ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG MINH TÂM

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR TẠI QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

HUẾ - 2018

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG MINH TÂM

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR TẠI QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĨNH TRƢỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA

HUẾ - 2018 i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thu đƣợc trong luận văn đều trung thực và chƣa đƣợc công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc ghi rõ nguồn gốc theo quy định.

Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2018 Tác giả

Lƣơng Minh Tâm

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi còn may mắn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, cho tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã là chỗ dựa vững chắc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và thực hiện các nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học đã tạo những điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trƣờng, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi, đã tận tình chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh, chị em cán bộ của Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Nam, Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện: Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi thực hiện tốt các nội dung của đề tài. Tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình anh Ung Nho Phong đã tạo điều kiện về địa điểm để tôi bố trí các nghiên cứu đồng ruộng; các em sinh viên của Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Huế, Trƣờng Đại học Quảng Nam đã hỗ trợ tôi trong việc thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài này. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè thân thiết và gia đình của mình, đây là nguồn động viên và cũng là chỗ dựa tinh thần, luôn quan tâm, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn. Do thời gian còn hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài không thể tránh đƣợc những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng bạn đọc để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện

Lƣơng Minh Tâm

iii

TÓM TẮT

Lúa là loại lƣơng thực quan trọng trong những bữa ăn hằng ngày của hàng tỷ ngƣời ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia có sản lƣợng gạo xuất khẩu hằng năm đứng thứ 2 trên thế giới. Ở Quảng Nam, lúa là cây trồng có diện tích và sản lƣợng lớn nhất, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông và lúa là cây trồng có đóng góp quan trọng đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên, sản xuất lúa tại Quảng Nam trong những năm qua cũng bị nhiều tác động của điều kiện thời tiết, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và đặc biệt là dịch hại. Trong đó, cỏ dại là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa. Kết quả điều tra từ việc phỏng vấn nông dân và cán bộ làm công tác quản lý, chúng tôi nhận thấy hầu hết nông dân tham gia làm ruộng lúa nƣớc là nam giới, có trình độ từ tiểu học trở lên, cao nhất là THCS. Điều kiện kinh tế của các hộ sản xuất ở mức trung bình trở lên, có kinh nghiệm trồng lúa, am hiểu kỹ thuật canh tác. Diện tích lúa trung bình khoảng 0,29 ha/hộ. Hầu hết nông dân cho rằng, cỏ lồng vực là loại cỏ phổ biến nhất trên đồng ruộng và thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đƣợc sử dụng với tần suất 1-2 lần/vụ, trong thời gian trên 20 năm qua. Hiện tại, hiệu quả trừ cỏ của loại thuốc này là không cao, nguyên nhân chủ yếu là do chƣa thực hiện tốt chế độ nƣớc tƣới. Kết quả điều tra tình hình cỏ dại trên ruộng lúa tại Quảng Nam cho thấy, thành phần cỏ dại trên ruộng lúa rất phong phú, bao gồm 23 loài gây hại thuộc 13 họ, các loại phổ biến nhất là lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ lác, cỏ chác, rau bợ, rau mƣơng, bèo, rau dừa,… với thành phần cỏ phong phú sẽ khó khăn cho việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học, bởi khó có một loại thuốc hay hoạt chất nào có thể trừ hết tất cả các loại cỏ trên một diện tích lớn. Nghiên cứu tính kháng thuốc cỏ trong phòng thí nghiệm và nhà lƣới của 16 quần thể cỏ dại thu thập ở Quảng Nam với phƣơng pháp chủ yếu là xử lý hạt cỏ trong dung dịch H2SO4 đậm đặc trong thời gian 15- 20 phút, sau đó ngâm vào nƣớc 24 giờ, tiến hành gieo 10 hạt/đĩa peptri với 3 lớp giấy thấm, sau 1-3 giờ tiến hành quan sát. Chúng tôi tiến hành gieo hạt cỏ vào khay có kích thƣớc 40 x 50cm, sau đó phun thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha), quan sát khả năng nảy mầm của hạt cỏ sau 15 ngày. Kết quả xác định đƣợc 6 quần thể cỏ tại Duy Phú, Nam Phƣớc, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân đang hình thành tính kháng. Thí nghiệm tại đồng ruộng bằng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor với liều lƣợng 0,5, 1,0, 1,5 và 2,0 nồng độ khuyến cáo, sau 14 ngày theo dõi hiệu lực trừ cỏ tăng dần khi tăng nồng độ thuốc. Kết quả so sánh năng suất giữa có và không phun thuốc trừ cỏ, năng suất lúa khi không sử dụng thuốc trừ cỏ giảm 12,3%.

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... i LỜI CẢM ƠN ...... ii TÓM TẮT ...... iii MỤC LỤC ...... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...... ix MỞ ĐẦU ...... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...... 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...... 2 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ...... 2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4 1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa ...... 4 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới ...... 7 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cỏ dại hại cây lúa trên thế giới ...... 13 1.1.4. Đặc tính của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachor ...... 23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...... 24 1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam ...... 24 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa Việt Nam ...... 28 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 41 2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...... 41 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ...... 41 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ...... 41 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...... 41 v

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 41 2.3.1. Điều tra tình hình và biện pháp phòng trừ cỏ dại lúa ở Quảng Nam...... 41 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thành phần cỏ dại ...... 42 2.3.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa ...... 42 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 50 3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...... 50 3.1.1. Đặc điểm của các hộ canh tác cây trồng tại Quảng Nam ...... 50 3.1.2. Tình hình cỏ dại và biện pháp ph ng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam...... 53 3.1.3. Đánh giá khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở Quảng Nam ...... 64 3.1.4. Công tác tuyên truyền hƣớng dẫn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho nông dân ...... 65 3.1.5. Hoạt động quản lý của cơ quan với các đại lý kinh doanh thuốc trừ cỏ ...... 67 3.1.6. Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam ...... 70 3.2. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở QUẢNG NAM ...... 71 3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi gieo sạ ...... 71 3.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ...... 73 3.2.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi thu hoạch ...... 75 3.3. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở QUẢNG NAM ...... 77 3.3.1. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Quảng Nam trong phòng thí nghiệm ...... 77 3.3.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Quảng Nam trên đồng ruộng ...... 81 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...... 89 1. KẾT LUẬN ...... 89 2. ĐỀ NGHỊ ...... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 91 PHỤ LỤC ...... 94

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Cụm từ 1 BVTV Bảo vệ thực vật

2 CQQL Cơ quan quản lý

3 CT Công thức

4 FAO T ổ chức lƣơng thực thế giới

5 GDP Tổng sản phẩm nội địa

6 HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp

7 IPM Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp

8 IWM Quản lý tích hợp các cỏ dại

9 KHCN Khoa học công nghệ

10 KHKT Khoa học kỹ thuật

11 MĐGH Mức độ gây hại

12 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

13 NSS Ngày sau sạ

14 TNHH MVT Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

15 TĐVH Trình độ văn hóa

16 THCS Trung học cơ sở

17 THPT Trung học phổ thông

18 UBND Ủ y ban nhân dân

19 USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

20 VFA Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc ...... 4

Bảng 1.2. Thị trƣờng giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2017...... 6

Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 ...... 7

Bảng 1.4. Quan hệ giữa mật độ cỏ mật độ cây trồng và tổn thất năng suất lúa ...... 14

Bảng 1.5. Ảnh hƣởng đến năng suất lúa một số loài cỏ dại ...... 15

Bảng 1.6. Mật độ cỏ và tỉ lệ năng suất lúa ...... 15

Bảng 1.7. Cạnh tranh cỏ dại và tỷ lệ năng suất lúa ...... 15

Bảng 1.8. Ảnh hƣởng của các loại cỏ tới năng suất lúa IR38 ...... 16

Bảng 1.9. Tình hình sản xuất lúa ở nƣớc ta từ năm 2007 đến 2016 ...... 25 Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của tốp các nƣớc đứng đầu thế giới năm 2016 ...... 26

Bảng 1.11. Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo ở Quảng Nam...... 28

Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Quảng Nam ...... 43 Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực ...... 45 Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ...... 47

Bảng 3.1. Đặc điểm các nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam ...... 50

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất cây trồng chính tại Quảng Nam ...... 52

Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa ...... 53 Bảng 3.4. Địa hình canh tác lúa thích hợp cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa tại Quảng Nam ...... 54

Bảng 3.5.Biện pháp phòng trừ cỏ dại ...... 55

Bảng 3.6. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam ...... 56

Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam ...... 58

Bảng 3.8. Thời gian sử dụng các loại thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam ...... 59 Bảng 3.9. Mức độ hiệu quả và hiểu biết trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân...... 60

Bảng 3.10. Kinh nghiệm trừ cỏ của nông dân ở Quảng Nam ...... 61 viii

Bảng 3.11. Ý kiến của nông dân về chiều hƣớng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam...... 62

Bảng 3.12. Thời gian và hiệu quả luân phiên các loại thuốc trừ cỏ ...... 63

Bảng 3.13. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật độ cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ ..... 64 Bảng 3.14. Sự phát triển của cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc tại Quảng Nam ...... 65

Bảng 3.15. Hình thức tập huấn của cán bộ quản lý tại Quảng Nam ...... 66

Bảng 3.16. Phƣơng tiện truyền đạt thông tin của cán bộ quản lý tại tỉnh Quảng Nam . 66

Bảng 3.17. Số lƣợng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 67

Bảng 3.18. Sự lựa chọn và xu hƣớng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây ...... 68 Bảng 3.19. Ý kiến đề xuất của cán bộ quản lý về cung ứng thuốc trừ cỏ ở Quảng Nam ...... 69

Bảng 3.20: Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc cỏ ở Quảng Nam qua các năm ...... 70 Bảng 3.21. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trên đồng ruộng trƣớc khi làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2017-2018 ...... 72 Bảng 3.22. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Quảng Nam vụ Đông Xuân 2017-2018...... 74 Bảng 3.23. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trong giại đoạntrƣớc thu hoạch vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ...... 76 Bảng 3.24. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor ...... 78 Bảng 3.25. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam ...... 80 Bảng 3.26: Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm ...... 82 Bảng 3.27. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở Quảng Nam ...... 84 Bảng 3.28. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý ...... 85 Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đến mật độ cỏ dại và năng suất lúa ...... 88

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Giá gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 ...... 8

Hình 1.2. Sản lƣợng gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 ...... 8

Hình 1.3. Tình hình tiêu thụ gạo ở Bangladesh và Indonesia năm 2017 ...... 9

Hình 1.4. Tình hình tiêu thụ, sản lƣợng và nhập khẩu gạo của châu Phi cận Sahara ... 10 Hình 1.5. Tình hình nhập khẩu gạo ở châu Phi và cận Sahara năm 2017 và dự kiến năm 2018 ...... 10

Hình 1.6. Tình hình dự trữ gạo thế giới và các nƣớc năm 2017 ...... 11

Hình 1.7. Tình hình nhập khẩu gạo ở một số nƣớc năm 2018 ...... 12

Hình 1.8. Tình hình xuất khẩu gạo ở một số nƣớc năm 2017 ...... 13

Hình 1.9. Cơ chế tác động của thuốc trừ Sofit (pretilachlor) đối với cỏ dại và cây lúa 23

Hình 1.10. Sản lƣợng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ...... 26

Hình 1.11. Các thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 ...... 27

Hình 3.1. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa tại Quảng Nam ...... 56 Hình 3.2. Ý kiến của nông dân về chiều hƣớng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam ...... 62 Hình 3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật độ cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam ...... 64

Hình 3.4. Số lƣợng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 67 Hình 3.5. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor...... 79 Hình 3.6. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam ...... 81 Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm ...... 83 Hình 3.8. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý ...... 86 Hình 3.9. Năng suất lúa trên các công thức thí nghiệm với các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor ...... 88

1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lƣơng thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập trung tại các nƣớc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực và ổn định xã hội. Thế giới đang có nguy cơ thiếu hụt lƣơng thực do dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng: tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài, bão lụt..., quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh đã làm giảm đáng kể diện tích sản xuất lúa. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa đứng thứ hai thế giới. Giá trị kinh tế của cây lúa không chỉ làm lƣơng thực cho con ngƣời, thức ăn cho gia súc, gia cầm, mà nó còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhƣ: Công nghệ dƣợc phẩm, công nghiệp chế biến bia, rƣợu, cồn, sơn, mỹ phẩm, xà phòng… Ngoài ra, còn có sản phẩm phụ (rơm, rạ) dùng trong sản xuất giấy, nấm ăn, nấm dƣợc liệu, phân hữu cơ, biochar và là nguồn thức ăn không thể thiếu cho ngành chăn nuôi. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra là ngƣời sản xuất lúa gạo phải làm sao cho năng suất cao nhất đó là trở ngại, băn khoăn hiện nay. Dù biết rằng năng suất lúa đƣợc quyết định bởi bốn yếu tố chính là giống, phân bón, nguồn nƣớc và khâu chăm sóc, cùng với mức độ thâm canh cao, tăng mùa vụ thì sự xuất hiện dịch hại ngày càng nghiêm trọng, nhất là cỏ dại ngày càng khó phòng trừ. Cỏ dại đƣợc xem là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu hại, bệnh hại và chuột. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dinh dƣỡng và nƣớc với cây lúa, là nơi trú ngụ, lƣu tồn và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại khác nguy hiểm. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa. Hạt cỏ lẫn trong lúa sau thu hoạch làm giảm chất lƣợng và giá trị của lúa gạo. Thiệt hại do cỏ dại gây đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê ở các nƣớc trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ chác lác chiếm trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Ở nƣớc ta có nhiều yếu tố làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa, trong đó thiệt hại do cỏ dại là một trong những nhân tố chính. Trung bình cỏ dại làm giảm năng suất lúa sạ khoảng 46% (Dƣơng Văn Chín, 2000). Việc quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã đƣợc các nhà khoa học nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm góp phần khắc phục thiệt hại về năng suất cho nhiều vùng trồng lúa khác nhau. Những năm gần đây, cỏ dại trên ruộng lúa đã trở thành một trong những dịch hại quan trọng nhất tại Việt Nam nói chung và ở các tỉnh miền Trung nói riêng. Ở Quảng Nam cỏ dại trên ruộng lúa hầu nhƣ khó kiểm soát triệt để, điều này hằng năm đã làm ảnh hƣởng đến năng suất đáng kể. Toàn tỉnh diện tích lúa cả năm 2 khoảng 42.000 ha/năm, nơi đây có điều kiện về đất đai, con ngƣời, khí hậu và có nguồn nƣớc dồi dào, hệ thống thuỷ lợi từ các con sông lớn nhƣ: sông Thu Bồn, sông Vu Gia và các hồ đập lớn nhƣ: Hồ thủy điện Sông Tranh 2, hồ Phú Ninh, hồ Đông Tuyển, hồ Phƣớc Hà,... kết hợp với nhiều hệ thống kênh mƣơng đạt chuẩn đã cung cấp lƣợng nƣớc lớn tƣới tiêu hàng năm đầy đủ, kịp thời nhất tạo điều kiện cho nông dân thâm canh cây lúa nƣớc. Quảng Nam có hai vụ lúa chính trong năm vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 9, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian triển khai giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân dài thuận lợi cho việc chuẩn bị đất, vệ sinh đồng ruộng, giống. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn có những mặt hạn chế khi tiến hành làm đất cày ải, cách quản lý nguồn nƣớc,…thời gian cho nƣớc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cộng với sự tích lũy mật số cỏ dại trong đất qua nhiều vụ liên tục đã làm cỏ dại ngày càng phát triển mạnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa. Đặc biệt, trong vụ Đông Xuân, cỏ dại phát triển mạnh do khoảng cách thời vụ kéo dài, lƣợng cỏ dại rơi rụng sau thu hoạch lớn nên cỏ mọc lại để gây hại, nên nông dân sử dụng nhiều lần thuốc trừ cỏ (từ 2 đến 3 lần/vụ) làm tăng chi phí ph ng trừ cỏ dại mà hiệu quả không cao. Việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở các tỉnh miền Trung nói chung và tại Quảng Nam nói riêng còn lạm dụng về thuốc trừ cỏ. Đặc biệt thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đã đƣợc sử dụng tại Quảng Nam cũng trên 20 năm. Quan sát từ thực tiễn sản xuất cho thấy năng suất lúa giảm, tăng chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ để phòng trừ, tỉ lệ cỏ dại mọc trong ruộng lúa gia tăng. Điều này đặt ra giả thuyết, liệu các quần thể cỏ dại ở tỉnh Quảng Nam có thể đã làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa và phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam” là hết sức cần thiết. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định tình trạng gây hại, biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa tại tỉnh Quảng Nam và tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung các thông tin về tác hại của cỏ dại và góp thêm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Đề tài cung cấp những dẫn liệu nhằm bổ sung các thông tin về việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở tỉnh Quảng Nam. 3

- Xác định tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam. - Giúp ngƣời dân hiểu nhiều hơn về mối nguy hại từ cỏ dại và cách quản lý cỏ dại hiệu quả nhất.

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa 1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dƣỡng, so với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhƣng năng lƣợng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn (Bảng 1.1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc

Chỉ tiêu Gạo lúa Bắp Cao lƣơng Gạo lứt (Tính trên trọng lƣợng khô) mì Protein N x 6,25% 12,3 11,4 9,6 8,5 Chất béo % 2,2 5,7 4,5 2,6 Chất đƣờng bột % 81,1 74,0 67,4 74,8

Chất xơ % 1,2 2,3 4,8 0,9 Tro % 1,6 1,6 3,0 1,6

Năng lƣợng Calo/100g 436 461 447 447

Thiamin (B1) (mg/100g) 0,52 0,37 0,38 0,34 Riboplavin ( B2) (mg/100g) 0,12 0,12 0,15 0,05

Niacin( B3) (mg/100g) 4,3 2,2 3,9 4,7 Fe (mg/100g) 5,0 4,0 10,0 3,0

Zn (mg/100g) 3,0 3,0 2,0 2,0 Lysine ( g/16g N) 2,3 2,5 2,7 3,6

Threonine ( g/16g N) 2,8 3,2 3,3 3,6

Methionine + Cystine ( g/16g N) 3,6 3,9 2,8 3,9

Tryptophan ( g/16g N) 1,0 0,6 1,0 1,1

Nguồn: Mccanco và Widdowson,1960, Khan và Eggum,1978 và Eggum,1979

5

1.1.1.2. Giá trị sử dụng và thương mại Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trƣờng để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,…cất rƣợu, cồn,…Ngƣời ta không thể nào thống kê hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên đƣợc dùng làm bột dinh dƣỡng trẻ em và điều trị ngƣời bị bệnh phù thủng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,… Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic,… Giá trị thương mại Trên thị trƣờng thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lƣợng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt ngũ cốc khác. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2- 3 lần và hơn bắp hạt từ 2 - 4 lần. Thời điểm khủng hoảng lƣơng thực trên thế giới vào khoảng những năm 1970 đã làm giá cả các loại ngũ cốc trên thị trƣờng thế giới tăng vọt đột ngột: Giá gạo từ 147 USD/tấn (1972) tăng lên đến 350 USD/tấn (1973), lúa mì từ 69 (1972) lên 137 USD/tấn (1973) và bắp từ 56 (1972) lên 98 USD/tấn (1973). Giá gạo đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 542 USD/tấn, trong khi gạo thơm đặc sản Basmati (gạo số 1 thế giới) lên đến 820 USD/tấn. Sau đó, giá gạo giảm dần và tăng lên trở lại trên 430 USD/tấn trong những năm 1980 - 1981 để rồi giảm xuống và có khuynh hƣớng ổn định ở khoảng 200 - 250 USD/tấn, tức vẫn ở mức gấp đôi giá lúa mì và gấp 3 bắp. Nhìn chung, từ năm 1975 - 1995 giá gạo thế giới biến động khá lớn và ở mức cao. Giá gạo thế giới trong những năm 90 biến động khá lớn, trong đó năm 1993 thấp nhất, sau đó tăng dần lên và tƣơng đối ổn định từ năm 1997-1998. Giá gạo Việt Nam (5% tấm) bán trên thị trƣờng thế giới ở mức trung bình từ 220-290 USD/tấn. Từ năm 2000 trở đi, giá gạo thế giới tăng đều và ổn định ở mức 10% năm. Đầu năm 2016 giá gạo trên thị trƣờng thế giới tiếp tục tăng và ổn định. Giá gạo Thái Lan bán trên thị trƣờng thế giới ở mức trung bình từ 390-400 USD/tấn, Ấn Độ (5% tấm) 370-380 USD/tấn, Pakistan (5% tấm) 345-355 USD/tấn, Campuchia (5% tấm) 445-455 USD/tấn, Myanmar (5% tấm) 415-425 USD/tấn, Mỹ (4% tấm) 430-440 USD/tấn và Việt Nam (5% tấm) trung bình 365-375 USD/tấn (Bảng 1.2.)

6

Bảng 1.2. Thị trường giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2017

Giá Tăng, gảm Nƣớc xuất khẩu Loại gạo (USD/tấn) (%)

Thái Lan 100% B 390 - 400 +1,3 Việt Nam 5% tấm 365 - 375 0 Ấn Độ 5% tấm 370 - 380 0 Pakistan 5% tấm 345 - 355 0 Myanmar 5% tấm 415 - 425 0 Campuchia 5% tấm 445 - 455 0 Mỹ 4% tấm 430 - 440 0

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017 Năm 2017, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trƣờng châu Á chiếm 68,41% tổng lƣợng gạo xuất khẩu, tiếp đến là thị trƣờng châu Phi chiếm 14,93% và thị trƣờng châu Mỹ chiếm 6,54%, châu Đại Dƣơng chiếm 5%. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% tổng lƣợng xuất khẩu, đạt 2,29 triệu tấn. Các thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 thuộc về Philippines và Malaysia với sản lƣợng lần lƣợt 552,9 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2016; Malaysia đạt 532,2 nghìn tấn, tăng 97,3%. Năm 2017, xuất khẩu gạo đã thành công trong tăng trƣởng trở lại ở các thị trƣờng Nam Á là Bangladesh và Iraq. Tính chung 2 thị trƣờng này, xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt khoảng 16,1 nghìn tấn thì năm 2017 đã đạt 373,5 nghìn tấn. Thị trƣờng xuất khẩu lớn tiếp theo là Ghana, Cuba, Bờ Biển Ngà, Singapore, Hồng Kông. Theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, Xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2017 gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng cả về giá cả và yêu cầu chất lƣợng trong khi các thị trƣờng nhập khẩu lớn tiếp tục tăng cƣờng thực hiện chính sách tự cung lƣơng thực, đa dạng hóa nguồn cung. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm giữa tháng 5/2017, xuất khẩu gạo đã duy trì xu hƣớng tích cực do tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trƣờng, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thƣơng mại. Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã làm sản lƣợng lúa gạo giảm mạnh tại một số nƣớc, kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh. 7

Kết thúc năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn, tăng 0,7%, tƣơng đƣơng mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016 (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017

Năm 2016 Năm 2017 So sánh Thị trƣờng Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng tăng/giảm (%) (+/-) xuất khẩu (tấn) (%) (tấn) (%) Trung Quốc 1.736.832 36,1 2.288.587 39,5 31,8 Philippines 394.827 8,2 552.854 9,5 40,0 Malaysia 269.721 5,6 532.226 9,2 97,3 Ghana 480.515 10,0 374.313 6,5 -22,1 Cuba 400.067 8,3 321.474 5,6 -19,6 Bangladesh 22 0,0 245.480 4,2 1.115.718,2 Bờ Biển Ngà 190.961 4,0 224.482 3,9 17,6 Iraq 16.069 0,3 128.035 2,2 696,8 Singapore 85.963 1,8 105.293 1,8 22,5 Hồng Kông 98.578 2,0 58.478 1,0 -40,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2017 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Nguồn gốc của cây lúa đƣợc đông đảo các nhà khoa học công nhận ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này có khí hậu ẩm và điều kiện lý tƣởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên vừa qua, nguồn gốc đầu tiên của của cây lúa là ở Đông Nam Á và Đông Dƣơng. Từ Đông Nam Á, cây lúa đƣợc du nhập vào Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, trên thế giới các nƣớc trồng lúa và phân bố ở tất các cả các châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi có 41 nƣớc trồng lúa, châu Á có 30 nƣớc, Bắc Trung Mỹ có 14 nƣớc, Nam Mỹ có 13 nƣớc, châu Âu có 11 nƣớc, châu Đại Dƣơng có 5 nƣớc. Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 153 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp xỉ 4 tấn/ha. 8

Trong báo cáo mới nhất công bố trung tuần tháng 5, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lƣợng gạo thế giới năm 2017 - 2018 sẽ thấp hơn năm trƣớc, do giảm mạnh ở Mỹ, trong khi đó tiêu thụ sẽ tăng nhẹ. Thƣơng mại gạo sẽ tiếp tục tăng, với nhập khẩu cao hơn năm trƣớc ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á.

Hình 1.1. Giá gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Sản lƣợng gạo toàn cầu dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 481,3 triệu tấn, tuy nhiên sẽ vẫn vƣợt nhu cầu tiêu thụ. Sản lƣợng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập, sản lƣợng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử dụng nƣớc. Sản lƣợng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản lƣợng của Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do vụ mùa chính có đủ nƣớc.

. Hình 1.2. Sản lượng gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 9

1.1.2.2. Tình hình tiêu thụ lúa gạo Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo lƣơng thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi và trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữ của Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lƣợng dùng trong công nghiệp và chăn nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc. Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, ngƣời dân có xu hƣớng chuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân số tăng nhƣng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở Indonesia sẽ giảm.

Hình 1.3. Tình hình tiêu thụ gạo ở Bangladesh và Indonesia năm 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara (SSA) tăng nhanh do dân số tăng và ngƣời dân chuyển dần từ sử dụng các loại củ truyền thống sang dùng gạo. Hiện gạo đã trở thành lƣơng thực chính của nhiều quốc gia châu Phi, trong khi tiêu thụ tăng nhanh hơn nhiều so với sản lƣợng khiến nhập khẩu tăng theo. Nhập khẩu gạo của SSA đã tăng gấp đôi kể từ 2001 và dự báo sẽ đạt 12,9 triệu tấn trong năm 2018. Đặc biệt, Bờ Biển Ngà sẽ trở thành nƣớc nhập khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới trong năm 2018 với 1,5 triệu tấn. Mặc dù sản lƣợng tăng nhanh ở nƣớc này trong những năm gần đây, song tiêu thụ vẫn vƣợt xa cung và thị trƣờng này phải phụ thuộc vào nhập khẩu gạo tấm và gạo xay của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ mới đáp ứng đủ nhu cầu. Các nƣớc Tây và Nam Phi thƣờng nhập khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, trong khi các nƣớc Đông Phi nhập của Pakistan 10

Hình 1.4. Tình hình tiêu thụ, sản lượng và nhập khẩu gạo của châu Phi cận Sahara Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Nigeria là nƣớc đông dân nhất châu Phi và là nƣớc nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Kể từ khi nguồn cung trong nƣớc bị hạn chế và giá gạo nội cũng nhƣ gạo nhập khẩu tăng mạnh, tiêu thụ gạo tại Nigeria đã giảm trong khoảng 2 năm qua.

Hình 1.5. Tình hình nhập khẩu gạo ở châu Phi và cận Sahara năm 2017 và dự kiến năm 2018 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Do nguồn cung gạo thế giới dự báo sẽ vƣợt tiêu thụ, tồn trữ gạo toàn cầu năm 2017/18 sẽ tăng mạnh, chủ yếu do Trung Quốc, nơi dự trữ dự báo sẽ tăng 9% lên trên 75 triệu tấn. Đây là mức tăng nhiều nhất kể từ 2001/02 và chiếm trên 60% dự trữ toàn cầu. Các chính sách của chính phủ đang khuyến khích sản xuất tăng vƣợt nhu cầu. Tuy nhiên, giá hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc dành cho mặt hàng gạo cao hơn so với giá gạo ở các nƣớc láng giềng nên vẫn kích thích hoạt động nhập khẩu gạo vào Trung Quốc. Nƣớc này vừa là thị trƣờng sản xuất, vừa nhập khẩu và dự trữ gạo lớn nhất thế giới. 11

Trái lại, dự trữ gạo ở top 5 nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới dự báo sẽ tiếp tục giảm. Dự trữ ở Thái Lan dự báo sẽ giảm 28% xuống 4,5 triệu tấn do chính phủ nỗ lực bán đấu giá số gạo tồn trữ từ rất lâu và lĩnh vực tƣ nhân dự báo sẽ mua phần lớn số gạo đó. Trong khi đó, tồn trữ ở Ấn Độ dự báo sẽ đạt 17,4 triệu tấn, giảm 8% so với năm trƣớc nhƣng vẫn cao hơn mức quy định về dự trữ đệm. Dự trữ ở 2 nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất này dự báo sẽ xuống mức thấp nhất kể từ 2007/08. Ở Mỹ, do sản lƣợng giảm và xuất khẩu vững, dự trữ dự báo sẽ giảm 21% xuống 1,2 triệu tấn, thấp nhất kể từ 2013/14.

Hình 1.6. Tình hình dự trữ gạo thế giới và các nước năm 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Thƣơng mại gạo thế giới năm 2018 dự báo sẽ tăng lên 42,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2017 và là mức cao kỷ lục thứ 3 trong lịch sử, với nhập khẩu cao hơn năm trƣớc ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á. Nhu cầu của Trung Quốc, EU, châu Phi và Philippines sẽ vẫn mạnh. Phần lớn gạo sẽ vẫn đƣợc tiêu thụ ở chính các nƣớc sản xuất, và chỉ gần 10% sản lƣợng trên toàn cầu đƣợc xuất nhập khẩu. USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 8,7% so với năm 2016. Về năm 2018, USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 4,8 triệu tấn, giảm 200.000 tấn so với năm 2017 do sản lƣợng tăng. Trung Quốc sẽ vẫn là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất thế giới do giá ở các nƣớc láng giềng rẻ hơn khích lệ hoạt động nhập khẩu gạo, kể cả nhập qua biên giới. Nigeria dự báo sẽ vẫn nhập khẩu 2,1 triệu tấn với nhu cầu nhập gạo sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhƣng việc hạn chế sử dụng ngoại tệ và thuế cao sẽ hạn chế nhập khẩu gạo vào thị trƣờng này. Tiêu thụ gạo của Nigeria sẽ tiếp tục giảm vì gạo trở nên đắt hơn so với các loại ngũ cốc và củ khác. Dự báo EU sẽ tăng 12 nhập khẩu 50.000 tấn lên 1,9 triệu tấn; Philippines sẽ tăng 400.000 tấn lên 1,8 triệu tấn do nhu cầu mạnh đối với gạo nhập khẩu giá rẻ sau khi kết thúc những hạn chế về khối lƣợng nhập khẩu; Malaysia sẽ nhập khẩu 900.000 tấn, vững so với năm trƣớc; Indonesia cũng sẽ duy trì nhập khẩu 500.000 tấn trong bối cảnh sản lƣợng tăng và tiêu thụ ổn định; Bangladesh sẽ tăng nhập khẩu thêm 150.000 tấn lên 300.000 tấn.

