệt các kho bảo quản ngô với các kho bảo quản nông sản hoặc thức ăn chăn nuôi là nguồn xâm nhập đến kho bảo quản ngô hạt.

113

3.3.5.2. Trong kho bảo quản ngô bắp Đặc điểm kho ngô: thu mua ngô bắp, tách sấy khô, rồi đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản ở kho riêng, đến 20.04.2019 kho dừng hoạt động vì đến thời điểm này hết ngô, tuy nhiên, kho không được vệ sinh mà ngô văng vãi còn nhiều, cùi ngô sau khi tách ra vẫn được giữ lại trong kho. Thực nghiệm với 3 mẫu thức ăn đặt trong kho bảo quản ngô bắp từ tháng 3– 5/2019, kết quả thu được thể hiện ở (bảng 3.15). Bảng 3.15. So sánh số lượng cá thể các loài mọt vào bẫy trên 3 loại thức ăn trong kho bảo quản ngô bắp (Mai Sơn, Sơn La 3–5/2019) Loài Ngô % Gạo % Đậu % Sitophilus zeamais 586 89,47 147 85,47 10 76,92 Tribolium castaneum 17 2,60 0 0 0 0 Carpophilus dimidiatus 14 2,14 9 5,23 3 23,08 Carpophilus hemipterus 28 4,27 11 6,40 0 0 Ahasverus advena 5 0,76 0 0 0 0 Các loài khác 5 0,76 5 2,91 0 0 Tổng 655 100 172 100 13 100

Thực nghiệm cho thấy, trong kho bảo quản ngô bắp, trên ba loại thức ăn mọt ngô Sitophilus zeamais vẫn chiếm ưu thế trong cả mẫu thức ăn dùng làm thí nghiệm, trong đó trên mẫu ngô có 5 loài xuất hiện thường xuyên Sitophilus zeamais, Ahasverus advena, Carpophilus dimidiatus, Carpophilus hemipterus và Tribolium castaneum; trên thức ăn là gạo 3 loài xuất hiện thường xuyên hơn Sitophilus zeamais, Carpophilus dimidiatus, Carpophilus hemipterus; trên thức ăn là đậu là ít nhất chỉ xuất hiện 2 loài Sitophilus zeamais và Carpophilus dimidiatus. Trên cả 3 mẫu thức ăn Sitophilus zeamais đều chiếm ưu thế với ngô chiếm 89,47 %; gạo chiếm 85,47%; đậu tương 76,92%; các loài còn lại đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, ngô là thức ăn được nhiều loài mọt trong kho bảo quản ngô bắp lựa chọn với 5 loài thường xuyên, sau đó đến gạo với 3 loài thường xuyên xuất hiện, đậu tương ít nhất với 2 loài. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc bảo quản bằng ngô hạt hay ngô bắp, bằng vệ sinh kho bảo quản, tách biệt các khu bảo quản đều có hiệu quả tốt. Điều này góp

114 phần giảm khả năng di chuyển và phát tán mọt giữa các kho, giảm thiệt hại cả về số lượng và chất lượng ngô bảo quản trong các kho trước khi có biện pháp hiệu quả, phù hợp hơn trong công tác phòng chống mọt hại kho. 3.3.6. Thành phần và hoạt động của tập hợp ong ký sinh đến mọt ngô Sitophilus zeamais Một trong biện pháp phòng chống côn trùng nói chung và mọt hại kho nói riêng, sử dụng biện pháp sinh học là cách lựa chọn an toàn và không gây độc hại cho nông sản bảo quản. Việc lợi dụng hoạt động của ong ký sinh có ý nghĩa và tiềm năng khi có sự đa dạng các loài thiên địch. Đối với tập hợp sâu mọt hại ngô ở Sơn La khá đa dạng về thành phần loài, vì vậy khó xác định loài ong ký sinh ở mọt loài vật chủ. Chính vì vậy chúng tôi, điều tra tập hợp ong ký sinh và thành phần các loài mọt hại kho nông sản trong đó có loài S. zeamais. Kết quả điều tra mẫu ngô hạt bảo quản trong các kho ở Sơn La (thu vào tháng 10–2015 và theo dõi đến tháng 7–2016) cho thấy, loài Sitophilus zeamais chiếm 49,44% trong tổng số cá thể của 8 loài mọt hại ngô hạt thường xuyên xuất hiện; loài mọt râu dài Cryptolestes ferrugineus chiếm tới 27,19% nhưng chỉ gặp ở ngô hạt bảo quản trong kho lâu hơn so với thời gian bình thường từ 3–4 tháng; Tribolium castaneum Herbst: 12,58%; Areacerus fassciculatus: 7,19%; Carpophilus dimidiatus (Horn): chiếm 2,25%; Carpophilus hemipterus (Linnaeus): 0,67% và Rhizopertha dominica (Fabricius): 0,3 %, Ahasverus advena (Waltl, 1834): 0,38% (hình 3.30).

Hình 3.30. So sánh vị trí số lượng (%) các loài mọt hại ngô hạt trong kho ở Sơn La, 2016 Phân tích mẫu ong ký sinh từ mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La cho thấy, có 6 loài ong ký sinh thường xuất hiện, trong đó 4 loài thuộc họ

115

Pteromalidae và 2 loài thuộc họ Bethylidae (bảng 3. 16). Kết quả theo dõi từ 6 loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La, bước đầu chúng tôi đã xác định 6 loài ong ký sinh ở mọt Sitophilus zeamais; 4 loài mọt gồm: Carpophilus dimidiatus, Carpophilus hemipterus, Rhizopertha dominica và Tribolium castaneum đều bị nhiễm 2 loài ong ký sinh; còn 1 loài mọt Cryptolestes ferrugineus bị 1 loài ký sinh (bảng 3.16). Nhóm ong ký sinh chưa xác định tên loài và số lượng cá thể được xếp vào nhóm ong ký sinh còn lại trong kho bảo quản ở Sơn La (bảng 3.17). Bảng 3.16. Thành phần loài ong ký sinh thường gặp của các loài mọt hại ngô hạt được bảo quản trong kho ở Sơn La 2015–2016 Số Mọt hại ngô hạt % TT Loài ong ký sinh C. d. C. h. C. f. R. d. S. z. T. c. Bethylidae 1 Cephalonomia tarsalis + 18,68 (Ashmead) 2 Holepyris aff. sylvanidis + + (Bréthes) Pteromalidae 3 Anisopteromalus calandrae + + + + + 18,13 (Hovard) 4 Cerocephala dinoderi + 13,19 (Gahan) 5 Lariophagus distinguendus + + + (Foerster) 6 Theocolax elegans + + + 12,09 (Westwood)

Ghi chú: C. d.= Carpophilus dimidiatus, C. h.= Carpophilus hemipterus, C. f.= Cryptolestes ferrugineus, R. d.= Rhizopertha dominica, S. z.= Sitophilus zeamais, T. c.= Tribolium castaneum, (+)= xuất hiện ong ký sinh Thông thường các loài ong ký sinh thường xuất hiện muộn hơn các loài vật chủ của chúng, vì vậy, để xác định hoạt động của các loài ong ký sinh trên các loài mọt hại kho chính, chúng tôi so sánh số lượng ong ký sinh trưởng thành xuất hiện từ tháng 4–7. Từ mẫu ngô hạt lấy từ các kho bảo quản ở Sơn La, kết quả điều tra cho thấy số lượng ong vũ hóa thường tập trung vào 5 và tháng 6.

116

Anisopteromalus calandrae Theocolax elegans (Hovard) (Westwood)

Cephalonomia tarsalis (Ashmead) Sitophilus zeamais Holepyris aff. (Motchulsky) Sylvanidis (Bréthes)

Lariophagus distinguendus (Foerster)

Cerocephala dinoderi (Gahan)

Hình 3.31. Các loại loài ong ký sinh mọt hại ngô và loài Sitophilus zeamais Vị trí số lượng của 4 loài thường gặp trong tập hợp các loài ong ký sinh từ mọt hại kho ở Sơn La được so sánh qua tỷ lệ bắt gặp theo số lượng cá thể của mỗi loài,

117 các loài chiếm ưu thế theo thứ tự: Cephalonomia tarsalis (chiếm 18,68%), Anisopteromalus calandrae (18,13%), Cerocephala dinoderi (13,19%), Theocolax elegans (12,09%) và các loài còn lại (37,91%) (hình 3.32). Bảng 3.17. So sánh số lượng trưởng thành các loài ong ký sinh từ mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La theo các tháng năm 2016 Thời Anisopteromalus Cephalonomia Cerocephala Theocolax Các gian calandrae tarsalis dinoderi elegans loài còn lại 15-3- 0 0 0 0 3 2016 15-4 4 7 10 13 28 15-5 12 2 11 3 14 15-6 14 25 2 6 18 15-7 3 0 1 0 6 Cộng 33 34 24 22 69 Ghi chú: Nguồn ngô hạt theo dõi được thu trong kho bảo quản từ tháng 10-2015

80 70 60 50 40 30 20 Số cá thể (con) thể Sốcá 10 0 A. calandrae C. tarsalis C. dinoderi T. elegans Các loài còn lại Ong ký sinh

Hình 3.32. So sánh vị trí số lượng ong ký sinh trên các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ở Sơn La (2016) Phân tích số liệu theo thời gian sự vũ hóa của ong ký sinh trong phòng thí nghiệm từ ngô hạt được bảo quản trong kho từ tháng 10–2015 cho thấy, các loài ký sinh ở mọt hại ngô hạt thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau, các loài ong ký sinh đều vũ hóa tập trung rõ nhất vào tháng 4 đến tháng 6. Xét theo cá thể ong trưởng thành thu được theo thời gian xuất hiện của mỗi loài, chúng tôi nhận thấy, loài

118

Anisopteromalus calandrae vũ hóa tập trung và đạt đỉnh cao vào tháng 5 và tháng 6, tương ứng 36,4% và 42,4%; loài Cephalonomia tarsalis đạt đỉnh cao vào tháng 6: 73,5%; loài Cerocephala dinoderi đạt đỉnh cao vào tháng 4 và tháng 5, tương ứng 41,7% và 45,8%; loài Theocolax elegans đạt đỉnh cao vào tháng 4: 59,1%; các loài ong ký sinh còn lại vũ hóa đạt các đỉnh cao vào tháng 4, 5 và 6, tương ứng 40,6%, 20,3% và 26,1% (hình 3.33).

