ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Thanh

Hà Nội-2014 LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý rất tận tình và nghiêm túc từ TS Trần Thiện Thanh, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô vì tất cả những hướng dẫn và sự giúp đỡ của Cô trong suốt thời gian em học tập và hoàn thành luận văn này.

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn.

Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc của tôi tới gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...... 1 1. Lý do chọn đề tài...... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...... 10 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu...... 10 5. Đóng góp của luận văn...... 11 6. Bố cục luận văn...... 12 PHẦN NỘI DUNG ...... 14 CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970 ...... 14 1.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng...... 14 1.1.1. Thế cân bằng quân sự Mỹ - Liên Xô...... 14 1.1.2. Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô...... 19 1.2. Thực trạng nƣớc Mỹ và chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ...... 23 1.2.1. Nƣớc Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam...... 23 1.2.2. Sự suy giảm tƣơng đối địa vị kinh tế của Mỹ...... 32 1.3. Tình hình Nhật Bản cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970...... 36 CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973) ...... 45 2.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ ...... 45 2.2. Những điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh với Nhật Bản...... 48 2.2.1. Trên phƣơng diện chính trị - an ninh: gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh và hợp tác song phƣơng và trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản...... 48 2.2.2. Trên phƣơng diện kinh tế: Điều chỉnh tỷ giá đồng Yen/USD và hạn chế xuất khẩu hàng dệt len, sợi tổng hợp của Nhật Bản sang Mỹ...... 75 CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN ...... 83

3.1. Đối với nƣớc Mỹ...... 83 3.2. Với Nhật Bản...... 90 3.3. Với mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản...... 98 3.4. Với quan hệ quốc tế và Việt Nam...... 102 KẾT LUẬN ...... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 115 Phụ lục 1: The Nixon Doctrine ...... 123 Phụ lục 2: Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato of . November 21, 1969 ...... 134 Phụ lục 3: Agreement Between the United States of America and Japan Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands Washington and (simultaneously), 17th June,1971 ...... 138 Phụ lục 4: Address to the Nation Outlining a New Economic Policy: "The Challenge of Peace." August 15, 1971 ...... 143 Phụ lục 5: Joint Statement of Japanese Prime Minister Sato and U.S. President Nixon ...... 150 Phụ lục 6: Joint Statement of Japanese Prime Minister Tanaka and ...... 152 Phụ lục 7: Joint Communique of Japanese Prime Minister Tanaka and U.S. President Nixon ...... 155 Phụ lục 8: Một số hình ảnh ...... 160

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ KÍ HIỆU

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Đơn vị đo trong dệt may: Square Yard Equal: yd2 SYE

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) ODA

Organization for EconomicCooperation and Development (Tổ OECD chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế )

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ( National Security Council) NSC

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với tốc độ nhanh chóng nhƣ hiện nay, mỗi cá thể đều phải tìm cách thích nghi với một thực tế là môi trƣờng xung quanh thay đổi không ngừng. Mỗi quốc gia cũng vậy, phải đƣa ra những chiến lƣợc và sách lƣợc phù hợp với biến đổi phức tạp của mối quan hệ với các chủ thể khác nhau trong quan hệ quốc tế. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ ―lợi ích quốc gia‖, phân tích tình hình thực tế của từng đối tƣợng, từng mối quan hệ trong bối cảnh chung của toàn thế giới và khu vực, từ đó tìm ra những đƣờng hƣớng chính sách đem lại lợi ích lớn nhất cho mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các quốc gia không chỉ là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn ở tầm vĩ mô, rút ra những bài học cho việc hoạch định chính sách của mỗi nƣớc, mà còn giúp các thực thể khác trong quan hệ quốc tế thích nghi với môi trƣờng thực tế của mình. Từ lâu, chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn luôn có tác động to lớn với thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các nƣớc này luôn đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, mảng chính sách với Nhật Bản trong thế kỉ XX lại càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế. Điều đó xuất phát từ những điều đặc biệt của lịch sử hai nƣớc. Không ai có thể phủ nhận rằng Mỹ là một trong những nƣớc có ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới. Còn ở châu Á, Nhật Bản cũng có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong khu vực. Mối quan hệ của hai nƣớc cũng trải qua những thăng trầm: từng là kẻ thù của nhau trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945) nhƣng sau khi bƣớc ra khỏi cuộc chiến một thời gian lại trở thành đồng minh và quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản vẫn đƣợc duy trì, củng cố cho tới nay. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, liên minh Mỹ - Nhật Bản cũng có những thời kì đứng trƣớc những thách thức gay gắt buộc mỗi nƣớc phải đƣa ra những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của thực tế trong và ngoài nƣớc.

1 Giai đoạn 1969 – 1973 trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon là một giai đoạn nhƣ vậy. Mỹ đã phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản thể hiện chủ yếu trên hai phƣơng diện là an ninh – chính trị và kinh tế. Vì sao Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó có phá vỡ hay vẫn nằm trong liên minh Mỹ - Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó tác động nhƣ thế nào tới chính nƣớc Mỹ, với Nhật Bản và với khu vực châu Á trong đó có Việt Nam?... Những vấn đề đó hầu nhƣ chƣa đƣợc các học giả trong nƣớc đi sâu nghiên cứu. Do vậy, vấn đề này đòi hỏi có sự phân tích tổng thể và sâu sắc để đi đến những giải đáp thỏa đáng. Đó cũng chính là những lí do khiến tôi lựa chọn vấn đề “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon (1969 – 1973)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong phạm vi nguồn tài liệu mà cá nhân tiếp cận đƣợc, xin tóm tắt lịch sử nghiên cứu vấn đề này ở trong và ngoài nƣớc nhƣ sau: Ở nước ngoài, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ là rất nhiều, chứng tỏ đây là một chủ đề nghiên cứu rất đƣợc các học giả quan tâm. Trong số đó, có thể phân chia thành hai nhóm nhƣ sau: Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu tổng quan về nƣớc Mỹ và những lĩnh vực cụ thể trong đó có các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung; nhóm thứ hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản nói chung và trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon (1969 – 1973) nói riêng. Với nhóm thứ nhất, một số sách về tiến trình lịch sử nƣớc Mỹ và văn hóa Mỹ nhƣ “An outline of American History” (Khái lƣợc lịch sử nƣớc Mỹ, 1994) của Howard đã đƣợc xuất bản bằng tiếng Việt năm 2000, hay cuốn “America” (Nƣớc Mỹ, 2000) của George Brown Tindall và David Emory…nghiên cứu lịch sử và văn hóa Mỹ trên phạm vi thời gian và không

2 gian rộng tạo cơ sở cho việc phân tích quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, tuy nhiên phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, có khá nhiều học giả nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh, xin nêu một vài tác phẩm tiêu biểu: Năm 1973, cuốn “U.S. foreign Policy in a changing world” của Elan M. Johns, Jr. đƣợc xuất bản tại New York. Năm 1983, cuốn “Foreign Policy Making and the American Political System” của hai tác giả James A. Nathan và James K. Oliver của Đại học Delaware đƣợc xuất bản tại Toronto, Canada. Cuốn sách tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa việc hoạch định chính sách đối ngoại với hệ thống chính trị Mỹ trong thời kì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 80. Năm 1994, cuốn The American Age - U.S. foreign policy at home and abroad của Walter Lafeber đƣợc xuất bản với 2 tập I và II. Ở tập II, tác giả đã dựng lại một cách tổng thể chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ đặc biệt là trong thế kỉ XX trong đó cũng bao hàm những chính sách liên quan đến Nhật Bản. Ngoài ra, trong tác phẩm “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu” của học giả Lý Thực Cốc đƣợc dịch và xuất bản năm 1996 đã phân tích những biến đổi của tình hình chính trị thế giới, nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu. Một tác phẩm đáng chú ý khác là “ Nước Mỹ nửa thế kỉ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh” của Thomas McCommick đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2004. Cuốn sách đã phân tích có hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa thế kỉ - trong và sau chiến tranh lạnh, đồng thời tác giả đã đi sâu phân tích căn nguyên của những điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời gian đó…. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Mỹ, Anh, Trung Quốc…về chính sách đối ngoại của Mỹ song đa phần là những công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, nhiều chủ thể trong quan hệ với Mỹ. Phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong các công trình đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhƣng cũng cung cấp những hiểu

3 biết tổng quát về bối cảnh lịch sử của việc hoạch định và điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ. Những hiểu biết đó giúp tôi nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và đa chiều hơn. Với nhóm thứ hai, nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản cũng có khá nhiều công trình dƣới dạng sách tham khảo, bài viết. Trƣớc hết là một cuốn sách đáng tin cậy của cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Edwin O.Reischeur xuất bản năm 1965 và tái bản năm 1969 tại Mỹ với nhan đề “The United States and Japan”. Cuốn sách viết về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ 1945 – 1952 đến giữa những năm 1960, bên cạnh đó là những mối quan hệ trƣớc chiến tranh Mỹ - Nhật Bản và một số vấn đề khác trong quan hệ hai nƣớc. Năm 1974, cuốn sách “United States – Japanese relations: The 1970’s” của tác giả Priscilla Clapp viết về mối quan hệ của Mỹ - Nhật Bản trong thập niên 1970 trên các phƣơng diện quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản, triển vọng của mối quan hệ này. Năm 1976, cuốn “Managing an Alliance: The politics of U.S. – Japanese relations” cũng của Priscilla Clapp cùng nhóm tác giả I.M. Destler, Sato Hideo, đƣợc xuất bản tại Washington. Cuốn sách này đã phân tích những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nƣớc trong hơn hai thập niên sau Thế chiến II và quá trình hoạch định chính sách đối ngoại giữa hai nƣớc trong giai đoạn này. Đặc biệt, cuốn sách “U.S. – Japanese relations throughout History: The Clash” đƣợc phát hành năm 1998 của tác giả Walter Lafeber đƣợc xem là một cách tiếp cận mới trong các nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Tác giả đã phân tích mối quan hệ hai nƣớc dƣới góc nhìn của sự va chạm, xung đột của các lợi ích giữa hai nƣớc trong tiến trình lịch sử từ cuối thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. Năm 2001, một tác phẩm khá hệ thống về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản là “Partnership The United States and Japan 1951 – 2001” do nhà nghiên cứu Akira Iriye của trƣờng Đại học Havard chủ biên. Trong cuốn sách này, một số bài viết của các tác giả khác đƣợc tập hợp đem đến cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa hai nƣớc trong nửa thế kỉ. Một số khía cạnh đƣợc đi sâu phân

4 tích nhƣ mối quan hệ giữa hai nƣớc đặt trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, mối quan hệ của hai nƣớc và nhân tố Trung Quốc trong thập niên 50 của thế kỉ XX, về hoạt động và đóng góp của các đại sứ Mỹ tại Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 1972 … Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn 1969 – 1973 cũng đƣợc khai thác trong các công trình viết về chính sách đối ngoại của nƣớc Mỹ với các nƣớc khác nhƣ cuốn “The Alliance: America – Europe – Japan: Makers of the Postwar World” của Richard J.Barnet năm 1983 đi sâu phân tích vai trò của Eisenhower, De Gaulle, Dulles, Kenedy, Johnson, Nixon, Kissinger …trong các sự kiện quan trọng của thế kỉ XX. Hay cuốn “Alignment despite Antagorism: The United States – Korea – Japan security triangle” của Victor D. Charles xuất bản năm 1999 nghiên cứu các mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên và Nhật Bản qua các thời kì 1969 – 1971, 1972 – 1974, 1975 – 1979 và những năm 1980 với những sự kiện an ninh – chính trị nổi bật trong các thời kì này. …Các phân tích trên là nguồn tham khảo để xem xét các chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong tổng thể các mối quan hệ phức tạp và đa chiều. Một số khía cạnh khác của quan hệ Mỹ - Nhật Bản cũng đƣợc đi sâu khai thác nhƣ vấn đề kinh tế, an ninh – chính trị. Có thể kể đến các công trình đề cập quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật Bản nhƣ “The U.S – Japanese economic relationship: Can it be improved?” của Hayashi Kichiro năm 1989, “Collaborating to compete: Using strategic alliances and acquisition in the global marketplace” của Joel Bleeke và David Ernst năm 1992, “United States trade policy: A work in progress” của Charles Pearson năm 2004, …Các nghiên cứu về khía cạnh an ninh – chính trị Mỹ - Nhật Bản cũng khá nhiều nhƣ cuốn “Forecast for Japan: security in the 1970’s” do James William Morley chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Princeton University phát hành năm 1972. Tác giả đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác khái quát về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ khi xác lập liên minh năm 1952

5 cho tới thập niên 1960 qua đó dự báo về mối quan hệ an ninh – chính trị Mỹ - Nhật Bản trong thập niên 1970. Hay cuốn “Japan, the United States and prospects for the Asia – Pacific century: three scenariors for the future” của Richard P.Cronin xuất bản năm 1992 phân tích tác động của hành động bành trƣớng của Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 1994, cuốn “Japan among the powers 1890 – 1990” của Sydney Giffard đƣợc Nhà xuất bản New Haven and London phát hành trong đó có chƣơng đề cập một số khía cạnh trong mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1972… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn 1969 – 1973 khá hạn chế, chủ yếu đề cập tới học thuyết Nixon hoặc chính sách đối ngoại nói chung của Tổng thống Nixon nhƣ: “A new trategy for peace: A report to the Congress by Richard Nixon President of the United States February 18, 1970” do Nhà Trắng phát hành năm 1970 hay chỉ là những bài tiểu luận tập hợp trong cuốn “U.S. foreign Policy in a changing world: The Nixon Administration, 1969 – 1973” của Alan M. Jones, Jr xuất bản năm 1973, trong đó chính sách của Mỹ với Nhật Bản củng chỉ đƣợc điểm qua trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuốn hồi kí của Henry Kissinger đƣợc Lê Ngọc Tú dịch, Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành năm 2004 với nhan đề “Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng: Vào nhà trắng những tháng năm từ 1968 đến 1973” cũng ghi lại những năm tháng từ 1969 – 1973 Kissinger cùng Tổng thống R. Nixon hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ với các nƣớc khác trên thế giới… Một nguồn khai thác nữa là các công trình viết về Nhật Bản trong đó đề cập chính sách của Mỹ nhƣ “Postwar Japan: 1945 to the Present” của John Livingston, Joe Moore, Felica Olfather đƣợc xuất bản tại New York năm 1973, “The foreign policy of modern Japan” của R.A. Scalapino xuất bản tại California năm 1977 bàn về các quyết định và quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Gần đây, năm 2010 cuốn “A history of Japan

6 from Stone age to superpower” của Kenneth Henshall đã khái lƣợc lại quá trình vận động của lịch sử Nhật Bản đặc biệt từ 150 năm trở lại đây, con đƣờng Nhật Bản trở thành một siêu cƣờng và ảnh hƣởng to lớn của Nhật Bản với thế giới. Năm 2012, Nhà xuất bản Tri thức phát hành cuốn sách của nhà nghiên cứu Nhật Bản nổi tiếng của Đại học Havard Akira Iriye “Ngoại giao Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa” (Lê Thị Bình và Nguyễn Đức Minh dịch), trong đó, tác giả đã phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì từ 1940 – 1990 bao hàm những chính sách đối với Mỹ. Ngoài ra, trên một số website của Mỹ cũng có những tƣ liệu về các bài diễn thuyết của Tổng thống Nixon, Học thuyết Nixon, các báo cáo thƣờng niên của Tổng thống trƣớc Quốc hội Mỹ, các số liệu kinh tế của Mỹ, các Hiệp ƣớc, Thông cáo chung giữa Mỹ và Nhật Bản…dƣới dạng tƣ liệu nhƣ: 1. www.nixonlbrary.gov/ 2. www.niraikanai.wwma.net/ 3. www.presidency.ucsb.edu/ 4. www.ioc.u-tokyo.ac.jp/ 5. http://www.usgovernmentspending.com Tóm lại, các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài mà bản thân tôi tiếp cận đƣợc đa phần đều là những nghiên cứu tổng hợp chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh. Chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973 đƣợc đề cập khá ít, chƣa đƣợc tách riêng, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống. Ở trong nước, trong ba thập niên trở lại đây, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn trong quan hệ quốc tế thu hút đƣợc sự quan tâm rất lớn của các học giả. Điều đó thể hiện ở số lƣợng các công trình và phạm vi nghiên cứu từ phạm vi không gian rộng, thời gian dài đến những nghiên cứu chuyên sâu trên phạm vi hẹp hơn.

7 Nhiều công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn…đã đƣợc xuất bản và đƣợc đánh giá là những công trình đáng tin cậy nhƣ “Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – 1995” của tác giả Nguyễn Anh Thái chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia phát hành năm 1998; “Quan hệ quốc tế thế kỉ XX” của Nguyễn Quốc Hùng do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2000;…Đây là những công trình nghiên cứu khái quát, trong đó có một phần nhỏ đề cập chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản... Với nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản, năm 1994 học giả Lê Bá Thuyên hoàn thành Luận án PTSKH “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay”. Luận án nghiên cứu bản chất chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ và quá trình vận động của nó trong thời kì chiến tranh lạnh, nội dung và quá trình điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản sau chiến tranh lạnh nổi bật có cuốn “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh lạnh” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1995. Tác giả Ngô Xuân Bình đã đi sâu phân tích logic các sự kiện xảy ra và những biến đổi của tình hình quốc tế cũng nhƣ các vấn đề nội bộ của Nhật Bản. Bên cạnh đó, công trình này cũng đề cập khía cạnh hợp tác về an ninh – quân sự, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản và tác động của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản với châu Á – Thái Bình Dƣơng trong thời kì sau chiến tranh lạnh. Nằm trong giới hạn thời gian tƣơng tự, năm 2007 Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Yến đƣợc hoàn thành với đề tài “Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh và tác động tới khu vực Đông Á”. Đặc biệt, năm 2008, nhà nghiên cứu Trần Thiện Thanh của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Lịch sử với đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX”. Luận án nghiên cứu lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1905 đến 1952, quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của

8 Mỹ với Nhật Bản và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai nƣớc, những thành công và hạn chế của việc thực hiện chính sách này. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu hệ thống và toàn diện nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX. Một số công trình khác tập trung nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ nhƣ “Báo cáo về kinh tế Mỹ và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ” của Viện Kinh tế học do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1969. Báo cáo đã phân tích những cơ sở kinh tế cho chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ, nội dung kinh tế của chiến lƣợc toàn cầu, ý đồ kinh tế của Mỹ với các khu vực trên thế giới…Năm 1979, Nhà xuất bản Sự thật phát hành cuốn “Khủng hoảng đồng đôla” đề cập đến nguyên nhân, biểu hiện của khủng hoảng đồng đôla của Mỹ và những giải pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đó. Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành cuốn “Hoa Kỳ kinh tế và quan hệ quốc tế” của Nguyễn Thiết Sơn. Tác giả đã phân tích và nghiên cứu nền kinh tế Mỹ cùng những mối quan hệ kinh tế của đất nƣớc này: Chính sách kinh tế Mỹ đối với Liên Bang Nga và Trung Quốc trong những năm 90. Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Chiến tranh Iraq và giới hạn sức mạnh của Mỹ... Ngoài ra, có một số bài viết trên các tạp chí nhƣ “Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau thế chiến hai đến nay” của Trần Anh Phƣơng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 – 2005; “Triển vọng quan hệ Mỹ - Nhật Bản và tác động đến khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thái Yên Hƣơng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 – 2006; “Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Nguyễn Duy Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 – 2006; “Mỹ và Đông Á: nhìn từ lịch sử và hiện tại” (2006) của Nguyễn Quốc Hùng… Nhƣ vậy, trong thời gian gần đây, số lƣợng các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, các

9 nghiên cứu đa số tập trung vào thời gian nửa đầu thế kỉ XX và sau chiến tranh lạnh. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX đến trƣớc khi chiến tranh lạnh kết thúc chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện, phần lớn là nghiên cứu khái quát. Đặc biệt, vấn đề sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong giai đoạn 1969 – 1973 hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể và hệ thống. Đây vừa là thuận lợi song cũng là khó khăn cho ngƣời nghiên cứu trong quá trình thực hiện Luận văn này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. - Những nhân tố chủ yếu tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973. - Nội dung và những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973. - Tác động của sự điều chỉnh chính sách đó đối với hai chủ thể nghiên cứu và một số đối tƣợng khác có liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á nên luận văn sẽ đề cập tới cả chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực này vào những thời điểm có liên quan. - Thời gian: từ 1969 – 1973: trong nhiệm kì của Tổng thống R.Nixon. - Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong giai đoạn từ 1969 – 1973 cũng nhƣ tác động qua lại trong quan hệ hai nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, bản thân học viên chƣa có điều kiện nghiên cứu trên phạm vi rộng nên luận văn tập trung vào sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trên hai lĩnh vực chủ yếu là chính trị - an ninh đối ngoại và kinh tế đối ngoại. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tư liệu.

10 - Các tƣ liệu gốc: Học thuyết của các tổng thống Mỹ và văn kiện của các cơ quan chính phủ Mỹ đƣợc tập hợp dƣới dạng văn bản. - Các sách chuyên khảo, hồi kí của một số chính khách, đại sứ. - Các công trình tham khảo khác của các học giả trong và ngoài nƣớc với hai ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm các quan điểm về sự vận động của lịch sử loài ngƣời, quy luật vận động, quy luật mâu thuẫn, các nguyên lí, mối liên hệ phổ biến nhƣ mâu thuẫn, đấu tranh… để đánh giá các vấn đề trong xu thế phát triển của lịch sử, tổng hòa các mối quan hệ và dƣới tác động của các yếu tố trong và ngoài nƣớc trong những thời điểm cụ thể. - Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để lí giải các hiện tƣợng lịch sử, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh chính sách, những yếu tố tác động và vai trò của những nhân tố đó. - Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phƣơng pháp phân tích, so sánh, các lý thuyết xung đột quốc tế, cạnh tranh, quyền lực trong quan hệ quốc tế. Từ đó có thể rút ra đƣợc những nhận thức về nguồn gốc các sự kiện, tính chất, đặc điểm của quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của luận văn. - Dựng lại một bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn 1969-1973 một cách khách quan, trung thực. - Tập trung lí giải, phân tích các yếu tố tác động, nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ đó rút ra nhận xét về những tác động của chính sách đó. - Luận văn đƣợc xây dựng theo hƣớng một chuyên đề nên sẽ góp phần vào nghiên cứu chung về Mỹ và lịch sử quan hệ quốc tế, sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập của những ngƣời quan tâm đến

11 quan hệ Mỹ - Nhật Bản, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản và lịch sử Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Bố cục luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục theo quy định của một luận văn thạc sĩ, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970 Chƣơng này nêu và phân tích những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 nhƣ: Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng với thế cân bằng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô, nhân tố Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô; Thực trạng nƣớc Mỹ với sự suy giảm địa vị kinh tế, sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ đặc biệt là Học thuyết Nixon; Tình hình Nhật Bản cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970 với đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển ―thần kì‖ về kinh tế và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt mậu dịch của Mỹ…Qua đó thấy đƣợc những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của từng yếu tố đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973. CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973) Tập trung vào sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trên hai phƣơng diện: Chính trị - an ninh và Kinh tế. Về phƣơng diện Chính trị - an ninh, Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Nhật Bản thông qua việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh và trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản. Về phƣơng diện kinh tế, Mỹ buộc phải gây áp lực khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len và sợi nhân tạo sang Mỹ

12 và định giá lại đồng Yen so với USD. Qua đó rút ra một số nhận xét về hai sự điều chỉnh đó. CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 không chỉ có tác động tới bản thân hai chủ thể của mối quan hệ này là Mỹ và Nhật Bản mà còn có tác động sâu sắc đến mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản, tới quan hệ quốc tế và Việt Nam trong thời kì đó. Những tác động này có mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế với từng chủ thể. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị, việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật Bản và Mỹ trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản có những tác động tích cực tới cả hai chủ thể của mối quan hệ đồng thời cũng góp phần vào hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, việc Okinawa đƣợc trao trả cho Nhật Bản cũng tạo nên một số thay đổi với một bộ phận quân nhân Mỹ cũng nhƣ cƣ dân Nhật Bản tại Okinawa. Trên phƣơng diện kinh tế, Mỹ buộc phải gây áp lực khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len và sợi nhân tạo sang Mỹ và định giá lại đồng Yen so với USD khiến quan hệ hai nƣớc trải qua một giai đoạn khó khăn với các cuộc đàm phán kéo dài và bế tắc. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 tuy không vƣợt ra khỏi khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật Bản nhƣng đã đánh dấu một thời kì mối quan hệ liên minh hai nƣớc bị thách thức bởi các vấn đề về kinh tế. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh này đã thúc đẩy sự trở lại bằng con đƣờng ―phi quân sự‖ của Nhật Bản ở Đông Nam Á, ngƣợc lại, Mỹ rút dần sự hiện diện trong khu vực. Theo đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản bƣớc vào một thời kì mới. KẾT LUẬN

13 PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970 1.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. 1.1.1. Thế cân bằng quân sự Mỹ - Liên Xô. ―Hiện giờ, trên thế giới có hai dân tộc lớn, họ có những điểm xuất phát không giống nhau nhƣng dƣờng nhƣ sẽ tiến tới cùng một mục đích, đó là ngƣời Nga và ngƣời Mỹ. Theo một sự sắp đặt thần bí nào đó của thƣợng đế, một ngày nào đó mỗi dân tộc sẽ nắm trong tay một nửa nhân loại.‖ [6, tr.11] Lời tiên tri đó của Alexis Tocqueville từ năm 1835 hoàn toàn chính xác. Một thế kỉ sau đó, Mỹ và Liên Xô đã đóng vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Bƣớc ra khỏi cuộc chiến, Mỹ và Liên Xô trở thành hai cƣờng quốc có ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới, chi phối sự phát triển của lịch sử thế giới gần nửa thế kỉ trong cuộc chiến tranh lạnh. Một trong những căn nguyên đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh bắt nguồn từ những hiện tƣợng tâm lí khá đặc biệt. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Đức, Ý, Nhật Bản đã đầu hàng. Tuy nhiên, với chính quyền Mỹ, một mối đe dọa tiếp theo tới lợi ích quốc gia của Mỹ theo cách suy nghĩ của ngƣời Mỹ mối đe dọa này không kém phần nguy hiểm so với mối đe dọa từ chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện: đó là chủ nghĩa Cộng sản mà đại diện là Liên Xô. Thực ra sự thù địch của Mỹ và cả các nƣớc tƣ bản khác với Liên Xô đã nhen nhóm từ ngay khi Cách mạng tháng mƣời Nga thành công và sau đó là thành lập nhà nƣớc Liên bang xô viết. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, cả thế giới đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của Hồng quân Liên Xô. Điều đó khiến Mỹ trở lại với sự thù địch trƣớc đó của mình với Liên Xô. Việc nƣớc Mỹ đang ở vị trí chi phối thế giới về kinh tế nhƣng về tƣ tƣởng lại lo sợ sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản chính là một hiện tƣợng tâm lí khá

14 đặc biệt. Đến năm 1947, với ―Chiến lƣợc toàn cầu‖ Mỹ đã chính thức phát động cuộc ―chiến tranh lạnh‖ nhằm vào Liên Xô. Từ đây, cả Liên Xô và Mỹ bƣớc vào một thời kì đối đầu hết sức căng thẳng kéo dài hơn 4 thập niên. Trong 4 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nắm trong tay thế độc quyền về vũ khí hủy nguyên tử. Đối mặt Liên Xô, một nƣớc đóng vai trò quyết đinh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới nhƣng lại là nƣớc chịu tổn thất nặng nề nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu ngƣời chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề,.. [23, 10] Ngƣợc lại, nƣớc Mỹ ít bị tác động trực tiếp của bom đạn chiến tranh, số thƣơng vong cũng ít hơn rất nhiều với khoảng 30 vạn ngƣời. Nhờ buôn bán vũ khí Mỹ còn thu về hơn 114 tỉ đôla. Về kinh tế, khoảng nửa sau những năm 40, sản lƣợng công nghiệp Mỹ chiến tới hơn một nửa tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới (riêng năm 1948 là hơn 56%). Năm 1949, sản lƣợng nông nghiệp Mỹ bằng hai lần sản lƣợng của các nƣớc Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Ngoài ra, Mỹ có một kho vàng khổng lồ chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới, nền kinh tế của Mỹ chiếm 40% tổng sản phẩm của kinh tế thế giới. New York đã thay London trở thành trung tâm tài chính của thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng chiếm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển [23, 42]. Về quân sự, năm 1946 hải quân và không quân Mỹ đứng đầu thế giới, lục quân xếp thứ hai, quân đội Mỹ có mặt ở 56 quốc gia trên khắp thế giới. Đặc biệt, trong bốn năm đầu sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ là nƣớc duy nhất trên thế giới nắm trong tay vũ khí nguyên tử. Rõ ràng, sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ là số 1 thế giới. Nhiều ngƣời cho rằng thời kì sau chiến tranh thứ hai là ―thời đại của Mỹ‖. Tuy nhiên, bằng quyết tâm của mình, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành trƣớc thời hạn kế hoạch 5 năm (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng, căn bản khôi phục sản xuất đạt mức trƣớc chiến tranh. Và trong những năm 50 đến những năm 70, Liên Xô vƣơn lên thành cƣờng quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong những ngành công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.

15 Đặc biệt, từ năm 1949, khi Liên Xô cũng thử thành công bom nguyên tử, thế độc quyền vũ khí hạt nhân trƣớc đó của Mỹ đã bị phá vỡ. Có thể thấy, khác với các thể chế cân bằng quyền lực trƣớc đó, thời kì này vũ khí hạt nhân có vai trò quyết định trong cuộc chạy đua Mỹ – Xô. Từ sự đối lập về tƣ tƣởng, chính trị đã dần dẫn đến sự đối đầu về quân sự, chạy đua vũ trang với nhau. Sự đối đầu về quân sự tăng cả về chất và lƣợng trong hai thập niên 1950 và 1960. Số đầu đạn hạt nhân của Mỹ năm 1950 là trên dƣới 1000 nhƣng đến 1960 là 20000. Năm 1955, Liên Xô hầu nhƣ không có đầu đạn hạt nhân thì đến 1960 đã có trên 3000. Tổng số vũ khí hạt nhân năm 1960 của Mỹ là 19 triệu megaton,của Liên Xô lên tới 18 triệu megaton. Ngân sách dành cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Liên Xô tăng vƣợt bậc: năm 1950 bằng nửa của Mỹ thì đến 1963 tốc độ tăng phi mã lên tới 54,7 tỉ USD so với Mỹ 52,2 tỉ USD.[14, tr.118]. Tiếp đó, năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có ngƣời lái… Thêm vào đó, sự mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ (thông qua ―Kế hoạch Marshall‖ và khối NATO) và Liên Xô (thông qua tổ chức SEV và VACSAVA) đã làm cho tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô không còn là phạm vi quốc gia mà trở thành cuộc đối đầu giữa hai hệ thống thế giới. Tuy nhiên việc quân sự hóa thế giới với vũ khí hạt nhân một cách vô vọng nhƣ vậy bắt đầu làm nảy sinh câu hỏi về mục đích và kết quả của nó. Đặc biệt, vào tháng 5-1960, máy bay do thám U2 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô càng làm cho Mỹ lo sợ về sức mạnh quân sự của Liên Xô. Quan hệ hai nƣớc lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng và tƣởng nhƣ thế giới tiến gần hơn bao giờ hết tới một thảm họa về một cuộc chiến tranh hạt nhân trong những ngày cuối tháng 10 năm 1962. Nguy cơ đó liên quan tới một đất nƣớc mới nổi ở Mỹ Latinh, Cuba. Chúng ta biết rằng Mỹ và Liên Xô không chỉ chạy đua vũ trang mà còn đối đầu và tranh giành ảnh hƣởng gay gắt ở khu vực ―thế giới thứ ba‖ này. Chiến tranh Triều Tiên là một ví dụ, và bây giờ đến lƣợt Cuba. Sau thất bại ở Vịnh Con Lợn năm 1961, chính quyền Kenedy đã thực hiện chính sách ủng hộ các

16 lực lƣợng chống F.Castro nhằm lật đổ chính quyền Cuba. Ngƣợc lại, Chủ tịch Hội Đồng Bộ trƣởng Liên Xô N.Khruschev kiên quyết bảo vệ Cuba. Trong khi đó, Chủ tịch Cuba F.Castro rất muốn đƣợc Liên Xô bảo vệ bằng vũ khí hạt nhân để chống lại Mỹ. Trong các loại vũ khí mà Mỹ và Liên Xô sử dụng, tên lửa tầm trung đƣợc xem là vũ khí trọng tâm trong việc thực hiện mục đích của cả hai nƣớc. Do lo ngại các tên lửa Jupiter của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể hƣớng vào Liên Xô nên nƣớc này đã chuyển những vũ khí tƣơng tự đến Cuba để những tên lửa đó có thể hƣớng vào chính nƣớc Mỹ. Tạp chí Times đã công thức hóa chính sách này thành những yếu tố bản chất: ―Tên lửa đạn đạo tầm trung + NATO = Tên lửa đạn đạo liên lục địa‖[6, tr.386]. Tƣơng tự, phía Liên Xô công thức sẽ là: ―Tên lửa đạn đạo tầm trung + Cuba = Tên lửa đạn đạo liên lục địa‖. Ngày 4/10/1962, tàu chuyên chở Indigirka của Liên Xô cập cảng Mariel với: 36 đầu đạn của các loại tên lửa tầm trung 200 – 700 nghìn tấn đã đƣợc chuyển đến trƣớc, 6 quả bom nguyên tử cho loại máy bay ném bom hạng trung IL-28…Phía Liên Xô cũng thừa nhận, tại thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng, ít nhất 158 vũ khí hạt nhân chiến lƣợc và chiến thuật đã có mặt ở Cuba, 42 trong số đó có thể đánh tới một số vùng của nƣớc Mỹ.[6, tr.401 – 402]. Ngày 14/10, một máy bay U2 của Mỹ đã chụp ảnh những tên lửa tầm trung đã nằm trên bệ phóng ở Cuba. Ngày 16/10, Tổng thống Kenedy triệu tập một nhóm quan chức cấp cao thƣờng gọi là Ủy ban điều hành (Excom) để thảo luận về các chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuối cùng Excom cũng đƣa ra 4 giải pháp: Một là, giải quyết vấn đề bằng con đƣờng ngoại giao và không phản ứng bằng quân sự. Hai là, rút các tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại, Liên Xô sẽ rút các tên lửa khỏi Cuba. Ba là, Mỹ sẽ tấn công các mục tiêu tên lửa bằng không quân, nếu cần sẽ kèm theo một cuộc xâm lƣợc của Mỹ. Bốn là, hình thành một thế bao vây để cô lập Cuba và buộc Khruschev và Castro rút các tên lửa. Sau khi cân nhắc, Tổng thống Kenedy lựa chọn giải pháp thứ tƣ, nếu giải pháp này thất bại thì mới có thể tính đến việc phản ứng bằng quân sự. Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày

17 22/10, Tổng thống tuyên bố đã thiết lập một vành đai bao vây Cuba trên biển, yêu cầu gỡ bỏ các tên lửa và cảnh báo: Nếu bất kì vũ khí nào hƣớng vào Mỹ, ông sẽ đáp trả đầy đủ bằng một cuộc tấn công nhằm vào chính Liên Xô. Cơ quan Chiến lƣợc hàng không của Mỹ tiếp tục thực hiện lệnh không vận lớn nhất trong đó có lực lƣợng ném bom B52 và bom hạt nhân, 5 quân đoàn khác chuẩn bị tiến vào Cuba. Ngày 27/10, 12 trong tổng số 25 tàu Liên Xô đang trên đƣờng tới Cuba đã buộc phải thay đổi hành trình trở về Liên Xô, số còn lại không mang theo tên lửa. Cùng ngày, Moscow yêu cầu 15 tên lửa của Mỹ buộc phải rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ phải cam kết không xâm lƣợc Cuba, đổi lại các tên lửa ở Cuba sẽ đƣợc vô hiệu hóa. Câu hỏi ai đã thắng trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba có lẽ không phải là quan trọng nhất. Hơn hết, loài ngƣời đã tránh đƣợc một thảm họa vô cùng lớn. Từ đây, cả Liên Xô và Mỹ đều học đƣợc một bài học quan trọng về việc có nên hay không nên sử dụng vũ khí hạt nhân. Hai nƣớc đã đạt đƣợc các thỏa thuận về vũ khí hạt nhân: Hiệp ƣớc ngừng thử hạt nhân từng phần năm 1963 và Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 từ đó tiến tới mong muốn các nƣớc khác không trở thành cƣờng quốc hạt nhân. Đến đây, có thể nói quan hệ Mỹ - Xô đã dần đi vào ổn định, khả năng chiến tranh hạt nhân giữa hai cƣờng quốc đã lùi xa. Xu thế đối đầu và chạy đua vũ trang bằng bất kì giá nào đang bị xói mòn. Mầm mống của xu thế mới đã mở ra: xu thế hòa dịu, đối thoại. Điều này đã tác động không nhỏ tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ khi Tổng thống R.Nixon nhậm chức năm 1969. Xu thế đó là cơ sở quan trọng dẫn đến những điều chỉnh chính sách của Mỹ thể hiện qua Học thuyết Nixon.Điểm nổi bật của Học thuyết Nixon là giảm căng thẳng. Chính sách này có lợi cho cả hai phía trong việc tập trung vào phát triển kinh tế trong hoàn cảnh nhiều trung tâm mới nổi lên nhƣ Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Một bƣớc tiến khác của chính sách đó là Hiệp ƣớc SALT I đƣợc kí giữa Tổng thống R.Nixon và lãnh đạo Liên Xô L.Brezhnev.

18 1.1.2. Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đại diện cho hai cực đối đầu nhau thì liên minh Trung – Xô thực sự là một trở ngại lớn cho mục tiêu bá quyền của Mỹ. Một nƣớc Trung Quốc XHCN đất rộng ngƣời đông, thử thành công bom nguyên tử năm 1964 lại đứng về phía Liên Xô là điều mà Mỹ không bao giờ mong muốn. Vì vậy, sự chia rẽ, bất đồng giữa hai nƣớc cho thấy sự suy yếu, chia rẽ trong phe các nƣớc XHCN là một lợi thế tạm thời cho Mỹ trong cuộc chạy đua sức mạnh giữa hai phe. Sự bất đồng Xô-Trung từ những năm 1950 bắt nguồn từ sự đánh giá khác nhau về vai trò lịch sử của J. Stalin - nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc Liên Xô trong gần 3 thập kỷ (1924 - 1953) và vị trí của hai Đảng, hai Nhà nƣớc lớn XHCN trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ năm 1960 đến 1969, những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ giữa Liên Xô và Trung Quốc (sau hai Hội nghị năm 1957 và 1960) không những không dịu đi mà ngày càng trầm trọng, công khai. Những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng này xoay quanh các vấn đề lí luận, đƣờng lối chung của phong trào cộng sản quốc tế đã dẫn đến sƣ phân liệt thực sự của phong trào cộng sản. Sự phân liệt và tập hợp lực lƣợng của hai đảng ngày càng trở nên ráo riết, công khai. Một số Đảng cộng sản ở một số nƣớc cũng bị chia rẽ về tổ chức thành hai đảng theo hai khuynh hƣớng nói trên. Hơn nữa, Liên Xô và Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn về vấn đề lãnh thổ và biên giới. Một trong số đó là về Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sáp nhập Mông Cổ vào Trung Quốc. Điều này vấp phải sự phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ. Tháng 9-1964, Trung Quốc yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng đế Trung Hoa đã để mất vào tay Nga Hoàng ở thế kỷ XIX. Tháng 8-1968, sau sự kiện quân đội khối Vácxava do Liên Xô lãnh đạo vào thủ đô Praha và cứu chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là ―đế

19 quốc xã hội chủ nghĩa‖, ―Đại bá Xô viết‖1 . Đỉnh cao của sự chia rẽ giữa hai nƣớc chính là cuộc chiến tranh biên giới Xô - Trung nổ ra năm 1969, lực lƣợng vũ trang Liên Xô và quân đội Trung Quốc đã giao chiến với nhau ở các đảo thuộc vùng Damanski trên sông Oussouri tháng 3-1969 và một số điểm khác trên biên giới Xô - Trung. Tuy nhiên từ sau tháng 8, hai nƣớc có xu hƣớng thoát ra khỏi sự đối đầu quân sự trực tiếp này dù mâu thuẫn vẫn tiếp tục đến cuối những năm 80. Có thể thấy, năm 1969 hai nƣớc đã coi nhau nhƣ kẻ thù. Thực tế là Mỹ sẽ không thể bỏ qua cơ hội để tận dụng mâu thuẫn đó. Theo Kissinger, Mỹ sẽ làm ba việc có liên quan đến nhau: Một là sẽ kìm nén ý muốn thúc đẩy các sự kiện có thể khơi sâu hố ngăn cách giữa Liên Xô và Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ sẽ dựa vào các động thái của các sự kiện vốn nảy sinh tất yếu từ mâu thuẫn Trung – Xô. Hai là, Mỹ nên duy trì một mức độ không chắc chắn nào đó để cả Nga lẫn Trung Quốc đều không đoán chắc đƣợc Mỹ sẽ nghiêng theo chiều hƣớng nào, nếu có. Ba là, điều quan trọng nhất trong mối quan hệ ba bên là: ―sẽ có lợi nhất cho các mục tiêu (của Mỹ) nếu chúng ta duy trì mối quan hệ gần gũi với mỗi bên hơn là để họ có quan hệ gần gũi với nhau‖ [29, tr.368]. Thực tế trên cũng cho thấy, vai trò của Trung Quốc ở châu Á đã khác trƣớc, ít nhất là theo cách họ tự đánh giá về mình. Trung Quốc cho rằng mình hoàn toàn có thể độc lập chứ không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào Liên Xô. Vì vậy, nếu trƣớc đó Mỹ muốn dùng Nhật Bản để làm một cục nam châm hút Trung Quốc ra khỏi Liên Xô thì lúc này không nhất thiết phải làm điều đó. Tuy nhiên, việc duy trì liên minh với Nhật Bản lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với sự bành trƣớng ảnh hƣởng của Trung Quốc trong khu vực, tiếp tục đối trọng với Trung Quốc nhằm kìm chế sự lan tỏa đó. Nhân tố Trung Quốc tiếp tục là nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong thời kì này. Ngay từ

1http://vi.wikipedia.org/wiki/Chia_rẽ_Trung-Xô, 12.11 AM, 5/11/2014.

