Đại Toàn Thiện Tự Nhiên (Nyoshul Khenpo)

Total Page:16

File Type:pdf, Size:1020Kb

Đại Toàn Thiện Tự Nhiên (Nyoshul Khenpo) ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN NYOSHUL KHENPO 1 NỘI DUNG Lời nói đầu của nhà xuất bản Mở đầu – Tự Do và Thong Dong: Một Bài Ca Kim Cương Tự Phát, Lama Gendun Rinpoche 1. Một kẻ lang thang chứng ngộ: Một phác họa tiểu sử Giáo lý GIÁO LÝ 2. Phật Pháp Căn Bản: Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan 3. Bạn là Đại Viên Mãn: Một lời dạy về Bồ đề tâm Tương đối và Tuyệt đối vào dịp Ẩn cư hai tháng ở Hoa Kỳ 4. Nền Tảng, Con Đường và Quả: Những chỉ dạy Bản Tánh-Tâm về Tri Kiến, Thiền Định và Hành Động của Dzogchen, Đại Viên Mãn Vốn Sẵn Đủ 5. Đại Viên Mãn và Phật giáo Tây Tạng: Một giảng dạy ở Cambridge, Masschusetts Bài Ca và Bình Giải BÀI CA VÀ BÌNH GIẢI 6. Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ Tán Thán tánh Không, từ Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài 7. Bình Giải của Khenpo về “Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ tán thán tánh Không” 8. Tấm Gương Kim Cương của Tỉnh Giác: Một bài ca tự phát 9. Bài ca Kim Cương của Chỗ Ẩn Tu Công Viên Nai. 10. Bài ca Như Huyễn: Lá Thơ Giáo Huấn của Khenpo Jamyang Dorje gởi cho các đệ tử. 11. Một Bài Ca Ngẫu Phát cho Damchư Zangmo: 2 Tâm Yếu Thiêng Liêng của Những Giáo Huấn Cốt Lõi 12. Ý Nghĩa Thiết Yếu Lịch Sử LỊCH SỬ 13. Dòng Đại Viên Mãn của Nyoshul Khenpo Lama Surya Das Thuật ngữ Chú thích Một Lời Cầu Nguyện Trường Thọ cho Nyoshul Khenpo Rinpoche của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche 3 Lời nói đầu của Nhà Xuất Bản Có thể nói một cách không sai lầm, Đại viên mãn (Dzogchen) và Đại Ấn (Mahamudra) là Thiền Tây Tạng. Chúng ta đã từng biết đến Thiền Việt nam, Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản, nhưng quả thật chúng ta biết rất ít về Dzogchen, Tối Thượng Thừa, thừa Tối Cao trong sự phân định chín thừa của Cổ phái Nyingma Tây Tạng. Với Kiến (cái thấy, tri kiến), Thiền (thiền định) và Hành (hành động sống tương ưng với chân lý) để hoàn toàn chứng ngộ Phật tánh là đã trọn vẹn con đường đốn ngộ tiệm tu (hay diệu tu) của Thiền Việt Nam và Trung Hoa. Trạng thái tự nhiên của Đại viên mãn và Đại Ấn đích thị là “Bình thường Tâm thị Đạo” của Thiền Tông. Tổng quát là vậy, nhưng chắc chắn Đại viên mãn Dzogchen sẽ giúp chúng ta nhiều điều mới lạ do bởi con đường đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng. Ngay trong phần tiểu sử những vị Tổ Đại viên mãn trong sách này, chúng ta cũng tìm thấy những cách thực hành quý báu của một hành giả trước và sau ngộ như thế nào. Hơn nữa, còn có những lời tiên tri mà khởi đầu là của Padmasambhava cho đến các đạo sư hiện tại về sự phát triển rộng rãi của Đại viên mãn ở Tây phương và sự ích lợi của nó nổi bật trong thời mạt pháp. Đặc biệt là tính rộng rãi và công khai so với các tantra đòi hỏi một sự trao truyền riêng tư nghiêm ngặt (xem Một Con Đường Lồng Lộng Đến Tự Do – Gyatrul Rinpoche, chương Ati Yoga – Kim Cương dịch, NXB Thiện Tri Thức). Việt Nam xưa nay vẫn tự xem mình là nơi hội tụ của những nền văn hóa. Chúng ta vẫn thường nói đây là nơi hội tụ xưa kia là văn hóa Ấn-Hoa, và nay