i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BỘ NÔNG NGHIỆP ------VÀ PTNT ----- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------

TRỊNH VĂN THÔNG

TRẦN THỊ VIÊN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG TẠI

KHU VỰC RỪNG TRỒNG THUỘC DỰ ÁN KFW4 NGHIÊN CỨUHUYỆN ẢNH THẠCH HƢỞNG THÀNH, CỦA BIẾN TỈNH ĐỔI THANH KHÍ HẬU HÓA ĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở TÂY BẮC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ : 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BẾ MINH CHÂU

Hà Nội, 2017

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------

TRỊNH VĂN THÔNG Hà Nội, 2013

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG TẠI KHU VỰC RỪNG TRỒNG THUỘC DỰ ÁN KFW4 HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ

Hà Nội, 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực, chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những ý tƣởng khoa học đƣợc tổng hợp từ công trình nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Học viên

Trịnh Văn Thông

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của các cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Nhã – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã hƣớng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác cán bộ xã Thạch Cẩm, các anh, chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Phòng Đào tạo sau đại học – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Học Viên

Trịnh Văn Thông

iii

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...... i LỜI CẢM ƠN ...... ii MỤC LỤC ...... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ...... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ...... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 3 1.1. Tổng quan về quản lý côn trùng trên thế giới ...... 3 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc...... 5 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 9 2.1. Đặc điểm tự nhiên ...... 9 2.1.1. Vị trí địa lý ...... 9 2.1.2. Địa hình, địa thế ...... 9 2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ...... 11 2.1.4. Đất đai, thổ nhƣỡng ...... 12 2.1.5. Tài nguyên rừng ...... 13 2.2. Về xã hội ...... 15 2.2.1. Dân số ...... 15 2.2.2. Lao động, việc làm, mức sống dân cƣ ...... 15 2.2.3. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ...... 16 2.2.4. Cơ sở hạ tầng ...... 16 Chƣơng 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...... 20

iv

3.1.1. Mục tiêu chung: ...... 20 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ...... 20 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...... 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ...... 20 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...... 21 3.4.1. Các vấn đề chung ...... 21 3.4.2. Phƣơng pháp kế thừa ...... 22 3.4.3. Phƣơng pháp điều tra côn trùng ...... 24 3.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài chủ yếu ...... 29 3.4.5. Phƣơng pháp phân tích thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng .. 29 Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...... 31 4.1. Hiện trạng tài nguyên côn trùng trong khu vực nghiên cứu ...... 31 4.1.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ...... 31 4.1.2. Tần suất bắt gặp các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ...... 33 4.1.3. Các loài côn trùng chủ yếu của khu vực nghiên cứu ...... 34 4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu ...... 37 4.2.1. Phân bố của côn trùng trong khu vực nghiên cứu...... 37 4.2.2. Vai trò của côn trùng ...... 40 4.3. Đặc điểm của các loài côn trùng chủ yếu...... 41 4.3.1. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu ...... 41 4.3.2. Đặc điểm của một số loại sâu hại chủ yếu: ...... 43 4.3.3. Các loài côn trùng thiên địch ...... 53 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu ...... 62 4.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu ...... 62 4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng rừng ...... 63 4.4.3. Các giải pháp cần thực hiện trong khu vực nghiên cứu ...... 66

v

Chƣơng 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...... 69 5.1. Kết luận ...... 69 5.2. Tồn tại ...... 70 5.3. Kiến nghị ...... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa 1 BVR Bảo vệ rừng 2 IPM Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp 3 KfW Ngân hàng tái thiết Đức 4 PCCR Phòng chống cháy rừng 5 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng Dự án KfW4 theo đơn vị xã ...... 14 Bảng 2.2. Thống kê diện tích rừng trồng theo loài cây ...... 14 Bảng 3.1. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn ...... 25 Bảng 4.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực rừng trồng ...... 31 dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành ...... 31 Bảng 4.2. Tỷ lệ % bắt gặp của các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ..... 33 Bảng 4.3. Danh sách các loài côn trùng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu .. 34 Bảng 4.4. Thống kê số loài theo vị trí có độ cao khác nhau ...... 38 Bảng 4.5. Phân bố của các loài côn trùng theo các sinh cảnh ...... 39 Bảng 4.6. Số liệu thống kê về ảnh hƣởng của côn trùng ...... 41 Bảng 4.7. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu ...... 42 Bảng 4.8. Tình hình phát sinh của Sâu đo ăn lá Lim trong khu vực nghiên cứu ...... 45 Bảng 4.9. Côn trùng thiên địch của khu vực nghiên cứu ...... 54 Bảng 4.10 Những loài thiên địch đã đƣợc quan sát trong khu vực nghiên cứu .... 58

DANH MỤC CÁC BIỂU

Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra nhanh côn trùng rừng trồng ...... 26

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu ...... 22 Hình 4.1. Biểu đồ thành phần côn trùng khu vực nghiên cứu ...... 32 Hình 4.2. Phân bố của các loài côn trùng theo sinh cảnh ...... 39 Hình 4.3. Sâu đo ăn lá lim ...... 44 Hình 4.4. Sâu róm thông (Nguồn Báo Hà Tĩnh) ...... 50 Hình 4.5.1. Trƣởng thành đực ...... 51 Hình 4.5.2. Trƣởng thành cái ...... 51 Hình 4.5.3. Trứng ...... 52 Hình 4.5.4. Sâu non ...... 52 Hình 4.5.5. Nhộng ...... 52 Hình 4.6. Bọ rùa vàng 18 chấm đen ...... 60 Hình 4.7. Bọ ngựa xám nhỏ ...... 60 Hình 4.8. Bọ ngựa cổ bành ...... 60 Hình 4.9. Bọ ngựa xanh thông thƣờng ...... 60 Hình 4.10. Ong Vò vẽ ...... 61 Hình 4.11. Nhện ...... 61 Hình 4.12. Kiến vống ...... 61 Hình 4.13. Kiến đen ...... 61

1

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2015, tổng diện tích có rừng của nƣớc ta là 14,062 triệu ha; trong đó rừng tự nhiên 10,176 triệu ha, rừng trồng 3,886 triệu ha, độ che phủ rừng đạt 42,5%. Để có đƣợc diện tích rừng trồng nhƣ trên có sự đóng góp của nhiều dự án phục hồi rừng đã và đang đƣợc thực hiện trong vài thập kỷ qua với nguồn vốn của Chính phủ và các nhà tài trợ Quốc tế nhƣ: dự án 327, dự án 661, dự án PAM (Chƣơng trình lƣơng thực thế giới), dự án ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), dự án WB (Ngân hàng thế giới), dự án GEF (Quỹ môi trƣờng toàn cầu), dự án JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), dự án KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức)…. Một trong những dự án đƣợc đánh giá là có hiệu quả và đƣợc công nhận rộng rãi trong ngành lâm nghiệp Việt Nam đó là các dự án KfW. Hiệu quả đầu tƣ của các dự án KfW rất cao, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống đối với đồng bào dân tộc ít ngƣời ở vùng sâu vùng xa, dự án đã góp phần hạn chế sự đe dọa tới môi trƣờng sinh thái, góp phần nâng cao dân trí, giúp cho ngƣời dân có cách nhìn mới về sản xuất lâm nghiệp bền vững. Bên cạnh các dự án khác của ngành, các dự án KfW lâm nghiệp đã góp phần vào thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng nhƣ chƣơng trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các nhà tài trợ. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển rừng đã nêu trong “Chiến lƣợc phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020”. Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đƣợc đánh giá là huyện thực hiện dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An” gọi tắt là KfW4 do Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ không hoàn lại đạt hiệu quả cao.

2

Dự án đƣợc triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2003 và có 09 xã đƣợc lựa chọn tham gia đó là: xã Thạch Cẩm, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Yên, Thành Công, Thành Trực, Thành Tân và xã Thành Vân. Mục tiêu của dự án: Góp phần vào chƣơng trình trồng rừng và bảo vệ đất đai thông qua việc giúp ngƣời nông dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo bền vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trong vùng dự án. Hiện tại các nội dung của dự án đã cơ bản hoàn thành nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích, tạo cây con, trồng và xúc tiến tái sinh tự nhiên, xây dựng hệ thống đƣờng tuần tra. Hầu hết các giải pháp này đều rất chú trọng tới khâu kỹ thuật lâm sinh. Đƣơng nhiên để thực hiện đƣợc mục tiêu của dự án không thể chỉ chú ý tới mặt kỹ thuật mà cần tạo ra môi trƣờng thuận lợi để rừng có thể phát triển bền vững. Côn trùng là một thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh thái rừng với các mặt tích cực nhƣ góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây, cung cấp dinh dƣỡng cho các loài động, thực vật, thúc đẩy tuần hoàn vật chất, kìm hãm các sinh vật gây hại, góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực khi chúng có cơ hội phá hại, nhất là khi cây đƣợc tái sinh nhân tạo hoặc phải sống trong một môi trƣờng đặc biệt sau khi rừng đƣợc xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ tỉa thƣa, luỗng phát, trồng xen.... Chính vì vậy nên quản lý tốt các loài côn trùng sẽ góp phần tích cực vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về côn trùng trên diện tích rừng của dự án KfW nói chung và dự án KfW4 huyện Thạch Thành nói riêng còn rất hạn chế. Để có thể đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng rừng dự án KfW4, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KfW4 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.

3

Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về quản lý côn trùng trên thế giới Trên thế giới những nghiên cứu về sâu bệnh hại nói chung, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng rất phong phú. Đó là các nghiên cứu cơ bản về sinh học, sinh thái học của các loài sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ trong đó có những nghiên cứu về côn trùng có ích, nấm có ích, biện pháp sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích theo hƣớng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Theo Wilson (1988), tổng số các loài sinh vật đã đƣợc biết trên trái đất là 1.413.000 loài. Trong đó, côn trùng có 751.000 loài, chiếm 53,15%. Ngƣời ta dự đoán còn khoảng 3 - 4 triệu loài hoặc hơn nữa chƣa đựơc con ngƣời biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng sống ở vùng nhiệt đới (Whitmore, 1990). Ngƣời ta dự đoán số loài côn trùng chƣa đƣợc biết đến trong rừng nhiệt đới ƣớc tính từ 5 - 30 triệu (May, 1992); con số 10 triệu có thể coi là tạm chấp nhận và đƣợc sử dụng trong tài liệu hiện nay, và nếu con số 10 triệu là chính xác thì điều đó có nghĩa là số lƣợng côn trùng tìm thấy tại các vùng nhiệt đới chiếm đến trên 90% số loài sinh vật trên trái đất. Khi đánh giá vai trò của côn trùng đều có 2 mặt cơ bản, mặt tích cực và mặt tiêu cực, vai trò tích cực của côn trùng có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp và ngay cả mức độ rộng hẹp cũng có biên độ rất khác nhau tuỳ theo quan niệm của con ngƣời.Về việc quản lý sâu bệnh hại, từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay có nhiều nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong lĩnh vực này có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Các tác giả Watson, More (1975) trong “Sổ tay chỉ dẫn về thực tiễn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM)” đã đƣa ra hƣớng dẫn sử dụng kỹ thuật sẫn có để hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế cho hệ sinh thái nông nghiệp. Năm 1984, Neisses, Garner, Havey đã thảo luận về việc ứng dụng phƣơng pháp phòng

4 trừ sâu bệnh hại tổng hợp trong kinh doanh lâm nghiệp ở Mỹ. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa các loài sâu bệnh hại (chủ yếu là sâu hại) và các loài cỏ dại có thể là nhân tố có tác dụng trong việc quản lý sâu bệnh hại. Ravlin, Haynes 1987 đã sử dụng phƣơng pháp mô phỏng trong quản lý côn trùng ký sinh phục vụ phòng trừ sâu hại họ Ngài khô lá. Mô hình mà họ sử dụng là sự phối hợp giữa số liệu điều tra ngoài thực địa về mật độ sâu hại, xu hƣớng phát triển của quần thể, mức độ ký sinh và nhiệt độ. Đây là phƣơng pháp sử dụng thiên địch để diệt trừ sâu hại nên không có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đơn độc một phƣơng pháp này thì không mang tính tổng hợp và hiệu quả thì rất ngắn. Các nghiên cứu đáng chú ý về côn trùng trong khu vực là các công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Năm 1987, Thái Bàng Hoa và Cao Thu Lâm đã công bố công trình phân loài côn trùng rừng Vân Nam. Tài liệu tham khảo quan trọng để phân loại các loài bƣớm ngày là sách chuyên khảo của Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân (1997) [69]. Các nghiên cứu cơ bản về hình thái, tập tính của các loài sâu hại cây lâm nghiệp có thể tìm thấy trong tài liệu “Côn trùng rừng”, Lý Thành Đức, 2006 [71], của các loài côn trùng thiên địch trong “Sách bằng hình ảnh côn trùng thiên địch” [75], Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003), “Bọ rùa Vân Nam” [80]. Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain đã có những chuyên đề và chƣơng trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng. Thông qua các chƣơng trình, từng bƣớc hoàn thiện IPM. Các chƣơng trình đã gắn sự hiểu biết về môi trƣờng với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính để IPM giải quyết những vấn đề tồn tại và đƣa ra quyết định thực hiện phù hợp với việc quản lý sâu hại lâm nghiệp và có thể cho cả nông nghiệp. Năm 1991, Goyer trong “Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho loài sâu ăn lá thuộc miền Nam nước Mỹ” cho rằng: Điều tra thƣờng xuyên thực trạng

5 sâu ăn lá rừng là rất quan trọng cho chiến lƣợc sử dụng IPM. Ông chỉ ra việc sử dụng Pheromone để bẫy bắt mẫu vật để từ đó tính ra mật độ loài là rất quan trọng, ông cũng đã phê phán việc sử dụng thuốc hoá học truyền thống đã gây ảnh hƣởng lớn đến kinh tế và môi trƣờng, đồng thời làm giảm ĐDSH của hệ động vật rừng. Raske, Wickman trong “Hướng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp ở rừng rụng lá” đã khẳng định: - Hiện nay IPM ở các nƣớc khác nhau là khác nhau với từng vật gây hại cụ thể. - Sự đóng góp của IPM có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tế. - Các vấn đề kinh tế, xã hội (bao gồm cả chiến lƣợc của các chính phủ) là rất quan trọng đối với IPM. Năm 1994, Evans, Fielding trong chƣơng trình phòng chống loài Dendrotonus micans hại vỏ cây Vân sam ở Anh đã nêu lên cơ sở của việc phòng chống loài sâu này đó là sự phối hợp các biện pháp quản lý rừng nhƣ chặt vệ sinh rừng, vận chuyển nhanh sản phẩm khai thác và phƣơng pháp sinh học nhƣ sử dụng hổ trùng ăn thịt Rhizophogus nhập nội, chăm sóc và thả vào rừng. Hiện nay số lƣợng loài sâu này đã giảm đi rõ rệt chứng tỏ tác dụng tích cực của loài Rhizophogus grandis là rất tốt, việc nhân rộng loài này là nhân tố quan trọng để điều chỉnh mật độ loài Dendrotonus micans. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp phần làm giàu kho tàng kiến thức quản lý côn trùng. Tuy nhiên, ở mỗi loài sâu hại, mỗi loài cây và mỗi quốc gia khi vận dụng cần phải sáng tạo và đặt yêu cầu thực tiễn cụ thể của từng khu vực lên hàng đầu. 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc Đến nay ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng, đặc biệt là các nghiên cứu vào nhóm côn trùng có hại, phổ biến là nghiên cứu các

6

đặc tính sinh vật học, sinh thái học, từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ mang tính chất chỉ đạo chung. Tuy nhiên thực tế ở nƣớc ta chƣa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ cho khâu nghiên cứu, tra cứu ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng. Trong cuốn “Côn trùng rừng” Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998) đã viết rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và phân loài côn trùng lâm nghiệp, đồng thời nêu ra một số phƣơng pháp dự tính, dự báo sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hoá học [19]. Gần đây, do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sinh thái môi trƣờng, nghiên cứu côn trùng đã đƣợc chú ý hơn. Hệ thống các khu bảo tồn đã đƣợc nghiên cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng. - Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam,, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh [1]. - Huỳnh Thu Ba, Lê Công Uẩn, Vƣơng Duy Quang, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Quốc Dựng (2003), “Con ngƣời, đất và tài nguyên trong khu vực TrungTrƣờng Sơn”, Báo cáo số 5, WWF Chƣơng trình Đông Dƣơng, Hà Nội [2]. - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2001), Từ điển ĐDSH và Phát triển bền vững Anh – Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [3]. - Từ năm 1987, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I (Quảng Ninh). Số II (Thanh Hoá) đã tiến hành nghiên cứu các loài sâu hại, phát hiện một số loài côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt của Sâu róm thông nhƣ các loài Bọ ngựa, các loài Bọ xít, Kiến, các loài ruồi, Ong ký sinh.... Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học nhƣ nấm Bạch cƣơng, Lục cƣơng (Beauveria bassiana và Metazhizium) phục vụ cho việc phòng trừ Sâu róm thông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh.

7

Gần đây, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh - Trần Văn Mão (2001) đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng là công việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tại nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I”. Đây là tài liệu đƣợc nghiên cứu và biên soạn công phu giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để đƣa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, lợi dụng đƣợc sự khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trƣờng [20]. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và cộng sự ở Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng mô hình định lƣợng nguồn dinh dƣỡng của sâu bệnh hại để xác định ngƣỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng Keo tai tƣợng. Đây là một vấn đề đang làm các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp rất quan tâm. Nếu đƣợc phát triển thì đề tài sẽ mang lại hiệu ích to lớn trong quản lý tài nguyên rừng, trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của nƣớc ta. Theo Trần Văn Mão (2002) trong quản lý côn trùng quản lý dịch hại tổng hợp có ý nghĩa rất lớn trong đó ngƣời ta nhấn mạnh vai trò của phân tích hệ thống. Từ những nguyên lý sinh thái và động thái quần thể côn trùng rừng, chúng ta có thể tìm hiểu sự phát sinh quần thể sâu hại, các loại dịch sâu hại rừng, các loại ảnh hƣởng của côn trùng đến sinh thái, kinh tế và xã hội và cuối cùng đƣa ra quyết sách quản lý thích hợp.

8

Trong cuốn “Giáo trình côn trùng Nông – Lâm nghiệp” của tác giả Đàm Văn Vinh 2008 Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thanh, đã giới thiệu về một số loài côn trùng bộ cánh cứng nhƣ sâu non của giống Calosoma thuộc Hành trùng Carabidae. Trong cuốn “Danh lục sâu bệnh gây hại trên 17 loài cây lâm nghiệp ở Việt Nam” và “Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc” của PGS.TS Phạm Quang Thu đã giới thiệu một số loài sâu, bệnh hại cây rừng của một số loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam…..