Hình 3.33. So sánh số lượng ong ký sinh vũ hóa từ mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La theo thời gian (từ 15/3–15/7/2016) Kết quả điều tra từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 tại một số địa điểm ở Sơn La trên ngô hạt bảo quản trong kho cho thấy, có 8 loài mọt hại kho thuộc 7 giống Ahasverus, Areacerus, Carpophilus, Cryptolestes, Rhizopertha, Sitophilus và Tribolium. Ngô hạt được bảo quản trong các kho ở Sơn La thường có thời gian lưu trong kho lâu nhất 6 tháng, các loài mọt hại ngô hạt gần như có mặt liên tục trong các kho bảo quản ngô, trong số đó, loài mọt ngô Sitophilus zeamais chiếm ưu thế so với các loài mọt hại khác. Như vậy, trong số 6 loài ong ký sinh đã xác định tên và đều ký sinh trên mọt ngô Sitophilus zeamais, loài Anisopteromalus calandrae được xác định ký sinh ở 5 loài mọt chính hại cho ngô hạt trong kho bảo quản: Sitophilus zeamais, Carpophilus dimidiatus, Carpophilus hemipterus, Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum. Đây là loài có vai trò đáng kể trong việc hạn chế số lượng không chỉ loài mọt ngô S. zeamais mà cả số lượng các loài mọt khác.

119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Trong các kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La, trong tổng số 24 loài mọt thuộc 20 giống của 13 họ, có 2 loài chiếm ưu thế về số lượng, đó là: Sitophilus zeamais (Motschulsky) chiếm 49,09% và Cryptolestes ferrugineus (Stephens) chiếm 13,92% trong quần xã mọt hại ngô; các loài mọt còn lại ít ưu thế. Khóa định loại được xây dựng dựa vào hình ảnh các đặc điểm hình thái của mọt trưởng thành có thể sử dụng để xác định 24 loài mọt hại kho ở Sơn La theo họ, phân họ và giống. 2. Trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 20 đến 30 oC, ẩm độ 60 đến 80%, sau khi vũ hóa từ nhộng, mọt trưởng thành S. zeamais có thời gian sống rất dài, mọt cái có thời gian sống: 125,89 ngày, dài hơn so với mọt đực: 119,44 ngày. Ở điều kiện nuôi trong không gian hẹp, mọt cái bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa được 10 đến 11 ngày, mọt cái đẻ trong suốt thời gian sống với số ngày thực tế mọt cái đẻ trứng trung bình là 36,22 ± 13,08 ngày. 3. Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian phát triển của các pha. Trong điều kiện ẩm độ 70%, thời gian phát triển các pha ở 25 oC dài hơn 30 oC, tương ứng trứng: 11,00 và 7,57 ngày; ấu trùng tuổi 1: 9,60 và 8,77 ngày; ấu trùng tuổi 2: 7,47 và 4,77 ngày; ấu trùng tuổi 3: 5,43 và 3,83 ngày; ấu trùng tuổi 4: 6,33 và 4,77 ngày; nhộng: 5,63 và 4,83; giai đoạn tiền đẻ trứng: 7,87 và 6,00 ngày. Vòng đời của mọt ngô trung bình tương ứng 53,33 và 40,55 ngày. Trong cùng điều kiện nhiệt độ 25 oC ở điều kiện ẩm độ 60, 70 và 80%, thời gian phát triển vòng đời của mọt ngô S. zeamais nhanh hơn, tương ứng: 66,30; 53,33 và 39,50. 4. Trong điều kiện môi trường không có ôxy (0%), mọt trưởng thành S. zeamais chết nhanh sau 30 giờ tiếp xúc (chết tới 26,67%) và tăng lên rõ rệt khi kéo dài thời gian tiếp xúc, những cá thể sống sót thay đổi tập tính rõ rệt; tỷ lệ mọt chết sau thời gian 36 từ 40,0 đến 67,67%, sau 60 giờ trên 70,0% và sau 90 giờ mọt chết hoàn toàn. Trong cùng điều kiện nhiệt độ 25 oC và ẩm độ 70%, ngô hạt đã nhiễm mọt đặt trong môi trường có nồng độ ôxy 10 và 15%, số lượng mọt xuất hiện chậm hơn, chỉ

120 tăng lên sau 30 ngày và tăng nhanh sau 40 ngày; còn ở môi trường ôxy 5% mọt xuất hiện muộn hơn, chỉ tăng sau 40 ngày và tăng nhanh sau 60 ngày; số lượng mọt ngô xuất hiện thấp hơn nhiều so với ở môi trường tự nhiên (21% ôxy). 5. Trong các kho bảo quản ngô ở Sơn La, lần đầu tiên đã ghi nhận được 6 loài ong ký sinh của mọt hại ngô ở Sơn La, gồm: Anisopteromalus calandrae (Hovard), Cephalonomia tarsalis (Ashmead), Cerocephala dinoderi (Gahan), Theocolax elegans (Westwood), Holepyris aff. sylvanidis (Bréthes) và Lariophagus distinguendus (Foerster). Trong số đó, Anisopteromalus calandrae là loài ong ký sinh chiếm ưu thế, tuy nhiên, chúng chưa phát huy hiệu qủa trong việc hạn chế quần thể mọt ngô S. zeamais trong các kho bảo quản ở Sơn La. Kiến nghị Nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng thủy phần của ngô hạt và hoạt động của các loài ong ký sinh đến quần thể mọt ngô S. zeamais trong kho bảo quản ở Sơn La.

121

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Dương, Khuất Đăng Long (2017). “Kết quả điều tra bước đầu về các loài ong ký sinh ở mọt hại ngô hạt bảo quản trong kho ở Sơn La”. Hội nghị 2. Nguyễn Văn Dương, Khuất Đăng Long, Lê Xuân Quế (2019). “Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais (Motschulsky) ”. Tạp chí sinh học, 41(2), 29–37. 3. Duong Nguyen Van, Khanh Le Quoc, Xuan Bui Thanh, Hung Chu Tam and Que Le Xuan (2019). ''Variation of Corn Weevil Sitophilus Zeamais Population in a Hermetic Preservation Minienvironment Depleted of Oxygen". International Journal of Science and Research, 8(10), 145–149.

4. Nguyen Van Dzuong, Khuat Dang Long (2020). “Food selection of maize weevil Sitophilus zeamais (Motschulsky)”. Academia Journal of Biology, 42(2), 35–40. http://doi.org/10.15625/2615-9023/v42n2.14846.

5. Nguyen Van Duong, Le Quoc Khanh, Bui Thanh Xuan, Chu Tam Hung, Le Xuan Que. (2020) “Using oxygen depletion to reduce maize without chemicals in a storage minienvironment”. Cite this paper: Vietnam J. Chem., 58(3), 327- 332.

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong luận án)

1. Http://www.mard.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/75/Baocao_12_2013.pdf. 2. P.A. Van der Lann, The pests of crop in Indonesia, P.T. Ichtia Baru-Van Hoever, Jakarta, 1981. 3. J.T. Snelson, Scholler, Matthias, Forager in the rye: Biological control of Ephestia elutella in bulk grain, integrated protection of stored products, IOBC Bulletin, 2000, Vol.23 (10), 149–159, (1987), Grain protectants, Printed by Ruskin Press, Melb. 4. R.T. Cotton, pests of stored grain and grain products. Identification, habits and methods of control, (out of print) Burhress pub. Co. Minneapolis MN, 1963. 5. Hiroshi Nakakita et al., Study on quality preservation of rice grain by prevention of infestation by stored product in Thailand, Printed by Funny Publishing Limited Partnership, Bangkok, Thailand, 1991. 6. P.W. Hall, J.A. McFatane, Post-harvest problems with paddy and rice in British overseas territories, Proc. IX Meeting FAO-US., IRC., working party on rice production and protection, 1961, 28. 7. Bùi Công Hiển, Côn trùng hại kho, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1995, 216 tr. 8. A. Prakash, Influence of age on fecundity and fertility of losser grain borer Rhizopretha dominica Fabr. and rice weevil Shitophilus oryzae L. in stored rice, Bull. Grain technology, 1980, 18 (201), 119–121. 9. P.W. Film, D.W. Hagstrum, Simulations comparing the effectiveness of various stored grain management pratices used to control Rhyzopertha dominica, Queensland Department of Primary Industry, Australia, 1990. 10. Hà Thanh Hương, Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng phòng chống chúng bằng biện pháp sinh học, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, 2007, Trường Đại học Nông nghiệp. 11. Reichmuth Christoph, biological control in stored product protection, integrated protection of stored product, IOBC bulletin, 2000, 23 (10), 11–23.

123

12. Olsson Christian, Stored product insects, Stored Product Insect Research Group, Thailand, 1999. 13. J.C. Rojas Lenon, Notes on the insect that cause damage to stored maize in La Frailesca, Chiapas, Mexico, Folia Entomologica, Mexico, 1998. 14. J.T. Snelson, Grain Protectants, Australian Centre for Internationnal Agricultural Research, Canberra, 1987. 15. R.T. Arbogast, J.E. Throne, Insect infestation of farm-stored maize in south Carolina: Towards characterization of a habitat, Journal of Stored Products Research, July 1997, (33) (No.3), 187–198, Elsevier Science Ltd. 16. P. Freeman, Common insect pests of stored food product, British Museum (Natural History), printed in Great Britain by Butler & Tanner Ltd. Frome & London, 1980. 17. P. Bolin, Stored Products, Intro to OSU Stored Products, 2001, www.ento.okstate.edu /ipm /stored products. 18. Vũ Quốc Trung, Sâu hại nông sản trong kho, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1978. 19. P.G. Stemley, D.A. Wilbur, A color characteristic for sexing live adult lesser grain borers, Journal of Economic Entomology, 1966, 59, 760–761. 20. C. Balagopalan, W. Azalekor, Some aspects of the biology and control using botanicals of the coffee – on some pulses, Journal of Stored Products Research, 1997, 33 (1), 178–184. 21. Elke Stumpf, Post–harvest loss due to pests in dried cassava chips and comparative methods for its assessment–a case study on small scale farm househlod in Ghana, D-65726 Eschbom, Germany, 1998. 22. Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, Xử lý và bảo quản hạt lương thực ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1991. 23. Phạm Văn Lầm, Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, 234tr. 24. J.D. Sedlacek, B.D. Price, M.J. Sharkey, S.J. Hill and P.A. Weston, Parasitoids Found in On-Farm Shelled Corn in Kentucky, Journal of Agricultural Entomology, 1998, 15(3): 223–230.

