BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI ỐC MANG TRƢỚC (PROSOBRANCHIA: ) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

PHẠM LƢƠNG BẰNG

Hà Nội - Năm 2019

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI ỐC MANG TRƢỚC (PROSOBRANCHIA: GASTROPODA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

PHẠM LƢƠNG BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc

Hà Nội - Năm 2019

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hƣớng dẫn chính: PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Đỗ Văn Nhƣợng

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS Phạm Đình Sắc

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Ngày 18 tháng 1 năm 2019 i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Dƣới sự hƣớng dẫn của PGS TS. Hoàng Ngọc Khắc. Các các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.

Tác giả

Phạm Lƣơng Bằng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, Khoa Môi trƣờng, các thầy cô giáo và đặc biệt là Phó giáo sƣ Tiến sĩ Hoàng Ngọc Khắc ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng nhƣ quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn Uỷ ban nhân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cùng toàn thể đồng nghiệp bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khoá học. Do hạn chế về thời gian, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp xây dựng từ các quý thầy cô. Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học khoá 3 tại Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà nội, ngày tháng năm 2018. Tác giả

Phạm Lƣơng Bằng

iii

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...... i LỜI CẢM ƠN ...... ii MỤC LỤC ...... iii THÔNG TIN LUẬN VĂN ...... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...... ix DANH MỤC HÌNH ...... x MỞ ĐẦU ...... 1 1. Lý do chọn đề tài ...... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...... 2 3. Nội dung nghiên cứu ...... 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4 1.1. Khái quát về ốc mang trƣớc ...... 4 1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái chung ...... 4 1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học ...... 7 1.1.3. Phân loại ...... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ốc mang trƣớc ...... 11 1.2.1. Trên thế giới ...... 11 1.2.2. Tại Việt Nam ...... 12 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu ...... 14 1.4.1. Dân số và mật độ dân số ...... 20 1.4.2. Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ và công nghiệp ...... 20 1.4.3. Đánh giá đặc điểm xã hội, dân cƣ huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ...... 21 1.4.4. Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình ...... 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 24 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...... 24 2.2. Thu mẫu tại khu vực nghiên cứu ...... 24 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...... 31

iv

2.3.1. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa ...... 31 2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu ...... 31 2.3.3. Xử lý mẫu ...... 33 2.3.4. Phân tích định danh ...... 33 2.3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu ...... 34 2.3.7.Phƣơng pháp xác định độ cao nền đáy ...... 36 2.3.8. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ...... 36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...... 37 3.1. Danh lục các loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu ...... 37 3.2. Mô tả các loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu ...... 40 3.3. Cấu trúc thành phần loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu ...... 60 3.3.1. Một số nhận xét về khu hệ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu ...... 60 3.3.2. Mối quan hệ của khu hệ ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận ...... 71 3.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang trƣớc ...... 72 3.4.1. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang trƣớc theo độ cao của nền đáy ...... 72 3.4.2. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo thành phần cơ giới của nền đáy ...... 75 3.4.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo tuổi rừng ...... 77 3.4.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo dạng sống ...... 78 3.5. Vấn đề sử dụng và định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu ...... 79 3.5.1. Tình hình sử dụng ốc mang trƣớc ...... 79 3.5.2. Một số định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang trƣớc ...... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 88 PHỤ LỤC

v

THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Phạm Lƣơng Bằng Lớp: CH3MT1 Khóa: 3A Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc Tên đề tài: “Điều tra, đánh giá thành phần loài ốc mang trƣớc (Prosobranchia:Gastropoda) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”

Tóm tắt luận văn:

1. Đặt vấn đề

Vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) ven biển huyện Thái Thụy (Thái Bình) nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng, đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa (UNESCO) công nhận vào năm 2004, gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Vùng ĐNN Thái Thụy có dải rừng ngập mặn (RNM) với diện tích khoảng 3.500 ha tập trung tại các xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thái Thƣợng, Thái Đô, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hòa khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trƣờng, bảo tồn hệ sinh thái ngập nƣớc ven biển. Những năm gần đây, do dân số đông gây sức ép lớn lên tài nguyên của vùng nên việc quản lý, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá là vấn đề cần thiết đối với vùng ven biển này.

Việc nghiên cứu thành phần loài ốc mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình nhằm bảo vệ và phát triển hệ thống rừng ngập mặn để nâng cao tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ rừng ngập mặn trong chiến lƣợc chủ động ứng phó với BĐKH. Đồng thời, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu dự trữ sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng.

vi

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng: Các loài ốc thuộc phân lớp mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) - Phạm vi: + Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu giới hạn trong HST rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ ngày 27/5/2018 đến ngày 02/12/2018 3. Nội dung nghiên cứu - n t n p n o m n tr t u v n n u p p n o n t ện t ôn t n dữ ệu về o m n tr t u v n n u + Nghiên cứu các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu + Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu + Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ốc mang trƣớc trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình + Mô tả đặc điểm hình thái của loài ốc mang trƣớc thu đƣợc tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình - n ện tr n t , sử dụn v n ân t t ộn ến d n s n ọ o t u v n n u + Xác định các giá trị về kinh tế, sức khỏe, khoa học thực tiễn, môi trƣờng thiên nhiên,… mà loài ốc mang trƣớc đem lại + Xác định trữ lƣợng nguồn tài nguyên loài ở khu vực nghiên cứu + Xác định số lƣợng ngƣời/hộ dân khai thác, sản lƣợng khai thác các loài có giá trị. + Các nhân tố đe dọa đến đa dạng sinh học loài (khí hậu, môi trƣờng,....phát triển kinh tế- xã hội) + Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học và môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu

vii

- Đề xuất một s ả p p quản ý d n s n ọ o t u v n n u + Xác định những thuận lợi, khó khăn khách quan, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đa dạng sinh học + Đề xuất một số giải pháp quản lý đa dạng sinh học loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu 4. Kết quả đạt đƣợc Đã xác định tại RNM huyện Thái Thụy có 26 loài ốc mang trƣớc thuộc 15 giống, 11 họ. Trong 11 họ đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, họ Potamididae đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 23,07%) và 2 giống (15,38%). Trong số các loài đƣợc phát hiện, có 2 loài mới đƣợc ghi nhận lần đầu ở khu vực RNM huyện Thái Thụy. - So sánh về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu thì có kết quả: thành phần loài ở khu vực giữa RNM là cao nhất (20 loài), tiếp đến là mép trong RNM (19 loài), mép ngoài RNM (18 loài), bãi đất trồng bần chƣa thành rừng (13 loài) và cuối cùng là ven bờ đê RNM (8 loài). - Về phân bố: Ốc mang trƣớc có số lƣợng loài và mật độ tƣơng đối phong phú trong HST RNM. Chúng phân bố rộng rãi, ở khu vực nền đáy thấp có số loài nhiều nhất (22 loài) chiếm 84,61% tổng số loài thu đƣợc, ở nền đáy trung bình có 12 loài (chiếm 46,15%) và ở nền đáy cao có 12 loài (đạt 46,15%). - Đã tiến hành mô tả và chụp mẫu đối với 26 loài ốc mang trƣớc thu đƣợc tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. - Vai trò của ốc mang trƣớc: Mùa khai thác là vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, sản lƣợng khai thác trung bình 1 ngƣời là từ 5 cân đến 10 cân, giá ốc từ 60.000đ/kg – 230.000đ/kg tùy từng loại và đƣợc thƣơng lái tìm đến thu mua, một phần đƣợc ngƣời dân mang ra chợ bán. - Đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng hợp lý loài ốc mang trƣớc tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL :Ban quản lý ĐDSH :Đa dạng sinh học KVNC :Khu vực nghiên cứu NC :Nghiên cứu UBND :Ủy ban nhân dân RNM :Rừng ngập mặn SL :Số lƣợng VT :Vị trí

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích dân số và mật độ dân số huyện Thái Thụy năm 2015 ...... 20 Bẳng 1.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình năm 2015 ...... 21 Bảng 3.1 Danh lục thành phần loài ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu ...... 37 Bảng 3.2. Số lƣợng, tỷ lệ các taxon của các bộ ốc mang trƣớc tại KVNC ...... 61 Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) số cá thể trong các họ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu ... 63 Bảng 3.4. Độ phong phú của loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu (n%) .. 65 Bảng 3.5. Độ đa dạng của các loài tại các điểm thu mẫu ở khu vực nghiên cứu ..... 68 Bảng 3.6. Tần số xuất hiện của các loài ốc ở KVNC...... 68 Bảng 3.7. So sánh thành phần loài ốc mang trƣớc tại RNM Thái Thụy với các khu vực nghiên cứu khác ...... 71 Bảng 3.8. Chỉ số tƣơng đồng về thành phần loài ốc mang trƣớc giữa KVNC với một số khu vực khác ...... 72 Bảng 3.9: Phân bố của loài ốc mang trƣớc theo độ cao nền đáy ở RNM huyện Thái Thụy...... 72 Bảng 3.10. Sự phân bố loài ốc mang trƣớc theo thể nền ...... 75

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu tạo tuyến nọc độc của Prosobranchia ăn động vật, loài Conus sp. ] ... 4 Hình 1.2. Loài Neritina violacea ...... 7 Hình 1.3. Cấu tạo ngoài của vỏ ốc ...... 9 Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ...... 15 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu ...... 25 Hình 2.2. Thiết lập ô mẫu nghiên cứu ...... 32 Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc thành phần loài ốc mang trƣớc tại KVNC ...... 60 Hình 3.2. Sự đa dạng về họ, giống, loài thuộc các bộ ở khu vực nghiên cứu ...... 61 Hình 3.3. Tỷ lệ (%) số giống của các họ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu ...... 62 Hình 3.4. Tƣơng quan số lƣợng giống và loài trong các họ ốc mang trƣớc ...... 63

1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành thân mềm () là một trong những ngành lớn của giới Động vật (Animalia) chỉ xếp sau Chân Khớp (Arthropoda), có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú (khoảng130.000 loài). Khoảng 80% trong số các loài Thân mềm đã đƣợc biết đến là Chân bụng. Đây là lớp duy nhất của ngành Thân mềm có cả đại diện sống ở dƣới nƣớc và trên cạn. Với sự đa dạng về số lƣợng loài, hình thái, phân bố nên Thân mềm Chân bụng có ý nghĩa quan trọng về tiến hóa – thích nghi (sống đƣợc cả ở trên cạn lẫn dƣới nƣớc), đa dạng sinh học, giá trị khảo cổ và thực tiễn. Thân mềm Chân bụng còn có thể sử dụng nhƣ một nhóm chỉ thị đa dạng sinh học động vật không xƣơng sống. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng, trong đó có loài ốc mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) ở rừng ngập mặn. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu gần đây nhất đã đƣợc thực hiện khoảng 10 năm. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển luôn chịu tác động mạnh mẽ từ thiên nhiên. Do đó, sẽ có nhiều thay đổi về môi trƣờng sống cũng nhƣ đa dạng sinh học các nhóm sinh vật ở đây. Điều đó đặt ra nhiệm vụ tiếp tục mở rộng việc điều tra về Thân mềm chân bụng tại khu vực rừng ngập mặn. Vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) ven biển huyện Thái Thụy (Thái Bình) nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng, đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa (UNESCO) công nhận vào năm 2004, gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Vùng ĐNN Thái Thụy có dải rừng ngập mặn (RNM) với diện tích khoảng 3.500 ha tập trung tại các xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thái Thƣợng, Thái Đô, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hòa khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trƣờng, bảo tồn hệ sinh thái ngập nƣớc ven biển. Những năm gần đây, do dân số đông gây sức ép lớn lên tài nguyên của vùng nên việc quản lý, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá là vấn đề cần thiết đối với vùng ven biển này.

2

Việc nghiên cứu thành phần loài ốc mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình nhằm bảo vệ và phát triển hệ thống rừng ngập mặn để nâng cao tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ rừng ngập mặn trong chiến lƣợc chủ động ứng phó với BĐKH. Đồng thời, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu dự trữ sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng. Xuất phát từ thực tiễn trên và mong muốn góp phần thiết thực bảo vệ và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình - là khu vực chịu ảnh hƣởng của BĐKH góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác giá trị từ rừng, học viên chọn đề tài luận văn: “Điều tra, đánh giá thành phần loài ốc mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định đƣợc thành phần loài ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu góp phần hoàn thiện các thông tin dữ liệu về loài ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu - Xác định đƣợc hiện trạng khai thác, sử dụng và các nhân tố tác động đến đa dạng sinh học loài tại khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý đa dạng sinh học loài tại khu vực nghiên cứu 3. Nội dung nghiên cứu - n t n p n o m n tr t u v n n u p p n o n t ện t ôn t n dữ ệu về o m n tr t u v n n u + Nghiên cứu các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu + Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu + Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ốc mang trƣớc trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình + Mô tả đặc điểm hình thái của loài ốc mang trƣớc thu đƣợc tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình - n ện tr n t , sử dụn v n ân t t ộn ến d n s n ọ loài t u v n n u

3

+ Xác định các giá trị về kinh tế, sức khỏe, khoa học thực tiễn, môi trƣờng thiên nhiên,… mà loài ốc mang trƣớc đem lại + Xác định trữ lƣợng nguồn tài nguyên loài ở khu vực nghiên cứu + Xác định số lƣợng ngƣời/hộ dân khai thác, sản lƣợng khai thác các loài có giá trị. + Các nhân tố đe dọa đến đa dạng sinh học loài (khí hậu, môi trƣờng,....phát triển kinh tế- xã hội) + Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học và môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất một s ả p p quản ý d n s n ọ o t u v n n u + Xác định những thuận lợi, khó khăn khách quan, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đa dạng sinh học + Đề xuất một số giải pháp quản lý đa dạng sinh học loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về ốc mang trƣớc 1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái chung - Đặc điểm cấu tạo chung của phân lớp mang trƣớc Prosobranchia theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang ở phía trƣớc (proso=trƣớc, branchia=mang). Đặc điểm nhận dạng của Prosobranchia là xoang màng áo nằm phía trƣớc, kết quả của hiện tƣợng xoắn. Các loài có đặc điểm cấu tạo xoang mang áo nằm phía trƣớc thƣờng đƣợc xếp chung vào một lớp phụ là lớp phụ Prosobranchia, đây là lớp phụ l ớn nhất trong ba lớp phụ thuộc lớp Gastropoda. Hầu hết các loài thuộc Prosobranchia sống ở biển, một số ít sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt và trên cạn. Có ít nhất 20.000 loài đã đƣợc mô tả, bao gồm những loài sống di động tự do và một số loài sống bám hay ký sinh. Những loài sống tự do, tùy từng loài mà thức ăn của chúng là thực vật, chất lắng tụ ở nên đáy, vật chất lơ lửng. Có loài ăn tạp hay ăn động vật. Một số loài ăn động vật nhƣ ốc Cunus có khả năng sản xuất ra nọc độc, chúng tiêm nọc độc vào con mồi (cá, Mollusca, giun đốt...) qua răng móc trên lƣỡi sừng. Hình thức dinh dƣỡng của các loài sống ở biển sâu hoàn toàn khác, trong mô của mang có chứa vi khuẩn cộng sinh, vi khuẩn cộng sinh giúp cung cấp dinh dƣỡng cho chúng.

Hình 1.1. Cấu tạo tuyến nọc độc của Prosobranchia ăn động vật, loài Conus sp. Theo F.E. Russell, in Advances in Marine Biology, 21:59, 1984. Copyright © Academic Press. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000. [12]

5

Prosobranchia là những loài có mức tiến hóa thấp, hai nhóm còn lại tiến hóa từ tổ tiên có dạng giống nhƣ Prosobranchia. Hầu hết các loài thuộc Prosobranchia có vỏ rất phát triển, có xoang mang áo, cơ quan khứu giác, và chân. Chân thƣờng có mang một đĩa cứng cấu tạo từ protein hay can-xi, còn gọi là nắp vỏ. Khi chân rút vào trong vỏ, nắp vỏ che kín miệng vỏ nhờ đó giúp con vật chống lại điều kiện bị sốc (nhiệt, áng sáng...), tránh bị mất nƣớc (bị khô hay nồng độ muối thay đổi...) và tránh bị địch hại ăn thịt. Mang của Prosobranchia là mang dạng lƣợc (cteno tiếng La-tinh có nghĩa là cái lƣợc), bao gồm nhiều sợi tơ mang nằm kề nhau kết lại tạo thành tấm mang phẳng hình tam giác. Máu không chứa oxy (deoxygenated blood) đi vào tấm màng từ xoang máu vào (afferent vessel). Tại mang, máu hấp thụ oxy sau đó đƣợc chuyển vào xoang máu ra (efferent vessel). Kế đến máu đƣợc vận chuyển đến tâm nhĩ, rồi tâm thất, tại tâm thất máu đƣợc bơm tới các mô qua động mạch và các xoang máu trên cơ thể. Các loài thuộc Prosobranchia có tiến hóa thấp (primitive = loài sơ khai) nhƣ các loài thuộc Bộ Archaeogastropoda thì có một đôi tâm nhĩ, một đôi mang. Dòng nƣớc lƣu thông trong xoang màng áo qua bề mặt tấm mang nhờ hoạt động của các tiêm mao trên tấm mang. Ở nhiều loài, một phần của màng áo cuộn lại tạo thành ống hút nƣớc. Ở những loài sống vùi, ống thoát nƣớc giúp cho chúng có thể hô hấp dễ dàng khi vùi trong nền đáy. Những loài ăn động vật và ăn xác thối thƣờng có ống hút nƣớc phát triển, chúng thƣờng bắt con mồi bằng chất độc, trong khi đó các loài ăn vật chất lơ lửng và chất lăng tụ ở nền đáy thì ống hút nƣớc thoái hóa hoặc không có ống hút nƣớc. Dòng nƣớc đi qua mang thƣờng theo một hƣớng nhất định, ở hầu hết Gastropoda nƣớc đi vào xoang màng áo từ bên trái của đầu, đi qua tấm mang và thoát ra ngoài ở phía bên phải của đầu. Các loài tiến hóa thấp có hai đôi mang, nƣớc đi vào xoang mang áo thƣờng từ hai bên của đầu nên trên vỏ thƣờng có những lỗ thoát nƣớc ra khỏi xoang mang áo nhƣ Haliotis (Bào ngƣ) hay Fissurella. Ở tất cả các loài, hƣớng vận chuyển của dòng nƣớc trong xoang màng áo ngƣợc với hƣớng

6 vận chuyển của máu. Hệ thống trao đổi ngƣợc hƣớng (countercurrent exchange system) giúp tăng hiệu quả trao đổi khí. Prosobranchia rất đa dạng về cấu tạo và chức năng của cơ thể, Heteropoda là một thí dụ điển hình cho sự đa dạng đó. Heteropoda sống phù du, ăn động vật, vỏ thoái hóa hoặc không có vỏ, chân của chúng mỏng có thể uốn lƣợn giúp chúng có thể bơi lội trong nƣớc. Ngoại trừ khối nội tạng, cơ thể của chúng gần nhƣ trong suốt, đây là một đặc điểm thích nghi giúp chúng có thể tồn tại trong môi trƣờng. Sự tiến hóa của Prosobranchia là sự thay đổi số lƣợng mang, từ hai mang ở các loài tiến hóa thấp trong Bộ Archaeogastropoda thành một mang ở những loài tiến hóa hơn trong Bộ Mesogastropoda và . Một đặc điểm tiến hóa khác là sự thay đổi của tơ mang trên trục mang, các loài ít tiến hóa có mang lƣợc kép (bipectinate), tơ mang phát triển về hai phía của trục mang, trong khi các loài tiến hóa có mang lƣợc đơn (monopectinate), tơ mang phát triển về một phía của trục mang. 1. Bộ Archaeogastropoda Bao gồm 16 họ: Pleurotomariidae, Haliotidae, Scissurellidae, Fissurellidae, Patellidae, Acmaeidae, Lepetidae, Calliostomatidae, Trochidae, Stomatellidae, Cyclostrematidae, Turbinidae, Phasianellidae, Neritidae, Helicinidae, Hydrocenidae. Họ Neritina là động vật trong họ tiến bộ nhất trong bộ Archaeogastropoda biểu hiện qua thận phải và mang lƣợc phải (ctenidium) mất đi và đặc điểm sinh học cũng nhƣ cấu tạo của tuyến sinh dục không bình thƣờng. Đa số các loài trong họ này đều sống ở biển, một số sống ở cửa sông, nƣớc ngọt hoặc ở trên cạn. Sống ở vùng triều bờ đá và một số thƣờng sống trong đáy bùn cát hoặc cát sỏi, vùng hạ triều, độ sâu 1 – 2m nƣớc. Kích cỡ chúng 10–35 mm.