có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa trên căn bản nội lực của mình đó, mà sự hiểu biết thêm những tinh hoa của nền văn hóa thuần túy Phật giáo của Tây Tạng là một điều bổ ích. Hơn nữa, chúng ta đều biết Thiền tông là dòng chảy 4 chính trong mạng mạch của Phật giáo Việt Nam, thì sự hiểu biết thêm về Thiền Đại viên mãn của Tây Tạng sẽ là một điều tốt đẹp hun đúc cho sinh lực của dòng chảy ấy. Trong ý nghĩa đó, chúng tôi xin được giới thiệu cùng độc giả cuốn Đại Viên Mãn Tự Nhiên, phát xuất từ dòng thiền cổ sơ nhất của Phật giáo Tây Tạng, Ati Yoga hay Dzogchen, pháp thiền cao nhất của Guru Padmasambhava, vị cha khai sanh ra Phật giáo Tây Tạng. Tháng 3 năm 1999 Kỷ niệm 700 năm ngày vua Trần Nhân Tông về Yên Tử xuất gia và lập nên phái Thiền Trúc Lâm. Nhà xuất bản Thiện Tri Thức. 5 Mở Đầu Tự Do và Thong Dong: Một Bài Ca Kim Cƣơng Tự Phát Thượng tọa Lama Gendun Rinpoche Hạnh phúc không thể được tìm thấy qua cố gắng và ý chí lớn lao, mà đã sẵn hiện tiền, trong sự buông xả trống trải và để mặc. Chớ có ráng sức, không có cái gì để làm hay không làm. Cái gì chốc lát khởi lên trong thân tâm không có chút quan trọng thực sự nào, không có chút thực tại nào. Tại sao đồng hóa với, và trở nên bám chấp vào nó, đặt phán xét lên nó và lên chính chúng ta? Tốt hơn là đơn giản để cho toàn bộ trò chơi xảy ra riêng phần nó, khởi lên và lặng xuống như những cơn sóng – không biến đổi hay mó tay vào bất cứ cái gì – và nhận thấy mọi sự tan biến và lại xuất hiện như thế nào, trở đi trở lại như huyễn thuật, thời gian không có lúc chấm dứt. Chỉ sự tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta Đã ngăn cản chúng ta thấy nó. Nó giống như một cầu vồng sống động bạn theo đuổi mà không bao giờ nắm bắt được, 6 hay như một con chó rượt theo cái đuôi của mình. Dù an lạc không hiện hữu như một sự vật và nơi chốn hiện thực, nó luôn luôn hiện tiền và đi cùng bạn mỗi một phút giây. Chớ tin vào thực tại của những kinh nghiệm tốt xấu, chúng như khí hậu phù du của ngày hôm nay, như những cầu vồng trong bầu trời. Muốn nắm bắt cái không thể nắm bắt, bạn tự làm kiệt sức mình vô ích. Ngay khi bạn mở trống và buông xả nắm tay siết chặt của sự bám nắm này, không gian vô biên là ở đấy – rỗng rang, mời mọc và thoải mái tiện nghi. Hãy dùng lấy cái trống rộng này, cái tự do và thoải mái tự nhiên này. Chớ tìm cái gì khác hơn nữa. Chớ đi vào rừng rậm um tùm tìm kiếm con voi Giác ngộ vĩ đại, nó vốn đã an nhiên trong nhà ở trước lò sưởi của bạn. Không có gì để làm hay không làm, không có gì để động sức, không có gì để muốn, và không có gì thiếu sót, trệch sai – Emaho! Kỳ diệu! Mọi sự xảy ra tự chúng. Gedun Rinpoche là một lama Kagyu trưởng, trụ trì và vị thầy ẩn tu của Tu Viện Dakpo Kagyu Ling ở Dordogne, Pháp, nơi bài thơ này được dịch ra từ tiếng Tây Tạng. 7 1 Một Kẻ Lang Thang Chứng Ngộ Một phác họa tiểu sử Đây hoàn toàn không phải là một namthar – một tiểu sử tâm linh – nó chỉ là một chuỗi những chuyện rủi ro. Tôi sinh ở miền đông Tây Tạng năm 1932. Cha tôi là một kẻ cướp lang thang, một kẻ cướp đường. Ông ta đánh đập, cướp giật và ngay cả giết người. Tôi thực sự không biết cha tôi, vì ông đã bỏ gia đình khi tôi còn rất nhỏ. Cha tôi giống như người các bạn