124

25. M. Dreyer, Properties and potential of natural Pesticides from the neem tree (Azadirachta indica), Bottrell, IRRI. PO. Boe 993, 1099 Manila, Phillipines, 1987. 26. Lin Fenggang et al., New technology in grain silo in China. Progress report of the ACIAR project in China, Scientific Meeting of the ACIAR project PHT, 1998/137, April 07–08, 2003, Hanoi. 27. Zhanggui, Qin, Guo Daolin, Yan Xiaoping, Danggang, Wu Xiuqiong, P.J. Collins, G.J. Daglish and M.K. Nâyk, The fate of stored insects in phosphine fumigation in sealed horizontal storage, Proceeding of the Scientific Meeting of the ACIAR projec, 2003. 28. Collins, J. Patric, N. Emery Robert, Barry E. Wallbank, Two decades of monitoring and management phosphine resistance to phosphine in Rhizopertha dominica (Coleoptera: Bostrichidae), J. Econ, Entomol., 2002, 95 (4), 862–869. 29. CABI, Sitophilus zeamais (maize weevil) datasheet. Crop Protection Compendium, 2010 Edition. CAB International Publishing. Wallingford, UK. www.cabi.org/cpc. Accessed on 28 Jan 2019. 30. Sadreddin Sharifi, Robert B. Mills. Developmental Activities and Behavior of the Rice Weevil Inside Wheat Kernels. Journal of Economic Entomology,Volume 64, Issue 5, 15 October 1971, 1114–1118, https://doi.org/10.1093/jee/64.5.1114. 31. B.C. Longstaff, Biology of the grain pest species of the genus Sitophilus (Coleoptera: Curculionidae): A critical review. Protection Ecology, 1981, 3(2), 83–130. 32. L.C. Birch, Two strains of Calandra oryzae L. (Coleoptera). Aust. J. Exp. Biol. Med. Sci, 1944, 22, 271–275. Crossref. 33. R.W. Howe, The biology of the rice weevil, Calandra oryzae (L.), Annals of Applied Biology, 1952, 39 (2), 168–180, View at Publisher View at Google Scholar. 34. R.W. Howe, A summary of estimates of optimal and minimal conditions for population increase of some stored products insects, J. stored prod. Reek, 1965, 177–184. 35. M.D. Edgertom, Increasing crop productivity to meet Global needs for feed,

125

food and fuel. Plant Physiol, 2009, 149, 7–13. 36. D.L. Proctor, An additional aedeagal character for distinguishing Sitophilus zeamais Motsch from Sitophilus oryzae (L.) (Coleoptera: Curculionidae). Journal of Stored Products Research, 1971, 6, 351–352. 37. E.C. Zimmerman, Australian Weevils. Volume III. Nanophyidae, Rhynchophoridae, Erirhinidae, Curculionidae: Amycterinae, literature consulted. CSIRO, Melbourne, 1993, 854 pp. 38. M. Maceljski, Z. Korunic, Contribution to the morphology andecology of Sitophilus zeamais Motsch. in Yugoslavia. J. Stored Prod, 1973, 9, 225–234. 39. Bergvinson D.J., García-Lara S., Genetic approaches to reducing losses of stored grain to insects and diseases. Curr. Opin. Plant Biol, 2004, 7, 480–485. 40. N.E.S. Lale, T.L. Ofuya, Overview of pest problems and control in the tropical storage environment. In: Ofuya T.I., Lale N.E.S. (Eds.), Pests of Stored Cereals and Pulses in Nigeria, Dave Collins Publications, Akure, Nigeria, 2001. 41. J.E. Throne, Life history of immature maize weevils (Coleoptera: Curculionidae) on corn stored at constant temperatures and relative humidities in the laboratory, Environmental Entomology, 1994, 23, 1459–1471. 42. C.F. Mutiro, D.P. Giga, J. Chetsanga, Post harvest damage in small farmers stores. Zimbabwe Journal of Agricultural Research, 1992, 30, 49–59. 43. Đường Hồng Dật, Sâu bệnh hại ngô, cây lương thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ, Nxb Lao động - Xã hội, 2006. 44. W.K. Peng, H.C. Lin, C.H. Wang, DNA identification of two laboratory colonies of the weevils, Sitophilus oryzae (L.) and S. zeamais Motschulsky (Coleoptera: Curculionidae) in Taiwan. Journal Of Stored Products Research, 2003, 39(2), 225–235. 45. Nelsa Maria P. Guedes, Raul Narciso C. Guedes, James F. Campbell, James E. Throne, Contest behaviour of maize weevil larvae when competing within , Behaviour, 2010, 79, 281–289. 46. James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye, Development and Life History of Sitophilus zeamais (Coleoptera: Curculionidae) on Cereal Crops.

126

Volume 2016, Article ID 7836379, 8 pages. 47. J.K. Mwololo, S. Mugo, P. Okori, T. Tefera, M. Otim, S.W. Munyiri, Sources of Resistance to the Maize Weevil Sitophilus zeamais in Tropical Maize, Journal of Agricultural Science, 2012, 4(11), 206–212.A. 48. FAO (2010); http://siteresources.world bank.org/INTARD/Resources/ Missing Foods10_web.pdf. 49. J.D.C. Tongjura, G.A. Amuga, H.B. Mafuyai, Laboratory assessment of the susceptibility of some varieties of Zea mays infested with Sitophilus zeamais Motschulsky (Coleoptera: Curculionidae) in Jos, Platue State, Nigeria, 2010, Science World Jo. 50. D.P. Giga, U.M. Mazarura, Levels of resistance to the maizeweevil, Sitophlus zeamais (Motschulsky) in exotic, local open pollinatedand hybrid maize germplasm. Insect Sci, 1991, 12, 159–169. 51. T. I. Ofuya, N.E.S. Lale, Pests of Stored Cereals and Pulses in Nigeria: Biology, Ecology and Control. Dave Collins Publications, Akure, Nigeria, 2001, 59–94. 52. L.C. Nwosu, U. I. Nwosu, Assessment of maize cob powder for the control of weevils in stored maize grain in Nigeria. Journal of tomological Research, 2012, 36 (3), 21–24. 53. W. A. Olusanya, Studies on the susceptibility of some maize varieties to Sitophilus zeamais Motsch. (Coleoptera: Curculionidae) and Sitotroga cerealella Oliv. (Lepidoptera: Gelechidae). Ph.D. Thesis, University of Ibadan, Oyo State, Nigeria. 1, 1981. 54. P.A. Magrath, J.A.F. Compton, F.F. Motte, M. Awuku, Coping with a new storage insect pest: The impact of the larger grain borer in eastern Ghana. Chatham: Natural Resources Institute, UK, 1996. 55. Tadele Tefera, Stephen Mugo, Paddy Likhayo, Effects of insect population density and storage time on grain damage and weight loss in maize due to themaize weevil Sitophilus zeamais and the larger grain borer Prostephanus

127

truncatus. African Jour, 2011. 56. J. Gwinner, R . Harnisch, O. Muck, Manual on theprevention of post harvest losses, post harvest project, GTZ, D–2000, Hamburg, FRG, 1996, pp. 294. 57. Pantenius CU, Storage losses in traditional maize granaries in Togo. Insect Sci. Appl, 1988, 9, 725–735. 58. H. Keil, Losses caused by the Larger Grain Borer in farm-stored maize. In G.G.M. Schulten and A.J. Toet (eds) Technical Papers. Workshop on the Containment and Control of the Larger Grain Borer, 16–21 May1988, Arusha, Tanzania, 1988, 28–52. 59. Boxall RA, Damage and loss caused by the larger grain borer Prostephanus truncatus. Integr. Pest Manage. Rev, 2002, 7, 105–121. 60. Tadele Tefera, Girma Demissie, Stephen Mugo, Yoseph Beyene, Yield and agronomic performance of maize hybrids resistant to the maize weevil Sitophilus zeamais Motschulsky (Coleoptera:Curculionidae), Crop Protection, 2013, 46, 94–99. 61. P. Visarathanonth, R. Kengkanpanich, J. Uraichuen, J. Thongpan, Suppression of Sitophilus zeamais Motschulsky by the ectoparasitoid, Anisopteromalus calandrae (Howard), 10th International Working Conference on Stored Product Protection, 2010, 755–759. 62. R.N.C. Guedes, C.J. Heyde, Influencia da temperatura e umidade relativa na toxicidade de deltametrina a populacoes resistente e susceptivel de Sitophilus zeamais Motsch. (Coleoptera: Curculionidae), Anais da Sociedade Entomologica do Brasil, 1996, 25(3):521–528. 63. J. Richter, A. Biliwa, S. Henning-Helbig, Losses and pest infestation in different maize storage systems with particular emphasis on Prostephanus truncatus (Horn) (Col., Bostrichidae) in Togo, Pflanzenschutz, Umweltschutz, 1997, 70(6):112–116. 64. B.S. Srinivasacharayulu, T.D. Yadav, Toxicity of insecticides against Sitophilus zeamais and S. oryzae, Indian Journal of Entomology, 1997 59(2):190–192. 65. J. Perez-Mendoza, Survey of insecticide resistance in Mexican populations of maize weevil, Sitophilus zeamais Motschulsky (Coleoptera: Curculionidae), Journal of Stored Products Research, 1999, 35(1):107–115. 66. J.P Santos, DSda Santos, R.A Gonalves, PHF TomT, CO-controlled

128

atmosphere on the control of stored grain pests. Atmosfera controlada por CO no combate a pragas de gra^tilde~os armazenados., 1997, 6 pp. 67. D.S. Santos, J.P. Santos; E.R - Vilela, Altos teores de CO2 no controle de Sitophilus zeamais em milho, Revista Brasileira de Armazenamento, 1998, 23(1):3–10. 68. Li ZhaoHui; Zheng FangQiang; Ye BaoHua; Liu GuiLin, Bionomics of Lariophagus distinguendus Foerster (Hym.: Pteromalidae) and its control effect on maize weevil, Sitophilus zeamais Motschulsky (Col.: Curculionidae). Journal of Shandong Agricultural University, 1998, 29(4):427–430. 69. Helbig J, 1998. Ability of naturally occurring parasitoids to suppress the introduced pest Prostephanus truncatus (Horn) (Coleoptera, Bostrichidae) in traditional maize stores in Togo. Journal of Stored Products Research, 34(4):287–295. 70. K.N. Don-Pedro, 1996. Fumigant toxicity of citruspeel oils against adult and immature stages of storage insect pests. Pesticide Science, 47(3):213–223. 71. S.H. Ho, L. Koh, Y. Ma, Y. Huang; K.Y. Sim, The oil of garlic, Allium sativum L. (Amaryllidaceae), as a potential grain protectant against Tribolium castaneum (Herbst) and Sitophilus zeamais Motschulsky. Postharvest Biology and Technology, 1997, 9(1):41–48. 72. D. Obeng-Ofori, C Reichmuth, Plant oils as potentiation agents of monoterpenes for protection of stored grains against damage by stored product beetle pests. International Journal of Pest Management, 1999, 45(2):155–159. 73. F. Abebe, T. Tefera, S. Mugo, Y. Beyene, S. Vidal, Resistance of maize varieties to the maize weevil, Sitophilus zeamais (Motschulsky) (Coleoptera: Curculionidae). African Journal of Biotechnology, 2009, 8 (21), 5937–5943. 74. Đinh Ngọc Ngoạn, Kết quả điều tra côn trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 1964, 4, 260–269. 75. Bùi Công Hiển, Kết quả điều tra côn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh phía Bắc và miền Nam sau giải phóng 1975, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975. 76. Dương Minh Tú, Nghiên cứu cơ sở của biện pháp phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc, Việt Nam, Luận án tiến sỹ

