NHÓM TRÍ THỨC V Ệ T Biên soạn NHŨ^GLIỆTNỰ TRONG Lictí Sư VIỆTNAM Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam TỦ SÁCH 'VIỆT NAM - ĐÁT Nưức, CŨN NGƯỜI

NHỮNG LIỆT Nữ, TRONG LỊCH sCr VIỆT NAM

NHÓM TRÍ THỨC VlỆTtuyển chọn)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Lời nói đầu

Đất nước ta không thiếu nhũng ngưòi phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, nhũng người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hoà bình độc lập tự do của đất nưóc, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao Hên, du kích đúng như câu nói: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh Từ Hai Bà Trưng vì thù nhà nợ nước phất cờ dấy nghĩa mở đầu trang sử vàng oanh Hệt chống giặc ngoại xâm dến bà tướng Nguyễn Thị Định Phó tổng Tư lệnh quân giải phóng là một quá trình Hên tục truyền thống của phụ nữ việt Nam trong công cuộc círu nước vĩ đại, nhũng người phụ nữ tưỏng dâu chăn yếu tay mềm, nhũng người âm thầm sống vi chổng vì con, chăm lo giữ bếp lửa ấm của gia dinh ấy dã vươn minh trỗi dậy, trỏ' thành nhũng anh húng: anh hùng trong chiến đấu, bền oi trong lao động, góp phẩn không nhỏ đế giữ nước và dụng nước, xúng đáng với truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, dầm đang". Trong cuốn sách này nhóm biên soạn chọn một sô' tấm gưong tiêu biểu Hệt nữ đã làm rạng ngời truyền thống hào hùng của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Vi nằm trong Tủ sách “Việt Nam - đất nước con người” nên nhiều Hệt nữ đã được nêu tên ở nhũng cuốn khác đẻ tránh trùng lặp đã không đưa vào đây, mong độc giả tim đọc ở nhũng cuốn khác trong Tủ sách này.

NHÓM BIÊN SOẠN Nữ VƯƠNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH s ử

Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của Hai Bà Trung trong tranh dân gian Đông Hồ 0 , l_|. xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba nàm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

BÀ TRƯ NG KHỞI NGHĨA, LẬP CHIẾN CÔNG OANH LIỆT NGÀN THU^*^ Những con cháu vua Hùng trên đất Mế Linh Vào đầu Công nguyên, hai thế kỷ sau Thục An Dương, ỏ Mê Linh, thuộc vùng đất tổ Hùng Vương có hai người con gái, hai Bà Trưng, đã lãnh đạo toàn dân nước Ầu Lạc cũ vùng dậy lật đổ nền đô hộ tàn bạo của phong kiến phương Bắc, giành lại tự do độc lập cho dân tộc, xây dựng một nhà nước do phụ nữ nắm chính quyền và tiến hành một cuộc kháng chiến chống xâm lăng, quyết liệt.Hai Bà Trưnỹ là ngọn cờ giải phóng ảân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rd giống nòi Rồng Tiền.

Nguồn: httpil Ịwww.lichsuvietrw.m.vn. 8 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuớc, con ngươi'

Sự nghiệp của Hai Bà thật lớn lao, chiến công của nhân dân Việt cổ thời Hai Bà thật oanh liệt, những bài học Hai Bà đê lại thật vô cùng quý giá. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn và sự nghiệp hai vị nữ anh hùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, con gái Lạc tưóng Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Quê hương của Hai Bà là trangcổ Lai, nay là xã Mê Linh, thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Mẹ của Hai Bà là bà Man Thiện, cháu bên ngoại Hùng Vương, goá chồng từ sớm, đảm đang việc nuôi dạy hai con gái theo tinh thần yêu nưóc và thượng võ. Bà Man Thiện đã giúp đỡ các con rất nhiều trong việc tổ chức lực lượng khởi nghĩa chống ngoại xâm. Hiện nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì thuộc vùng Sơn Tây cũ còn ngôi mộ của bà Man Thiện, dân gian gọi là mả Dạ(Dạ là tiếng Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng). Theo truyền thuyết vùng Mê Linh, hai Bà Trưng sinh vào năm 14 đầu Công nguyên, được cha mẹ đặt tên cho là nànỹ Chắc, nàng Nhì, theo tên gọi của hai lứa kén tằm,kén chắc và kén nhì, vùng Mê Linh vốn là một vùng có truyền thống tằm tơ. Thời đó nhà Hán đô hộ nước ta. Vua Hán cử Tô Đjnh làm thái thú quận Giao Chỉ là bộ phận trung tâm của nước Au Lạc cũ. Tô Định là một tên thái thú tham lam, tàn bạo nổi tiếng đã gây nên báo căm thù uất hận trong lòng nhân dân ta. Vào năm 31 đầu Công nguyên, lúc đó nàng Chắc và nàng Nhì mói ở tuổi mười bảy mười tám,- một hôm hai chị em đang ôn luyện võ nghệ chợt nghe tiếng la ó ngoài trang. Trưng Trắc bảo em chạy ra xem có chuyện gì xảy ra. Nhân dân cho biết Tô Định sai tên thuộc hạ Nguy Húc đến bắt dân cống nạp ngà voi, sừng tê giác và lông chim trả, dân không có nộp vì mất mùa, đói kém không đi săn được, hắn cho lính đánh đập dã man nhiều người bị đòn đau đến chết Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 9 ngất. Trưng Nhị, lòng dạ đau xót như cào, về nói lại cho chị biết. Trưng Trắc bảo em: - Trong cảnh nước mất nhà tan, giặc Hán đã và đang gieo rắc bao nỗi đau thương tang tóc cho dân ta. Chị chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bằng, diệt hết loài giặc Hán để cứu lấy muôn dân ra khỏi cảnh lầm than chứ chj không th ể ngồi yên chốn phòng the được. Nghe chị nói, Trưng Nhị cũng bày tỏ ý chí của mình: - Chị em ta cùng chung một giọt máu mẹ cha, nhìn thấy non sông nghiêng ngả, giống nòi đang phải chịu bao nỗi lầm than, lòng em cũng vô cùng căm giận, chí cm cững muốn đập tan tành nhũĩig nỗi bất công tàn ác, đem vui sướng về vói muôn dân. Nói xong, hai chị em cùng đi đến chỗ Nguy Húc và tận mắt trông thấy nó cho quân lính đánh đập dằn ta. Trưng Trắc liền chỉ thẳng vào mặt Nguy Húc thét mắng. Hắn thấy hai người con găi đều nhan sắc đẹp đẽ, bèn giở giọng giễu cợt. Trưng Nhị căm tức rút những mũi tiêu đeo bên mình lao bay qua đầu hắn. Nguy Húc mặt tái xanh van xin được tha tội. Trưng Trắc can em: "Hãy tha tội chết cho nó vì nó chỉ là một tên tiểu tốt vô danh. Cho nó về nói lại với Tô Định phải ngừng tay gây tội ác, nếu tên thái thú ấy vẫn giữ lòng lang sói thì tội chúng sẽ bị trừng trị cũng không muộn". Nghe lời can của chị, Trưng Nhị ngừng tay nhưng lòng căm giận vẫn bừng lên nét mặt và khoé mắt. Nguy Húc thì cúi đầu kéo quân chạy về Luy Lâu để tâu báo với Tô Định. Định nổi giận quát mắng Nguy Húc sai quân đem chém đầu Húc cho hả cơn thịnh nộ, rồi sai Tích Lâm đem 300 quân đến vùng Phong Châu bắt dân chúng phải nộp đủ lễ vật, nếu thiếu, Tích Lâm được phép chém 'íiầu. Nó cũng ra lệnh cho Lâm bắt hai người con gái đất Mê Linh về thành Luy Lâu trừng trị. 10 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người'

Tích Lâm vâng lệnh đem quân ra đi nhưng lòng rất e sợ bởi những lời kể lại của Nguỵ Húc về hai người con gái vùng Phong Châu. Đến nơi Tích Lâm giương oai bắt một số dân đến đánh đập hỏi việc cống nạp lễ vật, nhân dân vẫn kêu khất xin nộp dần, hắn nổi giận ra lệnh chém đầu một số người để thị uy. Dân làng hoảng sợ, một số chạy thoát nơi nguy hiểm kia về báo cho hai chị em Bà Trưng biết sự việc thảm khốc đang xảy ra. Nghe xong, nét mặt hai chị em bừng bừng căm giận, liền nai nịt gọn gàng cùng một đoàn tuỳ tùng gồm vài tràm người khoẻ mạnh mang vũ khí đi thẳng đến chỗ tên tướng giặc Tích Lâm đang gây tội ác. Tích Lâm nhìn thấy hai chị em Bà Trưng xinh đẹp cho là phụ nữ yếu ớt không làm gì nổi liền buông lời chọc ghẹo láo xược. Trưng Trắc thét lớn vào mặt Tích Lâm: "Quân khốri nạn! Bay sẽ phải đền tội trước nhân dân ta!" rồi đưa mắt ra hiệu cho em và đoàn tuỳ tùng nhằm vào lũ quân của Tích Lâm mà đánh, còn Tích Lâm thì trong nháy mắt đã bị Trưng Trắc chém chết. Quân lính Hán sống sót cố tìm đường chạy thoát thân. Mọi người kính chào, biết ơn và vui mừng vô hạn trước hành động anh dũng của hai chị em Bà Trưng. Tiếng tăm hai chị em bay xa đến huyện Chu Diên. Thi Sách* \ con trai Lạc tướng Chu Diên (vùng Hà Tây cũ) cũng là một người yêu nưÓỊc và có ý chí quật cường. Thấy nhân dân sống trong cảiih lầm than cơ cực, Thi Sách đi chu du khắp các vùng của đất nước Âu Lạc cũ tìm bạn hào kiệt để mưu sự cứu nước. Đến trangcổ Lai thuộc huyện Mê Linh, được nghe kể về sự tàn ác của Tô Định và tài ba cùng lòng dũng cảm của hai người con gái của quan Lạc tướng Mê Linh, Thi Sách rất khâm phục. Hai chị em Bà Trưng vốn đã

' Có những nghiên cứu mói xác định tên của ông là Thi chứ không phải Thi Sách. Những liệt nữ trang lịch s ử Việt Nam 11 biết ít nhiều về Thi Sách nên đón tiếp chàng niềm nở long trọng và mời chàng dự một cuộc đi săn đê diệt trừ một con hổ dữ trong rừng Thanh Lâm đã từng bắt mất nhiều súc vật và ăn thịt nhiều người trong vùng. Đến tận sào huyệt con thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau ác liệt với nó, lừa lúc hổ mải vờn Thi Sách đang mệt lử, Trưng Trắc nhanh tay bắn một mũi tên xuyên nát một bên mắt cọp. Chúa rừng vừa khựng lại giữa đà nhảy dữ dội của nó thì Thi Sách bồi tiếp luôn cho nó hai mũi lao hiểm. Nhưng Trưng Trắc chạy tới bên thú dữ trước tiên và kín đáo nhổ biến ngay mũi tên lợi hại của mình giữa lúc con vật khổng lồ còn đang vật vã giãy giụa... Tin Thi Sách giết được con hố dữ rừng Thanh Lâm làm cho uy tín chàng thêm lừng lẫy. Năm 39, Trưng Trắc và Thi Sách kết nghĩa vợ chồng. Hôn lễ vẫn theo như lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy đã thành thân, nhưng người nào vẫn ở lại đất của người ấy. Nhưng cuộc hôn nhân giữa con gái Lạc tướng Mê Linh và con trai Lạc tướng Chu Diên, mỗi người làm chủ một phương, thì liên kết đưọc thế lực hai miền đất lớn của nguời Việt cổ và nhân lên gấp bội sức mạnh chống ách đô hộ hà khắc của ngoại bang, bão táp sẽ từ đây bùng ra*'*. Giữa lúc hai gia đình Lạc tướng, vói sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau mưu toan sự nghiệp lớn thì Tô Định mời Thi Sách đến toà Thái thú dự yến tiệc. Thiếu cảnh giác trưóc âm mưu điệu hổ ly sơn của kẻ thù, Thi Sách đã bị ám hại. Hành vi bạo ngược hèn nhát của Tô Định không làm Trưng Trắc sờn lòng, trái lại chí căm thù của Bà càng bốc cao như lửa, và quyết tâm đền nợ nước trả thù nhà của hai chị em Bà càng thêm sắt đá.

' Truyền thuyết Trưng Vương, 1975, tr. 10 -17. 12 Tủ sách 'Việt Nam - dắt nưác, can người'

Cuộc khởi nghĩa rung tròi chuyên đất từ cửa sông Hát Trưng Trắc đặt nợ nước lên trên thù chồng. Trưóc giờ khỏi nghĩa, trong đám cừ suý có người xin nữ chủ tưóng cử tang Thi Sách và mặc tang phục. Trưng Trắc nói: - Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu ta tự làm tiều tuỵ thì nhuệ khf ằt tan theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp đẽ uy nghi để dân trông thấy thì phấn khích, mà giặc trông thấy thì kinh hoàng [Đại Việt Sử Ký toàn thu, ngoại kỷ, quyển 3). Đúng như lời Trưng Trắc nói, dân Mê Linh thấy Trưng Trắc, Trưng Nhị xuất hiện nhanh nhẹn, lộng lẫy, đầy khí thế hùng dũng bước lên mình voi chiến thì tất cả mọi người reo hò rung trời chuyển đất. Đó là vào một ngày đẹp trời tháng 3, mùa xuân năm 40, Trưng Trắc lúc ấy mói 26 tuổi, hạ lệnh phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát. Hịch khởi nghĩa được thảo ra kể tội ác giặc Hán, nổi thống khổ của nhân dân ta và hô hào nhân dân, nghĩa sĩ các nơi mau mau đứng dậy cùng Hai Bà đuổi giặc cứu nưóc. Lời hiệu triệu đưa ra chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân yêu nước ở khắp nơi đã rầm rập kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh. Từ Mê Linh nghĩa quân tiến về xuôi, tấn công Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) thủ phủ của chính quyền Đông Hán ỏ Giao Chỉ. Sau đó nhiều cuộc khởi nghĩa khác liên tiếp nổ ra hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, ở khắp 4 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), Nhật Nam (Trung Trung Bộ) và Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, tất cả các cuộc khởi nghĩa địa phương đó được thống nhất lạithành một phont) trào đồncỊ khởi giải phóng ảân tộc rộng khắp cỊuằn chúng, từ miền núi đến miền xuôi của nước Âu Lạc cũ. Trong hàng tướng lĩnh của Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 13

Hai Bà, đa số là tưóng nữ như; - Bà Thánh Thiên, chỉ huy miền Hải Đông; - Bà Lê Chân, nữ tướng vùng An Biên,- - Bà Bát Nàn, chỉ huy đội tiền quân, - Bà Thiều Hoa, tưóng tiên phong; - Bà Phật Nguyệt, chỉ huy thuỷ quân, - Bà Lê Ngọc Trinh, đại tướng v.v... . Vùng Vĩnh Phúc, Phú Thụ ngày nay thờ 35 tướng nữ, vùng Hà Tây, Hoà Bình, vùng Bắc Ninh thờ hơn 30 tướng nữ... Và cả nhân dân Tày Nùng ở Việt Bắc, nhân dân Choang ỏ Quảng Tây (Trung Quốc) cũng còn giữ nhiều truyền thuyết và kỷ niệm về tổ tiên xưa tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà Trưng xưng vương, hiên ngang phủ định uy quyền của đế chế Hán Cuộc khởi nghĩa dấy lên như vũ bảo, Tô Định và bọn quan quân đô hộ chạy tháo thân về nước một cách nhục nhã. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng và nhân dân Việt cổ đã thu hồi 65 huyện, thành nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Âu Lạc cũ. Nền độc lập dân tộc lại được phục hồi. Bà Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua lấy hiệu làVua Trưnt/ đóng đô ở ngay đất Mê Linh, Bà Trưng Nhị được phong làm công chúa Bình Khôi, phó quốc vương nội chính. Trưng nữ vương xá thuế cho nhân dân hai năm liền và chia các tướng đi giữ các vùng hiểm yếu. Bà Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn Bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân, phòng mặt Nam, bà Lê Chân phụ trách "chưòng quản binh quyền nội bộ", còn bà Trưng Nhị thì trấn giữthành Dền, một vị trí quân sự xung yếu được xây dựng từ những ngày

^ Nguyễn Khắc Xương,N ữ tướng thời Trưng Vương, 1976. 14 7usách 'Việt Nam - đất nuác, con nguùí' chuẩn bị khởi nghĩa của Hai Bà, phối hợp vớithành Mê Linh, nơi Trưng Vương đóng đô, thành một hệ thống phòng ngự rất kiên cố. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Hai Bà Trưng là một trang sử bất diệt của dân tộc ta vào đầu Công nguyên trong lúc đế chế Hán đang bước vào thời kỳ thịnh đạt của nó. Thắng lợi của nhân dân Việt cổ, với việc Trưng Trắc lên làm vua nưóc Ãu Lạc cũ đã hiên n(janỹ phù định cái uy cỊuỵền "bình thiên hạ" của đế chế Hán, đế chế mạnh nhất ở phương Đông, sánh với đế chế La Mã mạnh nhất ở phương Tây thời đó. Phong trào cứu nưóc, giải phóng dân tộc của Hai Bà là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt cổ, là sự nổi dậy bất khuất của toàn dân Việt cổ vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Mê Linh, vừa toả rộng trên toàn lãnh thổ nước Âu Lạc cũ. Hai Bà Trưng cùng toàn dân giữ vững độc lập, tự chủ trong 3 năm (40 - 43):đó là chiến thắng của một dân tộc vốn có nền văn hoá lâu dài, có đất nước riêng, có lịch sử anh dũng bất khuất, có khả năng đánh bại mưu đồ thôn tính và đồng hoá của đế chế Hán lón nhất châu Á trong thời kỳ đang hưng thịnh của nó. "Đứng đầu khỏi nghĩa là phụ nữ. Rất quang vinh cho phụ nữ Việt Nam mà phẩm chất cao quý tương xứng vói câu chuyện truyền thuyết về dòng giống Tiên Rồng mà ngày nay loài người tiến bộ VI khí phách ấy với chim phượng hoàng bay trên đỉnh núi cao ngất"*’^ . Bà Trưng Trắc lên ngôi vua chưa đầy hai năm thì nền độc lập của đất nước lại bị đe doạ. Tháng4 năm 4 2 , Hán Quang Vũ phong Mã Viện, tên tưóng già đã từng đàn áp đẫm máu nhiều dân tộc thiểu số và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc, làm tổng chỉ huy, đem 2 vạn quân và 2 nghìn thuyền xe sang xâm lược nưóc ta.

'^'Lịch sứ Việt Nam, 1971, tr. 83. Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 15

Trên đường từ biên giới vào, Mã Viện đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của, các nữ tướng, Thánh Thiên, Bát Nàn, Lê Chân... Đến đất Lãng Bạc, (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) gặp Trưng Vương cùng các tưóng lĩnh Việt cổ phát quân từ Mê Linh xuống, Mã Viện phải đánh nhau dai dẳng nhiều trận và hao tổn rất nhiều quân, phải xin thêm viện binh: Hán Quang Vũ cấp tốc gửi thêm cho Mã hai vạn quân thiện chiến. Quân Trưng Vương chiến đấu rất dũrig cảm nhưng vì lực lượng chênh lệch nên sau trận đánh lón ở Lãng Bạc đã rút về cấm Khê, vùng Suối Vàng và núi Vua Bà (thuộc huyện Thạch Thất, Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay). Sau một thời gian anh dũng chống địch ở Cấm Khê, Trưng Vương và quân ta rút lui về giữ thành Mê Linh, Trưng Nhị về giữ thành Dền. Mã Viện đem quân đuổi nhưng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của các tiữ tướng Bát Nàn, Thánh Thiên, Hồ Đề... trong nhiều trận đánh ác liệt, còn để lại âm vang trong nhiều tên đất của vùng Mê Linh. Những cánh đồng mang tên chiến công Quân Mã Viện vây thành Mê Linh bị quân của Trưng Vương từ trong thành và các đạo quân chung quanh xông ra đánh rất dữ, làm cho giặc Hán chết nhiều phải lui quân ra xa. Nhưng ít lâu sau, giặc lại kéo vào vây thành kéo dài hàng mấy tháng giằng co dai dẳng, hai bên đều thiệt hại mà không phân thắng bại. Nơi đó sau này, nhân dân địa phương gọi tên là cánh ẳồnỷ Dai. Có một trận đánh, quân ta đào hố sâu giữa cánh đồng và lợi dụng đêm tối, rút từ trong thành ra nấp kín dưới hố rồi một số quân nhỏ đến gần nơi đóng quân của giặc khiêu chiến. Thấy quân ta ít, giặc liền cho số quân đông gấp bội đuổi theo định bắt sống. Quân ta giả vờ thua chạy về phía cánh đồng bố trí sẵn, giặc bị rơi vào đúng vòng vây, từ dưói hầm kín quân ta xông lên đánh bất ngờ, giặc hoảng hốt chạy 16 Tu sách 'Việt Nam - đất nuứ:, con người"

đổ xô nhau bị ta chém chết, xác chất cao thành đống. Nơi diễn ra trận đánh đó sau này đuợc đặt têncánh là ầầnỹ Đốnỹ. Lại một trận khác. Mã Viện dùng mưu lừa quân ta ra khỏi thành để đánh, nó cũng cho đào hố và dùng các bụi cây cho quân nấp kín nguy trang đánh lừa quân ta. Trưng Vương biết trước mưu giặc liền mật báo cho các đạo quân bên ngoài bố trí đánh theo kế "dùng mưu giặc quật lại giặc". Đạo quân của nữ tướng Hùng Lự Nương bí mật đến sau lưng địch, mặt trước trận địa quân ta từ trong thành Mê Linh cũng ra ứng chiến vờ như không biết gì, giặc tưởng ta trúng kế liền cho quân toả ra vây bắt. Lập tức quân của Hùng Lự Nương đánh tập hậu rất hăng một cách bất ngờ, giặc bị đánh mạnh cả hai mặt, lúng túng, bỏ chạy tán loạn, hàng ngũ chúng bị tan vỡ, rất nhiều tên phải đền tội ác. Nơi xảy ra trận đánh, sau này được đặt tên làcánh đồnỹ Vd. Sau trận này, bà Trưng Nhj được tin Mã Viện tiếp tục vây hãm thành Mê Linh, liền ra lệnh cho các tưóng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo đưa quân về đánh giải vây. Trưng Nhị cũng chia đường tiến quân theo các đạo và hẹn nơi hội quân. Quân ta từ ba phía thẳng tiến về thành Mê LirTih,- đạo quân của tướng Lũ Luỹ từ đồn Văn Lôi tiến về, đạo quân của Trưng Nhị từ thành Dền kéo đến theo đường chính lộ. Cả ba đạo quân dưới quyền chỉ huy của Trưng Nhị kéo đến gần thành Mê Linh thì được :in giặc Hán đã bị quân của Trưng Vương từ trong thành đánh ra và quân của nữ tướng Hùng Lự Nương đánh từ sau lưng, giặc thua to và đã chạy xa. Bà Trưng Nhị liền hội quân ngay giữa cánh đồng để cho quân nghỉ ngơi rồi cùng hai tướng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo và một số tướng lĩnh khác vào thành Mê Linh bái yết Trưng Vương. Trưng Vương mở đại tiệc mừng khoản đãi em và các tướng rồi ra lệnh cho họ rút quân trở về trấn giữ đồn trại cũ. Thế là ba đạo quân nói trên không đánh mà giặc đã tan. Nơi Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 1 7

đóng quân nghỉ lại đó sau này được đặt tên cánh là ắềnỹ Đỗi (nghĩa là bị đỗi, không được đánh)*'*. Giữ thành Mê Linh đến tháng 5 năm 43, quân ta thua trận. Trưng Vương cùng cm về Hát Môn rồi tuẫn tiết giữa dòng sông Hát* * Đến đây cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo về cơ bản đã thất bại, nhưng ở nhiều nơi, nghĩa quân và nhân dân Việt cổ vẫn tiếp tục chống giặc. Bà Thánh Thiên chiến đấu ở vùng Việt Bắc, bà Bát Nàn đem quân chặn các cửa rừng hốc núi, hà Lê Chân ra sức lấp suối ngăn sông chặn đánh thuỷ binh địch. Lực tuy kém nhưng tinh thần chiến đấu của nhân dân và các nữ tướng không kém bề hăng hái. Đen tháng 1 1 năm 43, Mã Viện mới tiến quân được vào đến Cửu Chân, nơi tưóng Đô Dương vẫn cầm cự. Các thủ lĩnh địa phương và nhân dân Cửu Chân tiếp tục chiến đấu, Mã Viện tàn sát hàng nghìn .Ighĩa quân, hàng trăm tướng lĩnh của ta, hơn 300 thủ lĩnh bị bắt và b| đày sang Trung Quốc. Sau gần 20 tháng chiến đấu anh dũng từ tháng 4 năm 42 đến tháng 11 năm 43, cuộc kháng chiến chống giặc Hán và Mã Viện của nhân dân ta mới tạm chấm dứt. Đất nước ta lại mất quyền độc lập. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 của Công nguyên đã mở đầu chotruyền thốnỹ xuân chiến đấu và chiến thắnỹ cùa dân tộc Việt Nam. Mùa xuân năm 40 sẽ sống lại với những mùa xuân, oanh liệt vè vang khác của dân tộc: xuân năm 248 Triệu Thị Trinh chiến thắng giặc Ngô, xuân năm 542 Lý Bí chiến thắng giặc Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập, xuân 939 Ngô Quyền, người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng thứ nhất xưng vương, dựng nền độc lập lâu dài sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, xuân 981, Lê Hoàn

" Xem chú thích (1). *’ Nhiều sử liệu xác định hai Bà đâ anh dũng hi sinh giữa trận tiền. 18 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuức, con nguùi' chiến thắng giặc Tống, tái tạo một Bạch Đằng thứ hai, xuân 1077 Lý Thường Kiệt lại chiến thắng giặc Tống trên bờ Như Nguyệt, xuân năm 1288, Trần Hưng Đạo làm nên đại thắng Bạch Đằng lần nữa. Xuân 1789, Quang Trung đại phá giặc Thanh, xuân 1954 trận Điện Biên lừng lẫy địa cầu, xuân 1975 quét sạch Mỹ nguy thống nhất giang sơn... lịch sử cứ lặp đi lặp lại như một quy luật đối với truyền thống Xuân Việt Nam chiến thắng, khởi đầu từ Hai Bà Trưng. Bản anh hùng ca của Hai Bà Trưng tuy ngắn ngủi nhưng tiếng vang của nó đời đời bất diệt, tiêu biểu cho ý chí vươn lên và tinh thần quyết th^ng của dân tộc Việt Nam. Nữ KIỀU TƯỚNG QUÂN - KIÊU HÙNG TRẺ TUổI “Tõi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biến Đông, đánh đuổi quăn Ngõ, cỏi ách nô lệ cho nhăn dãn chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp ngưòi ta (Truyền thuyết về Bà Triệu ỏ vùng Thanh Hoá Đvà ại Nam nhắt thống chí{Tbanh H oá tỉnh tập - hạ)

1. Những trang bi thương mói của lịch sử Sau thất bại của Trưng Nữ Vương, một cuộc trả thù đẫm máu chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp cõi, đặc biệt ià ở khu vực quận Giao Chỉ. Hàng vạn người bị giết hoặc bị bỏ đi đày viễn xứ. Chính sử của Trung Quốc cũng đã công khai thừa nhận tội ác này: - Chỉ tính riêng ở quận Cửu Chân, nơi cách khá xa trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã giết đến hơn 5.000 người. - Hơn 300 tuỳ tướng của Hai Bà Trưng bị Mã Viện bắt đi đày sang tận Linh Lăng (Phạm Việp (Trung Quốc).Hậu Hán Thư. Súc Ân Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ân Thư Quán). Việc trả thù tàn bạo còn kéo dài trong nhiều năm sau đó. 20 Tủ sách 'Việt Nam ~ đất nước, can ngưùi'

Không khí nghi kỵ và chết chóc bao trùm lên khắp mọi miền đất nước. Bấy giờ, nhà Hậu Hán quyết tâm xoá sạch dư âm quyền lực của đội ngũ quý tộc bộ lạc cũ bằng cách đưa người Trung Quốc sang nắm giữ chính quyền đến tận cấp huyện và bãi bỏ hoàn toàn những quy định cũ về việc dùng Lạc tướng trông coi các huyện. Chế độ trực trj hà khắc của quan lại nhà Hậu Hán đã nhanh chóng được thiết lập. Trong điều kiện khó khăn chồng chất như vậy, phong trào đấu tranh của nhân dân các địa phưong thuộc quận Giao Chỉ cũ buộc phải tạm thời lắng xuống, nhưng, thay vào đó là sự trỗi dậy rất mạnh mẽ của những phong trào ở khu vực phía Nam mà đặc biệt là tại quận Nhật Nam. Theo ghi chép của chính sử Trung Quốc (Phạm Việp (Trung Quốc). Hậu Hán Thư. Súc Ân Bách Nạp Bản. Thưong Vụ Ân Thư Quán) thì chỉ tính riêng trong thế kỷ II, vùng Nhật Nam đã liên tiếp bị chấn động dữ dội bởi những cuộc vùng dậy có quy mô rất lón sau đây; - Năm 100: trên 2.000 dân Tượng Lâm (cực Nam của quận Nhật Nam) đã đồng lòng khởi nghĩa. Chính quyền đô hộ nhà Hậu Hán phải huy động đông đảo quân sĩ ở các quận huyện khác tới đàn áp khá lâu mới dập tắt được. - Năm 136: dân Tượng Lâm mà đông đảo nhất là người Chăm đã lại nhất tề nổi dậy, đánh cho bọn quan lại đô hộ của nhà Hậu Hán một phen thất điên bát đảo. - Năm 1 37: Một cuộc bạo động rất lớn của nhân dân quận Nhật Nam đã nổ ra. Nhiều quan lại đô hộ của nhà Hậu Hán bị giết chết, Thứ sử Phàn Diễn phải huy động đến hon 10.000 quân đi đàn áp liên tiếp trong hơn một năm trời. Cuộc bạo động này đã khiến cho cả triều đình Hán Thuận đế phải hốt hoảng (Hán Thuận đế (125-144) là hoàng đế thứ 7 của nhà Hậu Hán. Theo ghi chép của Phạm Việp (Trung Quốc) trong Hậu Hán Thư thì bấy giờ, Hán Thuận đế đã Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 21

phải triệu tất cả công, khanh cùng trăm quan về họp đê bàn kế sách ứng phó. Nhiều người đề nghị phải huy động ít nhất là 40.000 quân tinh nhuệ đi đàn áp mới mong bình định được, nhưng đại tưỏng Lý cố đã đưa ra 7 lý do không nên đem đại quân đi, bởi vì theo Lý Cố thì "bỉay ỏ Nhật Nam cỊuân ít, lươnt) cạn, giũ chằng được mà đánh cũng chẳng xong", cho nên, tốt nhất là phải dùng kế kết hợp giữa dụ dỗ, mua chuộc với ly gián. "Phải chiêu mộ ảân Man, đi ỉàm lính đê chúng tự đánh lẫn nhau. Ta nên chỏ vàng lụa tói cấp cho chúng. Kẻ nào làm được kế phàn gián, lấy được đầu giặc thì nền phong cho hắn tước hầu rồi cắt đắt mà thưởng cho". Rốt cuộc, Hán Thuận đế đã nghe theo kế hoạch hiểm độc của Lýcố). - Năm 144: được sự ủng hộ của nhân dân quận Cửu Chân, nhân dân quận Nhật Nam lại nổi lên, tấn công vào tất cả trị sỏ của bọn đô hộ. Một lần nữa, nhà Hậu Hán phải dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác nhau mới đè bẹp được. - Năm 190: Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (Trong các thư tịch cổ, Khu Liên có khi còn được chép là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Có lẽ cũng tương tự như Hùng Vương trong lịch sử người Việt. Khu Liên không phải là tên người mà rất có thể là phiên âm Hán-Việt của kurung từ (trong một số ngôn ngữ có ở vùng Đông Nam Á, kurung có nghĩa là tộc trưỏng hay người đứng đầu),về tên gọi của vương quốc do Khu Liên lập nên, thư tjch cổ của Trung Quốc chép là Lâm Ãp. Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc) trong Thủy Kinh Chú giải thích rằng, Lâm Ảp chính là Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng đi mà gọi là Lâm Ap. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hai chữLâm Ấp có thể là do phiên âm của tên tộc người, đó là tộcKrom hay Prum - tộc người chủ yếu của bộ lạc Dừa), dân vùng Tượng Lâm của quận Nhật Nam (mà chủ yếu là người Chăm) đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa rất lớn. Họ đã giết được Thứ sử của nhà Hậu Hán 22 Tú sách 'Việt Nam - đất nưùc, con nguùi' là Chu F^hù và bọn quan lại của nhà Hậu Hán ở các huyện. Năm 192, Khu Liên Icn làm vua, vương quốc của người Chăm (trong cộng đồng 54 các dân lộc anh em của Việt Nam, có dân tộc Chăm với 4 nhóm chính là Chăm Bà-la- môn, Chăm Ba-ni, Chăm Islam và Chăm Hơ-roi, mà đja bàn cư trú chủ yếu hiện nay là vùng Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và An Giang) được dựng lên kể từ đó. Như trên đã nói, từ giữa thế kỷ II, tức là kể từ thời trị vì của Hán Hoàn đế (146-167) trở đi, chính sự của nhà Hậu Hán ngày càng rối rcn. Sang thời Hán Linh đế (168-189), nguy co sụp đổ hoàn toàn của nhà Hậu Hán đã thể hiện ngày một rõ. Bọn hoạn quan rồi kế đến là bọn quyền thần (mà đứng đầu là Đổng Trác) mặc sức hoành hành. Tháng 10 năm 220, Hán Hiến đế bị giết, nhà Hậu Hán đến đó là cáo chung và Trung Quốc lâm vào một thời kỳ hỗn chiến loạn lạc rất nghiêm trọng, sử gọi đó là thời Tam Quốc. Đây là thời tranh hùng quyết liệt giữa 3 tập đoàn lớn: Nijỗ tức Đônc) N^ồ (222-280): do Tôn Quyền (tức Ngô Đại đế) dựng lên. Nước Ngô của họ Tôn tồn tại trưóc sau tổng cộng 58 năm, truyền nối được 4 đời. Lãnh thổ của nước Ngô ỏ phía f)ông Nam của Trung Quốc. Kinh đô ban đầu của nước Ngô ở Vĩnh Xương, sau chuyển về Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh của Trung Quốc). Tljục (221-263): do Lưu Bị (tức Thục Chiêu Liệt đế) dựng lèn vói lãnh thổ chủ yếu là vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay. Kinh đô của nước Thục là Thành Đô (ở phía Bắc của Tứ Xuyên). Nước Thục của họ Lưu tồn tại trước sau tổng cộng 42 năm, truyền nối được 2 đời. bỈ0ụy (220-265); do Tào Phi (tức Ngụy Văn đế) dựng lên. Lãnh thổ của nước Ngụy là toàn bộ khu vực rộng lón ở Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 23 phía Bắc Trung Quốc. Kinh đô của nước Ngụy là Lạc Dương. Nước Ngụy của họ Tào tồn tại trước sau tổng cộng 45 năm, truyền nối được 5 đời. Trong số 3 nước tranh hùng của thời Tam Quốc, nhà Ngô đã thay thế nhà Hậu Hán đô hộ nước ta. Để có đủ sức người và sức của cung đốn cho cuộc hỗn chiến tàn khốc này, nhà Ngô đã tiến hành bóc lột nhân dân ta thậm tệ chưa từng thấy. Trong hơn 1000 năm mất nưóc, không triều đại phong kiến Trung Quốc nào để lại dấu ấn đô hộ tàn bạo đến mức khủng khiếp như nhà Ngô nên trong tâm khảm bất diệt của tất cả các thế hệ nhân dân ta, hễ nói đến giặc phương Bắc thì hầu như bất cứ ai cũng đều căm giận mà gọi đó là giặc Ngô, dẫu khi hung hãn tràn sang xâm lược nưóc ta, quốc hiệu của chúng là gì. Đối vói đất Giao Châu, đánh giá chung của chính quyền nhà Ngô là "đất rộng, người đông, hình thế hiểm trở và độc hại, dân xứ ấy thường hay làm loạn, rất khó cai trị", cho nên, chính sách bao trùm của nhà Ngô là phải "dùng binh uy để ức hiếp". Bỏi chính sách bao trùm này, nhà Ngô đã bắt hàng ngàn đinh tráng của nước ta, đem xích lại rồi dẫn sang đất Ngô để bắt làm lính chiến. Chính sử của Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng: "Ciặc Ngô chính hình bạo ngược, các thứ phủ liễm thu không biết thế nào cho cùng" (Trần Thọ (Trung Quốc). Tam Quốc Chí. Súc An Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ân Thư Quán) Thời bị nhà Ngô thống trị là thời bi thương của cả dân tộc ta, thời nhân dân ta bị thống trị khắc nghiệt và bị vơ vét tham tàn, thời kẻ thù thẳng tay đàn áp một cách đẫm máu, thời nặng nề không khí chết chóc và điêu linh. Nhưng nhìn ỏ một góc độ khác hơn, thời thuộc Ngô cũng chính là thời các tầng lớp nhân dân ta anh dũng vùng lên, thời ngân vang của những khúc tráng ca đánh giặc cứu nước. Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc 24 Tủ sárJi 'Việt Nam - đất nước, con ngưài' lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ I! là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo. 2. Huyền thoại về tuổi trẻ của Triệu Thị Trinh Khác với Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh thuộc thế hệ những người đã có họ - họ Triệu. Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng cẩm Trướng thuộc xã cẩm Trướng (còn có tên khác là xã cẩm cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226. Quê hương của Bà Triệu cũng chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục, những người đã có công khai mạch đại khoa nho học cho Thanh Hõá nói riêng và cả nước nói chung (Khương Công Phụ và Khương Công Phục đều đỗ Tiến sĩ dưối thời Đường Đức Tông (779-805). Hai anh em đã cùng nhau sang Trung Quốc, dốc chí học tập rồi thi đỗ Tiến sĩ. Đầy là hai người Việt đỗ Tiến sĩ đầu tiên, đỗ ngay khi nền giáo dục và thi cử nho học ở nước ta chưa khai sinh). Bà Triệu mất năm 248, khi mói 22 tuổi. Triệu Thị Trinh là em gái của Huyện lệnh Triệu Quốc Đạt, vì cha mẹ chẳng may qua đời sớm nên Triệu Thị Trinh ở với anh trai. Trước Những liệt nũ trong lịch sứ Việt Nam 25 khi dựng cờ khởi nghĩa. Bà Triệu có đến3 sự nổi tiếng. Alộí ỉà, nổitiến(j xinh (lẹỊ), một vẻ đẹp rắt kiêuSíĩ nhưng cũng rắt thánh thiện. Đương thời vì ai ai cũng đều thấy Triệu Trinh Nương quá xinh đẹp, bèn nói rằng; "Đcp như thế thì có thể làm vợ các quan để trỏ thành bà này bà nọ, ấm thân một đời được chứ". Nhưng Triệu Trinh Nương chẳng những không thèm làm vợ các quan mà còn khảng khái để lại cho đời câu nói đầy khâu khí anh hùng:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng ảữ, chém cá tràng kình ỏ ngoài biển Đông, đánh đuổi Ợuân Ngô, còi ách nô lệ cho nhân dãn chứ guỵết không chịu khom lưng làm tì thiếp người tơ" (Truyền thuyết về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá. Đợi Nơm nhát thống chí (Thơnh Hoớ tình - tập hạ) cũng chép tương tự). Tuy nhiên, trơng thư tịch cổ của Trung Quốc (và một số thư tịch cổ của ta đã sao chép lại mà không cân nhắc) dung nhan Bà Triệu được mô tả có phần khác hơn. Điều này chúng tôi xin được bàn đcn ở phần sau. Hơi lờ, nổi tiếng cơn dởm vờ mưu trí hơn người. Truyền thuyết dân gian kê rằng, vùngcẩm Trướng hồi đó có con voi trắng một ngà và rất hung dữ, thỉnh thoảng lại về phá hoại mùa màng, ai ai cũng phải sợ. Đê’ trừ mối hại cho dân, Bà Triệu đã rủ chúng bạn đi vây bắt con voi trắng một ngà ấy. Bà lùa voi xuống vùng đầm lầy rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi, sau đó kiên nhẫn tìm cách khuất phục. Con voi trắng một ngà khét tiếng hung dữ rốt cuộc cũng đã phải ngoan ngoãn vâng theo lòi Bà và về sau đã trỏ thành ngưòi bạn chiến đấu rất thân cận và trung thành của Bà. Ba là, nổi tiếng thẳng thắn và không bao giờ dung tha kè xấu. Truyền thuyết dân gian về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá kể rằng, chị dâu của Bà Triệu (vợ Triệu Quốc Đạt) là một ngưòi phụ nữ rất lăng loàn (Cũng có truyền thuyết nói rằng, chính chị dâu của Bà Triệu là kẻ phản bội đầu tiên mật báo cho quân Ngô biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của hai anh em Triệu Quốc Đạt 2 6 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' và Triệu Thị Trinh. Triệu Quốc Đạt bị giết, nhưng Triệu Thị Trinh thì thoát được. Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thj Trinh đã giết chết chị dâu đế cảnh cáo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc), bởi vậy, Bà Triệu mới tức giận, giết chết chị dâu rồi ra ở riêng tại rừng Bồ Điền, khu rừng này về sau đổi là rừng Phú Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) (Bỏi lẽ này nhiều người lầm tưởng đây là sinh quán của Bà Triệu. Đó là chưa nói rằng, ỏ huyện Ninh Hoá (cũng tức là Yên Hoá) nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do cũng có đền thờ Bà Triệu nên thư tịch cổ cũng có lúc nhầm tưỏng đây là quê hương của Bà Triệu). Đây cũng chính là nơi Bà Triệu đã tụ họp nghĩa quân và phát động cuộc chiến đấu một mất một còn với chính quyền đô hộ nhà Ngô. Khi Bà Triệu bước vào tuổi thanh xuân thì cuộc hỗn chiến Tam Quốc (Ngô, Thục và Ngụy) cũng đang hồi quyết liệt nhất. Để giữ vững tương quan vc thế và lực với 2 nưóc còn lại, đặc biệt là đê có thể tạo ra cơ may làm thay đổi cục diện theo hướng ngày càng có lợi cho mình, nhà Ngô đã tìm đủ mọi cách để vơ vét sức người và sức của trên mọi vùng đất mà chúng đang nắm quyền cai trị. Mâu thuẫn xã hội giữa một bên là toàn thể nhân dân Âu Lạc bị mất nước và bị thống trị tàn bạo vói một bên là chính quyền dô hộ của nhà Ngô ngày càng trở nên gay gắt. Nhân lòng căm phẫn của nhân dàn và cũng nhân co hội trung tâm của phong trào đấu tranh chống nhà Hán đang chuyển dịch dần ra Cửu Chân, từ đất quê hương của mình, Bà Triệu đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa rất lớn. 3. Vung gươm ra trận Truyền thuyết dân gian vùng huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) có chuyệnNúi đá biết nói khá độc đáo, theo đó thì vào một đêm thanh vắng nụ, trên triền đá của núi Tùng ỏ Phú Điền bỗng có tiếng dõng dạc cất lên rằng: Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 27

Có Bà Triệu tuốnỹ, Vâng mệnh trời ta. Tri voi một ngà, Dụng cờ mà nước. Lệnh truyền sau trưóc, Theo gót Bà Vưang. Người người nghe lời ấy, ai cũng tin chắc rằng đá trên núi Tùng biết nói. Lời của đá núi được coi là lời sấm ngôn, lời thiêng liêng chuyển tải mệnh trời rằng, Bà Triệu là T hiên tướng giáng trần, là người sẽ ra tay chỉ huy trăm họ vùng dậy cứu nước và cứu dân. Bởi niềm tin sâu sắc ấy, nhân dân khắp nơi đã nườm nượp kéo nhau theo về với Bà Triệu. Núi Tùng từ đó trỏ thành noi tụ nghĩa và mãi đến sau này thiên hạ mới vỡ lẽ ra rằng, trước khi chính thức phát động khỏi nghĩa, Bà Triệu đã bí mật sai người thân tín leo lên núi Tùng, khoét đá thành hang rồi nhân đêm tối, nấp kín trong hang đá mà đọc thật to mấy câu sấm ngôn nói trên (Truyền thuyết này có lẽ là do người đời sau hư cấu nên, cốt để cắt nghĩa vì sao nhân dân khắp nơi lại nô nức tụ họp với với Bà Triệu nhanh và đông như vậy.). Đặt trong bối cảnh chung của thời cổ và trung đại, việc lợi dụng mê tín của xã hội để rồi khôn khéo tạo ra những sự kiện đầy vẻ huyền bí nhằm tập hợp và cố kết lực lượng cũng là điều thường thấy. Cách làm của Bà Triệu cũng chỉ là một trong những thông lệ thường thấy ấy thôi, Tất nhiên, cơ mưu tạo ra các sự kiện đầy vẻ huyền bí, dù hoàn hảo và đầy sức thuyết phục đến đâu cũng không thể thay thế cho quá trình xây dựng uy tín tự thân và hoàn toàn có thật của Bà Triệu. Nhân dân khắp cõi đương thời đến vói Bà Triệu trước hết và chủ yếu cũng bởi uy tín tự thân và hoàn toàn có thật này của Bà. Phần lớn thư tịch cổ đều nói rằng, toàn bộ công lao chuẩn bị cũng như phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách 2% Tú sách 'Việt Nam - đất nuớc, con người'

đô hộ của nhà Ngô vào năm 248 là của Bà Triệu, nhưng, cũng có vài truyền thuyết dân gian và một số ít thư tịch cổ lại nói rang Bà Triệu thực ra chỉ là người kế tục sự nghiệp còn dở dang của anh trai Bà - Huyện lệnh Triệu Quốc Đạt. Tài liệu thư tịch, ghi chép điều này rõ hơn cả có lẽ là của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Theo đó th'i: "Khi ta mi thuộc nhà N^ô, các cỊuan Thú mục phần nhiều chỉ lo bóc lột, dân khônt) sao chịu nồi, cho nên (Triệu) Quốc Đạt liền nổi binh chốnt) lại. Được ít lầu, ông mất, dân chúng thấy Bà là người có tướng tài, bền tôn Bà làm Chúa đẽ cằm cự với cỊuân Ngô" (Đại Nam nhất thống chí, Thanh Hoá tỉnh, tập hạ. Tác giả Nguyễn Khắc Thuần xin chú thích thêm rằng, quan thú mục tức là quan lại đứng đầu các địa phương ở dưỏi cấp quận). Song cứ như lời kể của hầu hết truyền thuyết dân gian thì rất có thể Triệu Quốc Đạt không phải là người khỏi xưóng, nhưng ít nhất ông cũng là người ủng hộ một cách đắc lực và đầy hiệu quả cả về tinh thần lẫn vật chất cho em gái mình trong cuộc chiến đấu chống quân Ngô. Và ông đã qua đời trước khi cuộc khởi nghĩa phát triển đến đỉnh cao. Năm 248, từ chân núi Tùng ở khu vực Phú Điền (nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá), Bà Triệu đã hạ lệnh xuất quân, nhất loạt tấn công quyết liệt vào các lỵ sỏ của quân Ngô tại quận Cửu Chân. Đời truyền rằng: "Bà Triệu ra trận, chân đi guốc ngà, đầu đội nón ngà, lưng thắt dải lụa, ngực che yếm vàng, mình cưỡi bành voi, dáng mạo thật oai phong lẫm liệt" (Truyền thuyết dân gian về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá). Bà Triệu được nghĩa sĩ của mình đồng lòng tôn làm Nhụy Kiều Tướng quân (Cũng có tài liệu nói rằng tên gọi Nhuỵ Kiều Tướng quân (vị nữ tướng quân có vẻ đẹp rất yêu kiều) là do quân Ngô đặt cho Bà Triệu, nhưng, số tài liệu này chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít) và thề sẽ cùng Bà chiến đấu đến cùng với quân Ngô. Nghe tin Bà Triệu dựng cờ xướng nghĩa, đông đảo nhân Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 29 dân ỏ khắp các địa phương mà trước hết là quận Cửu Chân đã nô nức xin theo. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ... sức lực và tài nghệ tuy có cao thấp khác nhau nhưng tất cả đều quyết một lòng đánh giặc cứu nước. Lực lượng nghĩa quân của Bà Triệu vì thế mà phát triển rất nhanh. Ca dao Thanh Hoá có câu rằng: Ru con, con nỹù cho lành Đẽ mẹ gánh nước rừn bành con voi. Aiuốn coi lên núi mà coi, Coi Bà Triệu tưóng cưỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm trầu cánh kiến cho chồng ra guân. Khu vực núi Tùng nhanh chóng trò thành đại bản doanh của nghĩa quân Bà Triệu. Dưới chân núi Tùng là một thung lũng nhỏ, được bao bọc bỏi dải núi đá vôi thấp. Đây là cửa ngõ phía Bắc của đồng bằng Thanh Hoá, lại nằm gần biển nên có vị trí rất thuận tiện cho cả khi phòng thủ lẫn lúc tổ chức phản công. Hiện trong thung lũng nhỏ ớ dưới chân núi Tùng vẫn còn có những địa danh như: - Đồng Vườn Hoa (đại bản doanh của Bà Triệu). - Đồng Xoắn Ôc (một trong những bức thành kiên cố của bộ chỉ huy nghĩa quân). - Đồng Lăng Chúa (noi có mộ của Bà Triệu). Sát bên núi Tùng là núi Chung Chinh, tuy hiện nay dấu tích còn lại nơi đây chỉ rất mờ nhạt nhưng người ta vẫn còn có thê sơ bộ hình dung được vị trí của 7 đồn luỹ cố mà nhân dân địa phương cho là do lực lượng nghĩa quân Bà Triệu xây dựng nên. Tại 7 đồn luỹ cổ này, đòi truyền rằng, Bà Triệu đã từíig trực tiếp chỉ huy hơn 30 trận ác chiến với giặc Ngô. Đây cũng chính là một trong những địa phương còn truyền tụng rất nhiều truyền thuyết về Bà Triệu. Trước khi Bà Triệu 3 0 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nước, can nguùi'

phát lệnh khởi nghĩa, kẻ đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Ngô ỏ nước ta là Thứ sử Lữ Đại - viên quan được chính triều đình Ngô Đại đế coi là "cẩn thận, chu đáo và giàu phương lược, mưu kế vỗ về", được tin cậy và đánh giá rất cao, nên mới phong cho Lữ Đại làm Trấn Nam Tướng quân, tưóc Phiên Ngung hầu (ĐạiViệt sừ ký toàn thư, Ngoại kỷ, quyển 4, tờ 3-b). Nhưng, guồng máy thống trị do Lữ Đại cầm đầu cũng chẳng làm được gì ngoài sự tàn ác. Lữ Đại trỏ thành kè thù không đội trời chung của các tầng lớp nhân dân ta, thành đối tượng tiêu diệt đầu tiên của Bà Triệu. Thực sự lo sợ, giặc đã tung toàn bộ lực lượng ồ ạt đánh mạnh vào quận Cửu Chân với hi vọng có thể nhanh chóng đè bẹp được nghĩa quân của Bà Triệu, nhưng dù đã cố hết sức mình, chúng cũng không thê’ nào thực hiện dược điều này. Đê’ chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biên), song Bà không một chút xao động. Đê mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tói gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau hơn nửa năm trời trực tiếp đối địch và cũng là hơn nửa năm trời liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đón, hễ nghe tới việc phải đl đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến bạt vía kinh hồn. Bởi vậy, đương thời mói có thơ rằng: Hoành qua đương hô dị, Đ ối diện Bà Vương nan. Nghĩa là: Vuni) ỹươm đánh cọp xem còn ảễ, Đối mặt Bà Vươní) mói khó sao. Bùng lên trước hết và chủ yếu là ở khu vực quận Cửu Chân nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ và rất to lớn của cuộc khỏi nghĩa Bà Triệu lại nhanh chóng lan rộng khắp cả Giao Châu, Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 31

đúng như chính sử của Trung Quốc đã thừa nhận là: "Cả Giao Châu đều chấn động" (Trần Thợ (Trung Quốc).Tam Quốc Chí {Ngô chí)}. Bấy giờ, cả triều đinh Ngô Đại đế lấy việc mất Giao Châu làm mối lo hàng đầu. Một kế hoạch đàn áp có quy mô lớn, một quyết tâm bình đjnh Giao Châu đã gấp rút được xây dựng. Thử thách của nghĩa quân Bà Triệu vì thế mà trỏ nên cực kỳ cam go.