thấy trong phim cao bồi, sống ngoài luật lệ trên lưng ngựa. Ông thường sống trong những miền hoang dã xứ Kham, miền đông Tây Tạng. Trong gia đình tôi có ba trai và bảy gái. Hai người anh tôi thì rất mạnh và thô lỗ, như cha vậy; ông cũng rất yêu quý hai đứa con cứng rắn này. Tôi là đứa thứ ba, có hơi yếu đuối và nhút nhát. Cha tôi thường chê tôi, nói rằng tôi giống một đứa con gái và chẳng được gì. Cha tôi dạy các con mình chiến đấu, nhưng những đứa con gái và tôi không thích lắm sự đánh nhau, cho nên cha chúng tôi không để ý đến chúng tôi. Mẹ tôi là một tâm hồn dịu dàng và từ ái, một con người mộ đạo, với nhiều kiên nhẫn và chịu đựng. Bà có những ước mong thành thật thực hành Pháp, dù bà có quá nhiều con và nhiều chuyện để đối phó trong nhà. Bà nuôi hy vọng lớn lao rằng tôi sẽ đáp ứng những ước mong về Pháp của bà, bởi vì tôi giống bà ở tính cách dịu dàng và từ ái. Mẹ tôi tự bằng lòng với những phần thưởng đơn giản của đạo đức, cầu nguyện và sự hiến mình cho gia đình. Bà nội tôi, mẹ của người cướp đường, cũng thuần thành. Bà là một đệ tử không thường xuyên của đại sư Đại viên mãn Nyoshul Lungtok Nyima, người là đệ tử ruột của Patrul Rinpoche. Rất say mê Pháp và thực hành, bà không học nhiều nhưng đã nhận những giáo lý rồi thực hành và hiểu chúng, như thế chuyển hóa bản chất bà.
Recommended publications
  • Proquest Dissertations
    Forging a Buddhist Cinema: Exploring Buddhism in Cinematic Representations of Tibetan Culture by Mona Harnden-Simpson B.A. (Honours), Film Studies, Carleton University A thesis submitted to the Faculty of Graduate Studies and Research in partial fulfillment of the requirements for the degree of Master of Arts In Film Studies Carleton University Ottawa, Ontario August 23, 2011 Library and Archives Bibliotheque et 1*1 Canada Archives Canada Published Heritage Direction du Branch Patrimoine de I'edition 395 Wellington Street 395, rue Wellington OttawaONK1A0N4 OttawaONK1A0N4 Canada Canada Your file Votre reference ISBN: 978-0-494-83072-7 Our file Notre reference ISBN: 978-0-494-83072-7 NOTICE: AVIS: The author has granted a non­ L'auteur a accorde une licence non exclusive exclusive license allowing Library and permettant a la Bibliotheque et Archives Archives Canada to reproduce, Canada de reproduire, publier, archiver, publish, archive, preserve, conserve, sauvegarder, conserver, transmettre au public communicate to the public by par telecommunication ou par I'lntemet, preter, telecommunication or on the Internet, distribuer et vendre des theses partout dans le loan, distribute and sell theses monde, a des fins commerciales ou autres, sur worldwide, for commercial or non­ support microforme, papier, electronique et/ou commercial purposes, in microform, autres formats. paper, electronic and/or any other formats. The author retains copyright L'auteur conserve la propriete du droit d'auteur ownership and moral rights in this et des droits moraux qui protege cette these. Ni thesis. Neither the thesis nor la these ni des extraits substantiels de celle-ci substantial extracts from it may be ne doivent etre imprimes ou autrement printed or otherwise reproduced reproduits sans son autorisation.