20 tháng 1/1952, trong một bức thƣ gửi Ngoại trƣởng Mỹ F. Dulles, cố vấn cao cấp của Ngoại trƣởng về Nhật Bản và sau này là Đại sứ Mỹ tại Tokyo từ 1953 – 1957 John Allison nhận định: ―Trung Quốc là trọng tâm của toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ với châu Á và những chính sách của chúng ta với Trung Quốc sẽ ảnh hƣởng chủ yếu đến chính sách với Nhật Bản và Đông Nam Á‖[67, tr.323]. Trong thập niên 1960 , Trung Quốc đã trải qua một thời kì lịch sử đen tối, hỗn loạn và để lại những hậu quả sâu sắc. Năm 1966, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông chính thức phát động cuộc ―Đại cách mạng văn hóa‖ với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tƣ sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này đƣợc mọi ngƣời công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc ―Đại nhảy vọt‖ bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lƣu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những ngƣời bất đồng ý kiến nhƣ Đặng Tiểu Bình,…Các đội Hồng vệ binh tàn sát những ngƣời bị tình nghi, đƣa các trí thức về làm việc ở các cánh đồng …Đến năm 1969, cuộc ―Đại cách mạng văn hóa‖ đã kết thúc giai đoạn quan trọng nhất với những hậu quả nặng nề. Xã hội Trung Quốc rơi vào trạng thái hỗn loạn. Trong khi đó, các đạo quân của Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu nổ súng tấn công các mục tiêu của đối phƣơng dọc biên giới hai nƣớc. Cuộc khủng hoảng những năm 1966 – 1969 này ở Trung Quốc cùng với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt với Liên Xô đã tạo ra những điều kiện mới cho việc nƣớc này sẵn sàng thay đổi chính sách đối ngoại. Sau khủng hoảng, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã đảo ngƣợc chính sách của họ về phía Mỹ. Bắc Kinh đã gửi những tín hiệu ngỏ ý muốn hợp tác tới Washington. Mở đầu là sự kiện ―ngoại giao bóng bàn‖. Ngày 10/4/1971, 9 cầu thủ Mỹ, 4 quan chức và 2 ngƣời vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã qua cây cầu từ Hồng Kông tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao

21 Bóng bàn‖. Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trƣớc đó giữa Washington và Bắc Kinh. Ngày 14 – 4, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thƣơng mại kéo dài 20 năm với Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với những toan tính riêng nhằm vào Liên Xô và cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 197, Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger đã hai lần bí mật viếng thăm Trung Quốc để lập lại mối quan hệ hữu nghị và lên kế hoạch cho chuyến thăm của Tổng thống Nixron. Tháng 7 – 1971, Tổng thống Nixon khiến cả thế giới ngạc nhiên khi lên kế hoạch đi thăm Trung Quốc. Trƣớc đó, từ năm 1949, khi nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập, quan hệ Mỹ - Trung đã chấm dứt. Lúc đó, chính Nixon đã chỉ trích Đảng Dân chủ vì ―để mất Trung Quốc‖. Sau hơn hai thập kỉ, vào tháng 2 – 1972, Nixon đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên đặt chân lên đất Trung Quốc. Tổng thống nói với Thủ tƣớng Chu Ân Lai: ―Hôm nay hai chúng ta sẽ nắm trong tay tƣơng lai của cả thế giới‖[66, tr.648]. Ngày 27 – 2 – 1972, Thông cáo Thƣợng Hải đƣợc kí giữa Nixon và Chu Ân Lai thực sự là một dấu mốc quan trọng. Nội dung của Thông cáo nêu rõ: ―Hai nƣớc không tìm kiếm bá quyền ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và cũng phản đối bá quyền của bất kì nƣớc nào khác‖. Tuyên bố này trực tiếp nhằm vào Liên Xô và sau đó nữa là Nhật Bản. Phía Mỹ vẫn khẳng định việc duy trì liên minh chặt chẽ với Nhật Bản còn lập trƣờng của phía Trung Quốc là kiên quyết phản đối sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Vì vậy, dù sự đảo ngƣợc chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc có mục đích chủ yếu là khơi sâu mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, tìm một giải pháp mới cho cuộc chiến tranh Việt Nam song cũng có tác động tới quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Việc Nhật Bản hoàn toàn bất ngờ với chính sách đó của Mỹ đã khiến ngƣời Nhật coi đó là một ―cú sốc‖ và họ phải tự tìm kiếm những bƣớc đi độc lập hơn, ít phụ thuộc hơn vào Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc và khu vực. Việc một nƣớc Trung Quốc đất rộng ngƣời đông lại

22 có trong tay vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa lớn với các nƣớc trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc không có đƣợc những bài học đắt giá nhƣ Mỹ và Liên Xô trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962. Cho nên, kìm chế khả năng hạt nhân của Trung Quốc là vấn đề quan trọng cả với Mỹ và Nhật Bản. Nhật Bản vẫn rất cần chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ nhằm cân bằng với Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trƣờng đại lục Trung Quốc luôn là một thị trƣờng hấp dẫn mà Nhật Bản muốn tiến tới. Vì vậy, liệu hoạt động kinh doanh của Nhật Bản với Trung Quốc có làm phƣơng hại tới lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á hay không cũng là một vấn đề Mỹ phải tính tới. Liên minh Mỹ - Nhật Bản vẫn là chiến lƣợc cần thiết đối với cả Mỹ, Nhật Bản và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. 1.2. Thực trạng nƣớc Mỹ và chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. 1.2.1. Nƣớc Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu đặc trƣng nổi bật của nƣớc Mỹ trong thập niên 1950 là việc xây dựng sức mạnh quân sự trên quy mô lớn trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô và việc thực thi NSC-682 thì thập niên 1960 đặc trƣng bởi những cuộc nổi dậy trong nƣớc, bạo lực, nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự suy giảm kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng là một ―vấn đề nhức nhối‖ đối với các Tổng thống Mỹ trong thập kỉ này. Trong thời kì cầm quyền của mình, với chính sách ―Đƣờng biên giới mới‖ (The new frontier), Tổng thống J. Kenedy đã tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong nhân dân Mỹ về các chính sách đối nội cũng nhƣ đối ngoại. Thậm chí sau thất bại ở Vịnh Con Lợn và khủng hoảng tên lửa Cuba, nhân dân Mỹ vẫn hết sức tin tƣởng vào sức mạnh Mỹ và chính quyền của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, những thách thức để lại cho chính quyền của Tổng thống L.B.

2 Xuất phát từ những thay đổi quan trọng trong những năm cuối thập niên 1940 nhƣ Liên Xô có vũ khí hạt nhân vào tháng 8 – 1949 và sự xuất hiện của một nƣớc ―Trung Quốc đỏ‖ ngày 1 – 10 – 1949, việc đánh giá lại chiến lƣợc của Mỹ nhanh chóng đƣợc thực hiện. Đầu năm 1950, Hội đồng an ninh quốc gia của Tổng thống Truman đã đƣa ra một báo cáo kiến nghị về việc lập kế hoạch an ninh của Mỹ. Theo đó, 3 sự chuyển đổi quan trọng trong chiến lƣợc của Mỹ là: cần phải có sự toàn cầu hóa chính sách ngăn chặn, quân sự hóa chính sách ngăn chặn và việc tập trung phát triển bom hydro trong cuộc chạy đua hạt nhân với Liên Xô.

23 Johnson không hề nhỏ. Đó là những vấn đề ở ―Thế giới thứ Ba‖: những cuộc nổi dậy ở Mỹ Latinh, đặc biệt là sự yếu kém của chính quyền hậu Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Để giải quyết vấn đề ở cuộc chiến tranh Việt Nam cũng nhƣ tạo dƣ luận có lợi cho chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, L.B.Johnson đã tạo ra hai sự kiện vào ngày 2 và ngày 4 – 8 – 1964 thƣờng gọi là ―sự kiện Vịnh Bắc Bộ‖. Sự kiện này đã giúp Johnson đánh bại đối thủ trong cuộc bầu cử và mở ra quá trình leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tổng thống L.B. Johnson yêu cầu Quốc hội thông qua giải pháp Vịnh Bắc Bộ để Tổng thống có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để trả đũa bất kì cuộc tấn công quân sự nào chống lại quân đội Mỹ. Trƣớc đó, tháng 12 – 1963, Bộ trƣởng quốc phòng Mỹ R.McNamara từng tuyên bố‖ ―Chúng ta có đủ lí do để tin tƣởng vào kế hoạch quân sự của Mỹ sẽ thành công vào năm 1964‖[66, tr.610]. Tuy nhiên, đến cuối năm 1964, chính quyền miền Nam Việt Nam vẫn chia rẽ, số lƣợng lính Mỹ thiệt mạng vẫn không ngừng tăng lên. Dù đang tập trung vào chƣơng trình ―Xã hội vĩ đại‖ (Great Society) trong nƣớc nhƣng tổng thống cũng ý thức rằng nhân dân Mỹ khó có thể ủng hộ nếu thấy đƣợc những yếu kém của Mỹ ở Việt Nam. Trong khi đó, những cố vấn thân cận nhất của Johnson nhƣ McNamara và Chủ tịch NSC George Bundy cũng tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ khuất phục đƣợc quân dân Việt Nam và thúc giục tổng thống phải hành động nhanh nếu không chính quyền Sài Gòn sẽ sụp đổ. Quyết định của tổng thống đƣợc thực hiện vào tháng 2 – 1965 bằng việc ra lệnh mở cuộc tấn công bằng không quân chống miền Bắc Việt Nam. Tiếp đó, Mỹ viện trợ cho Nam Việt Nam 1 tỉ USD cùng số lƣợng lính Mỹ không ngừng tăng lên trong đó có cả 2 quân đoàn lính thủy đánh bộ… Sở dĩ Johnson quyết định leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam bởi tin rằng giờ đây, chỉ có những ngƣời lính Mỹ mới có thể cứu Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cho rằng Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất vì họ đang hỗ trợ cho các cuộc cách mạng ở khắp nơi, vì thế, cuộc chiến đấu của những

24 ngƣời lính Mỹ ở Việt Nam chính là để ngăn chặn Trung Quốc. Hơn nữa, Johnson đã từng chỉ trích Truman vì để mất Trung Quốc năm 1949 nên nếu để mất Việt Nam thì hậu quả cũng tƣơng tự. Nếu sự leo thang quân sự diễn ra với tốc độ vừa phải và không phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế Mỹ thì có thể Tổng thống vẫn có đƣợc sự ủng hộ của nhân dân trong nƣớc[66, tr.612]. Tuy nhiên, những toan tính đó của Tổng thống Johnson tỏ ra không hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm 1966 – 1967, Trung Quốc đang hỗn loạn với cuộc cách mạng văn hóa trong nƣớc, sự hỗ trợ của họ cho miền Bắc Việt Nam khá hạn chế. Bên cạnh đó, những chi phí ngày càng tăng của cuộc chiến tranh lại đi kèm với một chƣơng trình ―Xã hội vĩ đại‖ không mấy hiệu quả trong nƣớc. Chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam tăng từ 8 tỉ USD năm 1966 lên 21 tỉ USD năm 1967. Tổng chi phí cho các cam kết quân sự và đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 49 tỉ USD năm 1960 lên 101 tỉ USD năm 1968[66, tr.613]. Ngoại thƣơng Mỹ cũng không thể kéo đồng USD trở lại vì hàng hóa của Mỹ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa Nhật Bản và Đức. Đồng USD – ―xƣơng sống của hệ thống tài chính thế giới‖ lâm vào khủng hoảng. Trên chiến trƣờng Việt Nam, sức mạnh của vũ khí Mỹ tỏ ra kém hiệu quả hơn lòng yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam, những ngƣời sẵn sàng hy sinh vì lý tƣởng của mình. Số lƣợng lính Mỹ sang Việt Nam không ngừng tăng lên thì bộ đội Việt Nam cũng tiếp tục từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam. Những tính toán sai lầm đó của Tổng thống đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng. Trong khi Johnson tiếp tục hy vọng vào những bằng chứng đầy hứa hẹn mà Tƣớng G.W.Westmoreland gửi về từ chiến trƣờng Việt Nam, cuối tháng 1 – 1968 tất cả đã thay đổi. Sau những thắng lợi ở Vạn Tƣờng (Quảng Ngãi) năm 1965 và trong các chiến dịch Mùa khô 1 (1965 – 1966) và Mùa khô 2 (1966 – 1967), quân đội nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân vào cuối tháng 1 – 1968. Lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn bất ngờ cả về thời gian, về quy mô và sức mạnh của chiến dịch đó. Tại Sài Gòn, Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng

25 tham mƣu, Tổng Nha Cảnh Sát, Đài Phát Thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất…rung chuyển. Các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam Việt Nam rung chuyển. Ngay cả ở những vùng nông thôn đã suy yếu, nhân dân đồng loạt nổi dậy. Tƣớng Westmoreland yêu cầu gửi thêm quân. Tổng thống yêu cầu sự giúp đỡ của nhóm ―Wisemen‖ gồm Dean Acheson, A. Harriman… nhƣng ngay cả những nhân vật này cũng lo ngại Mỹ khó có thể giành thắng lợi quân sự quyết định. Tính từ tháng 7 – 1965 đến tháng 12 – 1967, lƣợng bom Mỹ ném xuống Việt Nam nhiều hơn lƣợng bom quân Đồng minh rải xuống khắp châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai[66, tr.616]. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 không chỉ làm rung chuyển lực lƣợng Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam mà còn khiến dƣ luận nƣớc Mỹ dậy sóng. Nƣớc Mỹ rung chuyển vì những phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Các hoạt động chống chiến tranh nổ ra trong các trƣờng Đại học. Sinh viên biểu tình, kí cam kết không đi lính ở Việt Nam…Phong trào chống đối ngày càng căng thẳng khi họ tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực đòi quyền công dân. Các thành phố lớn của Mỹ chìm trong bạo lực. Năm 1965, 34 ngƣời chết ở thành phố Los Angeles. Năm 1968, hàng loạt thành phố khác nhƣ Tampu,, Atlanta, De Troit… chìm trong biển lửa, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo phong trào phản chiến M.Luther King, Jr. bị ám sát vào tháng 4 – 1968. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở về chính nƣớc Mỹ. Bạo lực nối tiếp bạo lực. Các chính khách nhƣ G. Kennan, Fulbirght phản đối cuộc chiến. Một số nƣớc đồng minh nhƣ Canada cũng chỉ trích cuộc xung đột…. Đặc biệt có một hình ảnh đã tác động cực kì mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của công chúng Mỹ cũng nhƣ nhân dân thế giới. Bức ảnh đó của Eddie Adams (1933-2004), một nhiếp ảnh gia đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới hiểu đƣợc thế

26 nào là chiến tranh ở Việt Nam. Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tƣớng của quân đội Miền Nam hành quyết một ngƣời bị tình nghi là Việt Cộng ở trên một đƣờng phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Trong vòng vài giờ, những bức hình của Adams đã đƣợc truyền đi khắp thế giới. Hành động giết ngƣời của Nguyễn Ngọc Loan đã đánh dấu sự phá sản về giá trị dân chủ và đạo đức của cuộc chiến tranh của Mỹ . Cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam đã làm cho Mỹ suy yếu cả về kinh tế, tài chính, quân sự, khủng hoảng về chiến lƣợc và hỗn loạn trong ý thức hệ tƣ tƣởng. Trong hồi kí ―Thanh gƣơm và lƣỡi cày‖, M. Taylor tự thú rằng: ―Cái giá đắt mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội bộ nƣớc Mỹ, là việc để lộ những nhƣợc điểm nội tại của chúng ta trên thế giới, và là tình trạng mất quyền chủ động hành động để đối phó với những vấn đề đối nội, đối ngoại khẩn cấp khác của chúng ta‖ [38, tr.291]. Ngày 31 – 3 – 1968, Tổng thống Mỹ tuyên bố trên truyền hình rằng sẽ hạn chế ném bom miền Bắc Việt Nam và xúc tiến các cuộc đàm phán tại Paris nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Chiến lƣợc ―Chiến tranh Cục bộ‖ phá sản khi Mỹ buộc phải tuyên bố ―Phi Mỹ hóa‖ chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Johnson quyết định không tái tranh cử. Dù chƣơng trình ―Xã hội vĩ đại‖ đạt đƣợc một số thành công nhất định, song những gì mà Tổng thống Johnson để lại là một nƣớc Mỹ chia rẽ bởi những cuộc nổi loạn chống chiến tranh và đòi quyền công dân. Ngƣời dân Mỹ khao khát lại đƣợc sống trong một đất nƣớc của luật pháp và trật tự, không bạo lực, không chiến tranh…Đó cũng là những thách thức cho chính quyền tổng thống kế tiếp. Sau khi phục vụ cho chính quyền của Tổng thống Eisenhower (1953 – 1961) với cƣơng vị Phó Tổng thống và thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1960, R. Nixon (1913 – 1994) trở lại đỉnh cao quyền lực vào ngày 20 – 1 – 1969. Từ cuối thập niên 1960, R.Nixon hiểu rằng cuộc chiến tranh Việt Nam báo hiệu một sự tan vỡ của trật tự hậu chiến mà Mỹ kiểm soát. Thế giới không chỉ đơn thuần gồm hai siêu cƣờng mà có nhiều trung tâm mới: Nhật

27 Bản, Tây Âu và các quốc gia mới nổi khác đang tạo nên một vũ đài mà ở đó Mỹ sẽ đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt. Nixon tin rằng mình sẽ là ngƣời đủ khả năng chèo lái con thuyền nƣớc Mỹ thích ứng với sự thay đổi đó. Theo Nixon, phƣơng tiện để thực hiện sự thay đổi đó phải là chính sách đối ngoại. R.Nixon vốn rất hào hứng với chính sách đối ngoại hơn là các vấn đề trong nƣớc, bởi các mối quan hệ đối ngoại cho phép tổng thống tự do hành động[66, tr.634]. Theo đó, hệ thống nhân sự cho việc hoạch định chính sách đối ngoại đƣợc Tổng thống chọn lựa kĩ càng. Ngƣời đƣợc coi là cố vấn thân cận nhất cho Tổng thống về chính sách đối ngoại là Henry Kissinger. Vốn là ngƣời có những mối quan hệ thân thiết với nhóm quan hệ quốc tế ở Havard, Hội đồng quan hệ quốc tế ở New York và N.Rockfeller, Kissinger đƣợc bổ nhiệm vào cƣơng vị lãnh đạo NSC. Cả Nixon và Kissinger đều thống nhất với nhau về khả năng họ có thể kiểm soát chính sách đối ngoại, còn Quốc hội và Bộ ngoại giao ít có khả năng sáng tạo và không phải luôn sẵn sàng chấp nhận những thay đổi cần thiết. Nixon đã chỉ định Luật sƣ W. Rogers làm Ngoại trƣởng, một ngƣời có hiểu biết rất ít về chính sách đối ngoại nhƣng trung thành. Nhƣ thế, Bộ ngoại giao sẽ tập trung vào những vấn đề ít quan trọng hơn trong khi Nixon và Kissinger tự do kiến tạo các chính sách lớn. Trong một tài liệu đƣợc tiết lộ ở Nga năm 1993, ngày 12 – 6 – 1969 trong một lần gặp gỡ Kissinger, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoly Dobrynin đã ghi lại: ―Kissinger không ngần ngại rằng ở Washington chỉ có hai ngƣời có thể trả lời chính xác quan điểm của Mỹ về vấn đề này hay vấn đề khác bất kì lúc nào: Đó là Tổng thống Nixon và ông ấy, Kissinger.‖[66, tr.635]. Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa một nền kinh tế đang chững lại với những chi phí quân sự ngày càng tăng lên, Nixon và Kissinger cho rằng việc cắt giảm những lợi ích và cam kết quốc tế của Mỹ sẽ giải quyết đƣợc mâu thuẫn đó. Đến năm 1969, Mỹ có khoảng 302 căn cứ quân sự quan trọng, 2000 căn cứ nhỏ hơn ở nƣớc ngoài. Cả Nixon và Kissinger đều không muốn thực hiện việc cắt giảm bởi theo họ, nếu Mỹ rút lui, lịch sử Mỹ có thể bị đẩy lùi lại

28 4 thế kỉ và ngƣời Mỹ sẽ không còn là chính mình. Họ sẽ chỉ là những ngƣời Mỹ đầu tiên thất bại, những ngƣời đầu tiên phủ nhận lịch sử vĩ đại của mình. Dù không muốn nhƣng thực trạng những năm cuối thập niên 1960 buộc Nixon phải đƣa ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn đó. Ngày 25 – 7 – 1969, Nixon chính thức công bố ―Học thuyết Nixon‖ trong diễn văn đọc tại Guam. Trọng tâm của học thuyết này thể hiện ở cam kết của Mỹ: ―Mỹ tiếp tục tham gia vào việc phòng thủ và sự phát triển của tất cả các liên minh và bạn bè, nhƣng ngƣời Mỹ không thể và sẽ không vạch ra tất cả các kế hoạch, xây dựng mọi chƣơng trình, thực hiện tất cả các quyết định và đảm nhận toàn bộ hệ thống phòng thủ ở thế giới tự do.‖3 Trong học thuyết này, Nixon nhận định rằng thế giới hiện thời có 5 lực lƣợng lớn: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu. Nguy cơ đe dọa lớn nhất với Mỹ lúc này không hẳn là chủ nghĩa cộng sản Liên Xô hay Trung Quốc mà là các quốc gia mới nổi ở Thế giới thứ Ba nhƣ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cuba… Chính các quốc gia này gây nên sự ―mất trật tự‖ của thế giới, đó mới là điều nguy hiểm với Mỹ và Mỹ cần xác lập lại trật tự.[66, tr.637]. Vì vậy, ngoài việc đề ra chiến lƣợc ―Hòa dịu‖ (Deténte) với Trung Quốc và Liên Xô, Tổng thống Mỹ đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là Liên minh Mỹ - Nhật Bản và cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo đó, trong Báo cáo thƣờng niên trƣớc Quốc hội tháng 2 – 1970, Nixon nhấn mạnh bên cạnh việc thực hiện chiến lƣợc cân bằng quyền lực giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc, mục đích của Mỹ trong chiến lƣợc đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng thời kì này là Mỹ mong muốn các nƣớc liên minh ở châu Á sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc gánh vác trách nhiệm vì hòa bình trong khu vực. Việc Mỹ phải bỏ ra những chi phí quá lớn cho các cam kết quốc tế giờ đây cần đƣợc chia sẻ cụ thể bằng

3 http://www.presidency.ucsb.edu/ws/index.php?pid=2835&st=&st1= , 45 - First Annual Report to the Congress on United States Foreign Policy for the 1970's. February 18, 1970, 8.33AM, 1/11/2014.

29 việc Nhật Bản sẽ tiến tới ―tự phòng vệ‖ (to defense themselves). Trong khi Mỹ tiếp tục tuân thủ các Hiệp ƣớc đã kí kết, sẽ cung cấp chiếc ô bảo vệ hạt nhân cho các quốc gia liên minh với Mỹ và giúp các nƣớc này xây dựng sức mạnh phòng thủ của chính họ. Bên cạnh đó, Mỹ không chỉ tìm kiếm các liên minh về quân sự, chính trị mà còn về kinh tế. Nhật Bản đã trở thành một trong những cƣờng quốc công nghiệp trên thế giới với vai trò quan trọng và thiết yếu với sự phát triển của một Châu Á mới. ―Mối quan hệ với Nhật Bản sẽ là chìa khóa cho sự thành công của ―Học thuyết Nixon‖ ở Châu Á‖.[75, tr.58]. Cho nên, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kì, nhân tố Nhật Bản đƣợc Nixon lƣu tâm hàng đầu nhất là vấn đề Okinawa và thâm hụt thƣơng mại với Nhật Bản. Vận hành tốt mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản một phần cũng nằm trong mục đích tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Riêng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, đến thời điểm nhậm chức, Nixon hiểu rằng rất khó để đạt tới chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam. Theo một số ý kiến từ Lầu Năm Góc, để kiểm soát đƣợc miền Nam Việt Nam có thể phải mất từ 8 đến 13 năm. Dựa trên nền tảng ―Học thuyết Nixon”, Tổng thống Mỹ đƣa ra chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh” với ý định rút dần quân Mỹ và thay vào đó là những ngƣời lính châu Á đƣợc huấn luyện bài bản. Mỹ muốn ngồi lại với Việt Nam Dân chủ cộng hòa và thƣơng lƣơng về một thỏa thuận ngừng bắn, theo đó, cả hai phía đều phải rút quân khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia. Đồng thời, Nixon cũng dự định mở những chiến dịch ném bom kinh hoàng xuống miền Bắc Việt Nam. Thực tế, từ 1969 – 1973 trung bình cứ 1 phút Việt Nam phải chịu 1 tấn bom. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiếp tục không chấp nhận một nƣớc Việt Nam bị chia cắt. Chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh‖ đối mặt với nguy cơ thất bại. Để cứu vãn, trong 2 năm 1970 – 1971, Tổng thống Mỹ bí mật mở các cuộc xâm lƣợc Campuchia và Lào nhằm cắt đứt ―Đƣờng mòn Hồ Chí Minh‖. Tuy

30 nhiên, cả hai chiến dịch đều thất bại. Đến năm 1971, Campuchia nằm dƣới sự thống trị của Khome đỏ, quân dân Lào kiểm soát phần lớn lãnh thổ Lào. Cùng trong thời kì này, hai lá bài Mỹ sử dụng để tìm kiếm một lối thoát danh dự ở Việt Nam là các chuyến thăm hữu nghị tới Liên Xô và Trung Quốc nhằm cô lập Việt Nam. Cuối năm 1972, chiến dịch ―Điện Biên phủ trên không‖ 12 ngày đêm của quân và dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh‖. Cuộc đàm phán ở Paris do đó đƣợc đẩy nhanh tiến độ và sắp đi đến hồi kết. Trong nƣớc, chính quyền của Tổng thống Nixon đối mặt với phong trào phản chiến ngày càng gay gắt. Những cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Đại học ở Washington kéo theo đó là bạo lực khiến 4 sinh viên thiệt mạng. Sự ủng hộ của nhân dân Mỹ đối với cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngày càng giảm. Từ giữa năm 1971, tờ New York Times đã tiết lộ những thông tin rò rỉ của chính phủ Mỹ về sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1968 và sau đó là chiến dịch ném bom tháng 5 – 1969. Những nghi ngờ hƣớng vào các nhân viên dƣới quyền khiến Nixon và Kissinger sử dụng các gián điệp CIA đặt băng ghi âm và nghe trộm các trợ lý và cả đối thủ Đảng Dân chủ. Điển hình là ―Vụ Watergate‖ đã dẫn tới hậu quả Tổng thống phải từ chức vào năm 1974. Từ 13 – 5 – 1968 đến 27 – 1 – 1973, sau những cuộc đàm phán căng thẳng giữa H.Kissinger và Lê Đức Thọ, Hiệp định Paris đƣợc kí kết. Theo đó: - ― Hoa Kỳ và các nƣớc cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam Việt Nm vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nƣớc đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam…‖ [23, tr.187].

31 Hiệp định Paris đánh dấu sự thất bại đau đớn của ngƣời Mỹ ở Việt Nam sau 21 năm dính líu. Có thể thấy, “Học thuyết Nixon” vẫn nằm trong ―Chiến lƣợc toàn cầu‖ nói chung của Mỹ. Tuy nhiên, thời kì này việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến tranh Việt Nam là vấn đề trọng tâm. Các chính sách với các chủ thể khác cũng nhằm hỗ trợ cho vấn đề này. Theo đó, chính sách của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973 không tách rời bối cảnh lịch sử đó. 1.2.2. Sự suy giảm tƣơng đối địa vị kinh tế của Mỹ. Nền kinh tế Mỹ trong nửa sau của thế kỉ XX không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là nƣớc chiếm ƣu thế tuyệt đối về kinh tế trên toàn thế giới. Trong khi các nƣớc Tây Âu, Nhật Bản, Liên Xô… kiệt quệ sau chiến tranh và phải mất gần chục năm để khôi phục kinh tế thì với Mỹ lại là thời kì bành trƣớng thuận lợi nhất. Những năm sau chiến tranh, Mỹ đứng đầu thế giới về sản lƣợng công nghiệp: chiếm hơn ½ tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới. Đến năm 1967, Mỹ căn bản vẫn giữ đƣợc sản lƣợng này, chiếm 45% tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới, lớn hơn tổng sản lƣợng của các nƣớc Tây Âu, Nhật và Canada cộng lại (khoảng 43,3%) [2, tr.1]. Mỹ cũng đứng đầu thế giới về dự trữ vàng. Năm 1949, Mỹ chiếm 70% dự trữ vàng trên thế giới. Quy mô và cƣờng độ ảnh hƣởng của nền kinh tế Mỹ với thế giới là cực kì lớn. Mỹ có những khoản đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua viện trợ tới hầu khắp các khu vực trên thế giới nhƣ Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Viễn Đông, châu Phi, Canada, Mỹ Latinh…nhằm tăng sự phụ thuộc của các nền kinh tế ở các khu vực đó vào kinh tế Mỹ, chịu sự chi phối của kinh tế Mỹ. Đây vừa là các khu vực cung cấp nguyên nhiên liệu cho Mỹ vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa chính của Mỹ. Từ 1961-1967, bất chấp những dấu hiệu của sự xói mòn và sự hồi sinh của các đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế Mỹ vẫn là niềm mơ ƣớc của nhiều nƣớc trên thế giới. Tỉ lệ tăng trƣởng vẫn là 6%/năm, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Mỹ lớn đến mức chỉ một phần ở nƣớc ngoài đƣợc tạo bởi các công ty đa quốc gia của Mỹ cũng lớn hơn tổng GNP của Đức hay Nhật năm 1967.

32 22% lợi nhuận từ đầu tƣ nƣớc ngoài của Mỹ cũng lớn hơn lợi nhuận từ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của cả thế giới còn lại [29, tr.336]. Tuy nhiên, ƣu thế tuyệt đối của Mỹ trong ―thời kì vàng‖ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã bị suy giảm, biểu hiện trƣớc hết trong nhịp độ phát triển kinh tế so với Tây Âu và Nhật Bản, nhịp độ đó của Mỹ đã bắt đầu chậm hơn, tỉ trọng công nghiệp của Mỹ trong thế giới tƣ bản cũng giảm đi nhiều. Từ đó, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ cũng giảm theo. Ngƣợc lại, với khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, hàng hóa các nƣớc Tây Âu và Nhật Bản đã thâm nhập ồ ạt vào những thị trƣờng mà trƣớc đó hàng hóa Mỹ chiếm ƣu thế tuyệt đối. Nền kinh tế Mỹ tuy lớn nhƣng cũng không ổn định. ―Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, kinh tế Mỹ trải qua nhiều lần khủng hoảng và suy thoái: 1945-1946, 1953-1954, 1957-1958, 1960-1961, 1964- 1965, 1969-1970 và từ cuộc khủng hoảng năng lƣợng 1973, kinh tế Mỹ lâm vào cuộc suy thoái triền miên và kéo dài suốt thập niên 1970.‖. Theo đó, tỉ trọng công nghiệp Mỹ cũng giảm sút: ―năm 1973 chỉ còn 39,8% sản lƣợng công nghiệp thế giới‖.[38, tr.287 – 288]. Biểu hiện thứ hai của sự suy giảm địa vị kinh tế của Mỹ là cuộc khủng hoảng đồng USD. Sự lung lay địa vị đồng USD đã diễn ra từ những năm 1950, sang đến thập niên 1960 thì bƣớc vào giai đoạn suy yếu nghiêm trọng. Đến năm 1968, vấn đề cán cân thanh toán (sự thất thoát đồng USD) đã trở thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Chi tiêu quân sự, đầu tƣ ở hải ngoại và thâm hụt mậu dịch đã tạo nên một cán cân thanh toán không thuận lợi, dẫn đến xu hƣớng đổ xô vào tiền vàng của châu Âu và Nhật Bản và đặt ra yêu cầu phải có một tiêu chuẩn tiền tệ quốc tế mới. Lúc đó, các biểu hiện nhƣ ngân sách thiếu hụt nặng nề và kéo dài, lạm phát kinh niên, giá cả đắt đỏ, cán cân thanh toán quốc tế bội chi liên miên, đồng đôla giảm giá và lâm vào khủng hoảng sâu sắc đã khiến cho nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với những khó khăn lớn. Đến những năm 1970 – 1971, Mỹ đã chi quá nhiều USD: 40 tỉ USD ở nƣớc ngoài, chỉ còn 10 tỉ USD vàng trong nƣớc để hỗ trợ. Lần đầu tiên từ

33 1893 – 1894, Mỹ phải nhập nhiều hàng hóa hơn trƣớc nhƣ dầu, ô tô…Ngƣời nƣớc ngoài và ngay cả ngƣời Mỹ mất niềm tin vào đồng USD, họ đổi USD lấy vàng và các phƣơng tiện dự trữ khác. Tổng thống Nixon đã nhận ra một thực tế: Thế giới đã thay đổi.[66, tr.645]. Nạn lạm phát ở Mỹ tiếp tục tăng lên. Trong những năm 1959-1969, trung bình mỗi năm giá cả tăng 2,2% (thấp nhất trong các nƣớc tƣ bản) thì sang đến năm 1970 giá tăng lên 5,5% (xấp xỉ mức của các nƣớc khác). Sức mua của đồng USD trong nƣớc do đó cũng giảm đi nhanh chóng. Tốc độ mất giá hàng năm của đồng USD nhƣ sau: 1960 – 1969 mất giá 2,2%, 1968 – 1969 mất giá 5,1%, 1969 – 1970 mất giá 5,7%, 1970 – 1971 mất giá 7,89% [17, tr.83 – 84]. Đáng lƣu ý là trong những năm đó, cuộc chiến tranh xâm lƣợc Mỹ ở Việt Nam đang trong chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh‖, quân đội Việt Nam cộng hòa phải tự đảm nhiệm, gánh vác chiến tranh nhƣng vẫn có sự viện trợ cực kì lớn từ phía Mỹ. Vì vậy, chi phí quân sự của Mỹ ở nƣớc ngoài tăng lên nhanh chóng: từ 2,9 tỉ USD năm 1965 thì trong những năm 1969-1970 lên 4,8 tỉ USD mỗi năm. Điều đó càng làm tăng bội chi ngân sách Mỹ. Bên cạnh đó, cán cân thƣơng mại của Mỹ với nƣớc ngoài cũng xấu đi nhanh chóng. Hiện tƣợng nhập siêu xuất hiện liên tục và năm 1971 lên đến 2 tỉ USD [17, tr.85]. Tham vọng bành trƣớng và các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, ngƣợc lại, làm trầm trọng hóa thêm tình trạng nghèo khổ ở Mỹ. Thực tế này thổi bùng sự bất mãn trong nhân dân Mỹ. Bên cạnh cuộc khủng hoảng về chủng tộc, ở các thành thị, các trƣờng đại học… hàng loạt các cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên nổ ra và đƣợc gọi là ―sự nổi loạn của thế hệ trẻ‖, ―sự khủng hoảng của các thành thị Mỹ‖ [38, tr.289]. Điều đó nói lên sự phẫn nộ của quần chúng đặc biệt là thế hệ trẻ với các chính sách của giới cầm quyền Mỹ. Bởi lẽ nhân dân Mỹ cũng chính là những ngƣời gánh chịu hậu quả của chính sách bành trƣớng của chính phủ Mỹ. Áp lực từ nhân dân Mỹ buộc các nhà hoạch định chính sách không thể mãi ngoan cố theo đuổi các chính sách trƣớc đó. Bởi nếu làm vậy họ sẽ tiếp tục khơi sâu ―cuộc khủng hoảng lòng tin‖ trong

34 dân chúng Mỹ, sẽ mất sự hậu thuẫn lớn nhất cho ngọn cờ ―tự do, dân chủ‖ mà lâu nay họ giƣơng lên để lôi kéo nhân dân Mỹ trong quá trình mở rộng ảnh hƣởng ra thế giới. Nhƣ vậy, vấn đề đối nội nghiêm trọng nhất mà Nixon phải đối phó là tình trạng kinh tế của nƣớc Mỹ. Nixon vừa phải ―thừa hƣởng‖ sự trì trệ về kinh tế của thời Johnson do cuộc chiến Việt Nam gây ra, vừa phải giải quyết tình trạng lạm phát trầm trọng vốn là một sản phẩm của cuộc chiến. Trong vấn đề thứ nhất, Nixon là vị tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa đầu tiên coi thâm hụt chi tiêu chính phủ là động lực khôi phục kinh tế. Trong vấn đề thứ hai, Nixon đã cho thi hành các biện pháp kiểm soát giá - lƣơng vào năm 1971. Với ―Chính sách kinh tế mới‖ (New Economic policy), Tổng thống quyết định thực hiện các biện pháp cứng rắn để bảo vệ hàng hóa Mỹ trong đó có hàng dệt may, một mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản. Theo đó, mức thuế đối với các mặt hàng này tăng thêm 10%. Đó cũng là biện pháp mà Nixon hy vọng sẽ nhanh chóng giải quyết đƣợc cuộc khủng hoảng đồng USD. Bên cạnh đó, ―Thỏa thuận Smithsonian‖ năm 1971 tại Washington buộc các nƣớc liên minh với Mỹ phải chấp nhận một đồng USD rẻ hơn trƣớc đó nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ. Theo đó, sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại sẽ tác động tới Nhật Bản bởi hàng hóa Nhật Bản là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất với hàng hóa Mỹ trong thời kì này. Đó là những chính sách tác động trực tiếp tới Nhật Bản cũng nhƣ mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Tóm lại, trong những năm cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, sức mạnh quân sự cũng nhƣ kinh tế của Mỹ đều có sự suy giảm tƣơng đối. Trong khi đó, một số trung tâm khác nổi lên nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu bên cạnh Liên Xô đã khiến Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều phía. Đặc biệt, cuộc chiến tranh Việt Nam là vấn đề nhức nhối nhất buộc chính quyền Tổng thống Nixon phải giải quyết dứt điểm nhằm tìm kiếm lối thoát danh dự cho Mỹ cũng nhƣ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ cho chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 1972. Với “Học thuyết Nixon”, chính

35 sách ―Hòa dịu‖, mối quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô dần đi vào ổn định, quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc bình thƣờng hóa…Chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản không tách rời các yếu tố này. Theo đó, Liên minh Mỹ - Nhật Bản tiếp tục đƣợc duy trì, tuy nhiên, Nhật Bản sẽ phải ―chia sẻ‖ bớt trách nhiệm với Mỹ, đóng góp hơn nữa vai trò chính trị trong việc cân bằng quyền lực ở Châu Á. Mặt khác, xuất phát từ thực trạng ảm đạm của kinh tế Mỹ, sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại càng khẳng định Nhật Bản đã trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. 1.3. Tình hình Nhật Bản cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970. Bƣớc ra khỏi thế chiến hai, vốn là một trong những thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai nên khi thế chiến kết thúc, số phận của nƣớc Nhật Bản bại trận nằm dƣới sự định đoạt của các nƣớc thắng trận trong phe Đồng minh. Do trƣớc đó Nhật Bản từng là một nƣớc phát xít nên mục tiêu của các chính sách nhằm vào việc phi quân sự, dân chủ hóa Nhật Bản, đảm bảo Nhật Bản không trở thành mối đe dọa với Mỹ, biến Nhật thành một nƣớc phi quân sự và kiềm chế sự phát triển của công nghiệp mũi nhọn có thể dẫn tới việc tái vũ trang. Tuy nhiên, do tình hình thay đổi nên từ những năm 1947-1948, đặc biệt là sự kiện 1 – 10 – 1949 tại Trung Quốc, Mỹ đã áp dụng chính sách ―đảo ngƣợc‖ với Nhật Bản, viện trợ và giúp Nhật khôi phục kinh tế. Đƣa Nhật thành một ―bức tƣờng ngăn chặn‖ làn sóng cộng sản ở châu Á. Mỹ từ một nƣớc chiếm đóng đã trở thành nƣớc dẫn dắt Nhật Bản sau chiến tranh. Hai Hiệp ƣớc Hòa Bình và An ninh kí năm 1951 tại San Francisco (Mỹ) đã chính thức hóa việc xây dựng quan hệ liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản. Trong quan hệ liên minh này, Mỹ đóng vai trò chủ động hơn, chi phối và dẫn dắt sự phát triển của Nhật Bản. Hai hiệp ƣớc này đã trả lại chủ quyền cho Nhật và mở cửa cho Nhật trở lại với cộng đồng thế giới, nhƣng Thủ tƣớng Yoshida đã bị phê phán gay gắt ở Hiệp ƣớc An ninh, vì đã nhƣợng bộ quá nhiều khi để cho Mỹ tiếp tục duy trì số quân quá lớn với nhiều căn cứ, cùng những hoạt động tự do của quân Mỹ trên đất Nhật. Tuy vậy theo sử gia James

36 McClain thì ―Yoshida đã coi việc thi hành hệ thống San Francisco là sự chiến thắng lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Nhật đã khôi phục chủ quyền, việc chiếm đóng lâu dài của nƣớc ngoài đã kết thúc, quốc gia đã kết với khối Anh Mỹ hùng mạnh và đất nƣớc đã đƣợc bảo đảm sự trợ giúp kinh tế của những cƣờng quốc kỹ nghệ của thế giới‖.[70, tr.558]. Thực tế, đến năm 1952, Nhật Bản vẫn còn một chặng đƣờng dài phải đi bởi đất nƣớc vẫn còn những hậu quả nặng nề do chiến tranh tàn phá, rất nhiều ngƣời không có nhà cửa, phải sống cuộc sống lang thang…nên việc kí Hiệp ƣớc An ninh năm 1951 là một việc cần thiết nếu Nhật Bản muốn nhanh chóng vƣợt qua đống đổ nát của chiến tranh và lấy lại vị thế của mình . Theo đó, Nhật nằm dƣới ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ. ―Mỹ đã xây dựng trên đất Nhật 179 căn cứ quân sự với 61.000 quân, riêng ở đảo Okinawa có 88 căn cứ quân sự và 35.000 lính Mỹ‖ [38, tr.299]. Nhật đƣợc bảo vệ trƣớc những cuộc xâm lăng từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn ở trong nƣớc do những cƣờng quốc bên ngoài yểm trợ. Bên cạnh đó, Nhật ―bồi thƣờng chiến tranh‖ cho các nƣớc bằng hàng hóa…Hiệp ƣớc có hiệu lực ngày 28/4/1952. Hai Hiệp ƣớc đã mở ra một thời kì trong đó Nhật Bản dƣờng nhƣ tách biệt với các vấn đề quốc tế, sự tham gia của Nhật Bản, nếu có, thƣờng theo lập trƣờng của Mỹ. Hiệp ƣớc An ninh có thể coi là một sự ―tự nguyện thực dụng‖ của các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Hiệp ƣớc này mở ra cho Nhật Bản một cơ hội hiếm có để khôi phục kinh tế mà không phải quá lo lắng về an ninh đất nƣớc. Thập niên 1950, về kinh tế, việc tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng xuất khẩu đã thay thế cho những nhu cầu quân sự mà Nhật Bản theo đuổi trong suốt thời kì từ 1868 – 1945. Cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1951 – 1953 đƣợc coi nhƣ ―món quà của Thƣợng đế‖ giành cho Nhật Bản. Các đơn đặt hàng của Mỹ với Nhật Bản trong cuộc chiến tranh này là một trong những nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế Nhật Bản hồi sinh. Về chính trị, một sự kiện có ý nghĩa lớn với Nhật Bản là sự liên kết của hai Đảng Dân chủ và Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ Tự do (LDP) năm 1955. Sự liên kết

37 này là kết quả của các chính trị gia kì cựu và các nhóm doanh nhân giàu có đã đảm bảo nguồn tài chính cho LDP duy trì quyền lực. Sự kiện này cũng mở ra một quá trình lãnh đạo lâu dài của LDP ở Nhật Bản gần 4 thập niên. Thập niên 1950 kết thúc bằng làn sóng biểu tình phản đối Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật Bản đƣợc điều chỉnh năm 1960. Làn sóng đó khiến Thủ tƣớng Nubosuke Kishi phải từ chức, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ D.Eisenhower cũng bị hủy bỏ. Bƣớc sang thập niên 1960, nền kinh tế Nhật Bản trỗi dậy mạnh mẽ, tốc độ tăng trƣởng của kinh tế Nhật Bản đƣợc thế giới đánh giá là một ―sự thần kì‖. Do biết tận dụng triệt để nguồn viện trợ từ Mỹ cùng với việc phát huy tinh thần tự lực tự cƣờng của nhân dân Nhật Bản, kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập trong một thập kỉ của Thủ tƣớng Ikeda Hayato đã thành công hơn mong đợi. GNP trên danh nghĩa năm 1960 khoảng 12.000 tỉ Yen, đến 1970 đạt 73.000 tỉ Yen ( tức là từ 33,3 tỉ USD lên 203,4 tỉ USD). Nếu năm 1960 GNP của Nhật bằng 1/16 của Mỹ thì sau 10 năm khoảng cách này giảm xuống còn dƣới 1/5 [14, tr.182]. Về công nghiệp, các lĩnh vực sản xuất then chốt của Nhật đều đạt đƣợc tốc độ phát triển nhanh nhất: trong những năm 1950 – 1960, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của công nghiệp Nhật là 15,9%, gấp 6 lần Mỹ (2,6%), gấp 5 lần Anh (2,9%), gần gấp 2 lần Tây Đức (9,4%)…, trong những năm 1961-1970, con số này của Nhật là 13,5%. Về ngoại thƣơng, trong 21 năm, tổng ngạch ngoại thƣơng tăng 25 lần, hàng xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 31 lần. Nhật còn phát huy sức mạnh của một cƣờng quốc chế biến hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu nhập từ nƣớc ngoài. Năm 1955, 80% hàng xuất khẩu là hàng công nghiệp, con số này lên đến 95% vào đầu những năm 70. Tốc độ tăng trƣởng này nằm ngoài dự kiến và tầm kiểm soát của Mỹ. Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Tây Âu, chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Hơn nữa, Nhật Bản cũng là

38 nƣớc tăng nhanh nhất khối lƣợng hàng hóa bán sang các nƣớc chậm phát triển. Cuối những năm 60, Nhật là nƣớc đứng thứ hai sau Mỹ về bán hàng hóa cho châu Á. Quan hệ thƣơng mại Mỹ - Nhật Bản có sự thay đổi rõ rệt theo hƣớng có lợi cho Nhật Bản. Từ sau chiến tranh đến 1964 thì Nhật thƣờng nhập siêu, nhƣng từ năm 1965 trở đi, Nhật Bản xuất siêu với Mỹ. Số xuất siêu đó tăng lên nhanh chóng: từ 300 triệu USD năm 1965 lên hơn 3 tỉ USD năm 1971. Thời kì này, Nhật trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thâm hụt mậu dịch ở Mỹ. Sau đây là một số số liệu liên quan về kinh tế của Tây Âu, Nhật Bản trong so sánh với Mỹ: Bảng 1.1: So sánh tốc độ phát triển tổng sản phẩm quốc dân

của một số nƣớc tƣ bản từ 1959 – 1970 (%) [ 17, tr.42].