4 . Ngàn năm, thanh kiếm dài cùng mặt trời sáng mãi Xin được mượn lời dịch của câu thơ chữ HánThiên thu trường kiếm ảữ nhật (Ịuang (Nguyễn Khắc Thuần. Vịnh sử. Nguyên tác Hán văn) làm tiêu đề cho đoạn kết của phần viết về Bà Triệu - người phụ nữ đã lập nên huân nghiệp đối với lịch sử nước nhà. Mặt Trời và Mặt Trăng mãi còn, giang sơn và dân tộc này mãi còn thì tên tuổi bất khuất và thanh gươm đúc bằng chí đại định của Bà Triệu cũng sẽ mãi còn toả sáng. Nhưng trước khi bàn về đoạn kết của cuộc đời Bà Triệu, có lẽ chúng ta cần trở lại với thực trạng của nhà Ngô và của cuộc chiến đấu ở khu vực núi Tùng giữa thế kỷ III. Bấy giờ, nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của chính quyền đô hộ đã xuất hiện ngày một rõ và nếu điều này xảy ra, nhà Ngô thật khó có thể tồn tại trưóc những cuộc tấn công của hai kẻ thù là Thục và Ngụy. Xuất phát từ nhận thức đó Ngô Đại đế buộc phải điều viên tướng thuộc hàng lừng danh nhất của mình là Lục Dận đi đàn áp Bà Triệu: Binh cỊua trải bấy nhiêu ngày, Mói sai Lục Dận sang thay ph'ên thần ’ Lục Dận là cháu của tưóng Lục Tốn - viên lão tưóng rất

'* Thay phiên thần: thay quan đỏ hộ, chỉ việc Ngô Đại đế cách chức Thứ sử Giao Châu của Lữ Đại mà trao chức này cho Lục Dận - NKT). (Lé Ngô Cát, Phạm Đình Toái.Đại Nam Quốc sử diễn ca) 3 2 Tú sách ‘ Việt Nam - đất nước, con ngưòí’

được Ngô Đại đế tin cậy. Trước khi lên đường, Lục Dận được Ngô Đại đế phong làm Thứ sử Giao Châu, hàm An Nam Hiệu úy. Nhà Ngô giao cho Lục Dận 8000 quân và nhiều tuỳ tướng từng trải thử thách trong nhiều lần xuất trận khác nhau. Dó là cố gắng cuối cùng, cũng là cố gắng cao nhất cùa chúng. Đến Giao Châu, Lục Dận còn được quyền thống lãnh tất cả lực lượng quân Ngô đã có mặt từ trước và đang tham gia những cuộc đàn áp nghĩa quân của Bà Lriệu. Đến Giao Châu, Lục Dận đã có 2 quyết định hệ trọng. Một là tiếp tục thục hiện mưu đồ mua chuộc, nhưng đối tượng chính không phải là Bà Triệu mà là đội ngũ tỳ tưóng, những người chỉ huy các đon vị nhỏ trong lực lượng của Bà Triệu. Lục Dận đã lập luận rất đúng rằng, làm sao chúng có thế mua chuộc được một con người tài cao đức trọng như Bà Triệu. Nhưng Bà Triệu sở dĩ trở nên hùng mạnh vì chung quanh Bà và dưới quyền của Bà còn có biết bao nhiêu con người khác mà nhìn chung là khả năng nhận thức chưa thể sánh với Bà. Mua chuộc được những con người này cũng chính là đã chặt đứt dần vây cánh của Bà Triệu và đẩy Bà vào thế cô, đến đó, Bà Triệu sc không còn là đối thủ đáng sợ nữa. Đời truyền rằng, bởi thủ đoạn rất xảo quyệt này, Lục Dận đã khuất phục được hàng trăm tỳ tưóng của Bà Triệu và ngót 5 vạn dân. Hai là bình tĩnh và bí mật cho cỊuân đi ảo thám đê điều tra cho bằn(j được mặt mạnh và mặt ỵếu của Bà Triệu, tức là theo đúng tinh thần lời dạy của binh pháp Trung Quốc cổ: "Tri bỉ, tri kỉ, bách chiến bách thắng" (biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng) (Tôn Tử - Trung Quốc). Tôn Tử binh pháp). Và trên cơ sở những tin tức mà chúng đã cất công thu lượm được, kết luận cuối cùng của Lục Dận về Bà Triệu là "ái khiết, uý ô" (thích sự sạch sẽ, lịch lãrr> và nhã nhặn, ghét sự bẩn thỉu, vô lễ và khiếm nhã). Từ kết luận cuối cùng này, Lục Dận đã tổ chức đàn áp theo kiểu nham nhở chưa từng thấy. Sử cũ chép: Những Hệt nữ trong lịch sử Việt Nam 3 3

"Lục Dận dò biết đặc tính Bà Triệu rất ưa sự sạch sẽ và rất ghét sự bẩn thỉu, bèn nghĩ ra một kế rồi mới cho hạ lệnh xuất quân. Khi Bà Triệu cưỡi voi vung gươm ra trận thì thấy tất cả quân Ngô đều trần truồng mà cầm giáo xông thẳng về phía Bà, chẳng khác gì một lũ điên cuồng rồ dại. Bà Triệu thẹn chín cả người, dẫu rất căm tức nhưng Bà cũng đành phải lui quân về một ngọn núi khác ở khu vực Bồ Điền. Sau, Bà hoá ở đây. Năm ấy Bà 23 tuổi"(Đại Nam nhất thốnỹ chí, Thanh Hoá tỉnh, tập hạ). Nói khác hơn, theo lời ghi chép trên thì Bà Triệu tuy là thua trận nhưng vẫn giữ được cái duyên đằm thắm, hiền thục và nết na của một người con gái, giặc Ngô tuy thắng nhưng tiếng xấu về sự nham nhở thì còn mãi vói muôn đòi. Tiếng xấu ấy càng trở nên nặng nề hơn bởi sau đó, ủể thoả lòng căm giận, giặc đã không ngừng tìm cách bôi nhọ Bà Triệu. Chúng gọi Bà Triệu là Triệu Âu. Trong tiếng Việt cổ, nếu Dạ là từ dùng để chỉ người phụ nữ lớn tuổi mà được kính trọng, thì ngược lại, Ầ m là từ dùng để chỉ người con gái trẻ tuổi mà bị coi thường. Trong nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc (và sau đó đã được một vài thư tịch cổ của ta sao chép lại), thì Bà Triệu có một chân dung rất khác thường:"Tiếnc) nói nghe như tiếng chuông lón, thân cao9 thước, vú dài 3 thước, lưng rộng iO ôm, mỗi ngày đi nhanh có thể được 500 dặm" (Đại Nam nhất thống chí, Thanh Hoá tỉnh, tập hạ). Thực ra, tổng số huyền thoại về những người phụ nữ có năng lực và hành trạng khác thường trong kho tàng văn học dân gian không phải là ít, nhưng truy cho đến tận cùng căn nguyên thì tất cả những huyền thoại đó đều góp phần chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn của giai cấp thống trị tàn bạo trước sức mạnh phản kháng quyết liệt của xã hội do chính những người phụ nữ cầm đầu. Huyền thoại ly kỳ về Bà Triệu có lẽ cũng nằm trong xu hướng phản ánh tận cùng căn nguyên rất rõ ràng này. 3 4 7z/ sách 'Việt Nam - đất nuác, can nguài'

Trái với ghi chép của thư tịch cổ, chân dung Bà Triệu trong tình cảm nồng hậu của các thế hệ nhân dân ta thể hiện qua truyền thuyết dân gian, có một vẻ đẹp rất thánh thiện mà cũng thật đoan trang, rất thuỳ mị với mọi người nhưng cũng rất dũng mãnh với kẻ thù, thật xứng đáng với vinh hiệu Nhụy Kiều Tướng quân. Lúc bấy giờ, dù xuất phát điểm của quân Ngô có chứa chất sự lừa mị và xảo quyệt đến mức độ như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đã hoàn toàn đúng khi định sử dụng mỹ hiệu Lệ Hải đặt trước tước vị Bà Vương để phong cho Bà. Xét cụ thể từng chi tiết, tất nhiên là có những chỗ hậu thế thật khó mà đồng tình, nhưng xét về tổng thể thì rõ ràng là Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã hoàn toàn có lý khi hạ bút viết Lời phê rằng: "Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ảu thật xứng là người sánh vai được vái Hai Bà Trung. Xem thế thì há có phải chì Trung Quốc mới có dàn hà danh tiếng như chuyện Tìrành phu nhân và Nương tử guân mà Bắc sử đã chép đâu. Nhung nếu nói là vú dài 3 thước thì thật là Ợuái gở và đáng buồn cười lắm" (Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Tiền hiên, quyển 3, tờ 9). Tác giả Nguyễn Khắc Thuần chú thích thêm: Theo Từ Hải từ điên (Trung Quốc) thì Thành phu nhân là vinh hiệu do dân ở khu vực thành Tương Dương đặt cho bà Hàn thị là thân mẫu của tướng quân Chu Tự, người Trung Quốc đời Tấn (265 420), Bà đã tự mình vạch kế hoạch và trực tiếp chỉ hu\ thực hiện việc tu bổ thành, giúp con đánh lui được tưóng giặc là Phù Phi, giữ vững thành Tương Dương. Nương tử quân là vinh hiệu của Công chúa Bình, Dương, con gái Đường Cao Tổ (618-626). Lúc Đưòng Cao Tổ mới khởi binh chống lại nhà Tuỳ, Bình Dương Công chúa đã cùng với chồng là Sài Thiệu, chiêu mộ và trực tiếp cầm quân giúp cha đánh đổ nhà Tuỳ. Riêng bà là thủ lĩnh của 7 vạn tinh binh. Vì lẽ này, Bình Dương Công chúa được sử Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 3 5 sách Taing Quốc tặng cho vinh hiệu là Nương tử quân), ở khu vực núi Tùng, mộ của Bà Triệu vẫn được đời nối đời trân trọng gìn giữ, đền thờ Bà Triệu đã gần 20 thế kỷ qua vẫn nghi ngút khói hương. Tên tuổi và sự nghiệp của Bà Triệu đã trỏ nên bất diệt vớivạn cổ thủ gianỹ sơn (muôn đời sông núi này) (Chữ của Trần Quang Khải trong bài cảm khái ông viết sau trận đại thắng quân Mông Nguyên xâm lược nưóc ta lần thứ hai (1285) và mãi mãi toả sáng trong sử sách cũng như trong ký ức của các thế hệ nhân dân yêu nước: Tùng sơn nắng Ợuỵện mây trời, Dấu chân Bà Triêu rạng ngời sử xanh. Nguồn; Danh tướng Việt Nam - Tập 4 / Nguyễn Khắc Thuần. -H.; Giáo dục, 2005. CÔNG CHÚA BỊ XÈO MÁ VÌ KHUYÊN CHÒNG KHÔNG LÀM PHẢN

Do không thể khuyên chồng "đừng làm phản vua cha", công chúa Phất Kim đã bị phò mã Ngô Nhật Khánh rút gươm xẻo má... rôi đuôi vê. ^ ịjỊj ỊỊ iin h fioạ Vua Đinh Tiên Hoàng có ba con gái: L^ồng chúa Minh Châu, công chúa Phất Ngân và công chúa Phất Kim. Công chúa Minh Châu được vua Đinh gả cho tướng Trần Thăng, em ruột sứ quân Trần Lãm - người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh. Công chúa Phất Ngân sau này iấy Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công uẩn - người thay nhà Tiền Lê, sáng lập nên triều Lý vẻ vang trong lịch sử. Còn công chúa Phất Kim thì lấy sứ quân hàng đầu dòng dõi quý tộc Ngô Nhật Khánh. Cô công chúa cưới chồng chỉ vì nghe lời vua cha Đinh Tiên Hoàng, sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22/3/924) ở thôn Kim Lư, làng Đ^i Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễii, Ninh Bình), ô n g trị vì 968-979, húy là Đinh Bộ Lĩnh. Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Gông Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 3 7 mẹ về quê ở, nương nhò người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp. Là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đạicồ Việt trong lịch sử Việt Nam, ô n g là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau1000 năm Bắc thuộc. Đạicồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tói Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nưóc độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử. Nhưng với việc cai quản hậu cung thì không mấy anh minh, nhất là việc cai quản các Hoàng tử và chuyện hôn nhân của các công chúa đều được vua cha áp đặt theo kiểu cha đặt đâu con ngồi đấy. 38 7usách 'Việt Nam - đất nước, con ngưùi'

Sách Khâm định Việt sử thôncỊ (Ịiám cương mục ghi: "Ngô Nhật Khánh là bà con của Ngô Tiên Chúa (tức Ngô Quyền). Trước kia, (Ngô Nhật Khánh) từng xưng là An Vương, cùng trong số mười hai sứ quân giữ đất tranh hùng. Khi Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp được (Ngô) Nhật Khánh rồi, bèn lập mẹ của hắn làm hoàng hậu, hỏi em gái của hắn cho con mình là Nam Việt Vương (Đinh) Liễn, lại gả công chúa cho hắn nữa, thế mà Ngô Nhật Khánh vẫn không bớt oán hờn...". Vì biết rõ sứ quân họ Ngô vẫn nuôi chí phục thù, mong JjỊng lại cơ đồ nhà Ngô đã đổ nát từ những năm trưóc, nên để thu phục Nhật Khánh, vua Đinh đã khéo léo sắp xếp cho con gái út Phất Kim tiếp cận... và rồi chuyện nào đến ắt đến. Anh hùng khó qua ải mỹ nhân! Ngô Nhật Khánh lập tức "trúng" sét ái tình, trở nên mê đắm công chúa. 'Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lược vào bậc nhất nhưng chưa thực sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật Khánh giúp thêm vây cánh thì Đạicồ Việt ta còn gì bằng... Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh, để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung", vua Đinh dạy bảo công chúa. Phất Kim nghe lời vua cha, liền nhận lời cầu hôn của sứ quân họ Ngô. Trong những ngày tháng đầu kết phu phụ, Nhật Khánh đã sống hạnh phúc với Phất Kim và không có ý định tạo phản... Bị xẻo má vì khuyên chồng không làm phản Một hôm, sau khi nhận được mật thư của vua Chiêm thông báo sẵn sàng chi viện binh lính đánh Đạicồ Việt để khôi phục cơ đồ, Ngô Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viét: "Ngô Nhật Khánh dẫn vọ là công chúa của Đinh Tiên Hoàng đi Những liệt nữ trong lịch sú Việt Nam 39 trốn. Tới cửa biển Nam Giới (tức là cửa Sót, nằm ỏ huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), hắn rút dao bên mình ra, xẻo má vợ mà kê tội; Cha mày đã lừa gạt đê ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của cha mày. Thôi, mày hãy trỏ về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta đây...". Nói xong, vị phò mã của vua Đinh sang thuyền chiến cạnh đó hối thúc quân chèo, bỏ lại lâu thuyền công chúa và những nữ hầu. Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men, tuy vết thương trên mặt đã lành, nhưng vết sẹo trên má không bao giờ có thê làm nguôi được nỗi đau đón, tủi nhục trong lòng của một người vợ có chồng là tướng quốc, là phò mã, mà lại theo giặc ngoại bang để chống lại vua cha. Cuối cùng, công chúa út đã xuống tóc, đi tu trong một ngôi chùa ở Kinh thành Hoa Lư. Thế nhưng, họa vô đơn chí! Trong lúc nỗi đau đớn tuyệt vọng lên đỉnh điểm thì vua cha và anh cả Đinh Liễn lại bị nghịch thần là Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn cùng hoàng hậu Dương Vân Nga lên làm nhiếp chính. Giữa lúc ấy, Phất Kim lại nghe tin Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân xuất chinh theo hai cửa biên Đại Ac và Thần Phù vào đánh Đại Cồ Việt thì bị phong ba nổi lên, nhận chìm hết cả thuyền bè và bị chết đuối. Công chúa càng trở nên đau đớn, xót xa và tủi nhục đến tuyệt vọng. Bà nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía Tây Bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn. Đền thờ Công chúa Phất Kim, còn gọi là đền Thục Tiết công chúa, là ngôi đền nhỏ, nằm trong khu dân cư thuộc quần thê di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền nằm chính giữa, cách đền Vua Lê Đại Hành và phủ Vườn Thiên 300m. Cái giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước cửa đền. 40 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuúc, con người'

Đoạn cuối đời bi thảm của nàng công chúa triều Đinh khiến nhiều người đời sau thương cảm. Nhưng cái chết của nàng càng chứng tỏ sự trung trinh đáng ca ngợi của người con gái Việt Nam, dù nàng được sinh ra trong gia đinh Hoàng tộc bậc nhất thời bấy giờ những vẫn quyết giữ lấy lề thói văn hoá. Thế mới biết, ở đời dù bậc danh gia vọng tộc đến thường dân, đôi khi vẫn đứng giữa hai dòng nước, bên tình, bên nghĩa khó mà vẹn toàn. Còn nàng Phất Kim, nguyện vì vua cha mà chịu cực hình bị xẻo má. Cũng đê giữ hai tiếng trung trinh vói chồng mà chọn cái chết, đó là tấm gương để người đời sau tôn thờ, ca ngợi. Ỷ LAN - VỊ NGUYÊN PHI CÓ TÀI TRỊ NƯỚC, AN DÂN

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ý Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân / tộc. Tên thật của Y Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu f ■ Loại (Thuận Thành, ^ Bắc Ninh) nay thuộc K Cia Lâm, Hà Nội. Vì rnẹ mất từ lúc 12 tuổi, Ily pệp Ảnh minh hoạ phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Y Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế. Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Y Lan để nhó lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gõ. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt 42 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưàí'

nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ý Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ý Lan. Triều thần khâm phục Y Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông h ỏi Y Lan về kế trị nước. Ý Lan tâu; - Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chưóc người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phái ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nưóc Đại Việt sẽ vô địcli. Nghe Y Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ý Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lón, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nưóc đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Y Lan là Quan Âm nữ, lập bàn thờ Ý Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Y Lan đã vững vàng đưa đất nưóc vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Những liệt nữ trang lịch sử Việt Nam 43

Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ý Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tê tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Y Lan đã thi hành những biện pháp dựng nirớc yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên. Năm L)inh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Đê Lý Thiròng Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Y Lan dã hò qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiên triều đình, huy dộng sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Vif t đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân .'ề iiUỚc. Làm nên chiến thắng này, công Thái hậuY Lan thực lớn. Nhưng trong dòi Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý rhánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của 1 hái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ý Lan ra khỏi triều đìnn. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ý Lan mới tiở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà dã bắt giam Hoàng hậi 1 hirợng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chét. Vì tội trang ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quèn mất lằng, trong sự .líỳiiẹp làm chính trị, đó là chuyện thưòng thấy. AN Tư CÔNG CHÚA - MỸ NHÂN KÊ

An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. SáchĐại Việt sừ ký toàn thư chỉ ghi: "Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bót tai họa cho nước vậy". N^ày ấy, khoảng đầu năm At Dậu (1285), quân

i ầ ẩ Nguyên đã đánh tới Gia Anh mình^h hoạ h o ạ ~ 1 ; Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn đê đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tưóng Trần Bình Trọng lại hi sinh dũng cảm ỏ bờ sông Thiên Mạc. Trưóc thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kê cả hoàng thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn Những liệt nữ trang lịch sử Việt Nam 45 rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kê cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết. An Tư đi sang trại giặc không phải vói tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, .cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hi sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới, Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tưóng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: 'Trưóc, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con". Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đòi sau.

An Tư công chúa (trích)

Cỗ xe sonỊỊ mã phi nưóc kiệu trên con đườnỹ hưón0 thẳntỊ đến doanh trại cỊuãn Nỹuỵén, theo sau có chừng 20lính hộ vệ, người ngựa lẫn trong bụi mù. Điều khiến Xf là một vị tướng trẻ mang tên Đễ Khắc 46 Tú sách ‘ Việt Nam - dát nước, con người'

ChuttỊ). Nỹồi bên troncỊ là cô côni) chúa trè tuổi man0 vẻ mặt đượm buồn, nhưnt) vẫn kbônt) khỏi toát lên nét đẹp kiêu sa ...

"...Mỹ Nhân Ke! Chúng ta cần phải tìm một người không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh lanh lợi có khả năng ứng biến nhanh, đê’ ngoài việc làm chậm tiến trình hành quân của Thoát Hoan còn có thê’ trở thành nội gián". "Trong quân ta liệu có người như vậy không?". "Nhiệm vụ quá nguy hiểm, chỉ có đi mà không có ve! Người thích hợp thì có nhưng điều này sẽ gây ra một nỗi đau lớn cho Hoàng tộc!" "Ngươi muốn nói đến ..." "Hoàng thượng anh minh! Người thích hợp chỉ có thể là An Tư công chúa!" KHÔNG!!! Nàng hét lên và ngồi bật dậy, cả người nàng ướt đẫm mồ hôi. Đến khi trấn tĩnh lại thì nàng mới thấy mình đang ở một nơi xa lạ. Nàng đang nằm trên một cái chõng *^re, căn phòng vách đất đơn sơ không có gì cả, chỉ có vài cái thúng nhỏ treo trên vách. Nàng cảm thấy miệng mình khô khốc và bụng đói cồn cào, nhìn ngoài trời đã tối đen. Nàng mói nhớ là mình chưa đựợc ăn gì từ sáng tới giờ. Mà đây là đâu? Ai đã đưa nàng về đây? Nàng đã ngất đi hao lâu rồi? Trong đầu nàng hiện lên hàng loạt những thắc mắc. Vừa lúc đó có một ồng lão bước vào, ông búi tóc kiểu củ hành, râu dài bạc trắng, nhưng trông có vẻ vẫn tráng kiện, chỉ có một chân đi khập khiễng. Tay ông bưng một khay gỗ nhỏ, có một bát cơm, món rau, bát canh và một bát chắc là gia vị đê’ chấm. "Chắc là đói lắm rồi! Ẩn đi cháu gái". Nàng chần chừ cầm đũa và nếm thử món rau kỳ lạ, thấy Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 47 vị nó mát rượi, và khá dễ ăn. "Phải chấm cùng tương mói ngon chứ!" ô n g lão cười hiền khi xem bộ dạng lóng ngóng của nàng. Chưa bao giờ nàng thấy bữa ăn ngon hơn thế, cắm cúi ăn một chặp hết sạch mà vẫn thòm thèm, nhưng nàng cũng thấy no no rồi. ô n g lão dẹp chiếc khay qua một bên rồi hỏi nàng là ai và từ đâu đến cả lý do vì sao phải chạy như bị đuổi giết, để lồi bị ngất giữa đường. May mà có ông lão đã mang nàng về đây chăm sóc. Nàng đã lịm đi từ quá ngọ đến giờ là gần nửa đêm rồi. Tất nhiên nàng không bao giờ tiết,lộ về thân thế. Nàng chỉ là một cô gái bị cha mẹ ép gả cho một phú hộ già và nàng không bằng lòng nên đã chạy trốn. "Mà sao chân ông bị khập khiễng vậy ạ?" Nàng tò mò. 'Trưóc kia ta là lính dưói trướng của Hưng Đạo Vương" Giọng ông lão trở nên đầy tự hào. 'Trong một lần đụng độ với bọn giặc Thát ta đã bị thương ở chân, nên đành phải về vườn đấy. Nếu không giờ đây ta cũng đang được chiến đấu rồi!”. "Chắc ông đã rất hối hận vì tham gia chiến đấu mà bị thương tật thế này". "Đúng là tuổi trẻ hồ đồ!" ô n g lão đột nhiên lớn giọng "Chưa bao giờ chúng ta biết hối hận vì góp sức cho non sông. Tuy ta chỉ là dân đen nhưng cũng hiểu thế nào là nợ nước. Đức vua cao quý còn đang ra sức chống giặc mà không ngại hiểm nguy, thì chúng ta đây chẳng lẽ lại dám hèn nhát". "Cháu! Cháu! Xin lỗi!" Nhưng đấy là việc của những đấng nam nhi..." "Cháu gái lại sai rồi. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Trách nhiệm này không của riêng ai. Có lẽ cháu còn nhỏ chưa thể hiểu được. Thôi ngủ sóm đi cho lại sức". 48 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người'

Rồi ông già lại khập khiễng đi ra, điệu bộ có vẻ ngán ngâm lăm. Những điều ông lão nói vừa rồi phần nào đã làm cho nàng phải suy nghĩ. Quả thật từ trước đến giờ nàng đã quá bàng quan vói thời thế. Có phải vì nàng được sinh ra khi vua cha đã dẹp xong quân giặc, có phải vì nàng là một công chúa lá ngọc cành vàng, có phải nàng là một kẻ vô tư nhất thế gian, luôn nỏ nụ cười trước mọi sự việc. Không! Không! Nàng không xứng đáng là công chúa, lại càng không xứng đáng là một người con của đất Đại Việt. Cả đất nước đứng lên chống giặc tinh thần cuồn cuộn như một con sóng lớn. Duy chỉ có một mình nàng là không ở trong con sóng ấy. Nàng tự đánh mất tư cách công chúa của chính mình. Nàng đã nhìn thấy biết bao chữ Sát Thát trên tay những chàng trai ở khắp mọi noi mà nàng đi qua. Nàng đã thấy khí thế hừng hực của một người lính già tàn mà không phế. Nàng phải làm gì đây. Sẽ chạy trốn nữa ư? Chỉ vì sinh mạng nhỏ bé của mình mà bỏ quên tổ quốc, quên tất cả những xương máu mà bao người con đất Đại Việt đã đổ xuống để bảo vệ miền đất thiêng liêng này ư? Trong bất giác nàng đứng trở dậy, nàng thấy mình khỏe khoắn hơn bao giờ hết. Bước ra khỏi căn buồng nhỏ, thấy ông lão đã nằm ngủ say sưa. Nàng lấy tấm chăn mỏng đắp lại cho ông lão rồi bước ra ngoài. Trăng le lói phía sau rặng tre, gió vi vu tạo thành những âm thanh thật êm tai. Phía dưới là bóng một cô gái trông thật nhỏ bé, nhưng mang trong mình một quyết tâm to lón không kém bất kỳ một đấng nam nhi nào! Nguồn; http://www.nguventienquang.com/ HUYỀN TRÂN - CÔNG CHÚA ĐẦU t iê n MỞ NƯỚC VỀ PHƯƠNG NAM

Công chúa Huyền Trân Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm Tân Sửu (1301), nưóc Chiêm Thành gửi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. K.hi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nưóc, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó Thượng hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm. Vua Chiêm Thành là Chế Mân Gaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman 111 hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhava'inan III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nưóc, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu). Trong cuộc gặp gỡ vói vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gà con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thê lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nưóc Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân này. Lời hứa của Thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân này. Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ỏ phía Bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông 5 0 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con nguàí' mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (Bính Ngọ). Năm 1307 (Đinh Mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So vói ngày nay, Thuận Châu từ phía Nam tỉnh Quảng Trị và phía Bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay,- Hóa Châu gồm phần còn lại của tinh Thừa Thiên và phía Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay,- diện tích tổng cộng vùng đất này khoảng 10.000 km^. Huyền Trân được vua Chế Mân phong tưóc hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành*nên nhà vua cho tưóng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt*^’. TheoĐại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trần công chúa đã đến tuở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách này không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nưóc hay sau khi đã về già?*’* Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến. Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách hoà thuận về phương Nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của

Nghi lễ vợ hỏa thiêu theo chồng trong Ấn giáo gọi là trà tỳ (suttee), còn thịnh hành ờ Ẵn Độ cho đến khi ngưòi Anh cai trị và băi bỏ vào nám 1829. Đại Việt sử ký toàn thu [chử Hán], Hà Nội: bản dịch Nxb. Khoa học Xả hội, 1993, tập ừ2, . 91. Quốc sử quán triều Nguyễn,Đại Nam nhất thống chí, bản dịch tập 3 của Viện Sử học, Huế: Nxb. Thuận Hoá tái bản, 1997, tr. 358. Những hệt n ữ trong lịch s ứ Việt Nam 51 người Việt. Sự hi sinh của công chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu Nam bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay: Nuóc non níỊàn dặm ra đi, mối tình chi, Mượn màu son phấn, dền nạ ồ Lỵ, Đắntl cay vì. dưanỹ độ xuân thì, Số lao đao hay nợ đuyin 0'o Mả hàntỊ da tuyết, (Ịuyết liều nhu hoa tản trănỹ khuyết, Vànỷ lộn với chì, Khúc ly ca có sao mà mudnt/ tượnt) N^hê thường! Thắy chim hền0 nhạn hay đi, tình tha thiết. BóncỊ duonỷ hoa (Ịuy Nhắn mội lời Mân cỊuân, nay chuyện mà như nguyện, Đặng vài phân, vì lợi cho dân, Tình dem lại mà cân, Đắng cay trăm phằn...^*^ Trần Gia Phụng

Ngôi miếu cổ rửa oan tình cho công chúa Huyền Trân (Thâm cung bí sử) - Nằm dưói chân núi Xuân Dương của làng chài Nam Ô (thuộc phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Năng), ngôi miếu cổ hàng trăm năm tuổi, rêu phong cổ kính được người đời truyềri tụng là miếu thờ vọng Công chúa Huyền Trân. Nơi đây, gắn liền vói câu chuyện của một vị võ tưóng tài ba dưới quyền Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung một mình ngăn mấy vạn quân Chiêm để giải cứu công chúa Huyền Trân khỏi cái chết tuẫn táng nơi đất người. Người đời đã thêu dệt nên những câu chuyện về mối

Phạm Văn Son, Việt sứ tán biên, Trần Lé thời đại [Quyển 2], Nxb. Văn Hửu Á Châu, Sái Gòn, 1959, tt. 272-273. 52 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưùi' tình oan nghiệt giữa Công chúa và vị võ tưóng họ Trần. Ngay trong cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của sử gia Ngô Sĩ Liên cũng lên án gay gắt đối vói võ tưóng Trần Khắc Chung tư thông với Công chúa Huyền Trân. Nhưng theo các già làng ỏ Nam Ô kể lại thì từ thời các vị tổ đầu tiên rời đất Bắc vào mảnh đất dưói chân núi Xuân Dương này khai ấp, lập làng đã nghe truyền tụng chuyện về tấm gương trung liệt của vị tướng quân nhà Trần nọ, đã anh dũng hi sinh trong trận đánh chặn quân Chiêm truy đuổi Công chúa Huyền Trân trên bước đường hồi cố quốc. Vì vậy, các chi phái tộc làng Nam Ô đã đồng lòng suy tôn vị tưóng quân nhà Trần, mà họ không biết danh tính, quê quán là 'Tiền hiền Triệu cơ" (Tiền hiền mở cõi) của làng, bằng tất cả tấm lòng tri ân, ghi nhó công đức tiền nhân mở cõi đất phương Nam. Nghi án mối oan tình trăm năm chưa có lời giải Tìm về làng chài Nam Ô (phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) vào một buổi chiều cuối tháng ba, trước mặt chúng tôi không chỉ hiện ra bóng dáng Hải Vân quan kỳ vĩ chắn ngang dải sơn hà mà còn là nơi in dấu một thiên tình sử lắm vẻ vang mà cũng nhiều đau đớn từ tận 700 năm về trưóc. Đó là mối oan tình trăm năm chưa được vén bức màn bí mật giữa công chúa Huyền Trân và vị võ tướng Trần Khắc Chung. Chuyện kể rằng, năm 1293, Tliái thượng hoàng Trần Nhân Tông trong trang phục của một lữ tăng đã đặt chân đến xứ sở Vijaya (kinh đô của vương quốc Chiêm Thành) để tận mắt chiêm ngưỡng những tháp vàng, tháp bạc nguy nga, tráng lệ. Vua Chiêm lúc đó là Chế Mân biết được nên đích thân đến mời ngài vào cung điện của mình đón tiếp long trọng Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 53 như một vị thượng khách. Chế Mân dẫn vua Trần Nhân Tồng đi du ngoạn khắp các đền đài, lăng tẩm của vương quốc Chiêm Thành. Say mê trưóc vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần kỳ vĩ của xứ Đàng Trong, Thái Thượng hoàng nước Việt đã lưu lại nơi đây gần chín tháng. Đến ngày về, cảm động trước thịnh tình của Chế Mân, vua Trần Nhân Tông đã hứa gả cô công chúa xinh đẹp của mình là Huyền Trân cho vua xứ Vijaya. Tlieo "Đại Việt sử ký toàn thư" của sử gia Ngô Sĩ Liên chép lại thì khi nghe tin này, vua Chế Mân như mở cờ trong bụng bởi từ lâu ông đã nghe tiếng cô công chúa xinh đẹp nước Việt. Dù đã có hoàng hậu nhưng Chế Mân vẫn sai sứ mang theo lễ vật đến kinh thành Thăng Lăng xin cưói công chúa Huyền Trân về làm vợ. Việc gả công chúa cho Chế Mân đã khiến quần thần trong triều xôn xao bàn tán. Nhiều người đứng ra phản đối kịch liệt. Nhưng việc gả công chúa vốn đã được định liệu và sắp đặt từ trước trong một nước cờ chính trị dài lâu của hệ thống chính trị nhà Trần. Bởi lúc này, đất nưóc đang cần ổn định phía Nam để tập trung lo đối phó với bè lũ Nguyên - Mông đang dòm ngó từ phương Bắc. Lúc này, công chúa Huyền Trân chỉ mới tròn 13 tuổi nên việc cưới hỏi được vua Trần Anh Tông trù trừ, chưa quyết định. Phải đến 5 năm sau, khi hoàng hậu vương quốc Chiêm Thành băng hà, Chế Mân lại tiếp tục sai người đưa lễ vật và dâng hai châu Ô - Lý cho triều đình Đại Việt. Gạt nước mắt chia tay cố quốc, công chúa Huyền Trân quyết định sang làm hoàng hậu của đất nước mà dân gian bấy giờ vẫn gọi là "xứ man di". Theo tích cũ truyền lại, trước khi lựa chọn về Nam làm dâu vì nghĩa nước non, Huyền Trân đã trải qua những giờ phút ly biệt đầy nước mắt với 5 4 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuúc, can nguùi'

"người tình cũ", võ tướng Trần Khắc Chung. Sử cũ chép lại, Trần Khắc Chung vốn là một trọng thần của triều đình nhà Trần trong hai lần chống quân Nguyên - Mông xâm lược, được nhà vua tín cẩn thường vời vào điện bàn việc quốc gia, đại sự. Trong khoảng thời gian vào chầu vua, Chung nhiều lần diện kiến công chúa Huyền Trân ngay trong nội điện. Cặp 'Trai tài - gái sắc", mới nhìn nhau qua ánh mắt nhưng đã nảy sinh tình ý chỉ hiềm một nỗi là chưa có dịp để tỏ bày. Một lần, Khắc Chung được vua sai bảo vệ công chúa Huyền Trân lên am Ngoạ Vân trên núi Yên Tử để thăm vua cha Trần Nhân Tông. Trên đường đi, hai ngưòi có dịp chuyện trò và trao cho nhau những câu tâm tình thắm thiết. Nhưng tình yêu đôi lứa vừa mói chỏm nở thì sóm đã lụy tàn bởi phận nhi nữ phải phục theo chiếu mệnh giang sơn. Khi Huyền Trân Công chúa theo đoàn phu giá hướng về kinh đô Vijaya, nơi vua Chế Mân đang ngày đêm ngóng chờ thì Trần Khắc Chung lâm vào cảnh tuyệt vọng, suốt ngày tìm hình bóng người yêu trong những cơn say túy lúy. Lúc ông tỉnh lại thì đoàn rước công chúa đã vào đến địa phận Thanh Hoá, Khắc Chung một mình một ngựa đuổi theo đưa tiễn người yêu một lần cuối. Cuối cùng Khắc Chung và Huyền Trân cũng gặp nhau ở dãy Hoành Sơn (đèo Ngang, đoạn giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh - PV). Một cuộc chia tay đầy nưóc mắt, Huyền Trân đã thề hẹn kiếp sau sẽ báo đáp mối ân tình của vị võ tướng. Còn Khắc Chung được dân gian miêu tả như kẻ điên tình cứ quấn lấy công chúa, không chịu rời bưóc. Đoàn xa giá pnải dừng chân ở Hoành Sơn gần hai ngày mới khởi hành. Công chúa Huyền Trân phải hết lời khuyên Những liệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 5 can vị võ tưóng sóm quay lại kinh đô lo việc chống giặc, bảo vệ cương thổ, đừng vì chuyện nữ nhi mà đánh mất công danh. Nếu còn duyên phận, ngày sau sẽ gặp lại. Trước khi đôi lứa chia lìa đôi ngả, công chúa Huyền Trân khóc than như những lời ai oán trong "Nưóc non ngàn dặm" được cho là lời tâm tình của nàng công chúa nước Việt: "bỉưóc non nỹàn dặm ra đi Mối tình chi! Mượn màu son phấn Đền nợ ổ , Ly Xót thay vì Đuanỹ độ xuân thì Số lao đao hay là nợ duyên ỷì? Má hồng da tuyết Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết Vàng lộn thío chì Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì... " Nhưng cũng có tích xưa truyền lại rằng, lúc hai người gặp mặt nhau trong triều, cảm mến tài năng của Khắc Chung nên công chúa Huyền Trân xin bái làm thầy. Vị võ tưóng trẻ tuổi tài ba đã dốc hết tâm huyết để dạy dỗ cho cô học trò chỉ kém mình tám tuổi. Tuy được mọi người khen tụng là "đôi chim câu của trời Nam", nhưng giữa Khắc Chung và công chúa vẫn giữ đúng đạo làm thầy - trò. Ngoài những buổi học ở thiền cung, tưóng Chung thường dẫn công chúa đi cưỡi ngựa, ngao du sơn thủy, ngắm cành hùng vĩ của sông núi, nhưng tuyệt nhiên không hề nghĩ đến tư tình. "Lúc này Khắc Chung đã yên bề gia thất và có hai con nhỏ. Vợ của Khắc Chung là con gái của một vị quan trong 56 Tú sách "Việt Nam - đất nước, can ngưàí' triều, được tiếng đẹp người, đẹp nết. Còn công chúa chỉ mới bước vào tuổi cập kê (16-18 tuổi) nên giữa hai người khó xảy ra tình cảm riêng. Dù đã gần ngàn năm trôi qua, nhưng việc khẳng định liệu có hay không mối duyên tình giữa vị võ tưóng này và Công chúa Huyền Trân vẫn là một bí ẩn. Người đời đã thêu dệt nên nhiều câu chuyện khác nhau" - Thạc sĩ sử học Lưu Anh Rô cho biết. Trận giải cứu đẫm máu ở Nam Ô của võ tướng nhà Trần Câu chuyện tình của ngàn năm trưóc đã thôi thúc chúng tôi cùng nhà sử học Lưu Anh Rô tìm về những dấu tích xưa cũ, với hi vọng có được lời giải "hợp lý nhất". Ngồi trên con thuyền nhỏ vượt đầm Nam Ô, phía trên là mây trời, núi cao trùng điệp, phía dưới là nưóc non ngàn dặm nhìn ra biển. Cụ Lê Hào (93 tuổi), người giữ hồn trăm năm của làng chài Nam Ô cho biết "Ngày tôi mói lên năm tuổi thì đã nghe ông cụ cố (hơn 80 tuổi) ngồi kể chuyện vói con cháu rằng: ở làng mình có một ngôi mộ ngoài mé biển (nay ở gần đồn biên phòng Nam Ô - PV), là ngôi mộ của vị tưóng nhà Trần dưỏi trướng Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung, ô n g hi sinh trong một trận chiến không cân sức vói gần 5 vạn quân Chiêm đê bảo vệ sự an toàn của Công chúa Huyền Trân trên đường hồi cố quốc. Người đời sau vẫn lưu truyền lại những câu chuyện về sự anh dũng chiến đấu "một mình" của vị tướng nọ. Thực hư câu chuyện diễn ra như thế nào, nhà sử học Lưu Anh Rô dẫn lại: Vào mùa hạ năm Đinh Mùi - 1307, sau gần một năm làm dầu Chiêm quốc được tấn phong Hoàng hậu với mỹ hiệu Paramesvari thì vua Chế Mân không may gặp bạo bệnh qua đời. Công chúa Huyền Trân trở thành goá bụa khi mới bưóc Những liệt n ữ trang lịch sử Việt Nam 5 7 vào tuổi 20. Theo tập tục của người Chăm lúc bấy giờ thì "Vua chết, hậu phải chết theo", nhưng do Công chúa Huyền Trân đang mang thai Thái tử Chế Đa Đa nên việc hỏa thiêu được phép lùi lại. Đến tháng 10 năm đó chuyện công chúa chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu truyền về Thăng Long khiến vua Trần Anh Tông xót xa, lo lắng không nguôi. Vua cho vời các triều thần đến bàn bạc kế sách nhưng không ai đưa ra được chủ kiến hay để giải cứu công chúa. "Lúc này, võ tưóng Trần Khắc Chung đứng ra giữa triều xin lĩnh trọng trách sẽ lên đường vào Nam đưa công chúa hồi quốc, ô n g chỉ xin mang theo 5.000 quân sĩ, lương thảo cùng một số chiến thuyền lớn để vượt biển. Nghe có lý, vua Trần Anh Tông thuận lòng và ra chiếu chỉ sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung và An phủ sứ Đặng Văn cùng đoàn tùy tùng đi thuyền sang Chiêm quốc viếng tang, nhằm thực hiện kế hoạch giải cứu Công chúa Huyền Trân về Đại Việt", ông Rô kể. Trước khi tiến vào địa phận của Chiêm Thành, Khắc Chung viết một bức mật thư sai người đưa cho công chúa để tkiông báo kế hoạch. Theo thư này, công chúa Huyền Trần sẽ yêu cầu được dựng đàn cầu siêu cho chồng ở một nơi hiểm yếu, gần biển, không ai được quấy rầy. Lợi dụng lúc quân lính canh gác lơ là, xe ngựa của Huyền Trân nhìn về phương Bắc "trực chỉ". Sau khi làm lễ tế ở bãi biển Thị Nại (Quy Nhơn), võ tướng Trần Khắc Chung cùng An phủ sứ Đặng Văn và đoàn tùy tùng theo mưu kế định sẵn, đã đưa Công chúa Huyền Trân xuống thuyền nhanh chóng dong buồm ra Bắc. Quân Chiêm thấy hoàng hậu bỏ trốn liền rượt đuổi, nhưng bị quân Việt phục binh tiêu diệt toàn bộ số thiết kỵ 58 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, can nguàí' của Chiêm Thành. Tháo chạy khỏi Quy Nhơn (thủ phủ của Chiêm Thành), Đoàn chiến thuyền của võ tưóng Trần Khắc Chung từ Bình Định ra Thăng Hoa, vào cửa Đại Chiêm (Cửa Đại) rồi theo đường sông c ổ Cò ra cẩm Lệ (Đà Năng). Từ đó, họ đi bằng đường bộ đến Xuân Sơn Hoa Ô (Nam Ô)... Tại làng Nam Ô, đoàn người nán lại để tìm cách vượt Ải Vân ra thành Hoá Châu (thuộc quyền quản lý của Đại Việt). Khi biết Công chúa Huyền Trân cùng đoàn quân của võ tưóng Trần Khắc Chung đang trên đường từ Chiêm quốc về lại Đại Việt, dân làng Nam Ô lúc bấy giờ đã tiếp đón và che chở một thời gian... Nhưng, chẳng bao lâu sau, quân Chiêm nghe ngóng được sự tình, kéo đến bao vây bốn mặt. Dân làng đã cùng đoàn quân của võ tướng Trần Khắc Chung chống trả quyết liệt. Gia phả họ Đặng của làng chài Nam Ô còn chép lại: 'Tướng Trần Khắc Chung chỉ huy quân sĩ lập các chiến lũy ngăn cản quân Chiêm xông vào làng. Đích thân ông cầm giáo, dẫn quân chặn ở cửa ngõ chính dẫn vào đình làng, nơi công chúa Huyền Trân đang thiền toạ. Giao tranh ác liệt diễn ra hơn bốn ngày, bốn đêm, quân sĩ hi sinh vô số. Bước sang ngày thứ 5 thì Đại Việt chỉ còn gần 300 lính quyết tử chiến ở bốn cửa ngõ, người làng buộc phải cầm vũ khí chống quân Chiêm". Lúc này, Trần Khắc Chung có hai vị tướng tài là: 'Tiền quân oai" và "Hậu quân oai". Nhưng vị hậu quân oai hi sinh ở sông Cẩm Lệ, chl còn lại vị tướng tiền quân xin nguyện ỏ lại chống giặc. Vị tướng này đã chỉ huy toán quân gần 200 lính, liều chết đánh chặn hậu để ông dùng thuyền nhẹ đưa Công chúa Huyền Trân ra khơi và cả đoàn dong buồm thẳng hướng Những liệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 59