Hình 1.7. Tình hình nhập khẩu gạo ở một số nước năm 2018 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2018 USDA dự báo năm 2018 Ấn Độ sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn. Xuất khẩu của Thái Lan dự báo cũng sẽ đạt 10 triệu tấn mặc dù sản lƣợng tăng nhƣng dự trữ đệm sẽ sụt giảm và khối lƣợng gạo giá rẻ dành cho xuất khẩu không nhiều. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 dự báo sẽ tăng 400.000 tấn so với mức 5,6 triệu tấn của năm 2017 lên 6 triệu tấn do nhu cầu tăng, nhất là từ các thị trƣờng Đông Nam Á nhƣ Philippines. Thƣơng mại qua biên giới với Trung Quốc dự báo vẫn chiếm phần lớn lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam . Xuất khẩu của Pakistan dự báo sẽ tăng 100.000 tấn lên 4,1 triệu tấn nhờ sản lƣợng tăng; của Mỹ sẽ giảm 50.000 tấn xuống 3,5 triệu tấn do sản lƣợng giảm, của Myanmar sẽ tăng 100.000 tấn lên 1,7 triệu tấn do nhu cầu tăng từ EU và các thị trƣờng trong khu vực; của Campuchia dự báo sẽ tăng 50.000 tấn lên 1,3 triệu tấn nhờ sản lƣợng tăng và nhu cầu tiếp tục tăng từ các thị trƣờng láng giềng và EU; của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 300.000 tấn lên 800.000 tấn do tăng xuất khẩu gạo vụ cũ sang Tây Phi. 13

Hình 1.8. Tình hình xuất khẩu gạo ở một số nước năm 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Ở nƣớc ta, sản lƣợng lúa gạo cả năm giảm chủ yếu vì vụ lúa Đông Xuân cho năng suất thấp khi gặp vấn đề đất nhiễm mặn và hứng chịu nhiều trận bão liên tiếp. Ngoài ra, xu hƣớng chuyển đổi cây trồng cũng kéo giảm sản lƣợng vụ lúa Đông năm nay. Về xuất khẩu, USDA ƣớc tính Việt Nam xuất khẩu đƣợc 6,6 triệu tấn trong năm nay. Con số này dự báo sẽ cải thiện hơn nữa khi bƣớc sang năm 2018 nhờ nhu cầu mua hàng từ các nƣớc châu Á tăng mạnh, đặc biệt là từ các thị trƣờng truyền thống nhƣ Philippines và Indonesia. USDA dự đoán, xuất khẩu gạo năm 2018 của Việt Nam đạt 7,2 triệu tấn. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cỏ dại hại cây lúa trên thế giới 1.1.3.1. Thành phần cỏ dại hại lúa Water House (1995) đã xác định có 113 loài cỏ dại trên ruộng lúa nƣớc ở khu vực Đông Nam Á. Các họ thực vật quan trọng là với 40 loài, chiếm 29%, sau đó là Cyperaceae có 16 loài, chiếm 12%. Trên lúa cấy, các loài cỏ dại quan trọng bao gồm: Cỏ lồng vực Echinichloa crus-galli, cỏ năn Scirpus planiculmis, rau mác Sagittaria pygmaea, cây nhãn tử Potamogeton distinctus, cỏ chác Paspalum distichum, cỏ lác xòe Cyperus serotinus, cỏ đuôi phụng Leptochloa chinensis, cỏ ớt vaginalis, cỏ dùi bấc Scirpus juncoides, cỏ lác dù Cyperus diffomis, cỏ nhọ nồi Eclipta prostrate, cỏ nghể Polygonum amphibium, và rau dệu Alternanthera philoxeroides (Zhang, 1996). Số lƣợng loài cỏ dại trong ruộng lúa nƣớc ở Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philipin, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Ấn Độ lần lƣợt là 102, 105, 127, 129, 27, 92, 24, và 54 loài (Caton et al. 2004; Moody et al. 1984). 14

Theo Holm et al. (1977), (Chauhan và cộng sự 2013, Chauhan & Abugho 2013) E. crusgalli là loài cỏ dại độc hại thứ ba trên toàn thế giới và là một vấn đề lớn đối với an ninh lƣơng thực. Con ngƣời phải kiểm soát E. crus-galli bằng cách phun thuốc diệt cỏ làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng (Moody 1993, Narwal 1999). Ở Philippines, cỏ dại này cũng là một trong những loại cỏ dại nghiêm trọng nhất trên các ruộng lúa (Baltazar 2017). Khả năng sinh sản cao của nó là một trong những lý do quan trọng nhất cho nó đƣợc phát tán rộng rãi và duy trì mật độ cao mỗi mùa (Holm 1997, Lundemo et al. 2009). Trong điều kiện Việt Nam, cỏ dại này có thể sản xuất trung bình 3.000 đến 3.500 hạt/cây (An 2010). Ngoài ra, sự tồn tại và ngủ nghỉ của hạt giống cũng cho phép cỏ dại xâm lấn mạnh hơn. Theo Chin (1998) vào mùa xuân, thời gian ngủ của E. crus-galli kéo dài khoảng 60 đến 70 ngày, trong khi vào mùa hè nó kéo dài từ 100 đến 120 ngày. Sau khi ngủ, hạt giống E. crusgalli có thể nảy mầm bất cứ lúc nào trong năm trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, lúa ở mật độ đủ cao có thể vƣợt trội hơn E. crus-galli (Holm và cộng sự 1977). Theo (Chauhan & Abugho 2013), thí nghiệm của họ cho thấy khi trồng lúa ở 16 cây/m2, E. crus-galli chỉ sản xuất từ 54 đến 87 hạt /cây. Nó có nghĩa là tăng số lần cắt có thể ngăn chặn sự phát triển của E. crus-galli. 1.1.3.2. Nghiên cứu tác hại cỏ dại Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trong nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu bệnh, chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê các nƣớc trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể giảm tới 60% năng suất lúa. Theo Holm L.G (1977), cỏ lồng vực crus-galli và E. colona đứng thứ ba và bốn trong các loài cỏ gây hại lớn nhất thế gíới. Kết quả các thí nghiệm trƣớc đây cho thấy sự giảm sút của năng suất lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 đến 200 cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%. Bảng 1.4. Quan hệ giữa mật độ cỏ mật độ cây trồng và tổn thất năng suất lúa

Mật độ cỏ Tỷ lệ tổn thất Mật độ cây trồng Tỷ lệ tổn thất (cây/m2 ) (%) (cây/m2) (%)

11 25 32 57 54 49 108 40 269 79 334 25 Nguồn từ Smith 1968 theo Agro - Pesticide - FAO, 1998 Theo tổng kết của Smith (1983), tổn thất do cỏ dại gây cho các nƣớc trồng lúa dao động từ 10-15% sản lƣợng.

15

Theo Arai M (1972) lúa cấy không làm cỏ năng suất giảm 20 - 40%, lúa gieo thẳng không làm cỏ năng suất giảm 70 - 90%. Theo ƣớt tính, tổng thiệt hại hàng năm do cỏ dại gây ra đối với sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới vào khoảng 46 triệu USD. Bảng 1.5. Ảnh hưởng đến năng suất lúa một số loài cỏ dại Tên cỏ dại Tên khoa học Tỉ lệ năng suất lúa giảm (%) Lồng vực nƣớc Echinichloa crus-galli 70 – 87 Rau mác Monochoria spp. 25 – 84 Cỏ cháo Cyperus difformis 40 – 80 Cỏ bợ Marsilea quadriflia 45 – 56 Nguồn: Nguyễn Vĩnh Trường, Cỏ dại, 2014 Bảng 1.6. Mật độ cỏ và tỉ lệ năng suất lúa

Mật độ cỏ (cây/m2) Tỷ lệ năng suất lúa (%)

0 100 100 83,2 200 73,1 300 69,4 400 65,5 500 63,0 600 60,6 >600 56,8 Nguồn: Nguyễn Vĩnh Trường, Cỏ dại, 2014 Bảng 1.7. Cạnh tranh cỏ dại và tỷ lệ năng suất lúa

Mật độ Trọng lƣợng Số bông Tỉ lệ năng Thời kỳ cạnh tranh cỏ dại cỏ khô cỏ dại lúa suất lúa (cây/m2) (g/m2) (bông/m2) (%)

Không để cỏ cạnh tranh 0,0 0,00 477,0 100,0 Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa 3 lá 110,0 12,50 468,5 99,7 Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa đẻ nhánh tối đa 463,7 122,36 411,0 86,8 Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa đứng cái 286,5 181,66 405,0 83,0

Để cỏ cạnh tranh đến lúa lúa làm đ ng 126,7 183,86 386,0 71,9 Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa trổ 109,5 188,61 379,0 76,3 Nguồn: Nguyễn Vình Trường, Cỏ dại, 2014 16

Sự gây hại của cỏ dại đối với cây trồng là do quá trình sinh trƣởng và phát triển cỏ dại xuất hiện giữa cỏ và cây trồng. Trong quá trình cạnh tranh này, ƣu thế nghiêng về cỏ dại, vì nhiều lí do, mà trƣớc hết là hiệu quả quang hợp của cỏ luôn luôn cao hơn cây trồng. Trong sự hiểu biết về năng lực canh tranh to lớn của cỏ, điều đầu tiên phải đƣợc biết chúng trở nên thích ứng rất tốt với môi trƣờng bởi quá trình chọn lọc tự nhiên rất dài. Ngƣợc lại, cây trồng đƣợc chọn lọc trong một thời gian dài theo hƣớng chất lƣợng và năng suất cao, và nhƣ vậy chúng đã mất đi khả năng chịu đựng mà nó có ở thực vật hoang dại. Bảng 1.8. Ảnh hưởng của các loại cỏ tới năng suất lúa IR38

Quần thể cỏ Trọng lƣợng cỏ Tỷ lệ giảm năng suất do cỏ (g/m2) (%)

Gieo vãi Cấy Gieo vãi Cấy Cỏ hòa thảo 325 285 86 75 Cỏ năn lác + lá rộng 250 110 24 0 Cỏ hòa thảo + năn lác + lá rộng 540 330 100 67 Không cỏ 0 0 - - Nguồn: Data, 1969 theo Agro - Peticide - FAO, 1981 1.1.3.3. Nghiên cứu quản lý cỏ dại Các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ cỏ dại ít đƣợc chú trọng và ít đƣợc đầu tƣ nghiên cứu từ cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, ngay cả con ngƣời bị gây bệnh bởi những thực vật không mong muốn giữa các cánh đồng canh tác từ thời kỳ trƣớc Công Nguyên, việc phòng trừ cỏ dại nhiều thế kỉ nhƣ là công việc phụ của chuẩn bị đất. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại sơ khai gồm cuốc cỏ, làm cỏ bằng tay cũng nhƣ các biện pháp luân canh cây trồng. Mặc dù cuốc cỏ là hiếm ở các nƣớc đã phát triển, loại bỏ cỏ dại bằng tay là chủ yếu của các nƣớc đang phát triển. Cho tới những năm gần đây, nghiên cứu hiểu biết về quần thể cỏ dại và các thử nghiệm phòng trừ cỏ dại trong một vụ cây trồng phần lớn chƣa rút ra kết luận và kiểm soát cỏ dại là công việc nặng nhọc đối với lao động nông nghiệp. Biện pháp trừ cỏ bằng hóa học đầu tiên đƣợc đề cập khi các hợp chất vô cơ đƣợc mô tả để sử dụng trừ cỏ chọn lọc. Một số hóa chất trừ cỏ trƣớc năm 1940 là muối, sắt sulfate, acid sufuric và sulfate đồng (Klingman và Ashton, 1975). Các hợp chất này đƣợc sử dụng ở Đức, Pháp, Hoa Kỳ, nhƣng cho đến năm 1940, chất diệt cỏ đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một hình thức kiểm soát cỏ dại. Thuốc trừ cỏ 2,4-D của Pokomy vào năm 1941 đã mở ra một cơ hội mới cho ngƣời dùng một lựa chọn rẻ hơn về kiểm soát cỏ dại đối với sản xuất nông nghiệp. Đặc tính của 2,4-D đƣợc coi là cuộc cách mạng hóa học sản xuất lƣơng thực toàn cầu, lần lƣợt tạo ra nhiều sự chú ý đến kiểm soát cỏ dại. 17

Những năm 1940 và năm 1950 chứng kiến sự bùng nổ thuốc diệt cỏ tổng hợp. Vào năm 1950 đã có khoảng 25 thuốc diệt cỏ đã sử dụng (Timmons, 2005), đến cuối những năm 1950 và 1960 nhiều loại thuốc diệt cỏ xuất hiện trên thị trƣờng để kiểm soát cỏ dại là biện pháp thay thế sức lao động con ngƣời. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng trên thị trƣờng, ngày nay thuốc diệt cỏ thay đổi chủng loại, tính năng trừ cỏ ít làm ảnh hƣởng môi trƣờng sinh thái và không phải là đối tƣợng mục tiêu tác động (Zimdahl,1999). Ví dụ thuốc trừ cỏ Glyphosate đƣợc giới thiệu 1970 và cung cấp kiểm soát cỏ dại tuyệt vời với những liều lƣợng thấp hơn (Ross và Lembi,1999). Trong những năm 1980 và năm 1990, giới thiệu thuốc diệt cỏ bao gồm các hợp chất mới với giá cả thấp hơn so với trƣớc và khối lƣợng sử dụng giảm mặc dù thuốc diệt cỏ đã đƣợc gia tăng. Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu USD cho thuốc trừ cỏ cho lúa, bình quân 265 USD/ha. 1.1.3.4. Nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực Các báo cáo đầu tiên về cỏ lồng vực kháng butachlor đã đƣợc ghi nhận vào năm 1993 bởi Tang-Hong Yuan tại Trung Quốc và Chanya Maneechote vào năm 1998 tại Thái Lan (Heap, 2014). Nghiên cứu của Marsh và ctv. (2009) tại Philippines ghi nhận sự xuất hiện các dòng cỏ lồng vực (Echinochloa crusgalli và Echinochloa labrescens) mà mức độ mẫn cảm thấp hơn 3 - 4 lần so với dòng mẫn cảm đối với pretilachlor sau 4,1 - 4,3 năm sử dụng. Nghiên cứu cũng đã xác định mức độ mẫn cảm của cỏ lồng vực với hỗn hợp butachlor + propanil và ghi nhận đƣợc 17/19 quần thể có mức độ mẫn cảm thấp hơn từ 5,6-9 lần so với các quần thể mẫn cảm. Từ kết quả thí nghiệm và các ghi nhận trên thế giới, có thể nhận thấy tình trạng giảm mức độ mẫn cảm với thuốc của các loài cỏ chính, đặc biệt là cỏ lồng vực trên ruộng lúa sạ trong nƣớc đang diễn ra và có khả năng tăng cao trong thời gian tới khi diện tích lúa sạ ngày càng phát triển và không có hoạt chất hiệu quả với cơ chế tác động mới diệt cỏ tiền nảy mầm đƣa vào sử dụng. Theo Leylani M. Juliano., Madonna C. Casimero., and., Rick Llewellyn, (2010), cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli [L.] Beauv.) là một loại cỏ dại gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo đã đƣợc xác nhận lần đầu tiên có khả năng chống cả chloroacetamide (butachlor) và acetanilide (propanil) các nhóm thuốc diệt cỏ thƣờng đƣợc sử dụng trực tiếp cho lúa ở Philippines. Tính kháng của thuốc trừ cỏ cho thấy rằng 17 trong 18 mẫu quần thể cỏ có 94% đều kháng butachlor + propanil. Thí nghiệm cho thấy rằng liều sử dụng butachlor + propanil trên quần thể cỏ lồng vực nhƣng ngƣời ta không đƣợc kiểm soát ở mức gấp đôi mức khuyến cáo (1,4 kg ai hoặc 2 lít /ha) và 7 quần thể không đƣợc kiểm soát ở liều lƣợng 4 lít/ha (2,8 kg ai/ha). Thí nghiệm đảm bảo liều sử dụng butachlor và propanil riêng biệt chỉ ra rằng các quần thể sau này kháng với cả các thuốc diệt cỏ. Giá trị LD50 cho butachlor quần thể propanil dao động 18 từ 0,6 lít/ha (0,42 kg ai) đến 2,9 lít/ha (2,03 kg ai) chỉ 1,9-9,1 lần độ nhạy ít hơn quần thể ít biết đến. Vì vậy, nhận thức của nông dân là để trừ cỏ đạt hiệu quả thì cần tăng liều lƣợng, nồng độ của thuốc, nhƣng lại dẫn đến khả năng kháng thuốc của cỏ. Do đó, sự phát triển tính kháng trong thuốc diệt cỏ với số lƣợng lớn đã trở thành một mối đe dọa trong sản xuất lúa gạo và sẽ làm thay đổi quản lý cỏ dại trong sản xuất hạt gạo trực tiếp. Nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức về quản lý cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ và thực hiện một hệ thống kết hợp hiệu quả quản lý cỏ dại là cần thiết. Theo Dilipkumar Masilamany, Adzemi Mat Arshad, và Chuah Tse Seng nghiên cứu này đã đƣợc tiến hành để kiểm tra các hiệu ứng kết hợp của hoa hƣớng dƣơng chứa nƣớc lá chiết xuất với mức giá thấp hơn pretilachlor trên cỏ lồng vực xuất hiện và sinh trƣởng trong đất ruộng lúa là đất thịt pha cát dƣới điều kiện nhà kính. Điều thú vị là, các giá trị ED95 (tỷ lệ đó gây ra 95% ức chế) của pretilachlor cho sự xuất hiện và trọng lƣợng tƣơi của cỏ lồng vực đã giảm xuống đến 79% và 82%, tƣơng ứng, khi đƣợc trộn với chất chiết xuất từ lá hƣớng dƣơng trong loạt đất thịt pha cát. Những kết quả này chứng tỏ rằng chất chiết xuất từ lá hƣớng dƣơng có khả năng làm giảm tỷ lệ pretilachlor để ức chế sự hình thành và phát triển của cỏ lồng vực trong ruộng lúa. Theo Lee, In-Yong, Oh-DoKwon, Chang-Seok Kim, Jeongran Lee, Byung- Chul Moon and Jae-Eup Park ( 2012), hiệu quả của việc kiểm soát cỏ bởi thuốc diệt cỏ đã đƣợc nghiên cứu bằng nhiều biện pháp trừ cỏ khác nhau, quản lý cỏ dại tổng hợp trên cỏ lồng vực kháng thuốc diệt cỏ Echinochloa oryzoides ở một ruộng lúa. Hiệu lực của thuốc diệt cỏ trên đất trồng lúa áp dụng phƣơng pháp kiểm soát của cỏ E. oryzoides kháng thuốc diệt cỏ là rất cao với oxadiargyl 1,7% EC, oxadizon 12% EC và fentrazamide, oxadiargal 3,3% EC. Pentaxazon 5% SC đạt trên 98%. Mặc dù một số E. oryzoides nổi lên là 31 ngày sau khi kiểm soát cỏ dại. Đến giai đoạn lần thứ 2 của E. oryzoide, 6 loại thuốc diệt cỏ, azimsulfuron, carfenstole 1,05% GR bensulfurometyl, benzobicyclone mafenacet 24,52% bensulfuronmethyl fentrazamide 7% SC, bensulfuro - metyl, mafenacet oxadiargyl 21,6% SC, benzobicyclone, mafenacet, penoxulam 21,5% mafenacet, pyrazosulfuron-ethyl 3,5% GR có thể kiểm soát E. oryzoide. Đến giai đoạn lần thứ 3 nghiên cứu này chỉ ra rằng nó là rất quan trọng để lựa chọn các loại thuốc diệt cỏ phù hợp cho điều trị và áp dụng chúng tại thời điểm đúng để đạt đƣợc một mức độ kiểm soát của E. oryzoides kháng ACCase- và ALS diệt cỏ. Sự xuất hiện của cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ đã tăng lên trong thập kỷ qua, nhƣng theo các báo cáo đầu tiên của cỏ dại tính kháng thuốc trừ cỏ đƣợc ghi nhận sớm nhất vào những năm 1950, trên cây cỏ bồ công anh và cây cà rốt hoang dại đã đƣợc báo cáo là có khả năng kháng thuốc trừ cỏ 2,4-D. Hợp chất C3H3N3 kháng thuốc một loại cỏ 19 phổ biến lần đầu tiên đƣợc báo cáo trong 1968 tại Washington và cho đến nay, khả năng chống hợp chất triazin (C3H3N3) kháng thuốc diệt cỏ đã đƣợc ghi nhận thƣờng xuyên nhất. Khoảng 100 loài cỏ dại đã đƣợc báo cáo là có khả năng kháng thuốc diệt cỏ của một quần thể cỏ dại. Tính kháng thuốc diệt cỏ là một hiện tƣợng mà nhờ đó hiệu quả của thuốc diệt cỏ trên một loại cỏ dại bị giảm đi. Nó có thể phát triển từ việc sử dụng cùng một loại thuốc diệt cỏ để kiểm soát cùng một loại cỏ dại trong nhiều mùa và khi mật độ cỏ dại thích nghi với thuốc diệt cỏ đƣợc sử dụng (Jasieniuk et al. 1996, Neve và cộng sự 2009, Shaner 2014). Hơn nữa, cƣờng độ của thuốc diệt cỏ càng cao thì càng có nhiều áp lực lựa chọn đƣợc đặt lên quần thể cỏ dại. Thông qua việc lựa chọn đột biến, kháng thuốc đƣợc quan sát thấy khi một số cỏ dại trong quần thể có thể chịu đƣợc một liều thuốc diệt cỏ bình thƣờng. Valverde và Itoh (2001) và Vencill et al. (2012) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lặp lại trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ để phát triển tính kháng thuốc diệt cỏ. Những phát hiện tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Tharayil Santhakumar (2003), Preston và cộng sự. (1999). Theo Shaner (2014) thuốc diệt cỏ lần đầu tiên đƣợc giới thiệu vào cuối những năm 1940, tuy nhiên không phải cho đến những năm 1990 đã kháng thuốc diệt cỏ nhanh chóng tăng trên toàn thế giới với một loạt các chế độ thuốc diệt cỏ và đe dọa an ninh lƣơng thực (Powles & Yu 2010, Délye et al. 2013). Kháng thuốc diệt cỏ đã tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia (Juliano et al. 2010, Mennan et al. 2012). Propanil là thuốc diệt cỏ đầu tiên đƣợc giới thiệu để kiểm soát E. crus-galli trên ruộng lúa từ năm 1962 (Smith Jr 1965, Park và cộng sự 2010) vì tính chọn lọc của nó giữa lúa và E.crus-galli (Baltazar & Smith Jr 1994). Tuy nhiên, E. crus-galli cho thấy sự đề kháng với thành phần hoạt tính này vào năm 1989 (Carey et al. 1995). Sự đề kháng của E. crus-galli với propanil cũng đƣợc báo cáo ở Mỹ do hậu quả của việc sử dụng thuốc diệt cỏ liên tục trong 30 năm trên cỏ dại này (Hill và cộng sự 1994, Kendig & Rishel 1996). Đề kháng với glyphosate của E. crus-galli xảy ra lần đầu tiên vào năm 1995 (Johnson & Gibson 2006) và lịch sử sử dụng liên tục thuốc diệt cỏ này đã tích lũy kháng thuốc (Bradshaw et al. 1997). Tuy nhiên, đến năm 2005 chỉ có khoảng 36% nông dân lo ngại về tính kháng thuốc diệt cỏ glyphosate trong một cuộc khảo sát ở Ấn Độ, trong khi hầu hết nông dân không chấp nhận sử dụng chiến lƣợc để ngăn chặn sự phát triển kháng thuốc diệt cỏ (Johnson & Gibson 2006). Ngoài ra, Juliano et al. (2010) nói rằng propanil và butachlor không thể quản lý E. crus-galli kháng ngay cả ở gấp đôi tỷ lệ đƣợc khuyến cáo trên các trang trại lúa ở Philippines. Tuy nhiên, thật khó để thuyết phục nông dân về mối quan tâm mà họ cần phải có về tính kháng thuốc diệt cỏ. Nông dân dƣờng nhƣ có thể chấp nhận kết quả này bởi vì những ngƣời trồng lúa đang phụ thuộc vào glyphosate và các chất diệt cỏ khác để quản lý cỏ dại (Shaner 2014). 20

Kháng thuốc diệt cỏ xảy ra ở nhiều loài cỏ dại (Broster et al. 2011). Ví dụ, các thí nghiệm đƣợc tiến hành ở miền nam New South Wales, Australia vào năm 1990 và 1994 để đánh giá tính kháng thuốc diệt cỏ của yến mạch hoang dã cho thấy kháng thuốc diệt cỏ là 38% đối với thuốc diệt cỏ nhóm A và 10% đối với thuốc diệt cỏ nhóm Z. Sự đề kháng với thuốc diệt cỏ nhóm A tăng 5% so với nghiên cứu trƣớc đây, trong khi tỷ lệ chất diệt cỏ nhóm Z không thay đổi (Broster et al. 2011). Theo Heap (1997) vào năm 1997, 124 loài cỏ dại có sức đề kháng trên toàn thế giới với ít nhất một loại thuốc diệt cỏ. Trong số đó, 32% có khả năng kháng thuốc diệt cỏ thuộc nhóm triazine và 18% đối với các chất ức chế synthase acetolactate, trong khi tỷ lệ phần trăm đối với bipyridiliums và phenylureas/amides tƣơng ứng là 15% và 9%. Trong một nghiên cứu khác đề kháng propanil đã đƣợc xác nhận vào năm 1990, khi E. crus-galli đƣợc phun trừ bằng propanil với tỷ lệ 11,2 kg/ha (Baltazar & Smith Jr 1994). Ngoài ra, Carey et al. (1995) cũng báo cáo kháng propanil ở E. crus-galli ở Arkansas. Propanil đƣợc sử dụng để kiểm soát cỏ dại sau khi mọc. Heap (2014) nói rằng trong năm nay, 224 loài cỏ dại cho thấy sức đề kháng với một hoặc nhiều loại thuốc diệt cỏ với 404 trƣờng hợp trên toàn thế giới. Trong số đó, có 71 loài, chống lại triazine, 24 loài kháng glyphosate. Báo cáo của Lopez , Martinez et al. (1997), Gao et al. (2017) tuyên bố tính kháng E. crus-galli đối với nhóm thuốc diệt cỏ quinclorac và atrazine. Một báo cáo khác của Talbert và Burgos (2007) cũng phát hiện ra sự hạn chế của quinclorac và propanil đối với việc quản lý E. crus-galli ở Arkansas. Kháng thuốc diệt cỏ có thể xảy ra do rất nhiều lý do. Để minh họa, Gronwald et al. (1994) cũng nói rằng lặp đi lặp lại cùng một loại thuốc diệt cỏ hoặc cùng một loại chế độ hành động thuốc diệt cỏ dẫn đến việc lựa chọn kháng thuốc diệt cỏ. Ở Hàn Quốc, kháng thuốc diệt cỏ chọn lọc với chất ức chế acetolactase synthase (ALS) đƣợc tìm thấy vào năm 1998 trên Monochoria korsakowii, và cũng đƣợc tìm thấy trên E. crus-galli trong năm 2009 (Im và cộng sự 2009, Thi et al. 2014). Sau đó, 12 loài mới cũng chống lại các chất ức chế ALS (Heap 1997, Im và cộng sự 2009, Park et al. 2010). Kháng thuốc diệt cỏ có thể xảy ra thông qua một số cơ chế khác nhau bao gồm thúc đẩy quá trình trao đổi chất có liên quan đến sự đột biến của các enzym khác nhau (Jasieniuk et al. 1996, TharayilSanthakumar 2003). Lúc đầu, nhóm cyt P450s có liên quan đến việc giải độc thuốc diệt cỏ, là một dạng kháng thuốc diệt cỏ (Devine 1997, Siminszky 2006). Các báo cáo khác đã đƣợc thực hiện bởi Yun et al. (2005) cho sự xuống cấp của bispyribac-natri trong E. crus-galli và bởi Ruiz-Santaella et al. (2006) của cyhalofop- butyl. Rahman et al. (2010) nói rằng propanil, quinclorac và cyhalofop-butyl không thể kiểm soát E. crus-galli trên các ruộng lúa ở Malaysia với tỷ lệ đƣợc đề xuất và thậm chí là tỷ lệ gấp đôi. Khi chúng kết hợp giữa propanil và quinclorac hoặc cyhalofop-butyl và quinclorac ở tốc độ nhãn, chúng có thể quản lý hiệu quả E. crus-galli. Trong khi trộn 21 giữa propanil và cyhalofop-butyl không thể cho thấy hiệu quả tích cực trong việc quản lý E. crus-galli (Baldwin và cộng sự 1995, Rahman và cộng sự 2010). Ở Úc 22 loài cỏ dại có khả năng chống lại ít nhất một trong bảy cơ chế hoạt động của thuốc diệt cỏ (Christopher & Preston 2000). Mặc dù, kháng thuốc diệt cỏ đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970, nhiều công ty, nhà khoa học cỏ dại và thậm chí các chính phủ đã bỏ qua vấn đề này cho đến năm 1995, khi các nhà khoa học cỏ dại phát hiện rằng kháng thuốc diệt cỏ đã tăng đáng kể từ 41 đến 191 trƣờng hợp từ năm 1980 đến 1995 (Shaner 2014). Sau giai đoạn này, kháng thuốc diệt cỏ đã đƣợc công nhận là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà quản lý nông nghiệp và các nhà khoa học cỏ dại. Kháng thuốc diệt cỏ đã phổ biến hơn ở các nƣớc phát triển so với các nƣớc nghèo do thiếu lao động để làm cỏ tay ở các nƣớc giàu và sự sẵn có và sử dụng cao thuốc diệt cỏ để quản lý cỏ dại. Theo Hanson et al. (2014), Hoa Kỳ có nhiều kiểu bi kháng thuốc diệt cỏ hơn so với các nƣớc khác, nhƣ ở bang California phát hiện 162 trƣờng hợp là một trƣờng hợp điển hình. Liên quan đến chi phí gia tăng của các hoạt động nông nghiệp, Beltran et al. (2012) ƣớc tính rằng năng suất lúa sẽ giảm khoảng 10% mỗi năm do thiệt hại do cỏ dại gây ra và trên toàn thế giới sẽ mất khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Khi tác dụng của thuốc diệt cỏ giảm, nông dân thƣờng tăng lƣợng thuốc diệt cỏ đƣợc áp dụng trên một đơn vị diện tích. Do đó, chi phí cho sản xuất lúa gạo cũng tăng lên. Theo Beltran et al. (2012) nông dân sẽ mất trung bình khoảng 100 USD/ha/ năm do kháng thuốc diệt cỏ. Con số này tƣơng đƣơng với 17% nông dân trồng lúa lãi r ng hàng năm. Một phát hiện khác từ Livingston et al. (2016) cũng cho thấy rằng với tính kháng glyphosate, chi phí kiểm soát cỏ dại sẽ tăng đáng kể. Ở một số nƣớc, trồng các giống lúa cạnh tranh có thể giảm thiệt hại cỏ dại. Do đó, ngƣời trồng lúa có thể cải thiện việc quản lý cỏ dại và tránh sự phụ thuộc vào chất diệt cỏ trong khi sản lƣợng lúa có thể đƣợc duy trì. Theo Mennan và cộng sự. (2012), một số giống lúa nhất định có khả năng sản xuất nhiều hơn vào đầu mùa vụ, mang lại cho họ khả năng cạnh tranh với E. crus-galli. Những giống lúa này có thể tạo ra nhiều lá hơn với diện tích lá lớn hơn. Và những ngƣời canh tác lớn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào năng suất lúa. Ý tƣởng này tƣơng tự nhƣ ý tƣởng của Estorninos Jr et al. (2002), rằng nhiều ngƣời canh tác có thể cải thiện năng lực cạnh tranh cỏ dại. Chiều cao cây cũng là một đặc trƣng của cây lúa, cho phép nó cạnh tranh với E. crus-galli đáng kể. Hơn nữa, sự tích tụ sinh khối cao trong giai đoạn phát triển ban đầu và trong thời gian đẻ nhánh là thuận lợi cho các giống lúa cạnh tranh với cỏ dại (Smith 1988, Fischer et al. 1997, Hanson và cộng sự 2014). Ngoài ra, Fischer et al.(2001) và Gealy et al. (2003) cũng chỉ ra rằng các giống lúa có mức độ nhạy cảm với thuốc diệt cỏ khác nhau có thể giúp nông dân trồng lúa ít phụ thuộc vào thuốc diệt 22 cỏ hơn. Vì vậy, nghiên cứu và điều tra các giống lúa cạnh tranh hơn là một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững của sản xuất lúa gạo. Để tránh sự phát triển của tính kháng thuốc trừ cỏ dại, ngƣời ta nên có một sự hiểu biết cơ bản về cách quản lý cỏ dại để hạn chế sự xuất hiện tính kháng phát triển. Hai cơ chế đã đƣợc đề xuất: Lý thuyết và đột biến lý thuyết tự nhiên lựa chọn. Các lý thuyết đột biến mặc nhiên cho rằng một đột biến gen xảy ra trong một nhân tố sau khi sử dụng của một loại thuốc diệt cỏ và cho rằng đột biến đề kháng cho cây. Có rất ít bằng chứng để hỗ trợ lý thuyết này và nó đƣợc bỏ qua bởi hầu hết các nhà khoa học một lời giải thích hợp lý cho sự phát triển của cỏ dại kháng thuốc. Các lý thuyết tự nhiên lựa chọn đƣợc coi là lời giải thích hợp lý nhất cho sự phát triển của kháng cỏ dại. Lý thuyết cho rằng tính kháng thuốc trừ cỏ dại đã luôn luôn xảy ra cực kỳ thấp trong các loài cỏ đặc biệt. Khi một thuốc diệt cỏ có hiệu quả kiểm soát phần lớn các thành viên dễ bị của một loài, chỉ có những nhân tố mà có một đặc điểm kháng thể tồn tại và sản xuất hạt giống cho các thế hệ tƣơng lai. Lý thuyết về phát triển sức đề kháng có một số song song với lý thuyết về sự tồn tại của Darwin. Sinh vật sinh học (con ngƣời, thực vật, động vật,…) trình bày một loạt các sự đa dạng. Không có hai cá thể là giống hệt nhau, và các nhân tố tƣơng tự nhƣ vậy cho thấy cực đa dạng. Các nhân tố trong một quần thể với các đặc tính cho phép chúng tồn tại dƣới một loạt các điều kiện môi trƣờng bất lợi và khác sẽ đƣợc những ngƣời sản xuất hạt giống duy trì những tồn tại đặc điểm. Các loài thực vật ít thích nghi không tồn tại và do đó chỉ có các nhân tố sản xuất hạt giống thích hợp nhất. Những thực vật có đặc điểm (nhƣ kháng thuốc diệt cỏ) mà không phải là phổ biến cho toàn thể loài này đƣợc gọi là "biotypes" Các đặc tính sở hữu bởi biotypes kháng thuốc diệt cỏ. Vậy thì có nghĩa là "áp lực chọn lọc" liên quan đến cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ? Thuốc diệt cỏ là đƣợc sử dụng để kiểm soát hiệu quả một phổ rộng của cỏ dại. Sự xuất hiện của cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ là hậu quả của việc sử dụng thuốc diệt cỏ với một loại thuốc duy nhất từ năm này qua năm khác hoặc sử dụng lặp đi lặp lại của một loại thuốc diệt cỏ trong mùa trồng trọt để phòng trừ một loài cỏ dại không cụ thể kiểm soát bởi bất kỳ loại thuốc diệt cỏ dẫn đến tính kháng thuốc đó là: (1) Sử dụng một loại thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng duy nhất một loại thuốc trừ cỏ; (2) Sử dụng đi lặp lại một loại thuốc diệt cỏ; (3) Các biện pháp kiểm soát cỏ dại khác. Một nghiên cứu về sức chịu đựng của tám loài cỏ lồng vực pretilachlor chiều cao của cây, chiều dài của tế bào lá và tế bào lá mầm và men phân giải tinh bột hoạt động của tám loài cỏ lồng vực đƣợc kiểm tra sau khi hạt giống đƣợc xử lý bằng pretilachlor. Có tồn tại sự khác biệt rõ ràng trong đặc điểm thử nghiệm trong những vật liệu. Tỷ lệ ức chế pretilachlor để Echinochloa crusgalli (L.) Beavu. var. mitis (Pursh.) Peterm là thấp nhất và cho rằng E. colonum (L.) Link là cao nhất trong số tám loài cỏ lồng vực. Nó đƣợc khẳng định rằng các loài cỏ lồng vực sống ở điều kiện sinh thái khác nhau có khả năng chịu đựng của pretilachlor khác nhau. 23

1.1.4. Đặc tính của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachor Pretilachlor là loại thuốc trừ cỏ chọn lọc, tiền nảy mầm dùng trừ cỏ cho lúa gieo thẳng. Ngoài hoạt chất là prelilachlor, còn chứa chất an toàn fenclorim. Trong cơ thể thực vật dƣới tác động của men cây fenclorim ức chế hoạt tính gây độc thực vật của pretilachlor, phân giải chất này và đƣợc cây bài tiết ra ngoài. Ngoài ra fenclorim còn tạo một lớp bọc bảo vệ không cho pretilachlor tác động vào điểm sinh trƣởng của thực vật. Hoạt chất trừ cỏ pretilachlor đƣợc cây cỏ và cây lúa hấp thụ chủ yếu qua lá mầm và đƣợc hấp thụ qua rễ ít hơn. Đối với chất an toàn fenclorim thì chỉ có loài thực vật giống (genus) Oryza mới hấp thụ đƣợc chúng và chỉ hấp thụ qua rễ mầm. Nhƣ vậy, các loài cỏ dại không có khả năng mà chỉ có cây lúa mới hấp thụ đƣợc fenclorim. Fenclorim bảo vệ không cho pretilachlor gây hại mầm lúa. Cơ chế tác động pretilachlor kìm hãm sinh hợp protein và tác động đa điểm lên chuỗi rất dài acid béo ở tế bào thực vật. Từ đó, kìm hãm sự phân chia tế bào cũng nhƣ sự kéo dài của rễ làm cho hạt cỏ bị chết thể hiện ở (Hình 1.9).