Nƣớc/KV 1959 – 1969 1970

Mỹ 4,5 0,7

Nhật Bản 11,2 10,7

Pháp 5,7 5,9

Tây Đức 5,1 5,4

Anh 3,1 2,2

Bảng 1.2: Tỉ trọng công nghiệp của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong tổng sản

phẩm công nghiệp của thế giới tƣ bản qua một số năm (%) . [ 17, tr.42]. Nƣớc/Khu vực 1948 1950 1966 1970 Mỹ 54,6 25,8 45,7 40,8 Tây Âu 28,8 31,1 34,0 32,5 Nhật Bản 1,2 1,7 9,0 9,3

39 Bảng 1.3: Xuất khẩu của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản từ 1948-1970 (triệu USD). [ 17, tr.43]. Nƣớc/ 1948 1950 1955 1960 1965 1970 So sánh Khu 1970/1948 vực Mỹ 12.666 10.282 15.558 20.601 27.530 43.224 Tăng 3,4 lần

Tây Âu 9.492 12.730 23.826 37.668 60.345 109.466 Tăng 15,5 lần Nhật 258 828 2.012 4.058 8.459 19.333 Tăng 74,8 Bản lần

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản, một trong số đó là cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1960, cuộc chiến tranh Việt Nam đƣợc ví nhƣ những ―ngọn gió thần‖ [11, tr.340] thổi vào Nhật Bản. Các đơn đặt hàng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã mang lại cho Nhật một nguồn thu khổng lồ: ƣớc tính trong 3 năm 1965-1968 nguồn lợi thu về từ chiến tranh Việt Nam của Nhật Bản khoảng 1 tỷ USD. Những ngƣời lính Mỹ ở Việt Nam sử dụng những chiếc lều từ Nhật, máy ảnh Nhật, đồng hồ Nhật, thƣơng binh đƣợc truyền máu của ngƣời Nhật, những ngƣời lính thiệt mạng đƣợc đựng trong những chiếc túi làm từ Nhật Bản…Chính quyền của Thủ tƣớng Sato Eisaku sử dụng một phần lợi nhuận đó để mua hàng hóa quân sự, hàng công nghệ cao, máy bay… từ Mỹ. Trong khi Mỹ đang bội chi với các cam kết quốc tế và chiến tranh Việt Nam thì Nhật Bản lại thu đƣợc nguồn lợi nhuận lớn. Hơn thế nữa, Nhật Bản không ngừng mở rộng thị trƣờng buôn bán, hàng hóa của họ có mặt ở Mỹ, Canada, Brazil, Đài Loan, miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đại lục…. Hệ quả của sự phát triển này của Nhật Bản khiến đồng Yen ngày càng mạnh thêm, trong khi đó, đồng USD của Mỹ đang lâm vào khủng hoảng. Đến thập niên 1960, xuất khẩu của Nhật sang Mỹ chủ yếu là vải sợi và sắt thép nên ở mức độ nào đó đã

40 không gây nên sự uy hiếp với Mỹ. Tuy nhiên, đầu thập niên 1970 trở đi, sự tấn công ồ ạt của Nhật vào các lĩnh vực nhƣ xe hơi, ti vi màu, …là những lĩnh vực mà Mỹ đang đứng đầu thế giới gây ra ―ma sát‖ trong quan hệ mậu dịch hai nƣớc. Nhật Bản đã trở thành đối thủ cạnh tranh sâu sắc với Mỹ về kinh tế đồng thời là nguyên nhân gây ra thâm hụt mậu dịch của Mỹ. Sự cạnh tranh gay gắt nhất giữa hai nƣớc tập trung vào lĩnh vực dệt may. Đây là mặt hàng gây ra ―ma sát‖ ngày càng tăng lên theo thời gian trong quan hệ thƣơng mại Mỹ - Nhật Bản. Nhìn lại bức tranh thị trƣờng dệt may ở Mỹ trong hơn 20 năm trƣớc khi Nixon lên cầm quyền, tác động của các sản phẩm dệt may giá rẻ từ Nhật Bản lên thị trƣờng Mỹ đã gây ra một sự va chạm nhỏ ngay từ trƣớc chiến tranh Thái Bình dƣơng. Nó lại tiếp tục nổi lên vào những năm 1950 khi ngành công nghiệp dệt may của Nhật Bản đƣợc phục hồi sau khi bị chiến tranh tàn phá nhờ sự giúp đỡ của Mỹ về tài chính và kĩ thuật, lúc này lại tạo ra doanh thu đáng kể ở Mỹ. Doanh thu đó chỉ còn một phần nhỏ trong tổng sản phẩm dệt may của Mỹ, tập trung vào các dòng sản phẩm cụ thể nhƣ cotton và nỉ. Ngành công nghiệp dệt vốn có tầm quan trọng về chính trị rất lớn với các bang miền Nam thì bây giờ lại bị hạn chế hạn ngạch. Chính quyền của tổng thống Eisenhower đã chống lại các nỗ lực hợp pháp hạn ngạch nhập khẩu nhƣng lại ủng hộ cho việc giới hạn việc xuất khẩu của Nhật Bản điều đó dẫn tới một thỏa ƣớc song phƣơng năm 1957. Đến năm 1962, Hiệp định mở rộng thƣơng mại đã mở đƣờng cho sự bắt đầu tự do hóa thƣơng mại. Nhật Bản cũng đồng tình với hiệp ƣớc này vì dƣờng nhƣ nó mang lại một tƣơng lai tƣơi sáng rằng xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng lên so với các thỏa thuận trong những năm 1956-1961 trƣớc đó đã kìm hãm doanh thu của Nhật Bản, trong khi doanh thu đó của các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á lại tăng lên. Tuy nhiên, việc thực hiện hiệp định dài hạn này cần phải có những đàm phán song phƣơng, liên tục. Đại diện của công nghiệp hai nƣớc đều không ngừng gây áp lực với hai chính phủ: ở Nhật là Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại quốc tế, ở Mỹ là Bộ Thƣơng mại và các Ủy ban dệt may trong đó.

41 Việc tận dụng tất cả các cơ hội phát triển kinh tế sau chiến tranh đã khiến Nhật Bản mở rộng không ngừng các sản phẩm và hoạt động kinh doanh trong thập niên 50, sang thập niên 60 thì tốc độ còn cao hơn nhiều. Nền kinh tế Nhật Bản lúc đó không còn giống nhƣ cách nhìn trƣớc đây của Mỹ rằng đó là một nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào lao động giá rẻ, sản xuất sản phẩm thủ công là chủ yếu và sản phẩm dệt may chất lƣợng thấp. Trong khi hàng dệt may cotton từ Nhật Bản trong tổng sản phẩm dệt may của Mỹ có xu hƣớng giảm trong thập niên 60 thì thƣơng mại nói chung của Nhật với Mỹ lại đƣợc mở rộng nhanh chóng. Đến 1969, các thiết bị máy móc, máy công cụ, xe môtô … bán sang Mỹ tăng lên 45%[51, tr.38] trong tổng sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản, vì thế cán cân thƣơng mại với Mỹ chuyển từ thâm hụt kinh niên sang thặng dƣ dài hạn. Tốc độ gia tăng nhanh chóng còn thể hiện cả trong việc bán các sản phẩm dệt sợi nhân tạo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng rộng lớn về kĩ thuật của ngành dệt may thì dòng sản phẩm này có tầm quan trọng rất lớn. Mục tiêu kiểm soát các sản phẩm này của Mỹ vẫn còn bên lề các cuộc đàm phán khó khăn giữa đại diện hai nƣớc. Trong chiến dịch tranh cử của mình, R. Nixon cũng đã từng hứa sẽ đứng về phía các nhà công nghiệp dệt may Mỹ, kiểm soát cả các sản phẩm dệt len, sợi nhân tạo. Điều đó càng làm tăng sự bất đồng về chính sách kinh tế đối ngoại giữa Nhật Bản và Mỹ. Tới lúc này, khả năng đáng kể cho mối quan hệ hợp tác song phƣơng trong ngành dệt may giữa hai nƣớc đã từng tồn tại đến giữa những năm 60 đã đi vào bế tắc, báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt và mâu thuẫn gay gắt. Bởi lẽ mâu thuẫn này dƣờng nhƣ là một mâu thuẫn đối kháng và việc giải quyết nó một cách cứng rắn sẽ mang về kết quả trái ngƣợc với hai nƣớc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Mỹ, Tổng thống R. Nixon không thể đứng ngoài cuộc, không thể không thực hiện cam kết của mình với các cử tri miền Nam trong chiến dịch tranh cử 1968. Cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, hàng dệt may giá rẻ của Nhật tại thị trƣờng Mỹ khiến hàng loạt nhà công nghiệp, kinh doanh mặt hàng này của Mỹ điêu đứng. Bảo vệ hay để thị trƣờng phát triển tự do? Có nên áp đặt hạn ngạch hay không? Câu hỏi đó buộc Chính phủ Nixon phải đƣa ra lựa chọn.

42 Về việc đảm bảo an ninh đất nƣớc, trong những năm cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, Nhật Bản vẫn duy trì Hiệp ƣớc An ninh với Mỹ. Theo đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản khống chế chi phí quân sự ở mức tối thiểu để đầu tƣ tối đa vào phát triển kinh tế. Chi phí quốc phòng Nhật Bản ủy thác cho Mỹ theo tinh thần của Hiệp ƣớc. Ngân sách phòng vệ Nhật Bản từ 156,4 tỉ Yen năm 1960 tăng lên 569,5 tỉ Yen năm 1970. Với nền kinh tế Nhật Bản lúc đó, đó là khoản tiền có khả năng chi đƣợc nhƣng không hẳn có thể đảm bảo an ninh của Nhật Bản. Do đó, việc tiếp tục duy trì Hiệp ƣớc An ninh với Mỹ là cần thiết. Dù vậy, trong thời gian 10 năm chờ gia hạn, không phải tất cả nhân dân Nhật đều ủng hộ. Theo tờ nhật báo Mainichi shimbun ra tháng 7 năm 1968, 30% tán thành Hiệp ƣớc, 20% phản đối, 43% không ý kiến và 7% là các ý kiến khác. [14, tr.191]. Đó có lẽ cũng là dƣ luận chung đƣơng thời. Sau một thời gian dài lựa chọn chính sách ngoại giao với ―tƣ thế thấp‖, cuối thập niên 1960, Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm một mối quan hệ ―bình đẳng hơn‖ với Mỹ. Tƣợng trƣng cho sự bình đẳng đó là vấn đề Okinawa.Các cuộc vận động của nội các Ikeda, đặc biệt là của Thủ tƣớng Sato diễn ra ngày một tích cực và kiên quyết hơn. Nhật Bản mong muốn thiết lập lại chủ quyền với quần đảo này và kể cả sau khi đã đƣợc trao trả mà các căn cứ quân sự Mỹ vẫn tồn tại ở đây thì Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách nhƣ với ―bản thổ‖ Nhật Bản. Cuối năm 1969, cuộc hội đàm giữa Sato và Nixon đã đem đến những hiểu biết chung về vấn đề này. Sau nhiều lần thƣơng lƣợng tiếp theo, hai nƣớc thống nhất sẽ trao trả Okinawa về với chủ quyền Nhật Bản. Cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế rất cao, đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy Nhật Bản dần hƣớng tới một chính sách ngoại giao tích cực hơn. Trong diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Báo Dân tộc tháng 11 – 1969 trong khuôn khổ chuyến thăm Washington, Thủ tƣớng Sato nhấn mạnh về một ―Thời đại mới Thái Bình Dƣơng‖, ở đó, Nhật Bản tiếp tục hợp tác với Mỹ để cống hiến cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng và thế giới. Đều là mục đích đóng vai trò tích cực hơn với khu vực nhƣng không phải bằng con đƣờng quân sự hóa nhƣ trƣớc thế chiến hai, mà đó là con đƣờng phi quân sự.

43 So với mấy năm hậu chiến, vị thế của Nhật Bản trong giai đoạn này hoàn toàn thay đổi. Điều này chắc chắn tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản. TIỂU KẾT Nhƣ vậy, trong những năm cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi. Về tổng thể, Mỹ và Liên Xô vẫn là hai siêu cƣờng trụ cột trên thế giới cả về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, một số trung tâm kinh tế mới nổi lên nhƣ Nhật Bản, các nƣớc Tây Âu dƣờng nhƣ thách thức địa vị này của hai siêu cƣờng. ―Trật tự hai cực Yanta‖ sau chiến tranh thế giới thứ hai có những biểu hiện xói mòn, một xu thế đa trung tâm bắt đầu xuất hiện. Trong xu thế đó, các mối quan hệ song phƣơng cũng có nhiều thay đổi: Mỹ - Xô tiến tới thế cân bằng về quân sự và bớt căng thẳng hơn trong các cuộc chạy đua vũ trang, quan hệ Mỹ - Trung đƣợc bình thƣờng hóa, ngƣợc lại, quan hệ Trung – Xô lại lên tới đỉnh điểm của sự rạn nứt, quan hệ Liên minh Mỹ - Nhật Bản bắt đầu xuất hiện yếu tố cạnh tranh về kinh tế. Cùng với những biến đổi đó, bản thân nƣớc Mỹ lại phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhƣ những đợt suy thoái về kinh tế, thâm hụt thƣơng mại, thất bại trong chiến tranh Việt Nam, bội chi ngân sách, lạm phát, khủng hoảng đồng USD…Do đó, Tổng thống R.Nixon đã buộc phải điều chỉnh chính sách thông qua ―Học thuyết Nixon‖, ―Chính sách Kinh tế mới‖. Trong khuôn khổ đó, chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 đã có những điều chỉnh trên nhiều phƣơng diện.

44 CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973) 2.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ Xuất phát từ những biến đổi trong bối cảnh thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, của thực trạng Nhật Bản và bản thân nƣớc Mỹ, chính sách đối ngoại của Mỹ tất yếu có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài việc tập trung điều chỉnh chính sách với các nƣớc lớn nhƣ Liên Xô, Trung Quốc theo hƣớng ―hòa dịu‖, chính sách với các nƣớc liên minh của Mỹ nhƣ Nhật Bản đƣợc chính quyền Tổng thống Nixon ƣu tiên hàng đầu trong nhiệm kì 1969 - 1973. Trong hồi kí của mình, Cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Nixon H. Kissinger ghi lại: ―Ngay sau ―Lễ tấn phong‖ Nixon một ngày, tôi điều khiển một bộ phận liên bộ nghiên cứu chính sách đối ngoại đối với Nhật Bản…trong số những vấn đề đƣợc coi là ƣu tiên‖ [19, tr.685]. Trong ―Chiến lƣợc ngăn chặn‖ của Mỹ hai thập niên sau chiến tranh, tầm quan trọng của Liên minh Mỹ - Nhật trong việc cân bằng quyền lực ở Châu Á rõ ràng không có gì phải bàn cãi. Thời kì này, theo quan điểm của Nixon, chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và Trung Quốc không phải là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ và Mỹ cũng đang tiến tới một mối quan hệ ổn định với các nƣớc này, vậy thì Liên minh Mỹ - Nhật Bản còn cần thiết với Mỹ hay không? Câu trả lời đƣợc thể hiện ngay trong “Học thuyết Nixon” mà Tổng thống công bố tại Guam năm 1969 và các Báo cáo thƣờng niên của Tổng thống trƣớc Quốc hội các năm sau đó. Theo đó, mối quan tân hàng đầu của Nixon là khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng và việc duy trì Liên minh với Nhật Bản. Nhật Bản đƣợc coi là chìa khóa cho sự thành công của Học thuyết. Tuy nhiên, muốn thể hiện tốt sự cộng tác của mình với Mỹ, đồng thời nhằm mục tiêu xây dựng nền hòa bình cho khu vực, Nhật Bản cần phải đóng góp vai trò lớn hơn nữa trong việc ―gánh vác‖, ―chia sẻ‖ trách nhiệm với Mỹ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của Mỹ. Chính sách này của Mỹ xuất phát từ thực trạng bội chi của Mỹ cho các cam kết bên ngoài. Vì vậy, chính sách với Nhật Bản

45 chính là đang hƣớng tới cuộc chiến tranh hao ngƣời tốn của ở Việt Nam. Sự ―chia sẻ‖ này, Mỹ hy vọng, có thể giúp chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” thành công, Mỹ có thể tìm một lối thoát trong danh dự, vừa giữ đƣợc miền Nam Việt Nam, vừa ít tốn kém. Tuy nhiên, xuất phát từ thực lực kinh tế của Nhật Bản và hiện trạng quan hệ thƣơng mại Mỹ - Nhật Bản nảy sinh vấn đề nghiêm trọng là thâm hụt thƣơng mại nên Mỹ đã không thể giữ nguyên những chính sách ƣu đãi với Nhật Bản nhƣ trƣớc. Năm 1970, Nhật Bản là 1 trong 5 thành viên lớn nhất của IMF. Tỉ lệ lạm phát và giá xuất khẩu thấp cùng chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm tốt, doanh số bán hàng ở nƣớc ngoài trong những năm 1960 tăng gấp 4 lần và tăng hơn 1/3 từ 1969 – 1971, xuất khẩu vƣợt xa nhập khẩu. Thặng dƣ thƣơng mại lên tới 4 tỉ USD vào năm 1970 và gần gấp đôi trong năm sau. Năm 1970, Tokyo chiếm 15% Nhập khẩu của Mỹ, thâm hụt thƣơng mại của Mỹ với Nhật Bản năm 1971 là 3 tỉ USD và năm sau lên tới 4 tỉ USD. Nhập khẩu của Mỹ tăng vọt trong những năm cầm quyền của Tổng thống Nixon do lạm phát, do đồng Yen đƣợc định giá thấp, do lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm từ Nhật Bản (nhƣ dệt may)…Do đó, xuất khẩu của Mỹ giảm đi4. ―Thặng dƣ thƣơng mại khổng lồ với Mỹ của Tokyo đã khiến Nhật Bản từ một quốc gia kém phát triển vƣơn lên thành một gã khổng lồ về kinh tế và trở 5 thành một hiện tƣợng xã hội‖ . Theo đó, sẽ có hai vấn đề trọng tâm mà Mỹ cần phải điều chỉnh chủ yếu trên hai phƣơng diện: một là chính trị - an ninh và hai là kinh tế. Cụ thể những vấn đề Mỹ buộc phải giải quyết là Vấn đề gia hạn Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản và việc trao trả Okinawa về với Nhật Bản; Vấn đề hạn ngạch dệt may và điều chỉnh tỉ giá đồng Yen so với đồng USD. Hoàn cảnh lịch sử những năm 1969 – 1973 buộc Mỹ phải giải quyết hai vấn đề cùng lúc. Về phƣơng diện chính trị - an ninh, chiến lƣợc xuyên suốt vẫn là duy trì một Liên

4 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/zeiler.htm. tr2,9.49 AM, 5/11/2014. 5 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/zeiler.htm. tr8, 9.50 AM, 5/11/2014.

46 minh Mỹ - Nhật Bản bền chặt nên phía Mỹ đã thể hiện tinh thần hợp tác rất cao. Điều đó thể hiện thông qua quyết định trao trả Okinawa vào năm 1972. Tuy nhiên, trong vấn đề kinh tế, hai nƣớc đã nảy sinh những va chạm. Trong cuộc chạy đua cho chức Tổng thống, R. Nixon đã cam kết sẽ ủng hộ cho các nhà sản xuất hàng dệt may của Mỹ, đây là một phần trong kế hoạch tranh thủ sự ủng hộ từ các bang miền nam của Mỹ. Điều đó cũng cho thấy, tổng thống đã nhìn thấy sự cần thiết phải can thiệp từ chính phủ để bảo vệ ngành công nghiệp dệt của Mỹ trong một bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ, nhất là Nhật Bản. Trong một hội nghị đề cử của Đảng Cộng hòa và cuộc bầu cử chính thức tháng 11-1968, R.Nixon đã cam kết sẽ thực hiện đến cùng lời hứa của mình trong đó nhấn mạnh đặc biệt đến việc kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm dệt len và sợi tổng hợp nhập khẩu của Nhật Bản. Giống nhƣ tổng thống Kenedy, R.Nixon không theo đuổi mục tiêu đề nghị Quốc hội ban hành hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may vì điều này dễ dẫn đến việc áp đặt hạn ngạch lên các sản phẩm khác. Giải pháp mà Nixon lựa chọn là đàm phán với Nhật Bản cho một hiệp định mà trong đó Nhật Bản sẽ ―tự nguyện‖ hạn chế các sản phẩm xuất khẩu của họ.Tuy nhiên, sau đó, Mỹ buộc phải áp đặt mức thuế 10% lên hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài trong đó có Nhật Bản để bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nƣớc. Bên cạnh đó, việc định giá lại đồng Yen Nhật so với đồng USD là một biện pháp kèm theo. Sự điều chỉnh chính sách trên hai phƣơng diện này tác động rất lớn đến quan hệ hai nƣớc và khu vực. Ngoài ra, một vấn đề khác có tác động không nhỏ tới hai nƣớc trong thời kì này, đó là nhân tố Trung Quốc. Việc Tổng thống Nixon đảo ngƣợc chính sách với Trung Quốc mà Nhật Bản không đƣợc biết trƣớc khiến ngƣời Nhật xem đây là một ―cú sốc‖ bên cạnh ―cú sốc‖ về hạn ngạch dệt may. Việc có nên khuyến khích Nhật Bản tự do tiến vào thị trƣờng đại lục Trung Quốc cũng là mối quan tâm của các quan chức Mỹ trong thời kì đó.

47 Làm thế nào để lấy lại địa vị kinh tế của Mỹ, khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế trong khi các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất về kinh tế lại cũng chính là những đồng minh thân cận về chính trị - an ninh của Mỹ trong chiến lƣợc toàn cầu? Đó là một bài toán không hề đơn giản. Việc xác định lợi ích kinh tế hay an ninh chính trị là lợi ích sống còn của nƣớc Mỹ sẽ quyết định việc đƣa ra các giải pháp cho vấn đề này. Tổng thống Nixon phải ―miễn cƣỡng‖ đƣa ra các giải pháp về kinh tế nhƣ áp đặt mức thuế mới, điều chỉnh tỉ giá đồng Yen trong khi tiếp tục củng cố liên minh bền chặt với Nhật Bản bằng quyết định trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản. 2.2. Những điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh với Nhật Bản. 2.2.1. Trên phƣơng diện chính trị - an ninh: gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh và hợp tác song phƣơng và trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản. Thực tế cho thấy, bối cảnh lịch sử đã thay đổi, Nhật Bản từ một nƣớc bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến cuối thập niên 1960 đã vƣơn lên thần kì, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới tƣ bản. Do đó, mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản cũng chuyển từ mối quan hệ giữa một nƣớc thắng trận với một nƣớc bại trận, giữa một nƣớc chiếm đóng với một nƣớc phụ thuộc tiến tới một mối quan hệ bình đẳng hơn và mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Sức mạnh kinh tế của Nhật Bản không ngừng tăng lên, trong khi đó, tình hình thế giới có những biến đổi quan trọng. Mỹ tiến tới một mối quan hệ ―hòa dịu‖ với cả Liên Xô và Trung Quốc. Vậy thì mối quan hệ Liên minh Mỹ - Nhật Bản còn cần thiết hay không? Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật cũng đến thời điểm phải gia hạn. Hiệp ƣớc này sẽ tiếp tục đƣợc gia hạn hay nên kết thúc? Về phía Mỹ, theo Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao Mỹ Alexis Johnson, ―mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản, vị trí của Nhật Bản trong mối quan hệ với các nƣớc khác ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng sẽ tiếp tục là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của khu vực rộng lớn này, một khu vực đóng vai trò quan

48 trọng với lợi ích của nƣớc Mỹ‖.6 Do đó, việc duy trì mối quan hệ Liên minh với Nhật Bản là hết sức cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc Hiệp ƣớc An ninh với Nhật Bản sẽ tiếp tục đƣợc gia hạn. Hiệp ƣớc An ninh sửa đổi năm 1960 đƣợc kí ngày 19 – 1 – 1960 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23 – 6 – 1960. Do đó, qua thời kì 10 năm, sau ngày 23 – 6 – 1970, nếu một trong hai bên không có ý định chấm dứt thì nó sẽ tự động gia hạn. Đến thời điểm này, theo đánh giá của Alexis Johnson, ―Hiệp ƣớc vẫn tiếp tục phục vụ tốt cho các lợi ích của chúng ta. Các căn cứ và các tiện nghi mà Nhật Bản cung cấp cho chúng ta theo điều khoản của Hiệp ƣớc có vai trò quan trọng đặc biệt với khả năng duy trì các cam kết của chúng ta với Nam Triều Tiên, Đài Loan. Mặc dù chúng ta không duy trì các lực lƣợng trên bộ ở Nhật Bản, các kho hậu cần, các phƣơng tiện truyền thông, các căn cứ hải quân quy mô lớn và đƣợc trang bị tối tân cùng với các sân bay, bệnh viện…vẫn là những yếu tố quan trọng với khả năng hỗ trợ và duy trì lực lƣợng của chúng ta ở Đông Nam Á. Chúng ta vẫn luôn có đƣợc sự hợp tác và ủng hộ tuyệt vời từ Chính phủ Nhật Bản trong việc vận hành, duy trì và bảo vệ các căn cứ của chúng ta trên đất nƣớc ấy.‖7 Về phía Nhật Bản, trong bài diễn thuyết trƣớc Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia (National Press Club), Thủ tƣớng Sato khẳng định: ―Nhật Bản, trong mối quan hệ hợp tác với Mỹ, sẽ góp phần vào hòa bình và thịnh vƣợng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng‖, trong một mối quan hệ mới mà Thủ tƣớng Sato gọi là ―mối quan hệ mở‖ với Mỹ, với việc nhận thấy những trách nhiệm mà Mỹ đảm nhận ở Châu Á, Nhật Bản sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc cung cấp sự hỗ trợ về kinh tế và kĩ thuật cho các quốc

6http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/johnson.html: Statement by the Honourable U. Alexis Johnson, Under Secretary for Political Affairs for the Subcommittee on US Security Agreements and Commitments Abroad of the Senate Foreign Relations Committee, Washington, D.C., 26th to 29th January, 1970, 9.52 AM, 5/11/2014.

7 http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/johnson.html: Statement by the Honourable U. Alexis Johnson, Under Secretary for Political Affairs for the Subcommittee on US Security Agreements and Commitments Abroad of the Senate Foreign Relations Committee, Washington, D.C., 26th to 29th January, 1970, 9.53 AM, 5/11/2014.

49 gia ở châu Á, với mong muốn Mỹ cũng sẽ tiếp tục thực hiện đƣợc các cam kết của mình vì an ninh và sự ổn định của khu vực. Hơn nữa, khả năng phòng thủ của Nhật Bản vào thời điểm đó rất yếu, không thể đảm bảo an ninh của đất nƣớc. ―Hiện tại, lực lƣợng tự phòng vệ Nhật Bản có khoảng 240.000 ngƣời trong quân đội, trong đó có khoảng 180.000 lính trong lực lƣợng tự phòng vệ trên mặt đất, đƣợc chia làm 23 đơn vị. Thêm vào đó, một đơn vị hải quân gồm 210 tàu với tổng trọng tải khoảng 125.000 tấn, một đơn vị không quân với 960 máy bay gồm 15 phi đội máy bay chiến đấu Jet…Nhật Bản lại chủ yếu tập trung vào mục tiêu hiện đại hóa hơn là mở rộng lực lƣợng của họ.8 Rõ ràng, Nhật Bản chỉ có khả năng đảm nhận một vai trò nhất định trong hệ thống phòng thủ quy ƣớc trực tiếp của riêng mình. Nói cách khác, với lực lƣợng đó, an ninh Nhật Bản khó có thể đƣợc đảm bảo khi có nguy cơ bị tấn công. Hơn nữa, an ninh của Nhật Bản thời kì này tiếp tục đứng trƣớc các nguy cơ trực tiếp từ bên ngoài. Nguy cơ thứ nhất là các cuộc tấn công hạt nhân từ Liên Xô và Trung Quốc. Nguy cơ này là không quá lớn, do có thể hai nƣớc này sẽ không dám mạo hiểm. Trong khi đó, giữa Liên Xô và Trung Quốc đang tồn tại những mâu thuẫn gay gắt nên vấn đề một Nhật Bản ―trung lập‖ có thể sẽ khiến họ lo lắng hơn là tập trung vào việc gây ra sự thù địch với Nhật Bản. Mối nguy hiểm lớn hơn đến từ Triều Tiên. Một Bắc Triều Tiên cộng sản khó có thể đe dọa Nhật Bản nhƣng nếu Chủ nghĩa cộng sản kiểm soát toàn bộ bán đảo chắc chắn sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các lợi ích an ninh của Nhật Bản. Và nếu xung đột giữa hai miền Triều Tiên tiếp tục xảy ra, với những điều không thể lƣờng trƣớc đƣợc, sự tham gia của các cƣờng quốc lớn ở bán đảo này rõ ràng sẽ tác động đến an ninh của Nhật Bản. Liên minh

8 http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/johnson.html: Statement by the Honourable U. Alexis Johnson, Under Secretary for Political Affairs for the Subcommittee on US Security Agreements and Commitments Abroad of the Senate Foreign Relations Committee, Washington, D.C., 26th to 29th January, 1970, 9.54 AM, 5/11/2014.

50 Mỹ - Nhật Bản và Hiệp ƣớc An ninh tiếp tục là nhân tố góp phần cân bằng quyền lực và ổn định trong khu vực. Có thể thấy, Hiệp ƣớc An ninh tiếp tục mang tới những lợi ích chiến lƣợc cho cả Mỹ và Nhật Bản trong hiện tại và tƣơng lai. Trong nhận thức chung đó, bản Thông cáo giữa Tổng thống Nixon và Thủ tƣớng Sato kí năm 1969 đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau trong mối quan hệ liên minh hai nƣớc. Vì vậy, sau ngày 23 – 6 – 1970, Hiệp ƣớc tự động gia hạn vĩnh viễn. Việc khẳng định tính bền vững của mối quan hệ liên minh này, đến lƣợt nó, tác động thúc đẩy các cuộc đàm phán về vấn đề Okinawa diễn ra thuận lợi hơn. Quần đảo Okinawa nằm ở phía nam của Nhật Bản gồm 160 đảo, trong đó có 50 đảo có ngƣời sinh sống. Đảo lớn nhất là Okinawa. Okinawa rộng 1.201,03 km², đứng thứ năm Nhật Bản về diện tích với tỉ lệ 0,6%, chỉ sau bốn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Theo đƣờng hàng không, từ Tokyo tới Okinawa mất khoảng 2,5 giờ bay và từ Thƣợng Hải hoặc Đài Loan mất khoảng 1,5 giờ bay. Vì vậy, đây là nơi có vị trí chiến lƣợc quan trọng: là cửa ngõ trên con đƣờng xâm nhập vào Đông Á và Đông Nam Á. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã nhận ra vị trí lý tƣởng của Okinawa trong việc mở các cuộc tấn công bằng không quân và lục quân chống lại Nhật Bản. Do đó, đây là nơi diễn ra trận đánh thƣơng vong lớn nhất của quân đội Mỹ với Nhật Bản trong thế chiến hai. Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, Chính phủ Mỹ cần phải đƣa ra quyết định sẽ phải làm gì với lực lƣợng quân sự của Mỹ ở Nhật Bản. Tại Washington, tranh cãi tập trung vào hai luồng ý kiến. Bộ Chiến tranh xem Okinawa có vai trò thiết yếu với lợi ích an ninh của Mỹ trong khu vực, lực lƣợng của Mỹ ở đây sẽ cho phép thực hiện đƣợc các kế hoạch của Mỹ ở khắp châu Á, chống lại các nguy cơ từ Liên Xô và cho phép giám sát chặt chẽ hơn với Nhật Bản với nguy cơ phục hồi chủ nghĩa quân phiệt. Trong khi đó, Bộ ngoại giao xem xét vấn đề dƣới góc độ pháp lí và thiên về các khó khăn nhƣ

51 chi phí cho quần đảo sẽ tăng, vấn đề cƣ dân phức tạp, Mỹ sẽ bị lên án là xâm lƣợc quần đảo… Cuối cùng, một phƣơng án đƣợc xem là sáng kiến của Washington là chính quyền Mỹ sẽ kiểm soát quần đảo này nhƣng những cƣ dân ở đây sẽ bao gồm cả công dân Nhật Bản.9 Từ sau năm 1952, chế độ chiếm đóng của Mỹ với Nhật Bản kết thúc, tuy nhiên, Okinawa và những hòn đảo khác của Ryūkyū vẫn nằm dƣới chế độ quân quản của Hoa Kỳ. Lực lƣợng quân sự của Mỹ ở Nhật Bản bị thu hẹp trên 4 đảo chính, từ 3800 căn cứ giảm xuống cò 125 căn cứ, đến 1969, Mỹ trả tiếp 23 căn cứ nữa cho Nhật Bản. Một số căn cứ chuyển tới Okinawa. Xuất phát từ nguy cơ của Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, Okinawa tiếp tục đƣợc tăng cƣờng sức mạnh trở thành thành trì chống Cộng sản. Theo đó, vũ khí hạt nhân, các tên lửa đất đối không, hệ thống thông tin liên lạc mới và các phi đội máy bay chiến đấu đƣợc đƣa tới quần đảo này. Do đó, Okinawa trở thành một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở Châu Á. Các căn cứ không quân trên quần đảo này có thể hỗ trợ cho mục tiêu bảo vệ Nam Triều Tiên và Đài Loan. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Triều Tiên cần có một lực lƣợng lớn hỗ trợ và Okinawa là căn cứ chiến lƣợc có khả năng đáp ứng nhu cầu này. Hiệp ƣớc An ninh sửa đổi năm 1960 gồm hai điểm then chốt ảnh hƣởng tới Okinawa. Một là, Nhật Bản và Mỹ sẽ đáp trả bất cứ cuộc tấn công bên ngoài nào nhằm vào bất cứ một trong hai bên trên lãnh thổ Nhật Bản. Hai là, Nhật Bản sẽ cung cấp địa bàn cho Mỹ nhằm thực hiện nhiệm vụ kép: đảm bảo an ninh của Nhật Bản và khu vực Viễn Đông. Kết quả là, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Okinawa đƣợc đảm bảo về mặt pháp lí. Từ đây, lực lƣợng này sẽ cùng với lực lƣợng Tự Phòng vệ Nhật Bản đáp ứng yêu cầu an ninh của Nhật Bản.

9 http://iis-db.stanford.edu/docs/133/okinawa.pdf, Jacques Fuqua, Understanding Okinawa’s Role in the U.S.-Japan Security Agreement, p.1, 9, 9.55 AM, 5/11/2014.

52 Bên cạnh đó, Okinawa còn đƣợc Mỹ sử dụng nhƣ một căn cứ tiếp tế cho cuộc chiến tranh Việt Nam và là bãi dự phòng cho máy bay B.52 trong các chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam. Với ngƣời Mỹ, họ kiểm soát Okinawa để duy trì các lợi ích của mình trong việc đảm bảo các mục tiêu an ninh trong khu vực châu Á. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quần đảo này cũng xác lập ảnh hƣởng của Mỹ với Nhật Bản và cam kết của Mỹ trong trong Hiệp ƣớc an ninh Mỹ - Nhật. Có thể nói, Okinawa đƣợc xem nhƣ ―hòn đá tảng‖ với an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Trong suốt thời kì này, do đƣợc trang bị những phƣơng tiện hiện đại nhất nhƣ các máy bay do thám siêu âm, Okinawa đƣợc xem nhƣ một căn cứ chống cộng sản lớn nhất ở châu Á. Khi ―Học thuyết Nixon‖ đƣợc đƣa ra, Mỹ thể hiện thiện chí trao trả Okinawa về với chủ quyền Nhật Bản nhƣng lực lƣợng của Mỹ tiếp tục hiện diện ở quần đảo này. Do đó, Okinawa vẫn tiếp tục là một tiền đồn chiến lƣợc của Mỹ ở Châu Á. Đối với ngƣời Nhật, nói tới Okinawa là nói tới vấn đề chủ quyền dân tộc. Đồng thời nhắc tới Okinawa cũng dễ gợi lại những kí ức đau thƣơng về một thời chiến tranh và thất bại. Chính vì thế, họ luôn muốn đƣợc Mỹ trao trả lại. Những nhà dân tộc chủ nghĩa và những kẻ cực đoan ở Nhật Bản hợp thành một khối trong vấn đề này. Thêm vào đó, những ngƣời sống trong vùng Hiroshima và Nagasaki nổi dậy với những chiến dịch chống hạt nhân dữ dội. Một bộ phận khác coi việc đòi lại Okinawa là nguyện vọng chính đáng vì đó là vùng đất đai theo lịch sử là của Nhật Bản. Hơn nữa, sự tồn tại của các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa trong một thời gian dài đã gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực tới cuộc sống của chính cƣ dân Okinawa. Áp lực về dân số gia tăng. Cuộc sống của cƣ dân ở đây phải đối mặt với những phiền phức do các lực lƣợng của Mỹ ở đây gây ra nhƣ tiếng ồn của máy bay cất hạ cánh, khói bụi, ô nhiễm môi trƣờng, nguy hiểm do tai nạn…Sự phàn nàn từ ngƣời dân địạ phƣơng còn ảnh hƣởng tiêu cực tới ngành du lịch. Ngoài ra, các vụ phạm tội gây ra bởi lính Mỹ với các công dân địa phƣơng cũng khiến cƣ dân ở đây

53 bức xúc. Từ một khu vực khá biệt lập và lạc hậu so với các đảo chính của Nhật Bản, Okinawa du nhập thêm một luồng văn hóa mới từ các lính Mỹ và gia đình của họ một cách nhanh chóng khiến các giá trị truyền thống của cƣ dân Okianawa có nguy cơ bị mai một. Thêm vào đó, việc hàng loạt những ngƣời phụ nữ Nhật Bản phục vụ trong các căn cứ quân sự của Mỹ còn dẫn đến các tệ nạn xã hội đáng lên án. Vì vậy, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên quần đảo này. Ngày 19 – 1 – 1968, một máy bay ném bom B52 đang trên đƣờng tới các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, đã bất ngờ bị rơi ngay sau khi cất cánh khỏi căn cứ Kadena. Sự kiện này dẫn tới một cuộc biểu tình quy mô lớn yêu cầu Mỹ phải rút các máy bay ném bom B52 khỏi Okinawa. Ngày 20 – 12 – 1970, chiếc xe do một lính Mỹ lái đã đâm vào một ngƣời dân Okinawa. Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trƣờng song họ chỉ tập trung mang chiếc xe đi mà không hề chú ý tới nạn nhân. Khoảng 1000 ngƣời dân bao vây họ và bắt đầu phản đối. Từ đây, họ tiếp tục tiến hành hàng loạt các vụ đập phá, đốt xe, phá trƣờng học của ngƣời Mỹ. Hậu quả, gần 80 chiếc xe bị đập phá, 19 ngƣời bị bắt và nhiều ngƣời bị thƣơng…Sau năm 1970, các vụ phạm tội bạo lực gây ra bởi lính Mỹ tăng lên con số 1000 vụ mỗi năm. Các vụ phạm tội chủ yếu là giết ngƣời, hãm hiếp phụ nữ, trộm cắp. Số vụ tai nạn giao thông do lính Mỹ gây ra vào khoảng hơn 3000 vụ mỗi năm… 10. Đó là một trong những tác nhân khiến cho nguyện vọng thu hồi Okinawa về với sự kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản càng thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên đề cập vấn đề này với chính phủ Mỹ là thủ tƣớng Kishi năm 1957. Tiếp sau đó, năm 1961 trong chuyến thăm của mình tới Washington, Thủ tƣớng Hayato Ikeda đã bày tỏ quan ngại của mình với chính quyền của Tổng thống Kenedy về một vấn đề chính trị khó khăn

10http://www.jca.apc.org/wsf_support/2004doc/WSFJapUSBaseRepoFinalAll.html#U.S_Bases_in_ Okinawa , Koza riot, 10.59 AM, 5/11/2014.