Hòn Hành, thoát ra thành Hoá Châu. Phát hiện có đoàn người chạy trốn ra khỏi làng, quân Chiêm càng đẩy thế tấn công, dồn hết bốn điểm chống cự lại co cụm giữa sân đình. Nhưng viên tùy tướng vẫn anh dũng chiến đấu, cầm đao lao vào ngăn giặc, không cho quân binh truy đuổi theo đoàn hộ giá Công chúa. Khi những chiếc thuyền của võ tướng Trần Khắc Chung mờ khuất trong màn sương khói khơi xa thì thế trận phòng ngự của quân Việt cũng tan vỡ. Viên tướng giữ nhiệm vụ đánh chặn hậu cùng hơn 200 binh lính cũng anh dũng hi sinh. Sử cũ chép lại; "ôn g là người Việt đầu tiên ở lại đất Chiêm Thành và chết trên đất Chiêm Thành. Sau vào thời Chế Bồng Nga, người Chiêm lấy lại đất này, phá bia mộ ông nên ông thành người vô danh". Ghi nhớ công đức mở đất phương Nam của Công chúa Huyền Trân, dân làng Nam Ô lập miếu thờ bà. Còn vị tướng dưới trưóng Trần Khắc Chung lâm trận hi sinh cũng được chôn cất tử tế và phong làm tiên hiền của làng... Trước di tích mộ tiền hiền làng Nam Ô, ông Lê Hào ngậm ngùi đọc mấy câu trong bài văn tế được truyền lại từ hàng trăm năm trước: "Cổ vân lôi ư, tam cấp vũ môn, ninh kiến hà trừng thiên lý/ Chiêm phong lãng ư, kỷ trùng hoàng hải, vĩnh khang thốn tức thôn kình" (Tạm dịch; sấm mây xưa hử, qua mấy màn mưa, lặng nhìn thấy đâu ngoài thiên lý/ Sóng gió Chàm hừ, bồn chồn nhớ nước, kiên gan chờ nuốt cả kình ngư). Bài văn tế được xưóng lên trong ngày giỗ tiền hiền của làng Nam Ô vào mỗi độ 24/6 âm lịch hằng năm. Thực hư câu chuyện oan tìnhở ngôi miếu cổ Trên đường đưa tôi đến di tích ngôi mộ của vị tướng 60 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nước, con nguỂá'

quân tử trận đã hơn 700 năm trưóc, cụ Hào cho hay, di tích mộ tiền hiền làng chài Nam Ô nằm trên một doi cát, bên chân sóng. Đứng ở nơi này phóng tầm mắt nhìn về núi Xuân Dương trông dải núi nhô ra phía biển tựa như một lưỡi kiếm. Xa hơn nữa là Hòn Hành cũng tách biệt với dãy núi Hải Vân chơ vơ, cố độc giữa mênh mông sóng vỗ, ẩn hiện trong làn sương khói lênh đênh. Gió biển thổi lồng lộng, song chất giọng "ăn sóng, nói gió" của người đã ngoài lục tuần, cụ Hào cứ sang sảng khi đọc hai câu đối khắc trước trụ đá nhà bia: "Hoá công lưu nghiệp thiên thu tại/ Ba huệ khai cơ vạn cổ tồn".Rồi cụ Hào giải thích rằng, hai câu thơ trên đã lưu truyền từ hàng trăm năm qua để ghi nhó người có công mở mang bờ cõi. Trong câu chuyện do cụ Hào và ông Rô kể, những chi tiết hư hư, thực thực đan xen lẫn nhau khiến câu chuyện càng trở nên kỳ bí, lạ lùng. Theo ông Rô, trong cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của sử gia Ngô Sĩ Liên biên soạn phát hành vào thời Hậu Lê - năm 1697, tức là sau 390 năm xảy ra vụ giải cứu Công chúa Huyền Trân thoát hoạ "lửa thiêu" của người Chiêm Thành, ông lên án gay gắt đối với võ tưóng Trần Khắc Chung, nhất là chuyện tư thông vói Công chúa Huyền Trân. Có thể, từ cơ sở này nên nhiều người đời sau đã thêu dệt nên câu chuyện tình đầy lâm ly, bi đát giữa Công chúa Huyền Trân và võ tướng Trần Khắc Chung. Thậm chí, có người còn dựa vào câu ca dao: "Tiếc thay hạt gạo trắng ngần. Đã vo nưóc đục, lại vần lửa rơm", cho là dân gian muốn ám chi câu chuyện thất tiết của nàng công chúa Đại Việt"Mượn màu son phấn. Đền nợ Ô, Lý". Chuyện xưa đến nay còn truyền rằng, sau khi được viên tùy tướng chặn hậu, Trần Khắc Chung dẫn công chúa dong thuyền, vượt biển. Gặp lại vị tình lang trong mộng, hai người Những liệt n ữ trang lịch sứ Việt Nam 61 quấn quýt bên nhau, bất chấp kẻ hầu, người hạ đứng vây quanh. Tướng Khắc Chung đã yêu cầu công chúa cùng vào đồn trú ở thành Hoá Châu, không trở về Thăng Long nưa, để mãi mãi sống kiếp "phu - thê". Nhưng công chúa Huyền Trân không đồng ý, một mực khuyên can Khắc Chung về triều, rồi xin anh (vua Trần Anh Tông) đứng ra làm mai mối cho cuộc tình duyên dở dang. Tuy nhiên, phần đông sử gia ngày nay khẳng định, câu chuyện tình là sự gán ghép ác ý của các sử gia thời Hậu Lê. Vì rằng, trên bước đường giải cứu Công chúa Huyền Trân, không chỉ có mỗi võ tướng Trần Khắc Chung mà còn có An phủ sứ Đặng Văn và đoàn tùy tùng. Vả lại, Khắc Chung vốn người họ Đỗ, song do đã lập nên công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 nên được nhà vua ban quốc tính đổi thành Trần Khắc Chung, phong chức Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ thì con người đảm lược tài ba ấy đâu thể làm chuyện bại hoại danh tiếng. Thêm vào đó là sự chênh lệch tuổi tác giữa Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân... ô n g Rô cũng bác bỏ giả thuyết võ tưóng Trần Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp Huyền Trân Công chúa từ bãi biển Thị Nại đưa ra biển lớn và đi loanh quanh trên biển một năm sau mới về tới Thăng Long. "Điều ấy hoàn toàn vô lý, bởi vì tiết trời tháng 9, tháng 10 ở miền Trung mưa, bão liên miên. Một chiếc thuyền nhỏ làm sao có thể bám biển, chống chọi vói phong ba bão tố. Huống gì, thuyền nhỏ để cho võ tướng Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân tư tình thì thử hỏi An phủ sứ Đặng Văn cùng những người khác trong đoàn rùy tùng đi ngả nào?". Từ đó, ông Rô dẫn lại chuyện kể về trận đánh chặn hậu 62 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con nguứ' của vị tùy tướng ỏ làng Nam Ô, cùng miếu thờ vọng Huyền Trân Công chúa, cho thấy dù đây là chuyện ngoài chính sử, song cũng thêm một cú liệu xác đáng để các nhà khoa học quan tâm mà có thể rửa sạch mối oan tình bấy lâu nay người đời đồn đại giữa võ tướng Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân. Rời di tích mộ tiền hiền làng Nam Ô, tôi đến miếu thờ dưói núi Xuân Dương. Trước cảnh ngôi miếu cổ hàng trăm năm tuổi đổ nát theo thời gian mà không khỏi chạnh lòng. Các bô lão cho biết, khắc ghi lời dạy của cha, ông, hằng năm, cứ "xuân thu nhị kỳ" dân làng đều cụng tế tại miếu này. Song, việc trùng tu, bảo tồn di tích thì chưa có sự quan tâm của cơ quan chức năng. Họ cũng tiết lộ về những bài vị trong miếu là do mói được làm lại sau này chứ không phải có cùng thời khi ngôi miếu được xây dựng. Vì thế, có thể tên những vịthần ghi trên bài vị khác với ý nghĩa được truyền tụng trong dân gian... "Vùng đất rộng lớn thuộc hai châu Ô - Lý, kéo dài từ bò Nam sông Hiếu (Đông Hà, Quảng Trị) vào đến bờ Bắc sông Thu Bồn (Quảng Nam), trở thành đất của Đại Việt, kể từ khi Chế Mân dâng cho vua Trần làm sính lễ để xin cưói Huyền Trân Công chúa (1306). Cho nên, khắp dải đất này. nhân dân lập nên nhiều ngôi miếu thờ tưởng nhớ công lao của nàng công chúa "lá ngọc cành vàng" phải ra đi làm dâu Chiêm quốc vì nghĩa nước non... Nên cần phải làm sáng tỏ mối oan tình giữa võ tướng Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân để rửa sạch những vết nhơ trong lịch sử" - ông Rô nói. Theo một tài liệu mang tên "Đà Sơn phổ chí' do Tiến sĩ sử học Lưu Trang phát hiện nhiều điều rất thú vị. Đó là sau đám cưới của Công chúa Huyền Trân với Chế Những hệt nữ trang lịch sử Việt Nam 63

Mân khoảng 40 năm, Vua Trần Minh Tông còn gả một nàng công chúa khác cho vị tưóng quốc người Việt gốc Chăm là ông Phan Công Thiên, người được hậu thế phong thành tiền hiền làng Đà Sơn (nay thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nằng). Nàng công chúa này đã xin vua cha cho chở nhiều thóc, trâu vào và dạy cho dân từ đèo Hải Vân đến bờ Bắc sông Thu Bồn cày cấy. Nàng còn 'chỉ dạy người dân làm hàng chục kho lớn để chứa thóc giống... Trở lại câu chuyện giải mối oan tình cho công chúa Huyền Trân, ông Rô và cụ Hào đều khẳng định, trận đánh chặn quân Chiêm ỏ làng Nam Ô là có thật và được gia phả của ba dòng họ lớn ở làng chép lại là: họ Đặng, họ Lê và họ Trần. Nên câu chuyện thêu dệt, võ tưóng Trần Khắc Chung dùng thuyền cướp công chúa Huyền Trân lênh đênh một năm trên biển và tư thông với nhau là không có cơ sỏ. Dương Thanh CHẾ THẮNG PHU NHÂN NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU

Nguyễn Bích Châu, có sách ghi là Nguyễn Thị Bích Châu hoặc Nguyễn Cơ Bích Châu. Bà là cung phi của vua Trần Duệ Tông ĩS 1337 - 1377). Bà quê ỏ xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bà là con gái của đại thần Nguyễn Tưóng Công, một vị quan triều Trần rất mực thanh liêm và mẹ là Phạm Phu nhân. Từ nhở bà được cha mẹ dạy dỗ rất chu đáo nên khi 13 tuổi, Bích Châu đã thông thạo 'Tứ Thư Ngũ Kinh". Năm Quý Sửu (1373), bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Bà nổi tiếng là người tài sắc vẹn toàn, giúp vua lập ra nhiều kế sách trong việc trị nước an dân. Tương truyền: Một đêm Trung thu, vua Trần ra một câu đối; Thu thiên họa các cỊuải nỹân đẳncl. nỹuỵệt trunỹ đan cỊuế. (Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong tráng.) Bà ung dung đối lại; Xuân sắc tranỹ đài khai bào kính, thủỵ để phừ dunỷ. (Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nưóc) N h ữ n gliệt nữ trong lịch s ứ Việt Nam 65

Vua ngợi khen và ban cho bà một đôi hoa tai vàng nạm ngọc hình rồng leo (ngọc long kim nhĩ), từ ấy đặt hiệu cho bà là Phù Í3ung. Khi ấy chính sự đổ nát, bà thảo một bảnKê Minh thập sách dâng lên vua. Sau đây là bản dịch: "Trộm nỹhĩ: Dời củi khỏi bếp lò, phải lo trị trước khi chưn loạn; U y dâu rànt) cửa tổ, à hồi yên phải ncỊhĩ lúc ntjuy. Vì nhân tình dễ đắm cuộc yên vui; Mà thế dạo khó được thườncỊ bình trị. Cho nên Cao Dao ngày trước đã ca ngợi, rồi dâng lời can chó biếng chớ hoang, Già Phó từng dã thờ dài, ấy chính vào lúc thái bình thịnh trị. Chính bởi yêu vua mà lo ngăn trưóc, phải dâu khác chúng để khoe tài. Thần thiếp Bích Châu này, lúc nhỏ sinh nơi nghèo hèn, lón lên được vào cung cấm. Cuộc yến tiệc thường được ơn ban, mắt long nhan bao lần soi tói. Vá áo xiêm vua Ngu, dám đâu sánh người nam tủ. Trút trâm như bà Khương, thiếp xin làm trước đình thần. Kính dâng mười sách, mong dược một điều. Một là bền gốc nước, bỏ điều tàn bạo thì lòng người được yên. Hai là giữ nếp xưa, bỏ phiền nhiễu thì ki cương không rối. Ba là đè kẻ lộng guyền để trừ mọt nước. Bển là thài bọn nhũng lại để bớt hại sinh dân. Năm là mong chấn hưng Nho phong, khiến lửa đuốc sáng soi cùng nhật nguyệt. Sáu là xin cầu lời nói thẳng để người được hàn bạc khắp nơi nơi. Bảy là tuyển cỊuiìn nên tìm sức mạnh hơn vóc người. Tám là kén tưóng nén chọn thao lược hơn là gia thế. Chín là khí giói cần hển sắc, chứ đừng chuộng hoa hòe. 6 6 Tú sách 'Việt Nam - đất nuúc, con nguòí’

Muời là trận phíp, cốt tề chình chứ không cần đẹp mắt. Xét mấy điều ảy đều rất thiết thời. Dám dăng lên tấm lòng trung thục, mong nhận cho lòi nói guê mùa. Bỏ điều dở mà làm điều hay, xin bệ hạ lượng nghĩ. Nưóc được trị, dân được yên, thiếp mong lắm vậy". Vua xem qua có lời khen, nh.ưng không đem áp dụng những điều bà đã nêu. Chính sự vẫn rối nát. Những điều Nguyễn Bích Châu viết trongKê minh thập sách thì không phải vua và nhiều người khác không biết. Thế nhưng cái đáng trọng ià dám nói thẳng, dám xả thân khi cần thiết. Đến năm Đinh Tỵ (1377), Duệ Tông thân chinh Chiêm Thành, bà có dâng biểu can ngăn, vua vẫn không nghe. Chiến thuyền đến cửa bểKỳ Hoa (nay làKỳ Anh), tỉnh Hà Tĩnh vua nghe lời mê tín tế thần, bà gieo mình xuống bể làm vật hi sinh. Duệ Tông có làm bài văn tế bà, và sau đó tử trận. Cần đúng một thế kỷ sau, năm Canh Dần (1470), khi vua Lê Thánh Tông trên đường đánh quân Chiêm Thành, qua biển Kỳ Hoa, được Bích Châu báo mộng, kể lể sự tình, dâng ngọc minh châu tên là Triệt Hải, soi thấu cả nơi âm u. Vua Lê Thánh Tông bèn sai thị thần là Nguyễn Trọng Ý viết một bức thư trách Quảng Lợi Vương là thần cai quản đô đốc Nam Hải, kẹp vào đầu tên bắn ra biển. Lát sau, thi hài của nàng Bích Châu nổi lên, vẻ đẹp vẫn y nguyên, hương tỏa ngát thơm, nhan sắc vẫn như thuở bình minh. Vua cho mai táng theo le đối V (')1 hoàng hậu, sai lập đền thờ và phong thần là "Chế Thắng" nên đền này được gọi là "Chế Thắng phu nhân từ". Vua lại ngự chế một bài thơ, đề ở tường bên trái của đền. Đề xong, chỉnh đốn quân đội lên đường. Quân đi đến đâu, gió thu bẻ cành, thái sơn đè trứng, bắt sống tướng giặc, hát khúc khải hoàn. Trên đường trở về, đến đền thờ Chế Thắng, Những hệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 67 hồi tưởng việc xưa, ngẫm tói chuyện nay, vua Lê Thánh Tông ngậm ngùi than rằng: "Quốc gia hưng vượng tất có điềm lành, quốc gia suy đồi, tất có điềm dữ. Điềm lành hay điềm dữ, thật có liên quan đến đức của ông vua tốt hay xấu". Đền thờ của Nguyễn Bích Châu được lập từ thời vua Lê Thánh Tông thế kỷ XV, được sửa sang, tôn tạo qua nhiều thời kỳ, nổi tiếng linh thiêng. Hằng năm, cứ vào ngày 12 tháng hai âm lịch, được coi là ngày giỗ của bà, dân làng mở hội lớn, khách thập phương đến rất đông. Ái phi Bích Châu, từ huyền thoại đến phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Bà Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái đại thần Nguyễn Tưóng c.'jng, sống vào thời nhà Trần, Bà được cha mẹ nâng niu đặt lên Nguyễn Thị Bích Châu, tên tự là Bích Lưu vói ý nghĩa con gái của ông bà quý giá, xinh đẹp sánh với châu ngọc, lưu ly ở trên đời. Thiếu thời, nàng Bích Châu sớm nổi tiếng thông minh, trí tuệ, giỏi văn chương thi phú. Có thê nói bà là người tài sắc vẹn toàn, tinh tế trong đám nữ lưu. Đến tuổi trưởng thành, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi, sống tại kinh thành Thăng Long, lúc đàn ca, khi ngâm vịnh, được nhà vua rất đỗi thương yêu, sủng ái, phong làm ái phi - ái phi Bích Châu. Sống bên cạnh nhà vua, bà vừa là ái phi dịu hiền, vừa là bậc cận thần giúp vua nhiều kế sách trong việc trị nưóc an dân. Năm 1376, đất nước ta bị quân Chiêm Thành sang gây hấn quấy rối, đích thân nhà vua thân chinh đánh giặc. Sách Đại Việt sử ký toàn thu còn ghi: Năm 1376, quân Chiêm Thành đến cưóp Hóa Châu. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho các quân sắm sửa khí giới, thuyền chiến đê 68 7usách 'Việt Nam - đất nưác, con người' chuẩn bị việc thân chinh Chiêm Thành. Các cận thần can gián vua không nên đích thân chinh chiến nhưng vua không nghe. Tháng 10 năm đó, đích thân vua -làm tướng, từ Thăng Long đưa quân thủy bộ tiến vào Thanh Hóa, Nghệ An, r3iễn Châu. Cuộc hành quân đến tận cửa biển Di Luân (nay thuộc Quảng Bình), các quân vượt biển mà tiến. Vua cưỡi ngựa dẫn quân bộ, mcn theo bờ biển, đến cửa biển Nhật Lệ đóng quân lại. Cuộc chinh chiến khốc liệt nhiều khi cam co bất phân thắng bại. về sau vua Trần Duệ Tông không nghe lời can gián, vẫn cho quân tiến sâu vào động Y Mang, đất Chiêm, nên bất ngờ bị trúng mưu của giặc, toàn quân tan rã. Vua tử trận ở Đồ Bàn (tức Quy Nhơn ngày nay). Sử ghi đó là ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377). Chính sử đã ghi chép sự kiện lịch sử chinh chiến thời Trần, song bên cạnh đó việc vua Trần Duệ Tông Nam chình và cung phi Bích Châu theo hầu xa giá đã để lại những giai thoại xúc động trong sách xưa và trong tâm thức của người dân Việt. Nhiều giai thoại được chép trong các thư tịch Hán Nôm cổ ghi rằng, nàng Nguyễn Thị Bích Châu, cung nhân của vua Trần Duệ Tông, đi theo nhà vua trong chiến dịch đánh Chiêm Thành năm Long Khánh thứ tư (1376). Khi nhà vua tới cửa biển Kỳ Hoa (cũng gọi là Hà Hoa, nay thuộc thôn Hải Khẩu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) thì bị sóng to gió lớn, không vượt qua được, Đêm ấy, nhà vua nằm mơ thấy một vị thủy thần nói rằng phải ban cho một người thiếp thì sẽ làm cho bê yên sóng lặng. Sáng hôm sau, cửa biển Kỳ Hoa sóng to gió lớn, thuyền vua cơ hồ sắp lật. Nhà vua kể lại chuyện giấc mơ đêm qua. Nghe xong, nàng Bích Châu tình nguyện nhẩy xuống biển làm vợ thủy thần, hi sinh thân mình cứu đoàn quân. Sau gần 100 năm, vào năm Hồng Đức thứ nhất triều Lê (1470), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 69

Thành qua cửa biên này, đêm nằm mơ thấy một người con gái hiện về kể lể sự tình bị thủy thần ức hiếp đã lâu, xin nhà vua ra tay cứu vớt. Hôm sao nhà vua bèn viết một tờ hịch lời lẽ cứng cỏi, vạch tội thủy thần, sai thả xuống biển. Một lát sau, bỗng thấy thi thể nàng Bích Châu nổi lên mặt nước, nhan sắc vẫn hồng hào như khi còn sống. Nhà vua bèn sai chôn cất nàng theo nghi thức Hoàng hậu, sắc phong là Chế Thắng linh thần và sai dựng .đền thờ cúng. Xúc động về chuyện đó, nhà vua còn làm một bài thơ đề ở đền thờ nàng. Bài thơ được chép trong sách Hán Nôm cổTruyền kỳ tân phả, với tên đề làVịnh ChếThắnt) phu nhãn, được dịch nghĩa là: Vốn xưa cunỹ nữ cùa Hi Lănc) Vì nưóc lâm nỷuy cỊuyết xà thân. Một trận cuềnỹ phong gãy sóng cà Hồn nương hến hãi suốt đêm xuân. Bỗng dưng sông lạnh vùi thân gái Bốn chốn nào đây viếng nữ thằn. Chán nhi, trăm nghìn guân tưóng mạnh Chẳng hằng tờ hịch gã thư sinh. (Mai Hải dịch thơ) Sáu câu đầu, vua ca tụng đức xả thân cứu nước của bà Bích Châu. Hai câu kết có ngụ ý chê vua Duệ Tông có trăm vạn quân tinh nhuệ mà không bảo vệ nổi vợ mình và nhà vua (Lê Thánh Tông) tự đề cao mình. Có lẽ vì vậy mà anh linh của bà Bích Châu không vui, vì chạm vào tình cảm kính trọng chồng. Tương truyền đọc xong bài thơ này, nàng Bích Châu lại hiện về trong giấc mơ của nhà vua và nói rằng: Bài thơ của nhà vua lời ý đều hay, duy hai câu cuối bình phẩm về việc dĩ vãng khiến lòng thiếp không yên. Nhà vua sực tỉnh, sửa lại hai câu cuối thành: Cương thường vạn cô ưng vô quý Từ hạ thư cưu hý thủy văn. 70 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưàí'

Nghĩa là: Vạn cổ cươnỹ thuờnỹ ỉònỹ chẳntỊ thẹn Thư cưu ỹidn sónỹ dưới chăn đền. Chim thư cưu trong văn học cổ tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng đằm thắm. Một tấm lòng quả cảm cao thượng, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì sự an nguy của đất nưóc. Một tấm lòng thủy chung son sắt, dù đã chết vẫn một lòng giữ thê diện cho chồng. Tấm lòng cao cả đó đáng được người đời nể trọng. Tưởng rằng đó chỉ là truyền thuyết, song truyền thuyết đã trở thành huyền thoại về hình tượng người phụ nữ Việt xưa, dám hi sinh hết mình vì chồng vì nước. Ngoài ra, trong các thư tịch cổ ghi chép về biển đảo Việt Nam, nhưMinh lươnỹ cẩm tú, Bản cỊuốc Hải trình hợp thái, Địa chí, ... đều thấy ghi về sự tích cửa biển Kỳ Hoa, ghi về Chế Thắng phu nhân rằng: Đền Chế Thắng, thờ nàng Nguyễn Bích Châu, cung nhân của vua Trần Duệ Tông, tình nguyên hi sinh thân mình dâng cho thủy thần phò giúp vua Nam chinh. Nhà vua Nam chinh tới cửa Kỳ Hoa gặp gió to, thuyền không qua được, nhà vua bèn trai giới bí mật cầu đảo, đặt ngưòi cung nữ ấy lên chiếc mâm vàng, đê trôi trên mặt nước dâng cho thủy thần. Do có chuyện báo ơn đó, nên thường linh ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên trái cửa biển. Nay trong tự điển là Thượng đẳng thần. Các thư tịch cổ đều ghi lại bài vịnh của vua Lê Thánh Tông Hà Hoa hải môn lữ thứ (Dừng chân ở cửa biển Hà Hoa) như sau: Hà Hoa đáo xứ vũ sùng triêu Hoàn hải mang nhiên tứ vọng dao Những Hệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 11

Xúc thạch du du vân luyến tụ Bài nham húng húng lãng tùy triều. Thủy Tiên đầm thượng yên hà cổ Chế Thắng từ trung thảo mộc kiều. Túy ỷ bồng song ngâm hứng phát Thi hoài khác tứ bội vô liêu. Nghĩa là: tÁưa mai mù mịt cửa Hà Hoa N(Jam hiển mênh man(j bốn phía xa. Mây mến đàu non lơ lủnỹ đứncỊ Sóng theo con nưóc rập rờn cỊua. Thủy Tiên đầm nọ đầy sương ráng Chế Thắng đền kia rực cỏ hoa Say tựa bên mui càng nảy hứng Lòng thơ ảạ khách khó khuây khoa. (Dịch thơ Đỗ Ngọc Toại) Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã ra đi gần bảy thế kỷ, nhưng tấm gương hi sinh vì nưóc, vì dân của bà vẫn còn chói sáng đến muôn đời sau. Khôi Nguyên - TCTHHN số 89 CÔNG Nữ NGỌC VẠN v ớ i sự NGHIỆP MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM CÙA CHÚA NGUYÊN^*^

Trong sự nghiệp mở đất phương Nam đầy gian khổ nhưng hết sức vĩ đại của Chúa Nguyễn, ngoài sự đóng góp máu xương của những người lính, mồ hôi nưóc mắt của những di dân, tài sản của những điền chủ, còn có sự hi sinh âm thầm lặng !ẽ của một người con gái nhà Chúa, người đó là Ngọc Vạn Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn là con g'i thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng hậu Nguyễn Thị Giai. Hoàng hậu Nguyễn Thị Giai vốn họ Mạc, quêỏ làng cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, thuộc trân Hải Dương (nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyên Kiên Thụy, thành phố Hải Phòng), là con gái út của Khiêm Vương Mạc Kính Điển. Sau khi Mạc Kính Điển qua đời, quân Trịnh thắng thế, nhà Mạc suy vong, năm Quý Tỵ (1593) bà Mạc Thị Giai theo gia quyến tìm đưòng vào Nam nương tựa vào người chú

''' Nguồn: i Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 13 aiột là Mạc Cảnh Huống. Bà ẩn cư tại chùa Lam Sơn, làng Cổ Trai gần cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Mạc Cảnh Huống là cận thần của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, bà Nguyễn Thị Ngọc Dương, phu nhân của ông Huống, là thím của Mạc Thị Giai, lại là cm gái của phu nhân Đoan Quân Công Nguyễn Hoàng, là dì ruột của Thê Tử Nguyễn Phúc Nguyên, nhờ mối quan hệ khắng khít đó mà bà Ngọc Dương đã tiến cử Mạc Thị Giai vào hầu Thế tử rồi trở thành Hoàng hậu. Bà Mạc Thị Giai rất hiền thục, đoan trang, thanh nhã nên được Nguyễn Phúc Nguyên yêu thương, cho đổi thành họ Nguyễn (Nguyễn Thị Giai). Năm 1602 chúa Tiên Nguyễn Hoàng lập Dinh trấn Quảng Nam cử Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên làm Trấn thủ, bà theo chồng vào sống tại Dinh trấn Thanh Chiêm và sinh hạ công nương Ngọc Vạn tại đó. Trong quyển "Công chúa sứ giả" ông Huỳnh Văn Lang căn cứ vào năm bà Ngọc Vạn kết hôn (1620) lúc bà khoảng 17, 18 tuổi mà suy đoán là bà sinh ra tại Quảng Nam vào những năm đầu thế kỷ XVII. ô n g viết: "Công chúa sanh ra ở đâu? Chắc chắn Công chúa sanh ra ở Quảng Nam, vì chúa Tiên Nguyễn Hoàng, như sử ghi đã sai con là Nguyễn Phúc Nguyên vào trấn thủ Quảng Nam năm Lê Hoằng Định thứ 3, tức là năm 1602, cũng là năm sứ Chiêm Thành sang giao hiếu với chúa Nguyễn. Cho nên có thể nói Ngọc Vạn Công chúa sanh ra ở Qúảng Nam trong những ba bốn năm đầu thế kỷ 17 (1602-1605)". Năm Canh Thân 1620, bà được chúa Sãi gả cho vua Chân Lạp là Chey Chêtthâ II. Đây là một cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị, Chey Chêtthâ II muốn cầu hôn con gái của chúa Sãi để tìm sự yểm trợ của triều đình Huế nhằm chống lại sự tấn công tiêu diệt của quân Xiêm, bảo vệ nền lA Tù sách 'Việt Nam - đất nước, con n g ư ứ '

độc lập tự do cho Chân Lạp. Còn chúa Sãi thì ngoài mục đích xây dựng mối hoà hiếu vói một lân bang để có thể rảnh tay đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, cuộc hôn nhân còn nhằm tạo cơ hội để đông đảo di dân Thuận - Quảng vào khai phá vùng đất hoang vu ở phía Đông Nam Chân Lạp, hướng đến một tương lai xa cho đất nước, dân tộc. Theo các sử gia phương Tây, công nữ xứ Đàng Trong "rất xinh đẹp" (Je3n Moura, Le Royaume du Cambodỹe, Paris 1883, Tập II, tr 61), dịu dàng, thùy mị lại sóm được giáo dục trong nền đạo đức Phật giáo nên dễ dàng hội nhập vào môi trường văn hoá của Chân Lạp, do đó mặc dầu Chey Chêtthâ II đã có hai bà vợ người Chân Lạp và người Lào nhưng công nữ Ngọc Vạn rất được nhà vua yêu quý. Bà được phong làm "Đệ nhất Hoàng hậu" tước hiệu "Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey". Biên niên sử hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv. Ngọc Vạn về quê chồng đã đem theo nhiều người Việt, trong đó có người được giữ chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp. Bà cho lập xưởng thợ, mở các nhà buôn gần kinh đô Oudong (Phnompenh) để họ làm ăn sinh sống. Chẳng bao lâu đã có hai làng người Việt ỏ Oudong, phần lớn là người từ Quảng Nam, Quảng Ngãi sang buôn bán và làm tiểu thủ công nghệ. Và ba năm sau cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn, Sãi Vương cử một sứ bộ sang xin vua Chey Chêtthâ II nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay cho ta. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác. Vùng này trước khi người Việt đến, còn rất hoang vu, đầm lầy hôi thối, vào cuối thế kỷ XVI tuy đã có một số người Việt đến đây cày ruộng, đánh cá nhưng những cuộc di dân này có tính tự phát, lẻ tẻ. Chỉ từ sau khi công nữ Ngọc Vạn sang Chân Lạp, nhiều đoàn người Thuận Quảng nhất là Những liệt nữ trang lịch s ứ Việt Nam 7 5 người Quảng Nam dưới sự bảo trợ của bà mới đến đây ngày càng nhiều. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và Mô Xoài là bàn đạp để người Việt tiến dần xuống phía Nam vì cuộc mưu sinh. Khi cư dân Việt đông đúc, làm ăn phát đạt, chúa Nguyễn mới xin lập ra sở thuế, cử tưỏng lĩnh đến đóng đồn giữ gìn an ninh, trật tự. Chúa Sãi đã lập một sứ quán tại kinh đô Oudong để hai bên trao đổi các sứ bộ và thường xuyên liên lạc với nhau. Chúa Sãi cũng cung cấp cho Chey Chêtthâ II thuyền chiến, quân đội và vũ khí để chống với quân Xiêm. Cuối năm 1621 đầu năm 1622, vua Xiêm xua hai đạo quân sang đánh Chân Lạp. Nhờ sự trợ giúp quân sự của chúa Nguyễn, Chey Chêtthâ II đã tiêu diệt một đạo quân Xiêm ở Bâribaur, còn hoàng đệ Utey đẩy lui đạo quân thứ hai của Xiêm ở Bantey Meas. Năm sau quân Xiêm tấn công Chân Lạp một lần nữa nhưng cũng bị tổn thất nặng nề và phải tháo chạy về nước. Đó là lần đầu tiên trong 100 năm qua người Chân Lạp chiến thắng quân Xiêm cởi bỏ được ách đô hộ nặng nề, tàn ác của họ. Sau chiến thắng đó, năm 1623, chúa Sãi gửi một sứ bộ mang nhiều tặng phẩm đến Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế vói Chey Chêtthâ II cùng một bức thư ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (Chợ Lớn) và Kas Krobei (Sài Gòn) để lập các trạm thuế thương chính trong thời gian 5 năm. Với sự can thiệp của Hoàng hậu Ang Cuv và sự đồng ý của các vị thượng quan trong triều đình Chân Lạp, Chey Chêtthâ II đã chấp thuận yêu cầu của chúa Sãi. l ò Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưài'

Tuần ty là cơ quan thu thuế ở bất cứ nơi nào trong nước từ biên giới, núi rừng, hải cảng và các nơi có giao lưu buôn bán. Tuần ty ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhà nước còn là cơ sở để tiến hành ổn định các địa phương và mở đường tiến vào các vùng đất chưa biết rõ để nắm vững thực lực chính trị, kinh tế của đối phương. Tuần ty Kas Krobei và Prci Nokor là đặc khu kinh tế tài chánh. Tại tuần ty có lập chợ búa, phố xá để hoạt động vừa đê nuôi nhân viên vừa nuôi đạo quân bảo vệ. Có lãnh sự quán để điều động thương nhân buôn bán tại vùng tuần ty và đặc biệt là để hoạt động trong lòng đối phương. Những nhà buôn này có vốn liếng, có kmh nghiệm, giỏi võ nghệ và thông thạo ngôn ngữ các dân tộc mà họ thường tiếp xúc và khi cần thiết họ chính là những thông dịch viên cho các quan chức của ta. Dinh Chiêm là nơi lãnh đạo mọi hoạt động của tuần ty và quan thủ ngự cai trị vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Hội An có nhiều kinh nghiệm mậu dịch, hàng năm đến gió mùa thì gởi các đoàn thuyền chở đặc sản địa phương và hàng ngoại vào buôn bán. Vào ngày chợ phiên, trên các sông nước miền Nam người ta thấy xuất hiện nhiều ghe thuyền chở hàng hoá từ các vùng xa xôi về cùng với đoàn ghe bầu Quảng Nam mang đến những thức ngon vật lạ với giá thật rẻ. Chỉ trong vòng 5 năm từ ngày công nương Ngọc Vạn kết hôn, người Việt đã có làng xóm từ Biên Hoà (Bà Rịa), Sài Gòn (Bến Nghé), lên tới Châu Đốc (Takeo) đến tận Oudong (). G. Maspéro nói rằng; "Vị vua mới lên ngôi là Chey Chêtthâ II cho xây một cung điện tại Oudong, ỏ đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có Những liệt nữ trong tịch sử Việt Nam 1 1

ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Chêtthâ II cho lập thưong điếm ở miền Nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn" (trích trong cuốn "L Eiiipir Khmer"). Năm 1624, Hoàng hậu Ang Cuv sinh công chúa Ang Na Ksatri. Công chúa rất được nhà vua yêu quý nhưng cuộc sống hạnh phúc đó không được dài lâu, đến năm 1628, Chey Chêtthâ II băng hà. Sau khi nhà vua qua đời, sự tranh giành ngôi báu giữa các con cùa tiên vương Chcy Chctthâ II và các con của Nhiếp chính vương Utcy làm cho tình hình chính trị của Chân Lạp lâm vào cảnh rối ren, nhiều vị vua bị giết, hoặc chết đột ngột. Nhưng với sự hiền lành đức độ và trí thông minh, Hoàng hậu Ang Cuv đã tạo được ảnh hưởng đối với các ông hoàng tre Chân Lạp. Bà tiếp tục sống ở kinh đô Oudong và không ngừng giữ một vai trò quan trọng trong đòi sống chính trị của Chân Lạp (Theo nhận định của Mak Phoeun và Po Dharma). Năm 1628, hoàng thái tử Chau Ponhéa To con của tiên vương Chey Chêtthâ II và bà Thái hậu người Chân Lạp lên nối ngôi, chú là Préah làm Phụ chính. Quốc vương To rất kính trọng và yêu mến bà Ang Cuv, tôn bà lên tước vị cao quý Samtec Brah Dav Dhita, với tưóc vị này bà được cấp 3 tỉnh làm thái ấp và có những quan lại riêng. Chúa Sãi cũng gỏi sang Oudong 2 quan chức và 500 quân sĩ người Việt để phục vụ và bảo vệ bà. Năm 1632, quốc vương To qua đời, em của To là Ponhéa Nou lên thay, bấy giờ thời hạn hoạt động của hai trạm thuế đã hết, thê theo lời yêu cầu của Thái hậu Ang Cuv, Nou đã gia hạn thêm cho 2 trạm quan thuế của chúa Nguyễn. Năm 1640, Ponhéa Nou đột ngột băng hà, Nhiếp chính 1% Tủ sách 'Việt Nam - đất nuác, con ngưài' vương Utey liền đưa con của mình lên làm vua là quốc vương Ang Non I. Năm 1642, Ponhéa Chan (Nặc ông Chân) con của Chey Chettha II và bà vợ người Lào, đã dựa vào một số người Mã Lai và người Chăm theo đạo Hồi giết Ang Non I để giành lại ngôi vua, Chan cưới cô vợ người Mã Lai phong làm Hoàng hậu, bỏ quốc giáo là đạo Phật theo đạo Hồi của vợ làm cho tình hình chính trị của Chân Lạp càng thêm phức tạp. Chan còn giết chú ruột là Nhiếp chính vương Utey và nhiều người trong hoàng tộc một cách dã man. Sự thay đổi tôn giáo cùng những hành vi độc ác của Chan khiến cho dân Chân Lạp tức giận, căm ghét, do đó ngày 25 tháng 01 năm 1658, hai người con của Utey là Ang So (Nặc ô n g Sô) và Ang Tan (Nặc ô n g Tân) dấy binh lật đổ Chan, nhưng bị thất bại, 2 hoàng thân của Chân Lạp phải bí mật gặp Thái hậu Ang Cuv để nương thân và nhờ bà viết thư xin chúa Hiền đưa binh sang giúp. Chúa Hiền (cháu gọi Thái hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột) nhận lời, "sai phó tướng dinh Trấn Biên (dinh Phú Yên) là Tôn Thất Yến, cai đội là Xuân Thắng, tham mưu là Minh Lộc đem 3.000 quân đến thành Hưng Phúc (bấy giờ là Mỗi Xuy tức Bà Rịa) nay thuộc huyện Phước Chánh tỉnh Biên Hoà, phá được thành bắt Nặc ô n g Chân đem về Quảng Bình" (theo Đại Nam thục lục, T l , tr. 72). Năm 1659, Nặc ô n g Chân chết, chúa Hiền phong cho Ang So (Nặc ôn g Sô) làm quốc vương Chân Lạp hiệu là Batom Reachea. Từ đó hàng năm Chân Lạp phải triều cống chúa Nguyễn và tạo điều kiện cho di dân Đàng Trong vào lập nghiệp ở Chân Lạp. Ban đầu người Việt ỏ xen lẫn với người Khmer, khai khẩn đất đai, lập ruộng vườn sinh sống nhưng vì văn hoá bất đồng nên dần dần người Khmer tự bỏ đi nơi khác. Về sự kiện này, Biên niên sử Chân Lạp ghi: "Năm 1658, hai vị Hoàng thân Sô và Ang Tan, con Prah Utey đã thoát Những liệl nữ trong lịch sử Việt Nam 1 9 nạn lúc Quốc vương Ponhéa Chan tàn sát gia đình vị phụ chính 16 năm trước, cầm quân nổi loạn đánh nhà vua. Bị quân triều đình (Chân Lạp) phản công rnãnh liệt, hai vị chạy trốn sang cung Hoàng hậu Ngọc Vạn, vợ của tiên vương Chey Chettha II. Hai người nhờ Hoàng hậu xin binh nhà Nguyễn đến giúp khôi phục ngai vàng. Chúa Nguyễn Hiền Vương nhận lời, phái một đạo binh viễn chinh vào tháng 10 năm 1658. Một hạm đội Cao Miên do một vị Hoàng thân chỉ huy chặn đánh đạo quân Việt Nam, bị thua to ở ngoài biển Bà Rịa. Quân nhà Nguyễn tiến vào bắt Quốc vương Ponhéa Chan nhốt trong cũi sắt đem về tinh Quảng Bình. Quốc vương băng hà ở đấy. Quân Việt Nam đặt Hoàng thân Sô lên ngôi vua là Batom Réachéa" (tr 10- 11). Năm 1672, Ponhéa So (Nặc ô n g Sô) ở ngôi được 12 năm thì bị một người cháu đồng thời là rể giết để cướp ngôi, em của So là Phó vương Ang Tan lại chạy sang dinh Thái Khang (Nha Trang) cầu cứu. Chúa Hiền chuẩn bị đưa quân sang Chân Lạp nhưng ngay sau đó kẻ cướp ngôi đã bị ''Ợ và con của Ponhéa So giết. Con của Ponhéa So (Nặc ô n g Sô) là Ang Chei (Nặc ô n g Đài) lên ngôi. Năm 1674, Nặc ô n g Đài dựa thế lực người Xiêm mang quân lấn ép vùng Đồng Nai, xây đắp công sự kiên cố ỏ Mỗi Xuy, làm xiềng sắt giăng ngang sông Mékong chống lại chúa Nguyễn. Bị quân Xiêm đánh đuổi, Ang Tan cùng Ang Nan (Nặc ô n g Nộn) chạy sang kêu cứu chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Nguyễn Dương Lâm và Tham mưu Nguyễn Diên Phái chia quân làm hai cánh cùng tiến đến Oudong. Nặc ô n g Đài bỏ thành Nam Vang chạy vào rừng, rồi bị thuộc hạ đâm chết. Ang Tan cũng bệnh chết, giao binh quyền cho Ang Non, tức Nặc ô n g Nộn. Nặc Nộn lên làm vua chưa được bao lâu thì bị Nặc ô n g Thu (Ang Sor), em 80 Tú sách 'Việt Nam - dắt nuớc, can nguùỉ' của Nặc ô n g Đài kéo quân đánh. Nặc Nộn chạy sang Sài Gòn cầu cứu chúa Nguyễn. Nặc ô n g Thu ra hàng. Đê’ giải quyết tình trạng "nồi da xáo thịt" dai dẳng này, chúa Nguyễn cho Nặc ô n g Thu làm Chính vương, đóng đô ở Phnom Pênh (Nam Vang), cho Nặc ô n g Nộn làm Đệ nhị vương, đóng đô ở khu vực gò Cây Mai (thuộc Sài Gòn, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Đại Nam Thực lục chép: Năm Giáp Dần (1674) "Sai Cai cơ đạo Nha Trang dinh Thái Khang là Nguyễn Dưqng Lâm (con quận công Nguyễn Văn Nghĩa là Thống suất dinh Quảng Bình) đem quân cứu nưóc Chân Lạp. Trước là Nặc Ông Đài nước Chân Lạp mưu làm phản, làm cầu phao và xích sắt, đắp thành Nam Vang, nhưng còn sợ vua là Nặc Nộn, chưa dám hành động, bèn ngầm cầu viện nước Xiêm La, nói phao rằng vua Xiêm La đã phát 2 vạn quân 2 bộ, nghìn quân thủy và một nghìn voi ngựa đến hỏi Nặc Nộn về tội cự mệnh. Nặc Nộn cả sự, chạy về Thái Khang. Đình thần đem việc báo lên. Chúa nói rằng: " Nặc Nộn là phiên thần, có việc nguy cấp, không thể không cứu". Bèn sai Dương Lâm làm Thống binh, tướng thần lại thủ hợp là Nguyễn Diên Phái làm tham mưu, Vàn Sùng (không rõ họ) làm Thị chiến, đem quân đi đánh. Bọn Dương Lâm chia binh làm hai đạo, đương đêm đánh úp phá các lũy Sài Gòn (nay là tỉnh lỵ Gia Định) và Bích Đôi (Gò Bích), chặt cầu phao và xích sắt, thẳng tién vây thành Nam Vang. Nặc ô n g Đài hoảng sợ chạy chết. Nặc Thu đến quân môn xin hàng. Tin thắng trận báo về, triều đình bàn rằng Nặc Thu là dòng đích thì phong làm vua chính, đóng ở thành Long ú c (U Đông), Nặc Nộn làm vua thứ nhì, đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hằng năm triều cống." ( ĐNTL, tr 89). Theo Huỳnh Văn Lang viết trong quyển Côní) Chúa sứ 0iả, thì: Những liệl nữ trang lịch sử Việt Nam 81