Hình 1.9. Cơ chế tác động của thuốc trừ Sofit (pretilachlor) đối với cỏ dại và cây lúa 24

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam 1.2.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cả nước Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể nói đây là cái nôi hình thành cây lúa nƣớc. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lƣơng thực chủ yếu, có ý nghĩa rất to lớn đối 0 với đời sống và sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Với địa hình trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu kèo dài từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lƣơng thực chủ yếu để nuôi sống hàng triệu ngƣời. Việt Nam từ một nƣớc thiếu lƣơng thực đã vƣơn lên đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và đứng vị trí thứ 4 trong tốp 10 nƣớc có sản lƣợng lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2010 đạt sản lƣợng 39,9 triệu tấn thóc và đã xuất khẩu trên 6,0 triệu tấn gạo. Hiện nay lúa vẫn là cây lƣơng thực quan trọng nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong số 4 cây lƣơng thực chính ở nƣớc ta. Những năm gần đây sản xuất lúa đã phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trƣờng. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm giảm để chuyển sang phát triển công nghiệp độ thị, nuôi trồng thủy sản và các cây khác có giá trị hơn, nhƣng năng suất, sản lƣợng vẫn liên tục tăng, an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo. Trung bình mỗi năm xuất khẩu đƣợc hơn 4 triệu tấn gạo, trở thành nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa cả nƣớc đạt 7.440,1 triệu ha giảm 226,0 ngàn ha so với năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 25,1 ngàn ha. Tuy vậy, nhờ sử dụng nhiều loại giống mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đầu tƣ vật tƣ phân bón hợp lý, các công trình thủy lợi tiếp tục đƣợc mở rộng và phát huy có hiệu quả nên năng suất lúa đã tăng từ 42,4 tạ/ha năm 2000 lên 52,3 tạ/ha năm 2009, tăng trung bình 9,9 tạ/ha. Sản lƣợng lúa liên tục tăng từ 32,520 triệu tấn năm 2000 lên 38,895,5 triệu tấn năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 708,4 ngàn tấn. Tạo điều kiện đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực Quốc gia, góp phần quyết định vào thành công xoá đói giảm nghèo. Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD- QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lƣơng thƣc đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.

25

Bảng 1.9. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ năm 2007 đến 2016

Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lƣợng Năm ( triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)

2007 7,21 4,99 35,94

2008 7,40 5,23 38,73

2009 7,44 5,24 38,95

2010 7,49 5,34 40,01

2011 7,66 5,54 42,40

2012 7,76 5,64 43,74

2013 7,90 5,57 44,04

2014 7,82 5,75 44,97 2015 7,83 5,76 45,01

2016 7,78 5,58 44,44

Nguồn: FAOSTAT, 2018 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam nhìn chung trong 10 năm qua (2007-2016) cơ bản không có sự biến động lớn. Về diện tích sản xuất có xu hƣớng giảm trong những năm gần lại đây, nhƣng năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí tăng nên tổng sản lƣợng vẫn giữ ở mức ổn định. Riêng trong năm 2016, do mặn xâm nhập sớm làm ảnh hƣởng đến phần lớn đến diện tích sản xuất lúa ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửa Long nên năng suất bình quân chung của nƣớc ta có thấp hơn năm 2014, 2015, những vẫn đảm bảo cao hơn những năm về trƣớc.

26

Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tốp các nước đứng đầu thế giới năm 2016

Tên nƣớc Diện tích (triệu ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn

Trung Quốc 30,60 67,2 205,71 Ấn Độ 44,00 36,1 159,02 Inđônêxia 12,16 48,8 95,37 Băngladesh 11,82 44,2 52,21 Việt Nam 7,78 57,2 44,48 Thái Lan 10,90 28,5 31,06 Philippines 4,89 39,6 16,37 Afghanistan 0,21 39,0 0,80 Nguồn: FAO STAT, 2017 So với tốp những nƣớc sản xuất lúa đứng đầu thế giới, Việt Nam là nƣớc có diện tích không lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bawngladesh và Thái Lan, nhƣng năng suất lúa ở Việt Nam tƣơng đối cao (chỉ đứng sau Trung Quốc), do vậy sản lƣợng của nƣớc ta chiếm tỷ lệ tƣơng đối khá.

Hình 1.10. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2016 27

Hình 1.11. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2016 Một số thị trƣờng nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh. Điển hình là Trung Quốc, thị trƣờng lớn nhất nhập gạo Việt Nam (35,4% thị phần), trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trƣờng này đạt 1,35 triệu tấn, giảm 23% về khối lƣợng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, Philipines (47,8%), Malaysia (47,4%), Singapore (34,6%), Hoa Kỳ (32%), Bờ Biển Ngà (25,2%) và Hongkong (Trung Quốc) giảm 11,4%. 1.2.1.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo Quảng Nam Ở tỉnh Quảng Nam lúa là cây trồng chính, diện tích canh tác lúa từ năm 2009 đến 2017 biến động từ 85.300 - 88.500 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích cây hàng năm). Năng suất biến động từ 45,5- 53,2 tạ/ha. Sản lƣợng lúa hàng năm đạt từ 394.400 - 466.900 tấn. Trong năm, diện tích gieo trồng lúa chủ yếu trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.

28

Bảng 1.11. Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo ở Quảng Nam.

Tổng diện tích sản xuất Tổng năng suất Tổng sản lƣợng Năm (nghìn ha ) (tạ/ha) (nghìn tấn)

2009 86,6 45,5 394,4

2010 85,3 48,4 412,7

2011 87,7 47,7 417,9

2012 85,3 50,5 447,3

2013 87,9 50,1 440,3

2014 87,4 53,4 466,9

2015 88,5 52,1 461,2

2016 86,7 51,0 441,8

2017 (*) 86,6 53,2 460,8

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2017 và (*)Báo cáo sản xuất nông nghiệp năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Nam, năm 2017. Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, diện tích đất sẽ ngày càng giảm dần do đô thị ngày càng mở rộng và công nghiệp đang ngày càng phát triển,…Mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nên vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực cho vùng là rất quan trọng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất và phải coi đây là yếu tố then chốt trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Trƣớc hết cần nâng cao chất lƣợng hạt giống và quản lý tốt các loại dịch hại (sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,…) gây ra đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa Việt Nam 1.2.2.1. Thành phần cỏ dại hại lúa Ở Việt Nam, qua hai lần điều tra, lần thứ nhất vào năm 1970 tác giả Hoàng Anh Cung (1978) đã phát hiện đƣợc 43 loài cỏ dại thuộc 14 họ thực vật trên ruộng lúa nƣớc ở vùng ĐBSCL và lần thứ hai vào năm 1980 phát hiện 49 loài thuộc 18 họ. Kết quả điều tra của Nguyễn Hồng Sơn (Nguyễn Hồng Sơn 2000) tại Việt Nam đã phát hiện 60 loài cỏ dại thuộc 19 họ thực vật khác nhau trong ruộng lúa cấy ở đồnbằng Sông Hồng. Thành phần cỏ dại chính trong ruộng lúa nƣớc là nhóm cỏ hòa thảo, nhóm chác, lác và nhóm cỏ lá rộng. 29

Các kết quả nghiên cứu về cỏ lồng vực Echinochloa spp. Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) là cỏ dại hàng năm có chiều cao từ 1 đến 2 m, thân cứng, hình dáng giống cây lúa (lúc chƣa phát hoa) và không chỉ gây hại cho phát triển lúa mà còn cho các cây trồng khác trong điều kiện thời tiết ấm áp (Chin 1998). Nó phổ biến và cạnh tranh đáng kể với cây lúa vì Echinochloa spp. cũng thuộc về nhóm cây C4 (An 2010), và do đó có những điểm tƣơng đồng về đặc điểm cuộc sống đối với cây lúa. Trong các hệ thống độc canh, khi Echinochloa spp. và lúa đang phát triển cùng nhau, chúng cho thấy một mô hình phát triển tƣơng tự để chiết chất dinh dƣỡng từ đất (Holm và cộng sự 1977). Khi có mật độ và phân bón tƣơng tự đƣợc cung cấp, Echinochloa spp. có thể vƣợt trội hơn lúa vì có ƣu thế về khả năng hấp thụ chất dinh dƣỡng (Chauhan & Abugho 2013). Ngoài ra, An (2010) cũng nói rằng Echinochloa spp. có tiềm năng cao hơn khi sử dụng nitrat và nƣớc so với lúa. Hơn nữa, Holm et al. (1977) cũng nói rằng Echinochloa spp. có thể hấp thụ tới 60-70% lƣợng nitơ từ đất và có thể sử dụng các chất dinh dƣỡng khác từ đất hiệu quả hơn lúa. Zhang et al. (2017) kết luận rằng lúa có tỷ lệ quang hợp lá thấp hơn và bị giảm sự trao đổi chất vì Echinochloa spp. dẫn đến mất năng suất và chất lƣợng gạo. Khả năng thích ứng cao đối với hệ sinh thái là một trong những khả năng quan trọng nhất đối với sự lan rộng của cỏ dại này (Bajwa et al. 2015). Cỏ lồng vực Echinochloa spp. không chỉ là loài phổ biến nhất trên ruộng lúa mà còn xuất hiện trên nhiều loại cây trồng khác với phạm vi phân bố rộng từ 500 Bắc đến 400 Nam (Azmi, 1995; Kim, 1996). Theo Michleal (1983) giống cỏ lồng vực có tới 50 loài. Theo Moody (1989) ở các nƣớc khu vực Nam và Đông Nam Á có 21 loài cỏ lồng vực, trong đó có 2 loài phổ biến và quan trọng là Echinochloa crus – galli và Echinochloa colonum (Kim, 1996). Ở nƣớc ta, theo Hồ Minh Sỹ (1994), Hoàng Anh Cung (1980), Dƣơng Thiên Tƣớc (1994), Trần Hợp (1968) có 2 loài cỏ lồng vực trên ruộng lúa nƣớc là: Cỏ lồng vực nƣớc E. crus – galli (L.) Beauv và cỏ lồng vực cạn E.colona Link, nhƣng theo Lê Khả Kế (1975) thì ngoài 2 loài cỏ trên thì còn có loài cỏ núc Echinochloa fructamentacea. Là một loài thực vật C4, cỏ lồng vực có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại lớn đối với năng suất lúa. Trong điều kiện không đƣợc phòng trừ, khi mật độ cỏ lồng vực cỏ lên cao có thể làm giảm năng suất tới 70 – 87% (Maun, 1986; Smith, 1983; Wenming, 1997; Kropff, 1988; Hoàng Anh Cung, 1980; Nguyễn Hữu Hoài, 1999), các điều kiện sinh thái nhƣ mật độ, mực nƣớc tƣới trên đồng ruộng có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình nảy mầm, sinh trƣởng và các chỉ tiêu sinh học khác của cỏ lồng vực.

30

1.2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp trừ cỏ Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại hại lúa * Loại bỏ cơ quan sinh sản của cỏ dại tồn tai trong lúa giống Các cơ quan sinh sản của cỏ dại có thể tồn tại trong giống lúa, nhất là hạt cỏ. Khi gieo thóc giống trên ruộng mạ hoặc rắc vãi cần phải làm sạch, loại trừ hạt cỏ dại (nhất là cỏ lồng vực) bằng cách: - Phơi khô, quạt sạch trƣớc khi ngâm thóc giống, hạt cỏ nhẹ hơn hạt thóc sẽ bị loại bỏ khi phần thóc để giống. - Dùng nƣớc có tỷ trọng lớn (nƣớc bùn, nƣớc muối) nhúng hạt giống vào để loại bỏ hạt lép, hạt lửng và các cơ quan sinh sản của cỏ dại. * Trừ cỏ ở bờ ruộng, mƣơng máng, làm sạch nguồn nƣớc tƣới Cỏ dại có thể sống cả trên bờ và dƣới ruộng. Không ít loài sống trên bờ cũng phát triển nhanh, mạnh không thua kém những loài sống dƣới ruộng và từ các bờ ruộng, chúng phát tán xuống ruộng. Vì vậy, trƣớc khi gieo trồng, bờ đƣợc làm sạch cỏ, đắp cẩn thận thì không những ngăn đƣợc cỏ mà còn giữ đƣợc nƣớc trong ruộng khỏi rò rỉ đi nơi khác. Nguồn nƣớc tƣới cho cây trồng chủ yếu lấy từ sông, ao, hồ. Đó là những nơi có nhiều mầm mống cỏ dại hại lúa. Những loại nƣớc này đƣợc dẫn vào đồng theo hệ thống mƣơng máng khá dài. Nếu đƣờng mƣơng không đƣợc tu sửa, dọn dẹp thì cỏ dại sẽ mọc nhiều và nƣớc chảy qua sẽ cuốn đi các cơ quan sinh sản của cỏ, đƣa vào ruộng lúa. Gặp điều kiện thuận lợi, các cơ quan này sinh sôi nảy nở nhanh, uy hiếp lúa. Vì vậy, muốn ngăn chặn cỏ dại vào đồng ruộng thì phải thƣờng xuyên tu sửa mƣơng máng, trừ cỏ bờ mƣơng, làm sạch nguồn nƣớc tƣới. * Ủ phân kỹ để tiêu diệt mầm cỏ trƣớc khi đem bón ra ruộng Ở nƣớc ta, tập quán dùng phân chuồng, phân xanh bón cho ruộng đã có từ xa xƣa. Ngƣời xƣa có câu “nhất nƣớc, nhì phân” cũng là để khẳng định vị trí của phân chuồng, phân xanh trong việc trồng lúa, nâng cao năng suất lúa. Phân chuồng là loại phân tổng hợp, chứa nhiều cơ quan sinh sản của cỏ. Hạt cỏ do trâu, bò, lợn ăn vào trong cơ thể nhƣng không bị tiêu hóa của gia súc, hạt cỏ nảy mầm càng nhanh, càng nhiều, đặc biệt là cỏ lồng vực. Các chất độn chủ yếu là rơm rạ, cỏ dại nên chứa nhiều hạt cũng nhƣ nhiều cơ quan sinh sản của cỏ. Do đó, trƣớc khi đem phân bón ra ruộng cần phải ủ kỹ hoặc trộn thuốc hóa học vào phân chuồng để diệt mầm cỏ.

31

Các biện pháp trừ cỏ hại lúa * Phòng trừ bằng biện pháp trồng trọt Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt trừ cỏ cho lúa dễ áp dụng và có thể kết hợp tốt với các biện pháp chăm sóc khác nhƣ sục bùn, tƣới và tháo nƣớc. Tùy hoàn cảnh từng nơi và tùy thành phần cỏ dại hại lúa mà áp dụng các biện pháp thích hợp. Tuy những biện pháp này tốn công, năng suất lao động thấp nhƣng dễ áp dụng. Đối với cây lúa có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Biện pháp làm đất Đất gieo trồng có thể làm ải (làm khô) hoặc làm dầm (dung nƣớc ngâm đất) ở những nơi có cỏ dại ƣa nƣớc hoặc sống trong môi trƣờng nƣớc ngâm đất (rong, rêu, cỏ bấc, cỏ ấp bợ,…) khi cày ải, phơi khô đất các loại cỏ này bị tiêu diệt hoặc bị hạn chế. Ngƣợc lại, nhiều loại cỏ ƣa ẩm, sinh trƣởng vô tính hoặc chịu ngập nƣớc trong thời gian ngắn, khi dùng biện pháp cày lật đất, làm dầm, chôn vùi cỏ này dễ bị vi sinh vật phân hủy thành nguồn hữu cơ cho đất, đồng thời cỏ dại bị tiêu diệt. - Biện pháp tưới nước Nƣớc là môi trƣờng sống của nhiều loại cỏ. Nƣớc rất cần trong đời sống cây trồng nói chung và cỏ dại nói riêng. Song, cỏ dại chỉ cần nảy mầm, sinh trƣởng – phát triển ở một điều kiện nƣớc nhất định. Đa số các loại hạt cỏ nảy mầm ở đất có độ ẩm 80 - 90%. Các loại cỏ ƣa ẩm phát triển tốt ở độ ẩm này. Đất khô quá thì hạt không nảy mầm đƣợc. Đất ngập nƣớc thƣờng xuyên và lớp nƣớc càng dày thì khả năng nảy mầm của hạt càng kém hoặc không nảy mầm đƣợc. Các loại cỏ chịu nƣớc (cỏ lồng vực, cỏ cói, cỏ lác,…) cũng chỉ sống và phát triển khi cây mọc mầm, lá và thân đã vƣơn lên mặt nƣớc, nếu lá và thân nằm trong nƣớc (bị ngập nƣớc) thì bị chết. Các loại cỏ ƣa nƣớc (rong, rêu) thì ngƣợc lại, nhiều nƣớc chúng sinh trƣởng tốt, tháo khô cạn thì chúng bị chết. Chính vì vậy, tùy theo thành phần cỏ dại mà có thể trừ cỏ bằng biện pháp tƣới nƣớc. - Quản lý phân bón: Bón phân làm tăng sự canh tranh của cỏ dại đối với cây trồng. Vì vậy, việc quản lý phân bón tốt sẽ làm giảm đƣợc tác hại của cỏ dại gây ra. Nguyên tắc chung là là trừ cỏ trƣớc, bón phân sau. Nếu mật độ cỏ dại cao, không nên áp dụng phân bón vì sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của cỏ dại và giảm năng suất cây trồng. Làm cỏ, bón phân phải tiến hành cùng một lúc để nâng cao hiệu quả của phân bón và giảm tác hại của cỏ dại. Nguyên tắc bón phân cho lúa là “Nặng đầu, nhẹ giữa, cuối bổ sung”. Bón vôi có thể làm giảm cỏ dại, vì cỏ thích hợp đất chua.

32

- Phương pháp gieo và mật độ gieo trồng: Lúa gieo sạ cỏ dại nhiều hơn lúa cấy, vì lúa cấy thì cây lúa mọc trƣớc cỏ nên cạnh tranh với cỏ dại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do công lao động ở nông thôn ngày càng thiếu và giá công lao động ngày càng cao nên diện tích lúa sạ ngày càng tăng. Nếu mật độ cỏ dại ở ruộng lúa cấy làm giảm năng suất 20%, thì cũng cùng mật độ cỏ dại đó, ở ruộng lúa sạ, năng suất sẽ giảm 70%. Cỏ lồng vực con thƣờng đƣợc cấy chung với mạ non vì rất khó phân biệt để tách chúng ra. Đối với loại cỏ này, việc nhổ bằng tay không hiệu quả và tốn nhiều công sức vì hình dáng bên ngoài của chúng rất giống với cây lúa. Xử lý thuốc diệt cỏ ở nƣơng mạ là hiệu quả và rẻ tiền. Xét về mặt cạnh tranh, mật độ cây trồng cao sẽ cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, thuận lợi sẽ giảm vì khi sạ dày tốn nhiều hạt giống và cấy dày sẽ tốn nhiều công lao động. Ngoài ra, sạ cấy quá dày sẽ làm sâu bệnh phát triển nhiều Vì thế cần gieo sạ với mật độ thích hợp và kết hợp với các biện pháp khác để kiểm soát cỏ dại. Mật độ lúa cấy từ 40 - 55 khóm/m2 tùy theo loại đất và giống lúa. Mật độ sạ lan lúa thuần khoảng 120kg/ha, lúa lai 50kg/ha. Nếu sử dụng máy sạ hàng thì lúa thuần 80kg/ha, lúa lai 40kg/ha. - Biện pháp làm cỏ sục bùn: Ruộng lúa ngập nƣớc trong thời gian dài, đất thƣờng thiếu oxy để cung cấp cho vi sinh vật và rễ lúa hô hấp. Đồng thời, do ngập nƣớc lâu, đất bị chìm lắng trở nên chặt chẽ. Vì vậy, làm cỏ sục bùn không những có tác dụng cung cấp oxy cho đất, làm nhuyễn đất mà còn có tác dụng tiêu diệt cỏ dại bằng bừa cỏ, đặc biệt là bừa cỏ cải tiến răng sắt. Dƣới tác dụng của công cụ làm đất, cỏ dại bị cắt thành các mảnh, các đoạn, bị chôn vùi vào đất và bị phân giải thành nguồn cung cấp các chất dinh dƣỡng cho lúa. Ở những ruộng lúa có nhiều cỏ nhẹ, nhƣ cỏ vảy ốc, cỏ lác, cỏ muồng,…nên giữ một lớp nƣớc cho dễ bừa, cỏ khi bị cào bới nổi lên mặt nƣớc và bị chết. Ngƣợc lại, ruộng có nhiều cỏ mà khả năng tái sinh cao, khó nhổ gốc nhƣ cỏ bợ, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,…thì phải làm kỹ thậm chí phải dùng tay nhổ cỏ. * Luân canh cây trồng: Luân canh cây trồng là biện pháp thƣờng sử dụng để tăng sản lƣợng cây trồng và phòng trừ cỏ dại một cách có hiệu quả. Thực hiện luân canh cây lúa với các cây trồng cạn nhƣ bắp, khoai, rau, cây họ đậu, có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại cho cả lúa và cây trồng cạn. Vụ trƣớc trồng lúa, vụ sau trồng màu, nếu trên đất có rong rêu, cỏ dại ƣa nƣớc nhƣ cỏ tấm, bèo ong, cỏ bợ,…thì khi thực hiện luân canh lúa – màu, cỏ dại gặp đất cạn sẽ bị tiêu diệt.

33

* Biện pháp sinh học: Hệ thống canh tác lúa vịt mang lại hiệu quả phong trừ cỏ dại hiệu quả cao, đã đƣợc áp dụng ở một số nơi. Viện BVTV đã tiến hành nhân thả thành công sâu đục thân Carmenta mimisa để trừ cây mai dƣơng (Mimisa pigra) và bọ cánh cứng Neochetina monoseras để trừ cây bèo tây hay lục bình (Eichhornia crassipes). Mấm Exoserohilum monoceras hiện đang đƣợc nghiên cứu để trừ cỏ lồng vực. Ở nồng độ 106 bào tử/ml loài nấm này có thể trừ 100% cỏ lồng vực ở giai đoạn 2 - 4 lá và vẫn an toàn. * Trừ cỏ bằng hóa chất: Biện pháp trừ cỏ bằng hóa chất đƣợc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta từ vài chục năm nay. Đến nay, việc ứng dụng các hóa chất trừ cỏ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mức độ liều dùng, liều lƣợng và loại thuốc đƣợc lựa chọn…ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau do nhiều yếu tố chi phối. Hầu hết các loại thuốc trừ cỏ cũng đƣợc dùng khá phổ biến trƣớc đây nhƣ 2,4-D; Vofatox, Saturn, …đã đƣợc thay thể bằng những loại thuốc trừ cỏ mới, dùng tiện lợi hơn. Ví dụ: Thuốc trừ cỏ gốc 2,4D, thuốc Tiller‟s, Michelle 62 ND, Hecom. Gouo, Sofic,… Cỏ lồng vực Phân bố Cỏ lồng vực (Echinichloa crus-galli (L.) Beauv) có nguồn gốc cỏ hoang từ vùng nhiệt đới châu Á, nhƣng có thể mọc, sinh trƣởng - phát triển ở mọi loại đất trồng lúa. Hiện nay, cỏ lồng vực phân bố ở hầu hết các nƣớc trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Cuba, Thái Lan,…Ở Việt Nam, cỏ lồng vực mọc phổ biến khắp nơi trên cả nƣớc nhƣng gây hại năng ở các ở một số tỉnh ÐBSCL nhƣ Tiền Giang, Long An, và một số nơi ở tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Ðặc biệt là những nơi có tập quán sạ khô thì tác hại của lúa cỏ càng lớn. Tại Hội nghị khoa học về cỏ dại, sau khi đi thăm đồng rộng ở một số nơi có cỏ hại cỏ nặng, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khoa học cỏ dại thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dƣơng đã nhận xét: cỏ lồng vực thật sự đã là một dịch hại quan trọng đối với nghề sản xuất lúa gạo tại nƣớc ta. Phân loại: Kingdom : Plantae (unranked) :Angiosperms (unranked) : Monocots (unranked) : Order : Family : Poaceae Subfamily : Genus : Echinochloa Species : Echinichloa crus-galli (L.) Beauv 34

Đặc điểm sinh thái học và sinh vật học Cỏ lồng vực còn gọi là cỏ ngô, thuộc họ hòa thảo. Cỏ lồng vực thƣờng ra hoa kết quả trƣớc lúa. Khi hạt cỏ chín thì rụng xuống đất và giữ sức nảy mầm trong thời gian dài. Hạt cỏ lồng vực sở dĩ ít bị phá hoại trong điều kiện tự nhiên là vì hạt đƣợc bao bọc bởi một lớp vỏ bằng sáp vững chắc, không thấm nƣớc và không khí, chỉ nảy mầm khi có điều kiện thuận lợi, thƣờng độ ẩm đất từ 80 - 90%. Ở nơi đất khô, đất ngập nƣớc, tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ lồng vực giảm. Cỏ lồng vực chịu rét, chịu ngập nƣớc cao hơn lúa. Vụ Đông Xuân thời tiết rét nhiều, lúa có thể chết nhƣng cỏ vẫn có thể nảy mầm, sinh trƣởng tốt, lấn át cả lúa. Điều này giải thích tại sao vụ Đông Xuân (nhất là trên ruộng lúa xuân) cỏ lồng vực xuất hiện nhiều. Đó là vì vụ này, thời gian đất ẩm dài, khả năng nảy mầm của cỏ lồng vực thuận lợi, gặp thời tiết ấm áp, cỏ phát triển mạnh. Cỏ lồng vực có khả năng đẻ nhánh và kết hạt khá cao. Mỗi thân cây thƣờng có nhiều nhánh, những nhánh đều có bông. Bông cỏ lồng vực nhỏ, có thể có tới 200 hạt, bông lớn có khả năng cho 400 - 500 hạt. Cỏ nhiều loại cỏ lồng vực khác nhau: cỏ lồng vực nƣớc, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực tím (loại cỏ có râu dài và loại cỏ có râu ngắn hoặc không có râu): - Cỏ lồng vực nƣớc: Rễ hình sợi mảnh, màu trắng nhạt. Thân dài, rộng, mọc đơn độc thành bụi nhỏ, lá màu lục, hình mũi mác dài, đầu nhọn, phẳng ráp ở trên, mép lá sắc khi cỏ già. Cụm hoa hình chùy hẹp, giống hình tháp, thẳng đứng, dài 10-20cm; quả hình bầu dục, đầu nhọn. Hạt cỏ nhiều, nhẹ, nhỏ nhƣ hạt vừng. Một số nơi, nông dân gọi là cỏ lồng vực trắng, đẻ nhánh gọn, chịu ngập nƣớc khỏe, có khả năng chống chịu đƣợc với một số loại thuốc trừ cỏ. - Cỏ lồng vực cạn: Mọc thành nhóm, nhiều chồi, mảnh, cao từ 70 – 75cm. Mọc bò lan, rễ mọc từ dƣới tốt. Thân dẹt, gốc thƣờng đỏ tía. Bẹ lá dẹt, nhẵn, mép bị hở ở trên, hơi đỏ ở dƣới. Phiến lá nhẵn, dẹt, hình lƣỡi giáo, dài khoảng 25cm, rộng 3- 7mm, đôi khi có vạch tím ngang trên mặt lá. Cụm hoa màu xanh lục, tím, tán dài. Quả và bông hình bầu dục. - Cỏ lồng vực tím: Có phiến lá nhọn, bẹ lá bọc kín, dẹt, bông bầu dục, dài khoảng 3mm. Trấu của hoa đầu lồi và bóng, có bông gai dài 1cm. Cỏ lồng vực tím cũng đƣợc xem là loài cỏ dại chính hại lúa ở nƣớc ta. Đƣợc nhiều chuyên gia quan tâm, nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Nhìn chung, cỏ lồng vực hại lúa bằng cách tranh chấp ánh sáng và dinh dƣỡng.