7

Hình 1.2. Loài Neritina violacea 2. Bộ Mesogastropoda Vỏ hình tháp nhòn, dài. Trung khu thần kinh tƣơng đối tập trung. Cơ quan thăng bằng chỉ có một hạt nhĩ thạch. Đại diện là họ Ốc nhảy (Strombidae), Ốc kim khôi (Cassididae), Ốc mỏ chùa (Cypracidae). 3. Bộ Neogastropoda + Gồm các đại biểu tiến hóa cao, vỏ hình tháp và có nhiều vòng cuộn, thƣờng gặp trong môi trƣờng nƣớc mặn, nhƣ các giống Trochus, Nerinea. 1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc mang trƣớc ngày càng đƣợc chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và những loài thƣờng xuyên gây hại. Các loài ốc mang trƣớc phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau. Ốc mang trƣớc thƣờng ƣa sống ở những nơi ẩm ƣớt, giàu mùn bã thực vật, rêu và tảo. Kích thƣớc cơ thể của ốc mang trƣớc dao động trong khoảng tƣơng đối lớn, từ một hoặc vài mm đến hàng chục cm. Phần lớn các loài ốc trong lớp Mang trƣớc thƣờng đơn tính. Trong sinh sản chúng giao phối và thụ tinh, trứng đƣợc đẻ thành từng đám, giai đoạn ấu trùng thu gọn trong trứng và khi nở thành con non. Ốc mang trƣớc thƣờng sinh sản không liên tục mà theo mùa, trứng có dạng hình cầu nhƣng kích thƣớc và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào kích thƣớc cơ thể và môi trƣờng sống. Màu sắc của vỏ ốc mang trƣớc và thân đôi khi có sai khác tƣơng đối rõ giữa con non và con trƣởng thành.

8

Trong tự nhiên, các loài ốc mang trƣớc thƣờng hoạt động mạnh vào ban đêm, một số cá thể hoạt động cả ban ngày khi môi trƣờng nuôi đƣợc tƣới nƣớc làm tăng độ ẩm hoặc có mƣa liên tục. Thức ăn của hầu hết các loài ốc là thực vật, mùn bã, rêu, tảo, nấm… Chúng sử dụng lƣỡi bào (radula) để cạo và cuốn thức ăn vào miệng, đó là một tấm bằng kitin hoặc prôtêin lát trên thành dƣới thực quản. Mặt trên lƣỡi bào có nhiều dãy răng kitin. Radula hình thành từ bao lƣỡi. Khi phần phía trƣớc của radula bị mòn do thƣờng xuyên cạo và cuốn thức ăn, bao lƣỡi hình thành phần sau để thay thế. Co duỗi cơ giúp lƣỡi bào thò ra, cạo và cuốn thức ăn vào miệng. 1.1.3. Phân loại Hầu hết các loài ốc mang trƣớc đƣợc phát hiện có thể xác định dựa vào các đặc điểm hình thái của vỏ, các dấu hiệu đƣợc sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn của vỏ ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng ống đã tạo nên vỏ xoắn quen gọi là vòng xoắn. Các vòng xoắn chụm lại ở giữa trục (axis), trục này chạy xuyên suốt trung tâm gọi là trụ giữa (central pillar) của vỏ. Vòng xoắn có thể rộng nhanh hay chậm và đƣợc tách ra thành đƣờng liên tục gọi là đƣờng xoắn (suture). Một vài loài vỏ mỏng có đƣờng thứ sinh hay một đƣờng rộng (broad), thêm vào một dãy mờ đục (opaque) bên cạnh đƣờng xoắn nhƣ đƣờng xoắn kép. Hầu nhƣ trong các mẫu vỏ, vòng xoắn rộng nhất là vòng xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn (apex), đối diện với đáy (base). Phần mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ (aperture).

9

Hình 1.3. Cấu tạo ngoài của vỏ ốc a, Vỏ ốc Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo nên các vòng xoắn. Vỏ ốc có thể lớn, trung bình hay nhỏ. Hình dáng vỏ rất đa dạng có thể là hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng xoắn dài, dạng cuộn trong… Vỏ có thể dày hay mỏng, chắc chắn hay không, trong suốt hay mờ đục… Vỏ có màu sắc rất đa dạng, mỗi loài, thậm chí mỗi cá thể trong loài có màu sắc khác nhau. Màu sắc trên vỏ ốc thƣờng đƣợc trang trí ở hầu hết theo kiểu các dãy băng xoắn màu hẹp hay rộng hay có sọc. Vỏ có thể không có trang trí màu gọi là không màu. Vỏ có thể đục hay mờ và bóng láng hay xỉn. Dạng trong suốt nhƣ một dạng kết hợp giữa mờ và bóng láng giống nhƣ mảnh thủy tinh. Màu sắc cùng với các hoa văn gặp ở hầu hết các loài ốc có thể đặc trƣng cho các taxon bậc giống hay phân giống. Trong cùng một loài, vẫn có sự sai khác đáng kể về màu sắc và hoa văn trên vỏ ốc, nguyên nhân có thể do môi trƣờng sống, yếu tố mùa trong năm và đáng chú ý là giai đoạn còn non có nhiều thay đổi so với trƣởng thành.

10

b, Đỉnh vỏ Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thƣờng rất nhỏ và nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc tầy. c, Kích thƣớc vỏ Kích thƣớc vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các taxon bậc loài, giống. Các số đo quan trọng về kích thƣớc của vỏ ốc gồm: Chiều cao hay chiều dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng (khoảng cách rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ. Dựa vào kích thƣớc vỏ có thể phân chia ốc thành: Nhóm kích thƣớc lớn (>30mm), nhóm có kích thƣớc trung bình (từ 10mm đến dƣới 30mm) và nhóm kích thƣớc bé (từ 5mm đến dƣới 10mm). d, Miệng vỏ Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Có thể phân biệt góc trên và góc dƣới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ miệng thay đổi; có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ôvan, hình bán nguyệt, hình quả lê… Bờ viền của miệng là môi, đƣợc chia thành bốn khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi (basa ), trụ môi (columellar lip) và môi trong vách (parietal lip). Trong hầu hết các vỏ, môi trong vách không phân biệt, đƣợc tách rời hay nối liền đi trƣớc vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai. Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. e, Trụ ốc và lỗ rốn Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng và mở ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn. Lỗ rốn có thể rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu. Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thƣớc lỗ rốn so với chiều rộng vỏ cũng là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại.

11

Lỗ rốn đƣợc hình thành do trụ ốc rỗng và mở ra ngoài gần miệng vỏ, có khi trụ ốc không rỗng vì thế vỏ không có lỗ rốn. Trong định loại và nhận dạng, có thể phân biệt 3 dạng lỗ rốn: Dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở (rộng hoặc hẹp). Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thƣớc lỗ rốn so với chiều rộng vỏ là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại. 1.2. Tình hình nghiên cứu ốc mang trƣớc 1.2.1. Trên thế giới Động vật Thân mềm (Mollusca) từ trƣớc thế kỉ XVIII có nhiều tác giả nghiên cứu về mặt phân loại học, sinh thái học, nguồn gốc phát sinh nhƣng nói chung chƣa đƣợc đầy đủ. Mãi đến thế kỉ XVIII cùng với việc phát triển khoa học kĩ thuật và các khoa học khác thì phân loại động vật học mới đƣợc chú ý. Nhiều tác giả muốn thống nhất các tên gọi trong phân loại học các nhóm động vật nhằm mục đích nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi rộng hơn. Bởi vậy những ngƣời đặt nền móng cho nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Thân mềm Chân rìu (Pelecypoda) là một loạt các tác giả có uy tín về phân loại học mà đến nay vẫn có giá trị sử dụng nhƣ Linnaeus (1758); Hinaphruy (1786); Roding (1789); Solander (1807); Lamark (1807); Link (1807); Green (1849); G.B. Sowerby (1858). Tài liệu đầu tiên đƣợc mô tả tƣơng đối hoàn chỉnh các loài Thân mềm Hai mảnh vỏ và Chân bụng trên thế giới đƣợc G.B. Sowerby và tập thể các tác giả xuất bản lần đầu vào năm 1839 với tiêu đề “A Conchological Manual”. Các nhà khoa học tiêu biển thuộc các nƣớc đã tiến hành nghiên cứu về ốc mang trƣớc tại khu vực Châu Á. Theo thống kê Họ Littorinidae có số lƣợng loài khá lớn, thống kê đƣợc khoảng trên 157 loài và phân loài nằm trong 13 giống, thuộc 5 phân họ, trong đó các giống phổ biến và có số lƣợng loài phong phú là Littoraria, Littorina, Nodilittorina, Peasiella; các giống có số lƣợng loài ít nhƣ Granulittorina, L ev un r , M qu r e , M nw r n , Pe ttor n ,… Ở khu vực Malaysia phải kể đến các công trình nghiên cứu về Thân mềm từ những năm 1889 của Aldrich, tiếp đến là Benthem Jutting (1949, 1960), Berry (1963, 1974), Brandt (1968, 1974), Chan (1996) … Các tác giả đã thống kê đƣợc

12 hơn 150 loài Gastropoda và Bivalvia, trong đó có 6 bộ và 20 giống Gastropoda; 5 bộ và 12 giống Bivalvia. Ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dƣơng, theo thống kê của Rosewater, J., 1970 và David Reid năm 2000, họ Littorinidae có 58 loài thuộc 10 giống. 1.2.2. Tại Việt Nam Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới. Phía Đông và Nam đều giáp biển, có nhiều vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng… tạo nên khu hệ động vật phong phú về thành phần loài. Nhóm Thân mềm có nhiều loài đem lại lợi ích kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu về nhóm động vật này đã đƣợc bắt đầu khá sớm ở nƣớc ta và nó thƣờng gắn với việc nghiên cứu động vật đáy và vùng triều. So với các Động vật Không xƣơng sống khác, trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam trong thời kì trƣớc năm 1945 đã đƣợc nghiên cứu nhiều hơn cả. Trƣớc năm 1954 các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết do ngƣời nƣớc ngoài tiến hành. Những công trình điều tra nghiên cứu phân loại học trai ốc biển đầu tiên là của tác giả Martynet Chemnite (1784), Ficher (1891) và sau đó là Serne (1937). Năm 1937, Viện Hải Dƣơng học Nha Trang đƣợc thành lập đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các nhóm động vật vùng biển Đông, trong đó có nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ. Đặc biệt là công trình tổng quan của Dawydoff (1952) về sinh vật đáy biển Đông Dƣơng và của Saurin (1960 – 1962) về trai ốc vùng Quần đảo Hoàng Sa. Trong tổng số loài trai ốc hiện nay ở miền Bắc Việt Nam, sau khi đã tu chỉnh đã có 79 loài đã tìm thấy trƣớc năm 1945, số loài mới đƣợc bổ sung sau này chỉ có hơn 20 loài. Cho đến nay các nghiên cứu về các nhóm động vật đáy rừng ngập mặn ven biển Việt Nam ở một vài khu vực ven biển phía bắc nƣớc ta nhƣ Tiên Yên, Quảng Ninh (Phạm Đình Trọng,1996; Đỗ Văn Nhƣợng,2001)., Hải Phòng (Phạm Đình Trọng,1995, 1996) [11], Thái Thuỵ Thái Bình (Đỗ Văn Nhƣợng, Phạm Đình Trọng, Hoàng Ngọc Khắc,2000), Thạch Hà, Hà Tĩnh (Đỗ Văn Nhƣợng, 1997), Cần Giờ t.p. Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Nhƣợng,1996,1998,1999) [4]. Năm 1997 - 2003, Nguyễn Xuân Dục đã nghiên cứu thân mềm ở vùng ven biển Bắc Bộ cũng nhƣ các đảo trực thuộc. Phan Đình Trọng, năm 1997 trong khi

13 nghiên cứu cũng đã phát hiện khoảng 8 loài ốc họ Littorinidae. Hoàng Ngọc Khắc từ năm 1997 đến nay đã nhiều lần khảo sát về thành phần loài và phân bố của động vật đáy ở các vùng triều ven biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và đã thu thập đƣợc loài thuộc giống Littoraria (8 loài), rồi đến giống Nodilittorina (2 loài) và ít nhất là giống Littorina và Tectarius (1 loài) [9]. Năm 2001, các tác giả Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng đƣa ra dẫn liệu thành phần và sự phân bố loài ốc mang trƣớc trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, Nam Định. Các tác giả đã thống kê đƣợc 25 loài, 9 họ thuộc phân lớp Prosobranchia và miêu tả chi tiết đặc điểm, đặc trƣng phân bố từng loài theo sinh cảnh [3]. Năm 2003, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng tiếp tục nghiên cứu về thân mềm hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái RNM huyện Nghĩa Hƣng tỉnh Nam Định và tiếp tục xác định đƣợc 28 loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 18 giống, 10 họ, 5 bộ. Trong đó phân lớp mang trƣớc Prosobranchia chiếm 22 loài và 12 giống khác nhau [6]. Năm 2005, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng đã đƣa ra đánh giá sợ bộ về một số nhóm Thân mềm (Mollusca) ở RNM huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa bƣớc đầu đã xác định đƣợc 15 loài, trong đó họ Potamididae thuộc phân lớp mang trƣớc có nhiều loài nhất (4 loài) [7]. Năm 2008, Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc và Tạ Thị Kim Thoa đã có nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở vùng triều ven biển miền Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Lạch Trƣờng (Thanh Hóa) đã công bố 65 loài ốc mang trƣớc thuộc 19 họ. Trong đó các họ có nhiều loài nhất là Neritidae, Nassaridae, các họ khác có loài ít hơn (Potamididae: 10 loài, Littorinidae: 4 loài). Năm 2014, các tác giả Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thƣờng thực hiện báo cáo trình bày nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Hầu hết các loài động vật đáy đã phát hiện ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ là những loài phân bố rộng ở ven bờ Tây Thái Bình Dƣơng và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Khu vực RNM

14

Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế có số lƣợng loài phong phú hơn khu vực giữa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Mật độ Thân mềm Chân bụng ở ngoài rừng phát hiện nhiều hơn trong rừng. Các tác giả đã thống kê đƣợc 37 loài và 13 họ thuộc phân lớp mang trƣớc (Prosobranchia). Các loài Chân bụng ở rừng ngập mặn vùng cửa sông là những loài thích nghi rộng với độ mặn dao động lớn nhất là mùa lũ, nƣớc cửa sông nhạt muối, nhiều phù sa. Số lƣợng loài vẫn tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc (Thanh Hoá), nhóm loài phân bố rộng trong suốt ven biển Bắc Trung Bộ thuộc các họ Potamididae, Littorinidae, Neritidae[9]. Nhƣ vậy, những nghiên cứu về loài ốc mang trƣớc trong HST RNM ở Việt Nam đƣợc thực hiện ở khá nhiều nơi. Ngay ở vùng ven biển tỉnh Thái Bình các dẫn liệu còn rất tản mạn, việc nghiên cứu ở từng khu vực nhỏ của từng xã chƣa đƣợc đề cập tới. Trong khi nhiều nƣớc trong khu vực đã có đƣợc những chuyên khảo về loài ốc mang trƣớc trong rừng ngập mặn và vai trò sinh thái của chúng với hệ thực vật ngập nƣớc mặn. Từ đó, việc điều tra thành phần loài, phân bố định tính và định lƣợng về loài ốc mang trƣớc ở rừng ngập mặn và đánh giá vai trò của chúng trong hệ sinh thái là cần thiết đối với việc phục hồi và trồng lại rừng ngập mặn, phát triển đa dạng sinh học và nuôi trồng các hải sản có giá trị kinh tế ở ven biển tỉnh Thái Bình. 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu Vị trí địa lý Huyện Thái Thụy ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình, nằm trong vùng đất ngập nƣớc châu thổ sông Hồng, thuộc vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, cách thành phố Thái Bình khoảng 40km về phía Đông Bắc, đƣợc định vị trong khoảng tọa độ: 20026’30” -20038’40” vĩ độ Bắc, 106026’05” -106039’ kinh độ Đông. Vùng ven biển Thái Thụy có diện tích khoảng 4.404 ha, bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nƣớc tính từ chân đê Quốc gia ở cửa sông Thái Bình đến của sông Trà Lý, nằm trên địa bàn của 5 xã và 1 thị trấn là: xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền, với chiều dài bờ biển khoảng 27km. Huyện Thái Thụy có 3 cửa sông lớn là: Thái Bình, Diêm Hộ và Trà Lý. Thái Thụy

15 là một trong 5 huyện nằm trong Khu dự trữ sinh quyển ven biển đồng bằng sông Hồng đã đƣợc UNESCO công nhận (Thái Bình có 2 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải). Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang quy hoạch Khu kinh tế biển trên địa bàn huyện Thái Thụy, đây là cơ hội thuận lợi tạo ra bƣớc đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối Khu dự trữ sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng trong việc bảo vệ giá trị của các HST đất ngập nƣớc và tính đa dạng sinh học.

Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Nguồn: Atlas Việt Nam, 2013

16

Đặc điểm địa hình và địa chất Theo các dân liêu của các nhà đia lý (trong Vũ Trung Tạng và cộng sự, 2005), châu thổ sông Hồng nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng, đƣợc hình thành nhờ vào hoạt động bồi tụ của hai hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình từ hàng triệu năm. Châu thổ sông Hồng trƣớc kia là một miền võng rộng lớn giữa núi, theo hệ thống núi Đông Bắc. Đáy của miền võng là đá kết tinh, những dãy núi này bị sụt lở từ thời kỳ Đại cổ sinh và trở thành vịnh biển. Đáy biển lõm đƣợc bồi lấp đầy và vịnh trở thành đầm hồ ven biển. Đất bãi bồi ven biển cửa sông là những vùng đất mới, luôn luôn biến động dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên và con ngƣời Huyện Thái Thụy là một vùng đất tƣơng đối bằng phẳng, độ phân cắt sâu không đáng kể. Tuy nhiên, dựa vào sự phân hóa theo không gian lãnh thổ, có thể phân chia các dạng địa hình khu vực nghiên cứu nhƣ sau: a) Địa hình lòng sông và bãi bồi hiện đại: Lòng sông và bãi bồi hiện đại là những thành tạo thƣờng bị ngập nƣớc dọc theo các sông chính (sông Thái Bình, Hóa, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và sông Hồng) trên địa bàn hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Tại các đoạn bờ lồi của các sông phát triển các bãi bồi thấp mà nguyên là lòng sông vào mùa mƣa lũ. Chúng đƣợc cấu tạo bởi sét bột, bột sét pha cát mịn màu xám nâu tuổi Holocen muộn. Dạng địa hình này tƣơng đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, độ cao từ 0 - 3 m, thƣờng xuyên đƣợc bồi đắp vào mùa lũ. Hiện nay, do bị khống chế bởi hệ thống đê biển, bãi bồi ven sông và giữa lòng liên tục bị thay đổi hình dạng qua các mùa mƣa lũ. b) Địa hình đồng bằng châu thổ (Delta): Đây là dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích huyện Thái Thụy và Tiền Hải, đƣợc hình thành trong quá trình tƣơng tác các yếu tố biển và sông. Thành phần vật liệu chủ yếu gồm bột -cát, bột - sét và sét - bột đặc trƣng cho tƣớng bãi triều hình thành trong quá khứ. Bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển và có nhiều dấu tích các lạch triều, lòng dẫn chết sót lại. c) Hệ thống địa hình cồn cát cổ đƣợc nâng lên: Đây là địa hình có nguồn gốc biển, có hƣớng kéo dài theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam hoặc phát triển không

17

đồng đều, có dạng rẻ quạt rất điển hình ở phía bắc cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt. Điều đó đã xác nhận chế độ hình thành các val bờ của một vụng biển mà nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu đƣợc đƣa từ phía Bắc xuống. Bề mặt địa hình có độ cao 1 - 2 m với loại vật liệu thành tạo chủ yếu là cát nhỏ, cát bột có độ chọn lọc tốt và nghèo chất hữu cơ. d) Bãi triều cao bị biến đổi bởi các hoạt động nhân tác: Thực chất đây là các vùng đất khai hoang trong khoảng thời gian từ năm 1955, chiếm diện tích không nhiều. e) Bãi triều cao: Đây là khu vực có rừng ngập mặn phát triển, bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình 0 - 1,5 m. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng đƣợc sông mang ra và chịu ảnh hƣởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển. Vật liệu thành tạo trên mặt của địa hình chủ yếu là các hạt mịn bao gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật ƣa mặn. Theo chiều sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông trong quá khứ. f) Bãi triều thấp: Dạng địa hình này có diện tích tƣơng đối lớn, mở rộng dần về hai phía của các cửa sông. Đây là khu vực có điều kiện tƣơng đối giống bãi triều cao nhƣng còn chịu nhiều ảnh hƣởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra không lớn, lại bị ngập nƣớc sâu nên thực vật ngập mặn ít phát triển. g) Cồn chắn ngoài (bar) cửa sông: Các cồn chắn ngoài cửa sông là các thành tạo rất đặc trƣng cho kiểu cửa sông châu thổ (delta) tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy. Về mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các cồn chắn ngoài cửa sông của huyện Thái Thụy có cấu tạo 3 đới: Đới cát ở phía biển; đới chuyển tiếp vào phía lục địa là vật liệu mịn hơn có các loại cỏ biển phát triển; đới bùn sét chuyển tiếp sang bãi tích tụ sông - biển rất phát triển các loại thực vật ngập mặn. Hiện nay, các cồn chắn ngoài cửa sông Thái Bình và Trà Lý bị xói lở bờ phía biển. Vật liệu xói lở đƣợc các dòng sóng dọc bờ di chuyển về phía Bắc (ở Bắc cửa Trà Lý) và tƣơng tự về phía nam (ở Nam cửa Trà Lý) kéo dài thành doi cát về hai phía cửa sông.

18

Đặc điểm khí hậu thủy văn Khí hậu của khu vực nghiên cứu mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam điển hình. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Điều dó đƣợc thể hiện qua các đặc trƣng dƣới đây - Chế độ nhiệt: Huyện Thái Thụy có chế độ bức xạ không dồi dào, số giờ nắng năm thuộc loại trung bình của nƣớc ta trung bình có khoảng 1446 giờ/năm, tƣơng đƣơng với 120,5 giờ nắng/tháng. Thời kỳ từ tháng 5 –tháng 12 đều có trên 120giờ nắng/tháng, tức là có khoảng trên 4 giờ nắng/ngày. Thƣờng vào tháng 8 có nhiều nắng nhất, đạt khoảng 190 –230 giờ nắng/tháng. - Chế độ gió: Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, chủ yếu là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô, gió hƣớng Đông Bắc chiếm ƣu tế tuyệt đối với tần suất khoảng 70%. Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hƣớng gió thịnh hành có thể là Đông Bắc hoặc Bắc. Tần suất tổng cộng của các hƣớng có thành phần Bắc chiếm khoảng 50 –60%, thấp hơn một ít so với ở cùng biển khơi - Chế độ mƣa và độ ẩm: Thái Bình có chế độ mƣa (trung bình 124mm) thuộc loại trung bình trên toàn quốc và đƣợc phân hóa ra hai mùa khác nhau. Số ngày mƣa/năm dao động trong khoảng 117 –153 ngày và phân bố tƣơng đối đều trong năm, chỉ có 3 tháng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là có dƣới 10 ngày mƣa/tháng do ảnh hƣởng của kiểu thời tiết khô hanh rất đặc trƣng của miền Bắc.Hầu hết các tháng còn lại trong năm đều có số ngày mƣa dao động trong khoảng 10 –20 ngày/tháng, trong đó tháng 8 và tháng 9 có nhiều ngày mƣa nhất trong năm, đạt khoảng 14 –20 ngày. - Đặc điểm chế độ thủy văn: Các sông chính chảy qua huyện Thái Thụy, bao gồm sông Thái Bình, sông Diêm Hồ và sông Trà Lý thuộc hạ du của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, mang đặc trƣng của sông vùng đồng bằng, dòng chảy đƣợc cung cấp phần lớn là lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn đƣa về và một phần nhỏ đƣợc cung cấp do mƣa. Kèm theo lƣu lƣợng nƣớc là lƣợng phù sa rất lớn từ hệ thống sông này, trong đó ƣớc tính ở cửa sông Thái Bình có khoảng 20 triệu tấn bùn

19

cát bồi tích hàng năm; ở cửa Trà Lý khoảng 15 triệu tấn/năm. Chế độ thủy văn ở khu vực này chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều. Riêng với các sông nội đồng, nƣớc đƣợc cung cấp chủ yếu do mƣa, chế độ thủy văn hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mƣa. Chế độ dòng chảy các sông lớn ở đây khá phức tạp chủ yếu do chế độ nƣớc sông ở thƣợng lƣu quyết định. Dòng chảy năm cũng phân thành 2 mùa rõ rệt + Mùa lũ: Mùa lũ trên dải ven biển đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình thƣờng đến chậm hơn mùa mƣa 1 tháng, bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 10. Lƣợng nƣớc trong mùa lũ chiếm khoảng 75 –80% lƣợng nƣớc năm. Lũ sông Hồng thƣờng xuất hiện lớn nhất vào các tháng 7 và tháng 8. Nƣớc lũ sông Hồng đƣợc chia vào các phân lƣu (trong đó một phần chia sang hệ thống sông Thái Bình) trƣớc khi đổ ra biển, trong đó sông Trà Lý tiêu thoát khoảng 11 –12% lƣu lƣợng. + Mùa khô: Mùa khô dòng chày từ thƣợng lƣu đổ về giảm nhiều so với mùa lũ. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau chỉ chiếm khoảng 20 –25% tổng lƣợng dòng chảy năm. Có thể thấy dòng chảy kiệt và sự phân phối dòng chảy ở hạ du đã ảnh hƣởng quan trọng tới sự xâm nhập mặn ở khu vực ven biển. Nhìn chung, hệ thống đê điều đã chia đồng bằng sông Hồng trong đó có huyện Thái Thụy thành các ô độc lập, tạo nên một hệ thống sông lạch nhỏ và nông (sông nội đồng). Dòng chảy đƣợc hình thành theo đƣờng trũng nhất của mỗi ô. Nguồn nƣớc của các sông nội đồng đƣợc cung cấp chủ yếu là do mƣa. Chế độ thủy văn của các sông nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mƣa ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, trong mùa mƣa lũ, đặc biệt khoảng tháng 8 và cũng là tháng mực nƣớc các sông chính cao do lũ từ thƣờng nguồn về, nên thƣờng cảy ra sự trùng pha, nƣớc các sông nội đồng không tiêu thoát đƣợc gây ra tình trạng ngập úng ở các huyện ven biển đồng bằng sông Hồng.

20

1.4. Đặc điểm kinh tế -xã hội tác động đến rừng ngập mặn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 1.4.1. Dân số và mật độ dân số Thái Thụy là huyện ven biển nằm giữa Đông Bắc tỉnh Thái Bình, có trung tâm là thị trấn Diêm Điền và 47 xã; tổng diện tích tự nhiên của huyện là 256,62 . Dân số năm 2015 là 247.800 ngƣời với nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 –2005 là 0,31%; 2000 –2015 là 0,45%. Bảng 1.1. Diện tích dân số và mật độ dân số huyện Thái Thụy năm 2015 Diện tích (km2) Dân số ( ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Huyện Thái Thụy 256,62 247.800 966 (Nguồn: Niên giám th ng kê tỉn T Bìn năm 2015) Thái Thụy là huyện có dân số trung bình vàdiện tích đất tự nhiên cao nhất trong tỉnh, diện tích chiếm 16,6% và dân số chiếm 14,48% toàn tỉnh. Mỗi năm lao động trong độ tuổi tăng trên 2.500 ngƣời; lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp nông thôn vì tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng là nơi có nghề nông phát triển và đặc biệt huyện Thái Thụy còn là huyện ven biển nên có thêm nghề NTTS và đánh bắt thủy sản phát triển vì vậy dân cƣ tập trung chủ yếu ở nông thôn để dựa vào các tiềm năng sẵn có phát triển kinh tế. 1.4.2. Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ và công nghiệp Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2015 ƣớc đạt 3.209,7 tỷ đồng, tăng 8,95% so với năm 2014; trong đó: - Giá trị Nông, Lâm, Ngƣnghiệp ƣớc đạt 1.176,7 tỷ đồng, tăng 6,21% - Giá trị sản xuất xông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ƣớc đạt 1.103 tỷ đồng, tăng 8,56%. - Giá trị Thƣơng mại, Dịch vụ ƣớc đạt 930 tỷ đồng, tăng 13,4%. Trong đó cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp chiếm 36,68%; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 34,36%; Thƣơng mại, Dịch vụ chiếm 28,96%.

21

Bẳng 1.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình năm 2015 Thái Thụy Huyện Thái Toàn tỉnh Chỉ tiêu Đơn vị so với tỉnh Thụy Thái Bình (%) 1. Diện tích 256,66 1.647,7 15,57 2. Dân số Nghìn ngƣời 268 1.850 14,48 3. Mật độ dân số Ngƣời/ 1045 1199 87,15 4. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1.952,7 11554 16,9 - Nông lâm ngƣ nghiệp 1.002,7 5326,2 18,825 - Công nghiệp – xây 450 3952,4 13,66 dựng - Dịch vụ 500 3479,2 14,37 5. Tăng trƣởng kinh tế % 12,04 10,1 119,2 giai đoạn 2010-2015 6. GDP/ngƣời Triệu đồng 6,9 5,74 120,2 7. GTSX/ngƣời 7,3 6,25 168 8. Kim ngạch xuất Triệu USD 0,4 344,33 khẩu Biển là lợi thế của huyện nên ngành thủy sản đã đƣợc quan tâm và phát triển mạnh kể cả diện tích, năng suất, sản lƣợng và giá trị xuất khẩu, là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Kinh tế biển và thủy sản nƣớc ngọt đƣợc đầu tƣ lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung có tính đột phá tạo sức tăng trƣởng nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 362 tỷ đồng, giá trị tăng trƣởng bình quân năm là 16,2%. 1.4.3. Đánh giá đặc điểm xã hội, dân cƣ huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Thái Thụy là huyện có dân số trung bình và diện tích đất tự nhiên cao nhất trong tỉnh, diện tích chiếm 16,6% và dân số chiếm 14,48% toàn tỉnh. Mỗi năm lao động trong độ tuổi tăng trên 2.500 ngƣời; lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp nông thôn vì tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng là nơi có nghề

22

nông phát triển và đặc biệt huyện Thái Thụy còn là huyện ven biển nên có thêm nghề NTTS và đánh bắt thủy sản phát triển vì vậy dân cƣ tập trung chủ yếu ở nông thôn để dựa vào các tiềm năng sẵn có phát triển kinh tế. 1.4.4. Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình Việc Chính phủ đồng ý cho tỉnh Thái Bình xây dựng khu kinh tế biển không chỉ do Thái Bình có biển, mà còn hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế tổng thể khu vực nam đồng bằng sông Hồng và phát triển kinh tế của cả nƣớc. Đây không chỉ là một trong những trọng điểm mang tính bứt phá, bƣớc ngoặt để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn đƣa Thái Bình trở thành khu kinh tế biển quốc gia trong tƣơng lai không xa. Khu kinh tế biển Thái Bình lấy dải đất ven biển từ xã Thụy Hải (huyện Thái Thụy) đến xã Nam Phú (huyện Tiền Hải) và phần đất ngập nƣớc ven bờ, có tổng diện tích hơn 30.580 ha. Trong đó, phần diện tích đất tự nhiên theo ranh giới các xã là 21.583 ha, còn lại là phần diện tích ngập nƣớc ven bờ khoảng 9.000 ha. Điều thuận lợi là phần dự kiến xây dựng chủ yếu là khu vực bãi bồi ven biển nên không ảnh hƣởng tới việc giải phóng mặt bằng, quốc phòng và sinh thái ven biển. Diện tích này phù hợp cho quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị… với chi phí đầu tƣ không cao nhƣ các vùng khác. Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên mà tiếp tục phát triển thêm quỹ đất cho các khu vực ven biển, hình thành mới các vành đai sinh thái ngập mặn, là lá chắn cho khu vực đất liền. Giai đoạn đầu sẽ tập trung ƣu tiên phát triển khu vực phía Đông của Quốc lộ ven biển với quy mô khoảng 10.000 ha nằm trong khu vực đất bãi bồi, không có dân cƣ, không có đất lúa. Đầu tƣ xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng (nhƣ luồng tàu vào cảng, xây dựng nâng cấp cảng Diêm Điền,...) và phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển nhƣ: Công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện, chế biến thủy sản, sản xuất phân đạm, vật liệu xây dựng cao cấp, nguyên liệu cho ngành khai khoáng,...; phát triển và nâng cấp các khu đô thị hiện có nhƣ: thị trấn Diêm Điền, thị trấn Tiền Hải,... phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp

23

khoảng 30 - 40% GDP của tỉnh và đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tƣ phát triển khu kinh tế ven biển Thái Bình vững mạnh. Gần đây nhất dự án nâng bãi đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 để xây dựng khu công nghiệp - dịch vụ tại huyện Thái Thụy dự kiến sẽ lấn 320 ha biển, trong đó sẽ phá bỏ gần 150 ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân. Dự án này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của hơn 300 hộ dân đang nuôi trồng thủy, hải sản tại 2 xã này. Đây có thể là một dự án phát triển kinh tế biển và mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và dịch vụ nhƣng cũng sẽ ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn đang rất phong phú và đa dạng, ảnh hƣởng lớn đến sinh kế của ngƣời dân. Trong những năm qua, kinh tế biển đang đem lại cho tỉnh Thái Bình rất nhiều thành tựu về kinh tế, đặc biệt là huyện Thái Thụy. Đây cũng đƣợc xác định chính là kinh tế mũi nhọn của 2 huyện. Dù vậy, không thể phủ nhận hệ thống rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình có một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất, nuôi trồng thủy, hải sản của ngƣời dân ven biển, mà chính trong hệ sinh thái rừng ngập mặn nguồn lợi thủy, hải sản đƣợc ngƣời dân khai thác là hết sức dồi dào và là một nguồn lợi rất quý cho ngƣ dân. Vì vậy, dù phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp hay dịch vụ thì Thái Bình phải xác định hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là một tài sản hết sức quý giá, một nguồn đa dạng sinh học phong phú, là vành đai bảo vệ cho nhân dân toàn tỉnh và huyện Thái Thụy không thể thay thế đƣợc.

24

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Các loài ốc thuộc phân lớp mang trƣớc (Prosobranchia: Gastropoda) - Phạm vi: + Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu giới hạn trong HST rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ ngày 27/5/2018 đến ngày 02/12/2018 2.2. Thu mẫu tại khu vực nghiên cứu Dụng cụ thiết bị thu mẫu: Xẻng nhỏ đào đất, túi nylon (túi polyethylene) đựng mẫu, sàng rây mẫu có mắt lƣới từ 3mm đến 8mm, thùng xốp, giấy ghi nhãn, máy định vị GPS, máy ảnh kỹ thuật số và dụng cụ phân tích mẫu gồm kính lúp, thƣớc palme, panh, hộp nhựa nhỏ có nắp kín để lƣu trữ mẫu. Hóa chất dùng trong nghiên cứu gồm dung dịch cồn tuyệt đối, ethanol 70%, cồn 900 để lƣu trữ mẫu.

