ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH TRUNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

HUẾ - 2017

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH TRUNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĨNH TRƯỜNG

HUẾ - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề tài “Điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thu được trong luận văn đều trung thực và chưa được công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc và theo quy định.

Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả

Nguyễn Thanh Trung

ii

LỜI CẢM ƠN

Để có được những kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo. Tôi xin chân thành biết ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường đã hướng dẫn tôi nhiệt tình, tận tâm, tâm huyết; giành nhiều thời gian định hướng động viên, khích lệ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học, cán bộ và giáo viên Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn sinh viên Nguyễn Hoài Duyên, lớp BVTV48 đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã có nhiều đóng góp quý báu, hỗ trợ chân tình về cả tinh thần lẫn vật chất giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến bà con nông dân, cán bộ quản lý Hợp tác xã, cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của các huyện: Tuy An, thành phố Tuy Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành đề tài này.

Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả

Nguyễn Thanh Trung

iii

TÓM TẮT

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chính trên thế giới, có hơn 40% dân số sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính và khoảng 25% dân số sử dụng một nửa trong khẩu phần lương thực hàng ngày. Ở Việt Nam là cây lương thực chính và quan trọng nhất. Những năm gần đây, sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Ở Phú Yên là cây đứng hàng thứ nhất về năng suất và sản lượng. Cỏ dại là một trong những dịch hại quan trong nhất trên những ruộng lúa. Chúng có thể làm giảm 60% năng suất cây trồng. Việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở các tỉnh Miền Trung nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng là sử dụng thuốc trừ cỏ. Quan sát từ thực tiễn sản xuất trong các năm từ 2007 đến 2016 cho thấy vấn đề cỏ dại mọc trong ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ đã gia tăng đáng kể điều này đặt ra giả thuyết liệu quần thể cỏ dại ở Phú Yên có thể phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ. Để làm sáng tỏ, sâu sắc hơn vấn đề này tôi tiến hành “Đề tài điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên”. Kết quả điều tra tình hình cỏ dại và biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa trên cở sở điều tra hộ nông dân 150 hộ nông dân và 05 cán bộ quản lý là Trạm Trồng trọt và BVTV, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện cho thấy người làm nông nghiệp là từ trung niên đến già, chủ hộ sản xuất đa số là nam giới, trình độ học vấn còn hạn chế, quy mô diện tích sản xuất lúa nhỏ lẻ (0,2 đến 0,3ha/hộ sản xuất). Phần lớn nông dân chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Công tác trừ cỏ lúa chủ yếu sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc hóa học 02 lần/vụ. Sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu có chứa hoạt chất pretilachlor và các chất phụ gia. Nông dân chưa nắm bắt kỹ thuật và hiệu quả phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học theo nguyên tắc bốn đúng. Điều tra thành phần cỏ dại theo phương pháp của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997) cho thấy thành phần cỏ dại trên cây lúa rất phong phú bao gồm 20 loài cỏ gây hại thuộc 10 họ, các loài phổ biến nhất là cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ bợ, cỏ chỉ, cỏ lát, cỏ chat, cỏ cháo, rau mương đứng, rau dừa nước, cỏ mần trầu,... Vì có nhiều thành phần cỏ dại khác nhau trên ruộng lúa nên việc phòng trừ chúng bằng biện pháp hóa học khó có thể trừ hết các loại cỏ với một hoạt chất thuốc trừ cỏ trên diện tích lớn. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với các quần thể cỏ dại ở 5 huyện Tuy An, Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa. Phương pháp thu mẫu hạt cỏ lồng vực tại 5 huyện, thành phố của tỉnh, tránh sự lẫn lộn trong vụ Đông Xuân 2016-2017. Thí nghiệm 1 ngâm hạt cỏ vào dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) với thời gian 15 đến 20 phút, sau đó ngâm vào nước 24 giờ, tiến hành gieo 10 hạt/1 đĩa petri với 3 lớp giấy thấm, sau 1 đến 3 ngày tiến hành quan sát; thí nghiệm 2 gieo hạt cỏ vào khay có diện tích 40x50 cm, tiến hành phun thuốc có chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha) sau

iv

đó quan sát khả năng nảy mầm của hạt cỏ sau 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày; thí nghiệm 3 khảo sát hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc của cỏ lồng vực trên ruộng lúa bằng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor trên ruộng cỏ thường mọc trở lại được xác định ở thí nghiệm 2 quan sát khả năng nảy mầm của hạt cỏ trước và sau 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày. Kết quả cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên được xác định có mẫu đã thật sự kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của cỏ dại và thuốc trừ cỏ đến năng suất cây lúa trong các vụ tiếp theo tại các huyện trong tỉnh để từ đó khuyến cáo người dân phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor theo đúng nồng độ, liều lượng, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đồng thời luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tránh kháng thuốc. Đồng thời xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng cỏ dại (cỏ lồng vực) mọc lại trên ruộng để có giải pháp xử lý thích hợp.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... i

LỜI CẢM ƠN ...... ii

TÓM TẮT ...... iii

MỤC LỤC ...... v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ...... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...... x

MỞ ĐẦU ...... 1

1. Đặt vấn đề ...... 1

2. Mục đích của đề tài ...... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4

1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4

1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa ...... 4

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thu lúa trên thế giới ...... 6

1.1.3. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa thế giới ...... 8

1.1.4. Đặc tính của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachor ...... 15

1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN ...... 16

1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam ...... 16

1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa Việt Nam...... 23

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 35

2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...... 35

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...... 35

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 43 3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÁC NÔNG HỘ CANH TÁC CÂY TRỒNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...... 43

vi

3.1.1. Đặc điểm của nông hộ canh tác cây trồng ở Phú Yên ...... 43

3.1.2. Thu nhập kinh tế nông hộ canh tác cây trồng ...... 44

3.1.3. Kỹ thuật canh tác lúa các nông hộ Phú Yên ...... 46

3.1.4. Ý kiến, đề xuất của nông hộ ...... 53 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI LÚA Ở PHÚ YÊN ...... 55

3.2.1. Hoạt động của cán bộ quản lý nông nghiệp đối với nông dân ...... 55

3.2.2. Hoạt động quản lý của cơ quan với các đại lý kinh doanh thuốc trừ cỏ ...... 57

3.3. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở PHÚ YÊN ...... 61

3.3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi thu hoạch ...... 61

3.3.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi gieo ...... 63 3.4. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở PHÚ YÊN ...... 65 3.4.1. Ảnh hưởng của Acid sulfuric đến tính miên trạng của cỏ lồng vực và tỉ lệ nảy mầm của các quần thể hạt cỏ ...... 65 3.4.2. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Phú Yên trong phòng thí nghiệm ...... 66 3.4.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Phú Yên trên đồng ruộng ...... 71

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 78

PHỤ LỤC ...... 80

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Cụm từ

1 BVTV Bảo vệ thực vật

2 CQQL Cơ quan quản lý

3 CT Công thức

4 FAO Tổ chức lương thực thế giới

5 GDP Tổng sản phẩm nội địa

6 HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp

7 IPM Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp

8 IWM Quản lý tích hợp các cỏ dại

9 KHCN Khoa học công nghệ

10 KHKT Khoa học kỹ thuật

11 MĐGH Mức độ gây hại

12 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

13 NSS Ngày sau xạ

14 TNHH MVT Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

15 TĐVH Trình độ văn hóa

16 THCS Trung học cơ sở

17 THPT Trung học phổ thông

18 UBND Ủy ban nhân dân

19 USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

20 VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc ...... 4

Bảng 1.2. Thị trường giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2016 ...... 6

Bảng 1.3. Quan hệ giữa mật độ cỏ mật độ cây trồng và tổn thất năng suất lúa ...... 9

Bảng 1.4. Ảnh hưởng đến năng suất lúa một số loài cỏ dại ...... 9

Bảng 1.5. Mật độ cỏ và tỉ lệ năng suất lúa ...... 10

Bảng 1.6. Cạnh tranh cỏ dại và tỷ lệ năng suất lúa ...... 10

Bảng 1.7. Ảnh hưởng của các loại cỏ tới năng suất lúa IR38 ...... 11

Bảng 1.8. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ năm 2004 đến 2014 ...... 17

Bảng 1.9. Sản lượng gạo của Việt Nam theo vụ từ năm 2008 – 2015 ...... 18 Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tốp các nước đứng đầu thế giới năm 2014 ...... 18

Bảng 1.11. Diện tích, năng suất và sản lượng gạo Việt Nam tính đến tháng 3 năm 2016. .. 20

Bảng 1.12. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở tỉnh Phú Yên ...... 22

Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Phú Yên ...... 37 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm đánh giá tỉ lệ nảy mầm các quần thể cỏ lồng vực ...... 38 Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực ...... 39 Bảng 2.4. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ...... 40

Bảng 3.1. Giới tính và trình độ văn hóa các nông hộ canh tác cây trồng ở Phú Yên.... 43

Bảng 3.2. Thu nhập kinh tế nông hộ canh tác cây trồng Phú Yên ...... 45

Bảng 3.3. Diện tích, năng suất cây trồng chính ở Phú Yên ...... 46

Bảng 3.4. Kỷ thuật làm đất và chế độ nước lúa ở Phú Yên ...... 47

Bảng 3.5. Kiến thức và biện pháp phòng trừ cỏ dại ở Phú Yên ...... 49

Bảng 3.6. Số lần phun thuốc ở các địa phương ở Phú Yên ...... 51

Bảng 3.7. Nồng độ, liều lượng xử lý thuốc trừ cỏ lúa ở Phú Yên ...... 52

Bảng 3.8. Ý kiến, đề xuất phòng trừ cỏ dại hại lúa của nông hộ ở Phú Yên ...... 54

Bảng 3.9. Trình độ văn hóa của cán bộ quản lý nông nghiệp địa bàn tỉnh Phú Yên .... 55

ix

Bảng 3.10. Hình thức tập huấn của cán bộ quản lý tại Phú Yên ...... 56

Bảng 3.11. Phương tiện truyền đạt thông tin của cán bộ quản lý tại tỉnh Phú Yên ...... 56 Bảng 3.12. Sự lựa chọn và xu hướng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây của nông dân Phú Yên...... 58 Bảng 3.13. Kiến nghị và đề xuất của cán bộ quản lý về cung ứng thuốc trừ cỏ hiện nay ở Phú Yên ...... 60 Bảng 3.14. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa trước khi thu hoạch ở Phú Yên vụ Đông Xuân 2016-2017...... 62 Bảng 3.15. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trước khi làm đất gieo sạ vụ Hè Thu 2017 ...... 64

Bảng 3.16. Tỉ lệ nảy mầm hạt cỏ lồng vực ở các quần thể với thời gian xử lý H2SO4 . 66

20 phút, ngâm trong nước 48 giờ ...... 66 Bảng 3.17. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor ...... 68 Bảng 3.18. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ ở tỉnh Phú Yên ...... 70 Bảng 3.19. Tỉ lệ nảy mầm của quần thể cỏ dại trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor ...... 72 Bảng 3.20. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ ở tỉnh Phú Yên qua các nồng độ nghiên cứu ...... 74 Bảng 3.21. Ảnh hưởng mật độ cỏ dại đến năng suất lúaError! Bookmark not defined.

x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sản lượng, tiêu thụ và dự trữ lúa gạo trên thế giới năm 2005 – 2016 ...... 7

Hình 1.2. Dự trữ gạo thế giới, sản lượng và tiêu thụ gạo trên thế giới năm 2007 – 2017 .... 8

Hình: 1.3. Cơ chế tác động ...... 15

Hình: 1.4. Cơ chế an toàn cho hạt giống ...... 16

Hình 1.5. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ...... 21

Hình 1.6. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 ...... 22

Hình 3.1. Thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ lúa ở Phú Yên...... 53

Hình 3.2. Sản phẩm thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên ...... 57 Hình 3.3. Diễn biến tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở Phú Yên sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor ...... 69

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Thế giới đang có nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng: tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài, bão lụt,.., quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh đã làm giảm đáng kể diện tích sản xuất lúa. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa đứng thứ hai thế giới. Giá trị kinh tế của cây lúa không chỉ làm lương thực cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm, mà nó còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Công nghệ dược phẩm, công nghiệp chế biến bia, rượu, cồn, sơn, mỹ phẩm, xà phòng… Ngoài ra, còn có sản phẩm phụ (rơm, rạ) dùng trong sản xuất giấy, nấm ăn, nấm dược liệu, phân hữu cơ, biochar và là nguồn thức ăn không thể thiếu cho ngành chăn nuôi. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra là người sản xuất lúa gạo phải làm sao cho năng suất cao nhất đó là trở ngại, băn khoăn hiện nay. Dù biết rằng năng suất lúa được quyết định bốn yếu tố chính (là giống, phân bón, nguồn nước và khâu chăm sóc) cùng với mức độ thâm canh cao, tăng mùa vụ thì sự xuất hiện dịch hại ngày càng nghiêm trọng, nhất là cỏ dại ngày càng khó phòng trừ. Cỏ dại được xem là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu hại, bệnh hại và chuột. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây lúa, là nơi trú ngụ, lưu tồn và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại khác nguy hiểm. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa. Hạt cỏ lẫn trong lúa sau thu hoạch làm giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo. Thiệt hại do cỏ dại gây đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê ở các nước trồng lúa Châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ chác lác chiếm trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Ở nước ta có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất lúa trong đó thiệt hại do cỏ dại là một trong những nhân tố chính. Trung bình cỏ dại làm giảm năng suất lúa sạ khoảng 46% (Dương Văn Chín, 2000). Việc quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã được các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm góp phần khắc phục thiệt hại về năng suất cho nhiều vùng trồng lúa khác nhau. Những năm gần đây, cỏ dại trên ruộng lúa đã trở thành một trong những dịch hại quan trọng nhất tại Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng. Ở Phú Yên cỏ dại trên ruộng lúa hầu như khó kiểm soát triệt để, hằng năm làm ảnh hưởng đến năng suất đáng kể. Tuy vậy, Phú Yên có thể nói là vựa lúa của các tỉnh miền Trung về quy mô diện tích và có năng suất cao (đồng lúa Tuy Hoà). Toàn tỉnh diện

2 tích lúa cả năm khoảng 56.800 ha/năm, nơi đây có điều kiện về đất đai, con người, khí hậu và có nguồn nước dồi dào, hệ thống thuỷ lợi từ các con sông lớn chảy qua. Hệ thống thủy lợi Sông Ba, sông Bàn Thạch tưới nước cho 6 huyện Sông Hinh, Sơn Hoà, Phú Hoà, Tây Hoà, Đông Hoà và thành phố Tuy Hoà. Hệ thống công trình thủy lợi sông Kỳ Lộ, hồ chứa nước Đồng Tròn tưới nước cho địa bàn huyện Tuy An với nhiều hệ thống kênh mương đạt chuẩn đã cung cấp lượng nước lớn tưới tiêu hàng năm đầy đủ, kịp thời nhất tạo điều kiện cho nông dân thâm canh cây lúa nước. Phú Yên có hai vụ lúa chính trong năm vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 8, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời gian triển khai giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân dài, thuận lợi cho việc chuẩn bị đất, vệ sinh đồng ruộng, giống. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn có những mặt hạn chế khi tiến hành làm đất cày ải, cách quản lý nguồn nước,…thời gian cho nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cộng với sự tích luỹ mật số cỏ dại trong đất qua nhiều vụ liên tục đã làm cỏ dại ngày càng phát triển mạnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa. Đặc biệt trong vụ Đông Xuân, cỏ dại phát triển mạnh do mặt ruộng không bằng phẳng, thiếu nước đầu vụ, việc giữ mực nước ruộng hạn chế làm tăng mật số cỏ dại phát sinh gây hại nên nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ từ 2 đến 3 lần/vụ tăng chi phí phòng trừ cỏ dại mà hiệu quả không cao. Việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở các tỉnh miền Trung nói chung và tại Phú Yên nói riêng còn lạm dụng về thuốc trừ cỏ. Đặc biệt thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đã được sử dụng trên 20 năm ở miền Trung và tỉnh Phú Yên. Quan sát từ thực tiễn sản xuất cho thấy năng suất lúa giảm tăng chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ để phòng trừ, tỉ lệ cỏ dại mọc trong ruộng lúa gia tăng. Điều này đặc ra giả thuyết, liệu các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên có thể đã làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên” là hết sức cần thiết. 2. Mục đích của đề tài Xác định tình trạng gây hại, biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa tại tỉnh Phú Yên và tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung các thông tin về tác hại của cỏ dại hại lúa và góp thêm cở sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa.

3

2) Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài cung cấp những dẫn liệu nhằm bổ sung các thông tin về việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở tỉnh Phú Yên. - Xác định tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên. - Giúp người dân hiểu nhiều hơn về mối nguy hại từ cỏ dại và cách quản lý cỏ dại hiệu quả nhất.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa 1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn (Bảng 1.1.). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc

Chỉ tiêu Gạo lúa Bắp Cao lương Gạo lứt (Tính trên trọng lượng khô) mì

Protein N x6,25% 12,3 11,4 9,6 8,5 Chất béo % 2,2 5,7 4,5 2,6

Chất đường bột % 81,1 74,0 67,4 74,8 Chất xơ % 1,2 2,3 4,8 0,9 Tro % 1,6 1,6 3,0 1,6

Năng lượng Calo/100g 436 461 447 447 Thiamin (B1) (mg/100g) 0,52 0,37 0,38 0,34

Riboplavin ( B2) (mg/100g) 0,12 0,12 0,15 0,05

Niacin( B3) (mg/100g) 4,3 2,2 3,9 4,7 Fe (mg/100g) 5,0 4,0 10,0 3,0

Zn (mg/100g) 3,0 3,0 2,0 2,0 Lysine ( g/16g N) 2,3 2,5 2,7 3,6

Threonine ( g/16g N) 2,8 3,2 3,3 3,6

Methionine + Cystine ( g/16g N) 3,6 3,9 2,8 3,9

Tryptophan ( g/16g N) 1,0 0,6 1,0 1,1

Nguồn: Mccanco và Widdowson,1960, Khan và Eggum,1978 và Eggum,1979.

5

1.1.1.2. Giá trị sử dụng và thương mại Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,…Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,… Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,… Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic,… Giá trị thương mại Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt ngũ cốc khác. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2- 3 lần và hơn bắp hạt từ 2 - 4 lần. Thời điểm khủng hoảng lương thực trên thế giới vào khoảng những năm 1970 đã làm giá cả các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng vọt đột ngột: Giá gạo từ 147 USD/tấn (1972) tăng lên đến 350 USD/tấn (1973), lúa mì từ 69 (1972) lên 137 USD/tấn (1973) và bắp từ 56 (1972) lên 98 USD/tấn (1973). Giá gạo đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 542 USD/tấn, trong khi gạo thơm đặc sản Basmati (gạo số 1 thế giới) lên đến 820 USD/tấn. Sau đó, giá gạo giảm dần và tăng lên trở lại trên 430 USD/tấn trong những năm 1980 - 1981 để rồi giảm xuống và có khuynh hướng ổn định ở khoảng 200 - 250 USD/tấn, tức vẫn ở mức gấp đôi giá lúa mì và gấp 3 bắp. Nhìn chung, từ năm 1975-1995 giá gạo thế giới biến động khá lớn và ở mức cao. Giá gạo thế giới trong những năm 90 biến động khá lớn, trong đó năm 1993 thấp nhất, sau đó tăng dần lên và tương đối ổn định từ năm 1997-1998. Giá gạo Việt Nam (5% tấm) bán trên thị trường thế giới ở mức trung bình từ 220-290 USD/tấn. Từ năm 2000 trở đi, giá gạo thế giới tăng đều và ổn định ở mức 10% năm. Đầu năm 2016 giá gạo trên thị trường thế giới tiếp tục tăng và ổn định. Giá gạo Thái Lan bán trên thị trường thế giới ở mức trung bình từ 390-400 USD/tấn, Ấn Độ (5% tấm) 370-380 USD/tấn, Pakistan (5% tấm) 345-355 USD/tấn, Campuchia (5% tấm) 445-455 USD/tấn, Myanmar (5% tấm) 415-425 USD/tấn, Mỹ (4% tấm) 430-440 USD/tấn và Việt Nam (5% tấm) trung bình 365-375 USD/tấn (Bảng 1.2.).

6

Bảng 1.2. Thị trường giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2016

Giá Tăng, gảm Nước xuất khẩu Loại gạo (USD/tấn) (%)

Thái Lan 100% B 390-400 +1,3 Việt Nam 5% tấm 365-375 0 Ấn Độ 5% tấm 370-380 0 Pakistan 5% tấm 345-355 0 Myanmar 5% tấm 415-425 0 Campuchia 5% tấm 445-455 0 Mỹ 4% tấm 430-440 0

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Nguồn gốc của cây lúa được đông đảo các nhà khoa học công nhận ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này có khí hậu ẩm và điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên vừa qua, nguồn gốc đầu tiên của của cây lúa là ở Đông Nam Á và Đông Dương. Từ Đông Nam Á, cây lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, trên thế giới các nước trồng lúa và phân bố ở tất các cả các châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, châu Âu có 11 nước, châu Đại Dương có 5 nước. Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 153 triệu ha, năng suất lúa bình quân sấp xỉ 4 tấn/ha. Sản lượng gạo tại Châu Á năm 2015 dự báo đạt 672,3 triệu tấn, thấp hơn mức sản lượng đầy thất vọng của năm 2014. Thực tế là nhiều quốc gia trong khu vực phải hứng chịu ảnh hưởng của tình hình thời tiết xấu từ đầu mùa vụ. Cụ thể tại Thái Lan do mưa muộn hoặc thiếu mưa nên việc tưới tiêu của vụ chiêm ở các hồ chứa nước gặp rất nhiều khó khăn. Tại Ấn Độ, những cơn mưa bất thường trên diện rộng khi gió mùa về có thể tiếp tục làm giảm sản lượng thu hoạch năm thứ hai liên tiếp. Dự báo sụt giảm sản lượng còn xảy ra ở các quốc gia như Cộng Hoà Dân Chủ Triều Tiên, Nepal, Pakistan, Philipines, Hàn Quốc, Myanmar và Việt Nam do diễn biến thời tiết bất

7 thường và giá thu mua thấp. Ngược lại, sản lượng gạo tại một số nước như Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka lại tăng mạnh, được kỳ vọng sẽ bù đắp sự sụt giảm về sản lượng của các quốc gia châu Á khác. Những vùng trồng lúa ở miền nam Indonesia hiện đang chịu một đợt hạn hán khốc liệt, nhưng phần lớn sản lượng đã được thu hoạch từ đầu năm, đưa sản lượng gạo của Indonesia trong năm 2015 đạt mức kỷ lục. 1.1.2.2. Tình hình tiêu thụ lúa gạo

Hình 1.1. Sản lượng, tiêu thụ và dự trữ lúa gạo trên thế giới năm 2005 – 2016 (Cục xúc tiến thương mại 2015) Dự trữ gạo thế giới được dự báo đạt mức cao kỷ lục với mức dự trữ kết thúc niên vụ 2016/2017 đạt 483 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng dự trữ tại các quốc gia sản xuất hàng đầu như Trung Quốc và Ấn Độ tăng lần lượt là 1% và 2%. Ngoài ra, dự báo sản lượng gạo của Thái Lan quốc gia lớn thứ hai thế giới tăng 18% và Hoa Kỳ là 23%. Trong bối cảnh sản lượng gạo cuối niên vụ 2015/2016 giảm, nhu cầu lương thực và thức ăn chăn nuôi đươc chuyển sang lúa mỳ với nguồn cung dồi dào và mức giá thấp hơn. Lượng gạo tiêu thụ đặc biệt giảm mạnh tại Ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù tiêu thụ trên toàn cầu được dự báo tăng, sản lượng lương thực tăng ở mức kỷ lục sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ của năm nay. Dự trữ gạo tại Thái Lan được dự báo giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây do chính phủ Thái Lan muốn xử lý hết lượng gạo tồn dư từ giai đoạn

8 trước. Tương tự, tỷ lệ dự trữ tại Ấn Độ cũng được dự báo giảm nhẹ trong những năm tới vì mức tiêu thụ được dự báo sẽ hồi phục và xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ngược lại, Hoa Kỳ với một vụ mùa bội thu được dự báo sẽ có mức lương thực dự trữ cao nhất kể từ giữa những năm 1980. Bao trùm lên bức tranh toàn cảnh của thị trường gạo thế giới là tình hình tại Trung Quốc, quốc gia sản xuất lương thực, tiêu thụ và nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Với mức tiêu thụ tương đối ổn định và những chính sách thúc đẩy mở rộng sản xuất lương thực, Trung Quốc được dự báo sẽ nắm giữ 60% sản lượng gạo dự trữ toàn cầu tính đến thời điểm kết thúc niên vụ 2016/2017.