129

Nông nghiệp, 2005. 77. Dương Quang Diệu, Nguyễn Thị Giáng Vân, Kết quả điều tra côn trùng là đối tượng kiểm dịch thực vật, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 1976, Cục Bảo vệ thực vật. 78. Vũ Quốc Trung, Thành phần côn trùng gây hại trong kho lương thực, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 1978, Bộ Lương thực. 79. Nguyễn Thị Giáng Vân, Dương Minh Tú, Thành phần côn trùng kho ở Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 1978, Cục Bảo vệ thực vật. 80. Lê Trọng Trải, Một số dẫn liệu về côn trùng gây hại trong kho dự trữ thóc, Luận văn tốt nghiệp, 1980, Trường Đại học Tổng hợp, Hà nội. 81. Nguyễn Thị Bích Yên, Thành phần sâu mọt hại thóc bảo quản trong một số kho tại Hà Nội năm 1998. Đặc điểm điểm hình thái cuả Rhizopertha dominica Fabricius, Tribolium castaneum Herbst và biện pháp phòng trừ chúng, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, 1998. 82. Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng, Nguyễn Thị Hòa Bình, Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng trong thóc đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 1999, Cục Dự trữ quốc gia. 83. Nguyễn Quang Hiếu, Lương Thị Hải, Bùi Công Hiển, Một số kết quả điều tra côn trùng hại trong kho thóc dự trữ ở Hà Nội và Hải Phòng, Tạp chí bảo vệ thực vật, 2000 (5), 11-14 84. Nguyễn Kim Vũ, Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp sinh vật hại đối với một số nông sản sau thu hoạch quy mô hộ gia đình, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 2003, Viện Công nghệ sau thu hoạch, Hà Nội.

85. Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, Thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục Dự trữ Ouốc Gia vùng Hà Nội và phụ cận, Tạp chí bảo vệ thực vật số, 2004, 32 (2), 15–21. 86. Hà Thanh Hương, Thành phần côn trùng, nhện trong kho tại một số tỉnh miền Bắc

130

Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 2004, 2 (1). 87. Trần Bất Khuất, Nguyễn Quý Dương, Thành phần sâu mọt hại lạc nhân trong kho bảo quản tại một số vùng năm 2004, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 2005, (1), 11–15. 88. Trần Văn Hai, Trần Văn Mì, Trần Văn Trưa, Điều tra thành phần côn trùng hại kho bảo quản nông sản sau thu hoạch tại TP. Cần Thơ và An Giang, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2008, 9, 92–100. 89. Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Văn Liêm, Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền. Đặc điểm sinh học chủ yếu của mọt ngô Sitophilus zeamais Motch. (Col: Curculionidae) và mọt bột sừng Gnathocerus cornutus Fabr (Col: Tenebrionidae). Hội nghị Côn trùng học toàn quốc, 2008. 90. Phòng kiểm dịch thực vật, Thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam năm 1996- 2000, Một số ứng dụng bảo vệ thực vật vào sản xuất nông nghiệp, 2003, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 91. Nguyễn Quý Dương, Nghiên cứu thành phần mọt hại đậu bảo quản, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu cô ve (mọt đậu nành) (Acanthoscelides obtectus Say) và biện pháp phòng trừ chúng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, 2010, 163tr. 92. Trần Đăng Hòa, Lê Khắc Phúc, Nguyễn Thị Cẩm Hoa, Thành phần côn trùng gây hại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại cảng Quy Nhơn, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 2015, (5), 19–23. 93. Nguyễn Thị Oanh, Phạm Văn Hiệp, Hà Danh Đức, Trần Ngọc Lân, Dẫn liệu ban đầu về thành phần loài sâu mọt hại nông sản và thiên địch của chúng trong kho tại tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016, 281 (2), 65–71. 94. Bùi Công Hiển, Đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt gạo Sitophilus oryzae L., Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 1965, Trường đại học tổng hợp, Hà Nội. 95. Dương Minh Tú, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ côn trùng lạ Tenebrio molitor L., Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, 1997, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 96. Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Văn Liêm, Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền, Thành

131

phần và mức độ gây hại của các loài mọt trên ngô bảo quản tại hộ gia đình ở vùng Bắc Hà – Lào Cai. Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 6, 2008b, 634–638. 97. Bùi Minh Hồng, Nguyễn Thị Huyền, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus (Phanzer, 1797) và tìm hiểu sự gia tăng quần thể nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2016, Tập 32 (2), 15–21. 98. Lê Doãn Diên, Tổn thất sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, Báo cáo khoa học tại hội nghị chiếu xạ tào quốc, 1990, Hà Nội. 99. Nguyễn Thuỳ Châu, Công nghệ sản xuất chế phẩm diệt côn trùng hại kho từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis, Báo cáo khoa học - Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, 1999, Hà Nội. 100. Lê Doãn Diên, Sử dụng kỹ thuật của công nghệ sinh học để bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1994. 101. Nguyễn Thị Oanh, Nghiên cứu hiệu lực thuốc GJC trong các thời điểm bảo quản ngô sau thu hoạch tại tỉnh Hà Giang, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, 2003, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang. 102. A.Y. Mikami, P.V. Carpentieri, M.U. Ventura, Resistance of maize landraces to the maize weevil Sitophilus zeamais Motsch.(Coleoptera: Curculionidae). Neotrop Entomol, 2012, 41 (5), 404 - 408. 103. Nguyễn Thị Giáng Vân, Thành phần côn trùng hại vật phẩm xuất nhập khẩu và bảo quản ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1992, 6, 8–10. 104. Phạm Thị Vân, Kết quả bước đầu điều tra thành phần và mật độ sâu mọt hại trong kho thóc tại một số nơi ở Gia Lâm (Hà Nội) và Mỹ Văn (Hải Hưng), Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1995, 2, 7–10. 105. Chuong Tran Van et al., Demonstration for corn- corb storage at Farm scale in Vietnam, Proceeding of the Scientific Meeting of the ACIAR, 2003, 137, 07–08. 106. Vũ Quốc Trung, Lê Văn Tứ, Nguyễn Thăng Thưởng, Phạm Thúy Lan, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, Trương Minh Đệ, Nâng cao hiệu quả sử dụng hóa chất và sử dụng pheromone phòng trù côn trùng trong bảo quản lương thực, Báo cáo tổng kết đề tài 20A–02–03, 1990, Viện Công nghệ sau thu hoạch,

132

Hà Nội. 107. Tiêu chuẩn Việt Nam (1991), Kiểm dịch thực vật – Phương pháp lấy mẫu, QCVN 01–141: 2013/BNNPTNT,Hà Nội. 108. C.P. Haines, Insects and Arachnids of tropical stored products, Their biology and identification (A Training manual), Natural Resources Institute, Chatham, Kent, United Kingdom, 1991, 246 pp. 109. Y. Bousquet, " associated with stored products in Canada: An identification guide, Research Branch Agriculture Canada, 1990, 215 pp. 110. V.M.W.R. Graham, The pteromalidae of north-western Europe (hymenoptera:chalcidoidea), Bulletin of the British Museum (Natural History) Entomology, 1969, I4, 909 pp. 111. C.M. Yoshimoto, The insects and arachnids of canada, part 12. The Families and subfamilies of Canadian Chalcidoid wasps Hymenoptera: Chalcidoidea. Agriculture, Canada, 1984, 154 pp. 112. L.A. Janzon, Morphometric studies of some Pteromalus Swederus species (Hymenoptera: Chalcidoidea) with emphasis on allometric relationships, or: Are ratios reliable in chalcid taxonomi. Systematic Entomology, 1986, 11, 75–82. 113. Z. Boucek, J.Y. Rasplus, Illustrated key to West-Palearctic Genera of Pteromalidae (Hymenoptera: Chalcidoidea), INRA Editions, 1991, 140 pp. 114. J.S. Noyes, Universal Chalcidoidea Database, Natural History Museum London, 2003, http://www.nhm.ac.uk/entomology/chalcidoids/. 115. T. Hayashi, S. Nakamura, P. Visarathanonth, J. Uraichuen and R. Kengkarnpanich, eds., Stored Rice Insect Pests and their Natural Enemies in Thailand. 1st ed. Funny Publishing Co. Ltd., Bangkok Thailand, 2004, 52pp. 116. J. Lim, M. Oh, J. Lee and S. Lee, Cephalonomia gallicola (Hymenoptera: Bethylidae). New to Korea, an Ectoparasitoid of the Cigarette Beetle, Lasioderma serricorne (Coleoptera: Anobiidae), Journal of Asia-Pacific Entomology, 2007, 10 (4), 335–338. 117. H. Baur, Y. Kranz-Baltensperger, A. Cruaud, J.Y. Rasplus, A.V. Timokhov and V.E. Gokhman, Morphometric analysis and taxonomic revision of Anisopteromalus Ruschka (Hymenoptera: Chalcidoidea: Pteromalidae) - an integrative approach, Systematic Entomology, 2014, (39), 691-709.