25

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

26

Đ ểm thu mẫu 1: Xã Thụy Tr ờng Kí STT Sinh cảnh Tọa độ Đặc điểm vị trí thu mẫu hiệu 1 TTr1 Mép trong 20.604450’’B - Địa hình bằng phẳng, đất thịt RNM 106.620975’’Đ - Rừng trồng bần - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 2 TTr2 Mép ngoài 20.588619’’B - Địa hình bằng phẳng, bãi cát RNM ( tiếp 106.615483’’Đ trải dài, không có cây bao phủ giáp với - Có nhiều tàu, bè đánh bắt nên biển) chịu tác động của con ngƣời 3 TTr3 Giữa RNM 20.607201’’B - Địa hình thấp, đất bùn 106.639770’’Đ - Rừng trồng bần, trang, vẹt với mật độ cao - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có 4 TTr4 Ven bờ đê, 20.590539’’B - Địa hình cao, dốc, đất cát bãi nuôi 106.588189’’Đ - Xung quanh là đất trống, cỏ RNM mọc xung quanh - Chịu tác động do các hoạt động chăn nuôi từ con ngƣời 5 TTr5 Bãi đất trồng 20.566103’’B - Địa hình thấp, đất bùn, độ ẩm bần (Chƣa 106.586095’’Đ thấp thành rừng) - Xung quanh ít cây che phủ, chịu tác động từ sóng và thủy triều - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có

27

Đ ểm thu mẫu 2: Xã Thụy Xuân Kí STT Sinh cảnh Tọa độ Đặc điểm vị trí thu mẫu hiệu 1 TX1 Mép trong 20.599311’’B - Địa hình bằng phẳng, đất thịt RNM 106.603960’’Đ - Rừng trồng bần - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 2 TX2 Mép ngoài 20.582275’’B - Địa hình bằng phẳng, bãi cát RNM 106.609406’’Đ trải dài, không có cây bao phủ - Chịu tác động của thủy triều và sóng biển 3 TX3 Giữa RNM 20.591316’’B - Địa hình thấp, đất bùn 106.606191’’Đ - Rừng trồng bần, trang, vẹt với mật độ cao - Độ ẩm cao - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có 4 TX4 Ven bờ đê 20.589187’’B - Địa hình thấp, đất sỏi, ít cây RNM cạnh 106.595204’’Đ cối cánh đồng - Gần các bãi nuôi nên chịu tác muối động của con ngƣời 5 TX5 Bãi đất trồng 20.580589’’B - Địa hình thấp, đất bùn, độ ẩm bần (Chƣa 106.609495’’Đ thấp thành rừng) - Xung quanh ít cây che phủ, chịu tác động từ sóng và thủy triều - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có

28

Đ ểm thu mẫu 3: Xã Thụy Hải Kí STT Sinh cảnh Tọa độ Đặc điểm vị trí thu mẫu hiệu 1 TH1 Mép trong 20.579200’’B - Địa hình bằng phẳng, đất thịt RNM 106.593770’’Đ - Rừng trồng bần - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 2 TH2 Mép ngoài 20.566824’’B - Địa hình cao, đất cát RNM, nơi 106.594541’’Đ - Độ ẩm thấp tập kết của - Chịu tác động của thủy triều thuyền bè và sóng biển đánh bắt 3 TH3 Giữa RNM 20.575743’’B - Địa hình cao, đất thịt 106.599092’’Đ - Rừng trồng trang, mật độ ít, độ ẩm thấp - Ít chịu tác động của con ngƣời 4 TH4 Ven bờ đê 20.566824’’B - Địa hình thấp, đất sỏi, ít cây RNM 106.594541’’Đ cối - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 5 TH5 Bãi đất trồng 20.558307’’B - Địa hình thấp, đất bùn, độ ẩm bần (Chƣa 106.588961’’Đ thấp thành rừng) - Xung quanh ít cây che phủ, chịu tác động từ sóng và thủy triều

29

Đ ểm thu mẫu 4: ã T T ng Kí STT Sinh cảnh Tọa độ Đặc điểm vị trí thu mẫu hiệu 1 TTh1 Mép trong 20.554726’’B - Địa hình bằng phẳng, đất thịt RNM 106.577385’’Đ - Rừng trồng bần - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 2 TTh2 Mép ngoài 20.526917’’B - Địa hình thấp, đất cát RNM (Gần 106.567425’’Đ - Rừng trồng bần, trang, vẹt. các bãi nuôi Mật độ ít, độ ẩm thấp con giống - Do gần các bãi nuôi nên chịu ngao) tác động của con ngƣời 3 TTh3 Giữa RNM 20.575743’’B - Địa hình thấp, đất bùn 106.599092’’Đ - Rừng trồng bần, trang, vẹt. Mật độ cao, độ ẩm cao - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có 4 TTh4 Ven bờ đê 20.566824’’B - Địa hình thấp, đất sỏi, ít cây RNM 106.594541’’Đ cối - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 5 TTh5 Bãi đất trồng 20.530934’’B - Địa hình thấp, đất bùn, độ ẩm bần (chƣa 106.584677’’Đ thấp thành rừng) - Xung quanh ít cây che phủ, chịu tác động từ sóng và thủy triều

30

Đ ểm t u mẫu 5: ã T Đô Kí STT Sinh cảnh Tọa độ Đặc điểm vị trí thu mẫu hiệu 1 TĐ1 Mép trong 20.530934’’B - Địa hình cao, đất thịt, độ ẩm RNM giáp 106.584677’’Đ thấp cánh đồng - Chịu tác động do hoạt động muối nuôi trồng của con ngƣời 2 TĐ2 Mép ngoài 20.483291’’B - Địa hình thấp, đất cát RNM (Cồn 106.604118’’Đ - Chịu tác động nhiều do hoạt đen) động du lịch và chăn nuôi từ con ngƣời 3 TĐ3 Giữa RNM 20.508223’’B - Địa hình cao, đất bùn 106.569788’’Đ - Rừng trồng bần, trang, vẹt, mật độ nhiều, độ ẩm cao - Do lối vào hiểm trở, ít ngƣời qua lại nên tác động gần nhƣ không có 4 TĐ4 Ven bờ đê 20.492942’’B - Địa hình thấp, đất sỏi, ít cây RNM 106.595880’’Đ cối - Gần các bãi nuôi nên chịu tác động của con ngƣời 5 TĐ5 Đất trồng 20.507417’’B - Địa hình thấp, đất bùn, độ ẩm bần (chƣa 106.586098’’Đ thấp thành rừng) - Xung quanh ít cây che phủ, giáp biển chịu tác động từ sóng và thủy triều

31

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa Đây là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống không thể thiếu của khoa học địa lý. Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn, học viên đã thực hiện 04 đợt khảo sát: -Đợt 1: Thực hiện từ ngày 25 - 27 /5 /2018 để khảo sát thực địa, thu thập các số liệu, tài liệu, thông tin về đặc điểm và hiện trạng rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình; đặc trƣng của rừng ngập mặn; điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Đồng thời, các thông tin về tình hình quản lý và bảo vệ hệ thống rừng ngập mặn; các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy hải sản trong rừng ngập mặn, hiệu quả kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại. -Đợt 2: Tổ chức khảo sát từ ngày 4 -8 /7 /2018 để xác lập các vị trí và lấy mẫu. -Đợt 3: Tổ chức khảo sát từ ngày 12 -16 /9 /2018 để xác lập các vị trí và lấy mẫu. -Đợt 4: Tổ chức khảo sát từ ngày 16 -20 /10 /2018 để xác lập các vị trí và lấy mẫu. 2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu T u mẫu n n Thu mẫu định lƣợng là thu toàn bộ mẫu hiện diện trong diện tích mặt đất có mẫu. Sau khi xác định đƣợc vị trí cần thu mẫu, dùng thƣớc dây lập 01 ô tiêu chuẩn có diện tích là 100 m2. Giá trị của mẫu định lƣợng cho biết mật độ, sự phong phú về số lƣợng hoặc sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu (Vermeulen và Maassen, 2003). Mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành lập 5 ô dạng bản với diện tích 1 m2 (1x1 m). Tiến hành thu tất cả các mẫu có trong ô đó, nếu có lẫn thảm mục thì phải dùng sàng để loại bỏ những vụn lá và tiến hành thu mẫu nhƣ phƣơng pháp thu định tính. Số lƣợng ô tùy vào tình hình cụ thể của các mẫu thu thập sơ bộ bƣớc đầu, để quyết định đến số lƣợng và diện tích ô vuông. Mẫu ốc thu đƣợc ở mỗi ô vuông cho

32

vào một túi nilon hoặc một lọ đựng mẫu có đề nhãn. Nhãn ghi các thông tin: Địa điểm, thời gian, tọa độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật… hoặc các lƣu ý cần thiết khác

Hình 2.2. Thiết lập ô mẫu nghiên cứu

T u mẫu n tín Mẫu định tính đƣợc thu ngẫu nhiên ở tất cả các sinh cảnh khác nhau, phạm vi thƣờng rộng hơn so với mẫu định lƣợng với mục đích bổ sung thành phần loài cho mẫu định lƣợng. Vì vậy, khi thu mẫu phải thu tất cả các mẫu ốc để không bỏ sót thành phần loài. Đối với mẫu có kích thƣớc lớn có thể nhặt bằng tay hoặc dùng panh kẹp để thu mẫu. Đối với các mẫu nhỏ dùng sàng có mắt lƣới cỡ 3 mm, 5 mm, 8 mm bằng kim loại để sàng. Tất cả các mẫu thu định tính đều đƣợc bảo quản trong các túi nilong riêng, có ghi ký hiệu cẩn thận theo từng sinh cảnh và các lƣu ý cần thiết khác. Tất cả các mẫu thu định tính đều đƣợc bảo quản trong các túi nilong riêng, có ghi ký hiệu cẩn thận theo từng sinh cảnh và các lƣu ý cần thiết khác.

33

2.3.3. Xử lý mẫu - Đối với mẫu vật vỏ ốc tiến hành rửa sạch, phơi hoặc sấy và bảo quản khô trong các túi nylon hoặc hộp nhựa đựng mẫu. - Các mẫu đƣợc đánh số hiệu riêng rẽ với chữ cái đầu là tên ngƣời thu thập, các số sau theo từng cặp đôi là năm, tháng, ngày và số từ 0-1000 là thứ tự mẫu 2.3.4. Phân tích định danh Mẫu vật đƣợc quan sát và định danh dƣới kính lúp có độ phóng đại thay đổi từ 5 - 10 lần. Việc định danh dựa vào tài liệu hƣớng dẫn với các thông số chính về hình dạng và cấu trúc của vỏ, bao gồm: hình dạng, số lƣợng vòng xoắn, hoa văn, màu sắc và các chi tiết hiện diện trên bề mặt các vòng xoắn. Đo kích thƣớc mẫu vật bằng thƣớc pame: chiều cao, chiều rộng, lỗ miệng của vỏ, một số mẫu đƣợc đo kích thƣớc của vòng xoắn cuối ốc.

Hình 2.3. Đặc điểm hình thái của vỏ ốc

34

2.3.5. Phƣơng pháp thu thập tài liệu Thực hiện thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu trong sách, giáo trình để thu thập thông tin về phƣơng pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và xử lý số liệu,… Bên cạnh đó luận văn còn thực hiện tham khảo các báo cáo, nghiên cứu về thành phần loài ốc mang trƣớc đã và đang thực hiện trên thế giới cũng nhƣ tại nhiều vùng rừng ngập mặn tại Việt Nam làm cơ sở để định hƣớng thực hiện luận văn một cách đúng đắn. 2.3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu Dữ liệu ốc mang trƣớc đƣợc tính toán bằng các công cụ để xác định mật độ cá thể. Các chỉ số đa dạng sinh học của ốc mang trƣớc gồm:

+ Mật độ (Số cá thể/m2):

V =

Trong đó:

V: Mật độ ( (số cá thể /m2) n: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu. S: Là tổng diện tích các ô nghiên cứu. + Độ phong phú của loài: Đƣợc tính theo công thức của Kreds (1989)

n% = x 100

Trong đó: n%: độ phong phú của loài

ni: số lƣợng cá thể của loài thứ i N: tổng số cá thể của tất cả các loài trong khu vực Công thức này dùng để xác định loài phát hiện có phổ biến ở địa điểm thu mẫu hay không. n% càng lớn chứng tỏ loài đó là phổ biến, chiếm ƣu thế và ngƣợc lại.

+ Độ đa dạng của loài (H’): Chỉ số đa dạng sinh học loài H’ (Shannon Index): Tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2 yếu tố: thành phần

35

số lƣợng loài và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài (Shannon và Wiener, 1963; Alekseiev, 2007). Chỉ số H không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lƣợng loài mà cả số lƣợng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài, trong đó chỉ số H’ đƣợc xác đinh theo công thức sau:

H’= ∑

Trong đó: H’: Độ đa dạng của loài ni: Số lƣợng cá thể của loài thứ i N: Tổng số cá thể của tất cả các loài trong khu vực Ngoài ra, chỉ số H’ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ đặc điểm khí hậu, vĩ độ, độ cao tƣơng đối, mức độ ô nhiễm môi trƣờng. Các vùng giàu thức ăn đa dạng có chỉ số H’ rất cao từ 5,06 – 5,40; ngƣợc lại rừng ôn đới hay rừng trồng nhiệt đới rất thấp 1,16 – 3,40 (Odum, 1971). Chỉ số H’ sẽ thấp dần từ các vùng núi thấp lên vùng núi cao có thể là 2, 3 hoặc cao hơn. + Tần số xuất hiện (độ thƣờng gặp): đƣợc tính bằng công thức của Sharma (2003)

C’ = x 100

Trong đó: C’: Là tần số xuất hiện (độ thƣờng gặp). p: Là số lƣợng các địa điểm thu mẫu có loài xuất hiện. P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu. Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của C’: Loài thƣờng gặp C’> 50%, Loài ít gặp 25%  C’ 50%, Loài ngẫu nhiên C’< 25%.

36

+ Độ gần gũi về thành phần loài: Để phân tích mối quan hệ về thành phần loài ốc giữa KVNC và khu vực khác, tôi sử dụng chỉ số tƣơng đồng S (Sorensen, 1948). Chỉ số này đƣợc tính theo công thức sau:

S =

Trong đó: S là chỉ số tƣơng đồng; A, B là tổng số loài của hai khu hệ ốc cần so sánh; C là số loài trùng nhau của hai khu hệ. Chỉ số tƣơng đồng S càng cao, mức độ gần gũi giữa hai khu hệ càng lớn 2.3.7.Phƣơng pháp xác định độ cao nền đáy Độ cao nền đáy đƣợc tính so với mức chuẩn “0 độ sâu”. Mức chuẩn này đƣợc lấy trùng với dòng nƣớc thấp nhất có thể xảy ra.

H = - Trong đó: H: Độ cao nền đáy

: Độ cao của thủy triều so với “0 độ sâu”- Theo bảng thủy triều năm 2018

: Độ cao của thủy triều so với nền đáy tại các điểm nghiên cứu (Đƣợc đo trực tiếp ngoài thực địa khi nƣớc thủy triều lên cao) 2.3.8. Phƣơng pháp điều tra xã hội học Đây là phƣơng pháp thu thập những thông tin bổ sung về hiện trạng khai thác, sử dụng các loài ốc; hiện trạng quản lý bảo vệ RNM, là cơ sở để đề xuất các giải pháp Thực hiện xây dựng 2 mẫu phiếu: + Cán bộ quản lý khu vực rừng ngập mặn: 20 phiếu + Ngƣời dân sống xung quanh rừng ngập mặn: sử dụng 50 phiếu điều tra

37

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Danh lục các loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu Kết quả nghiên cứu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình đã đã xác định đƣợc ở khu vực nghiên cứu 26 loài ốc mang trƣớc thuộc 15 giống, 11 họ, 3 bộ, đƣợc tổng hợp theo bảng 3.1 dƣới đây. Bảng 3.1 Danh lục thành phần loài ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu Số Khu vực khảo sát Taxon TT TTr TX TH TTh TĐ Phân lớp PROSOBRANCHIA Bộ ARCHAEOGASTROPODA Họ Neritidae Giống Neritina 1 Neritina violacea (Gmelin, 1791) - ốc trân châu + + + + + Giống Clithon 2 Clithon oualaniensis (Lesson,1831) - ốc gạo + + + 3 Clithon sowerbianus (Becluz, 1842) - ốc gạo + + Bộ MESOGASTROPODA Họ Littorinidae Giống Littoraria 4 Littoraria scabra (Linnaeus, 1758) - ốc bám + + + + + cây 5 Littoraria intermedia (Philippi, 1864) - ốc bám + + + + cây 6 Littoraria melanostoma (Gray, 1826) - ốc bám + + + + + cây Họ Hydrobiidae Giống Stenothyra 7 Stenothyra messageri (Bavay et Dautzenberg, + + + + 1900) - ốc tăm

38

Số Khu vực khảo sát Taxon TT TTr TX TH TTh TĐ Họ Potamididae Giống Cerithidea 8 Cerithidea ornata (A. Adams, 1854) - ốc mút + + + + + 9 Cerithidea rhizophorarum (A. Adams, 1854) - + + + ốc mút 10 Cerithidea cingulata ( Gmelin, 1971) - ốc sắt + + + + + 11 Cerithidea djadjariensis (K. Martin, 1899) - ốc + + + + dạ 12 Cerithidea sinesis ( Gmelin, 1971) - ốc dạ + + + + + Giống Batillaria 13 Batillaria zonalis (Bruguiere, 1789) - ốc mút đá + + + Họ Naticidae Giống Natica 14 Natica maculosa (Lamarck, 1818) + + + + + Giống Polinices 15 Polinices didyma (Roding, 1798) - ốc mỡ + Họ Iravadiidae Giống Iravadia 16 Iravadia cochinchinensis (Bavay & + + + + + Dautzenberg, 1910) Bộ NEOGASTROPODA Họ Muricidae Giống Thais 17 Thais grada (Jonas,1846) - ốc gai + + + + + Họ Assimineidae Giống Assiminea

39

Số Khu vực khảo sát Taxon TT TTr TX TH TTh TĐ 18 Assiminea brevicula (Pfeiffer, 1884) - ốc gạo + + + + + 19 Assiminea lutea (Adams, 1854) - ốc gạo + + + + + Họ Thiaridae Giống Thiara 20 Thiara riqueti (Grateloup,1840) - ốc đĩa + + + + + Giống Melanoides 21 Melanoides tuberculatus (Muller,1774) - ốc + + mút Họ Giống 22 Nassarius crematus (Hinds,1844) - ốc bùn + + + 23 Nassarius distortus (Adams, 1854) - ốc bùn + 24 Nassarius dorsatus (Roding, 1789) - ốc bùn + + + 25 Nassarius festivus (Powys, 1835) - ốc bùn + + + Họ Babyloniidae Giống Babylonia 26 Babylonia areolata (Link, 1807)- ốc hƣơng + + + Ghi chú: TTr: Thụy Trƣờng TX: Thụy Xuân TH: Thụy Hải TTh: Thái Thƣợng TĐ: Thái Đô

40

3.2. Mô tả các loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu Nguyên tắc mô tả: Tên loài: Tên khoa học Tên tiếng Việt: Mẫu vật: Ảnh chụp mẫu vật dùng để phân tích định loại Kích thƣớc: Chọn 1 đến 3 cá thể trƣởng thành đo kích thƣớc các chiều của vỏ ốc. Đƣờng kính (kí hiệu D), chiều cao (kí hiệu H), dài miệng (M), rộng miệng (kí hiệu R). Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái vỏ: Hình dạng vỏ, đỉnh vỏ, các xòng xoắn, rãnh xoắn, miệng ốc… Phân bố: Khu vực nghiên cứu. Nhận xét: Rút ra một số nhận xét nhƣ; nơi đã thu đƣợc loài, kích thƣớc các cá thể của loài so với mô tả gốc các cá thể cùng loài thu đƣợc ở các khu vực lân cận... PHÂN LỚP MANG TRƢỚC – PROSOBRANCHIA BỘ - ARCHAEOGASTROPODA Họ - Neritidae Giống – Neritina 1. Neritina violacea (Gmelin, 1791)

Hình 3.1: Loài Neritina violacea (Gmelin, 1791) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc chân trâu Kích thƣớc: D = 9,3mm - 11,2mm; H = 5,3mm – 6,1mm; M = 6,2mm – 7,1mm; R = 4,4mm – 5,8mm.