    [Show full text]
  • Films and Videos on Tibet
    FILMS AND VIDEOS ON TIBET Last updated: 15 July 2012 This list is maintained by A. Tom Grunfeld ( [email protected] ). It was begun many years ago (in the early 1990s?) by Sonam Dargyay and others have contributed since. I welcome - and encourage - any contributions of ideas, suggestions for changes, corrections and, of course, additions. All the information I have available to me is on this list so please do not ask if I have any additional information because I don't. I have seen only a few of the films on this list and, therefore, cannot vouch for everything that is said about them. Whenever possible I have listed the source of the information. I will update this list as I receive additional information so checking it periodically would be prudent. This list has no copyright; I gladly share it with whomever wants to use it. I would appreciate, however, an acknowledgment when the list, or any part, of it is used. The following represents a resource list of films and videos on Tibet. For more information about acquiring these films, contact the distributors directly. Office of Tibet, 241 E. 32nd Street, New York, NY 10016 (212-213-5010) Wisdom Films (Wisdom Publications no longer sells these films. If anyone knows the address of the company that now sells these films, or how to get in touch with them, I would appreciate it if you could let me know. Many, but not all, of their films are sold by Meridian Trust.) Meridian Trust, 330 Harrow Road, London W9 2HP (01-289-5443)http://www.meridian-trust/.org Mystic Fire Videos, P.O.
    [Show full text]
  • Primer Festival Internacional De Cine Budista De La Ciudad De M
    RE B NOVIEM INE BUDISTA INE C - 9 RE B OCTU 30 NTERNACIONAL DE NTERNACIONAL ÉXICO I M P RO G RAMA FESTIVAL FESTIVAL IUDAD DE C www.ibff2008mexico.org RIMER PRIMERP FESTIVALDE LA INTERNACIONAL DE C INE BUDISTA DE LA C I U D A D D E M ÉXICO 2008 / OCTU BRE 3 0 - NOVIEM BRE 9 THE OFFICE OF TIBET 241 EAST 32ND STREET, NEW YORK, NY 10016 Jueves, Agosto 14, 2008. Quisiera apoyar y encomendar los esfuerzos del Primer Festival Internacional de Cine Budista de la Ciudad de México, ya que presenta una serie de películas y conferencias que resaltan la relevancia de la filosofía budista para el mundo presente. Uno puede ver claramente el papel de la estética en la diseminación y entendimiento de las enseñanzas budistas tanto en la música tradicional como en las artes visuales. Esos métodos fueron alentados desde los días de los grandes maestros de Nalanda y Tíbet. Hoy la tecnología nos ha permitido crear nuevas herramientas para el aprendizaje y para compartir ideas. Los medios electrónicos han emergido como los nuevos métodos de comunicación entre las masas, una simple imagen o sonido puede evocar sentimientos profundos de intimidad que compartimos como raza humana. Quiero felicitar al IBFF, a la Fundación Prajnopaya, la Fundación Samaya, Garuda y a todos los organizadores en México por emprender la maravillosa tarea de construir puentes entre culturas a través del cine y conferencias. Que todas sus aspiraciones para crear una Cultura de Paz sean alcanzadas. Con mis mejores deseos, Tsewang Phuntso Liaison Officer - Latin America Tel.: (212) 213-5010 www.tibetoffice.org E-mail: [email protected] Fax: (212) 779-9245 PRIMER FESTIVAL INTERNACIONAL DE C INE BUDISTA DE LA C I U D A D D E M ÉXICO 2008 / OCTU BRE 3 0 - NOVIEM BRE 9 3 INTRODUCCIÓN “Mirar afuera es soñar, mirar al interior es despertar” C.G.