54 nhất mà mình gặp phải. Đó là vấn đề chính quyền quân sự Mỹ tiếp tục kiểm soát quần đảo Bonin và Okinawa. Tuy nhiên, ngay từ những năm 50, Mỹ vẫn kiên trì quan điểm rằng Okinawa sẽ không thể trở về với Nhật Bản nếu căng thẳng và tấn công thù địch ở châu Á vẫn còn tồn tại. Mọi cuộc thảo luận với Nhật Bản sẽ không đƣợc phép đi chệch quan điểm đó. Áp lực chống lại sự kiểm soát của chính quyền quân sự Mỹ ở Okinawa đang tăng lên và Nhà Trắng nhận thấy giải pháp cho vấn đề này phải đƣợc tìm ra bằng con đƣờng đàm phán với Nhật Bản. Năm 1961, nhằm giải tỏa những lo lắng của Ikeda, một Ủy ban chính phủ đặc biệt đƣợc thành lập để nghiên cứu vấn đề này. Mục tiêu là phải tìm ra phƣơng thức giảm áp lực chống lại chính quyền quân sự Mỹ ở Okinawa và các cuộc biểu tình vì Nhật Bản. Theo yêu cầu của Ủy ban này, Tổng thống Kenedy ra một thông báo về ý định của chính phủ Mỹ: ―Phải giảm một cách hiệu quả hơn trách nhiệm của chúng ta với con ngƣời ở Ryūkyū và hạn chế thấp nhất căng thẳng có liên quan trong việc khôi phục chủ quyền của Okinawa về với Nhật bản nhƣ dự kiến‖[51, tr.24]. Ông kiến nghị rằng Quốc hội nên ủng hộ Okinawa, điều đó là vì sự hợp tác của ngƣời Nhật trong việc hỗ trợ kinh tế cho Okinawa. Hành động đơn phƣơng này của Tổng thống Kenedy đã đƣợc đón nhận với niềm hy vọng bùng cháy ở Nhật Bản. Không phải tất cả chính giới Mỹ đều đồng tình với quan điểm đó. Từ đây nội bộ chính phủ Mỹ chia làm hai luồng ý kiến trái chiều: Một là ủng hộ tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời Nhật vì một mối quan hệ hữu hảo với Nhật Bản, hai là giữ nguyên quan điểm rằng từ một nhƣợng bộ nhỏ, đơn lẻ sẽ có thể dẫn đến một loạt những nhƣợng bộ tiếp theo, từ đó sẽ làm suy giảm vị thế, danh dự, tầm quan trọng chiến lƣợc của các căn cứ quân sự tại Okinawa. Tuy nhiên, cho đến năm 1964, khi hai nƣớc vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nào đáng kể thì Thủ tƣớng Ikeda phải từ chức vì bạo bệnh. Ngay sau đó, Eisaku Sato kế nhiệm cƣơng vị Thủ tƣớng. Đây là một trong những nhà lãnh đạo đƣợc xem là tâm huyết nhất với vấn đề Okinawa. Ông là vị Thủ tƣớng đầu tiên tới thăm Okinawa. Ngay trong cuộc bầu cử năm

55 1964, Sato đã lựa chọn vấn đề này nhƣ một điểm khác biệt trọng điểm trong cƣơng lĩnh tranh cử so với các đối thủ khác. Ông cho rằng, nếu không đƣa Okianawa trở về với Nhật Bản thì coi nhƣ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mọi chuyện vẫn chƣa kết thúc. Ông có đƣợc quyết tâm đó một phần do sự ủng hộ của Cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Edwin Oldfather Reischauer. Tuy nhiên, do không có một chiến lƣợc hiệu quả cho mục tiêu đó nên ông đã thất bại. Giờ đây khi chính thức giữ cƣơng vị Thủ tƣớng, Sato đã giữ đúng lời hứa là sẽ tranh thủ mọi thời cơ có thể để đƣa vấn đề Okinawa đến với các nhà lãnh đạo Mỹ. Vào tháng 11 – 1967, trong cuộc gặp với Tổng thống L.B.Johnson, ông cũng tranh thủ nêu ra vấn đề này với Mỹ. Tuy nhiên, với lí do là cuộc bầu cử trong nƣớc sắp tới nên vấn đề này không thể thƣơng lƣợng đƣợc trƣớc năm 1969. Ngay những ngày sau đó, dƣ luận Nhật Bản lên tiếng phản đối các căn cứ quân sự đƣợc sử dụng để rải bom xuống Việt Nam, về việc Hàng không mẫu hạm Enterprise ở cảng Sabebo có thể gây rò rỉ phóng xạ ra vùng biển xung quanh… Thậm chí vào tháng 2 – 1968, Hội nghị lập pháp ở Okinawa đã thông qua một nghị quyết chống lại việc sử dụng hòn đảo này làm căn cứ B.52. Sau đó, các phe chống đối khác thuộc Đảng Xã hội đã đề nghị một bản kiến nghị tƣơng tự ở Hạ viện. Về phía Mỹ, cuối 1967, trong nội bộ Chính phủ Mỹ xuất hiện hai luồng ý kiến về vai trò của Okinawa: một là, các căn cứ ở Okinawa là không thể thiếu cho cuộc chiến tranh Việt Nam, là căn cứ then chốt ở khu vực Thái Bình Dƣơng; hai là, việc trao trả Okinawa cho Nhật Bản sẽ không ảnh hƣởng nhiều tới một cuộc chiến tranh thông thƣờng, chỉ cần các căn cứ không quân vẫn đƣợc sử dụng. Luồng ý kiến thứ hai vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà quân sự. Kết quả là, Mỹ đã đi đến quyết định đầu tiên là sẽ trao trả trƣớc một quần đảo ít quan trọng chiến lƣợc hơn Okinawa: Bonin. Đây đƣợc xem là một tiền lệ quan trọng cho việc giải quyết vấn đề Okinawa, một kết quả quan trọng với Nhật Bản cho đến trƣớc cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Nhƣ vậy, dù Tổng thống Johnson cố gắng đƣa ra quyết định trả lại Okinawa trong năm 1968

56 nhƣng cuối cùng vấn đề vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Johnson có mối quan tâm lớn hơn, đó là sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 ở Việt Nam. Vấn đề Okinawa đƣợc giải quyết ra sao và khi nào để vừa thiết lập một liên minh bền vững, lại vừa tránh lặp lại cuộc khủng hoảng nhƣ năm 1960 ở Nhật Bản dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Kishi, thực sự là vấn đề quan trọng với cả hai nƣớc. Theo đó, vấn đề này trở nên khẩn cấp khi Tổng thống Nixon nhậm chức. Ngay sau ngày Tổng thống nhậm chức, Kissinger đã điều khiển một Ủy ban liên bộ nghiên cứu chính sách với Nhật Bản, Okinawa đƣợc xếp vào những vấn đề ƣu tiên hàng đầu. Phía Nhật Bản muốn vấn đề này phải đƣợc thảo luận ngắn gọn ngay khi có cuộc họp đầu tiên của NSC. Trong cuộc họp chính thức đầu tiên của Kissinger với Bộ Quốc phòng vào ngày 27 tháng 1, các lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho rằng Okinawa có tầm quan trọng vô giá không chỉ vì sự thuận tiện với các cuộc tác chiến ở Đông Dƣơng mà còn có vị trí chiến lƣợc với toàn Thái Bình Dƣơng. Tuy nhiên, họ đã chấp nhận quan điểm của Kissinger và Bộ Ngoại giao, theo đó, việc trao trả Okinawa là một ―đòi hỏi cấp bách về chính trị‖ [19, tr.685]. Nếu Okinawa trở về với Nhật Bản thì khả năng sử dụng các căn cứ ở đây sẽ bị hạn chế vì họ sẽ phải tham vấn Nhật Bản trƣớc khi sử dụng vào các mục đích quân sự. Trong khi đó, ngƣời Nhật Bản rất nhạy cảm với vấn đề vũ khí hạt nhân. Vì vậy, họ muốn chắc chắn về khả năng có thể tiếp tục sử dụng các căn cứ cũng nhƣ khả năng dự trữ vũ khí hạt nhân trên hòn đảo này. Khó có thể tìm thấy một căn cứ chiến lƣợc nào thuận lợi hơn thế. Trƣớc tình hình đó, Kissinger dự định hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp tối ƣu để cả hai bên đều thỏa mãn. Cùng lúc đó, vào tháng 2 – 1969, Thủ tƣớng Sato tuyên bố ở Nghị viện sẽ kiên quyết đƣa Okinawa về với Nhật Bản và ông sẽ đƣa vấn đề này tới Chính phủ Mỹ trong thời gian sớm nhất. Quyết tâm đó của Sato cũng dễ hiểu bởi trƣớc hết là vì đất nƣớc Nhật Bản, đại diện cho đa số ngƣời Nhật Bản. Kissinger cũng tin tƣởng vào chính sách đối ngoại của Sato là cam kết bảo vệ Liên minh Mỹ - Nhật Bản bởi ông là một trong những vị Thủ tƣớng thân Mỹ

57 nhất trong các lãnh đạo Nhật Bản. Với quyết tâm đòi lại Okinawa, nhân dân Okinawa đã tổ chức các cuộc biểu tình khổng lồ bên ngoài các sân bay của quân đội Mỹ để phản đối việc dùng các máy bay B.52 vào cuộc chiến tranh Đông Dƣơng. Trở lại với các cuộc thảo luận của Ủy ban liên bộ, Kissinger có trách nhiệm báo cáo thƣờng xuyên cho Tổng thống Nixon về kết quả các cuộc họp. Ngày 8 – 3 – 1969, Nixon nhận đƣợc báo cáo của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Melvin Robert Laird, theo đó, hai mối quan tâm lo lắng chính của Nixon là: dự trữ vũ khí hạt nhân và việc tự do sử dụng vào các mục đích quân sự phi hạt nhân ở các căn cứ quân sự. Ngày 16 – 3 – 1969, Kissinger lại gửi cho Nixon một bản ghi nhớ, trong đó ông nhấn mạnh tới tác động thực tế của vấn đề Okinawa. Theo đó, vấn đề Okinawa không chỉ gây nên các cuộc biểu tình thù hận về sự có mặt của quân đội Mỹ ở đây mà rất có thể ―khai tử‖ lập trƣờng chính trị của Sato và Đảng Dân chủ Tự do gần hai thập kỉ qua. Nếu Mỹ cố gắng giữ nguyên trạng và từ chối các cuộc thƣơng lƣợng để tìm ra một thỏa thuận, rất có thể Mỹ sẽ mất tất cả. [19, tr.688]. Đến đây, chính quyền của Tổng thống Nixon đang tiến tới sự thống nhất cho vấn đề này. Vào tháng 4 – 1969, Mỹ có khả năng tiến tới một thỏa thuận dựa trên những nguyên tắc lớn trong chính sách tổng quát với Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thức rõ ràng về vai trò của Nhật Bản trong việc hợp thành nền tảng của các chính sách Mỹ ở Châu Á. Theo đó, mục tiêu trƣớc hết và bao trùm là phải thắt chặt mối quan hệ Liên minh chặt chẽ với Nhật Bản. Nếu ngƣời Mỹ muốn trở lại Hiệp ƣớc An ninh mà không có đề nghị sửa đổi từ phía Nhật Bản sau 1970 thì nội bộ nƣớc Nhật phải không bị vấn đề này chia rẽ. Hơn nữa, để thực hiện đƣợc mục đích của học thuyết của mình, Tổng thống nhận thức rằng để Nhật Bản ―chia sẻ‖ ―gánh vác‖ trong các cam kết quốc tế với Mỹ, khích lệ họ đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á thì vấn đề này phải đƣợc giải quyết sớm. Đồng thời, bản thân Mỹ không muốn tiến hành việc gây áp lực để kiềm chế Nhật Bản. Nguyên tắc này đƣợc chấp

58 thuận ở hai cuộc họp của Ủy ban liên bộ ngày 25 – 4 và của NSC ngày 30 – 4. Theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều đồng ý giảm bớt số lƣợng các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa. Họ cho rằng nếu không thể có sự cho phép của ngƣời Nhật Bản trong việc sử dụng không hạn chế các căn cứ, họ vẫn có thể bằng lòng với việc Nhật Bản vẫn hậu thuẫn họ trong việc bảo vệ Đài Loan, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi ở đây là lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiên quyết yêu cầu duy trì quyền dự trữ vũ khí hạt nhân trên đảo. Đối với cuộc họp của NSC, cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản kiêm Thứ trƣởng Ngoại giao, phụ trách các vấn đề đối ngoại Alexis Johnson kết luận: Nếu chúng ta tiến hành tốt việc trao trả Okinawa, chúng ta có thể khích lệ nƣớc Nhật nắm lấy nhiều trách nhiệm lớn lao hơn để đảm bảo thế cân bằng và sự phòng v.ệ luôn đứng trƣớc nguy cơ đe dọa ở Châu Á. Trên đà tiến triển thuận lợi của các cuộc thảo luận ở Washington, ngày 21 – 5 – 1969, Kissinger có cuộc gặp với Đại sứ Nhật Bản Takeso Shimoda Đại sứ Nhật Bản tỏ rõ quan điểm nếu vấn đề Okinawa đƣợc giải quyết xong trong năm 1969, Nhật Bản sẵn sàng đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn ở Châu Á. Đến đây, Tổng thống Nixon thấy rằng Mỹ cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề này trƣớc cuộc gặp Thƣợng đỉnh vào tháng 11 – 1969. Tổng thống chỉ định Bộ Ngoại giao tiến hành đàm phán với Chính phủ Nhật Bản về vấn đề này. Cuối tháng 5 – 1969, Tổng thống Nixon đƣa ra quyết định về lập trƣờng của Chính phủ rằng sẽ tăng cƣờng thống nhất các ý kiến để tiến tới một thỏa thuận, nếu thỏa thuận đó đảm bảo đƣợc việc sử dụng các căn cứ ở Okinawa để bảo vệ Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam thì Mỹ sẽ hoàn trả Okinawa cho Nhật Bản, chắc chắn sẽ kèm theo đó là vấn đề vũ khí hạt nhân. Tại Washington, quyết định này của Tổng thống ―bị rò rỉ‖ có chủ đích và đƣợc đăng trên tờ New York Times. Tại Tokyo, Đại sứ Armin Meyer khéo léo chỉ đạo các cuộc thƣơng lƣợng ở đây.

59 Về phía Nhật Bản, điều quan trọng nhất là vấn đề phòng vệ, là vấn đề ứng xử với Okinawa sau khi trao trả có ―giống như với bản thổ Nhật Bản” tức là nhƣ phần lãnh thổ chính của Nhật Bản hay không? Tóm lại, đó là vấn đề căn cứ quân sự của Mỹ sẽ vẫn tồn tại ngay cả sau khi đã trao trả Okinawa, vậy thì sẽ phải áp dụng chính sách giống nhƣ với bản thổ Nhật Bản. Theo Hiệp ƣớc an ninh mới, hai nƣớc phải có ―sự thống nhất trƣớc‖ về việc hành quân chiến đấu và trang bị của quân Mỹ. Vậy thì việc Mỹ có thể bố trí vũ khí hạt nhân ở Okinawa có nằm ngoài đối tƣợng của việc ―trao đổi thống nhất trƣớc‖ hay không? Vấn đề này khiến Thủ tƣớng Sato có phần lo lắng, song cuối cùng, ông đã đi đến quyết định sẽ áp dụng chính sách “giống như bản thổ Nhật Bản” [14, tr.195]. Nhìn chung, đến giữa năm 1969, cả hai phía đều đi đến một lập trƣờng chung là Okinawa sẽ trở về với Nhật Bản thông qua con đƣờng thƣơng lƣợng hòa bình. Riêng vấn đề vũ khí hạt nhân trở thành một vấn đề gai góc và khá nhạy cảm. Trên tinh thần đó, các cuộc thƣơng lƣợng chính thức giữa hai nƣớc thực sự bắt đầu từ tháng 6 – 1969 bằng con đƣờng ngoại giao. Tuy nhiên, có một vấn đề khác tƣởng nhƣ không liên quan lại xen vào các cuộc thƣơng lƣợng, vấn đề công nghiệp dệt. Vào thời kì này, vấn đề thâm hụt mậu dịch của Mỹ trở nên nghiêm trọng, hàng dệt may của Nhật Bản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Vấn đề này, sau đó lại trở nên mật thiết với vấn đề Okinawa. Sau nhiều cuộc trao đổi qua lại, hai nƣớc thống nhất sẽ giải quyết vấn đề công nghiệp dệt sẽ đƣợc giải quyết ở Geneva trong cuộc đàm phán thƣơng mại chính thức. Trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tƣớng Sato tới Washington, hai nƣớc sẽ tập trung vào vấn đề Okinawa. Ngày 19 – 11 – 1969, Thủ tƣớng Sato tới Nhà Trắng. Thái độ thiện chí của ông cùng với thiện cảm của Tổng thống Nixon khiến cuộc gặp gỡ diễn ra thuận lợi. Sato thể hiện rõ quan điểm của chính phủ Nhật Bản về vai trò quan trọng của Hiệp ƣớc An ninh và mong muốn Hiệp ƣớc sẽ kéo dài trong ―nhiều

60 năm nữa‖. Vì vậy, một thỏa thuận hợp lý hợp tình về Okinawa sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm bớt sự chống đối quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Nếu vấn đề này đƣợc giải quyết ổn thỏa, Nhật Bản sẽ có thể tăng thêm tiềm lực phòng vệ. Về phía Mỹ, Nixon hy vọng Nhật Bản sẽ góp phần tạo sức mạnh tổng hợp giúp các nƣớc tự do ở châu Á bằng những giúp đỡ về kinh tế với các nƣớc đang phát triển trong khu vực. Sato chấp nhận những đề nghị này của Mỹ bằng việc sẽ ra một Thông cáo chung nhấn mạnh tới những lợi ích Nhật Bản mang lại cho Triều Tiên, Đài Loan và Việt Nam. Nhật Bản cũng đảm bảo ―sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa vì an ninh và thịnh vƣợng của châu Á‖ [19, tr.702]. Về vấn đề vũ khí hạt nhân, về phía Mỹ, do thấy rằng hiện tại thế cân bằng vũ khí hạt nhân đã đƣợc xác lập, các cƣờng quốc hạt nhân đã tiến tới hạn chế và ngừng thử, cho nên Tổng thống dự định từ bỏ quyền dự trữ vũ khí hạt nhân trên quần đảo này. Tuy nhiên, một số ngƣời trong đó có Kissinger cho rằng nên đƣa vũ khí hạt nhân vào trong trƣờng hợp khẩn cấp. Trong khi đó, một số quan chức Bộ Quốc phòng yêu cầu phải có một ―công thức‖ để họ có thể dựa vào đó để đƣa vũ khí hạt nhân vào trong trƣờng hợp cần thiết. Phía Nhật Bản, họ mong muốn quyết định sử dụng vũ khí này phải theo chính sách của Nhật Bản. Hơn nữa, ngƣời Nhật Bản vốn rất nhạy cảm với vấn đề hạt nhân nên họ không bao giờ muốn chứng kiến thảm họa này một lần nữa. Cho nên, chắc chắn rằng ngƣời Nhật cấm đƣa vào quần đảo vũ khí hạt nhân. Để giải quyết những bất đồng này, H. Kissinger và A. Johnson đƣa ra một sáng kiến: đó là công thức ―tham vấn trƣớc‖ trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Theo suy tính của Kissinger và Johnson, với công thức này, cả hai phía đều có lợi ích riêng. Nếu điều khoản này đƣợc nêu trong thông cáo, về phía Mỹ, Chính phủ Nixon hoàn toàn có quyền nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân trên đảo Okinawa. Về phía Nhật Bản, họ hoàn toàn có quyền tiếp tục bảo vệ lập trƣờng chống hạt nhân. Nhật Bản luôn quán triệt ba nguyên tắc phi hạt nhân: cấm chế tạo, sử dụng và vận chuyển vũ khí hạt nhân. Vấn đề gai góc nhất trong các cuộc thảo luận đƣợc dàn xếp ổn thỏa.

61 Ngày 21 – 11 – 1969, Thông cáo chung đƣợc công bố rộng rãi trƣớc công chúng. Bản Thông cáo gồm 15 mục, trong đó, Tổng thống đã đồng ý chấp thuận trao trả lại cho Nhật Bản chủ quyền với quần đảo Okinawa cùng với các chính sách của Nhật Bản liên quan đến vũ khí hạt nhân ở quần đảo này. Vấn đề sử dụng căn cứ khi xảy ra một cuộc xung đột bằng vũ khí thông thƣờng phải đƣợc sắp xếp khi cả hai phía đều chấp thuận. Theo đó, việc trao trả sẽ không gây tổn hại đến nền an ninh ở Viễn Đông, không cản trở Hoa Kỳ trong việc hòan thành nghĩa vụ quốc tế của mình để bảo vệ các nƣớc trong khu vực, trong đó có Nhật Bản. Thông cáo cũng nêu lên ―sự phản đối của Nhật Bản về vũ khí hạt nhân‖. Nói cách khác, Mỹ sẽ không thể dự trữ vũ khí hạt nhân trên đảo Okinawa cũng nhƣ các hòn đảo khác của Nhật Bản. Song, trong trƣờng hợp cần thiết, cần phải có sự tham khảo ý kiến lẫn nhau bằng các cuộc thảo luận nhƣ điều khoản dự kiến trong Hiệp ƣớc An ninh… Thông cáo chung thống nhất việc Chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phải ngay lập tức tiến hành thực hiện các dàn xếp và hòa giải để nhanh chóng trả lại quyền sở hữu các đảo trên cho Nhật Bản, theo đó, một số điều mấu chốt nhƣ sau: 1.… 2. Tổng thống và Thủ tƣớng nhận định rằng cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều đạt đƣợc những lợi ích to lớn từ sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực của hai nƣớc, họ tuyên bố rằng dƣới sự dẫn dắt của các nguyên tắc chung về dân chủ, tự do, hai nƣớc sẽ duy trì và tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác có hiệu quả nhằm tiếp tục tìm kiếm hòa bình và thịnh vƣợng của thế giới và đặc biệt là trong xu thế hòa dịu của quan hệ quốc tế. Tổng thống cũng bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của cá nhân và của chính phủ Hoa Kỳ ở châu Á và khẳng định niềm tin rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ hợp tác góp phần vào hòa bình và thịnh vƣợng của khu vực. Thủ tƣớng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ đóng vai trò tích cực hơn đối với hòa bình và thịnh vƣợng của châu Á.

62 3. Tổng thống và Thủ tƣớng đã trao đổi quan điểm thẳng thắn về tình hình quốc tế hiện tại, đặc biệt lƣu ý tới sự phát triển của khu vực Viễn Đông. Trong khi nhấn mạnh rằng các nƣớc trong khu vực cần có những nỗ lực riêng vì sự ổn định của khu vực, Tổng thống đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế ở Viễn Đông bằng việc tôn trọng các cam kết trong các hiệp ƣớc an ninh trong khu vực. Thủ tƣớng đánh giá cao quyết tâm của Hoa Kỳ và nhấn mạnh rằng chính việc Hoa Kỳ thực thi đầy đủ các cam kết của mình nhƣ Tổng thống đã đề cập có vai trò rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh của khu vực Viễn Đông. Thủ tƣớng còn nhấn mạnh thêm về nhận định rằng, trong bối cảnh hiện nay, sự hiện diên của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực Viễn Đông đã thiết lập một trụ cột cho sự ổn định của khu vực.

4. Tổng thống và Thủ tƣớng đặc biệt quan tâm tới diễn biến tiếp theo ở Bán đảo Triều Tiên. Thủ tƣớng đánh giá rất cao nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong khu vực và khẳng định rằng an ninh của Cộng hòa Triều Tiên đóng vai trò thiết yếu đối với an ninh của chính Nhật Bản. Tổng thống và Thủ tƣớng bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc cộng sản sẽ có một quan điểm mang tính xây dựng và hợp tác hơn trong các mối quan hệ đối ngoại. Tổng thống đề cập đến các cam kết trong các hiệp ƣớc của Hoa Kỳ với Cộng hòa Trung Hoa, quốc gia mà Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ. Thủ tƣớng cho rằng việc duy trì hòa bình và an ninh ở Đài Loan là một nhân tố quan trọng nhất đối với an ninh của Nhật Bản. Thủ tƣớng đã nêu lên những nỗ lực nghiêm túc của Hoa Kỳ nhằm đạt đƣợc một thỏa thuận hòa bình và ổn định cho vấn đề Việt Nam. Tổng thống và Thủ tƣớng bày tỏ hy vọng rằng cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trƣớc khi Okinawa đƣợc trao trả cho Nhật Bản. Về điều này, họ đã thống nhất rằng, … hai chính phủ sẽ thảo luận đầy đủ với nhau

63 theo tình hình cụ thể lúc đó để việc trao trả sẽ đƣợc tiến hành mà không ảnh hƣởng tới những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo cho miền Nam Việt Nam có cơ hội tự quyết định tƣơng lai chính trị của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Thủ tƣớng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ tìm kiếm vai trò lớn hơn trong việc mang đến sự ổn định cho khu vực Đông Dƣơng.

5. Căn cứ vào tình hình hiện tại và viễn cảnh của khu vực Viễn Đông, Tổng thống và Thủ tƣớng nhất trí rằng họ đánh giá cao vai trò của Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật trong việc duy trì hòa bình và anh ninh của khu vực Viễn Đông bao gồm Nhật Bản, và họ khẳng định mong muốn của hai chính phủ trong việc duy trì Hiệp ƣớc trên cơ sở sự tin tƣởng lẫn nhau và quan điểm chung về tình hình thế giới. Họ cũng nhất trí rằng chính phủ sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với nhau về các vấn đề ảnh hƣởng tới hòa bình và an ninh của khu vực Viễn Đông bao gồm Nhật Bản, và về việc thực thi Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật.

6. Thủ tƣớng nhấn mạnh quan điểm của mình rằng đã đến lúc phải đáp ứng những nguyện vọng tha thiết của ngƣời dân Nhật Bản đối với cả vùng lục địa và Okinawa, nhằm trao trả quyền quản lý Okinawa về cho Nhật Bản trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản và do đó, khôi phục lại địa vị vốn có của đảo Okinawa. Tổng thống Hoa Kỳ đánh giá cao quan điểm của Thủ tƣớng. Tổng thống và Thủ tƣớng nhận định sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa có vai trò thiết yếu đối với tình hình hiện tại của khu vực Viễn Đông. Kết quả của sự thảo luận là, cả hai bên thống nhất rằng các lợi ích an ninh song phƣơng của Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể đƣợc cung cấp trong các thỏa thuận về việc trao trả quyền quản lý Okinawa cho Nhật Bản. Do đó, cả hai chính phủ sẽ ngay lập tức tiến hành các cuộc thảo luận về các thỏa thuận cụ thể nhằm sớm hoàn thành việc trao trả Okinawa cho Nhật Bản

64 mà không làm tổn hại đến an ninh của khu vực Viễn Đông trong đó có Nhật Bản. Hai chính phủ cũng nhất trí xúc tiến các cuộc thảo luận với quan điểm sẽ hoàn thành việc trao trả Okinawa trong năm 1972 dựa trên kết quả cụ thể của các thỏa thuận đó với sự hỗ trợ pháp lý cần thiết. Về điều này, Thủ tƣớng Nhật Bản cũng nêu rõ ý định của chính phủ Nhật Bản sẽ đảm nhận trách nhiệm phòng thủ ở Okinawa ngay sau khi đƣợc trao trả nhƣ là một phần trong những nỗ lực phòng thủ của Nhật Bản trên lãnh thổ của mình. Tổng thống và Thủ tƣớng cũng thống nhất việc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng theo các điều khoản của Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật một các căn cứ quân sự và khu vực đó ở Okinawa vì yêu cầu an ninh chung của hai nƣớc.

7. Tổng thống và Thủ tƣớng cũng nhất trí rằng, với việc trả lại quyền quản lý, các điều khoản của Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật và các thỏa thuận liên quan sẽ đƣợc áp dụng với Okinawa mà không có sự sửa đổi nào. Theo đó, Thủ tƣớng nhấn mạnh chính phủ Nhật Bản cũng thừa nhận rằng an ninh của Nhật Bản không thể đƣợc duy trì đúng mức nếu không có hòa bình và an ninh quốc tế ở khu vực Viễn Đông. Do đó, an ninh của các quốc gia vùng Viễn Đông có liên quan mật thiết với Nhật Bản….Việc trao trả Okinawa theo phƣơng thức đã thống nhất nhƣ trên sẽ không cản trở việc thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế của Hoa Kỳ với việc phòng thủ của các quốc gia vùng Viễn Đông bao gồm cả Nhật Bản. Tổng thống Hoa Kỳ cũng chia sẻ rằng ông có cùng quan điểm với Thủ tƣớng Nhật Bản.

8. Thủ tƣớng cũng thể hiện rõ tình cảm đặc biệt của nhân dân Nhật Bản chống vũ khí hạt nhân và chính sách của chính phủ Nhật Bản cũng phản ánh tình cảm đó. Tổng thống nhấn mạnh hiểu biết sâu sắc đảm bảo với Thủ tƣớng rằng, việc trao trả Okinawa sẽ không phƣơng hại đến vị thế của Hoa Kỳ với hệ thống tham vấn trƣớc theo Hiệp ƣớc An

65 ninh Mỹ - Nhật, và sẽ đƣợc thực hiện một cách phù hợp với chính sách của chính phủ Nhật Bản nhƣ Thủ tƣớng đã khẳng định.

9. Tổng thống và Thủ tƣớng nhận thấy có một số vấn đề về kinh tế và tài chính, trong đó liên quan đến lợi ích kinh doanh của Mỹ ở Nhật Bản, cần phải đƣợc giải quyết giữa hai quốc gia cùng với việc trao trả quyền quản lý Okinawa về cho Nhật Bản và thống nhất rằng các cuộc thảo luận chi tiết liên quan đến các giải pháp của họ sẽ đƣợc khởi xƣớng nhanh chóng.

…….

11. Tổng thống và Thủ tƣớng bày tỏ sự tin tƣởng của mình rằng một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề Okinawa là vấn đề cuối cùng nổi lên giữa hai quốc gia kể từ sau Thế chiến II, sẽ tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản trên cơ sở tình hữu nghị và tin tƣởng lẫn nhau và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình và an ninh của khu vực Đông Á.

12. Trong cuộc thảo luận về các vấn đề kinh tế, Tổng thống và Thủ tƣớng chú ý tới sự tăng trƣởng ấn tƣợng trong các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Họ cũng chỉ ra địa vị đầu tầu của hai quốc gia trong hệ thống kinh tế thế giới sẽ buộc mỗi quốc gia phải có trách nhiệm trong việc duy trì và củng cố hệ thống thƣơng mại và tiền tệ quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh mất cân bằng cán cân thƣơng mại và thanh toán hiện tại. Về vấn đề này, Tổng thống nhấn mạnh quyết tâm của mình trong việc kiểm soát lạm phát ở Hoa Kỳ. Tổng thống cũng tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về các nguyên tắc thúc đẩy thƣơng mại tự do. Thủ tƣớng nêu rõ ý định của chính phủ Nhật Bản nhằm đẩy mạnh việc cắt giảm hạn ngạch thƣơng mại và vốn của Nhật Bản. Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản sẽ xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu với một dãy các sản

66 phẩm vào cuối năm 1971 và nỗ lực tối đa nhằm thúc đẩy tự do hóa với các mặt hàng còn lại. Ông cũng tuyên bố rằng chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét định kì chƣơng trình tự do hóa thƣơng mại với tốc độ nhanh hơn ….

13. Tổng thống và Thủ tƣớng thống nhất rằng việc quan tâm tới nhu cầu kinh tế của các nƣớc đang phát triển là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của hòa bình và ổn định của quan hệ quốc tế. Thủ tƣớng khẳng định, chính phủ Nhật Bản sẽ mở rộng và cải thiện các chƣơng trình hỗ trợ của Nhật Bản ở châu Á một cách tƣơng xứng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản. Tổng thống hoan nghênh tuyên bố này và khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển kinh tế ở châu Á. Tổng thống và Thủ tƣớng nhận định, sẽ có những nhu cầu quan trọng trong quá trình tái thiết ở Việt Nam hậu chiến và một số nơi khác ở Đông Nam Á. Thủ tƣớng khẳng định chính phủ Nhật Bản sẽ góp phần quan trọng trong giai đoạn kết thúc này.11

Thông cáo là một tuyên bố hết sức quan trọng, nhƣ một khung chƣơng trình cho các cuộc đàm phán cụ thể về vấn đề trao trả Okinawa trong suốt hai năm 1970-1971. Tháng 2 – 1970, trong Báo cáo thƣờng niên về chính sách đối ngoại trƣớc Quốc hội, Tổng thống Nixon nhận định: Okinawa là một trong những quyết định quan trọng nhất kể từ ông làm Tổng thống.

Nhƣ một hệ quả tất yếu, năm 1970 hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật đƣợc gia hạn vĩnh viễn. Sau hai hơn hai năm, các cuộc đàm phán của hai phía chủ yếu về các vấn đề kĩ thuật dựa trên tinh thần của Thông cáo. Kết quả là, ngày 17 – 6 – 1971, Hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về quần đảo Ryukyu và

11 http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=2334: Richard Nixon: "Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato of Japan.," November 21, 1969. Online by Gerhard Peters and John T. Woolley, The American Presidency Project, 10.06 AM, 5/11/2014.

67 quần đảo Daito12, đƣợc kí bởi hai lãnh đạo: W. Rogers thay mặt Tổng thống Nixon và thay mặt Thủ tƣớng Sato. Hiệp định đƣợc kí đồng thời ở Washington và Tokyo. Hiệp ƣớc chỉ rõ: ―Trên cơ sở xem xét các mong muốn của Hoa Kỳ, đối với quần đảo Ryukyu và Daito, chuyển giao lại cho Nhật Bản tất cả các quyền và lợi ích theo Điều 3 của Hiệp ƣớc Hòa Bình đƣợc ký kết với Nhật Bản vào ngày 08/09/1951 tại thành phố San Francisco, theo đó, chuyển nhƣợng cho Nhật Bản tất cả các quyền và lợi ích của Hoa Kỳ tại tất cả các vùng lãnh thổ nhƣ điều trên, và trên cơ sở Nhật Bản sẵn sàng đảm nhận các trách nhiệm và quyền hạn đầy đủ trong việc sử dụng các quyền quản lý, xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật đối với các vùng lãnh thổ và cƣ dân tại các quần đảo Ryukyu và Daito‖ Nội dung Hiệp ƣớc gồm 9 điều, theo đó, hai bên đi đến các thỏa thuận sau:

Điều I: 1… 2. Theo Hiệp ƣớc, cụm từ ―Quần đảo Ryukyu và Daito‖ có nghĩa là tất cả các vùng lãnh thổ và lãnh hải mà với các vùng đó, quyền sử dụng tất cả và bất kỳ quyền hạn quản lý, xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật nhƣ đã đƣợc thống nhất giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản theo Điều III của Hiệp ƣớc Hòa Bình ký kết với Nhật Bản, mà không phải là những khu vực mà các quyền đó đã đƣợc trao trả cho Nhật Bản nhƣ trong Hiệp ƣớc liên quan đến quần đảo Amami và Hiệp ƣớc về quần đảo Nampo Shoto và các quần đảo khác ký kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lƣợt vào các ngày 24/12/1953 và 05/04/1968.

12 http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/rev71.html: Agreement Between the United States of America and Japan Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands, 10.08 AM, 5/11/2014. * Chú thích: Trong Thông cáo chung ngày 21 – 1 – 1969, địa danh ―Okinawa‖ dùng để thay thế cho quần đảo Ryukyu và Daito nhƣ trong tên Hiệp định này.

68 Điều II:

Các Hiệp ƣớc, công ƣớc và thỏa thuận khác đƣợc ký giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, bao gồm nhƣng không giới hạn, Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật ký kết ngày 19/01/1960 tại Washington và các thỏa thuận liên quan, và Hiệp ƣớc hữu nghị, Thƣơng mại và Hàng Hải của Hoa Kỳ và Nhật Bản ký kết ngày 02/04/1953 tại Tokyo có thể đƣợc áp dụng đối với quần đảo Ryukyu và Daito kể từ ngày Hiệp ƣớc này có hiệu lực.

Điều III:

1. Từ ngày Hiệp ƣớc có hiệu lực, Nhật Bản sẽ cho phép Hoa Kỳ sử dụng các căn cứ và các khu vực trên quần đảo Ryukyu và Daito theo nhƣ quy định của Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật ký kết tại Washington ngày 19 tháng 1 năm 1960 và các thỏa thuận liên quan tới Hiệp ƣớc đó. 2. Áp dụng cho Điều IV của Hiệp định này theo Điều VI Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật liên quan đến các Căn cứ và Khu vực và Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản ký kết ngày 19 tháng 1 năm 1960, sẽ cho phép Hoa Kỳ đƣợc sử dụng các căn cứ và khu vực đó thống nhất với khoản 1 nêu trên kể từ ngày Hiệp ƣớc này có hiệu lực. Điều IV:

1. Nhật Bản từ bỏ tất cả các tuyên bố của Nhật Bản và các công dân của Nhật Bản phản đối Hoa Kỳ và kiều dân Hoa Kỳ và phản đối chủ quyền địa phƣơng của quần đảo Ryukyu và quần đảo Daito phát sinh từ sự hiện diện, vận hành, hoạt động quân sự hoặc chủ quyền của Hoa Kỳ với các quần đảo này, hoặc từ sự hiện diện, vận hành hoặc các hoạt động quân sự hoặc chủ quyền của Hoa Kỳ đã gây ra bất kì ảnh hƣởng nào tới các quần đảo, trƣớc khi Hiệp ƣớc này có hiệu lực. 2. Tuy nhiên, việc từ bỏ tất cả các tuyên bố nhƣ trong khoản 1 nêu trên không bao gồm các tuyên bố của các kiều dân Nhật Bản đã đƣợc thừa

69 nhận trong luật pháp của Hoa Kỳ hoặc pháp luật địa phƣơng của những quần đảo này đƣợc áp dụng trong thời gian chính quyền Hoa Kỳ kiểm soát quần đảo. Chính phủ Hoa Kỳ có quyền duy trì các quan chức đã đƣợc bổ nhiệm hợp pháp tại hai quần đảo nhằm ổn định và xử lí các tuyên bố đó kể từ ngày và sau ngày Hiệp ƣớc này có hiệu lực cho phù hợp với các thủ tục đƣợc thiết lập trong cuộc thảo luận với chính phủ Nhật Bản.

….

Điều VI:

1. Tài sản của Công ty Điện Ryukyu, Công ty Nƣớc sinh hoạt Ryukyu và Công ty cho vay phát triển Ryukyu sẽ đƣợc chuyển giao cho chính phủ Nhật Bản vào ngày Hiệp định này có hiệu lực. Các quyền và nghĩa vụ của các công ty trên sẽ đƣợc đảm nhận bởi chính phủ Nhật Bản vào ngày đó phù hợp với pháp luật và quy định của Nhật Bản. 2. Tất cả các tài sản khác của Hoa Kỳ, tồn tại trên quần đảo Ryukyu và Daito khi Hiệp ƣớc này có hiệu lực và ở bên ngoài các căn cứ và khu vực đƣợc cung cấp vào ngày đó theo điều III của Hiệp ƣớc này, sẽ đƣợc chuyển giao cho chính phủ Nhật Bản vào ngày đó, trừ các tài sản ở các vùng đất đƣợc trả lại cho các địa chủ có liên quan trƣớc ngày Hiệp ƣớc này có hiệu lực, và những tài sản mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng sau ngày đó với sự cho phép của chính phủ Nhật Bản…..

Điều VII:

… Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả cho chính phủ Hoa Kỳ tổng số tiền là Ba trăm hai mƣơi triệu USD (320.000.000 USD) trong khoảng thời gian 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Trong đó, chính phủ Nhật Bản sẽ trả Một trăm triệu USD (100.000.000 USD) cho chính phủ

70 Hoa Kỳ trong vòng 1 tuần sau khi Hiệp định có hiệu lực và phần còn lại sẽ đƣợc chia đều thành 4 lần trả trong 4 năm và sẽ đƣợc trả vào tháng 6 của năm dƣơng lịch ngay sau năm Hiệp ƣớc này có hiệu lực...13

….

Ngày 24 – 10 – 1971, Thƣợng viện Hoa Kỳ thông qua Hiệp ƣớc, theo đó, Hiệp ƣớc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 – 5 – 1972. Sự kiện này đánh một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Những nỗ lực của Nhật Bản trong việc vận động giành lại chủ quyền với quần đảo Okinawa đã thành công. Đồng thời, sự kiện này đã hiện thực hóa sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kì của Tổng thống R.Nixon. Quyết định trao trả Okinawa cho Nhật Bản của chính quyền Tổng tống Nixon bắt nguồn từ những lí do: Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức rằng nguy cơ đang thách thức bá quyền Mỹ chính là sự ―mất trật tự‖, vì vậy, “Học thuyết Nixon” chính là giải pháp để ―khôi phục trật tự‖ thế giới. Theo đó, Mỹ tiếp tục thực hiện các cam kết theo các Hiệp ƣớc đã kí và cung cấp một ―tấm lá chắn hạt nhân‖ nếu các nƣớc liên minh có nguy cơ bị đe dọa. Trong những trƣờng hợp khẩn cấp, Mỹ sẽ cung cấp trang thiết bị quân sự và hỗ trợ kinh tế để các nƣớc này tự phòng vệ. Mỹ sẽ rút dần sự có mặt ở Châu Á, nhƣng nhƣ Tổng thống khẳng định, đây không phải là sự ―từ bỏ‖ của những ―kẻ thất bại‖, mà đó vẫn là một chiến lƣợc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Á với những chi phí thấp hơn. Theo đó, các nước liên minh ở Châu Á sẽ phải gánh lấy trách nhiệm to lớn hơn, phải “chia sẻ” với Mỹ trong chiến lược này. Do đó, Nhật Bản sẽ là nƣớc liên minh đầu tiên gánh trách nhiệm đó. Mỹ cũng cho rằng, nếu duy trì tốt

13 http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/rev71.html: Agreement Between the United States of America and Japan Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands, 10.09 AM, 5/11/2014.

71 Liên minh Mỹ - Nhât Bản, không chỉ Mỹ mà Nhật Bản đều có nhiều lợi ích từ liên minh đó. Nhật Bản sẽ tiếp tục hƣởng lợi từ ―chiếc ô hạt nhân‖ của Mỹ. Hơn nữa, trong trƣờng hợp cần thiết, Liên minh này tiếp tục đƣợc sử dụng để ngăn chặn Trung Quốc. Nhằm lôi kéo Nhật Bản hợp tác trong học thuyết của mình, Nixon tin rằng mình nắm trong tay một ―củ cà rốt béo bở‖: đó là ―vấn đề Okinawa”. Thứ hai, đa số người dân Nhật Bản cũng như các chính phủ Nhật Bản đều tha thiết muốn đưa Okinawa về với chủ quyền Nhật Bản. Liên minh Mỹ - Nhật Bản từ 1952 mang đến cho Nhật Bản một cơ hội để khôi phục kinh tế. Nhật Bản không có quyền xây dựng quân đội do điều IX của Hiến pháp quy định, tuy nhiên, không vì thế mà nền hòa bình và an ninh của Nhật Bản bị đe dọa. ―Chiếc ô hạt nhân‖ của Mỹ đã giúp Nhật Bản hoàn toàn yên tâm tập trung vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, đƣa nƣớc Nhật tiến lên. Do đó, có thể thấy, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ―thần kì Nhật Bản‖ chính là sự hỗ trợ của Mỹ. Do đó, việc tiếp tục duy trì liên minh với Mỹ có thể xem là chính sách khá thực dụng của chính phủ Nhật Bản. Khi Nhật Bản đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể về kinh tế, cuộc sống của ngƣời dân Nhật Bản tự chủ hơn, họ bắt đầu hƣớng đến một Nhật Bản độc lập thực sự, bớt lệ thuộc vào Mỹ. Trong khi đó, sự tồn tại của chính quyền quân sự Mỹ ở Okinawa luôn gợi lại những kí ức chiến tranh đau thƣơng với ngƣời Nhật. Chừng nào Okinawa chƣa trở về với Nhật Bản, thời hậu chiến vẫn chƣa kết thúc. Do đó, thập niên 1960, nhân dân Nhật Bản tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi lại chủ quyền với Okinawa. Phong trào biểu tình ngày càng lớn dần khi lính Mỹ sử dụng Okinawa cho các chiến dịch B52 ở Việt Nam. Theo cuộc điều tra dƣ luận năm 1969, chỉ có 12% ngƣời đƣợc hỏi cảm thấy ―an toàn hơn với chiếc ô hạt nhân của Mỹ‖, 67% cảm thấy ―lo sợ mối quan hệ có thể đẩy họ vào một cuộc chiến tranh‖[67, tr.348]. Do đó, các Chính phủ Nhật Bản nhƣ Kishi, Ikeda, Sato đều mong muốn giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, phải đến thời Sato, một vị Thủ tƣớng ―thân Mỹ‖ và nhiệt huyết với vấn

72 đề Okinawa, vấn đề này mới đƣợc giải quyết. Có một vấn đề đƣợc xem là gai góc trong các cuộc thƣơng lƣợng, vấn đề dự trữ vũ khí hạt nhân ở Okinawa. Ngƣời Nhật vốn rất nhạy cảm với vấn đề này, hơn ai hết, họ không bao giờ muốn chứng kiến một thảm họa tƣơng tự. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc cộng sản đang sở hữu vũ khí hạt nhân thì việc duy trì ―chiếc ô hạt nhân‖ của Mỹ vẫn cần thiết. Do đó, Hiệp ƣớc đã đƣợc kí kết với sự đồng thuận từ phía Nhật Bản. Thứ ba, quyết định trao trả Okinawa cho Nhật còn xuất phát từ một phân tích của NSC về vai trò của các căn cứ ở Okinawa với cuộc chiến tranh Việt Nam. Đối với những nỗ lực của Mỹ ở Việt Nam, phân tích cho rằng: “sự có mặt của các tên lửa liên lục địa và các tàu ngầm Bắc cực mới mang đầu đạn hạt nhân khiến cho việc kiểm soát Okinawa ít quan trọng hơn. Tổng thống sẵn sàng trao trả Okinawa nếu các quyền lợi cơ bản của Mỹ vẫn được bảo vệ và Nhật Bản sẽ đảm nhận một vai trò lớn hơn ở Châu Á”[67, tr.350]. Thứ tư, trong quá trình thƣơng lƣợng về Okinawa, có một vấn đề khác xen vào: ―vấn đề ngành dệt”. Với Mỹ, việc giải quyết vấn đề này trở nên cấp bách khi thâm hụt mậu dịch với Nhật Bản ngày càng tăng, hàng nhập khẩu giá rẻ từ Nhật Bản tràn vào thị trƣờng Mỹ khiến các nhà sản xuất Mỹ điêu đứng. Trrong khi đó, Tổng thống Mỹ nhận đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ các bang miền nam. Ngay từ khi nhậm chức, Nixon đã cam kết sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề đó. Vì thế, ―vấn đề ngành dệt” không còn là vấn đề kinh tế đơn thuần nữa, đó còn là vấn đề ―mang tính chính trị‖. Nếu Tổng thống giải quyết nhanh chóng vấn đề này, Tổng thống sẽ tranh thủ được sự ủng hộ chính trị của các cử tri trong nước, đặc biệt là cho chiến dịch tái tranh cử năm 1972. Theo đó, “vấn đề Okinawa” đƣợc sử dụng nhƣ một sự ―trao đổi‖ của Mỹ để giải quyết ―vấn đề ngành dệt”. Thu hồi Okinawa là nguyện vọng tha thiết của Nhật Bản, trong khi đó, hạn chế các sản phẩm dệt may từ Nhật Bản là vấn đề cấp bách với các nhà sản xuất Mỹ và của Tổng thống Nixon. Do đó, khi Thủ tƣớng Sato chấp nhận sẽ hạn chế các sản phẩm dệt may sang Mỹ và cam kết sẽ đảm