Hình 1.2. Dự trữ gạo thế giới, sản lượng và tiêu thụ gạo trên thế giới năm 2007 – 2017 (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa thế giới 1.1.3.1. Thành phần cỏ dại hại lúa Water House (1995) đã xác định có 113 loài cỏ dại trên ruộng lúa nước ở khu vực Đông Nam Á. Các họ thực vật quan trọng là với 40 loài, chiếm 29%, sau đó là Cyperaceae có 16 loài, chiếm 12%. Trên lúa cấy, các loài cỏ dại quan trọng bao gồm: Cỏ lồng vực Echinichloa crus-galli, cỏ năn Scirpus planiculmis, rau mác Sagittaria pygmaea, cây nhãn tử Potamogeton distinctus, cỏ chác Paspalum distichum, cỏ lác xòe Cyperus serotinus, cỏ đuôi phụng Leptochloa chinensis, cỏ ớt Monochoria vaginalis, cỏ dùi bấc Scirpus juncoides, cỏ lác dù Cyperus diffomis, cỏ nhọ nồi Eclipta prostrate, cỏ nghể Polygonum amphibium, và rau dệu Alternanthera philoxeroides (Zhang, 1996).

9

Số lượng loài cỏ dại trong ruộng lúa nước ở Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philipin, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Ấn Độ lần lượt là 102, 105, 127, 129, 27, 92, 24, và 54 loài (Caton et al. 2004; Moody et al. 1984). 1.1.3.2. Nghiên cứu tác hại cỏ dại Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trong nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu bệnh, chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê các nước trồng lúa Châu Á, cỏ dại có thể giảm tới 60% năng suất lúa. Theo Holm L.G (1977), cỏ lồng vực crus-galli và E. colona đứng thứ ba và bốn trong các loài cỏ gây hại lớn nhất thế gíới. Kết quả các thí nghiệm trước đây cho thấy sự giảm sút của năng suất lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 đến 200 cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%. Bảng 1.3. Quan hệ giữa mật độ cỏ mật độ cây trồng và tổn thất năng suất lúa

Mật độ cỏ Tỷ lệ tổn thất Mật độ cây trồng Tỷ lệ tổn thất (cây/m2) (%) (cây/m2) (%) 11 25 32 57 54 49 108 40 269 79 334 25

Nguồn từ Smith 1968 theo Agro – Pesticide – FAO, 1998 Theo tổng kết của Smith (1983), tổn thất do cỏ dại gây cho các nước trồng lúa dao động từ 10-15% sản lượng. Theo Arai M (1972) lúa cấy không làm cỏ năng suất giảm 20 – 40%, lúa gieo thẳng không làm cỏ năng suất giảm 70 – 90%. Theo ướt tính tổng thiệt hại hàng năm do cỏ dại gây ra đối với sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới vào khoảng 46 triệu USD. Bảng 1.4. Ảnh hưởng đến năng suất lúa một số loài cỏ dại

Tên cỏ dại Tên khoa học Tỉ lệ năng suất lúa giảm (%)

Lồng vực nước Echinichloa crus-galli 70 – 87

Rau mác Monochoria spp. 25 – 84

Cỏ cháo Cyperus difformis 40 – 80

Cỏ bợ Marsilea quadriflia 45 – 56

Nguồn: Nguyễn Vĩnh Trường, Cỏ dại, 2014

10

Bảng 1.5. Mật độ cỏ và tỉ lệ năng suất lúa

Mật độ cỏ (cây/m2) Tỷ lệ năng suất lúa (%) 0 100 100 83,2 200 73,1 300 69,4 400 65,5 500 63,0 600 60,6 >600 56,8

Nguồn: Nguyễn Vĩnh Trường, Cỏ dại, 2014 Bảng 1.6. Cạnh tranh cỏ dại và tỷ lệ năng suất lúa

Trọng Số bông Tỉ lệ năng Mật độ cỏ lượng khô Thời kỳ cạnh tranh cỏ dại lúa suất lúa (cây/m2) cỏ dại (bông/m2) (%) (g/m2) Không để cỏ cạnh tranh 0 0 477.0 100

Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa 3 lá 110,0 12,5 468,5 99,7

Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa đẻ 463,7 122,36 411,0 86,8 nhánh tối đa Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa 286,5 181,66 405,0 83,0 đứng cái Để cỏ cạnh tranh đến lúa lúa làm 126,7 183,86 386,0 71,9 đòng Để cỏ cạnh tranh đến lúc lúa trổ 109,5 188,61 379,0 76,3

Nguồn: Nguyễn Vình Trường, Cỏ dại, 2014 Sự gây hại của cỏ dại đối với cây trồng là do quá trình sinh trưởng và phát triển cỏ dại xuất hiện giữa cỏ và cây trồng. Trong quá trình cạnh tranh này ưu thế nghiêng về cỏ dại vì nhiều lí do mà trước hết là hiệu quả quang hợp của cỏ luôn luôn cao hơn cây trồng. Trong sự hiểu biết về năng lực canh tranh to lớn của cỏ điều đầu tiên phải

11

được biết chúng trở nên thích ứng rất tốt với môi trường bởi quá trình chọn lọc tự nhiên rất dài. Ngược lại, cây trồng được chọn lọc trong môt thời gian dài theo hướng chất lượng và năng suất cao và như vậy chúng đã mất đi khả năng chịu đựng mà nó có ở thực vật hoang dại. Bảng 1.7. Ảnh hưởng của các loại cỏ tới năng suất lúa IR38

Trọng lượng cỏ Tỷ lệ giảm năng suất do cỏ

(g/m2) (%) Quần thể cỏ Gieo vãi Cấy Gieo vãi Cấy Cỏ hòa thảo 325 285 86 75 Cỏ năn lác + lá rộng 250 110 24 0 Cỏ hòa thảo + năn lác + lá rộng 540 330 100 67 Không cỏ 0 0 - - Nguồn: Data, 1969 theo Agro – Peticide – FAO, 1981 1.1.3.3. Nghiên cứu quản lý cỏ dại Các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ cỏ dại ít được chú trọng và ít được đầu tư nghiên cứu từ cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, ngay cả con người bị gây bệnh bởi những thực vật không mong muốn giữa các cánh đồng canh tác từ thời kỳ trước Công Nguyên. Ngay cả việc phòng trừ cỏ dại nhiều thế kỉ như là công việc phụ của chuẩn bị đất. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại sơ khai gồm cuốc cỏ, làm cỏ bằng tay cũng như các biện pháp luân canh cây trồng. Mặc dầu cuốc cỏ là hiếm ở các nước đã phát triển, loại bỏ cỏ dại bằng tay là chủ yếu của các nước đang phát triển. Cho tới những năm gần đây nghiên cứu hiều biết về quần thể cỏ dại và các thử nghiệm phòng trừ cỏ dại trong một vụ cây trồng phần lớn chưa rút ra kết luận và kiểm soát cỏ dại là công việc nặng nhọc đối với lao động nông nghiệp. Biện pháp trừ cỏ bằng hóa học đầu tiên được đề cập khi các hợp chất vô cơ được mô tả để sử dụng trừ cỏ chọn lọc. Một số hóa chất trừ cỏ trước năm 1940 là muối, sắt sulfate, acid sufuric và sulfate đồng (Klingman và Ashton, 1975). Các hợp chất này được sử dụng ở Đức, Pháp, Hoa Kỳ, nhưng cho đến năm 1940, chất diệt cỏ được sử dụng rộng rải như một hình thức kiểm soát cỏ dại. Thuốc trừ cỏ 2,4-D của Pokomy vào năm 1941 đã mỡ ra một cơ hội mới cho người dùng một lựa chọn rẻ hơn về kiểm soát cỏ dại đối với sản xuất nông nghiệp. Đặc tính của 2,4-D được coi là cuộc cách mạng hóa sản xuất lượng thực toàn cầu, lần lượt tạo ra nhiều sự chú ý đến kiểm soát cỏ dại. Những năm 1940 và năm 1950 chứng kiến sự bùng nổ thuốc diệt cỏ tổng hợp. Vào năm 1950 đã có khoảng 25 thuốc diệt cỏ đã sử dụng (Timmons, 2005) Vào cuối những năm 1950 và 1960 nhiều loại thuốc diệt cỏ xuất hiện trên thị trường để kiểm

12 soát cỏ dại là biện pháp thay thế sức lao động con người. Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trên thị trường ngày nay thuốc diệt cỏ thay đổi chủng loại, tính năng trừ cỏ ít làm ảnh hưởng môi trường sinh thái và không phải là đối tượng mục tiêu tác động (Zimdahl,1999). Ví dụ thuốc trừ cỏ Glyphosate được giới thiệu 1970 và cung cấp kiểm soát cỏ dại tuyệt vời với những liều lượng thấp hơn (Ross và Lembi,1999). Trong những năm 1980 và năm 1990, giới thiệu diệt cỏ bao gồm các hợp chất mới với giá cả thấp hơn so với trước và khối lượng sử dụng giảm mặc dù thuốc diệt cỏ đã được gia tăng. Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu USD cho thuốc trừ cỏ cho lúa, bình quân 265 USD/ha. 1.1.3.4. Nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực Các báo cáo đầu tiên về cỏ lồng vực kháng butachlor đã được ghi nhận vào năm 1993 bởi Tang-Hong Yuan tại Trung Quốc và Chanya Maneechote vào năm 1998 tại Thái Lan (Heap, 2014). Nghiên cứu của Marsh và ctv. (2009) tại Philippines ghi nhận sự xuất hiện các dòng cỏ lồng vực (Echinochloa crusgalli và Echinochloa labrescens) mà mức độ mẫn cảm thấp hơn 3 - 4 lần so với dòng mẫn cảm đối với pretilachlor sau 4,1 - 4,3 năm sử dụng. Nghiên cứu cũng đã xác định mức độ mẫn cảm của cỏ lồng vực với hỗn hợp butachlor + propanil và ghi nhận đƣợc 17/19 quần thể có mức độ mẫn cảm thấp hơn từ 5,6-9 lần so với các quần thể mẫn cảm. Từ kết quả thí nghiệm và các ghi nhận trên thế giới, có thể nhận thấy tình trạng giảm mức độ mẫn cảm với thuốc của các loài cỏ chính, đặc biệt là cỏ lồng vực trên ruộng lúa sạ trong nước đang diễn ra và có khả năng tăng cao trong thời gian tới khi diện tích lúa sạ ngày càng phát triển và không có hoạt chất hiệu quả với cơ chế tác động mới diệt cỏ tiền nảy mầm đƣa vào sử dụng. Theo Leylani M. Juliano., Madonna C. Casimero., and., Rick Llewellyn, (2010). Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli [L.] Beauv.) là một loại cỏ dại gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo đã được xác nhận lần đầu tiên có khả năng chống cả chloroacetamide (butachlor) và acetanilide (propanil) các nhóm thuốc diệt cỏ thường được sử dụng trực tiếp lúa gạo ở Philippines. Tính kháng của thuốc trừ cỏ cho thấy rằng 17 trong 18 mẫu quần thể cỏ có 94% đều kháng butachlor + propanil. Thí nghiệm cho thấy rằng liều sử dụng butachlor + propanil trên quần thể cỏ lồng vực dẫn đến tất cả nhưng người ta không được kiểm soát ở mức gấp đôi mức khuyến cáo cho lĩnh vực ứng dụng (1,4 kg ai hoặc 2 lít /ha) và bảy quần thể không được kiểm soát ở liều lượng 4 lít /ha (2,8 kg ai/ha). Thí nghiệm đáp ứng liều sử dụng butachlor và propanil riêng biệt chỉ ra rằng các quần thể sau này kháng với cả các thuốc diệt cỏ. Giá trị LD50 cho butachlor quần thể propanil dao động từ 0,6 lít/ha (0,42 kg ai) đến 2,9 lít/ha (2,03 kg ai) chỉ 1,9-9,1 lần độ nhạy ít hơn quần thể ít biết đến. Vì vậy, những gì được nhận thức của nông dân để được giảm trừ cỏ hiệu quả người ta tăng liều lượng, nồng độ của thuốc diệt cỏ dẫn đến là kháng thuốc diệt cỏ. Do đó, sự phát triển tính kháng trong

13 thuốc diệt cỏ với số lượng lớn đã trở thành một mối đe dọa trong lúa gạo sản xuất và sẽ làm thay đổi quản lý cỏ dại trong sản xuất hạt gạo trực tiếp. Nổ lực trong việc nâng cao nhận thức về quản lý cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ và thực hiện một chương trình kết hợp hiệu quả quản lý cỏ dại là cần thiết. Theo Dilipkumar Masilamany, Adzemi Mat Arshad, và Chuah Tse Seng nghiên cứu này đã được tiến hành để kiểm tra các hiệu ứng kết hợp của hoa hướng dương chứa nước lá chiết xuất với mức giá thấp hơn pretilachlor trên cỏ lồng vực xuất hiện và sinh trưởng trong đất ruộng lúa là đất thịt pha cát dưới điều kiện nhà kính. Điều thú vị là, các giá trị ED95 (tỷ lệ đó gây ra 95% ức chế) của pretilachlor cho sự xuất hiện và trọng lượng tươi của cỏ lồng vực đã giảm xuống đến 79 và 82%, tương ứng, khi được trộn với chất chiết xuất từ lá hướng dương trong loạt đất thịt pha cát. Những kết quả này chứng tỏ rằng chất chiết xuất từ lá hướng dương có khả năng làm giảm tỷ lệ pretilachlor để ức chế sự hình thành và phát triển của cỏ lồng vực trong ruộng lúa. Theo Lee, In-Yong, Oh-DoKwon, Chang-Seok Kim, Jeongran Lee, Byung- Chul Moon and Jae-Eup Park ( 2012). Hiệu quả của việc kiểm soát cỏ bỡi thuốc diệt cỏ đã được nghiên cứu nhiều biện pháp trừ cỏ khác nhau, quản lý cỏ dại tổng hợp của cỏ lồng vực kháng thuốc diệt cỏ Echinochloa oryzoides ở một ruộng lúa. Hiệu lực của thuốc diệt cỏ trên đất trồng lúa áp dụng phƣơng pháp kiểm soát của cỏ E. oryzoides kháng thuốc diệt cỏ là rất cao với oxadiargyl 1,7% EC, oxadizon 12 % EC và fentrazamide, oxadiargal 3,3% EC. Pentaxazon 5% SC đạt trên 98%. Mặc dù một số E. oryzoides nổi lên là 31 ngày sau khi kiểm soát cỏ dại. Đến giai đoạn lần thứ 2 của E. oryzoide, 6 loại thuốc diệt cỏ, azimsulfuron, carfenstole 1,05% GR bensulfurometyl, benzobicyclone mafenacet 24,52%, bensulfuronmethyl fentrazamide 7% SC, bensulfuro - metyl, mafenacet oxadiargyl 21,6% SC, benzobicyclone, mafenacet, penoxulam 21,5% mafenacet, pyrazosulfuron- ethyl 3,5% GR có thể kiểm soát E. oryzoide. Đến giai đoạn lần thứ 3 nghiên cứu này chỉ ra rằng nó là rất quan trọng để lựa chọn các loại thuốc diệt cỏ phù hợp cho điều trị và áp dụng chúng tại thời điểm đúng để đạt được một mức độ kiểm soát của E. oryzoides kháng ACCase- và ALS diệt cỏ. Sự xuất hiện của cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ đã tăng lên trong thập kỷ qua, nhưng theo các báo cáo đầu tiên của cỏ dại tính kháng thuốc trừ cỏ được ghi nhận sớm nhất vào những năm 1950, trên cây cỏ bồ công anh và cây cà rốt hoang dại đã được báo cáo là có khả năng kháng thuốc trừ cỏ 2,4-D. Hợp chất C3H3N3 kháng thuốc một loại cỏ phổ biến lần đầu tiên được báo cáo trong 1968 tại Washington và cho đến nay, khả năng chống hợp chất triazin (C3H3N3) kháng thuốc diệt cỏ đã được ghi nhận thường xuyên nhất. Khoảng 100 loài cỏ dại đã được báo cáo là có khả năng kháng thuốc diệt cỏ của một quần thể cỏ dại.

14

Để tránh sự phát triển của tính kháng thuốc trừ cỏ cỏ dại, người ta nên có một sự hiểu biết cơ bản về cách quản lý cỏ dại để hạn chế sự xuất hiện tính kháng phát triển. Hai cơ chế đã được đề xuất: Lý thuyết và đột biến lý thuyết tự nhiên lựa chọn. Các lý thuyết đột biến mặc nhiên cho rằng một đột biến gen xảy ra trong một nhân tố sau khi sử dụng của một loại thuốc diệt cỏ và cho rằng đột biến đề kháng cho cây. Có rất ít bằng chứng để hỗ trợ lý thuyết này và nó được bỏ qua bởi hầu hết các nhà khoa học một lời giải thích hợp cho sự phát triển của cỏ dại kháng thuốc. Các lý thuyết tự nhiên lựa chọn được coi là lời giải thích hợp lý nhất cho sự phát triển của kháng cỏ dại. Lý thuyết rằng tính khánh thuốc trừ cỏ dại đã luôn luôn xảy ra vào lúc cực kỳ số thấp trong các loài cỏ đặc biệt. Khi một thuốc diệt cỏ có hiệu quả kiểm soát phần lớn các thành viên dễ bị của một loài, chỉ có những nhân tố mà có một đặc điểm kháng thể tồn tại và sản xuất hạt giống cho các thế hệ tương lai. Lý thuyết về phát triển sức đề kháng có một số song song với lý thuyết về sự tồn tại của Darwin. Sinh vật sinh học (con người, thực vật, động vật,…) trình bày một loạt các sự đa dạng. Không có hai cá thể là giống hệt nhau, và các nhân tố tương tự như vậy cho thấy cực đa dạng. Các nhân tố trong một quần thể với các đặc tính cho phép chúng tồn tại dưới một loạt các điều kiện môi trường bất lợi và khác sẽ được những người sản xuất hạt giống duy trì những tồn tại đặc điểm. Các loài thực vật ít thích nghi không tồn tại và do đó chỉ có các nhân tố sản xuất hạt giống thích hợp nhất. Những thực vật có đặc điểm (như kháng thuốc diệt cỏ) mà không phải là phổ biến cho toàn thể loài này được gọi là "biotypes" Các đặc tính sở hữu bởi biotypes kháng thuốc diệt cỏ. Vậy thì có nghĩa là "áp lực chọn lọc" liên quan đến cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ? Thuốc diệt cỏ là được sử dụng để kiểm soát hiệu quả một phổ rộng của cỏ dại. Sự xuất hiện của cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ là hậu quả của việc sử dụng thuốc diệt cỏ với một loại thuốc duy nhất từ năm này qua năm khác hoặc sử dụng lặp đi lặp lại của một loại thuốc diệt cỏ trong mùa trồng trọt để phòng trừ một loài cỏ dại không cụ thể kiểm soát bởi bất kỳ loại thuốc diệt cỏ dẫn đến tính kháng thuốc đó là: + Sử dụng một loại thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng duy nhất một loại thuốc trừ cỏ. + Sử dụng đi lặp lại một loại thuốc diệt cỏ. + Các biện pháp kiểm soát cỏ dại khác. Một nghiên cứu về sức chịu đựng của tám loài cỏ lồng vực pretilachlor chiều cao của cây, chiều dài của tế bào lá và tế bào lá mầm và men phân giải tinh bột hoạt động của tám loài cỏ lồng vực được kiểm tra sau khi hạt giống được xử lý bằng pretilachlor. Có tồn tại sự khác biệt rõ ràng trong đặc điểm thử nghiệm trong những vật liệu. Tỷ lệ ức chế pretilachlor để Echinochloa crusgalli (L.) Beavu. var. mitis (Pursh.) Peterm là thấp nhất và cho rằng E. colonum (L.) Link là cao nhất trong số tám loài cỏ lồng vực.

15

Nó được khẳng định rằng các loài cỏ lồng vực sống ở điều kiện sinh thái khác nhau có khả năng chịu đựng của pretilachlor khác nhau. 1.1.4. Đặc tính của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachor Pretilachlor là loại thuốc trừ cỏ chọn lọc, tiền nảy mầm dùng trừ cỏ cho lúa gieo thẳng. Ngoài hoạt chất là prelilachlor, còn chứa chất an toàn Fenclorim. Trong cơ thể thực vật dưới tác động của men cây Fenclorim ức chế hoạt tính gây độc thực vật của pretilachlor, phân giải chất này và được cây bài tiết ra ngoài. Ngoài ra Fenclorim còn tạo một lớp bọc bảo vệ không cho Pretilachlor tác động vào điểm sinh trưởng của thực vật. Hoạt chất trừ cỏ pretilachlor được cây cỏ và cây lúa hấp thụ chủ yếu qua lá mầm và được hấp thụ qua rễ ít hơn. Đối với chất an toàn Fenclorim thì chỉ có loài thực vật giống (genus) Oryza mới hấp thụ được chúng và chỉ hấp thụ qua rễ mầm. Như vậy, các loài cỏ dại không có khả năng mà chỉ có cây lúa mới hấp thụ được Fenclorim. Fenclorim bảo vệ không cho pretilachlor gây hại mầm lúa. Cơ chế tác động Pretilachlor kìm hãm sinh hợp protein và tác động đa điểm lên chuỗi rất dài acid béo ở tế bào thực vật. Từ đó, kìm hãm sự phân chia tế bào cũng như sự kéo dài của rễ làm cho hạt cỏ bị chết thể hiện ở (Hình 1.3.) và (Hình 1.4.).