Sau khi Nặc ô n g Đài mất, Còn lại Ang Tan và Ang Non, hai con của Ponhéa So. Ang Tan chết bệnh, Ang Non là Nặc Ông Nộn lên ngôi vua. Nhưng chỉ 5 tháng sau, tức là cuối năm 1674, em của Nặc ôn g Đài là Nặc ô n g Thu kéo quân đánh lại Nặc ô n g Nộn. Nặc ô n g Nộn chạy về Sài Gòn, kèu cứu với chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn giải quyết vấn đề "nồi da xáo thịt" nầy bằng cách nhìn nhận cho Nặc ôn g Thu làm Chánh vương vì là thuộc dòng nhà bác, đóng đô ở Phnom Pênh, cho Nặc ôn g Nộn làm Obareach, tức là Đệ nhị vương, đóng đô ở khu vực gò Cây Mai... Cả hai vị vua Chân Lạp đều phải triều cống xưng thần với chúa Nguyễn tại Kim Long. Vua Nặc ông Nộn ở Sài Gòn đến khi chết năm 1691 thì toàn quyền cai trị tại đây thuộc về chúa Nguyễn. Sau hơn 50 năm sống trong chốn vàng son nhưng đẫm máu ấy, Thái hậu Ngọc Vạn đã theo Nặc ô n g Nộn về Sài Côn, rồi lui về sống ở Bà Rịa. Nơi đây, bà cho lập chùa Gia Lào (núi Chứa Chan, Đồng Nai), rồi ẩn tu chọ đến hết đời. . Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất Chân Lạp, lập phủ Gia Định trên phần đất đã được những người di dân Việt Nam khai phá, bao gồm huyện Phước Long (có dinh Trấn Biên) và huyện Tân Bình (có dinh Phiên Trấn). Vùng đất Chân Lạp tương ứng vói miền Đông Nam Bộ ngày nay đã được sáp nhập vào xứ Đàng Trong. Đại Nam thục lục tiền biên ghi "Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh/Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà ngày nay), lấy xứ Sài Còn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), S2 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuớc, con nguàí' dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thuỷ bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất nưóc nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trỏ về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giói phận, khai khẩn ruộng, nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền (tr. I 11). Nhờ cuộc hôn nhân của công nương Ngọc Vạn mà nước ta có được vùng đất Nam Bộ trù phú bằng đường lối ngoại giao hoà bình thân thiện còn Chân Lạp thì bảo vệ được chủ quyền độc lập, thoát khỏi hiểm hoạ mất nước về tay quân Xiêm. Công lao của bà Ngọc Vạn đối vói tổ quốc vô cùng to lớn nhưng rất tiếc là sử sách chưa chính thức vinh danh bà để mọi người dân Việt Nam biết ơn vị công nữ nhà Nguyễn đã mang về cho dân tộc một vùng đất phương Nam bao la, một vựa lúa khổng lồ nuôi sống dân tộc. Để ca ngợi công ơn mỏ cõi to lớn của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), một nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ trước có làm bài thơ: Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa Hồntl Lạc ta đâu hiếm nữ tài N/jhìn xưa Trưn0 Triệu đã từnỹ oai Noi ỹưonỹ Khoa, Vạn, hai côniỊ chúa

Mộtsớm t,/ ,ỈI mỏ đầt đai Mối tình hưu nỹhị Việt Chiêm Miên Thần xi mon/) sao được vữnỹ bền/ Chúa Sãi bao năm nhờ diệu kế, Giữ miền Nam A đặnỹ bình yên. Đời vốn cỊum dùng súc lửa binh, Gây nhiều thảm hoạ khổ sinh linh. Riêng đây ngọc lụa thay gươm giáo, Những liệt nữ trong lịch s ử Việt Nam 83

Trăm họ âu ca hưònỊ) thái bình. Cũnỹ vì hạnh phúc cùa muôn ấân Vì nước, vì nhà, xá (Ịuàn thân. Lá nt)ọc cành vàn0 coi nhẹ hồng, Hiếu trung cho trọn đủ mười phân. Những tiếc riêng cho phận nữ hài, Đem thân giúp nước há nhường trai. Vắng trang lịch sừ, nào ai biết? Người đã hi sinh vị giếng nòi. Tới nay kẽ dã mấy tinh sương Aiượn bút Ợuan hoài để biểu dương: Dà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm, Công người rạng rd chốn guê hương. Và một bài thơ của Tân Việt Điểu lấy trong sáchBiên Hoà sử lược của Lương Văn Lựu, Không thấy ghi tựa bài: Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềm Vì ai, tô diêm nưóc non tiên? Chị lo giữ vẹn tình Miên Việt, Em nhó làm tròn nghĩa Việt Chiêm Bà Rịa, Biên Hoà thêm vạn dặm, Phan Rang, Phan R í mà hai miền Non sông gắp mảy lần Ô, Lý Nam tiến, công người chằng dám guên. Châu Yến Loan Vén bức màn bí ẩn về Công nữ Ngọc Vạn TP - Cuốn tiểu thuyết dã sử này lần đầu tiên he' mở bức màn bí mật về nàng Công nữ Ngọc Vạn, người đàn bà tuyệt dẹp có công lón, là một trong số những liệt nữ đất Việt ít người biết đến. Tại sao các sử gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ, hững hờ đối với người đàn bà đóng góp công đầu trong cuộc Nam 84 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưùi' tiến vĩ đại này? Người đó là ai? Chính là Công nữ Ngọc Vạn! Trong thời kỳ gây dựng xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng mỏ rộng lãnh thổ nước ta về Nam. Đó là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai, ta quen gọi gộp chung là đồng bằng Nam Bộ, tức là vựa lúa to lớn nhất của Việt Nam bây giờ. Nếu không có đồng bằng Nam Bộ, vào những năm mất mùa, không biết dân ta sẽ khốn đốn tới mức nào? Nhờ ai mà ta có vựa lúa vĩ đại đó? Tất nhiên là công lao của các chúa Nguyên. Nhưng giả như cuộc Nam tiến đỏ "thiếu" sự đóng góp công sức cả một đời mình của một người đàn bà, người đàn bà duy nhất đương thời có đủ khả năng làm tiên phong mở lối, cũng là người trong dòng họ Nguyễn, liệu các chúa Nguyễn có làm nên chuyện được không? Công nữ là từ đê gọi con gái của một vị chúa, không nên lầm lẫn với công chúa là con gái của vua. Sở dĩ sau này có người gụi là công chúa Ngọc Vạn, đó chỉ là cách gụi theo khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thân phụ của vị công nữ này được nhà Nguyễn tôn phong là Hi Tôn Hiếu Văn Hoàng đế. Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chctta 2 vào năm 1620 và được sắc phong hoàng hậu Chân Lạp. Khi vua Chey mất, hai người con của bà Chau [’onhea To rồi Chau Ponhea Nou lần lượt lên làm vua, Ngọc Vạn đương nhiên trở thành thái hậu nước Chân Lạp. Qua quá trình 52 năm làm quốc mẫu Chân Lạp đó, Ngọc Vạn đã làm được nhiều việc cho dân tộc Việt mà thiết tưởng không có ai khác của nước ta làm nổi: Thủ nhất, xin với vua Chey cho người Việt di cư sang khai hoang sinh sống ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai) để rồi từ đó dân Việt tỏa rộng ra trên khắp miền Thủy Chân Lạp. Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 85

Thứ hai, xin phép cho di dân nước Việt được võ trang để tự vệ trên vùng đất Thủy Chân Lạp. Thứ ba, xin phép vua Chey thành lập một sỏ thuế thương mại đầu tiên ở Prey Kor (Sài Gòn Chợ Lớn) làm đầu cầu chiến lược vững chắc cho chương trình di dân của người Việt vào đất Chân Lạp. Sau khi hai người con bà chết, mặc dù những người khác trong hoàng tộc thay nhau lên làm vua, bà Ngọc Vạn vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thái hậu. Nhờ thế, mỗi khi có chuyên tranh chấp nội bộ trong chính quyền Chân Lạp, bà Ngọc Vạn vẫn cố vấn cho những người yếu thế chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Theo nhiều ý kiến, sỏ dĩ các sử gia triều Nguyễn tránh nêu rõ những công trạng của Ngọc Vạn là vì quá trọng quan niệm chính nhân quân tử mà bỏ qua công lao của một người, đặc biệt là một người đàn bà, qua một quá trình hơn năm mươi năm chịu đau khổ, chịu cô đơn, lao tâm khổ trí. Nhưng sử gia nhà Nguyễn lờ đi thì có sử Campuchia và nhiều nhà nghiên cứu về Đông Nam Á của Tây phương ghi chép việc này. Tác giả Ngô Viết Trọng tâm sự, ông rất cảm phục người đàn bà tài tình, quả cảm phi thường này và viết thiên tiểu thuyết lịch sử Nàn() Cônt) ttũ Ngọc Vạn như thắp một nén hương để tưởng niệm công lao của bà. Hưng Phú http://www. tìertphong. vn CÔNG NƯƠNG NGỌC KHOA

Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái. Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt. Người thứ nhì là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp. Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là "khuyết truyện"? May thay, sáchNỹuỵễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đã chcp rằng: "...Năm Tân Mùi [1631] bà [Ngọc Khoa] được đức Hi Tông [Sãi Vương] gả cho vua Chiêm Thành là Pô Rômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp. Vấn đề không đon giản chỉ là tình giao hảo giữa hai nước, mà lý do cuộc hôn nhân này còn sâu xa hơn nhiều. Thứ nhắt, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm Đinh Mão (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay). Thứ nhì, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết với người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Sãi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, chồng củã công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. Sãi Vương rất lo ngại nếu ở phía Nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn thì ông sẽ lâm vào tình trạng "lưỡng đầu thọ địch". Thứ ha, vào cuối thế kỳ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa. Thương thuyềr Bồ Đào Nha hay ghé Những Hệt nữ trang lịch sử Việt Nam 87 buôn bán trao đổi vói người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang. Do đó, nếu triều đình Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, thì thật ià nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta. Điều này làm cho chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Pô Romê là một người anh hùng, lên làm vua Chiêm Thành (trị vì 1627-1651). Có thể vì các nguyên nhân trên, Sãi Vương quyết định phải dàn xếp vói Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hoà hiếu Việt Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Sãi Vương, với vua Chiêm là Pô Romê, nhắm rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt Nam. Các sách Tây phương ghi nhận rằng không hiếu vì sao, sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa. Phải chăng việc nầy là hậu quả của chuyện công chúa Ngọc Khoa sang làm hoàng hậu Chiêm Thành tám năm trước đó (1631)? Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đã làm những gì ở triều đình Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ý trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đã làm cho vua Pô Romê trở nên mê muội và khiến cho nưóc Chiêm sụp đổ. Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị "Pô Thea", người phụ trách giữ tháp Pô Romê, kể cho tác giả E. Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Romê có ba vợ. Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Pô Romê. Bà này không có con. Pô Romê cưói người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Rađê, tên là Bia Thanh Chanh. Bà nầy sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk. Hoàng thân Phik Chơk lại "liên kết vói vua Yuôn [chỉ người 8 8 Tì/sách 'Việt Nam - đắt nưóc, con ngưài'

Việt] và cho triều đình Huế rõ nhược điểm trong tâm tánh của Pô Romê: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân. Vua Yuôn đã cho một công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm. Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang nay đến tai Pô Romê, nên Pô Romê đã cho vời đến và khi vừa thấy mặt thì đã phải lòng ngay. Người Chàm gọi vị công chúa Yuôn này là Bia Ut hay Nữ hoàng Ut cũng thế. Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Pô Romê, khiến ông chặt bỏ cây "kraik", biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc này sụp dổ. Dân chúng Chàm thường truyền tụng câu đố: "Ô hay ngài linh thiêng, rước vợ từ kinh, lim ngài mất ứng."(Sanak jak po ginrơh patrai, tok kamei Ywơn mưrai kraik po lihik ginrơh). Ngoài ra, người Chàm còn dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ béo mập; "Béo như bà U t" (Limuk you Bia Ut). Ngoài việc thần linh hóa câu chuyện, truyền thuyết trên đây đã phản ảnh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Chiêm Thành, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt Chiêm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống đồng bằng sông Cửu Long. I Như thế, hai công chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai về cho đất nước như công chúa Huyền Trân, nhưng cả hai đều đã mỏ đường cho cuộc Nam tiến, và quả thật khoảng một thế kỷ sau đó, chúa Nguyễn đã mở rộng biên cương về phía Nam như địa hình nước Việt ngày nay. Trong lịch sử, những chiến công oanh liệt để bảo vệ đất nưíic và mỏ nước ỏ dạng bùng nổ luôn luôn được ghi nhận đầy đủ, nhưng những cuộc mở nưốc âm thầm như việc làm Những hệt nữ trang lịch sử Việt Nam 89 của các bậc nữ lưu trên đây ít được chú ý đến. Thi sĩ Pierre Corneillc (Pháp, 1606-1684),trong kịch phẩm cổ điển Le Ciắ, đã viết: "A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire" (Chiến thắng không gian nguy thì khải hoàn không vinh dự). Tuy nhiên những cuộc mở nước êm đềm, không tốn xưong máu của dân tộc, thì chi có những bậc nữ lưu can đảm và anh hùng như trên mới có thê thực hiện. Theo Nguyễn Lộ Hậu, thì: việc Ịjiũ í]ìn biên cươn0 và mỏ manỹ bò cõi luôn là ước vọntj lón lao của hàu hết các ẳấncj íỊuân vương, và trong suốt thời gian trị vì cùa mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ò đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mỏ mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dải đất biên cương.

\ CÔNG NƯƠNG NGỌC-KHOA GIÚP CHIẾM CHIÊM THÀNH^')

Sinh là dân, lón khôn nhờ ơn nưóc, Gái như trai có bôn phận với Ợuê hương, Biết ơn những anh hùng, tiệt nữ mỏ đường, Nhó những hi sinh đê đất nước tiến triển... Công-nương NGỌC-KHOA, con cưng cùa Chúa Nguyễn, Tuổi trè vô tư... nhung lụa, ngọc ngà, Nàng vừa đôi tám, nhan sắc mặn mà, Thích tập võ, nhưng dịu dàng đúng lúc, Dù còn trẻ, nàng đã luôn mơ UÓC: Được góp bàn tay tàm lợi Nam Hà, Thời Tam Quốc Việt, Sãi vương to củng cố nước nhà

Đây là bài viết của tác giả Phạm Nguyên Lương gửi đến có lẽ căn cứ vào một câu chuyện dả sử? 90 Tù sách 'Việt Nam - đắt nước, can người'

Bắc cự Trịnh, Nam bình Chiêm, Nam tiến, Chiêm Thành khi ấy ỹềm Nha Tran0 đến Phan Thiết, Luôn cỊuấy rếi đòi Quy Nhơn, Phú Yên, Các tướní) giỏi cần giữ Bắc biên cương Muốn Nam tiến Sãi vươngphải thềm tính kế, Khi ấy NGỌC-VẠN đang giúp người Việt thêm sinh kế: Khai khẩn Đằng Nai, bành trướng Aiô Xoài... Muốn giữ Chiêm Thành bốt guấy rối lâu ắài, Cần kiểm soát ngay PO ROA4E , vua Chiêm ắ.ó, Quan Đô tri báo về vua Chiêm đang tị nạnh, cau có, Muốn cưới công chúa Việt như Quốc vương Chân Lạp Ị Sãi vương mừng thầm, bèn nghĩ ngay kế khác: Tìm một mỹ nhân giả công chúa Nam-Hà, Chúa vẫn thương Ngọc Vạn đang bị góa, V) nưóc hi sinh, đang lạc lõng xứ người, Không ngờ NGỌC KHOA hay chuyện, xin tình nguyện tức thời Chịu làm vợ PO ROME, kiêm soát Chiêm cho Chúa... Biết con nhất cỊuyết, Sãi vương hèn bầy kế, Cùng Đào Duy Từ chi cận kẽ cho Ngọc Khoa... Năm í 627, guận chúa guỳ lậy cha, Cùng người thân tín biệt giồng sông Thạch Hãn, Quyết xuống Chiêm Thành lấy chồng khác giòng giống... Đến Bình Thuận guan Đô tri ra đón, Đem kiệu vàng rước NGỌC KHOA vào triều... Cô ắâu mặc áo to vàng, xinh đẹp xiết bao, Quân sĩ theo hầu đều đội nón sơn đỏ, Thêm một đoàn người áo the, khăn nhỏ, ưmễkhênh hòm, xiểng, cùa hồi môn... Nhà trai đến đón cùng tiếng trống, tiếng chiêng, Các đại thần Chiêm đều uy nghi, trang trọng, Cà triều đình đều mừng vui, nghênh đón, Vua PO ROME vui tươi cưdi ngựa đến eúào, Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 91

Chú rể, cô ắâu ỹặp nhau lần đầu Cùng giật mình vì dung nhan, tài mạo, PO RONíE mói học tiếng Việt, nên nói được vài câu, Khiến NGỌC KHOA bớt rụt rè, lạc lõng Được phong hoàng hậu, được vua Chiêm chiều chuộng Theo đúng lời cha, NGỌC KHOA cố thu phục nhân tâm, Nàng xin chồng cho người Việt vào lập nghiệp dần dằn, Lại nhắc PO ROME không guấỵ rối đất Việt... Cặp vợ, chồng vương già, luôn hoà hơp, Nhờ biết võ, NGỌC KHOA có thểcưdi ngựa, cưõi voi, Cùng chồng đi săn hay du ngoạn các nơi, Không những thế, thấy vợ luôn thông minh, nhanh nhẹn PO ROAiE thường bàn những chuyện cùa triều dinh... Hai bà vợ kia ghen tị vô cùng, Một bà người Chiêm, bà kia người Thượng, Đê nói xấu NGỌC KHOA, hai bà luôn bầy chuyện PO ROME nhức dầu vì những chuyện ghen tuông... Để dối lại, NGỌC KHỒA dâu chịu thường, Nàng khôn ngoan luôn kéo chồng về với mình Nàng giả dau, lót bánh da nhỏ dưới chiếu nằm, Khi trỏ mình, bánh da võ, như xương nàng bị gẫy, PO ROME tường thật, càng thương, yêu, áy náy... Càng được vua yêu, NGỌC KHOA càng dò xét thêm, Nàng báo cáo về những yếu diêm của triều Chiêm, Nàng dụ PO ROME chặt cây Cam Xe mộc Cây này chính là cây giữ nước Chiêm, thần mộc! Bị PO ROA4E chặt, nhựa dỏ tuôn khắp nơi Cây dó chết cũng là điềm Chiêm mất nước Mấy năm sau, cỊuà nhiên guân NGUYỀN tràn sang chiếm nưóc Vây Chiêm-Thành... PO ROAiE bị giết ngay NGỌC KHOA cũng bị chết vì đạn lạc, tên bay Nàng bỏ mình khi vừa xong nhiệm vụ 92 Tủ sách 'Việt Nam - dất nước, con ngưàí'

Nàng đã giúp cha mỏ mớc về phương Nam trù phú Cao cà bỏ mình, khi phục vụ đắt nước mến yêư Sự hi sinh đó của tấm thân ngà ngọc Luôn toà hương thơm mãi đến các đời sau, Nưác Việt Nam được mờ rộng, phì nhiêu, Con cháu Việt càng trân Ợuí nhũng nữ-ìưu, anh kiệt... Hải-Thanh Phạm-Nguyên-Lương BÙI THỊ XUÂN - Nữ TƯỚNG LỪNG DANH

Bùi Thị Xuân người thôn Xuân Hoà, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Bà là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, Bùi Thị Nhạn (vợ Quang Trung) bằng cô. Thuỏ thiếu thời, Bùi Thị Xuân vừa xinh đẹp vừa dũng mãnh; nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích "làm con trai" thích đi quyền, múa kiếm. Nghe kể chuyện bà Triệu, bà Trưng cõi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn noi gương. Còn những chuyện Tô Tiêu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang "cử án tề mi" thì Bùi Thị Xuân lại cho là nhảm nhí. Lúc nhỏ, Bùi Thị Xuân đi học thường mặc quần áo con trai. Lón lên bà tự chế các kiểu áo hiệp nữ trong sách mà mặc. Cha mẹ chiều con không nỡ trách cứ. Còn tiếng khen chê của người ngoài thì Bùi Thị Xuân không bận tâm. Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Một hôm bàn bè giễu cợt ra câu đối; Ngoài trai trong gái, dưa cải dua môn. Có người đối: - Đứng xuân ngồi thung, lá vông lá chóc. 94 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nưúc, con nguôi'

Rồi đồng vỗ tay cười vang. Bùi Thj Xuân cả thẹn, vung quyền đánh vào mặt hai người sanh sự rồi bỏ về nhà. Từ đấy thôi học văn,ở nhà chuyên học võ. Thầy dạy tên Ngô Mãnh, là ông của Ngô Vănsỏ, được gia đình cho tạm trú trong vườn nhà. Cảm ơn sự giúp đỡ, võ sư Ngô Mãnh chăm dạy cô học trò thông minh. Được ba năm thì thầy mất, Bùi Thj Xuân phải tự rèn luyện. Một đêm nọ, bà đang tập luyện nơi sân nhà thì có một bà lão đến đứng coi. Bùi Thị Xuân niềm nỏ tiếp đón. Từ đó, đêm đêm bà lão đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân. Dạy từ đầu hôm đến quá khuya thì bà lão lui gót. Không ai rõ lai lịch ra sao? Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến, cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Tập nhảy xa, nhảy cao, luyện công. Dcm học, ngày tập. Đến 18 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện. Một hôm, bà lão đến, cầm tay Bùi Thj Xuân khóc và nói: - da có duycn cùng con chỉ bấy nhiêu. Đêm nay ta đến từ biệt con, Bùi Thị Xuân khóc theo và năn nỉ xin cho biết danh tánh và quê quán. Bà lão đáp: - Ta ỏ gần đây. Trong ba hôm nữa con sẽ biết tin tức. Nhưng con phải giữ bí mật. Nói rồi, vụt một cái nhảy thoắt vào bóng tối. Ba hôm sau, tại thôn An Vinh có một đám ma của một bà lão. Bà lão nhà nghèo, góa bụa, sống với vợ chồng người con gái làm nghề nông. Khi Bùi Thị Xuân được tin, tìm đến thì việc chôn cất đã xong. Biết đây chính là thầy của mình, nhưng nhớ lời thầy dặn, Bùi Thị Xuân chỉ điếu tang như một người thường, về nhà, đợi đêm khuya vắng, thiết hương án nơi "vườn dạy võ" mà thành phục. Nhưng chỉ đê tâm tang (đó là bà cao tổ của một võ sư trứ danhở An Vinh, ông Hương mục Ngạc). Một hôm tình cờ trông thấy người hầu gái dùng đôi đũa Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 95 bếp múa kiếm một mình, Bùi Thị Xuân gạn hỏi thì được biết cô này hằng ngày trông thấy cô chủ mình luyện tập nên bắt chưóc tập theo lâu “ngày thành quen. Từ ấy, Bùi Thị Xuân thu thập đệ tử. Chị em trong xóm ban đầu chỉ một vài người đến xin hục, sau mỗi ngày một đông, không mấy lúc nhà họ Bùi thành một trường dạy võ. Võ sinh đù các hạng tuổi, từ 15 đến 35. Có nhiều người đá có con, tay dắt tay bồng mà cũng đến xin học. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử, cách dạy dỗ lại đứng đắn nên Bùi Thị Xuân được chị em kính yêu, quý trọng. Trong số đệ tử xuất sắc có bà Bùi Thị Nhạn. Một phú ông họ Đinh ỏ thôn Lai Nghi, để đền ơn dạy con gái, tặng Bùi Thị Xuân một con ngựa trắng toàn sắc mói tập kiệu, vóc to, sức mạnh, chạy hay. Bùi Thị Xuân tập ngựa trở thành một chiến mã chạy suốt buổi không đổ mồ hôi. Con ngựa này lúc bà ra phò vua Quang Trung ỏ l^hú Xuân vẫn còn và bà thường cưỡi ra mặt trận. Cụ nghè Nguyễn Trọng Trì khi viết về bà đã ca tụng: Bạch mã trì khu cổ chiến trưònỹ Tưónỹ (Ịuân bách chiến thanh uy ắươnỹ Một hôm, lên chợ Phú Phong, Bùi Thị Xuân thấy hai thót voi đang đứng ăn chuối cây. Chung quanh người coi đông đảo, Bùi Thị Xuân chen vào đứng gần. Voi lấy vòi cạ lên vai, lên lưng có vẻ trìu mến. Bùi Thị Xuân xin cưỡi thử. Voi co một chân trước cho Bùi Thị Xuân leo ngồi lên cổ, rồi đi tới đi lui theo sự điều khiển của người cưỡi. Cưỡi hết thớt voi này đến thớt voi kia, Bùi Thị Xuân nhận thấy điều khiển voi còn có phần dễ hơn điều khiển ngựa. Từ ấy cái chí muốn làm bà Trưng bà Triệu lúc còn thơ trở lại nung nấu tâm hồn, Ngày ngày lo luyện tập cho mình, cho chị em trong xóm trong làng. Tiếng đồn đi xa, các chị em ở các làng khác, huyện khác cũng tìm đến xin thụ giáo. Bùi Thị Xuân lòng mong muốn có tiền mua voi, mua ngựa cho chị em tập. Tuy 96 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con người' gia đình thuộc hàng khá giả, lòng thương và chiều con cũng rộng nhưng ông bà họ Bùi không sao làm vui lòng con được. Bùi Thj Xuân càng lớn lên càng xinh đẹp. Khách "rấp ranh bắn sẻ, ngấp nghé trông sao" ở gần có, ở xa có, ngày nào cũng có người đến xin, nhưng phần đông hễ thấy mặt Bùi Thj Xuân thì "run như run thần tử thấy long nhan" vì trong vẻ đẹp kiều diễm của bà lại chứa đầy vẻ uy nghiêm. Mắt ngưóc lên nhìn như đôi lằn điện chiếu. Vịnh Bùi Thị Xuân, cụ Nghè Trì có câu: Hoànt) hôn thành dốc bi ỹià ẳộncỊ Hữu nhãn diện tỷ Ị)hù dunt) kiều Những chàng trai nhát gan thì vừa đến sân đã vội lùi ra khỏi ngõ. Còn những chàng có ít nhiều đởm lược thì bước vào đến thềm. Nhưng mói bị hỏi sơ vài câu về võ, về văn thì lưỡi tự nhiên cứng lại. Vì vậy mà cho đến 20 tuổi mà Bùi Thị Xuân vẫn "tay không, chân rồi". Thòi xưa, con gái 17 , 18 tuổi mà chưa có chồng thì cha mẹ rất lấy làm lo, nhà họ Bùi cũng thế. Một hôm, bà mẹ tỏ ý lo ngại cùng con, Bùi Thị Xuân cười: - Bà Trưng có chồng chớ bà Triệu đâu có chồng. Nhưng ai dám cười chê? Đê giúp một phần về việc chiêu đãi các môn sinh, Bùi Thị Xuân thường đi săn thú như hươu, nai, heo rừng. Vùng truông gò Thuận Ninh là đja bàn săn bắn của Bùi Thị Xuân. Nơi đây bà quen được hai tráng sĩ: Lý Văn Bưu và Trần Quang Diệu. Lý Văn líưu dạy cho bà cách nuôi ngựa, rèn luyện ngựa chiến vằ huấn luyện ngựa trên các địa hình hiểm trỏ tại gò hoang, núi đá. Và luôn cả nghệ thuật tập voi. Trần Quang Diệu thì nhờ Bùi Thị Xuân cứu nạn nên giới thiệu Bùi cùng anh em Tây Sơn. Và chính nhờ anh em Tây Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 97

Sơn đứng làm mai mối cho hai người kết nghĩa vợ chồng. Bùi Thị Xuân đã giúp nhà Tây Sơn trong thòi gian gây dựng cơ sò, tổ chức huấn luyện tân binh. Song nhiệm vụ chính của bà là phụ tá Nguyễn Lữ tổ chức kinh tế và tài chính. Trong lĩnh vực này, có người phú nông Nguyễn Thung của thôn Thuận Nghĩa, ngay từ ngày đầu đã đem hết tài sản nhập vào ngân quỹ Tây Sơn, rồi tham gia đi làm kinh tế cho nghĩa quân. Năm Quí Tị (1773), Nguyễn Nhạc khởi nghĩa, đem quân đánh thành Quy Nhơn. Bùi Thị Xuân được phong làm Đại Tổng lý cùng với Võ Đình Tú, Võ Xuân Hoài phụ tá dưới trướng Đại Tổng quản Nguyễn Huệ, quản lý toàn vùng Tây Sơn. Khi về vói Tây Sơn, bà đem theo đoàn nữ binh tình nguyện theo đại nghĩa, ở hậu cứ, bà phụ trách huấn luyện, tổ chức và sau này điều khiển 4 lữ đoàn nữ binh (một lữ gồm 5 tốt, tức 500 người). Trợ giúp cho việc huấn luyện có bốn nữ tướng thân cận của bà: Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc. Đoàn nữ binh ngày ngày lo luyện tập võ nghệ, kỷ luật nghiêm minh, thưởng phạt công bình, nên không bao lâu đã thuần thục. Đứng xa nhìn chị em luyện tập thì chẳng khác nhìn cánh đồng hoa chập chờn vờn theo ngọn gió nồm. Nhưng nếu bưóc đến gần thì sát khí đằng đằng đến lạnh mình dựng tóc gáy. Còn voi thì do đích thân bà Bùi Thị Xuân huấn luyện. Nguyên trước khi về cộng tác với nhà Tây Sơn, Bùi Thị Xuân đã nhờ ở tài cao chí lón và sự ủng hộ của phụ thân, nên đã tụ hội dưới trướng một số nữ quân. Được phụ thân cấp tiền, bà mua được hai con voi ngà tại vùng Tây Sơn thượng. Sau khi tập luyện thuần thục, bà thường cưỡi voi đi săn tại các khu Đồng Sim, Đồng Trăng, Thuận Ninh. 98Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con nợuài"

Một hôm đang cưỡi voi đi săn ở Đồng Sim, bà bỗng nghe tiếng voi kêu thét trầm thống đau thương. Bà bèn giục voi đi về hưóng có tiếng voi kêu cầu cứu. Đến một vùng thung lũng, bên một khe suối nước bạc tuôn cuồn cuộn, Bùi Thị Xuân trông thấy một con voi trắng ngà dài đến hai thước đang bị một con trăn to lón quấn chặt lấy bốn chân. Tiếng voi thét yếu dần lẫn trong tiếng thác nước ầm ầm. Lập tức Bùi Thị Xuân bắn ngay một mũi tên vào mắt con trăn. Đau quá, trăn bỏ bồi quăng mình tấn công vào Bùi Thị Xuân. Chỉ chờ có thế, Bùi Thị Xuân phóng ngay ngọn lao vào cái miệng há ra của trăn. Ngọn lao xuyên thấu suốt ra sau đầu và ghim chặt vào một gốc cây. Quá đau, con trăn đã quấn chặt lấy thân cây siết mạnh. Cây đổ, trăn duỗi mình ra chết. Con voi trắng đứng lên rồi quỳ gối gục đầu trước Bùi Thị Xuân, vốn biết rõ đặc tính của voi, Bùi Thị Xuân hiểu là voi tỏ cử chỉ tạ ơn và thuần phục, nên bà vỗ lên đầu voi nói một cách thân ái. - Bạch tượng, từ đây chúng ta sẽ trở thành bạn thân nhé? Như hiểu biết tiếng người, voi trắng đưa vòi cạ vào vai Bùi Thị Xuân rồi đứng dậy vươn vòi thét lên mấy hồi vang xa khắp núi rừng. Từ phía xa, tiếng chân chạy rầm rập, cây rừng xào xạc, rồi một đàn voi xuất hiện chung quanh bạch tượng. Sau một tiếng thét dài của bạch tượng, đoàn voi đồng loạt quì xuống, co vòi như hành lễ báj kiến Bùi Thị Xuân. Trước cảnh tượng bầy voi rừng ta ơn cứu tử cho chúa đoàn, lòng bà Bùi Thị Xuân ban đầu bõ ngõ sau đến vui mừng. Đàn voi theo bà về làng Xuân Hoà. Thế là bà có được một đàn voi trên mười con. Bà thường đem voi ra tập trận tại gò Xuân Hoà. Nhân đó, nhân dân địa phương gọi gò Xuân Hoà là gò Tập Voi. Sau khi Tây Sơn khởi nghĩa, các sắc dân miền núi đem tặng nhiều thớt voi nữa thành ra càng ngày đàn voi càng nhiều. Sau do cống ohẩm, chiến lợi phẩm, đàn voi có trên 100 con. Những liệt nữ trong lịch s ử Việt Nam 99

Quản tượng đa số là nữ binh chỉ có một vài nam binh điều khiển khi tập luyện. Khi luyện voi được thuần thục rồi thì không cần quản tượng nữa. Để điều khiển, bà thường dùng một ngọn cờ đỏ có cán dài. Khi bà chưa ra thao trường thì voi đi lại lộn xộn, lúc bà xuất hiện thì con voi đầu đàn vội chạy lại đứng nghiêm chỉnh trước mặt, chân trước co lên. Bà lẹ làng nhảy lên, chân điểm nhẹ trên đầu gối voi rồi tung mình vút lên lưng voi. Được vỗ nhẹ hai cái trên đầu, con voi đầu đàn rống lên một tiếng dài. Cả đàn răm rắp chạy đến xếp hàng ngay ngắn trước mặt voi đầu đàn. Bà dùng cờ phất ngang, dọc, trưóc sau đê điều khiển đàn voi tiến tới, rẽ sang phải, sang trái, thối lui, nhịp nhàng đều đặn. Tập voi đánh trận, ban đầu tập từng thớt một. Trên mỗi thớt có một nữ quản tượng, khi thuần thục rồi mói tập thành đoàn. Khi đó, nữ quản tượng nào đi kèm theo voi nấy. Hàng ngũ chỉnh tề rồi, các nữ quản tượng mình mặc áo quần gọn gàng, đầu chít khăn đỏ, theo lệnh phất cờ đồng một lượt nhảy vút lên mình voi. Nhanh, gọn và nhịp nhàng. Cờ hiệu được tung lên, khi nam khi bắc, lúc tả, lúc hữu. Đàn voi thân vóc to lớn trông nặng nề, song bưóc chân thật nhẹ nhàng lanh lẹ. Khí thế dũng mãnh như gió cuốn sóng dồn, nhưng thao trường lại im phăng phắc. Khách tham quan không nghe tiếng chỉ thấy hình; những hình ảnh sống động vừa mạnh mẽ vừa nhịp nhàng, nửa cổ kính, nửa tân kỳ. Các hình nhân bó bằng rơm, bện bằng lá cây hoặc bằng cây chuối được vòi voi cuộn lấy tung thẳng lên cao, rồi dùng chân chà đạp. Cờ hiệu phất cao, buổi diễn tập chấm dứt, đoàn voi lại xếp hàng ngay ngắn và nữ quản tượng nhảy xuống voi cũng lẹ làng, nhịp nhàng với những nụ cười xinh tươi đắc ý. Khi Nguyễn Nhạc chiếm được thành Quy Nhơn và truyền Nguyễn Huệ xuống Quy Nhơn đê lo việc Nam chinh 100 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' thì Bùi Thị Xuân ở lại phòng giữ Tây Sơn. Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng đế, Bùi Thị Xuân rời Tây Sơn xuống Quy Nhơn, được phong làm Đại tướng quân, tự hiệu là Tây Sơn Nữ tướng, quản đốc mọi việc quân dân trong Hoàng thành và tuần sát vùng Tây Sơn. Hạ tuần tháng 11 năm Giáp Thìn (1785), quân lực của nước Xiêm đem sang giúp Nguyễn Phúc Anh rất mạnh, Trương Văn Đa liệu đánh không lại nên vừa cầm cự vừa gởi báo cáo về Quy Nhơn xin binh cứu viện. Vua Thái Đức sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu đem đại quân vào tảo trừ. Bùi Thị Xuân xin tháp tùng cùng phu quân Trần Quang Diệu. Trong trận Rạch Gầm, tướng Xiêm là Lục cổ n chỉ huy một đạo quân phối hợp với thủy quân hơn 3 vạn, nương theo dọc tả ngạn sông Tiền Giang tiến đến chiếm Mỹ Tho. Đoàn quân Xiêm bị phục binh tại Rạch Gầm, Khi chiến sự bùng nổ, Lục cổ n còn đang phân vân không biết tiến hay lui thì Bùi Thị Xuân xuất hiện. Oai phong trên lưng ngựa trắng, Bùi nữ tướng vung gươm chém giết quân Xiêm. Đường kiếm tuyệt luân loang loáng dưới ánh trăng. Ngựa tiến đến đâu, xác quân thù ngã lăn đến đấy. Tướng Lục cổ n trông thấy Bùi nữ tướng vừa oai hùng vừa tuyệt sắc nên đứng ngó sững sờ. Trông thấy tướng địch, Bùi nữ tướng vội giục Ngân câu phi thẳng đến. Ngựa trắng như một đường mây lao thẳng đến Lục cổ n . Bằng một đường kiếm tuyệt luân, Bùi nữ tướng đã chém bay đầu Lục cổ n trong khi tên này chưa kịp ra tay chống đỡ. Đầu giặc văng thật xa, rồi rơi dính lên ngọn cây cao. Quân giặc hết hồn, bỏ chạy tán loạn. Nhưng sau lưng có quân chận, tả hữu có quân đánh, nên chúng phải ùa nhau chạy về phía trưóc. Nhưng lại gặp dòng sông và rừng dừa nước, chúng xô nhau nhảy ào xuống sông, xuống sình, Hai vạn quân Xiêm, lớp bị đao kiếm, lớp vùi trong sình lầy, lóp Những hệt n ữ trong ìịch sử Việt Nam 101

trôi theo dòng nước, chết không còn một mong. Năm 1786, sau khi dẹp yên chúa Trịnh ở Thăng Long, đánh đuổi chúa Nguyễn ra khỏi Gia Định, vua Thái Đức xưng là Trung ương Hoàng đế, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, thống trị đất Thuận Hóa từ Hải Vân đến Hoành Son. Bùi Thị Xuân cùng chồng là Trần Quang Diệu theo phụng sự Nguyễn Huệ. Bà được đặc trách trấn giữ nội thành. Bởi vậy, nên trong trận chiến đánh tan 20 vạn quân Thanh, bà không được tham dự, vì phải ỏ lại giữ thành Thuận Hóa. Sau khi bình xong phương Bắc, vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu làm Đại Tổng trấn và chấp thuận cho bà Bùi Thj Xuân được phò tá chồng đi tảo trừ đồng bọn Lê Duy Chỉ, Hùng Phúc Tân và Huỳnh Văn Đồng cấu kết với thổ dân ở Vạn Tượng định đánh chiếm thành Nghệ An. Tháng 6 năm Canh Tuất (1790), hai vợ chồng Bùi, Trần chiếm được Trấn Ninh, bắt tù trưởng là Cheo Nam và Cheo Kiêu. Tháng 10 tấn công Vạn Tượng, tướng thù thành bỏ trốn, quân Tây Sơn thu được vô số chiêng trống và vài chục thớt voi. Voi được nhập vào đàn voi của Bùi Thị Xuân. Mùa xuân năm Tân Hợi (1791) Bùi Thị Xuân sang Ai Lao và đóng quân tại đây một thời gian. Trong thời gian này, bà đã tổ chức được nhiều buôn làng có nếp sống tương tự Việt Nam. Ví dụ như việc tổ chức họp chợ là một. Người dân Ai Lao trước đây không họp chợ. Việc buôn bán chỉ là đem đến ngay tại buôn làng trao đổi các sản vật hay vật dụng cần thiết để dùng. Bà Bùi Thị Xuân đã tổ chức được các điểm hội tụ của các buôn làng đem đến trao đổi nhau, thay vì phải đến từng nhà. Đó là một hình thức họp chợ của Việt Nam. Hiện nay các khu chợ này vẫn còn tồn tại di tích. Và hiện vẫn còn một vài gia đình người Lào giữ được cách tổ chức "kinh tế vườn" của Bùi Thị Xuân khi bà đóng quân tại Cánh 102 Tủ sách 'Việt Mam - đất nước, con người'

đồng Chum, như nhà có rào chung quanh, có vườn rau, ao cá và nuôi gia cầm. Chiến thắng xong, trở về Trần Quang Diệu ra trấn thủ Nghệ An, Bùi Thị Xuân ở lại Thuận Hóa giữ chức vụ trấn thủ nội thành. Uy danh hai vợ chồng Bùi tưóng quân vang xa tói Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh khiếp sợ mỗi khi nghe nhắc đến uy danh. Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung băng hà, bà thọ mệnh phò tá ấu chúa, Quang Toản lên ngôi đến năm Quý Sửu (1793), cải nguyên là Cảnh Thịnh nguyên niên đê quyền bính vào tay thái sư Bùi Đắc Tuyên, mầm nội loạn bắt -đầu nảy sinh. Năm Ât Mão (1795), Võ Văn Dũng từ Bắc Hà về Phú Xuân bắt Bùi Đắc Tuyên, Bùi Đắc Trụ và Ngô Văn Sở đem dìm xuống sông Hưong. Năm Kỷ Mùi (1799), bị bọn gian thần Trần Văn Kỷ, Trần Viết Kiết, Hồ Công Diệu sàm tấu, Trần Quang Diệu kéo quân từ Quy Nhon về Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh phải cầu cứu đến Bùi Thị Xuân. Bùi nữ tưóng đến gặp chồng. Vợ chồng bàn với nhau: - Mối họa trong triều chỉ do bọn gian thần gây nên. Tận diệt bọn ấy thì mối giềng lập lại không đến nỗi khó. Quang Diệu tâu xin vua diệt bọn Kỷ, Kiết, Diệu rồi mới kéo quân vào Nam. Cuối tháng 4 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Phúc Ánh kéo thủy binh ra đánh Phú Xuân. Quân Nguyễn vào cửa Tư Dung, tướng Tây Sơn là phò mã Nguyễn Văn Trị, em rể vua Cảnh Thịnh, đem quân ra Quy Sơn lập đồn chống cự. Tiền quân Nguyễn không tiến được. Lê Văn Duyệt và Lê Chất đem quân lén đánh tập hậu, lưỡng đầu thọ địch, Văn Trị không chống nổi, bỏ đồn thoát thân. Thủy binh nhà Nguyễn Những liệt n ữ trang lịch sử Việt Nam 103

vào cửa Thuận An rồi kéo lên đánh thành Huế. Vua Cảnh Thịnh phải thân chinh chống địch. Tướng tài không còn ai, Bùi nữ tướng phải đem nữ binh và tượng binh theo hộ giá. Hai bên đánh nhau từ sáng đến trưa thì quân Tây Sơn tan rã. Bùi nữ tướng vừa chỉ huy nữ binh vừa điều khiển tượng binh, khi thủ khi công, tả xông hữu đột mới bảo vệ vua Cảnh Thịnh được an toàn. Nhưng liệu thế không trì thủ được nữa, nữ tướng bèn phò vua chạy vào thành. Trong thành các đình thần võ cũng như văn đều đem gia đình bỏ trốn. Nữ tưóng bèn thúc quân mỏ cửa hậu phò vua cùng thái hậu và cung quyến chạy ra Bắc. Lê Chất đem kỵ binh đuổi theo. Nữ tưóng truyền nữ binh phò ngự giá đi trước, còn mình thì quay lại điều khiển trượng binh ngăn chặn quân truy kích. Bầy voi lúc trước ở thành Phú Xuân vì lo bảo vệ vua nên chỉ giữ thế thủ, lúc này được dịp chiến đấu nên mặc sức tung hoành. Cả đàn thét lên vang dậy, rồi xông vào đoàn ngựa đang rầm rộ chạy đến. Trước đàn voi hung dữ, ngựa thất kinh lồng lên, hí vang trời, rồi quay mình bỏ chạy. Quân Nguyễn không đánh mà tan. Lê Chất vội quay ngựa chạy về thành Phú Xuân. Bùi nữ tướng cũng thu voi chạy theo ngự giá. Ngày 5 tháng 5 năm Tân Dậu (1801), đoàn quân Cảnh Thịnh do Bùi nữ tưóng hộ giá qua sông Linh Giang. Đến Thanh Hóa có Nguyễn Quang Thùy đón rước về Bắc Thành. Hạ tuần tháng 5 năm ấy, Cảnh Thịnh đổi niên hiệu là Bửu Hưng. Tháng 11, nhà vua giao Bắc Thành cho hai em là Quang Thiệu và Quang Khanh, sai Nguyễn Quang Thùy vào trấn Nghệ An rồi đích thân kéo quân trấn xứ Bắc và Thanh Hóa, Nghệ An. Non 3 vạn người đến Linh Giang, nữ tướng Bùi Thị Xuân đem 5.000 thủ hạ theo hộ giá. Tháng giêng năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Quang 104 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con nguôi'

Thùy và Tổng quản Siêu được lệnh tiến quân lên đánh Trấn Ninh. Đô đốc Nguyễn Văn Kiên và Tư lệ Tiết tiến đánh Đâu Mâu. Thiếu úy Đặng Văn Tất và Đô đốc Lực đem 100 chiến thuyền trấn ngang cửa sông Nhật Lệ. Trấn Ninh, Đâu Mâu, Nhật Lệ đều thuộc tỉnh Quảng Bình. Đó là ba căn cứ quân sự rất trọng yếu ở địa đầu trấn Thuận Hóa. Núi Đâu Mâu ở phía Tây huyện Phong Lộc, tọa lạc tại xã Lê Kỳ, núi gò trùng điệp, cây cối sầm uất, đỉnh núi cao nhọn như mão đâu mâu, khí'thế hùng vĩ, chân núi gối sông Nhật Lệ. Lũy Đâu Mâu do Chúa Nguyễn đắp để ngăn quân Trịnh, chạy dài dưới chân núi. Lũy Đâu Mâu đã kiên cố lại được phòng vệ nghiêm túc, đánh mãi không hạ nổi. Vua Bửu Hưng bèn tập trung tất cả binh mã tấn công Đâu Mâu. Quân trong lũy dùng súng đại bác bắn xuống và lấy đá lớn ném xuống chân thành. Quân Tây Son lớp chết, lớp bị thương rất nhiều. Vua Bửu Hưng hoảng sợ tỏ ý muốn rút chạy. Bùi nữ tướng lên tiếng can ngăn, xin cho được đích thân đốc chiến. Nhận thấy tại những chỗ đặt súng thì không có đá lăn xuống và súng không thể bắn gần liên tiếp, nên Bùi nữ tướng bèn nhanh nhẹn nhảy vào chân thành, nơi không có đá ném xuống. Các nữ binh noi gương nữ tướng, đồng loạt nhảy vào chân thành, chuyền lên vai nhau làm thang leo lên mặt thành. Lính bắn súng bất ngờ bị tấn công vỡ chạy. Quân Tây Sơn đồng loạt dùng phương pháp "chuyền vai" xông lên mặt thành đánh xáp lá cà. Đánh từ sáng đến chiều, mồ hôi và máu ướt đầm áo giáp. Trong bài Bùi phu nhân ca của cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì có đoạn; Xuán hàn lãnh kh í như tiễn đao Xuân phong suy huyết nhiễm chinh bào Hoàng hôn thành đốc bi già động Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều Những liệt nữ trong lịch sù Việt Nam I 05