9

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý từ 20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông. Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc. Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, có nhà máy mía đƣờng Việt Đài, Đô thị Vân Du giúp huyện có điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn), có ranh giới tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình. Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc. Phía Đông giáp huyện Hà Trung. Phía Tây giáp huyện Bá Thƣớc, huyện Cẩm Thuỷ. 2.1.2. Địa hình, địa thế Địa hình của huyện tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu đƣợc hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hƣớng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt. Độ cao trung bình của huyện từ 200 m đến 400 m (Cao nhất là 825 m, thấp nhất là 15m). Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.

10

+ Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích toàn huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tƣợng, Thành Yên, Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thƣờng từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.... + Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp hàng năm... Thổ nhƣỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp đƣợc phân cấp độ dốc nhƣ sau: + Đất có độ dốc cấp I (< 30 ) 14 066,17 ha. + Đất có độ dốc cấp II ( 30 - < 80 ) 5 586,25 ha. + Đất có độ dốc cấp III ( 80 - < 150 ) 7 531,66 ha. + Đất có độ dốc cấp IV ( 150 - < 250 ) 10 371,64 ha. + Đất có độ dốc cấp V, VI ( >250) 11 925,46 ha. Diện tích đất có độ dốc dƣới 150: 27.184,08 ha, chiếm 48,61% diện tích tự nhiên, là đất để phát triển nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạng tầng giao thông, thuỷ lợi, khu dân cƣ,... Diện tích đất có độ dốc từ 150 - 250: 10.371,64 ha, chiếm 18,54% diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả, thực hiện nông lâm kết hợp,... Diện tích đất có độ dốc trên 250: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diên tích đất tự nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ). Ngoài ra, do địa bàn có sông Bƣởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng: Vùng tả sông Bƣởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sông Bƣởi có 9 xã.

11

2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá có các đặc trƣng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Thanh Hoá): - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C – 8.500 0C. Biên độ năm từ 10 – 120C. Biên độ ngày từ 7 - 90C. Mùa đông nhiệt độ tƣơng đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50C - 16,50C, có nơi xuống dƣới 150C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 270C - 280C. - Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.600mm – 1.900mm, vụ mùa chiếm khoảng 86% - 89%. Tháng 8 và tháng 9 có lƣợng mƣa lớn nhất (khoảng 300mm). Tháng 1, tháng 2 có lƣợng mƣa thấp nhất (10mm - 12mm). - Tốc độ gió : Trung bình 10 m/s -15 m/s. Hƣớng gió chủ yếu là Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ yếu. Thiên tai chủ yếu là mƣa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sƣơng muối. + Thủy văn và nguồn nƣớc: Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sông Bƣởi có các đặc trƣng chủ yếu sau: - Thời gian lũ từ tháng 7 - 10, hai tháng có dòng chảy lớn là tháng 8, 9. - Mô đun dòng chảy năm: 20 - 25 l/s/ km2. - Mô đun dòng chảy kiệt tháng: 2,0 - 3,0 l/s/ km2. - Mô đun dòng chảy kiệt tháng: 20 - 25 l/s/ km2. - Tổng lƣợng dòng chảy năm: 613 x 106 m3 - Tổng lƣợng dòng chảy mùa cạn: 88,3 x 106 m3 Các sông suối trên địa bàn huyện thƣờng ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh co uốn khúc, mùa mƣa lƣợng nƣớc dâng nhanh cùng lúc đổ về sông Bƣởi nên thƣờng tạo lũ quét.

12

Nguồn nƣớc có các hồ đập lớn nhƣ hồ Bỉnh Công (xã Thành Minh), đập Đồng Ngƣ (xã Thành An), đập Tây Trác (xã Thành Long), hồ Đồng Sung (xã Thành Kim),.... Nguồn nƣớc ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nƣớc ngầm xuống thấp nên đất đai thƣờng khô hạn. Do đó, vấn đề mang tính chiến lƣợc lâu dài là phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc. 2.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 07/3/2013 về phê duyệt kết quả thực hiện Dự án điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/50.000, trên địa bàn huyện có các nhóm và đơn vị phụ đất sau: - Đất xám (Acrisol), ký hiệu AC: + Đất xám Feralit điển hình (AC fa - h) diện tích 9.754,03 ha, chiếm 17,44% diện tích tự nhiên, thƣờng có ở độ dốc từ 80 trở lên, tầng dày trên 100 cm. Độ dốc 80 - 150 nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trên 150 nên trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp. + Đất xám Feralit đá lẫn nông (AC fa - L1) diện tích 23.924,76 ha, chiếm 42,78% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở độ dốc trên 80. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở nơi có độ dốc dƣới 150 và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây lâm nghiệp ở độ dốc trên 150.. + Đất xám Feralit đá lẫn sâu (AC fa - L2 ) diện tích 1.673,37 ha, chiếm 3,00% diên tích tự nhiên. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc dƣới 150 và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây công nghiệp ở độ dốc trên 150.

13

- Đất phù sa (Fluvisols), ký hiệu FL: + Đất phù sa chua kết von nông (FLd- fe1 ) diện tích 2.572,98 ha, chiếm 4,60% diên tích tự nhiên. Phân bố ở các chân ruộng cao. Loại đất này có thể sử dụng phát triển thành vùng cây công nghiệp ngắn ngày... + Đất phù sa chua Glây nông (FLd - g2 ) diện tích 590,04 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên, là loại đất thích hợp cho phát triển hai vụ lúa.

+ Đất phù sa bão hoà bazơ Glây nông (FLe - fe1) diện tích 7.328,22 ha, chiếm 13,10% diện tích tự nhiên. Là diện tích đất sử dụng để trồng lúa, có thể thâm canh 3 vụ. + Đất bão hoà bazơ điển hình (FLe - h) diện tích 2.698,67 ha, chiếm 4,83% diện tích tự nhiên. Là diện tích đất có khả năng thâm canh 3 vụ.

+ Đất phù sa chua Glây sâu (FLd - g2) diện tích 595,21 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên. Là loại diện tích thích hợp cho 2 vụ lúa. + Đất phù sa biến đổi chua (FLe - d) diện tích 371,50 ha, chiếm 0,66% diện tích tự nhiên. Là loại diện tích thích hợp cho 2 vụ lúa. 2.1.5. Tài nguyên rừng Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Thạch Thành 28.250,89 ha, trong đó rừng đặc dụng 4.669,60 ha, rừng phòng hộ 6.526,14 ha, rừng sản xuất 17.055,15 ha. Tổng diện tích đất có rừng 24.171,99 ha; trong đó: Rừng tự nhiên hiện còn trên địa bàn 10.545,51 ha (chiếm 45,6%). Tài nguyên rừng tự nhiên Thạnh Thành khá phong phú về chủng loại động, thực vật, đặc biệt là rừng đặc dụng một phần Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm trên địa bàn huyện. Diện tích rừng trồng 14.368,14 ha (chiếm 39,8%) là rừng trồng của các Chƣơng trình, dự án 327, 661, KfW4, WB3. Diện tích rừng dự án KfW4 trên địa bàn huyện 2.643,796 ha là rừng sản xuất trên địa bàn 9 xã; trong đó: diện tích rừng trồng 2.207,169 ha, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh 436,627 ha.

14

Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng Dự án KfW4 theo đơn vị xã Diện tích rừng Dự án KfW4 (ha) TT Đơn vị (xã) Tổng Rừng trồng Rừng KNTS 1 Thạch Cẩm 650,018 649,707 0,311 2 Thành Mỹ 304,993 289,954 15,039 3 Thành Vinh 146,499 134,699 11,800 4 Thành Minh 345,109 295,109 50,000 5 Thành Yên 485,530 304,210 181,320 6 Thành Trực 181,411 174,11 7,301 7 Thành Công 272,782 199,369 73,413 8 Thành Tân 143,403 89,376 54,027 9 Thành Vân 114,051 70,636 43,415 Cộng: 2.643,796 2.207,169 436,627 (Nguồn: Số liệu tổng kết dự án KfW4 huyện Thạch Thành) Bảng 2.2. Thống kê diện tích rừng trồng theo loài cây Diện tích các loài cây trồng (ha) TT Đơn vị Trám Dó Thông Lim Xoan Sao đen Lát hoa Luồng Keo trắng trầm nhựa xanh ta 1 Thạch Cẩm 131,839 202,555 34,312 21,860 37,618 107,233 6,928 107,362 2 Thành Mỹ 156,545 53,043 57,367 3,331 19,668 3 Thành Vinh 73,086 21,848 20,684 7,463 11,618 4 Thành Minh 65,603 70,859 35,710 15,560 9,803 21,841 75,732 5 Thành Yên 175,807 17,770 110,633 6 Thành Trực 74,683 10,533 41,084 8,832 38,978 7 Thành Công 90,996 19,907 1,444 4,319 82,703 8 Thành Tân 63,644 25,732 9 Thành Vân 52,855 17,781 Cộng: 885,058 348,305 34,312 183,831 53,178 167,027 34,992 10,259 490,207 (Nguồn: Số liệu tổng kết dự án KfW4 huyện Thạch Thành)

15

Qua số liệu thống kê, diện tích rừng trồng dự án KfW4 có diện tích tƣơng đối lớn trong tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành; số loài cây trồng nhiều và phân bố tƣơng đối đồng đều ở các xã, đặc biệt tại xã Thạch Cẩm có số lƣợng loài nhiều nhất (8 loài), trong đó có nhiều loài cây bản địa lá rộng có giá trị kinh tế cao. 2.2. Về xã hội 2.2.1. Dân số Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2016 Thạch Thành có 136.264 nhân khẩu, trong đó có 92.306 ngƣời trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện. Mật độ dân số trung bình 244 ngƣời/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,71%. Dân số phân bố không đồng đều ở các xã: Thành Minh là xã có dân số đông nhất với 9.083 nhân khẩu, Thạch Tân là xã có dân số ít nhất với 1.910 nhân khẩu. Dân số đô thị là 6.616 ngƣời, chiếm 4,7 % dân số toàn huyện. Thị trấn Kim Tân có mật độ dân số lớn nhất với 2.605 ngƣời/ km2. 2.2.2. Lao động, việc làm, mức sống dân cư Lực lƣợng lao động đông, lao động đã qua đào tạo tập trung chủ yếu ở cơ quan nhà nƣớc. Lao động nông, lâm nghiệp hầu nhƣ chƣa qua đào tạo. Có thể nói lực lƣợng lao động trong huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế, tỷ lệ lao động chƣa có việc làm ổn định còn ở mức cao. Năm 2012 bố trí sắp xếp đƣợc việc làm cho 5.120 ngƣời, trong đó công việc ổn định là 1824 ngƣời, còn lại là số lao động có việc làm tạp thời. Đây là vấn đề đáng quan tâm cần phải xem xét giải quyết trong thời gian tới. Mức sống dân cƣ: Tổng thu nhập theo đầu ngƣời năm 2012 là 11.400.000 đồng/ngƣời/năm. Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt bình quân đầu

16 ngƣời năm 2012 đạt 442,6 kg/ngƣời. Đời sống văn hoá của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, 28/28 xã, thị trấn đã dùng điện lƣới quốc gia; 28/28 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đi đến trung tâm xã; 28/28 xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hoá. Công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Đến nay có 25/28 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 28/28 xã, thị trấn có bác sỹ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 còn 8,1 %. 2.2.3. Mức thu nhập bình quân đầu người Bình quân 27,2 triệu đồng/ngƣời/năm. Để đạt đƣợc mức thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc, thời gian quan các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng, thu hút nhiều chƣơng trình, dự án, trong đó đáng kể đến các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp, đã tạo ra công ăn việc làm, giải quyết đƣợc hàng ngàn lao động có thêm việc làm. 2.2.4. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân, chất lƣợng các công trình giao thông đƣợc cải thiện, phục vụ nhu cầu đi lại và giao lƣu hàng hoá của nhân dân. Đã có 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm, 90% đƣờng liên xã cấp phối hoặc rải nhựa. Đƣờng bộ: 654,70 km, trong đó có 103,72 km đƣờng nhựa, 6 km đƣờng cấp phối. Gồm có: - Quốc lộ: 28,70 km rải nhựa 28,70 km, gồm các tuyến đƣờng: + Đƣờng Hồ Chí Minh: 17.00 km + Quốc lộ 45: 11,70 km - Tỉnh lộ: 81,20 km + Thành Trực - Thành Quảng: 22,00 km. Rải nhựa 22,00 km. + Đƣờng 7 (Bỉm Sơn, Phố cát): 15,00 km. Rải nhựa 15,00 km.

17

+ Dốc Trầu - Thạch Quảng: 28,00 km. Rải nhựa 28,00 km. + Thành An - Vĩnh Hùng: 10,02 km. Rải nhựa 10,02 km. + Thạch Bình - Cẩm Long: 6,00 km. Cấp Phối 6,00 km. + Đƣờng liên xã và liên thôn: 544,80 km. + Đƣờng sông 72 km, trong đó đƣa vào khai thác vận tải: 18 km. b) Y tế, Giáo dục. + Giáo dục: Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng đƣợc nâng lên, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ. + Y tế: Năm 2015 công tác y tế của huyện tiếp tục thực hiện việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, gắn với việc phát triển kinh tế xã hội của điạ phƣơng. Cơ sở vật chất tiếp tục đƣợc hoàn thiện, các dịch vụ khám chữa bệnh phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn. Đến nay toàn huyện đã có 28/28 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế. c) Điện lưới. Hệ thống điện nông thôn đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Các xã thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có điện lƣới quốc gia với 100% số hộ dùng điện. d) Bưu chính viễn thông. Mạng lƣới bƣu chính viễn thông tiếp tục đƣợc mở rộng phát triển. Đến nay đã có 28/28 xã, thị trấn có trung tâm bƣu điện văn hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày một phát triển. e) Văn hoá - Thể dục, thể thao Tổ chức phối hợp giữa các ngành tổ chức tốt hoạt động thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đƣợc quan tâm nhƣ xây dựng làng văn hoá, xã văn hoá; xây dựng hệ thống đài truyền thanh xã; chỉ đạo sửa đổi bổ sung các hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn

18 hoá, quan tâm củng cố các đội văn nghệ, nhất là đoàn nghệ thuật dân tộc của huyện...Tháng 9/2008, di tích hang Con Moong xã Thành Yên đƣợc nhà nƣớc công nhận là di tích văn hoá cấp quốc gia. f) Quốc phòng - An ninh. Các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở, đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt công tác nhƣ huấn luyện quân sự, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu...Tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững ổn định, trật tự xã hội đảm bảo. Công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hoá tƣ tƣởng, an ninh vùng giáo đƣợc quan tâm thực hiện tốt. 2.3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội + Thạch Thành có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế ổn định, tạo điều kiện cho nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp. + Trên địa bàn đang triển khai đầu tƣ nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội, trong đó đầu tƣ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. + Dân số đông, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện, trình độ dân trí cao, nhanh chóng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. + Điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản thuận lợi cho công tác trồng rừng và sản xuất nông, công nghiệp. + Chế độ nhiệt ẩm đảm bảo cho cây rừng, các loài cây sinh trƣởng và phát triển. + Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thuận lợi cho các tiềm năng phát triển kinh tế. + Các cơ sở y tế, giáo dục, thông tin văn hóa xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học tập và tiếp nhận các thông tin cho mọi đối tƣợng trên địa bàn.

19

+ Công tác giao đất lâm nghiệp kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự nên các dự án triển khai khá thuận lợi, công tác bảo vệ rừng theo hƣớng xã hội hóa đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân. + Trong những năm qua thông qua các chƣơng trình dự án, xác định đƣợc tập đoàn cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả cao nhƣ: Thông Nhựa, Keo các loại, Lim Xanh, Sao đen... đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau, những đồi gò trơ sỏi đá nay đã thành rừng. - Côn trùng nói chung và côn trùng rừng dự án KfW4 nói riêng là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu đƣợc trong hệ sinh thái, nhƣng khi làm và phê duyệt dự án nội dung quan trọng này đã không đƣợc đề cập đến. - Đội ngũ các nhà quản lý và cán bộ khuyến lâm cơ sở đều chƣa thực sự có những kiến thức cần thiết về bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên côn trùng. Do vậy, nghiên cứu hệ côn trùng và đề xuất những giải pháp quản lý côn trùng cho rừng trồng dự án KfW4 là việc làm cần thiết và hữu ích.

20

Chƣơng 3 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung: Xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng dự án KfW4 huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Lâm nghiệp bền vững. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định thành phần loài và phân bố của các loài côn trùng trong khu vực nghiên cứu. - Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh vật học của các loài côn trùng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng theo hƣớng phát triển bền vững. 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài côn trùng trong khu vực rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hoá. 2. Phạm vi nghiên cứu: rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành. - Thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu 1. Xác định hiện trạng tài nguyên côn trùng trong khu vực nghiên cứu. - Thành phần loài côn trùng - Đặc điểm phân bố của các loài côn trùng - Xác định các loài côn trùng gây hại, côn trùng có ích chủ yếu. 2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài côn trùng chủ yếu.

21

3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng rừng trồng khu vực nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu. - Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ loài gây hại chính - Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng. 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Các vấn đề chung Rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành là một chỉnh thể hữu cơ, nó là một hệ sinh thái rừng. Xét về quan điểm bảo vệ rừng và quan điểm hệ thống có một hệ sinh thái sinh vật gây hại rừng trong lòng rừng. Tổ thành của hệ sinh thái sinh vật gây hại thông thƣờng có 4 hệ thống con: Hệ thống rừng, hệ thống các sinh vật gây hại, hệ thống thiên địch và hệ thống môi trường. - Hệ thống rừng đƣợc tổ thành bởi các cây xanh, nhờ quang hợp mà tổng hợp chất hữu cơ, nhờ hoạt động sống tự dƣỡng mà cung cấp năng lƣợng cho vật tiêu thụ và vật phân giải nên chúng cần sự bảo vệ của con ngƣời. - Hệ thống sinh vật gây hại bao gồm sâu bệnh, chuột, cỏ dại ... trong đó sâu bệnh ... là những vật tiêu thụ, chúng uy hiếp rất lớn đến sản xuất lâm nghiệp nên cần phải có giải pháp để khống chế. - Hệ thống thiên địch là các sinh vật bắt mồi, vật ký sinh và vi sinh vật gây bệnh cho các loài gây hại. Chúng có tác động quan trọng trong việc khống chế và điều chỉnh số lƣợng vật gây hại, là thành viên quan trọng trong hệ sinh thái. - Hệ thống môi trường là tên gọi chung cho các điều kiện tác dụng tổng hợp xung quanh sinh vật, gồm: Nhân tố sinh vật, nhân tố phi sinh vật và nhân tố con ngƣời.