    [Show full text]
  • 1 Potala Dharma Library a Treasury of Wise Action, Jataka Tales Of
    Potala Dharma Library A Treasury of Wise Action, Jataka Tales of Compassion and Wisdom, Berkely, CA: Dharma Publishing, 1993 Armstrong, K. Buddha, New York: Penguin Group, 2001 Avedon, J. F., Meyer, F., Bolsokhoeva, N. D., Gerasimova, K. M., Bradley, T. S., The Buddha’s Art of Healing, Tibetan Paintings Rediscovered, New York, Rizzoli, 1998 Bachelor, St., Living with the Devil, A Meditation on the Good and Evil, New York: Riverhead Books, 2004 Bercholz, S. & Kohn, S. C., The Buddha and His Teachings, Boston: Shambala, 2003 Binder Schidt, M. The Dzogchen Primer, Boston & London: Shambala, 2002 Blofeld, J., Mantras, Sacred Words of Power, London: Mandala Books, 1978 Blofeld, J. The Tantric Mysticism of Tibet, New York: E. P. Dutton, 1970 Blofeld, J. The Tantric Mysticism of Tibet, Boston: Shambala, 1987 Blofeld, J. The Wheel of Life, Boulder: Shambala, 1972 Bodhi, Bhikku, In the Buddha’s Words, An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Boston: Wisdom Publications, 2005 Boorstein, S. Pay Attention for Goodness’ Sake, New York: Ballantine Books, 2002 Brown, M. The Dance of 17 Lives, New York and London: Bloomsbury Publishing, 2004 Candrakirti, Acarya & Gedun-drup, Gyelwa, Introduction to the Middle Way, Swansea: Dhatu, 2003 Carus, P. Gospel of Buddha, Tucson: Omen Communications Inc., 1972. Chah, Ven. Ajahn, A Taste of Freedom, Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 1982 Chang, Garma, C.C., The Hundred Thousand Songs of Milarepa, New York: Harper & Row, Publishers, 1962 Chih-hsu Ou-I, The Buddhist I Ching, Boston & London: Shambala, 1994 Conze, E., Buddhist Wisdom, The Diamond Sutra and the Heart Sutra, New York: Vintage Books, 1958 1 Conze, E., Buddhist Wisdom Books, The Diamond Sutra and the Heart Sutra, London: George Allan & Unwin, 1975 Cornu, P.
    [Show full text]
  • Chokling Tersar Times Spring 2008 Issue #11 Chokyi Nyima Rinpoche Remembers the Early Days in America
    10th Anniversary of Gomde Issue Chokling Tersar Times Spring 2008 Issue #11 Chokyi Nyima Rinpoche Remembers the Early Days in America remember my father Tulku Urgyen Rinpoche telling me it I would be very good to have a center in America. I had been to America once with him before, in 1981. By my next visit 14 years later in 1995, many people among our American sangha were already saying, “Let’s search for land.” That year and in 1997 I was mainly giving small teachings at private residences, like the home of Brigid Ryan’s sister Micki and her husband Geary Coats in Carmel. While I was there, we started looking through real estate ads, and went to check out a few places in the area of Big Sur. The problem was, the places we went to look at were so expensive—one was by the ocean, and its buildings even had copper roofs. Another place was actually at Lama Tsultrim Sangpo on the Sangha House deck, Summer 2007 a hot springs. Not only were they very pricy, they were also difficult to get to. So then we went back to the researching. Eventually, Scott and Onju Updegrave took charge of the search, looking every place they could: every real estate ad and bulletin board notice they saw. Gomde Turns Ten! On my trip to America in 1997, Onju showed me a stack of places we Like bubbles, like a dream, like a mirage, like a magician’s should consider. Among them was a printout of a description of the illusion—this is how the Buddha has taught us to view all place in Leggett.