73 nhận vai trò lớn hơn ở châu Á, Tổng thống Nixon đồng ý sẽ nhanh chóng trao trả Okinawa về với chủ quyền Nhật Bản. Cuối cùng, Mỹ hiểu rằng, nếu Mỹ đáp ứng nguyện vọng của ngƣời Nhật Bản, uy tín và ảnh hƣởng của nền dân chủ Mỹ sẽ tăng lên ở các nƣớc liên minh. Mỹ sẽ tránh đƣợc các cuộc phản đối của ngƣời Nhật nhƣ đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng 1960 tại nƣớc này. Dù Okinawa đã trở về với ―bản thổ‖ Nhật Bản, Mỹ vẫn đƣợc đồn trú một lực lƣợng binh lính đáng kể ở đây. Đặc biệt, trong những trƣờng hợp khẩn cấp, vũ khí hạt nhân có thể đƣợc dự trữ với điều kiện của công thức ―tham vấn trƣớc‖. Vấn đề gai góc nhất trong các cuộc đàm phán đƣợc giải quyết với sự đồng thuận từ cả hai phía. Mỹ xem đó là một ―mẫu mực‖ về các cuộc thƣơng lƣợng chính trị, vừa thể hiện đƣợc cam kết của một nƣớc lớn với một nƣớc phụ thuộc trong liên minh, lại vừa thỏa mãn nhu cầu của các nhà quân sự Mỹ trong chiến lƣợc ngăn chặn ở châu Á. Mỹ tiếp tục duy trì quan hệ liên minh với Nhật Bản theo Hiệp ƣớc An ninh điều chỉnh năm 1960, một liên minh mà Mỹ cho là quan trọng nhất ở khu vực châu Á. Các giá trị của nền dân chủ Mỹ, theo đó, tiếp tục đƣợc nhân lên. Xét về khía cạnh nào đó, chính sách này là một sự ―nhƣợng bộ‖ từ phía Mỹ, nhƣng đó là một sự ―nhƣợng bộ‖ thành công. Nhật Bản đã thực hiện cam kết của mình trong việc ―chia sẻ‖ với Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Việc trả lại Okinawa về ―bản thổ‖ Nhật Bản dƣờng nhƣ là một sự nhƣợng bộ tất yếu của Mỹ để tiếp tục thực hiện cam kết với các đồng minh của mình, tiếp tục duy trì một liên minh chiến lƣợc với Nhật Bản, một cƣờng quốc kinh tế đang đứng vị trí thứ ba trong hệ thống kinh tế các nƣớc tƣ bản. Mỹ vẫn đƣợc phép đồn trú một lƣợng lớn binh lính tại Okinawa và các căn cứ khác ở Nhật Bản mà vẫn củng cố đƣợc mối quan hệ liên minh hữu hảo với Nhật Bản. ―Chiến lƣợc ngăn đe thực tế‖ của Tổng thống Nixon tiếp tục có sự hậu thuẫn từ phía Nhật Bản trong các bƣớc đi kế tiếp của mình. Về phía Nhật Bản, đây đƣợc xem là thỏa thuận thành công đầu tiên với Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thỏa thuận này đã đƣa Nhật

74 Bản lên một địa vị ―bình đẳng‖ hơn trong mối quan hệ Liên minh với Mỹ. Mỹ và Nhật Bản đã có đƣợc một giải pháp thân thiện cho một vấn đề lãnh thổ vốn đã phủ bóng mây đen lên chủ quyền chính trị của Nhật Bản suốt gần 20 năm hậu chiến. 2.2.2. Trên phƣơng diện kinh tế: Điều chỉnh tỷ giá đồng Yen/USD và hạn chế xuất khẩu hàng dệt len, sợi tổng hợp của Nhật Bản sang Mỹ. Trong quá trình đàm phán về vấn đề Okinawa, một vấn đề khác nổi lên song song và có liên quan mật thiết – vấn đề ngành dệt. Nếu vấn đề Okinawa là vấn đề bức thiết với nền chính trị Nhật Bản thì vấn đề ngành dệt là vấn đề cấp bách với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, phía Nhật Bản gợi ý Mỹ nên cùng Nhật Bản giải quyết vấn đề này tại các cuộc đàm phán ở Geneva. Với hy vọng rằng những cuộc đàm phán thuận lợi về Okinawa sẽ là cơ sở để tiến tới một thỏa thuận cho vấn đề ngành dệt nhƣ Mỹ mong đợi, Mỹ đã chấp nhận đề nghị đó của Nhật Bản. Vào ngày thứ hai của cuộc thƣơng lƣợng với Tổng thống Nixon, Thủ tƣớng Sato cam kết sẽ giải quyết ―theo ý muốn của Tổng thống‖ [19, tr.707]. Tuy nhiên, vấn đề này đã không diễn ra theo thỏa thuận của hai nguyên thủ. Về phía Nhật Bản, dù Thủ tƣớng đã chấp nhận đề nghị của Nixon nhƣng khi trở về nƣớc, Sato vấp phải sự phản đối từ nhiều phía, nhất là Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản (MITI). Thủ tƣớng Sato sau đó tiến hành cải tổ bộ máy lãnh đạo MITI. Tuy nhiên, lập trƣờng của vị Bộ trƣởng mới không hoàn toàn giống với lập trƣờng của Sato. Về phía Mỹ, Quốc hội đang gây áp lực mạnh mẽ buộc Tổng thống phải đƣa ra những chính sách để thoát ra khỏi những bê bối kinh tế. Vấn đề ngành dệt từ giải pháp thƣơng lƣợng hài hòa tiến dần tới một sự đối đầu căng thẳng. Tổng thống Nixon chỉ định cho một phụ tá trung thành của mình là Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại Mauris Stans phụ trách vấn đề này. Công việc của Stans bắt đầu từ tháng 4 – 1969. Tháng 6 – 1970, Miyazawa tới thăm Washington và có các cuộc thƣơng lƣợng với Stans. Khi Stans báo cáo rằng

75 Miyazawa dƣờng nhƣ đảo ngƣợc lại những điều mà Sato đã chấp nhận trƣớc đây, Tổng thống Nixon đã thay đổi lập trƣờng của Chính phủ, quyết định Mỹ có thể sẽ chấp nhận phƣơng án áp đặt hạn ngạch. Tháng 10 – 1970, Thủ tƣớng Sato tới Washington với mong muốn giải quyết vấn đề ngành dệt. Tuy nhiên, các cuộc thƣơng lƣợng vẫn bế tắc. Tháng 12 – 1970, vấn đề ngành dệt từ Stans đƣợc chuyển giao cho Peter Flanigas. Đầu năm 1971, Đại biểu Quốc hội kiêm Chủ tịch Ủy ban ngân sách của Hạ viện Wilbur Mills đã thƣơng lƣợng trực tiếp để có một Hiệp định về hàng dệt với Nhật Bản song các nhà Công nghiệp Mỹ và Nhà Trắng đã gạt bỏ vì họ không thỏa mãn. Ngày 15 – 8 – 1971, Tổng thống Nixon công bố ―Chính sách Kinh tế mới‖. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống tuyên bố: ―Sự thịnh vƣợng mà không có chiến tranh đòi hỏi phải hành động trên ba mặt trận: Chúng ta phải tạo ra nhiều việc làm hơn và tốt hơn; chúng ta phải ngăn chặn sự gia tăng trong chi phí sinh hoạt; chúng ta phải bảo vệ đồng đô la từ các cuộc tấn công của các nhà đầu cơ tiền tệ quốc tế…. Đã đến lúc cho một chính sách kinh tế mới đối với Hoa Kỳ. Mục tiêu của nó là giải quyết tình trạng thất nghiệp, lạm phát, và đầu cơ quốc tế. Tôi đã ra lệnh cắt giảm 10 phần trăm trong viện trợ kinh tế nƣớc ngoài…. Tôi hôm nay đặt hàng đóng băng tất cả giá cả và tiền lƣơng trên khắp nƣớc Mỹ trong thời gian 90 ngày. Ngoài ra, tôi kêu gọi các công ty để mở rộng đóng băng tiền lƣơng-giá cho tất cả cổ tức…. Yếu tố không thể thiếu thứ ba trong việc xây dựng sự thịnh vƣợng mới liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra việc làm mới và ngăn chặn lạm phát. Chúng ta phải bảo vệ vị trí của đồng đô la Mỹ nhƣ là một trụ cột của sự ổn định tiền tệ trên thế giới.

76 Tôi đã chỉ đạo Bộ trƣởng Connally tạm đình chỉ việc chuyển đổi của đồng đô la vào vàng hoặc tài sản dự trữ khác, ngoại trừ số liệu và các điều kiện xác định là vì lợi ích của sự ổn định tiền tệ và vì lợi ích tốt nhất của Hoa Kỳ…. Tôi lấy thêm một bƣớc nữa để bảo vệ đồng đô la, để cải thiện cán cân thanh toán của chúng tôi, và tăng việc làm cho ngƣời Mỹ. Nhƣ một biện pháp tạm thời, nhƣ ngày hôm nay đánh thuế thêm 10 phần trăm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. ….. Thuế nhập khẩu này là một hành động tạm thời. Nó không phải là nhằm chống lại bất kỳ nƣớc nào khác. Nó là một hành động để đảm bảo rằng sản phẩm của Mỹ sẽ không thể gặp bất lợi vì tỷ giá không công bằng‖14. Một chính sách kéo theo đó là thỏa thuận về tiền tệ thế giới. Vào tháng 12 - 1971, cơ quan tiền tệ của 10 nƣớc phát triển hàng đầu thế giới gặp nhau tại Viện Smithsonian ở Washington, DC. Họ hy vọng tìm ra giải pháp cho một thỏa thuận quốc tế đang bị xói mòn nhanh chóng, hệ thống Bretton Woods của tỷ giá hối đoái cố định. Thâm hụt vàng nghĩa là Hoa Kỳ có thể không có khả năng giữ cam kết của mình để chuyển đổi đô la cho vàng với mức giá chính thức. Nó có thể có làm giảm giá trị đồng đô la. Tháng 8 – 1971, Tổng thống Nixon "đóng cửa sổ vàng", có nghĩa là, Mỹ ngăn cản các ngân hàng trung ƣơng nƣớc ngoài trao đổi đô la đối với vàng của Kho bạc Mỹ. Nixon muốn ngoại tệ tăng giá so với đồng đô la, nhƣng ông không muốn làm giảm giá trị đồng đô la về vàng. Tại cuộc họp Smithsonian, Hoa Kỳ đồng ý phá giá đồng USD so với vàng khoảng 7,89% đến 38 USD mỗi ounce. Các quốc gia khác sẽ định giá lại đồng tiền của mình so với đồng đô la. Theo đó đồng tiền của các nƣớc Tây Âu

14http://www.presidency.ucsb.edu/ws/index.php?pid=3115&st=&st1= : Address to the Nation Outlining a New Economic Policy: "The Challenge of Peace."August 15, 1971, 10.14 AM, 5/11/2014.

77 và Nhật Bản sẽ tăng giá, riêng đồng Yen Nhật tăng cao nhất, lên 16,88%. Đổi lại, Mỹ bãi bỏ thuế phụ thu 10% hàng nhập khẩu từ các nƣớc này [17, tr.93]. Nhƣ vậy, có hai chính sách tác động trực tiếp tới các nƣớc liên minh của Mỹ trong đó có Nhật Bản, đó là chính sách thuế (tăng thêm 10% với hàng nhập khẩu vào Mỹ trong đó có hàng dệt may) và tỷ giá hối đoái giữa USD và đồng Yen Nhật bị thay đổi. Theo đó, hàng dệt may Nhật Bản sẽ phải hạn chế xuất sang Mỹ, các hàng hóa khác sẽ tăng giá nên khả năng cạnh tranh sẽ kém hơn trƣớc, thêm vào đó, đồng Yen tăng giá cũng khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản ở nƣớc ngoài giảm đi. Việc sử dụng sự kiểm soát từ Chính phủ Mỹ, áp đặt một mức thuế mới lên các sản phẩm xuất khẩu của nƣớc ngoài khiến ngƣời ta liên hệ tới ―Luật buôn bán với kẻ thù‖ áp dụng với nƣớc Đức năm 1917. Sau các cuộc thƣơng lƣợng căng thẳng gần 3 năm không đi đến kết quả mong đợi, cùng với chính sách kinh tế mới của Mỹ, Nhật Bản buộc phải chấp nhận các chính sách đơn phƣơng của Mỹ. Ngày 15 – 10 – 1971, Tanaka và Kenedy đã đạt đƣợc một bản ghi nhớ trƣớc khi tiến tới kết quả cuối cùng. Ngày 3 – 1 – 1972, ―Thỏa thuận của Mỹ và Nhật Bản về các sản phẩm dệt” (The U.S.-Japanese agreement on textile trade) đƣợc kí kết bởi Tanaka đại diện cho phía Nhật Bản, D.Kennedy đại diện cho phía Mỹ. Tờ New York Times ngày 3 – 1 – 1972 ghi lại: ―Ngày hôm nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã kí một thỏa thuận trải qua 3 năm đàm phán, theo đó, Nhật Bản chấp thuận hạn chế xuất khẩu các mặt hàng len và dệt từ sợi tổng hợp sang Mỹ. Thỏa thuận này đã chính thức hóa bản ghi nhớ từ ngày 15 – 10 năm ngoái.‖ Theo đó, Nhật chấp thuận hạn chế hàng dệt len và sợi tổng hợp xuất khẩu sang Mỹ trong thời hạn 3 năm. Có thể nói, “vấn đề ngành dệt” không diễn ra thuận lợi nhƣ ―vấn đề Okinawa”. Mặc dù Tổng thống Nixon đã tính toán rằng, Mỹ có thể đánh đổi ―sự nhƣợng bộ‖ của Mỹ với Okinawa để đổi lấy ―sự nhƣợng bộ‖ của Nhật Bản với vấn đề dệt may, với những gì mà ngƣời Mỹ đã giúp đỡ cho Nhật

78 trong quá trình tái thiết đất nƣớc thì sự nhƣợng bộ này với họ có thể thực hiện đƣợc. Hơn nữa, Tổng thống luôn tin vào lập trƣờng ―thân Mỹ‖ của Sato, Thủ tƣớng Sato đã hứa sẽ giải quyết vấn đề theo cách mà Mỹ muốn. Tuy vậy, các cuộc thƣơng lƣợng kéo dài vẫn không thu đƣợc kết quả. Trải qua 3 năm đàm phán, ngày 3 – 1 – 1972, kết quả thu đƣợc là một ―thỏa thuận‖ giữa hai nƣớc, theo đó, Nhật Bản ―tự nguyện‖ hạn chế các mặt hàng dệt may sang thị trƣờng Mỹ. Thực tế, thỏa thuận này đạt đƣợc là do sự áp đặt hạn ngạch từ Chính phủ Mỹ, Nhật Bản, không còn cách nào khác, phải chấp nhận. Kết quả đó xuất phát từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, ―vấn đề ngành dệt” thực chất là vấn đề kinh tế, dù đó không phải là vấn đề có ý nghĩa sống còn với lợi ích quốc gia Mỹ, song, đó là vấn đề đe dọa đến đời sống của các nhà dệt may Mỹ, công nhân Mỹ, những ngƣời đã ủng hộ rất lớn cho Tổng thống Nixon trong chiến dịch tranh cử đầu tiên. Do đó, đây còn là vấn đề có ý nghĩa chính trị, với những cam kết trƣớc đó, Tổng thống buộc phải giữ lời hứa vì uy tín chính trị của mình. Đồng thời, nếu Tổng thống giải quyết tốt vấn đề này, Tổng thống sẽ có những lá phiếu quan trọng và sự ủng hộ về tài chính cho cuộc bầu cử sắp tới. Thứ hai, trong những năm cầm quyền của Tổng thống, nạn lạm phát ngày càng trầm trọng, bức tranh chung của nền kinh tế Mỹ rất ảm đạm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là tình trạng bội chi của Chính phủ Mỹ. Đặc biệt, thâm hụt mậu dịch với Nhật Bản, nhất là với mặt hàng dệt đang trở nên báo động. Do đó, nếu Tổng thống giải quyết đƣợc vấn đề này thì sẽ góp phần cải thiện bức tranh chung của nền kinh tế. ―Chính sách kinh tế mới‖ của Tổng thống đƣợc đƣa ra là để khắc phục cuộc khủng hoảng đó. Thứ ba, trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu, Mỹ nhận định rằng ―sức mạnh kinh tế là chìa khóa tiến tới các sức mạnh khác…trong 1/3 còn lại của thế kỉ này ‖. Nhật Bản với sự phát triển ―thần kì‖ của mình đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính của hàng hóa Mỹ, Mỹ không còn buôn bán với một nƣớc đồng minh nữa mà là với đối thủ cạnh tranh. Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại M. Stans thậm chí cho rằng: ―Ngƣời Nhật Bản đang chiến đấu, thay vì

79 những cuộc chiến tranh bằng súng đạn, đó là cuộc chiến tranh kinh tế.‖. Do đó, Mỹ không thể giành cho Nhật những ƣu đãi nhƣ trƣớc đó, Mỹ buộc phải cạnh tranh với Nhật Bản trên lĩnh vực này. Thậm chí, Tổng thống đã xem quan hệ thƣơng mại với Nhật lúc này nhƣ ―buôn bán với kẻ thù‖. Thứ tư, thể chế mà nền kinh tế toàn cầu đang vận hành là thể chế thƣơng mại tự do, nhƣng chính thể chế đó lúc này đang khiến nền kinh tế Mỹ suy thoái. Do đó, một biện pháp mà Mỹ buộc phải áp dụng: ―chủ nghĩa bảo hộ‖ dù phải áp đặt lên chính đồng minh của mình và dù có thể biện pháp này sẽ phá vỡ thể chế đó. Thứ năm, vấn đề ngành dệt lại liên quan tới lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Họ lo sợ nếu để Mỹ áp đặt vấn đề này, có thể sẽ kéo theo các vấn đề khác. Do vậy, một số lãnh đạo Nhật Bản đã không làm theo ý muốn của Sato. Tuy nhiên, sau đó, họ không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận hạn chế xuất khẩu sang Mỹ và tăng giá đồng Yen một cách miễn cƣỡng. Theo đó, Liên minh Mỹ - Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì. Cuối cùng, Thủ tƣớng Sato không thực hiện đƣợc lời hứa với Mỹ, ông không điều khiển đƣợc các nhà lãnh đạo Bộ Công nghiệp và Thƣơng Mại Nhật Bản, không thuyết phục đƣợc các nhà dệt may trong nƣớc ―tự nguyện‖ hạn chế xuất khẩu sang Mỹ. Do đó, kết quả cuối cùng với cả hai phía đều là sự ―miễn cƣỡng‖. Cùng với Thỏa thuận Smithsonian về việc tăng giá đồng Yen, Thỏa thuận ngày 3 – 1 – 1972 giữa Mỹ và Nhật Bản về việc hạn chế hàng dệt len và sợi tổng hợp, Mỹ đã đạt đƣợc mục đích của mình trong việc thực hiện ―Chính sách kinh tế mới‖. Tuy nhiên, sự áp đặt mà Mỹ áp dụng lên chính các đồng minh của mình đã thể hiện sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai phía. Từ chỗ, Mỹ viện trợ cho các đồng minh, với châu Âu là kế hoạch Marshall, với Nhật Bản là kế hoạch Dodge, giờ đây, Mỹ lại đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt với họ. Điều này cho thấy, địa vị kinh tế của họ đang thách thức địa vị bá quyền của Mỹ sau chiến tranh. Việc Mỹ phải áp dụng các biện pháp bảo hộ với hàng hóa trong nƣớc khiến cho thể chế thƣơng mại tự do mà Mỹ gây dựng đang dần bị phá vỡ. Điều

80 này càng khẳng định Mỹ đã thừa nhận sự suy yếu tƣơng đối địa vị bá quyền của mình nên buộc phải áp dụng các biện pháp đơn phƣơng. TIỂU KẾT Nh• vËy, sù ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch cña Mü víi NhËt B¶n trong nhiÖm k× cña tæng thèng R.Nixon(1969 – 1973 ) thể hiện qua hai lÜnh vùc: chÝnh trÞ – an ninh vµ kinh tÕ. Sù ®iÒu chØnh ®ã vÉn nh»m môc tiªu xuyªn suèt lµ thùc hiÖn “ChiÕn l•îc toµn cÇu” vµ tån t¹i hai mÆt: hîp t¸c vÒ chÝnh trÞ vµ c¹nh tranh vÒ kinh tÕ. Mü ®· ph¶i thay ®æi c¸ch nh×n nhËn vÒ NhËt B¶n do ®ã chÝnh s¸ch ®èi ngo¹i còng ®•îc ®iÒu chØnh. Râ rµng, vÞ thÕ vµ vai trß cña NhËt B¶n ®· cao h¬n trong c¸ch ®¸nh gi¸ cña Mü. Vµ dï chÝnh s¸ch kinh tÕ cña Mü víi NhËt B¶n cã lóc khiÕn mèi quan hÖ hai n•íc kh¸ c¨ng th¼ng song trªn hÕt vÉn lµ duy tr× mèi quan hÖ ®ång minh chiÕn l•îc. Tuy nhiên, hai vấn đề có sự khác biệt căn bản: Việc gia hạn Hiệp ƣớc An ninh và trao trả Okinawa diễn ra khá thuận lợi do chính phủ Mỹ và Nhật Bản đều hƣớng tới một nhận thức chung là Okinawa sẽ trở về với chủ quyền của Nhật Bản, các cuộc thƣơng lƣợng chỉ là vấn đề kĩ thuật và tập trung vào vấn đề vũ khí hạt nhân ở Okinawa. Thu hồi Okinawa đối với ngƣời Nhật thể hiện một tình cảm sâu sắc về chủ quyền dân tộc, về ―lợi ích quốc gia‖ căn bản nhất, rằng Okinawa là một phần của nƣớc Nhật và quyền kiểm soát của Nhật Bản với quần đảo này là hợp pháp và tất yếu. Phía Mỹ thì chính quyền của tổng thống Nixon nhận thấy đây là một sự nhƣợng bộ có thể chấp nhận đƣợc để duy trì một liên minh lâu dài đồng thời nó cũng tỏ rõ thiện chí của Mỹ trong mối quan hệ này. Không còn lí do gì để có thể trì hoãn việc trao trả Okinawa khi mà an ninh châu Á không còn là sức ép quá lớn khi Mỹ đã từng bƣớc rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Namvà đảo ngƣợc chính sách với Trung Quốc. Nhìn chung, ở vấn đề này, cả hai bên đều đã tìm đƣợc tiếng nói chung. Ngƣợc lại, việc giải quyết vấn đề dệt may và điều chỉnh tỷ giá đồng Yen diễn ra khá căng thẳng do Nhật Bản không hoàn toàn đồng quan điểm về một kết quả định sẵn do Mỹ đơn phƣơng đƣa ra. Với Mỹ, vấn đề dệt may và điều

81 chỉnh tỷ giá đồng Yen tuy là một lĩnh vực kinh tế với phạm vi nhỏ hơn nhƣng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là lợi ích đặc biệt của công nghiệp Mỹ nói chung, đồng thời cũng liên quan đến lợi ích của một chính trị gia trong việc đảm bảo nguồn tài chính và sự ủng hộ về chính trị cho chiến dịch tranh cử sắp tới. Trong bối cảnh kinh tế của Mỹ đang lâm vào một đợt suy thoái nặng nề thì đây là vấn đề quan trọng. Sự suy giảm kinh tế ảnh hƣởng nghiêm trọng tới uy tín và ảnh hƣởng của Mỹ, chính vì vậy họ sẽ cố gắng bằng mọi cách để cứu nền kinh tế. Trong khi đó, với nhiều ngƣời Nhật, nhu cầu trong lĩnh vực dệt may của Mỹ không phải là một lợi ích quốc gia đặc biệt quan trọng mà Mỹ bắt buộc phải có. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề đó chính là lí do vì sao việc giải quyết vấn đề dệt may không mang tính xây dựng nhƣ Okinawa. Việc giải quyết vấn đề ngành dệt may và điều chỉnh tỷ giá đồng Yen báo hiệu một hƣớng đi mang tính cạnh tranh rõ rệt từ hai phía. Dù có nhiều sự khác biệt, song, hai vấn đề diễn ra gần nhƣ đồng thời và có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả của việc giải quyết hai vấn đề có tác động qua lại, tƣơng hỗ cho nhau. Ở một mức độ nào đó, Mỹ nhƣợng bộ trong vấn đề Okinawa để có đƣợc sự ―tự nguyện‖ của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề kinh tế. Ngƣợc lại, sự nhƣợng bộ của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy nhanh chóng việc thu hồi Okinawa nhƣ đã dự kiến. Đồng thời, hai nƣớc sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ liên minh với những lợi ích to lớn đối với cả hai phía.

82 CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN 3.1. Đối với nƣớc Mỹ. Trong những năm 1969 – 1973, tình hình thế giới cũng nhƣ bản thân nƣớc Mỹ có nhiều thay đổi. Mỹ và Liên Xô tiến tới một sự cân bằng và ổn định tƣơng đối về quan hệ chính trị - an ninh, đặc biệt, hai nƣớc tiến tới những kết quả đáng kể về hạn chế vũ khí hạt nhân. Trong khi Mỹ suy giảm tƣơng đối địa vị bá quyền so với sau chiến tranh thế giới thứ hại, thế giới chứng kiến sự vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế của các đồng minh của Mỹ là Tây Âu và Nhật Bản trong thập niên 1960. Cùng với đó là một nƣớc Trung Quốc có vũ khí hạt nhân và nhiều thay đổi trong những năm cuối thập niên 1960 và sự nổi lên của hàng loạt các quốc gia mới ở ―Thế giới thứ Ba‖, những thất bại quân sự của Mỹ ở Việt Nam… là cơ sở để Tổng thống Nixon đƣa ra ―Học thuyết Nixon” vào giữa năm 1969 tại Guam, đƣợc điều chỉnh và hoàn thiện trong các năm tiếp theo của nhiệm kì. Trong quá trình thực hiện học thuyết này, Mỹ có những điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản. Sự điều chỉnh đó có thể phân thành hai phƣơng diện: chính trị - an ninh và kinh tế. Về chính trị - an ninh, bên cạnh việc tiếp tục duy trì mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Nhật Bản thông qua việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh, ngày 15 – 5 – 1972, Mỹ đã chính thức trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản. Về kinh tế, Mỹ đã đƣa ra Chính sách kinh tế mới vào ngày 15 – 8 – 1971 tác động trực tiếp đến các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản và định giá lại đồng Yen Nhật so với USD. Mục tiêu của Mỹ trong việc điều chỉnh chính sách trên phƣơng diện chính trị - an ninh là Mỹ sẽ nhƣợng bộ, trả lại Okinawa cho Nhật Bản để đổi lấy cam kết của Nhật trong việc đóng vai trò lớn hơn với an ninh của khu vực, tức là giảm gánh nặng cho Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ hy vọng một sự ―tự nguyện‖ của Nhật Bản trong việc hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Mỹ. Nếu kết quả này đạt đƣợc, uy tín chính trị của chính quyền Nixon với nhân

83 dân Mỹ và đặc biệt là các bang miền Nam sẽ tiếp tục tăng lên, theo đó, các lá phiếu cho Nixon trong nhiệm kì kế tiếp là gần nhƣ chắc chắn. Xét về kết quả tổng thể, chính sách này của Mỹ đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Liên minh Mỹ - Nhật Bản đƣợc củng cố bằng việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh. Mỹ có thể yên tâm khi vẫn duy trì một đồng minh chiến lƣợc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đồng thời, từ bản Thông cáo năm 1969 đến Hiệp ƣớc ngày 17 – 6 – 1971, việc Mỹ quyết định trao trả Okinawa cho Nhật Bản khiến uy tín của Mỹ trên trƣờng quốc tế đƣợc củng cố. Mỹ không còn chiếm đóng cũng nhƣ không có ý định của một kẻ thực dân với Okinawa. Ngọn cờ dân chủ không chỉ áp dụng trong lòng nƣớc Mỹ mà ngay cả một hòn đảo xa xôi của Nhật Bản. Kết quả này gần nhƣ một phần thƣởng cho những nỗ lực của Nhật Bản trong mối quan hệ liên minh chặt chẽ, trung thành với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ trên quần đảo dù không giữ nguyên trạng nhƣ trƣớc nhƣng với sự hợp nhất các căn cứ quân sự, Mỹ tiếp tục duy trì các điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu an ninh của mình trong khu vực. Theo đó, đầu thập niên 1970, lực lƣợng quân sự của Mỹ ở Nhật Bản giảm đi đáng kể. Các căn cứ đƣợc rút gọn hoặc hợp nhất lại. Năm 1969, Mỹ có 52.000 nhân viên và 134 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Đến năm 1973, số lƣợng nhân viên giảm còn 40.000, 12 căn cứ của Mỹ đƣợc chuyển cho Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản, 34 căn cứ chuyển cho mục đích dân sự, Mỹ còn lại 88 căn cứ. Riêng ở Okinawa, lực lƣợng của Mỹ còn lại 37 căn cứ với 23.842 lính và 21.512 thành viên gia đình họ.15 Đặc biệt, một phần chi phí vận hành các căn cứ này sẽ đƣợc Nhật Bản ―chia sẻ‖, lên tới 70% tổng chi phí.16 Điều này nghĩa là chi phí của Mỹ giảm 2/3 so với trƣớc trao trả. Mỹ

15 http://www.genuinesecurity.org/partners/report/Okinawa.pdf :Okinawa: Effects of long-term US Military presence HISTORY OF U.S. MLITARY PRESENCE, p.1, 10.20 AM, 5/11/2014.

16 http://www.genuinesecurity.org/partners/report/Okinawa.pdf : Okinawa: Effects of long-term US Military presence HISTORY OF U.S. MLITARY PRESENCE, p.3, 10.20 AM, 5/11/2014.

84 còn thu về từ Nhật Bản một khoản 320.000.000 USD trong vòng 5 năm cùng với cam kết của Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn với an ninh khu vực. Về tổng thể, mục tiêu của Mỹ trong Học thuyết Nixon mong muốn Nhật Bản đóng góp vai trò lớn hơn ở Châu Á đã có kết quả. Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực cả về kinh tế và chính trị với các nƣớc châu Á trong những năm 1970. Tuy vậy, việc Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9/1973 đã vƣợt ra khỏi mong muốn của Mỹ. Tuy Mỹ vẫn duy trì đƣợc phần lớn những căn cứ quân sự quan trọng sau khi trao trả Okinawa cho Nhật Bản song, việc cắt giảm và hợp nhất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa đã tác động không nhỏ tới các quân nhân Mỹ và gia đình. Sau khi trao trả, một lực lƣợng không nhỏ quân nhân Mỹ và gia đình họ từ Okinawa phải trở về nƣớc. Điều này gây nên sự xáo trộn nhất định trong đời sống của bản thân họ cũng nhƣ cho chính quyền địa phƣơng ở Mỹ. Tuy nhiên, khi trở lại với cuộc sống ở Mỹ, các giá trị văn hóa Nhật Bản đƣợc họ tiếp nhận giờ có điều kiện lan tỏa vào cộng đồng cƣ dân Mỹ. Đối với bộ phận quân nhân và gia đình ở lại Okinawa, giờ đây họ phải sống và làm việc dƣới sự quản lý của chính phủ Nhật Bản. Theo Hiệp ƣớc đã kí giữa hai chính phủ ngày 17 – 6 – 1971, Nhật Bản có quyền áp dụng tất cả hoặc bất kì quyền quản lý hành chính, xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật ở Okinawa. Theo đó, các quân nhân Mỹ và gia đình họ buộc phải tuân theo luật pháp của Nhật Bản chứ không chỉ là luật pháp của Mỹ nhƣ trƣớc đó. Hoạt động của họ trên mọi lĩnh vực sẽ có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên, với tỷ giá mới của đồng Yen/USD mà lúc cao nhất lên tới 16,88% so với thời điểm trƣớc tháng 8 – 1971, việc họ chuyển từ việc sử dụng đồng USD sang đồng Yen trong giao dịch với các công dân Nhật Bản đã mang về cho họ lợi thế nhất định. Bên cạnh đó, khi số lƣợng và quy mô các căn cứ bị thu hẹp đã khiến lợi nhuận của giới công nghiệp quốc phòng Mỹ bị ảnh hƣởng. Trang thiết bị, vũ khí, hàng tiêu dùng… của Mỹ xuất khẩu sang Okinawa giảm đi đáng kể.

85 Trong bối cảnh Mỹ đã bắt tay với Liên Xô, Trung Quốc và một số hiệp ƣớc cắt giảm vũ khí nhƣ SALT-1, ABM đã đƣợc kí kết và dù Mỹ và Liên Xô đã có những bài học đắt giá từ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, nhƣng vũ khí hạt nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong so sánh lực lƣợng giữa các nƣớc. Do đó, giới quân sự Mỹ cũng buộc phải có những tính toán về việc đảm bảo sức mạnh hạt nhân của Mỹ khi Okinawa không còn là nơi dự trữ loại vũ khí này để Mỹ có thể tiếp tục duy trì ảnh hƣởng và vai trò của mình với Nhật Bản cũng nhƣ với khu vực. Đồng thời những tính toán đó cũng nhằm kìm chế khả năng hạt nhân của Trung Quốc. Về kinh tế, một trong những mục đích chủ yếu của sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản nhƣ đã trình bày là nhằm giảm gánh nặng tài chính cho Mỹ, giải quyết bài toán thâm hụt thƣơng mại giữa Mỹ với Nhật Bản và góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng đồng USD. Về khía cạnh này, Mỹ cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định. Chi phí quân sự của Mỹ qua một số năm nhƣ sau: Bảng 3.1. Chi phí quốc phòng của Mỹ từ 1967 – 1973

Đơn vị: Tỉ USD

Năm 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973

Tổng chi phí 157,5 178,1 183,6 195,6 210,2 230,7 254,7

Chi phí quốc 83,7 94,3 82,5 94,7 92,8 94,7 92,8 phòng Trợ giúp 5,5 5,4 4,6 4,3 4,2 4,7 4,1 kinh tế và quân sự quốc tế

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang http://www.usgovernmentspending.com, Mục Spending by year.

Theo đó, tỉ lệ phần trăm chi phí quốc phòng/ tổng chi phí và tỉ lệ trợ giúp kinh tế và quân sự cho các cam kết quốc tế đã có xu hƣớng giảm đi. Cụ

86 thể trong những năm của nhiệm kì 1969 - 1973 của Tổng thống Nixon so với một số năm trƣớc đó, tỉ lệ nhƣ sau: Bảng 3.2. Tỉ lệ chi phí quốc phòng của Mỹ từ 1967 – 1973

Đơn vị: %

Năm 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973

Chi phí quốc 53,1 52,9 44,9 48,4 44,1 41,0 36,4 phòng/ tổng chi phí Trợ giúp quốc 6,6 5,7 5,6 4,5 4,5 5,0 4,4 tế / tổng chi phí quốc phòng

Có thể thấy, tỉ lệ chi phí quốc phòng của Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970 lên cao nhất dƣới thời của Tổng thống L.Johnson, sau đó có xu hƣớng giảm dần trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Nixon. Bên cạnh đó, tỉ lệ trợ giúp quốc tế cũng giảm dần so với thời kì trƣớc. Do đó, dù còn hạn chế, song chính quyền của Tổng thống Nixon đã phần nào thực hiện đƣợc việc cắt giảm các chi phí trong các cam kết quốc tế nhằm góp phần giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách của chính phủ. Việc Nhật Bản ―tự nguyện‖ hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong thời hạn 3 năm và đồng Yen tăng giá lên gần 17% cũng đƣợc coi là thành công với sự điều chỉnh chính sách của Mỹ trong thời điểm này. Bên cạnh đó, việc Nhật Bản ―tự nguyện‖ hạn chế xuất khẩu hàng dệt may không thể hiện trên bất cứ một văn bản chính thức nào giữa hai nƣớc đã tạo thành một tiền lệ, một cơ chế giải quyết các va chạm kinh tế giữa hai nƣớc trong thời gian sau (nhƣ với mặt hàng ô tô và ti vi màu). Một lần nữa, uy tín của Chính phủ Mỹ lại tăng lên khi Nixon đã thực hiện đƣợc lời hứa với các bang miền Nam. Do đó, có lẽ thắng lợi có ý nghĩa nhất với Tổng thống Nixon sau

87 vấn đề này, đó là thắng lợi trong chiến dịch tranh cử năm 1972. Tổng thống tái đắc cử nhiệm kì thứ hai. Bên cạnh những thành công nhất định, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản cũng thể hiện những hạn chế. Trƣớc hết, uy tín của Chính phủ Mỹ không thuận chiều theo thời gian trong nhiệm kì thứ nhất của Tổng thống. Mốc đánh dấu sự thay đổi này chính là hai sự kiện tháng 7 và 8 – 1971. Hai sự kiện đã mở ra một thời kì ―khủng hoảng niềm tin‖ vào Chính phủ Mỹ của ngƣời Nhật Bản. Họ coi đó là hai ―cú sốc‖ cũng đồng nghĩa với việc Mỹ từ một đồng minh đáng tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt Nhật Bản sau thế chiến hai, trở thành một đồng minh không thể đoán trƣớc đƣợc. Tiếp đó, việc Mỹ gây áp lực buộc Nhật Bản phải có những quyết định theo mong muốn của Mỹ một mặt cho thấy sự tự tin, thế mạnh của Mỹ trong mối quan hệ song phƣơng. Nhƣng mặt khác cũng cho thấy một thực tế là Mỹ đã đi ngƣợc lại nguyên tắc dân chủ của chính mình, phá vỡ nguyên tắc tự do thƣơng mại nói chung. Để cứu đồng USD đang khủng hoảng và suy yếu, Mỹ đóng cửa sổ vàng thay vì cải cách thể chế Bretton Woods với việc thả nổi tỉ giá, định giá lại đồng Yen so với USD cao hơn so với trƣớc, áp đặt phụ phí 10% với hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Mỹ… Điều đó phải chăng là biểu hiện của một ―Chủ nghĩa dân tộc kinh tế‖ khi đặt lợi ích trong nƣớc lên trên lợi ích toàn cầu, đặt việc duy trì bá quyền của mình thông qua việc đảm bảo các lợi ích trong nƣớc chứ không tìm cách duy trì thể chế Bretton Woods. Thời điểm Mỹ đƣa ra Chính sách kinh tế mới vào đúng ngày 15 – 8 vốn là ngày kỉ niệm 26 năm Nhật đầu hàng Đồng minh càng không tranh thủ đƣợc sự thông cảm của ngƣời Nhật Bản, ngƣợc lại, có những nghi ngờ dấy lên khi cho rằng đó là cách Mỹ trút giận lên Nhật Bản vì các cuộc đàm phán dệt may bế tắc trong năm 1970. Sự biến động của thị trƣờng tiền tệ thời kì đó chắc chắn khiến ngƣời Nhật từ chối dự trữ đồng USD trong những năm tiếp theo.

88 Sau khi kí kết các thỏa thuận với Mỹ về hạn chế xuất khẩu, mặt hàng sợi nhân tạo của Nhật xuất sang Mỹ năm 1971 là 1,3 tỉ SYE, năm 1973 giảm còn 0,7 tỉ SYE. Thực tế cho thấy, dù đã kí thỏa thuận song Nhật Bản chƣa thực hiện đúng nhƣ cam kết. Hàng dệt vẫn tiếp tục tràn vào thị trƣờng Mỹ. Thặng dƣ thƣơng mại của Nhật Bản với Mỹ vẫn đạt 1,7 tỉ USD, thậm chí sau khủng hoảng dầu lửa con số này từ 1973 – 1977 tăng 4 lần lên 8,1 tỉ USD [66, tr.664]. Do đó, kết quả giải quyết tình trạng thâm hụt mậu dịch với Nhật Bản của Mỹ là khá hạn chế. Ngoài ra, Mỹ còn buộc phải chấp nhận thực tế là Nhật Bản sẽ tìm thị trƣờng thay thế ở các nƣớc Đông Nam Á và cả Trung Quốc. Theo thời gian, cùng với sự suy giảm uy tín chính trị của Mỹ ở Nhật Bản cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế, thất bại của cuộc chiến tranh Việt Nam kéo theo đó là “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” dẫn đến hậu quả là, cuối năm 1973, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật về quyền tuyên bố chiến tranh (War Powers Resolution). Theo đó, ―trong mọi trƣờng hợp, tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc hội trƣớc khi gửi quân đội Mỹ tới các vùng chiến sự…tổng thống phải đệ trình lên Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch lâm thời Thƣợng viện bằng văn bản: (A) hoàn cảnh đòi hỏi phải gửi quân đội Mỹ; (B) dựa trên quyền theo hiến pháp và quyền lập pháp nào mà việc gửi quân đƣợc tiến hành…‖[86, tr.96], nếu đã gửi lính, tối đa là trong vòng 90 ngày Tổng thống phải ra lệnh rút quân, trừ phi Quốc hội chấp thuận. Quốc hội đã hạn chế quyền lực của Nixon, ngƣời luôn hứng thú với các chính sách đối ngoại, bởi ở đó, Tổng thống đƣợc tự do hành động. Hành động này của Quốc hội Mỹ cũng đánh dấu một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa một ngƣời đứng đầu nhánh hành pháp đầy quyền lực với một Quốc hội đã trở nên năng động hơn. Ngoài ra, lời hứa của Tổng thống sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam cũng bị Quốc hội gạt bỏ, kéo theo đó là nguồn ngân sách viện trợ cho chính quyền này giảm ở mức thấp nhất. Cùng với ―vụ Watergate‖, những thất bại này dẫn tới kết quả: tháng 8 – 1974, R.Nixon trở thành vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ phải từ chức.

89 3.2. Với Nhật Bản. Sự phát triển kinh tế ―thần kì‖ của Nhật Bản trong thập niên 1960 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách ngoại giao trong thời kì này. Ngƣời Nhật Bản đã ý thức đƣợc sức mạnh kinh tế của mình trong hệ thống kinh tế thế giới, vì vậy, họ dần thể hiện mong muốn cải thiện chính sách ngoại giao của mình. Từ một nƣớc bại trận, bị chiếm đóng có nền ngoại giao với ―tƣ thế thấp‖ tiến tới một nƣớc có các chính sách tự chủ, độc lập hơn. Nhật Bản mong muốn đƣợc thế giới đối xử nhƣ với một cƣờng quốc kinh tế tƣ bản đứng vị trí thứ 3 thế giới. Cách giải quyết hai vấn đề với Mỹ đã thể hiện điều này. Với lập trƣờng kiên định trong việc duy trì và củng cố mối quan hệ Liên minh với Mỹ, Nhật Bản đã luôn đánh giá cao tầm quan trọng chiến lƣợc của mối quan hệ này cũng nhƣ những lợi ích từ Hiệp ƣớc An ninh năm 1960. Trong bối cảnh thế giới và khu vực vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn, bản thân Nhật Bản chƣa đủ khả năng đảm bảo an ninh cho đất nƣớc và điều IX của Hiến Pháp chƣa đƣợc sửa đổi, Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật tiếp tục là một ―lá chắn‖ an toàn cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản yên tâm tập trung phát triển kinh tế và tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng của mình. Do vậy, việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh là hệ quả tất yếu của nhận thức đó. Từ đây, Nhật Bản tiếp tục có một môi trƣờng ổn định để tăng cƣờng sức mạnh đất nƣớc trong các thập kỉ tiếp theo. Việc Okinawa trở về với ―bản thổ‖ Nhật Bản là một thành công lớn với nền chính trị Nhật Bản hậu chiến. Điều đó chứng tỏ Nhật Bản không lệ thuộc vào Mỹ một cách mù quáng. Chủ nghĩa dân tộc trong con ngƣời Nhật Bản luôn hiện hữu. Trong tâm thức của ngƣời Nhật Bản, Okinawa trở về với Nhật Bản tức là thời hậu chiến mới thực sự kết thúc. Do đó, với kết quả này, uy tín chính trị của Chính phủ Nhật Bản không ngừng tăng lên. Tháng 12 – 1969, trong cuộc bầu cử ở Hạ viện, ―Sato và LDP đã giành chiến thắng với tỉ lệ

90 303/486 ghế‖17. Niềm tin của nhân dân Nhật Bản vào mối quan hệ Liên minh Mỹ - Nhật Bản với sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau cũng tăng lên. Kết quả này cũng tạo một động lực mạnh mẽ để ngƣời Nhật Bản hàn gắn những kí ức đau thƣơng của Chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp tục tiến lên trên con đƣờng xây dựng phát triển đất nƣớc. Từ sự kiểm soát của chính quyền quân sự Mỹ, giờ đây, Okinawa nằm dƣới sự kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản. Chính quyền Nhật Bản trên quần đảo này ngày càng đƣợc mở rộng. Quận Okinawa chính thức đƣợc thành lập. Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản đã tiếp nhận nhiệm vụ bảo vệ Okinawa. Ngày 31 - 12 - 1972, Nhật Bản đã triển khai khoảng 3.200 nhân viên đến Okinawa để tiếp nhận mặt đất và phòng không, tuần tra bảo vệ hàng hải và tìm kiếm, cứu nạn. Trong tháng ba và tháng tƣ năm 1973, 3.600 nhân viên khác của Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và hoạt động kiểm soát và cảnh báo. Cuối năm 1973, khoảng 6.800 nhân viên Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản đóng quần trên đảo Okinawa. Chính phủ Nhật Bản giờ đây đóng vai trò trung gian giữa các lực lƣợng Mỹ và công dân Nhật Bản ở Okinawa.18 Sau khi đƣợc trao trả, các căn cứ quân sự Mỹ vẫn hiện diện ở quần đảo này nhƣng không có vũ khí hạt nhân. Nhật Bản vẫn bảo toàn đƣợc 3 nguyên tắc phi hạt nhân của mình. Đây chính là thành quả cho những nỗ lực của Thủ tƣớng Sato và mang về cho ông giải Nobel hòa bình năm 1974. Có một số vấn đề khác nảy sinh kéo theo vấn đề chủ quyền của Okinawa. Đó là vấn đề quyền sở hữu những vùng đất đƣợc sử dụng làm các căn cứ quân sự của Mỹ. Khi Okinawa trở thành một bộ phận của Nhật Bản, những vùng đất mà trƣớc đó trong thời kì dƣới quyền kiểm soát của chính quyền quân sự Mỹ đã bị sung công một cách đơn phƣơng, lúc này lại trở

17 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm : Working paper No.2, p8, 10.24 AM, 5/11/2014. 18 http://www.jca.apc.org/wsf_support/2004doc/WSFJapUSBaseRepoFinalAll.pdf , p10 – 11, 10.26 AM, 5/11/2014.