35

Tính cạnh tranh và mức độ gây hại của cỏ lồng vực Mức độ gây hại của cỏ lồng vực trên đồng ruộng: với mức độ dƣới 10 hạt/1m2 thì cỏ lồng vực chƣa gây hại đến năng suất lúa, nhƣng từ 100 hạt(số hạt tƣơng đƣơng của một bông lúa) trở lên thì cỏ lồng vực làm giảm năng suất lúa đến 20% khi trên ruộng bị nhiễm đến mức 1000 cây cỏ lồng vực trong 1m2 thì năng suất lúa bị giảm đến 90% qua đây chúng ta thấy cỏ lồng vực cũng nguy hiểm và gây hại không kém gì cỏ dại. Phòng trừ cỏ lồng vực hại lúa Hạt cỏ lồng vực có khả năng tồn tại lâu trong môi trƣờng khắc nghiệt nhƣng khi có điều kiện thuận lợi thì chúng có thể nảy mầm và phát triển. Vì thế khi xuống giống cần lƣu ý khâu làm đất. Có thể áp dụng số biện pháp sau để hạn chế cỏ lồng vực: - Tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ lồng vực mọc và diệt chúng trƣớc khi xuống giống lúa, bơm nƣớc lên ruộng đủ ẩm đất cho hạt cỏ mọc rồi dùng trâu cày trục cho cỏ chết. Biện pháp này có làm giảm mật độ cỏ lồng vực nhƣng rất tốn tiền. - Cắt bông cỏ lồng vực trƣớc khi chín: Cỏ lồng vực thƣờng rụng hạt trƣớc khi chín vì thế sau khi lúa trổ dùng liềm hớt hết những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thƣờng. Biện pháp này đƣợc đa số nông dân ở các vùng bị nhiễm cỏ lồng vực áp dụng. - Luân canh cây màu: Nông dân ở tỉnh Bình Thuận hạn chế cỏ lồng vực bằng cách sau một vụ lúa lại trồng một vụ màu, bằng cách này, mật số hạt cỏ lồng vực lẫn trong đất sau mỗi vụ màu giảm đi đáng kể và vụ lúa sau sẽ đỡ rất nhiều thiệt hại do cỏ lồng vực gây ra. - Hạn chế việc sạ khô: sạ khô tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ lồng vực mọc. Ở những vùng bị nhiễm cỏ lồng vực nặng thì cần tránh sạ khô làm nên cày xới đất đánh bùn cho thật kỹ để sạ ƣớt, việc cày xới sẽ có tác dụng vùi hạt cỏ lồng vực xuống dƣới lớp sâu, không tiếp xúc đƣợc với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ không nảy mầm đƣợc. Kết hợp cho nƣớc vào ruộng sớm giúp lúa trồng phát triển nhanh, phủ kín đất, cỏ sẽ ít có điều kiện trồng và phát triển. - Các loại thuốc diệt cỏ: có tác dụng hạn chế thuốc diệt cỏ nhƣ Sofit 300EC đã đƣợc nghiên cứu và khuyến cáo, vì thế bà con nông dân có thể dùng các loại thuốc này để trừ cỏ và diệt cỏ lồng vực. 1.2.2.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ Ở nƣớc ta, trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ cỏ ngày càng đƣợc mở rộng. Năm 1968, nông trƣờng Thành Tô (Hải Phòng), Bình Minh, Rạng Đông (Hà Nam Ninh) đã dùng 2,4 - D trừ cỏ cho lúa gieo vãi có tác dụng diệt cỏ lá rộng, cỏ cói lác tốt lƣợng 0,5- 0,7 kg/ha. 36

Theo Hoàng Anh Cung (1971) thì dùng 2,4-D với lƣợng 1kg/ha phun lên lúa NN8 và Khoa tình gieo thẳng 5-6 lá diệt đƣợc cỏ cói nhƣng năng suất không giảm có khi năng suất tăng so với không phun thuốc Theo Phạm Quý Hiệp (1973) có thể dùng MCPA 3kg/ha phun sau gieo 3 ngày cỏ giảm 9 lần, lúa bị ảnh hƣởng đôi chút nhƣng sau 1 tuần thì trở lại bình thƣờng. Theo Lê Duy, Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Lập và Richard KeVil Mann sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Penoxsulam và Butachlor trong phòng trừ cỏ dại trên lúa sạ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long kết quả Butachlor là hoạt chất diệt cỏ tiền nảy mầm chọn lọc thuộc nhóm acetanilide sử dụng trên lúa sạ và lúa cấy có hiệu lực phòng trừ cỏ dại cao và an toàn trên lúa. Hiện nay cỏ dại phát triển với tính kháng cao đối với hoạt chất ngày càng tăng. Penoxsulam là hoạt chất diệt cỏ thuộc nhóm azoloppyrimide sulfomamides (Nhóm K3) có thể sử dụng ở giai đoạn tiền mọc mầm với phổ diệt cỏ rộng. Ghi nhận tại các khảo nghiệm thuốc trừ cỏ cho thấy trong vụ Hè Thu 2007 tại thành phố Cần Thơ, nhóm cỏ chác lác chiếm ƣu thế (40%), nhóm cỏ hòa bản và cỏ lá rộng tƣơng đƣơng nhau (30%). Trong vụ Đông Xuân 2007- 2008 nhóm cỏ họ hòa bản chiếm ƣu thế (45%), tiếp theo là nhóm chác lác và cỏ lá rộng tƣơng tƣơng nhau (27,5%). Mật độ cỏ vụ Hè Thu 2007 là 44 cây/m2 và vụ Đông Xuân 2007- 2008 là 48 cây/m2 (Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ, 2008). Năm 2004, thử nghiệm thành công nhân nấm trên giá thể mang bởi vỏ trấu. Giá thể này mang bào tử và đƣợc rãi cho nổi trên mặt nƣớc trong ruộng lúa và giá thể giúp lây lan nấm bệnh cho các cây cỏ đuôi phụng trong 6 ruộng. Mật độ bào tử từ 1012 đến 1013/ha cho kết quả diệt cỏ đuôi phụng rất tốt trong điều kiện thí nghiệm trong nhà lƣới cũng nhƣ ngoài đồng ruộng. Nghiên cứu về hiện tƣợng allelopathy cũng đã đƣợc tiến hành trong năm 2002. Xác bả thực vật phân hủy có thể tạo ra các chất hữu cơ mà những chất này ảnh hƣởng đến quá trình nẩy mầm và phát triển của cỏ dại. Một nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Viện lúa ĐBSCL và đi đến kết luận là chất trích từ dây dƣa leo có khả năng ức chế tốt sự sinh trƣởng và phát triển của cỏ lồng vực. Nƣớc ta cỏ lồng vực gây hại trong tất cả các vụ lúa. Ở đồng bằng Bắc Bộ cỏ lồng vực xuất hiện nhiều trong vụ Xuân nhất là các vụ lúa gieo không đủ nƣớc. Cỏ lồng vực cũng có nhiều trên ruộng mạ Xuân và đƣợc nhổ cấy ra cùng với ruộng mạ. Những năm trời rét mạ bị chết thì cỏ lồng vực vẫn phát triển. Do vậy công tác phòng trừ cỏ lồng vực càng trở nên gay gắt. Trong những năm gần đây, lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm trên ruộng lúa. Lúa cỏ cùng tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa) nhƣng chúng có những đặc tính của cỏ dại. Các đặc tính điển hình của lúa cỏ nhƣ cao cây hơn lúa trồng, chín sớm, hạt thƣờng có râu, vỏ trấu có màu nâu sậm, màu đen hoặc màu vàng sậm. Hạt 37 rất dễ rụng và tích lũy từ năm này sang năm khác trong ngân hàng hạt cỏ trong đất. Lúa cỏ rất nguy hiểm vì không có loại thuốc diệt cỏ biệt tính nào có thể diệt triệt để đƣợc lúa cỏ. Một đề án hợp tác giữa Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Louisiana của Mỹ và tập đoàn BASF đã và đang tiến hành. Giống lúa CL161, một giống lúa Japonica có gen kháng thuốc diệt cỏ Imidazolinone. Gen này đang đƣợc truyền vào các giống lúa Indica triển vọng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm tại Việt Nam cho thấy thuốc thuộc nhóm Imidazolinone diệt toàn bộ một cách triệt để cỏ dại và lúa cỏ trong ruộng lúa trồng giống CL161. Triển vọng ứng dụng kỹ thuật này để diệt đƣợc lúa cỏ trong ruộng lúa là rất khả quan sau khi lai tạo thành công để chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào trong các giống lúa trồng Indica phổ biến tại Việt Nam (Viện lúa ĐBSCL, 2002). Để quản lý và phòng ngừa cỏ dại là hết sức quan trọng trong sản xuất lúa do đó phải nhận diện đƣợc cỏ dại thuộc nhóm cỏ nào để có biện pháp quản lý và phòng trừ thích hợp. Hiện nay có hai giai đoạn quan trọng để quản lý và phòng ngừa cỏ dại của cây lúa: thời kỳ tiền mọc mầm và hậu mọc mầm. Nói cách khác, việc phòng ngừa cỏ dại đạt hiệu quả tốt nhất là trong giai đoạn cây lúa 15 ngày tuổi, nếu trễ thì hiệu quả diệt cỏ sẽ không cao. Các loại thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm là những loại thuốc tiêu diệt cỏ dại sớm, khi hạt cỏ chƣa hoặc đang nẩy mầm. Biện pháp này cần phải đƣợc thực hiện sau khi làm đất, hoặc sau khi gieo sạ từ 1-2 ngày. Nếu thời gian phun thuốc trễ hơn thì nên sử dụng thuốc cỏ hậu mọc mầm nhƣng phải phun lúc cây lúa từ 10-17 ngày sau khi sạ. Nếu sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn này, cỏ dại đã mọc thành cây đƣợc 1-2 lá nên thuốc dễ dàng hấp thu qua lá và phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên cỏ dại ruộng lúa thƣờng không giống nhau và không có loại thuốc cỏ nào phòng trừ cho tất cả các loại cỏ trên ruộng lúa nên điều trƣớc tiên là bà con cần xác định đƣợc thành phần cỏ dại trên ruộng của mình gồm những loại cỏ nào, để chọn loại thuốc thích hợp. Do vậy, ngoài việc phòng ngừa cỏ dại bằng thuốc hóa học, bà con nông dân cũng cần kết hợp các biện pháp khác nhƣ dùng nƣớc để ém cỏ sau khi phun thuốc, nhổ cỏ bằng phƣơng pháp thủ công nhƣ: Làm đất kỹ, cày lật gốc phơi ải đất sau khi thu hoạch, dọn sạch cỏ dại, san phẳng ruộng. Điều tiết nƣớc hợp lý, đặc biệt trong giai đoạn lúa mới cấy đến đẻ nhánh nên giữ nƣớc đều từ 1-3cm. Ngoài ra, bà con cũng cần phải tiến hành khử lẫn cho ruộng lúa từ 2-3 lần trƣớc và sau khi lúa trổ, làm vệ sinh tiêu diệt cỏ mọc ven bờ ruộng, trong kênh mƣơng,…Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, khi phun thuốc diệt cỏ, cần phải biết rõ thời gian tác động của từng loại thuốc: Tiền mọc mầm, hậu mọc mầm hoặc hậu mọc mầm muộn để sử dụng cho đúng: Pha thuốc đúng nồng độ và phun đủ liều lƣợng nƣớc thuốc đã pha, tránh phun quá liều sẽ có hại cho cây lúa. Lƣu ý, không nên pha chung các loại thuốc cỏ với nhau khi chƣa đƣợc hƣớng dẫn của cán bộ chuyên môn, không pha chung thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu bệnh và phân bón lá, nên thay đổi thuốc trừ cỏ để tránh hiện tƣợng cỏ dại 38 sẽ kháng thuốc, khiến cho việc phòng trừ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hóa học, bà con cũng cần thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa và phòng trừ cỏ dại tổng hợp, nhất là phải nắm vững các biện pháp tiêu diệt cỏ trong ruộng lúa để tránh sự phát tán và lây lan của chúng. Điều quan trọng nhất là nên sử dụng nguồn lúa giống tốt, không có lẫn tạp, mà phải là lúa giống cấp xác nhận; cần xử lý cỏ dại và lúa cỏ trong lúa giống trƣớc khi gieo sạ; thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh đồng ruộng khi chuẩn bị gieo sạ lúa. Ngoài ra, bà con cũng cần phải làm đất thật kỹ để tiêu diệt cỏ dại còn lẫn trong đất, hay nhử cho cỏ dại và hạt lúa cỏ mọc lên rồi phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc hoặc tiến hành cày xới, trục để tiêu diệt chúng. Hiện nay, việc trừ cỏ bằng hóa chất trừ cỏ đã trở nên phổ biến, không chỉ đối với ruộng lúa, hoa màu mà cả đối với đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,...Việc sử dụng thuốc trừ cỏ đã thực sự giảm số công lao động làm cỏ để chuyển sang thêm một khâu thâm canh khác. Nhƣ vậy, thuốc trừ cỏ góp phần tăng năng suất cây trồng và hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu ứng dụng biện pháp hóa học trừ cỏ máy móc, tùy tiện, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về thuốc trừ cỏ, thiếu cơ sở khoa học sẽ đem lại hiệu quả tai hại ngay trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Dùng sai thuốc, không đúng kỹ thuật, liều lƣợng, nồng độ sử dụng, thời gian, quy định,...Chẳng những không diệt trừ đƣợc cỏ dại mà còn hại cây trồng, môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời,... Vì vậy, phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau: thành phần cỏ dại, đặc điểm sinh trƣởng của cỏ dại và cây trồng, đặc điểm khí hậu thời tiết, ẩm độ, ánh sáng và đặc điểm nông hóa và thổ nhƣỡng, đất đai, tập quán canh tác và chăm sóc cây trồng của cƣ dân các dân tộc,... Nắm vững các đặc điểm của thuốc cây trồng, cỏ dại của đất đai khí hậu của một yếu tố khác (cơ cấu cây trồng, kỹ thuật, tập quán canh tác của cƣ dân địa phƣơng,...) là điều kiện cơ bản để chúng ta áp dụng các biện pháp trừ cỏ thích hợp, đề ra quy trình thuốc trừ cỏ đạt hiệu quả kinh tế cao cho mỗi loại cây trồng trên từng địa bàn cụ thể. 1.2.2.4. Tình hình nghiên cứu cỏ dại ở Quảng Nam Hiện nay, tại Quảng Nam tình hình nghiên cứu cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ và ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cỏ dại hại lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh là rất phức tạp. Hàng năm một lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc nông dân đổ xuống đồng ruộng là một con số cần báo động. Các loại thuốc trừ cỏ trên lúa đƣợc nông dân sử dụng phổ biến chủ yếu là nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sử dụng sau khi gieo sạ 0-3 ngày (giai đoạn hạt cỏ chƣa nảy mầm) nhóm hoạt chất pretilachlor, butachlor,…Nhóm thuốc trừ cỏ thuộc nhóm này có hiệu quả trừ cỏ cao. Đây là các nhóm thuốc có rất nhiều tên thƣơng mại nằm trong danh mục thuốc bảo 39 vệ thực vật đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam. Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm có ƣu điểm là hiệu quả diệt trừ cỏ dại nhanh, nhờ đó giúp giảm công làm cỏ, giảm chi phí sản xuất, việc diệt trừ cỏ sớm và diệt tận gốc làm sạch môi trƣờng trú ngụ của các loài sâu, bệnh nên giảm nguy cơ dịch bệnh cho lúa; hơn nữa cỏ dại bị tiêu diệt sớm giúp nông dân dễ dàng làm đất tơi xốp, sẽ hạn chế đƣợc một số loại bệnh gây hại cho lúa về sau nhất là bệnh nghẹt rễ, vàng lá,… Để quản lý cỏ dại có hiệu quả nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ đúng cách và canh tác hợp lý. Đối với lúa gieo sạ, trƣớc khi gieo, sạ nông dân cày lật gốc rạ sớm, dùng máy lồng trục để cỏ dại, lúa chét vùi sâu trong đất. Áp dụng biện pháp sử dụng công cụ sạ hàng và gieo với mật độ thích hợp từ 3 – 3,5 kg giống/sào tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tốt, cạnh tranh với cỏ dại. Điều chỉnh mực nƣớc hợp lý sau khi phun thuốc, tránh ruộng khô nứt nẻ tạo điều kiện cho hạt cỏ mọc; sử dụng giống lúa có phẩm cấp từ giống xác nhận trở lên, để đạt tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%. Hạt lúa giống đƣợc phơi lại 1-2 nắng nhẹ trƣớc khi đem ủ giống để kích thích niên trạng tăng độ nảy mầm của hạt lúa, loại bỏ hạt lép lửng, hạt cỏ. Đây là biện pháp có hiệu quả trong việc loại trừ cỏ dại lẫn theo hạt giống khi thu hoạch ở vụ trƣớc. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Nam cho biết trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ trên cây lúa, dẫn đến tình trạng nông dân khó lựa chọn loại thuốc trừ cỏ loại nào cho phù hợp giá cả hợp lý và hiệu quả phòng trừ cao. Theo kinh nghiệm của nông dân địa phƣơng việc phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa chỉ sử dụng từ 1- 2 loại thuốc mà họ cảm thấy thực sự có hiệu quả sau khi phun thì họ tin tƣởng và sẵn sàng tin dùng trong nhiều năm. Điều này dẫn đến các nhà nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn sẽ đặt ra câu hỏi liệu có một loài cỏ dại nào đó sẽ kháng một loại thuốc nào đó nếu dùng trong nhiều năm? Nếu trùng hợp hơn trên những cánh đồng lúa tại tỉnh Quảng Nam lại xuất hiện nhiều loại cỏ dại trên những chân ruộng lúa sạ đã đƣợc phun thuốc. Hiện nay, theo phản ánh của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, những cánh đồng lúa chính của tỉnh tập trung các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành, Điện Bàn… nhiều năm qua cỏ dại gây hại xuất hiện ngày càng nhiều đã làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa bình quân của tỉnh và gây thiệt hại trực tiếp cho ngƣời trồng lúa. Cụ thể có nhiều loại cỏ dại khác nhau nhƣng ƣu thế nhất là: cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác, cỏ rau mác, cỏ rau bợ,… Đặc biệt cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng là nơi ký chủ phụ của rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thực tế cho rằng những nông dân đã sử dụng từ 2 đến 3 năm hoặc đa số từ 2 đến 3 vụ liên tục một loại hoá chất trừ cỏ (có thể khác tên gọi nhƣng cùng một loại hoá chất). Việc sử dụng thuốc theo nhu cầu chƣa xác định mục đích cụ thể đã gây ô nhiễm môi trƣờng do tích luỹ một lƣợng lớn hoá chất không cần thiết, ảnh hƣởng 40

đến sức khoẻ con ngƣời, hủy hoại tài nguyên đất, tiêu diệt nhiều loài vi sinh vật có ích và trở ngại lớn nhất là sự phát sinh ra nhiều loại cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ hiện nay. Để phát huy tốt mặt tích cực của các loại thuốc trừ cỏ và hạn chế ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc. Mặt khác tăng cƣờng công tác quản lý, thanh kiểm tra các địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm khắc phục tình trạng ngƣời dân mua nhầm các loại thuốc kém chất lƣợng, thuốc giả nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc cấp phép.

41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 12/2016 đến tháng 4/2018 tại 6 huyện sản xuất lúa của tỉnh Quảng Nam gồm: Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam và Phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật - Khoa nông học, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu - Nông dân sản xuất lúa ở Quảng Nam. - Cán bộ làm công tác quản lý chuyên ngành. - Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. - Cỏ lồng vực trên ruộng lúa. - Những yếu tố khác tác động đến sinh trƣởng phát triển của cây lúa và quần thể cỏ dại. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra tình hình sản xuất và phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam. - Nghiên cứu nguyên nhân sự phát triển của cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor. - Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng. 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Điều tra tình hình và biện pháp phòng trừ cỏ dại lúa ở Quảng Nam. - Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra nông dân sản xuất lúa và biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa ở 6 huyện là: Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 10 nông dân bằng phiếu điều tra (Phiếu điều tra số1). - Thu thập số liệu thứ cấp: + Tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin ở các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện gồm: Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình Quế Sơn, Duy Xuyên và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam về cỏ dại hại lúa tại địa phƣơng bằng cách sử dụng phiếu điều tra (Phiếu điều tra số 2). 42

+ Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc trừ cỏ nói chung và thuốc trừ cỏ có hoạt chất pretilacholor nói riêng qua các năm tại Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh (Thu thập thông tin từ kết quả phân tích thuốc trừ cỏ của Chi cục). 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thành phần cỏ dại - Điều tra cỏ dại: Điều tra sự phát triển cỏ dại trên ruộng lúa theo phƣơng pháp của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997). Tiến hành điều tra thành phần cỏ dại hại lúa ở 6 huyện trồng lúa của tỉnh gồm: Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Đại Lộc. Mỗi huyện điều tra ở 3 vùng sinh thái tại 3 xã, mỗi xã điều tra 3 ruộng. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra có diện tích 0,2 m2 (khung 40 cm x 50 cm). - Thời gian điều tra: Tiến hành điều tra cỏ dại ở 3 giai đoạn: Trƣớc khi làm đất, sau khi gieo trồng 15 - 20 ngày và trƣớc thu hoạch 15 ngày. - Các chỉ tiêu theo dõi: + Thành phần cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ dại và tính tần suất xuất hiện. Tần suất xuất hiện đƣợc tính theo công thức:

Số ruộng có mặt loài cỏ đó Tần suất xuất hiện (%) = X 100 Tổng số ruộng điều tra

Mức độ phổ biến của các loài cỏ xác định theo thang 4 cấp. Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); tần suất xuất hiện 30 - 50% (+++); tần suất xuất hiện lớn hơn 50% (++++). + Mật độ cỏ dại: Đếm số lƣợng cỏ dại và xác định mật độ (cây/m2). + Diện tích che phủ: Sử dụng để đánh giá các loài cỏ dại khó xác định đƣợc mật độ (cỏ chỉ, cỏ bợ, lữ đằng...). Độ che phủ đƣợc phân thành 4 cấp: C1: Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ (+); C2: Từ 10 - 30% diện tích che phủ (++); C3: Từ 30 - 50% diện tích che phủ (+++); C4: Trên 50% diện tích che phủ (++++). 2.3.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa 2.3.3.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Tiến hành thu thập hạt cỏ lồng vực ở 15 xã/35 huyện/thị xã/thành phố của Quảng Nam, chi tiết địa điểm đƣợc trình bày ở Bảng 2.1. Mỗi ruộng thu hạt cỏ của 10 cây cỏ lồng vực.

43

Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Quảng Nam TT Huyện Xã Ruộng Ghi chú Tam Anh (05) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 1 Núi Thành Tam Mỹ Đông (04) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Tam Xuân 1 (06) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Tam Phƣớc (11) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 2 Phú Ninh Tam An (12) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Bình Trung (19) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 3 Thăng Bình Bình Triều (20) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Bình An (21) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Quế Phú (07) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 4 Quế Sơn Quế Xuân (08) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Duy Phú (01) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 5 Duy Xuyên TT. Nam Phƣớc (02) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Duy Châu (03) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Điện Minh (24) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 6 Điện Bàn Điện Nam Đông (25) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Điện An (26) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Đại Quang (27) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 7 Đại Lộc Đại Nghĩa (28) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Đại Đồng (29) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Cẩm Hà (09) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 8 Hội An Cẩm Châu (10) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Tam Thăng (13) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ 9 Tam Kỳ Tam Phú (14) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Trƣờng Xuân (15) 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ Quế Lộc (18) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 10 Nông Sơn Quế Trung (19) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 11 Hiệp Đức Bình Lâm (16) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 12 Tiên Phƣớc Tiên Thọ (22) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 13 Phƣớc Sơn Phƣớc Năng (32) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 14 Nam Trà My Trà Vân (34) 3 Ít sử dụng thuốc trừ cỏ 15 Tây Giang Dang (35) 3 Không sử dụng thuốc trừ cỏ Tổng cộng 35 105 44

- Thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đƣợc tiến hành trong Phòng thí nghiệm và Nhà lƣới của Bộ môn BVTV - Khoa nông học, Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Huế - Thời gian: Trong vụ Đông Xuân 2017-2018 2.3.3.2. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng kháng thuốc trừ cỏ của quần thể cỏ lồng vực tại nhà lƣới bằng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Thí nghiệm gồm có 16 công thức là các quần thể cỏ dại thu thập ở Quảng Nam đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRB), với 4 lần nhắc lại, mỗi công thức là một quần thể hạt cỏ đƣợc trồng trong khay có diện tích 0,2 m2 (40 x 50cm). Để thực hiện thí nghiệm này, chúng tôi chọn 15 quần thể cỏ dại lồng vực tại Quảng Nam (16 công thức thí nghiệm (quần thể cỏ dại tại TT Nam Phƣớc gồm 2 công thức)), xử lí hạt giống ngâm trong dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) thời gian 15 - 20 phút.

Phƣơng pháp tiến hành: Ngâm hạt cỏ vào dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) và thời gian 15 - 20 phút, rửa sạch, sau đó ngâm vào nƣớc 24 giờ, tiến hành gieo 10 hạt/1 đĩa petri với 3 lớp giấy thấm, quan sát tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ sau 1- 7 ngày và ghi nhận số liệu. Sau khi thử tỷ lệ nảy mầm của các quần thể cỏ, chúng tôi thực hiện nội dung theo dõi tính kháng thuốc của cỏ lồng vực. Phƣơng pháp tiến hành: Khay cát đƣợc sấy khô không lẫn các hạt cỏ dại khác, tạo ẩm độ. Tiến hành gieo 30 hạt/1 khay. Sau đó tiến hành phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha). Quan sát tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ trong thời gian từ 1- 15 ngày và ghi nhận số liệu.

45

Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực

Công thức Xã thu mẫu Ghi Chú

CT1 Đại Quang Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT2 Đại Nghĩa Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 3 Đại Đồng Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 4 Duy Phú Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 5 Duy Châu Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 6 Nam Phƣớc Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 7 Bình Triều Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT 8 Bình An Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT9 Bình Trung Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT10 Điện Minh Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT11 Điện An Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT12 Điện Nam Đông Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT13 Quế Phú Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT14 Quế Xuân Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT15 Trà Vân Ít sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

CT16 Nam Phƣớc Sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ

46

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại nhà lƣới

LNL 1 LNL 2 LNL 3 LNL 4 CT4 CT9 CT7 CT8

CT12 CT14 CT4 CT3

CT8 CT12 CT11 CT9

CT7 CT2 CT15 CT14

CT10 CT1 CT6 CT11

CT6 CT13 CT16 CT4

CT9 CT10 CT5 CT6

CT14 CT1 CT15 CT10

CT1 CT16 CT13 CT16

CT13 CT5 CT8 CT2

CT5 CT3 CT2 CT12

CT8 CT14 CT12 CT15

CT11 CT7 CT3 CT1

CT2 CT4 CT10 CT13

CT3 CT6 CT15 CT5

CT16 CT11 CT9 CT7 Kết quả theo dõi đƣợc tính theo công thức: Tính Tỷ lệ cỏ chết (%) = (Số lƣợng cỏ chết/Tổng số cỏ mọc) x 100. - Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực trên ruộng lúa bằng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Thí nghiệm gồm có 5 công thức, 3 lần lặp lại đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên (RCBD), diện tích ô cơ sở là 30 m2. Bố trí thí nghiệm ở chân ruộng cỏ thƣờng mọc trở lại sau khi phun thuốc đƣợc xác định ở thí nghiệm 1. Thời gian phun thuốc là sau khi lúa sạ đƣợc 3 ngày. Ngoài ra, trong các công thức thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành trộn hạt cỏ (đã ngâm ủ nứt nanh) với hạt giống lúa để gieo sạ trên ruộng thí nghiệm.

47

Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại

Công thức Nội dung thực hiện Ghi chú

CT1 Đối chứng không phun thuốc Để cỏ mọc tự nhiên

CT2 Xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

Xử lý thuốc ở nồng độ khuyến cáo (0,3 kg CT3 Sử dụng thuốc trừ cỏ a.i/ha)

CT4 Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT5 Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

+ Phƣơng pháp điều tra: Trên mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm điều tra khung (40cm x 50cm): Sơ đồ điều tra thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại đồng ruộng

LNL 1 LNL 2 LNL 3

CT4 CT1 CT5

CT1 CT5 CT2

CT3 CT2 CT1

CT5 CT3 CT4

CT2 CT4 CT3 48

+ Chỉ tiêu điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ lồng vực trƣớc và sau khi phun 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày và tính tần suất xuất hiện. Mật độ và hiệu lực trừ cỏ đƣợc tính theo công thức: Mật độ cỏ lồng vực (cây/m2): Số lƣợng cỏ dại trên 1 m2. Hiệu lực trừ cỏ (%): Theo công thức Henderson-Tilton Ta x Cb H = (1 ------) x100 Tb x Ca Trong đó: Ta: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức sau khi xử lý thuốc Tb: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức trƣớc khi xử lý thuốc Ca: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng sau khi xử lý thuốc Cb: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng trƣớc khi xử lý thuốc Năng suất thực thu: Tiến hành thu hoạch năng suất thực thu 30m2/ô cơ sở, trong tháng 4 năm 2018. Quần thể cỏ dại đƣợc phân loại nhƣ sau: (1) Kháng nếu có hơn số cây sống sót 20% sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ, (2) Đang phát triển tính kháng nếu có từ 1- 20% số cây là sống sót, (3) Mẫn cảm nếu tất cả số cây bị chết bởi truốc trừ cỏ (Juliano et al. 2010). Cách xử lý thuốc Sử dụng bình bơm tay để phun thuốc, với lƣợng nƣớc 320 lít/ha, liều lƣợng thuốc 0,3 kg a.i/ha. Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi - Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng. - Mật độ của cỏ lồng vực (cây/m2) - Khối lƣợng của cỏ lồng vực (gam/m2). - Số cây cỏ sống sót sau khi xử lý thuốc - Tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ

49

- Năng suất thực thu (tạ/ha), tiến hành thu hoạch lúa ở giai đoạn chín hoàn toàn sau đó phơi khô và cân. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu tỷ lệ, trung bình, sai số, phân tích phƣơng sai một nguyên tố, so sánh sự khác biệt giữa các công thức đƣợc sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS 16.0 và IRRISTA 4.0

50

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm của các hộ canh tác cây trồng tại Quảng Nam 3.1.1.1. Giới tính, trình độ văn hóa và phân loại hộ Kết quả điều tra về đặc điểm nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam đƣợc trình bày ở Bảng 3.1. Bảng 3.1. Đặc điểm các nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam

Tỉ lệ hộ (%) (n = 180)

Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Quế Duy Đại Toàn Ninh Thành Bình Sơn Xuyên Lộc tỉnh (n= 30) (n= 30) (n= 30) (n= 30) (n= 30) (n= 30) (n= 180)

Giới tính

Nam 60,0 56,7 63,3 86,7 73,3 73,3 68,9

Nữ 40,0 43,3 36,7 13,3 26,7 26,7 31,1

Trình độ văn hóa

Không đi học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Tiểu học 60,0 36,7 50,0 6,7 6,7 13,3 28,9

THCS 33,3 50,0 46,7 40,0 60,0 46,7 46,1

THPT 6,7 13,3 3,3 53,3 30,0 26,7 22,2

Cao hơn 0,0 0,0 0,0 0,0 3,3 13,3 2,8

Xếp loại hộ

Giàu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Khá 53,3 80,0 70,0 30,0 10,0 16,7 43,3

Trung bình 46,7 20,0 30,0 70,0 90,0 76,7 55,6

Nghèo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6,7 1,1 51

Qua Bảng 3.1 ta nhận thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trung bình nam chiếm 68,9 % và nữ là 31,1%. Trong đó, cao nhất là huyện Quế Sơn với 86,7% và thấp nhất là huyện Núi Thành với tỷ lệ 56,7%. Trình độ văn hóa là một cơ sở quan trọng để nâng cao kỹ năng lao động của ngƣời nông dân. Qua kết quả điều tra với 180 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, huyện Phú Ninh có tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa ở mức tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,0%, thấp nhất là huyện Quế Sơn và Duy Xuyên với 6,7%. Trình độ văn hóa trung học cơ sở thì huyện Duy Xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,0%, thấp nhất là huyện Phú Ninh với 33,3%. Trình độ Trung học phổ thông, huyện có tỷ lệ cao nhất là Quế Sơn với 53,3%, thấp nhất là huyện Thăng Bình với 3,3%. Ở huyện Đại Lộc, trình độ lao động trên phổ thông chiếm tỷ lệ 13,3%, tiếp theo là huyện Quế Sơn với 3,3%, các huyện còn lại lực lƣợng lao động hầu nhƣ không ở trình độ này. Trung bình trên địa bàn toàn tỉnh trình độ văn hóa ở các mức tiểu học và trung học cơ sở có độ chênh lệch khá cao với mức tiểu học chiếm tỷ lệ là 28,9% và trung học cơ sở là 46,1%. Trung học phổ thông chiếm khá 22,2% và thấp nhất là trên trung học phổ thông với tỷ lệ 2,8%. Nhìn chung, lao động có trình độ ở Quảng Nam chiếm tỷ lệ khá cao, đây là một trong những thuận lợi để giúp cho việc chuyển giao cũng nhƣ tiếp cận các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Tƣơng tự với xếp loại hộ gia đình tại Quảng Nam cũng cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều ở mức trung bình và khá, không có hộ gia đình giàu và tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp. Xếp loại hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Núi Thành với 80,0%, thấp nhất là huyện Duy Xuyên 10,0 %. Xếp loại hộ trung bình chiếm cao nhất là huyện Duy Xuyên với 90,0 %, thấp nhất là huyện Núi Thành với 20,0%. Tỷ lệ này bình quan chung trên địa bàn toàn tỉnh là 43,3% hộ khá, 55,6% hộ ở mức trung bình và 1,1% hộ nghèo. Qua kết quả điều tra này, cho ta thấy lực lƣợng tham gia sản xuất nông nghiệp ở các huyện hầu nhƣ ở mức khá và trung bình. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để các hộ đầu tƣ vào sản xuất. Tuy ở các huyện, tỷ lệ này không đều nhƣng nhìn chung cơ bản cũng cho ta thấy đƣợc bức tranh về lực lƣợng lao động tham gia sản xuất tại Quảng Nam. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nguồn lao động nam là chủ yếu, trình độ văn hóa tƣơng đối cao, không có trình trạng không đi học, mù chữ. Xếp loại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cũng tƣơng đối cao, chủ yếu ở mức trung bình và khá. Điều đó cho thấy, các nông hộ canh tác lúa ở tỉnh Quảng Nam đã đƣợc cải thiện. So với nghiên cứu đánh giá trƣớc đây tại Phú Yên, tỷ lệ nam giới tham gia sản xuất nông nghiệp cao hơn; trình độ văn hóa là tƣơng đƣơng nhau (Nguyễn Thanh Trung, 2017).

52

3.1.1.2. Cơ cấu cây trồng, diện tích và năng suất trung bình của các loại cây trồng Diện tích và năng suất trung bình của các loại cây trồng chính ở Quảng Nam đƣợc thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Diện tích, năng suất cây trồng chính tại Quảng Nam

a Cây trồng Số hộ điều tra Diện tích Năng suất bình chính (n=180) (m2/hộ) quân (tấn/ha)

Lúa 180 2.885,3±52,6 5,4±0,6

Ngô 38 995,0±14,2 6,0±0,4

Lạc 55 518,0±9,4 3,4±0,5

Dƣa 35 1125,0±18,7 13,8±2,7

Sắn 20 916,7±11,4 21,9±3,6

Rau 36 633,5±8,6 22,5±5,2

a Diện tích bình quân chỉ được tính cho những hộ có sản xuất những cây trồng như đã đề cập Theo Bảng 3.2 cho ta thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì cơ cấu cây trồng chính bao gồm các loại cây: Lúa, ngô, lạc, dƣa, sắn và rau. Lúa là cây trồng chính của các hộ nông dân, hầu hết nông dân đều trồng lúa với tổng diện tích gần 2.900 m2 và năng suất bình quân là 54 tạ/ha. Các loại cây trồng khác nhƣ ngô, lạc, dƣa, sắn chỉ một số hộ sản xuất với diện tích nhỏ. Tổng diện tích trồng ngô bình quân của hộ gần 1.000m2 với năng suất bình quân là 60 tạ/ha, diện tích trồng lạc hơn 500 m2 với năng suất bình quân là 34 tạ/ha, diện tích trồng dƣa hấu trên 1.000 m2 với năng suất bình quân là 13,8 tấn/ha và diện tích trồng sắn là 916,7 m2/hộ với năng suất bình quân là 21,9 tấn/ha. Ngoài ra, tại các địa phƣơng điều tra, ngƣời dân có trồng thêm rau với diện tích trung bình trên 600 m2 với năng suất khoảng 22,5 tấn/ha. Kết quả này, cho thấy diện tích lúa bình quân/hộ tại Quảng Nam tƣơng đƣơng với kết quả điều tra tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017), nhƣng thấp hơn nhiều so với kết quả điều tra tại An Giang (4,58 ha) và bình quân cả nƣớc 0,92 ha (Nguyễn Thị Lệ, 2017).

53

3.1.2. Tình hình cỏ dại và iện pháp ph ng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam 3.1.2.1. Cỏ dại trên ruộng lúa Kết quả điều tra thành phần cỏ dại hại lúa tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đƣợc trình bày qua Bảng 3.3. Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ ND Mức độ Tên Khoa học ND trả lời trả lời phổ biến Loại cỏ (N=180) (%)

Echinochloa crus-galli Cỏ lồng vực 180 51,6 ++++ (L.) Beauv.