    [Show full text]
  • The Life of Chokgyur Lingpa
    The Life of Chokgyur Lingpa as told by Orgyen Tobgyal Rinpoche translated by Tulku Jigmey Khyentse and Erik Pema Kunsang Rangjung Yeshe Publications The Life of Chokgyur Lingpa A BRIEF BIOGRAPHY The Dharma was first introduced to Tibet by King Lha Totori then further established during the reign of King Songtsen Gampo. Later, King Trisong Deutsen benefited Tibet greatly by inviting many great masters such as Guru Rinpoche, Vimalamitra, and others so that the Dharma became very widespread. Trisong Deutsen had three sons. The second, Lhasey Lotsawa, also known as Murub Tsenpo, was later reborn thirteen times as a tertön. The great tertön Terchen Chokgyur Lingpa was the last of these incarnations. Chokgyur Lingpa was born in Nangchen, a province of Kham in eastern Tibet. His family name was Kyasu. His father was called Pema Wangchuk and his mother Tsering Yangtso. Born in the year of the Ox, auspicious signs must have occurred at the time of his birth, but there is nothing clearly stated about such occurances. His first name, given by his parents, was Norbu Tendzin. As a boy, he herded the cattle. One day at a place named Manika he met a lama in the form of an Indian mendicant (atsara) who asked him what his name was. “My name is Norbu Tendzin,” he answered. “What is this place called?” “Manika,” he said. “What is the name of this valley?” “It is called Arya Nang,” he answered. “That is very auspicious,” the Indian mendicant declared, “You will become quite well- known in this world.” The mendicant was Guru Rinpoche.
    [Show full text]
  • Life and Legacy of Guru Padmasambhava Celebrating 50 Years of India-Bhutan Friendship
    Conference and Exhibition on Life and Legacy of Guru Padmasambhava Celebrating 50 Years of India-Bhutan Friendship 1 Conference on Life and Legacy of Guru Padmasambhava 29 – 30 January 2019 Seminar Rooms I to III and Art Gallery Kamaladevi Complex, India International Centre 40 Max Mueller Marg New Delhi 110003 Organised by India International Centre,Centre for Escalation of Peace and Sahapedia 2 About the Organizers Centre for Escalation of Peace India International Centre The Centre for Escalation of Peace (CEP) takes the view that peace is not just the absence of war. Peace cannot be taken for granted; constant effort The India International Centre was founded with a vision for India, and is required to enhance it as an anchor in a sea of rapid and far-reaching its place in the world: to initiate dialogues in a new climate of amity, strategic and socio-economic change. As such, peace must not merely be understanding and the sharing of human values. India is ideally located as sustained, but escalated through various strategies and tactics akin to the a meeting point between the East and West. In the words of its Founder- pursuit of victory during war. President, Dr. C.D. Deshmukh, this institution was designed to be a meeting of minds, a place where “various currents of intellectual, political and With that in mind, the CEP has continuously sought to create platforms economic thought could meet freely”. The Centre provides a forum for active and establish programmes that encourage the free exchange of ideas across dialogue, serving as a “bridge” for cultures and communities from all over borders, with a distinct focus on empowering young minds.
