Thiền Tập Trong Đời Thường
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
THIỀN TẬP TRONG ĐỜI THƯỜNG NGUYÊN GIÁC Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation Copyright © 2017 Nguyên Giác All rights reserved. ISBN-10: 1546358137 ISBN-13: 978-1546358138 LỜI THƯA Thiền Tập Trong Đời Thường là một tuyển tập gồm nhiều bài viết, hy vọng giúp độc giả nhìn thấy từng khoảnh khắc hiện tiền với cảm thọ hạnh phúc hơn, yêu thương hơn, và tự chữa trị nhiều bệnh về thân- tâm. Tuyển tập cũng ghi lại một số cuộc nghiên cứu thực dụng về các Thiền pháp chữa trị bệnh tự kỷ và bệnh chậm trí, giữ gìn làn da đẹp cho nhan sắc, tăng trí tuệ nhạy bén, ngăn ngừa trầm cảm… Và, cũng có một số bài với chủ đề khác. Hiển lộ chung quanh chúng ta đều là các hiện tướng không khác, như thành quách phố thị, như những gì được thấy nghe hay biết… nhưng có người hạnh phúc được bất kể mọi gian nan gặp phải, và có người đi khắp cùng trời cuối đất cũng không thấy được chút nào bình an. Tuyển tập này là một mời gọi tỉnh thức nhìn về các khoảnh khắc trong đời, để chúng ta sống an vui, hiểu nhau hơn, thương nhau hơn để kiến lập một xã hội xa lìa bạo động. Nguyên Giác, 2017 . MỤC LỤC LỜI THƯA i LỜI GIỚI THIỆU CỦA CƯ SĨ TÂM DIỆU 1 THIỀN TẬP VÀ NHAN SẮC 1 2 THIỀN TẬP CHO CẢNH SÁT 9 3 THIỀN TẬP CHỮA BỆNH CHẬM TRÍ 17 4 THIỀN NHƯ PHÁP GIẢM ĐAU 25 5 CÀ PHÊ VÀ THIỀN 35 6 ĂN CHAY ĐỂ CỨU ĐỊA CẦU 43 7 ĐÁ BANH VÌ QUÊ NHÀ 50 8 HỘI SINH VIÊN PHẬT TỬ DELTA BETA TAU 56 9 THIỀN TÔNG TẠI CUBA 63 10 MỘT GÓC VẮNG LẶNG 70 11 TẬP THIỀN CHẠY BỘ 76 12 THIỀN TÔNG VÀ THI CA 83 13 NÓI GÌ VỚI GIỚI TRẺ VỀ PHẬT GIÁO? 106 NGUYÊN GIÁC 14 THIỀN TẬP VÀ BẠO LỰC 124 15 THẾ VẬN và THIỀN TẬP 132 16 TÂY TẠNG, PHẬT GIÁO VÀ BÓNG ĐÁ 143 17 VÀI Ý NGHĨ RỜI VỀ HOẰNG PHÁP 149 18 HỘI SINH VIÊN PHẬT TỬ 163 19 TƯỞNG NHỚ THẦY GIÁC NHIÊN 169 20 PHẬT HỌC và NGHỆ THUẬT: TỪ THIỀN TÔNG 180 TỚI TỊNH ĐỘ 21 HỘI HỌA VÀ THIỀN TẬP 194 22 PHẬT GIÁO THÁI LAN NHÌN LẠI 50 NĂM 200 23 TU HỌC: NÓI, NGHE, ĐỌC, VIẾT… 209 24 TU HỌC và NHỮNG NỖI SỢ 232 25 TỰ THIÊU VÀ GIỚI SÁT 243 26 VÀI Ý NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP Ở XỨ NGƯỜI 248 27 LỄ HỘI VÀ CÔNG ĐỨC 255 28 NGƯỜI ĂN CƠM PHẬT 265 vi LỜI GIỚI THIỆU Có lẽ ai đến với đạo Phật cũng đều biết đến lời dạy ngắn gọn của Đức Phật: Tránh làm các việc ác, siêng làm các việc lành, và tự thanh tịnh tâm ý. Một lời dạy, tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng súc tích. Một lời dạy chỉ gồm 15 chữ nhưng lại gói trọn lộ tình tu tập từ thấp lên cao, từ dễ đến khó. Hai bước đầu tiên, tránh làm các việc ác, và siêng làm các việc lành; có lẽ đạo nào cũng dạy và ai cũng có thể thực hành không mấy khó khăn. Riêng bước thứ ba, tự thanh tịnh tâm ý, (tức tự mình thanh lọc tâm ý cho được hoàn toàn tịch tịnh, vượt lên phạm trù đối đãi thiện ác có không) có lẽ chỉ riêng đạo Phật mới có. Bước thứ ba này chính là con đường Thiền Định và chỉ có con đường này mới phát sinh trí tuệ và là mục đích tối thượng của Phật giáo, Duy Tuệ Thị Nghiệp. THIỀN TẬP TRONG ĐỜI THƯỜNG Đức Phật, sau sáu năm tu khổ hạnh đã không đem lại kết quả như ý nên Ngài đã từ bỏ năm người bạn đồng tu mà tự lên đường tìm ra con đường giác ngộ giải thoát qua thiền định quán chiếu nội tâm. Sau 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội bồ đề, Ngài đã giác ngộ thành Phật. Ngài trở thành bậc Giác Ngộ. Sau khi thành đạo, Ngài đã du hành khắp nơi thuyết giảng giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Khi đến xứ Kuru Ðức Phật đã giảng dạy phương pháp hành thiền mà ngôn ngữ ngày nay gọi là “chánh niệm”, tức thiền bốn niệm xứ cho toàn thể người dân xứ này. Ngài đã giảng dạy những gì? Ngài dạy rằng, trong bất cứ thời khắc nào tâm cũng an trú trong hiện tại. Ngài dạy phải luôn luôn để tâm vào công việc, làm việc gì biết việc ấy, luôn luôn biết mình nghĩ gì, nói gì và làm gì. Đi đứng nằm ngồi cũng vậy. Ngài cho biết nếu thực hành được như vậy, sẽ không còn những ý nghĩ, lời nói và hành động