Hình: 1.3. Cơ chế tác động

16

Hình: 1.4. Cơ chế an toàn cho hạt giống 1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN 1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam 1.2.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cả nước Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể nói đây là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống và sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nước ta. Với địa hình trải dài trên 15ovĩ Bắc bán cầu kèo dài từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng triệu người. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và đứng vị trí thứ 4 trong tốp 10 nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2010 đạt sản lượng 39,9 triệu tấn thóc và đã xuất khẩu trên 6,0 triệu tấn gạo. Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong số 4 cây lương thực chính ở nước ta (Bảng 1.8; 1.9;1.10.). Những năm gần đây sản xuất lúa đã phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm giảm để chuyển sang phát triển công nghiệp độ thị, nuôi trồng thủy sản và các cây khác có giá trị hơn, nhưng năng suất, sản lượng vẫn liên tục tăng, an ninh lương thực được đảm bảo. Trung bình mỗi năm xuất khẩu được hơn 4 triệu tấn gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

17

Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7.440,1 triệu ha giảm 226,0 ngàn ha so với năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 25,1 ngàn ha. Tuy vậy, nhờ sử dụng nhiều loại giống mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đầu tư vật tư phân bón hợp lý, các công trình thủy lợi tiếp tục được mở rộng và phát huy có hiệu quả nên năng suất lúa đã tăng từ 42,4 tạ/ha năm 2000 lên 52,3 tạ/ha năm 2009, tăng trung bình 9,9 tạ/ha. Sản lượng lúa liên tục tăng từ 32,520 triệu tấn năm 2000 lên 38,895,5 triệu tấn năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 708,4 ngàn tấn. Tạo điều kiện đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần quyết định vào thành công xoá đói giảm nghèo. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD- QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha. Bảng 1.8. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ năm 2004 đến 2014

Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)

2004 7,45 4,86 36,15

2005 7,33 4,89 35,83

2006 7,32 4,89 35,85

2007 7,21 4,99 35,94

2008 7,40 5,23 38,73

2009 7,44 5,24 38,95

2010 7,49 5,34 40,01

2011 7,66 5,54 42,40

2012 7,75 5,63 43,74

2013 7,90 5,57 44,08

2014 7,78 5,72 44,96

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)

18

Bảng 1.9. Sản lượng gạo của Việt Nam theo vụ từ năm 2008 – 2015 Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng lúa Sản lượng lúa Sản lượng lúa Năm Tổng sản lượng Đông - Xuân Hè –Thu Mùa 2008 38.729,8 18.326,9 11.395,7 9.007,2 2009 38.950,2 18.695,8 11.212,2 9.042,2 2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2011 42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3

2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9

2013 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5 2014 44.957,6 21.047,0 14.480,0 9.430,6 2015 45.092,5 20.988,2 14.850,0 9.254,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017) Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tốp các nước đứng đầu thế giới năm 2014

Diện tích Năng suất Sản lượng Tên nước (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Trung Quốc 30,60 67,2 205,71 Ấn Độ 44,00 36,1 159,02 Inđônêxia 12,16 48,8 95,37 Băngladesh 11,82 44,2 52,21 Việt Nam 7,78 57,2 44,48 Thái Lan 10,90 28,5 31,06 Philippines 4,89 39,6 16,37 Afghanistan 0,21 39,0 0,80 (Nguồn: FAO STAT, 2017) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ước tính sản lượng lúa niên vụ 2015/16 của Việt Nam đạt 44,94 triệu tấn tương đương với 28,09 tấn gạo đã xay xát, thấp hơn

19

180.000 tấn so với số liệu dự báo tháng 12 năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của hiện tượng El Nino khiến sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sụt giảm. Tuy nhiên, trong vụ Hè Thu, sản lượng lúa thực tế tại đây đã vượt 20.000 tấn so với số liệu trước đó của USDA. Tính đến ngày 15/5/2016, các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa Đông Xuân, diện tích ước tính đạt 1155,2 nghìn ha, bằng 99,4% vụ Đông Xuân năm trước. Theo báo cáo sơ bộ, sản lượng lúa Đông Xuân năm nay của các địa phương phía Bắc ước tính đạt 7,1 triệu tấn, giảm 53,4 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2015, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài vào đầu vụ và sâu, bệnh phát sinh gây hại ở một số địa phương. Đến trung tuần tháng Năm, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1868,4 nghìn ha lúa Đông Xuân, bằng 97,6% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1555,6 nghìn ha, bằng 99,6%. Công tác thu hoạch lúa Đông Xuân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất với sản lượng ước tính đạt 10 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với vụ Đông Xuân 2015. Vụ lúa Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long năm nay bị ảnh hưởng lớn do tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn. Một số địa phương có sản lượng lúa giảm mạnh so với vụ Đông Xuân 2015 là: Kiên Giang giảm 374,2 nghìn tấn; Trà Vinh giảm 196,6 nghìn tấn; Long An giảm 163,2 nghìn tấn; Vĩnh Long giảm 46,5 nghìn tấn; riêng Bến Tre là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sản lượng lúa Đông Xuân chỉ đạt 800 tấn, bằng 1% so với vụ Đông Xuân năm trước do 98% diện tích xuống giống bị mất trắng vì nhiễm mặn. Cùng với việc thu hoạch lúa Đông Xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 1022,3 nghìn ha lúa Hè Thu, bằng 89,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 945,4 nghìn ha, bằng 88,3%. Do thời tiết nắng hạn và tình trạng nhiễm mặn kéo dài nên tiến độ gieo cấy lúa vụ Hè Thu năm nay chậm hơn cùng kỳ năm trước. Vụ Đông Xuân: Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, diện tích thu hoạch vụ Đông- Xuân niên vụ 2015/16 của ĐBSCL sẽ vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ niên vụ trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích thu hoạch trong vụ Đông Xuân niên vụ 2015/16 sẽ chỉ ở mức 3,05 triệu ha, giảm khoảng 500.000 ha so với dự báo trước đó; đồng thời năng suất lúa cũng thấp, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL năng suất giảm từ 6,75 tấn/ha xuống 6,7 tấn/ha. Đầu năm 2016, miền Bắc Việt Nam đã phải đón nhận một đợt rét mạnh khiến cho người nông dân không thể gieo trồng theo đúng kế hoạch; tuy nhiên, thời tiết sau đó lại rất thuận lợi nên tiến độ gieo trồng lúa vụ Đông Xuân niên vụ 2015/16 tại khu vực vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ niên vụ trước. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2016, việc gieo trồng tại miền Bắc Việt Nam cơ bản hoàn thành với tổng diện tích đạt 1,11 triệu ha.

20

Bảng 1.11. Diện tích, năng suất và sản lượng gạo Việt Nam tính đến tháng 3 năm 2016.

2015/2016 2016/2017 Niên vụ 2014/2015 (ước tính) (dự báo)

Diện tích thu hoạch (ha) Vụ lúa mùa (Tháng 10) 1.780 1.700 1.700 Vụ Đông Xuân 3.112 3.050 3.100 Vụ Hè Thu 2.931 2.930 2.950 Tổng cộng 7.823 7.680 7.750 Năng suất (tấn/ha) Vụ lúa mùa (Tháng 10) 4,8 4,85 4,90 Vụ Đông Xuân 6,65 6,7 6,75 Vụ Hè Thu 5,4 5,55 5,6 Trung bình 5,76 5,85 5,9 Sản lượng (nghìn tấn) Vụ lúa mùa (Tháng 10) 8.544 8.245 8.330 Vụ Đông Xuân 20.695 20.435 20.925 Vụ Hè Thu 15.827 16.621 16.520 Tổng cộng 45.066 44.491 45.775 (Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2016) Vụ Hè Thu: Vụ Hè Thu thường được gieo trồng tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt ĐBSCL chiếm đến 80% tổng diện tích gieo trồng. Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2016, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu của cả nước trong niên vụ 2015/2016 (chủ yếu là ĐBSCL) đạt 343.000 ha, bỏ xa con số khoảng 287.000 ha của niên vụ trước. Diện tích thu hoạch vụ Hè Thu niên vụ 2015/16 của nước ta ước đạt 2,93 triệu ha, không thay đổi so với cùng kì niên vụ trước và tăng 50.000 tấn so với dự báo trước đó. Nguyên nhân chính là do Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng diện tích trồng trọt và diện tích thu hoạch đối với vụ Hè Thu. Niên vụ 2016/17 diện tích thu hoạch vụ Hè Thu được dự báo sẽ gần như không đổi, đạt mức 2,95 triệu ha. Vụ lúa Mùa: Trong vụ lúa mùa niên vụ 2015/16, diện tích thu hoạch ước đạt 1,7 triệu ha, giảm 70.000 ha so với cùng kì niên vụ trước. Sự suy giảm này diễn ra chủ yếu ở ĐBSCL vì vụ mùa không còn là vụ chính tại đây. Nguyên nhân là do năng suất của

21 vụ mùa thấp và mùa vụ kéo dài khiến cho sâu bệnh dễ phát triển. Diện tích gieo trồng vụ mùa niên vụ 2016/17 được dự báo ở mức 1,7 triệu ha. Sản xuất nông nghiệp đầu năm 2017 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Đông Xuân. Tính đến trung tuần tháng Hai, cả nước gieo cấy được 2613 ha lúa Đông Xuân, bằng 109,2% cùng kỳ năm trước, bao gồm: các địa phương phía Bắc gieo cấy 694,7 nghìn ha, bằng 144,6%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1918,3 ha, bằng 100,3%. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 4,2 triệu tấn, giảm 21,2% về số lượng và giảm 16,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến năm 2016 sản lượng gạo xuất khẩu dưới mức 6,0 triệu tấn. Một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đạt tăng trưởng khá như: Ghana thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam (chiếm 11% thị phần) trong 9 tháng qua đã nhập 387.700 tấn gạo, tăng 41,8% về khối lượng và tăng 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý là thị trường Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Việt Nam (8,2%), trong 9 tháng đầu năm nhập khẩu 359.4000 tấn, tăng gấp 21,5 lần về khối lượng và gấp 22,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; thị trường Angola tăng gấp 4,4 lần về khối lượng và gấp 3,5 lần về giá trị (Hình 1.6.) Tuy nhiên, một số thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đang có sự sụt giảm mạnh. Điển hình là Trung Quốc, thị trường lớn nhất nhập gạo Việt Nam (35,4% thị phần), trong 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, Philipines (47,8%), Malaysia (47,4%), Singapore (34,6%), Hoa Kỳ (32%), Bờ Biển Ngà (25,2%) và Hongkong (Trung Quốc) giảm 11,4%.

Hình 1.5. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm (Bộ NN&PTNT, 2016)

22

Hình 1.6. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 (Bộ NN&PTNT, 2016) 1.2.1.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo Phú Yên Ở tỉnh Phú Yên lúa là cây trồng chính, diện tích gieo trồng lúa từ năm 2009 đến 2016 biến động từ 56.721- 57.812 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích cây hàng năm). Năng suất biến động từ 57,0- 66,0 tạ/ha, đạt cao nhất so với các tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Sản lượng lúa hàng năm đạt từ 326.805-378.056 tấn (Bảng 1.12.). Trong năm, diện tích gieo trồng lúa chủ yếu trong vụ Đông Xuân và Hè Thu, vụ Mùa chỉ chiếm diện tích khoảng 7000 ha và tập trung chủ yếu ở huyện Tuy An (2.196 ha), huyện Sông Cầu (1.325 ha), huyện Sơn Hòa (1.002 ha). Bảng 1.12. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở tỉnh Phú Yên

Diện tích Năng suất Sản lượng TT Năm (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 2009 56.721 57,6 326.805

2 2010 56.900 59.9 340.700 3 2011 57.647 57,0 328.417 4 2012 57.150 60,5 345.757 5 2013 57.812 62,9 363.788

6 2014 56.968 64,1 365.044 7 2015 57.190 66,0 378.056 8 2016 57.492 65,4 376.193 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, 2017)

23

Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, diện tích đất sẽ ngày càng giảm dần do đô thị ngày càng mở rộng và công nghiệp đang ngày càng phát triển,…Mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho vùng là rất quan trọng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất và phải coi đây là yếu tố then chốt trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết cần nâng cao chất lượng hạt giống và quản lý tốt các loại dịch hại (sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,…) gây ra đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh. Thực tế sản xuất hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, việc sản xuất và cung ứng hạt giống có phẩm cấp cao, chất lượng gạo tốt chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất. Phần lớn nông dân sử dụng lúa ăn (lúa thịt) để gieo sạ nên mật độ gieo sạ còn cao (phổ biến ở mức 150-200 kg/ha) nên có ảnh hưởng nhất định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu sử dụng theo hình thức này thì giống nhanh bị thoái hóa sau một thời gian sử dụng và thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại,…Để nâng cao hiệu quả của sản xuất bênh cạnh không ngừng bổ sung các giống lúa mới có năng xuất và chất lượng cao hơn thì việc quản lý chặt chẽ các loại dịch hại để đảm bảo năng xuất lúa là rất cần thiết. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa Việt Nam 1.2.2.1. Thành phần cỏ dại hại lúa Ở Việt Nam, qua hai lần điều tra, lần thứ nhất và năm 1970 tác giả Hoàng Anh Cung (1978) đã phát hiện được 43 loài cỏ dại thuộc 14 họ thực vật trên ruộng lúa nước ở vùng ĐBSCL và lần thứ hai vào năm 1980 phát hiện 49 loài thuộc 18 họ. Kết quả điều tra của Nguyễn Hồng Sơn (Nguyễn Hồng Sơn 2000) tại Việt Nam đã phát hiện 60 loài cỏ dại thuộc 19 họ thực vật khác nhau trong ruộng lúa cấy ở đồng bằng Sông Hồng. Thành phần cỏ dại chính trong ruộng lúa nước là nhóm cỏ hòa thảo, nhóm chác, lác và nhóm cỏ lá rộng. Các kết quả nghiên cứu về cỏ lồng vực Echinochloa spp. Cỏ lồng vực Echinochloa spp. không chỉ là loài phổ biến nhất trên ruộng lúa mà còn xuất hiện trên nhiều loại cây trồng khác với phạm vi phân bố rộng từ 50o Bắc đến 40o Nam (Azmi, 1995; Kim, 1996). Theo Michleal (1983) giống cỏ lồng vực có tới 50 loài. Theo Moody (1989) ở các nước khu vực Nam và Đông Nam Á có 21 loài cỏ lồng vực, trong đó có 2 loài phổ biến và quan trọng là Echinochloa crus – galli và Echinochloa colonum (Kim, 1996). Ở nước ta, theo Hồ Minh Sỹ (1994), Hoàng Anh Cung (1980), Dương Thiên Tước (1994), Trần Hợp (1968) có 2 loài cỏ lồng vực trên ruộng lúa nước là: Cỏ lồng vực nước E. crus – galli (L.) Beauv và cỏ lồng vực cạn E.colona Link, nhưng theo Lê Khả Kế (1975) thì ngoài 2 loài cỏ trên thì còn có loài cỏ

24 núc Echinochloa fructamentacea. Là một loài thực vật C4, cỏ lồng vực có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại lớn đối với năng suất lúa. Trong điều kiện không được phòng trừ, khi mật độ cỏ lồng vực cỏ lên cao có thể làm giảm năng suất tới 70 – 87% (Maun, 1986; Smith, 1983; Wenming, 1997; Kropff, 1988; Hoàng Anh Cung, 1980; Nguyễn Hữu Hoài, 1999), các điều kiện sinh thái như mật độ, mực nước tưới trên đồng ruộng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nảy mầm, sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh học khác của cỏ lồng vực. 1.2.2.2 Nghiên cứu các biện pháp trừ cỏ Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại hại lúa * Loại bỏ cơ quan sinh sản của cỏ dại tồn tai trong lúa giống Các cơ quan sinh sản của cỏ dại có thể tồn tại trong giống lúa, nhất là hạt cỏ. Khi gieo thóc giống trên ruộng mạ hoặc rác vãi cần phải làm sạch, loại trừ hạt cỏ dại (nhất là cỏ lồng vực) bằng cách: - Phơi khô, quát sạch trước khi ngâm thóc giống, hạt cỏ nhẹ hơn hạt thóc sẽ bị loại bỏ khi phần thóc để giống. - Dùng nước có tỷ trọng lớn (nước bùn, nước muối) nhúng hạt giống vào để loại bỏ hạt lép, hạt lửng và các cơ quan sinh sản của cỏ dại. * Trừ cỏ ở bờ ruộng, mương máng, làm sạch nguồn nước tưới Cỏ dại có thể sống cả trên bờ và dưới ruộng. Không ít loài sống trên bờ cũng phát triển nhanh, mạnh không thua kém những loài sống dưới ruộng và từ các bờ ruộng, chúng phát tán xuống ruộng. Vì vậy, trước khi gieo trồng, bờ được làm sạch cỏ, đắp cẩn thận thì không những ngăn được cỏ mà còn giữ được nước trong ruộng khỏi rò rỉ đi nơi khác. Nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu lấy từ sông, ao, hồ. Đó là những nơi có nhiều mầm mống cỏ dại hại lúa. Những loại nước này được dẫn vào đồng theo hệ thống mương máng khá dài. Nếu đướng mương không được tu sửa, dọn dẹp thì cỏ dại sẽ mọc nhiều và nước chảy qua sẽ cuốn đi các cơ quan sinh sản của cỏ, đưa vào ruộng lúa. Gặp điều kiện thuận lợi, các cơ quan này sinh sôi nảy nở nhanh, uy hiếp lúa. Vì vậy, muốn ngăn chặn cỏ dại vào đồng ruộng thì phải thường xuyên tu sửa mương máng, trừ cỏ bờ mương, làm sạch nguồn nước tưới. * Ủ phân kỹ để tiêu diệt mầm cỏ trước khi đem bón ra ruộng Ở nước ta, tập quán dùng phân chuồng, phân xanh bón cho ruộng đã có từ xa xưa. Người xưa có câu “nhất nước, nhì phân” cũng là để khẳng định vị trí của phân chuồng, phân xanh trong việc trồng lúa, nâng cao năng suất lúa. Phân chuồng là loại phân tổng hợp, chứa nhiều cơ quan sinh sản của cỏ. Hạt cỏ do trâu, bò, lợn ăn vào trong cơ thể nhưng không bị tiêu hóa của gia súc, hạt cỏ nảy mầm càng nhanh, càng nhiều, đặc biệt là cỏ lồng vực.

25

Các chất độn chủ yếu là rơm rạ, cỏ dại nên chứa nhiều hạt cũng như nhiều cơ quan sinh sản của cỏ. Do đó, trước khi đem phân bón ra ruộng cần phải ủ kỹ hoặc trộn thuốc hóa học vào phân chuồng để diệt mầm cỏ. Các biện pháp trừ cỏ hại lúa * Phòng trừ bằng biện pháp trồng trọt Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt trừ cỏ cho lúa dễ áp dụng và có thể kết hợp tốt với các biện pháp chăm sóc khác như sục bùn, tưới và tháo nước. Tùy hoàn cảnh từng nơi và tùy thành phần cỏ dại hại lúa mà áp dụng các biện pháp thích hợp. Tuy những biện pháp này tốn công, năng suất lao động thấp nhưng dễ áp dụng. Đối với cây lúa có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Biện pháp làm đất Đất gieo trồng có thể làm ải (làm khô) hoặc làm dầm (dung nước ngâm đất) ở những nơi có cỏ dại ưa nước hoặc sống trong môi trường nước ngâm đất (rong, rêu, cỏ bấc, cỏ ấp bợ,…) khi cày ải, phơi khô đất các loại cỏ này bị tiêu diệt hoặc bị hạn chế. Ngược lại, nhiều loại cỏ ưa ẩm, sinh trưởng vô tính hoặc chịu ngập nước trong thời gian ngắn, khi dùng biện pháp cày lật đất, làm dầm, chôn vùi cỏ này dễ bị vi sinh vật phân hủy thành nguồn hữu cơ cho đất, đồng thời cỏ dại bị tiêu diệt. - Biện pháp tưới nước Nước là môi trường sống của nhiều loại cỏ. Nước rất cần trong đời sống cây trồng nói chung và cỏ dại nói riêng. Song, cỏ dại chỉ cần nảy mầm, sinh trưởng – phát triển ở một điều kiện nước nhất định. Đa số các loại hạt cỏ nảy mầm ở đất có độ ẩm 80 – 90%. Các loại cỏ ưa ẩm phát triển tốt ở độ ẩm này. Đất khô quá thì hạt không nảy mầm được. Đất ngập nước thường xuyên và lớp nước càng dày thì khả năng nảy mầm của hạt càng kém hoặc không nảy mầm được. Các loại cỏ chịu nước (cỏ lồng vực, cỏ cói, cỏ lác,…) cũng chỉ sống và phát triển khi cây mọc mầm, lá và thân đã vươn lên mặt nước, nếu lá và thân nằm trong nước (bị ngập nước) thì bị chết. Các loại cỏ ưa nước (rong, rêu) thì ngược lại, nhiều nước chúng sinh trưởng tốt, tháo khô cạn thì chúng bị chết. Chính vì vậy, tùy theo thành phần cỏ dại mà có thể trừ cỏ bằng biện pháp tưới nước. - Quản lý phân bón: Bón phân làm tăng sự canh tranh của cỏ dại đối với cây trồng. Vài vậy, việc quản lý phân bón tốt sẽ làm giảm được tác hại của cỏ dại gây ra. Nguyên tắc chung là là cỏ trước, bón phân sau. Nếu mật độ cỏ dịa cao, không nên áp dụng phân bón vì sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cỏ dại và giảm năng suất cây trồng. Làm cỏ, bón phân phải tiến hành cùng một lúc để nâng cao hiệu quả của phân bón và giảm tác hại của cỏ dại. Nguyễn tắc bón phân cho lúa là “Nặng đầu, nhẹ giữa, cuối bổ sung”. Bón vôi có thể làm giảm cỏ dại, thích hợp đất chua.

26

- Phương pháp gieo và mật độ gieo trồng: Lúa gieo sạ cỏ dại nhiều hơn lúa cấy, vì lúa cấy thì cây lúa mọc trước cỏ nên cạnh tranh với cỏ dại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do công lao động ở nông thôn ngày càng yếu và giá công lao động ngày càng cao nên diện tích lúa sạ ngày càng tăng. Nếu mật độ cỏ dịa ở ruộng lúa cấy làm giảm năng suất 20%, thì cũng cùng mật độ cỏ dại đó, ở ruộng lúa sạ, năng suất sẽ giảm 70%. Cỏ lồng vực con thường được cấy chung với mạ non vì rất khó phân biệt để tách chúng ra. Đối với loại cỏ này, việc nhổ bằng tay không hiệu quả và tốn nhiều công sức vì hình dáng bên ngoài của chúng rất giống với cây lúa. Xử lý thuốc diệt cỏ ở nương mạ là hiệu quả và rẻ tiền. Xét về mặt cạnh tranh, mật độ cây trồng cao sẽ cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, thuận lợi sẽ giảm vì khi sạ dày tốn nhiều hạt giống và cấy dày sẽ tốn nhiều công lao động. Ngoài ra, sạ cấy quá dày sẽ làm sâu bệnh phát triển nhiều Vì thế cần gieo sạ với mật độ thích hợp và kết hợp với các biện pháp khác để kiểm soát cỏ dại. Mật độ lúa cấy từ 40 – 55 khóm/m2 tùy theo loại đất và giống lúa. Mật độ sạ lan lúa thuần khoảng 120kg/ha, lúa lai 50kg/ha. Nếu sử dụng máy sạ hàng thì lúa thuần 80kg/ha, lúa lai 40kg/ha. - Biện pháp làm cỏ sục bùn: Ruộng lúa ngập nước trong thời gian dài, đất thường thiếu oxy để cung cấp cho vi sinh vật và rễ lúa hô hấp. Đồng thời, do ngập nước lâu, đất bị chìm lắng trở nên chặt chẽ. Vì vậy, làm cỏ sục bùn không những có tác dụng cung cấp oxy cho đất, làm nhuyễn đất mà còn có tác dụng tiêu diệt cỏ dại bằng bừa cỏ, đặc biệt là bừa cỏ cải tiến răng sắc. Dưới tác dụng của công cụ làm đất, cỏ dại bị cắt thành các mảnh, các đoạn, bị chôn vùi vào đất và bị phân giải thành nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho lúa. Ở những ruộng lúa có nhiều cỏ nhẹ, như cỏ vây ốc, cỏ lác, cỏ muồng,…nên giữ một lớp nước cho dễ bừa, cỏ khi bị cào bới nổi lên mặt nước và bị chết. Ngược lại, ruộng có nhiều cỏ mà khả năng tái sinh cao, khó nhổ gốc như cỏ bợ, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,…thì phải làm kỹ thậm chí phải dùng tay nhổ cỏ. * Luân canh cây trồng: Luân canh cây trồng là biện pháp thường sử dụng để tăng sản lượng cây trồng và phòng trừ cỏ dại một cách có hiệu quả. Thực hiện luân canh cây lúa với các cây trồng cạn như bắp, khoai, rau, cây họ đậu, có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại cho cả lúa và cây trồng cạn. Vụ trước trồng lúa, vụ sau trồng màu, nếu trên đất có rong rêu, cỏ dại ưa nước như cỏ tấm, bèo ong, cỏ bợ,…thì khi thực hiện luân canh lúa – màu, cỏ dại gặp đất cạn sẽ bị tiêu diệt. * Biện pháp sinh học: Hệ thống canh tác lúa vịt mang lại hiệu quả phong trừ cỏ dại hiệu quả cao, đã được áp dụng ở một số nơi. Viện BVTV đã tiến hành nhân thả thành công sâu đục thân