41

Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, vỏ rất dày, đỉnh tù, mặt vỏ màu nâu đen với các đƣờng rất thô chạy song song với rãnh xoắn không rõ. Vành miệng sắc, loe rộng, hình trái lê. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 303 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ. Sống trên mặt đất và dƣới thân cây Giống – Clinthon 2. Clithon oualaniensis (Lesson,1831)

Hình 3.2: Loài Clithon oualaniensis (Lesson,1831) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng việt: Ốc gạo Kích thƣớc: D = 7,7mm - 8,9mm; H = 6,1mm – 7,4mm; M = 3,7mm – 4,1mm; R = 5,7mm – 6,2mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, vỏ mỏng, đỉnh tù, mặt vỏ màu xanh với các đƣờng màu trắng chạy đan xen tạo thành họa tiết hình vòng cung. Vành miệng sắc, loe rộng, hình trái lê. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 29 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ. Sống trên mặt đất.

42

3. Clithon sowerbianus (Becluz, 1842)

. Hình 3.3: Loài Clithon sowerbianus (Becluz, 1842) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng việt: Ốc gạo Kích thƣớc: D = 5,4mm - 6,2mm; H = 4,9mm – 5,3mm; M = 3,4mm – 4,7mm; R = 4,2mm – 4,8mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, vỏ mỏng, đỉnh tù, mặt vỏ màu xanh với các đƣờng màu trắng hoặc nâu chạy đan xen tạo thành họa tiết. Vành miệng sắc, loe rộng, hình trái lê. Đỉnh vỏ lõm xuống tạo thành lỗ tròn màu trắng. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 11 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ. Sống trên mặt đất. Bộ - MESOGASTROPODA Họ - Littorinidae Giống - Littoraria 4. Littoraria scabra (Linnaeus, 1758)

Hình 3.4: Loài Littoraria scabra (Linnaeus, 1758) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng việt: Ốc bám cây

43

Kích thƣớc: D = 7,6mm - 11,4mm; H = 17,6mm – 22,5mm; M = 6,4mm – 7,1mm; R = 5,7mm – 7,2mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng mũi khoan hơi lệch. Bề mặt vỏ có các rãnh ngang sâu nối xung quanh từ đỉnh xuống đến miẹng, màu nâu đất hoặc hơi vàng. Ốc xoắn trái có từ 7 - 7½ vòng xoắn, mặt vỏ đƣợc trang trí bởi các khía mảnh. Vỏ mỏng có họa tiết trắng zíc zắc, đỉnh ốc nhọn, hai vòng xoắn cuối phồng, đƣợc tách ra bởi các rãnh xoắn khá rõ. Đặc biệt, vòng xoắn cuối lệch về một phía. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Miệng vỏ hình quả lê, vành miệng sắc, liên tục. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 422 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ trung bình. Sống trên mặt đất, dƣới thân cây hoặc bám trên lá 5. Littoraria intermedia (Philippi, 1864)

Hình 3.5: Loài Littoraria intermedia (Philippi, 1864) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng việt: Ốc bám cây Kích thƣớc: D = 5,4mm – 6,2mm; H = 9,7mm – 11,4mm; M = 3,6mm – 4,1mm; R = 5,6mm – 6,3mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng mũi khoan hơi lệch. Bề mặt vỏ có các rãnh ngang sâu nối xung quanh từ đỉnh xuống đến miệng, màu nâu đất hoặc đen. Ốc xoắn trái có 4 vòng xoắn, mặt vỏ đƣợc trang trí bởi các khía mảnh. Vỏ mỏng có họa tiết trắng zíc zắc, đỉnh ốc nhọn, vòng xoắn cuối phồng, đƣợc tách ra bởi các rãnh

44

xoắn khá rõ. Đặc biệt, vòng xoắn cuối lệch về một phía. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Miệng vỏ hình quả lê, vành miệng sắc, liên tục. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 32 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ trung bình. Sống trên mặt đất, dƣới thân cây hoặc bám trên lá 6. Littoraria melanostoma (Gray, 1826)

Hình 3.6: Loài Littoraria melanostoma (Gray, 1826) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng việt: Ốc bám cây Kích thƣớc: D = 11,4mm – 12,2mm; H = 24,7mm – 26,4mm; M = 7,6mm – 8,1mm; R = 6,6mm – 7,3mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng mũi khoan hơi lệch. Bề mặt vỏ có các rãnh ngang sâu nối xung quanh từ đỉnh xuống đến miệng, màu trắng đục. Ốc xoắn trái có từ 5 - 5½, mặt vỏ đƣợc trang trí bởi các khía mảnh. Vỏ mỏng không có họa tiết, đỉnh ốc nhọn, vòng xoắn cuối phồng, đƣợc tách ra bởi các rãnh xoắn khá rõ. Đặc biệt, vòng xoắn cuối lệch về một phía. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Miệng vỏ hình quả lê, vành miệng sắc, liên tục. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 610 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ trung bình. Sống trên mặt đất, dƣới thân cây hoặc bám trên lá

45

Họ - Hydrobiidae Giống - Stenothyra 7. Stenothyra messageri (Bavay et Dautzenberg, 1900)

Hình 3.7: Loài Stenothyra messageri (Bavay et Dautzenberg, 1900) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc tăm Kích thƣớc: D = 3,1mm – 3,6mm; H = 4,8mm – 5,2mm; M = 1,7mm – 2,1mm; R = 1,8mm – 2,3mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, bóng và chắc chắn. Đỉnh vỏ hơi tù. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Miệng vỏ hình thoi. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 15 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn. Họ - Potamididae Giống - Cerithidea 8. Cerithidea ornata (A. Adams, 1854)

Hình 3.8: Loài Cerithidea ornata (A. Adams, 1854) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc mút

46

Kích thƣớc: D = 11,7mm – 14,9mm; H = 34,8mm –37,4mm; M = 8,6mm – 9,3mm; R = 8,9mm – 10,1mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, dạng mũi khoan. Vỏ ốc dầy, nhám và chắc chắn màu nâu đất. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ.Đỉnh vỏ tù. Xoắn trái với 7 - 7½, Phần miệng vỏ kéo dài và mở rộng. Vành miệng cuộn ra phía ngoài thành tròn. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 627 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ lớn, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn. 9. Cerithidea rhizophorarum (A. Adams, 1854)

Hình 3.9: Loài Cerithidea rhizophorarum (A. Adams, 1854) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc mút Kích thƣớc: D = 9,76mm – 11,4mm; H = 29,7mm –31,2mm; M = 6,6mm – 7,2mm; R = 6,9mm – 7,4mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, dạng mũi khoan. Vỏ ốc dầy, bóng và chắc chắn màu trắng đục. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc, ngang và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ tạo nên các ô vuông ở vỏ.Đỉnh vỏ tù. Xoắn trái với 7 - 7½, Phần miệng vỏ kéo dài và mở rộng. Vành miệng màu trắng cuộn ra phía ngoài thành tròn. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 7 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ lớn, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn.

47

10. Cerithidea cingulata ( Gmelin, 1971)

Hình 3.10: Loài Cerithidea cingulata ( Gmelin, 1971) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc sắt Kích thƣớc: D = 10,6mm – 11,2mm; H = 25,4mm –27,3mm; M = 6,1mm – 6,3mm; R = 4,8mm – 5,2mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng thon dài. Vỏ ốc dầy và chắc chắn màu đen. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc không rõ ràng, ngang và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ tạo nên các ô vuông ở vỏ. Đỉnh vỏ nhọn. Các rãnh xoắn không rõ nét, xoắn trái với 7 vòng xoắn. Vành miệng màu trắng hơi cuộn ra phía ngoài thành hình thoi. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 233 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, mép trong, giữa RNM và bãi đất trống trồng bần. Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn.

48

11. Cerithidea djadjariensis (K. Martin, 1899)

Hình 3.11: Loài Cerithidea djadjariensis (K. Martin, 1899) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc dạ Kích thƣớc: D = 6,9mm – 7,3mm; H = 25,4mm –27,8mm; M = 7,3mm – 7,6mm; R = 6,4mm – 7,1mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng mũi khoan. Vỏ ốc dầy, nhám và chắc chắn màu đen. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc ngang dọc màu trắng và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ tạo nên các họa tiết ô vuông đều nhau.Đỉnh vỏ nhọn. Các rãnh xoắn mờ, xoắn trái với 7 - 7½ vòng xoắn. Vành miệng đều, sắc và hình thoi. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 50 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài và giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn. 12. Cerithidea sinesis ( Gmelin, 1971)

Hình 3.12: Loài Cerithidea sinesis ( Gmelin, 1971) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên

49

Tên tiếng việt: Ốc dạ Kích thƣớc: D = 6,7mm – 8,8mm; H = 19,8mm –21,3mm; M = 6,3mm – 6,6mm; R = 4,5mm – 4,9mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng mũi khoan. Vỏ ốc dầy, nhám và chắc chắn màu nâu đất. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc dọc màu đen và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ. Đỉnh vỏ nhọn. Các rãnh xoắn rõ nét, xoắn trái với 9 vòng xoắn Vành miệng đều, sắc và hình thoi. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 47 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở tất cả các sinh cảnh Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn. Giống - Batillaria 13. Batillaria zonalis (Bruguiere, 1789)

Hình 3.13: Loài Batillaria zonalis (Bruguiere, 1789) A. Mặt lƣng; B. Mặt đáy; C. Mặt bên Tên tiếng việt: Ốc mút đá Kích thƣớc: D = 4,8mm – 5,3mm; H = 16,2mm –16,8mm; M = 2,4mm – 2,7mm; R = 2,4mm – 2,9mm. Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng thon dài. Vỏ ốc dầy, nhám và chắc chắn màu đen. Có các đƣờng gờ nổi kẻ sọc ngang dọc màu trắng và đều nhau từ miệng đến đỉnh vỏ tạo nên các họa tiết ô vuông đều nhau.Đỉnh vỏ nhọn. Các rãnh xoắn mờ, xoắn trái với 7 - 7½ vòng xoắn. Vành miệng đều, sắc và hình thoi. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 8 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh giữa RNM

50

Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, sống trên mặt đất và dƣới lớp bùn. Họ - Naticidae Giống - Natica 14. Natica maculosa (Lamarck, 1818)

Hình 3.14: Loài Natica maculosa (Lamarck, 1818) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt đáy Kích thƣớc: D = 21,84mm – 24,11mm ; H = 25,46mm – 26,25mm; M = 15,83mm – 16,92mm; R = 13,93mm – 15,02mm. Đặc điểm nhận dạng: ốc cỡ trung bình, dạng hình nón. Vỏ hơi mỏng, màu trắng đục, bề mặt có các khía chéo hình cung . Có 4 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn cuối có cạnh. Đỉnh vỏ tù. Miệng vỏ hình bán nguyệt, vành miệng hơi cuộn che khuất một phần lỗ rốn. Lỗ rốn tròn, rõ và sâu. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 14 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, mép ngoài,giữa RNM và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ trung bình, sống trên mặt đất Giống - Polinices 15. Polinices didyma (Roding, 1798)

Hình 3.15: Loài Polinices didyma (Roding, 1798) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Đỉnh vỏ

51

Tên tiếng Việt: Ốc mỡ Kích thƣớc: D = 31,8mm – 32,1mm; H = 21,2mm – 22,4mm; C = 11,8mm – 13,8mm; M = 14,9mm – 15,1mm; R = 14,7mm- 14,9mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn. Vỏ dày, bóng, màu nâu vàng, vỏ xoắn ốc dạng nón, xoắn phải. Có 4 vòng xoắn hơi lồi, các rãnh xoắn rõ. Vòng xoắn cuối chiếm 1/2 chiều cao vỏ ốc.. Chạy dọc theo các vòng xoắn từ đỉnh ốc có các vệt màu nâu đỏ. Vệt rõ nhất chạy dọc giữa các vòng xoắn từ đỉnh ốc tới miệng. Đỉnh vỏ tù. Lỗ rốn bé và sâu. Miệng rộng, kéo dài xuống phía dƣới, vành miệng cuộn và sắc cạnh Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 11 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong và giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ lớn, sống trên mặt đất Họ - Iravadiidae Giống - Iravadia 16. Iravadia conchinchinensis (Bavay & Dautzenberg, 1910)

Hình 3.16: Loài Iravadia conchinchinensis (Bavay & Dautzenberg, 1910) A. Mặt sau; B. Mặt trƣớc; C. Mặt bên Kích thƣớc: D = 4,14mm – 4,23mm; H = 9,22mm – 10,19mm; M = 3,21mm – 3,27mm; R = 3,18mm – 3,25mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng thon dài. Bề mặt vỏ nhẵn bóng, màu trắng đục hoặc hơi vàng. Ốc xoắn phải có từ 6 - 8 vòng xoắn, mặt vỏ đƣợc trang trí bởi các khía mảnh. Vỏ trong suốt, hơi mỏng, một số vòng xoắn ở tháp ốc dẹt và xếp

52

khít nhau, ba vòng xoắn cuối phồng, đƣợc tách ra bởi các rãnh xoắn khá rõ. Đặc biệt, vòng xoắn cuối lệch về một phía. Phần miệng vỏ kéo dài. Vành miệng mỏng sắc hình thoi. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 67 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, mép ngoài và giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ, sống dƣới lớp bùn hoặc dƣới thân cây Bộ - NEOGASTROPODA Họ - Muricidae Giống - Thais 17. Thais grada (Jonas,1846)

Hình 3.17: Loài Thais grada (Jonas,1846) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Đỉnh vỏ Tên tiếng Việt: Ốc gai Kích thƣớc: D = 15,6mm – 17,2mm; H = 29,8mm – 31,4mm; M = 18,2mm – 19,7mm; R = 7,8mm – 8,4mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, vỏ màu trắng, đen rất chắc chắn, có các gờ ngang rõ nét xung quanh vỏ ốc. Xoắn phải, có 4 vòng xoắn lồi. Đƣờng sinh trƣởng nhanh và không đều, các vòng xoắn đƣợc tách ra bỏi các rãnh xoắn không rõ. Vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết diện tích của bề mặt vỏ và hạ nhẹ thấp ở phía ngoài. Miệng vỏ nhìn ngang hình bán nguyệt rất rộng, vành miệng nhấp nhô nhƣ lƣỡi cƣa. Trụ ốc hình cánh cung. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 37 cá thể.

53

Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong và giữa RNM Nhận xét: Ốc cỡ lớn sống dƣới lớp bùn. Họ - Assimineidae Giống - Assiminea 18. Assiminea brevicula (Pfeiffer, 1884)

Hình 3.18: Loài Assiminea brevicula (Pfeiffer, 1884) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt bên Tên tiếng Việt: Ốc gaọ Kích thƣớc: D = 4,6mm - 4,9mm; H = 7,6mm – 7,8mm; M = 2,1mm – 2,2mm; R = 3mm – 3,2mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc màu vàng, dầy, bóng và chắc chắn. Đỉnh vỏ hơi tù. Xoắn phải với 3 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Miệng vỏ sắc hình bán nguyệt. Không có lỗ rốn. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 204 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, mép ngoài, giữa RNM và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống dƣới lớp bùn.

54

19. Assiminea lutea (Adams, 1854)

Hình 3.19: Loài Assiminea lutea (Adams, 1854) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt bên Tên tiếng Việt: Ốc gaọ Kích thƣớc: D = 4,7mm – 5,8mm; H = 6,6mm – 7,3mm; M = 1,8mm – 2,0mm; R = 2,2mm – 2,4mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc màu vàng, dầy, bóng và chắc chắn. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Miệng vỏ sắc hình ôvan. Không có lỗ rốn. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 32 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, mép ngoài, giữa RNM và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống dƣới lớp bùn. Họ - Thiarida Giống - Thiara 20. Thiara riqueti (Grateloup,1840)

Hình 3.20: Loài Thiara riqueti (Grateloup,1840) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt bên

55

Tên tiếng Việt: Ốc đĩa Kích thƣớc: D = 7,1mm – 7,8mm; H = 18,3mm – 19,8mm; M = 5,8mm – 6,4mm; R = 4,1mm – 4,3mm Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng chóp dài, hơi bầu. Vỏ ốc dầy, nhám và chắc chắn màu trắng. Có các đƣờng gờ họa tiết hình cánh cung cong theo miệng vỏ.Đỉnh vỏ nhọn. Các rãnh xoắn mờ, xoắn trái với 5 vòng xoắn. Vành miệng đều, sắc và hình bán nguyệt. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 38 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, giữa RNM và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ trung bình sống dƣới lớp bùn hoặc thân cây Giống - Melanoides 21. Melanoides tuberculatus (Muller,1774)

Hình 3.21: Loài Melanoides tuberculatus (Muller,1774) A. Mặt trƣớc; B. Mặt bên; C. Mặt sau Tên tiếng Việt: Ốc mút Kích thƣớc: D = 6,3mm – 6,7mm; H = 18,4mm – 20,6mm; M = 4,1mm – 4,4mm; R = 3,6mm – 3,9mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng mũi khoan hơi lệch. Bề mặt vỏ có các rãnh ngang sâu nối xung quanh từ đỉnh xuống đến miệng, màu trắng đục. Ốc xoắn trái có từ 7 - 7½, mặt vỏ đƣợc trang trí bởi các khía mảnh. Vỏ mỏng không có họa tiết, đỉnh ốc nhọn, vòng xoắn cuối phồng, đƣợc tách ra bởi các rãnh xoắn khá

56

rõ. Đặc biệt, vòng xoắn cuối lệch về một phía. Các vòng xoắn lệch sang phía miệng vỏ. Miệng vỏ hình quả lê, vành miệng sắc, liên tục. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 9 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong, giữa RNM. Nhận xét: Ốc cỡ trung bình sống dƣới lớp bùn hoặc thân cây Họ - Nassariidae Giống - Nassarius 22. Nassarius crematus (Hinds,1844)

Hình 3.22: Loài Nassarius crematus (Hinds,1844) A. Mặt sau; B. Mặt bên; C. Mặt trƣớc Tên tiếng Việt: Ốc bùn Kích thƣớc: D = 10,6mm – 11,2mm; H = 17,3mm – 18,6mm; M = 7,7mm – 8,9mm; R = 5,3mm – 5,9mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, bóng và chắc chắn. Vỏ có các đƣờng gờ nổi đan xen ngang dọc tạo thành các hình vuông rõ rệt. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Vành miệng tách làm hai bên cuộn ra ngoài thành hình ovan không khít. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 9 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài, giữa RNM và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống trên mặt đất

57

23. Nassarius distortus (Adams, 1854)

Hình 3.23: Loài Nassarius distortus (Adams, 1854) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt bên Tên tiếng Việt: Ốc bùn Kích thƣớc: D = 12,6mm – 13,3mm; H = 20,2mm – 22,9mm; M = 10,9mm – 11,7mm; R = 8,5mm – 9,2mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, bóng và chắc chắn. Vỏ có các đƣờng gờ nổi đan xen ngang dọc tạo thành các hình vuông rõ rệt. Có các kẻ màu vàng chạy ngang thân vỏ. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Vành miệng có răng tách làm hai bên cuộn ra ngoài thành hình ovan không khít. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 2 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép trong RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống trên mặt đất 24. Nassarius dorsatus (Roding, 1789)