Fimbristylis miliacea Cỏ chác 94 26,9 ++ (L.) Vahl

Brachiaria reptans Cỏ đuôi phụng 29 8,3 + (L.) Gard. & Hubb

Chamaeraphis brunoniana Cỏ chỉ 13 3,7 + (Hook.f.) A. Camus

Cỏ lác rận Cyperus iria L. 12 3,4 +

Cỏ mực Ẹlipta alba (L) Hassk. 10 2,9 +

Monochloria vaginalis Rau mác bao 6 1,7 + (Burm.f.) C.Presl

Ludwigia octovalvis Rau mƣơng đứng 5 1,4 + (Jacq.) Raven

a Rất ít phổ biến (+) - tỷ lệ chiếm <10%, ít phổ biến (++) - tỷ lệ chiếm 10 - 30%, phổ biến (+++) - tỷ lệ chiếm 30 - 50%, rất phổ biến (++++) - tỷ lệ chiếm >50%. Qua Bảng 3.3 ta thấy: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại các huyện điều tra cho thấy, cỏ lồng vực chiếm tỷ lệ cao nhất với 100% hộ trả lời, tiếp theo là cỏ chác với 52% hộ trả lời tiếp theo là cỏ cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, cỏ lác dù, cỏ mật, rau mác với tỷ lệ là 16,1%, 7,2%, 6,7%, 6,1%, 3,3% và thấp nhất là cỏ bằng thơm với tỷ lệ hộ trả lời là 2,8%. Trong các loại cỏ trên, theo phản ánh của nông dân thì cỏ lồng vực là phổ biến nhất và các loại cỏ còn lại ở mức ít phổ biến hoặc rất ít phổ biến. 54

Nhìn chung, thành phần cỏ dại trên ruộng lúa tại các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá phức tạp, bao gồm nhiều loại cỏ khác nhau trên đồng ruộng. Trong tổng số các loại cỏ đó thì cỏ lồng vực là loại cỏ có tần số xuất hiện cao nhất và phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh. Đối với cỏ chỉ là một loại cỏ có trong thành phần cỏ dại trên ruộng lúa nhƣng ở Quảng Nam lại xuất hiện với số ít, nguyên nhân là do Quảng Nam là một vùng đất khá là khô hạn nên thời kì đầu của cây lúa thƣờng xuất hiện cỏ chỉ trên ruộng lúa. Một trong những mối nguy hại về cỏ dại hiện nay chính là cỏ lồng vực đang có xu hƣớng phát triển mạnh và gây hại nặng cho ruộng lúa. Địa hình chính là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của cỏ lồng vực. Kết quả ảnh hƣởng của địa hình canh tác lúa đến sự phát triển của cỏ lồng vực đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4. Bảng 3.4. Địa hình canh tác lúa thích hợp cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa tại Quảng Nam

Tỉ lệ hộ (%) Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Quế Duy Đại Toàn tỉnh Ninh Thành Bình Sơn Xuyên Lộc (n=180)

Cao 53,4 30,0 56,7 53,3 70,0 100,0 60,6

Vàn 23,3 20,0 23,3 0,0 20,0 0,0 14,4

Thấp 23,3 50,0 20,0 46,7 10,0 0,0 25,0

Qua Bảng 3.4 ta thấy: Cỏ lồng vực phát triển tốt trên địa hình đất cao, cao nhất là ở huyện Đại Lộc với tỉ lệ 100%; thấp nhất là huyện Núi Thành với tỉ lệ 30,0%. Cỏ lồng vực phát triển tốt trên đất vàn chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Phú Ninh và Thăng Bình với tỉ lệ 23,3%. Cỏ lồng vực phát triển trên địa hình thấp chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Núi Thành với 50,0%, thấp nhất là huyện Đại Lộc 0,0 %. Tính trên địa bàn toàn tỉnh thì cỏ lồng vực phát triển tốt ở địa hình cao là chiếm tỉ lệ cao nhất với 60,6 %, trung bình là địa hình thấp với 25% và thấp nhất là địa hình vàn với 14,4%. Nhƣ vậy, địa hình là yếu tố quan trọng cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa. Bởi yếu tố địa hình liên quan mật thiết với chế độ nƣớc tƣới ở trong ruộng. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho cỏ lồng vực mọc lại sau khi sử dụng thuốc hóa học của nông dân.

55

3.1.2.2. Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại ở Quảng Nam Việc các loại cỏ mọc và làm ảnh hƣởng đến ruộng lúa có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật phòng trừ. Tại Quảng Nam, kỹ thuật phòng trừ cỏ dại đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.5.Biện pháp phòng trừ cỏ dại

Tỉ lệ trả lời (%)

Chỉ tiêu Toàn Thăng Núi Phú Quế Duy Đại tỉnh Bình Thành Ninh Sơn Xuyên Lộc (n=180)

Làm cỏ thủ công

Có 50,0 40,0 53,3 56,7 23,3 73,3 49,4

Không 50,0 60,0 46,7 43,3 76,7 26,7 50,6

Công cụ làm cỏ

Bằng tay 50,0 40,0 53,3 26,7 13,3 73,3 42,8

Liềm 0,0 0,0 0,0 30,0 10,0 0,0 6,7

Không 50,0 60,0 46,7 43,3 76,7 26,7 50,6 làm cỏ

Sử dụng thuốc hóa học

Có 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Không 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Qua bảng, cho thấy tại Quảng Nam, qua kết quả điều tra cho thấy có 3 phƣơng pháp ph ng trừ cỏ dại chính đó là biện pháp thủ công (bằng tay), sử dụng công cụ và sử dụng biện pháp hóa học. Với biện pháp làm cỏ thủ công, ta có thể thấy huyện Đại Lộc là huyện có tỉ lệ ngƣời dân làm cỏ lại thủ công cao nhất với 73,3%, và thấp nhất là huyện Duy Xuyên với tỉ lệ 23,3 %. Trên địa bàn toàn tỉnh thì tỉ lệ giữa các hộ nông dân có làm cỏ thủ công và không là cỏ chênh lệch không lớn, các hộ làm cỏ chiếm tỉ lệ 49,4% và còn lại 50,6% là không làm cỏ. Hầu hết các hộ gia đình có áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ trong quá trình canh tác lúa đều nhổ cỏ 56 bằng tay, một số ít hộ ở huyện Quế Sơn và Duy Xuyên có sử dụng liềm để cắt bỏ cỏ. Đối với biện pháp hóa học, 100% nông dân tại Quảng Nam đều có sử dụng biện pháp này. Kết quả này tƣơng đồng với báo cáo điều tra tại tỉnh Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017).

Sử dụng thuốc trừ cỏ là biện pháp phòng trừ cỏ đƣợc sử dụng rộng rãi trong canh tác trồng lúa là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ dại. Tại Quảng Nam, việc sử dụng biện pháp hóa học để trừ cỏ đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam

Tỉ lệ đánh giá (%) Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Quế Duy Đại Toàn Ninh Thành Bình Sơn Xuyên Lộc tỉnh (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 180)

1 lần 16,7 36,7 6,7 90,0 46,7 60,0 42,8

2 lần 83,3 63,3 93,3 10,0 53,3 30,0 55,5

Trên 2 lần 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 10,0 1,7

aĐánh giá của nông dân tại các điểm điều tra (n=180) trên phạm vi toàn tỉnh về các loại thuốc trừ cỏ lúa.

2%

43% 1 lần 55% 2 lần > 2 lần

Hình 3.1. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa tại Quảng Nam

57

Trong tổng số 180 hộ điều tra tại Quảng Nam cho thấy, hầu hết các hộ đều sử dụng thuốc trừ cỏ để phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng. Tuy nhiên, ở các huyện khác nhau số lần sử dụng thuốc trừ cỏ/vụ có sự khác nhau. Trong đó, hầu hết các hộ đều sử dụng từ 1-3 lần phun thuốc trừ cỏ/vụ, cụ thể sử dụng thuốc trừ cỏ 1 lần là 42,8%, sử dụng 2 lần 55,5% và 3 lần là 1,7%. Đối với những địa phƣơng sử dụng 1 lần thuốc trừ cỏ/vụ chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Quế Sơn với 90,0% và thấp nhất là huyện Thăng Bình với 6,7%. Sử dụng 2 lần thuốc trừ cỏ/vụ cao nhất là huyện Thăng Bình chiếm tỷ lệ 93,3% và thấp nhất là huyện Quế Sơn chỉ có 10%. Riêng tại huyện Đại Lộc có một số hộ đã sử dụng đến 3 lần thuốc trừ cỏ/vụ, chiếm tỉ lệ là 10%. Nhƣ vậy, tại Quảng Nam việc sử dụng thuốc trừ cỏ để phun trừ đa số là 2 lần, nhất là ở những huyện vùng đất cát, nƣớc tƣới bấp bênh thì việc dụng thuốc trừ cỏ với số lần cao hơn (Thăng Bình), còn ở những vùng trũng, nƣớc tƣới đảm bảo, số lần sử dụng thuốc trừ cỏ/vụ có thấp hơn so với các vùng khác (vùng Đông Quế Sơn).

Đối với chủng loại thuốc trừ cỏ, hiện nay trên thị trƣờng đã cho ra nhiều loại thuốc trừ cỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Tuy nhiên, việc ngƣời nông dân sử dụng một loại thuốc trừ cỏ qua nhiều vụ sẽ làm tăng nguy cơ cỏ kháng thuốc. Kết quả điều tra tỷ lệ sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau:

58

Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam

Tỉ lệ đánh giáa (%) Phú Núi Thăng Quế Duy Đại Toàn Chỉ tiêu Ninh Thành Bình Sơn Xuyên Lộc tỉnh (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 180) Sofic 300EC 22,8 22,2 20,6 18,3 23,9 24,4 22,0 (Pretilachlor) Nominee 10SC 12,2 15,6 20,6 17,8 15,0 20,6 17,0 (Bispyribac – Sodium) BEBU30WP (Butachlor - 13,3 18,9 12,8 13,3 15,0 16,7 15,0 Bensulfuron) Sunrice 15WDG 13,9 11,7 8,9 15,6 10,0 11,7 12,0 (Ethoxysulfuron) Sonic 300EC 18,9 8,9 14,4 7,2 7,8 2,8 10,0 (Pretilachlor) Prefit 300EC 5,6 6,7 4,4 11,1 10,6 3,3 7,0 (Pretilachlor) Dibuta 60EC 1,1 3,9 4,4 8,3 7,2 5,0 5,0 (Butachlor) Echo 60EC 2,2 2,8 6,1 5,6 1,1 0,0 3,0 (Butachlor) Sontra 10WP 0,0 0,0 1,1 2,8 3,3 5,0 2,0 (Pyrazosulfuron ethyl) Meco 60 EC 3,3 1,1 2,2 0,0 3,9 1,7 2,0 (Butachlor) Sirius 10WP 3,3 2,8 2,8 0,0 0,0 3,3 2,0 (Pyrazosulfuron ethyl) Michelle 62EC 1,7 2,2 0,0 0,0 2,2 2,8 1,5 (Butachlor) Tempest 36WP (Bensulfuron methyl + 0,0 2,2 1,7 0,0 0,0 0,0 0,7 Quinclorac) Fenrim18,5WP (Bensulfuron methyl + 0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 1,7 0,5 Propisochlor) Tungrius10WP 1,7 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,5 (Pyrazosulfuron ethyl) aĐánh giá của nông dân tại các điểm điều tra trên phạm vi toàn tỉnh về các loại thuốc trừ cỏ lúa 59

Qua bảng cho thấy: Trên toàn tỉnh có khoảng 15 loại thuốc trừ cỏ chính đƣợc nông dân thƣờng xuyên sử dụng. Trong đó, 2 loại thuốc đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là Sofit 300EC (pretilachlor) chiếm tỉ lệ 22,0% và Nominee 10SC (bispyribac - Sodium) chiếm tỉ lệ 17,0%, thấp nhất là Tungrius10WP (pyrazosulfuron ethyl) và fenrim18,5WP (bensulfuron methyl + propisochlor) chỉ chiếm tỉ lệ là 0,5%. Việc sử dụng thƣờng xuyên các loại thuốc có hoạt chất giống nhau, mà ở đây là Sofit 300EC (pretilachlor), Sonic 300EC (pretilachlor) và Prefit 300EC (pretilachlor) chiếm tỷ lệ 39,0% là nguy cơ tiềm ẩn cho việc hình thành tính kháng của thuốc cỏ đối với loại hoạt chất này. So với kết quả điều tra tai An Giang, chủng loại thuốc nông dân thƣờng sử dụng có sự khác biệt rõ, tại An Giang (Nguyễn Thị Lệ, 2017) nông dân chủ yếu sử dụng thuốc có hoạt chất butachlor (46%), pretilachlor (31%), còn tại Quảng Nam hoạt chất butachlor (25,5%), pretilachlor (39%). Kết quả về thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.8. Thời gian sử dụng các loại thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam

Tỉ lệ đánh giá loại thuốc (%) Chỉ tiêu Sofit 300EC Nominee 10SC Sonic 300EC Thuốc khác

Dƣới 2 năm 5,7 25,7 0,0 100,0

3 - 5 năm 16,5 30,2 0,0 0,0

5 - 7 năm 6,8 33,4 60,0 0,0

Trên 7 năm 71,0 10,7 40,0 0,0

Ghi chú: Sofit 300EC, Sonic 300EC (hoạt chất pretilachlor), Nominee 10SC (hoạt chất bispyribac - sodium). Thực tế cho thấy rằng, Sofit 300EC là một loại thuốc trừ cỏ có uy tín trên thị trƣờng, hầu hết tất cả nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều sử dụng thuốc Sofit 300EC ở thời gian trên 7 năm, thậm chí có hộ đã sử dụng trên 20 năm. Đối với Nominee 10SC, thì thời gian sử dụng lâu nhất của ngƣời dân là khoảng thời gian tử 5 - 7 năm với tỉ lệ 59,7%; trung bình là khoảng thời gian từ 3 - 5 năm và thấp nhất là dƣới 2 năm. Nguyên nhân là do thói quen chọn thuốc BVTV của nông dân, ngƣời dân chỉ lựa chọn những loại thuốc mà họ biết đến và tiếp tục chọn loại đó cho vụ sau. Ngoài ra, một số loại thuốc mới, nông dân chỉ sử dụng trong khoảng dƣới 2 năm. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ với thời gian dài nhƣ vậy có thể dẫn tới việc quen thuốc của một số loại cỏ, làm cho tính kháng thuốc của một số loại cỏ cao hơn. Kết quả này tƣơng đƣơng với tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017). 60

Hơn nữa, trong thời gian qua tình trạng sử dụng thuốc trừ cỏ quá liều, thậm chí có xu hƣớng tự ý pha chung thuốc để phun là những vấn đề lớn cần đƣợc quan tâm ở nhiều nơi. Theo kết quả điều tra với 180 hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì hầu hết tất cả đều sử dụng liều lƣợng thuốc theo đúng hƣớng dẫn bao bì. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các loại thuốc không cao. Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9. Mức độ hiệu quả và hiểu biết trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân

Tỉ lệ đánh giá loại thuốc (%) Chỉ tiêu Sofit Nominee Sonic Thuốc 300EC (*) 10SC (*) 300EC (**) khác (**)

Mức độ hiệu quảa

Không hiệu quả 5,0 7,7 20,0 0,0

Hiệu quả kém 43,3 39,5 20,0 0,0

Hiệu quả 40,4 51,4 40,0 100,0

Rất hiệu quả 11,3 1,4 20,0 0,0

Sử dụng liều lƣợng thuốc

Theo hƣớng dẫn bao bì 89,7 85,7 20,0 100,0

Nhiều hơn bào bì hƣớng dẫn 10,3 14,3 80,0 0,0

Ít hơn bào bì hƣớng dẫn 0,0 0,0 0,0 0,0

Khác 0,0 0,0 0,0 0,0

aKhông hiệu quả - tỷ lệ đánh giá < 10%, kém hiệu quả - tỷ lệ đánh giá 10 - 30%, hiệu quả - tỷ lệ đánh giá 30 - 50%, rất hiệu quả - tỷ lệ đánh giá >50%. Từ kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài đã có dấu hiệu giảm hiệu quả phòng trừ cỏ, cụ thể nhƣ Sofit 300EC đã có gần 50% ý kiến cho rằng không hiệu quả và hiệu quả kém. Đối với Nominee 10SC là 47,2% và Sonic 300EC là 40%. Đây là con số đáng báo động đối với các loại thuốc trừ cỏ hiện nay bởi lẻ, trong tƣơng lại gần việc phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học vẫn nắm vai trò chủ đạo. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân để tìm hiểu tính hiệu quả trong việc phòng trừ cỏ đối với những loại thuốc trên là cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn sản xuất. 61

3.1.2.3. Kinh nghiệm và hiểu biết của nông dân trong phòng trừ cỏ dại Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu về kinh nghiệm phòng trừ cỏ của nông dân tại Quảng Nam. Kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 3.10. Bảng 3.10. Kinh nghiệm trừ cỏ của nông dân ở Quảng Nam

Tỉ lệ trả lời (%)

Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Duy Đại Quế Toàn Ninh Thành Bình Xuyên Lộc Sơn tỉnh (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 180)

Tự bản thân 40,0 56,7 50,0 6,7 86,7 40,0 46,7

Học qua nông dân 36,7 26,7 40,0 0,0 0,0 20,0 20,6 khác

Đƣợc 23,3 16,7 10,0 93,3 13,3 33,3 31,7 tậphuấn

Truyền 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6,7 0,0 thông

Qua bảng trên ta thấy: Bản thân ngƣời dân có kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại hại lúa tại Quảng Nam là 46,7%, trong đó Đại Lộc là huyện mà nông dân có kinh nghiệm sử dụng thuốc trừ cỏ cao nhất với tỷ lệ 86,7% và thấp nhất là ở Duy Xuyên với 6,7%. Việc học tập kinh nghiệm từ những nông dân khác cũng đóng vai tr khá quan trọng phù hợp với phƣơng châm “nông dân dạy nông dân” chiếm tỷ lệ tƣơng đối khá với 20,6%, trong đó ở các huyện Thăng Bình và Phú Ninh là 2 huyện có hình thức học tập này chiếm tỉ lệ cao nhất xấp xỉ 40%. Riêng việc chuyển giao hƣớng dẫn nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ đƣợc truyền tải qua những lớp tập huấn đƣợc ngành nông nghiệp và địa phƣơng quan tâm, trung bình trên địa bàn tỉnh là trên 30%, trong đó cao nhất là huyện Duy Xuyên với trên 90%. Ngoài ra, việc hƣớng dẫn qua phƣơng tiện thông tin đại chúng hầu nhƣ không đƣợc ngƣời dân quan tâm và hiệu quả rất thấp. Nhƣ vậy ta có thể thấy kinh nghiệm phòng trừ cỏ của ngƣời dân Quảng Nam hầu hết đều đƣợc đúc rút từ kinh nghiệm bản thân và truyền tai nhau những kinh nghiệm phòng trừ cỏ của ngƣời khác. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trừ cỏ của ngƣời dân đều không mang lại hiệu quả cao, phần lớn thì hiệu lực của thuốc đều giảm dần hoặc không có chiều hƣớng thay đổi. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện quả bảng sau: 62

Bảng 3.11. Ý kiến của nông dân về chiều hướng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam

Tỉ lệ trả lời (%)

Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Duy Đại Quế Toàn Ninh Thành Bình Xuyên Lộc Sơn tỉnh (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 180)

Tăng dần 16,7 23,3 20,0 3,3 6,7 26,7 16,1

Không thay đổi 43,3 50,0 46,7 93,3 30,0 43,3 51,1

Giảm dần 40,0 26,7 33,3 3,3 63,3 30,0 32,8

16% 33% Tăng dần Không thay đổi 51% Giảm dần

Hình 3.2. Ý kiến của nông dân về chiều hướng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam Qua Bảng 3.11 và Hình 3.2 cho thấy, việc sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit 300EC tại Quảng Nam trong thời gian dài ở những năm qua bƣớc đầu cho thấy sự hiệu quả không đƣợc đánh giá cao, trong đó, có hơn 30% ý kiến nông dân cho rằng hiệu quả của thuốc đã giảm, trong đó cao nhất là tại địa bàn huyện Đại Lộc với 63,3%. Ngoài ra, hơn 50% ý kiến nông dân cho rằng hiệu lực của thuốc vẫn còn ổn định. Từ kết quả trên cho ta thấy đƣợc thực trạng là trong thực tế loại thuốc này bƣớc đầu có hiệu quả 63

phòng trừ không cao. Đây là con số cần phải suy nghĩa để có những giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiều quả trừ cỏ trên đồng ruộng. Để làm sáng tỏ vấn đề nguyên nhân hiệu quả của thuốc trừ cỏ Sofit 300EC đối với cỏ lồng vực và giải pháp khắc phục, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.12. Bảng 3.12. Thời gian và hiệu quả luân phiên các loại thuốc trừ cỏ

Tỉ lệ trả lời (%)

Chỉ tiêu Phú Núi Thăng Duy Đại Quế Toàn Ninh Thành Bình Xuyên Lộc Sơn tỉnh (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 180)

Thời gian luân phiên sử dụng thuốc trừ cỏ

Không thay đổi 43,3 26,7 30,0 0,0 34,3 10,0 25,6

Sau 2 - 3 vụ 16,7 36,7 23,3 6,7 53,3 80,0 36,1

Sau 4 - 5 vụ 30,0 20,0 30,0 16,7 3,3 10,0 18,4

Sau 6 - 7 vụ 10,0 16,7 16,7 13,3 0,0 0,0 9,4

Trên 7 vụ 0,0 0,0 0,0 63,3 0,0 0,0 10,6

Hiệu quả luân phiên thuốc trừ cỏ

Tăng 13,4 26,6 33,3 0,0 30,0 46,7 25,0

Không thay đổi 43,3 46,7 40,0 100,0 66,7 53,3 58,3

Không luân phiên 43,3 26,7 30,0 0,0 0,0 0,0 16,7

Qua bảng trên cho thấy, về thời gian luân phiên thay đổi thuốc để nâng cao hiệu quả trừ cỏ trên ruộng lúa tại Quảng Nam, nhìn chung hầu nhƣ không thay đổi chiếm tỷ lệ trên 25%, trong đó cao nhất là huyện Phú Ninh với tỷ lệ trên 43%. Ngoài ra, sau 7 vụ nông dân mới thay đổi luân phiên thuốc vẫn còn khá cao khoảng trên 10%, cục bộ ở huyện Duy Xuyên là trên 63%. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do tập quán sản xuất của từng địa phƣơng, thị trƣờng kinh doanh của các công ty và hiệu quả thuốc ở các vùng này còn ở mức cao. Ngƣợc lại, đối với những vùng thƣờng xuyên thay đổi thuốc đã có những chuyển biến tích cực, trong đó có 25% ý kiến cho rằng, khi thay đổi thuốc hiệu quả phòng trừ cỏ đƣợc tăng lên, cao nhất là ở huyện Đại Lộc đã có hơn 46% ý kiến nông dân thống nhất với quan điểm này. 64

3.1.3. Đánh giá khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở Quảng Nam Cỏ lồng vực là một trong những loại cỏ gây hại phổ biến đối với lúa gieo sa ở tỉnh Quảng Nam, có sức cạnh tranh dinh dƣỡng, ánh sáng rất mạnh, gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất cây lúa. Trong đó, có nhiều yếu tố tác động đến mật độ cỏ dại trên ruộng lúa, qua theo dõi kết quả đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ

Tỉ lệ nông dân đánh giá (%) Yếu tố ảnh Phú Thăng Núi Đại Duy Quế Toàn hƣởng đến mật Ninh Bình Thành Lộc Xuyên Sơn tỉnh độ cỏ (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=180)

Địa hình 13,3 30,0 23,3 26,7 0,0 26,7 20,0

Giống 0,0 0,0 3,3 0,0 0,0 3,3 1,1

Chế độ nƣớc 83,4 66,7 73,4 66,7 100,0 70,0 76,7

Thời tiết 3,3 3,3 0,0 6,7 0,0 0,0 2,2

2%

20% 1% Địa hình Giống Chế độ nước Thời tiết 77%

Hình 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam Qua Bảng 3.13 và Hình 3.3 cho chúng ta thấy rằng, mật độ cỏ lồng vực mọc lại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố sau gồm: Địa hình, giống, chế độ nƣớc tƣới và thời tiết. Trong đó, chế độ nƣớc tƣới chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 76 %, có địa phƣơng yếu tố này chiếm 100% (huyện Đại Lộc), điều này có thể lý giải do chế độ nƣớc tƣới không đảm bảo sau khi sử dụng thuốc (yêu cầu ruộng đủ ẩm và lấy nƣớc vào ruộng kịp thời), song ở những khu vực này, do nƣớc tƣới bấp bênh và việc điều tiết 65 nƣớc hạn chế. Đây là nguyên nhân chính làm cho cỏ lồng vực mọc lại sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, yếu tố địa hình chiếm 20%, thực ra địa hình có liên quan mật thiết với nƣớc tƣới, ở những vùng có địa hình cao, khó tƣới nƣớc là nguyên nhân làm cho cỏ mọc trở lại; yếu tố giống có ảnh hƣởng khoảng 1,1% (ý kiến nông dân cho rằng hạt cỏ có lẫn trong giống) và thời tiết là 2,2% (do mƣa làm trôi thuốc sau khi sử dụng). Nhƣ vậy, từ phân tích ở trên cho thấy chế độ nƣớc có vai trò rất quan trọng và có ảnh hƣởng lớn đến sự mọc trở lại của cỏ lồng vực trên ruộng lúa tại Quảng Nam. Ngoài ra, theo đánh giá của các hộ đƣợc phỏng vấn, cỏ dại mọc lại trên ruộng lúa tại Quảng Nam có xu hƣớng tăng, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.14. Sự phát triển của cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc tại Quảng Nam

Tỷ lệ nông dân đánh giá (%) Chiều hƣớng Phú Thăng Núi Đại Duy Quế Toàn phát triển Ninh Bình Thành Lộc Xuyên Sơn tỉnh của cỏ (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=180)

Tăng 63,3 80,0 56,7 56,7 100,0 50,0 67,8

Giảm 3,3 0 6,7 3,3 0,0 6,7 3,3

Không đổi 33,4 20,0 36,6 40,0 0,0 43,3 28,9

Qua Bảng 3.14 cho chúng ta thấy, quần thể cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc tại Quảng Nam có xu hƣớng tăng, có gần 70% ý kiến thống nhất với quan điểm này, khoảng 29% cho là không thay đổi và chỉ số ít nông dân khoảng 3,3% cho rằng quần thể cỏ dại giảm. Trong các huyện điều tra, Duy Xuyên là huyện mà hầu hết ngƣời nông dân đƣợc phỏng vấn có chính kiến rõ ràng về vấn đề này nhất với 100% ý kiến cho rằng chiều hƣớng phát triển cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây có xu thế tăng. 3.1.4. Công tác tuyên truyền hƣớng dẫn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho nông dân 3.1.4.1. Tập huấn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho nông dân Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn cho nông dân tiếp cận thông tin về sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu qua hai hình thức tập huấn: Một là hội thảo trong phòng, chiếm 43,3% (Bảng 3.15.). Hai là hội thảo trên đồng ruộng, chiếm 36,7%, còn lại là tổ chức tập huấn tại hiện trƣờng (FFS) và hình thức khác là tƣơng đƣơng nhau (khoảng 20%). Đây là những phƣơng pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phổ biến và dễ dàng để ngƣời nông dân tiếp cận đƣợc. Bên cạnh đó, tùy tình hình thực tế và nhu cầu của mỗi địa phƣơng mà có hình thức chuyển giao phù hợp. 66

Bảng 3.15. Hình thức tập huấn của cán bộ quản lý tại Quảng Nam

Số cán bộ trả lời Tỉ lệ cán bộ trả lời STT Hình thức tập huấn (ngƣời) (%) 1 Hội thảo trên đồng ruộng 11 36,7

2 Hội thảo trong phòng 13 43,3 (n=30) 3 Tổ chức lớp FFS 5 16,7

4 Hình thức khác 1 3,3

3.1.4.2. Phương tiện truyền đạt thông tin đến người nông dân về phòng trừ cỏ dại Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàng năm cơ quan quản lý đều có những chƣơng trình tập huấn, hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho ngƣời nông dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua 3 hình thức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến tận ngƣời nông dân bằng nhiều hình thức sát thực và thực tế đem lại hiệu quả cao. Một là thông qua hội thảo/tập huấn chiếm 63,3% số ngƣời đƣợc hỏi, hai là hình thức thông qua HTX NN chiếm 23,3% số ngƣời đƣợc hỏi và thông qua truyền thanh chiếm 13,3% (Bảng 3.16.). Bảng 3.16. Phương tiện truyền đạt thông tin của cán bộ quản lý tại tỉnh Quảng Nam

Phƣơng tiện truyền đạt Số cán bộ trả lời Tỉ lệ cán bộ trả lời STT thông tin (ngƣời) (%) 1 Truyền hình 0 0,0

2 Truyền thanh 4 13,3

3 Hội thảo/tập huấn 19 63,3

4 Thông qua HTX NN 7 23,3

5 Hình thức khác 0 0,0

Nhƣ vậy, việc chọn lựa một hỗn hợp các phƣơng tiện truyền thông phải dựa vào mục tiêu và chiến lƣợc thông tin đặc thù, mức độ kiểm tra trƣớc của nông dân, tập quán tìm kiếm thông tin, những nguồn thông tin ƣa thích, sở hữu về phƣơng tiện truyền thông, những tƣơng tác mạng lƣới truyền thông và tập tính đối với truyền thông theo nhóm. 67

3.1.5. Hoạt động quản lý của cơ quan với các đại lý kinh doanh thuốc trừ cỏ 3.1.5.1. Số sản phẩm thuốc trừ cỏ ở thị trường Quảng Nam Hiện nay, trên thị trƣờng vật tƣ nông nghiệp Quảng Nam có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ do các Công ty sản xuất, với nhiều tên thƣơng mại khác nhau và tạo nhiều điều kiện thuận lợi nông dân có nhiều cơ hội khi lựa chọn nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa. Kết quả tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp tại Quảng Nam về số lƣợng sản phẩm thuốc trừ cỏ đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.17. Số lượng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số lƣợng sản phẩm Số cán bộ trả lời Tỉ lệ cán bộ trả lời STT thuốc trừ cỏ (ngƣời) (%)

01 01 loại 0 0,0

02 03 loại 1 3,3

03 05 loại 5 16,7

04 07 loại 11 36,7

05 Nhiều hơn 13 43,3

3% 01 loại 17% 03 loại

43% 05 loại 07 loại > 7 loại 37%

Hình 3.4. Số lượng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Qua Bảng 3.17 và Hình 3.4 cho thấy: Có hơn 43% cán bộ cho rằng hiện nay trên thị trƣờng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam có nhiều hơn 7 loại thuốc trừ cỏ khác nhau. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nông dân lựa chọn, nhƣng cũng là vấn đề khó, vì nếu ngƣời sử dụng không am hiểu hết tác dụng của thuốc sẽ khó khăn trong việc quyết định loại thuốc phù hợp. 68

3.2.5.2. Ý kiến của cán bộ quản lý về sự lựa chọn sản phẩm thuốc trừ cỏ của nông dân Hiện nay, cùng với thị trƣờng thuốc trừ cỏ phong phú, nông dân có nhiều sự lựa chọn loại thuốc để sử dụng trên ruộng lúa của mình. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng 3.18. Bảng 3.18. Sự lựa chọn và xu hướng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây của nông dân Quảng Nam

Tỉ lệ cán bộ Số cán bộ trả lời STT Chỉ tiêu trả lời (ngƣời) (%)

Lựa chọn thuốc trừ cỏ 1 Nhu cầu ngƣời mua thuốc 1 3,3

2 Lợi nhuận 0 0,0 3 Tình hình cỏ dại trên đồng ruộng 21 70,0

4 Khuyến cáo của cơ quan chuyên môn 5 16,7 5 Tình hình hiểu biết 3 10,0

Xu hƣớng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây

1 Giá cả 0 0,0

2 Khuyến cáo của công ty 3 10,0 3 Khuyến cáo của cơ quan quản lý 5 16,7

4 Hiệu quả trừ cỏ 21 70,0

5 Theo nông dân khác 1 3,3 Việc lựa chọn thuốc trừ cỏ của nông dân hiện nay chủ yếu theo xu thế là căn cứ vào tình hình cỏ dại trên ruộng lúa, chiếm tỷ lệ 70%, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn là 16,7% và sự hiểu biết của bản thân là 10%. Ngoài ra, sự lựa chọn để quyết định việc mua thuốc thì hiệu quả phòng trừ vẫn là ƣu tiên nhất với khoảng 70%, còn các yếu tố khác chỉ chiếm số ít nhƣ lợi nhuận, khuyến cáo của công ty, cơ quan nhà nƣớc...chiếm 30%. Qua đây, cũng cho thấy rằng bà con nông dân cũng chƣa tin tƣởng thật sự tới khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên môn nhà nƣớc trong việc sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao nhất, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc hiệu quả của thuốc diệt trừ cỏ dại trên đồng ruộng mà nông dân thấy ngay hiệu quả phòng trừ. 69

3.1.5.3. Kiến nghị và đề xuất của cơ quan trong hoạt động quản lý sử dụng và cung ứng thuốc trừ cỏ Cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ các loại thuốc BVTV có chất lƣợng đảm bảo an toàn cho con ngƣời và môi trƣờng. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.19. Ý kiến đề xuất của cán bộ quản lý về cung ứng thuốc trừ cỏ ở Quảng Nam

Số cán bộ trả lTờỉi Tỷ lệ cán bộ trả lời STT Chỉ tiêu (ngƣời)(n=30) (%) Lựa chọn thuốc trừ cỏ 1 Thay đổi loại thuốc 0 0,0 2 Thay đổi nồng độ, liều lƣợng 2 6,7 3 Tập huấn kỹ thuật cho nông dân 16 53,3 4 Ruộng trình diễn và hội nghị đầu bờ 8 26,7 5 Luân phiên sử dụng thuốc 4 13,3 Những khó khăn trong phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam 6 Không chủ động nƣớc 13 43,3 7 Thuốc trừ cỏ trên địa bàn nhiều 6 20,0 chủng loại 8 Diện tích canh tác nhỏ 5 16,7 9 Hiểu biết về cỏ dại thấp 4 13,3 10 Thiếu công lao động 2 6,7 Những thuận lợi trong phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam 11 Tƣới tiêu chủ động 6 20,0 12 Thực hiện đúng lịch thời vụ 9 30,0 13 Có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa 6 20,0 14 Chủng loại thuốc đa dạng 9 20,0 Ý kiến về hiệu quả phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam

15 Chọn loại thuốc hiệu quả cao 6 20,0 16 Phun thuốc đúng lúc 3 10,0 17 Phun đúng nồng độ, liều lƣợng 2 6,7 18 Làm đất bằng phẳng 7 23,3 19 Cho nƣớc vào ruộng đúng thời gian 12 40,0 70

Kết quả nghiên cứu cho thấy cán bộ trả lời cần tập huấn nâng cao kiến thức về sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn, cần có ruộng trình diễn và hội nghị đầu bờ chiếm 80,0% và luân phiên sử dụng thuốc trừ cỏ chiếm 13,3% trong tổng số cán bộ đƣợc phỏng vấn. Về mặt kỹ thuật: Cần khuyến cáo cho nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” tập huấn kỹ thuật cho nông dân về sử dụng thuốc trừ cỏ. Tăng cƣờng hoạt động hội thảo, tập huấn trong phòng và ngoài đồng tăng cƣờng trình diễn ngoài đồng cho nông dân nhận thấy và áp dụng. Để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả cao cần sử dụng nhiều biện pháp trừ cỏ liên hoàn, đồng bộ. Ngoài ra, cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh buôn bán thuốc BVTV tại các đại lý vì hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ cho lúa bên cạnh là thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng, vì vậy rất khó cho bà con nông dân nên chọn những sản phẩm nào phù hợp với đặc điểm từng loại cỏ và giá cả hợp lý. 3.1.6. Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam Để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện tình hình cỏ mọc lại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ, chúng ta tìm hiểu kết quả phân tích chất lƣợng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.20: Kết quả phân tích chất lượng thuốc cỏ ở Quảng Nam qua các năm

Chỉ tiêu Kết quả phân tích Số lƣợng mẫu thuốc Số mẫu thuốc có chứa mẫu thuốc có chứa cỏ phân tích hoạt chất pretilachlor hoạt chất pretilachlor

Tỷ lệ so Tỷ lệ so với Tỷ lệ so với Số Số Số với lƣợng tổng số mẫu tổng số mẫu lƣợng lƣợng lƣợng mẫu TC thuốc BVTV TTC phân mẫu đạt (mẫu) (mẫu) phân tích phân tích (%) tích (%) (mẫu) Năm (%)

2013 13 44,8 7 53,8 7 100,0

2014 10 24,4 7 70,0 7 100,0

2015 17 68,0 11 64,7 10 90,1

2016 14 23,7 8 57,1 8 100,0

2017 23 37,7 16 69,6 16 100,0 71

Qua Bảng 3.20 cho chúng ta thấy, tỷ lệ mẫu thuốc trừ cỏ hằng năm đƣợc phân tích chiếm tỷ lệ cao so với các loại thuốc BVTV khác. Đối với thuốc từ cỏ thì nhóm có chứa hoạt chất pretilachlor luôn chiếm tỷ lệ cao từ 57-69%, điều này chứng tỏ thị phần của nhóm thuốc này chiếm đa số trên thị trƣờng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam. Từ Bảng trên cho ta thấy, chất lƣợng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor luôn đƣợc đảm bảo, trung bình là hơn 97,9% đạt chất lƣợng theo yêu cầu. Trong đó các mẫu lấy ở các năm 2013, 2014, 2016 và 2017 có tỷ lệ đạt chất lƣợng 100% theo yêu cầu. Từ kết quả này, chúng ta có thể khẳng định, chất lƣợng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam cơ bản đảm bảo chất lƣợng. Do vậy, nguyên nhân của tình hình cỏ dại mọc lại sau khi sử dụng thuốc có thể loại trừ do yếu tố chất lƣợng thuốc. 3.2. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở QUẢNG NAM 3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi gieo sạ Trƣớc khi tiến hành gieo sạ 7 ngày (giai đoạn làm đất), chúng tôi tiến hành điều tra thành phần cỏ dại tại một số ruộng của khu vực điều tra. Kết quả xác định đƣợc thành phần cỏ dại ở Quảng Nam vào thời điểm trƣớc khi gieo sạ lúa tại các khu vực điều tra gồm có 23 loài cỏ thuộc 13 họ, trong đó phổ biến nhất là họ Poaceae có 7 loài, họ Cyperaceae có 3 loài, họ Onagraceae và Asteraceae 2 loài, các họ Sphaenocleaceae, Scrophulariaceae, Linderniaceae, Marsileaceae, Lythraceace, , Parkeriaceae, Amaranthacea, Araceae mỗi họ có 1 loài. Nhìn chung, số lƣợng, thành phần cỏ dại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tƣơng đối phong phú, chúng cũng thay đổi theo đặc điểm địa hình, tính chất đất đai, chế độ nƣớc, mùa vụ và kỹ thuật thâm canh lúa. Vì vậy, về số lƣợng, số họ, số loài cũng luôn biến động theo từng khu vực cụ thể. Ngoài việc phong phú về thành phần, kết quả điều tra cũng cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về mức độ phổ biến của chúng trên đồng ruộng. Trong 23 loài cỏ đƣợc tìm thấy, các loại cỏ nhƣ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác và cỏ bợ…có mức độ phổ biến nhất. Các loài còn lại chỉ ở mức độ từ phổ biến đến ít phổ biến. Kết quả nghiên cứu tại Quảng Nam cho thấy, thành phần cỏ dại tại Quảng Nam phong phú hơn tại Phú Yên về thành phần và chủng loại (Nguyễn Thanh Trung, 2017), đây cũng là khó khăn cho việc tổ chức phòng trừ. Với số lƣợng thành phần cỏ dại phong phú nhƣ vậy, việc làm đất sớm, cày cày ải (đối với vụ Hè Thu), làm dầm (đối với vụ Đông Xuân), dọn sạch cỏ, san phẳng mặt ruộng, điều tiết nƣớc hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế cỏ dại trên đồng ruộng.

72

Bảng 3.21. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trên đồng ruộng trước khi làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2017-2018

Mật độ Mức độ TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật (Cây/m2) phổ biến 1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 7,2 +++++ 2 Cỏ cháo Cyperus difformis (L.) Rottb. Poaceae 11,4 +++ 3 Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana (Hook.f.) A. Camus Poaceae C2 ++ 4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 3,1 + 5 San nƣớc Paspalum distichum L. Poaceae 3,9 + 6 Cỏ mần trầu Eleusine india (L.) Gaertn. Poaceae 2,5 + 7 Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 5,4 ++ 8 Cỏ Chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 9,4 +++ 9 Mao thƣ lƣỡng phân Fimbristylis dichotoma (L.) Vadl Cyperaceae 4,9 ++ 10 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 6,3 + 11 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn Sphaenocleaceae 1,8 + 12 Lữ Đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox Scrophulariaceae C1 ++ 13 Màn đất Lindernia antipoda ( L.) Alston Linderniaceae 1,4 + 14 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C2 ++ 15 Rau mƣơng đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 5,1 + 16 Rau dừa nƣớc Ludwigia adscendens (L.) Hara. Onagraceae C2 ++ 17 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Lythraceace C1 + 18 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 3,8 ++ 17 Ráng Gạc nai nỗi Ceratopteris pteridroides Hook Parkeriaceae 1,1 + 20 Diếc không cuống Alternanthera sessilis (L)DC. Ảmaranthacea 2,1 + 21 Bèo cái Pistia stratiotes L Araceae 2,8 + 22 Cỏ chân vịt Syphaeranthus aficanus L. Asteraceae 1,7 + 23 Cỏ mực Ẹlipta alba(L)Hassk. Asteraceae 2,4 + Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++). - C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50% 73

3.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh Ở giai đoạn đẻ nhánh ở hầu hết các điểm điều tra ruộng đều có xử lý thuốc cỏ trƣớc đó (sau khi gieo sạ), vì vậy thành phần, số lƣợng cũng nhƣ mật độ của các loại cỏ trên đồng ruộng đƣợc phát hiện ít hơn so với giai đoạn làm đất. Qua điều tra, xác định đƣợc 13 loài cỏ thuộc 7 họ, cụ thể nhƣ sau: họ Poaceae có 4 loài, họ Cyperaceae có 3 loài, họ Onagraceae có 2 loài, các họ Scrophulariaceae, Marsileaceae, Pontederiaceae, Lythraceace mỗi họ chỉ có 1 loài. (Bảng 3.22) Ngoài ra, mức độ của chúng trên đồng ruộng cũng ở mật độ thấp. Đây cũng là phù hợp với tình hình thực tế, bởi ở giai đoạn gieo sạ, ngƣời dân đã sử dụng lƣợng thuốc BVTV để phun trừ và nhổ bằng tay ở giai đoạn dặm tỉa. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn cỏ dại, nhất là ở những chân ruộng bấp bênh nƣớc (ruộng không đƣợc giữ ẩm sau khi phun thuốc), cỏ dại bắt đầu mọc lại, trong đó nguy hiểm nhất là cỏ lồng vực. Kết quả điều tra này cũng cho chúng ta những căn cứ nhất định về việc cỏ dại mọc lại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Đây cũng là nguồn để chúng tồn tại và phát sinh cạnh tranh với cây lúa ở những vụ tiếp theo.

74

Bảng 3.22. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Quảng Nam vụ Đông Xuân 2017-2018. Mật độ Mức độ TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật (Cây/m2) phổ biến 1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 12,7 ++++ 2 Cỏ chỉ Cynodon dactylon (L.) Pers. Poaceae C1 ++ 3 Đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 8,4 +++ 4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 5,4 ++ 5 Cỏ chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 8,7 ++ 6 Cỏ cháo Cyperus difformis L. Forssk. Cyperaceae 4,4 + 7 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 2,9 + 8 Lữ đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox. Scrophulariaceae C1 + 9 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C1 ++ 10 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 1,5 +

11 Rau mƣơng đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 3,6 + 12 Rau dừa nƣớc Ludwigia adscendens (L.) Hara Onagraceae C1 + 13 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Koehne Lythraceace C1 +

Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++). - C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50% 75

3.2.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi thu hoạch Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở Quảng Nam trƣớc thời điểm thu hoạch lúa (tháng 4/2018) cho thấy số lƣợng, thành phần cỏ dại thay đổi theo đặc điểm của địa hình, tính chất đất đai, chế độ nƣớc và kỹ thuật thâm canh, chăm sóc. Về số lƣợng học và loài cũng có sự biến động so với giai đoạn đẻ nhánh và trƣớc khi gieo sạ. Qua điều tra ở giai đoạn này có 17 loài thuộc 8 họ. Trong đó họ Poaceae có số lƣợng nhiều nhất. Đây cũng là loài có sức sống và hạt của chúng tồn tại lâu dài trong đất. Do vậy, ngoài biện pháp tƣới tiêu nƣớc hợp lý để diệt trừ cỏ dại bà con cần phải tiến hành làm cỏ sục bùn trƣớc khi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái hoặc trƣớc khi lúa trổ bà con loại bỏ các bông cỏ (cỏ lồng vực) để không cho hạt cỏ chín rụng xuống ruộng hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch. Khi điều kiện môi trƣờng không thuận lợi cho hạt cỏ nảy mầm nhƣ đất ruộng khô, độ ẩm thấp, hạt cỏ cần phải có thời gian nảy mầm bởi tính ngủ nghỉ của hạt cỏ vì vậy hạt có thể nảy mầm sớm hay muộn tùy thuộc vào chu kỳ sống, việc làm đất hay xới xáo đều ảnh hƣởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt. Vì vậy khâu làm đất kỹ, cày lật gốc phơi ải đất sau khi thu hoạch, dọn sạch cỏ dại, san phẳng ruộng và điều tiết nƣớc hợp lý giai đoạn lúa mới cấy đến đẻ nhánh nên giữ mực nƣớc trong ruộng từ 1-3cm để hạn chế cỏ dại gây hại là hết sức cần thiết. Nhìn chung, với thành phần cỏ dại phong phú việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học cần lƣu ý để chọn lựa chủng loại thuốc trừ cỏ phù hợp nhất.

76

Bảng 3.23. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trong giại đoạntrước thu hoạch vụ Đông Xuân 2017 - 2018 Mật độ Mức độ TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật (Cây/m2) phổ biến 1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 3,1 ++++ 2 Cỏ cháo Cyperus difformis (L.) Rottb. Poaceae 9,2 +++ 3 Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana (Hook.f.) A. Camus Poaceae C1 ++ 4 Cỏ lồng vực cạn Echinochloa colona (L) Link Poaceae 1,6 + 5 San nƣớc Paspalum distichum L. Poaceae 4,1 + 6 Cỏ mần trầu Eleusine india (L.) Gaertn. Poaceae 1,3 + 7 Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 5,2 + 8 Cỏ Chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 8,4 +++ 9 Mao thƣ lƣỡng phân Fimbristylis dichotoma (L.) Vadl Cyperaceae 6,9 ++ 10 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 4,2 ++ 11 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn Sphaenocleaceae C1 + 12 Lữ Đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox Scrophulariaceae 7,6 ++ 13 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C2 ++ 14 Rau mƣơng đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 2,6 + 15 Rau dừa nƣớc Ludwigia adscendens (L.) Hara. Onagraceae C2 ++ 16 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Lythraceace C1 + 17 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 2,1 ++ Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++).- C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50%). 77

3.3. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở QUẢNG NAM 3.3.1. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Quảng Nam trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ lồng vực ở Quảng Nam đƣợc trình bày ở Bảng 3.24. Ngày theo dõi thứ 1 cho ta thấy tỷ lệ ở các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cỏ mọc với tỷ lệ tƣơng đối thấp từ 7,5% đến 63,4%, còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ thì tỷ lệ cỏ mọc rất cao gần 86%. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 15 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Các công thức 1 và 15 (quần thể cỏ ở Đại Quang và Trà Vân) có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại và đối chứng. Ở những ngày theo dõi tiếp theo thứ 2, 3, 4 các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức có sự chuyển biến theo xu hƣớng tăng, giảm về tỷ lệ số cây mọc giữa các công thức. Trong đó các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đạt tỷ lệ cao nhất ở ngày thứ 4 với tỷ lệ lên tới 42,5% ở công thức 14 (quần thể cỏ lồng vực ở Duy Phú), thấp nhất là 1,7% ở công thức 3 (quần thể cỏ lồng vực ở Đại Đồng). Còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đạt tỷ lệ rất cao 95,9%, công thức đối chứng (quần thể cỏ lồng vực ở TT Nam Phƣớc). Đến ngày theo dõi thứ 7 các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây có xu hƣớng chết đi rất nhiều, đã xuất hiện công thức hạt cỏ lồng vực chết hoàn toàn 100% là công thức 15. Cụ thể: Tỷ lệ cây còn sống ở công thức 1 (quần thể Đại Quang) là 0,9%; ở công thức 2 (Đại Nghĩa) là 2,5%; ở công thức 3, 12 và 14 (quần thể Đại Đồng, Điện Nam Đông và Quế Xuân)cùng tỷ lệ là 5,9%; ở công thức 4 (quần thể Duy Phú) là 5,2%; công thức 5, 11 (Duy Châu, Điện An) cùng có tỷ lệ là 6,7%; công thức 6 (TT Nam Phƣớc) tỷ lệ là 10%; công thức 7 (Bình Trung) có tỷ lệ là 7,5%; các công thức 8 (Bình An), công thức 9 (Bình Trung), công thức 10 (Điện Minh), công thức 13 (Quế Phú) cùng có tỷ lệ lần lƣợt là 3,4%, 14,2%, 11,7%, 10,9%. Nhìn chung các cây sau khi xử lý thuốc có sức sống yếu và dự kiến tiếp tục chết các ngày sau đó. C n đối với công thức đối chứng, tỷ lệ cây sống lên tới 97,5% (quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phƣớc) và các cây ở công thức này bắt đầu xuất hiện lá thật. Ở ngày theo dõi thứ 10, có 2 công thức cỏ đã chết hoàn toàn đó là công thức 3 (Đại Đồng) và công thức 15 (Trà Vân) các công thức còn lại cây sống sót với tỷ lệ rất thấp. Riêng công thức đối chứng cỏ vẫn mọc với tỷ lệ rất cao là 97,5%. Đến ngày theo dõi thứ 15 là ngày kết thúc theo dõi thí nghiệm, nhận thấy quần thể hạt cỏ ở 8/16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây đã chết hoàn toàn, các công thức còn lại có tỷ lệ sống thấp. Khi phân tích thống kê Tukey test cho thấy giữa các công thức có tỷ lệ cây chết hoàn hoàn và các công thức còn lại sai khác không rõ. Công thức đối chứng (quần thể cỏ TT Nam Phƣớc) vẫn giữ đƣợc tỷ lệ cây sống chiếm 97,5% và chúng sinh trƣởng, phát triển bình thƣờng.

78

Bảng 3.24. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor

Tỷ lệ sống (%) Công thức Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 CT1 9,2a 12,5a 10,7ab 5,9abc 5abc 1,7a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0,9a 0a a a a a CT2 12,5ab 12,5a 10,7ab 6,7abc 5abc 4,2ab 2,5a 2,5a 2,5a 1,7a 1,7 1,7 1,7 0 0a a a a a a a CT3 15ab 17,5a 10a 1,7a 3,4ab 1,7a 1,7a 1,7 1,7 0a 0 0 0 0 0a a a a a CT4 60def 60,9cdef 44,2cde 42,5d 27,5cde 19,2abc 5,2ab 2,5a 2,5a 1,7a 1,7 1,7 1,7 1,7 1,7a ab ab a a a a CT5 25abc 25ab 19,2abc 18,4abcd 10,9abcd 9,2ab 6,7ab 4,2 4,2 2,5a 2,5 2,5 1,7 0,9 0a ab ab ab ab ab a CT6 50,9cde 55bcde 27,5abcd 21,7abcd 13,4abcd 10ab 9,2ab 7,5 5,9 5ab 5 4,2 4,2 2,5 2,5a ab ab a a a a CT7 35abcde 38,4abcd 25abcd 21,7abcd 14,2abcde 10,9ab 7,5ab 5,9 5,9 3,4ab 2,5 2,5 2,5 0,9 0a a a a a CT8 52,5cde 76,7ef 36,7abcd 30,9bcd 15abcde 7,5ab 3,4a 2,5a 2,5a 2,5a 2,5 1,7 1,7 0,9 0,9a ab ab ab ab a a CT9 49,2cde 67,5def 51,7de 35,9d 19,2de 20,9bc 14,2ab 10,9 6,7 5ab 4,2 4,2 1,7 1,7 1,7a ab ab a a a a CT10 58,4def 73,4def 73,4ef 34,2d 30de 15,9ab 11,7ab 5 4,2 2,5a 2,5 1,7 0,9 0,9 0,9a ab ab ab a a a CT11 27,5abcd 29,2abc 23,4abcd 19,2abcd 15,9abcde 10,9ab 6,7ab 6,7 6,7 4,2ab 4,2 0,9 0 0 0a ab ab a a a a CT12 45bcde 67,5def 48,4cde 42,5d 25,9bcde 16,7ab 5,9ab 4,2 4,2 3,4ab 3,4 1,7 1,7 0,9 0,9a ab ab ab ab ab a CT13 60,9ef 70,9def 48,4cde 31,7cd 20,9abcde 18,4ab 10,9ab 9,2 9,2 5,9ab 5,9 4,2 4,2 1,7 0a ab ab a a a a CT14 63,4ef 65,9def 41,7bcd 27,5abcd 11,7abcd 10,9ab 5,9ab 5 4,2 2,5a 2,5 2,5 2,5 2,5 0,9a a a a a a a CT15 7,5a 14,2a 9,2a 4,2ab 1,7a 0,9a 0a 0 0 0a 0 0 0 0 0a c c c c CT16 85,9f 93,4f 95f 95,9e 96,7f 96,7d 97,5c 97,5 97,5 97,5c 97,5c 97,5 97,5 97,5b 97,5b

Ghi chú: CT1 là quần thể cỏ lồng vực Đại Quang. CT2 là quần thể cỏ lồng vực Đại Nghĩa. CT3 là quần thể cỏ lồng vực Đại Đồng. CT4 là quần thể cỏ lồng vực Duy Phú. CT5 là quần thể cỏ lồng vực Duy Châu. CT6 là quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phước. CT7 là quần thể cỏ lồng vực Bình Triều. CT8 là quần thể cỏ lồng vực Bình An. CT 9 là quần thể cỏ lồng vực Bình Trung. CT10 là quần thể cỏ lồng vực Điện Minh. CT 11 là quần thể cỏ lồng vực Điện An. CT12 là quần thể cỏ lồng vực Điện Nam Đông. CT13 là quần thể cỏ lồng vực Quế Phú. CT14 là quần thể cỏ lồng vực Quế Xuân, CT15 là quần thể cỏ lồng vực Trà Vân , CT16 là quần thể cỏ lồng vực TT Nam Phước(đối chứng). Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05. 79

120 CT1 100 CT2

CT3 80 CT4

60 CT5 CT6 40

Tỷ lệ sống (%) Tỷsống lệ CT7

20 CT8 CT9 0 CT10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày CT11 Thời gian sau khi xử lý thuốc CT12

Hình 3.5. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor. Diễn biến tỷ lệ sống sót của cỏ lồng vực qua 15 ngày đƣợc thể hiện rõ nét ở Hình 3.5. Nhìn chung cho ta thấy tỷ lệ sống các quần thể hạt cỏ ở 16 công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của hạt cỏ đạt cao nhất vào ngày theo dõi thứ 2 với tỷ lệ lên tới 93,4% ở công thức 16 (quần thể cỏ TT Nam Phƣớc), thấp nhất là 12,5% ở công thức 1 và 2 (quần thể cỏ Đại Quang, Đại Nghĩa - huyện Đại Lộc). Sau đó các ngày theo dõi tiếp theo giảm liên tục, cụ thể ở ngày thứ 7 đã xuất hiện hạt cỏ lồng vực ở 15 công thức chết hoàn toàn là quần thể cỏ ở Trà Vân - huyện Nam Trà My; ngày theo dõi thứ 10 tỷ lệ sống sót hầu hết ở các công thức là rất thấp. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức này sai khác nhau không có ý nghĩa (đƣợc xem nhƣ đã hoàn toàn bị chết và không có cây nào sống sót). Tƣơng tự nhƣ vậy đến ngày theo dõi thứ 15 ở các công thức đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 đƣợc trình bày ở Bảng 3.25 cho thấy sau 5 ngày theo dõi mức độ kháng thuốc đƣợc thể hiện rõ ở 16 quần thể đƣợc dùng làm thí nghiệm, trong đó ta thấy quần thể cỏ ở Duy Phú, Nam Phƣớc, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân có thể đang phát triển tính kháng cao nhất. Đến ngày theo dõi từ 10 ngày, 15 ngày tính kháng này đã giảm rõ rệt ở các công thức. So với kết quả tại nghiên cứu tại Phú Yên (Nguyễn Thanh Trung, 2017), Quảng Nam có số lƣợng quần thể cỏ lồng vực có khả năng hình thành tính kháng với thuốc có hoạt chất pretilachlor cao hơn. Đây cũng là kết quả có sự khác biệt so với nhiều nghiên cứu trên thế giới, theo Rahman et al. (2010) nói rằng propanil, quinclorac và cyhalofop-butyl không thể kiểm soát E. crus-galli trên các ruộng lúa ở Malaysia với tỷ lệ đƣợc đề xuất và thậm chí là tỷ lệ gấp đôi. 80

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.24 và kết quả đánh giá ở Bảng 3.25. cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Quảng Nam đƣợc xác định có quần thể cỏ lồng vực đang phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor gồm: quần thể cỏ tại ở Duy Phú, Nam Phƣớc, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân. Bảng 3.25. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam

5 ngày sau gieo 10 ngày sau gieo 15 ngày sau gieo

Tỷ lệ Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Mức độ nảy nảy độ nảy độ Quần thể kháng mầm mầm kháng mầm kháng cỏ dại (*) (%) (%) (*) (%) (*) Đại Quang 5,0 2 0,9 2 0,0 3 Đại Nghĩa 5,0 2 1,7 2 0,0 3 Đại Đồng 3,4 2 0,0 3 0,0 3 Duy Phú 27,5 1 1,7 2 1,7 2 Duy Châu 10,9 2 2,5 2 0,0 3 Nam Phƣớc 13,4 2 5,0 2 2,5 2 Bình Triều 14,2 2 3,4 2 0,0 2 Bình An 15,0 2 2,5 2 0,9 2 Bình Trung 19,2 2 5,0 2 1,7 3 Điện Minh 30,0 1 2,5 2 0,9 2 Điện An 15,9 2 4,2 2 0,0 3 ĐiệnNam Đông 25,9 1 3,4 2 0,9 2 Quế Phú 20,9 1 5,9 2 0,0 3 Quế Xuân 11,7 2 2,5 2 0,9 2 Trà Vân 1,7 2 0,0 3 0,0 3 Nam Phƣớc 96,7 - 97,5 - 97,5 - Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010 81

120

Đại Quang 100 Đại Nghĩa Đại Đồng Duy Phú 80 Duy Châu Nam Phước Bình Triều 60 Bình An

Bình Trung Tỷ Tỷ lệ nảy mầm (%) Điện Minh 40 Điện An Điện Nam Đông Quế Phú 20 Quế Xuân Trà Vân Nam Phước 0 5 ngày 10 ngày 15 ngày Ngày sau gieo

Hình 3.6. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam 3.3.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Quảng Nam trên đồng ruộng 3.3.2.1. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Quảng Nam trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ dại tại Quảng Nam trong phòng thí nghiệm sau khi xử lý thuốc có hoạt chất pretilarchlor ở các công thức đƣợc thể hiện qua Bảng 3.26.

82

Bảng 3.26: Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm

Công Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

CT1 59,2c 79,2c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 97,5c 98,4c 98,4c 98,4c 98,4b 98,4b 98,4b 98,4b

CT2 47,5abc 50ab 41,7b 37,5b 30,9b 25b 20,9b 18,4b 14,2b 10,9b 8,4b 3,4a 0,9a 0a 0a

CT3 52,5bc 59,2bc 43,4b 40b 29,2b 20,9ab 14,2ab 10,9ab 8,4ab 4,2ab 1,7a 0,9a 0a 0a 0a

CT4 23,3a 27,5a 24,2a 17,5a 10a 6,7a 4,2a 1,7a 0,9a 0a 0a 0a 0a 0a 0a

CT5 27,5ab 35,9a 22,5a 15a 10,9a 5a 2,5a 0,9a 0a 0a 0a 0a 0a 0a 0a

Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa P≤0,05. CT1 là quần thể cỏ dại không phun thuốc. CT2 là quần thể cỏ dại phun 0,5 nồng độ khuyến cáo. CT3 là quần thể cỏ dại phun 1,0 nồng độ khuyến cáo. CT4 là quần thể cỏ dại 1,5 nồng độ khuyến cáo. CT5 là quần thể cỏ dại phun 2,0 nồng độ khuyến cáo

83

120

100

80

CT1 60 CT2 CT3 CT4

Tỷ lệ cây sống (%) Tỷcây lệ 40 CT5

20

0 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày Thời gian sau khi xử lý thuốc

Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm Qua Bảng 3.26 và Hình 3.7 cho thấy, ở thời điểm 1 ngày sau khi phun thuốc trừ cỏ, ở công thức thí nghiệm (xử lý thuốc ở các nồng độ) tỉ lệ cỏ lồng vực mọc trở lại chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là công thức 1 (đối chứng) là 59,2%; công thức 2 là 47,5%; công thức 3 là 52,5%; công thức 4 là 23,3% và công thức 5 là 30,9%. Khi phân tích thống kê Tukey test cho thấy giữa các công thức có xử lý thuốc có sự sai khác không có ý nghĩa và có sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức 4 và đối chứng. Ngày theo dõi thứ 5, có sự sai khác có ý nghĩa (khi phân tích thống kê Tukey test) giữa công thức đối chứng và các công thức có xử lý thuốc. Trong đó có sự sai khác có ý giữa các thí nghiệm giữa 2, 3 và công thức 4, 5 với tỷ lệ cây chết hoàn toàn. Đến ngày theo dõi thứ 15, có sự khác nhau rõ rệt giữa công thức đối chứng và các công thức có xử lý thuốc. Ở thời điểm theo dõi, ở công thức đối chứng tỷ lệ cây sống là 98,4% và các công thức còn lại cây chết hoàn toàn (tỷ lệ sống 0%). Từ kết quả này cho chúng ta thêm cơ sở để đánh giá tính kháng thuốc của cỏ lồng vực đối với hoạt chất pretilarchlor đƣợc thể hiện ở bảng 3.27.

84

Bảng 3.27. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở Quảng Nam

Thời gian theo dõi

Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Công thức Tỷ lệ Mức độ Tỷ lệ Mức độ Tỷ lệ Mức độ cây sống kháng cây sống kháng cây sống kháng (%) (*) (%) (*) (%) (*)

CT1 97,5 - 98,4 - 98,4 -

CT2 30,9 1 10,9 2 0,0 3

CT3 29,2 1 4,2 2 0,0 3

CT4 10,0 2 0,0 3 0,0 3

CT5 10,9 2 0,0 3 0,0 3

Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010. Qua Bảng trên cho thấy, quần thể cỏ thí nghiệm đã hình thành tính kháng thuốc ở kỹ điều tra ngày thứ 5 sau khi xử lý thuốc, đến kỳ theo dõi ngày thứ 10 mức độ hình thành tính kháng giảm dần và đến kỳ theo dõi ngày thứ 15 ở các công thức đều ở mức độ 3 (mẫn cảm). Nhƣ vậy, qua đây cho ta thấy quần thể cỏ lồng vực đƣợc thu thập tại Quảng Nam bƣớc đầu đã hình thành tính kháng. 3.3.2.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ c ủa các quần thể cỏ dại ở Quảng Nam ngoài đồng ruộng Để làm rõ ảnh hƣởng của cỏ dại đến năng suất lúa và khả năng kháng thuốc trừ cỏ có chứa họa chất pretilachlor của cỏ lồng vực, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm đồng ruộng và kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 3.28 và Hình 3.8.