27

Carmenta mimisa để trừ cây mai dương (Mimisa pigra) và bọ cánh cứng Neochetina monoseras để trừ cây bèo tây hay lục bình (Eichhornia crassipes). Mấm Exoserohilum monoceras hiện đang được nghiên cứu để trừ cỏ lồng vực. Ở nồng độ 106 bào tử/ml loài nấm này có thể trừ 100% cỏ lồng vực ở giai đoạn 2 – 4 lá và vẫn an toàn. * Trừ cỏ bằng hóa chất: Biện pháp trừ cỏ bằng hóa chất được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ vài chục năm nay. Đến nay, việc ứng dụng các hóa chất trừ cỏ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mức độ liều dùng, liều lượng và loại thuốc được lựa chọn…ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau do nhiều yếu tố chi phối. Hầu hết các loại thuốc trừ cỏ cũng được dùng khá phổ biến trước đây như 2,4-D; Vofatox, Saturn, …đã được thay thể bằng những loại thuốc trừ cỏ mới, dùng tiện lợi hơn. Ví dụ: Thuốc trừ cỏ gốc 2,4D, thuốc Tiller’s, Michelle 62 ND, Hecom. Gouo, Sofic,… Cỏ lồng vực Phân bố Cỏ lồng vực (Echinichloa crus-galli (L.) Beauv) có nguồn gốc cỏ hoang từ vùng nhiệt đới Châu Á, nhưng có thể mọc, sinh trưởng – phát triển ở mọi loại đất trồng lúa. Hiện nay, cỏ lồng vực phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Cuba, Thái Lan,…Ở Việt Nam, cỏ lồng vực mọc phổ biến khắp nơi trên cả nước nhưng gây hại năng ở các ở một số tỉnh ÐBSCL như Tiền Giang, Long An, và một số nơi ở tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Ðặc biệt là những nơi có tập quán sạ khô thì tác hại của lúa cỏ càng lớn. Tại hội nghị khoa học về lúa cỏ, sau khi đi thăm đồng rộng ở một số nơi bị nhiễm lúa cỏ nặng, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khoa học cỏ dại thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét: cỏ lồng vực thật sự đã là một dịch hại quan trọng đối với nghề sản xuất lúa gạo tại nước ta. Phân loại: Kingdom : Plantae (unranked) : Angiosperms (unranked) : Monocots (unranked) : Order : Family : Poaceae Subfamily : Genus : Echinochloa Species : Echinichloa crus-galli (L.) Beauv

28

Đặc điểm sinh thái học và sinh vật học Cỏ lồng vực còn gọi là cỏ ngô, thuộc họ hòa thảo. Cỏ lồng vực thường ra hoa kết quả trước lúa. Khi hạt cỏ chín thì rụng xuống đất và giữ sức nảy mầm trong thời gian dài. Hạt cỏ lồng vực sở dĩ ít bị phá hoại trong điều kiện tự nhiên là vì hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ bằng sáp vững chắc, không thấm nước và không khí, chỉ nảy mầm khi có điều kiện thuận lợi, thường độ ẩm đất từ 80 – 90%. Ở nơi đất khô, đất ngập nước, tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ lồng vực giảm. Cỏ lồng vực chịu rét, chịu ngập nước cao hơn lúa. Vụ Đông Xuân thời tiết rét nhiều, lúa có thể chết nhưng cỏ vẫn có thể nảy mầm, sinh trưởng tốt, lấn át cả lúa. Điều này giải thích tại sao vụ Đông Xuân (nhất là trên ruộng lúa xuân) cỏ lồng vực xuất hiện nhiều. Đó là vì vụ này, nước thường thiếu, thời gian đất ẩm dài, khả năng nảy mầm của cỏ lồng vực thuận lợi, gặp thời tiết ấm áp, cỏ phát triển mạnh. Cỏ lồng vực có khả năng đẻ nhánh và kết hạt khá cao. Mỗi thân cây thường có nhiều nhánh, những nhánh đều có bông. Bông cỏ lồng vực nhỏ, có thể có tới 200 hạt, bông lớn có khả năng cho 400 – 500 hạt. Cỏ nhiều loại cỏ lồng vực khác nhau: cỏ lồng vực nước, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực tím (loại cỏ có râu dài và loại cỏ có râu ngắn hoặc không có râu). - Cỏ lồng vực nước: Rễ hình sợi mảnh, màu trắng nhạt. Thân dài, rộng, mọc đơn độc thành bụi nhỏ, lá màu lục, hình mũi mác dài, đầu nhọn, phẳng ráp ở trên, mép lá sắc khi cỏ già. Cụm hoa hình chùy hẹp, giống hình tháp, thẳng đứng, dài 10-20cm; quả hình bầu dục, đầu nhọn. Hạt cỏ nhiều, nhẹ, nhỏ như hạt vừng. Một số nơi, nông dân gọi là cỏ lồng vực trắng, đẻ nhánh gọn, chịu ngập nước khỏe, có khả năng chống chịu được với một số loại thuốc trừ cỏ. - Cỏ lồng vực cạn: Mọc thành nhóm, nhiều chồi, mảnh, cao từ 70 – 75cm. Mọc bò lan, rễ mọc từ dưới tốt. Thân dẹt, gốc thường đỏ tía. Bẹ lá det, nhẵn, mép bị hở ở trên, hơi đỏ ở dưới. Phiến lá nhẵn, dẹt, hình lưỡi giáo, dài khoảng 25cm, rộng 3-7mm, đôi khi có vạch tím ngang trên mặt lá. Cụm hoa màu xanh lục, tím, tán dài. Quả và bông hình bầu dục. - Cỏ lồng vực tím: Có phiến lá nhọn, bẹ lá bọc kín, dẹt, bông bầu dục, dài khoảng 3mm. Trấu của hoa đầu lồi và bóng, có bông gai dài 1cm. Cỏ lồng vực tím cũng được xem là loài cỏ dại chính hại lúa ở nước ta. Được nhiều chuyên gia quan tâm, nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Nhìn chung, cỏ lồng vực hại lúa bằng cách tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng.

29

Tính cạnh tranh và mức độ gây hại của cỏ lồng vực

Mức độ gây hại của lúa cỏ trên đồng ruộng: với mức độ dưới 10 hạt/1m2 thì cỏ lồng vực chưa gây hại đến năng suất lúa, nhưng từ 100 hạt(số hạt tương đương của một bông lúa) trở lên thì lúa cỏ làm giảm năng suất lúa đến 20% khi trên ruộng bị nhiễm đến mức 1000 cây lúa cỏ trong 1m2 thì năng suất lúa bị giảm đến 90% qua đây chúng ta thấy lúa cỏ cũng nguy hiểm và gây hại không kém gì cỏ dại. Phòng trừ cỏ lồng vực hại lúa Hạt cỏ lồng vực có khả năng tồn tại lâu trong môi trường khắc nghiệt nhưng khi có điều kiện thuận lợi thì chúng có thể nảy mầm và phát triển. Vì thế khi xuống giống cần lưu ý khâu làm đất. Có thể áp dụng số biện pháp sau để hạn chế cỏ lồng vực: - Tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ lồng vực mọc và diệt chúng trước khi xuống giống lúa, bơm nước lên ruộng đủ ẩm đất cho hạt cỏ mọc rồi dùng trâu cày trục cho cỏ chết. Biện pháp này có làm giảm mật độ cỏ lồng vực nhưng rất tốn tiền. - Cắt bông cỏ lồng vực trước khi chín: Cỏ lồng vực thường rụng hạt trước khi chín vì thế sau khi lúa trổ dùng liềm hớt hết những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường. Biện pháp này được đa số nông dân ở các vùng bị nhiễm cỏ lồng vực áp dụng. - Luân canh cây màu: Nông dân ở tỉnh Bình Thuận hạn chế cỏ lồng vực bằng cách sau một vụ lúa lại trồng một vụ màu, bằng cách này, mật số hạt cỏ lồng vực lẫn trong đất sau mỗi vụ màu giảm đi đáng kể và vụ lúa sau sẽ đỡ rất nhiều thiệt hại do lúa cỏ gây ra. - Hạn chế việc sạ khô: sạ khô tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ lồng vực mọc. Ở những vùng bị nhiễm cỏ lồng vực nặng thì cần tránh sạ khô làm nên cày sới đất đánh bùn cho thật kỹ để sạ ướt, việc cày sới sẽ có tác dụng vùi hạt cỏ lồng vực xuống dưới lớp sâu, không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ không nảy mầm được. Kết hợp cho nước vào ruộng sớm giúp lúa trồng phát triển nhanh, phủ kín đất, cỏ sẽ ít có điều kiện trồng và phát triển. - Các loại thuốc diệt cỏ: có tác dụng hạn chế thuốc diệt cỏ như Sofit 300EC đã được nghiên cứu và khuyến cáo, vì thế bà con nông dân có thể dùng các loại thuốc này để trừ cỏ và diệt cỏ lồng vực. 1.2.2.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ Ở nước ta, trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ cỏ ngày càng được mở rộng. Năm 1968, nông trường Thành Tô (Hải Phòng), Bình Minh, Rạng Đông (Hà Nam Ninh) đã dùng 2,4 - D trừ cỏ cho lúa gieo vãi có tác dụng diệt cỏ lá rộng, cỏ cói lác tốt lượng 0,5- 0,7 kg/ha.

30

Theo Hoàng Anh Cung (1971) thì dùng 2,4-D với lượng 1kg/ha phun lên lúa NN8 và Khoa tình gieo thẳng 5-6 lá diệt được cỏ cói nhưng năng suất không giảm có khi năng suất tăng so với không phun thuốc. Theo Phạm Quý Hiệp (1973) có thể dùng MCPA 3kg/ha phun sau gieo 3 ngày cỏ giảm 9 lần, lúa bị ảnh hưởng đôi chút nhưng sau 1 tuần thì trở lại bình thường. Theo Lê Duy, Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Lập và Richard KeVil Mann sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Penoxsulam và Butachlor trong phòng trừ cỏ dại trên lúa sạ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long kết quả Butachlor là hoạt chất diệt cỏ tiền nảy mầm chọn lọc thuộc nhóm acetanilide sử dụng trên lúa sạ và lúa cấy có hiệu lực phòng trừ cỏ dại cao và an toàn trên lúa. Hiên nay cỏ dại phát triển với tính kháng cao đối với hoạt chất ngày càng tăng. Penoxsulam là hoạt chất diệt cỏ thuộc nhóm azoloppyrimide sulfomamides (Nhóm K3) có thể sử dụng ở giai đoạn tiền mọc mầm với phổ diệt cỏ rộng. Ghi nhận tại các khảo nghiệm thuốc trừ cỏ cho thấy trong vụ Hè Thu 2007 tại thành phố Cần Thơ, nhóm cỏ chác lác chiếm ưu thế (40%), nhóm cỏ hòa bản và cỏ lá rộng tương đương nhau (30%). Trong vụ Đông Xuân 2007- 2008 nhóm cỏ họ hòa bản chiếm ưu thế (45%), tiếp theo là nhóm chác lác và cỏ lá rộng tương tương nhau (27,5%). Mật độ cỏ vụ Hè Thu 2007 là 44 cây/m2 và vụ Đông Xuân 2007- 2008 là 48 cây/m2 (Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ, 2008). Năm 2004, thử nghiệm thành công nhân nấm trên giá thể mang bởi vỏ trấu. Giá thể này mang bào tử và được rãi cho nổi trên mặt nước trong ruộng lúa và giá thể giúp lây lan nấm bệnh cho các cây cỏ đuôi phụng trong 6 ruộng. Mật độ bào tử từ 1012 đến 1013/ha cho kết quả diệt cỏ đuôi phụng rất tốt trong điều kiện thí nghiệm trong nhà lưới cũng như ngoài đồng ruộng. Nghiên cứu về hiện tượng allelopathy cũng đã được tiến hành trong năm 2002. Xác bả thực vật phân hủy có thể tạo ra các chất hữu cơ mà những chất này ảnh hưởng đến quá trình nẩy mầm và phát triển của cỏ dại. Một nghiên cứu được tiến hành tại Viện lúa ĐBSCL và đi đến kết luận là chất trích từ dây dưa leo có khả năng ức chế tốt sự sinh trưởng và phát triển của cỏ lồng vực. Nước ta cỏ lồng vực gây hại trong tất cả các vụ lúa. Ở đồng bằng Bắc Bộ cỏ lồng vực xuất hiện nhiều trong vụ Xuân nhất là các vụ lúa gieo không đủ nước. Cỏ lồng vực cũng có nhiều trên ruộng mạ Xuân và được nhổ cấy ra cùng với ruộng mạ. Những năm trời rét mạ bị chết thì cỏ lồng vực vẫn phát triển. Do vậy công tác phòng trừ cỏ lồng vực càng trở nên gay gắt. Trong những năm gần đây, lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm trên ruộng lúa. Lúa cỏ cùng tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa) nhưng chúng có những đặc tính của cỏ dại. Các đặc tính điển hình của lúa cỏ như cao cây hơn lúa trồng, chín sớm, hạt thường có râu, vỏ trấu có màu nâu sậm, màu đen hoặc màu vàng sậm. Hạt rất dễ rụng

31 và tích lũy từ năm này sang năm khác trong ngân hàng hạt cỏ trong đất. Lúa cỏ rất nguy hiểm vì không có loại thuốc diệt cỏ biệt tính nào có thể diệt triệt để được lúa cỏ. Một đề án hợp tác giữa Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Louisiana của Mỹ và tập đoàn BASF đã và đang tiến hành. Giống lúa CL161, một giống lúa Japonica có gen kháng thuốc diệt cỏ Imidazolinone. Gen này đang được truyền vào các giống lúa Indica triển vọng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm tại Việt Nam cho thấy thuốc thuộc nhóm Imidazolinone diệt toàn bộ một cách triệt để cỏ dại và lúa cỏ trong ruộng lúa trồng giống CL161. Triển vọng ứng dụng kỹ thuật này để diệt được lúa cỏ trong ruộng lúa là rất khả quan sau khi lai tạo thành công để chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào trong các giống lúa trồng Indica phổ biến tại Việt Nam (Viện lúa ĐBSCL, 2002). Để quản lý và phòng ngừa cỏ dại là hết sức quan trọng trong sản xuất lúa do đó phải nhận diện được cỏ dại thuộc nhóm cỏ nào để có biện pháp quản lý và phòng trừ thích hợp. Hiện nay có hai giai đoạn quan trọng để quản lý và phòng ngừa cỏ dại của cây lúa: thời kỳ tiền mọc mầm và hậu mọc mầm. Nói cách khác, việc phòng ngừa cỏ dại đạt hiệu quả tốt nhất là trong giai đoạn cây lúa 15 ngày tuổi, nếu trễ thì hiệu quả diệt cỏ sẽ không cao. Các loại thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm là những loại thuốc tiêu diệt cỏ dại sớm, khi hạt cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm. Biện pháp này cần phải được thực hiện sau khi làm đất, hoặc sau khi gieo sạ từ 1-2 ngày. Nếu thời gian phun thuốc trễ hơn thì nên sử dụng thuốc cỏ hậu mọc mầm nhưng phải phun lúc cây lúa từ 10-17 ngày sau khi sạ. Nếu sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn này, cỏ dại đã mọc thành cây được 1-2 lá nên thuốc dễ dàng hấp thu qua lá và phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên cỏ dại ruộng lúa thường không giống nhau và không có loại thuốc cỏ nào phòng trừ cho tất cả các loại cỏ trên ruộng lúa nên điều trước tiên là bà con cần xác định được thành phần cỏ dại trên ruộng của mình gồm những loại cỏ nào, để chọn loại thuốc thích hợp. Do vậy, ngoài việc phòng ngừa cỏ dại bằng thuốc hóa học, bà con nông dân cũng cần kết hợp các biện pháp khác như dùng nước để ém cỏ sau khi phun thuốc, nhổ cỏ bằng phương pháp thủ công như: Làm đất kỹ, cày lật gốc phơi ải đất sau khi thu hoạch, dọn sạch cỏ dại, san phẳng ruộng. Điều tiết nước hợp lý đặc biệt trong giai đoạn lúa mới cấy đến đẻ nhánh nên giữ nước đều từ 1-3cm. Ngoài ra, bà con cũng cần phải tiến hành khử lẫn cho ruộng lúa từ 2-3 lần trước và sau khi lúa trổ, làm vệ sinh tiêu diệt cỏ mọc ven bờ ruộng, trong kênh mương,…Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, khi phun thuốc diệt cỏ, cần phải biết rõ thời gian tác động của từng loại thuốc: Tiền mọc mầm, hậu mọc mầm, hoặc hậu mọc mầm muộn để sử dụng cho đúng: Pha thuốc đúng nồng độ và phun đủ liều lượng nước thuốc đã pha, tránh phun quá liều sẽ có hại cho cây lúa. Lưu ý, không nên pha chung các loại thuốc cỏ với nhau khi chưa được hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, không pha chung thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu bệnh và phân bón lá, nên thay đổi thuốc trừ cỏ để tránh hiện tượng cỏ dại sẽ kháng

32 thuốc, khiến cho việc phòng trừ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hóa học, bà con cũng cần thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa và phòng trừ cỏ dại tổng hợp, nhất là phải nắm vững các biện pháp tiêu diệt cỏ trong ruộng lúa để tránh sự phát tán và lây lan của chúng. Điều quan trọng nhất là nên sử dụng nguồn lúa giống tốt, không có lẫn tạp, mà phải là lúa giống cấp xác nhận; cần xử lý cỏ dại và lúa cỏ trong lúa giống trước khi gieo sạ; thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh đồng ruộng khi chuẩn bị gieo sạ lúa. Ngoài ra, bà con cũng cần phải làm đất thật kỹ để tiêu diệt cỏ dại còn lẫn trong đất, hay nhử cho cỏ dại và hạt lúa cỏ mọc lên rồi phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc hoặc tiến hành cày xới, trục để tiêu diệt chúng. Hiện nay việc trừ cỏ bằng hóa chất trừ cỏ đã trở nên phổ biến, không chỉ đối với ruộng lúa, hoa màu mà cả đối với đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,...Việc sử dụng thuốc trừ cỏ đã thực sự giảm số công lao động làm cỏ để chuyển sang thêm một khâu thâm canh khác. Như vậy, thuốc trừ cỏ góp phần tăng năng suất cây trồng và hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu ứng dụng biện pháp hóa học trừ cỏ máy móc, tùy tiện, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về thuốc trừ cỏ, thiếu cơ sở khoa học sẽ đem lại hiệu quả tại hại ngay trước mắt cũng như lâu dài. Dùng sai thuốc, không đúng kỹ thuật, liều lượng, nồng độ sử dụng, thời gian, quy định,...Chẳng những không diệt trừ được cỏ dại mà còn hại cây trồng, môi trường và sức khỏe con người,... Vì vậy phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau: thành phần cỏ dại, đặc điểm sinh trưởng của cỏ dại và cây trồng, đặc điểm khí hậu thời tiết, ẩm độ, ánh sáng và đặc điểm nông hóa và thổ nhuỡng, đất đai, tập quán canh tác và chăm sóc cây trồng của cư dân các dân tộc,... Nắm vững các đặc điểm của thuốc cây trồng, cỏ dại của đất đai khí hậu của một yếu tố khác (cơ cấu cây trồng, kỹ thuật, tập quán canh tác của cư dân địa phương,...) là điều kiện cơ bản để chúng ta áp dụng các biện pháp trừ cỏ thích hợp, đề ra quy trình thuốc trừ cỏ đạt hiệu quả kinh tế cao cho mỗi loại cây trồng trên từng địa bàn cụ thể. 1.2.2.4. Tình hình nghiên cứu cỏ dại ở Phú Yên Hiện nay, tại Phú yên tình hình nghiên cứu cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ và ảnh hưởng của nó đến môi trường chưa được đầu tư nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cỏ dại hại lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh là rất phức tạp. Hàng năm một lượng thuốc bảo vệ thực vật được nông dân đổ xuống đồng ruộng là một con số cần báo động. Các loại thuốc trừ cỏ trên lúa được nông dân sử dụng phổ biến chủ yếu là nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sử dụng sau khi gieo sạ 0-3 ngày (giai đoạn hạt cỏ chưa nảy mầm) nhóm hoạt chất pretilachlor, butachlor,...Nhóm thuốc trừ cỏ thuộc nhóm này có hiệu quả trừ cỏ cao. Đây là các nhóm thuốc có rất nhiều tên thương mại nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật

33

được phép sử dụng tại Việt Nam. Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm có ưu điểm là hiệu quả diệt trừ cỏ dại nhanh, nhờ đó giúp giảm công làm cỏ, giảm chi phí sản xuất, việc diệt trừ cỏ sớm và diệt tận gốc làm sạch môi trường trú ngụ của các loài sâu, bệnh nên giảm nguy cơ dịch bệnh cho lúa; hơn nữa cỏ dại bị tiêu diệt sớm giúp nông dân dễ dàng làm đất tơi xốp, sẽ hạn chế được một số loại bệnh gây hại cho lúa về sau nhất là bệnh nghẹt rể, vàng lá,... Để quản lý cỏ dại có hiệu quả nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ đúng cách và canh tác hợp lý. Đối với lúa gieo sạ, trước khi gieo, sạ nông dân cày lật gốc rạ sớm, dùng máy lồng trục để cỏ dại, lúa chét vùi sâu trong đất. Áp dụng biện pháp sử dụng công cụ sạ hàng và gieo với mật độ thích hợp từ 5-6kg giống/sào tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tốt, cạnh tranh với cỏ dại. Điều chỉnh mực nước hợp lý sau khi phun thuốc, tránh ruộng khô nứt nẻ tạo điều kiện cho hạt cỏ mọc; sử dụng giống lúa thuần chủng, có phẩm cấp từ giống xác nhận trở lên, để đạt tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%. Hạt lúa giống được phơi lại 1-2 nắng nhẹ trước khi đem ủ giống để kích thích niên trạng tăng độ nảy mầm của hạt lúa, loại bỏ hạt lép lững, hạt cỏ. Đây là biện pháp có hiệu quả trong việc loại trừ cỏ dại lẫn theo hạt giống khi thu hoạch ở vụ trước. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua theo Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên cho biết trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ trên cây lúa, dẫn đến tình trạng nông dân khó lựa chọn loại thuốc trừ cỏ loại nào cho phù hợp giá cả hợp lý và hiệu quả phòng trừ cao. Theo kinh nghiệm của nông dân địa phương việc phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa chỉ sử dụng từ 1-2 loại thuốc mà họ cảm thấy thực sự có hiệu quả sau khi phun thì họ tin tưởng và sẵn sàng tin dùng trong nhiều năm. Điều này dẫn đến các nhà nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn sẽ đặt ra câu hỏi liệu có một loài cỏ dại nào đó sẽ kháng một loại thuốc nào đó nếu dùng trong nhiều năm? Nếu trùng hợp hơn trên những cánh đồng lúa tại tỉnh Phú Yên lại xuất hiện nhiều loại cỏ dại trên những chân ruộng lúa sạ đã được phun thuốc. Hiện nay, theo phản ánh của Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên những cánh đồng lúa chính của tỉnh tập trung các huyện Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An và thành phố Tuy Hòa nhiều năm qua cỏ dại gây hại xuất hiện ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quân của tỉnh và gây thiệt hại trực tiếp cho người trồng lúa. Cụ thể có nhiều loại cỏ dại khác nhau nhưng ưu thế nhất là: cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác, cỏ rau mác, cỏ rau bợ,... Đặc biệt cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng là nơi ký chủ phụ của rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thực tế cho rằng những nông dân đã sử dụng từ 2 đến 3 năm hoặc đa số từ 2 đến 3 vụ liên tục một loại hoá chất trừ cỏ (có thể khác tên goi nhưng cùng một loại hoá chất). Việc sử dụng thuốc theo nhu cầu chưa xác định mục đích cụ thể đã gây ô nhiễm môi trường do tích luỹ một lượng lớn hoá chất không cần thiết, ảnh hưởng

34 tới sức khoẻ con người, huỷ hoại tài nguyên đất, tiêu diệt nhiều loài vi sinh vật có ích và trở ngại lớn nhất là sự phát sinh ra nhiều loại cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ hiện nay. Để phát huy tốt mặt tích cực của các loại thuốc trừ cỏ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên đã chỉ đạo các phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn người dân thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc. Mặt khác tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra các địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm khắc phục tình trạng người dân mua nhầm các loại thuốc kém chất lượng, thuốc giả nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép.