Hình 3.24: Loài Nassarius dorsatus (Roding, 1789) A. Mặt sau; B. Mặt bên; C. Mặt trƣớc Tên tiếng Việt: Ốc bùn

58

Kích thƣớc: D = 11,7mm – 12,3mm; H = 18,3mm – 20,2mm; M = 7,7mm – 8,1mm; R = 6,2mm – 7,8mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, trơn bóng có màu vàng.Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn hơi mờ. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Vành miệng có răng tách làm hai bên cuộn ra ngoài thành hình ovan không khít. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 7 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh giữa RNM, ven bờ đê và bãi đất trồng bần Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống trên mặt đất 25. Nassarius festivus (Powys, 1835)

Hình 3.25: Loài Nassarius festivus (Powys, 1835) A. Mặt sau; B. Mặt trƣớc; C. Mặt bên Tên tiếng Việt: Ốc bùn Kích thƣớc: D = 10,8mm – 11,7mm; H = 18,4mm – 19,3mm; M = 7,1mm – 8,5mm; R = 7,7mm – 7,8mm Đặc điểm nhận dạng: : Ốc cỡ nhỏ, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, nhám và sần sùi. Vỏ có các đƣờng gờ nổi đan xen ngang dọc tạo thành các hình vuông rõ rệt. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 1/2 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các

59

vòng xoắn không đều. Vành miệng tách làm hai bên cuộn ra ngoài thành hình ovan không khít. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 6 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài RNM và ven bờ RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống trên mặt đất hoặc trên thân cây Họ - Babyloniidae Giống - Babylonia 26. Babylonia areolata (Link, 1807)

Hình 3.26: Loài Babylonia areolata (Link, 1807) A. Mặt trƣớc; B. Mặt sau; C. Mặt bên Tên tiếng Việt: Ốc hƣơng Kích thƣớc: D = 16,9mm – 18,4mm; H = 30,7mm – 31,5mm; M = 17,7mm – 18,9mm; R = 9,2mm – 10,4mm Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, dạng bầu dục hơi mập. Vỏ ốc dầy, nhám và mịn. Vỏ có các khía không rõ nét, có các vệt màu nâu hình thang xung quanh vỏ. Đỉnh vỏ nhọn. Xoắn phải với 5 vòng xoắn đƣợc tách nhau bởi các rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 1/2 chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Vành miệng sắc cạnh tách làm hai bên cuộn ra ngoài thành hình ovan không khít. Số lƣợng cá thể thu đƣợc: 5 cá thể. Phân bố: Trong khu vực nghiên cứu thu đƣợc ở sinh cảnh mép ngoài RNM Nhận xét: Ốc cỡ nhỏ sống trên mặt đất

60

3.3. Cấu trúc thành phần loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu 3.3.1. Một số nhận xét về khu hệ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu Phân lớp ốc Mang trƣớc (Prosobranchia) trong khu vực nghiên cứu đã phát hiện đƣợc 3 bộ (Archaeogastropoda, Mesogastropoda và Neogastropoda). Bộ Archaeogastropoda có 2 họ, bộ Mesogastropoda có 4 họ, bộ Neogastropoda có 5 họ.

Neritidae

Littorinidae

Archaeogastropoda

Hydrobiidae

Potamididae

Naticidae PROSOBRANCHIA Mesogastropoda

Iravadiidae

Muricidae

Assimineidae

Neogastropoda Thiarida

Nassariidae

Babyloniidae

Hình 3.27. Sơ đồ cấu trúc thành phần loài ốc mang trƣớc tại KVNC

61

♦ Về bậc bộ Trong 3 bộ phát hiện đƣợc tại khu vực nghiên cứu, bộ Mesogastropoda với 5 họ chiếm 45,45% tổng số họ, gồm: Littorinidae, Hydrobiidae, Potamididae, Naticidae, Iravadiidae; 7 giống chiếm 46,66% tổng số giống gồm: Littoraria, Stenothyra, Cerithidea, Batillaria, Natica, Iravadia, Polinices; 13 loài chiếm 50% tổng số loài. Kém đa dạng nhất là bộ Archaeogastropoda có 1 họ chiếm 9,09% tổng số họ, 2 giống chiếm 13,34% tổng số giống và 3 loài chiếm 11,54% tổng số loài. Bảng 3.2. Số lƣợng, tỷ lệ các taxon của các bộ ốc mang trƣớc tại KVNC Họ Giống Loài STT Bộ n n% n n% n n% 1 Archaeogastropoda 1 9,09 2 13,34 3 11,54 2 Mesogastropoda 5 45,45 7 46,66 13 50 3 Neogastropoda 5 45,45 6 40 10 38,46 Tổng 11 100 15 100 26 100 Ghi chú: n: S ng; n%: Tỷ lệ %

14

12

10

8

6

4

2

0 Archaeogastropoda Mesogastropoda Neogastropoda

Họ Giống Loài Hình 3.28. Sự đa dạng về họ, giống, loài thuộc các bộ ở khu vực nghiên cứu Xét về số lƣợng cá thể của các bộ, bộ Mesogastropoda chiếm 75,50% tổng số cá thể thu đƣợc với 2133 cá thể. Bộ Neogastropda có 349 cá thể chiếm 12,35%; bộ Archaeogastropoda có 343 cá thể chiếm 12,14% tổng số cá thể thu đƣợc.

62

♦ Về bậc họ Trong khu vực nghiên cứu phát hiện đƣợc 11 họ; các họ có 2 giống gồm Neritidae, Naticidae, Potamididae, Thiarida; các họ Littorinidae, Hydrobiidae, Iravadiidae, Muricidae, Assimineidae, Nassariidae, Babyloniidae có 1 giống. Nhƣ vậy ta thấy ở khu vực nghiên cứu các họ phân bố đồng đều, không có sự chênh lệch rõ rệt về họ.

Neritidae Littorinidae Hydrobiidae Potamididae Naticidae Muricidae Assimineidae Thiaridae Nassariidae Babyloniidae Iravadiidae

6,67% 6,67% 13,33% 6,67% 6,67% 6,67% 13,33%

13,33% 6,67%

6,67% 13,33%

Hình 3.29. Tỷ lệ (%) số giống của các họ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu Số lƣợng loài phát hiện đƣợc ở khu vực nghiên cứu là 26 loài. Họ có số loài nhiều nhất là Potamididae với 6 loài, chiếm 23,07% tổng số loài. Tiếp theo là họ Nassariidae với 4 loài, chiếm 15,38% tổng số loài. Họ Neritidae, Littorinidae là 3 loài chiếm 11,54%. Họ Naticidae, Assimineidae, Thiarida là 2 loài, chiếm 7,69%. Họ Muricidae, Hydrobiidae, Iravadiidae, Babyloniidae là 1 loài, chiếm 4,54% tổng số loài. Từ đó, nhận thấy số lƣợng họ phát hiện ở khu vực nghiên cứu phong phú nhƣng số lƣợng loài trong họ không nhiều, các họ ƣu thế là những họ có kích thƣớc trung bình, những họ này có số lƣợng các thể nhiều hơn và còn đa dạng về loài hơn so với những họ có kích thƣớc bé và lớn.

63

7 6 5 4 3 2 1 0

Giống Loài

Hình 3.30. Tƣơng quan số lƣợng giống và loài trong các họ ốc mang trƣớc Xét về số lƣợng loài, cho thấy họ Potamididae phong phú nhất với 6 loài (chiếm 23,07% tổng số loài nghiên cứu); tiếp theo là họ Nassariidae chiếm 15,38% với 4 loài. Các họ (Neritidae, Littorinidae) mỗi họ chiếm 11,54% tổng số loài, các họ còn lại số lƣợng loài từ 1-2. Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) về loài, giống trong các họ ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu

Số Loài Giống Họ TT n % n % 1 Neritidae 3 11,54 2 13,33 2 Littorinidae 3 11,54 1 6,67 3 Hydrobiidae 1 3,85 1 6,67 4 Potamididae 6 23,07 2 13,33 5 Naticidae 2 7,69 2 13,33 6 Iravadiidae 1 3,85 1 6,67 7 Muricidae 1 3,85 1 6,67 8 Assimineidae 2 7,69 1 6,67 9 Thiaridae 2 7,69 2 13,33 10 Nassariidae 4 15,38 1 6,67 11 Babyloniidae 1 3,85 1 6,67 Tổng 26 100 15 100

64

♦ Về bậc giống Trong 15 giống, Cerithidea là phong phú và đa dạng nhất (5 loài, chiếm 19,23% tổng số loài); xếp sau là Nassarius (4 loài, chiếm 15,38% tổng số loài), Littoraria (3 loài, chiếm 11,54% tổng số loài); Clithon, Assiminea (2 loài, chiếm 7,69% tổng số loài). Các loài thuộc giống Cerithidea, Nassarius và Littoraria có kích thƣớc lớn và vừa phân bố rộng ở nhiều vùng rừng ngập mặn của Việt Nam. Số lƣợng giống chỉ có 1 loài chiếm tỉ lệ cao (10 giống, chiếm 66,67% tổng số giống) gồm: Neritina, Stenothyra, Batillaria, Natica, Polinices, Iravadia , Thais, Melanoides, Thiara, Babylonia. Một số giống chỉ có 1 loài duy nhất và cũng chỉ thu đƣợc số cá thể rất ít nhƣ: Stenothyra, Natica, Polinices, Melanoides, Babylonia. Đây là những giống ít đa dạng và ít phong phú nhất, không phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Chúng sống chủ yếu dƣới đất và trong lớp bùn. ♦ Về bậc loài Trong 26 loài tìm đƣợc ở khu vực nghiên cứu, số lƣợng cá thể tìm thấy nhiều và đa dạng về màu sắc tới số lƣợng. Các loài ƣu thế là Neritina violacea, Littoraria scabra, Littoraria melanostoma, Cerithidea ornata, Assiminea brevicula – là loài phân bố rộng gặp trong các sinh cảnh nhân tác và tự nhiên. Từ đó ta có thể nhận biết địa hình, sinh cảnh tại khu vực vùng rừng ngập mặn huyện Thái Thụy là rừng có mật đồ cây nhiều và độ ẩm cao. Bên cạnh đó còn có một số loài chỉ có ít cá thể đại diện: Batillaria zonalis, Cerithidea rhizophorarum, Nassarius crematus, Nassarius dorsatus, Babylonia areolata. Ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn đa dạng về cả hình dạng và kích thƣớc: Nhóm có kích thƣớc lớn (>30mm) có 5 loài chiếm 19,23% tổng số loài: Cerithidea ornata, Cerithidea rhizophorarum, Polinices didyma, Thais grada, Babylonia areolata Nhóm có kích thƣớc trung bình (từ 10mm đến dƣới 30mm) có 15 loài chiếm 57,69% tổng số loài: Neritina violacea, Littoraria scabra, Littoraria intermedia,

65

Littoraria melanostoma, Cerithidea cingulata, Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis, Batillaria zonalis, Natica maculosa, Thiara riqueti, Melanoides tuberculatus, Nassarius crematus, Nassarius distortus, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus. Nhóm có kích thƣớc bé (từ 5mm đến dƣới 10mm) có 6 loài chiếm 22,72% tổng số loài: Clithon oualaniensis, Clithon sowerbianus ,Stenothyra messageri, Assiminea brevicula, Assiminea lutea, Iravadia cochinchinensis. ♦ Về độ phong phú của loài Trong 25 ô nghiên cứu định lƣợng khác nhau ở rnm huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình cũng cho thấy độ phong phú (n%) của các loài có sự khác biệt rõ rệt. Bảng 3.4. Độ phong phú của loài ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu (n%) Độ phong phú (n%) Số Tên loài GRN KVN TT MT MN VBĐ BĐT M C 14,9 10,73 1 Neritina violacea 0,47 12,01 - 13,86 4 2 Clithon oualaniensis - 6,73 - - - 1,02 3 Clithon sowerbianus - 2,55 - - - 0,39 16,4 14,94 4 Littoraria scabra 21,57 11,39 15,35 17,11 2 5 Littoraria intermedia 1,08 2,08 0,62 - 1,47 1,13 20,1 21,59 6 Littoraria melanostoma 32,71 19,39 - 24,19 9 7 Stenothyra messageri - - 1,87 - - 0.53 17,9 22,19 8 Cerithidea ornata 14,85 21,40 70,34 20,35 0 Cerithidea 0,24 9 0,27 - 0,62 - - rhizophorarum 10 Cerithidea cingulata 6,86 8,81 6,75 14,53 8,11 7,89 11 Cerithidea djadjariensis 1,48 2,32 1,75 3,49 1,32 1,77 12 Cerithidea sinesis 1,35 2,78 0,75 6,39 1,18 1,66

66

Độ phong phú (n%) Số Tên loài GRN KVN TT MT MN VBĐ BĐT M C 13 Batillaria zonalis 0,13 - 0,87 - - 0,28 14 Natica maculosa 0,94 - 0,25 - 0,59 0,49 15 Polinices didyma 0,54 - 0,87 - - 0,39 Iravadia 2,37 16 2,29 0,46 6,01 - - cochinchinensis 17 Thais grada 3,23 - 1,63 - - 1,31 7,22 18 Assiminea brevicula 8,08 0,46 10,51 - 8,54

19 Assiminea lutea 1,75 1,16 0,50 - 1,47 1,13 20 Thiara riqueti 1,62 - 2,13 - 1,32 1,34 21 Melanoides tuberculatus 0,27 - 0,12 3,49 - 0,32 22 Nassarius crematus - 0,69 0.50 - 0,29 0,32 23 Nassarius distortus 0,27 - - - - 0,07 24 Nassarius dorsatus - 0,93 - 0,58 0,29 0,25 25 Nassarius festivus - 0,23 - 1,16 - 0,21 26 Babylonia areolata - 1,16 - - - 0,17

- Ở khu vực mép trong RNM: Loài có số lƣợng cá thể nhiều là Littoraria melanostoma với 150 cá thể, n%= 20,32%; Cerithidea ornata với 133 cá thể, có n%= 18,02%; littoraria scabra với 122 cá thể, có n%= 16,53%; Neritina violacea với 111 cá thể, có n%= 15,04%. Các loài còn lại độ phong phú thấp (n% < 10%). - Ở khu vực mép ngoài RNM: Loài có số lƣợng cá thể nhiều là là Littoraria melanostoma với 141 cá thể, n%= 33,41%; Littoraria scabra với 93 cá thể, có n%= 22,03% và Cerithidea ornata với 64 cá thể, có n%= 15,16%. Các loài còn lại độ phong phú thấp (n% < 10%). - Ở khu vực giữa RNM: Loài có số lƣợng cá thể nhiều là Cerithidea ornata với 171 cá thể, n%= 21,40%; Littoraria melanostoma với 155 cá thể, n%= 19,39%;

67

Neritina violacea với 96 cá thể, n%= 12,01%. Các loài còn lại độ phong phú thấp (n% < 10%). - Ở khu vực ven bờ đê RNM: Loài có số lƣợng cá thể nhiều là Cerithidea ornata với 121 cá thể, n%= 70,35% ; Cerithidea cingulata với 25 cá thể, có n%= 14,53%. Các loài Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinensis, Melanoides tuberculatus, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus có độ phong phú thấp (n% từ 0,5 – 6,3%) - Ở khu vực bãi đất trồng bần ( Chƣa thành rừng): Loài có số lƣợng cá thể nhiều là Littoraria melanostoma với 164 cá thể, n%= 24,15% ; Cerithidea ornata với 138 cá thể có n%= 20,32%; Neritina violacea với 94 cá thể, có n%= 13,84% , littoraria scabra với 116 cá thể, có n%= 17,08%. Các loài còn lại độ phong phú thấp (n% < 10%). Xét trong toàn khu vực: loài có số lƣợng cá thể nhiều nhất là loài là Cerithidea ornata với 627 cá thể (n%= 22,19%), tiếp theo là loài Littoraria melanostoma với 610 cá thể (n%= 21,59%), Littoraria scabra với 422 cá thể (n%= 14,94%), Neritina violacea với 303 cá thể (m%= 10,72%). Các loài còn lại độ phong phú thấp (n% < 8%). Nhiều loài chỉ thu đƣợc rất ít cá thể nhƣ Cerithidea rhizophorarum, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus, Babylonia areolata...chiếm 0,1-0,2% tổng cá thể thu đƣợc. ♦ Về mật độ cá thể loài: Mật độ trung bình của ốc mang trƣớc trong 25 mẫu định lƣợng thuộc các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu ở mức khá đa dạng (V = 113 con/m2). Loài chiếm ƣu thế cao ở trong khu vực nghiên cứu là Cerithidea ornata (V= 25,08 con/m2), kế đến là Littoraria melanostoma (V= 24,4 con/m2), Neritina violacea (V= 12,12 con/m2), Cerithidea cingulata (V= 8,92 con/ m2), Assiminea brevicula (V= 8,16 con/ m2). Các loài con lại xuất hiện với mật độ rất thấp từ dƣới 2 con/m2, góp phần làm phong phú thêm về thành phàn loài ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu.