133

118. B.A. Fayaz, M. Khanjani and H. Rahmani, Tyrophagus putrescentiae (Schrank) (Acari: Acaridae) from western Iran with a key to Iranian species of the genus, Acarina, 24(1): 61–76. 119. Bùi Công Hiển, Trịnh Văn Hạnh, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Quốc Huy, Động vật gây hại trong kho tàng và nhà cửa, Nxb. Nông nghiệp, 2014, 295 tr. 120. T.Nishida, T. Torii, Rice Stem - Borers and their Natural Enemies, A Handbook of field Methods for Research on, 1970. 121. Vũ Quốc Trung, Sâu hại nông sản trong kho và phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1981. 122. Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Văn Liêm, Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền, Đặc điểm sinh học chủ yếu của mọt ngô Sitopphilus zeamais Motch. (Col: Curculionidae). Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, 2008a, 560–569. 123. Khuất Đăng Long, Tập tính ghép đôi và nhịp điệu đẻ trứng của sâu đo xanh hại đay Anomis flava Fabricius (Lepidoptera, Noctuidae), Tạp chí Sinh học, 1986, Số 2(2): 15–12–17, 21. 124. Nguyễn Thị Oanh, Trần Ngọc Lân, Trương Xuân Lam, Dẫn liệu bước đầu về loài ong Anisopteromalus calandrae (Howard) ngoại ký sinh sâu non mọt Lasioderma serricorne gây hại hạt đậu đỗ và thức ăn thuỷ sản trong kho. Báo cáo Hội nghị Côn trùng học Quốc gia, 2017.

PHỤ LỤC

1PL

PHỤ LỤC Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHO BẢO QUẢN NGÔ Ở SƠN LA VÀ THEO DÕI THÍ NGHIỆM

(1) (2)

(3) (4)

(5) (6)

2PL

(7) (8)

(9) (10)

(11) (12)

3PL

(13) (14)

(15) (16)

(17) (18) Chú thích: 1–6: các hình thức bảo quả ngô hạt phổ biến ở Sơn La 7–18: chuẩn bị vật liệu và theo dõi trong phòng thí nghiệm

4PL

Phụ lục 2. Một số hình ảnh các loài mọt hại ngô trong kho bảo quản

Sitophilus zeamais Sitophilus oryzae

Alphitobius laevigatus Dinoderus minutus

Ahasverus advena Tribolium confusum

5PL

Anthicus floralis Carpophilus obsoletus

Typhaea stercorea Tribolium castaneum

Cryptolestes ferrugineus Cryptolestes pusillus

Aneurops sp.

6PL

Carpophilus hemipterus Tenebroides mauritanicus

Carpophilus dimidiatus Lophocateres pusillus

Rhizopertha dominica Araecerus fasciculatus

7PL

Phụ lục 3. Số liệu theo dõi kích thước chiều ngang đầu các tuổi ấu trùng mọt ngô (đơn vị đo: mm) Số TT Chiều rộng đầu theo tuổi ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 1 0,3 0,4 0,5 0,7 2 0,275 0,425 0,5 0,75 3 0,3 0,4 0,55 0,65 4 0,275 0,4 0,55 0,6 5 0,325 0,4 0,5 0,625 6 0,225 0,4 0,5 0,725 7 0,225 0,425 0,475 0,7 8 0,3 0,425 0,475 0,775 9 0,275 0,425 0,5 0,625 10 0,275 0,425 0,5 0,725 11 0,225 0,4 0,525 0,7 12 0,275 0,375 0,5 0,7 13 0,275 0,4 0,55 0,675 14 0,275 0,4 0,475 0,7 15 0,325 0,4 0,55 0,675 16 0,275 0,425 0,525 0,6 17 0,275 0,4 0,525 0,625 18 0,275 0,375 0,525 0,65 19 0,275 0,4 0,5 0,775 20 0,25 0,4 0,55 0,65 21 0,275 0,4 0,55 0,625 22 0,275 0,4 0,55 0,625 23 0,275 0,4 0,525 0,625 24 0,3 0,425 0,525 0,65 25 0,3 0,4 0,55 0,65 26 0,275 0,425 0,5 0,75 27 0,275 0,375 0,5 0,6 28 0,275 0,4 0,475 0,625 29 0,275 0,4 0,5 0,625 30 0,275 0,4 0,55 0,625 31 0,3 0,4 0,525 0,7

8PL

Số TT Chiều rộng đầu theo tuổi ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 32 0,25 0,4 0,5 0,575 33 0,225 0,4 0,5 0,7 34 0,275 0,4 0,525 0,725 35 0,275 0,375 0,5 0,7 36 0,325 0,425 0,5 0,625 37 0,325 0,425 0,5 0,625 38 0,3 0,4 0,5 0,7 39 0,25 0,4 0,525 0,7 40 0,3 0,4 0,55 0,7 41 0,325 0,4 0,525 0,7 42 0,3 0,4 0,525 0,7 43 0,275 0,4 0,5 0,7 44 0,275 0,4 0,5 0,6 45 0,275 0,425 0,55 0,625 46 0,325 0,425 0,55 0,625 47 0,325 0,425 0,5 0,625 48 0,325 0,4 0,5 0,625 49 0,275 0,4 0,475 0,675 50 0,275 0,4 0,5 0,7 51 0,275 0,4 0,5 0,675 52 0,275 0,375 0,5 0,65 53 0,275 0,425 0,525 0,725 54 0,275 0,425 0,5 0,75 55 0,275 0,4 0,55 0,7 56 0,3 0,4 0,475 0,75 57 0,3 0,4 0,55 0,65 58 0,3 0,4 0,525 0,6 59 0,3 0,4 0,525 0,625 60 0,3 0,4 0,525 0,725 61 0,325 0,425 0,5 0,7 62 0,275 0,4 0,55 0,775 63 0,25 0,4 0,55 0,625 64 0,225 0,4 0,525 0,725

9PL

Số TT Chiều rộng đầu theo tuổi ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 65 0,3 0,4 0,525 0,7 66 0,3 0,425 0,525 0,7 67 0,3 0,425 0,55 0,675 68 0,3 0,425 0,5 0,7 69 0,3 0,375 0,5 0,675 70 0,3 0,4 0,5 0,6 71 0,3 0,4 0,5 0,625 72 0,3 0,4 0,55 0,65 73 0,325 0,4 0,525 0,775 74 0,3 0,4 0,5 0,65 75 0,3 0,425 0,5 0,625 76 0,275 0,425 0,525 0,625 77 0,275 0,4 0,5 0,625 78 0,275 0,4 0,5 0,65 79 0,3 0,375 0,5 0,65 80 0,275 0,4 0,55 0,75 81 0,275 0,4 0,55 0,6 82 0,275 0,4 0,55 0,625 83 0,275 0,4 0,525 0,625 84 0,275 0,4 0,525 0,625 85 0,275 0,4 0,5 0,7 86 0,275 0,425 0,5 0,65 87 0,25 0,425 0,55 0,675 88 0,275 0,4 0,55 0,675 89 0,275 0,425 0,525 0,7 90 0,3 0,4 0,5 0,625 Trung bình 0,284 0,405 0,518 0,669 Độ lệch chuẩn 0,024 0,015 0,027 0,053

10PL

Phụ lục 4. Kích thước ấu trùng và nhộng mọt ngô S. zeamais (đơn vị đo: mm) Kích thước pha phát triển S. zeamais. TT Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Nhộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng 1 0,75 0,5 0,85 0,63 1,25 0,88 2,18 1,45 2,18 1,75 2 0,88 0,55 0,83 0,63 1,05 0,8 2,25 1,58 2,25 1,88 3 0,75 0,53 0,85 0,62 1,18 0,8 1,7 1,23 1,7 1,75 4 0,53 0,45 0,93 0,65 1,5 1,05 1,88 1,3 1,88 1,63 5 0,73 0,55 0,9 0,65 1,4 1 2 1,25 2 1,7 6 0,58 0,43 0,88 0,58 1,6 1,05 1,63 1,25 1,63 1,63 7 0,68 0,43 1 0,65 1,4 1 1,58 1,25 1,58 1,7 8 0,75 0,53 0,98 0,65 1,5 1,08 1,63 1,33 1,63 1,63 9 0,8 0,55 1,08 0,8 1,5 1,08 1,75 1,35 1,75 1,7 10 0,75 0,5 1,18 0,8 1,5 1 2,13 1,23 2,13 1,63 11 0,75 0,5 1,45 0,93 1,58 1,08 2,25 1,25 2,25 1,63 12 0,75 0,5 1,1 0,8 1,45 0,95 2,08 1,58 2,08 1,5 13 0,4 0,3 0,9 0,63 1,58 1,05 1,75 1,4 1,75 1,75 14 0,5 0,33 1,35 0,65 1,5 1,05 1,63 1,4 1,63 1,88 15 0,6 0,43 1,2 0,8 1,55 1,03 1,63 1,23 1,63 1,63 16 0,75 0,53 0,85 0,65 1,18 0,8 2,25 1,58 2,25 1,63 17 0,4 0,45 0,83 0,8 1,5 1,05 1,7 1,23 1,7 1,7 18 0,5 0,55 0,85 0,8 1,4 1 1,88 1,3 1,88 1,63 19 0,6 0,43 0,93 0,93 1,6 1,05 2 1,25 2 1,55 20 0,88 0,5 0,9 0,8 1,5 1 1,63 1,33 1,63 1,68 21 0,75 0,5 1,08 0,63 1,5 1 1,63 1,35 1,63 1,7 22 0,53 0,5 1,18 0,65 1,58 1,08 1,75 1,23 1,75 1,75 23 0,73 0,3 1,45 0,8 1,45 0,95 2,13 1,4 2,13 1,75 24 0,58 0,43 1,1 0,65 1,58 1,05 2,25 1,4 2,25 1,63 25 0,75 0,53 0,9 0,63 1,5 1,05 2,08 1,23 2,08 1,63 26 0,8 0,45 1,35 0,62 1,55 1,05 1,63 1,33 1,63 1,63 27 0,75 0,55 1,2 0,65 1,18 1 1,63 1,35 1,63 1,58 28 0,75 0,55 0,85 0,65 1,5 1,08 2,25 1,23 2,25 1,75 29 0,75 0,43 0,93 0,58 1,4 1,08 1,7 1,25 1,7 1,8 30 0,53 0,43 0,9 0,63 1,5 1 1,88 1,58 1,88 1,7 Trung 0,68 0,47 1,03 0,70 1,45 1,01 1,88 1,34 4,29 1,68 bình Độ lệch 0,13 0,07 0,19 0,10 0,14 0,08 0,25 0,12 0,21 0,09 chuẩn