35

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1) Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ 01/11/2016 đến 12/8/2017 tại 5 huyện sản xuất lúa là Tuy An, Phú Hoà, Tây Hoà, Đông Hoà, thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên và phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 2) Đối tượng nghiên cứu - Các nông dân sản xuất lúa ở Phú Yên. - Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. - Cỏ lồng vực trên ruộng lúa. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra tình hình sản xuất và phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Phú yên. - Nghiên cứu nguyên nhân sự phát triển của cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ. - Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và biện pháp phòng trừ cỏ dại lúa ở Phú Yên. - Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra nông dân sản xuất lúa và biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa ở 4 huyện và thành phố sản xuất lúa là Tuy An, Phú Hoà, Tây Hoà, Đông Hoà, thành phố Tuy Hoà của tỉnh Phú Yên. Mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra ngẫu nghiên 10 nông dân bằng phiếu điều tra (Phụ lục 1). - Thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập thông tin ở các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về cỏ dại hại lúa tại địa phương là các huyện, thành phố (Tuy An, Phú Hoà, Tây Hoà, Đông Hoà và thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên) sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục 2). 2) Phương pháp điều tra thành phần cỏ dại. - Điều tra cỏ dại: Điều tra sự phát triển cỏ dại trên ruộng lúa theo phương pháp của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997). Tiến hành điều tra thành phần cỏ dại hại lúa ở 3 huyện trồng lúa trọng điểm gồm Tuy An, Phú Hoà và thành phố Tuy Hoà. Mỗi huyện điều tra 3 vùng sinh thái, mỗi vùng sinh thái điều tra 3 xã mỗi xã điều tra 3 ruộng. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra có diện tích 0,2m2 (40cm x 50cm). - Thời gian điều tra: Tiến hành điều tra cỏ dại ở 3 giai đoạn: Trước khi làm đất, sau khi gieo trồng 15-20 ngày và trước thu hoạch 15 ngày.

36

- Các chỉ tiêu theo dõi: + Thành phần cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ dại và tính tần suất xuất hiện. Tần suất xuất hiện được tính theo công thức:

Số ruộng có mặt loài cỏ đó Tần suất xuất hiện (%) = X 100 Tổng số ruộng điều tra

Mức độ phổ biến của các loài cỏ xác định theo thang 4 cấp. Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); tần suất xuất hiện 30-50% (+++); tần suất xuất hiện lớn hơn 50% (++++).

+ Mật độ cỏ dại: Đếm số lượng cỏ dại và xác định mật độ (cây/m2). + Diện tích che phủ: Sử dụng để đánh giá các loài cỏ dại khó xác định được mật độ (cỏ chỉ, cỏ bợ, lữ đằng ...). Độ che phủ được phân thành 4 cấp: Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ (+); từ 10-30% diện tích che phủ (++); từ 30 - 50% diện tích che phủ (+++); trên 50% diện tích che phủ (++++). - Trọng lượng sinh khối cỏ dại: Thu thập tất cả cỏ dại có trong khung điều tra cho vào túi riêng có đánh số, sau đó đem về phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cùng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện để phân loại và xác định trọng lượng tươi. - Thu hoạch năng suất lúa ở ruộng có cỏ dại và không có cỏ dại để xác định thiệt hại do cỏ dại phát triển trở lại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Mỗi ruộng thu hoạch năng suất 5 điểm, mỗi điểm 1m2 ở ruộng có cỏ và không có cỏ. Tiến hành đánh giá 3 xã/huyện ở huyện trồng lúa trọng điểm là Tuy An, Phú Hoà và thành phố Tuy Hoà. 3) Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa. * Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Tiến hành thu thập hạt cỏ lồng vực ở 5 xã/huyện ở Phú Yên chi tiết địa điểm được trình bày ở Bảng 2.1. Mỗi ruộng thu hạt cỏ của 10 cây cỏ lồng vực.

37

Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Phú Yên

TT Huyện Xã Ruộng Ghi chú

An Nghiệp 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

1 Tuy An An Định 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

TT. Chí Thạnh 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Bình Kiến 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

2 TP. Tuy Hoà Bình Ngọc 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà Kiến 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà An 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

3 Phú Hoà Hoà Định Tây 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà Định Đông 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà Hiệp Trung 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

4 Đông Hoà Hoà Hiệp Bắc 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà Hiệp Nam 3 Sử dụng thuốc trừ cỏ

Hoà Bình 1 3 Chưa sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc rất ít

5 Tây Hoà Hoà Đồng 3 Chưa sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc rất ít

Hoà Mỹ Đông 3 Chưa sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc rất ít

Thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor được tiến hành trong phòng thí nghiệm tại Khoa nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế. * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Thí nghiệm đánh giá tỉ lệ nảy mầm của cây cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên bằng phương pháp xử lí hạt giống ngâm trong dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%) thời gian 16 phút. Thí nghiệm gồm có 15 nghiệm thức là các quần thể cỏ dại thu thập ở Phú Yên được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRB), với 4 lần nhắc lại, mỗi công thức là 1 quần thể hạt cỏ.

38

Công thức thí nghiệm: Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm đánh giá tỉ lệ nảy mầm các quần thể cỏ lồng vực Công thức Nội dung thực hiện Ghi Chú CT1 Quần thể cỏ lồng vực ở An Nghiệp Sử dụng thuốc trừ cỏ CT2 Quần thể cỏ lồng vực ở An Định Sử dụng thuốc trừ cỏ CT3 Quần thể cỏ lồng vực ở TT. Chí Thạnh Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 4 Quần thể cỏ lồng vực ở Bình Kiến Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 5 Quần thể cỏ lồng vực ở Bình Ngọc Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 6 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Kiến Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 7 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà An Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 8 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Định Tây Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 9 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Định Đông Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 10 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Trung Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 11 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Bắc Sử dụng thuốc trừ cỏ CT 12 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Nam Sử dụng thuốc trừ cỏ CT13 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Bình 1 Sử dụng thuốc trừ cỏ nhưng ít CT14 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Đồng Sử dụng thuốc trừ cỏ nhưng ít CT15 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Mỹ Đông Sử dụng thuốc trừ cỏ nhưng ít Phương pháp tiến hành: Ngâm hạt cỏ vào dung dịch H2SO4 đậm đặc (nồng độ 95%) và thời gian 16 phút, rửa sạch, sau đó ngâm vào nước 48 giờ, tiến hành gieo 20 hạt/1 đĩa petri với 3 lớp giấy thấm, quan sát tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ từ 1 ngày đến 7 ngày và ghi nhận số liệu. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4 CT12 CT10 CT6 CT11 CT8 CT9 CT13 CT2 CT3 CT5 CT7 CT8 CT1 CT3 CT8 CT12 CT10 CT8 CT9 CT5 CT11 CT6 CT3 CT10 CT7 CT11 CT10 CT4 CT6 CT1 CT2 CT14 CT14 CT4 CT15 CT6 CT4 CT2 CT5 CT1 CT2 CT13 CT14 CT15 CT5 CT15 CT12 CT3 CT13 CT14 CT11 CT9 CT9 CT7 CT1 CT13 CT15 CT12 CT4 CT7

39

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm gồm có 13 công thức và đối chứng là các quần thể cỏ dại thu thập ở Phú Yên được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRB), với 4 lần nhắc lại, mỗi công thức là một quần thể hạt cỏ được trồng trong khay có diện tích 40x50cm. Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực

Công thức Nội dung thực hiện Ghi chú

CT1 Quần thể cỏ lồng vực ở An Nghiệp Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT2 Quần thể cỏ lồng vực ở An Định Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT3 Quần thể cỏ lồng vực ở TT. Chí Thạnh Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 4 Quần thể cỏ lồng vực ở Bình Kiến Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 5 Quần thể cỏ lồng vực ở Bình Ngọc Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 6 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Kiến Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 7 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà An Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 8 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Định Tây Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT 9 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Định Đông Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT10 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Trung Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT11 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Bắc Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT12 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Hiệp Nam Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT13 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Bình 1 Sử dụng thuốc trừ cỏ nhưng ít

CT14 Quần thể cỏ lồng vực ở Hoà Đồng Phun nước lã

Phương pháp tiến hành: Khay cát được xấy khô không lẫn các hạt cỏ dại khác, tạo độ ẩm. Tiến hành gieo 30 hạt/1 khay. Sau đó phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha). Quan sát tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ trong thời gian từ 1ngày đến 15 ngày và ghi nhận số liệu.

40

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4 CT4 CT9 CT7 CT8 CT12 CT8 CT4 CT3 CT8 CT12 CT11 CT9 CT7 CT2 CT1 CT10 CT10 CT1 CT6 CT11 CT6 CT13 CT9 CT4 CT9 CT10 CT5 CT14 CT1 CT11 CT13 CT7 CT13 CT5 CT8 CT2 CT5 CT3 CT2 CT12 CT11 CT14 CT3 CT1 CT2 CT4 CT14 CT13 CT3 CT6 CT12 CT5 CT14 CT7 CT10 CT6 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực trên ruộng lúa bằng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Thí nghiệm gồm có 5 công thức, 3 lần lập lại được bố trí theo kiểu RCBD, diện tích ô cơ sở là 20 m2. Bố trí thí nghiệm ở chân ruộng cỏ thường mọc trở lại sau khi phun thuốc được xác định ở thí nghiệm 2. Thời gian phun thuốc là sau khi lúa sạ được 2 ngày, nồng độ liều lượng phun theo khuyến cáo. Bảng 2.4. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại

Công thức Nội dung thực hiện Ghi chú

CT1 Đối chứng không phun thuốc Để cỏ mọc tự nhiên

CT2 Xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT3 Xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo (0,3 kg a.i/ha) Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT4 Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

CT5 Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo Sử dụng thuốc trừ cỏ

41

+ Phương pháp điều tra: Trên mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 điểm mỗi điểm điều tra khung (40cm x 50cm): Sơ đồ điều tra thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Rep 1 Rep 2 Rep 3 CT4 CT1 CT5 CT1 CT5 CT2 CT3 CT2 CT1 CT5 CT3 CT4 CT2 CT4 CT3 + Chỉ tiêu điều tra: Quan sát sự xuất hiện cỏ dại trước và sau khi phun 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày và tính tần suất xuất hiện. Mật độ và hiệu lực trừ cỏ được tính theo công thức: Mật độ cỏ dại (cây/m2): Số lượng cỏ dại trên 1 m2. Hiệu lực trừ cỏ (%): Theo công thức Henderson-tilton Ta x Cb H = (1 ------) x100 Tb x Ca Trong đó: Ta: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức sau khi xử lý thuốc Tb: Số cây cỏ lồng vực sống ở công thức trước khi xử lý thuốc Ca: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng sau khi xử lý thuốc Cb: Số cây cỏ lồng vực sống ở ô đối chứng trước khi xử lý thuốc

42

Năng suất thực thu: Tiến hành thu hoạch năng suất thực thu 20 m2/ ô cơ sở, trong khoảng thời gian tháng 8 năm 2017 nếu có thể. Quần thể cỏ dại được phân loại như sau: (1) Kháng nếu có hơn số cây sống sót 20% sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ, (2) Đang phát triển tính kháng nếu có từ 1- 20% số cây là sống sót, (3) Mẫn cảm nếu tất cả số cây bị chết bởi truốc trừ cỏ (Juliano et al. 2010). Cách xử lý thuốc Sử dụng bình bơm tay để phun thuốc, với lượng nước 320 lít/ha, liều lượng thuốc 0,3 kg a.i/ha. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng. - Mật độ của cỏ lồng vực (cây/m2) - Khối lượng của cỏ lồng vực (gam/m2) - Số cây cỏ sống sót sau khi xử lý thuốc - Tỉ lệ nảy mầm của hạt cỏ - Tính toán giá trị LD50 (Số cây kháng hoặc mẫn cảm bằng 50% so với số cây đối chứng). Tính chỉ số kháng hoặc tỷ lệ mẫn cảm-kháng được tính theo công thức như sau: RI = LD50 quẩn thể kháng/LD50 quần thể mẫn cảm. - Năng suất cây trồng (tạ/ha), tiến hành thu hoạch lúa ở giai đoạn chín hoàn toàn, sau đó phơi khô và quy ra năng suất thực thu/ha. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu tỉ lệ, trung bình, sai số, phân tích phương sai một nguyên tố, so sánh sự khác biệt giữa các công thức được sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 16.0

43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÁC NÔNG HỘ CANH TÁC CÂY TRỒNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm của nông hộ canh tác cây trồng ở Phú Yên Đặc điểm các nông hộ canh tác lúa ở Phú Yên được trình bày ở (Bảng 3.1.). Tất cả các hộ tham gia trồng lúa tại 5 huyện trong tỉnh Phú Yên đều là dân tộc Kinh, với nghề nghiệp sản xuất chính là làm nông nghiệp từ trồng lúa nước là chủ yếu. Ngoài ra các hộ còn sản xuất một số các loại cây trồng khác như: rau màu các loại, đậu, đỗ, cây dược liệu, cây công nghiệp,...chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Bảng 3.1. Giới tính và trình độ văn hóa các nông hộ canh tác cây trồng ở Phú Yên

Tỉ lệ (%)

TP. Tuy Toàn Chỉ tiêu Tuy An Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Hòa tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150)

Giới tính

Nam 96,7 50,0 66,7 33,3 63,3 62,0

Nữ 3,3 50,0 33,3 66,7 36,7 38,0

Trình độ văn hóa

Tiểu học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

THCS 60,0 36,7 53,3 50,0 20,0 44,0

THPT 33,3 50,0 43,3 43,3 80,0 50,0

Trung 6,7 13,3 3,4 6,7 0,0 6,0 cấp

Cao hơn 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

44

Từ kết quả nông hộ ở (Bảng 3.1.). cho thấy tỉ lệ nam giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp là tương đối lớn chiếm 62,0%, nữ giới chiếm 38%. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động chính tham gia vào sản xuất nông nghiệp vẫn là nam giới chiếm ưu thế. Nếu so sánh theo từng huyện tỉ lệ lao động huyện Tuy An nam giới lao động trong nông nghiệp cao hơn các huyện còn lại chiếm 96,7%. Trong khi đó huyện Tây Hòa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp là nữ giới cao nhất trong các huyện điều tra chiếm 66,7%. Trình độ văn hóa (TĐVH) của nông dân có vai trò quan trọng trong nông nghiệp đến việc canh tác của nông dân áp dụng các tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm quản lý dịch hại bảo vệ mùa màng nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Thông qua kết quả điều tra TĐVH của nông dân tỉnh Phú Yên chủ yếu là THPT chiếm 50,0%, THCS chiếm 44,0%, trung cấp chiếm 6,0% và không có trình độ tiểu học. Trong các huyện điều tra nông dân có trình độ THPT cao nhất là huyện Đông Hòa chiếm 80,0%. Trong khi đó huyện Tuy An thấp nhất trong các huyện chỉ chiến 33,3%. Ngoài ra thêm một điều đáng ghi nhận nữa là thành phố Tuy Hòa đã có những nông dân trình độ cao hơn THPT với tỉ lệ khá cao chiếm 13,3% số nông dân được phỏng vấn. 3.1.2. Thu nhập kinh tế nông hộ canh tác cây trồng Kết quả thu nhập kinh tế các nông hộ được trình bày ở (Bảng 3.2.) cho thấy: Sự chênh lệch về diện tích canh tác, thu nhập bình quân đầu người, bình quân lương thực và diện tích canh tác của từng hộ tại các huyện có sự khác nhau nhưng không đáng kể so với trung bình toàn tỉnh. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người cao nhất là huyện Đông Hòa 30,3 triệu đồng/người, thu nhập bình quân thấp nhất là huyện Tuy An 29,1 triệu đồng/người. Bình quân lương thực cao nhất là huyện Tuy An 403,3kg/người cao hơn các huyện và thành phố khác từ 5,0- 21,6 kg/người. Ngược lại, tuy diện tích canh tác bình quân thành phố Tuy Hòa 2653,3 m2/hộ thấp hơn các huyện nhưng bình quân lúa đầu người cao hơn điều này có nghĩa là thành phố Tuy Hòa có nguồn tài nguyên đất màu mỡ, chủ động nguồn nước và hơn hết là nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa 2 vụ/năm. Ngoài diện tích canh tác sản xuất lúa nông dân thành phố Tuy Hòa còn sản xuất một số loại rau màu, dược liệu,... theo hình thức sản xuất an toàn, VietGAP nên năng suất cao, giá cả ổn định mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

45

Bảng 3.2. Thu nhập kinh tế nông hộ canh tác cây trồng Phú Yên

TP. Tuy Toàn Tuy An Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Chỉ tiêu ĐVT Hòa tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150)

Triệu đồng 29,1 28,5 29,6 29,8 30,3 29,5 Thu nhập bình quân đầu người /người ± 1,7 ± 1,3 ± 1,4 ± 1,5 ± 1,7 ± 0,7

Kg 403,3 381,7 398,3 386,7 385,0 391,0 Bình quân lương thực đầu người /người ± 16,6 ± 16,2 ± 16,9 ± 16,1 ± 16,6 ± 7,3

Kg 333,3 335,0 333,3 331,7 326,7 332,0 Bình quân lúa đầu người /người ± 14,5 ± 14,8 ± 14,5 ± 14,7 ± 14,7 ± 6,5

2686,7 2653,3 2835,0 2670,0 2835,0 2736,0 Diện tích đất trồng lúa M2/hộ ±113,5 ±115,2 ±105,2 ±107,9 ±105,2 ± 48,8

46

Trong quá trình điều tra tại các huyện chúng tôi nhận thấy rằng cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Cây lúa chiếm diện tích đất nông nghiệp lớn nhất và chủ yếu của tỉnh. Bình quân diện tích canh tác lúa mỗi hộ 0,3ha, năng suất trung bình 6,8tấn/ha (Bảng 3.3.). Nhìn chung năng suất trung bình thấp hơn so với bình quân những năm trước đó do ảnh hưởng của khí hậu hạn hán Elnino trong những năm gần đây, dịch hại (chuột, sâu hại, cỏ dại,..) gây hại mùa màng nhiều đã làm ảnh hưởng năng suất lúa. Vì vậy, để tăng thêm thu nhập cho gia đình các hộ nông dân còn tham gia trồng luân canh, xen canh thêm một số loại cây lương thực khác như: rau màu các loại, đậu, dưa, ngô,.. Bảng 3.3. Diện tích, năng suất cây trồng chính ở Phú Yên

Diện tích Năng suất bình quân Cây trồng chính (ha/hộ) (tấn/ha) (n=150) n=150

Lúa 0,274± 0,005 6,8 ± 0,05

Ngô 0,088± 0,009 2,6 ± 0,21

Lạc 0,029± 0,007 0,4 ± 0,09

Rau các loại 0,148± 0,010 9,6 ± 0,51

3.1.3. Kỹ thuật canh tác lúa các nông hộ Phú Yên 3.1.3.1. Kỷ thuật làm đất, chế độ tưới nước Kỷ thuật canh tác của bà con về các biện pháp làm đất trồng lúa được thể hiện ở (Bảng 3.4). cho thấy: Hầu hết nông dân được phỏng vấn có phương thức canh tác làm đất trồng lúa chủ yếu là cày bằng máy chiếm 100,0%, nông dân chỉ dùng biện pháp thủ công để trang chỉnh lại mặt ruộng. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất đã giảm bớt chi phí, công sức lao động của nông dân đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng cây lúa trên cùng một diện tích canh tác.

47

Bảng 3.4. Kỷ thuật làm đất và chế độ nước lúa ở Phú Yên

Tuy An TP. Tuy Hòa Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Toàn tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150) Chỉ tiêu Số ND Tỉ lệ ND Số ND Tỉ lệ ND Số ND Tỉ lệ ND Số ND Tỉ lệ ND Số ND Tỉ lệ ND Số ND Tỉ lệ ND trả lời trả lời (%) trả lời trả lời (%) trả lời trả lời (%) trả lời trả lời (%) trả lời trả lời (%) trả lời trả lời (%)

Kỷ thuật làm đất

Cuốc 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Cày bằng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 gia súc

Cày máy 30 100 30 100 30 100 30 100 30 100 150 100

Khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Chế độ tưới nước

3 NSS 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

6 NSS 19 63,3 24 80,0 23 76,7 22 73,3 25 83,3 113 75,3

9 NSS 11 36,7 6 20,0 7 23,3 8 26,7 5 16,7 37 24,7

12 NSS 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

48

Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của việc phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là rất cần thiết. Bởi việc chọn đúng thuốc sử dụng và chế độ phun hợp lý sẽ đem lại sự an toàn cho người sử dụng, hiệu quả phòng trừ cao và tránh khả năng kháng thuốc BVTV sau sử dụng. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ dại hại lúa nói chung và cỏ lồng vực nói riêng hiện nay còn gặp nhiều trở ngại. Ngoài việc lựa chọn các sản phẩm thuốc trừ cỏ đặc hiệu theo từng nhóm cỏ, đúng chủng loại thuốc, đúng đối tượng diệt trừ cỏ dại còn phụ thuộc vào thời gian nảy mầm của hạt cỏ, thời gian phun càng sớm càng hiệu quả (đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm) và thời gian cho nước vào ruộng, đất cần giữ ẩm tốt trong vòng 3-5 ngày sau khi phun là rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phun từ 3-6 ngày sau sạ (NSS) cho hiệu quả cao và ngược lại nếu phun càng muộn thì hiệu lực của thuốc càng giảm (đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm) (Bảng 3.4.). Từ số liệu trên cho thấy 75,3% số nông dân được phỏng vấn đều thực hiện tốt theo yêu cầu của nhà sản xuất, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, chỉ dẫn của người bán thuốc và chỉ có số ít nông dân vì khả năng tiếp nhận thông tin còn hạn chế, chiếm 24,7%. 3.1.3.2. Công tác phòng trừ cỏ dại các nông hộ ở Phú Yên Kết quả điều tra về kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại tỉ lệ hiểu biết về sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ cỏ dại cho thấy: Về tỉ lệ nông dân được tham gia tập huấn chiếm 41,1%, tự học chiếm 37,8%, học hỏi qua nông dân khác chiếm 12,2%, qua truyền thông 8,9% (Bảng 3.5.). Với kết quả này phản ánh về trình độ, nhận thức hiểu biết nông dân phòng trừ cỏ dại trên lúa được bà con nông dân quan tâm hơn trong những năm trở lại đây. Ngoài kinh nghiệm tự học hỏi qua bạn bè, người thân, thông qua các lớp tập huấn đã đem lại hiệu quả cao vào sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Về biện pháp làm cỏ thủ công ở các hộ nông dân trên địa bàn Phú Yên hầu hết ít sử dụng. Trong đó làm cỏ bằng tay nhổ bỏ, chiếm 40% số người được phỏng vấn còn lại các hộ không sử dụng vì theo nông dân chủ yếu trừ cỏ bằng các loại thuốc hóa học.

49

Bảng 3.5. Kiến thức và biện pháp phòng trừ cỏ dại ở Phú Yên Tuy An TP. Tuy Hòa Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Toàn tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150) Chỉ tiêu Tỉ lệ ND Tỉ lệ ND Tỉ lệ ND Tỉ lệ ND Tỉ lệ ND Tỉ lệ Số ND Số ND Số ND Số ND Số ND Số ND trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời ND trả trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời (%) (%) (%) (%) (%) lời (%) Kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại

Tự học 4 13,3 4 13,3 4 13,3 5 16,7 6 20,0 23 15,3

Học qua ND khác 0 0,0 1 3,3 1 3,3 2 6,7 2 6,7 6 4,0

Được tập huấn 23 76,7 24 80,0 22 73,3 20 66,7 21 70,0 110 73,3

Truyền thông 3 10,0 1 3,3 3 10,0 3 10,0 1 3,3 11 7,3

Làm cỏ thủ công

Không làm 16 53,3 17 56,7 14 46,7 17 56,7 26 86,7 90 60,0

Bằng tay 14 46,7 13 43,3 16 53,3 13 43,3 4 13,3 60 40,0

Dùng liềm 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

50

3.1.3.3. Tần xuất sử dụng thuốc trừ cỏ các hộ địa bàn nghiên cứu Ở nước ta việc dùng thuốc hóa học trừ cỏ đã trở nên phổ biến, không chỉ đối với ruộng lúa, hoa màu đối với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Góp phần tăng năng suất cây trồng và hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng biện pháp trừ cỏ một cách máy móc, tùy tiện, thiếu hiểu biết, thiếu cơ sở khoa học sẽ đưa lại những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài. Ở Phú Yên số lần phun thuốc trừ cỏ có sự tập trung khác nhau giữa các vùng trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu 2 lần/vụ chiếm tỉ lệ từ 88,7% số nông dân được phỏng vấn (Bảng 3.6.). Số lần phun thuốc tại mỗi địa phương còn tùy thuộc vào loại thuốc trừ cỏ đặc hiệu cho từng loại đối tượng cỏ dại kèm theo là sự xuất hiện mật độ cỏ dại trên đồng ruộng, đặc điểm của bề mặt ruộng cũng ảnh hưởng đến số lần phun thuốc. Tỉ lệ nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ 1lần/vụ cao nhất là thành phố Tuy Hòa chiếm 36,7%, tiếp đến huyện Tuy An chiếm 13,3%. Ngược lại tỉ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV số lần phun thuốc 2lần/vụ cao nhất là huyện Đông Hòa và Tây Hòa chiếm 100% và thấp nhất là thành phố Tuy Hòa chiếm 63,3% số nông dân được hỏi. Điều này có 2 ý nghĩa: Thứ nhất là nông dân có thói quen sử dụng tập trung một loại thuốc trừ cỏ trong năm mà không thay đổi loại thuốc luân phiên dẫn đến cỏ dại có thể kháng thuốc trừ cỏ. Thứ hai nông dân sử dụng thuốc chưa đúng liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất làm hiệu quả trừ cỏ thấp.