22

Căn cứ vào các phân tích trên quá trình thực hiện đề tài đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Xác định hiện trạng Nghiên cứu đặc Đề xuất các giải tài nguyên côn trùng điểm sinh vật học pháp quản lý

Phƣơng pháp nghiên cứu

Kế thừa Điều tra CT Nuôi sâu Thử nghiệm

Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng

Hình 3.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu 3.4.2. Phương pháp kế thừa Đề tài đã kế thừa một số dữ liệu của các nguồn sau đây: a. Sử dụng thành quả của Dự án KfW4 huyện Thạch Thành:

23

Để rút ngắn khối lƣợng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài kế thừa có chọn lọc bao gồm: - Những thông tin về Dự án đƣợc thu thập qua tài liệu, văn bản của Nhà nƣớc nhƣ: các văn kiện DA, văn bản pháp luật, các nghị định, Quyết định của chính phủ, thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ và cơ quan ngang bộ, hiệp định ký kết về Dự án, Quyết định thực hiện Dự án của chính quyền các cấp, các báo cáo đánh giá của Ban quản lý Dự án các cấp. - Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng. - Hồ sơ tài liệu qua các bƣớc thực hiện Dự án từ các năm 2003 đến năm 2012 gồm: Tài liệu về công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô, công tác điều tra lập địa, đo đạc diện tích, tổ chức các lớp tập huấn, các đợt tham quan, đầu tƣ xây dựng vƣờn ƣơm quy mô nhỏ, công tác trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng, sổ tài khoản tiền gửi hộ gia đình, bản đồ thiết kế trồng và KNXTTS rừng, bản đồ và thuyết minh kiểm kê đánh giá chất lƣợng rừng. - Tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật thực hiện Dự án, Quyết định phê duyệt trồng rừng của Dự án. - Tài liệu tổng kết kết quả thực hiện của Dự án. - Các qui trình, qui phạm (trồng và KNXTTS rừng, sản xuất cây con, khai thác nhựa thông..), các kết quả nghiên cứu tham khảo khác đã có, các bảng biểu có liên quan. b. Bộ mẫu chuẩn về côn trùng của trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Viện điều tra Quy hoạch rừng để so sánh và tra cứu. c. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài côn trùng, đặc biệt là sâu hại trên các cây Thông nhựa, Lim xanh, Keo, Tre trúc . d. Khí hậu Thanh Hoá; Kết quả dự báo khí hậu tuần của Trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Bắc Miền Trung; Báo cáo kết quả thực hiện dự án KfW4.

24

3.4.3. Phương pháp điều tra côn trùng Do giới hạn về mặt thời gian nên Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực rừng trồng thuộc xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành. Điều tra côn trùng đƣợc thực hiện dựa theo tài liệu của trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Thông thƣờng điều tra côn trùng gồm 2 phần ngoại nghiệp và nội nghiệp với các bƣớc cơ bản là Công tác chuẩn bị; Điều tra trên các tuyến và điểm điều tra và Xử lý số liệu điều tra. - Bước chuẩn bị: + Thu thập các tài liệu có liên quan nhƣ bản đồ hiện trạng rừng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, bản đồ địa hình, xác định các tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn và các điểm điều tra trên bản đồ và trên thực địa. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện xã hội, chuẩn bị nhân lực, phƣơng tiện (biểu mẫu), các loại dụng cụ đo, thu bắt mẫu vật. + Rừng trồng Dự án KfW4 xã Thạch Cẩm đƣợc trồng với nhiều loài cây trồng bản địa và thông nhựa, keo phân bố trên các quả đồi liền nhau chạy theo hƣớng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, do vậy hình thành 2 hƣớng phơi chủ yếu là hƣớng Đông-Bắc và hƣớng Tây-Nam, từ đặc điểm này chúng tôi bố trí các ô tiêu chuẩn, các điểm điều tra theo 2 tuyến chính: Tuyến 1: Xuất phát từ khu vực đồi Chu thôn Thạch Yến (Giáp đƣờng giao thông từ thôn Thạch Yến vào thôn Đồng Tiến) xuống hết đồi Cái thôn Long Tiến, gồm 7 ô tiêu chuẩn. Tuyến 2: Xuất phát từ vị trí sau trƣờng THCS xã Thạch Cẩm xuống đến hồ Xuân Lũng, gồm 5 ô tiêu chuẩn. Điều tra tỷ mỷ đƣợc tiến hành trên các ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000m2, đại diện cho khu vực điều tra. Trong khu vực nghiên cứu tiến hành bố trí 12 ô tiêu chuẩn, 4 loài cây trồng chính là Lát hoa, Sao đen, Thông nhựa và Keo lai, mỗi loài cây trồng lập 3 ô tiêu chuẩn; ranh giới ô tiêu chuẩn

25

đƣợc đánh dấu bằng sơn đỏ. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn đƣợc mô tả ở Mẫu biểu 01. Bảng 3.1. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn Số hiệu ÔTC Ô 1 Ô 2 Ô 3 Ô 4 Ô5 Ô 6 Ô 7 Ô 8 Ô 9 Ô 10 Ô 11 Ô 12 Đặc điểm Ngày đặt ô 12/11/2016 13/11/2016 14/11/2016 Độ cao 315 332 346 284 292 256 275 178 245 256 127 212 Độ dốc (0) 15 17 22 18 21 25 24 17 25 32 17 27 Hƣớng phơi Đông Đông Đông Đông Đông Đông Đông Tây Đông Tây Đông Đông Loài cây Lát Sao Keo Lát Sao Keo Sao Keo Thông Thông Lát Thông hoa, đen lai hoa đen lai, đen, lai, nhựa nhựa hoa, nhựa Keo Dó Keo Lát Sao lai trầm lai hoa đen Số cây 89 142 133 78 134 86 88 92 150 158 998 125

D1,3 (cm) 12,4 16,5 14,2 15,3 15,6 18,2 16,5 15,4 14,8 15,6 12,8 15,2

HVN (m) 9,6 9,8 8,2 10,8 10,4 8,8 11,6 8,8 7,7 7,8 12,6 15,8 Thực bì Bông Bông Bông Bông Bông Guột, Guột, Guột, Guột, Guột, Guột, hôi, hôi hôi, hôi, hôi Bông Bông Bông Bông Bông Bông lau cỏ lá cỏ lá hôi hôi hôi hôi, hôi, cỏ hôi, tre tre cỏ lá lá tre cỏ lá tre tre Đất đai Đất feralit phát triển trên đá mẹ sa phiến thạch. Để xác định thành phần loài côn trùng cần thu thập mẫu vật bằng cách: Vợt bắt, điều tra côn trùng trên cây, điều tra côn trùng trong đất, trong các gốc chặt, cây đổ, bẫy đèn bắt bƣớm. Dùng bẫy đèn cực tím để thu bắt côn trùng có tính xu quang đặt tại trạm khu vực điều tra vào thời điểm quan sát có nhiều bƣớm, thời gian đặt bẫy từ 8 giờ tối đến khoảng 2h30' sáng, thu mẫu ở các điểm là trụ sở, nơi công cộng.

26

Để điều tra côn trùng sống trên cây, tiến hành chọn ngẫu nhiên 10% tổng số cây trong ô tiêu chuẩn rồi tiến hành điều tra theo phƣơng pháp đƣợc mô tả trong giáo trình của đại học Lâm nghiệp. Điều tra côn trùng trong đất tiến hành điều tra trong 5 ô dạng bản ở mỗi ô tiêu chuẩn, ô dạng bản đƣợc bố trí theo đƣờng chéo trong ô tiêu chuẩn, có kích thƣớc 1 x 1 m. Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra nhanh côn trùng rừng trồng Số hiệu ô tiêu chuẩn:………………………………………………………….. Ngày điều tra: ……………………………………………………………….. Ngƣời điều tra: ………………………………………………………………. Số Loài côn trùng Số Hại gì Số mẫu của cấp hại R Nơi điều TT lƣợng 0 I II III IV % tra cây 1

Để đánh giá mức độ hại lá (R%) của sâu tiến hành lấy 25 mẫu lá của mỗi cây tiêu chuẩn, phân cấp 25 mẫu lá của từng cây tiêu chuẩn theo tiêu chí sau đây: Cấp hại % Diện tích lá bị hại 0 (không) 0 I (hại nhẹ) < 25% II (hại vừa) 25 - 50% III (hại nặng) 51 - 75% IV (hại rất nặng) >75% Mức độ gây hại của sâu đƣợc tính theo công thức:

4 nivi R%  i0 100 (3-3) NV

27

Trong đó: R% là chỉ số hại của từng loài tính theo phần trăm.

ni là số lá bị hại của cấp hại i.

vi là trị số của cấp hại i. N là tổng số lá quan sát của một cây. V trị số của cấp cao nhất, trong trƣờng hợp này V = 4.  Phương pháp xử lý mẫu vật Có 2 phƣơng pháp xử lý mẫu vật cơ bản là: Phƣơng pháp xử lý mẫu vật khô và phƣơng pháp xử lý mẫu vật ƣớt. Các loại sâu trƣởng thành của bộ Cánh vẩy đƣợc xử lý thành mẫu khô, các đối tƣợng khác xử lý thành mẫu ƣớt (ngâm cồn hoặc Formaldehyde). Cách xử lý mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp chuẩn.  Phương pháp xử lý số liệu điều tra Số liệu đƣợc xử lý bằng các phần mềm thống kê Excel, trong đó sử dụng tần số bắt gặp để xác định độ bắt gặp hay phân bố của 1 loài, chỉ số này sử dụng công thức: Pi% = Error! .100 (3-1) Trong đó: P% là tỷ lệ có một loài côn trùng n là số ô điều tra có loài cần tính N là tổng số ô điều tra Nếu P% > 50%  loài sâu thƣờng gặp 25%  P%  50%  loài sâu ít gặp P% < 25%  loài rất ít gặp  Xác định mật độ: Công thức tổng quát tính mật độ trên 1 ô tiêu chuẩn là:

n  S i M  i1 (3-2) n

28

Trong đó: M là mật độ của ô tiêu chuẩn

Si số lƣợng sâu cần tính (trứng, sâu non, nhộng, trƣởng thành) của cây điều tra hoặc ô dạng bản thứ i n là tổng số cây hoặc ô dạng bản của ô tiêu chuẩn Mật độ của sâu là các giá trị trung bình cộng nên ngƣời ta thƣờng tính sai tiêu chuẩn và hệ số biến động để có cơ sở phân tích kết quả điều tra: - Sai tiêu chuẩn:

n 2 S  S n   i  1 2 i1 S    Si  S hay S   (3-3) n i1 n 1 - Hệ số biến động: S S%  i .100 S Trong đó: S là sai tiêu chuẩn  S2 là phƣơng sai S% là hệ số biến động n là số cây hoặc số ô dạng bản ...

Si là số lƣợng sâu của cây hoặc ô dạng bản điều tra thứ i (i=1-n) S là số lƣợng sâu bình quân của ô tiêu chuẩn. Mức độ gây hại của sâu đƣợc tính theo công thức:

4 nivi R%  i0 100 (3-4) NV Trong đó: R% là chỉ số hại của từng loài tính theo phần trăm.

ni là số lá bị hại của cấp hại i.

vi là trị số của cấp hại i. N là tổng số lá quan sát của một cây. V trị số của cấp cao nhất, trong trƣờng hợp này V = 4.

29

 Xác định loài côn trùng chủ yếu Vấn đề xác định các loài côn trùng chủ yếu là cần thiết vì công tác quản lý cần đƣợc thực hiện có trọng tâm, đúng đối tƣợng. Có 2 nhóm chính cần quan tâm là sâu hại và sâu có ích. Để tìm ra loài chủ yếu ngoài sự chú ý tới ảnh hƣởng hoặc vai trò của loài đối với hệ sinh thái cần căn cứ vào một số chỉ tiêu định lƣợng nhƣ mật độ, tỷ lệ cây hoặc ô dạng bản có loài, đối với nhóm sâu hại thì mức độ gây hại của chúng là chỉ tiêu quan trọng, đối với sâu có ích nhƣ thiên địch cần đánh giá đƣợc khả năng tiêu diệt sâu hại. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài chủ yếu Bằng phƣơng pháp thu thập số liệu về thành phần loài, mật độ, mức độ gây hại sâu hại, thiên địch trong các điểm điều tra, tiến hành xử lý số liệu có thể thu đƣợc thông tin về đặc điểm hình thái của sâu hại và thiên địch, quá trình phát sinh, hình thức gây hại, khả năng gây hại, mùa phát sinh chính, quan hệ của sâu hại với cây thức ăn, thiên địch và các yếu tố sinh thái khác. Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm của vòng đời, mật độ và biến động của mật độ, thời gian phát triển của các pha, nơi cƣ trú, tập tính kiếm ăn, sinh sản và tự vệ, thành phần loài côn trùng thiên địch. 3.4.5. Phương pháp phân tích thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng 3.4.5.1. Phương pháp phân tích thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng Phân tích thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp kế thừa. Các báo cáo tiến độ thực hiện và báo cáo tổng kết dự án là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của công tác quản lý. Ngoài ra tham khảo báo cáo đánh giá về công tác Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm của huyện, xã.

30

3.4.5.2. Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý sâu hại a) Nghiên cứu xác định biện pháp điều tra phát hiện và giám sát sâu hại: Bằng phƣơng pháp suy luận từ đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại để xác định các biện pháp phát hiện, giám sát sâu hại. b) Lựa chọn biện pháp phòng trừ cơ bản: Nghiên cứu để lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu hại chính đƣợc tiến hành thông qua các thí nghiệm diện rộng không nhắc lại với diện tích 500m2 đủ để đánh giá đƣợc hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và tác động tới môi trƣờng. Các biện pháp đƣợc tiến hành thử nghiệm bao gồm: biện pháp vật lý cơ giới (thu bắt sâu, bẫy ...), biện pháp kỹ thuật lâm sinh (mật độ trồng, chặt tỉa, xử lý đất, trồng hỗn giao...), biện pháp sinh học (bảo vệ và sử dụng thiên địch, sử dụng các chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc), biện pháp hóa học (sử dụng thuốc hợp lý). Các chỉ tiêu đánh giá: Hiệu quả kỹ thuật (tỷ lệ cây bị nhiễm giảm, mật độ sâu hại giảm, mức độ gây hại giảm); Hiệu quả kinh tế (chi phí thích hợp đối với từng biện pháp); Tác động môi trƣờng (đánh giá tác động của từng biện pháp tới môi trƣờng). 3.4.5.3. Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý côn trùng có ích và bảo tồn. Trên cơ sở kết quả điều tra thành phần các loài côn trùng có ích, bằng phƣơng pháp suy luận từ đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng có ích để đề xuất các giải pháp quản lý.

31

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Hiện trạng tài nguyên côn trùng trong khu vực nghiên cứu 4.1.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu Kết quả điều tra trong quá trình nghiên cứu, tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc 194 loài côn trùng thuộc 56 họ, 12 bộ côn trùng đƣợc thể hiện ở phụ lục 01 và trong bảng 01; trong đó có 48 loài đã phát hiện đƣợc trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, số còn lại đƣợc kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu và PGS.TS Tạ Huy Thịnh năm 2015. Bảng 4.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực rừng trồng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành Tên bộ Tỉ lệ Số loài Số STT % điều tra và Tỉ lệ% Tên Việt Nam Tên khoa học họ định tên 1 BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA 10 17,86 49 25,26 2 BỘ CÁNH NỬA HEMIPTERA 5 8,93 16 8,25 3 BỘ CÁNH GiỐNG HOMOPTERA 3 5,36 6 3,09 4 BỘ CÁNH BẰNG ISOPTERA 9 16,07 23 11,86 5 BỘ CÁNH VẢY 13 23,21 60 30,93 6 BỘ CÁNH THẲNG ORTHOPTERA 4 7,14 15 7,73 7 BỘ BỌ QUE PHASMATODEA 1 1,79 1 0,52 8 BỘ CHUỒN CHUỒN ODONATA 3 5,36 7 3,61 9 BỘ BỌ NGỰA MANTODEA 2 3,57 4 2,06 10 BỘ GIÁN BLATTOPTERA 1 1,79 2 1,03 11 BỘ CÁNH MÀNG HYMENOPTERA 3 5,36 6 3,09 12 BỘ HAI CÁNH DIPTERA 2 3,57 5 2,58 Tổng 56 100,0 194 100,0

32

Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài côn trùng thuộc khu vực rừng trồng Dự án KfW4 huyện Thạch Thành rất phong phú, bộ côn trùng có số lƣợng nhiều nhất là bộ cánh vảy (Lepidoptera) với 60 loài thuộc 13 họ chiếm 30,93% số loài thu nhận đƣợc tại khu vực nghiên cứu; tiếp theo là bộ cánh cứng (Coleopterara) với 49 loài, 10 họ, chiếm 25,26% ; bộ có số lƣợng ít nhất là bộ Bọ que (Phasmatodea) chỉ có 01 loài, chiếm 0,52%.