91 thành đối tƣợng của các điều khoản trong Hiệp ƣớc An ninh. Điều này nghĩa là, từ đây, Chính phủ Nhật Bản sẽ chấm dứt các hợp đồng với những ngƣời chủ những vùng đất rộng lớn mà trƣớc đó đƣợc sử dụng làm các căn cứ quân sự, rồi sau đó, cho ngƣời Mỹ thuê lại những vùng đất này. Đến ngày kí hợp đồng, hơn 30.000 địa chủ Okinawa đã từ chối kí vào các bản hợp đồng đó. Hành động này đã dẫn tới sự thành lập Hiệp hội các địa chủ chống chiến tranh (Anti-War Landowners’ Association) nhằm bảo vệ quyền lợi và tài sản của họ. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đã phải phớt lờ nguyện vọng của ngƣời dân Okinawa khi thông qua một đạo luật trong thời hạn 5 năm với tên gọi ―Luật sử dụng đất công tạm thời‖ ( The law of temporary use of public land). Theo đó, các lực lƣợng quân sự Mỹ và Lực lƣợng tự Phòng vệ Nhật Bản đƣợc phép sử dụng những vùng đất này cho các căn cứ quân sự mà không cần có sự đồng ý của các địa chủ. Đã có nhiều sự chỉ trích từ phía các địa chủ này về phía chính phủ Nhật Bản song phải đến ngày 15 – 5 – 1977, hết thời hạn 5 năm quy định, các địa chủ này lần đầu tiên đƣợc vào vùng đất của mình sau 32 năm kể từ sau 1945.19 Cùng với chính sách điều chỉnh tỷ giá đồng Yen, cuộc sống thƣờng ngày của cƣ dân Okinawa cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ. Cƣ dân ở đây buộc phải chuyển từ một nền kinh tế vốn dựa trên cơ sở đồng USD sang nền kinh tế sử dụng đồng Yen là chủ yếu. Đặc biệt từ sau tháng 8 – 1971, với tỷ giá quy đổi là từ 360 Yen = 1USD, giá của đồng Yen đã tăng 15% lên tới 305 Yen = 1USD20. Ngƣời Okinawa bƣớc sang thời kì của một nền kinh tế với đồng Yen tăng giá. Đây có thể coi là một sự thiệt thòi không nhỏ cho cƣ dân nơi đây. Một số cuộc biểu tình đã nổ ra vào cuối tháng 5 – 1972. Để ngƣời dân có thể thích ứng với sự thay đổi này, trong suốt giai đoạn 6 ngày từ 15

19 http://www.jca.apc.org/wsf_support/2004doc/WSFJapUSBaseRepoFinalAll.pdf , p10 – 11, 10.27 AM, 5/11/2014.

20 http://www2.osipp.osaka-u.ac.jp/~cissp/CISSP_Ja/Postreversion%20Okinawa%20study.pdf , p.8, 10.27 AM, 5/11/2014.

92 đến ngày 20 – 5 – 1972, Chính phủ Nhật Bản cho phép ngƣời dân Okinawa đƣợc sử dụng cả hai loại tiền trƣớc khi buộc phải đổi sang đồng Yen. Tuy nhiên, do chƣa quen với việc đồng Yen tăng giá, cƣ dân ở đây vẫn hoang mang với bảng tỷ giá suốt thời kì đó. Đối với một bộ phận cƣ dân có cuộc sống gắn liền với các căn cứ quân sự của Mỹ, sau khi Okinawa đƣợc trao trả cho Nhật Bản và một số căn cứ bị thu hẹp hoặc đóng cửa, hộ phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Chỉ tính riêng năm 1971, chi phí của Mỹ trong các quỹ trả lƣơng cho những ngƣời Okinawa mà họ thuê trong các căn cứ quân sự của mình là 70.000.000 USD và tổng chi phí mà Mỹ chi cho các căn cứ quân sự ở đây lên tới 240.000.000 USD, bằng 1/3 tổng GNP của Okinawa.21 Điều này cho thấy, các căn cứ của Mỹ đã mang tới một cuộc sống ổn định cho một bộ phận cƣ dân đó. Tình huống trở nên nghiêm trọng khi tỉ lệ ngƣời bị sa thải sau khi một số căn cứ quân sự Mỹ đóng cửa ngày càng tăng lên. Cuối năm 1972 có khoảng 900 ngƣời và cuối thập niên 1970 lên tới 13.000 ngƣời bị sa thải. Dù đa số cƣ dân ở đây đều không muốn có sự tồn tại của các căn cứ quân sự Mỹ trên quần đảo, song đối với những bộ phận cƣ dân có cuộc sống phụ thuộc chặt chẽ vào các căn cứ này nhƣ các công nhân, địa chủ, những ngƣời làm trong ngành dịch vụ… thì cuộc sống của họ bị ảnh hƣởng không nhỏ. Do đó, không phải tất cả cƣ dân Okinawa đều cảm thấy hạnh phúc với việc trao trả, thậm chí họ cảm thấy không chắc chắn về tƣơng lai, cuộc sống của họ sẽ nhƣ thế nào dƣới sự kiểm soát của chính ngƣời Nhật Bản. 22 Trong những năm cuối thập niên 1960, GNP của Okinawa cao hơn GNP của Nhật Bản mà ngƣời Mỹ đóng góp khoảng 60% GNP của quần đảo. Điều này khiến một số doanh nhân Okinawa cho rằng sự thay đổi này có thể sẽ tác động nghiệm trọng tới nền kinh tế địa phƣơng. Bên cạnh đó, ngƣời Okinawa cũng xuất hiện một lo lắng khác về khía cạnh văn hóa.

21 http://files.eric.ed.gov/fulltext/ED345955.pdf , p.24-26, 10.28 AM, 5/11/2014.

22 http://www2.osipp.osaka-u.ac.jp/~cissp/CISSP_Ja/Postreversion%20Okinawa%20study.pdf , p.9,

93 Từ một quốc đảo khá biệt lập, cƣ dân ở đây sớm du nhập các yếu tố của văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, thói quen của ngƣời Nhật Bản với Okinawa thƣờng rất ―kẻ cả‖, họ cho rằng Okinawa ít mang lại giá trị văn hóa. Do đó, cƣ dân Okinawa lo sợ họ có thể bị đối xử nhƣ những cƣ dân ―hạng hai‖. Về phía Chính phủ Nhật Bản, thu hồi Okinawa trong khi các căn cứ quân sự Mỹ vẫn hiện diện ở đây đồng nghĩa với việc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục phải ―chăm sóc‖ các căn cứ đó theo khuôn khổ của Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật. Chính phủ Nhật Bản phải quản lý và hỗ trợ phần lớn kinh phí cho các căn cứ này. Trƣớc đó, Mỹ phải chi những khoản tiền không hề nhỏ hàng năm cho các căn cứ quân sự ở khu vực này và hỗ trợ sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cho quần đảo. Giờ đây, mỗi năm, Nhật Bản phải chi khoảng 100.000 USD cho mỗi nhân viên trong các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa. Các chi phí tập trung vào các khoản nhƣ điện, lệ phí đƣờng cao tốc, các trung tâm mua sắm, trƣờng học, thƣ viện…Nhật Bản phải chi trả hơn 70% tổng chi phí của các căn cứ này. 23 Ngoài ra, các đơn vị quân đội đƣợc thay thế bằng các đơn vị lính thủy đánh bộ, các lực lƣợng quan trọng đƣợc chuyển tới căn cứ Không quân Kadena nhƣ lính thủy đánh bộ và các lực lƣợng đặc biệt. Sự phiền phức của các căn cứ này tuy không nhiều nhƣ trƣớc nhƣng với các cuộc tập trận của các lực lƣợng trên cứ 6 tháng một lần cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống của cƣ dân Okinawa. Bên cạnh đó, Nhật Bản phải chi một khoản 320.000.000 USD trong vòng 5 năm bồi thƣờng cho Mỹ. Cuối năm 1969, do đặt ƣu tiên hàng đầu vào vấn đề đòi lại Okinawa, Thủ tƣớng Sato đã chấp nhận công thức hạn chế xuất khẩu mà không cần tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất Nhật Bản, lãnh đạo MITI…và dù ông vẫn hy vọng sẽ có thể nới lỏng các điều khoản trong các cuộc đàm phán sau đó nhƣng hành động của ông đã chuẩn bị cho sự buộc tội của công chúng trong hai năm tiếp theo. Cùng với việc đồng Yen tăng giá năm 1971 khiến

23 http://www.genuinesecurity.org/partners/report/Okinawa.pdf, Okinawa: Effects of long-term US Military presence HISTORY OF U.S. MLITARY PRESENCE, p.3, 10.20 AM, 5/11/2014.

94 ―trong 4 tháng sau đó, thị trƣờng tài chính và thƣơng mại hỗn loạn (thị trƣờng chứng khoán Nhật Bản giảm hơn 10%)‖24. ―Trong một bài phát biểu ảm đạm trƣớc Hạ viện tháng 1 – 1972, Thủ tƣớng Sato thừa nhận: Sự thay đổi mạnh mẽ trong tình hình thế giới trong năm 1971 đã đƣa Nhật Bản vào bối cảnh quốc tế khó khăn‖.25 Sau khi kí kết các thỏa thuận với Mỹ về hạn chế xuất khẩu, mặt hàng sợi nhân tạo của Nhật xuất sang Mỹ năm 1973 là 0,7 tỉ SYE giảm gần một nửa so với năm 1971. Nhật nhanh chóng tìm kiếm thị trƣờng thay thế bằng việc tăng cƣờng thâm nhập vào thị trƣờng Đông Nam Á, Trung Quốc…Do hàng hóa Nhật Bản có chất lƣợng tốt nên sức cạnh tranh cao. Đầu thập niên 1970, thặng dƣ thƣơng mại Nhật trở về cân bằng. Tuy nhiên, ngay sau đó, bất chấp việc định giá lại đồng Yen, ―Năm 1972, Nhật Bản vẫn thặng dƣ thƣơng mại khổng lồ‖26. Nhằm nhanh chóng thu hồi Okinawa, Sato đã cam kết Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á, góp phần chia sẻ gánh nặng với Mỹ. Vì vậy, thời kì này Nhật Bản có sự điều chỉnh chính sách với các nƣớc châu Á theo hƣớng tích cực hơn, chủ động hơn, đặc biệt là trong thời kì kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Việc Nhật Bản cùng Indonesia đƣa ra sang kiến cho việc giải quyết vấn đề Cambodia thông qua Hội nghị ở Jakarta năm 1970, hỗ trợ kinh tế cho các Chính phủ ở Đông Dƣơng nhƣ miền Nam Việt Nam và Cambodia, bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cuối năm 1972, với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa….đã thể hiện nỗ lực của Nhật Bản trong việc xây dựng một hình ảnh mới của Nhật Bản ở châu Á. Sự điều chỉnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết, nó xuất phát từ chính sự điều chỉnh chính sách của Mỹ trong học thuyết Nixon, từ

24 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm,Working paper No.2, p.5, 10.24 AM, 5/11/2014. 25 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm, Working paper No.2, p1, 10.24 AM, 5/11/2014 26 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm,Working paper No.2 p.6, 10.24 AM, 5/11/2014.

95 mong muốn của Mỹ trong vấn đề Okinawa. Đồng thời đây cũng là nguyện vọng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Khi Nhật Bản nỗ lực đóng góp cho việc lập lại hòa bình ở Đông Nam Á, xây dựng một môi trƣờng ổn định ở châu Á nói chung tức là Nhật Bản đang tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động đầu tƣ kinh tế trong tƣơng lai của mình. Bởi châu Á là nguồn cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu cho Nhật Bản và là một thị trƣờng rộng lớn cho các hàng hóa của Nhật. Nhật Bản cũng sẽ cải thiện hình ảnh của mình với một Nhật Bản tích cực, chủ động và đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của khu vực. Từ đó Nhật Bản sẽ nâng cao địa vị và ảnh hƣởng quốc tế của mình. Ngoài ra, đó còn là phản ứng với việc Nhật Bản phải nhận hai ―cú sốc‖ liên tiếp từ Mỹ. ―Cú sốc‖ thứ nhất xảy ra vào tháng 7 – 1971 khi H.Kissinger đến Bắc Kinh để lên kế hoạch cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon mà Nhật Bản không hề đƣợc thông báo trƣớc, Nhật Bản cho rằng họ bị ―phớt lờ‖, bị ―sỉ nhục‖ vì vẫn là một đồng minh ―thân cận nhất‖ của Mỹ. Ngƣời Nhật Bản còn chỉ trích Chính phủ ―lệ thuộc vào một nƣớc Mỹ không thể đoán trƣớc đƣợc‖. ―Cú sốc‖ thứ hai đến sau đó không lâu khi cuối năm đó, Mỹ đe dọa áp đặt hạn ngạch lên sản phẩm dệt của Nhật Bản theo Luật buôn bán với kẻ thù. Hai cú sốc này nhƣ đánh thức Nhật Bản, dƣờng nhƣ thế giới đã thay đổi. Nhật Bản càng phải tìm những bƣớc đi độc lập và chủ động hơn chứ không chỉ ngồi yên dƣới ―chiếc ô hạt nhân của Mỹ‖, các chính sách của Tokyo không phải luôn lệ thuộc vào Washington. Do đó, ―Chiến lƣợc hợp tác kinh tế với Trung Quốc là bắt buộc nhằm đảm bảo sự thịnh vƣợng của Nhật Bản sau ―cú sốc Nixon‖.27 Ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, tháng 9 – 1972, Thủ tƣớng Nhật Bản Tanaka cũng tới thăm Trung Quốc. Ngày 29 – 9 – 1972, hai nƣớc ra Thông cáo chung mở ra một thời kì mới trong quan hệ hai nƣớc: chuyển từ đối đầu sang vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, vừa kìm chế và không chấp nhận bất kì nƣớc nào xác lập bá

27 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm , p17, Working paper No.2, 10.24 AM, 5/11/2014.

96 quyền ở châu Á. Tiếp đó, cuối năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này nằm ngoài mong muốn của Mỹ. Việc Mỹ hạn chế hàng nhập khẩu Nhật Bản khiến Nhật Bản càng tăng cƣờng tìm kiếm các thị trƣờng thay thế khác. Ngoài Canada, miền Nam Việt Nam, … Nhật Bản ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào thị trƣờng Đông Nam Á, thậm chí, ngƣời Nhật còn buôn bán với miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Trƣớc đó, câu hỏi có nên khuyến khích Nhật Bản buôn bán với các nƣớc cộng sản đã đƣợc nêu ra, theo quan điểm của Mỹ, tất nhiên là điều này nên hạn chế. Mỹ lo sợ quan hệ thƣơng mại của Nhật với các nƣớc này sẽ khiến Nhật trở nên thân thiện với chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, Mỹ buộc phải chấp nhận thực tế đó, đặc biệt là sau khi Mỹ gây ra hai ―cú sốc‖ lớn cho Nhật Bản trong năm 1971. Việc Nhật Bản chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1972) và Việt Nam (1973) là một bƣớc đi độc lập và chủ động hơn của Nhật Bản trong các vấn đề châu Á. Về phía Thủ tƣớng Sato và nội các của ông, thu hồi Okinawa đƣợc xem là thắng lợi chính trị cuối cùng trong nhiệm kì của họ. Với những diễn biến mới của tình hình Nhật Bản cũng nhƣ thế giới, uy tín của chính quyền Sato ngày càng suy giảm. Ngày 16 – 5 – 1972, Thủ tƣớng tổ chức một buổi lễ mừng việc thu hồi Okinawa tại Budoka. Tuy nhiên, báo chí, đảng đối lập và một số phe cánh trong LDP lại không xem đó là một thắng lợi, ngƣợc lại, là sự xuất hiện của hàng loạt các vấn đề mới: Okinawa vẫn là một vùng kém phát triển, các căn cứ quân sự ở đây có thể tiếp tục đƣợc sử dụng cho việc phòng thủ cho Nam Triều Tiên khi ngƣời Mỹ rút khỏi Đông Nam Á. Trƣớc đó, ngày 15 – 7 – 1971, Thủ tƣớng tuyên bố sẽ đến thăm Trung Quốc với một áp lực rất lớn khi phải công nhận và bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc. Khi việc thu hồi Okinawa đã hoàn thành, đây chính là lý do khiến Sato phải điều chỉnh mối quan hệ với Đài Loan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhƣng đến lúc này, thế lực chính trị của Sato ở Hạ viện và LDP quá yếu, nên dù đã sẵn sàng điều chỉnh chính sách đối ngoại song Thủ tƣớng khó có thể vƣợt qua thách thức này. Có thể thấy, hai cú sốc Nixon, thỏa thuận dệt may,

97 đại diện Đài Loan ở Liên Hợp quốc bị thay thế bởi đại diện của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa… đã khiến Thủ tƣớng Sato phải trả giá khá đắt khi không nhận đƣợc sự ủng hộ của các lãnh đạo khác trong LDP cũng nhƣ của công chúng. Thậm chí Sato còn bị buộc tội đã đi ngƣợc lại lợi ích của các nhà công nghiệp dệt may trong nƣớc. Vì thế, năm 1972, trong khi tại Mỹ, Tổng thống Nixon tái đắc cử thì tại Nhật Bản, tháng 7 – 1972, là một trong những nạn nhân của các chính sách của Mỹ, Thủ tƣớng Sato từ chức. Có thể thấy, Chính sách Kinh tế mới ngày 15 – 8 – 1971 của Mỹ cùng với các thỏa thuận trong vấn đề dệt may giữa Mỹ và Nhật Bản, việc Mỹ thực hiện chính sách đảo ngƣợc với Trung Quốc mà không thông báo cho Nhật Bản, sự phản đối của các đảng đối lập và một số phe cánh trong LDP là những tác nhân chủ yếu thúc đẩy nhanh chóng sự sụp đổ của chính quyền Sato. So với Sato, Thủ tƣớng mới Tanaka đƣợc xem là năng động và quyết đoán hơn. Phản ứng của Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã thể hiện một sự ―xa rời‖ các chính sách của Mỹ. Trong khi Mỹ ủng hộ Ixrael, Nhật Bản vẫn giữ thái độ phản đối bằng việc ngừng cung cấp nhiên liệu cho các may bay của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Khó có thể đánh giá chính sách áp đặt về vấn đề dệt may của Mỹ có tác động hoàn toàn tiêu cực với Nhật Bản. Với nỗ lực của mình, ngƣời Nhật Bản không những vƣợt qua đƣợc hai ―cú sốc‖ năm 1971, sau đó là khủng hoảng dầu lửa và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng đầu thế giới nửa sau thập niên 1970. Sau tất cả những biến động của thế giới trong thời gian này, ngƣời Nhật Bản đã rút ra đƣợc bài học về cách ứng xử trong quan hệ quốc tế. Vì một lợi ích quốc gia nào đó, dù là đồng minh thân cận, họ vẫn có thể bỏ qua hoặc xâm phạm lợi ích của nhau. Cách tốt nhất để thích nghi là cần chủ động, tích cực, tự chủ hội nhập với khu vực và thế giới. Nhật Bản đã và đang bƣớc những bƣớc đi vững chắc trong chính sách quay trở lại châu Á bằng con đƣờng ―phi quân sự‖. 3.3. Với mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản.

98 Trong suốt hơn hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ chế độ quân quản, Mỹ ―đảo ngƣợc‖ chính sách đối ngoại với Nhật Bản, biến Nhật Bản thành ―bức tƣờng lửa‖ ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản ở châu Á. Theo đó, Hiệp ƣớc an ninh Mỹ - Nhật Bản kí năm 1951, có hiệu lực từ 1952, đƣợc sửa đổi năm 1960 và gia hạn vĩnh viễn vào năm 1970 đã hình thành nhiều trụ cột chiến lƣợc cho mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, một đồng USD mạnh và thị trƣờng Mỹ luôn mở rộng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1960. Tuy nhiên, những biến đổi của tình hình trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế vào cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970 buộc Mỹ phải đƣa ra sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản. Đặc biệt, những chính sách của Mỹ trên phƣơng diện an ninh – chính trị và kinh tế trong hè – thu năm 1971 đã đánh dấu một thời kì biến động trong mối quan hệ Liên minh giữa hai nƣớc. Lần đầu tiên từ sau thời kì chiếm đóng, mối quan hệ chiến lƣợc và quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản bị thách thức nghiêm trọng. Đây cũng là lần đầu tiên sau thế chiến hai, lợi ích kinh tế toàn cầu của Mỹ va chạm với các đồng minh thân cận, trong đó có cả các đồng minh châu Âu và Nhật Bản. Các cuộc đàm phán dệt may bế tắc trong năm 1970 đã làm xói mòn quan hệ song phƣơng. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc củng cố mối quan hệ song phƣơng đối với cả Tổng thống Nixon và Thủ tƣớng Sato so với các lãnh đạo tiền nhiệm. Khi Hiệp định về việc trao trả Okinawa đƣợc kí kết, Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc ―hạn chế tự nguyện‖ với hàng dệt xuất khẩu. Đó cũng là mốc đánh dấu sự khởi đầu của việc ―bình thƣờng hóa‖ mối quan hệ thƣơng mại căng thẳng, ma sát mậu dịch giữa Mỹ và Nhật Bản. Kết quả của vấn đề dệt may đã thiết lập mô hình cho các vấn đề ma sát kinh tế song phƣơng tiếp theo nhƣ sản phẩm ô tô, ti vi màu…

99 Một nhân tố khác tuy không nằm trong sự điều chỉnh trực tiếp chính sách đối ngoại với Nhật Bản nhƣng lại có tác động mạnh mẽ một các gián tiếp lên mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản: Đó là nhân tố Trung Quốc. Từ khi bản Thông cáo năm 1969 đƣợc phát đi, việc Nhật Bản cam kết đóng vai trò tích cực hơn với an ninh của khu vực và hỗ trợ bảo vệ an ninh của Hàn Quốc và Đài Loan khiến Trung Quốc lo sợ về một Nhật Bản tái vũ trang, ―chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã hồi sinh‖… Quan hệ Trung – Nhật vốn đã lỏng lẻo ngày càng xấu đi. Trong bối cảnh đó, chính sách bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc đƣợc chính quyền Nixon coi nhƣ một ―sáng kiến Trung Quốc‖ mà không thông báo trƣớc cho phía Nhật Bản khiến ngƣời Nhật coi đây là một ―cú sốc‖. ―Trƣớc công chúng, Sato dũng cảm ca ngợi chính sách đảo ngƣợc của Mỹ là ―vì hòa bình thế giới‖, từ lâu ―Nhật Bản luôn ủng hộ một mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc‖. Tuy nhiên, hầu hết giới lãnh đạo của LDP đều cảm thấy ―khó chịu nhƣ địa ngục‖ và nghi ngờ ―Sato khó có thể tiếp tục chịu đựng‖ sự sỉ nhục này‖28. Cùng với ―cú sốc‖ với chính sách kinh tế mới của Nixon ngay tháng sau đó của năm 1971 khiến cho mối quan hệ hai nƣớc bị thách thức trên nhiều phƣơng diện. Thực tế này cho thấy, vị thế của Nhật Bản trong mối quan hệ liên minh đã thay đổi. Nhật Bản không còn hoàn toàn ―lép vế‖ mà trong ―trận đấu‖ của nền kinh tế thế giới, không chỉ Mỹ mà cả Nhật Bản đều là những ―cầu thủ‖ chính. Tuy vậy, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973, nhìn chung, vẫn nằm trong khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật. Dù có một số xung đột trên một số vấn đề đặc biệt là kinh tế, song, sự xung đột đó không tiến tới phá vỡ quan hệ liên minh giữa hai nƣớc. Ngƣợc lại, cả hai đều thấy đƣợc sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế. Do đó, Hiệp ƣớc An ninh đƣợc tự động gia hạn vĩnh viễn vào năm 1970. Sự điều chỉnh này mở ra một chƣơng mới trong quan hệ hai nƣớc, trong đó, vị

28 http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/japan/schallertp.htm , Working paper No.2, p.12, 10.24 AM, 5/11/2014.

100 thế của Nhật Bản ngày càng nâng cao, họ ngày càng hƣớng tới đƣờng lối ―bớt lệ thuộc‖, ―chủ động, độc lập và bình đẳng‖ hơn trong quan hệ với Mỹ. Việc Nhật Bản giữ vững lập trƣờng về vấn đề vũ khí hạt nhân, phản đối hành động áp đặt hạn ngạch của Mỹ trong các cuộc thƣơng lƣợng kéo dài về ―vấn đề ngành dệt”, việc chủ động thiết lập quan hệ với Trung Quốc,Việt Nam hay lập trƣờng trái ngƣợc với Mỹ với Ixrael trong khủng hoảng dầu lửa 1973… minh chứng cho xu thế đó. Nhìn tổng thể, Liên minh Mỹ - Nhật vẫn tiếp tục là một liên minh chính trị bền chặt trên nền tảng của Hiệp ƣớc Hòa bình, Hiệp ƣớc An ninh 1960, song quan hệ hai nƣớc về kinh tế có thay đổi: từ chỗ Mỹ chiếm đóng, dẫn dắt, viện trợ đến quan hệ đối tác và lúc này họ trở thành đối thủ của nhau trong nền kinh tế toàn cầu. Liên minh Mỹ - Nhật Bản tồn tại hai mặt rõ ràng: hợp tác và cạnh tranh. Khi Mỹ bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản trở thành một nhân tố gai góc trong quan hệ hai nƣớc. Khi Trung Quốc tỏ ý lo ngại về khả năng phòng vệ của Nhật Bản, Mỹ không ngần ngại bày tỏ quan điểm: ―tốt hơn là để Nhật Bản có khả năng phòng vệ, nếu không, họ tất sẽ tìm sự hỗ trợ của một thế lực khác‖ (ám chỉ Liên Xô). Về một khía cạnh nào đó, Mỹ cũng đảo ngƣợc chính sách: từ việc coi Nhật Bản là một ―bức tƣờng lửa‖ ngăn chặn Trung Quốc, giờ đây Mỹ lại bắt tay với Trung Quốc nhằm kìm chế Nhật Bản trong khi vẫn duy trì Liên minh Mỹ - Nhật Bản. Quan hệ hai nƣớc chứng kiến một giai đoạn ―khủng hoảng niềm tin‖ từ cả hai phía. Đối với ngƣời Nhật, đó là hai ―cú sốc‖ mà Mỹ mang đến cho họ. Đối với ngƣời Mỹ, đó là thất bại của Mỹ ở Việt Nam, ―vụ Watergate‖, họ dần phải đối mặt với sự ―xa rời‖ của Nhật Bản, họ thậm chí chỉ trích ngƣời Nhật rằng nếu ngƣời Nhật tham gia tích cực hơn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã có thể kết thúc cuộc chiến sớm hơn nhiều. Tuy vậy, sau đó niềm tin nhanh chóng trở lại với nhân dân hai nƣớc. Với nhân dân Mỹ, chiến tranh không chỉ kết thúc trên chiến trƣờng Việt Nam mà cả trên các đƣờng phố Mỹ.

101 Với ngƣời Nhật, sau khi vƣợt qua các cú sốc và khủng hoảng dầu lửa, họ tiếp tục tự tin hội nhập với thế giới. Quan hệ Mỹ - Nhật Bản đƣợc đặt trong một bối cảnh lịch sử mới với nhiều mối quan hệ mới. Trên thế giới là sự xuất hiện nhiều trung tâm mạnh lên nhƣ Trung Quốc, Tây Âu và bản thân Nhật Bản bên cạnh hai siêu cƣờng Liên Xô và Mỹ. Năm trung tâm này không đơn thuần có các mối quan hệ đối đầu trong thế hai cực, mà các mối quan hệ tiến dần theo xu hƣớng hòa dịu, đối thoại và hợp tác hơn, trong khi luôn cạnh tranh, kìm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Đó là một thế giới với các mối quan hệ đa dạng, phức tạp hơn. Liên minh Mỹ - Nhật Bản vận động trong bối cảnh khu vực hình thành nhiều mối quan hệ theo kiểu tam giác: Xô – Mỹ – Trung, Mỹ – Nhật – Trung, Mỹ – Xô – Nhật… 3.4. Với quan hệ quốc tế và Việt Nam. Với quan hệ quốc tế, sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản phản ánh hai xu hƣớng của quan hệ quốc tế: hòa dịu, đối thoại về chính trị và cạnh tranh về kinh tế, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. Rõ ràng, do quá tập trung vào đối đầu, chạy đua vũ trang, địa vị bá quyền của Liên Xô và Mỹ đang bị thách thức bởi các cƣờng quốc khác. Từ đây, các cƣờng quốc tiếp tục cạnh tranh ảnh hƣởng ở các nƣớc ―Thế giới thứ Ba‖. Chính sách của Mỹ với Nhật Bản về kinh tế là một bộ phận của ―Chính sách Kinh tế mới‖ và ―Thỏa thuận Smithsonian‖ đã phá vỡ ―Thể chế Bretton Woods‖. Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ nói chung và với Nhật Bản nói riêng khiến cho quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á có sự thay đổi. Theo đó, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á giảm dần. Các nƣớc Châu Á chứng kiến sự quay trở lại của Nhật Bản bằng con đƣờng phi quân sự. Sự hỗ trợ của Nhật Bản với các nƣớc châu Á thông qua ODA, OECD ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái thiết các nƣớc châu Á trong thời kì hậu chiến ở Việt Nam. Một nhà ngoại giao kì cựu ở Châu Á , Kenneth T. Young, nhận định: ―Những năm 1969 – 1970 là một bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử Châu Á đƣơng thời. Thời đại bá quyền của phƣơng Tây đã chấm dứt. Mỹ bắt đầu rút dần sự

102 có mặt của mình. Một thời đại mới bắt đầu ở Châu Á – một thời đại mà ở đó, Nhật Bản nổi lên nhƣ một cƣờng quốc vƣợt trội trong khu vực‖.29 Công cuộc lập lại hòa bình, ổn định ở Đông Dƣơng và cải thiện quan hệ giữa các nƣớc Đông Nam Á có phần đóng góp quan trọng của Nhật Bản thông qua các hoạt động của Nhật Bản trong Hội nghị Jakarta 1970, viện trợ nhân đạo cho các nƣớc Đông Dƣơng, các hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á … Đối với Việt Nam, sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kì của Tổng thống Nixon có tác động không nhỏ tới cả hai mối quan hệ Mỹ - Việt Nam và Nhật Bản - Việt Nam. Trước hết, đối với mối quan hệ Mỹ - Việt Nam, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung của Mỹ cùng với những diễn biến trên chiến trƣờng Việt Nam và các cam kết của Nhật Bản với Mỹ khiến mối quan hệ Mỹ - Việt Nam có những thay đổi quan trọng. Năm 1968 cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân của quân đội nhân dân Việt Nam đã thách thức mọi giới hạn chịu đựng của dƣ luận nƣớc Mỹ. Một cuộc khủng hoảng chính trị thực sự đã nổ ra tại nƣớc Mỹ khiến Tổng thống R.Nixon vạch ra và quyết tâm theo đuổi ―Học thuyết Nixon” nói chung và chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh” nói riêng trong nhiệm kì của mình. ―Việt Nam hóa chiến tranh” có đƣờng lối chiến lƣợc cơ bản là hỗ trợ tăng cƣờng sức mạnh của quân đội bản xứ (cụ thể là quân đội Việt Nam Cộng hoà) để giảm sức ép và thay thế dần cho quân đội Mỹ. Tuy vậy, ―Việt Nam hóa chiến tranh” không phải là một sự rút lui hoàn toàn của Mỹ là bƣớc phát triển cao hơn, phối hợp cả 3 mũi hoạt động: Quân sự - bình định với hoạt động ngoại giao để vừa tiêu diệt, vừa cô lập đối phƣơng trên trƣờng quốc tế để từ đó có thể giành thắng lợi với cái giá chấp nhận đƣợc. Đó vừa là cách mà Nixon hy vọng Mỹ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến và cũng nhằm ổn địnhdƣ luận trong nƣớc. Để triển khai chiến lƣợc này, Mỹ tăng cƣờng viện trợ cả về

29 https://www1.gsec.keio.ac.jp/imgdata/working/15_pdf.pdf: Japan’s Southeast Asian Policy in the Post-Vietnam WaR, p.1, 10.38 AM, 5/11/2014.

103 quân sự và kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tăng cƣờng bình định khu vực nông thôn với chiến dịch Phƣợng Hoàng, mở rộng chiến tranh bằng các cuộc tấn công sang đất Campuchia năm 1970 và Lào năm 1971 nhằm chặn đƣờng tiếp tế cho quân Giải phóng và cắt đứt đƣờng mòn Hồ Chí Minh, đồng thời Mỹ còn bắt tay với Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhằm cô lập cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam… Với các chiến thắng trên các mặt trận quân sự, chống bình định, ngoại giao, Hiệp định Pari 1973 có thể coi là dấu chấm hết cho các mục tiêu ―Việt Nam hóa chiến tranh‖ của Mỹ. Sau 21 năm dính líu, Mỹ đã tìm đƣợc lối thoát khỏi Việt Nam, lối thoát này không phải trên danh dự của chiến thắng mà chính xác là một thất bại chƣa từng có trong lịch sử Mỹ. Tuy vẫn duy trì viện trợ và cố vấn quân sự song viện trợ của Mỹ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn không đáng kể. Trong những năm cuối thập niên 1960, ngân sách viện trợ lên tới hàng chục tỉ USD thì đến thời điểm sau năm 1973: ―theo ƣớc tính của CIA, chính quyền Thiệu chỉ nhận đƣợc khoảng 3,3 triệu USD trong những năm 1973 – 1974…và khoản viện trợ đó cũng không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả‖.[66, tr.668]. Chính quyền Thiệu vốn đã suy yếu, giờ đây càng khó có thể tự gánh vác cuộc chiến. Việc quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam khiến nền kinh tế của miền Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, công ăn việc làm khan hiếm, sản xuất ngƣng trệ. Đồng USD biến khỏi một xã hội mà ngƣời dân nơi đây vốn quen với những đồng đô la viện trợ của Mỹ. Các quán bar, câu lạc bộ phục vụ lính Mỹ không hoạt động…Sự cắt giảm viện trợ này xuất phát từ sự phản đối của Quốc hội Mỹ, sự suy giảm uy tín chính trị nghiêm trọng của Tổng thống Nixon sau những thất bại ở Việt Nam và vụ Watergate. Nguồn viện trợ này còn đƣợc bổ sung từ Nhật Bản bởi cam kết của Nhật Bản trong việc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình tái thiết ở Việt Nam hậu chiến. Những căn cứ, vũ khí, tài sản của Mỹ và thêm cả nguồn viện trợ ít ỏi sau năm 1973 không thể giúp Việt Nam Cộng hòa giành thắng lợi. Thậm chí, chính quyền đó đã sụp đổ hoàn toàn vào tháng 4 – 1975.

104 Có thể thấy, cùng với ―Học thuyết Nixon”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong thời kì này cũng nằm trong quá trình Mỹ rút dần sự có mặt ở Việt Nam. Nhật Bản trở thành một nhân tố đảm bảo cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn. Từ đây, hai nƣớc bƣớc vào một thời kì tuy không còn chiến tranh song lại là một thời kì ―đóng băng‖ tất cả các mối quan hệ song phƣơng kéo dài trong 20 năm. Ngƣợc lại, mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam lại bƣớc vào một thời kì mới. Trƣớc đó trong cuộc chiến tranh Việt Nam, do liên minh với Mỹ nên về tổng thể, lập trƣờng của Nhật Bản là đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ các chính phủ Nhật Bản nhƣ nội các Kishi (1957-1960), Ikeda (1960-1964), Sato (1964-1972) đều thi hành chính sách tiếp tay cho Mỹ chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà, cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật làm căn cứ hậu cần phục vụ chiến tranh Việt Nam. Nhật Bản đã cung cấp hàng hoá và dịch vụ ―nhà thầu quân sự‖ cho cả Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa mà nhờ chính sách này, nền kinh tế Nhật Bản đã đƣợc hƣởng lợi khá nhiều. Cho đến những năm 60, chính sách chủ đạo của Nhật Bản là đứng về phía Mỹ đối địch với Việt Nam dân chủ cộng hoà nhằm kiếm lợi về kinh tế và chính trị tại Việt Nam và Đông Dƣơng. Về mặt kinh tế, động cơ chính của Nhật là nhằm bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa tƣ bản nói chung và của tƣ bản Nhật nói riêng trong khu vực, giúp Nhật trở thành cƣờng quốc kinh tế trong hệ thống tƣ bản chủ nghĩa. Chính sách bồi thƣờng chiến tranh của Nhật cho Việt Nam cộng hoà vừa là trách nhiệm vừa là điều kiện cần để thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trƣờng miền Nam Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cũng nhìn nhận một cách khách quan rằng: Các nƣớc nhận bồi thƣờng chiến tranh chỉ đƣợc lợi một phần, còn chủ yếu thuộc về phía Nhật Bản. Thi hành đƣờng lối của Thủ tƣớng Yoshida, Nhật dựa hoàn toàn vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ và thực hiện chính sách đối nội cũng nhƣ đối ngoại do Mỹ vạch ra để tập trung các nguồn lực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.

105 Đồng thời, do nhu cầu đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nƣớc và do mất đi thị trƣờng Trung Quốc, Nhật đã tìm cách quay trở lại Đông Nam Á bằng cách xúc tiến bồi thƣờng chiến tranh cho các nƣớc trong khu vực. Sau đó, Nhật càng đẩy mạnh xâm nhập kinh tế vào Đông Nam Á thông qua viện trợ, đầu tƣ và xuất khẩu. Ở Việt Nam, sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết năm 1954, đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc đi theo con đƣờng Xã hội chủ nghĩa, miền Nam xây dựng chế độ nguỵ quyền với sự hỗ trợ của Mỹ. Do phụ thuộc vào Mỹ, Nhật Bản đã ủng hộ và phát triển quan hệ với miền Nam. Năm 1957, Thủ tƣớng Nhật Kishi cam kết bồi thƣờng chiến tranh cho Việt Nam và năm 1959 hai bên đã đạt đƣợc một Hiệp định về vấn đề này mặc dù có sự phản đối từ phía Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo Hiệp định, Nhật bồi thƣờng cho chính quyền Sài Gòn 39 triệu USD và cho vay 7,5 triệu USD. Sang đầu thập kỷ 60, viện trợ của Nhật Bản cho Nam Việt Nam vẫn ở mức thấp do nền kinh tế Nhật còn yếu, nhƣng vào đầu những năm 70 mức viện trợ đã đƣợc nâng lên vì chính sách ―Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và sự ―thần kì‖ của kinh tế Nhật đã thúc đẩy Nhật Bản đóng góp nhiều hơn vào cuộc chiến này. ―Từ 1968 – 1970, Nhật hỗ trợ cho Việt Nam Cộng hòa khoảng 2 triệu USD/năm, chủ yếu là hỗ trợ nhân đạo. Năm 1971 là 42 triệu USD trong đó: 16,8 triệu bồi thƣờng và 25,2 triệu cho vay.‖30Tuy vậy, quan hệ giữa Nhật Bản và chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế. Nhật Bản không thật chú trọng đầu tƣ vào ngành công nghiệp nƣớc sở tại, bởi các nhà đầu tƣ Nhật Bản không thể mạo hiểm đầu tƣ vào nơi bất ổn về chính trị và xã hội. Họ chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô giá rẻ. Năm 1968, Nhật vƣợt Mỹ trở thành nƣớc nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ Nhật tiếp tục ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tích cực viện trợ cho chính phủ Sài Gòn thân

30 https://www1.gsec.keio.ac.jp/imgdata/working/15_pdf.pdf: Japan’s Southeast Asian Policy in the Post-Vietnam War, p.9, 10.38 AM, 5/11/2014.

106 Mỹ, làm căn cứ hậu cần và là nơi xuất phát của máy bay quân sự B52 đánh phá Việt Nam. Nhật còn nhận nhiều đơn đặt hàng quân sự của Mỹ. Trung bình mỗi năm, Nhật thu khoảng 1,5 – 1,7 tỷ USD từ nguồn cung cấp hậu cần này.31 Nửa sau thập niên 1960, trên chiến trƣờng Đông Dƣơng nói chung và chiến trƣờng Việt Nam nói riêng, thế và lực của cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dƣơng đã trở nên áp đảo, Mỹ sa lầy và liên tiếp thất bại. Để chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam, với chính sách khá thực dụng, chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng điểu chỉnh chính sách đối với Việt Nam. Năm 1967, Thủ tƣớng Sato tán thành ném bom miền Bắc Việt Nam nhƣng Nhật không trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh với cớ là Hiến pháp không cho phép. Tuy nhiên, sự ủng hộ của Nhật Bản với cuộc chiến tranh Việt Nam đƣợc cho là nửa vời. Mục đích chủ yếu là duy trì Liên minh với Mỹ và tìm kiếm lợi nhuận ở Đông Nam Á mà không phải là dốc hết khả năng để giúp Mỹ giành chiến thắng. Do đó, việc hỗ trợ cho Việt Nam Cộng hòa chủ yếu dƣới hình thức viện trợ nhân đạo, trợ giúp khẩn cấp nhằm tránh tạo ra hình ảnh về một Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Điều này còn thể hiện trong cuộc điều tra dƣ luận của báo Yomiuri tháng 6 – 1966: 18% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là ―Mỹ là nguyên nhân cản trở giải quyết một cách hòa bình cho chiến tranh Việt Nam‖, 62% trả lời là ―không rõ‖, 8% cho là ―Trung Quốc‖ …Một số ngƣời Nhật khác tham gia phong trào phản chiến ở Mỹ, một số phong trào phản chiến ở Nhật Bản, ngăn chặn Mỹ chuyên chở phƣơng tiện chiến tranh sang Việt Nam…nhƣng đại bộ phận dƣờng nhƣ không quan tâm. Cuốn ―Cận cảnh ngoại giao nƣớc ta‖ năm 1968 xác nhận: ―xuất phát từ quy định của Hiến pháp hoặc xuất phát từ tình cảm hòa bình của quốc dân, cho đến lúc này,

31 http://hpu2.edu.vn/khoalichsu/content/nh%C3%A2n-t%C3%B4%CC%81-my%CC%83-trong- quan-h%C3%AA%CC%A3-vi%C3%AA%CC%A3t-nam-nh%C3%A2%CC%A3t-ba%CC%89n, 10.43 AM, 5/11/2014.

107 đất nƣớc ta vẫn luôn đứng ngoài về quân sự đối với cuộc phân tranh ở Việt Nam‖ [14, tr.196-197]. Ý tƣởng về việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã xuất hiện từ năm 1968, khi Tổng thống Mỹ L.Johnson ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, chấp nhận một cuộc đàm phán tại Pari về lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng và không tái tranh cử. Lúc đó, xu thế hòa bình ở Đông Dƣơng đã xuất hiện. Bộ Ngoại giao Nhật Bản (MOFA) đã đƣa ra phƣơng hƣớng cho các chính sách nhƣ sau: ―1. Nhật Bản sẽ tích cực ủng hộ cho công cuộc tái thiết của cả miền Bắc Việt Nam; 2. Chính phủ Nhật Bản sẽ tham gia vào Hội nghị quốc tế về lập lại hòa bình ở Việt Nam…‖32 Cuối thập niên 1960 – đầu 1970, với mục đích duy trì quan hệ Liên minh với Mỹ và giúp vấn đề Okinawa giải quyết nhanh chóng hơn, Nhật cam kết gánh vác trách nhiệm lớn hơn ở Châu Á. Tuy nhiên, trong khi Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam thì Nhật Bản hối thúc Mỹ thƣơng lƣợng về Okinawa – căn cứ quân sự quan trọng cho cuộc chiến. Hành động này đƣợc xem là khá ―vô tình‖. Thậm chí ngay cả trong quyết định thiết lập lại quan hệ với Trung Quốc cuối năm 1972, Nhật Bản cũng không lƣờng hết ý đồ của Mỹ trong việc dùng Trung Quốc làm ―đòn bẩy‖ để kết thúc chiến tranh Việt Nam. Quyết đinh đó của Nhật Bản không bao hàm mục tiêu đó. Tháng 10/1972, Ngoại trƣởng Nhật Chira nói: ―Có thể thấy rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi tới chỗ kết thúc. Nhật mong mỏi các bên liên quan có thái độ thƣơng lƣợng nghiêm chỉnh để mau chóng đi tới thoả thuận sớm lập lại hoà bình trên bán đảo Đông Dƣơng‖33. Việc Mỹ rút khỏi Đông Dƣơng đã để lại một ―khoảng trống quyền lực‖ nên đây là cơ hội để Nhật Bản quay lại châu Á bằng con đƣờng kinh tế. Sáng kiến về việc mở kênh liên lạc với Hà Nội bắt đầu từ 1971, đặc biệt sau

32 https://www1.gsec.keio.ac.jp/imgdata/working/15_pdf.pdf: Japan’s Southeast Asian Policy in the Post-Vietnam War, p.8, 10.38 AM, 5/11/2014. 33 http://hpu2.edu.vn/khoalichsu/content/nh%C3%A2n-t%C3%B4%CC%81-my%CC%83-trong-quan- h%C3%AA%CC%A3-vi%C3%AA%CC%A3t-nam-nh%C3%A2%CC%A3t-ba%CC%89n, 10.43 AM, 5/11/2014.