51

Bảng 3.6. Số lần phun thuốc ở các địa phương ở Phú Yên

Tuy An TP. Tuy Hòa Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Toàn tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150)

Chỉ tiêu Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số ND Số ND Số ND Số ND Số ND Số ND ND ND trả ND trả ND trả ND trả ND trả trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời lời (%) lời (%) lời (%) lời (%) lời (%) (%)

Số lần trừ cỏ/vụ

1 lần 4 13,3 11 36,7 2 6,7 0 0,0 0 0,0 17 11,3

2 lần 26 86,7 19 63,3 28 93,3 30 100 30 100 133 88,7

3 lần 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

52

3.1.3.4. Cách thức và thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ Kết quả nghiên cứu về cách thức và thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ cho thấy: Hầu hết nông dân được phỏng đều sử dụng liều lượng thuốc nằm trong mức khuyến cáo; tuy nhiên về lượng nước phun thì thấp hơn mức khuyến cáo từ 50-200 lít/ha điều này làm ảnh hưởng đến hiệu lực phòng trừ của thuốc (Bảng 3.7.). Theo kết quả điều tra Đào Trọng Ánh (2002) chỉ có 22,1- 48% nông dân sử dụng đúng nồng độ, liều lượng thuốc trên lúa. Vì vậy để hướng nông dân sử dụng đúng nồng độ, liều lượng thuốc trừ cỏ theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì việc nông dân tự học hỏi, chỉ dẫn của người bán thuốc thì cần có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời tùy thuộc vào từng đối tượng cỏ dại, mật độ cỏ cỏ dại trên đồng ruộng, địa hình mặt ruộng cao hay thấp trũng, tính đặc hiệu của từng loại thuốc trừ cỏ đặc biệt là thuốc trừ cỏ có hoạt chất pretilachlor (Sofit 300EC). Kết hợp với chỉ tiêu tần xuất phun thuốc ở (Bảng 3.6.) ta thấy rằng người nông dân chỉ sử dụng một loại thuốc trừ cỏ pretiatachlor (Sofit 300EC)/vụ mà không thay đổi loại thuốc theo thời gian làm cỏ dại quen thuốc dẫn đến có thể kháng thuốc trừ cỏ. Liều lượng và lượng nước cần phun của nông dân sử dụng thấp hơn so với khuyến cáo của công ty nên làm giảm tác dụng của thuốc trừ cỏ. Bảng 3.7. Nồng độ, liều lượng xử lý thuốc trừ cỏ lúa ở Phú Yên

Nông dân Khuyến cáo Trung bình Loại thuốc Chỉ tiêu trả lời của công ty thực tế sử dụng (n=150)

Liều lượng 150 1,0-1,5 1,08±0,02 (kg.ai/ha) Sofit 300EC Lượng nước phun 150 400-600 343,7±4,3 (lít/ha)

Thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ thể hiện (Hình 3.1.) cho thấy: Thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 53,0% là (6-10 năm), kế đến 18,0% là (16-20 năm); 12,0% là (1-5 năm), 9,0% là (11-15 năm) và sau cùng 4,0% là (21-25 năm và không nhớ thời gian).

53

Hình 3.1. Thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ lúa ở Phú Yên 3.1.4. Ý kiến, đề xuất của nông hộ Hiệu quả phòng trừ: Kết quả ở (Bảng 3.8.) cho ta thấy: Nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit 300EC để phòng trừ cỏ dại cho rằng thuốc có hiệu quả ở mức cao chiếm 78,7%, hiệu quả phòng trừ trung bình chiếm 11,3%, hiệu quả thấp chiếm 8,7% và thuốc không có hiệu quả chiếm 1,3%. Qua kết quả khảo sát trên ta có thể thấy rằng hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc Sofit 300 EC là chưa cao là do đặc điểm, địa hình của từng địa phương của Phú Yên về điều kiện canh tác lúa như: Biện pháp làm đất, chế độ nước tưới, mật độ cỏ dại xuất hiện, đặc điểm mặt ruộng, trình độ hiểu biết của nông dân phun thuốc chưa đúng theo nguyên tắc “4 đúng” đã làm giảm hiệu lực của thuốc trừ cỏ sau khi phun. Ý kiến nông dân: Qua (Bảng 3.8.) cho thấy nông dân đề nghị các cơ quan chuyên môn, các hợp tác xã nông nghiệp cần quan tâm hơn về chế độ quản lý tưới tiêu hợp lý chiếm 53,3%, tập huấn kỷ thuật cho nông dân chiếm 27,3%, tăng liều lượng, nồng độ chiếm 15,3% và sau cùng là thay thế thuốc mới, thay thế giống mới chiếm 2%. Cần khuyến cáo cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng. Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân thông qua các buổi hội thảo, tập huấn trong phòng, ngoài đồng ruộng để nông dân thấy và áp dụng.

54

Bảng 3.8. Ý kiến, đề xuất phòng trừ cỏ dại hại lúa của nông hộ ở Phú Yên Tỉ lệ nông hộ Tuy An TP. Tuy Hòa Phú Hòa Tây Hòa Đông Hòa Toàn tỉnh (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=30) (n=150) Chỉ tiêu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ ND Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ ND ND trả ND ND trả ND ND trả ND trả lời ND ND trả ND ND trả trả lời lời (%) trả lời lời (%) trả lời lời (%) trả lời (%) trả lời lời (%) trả lời lời (%) Hiệu quả phòng trừ cỏ dại thuốc có hoạt chất Pretilachlor (Sofit 300 EC) Cao 21 70,0 21 70,0 28 93,3 25 83,3 23 76,7 118 78,7 Trung bình 6 20,0 5 16,7 2 6,7 0 0,0 4 13,3 17 11,3 Thấp 3 10,0 3 10,0 0 0,0 4 13,3 3 10,0 13 8,7 Không hiệu quả 0 0,0 1 3,3 0 0,0 1 3,3 0 0,0 2 1,3 Đề xuất, kiến nghị Thay thế thuốc mới 1 3,3 1 3,3 0 0,0 0 0,0 1 3,3 3 2,0 Tăng liều lượng 4 13,3 8 26,7 3 10,0 4 13,3 4 13,3 23 15,3 nồng độ thuốc Thay thế giống mới 1 3,3 1 3,3 1 3,3 0 0,0 0 0,0 3 2,0 Tập huấn kỷ thuật 11 36,7 8 26,7 9 30,0 8 26,7 5 16,7 41 27,3 Quản lý tưới tiêu 13 43,3 12 40,0 17 56,7 18 60,0 20 66,7 80 53,3

55

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI LÚA Ở PHÚ YÊN 3.2.1. Hoạt động của cán bộ quản lý nông nghiệp đối với nông dân Cán bộ quản lý được điều tra là những người làm việc tại CQQL chuyên môn về BVTV đó là trưởng, phó trạm BVTV các huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và Đông Hòa. Tất cả các thành viên đều có trình độ đại học và sau đại học có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm theo chuyên nghành tại địa phương là những người quản lý vừa trực tiếp chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Đồng thời giám sát các hoạt động liên quan đến dịch vụ nông nghiệp chịu sự chỉ đạo của cơ quan quản lý theo nghành và lĩnh vực. Kết quả (Bảng 3.9.) cho thấy trình độ văn hóa của cán bộ ở cấp cơ sở (Giám đốc HTX NN) cho đến cán bộ tham gia quản lý đều có trình độ văn hóa từ cao đẳng đến cao hơn đại học (Thạc sỹ). Trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất (76,7%), kế đến là Thạc sỹ (13,3%) và cao đẳng (10%) trong tổng số cán bộ được điều tra. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho nông dân được cơ quan quản lý phổ biến các văn bản về bảo vệ thực vật và kinh doanh thực vật trên địa bàn nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của người sản xuất trong sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy rất thuận lợi cho Ban quản lý các HTX NN về khâu tuyên truyền, vận động bà con nông dân, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về thuốc BVTV, chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật, hiểu biết tác động thuốc BVTV đến sức khỏe con người, môi trường, nhận thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. 3.2.1.1. Trình độ văn hóa và chuyên môn Bảng 3.9. Trình độ văn hóa của cán bộ quản lý nông nghiệp địa bàn tỉnh Phú Yên

Tỉ lệ (%)

Chỉ tiêu TP. Tuy Đông Toàn tỉnh Tuy An Phú Hòa Tây Hòa Hòa Hòa (n=30)

Trình độ văn hóa

THPT 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Trung cấp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Cao đẳng 0,0 16,7 0,0 0,0 33,3 10,0

Đại học 100,0 83,3 83,3 83,3 33,3 76,7

Cao hơn 0,0 0,0 16,7 16,7 33,3 13,3

56

3.2.1.2. Tập huấn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho nông dân Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn cho nông dân tiếp cận thông tin về sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu qua hai hình thức tập huấn: Một là hội thảo trong phòng chiếm 63,3% (Bảng 3.10.). Hai là hội thảo trên đồng ruộng chiếm 30,0%, còn lại là tổ chức tập huấn tại hiện trường (FFS) và hình thức khác là tương đương nhau (3,3%). Bảng 3.10. Hình thức tập huấn của cán bộ quản lý tại Phú Yên Số cán bộ trả lời Tỉ lệ % cán bộ trả STT Hình thức tập huấn (n=30) lời 1 Hội thảo trên đồng ruộng 9 30,0 2 Hội thảo trong phòng 19 63,3 3 Tổ chức lớp FFS 1 3,3 4 Hình thức khác 1 3,3

3.2.1.3. Phương tiện truyền đạt thông tin đến người nông dân về phòng trừ cỏ dại Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàng năm cơ quan quản lý đều có những chương trình tập huấn, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho người nông dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua 3 hình thức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật (KHKT) đến tận người nông dân bằng nhiều hình thức sát thực và thực tế đem lại hiệu quả cao. Một là thông qua hội thảo/tập huấn chiếm 76,7% số người được hỏi, hai là hình thức thông qua HTX NN chiếm 13,3% số người được hỏi và thông qua truyền hình chiếm 10,0% (Bảng 3.11.). Tuy nhiên có Hội thảo/tập huấn là vượt trội hơn các kênh khác. Do vậy việc chọn lựa một hỗn hợp các phương tiện truyền thông phải dựa vào mục tiêu và chiến lược thông tin đặc thù, mức độ kiểm tra trước của nông dân, tập quán tìm kiếm thông tin, những nguồn thông tin ưa thích, sở hữu về phương tiện truyền thông, những tương tác mạng lưới truyền thông và tập tính đối với truyền thông theo nhóm. Bảng 3.11. Phương tiện truyền đạt thông tin của cán bộ quản lý tại tỉnh Phú Yên Phương tiện truyền đạt Số cán bộ trả lời Tỉ lệ % cán bộ trả STT thông tin (n=30) lời 1 Truyền hình 3 10,0 2 Truyền thanh 0 0,0 3 Hội thảo/tập huấn 23 76,7 4 Thông qua HTX NN 4 13,3 5 Hình thức khác 0 0,0

57

3.2.1.4. Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ cỏ lúa của cán bộ quản lý Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có rất nhiều công ty hoạt động và nhiều tổ chức kinh doanh thuốc BVTV. Bên cạnh sản phẩm thuốc trừ sâu và trừ bệnh cho cây lúa thì sản phẩm thuốc trừ cỏ cho lúa vẫn là rất phổ biến trên địa bàn. Chính vì vậy sản phẩm thuốc trừ cỏ cho nông dân rất đa dạng và phong phú. Qua điều tra 30 cán bộ được hỏi thông tin về loại thuốc trừ cỏ thì họ cho rằng thuốc trừ cỏ cho lúa có nhiều chủng loại chiếm 83,0%, thuốc trừ cỏ ít chủng loại chiếm 17,0%. 3.2.2. Hoạt động quản lý của cơ quan với các đại lý kinh doanh thuốc trừ cỏ 3.2.2.1. Số sản phẩm thuốc trừ cỏ ở thị trường Phú Yên Hiện nay trên thị trường vật tư nông nghiệp Phú Yên có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ do các Công ty sản xuất với nhiều tên thương mại khác nhau do đó nông dân có nhiều cơ hội khi lựa chọn nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa. Vấn đề nông dân muốn sử dụng thuốc đạt hiệu quả trừ cỏ cao nhất là khi sử dụng nên chọn đúng loại thuốc cần dùng và dùng đúng kỹ thuật. Từ kết quả thể hiện ở Hình 3.2. cho thấy: Có đến 40,0% cán bộ trả lời thuốc trừ cỏ gồm 5 loại, tiếp đến nhiều hơn 7 loại 37,0%, 3 loại 14,0% và sau cùng là 7 loại 9,0% số cán bộ được hỏi. Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm chứa hoạt chất pretilachlor hiện nay nông dân vẫn đang sử dụng phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó sản phẩm (Sofit 300EC) chiếm 93,3%, còn lại sử dụng hoạt chất khác Bispyribac-sodium (Nominee 10SC ) chiếm 6,7%.

Hình 3.2. Sản phẩm thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên

58

3.2.2.2. Ý kiến của cán bộ quản lý về sự lựa chọn sản phẩm thuốc trừ cỏ của nông dân Kết quả ở nghiên cứu cho thấy người nông dân phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng phụ thuộc vào sự xuất hiện của cỏ dại trên đồng ruộng chiếm 86,7%, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn (6,7%) và nhu cầu người mua thuốc, sự hiểu biết của cỏ dại tương tự nhau (3,3%) (Bảng 3.12.). Ý kiến của cán bộ quản lý về xu hướng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây Sự hiểu biết của nông dân về nhu cầu mua thuốc trừ cỏ: Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết nông dân quan trọng nhất là hiệu quả của thuốc trừ cỏ chiếm tỷ lệ 80,0% (Bảng 3.12.). Do vậy, bà con nông dân cũng chưa tin tưởng thật sự tới khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên môn nhà nước trong sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao nhất mà họ chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc hiệu quả của thuốc diệt trừ cỏ dại trên đồng ruộng nông dân thấy ngay hiệu quả tức thì. Một vấn đề khác cũng được nhận thấy đó chính là vai trò của cơ quan quản lý trong việc tư vấn, khuyến cáo và truyền đạt thông tin chưa thực sự hiệu quả chỉ chiếm tỷ lệ 6,7%, khuyến cáo của công ty tư vấn chiếm 10,0% trong tổng số cán bộ được hỏi và rất ít học hỏi theo nông dân khác chiếm tỷ lệ 3,3%. Bảng 3.12. Sự lựa chọn và xu hướng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây của nông dân Phú Yên Số cán bộ trả lời Tỉ lệ % cán bộ STT Chỉ tiêu (n=30) trả lời Lựa chọn thuốc trừ cỏ 1 Nhu cầu người mua thuốc 1 3,3% 2 Lợi nhuận 0 0,0% 3 Tình hình cỏ dại trên đồng ruộng 26 86,7% 4 Khuyến cáo của cơ quan chuyên môn 2 6,7% 5 Tình hình hiểu biết 1 3,3% Xu hướng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây 1 Giá cả 0 0,0% 2 Khuyến cáo của công ty 3 10,0% 3 Khuyến cáo của cơ quan quản lý 2 6,7% 4 Hiệu quả trừ cỏ 24 80,0% 5 Theo nông dân khác 1 3,3%

59

3.2.2.3. Kiến nghị và đề xuất của cơ quan trong hoạt động quản lý sử dụng và cung ứng thuốc trừ cỏ hiện nay Cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ các loại thuốc BVTV có chất lượng đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy cán bộ trả lời cần tập huấn nâng cao kiến thức về sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn, cần có ruộng trình diễn và hội nghị đầu bờ chiếm 20,0% và luân phiên sử dụng thuốc trừ cỏ chiếm 6,7% trong tổng số cán bộ được hỏi (Bảng 3.13.). Về mặt kỹ thuật: Cần khuyến cáo cho nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” tập huấn kỹ thuật cho nông dân về sử dụng thuốc trừ cỏ. Tăng cường hoạt động hội thảo, tập huấn trong phòng và ngoài đồng tăng cường trình diễn ngoài đồng cho nông dân nhận thấy và áp dụng. Để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả cao cần sử dụng nhiều biện pháp trừ cỏ liên hoàn, đồng bộ. Trong đó có các khâu quan trọng là biện pháp làm đất kỷ cày bừa nhiều lần, tưới nước hợp lý, làm cỏ sục bùn, bón phân (vôi và lân) thì hiệu quả diệt cỏ càng cao vì lân, vôi xúc đẩy quá trình hoạt động của vi sinh vật, làm cỏ dại phân giải nhanh và bị tiêu diệt nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy làm đất bằng phẳng là cao nhất trong các phương án khác chiếm 40,0% số các bộ được phỏng vấn tiếp đến là cho nước vào ruộng đúng thời gian và chọn loại thuốc hiệu quả cao chiếm 20,0%; phun thuốc đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng cùng chiếm 10,0% (Bảng 3.13.). Biện pháp làm đất kỷ, bằng phẳng đây là biện pháp kỹ thuật diệt trừ cỏ dại hiệu quả mà người cán bộ cần tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân thực hiện từ khi làm đất để diệt trừ cỏ dại hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ đây là khâu kỷ thuật cần phải phát huy thêm. Kiến nghị liên quan đến giá các loại thuốc trừ cỏ. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh buôn bán thuốc BVTV tại các đại lý vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ cho lúa bệnh cạnh là thuốc giả, thuốc kém chất lượng vì vậy rất khó cho bà con nông dân nên chọn những sản phẩm nào phù hợp với đặc điểm từng loại cỏ và giá cả hợp lý.

60

Bảng 3.13. Kiến nghị và đề xuất của cán bộ quản lý về cung ứng thuốc trừ cỏ hiện nay ở Phú Yên

Số cán bộ trả lời Tỉ lệ % cán bộ STT Chỉ tiêu (n=30) trả lời Lựa chọn thuốc trừ cỏ 1 Thay đổi loại thuốc 0 0,0% 2 Thay đổi nồng độ, liều lượng 0 0,0% 3 Tập huấn kỷ thuật cho nông dân 22 73,3% 4 Ruộng trình diễn và hội nghị đầu bờ 6 20% 5 Luân phiên sử dụng thuốc 2 6,7% Những khó khăn trong phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Phú Yên 6 Không chủ động nước 12 40,0% Thuốc trừ cỏ trên địa bàn nhiều chủng 7 6 20,0% loại 8 Diện tích canh tác nhỏ 6 20,0% 9 Hiểu biết về cỏ dại thấp 3 10,0% 10 Thiếu công lao động 3 10,0% Những thuận lợi trong phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Phú Yên 11 Tưới tiêu chủ động 6 20,0% 12 Thực hiện đúng lịch thời vụ 9 30,0% 13 Có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa 7 23,3% 14 Chủng loại thuốc đa dạng 8 26,7% Ý kiến về hiệu quả phòng trừ cỏ dại hại lúa ở Phú Yên 15 Chọn loại thuốc hiệu quả cao 6 20,0% 16 Phun thuốc đúng lúc 3 10,0% 17 Phun đúng nồng độ, liều lượng 3 10,0% 18 Làm đất bằng phẳng 12 40,0% 19 Cho nước vào ruộng đúng thời gian 6 20,0%

61

3.3. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở PHÚ YÊN 3.3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi thu hoạch Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở Phú Yên vào thời điểm trước khi thu hoạch lúa (tháng 4/2017) cho thấy số lượng, thành phần cỏ dại thay đổi theo đặc điểm địa hình, tính chất đất đai, chế độ nước, mùa vụ và kỹ thuật thâm canh lúa. Về số lượng, số họ, số loài cũng luôn biến động. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đồng ruộng ở Phú Yên tổng số loài cỏ xuất hiện gồm 15 loài cỏ thuộc 9 họ, phổ biến nhất là: Poaceae, Cyperaceae, Onagraceae, Marsileaceae, Asteraceae. Nhìn chung thành phần cỏ tương đối phong phú, một số loài chiếm tỉ lệ khá lớn như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chát và cỏ bợ (Bảng 3.14). Vì vậy khâu làm đất kỹ, cày lật gốc phơi ải đất sau khi thu hoạch, dọn sạch cỏ dại, san phẳng ruộng và điều tiết nước hợp lý giai đoạn lúa mới cấy đến đẻ nhánh nên giữ mực nước trong ruộng từ 1-3cm để hạn chế cỏ dại gây hại là hết sức cần thiết. Ngoài ra, bà con cũng cần phải tiến hành khử lẫn cho ruộng lúa từ 2-3 lần trước và sau khi lúa trổ, làm vệ sinh tiêu diệt cỏ mọc ven bờ ruộng, kênh mương. Nhìn chung, với thành phần cỏ dại phong phú việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học cần lưu ý để chọn lựa chủng loại thuốc trừ cỏ phù hợp nhất.

62

Bảng 3.14. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa trước khi thu hoạch ở Phú Yên vụ Đông Xuân 2016-2017. Mật độ Mức độ TT Tên Viêt Nam Tên khoa học Họ thực vật (Cây/m2) phổ biến 1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 38,7 ++++ 2 Cỏ chỉ Cynodon dactylon (L.) Pers. Poaceae C2 ++ 3 Đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 16,4 +++ 4 Cỏ chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 8,7 ++ 5 Cỏ cháo Cyperus difformis L. Forssk. Cyperaceae 6,4 + 6 Cỏ lác rận Cyperus iria L. Cyperaceae 1,9 + 7 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn. Sphaenocleaceae 0,7 + 8 Lữ đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox. Scrophulariaceae C1 + 9 Màn đất Lindernia antipoda (L.) Alston Linderniaceae 4,4 + 10 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae C2 ++ 11 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae 1,7 + 12 Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 4,9 + 13 Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara Onagraceae C1 + 14 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Koehne Lythraceace C1 + 15 Cỏ chân vịt Syphaeranthus aficanus L. Asteraceae 3,7 +

Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++). - C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50%).

63

3.3.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trước khi gieo Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần cỏ dại ở thời điểm trước khi gieo sạ thành phần cỏ dại gây hại tương tự như kỳ điều tra trước khi thu hoạch lúa tổng số loài cỏ xuất hiện gồm 16 loài cỏ thuộc 9 họ, phổ biến nhất là: Poaceae, Cyperaceae, Linderniaceae, Marsileaceae, Onagraceae (Bảng 3.15.). Tuy nhiên nhận thấy rằng: Loài cỏ lồng vực xuất hiện với mật độ thấp trên đồng ruộng. Phần lớn các hạt cỏ nảy mầm ở đất có độ ẩm 80-90%, với loài ưa ẩm, đất ruộng khô hạt cỏ không nảy mầm được. Đất ngập nước thường xuyên và lớp nước dày thì khả năng nảy mầm của hạt cỏ kém hoặc không nảy mầm được. Các loại cỏ chịu nước (lồng vực nước, cỏ chác,..) cũng chỉ sống và mọc mầm khi cây đã mọc mầm, lá và thân vươn lên khỏi mặt nước, nếu thân chìm dưới mặt nước cũng bị chết. Ngoài biện pháp tưới tiêu nước hợp lý để diệt trừ cỏ dại bà con cần phải tiến hành làm cỏ sục bùn trước khi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái hoặc trước khi lúa trổ bà con loại bỏ các bông cỏ (cỏ lồng vực) để không cho hạt cỏ chín rụng xuống ruộng hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch. Khi điều kiện môi trường không thuận lợi cho hạt cỏ nảy mầm như đất ruộng khô, độ ẩm thấp, hạt cỏ cần phải có thời gian nảy mầm bởi tính ngủ nghĩ của hạt cỏ vì vậy hạt có thể nảy mầm sớm hay muộn tùy thuộc vào chu kỳ sống, việc làm đất hay xới xáo đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt. Chính vì vậy chúng tôi nhận thấy rằng sự xuất hiện của loại cỏ lồng vực trên đồng ruộng vào giai đoạn trước khi làm đất gieo sạ thấp hơn so với lúc lúa trước thu hoạch.