85

Bảng 3.28. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý Trƣớc khi phun Sau phun thuốc Hiệu lực Sau phun thuốc Hiệu lực Sau phun thuốc Hiệu lực Công thuốc 1 ngày thuốc 7 ngày thuốc 14 ngày thuốc thức Khối Khối sau Khối sau Khối sau Mật độ lƣợng Mật độ lƣợng 1 ngày Mật độ lƣợng 7 ngày Mật độ lƣợng 14 ngày 2 2 2 2 2 2 2 2 (cây/m ) (g/m ) (cây/m ) (g/m ) (%) (cây/m ) (g/m ) (%) (cây/m ) (g/m ) (%) Cỏ lồng vực CT1 a a c a c c c c 0,33 0,8 3,67 0,87 20,67 10,07 26,33 32,63

CT2 0,67a 0,7a 1,67b 0,40a 77,3 5,67b 3,10a b 86,3 8,67b 7,67b 83,5 CT3 0,33a 0,7a 0,00a 0,00a 100,0 0,67a 0,47a 96,8 1,00a 0,75a 96,2 CT4 0,67a 0,8a 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0 0,33a 0,33a 99,4 CT5 0,67a 0,7a 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0 LSD0,05 1,03 0,17 0,59 0,82 1,57 0,61 1,24 1,19 Cỏ khác CT1 1,33a 0,38a 4,67c 2,90c 23,67d 28,33d 30,33e 55,13e CT2 1,67a 0,36a 1,67b 0,83b 71,4 11,33c 12,97c 61,7 15,33d 17,63d 59,6 CT3 1,33a 0,36a 0,00a 0,00a 100,0 4,67b 4,50b 80,3 5,67c 5,83c 70,4 CT4 1,67a 0,37a 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0 1,33b 1,56b 81,2 CT5 1,67a 0,39a 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0 0,00a 0,00a 100,0

LSD0,05 1,03 0,55 0,73 0,16 1,37 1,11 1,29 0,69 Ghi chú: CT1 đối chứng không phun thuốc. CT2 xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo. CT3 xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo (0,3 kg a.i/ha). CT4 xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo. CT5 xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo. Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05 86

cỏ lồng vực cỏ khác 120 120

100 100

80 80 CT2 CT2 60 60 CT3 CT3 40 40

CT4 CT4

Hiệu(%) lực Hiệu(%) lực 20 20 CT5 CT5 0 0 1 ngày 7 ngày 14 ngày 1 ngày 7 ngày 14 ngày Thời gian sau khi phun thuốc Thời gian sau khi phun thuốc

Hình 3.8. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý Qua Bảng 3.28 và Hình 3.8 cho thấy, ở công thức đối chứng (không phun thuốc) có tỉ lệ cỏ lồng vực mọc trở lại là 3,67 cây/m2 và cỏ dại khác mọc trở lại là 4,67 cây/m2(ngày điều tra thứ nhất). Ở ngày thứ 7 sau phun thuốc trừ cỏ quan sát thấy cỏ dại mọc phát sinh ở công thức 2, 3, 4 và 5 cụ thể: Cỏ lồng vực xuất hiện ở hai công thức, công thức 2 là 5,67 cây/m2, công thức 3 (xử lý thuốc ở nồng độ khuyến cáo) là 0,67 cây/m2. Các loài cỏ khác đã xuất hiện ở 3 công thức, cao nhất là công thức 2 tỉ lệ trung bình 11,33 cây/m2, công thức 3 là 1,67 cây/m2, công thức 4 (xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo) không còn cỏ. Đến ngày điều tra thứ 7 ngày ở công thức 4 và 5 chƣa thấy cỏ mọc lại, và ở công thức 2 là 5,67 cây/m2 và công thức 3 là 0,67 cây/m2, riêng công thức đối chứng cỏ lồng vực là 20,67 cây/m2 và cỏ khác là 23,67 cây/m2. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức 2, 3, 4, 5 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (công thức 1). Tƣơng tự quan sát ở ngày thứ 14 khi hiệu lực của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hết hiệu lực, cỏ dại phát triển mạnh ở các công thức đƣợc xử lý thuốc cụ thể: Công thức 2 cỏ lồng vực mọc trở lại trung bình 7,67 cây/m2, cỏ dại khác là 17,7 cây/m2; ở công thức 3 cỏ lồng vực 0,75 cây/m2 và cỏ khác là 5,8 cây/m2; công thức 4 cỏ lồng vực 0,33 cây/m2, cỏ khác là 1,67 cây/m2; ở công thức 5 chƣa thấy sự xuất hiện cỏ mọc trở lại nguyên nhân do đƣợc xử lý thuốc ở nồng độ cao nên mầm cỏ đƣợc diệt triệt để. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy hiện tƣợng cỏ dại (cỏ lồng vực và các loại cỏ dại khác) mọc trở lại sau khi gieo, sạ là rất lớn, mầm hạt cỏ đƣợc lƣu giữ trong đất từ vụ trƣớc, khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, ánh sáng, dinh dƣỡng,... hạt cỏ nảy mầm và cạnh tranh dinh dƣỡng với cây lúa. Vì vậy, nếu không đƣợc xử lý thuốc trừ cỏ kịp thời sẽ ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Hiện tƣợng cỏ dại (cỏ lồng vực) mọc trở lại sau 1 ngày, 7 ngày và phát triển ở 14 ngày tại xã Tam An cho thấy liệu quần thể cỏ lồng vực tại đây đã kháng thuốc trừ cỏ với hoạt chất pretilachlor? Nguyên nhân cỏ dại mọc lại sau khi phun thuốc trừ cỏ có thể do quần thể cỏ dại (cỏ lồng vực) tại 87

Tam An đã kháng thuốc trừ cỏ, hay cách điều nƣớc nƣớc vào ruộng chƣa hợp lý sau khi phun thuốc, hay cách phun thuốc của ngƣời chăm sóc chƣa đúng,...đây là vấn đề đ i hỏi cần có nhiều thời gian nghiên cứu khảo nghiệm trên nhiều chân đất khác nhau, các vụ khác nhau tại địa phƣơng để đƣa ra kết quả chính xác nhất. Cỏ lồng vực là một trong những loại cỏ gây hại phổ biến đối với lúa sạ ở tỉnh Quảng Nam, có sức cạnh tranh dinh dƣỡng, ánh sáng rất mạnh, gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất lúa. Kết quả điều tra về khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở tỉnh Quảng Nam đƣợc thể hiện ở Bảng 3.29. cho thấy năng suất trung bình của lúa ở chân ruộng không xử lý thuốc trừ cỏ là 56,4 tạ/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở ½ nồng độ khuyến cáo là 61,6 tạ/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở nồng độ khuyến cáo là 64,3 tạ/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở nồng độ 1,0 lần là 64,4 tạ/ha; 1,5 lần nồng độ là 64,3 tạ/ha và 2,0 lần là 64,1 tạ/ha. Từ đó có thể thấy năng suất lúa giảm ở ruộng để cỏ mọc tự nhiên là 12,3%, ở ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ½ nồng độ khuyến cáo là 4,2% và ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ở 1 lần hoặc 1,5 lần nồng độ khuyến cáo năng suất lúa hầu nhƣ không giảm. Nhƣ vậy, ta có thể thấy mật độ cỏ dại (cỏ lồng vực nói riêng và các loại cỏ khác nói chung) mọc trở lại trên ruộng lúa càng nhiều thì làm giảm đến năng suất lúa càng cao. Kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Beltran et al. (2012) ƣớc tính rằng năng suất lúa sẽ giảm khoảng 10% mỗi năm do thiệt hại do cỏ dại gây ra và thấp hơn so với nghiên cứu tại Phú Yên (14%)(Nguyễn Thanh Trung, 2017).

88

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đến mật độ cỏ dại và năng suất lúa

Để cỏ mọc tự Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở

Chỉ tiêu Nhiên ½ nồng độ 1 nồng độ 1,5 nồng độ 2 lần nồng độ LSD0,05 khuyến cáo khuyến cáo khuyến cáo khuyến cáo

Mật độ cỏ lồng vực (cây/m2) 26,33c±0,5 8,67b±0,6 1,0a±0,2 0,33a±0,1 0,0a 1,24

Mật độ cỏ dại khác (cây/m2) 30,33e±0,2 15,33d±0,6 5,67c±0,3 1,33b±0,2 0,0a 1,29

Năng suất lúa (tạ/ha) 56,4a±1,19 61,6b±1,37 64,4c±1,28 64,3c±0,73 64,1c±0,91 0,82

Năng suất giảm (%)(*) 12,3 4,2 ±0,5 ±0,1

*Năng suất giảm = [(Năng suất không cỏ - Năng suất có cỏ)/Năng suất không cỏ] x 100

Năng suất lúa trên các công thức thí nghiệm 64,4 64,3 64,1 65,0

61,6

60,0 56,4

55,0 NS (tạ/ha) NS

50,0 CT I CT II CT III CT IV CT V

Hình 3.9. Năng suất lúa trên các công thức thí nghiệm với các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor 89

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN - Qua khảo sát thực tế từ 180 hộ sản xuất lúa trên địa bàn 6 huyện tại Quảng Nam chúng tôi nhận thấy hầu hết nông dân tham gia làm ruộng lúa nƣớc là nam giới (chiếm 68,9%), có trình độ từ tiểu học trở lên, cao nhất là THCS (chiếm 46,1%). Điều kiện kinh tế của các hộ sản xuất ở mức trung bình trở lên, có kinh nghiệm trồng lúa, am hiểu kỹ thuật canh tác. Diện tích lúa trung bình khoảng 0,29 ha/hộ. Tất cả nông dân ở 06 huyện đều sản xuất 2 vụ lúa mỗi năm. Để quản lý cỏ lồng vực nƣớc (E.crus galli), 100% ngƣời trồng đã sử dụng thuốc trừ cỏ. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ trong một vụ lúa chủ yếu từ 1-2 lần. Hầu hết nông dân cho rằng, cỏ lồng vực là loại cỏ phổ biến nhất trên đồng ruộng và thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đƣợc sử dụng với thời gian trên 20 năm. Hiệu quả trừ cỏ của loại thuốc này là không cao, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ nƣớc tƣới chƣa thực hiện tốt (chiếm 77%). Ngoài ra, theo báo cáo đƣợc ghi nhận trong 5 năm qua, chất lƣợng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor qua phân tích lấy mẫu tại Quảng Nam đạt chất lƣợng trên 98%. - Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xác định đƣợc 23 loài cỏ dại thuộc 13 họ, trong đó cỏ lồng vực ở mức độ rất phổ biến, các loại cỏ khác ở mức độ phổ biến và ở mức độ ít phổ biến. - Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor ở trong phòng thí nghiệm và nhà lƣới bƣớc đầu xác định đƣợc 6 quần thể cỏ tại ở Duy Phú, Nam Phƣớc, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân đang hình thành tính kháng . Thí nghiệm đồng ruộng khi phun thuốc trừ cỏ ở 1, 1,5 và 2 lần nồng độ khuyến cáo, kết quả cho thấy hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực giảm theo nồng độ, liều lƣợng sử dụng, khi phun ở nồng độ ½ khuyến cáo thì sau 14 ngày hiệu lực thuốc chỉ đạt 83,5%, phun ở nồng độ khuyến cáo đạt hiệu lực thuốc đạt 96,2%, phun ở 1,5 nồng độ khuyến cáo hiệu lực thuốc đạt 99,4% và phun 2 lần nồng độ khuyến cáo hiệu lực thuốc là 100%. Kết quả cho thấy quần thể cỏ dại ở Quảng Nam đang hình thành tính kháng. Năng suất lúa giảm 12,3% khi để mọc tự nhiên không sử dụng thuốc trừ cỏ và giảm 4,2% khi sử dụng ở liều lƣợng 0,5 lần khuyến cáo. 2. ĐỀ NGHỊ Khuyến cáo ngƣời dân không nên sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa cao hơn 1 lần/vụ, kiểm soát chế độ nƣớc tƣới sau khi phun thuốc để trừ cỏ đạt hiệu quả cao, nên luân phiên sử dụng các thuốc trừ cỏ có cơ chế tác động khác nhau để làm chậm tính kháng thuốc trừ cỏ. 90

Kết quả nghiên cứu về tình hình cỏ dại và tính kháng thuốc của cỏ lồng vực đối với hoạt chất pretilachlor trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là nghiên cứu đầu tiên về tính kháng thuốc trừ cỏ dại hại lúa. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nhà khoa học, nhà quản lý có những hoạch định chính sách trong nghiên cứu cũng nhƣ quản lý cỏ dại trên đồng ruộng tại Quảng Nam hiện nay. Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, kinh phí giới hạn và thời gian không cho phép, do vậy trong thời gian tới, nên tiếp tục triển khai những nghiên cứu rộng hơn, chi tiết hơn về tính kháng thuốc của cỏ dại nói chung, của cỏ lồng vực nói riêng đối với thuốc có hoạt chất pretilachlor và các hoạt chất khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và nhiều địa phƣơng khác có cùng điều kiện tƣơng tự.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt [1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ cỏ trên đất không trồng trọt. [2] Chu Thị Thơm (2006), Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại, Nhà xuất bản lao động. [3] Dƣơng Văn Chín và Hoàng Anh Cung (2000), Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam. [4] Đào Trọng Tuấn (2005), Cỏ dại và sinh thái học cỏ dại. Cục Bảo vệ thực vật. [5] Hà Thị Hiến (2001), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Thanh Niên, Hà Nội. [6] Hồ Lệ Thi, Chung- Ho Lin, Reid J.smeda, Nathan D.Leigh, Wei G. Wycoff và Felix B.Fritschi (2016), Kết quả chiết xuất và định danh chất đối kháng cỏ dại N-trans-Cinnamoyltraminne từ giống lúa OM 5930. [7] Nguyễn Hồng Sơn, (2000). Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở đồng bằng sông Hồng Luận án tiến sỹ. [8] Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Tân (1999), Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa. Phƣơng pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 44-49. [9] Nguyễn Hồng Sơn (2000), Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. [10] Nguyễn Hữu Hoài (2001), Nghiên cứu cỏ dại trên ruộng lúa gieo thẳng ở Quảng Bình và một số biện pháp phòng trừ, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. [11] Nguyễn Hữu Trúc (2012), Giáo trình cỏ dại (Giáo trình điện tử). Trƣờng Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. [12] Nguyễn Phƣớc Tuyên (2016), Giống kháng thuốc trừ cỏ, hướng quản lý cỏ dại hiệu quả. [13] Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng (1999), Cỏ dại trong ruộng lúa và biện pháp phòng trừ. [14] Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Mai Thành Phụng, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. [15] Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

92

[16] Nguyễn Thành Trung (2017). Điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở Phú Yên, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. [17] Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997), Phƣơng pháp điều tra thu thập và làm mẫu cỏ dại. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, tr 90-99. [18] Nguyễn Thị Minh Châu (2017), Một số giải pháp phòng trừ cỏ dại cho lúa. [19] Nguyễn Trƣờng Thành, Phạm Hữu Lý, Nguyễn Quốc Tuấn (2012). Thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng và nghiên cứu vấn đề tiêu hủy chúng ở nước ta. [20] Nguyễn Vĩnh Trƣờng (2014), Bài giảng cỏ dại, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. [21] Phùng Đăng Chinh, Dƣơng Hữu Tuyền, Lê Trƣờng (1978), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp[16] Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 289-290. [22] Võ Mai, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Quý Hùng, Hồ Văn Chiến (1997), Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vât đến nông dân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.49-51. [23] Võ Ngọc Khánh (2016). Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Huế. [24] VIETRADE (2016). Thị trường lúa gạo thế giới năm 2016 và dự báo năm 2017. Cục xúc tiến thƣơng mại. [25] VIETRADE (2016). Sản lượng và năng suất gạo nước ta 3 tháng đầu năm 2016 và dự báo niên vụ 2016/17. Cục xúc tiến thƣơng mại. Tài liệu Tiếng Anh [26] A. Hager, A. Andh C. Sparague. (2000), Departmentn of Corp Sciences: Weed risistance to herbicides, Department of Crop Sciences, Illinois Agriculture Pest Management Handbook, pp. 316-321. [27] Ampong-Nyarko K, De Datta SK. (1994), A handbook of weed control in rice. International Rice Research Institute: Manila, Philippines. [28] Anderson WP. (1983) „Weed science: principles.‟ (West Publishing: New York, USA) [29] Caton BP, Mortimer M, Hill JE, Jhonson DE (2004), „Practical field guide to weeds ò rice in Asia‟ (International Rice Reseach Institute, Manila, Philippines)

93

[30] Dilday RH, Yan WG, Moldenhauer KAK, Gravois KA. (1998) Allelopathic activity in rice for controllinh major aquatic weeds. In „Allelopathy in rice‟. (Ed. M Olosdotter) pp.7-26. (International Rice Research Instiute: Manila, Philippines) [31] Leylani M. Juliano, Madonna C. Casimero & Rick Llewellyn (2014) Multiple herbicide resistance in barnyardgrass (Echinochloa crus-galli) in direct-seeded rice in the Philippines [32] Paradkar, N. R.; Kurchania, S. P.; Tiwari, J. P.; Bhalla, C. S. (2015) Competitive impact of Echinochloa crus•galli (L.) Beauv on yield attributes and yield of drilled rice. [33] Matzenbacher, f.o, Kalsing, a, Menezes, v.g, Barcelos, j.a.n, and Merotto junior, (2013), Rapid diagnosis of resistance to imidazolinone herbicides in barnyardgrass (Echinochloa crus-galli) and control of resistant biotypes with alternative herbicides [34] Nguyen Thị Le (2017). Herbicide resistance of barnyard grass (Echinochloa crus-galli (L.) Beauv) on rice farms in An Giang Province, Vietnam Master thesis, University of New England. [35] Tehranchian P, Adair RJ, Lawrie AC (2014), Potential for biological control of the weed Angled Onion (Allium triquetrum) by the fungus Stromantinia cepivora in Australia. Australasian Pathology. Tài liệu webside [36] https://en.wikipedia.org/wiki/Echinochloa_crus-galli [37] https://sites.google.com/site/thanhancantho/4-nong-thon-thanh-an-1/nhung- dieu-can-biet-ve-thuoc-tru-co-cho-lua [38] http://thantrau.vn/tinh-hinh-san-xuat-lua-gao-cua-viet-nam/ [39] https://en.wikipedia.org/wiki/Echinochloa_crus-galli [40] http://www.vietrade.gov.vn/go/6055-thi-truong-gao-the-gioi-nam-2016-va-du- bao-nam-2017.html [41] http://www.vietrade.gov.vn/go/5723-san-luong-va-nang-suat-gao-nuoc-ta-3- thang-dau-nam-2016-va-du-bao-nien-vu-201617.html [42] https://thitruongcaosu.net/2017/04/27/tinh-hinh-san-xuat-xuat-khau-cac-nong- san-chu-luc-cua-viet-nam-den-thang-32017-va-du-bao/

94

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI

I. PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN

Hình 1: Phỏng vấn người dân Hình 2: Phỏng vấn người dân

Hình 3: Quan sát trên đồng ruộng Hình 4: Phỏng vấn cán bộ Trạm BVTV

95

II. THU THẬP HẠT CỎ LỒNG VỰC TẠI CÁC HUYỆN

Hình 5: Thu hạt cỏ trên đồng ruộng Hình 6: Thu hạt cỏ trên đồng ruộng

Hình 7: Phơi hạt cỏ lồng vực đã thu Hình 8: Phơi hạt cỏ lồng vực đã thu

Hình 9: Bảo quản hạt cỏ lồng vực để làm TN Hình 10: Bảo quản hạt cỏ lồng vực làm TN 96

III. ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CỎ DẠI TRƢỚC KHI GIEO SẠ

Hình 11: Thành phần cỏ dại Hình 12: Thành phần cỏ dại

Hình 13: Điều tra thành phần cỏ dại Hình 14: Điều tra thành phần cỏ dại

Hình 15: Cỏ lồng vực mọc lại trên ruộng Hình 16: Thu mẫu phân loại cỏ

Hình 17: Rửa mẫu để phân loại cỏ Hình 18: Phân loại tính mật độ, cân trọng lượng 97

IV. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG VÀ NHÀ LƢỚI

Hình 19: Quan sát tỷ lệ cỏ lồng vực mọc Hình 20: Quan sát tỷ lệ cỏ lồng vực mọc

Hình 21: Tỷ lệ cỏ lồng vực mọc Hình 22: Tỷ lệ cỏ lồng vực mọc

Hình 23: Bố trí thí nghiệm trong chậu Hình 24: Có mọc sau 7 ngày (đối chứng)

98

V. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

Hình 25: Làm đất và bố trí thí nghiệm Hình 26: Làm đất và bố trí thí nghiệm

Hình 27: Trộn hạt cỏ LV và giống để gieo Hình 28: Hạt cỏ LV và giống đã gieo

Hình 29: Đắp bờ be trước khi xử lý thuốc Hình 30: Chia thuốc để phun thí nghiệm 99

Hình 31: Ruộng thí nghiệm Hình 32: Điều tra ruộng thí nghiệm

Hình 33: Ruộng TN giai đoạn đẻ nhánh Hình 34: Bố trí các lần nhắc lại (NL1)

Hình 35: Bố trí các lần nhắc lại (NL2) Hình 36: Bố trí các lần nhắc lại (NL3) 100

Hình 37: Điều tra thành phần cỏ dại Hình 38: Thành phần cỏ dại trên ruộng TN ruộng TN

Hình 39: Ruộng TN giai đoạn đòng Hình 40: Cỏ dại trên đồng ruộng

101

PHỤC LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ (Phiếu số 1) Đề tài: Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam

Hiện trạng phòng trừ cỏ lồng vực hại lúa ở tỉnh Quảng Nam

Họ và tên ngƣời điều tra:…......

Ngày điều tra: …………………………………………………………………......

Phần 1. Thông tin cơ ản

1 Tỉnh Quảng Nam

2 Huyện

3 Xã

4 Thôn

5 Tên chủ hộ:

7 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

8 Tuổi:

9 Dân tộc:

1 Không đi học

2 Tiểu học

10 Trình độ văn hóa: 3 Trung học cơ sở

4 Trung học phổ thông

5 Cao hơn

1 Giàu 11 Xếp loại hộ 2 Khá 102

3 Trung bình

4 Nghèo

Phần 2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu cây trồng

Tổng diện tích đất canh tác:……………m2

Diện tích Năng suất Sản lƣợng STT Cây trồng 2 Ghi chú (m ) (Tạ/sào) (Tấn) 1 1

2

3

4

Cỏ dại trên ruộng lúa

Đối tƣợng cỏ dại thƣờng xuất hiện trên ruộng lúa

STT Cỏ dại GĐST cây lúa Mức độ phổ biến Mức độ gây hại

1 Cỏ lồng vực

2

3 2 4

Ghi chú: Rất phổ biến: ++++ Phổ biến : +++ Ít phổ biến: ++ Rất ít phổ biến: + Rất nặng: ++++ Nặng: +++ Nhẹ: ++ Không ảnh hưởng:+ 103

Biện pháp trừ cỏ lồng vực a. Làm cỏ thủ công 1. Có 2. Không

1 Bằng tay b. Công cụ làm cỏ 2 Liềm

3 Khác…………………………….. c. Số lần làm cỏ/vụ …lần (Thời điểm:……………………………………) d. Sử dụng thuốc hóa học 1. Có 2. Không

Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ/vụ:…….lần

Loại thuốc Liều lƣợng Thời điểm SD TG đã SD (năm) Mức độ hiệu quả

Sofit

Ghi chú: Rất hiệu quả: ++++ Hiệu quả: +++ Kém hiệu quả: ++ Không hiệu quả: + 1.< 2 năm 2. 3-5 năm 3. 5 – 7 năm 4.> 7 năm

1 Theo hƣớng dẫn bao bì

Sử dụng liều lƣợng thuốc 2 Nhiều hơn trên bao bì hƣớng dẫn trừ cỏ 3 Ít hơn trên bao bì hƣớng dẫn

4 Khác……………………………………… 104

Phần 3: Kinh nghiệm và hiểu biết của nông dân trong phòng trừ cỏ lồng vực

1 Tự bản thân

Kinh nghiệm ph ng trừ 2 Học qua nông dân khác 1 cỏ dại 3 Đƣợc tập huấn

4 Truyền thông (TV, radio, sách báo…)

1 Địa hình đất trồng lúa

Mật độ cỏ lồng vực trên 2 Giống 2 ruộng phụ thuộc yếu tố nào nhất 3 Chế độ nƣớc

4 Khác……………………………………..

1 Tăng dần Chiều hƣớng phát triển 3 của cỏ lồng vực trên 2 Giảm dần ruộng lúa 3 Không thay đổi

1 Cao Địa hình đất trồng lúa 4 2 Vàn thích hợp với cỏ lồng vực 3 Thấp/trũng

1 Tăng dần Chiều hƣớng hiệu quả của 5 thuốc Sofit đối với cỏ 2 Giảm dần lồng vực 3 Không thay đổi

1 Không thay đổi

Thời gian luân phiên các 2 Sau 2-3 vụ 6 loại thuốc trừ cỏ dại trên ruộng lúa 3 Sau 4-5 vụ

4 Sau 6-7 vụ

5 > 7 vụ 105

1 Tăng Hiệu quả của luân phiên 7 2 Không thay đổi thuốc trừ cỏ 3 Khác…………………………………………

Phần 4.Đề xuất về biện pháp phòng trừ cỏ lồng lực

1 Thay thế thuốc mới 4 Tăng liều lƣợng nồng độ thuốc

2 Thay giống mới 5 Tập huấn kỹ thuật

3 Quản lý tƣới tiêu 6 Khác…………………………….

106

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ (Phiếu số 2)

Đề tài: Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam Ngƣời cung cấp thông tin: ……………………...... ….; Tuổi:...... Chức vụ :………………………………………………………………………….…… Đơn vị công tác ……………………………………………………………………...... Xã:……….……………...... , Huyện:……………….., Tỉnh: Quảng Nam Điện thoại:……………………………………………..……...…………… I. Thông tin cơ ản Trình độ văn hóa:

1. Trung học cơ sở: 4. Cao đẳng: 2. Trung học phổ thông 5. Đại Họ 3.II. TrungTình hình cấp: c ỏ dại và các hoạt động chuyên môn liên6. quan Cao 1. Tình hình cỏ dại gây hại lúa ở địa phương trong 3 năm gần đây

Xuất hiện Mức độ gây hại Diện tích gây hại (ha) TT Loại cỏ chủ yếu (1. Nhẹ, 2. Trung vụ… bình, 3. Nặng) 1 2 3 2.Những hình thức thƣờng áp dụng để tuyên truyền về việc phòng cỏ dại hại lúa đến ngƣời nông dân 1. Truyền 3. Hội thảo/tập huấ 5.

2. Truyền thanh 3. Những hình thức tập huấn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa thường áp dụng: 1. Hội thảo trên đồng ruộng 3. Tổ chức lớp FFS (Lớp học hiện trƣờ 2. Hội thảo trong phòng 4. Hình thức

107

III. Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc trừ cỏ 1. Hiện tại có tất cả bao nhiêu loại thuốc trừ cỏ tr n địa àn huyện 1. 1-2 loạ -4 loạ -6 loạ 4. 7-8 loạ ều 2. Việc bán thuốc trừ cỏ trên địa bàn huyện phụ thuộc vào yếu tố nào trƣớc

1. Nhu cầu của ngƣời mua thuốc 4. Lợi nhuận

2. Khuyến cáo của cơ quan chuyên môn 5. Tình hình hiểu biết

3. Tình hình cỏ hại trên đồng ruộng 6. Khác…………………………

3. Những năm gần đây ngƣời dân có xu hƣớng mua loại thuốc trừ cỏ nào? Hãy liệt kê 5 loại thuốc trừ cỏ sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện

Dạng Thuốc Loại thuốc TT Tên thuốc cỏ (Dung dịch hay bột…) (Tiền NM hay hậu NM)

1

2

3

4

IV. Ý kiến và đề xuất trong việc quản lý cỏ dại hiện nay 1. Khó khăn và thuận lợi khi quản lý cỏ dại tại địa phương 1.1. Thuận lợi:

1. Tƣới tiêu chủ động

2. Thực hiện đúng lịch thời vụ

3. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa

4. Nhiều thuốc trừ cỏ để lựa chọn

5. Hình thức tuyên truyền đa dạng 108

6. Kinh phí tuyên truyền nhiều

7. Khác…………………………………………

1.2. Khó khăn:

1. Không chủ động nƣớc

2. Thuốc trừ cỏ đa dạng, khó kiểm soát chất lƣợng

3. Nông dân không nhiệt tình tham gia tập huấn

4. Hiểu biết về ph ng trừ cỏ dại c n hạn chế

5. Thiếu công lao động

6. Cỏ dại càng ngày càng khó ph ng trừ

7. Khác…………………………………………..

2. Những biện pháp cần được áp ụng để phòng trừ cỏ dại hiệu quả:

1. Chọn loại thuốc hiệu quả cao 6. Cho nƣớc vào ruộng đúng thời gian

2. Làm ruộng bằng phẳng 7. Phun đúng nồng độ, liều lƣợng

3. Phun thuốc đúng lúc 8. Pha trộn thuốc tiền và hậu nảy mầm

4. Luân phiên sử dụng thuốc cỏ 9. Kết hợp phun thuốc và làm cỏ bằng tay

5. Tăng nồng độ, liều lƣợng 10. Khác…………………………………

...... , ngày tháng năm

Ngƣời cung cấp thông tin Ngƣời điều tra (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

109

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ TẦN XUẤT XUẤT HIỆN BẰNG PHẦN MỀM SPSS 16.0 (Phần điều tra nông hộ và cán bộ) 1. ử lý số liệu ph ng vấn nông hộ (PN, NT, TB) Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N % Column N % Column N % Column N % Giotinh Nam 60.0% 56.7% 63.3% 60.0% Nu 40.0% 43.3% 36.7% 40.0% Trinhdovanhoa Khongdihoc .0% .0% .0% .0% Tieuhoc 60.0% 36.7% 50.0% 48.9% Trunghoccoso 33.3% 50.0% 46.7% 43.3% Trunghocphothong 6.7% 13.3% 3.3% 7.8% Xepho Giau .0% .0% .0% .0% Kha 53.3% 80.0% 70.0% 67.8% Trungbinh 46.7% 20.0% 30.0% 32.2% Ngheo .0% .0% .0% .0%

* Custom Tables. Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Column N Column N Column N Count % Count % Count % Codaiphobien Colongvuc 30 63.8% 30 43.5% 30 40.0% Cochac 9 19.1% 21 30.4% 19 25.3% Cochi 3 6.4% 4 5.8% 6 8.0% Colacran 0 .0% 0 .0% 0 .0% Colacdu 3 6.4% 3 4.3% 6 8.0% Coduoiphung 2 4.3% 11 15.9% 14 18.7%

Table 1 Loaico Coduoiphu Colongvuc Cochac cochi colacran Colacdu ng Column N Column N Column N Column N Column N % % Column N % % % % Mucdophanbo + 32.2% 49.0% 69.2% .0% 28.6% 29.6% ++ 45.6% 28.6% 15.4% .0% 57.1% 51.9% +++ 18.9% 22.4% 15.4% .0% 14.3% 18.5% ++++ 3.3% .0% .0% .0% .0% .0% Mucdogayhai + 50.0% 61.2% 84.6% .0% 35.7% 40.7% ++ 32.2% 18.4% 15.4% .0% 28.6% 40.7% 110

+++ 14.4% 20.4% .0% .0% 28.6% 11.1% ++++ 3.3% .0% .0% .0% 7.1% 7.4%

Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N % Column N % Column N % Column N % Diahinhthichhop Cao 53.3% 30.0% 56.7% 46.7% Van 23.3% 20.0% 23.3% 22.2% Thap/trung 23.3% 50.0% 20.0% 31.1%

* Custom Tables.

Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N % Column N % Column N % Column N % Lamcothucong Co 50.0% 40.0% 53.3% 47.8% Khong 50.0% 60.0% 46.7% 52.2% Congcu Tay 50.0% 40.0% 53.3% 47.8% Liem .0% .0% .0% .0% Khac .0% .0% .0% .0% Khonglamco 50.0% 60.0% 46.7% 52.2%

* Custom Tables. Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N % Column N % Column N % Column N % SudungthuocBVTV Co 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Khong .0% .0% .0% .0% Solan 1lan 16.7% 36.7% 6.7% 20.0% 2lan 83.3% 63.3% 93.3% 80.0% 3lan .0% .0% .0% .0% Tren3lan .0% .0% .0% .0%

* Custom Tables. Table 1 Loaithuoc Sofic Nominee 10SC Count Column N % Count Column N % Thoidiemsudungthuo 1-2ngay 72 78.3% 0 .0% c 3-4ngay 18 19.6% 0 .0% 111

5-7ngay 0 .0% 7 10.0% 8-10ngay 0 .0% 27 38.6% 10-15ngay 1 1.1% 32 45.7% Khac 1 1.1% 4 5.7% Thoigiansudung Duoi2nam 0 .0% 1 1.4% thuoc 3-5nam 2 2.2% 26 37.1% 5-7nam 0 .0% 42 60.0% Tren7nam 90 97.8% 1 1.4%

* Custom Tables.

Table 1 Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N Column N % % Column N % Column N % Kinhnghiemphongtru Tubanthan 40.0% 56.7% 50.0% 48.9% Hocquanongdankh ac 36.7% 26.7% 40.0% 34.4% Duoctaphuan 23.3% 16.7% 10.0% 16.7% Truyenthong .0% .0% .0% .0% Chiuhuonghieuquacua Tangdan 16.7% 20.0% 20.0% 18.9% Sofic Giamdan 43.3% 50.0% 46.7% 46.7% Khongthaydoi 40.0% 30.0% 33.3% 34.4%

* Custom Tables. Table 1

Huyen PhuNinh NuiThanh ThangBinh Total Column N % Column N % Column N % Column N % Thoigianluanphienthuoc Khongthaydoi 43.3% 30.0% 26.7% 33.3% Sau2-3vu 16.7% 33.3% 26.7% 25.6% Sau4-5vu 30.0% 20.0% 30.0% 26.7% Sau6-7vu 10.0% 16.7% 16.7% 14.4% Tren7vu .0% .0% .0% .0% Hieuqualuanphien Tang 13.3% 23.3% 33.3% 23.3% Khongthaydoi 43.3% 46.7% 40.0% 43.3% Khac 43.3% 30.0% 26.7% 33.3%

112

t uả xử lý nông h ( S)

* Custom Tables. Table 1 Huyen DaiLoc DuyXuyen QueSon Total Colum Column Colum Column Count n N % Count N % Count n N % Count N % Giotinh Nam 22 73.3% 22 73.3% 26 86.7% 70 77.8% Nu 8 26.7% 8 26.7% 4 13.3% 20 22.2% Trinhdovanhoa Khongdihoc 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% Tieuhoc 4 13.3% 2 6.7% 2 6.7% 8 8.9% Trunghoccoso 14 46.7% 18 60.0% 12 40.0% 44 48.9% Trunghocphothon g 8 26.7% 9 30.0% 16 53.3% 33 36.7% Caohon 4 13.3% 1 3.3% 0 .0% 5 5.6% Xepho Giau 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% Kha 5 16.7% 3 10.0% 9 30.0% 17 18.9% Trungbinh 23 76.7% 27 90.0% 21 70.0% 71 78.9% Ngheo 2 6.7% 0 .0% 0 .0% 2 2.2% * Custom Tables.

Table 1 Huyen DaiLoc DuyXuyen QueSon Total Column Column N Column Colum Count N % Count % Count N % Count n N % Lamcothucong Co 22 73.3% 6 20.0% 17 56.7% 45 50.0% Khong 8 26.7% 23 76.7% 13 43.3% 44 48.9% 3 0 .0% 1 3.3% 0 .0% 1 1.1% Congcu 8 26.7% 24 80.0% 13 43.3% 45 50.0% Tay 22 73.3% 4 13.3% 8 26.7% 34 37.8% Liem 0 .0% 2 6.7% 9 30.0% 11 12.2% Khac 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% Sudungthuoc Co 100.0 BVTV 30 100.0% 30 100.0% 30 100.0% 90 % Khong 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% Solan 1lan 18 60.0% 14 46.7% 27 90.0% 59 65.6% 2lan 9 30.0% 16 53.3% 3 10.0% 28 31.1% 3lan 3 10.0% 0 .0% 0 .0% 3 3.3% Tren3lan 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0%

113

* Custom Tables. Table 1 Loaithuoc Sofic Nominee 10SC Sonic 300EC Thuoc khac Column Column Column Column N Count N % Count N % Count N % Count % Thoi gian 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% su dung thuoc Duoi2nam 10 11.4% 7 50.0% 0 .0% 10 100.0% 3-5nam 29 33.0% 3 21.4% 0 .0% 0 .0% 5-7nam 12 13.6% 1 7.1% 3 60.0% 0 .0% Tren7nam 37 42.0% 3 21.4% 2 40.0% 0 .0% Muc do 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% hieu qua + 2 2.3% 1 7.1% 1 20.0% 0 .0% ++ 44 50.0% 5 35.7% 1 20.0% 0 .0% +++ 31 35.2% 8 57.1% 2 40.0% 10 100.0% ++++ 11 12.5% 0 .0% 1 20.0% 0 .0% Su dung 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% lieu luong thuoc Theohuong danbaobi 70 79.5% 10 71.4% 1 20.0% 10 100.0% Nhieu hon bao bihuong 18 20.5% 4 28.6% 4 80.0% 0 .0% dan Ithonbaobih uongdan 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% Khac 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% * Custom Tables. Table 1 Huyen DaiLoc DuyXuyen QueSon Total Colum Column Column Column Count n N % Count N % Count N % Count N % Kinhnghiemp Tubanthan 26 86.7% 2 6.7% 12 40.0% 40 44.4% hongtru Hocquanongda nkhac 0 .0% 0 .0% 6 20.0% 6 6.7% Duoctaphuan 4 13.3% 28 93.3% 10 33.3% 42 46.7%

Truyenthong 0 .0% 0 .0% 2 6.7% 2 2.2% Chiuhuonghi Tangdan 2 6.7% 1 3.3% 8 26.7% 11 12.2% euquacuaSofi c Giamdan 19 63.3% 28 93.3% 9 30.0% 56 62.2% Khongthaydoi 9 30.0% 1 3.3% 13 43.3% 23 25.6% Thoigianluan Khongthaydoi 13 43.3% 0 .0% 3 10.0% 16 17.8% phienthuoc Sau2-3vu 16 53.3% 2 6.7% 24 80.0% 42 46.7% Sau4-5vu 1 3.3% 5 16.7% 3 10.0% 9 10.0% Sau6-7vu 0 .0% 4 13.3% 0 .0% 4 4.4% Tren7vu 0 .0% 19 63.3% 0 .0% 19 21.1% 114

Hieuqualuan Tang 10 33.3% 0 .0% 14 46.7% 24 26.7% phien Khongthaydoi 20 66.7% 30 100.0% 16 53.3% 66 73.3%

Khac 0 .0% 0 .0% 0 .0% 0 .0% * Custom Tables.