Phu cô trợ chiến Lương Hồng Ngọc Mộc Lan tòng quân Hoàng Hà Khúc Thùy quân cân quắc bất như nhân D ĩ cô phương kim tam đỉnh túc Nghĩa là. Khí ỵuân lạnh như khí lạnh nơi ỉudi đao hén thoát ra Gió xuân thổi máu hay thấm đầm tấm chinh bào Nơi gốc thành tiếnt) và lay độr.Ị) bóntỊ hoàntỊ hôn Có người dung nhan kiều diễm như dóa hoa phù dung Thật chẳng khác Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến cho ba guân Và nàng Mộc Lan xông trận nơi sông Hoàng Hà. Ai bào khăn yếm không bằng người? Từ xưa tói nay vững vàng thế ba chân vạc. Đây là đoạn tả lỉùi nữ tướng lúc đánh thành Đâu Mâu: Thành sắp sửa chiếm được thì có tin thủy quân nơi cửa sông Nhật Lệ bj quân nhà Nguyễn đánh tan. Nguyễn Quang Toàn hốt hoảng ra lệnh lui binh. Không sao cản được, Bùi nữ tưóng phải mở đường máu để tháo quân. Đô đốc Kiên và Tư lệ Tiết theo không kịp phải đầu hàng. Vua Bửu Hưng chạy đến Linh Giang, tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Tixrơng chận đánh, quán Táy Sơn không còn sức chống cự, Bùi nữ tướng và nữ quân một phen nữa phải xcng pha tên đạn để đưa Quang Toản sang sông. V ề đến Nghệ An, kẻ lùng giá không còn đến vài trăm. Bùi nữ tướng mình đầy thương tích, nhìn thấy đoàn nữ binh sống sót máu me đấm 'uO thì l ệ anh hùng khôn ngăn tuôn chảy. Hợp cùng Quang Thùy ở Trấn Ninh rút về, vua Bửu Hưng nít binh về Bắc Hà. Nguyễn Văn Thân ỏ lại giữ Nghệ An. Bùi nữ tướng vì thương tích chưa lành nên xin được ở lại 106 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưàỉ'

Nghệ An điều dưỡng. Năm Giáp Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh xưng đế, niên hiệu Gia Long, kéo đại binh ra đánh Bắc Hà. Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng cùng tướng sĩ vượt núi từ Quy Nhơn trở về Nghệ An. Đến Hương Sơn thì bị đột kích và bị bắt. Bùi nữ tướng đang ỏ Diễn Châu hay tin liền đem nữ binh đi giải cứu. Đến Giáp Sơn thì giải cứu được Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng các tướng sĩ. Cả đoàn đưa nhau chạy về Bắc. Chạy về sông Thành Chương thì gặp quân nhà Nguyễn chận đánh. Quân Tây Sơn liều chết chống cự kịch liệt. Bùi nữ tướng và đoàn nữ binh xôrig vào đâu thì binh nhà Nguyễn rã đến đấy. Nhưng quân nhà Nguyễn quá đông, quân Tây Sơn lần lần thì bị yếu thế. Các tùy tướng lớp chết, lớp bị thương và bị bắt trở lại. Chi còn Bùi nữ tưóng, T rần Quang Diệu và Võ Văn Dũng thoát khỏi. Song Trần Quang Diệu hai chân bị sưng phù, kiệt sưc đi không nổi nữa. Bùi nữ tướng vừa cõng chồng vừa mở đường máu thoát thân. Nhưng vì thương tích chưa lành, quân Nguyễn quá đông, nên hai vợ chồng Bùi, Trần đành phải sa cơ để giặc bắt được. Một mình Võ Văn Dũng thoát được, nhưng chạy đến Nông Cống (Thanh Hóa) thì cũng bị bắt. Cả ba bị đóng cũi giải về Nghệ An. Trên đường đl, Võ Văn Dũng phá cũi thoát thân. Bùi nữ tướng kh Jig nỡ bỏ chồng, nên ở lại cùng chết. Tháng 7 năm Nhâm Thân (1802), tất cả các võ tướng nhà Tây Sơn bị bắt đều bị tử hình. Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người bị trảm quyết. Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Gia Long hình phạt khốc liệt, tàn nhẫn quán cổ kim. Vốn nghe danh nữ kiệt, Cia Long truyền đem đến xem mặt. Gia Long tụ đắc hỏi: - Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? Hữ kiệt 'ing dung đáp: Những Hệt n ữ trang lịch sử Việt Nam 107

- Nói về tài ba thì tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh trốn chui trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ thì tiên đế ta lấy nhân làm nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người, tức là 'khuyến khích tôi mình trung vói mình, chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu tiên đế ta đừng thừa long sớm thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này. Gia Long hỏi gằn; - Ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Nữ kiệt đáp; - Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không dễ lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà. Gia Long hỏi có muốn xin ân xá? Nữ kiệt đáp: - Ta đâu có sợ chết mà nhục hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế. Gia Long căm gan, dằn từng tiếng: - "Không chịu nhục"? Ta sẽ làm cho mi biết nhục. Liền truyền lệnh đem Bùi Thị Xuân về Bình Định cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa, đẩy đi khắp các nơi thị tứ. Nhân dân Bình Định nghe tin, không ai bảo ai, mà mỗi lần xe nữ kiệu đi qua, thì hai bên đều đóng cửa, người đi đường, kẻ nhóm chợ đều ngoảnh mặt lẩn tránh ra xa. Xe đến vùng Đập Đá là nơi nổi tiếng về dệt lụa thì những tấm lụa tinh khôi bay tung vào xe, lớp bị bọn tướng sĩ 108 Tù sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưòí' hộ tống vung gươm chém đứt từng mảnh theo gió bay lên không trung, lóp rơi vào xe phủ kín châu thân nữ kiệt. Bùi nữ kiệt lạl bị giải về Phú Xuân. Gia Long hỏi: - Đã biết nhục chưa? - Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đỗ trên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, nhớp hơn cẩu trệ. Gia Long tức giận bèn bắt mấy người con của nữ kiệt. Mấy người con nhỏ thì bắt bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên: - Mẹ ơi cứu con vói! Nữ kiệt hét lớn: - Con nhà tướng không được khiếp nhược. Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rỉ. Đến lượt nữ kiệt. Chúng trói nữ kiệt để nằm ngửa trên cỏ, ba hồi trống dứt, một con voi thú đú (voi dữ) hung hãn chạy đến giơ chân toan chà. Nữ kiệt trợn mắt hét lên một tiếng như sấm nổ. Con voi thất kinh thối lui. Bị nài voi giục, voi bước tới một lần nữa, nhưng lại dừng bước ngay, thúc mấy cũng không dám tiến. Lính lấy giáo đâm voi, voi thét lên một tiếng rồi bỏ chạy. Gia Long tức mình sai dùng hình phạt "điếm thiên đăng". Chúng lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp quần nữ kiệt rồi đem cột nơi trụ sắt giữa trời. Đoạn châm lửa đốt. Nữ kiệt bình thản, nét mặt không chút thay đổi, lửa cháy phừng phực từ dưới lên trên. Sáng chói thấu mây xanh, ai nấy đều xúc động. Riêng Gia Long tỏ vẻ hân hoan. Lửa cháy hồi lâu. Bốn bề im phăng phắc. Bỗng nhiên Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 109 một tiếng nổ vang lên, sọ nữ kiệt nổ tung. Một lằn thanh quang bay vụy lên trời xanh. Tròi bỗng tối sầm rồi mưa tuôn như trút nước. Hằng năm vào ngày mồng sáu tháng mười một âm Ijch, dòng họ Bùi tại thôn Xuân Hoà (thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) đều tổ chức một buổi cúng tế Bùi nữ tướng tại ngôi từ đường dòng họ. Buổi Ic tuy đơn giản, song rất trang nghiêm. Con cháu tụ hội vc đông đủ, cơ quan chính quyền địa phương đều đến tham dự. Ngôi từ đường dòng họ Bùi đã được tu sửa khang trang, quanh năm nghi ngút khói hương thờ kính. Theo Võ nhân Bình Định BÀ BA ĐẶNG THỊ NHU

Đặng Thị Nhu (hay Nho; ?-1910), tục gọi bà Ba Cân, là vợ thứ ba và là cộng sự của Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), lãnh tụ cuộc khỏi nghĩa kháng Pháp ỏ Yên Thế (Bắc Gi~ng) vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đặng Thị Nhu sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Phú Khê, huyện Yên Thế. Sớm mồ côi mẹ, bà sống vói cha, là một thầy mo ở làng. Lúc nhỏ, bà được học chữ Nho và học nghề của cha. Vì Đặng Thị Nhu có nhan sắc nên bị một nhà giàu ép buộc làm vợ. Bất .mãn, bà lấy Đề Thám và công khai chống lại bọn cường quyền. Trong cao trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, cuộc khỏi nghĩa của Hoàng Hoa Thám và nông dân vùng Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt nhất, kéo dài nhất và cũng làm cho giặc lo ngại nhất. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm, trong cuộc khởi nghĩa này, bà Đặng Thị Nhu đã góp phần quan trọng cùng chồng xông pha trận mạc. Khoảng đầu năm 1894, nghĩa quân Yên Thế ở vào một giai đoạn gay go ác liệt, lực lượng bị tiêu hao sau nhiều trận Những liệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 111 chiến, nghĩa quân đành phải phân tán, một bộ phận lánh sang Thái Nguyên. Bản thân Hoàng Hoa Thám lúc đó cũng bị địch truy lùng ẻắt gao nên phải ẩn náu trong núi rừng. Một buổi chiều khi tới làng Vạn Vân, trên đường đi bỗng Hoàng Hoa Thám gặp một cô gái xinh đẹp, khỏe mạnh đó là Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối với cô Nhu, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết tiền nong vốn liếng, trời lại sắp tối, sẵn lòng thương người, cô Nhu đưa khách về nhà diện kiến với cha. Cha cô có người con nuôi là Thông Luận là một vị tướng của Đề Thám, hôm ấy cũng về thăm cha nuôi, cũng từ đó, gia đình cô Đặng Thị Nhu trỏ thành cơ sở của nghĩa quân và cô Nhu trở thành người giúp việc đắc lực cho Đề Thám. Thấy Đề Thám và cô Nhu tâm đồng ý hợp, với sự cho phép của cha già, chẳng bao lâu cô Nhu trở thành vợ ba của Hoàng Hoa Thám, thành hôn Đặng Thị Nhu có tên mói là "Bà Ba cẩn". Là vợ và là cộng sự, bà Ba cẩn đã sát cánh cùng chồng bàn định nhiều kế hoạch cho công cuộc kháng chiến lâu dài và gian khó. Theo Nguyễn Văn Kiệm, thì bà cùng vói Cả Rinh (hay Dinh, Kinh), Cả Huỳnh và Cả Trọng*'*, hợp thành ban tham mưu đắc lực, đồng thời cũng là những ngưòi chỉ huy giỏi. Ngoài vai trò ấy, bà Ba còn lo việc hậu cần, đảm bảo sinh hoạt, mua sắm đạn dược cho nghĩa quân. Khi có chiến trận, bà ở bên Đề Thám cùng chiến đấu... Vào vụ gặt, bà Ba thường ra chợ Nhã Nam thuê thợ công nhật. Đối với họ, bà trả tiền công theo thời giá, có khi còn hậu hơn một chút*^*. Chính bà Ba cẩn đã đề xuất ý kiến là ta

" Cả Trọng là con bà Tảo, vợ cả Đề Thám, ông là người quả cảm, khôn ngoan và bắn súng rất giỏi. Tháng 3 nám 1909, trong một cuộc giao tranh, ông bị thưong nặng rồi mất. Theo Trịnh Vân Thanh, Cả Trọng bị bộ hạ bắn lầm (tr.241). Phong trào nông dán Yên Thế chống thực dán Pháp xâm luợc. 112 7ỉýsách 'Việt Nam - đất nước con nguởi' nên tranh thủ sự hòa hoãn, để xây dựng lực lượng, để có thực lực chiến đấu lâu dài. Bà phân tích cặn kẽ, lập luận vững chắc, đã được tướng lĩnh nghĩa quân và thủ lĩnh Đề Thám tán thành. Theo sử Việt, vào năm 1907, Đề Thám cùng bà đã tổ chức ra đảng Nghĩa Hưng, Trung Chân ứng nghĩa đạo ở Hà Nội; và đề ra kế hoạch đầu độc lính Pháp (sử gọi là vụ Hà Thành đầu độc) ngày 27 tháng 6 năm 1908 tại nơi đó. Tuy việc không thành, nhưng cũng đã làm quân Pháp rất hoang mang, lo sợ*^\ Ngày 29-1-1909, quân Pháp tập trung lực lượng đánh vào Yên Thế, bà Bacẩn đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu kiên cường, kêu gọi binh sĩ người Việt quay lại với dân với nước. Sau gần một tháng trời lăn lộn vào ra sinh tử ở Vĩnh Yên, Đề Thám mới thoát khỏi vòng vây trở về Yên Thế vào tháng 1 1, thì lại bj quân Pháp kéo theo bao vây lần nữa. Đề Thám, bà Bacẩn cùng nghĩa quân ở đồn Phồn Xương đã đánh trả kịch liệt... Bà Ba Cẩn đã chiến đấu dũng cảm liên tục 10 tháng trời nhưng thế giặc càng ngày càng mạnh, rồi chẳng may sáng ngày 1-12-1909, bà cẩn Ba cùng con gái bị giặc bắt cùng một số chiến hữu. Nhắc lại những ngày chiến đấu cuối cùng của bà, Phạm Văn Sơn kể như sau:Nỹày i7 tháng ii năm 1909,Hoàng Hoa Thám cùng tàn guân về đến Yên Thế, thì guân của Tiểu đoàn trưởng BoniỊacỵ cũng kéo đến bao vầy Nhã Nam. Quăn Phấp cùng các cộng sự người Việt tăng cuờný khùng bố, làm cho sự tiếp tế bị tê liệt... Ngày i tháng í 2 cùng năm, thì bà Ba cẩn bị trung đội Coucron đi tuần bắt được gần đồn chợ Gồ (Yên Thế). Hôm sau, ông Thám 5 dẫn nghĩa

' Theo Thái Gia Thư, Hổi đáp lịch sứ (tập 4, tr. 307). Những Hệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 113

íỊuâtt đi cứu bà, thì lọt vào ổ phục kích lúc i 0iờ 30khuya. Mội n^hĩa (Ịuân hy sinh, nhưn0 ông Hoàng chạy thoát đuạc^*\ Ngày 24 tháng 2 năm 1910, 78 nghĩa quân, trong đó có bà Ba Cẩn bị đối phương mang hết về giam ỏ Hỏa Lò (Hà Nội) rồi bị án đày sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc đường, thừa lúc quân canh sơ ý, bà nhảy xuống biển tự tử ngày 25 tháng 12 năm 1910. Ghi nhận công lao của bà,Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn: Đặng Thị Nhu là người có trí đũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng ẳắc lục trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu 1909 năm dù binh càng thế kiệt, hà văn cùng chồng oanh liệt chì huy nghĩa guân chống địch trong trận đánh ò chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên Đại tá Bataille đốc suất phải nể vì... Bà là một tấm ‘gư&ng sáng của phụ nữ nưóc Là một cô gái nông dân, với ý chí căm thù giặc sâu sắc, bà Đặng Thị Nhu đã trở thành vị chỉ huy m’Xu hoạch chiến đấu oanh liệt và đã anh dũng hy sinh. Tấm gương dũng cảm, bất khuất của bà góp phần làm rạng ngời thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta. Và bà được ca tụng trong một bài vè dài, trích: (lời Đề Thám)...Ẩm là sinh tủ nhờ trời, Sợ mà ra thú ta thời không ra.

ở phần này, Phạm Văn Sơn ghi chú thêm rằng: theo Nguyễn Công Bình, thì ờ trận ngày 5 tháng 10 năm 1909, kéo dài từ 2 giờ đến 10 giờ đêm trong vùng núi Lang (thuộc huyện Lập Thạch, Vĩnh Yên), lúc bàcần sắp rút lui thi bị một phát đạn xuyên qua cánh tay. Vì vết thương ra nhiều máu quá, nên bị bà đối phương xông đến bắt được(Cách mạng cận đại Việt Nam, trang 52). Thông tm và ghi chú này đều của Phạm Văn Sơn (tr. 275-276). Tuy nhiên, thông tin của ông B'mh, không đưọc nhiều người tin theo. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 146. \\A Tú sách ‘ Việt Nam - đất nuác, con nguôi'

Cho nên nó mói đánh ta, Bà Ba, hai Cà (Cả Trọng) định ra thế nào? Bà Ba cỊuỳ gối tâu vào, Tôi xin gánh đd ông chồng một phen. Bà Ba loan báo binh Ợuyền, Cơ nào độ ấy vững bền cho ta. Để ta sắp lấy binh gua, Dấn mình vào đám can gua phen này. Bà Ba khi ấy mới hay, Quần chân, áo chít mặc ngay vào mình. Nhẩy lên đứng giữa Tây thành, Gọi răng khố đỏ, khố xanh kia là Các anh hãy nghe lời ta, Ta đây chính thực vợ ba Đề Hoàng... Theo W ikipedia

Nguyễn Văn Kiệm chép theo lời kể của ông Nhật, ờ xóm Rừng, xả Huong Vĩ (sách đâ dẫn, tr. 124-125). Nữ CHIẾN Sĩ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN^*^

Đang học lớp nhất trường Cao Xuân Dục ở thành phố Vinh, một lần đi chơi trên núi Quyết, thấy từng tốp công nhân nhà máy diêm Bến Thủy, nhà máy điện Trường Thi ra về với bộ mặt mệt mỏi, lấm lem than bụi, cô nữ sinh 14tuổi Nguyễn Thị Minh Khai suy nghĩ về lời cô giáo Phương có lần nói với lớp: "Dân mình mất đất, mất ruộng, phải vào nhà máy làm thuê cho Tây khổ cực lắm"... sẵn lòng yêu nước thương dân, khi 16tuổi Nguyễn Thị Minh Khai đã dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Mùa hè 1927,tham gia thành lập Đảng Tân Việt khi mói17 tuổi (bà sinh ngày 30- 9-1910tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh). Năm 1929,Nguyễn Thị Minh Khai nghỉ học, thoát ly gia đình hoạt động cách mạng. Năm1930, Đàng Cộng sản Đông Dương ra đời, bà được kết nạp vào Đảng và rời quê hương xứ Nghệ ra Hải Phòng, rồi sang Hương Cảng làm việc ở Văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản, được đồng chí Nguyền Ái Quốc trực tiếp giáo dục lý luận và kinh nghiệm hoạt động. Bà đã vừa công tác vừa tranh thủ học thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Từ

'* Nguồn: http:l Idaidoanket.vn. Nguyên tên bài;Lời tâm huyết cuối cùng. 116 7ú sách 'Việt Nam - đất nước, con người' năm 1931-1934,Nguyễn Thị Minh Khai bị giặc bắt giam ở nhà lao Quảng Châu, sau nhờ Quốc tế Cộng sản can thiệp, được trả tự do. Ra tù, Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đồng chí Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn được cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội lần thứ7 Quốc tế Cộng sản tại Matscơva. Sau Đại hội, bà vào học trường Đại học Đông phương Stalin, sau đó đính hôn với Lê Hồng Phong. Tháng3-1936, tốt nghiệp đại học, bà được cử về Sài Gòn để tham gia Xứ ủy Nam Kỳ và làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn, lãnh đạo phong trào cách mạng thời kỳ 1936-1939. Mùa xuân 1939,đứa con gái đầu lòng của Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong chào đời. Đó là cháu Lê Thị Hồng Minh (năm 1954,Lê Thị Hồng Minh tập kết ra Bắc, sau đó học đại học ở Liên Xô, công tác tại Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu năm 1995).Nguyễn Thị Minh Khai phải gửi con cho cơ sở nuôi vì cách mạng đang cần bà hơn lúc nào hết. Tháng9-1939, Lê Hồng Phong bị bắt và bị giam ở khám lón Sài Gòn. Bà phải rút vào hoạt động bí mật tại 18 thôn Vườn trầu thuộc huyện Hóc Môn. Ngày 30-7-1940,Nguyễn Thị Minh Khai bị giặc bắt tại nơi in và phát hành báoTiền Lên (ngay sau phiên họp của Xứ ủy Nam Kỳ để phổ biến chủ trương khởi nghĩa) và bị đưa về giam ở bót Catina. Biết hai người là vợ chồng nên giặc đưa Lê Hồng Phong về giam chung vói Nguyễn Thị Minh Khai. Nhưng cả hai nhà cách mạng đã nén tình cảm riêng tư để đối phó với âm mưu thâm độc của quân thù. Những ngày bị tra tấn dã man, Nguyễn Thị Minh Khai đã lấy máu mình viết lên cánh cửa phòng giam lời thơ khí khái; Dù đánh, đù treo, càn0 cương cỊuỵết Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai lời. Hi sinh phấn đấu i;ì nhiệm vụ Triệt để thực hành chết mói thôi. Những liệt n ữ trong lịch s ứ Việt Nam 117

Sau phiên xử đầu, có sự tham dự của đại diện gia đình là Nguyễn Thị Quang Thái (em ruột, vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1943, Nguyễn Thị Quang Thái hi sinh trong nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội, để lại con gái là Võ Hồng Anh. Võ Hồng Anh mới qua đời năm 2008). Nguyễn Thị Minh Khai đã viết thư ngày 5-11 -1940 gửi cha mẹ, trong đó có đoạn: "Chắc em Thái đã về đến nhà thưa thầy, đẻ rõ những nỗi oan khổ của con. Con bị 5 năm tù, 20 năm biệt xứ và 11.000 đồng phạt, 20 năm mất quyền công dân, quyền gia đình... Phiên toà xử, em Thái con vào xem mối là phiên đầu xử một vụ, nghe nói con còn phải đem ra xử nhiều phiên nữa. Xin thầy đẻ vững tâm, con vốn là kẻ vô tội thì không lẽ người ngay thẳng bị oan mãi hay sao...". Tuy bị giam hãm trong tù, nhưng là Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn, là ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, nên Nguyễn Thị Minh Khai vẫn bắt liên lạc vói bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị khủng bố, phong trào khởi nghĩa thất bại. Toà buộc bà nhận lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940 và kết án tử hình. Trước toà án kẻ thù, bà dõng dạc nói: "Nước của tôi, cứu nước là có tội, cướp nưóc mà không có tội sao?". Kết thúc phiên toà, thấy đôi mắt Quang Thái dàn giụa, bà quay lại an ủi: "Em đừng khóc. Chị dù mất nhưng rất vui sướng vì đã làm tròn nhiệm vụ. Em hãy giúp chị, chừng nào Hồng Minh khôn lớn thì em đưa cháu về nuôi và dạy bảo cháu nên người... Chị gửi lời vĩnh biệt anh Lê Hồng Phong đang bị đày ở Côn Đảo, cảm ơn các đồng chí đã nuôi nấng che chở Hồng Minh". Trở về phòng giam, bà bộ quần áo tù, khâu hai chiếc gối làm kỷ vật gửi cha mẹ và viết lá thư thấm đẫm nưóc mắt từ biệt gửi về thành phố Vinh quê hương. Lá thư này đề ngày 118 Tiisách 'Việt Nam - đất nước, con người'

29-5-1941,có đoạn; "Con bị kết án xử tử, (...) Cha mẹ hỡi! Phận con không may đã đành, con muốn giấu không cho thầy đẻ biết để làm khổ gia đình, nhưng giấu sao được, báo đăng... Con chỉ xin thầy đẻ đừng tủi nhục đau khổ rằng con bị kết án xử tử là phạm gì sát nhân, độc ác, xấu xa dữ tợn gì? Không! Con không phải vậy đâu! Cha mẹ ơi! Con không phải là đứa con bất hiếu, tình thế xui nên khiến con không những bị dang dở việc hôn nhân, mà còn phải bỏ nhà đi trong 10 năm cách biệt mẹ cha. Con khi nào cũng là một kẻ trong sạch chính đáng, không có bao giờ làm sự gì bất nhất hung dữ, đầy một tấm lòng nhân ái minh chính... cúi xin cha mẹ suy xét kỹ càng mà tha tội bất hiếu cho con, xin coi con như hòn máu đã rơi mà thôi. Các em ơi, đừng khóc lóc, gắng chí học tập cho nên người xứng đáng cho cha mẹ vui lòng...". Ngày 22-8-1941,giặc Pháp đưa Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần xử bắn tại Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn (Sài Gòn). Trước pháp trường, bà hướng về phía đồng bào, đồng chí nói lời tâm huyết cuối cùng: - Việc chúng tôi làm là chính nghĩa. Vì muốn Tổ quốc chúng tôi được Độc lập, dân chúng tôi được ấm no mà chúng tôi làm cách mạng. Chúng tôi không có tội gì. Thưa đồng bào! Chúng ta phải tiêu diệt đế quốc, phong kiến thì đời sống mới sung sướng được. Nguyễn TTiị Minh Khai và các đồng chí tiền bối cách mạng ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng sự nghiệp dở dang và ước nguyện cao đẹp của bà cùng đồng đội, đồng chí, đã được các thế hệ thanh niên tiếp tục hoàn thành và đang tiếp tục hoàn thành ở mức cao hơn trong bối cảnh mới. Tên tuổi cùng sự nghiệp cách mạng cao quý của những nhà cách mạng tiền bối như bà được muôn đời ghi khắc và noi gương. Những trường học, những đường phố, học bổng Những liệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 119 mang tên bà Nguyễn Thị Minh Khai ở nhiều tỉnh thành trên cả nưóc và những con tem bưu chính mang hình ảnh bà là sự tri ân sâu sắc của Đảng, của dân tộc, của nhân dân đối vói sự cống hiến, hi sinh to lớn của bà cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Tên tuổi Nguyễn Thị Minh Khai sống mãi, trẻ mãi trong lòng nhân dân nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thịnh vượng. Phan Thu Hương Nữ ANH HÙNG ĐẦU t iê n CỦA QUẦN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm 1952. Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người. Nguyễn Thị Chiên quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến hống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch. Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động-tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh địch trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ mg ra bắt sống 4 địch, trong đó có một tên Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 121 trung uý. Ngày 19/5/1952, cô được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nưóc ta được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu TTìủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984. Theo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam Nữ ĐẠI TÁ TÌNH BÁO GIỎI NHẤT

Danh hiệu trên được dành cho đại tá, Anh hùnỹ Lực lượng vũ trang Đinh Thị Vân (i9iố-i995j,người tổ chức và điều hành mạng lưới tình báo tại Sài Gòn trong khảng chiến chống Mỹ. Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam Bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

CHUYỆN VỀ Nữ ĐẠI TÁ TÌNH BÁO ANH HÙNG ĐINH THỊ VÂN Trong lịch sử tình báo qiiân sự Việt Nam, có một nữ điệp viên chiến lược đã hy sinh hạnh phúc riêng - lấy vợ cho chồng để rồi suốt mấy chục năm âm thầm làm nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trong lòng địch, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng với vai một người lao động bình thường, răng đen, ăn trầu, quanh năm mặc áo bà b a... Vì những cống hiến xuất sắc cho tổ quốc, chị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Và khi đất nước ca khúc khải hoàn, Những liệt n ử trong lịch s ử Việt Nam 123

người phụ nữ ấy vẫn sống thanh đạm, giản dị và lặng lẽ cho đến ngày cuối đời, tránh xa mọi vinh hoa, phú quý. Chị là đại tá tình báo Đinh Thị Vân. Chị Đinh Thị Vân (Vân là tên chồng, tên thật của chị là Đinh Thị Mậu) sinh năm 1916 tại làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; trong một gia đình nhà nho ỏ nông thôn, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Ngay từ nhỏ chị đã ý thức được tinh thần đấu tranh chống thực dân đế quốc vì độc lập dân tộc. Được các anh trai là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự, những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ngày ấy giác ngộ, động viên chị tham gia hoạt động cách mạng, làm giao thông liên lạc, cất giữ tài-liệu bí mật của Đảng và tham gia tổ chức nhóm "ái hữu tương tế", nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng. Tháng 8 năm 1945 với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, chị Đinh Thị Vân hăng hái vận động quần chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ. Cách mạng tháng 8 thành công, chị tham gia phong trào đấu tranh quần chúng và xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường. Ngày 30-6-1946, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản và liên tục giữ các chức vụ huyện uỷ viên huyện Xuân Trường, uỷ viên Ban Thường vụ phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định. Từ năm 1951 đến năm 1953, được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định. Trong các cương vị công tác của mình, chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên và đồng chí, đồng bào tin yêu, mến phục. Tháng 6 -1954, Trung ương quyết định điều động chị Đinh Thị Vân lên công tác tại Cục Nghiên cứu Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng (tiền thân của Tổng cục 2). Chị được giao nhiệm vụ về Hà Nội hoạt động bí mật trong lòng địch, gây dựng cơ sở, tìm hiểu những ý đồ chiến lược của địch. 124 Tủ sách "Việt Nam - đất nước can ngưài"

Chị ý thức được những khó khăn nguy hiểm trong công việc mói mẻ mà chị sắp phải đương đầu. Hoàn cảnh gia đình chị đang gặp khó khăn, mẹ già yếu, chồng bị đau ốm luôn nhưng vì nhiệm vụ đặc biệt chị phải xa quê hương, xa những người thân yêu nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội đã tin tưởng giao phó. Mặc dù nghĩa tình sâu nặng nhưng chị đã chủ động đề nghị vói lãnh đạo đồng thời khuyên anh lấy vợ khác để có người thay chị chăm sóc, lo toan việc nhà tạo điều kiện để chị hoàn thành nhiệm vụ. Trước giờ lên đưòng, chị Vân được tổ chức báo tin chồng chị đã bằng lòng kết hôn vói chị Nguyễn Thị Sen, con một gia đình nông dân nghèo, hiếm con ở huyện Vụ Bản, Nam Định. Chị mừng vì từ nay anh đã có người thương yêu để lại nơi quê nhà. Với giấy thông hành mang tên Trần Thị Mỹ, chị lên đường đi Hà Nội cùng một nữ đồng chí liên lạc tên là Hà. Hai người hoá trang trong vai "chị dâu đi thăm em chồng đang trong quân đội quốc gia". Đến Hà Nội chị gặp bà cả Dòe, một người quen cũ ở làng Ngọc Hà. Qua bà, chị thu xếp nơi ở tạm rồi nhanh chóng móc nối vói một số đồng chí cùng hoạt động trưóc đây ở Nam Định nay đang làm việc trong cơ quan của địch. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu thập tin tức và gây cơ sở trong nội bộ địch. Chl một thời gian ngắn chị đã xây dựng được một số cơ sở tin cậy ỏ nội thành Hà Nội. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mói, cấp trên yêu cầu mỏ rộng phạm vi hoạt động xuống địa bàn Hải Phòng. Chấp hành chỉ thị, chị Vân tìm cách lọt qua mạng lưói kiểm soát dày đặc của địch trên đường số 5 để xuống Hải Phòng. Nhờ vào các mối quan hệ và công tác vận động, giác ngộ quần chúng chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cung cấp Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 1 2 5 nhiều tin tức quan trọng để cấp trên chỉ đạo thắng lợi và giành thế chủ động trong thời gian "300 ngày tập kết". Tháng 7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết, đất nưóc bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 là ranh giói tạm thời. Tháng 10-1954, trước ngày quân ta kéo về giải phóng Thủ đô, chị Vân nhận lệnh bí mật vào Nam hoạt động, Để tạo vỏ bọc hợp pháp cho việc di cư vào Nam và phù hợp với hoạt động sau này, chị đã đóng vai "người đi buôn vào Nam kiếm sống". Xuất phát từ cảng Hải Phòng, chị Vân cùng hoà vào dòng người xuống tàu "há mồm" theo Chúa di cư vào Nam. Từ cái "vỏ bọc" đó, trong những ngày chân ướt chân ráo đặt trên đất Sài Gòn hoa lệ, chị Đinh Thị Vân đã tìm mọi cách ngụy trang che mắt địch, để vừa hoạt động vừa có điều kiện buôn bán kiếm sống. Từ đấy, ngày ngày "dì Sáu di cư" (lên bà con xóm nghèo gọi chị Vân) trĩu nặng trên đôi vai gầy gánh guốc đi bán rong khắp ngõ phố Sài Gòn. Từ chợ Bàn Cò, chợ An Đông, đến chợ ông Tạ, chợcầu Bông, từ ngã tư Hàng Xanh, vòng lên chợcầu Muối... Dì Sáu đã từng bưóc vào "nhịp sống Sài Gòn". Tại thời điểm này, để hỗ trợ cho hoạt động của chị, cấp trên quyết định thông báo:"Đinh Thị Vân đã phản Đản0, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hìnhVắn0 mặt". Tin dữ lan truyền quá nhanh, anh em đồng chí, họ hàng, quê hương... đều bàng hoàng, sửng sốt. "Vụ án chính trị" này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của chị trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa bị "vạ lây" suốt trong nhiều năm, nhưng đã đánh hoả mù vào cơ quan mật vụ của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chị Vân hoàn thành nhiệm vụ. Việc xây dựng cơ sở tình báo ở Sài Gòn đã ổn định và đi hoạt động, chị Vân nhận lệnh hoả tốc ra Hà Nội trực tiếp 126 Tủ sách "Việt Nam - đất nước, con nguùi' báo cáo tình hình và nhận chỉ thị đặc biệt của cấp trên. Kết quả hoạt động bước đầu của chị ở Sài Gòn trên cương vị một tổ trưởng điệp báo đã được cấp trên đánh giá rất cao, nhiều anh em trong mạng lưới từ Hà Nội theo đường di cư vào Nam mới trong thời gian ngắn đã tìm được cách chui sâu vào hàng ngũ địch, như Đoan ở không quân, Phúc ở hậu cần quân sự, Quyền ở trường võ bị Thủ Đức, v.v... Đó là chiến công đầu tiên của chị Đinh Thị Vân trên trận tuyến thầm lặng đầy cam go trong lòng địch. Theo đường dây bí mật đầy khó khăn và nguy hiểm, xuất phát từ Sài Gòn chị đã có mặt tại thủ đô Hà Nội đúng ngày quy định. Sau bảy ngày ngắn ngủi vừa làm việc, học tập, nghiên cứu tình hình và nhiệm vụ mới, chị lại khẩn trương theo đường dây bí mật trở lại Sài Gòn. Người con gái kiên cường và dũng cảm của quê hương Nam Định đã vượt hơn hai ngàn cây số từ phương Nam xa xôi trở về với miền Bắc thân yêu mà không biết rằng vào những ngày gian khó ấy người mẹ yêu quý của chị, một cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng, bà mẹ Việt Nam yêu nước được Bác Hồ tặng "Đồng tiền vàng" vì có công lao đối với đất nưóc đã qua đời trong một hoàn cảnh rất đau lòng. Cho đến ngày cuối đời bà vẫn bị mang tiếng xấu là con phản Đảng, phản cách mạng... Lúc này, tình hình ở Sài Gòn vô cùng rối ren, phố xá nhốn nháo, chị Vân thôi không đi bán guốc mà theo bà con tản cư về Tân Sơn Nhì, ở xóm Mồ Côi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Những hoạt động lặng lẽ của chị ở xóm nghèo này lại gây sự chú ý của tổ chức ta. Trong lúc chị đang tìm cách xây dựng cơ sở ở địa bàn mới thì các đồng chí lãnh đạo cơ quan tuyên huấn Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lón đã họp bàn về "mụ Sáu di cư" (tên biệt động Sài Gòn ám chỉ chị Đinh Thị Vân). Và đặt nghi vấn, có ý kiến cho rằng chị là tay sai của Ngô Đình Diệm đi dò la tin Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 1 2 7

tóc, đề nghị lập phương án thủ tiêu, ở vào tình thế cực kỳ nguy hiểm này, chị vừa phải nguy trang để che mắt địch vừa phải khôn khéo né tránh kế hoạch thủ tiêu từ phía lực lượng của ta, thì một bất ngờ đã xảy đến với chị; Cơ quan lãnh đạo của Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn có kẻ chỉ điểm nên hầu hết các cơ sở đều bị đàn áp và khủng bố rất dã man. ô n g Ba là Tnưởng ban Tuyên huấn của Đặc khu là một trong số đồng chí lãnh đạo của Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lón có tên trong "sổ bìa đen" của địch, bị mật vụ theo dõi gắt gao. Qua báo cáo của đội biệt động về chị Vân, bằng sự nhạy cảm của một cán bộ dầy kinh nghiệm, ông Ba tin rằng chị Vân phải là một người yêu nước, nên trong lúc cơ sở bị lộ ông đã quyết định chủ động chạy vào nhà riêng của chị Vân để ẩn nấp và giấu tài liệu. Chiều hôm đó, vượt qua nhiều cặp mắt cú vọ của mật thám, chị về đến nhà và giật mình khi nhìn thấy một người ốm yếu đang hấp hối nằm co ro dưới nền nhà. Bằng nhạy cảm của nghề nghiệp, chị Vân biết chắc đây là đồng chí của ta bị địch truy ráp, cùng đường nên liều ẩn vào nhà chị. Sau nồi cháo nóng chị vội nấu, bón cho ông, ông tỉnh dần. Biết mình không qua khỏi, trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông Ba trao tài liệu cho chị Vân và nói:"Sau này sẽ có nỹuời trả ơn bà". Chị Vân ân cần trả lời;"ôníỊ cứ yên tâm, đây là Đảnc] nuôi ôncỊ". ô n g Ba nở nụ cười rồi thanh thản ra đi. Chị Vân chưa biết sẽ xử lý ra sao, không có cách bí mật nào đê đồng chí của mình được một phần mộ. Chị đã quyết định nhận ông Ba ốm là chồng để lo tang lễ công khai cho ông và che mắt địch. Với vành khăn trắng trên đầu, chị Vân tìm cách báo cáo cấp trên, bắt liên lạc đê trao trả cho Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn toàn bộ tài liệu quan trọng mà ông Ba gửi lại. Đây là một đóng góp rất quan trọng của chị Vân trong việc bảo vệ cơ sở Đảng của Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lón. Lưới tình báo của Đinh Thị Vân đang phát triển thuận lợi thì đến giữa tháng 3-1956 hoạt động của chị gặp khó 1 2 8 Tủ sách 'Việt Nam - dắt nuúc, con người'

khăn nghiêm trọng; đường dây liên lạc với Trung ương đột nhiên bị đứt. Không thể chậm trễ, chị quyết định lên đường ra Huế và Qúảng Trị tìm hiểu tình hình và tổ chức đường dây liên lạc ra Bắc, nếu không được sẽ chuyển phương án lên miền Tây Vĩnh Linh. Nhưng mọi cố gắng của chị đều vô vọng. Hoàn toàn mất liên lạc bằng đường nội địa, chị nghiên cứu và quyết định tìm hướng liên lạc ra Bắc qua đường Campuchia, đây là đường dây phức tạp, việc hoạt động ở nước ngoài mạng lưới tình báo của chị chưa kịp chuẩn bị. Mặc dù vậy, ngày 15-7-1956 Đinh Thị Vân quyết định lên đường đi Phnôm Pênh. vẫn bản căn cước là 'người đi buôn", ở đây, chị có thể liên lạc vói Hà Nội bằng trao đổi thư từ, bưu thiếp. Nhưng đường dây này không an toàn. Do đó đến giữa năm 1957, cấp trên yêu cầu chị cắt đường liên lạc qua Phnôm Pênh và tổ chức đường dây Tây Nguyên qua Pleiku - Kontum. Để lập đường dây mới, việc quan trọng trưóc tiên là phải có cơ sở. Chị tìm đến anh Khôi, một gia đình quen biết từ Hà Nội di cư cùng chuyến tàu với chị, anh Khôi làm việc và ở ngay trong cơ quan quân vụ. Do đó việc liên lạc với cấp trên theo đường số 14 được thiết lập và đi vào hoạt động được ngay, những tin tức quan trọng lại được báo cáo đều đặn ra Trung tâm. Từ cuối năm 1958, tình hình toàn miền trở nên vô cùng căng thẳng. Chính sách chống cộng, tố cộng của ngụy quyền Ngô Đình Diệm càng điên cuồng và dã man hơn bao giờ hết. Chị Vân phải xoay ra làm nghề thợ may và bỏ mối thêu ở ngã ba Vườn Lài. Công việc vừa mới tiến triển thì chị nhận được lệnh:"Phải nghiền cứu ỹấp tình hình phía Nam nhất là vĩ tuyến í7, sự bé phòn^ cùa sư đoàn i ngụy, đồng thời tìm hiểu xm địch biết về lực lượng ta ở Hạ Lào như thế nào?". Đinh Thị Vân vội vã lên đường đi Huế, để rồi tuỳ cơ hội tìm cách ra giới tuyến nghiên cứu tình hình bố phòng của địch. Bằng một trí nhó tuyệt vời, sự quan sát chính xác và chiếc Những liệt nữ trang lịch sử Việt Nam 129

máy ảnh Betri nhà nghề, toàn bộ tuyến phòng thủ của địch từ Huế đến Gio Linh, vị trí các trung đoàn, hệ thống công .sự, các bãi mìn, một số phương án tác chiến, hướng triển khai của các trung đoàn bộ binh nguy... đã được lưới của chị Vân thu thập, phân tích báo cáo chi tiết ra Hà Nội, góp phần quan trọng cho chiến thắng của quân và dân ta trong giai đoạn lịch sử quyết định này. Nhiệm vụ hoàn thành, trở về Sài Gòn chưa kịp nghỉ chị lại nhận được lệnh mới: "Tổ chức đườncỊ dây từ Sài Gòn Cịua Nha Trang — Đà Nhng và Huế, bắt liên lạc vối giao thông Trung ương thay cho đường dây guốc lộ i4 lên Pleiku". Đinh Thị Vân lại lên đường đi Đà Nẵng, Huế với vỏ bọc là "người đi buôn vải và các mặt hàng thâu". Vừa mói hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về Sài Còn, do sơ suất của một cơ sở trong lưới, chị Đinh Thị Vân bị địch nghi ngờ và bắt giam. Tại cơ quan an ninh quân đội, chúng dùng mọi thủ đoạn tra tấn rất dã man, nhưng không moi được bất cứ tin tức gì ở chị, chúng đưa chị đi biệt giam ỏ Vân Đồn, trại Lê Văn Duyệt, Sở Thú. Sau năm năm tù đày qua các nhà lao, nếm đủ mọi cực hình tra tấn dã man về thể xác, uy hiếp khủng bố về tinh thần nhưng với dũng khí phi thường của người cộng sản, chị Đinh Thị Vân đã vượt qua tất cả, tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng bảo vệ trọn vẹn mạng lưói tình báo do chị phụ trách. Bất lực trưóc ý trí gang thép của chị, địch quay sang dùng "chính sách dụ dỗ" hòng lay chuyển tinh thần của chị nhưng vẫn không có kết quả. Chị Vân thường nói vói anh em bạn tù: "Chúng ta là dân một nưóc, chì thờ một chù". Cuối năm 196.Sđầu năm 1964,Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm, rồi Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh. Những người bị giam ở trại Lê Văn Duyệt và Sở Thú đều bị xét hỏi lại. Nhờ lúc chính quyền của địch vừa thay đổi 130 7ú sách 'Việt Nam - đấtnước, c a n nguàí' còn nhiều sơ hở, với bản hồ sơ "người đi buôn bị bắt oan" ta bố trí và vận động bằng nhiều cách nên đến ngày 18-5-1964 chị Đinh Thị Vân được trả tự do. Ra tù chị lập tức kiểm tra lại an toàn của lưói, rồi tìm cách chắp nối liên lạc vói đồng chí và cấp trên để nhận nhiệm vụ tiếp tục hoạt động. Trong thời gian chị Vân bị tù, nhiều điệp viên do chị gây dựng đã dần dần luồn sâu, leo cao vào những vị trí trọng yếu trong các cơ quan quân sự của địch hoặc có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với những nhân vật nắm giữ chức vụ quan trọng của nguy quyền Sài Gòn. Đinh Thị Vân được giao nhiệm vụ tìm hiểu ý đồ chiến lược của Mỹ - nguy: Nếu địch thất bại trong "chiến tranh đặc biệt" thì tình hình sẽ diễn ra theo hướng nào? Có thể hiệp thương và thành lập chính phủ như kiểu ba phái ở Lào, hay sẽ chuyển thành "chiến tranh cục bộ"? Nếu quân Mỹ trực tiếp nhảy vào miền Nam thì quy mô, số lượng ra sao? Chị suy tính, lên kế hoạch, rồi giao nhiệm vụ cụ thê cho từng anh em trong lưới, về phần mình, chị lại tiếp tục lo buôn bán làm ăn hợp pháp để che mắt địch, đồng thời có kinh phí phục vụ cho hoạt động. Buôn vải, đan bí tất khoán, bán hàng tạp hóa... Khi ở nơi này, lúc ở nơi khác chị không nề hà bất kể công việc gì để bù lại thời gian năm năm ở trong tù. Chị lao vào công việc như người ốm ăn trả bữa, nhiều anh chị em trong lưới khu\ ên I hi giữ sức khỏe vì nhiều vết thương vẫn chưa lành hẳn. c liỊ \ UI vẻ trả lòi. Tôi Ị)hài làm bù vì nỹhỉ lâu cỊuá rồi.'". Trước tinh thần tiến công, xả thân vì nhiệm vụ của chị, anh em trong Iưói như được tiếp thêm sức mạnh. Do vậy, những chủ trương, kế hoạch của đích đã bị lưói của chị Vân nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo cáo về Trung tâm. Phát huy đà thắng lợi của hai mùa khô, cục diện trên toàn Miền Nam thay đổi có lợi cho ta. Trung ương quyết định. "Chuyên cuộc đấu tranh cách mạnt) Miền Nam sanỹ một thời kỳ Những hệ! nữ trong lịch sứ Việt Nam 131 mói - Thời kỳ (Ịiành thắnỹ lợi cỊuyết định". Chủ trương của ta được thực hiện bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 mà tình báo gọi là kế hoạch "Vụ Mùa". Chị Đinh Thị Vân lại bận rộn vói bao công việc quan trọng: Trực tiếp hưóng dẫn việc chuẩn bị "Vụ Mùa", chuẩn bị giao liên dẫn đưòng cho lực lượng ở bên ngoài vào. Thăm do khả năng hiểu biết cùa địch về kế hoạch chuẩn bị của ta, sơ đồ phòng thủ của quân khu Đô thành Sài Gòn. . Tất cà tin tức đều đã được lưới của chị kịp thòi báo cáo ra Bộ chỉ huy chiến dịch kèm theo những ý kiến phần tích xác đáng. Mọi kế hoạch đều được tuyệt đối giữ bí mật tới mức khi"Vụ mùíỉ" đã triển khai mà địch vẫn khẳng định rằng."Hiện nay Việt cộnỊ) chi có thê mỏ nhữni) hoạt âộnỹ bình thuờtìí) manỹ tinh chất cùn(j cố vùniỊ căn cứ địa mà thôi". Đến đêm .so rạng mồng một tết Mậu Thân trong lúc Mỹ - Ngụy đang say sưa chúc tụng lẫn nhau thì tiếng súng của cuộc tổng công kích bắt đầu phát hỏa. Địch trở tay không kịp, hoang mang lo sợ, máy bay bay rối loạn trên bầu tròi Sài Còn, xe nhà binh chạy đâm bừa vào nhau nhốn nháo. Trong thời đicm ấy, chj Đinh Thị Vân vẫn bình tĩnh chỉ huy các chiến sĩ trong lưới của mình, âm thầm làm nhiệm vụ. Vì vậy, sau những ngày vang dội của cuộc tổng tiên công Mậu Thân, Mỹ Ngụy rất hoang mang lo sợ nên càng lùng sục bắt bớ và thắng tay đàn áp dã man, nhưng lưới tình báo do chị Vàn phụ trách h(Sa trang giấu kín mình trong từng vỏ bọc khác nhau và hàng ngày vẫn công khai hoạt động giữa vòng vây kẽm gai của cảnh sát và những "cặp kiếng đen" cú vọ dày đặc của mật vụ Sài Gòn. Những ngày đen tối và đẫm máu ấy lưới tình báo của chị Đinh Thị Vân dũng cảm, lặng lẽ hoạt động, nắm tình hình, nhận định và tổng hợp báo cáo về Trung tâm, góp phần quan trọng vào thắng lợi cùa quân và dân ta trên toàn mặt trận Miền Nam. Tháng .S-1969, do yêu cầu công tác và tình hình sức 132 Ty sách 'Việt Nam - dẩt nước, con người' khoẻ của chị Vân bị giảm sút sau những năm tháng tù đày bị địch tra tấn dã man và hoạt động vất vả, căng thẳng trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nên cấp trên đã quyết định điều chị ra Hà Nội để điều trị và phân công chị làm công tác huấn luyện. Trong cương vị công tác mới, người nữ sĩ quan tình báo dầy dặn kinh nghiệm Đinh Thị Vân đã đem hết tinh thần, năng lực để truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ những chiến sĩ sẽ kế tiếp mình lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt. Nhiều học viên do chị huấn luyện đã lập chiến công đầu trên trận tuyến thầm lặng giữa lòng đjch. Với công lao cống hiến cho Đàng và Nhà nước cũng như quân đội: ngày 25-8-1970, chị f)inh Thị Vân được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân với lời tuyên dưcmg:"Đồnt) chí thiếu tá Đinh Thị Vân là mộtCíín bộ mẩu mực trunt) thành tận tuy ()hục vụ nhân dân, phục vụ cách mạnỹ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Ịuan trọnỷ tronỹ nhữnt) hoàn cảnh rất khó khăn". Ngày 30-4-1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặc biệt của chj lúc này là vào Sài Gòn giúp các cơ quan bảo vệ xác minh đê trà lại sinh mạng chính trị cho những đồng chí hoạt động trong lực lượng địch. Giao nhiệm vụ mới đê các đồng chí ấy tiếp tục tham gia công tác giải quyết các vấn đề hậu chiến, chống gián điệp lọt lưới cài lại chống phá cách mạng... Chị dành thời gian đến thăm các cơ sỏ cũ ở Sài Gòn, xác nhận thành tích đê lập hồ sơ khen thưởng và giải quyết chính sách đối với những người có công với cách mạng Trở về Hà Nội, chị báo cáơ với trên xác minh một số cơ sở tình báo ỏ Hà Nội thời kỳ 1954 mà đã hơn 20 năm nằm trong bí mật nay mới đủ điều kiện ra công khai. Giữa lúc công việc đang bôn bề thì chị được tin: ô n g Vân nay tuổi đã cao, mắc bệnh hiểm nghèo, gia cành túng Những liệt nữ trang lịch sù Việt Nam 1 33

bấn, lại đông con. Chị thấy lúc này hơn lúc nào hết những người thân đang cần đến sự quan tâm của chị. Chị sắp xếp công việc rồi vội vã về quê thăm ông, âu cũng là dịp gặp lai đê trả nghĩa người con gái quê hương Vụ Bản có tên là Sen, tên của một loài hoa đẹp và thơm ngát, năm xưa đã thay chị chăm sóc, phụng dưỡng ông Vân trong suốt 21 năm tròi gian truân, vất vả, để chị yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Lúc ông qua đời, chị Vân đã lo toan,'chu tất phần mộ cho ông với tấm lòng quý trụng, yêu thương trọn nghĩa vẹn tình. Năm 1977, chị được thăng quân hàm trung tá. Năm 1990, chị được thăng vượt cấp lên quân hàm đại tá. Sau gần trọn một đời cống hiến cho cách mạng, chị về nghỉ hưu ở căn gác nhỏ trong ngôi nhà số 8 Phố Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. sống thanh bạch, giản dị, khiêm tốn và thật sự trong sạch trong sự yêu mến và ngưỡng mộ của bạn bè, bà con nhân dân địa phương nơi chị cư trú Chị Đinh Thị Vân mất tại Hà Nội ngày 11-12-1995, thọ 79 tuổi. Trong lời điếu đọc tại tang lễ Đại tá Anh hùng Đinh Thị Vân, đồng chí Thiếu tướng Vũ Chính, thủ trưởng Tổng cục II - Bộ Quốc phòng đã nghẹn ngào, "ôi! Lời điếu tronỹ ỷiò vĩnh biệt hôm nay chưa thể nói hết được nhữnỹ ỹì cần nói về cuộc đời cùa một nỹưòi phụ nữ suốt đời hi sinh. Phẩm chất cao đẹp của nữ đồnỹ chí Đinh Tìtị Vân, cán bộ tình báo anh hùncỊ mà chúntỊ ta đều trăn trỏ nỹhĩ suy..." "...Tất cả nhữnt) t)ì mà chị để lại cho nhữní) người còn sống là niềm tụ hào kính phục. Chị là một tấm gương sáng cho mọi người tiếp bước noi theo..." Trước khi đi xa chị Vân viết "Lời để lại" vào ngày 28-7- 1995 (chúng tôi xin trích): "...Tôi chẳng có tài sản riêng, nay được Dân, được Đảng và Quân đội cấp cho căn phòng, tôi nghĩ đó là Lộc Nước tôi 134 Tu sách 'Việt Nam - đất nước, con người' có ý nguyện được chia sẻ một phần lộc nước bằng một nửa căn phòng này cho; Người thứ nhất là Bà Đào Thị Lộc 80 tuổi. Bà Lộc là vợ ông Đinh Thúc Dự, ông Dự là anh ruột tôi, ông đã hoạt động cách mạng, là Đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1930 - ông đã quá cố. ô n g Dự lại là người giác ngộ, dìu dắt và tạo điều kiện giúp tôi hoạt động cách mạng từ trước ngày tổng khỏi nghĩa 1945..."