11PL

Phụ lục 5. Kích thước pha trứng và mọt trưởng thành (đơn vị đo: mm) Mọt rưởngt thành TT Trứng Cái Đực Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng 1 0,60 0,26 4,4 1,3 4,7 1,3 2 0,60 0,30 4,5 1,18 4,52 1,26 3 0,62 0,28 4,34 1,28 4,4 1,36 4 0,65 0,28 4,54 1,46 4,72 1,42 5 0,61 0,27 4,72 1,28 4,42 1,2 6 0,62 0,30 4,7 1,3 4,1 1,22 7 0,60 0,26 4,72 1,36 4,98 1,26 8 0,60 0,26 4,7 1,3 4,2 1,22 9 0,65 0,27 4,26 1,14 4,1 1,12 10 0,62 0,28 4,9 1,26 4,62 1,22 11 0,62 0,26 4,7 1,28 4,8 1,1 12 0,65 0,30 4,8 1,36 4,24 1,22 13 0,62 0,28 4,28 1,14 4,4 1,2 14 0,65 0,28 4,54 1,24 4,12 1,1 15 0,61 0,27 4,7 1,2 4,72 1,34 16 0,62 0,30 4,28 1,22 4,32 1,28 17 0,60 0,26 4,72 1,28 4 1,2 18 0,62 0,30 4,7 1,24 4,8 1,6 19 0,65 0,26 4,44 1,3 4,88 1,26 20 0,62 0,26 4,42 1,18 4,44 1,26 21 0,60 0,27 4,46 1,3 4,12 1,2 22 0,60 0,28 4,38 1,36 4,38 1,18 23 0,65 0,26 4,08 1,2 3,48 1,1 24 0,62 0,30 4,94 1,4 3,7 1,2 25 0,62 0,28 4,4 1,46 4,18 1,18 26 0,65 0,28 4,82 1,4 4,82 1,5 27 0,62 0,27 4,6 1,36 4,54 1,22 28 0,65 0,30 4,56 1,34 4,62 1,26 29 0,61 0,30 4,32 1,32 4,76 1,36 30 0,62 0,26 4,12 1,2 4,56 1,28 Trung 0,62233333 0,27766667 bình 4,534667 1,288 4,421333 1,254 Độ lệch 0,018696 0,01568732 chuẩn 0,223695 0,085113 0,351663 0,111683

12PL

Phụ lục 6. Thời gian phát triển cá thể của các pha và vòng đời của mọt ngô S. zeamais STT Thời gian phát triển cá thể của mọt ngô S. zeamais (ngày) Trứng Ấu trùng Ấu trùng Ấu trùng Ấu trùng Nhộng Tiền đẻ tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 trứng

1 7 12 10 8 11 6 9 2 7 11 11 7 13 6 10 3 7 12 10 8 13 8 12 4 9 12 11 7 13 7 15 5 9 12 10 7 11 7 10 6 9 11 10 7 12 7 9 7 9 12 10 7 13 8 10 8 9 12 11 7 13 9 12 9 12 12 10 8 13 7 12 10 12 11 11 7 13 7 10 11 7 12 10 8 11 6 10 12 7 12 10 7 11 6 11 13 7 12 11 7 11 8 11 14 9 11 10 7 13 7 11 15 9 12 11 7 13 7 10 16 9 12 10 7 13 7 12 17 9 12 10 8 11 8 14 18 9 12 10 7 12 9 13 19 12 12 11 7 13 7 11 20 12 12 10 7 13 7 11 21 12 11 11 7 13 6 12 22 7 12 10 7 13 6 13 23 7 12 10 8 11 8 12 24 7 12 11 7 11 7 12 25 9 11 10 8 11 7 12 26 9 12 11 7 13 7 11 27 9 12 10 7 13 8 10 28 9 12 10 7 11 9 12 29 12 12 10 7 11 7 12 30 7 12 11 7 13 7 11 Trung 8,93 11,80 10,37 7,23 12,20 7,2 11,67 bình Độ lệch 0,8866 chuẩn 1,80 0,41 0,49 0,43 0,96 83 5,87

13PL

Phụ lục 7. Theo dõi thời gian sống và số lượng trứng đẻ thực tế của mọt ngô S. zeamais Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 9/06/18 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 13/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18/06 1 1 0 0 0 0 1 0 1 19/06 1 1 0 0 1 0 1 1 1 20/06 0 0 1 0 0 1 1 1 0 21/06 1 0 1 0 0 1 0 1 0 22/06 1 0 1 0 0 1 0 1 0 23/06 1 0 0 0 0 0 0 0 1 24/06 0 0 0 1 0 0 0 0 1 25/06 0 0 0 1 0 1 0 0 0 26/06 0 0 0 1 0 1 0 0 0 27/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 28/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 29/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 30/06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 01/07 0 0 0 0 0 0 0 1 0 02/07 0 1 0 1 0 0 0 1 0 03/07 0 1 0 1 0 0 0 1 0 04/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 05/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 06/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 07/07 0 0 0 0 1 1 1 0 1

14PL

Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 08/07 0 0 0 0 1 1 1 0 1 09/07 1 1 1 0 0 0 1 1 1 10/07 1 1 1 0 0 0 0 1 0 11/07 1 1 1 0 0 0 0 1 1 12/07 1 1 0 0 0 0 0 1 1 13/07 1 1 1 0 1 1 1 1 0 14/07 1 0 1 0 0 1 1 0 1 15/07 0 0 0 1 1 1 1 0 1 16/07 0 0 0 1 0 0 0 0 0 17/07 0 0 0 1 0 0 0 0 0 18/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 19/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 21/07 0 1 0 0 0 0 0 1 0 22/07 0 1 0 0 0 0 0 1 0 23/07 1 0 1 0 0 1 1 1 1 24/07 1 0 1 0 0 1 0 0 1 25/07 1 0 0 0 0 0 0 0 1 26/07 1 0 0 0 0 0 0 0 0 27/07 1 0 2 0 0 0 0 0 0 28/07 0 0 0 0 0 0 0 0 0 29/07 0 0 0 0 0 0 1 0 0 30/07 0 0 0 0 0 0 1 0 0 31/07 0 1 0 0 0 0 0 0 0 01/08 0 1 0 0 0 1 0 1 0 02/08 0 1 0 0 0 1 0 1 0 03/08 0 0 0 0 0 0 0 0 0 04/08 0 0 0 0 0 0 0 0 0 05/08 0 0 0 0 0 0 0 0 0 06/08 0 0 0 0 0 0 0 0 0

15PL

Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 07/08 0 0 0 0 1 0 2 1 2 08/08 2 2 1 1 0 2 1 2 1 09/08 1 1 2 1 1 1 1 1 1 10/08 1 2 1 0 1 1 1 1 1 11/08 2 1 1 0 0 1 0 1 1 12/08 1 1 1 2 0 1 0 1 1 13/08 2 1 1 2 0 1 0 1 0 14/08 1 1 1 0 0 0 0 1 0 15/08 2 1 1 2 0 2 1 0 1 16/08 2 0 1 0 0 1 1 1 1 17/08 2 1 1 1 0 0 0 1 1 18/08 0 1 1 1 0 1 0 1 0 19/08 1 2 1 0 1 1 1 2 1 20/08 2 1 1 0 0 0 0 1 1 21/08 1 0 1 0 1 0 1 0 1 22/08 0 0 1 0 0 0 0 0 0 23/08 0 0 0 1 0 0 0 0 0 24/08 0 0 0 0 0 0 0 0 0 25/08 0 0 0 0 0 1 0 0 0 26/08 1 0 0 0 0 1 1 0 0 27/08 0 - 0 0 1 0 1 1 0 28/08 0 0 0 0 0 0 0 0 29/08 1 1 2 1 1 1 1 1 30/08 2 1 1 0 1 1 1 1 01/09 1 1 1 0 1 0 1 1 02/09 1 1 0 0 1 0 0 1 03/09 1 1 0 0 2 0 0 0 04/09 1 1 0 0 0 0 0 0 05/09 0 0 1 0 1 0 0 0 06/09 1 1 1 0 1 0 0 1

16PL

Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 07/09 1 1 0 0 0 0 1 1 08/09 0 1 1 0 1 0 1 0 09/09 0 0 0 0 0 0 0 0 10/09 0 0 0 0 0 0 0 0 11/09 1 0 1 0 0 0 0 1 12/09 0 0 1 0 0 0 0 1 13/09 0 1 0 0 0 0 1 0 14/09 0 2 1 0 1 1 1 0 15/09 0 0 0 0 1 1 1 0 16/09 0 0 1 0 1 1 0 0 17/09 0 0 1 0 1 0 0 0 18/09 0 0 1 0 1 0 0 0 19/09 2 1 1 0 0 0 1 0

20/09 0 1 0 0 0 0 1 0 21/09 0 0 0 0 0 0 0 - 22/09 0 0 0 0 0 0 0 23/09 0 0 0 0 0 0 0 24/09 0 0 0 0 0 0 0 25/09 1 1 1 0 1 0 0 26/09 0 1 0 0 - 1 0 0 27/09 0 0 0 0 0 0 0 28/09 0 0 0 - 0 0 0 29/09 0 0 0 0 0 0 0 30/09 1 0 0 0 0 0 1 01/10 1 1 0 0 1 1 1 02/10 0 1 0 0 1 0 0 03/10 0 0 0 0 0 0 0 04/10 0 0 + 0 0 0 0 05/10 0 0 0 0 0 0 06/10 0 0 0 0 0 0

17PL

Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 07/10 0 0 0 1 1 1 08/10 0 0 0 0 0 1 09/10 0 1 0 0 0 0 10/10 0 1 + 0 - 0 0 11/10 0 1 0 0 0 12/10 0 0 0 0 0 13/10 1 0 0 1 1 14/10 1 0 0 1 0 15/10 1 0 0 0 0 16/10 0 0 + 0 0 17/10 0 0 0 0 18/10 0 1 0 0 19/10 1 1 0 0

20/10 1 0 - 0 1 21/10 1 0 0 1 22/10 1 0 0 - 0 23/10 0 0 0 0 24/10 0 0 0 0 25/10 1 0 0 0 26/10 0 0 0 0 27/10 0 + + 0 28/10 0 0 29/10 0 1 30/10 0 1 31/10 0 0 1/11 0 0 2/11 0 0 3/11 0 0 4/11 0 0 5/11 0 0

18PL

Thời gian Số lượng trứng/ngày/cặp theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (ngày) 6/11 0 0 7/11 + + 8/11 9/11 Ghi chú: (+): Mọt cái chết; (-): Mọt đực chết

Cặp mọt Chỉ tiêu Độ Trung theo dõi 3 4 5 6 7 8 9 lệch 1 2 bình chuẩn Thời gian đẻ 51 26 48 30 12 44 31 50 34 36,22 13,08 trứng (ngày)

Số lượng trứng đẻ 60 29 51 34 12 47 32 48 35 38,67 14,35 (quả/con cái)

Số lượng trứng đẻ TB/ngày 0.4 0.36 0.36 0.29 0.1 0.36 0.23 0.32 0.34 0,31 0,09 (quả/con cái/ngày)