35

30

25

20 Tỉ lệ % số họ

Tỷ Tỷ lệ Tỉ lệ% Số loài 15

10

5

0

DIPTERA ISOPTERA PHASMIDA ODONATA HEMIPTERA MANTODAE HOMOPTERA COLEOPTERA LEPIDOPTERAORTHOPTERA BLATTOPTERA HYMENOPTERA Tên khoa học

Hình 4.1. Biểu đồ thành phần côn trùng khu vực nghiên cứu Có thể thấy rằng cấu trúc thành phần các loài, họ côn trùng đã điều tra đƣợc tại khu vực xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành gần giống với cấu trúc của chúng trong tự nhiên. Điều này phản ánh mức độ ổn định của khu hệ côn trùng nơi đây. Một sự sai khác nhỏ đó là trong tự nhiên, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có số lƣợng loài nhiều nhất, ƣớc chừng hơn một triệu loài, trong đó 360.000 – 400.000 loài đã đƣợc mô tả. Tuy nhiên tại khu vực nghiên cứu bộ Cánh vảy (Lepidoptera) đƣợc phát hiện nhiều nhất. Nguyên nhân của sự

33 khác nhau này là do côn trùng là nhóm phong phú, đa dạng nhất trong giới động vật nên trong nghiên cứu này, mới chỉ tập trung vào một số bộ họ nhất định, chƣa có điều kiện nhân lực và thời gian để thực hiện tỷ mỷ trên tất cả các bộ, họ côn trùng. Bộ cánh vảy do có pha trƣởng thành dễ thu thập, màu sắc sặc sỡ, là nhóm có tính chất chỉ thị cho môi trƣờng rất cao nên đƣợc sự ƣu ái quan tâm của nghiên cứu. Một số bộ: bộ Cánh màng, bộ Hai cánh mặc dù có số lƣợng lớn trong tự nhiên nhƣng có kích thƣớc nhỏ bé gây khó khăn cho việc bảo quản mẫu, cũng nhƣ công việc giám định sau này. Vì thế thành phần loài côn trùng của các bộ này còn ít đƣợc biết đến. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng số liệu côn trùng trong 12 bộ ở trên chƣa phản ánh hết tài nguyên côn trùng rừng trồng dự án KfW4 tại khu vực ngiên cứu. Một số bộ côn trùng không có tên trong danh sách do chƣa có điều kiện điều tra, thu thập mẫu. Đó là các bộ côn trùng không có cánh, cƣ trú dƣới đất, dƣới nƣớc. Tuy vậy trong thời gian ngắn nhƣng với số lƣợng loài côn trùng đã điều tra, phát hiện đã đƣợc minh chứng cho sự phong phú về tài nguyên côn trùng của khu vực nghiên cứu. 4.1.2. Tần suất bắt gặp các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu Để đánh giá độ bắt gặp của các loài côn trùng nghiên cứu sử dụng tỷ lệ Pi% để phân ra thành 3 nhóm: thƣờng gặp, ít gặp, ngẫu nhiên gặp. Kết quả đƣợc trình bày trong bẳng 02. Bảng 4.2. Tỷ lệ % bắt gặp của các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu TT Phân bố Số loài % loài 1 Ngẫu nhiên gặp 90 46,4 2 Ít gặp 35 18,0 3 Thƣờng gặp 69 35,6 Tổng 194 100,0

34

Kết quả cho thấy những loài có số lƣợng lớn, gặp nhiều trong các điểm điều tra, đó là các loài thƣờng gặp: 69 loài (chiếm 35,6%) bao gồm các loài thuộc bộ Cánh thẳng (Octhoptotera) và bộ Cánh vảy (Lepidotera) nhƣ bƣớm cải, bƣớm đốm…Phần lớn các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu là những loài phân bố ngẫu nhiên (90 loài) và ít gặp (35 loài) gồm các loài thuộc bộ Bọ ngựa (Mantodae), bộ Bọ que (Phasmatoptera), bộ Cánh lƣới (Neuroptera). 4.1.3. Các loài côn trùng chủ yếu của khu vực nghiên cứu Trên cơ sở kết quả điều tra và qua tìm hiểu sự ảnh hƣởng hoặc vai trò của loài đối với hệ sinh thái và căn cứ vào một số chỉ tiêu định lƣợng nhƣ mật độ, tỷ lệ cây hoặc ô dạng bản có loài, đối với nhóm sâu hại thì mức độ gây hại của chúng là chỉ tiêu quan trọng, đối với sâu có ích nhƣ thiên địch đánh giá khả năng tiêu diệt sâu hại, kết quả đã thống kê đƣợc 41 loài côn trùng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. Bảng 4.3. Danh sách các loài côn trùng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu Stt Tên khoa học Họ Bộ Vai trò Hierodula patellifera 1 Mantidae Mantodea ăn thịt Serville

2 Mantis religiosa Linnaeus ăn thịt Macrotermes annandalei hại rễ, hại 3 Isoptera Sylvestry thân Atractomorpha sinensis 4 Acrididae Orthoptera ăn lá Bolivar

5 Ceracris kiangsu Tsai ăn lá

6 Ceracris nigricornis Walker ăn lá

7 Hieroglyphus tonkinensis ăn lá Leptocorisa Hemiptera 8 Coreidae hút dịch varicornisFabricius

35

Stt Tên khoa học Họ Bộ Vai trò 9 Nezara viridula Linné Pentatomidae hút dịch Tessaratoma papillosa 10 hút dịch Drury 11 Pentalonia nigronervosa Aphididae Homoptera hút dịch hại rễ, ăn 13 Adoretus compressus Scarabaeidae Coleoptera lá hại rễ, ăn 14 Anomala cupripes Hope lá Crematogaster 17 ăn thịt travanconresis Forel Formicidae Hymenopter 18 Formica polyctena a ăn thịt 19 Formica rufa ăn thịt Oecophylla smaragdina 20 ăn thịt Fabricius Graphium sarpedon Lepidoptera thụ phấn, 21 Linnaeus ăn lá Papilionidae thụ phấn, 22 Papilio demoleus Linnaeus ăn lá thụ phấn, 23 Papilio helenusLinnaeus ăn lá thụ phấn, 24 Papilio polytes Linnaeus ăn lá Catopsilia pomona pomona Pieridae thụ phấn, 25 Fabricius ăn lá

36

Stt Tên khoa học Họ Bộ Vai trò thụ phấn, 26 Eurema hecabe Linnaeus ăn lá thụ phấn, 27 Pieris canidia (Linnaeus) ăn lá Pieris rapae crucivona thụ phấn, 28 Boisduval ăn lá thụ phấn, 29 Danaus genutia Cramer ăn lá Danaidae thụ phấn, 30 Euploea core godartii Lucas ăn lá thụ phấn, 31 Euploea midamus Linnaeus ăn lá thụ phấn, 32 Euploea mulciber Cramer ăn lá Elymnias hypermnestra thụ phấn, 33 Linnaeus ăn lá Satyridae thụ phấn, 34 Melanitis leda Linnaeus ăn lá

thụ phấn, 35 Ypthima balda Marchalli ăn lá Nymphalidae thụ phấn, 36 Athyma perius Linnaeus ăn lá Junonia almana almana thụ phấn, 37 Linnaeus ăn lá

37

Stt Tên khoa học Họ Bộ Vai trò thụ phấn, 38 Neptis hylas Linnaeus ăn lá Zemeros flegyas confucius thụ phấn, 39 Riodinidae Moore ăn lá thụ phấn, 40 Castalius rosimon Fabricius Lygaenidae ăn lá Dendrolimus punctatus 41 Lasiocampidae Hại lá Walker Buzura suppressaria 42 Geometridae Hại lá Guenée 43 Hyposidra talaca Hại lá Trong số 43loài côn trùng chủ yếu, có 6 loài ăn thịt, 33 loài ăn lá, 1 loài hại thân, 4 loài hút dịch cây, 5 loài hại rễ và 22 loài có thể thụ phấn cho cây. Các loài ăn thịt đều là những loài thiên địch rất có ý nghĩa trong công tác phòng trừ sâu hại. Các loài bƣớm vừa có khả năng thụ phấn và ăn lá. 4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu 4.2.1. Phân bố của côn trùng trong khu vực nghiên cứu Mặc dù sự phân bố của các loài côn trùng trong phạm vi nghiên cứu thƣờng chỉ có tính tƣơng đối, nhất là đối với pha trƣởng thành nhƣng vẫn thể hiện một số quy luật cơ bản mà ngƣời làm công tác quản lý cần chú ý. Sự phân bố của côn trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ đặc tính sinh học của loài, điều kiện khí hậu, thức ăn, nơi cƣ trú, làm tổ... Những yếu tố ngoại cảnh thƣờng bị chi phối bởi đặc điểm địa hình nhƣ độ cao, hƣớng phơi, hoặc nguồn nƣớc, thảm thực vật.

38

4.2.1.1. Phân bố của côn trùng theo độ cao và theo hướng phơi Khi tiến hành điều tra thu mẫu chúng tôi thấy rằng, tuy rừng trồng khu vực nghiên cứu có độ cao không cao lắm so với mặt biển nhƣng phân bố của côn trùng ở các vị trí chân, sƣờn đỉnh cũng có khác nhau; phân bố số loài của côn trùng theo hƣớng giảm dần từ chân lên đỉnh đồi. Bảng 4.4. Thống kê số loài theo vị trí có độ cao khác nhau STT Vị trí Số loài Tỷ lệ% 1 Chân đồi 173 89,2 2 Sƣờn đồi 148 76,8 3 Đỉnh đồi 125 64,5 Hầu hết các vị trí dƣới chân (đai thấp là khu vực có diện tích rừng trồng cây bản địa lá rộng nhƣ sao đen, lát hoa, dó trầm, keo lai, các trảng cỏ cây bụi và đất canh tác nông nghiệp cùng với các cây nông nghiệp khác nhƣ ngô, đậu, sắn... Nói chung, khí hậu và nguồn thức ăn ở đai này có nhiều ƣu đãi cho sự sinh trƣởng và khu trú của các loài côn trùng. Tại vị trí sƣờn đồi cây rừng có độ cao nhỏ hơn, thực bì cũng đơn giản hơn so với chân đồi, nhiệt độ ở đây không chênh lắm so với dƣới chân nhƣng ở độ cao này không có những thuận lợi về nguồn thức ăn. Ở đỉnh đồi sự phong phú về loài cây và nguồn thức ăn của côn trùng thấp hơn ở sƣờn và chân đai thấp. Do nguồn thức ăn kém phong phú, nhiệt độ kém phù hợp đã ảnh hƣởng không có lợi cho đời sống của côn trùng nên số loài côn trùng ở đỉnh nhỏ hơn so với sƣờn đồi và chân đồi. 4.2.1.2. Sự phân bố của côn trùng theo sinh cảnh Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở điều tra 12 ô tiêu chuẩn theo các dạng sinh cảnh khác nhau. Sự khác biệt của các điều tra thấy rõ nhất ở bậc phân loại loài, mức độ khác nhau ở bậc họ không rõ nét bằng, ở taxon bộ hầu nhƣ không có sự khác nhau.

39

Bảng 4.5. Phân bố của các loài côn trùng theo các sinh cảnh TT Sinh cảnh Số bộ Số họ Tỷ lệ Số Tỷ lệ % loài % 1 Lát hoa 5 19 35,2 29 14,9 2 Keo lai + Lát hoa 7 35 64,8 84 43,3 3 Sao đen 6 22 40,7 33 17,0 4 Keo lai + Dó trầm 8 28 51,8 76 39,2 5 Thông nhựa 6 21 38,9 35 18,0 6 Keo lai 7 33 61,1 73 37,6

70

60

50

40 Tỷ lệ % số họ

Tỷlệ Tỷ lệ % số loài 30

20

10

0 Lát hoa Keo lai + Lát hoa Sao đen Keo lai + Dó trầm Thông nhựa Keo lai Sinh cảnh

Hình 4.2. Phân bố của các loài côn trùng theo sinh cảnh Đặc điểm các sinh cảnh chính ở khu vực nghiên cứu tiếp giáp hoặc trồng xen với nhiều loài cây bản địa, thảm tƣơi, cây bụi nhiều. Vì vậy có có thể có sự giao thoa thành phần côn trùng giữa các kiểu rừng nên không có sự khác biệt rõ rệt về thành phần giữa các kiểu rừng trong khu vực. Khu vực trồng keo lai có số lƣợng loài nhiều nhất (73 loài), rừng trồng sao đen có số lƣợng loài ít

40 nhất (33 loài). Chính sự đa dạng của côn trùng và khả năng bay của chúng đã dẫn tới hiện tƣợng này. Mặt khác môi trƣờng sống ở khu vực rừng trồng keo lai có mặt của nhiều loài cây bản địa trồng xen, thảm tƣơi, cây bụi đã hình thành, sinh trƣởng tốt nên điều kiện sống có sự đa dạng cao thuận lợi cho nhiều loài côn trùng. Trong những loài côn trùng thu đƣợc, có những loài phân bố dƣới đất: nhƣ các loài dế, bọ hung, sâu non Ve sầu; có những loài sống trên tán cây, dƣới lớp thảm mục, cây bụi nhƣ: xén tóc, sâu róm…; có những loài phân bố khắp mọi nơi nhƣ các loài sâu trƣởng thành bộ Cánh vẩy. Đặc biệt côn trùng trải qua nhiều pha biến thái khác nhau, mỗi pha lại yêu cầu điều kiện sống khác nhau, do vậy phân bố của chúng theo từng pha có thể khác nhau. 4.2.2. Vai trò của côn trùng Côn trùng có vai trò to lớn trong hệ sinh thái rừng. Do có khả năng thích nghi và khả năng sinh sản cao nên côn trùng thƣờng có số lƣợng loài và số lƣợng cá thể rất lớn. Với khả năng biết bay nên chúng thƣờng có mặt ở nhiều nơi. Côn trùng là nguồn thức ăn quan trọng của các loài động vật nhƣ lƣỡng cƣ, bò sát, chim, thú, vì vậy là thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh thái rừng. Trên cơ sở đặc điểm, tập tính của côn trùng, tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định vai trò côn trùng theo 2 nhóm: Côn trùng có ích gồm các loài ăn thịt, ký sinh và thụ phấn; Côn trùng có hại gồm các loài hại rễ, hại thân, hại cành, hại ngọn, hại lá và hại gỗ; trong đó có một số loài trong thời kỳ sâu non hại lá, thân, cành cây, song trong thời kỳ trƣởng thành lại giúp cho quá trình thụ phấn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

41

Bảng 4.6. Số liệu thống kê về ảnh hƣởng của côn trùng

Ảnh hƣởng/Vai trò Số loài % Loài

Ăn lá 77 64.71 Hại thân cành, chồi 13 10.92 Hại hoa quả 1 0.84 Hút dịch 15 12.61 Hại rễ 13 10.92 Tổng số loài sâu hại 119 61.34 Thụ phấn/cho mật 75 57.69 Ăn thịt 49 37.69 Ký sinh 6 3,90

Tổng số loài có ích 129 66,50

Qua đó ta thấy đa số loài côn trùng có thể ăn lá (64,7%). Các loài thực sự nguy hiểm nhƣ Sâu róm thông, sâu nâu ăn lá keo lai, châu chấu tre. Có khá nhiều loài có thể thụ phấn cho cây trồng (57,7%) và có nhiều loài côn trùng thiên địch (41,6%). 4.3. Đặc điểm của các loài côn trùng chủ yếu 4.3.1. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu Căn cứ vào kết quả điều tra và kế thừa kết quả nghiên cứu về sâu hại của các đối tƣợng cây lâm nghiệp của tác giả PGS.TS Phạm Quang Thu cho thấy thành phần loài sâu hại chủ yếu của khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

42

Bảng 4.7. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu Nhóm sâu hại Sâu hại Sâu Loài thân cành, hại Sâu hại Chích hút cây Sâu hại lá Sâu hại hoa rễ dịch cây chồi quả Sâu cuốn lá Xén tóc Dế mèn Rệp hại lá 1. Sao Rệp hại lá Ong đục Dế dũi đen, Dó cành trầm Mối Mối Các loài Châu Các loài chấu hại Tre Bọ xít Sâu nâu, Sâu Các loài 2. Keo vạch xám rệp lai Sâu kèn nhỏ, Mối Sâu kèn chùa Bọ lá xanh tím. Sâu róm thông Sâu đục ngọn 3. Thông Thông Ong ăn lá Xén tóc nhựa Sâu róm 4 túm Mối lông Bƣớm cải giống Mối Các loài Eurema rệp; 4. Lát Sâu nâu , sâu Các loài bọ hoa + vạch xám, Sâu xít Keo lai kèn nhỏ, Sâu kèn chùa.

43

Các loài đƣợc in đậm trong bảng trên là những loài có thể nguy hiểm nên cần đƣợc đặc biệt quan tâm chú ý trong công tác quản lý sâu hại. Do đó các vấn đề về sinh vật học, sinh thái học của chúng cần đƣợc nghiên cứu và phân tích. Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích những đối tƣợng sâu hại của các loài cây có diện tích lớn và trồng tập trung trong khu vực nghiên cứu. Đối với các loài sâu hại khác chúng tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh vật học của chúng để đƣa ra các giải pháp quản lý thích hợp. Các thông tin về chúng có thể xem trong phần phụ lục. 4.3.2. Đặc điểm của một số loại sâu hại chủ yếu: 4.3.2.1. Sâu đo ăn lá lim (Buzura suppressaria Guenée) 1. Vị trí phân loại Sâu đo ăn lá cây lim xanh (Erythrophloeum foridii Oliv) thuộc họ sâu đo (Geometridae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). 2. Phân bố và tình hình phá hại Theo tài liệu của Trung Quốc, loài này phân bố ở các tỉnh phía Nam sông Hoàng Hà nhƣ: Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Tứ Xuyên. Ở Việt Nam, loài này xuất hiện ở các rừng lim cải tạo của các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An... và một số tỉnh miền Trung khác. Sâu đo ăn lá lim là loài đa thực ăn nhiều loài cây nhƣ: lim xanh, keo lai, keo tai tƣợng, trẩu, chè, sở, sơn. Từ những năm 1963 trở lại đây sâu đo đã gây ra các trận dịch nhƣ: - Năm 1963, ở lâm trƣờng Nhƣ Xuân - Thanh Hoá. - Năm 1964-1965, ở lâm trƣờng Tam Đảo - Vĩnh Phúc. - Năm 1968, ở lâm trƣờng Hữu Lũng - Lạng Sơn. - Các năm 1977, 1978, 1980, 1981, ở lâm trƣờng Thống Nhất - Quảng Ninh...

44

Khi lim xanh bị ăn trụi lá đã ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của rừng. 3. Hình thái và tập tính a) Hình thái: + Sâu trưởng thành: có thân dài từ 20- 24mm. Toàn thân màu trắng xám có lẫn các lông đen, đặc biệt phía cuối thân có túm lông dài màu vàng xám. Râu đầu con cái hình sợi chỉ, còn con đực hình răng lƣợc. Cánh trƣớc hình thang nhọn và ở gần giữa mép ngoài có một đám lông màu đậm hơn. Gần gốc và mép ngoài của 2 cánh con đực có hai đƣờng vân Hình 4.3. Sâu đo ăn lá lim màu nâu xẫm nằm ngang cánh, ở con cái các 1. Sâu trƣởng thành đực, đƣờng vân này mờ. Mép ngoài của 2 cánh có 2. Trƣởng thành cái, lông hình tua cờ màu vàng xám. 3. Trứng, 4. Sâu non, 5. Nhộng + Trứng: hình trống màu xanh lơ hay vàng (Hình vẽ: Trần Công Loanh) nhạt, khi sắp nở chuyển thành màu xám đen. + Sâu non: lúc mới nở màu nâu nhạt, sau đó biến thành màu xanh. Khi đến tuổi thành thục màu sắc biến đổi nhiều: nâu sẫm, nâu xanh, nâu xám hay xanh nhạt tùy theo hoàn cảnh. Sâu non thành thục dài 70mm có đầu màu râu nhiều chấm lõm, trên mảnh lƣng ngực trƣớc có một vằn cứng nằm ngang, trên lƣng của đốt bụng thứ 8 có mảng đen to, các đốt có nhiều vết rạn nằm ngang. Sâu non có 3 đôi chân ngực và 2 đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và thứ 10. + Nhộng: Nhộng cái dài 26mm, nhộng đực dài 22mm, màu nâu đen. Ở hai bên đầu của nhộng có 2 gai nhỏ, phía cuối bụng có một gai hình lƣỡi mác và 2 bên đốt bụng có 2 gai nhỏ.