"...Nỹuời thứ hai là cháu Đinh QuantỊ Huy37 tuồi. Cháu Huy là con trai đuy nhất cùa liệt sĩ Đinh Xuân Mẫn và là cháu ruột liệt sĩ Đinh Văn NăntJ. Hai anh Mẫn và NăncỊ đều là cháu ỹọi tôi han(J cô, năm i940 mẹ cùa hai anh mất, tôi đã nuôi àưỡnỹ hai anh ăn học. Về sau hai anh đều hoại độnrl cách mạncỊ, tham Ịjia cỊuân đội đi chiến đấu và đều ắã hy sinh. Tôi nỹhĩ rằnỹ tôi cho cháu Đinh Quan^ Huy thừa kế di sàn của tôi, dù chi là một nửa căn phònrỊ cũnỹ đểỹiúp cháu một chút dinh (Jiàm bót khó khăn vất và, tạo lập được Sốn0 cuộc ổn định, hạnh phúc..." Căn gác nhỏ ấy, hiện nay những người ruột thịt của Chị vẫn giữ lại làm nơi hương khói, tưởng niệm chị, niềm tự hào của dòng họ Đinh và của quê hương nơi đã sinh ra người con gái Anh hùng.

' Trong truyện có nhắc đến tên ông Đinh Thúc Dự và bà Đào Thị Lộc đó !à ỏng Bà thân sinh của tác giả. ■ Truyện ký cùa Đinh Quang Tình ANH HÙNG Lực LƯỢNG v ũ TRANG HOÀNG NGÂN

Hoàng Ngân (1921- 17/7/1949), tên thật là Phạm Thị Vân, là Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đầu tiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm đầu tiên của báoPhụ nữ Việt Nam, một trong những người đi đầu của phong trào phụ nữ Việt Nam. Hoàng Ngân quê gốc tại thôn Vũ Lao, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Bà sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở phố Chavassieux (phố Quang Trung ngày nay) thành phố Hải Phòng. Nhờ ảnh hưởng từ hoạt động của các tổ chức Ái hữu, nghiệp đoàn của công nhân học sinh, tiểu thương, trí thức... và sách báo của Đảng Cộng sản được lưu hành công khai ở Hải Phòng, Hoàng Ngân đã tích cực tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ và rất được tín nhiệm. Năm 1938,Hoàng Ngân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mói 17 tuổi. Từ đó, chị lãnh trách nhiệm hoạt động xây dựng cơ sỏ quần chúng và hưóng dẫn họ đấu tranh tại nhà máy Tơ, máy Chai, chợsắt... Chị còn 136 Ti/ sách 'Việt Nam - đất nước, con người'

đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng. Ban cán sự Đảng Cộng sản Đông Dương phát động quần chúng đấu tranh chống thuế cư trú, thuế đèn, thuế nước. Ngày 30 tháng 5 năm 1939, Hoàng Ngân cùng hơn một vạn nhân dân thành phố Hải Phòng tập trung tại ngã tư phố Bắc Ninh (nay là phố Lãn ôn g) sau đó kéo lên toà Đốc Ký đấu tranh. Khi đoàn biểu tình đến sởcẩm thì bị binh lính và cảnh sát đàn áp. Chị cùng Tô Hiệu và hàng trăm ngưòi khác bị bắt giữ. Sau ba tháng bị giam giữ, không có chứng cớ buộc tội, chị được trả tự do cùng những người bị bắt. Trong những năm 1941-1942, Hoàng Ngân làm liên lạc cho các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Đông Dương là Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ. Sau đó Xứ uỷ điều chị về phụ trách công tác phụ nữ ở tỉnh Hà Đông, rồi tỉnh Sơn Tây. Hoàng Ngân tham gia Ban Thường vụ Hội Phụ nữ giải phóng Bắc Kỳ. Tháng 1 năm 1944, Hoàng Ngân dự hội nghị cán bộ ở Hà Đông thì bị địch bao vây. Chị rơi vào tay giặc, bị kết án 12 năm tù và bị giam tại Hoả Lò (Hà Nội). Trong tù, Hoàng Ngân vẫn vận động anh chị em tù đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt, chống đàn áp, khủng bố. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chị được các đồng đội bên ngoài bố trí cho vượt ngục. Trở về, chị được giao làm Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc Hà Nội, Thành uỷ viên Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa Hà Nội, Hoàng Ngân tổ chức đội nữ du kích Minh Khai và tham gia tổng khởi nghĩa. Chị được nam nữ thanh niên Thủ đô thời đó gọi bằng tên thân mật là chị Sáu. Năm 1946, Hoàng Ngân được Xứ uỷ Bắc Kỳ cử làm Bí Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 137 thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc tỉnh Hải Dương. Tại đây chị tích cực củng cố cơ sở, huấn luyện cán bộ và Hải Dương được đánh giá là địa phương có phong trào phụ nữ mạnh. Đầu năm 1947, Hoàng Ngân được bầu vào Khu uỷ Khu 3, phụ trách công tác dân vận và Khu hội Phụ nữ. Cuối năm đó, chị được cử làm Bí thư Trung ương lâm thời Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam. Trong Hội nghị cán bộ phụ vận toàn miền Bắc cuối năm 1947, chị được bầu làm Bí thư Ban Phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ. Từ năm 1948 tói năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn gay go ác liệt, cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn phải di chuyên đi nhiều tỉnh; Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Hà Nam... Hoàng Ngân vẫn xông xáo lo toan, duy trì liên lạc và đẩy mạnh hoạt động của phong trào phụ nữ kháng chiến. Năm 1948, bà đã sáng lập ra báo tờ Tiếtitl cỊọi phụ nữ, tiền thân của tờ Phụ nữ Việt Nam hiện nay nay. Tờ báoPhụ n ữ số 1 và số 2 phát hành đầu năm 1948 có sự đóng góp lón của chị. Bài xã luận của chị đăng trên số báo đầu tiên trỏ thành bài viết nổi tiếng đối với phụ nữ tham gia kháng chiến lúc đó. Do bệnh tật giày vò, ngày 17 tháng 7 năm 1949, sau một cơn đau nặng, Hoàng Ngân đã qua đời tại Việt Bắc khi mới 28 tuổi. Xét công lao đóng góp cho Tổ quốc và nhân dân, tấm gương kiên cường dũng cảm của chiến sĩ cách mạng Hoàng Ngân đã được Nhà nước và nhân dân tri ân. Sau khi bà mất, ngọn đồi, nơi cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam đặt trụ sở, được mang tên Hoàng Ngân. Các tỉnh đội Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đã tổ chức những đội du kích Hoàng Ngân. Tỉnh hội Hưng Yên lập một trưòng đào tạo cán bộ phụ nữ mang tên bà. 138 7í/sách 'Việt Nam - đất nước, con nguởi'

Hoàng Ngân được phong tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Bà được chôn cất tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, sau này được đưa về nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, nơi chôn cất các nhân vật lãnh đạo cao cấp, về bên cạnh chồng bà là Hoàng Văn Thụ. Ngày 3/3/2008, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hoàng Ngân theo Quyết định số 1481/2007/QĐ/CTN ngày 5 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch nưóc Nguyễn Minh Triết về việc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân). Ngày 22/4/2009, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức truy tặng danh hiệu Huân chương Hồ Chí Minh cho liệt sĩ Hoàng Ngân. Các thành phố: Nam Định - quê hương bà, Hải Phòng- nơi bà sinh và trưởng thành, Thái Nguyên - nơi bà mất và Hà Nội đều có phố mang tên Hoàng Ngân. Theo W k ip e d ia Nữ ANH HÙNG Lự c LƯỢNG vũ TRANG T R È n h ấ t

Chị Võ Thị Sáu (1933 - 1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/ 1950, bị giặc l^háp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chj i\ Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

HÒN THIÊNG CHỊ SÁU Nói đến người con gái anh hùng của quê hương Đất Đỏ Võ Thị Sáu thì ai ai cũng biết. Khắp nưóc ta, ở thành phố, thị xã nào cũng có đường Võ Thị Sáu, nhiều nơi có trung học, tiểu học mang tên Võ Thị Sáu. Nhiều người còn thuộc lòng lý lịch chị Sáu: Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại thị trấn Đất Đỏ, huyện Long Đất. Năm 1947, khi mới 14 tuổi, chị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tết Canh Dần (1950), Võ Thị Sáu tình nguyện tìm diệt bọn ác ôn chuyên vào chợ Đất Đỏ quê chị để cướp bóc. 140 Tủ sách 'Việt Nam - dắt nước, con người'

Diệt được bọn ác ôn này, nhưng Sáu lại bị bọn ác ôn khác đuổi theo, bắt được. Tháng 4-1950, Võ Thị Sáu bị giam ở khám Chí Hoà. Bọn Pháp mở phiên toà xử chị 'an tử hình" khi chưa đủ tuổi thành niên. Pháp sợ dư luận phản đối, nên chúng đưa Võ Thị Sáu ra Côn Đảo để hành quyết. Bốn giờ sáng ngày 21-1-1952, tàu chỏ Võ Thị Sáu cùng với 40 tù chính trị và 3 tử tù nữa vượt biển ra Côn Đảo. Ngày 23-1-1952, người tử tù nhỏ tuổi nhất ỏ Côn Đảo không cho kẻ thù bịt mắt, cất cao tiếng hát 'Tiến quân ca": Đoàn (Ịuân Việt Nam ắi. Sao vànỷ phấp phới... Khi giặc nổ súng, Võ Thị Sáu thét lên:Đả đào thục dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chù tịch muôn năm! Đ là ó 7 giờ sáng ngày 23-1- 1952, Võ Thị Sáu tròn mười bảy tuổi! Trong hành trang tâm hồn tôi có những câu thơ về Chị Sáu: Nghiẽnỹ minh Sáu hái hôn0 hoa ven đườnt) Cài lên mái tóc rối tunỹ Cất cao tiếnỊl hát Ịjiũa vònỹ lưdi lề... "Trển cành chim hót chim ai Ta làm cách mạnẹl ta vui đến cùntj"... (Phùng Quán) Tuổi thơ tôi ở miệt cát Thượng Luật heo hút ven biển Quảng Bình cũng thuộc bài hát về chị Sáu:"Mùa hoa lê ki ma nỏ. Quê tôi miền Đất Đỏ. Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng. Đã chết cho đời sau... Chị Sáu đã hi sinh rồi. Giọng hát vẫn còn vang dội. Vào trái tim cùa những người dang sống, giục đi lên không bao giờ nguôi..." Năm 1993, Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tại thị trấn Đất Đỏ, đã dựng tượng Võ Thị Sáu cao 6 mét. ở Côn Đảo, mộ Chị Sáu ở khu B được xây lại đàng hoàng hơn, là ngôi mộ được nhiều Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 141

người thăm viếng nhất. Huyện Côn Đảo cũng đã xây dựng Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trong một khuôn viên rộng, kề bên núi và biển, suốt ngày lộng gió. Nhưng ra Côn Đảo, đến nghĩa trang Hàng Dương, thăm

nhà tưởng niệm, thắp hương vái chị Sáu, ở nhữngn (Ji này, tôi nghe được nhiều câu chuyện huyền thoại về chị Sáu mà trước đây chưa từng được nghe. Những câu chuyện linh thiêng, bí ẩn, nhưng ân chứa một sự ngưỡng mộ, tôn thờ theo truyền thống A ỈV)ng đối với những người anh hùng vì dân, vì nước! Nghĩa là chị Sáu đã thành d han, thành Tliánh, được nhân dán thờ phụng hăng ngày. Đó mỏi thính là sự BAT T ư . Những tâu chuyện ngrrời dân Côn Dào kể về "Cô Sáu" không có trong sử sách, nhưng dộng mãi trong hồn người. Tôi nghĩ, những câu chuyện này còn kai truyền mãi mãi... ở tượng đài Võ Thị Sáu ở thj trấn Đất Đỏ, lư hư(Jng khi nào cũng có những nén hương mới thắp, khói nghi ngút suốt ngày, ở Côn Đảo, mộ chị Sáu ngày nào cũng có người dến thắp nhang. Hà con ở chợ Côn Đảo kê rằng, trước khi đi "ăn hàng" ở đất liền phải ra vái xin chị Sáu phù hộ. Anh Hảy Oanh, một cựu tù Côn Đảo hiện là Trưởng Ban quản lý di tích Côn Đảo kê rằng, ỏ Côn Đảo bây giờ, nam nữ thanh niên trước khi làm đám cưới thường ra Hàng Dương viếng mộ chị Sáu. Họ thắp hưctng, cúng gương lược, rồi lầm rầm khấn vái mong chị phù hộ cho "đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc". Hiện vẫn còn vài chục gia đình công chức, gác ngục thời ấy ờ lại Côn Dảo, trong nhà họ đều có hàn thờ Chị Sáu. Chị Sáu đối với họ như thần hộ mệnh! Bà con gọi chị Sáu là Cô Sáu hoặc Bíì Sáu. Khi thề bồi thì người ta nói: "Thề có cô Sóu cbứnỊl0iám". Khi mắng nhau thì bảo: "CôSáu vặu cô mày ắi"! Ngày 2,^-1 hằng năm là ngày giỗ chị Sáu. Dây là ngày giỗ rất lớn ỏ Côn ỉ3ào mà Nhà nước và nhân dân đều cùng tổ chức. Ngày giỗ, nhiều người nấu cúng ỏ nhà... 142 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuúc, con nguài"

Nhiều người mang lễ vật, hoa quả, hương đèn ra Nhà tưởng niệm. Nhiều ngưòi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp..., dù phải vượt biển, vẫn ra Côn Đảo giỗ chị Sáu. Trong số họ có rất nhiều người trước đây là cai ngục ỏ các nhà tù Côn Đảo. Trong nhà tưởng niệm, bàn thờ chị Sáu nghi ngút khói hương. Tôi thấy ấn tượng nhất là tủ lễ vật bà con cúng giỗ chị từ nhiều năm qua. Cái tù kính cao to treo hàng mấy chục bộ quần áo dài thiếu nữ. Áo quần đủ màu trắng, xanh, tím hoa cà. Những bộ quần áo thiếu nữ ấy để Cô Sáu mặc nơi chín suối. Một người dân bảo với tôi; "Vì bà Sáu mất khi còn trinh nữ, lại bị kẻ ác giết oan, nên rất linh thiêng, ai ăn ở hiền lành thì chị phù hộ, ai ác độc thì chị vặn cổl". Trong tủ còn có cái hộp đựng đồ trang sức đầy ắp, nào dây chuyền, bông tai, nhẫn vàng... Người ta cúng đê Cô Sáu làm trang sức. Tôi hỏi cô hướng dẫn di tích Thanh Vàn: "Ỉ3ây chuyền, hoa tai này là vàng thật hay giả?". Thanh Vân trừng mắt: 'Thật chứ làm sao giả được. Giả là cô Sáu vật chết ngay à!". Những huyền thoại Võ Thị Sáu linh thiêng không phải bây giờ mới có, mà đã cỏ ngay từ khi cô nằm xuống trên đất Hàng Dương 52 năm trước. Thanh Vân kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện về hồn thiêng chị Sáu. Ngày trước, trước mộ chị Sáu có một cây dương già bị khô phần ngọn. Chỉ còn gốc cây và một nhánh dương tươi tốt vư(Jn thẳng về phía Bắc. Người ta bảo đó là hồn chị Sáu hướng về phía Bắc, về Bác Hồ. Người dân Côn Đảo đã từng nhìn thấy chị Sáu bưóc ra từ cây dương mỗi tối. Chị mặc áo dài trắng, lướt qua từng đường phố, hiện lên trưóc cửa từng nhà, nhìn tận mặt từng người. Sau khi giám sát giám sát mọi việc thiện ác trên đào, Cô Sáu lại trở về biến hình vào cây dương khi trời chưa sáng. Dó cũng là lúc mọi người thức dậy, đến nghĩa trang Hàng í^ương, thắp hưtíng, cắm hoa tniớc mồ chị mrớc khi đi làm vicc. Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 143

Ngay tấm bia mộ chị Sáu cũng có nhiều huyền thoại. Sau hôm chị Sáu bị giặc Pháp giết, kíp tù làm thợ hồ ở Khám 2, Banh 1 đã đúc bia bằng xi măng, dựng trước mộ. Chúa đảo Jarty tức tối dẫn lính lên nghĩa trang đập vỡ tấm bia, cào bằng mộ. Nhưng sau một đêm, ngôi mộ lại được đắp cao hơn trưóc. Và một tấm bia mộ y chang lại được dựng lên. Chúa đảo sùi bọt mép, lại sai lính lên đập bia, phá mộ. Nhưng bọn Cai tù không sao hiểu nỗi, mỗi lần chúng đập phá bia mộ, ngay hôm sau ngôi mộ và tấm bia lại hiện lên như trưóc. Dân đâo đồn rằng Cô Sáu linh thiêng, không ai có thể phá được mộ cô. Câu chuyện làm cho bọn gác ngục, bọn tù gian sợ sệt, chùn tay. Thực ra mộ và bia mộ đó đều do anh cm tù thợ hồ làm trong đêm. Vào dịp Tết Nhâm Thân 1952, họ còn khắc một tấm bia bằng đá hoa cương đặt lên mộ chị Sáu, Bọn Chúa đào đập hia không bể, phải ra lệnh cho lính khiêng quẳng xuống biển. Thời Mỹ - ngụy, bọn cai tù cũng nhiều lần đập bia, phá mộ chị Sáu, nhưng hôm sau mộ bia lại hiện lên. Có lần trên mộ chị Sáu có một tấm bia mộ làm bằng đá cẩm thạch đặt làm từ Chợ Lớn chỏ ra đảo! Mới hay, không có sự tàn ác nào có thê xoá được hình ảnh Vô Thị Sáu trong lòng tù nhân và người dân đảo. Những người tù Côn Đảo già kể rằng, sau khi hành quyết Võ Thị Sáu, người lính Ic dương già bỏ ăn suốt hai ngày, ô n g ngồi suốt đcm ở gốc bằng bangđầu cầuTàu. Thẫn thò, hốc hác. ô n g tâm sự với người tù làm bồi:"Đôi mắt cô ỹái ẳã ám ànb tôi, và có sẽ thê ám ành tôi suốt đời Tôi phải bỏ nỹhề, tôi khôuỊ) thê bắii được nữaì". Cô Liễu, vợ tên giám thị Ruhy, người đã ngất xỉu khi chứng kiến cuộc hành hình Chị Sáu, kê rằng, xẩm tối hôm 30 Tết, cô lén chồng đem hương hoa lên viếng mộ Cô Sáu, bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ một ngôi mộ đi ra. Liễu sụp lạy rối rít. Trên đuờng về nhà, đi tói đâu Liễu cũng thấy bóng cô gái trước mặt. Thế là Tết ấy, vợ chồng Ruby, Liễu lập bàn thờ Cô Sáu ở nơi 144 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nước, con ngưài' trang trọng nhất, sớm tối hương khói, hoa quả. Từ đó nhiều gia đình gác ngục ngưòi Việt lập bàn thờ Cô Sáu. Họ tin rằng, một người con gái chết trẻ và chết thiêng như thế sẽ hoá Thần. Vợ chồng viên cò Vol Petcr ngày Tết ấy cũng dắt nhau lên mộ chị Sáu trồng khóm hoa dừa, là loài hoa mà chị đã vuốt ve ở sân Sở Cò, khi vợ Vol Petcr đề nghị chồng cho chị mười phút ra sân gội tóc, tắm nắng chuẩn bị ra pháp trường. Đến hôm nay, những khóm hoa dừa đó vẫn nở bên mộ chị Sáu. Có lần người dân đảo xôn xao về cái chết của tên tù gian Nguyễn Văn Tân. Xác hắn bị treo trên cây bằng bàng trong vườn nhà Giám thị trưởng Passi. Người ta cho rằng, hắn bị giết chết vì vụ thất thoát 200 ngàn đồng (tiền Dông Dưong) của Hợp tác xã Tiêu thụ mà hắn làm kế toán. Nhưng dân đảo thì khẳng đjnh rằng, tên Tân chết là do Cô Sáu "bắt" vì hắn là tên hung hàng nhất trong đám đập bia phá mộ Cô Sáu! Cũng thời gian ấy Chúa đảo Jarty bị rơi sao, mất chức vì vụ 200 tù nhân đóng thuyền vượt ngục ở Bến Đầm. Người ta bào chị Sáu đã "phù hộ" anh em tù đào hầm đóng thuyền vượt biển và "bắt" tên chúa đảo phải mất sao, mất chức vì hắn quá tàn ác. Bạch Văn Bốn, tên chúa đảo đầu tiên thòi Mỹ - ngụy khét tiếng chống cộng, cưỡng, ép tù nhân ly khai cộng sản, cấm viếng mộ Võ Thị Sáu. 4 năm Bốn làm tỉnh trưởng Côn Đảo đã có 500 tù nhân bị giết. Hắn biết chuyện Cô Sáu linh thiêng, nhưng hắn cho là luận điệu tuyên truyền của Việt Cộng. Một khuya, Bốn mở cửa Dinh ra sân, hắn thấy một người con gái bước ra cầu Tàu. Hắn rút súng cầm tay. Chợt cô gái quay phắt lại, bước tới và nhìn thẳng vào mắt hắn. Sợ quá, Bốn bủn rủn chân tay, đê’rC' khẩu súng, hớt hải chạy vào nhà, đóng cửa lại lầm rầm cầu nguyện. Từ đó Bốn rất sợ cô Sáu. Chuyện giám thị Dỗ Văn Phục tàn ác, vợ hắn đang Những liệt n ữ trang lịch s ử Việt Nam 145

có mang, tự dưng sốt rất cao, vật vã, mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép. Phục về nhà hoảng quá, chạy lên nhà thương gọi thầy thuốc. Khi về tói nhà thì vợ biến đi đâu mất. Như có linh cảm, Phục chạy lên Hàng Dương thì thấy vợ nằm bất tỉnh bên mộ Chị Sáu. Hắn bỗng nhó tới lời một người tù mà hắn tra tấn hành hạ: "Lẽ đời có nhân quả. ô n g gieo gì rồi sẽ gặt nấy. Tôi nói có Cô Sáu chứng giám". Phục sụp lạy trước mộ Chị Sáu, hứa ăn năn hối cải. Hồi lâu vợ Phục tỉnh lại. Hôm sau vợ chồng Phục mang lễ vật lên cúng mộ. Có thằng tên là Nghị mói bị đày ra đảo làm trật tự an ninh, chưa biết oai linh cô Sáu. Hắn nghe lời tỉnh trưởng Lê Văn Thể (thay Bạch Văn Bốn) lại đập phá bia mộ chị Sáu. Hắn đập nát bia, đập luôn lư hương và hai bình cắm hoa. Tất nhiên hôm sau tấm bia mói lại được dựng lên. Còn tên Nghị thì ít hôm sau người ta thấy hắn gầy tóp lại, vật vờ dọc đường phố gần nhà thương. Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được. Nhà thương Côn Đảo không chữa được, làm giấy chuyển hắn vào Chợ Quán. Ba ngày sau hắn chết. Tỉnh trưởng Côn Đào Tăng Tư lên thay Thể. Hắn nghe kể nhiều về chị Sáu nên âm thầm thờ cô Sáu. Tăng Tư lập bàn thờ cô Sáu tại tư dinh, và không dám tàn nhẫn với tù nhân. Tăng Tư đã một lần dùng oai linh cô Sáu để xử kiện. Hai tên giám thị nghi ngờ nhau ăn trộm, làm đơn kêu kiện. Tăng Tư ra lệnh hai đứa nhảy lên xe ra mộ Chị Sáu mà thề. Đứa nào gian cô Sáu biết ngay. Thế là có đứa sụp xuống nhận tội! Chính tên Tăng Tư này đã về Chợ Lớn đặt một tấm bia mộ Võ Thị Sáu bằng cẩm thạch chở ra đảo, làm lễ đặt bia rất long trọng. Tấm bia mộ bằng đá cẩm thạch đó tồn tại được 9 năm, lại bị thằng tù quân phạm tên là Sước nghênh ngang vác búa đập phá. Sáng hôm sau, thấy vắng Sước, người ta đi tìm thì thấy hắn đã nằm chết trên một tảng đá to phía bờ biển! 146 Tù sách 'Việt Nam - đất nuác, can người'

Chuyện cô Sáu linh thiêng bà con Côn Đảo kể cả ngày không hết. Tôi nhó trước đây, ò căn hộ của nhà văn Phùng Quán phía sau Trường Chu Văn An có lập một bàn thờ rất đặc biệt. Bàn thờ chị Võ Thị Sáu! Trên bàn thờ có treo một bài thơ dài in trên báo Tiền Phong năm 1955, cùng vói bức ảnh chị Võ Thị Sáu bên cạnh, đóng khung rất trang trọng. Đó Truờtụl là ca Võ Thị Sáu, giải nhất cuộc thi sang táe hưỏng ứng Đại hội liên hoan Thanh niên, sinh viên thế giới Vacsava (Ba Lan). Anh Quán thờ bài thơ và chị Sáu từ năm 1982, khi hai vợ chồng dọn về ở đây, như một bảo vât. Anh thường bảo với tôi: "Cô Sáu thiêng lắm. Hình như Cô Sáu bày cho mình biết trưóc nhiều chuyện tai ương cuộc đời để né tránh, từ sau cái vụ "nhân văn" ấy...! Võ Thị Sáu dạy mình sống thuỷ chung với lý tưởng mà mình đã chọn: Vệ Quốc Đoàn! Ngày nào mình cũng thắp nhang trên bàn thờ cô Sau. Mỗi lần thắp nhang khấn vái cô Sáu, đầu óc mình như sang láng hơn lên, viết suốt ngày không biết mệt! Vì bị treo bút, mình phải in sách lấy tên người khác, nhưng cũng kiếm được tiền nuôi các cháu! ơ n chị Sáu to lắm". Nghe huuyền thoại Cô Sáu, tôi cứ miên man nghĩ về sự tồn tại vĩnh cửu của con người. Người như Võ Thị Sáu, dù chết khi 17 tuổi, nhưng là người sống mãi với nhân dân, với hồn thiêng sông núi. Ngô Minh Nữ TƯỚNG DUY NHẤT CỦA VIỆT NAM ở THẾ KỶ XX

Bà Nguyễn Thị Định (1920 - 1992),sinh ra tại tỉnh Bến Tre. Năm 1974 là Thiếu tướng, Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Năm 1965,Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nưóc ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là yẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta". Năm 1982,bà được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế; năm 1986,Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Nhân dân Hát Môn, Hà Tây đã rước bát hương bà Nguyễn Thị Định về thờ trong khu đền Hai Bà Trưng vói niềm tự hào, ngưỡng mộ về một nữ tướng thời đại Hồ Chí Minh. ở Cuba, có một làng mang tên Nguyễn Thị Định. Tên của bà được nhiều phụ nữ trên thế giới hâm mộ đặt tên cho 148 Tủ sách 'Việt Nam - đất nưác, con ngưùi' con mình. Hình ảnh bà khi xuất hiện ở nưóc ngoài làm nổi bật vị thế Việt Nam. Nhưng đằng sau vinh quang, huyền thoại là nỗi đau và nước mắt mà bà đã lặng lẽ giấu kín trong đêm trước cuộc cách mạng. Những giọt nưóc mắt ấy đã trở thành châu ngọc tỏa sáng, soi đường cho thế hệ sau tiếp bước... Ngưòi đàn bà vượt biển Nỹày 15/2/1920... Đó là ngày đjnh mệnh đối với gia đình nông dân trên bờ sông Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trong căn buồng tối dành cho sản phụ ở nông thôn Nam Bộ thời Tây y còn rất sơ khai, người mẹ oằn oại cơn đau đẻ. Nếu như hôm đó người chồng nghe theo lời bà mụ móc đầu đứa bé lôi ra để cứu sống vợ thì sau này Cách mạng miền Nam không có ngôi sao Nguyễn Thị Định chói sáng, ôn g đã động viên, thuyết phục bà mụ kiên trì chờ đứa bé ra đời. May sao, mẹ tròn con vuông. Vì lẽ đó, trong gia đình 10 đứa con, cô út Nguyễn Thị Định được cưng nhất nhà. Cô sinh ra với thể chất yếu đuối, ốm nhom vì hen suyễn. Trường học xa nhà, ở trọ thì tốn kém, cô ú t không được đi học, đành ở nhà học chữ với người anh thứ ba tên là Chẩn. "Người thầy" ấy có ảnh hưởng sâu sắc với cuộc đời cô về nghĩa khí Lục Vân Tiên, về chí hướng đánh Tây, giành độc lập cho đất nước. Cô tận mắt chứng kiến anh Chẩn tham gia cách mạng, bị bắt, bị đánh đập trong nhà giam ở quận. Cô đứng nhìn, căm thù mà không biết làm gì đê cứu anh ra, đành khóc tức tưởi. Từ đó, những câu hỏi về thời cuộc, về cách mạng nảy nở trong đầu cô Út. Cô hiểu và tin làm cách mạng là việc tốt nhưng là việc rất khó, là con gái chắc không thê làm được. Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 149

Năm 16 tuổi, cô ú t Định rất đẹp, da trắng, môi đỏ, tóc xoăn, một vẻ đẹp rất đặc biệt. Nhiều gia đình giàu có đánh tiếng dạm hỏi. Tuổi cô thời ấy con gái đã lo lấy chồng nhưng Út Định không quan tâm đến điều hệ trọng ấy. Đó cũng là năm phong trào dân chủ lên cao. ú t Định say sưa lắng nghe anh Chẩn và các bạn của anh diễn thuyết, rồi tham gia rải truyền đơn, làm giao liên, lo cơm nước cho các anh, tham gia các hội tương tế ái hữu, cổ động báo "Dân chúng"... Nhưng đó cũng là lúc cô bị sức ép dữ dội từ phía gia đình, buộc cô phải lấy một người giàu có mà gia đình đã nhắm sẵn. Anh Ba Chẩn rất thương và hiểu em gái nhưng cũng không có cách nào làm dịu bớt được bầu không khí căng thẳng trong nhà. Cô ú t gặp các anh, đòi đi làm cách mạng, bởi ở nhà cô không còn có sự lựa chọn nào khác. Hiểu thấu được hoàn cảnh của ú t Định, các anh lặng lẽ sắp xếp một cuộc gặp gỡ... Hôm đó, cô được các anh nhắn ra vườn quýt. Lòng cô nôn nao, nghĩ rằng các anh giao nhiệm vụ rải truyền đơn, cũng có thể đã chấp thuận cho cô thoát ly, đi làm cách mạng. Không ngờ trưóc mặt cô là anh Bích - một trong số đồng chí cùng hoạt động với anh cô. Cô vô cùng bối rối, nhận ra hôm nay anh cao lớn, đẹp trai hơn thường ngày rất nhiều. Cô đỏ mặt thầm nghĩ; "Một thanh niên- như anh ấy hèn gì mà có nhiều cô gái đẹp, con nhà giàu đeo đuổi". Không đê cô thoát lui, anh hỏi thẳng vấn đề: 'Tại sao ú t muốn lấy chồng cách mạng?". Cô bối rối bứt mấy chiếc lá quýt, thật thà nói; "Vì em muốn làm cách mạng". Anh vặn lại: "Nhưng làm cách mạng cũng phải lấy chồng". Cô Út nói; "Nếu lấy. chồng, phải là người cách mạng, em mói ưng". Anh hỏi: "Người chồng như thế nào thì 150 Ti/ sách 'Việt Nam - đắt nước, can ngưòí" cô mới ưng?". "Người ấy phải làm cách mạng, phải tốt với ba má em và yêu thương em suốt đời". Mắt anh Bích sáng lên. Im lặng một lúc, anh nhìn thẳng vào mắt cô hỏi: "Lấy chồng cách mạng không chỉ chồng cô mà bản thân cô và gia đình có thể bị tù, bị giết chết, cô không sợ sao?". "Không. Em không sợ". "Nhưng nếu người ấy bị bắt, bị đi tù 9, 10 năm, Định có chờ được không?". "Em sẽ chờ". Lời hứa ấy không ngờ trở thành định mệnh, kết chặt hai người với nhau. Sau khi gặp cô Định ở vườn quýt, anh Bích chính thức cầu hôn. Gia đình cô vốn quý một thanh niên trí thức, có chí hướng nên sẵn lòng tác hợp cho đôi trẻ. Họ sống bên nhau những ngày trăng mật ngắn ngủi. Rồi anh Bích lại đi hoạt động. Cô ở lại bám cơ sở. Sau này, cô mới biết anh là Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, ở bộ phận hoạt động công khai. Đó cũng là những ngày vô cùng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Khi cô sinh con trai, anh mừng vô kể, cùng vợ thức trông con. Lòng trào dâng niềm hạnh phúc, cô ú t thầm nói với con: 'Thử hỏi trên thế gian này có người đàn bà nào hạnh phúc như mẹ. Mẹ đã chọn đúng người cùng chí hướng. Mẹ đã chọn cho con người cha tốt phải không?!". Nhưng hạnh phúc đến với vợ chồng ú t Định chưa bao lâu thì giông tố ập đến. Mới sinh con 3 ngày, mật thám đến nhà vây bắt anh Bích, ú t Định quỵ xuống, ôm con khóc nức nở. Dù anh Bích trấn an "anh sẽ không sao" nhưng nhó lại dự cảm người cách mạng không tránh khỏi tù đày, cái chết, lòng cô không khỏi lo lắng cho anh... Từ khi anh Bích bị bắt vào tù, ú t Định chỉ được bồng con đến thăm anh có một lần. Dù tự nhủ gặp anh không được khóc, để dành thòi gian nói chuyện nhưng trưóc anh, Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 151 cô không sao ngăn được nước mắt. Anh Bích giơ tay ra song sắt bồng con. ú t Định trao đổi nhanh với anh sẽ gửi con, đi thoát ly. Cô biết chồng rất thương con nhưng cuối cùng tán thành quyết định của cô. Anh nói nhanh là địch đã kết án anh 5 năm tù và 5 năm đày biệt xứ. Anh đã lường trước cảnh tù đày, chỉ thương mẹ con cô. Anh tin cô sẽ vượt qua mọi thử thách như lời cô đã hứa với anh bên vườn quýt năm nào. Anh còn định nói thêm nhiều điều thì tên gác ngục đã báo hết giờ, đuổi mẹ con cô ra ngoài. Lúc ấy, cô mới sực nhó đến điều hệ trọng nhất, quay lại hỏi anh: - Đặt tên con là gì? - Là On. Em nhó không?! Cô đặt tên con là On, như anh căn dặn, còn tên khai sinh của con là Nguyễn Ngọc Minh, ngụ ý On là viên ngọc tình yêu mãi tỏa sáng của hai người. Ngay hôm sau, ngày 19/7/1940 (chưa đến ngày 21/7 - ngày hẹn với tổ chức thoát ly) thì Út Định bị mật thám vây bắt. Chúng đưa hai mẹ con cô về khám Lá, Bến Tre. Chúng tuyên bố đưa cô đi Bà Rá, buộc cô phải gửi con về nhà. ô m chặt con thơ trước lúc lìa xa, lòng người mẹ như đứt từng đoạn ruột. Cô biết dấn thân vào con đường cách mạng là chấp nhận thương đau, tù đày, cái chết, nhưng cảnh đứa bé mói 7 tháng tuổi mà sớm bị bứt lìa khỏi cha mẹ thì cô chưa bao giờ nghĩ đến. Trao con cho mẹ, nhìn vẻ mặt ngây thơ của con mà lòng cô đau quặn thắt, nước mắt chảy tràn... Mấy hôm sau, ú t Định bị đưa vào một trại giam ở Sài Gòn. Chồng cô cũng bị đưa đến đây. Cô đâu hay rằng "anh Bích" cùng bị giam chung một nhà tù mà không thể tận mặt. Nhà giam này là trạm trung chuyển trước khi đày anh Bích ra Côn Đảo và ú t Định đi Bà Rá. Anh không sợ mình bị 152 Ti/ sách "Việt Nam - đất nước, con người'

đưa vào chốn địa ngục trần gian mà chỉ lo cho vợ không biết có chịu đựng nổi cảnh ma thiêng nưóc độc ở Bà Rá. Nhưng Út Định đã kiên cường chịu đựng, đã vượt qua bao thử thách. Đó là nơi hoang sơ không chỉ có vắt, voi, cọp mà còn có "cọp người". Nguyễn Thị Định được xếp vào khu nhà B - nơi dành riêng cho tù chính trị nữ. ở đây, mọi người gọi chị bằng cái tên thân mật; Ba Bích - tên người chồng đã bị đày ra Côn Đảo của chị. Chị em rất đoàn.kết, thương yêu nhau, kịp thời cảnh giác bọn xếp, bọn cai tù. Các nữ tù không chỉ chịu đựng cảnh lao động khổ sai nhọc nhằn mà còn phải chống lại những trò chọc ghẹo của những tên cò Tây. Có những tên ban đêm mò vào chỗ các nữ tù, định giở trò sàm sỡ. Phát hiện được, chị em hô ầm lên khiến chúng sợ, co mình lại. Lấy có vùng này có nhiều cọp, beo, thú dữ nên khi "nó" đến gần thì họ khua thùng thiếc, hô vang để "bọn thú" bỏ đi. Các chị dặn nhau khi đi gánh nước, làm cỏ chớ nên ham bóng mát gần nhà mấy tên Tây... Chị Ba Bích bày thêm kinh nghiệm là bọn quản tù hay chụp nắm tóc phụ nữ trước khi đánh. Vì vậy, chị em nên cài ít kim may vào trong búi tóc, để khi chúng chụp vào đầu tóc chị em, tay bị kim đâm, sẽ bỏ ra ngay. Tói lúc đó, chị em có thì giờ để đối phó... Biết chị Ba Bích là trung tâm đoàn kết, đấu tranh của khu nhà B; tên quan ba nổi tiếng tàn ác, có thú tính thích nhìn thấy máu đổ, thích xui chó béc-giê cắn xé tù nhân cho ra máu lai láng, bắt chị Ba Bích bước ra sân, giơ cao vỏ chai đựng rượu làm đích cho hắn bắn. Hắn vừa muốn khoe tài bắn súng vừa "nắn gân" chị Ba Bích "chuyên xách động nữ tù đấu tranh". Nếu chị Ba Bích không chịu bước ra, không giơ cao chai Những hệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 153 rượu cho hắn nhắm bắn, hắn sẽ có dịp bêu riếu chị là hèn nhát. Còn nếu thể hiện chí khí, viên đạn của tên quan ba có thể cắm vào co thê chị. Hắn đẩy chị vào một tình huống khó xử. Sau phút lưỡng lự, chị Ba bình tĩnh bước ra sân rồi giơ cao vỏ chai rượu lên. "Đoàng". Tiếng súng nổ, vồ chai võ toang. Hắn khoái chí cười khanh khách. Chưa thỏa mãn thú tính, hắn bắt chị Ba Bích tháo chiếc vòng cẩm thạch đang đeo ở tay - kỷ vật chồng chị tặng ngày cưới mà chị rất quý yêu, làm đích cho hắn bắn tiếp. Quá phẫn uất, chị tháo vòng, ném mạnh vào viên gạch gần đó, làm chiếc vòng vỡ tan. Trước sự bướng bỉnh, gan dạ của Ba Bích, tên quan ba hơi bất ngờ. Lúc ấy, hắn không làm gì nhưng định bụng sẽ trừng trị chị và các "nữ tù ngoan cố" vào một dịp khác. Mấy hôm sau, hắn đưa các chị ra khu nhà sàn của hắn để chứng kiến cảnh hắn trừng phạt tù nhân. Nạn nhân là các tù nam vì không chịu nổi cảnh hà khắc, nhân lúc tên lính gác bắt các anh đào hố chôn tù nhân chết đã giết nó rồi bỏ trốn. Không ngờ, ít lâu sau họ bị bắt trở lại. Hắn tra tấn người tù dã man, cho treo ngược anh lên sàn nhà. Tên quan ba đánh anh một gậy thì con chó của hắn chồm lên cắn anh một miếng. Lúc đầu, người tù vừa la vừa chống đỡ bộ răng sắc bén của con vật nhưng dần dần kiệt sức, bất động. Khi những tên lính tháo dây, thả anh xuống thì anh như một xác không hồn, bê bết máu. Chứng kiến cảnh khủng khiếp ấy, chị em càng khắc cốt ghi sâu mối thù quân cướp nước. Những đòn roi, tra tấn nhục hình không đánh gục được ý chí người phụ nữ kiên trung. Nhưng chúng không hề biết rằng trái tim chị đang bị gặm mòn, hủy hoại vì nỗi khổ đau. Tin tức anh Bích ngoài Côn Đảo vẫn biền biệt. Nỗi nhớ thương con đốt cháy lòng ngưòi mẹ. Cứ mỗi sáng, mỗi chiều nhìn ra làn sương mù giăng kín núi đồi, nưóc mắt chị nhòa đi. Đêm ở Bà Rá buốt lạnh. Chị em tổ chức văn nghệ để quên 154 Tií sách 'Việt Nam - đất nưáti con người'

