Đa Dạng Thành Phần Loài Cá Tại Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh Và Phụ Cận
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH VÀ PHỤ CẬN HOÀNG ANH TUẤN, TRỊNH VĂN CHUNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 1063/QĐ-KHCNQG, ngày 6 tháng 8 năm 1999, nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông và phía Nam giáp hang dơi, thôn Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh. Phía Tây giáp vùng đệm VQG Tam Đảo. Với hệ động vật phong phú với 26 loài thú, 109 loài chim, 27 loài Bò sát - Ếch nhái và 1.088 loài côn trùng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần loài cá tại nơi đây. Để góp phần đánh giá giá trị sinh học và giá trị đa dạng nguồn gen, bài báo này công bố danh mục thành phần loài cá của Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh dựa trên số mẫu đã thu thập và phân tích trong năm 2013. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại các thủy vực thuộc địa bàn Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và phụ cận trong đó suối chính là suối Quân Boong. Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 3 năm 2013. 1. Phƣơng pháp thu thập mẫu vật Mẫu vật được thu trực tiếp bằng các loại ngư cụ khác nhau như: lưới, vợt. Mẫu vật sau khi thu thập được chụp ảnh và đeo thẻ (ghi rõ thời gian và địa điểm thu mẫu) ngay tại hiện trường sau đó được xử lý và định hình bằng dung dịch formaline 5% (J.Freyhof & D.V. Serov, 2000) và được chuyển về phân tích, định loại và được bảo quản tại phòng Sinh học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Mẫu vật sau khi mang về phòng thí nghiệm sẽ được phân tích, định loại theo phương pháp so sánh hình thái của Pravadin (Pravadin, 1963). Việc định loại chủ yếu dựa trên các tài liệu của M. Kottelat (2001); J. Freyhof & Serov (2001); Rainboth (1996); Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005). Trình tự các bộ, họ được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschmeyer (Eschmeyer, 1998). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Danh lục và cấu trúc thành phần loài Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được tổng số 132 mẫu cá. Dựa trên cơ sở phân tích các mẫu cá đã thu thập được chúng tôi đã ghi nhận được 19 loài thuộc 18 giống, 13 họ và 5 bộ (Bảng 1). Dẫn liệu từ Bảng 1 và bảng 2 cho thấy cấu trúc thành phần loài cá khu vực nghiên cứu như sau: - Về bậc họ đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 4 họ (chiếm 30,7% tổng số họ), bộ cá Chép (Cypriniformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) với 3 họ (chiếm 23,1% tổng số họ), tiếp đến là bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) với 2 họ (chiếm 15,4% tổng số họ), bộ cá Kìm (Beloniformes) có số loài ít nhất với 1 họ (chiếm 7,7% tổng số họ). 966 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Bảng 1 Danh lục thành phần loài cá tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh STT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN Giá trị I. CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP Redlist kinh tế 3.2015 (1) Cyprinidae Họ cá Chép 1 Parazacco spilurus (Günther, 1868) Cá Chuôn bụng sắc DD 2 Puntius semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đòng đong LC 3 Acheilognathus barbatulus Günther, 1873 Cá Thè be LC 4 Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1927 LC 5 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) Cá Chép + 6 Cyprinus auratus (Linnaeus, 1758) Cá Diếc + (2) Cobitidae Họ cá Chạch 7 Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) Cá Chạch bùn LC + 8 Cobitis sp. Cá Chạch hoa (3) Nemacheilidae Họ cá Chạch suối 9 Schistura sp. Cá Chạch suối II. SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO (4) Bagridae Họ cá Lăng 10 Hemibagrus pluriradiatus (Vaillant, 1892) Cá Lường LC + (5) Siluridae Họ cá Nheo 11 Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, Cá Thèo LC + (6) Clariidae1840) Họ cá Trê 12 Clarias fuscus (Lacepède, 1803) Cá Trê III. BELONIFORMES BỘ CÁ KÌM (7) Adrianichthyidae Họ cá Sóc 13 Oryzias latipes (Temminck & Schlegel, 1846) Cá Sóc nhật bản LC IV. SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG (8) Synbranchidae HLIọỀ LươnN 14 Monopterus albus (Zuiew, 1793) Lươn Đồng LC + (9) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 15 Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) Cá Chạch sông LC + V. PERCIFORMES BỘ CÁ VƢỢC (10) Eleotridae Họ cá Bống đen 16 Eleotris fusca (Forster, 1801) Cá Bống đen nhỏ LC (11) Gobiidae Họ cá Bống trắng 17 Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) Cá Bống đá khe LC (12) Osphronemidae Họ cá Tai tƣợng 18 Macropodus opercularis (Linnaeus, 1788) Cá Đuôi cờ thường LC (13) Channidae Họ cá Chuối 19 Channa gachua (Hamilton, 1822) Cá Lóc suối LC Tổng số 14 7 Chú thích: IUCN 2013: LC: ít lo ngại, DD: chưa đủ dữ liệu. 967 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Bảng 2 Tính đa dạng về bậc họ, loài của 5 bộ cá tại các thủy vực thuộc Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh Đa dạng về Đa dạng về STT Tên Việt Nam Tên khoa học n Bậc Họ% nb ậc Loài% 1 Bộ cá Chép Cypriniformes 3 23,1 9 47,4 2 Bộ cá Nheo Siluriformes 3 23,1 3 15,8 3 Bộ cá Kìm Beloniformes 1 7,7 1 5,3 4 Bộ cá Mang liền Synbranchiformes 2 15,4 2 10,5 5 Bộ cá Vược Perciformes 4 30,7 4 21,1 Tổng Cộng 13 100 19 100 Chú thích: n là số lượng (họ hoặc loài) - Về bậc loài đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 9 loài (chiếm 47,4% tổng số loài), tiếp đến là bộ cá Vược với 4 loài (chiếm 21,1% tổng số loài), bộ cá Nheo (Siluriformes) với 3 loài (chiếm 15,8% tổng số loài), bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) với 2 loài (chiếm 10,5% tổng số loài), cuối cùng là bộ cá Kìm (Beloniformes) có số loài ít nhất với 1 loài (chiếm 5,3% tổng số loài). Trong 16 loài cá đã thu thập được có 1 loài thuộc giống cá Chạch (Cobitis sp.) trong họ cá Chạch (Cobitidae) và 1 loài cá Chạch suối (Schistura sp.) chưa định loại được đến loài bằng các tài liệu hiện có. 2. Các loài có giá trị kinh tế Theo tiêu chí của Bộ Thủy sản Việt Nam (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996), nghiên cứu này đã xác định được 7 loài cá có giá trị kinh tế (chiếm 36,8% tổng số loài). Trong đó có 4 loài có giá trị kinh tế cao là: Lươn đồng (Monopterus albus), cá Chạch sông (Mastacembelus armatus), cá Chép (Cyprinus caprio) và cá Trê (Clarias fuscus). Ngoài ra nghiên cứu cũng đã xác định được 1 loài có giá trị làm cảnh là cá Đuôi cờ (Macropodus opercularis). 3. Các loài cá quý hiếm Dựa theo tiêu chí đánh giá của IUCN (3.2015), nghiên cứu đã xác định được 13 loài cá xếp ở mức LC (ít lo ngại) và 1 loài chưa đủ dữ liệu để đánh giá. Không có loài nào nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Việt Nam (2007). Tình trạng khai thác nguồn lợi cá bừa bãi bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt như kích điện, nổ mìn, các hoạt động chăn thả gia súc, làm nương rẫy đã làm suy giảm nhanh chóng số lượng các loài thủy sinh vật đặc biệt là các loài cá suối. Sự có mặt của các loài cá này có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học trong đánh giá tính Đa dạng sinh học tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh. Do đó chúng cần được bảo vệ phục hồi và phát triển. III. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá tại các thủy vực trên địa bàn Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và phụ cận đã xác định có 19 loài cá thuộc 13 họ và 5 bộ. Trong đó đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 9 loài (chiếm 47,4%), bộ có số loài ít nhất là bộ cá Kìm (Beloniformes) với 1 loài (chiếm 5,3%). Trong 19 loài cá đã ghi nhận được có 7 loài cá có giá trị kinh tế (chiếm 36,8% tổng số loài). Theo IUCN (3.2015) nghiên cứu đã xác định được 13 loài cá xếp ở mức LC (ít lo ngại), 1 loài 968 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 xếp ở mức DD (chưa đủ dữ liệu). Không có loài cá nào nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Việt Nam (2007). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Hảo, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1. Nxb.