45

b) Tập tính: - Sâu trƣởng thành vũ hoá vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 và cuối tháng 6 hàng năm. Trong ngày nó thƣờng vũ hoá nhiều từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Sau khi vũ hoá không lâu, sâu trƣởng thành bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Trứng đƣợc đẻ thành khối trong các khe nứt của vỏ cây hoặc dƣới lá gần gốc cây. Trên mỗi khối trứng có phủ một lớp lông màu vàng xám do lông ở cuối bụng rụng ra. Chiều dài của mỗi khối trứng dài từ 15-20mm. - Thời gian đẻ trứng của sâu trƣởng thành từ 1-2 ngày và mỗi con cái đẻ trung bình 1.500 trứng. - Sâu trƣởng thành có tính xu quang mạnh, ban ngày thƣờng đậu ở các cây bụi quanh gốc lim. - Sâu non mới nở chỉ gặm mép lá sau dần dần mới ăn hết lá. Khi ăn hết lá thƣờng nhả tơ để di chuyển nhờ gió. Sâu non thành thục bò theo thân cây xuống gốc nghỉ để chuẩn bị vào nhộng. - Nhộng làm ở dƣới đất cách gốc cây bị hại khoảng nửa mét và sâu độ 3cm. - Sâu đo ăn lá lim một năm có 2 vòng đời và qua đông ở giai đoạn nhộng. - Sâu non ăn hại vào tháng 3, tháng 4 rồi tháng 7, tháng 8. Bảng 4.8. Tình hình phát sinh của Sâu đo ăn lá Lim trong khu vực nghiên cứu Số cây điều STT Ô Số cây có sâu Tỷ lệ P% Ghi chú tra 1 9 3 33,3 3 13 5 38,5 Sâu đo ăn lá lim 6 8 3 37,5 chủ yếu phát hiện 7 9 4 44,4 ở Keo lai. 8 9 5 55,6 Trung bình 20 41,6

46

4. Các biện pháp phòng trừ - Dùng bẫy đèn bắt sâu trƣởng thành. - Vào cuối tháng 1, dùng cuốc, cuốc xung quanh các gốc cây bị hại bắt nhộng giết đi. - Khi sâu phát sinh nhiều có thể dùng các loại thuốc nhƣ Prepathol hoặc Bassa pha với nồng độ 0,2% phun sƣơng vào buổi chiều. - Ngoài ra còn có thể đặt vòng dính trên các thân cây có sâu hại để giết sâu non sắp vào nhộng. 4.3.2.2. Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) 1. Đặc điểm hình thái Theo tài liệu của PGS.TS. Phạm Quang Thu công bố năm 2015, đặc điểm hình thái của sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) đƣợc mô tả nhƣ sau : - Trƣởng thành: Ngài sâu róm thông có màu nâu đất. Cánh trƣớc có màu xẫm hơn cánh sau. Mép ngoài của cánh trƣớc có nhiều chấm nâu xẫm; phía gốc cánh có 1 chấm trắng. Ngài cái mập và to hơn ngài đực. Râu đầu ngài đực hình lông chim, râu đầu ngài cái hình sợi chỉ. - Trứng: Trứng hình tròn cứng đƣợc đẻ thành từng ổ với nhiều hàng trên lá thông. Lúc mới đẻ có màu xanh xám, lúc sắp nở có màu tím hồng. - Sâu non: có 6 tuổi với những chùm lông trên lƣng nên gọi là sâu róm. Tuổi 1 sâu có màu xám, lƣng có 2 đƣờng chỉ đen, ở giữa vạch vàng, có chiều dài thân từ 5 -9mm. Tuối 2 sâu màu nâu hoặc đen, phía đuôi có túm lông mọc dày, chiều dài thân 10 - 14mm. Tuổi 3 có màu nâu đen, lông có màu nâu bạc, phía đuôi có lông dài ở đốt 6 - 8 và 10, chiều dài thân 15 - 20mm. Từ tuổi 4 trở đi, màu sắc thƣờng đen sẫm hoặc đen nhạt. Chiều dài 21 - 23mm. - Nhộng: màng đƣợc bao bọc bằng kén do tơ kết thành.

47

2. Phân bố và phá hại Sâu róm thông là loài sâu ăn lá các loài thông có sức sinh sản cao tạo nên những quần thể lớn và có sức phá hại mạnh. Ngay từ thế kỷ 17 tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận những trận dịch do sâu róm thông gây ra làm trụi lá hàng trăm ha thông đuôi ngựa (Pinus massoniana). Tại Nga những thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc hàng ngàn ha thông cũng đã bị tàn phá do loài sâu róm thông Dendrolimus sibericus. Ở nƣớc ta rất nhiều trận dịch sâu róm thông đã xảy ra từ khắp miền Bắc đến miền Trung. Trong những năm gần đây ngoài những tỉnh thƣờng xảy ra dịch sâu róm thông nhƣ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng thông ở một số tỉnh khác cũng đã bị loài sâu này tàn phá nhƣ: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang… Tại khu vực nghiên cứu, năm 2012 đã ghi nhận có mật độ sâu róm thông nhiều song không gây thành dịch. Tại thời điểm điều tra có xuất hiện sâu róm thông tại các ô tiêu chuẩn 9, 10 và 12 với mật độ thấp. 3. Cách điều tra phát hiện sâu róm thông và giải pháp phòng trừ a) Cách điều tra : - Quan sát trực tiếp Điều tra phát hiện sâu róm thông bằng mắt thƣờng, nếu có ống nhòm có thể thấy chúng dễ dàng hơn. Đặc biệt chú ý đến các cây thông bị xơ lá (do sâu tuổi 1 ăn) và những cây bị cụt lá chắc chắn sẽ thấy có sâu róm thông. Cách điều tra này chỉ áp dụng cho rừng thông có chiều cao từ 10m trở xuống. - Quan sát gián tiếp Đối với rừng thông có chiều cao cây trên 10 m không thể quan sát trực tiếp SRT bằng mắt thƣờng, phải quan sát gián tiếp thông qua phân sâu dƣới gốc cây. Khi có SRT trên cây, quan sát kỹ quanh gốc cây sẽ thấy phân sâu trên mặt đất, số phân càng nhiều, số lƣợng sâu càng lớn. Chú ý: chỉ quan sát phân sâu còn xanh (sâu hiện tại đang có trên cây), những phân có màu nâu cũ là sâu của thế hệ trƣớc.

48

- Điều tra phát hiện bằng ánh sáng đèn Lợi dụng tính xu quang (thích ánh sáng) ta có thể dùng đèn để điều tra sự xuất hiện của ngài sâu róm thông trên rừng và xác định thời gian đẻ trứng để có biện pháp thu trứng hạn chế mật độ sâu róm thông ở thế hệ tới. Đèn đƣợc sử dung để điều tra có thể là đèn điện hoặc đèn măng sông... Thời gian sử dụng đèn để điều tra là từ 7 giờ tối cho đến 3 giờ sáng. b) Các biện pháp phòng chống sâu róm thông * Biện pháp thủ công Tiến hành ở giai đoạn trứng, sâu non và nhộng của SRT: - Phát hiện ổ trứng thu lại và chôn hoặc mang ra khỏi rừng để đốt. - Phát hiện sâu non tuổi 1, 2 rung cây để chúng rụng xuống, thu lại và chôn. - Phát hiện sâu non tuổi 5, 6 và nhộng dùng kẹp tre để thu bắt. Biện pháp này tiến hành vào tháng 3-5 khi số lƣợng sâu cũng bớt sẽ giảm số lƣợng sâu ở các thế hệ sau (thời gian hay xẩy ra dịch sâu). Biện pháp này rất phù hợp và có tính khả thi cao đối với điều kiện hiện nay của các chủ hộ có rừng trong dự án. * Biện pháp vật lý Trên thế giới ngƣời ta sử dụng các bẫy đèn có bƣớc sóng ánh sáng thích hợp để diệt sâu hại dựa vào đặc tính xu quang của chúng (bị thu hút bởi ánh sáng đèn), ở nƣớc ta nhiều đơn vị bảo vệ thực vật đã sử dụng bẫy côn trùng nhập ngoại để phòng trừ sâu róm thông và có hiệu quả cao. Tuy nhiên do giá thành của đèn cao nên không thể sử dụng rộng rãi đƣợc. Để phòng trừ ngài sâu róm thông tại các khu vực rừng thông trong dự án có thể làm bẫy đèn tự tạo phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt.

49

* Biện pháp lâm sinh - Khi vệ sinh rừng, nên để lại một số cây có hoa nhằm mục đích thu hút những loài ký sinh thiên địch của sâu róm thông. *Biện pháp sinh học - Bảo vệ các loài ký sinh thiên địch hiện có trong rừng thông - Tạo điều kiện cho các loài ký sinh thiên địch trong rừng thông để hạn chế sự phát triển của SRT (giữ thảm thực vật trong rừng, nhất là những cây có hoa). - Không phá hại các tổ kiến vống, bọ ngựa, bọ xít ăn thịt (bọ xít hoa, bọ xít đỏ, chim, thú ăn sâu….) - Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu róm thông nhƣ Boverin, Nấm xanh ma, Vi khuẩn Bacillin. * Biện pháp hoá học Khi sử dụng biện pháp này cần phải có sự hƣớng dẫn và chỉ đạo của đơn vị bảo vệ thực vật. Biện pháp hoá học rất hạn chế sử dụng; chỉ đƣợc sử dụng khi dịch sâu thông bùng phát (số lƣợng sâu lớn, trên diện tích lớn). Các loại thuốc đƣợc chọn phải là các loại thuốc đƣợc nhà nƣớc cho phép, ít độc hại với ngƣời và gia súc, có độ phân giải nhanh, ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ: Sherpa 25EC, Trebon 10 EC, Ofatox 400EC

50

Hình 4.4. Sâu róm thông (Nguồn Báo Hà Tĩnh) 4.3.2.3. Sâu đo Hyposidra talaca Walker ăn lá Keo lai, Keo tai tượng Theo tài liệu nghiên cứu của Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang, Nguyễn Hoài Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Lê Bảo Thanh Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (năm 2015). 1. Đặc điểm hình thái - Trƣởng thành + Trưởng thành đực: Cánh màu đen có đốm đen xám. Thân màu đen xám, đầu màu đen xám, ngực màu đen đen và thân màu nâu xám, vệ bụng màu xám với đƣờng viền màu đen. Cánh có 4 đƣờng (2 đƣờng rải màu đen và 2 đƣờng rải màu xám). Râu đầu giống hình giăng lƣợc, màu xám. Sải cánh khoảng 3,30cm (± 0,2cm), chiều dài 1,42cm (± 0,8cm) và rộng 0,22cm (± 0,06cm) (hình 4.5.1). + Trưởng thành cái: Cánh màu nâu đen. Thân màu nâu tối, đầu màu nâu tối, ngực màu nâu sáng, vệ sƣờn màu nâu xám, bụng và vệ bụng màu nâu sáng, cánh có 4 đƣờng rải (2 đƣờng màu nâu và đƣờng màu nâu phớt xám).

51

Râu đầu hình sợi chỉ, màu nâu sáng. Sải cánh khoảng 4,6cm (± 0,3cm), chiều dài 1,66cm (± 0,6cm) và rộng 0,42cm (± 0,09cm) (hình 4.5.2).

Hình 4.5.1. Trƣởng thành đực Hình 4.5.2. Trƣởng thành cái Nguồn: Tạp chí khoa học - Trứng: Hình bầu dục, màu xanh, dài khoảng 0,055cm (± 0,006cm) và chiều ngang khoảng 0,035cm (± 0,008cm) (hình 4.5.3). - Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, màu sắc và kích thƣớc thay đổi theo tuổi (hình 4.5.4). + Tuổi 1: Màu đen đến màu đen nâu, ngang thân có 7 sọc màu trắng, dài khoảng 0,28cm (± 0,08cm) và rộng khoảng 0,075cm (± 0,006cm). + Tuổi 2: Màu chuyển sang màu nâu sẫm, ngang thân có 7 sọc màu trắng, ở thân có chấm màu trắng trên lƣng, 3 đôi chân ngực, dài khoảng 0,40cm (± 0,09cm) và rộng khoảng 0,075cm (± 0,009cm). + Tuổi 3: Màu nâu đến nâu sẫm, ngang thân có 7 sọc màu trắng, ở thân có chấm màu trắng trên lƣng, các sọc màu trắng trở nên nổi bật lên, dài khoảng 1,35cm (± 0,3cm) và rộng khoảng 0,12 (± 0,01cm). + Tuổi 4: Thân, lƣng sâu màu nâu đến nâu nhạt và bụng nâu đen, dài khoảng 3,6cm (± 0,2cm) và rộng khoảng 0,31cm (± 0,04cm). + Tuổi 5: Thân, lƣng sâu màu nâu sẫm và bụng màu nâu nhạt với những đốm trắng. Miệng màu nâu đỏ và điểm chấm trắng, cạnh hậu môn màu nâu sáng, dài khoảng 4.8 cm (± 0.32cm) và rộng khoảng 0.52cm (± 0.09cm).

52

- Nhộng: Màu cánh gián, nhộng cái dài khoảng 1,68cm (± 0,2cm), rộng khoảng 0,51(± 0,09cm), nhộng đực dài khoảng 1,30cm (± 0,2cm), rộng khoảng 0,36 (± 0,08cm) (hình 4.5.5).

Hình 4.5.3. Trứng Hình 4.5.4. Sâu non Hình 4.5.5. Nhộng Nguồn: Tạp chí Khoa học 2. Đặc điểm gây hại và một số tập tính của loài sâu đo ăn lá Keo lai, Keo tai tượng - Đặc điểm gây hại Trƣởng thành cái thƣờng đẻ trứng ở thân và cành cây Keo lai, Keo tai tƣợng, sau khi trứng nở sâu non ở tuổi 1 di chuyển lên ngọn cây và ăn phần diệp lục của lá non, sâu non từ tuổi 2 đến tuổi 5 ăn lá bánh tẻ, ở tuổi 2 và tuổi 3 thƣờng ăn không hết cả lá các vị trí ăn lởm chởm; từ tuổi 4 đến tuổi 5 sâu non thƣờng ăn hết cả lá. Sâu non từ tuổi 3 đến tuổi giữa tuổi 5 ăn nhiều để dự trữ dinh dƣỡng, cuối tuổi 5 sâu non ăn giảm đi và di chuyển dần xuống gốc cây và làm nhộng dƣới đất. - Đặc điểm vòng đời Đây là loài sâu biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn: Trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng, trong đó sâu non có 5 tuổi. - Một số tập tính Trƣởng thành vũ hoá chủ yếu từ 7 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Ngay sau khi vũ hóa, trƣởng thành cái tiết chất dẫn dụ sinh dục (Pheromone) để dẫn dụ trƣởng thành đực để ghép đôi. Sau khi giao phối xong con cái tìm nơi đẻ

53 trứng, vị trí đẻ trứng thƣờng ở thân, cành cây. Trứng đƣợc đẻ thành đám thƣờng từ 80 đến 298 trứng. Sâu non sau khi nở bò lên ngọn để ăn lá non. Sâu non là pha duy nhất duy trì dinh dƣỡng, tùy vào điều kiện thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm và các nhân tố khác của từng địa phƣơng mà sâu non có độ tuổi và thời gian phát triển khác nhau. Tại địa điểm nghiên cứu và nuôi sâu trong phòng cho thấy quá trình phát triển của sâu non trải qua 4 lần lột xác. 3. Kết quả điều tra tại khu vực nghiên cức và giải pháp phòng trừ Kết quả điều tra: Tại khu vực nghiên cứu Sâu đo Hyposidra talaca Walker đƣợc phát hiện tại các ô tiêu chuẩn 1, 3, 6, 7 và 8 với mật độ thấp chƣa có khả năng gây hại thành dịch. Các giải pháp phòng trừ: Công tác quản lý sâu ăn lá keo lai, keo tai tƣợng: Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý là làm tốt công tác điều tra theo dõi sâu hại để kịp thời đƣa ra quyết định phù hợp. Do sâu đo có đặc điểm là ban ngày thƣờng tập trung ở gốc cây và thân cây nên cần chú ý điều tra gốc cây và thân cây kết hợp với quan sát tán để tìm sâu kén. Thời gian cần chú ý là tháng 5 - tháng 11. Rừng có tuổi 4-7 năm và rừng thành thục khai thác cần đƣợc chọn để đặt điểm điều tra, cứ khoảng 20-30 ha chọn 1 điểm và tiến hành điều tra mỗi điểm 5-10 cây. Khi thấy mật độ sâu nhiều cần tiến hành ngay các biện pháp bắn giết. Cần làm tốt công tác chăm sóc rừng và bảo vệ các loài thiên địch. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc. Một số loại thuốc nhƣ Sumithion 50EC hoặc Ofatox, KARATE 2,5EC, Trebon. Sử dụng vòng dính, vòng độc để ngăn chặn sâu trong quá trình di chuyển qua lại giữa gốc và tán cây, nhất là các khu vực không thể sử dụng thuốc trừ sâu. 4.3.3. Các loài côn trùng thiên địch Trong công tác quản lý côn trùng, nhất là khi tiến hành phòng trừ sâu hại không thể thiếu vấn đề sử dụng thiên địch. Côn trùng thiên địch là nhóm sinh

54 vật có ý nghĩa rất lớn bao gồm 2 nhóm là côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh. Bảng sau đây tập hợp các loài thiên địch và ý nghĩa của chúng. Bảng 4.9. Côn trùng thiên địch của khu vực nghiên cứu Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ I Odonata Bộ Chuồn chuồn H1 Aeshnidae 1 Anax immaculifrons Rambur ăn thịt 2 Heliaeshna crassa Krueger ăn thịt H2 Gomphidae 3 Macrogomphus kerri Fraser ăn thịt H3 Libelullidae 4 Crocothemis sp. ăn thịt Orthetrum sabina sabina 5 ăn thịt Drury II Mantodea Bộ Bọ ngựa H4 Mantodae Họ Bọ ngựa thƣờng 6 Deroptaty sp. Bọ ngựa cổ bành ăn thịt 7 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa bụng rộng ăn thịt Bọ ngựa xanh thông thƣ- 8 Mantis religiosa Linnaeus ăn thịt ờng 9 Tenodera sinensis Saussure Bọ ngựa Trung Quốc ăn thịt H5 Hymenopodidae Họ Bọ ngựa chân bè 10 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn ăn thịt III Hemiptera Bộ Cánh không đều H6 Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu 11 Harpactor fuscipes Fabricius Bọ xít ăn sâu đỏ ăn thịt 12 Isyndus obscurus Dallas Bọ xít ăn sâu nâu vàng ăn thịt

55

Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ 13 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu ăn thịt 14 Sycanus croceovittatus Dorn Bọ xít ăn sâu róm thông ăn thịt IV Raphidioptera Bộ Bọ lạc đà H7 Raphidiidae Họ Sâu lạc đà 15 Raphidia sp. Bọ lạc đà ăn thịt V Neuroptera Bộ Cánh lƣới H8 Mantispidae Họ Bọ ngựa giả 16 Mantispa sp. Bọ ngựa giả ăn thịt H9 Chrysopidae Họ sƣ tử rệp lá 17 Chrysoperla sp. Cánh lƣới ăn thịt VI Coleoptera Bộ Cánh cứng H10 Carabidae Họ Hành trùng 18 Calosoma chinense Kirby Hành trùng Trung Quốc ăn thịt Chlaenius bioculatus 19 Hành trùng 2 chấm vàng ăn thịt Motschulsky 20 Chlaenius costiger Chaudoir Hành trùng cánh xanh đen ăn thịt Chlaenius nigricans Hành trùng cánh đen mép 21 ăn thịt Wiedemann vàng 22 Chlaenius trachys Andrews Hành trùng đen chân vàng ăn thịt Craspedonotus tibialis Hành trùng nâu ống chân 23 ăn thịt Schaum vàng 24 Desera geniculata (Klug) Hành trùng xanh cổ dài ăn thịt Macrochilus trimaculatus 25 Hành trùng 3 vết vàng ăn thịt Olivier Pheropsophus javanus 26 Hành trùng cánh ngắn Java ăn thịt Dejean