đi giá rét. Người thích hát vọng cổ, người thích nói thơ. Đến lượt chị Ba, chị cất giọng hát: "Kìa xa xa nơi Côn Đảo - Sóng nước muôn trùng - Hdi đàncò trắng - Bay Ợua ngang trời...". Giọng chị đang trong trẻo, ấm áp, tình cảm bỗng tắc nghẹn rồi vỡ ra thành nước mắt. Đến lúc đó, mọi người vô cùng hối hận vì đã để chị hát bài hát gợi nhớ nỗi mất mát khôn nguôi. Bệnh tim ngày càng trở nặng, chị liên tục bị ngất. Chị em nữ tù đấu tranh quyết liệt với tên sếp Tây. Cuối cùng, chúng đành chấp nhận đưa chị về điều trị tại Nhà thương Biên Hòa. Năm 1943,chị Ba Bích (Nguyễn Thị Định) được bọn Pháp đưa về quản thúc tại địa phương... Ngày trở về quê, lòng người mẹ rộn rã, hồi hộp khi bưóc vào cánh cửa. Đứa con trai lên 4 ngơ ngác nhìn mẹ. Chị chạy đến ôm chặt con vào lòng, như chẳng bao giờ muốn ròi xa con, trong lúc đứa bé khóc thét lên, sợ hãi. Đứa bé càng giống cha, tim chị càng đau thắt nỗi nhớ chồng. Ba tháng sau, vết thương những ngày bị đọa đày trong nhà tù đế quốc chưa lành thì chị nhận được hung tin; Anh Bích đã hi sinh ngoài Côn Đảo. Đó là vết thương đau đớn nhất đời. Chị không còn nước mắt để khóc, người nửa điên nửa dại. Nhiều đêm, chị lần bước ra vườn quýt, nơi đã gặp anh năm xưa ngồi khóc một mình. Thương On còn thơ dại, chị giấu con nỗi đau mất cha, đau xé lòng trước câu hỏi "sao ba không về" của con trẻ. Chị muốn đi tu, muốn chết cho xong, nhưng nhớ đến lời anh Bích căn dặn "dấn thân vào con đường cách mạng là phải chịu tù đày, cái chết", nhớ đến bao đồng chí còn đang bị tù tội, đã hi sinh; chị cứng rắn đứng lên. Là góa phụ có nhan sắc, chị bị vây bủa, o ép của bọn tề làng. Chị vừa mềm dẻo, mạnh mẽ chống lại chúng vừa tự nhủ mình phải tỉnh táo trước phong trào thân Nhật. Năm 1944,phong trào Việt Những liệt n ữ trang lịch sử Việt Nam 155

Minh lên mạnh, chị bắt được liên lạc với tổ chức. Chị gửi con cho mẹ, lao vào công tác. Trong Cách mạng tháng Tám, người góa phụ trẻ ấy đã cầm cờ dẫn đầu hàng ngàn quần chúng tay dao, tay gậy, cờ, băng, biểu ngữ rầm rộ tiến chiếm thị xã Bến Tre. Sau ngày khởi nghĩa thắng lợi, chị được tổ chức giữ lại công tác ở cơ quan Phụ nữ tỉnh. Trong ngày rước tù Côn Đảo trở về đất liền, dẫu biết tin anh Bích đã hi sinh, lòng chị vẫn nuôi niềm hi vọng anh còn sống. Chị bồng con ra bến đón các anh trở về. Nhưng cho đến người tù cuối cùng trên tàu bước lên, bóng chồng vẫn biền biệt. Nhìn gương mặt giàn giụa nước mắt của chị, đồng đội anh Bích nói lời chia sẻ; "Anh Bích còn sống, thấy chị tiếp tục công tác, tiến bộ được như vậy chắc hẳn anh ấy rất vui. Từ bây giờ, chị phải vui sống, bởi chị phải làm thay cả phần anh Bíchl". Chị gượng cười cho các anh yên lòng mà vẫn không thể nào lau khô được dòng nước mắt... Cuối năm 1946,Nguyễn Thị Định được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Phụ nữ tỉnh Bến Tre. Giữa lúc chị hăng say công tác, đi thăm hỏi, chăm sóc bộ đội thì được lệnh Tỉnh uỷ gọi về, giao nhiệm VỤ: Ra Bắc, gặp Bác Hồ và Chính phủ báo cáo tình hình sau Hiệp định Sơ bộ 6/3 và xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Năm ấy, Nguyễn Thị Định mới vừa 26tuổi. Những con ngưòi làm nên Đồng Khởi Đoàn miền Nam ra Bắc năm ấy còn có Đoàn Văn Trường - Tư lệnh Khu 8, Ca Văn Thỉnh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp... Tháng 3/1946, phái đoàn miền Nam Trung Bộ ra đi trên chiếc tàu đánh cá nghi trang, từ cửa biển Bến Tre ra Phú Yên. Rồi từ Phú Yên, họ ngồi xe lửa ra Hà Nội. Đến nơi, đoàn 156 7i/sách 'Việt Nam - đất nưót; con ngưùí'

được bố trí ở ngôi nhà của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ngay hôm sau, Bác Hồ đến thăm đoàn. Bác ưu tiên cho người phụ nữ trong đoàn nói trước. Chị đứng lên, quá xúc động, không nói được nên lời. Bác đỡ lời: 'Thiếu súng đạn lắm phải không? Các cô các chú muốn xip bao nhiêu khẩu mang về?". Chị sung sướng nói: "Dạ thưa Bác, nhiều lắm". Bác nói: 'Thế nào Trung ương và Chính phủ cũng có súng gửi vào Nam. Nhưng nưóc ta còn nghèo, các cô các chú về, phải đánh Pháp cho giỏi, cưóp lấy súng của nó dùng thì cái vốn đó mới nhiều". Sau này, chị đã vận dụng lời Bác dạy một cách hiệu quả ở chiến trường miền Nam. Kết thúc chuyến đi miền Bắc, chị Ba Định đi thang vào Quảng Ngãi - trụ sở của Uy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, nhận súng, tiền và tài liệu của Trung ương mang về cho Xứ ủy Nam Bộ. Chị không chỉ vào được tận kho đê nhận phần cho Khu 8 mà còn năn nỉ xin thêm: 'Tôi mang một cây mà bị lộ thì cũng chết. Các anh cho tôi một ngàn cây, tôi đi một chuyến cho đáng". Thế rồi, bằng lòng quả cảm, trí thông minh, chị Ba Định lại cùng các đồng chí của mình khéo léo vượt trùng dương đưa được 12 tấn vũ khí chi viện cho miền Nam một cách an toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết, chị Ba Định quyết định ở lại miền Nam, chỉ mình On ra Bắc. Người mẹ đứng trên bờ tiễn con, lòng tràn trề niềm tin và hy vọng. Chị đâu ngờ đó là cuộc chia ly vĩnh viễn... Hiệp định Geneve bị địch vi phạm nghiêm trọng. Cán bộ kháng chiến cũ bị đặt ngoài vòng pháp luật. Nhiều chi bộ bị xóa trắng. Chị phải giả làm nghề nuôi heo, nuôi gà vịt tại nhà một đồng bào ở giữa cánh đồng vùng giáp ranh ba xã Tân Hòa, Thạnh Phú Đông, Phưóc Long. Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 157

ở Bến Tre và nhiều địa phương khác, chính quyền Diệm lập hội đồng hương chính, dùng những tên địa chủ vốn căm thù Cộng sản làm đại diện, sẵn sàng bắn chết người nếu tình nghi "Việt Cộng". Bến Tre sống trong cảnh ngột ngạt và khó thở cùng cực. Giữa lúc ấy, đồng chí Lê Duẩn được cử về Bến Tre nắm tình hình, tổ chức và động viên bà con hãy kiên định đấu tranh giành độc lập. Đồng chí Lê Duẩn căn dặn Tỉnh ủy phải xây dựng nội tuyến trong quân ngụy, khẩn trương xây dựng tự vệ ngầm ở vùng yếu. Khi anh Ba Duẩn được Trung ương mời ra họp ở Hà Nội, tận mắt chứng kiến cảnh đồng bào bị giặc khủng bố, càng thôi thúc "anh Ba" hoàn chỉnh "Đề cương cách mạng miền Nam" cho Hội nghị Trung ương lần thứ 15 - một hội nghị quan trọng nhất của Trung ương năm 1959 bàn về sự chuyển hướng đấu tranh của Cách mạng miền Nam. Bản thân bà Nguyễn Thị Định nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Bà đã từng cải trang thành người tu hành, người chăn vịt, người đi mua bán, làm vợ bé, người ở... Đôi chân của bà hết in dấu bên Minh lại về bên Bảo, hết qua An Hóa lại về Châu Thành xây dựng cơ sờ, nắm tình hình phong trào. Cái đầu của bà được địch treo giá; 'Thưởng 10.000 đồng cho ai bắt được Nguyễn Thị Định". Nhờ sự dũng cảm của các đồng chí, của người dân, kê’ cả của các em bé, bà đã vượt qua tất cả hiểm nguy. Một lần, bà lần về xã Phưóc Thạnh trong đêm khuya, ở lại gia đình anh chị Tư - một cơ sở nòng cốt. Anh có hai đứa con: cháu gái tên Thành, cháu trai tên Công. Sáng hôm sau, vì quá mệt, bà ngủ quên. Bất ngờ bọn lính ập tới. Thành hốt hoảng lay bà dậy. Bà chỉ kịp dỡ nắp hầm, nhảy xuống, mặc dù biết làm vậy rất nguy hiểm nhưng 158 7i/ sách "Việt Nam - đất nước, con nguùí' không còn con đường nào khác. Thành lanh trí đổ nồi cháo heo đã nấu xuống miệng hầm. Cháo văng tung tóe, bít cả miệng hầm. Thành tát vào mặt em, quát: "Mày hư quá, làm bể nồi tấm, má về đánh cho coi!". Công bị đánh đau, không biết gì, ức quá, òa lên khóc. Vừa lúc đó, hàng chục tên lính bước vào nhà. Thấy ngôi nhà chỉ có hai đứa bé nheo nhóc, với nồi cháo heo vung vãi, bọn lính ngán ngẩm bỏ đi. Bà thỏ phào nhẹ nhõm, khen Thành nhanh trí đã cứu được bà... Cuối năm 1959, Mỹ - Diệm cho xây khu trù mật ở Bến Tre. Ý đồ thâm độc của chúng là gom tất cả gia đình có người đi tập kết, cán bộ thoát ly và đồng bào yêu nước vào địa ngục trần gian này. Đồng bào nhất quyết không đi. Địch tăng cường hai đại đội do tên Ba Hương khét tiếng ác ôn chỉ huy, phối hợp với hai tiểu đoàn của Sư đoàn 7 trấn áp bà con. Chúng châm lửa đốt nhà, đốn cây, dùng xe ủi phá nát ruộng lúa. Chúng bắt thanh niên đi làm xâu, thẳng tay đàn áp đồng bào đấu tranh. Giữa ban ngày chúng ngang nhiên bắn giết, hãm hiếp. Chúng bắn chết những trẻ chăn trâu rồi dùng dao găm chặt đầu, xách về khu trù mật, nói là đã trừ được hai tên trinh sát lợi hại của Việt Cộng. Được cán bộ chi dẫn, hàng ngàn quần chúng đã kéo đến khu trù mật đưa yêu sách: - "Chống bắt dân làm xâu! - Đòi bồi thường huê lợi, tài sản hư hao! - Đòi trở về chỗ cũ làm ăn...”. Tên ác ôn thẳng tay cho đàn áp đồng bào. Hắn xông vào đám đông, đạp vào giữa bụng người phụ nữ đưa yêu sách. Chị ngất xỉu, mình bầm đen. Vậy mà khi tỉnh dậy, chị động viên đồng bào: "Các bà, các chị cứ yên tâm. Tôi còn Nhăng Hệt n ữ trong lịch s ứ Việt Nam 159

sống, bà con cứ khiêng tôi xuống quận đấu tranh..." Lửa căm thù âm ỉ bốc cháy. Nhân dịp Ngô Đình Diệm đi thăm khu trù mật, bà con bất chấp hàng rào cảnh sát, quần áo bẩn thỉu, rách nát; đầu trùm khăn tang, xông ra đường đấu tranh. Một cuộc đàn áp dữ dội diễn ra. Cuối cùng người dân cũng đưa được bản kiến nghị cho Ngô Đình Diệm. Lợi dụng thời cơ, nhiều bà, nhiều chị níu áo Diệm và các tên sĩ quan khóc la thảm thiết, đòi trả lại họ chồng, con, cha mẹ... Ngô Đình Diệm hoàn toàn bất ngờ, lúng túng, nói vài câu hứa hẹn rồi lên máy bay về Sài Gòn. Sau cuộc kinh lý thất bại này của Diệm, bà con Bến Tre bị bọn tay sai trả thù bằng những trận khủng bố, ruồng ráp dữ dội hơn. Luật 10-59 của Mỹ Diệm gieo bao đau thương tang tóc cho người dân. Máy chém lê đi khắp nơi, nhà tù mọc lên khắp miền Nam. Báo chí chính quyền Diệm cổ động "hễ bắt được Cộng sản thì xử tại trận, chém không run tay". Những quần chúng ở Mỏ Cày vừa khóc, vừa căm phẫn nói với bà Định: "Chị Ba ơi, phải võ trang mới sống, không thì anh em chết hết. Lúc này có võ trang, chị gọi một tiếng là bà con đi ngay....". Điều mong mỏi tha thiết của bà con cũng là nỗi mong đợi tha thiết của Tỉnh ủy. Nhưng bà và các đồng chí trong Tỉnh ủy luôn bị giằng xé, giữa một bên là ý thức chấp hành kỷ luật Đảng, một bên là nỗi bức xúc phải vũ trang để bảo vệ nhân dân. Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan, may mắn thay, bà nhận được điện Khu ủy gọi lên họp gấp để nghe phổ biến nghị quyết mới, rất quan trọng của Trung ương Đảng. Tại Khu ủy ỏ Đồng Tháp Mười, nghe đồng chí Sáu Đường - Bí thư Khu ủy báo cáo tình hình và chủ trương của Trung ương, chuyển hướng đấu tranh cách mạng, bà như mở cờ trong bụng. Vậy là Nghị quyết 15của Trung ương Đảng rõ ràng đã 160 Tủ sách 'Việt Nam - đẳt nước, con nguởí' chủ trương phát động nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị có kết hợp vũ trang để tự vệ. Do địch liên tiếp lùng sục nên cơ sở và Tỉnh ủy phải liên tục di dời. Việc liên lạc rất khó khăn, để chậm sẽ mất thời cơ. Cuối cùng, các đồng chí trong Tỉnh ủy cũng gặp lại nhau và đồng chí Bảy Hiền - Tỉnh ủy viên mạnh mẽ nói; "Dứt khoát phải làm ngay mói kịp. Ta cứ nổi dậy, tức khắc sẽ bắt được liên lạc". Trong gian buồng bé nhỏ, được soi bởi ngọn đèn khi mờ khi tỏ, 7 đồng chí kiên trung năm ấy đã thắp lên ngọn lửa Đồng khởi, đi vào lịch sử cách mạng miền Nam. Chưa bao giờ bà và các đồng chí có mặt hôm ấy thấy mình đang gánh trên vai sự nghiệp cách mạng quá lớn. Bà nhắc lại: "Bảy người chúng ta có mặt ở đây, hôm nay sẽ cùng chịu trách nhiệm trưóc Tỉnh ủy và Khu ủy. Nếu làm sai, mình xin chịu kỷ luật, mà làm đúng thì lấy thắng lợi bưóc đầu phát triển lên". Vấn đề nan giải nhấtlà lực lượng và vũ khí. Họ cùng tỉnh táo nhìn nhận thực lực của ta chỉ còn không đầy 20 chi bộ và 200 đảng viên, với 4 cây súng hư, cũ; mỗi khẩu chưa đầy 10 viên đạn. Nếu lực lượng nổi dậy lẻ tẻ, không đồng loạt, không có khí thế áp đảo, địch sẽ tập trung đàn áp, cơ sở quần chúng sẽ bị khủng bố, quét sạch, khó mà gượng dậy nổi. Tại hội nghị, trong tập thể 7 người, không hẹn mà ai cũng dùng đến từ Đ ồ n g khởi. Trong ý nghĩ của bà Định, hai chữ đồng khởi được liên tưởng từ cuộc khởi nghĩa đồng loạt trong Cách mạng tháng Tám, phải nhất tề nổi dậy mới thắng được. Hội nghị chọn quận Mỏ Cày làm trọng điểm đồng khởi. Để có ngay lực lượng võ trang làm nòng cốt trừ gian, diệt ác; bà đề nghị chọn ở mỗi xã một số thanh niên trung Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 161 kiên, lập ra những tổ hành động, trước mắt trang bị bằng dao, mác, mã tấu đồng thời tìm người, tìm chỗ sửa mấy khẩu súng hư, giao cho mỗi tổ ít nhất một cây súng "làm vốn". Ngoài việc nghi binh, Tiểu đoàn 502Đồng Tháp (Tiểu đoàn này đánh trận Gò Quản Cung nổi tiếng ở Hồng Ngự năm 1959,chỉ một trung đội, lập kế diệt cả tiểu đoàn địch, bắt sống 105tên, thu 150súng), ta còn tung tin có bộ đội chủ lực miền Bắc tham gia đồng khởi. Bà còn cho một số thanh niên xã này qua xã khác học nói giọng miền Bắc, khi có lệnh lũ lượt hành quân, vác súng giả tự tạo như súng cây, súng bập dừa có bọc ni lông giả làm như bộ đội thật và súng thật để hù dọa địch, mặt khác động viên nhân dân nổi dậy. Tài năng quân sự cùng vói sự thấu đáo của Ban tham mưu mà người chỉ huy trực tiếp là Nguyễn Thị Định đã lập nên kịch bản đồng khởi vô cùng tỉ mỉ, chu đáo. Ngày 17/1/1960, trận đánh diệt Tổng đoàn dân vệ ở xã Định Thủy, Mỏ Càỷ đã báo hiệu giờ đồng loạt nổi dậy cuộc Đồng khởi. Lực lượng vũ trang được sự phối hợp nổi dậy mạnh mẽ của đồng bào, lấy gọn bót Định Thủy. Mỗi người dân tay cầm tầm vông, dáo, phảng, cờ đỏ sao vàng từ chợ Định Thủy kéo ra phối hợp như nưóc võ bờ. Quân địch ở Mỏ Cày bị phao tin "quân đội Việt Cộng về lấy bót Định Thủy, đang kéo tới Mỏ Cày rất đông", bèn co cụm lại giữ bót, không dám tiếp viện cho Định Thủy. Thế là ngay trong ngày đầu tiên của Đồng khởi, quân và dân Bến Tre đã đánh thắng hai trận giòn giã. Những trận thắng lịch sử đầu tiên này đã hình thành nên thế tấn công ba mũi rất đẹp. Từ đó, bà Nguyễn Thị Định đã sáng tạo nên phương pháp cách mạng tiến hành ba mũi giáp công, góp phần đưa cách mạng miền Nam lên cao trào mói. 162 Tú sách 'Việl Nam - đất nước, con ngư ứ'

Sau khi bị đòn bất ngờ, choáng váng của ngọn triều Đồng khởi, chỉ 10 ngày sau, bọn địch mới vỡ lẽ quân cách mạng chỉ có tay không, nổi lên bằng sức mạnh của quần chúng vói gậy tầm vông, vũ khí thô sơ, chẳng có quân giải phóng miền Bắc nào cả. Chúng bắt đầu phản công dữ dội. Ngày 22/2/1960,Mỹ - Diệm tập trung hơn 10.000 quân, có thủy quân lục chiến từ Sài Gòn xuống phối hợp với bảo an, dân vệ hiện có ở Bến Tre, Trà Vinh mở cuộc cuộc hành quân lớn vào Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy. Chúng tuyên bố "sẽ làm cỏ ba xã, tiêu diệt hết Việt Cộng ở Mỏ Cày và lập lại trật tự cũ". Trước tình thế này, một mặt, bà chỉ đạo lực lượng vũ trang chống càn. Mặt khác, huy động lực lượng quần chúng làm công tác binh vận, đấu tranh chính trị. Thay vì giữ dân tại chỗ đê giữ thế hợp pháp, bà chủ trương huy động một lực lượng lón quần chúng xông thẳng vào Mồ Cày đấu tranh chính trị, tố cáo tội ác của giặc ở í^hước Hiệp - nơi giặc càn quét lớn. Ngày 27/2/1960,đồng bào Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy ngồi trên mấy trăm chiếc xuồng kín mặt sông, chỏ quần áo, mùng màn, giẻ rách, bồng con cái nối đuôi nhau ra thị trấn. Các xã khác cũng ùn ùn kéo theo. Lực lượng ấy phần lớn là phụ nữ, họ tổ chức thành đội ngũ hẳn hoi, tiến hành cuộc đấu tranh trực diện với địch, đòi chấm dứt càn quét, bắn giết, dòi bồi thường nhân mạng... Tên cảnh sát đóng chặt cổng. Giằng co suốt 12 ngày đêm, địch đành chấp nhận yêu sách, kéo nhau đến xã Phưóc Hiệp thừa nhận tội ác bọn thủy quân lục chiến và hứa rút bọn này về. Cuộc đấu tranh chính trị thắng lợi rực rỡ, bọn Mỹ - Diệm phải gờm sức mạnh lợi hại cùa đội quân chúng gọi là "đội quân đầu tóc". Sau này, Bác Hồ gọi đôi quân này là "đội quân tóc Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 163

dài". Tên tuổi Nguyễn Thị Định gắn liền vói cuộc Đồng khởi như sóng triều vang dậy, lan khắp miền Nam. Tên tuổi của bà cũng gắn liền vói đội quân tóc dài Đồng khởi. Trang phục mà nữ tưóng thường mặc vẫn là bộ quần áo bà ba đen, đôi khi màu cỏ úa, màu kem nhạt; khăn rằn quấn cổ, nón lá, đi dép râu, vai đeo túi để sẵn sàng lấy ra cây kim, sợi chỉ vá áo cho bộ đội, lấy ra miếng sừng tê giác khi có ai đó bị rắn cắn,- lấy viên thuốc, niiếng đưòng cho chiến sĩ nào đó lên cơn sốt... Những tháng năm làm tưóng . Ngày 2/9/1960, trong chuyến công tác, tranh thủ thời khắc yên tĩnh hiếm hoi, bà Nguyễn Thị Định viết cho con trai lá thư chan chứa tình yêu thương của người mẹ. Bà không khỏi xốn xang khi 6 năm xa cách mà bà chỉ một lần nhận được thư con. Bức ảnh của anh On gửi về đủ làm lòng người mẹ vui sướng, tự hào. Vừa gửi xong lá thư, trỏ về Cơ quan Tỉnh ủy thì nhận được bức điện "Cháu On con chị Ba, bị bệnh mất ngày 4-5-1960". Bà bàng hoàng, sửng sốt, thấy trời đất quay cuồng. Bà cố không đê mình ngất xỉu trước mặt đồng chí nhưng trái tim như có bàn tay ai bóp nghẹt. Vói bà, On là tình yêu, là tất cả niềm hi vọng. Tất cả đồng chí của bà hôm ấy đều im lặng, bởi họ biết bất cứ lời an ủi nào cũng vô nghĩa trưóc nỗi đau của người mẹ. Người chỉ huy lau nước mắt, nén lại nỗi đau, tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt... Tháng 5/1961, bà được bầu vào Khu ủy viên Khu 8, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu 8. Năm 1965, bà là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Giải phóng miền Nam. Cũng trong năm 1965, giữa lúc đang công tác ở Cơ quan Hội phụ nữ, bà được Đại tướng Nguyễn Chí I hanh mời sang gặp Bộ Tư lệnh Miền, giao nhiệmVỤ: "Bác Hồ và Bộ Chính trị quyết định rút chị lên làm Phó Tư lệnh Các lực lượng vũ trang giải phóng 164 Tủ sách ‘Việt Nam - đất nước, con ngưòí' miền Nam. Ngoài công tác chung, Bộ Tư lệnh phân công chị theo dõi chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị". Bà ngỡ ngàng tnưóc trọng trách được giao, vừa thấy tự hào, vừa lo lắng. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói; "Cuộc chiến tranh nhân dân của ta là cuộc chiến tranh không có trận tuyến, phải đánh giặc bằng quân sự và bằng chính trị. Do nhu cầu của chiến lược, Bộ Tư lệnh Miền phải có một đồng chí biết rành về chỉ huy lực lượng đấu tranh chính trị trực diện. Chị cứ mạnh dạn nhận nhiệm vụ, cần gì chúng tôi sẽ hỗ trợ". Bà thao thức suốt mấy đêm không ngủ. Bà tự nhủ đã nhận nhiệm vụ thì phải ráng hết sức, phải học, vừa làm vừa học. Bà chợt nhớ lời dạy của Bác Hồ cách đó 20 năm, trong chuyến ra miền Bắc xin Trung ương hỗ trợ vũ khí đánh Pháp. Với tinh thần nghiêm túc, giữa rừng sâu, bà lao vào học lý luận, nghiên cứu khoa học quân sự. Sự có mặt của Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định trong Bộ Tư lệnh Miền đã góp phần làm cho cái nhìn của lãnh đạo, chỉ huy toàn diện, thấu đáo hơn từ cuộc chiến tranh nhân dân. Hãy nghe Thượng tưóng Trần Văn Trà nói về nữ tướng Nguyễn Thị Định; "Sự thực là có chị Ba Định ỏ Bộ Tư lệnh, nhiều việc cụ thể ở chiến trường đã được làm sáng tỏ. Dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Chí Thanh ở cương vị Chính ủy, chúng tôi được phân công giúp chị nắm những vấn đề cơ bản về chỉ huy và công tác tham mưu quân đội, cũng như công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang, đồng thời chúng tôi cũng học tập được ở chị nhiều kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo đấu tranh chính trị và trong công tác xây dựng phong trào quần chúng. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự thông minh và Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 165 hiểu biết nhanh chóng của chị về các vấn đề quân sự. Chỉ sau một thời gian không dài, chị đã có nhiều ý kiến đóng góp có giá trị trong việc chỉ huy lực lượng tổng hợp trên chiến trường. Trong công tác, chị bộc lộ khá rõ sự năng động và tinh thần tích cực, hết mình trong mọi việc. Chị hầu như có mặt trong tất cả các cuộc hội nghị tổng kết về chiến tranh du kích, trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua của Miền. Chị đi thăm các sư đoàn, trung đoàn chủ lực, các đơn vị binh chủng không chỉ ỏ nơi đóng quân mà còn ở mặt trận. Chị quan tâm cụ thể đến việc tổ chức, huấn luyện, tác chiến và cả việc ăn ở, giải trí của chiến sĩ. Anh em tiếp đón chị vói cương vị người chỉ huy, đồng thời như người chị cả thân thương, họ thường gọi chị bằng cái tên "Chị Ba" trìu mến. Anh Nguyễn Chí Thanh có lần nói vui với chị là "Chúng tôi ghen vói chị về lòng thương yêu, quý mến của cán bộ, chiến sĩ đối với chị đấy...". Đọng lại trong ký ức Thiếu tướng Bùi Cát Vũ là chân dung một nữ tưóng thật đẹp: "Bưóc vào lán của chị Ba, cái đập vào mắt trước tiên là tấm bản đồ không ảnh toàn miền Nam bằng lụa treo trên vách. Kế đó là chồng sách quân sự. Trên bàn làm việc của chị lúc nào cũng có một quyển đang xem dở. Chị nghiên cứu, chị học ngày, học đêm chiến thuật chiến tranh hiện đại. Nhó hôm địch tấn công vào căn cứ, Bộ Tư lệnh phải di chuyển đến nơi an toàn, mỗi người ở cách xa nhau trong cự ly một quả bom đìa để hạn chế bom sát thương một lúc hai người. Bên bờ suối hoang vắng, chị vẫn đọc sách...". Và ông đã đánh giá về tài năng quân sự của vị nữ Phó Tư lệnh: 'Tôi mời chị đi xem đơn vị diễn tập, chị vui vẻ nhận lời, và tôi đã tổ chức bảo vệ chị đi chu đáo. Chị tham quan diễn tập vói cặp mắt và bộ óc của người chì huy binh chủng hợp 166 Tủ sách "Việt Nam - đắt nước, con người" thành. Chị chỉ ra những chỗ cần phải suy nghĩ thêm, khi chiến đấu ở đồng bằng với điều kiện địch chiếm ưu thế tuyệt đối về không quân, pháo binh, xe thiết giáp, đổ bộ trực thăng. Phải công nhận rằng, với bề dày kinh nghiệm lăn lộn đấu tranh nhiều năm qua, chị biết địch biết ta, am hiểu thời tiết, địa hình, chị tiếp thu nghệ thuật tác chiến hiện đại khá nhanh với nhiều hứa hẹn sáng tạo...". Bà Nguyễn Thị Định thường không mặc quân phục, không mang quân hàm dù phòng quân trang đo may cho bà những bộ quân phục rất đẹp để tiếp khách quốc tế (trong vùng căn cứ, thỉnh thoảng cũng có đoàn khách nước ngoài, nhà báo, nhà văn... đến thăm, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và chia sẻ khó khăn vói Tamg ương Cục trong kháng chiến chống Mỹ). Trang phục mà nữ tướng thường mặc vẫn là bộ quần áo bà ba đen, đôi khi màu cỏ úa, màu kem nhạt; khăn rằn quấn cổ, nón lá, đi dép râu, vai đeo túi để sẵn sàng lấy ra cây kim, sợi chỉ vá áo cho bộ đội, lấy ra miếng sừng tê giác khi có ai đó bị rắn cắn,- lấy viên thuốc^ miếng đưòng cho chiến sĩ nào đó lên cơn sốt... Nơi nào có "chị Ba", nơi đó cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ được cải thiện. Trong rừng sâu, bà biết cách chế biến bột mì thành món bánh bao tuyệt hảo. Bà đồng cam cộng khổ vói chiến sĩ, tập đi xe đạp băhg qua đường rừng dài hun hút để ra mặt trận... Sau này, được gặp các nữ chiến sĩ của "chị Ba" bằng xương bằng thịt, tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn về những dòng khắc họa cốt cách vị nữ tưóng. Nếu không có tình thương sâu thẳm, không có cái nhìn thấu đáo, khi nghe thành tích đặc biệt của nữ du kích Võ Thị Mô, dù hết lời khen ngợi sự dũng cảm của chị nhưng bà cũng phân tích, đưa ra lời khuyên chí tình: "Nữ không nên đánh Những Hệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 167 công đồn, bỏi công đồn không hợp với sức khỏe phụ nữ, do mỗi lần vô đồn phải vác mìn DH.IO nặng 15 ký, vác khẩu AK cùng 6 băng đạn, một số lựu đạn. Những cuộc hành quân chiến đấu gian khổ không hợp với chị em. Chị em chỉ nên đánh gọn, đánh nhỏ và nắm tình hình, làm trinh sát, báo tin cho lực lượng ta tấn công địch, ở vùng giải phóng, địch ném bom, bắn pháo dữ dội, sinh hoạt ăn uống thiếu thốn, nên chị em rất vất vả. Vì vậy, chỉ nên xây dựng lực lượng nữ du kích ở xã, huyện, không nên tổ chức ở tỉnh. Và cần phải tổ chức các đơn vị nữ xen kẽ vói các đơn vị nam để hiệp đồng chiến đấu, hỗ trợ nhau". Vì thương mà khuyên vậy nhưng "lính chị Ba Định" có mặt khắp mọi chiến trường, có mặt ở khắp các binh chủng, không chỉ có những nữ du kích gan dạ, dũng cảm mà còn có những tay súng cừ khôi, có cả nữ pháo binh giỏi, tình báo, biệt động... Chưa có thời kỳ nào nở rộ những bông hoa đánh Mỹ như thời bà Định làm Phó Tư lệnh Chức vụ xã đội, huyện đội, tỉnh đội không ít phụ nữ đảm nhiệm. Chị Võ Thị Mô nói: "Nếu không có cô Ba Định, chắc tôi không còn tới giờ. Sau Mậu Thân, cô Ba rút tôi lên R. vì biết nếu ở lại Củ Chi, vói mức độ khủng bố dữ dội của địch, với sự bướng bỉnh, gan lì đánh giặc kiểu chị em du kích chúng tôi thời chiến tranh cục bộ, thế nào tôi cũng hi sinh. Nếu không có cái nhìn thấu đáo, bà đã không bảo vệ được cho Thu Hà - một chỉ huy du kích dũng cảm, thành lập Tiểu đội Thu Hà đánh giặc ở Bến Tre. Trong một chuyến đi công tác, Thu Hà bị phục kích, rơi vào tay giặc. Tin Thu Hà "chiêu hồi", nhận làm tay sai cho địch để dò xét chị em bay qua tường vách nhà giam, đến tai người chỉ huy Bà khuyên mọi người hãy , bình tĩnh, và nói rõ: "Con nhỏ đó rất dũng cảm và gan góc. Chính tôi khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, đã chọn gởi nó đi 168 Tu sách 'Việt Nam - đất nước, con người' học khóa đào tạo cán bộ khung đại đội. Tôi hiểu khá sâu về nó. Tôi không tin nó có thể đầu hàng địch một cách dễ dàng, cần phải kiểm chứng lại cho chắc chắn, tarớc khi nói rộng ra...". Nhờ thái độ thận trọng trước sinh mệnh chính trị của một cán bộ mà sau đó, Thu Hà được minh oan, được giải tỏa. Năm 1973, khi được trao trả tại Lộc Ninh, Thu Hà gục vào ngực "chị Ba" òa khóc nức nở. Rất nhiều chiến sĩ của "chị Ba" sau này nhớ lại, bị vây bủa giữa bộn bề công việc, phải căng đầu óc ra đối phó trước kẻ thù đông và mạnh gấp nhiều lần nhưng bà đã thấu đáo đến từng chiến sĩ ở những ngóc ngách đời sống tưởng như bé nhỏ nhất. Bà tạo mọi điều kiện cho những cán bộ, chiến sĩ do mải mê chiến đấu chưa lập được gia đình tìm hiểu bạn đời, làm lễ cưới, chia sẻ những tiêu chuẩn ở rừng vốn ít ỏi cho những đứa bé trong rừng sâu. Bà gửi cơ sở mua cây đàn ghita hiệu Yamaha tận Phnômpênh tặng cho Đoàn Văn công Đồng Tháp. Trong hoàn cảnh chiến tranh có được cây đàn ấy là một nhạc cụ, càng quý hơn là tấm lòng, là sự quan tâm đến những người làm văn nghệ kháng chiến của vị nữ Phó Tư lệnh Miền... Nếu có ai đó còn hoài nghi về tài năng cầm quân của bà Nguyễn Thị Định thì xin tìm hiểu về trận càn Johnson City. Đó là trận càn lớn nhất của Mỹ - ngụy vào tháng 2/1967, huy động 7 lữ đoàn Mỹ, 2 chiến đoàn ngụy gồm 50.000 tên, 1.100 xe tăng, toàn bộ máy bay nhằm xóa sạch căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Bộ Tư lệnh họp, quyết định bằng mọi giá phải bảo vệ vùng căn cứ; chuyển thế bị động sang chủ động tấn công địch. Bộ Tư lệnh phân công bà Nguyễn Thị Định chỉ đạo các đơn vị văn công, tuyên huấn, du kích các cơ quan, đoàn thể tham gia đánh địch. Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 169

Bà họp toàn thể anh chị em nói: "Mình có ít người, .ít vũ khí, phải chia thành từng tổ nhố, đào công sự thật chắc, đón hướng đi của địch, đánh cho chúng những đòn bất ngờ, làm chúng nghi là có quân chủ lực đánh". Cuộc chống càn đã diễn ra đúng như kế hoạch đã chuẩn bị. Suốt 2 ngày đêm, quân ta bẻ gãy cánh quân chủ yếu của địch. Địch lại mở trận tấn công đợt 2. Dưới hầm, bà vẫn hình tĩnh chỉ huy trận đánh. Bốn giờ chiều, Bộ Tư lệnh nhận được tin du kích khối co quan do "chị Ba" chỉ huy đã bắn cháy một số xe tăng địch. Sau những ngày bị du kích đánh cho mệt mỏi, rã rời, địch phải co cụm lại một nơi. Lúc ấy, các đơn vị chủ lực của ta đánh thẳng vào những cụm đóng quân của địch, diệt được nhiều xe tăng, máy bay. Trận càn Johnson City địch thất bại thảm hại. Rừng Tây Ninh vang tiếng hát chiến thắng, bà Nguyễn Thị Định được cán bộ chiến sĩ rất khâm phục. Sau đó, bà lại trở về với vai trò người mẹ, người chị, lo nấu một bữa ngon lành đãi các chiến sĩ bằng những chiến lợi phẩm mà họ thu được... Trong đợt Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, bà Nguyễn Thị Định được Bộ Tư lệnh phân công đi chỉ đạo tỉnh Tây Ninh. Người nữ tưóng ấy đội chiếc bọc vải dù, khoác mảnh vải dù ngụy trang, cùng các chiến sĩ đạp xe lên đưòng. Dốc cao, bị một khúc cây ngáng ngang đường, xe mất đà, đổ ập xuống. Chân bị thương nặng nhưng bà vẫn tiếp tục lên đường, bởi bà đang cầm trong tay lệnh truyền đạt nghị quyết. Quên cả đau, bà cùng đoàn đi bộ suốt đêm không nghỉ. Đến nơi - bà bình tĩnh trụ lại căn nhà hầm gần Tỉnh đội để phổ biến nghị quyết của Trung ương, kế hoạch của Bộ Tư 170 Tií sách 'Việt Nam - đất nước, con người' lệnh Miền, nhấn mạnh tình hình khó khăn của Tây Ninh Tại đây địch lập các ấp chiến lược trong đó có bọn tay sai đội lốt tôn giáo, lôi kéo nhân dân. Bà chỉ đạo đưa cán bộ nữ vào ấp chiến lược, xây dụng cơ sở, để khi anh em tấn công có chỗ ém quân, xây dựng lực lượng tự vệ mật tại chỗ, tranh thủ các tín đồ, tích cực làm công tác binh vận để làm tan rã quân Cao Đài do ngụy xây dựng, cô lập chức sắc ác ôn. Bà nhấn mạnh: "Chúng ta không được quên hai vấn đề bí mật và bất hgờ. Trong lúc bộ đội ta đánh vào thành phố lón, các đồng chí phải tranh thủ cơ hội đánh lón bằng 3 thứ quân bao vây bứ>- hàng, bức nít, mở rộng vùng căn cứ...". Đối với người kế tục, bà Nguyễn Thị Định không bao giờ đưa ra những chuẩn mực về đạo đức, tài năng; không nói những lời dạy bảo phải làm cái này, phải làm như thế kia nhưng bản thân bà, chính thái độ, cách ứng xử của bà trong cuộc sống đã là bài học lớn lao, đầy thuyết phục để những người kế tục hiểu họ cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa... Trong ký ức ngưòi cùng thời Năm 1970, khi Lonnon lật đổ Xihanúc, các căn cứ của ta ỏ biên giới Campuchia càng gặp nhiều khó khăn. Chăm chú theo dõi tình hình Campuchia, bà Nguyễn Thị Định trao đổi với các đồng chí ở H l2 (Trường sơ cấp Quân giải phóng của Bộ tư lệnh Miền), tìm cách đối phó, bảo vệ căn cứ. Bà phân tích: Địch bên sông Vàm c ỏ chỉ cách ta một con sông nhỏ, ta phải gấp rút tập trung thành lực lượng thống nhất đủ sức đối phó, tránh tình trạng phân tán quá nhỏ, hành động rời rạc. Ta phải ngụy trang chu đáo các kho tàng, tổ chức chiến đấu ở mỗi khu vực. cần phân tán kho lớn, những vũ khí gọn nhẹ như AK, KCK, K63, B40... chia cho các đơn vị giữ và chiến đấu Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 17 ỉ

Bà kiên nghị nói: 'Trong lúc chờ chủ trương của Bộ, của Trung ương Cục, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước cấp trên và quyết định đánh. Trong lúc này, ta phải dám nghĩ dám làm, bỏ lỡ thời cơ, ta sẽ gặp khó khăn lớn!". Rất may, Bộ kịp thời gửi điện xuống căn cứ, giao trách nhiệm cho bà Định cùng Sư đoàn 9, tỉnh Tây Ninh đánh địch bảo vệ lực lượng, bảo vệ căn cứ. ô n g Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời đến gặp bà, trao đổi: "Ý kiến của trên muốn đưa hai cơ quan về phía Nam, chị nghĩ sao?". Bà nói: "Nếu đưa cơ quan Chính phủ Cách mạng lâm thời về phía Nam, ta sẽ mắc mưu địch. Nó đang chờ ta để tiêu diệt. Theo tôi, anh cứ tìm chỗ cho cơ quan di chuyển. Tôi sẽ chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp chiến đấu bảo vệ cơ quan đầu não của ta", ô n g Huỳnh Tấn Phát đồng ý. Thế là một không khí sôi nổi, khẩn trương diễn ra. Quân Mỹ cho quân đổ xuống Xóm Giữa, gần trường Lê Thị Riêng, máy bay B.52 liên tục thả bom. Dưới đất, chúng cho từng đoàn xe bao quanh căn cứ dày đặc, quyết tâm tiêu diệt cơ quan đầu não của kháng chiến. Bà Định cùng Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát nhận trách nhiệm dẫn cơ quan dân vận gồm gần 1.000 người lặng lẽ băng trong rừng, trong mưa. Đúng lúc đó, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa - Bộ trưởng Y tế của Chính phủ cách mạng lâm thời "nhằm" lúc nước sôi lửa bỏng ấy đau đẻ. Bà Định đã lường trước tình huống này, cắt đặt một tổ, có cả bác sĩ phẫu thuật chở xe đạp đưa nữ Bộ trưởng đi trước. Rất may, mẹ tròn con vuông. Sinh con xong, nghỉ được một lúc, Quỳnh Hoa tiếp tục hành quân. Cuộc hành quân đúng như dự kiến của bà Định. Trong lúc cơ quan di chuyển, các lực lượng vũ trang đã anh dũng chiến đấu, bẻ gãy được cuộc càn. Các mũi quân của địch sục 172 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, can người" vào khu căn cứ cách mạng bị đánh mìn, bị du kích đánh gây nhiều tổn thất, khiến chúng không dám sục sạo. Kho tàng của ta được bảo vệ,- các bệnh viện kịp thời so tán, an toàn. Đặc biệt, trường H l2 trong tay chỉ có một trung đội nhưng trong 3 ngày tiêu diệt được 3 xe tăng, 2 trực thăng Mỹ. Trong thời gian địch càn, vùng căn cứ của ta đón gần hàng ngàn đồng bào và lực lượng cơ quan, cán bộ các phân khu khác dồn về. Lò Cò là một trong những căn cứ chống càn có hiệu quả nhất, thiệt hại rất ít, bảo vệ được vùng giải phóng. Đặc biệt, hai cơ quan Chính phủ Cách mạng lâm thòi, cơ quan phụ nữ hầu như không bị thiệt hại gì. Sau này, những người có mặt trong cuộc hành quân dời căn cứ ngẫm lại, giật mình khi đưa ra câu hỏi: "Năm ấy, Trung ương Cục không có Phó tư lệnh Nguyễn Thị Định biết chớp thời cơ, dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, biết phán đoán tình hình, kiên quyết không di chuyển về phía địch đang chờ sẵn, bà cắt đặt chu đáo quân ứng chiến,... thì cơ quan Chính phủ cách mạng lâm thời sẽ ra sao?! ' Tài chỉ huy và óc phán đoán nhạy bén, tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm của bà đã góp phần xoay chuyển thế bị cô lập bao vây thành thắng, từ bị động chuyển sang phòng ngự và chủ động tấn công... Vào 22 giờ 50 phút ngấy 26/8/1992, bà Nguyễn Thị Định vĩnh viễn ra đi. Tiễn bà đi không chỉ là những bậc lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước mà còn có cả quần chúng nhân dân từ những miền đất xa xôi năm nào đã từng cưu mang, che chở bà; những người nông dân từng được bà cởi trói từ ngọn triều Đồng khởi, những cô cấp dưỡng trong rừng sâu, anh bộ đội miền Bắc có mặt ở cánh rừng miền Đông, từng được bà vá áo, được bà chia sẻ viên thuốc sốt rét, miếng sừng tê giác chống sốt; những cặp vợ chồng cán bộ Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 173

đưa con cháu đến viếng "Bà Ba" vì cuộc sống hạnh phúc của họ ngày hôm nay là do bà tác hợp, có cả những người được bà minh oan, cứu sống sinh mệnh chính trị... Khi bà ra đi, những người ở lại mới hiểu thêm những mất mát mà bà đã nếm trải. Bà đã sống một cuộc đời trọn vẹn vói non sông đất nước nhưng cuộc đời riêng của bà không trọn vẹn. Tính lại, bà được hưởng đời sống vợ chồng chưa tròn tháng. Người chồng đầu tiên của bà hi sinh ở Côn Đảo. Con trai duy nhất phải xa vòng tay mẹ, được gửi ra Bắc học nhưng sớm qua đời vì bệnh. Người chồng thứ hai của bà là Hai Trí - một cán bộ cách mạng, từng đem lòng yêu bà thời thiếu nữ. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt thời chiến tranh đã cưóp đi sức khỏe của ông. Mặc dù công tác rất bận rộn, bà vẫn rất chu đáo trách nhiệm gia đình. Sau ngày giải phóng, bà đích thân lặn lội về xã Đại Điền (Bến Tre), đón bà mẹ chồng đã hơn 70 tuổi đang sống vói hai đứa cháu nhỏ dại trong túp lều lá, bữa đói bữa no về nhà chung sống. Sau chiến tranh, bà lại nhận lấy trên đôi vai trọng trách: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Uy viên Ban chấp hành Taing ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước... Nhưng với nhân dân, bà gần gũi hơn với danh hiệu "Bao Công thời nay" mà nhân dân phong tặng... Năm 1995, một lần theo đoàn làm phim tài liệu "Nữ tướng Nguyễn Thị Định" ra tận Hải Phòng, tìm lại dấu chân "Bao Công thời nay" của bà, tôi thật sự ngỡ ngàng khi gặp lại những nhân vật đã từng được bà minh oan, phục hồi danh dự. Một trong những con người đó là Thiếu tưóng Trường Xuân. Ngày 5/7/1995,chúng tôi gặp ông trong một căn nhà nhỏ ỏ Hà Nội, lúc đó, ông Trường Xuân đã ngoài 70,cao lón, tóc 174 Tusách 'Việt Nam - đất nuùc, can người'

bạc trắng. Khi hỏi chuyện cũ, mắt ông đượm buồn, trầm ngâm nói: 'Trải qua những cay đắng khi bị bắt tù oan, sau này được minh oan, phục hồi, tôi suy ngẫm rất nhiều. Chính sự đôn hậu của chị Ba truyền cho tôi lòng bao dung. Tôi hiểu một cách biện chứng hon về trường hợp oan sai của mình. Những năm cuối thập niên 80,chuyện đổi mới còn đang rất mói mẻ. Những việc làm của tôi thời ấy cũng quá mới. Đó là việc đắp đường từ đất liền ra đảo Cát Bà, xây dựng lại sân bay Cát Bi, xây dựng các tuyến biên giới, xây dựng nhà tình nghĩa,- lo nhà cửa, đào tạo nghề nghiệp cho các gia đình của đồng chí mình... Tất cả, tôi không vay mà từ công sức, vốn liếng của những người lính cùng với sự hợp tác của người dân địa phương. Trong quá trình thực hiện những công trình lớn như thế không tránh được những sai sót. Nhưng thay vì chúng tôi cần có sự chia sẻ, hỗ trợ thì tôi nhận được bản án tuyên ngày 7/9/1987vói 6 tội danh và mức án 20 năm tù giam: Tội buôn lậu qua biên giới, tội đầu cơ, tội buôn bán hàng cấm, tội đưa hối lộ, tội cố ý làm trái pháp luật, tội tham ô. Nghe tin, chị Ba (với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) lập tức nghiên cứu hồ sơ, đi thị sát trại giam. Đó là năm 1988, chị Ba lên tận Ba Vì thăm tôi. Chị lắng nghe nỗi niềm của những người tù một cách khách quan. Rồi chị Ba khuyên tôi bình tĩnh, bởi sự thật sẽ được trả về vói sự thật. Rồi chị lặng lẽ đi gặp tất cả những nhân chứng, thu thập thông tin, chị lắng nghe dư luận quần chúng về tôi. Chị hiểu được tâm huyết, tầm nhìn chiến lược của những người khỏi xướng; hiểu nỗi gian nan, vất vả của người lính thòi bình. Có đầy đủ những chứng cứ về trường hợp bị hàm oan của tôi, chị Ba báo cáo với Hội đồng Nhà nước. Sau đó thì tôi được ra khỏi tù, được phục hồi danh dự.". Nhũng liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 175