Thời gian sống của 145 80 133 111 109 123 135 143 104 119,44 21,94 con đực

Thời gian sống của 150 80 140 117 123 129 140 150 104 125,89 23,03 con cái

19PL

Phụ lục 8. Số lượng trưởng thành mọt S. zeamais xuất hiện theo thời gian trong kho bảo quản ngô ở Sơn La (2017) Thời gian Số lượng mọt ngô xuất hiện (con/300g) điều tra Kho 1 Kho 2 05/01/2017 0 30 15/01/2017 0 50 25/01/2017 0 42 05/02/2017 2 23 15/02/2017 4 12 25/02/2017 2 15 05/03/2017 2 18 15/03/2017 3 27 25/03/2017 5 110 05/04/2017 7 140 15/04/2017 23 111 25/04/2017 4 8 05/05/2017 0 10 15/05/2017 1 8 25/05/2017 21 15 05/06/2017 19 15 15/06/2017 17 8 25/06/2017 47 42 05/07/2017 157 50 15/07/2017 200 81 25/07/2017 100 16 05/08/2017 83 10 15/08/2017 40 1 25/08/2017 22 1 05/09/2017 25 8 15/09/2017 25 11 25/09/2017 20 20 05/10/2017 8 19 15/10/2017 2 5

Ghi chú: Kho 1 = kho cơ sở kinh doanh Kho 2 = kho trong hộ gia đình

20PL

Phụ lục 9. Thời gian phát triển các pha, vòng đời của S. zeamais khi nuôi trên gạo hạt dài thủy phần 13%, nhiệt độ 25 oC, ẩm độ 60% Ấu Ấu Ấu Ấu STT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 1 13 10 9 8 8 7 12 2 12 11 9 11 8 8 12 3 12 10 8 8 8 7 12 4 11 11 9 8 6 7 13 5 12 11 9 9 8 8 13 6 10 11 8 8 7 8 14 7 13 10 9 8 8 6 14 8 12 11 8 8 6 7 15 9 11 10 9 8 8 7 13 10 12 9 8 8 6 7 13 11 12 11 9 9 8 7 14 12 10 9 7 8 7 7 14 13 10 11 9 8 8 6 14 14 11 10 9 8 8 7 12 15 11 11 8 8 6 7 12 16 12 10 9 10 8 7 12 17 13 11 7 8 7 7 12 18 12 9 9 8 8 6 12 19 11 11 7 8 8 7 12 20 13 9 9 8 7 8 12 21 11 11 8 8 8 7 12 22 12 10 9 9 6 8 12 23 12 11 9 11 8 7 12 24 10 10 9 9 6 7 12 25 10 11 9 8 8 7 12 26 11 11 9 8 8 6 12 27 11 11 8 8 8 8 12 28 12 10 9 8 8 7 12 29 11 11 9 8 7 6 12 30 12 10 9 9 8 7 13

21PL

Phụ lục 10. Thời gian phát triển các pha, vòng đời của S. zeamais khi nuôi trên gạo hạt dài thủy phần 13%, nhiệt độ 25oC, ẩm độ 70% Ấu Ấu Ấu Ấu TT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 1 10 9 7 6 7 5 7 2 10 9 8 5 6 6 7 3 12 10 8 6 7 6 7 4 11 10 7 6 6 5 7 5 10 11 8 6 6 6 8 6 11 9 8 6 6 6 8 7 10 9 7 4 7 5 8 8 11 9 7 6 6 6 8 9 12 10 8 6 6 5 8 10 12 10 7 4 6 6 8 11 11 11 7 6 7 6 8 12 12 9 8 6 6 5 8 13 11 10 7 5 6 6 9 14 10 11 7 5 6 6 9 15 12 9 8 6 7 5 9 16 10 9 7 6 7 6 7 17 10 9 8 4 6 6 7 18 12 9 8 6 7 6 7 19 11 9 7 4 6 5 7 20 10 9 8 6 6 6 8 21 11 10 8 4 6 6 8 22 10 10 7 6 7 5 8 23 11 11 7 6 6 6 9 24 12 9 8 6 6 5 7 25 12 10 7 6 6 6 7 26 11 11 7 6 7 6 8 27 12 9 8 6 6 5 9 28 11 9 7 5 6 6 9 29 10 9 7 5 6 6 9 30 12 9 8 4 7 5 7

22PL

Phụ lục 11. Thời gian phát triển các pha, vòng đời của S. zeamais khi nuôi trên gạo hạt dài thủy phần 13%, nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80% Ấu Ấu Ấu Ấu TT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 1 4 6 5 4 6 6 5 2 4 6 6 4 5 6 5 3 5 6 7 4 6 7 5 4 5 7 7 5 6 6 5 5 6 7 6 4 7 6 5 6 6 6 7 4 6 4 5 7 4 6 5 4 6 6 5 8 5 6 7 4 6 5 5 9 5 7 6 5 6 6 6 10 5 7 6 4 6 6 5 11 6 6 7 4 6 7 6 12 4 6 6 6 7 6 6 13 4 6 7 4 6 6 7 14 4 7 7 6 5 6 7 15 5 7 7 4 6 4 7 16 5 6 6 6 6 4 5 17 6 6 7 5 7 6 5 18 6 6 7 4 6 7 6 19 6 7 6 6 6 7 6 20 6 7 5 4 6 6 6 21 5 6 6 4 7 6 5 22 5 6 7 4 6 7 5 23 5 6 7 4 6 4 5 24 4 7 6 4 6 4 5 25 4 7 7 5 6 7 7 26 4 6 5 4 6 6 6 27 6 6 7 4 6 7 6 28 4 6 6 4 6 4 6 29 4 7 6 4 6 4 6 30 6 7 7 6 6 4 5

* Phân tích số liệu về ảnh hưởng ẩm độ đến gian phát triển các pha, vòng đời của S. zeamais bằng phần mềm SPSS ở các ẩm độ 60,70 và 80%

23PL

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian Trứng 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Lower Upper Bound Bound 60% 30 11,5 0,937715 0,171203 11,14985 11,85015 10 13

70% 30 11 0,830455 0,15162 10,6899 11,3101 10 12 80% 30 4,933333 0,827682 0,151113 4,624272 5,242395 4 6 Total 90 9,144444 3,121369 0,329021 8,490686 9,798203 4 13

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between 801,756 2 400,878 533,550 ,000 Groups Within 65,367 87 ,751 Groups Total 867,122 89

Duncana Subset for alpha = 0,05 VAR00001 N 1 2 3 80% 30 4,9333 70% 30 11,0000 60% 30 11,5000 Sig, 1,000 1,000 1,000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 1 Descriptives 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Upper Lower Bound Bound 60% 30 10,73 1,70 0,31 10,10 11,37 9 19 70% 30 9,60 0,77 0,14 9,31 9,89 9 11 80% 30 6,40 0,50 0,09 6,21 6,59 6 7 Total 90 8,91 2,15 0,23 8,46 9,36 6 19

24PL

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 303,02 2,00 151,51 121,75 0,00 Within Groups 108,27 87,00 1,24 Total 411,29 89,00

Duncana Subset for alpha = VAR00001 N 0,05 1 2 3 80% 30 6,4 70% 30 9,6 60% 30 10,73333 Sig, 1 1 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 2 z 95% Std, Confidence Interval N Mean Deviation Std, Error for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 60% 30 8,57 0,68 0,12 8,31 8,82 7 9 70% 30 7,47 0,51 0,09 7,28 7,66 7 8 80% 30 6,37 0,72 0,13 6,10 6,63 5 7 Total 90 7,47 1,10 0,12 7,24 7,70 5 9

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 72,60 2,00 36,30 88,22 0,00 Within Groups 35,80 87,00 0,41 Total 108,40 89,00

25PL

Duncana Subset for alpha = VAR00001 N 0,05 1 2 3 80% 30 6,37 70% 30 7,47 60% 30 8,57 Sig, 1 1 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 3 Descriptives 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Upper Lower Bound Bound 60% 30 8,43 0,86 0,16 8,11 8,75 8 11 70% 30 5,43 0,82 0,15 5,13 5,74 4 6 80% 30 4,47 0,78 0,14 4,18 4,76 4 6 Total 90 6,11 1,88 0,20 5,72 6,51 4 11

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 256,69 2,00 128,34 191,86 0,00 Within Groups 58,20 87,00 0,67 Total 314,89 89,00

Duncana Subset for VAR00001 N alpha = 0,05 1 2 3 80% 30 4,47 70% 30 5,43 60% 30 8,43 Sig, 1 1 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

26PL

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 4 Descriptives 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Lower Upper Bound Bound 60% 30 7,43 0,82 0,15 7,13 7,74 6 8 70% 30 6,33 0,48 0,09 6,15 6,51 6 7 80% 30 6,07 0,45 0,08 5,90 6,23 5 7 Total 90 6,61 0,84 0,09 6,43 6,79 5 8

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 31,49 2 15,74 42,94 0,00 Within Groups 31,90 87 0,37 Total 63,39 89

Duncana Subset for alpha = N 0,05 1 2 80% 30 6,07 70% 30 6,33 60% 30 7,43 Sig, 0,09165 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian Nhộng Descriptives 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Lower Upper Bound Bound 60% 30 7,03 0,61 0,11 6,80 7,26 6 8 70% 30 5,63 0,49 0,09 5,45 5,82 5 6 80% 30 5,67 1,12 0,21 5,25 6,09 4 7 Total 90 6,11 1,02 0,11 5,90 6,33 4 8

27PL

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 38,28889 2 19,14 30,50 0,00 Within Groups 54,6 87 0,63 Total 92,88889 89

Duncana Subset for alpha = N 0,05 1 2 70% 30 5,63 80% 30 5,67 60% 30 7,03 Sig, 0,870926 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian Tiền đẻ trứng Descriptives 95% Confidence Std, Std, Interval for N Mean Deviation Error Mean Minimum Maximum Upper Lower Bound Bound 60% 30 12,60 0,89 0,16 12,27 12,93 12 15 70% 30 7,87 0,78 0,14 7,58 8,16 7 9 80% 30 5,60 0,72 0,13 5,33 5,87 5 7 Total 90 8,69 3,04 0,32 8,05 9,33 5 15

ANOVA Sum of Mean Squares df Square F Sig, Between Groups 765,42 2 382,71 595,99 0,00 Within Groups 55,87 87 0,64 Total 821,29 89