68

♦ Độ đa dạng của loài Ở tại KVNC thu đƣợc số lƣợng cá thể ốc mang trƣớc là nhiều, đã phát hiện ra đƣợc 26 loài. Điều đó cho thấy tại KVNC có độ đa dạng tƣơng đối cao (H’=3,29). Bảng 3.5. Độ đa dạng của các loài tại các điểm thu mẫu ở khu vực nghiên cứu STT Khu vực Độ đa dạng (H’) 1 Mép trong RNM 3,21 2 Mép ngoài RNM 2,92 3 Giữa RNM 3,29 4 Ven bờ đê RNM 1,43 5 Bãi đất trồng bần (Chƣa thành 2,83 rừng) 6 KVNC 3,29

Ta thấy ở khu vực giữa RNM có độ đa dạng cao nhất là H’ = 3,29; tiếp theo là mép trong RNM (H’ = 3,21), mép ngoài RNM (H’ = 2,92), bãi đất trồng bần (H’ = 2,83). Khu vực ven bờ đê RNM có độ đa dạng thấp nhất (H’ = 1,43). ♦ Về tần số xuất hiện của loài: Trong 5 khu vực nghiên cứu thì thành phần loài và tần số xuất hiện C’ của các loài ở mỗi khu vực là khác nhau. Đƣợc thể hiện rõ trong Bảng 3.6 dƣới đây: Bảng 3.6. Tần số xuất hiện của các loài ốc ở KVNC Tần số xuất hiện (C’%) Số Tên loài GRN KVN TT MT MN VBĐ ĐTB M C 1 Neritina violacea (Gmelin, 1791) 100 20 100 0 100 64 2 Clithon oualaniensis (Lesson,1831) 0 60 0 0 0 12 3 Clithon sowerbianus (Becluz, 1842) 0 40 0 0 0 8 4 Littoraria scabra (Linnaeus, 1758) 100 100 100 0 100 80 5 Littoraria intermedia (Philippi, 1864) 40 40 40 0 60 36 6 Littoraria melanostoma (Gray, 1826) 100 100 100 0 100 80

69

Tần số xuất hiện (C’%) Số Tên loài GRN KVN TT MT MN VBĐ ĐTB M C Stenothyra messageri (Bavay et 16 7 0 0 80 0 0 Dautzenberg, 1900)

8 Cerithidea ornata (A. Adams, 1854) 100 100 100 100 100 100

Cerithidea rhizophorarum (A. 12 9 20 0 40 0 0 Adams, 1854

10 Cerithidea cingulata ( Gmelin, 1971) 100 100 100 100 100 100 Cerithidea djadjariensis (K. Martin, 44 11 40 60 40 40 40 1899) 12 Cerithidea sinesis ( Gmelin, 1971) 40 60 40 40 60 48 13 Batillaria zonalis (Bruguiere, 1789) 20 0 40 0 0 12 14 Natica maculosa (Lamarck, 1818) 40 20 20 0 20 20 15 Polinices didyma (Roding, 1798) 20 0 20 0 0 8

Iravadia cochinchinensis (Bavay & 32 16 40 20 100 0 0 Dautzenberg, 1910)

17 Thais grada (Jonas,1846) 60 0 80 0 0 20 18 Assiminea brevicula (Pfeiffer, 1884) 100 20 100 0 100 64 19 Assiminea lutea (Adams, 1854) 60 20 40 20 60 40 20 Thiara riqueti (Grateloup,1840) 60 0 60 0 60 36 Melanoides tuberculatus 12 21 20 0 20 20 0 (Muller,1774) 22 Nassarius crematus (Hinds,1844) 0 40 20 0 0 12 23 Nassarius distortus (Adams, 1854) 20 0 0 0 0 4 24 Nassarius dorsatus (Roding, 1789) 0 20 0 20 20 12 25 Nassarius festivus (Powys, 1835) 0 40 0 20 0 12 26 Babylonia areolata (Link, 1807) 0 60 0 0 0 12

70

Ở khu vực mép trong RNM: đã xác định đƣợc 19 loài, trong đó có 9 loài thƣờng gặp (C’ > 50%) là các loài Neritina violacea, Littoraria scabra, Littoraria melanostoma, Cerithidea ornata, Cerithidea cingulata, Thais grada, Assiminea brevicula, Assiminea lutea, Thiara riqueti; 5 loài ít gặp (50%≥C’≥25%) đó là Littoraria intermedia, Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis, Natica maculosa, Iravadia cochinchinensis và 5 loài ngẫu nhiên (C’<25%) là Cerithidea rhizophorarum, Batillaria zonalis, Polinices didyma, Melanoides tuberculatus, Nassarius distortus. Ở khu vực mép ngoài RNM: đã xác định đƣợc 18 loài, trong đó có 7 loài thƣờng gặp đó là Littoraria scabra, Littoraria melanostoma, Cerithidea ornata, Cerithidea cingulata, Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis, Babylonia areolata; 4 loài ít gặp là Clithon sowerbianus, Littoraria intermedia, Nassarius crematus, Nassarius festivus và 7 loài ngẫu nhiên là Neritina violacea, Natica maculosa, Iravadia cochinchinensis, Assiminea brevicula, Assiminea lutea, Nassarius dorsatus. Ở khu vực giữa RNM: đã xác định đƣợc 20 loài, trong đó có 10 loài thƣờng xuyên gặp, 6 loài ít gặp và 4 loài ngẫu nhiên. Ở khu vực ven bờ đê RNM: đã xác định đƣợc 8 loài, trong đó có 2 loài thƣờng gặp đó là Cerithidea ornata, Cerithidea cingulata; 2 loài ít gặp là Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis và 4 loài ngẫu nhiên là Assiminea lutea, Melanoides tuberculatus, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus. Xét trên toàn khu vực nghiên cứu thì thấy có 7 loài thƣờng gặp trong đó 2 loài Cerithidea ornata, Cerithidea cingulata xuất hiện trên tất cả các sinh cảnh; 6 loài ít gặp Littoraria intermedia, Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis, Iravadia cochinchinensis, Assiminea lutea, Thiara riqueti và các loài còn lại là loài ngẫu nhiên. So sánh về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu thì có kết quả: thành phần loài ở khu vực giữa RNM là cao nhất (20 loài), tiếp đến là mép trong RNM (19 loài), mép ngoài RNM (18 loài), bãi đất trồng bần chƣa thành rừng (13 loài) và cuối cùng là ven bờ đê RNM (8 loài). Có thể thấy ở mép và giữa của RNM không có độ chênh lệch về thành phần loài, sự khác biệt rõ rệt là ở khu vực ven bờ RNM với số lƣợng thành phần loài tìm thấy kém phong phú hẳn.

71

3.3.2. Mối quan hệ của khu hệ ốc mang trƣớc trong khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận Để làm rõ hơn độ gần gũi của các loài ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành so sánh với 3 khu vực RNM là RNM huyện Tiên Yên[7], RNM huyện Nga Sơn[8] và RNM huyện Nghĩa Hƣng[5]. Đây đều là các khu RNM ở ven biển miền Bắc nên sẽ có mức độ gần gũi sát nhau nhất. Bảng 3.7. So sánh thành phần loài ốc mang trƣớc tại RNM Thái Thụy với các khu vực nghiên cứu khác Số loài chung ở Thành phần loài KVNC với KVNC TT Địa điểm khác Số Số Số loài họ giống 1 RNM huyện Thái Thụy 11 13 26 2 RNM huyện Tiên Yên 9 17 47 18 3 RNM huyện Nga Sơn 8 10 16 12 4 RNM huyện Nghĩa Hƣng 9 14 27 22 Theo bảng 3.7 cho thấy: về tất cả bậc họ, bậc chi, bậc loài: RNM huyện Thái Thụy và RNM huyện Nghĩa Hƣng kém đa dạng hơn hẳn các khu vực RNM huyện Tiên Yên nhƣng lại hơn rất nhiều RNM huyện Nga Sơn. Sự khác nhau này có thể là do địa hình, địa mạo của các khu vực nghiên cứu là khác nhau, thời gian nghiên cứu cũng không giống nhau và còn có thể do mức độ tác động rừng ngập mặn ảnh hƣởng đến độ đa dạng của loài ốc mang trƣớc ở đây.

72

Bảng 3.8. Chỉ số tƣơng đồng về thành phần loài ốc mang trƣớc giữa KVNC với một số khu vực khác RNM huyện RNM huyện RNM huyện RNM huyện Địa điểm Thái Thụy Tiên Yên Nga Sơn Nghĩa Hƣng RNM huyện Thái 1 0,49 0,57 0,83 Thụy RNM huyện Tiên 1 0,38 0,62 Yên RNM huyện Nga 1 0,56 Sơn RNM huyện 1 Nghĩa Hƣng Về mức độ gần gũi của các loài giữa KVNC với 3 khu vực khác, cả ba khu vực RNM đều có chỉ số tƣơng đồng (S) tƣơng đối cao. Trong đó giữa khu vực nghiên cứu với RNM Tiên Yên, Quảng Ninh có S = 0,49. Khu vực nghiên cứu với RNM Nga Sơn, Thanh Hóa có S = 0,57. Khu vực nghiên cứu với RNM Nghĩa Hƣng, Nam Định là 0,83. Tuy nhiên, so sánh nhƣ vậy chỉ mang tính chất tƣơng đối vì phạm vi nghiên cứu của các khu vực khác nhau.

3.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang trƣớc 3.4.1. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang trƣớc theo độ cao của nền đáy Bảng 3.9: Phân bố của loài ốc mang trƣớc theo độ cao nền đáy ở RNM huyện Thái Thụy Độ cao của nền đáy (m) TT Tên loài 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2 2,3 1 Neritina violacea + + + + + + + + + + + 2 Clithon oualaniensis + + + 3 Clithon sowerbianus + + + + +

73

Độ cao của nền đáy (m) TT Tên loài 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2 2,3 4 Littoraria scabra + + + + + + + + 5 Littoraria intermedia + + + + + + + + + + + 6 Littoraria melanostoma + + + + + + + + + + + 7 Stenothyra messageri + + + + 8 Cerithidea ornata + + + + + + + + + + + 9 Cerithidea + + + + + + + + + rhizophorarum 10 Cerithidea cingulata + + + + + + + + + 11 Cerithidea djadjariensis + + + + + + + + + 12 Cerithidea sinesis + + + + + + + + + 13 Batillaria zonalis + + + + 14 Natica maculosa + + + 15 Polinices didyma + + + 16 Iravadia + + + + cochinchinensis 17 Thais grada + + + 18 Assiminea brevicula + + + 19 Assiminea lutea + + + 20 Thiara riqueti + + + + 21 Melanoides + + + tuberculatus 22 Nassarius crematus + + + + 23 Nassarius distortus + + + + 24 Nassarius dorsatus + + + + 25 Nassarius festivus + + + + 26 Babylonia areolata + + +

74

Qua bảng 3.9 cho thấy : Sự phân bố của loài ốc mang trƣớc theo độ cao nền đáy đƣợc chia thành các nhóm sau: + Nhóm phân bố cả ở 3 khu vực nền đáy, gồm các loài: Neritina violacea, Littoraria intermedia, Littoraria melanostoma, Cerithidea ornata, . Những loài này phân bố rải khắp theo chiều dài của rừng từ chân đê hƣớng ra biển. Trong đó, các loài nhƣ Littorina melanostoma, Neritina violacea, Cerithidea ornata tập trung số lƣợng cá thể cao ở khu vực nền đáy cao và nền đáy cao trung bình, Littorina intermedia, Neritina violacea có mật độ cao nhất ở nền đáy trung bình, Cerithidea ornata có mật độ cao nhất ở nền đáy cao. + Nhóm phân bố ở nền đáy cao và nền đáy cao trung bình, gồm các loài Cerithidea rhizophorarum, Cerithidea cingulata, Cerithidea djadjariensis, Cerithidea sinesis. + Nhóm chỉ thấy xuất hiện ở nền đáy cao: gồm Clithon oualaniensis, Batillaria zonalis, Thiara riqueti. + Nhóm chỉ thấy ở nền đáy cao trung bình: gồm các loài Clithon sowerbianus, Thais grada. + Nhóm chỉ thấy ở nền đáy thấp: gồm các loài Stenothyra messageri, Natica maculosa, Polinices didyma, Iravadia cochinchinensis, Assiminea brevicula, Assiminea lutea, Melanoides tuberculatus, Nassarius crematus, Nassarius distortus, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus, Babylonia areolata. Ốc mang trƣớc có số lƣợng loài và mật độ tƣơng đối phong phú trong HST RNM. Chúng phân bố rộng rãi, ở khu vực nền đáy thấp có số loài nhiều nhất (22 loài) chiếm 84,61% tổng số loài thu đƣợc, ở nền đáy trung bình có 12 loài (chiếm 46,15%) và ở nền đáy cao có 12 loài (đạt 46,15%). Nhƣ vậy, các loài ốc mang trƣớc phân bố nhiều nhất ở nền đáy thấp, ở nền đáy cao và trung bình số loài là bằng nhau. Ốc mang trƣớc là loài có khả năng chịu hạn tốt, do đó ở nền đáy cao, ngoài các loài có khả năng sống trong vùng triều ngập nƣớc thƣờng xuyên hay định kỳ thì còn có cả các loài sống trên nền đất ẩm, về mặt này thì ở khu vực nền đáy cao trung bình và nền đáy thấp không có và đặc biệt là ở nền đáy thấp.

75

3.4.2. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo thành phần cơ giới của nền đáy Nền đáy của rừng ngập mặn là đất ngập nƣớc định kỳ trong vùng triều nhiều bùn, bùn cát, cát lẫn sỏi đá, bùn cửa sông,...ngoài ra trong quá trình phát triển của rừng ngập mặn còn hình thành nên các loại nền đáy khác nhau: bùn sét lẫn mùn bã, xác sinh vật....Nghiên cứu về sự phân bố loài ốc mang trƣớc theo thể nền đƣợc thể hiện trong bảng 3.10 Bảng 3.10. Sự phân bố loài ốc mang trƣớc theo thể nền Các loại nền đáy Nền Bùn + STT Tên loài Nền Nền cát Nền bùn Mùn hữu đáy cát bùn bùn cát cơ 1 Neritina violacea + + + + + 2 Clithon oualaniensis + + + 3 Clithon sowerbianus + + 4 Littoraria scabra + 5 Littoraria intermedia + + 6 Littoraria melanostoma + + + 7 Stenothyra messageri + + 8 Cerithidea ornata + + + + + 9 Cerithidea rhizophorarum + 10 Cerithidea cingulata + + + 11 Cerithidea djadjariensis + 12 Cerithidea sinesis + + + 13 Batillaria zonalis + + 14 Natica maculosa + 15 Polinices didyma + 16 Iravadia cochinchinensis + +

76

Các loại nền đáy Nền Bùn + STT Tên loài Nền Nền cát Nền bùn Mùn hữu đáy cát bùn bùn cát cơ 17 Thais grada + + +

18 Assiminea brevicula + + +

19 Assiminea lutea + + + +

20 Thiara riqueti + +

21 Melanoides tuberculatus + +

22 Nassarius crematus + +

23 Nassarius distortus +

24 Nassarius dorsatus + +

25 Nassarius festivus +

26 Babylonia areolata + +

Cộng 12 18 9 9 11

77

Bằng sự kết hợp của các yếu tố cát, bùn, sét, và mùn bã sinh vật ...đã tạo nên nhiều dạng thể nền khác nhau: nền đáy cát, nền đáy cát bùn, nền đáy bùn cát, nền đáy bùn, nền đáy bùn + mùn hữu cơ. Ngoài ra, tại các khu vực có nền đáy cao, đất có thành phần cơ giới nặng và trở nên hơi rắn, nhƣ các khu vực ven bờ đê, chân đập nuôi ngao. Tại các khu vực nền đáy cao ven rừng ngập mặn, thành phần cơ giới của nền đáy là đất thịt hơi rắn kết hợp có nhiều mùn, có nhiều cây cỏ, cây bụi nhỏ. Từ kết quả tổng hợp trong bảng 3.10 ta thấy, các loài ốc mang trƣớc thu đƣợc hầu hết ở nền cát bùn ( 18 loài tìm đƣợc trên tổng số 26 loài, chiếm 69,233% tổng số loài); ở nền đáy cát là 12 loài; bùn + mùn hữu cơ là 11 loài; nền bùn cát và nền bùn là 9 loài. Có sự khác nhau nhƣ vậy là do đặc trƣng sống của từng loài là khác nhau. 3.4.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo tuổi rừng Trong rừng ngập mặn, các loài ốc mang trƣớc có thể sống trên cây, quanh gốc cây, trên bề mặt nền đáy, trong nền đáy. Tuy nhiên giữa các tuổi rừng và độ cao của rừng, độ mặn của nƣớc triều cũng có sự khác biệt giữa các loài ốc mang trƣớc. Loài ốc mang trƣớc bám trên cây chủ yếu là các loài ốc Littorina ở cành và lá cây, ở khu vực cao triều gặp ốc Cerithidea ornata bám vào cành và thân cây. Bám vào lá chủ yếu là các loài Littoraria melanostoma, Littorina intermedia. Phần gốc cây là một quần cƣ nhiều loài sinh sống. Có thể gặp các loài ốc chân trâu (Neritina violacea), loài Iravadia cochinchinensis, Assiminea brevicula, Ass m ne ute … Nhìn tổng quát các loài ốc mang trƣớc trong thảm thực vật đa dạng về thành phần loài, nhƣng đối với từng loài sự phân bố có ranh giới rõ rệt giữa các loại nền đáy khác nhau và ở các tuổi rừng khác nhau nhƣ sau: + Nhóm phân bố ở tất cả các khu vực: bao gồm các loài Littoraria melanostoma, Neritina violacea, Cerithidea ornata, Cerithidea sinensis, Assiminea lutea. Đây là các loài phổ biến ở các loại rừng, trong đó Littoraria melanostoma có số lƣợng nhiều ở rừng từ 3 đến 5 tuổi (chiếm 50,52 – 53,67% số cá thể của loài trong các loại rừng), Cerithidea ornata có số lƣợng nhiều ở rừng 3 tuổi (46,17% và

78

57,44%) và giảm xuống ở rừng 7-8 tuổi và rừng 4-5 tuổi. Ngƣợc lại Neritina violacea tập trung nhiều ở rừng 7-8 tuổi (46,02%), Cerithidea sinensis có mật độ cao ở rừng 7-8 tuổi (51,12%). + Nhóm phân bố ở rừng 7-8 tuổi đến rừng 4-5 tuổi: Thuộc nhóm này bao gồm các loài phân bố ở một, hai hay 3 loại rừng. Trong đó, Cerithidea rhizophorarum, Cerithidea cingulata, Batillaria zonalis, Thiara riqueti, tập trung nhiều ở rừng 7-8 tuổi với mật độ từ 81,02% đến 100% tổng số cá thể của loài trong các khu vực. + Nhóm phân bố trong rừng 4-5 tuổi đến rừng 1-2 tuổi: Bao gồm các loài Nassarius crematus, Nassarius distortus, Nassarius dorsatus, Nassarius festivus, Babylonia areolata. + Nhóm phân bố chủ yếu ở rừng 4-5 tuổi: Thuộc nhóm này bao gồm các Natica maculosa, Clithon oualaniensis, Clithon sowerbianus. + Nhóm phân bố chủ yếu ở rừng 3 tuổi: bao gồm các loài: Polinices didyma, Melanoides tuberculatus. 3.4.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc theo dạng sống Trong rừng ngập mặn, các loài ốc mang trƣớc có thể sống bám trên cây hay ở nền đáy - Trên cây ngập mặn Sống bám trên cây: Bao gồm một số loài ốc mang trƣớc thƣờng xuyên bám trên thân, cành, lá cây ngập mặn và ăn các bộ phận của cây (Cerithidea ornata gặm vỏ; Littoraria melanostoma, Littoraria intermedia bám trên cành và lá, ăn lá và mầm của cây ngập mặn); Clithon sowerbianus, Clithon oualaniensis bám vào gốc cây. - Sống ở nền đáy Bao gồm các loài sống và hoạt động ở trên bề mặt nền đáy hoặc ẩn mình dƣớc các lớp thảm mục. Thuộc nhóm này chủ yếu là các loài nhƣ Neritina violacea, Cerithidea cingulata, Cerithidea sinensis, Iravadia cochinchinensis, Assiminea brevicula, Assiminea lute , T s r d … Có một số loài ốc mang trƣớc lại sống ở nhiều môi trƣờng khác nhau: Neritina violacea (ốc chân trâu) sống cả trên mặt nền đáy và bám trên các gốc và thân cây