có thể gây nên khổ đau cho mình và cho người khác. May mắn thay, Cư sĩ Nguyên Giác, tác giả cuốn sách “Thiền Tập Trong Đời Thường”, cho chúng ta biết pháp thiền này được phổ biến và thực hành như thế nào trong đời thường tại các nước Tây phương như Hoa Kỳ và Canada. Đây là một tuyển tập gồm nhiều bài viết về thiền, mà theo tác giả là một “mời gọi tỉnh thức nhìn về các khoảnh khắc trong đời, để chúng ta sống an vui, hiểu nhau hơn, thương nhau hơn để kiến lập một xã hội xa lìa bạo động.” ix NGUYÊN GIÁC Qua cuốn sách, chúng ta thấy rằng thiền đã được đại chúng hóa. Thiền đã và đang đi vào mọi lãnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống. Thiền đến với các cảnh sát viên, đến với các tù nhân tại các trung tâm cải tạo, đến với các mỹ viện chăm sóc sắc đẹp, đến với các bệnh nhân tại các trung tâm điều trị đau nhức, đến với các quán cà phê, các công viên và đến với nhân viên các đại công ty tin học, kỹ thuật cao, đến với các lực sĩ thế vận; Chưa hết, thiền tập còn tới đường phố và tới các trạm xe điện ngầm ở thành phố New York, chỉ với mục đích giúp nhau tự vệ, cùng nhau gìn giữ sức khỏe cho thân và tâm. Thiền đã trở thành liệu pháp không dùng thuốc để điều hòa thân tâm một cách hữu hiệu. Một trong những điểm đặc sắc của cuốn “Thiền Tập Trong Đời Thường” của Cư Sĩ Nguyên Giác là tác phẩm chứa đựng những nét thực hành rất căn bản có từ buổi bình minh của đạo Phật. Tác giả nói, “Không nhất thiết phải ngồi, nhưng là luôn luôn giữ tâm tỉnh thức trong tất cả hoạt động thường ngày như đi bộ, nấu ăn, lau nhà, hay khi vận chuyển. Hãy tỉnh thức nhìn vào mọi cử chỉ trong việc làm hàng ngày. Hãy chú tâm vào hơi thở ra vào thoải mái, ghi nhận cảm thọ, ghi nhận các niệm đang nghĩ ngợi; không cần phải xua đuổi hay thay đổi các thọ hay xua đuổi niệm. Hãy chú ý tới các niệm khởi trong tâm, các cảm thọ, không nên phán đoán gì, chỉ ghi nhận thôi.” Và đó cũng chính là lời Đức x THIỀN TẬP TRONG ĐỜI THƯỜNG Phật dạy pháp thiền cho người dân xứ Kuru như nói ở trên. Giá trị của cuốn sách “Thiền Tập Trong Đời Thường” là khi đọc ai cũng có thể hiểu được vì tác giả đã dùng ngôn ngữ đời thường và ai cũng có thể thực hành được dù đang làm việc, đang ăn uống, đang đi, đang đứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Vì những lợi lạc trên nên chúng tôi đặc biệt giới thiệu đến quý độc giả. Trân trọng, Cư sĩ Tâm Diệu | Thư Viện Hoa Sen xi THIỀN TẬP VÀ NHAN SẮC Thiền tập đang trở thành một phương thuốc đa năng tại Hoa Kỳ… Đối với nhiều bác sĩ, thiền tập là chìa khóa để giúp phụ nữ đẹp hơn, trẻ hơn, hạnh phúc hơn… Bác sĩ David Bank, chuyên gia thẩm mỹ về da và là tác giả cuốn sách “Beautiful Skin: Every Woman’s Guide to Looking Her Best at Any Age” (Làn Da Đẹp: Cẩm Nang của Tất Cả Phụ Nữ Để Được Nhìn Đẹp Nhất ở Bất Kỳ Tuổi Nào) nói rằng căng thẳng là một “tên trộm nhan sắc” (beauty burglar). Ông giải thích, khi bạn căng thẳng, các mạch máu hẹp lại, tiết ra các chất hormones bất lợi, làm máu kém lưu chuyển trên các làn da và các cơ phận khác 1 NGUYÊN GIÁC của cơ thể. Thậm chí, căng thẳng làm cho làn da ít dưỡng chất và ít dưỡng khí (oxygen) hơn, và như thế các hội chứng đã có trước đó như acne (mụn trứng cá) hay eczema (viêm da, sần sùi) có thể xuất hiện trở lại. Ông nói, ngay cả nếu bệnh chưa hiện ra, khi căng thẳng, bắp thịt sẽ căng, da sẽ mất màu sáng và các nếp nhăn hiện ra. Khi tới với thiền tập, mỗi người thường dùng pháp này như một công cụ thích nghi cho mình. Phụ nữ dễ gặp nhiều vấn đề hơn nam giới trong đời thường. Quý phụ nữ thường quan tâm về cân nặng, về làn da, về nếp nhăn, về chữa bệnh, về những đổ vỡ riêng tư trong đời thường… Đó cũng là lý do, hôm Thứ Sáu 7/4/2017, khi vào trang Google, gõ nhóm chữ “mindfulness for women” (chánh niệm cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 48 triệu mục từ liên hệ, nếu gõ nhóm chữ “meditation for women” (thiền tâp cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 55 triệu mục từ liên hệ.