56

Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ Pheropsophus occipitalis Hành trùng cánh ngắn 6 vết 27 ăn thịt (Mac Leay) vàng Trigonotoma bhamoensis 28 Hành trùng trigo ăn thịt Baly H11 Cicindelidae Họ Hổ trùng 29 Cicindela chinensis De Geer Hổ trùng Trung Hoa ăn thịt Cicindela gemmata 30 Hổ trùng 6 vân ăn thịt Faldermann 31 Collyris bonelli Guerin Hổ trùng cổ chai ăn thịt Prothyma limbata 32 Hổ trùng xanh nhỏ ăn thịt Wiedemann H12 Coccinellidae Họ Bọ rùa 33 Callineda sedecimnotafa F. Bọ rùa vàng 18 chấm đen ăn thịt 34 Calvia albolineata Schonherr Bọ rùa sọc vàng ăn thịt Coccinella transversoguttata 35 Bọ rùa vàng vết đen ngang ăn thịt Faldermann Harmonia dimidiata 36 Bọ rùa cánh đen vàng ăn thịt (Fabricius) Megalocaria dilatata 37 Bọ rùa vàng 12 chấm đen ăn thịt Fabricius 38 Rodolia pumila Weiser Bọ rùa đỏ ăn thịt 39 Scymmus frontalis Fabricius Bọ rùa đen 4 chấm vàng ăn thịt 40 Synonycha grandis Thunberg Bọ rùa vàng lớn ăn thịt VII Hymenoptera Bộ Cánh màng H13 Chalcididae Họ Ong đùi to 41 Brachymiria obscurata ký sinh

57

Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ Walker H14 Scelionidae Họ Ong tấm đen 42 Telenomus dendrolimusi Chu Ong tấm đen ký sinh 43 Telenomus sp. ký sinh H15 Formicidae Họ Kiến Crematogaster 44 Kiến cong đuôi ăn thịt travanconresis Forel 45 Formica lemani Bodroit ăn thịt 46 Formica polyctena Kiến đen ăn thịt 47 Formica rufa Kiến đỏ ăn thịt 48 Formica sp. ăn thịt Oecophylla smaragdina 49 Kiến vống ăn thịt Fabricius 50 Polyrachis sp. ăn thịt H16 Ichneumonidae Họ Ong cự 51 Xanthopimpla japonica Krieg ký sinh H17 Trichogrammatidae Họ Ong mắt đỏ Trichogramma dendrolimi Ong mắt đỏ ký sinh sâu 52 ký sinh M. róm thông H18 Vespidae 53 Vespa sp. ăn thịt VIII Diptera Bộ Hai cánh H19 Tachinidae 54 Exorista sp. Ruồi 3 vạch ký sinh

58

Nhƣ vậy, theo kết quả nghiên cứu và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu trƣớc đây, trong khu vực có thể gặp 54 loài côn trùng thiên địch thuộc 19 họ, 8 bộ, trong đó số loài ăn thịt chiếm đa số (48/54 loài). Tuy nhiên cũng cần chú ý là số lƣợng 6 loài ký sinh thu đƣợc chƣa phản ánh đúng thực tế vì còn khá nhiều loài chƣa có điều kiện quan sát, nhất là các loài ong, ruồi có kích thƣớc nhỏ bé và đời sống ẩn dật. Các loài Chuồn chuồn, Bọ ngựa, Hành trùng, Hổ trùng là những oài đa thực do đó có thể sử dụng chúng tiêu diệt nhiều loài sâu hại. Bảng 4.10 Những loài thiên địch đã đƣợc quan sát trong khu vực nghiên cứu Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ I Mantodea Bộ Bọ ngựa H1 Mantodae Họ Bọ ngựa thƣờng 1 Deroptaty sp. Bọ ngựa cổ bành ăn thịt 2 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa bụng rộng ăn thịt Bọ ngựa xanh thông thƣ- 3 Mantis religiosa Linnaeus ăn thịt ờng 4 Tenodera sinensis Saussure Bọ ngựa Trung Quốc ăn thịt H2 Hymenopodidae Họ Bọ ngựa chân bè 5 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn ăn thịt II Hemiptera Bộ Cánh không đều H3 Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu 6 Harpactor fuscipes Fabricius Bọ xít ăn sâu đỏ ăn thịt 7 Isyndus obscurus Dallas Bọ xít ăn sâu nâu vàng ăn thịt 8 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu ăn thịt 9 Sycanus croceovittatus Dorn Bọ xít ăn sâu róm thông ăn thịt III Coleoptera Bộ Cánh cứng

59

Loại Stt Tên khoa học Tên Việt Nam TĐ H4 Coccinellidae Họ Bọ rùa 10 Callineda sedecimnotafa F. Bọ rùa vàng 18 chấm đen ăn thịt 11 Calvia albolineata Schonherr Bọ rùa sọc vàng ăn thịt Megalocaria dilatata 12 Bọ rùa vàng 12 chấm đen ăn thịt Fabricius IV Hymenoptera Bộ Cánh màng H5 Formicidae Họ Kiến Crematogaster 13 Kiến cong đuôi ăn thịt travanconresis Forel 14 Formica polyctena Kiến đen ăn thịt 15 Formica rufa Kiến đỏ ăn thịt Oecophylla smaragdina 16 Kiến vống ăn thịt Fabricius H6 Trichogrammatidae Họ Ong mắt đỏ Trichogramma dendrolimi Ong mắt đỏ ký sinh sâu 17 ký sinh M. róm thông

60

Hình ảnh một số loài thiên địch đƣợc quan sát trong khu vực nghiên cứu

Hình 4.6. Bọ rùa vàng 18 chấm đen Hình 4.7. Bọ ngựa xám nhỏ

Hình 4.8. Bọ ngựa cổ bành Hình 4.9. Bọ ngựa xanh thông thƣờng

61

Hình 4.10. Ong Vò vẽ Hình 4.11. Nhện

Hình 4.12. Kiến vống Hình 4.13. Kiến đen

62

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu 4.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu Căn cứ Công bố số liệu về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2015 của huyện Thạch Thành. Tổng diện tích đất có rừng 24.171,99 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.545,51 ha, rừng trồng 14.368,14 ha. Độ che phủ của rừng 43,22%. Các giải pháp trong việc thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phƣơng. - Trên địa bàn toàn huyện huyện đã thành lập 24 ban chỉ đạo các cấp thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó: Ban chỉ đạo cấp huyện 144 ngƣời, cấp xã, chủ rừng 2.880 ngƣời; xây dựng đƣợc 4.128 tổ đội BVR, PCCCR, với 26.772 ngƣời sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra, thực hiện tốt phƣơng phòng cháy, chữa cháy rừng theo phƣơng châm 4 tại chỗ. - Công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng tận gốc; thƣờng xuyên tổ chức tuần tra cơ động trên các tuyến đƣờng sông và đƣờng bộ, tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trƣởng động vật hoang dã, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn do đó ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi khai thác, kinh doanh chế biến lâm sản trái phép, an ninh rừng trên địa bàn ngày càng đƣợc giữ vững. - Thực hiện dự án KfW4, ở các xã đã tổ chức các lực lƣợng bảo vệ rừng tại thôn, xã. Ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những ngƣời bao che, tiếp tay cho lâm tặc. - Đổi mới nhận thức về công tác bảo vệ rừng tại cơ sở, xác định vai trò, trách nhiệm tổ chức bảo vệ rừng của chính quyền cấp xã là giải pháp cơ bản, lâu dài. Đảm bảo nguồn lực cho UBND cấp xã tổ chức công tác quản lý bảo

63 vệ rừng thông qua hoạt động chủ yếu của dân quân tự vệ và các hoạt động bảo vệ rừng khác của ngƣời dân, phù hợp với thực tiễn và cần có nguồn kinh phí hỗ trợ. Nhìn chung công tác bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và rừng dự án KfW4 tại Thạch Thành trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành quả rất khả quan. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng dự án chƣa ý thức đƣợc trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Thực hiện không đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án, thực hiện khai thác tỉa thƣa rừng không đúng quy trình dẫn đến làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng nói riêng và gây ảnh hƣởng đến tài nguyên côn trùng rừng. 4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng rừng Các giải pháp quản lý côn trùng phải luôn đƣợc gắn liền với các giải pháp quản lý tài nguyên rừng. Chúng bao gồm hai mảng chính là các giải pháp quản lý chung và các giải pháp quản lý khu vực. Giải pháp quản lý côn trùng luôn phải đƣợc cân nhắc trong hệ thống quản lý rừng bền vững theo các tiêu chí nhƣ sau: - Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau. - Phát triển bền vững là sự cân bằng giữa ba thành tố là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Các giải pháp quản lý chung bao gồm: 1. Giải pháp về tổ chức quản lý; 2. Giải pháp tuyên truyền; 3. Giải pháp nâng cao mức sống ngƣời dân; 4. Giải pháp tăng cƣờng công tác bảo vệ; 5. Quản lý các loài thiên địch và loài đặc sản, quý hiếm.

64

4.4.2.1. Các giải pháp chung 4.4.2.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý Rừng trồng dự án KfW4 là rừng trồng sản xuất đƣợc hỗ trợ tƣơng đối đầy đủ từ nguồn vốn đầu tƣ trồng rừng đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Các diện tích rừng đƣợc trồng từ năm 2004 đến năm 2010 đến nay đã đƣợc dự án bàn giao công tác quản lý cho chính quyền địa phƣơng và hộ gia đình tiếp tục công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên với diện tích lớn đƣợc trồng tập trung nên công tác quản lý để thực hiện việc kinh doanh rừng bền vững cần phải đƣợc tăng cƣờng. Hiện nay các diện tích rừng trồng dự án KfW4 cơ bản đã khép tán, nhiều diện tích loài cây trồng có mật độ cao đã đe dọa tới khả năng sinh trƣởng của cây trồng và ảnh hƣởng tới công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng nhƣ các loài cây: thông nhựa, keo lai, sao đen, lát hoa. Cần phải có biện pháp quản lý trong việc khai thác tỉa thƣa để duy trì tốt nguồn tài nguyên thực vật cũng nhƣ côn trùng rừng. 4.4.2.1.2. Giải pháp về tuyên truyền Nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng trong đó đi sâu vào việc bảo vệ và quản lý côn trùng rừng thông qua 2 việc: + Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về nghĩa vụ phải bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trƣờng. + Nâng cao nhận thức của cán bộ và ngƣời dân bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, tự ký cam kết bảo vệ rừng, lên lịch bảo vệ rừng, các tờ rơi giới thiệu giá trị của rừng, hệ thống biển báo, tuyên truyền, các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền thanh xã, thôn xóm, chiếu các băng video về bảo vệ rừng. Làm cho ngƣời dân và cán bộ thấy rõ đƣợc cái lợi và những thiệt hại nếu diện tích rừng bị xâm hại hay mất đi.

65

4.4.2.1.3. Giải pháp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng - Tổ chức thực hiện tốt đề án tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã đƣợc UBND huyện Thạch Thành phê duyệt; tập trung xây dựng và thực hiện cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới đồng bộ để tăng năng suất, sản lƣợng; quy hoạch và phát triển vùng cây ăn quả tập trung (cây có múi) vì hầu hết các xã tham gia thực hiện dự án KfW4 đều có diện tích đất bãi ven sông Bƣởi hoặc có diện tích đất trồng cây hàng năm, cây công nghiệp khá lớn. - Đƣa các giống cây có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn phù hợp với vùng sinh thái cùng kỹ thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất cây trồng, bảo vệ đƣợc mùa màng. 4.4.2.1.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ Thực hiện việc xây dựng và bổ sung các qui ƣớc, hƣơng ƣớc trong cộng đồng các thôn bản của các xã thực hiện dự án, tiến hành việc ký cam kết bảo vệ rừng giữa Hạt kiểm lâm với các hộ dân có sự chứng kiến của chính quyền xã. Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật điều tra phát hiện sâu bệnh hại rừng, phổ cập phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) cho lực lƣợng tham gia bảo vệ rừng và các hộ dân có diện tích rừng. 4.4.2.1.5. Giải pháp quản lý côn trùng thiên địch Theo kết quả điều tra khu vực nghiên cứu có 49 loài côn trùng ăn thịt, 5 loài côn trùng ký sinh. Trong số các loài thiên địch này các loài Bọ ngựa bụng rộng (Hierodula patellifera), Bọ ngựa Trung quốc (Tenodera sinensis), Bọ xít ăn sâu róm thông (Sycanus croceovittatus), các loài Hành trùng (Carabidae), Hổ trùng (Cicindelidae), Kiến (Formicidae), Ong ký sinh, Ruồi ký sinh là những loài rất có ý nghĩa. Để quản lý các loài côn trùng thiên địch cần chú ý tới những điểm chung sau đây: - Ngƣời quản lý cần có các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho thiên địch có mặt đúng nơi, đúng lúc với một số lượng đủ lớn.

66

- Việc sử dụng côn trùng thiên địch chỉ có thể thành công khi có đủ các hiểu biết về đặc điểm sinh học của thiên địch, ký chủ hoặc con mồi và có các điều kiện kinh tế, xã hội phù hợp. - Làm tốt công tác bảo vệ thiên địch: Nhiều loài côn trùng ký sinh thuộc nhóm Ong có kích thƣớc rất nhỏ nên việc nhận biết chúng thƣờng rất khó khăn, đặc biệt là đối với những ngƣời không chuyên môn, vì thế hình thức tuyên truyền bằng tranh, ảnh, tờ rơi là biện pháp thích hợp để động viên nhiều ngƣời cùng tham gia vào công tác bảo vệ côn trùng thiên địch. Đa số các loài côn trùng ký sinh trƣớc khi đẻ trứng thƣờng ăn bổ sung với thức ăn là mật hoa hay mật rệp. Để bảo vệ nơi ở của thiên địch cần ngăn cấm việc chặt phá các loài cây bụi, đặc biệt là các loài cây có nhiều mật, bảo vệ lớp thảm mục là nơi cƣ trú và phát triển của nhiều loài ruồi ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hoá học cần tránh phun thuốc lên nơi cƣ trú ƣa thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục... 4.4.3. Các giải pháp cần thực hiện trong khu vực nghiên cứu Tại các khu vực khác nhau của diện tích rừng dự án KfW4 có thể xác định các đối tƣợng cây trồng chủ yếu và sâu hại của chúng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại này có thể tham khảo trong tài liệu số. 4.4.3.1. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Lát hoa, Keo lai, Sao đen Do Lát hoa, Keo lai, Sao đen là loài cây trồng có tỷ lệ diện tích lớn của dự án KfW4 huyện Thạch Thành, nên công tác quản lý côn trùng phải rất chú ý tới các đối tƣợng sâu hại của các loài cây này. Về cơ bản công tác quản lý côn trùng có hại bao gồm các vấn đề: Nghiên cứu cơ bản (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học); Công tác điều tra, dự tính dự báo; Công tác phòng trừ. Thực hiện tốt việc phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó tăng cƣờng việc phát dọn thực bì, khai thác tỉa thƣa các cây cong queo, sâu bệnh, vệ sinh rừng

67 sau khai thác. Thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sinh trƣởng của cây trồng cũng nhƣ dịch bệnh để có giải pháp can thiệp kịp thời. a) Đối với Sâu ăn lá lim, Sâu đo, Sâu xám Cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện (điều tra gốc, thân cây, bẫy đèn...) mật độ, mức độ gây hại để có giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu hại hàng năm xây dựng kế hoạch điều tra và có thể áp dụng các biện pháp:  Biện pháp điều tra 10 cây: Chọn điểm điều tra và chọn cây điều tra: Mỗi ô tiêu chuẩn có các loài Sao đen, Lát hoa, Keo lai chọn 10 cây theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, sau đó cắt mỗi cây 10 đoạn cành dài 30cm, mẫu cành phải có đỉnh sinh trƣởng và phân bố đều trên tán cây. Kiểm tra ổ trứng, tổ sâu non, nhộng để xác định số lƣợng trứng, sâu non, nhộng.  Biện pháp điều tra sâu trưởng thành: Có thể kiểm tra sự xuất hiện của sâu trƣởng thành bằng các quan sát bẫy đèn. Khi phát hiện sâu gây hại, tùy theo mức độ có thể sử dụng các biện pháp chủ yếu nhƣ sau: - Sử dụng vòng dính khi thấy có nhiều sâu non Sâu ăn lá lim, sâu đo. - Bảo vệ thiên địch (Kiến, Ong ký sinh....). - Sử dụng thuốc hóa học nhƣ Sumathion 50EC, Trebon, Frepatholl, Karate 25EC khi mật độ sâu quá cao, mức độ gây hại lớn. b) Đối với các loại sâu gây hại khác Trên diện tích rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành có nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây bản địa lá rộng. Do đó cần phải có giải pháp quản lý tổng hợp, các biện pháp quản lý bao gồm: - Làm tốt công tác vệ sinh rừng trong nuôi dƣỡng và tỉa thƣa. - Bảo vệ chim, ếch nhái, bò sát và các loài côn trùng ăn thịt nhƣ Kiến, Hành trùng....

68

- Bảo vệ thảm tƣơi, cây bụi... - Chú ý kiểm tra phát hiện kịp thời các loài sâu hại. - Sử dụng biện pháp phòng trừ phù hợp. 4.4.3.2. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Thông nhựa Khu vực rừng trồng Thông nhựa gồm 167,02 ha. Tại khu vực này công tác quản lý côn trùng bao gồm các giải pháp quản lý chung và quản lý các loài sâu hại Thông nhựa. Các loài sâu hại nguy hiểm ở đây gồm có: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus), Ong ăn lá thông (Gilpinia sp…), Sâu đục ngọn thông (Evetria duplana) trong đó Sâu róm thông là nguy hiểm nhất. Các giải pháp cụ thể để quản lý Sâu róm thông là: - Thực hiện điều tra, dự tính dự báo cho 4 thế hệ sâu theo phƣơng pháp của Chi cục Kiểm lâm vùng II. - Quản lý sâu hại theo nguyên lý IPM. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch nhƣ Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Kiến, Ruồi ký sinh, Ong ký sinh… - Sử dụng các chế phẩm sinh học nhƣ Nấm bạch cƣơng Bb (Beauveria bassiana), Nấm lục cƣơng, vi khuẩn Bt (Bacellus thuringiensis) để phòng trừ. hạn chế sử dụng thuốc hóa học. - Sử dụng biện pháp lâm sinh, tiến hành việc khai thác tỉa thƣa để đảm bảo loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, tạo không gian cho cây trồng sinh trƣởng hạn chế phát sinh các loại sâu bệnh hại.