28PL

Duncana Subset for N alpha = 0,05 1 2 3 80% 30 5,6 70% 30 7,87 60% 30 12,6 Sig, 1 1 1 Means for groups in homogeneous subsets are displayed, a, Uses Harmonic Mean Sample Size = 30,000,

Bảng 12. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của mọt ngô Sitophillus zeamais khi nuôi trên gạo hạt dài thủy phần 13%, nhiệt độ 25oC, ẩm độ 70% Ấu Ấu Ấu Ấu TT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 1 10 9 7 6 7 5 7 2 10 9 8 5 6 6 7 3 12 10 8 6 7 6 7 4 11 10 7 6 6 5 7 5 10 11 8 6 6 6 8 6 11 9 8 6 6 6 8 7 10 9 7 6 7 5 8 8 11 9 7 6 6 6 8 9 12 10 8 6 6 5 8 10 12 10 7 6 6 6 8 11 11 11 7 6 7 6 8 12 12 9 8 6 6 5 8 13 11 10 7 5 6 6 9 14 10 11 7 5 6 6 9 15 12 9 8 6 7 5 9 16 10 9 7 6 7 6 7 17 10 9 8 5 6 6 7 18 12 9 8 6 7 6 7 19 11 9 7 6 6 5 7 20 10 9 8 6 6 6 8 21 11 10 8 6 6 6 8 22 10 10 7 6 7 5 8

29PL

Ấu Ấu Ấu Ấu TT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 23 11 11 7 6 6 6 9 24 12 9 8 6 6 5 7 25 12 10 7 6 6 6 7 26 11 11 7 6 7 6 8 27 12 9 8 6 6 5 9 28 11 9 7 5 6 6 9 29 10 9 7 5 6 6 9 30 12 9 8 6 7 5 7

Bảng 13. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của mọt ngô Sitophillus zeamais khi nuôi trên gạo hạt dài thủy phần 13%, nhiệt độ 30 oC, ẩm độ 70%

Ấu Ấu Ấu Ấu TT Trứng trùng trùng trùng trùng Nhộng Tiền đẻ trứng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 1 7 8 5 5 5 5 5 2 7 8 4 4 6 5 5 3 7 10 5 4 5 5 6 4 7 9 5 3 5 4 6 5 8 8 4 3 4 5 6 6 8 8 5 3 4 5 6 7 8 10 5 3 4 5 6 8 8 9 5 4 4 5 6 9 7 8 5 4 4 5 6 10 7 9 4 4 4 5 7 11 7 8 5 4 4 4 7 12 7 8 5 5 5 5 7 13 7 10 4 4 5 5 7 14 7 9 5 4 6 5 7 15 8 8 5 3 5 5 6 16 8 10 5 3 5 4 6 17 9 9 5 3 5 5 6 18 9 8 4 3 4 5 6 19 7 8 5 4 5 5 6 20 7 10 5 5 5 5 6

30PL

21 7 9 5 4 5 5 5 22 8 8 5 4 5 5 5 23 8 9 4 4 5 4 5 24 8 8 5 4 5 5 5 25 9 8 5 4 5 5 6 26 9 10 5 4 4 4 6 27 7 9 5 5 5 5 6 28 7 8 5 4 5 5 7 29 7 10 4 4 5 5 6 30 7 9 5 3 5 5 6

* Phân tích số liệu về ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian phát triển các pha, vòng đời của S. zeamais bằng SPSS ở ẩm độ 70%, nhiệt độ 25 và 30 oC - Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian Trứng

Paired Samples Statistics Std. Std. Error Mean N Deviation Mean Pair 1 VAR00001 11,00 30,00 0,83 0,15 VAR00002 7,57 30,00 0,73 0,13

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) 95% Confidence Std. Std. Interval of the Mean Deviation Error Mean Difference Lower Upper VAR00001 – Pair 1 VAR00002 3,43 1,10 0,20 3,02 3,85 17,03 29 0,000

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 1: Paired Samples Statistics Std. Std. Error Mean N Deviation Mean Pair 1 VAR00001 9,60 30,00 0,77 0,14 VAR00002 8,77 30,00 0,82 0,15

31PL

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) 95% Confidence Std. Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper VAR00001 – Pair 1 VAR00002 0,83 1,09 0,20 0,43 1,24 4,21 29 0,000229

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 2:

Paired Samples Statistics Std. Mean N Deviation Std. Error Mean Pair 1 VAR00001 7,47 30,00 0,51 0,09 VAR00002 4,77 30,00 0,43 0,08

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) 95% Confidence Std. Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper VAR00001 - Pair 1 VAR00002 2,7 0,65 0,12 2,46 2,94 22,71 29 0,000

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 3:

Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 VAR00001 5,80 30,00 0,41 0,07 VAR00002 3,83 30,00 0,65 0,12

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) Std. 95% Confidence Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper VAR00001 - 1,97 0,76 0,14 1,68 2,25 14,08 29 0,000 Pair 1 VAR00002

32PL

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian ấu trùng Tuổi 4: Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 VAR00001 6,33 30,00 0,48 0,09 VAR00002 4,77 30,00 0,57 0,10

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) Std. 95% Confidence Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper Pair VAR00001 - 1 VAR00002 1,57 0,82 0,15 1,26 1,87 10,50 29 0,000

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian nhộng: Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 VAR00001 5,63 30,00 0,49 0,09 VAR00002 4,83 30,00 0,38 0,07

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) Std. 95% Confidence Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper VAR00001 - 0,80 0,66 0,12 0,55 1,05 6,60 29 0,000 Pair 1 VAR00002

- Bảng số liệu xử lý SPSS về thời gian Tiền đẻ trứng: Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 VAR00001 7,87 30,00 0,78 0,14 VAR00002 6,00 30,00 0,64 0,12

Paired Samples Test Paired Sig. Differences t df (2-tailed) 95% Confidence Std. Std. Error Interval of the Mean Deviation Mean Difference Lower Upper Pair VAR00001 - 1 VAR00002 1,866667 0,819307 0,149584 1,560732312 2,172601 12,47902 29 0,000

33PL

Phụ lục 14. Số liệu thô tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais ở điều kiện gạo thủy phần 13%, nhiệt độ 25 oC, ẩm độ 60, 70 và 80% TT Ấu trùng tuổi 1 Ấu trùng tuổi 2 Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 4 Nhộng 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 1 - 9 6 - 7 9 8 6 4 8 7 6 7 5 6 2 - - - 8 8 - 12 - 4 8 6 6 7 6 6 3 - - - 10 - 10 8 - 4 - 7 6 7 - 7 4 9 9 - 8 - 11 - 5 5 8 6 6 7 6 6 5 - - - 8 - - 8 6 - 6 - 7 7 - 6 6 - - - 9 8 - - - - 8 - 6 7 - 4 7 - - 6 - 7 11 9 6 4 7 - 6 6 6 6 8 - - 6 - - 10 8 - 4 8 - 6 7 5 6 9 10 10 - 7 - 14 8 - 6 8 5 6 7 6 6 10 - - - 9 - - - - 4 - 6 6 7 - 6 11 - - - 9 8 9 8 6 5 8 7 - 7 - 7 12 - - - 9 8 11 8 4 4 8 - 6 7 - 6 13 - - - 7 - 10 8 - - 8 - 7 6 5 6 14 - 10 6 - - - - - 4 7 - 6 - 5 6 15 9 - - - - 10 9 - - 8 6 6 - 6 4 16 - - - - 0 11 8 6 4 8 6 6 - - 4 17 - - - 8 7 10 8 - 4 - - 6 7 6 6

34PL

TT Ấu trùng tuổi 1 Ấu trùng tuổi 2 Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 4 Nhộng 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 60% 70% 80% 18 - - - 8 7 - - - 4 8 - - 7 5 7 19 - 11 6 8 - 10 8 4 - 8 - 7 7 5 7 20 - - - - - 11 8 6 4 7 - 6 7 6 6 21 - - - 9 - 11 10 6 4 8 6 6 - - 6 22 9 - - 7 8 - - - 5 8 - 6 - - 7 23 11 - - 9 7 - 8 - 4 7 - 7 6 6 4 24 ------8 6 - 8 7 6 7 6 4 25 - - - 7 0 10 8 - - - 5 6 7 6 7 26 - - - 9 7 11 8 - - 8 6 6 - - 6 27 - - - - - 11 8 - 4 6 - 6 - - 7 28 9 - - 8 8 - 9 - 4 8 - 6 - - 4 29 - 9 - 9 0 - - - - 8 - - - 6 4 30 - - 6 9 - 10 11 5 6 8 - - 7 6 4 n = 30 6 6 5 20 12 19 23 12 21 26 13 26 21 18 30

Ghi chú: (-): Ấu trùng và nhộng chết

35PL

Phụ lục 15. Theo dõi số lượng sống sót của các pha phát triển của S. zeamais ở điều kiện gạo thủy phần 13%, ẩm độ 70% nhiệt độ 25 và 30 oC,

Ấu trùng tuổi Ấu trùng Ấu trùng Ấu trùng tuổi Nhộng TT 1 tuổi 2 tuổi 3 4 25oC 30oC 25oC 30oC 25oC 30oC 25oC 30oC 25oC 30oC 1 - 8 7 5 6 5 7 5 5 5 2 - - 8 - - - 6 6 6 5 3 ------7 - - - 4 9 - - - 5 4 6 5 6 - 5 - - - - 6 4 - - - - 6 - - 8 4 - 3 - 5 - 5 7 - - 7 - 6 3 - 4 6 4 8 ------4 5 5 9 10 - - - - 3 5 - 6 - 10 - - - - - 3 6 5 - - 11 - - 8 - 6 - 7 5 - 5 12 - 9 8 5 4 4 - 5 - 5 13 - - - - - 4 - 5 5 5 14 ------5 - 15 9 - - - - 4 6 4 6 - 16 - - - - 6 4 6 5 - 4 17 - - 7 - - - - - 6 5 18 - - 7 4 - 5 - 5 5 5 19 - - - - 4 4 - 6 5 - 20 - - - - 6 4 - - 6 - 21 - - - - 6 - 6 5 - 5 22 9 - 8 5 - 3 - 5 - - 23 11 10 7 - - 3 - 5 6 - 24 - - - 5 6 - 7 - 6 5 25 - - - - - 4 5 4 6 - 26 - - 7 5 - 3 6 5 - - 27 - - - - - 3 - - - - 28 9 - 8 - - - - 5 - 4 29 - - - 4 - 4 - - 6 - 30 - - - 5 4 - 5 6 5 n = 30 6 3 12 8 12 21 13 21 18 15

Ghi chú: (-): Ấu trùng và nhộng chết