64

Bảng 3.15. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trước khi làm đất gieo sạ vụ Hè Thu 2017 Mật độ Mức độ TT Tên Viêt Nam Tên khoa học Họ thực vật (Cây/m2) phổ biến 1 Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) Beauv. Poaceae 3,9 + 2 Cỏ cháo Cyperus difformis (L.) Rottb. Poaceae 10,6 +++ 3 Cỏ chỉ Chamaeraphis brunoniana (Hook.f.) A. Camus Poaceae C2 ++ 4 San nước Paspalum distichum L. Poaceae 4,4 + 5 Cỏ mần trầu Eleusine india (L.) Gaertn. Poaceae C1 + 6 Cỏ đuôi phụng Brachiaria reptans (L.) Gard. & Hubb Poaceae 5,9 + 7 Cỏ Chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl Cyperaceae 10,4 +++ 8 Mao thư lưỡng phân Fimbristylis dichotoma (L.) Vadl Cyperaceae 8,9 ++ 9 Cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica Gaertn Sphaenocleaceae C1 + 10 Lữ Đằng Lindernia procumbens (Krock.) Philcox Scrophulariaceae 9,6 ++ 11 Màn đất Lindernia antipoda ( L.) Alston Linderniaceae C1 + 12 Cỏ bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae 7,2 ++ 13 Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Onagraceae 4,6 + 14 Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara. Onagraceae C2 ++ 15 Vảy ốc Rotala indica (Willd.) Lythraceace C1 + 16 Rau mác bao Monochloria vaginalis (Burm.f.) C.Presl Pontederiaceae C2 ++ Ghi chú: - Tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10% (+); tần suất xuất hiện 10-30% (++); 30-50% (+++); và trên 50% (++++). - C1: Diện tích che phủ cấp 1(<10%); C2: Diện tích che phủ cấp 2 (10-30%); C3: Diện tích che phủ cấp 3(30-50%); C4: Diện tích che phủ cấp 4(>50%).

65

3.4. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở PHÚ YÊN 3.4.1. Ảnh hưởng của Acid sulfuric đến tính miên trạng của cỏ lồng vực và tỉ lệ nảy mầm của các quần thể hạt cỏ Chúng tôi thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ lồng vực thường khác nhau rất lớn do tính ngủ nghỉ của hạt cỏ sau khi thu hoạch, điều này gây khó khăn cho nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ.

Để phá bỏ tính ngủ nghỉ của hạt cỏ chúng tôi sử dụng H2SO4 đậm đặc (nồng độ 98%), kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngày theo dõi đầu tiên với tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 52,5% ở công thức 9 (quần thể cỏ dại Hòa Bình 1) và tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 7,5% ở công thứ 2 (quần thể cỏ dại Hòa Hiệp Nam) (Bảng 3.16.). Kết quả phân tích thống kê cho thấy các công thức 9, 12, 15 sai khác có ý nghĩa với các công thức là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 14. Tuy nhiên phân tích thống kê Tukey test cho thấy công thức 9 sai khác rõ nhất so với các công thức còn lại. Ở ngày theo dõi thứ tiếp theo 2, 3, 4, 5, 6, 7 các công thức có chuyển biến rõ rệt và đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất vào ngày theo dõi thứ 7, cụ thể các công thức có sự biến động từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 như sau: Công thức 1 (quần thể cỏ lồng vực Bình Kiến) tăng 45,0%, công thức 2 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Nam) tăng 30,0%, công thức 3 (quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp) tăng 46,3%, công thức 4 (quần thể cỏ lồng vực An Định) tăng 57,5%, công thức 5 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Kiến) tăng 45,0%, công thức 6 (quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc) tăng 51,3%, công thức 7 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Trung) tăng 48,7%, công thức 8 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Mỹ Đông) tăng 65,0%, công thức 9 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình) tăng 22,5%, công thức 10 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Bắc) tăng 66,3%, công thức 11 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Tây) tăng 45,0%, công thức 12 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Đông) tăng 58,7%, công thức 13 (quần thể cỏ lồng vực Hòa An) tăng 56,3%, công thức 14 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Đồng) tăng 45,0%, công thức 15 (quần thể cỏ lồng vực thị trấn Chí Thạnh) tăng 37,5%. Như vậy, sau 7 ngày theo dõi tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất ở công thức 12 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Đông) đạt 85,0% và tỷ lệ nảy mầm đạt thấp nhất ở công thức 2 (quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Nam) đạt 37,5%. Qua phân tích thống kê cho thấy ở các ngày theo dõi 2, 3, 4, 5 và 6 ngày tỷ lệ nảy mầm các công thức có sự sai khác có ý nghĩa. Ở ngày thứ 6 phân tích thống kê Tukey test cho thấy chỉ có công thức 12, 15 sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại. Nhưng sau 7 ngày theo dõi tỷ lệ này mầm thì các công thức hầu như không có sự sai khác. Điều này cho thấy thời gian theo dõi càng lâu thì mức độ ảnh hưởng của dung dịch H2SO4 đậm đặc tới sự nảy mầm của quần thể hạt cỏ lồng vực giảm và hầu như không còn tác dụng.

66

Bảng 3.16. Tỉ lệ nảy mầm hạt cỏ lồng vực ở các quần thể với thời gian xử lý H2SO4 20 phút, ngâm trong nước 48 giờ Công Tỉ lệ nảy mầm (%) thức Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 CT1 8,8a 17,5ab 21,3a 22,5abc 22,5ab 33,8ab 53,8a CT2 7,5a 8,8a 8,8a 12,5a 15,0a 26,3a 37,5a CT3 10,0a 15,0ab 18,8a 22,5abc 22,5ab 47,5ab 56,3a CT4 13,8ab 22,5ab 31,3a 31,3abc 31,3ab 51,3ab 71,3a CT5 18,8ab 23,8ab 26,3a 33,8abcd 33,8ab 47,5ab 63,8a CT6 22,5ab 32,5ab 36,3a 37,5abcd 41,3ab 57,5ab 73,8a CT7 11,3a 18,8ab 20,0a 26,3abc 22,5ab 43,8ab 60,0a CT8 8,8a 16,3ab 28,8a 32,5abcd 32,5ab 57,5ab 73,8a CT9 52,5c 48,8b 58,3b 66,3d 55,0b 61,3ab 75,0a CT10 10,0a 23,8ab 27,5a 32,5abcd 32,5ab 55,0ab 76,3a CT11 10,0a 17,5ab 26,3a 28,8abc 31,3ab 53,8ab 55,0a CT12 26,3abc 47,5b 53,8ab 55,0cd 55,0b 70,0b 85,0a CT13 12,5ab 16,3ab 17,5a 18,8abd 20,0ab 47,5ab 68,8a CT14 17,5ab 18,8ab 21,3a 25,0abc 23,8ab 45,0ab 62,5a CT15 38,8bc 42,5ab 50,0ab 50,0bcd 52,5b 67,5b 76,3a Ghi chú: CT1 là quần thể cỏ lồng vực Bình Kiến. CT2 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Nam. CT3 là quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp. CT4 là quần thể cỏ lồng vực An Định. CT5 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Kiến. CT6 là quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc. CT7 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Trung. CT8 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Mỹ Đông. CT 9 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình. CT10 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Bắc. CT 11 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Tây. CT12 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Đông. CT13 là quần thể cỏ lồng vực Hòa An. CT14 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Đồng. CT15 là quần thể cỏ lồng vực thị trấn Chí Thạnh. Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05. 3.4.2. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Phú Yên trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ lồng vực ở Phú Yên được trình bày ở Bảng 3.17. Ngày theo dõi thứ 1 qua theo dõi ta thấy tỷ lệ ở các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cỏ mọc với tỷ lệ thấp từ 0,0% đến 21,7% , còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ thì tỷ lệ cỏ mọc tương đối cao hơn 31,7%. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các

67 công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Công thức 13 (quần thể Bình Ngọc) có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Ở những ngày theo dõi tiếp theo thứ 2, 3, 4 các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức có sự chuyển biến theo xu hướng tăng, giảm về tỷ lệ số cây mọc giữa các công thức. Trong đó các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đạt tỷ lệ cao nhất ở ngày thứ 4 với tỷ lệ lên tới 22,5% ở công thức 14 (quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc), thấp nhất là 4,2% ở công thức 6 và 9 (quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp và Hòa Bình). Còn công thức đối chứng không xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đạt tỷ lệ rất cao 89,2%, công thức đối chứng (quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình). Đến ngày theo dõi thứ 5 các quần thể hạt cỏ ở 15 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor cây có xu hướng chết đi rất nhiều, đã xuất hiện ba công thức hạt cỏ lồng vực chết hoàn toàn 100% là công thức 3, 6 và 11. Cụ thể: Tỷ lệ cây còn sống ở công thức 1 (quần thể Hòa An) là 5,0%; ở công thức 2 (Hòa Đinh Đông) và công thức 7 (quần thể An Định) cùng tỷ lệ là 2,5%; ở công thức 4 (quần thể Hòa Kiến), công thức 5 (Hòa Định Tây), công thức 9 (Hòa Bình), công thức 10 (Bình Kiến) có cùng tỷ lệ là 1,7%; công thức 8 (quần thể Hòa Hiệp Bắc) là 0,8%; công thức 12 (Hòa Hiệp Nam) là 7,5%; công thức 13 (quần thể Bình Ngọc) là 15% và nhìn chung các cây có sức sống yếu và dự kiến tiếp tục chết các ngày sau đó. Còn đối với công thức đối chứng, tỷ lệ cây sống lên tới 91,7% (quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình) và các cây ở công thức này bắt đầu xuất hiện lá thật. Ở ngày theo dõi thứ 7, các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor, quan sát xuất hiện có 3 công thức có tỷ lệ số cây cỏ lồng vực mọc trở lại tăng. Cụ thể ở công thức công thức 7 (quần thể An Định) tăng từ ngày thứ 6 (0,8%) lên ngày thứ 7 (3,3%); công thức 9 (quần thể Hòa Bình) tăng từ 0,8% lên 1,7%; công thức 12 (quần thể Hòa Hiệp Nam) từ 5,8% lên 6,7% và cao nhất ghi nhận ở công thức 13 (quần thể cỏ Bình Ngọc) tỷ lệ 9,2%. Ở ngày theo dõi thứ 9, 10, 11 quan sát cho thấy quần thể hạt cỏ lồng vực ở hầu hết các công thức chết đi rất nhiều và chỉ còn một công thức số 13 sống sót nhưng tỷ lệ thấp 1,7%. Ngày theo dõi thứ 15 là ngày kết thúc theo dõi thí nghiệm, nhận thấy quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chưa hoạt chất pretilachlor ở ngày 15 đều chết và không có cây nào sống sót. Công thức đối chứng (quần thể cỏ Hòa Bình) vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cây sống chiếm 50%, chúng sinh trưởng, phát triển bình thường.

68

Bảng 3.17. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Phú Yên sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor Công Tỉ lệ nảy mầm (%) thức Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15 CT1 5,8ab 35,8cd 30,0a 9,2ab 5,0ab 5,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT2 11,7abc 12,5abc 7,5a 6,7ab 2,5ab 0,8a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT3 2,5ab 4,2a 5,0a 5,8ab 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT4 7,5abc 19,2abc 17,5a 6,7ab 1,7ab 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT5 3,3ab 16,7abc 10,8a 5,8ab 1,7ab 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT6 5,0ab 26,7abc 7,5a 4,2ab 0,0a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT7 5,8ab 19,2abc 7,5a 7,5ab 2,5ab 0,8a 3,3a 3,3a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT8 0,0a 5,8a 13,3a 8,3ab 0,8a 0,8a 0,8a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT9 9,2cbc 7,5ab 12,5a 4,2ab 1,7ab 0,8a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT10 1,7ab 9,2ab 5,0a 6,7ab 1,7ab 1,7a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT11 6,7ab 17,5abc 6,7a 10,8ab 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT12 2,5ab 33,3abc 5,0a 7,5ab 7,5ab 5,8a 6,7a 7,5a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT13 21,7cd 30,0abcd 21,7a 22,5b 15,0b 9,2a 9,2a 13,3a 2,5a 1,7a 1,7a 0,0a 0,0a 0,0a 0,0a CT14 31,7d 54,2d 71,7b 89,2c 91,7c 91,7b 91,7b 80,0b 71,7b 53,3b 52,5b 50,8b 50,8b 50,8b 50,0b Ghi chú: CT1 là quần thể cỏ lồng vực Hòa An. CT2 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Đông. CT3 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Mỹ Đông. CT4 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Kiến. CT5 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Định Tây. CT6 là quần thể cỏ lồng vực An Nghiệp. CT7 là quần thể cỏ lồng vực An Định. CT8 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Bắc. CT 9 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình. CT10 là quần thể cỏ lồng vực Bình Kiến. CT 11 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Trung. CT12 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Hiệp Nam. CT13 là quần thể cỏ lồng vực Bình Ngọc. CT14 là quần thể cỏ lồng vực Hòa Bình (đối chứng). Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05.

69

Diễn biến tỷ lệ nảy mầm qua 15 ngày được thể hiện rõ nét ở Hình 3.3. Nhìn chung cho ta thấy tỷ lệ sống các quần thể hạt cỏ ở 13 công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của hạt cỏ đạt cao nhất vào ngày theo dõi thứ 2 với tỷ lệ lên tới 35,8% ở công thức 1 (quần thể cỏ Hòa An), thấp nhất là 4,2% ở công thức 3 (quần thể cỏ Hòa Mỹ Đông). Sau đó các ngày theo dõi tiếp theo giảm liên tục, cụ thể ở ngày thứ 5 đã xuất hiện hạt cỏ lồng vực ở 3 công thức chết hoàn toàn là quần thể cỏ ở Hòa Mỹ Đông, An Nghiệp và Hòa Hiệp Trung; ngày theo dõi thứ 7 tỷ lệ sống sót hầu hết ở các công thức là rất thấp; và đến ngày theo dõi thứ 15 các công thức được xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor không có cây nào sống sót.

Hình 3.3. Diễn biến tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở Phú Yên sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 được trình bày ở Bảng 3.18. cho thấy sau 10 ngày, 15 ngày theo dõi mức độ kháng thuốc được thể hiện rõ ở 13 quần thể được dùng làm thí nghiệm, trong đó ta thấy có quần thể cỏ Bình Ngọc có thể đang phát triển tính kháng cao nhất. Như vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.18. và kết quả đánh giá ở Bảng 3.17. cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên được xác định có quần thể cỏ lồng vực đang phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor.

70

Bảng 3.18. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ ở tỉnh Phú Yên

5 ngày sau gieo 10 ngày sau gieo 15 ngày sau gieo

Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Quần thể cỏ dại nảy độ nảy độ nảy độ mầm kháng mầm kháng mầm kháng (%) (*) (%) (*) (%) (*)

Hòa An 5,0 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Định Đông 2,5 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Mỹ Đông 0,0 3 0,0 3 0,0 3

Hòa Kiến 1,7 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Định Tây 1,7 2 0,0 3 0,0 3

An Nghiệp 0,0 3 0,0 3 0,0 3

An Định 2,5 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Hiệp Bắc 0,8 3 0,0 3 0,0 3

Hòa Bình 1,7 2 0,0 3 0,0 3

Bình Kiến 1,7 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Hiệp Trung 0,0 3 0,0 3 0,0 3

Hòa Hiệp Nam 7,5 2 0,0 3 0,0 3

Hòa Đồng 12,5 2 0,0 3 0,0 3

Bình ngọc 15,0 2 1,7 2 0,0 3

Chí Thạnh 2,5 2 0,0 3 0,0 3

Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010

71

3.4.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Phú Yên trên đồng ruộng Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ của các quần thể cỏ dại ở Phú Yên được trình bày ở Bảng 3.19. cho thấy ở thời điểm 1 ngày sau khi phun thuốc trừ cỏ, ở công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) tỉ lệ cỏ lồng vực mọc trở lại (cỏ soát) trung bình là 0,65 cây/m2 và cỏ dại khác là không xuất hiện. Trong khi đó ở công thức đối chứng (không phun thuốc) có tỉ lệ cỏ lồng vực mọc trở lại là 1,0 cây/m2 và cỏ dại khác mọc trở lại là 2,67 cây/m2. Ở ngày thứ 7 sau phun thuốc trừ cỏ quan sát thấy cỏ dại mọc phát sinh ở công thức 2, 3 và 4 cụ thể: Cỏ lồng vực xuất hiện ở hai công thức, công thức 2 là 5,0 cây/m2, công thức 3 (xử lý thuốc ở nồng độ khuyến cáo) là 1,65 cây/m2. Các loài cỏ khác đã xuất hiện ở 3 công thức, cao nhất là công thức 2 tỉ lệ trung bình 5,65 cây/m2, công thức 3 là 1,65 cây/m2, công thức 4 (xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo) 0,35 cây/m2. Tuy nhiên sau 7 ngày phun thuốc ở công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) chưa thấy có hiện tượng cỏ mọc trở lại. Qua phân tích thống kê Tukey test cho thấy các công thức 2, 3, 4, 5 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (công thức 1). Tương tự quan sát ở ngày thứ 14 khi hiệu lực của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hết hiệu lực cỏ dại phát triển mạnh ở các công thức được sử lý thuốc cụ thể: Công thức 2 cỏ lồng vực mọc trở lại trung bình 8,0 cây/m2, cỏ dại khác là 10,65 cây/m2; ở công thức 3 cỏ lồng vực 4,35 cây/m2 và cỏ khác là 3,35 cây/m2; công thức 4 cỏ lồng vực 0,65 cây/m2, cỏ khác là 2,0 cây/m2; ở công thức 5 chưa thấy sự xuất hiện cỏ mọc trở lại nguyên nhân do được xử lý thuốc ở nồng độ cao nên mầm cỏ được diệt triệt để. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy hiện tượng cỏ dại (cỏ lồng vực và các loại cỏ dại khác) mọc trở lại sau khi gieo, sạ là rất lơn, mầm hạt cỏ được lưu giữ trong đất từ vụ trước, khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng,... hạt cỏ nảy mầm và cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa. Vì vậy, nếu không được xử lý thuốc trừ cỏ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hiện tượng cỏ dại (cỏ lồng vực) mọc trở lại sau 1 ngày, 7 ngày và phát triển ở 14 ngày tại xã Bình Ngọc cho thấy liệu quần thể cỏ lồng vực tại đây đã kháng thuốc trừ cỏ với hoạt chất pretilachlor? Nguyên nhân cỏ dại mọc lại sau khi phun thuốc trừ cỏ có thể do quần thể cỏ dại (cỏ lồng vực) tại Bình Ngọc đã kháng thuốc trừ cỏ, hay cách điều nước nước vào ruộng chưa hợp lý sau khi phun thuốc, hay cách phun thuốc của người chăm sóc chưa đúng,...đây là vấn đề đòi hỏi cần có nhiều thời gian nghiên cứu khảo nghiệm trên nhiều chân đất khác nhau, các vụ khác nhau tại địa phương để đưa ra kết quả chính xác nhất.

72

Bảng 3.19. Tỉ lệ nảy mầm của quần thể cỏ dại trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor Trước khi phun Sau phun thuốc Hiệu lực Sau phun thuốc Hiệu lực Sau phun thuốc Hiệu lực thuốc 1 ngày thuốc 7 ngày thuốc 14 ngày thuốc Công Khối Khối sau Khối sau Khối sau thức Mật độ Mật độ Mật độ Mật độ lượng lượng 1 ngày lượng 7 ngày lượng 14 ngày (cây/m2) (cây/m2) (cây/m2) (cây/m2) (g/m2) (g/m2) (%) (g/m2) (%) (g/m2) (%) Cỏ lồng vực CT1 0,02a 0,33 1,00a 1,33 16,35c 7,83 24,65b 10,33 CT2 0,33a 0,67 0,65a 1,17 96,0 5,00b 2,50 98,1 8,00a 4,83 98,0 CT3 0,27a 0,17 0,00a 0,00 100,0 1,65ab 1,33 99,2 4,35a 2,83 98,7 CT4 0,33a 0,50 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100,0 0,65a 0,50 99,8 CT5 0,07a 0,17 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100 Cỏ khác CT1 0,43a 0,67 2,67b 0,83 14,35b 6,50 24,00c 10,0 CT2 0,33a 0,50 0,00a 0,00 100,0 5,65a 2,50 48,7 10,65bc 5,83 42,2 CT3 0,27a 0,33 0,00a 0,00 100,0 1,65a 1,17 81,7 3,35ab 2,83 77,8 CT4 0,13a 0,33 0,00a 0,00 100,0 0,35a 0,33 91,9 2,00ab 1,67 72,4 CT5 0,40a 0,67 0,00a 0,00 100,0 0,00a 0,00 100 0,00a 0,00 100 Ghi chú: CT1 đối chứng không phun thuốc. CT2 xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo. CT3 xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo (0,3 kg a.i/ha). CT4 xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo. CT5 xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo. Các chữ cái thường khác nhau trong một cột ở các công thức biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P ≤ 0,05.

73

Kết quả đánh giá hiệu lực phòng cỏ dại thời điểm sau 1 ngày xử lý thuốc cho thấy: Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) tỉ lệ cỏ chết thấp nhất 96,0%, ở các công thức khác công thức 3 (xử lý thuốc ở 1 nồng độ khuyến cáo), công thức 4 (xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ khuyến cáo), công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) có tỉ lệ cỏ chết 100,0%; đối với quần thể cỏ khác (cỏ lác, cỏ chát, cỏ chỉ,...) có tỉ lệ cỏ chết 100,0%. Thời điểm sau 7 ngày xử lý thuốc: Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 2 có tỉ lệ cỏ chết là 98,1%, ở công thức 3 tỉ lệ cỏ chết là 99,2%, công thức 4 và 5 có tỉ lệ cỏ chết là 100,0%; đối với quần thể có khác tỉ lệ cỏ chết có sự thay đổi, cao nhất ở công thức 5 là 100,0%, công thức 4 là 91,9%, công thức 3 là 81,7% và thấp nhất là công thức 2 là 48,7%. Tương tự ở thời điểm 14 ngày sau xử lý thuốc. Quần thể cỏ lồng vực ở công thức 5 có tỉ lệ chết cao nhất 100,0%, công thức 4 là 99,8%, công thức 3 là 98,7% và công thức 2 tỉ lệ 98,0%; ở quần thể cỏ khác công thứ 5 có tỉ lệ cỏ chết cao nhất là 100,0%, công thức 3 là 77,8%, công thức 4 là 72,4% và công thức 2 có tỉ lệ thấp nhất 42,2%. Như vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.19. cho thấý quần thể cỏ lồng vực ở các công thức sau khi xử lý thuốc có sự khác nhau, cụ thể: Công thức 2 (xử lý thuốc ở ½ nồng độ khuyến cáo) sau 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày cỏ vẫn mọc, không chết triệt để do nồng độ thuốc pha ở liều lượng thấp; công thức 3 và 4 cho thấy hiệu lực thuốc trừ cỏ giảm dần sau 14 ngày, tỉ lệ cỏ chết từ 98,0-99,8%; công thức 5 (xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ khuyến cáo) sau 14 ngày có tỉ lệ cỏ chết 100,0%. Qua kết quả đánh giá theo Juliano et al. 2010 được trình bày ở Bảng 3.20. và kết quả đánh giá ở Bảng 3.19. cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV không theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn. Sử dụng cùng một loại thuốc lần/vụ, pha nồng độ thuốc càng cao,... có thể đến một thời điểm nhất định các quần thể cỏ dại (cỏ lồng vực) sẽ phát triển tính kháng với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor.