    [Show full text]
  • Here Are Cess, Or Otherwise, of Our Practice Sometimes Very Graphic
    PURIFICATION: Dreams, Aches, Turbulence and Other Signs of Progress by ROB PREECE Just as Jung recognized that the greater need to receive some kind find these images interesting be- psyche's way of revealing itself is of approbation that tells us we cause we can gradually learn to History of the Karmapas through dreams, so too in the Ti- are worthy or that we have spiri- read their meaning and apply it betan tradition, dreams are often tual qualities. to our life. Purification dreams considered a way of discovering Looking for signs of the suc- can be extremely diverse and Recognizing a Tulku the effect of practice. There are cess, or otherwise, of our practice sometimes very graphic. I recall even texts, referred to during the may not be particularly useful. someone in retreat saying how for the discovery of his future in- giving of empowerments, which However, as we do Buddhist she had looked down at her right Most of us know that tulkus carnation, or tulku. Writing such describe the kinds of dreams practice, we will inevitably have leg; a split opened up in it and are recognized as reincarna- a letter, which was sometimes meditators may have. In the case some experiences that do reflect exuded a mass of little insectlike tions of specific masters, but transmitted orally to a trusted of tantric practice, it is even sug- the effect of purification in par- creatures. She was horrified un- we may not know the begin- disciple, then became one of the gested that sometimes medita- ticular. It is clear from my own til she realized this image might nings of the tulku "system." methods for recognizing the Kar- tors should continue a particular experience of this, however, that actually symbolize that some- Here's the story, along with a mapas.
    [Show full text]
  • Enlightenments: the Interpretation of Tibetan Buddhism on Screen
    Journal of Religion & Film Volume 20 Issue 1 The 2015 International Conference on Religion Article 19 and Film in Istanbul 1-4-2016 Enlightenments: The nI terpretation of Tibetan Buddhism on Screen Andronika M. Martonova Institute for Art Studies, Bulgarian Academy of Science, [email protected] Recommended Citation Martonova, Andronika M. (2016) "Enlightenments: The nI terpretation of Tibetan Buddhism on Screen," Journal of Religion & Film: Vol. 20 : Iss. 1 , Article 19. Available at: https://digitalcommons.unomaha.edu/jrf/vol20/iss1/19 This Article is brought to you for free and open access by DigitalCommons@UNO. It has been accepted for inclusion in Journal of Religion & Film by an authorized editor of DigitalCommons@UNO. For more information, please contact [email protected]. Enlightenments: The nI terpretation of Tibetan Buddhism on Screen Abstract The iT bet Buddhist tradition is a specific system for a vertical and horizontal transmission of the culture of one generation to the next. This transmission is realized through a relevant training or initiation. The holy text has an absolute value, while its further hermeneutic development in the way of interpretations and comments is a priori viewed as secondary, complementary and commenting. The cinema art is a kind of modern, interpretative commentary of Buddhism. Through the audio-visual media the religious transmissions have been delivered, transformed and incorporated in new forms, utilizing the semiotic power of the cinema language. The proposed paper examines three very different films which articulate various views of Tibetan Buddhism, its sacral continuum, symbolism, and being on the screen. In these case studies the interpretation of religious narrative is determinate as a process of gradual transformation.
    [Show full text]
  • Drops of Nectar
    I Drops of Nectar Khenpo Kunpal’s Commentary on Shantideva’s Entering the Conduct of the Bodhisattvas Volume One Version: February 2004 II III Śāntideva’s Bodhisattva-caryāvatāra according to the tradition of Paltrül Rinpoche Commentary by Khenpo Kunpal Chapter One With Oral Explanations by Dzogchen Khenpo Chöga Volume One Compiled and translated by Andreas Kretschmar Edited by Judith S. Amtzis and John Deweese IV Copyright and Fair Usage Notice Copyright © Andreas Kretschmar 2003. All rights reserved. The translations and commentaries of the Bodhisattva-caryāvatāra are made available online as a gift of dharma. They are being offered with the intent that anyone may download them, print them out, read and study them, share them with friends, and even copy and redistribute the files privately. Still, the following must be observed: • The files may be copied and given to others privately provided that no fee is charged for them. • Other web-sites are encouraged to link to this page. However, the files may only be put up for distribution on other sites with the personal permission of Andreas Kretschmar. • Neither the files nor their content are in the public domain; the copyright for both remains with the translator, Andreas Kretschmar. • In accord with standard copyright law, you may use reasonable portions of these files for your own work, publication or transla- tions. If you do use them in that way, please cite these files as if they were printed books! Please make it clear in your work which portions of your text come from our translation and which por- tions are based on other sources.