79

ngập mặn, ốc Cerithidea sống bò trên mặt nền đáy để kiếm ăn, nhƣng khi có mƣa thì chúng có thể lặn xuống lớp bùn mỏng ngay trên bề mặt nền đáy. Hầu hết các loài ốc mang trƣớc sống trong nền đáy đều mang lại cho ngƣời dân ven biển nguồn lợi kinh tế cao nhất thông qua khai thác tự nhiên. 3.5. Vấn đề sử dụng và định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu 3.5.1. Tình hình sử dụng ốc mang trƣớc Các loài ốc mang trƣớc đƣợc con ngƣời sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau nhƣ: làm thực phẩm, làm thuốc, thức ăn trong chăn nuôi, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, yếu tố chỉ thị môi trƣờng,… Qua khảo sát giá trị các ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu, có thể khai quát giá trị theo bảng sau: Bảng 3.11. Vai trò thực tiễn loài ốc mang trƣớc tại KVNC Vai trò thực tiễn loài ốc mang trƣớc tại đây Tên khoa học Thực Thức ăn Thƣơng Chữa Gây STT (Tên địa phƣơng) phẩm cho gia súc phầm bệnh hại gia cầm 1 Neritina violacea (Ốc 84% 0 0 0 0 trân châu) 2 Littoraria scabra (Ốc 82% 56% 0 0 66% bám cây) 3 Littoraria melanostoma 76% 74% 0 0 80% (Ốc bám cây) 4 Cerithidea ornata 92% 0 0 0 0 (Ốc mút) 5 Cerithidea 76% 0 0 0 0 rhizophorarum (Ốc mút) 6 Cerithidea djadjariensis 0 52% 0 0 0 (Ốc dạ) 7 Cerithidea sinensis 0 62% 0 0 0

80

(Ốc dạ) 8 Natica maculosa 100% 0 0 36% 0 (Ốc hƣơng) 9 Thais grada (Ốc gai) 100% 0 0 12% 0 10 Melanoides tuberculatus 0 0 0 0 38% (Ốc mút) 11 Babylonia areolata 28% 0 0 0 0

Giá trị thực phẩm: Qua phỏng vấn 50 phiếu điều tra ngƣời dân địa phƣơng về tình hình sử dụng các loài ốc mang trƣớc (phụ lục II) cho thấy những loài thuộc giống Neritina, Natica, Cerithidea, Thais, Babylonia có kích thƣớc lớn và vừa đã và đang đƣợc khai thác sử dụng làm nguồn thực phẩm. Có 8 loài chiếm 30,76% tổng số loài phát hiện đƣợc ở khu vực này đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thực phẩm là: Neritina violacea ( ốc chân trâu), Cerithidea ornata (ốc mút), Cerithidea rhizophorarum (ốc mút), Littoraria scabra (Ốc bám cây), Littoraria melanostoma (Ốc bám cây), Natica maculosa (ốc hƣơng), Thais grada (ốc gai), Babylonia areolata. Có 4 loài (chiếm 15,38 % tổng số loài) ngƣời dân nơi đây dùng trong chăn nuôi: Littoraria scabra (ốc bám cây), Littoraria melanostoma (ốc bám cây), Cerithidea djadjariensis (Ốc dạ), Cerithidea sinensis (Ốc dạ) . Các loài thuộc giống Littoraria đƣợc ngƣời dân địa phƣơng giã nhỏ trộn với thức ăn cho gia súc gia cầm nhằm tăng canxi cho vật nuôi. Gây hại: Bên cạnh những giá trị thực tiễn đem lại, còn có những loài gây hại, phá họai cây trồng trong RNM nhƣ Littoraria scabra (ốc bám cây), Littoraria melanostoma (ốc bám cây). Những loài này đều có phân bố rộng, phát triển nhanh chóng, thích nghi với mọi điều kiện môi trƣờng, dễ dàng bắt gặp tại khu vực RNM. Chúng ăn chồi cây, lá và búp non làm cho cây trồng không phát triển đƣợc. Ngoài ra, dựa vào bảng 3.11 tổng hợp phiếu điều tra có loài ốc mút (Melanoides tuberculatus) là vật chủ trung gian thƣờng gắn liền với các bệnh sán

81

nhiễm qua đƣờng thức ăn gây bệnh ở gan, phổi, ruột ngƣời và động vật tại khu vực nghiên cứu. Về y học: Thƣờng ngày ngƣời dân sử dụng ốc làm thực phẩm để chế biến các món rất ngon. Bên cạnh đó có 2 loài ốc mang trƣớc là Natica maculosa (ốc hƣơng) và Thais grada (ốc gai), còn đƣợc sử dụng làm thuốc. Theo quan niệm y học cổ truyền của ngƣời dân địa phƣơng cho biết thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A... Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, trĩ, ... Có thể chế biến 2 loài ốc này thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ. Về kinh tế: Theo ghi nhận từ ngƣời dân địa phƣơng, thời điểm thích hợp nhất để khai thác ốc mang trƣớc là sau khi trời mƣa to qua đêm thì có thể khai thác từ 1 đến 2 ngày; lúc ý ốc bò ra nên rất dễ bắt. Thời gian thuận lợi nhất để bắt ốc là từ 12h đêm đến 6h sáng vì đây là giờ hoạt động của chúng. Mùa khai thác là vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, sản lƣợng khai thác trung bình 1 ngƣời là từ 5 cân đến 10 cân, giá ốc từ 60.000đ/kg – 230.000đ/kg tùy từng loại và đƣợc thƣơng lái tìm đến thu mua, một phần đƣợc ngƣời dân mang ra chợ bán. Bảng 3.12. Tình hình khai thác ốc mang trƣớc tại KVNC Tình hình khai thác Tên khoa học Giá bán Sản lƣợng Mùa STT (Tên địa phƣơng) (Nghìn (kg/ngƣời/ngày) vụ đồng/kg) (tháng) 1 Neritina violacea (Ốc trân châu) 170.000 4 5-9 2 Cerithidea ornata 60.000 9 5-9 (Ốc mút) 3 Cerithidea rhizophorarum (Ốc 60.000 4 5-9 mút) 4 Littoraria scabra (Ốc bám cây) 60.000 2 5-9 5 Littoraria melanostoma (Ốc bám 60.000 2 5-9 cây)

82

6 Natica maculosa 230.000 5 5-9 (Ốc hƣơng) 7 Thais grada (Ốc gai) 150.000 2 5-9 8 Babylonia areolata 100.000 2 5-9

Nguồn lợi từ ốc mang trƣớc mang lại là không hề nhỏ, chúng giúp ngƣời dân địa phƣơng kiếm thêm thu nhập vào mùa mƣa tuy nhiên số lƣợng ốc mang trƣớc ngày một suy giảm tới mức nghiêm trọng. 3.5.2. Một số định hƣớng quản lý đa dạng sinh học ốc mang trƣớc a. Những thuận lợi khó khăn Rừng ngập mặn hiện nay có diện tích khoảng 3.709,1 ha, chủ yếu do dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Rừng ngập mặn trồng mới phát triển tốt trên dải cát biển cửa sông, nơi lắng đọng vật chất và độ muối biển biến đổi theo thủy triều đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sự cƣ trú và phát triển của các cây ngập mặn. Rừng ngập mặn tạo thành thảm có diện tích lớn tập trung tại khu vực ven biển Thái Thụy tại khu vực các xã Thái Đô, Thái Thƣợng, Thụy Hải, Thụy Xuân và Thụy Trƣờng. Trƣớc đây do nhu cầu phát triển nghề nuôi tôm ồ ạt nên rừng ngập mặn tại khu vực bị tàn phá nhiều. Hiện nay, do các đầm nuôi tôm mang lại hiệu quả không cao nên khu vực này đang thực hiện mô hình đầm nuôi phục hồi sinh thái (trồng các loài thực vật ngập mặn trong đầm để cải tạo). Tại khu vực nghiên cứu, hiện trạng RNM đƣợc thể hiện trong bảng: Bảng 3.13. Tình hình hiện trạng RNM tại KVNC TT Loại hình Hiện trạng Nguồn 1 Rừng ngập mặn Diện tích trồng Những năm gần đây, mỗi năm diện tích Phiếu điều hàng năm rừng ngập mặn của Thái Bình đƣợc tra quản lý phát triển và trồng mới gần 100 ha. cán bộ

83

Diện tích chặt Trong năm 2017 do dự án nâng bãi đê phá biển số 8, thuộc H.Thái Thụy để phát triển công nghiệp - dịch vụ sẽ lấn 320 ha biển làm công nghiệp, trong đó phá bỏ gần 150 ha rừng ngập mặn 2 Đầm nuôi thủy Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ sản phát triển mạnh cả về diện tích và sản lƣợng, đến nay đã tăng trên 4.800 ha với sản lƣợng đạt khoảng 50 - 60 ngàn tấn. 3 Số ngƣời khai 30-40 ngƣời, giảm từ 10-15 ngƣời so Phiếu thác thủy hải với vài năm trƣớc phỏng vấn sản tự ngƣời dân nhiên/ngày

Từ bảng 3.13 ta thấy diện tích rùng ngập mặn ngày càng tăng theo từng năm do việc trồng rừng hàng năm đều đƣợc quan tâm và diễn tích rừng tự nhiên phát tán đặc biệt ngƣời dân đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ đê điều cũng nhƣ là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Đối với diện tích đầm nuôi tôm, ngao thì ngày càng tăng do ngƣời dân tập trung chuyển sang nuôi kiểu công nghiệp vì đem lại cho họ nguồn lợi cao hơn và ổn định hơn, ít chịu tác động của tự nhiên. Sản lƣợng ngƣời dân đi đánh bắt thủy sản (cua , cá..) ngày càng giảm vì nó không đem lại nguồn lợi thu ổn định cho mọi ngƣời. b. Đề xuất định hƣớng quản lý đa dạng sinh học các loài Căn cứ về điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên hiện có và thực trạng công tác quản lý, phát triển tài nguyên của khu vực RNM huyện Thái Thụy (Phụ luc 4). Chúng tôi xin đề xuất một số hƣớng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài ốc mang trƣớc trên địa bàn nhƣ sau:

84

Bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn Tài nguyên RNM của huyện Thái Thụy vốn rất đa dạng và phong phú. Nhƣng do đời sống của dân cƣ khó khăn, hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác, tàn phá tài nguyên rừng diễn ra ồ ạt. Vì vậy giải pháp trong thời gian tới là phải bảo vệ đƣợc các sinh cảnh hiện có, quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Xây dựng các chƣơng trình giám sát và bảo tồn ốc mang trƣớc - Từ thực tiễn hoạt động công tác bảo tồn của RNM cho thấy công tác quản lý ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu đang gặp nhiều khó khăn do thiếu các dữ liệu về diễn biến quần thể vì vậy trong thời gian lâu dài các chƣơng trình giám sát kết hợp với nghiên cứu về ốc mang trƣớc cần đƣợc xây dựng và triển khai tại đây. Số liệu từ chƣơng trình này sẽ là cơ sở khoa học đƣa ra các giải pháp quản lý thích ứng ốc mang trƣớc nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. - Tiến hành điều tra, giám định để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài ốc mang trƣớc trên địa bàn RNM nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài ốc mang trƣớc có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp tạo điều kiện cho các loài ốc mang trƣớc phát triển. - Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho công tác bảo tồn tài nguyên RNM nói chung và loài ốc mang trƣớc nói riêng Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng Để bảo tồn và phát triển loài ốc mang trƣớc trƣớc hết cần bảo vệ điều kiện sống cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng của chúng, những hoạt động khai thác rừng, phát triển kinh tế xã hội, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm đầm nuôi của con ngƣời làm giảm đa dạng sinh học của ốc mang trƣớc, tuy nhiên những hành động này là vô thức, không có chủ ý bởi con ngƣời nơi đây chƣa có hiểu biết nhiều về loài ốc mang trƣớc. Muốn bảo tồn đa dạng sinh học ốc mang trƣớc việc giúp ngƣời dân địa

85

phƣơng và cán bộ có liên quan tiếp cận đƣợc nhƣng kiến thức từ đơn giản đến phức tạp về loài ốc mang trƣớc là cần thiết nhất hiện nay. Nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền các cấp: Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về đa dạng sinh học loài ốc mang trƣớc và bảo tồn thiện nhiên: đào tạo cán bộ có năng lực, có trình độ để truyền đạt các thông tin cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về ốc mang trƣớc và đa dạng sinh học nói chung cho các đối tƣợng làm công tác quản lý có liên quan đến tài nguyên sinh vật, ngƣời dân địa phƣơng. Giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng, nhân dân: Giúp ngƣời dân hiểu giá trị của loài ốc mang trƣớc đem lại đối với đời sống hàng ngày của họ làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng và khai thác tài nguyên ốc mang trƣớc cũng nhƣ có hành động bảo tồn các hệ sinh thái của ngƣời dân, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên. Thông qua các hình thức nhƣ: mở các chuyên mục truyền thông về đa dạng và giá trị của ốc mang trƣớc cho nhân dân thông qua các phƣơng tiện nhƣ phát thanh; tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức. Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu Những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và cho phép quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên ốc mang trƣớc tại khu vực nghiên cứu - Nôi dung các nghiên cứu nên tập trung vào đặc điểm phân bố, tình trạng các quần thể, khả năng chống chịu và thích ứng với mức độ ô nhiễm môi trƣờng, tác động từ các loài ngoại lai, xâm lấn. - Nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận thức về giá trị thực tiễn và lý luận tầm trọng trong sinh thái của ốc mang trƣớc bằng hoạt động điều tra khảo sát trong cộng đồng dân cƣ, các loài phân bố hẹp, loài còn thiếu dữ liệu. Bảo vệ môi trƣờng sống Khai thác rừng ngập mặn làm mất cảnh quan và môi trƣờng sống của nhiều loài động thực vật. Cần phải đảm bảo sự cân băng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù hiện trang môi trƣờng tại khu vực RNM rất đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm nhƣng về khía cạnh đa dạng sinh học thì chƣa đƣợc chú

86

ý nhiều. Cần có những đầu tƣ cho công tác bảo tồn ÐDSH đó chính là đầu tƣ cho xã hội và phát triển bền vững Nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế Những loài ốc mang trƣớc đã đƣợc khai thác và sử dụng phổ biến tại huyện Thái Thụy với mô hình nuôi ốc mang trƣớc đã đƣợc áp dụng tại nhiều khu vực nhƣ xã Hồng Lý huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình phù hợp với điều kiện sống của ngƣời dân tại huyện Thái Thụy vừa giúp bảo tồn đa dạng sinh học ốc mang trƣớc vừa có thể cải thiện đời sống của ngƣời dân.

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Đã xác định tại RNM huyện Thái Thụy có 26 loài ốc mang trƣớc thuộc 15 giống, 11 họ. Trong 11 họ đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, họ Potamididae đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 23,07%) và 2 giống (15,38%). Trong số các loài đƣợc phát hiện, có 2 loài mới đƣợc ghi nhận lần đầu ở khu vực RNM huyện Thái Thụy. - So sánh về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu thì có kết quả: thành phần loài ở khu vực giữa RNM là cao nhất (20 loài), tiếp đến là mép trong RNM (19 loài), mép ngoài RNM (18 loài), bãi đất trồng bần chƣa thành rừng (13 loài) và cuối cùng là ven bờ đê RNM (8 loài). - Về phân bố: Ốc mang trƣớc có số lƣợng loài và mật độ tƣơng đối phong phú trong HST RNM. Chúng phân bố rộng rãi, ở khu vực nền đáy thấp có số loài nhiều nhất (22 loài) chiếm 84,61% tổng số loài thu đƣợc, ở nền đáy trung bình có 12 loài (chiếm 46,15%) và ở nền đáy cao có 12 loài (đạt 46,15%). - Đã tiến hành mô tả và chụp mẫu đối với 26 loài ốc mang trƣớc thu đƣợc tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. - Vai trò của ốc mang trƣớc: Mùa khai thác là vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, sản lƣợng khai thác trung bình 1 ngƣời là từ 5 cân đến 10 cân, giá ốc từ 60.000đ/kg – 230.000đ/kg tùy từng loại và đƣợc thƣơng lái tìm đến thu mua, một phần đƣợc ngƣời dân mang ra chợ bán. - Đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng hợp lý loài ốc mang trƣớc tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 2. Kiến nghị - Cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu các loài ốc mang trƣớc trên toàn tỉnh Thái Bình để phục vụ cho quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Từ đó hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về loài ốc mang trƣớc ở Việt Nam. - Cần nghiên cứu thêm về vai trò của các loài ốc mang trƣớc để có những ứng dụng cho thực tiễn đời sống con ngƣời.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Cục Thống kê Thái Bình (2016). Niên giám th ng kê tỉn T Bìn năm 2015 2. Nguyễn Xuân Dục, 1995. Động vật y vùn ửa sông ven biển Hà Nam Ninh. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. NXB KH & KT Hà Nội 1995. Trg : 281-284. 3. Hoàng Ngọc Khắc, 2001. B u nghiên c u về thành ph n o , ặ ểm phân b của một s n m ộng vật y tron rừng ngập mặn Giao L c, Giao Thuỷ, N m Đ nh. Luận án Thạc sĩ khoa học Sinh học: 109 tr. 4. Đỗ Văn Nhƣợng, 1996. Dẫn liệu bổ sung về thành ph n Động vật y rừng ngập mặn C n Giờ, thành ph Hồ Chí Minh. TBKHĐHSP Hà Nội (5), 1996: 32-41. 5. Đỗ Văn Nhƣợng, 2000. Các kết quả nghiên c u b u về n m ộng vật y ở rừng ngập mặn Thái Thuỵ, Thái Bình. Thông báo khoa học số 4. Trƣờng ĐHSP - ĐHQG Hà Nội: 86-96. 6. Đỗ Văn Nhƣợng & Hoàng Ngọc Khắc (2003), Một s kết quả nghiên c u về thân mềm chân bụng (Gastropoda) và thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện N ĩ H n , N m Đ nh. 7. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc, 2005. Đ d n ộng vật y ở rừng ngập mặn ven biển phía bắc Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb KH&KT.:1007-1009. 8. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc, 2010. Động vật y tron ệ snh thái rừng ngập mặn ven biển huyện T n Y n v Đ m Hà tỉnh Quảng ninh. Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tập 26(2S). 192-199. 9. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc & Nguyễn Văn Thƣờng (2014), Động vật y (Crust e , G stropod v B v v ) tron ệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Thƣờng & Trƣơng Quốc Phú (2003), G o trìn n o i II (Giáp xác và nhuyễn thể), Trƣờng đại học Cần Thơ

89

11. Phạm Đình Trọng, 1996. Động vật y tron ệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển phía Tây Bắc v nh Bắc Bộ. Luận án PTS khoa học Sinh học:13-96 II. Tài liệu nƣớc ngoài 12. Allen Gerald R., 2000. Marine Life of the Pacific and Indian Oceans. Periplus Edition Ltd. Hongkong: 42-48. 13. Apte Deepark, 1998. The book of Indian shells. Bombay Natural History Society: 1-103 14. Capenter Kent E., et al., 1998. The living marine resources of the western central Pacific.Vol.1. Food and Argriculture Organization of the United Nations, Rome: 123-685. 15. Dance S.P., 1992: Shells. A DK Publishing book: 1-256. 16. Nora F.N.Tam and Y.S.Wong, 2000: Field giude to Hong Kong Mangrove. City University of Hong Kong press. 17. Snedaker, S.C., and I.G.Snedaker, 1984: The Mangrove ecosystem: Research method. On behalf of the Unesco/scor working Group 60 on Mangrove Ecology. Unesco pp: p. 145-161. 18. Sowerby G. S., 1990. Shells of the world. Bracen Books London: 1-139