108 ―cú sốc Nixon‖ Nhật Bản càng thôi thúc mong muốn xây dựng nền ngoại giao với Đông Nam Á và Viêt Nam Dân chủ cộng hòa. Do vậy, không lâu sau khi ký hiệp định Paris về Việt Nam 1/1973, Nhật Bản đã thực hiện bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Các nhà lãnh đạo Nhật cho rằng, khi hoà nhập vào nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, Việt Nam sẽ tạo ra những cơ hội kinh tế cho các công ty Nhật Bản vốn đang tìm kiếm sự mở rộng thƣơng mại và đầu tƣ, nguồn tài nguyên thiên nhiên và khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi ở Đông Dƣơng. Từ đây, Nhật Bản sẽ cải thiện mối quan hệ với cả hai miền của Việt Nam, qua đó góp phần khẳng định vai trò của Nhật Bản trong việc tái thiết Việt Nam hậu chiến. Lần đầu tiên sau hơn hai thập kỉ, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi quan điểm của mình về Việt Nam. Trước đó, Nhật Bản luôn coi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là Chính phủ duy nhất hợp pháp đại diện cho toàn bộ Việt Nam. Sau nhiều cuộc thảo luận từ tháng 4 đến tháng 9 – 1973, ngày 21 – 9 – 1973, hai nƣớc Nhật Bản và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu bƣớc phát triển mới và nâng tầm quan hệ lên một bƣớc cao hơn. Giai đoạn đầu, mối quan hệ đó chƣa phát triển toàn diện và sâu sắc vì hai bên còn nghi ngại lẫn nhau; những khác biệt về hệ tƣ tƣởng, và sự chi phối mạnh mẽ của các nƣớc lớn, đặc biệt là sự chi phối bởi chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện này đã mở ra một thời kì mới, theo đó hai nƣớc tăng cƣờng trao đổi về kinh tế, văn hóa và tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau. Đặc biệt từ sau khi Nhật Bản công bố ―Học thuyết Fukuda‖ năm 1977. Theo đó, Nhật Bản sẽ nỗ lực hết mình nhằm xây dựng mối quan hệ tin cậy, chân thành với các nƣớc Đông Nam Á. Về phía Việt Nam, khi Trung Quốc thực hiện chính sách đảo ngƣợc với Mỹ, ngƣời Việt Nam đã thấy rõ ―trò chơi hai mặt của ngƣời Hán‖. Do đó, một đƣờng lối vô cùng quan trọng lúc này là phải tiến hành một đƣờng lối đối ngoại ―độc lập, tự chủ‖. Theo đó, chúng ta vừa phát huy đƣợc lợi thế của mình, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các nƣớc trên thế giới trong cuộc đấu

109 tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Việc chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao với một nƣớc liên minh thân cận với Mỹ đã thể hiện sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại của Đảng, là bƣớc đi phù hợp với xu thế hòa dịu của thế giới. Qua đây, vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ với Nhật Bản đƣợc nâng lên rõ rệt, hƣớng tới một mối quan hệ hợp tác toàn diện hơn với Nhật Bản. TIỂU KẾT Có thể thấy, những điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong giai đoạn 1969 – 1973 trên hai phƣơng diện an ninh – chính trị và kinh tế đã có tác động lớn đến cả hai chủ thể trong mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Những tác động này có mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế với từng chủ thể. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị, việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật Bản và Mỹ trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản có những tác động tích cực tới cả hai chủ thể của mối quan hệ, đồng thời cũng góp phần vào hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á. Đặc biệt, với Nhật Bản, việc thu hồi Okinawa năm 1972 là một thắng lợi chính trị của chính quyền Sato. Thời hậu chiến đã chấm dứt thực sự ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc Okinawa đƣợc trao trả cho Nhật Bản cũng tạo nên một số thay đổi với một bộ phận quân nhân Mỹ cũng nhƣ cƣ dân Nhật Bản tại Okinawa. Trên phƣơng diện kinh tế, việc Mỹ gây áp lực khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len và sợi nhân tạo sang Mỹ và định giá lại đồng Yen so với USD khiến quan hệ hai nƣớc trải qua một giai đoạn khó khăn với các cuộc đàm phán kéo dài và bế tắc. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 tuy không vƣợt ra khỏi khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật Bản nhƣng đã đánh dấu một thời kì mối quan hệ liên minh hai nƣớc bị thách thức bởi các vấn đề về kinh tế. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh này khiến chính sách đối ngoại của Nhật Bản có những điều chỉnh lớn, mở đƣờng cho sự trở lại bằng con đƣờng ―phi quân sự‖ của Nhật Bản ở Đông Nam Á. Theo đó, mối quan hệ giữa Việt Nam

110 với Nhật Bản bƣớc vào một thời kì mới. Ngƣợc lại, Mỹ rút dần sự hiện diện trong khu vực. Đối với Việt Nam, đầu thập niên 1970, với những diễn biến mau lẹ trên các chiến trƣờng và phức tạp trong quan hệ quốc tế, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh đã đƣợc kí kết tháng 1 – 1973. Đây là một thắng lợi vô cùng to lớn của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và trong bối cảnh Mỹ có những điều chỉnh chính sách với Nhật Bản, sự viện trợ của Mỹ cho chính quyền Việt Nam cộng hòa ngày càng hạn chế đã tạo điều kiện cho Nhật Bản mở ra một mối quan hệ mới với Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản toàn diện về sau.

111

KẾT LUẬN

Trong những năm 1969 – 1973, thế giới chứng kiến sự biến đổi của các mối quan hệ trụ cột trong quan hệ quốc tế nhƣ mối quan hệ ổn định và bắt đầu giảm chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô – Mỹ, sự rạn nứt trong quan hệ Xô – Trung, bình thƣờng hóa trong quan hệ Mỹ - Trung ... Bên cạnh đó là sự phát triển kinh tế ―thần kì‖ của Nhật Bản, sự nổi lên của các nƣớc ―Thế giới thứ Ba‖, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục dâng lên mạnh mẽ ở nhiều nơi…Tổng thống Nixon và chính quyền Mỹ nhanh chóng thực hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm giải quyết những khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ khôi phục địa vị bá quyền của Mỹ vốn đang bị thách thức. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ thể hiện trƣớc hết thông qua “Học thuyết Nixon” năm 1969, sau đó đƣợc hoàn chỉnh dần trong nhiệm kì của Tổng thống. Theo đó, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản cũng có sự điều chỉnh so với thời kì trƣớc khi Nixon lên cầm quyền. Sự điều chỉnh của Mỹ tập trung chủ yếu trên hai phƣơng diện chủ yếu: chính trị - an ninh và kinh tế. Cu thể, hai vấn đề nổi bật nhất trong quan hệ hai nƣớc là “việc gia hạn Hiệp ước An ninh và vấn đề Okinawa” cùng với “vấn đề ngành dệt và sự điều chỉnh tỷ giá đồng Yen”. Sự điều chỉnh trên hai vấn đề đã đem lại những kết quả tích cực cũng nhƣ hạn chế cho từng nƣớc và mối quan hệ chung. Nếu vấn đề thứ nhất đƣợc xem là thành công, là mang tính xây dựng và đáp ứng lợi ích cho cả đôi bên thì vấn đề thứ hai thể hiện nhiều hạn chế, mang tính đơn phƣơng và cả hai chủ thể đều không thỏa mãn đƣợc lợi ích của mình. Việc đánh giá thành công hay hạn chế của từng chính sách mang tính tƣơng đối. Tuy nhiên, sự điều chỉnh đó có tác động không nhỏ tới quan hệ liên minh giữa hai nƣớc và bản thân từng chủ thể cũng nhƣ quan hệ quốc tế và Việt Nam.

112 Phải khẳng định rằng, sự điều chỉnh đó phản ánh một thực tế là lần đầu tiên kể từ sau khi thiết lập, mối quan hệ Liên minh Mỹ - Nhật Bản đã bị thách thức, đặc biệt là trên quan hệ kinh tế. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với các nhà lãnh đạo hai nƣớc. Tuy nhiên, việc trao trả Okinawa diễn ra đúng lúc có những căng thẳng về kinh tế, do đó đây là quyết định kịp thời khiến mối quan hệ liên minh không bị gián đoạn. Do đó, có thể khẳng định rằng, dù có những sự điều chỉnh nhƣng quan hệ liên minh Mỹ - Nhật đã vƣợt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục đƣợc duy trì. Thông cáo 1969 giữa Mỹ và Nhật Bản đã nêu rõ: ―Mỹ sẽ tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản trên cơ sở tình hữu nghị và tin tƣởng lẫn nhau và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình và an ninh của khu vực Đông Á‖. Sự điều chỉnh đó không phá vỡ liên minh mà mang đến cho mỗi chủ thể những nhận thức mới về các mối quan hệ trên phạm vi rộng cũng nhƣ các mối quan hệ song phƣơng. Từ đó, mỗi chủ thể bƣớc vào một thời kì mới với những hƣớng đi mới. Đặc biệt là với Nhật Bản, quá trình tiến vào thị trƣờng Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ hơn bằng con đƣờng phi quân sự. Theo đó, Nhật Bản và các nƣớc Đông Nam Á trong đó có Việt Nam từng bƣớc thiết lập nền tảng trụ cột cho các mối quan hệ chiến lƣợc về kinh tế và sau đó là quan hệ chính trị - an ninh. Ngƣợc lại với sự ―đóng băng‖ của mối quan hệ Mỹ - Việt Nam, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đƣợc thiết lập và bƣớc vào một thời kì mới. Từ những điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong thời kì đó có thể thấy đƣợc địa vị ngày càng cao của Nhật Bản trong hệ thống kinh tế thế giới và do đó vai trò chính trị với khu vực cũng không ngừng mở rộng. Sau năm 1972, Mỹ yêu cầu Nhật Bản phải chia sẻ gánh nặng với Mỹ ở Okinawa và trong công cuộc tái thiết Đông Nam Á hậu chiến tranh Việt Nam. Do đó, Mỹ đã thúc đẩy quá trình trở lại châu Á bằng con đƣờng phi quân sự của Nhật Bản. Rõ ràng, với một Nhật Bản có nền kinh tế phát triển hàng đầu ở châu Á và có ảnh hƣởng ngày càng mạnh mẽ trong khu vực, Nhật Bản trở thành một đối tác hết sức quan trọng của Mỹ. Với một đối tác nhƣ thế, mối quan hệ liên

113 minh này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, do Mỹ vẫn đƣợc phép sử dụng các căn cứ tại Okinawa theo các điều khoản đã kí trong Hiệp ƣớc ngày 17 – 6 – 1971 khiến việc hai nƣớc cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành các căn cứ này sẽ tiếp tục là vấn đề rất quan trọng trong việc củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản. Do đó, việc giải quyết các vấn đề chung giữa hai nƣớc cần phải dựa trên nguyên tắc hòa bình, hợp tác, bình đẳng và hai bên cùng có lợi thì mới có thể duy trì đƣợc mối quan hệ liên minh thực sự bền vững. Hiện nay, dù không còn thế hai cực trong chiến tranh lạnh và việc viện trợ cho đồng minh cũng không quá cần thiết, nhƣng trƣớc sức mạnh kinh tế của Trung Quốc với tốc độ tăng trƣởng kinh tế thậm chí còn cao hơn Nhật Bản và ngân sách quốc phòng ngày càng ―phình to‖ của họ, mối nguy cơ từ Trung Quốc là rất lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng nhƣ hiện nay, Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng bá quyền của mình. Do đó, Liên minh Mỹ - Nhật Bản tiếp tục thể hiện vai trò thiết yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh và cân bằng quyền lực trong khu vực.

114 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt 1. Hoàng Anh, Quan hệ Mỹ-Trung-Nhật và tác động đến an ninh quốc tế, khu vực, Tạp chí Toàn cảnh – sự kiện – dƣ luận, số 167, 2004. 2. Báo cáo về kinh tế Mỹ và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ : Tháng 4-1969, Viện Kinh tế học, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Uỷ ban khoa học xã hội, 1969. 3. Ngô Xuân Bình (Cb), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học xã hội, 2000. 4. Hồ Châu, Tam giác Mỹ - Nhật - Trung trong quan hệ thế giới hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3, 2006. 5. Nguyễn Anh Dũng, Về chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ (1946-1990, Nxb Sự thật, 1990. 6. Gaddis, John L., Giờ chúng ta mới biết- Suy nghĩ lại về lịch sử chiến tranh lạnh, Bản dịch của khoa Quốc tế học, Trƣờng ĐH KHXH&NV Hà Nội, 2009. 7. Nguyễn Hoàng Giáp, Tác động của sự điều chỉnh Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đến Đông Nam á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2005. 8. Dƣơng Hà, Một chương bi thảm , Nxb Quân đội nhân dân, 1980. 9. Harvey, Robert, MacArthur, cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật, Thế Anh biên dịch, Nxb Thời đại, 2010. 10. Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tế thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2000. 11. Nguyễn Quốc Hùng (Cb), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, 2012. 12. Nguyễn Khắc Huỳnh, Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tác động của nhân tố quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010. 13. Nguyễn Thái Yên Hƣơng , Triển vọng quan hệ Mỹ - Nhật Bản và tác động đến khu vực Đông Nam á, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3, 2006.

115 14. Irie Akira, Ngoại giao Nhật Bản, sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa, Lê Thị Bình, Nguyễn Đức Minh (dịch), Nxb Tri Thức, 2012. 15. Ivanôp M. I., Sự phát triển chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản, ; Nguyễn Ngọc Lƣ.... (Dịch), Nxb Quân đội nhân dân, 1986. 16. Jentleson, Bruce W., Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỉ XXI, Linh Lan, Yên Hƣơng…dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 17. Khủng hoảng đồng đôla, Nxb Sự thật, 1979. 18. Kimball, Jeffrey., Hồ sơ chiến tranh Việt Nam : Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời kỳ Nixon, Hồ Tuyến dịch, Nxb Công an nhân dân, 2007. 19. Kissinger, Henry A., Cuộc chạy đua vào nhà trắng : Vào nhà trắng những tháng năm từ 1968 đến 1973, Lê Ngọc Tú (dịch), Nxb Công an nhân dân, 2004. 20. Lê Linh Lan, Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Phạm Cao Phong..., Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003. 21. Phạm Khắc Lãm, Nước Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. 22. Nguyễn Kim Lân, Đông Nam á trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ, Tạp chí Toàn cảnh sự kiện-dƣ luận, số 173, 2004. 23. Phan Ngọc Liên (cb), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục, 2000. 24. Lƣu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, 1998. 25. Lƣu Văn Lợi, Hai mươi bảy bức thư của Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu , Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1(60), 2005. 26. Lý Kiện, Ngọn lửa chiến tranh lạnh, Ngô Văn Tuyển dịch, Nxb Thanh niên, 2001.

116 27. Lý Thực Cốc, Mỹ thay đổi lớn Chiến lược toàn cầu: Sách tham khảo, Lê Quang Lâm dịch, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. 28. Phan Doãn Nam, Lê Linh Lan, Đinh Hiền Lƣơng... , Chuyên khảo các vấn đề quốc tế và ngoại giao Việt Nam, Nxb Thông tin Khoa học quan hệ Quốc tế, 2000. 29. McCommick, Thomas J., Nước Mỹ nửa thế kỉ - Chính sách đối ngoại cuả Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 30. Hữu Ngọc, Hồ sơ văn hoá Mỹ , Nxb Thế giới, 1995. 31. Nixon, R.M., Về chuyến đi thăm của Nixơn sang Trung Quốc : Hồi ký, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, 1978. 32. Nixon, R.M., Hồi ký Richard Nixon, Dịch: Nguyễn Khắc Ân, Nxb Công an nhân dân, 2004. 33. Trần Anh Phƣơng, Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (55) – 2005. 34. Lê Kim Sa, Quan hệ kinh tế của Mỹ với Nhật Bản những năm 1990 : Nền tảng, đặc điểm và tác động, Nxb Khoa học xã hội, 2004. 35. Phạm Minh Sơn ch.b..Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nxb Lý luận chính trị, 2008. 36. Nguyễn Thiết Sơn, Hoa Kỳ kinh tế và quan hệ quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, 2004. 37. Nguyễn Xuân Sơn (Cb), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. 38. Nguyễn Anh Thái (ch.b), Đỗ Thanh Bình, Vũ Ngọc Oanh...Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, Nxb Đại học quốc gia, 1998. 39. Trần Thiện Thanh, Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX : LATS Lịch sử: 62.22.50.05, 2008.

117 40. Phùng Đức Thắng, Trần Minh Trƣởng, Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc – Hoa Kỳ và Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước, Nxb ĐHQGHN, 2005. 41. Nguyễn Xuân Thắng (c.b), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học xã hội, 2004. 42. Lê Bá Thuyên, Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay : LAPTSKH Lịch sử: 5.03.05, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994. 43. Tố Uyên, Nhân tố Nhật Bản trong quan hệ Trung-Mỹ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 1(156), 2004. 44. Walters, Vernon A., Cố vấn năm đời tổng thống Mỹ : Hồi kí chính trị, Thu Hà lƣợc dịch, Nxb Công an nhân dân, 2003. 45. Hoàng Thị Yến, Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh và tác động tới khu vực Đông Á, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

Tiếng Anh 46. Brown Seyom, The crises of power : An interpretation of United States foreign policy during the Kissinger years, New York : Columbia University press, 1979. 47. Broz Ivan, Who threatens who? , Prague : ORBIS press agency, 1982. 48. Burnell Elaine A., Asian dilemma : United State, Japan and : A special report from the center for the study of democratic institutions, Santa Barbara (Calif.) : The center for the study of democratic institutions, 1969. 49. Cha Victor D., Alignment despite antagonism : The United States - Korea - Japan security triangle, Stanford, California : Stanford Univ. Press, 1999.

118 50. Clapp Priscilla, Halperin M. H., United States - Japanese relations : The 1970's, Cambridge : Harvard University press, 1974. 51. Destler I.M., Sato Hideo, Clapp Priscilla, Managing an Alliance : The politics of U.S.- Japanese relations, Washington : The Bookings Institution, 1976. 52. Garrison Jean A., Making China policy : From Nixon to G.W. Bush, Lynne Rienner Publishers, 2005. 53. Garver John W., China's decision for rapprochement with the United States, 1968-1971, Colorado : Westview Press, 1982. 54. Gibney Frank, Japan : The Frangile Superpower, Revised edition, Tokyo : Charles E. Tuttle Company, 1979 55. Giffard Sydney, Japan among the powers 1890 – 1990, New Haven and London, 1994. 56. Grant Richard L., Strengthening the U.S. - Japan Partnership in the 1990s : Ensuring the Alliance in an unsure world, Honolulu Washington : Pacific forum / CSIS The Center for strategic and International studies, 1992. 57. Greene John Robert, The limits of power : The Nixon and Ford administrations, Bloomington Indianapolis : Indiana University press, 1992. 58. Haldeman H.R., The Haldeman diaries : Inside the Nixon house, New York : G.P. Putnam's Sons, 1994. 59. Harland Bryce, Collision course : America and East Asia in the past and the future , Singapore : Inst. of Southeast Asian studies, 1996. 60. Hayashi Kichiro, The U.S. - Japanese economic relationship: can it be improved?, New York ; London : New York University Press, 1989. 61. Hinton Harold C., Three and a half Powers : The new balance in Asia, Bloomington ; London : Indiana University Press, 1975.

119 62. Iriye Akira (Ed), Wampler Robert A., Partnership: the United States and Japan 1951-2001, Tokyo : Kodansha international, 2001. 63. Jones Alan M., Jr., U. S. Foreign Policy in a Changing World : The Nixon Administration, 1969-1973 - New York : David McKay Company, Inc., c'1973. 64. Kaoru Okuizumu, Calder Kent E., Gong Gerrit W., The U.S. - Japan economic relationship in East and Southeast Asia : A policy framework for Asia-pacific economic cooperation, Washington: The center for strategic and international studies, 1992. 65. Koh Tommy T.B., The United States and East Asia: Conflict and cooperation, Singapore : The Institute of policy studies, 1995. 66. Lafeber Walter, The American Age - U.S. foreign policy at home and abroad, Vol II, w.w. Norton & Company, Inc., New York, 1994. 67. Lafeber Walter, U.S. – Japanese relations throughout History: The Clash, w.w. Norton & Company, Inc., New York, 1998. 68. Little Arthur D., The Japanese non - tariff trade barrier issue: American Views and the Implications for Japan - U.S. trade Relations, - Tokyo : National Institute for Research Advancement, 1979. 69. Livingston John, Moore Joe, Olfather Felica, Postwar Japan : 1945 to the present , New York : Pantheon books, 1973. 70. McClain James, Japan: a Modern History, w.w. Norton &Company, New York, 2002. 71. Morley James W., Forecast for Japan: security in the 1970's, Princeton : Princeton University Press, 1972. 72. Morley James W., Japan and Korea : America's allies in the Pacific, New York : Walker and Comp., 1965. 73. Mueller J.E., War, presidents and public opinion, University press of America, 1985.

120 74. Nathan James A., Oliver James K., Foreign Policy Making and the American Political System , Toronto - Canada, 1983. 75. Nixon Richard, A New Strategy for Peace : A report to the Congress by Richard Nixon President of the United States February 18, 1970, Washington : The White House, 1970. 76. Nixon Richard, Leaders, New York : A. Warner Communications Company, 1982. 77. Nixon Richard, Richard Nixon : Containing the public messages, speeches and statements of the president: 1972, Washington : U.S. Government printing office, 1974. 78. Oppenheim Phillip, Trade wars : Japan versus the west, London : Weidenfeld and Nicolson, 1992. 79. Prestowitz Clyde V., Trading places : How we allowed Japan to take the lead, New York : Basic books, 1988. 80. Reischauer Edwin O., The United States and Japan - 3rd ed, New York : The Viking Press, 1969. 81. Richard P. Cronin, Japan, the United states and prospects for the Asian - Pacific century : Three scenarios for the future, New York Singapore : St. Martin's press Institute of Southeast Asian studies, 1992. 82. Scalapino R.A., The foreign policy of modern Japan, Berkeley : University of California press, 1977 83. Stearns Peter N., Documents in world history – Volume II, New York, 1988. 84. Swearingen Rodger, The Soviet Union and postwar Japan, Stanford : Hoover Institution press, 1978. 85. The Fukuoka UNESCO Association, The second international seminar on Japanese studies: Papers and Discussions, 1975. 86. Viotti Paul R., American foreign policy and national security – A documentary record, New Jersey, 2005.

121 87. Weinstein Franklin B., U. S. - Japan relations and the security of East Asia : The next decade, Boulder : Westview, 1978. 88. Yamamura Kozo, Economic polocy in Postwar Japan : Growth versus economic democracy, Berkeley ; Los Angeles : Universities of California Press, 1967. Internet

1. www.nixonlbrary.gov/

2. www.niraikanai.wwma.net/

3. www.presidency.ucsb.edu/

4. www.ioc.u-tokyo.ac.jp/

5. http://www.usgovernmentspending.com …..

122 Phụ lục 1: The Nixon Doctrine (Học thuyết Nixon) Address to the Nation on the War in Vietnam November 3, 1969 P-691101 11/3/1969

Good evening, my fellow Americans: Tonight I want to talk to you on a subject of deep concern to all Americans and to many people in all parts of the world—the war in Vietnam. I believe that one of the reasons for the deep division about Vietnam is that many Americans have lost confidence in what their Government has told them about our policy. The American people cannot and should not be asked to support a policy which involves the overriding issues of war and peace unless they know the truth about that policy. Tonight, therefore, I would like to answer some of the questions that I know are on the minds of many of you listening to me. How and why did America get involved in Vietnam in the first place? How has this administration changed the policy of the previous administration? What has really happened in the negotiations in Paris and on the battlefront in Vietnam? What choices do we have if we are to end the war? What are the prospects for peace? Now, let me begin by describing the situation I found when I was inaugurated on January 20. --The war had been going on for 4 years. --31,000 Americans had been killed in action. --The training program for the South Vietnamese was behind schedule. --540,000 Americans were in Vietnam with no plans to reduce the number. --No progress had been made at the negotiations in Paris and the United States had not put forth a comprehensive peace proposal --The war was causing deep division at home and criticism from many of our friends as well as our enemies abroad. In view of these circumstances there were some who urged that I end the war at once by ordering the immediate withdrawal of all American forces. From a political standpoint this would have been a popular and easy course to follow.

123 After all, we became involved in the war while my predecessor was in office. I could blame the defeat which would be the result of my action on him and come out as a peacemaker. Some put it to me quite bluntly: This was the only way to avoid allowing Johnson’s war to become Nixon’s war. But I had a greater obligation than to think only of the years of my administration and of the next election. I had to think of the effect of my decision on the next generation and on the future of peace and freedom in American and in the world. Let us all understand that the question before us I not whether some Americans are for peace and some are against peace. The question at issue is not whether Johnson’s war becomes Nixon’s war. The great question is: How can we win America’s peace? Well, let us turn now to the fundamental issue. Why and how did the United States become involved in Vietnam in the first place? Fifteen years ago North Vietnam, with the logistical support of Communist China and the Soviet Union, launched a campaign to impose a Communist government on South Vietnam by instigating and supporting a revolution. In response to the request of the Government of South Vietnam, President Eisenhower sent economic aid and military equipment to assist the people of South Vietnam in their efforts to prevent a Communist takeover. Seven years ago, President Kennedy sent 16,000 military personnel to Vietnam as combat advisers. Four years ago, President Johnson sent American combat forces to South Vietnam. Now, many believe that President Johnson’s decision to send American combat forces to South Vietnam was wrong. And many others—I among them— have been strongly critical of the way the war has been conducted. But the question facing us today is: Now that we are in the war, what is the best way to end it? In January I could only conclude that the precipitate withdrawal of American forces from Vietnam would be a disaster not only for South Vietnam but for the United States and the cause of peace. For the South Vietnamese, our precipitate withdrawal would inevitably allow the Communists to repeat the massacres which followed their takeover in the North 15 years before. --They then murdered more than 50,000 people and hundreds of thousands more died in slave labor camps. --We saw a prelude of what would happen in South Vietnam when the Communists entered the city of Hue last year. During their brief rule there, there was a bloody reign of terror in which 3,000 civilians were clubbed, shot to death, and buried in mass graves.

124 --With the sudden collapse of our support, these atrocities of Hue would become the nightmare of the entire nation—and particularly for the million and a half Catholic refugees who fled to South Vietnam when the Communists took over in the North. For the United States, this first defeat in our Nation’s history would result in a collapse of confidence in American leadership, not only in Asia but throughout the world. Three American Presidents have recognized the great stakes involved in Vietnam and understood what had to be done. In 1963, President Kennedy, with his characteristic eloquence and clarity, said: ―. . . we want to see a stable government there, carrying on a struggle to maintain its national independence. ―We believe strongly in that. We are not going to withdraw from that effort. In my opinion, for us to withdraw from that effort would mean a collapse not only of South Vietnam, but Southeast Asia. So we are going to stay there.‖ President Eisenhower and President Johnson expressed the same conclusion during their terms in office. For the future of peace, precipitate withdrawal would thus be a disaster of immense magnitude. --A nation cannot remain great if it betrays its allied and lets down its friends. --Our defeat and humiliation in South Vietnam without question would promote recklessness in the councils of those great powers who have not yet abandoned their goals of world conquest. --This would spark violence wherever our commitments help maintain the peace—in the Middle East, in Berlin, eventually even in the Western Hemisphere. Ultimately, this would cost more lives. It would not bring peace; it would bring more war. For these reasons, I rejected the recommendation that I should end the war by immediately withdrawing all of our forces. I chose instead to change American policy on both the negotiating front and battlefront. In order to end a war fought on many fronts, I initiated a pursuit for peace on many fronts. In a television speech on May 14, in a speech before the United Nations, and on a number of other occasion I set forth our peace proposals in great detail. --We have offered the complete withdrawal of all outside forces within 1 year. --We have proposed a cease fire within 1 year.

125 --We have offered free elections under international supervision with the Communists participating in the organization and conduct of the elections as an organized political force. And the Saigon Government has pledged to accept the result of the elections. We have not put forth our proposals on a take-it-or-leave-it basis. We have indicated that we are willing to discuss the proposals that have been put forth by the other side. We have declared that anything is negotiable except the right of the people of South Vietnam to determine their own future. At the Paris peace conference, Ambassador Lodge has demonstrated our flexibility and good faith in 40 public meetings. Hanoi has refused even to discuss our proposals. They demand our unconditional acceptance of their terms, which are that we withdraw all American forces immediately and unconditionally and that we overthrow the Government of South Vietnam as we leave.We have not limited our peace initiatives to public forums and public statements. I recognized, in January, that a long and bitter war like this usually cannot be settled in a public forum. That is why in addition to the public statements and negotiations I have explored every possible private avenue that might lead to a settlement. Tonight I am taking the unprecedented step of disclosing to you some of our other initiatives for peace—initiatives we undertook privately and secretly because we thought we thereby might open a door which publicly would be closed. I did not wait for my inauguration to begin my quest for peace. --Soon after my election, through an individual who is directly in contact on a personal basis with the leaders of North Vietnam, I made two private offers for a rapid, comprehensive settlement. Hanoi’s replies called in effect for our surrender before negotiations. --Since the Soviet Union furnishes most of the military equipment for North Vietnam, Secretary of State Rogers, my Assistant for National Security Affairs, Dr. Kissinger, Ambassador Lodge, and I, personally have met on a number of occasions with representatives of the Soviet Government to enlist their assistance in getting meaningful negotiations started. In addition, we have had extended discussions directed toward that same end with representatives of other governments which have diplomatic relations with North Vietnam. None of these initiatives have to date produced results. --In mid-July, I became convinced that it was necessary to make a major move to break the deadlock in the Paris talks. I spoke directly in this office, where I am not sittin, with an individual who had known Ho Chi Minh [President,

126 Democratic Republic of Vietnam] on a personal basis for 25 years. Through him I sent a letter to Ho Chi Minh. Address to the Nation on the War in Vietnam I did this outside of the usual diplomatic channels with the hope that with the necessity of making statements for propaganda removed, there might be constructive progress toward bringing the war to an end. Let me read from that letter to you now. ―Dear Mr. President: ―I realize that it is difficult to communicate meaningfully across the gulf of four years of war. But precisely because of this gulf, I waƣted to take this opportunity to reaffirm in all solemnity my desire to work for a just peace. I deeply believe that the war in Vietnam has gone on too long and delay in bringing it to an end can benefit no one—least of all the people of Vietnam. . . . ―The time has come to move forward at the conference table toward an early resolution of this tragic war. You will find us forthcoming and open-minded in a common effort to bring the blessings of peace to the brave people of Vietnam. Let history record that at this critical juncture, both sides turned their face toward peace rather than toward conflict and war.‖ I received Ho Chi Minh’s reply on August 30, 3 days before his death. It simply reiterated the public position North Vietnam had taken at Paris and flatly rejected my initiative. The full text of both letters is being released to the press. --In addition to the public meetings that I have referred to, Ambassador Lodge has met with Vietnam’s chief negotiator in Paris in 11 private sessions. --We have taken other significant initiatives which must remain secret to keep open some channels of communication which may still prove to be productive. But the effect of all the public, private, and secret negotiations which have been undertaken since the bombing halt a year ago and since this administration came into office January 20, can be summed up in one sentence: No progress whatever has been made except agreement on the shape of the bargaining table. Well now, who is at fault? It has become clear that the obstacle in negotiating an end to the war is not the President of the United States. It is not the South Vietnamese Government. The obstacle is the other side’s absolute refusal to show the least willingness to join us in seeking a just peace. And it will not do so while it is convinced that all it has to do is to wait for our next concession, and our next concession after that one, until it gets everything it wants.

127 There can now be no longer any questions that progress in negotiation depends only on Hanoi’s deciding to negotiate, to negotiate seriously. I realize that this report on our efforts on the diplomatic front is discouraging to the American people, but the American people are entitled to know the truth—the bad news as well as the good news—where the lives of our young men are involved. Now let me turn, however, to a more encouraging report on another front. At the time we launched our search for peace I recognized we might not succeed in bringing an end to the war through negotiation. I, therefore, put into effect another plan to bring peace—a plan which will bring the war to an end regardless of what happens on the negotiating front. It is in line with a major shift in U.S. foreign policy which I described in my press conference at Guam on July 25. Let me briefly explain what has been described as the Nixon Doctorine—a policy which not only will help end the war in Vietnam, but which is an essential element of our program to prevent future Vietnams. We Americans are a do-it-yourself people. We are an impatient people. Instead of teaching someone else to do a job, we like to do it ourselves. And this trait has been carried over into our foreign policy. In Korea and again in Vietnam, the United States furnished most of the money, most of the arms, and most of the men to help the people of those countries defend their freedom against ommunist aggression. Before any American troops were committed to Vietnam, a leader of another Asian country expressed this opinion to me when I was traveling in Asia as a private citizen. He said: ―When you are trying to assist another nation defend its freedom, U.S. policy should be to help them fight the war but not to fight the war for them.‖ Well, in accordance with this wise counsel, I laid down in Guam three principles as guidelines for future American policy toward Asia: --First, the United States will keep all of its treaty commitments. --Second, we shall provide a shield if a nuclear power threatens the freedom of a nation allied with us or of a nation whose survival we consider vital to our security. --Third, in cases involving other types of aggression, we shall furnish military and economic assistance when requested in accordance with our treaty

128 commitments. But we shall look to the nation directly threatened to assume the primary responsibility of providing the manpower for its defense. After I announced this policy, I found that the leaders of the Philippines, Thailand, Vietnam, South Korea, and other nations which might be threatened by Communist aggression, welcomed this new direction in American foreign policy. The defense of freedom is everybody’s business—not just America’s business. And it is particularly the responsibility of the people whose freedom is threatened. In the previous administration, we Americanized the war in Vietnam. In this administration, we are Vietnamizing the search for peace. The policy of the previous administration not only resulted in our assuming the primary responsibility for fighting the war, but even more significantly did not adequately stress the goal of strengthening the South Vietnamese so that they could defend themselves when we left. The Vietnamization plan was launched following Secretary Laird’s visit to Vietnam in March. Under the plan, I ordered first a substantial increase in training and equipment of South Vietnamese forces. In July, on my visit to Vietnam, I changed General Abrams’ orders so that they were consistent with the objectives of our new policies. Under the new orders, the primary mission of our troops is to enable the South Vietnamese forces to assume the full responsibility for the security of South Vietnam. Our air operations have been reduced by over 20 percent. And now we have begun to see the results of this long overdue change in American policy in Vietnam. --After 5 years of Americans going into Vietnam, we are finally bringing American men home. By December 15, over 60,000 men will have been withdrawn from South Vietnam—including 20 percent of all of our combat forces. --The South Vietnamese have continued to gain strength. As a result they have been able to take over combat responsibilities for our American troops. Two other significant developments have occurred since this administration took office. --Enemy infiltration, infiltration which is essential if they are to launch a major attack, over the last 3 months is less than 20 percent of what it was over the same period last year. --Most important—United States casualties have declined during the last 2 months to the lowest point in 3 years. Let me now turn to our program for the future.

129 We have adopted a plan which we have worked out in cooperation with the South Vietnamese for the complete withdrawal of all U.S. combat ground forces, and their replacement by South Vietnamese forces on an orderly scheduled timetable. This withdrawal will be made from strength and not from weakness. As South Vietnamese forces become stronger, the rate of American withdrawal can become greater. I have not and do not intend to announce the timetable for our program. And there are obvious reasons for this decision which I am sure you will understand. As I have indicated on several occasions, the rate of withdrawal will depend on developments on three fronts. One of these is the progress which can be or might be made in the Paris talks. An announcement of a fixed timetable for our withdrawal would completely remove any incentive for the enemy to negotiate an agreement. They would simply wait until our forces had withdrawn and then move in. The other factors on which we will base our withdrawal decisions are the level of enemy activity and the progress of the training programs of the South Vietnamese forces. And I am glad to be able to report tonight progress on both of these fronts has been greater than we anticipated when we started the program in June for withdrawal. As a result, our timetable for withdrawal is more optimistic now than when we made our first estimates in June. Now, this clearly demonstrates why it is not wise to be frozen in on a fixed timetable. We must retain the flexibility to base each withdrawal decision on the situation as it is at that time rather than on estimates that are no longer valid. Along with this optimistic estimate, I must—in all candor—leave one note of caution. If the level of enemy activity significantly increases we might have to adjust our timetable accordingly. However, I want the record to be completely clear on one point. At the time of the bombing halt just a year ago, there was some confusion as to whether there was an understanding on the part of the enemy that if we stopped the bombing of North Vietnam they would stop the shelling of cities in South Vietnam. I want to be sure that there is no misunderstanding on the part of the enemy with regard to our withdrawal program. We have noted the reduced level of infiltration, the reduction of our casualties, and our basing our withdrawal decisions partially on those factors.

130 If the level of infiltration or our casualties increase while we are trying to scale down the fighting, it will be the result of a conscious decision by the enemy. Hanoi could make no greater mistake than to assume that an increase in violence will be to its advantage. If I conclude that increased enemy action jeopardized our remaining forces in Vietnam, I shall not hesitate to take strong and effective measures to deal with that situation. This is not a threat. This is a statement of policy, which as Commander in Chief of our Armed Forces, I am making in meeting my responsibility for the protection of American fighting men wherever they may be. My fellow Americans, I am sure you can recognize from what I have said that we really only have two choices open to us if we want to end this war. --I can order an immediate, precipitate withdrawal of all Americans from Vietnam without regard to the effects of that action. --Or we can persist in our search for a just peace through a negotiated settlement if possible, or through continued implementation of our plan for Vietnamization if necessary—a plan in which we will withdraw all our forces from Vietnam on a schedule in accordance with our program, as the South Vietnamese become strong enough to defend their own freedom. I have chosen the second course. It is not the easy way. It is the right way. It is a plan which will end the war and serve the cause of peace—not just in Vietnam but in the Pacific and in the world. In speaking of the consequences of a precipitate withdrawal, I mentioned that our allies would lose confidence in America. Far more dangerous, we would lose confidence in ourselves. Oh, the immediate reaction would be a sense of relief that our men were coming home. But as we saw the consequences of what we had done, inevitable remorse and divisive recrimination would scar our spirit as a people. We have faced other crises in our history and have become stronger be rejecting the easy way out and taking the right way in meeting our challenges. Our greatness as a nation has been our capacity to do what had to be done when we knew our course was right. I recognize that some of my fellow citizens disagree with the plan for peace I have chosen. Honest and patriotic Americans have reached different conclusions as to how peace should be achieved. In San Francisco a few weeks ago, I saw demonstrators carrying signs reading: ―Lose in Vietnam, bring the boys home.‖

131 Well, one of the strengths of our free society is that any American has a right to reach that conclusion and to advocate that point of view. But as President of the United States, I would be untrue to my oath of office if I allowed the policy of this Nation to be dictated by the minority who hold the point of view and who try to impose it on the Nation by mounting demonstration in the street. For almost 200 years, the policy of this Nation has been made under our Constitution by those leaders in the Congress and the White House elected by all of the people. If a vocal minority, however fervent its cause, prevails over reason and the will of the majority, this Nation has no future as a free society. And now I would like to address a word, if I may, to the young people of this Nation who are particularly concerned, and I understand why they are concerned about this war.I respect your idealism. I share your concern for peace. I want peace as much as you do.There are powerful personal reasons I want to end this war. This week I will have to sign 83 letters to mothers, fathers, wives, and loved ones of men who have given their lives for America in Vietnam. It is very little satisfaction to me that this is only one-third as many letters as I signed the first week in office. There is nothing I want more than to see the day come when I do not have to write any of those letters. --I want to end the war to save the lives of those brave young men in Vietnam. --But I want to end it in a way which will increase the chance that their younger brothers and their sons will not have to fight in some future Vietnam someplace in the world. --And I want to end the war for another reason. I want to end it so that the energy and dedication of you, our young people, now too often directed into bitter hatred against those responsible for the war, can be turned to the great challenges of peace, a better life for all Americans, a better life for all people on this earth. I have chosen a plan for peace. I believe it will succeed. If it does not succeed, what the critics say now won’t matter. If it does not succeed, anything I say then won’t matter. I know it may not be fashionable to speak of patriotism or national destiny these days. But I feel it is appropriate to do so on this occasion. Two hundred years ago this Nation was weak and poor. But even then, America was the hope of millions in the world. Today we have become the strongest and richest nation in the world. And the wheel of destiny has turned so

132 that any hope the world has for the survival of eace and freedom will be determined by whether the American people have the moral stamina and the courage to meet the challenge of free world leadership. Let historians not record that when America was the most powerful nation in the world we passed on the other side of the road and allowed the last hopes for peace and freedom of millions of people to be suffocated by the forces of totalitarianism. And so tonight—to you, the great silent majority of my fellow Americans—I ask for your support. I pledged in my campaign for the Presidency to end the war in a way that we could win the peace. I have initiated a plan of action which will enable me to keep that pledge. The more support I can have from the American people, the sooner that pledge can be redeemed; for the more divided we are at home, the less likely the enemy is to negotiate in Paris. Let us be united for peace. Let us also be united against defeat. Because let us understand: North Vietnam cannot defeat or humiliate the United States. Only Americans can do that. Fifty years ago, in this room and at this very desk, President Woodrow Wilson spoke words which caught the imagination of a war-weary world. He said: ―This is the war to end war.‖ His dream for peace after World War I was shattered on the hard realities of great power politics and Woodrow Wilson died a broken man. Tonight I do not tell you that the war in Vietnam is the war to end war. But I do say this: I have initiated a plan which will end this war in a way that will bring us closer to that great goal to which Woodrow Wilson and every American President in our history has been dedicated—the goal of a just and lasting peace. As President I hold the responsibility for choosing the best path to that goal and then leading the Nation along it. I pledge to you tonight that I shall meet this responsibility with all of the strength and wisdom I can command in accordance with your hopes, mindful of your concerns, sustained by your prayers. Thank you and goodnight. Nguồn: http://www.presidency.ucsb.edu/ws/index.php?pid=2835&st=&st1= , 2.10 PM, 5/11/2014.