69

Chƣơng 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu côn trùng ở diện tích rừng trồng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, chúng tôi có một số kết luận sau:  - Diện tích rừng trồng dự án KfW4 có hệ côn trùng tƣơng đối phong phú. Hiện đã ghi nhận đƣợc 194 loài côn trùng thuộc 54 họ và 12 bộ côn trùng. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số lƣợng loài chiếm đông nhất 60/194 loài thuộc 12 họ chiếm 30,93% tổng số loài, kế tiếp là các loài thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera), 49 loài thuộc 10 họ chiếm 25,26%. Có 69 loài côn trùng thuộc nhóm thƣờng gặp, có phân bố đều. Càng lên cao số loài thu đƣợc càng ít. Số loài côn trùng trong các sinh cảnh khác nhau có sự sai khác không đáng kể, số lƣợng loài côn trùng nhiều nhất ở diện tích trồng keo lai và có số lƣợng ít nhất ở khu vực trồng sao đen.  - Đánh giá ảnh hƣởng của côn trùng cho thấy số loài sâu có tiềm năng gây hại và số loài có ích có tỷ lệ 61,3. Đa số loài sâu hại là sâu ăn lá (64,7% số loài), tiếp đến là sâu chích hút dịch cây. Số loài có ích gồm 75 loài thụ phấn + cho mật, 54 loài côn trùng thiên địch. Các loài thiên địch thuộc 19 họ, 8 bộ trong đó có 49 loài ăn thịt, 5 loài ký sinh. Các loài có ý nghĩa kinh tế lớn là Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Bọ rùa, Kiến, Ong và ruồi ký sinh. Đã xác định đƣợc thành phần loài côn trùng gây hại chủ yếu cho các loài cây chính (Sao đen, Lát hoa, Thông nhựa, Keo lai) của khu vực nghiên cứu.  - Một số đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu trên cây keo lai, lát hoa đã đƣợc trình bày trong báo cáo.  - Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật lâm sinh của dự án KfW4, kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu,

70 kế thừa các kết quả nghiên cứu về thiên địch, côn trùng đặc sản, đề tài đã đƣa ra các giải pháp quản lý côn trùng theo nguyên lý quản lý rừng bền vững. Có 2 loại giải pháp chính là các giải pháp chung và các giải pháp khu vực: Các giải pháp chung bao gồm: Giải pháp tổ chức; Giải pháp về tuyên truyền giáo dục; Giải pháp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Giải pháp tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng; Giải pháp quản lý côn trùng có ích (thụ phấn, thiên địch, đặc sản, quý hiếm); Quản lý các loài sâu hại chung của tất cả các khu vực. Các giải pháp khu vực bao gồm: quản lý sâu hại trong các khu vực có các loài cây trồng khác nhau, quản lý sâu hại khi thực hiện chƣơng trình khai thác tỉa thƣa, tạo điều kiện cho các loài cây trồng phát triển. Đối với mỗi giải pháp đều đƣa ra cách thức xác định đối tƣợng sâu hại chính, phƣơng pháp điều tra dự báo và phòng trừ chúng, các định hƣớng cho công tác nghiên cứu với các đối tƣọng sâu hại mới còn thiếu thông tin. 5.2. Tồn tại Mặc dù đã rất cố gắng khắc phục những bất lợi bởi điều kiện về thời gian và thời kỳ xuất hiện của các đối tƣợng nghiên cứu để có thể hoàn thành các nội dung của đề tài theo thời lƣợng qui định nhƣng đề tài vẫn còn những tồn tại sau: - Do thời gian có hạn nên chƣa điều tra hết đƣợc số loài côn trùng có trong khu vực nghiên cứu. - Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu, tạo cơ sở cho việc định ra những giải pháp quản lý côn trùng rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành. Cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung vào danh lục côn trùng và kiểm nghiệm các giải pháp đã đề ra. 5.3. Kiến nghị Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu, những tồn tại đã nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị.

71

- Rừng dự án KfW4 đƣợc xác định mục tiêu sản xuất và kinh doanh rừng bền vững, dự án đã hoàn thành, song chƣa có các thông tin tin cậy về loài, quần thể loài côn trùng trong khu vực nên phải triển khai một chƣơng trình chi tiết nghiên cứu về côn trùng, động thực vật, vi sinh vật..., từ đó đề ra giải pháp quản lý một cách khoa học và hiệu quả. - Nên bổ sung thành quả nghiên cứu của đề tài vào nội dung của quản lý rừng bền vững của địa phƣơng, vì côn trùng là một thành phần không thể thiếu đƣợc trong hệ sinh thái rừng, đặc biệt trong hệ sinh thái rừng trồng hỗn giao theo đám của dự án KfW4, côn trùng là nhân tố chủ đạo quy định việc tồn tại và phát triển của thực vật. - Cần tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao hiệu lực pháp luật, khai thác truyền thống bảo vệ rừng của ngƣời bản xứ qua việc xây dựng và bổ sung các hƣơng ƣớc, quy ƣớc về bảo vệ và phát triển rừng, vì thực tế cho thấy nguồn tri thức và truyền thống bảo vệ rừng của ngƣời dân bản xứ có giá trị cung cấp kinh nghiệm về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý cho sự phát triển bền vững.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of Vietnam an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam,, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. 2. Huỳnh Thu Ba, Lê Công Uẩn, Vƣơng Duy Quang, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Quốc Dựng (2003), “Con ngƣời, đất và tài nguyên trong khu vực TrungTrƣờng Sơn”, Báo cáo số 5, WWF Chƣơng trình Đông Dƣơng, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2001), Từ điển ĐDSH và Phát triển bền vững Anh – Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2000), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Bộ NN&PTNT (2004), Chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 – 2010 7. Bộ NN&PTNT (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn giai đoạn 2001 - 2010 8. Vũ Quang Côn (1986), “Đặc điểm tạo thành hệ thống “vật chủ - ký sinh” ở các loài bƣớm hại lúa”, Thông báo khoa học, tập 1: 55 – 62, Viện KHVN. 9. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trƣơng Quang Học, Phạm Bình Quyền(2005), Côn trùng học – tập 1: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh học, sinh thái học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 10. Đặng Thị Đáp (Chủ biên),Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hƣờng, Nguyễn Thế Hoàng (2008): Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

73

11. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền, Ngô Thị Xuyến (2007), Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NxbNông nghiệp, Hà Nội. 12. Elaine Moison & Oliver Dubois (1998), Báo cáo của SiDa về các sinh kế bền vững ở vùng cao Việt Nam, giao đất và các vấn đề khác. 13. Lê Xuân Huệ (2000), Ong ký sinh trứng họ Scelionidae. Động vật chí, tập 3, Nxb KHKT, Hà Nội. 14. Lê Xuân Huệ, (2007), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Điều tra cơ bản đa dạng sinh học côn trùng, chim Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. 15. Bùi Công Hiển (2003), Côn trùng học ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Phạm Văn Lầm (1994), Nhận dạng và bảo vệ những thiên địch chính trên ruộnglúa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Bùi Hữu Mạnh ( 2007),“Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm ở Việt Nam” 18. Lƣu Tham Mƣu, Đặng Đức Khƣơng, (2000), Động vật chí Việt Nam, họ Châu chấu, cào cào (Acrididae), họ Bọ xít (Coreidae), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 19. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998), Côn trùng rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 20. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. Tập 1-Sử dụng côn trùng có ích, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Thế Nhã (2009), Côn trùng học, tập 1 – Côn trùng học đại cương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Hoàng Đức Nhuận (1979), Đấu tranh sinh học và ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

74

23. Hoàng Đức Nhuận (1983), Bọ rùa ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24. Phạm Bình Quyền (2005), Sinh thái học côn trùng, Nxb Giáo dục. 25. Richard B. Primack (1995), Cơ sở Sinh học bảo tồn (Võ Qúy, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng (1999), Bản dịch, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Viết Tùng, (2006), Giáo trình côn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật – Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền nam 1977 – 1978, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 29. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997 – 1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tiếng Anh 30. Archibald, S.B. (2005). "New Dinopanorpida (Insecta: Mecoptera) from the Eocene Okanogan Highlands (British Columbia, Canada and Washington State, USA)". Canadian Journal of Earth Sciences 4 (2): 119–136. 31. Atkins M.D (1978), in Perspective, MacMillan Publishing Co., Translated by Lu J.S, 1984. Science Press, Beijing, , pp. 211-214. 32. Brown, B.V., Borkent, A., Cumming, J.M., Wood, D.M., Woodley, N.E., and Zumbado, M. (Editors) (2009), Manual of Central American Diptera. Volume 1 NRC Research Press 34. Centre for Ecology and Evolution (2007), The Lepidoptera Taxome Project Draft Proposals and Information, University College London.

75

33. Chapman, A. D. (2006), Numbers of living species in Australia and the World Canberra: Australian Biological Resources Study. 34. Chen Z.T. and Liu K (2000), Integrated pest management (IPM) and sustainable agriculture, Tropic Agricultural Science 86(4): 69–71. 35. Colless, D.H. & McAlpine, D.K (1991), Diptera (flies) , pp. 717–786. In: The Division of Entomology. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, Canberra (spons.), The insects of Australia.Melbourne Univ. Press, Melbourne. 36. CRISO: Research. http://www. Criso.au/science/Beetle – Research.htm. 37. DeBach P (1974), Biological Control by Natural Enemies, Cambridge University Press, Cambridge, UK, 323 pp. 38. Erwin, Terry L. (1982), Tropical forests: their richness in Coleoptera and other species, Coleopt. Bull. 36: 74–75. 39. Fenemore P.G (1982), Plant Pests and Their Control. Butterworths, Wellington, New Zealand, pp. 7–8. 40. Harper, Douglas. mantis. Online Etymology Dictionary. http://www.etymonline com/index.php?term=mantis. 41. He M. and He Z.Q (1998), Review and prospect of IPM in China, Journal of Southwest Agriculture 11: 35–39. 42. Hoell, H.V., Doyen, J.T. & Purcell, A.H (1998), Introduction to Biology and Diversity, 2nd ed.. Oxford University Press. p. 320. 43. http://www.srilankabutterflies.com. 44. John L. Foltz (2003-01-23), ENY 3005 Families of Hemiptera, University of Florida. 45. John Martin & Mick Webb (2004), Hemiptera: It's a Bug's Life, Natural History Museum.

76

46. Kumazawa S., Hamasaka T. and Nakayama T (2004), Antioxidant activity of propolis of various geographic origins, Food Chemistry 84: 329– 339. 47. Michael Chinery (1993). Insects of Britain and Northern Europe (3rd ed.). 48. Minsheng You, Dunming Xu, Hongjiao Cai and Liette Vasseur (2003), Practical importance for conservation of insect diversity in China, Biodiversity and Conservation 14: 723-737, 2005. 49. Monastyrskii A.L., Nguyen Van Quang, 1998, SF NCRC (1998) Technical Report on the Biodiversity Survey of Pu Mat Nature Reserve, EC/MARD Vinh Vietnam. 101-108 (Butterflies). 50. Nishida T. and Matsuura K (2001) Colony fusion in a termite: what makes the society „open‟? Insectes-Sociaux 48(4): 378–383. 51. Raven P.H (1995) Biodiversity and the future of China. Pacific Science Information Bulletin 47(1–2): 1–8.

52. REHN, A. C. (2003), Phylogenetic analysis of higher-level relationships of Odonata. Systematic Entomology 28(2): 181-240. 53. Resh, V. H.; R. T. Cardé (Editor) (2003), "Lepidoptera". Encyclopedia of Insects. Jerry A. Powell (Editor of Section), Academic Press. pp. 631– 664. 54. SEPA (1998), China‟s Biodiversity: A Country Study. Environment Science Press, Beijing, China, pp. 11–15, 23–27, 165–184. 55. Scoble, Malcolm J. (September 1995). "2". The Lepidoptera: Form, Function and Diversity (1 ed.). Oxford University: Oxford University Press. pp. 4–5. 56. Thomas Eisner and Edward O. Wilson (1977), The Insect, W.H. Freeman and Campany, San Francisco.

77

57. Vasseur L., Rapport D. and Hounsell J (2002), Linking ecosystem health to human health: a challenge for this new century. In: Costanza B. and Jorgensen S. (eds), Integrating Science to Policy – Toward the 21st Century. Elsevier, Cambridge, UK, pp. 167–190. 58. Wang H.Y. and Zhang N.D (2001), Impact of China‟s entry of WTO on the national silk industry, Silk Industry North China 22(3): 11–13. 59. Whiting, Michael F. (2002), Mecoptera is paraphyletic: multiple genes and phylogeny of Mecoptera and Siphonaptera, Zoologica Scripta 31 (1): 93–104. 60. Wikipedia (2009): Diptera, http: //en.wikipedia.org/wiki/Diptera. 61. Wilson,E.O (2009), Threats to Global Diversity. 62. W. S. Robinson, R. Nowogrodski & R. A. Morse (1989), Pollination parameters Gleanings in Bee Culture 117: 148–152. 63. Yang D (1998) New and little known species of Dolichopodidae from China (I). Bulletin l’Institute Royal des Sciences Naturelles Belgique Entomologique 68: 151–164. 64. You M.S (1977) Conservation and utilization of the insect diversity in China, Chinese Biodiversity 5 (2): 135-141. 65. Zhang J.T (1999) Review of biodiversity and development, Econ. Geogr. 19(2): 70–75. 66. Zhang X.X (2000), Insect Ecology and Pest Prediction, Agricultural Publishing. 67. Zhao X.F (1982), Recognition of insect . Suppl. Journal of Insect Taxonomy 2–5. 68. Zhou Z, Ye H, Huang Y, Shi F (2010), The phylogeny of Orthoptera inferredfrom mtDNA and description of Elimaea cheni (Tettigoniidae: Phaneropterinae) mitogenome. J. Genet. Genomics. 37(5):315-324.

78

Tiếng Trung Quốc 69. 顾茂彬,陈佩珍,著,(1997),海南岛蝴蝶,中国林业出版社. Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân (1997), Bướm đảo Hải Nam, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 70. 李湘涛 (2006),昆虫博物馆,时事出版社. Lý Tƣơng Đào ( 2006), Bảo tàng Côn trùng, NXB Thời sự. 71. 李成德 (2006),森林昆虫学,中国林业出版社. Lý Thành Đức (2006), Côn trùng rừng, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 72. 中国野生动物保护协 (1999),中国珍稀昆虫图鉴.中国林业出版社. Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (1999), Giám định bằng hình ảnh côn trùng quý hiếm Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 73. 杨宏,王春浩 (1994),北京蝶类原色图鉴,科学技术文献出版社. Dƣơng Hồng, Vƣơng Xuân Hạo (1994), Giám định bằng hình ảnh Bướm Bắc Kinh, NXB Khoa học kỹ thuật 74. 杨子琦 (2002), 园林植物病虫害防治图鉴, 中国林业出版社. Dƣơng Tử Kỳ (2002), Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 75.中国科学院昆虫动物研究所

主编(1999),云南蝴蝶,中国林业出版社. Phòng nghiên cứu côn trùng Viện khoa học Trung Quốc (1999), Bướm Vân Nam, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 76. 中国科学院动物研究所 (1973),天敌昆虫图册,科学出版社. Phòng nghiên cứu động vật Viện khoa học Trung Quốc (1997) Sách bằng hình ảnh côn trùng thiên địch, NXB Khoa học.

79

77. 徐天森 (2004),中国竹子主要害虫,中国林业出版社. Từ Thiên Sâm chủ biên (2004), Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 78. 李元胜,主编 (2004),中国昆虫记,上海社会科学院出版社 Lý Nguyên Thắng (2004), Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc, NXB Viện Khoa học xã hội Thƣợng Hải. 79. 吴云 (1999),世界名蝶鉴赏,云南教育出版社. Ngô Vân (1999), Nhận biết những loài Bướm nổi tiếng trên Thế giới, NXB Giáo dục Vân Nam. 80. 西南林学院 (2003), 云南瓢虫志, 云南科技出版社. Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003), Bọ rùa Vân Nam, NXB Kỹ thuật Vân Nam

80

PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN, SỐ LƢỢNG SÂU HẠI LÁ Số hiệu ô tiêu chuẩn:……………………………………………………. Ngày điều tra:……………………Ngƣời điều tra:……………………. STT STT Tên loài sâu Trứng Số sâu non ở các tuổi Nhộng Sâu Số lá Tổng cây trƣởng bị số cành đtra cành 1 2 3 4 5 6 thành hại của cây (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 10) (11) (12) (13) (14) 1 1

81

Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA SÂU ĂN LÁ Số hiệu ÔTC:...... Ngày điều tra:...... Ngƣời điều tra:...... Stt Ký Loài sâu Số mẫu lá bị hại của cấp hại R% Ghi cây hiệu (vi) chú cành 0 1 2 3 4 1 1 2 3 4 5 (6)

ni

nivi 2 1 2 3 4 5 (6)

ni

nivi

R% của ô tiêu chuẩn: ......