Đầu mùa thu năm 1995, chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 37 phố Hàng Chuối. Nơi đây, bà Nguyễn TTiị Định đã sống và làm việc từ những năm sau ngày hòa bình, thống nhất đất nưóc. Trong ngôi nhà này, người kế tục sự nghiệp của bà là chị Trương Mỹ Hoa. Bên phải phòng khách, ỏ tầng dưói tòa nhà là góc trang trọng dành làm nơi tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định. Bức di ành của bà chìm khuất trong làn khói mỏng nhẹ, quấn quít. Chị Trương Mỹ Hoa lúc ấy là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghẹn ngào nhắc đến những kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Định: "Phải, căn phòng khách này tràn đầy những kỷ niệm, hơi ấm của dì Ba. Những năm tháng được làm việc bên cạnh dì Ba là những năm tháng cho tôi nhiều bài học quý giá về cuộc đời...". Đối với người kế tục, bà Nguyễn Thị Định không bao giờ đưa ra những chuẩn mực về đạo đức, tài năng; không nói những lời dạy bảo phải làm cái này, phải làm như thế kia nhưng bản thân bà, chính thái độ, cách ứng xử của bà trong cuộc sống đã là bài học lớn lao, đầy thuyết phục để những người kế tục hiểu họ cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Chị Trương Mỹ Hoa kể lại: "Ngày nhận huy chương 50 năm tuổi Đảng, dì Ba thức dậy r.ất sớm. Hôm ấy, dì không mặc quân phục mà chọn cho mình bộ quần áo dài trắng khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi thầm nghĩ: "Phải chăng đó là ý thích của dĩ. Dì chuộng sự giản dị, trong sáng, cũng như tấm lòng yêu nưóc, khao khát độc lập, mang lại sự phồn vinh cho Tổ quốc...". Tôi không sao quên được hình ảnh dì Ba trong một lần vào Nam, Hôm ấy tôi tiễn dì Ba đi. Dì Ba thức dậy rất sóm. Dì Ba bước ra xe, trên vai, một bên là bọc hài cốt của đứa con trai yêu, một bên vai là gói hài cốt của đứa con trai của một đồng chí mình. Hành lý của dì Ba vào Nam khi nghỉ 176 7ỉí sách 'Việt Nam - đất nưúc, can người' hưu chỉ có vậy. Dì Ba lặng lẽ bước ra xe trong tiết tròi buốt giá. Nước mắt tôi trào ra. Bóng dì Ba mờ dần. Cứ nhớ đến hình ảnh đó của dì Ba là lòng tôi lại quặn lên một nỗi đau...". Và bà đã ra đi thanh thản trong bộ quần áo dài trắng như trong buổi đi đón huân chương. Những tấm huy chương lấp lánh trên nền ngực áo dài trắng của bà. Bà giống như một bà tiên sau khi đã hoàn thành những sứ mệnh trần gian, chính trên đất nưóc Việt Nam này. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân xã Hát Môn, tỉnh Hà Tây bày tỏ ý nguyện được lập bàn thờ bà Nguyễn Thị Định trong đền thờ Hai Bà Trưng như một vị nhân thần mới, trên ý tưởng để "những người anh hùng lại gặp anh hùng". Trong ngôi nhà bà Nguyễn Thị Định từng sống ở đường Pasteur, chị Mẫn - từng là người thư ký riêng cũng là cháu ruột bà Nguyễn Thị Định trao cho tôi những dòng bút tích của bà. Tôi vô cùng xúc động khi cầm trên tay tờ giấy đã ố vàng, cũ kỹ ghi những dòng bút tích đầy trăn trở, tâm huyết của bà, hình như đó là thư bà gửi cho lãnh đạo một cơ quan làm nhiệm vụ chính sách: "...tác phonỹ thái độ của cán bộ số có chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm và tình thươnỷ đối với cỊuần chúng đối tượng, của guỵền rầy rà hơn là giải thích chính sách. Cách giải guyết chế độ chính sách còn máy móc, chưa vận ẩụng có tình, có lý, đồng chí chú ý giáo đục anh chị em ngành TBXH nhận thức rõ là cơ cỊuan thay mặt Đàng bộ thể hiện tình nghĩa thủy chung, uổng nước nhớ nguồn, có nhu thế mói cùng cố chỗ dựa cách mạng vững chắc, dù ké thù lắm mưu nhiều kế cũng không làm gì ta được. Khi xây dựng các ngành cơ Ợuan ta cũng phải có phương pháp luôn phài đề cao ưu điềm, nói lên yêu cầu chức năng nhiệm vụ, từ đó anh chị em liên hệ thấy chỗ nào còn thiếu sót phải khắc phục, không nên nói ai phát hiện, ai nói, ai phê phán đâm ra rắc rối thêm không sửa chữa được. Những liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 177

Đây cũnỹ là nỹhệ thuật lãnh đạo. Tôi tin rănỹ đồnỹ chí lằ nỹười tiếp thu nhạy bén tình hình mói và hay lắnỹ nghe ý kiến anh chị em cán bộ của guần chúng, tình nghĩa cũng thủy chung, đó là mặt mạnh của đồng chí, tin răng đồng chí sẽ phát huy tốt hơn để hoằn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mong đông chí luôn giữ gìn sức khỏe cho tốt, thư này vừa tình đông chí cũng là tình chị em, mong đồng chí thông càm cho". 30 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bia lưu niệm trụ sở Cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được dựng giữa cánh rừng Tây Ninh. Hàng ngàn đại biểu khắp mọi miền đất nước gặp nhau, cùng bồi hồi xúc động, như còn thấy rõ dấu chân của đồng chí Nguyễn Thị Định - Hội trưởng, vị tưóng của đội quân tóc dài, người đã sáng tạo ra chiến pháp đặc sắc "Ba mũi giáp công" đê phụ nữ miền Nam sử dụng hiệu quả nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình bóng "Dì Ba Định" dường như vẫn còn đâu đây thấm trong máu thịt của những người đang sống

Trầm Hương - Báo An ninh thế giới Nguồn; http://w w w .hoiihpn.org.vn ANH HÙNG LIỆT sĩ MẠC THỊ BƯỞI

Mạc Thị Bưởi (1927-1951) sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông ở thôn Long Động, là một thôh nghèo nhất của xã Tân Hưng (nay là Nam Tân thuộc huyện Nam Sách - Hải Dương) Thân phụ Mạc Văn Chanh mất sớm, năm chị mới 6 tuổi, chị còn mẹ là Nguyễn Thị Toàn và một em gái là Mạc Thị Thanh. Ngày cha mất vào đúng giữa vụ lúa mà nhà không có thóc, phải nộp thuế thân 3 đồng một suất, mẹ chị phải vay lãi tên Lý Trượng 10 thúng thóc, lãi mẹ đẻ lãi con... cảnh sống thật bần hàn cơ cực. Mẹ chị thương hai con côi cút đói rách, gửi con, xách nón đi làm mướn nơi xa hàng nửa tháng mới về một lần. Chị thương mẹ cũng nằng nặc đòi mẹ cho đi đỡ đần. Mẹ cõng con ra mương tát nước, theo chân mẹ đi cấy, đi gặt thuê... Trời rét căm căm, chân tím bầm cóng dại, tấm áo đụp không đủ ấm, mo cơm hẩm không đủ no, chị chẳng dám nuôi hi vọng gì mỏ mặt Năm 1941, phong trào cách mạng tiền khỏi nghĩa đã phát triển ở quê hương, gia đình chị là một trong những cơ sở cán bộ thường qua lại, ánh sáng cách mạng đã ít nhiều ảnh hưởng. Cách mạng tháng 8 thành công, chị hồ hởi náo nức, thấy rõ đời người nông dân nghèo đói được đổi đời Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 179

Năm 1946, chị tham gia đại biểu phụ nữ thôn. Năm 1947, chị được bầu vào ban chấp hành phụ nữ xã, kiêm nhiệm công tác giao thông của chi bộ và du kích, cần cù hăng hái, can đảm, nhiệm vụ nào cần đến bất kể mưa rét chị đều nỗ lực hoàn thành. Chị chưa biết chữ, đồng chí bí thư chi bộ phải buộc lạt vào từng chiếc phong thư, 1 múi gửi lên Đột Lĩnh, 2 múi gửi đi Quảng Tân, 3 múi gửi đi Trung Hà. Thấy phiền phức vì không biết chữ, chị lao vào học, học ò lớp bình dân, học ở nhà, nhờ người giảng, nhờ người viết để chị tô, có trí và kiên trì nên tiến bộ nhanh. - Năm 1948được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, chị vừa công tác vừa biết sắp xếp việc nhà; cắt cỏ, gánh phân, thả trâu, cấy gặt, bèo cám... việc nào việc nấy gọn nhanh, không lúc nào rảnh tay. - Năm 1949địch chốt thêm một bốt ở xứ Trung Hà ngay giữa xã. Thời gian này ta có phong trào rèn luyện dân quân du kích, biện pháp thường sử dụng là điều anh chị em đi quấy rối địch. Chị đang công tác bí thư phụ nữ kiêm giao thông viên cũng xin đi quấy rối bốt Trung Hà. Chị được phân công làm tổ trưởng mé Linh Khê lên, bò sát vào tận chân hàng rào. Chị phân công cho hai nam du kích không có súng lấy dây buộc chặt vào chân hàng rào rồi chọn một chỗ kín nằm giật thật mạnh, còn chị thì thỉnh thoảng bắn điểm một phát súng trường kéo sự chú ý về phía mình. Địch trúng kế chúng tưởng ta xẻ rào đê tấn công nên súng dài, súng ngắn, súng to, súng nhỏ bắn ra xối xả như đổ đạn. Thắng lợi này đánh tan tư tưởng hoài nghi khả năng chiến đấu của phụ nữ, chị cũng vững tin hơn. Sau đó, đêm đêm chị lại cùng chị em đi cắt dây điện thoại, đánh đổ cột dây điện thoại... ít lâu sau chị được giao nhiệm vụ xã đội phó. Du kích xã hoạt động mạnh, hình thức phong phú hơn, đưa người vào làm nội ứng, phối hợp với bộ 1 8 0 Ti/ sách 'Việt Nam - đất nước, can người'

đội địa phương, vạch kế hoạch phá tề, diệt được những tên phản động nhất, làm cho chúng không dám xông xáo liều lĩnh... Địch ra sức vây ráp, bắt bớ tra tấn, tù đầy, giết hại dân, tạo ra bầu không khí ngột ngạt. Đồng chí bí thư chi bộ hi sinh, tiếp đó hàng trăm cán bộ, đảng viên, thanh niên quần chúng bị địch tàn sát . .. Chị không mảy may giảm ý chí mà lòng căm thù địch càng mạnh. Chi ủy chủ trương đưa bớt số đảng viên giao thông liên lạc đảm bảo mối liên hệ và hoạt động của chi ủy với chi bộ, đảng viên và quần chúng, giữ vững đường dây liên lạc với các chi bội khác. Chị đã có nhiều mưu trí sáng tạo nên nhiều lần thoát hiểm nguy khi mang tài liệu ở huyện về hoặc vượt qua sông Kinh Thầy, vượt qua bốt Trung Hà có đến 200 lính nghĩa dũng thay phiên nhau gác. Địch bắt dân lao động phải vào làng, chị trà trộn vào cùng làm để nắm được tình hình đặt biộn pháp vận động đấu tranh. Địch vây, chị nhường hầm cho cán bộ, còn mình hóa trang làm người dân rách rưới có chửa đi qua mắt địch, chị vào ngủ ở chùa, chị lặn lội đưa cơm cháo cho cán bộ ốm nằm trong hầm. Chị xây dựng Đoàn phụ nữ cứu quốc, Hội liên hiệp phụ nữ xã, tổ chức tổ đội nữ trung kiên, hướng dẫn cách thông tin, cách chống đi phu đi lính, cách chống hãm hiếp, vận động nhân dân lập hũ gạo kháng chiến, chăm sóc bộ đội thương binh, bám đất sản xúất, lấn vành đai trắng, đi dân công phục vụ chiến dịch. Tháng 4-1951 chị đi học lớp đào tạo huyện uỷ viên. Tối 18-04-1951 chị chuẩn bị lên đường thì địch ập đến vây càn. Tên Khoả phản bội làm chỉ điểm. Chị bị bắt. Tên đồn trưởng đích thân tra tấn chị, dùng mọi cực hình khai thác chj, suốt ngày đêm chúng đánh đập, dìm nước quay điện... Chỉ nghe vèn vẹn một câu: "Chúng mày biết tao là cộng sản rồi chứ, cộng sản có bao giờ đi khai cơ sỏ". Chúng chuyển sang dụ dỗ mồi Nhũng liệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 181 chài không được lại đánh, lại giở cực hình, doạ bắn và bắn giả vờ, chị vẫn im lặng không thèm đáp. Chiều ngày 24-04-1951, một tên lính nguy cảm phục tinh thần bất khuất của chị đã lén báo cho chị biết: "địch sẽ bí mật thủ tiêu chị trong hai ngày nữa". Chị nghĩ "Nó đánh mình kiệt sức rồi, không còn đủ sức trốn ra, chịu đê nó giết âm thầm ư? Không thê được, không thê để địch thực hiện trót lọt âm mưu của nó. Những lời dặn dò của chi uỷ, chi bộ còn văng vẳng bên tai: "chiến đấu đến cùng, bảo vệ Đảng đến cùng, có chết cũng phải chết cho xứng đáng". Chị lừa bọn giặc dẫn về mò súng, để chị được nhìn lại cây đa giếng nước thân thuộc, căn nhà nơi chi bộ xưa thường họp. chúng mò mãi không thấy lại đánh đập, chị nói: "Đêm nay chúng mày giết tao, ngày mai bao nhiêu người sẽ giết chết chúng mày, chúng tao không chịu thua đâu". Biết không làm gì được, chúng lôi chảo ra, lấy dao bầu cắt tiết chị, rồi lăn xác chị xuống vệ ao. Trưóc phút chót của cuộc đòi, chị còn tìm kế chủ động tiến công kẻ thù lần cuối. Mọi âm mưu đen tối, những cực hình cùng những thủ đoạn dụ dỗ của địch không khuất phục nổi chị, ngược lại khí phách anh hùng của chị đã làm kẻ địch run sợ bàng hoàng. Tấm gương hi sinh oanh liệt của chị đã cổ vũ đồng chí, đồng bào trong xã trong huyện tiếp tục đấu tranh, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày thắng lợi Năm 1955, kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã làm lễ tuyên dương 20 anh hùng quân đội, trong đó có Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Chị được truy tặng Huân chương Quân công hạng Hai. Năm 1996 UBND xã đã xây nhà tưởng niệm chị.

Anh hùng Mạc Thị Bưởi không còn nữa. Chị đã hiến 24 182 Tú sách 'Việt Nam - đất nưúc, con n g ư ă ' tuổi hoa đầy nhựa sống và hứa hẹn cho cách mạng, giữ vẹn toàn khí tiết của một đảng viên. Theo cuốn Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi do Tỉnh hội Phụ nữ tình Hải Hưng ấn hành năm 1976

N ữ ANH HÙNG MẠC THỊ BƯỞI Người Long Động, tình Quàng Yên* Hai mươi bốn tuổi, tính hiền và ngoan, Từ ngày giặc đánh vào làng Chị đánh du kích tò gan anh hùng, Việc gì chị cũng xung phong, Khiến cho đồng đội càng hăng thêm nhiều Chiến tranh càng khó bao nhiêu Tinh thần càng vững, càng nhiều chiến công. Khi đánh giặc, khi giao thông, Tuyên truyền, tể chức, chị không ngại nề, Một hôm khai hội ra về, Chẳng may địch hắt, không hề khai ra, Chúng dùng đù cách khảo tra, Cho lính hành hạ suốt ba bốn tuần. Chím cha lũ giặc bất nhân, Chúng toan băn chị ỏ chân ngôi đình. Nghĩ rằng mình chết đã đành, Còn tài liệu Đảng, giấu guanh mái nhà. Chị bin một chuóc nghĩ ra: Xin về lấy súng đặng mà báo tin. Đến làng, gặp một người guen, Thừa cơ hội đã đưa tin rõ ràng. Rồi guay mặt lại đường hoàng, Chửi vào mặt giặc. Giặc càng chín gan. Chúng liền đạp chi ngã lăn, Đứa dao khoét vú, đứa chân giẫm đàu. Những hệt n ữ trong lịch sử Việt Nam 183

Đứa thì tay đỡ chậu thau, Đứa thì mô chị từ đầu đến chân! Chị luôn ỹiữ vững tinh thần, Hô to khẩu hiệu, chửi Ợuân bạo tàn. Vì lòng yêu nước nồng nàn, Nêu gương oanh liệt muôn ngàn đời soi.

C.B Báo N hân dân, ngày 21-4-1955. B .clà bút danh của Bác Hổ. Đây là bài thơ Bác Hồ viết về Nữ Anh hùng Mạc Thị Bưởi, đăng trong tập sách “BÁC HÓ VỚI THƯƠNG BINH VÀ GIA ĐÌNH UỆT sỉ" NXB Quân đội nhân dân, năm 1989, trang 5Ó, do Phan Đăng Thuận sưu tầm. ' Những năm đó, Nam Sách thuộc tinh Quảng Yên (Hải Dương ngày n a y) ANH HÙNG LIỆT sĩ LÊ THỊ HồNG GẤM

Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970),là anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba, sinh năm 1951,trong một gia đình nông dân lao động ỏ xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Tham gia cách mạng từ nhỏ, việc gì được giao cũng nhận và hăng hái làm tròn. Đói với đồng đội thì ơn nghĩa chí tình như đứa em gái. Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những Thủ khoa Huân, Trần Xuân Hoà đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1779. Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏi vòng vây. Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất. Vói những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1970 (18-4-1970), trên đường giao liên, chị đã bị máy bay địch bao vây phục kích, một mình Lê Thị Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 1 8 5

Hồng Gấm với khẩu súng trên tay đã tiêu diệt nhiều tên địch và bắn rơi máy bay lên thẳng của chúng. Bị thương nặng, biết không qua khỏi,Gấm đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gắng sức đập gãy nát khẩu súng để khỏi lọt vào tay địch. Lê Thị Hồngcấm đã hy sinh trong trận đánh quyết liệt ấy. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng Giải phóng Miền Nam. Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên Lê Thị Hồng Gấm. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm, tạo ra những chiến công của đơn vị. Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của Lê Thị Hồng Gấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúcNbữnỷ cánh chim Hồng Gấm; Trí Thanh vói bài Lê Thị Hồng Gấm; Trần Thụ với bài LêThị Hồng Gằm người chiến sĩ kiên cường... Xin giới thiệu bài hát của Trần Thụ;

LÊ THỊ HÒNG GẤM n g ư ờ i CHIẾN s ĩ k iê n CƯ Ờ N G Như đóa hoa thơm, như một bài ca bất diệt Lê Thị Hằng Gấm, người con gái Mỹ Tho kiên cường bất khuất Đẹp thay như đóa hoa thơm, dẹp thay nhu một bài ca bất diệt Hồng Gấm chiến sĩ Hồng Gấm người con gái anh hùng

1- Chiến đấu và lớn lên trong những ngày Đồng khỏi Nơi guê hương chìm trong máu lửa Người con gái của đồng bằng sông Cửu Long Theo bước cha anh đánh giặc giữ làng Bọn giặc đông gấp bội Chị vẫn chiến đấu kiên cường để bào vệ đồng đội 186 Tii sách ‘Việt Nam - đất nước, can nguỉá"

Tư thế tấn cônỹ, Lê Thị Hềntl Gấm anh hùnỹ tuyệt vời Đẹp như tấm guanỷ chiếu sáng tuổi xuân trên đường hành guân.

2 - Băng gua mọi hiển nguy vào bốt đồn bọn giặc đóng Như con chim chuyển tin không mỏi Hồng Gấm được mọi người hết lòng mến thương Xông ra nhân dân xây dựng phong trào Bầy trực thăng trên trời Chị bắn chúng tơi bời để hào vệ đồng đội Ghi tiếp chiến công trên trang sử mới hôm nay Nêu cao truyền thống Bà Trưng Bà Triệu Rạng rd thắm thêm mãi mãi dòng máu anh hùng Việt Nam. sức LAN TOẢ KỲ DIỆU CÙA sự CHẦN THỰC VỀ LÝ TƯỞNG VÀ TÌNH NGƯỜI (Nhân đọc "Nhật ký Đặng Thùy Trâm"]

(GD&TĐ) - Cuốn “Nhật ký Đặng Thuỳ Trăm" là một hiện tượng lạ. Lạ không chỉ 171số phận ba mươi lăm năm trôi nổi của nó, mà ẳiều lạ hơn lằ chì trong vòng một thời gian ngắn cuốn sách đã được phát hành tói 200.000 bản [cùng với cuốn "Mãi mãi tuổi hai mươi" - Nhật ký của tiệt sĩ Nguyễn Văn Thạc). Hoá ra những giá trị tinh thần, những vẻ đẹp tâm hồn, tưởng đã bị pha loãng, nhạt nhoà đi trong vòng xoáy thực tế và lắm khi thực dụng của cơ chế thị trường, lại văn được xã hội tôn vinh đến thế. Cuốn sách đã cuốn hút không chì chúng lôi, thế hệ dã từng mặc áo lính, cầm súng ra trận chiến đấui;ì độc lập tự do cùa Tổ guốc, mà diều dáng mừng han nhiều là nó đã có sức hấp dẫn lán lao dối vói thỉ hệ trẻ - những người sinh ra và lớn lên sau chiền tranh, chưa từng nếm trài trận mạc, máu và lửa, gian khổ, mất mát và hy sinh. Vậy thì do đâu mà cuốn sách lại có sức lan truyền kỳ diệu, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt như vậy? Theo chúng tôi, giá trị cơ bản và dài lâu mãi về sau của cuốn nhật ký chính là ở sự chân thực tự nhiên như cuộc sống vốn có, sự chân thực đó đã hiển hiện trong những trang nhật ký tràn 188 Ti/sách 'Việt Nam - đất nuác, con nguài'

đầy chất lý tưởng và tình người. Ngọn lửa lý tưởng rừng rực Năm 1966, sau khi tốt nghiệp đại học, Đặng Thuỳ Trâm đã xung phong vào chiến trường. Cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, chị đã chọn cho mình lý tưởng sống, chiến đấu vì Tổ quốc, tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng. Trong nhật ký của mình, không chỉ một lần chị đã nhắc đến Pa-ven Coóc-sa-ghin, đến Ruồi Trâu, những nhân vật mà chất lý tưởng luôn rừng rực trong trái tim thanh xuân của họ. Chị đã ghi trên trang đầu cuốn nhật ký của mình r.hững dòng nổi tiếng của văn hào N.A.OSTROTSKY: "...Đ ời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người". Những dòng này chắc chắn cũng có trong sổ tay của nhiều thanh niên cùng thời với Đặng Thuỳ Trâm, sống vì mọi người là quan niệm đã khắc sâu trong tâm thức của cả một thế hệ những người đi đánh Mỹ. Thế hệ ấy đã sống và hành động đúng như những gì họ đã tâm niệm. Với lý tưởng sống đã chọn, Đặng Thuỳ Trâm đã lao vào công việc với một nghị lực phi thường. Là người phụ trách bệnh xá huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi - thực chất là một bệnh xá tiền phương, chị đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh, di chuyển địa điểm đê chống càn, đi công tác xuống cơ sở... Giữa một vùng đất hẹp ngập trời bom đạn và hằn dấu giầy của những tên lính xâm lược, chị vẫn kiên cường bám trụ nhiều năm và lãnh đạo đơn vị thực hiện được nhiệm vụ cứu chữa cho thương binh và người bệnh. Khi người lính nguy làm thông dịch viên nói vói ngưòi lính tình Những Hệt nữ trong lịch sử Việt Nam 1 8 9 báo Mỹ đừng đốt cuốn nhật ký bởi bản thân cuốn nhật ký đã có lửa, phải chăng ngọn lửa ấy đã được thắp lên, cháy lên từ chất lý tưởng ngập tràn trên những trang nhật ký - những trang viết phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu của người nữ bác sĩ. Chất lý tưởng trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không chỉ cháy sáng lên một chiều, không chỉ thể hiện ra bên ngoài mà nó còn toả sáng, soi rọi một cách đa chiều vào tận những góc khuất lấp của lòng người, vào tận những trắc ân của thân phận, để từ đó làm nên những viên than hồng âm ỉ nuôi dưỡng ngọn lửa dài lâu. Điều này được thể hiện trên những trang nhật ký ghi lại những băn khoăn, trăn trở của Đặng Thuỳ Trâm khi chị chưa được kết nạp Đảng, cống hiến và đòi hỏi được ghi nhận là điều chính đáng. Người đảng viên của cái thời trận mạc mấy chục năm về trước ấy và cả bây giờ trước hết phải đồng nghĩa với NGƯỜI TÔT, NGƯỜI TỬ TÊ - đó chính là nhân lõi cơ bản tạo nên uy tín và sức sống của Đảng. Chính bởi vậy mà người ta phấn đấu vào Đảng, phấn đấu vào h)ảng đồng nghĩa vói việc rèn luyện đê trở thành người tốt, đã là người tốt rồi còn cần phải tốt hơn lên, từ đó mói có thê cống hiến, phục vụ được nhiều nhất cho dân, cho nước. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm cái tâm ở đây cần được gắn với cái tài. Sự băn khoăn, tràn trở của Đặng Thuỳ Trâm khi chưa được kết nạp Đảng càng chứng tỏ chị gắn bó biết bao với lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Tình ngưòi ấm áp Có một ngọn lửa khác không rừng rực cháy mà ấm áp, sưởi ấm lòng người, có thể cảm nhận được rất rõ ràng trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", đó là tình người. Cứ tưởng trong khung cảnh chiến tranh khốc liệt, bom đạn đầy trời, cận kề với cái chết hàng ngày, con người ta sẽ trở nên khắc 190 Tủ sách 'Việt Nam - đất ntíúc, con nguàỉ'

khổ, khô khan, và có khi còn cá nhân, vị kỷ, ích kỷ, lẩn trốn khó khăn ác liệt để lo cho bản thân mình. Nhưng ở Đặng Thuỳ Trâm thì ngược lại. Đọc những trang nhật ký của chị, xen lẫn và bao trùm những dòng chữ hừng hực chất lý tưởng là một tình ngưòi bao la, đằm thắm, sâu sắc, mang đầy vẻ nữ tính dịu dàng và vị tha. Trước hết làtì«fccàm (Ịia đình. Cái điều thiêng liêng vốn có của nhân loại ấy ở Đặng Thuỳ Trâm có một sắc thái riêng. Rời ghế nhà trường, chị tình nguyện vào chiến trường, mặc dù chị không thuộc diện phải đi B và có thể được nhận vào làm việc ở một bệnh viện hoặc một trường đại học ở Thủ đô. Vô cùng yêu thưong gắn bó với gia đình nhưng chị vẫn quyết tâm ra đi vì một tình yêu lớn lao hơn: Đó là tình yêu đất nước. Trong những trang nhật ký của chị ghi ở chiến trường, nhiều lần chị đã nhắc đến ba má, đến các em với một nỗi nhớ thương cồn cào, da diết. Và chị đã mơ ước về cảnh sum họp của gia đình: "ước gì có cánh bay về căn nhà xinh đẹp ỏ phố Lò Đúc để cùng ba má và các em ăn một bữa cơm rau muống và nằm trong tấm chăn bông ấm áp ngủ một giấc ngon lành", ư ớc mơ giản dị ấy đâu dễ gì được thực hiện trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Chị mơ ưóc vậy và vẫn không rời đội ngũ, vẫn kiên cường bám trụ nơi tuyến lửa cho đến khi ngã xuống ở tuổi 27, dâng hiến tuổi xuân cho tình yêu lớn của đời mình. Viết đến đây, tôi chợt hiểu vì sao mẹ chị đã không dám đọc cuốn nhật ký của con gái mình viết cách đây35 năm lần thứ hai.cầu cho trái tim của người mẹ đau khổ ấy được bình yên. Một tình cảm khác cũng được Đặng Thuỳ Trâm nói đến nhiều trong những trang nhật ký của mình, đó tình là yêu. Chị đã có một mối tình thời chiến sâu sắc vì kéo dài qua nhiều năm tháng, một mối tình trắc trở mang lại cho chị nhiều khổ đau. Chị và anh yêu nhau. Anh vào chiến trường trưóc chị một Những hệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 191

thời gian. Họ cùng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên một vùng đất chiến tranh ác liệt và đầy gian khổ. Không hiểu sao anh chị lại không gắn bó được vói nhau. Chỉ biết trái tim con gái trong trắng của chị đã bị tổn thương. Trong nhật ký của mình, chị đã nhiều lần nhắc đến anh vói những lời trách móc, nhiều lần nhắc đến tình yêu của mình với những lời xót xa thấm đầy nước mắt. Nhưng không như một kẻ tầm thường, chưa một lần chị thê hiện thái độ thù hận đối với anh. Và cũng có khi chị viết về anh với những lời cảm thông và sự quan tâm. Trái tim của chị thật nhân hậu và bao dung biết bao. Và hơn thế nữa, trái tim ấy dù đa cảm nhưng không yếu hèn, chị không bị đau khổ trong tình yêu làm gục ngã mà vẫn đứng vững trên vị trí công tác của mình. Tôi cứ hình dung vào những năm tháng này, khi mà cuộc chiến tranh đã lùi rất xa, thi thoảng vào những buổi chiều tà, vẫn có một ngưòi đàn ông đến thắp hương trên mộ chị. Có lẽ đó là anh M - người tình năm xưa của chị. Anh đến đó, sau bao trải nghiệm được mất của đời người, đê xót xa, ân hận và tiếc nuối. Một mạch tình cảm nữa cũng dâng tràn trong những trang nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm: Đó\ktình bạn. Chị cũng có những tình bạn đẹp với những người bạn gái. Nhưng ò đây, tôi muốn đề cập tình cảm của chị với những người bạn mm, những người bạn khác giới của chị. Chị có người anh kết nghĩa và có nhiều người em kết nghĩa. Họ là những người bạn và cũng là những người đồng đội của chị. Chị nhớ đến họ trên nhiều trang nhật ký, chị tìm các cách để quan tâm đến họ một cách cụ thể, chị lo lắng dõi theo bước chân của họ trên những nẻo đường đầy bom đạn và bóng thù rình rập, và chị bàng hoàng nhỏ những giọt nước mắt mặn mòi xót thương khi có ai trong số những người bạn ấy hy sinh... Các bạn và tôi, chúng ta tin hay không rằng trên cõi đời này có tình bạn vô tư, trong sáng giữa những người khác 192 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' giới. Những người bạn khác giới ấy, họ suy nghĩ về nhau, nhớ nhung nhau có khi đến da diết, quan tâm đến nhau một cách vô tư như ngưòi thân trong gia đình, nhưng tất cả chỉ đúng nghĩa là tình bạn. Quan hệ giữa họ không hề bị vẩn đục bởi những gì không trong sáng. Chúng ta có thể khẳng định có tình bạn giữa những người khác giới như thế khi đọc nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Tmh bạn của Đặng Thuỳ Trâm vói người anh cũng như những người em trai kết nghĩa của chị là tình cảm trong sáng đến thuần khiết. Những tình cảm như thế làm cho cuộc đời này đẹp lên biết bao nhiêu, giúp con người gần gũi nhau, nâng con người lên, hưóng họ vươn tới những gì cao thượng. Xét về mặt cung bậc tình cảm, cũng có thê nói về một dạng thức tình cảm nữa toả ra từ "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", đó ìầtình đèn/) đội, dù rằng ở trên đã đề cập, tình bạn của Đặng Thuỳ Trâm đã bao hàm trong đó tình đồng đội của chị rồi. Tmh đồng đội của Đặng Thuỳ Trâm thể hiện rất rõ nét trong việc chị cứu chữa cho thương binh, chăm sóc thương binh. Chị tự dày vò bản thân khi có một ca thương binh nặng mà với khả năng và điều kiện của một bệnh xá tiền phương không thể cứu chữa nổi. Là người phụ trách bệnh xá nhưng chị vẫn tự tay giặt giũ, chăm sóc cho thương binh... Và biểu hiện cao nhất của Đặng Thuỳ Trâm về tình đồng đội là chị đã xả thân, chấp nhận hi sinh khi nổ súng vào kẻ thù đê bảo vệ đồng đội của mình. Cuối cùng, thấp .thoáng trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" có một tình yêu rộng lón hơn, một tình người gắn liền với lý tưởng sống, lẽ sống của cuộc đời chị, đó là t ì n / ĩ c ả m với nhân dân, tình nghĩa với đồng bào. Điều này chúng ta có thê đọc thấy ỏ những trang nhật ký viết về khi chị đi xuống cơ sở hoặc khi chị mơ ước về một cuộc sống hoà bình cho người dân khi chiến tranh kết thúc. Những liệt nữ trang lịch sử Việt Nam 193

Cũng cần nói thêm rằng trong nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm cũng có những trang chị viết về nỗi buồn, về nỗi cô đơn cua bản thân, những gì mà vào thời của chị, người ta thường tránh né bỏi cho rằng đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, của lối sống tiểu tư sản. Đúng là trong hoàn cảnh chiến tranh, khó có thê chấp nhận những tình cảm uỷ mị, những tình cảm có thể làm giảm ý chí, tinh thần của người ra trận. Còn xét về bản chất, chủ nghĩa xã hội đâu có phủ nhận cái tôi cá nhân của con ngưòi. Những trang nhật ký mà Đặng THhuỳ Trâm viết về nỗi buồn, nỗi cô đơn của mình càng làm tăng thêm giá trị chân thực của tổng thể cuốn nhật ký. Đặng Thuỳ Trâm là một con người, lại là một người con gái giàu tình cảm, những vui buồn của chị là lẽ đương nhiên. Hiểu được nỗi buồn, nỗi cô đơn của chị, chúng ta càng thêm trân trọng ý chí, nghị lực vươn lên, trước hết tự thắng mình để cống hiến cho đời của chị.

Thay lòi kết Gấp cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" lại, trong những cảm xúc và ấn tượng bộn bề mà cuốn sách mang lại, trong tôi bỗng trỗi dậy những ký ức về chiến tranh. Những đêm hành quân đi dưới mưa chập chờn giấc ngủ. Trận bom thù dội xuống giữa đội hình hành quân khi đơn vị đi qua một đường ngầm ở biên giói. Những bãi bom B52 ngổn ngang cây cành cháy đen nghi ngút khói. Người đồng đội nằm đó trong rừng chiều, thân hình đầm đìa máu, thế mà buổi sáng hôm đó anh còn say sưa nói với tôi về mơ ưóc trỏ thành nhà giáo sau khi chiến tranh kết thúc... Chiến tranh xâm lược đồng nghĩa với tội ác, huỷ diệt và tang tóc. Chính bởi cuộc chiến tranh xâm lứợc của giặc Mỹ mà Đặng Thuỳ Trâm và biết bao ngưòi con ưu tú của đất Việt đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi thanh xuân. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối vói những người đã ngã xuống vì cuộc sống thanh bình hôm nay. Cuốn nhật ký của Đặng 194 Tủ sách 'Việt Nam - đẩt nước, con nguài'

Thuỳ Trâm đã góp thêm một tiếng nói chống chiến tranh mạnh mẽ. Nhưng giá trị của cuốn sách không chỉ dừng ở đó. Chúng ta nhìn lại quá khử đê hướng tới tương lai, để rút ra bài học hữu ích cho hôm nay và mai sau. Thời nào cũng vậy, con ngưòi đều cần có ước mơ, hoài bão, lý tưởng để định hưóng và và thắp lên ngọn lửa bên trong thôi thúc hành động. Nếu không có hướng đích đúng đắn, người ta có thể sa vào con đường lầm lạc. Và ở đâu cũng vậy, con người cũng cần có tình yêu thương. Tinh yêu thương giữa con người với con người là những giá trị vĩnh hằng. "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" chính là một cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc những giá trị như vậy. Sự chân thực của cuốn nhật ký, nhân cách sáng ngời của Đặng Thuỳ Trâm, chất lý tưởng, tình người và ngọn lửa nhiệt tình sống không bao giò tắt toả ra từ những trang nhật ký đã có sức cuốn hút và lan truyền kỳ diệu đối vói những thế hệ bạn đọc hôm nay, và sẽ còn làm xúc động và thắp lên ngọn lửa trong trái tim của những thế hệ bạn đọc mai sau, là bạn đồng hành của họ trên con đường đi tới chân lý, cái thiện và cái đẹp, giúp cho họ hành động đúng vì đất nước mình và đồng loại. TS. Nguyễn Danh Bình Nguồn: http://www.ẹdtd.vn Những Hệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 195

10 ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG ở NGÃ BA ĐÒNG LỘC

Những lời ca giản dị của nhạc phẩm "Như 10 đóa hóa thơm" (nhạc Quỳnh Hợp - thơ Mai Hữu Phước) đưa người nghe về Ngã ba Đồng Lộc - nơi 10 cô gái kiên trung năm nào đã dâng tặng tuổi thanh xuân cho đất nước. Ai về thăm ảòn() sônỹỈM Ai cỊua nỹã ba Đềnỷ Lộc. Nỹhe chuyện mười o con Ịjái Cuộc đời đã hóabài ca ... Một chiều cách đây hơn 44năm, chiều ngày 24/7/1968, mười trái tim ngừng đập trong một căn hầm tại Ngã ba Đồng Lộc vì một quả bom định mệnh do chiến tranh gieo rắc. Các chị đã ra đi không một lời nhắn gửi, chưa kịp gọi tên người thân, người yêu, chưa kịp về lại bến sông quê gội tóc hương bồ kết. Các chị đã ra đi. Thời gian cứ cuồn cuộn trôi. Mãi mãi đôi mươi, mười tám Đẹp như í0 đóa hoa thơm Chiến tranh nồnỹ mùi thuốc súnỹ Mo chùm bồ kết thơm hươnỷ. 44 lần giỗ chung cho các chị. 44 lần thêm tuổi mà các chị chưa thêm tuổi cho mình. Cuộc đời các chị mãi mãi hóa bài ca, mãi mãi đôi mươi, mười tám theo cách suy nghĩ không riêng gì của nhà thơ Mai Hữu Phước. Anh đã nói hộ lời của chúng ta. Đó chính là tấm lòng tri ân sâu sắc vói người đã khuất, vói những đóa hoa thơm, đóa hoa vô thường trong thơ anh. Một chuyến hành hương trỏ về bên dòng sông La, về với 196 Tú sách "Việt Nam - đất nước, con người'

Ngã ba Đồng Lộc, trước anh linh của các Liệt nữ, nhà thơ Mai Hữu Phước đã lặng lẽ thắp nén nhang lên 10 phần mộ mà hồi tưởng Chiến tranh nềnỹ mùi thuốc súntỊ đã từng đến nơi này vô cùng khốc liệt. Trong chiến tranh chống Mỹ, Ngã ba Đồng Lộc là huyết mạch giao thông nối liền chiến trường miền Nam và hậu phương lớn miền Bắc nằm ở địa bàn xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi ngày đi qua, trái tim Đồng Lộc hứng chịu 1.863 lần máy bay Mỹ ném bom với 42.990 quả. Trung bình mỗi tháng bị đánh phá 25 ngày, mỗi mét vuông đất ở đây phải chịu 3 quả bom lớn. Bom Mỹ đã cày nát từng mét vuông đất ở nơi này nhằm xoá đi cả sự sống của cỏ cây chứ nói gì đến hoạt động sống của con người. Nhà thơ Mai Hữu Phước đã có dịp viếng hương Nghĩa trang Trường Sơn. Trước hàng nghìn ngôi mộ của những con người đã làm nên dáng hình đất nước, anh đã khóc thầm. Còn ở Nghĩa trang Đồng Lộc, trưóc một chứng tích tội ác của chiến tranh vẫn còn. Đó là hố bom sâu hoắm, chân anh chùng lại bên miệng hố bom. Anh như sợ dẫm phải lên từng bụi cây, cỏ dại kia. Anh nghĩ đó là một phần thân xác trinh nguyên của các chị đã tan vào đất, đã hóa thân vào cây cỏ xanh tươi. ở cái tuổi mười tám đôi mươi của các chị, tình yêu là một câu chuyện bình thường. Nhưng ngày ấy, tình cảm đặc biệt thiêng liêng đó mang hơi thở chung - tình cảm tập thể của tiểu đội. Riêng tư, vui buồn các chị đều san sẻ cho nhau. Những cánh thư viết vội của những người lính đi qua Ngã ba Đồng Lộc gửi từ chiến trường miền Nam ra không còn là nỗi vấn vương, khắc khoải của riêng ai. Những cánh thư ấy là một Những liệt n ữ trong lịch sứ Việt Nam 197 phần tài sản tinh thần cho tiểu đội nữ thanh niên phá bom, san đường, đưa và đón những chuyến xe qua trạm an toàn. Tmh yêu của các chị gửi vào tình yêu đất nưóc bằng những công việc khẩn trương, khó nhọc và có thê hy sinh bất cứ lúc nào trên tuyến đường máu lửa đi qua Ngã ba Đồng Lộc: Cố O ẳêm về nhó mẹ RìêncỊ tư chưa hề vương vắn Bám đường, phá bom thông tuỵến Nồi liền hậu cứ - tiền phương... Chiến tranh đã lùi sâu dần vào quá khứ. Chính cái nơi ngày xưa kẻ thù rải bom loang lổ, tận diệt sự sống con người, cỏ cây bây gìờ đã hồi sinh. Nhưng mất mát, tang thương mãi còn đó. Mười phần mộ. Mười cuộc đời trinh nguyên không nguyên vẹn thân xác bên hố bom kia trong nghĩa trang mang tên chung: Nghĩa trang 10 cô gái Đồng Lộc là minh chứng cho tội ác của giặc ngoại xâm. Kẻ thù đã tìm mọi cách tước đoạt quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Những sự hi sinh thầm lặng của các chị là đê giành lại những quyền cơ bản thiêng liêng ấy, trong đó quyền được tắm hương bồ kết trong những đêm trăng thanh bình. Các chị đã dâng hiến cuộc đời cho quê hương, đất nước để thực hiện ước mơ nho nhỏ ấy thôi. Hình ảnh hai cây bồ kết xanh tươi, thủy chung với nắng mưa được đưa về trồng mấy năm gần đây là tình cảm tri ân của thế hệ hôm nay dành riêng cho các chị. Sự hy sinh của các chị đã để lại sự bình yên. Không chỉ có thế, nơi các chị ngã xuống - Ngã ba Đồng Lộc trở thành Ngã ba huyền thoại dù Ngã ba ấy không nối với phố thị, không nối vói đại dương mà nối với những Ngã ba yêu 198 Tiýsách 'Việt Nam - đất nước, con ngưàỉ' chuộng hoà bình trên thế giỏi. Các chị mãi mãi là 10 đóa hoa thơm, bất tử vói thời gian, 'Tỏa hương dâng tặng cho đời". , Khu du tích Ngã ba Đồng Lộc ngày nay đã được tôn tạo, trở thành một không gian tưởng niệm thiêng liêng. Những hố bom năm xưa vẫn còn đây, bất tử như chính tinh thần quả cảm và kiên cường của các chị. Trong tiếng chuông ngân vang mỗi sóm chiều linh liêng và thành kính, cứ ngỡ như tiếng hát, tiếng cười trong trẻo của các thiếu nữ ấy năm xưa... Các chị đã hòa vào lòng đất, góp phần tô đẹp bản hùng ca chiến đấu anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam. Mưòio xuntỊ phong năm ấy Hòa vào cây cò xanh tươi Nỏ mười đóa hoa thơm ngát Tỏa hương dâng tặng cho đời Như 10 đóa hoa thơm - Một bài ca về những con người bất tử đã cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đẹp đẽ và tự hào biết bao khiến người nghe rưng rưng, nghẹn ngào. Lê Văn Nho (Bài viết có tham khảo tư liệu về Ngã Ba Đồng Lộc trên internet) MỤC LỊIC

Nữ vương đầu tiên trong lịch sử...... 7 Nữ Kiều tướng quân - kiêu hùng trẻ tuổi...... 19 Công chúa bị xẻo má vi khuyên chồng không làm phản 36 Ỷ Lan - vị Nguyên phi có tài trị nước, an dân...... 41 An Tư Công chúa - mỹ nhân kế ...... 4 4 Huyền Trân - Công chúa đầu tiên mở nước về phương Nam ...... 4 9 Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu...... 6 4 Công nữ Ngọc Vạn với sự nghiệp mở đất phương Nam của chúa Nguyễn... 72 C ô n g nư ơng N g ọ c K h o a ...... 8 6 Bùi Thị X u â n - nữ tư ớ n g lừng danh ...... 9 3 Bà Ba Đặng Thị Nhu...... 1 1 0 N ữ ch iến sĩ cộ n g sản đầu t i ê n ...... 115 Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam...... 1 2 0 Nữ đại tá tình báo giỏi nhất...... 122 A nh hùng L ự c lư ợn g vũ tran g H oàn g N g â n ...... 135 Nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang trẻ nhât...... 1 3 9 Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ X...... X 1 47 A nh hùng liệt sĩ M ạc Thị B ư ở i ...... 1 78 Anh hùng liệt sĩ Lê Thị Hồng G ấm...... 1 84 Sức lan toả kỳ diệu của sự chân thực vê lý tưởng và tình người ...... 1 87 10 đoá hoa vô thường ở Ngã ba Đồng Lộc...... 195 NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG 1 7 5 -Giảng V õ -H à Nội Tel: (043). 8515380; 73Ó7087 - Fax: (043). 8515381

Email: [email protected]

MHỮNG LIỆT Nữ TRONG LỊCHs ửV IỆ T N A M NHÓM TRÍ THÚC VIỆT biên soạn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

LÊ HUY HOÀ

Biên tập: PHUƠNG LAN

Trình bày: CTY TRÍ THÚC VIỆT

Vẽ bìa: HẢI NAM

Sửa bản in: THÁI TUẤN

In 2.000 cuốn khổ 13x20,5 cm, tại Trung tâm Công nghệ In Khảo sát và Xây dựng Số đăng ký KHXB số 233-2013/CXB/l 9-21/LĐ Quyết định xuất bản số: 37/QĐCN-LĐ ngày 01/3/2013 In xong và nộp lun chiểu năm 2013 Di sảỉi thế giới ở Việt Nam 100 kỳ quan thiên nhiên Vệt Nam Các di tích Lịch sử - Văn hoá - Tín ngưỡng nổi tiếng ở Việt Nam Những nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Vệt Nam Các bậc vĩ nhân lập quốc trong lịch sử Vệt Nam Những Liệt nữ trong lịch sử Vệt Nam Các Đại công thần trong lịch sử Vệt Nam Những danh tướng trong lịch sử Vệt Nam Những bậc hiền nhân trong lịch sử Vệt Nam Các bậc văn nhân trong lịch sử Vệt Nam

CŨNG TY CP SACH TBi 110; VỆT - NHÀ SÂCH ĐỐNG ĐA 8936046 619963 Nhà 6/1 Phạm VSn B ín g - Mal Dlch - c ỉu G líy - HN DT: 04. 37921346'04. 66830875 • Email: sachthtlúvMegmall.com Giá:52.000đ