133 Phụ lục 2: Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato of Japan. November 21, 1969 ( Thông cáo sau cuộc gặp Thủ tƣớng Nhật Bản Sato) 1. PRESIDENT NIXON and Prime Minister Sato met in Washington on November 19, 90 and 21, 1969, to exchange views on the present international situation and on other matters of mutual interest to the United States and Japan. 2. The President and the Prime Minister recognized that both the United States and Japan have greatly benefited from their close association in a variety of fields, and they declared that guided by their common principles of democracy and liberty, the two countries would maintain and strengthen their fruitful cooperation in the continuing search for world peace and prosperity and in particular for the relaxation of international tensions. The President expressed his and his government's deep interest in Asia and stated his belief that the United States and Japan should cooperate in contributing to the peace and prosperity of the region. The Prime Minister stated that Japan would make further active contributions to the peace and prosperity of Asia. 3. The President and the Prime Minister exchanged frank views on the current international situation, with particular attention to developments in the Far East. The President, while emphasizing that the countries in the area were expected to make their own efforts for the stability of the area, gave assurance that the United States would continue to contribute to the maintenance of international peace and security in the Far East by honoring its defense treaty obligations in the area. The Prime Minister, appreciating the determination of the United States, stressed that it was important for the peace and security of the Far East that the United States should be in a position to carry out fully its obligations referred to by the President. He further expressed his recognition that, in the light of the present situation, the presence of United States forces in the Far East constituted a mainstay for the stability of the area. 4. The President and the Prime Minister specifically noted the continuing tension over the Korean peninsula. The Prime Minister deeply appreciated the peacekeeping efforts of the United Nations in the area and stated that the security of the Republic of Korea was essential to Japan's own security. The President and the Prime Minister shared the hope that Communist China would adopt a more cooperative and constructive attitude in its external relations. The President referred to the treaty obligations of his country to the Republic of China which the United

134 States would uphold. The Prime Minister said that the maintenance of peace and security in the area was also a most important factor for the security of Japan. The President described the earnest efforts made by the United States for a peaceful and just settlement of the Viet-Nam problem. The President and the Prime Minister expressed the strong hope that the war in Viet-Nam would be concluded before return of the administrative rights over Okinawa to Japan. In this connection, they agreed that, should peace in Viet-Nam not have been realized by the time reversion of Okinawa is scheduled to take place, the two governments would fully consult with each other in the light of the situation at that time so that reversion would be accomplished without affecting the United States efforts to assure the South Vietnamese people the opportunity to determine their own political future without outside interference. The Prime Minister stated that Japan was exploring what role she could play in bringing about stability in the Indochina area. 5. In light of the current situation and the prospects in the Far East, the President and the Prime Minister agreed that they highly valued the role played by the Treaty of Mutual Cooperation and Security in maintaining the peace and security of the Far East including Japan, and they affirmed the intention of the two governments firmly to maintain the Treaty on the basis of mutual trust and common evaluation of the international situation. They further agreed that the two governments should maintain close contact with each other on matters affecting the peace and security of the Far East including Japan, and on the implementation of the Treaty of Mutual Cooperation and Security. 6. The Prime Minister emphasized his view that the time had come to respond to the strong desire of the people of Japan, of both the mainland and Okinawa, to have the administrative rights over Okinawa returned to Japan on the basis of the friendly relations between the United States and Japan and thereby to restore Okinawa to its normal status. The President expressed appreciation of the Prime Minister's view. The President and the Prime Minister also recognized the vital role played by United States forces in Okinawa in the present situation in the Far East. As a result of their discussion it was agreed that the mutual security interests of the United States and Japan could be accommodated within arrangements for the return of the administrative rights over Okinawa to Japan. They therefore agreed that the two governments would immediately enter into consultations regarding specific arrangements for accomplishing the early reversion of Okinawa without detriment to the security of the Far East including Japan. They further agreed to expedite the consultations with a view to accomplishing the

135 reversion during 1972 subject to the conclusion of these specific arrangements with the necessary legislative support. In this connection, the Prime Minister made clear the intention of his government, following reversion, to assume gradually the responsibility for the immediate defense of Okinawa as part of Japan's defense efforts for her own territories. The President and the Prime Minister agreed also that the United States would retain under the terms of the Treaty of Mutual Cooperation and Security such military facilities and areas in Okinawa as required in the mutual security of both countries. 7. The President and the Prime Minister agreed that, upon return of the administrative rights, the Treaty of Mutual Cooperation and Security and its related arrangements would apply to Okinawa without modification thereof. In this connection, the Prime Minister affirmed the recognition of his government that the security of Japan could not be adequately maintained without international peace and security in the Far East and, therefore, the security of countries in the Far East was a matter of serious concern for Japan. The Prime Minister was of the view that, in the light of such recognition on the part of the Japanese Government, the return of the administrative rights over Okinawa in the manner agreed above should not hinder the effective discharge of the international obligations assumed by the United States for the defense of countries in the Far East including Japan. The President replied that he shared the Prime Minister's view. 8. The Prime Minister described in detail the particular sentiment of the Japanese people against nuclear weapons and the policy of the Japanese Government reflecting such sentiment. The President expressed his deep understanding and assured the Prime Minister that, without prejudice to the position of the United States Government with respect to the prior consultation system under the Treaty of Mutual Cooperation and Security, the reversion of Okinawa would be carried out in a manner consistent with the policy of the Japanese Government as described by the Prime Minister. 9. The President and the Prime Minister took note of the fact that there would be a number of financial and economic problems, including those concerning United States business interests in Okinawa, to be solved between the two countries in connection with the transfer of the administrative rights over Okinawa to Japan and agreed that detailed discussions relative to their solution would be initiated promptly. 10. The President and the Prime Minister, recognizing the complexity of the problems involved in the reversion of Okinawa, agreed that the two governments

136 should consult closely and cooperate on .the measures necessary to assure a smooth transfer of administrative rights to the Japanese Government in accordance with reversion arrangements to be agreed to by both governments. They agreed that the United States-Japan Consultative Committee in Tokyo should undertake overall responsibility for this preparatory work. The President and the Prime Minister decided to establish in Okinawa a Preparatory Commission in place of the existing Advisory Committee to the High Commissioner of the Ryukyu Islands for the purpose of consulting and coordinating locally on measures relating to preparation for the transfer of administrative rights, including necessary assistance to the Government of the Ryukyu Islands. The Preparatory Commission will be composed of a representative of the Japanese Government with ambassadorial rank and the High Commissioner of the Ryukyu Islands with the Chief Executive of the Government of the Ryukyu Islands acting as adviser to the Commission. The Commission will report and make recommendations to the two governments through the United States-Japan Consultative Committee. 11. The President and the Prime Minister expressed their conviction that a mutually satisfactory solution of the question of the return of the administrative rights over Okinawa to Japan, which is the last of the major issues between the two countries arising from the Second World War, would further strengthen United States-Japan relations which are based on friendship and mutual trust and would make a major contribution to the peace and security of the Far East. 12. In their discussion of economic matters, the President and the Prime Minister noted the marked growth in economic relations between the two countries. They also acknowledged that the leading positions which their countries occupy in the world economy impose important responsibilities on each for the maintenance and strengthening of the international trade and monetary system, especially in the light of the current large imbalances in trade and payments. In this regard, the President stressed his determination to bring inflation in the United States under control. He also reaffirmed the commitment of the United States to the principle of promoting freer trade. The Prime Minister indicated the intention of the Japanese Government to accelerate rapidly the reduction of Japan's trade and capital restrictions. Specifically, he stated the intention of the Japanese Government to remove Japan's residual import quota restrictions over a broad range of products by the end of 1971 and to make maximum efforts to accelerate the liberalization of the remaining items. He added that the Japanese Government intends to make periodic reviews of its liberalization program with a view to implementing trade

137 liberalization at a more accelerated pace than hitherto. The President and the Prime Minister agreed that their respective actions would further solidify the foundation of overall U.S.-Japan relations. 13. The President and the Prime Minister agreed that attention to the economic needs of the developing countries was essential to the development of international peace and stability. The Prime Minister stated the intention of the Japanese Government to expand and improve its aid programs in Asia commensurate with the economic growth of Japan. The President welcomed this statement and confirmed that the United States would continue to contribute to the economic development of Asia. The President and Prime Minister recognized that there would be major requirements for the post-war rehabilitation of Viet-Nam and elsewhere in Southeast Asia. The Prime Minister stated the intention of the Japanese Government to make a substantial contribution to this end. 14. The Prime Minister congratulated the President on the successful moon landing of Apollo XII, and expressed the hope for a safe journey back to earth for the astronauts. The President and the Prime Minister agreed that the exploration of space offers great opportunities for expanding cooperation in peaceful scientific projects among all nations. In this connection, the Prime Minister noted with pleasure that the United States and Japan last summer had concluded an agreement on space cooperation. The President and the Prime Minister agreed that implementation of this unique program is of importance to both countries. 15. The President and the Prime Minister discussed prospects for the promotion of arms control and the slowing down of the arms race. The President outlined his Government's efforts to initiate the strategic arms limitations talks with the Soviet Union that have recently started in Helsinki. The Prime Minister expressed his Government's strong hopes for the success of these talks. The Prime Minister pointed out his country's strong and traditional interest in effective disarmament measures with a view to achievement of general and complete disarmament under strict and effective international control. Nguồn: Richard Nixon: "Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato of Japan.," November 21, 1969. Online by Gerhard Peters and John T. Woolley, The American Presidency Project. http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=2334, 2.02 PM, 5/11/2014. Phụ lục 3: Agreement Between the United States of America and Japan Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands Washington and Tokyo (simultaneously), 17th June,1971 ( Hiệp ƣớc giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản về quần đảo Ryukyu và Daito)

138 The United States of America and Japan Noting that the President of the United States of America and the reviewed together on November 19, 20, and 21, 1969 the status of the Ryukyu Islands the Daito Islands, referred to as "Okinawa" in the Joint Communique between the President and the Prime Minister issued on November 21, 1969, and agreed that the Government of the United States of America and the Government of Japan should enter immediately into consultations regarding the specific arrangements for accomplishing the early reversion of these islands to Japan; Noting that the two Governments have conducted such consultations and have reaffirmed that the reversion of these islands to Japan be carried out on the basis of the said Joint Communique; Considering the United States of America desires, with respect to the Ryukyu Islands and the Daito Islands, to relinquish in favour of Japan all rights and interests under Article III of the Treaty of Peace with Japan signed at the City of San Francisco on September 8, 1951, and thereby to have relinquished all its rights and interests in all territories under the said Article; and Considering further that Japan is willing to assume full responsibility and authority for the exercise of all powers of administration, legislation and jurisdiction over the territory and inhabitants of the Ryukyu Islands and the Daito Islands; Therefore, have agreed as follows: ARTICLE I 1. With respect to the Ryukyu Islands and the Daito Islands, as defined in paragraph 2 below, the United States of America relinquishes in favour of Japan all rights and interests under Article III of the Treaty of Peace with Japan signed at the City of San Francisco on September 8, 1951, effective as of the date of entry into force of this Agreements. Japan, as of such date, assumes full responsibility and authority for the exercise of all and any powers of administration, legislation and jurisdiction over the territory and inhabitants of the said islands. 2. For the purpose of this Agreement, the term "the Ryukyu Islands and the Daito Islands" means all the territories and their territorial waters with respect to which the right to exercise all and any powers of administration, legislation and jurisdiction was accorded to the United States of America under Article III of the Treaty of Peace with Japan other than those with respect to which such right has already been returned to Japan in accordance with the Agreement concerning the Amami Islands and the Agreement concerning Nanpo Shoto and Other Islands

139 signed between the United States of America and Japan, respectively on December 24, 1953 and April 5, 1968. ARTICLE II It is confirmed that treaties, conventions and other agreements concluded between the United States of America and Japan, including, but without limitation, the Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States of America and Japan signed at Washington on January 19, 1960, and its related arrangements and the Treaty of Friendship, Commerce and Navigation between the United States of American and Japan signed at Tokyo on April 2,1953, become applicable to the Ryukyu Islands and the Daito Islands as of the date of entry into force of this Agreement. ARTICLE III I. Japan will grant the United States of America on the date of entry into force of this Agreement the use of facilities and areas in the Ryukyu Islands and the Daito Islands in accordance with the Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States of America and Japan signed at Washington on January 19, 1960 and its related arrangements. 2. In the application of Article lV of the Agreement under Article VI of the Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States of America and Japan, regarding Facilities and Areas and the Status of the United States Armed Forces in Japan signed on January 19, 1960, to the facilities and areas the use of which will be granted in accordance with paragraph I above to the United States of America on the date of entry into force of this Agreement, it is understood that the phrase "the condition in which they were at the time they became available to the United States Armed Forces" in paragraph I of the said Article IV refers to the condition in which the facilities and areas first came into the use of the United States Armed Forces, and that the term "improvements" in paragraph 2 of the said Article includes those made prior to the date of entry into force of this Agreement. ARTICLE lV 1. Japan waives all claims of Japan and its nations against the United States of America and its nationals and against the local authorities of the Ryukyu Islands and the Daito Islands, arising from the presence, operations or actions of forces or authorities of the United States of America in these islands, or from the presence, operations or actions of forces or authorities of the United States of America having had any effect upon these islands, prior to the date of entry into force of this Agreement.

140 2. The waiver in paragraph 1 above does not, however, include claims of Japanese nationals specifically recognized in the laws of the United States of America or the local laws of these islands applicable during the period of United States administration of these islands. The Government of the United States of America is authorised to maintain its duly empowered officials in the Ryukyu Islands and the Daito Islands in order to deal with and settle such claims on and after the date of entry into force of this Agreement in accordance with the procedures to be established in consultation with the Government of Japan. 3. The Government of the United States of America will make ex gratia contributions for restoration of lands to the nationals of Japan whose lands in the Ryukyu Islands and the Daito Islands were damaged prior to July 1, 1950, while placed under the use of United States authorities, and were released from their use after June 30, 1961 and before the date of entry into force of this Agreement. Such contributions will be made in an equitable manner in relation under High Commissioner Ordinance Number 60 of 1967 to claims for damages done prior to July 1, 1950 to the lands released prior to July 1, 1961. 4. Japan recognizes the validity of all acts and omissions done during the period of the United States administration of the Ryukyu Islands and the Daito Islands under or in consequence of directives of the United States or local authorities, authorised by existing law during that period, and will take no action subjecting the United States nationals or the residents of these islands to civil or criminal liability arising out of such acts of omissions. ARTICLE V 1. Japan recognizes the validity of, and will continue in full force and effect, final judgements in civil cases rendered by any court in the Ryukyu Islands and the Daito Islands prior to the date of entry into force of this Agreement, provided that such recognition or continuation would not be contrary to public policy. 2. Without in any way adversely affecting the substantive rights and positions of the litigants concerned, Japan will assume jurisdiction over and continue judgement and execution of any civil case pending as of the date of entry into force of this Agreement in any court in the Ryukyu Islands and the Daito Islands. 3. Without in any way adversely affecting the substantive rights of the accused or suspect concerned, Japan will assume jurisdiction over, and may continue or institute proceedings with respect to, any criminal cases with which any court in the Ryukyu Islands and the Daito Islands is seized as of the date of entry

141 into force of this Agreement or would have been seized had the proceedings been instituted prior to such date. 4. Japan may continue the execution of any final judgements rendered in criminal cases by any court in the Ryukyu Islands and the Daito Islands. ARTICLE VI 1. The properties of the Ryukyu Electric Power Corporation, the Ryukyu Domestic Water Corporation and the Ryukyu Development Loan Corporation shall be transferred to the Government of Japan on the date of entry into force of this Agreement, and the rights and obligations of the said Corporations shall be assumed by the Government of Japan on that date on conformity with the laws and regulations of Japan. 2. All other properties of the Government of the United States of America, existing in the Ryukyu Islands and the Daito Islands as of the date of entry into force of this Agreement and located outside the facilities and areas provided on that date in accordance with Article III of this Agreement, shall be transferred to the Government of Japan on that date, except for those that are located on the lands returned to the landowners concerned before the date of entry into force of this Agreement and for those the title to which will be retained by the Government of the United States of America after that date with the consent of the Government of Japan. 3. Such lands in the Ryukyu Islands and the Daito Islands reclaimed by the Government of the United States of America and such other reclaimed lands acquired by it in these islands are held by the Government of the United States of America as of the date of entry into force of this Agreement become the property of the Government of Japan on that date. 4. The United States of America is not obliged to compensate Japan or its nationals for any alteration made prior to the date of entry into force of this agreement to the lands upon which the properties transferred to the Government of Japan under paragraphs I and 2 above are located. ARTICLE VII Considering, inter alia, that United States assets are being transferred to the Government of Japan under Article VI of this Agreement, that the Government of the United States of America is carrying out the return of the Ryukyu Islands and the Daito Islands to Japan in a manner consistent with the policy of the Government of Japan as specified in paragraph 8 of the Joint Communique of November 21,1969, and that the Government of the United States of America will bear extra

142 costs, particularly in the area of employment after reversion, the Government of Japan will pay to the Government of the United States of America in United States dollars a total amount of three hundred and twenty million United States dollars (U.S. $320,000,000) over a period of five years from the date of entry into force of this Agreement. Of the said amount, the Government of Japan will pay one hundred million United States dollars (U.S. $100,000,000) within one week after the date of entry into force of this Agreement and the remainder in four equal annual instalments in June of each calendar year subsequent to the year in which this Agreement enters into force. ARTICLE VIII The Government of Japan consents to the continued operation by the Government of the United States of America of the Voice of America relay station on Okinawa island for a period of five years from the date of entry into force of this Agreement in accordance with the arrangements to be concluded between the two Governments. The two Governments shall enter into consultation two years after the date of entry into force of this Agreement on future operation of the Voice of America on Okinawa Island. ARTICLE IX This Agreement shall be ratified and the instruments of ratification shall be exchanged at Tokyo. This Agreement shall enter into force two months after the date of exchange of the instruments of ratification. IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorised by their respective Governments, have signed this Agreement. DONE at Washington and Tokyo, this seventeenth day of June, 1971, in duplicate in the English and Japanese language, both equally authentic. For the United States of America: WILLIAM P. ROGERS For Japan: KIICHI AICHI Nguồn: http://www.niraikanai.wwma.net/pages/archive/rev71.htm, 2.07 PM, 5/11/2014.

Phụ lục 4: Address to the Nation Outlining a New Economic Policy: "The Challenge of Peace."

(Phác thảo một chính sách kinh tế mới: Thách thức của hòa bình) August 15, 1971

Good evening:

143 I have addressed the Nation a number of times over the past 2 years on the problems of ending a war. Because of the progress we have made toward achieving that goal, this Sunday evening is an appropriate time for us to turn our attention to the challenges of peace. America today has the best opportunity in this century to achieve two of its greatest ideals: to bring about a full generation of peace, and to create a new prosperity without war. This not only requires bold leadership ready to take bold action--it calls forth the greatness in a great people. Prosperity without war requires action on three fronts: We must create more and better jobs; we must stop the rise in the cost of living; we must protect the dollar from the attacks of international money speculators. We are going to take that action--not timidly, not half-heartedly, and not in piecemeal fashion. We are going to move forward to the new prosperity without war as befits a great people--all together, and along a broad front. The time has come for a new economic policy for the United States. Its targets are unemployment, inflation, and international speculation. And this is how we are going to attack those targets. First, on the subject of jobs. We all know why we have an unemployment problem. Two million workers have been released from the Armed Forces and defense plants because of our success in winding down the war in Vietnam. Putting those people back to work is one of the challenges of peace, and we have begun to make progress. Our unemployment rate today is below the average of the 4 peacetime years of the 1960's. But we can and we must do better than that. The time has come for American industry, which has produced more jobs at higher real wages than any other industrial system in history, to embark on a bold program of new investment in production for peace. To give that system a powerful new stimulus, I shall ask the Congress, when it reconvenes after its summer recess, to consider as its first priority the enactment of the Job Development Act of 1971. I will propose to provide the strongest short term incentive in our history to invest in new machinery and equipment that will create new jobs for Americans: a 10 percent Job Development Credit for 1 year, effective as of today, with a 5 percent credit after August 15, 1972. This tax credit for investment in new equipment will not only generate new jobs; it will raise productivity; it will make our goods more competitive in the years ahead.

144 Second, I will propose to repeal the 7 percent excise tax on automobiles, effective today. This will mean a reduction in price of about $200 per car. I shall insist that the American auto industry pass this tax reduction on to the nearly 8 million customers who are buying automobiles this year. Lower prices will mean that more people will be able to afford new cars, and every additional 100,000 cars sold means 25,000 new jobs. Third, I propose to speed up the personal income tax exemptions scheduled for January 1, 1973, to January i, 1972-so that taxpayers can deduct an extra $50 for each exemption 1 year earlier than planned. This increase in consumer spending power will provide a strong boost to the economy in general and to employment in particular. The tax reductions I am recommending, together with this broad upturn of the economy which has taken place in the first half of this year, will move us strongly forward toward a goal this Nation has not reached since 1956, 15 years ago: prosperity with full employment in peacetime. Looking to the future, I have directed the Secretary of the Treasury to recommend to the Congress in January new tax proposals for stimulating research and development of new industries and new techniques to help provide the 20 million new jobs that America needs for the young people who will be coming into the job market in the next decade. To offset the loss of revenue from these tax cuts which directly stimulate new jobs, I have ordered today a $4.7 billion cut in Federal spending. Tax cuts to stimulate employment must be matched by spending cuts to restrain inflation. To check the rise in the cost of Government, I have ordered a postponement of pay raises and a 5 percent cut in Government personnel. I have ordered a 10 percent cut in foreign economic aid. In addition, since the Congress has already delayed action on two of the great initiatives of this Administration, I will ask Congress to amend my proposals to postpone the implementation of revenue sharing for 3 months and welfare reform for 1 year. In this way, I am reordering our budget priorities so as to concentrate more on achieving our goal of full employment. The second indispensable element of the new prosperity is to stop the rise in the cost of living. One of the cruelest legacies of the artificial prosperity produced by war is inflation. Inflation robs every American, every one of you. The 20 million who are retired and living on fixed incomes--they are particularly hard hit. Homemakers find

145 it harder than ever to balance the family budget. And 80 million American wage earners have been on a treadmill. For example, in the 4 war years between 1965 and 1969, your wage increases were completely eaten up by price increases. Your paychecks were higher, but you were no better off. We have made progress against the rise in the cost of living. From the high point of 6 percent a year in 1969, the rise in consumer prices has been cut to 4 percent in the first half of 1971. But just as is the case in our fight against unemployment, we can and we must do better than that. The time has come for decisive action-action that will break the vicious circle of spiraling prices and costs. I am today ordering a freeze on all prices and wages throughout the United States for a period of 90 days.1 In addition, I call upon corporations to extend the wage-price freeze to all dividends. 1Executive Order 11615. I have today appointed a Cost of Living Council within the Government? I have directed this Council to work with leaders of labor and business to set up the proper mechanism for achieving continued price and wage stability after the 90-day freeze is over. Let me emphasize two characteristics of this action: First, it is temporary. To put the strong, vigorous American economy into a permanent straitjacket would lock in unfairness; it would stifle the expansion of our free enterprise system. And second, while the wage-price freeze will be backed by Government sanctions, if necessary, it will not be accompanied by the establishment of a huge price control bureaucracy. I am relying on the voluntary cooperation of all Americans-each one of you: workers, employers, consumers-to make this freeze work. Working together, we will break the back of inflation, and we will do it without the mandatory wage and price controls that crush economic and personal freedom. The third indispensable element in building the new prosperity is closely related to creating new jobs and halting inflation. We must protect the position of the American dollar as a pillar of monetary stability around the world. In the past 7 years, there has been an average of one international monetary crisis every year. Now who gains from these crises? Not the workingman; not the investor; not the real producers of wealth. The gainers are the international money speculators. Because they thrive on crises, they help to create them. In recent weeks, the speculators have been waging an all-out war on the American dollar. The strength of a nation's currency is based on the strength of that nation's economy--and the American economy is by far the strongest in the world.

146 Accordingly, I have directed the Secretary of the Treasury to take the action necessary to defend the dollar against the speculators. I have directed Secretary Connally to suspend temporarily the convertibility of the dollar into gold or other reserve assets, except in amounts and conditions determined to be in the interest of monetary stability and in the best interests of the United States. Now, what is this action--which is very technical--what does it mean for you? Let me lay to rest the bugaboo of what is called devaluation. If you want to buy a foreign car or take a trip abroad, market conditions may cause your dollar to buy slightly less. But if you are among the overwhelming majority of Americans who buy American-made products in America, your dollar will be worth just as much tomorrow as it is today. The effect of this action, in other words, will be to stabilize the dollar. Now, this action will not win us any friends among the international money traders. But our primary concern is with the American workers, and with fair competition around the world. To our friends abroad, including the many responsible members of the international banking community who are dedicated to stability and the flow of trade, I give this assurance: The United States has always been, and will continue to be, a forward-looking and trustworthy trading partner. In full cooperation with the International Monetary Fund and those who trade with us, we will press for the necessary reforms to set up an urgently needed new international monetary system. Stability and equal treatment is in everybody's best interest. I am determined that the American dollar must never again be a hostage in the hands of international speculators. I am taking one further step to protect the dollar, to improve our balance of payments, and to increase jobs for Americans. As a temporary measure, I am today imposing an additional tax of 10 percent on goods imported into the United States.2 This is a better solution for international trade than direct controls on the amount of imports. This import tax is a temporary action. It isn't directed against any other country. It is an action to make certain that American products will not be at a disadvantage because of unfair exchange rates. When the unfair treatment is ended, the import tax will end as well. As a result of these actions, the product of American labor will be more competitive, and the unfair edge that some of our foreign competition has will be removed. This is a major reason why our trade balance has eroded over the past 15 years.

147 At the end of World War II the economies of the major industrial nations of Europe and Asia were shattered. To help them get on their feet and to protect their freedom, the United States has provided over the past 25 years $143 billion in foreign aid. That was the right thing for us to do. Today, largely with our help, they have regained their vitality. They have become our strong competitors, and we welcome their success. But now that other nations are economically strong, the time has come for them to bear their fair share of the burden of defending freedom around the world. The time has come for exchange rates to be set straight and for the major nations to compete as equals. There is no longer any need for the United States to compete with one hand tied behind her back. The range of actions I have taken and 2 Proclamation 4074. proposed tonight--on the job front, on the inflation front, on the monetary front is the most comprehensive new economic policy to be undertaken in this Nation in four decades. We are fortunate to live in a nation with an economic system capable of producing for its people the highest standard of living in the world; a system flexible enough to change its ways dramatically when circumstances call for change; and, most important, a system resourceful enough to produce prosperity with freedom and opportunity unmatched in the history of nations. The purposes of the Government actions I have announced tonight are to lay the basis for renewed confidence, to make it possible for us to compete fairly with the rest of the world, to open the door to new prosperity. But government, with all of its powers, does not hold the key to the success of a people. That key, my fellow Americans, is in your hands. A nation, like a person, has to have a certain inner drive in order to succeed. In economic affairs, that inner drive is called the competitive spirit. Every action I have taken tonight is designed to nurture and stimulate that competitive spirit, to help us snap out of the self-doubt, the self-disparagement that saps our energy and erodes our confidence in ourselves. Whether this Nation stays number one in the world's economy or resigns itself to second, third, or fourth place; whether we as a people have faith in ourselves, or lose that faith; whether we hold fast to the strength that makes peace and freedom possible in this world, or lose our grip--all that depends on you, on your competitive spirit, your sense of personal destiny, your pride in your country and in yourself.

148 We can be certain of this: As the threat of war recedes, the challenge of peaceful competition in the world will greatly increase. We welcome competition, because America is at her greatest when she is called on to compete. As there always have been in our history, there will be voices urging us to shrink from that challenge of competition, to build a protective wall around ourselves, to crawl into a shell as the rest of the world moves ahead. Two hundred years ago a man wrote in his diary these words: "Many thinking people believe America has seen its best days." That was written in 1775, just before the American Revolution--the dawn of the most exciting era in the history of man. And today we hear the echoes of those voices, preaching a gospel of gloom and defeat, saying the same thing: "We have seen our best days." I say, let Americans reply: "Our best days lie ahead." As we move into a generation of peace, as we blaze the trail toward the new prosperity, I say to every American: Let us raise our spirits. Let us raise our sights. Let all of us contribute all we can to this great and good country that has contributed so much to the progress of mankind. Let us invest in our Nation's future, and let us revitalize that faith in ourselves that built a great nation in the past and that will shape the world of the future. Thank you and good evening.

Nguồn: Richard Nixon: "Address to the Nation Outlining a New Economic Policy: "The Challenge of Peace."," August 15, 1971. Online by Gerhard Peters and John T. Woolley, The American Presidency Project. http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=3115, 2.00 PM, 5/11/2014.

149 Phụ lục 5: Joint Statement of Japanese Prime Minister Sato and U.S. President Nixon

( Thông cáo chung của Thủ tƣớng Nhật Bản Sato và Tổng thống Mỹ Nixon)

[Place] San Clemente [Date] January 7, 1972 Prime Minister Sato and President Nixon, meeting in San Clemente on January 6 and 7, 1972 had wide-ranging and productive discussions that reflected the close, friendly relations between Japan and the United States. They covered the general international situation with particular emphasis on Asia including China, as well as bilateral relations between Japan and the United States. The Prime Minister and the President recognized that in the changing world situation today, there are hopeful trends pointing toward a relaxation of tension, and they emphasized the need for further efforts to encourage such trends so as to promote lasting peace and stability. These efforts would involve close cooperation between the two governments and with other governments. They also recognized that the maintenance of cooperative relations between Japan and the United States is an indispensable factor for peace and stability in Asia, and accordingly they confirmed that the two Governments would continue to consult closely on their respective Asian policies. The Prime Minister and the President, recalling the more than one hundred years of association between the two countries, emphasized the importance of U.S.-Japanese relations being founded on mutual trust and interdependence. In this connection, they highly valued the important role played by the Treaty of Mutual Cooperation and Security between Japan and the United States. The Prime Minister and the President discussed the problems relating to the return of Okinawa as contemplated in the Joint Communique of November 21, 1969. They were gratified that the Reversion Agreement signed on June 17, 1971 had received the support of the respective legislatures, and decided to effect the return of Okinawa to Japan on May 15, 1972. The President indicated the intention of the United States Government to confirm upon reversion that the assurances of the United States Government concerning nuclear weapons on Okinawa have been fully carried out. To this the Prime Minister expressed his deep appreciation. The Prime Minister explained to the President why he felt it necessary that, after reversion, the facilities and areas of the United States armed forces located in Okinawa be realigned or reduced to the extent possible, particularly those in areas densely

150 populated or closely related to industrial development. The President replied that these factors would be taken fully into consideration in working out after reversion mutually acceptable adjustments in the facilities and areas consistent with the purpose of the Treaty of Mutual Cooperation and Security. Recognizing that the further strengthening of the already close economic ties between. Japan and the United States was of vital importance to the overall relations between the two countries as well as to the expansion of the world economy as a whole, the Prime Minister and the President expressed their satisfaction that significant progress was being made, particularly since the meeting of the Japan- United States Committee on Trade and Economic Affairs last September, towards improvement of trade conditions and economic relations between the two countries. They shared the expectation that the international currency realignment of last December would provide a firm basis on which to chart future development of the world economy, and stated their determination to exert renewed efforts, in combination with other countries, towards improved monetary arrangements, expanded world trade and assisting developing countries. In this connection they affirmed the importance of conditions that facilitate the flow of both public assistance and private capital. The Prime Minister and the President reaffirmed the basic view that Japan and the United States, jointly ascribing to the principles of freedom and democracy, would cooperate closely with each other in all areas such as the political, cultural, economic, scientific and technological fields to achieve the common goals of maintaining and promoting peace and prosperity of the world and the well-being of their countrymen. They agreed that the two Governments would expand cooperation in the fields of environment, of the peaceful uses of atomic energy and the peaceful exploration and use of outer space. They further agreed that experts of the two countries would examine concrete steps in this regard. They also agreed that steps be taken to increase cultural exchanges and in this regard the President welcomed the explanation given on the contemplated establishment of a Japanese cultural exchange program.

Nguồn: http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=3729, 1.55 PM, 5/11/2014.

151 Phụ lục 6: Joint Statement of Japanese Prime Minister Tanaka and

U.S. President Nixon ( Thông cáo chung của Thủ tƣớng Nhật Bản Tanaka và Tổng thống Mỹ Nixon)

[Place] Hawaii [Date] September 1, 1972 1. Prime Minister Tanaka and President Nixon met in Hawaii August 31 - September 1 for wide ranging discussions on a number of topics of mutual interest. The talks were held in an atmosphere of warmth and mutual trust reflecting the long history of friendship between Japan and the United States. Both leaders expressed the hope that their meeting would mark the beginning of a new chapter in the course of developing ever closer bonds between the two countries. 2. The Prime Minister and the President reviewed the current international situation and the prospects for the relaxation of tension and peaceful solutions to current problems in the world, with particular reference to Asia. It was stressed that the maintenance and strengthening of the close ties of friendship and cooperation between the two countries would continue to be an important factor for peace and stability in the evolving world situation. Both leaders reaffirmed the intention of the two governments to maintain the Treaty of Mutual Cooperation and Security between the two countries, and agreed that the two governments would continue to cooperate through close consultations with a view to ensuring smooth and effective implementation of the Treaty. 3. In discussing the increasing indications for peace and stability in Asia, the Prime Minister and the President welcomed the recent opening of dialogue in the Korean Peninsula, and the increasingly active efforts of Asian countries for self-reliance and regional cooperation, and shared the hope for an early realization of peace in Indochina. The Prime Minister and the President recognized that the President's recent visits to the People's Republic of China and the USSR were a significant step forward. In this context, they shared the hope that the forthcoming visit of the Prime Minister to the People's Republic of China would also serve to further the trend for the relaxation of tension in Asia. 4. The Prime Minister and the President discussed the recent agreements reached by the United States and the USSR on the limitation of ballistic missile defenses and the interim arrangement on the limitation of strategic offensive missiles, and they agreed that such measures represented an important step forward in limiting

152 strategic arms and contributing to world peace. They agreed to consult on the need for further steps to control strategic arms. 5. The Prime Minister and the President exchanged views in a broad perspective on issues related to economic, trade and financial matters. The Prime Minister and the President emphasized the great importance of economic relations between Japan and the United States. Both leaders expressed their conviction that their talks would contribute to closer cooperation between the two countries in dealing with economic issues of a bilateral and global nature. 6. The Prime Minister and the President shared the view that fundamental reform of the international monetary system is essential. They committed their governments to work rapidly to achieve such reform. In trade, they reaffirmed the February 1972 commitments of both countries to initiate and actively support multilateral trade negotiations covering both industry and agriculture in 1973. In this connection they noted the need in the forthcoming trade negotiations to lay the basis for further trade expansion through reduction of tariff and nontariff barriers as well as formulations of a multilateral non-discriminatory safeguard mechanism. 7. The Prime Minister and the President agreed that both countries would endeavor to move towards a better equilibrium in their balance of payments and trade positions. In this regard, the President explained the measures undertaken by the United States to improve its trade and payments position and stated that the Government of the United States was urging U.S. firms to expand the volume of exports through increased productivity and improved market research, particularly to Japan. The Prime Minister indicated that the Government of Japan would also try to promote imports from the United States and that it was the intention of the Government of Japan to reduce the imbalance to a more manageable size within a reasonable period of time. The Prime Minister and the President agreed that it would be most valuable to hold future meetings at a high level to review evolving economic relationships, and that they intend to hold a meeting of the Joint United States-Japan Committee on Trade and Economic Affairs as early in 1973 as feasible. 8. The Prime Minister and the President noted the endeavors of the two countries in cooperation with other developed countries, to help bring stability and prosperity to the developing countries in Asia and other regions of the world. They acknowledged the need for adequate levels of official development assistance on appropriate terms. They also reaffirmed that the two governments intend to continue

153 to help strengthen the international financial institutions for the purpose of economic development of the developing countries. 9. The Prime Minister and the President reaffirmed the need to promote efforts to improve the mutual understanding of the cultural, social and other backgrounds between the peoples of the two countries. They agreed further that new and improved programs of cultural and educational exchange are an important means to this end. In this connection the President underlined his high hopes for the successful activities of the Japan Foundation to be inaugurated in October this year. lO. The Prime Minister and the President noted with satisfaction the growing momentum of cooperation between the two countries in increasingly diverse fields under the common aims of maintaining and promoting peace and prosperity of the world and the well-being of their countrymen. They agreed to strengthen and expand the already close cooperation between the two countries in controlling the illegal traffic in narcotics and other dangerous drugs, and they also agreed on the need for further bilateral and multilateral cooperation concerning the development and better utilization of energy and mineral resources and on the pressing problems of environmental protection and pollution control. They pledged to continue appropriate assistance through the UN and its specialized agencies for the solution of problems caused by too rapid population growth. 11. The Prime Minister and the President discussed cooperation in space exploration including Japan's goal of launching geostationary communications and other applications satellites. The President welcomed Japan's active interest in and study on the launching of a meteorological satellite in support of the global atmospheric research program. 12. The Prime Minister and the President expressed satisfaction with their talks and agreed to continue to maintain close personal contact. Nguồn: A Documentary History of U.S.-Japanese Relations, 1945-1997, pp.872- http://www.ioc.u-tokyo.ac.jp/~worldjpn/documents/texts/JPUS/19720901.D1E.html 1.52 PM, 5/11/2014.

154 Phụ lục 7: Joint Communique of Japanese Prime Minister Tanaka and U.S. President Nixon

( Thông cáo chung của Thủ tƣớng Nhật Bản Tanaka và Tổng thống Mỹ Nixon)

[Place] Washington [Date] August 1, 1973 1. Prime Minister Tanaka and President Nixon met in Washington July 31 and August 1 for comprehensive and fruitful explorations of a wide variety of subjects of mutual interest. 2. The discussions of the two leaders, held in an atmosphere of cordiality and trust, reflected in tone and content the breadth and closeness of relations between Japan and the United States. The primary focus of this meeting was the many common goals which Japan and the United States share and the common commitment of the two nations to a new era in this friendly relationship. They emphasized the high value they place on the important role that each plays in the cause of world peace and prosperity and the strong desirability of proceeding together toward that common objective by cooperative efforts wherever possible around the globe. 3. The Prime Minister and the President confirmed the durable character of the friendly and cooperative relations between Japan and the United States, which are based on a common political philosophy of individual liberties and open societies, and a sense of interdependence. They noted especially that the relationship between their two countries has an increasingly important global aspect and makes a significant contribution to the movement toward peaceful relations throughout the world. 4. Expressing their satisfaction with the continuous dialogue which has taken place at various levels on subjects of mutual interest since their meeting in Hawaii in September 1972, the Prime Minister and the President reviewed developments in the international situation. They discussed the global trend toward detente, as evidenced by the progress of the dialogue between the United States and the Union of Soviet Socialist Republics, the forthcoming negotiations on the mutual reduction of forces and armaments in Central Europe, the Conference on Security and Cooperation in Europe, the return of the People's Republic of China to the international community, and the signing of the Paris Agreements for a peace settlement in Indochina. They expressed the hope that this trend would lead to the peaceful settlement of disputes throughout the world.

155 5. The Prime Minister and the President agreed on the need to maintain continuous consultation on questions of mutual concern in the international political field. They expressed their satisfaction with progress made in the area of arms control and the avoidance of conflict, including the SALT agreements and the US-Soviet Agreement on the Prevention of Nuclear War. 6. The Prime Minister and the President noted with satisfaction the normalization of relations between Japan and the People's Republic of China and the movement toward more normal relations between the United States and the People's Republic of China. They expressed their strong hope for a stable and lasting peace in Indochina through scrupulous implementation of the Paris Agreements. They reaffirmed their resolve to assist the rehabilitation of Indochina. They welcomed the new developments in the Korean Peninsula, and expressed the readiness of their Governments to contribute to the furtherance of peace and stability in that area. They pledged to continue to facilitate regional cooperation in Asia as an important contributing factor in securing a lasting peace throughout that part of the world. 7. The President pointed out the desirability of a Declaration of Principles to guide future cooperation among the industrialized democracies. The Prime Minister expressed his positive interest therein. The Prime Minister and the President agreed that Japan and the United States would consult closely on the matter as preparations proceed toward a Declantion acceptable to all the countries concerned. 8. The Prime Minister and the President recognized that the existing framework of international relations had been the basis for the recent trend toward the relaxation of tensions in Asia and reaffirmed that continued close and cooperative relations between the two countries under the Treaty of Mutual Cooperation and Security are an important factor for the maintenance of stability in Asia. The President confirmed the intention of the United States to maintain an adequate level of deterrent forces in the region. The two leaders noted with satisfaction continuing efforts to ensure the smooth and effective implementation of the Treaty and concurred on the desirability of further steps to realign and consolidate the facilities and areas of the United States Forces in Japan. 9. Recognizing that the greatest transoceanic commerce between two nations in the history of mankind greatly enriches the lives of the peoples of Japan and the United States, the Prime Minister and the President pledged to ensure that this trade continues to grow and to contribute to the expansion and prosperity of the world economy as a whole and to the overall relationship between the two countries. They reviewed with satisfaction the discussions at the July meeting in Tokyo of the

156 Japan-US Joint Committee on Trade and Economic Affairs on the measures Japan has taken in the fields of trade and investment, for which the President again expressed the appreciation of the United States; on the marked improvement in the trade imbalance between the two countries, and the intention of both Governments to pursue policies designed to maintain the momentum of this improvement; on promoting investment between the two countries; and on the United States intention to exert its best efforts to supply essential materials including agricultural products to Japan, which the President reaffirmed. The Prime Minister and the President confirmed the understanding reached in the above meeting that on the basis of recent economic developments, Japan and the United States could look forward to new perspectives in the development of their economic relations. 10. The Prime Minister and the President reaffirmed the importance which they attach to a successful conclusion of the multilateral negotiations in the trade and monetary fields. They endorsed the objective of achieving an open and equitable world trade and investment, and a reformed international monetary system, responsive to the needs of an increasingly interdependent world economy. They expressed their mutual satisfaction that the Ministerial meeting to launch the new round of multilateral trade negotiations would be held in Tokyo in September. They emphasized the firm intention of their Governments to work for as wide agreement as possible on the principles of monetary reform at the annual meeting of the International Monetary Fund in Nairobi later in that month. In both of these undertakings, they pledged their cooperative efforts to assure early and constructive results in concert with other countries of the world. 11. The Prime Minister and the President agreed to continue to coordinate efforts to ensure a stable supply of energy resources to meet the rapidly growing requirements of their peoples. In this connection, they expressed their common intention to pursue just and harmonious relationships with the oil producing states; to examine the possibility of developing within the framework of the OECD, an arrangement on sharing oil in times of emergency; and greatly to expand the scope of cooperation for exploring and exploiting energy resources and for research and development of new energy sources. 12. The Prime Minister and the President affirmed the importance of close cooperation between the two Governments in securing a stable supply of enriched uranium, including cooperation in the necessary research and development. They agreed that the two Governments should exert their best efforts for the satisfactory realization of a Japan-US joint venture to that end. In this connection, the President

157 announced that the United States Government had authorized a group of American companies to enter into a contract with a private Japanese party to conduct a joint study of the economic, legal, and technical factors involved in the construction of a uranium enrichment plant in the United States in which Japan might participate. 13. The Prime Minister and the President recognized that expanded programs for improved communication and understanding are vital to strengthening the relationship between the two countries. Noting the warm reception in the United States to the activities of the Japan Foundation, the Prime Minister announced that the Government of Japan will grant, through the Foundation, funds in the amount of $10 million to several American universities for institutional support of Japanese studies, including the endowment of chairs for this purpose. The President stated his intention to expand support for those United States cultural and educational projects which had been so productive in the past, and to ask the Congress in the near future to appropriate the funds remaining in the GARIOA [Government Assistance and Relief in Occupied Areas] account to strengthen Japan-US cultural and educational exchanges. 14. The Prime Minister and the President expressed satisfaction with the growing cooperation between Japan and the United States in the field of environmental protection. They commended the cooperative programs now in progress which would enable the two countries to cope more effectively with air and water pollution and other environmental problems, including those connected with sewage disposal and photochemical air pollution. They confirmed that such cooperative programs would be instrumental in protecting the environment and devising antipollution measures in both countries. 15. The Prime Minister and the President noted with satisfaction the achievements of the medical, scientific and technological cooperative programs developed during the last decade between the two countries. They agreed to make an overall review of cooperative relationships in such fields in light of the broader requirements of the coming decade. 16. The Prime Minister and the President, recognizing that the United Nations is making an important contribution to the furtherance of international cooperation and is an effective forum for collective consultations, agreed that Japan and the United States should cooperate fully in their efforts to help move the organization in a constructive direction. The President expressed the belief that for the Security Council to fulfill its primary responsibility under the United Nations Charter for the maintenance of international peace and security, a way should be found to assure

158 permanent representation in that Council for Japan, whose resources and influence are of major importance in world affairs. The Prime Minister expressed his appreciation for this statement. 17. The President reconfirmed the standing invitation to Their Majesties, the Emperor and Empress of Japan, to visit the United States and hoped that the visit would take place in the near future at a mutually convenient time. The Prime Minister expressed his deep appreciation for this invitation, and on his part conveyed an invitation from the Government of Japan to President and Mrs. Nixon to visit Japan. In accepting this invitation, the President voiced his sincere gratitude for the warm sentiments toward the United States symbolized by it. It is hoped that the President's visit to Japan, to be arranged through diplomatic channels, will take place at a mutually convenient time before the end of 1974. 18. The Prime Minister was accompanied by Foreign Minister Masayoshi Ohira, Takeshi Yasukawa, Japanese Ambassador to the United States, and Kiyohiko Tsurumi, Deputy Vice Minister of Foreign Affairs. Also taking part in the conversations on the American side were William P. Rogers, Secretary of State, Dr. Henry A. Kissinger, Assistant to the President for National Security Affairs, and Robert S. Ingersoll, Arnerican Ambassador to Japan. Nguồn: A Documentary History of U.S.-Japanese Relations, 1945-1997, pp.880- http://www.ioc.u-tokyo.ac.jp/~worldjpn/documents/texts/JPUS/19730801.D1E.html 1.50 PM, 5/11/2014.

159 Phụ lục 8: Một số hình ảnh

Thủ tướng Sato và Tổng thống Nixon tại Nhà Trắng, Washington, 19 – 11 – 1969.

Nguồn: https://www.google.com.vn/search, 2.23 PM, 5/11/2014

160

Thủ tướng Sato và Tổng thống Nixon tại Western White House, California, tháng 1 - 1972

Nguồn: https://www.google.com.vn/search, , 2.23 PM, 5/11/2014

161