82

Phụ lục 3: PHIẾU ĐIỀU TRA SÂU DƢỚI ĐẤT Số hiệu ô TC:...... Ngày điều tra:...... Ngƣời điều tra:...... Ô Độ Loài sâu Số lƣợng Động Ghi db sâu trứng sâu nhộng sâu vật  chú [cm] non tt

83

Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA SÂU HẠI THÂN CÀNH NGỌN Số hiệu ô tiêu chuẩn: ………………………………………………….. Ngày điều tra:…………………. Ngƣời điều tra: ………………… Số Số Số Tên loài sâu hay Số lƣợng sâu hại Ghi TT cành ngọn tên loại bệnh Trứng Sâu Nhộ Sâu chú cây bị hại bị hại non ng TT điều  cành Số tra của ngọn cây của cây (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1

Phụ lục 5: ĐIỀU TRA NHANH SÂU RỪNG TRỒNG Số hiệu ô tiêu chuẩn:…………………………………………………………. Ngày điều tra:…………………………..Ngƣời điều tra:…………………….. Sô Loài sâu Số Hại gì? Số mẫu của cấp hại R Nơi điều tt lƣợng 0 I II III IV % tra cây sâu . Mã mẫu 1

84

Phụ lục 6: DANH LỤC CÔN TRÙNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ I COLEOPTERA BỘ CÁNH CỨNG H1 ATTELABIDAE Họ bọ cuốn lá 1 Apoderus notatus Dalla Torre & Voss Bọ cuốn lá x Ăn lá H2 BOSTRYCHIDAE Họ mọt đầu dài Hại thân, 2 Sinoxylon anale Lesne Mọt đuôi hai gai x cành Hại thân, 3 Xylopsocus capucinus Lesne Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 4 Xylothrips flavipes Illiger Mọt 6 răng x cành Hại thân, 5 Dendroctonus sp Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 6 Dryocoetes villosus (Fabricius) Mọt hại vỏ xx cành Hại thân, 7 Ips calligraphus Germar Mọt 6 gai x cành Hại thân, 8 Ips sp Mọt nhiều gai x cành Hại thân, 9 Xylosandrus amputatus Blandford Mọt đục thân, cành xx cành Hại thân, 10 Xylosandrus sp Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 11 Amasa versicolor Wood & Bright Mọt đầu vát x cành 12 Euwallacea fornicatus (Eichhoff) Mọt đục thân, cành x Hại thân,

85

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ cành Hại thân, 13 Hypothenemus sp Mọt đen nhỏ xx cành Hại thân, 14 Xylosandrus amputates Blandford Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 15 Xylosandrus compactus (Eichhoff) Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 16 Xylosandrus glabratus Eichhoff Mọt đen thân dài xx cành H3 BUPRESTIDAE Họ bổ củi giả Bổ củi cánh xanh 17 Sternocera aequisignata E. Saunders x Hại rễ ngọc H4 CERAMBYCIDAE Họ xén tóc 18 approximator Thomson Xén tóc hoa xx Ăn lá 19 Ceresium flavipes (Fabricius) Xén tóc xx Ăn lá 20 Niphona chapaensis Pic Xén tóc lƣng gai x Hại thân 21 cantor (Fabricius) Xén tóc đốm vai x Ăn lá H5 CURCULIONIDAE Họ vòi voi 22 Peritelus sp Câu cấu xanh nhỏ x Ăn lá 23 Astycus lateralis (Fabricius) Câu cấu xanh x Ăn lá 24 Myllocerus sp Câu cấu x Ăn lá 25 Shirahoshizo rufescens (Voss) Vòi voi xám x Ăn lá H6 ELATERIDAE Họ bổ củi 26 Campsosternus auratus Drury Bổ củi x Hại rễ H7 MELOLONTHIDAE Họ sùng hại rễ 27 Lepidiota bimaculata (Saunders) Bọ hung nâu lớn hai xx Hại rễ

86

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ đốm trắng đuôi cánh 28 Maladera orientalis Motch Bọ hung nâu nhỏ x Hại rễ 29 Holotrichia sauteri Mauser Bọ hung nâu lớn x Hại rễ 30 Maladera sp Bọ hung nâu nhỏ xx Hại rễ H8 LUCANIDAE Họ kẹp kìm 31 Dorcus sp Bọ kìm đen nâu x 32 Prosopocoilus suturalis (Oliver) Bọ kìm đen nâu x H9 SCARABAEIDAE Họ bọ hung 33 Adoretus compressus Weber Bọ hung nâu xám xx Hại rễ 34 Anomala cupripes Hope Cánh cam xanh xxx Ăn lá 35 Xylotrupes gideon Guerin-Meneville Bọ hung sừng nâu x Hại rễ 36 Adoretus sinicus Burmeister Bọ dừa nâu nhỏ x Hại lá H10 SCOLYTIDAE Họ mọt gai, gỗ Hại thân, 37 Dendroctonus sp Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 38 Dryocoetes villosus (Fabricius) Mọt hại vỏ x cành Hại thân, 39 Ips calligraphus Germar Mọt 6 gai x cành Hại thân, 40 Ips sp Mọt nhiều gai xx cành Hại thân, 41 Xylosandrus amputatus Blandford Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 42 Xylosandrus sp Mọt đục thân, cành x cành 43 Amasa versicolor Wood & Bright Mọt đầu vát x Hại thân,

87

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ cành Hại thân, 44 Dryocoetes villosus (Fabricius) Mọt gai x cành Hại thân, 45 Euwallacea fornicatus (Eichhoff) Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 46 Hypothenemus sp Mọt đen nhỏ xx cành Hại thân, 47 Xylosandrus compactus (Eichhoff) Mọt đục thân, cành x cành Hại thân, 48 Xylosandrus glabratus Eichhoff Mọt đen thân dài x cành Hại thân, 49 Xylosandrus mancus Blandford Mọt đục thân, cành x cành II HEMIPTERA BỘ CÁNH NỬA H11 ALYDIDAE Họ bọ xít mép 50 Leptocorisa acuta (Thunberg) Bọ xít dài xx Hút dịch H12 COREIDAE Họ bọ xít thân dài Bọ xít đùi to sọc 51 Cloresmus modestus Distant x Hút dịch vàng 52 Dalader sp Bọ xít x Hút dịch 53 Mictis tenebrosa (Fabricius) Bọ xít gai ống chân xx Hút dịch 54 Physomerus grossipes (Fabricius) Bọ xít x Hút dịch Bọ xít hông viền 55 Riptortus linearis (Fabricius) x Hút dịch trắng H13 PENTATOMIDAE Bọ xít 5 cạnh 56 Erthesina fullo (Thunberg) Bọ xít vân đen vàng x Hút dịch

88

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ 57 Nezara viridula Linne Bọ xít xanh xx Hút dịch 58 Tessaratoma papillosa Drury Bọ xít nhãn xxx Hút dịch 59 Dolygoris baccarum Linnes Bọ xít nâu x Hút dịch 60 Megarrhamphus hactatus Fabricius Bọ xít đầu nhọn x Hút dịch 61 Nezara viridula Linn? Bọ xít xanh x Hút dịch 62 Picromerus bidens Bọ xít ăn sâu x Ăn sâu 63 Tetroda histeroides F. Bọ xít 2 sống vai x Hút dịch H14 MIRIDAE Họ bọ xít mù 64 Helopeltis theivora Waterhouse Bọ xít muỗi đầu đỏ x Hút dịch H15 SCUTELLERIDAE Họ bọ xít mai 65 Cantao ocellatus (Thunberg) Bọ xít vàng x Hút dịch III HOMOPTERA BỘ CÁNH GiỐNG H16 APHIDIDAE Họ rệp muội 66 Aphis sp Rệp muội xx Hại lá H17 DIASPIDIDAE Họ rệp sáp vảy 67 Hemiberlesia pitysophila Takagi Rệp vảy x Hút dịch 68 Pinnaspis aspidistrae Signoret Rệp sáp vảy x Hút dịch H18 FULGORIDAE Họ rầy dài Penthicodes variegate Guerin- 69 Ve sầu bụng đỏ x Hút dịch Meneville H19 MEMBRACIDAE 70 Leptocentrus taurus (Fabricius) Ve sầu rừng xx Hút dịch 71 Oecophylla smaragdina Fabricius Kiến vống xxx Ăn thịt IV ISOPTERA BỘ CÁNH BẰNG H20 RHINOTERMITIDAE Họ mối ẩm 72 Coptotermes formosanus Shiraki Mối nhà Đài Loan xxx Hại thân,

89

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ rễ Hại thân, 73 Reticulitermes assamensis Gardner Mối đất Assa x rễ Mối môi dài đầu Hại thân, 74 Schedorhinotermes javanicus Kemner x vuông rễ Schedorhinotermes medioobscurus Mối đất Hại thân, 75 x Holmgren medioobscurus rễ H21 TERMIITIDAE Họ mối Hại thân, 76 Discuspiditermes garthwaitei Gardner Mối đất Garthwaitei x rễ Mối răng ẩn Hại thân, 77 Hypotermes makhamensis Ahmad xx Makhamensis rễ Hại thân, 78 Hypotermes obscuricep Wasmann Mối răng ẩn x rễ Hại thân, 79 Macrotermes annandalei Sylvestry Mối đất lớn x rễ Mối nhỏ hai dạng Hại thân, 80 Microtermes pakistanicus Ahmad xx lính rễ Odontotermes angustignathus Tsai et Mối răng ẩn hàm Hại thân, 81 x Chen mảnh rễ Mối đất 1 răng Hải Hại thân, 82 Odontotermes hainanensis Light xx Nam rễ Hại thân, 83 Pericapritermes latignathus Holmgren Mối hàm xoắn lớn x rễ Hại thân, 84 Globitermes sulphureus Haviland Mối cầu vàng x rễ

90

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ Hại thân, 85 Hypotermes sp Mối đất xxx rễ Hại thân, 86 Microcerotermes crassus Snyder Mối đất nhỏ x rễ H22 COSSIDAE Hại thân, 87 Indarbela quadrinotata Walker Sâu hại vỏ x cành H23 Sâu róm 1 túm lông 88 Orvasca subnotata Walker x Hại lá nâu H24 GRACILLARIIDAE 89 Phyllocnistis sp Sâu vẽ bùa xx Hại lá 90 Dasychira sp Sâu róm x Hại lá H25 LYONNETIIDAE 91 Leucopterasp Sâu vẽ bùa x Hại lá H26 NOCTUIDAE Hại thân, 92 Agrotis ipsilon (Hufnagel) Sâu xám xx lá H27 PSYCHIDAE 93 Acanthopsyche sp Sâu kèn nhỏ xx Hại lá H28 TORTRICIDAE Sâu gây u bƣớu Hại thân, 94 Cydia sp x cành cành V LEPIDOPTERA BỘ CÁNH VẢY H29 LASIOCAMPIDAE Họ ngài lá héo 95 Dendrolimus punctatus Walker Sâu róm thông xx Hại lá

91

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ 96 Kunugia latipennis Walker Ngài vạt áo x Hại lá H30 Geometridae Họ sâu đo 97 Buzura suppessaria Guenee Sâu đo ăn lá lim xx Hại lá 98 Hyposidra talaca Sâu đo ăn lá keo xx Hại lá H31 LIMANTRIIDAE Họ sâu nái 99 Dasychira axutha Collenette Sâu róm 4 túm lông x Hại lá H32 NOCTUIDAE Họ ngài đêm Hại thân, 100 Agrotis ipsilon (Hufnagel) Sâu xám xx lá 101 Ericeia sp Sâu ăn lá x Hại lá H33 PSYCHIDAE Họ sâu kèn 102 Acanthopsyche sp Sâu kèn nhỏ x Hại lá 103 Clania minuscule Butler Sâu kèn bó củi x Hại lá Dioryctria abietella Denis & Schiffer Hại thân, 104 Sâu đục ngọn x Muller lá Hại thân, 105 Dioryctria sp Sâu đục thân x lá 106 Amatissa snelleni Heyaerts Sâu kèn x Hại lá H34 PAPILINIDAE Họ Bƣớm phƣợng Thụ phấn, 107 Graphium dosonFelder Bƣớm hoa xanh xxx ăn lá Thụ phấn, 108 Graphium policenes Linn x ăn lá Thụ phấn, 109 Graphium sarpedon Linnaeus x ăn lá 110 Lamprotera curius Fabricius x Thụ phấn,

92

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ ăn lá Thụ phấn, 111 Lamprotera meges Fabricius xx ăn lá Thụ phấn, 112 Papilio demoleus Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 113 Papilio helenusLinnaeus xxx ăn lá Thụ phấn, 114 Papilio memnon Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 115 Papilio nephenus chaon Westwood x ăn lá Thụ phấn, 116 Papilio paris Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 117 Papilio polytes Linnaeus xx ăn lá Thụ phấn, 118 Papilio protenor Fruhstorfer xx ăn lá Thụ phấn, 119 Paranticopis megarus Westwood x ăn lá Thụ phấn, 120 Troides aecus Felder x ăn lá H35 PIERIDAE Họ Bƣớm cải Thụ phấn, 121 Catopsilia pomona pomona Fabricius xx ăn lá Thụ phấn, 122 Catopsilia pyranthe Drury x ăn lá

93

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ Thụ phấn, 123 Catopsilia scylla Linnaeus xx ăn lá Thụ phấn, 124 Cerpora nadina Lucas xx ăn lá Thụ phấn, 125 Delias acalis Cramer x ăn lá Thụ phấn, 126 Delias aglaia Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 127 Delias hyparete Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 128 Delias pasithoe Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 129 Eurema alitha Felder x ăn lá Thụ phấn, 130 Eurema andersonii Fruhstorfer x ăn lá Thụ phấn, 131 Eurema blanda Boisduval x ăn lá Thụ phấn, 132 Eurema hecabe Linnaeus x ăn lá Hebomoia glaucippe glaucippe Thụ phấn, 133 x Linnaeus ăn lá Thụ phấn, 134 Ixias pyrene Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 135 Leptocia ninaniobe Wallace x ăn lá

94

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ Thụ phấn, 136 Pieris brassicae Linne Bƣớm cải xx ăn lá Thụ phấn, 137 Pieris canidia (Linnaeus) x ăn lá H36 DANAIDAE Họ Bƣớm đốm Thụ phấn, 138 Danaus genutia Cramer Bƣớm màu gạch x ăn lá Thụ phấn, 139 Euploea mulciber Cramer Bƣớm x ăn lá Thụ phấn, 140 Euploea sylvester nica Fruhstorfer Bƣớm x ăn lá Thụ phấn, 141 Ideopsis vulgaris Maorina Bƣớm x ăn lá Thụ phấn, 142 Parantica aglea Boisduval Bƣớm x ăn lá Thụ phấn, 143 Parantica melaneus Cramer Bƣớm x ăn lá Thụ phấn, 144 Parantica sita Koller Bƣớm sita x ăn lá Thụ phấn, 145 Tirumala septentrionis Butler x ăn lá H37 AMATHUSIIDAE Họ Bƣớm rừng Thụ phấn, 146 Discophora sondaica Fruhstorfer Bƣớm trúc x ăn lá Thụ phấn, 147 Stichophthalma howquaWestwood x ăn lá

95

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ H35 SATYRIDAE Họ Bƣớm mắt Thụ phấn, 148 Elymnias hypermnestra Linnaeus Bƣớm cau x ăn lá H38 ACRAEIDAE Họ Bƣớm ngọc Thụ phấn, 149 Acraea issoria issoria (Hubner) x ăn lá H37 LYCAENIDAE Họ Bƣớm xanh Thụ phấn, 150 Lampides boeticus Linnaeus x ăn lá Thụ phấn, 151 Spindasis syama Horsfield x ăn lá H39 HESPERIIDAE Họ Bƣớm nhảy Thụ phấn, 152 Baori farri farri Moore x ăn lá Thụ phấn, 153 Erionota thorax Linn Sâu cuốn lá chuối xx ăn lá Thụ phấn, 154 Halpe porus Mabille x ăn lá BỘ CÁNH VI ORTHOPTERA THẲNG H40 ACRIDIDAE Họ châu chấu 155 Ceracris sp Châu chấu xx Hại lá 156 Phlaeoba sp Châu chấu x Hại lá 157 Acrida cinerea Thumberg Cào cào lớn xx Hại lá 158 Chondracris rosea (De Geer) Châu chấu voi x Hại lá 159 Atractomorpha sinensis Bolivar Châu chấu Trung x Hại lá

96

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ Hoa 160 Hieroglyphus banian (Fabricius) Châu chấu tre xx Hại lá 161 Oxya japonica (Thunberg) Châu chấu lúa xxx Hại lá 162 Spathosternum prasiniferum Walker Châu chấu đùi sọc x Hại lá 163 Valanga sp Châu chấu xanh lớn x Hại lá H41 GRYLLIDAE Họ dế mèn Tarbinskiellus portentosus Hại rế, 164 Dế mèn nâu lớn xx (Lichtenstein) thân, lá Hại rế, 165 Gryllus testaceus Walker Dế mèn nâu nhỏ x thân, lá H42 GRYLLOTALPIDAE Họ dế dũi 166 Gryllotalpa orientalis Burmeister Dế dũi x Hại rễ Họ cào cào đầu bờ H43 PYRGOMORPHIDAE dọc 167 Atractomorpha crenulata(Fabricius) Cào cào nhỏ xx Hại lá H44 TETTIFONIIDAE Họ sát sành Hại lá 168 Mecopoda elongata (Linnaeus) Sát sành xám hoa x Hại lá VII PHASMIDA BỘ BỌ QUE H45 PHASMATIDAE Họ bọ que 169 Ramulus artemis (Westwood) Bọ que x Hại lá BỘ CHUỒN VIII ODONATA CHUỒN H46 AESHNIDAE 171 Anax guttatus (Burmeister) Chuồn chuồn lớn x Ăn thịt H47 GOMPHIDAE Ăn thịt 172 Gomphidictinus perakensis Laidlaw Chuồn chuồn bể x Ăn thịt

97

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ đuôi đen H48 LIBELLULIDAE Ăn thịt 173 Aethriamanta brevipennis (Rambur) Chuồn chuồn ớt xxx Ăn thịt 174 Crocothemis servilia servilia (Drury) Chuồn chuồn nâu x Ăn thịt Orthetrum pruinosum neglectum 175 Chuồn chuồn ớt xx Ăn thịt (Rambur) 176 Rhyothemis variegata variegata L. & J. Chuồn chuồn ngô xxx Ăn thịt 177 Trithemis aurora (Burmeister) Chuồn chuồn đỏ x IX MANTODAE BỘ BỌ NGỰA Họ Bọ ngựa H49 MANTIDAE Ăn thịt thƣƣờng 178 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa bụng rộng xx Ăn thịt Bọ ngựa xanh thông 179 Mantis religiosa Linnaeus xx Ăn thịt thƣờng 180 Statilia maculata Thunberg Bọ ngựa xám nhỏ x Ăn thịt Họ Bọ ngựa chân H50 HYMENOPODIAE bằng 181 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn x Ăn thịt X BLATTOPTERA BỘ GIÁN H51 BLATTIDAE Họ Gián 182 Blatta orientalis Gián nâu xxx 183 Leucophaea sp. Gián rừng xx XI HYMENOPTERA BỘ CÁNH MÀNG H52 DIPRIONIDAE Họ ong cắn lá Ong đầu vàng hại Hại thân, 184 Gilpinia sp x thông nhựa lá

98

Mật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vai trò độ H53 APIDAE Họ Ong mật 185 Apis cerana Ong ruồi xx Thụ phấn 186 Apis dorsata Ong khoái x Thụ phấn H54 FOMICIDAE Họ Kiến 187 Crematogaster travanconresis Forel Kiến cong đuôi xxx Ăn thịt 188 Formica lemani Bodroit x Ăn thịt 189 Formica polyctena Kiến đen xxx Ăn thịt 190 Formica rufa Kiến đỏ xxx Ăn thịt XII DIPTERA BỘ HAI CÁNH H55 CALLIPHORIDAE 191 Calliphora erythrocephala Ruồi x 192 Lucilia sp. Nhặng x H56 TABANIDAE Họ Ruồi trâu x 193 Haematopota pluvialis Ruồi trời mƣa x 194 Tabanus sp. Ruồi trâu xx

99

SƠ ĐỒ CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA TẠI XÃ THẠCH CẨM - HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HÓA

100

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÔN TRÙNG RỪNG TRỒNG DỰ ÁN KFW4 XÃ THẠCH CẨM, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Hình 1. Xén tóc Hình 2. Xén tóc

Hình 3. Xén tóc Hình 4. Xén tóc

101

Hình 5. Xén tóc Hình 6. Xén tóc

Hình 7. Xén tóc Hình 8. Ve vòi

102

Hình 12. Vê sầu Hình 13. Ve vòi

Hình 14. Dế mèn Hình 15. Ve sầu

103

Hình 16. Bọ ngựa xanh Hình 17. Cánh cam

Hình 18. Chuồn chuồn mơ Hình 19. Chuồn chuồn kim

104

Hình 20. Xén tóc hoa Hình 21. Dế dũi

Hình 22. Bƣớm Hình 23.

105

Hình 24. Hình 25. Ong Vò vẽ

Hình 26. Kiến Hình 27. Châu chấu

106

Hình 28. Màn mán Hình 29. Nhện

Hình 30. Bƣớm cải Hình 31. Bƣớm

Hình 32. Bƣớm Hình 33. Bƣớm

107

Ảnh rừng trồng dự án KfW xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành

Ảnh khu vực trồng Lát hoa dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, Thạch Thành

108

Ảnh khu vực trồng Lát hoa dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, Thạch Thành

Ảnh khu vực trồng Thông nhựa dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, Thạch Thành

109