    [Show full text]
  • Chokgyur Lingpa Foundation Annual Report 2009
    CHOKGYUR LINGPA FOUNDATION ANNUAL REPORT 2009 TABLE OF CONTENTS 1. A Message from Our Founders ....................................................................................................... 3 2. Highlights of His Eminence Tsikey Chokling Rinpoche’s activities in 2009 ..................................... 4 3. Our Projects ..................................................................................................................................... 7 3.1 Zangdok Palri............................................................................................................................ 7 3.2 Preserving the Dharma : Ritual Items ………………………………………………………………………..14 3.3 Monks’ Welfare Fund............................................................................................................. 16 3.4 Ongoing construction works at Pal Kadgyu Shedrup Tashi Dhargay Phuntsok Ling Monastery .............................................................................................................................. 19 3.5 Rangjung Yeshe Shenpen Vajravarahi Healthcare ................................................................. 23 3.6 4th Annual Dental and Medical Camp .................................................................................... 26 4. Contact Us …………………………………………………………………………………………………………………… 28 A MESSAGE FROM OUR FOUNDERS The year 2009 has certainly been an eventful year for all of us. The economic and financial crises as well as various natural disasters all around the world, served as a reminder to
    [Show full text]
  • MILAREPA Berlinale Special MILAREPA MILAREPA MILAREPA Regie: Neten Chokling
    SP-0470_K 29.01.2006 19:49 Uhr Seite 90 Berlinale 2006 MILAREPA Berlinale Special MILAREPA MILAREPA MILAREPA Regie: Neten Chokling Bhutan 2005 Darsteller Yungton Trogyel Orgyen Tobgyal Länge 96 Min. Kargyen Kelsang Chukie Format 35 mm, 1:1.85 Tethong Farbe Thopaga mit 16 Jamyang Lodro Thopaga mit 7 Dechen Wangmo Stabliste Thopaga als Baby Tenzing Gyalpo Buch Neten Chokling Mila Tenpa Choephel Choyang Gyari Ngodup Tsendup Kamera Paul Warren Dawa Tsering Gyaltsen Kameraassistenz Toby Watson Lhamo Pema Choedon Schnitt Suzy Elmiger Lobsang Khenrab Drawutsang Ton Martin Pashley Dhondup Palden Gyaltso Tonschnitt Bob Hein Onkel Gyaltsen Gonpo Mischung Martin Czembor Tante Peydon Tsamchoe Musik Joel Diamond Jamyang Dawang Ausstattung Orgyen Tobgyal Dorje Jamyang Dorjee Requisite Dawang Pema Thupten Lodro Visuelle Effekte John P. Nugent Bonpo Godi Lama Kostüm Francois Perez Dharma Wangchuk Jamyang Nyima Maske Tashi Steiner Paltso Tashi Paltso Regieassistenz Isaiah Seret Casting Mo Produktionsltg. Dean Steiner Aufnahmeleitung Palden Gyaltso Produzent Raymond Steiner Co-Produzent Norbu Wangmo MILAREPA Gyari Das Tibet des 11. Jahrhunderts ist ein Land voller Geheimnisse. Hier leben Ausführende Gregory Kruglak Produzenten Jeremy Thomas Buddhisten und Mystiker, Lamas, Magier und Heilige. Es kommt vor, dass Associate Producers Edwina Hayes man Yogis durch die Lüfte fliegen sieht. Jill Heald Im Jahr des Wasserdrachens wird auf einer Hochebene im Schatten des Mumta Ito Berges Tisi ein Kind geboren. Dem Jungen ist bestimmt, dereinst der be- Isabel Pedrosa rühmteste Heilige Tibets zu werden. Doch bis er zum Dichtermönch Mila- Isaiah Seret repa (1052–1135) wird, trägt er den schlichten Namen Thopaga. Produktion Er wächst im Dorf Kya Ngatsa, im Süden des Landes, als Sohn einer wohl- Shining Moon Productions habenden Familie auf.
    [Show full text]