Table 1

Huyen DaiLoc DuyXuyen QueSon Total Column Column Column Column Count N % Count N % Count N % Count N % Yeutophuthuoc Diahinh matdoco tronglua 8 26.7% 0 .0% 8 26.7% 16 17.8%

Giong 0 .0% 0 .0% 1 3.3% 1 1.1%

Chedon uoc 20 66.7% 30 100.0% 21 70.0% 71 78.9%

Thoitiet 2 6.7% 0 .0% 0 .0% 2 2.2% Chiuhuongphattr Tangda iencuaco n 17 56.7% 30 100.0% 15 50.0% 62 68.9% Giamda n 1 3.3% 0 .0% 2 6.7% 3 3.3% Khongt haydoi 12 40.0% 0 .0% 13 43.3% 25 27.8% Diahinhthichhop Cao 30 100.0% 21 70.0% 16 53.3% 67 74.4%

Van 0 .0% 6 20.0% 0 .0% 6 6.7% Thap/tr ung 0 .0% 3 10.0% 14 46.7% 17 18.9% * Custom Tables. Table 1 Caytrong Lua Lac Ngo San Rau Sen Total Row Row Row Row Row Row N Row N Mean N % Mean N % Mean N % Mean N % Mean N % Mean % Mean % Dienti 2469. 62.5 786.0 423.3 1750. 18.1 1000. 1810. 100.0 ch 49 % 0 6.9% 3 8.3% 00 2.8% 633.08 % 00 1.4% 10 % Nang 62.5 18.1 100.0 suat 2.79 % 1.51 6.9% 4.00 8.3% 24.50 2.8% 11.43 % 1.50 1.4% 4.94 % Sanlu 62.5 18.1 100.0 ong 1.38 % .24 6.9% .34 8.3% 8.70 2.8% 1.42 % .30 1.4% 1.41 %

115

PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ (Thí nghiệm 2 và 3)

1. Tỷ lệ kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của quần thể cỏ lông vực ở Quảng Nam. Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tỷ lệ nảy mầm ngày 1 64 0 30 12.33 7.587 Tỷ lệ nảy mầm ngày 2 64 0 30 12.64 8.706

Tỷ lệ nảy mầm ngày 3 64 0 30 10.78 7.776

Tỷ lệ nảy mầm ngày 4 64 0 30 8.25 7.145

Tỷ lệ nảy mầm ngày 5 64 0 30 6.11 6.979 Tỷ lệ nảy mầm ngày 6 64 0 30 4.77 6.842

Tỷ lệ nảy mầm ngày 7 64 0 30 3.62 6.920

Tỷ lệ nảy mầm ngày 8 64 0 30 3.09 6.955

Tỷ lệ nảy mầm ngày 9 64 0 30 2.94 6.955

Tỷ lệ nảy mầm ngày 10 64 0 30 2.59 7.012

Tỷ lệ nảy mầm ngày 11 64 0 30 2.56 7.017

Tỷ lệ nảy mầm ngày 12 64 0 30 2.42 7.035

Tỷ lệ nảy mầm ngày 13 64 0 30 2.30 7.059

Tỷ lệ nảy mầm ngày 14 64 0 30 2.11 7.089

Tỷ lệ nảy mầm ngày 15 64 0 30 2.00 7.111

Valid N (listwise) 64

ANOVA Sum of Squares Df Mean Square F Sig. socaysongsotngay1 Between Groups 2870.359 15 191.357 12.154 .000 Within Groups 755.750 48 15.745 Total 3626.109 63 socaysongsotngay2 Between Groups 3922.500 15 261.500 14.724 .000 Within Groups 852.500 48 17.760 Total 4775.000 63 socaysongsotngay3 Between Groups 3176.438 15 211.762 16.071 .000 Within Groups 632.500 48 13.177 Total 3808.938 63 socaysongsotngay4 Between Groups 2735.500 15 182.367 18.218 .000 Within Groups 480.500 48 10.010 Total 3216.000 63 socaysongsotngay5 Between Groups 2695.984 15 179.732 23.176 .000 Within Groups 372.250 48 7.755 116

Total 3068.234 63 socaysongsotngay6 Between Groups 2726.234 15 181.749 39.077 .000 Within Groups 223.250 48 4.651 Total 2949.484 63 socaysongsotngay7 Between Groups 2882.500 15 192.167 68.580 .000 Within Groups 134.500 48 2.802 Total 3017.000 63 socaysongsotngay8 Between Groups 2966.938 15 197.796 117.940 .000 Within Groups 80.500 48 1.677 Total 3047.438 63 socaysongsotngay9 Between Groups 2982.750 15 198.850 146.843 .000 Within Groups 65.000 48 1.354 Total 3047.750 63 socaysongsotngay10 Between Groups 3047.438 15 203.162 195.036 .000 Within Groups 50.000 48 1.042 Total 3097.438 63 socaysongsotngay11 Between Groups 3053.250 15 203.550 201.452 .000 Within Groups 48.500 48 1.010 Total 3101.750 63 socaysongsotngay12 Between Groups 3080.859 15 205.391 268.265 .000 Within Groups 36.750 48 .766 Total 3117.609 63 socaysongsotngay13 Between Groups 3108.109 15 207.207 318.270 .000 Within Groups 31.250 48 .651 Total 3139.359 63 socaysongsotngay14 Between Groups 3146.484 15 209.766 509.810 .000 Within Groups 19.750 48 .411 Total 3166.234 63 socaysongsotngay15 Between Groups 3171.500 15 211.433 699.917 .000 Within Groups 14.500 48 .302 Total 3186.000 63

Tỷ lệ nảy mầm ngày 1

Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2 3 4 5 6 15 4 2.25

1 4 2.75

2 4 3.75 3.75

3 4 4.50 4.50

5 4 7.50 7.50 7.50 117

11 4 8.25 8.25 8.25 8.25

7 4 10.50 10.50 10.50 10.50 10.50

12 4 13.50 13.50 13.50 13.50

9 4 14.75 14.75 14.75

6 4 15.25 15.25 15.25

8 4 15.75 15.75 15.75 15.75

10 4 17.50 17.50 17.50 17.50

4 4 18.00 18.00 18.00

13 4 18.25 18.25 18.25

14 4 19.00 19.00

16 4 25.75

Sig. .234 .071 .057 .057 .195 .057 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

Tỷ lệ nảy mầm ngày 2 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2 3 4 5 1 4 3.75 2 4 3.75 15 4 4.25 3 4 5.25 5 4 7.50 7.50 11 4 8.75 8.75 7 4 11.50 11.50 11.50 6 4 16.50 16.50 16.50 4 4 18.25 18.25 18.25 18.25 14 4 19.75 19.75 19.75 9 4 20.25 20.25 20.25 12 4 20.25 20.25 20.25 13 4 21.25 21.25 21.25 10 4 22.00 22.00 22.00 8 4 23.00 23.00 16 4 28.00 Sig. .422 .051 .063 .705 .115 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

socaysongsotngay3 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2 3 4 5 6 118

15 4 2.75 3 4 3.00 1 4 3.25 3.25 2 4 3.25 3.25 5 4 5.75 5.75 5.75 11 4 7.00 7.00 7.00 7.00 7 4 7.50 7.50 7.50 7.50 6 4 8.25 8.25 8.25 8.25 8 4 11.00 11.00 11.00 11.00 14 4 12.50 12.50 12.50 4 4 13.25 13.25 13.25 12 4 14.50 14.50 14.50 13 4 14.50 14.50 14.50 9 4 15.50 15.50 10 4 22.00 22.00 16 4 28.50 Sig. .131 .051 .083 .105 .083 .467 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

socaysongsotngay4 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2 3 4 5 3 4 .50 15 4 1.25 1.25 1 4 1.75 1.75 1.75 2 4 2.00 2.00 2.00 5 4 5.50 5.50 5.50 5.50 11 4 5.75 5.75 5.75 5.75 6 4 6.50 6.50 6.50 6.50 7 4 6.50 6.50 6.50 6.50 14 4 8.25 8.25 8.25 8.25 8 4 9.25 9.25 9.25 13 4 9.50 9.50 10 4 10.25 9 4 10.75 4 4 12.75 12 4 12.75 16 4 28.75 Sig. .073 .055 .073 .124 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

119

socaysongsotngay5 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2 3 4 5 15 4 .50 3 4 1.00 1.00 1 4 1.50 1.50 1.50 2 4 1.50 1.50 1.50 5 4 3.25 3.25 3.25 3.25 14 4 3.50 3.50 3.50 3.50 6 4 4.00 4.00 4.00 4.00 7 4 4.25 4.25 4.25 4.25 8 4 4.50 4.50 4.50 4.50 11 4 4.75 4.75 4.75 4.75 13 4 6.25 6.25 6.25 6.25 12 4 7.75 7.75 7.75 4 4 8.25 8.25 9 4 8.75 10 4 9.00 16 4 29.00 Sig. .243 .080 .080 .243 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

socaysongsotngay6 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congt huc N 1 2 3 15 4 .25 1 4 .50 3 4 .50 2 4 1.25 1.25 8 4 2.25 2.25 5 4 2.75 2.75 6 4 2.75 2.75 7 4 3.25 3.25 11 4 3.25 3.25 14 4 3.25 3.25 10 4 4.75 4.75 12 4 5.00 5.00 13 4 5.50 5.50 120

4 4 5.75 5.75

9 4 6.25 16 4 29.00 Sig. .051 .113 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

121

Tỷ lệ nảy mầm ngày 7 Tỷ lệ nảy mầm ngày 8 Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 congt congthuc N 1 2 huc N 1 2

15 4 .00 15 4 .00 1 4 .25 1 4 .25 2 4 .75 3 4 .50 2 4 .75 8 4 1.00 4 4 .75 4 4 1.25 3 4 1.75 8 4 .75

12 4 1.75 12 4 1.00 5 4 1.25 14 4 1.75 10 4 1.50 5 4 2.00 11 4 2.00 14 4 1.50

7 4 2.25 7 4 1.75 11 4 2.00 6 4 3.00 6 4 2.25 13 4 3.25 13 4 2.75 10 4 3.50 9 4 3.25 9 4 4.25 16 4 29.25 16 4 29.25 Sig. .059 1.000 Sig. .053 1.000 Means for groups in homogeneous subsets eans for groups in homogeneous subsets are are displayed. displayed.

122

Tỷ lệ nảy mầm ngày 9 Tỷ lệ nảy mầm ngày 10 Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthu Subset for alpha = 0.05 c N 1 2 congthuc N 1 2 15 4 .00 3 4 .00 1 4 .25 15 3 4 .50 4 .00 2 4 .75 1 4 .25 4 4 .75 2 4 .50 8 4 .75 4 4 .50 5 4 .75 5 4 1.25 8 4 .75 10 4 1.25 10 4 .75 12 4 1.25 14 4 .75 14 4 1.25 7 4 1.00 11 4 1.50 12 4 1.00 6 4 1.75 11 4 1.25 7 4 1.75 6 4 1.50 9 4 2.00 9 4 1.50 13 4 1.75 13 4 2.75 16 4 29.25 16 4 29.25 Sig. .539 1.000 Sig. .098 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are Means for groups in homogeneous subsets are displayed. displayed.

123

Tỷ lệ nảy mầm ngày 11 Tỷ lệ nảy mầm ngày 12 Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 congth congth uc N 1 2 uc N 1 2 3 4 .00 3 4 .00 15 4 .00 15 4 .00 1 4 .25 1 4 .25 2 4 .50 11 4 .25 4 4 .50 4 4 .50 5 4 .75 8 4 .50 7 4 .75 10 4 .50 8 4 .75 12 4 .50 10 4 .75 5 4 .75 14 4 .75 7 4 .75 12 4 1.00 14 4 .75 9 4 1.25 2 4 1.00 11 4 1.25 6 4 1.25 6 4 1.50 9 4 1.25 13 4 1.75 13 4 1.25 16 4 29.25 16 4 29.25 Sig. .514 1.000 Sig. .802 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are Means for groups in homogeneous subsets are displayed. displayed.

124

Tỷ lệ nảy mầm ngày 13 Tỷ lệ cây sống ngày 14 Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthu Subset for alpha = 0.05 c N 1 2 congthu c N 1 2 3 4 .00 2 4 .00 11 4 .00 3 4 .00 15 4 .00 11 4 .00 1 4 .25 15 4 .00 10 4 .25 1 4 .25 2 4 .50 5 4 .25 4 4 .50 7 4 .25 5 4 .50 8 4 .25 8 4 .50 10 4 .25 9 4 .50 12 4 .25 12 4 .50 4 4 .50 7 4 .75 9 4 .50 14 4 .75 13 4 .50 6 4 1.25 6 4 .75 13 4 1.25 14 4 .75 16 4 29.25 16 4 29.25 Sig. .699 1.000 Sig. .949 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

125

Tỷ lệ nảy mầm ngày 15

Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 congthuc N 1 2

1 4 .00

2 4 .00

3 4 .00

5 4 .00

7 4 .00

11 4 .00

13 4 .00

15 4 .00

8 4 .25

10 4 .25

12 4 .25

14 4 .25

4 4 .50

9 4 .50

6 4 .75

16 4 29.25

Sig. .849 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

126

2. Tỷ lệ hạt cỏ nảy mầm khi đánh giá mức đ kháng thuốc trừ cỏ lồng vực tại Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tỷ lệ nảy mầm ngày 1 20 2 23 12.60 5.605 Tỷ lệ nảy mầm ngày 2 20 3 27 15.10 6.248

Tỷ lệ nảy mầm ngày 3 20 4 30 13.75 8.583 Tỷ lệ nảy mầm ngày 4 20 2 30 12.45 9.395

Tỷ lệ nảy mầm ngày 5 20 0 30 10.70 10.131

Tỷ lệ nảy mầm ngày 6 20 0 30 9.30 10.697

Tỷ lệ nảy mầm ngày 7 20 0 30 8.35 11.056

Tỷ lệ nảy mầm ngày 8 20 0 30 7.75 11.332

Tỷ lệ nảy mầm ngày 9 20 0 30 7.30 11.581

Tỷ lệ nảy mầm ngày 10 20 0 30 6.80 11.746

Tỷ lệ nảy mầm ngày 11 20 0 30 6.50 11.857

Tỷ lệ nảy mầm ngày 12 20 0 30 6.15 11.997

Tỷ lệ nảy mầm ngày 13 20 0 30 5.95 12.089

Tỷ lệ nảy mầm ngày 14 20 0 30 5.90 12.113

Tỷ lệ nảy mầm ngày 15 20 0 30 5.90 12.113

Valid N (listwise)

ANOVA Sum of Squares Df Mean Square F Sig. socaysongsotngay1 Between Groups 357.800 4 89.450 5.614 .006 Within Groups 239.000 15 15.933 Total 596.800 19 socaysongsotngay2 Between Groups 590.800 4 147.700 14.672 .000 Within Groups 151.000 15 10.067 Total 741.800 19 socaysongsotngay3 Between Groups 1334.500 4 333.625 76.695 .000 Within Groups 65.250 15 4.350 Total 1399.750 19 socaysongsotngay4 Between Groups 1595.700 4 398.925 73.648 .000 Within Groups 81.250 15 5.417 Total 1676.950 19 socaysongsotngay5 Between Groups 1859.200 4 464.800 76.615 .000 Within Groups 91.000 15 6.067 Total 1950.200 19 socaysongsotngay6 Between Groups 2098.700 4 524.675 104.240 .000 127

Within Groups 75.500 15 5.033 Total 2174.200 19 socaysongsotngay7 Between Groups 2264.800 4 566.200 147.065 .000 Within Groups 57.750 15 3.850 Total 2322.550 19 socaysongsotngay8 Between Groups 2385.500 4 596.375 164.896 .000 Within Groups 54.250 15 3.617 Total 2439.750 19 socaysongsotngay9 Between Groups 2512.700 4 628.175 265.426 .000 Within Groups 35.500 15 2.367 Total 2548.200 19 socaysongsotngay10 Between Groups 2604.700 4 651.175 591.977 .000 Within Groups 16.500 15 1.100 Total 2621.200 19 socaysongsotngay11 Between Groups 2662.000 4 665.500 1.109E3 .000 Within Groups 9.000 15 .600 Total 2671.000 19 socaysongsotngay12 Between Groups 2728.800 4 682.200 1.780E3 .000 Within Groups 5.750 15 .383 Total 2734.550 19 socaysongsotngay13 Between Groups 2773.200 4 693.300 2.773E3 .000 Within Groups 3.750 15 .250 Total 2776.950 19 socaysongsotngay14 Between Groups 2784.800 4 696.200 3.481E3 .000 Within Groups 3.000 15 .200 Total 2787.800 19 socaysongsotngay15 Between Groups 2784.800 4 696.200 3.481E3 .000 Within Groups 3.000 15 .200 Total 2787.800 19

socaysongsotngay1 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congth uc N 1 2 3 4 4 7.00 5 4 8.25 8.25 2 4 14.25 14.25 14.25 3 4 15.75 15.75 1 4 17.75 Sig. .127 .109 .729 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

128

Tỷ lệ nảy mầm ngày 6 ỷ lệ nảy mầm ngày 7

Tukey HSD Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 Congth congth uc N 1 2 3 uc N 1 2 3

5 4 1.50 5 4 .75

4 4 2.00 4 4 1.25

3 4 6.25 6.25 3 4 4.25 4.25

2 4 7.50 2 4 6.25

1 4 29.25 1 4 29.25

Sig. .059 .930 1.000 Sig. .137 .612 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are Means for groups in homogeneous subsets are displayed. displayed. Tỷ lệ nảy mầm ngày 4 Tỷ lệ nảy mầm ngày 5

Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 congthu c N 1 2 3 Congthuc N 1 2 3 4 4 3.00 5 4 4.50 5 4 3.25 4 4 5.25 3 4 8.75 2 4 11.25 2 4 9.25 3 4 12.00 1 4 29.25 1 4 29.25 Sig. 1.000 .998 1.000 Sig. .990 .990 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

129

Tỷ lệ nảy mầm ngày 8 Tỷ lệ nảy mầm ngày 9

Tukey HSD Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05

Congthu Congthuc N 1 2 3 c N 1 2 3 5 4 .00 5 4 .25 4 4 .25 4 4 .50

3 4 2.50 2.50 3 4 3.25 3.25 2 4 4.25 2 4 5.50 1 4 29.50 1 4 29.25 Sig. .199 .514 1.000 Sig. .221 .478 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

Tỷ lệ nảy mầm ngày 10 Tỷ lệ nảy mầm ngày 11

Tukey HSD Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 Congthu congt c N 1 2 3 huc N 1 2 3

4 4 .00 4 4 .00

5 4 .00 5 4 .00

3 4 1.25 1.25 3 4 .50

2 4 3.25 2 4 2.50

1 4 29.50 1 4 29.50

Sig. .471 .102 1.000 Sig. .888 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are Means for groups in homogeneous subsets are displayed. displayed.

130

Tỷ lệ nảy mầm ngày 12 Tỷ lệ nảy mầm ngày 13 Tukey HSD Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 congthu Subset for alpha = 0.05 c N 1 2 congth uc N 1 2 4 4 .00 3 4 .00 5 4 .00 4 4 .00 3 4 .25 5 4 .00 2 4 1.00 2 4 .25 1 4 29.50 1 4 29.50 Sig. Sig.

.203 1.000 .952 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are Means for groups in homogeneous subsets are displayed. displayed.

socaysongsotngay14 socaysongsotngay15 Tukey HSD Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 Subset for alpha = 0.05 congth congthu uc N 1 2 c N 1 2 2 4 .00 2 4 .00 3 4 .00 3 4 .00

4 4 .00 4 4 .00 5 4 .00 5 4 .00 1 4 29.50 1 4 29.50 Sig. 1.000 1.000 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets Means for groups in homogeneous subsets are are displayed. displayed.

131

PHỤ LỤC 5 XỬ LÝ THỐNG KÊ MẬT ĐỘ, TRONG LƢỢNG CỎ VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM BẰNG PHẦN MÊM IRRISTAR 4.0

1. Mật độ cỏ lồng vực trên các công thức thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE TP FILE MDLVUC 12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 1 VARIATE V003 TP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER

SQUARES SQUARES LN

======1 CONGTHUC$ 4 .400000 1 .10 0.33 0.848 3 2 .933333 0.466667 1.56 0.269 3 * RESIDUAL 8 2.40000 3.300000 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 3.73333 0 .266667 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE MDLVUC 12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 2 MAT DO CO LONG VUC VARIATE V004 1NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 31.6000 7.90000 79.00 0.000 3 2 LNL$ 2 .533333 2.266667 2.67 0.129 3 * RESIDUAL 8.800000 3.100000 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 32.9333 2.35238 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE MDLVUC ------12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 3 MAT DO CO LONG VUC VARIATE V005 7NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN

======1 CONGTHUC$ 4 941.600 235.400 336.28 0.000 3 2 LNL$ 2 .400000 0.200000 0.29 0.761 3 * RESIDUAL 8 5.60005 3 .700006 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 947.600 67.6857 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14NSP FILE MDLVUC 12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 4 MAT DO CO LONG VUC VARIATE V006 14NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 1516 379.233 875.19 0.000 3 2 LNL$ 2 .533333 2.266666 0.62 0.568 3 * RESIDUAL 8 3.46654 4 .433318 ------132

* TOTAL (CORRECTED) 14 1520.93 108.638 ------TABLE OF MEANS FOR FACTORIA EFFECTS FILE MDLVUC 12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 5 MAT DO CO LONG VUC MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------CONGTHUC$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 3 0.333333a 3.66667c 20.6667c 26.3333c 2 3 0.666667a 1.66667b 5.66667b 8.66667b 3 3 0.333333a 0.000000a 0.666667a 1.00000a 4 3 0.666667a 0.000000a 0.000000a 0.333333a 5 3 0.666667a 0.000000a 0.000000a 0.000000a SE(N= 3) 0.316228 0.182574 0.483048 0.380052 5%LSD 8DF 1.03119 0.595356 1.57517 1.23931 ------

MEANS FOR EFFECT LNL$ ------LNL$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 5 0.800000 0.800000 5.40000 7.00000 2 5 0.600000 1.20000 5.20000 7.40000 3 5 0.200000 1.20000 5.60000 7.40000

SE(N= 5) 0.244949 0.141421 0.374167 0.294387 5%LSD 8DF 0.798754 0.461161 1.22012 0.959965 ------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MDLVUC 12/ 5/18 21:51 ------:PAGE 6 MAT DO CO LONG VUC F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LNL$ | (N= 15) ------SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TP 15 0.53333 0.51640 0.54772 21.7 0.8485 0.2687 1NSP 15 1.0667 1.5337 0.31623 20.6 0.0000 0.1287 7NSP 15 5.4000 8.2271 0.83666 15.5 0.0000 0.7612 14NSP 15 7.2667 10.423 0.65827 9.1 0.0000 0.5679

2. Trọng lượng cỏ lồng vực trên các công thức thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE TP FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 1 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC

VARIATE V003 TP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======133

1 CONGTHUC$ 4 .226667E-03 .566666E-04 0.01 0.999 3 2 LNL$ 2 .189733E-01 .948667E-02 1.12 0.373 3 * RESIDUAL 8 .674933E-01 .843667E-02 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 .866933E-01 .619238E-02 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 2 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC VARIATE V004 1NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 1.78591 .446477 234.78 0.000 3 2 LNL$ 2 .625333E-02 .312666E-02 1.64 0.252 3 * RESIDUAL 8 .152135E-01 .190168E-02 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 1.80737 .129098 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 3 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC VARIATE V005 7NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN

======1 CONGTHUC$ 4 221.976 55.4940 513.85 0.000 3 2 LNL$ 2 .229333 .114667 1.06 0.392 3 * RESIDUAL 8 .863980 .107998 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 223.069 15.9335 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE ------14NSP FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 4 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC

VARIATE V006 14NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 2345.61 586.402 ****** 0.000 3 2 LNL$ 2 1.56233 .781167 1.93 0.207 3 134

* RESIDUAL 8 3.24287 .405359 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 2350.41 167.887 ------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 5 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------CONGTHUC$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 3 0.766667a 0.870000a 10.0667c 32.6333c 2 3 0.733333a 0.403333a 3.10000b 7.66667b 3 3 0.666667a 0.000000a 0.466667a 0.750000a 4 3 0.766667a 0.000000a 0.000000a 0.333333a 5 3 0.700000a 0.000000a 0.000000a 0.000000a SE(N= 3) 0.530304 0.251772 0.189734 0.367586 5%LSD 8DF 0.172927 0.821005 0.618705 1.19866 ------MEANS FOR EFFECT LNL$ ------LNL$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 5 0.108000 0.230000 2.66000 7.84000 2 5 0.860000 0.280000 2.62000 8.38000 3 5 0.240000 0.254000 2.90000 8.61000 SE(N= 5) 0.410772 0.195022 0.146968 0.284731 5%LSD 8DF 0.133948 0.635947 0.479247 0.928479 ------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLLVUC 5/ 5/18 17: 4 ------:PAGE 6 TRONG LUONG CO LONG VUC TRUOC VA SAU KHI PHUN THUOC F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LNL$ | (N= 15) ------SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TP 15 0.72667E-010.78692E-010.91851E-01 22.4 0.9993 0.3726 1NSP 15 0.25467 0.35930 0.43608E-01 17.1 0.0000 0.2520 7NSP 15 2.7267 3.9917 0.32863 12.1 0.0000 0.3916 14NSP 15 8.2767 12.957 0.63668 7.7 0.0000 0.2068

3. Mật độ cỏ khác trên các công thức thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE TP FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 ------:PAGE 1 MẬT ĐỘ CỎ KHÁC Ở CÁC CÔNG THỨC VARIATE V003 TP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB E SQUARES SQUARES LN 135

======1 CONGTHUC$ 4 .400000 .100000 0.33 0.848 3 2 LNL$ 2 .933334 .466667 1.56 0.269 3 * RESIDUAL 8 2.40000 .300000 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 3.73333 .266667 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 ------:PAGE 2 MAT DO CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V004 1NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 49.6000 12.4000 82.67 0.000 3 2 LNL$ 2 .133333 .666667E-01 0.44 0.660 3 * RESIDUAL 8 1.20000 .150000 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 50.9333 3.63810 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 ------:PAGE 3 MAT DO CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V005 7NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 1186.93 296.733 556.37 0.000 3 2 LNL$ 2 1.73333 .866666 1.62 0.256 3 * RESIDUAL 8 4.26670 .533338 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 1192.93 85.2095 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14NSP FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 ------:PAGE 4 MAT DO CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V006 14NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 1903.07 475.767 ****** 0.000 3 2 LNL$ 2 .933333 .466667 1.00 0.412 3 * RESIDUAL 8 3.73342 .466678 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 1907.73 136.267 ------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 ------:PAGE 5 MAT DO CO KHAC O CAC CONG THUC MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------CONGTHUC$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 3 1.33333a 4.66667c 23.6667d 30.3333e 136

2 3 1.66667a 1.66667b 11.3333c 15.3333d 3 3 1.33333a 0.000000a 4.66667b 5.66667c 4 3 1.66667a 0.000000a 0.000000a 1.33333b 5 3 1.66667a 0.000000a 0.000000a 0.000000a SE(N= 3) 0.316228 0.223607 0.421639 0.394410 5%LSD 8DF 1.03119 0.729160 1.37492 1.28613 ------MEANS FOR EFFECT LNL$ ------LNL$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 5 1.80000 1.20000 7.80000 10.2000 2 5 1.60000 1.20000 7.60000 10.6000 3 5 1.20000 1.40000 8.40000 10.8000 SE(N= 5) 0.244949 0.173205 0.326600 0.305509 5%LSD 8DF 0.798754 0.564805 1.06501 0.996233 ------4. Trọng lượng cỏ khác trên các công thức thí nghiệm BALANCED ANOVA FOR VARIATE TP FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 1 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V003 TP

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 .200000E-02 .500000E-03 0.58 0.687 3 2 LNL$ 2 .292000E-02 .146000E-02 1.70 0.243 3 * RESIDUAL 8 .688000E-02 .860000E-03 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 .118000E-01 .842857E-03 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 2 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V004 1NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 18.9507 4.73767 617.93 0.000 3 2 LNL$ 2 .533333E-02 .266667E-02 0.35 0.719 3 * RESIDUAL 8 .613361E-01 .766701E-02 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 19.0173 1.35838 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 3 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V005 7NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======1 CONGTHUC$ 4 1714.90 428.726 ****** 0.000 3 2 LNL$ 2 .700000 .350000 1.01 0.408 3 * RESIDUAL 8 2.77332 .346665 137

------* TOTAL (CORRECTED) 14 1718.38 122.741 ------BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14NSP FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 4 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC VARIATE V006 14NSP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN

======1 CONGTHUC$ 4 6305.29 1576.32 ****** 0.000 3 2 LNL$ 2 .169332 .846662E-01 0.62 0.567 3 * RESIDUAL 8 1.09712 .137140 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 6306.55 450.468 ------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 5 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------CONGTHUC$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 3 0.380000a 2.90000c 28.3333d 55.1333e 2 3 0.360000a 0.833333b 12.9667c 17.6333d 3 3 0.356667a 0.000000a 4.50000b 5.83333c 4 3 0.366667a 0.000000a 0.000000a 1.56667b 5 3 0.386667a 0.000000a 0.000000a 0.000000a SE(N= 3) 0.169312 0.50553 0.339934 0.213807 5%LSD 8DF 0.552110 0.164850 1.10849 0.697202 ------MEANS FOR EFFECT LNL$ ------LNL$ NOS TP 1NSP 7NSP 14NSP 1 5 0.388000 0.760000 9.06000 16.1600 2 5 0.354000 0.720000 8.96000 16.0400 3 5 0.368000 0.760000 9.46000 15.9000 SE(N= 5) 0.131149 0.391587 0.263312 0.165614 5%LSD 8DF 0.427663 0.127693 0.858633 0.540050 ------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLCOKHAC 13/ 5/18 17: 3 ------:PAGE 6 TRONG LUONG CO KHAC O CAC CONG THUC F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LNL$ (N= 15) ------SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TP 15 0.37000 0.29032E-010.29326E-01 7.9 0.6865 0.2426 1NSP 15 0.74667 1.1655 0.87561E-01 11.7 0.0000 0.7195 7NSP 15 9.1600 11.079 0.58878 6.4 0.0000 0.4083 14NSP 15 16.033 21.224 0.37032 2.3 0.0000 0.5669 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MDCOKHAC 13/ 5/18 16: 7 138

------:PAGE 6 MAT DO CO KHAC O CAC CONG THUC

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LNL$ (N= 15) ------SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TP 15 1.5333 0.51640 0.54772 35.7 0.8485 0.2687 1NSP 15 1.2667 1.9074 0.38730 30.6 0.0000 0.6598 7NSP 15 7.9333 9.2309 0.73030 9.2 0.0000 0.2555 14NSP 15 10.533 11.673 0.68314 6.5 0.0000 0.4115 5. Năng suất lúa trên các công thức thí nghiệm

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE NSCIVI 11/ 5/18 21:50 ------:PAGE 1 NANG SUAT CUA CÁC CONG THUC VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN

======1 CONGTHUC$ 41.376 35.3440 184.08 0.000 3 2 LNL$ 2.357336 .178668 0.93 0.435 3 * RESIDUAL 1.53600 .192000 ------* TOTAL (CORRECTED) 14 143.269 10.2335 ------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCIVI 11/ 5/18 21:50 ------:PAGE 2 NANG SUAT CUA CÁC CONG THUC MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------CONGTHUC$ NOS NS 1 3 56.4000a 2 3 61.6000b 3 3 64.4000c 4 3 64.3333c 5 3 64.1333c SE(N=3) 0.252982 5%LSD8DF 0.824950 ------MEANS FOR EFFECT LNL$ ------LNL$ NOS NS 1 5 62.3200 2 5 61.9600 3 5 62.2400 SE(N= 5) 0.195959 5%LSD 8DF 0.639003 ------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCIVI 11/ 5/18 21:50 ------:PAGE 3 NANG SUAT CUA CÁC CONG THUC 139

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LNL$ (N= 15) ------SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NS 15 62.173 3.1990 0.43818 0.7 0.0000 0.4354 ------