74

Bảng 3.20. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ ở tỉnh Phú Yên qua các nồng độ nghiên cứu Sau phun thuốc Sau phun thuốc Sau phun thuốc 1 ngày 7 ngày 14 ngày Nồng độ thuốc xử lý Tỷ lệ nảy mầm Mức độ kháng Tỷ lệ nảy mầm Mức độ kháng Tỷ lệ nảy mầm Mức độ kháng (%) (*) (%) (*) (%) (*) Xử lý thuốc ở ½ nồng độ 1,9 2 15,2 2 24,2 1 khuyến cáo Xử lý thuốc ở 1 nồng độ 0 3 6,1 2 16,1 2 khuyến cáo Xử lý thuốc ở 1,5 nồng độ 0 3 0 3 1,9 2 khuyến cáo Xử lý thuốc ở 2 lần nồng độ 0 3 0 3 0 3 khuyến cáo Ghi chú: 1: Kháng là > 20% số cây sống sót, 2: Đang phát triển tính kháng là từ 1-20% số cây sống sót, 3: Mẫn cảm là không có có cây nào sống sót, (*) theo Juliano et al. 2010

75

Cỏ lồng vực là một trong những loại cỏ gây hại phổ biến đối với lúa sạ ở tỉnh Phú Yên, có sức cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng rất mạnh, gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất lúa. Kết quả điều tra về khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở tỉnh Phú Yên được thể hiện ở Bảng 3.21. cho thấy năng suất trung bình của lúa ở chân ruộng không xử lý thuốc trừ cỏ là 5,87 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở ½ nồng độ khuyến cáo là 6,6 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở nồng độ khuyến cáo là 7,1 tấn/ha. Năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở 1,5 lần nồng độ khuyến cáo là 6,93 tấn/ha và năng suất trung bình của lúa đối với ruộng có sử dụng thuốc trừ cỏ ở 2 lần nồng độ khuyến cáo là 6,9 tấn/ha. Từ đó có thể thấy năng suất lúa giảm ở ruộng để cỏ mọc tự nhiên là 14%, ở ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ½ nồng độ khuyến cáo là 4,0% và ruộng có xử lý thuốc trừ cỏ ở 1 lần hoặc 1,5 lần nồng độ khuyến cáo năng suất lúa giảm từ 0,03 đến 0,2%. Như vậy, ta có thể thấy mật độ cỏ dại (cỏ lồng vực nói riêng và các loại cỏ khác nói chung) mọc trở lại trên ruộng lúa càng nhiều thì làm giảm đến năng suất lúa càng cao.

76

Bảng 3.21. Ảnh hưởng mật độ cỏ dại đến năng suất lúa

Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở Xử lý thuốc ở Để cỏ mọc tự Chỉ tiêu ½ nồng độ 1 nồng độ 1,5 nồng độ 2 lần nồng độ nhiên khuyến cáo khuyến cáo khuyến cáo khuyến cáo

Mật độ cỏ lồng vực (cây/m2) 24,65b±0,5 8,0a±0,6 4,35a±0,2 0,65a±0,1 0,0a

Mật độ cỏ dại khác (cây/m2) 24,0c±0,2 10,65bc±0,6 3,35ab±0,3 2,0ab±0,2 0,0a

Năng suất lúa (tấn/ha) 5,87a±1,8 6,60b±0,06 7,10b±0,2 6,93b±0,06 6,90b±0,1

Năng suất giảm (%)a 14,0 4,0 ±0,2 ±0,03

aNăng suất giảm = [(Năng suất không cỏ - Năng suất có cỏ)/Năng suất không cỏ] x 100

77

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng trừ cỏ dại cho cây lúa tại địa bàn tỉnh Phú Yên cho thấy đặc điểm nông hộ sản xuất lúa ở Phú Yên. Nam giới chủ yếu tham gia vào lao động nông nghiệp, trình độ học vấn là THPT; quy mô sản xuất lúa nhỏ, chủ yếu là ruộng của gia đình. Phần lớn nông dân chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Công tác trừ cỏ chủ yếu sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc hóa học 02 lần/vụ. Sử dụng thuốc trừ cỏ chủ yếu sử dụng hoạt chất pretilachlor với thời gian trên 20 năm nhưng sử dụng chưa hoàn toàn đúng kỹ thuật đã góp phần làm cho cỏ mọc trở lại sau khi phun thuốc. Thành phần cỏ dại trên đồng ruộng gồm 16 loài thuộc 9 họ các loài cỏ phổ biến nhất cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ bợ ở giai đoạn trước khi thu hoạch; giai đoạn trước khi làm đất xuất hiện chủ yếu các loài cỏ như: Cỏ chát, cỏ cháo, cỏ chỉ, cỏ bợ, cỏ lữ đằng, rau dừa nước, rau mác bao,...việc phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học khó có thể trừ hết các loại cỏ với diện tích lớn. Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng cho thấy các quần thể cỏ dại ở tỉnh Phú Yên được xác định chưa thật sự kháng hoàn toàn với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor. Cụ thể: Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau 5 ngày xử lý thuốc trừ cỏ pretilachlor quần thể cỏ lồng vực ở Bình Ngọc có tỷ lệ hạt cỏ nảy mầm cao nhất 15,0%, Hòa Đồng là 12,5%, Hòa Hiệp Nam là 7,5%,... và thời gian tỷ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực cao nhất sau xử lý thuốc là quần thể cỏ Bình Ngọc 11 ngày; tiếp đến Hòa Hiệp Nam, Hòa Bình, Bình Kiến,...là 8 ngày. Kết quả nghiên cứu ngoài đồng ruộng cho thấy hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực giảm theo nồng độ, liều lượng sử dụng, nếu phun ở nồng độ ½ lần khuyến cáo thì sau 14 ngày phun hiệu lực thuốc chỉ đạt 98,0%; nếu phun ở nồng độ khuyến cáo thì hiệu lực thuốc sau 14 ngày phun chỉ đạt 98,7% và nếu phun thuốc ở 1,5 lần nồng độ khuyến cáo thì hiệu lực thuốc sau 14 ngày phun chỉ đạt 99,8%. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của cỏ dại mọc lại đến năng suất cây lúa, về quy mô, về diện tích và địa điểm. Nghiên cứu khả năng phòng trừ thích hợp làm giảm chi phí phòng trừ cỏ lồng vực nói riêng và cỏ dại nói chung, kéo dài thời gian kháng thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor. Khuyến cáo người dân phun thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đúng nồng độ, liều lượng, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đồng thời luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt [1] Chu Thị Thơm (2006), Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại, Nhà xuất bản lao động. [2] Dương Văn Chín và Hoàng Anh Cung (2000), Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam. [3] Đào Trọng Tuấn (2005), Cỏ dại và sinh thái học cỏ dại. Cục Bảo vệ thực vật. [4] Hà Thị Hiến (2001), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Thanh Niên, Hà Nội. [5] Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Tân (1999), Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 44-49. [6] Nguyễn Hồng Sơn (2000), Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. [7] Nguyễn Hữu Hoài (2001), Nghiên cứu cỏ dại trên ruộng lúa gieo thẳng ở Quảng Bình và một số biện pháp phòng trừ, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. [8] Nguyễn Hữu Trúc (2012), Giáo trình cỏ dại (Giáo trình điện tử). Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng (1999), Cỏ dại trong ruộng lúa và biện pháp phòng trừ. [10] Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Mai Thành Phụng, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. [11] Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa. Trường Đại Học Cần Thơ. [12] Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997), Phương pháp điều tra thu thập và làm mẫu cỏ dại. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, tr 90-99. [13] Nguyễn Trường Thành, Phạm Hữu Lý, Nguyễn Quốc Tuấn. Thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng và nghiên cứu vấn đề tiêu hủy chúng ở nước ta. Trái Đất Xanh, Hội Khoa Học Bảo vệ thực vật Việt Nam, (số 45-4/2012). Tr. 15-25. [14] Nguyễn Vĩnh Trường (2014), Bài giảng cỏ dại, Trường Đại học Nông Lâm Huế. [15] Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền, Lê Trường (1978), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp.

79

[16] Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 289-290. [17] Võ Mai, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Quý Hùng, Hồ Văn Chiến (1997), Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vât đến nông dân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.49-51. [18] VIETRADE (2016). Thị trường lúa gạo thế giới năm 2016 và dự báo năm 2017. Cục xúc tiến thương mại. [19] VIETRADE (2016). Sản lượng và năng suất gạo nước ta 3 tháng đầu năm 2016 và dự báo niên vụ 2016/17. Cục xúc tiến thương mại. Tài liệu Tiếng Anh [20] A. Hager, A. Andh C. Sparague. (2000), Departmentn of Corp Sciences: Weed risistance to herbicides, Department of Crop Sciences, Illinois Agriculture Pest Management Handbook, pp. 316-321. [21] Ampong-Nyarko K, De Datta SK. (1994), A handbook of weed control in rice. International Rice Research Institute: Manila, Philippines. [22] Anderson WP. (1983) ‘Weed science: principles.’ (West Publishing: New York, USA) [23] Dilday RH, Yan WG, Moldenhauer KAK, Gravois KA. (1998) Allelopathic activity in rice for controllinh major aquatic weeds. In ‘Allelopathy in rice’. (Ed. M Olosdotter) pp.7-26. (International Rice Research Instiute: Manila, Philippines) Tài liệu webside [24] https://en.wikipedia.org/wiki/Echinochloa_crus-galli [25] https://sites.google.com/site/thanhancantho/4-nong-thon-thanh-an-1/nhung- dieu-can-biet-ve-thuoc-tru-co-cho-lua

80

PHỤ LỤC I. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 1. Hình ảnh phỏng vấn, điều tra nông hộ

Hình 1. Điều tra nông hộ Hình 2. Điều tra cán bộ quản lý HTX NN, BVTV

Hình 3. Phiếu điều tra nông hộ

Hình 4. Phiếu điều tra cán bộ

81

2. Thu mẫu hạt cỏ lồng vực tại Phú Yên

Hình 5. Hình 6.

Hình 7. Hình 8. 3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ tại Trường Đại học Nông Lâm Huế

Hình 9. Thí nghiệm gieo hạt cỏ trên đĩa petri Hình 10. Kiểm tra mức độ nảy mầm hạt cỏ

82

Hình 11. Cát xấy khô trước khi gieo cỏ lồng vực Hình 12. Quan sát tỷ lệ nảy mầm

Hình 13. Thí nghiệm gieo hạt cỏ trên cát Hình 14. Theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ lồng vực 4. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực trên đồng ruộng

Hình 15. Hình 16.

83

Hình 17. Hình 18.

Hình 19. Hình 20.

Hình 21. Hình 22.

84

Hình 23. Hình 24.

Hình 25. Hình 26.

Hình 27. Hình 28.

85

5. Thành phần cỏ dại hại lúa ở Phú Yên

Hình 29. Cỏ lồng vực Hình 30. Cỏ đuôi phụng

Hình 31. Cỏ cháo Hình 32. Cỏ lác rận

Hình 33. Lữ đằng Hình 34. Cỏ bợ

86

Hình 35. Cỏ chát Hình 36. Cỏ chỉ

Hình 37. Rau mương đứng Hình 38. Rau dừa nước

87

II. PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. Thí nghiệm 1 Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 4 1,7500 2,06155 1,03078 -1,5304 5,0304 ,00 4,00 2 4 1,5000 ,57735 ,28868 ,5813 2,4187 1,00 2,00 3 4 2,0000 ,81650 ,40825 ,7008 3,2992 1,00 3,00 4 4 2,7500 1,70783 ,85391 ,0325 5,4675 1,00 5,00 5 4 3,7500 1,70783 ,85391 1,0325 6,4675 2,00 6,00 6 4 4,5000 2,88675 1,44338 -,0935 9,0935 2,00 7,00 7 4 2,2500 2,87228 1,43614 -2,3204 6,8204 ,00 6,00 8 4 1,7500 ,50000 ,25000 ,9544 2,5456 1,00 2,00 NGAY1 9 4 10,5000 3,10913 1,55456 5,5527 15,4473 7,00 14,00 10 4 2,0000 1,63299 ,81650 -,5985 4,5985 ,00 4,00 11 4 2,0000 2,82843 1,41421 -2,5007 6,5007 ,00 6,00 12 4 5,2500 ,95743 ,47871 3,7265 6,7735 4,00 6,00 13 4 2,5000 1,91485 ,95743 -,5470 5,5470 ,00 4,00 14 4 3,5000 1,91485 ,95743 ,4530 6,5470 2,00 6,00 15 4 7,7500 3,30404 1,65202 2,4925 13,0075 4,00 12,00 Total 60 3,5833 3,09889 ,40006 2,7828 4,3839 ,00 14,00 1 4 3,5000 3,51188 1,75594 -2,0882 9,0882 ,00 7,00 2 4 1,7500 ,50000 ,25000 ,9544 2,5456 1,00 2,00 3 4 3,0000 1,41421 ,70711 ,7497 5,2503 2,00 5,00 4 4 4,5000 2,51661 1,25831 ,4955 8,5045 2,00 8,00 NGAY2 5 4 4,7500 1,70783 ,85391 2,0325 7,4675 3,00 7,00 6 4 6,5000 3,69685 1,84842 ,6175 12,3825 3,00 11,00 7 4 3,7500 2,06155 1,03078 ,4696 7,0304 1,00 6,00 8 4 3,2500 1,70783 ,85391 ,5325 5,9675 1,00 5,00

88

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 9 4 9,7500 4,78714 2,39357 2,1326 17,3674 4,00 15,00 10 4 4,7500 2,21736 1,10868 1,2217 8,2783 2,00 7,00 11 4 3,5000 3,31662 1,65831 -1,7775 8,7775 1,00 8,00 12 4 9,5000 3,10913 1,55456 4,5527 14,4473 6,00 13,00 13 4 3,2500 1,25831 ,62915 1,2478 5,2522 2,00 5,00 14 4 3,7500 2,06155 1,03078 ,4696 7,0304 2,00 6,00 15 4 8,5000 3,69685 1,84842 2,6175 14,3825 4,00 13,00 Total 60 4,9333 3,39924 ,43884 4,0552 5,8114 ,00 15,00 1 4 4,2500 4,03113 2,01556 -2,1644 10,6644 ,00 9,00 2 4 1,7500 ,50000 ,25000 ,9544 2,5456 1,00 2,00 3 4 3,7500 1,50000 ,75000 1,3632 6,1368 3,00 6,00 4 4 6,2500 2,87228 1,43614 1,6796 10,8204 2,00 8,00 5 4 5,2500 1,70783 ,85391 2,5325 7,9675 3,00 7,00 6 4 7,2500 2,87228 1,43614 2,6796 11,8204 5,00 11,00 7 4 4,0000 3,46410 1,73205 -1,5122 9,5122 1,00 7,00 8 4 5,7500 1,70783 ,85391 3,0325 8,4675 4,00 8,00 NGAY3 9 4 11,2500 8,28921 2,64460 -7,2610 27,7610 7,00 23,00 10 4 5,5000 1,29099 ,64550 3,4457 7,5543 4,00 7,00 11 4 5,2500 3,40343 1,70171 -,1656 10,6656 2,00 10,00 12 4 10,7500 3,59398 1,79699 5,0312 16,4688 6,00 14,00 13 4 3,5000 1,73205 ,86603 ,7439 6,2561 2,00 6,00 14 4 4,2500 1,70783 ,85391 1,5325 6,9675 2,00 6,00 15 4 10,0000 3,16228 1,58114 4,9681 15,0319 6,00 13,00 Total 60 6,5167 6,24769 ,80657 4,9027 8,1306 ,00 26,00 1 4 4,5000 4,20317 2,10159 -2,1882 11,1882 ,00 9,00 2 4 2,5000 1,29099 ,64550 ,4457 4,5543 1,00 4,00 3 4 4,5000 1,73205 ,86603 1,7439 7,2561 3,00 7,00 NGAY4 4 4 6,2500 2,87228 1,43614 1,6796 10,8204 2,00 8,00 5 4 6,7500 ,50000 ,25000 5,9544 7,5456 6,00 7,00 6 4 7,5000 2,64575 1,32288 3,2900 11,7100 5,00 11,00 7 4 5,2500 3,09570 1,54785 ,3241 10,1759 1,00 8,00

89

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 8 4 6,5000 1,29099 ,64550 4,4457 8,5543 5,00 8,00 9 4 13,2500 3,40343 1,70171 7,8344 18,6656 9,00 16,00 10 4 6,5000 1,00000 ,50000 4,9088 8,0912 5,00 7,00 11 4 5,7500 4,27200 2,13600 -1,0477 12,5477 3,00 12,00 12 4 11,0000 3,16228 1,58114 5,9681 16,0319 7,00 14,00 13 4 3,7500 1,70783 ,85391 1,0325 6,4675 2,00 6,00 14 4 5,0000 2,44949 1,22474 1,1023 8,8977 2,00 7,00 15 4 10,0000 3,16228 1,58114 4,9681 15,0319 6,00 13,00 Total 60 6,6000 3,65086 ,47132 5,6569 7,5431 ,00 16,00 1 4 4,5000 4,20317 2,10159 -2,1882 11,1882 ,00 9,00 2 4 3,0000 ,81650 ,40825 1,7008 4,2992 2,00 4,00 3 4 4,5000 1,73205 ,86603 1,7439 7,2561 3,00 7,00 4 4 6,2500 2,87228 1,43614 1,6796 10,8204 2,00 8,00 5 4 6,7500 ,50000 ,25000 5,9544 7,5456 6,00 7,00 6 4 8,2500 2,06155 1,03078 4,9696 11,5304 6,00 11,00 7 4 4,5000 4,12311 2,06155 -2,0608 11,0608 1,00 9,00 8 4 6,5000 1,29099 ,64550 4,4457 8,5543 5,00 8,00 NGAY5 9 4 11,0000 3,91578 1,95789 4,7691 17,2309 7,00 16,00 10 4 6,5000 1,00000 ,50000 4,9088 8,0912 5,00 7,00 11 4 6,2500 4,03113 2,01556 -,1644 12,6644 3,00 12,00 12 4 11,0000 3,16228 1,58114 5,9681 16,0319 7,00 14,00 13 4 4,0000 1,63299 ,81650 1,4015 6,5985 2,00 6,00 14 4 4,7500 2,75379 1,37689 ,3681 9,1319 2,00 8,00 15 4 10,5000 3,10913 1,55456 5,5527 15,4473 6,00 13,00 Total 60 6,5500 3,49054 ,45063 5,6483 7,4517 ,00 16,00 1 4 6,7500 4,57347 2,28674 -,5274 14,0274 ,00 10,00 2 4 5,2500 2,06155 1,03078 1,9696 8,5304 3,00 7,00 3 4 9,5000 3,10913 1,55456 4,5527 14,4473 5,00 12,00 NGAY6 4 4 10,2500 2,06155 1,03078 6,9696 13,5304 8,00 12,00 5 4 9,5000 ,57735 ,28868 8,5813 10,4187 9,00 10,00 6 4 11,5000 1,29099 ,64550 9,4457 13,5543 10,00 13,00

90

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 7 4 8,7500 5,43906 2,71953 ,0952 17,4048 1,00 13,00 8 4 11,5000 2,38048 1,19024 7,7121 15,2879 8,00 13,00 9 4 12,2500 4,57347 2,28674 4,9726 19,5274 7,00 17,00 10 4 11,0000 3,55903 1,77951 5,3368 16,6632 8,00 16,00 11 4 10,7500 ,95743 ,47871 9,2265 12,2735 10,00 12,00 12 4 14,0000 1,41421 ,70711 11,7497 16,2503 12,00 15,00 13 4 9,5000 2,88675 1,44338 4,9065 14,0935 7,00 12,00 14 4 9,0000 1,82574 ,91287 6,0948 11,9052 7,00 11,00 15 4 13,5000 ,57735 ,28868 12,5813 14,4187 13,00 14,00 Total 60 10,2000 3,38391 ,43686 9,3258 11,0742 ,00 17,00 1 4 10,7500 7,54431 3,77216 -1,2547 22,7547 ,00 16,00 2 4 7,5000 3,10913 1,55456 2,5527 12,4473 3,00 10,00 3 4 11,2500 2,98608 1,49304 6,4985 16,0015 7,00 14,00 4 4 14,2500 3,59398 1,79699 8,5312 19,9688 11,00 19,00 5 4 12,7500 2,62996 1,31498 8,5652 16,9348 9,00 15,00 6 4 14,7500 2,21736 1,10868 11,2217 18,2783 13,00 18,00 7 4 12,0000 7,57188 3,78594 -,0485 24,0485 1,00 17,00 8 4 14,7500 1,70783 ,85391 12,0325 17,4675 13,00 17,00 NGAY7 9 4 15,0000 3,36650 1,68325 9,6431 20,3569 10,00 17,00 10 4 15,2500 2,21736 1,10868 11,7217 18,7783 12,00 17,00 11 4 11,0000 6,92820 3,46410 -,0243 22,0243 1,00 17,00 12 4 17,0000 2,44949 1,22474 13,1023 20,8977 15,00 20,00 13 4 13,7500 1,70783 ,85391 11,0325 16,4675 12,00 16,00 14 4 12,5000 3,10913 1,55456 7,5527 17,4473 10,00 17,00 15 4 15,2500 2,06155 1,03078 11,9696 18,5304 13,00 17,00 Total 60 13,1833 4,25657 ,54952 12,0837 14,2829 ,00 20,00

91

Post Hoc Tests

NGAY1 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 2 4 1,5000 1 4 1,7500 8 4 1,7500 3 4 2,0000 10 4 2,0000 11 4 2,0000 7 4 2,2500 13 4 2,5000 2,5000 4 4 2,7500 2,7500 14 4 3,5000 3,5000 5 4 3,7500 3,7500 6 4 4,5000 4,5000 12 4 5,2500 5,2500 5,2500 15 4 7,7500 7,7500 9 4 10,5000 Sig. ,460 ,062 ,062 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

NGAY2 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 2 4 1,7500 3 4 3,0000 3,0000 8 4 3,2500 3,2500 13 4 3,2500 3,2500 1 4 3,5000 3,5000 11 4 3,5000 3,5000 7 4 3,7500 3,7500 14 4 3,7500 3,7500 4 4 4,5000 4,5000 5 4 4,7500 4,7500 10 4 4,7500 4,7500 6 4 6,5000 6,5000 15 4 8,5000 8,5000

12 4 9,5000

9 4 9,7500 Sig. ,065 ,065 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

92

NGAY3 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 2 4 1,7500 13 4 3,5000 3 4 3,7500 7 4 4,0000 1 4 4,2500 14 4 4,2500 5 4 5,2500 11 4 5,2500 10 4 5,5000 8 4 5,7500 4 4 6,2500 6 4 7,2500 15 4 10,0000 10,0000 12 4 10,7500 10,7500 9 4 20,2500 Sig. ,472 ,269 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

NGAY4 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 4 2 4 2,5000 13 4 3,7500 3,7500 1 4 4,5000 4,5000 4,5000 3 4 4,5000 4,5000 4,5000 14 4 5,0000 5,0000 5,0000 7 4 5,2500 5,2500 5,2500 11 4 5,7500 5,7500 5,7500 4 4 6,2500 6,2500 6,2500 8 4 6,5000 6,5000 6,5000 6,5000 10 4 6,5000 6,5000 6,5000 6,5000 5 4 6,7500 6,7500 6,7500 6,7500 6 4 7,5000 7,5000 7,5000 7,5000 15 4 10,0000 10,0000 10,0000 12 4 11,0000 11,0000 9 4 13,2500 Sig. ,381 ,105 ,077 ,056 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

93

NGAY5 Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 2 4 3,0000 13 4 4,0000 4,0000 1 4 4,5000 4,5000 3 4 4,5000 4,5000 7 4 4,5000 4,5000 14 4 4,7500 4,7500 4 4 6,2500 6,2500 11 4 6,2500 6,2500 8 4 6,5000 6,5000 10 4 6,5000 6,5000 5 4 6,7500 6,7500 6 4 8,2500 8,2500 15 4 10,5000 9 4 11,0000 12 4 11,0000 Sig. ,350 ,052

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

NGAY6 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 2 4 5,2500 1 4 6,7500 6,7500 7 4 8,7500 8,7500 14 4 9,0000 9,0000 3 4 9,5000 9,5000 5 4 9,5000 9,5000 13 4 9,5000 9,5000 4 4 10,2500 10,2500 11 4 10,7500 10,7500 10 4 11,0000 11,0000 6 4 11,5000 11,5000 8 4 11,5000 11,5000 9 4 12,2500 12,2500 15 4 13,5000 12 4 14,0000 Sig. ,073 ,054

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

94

NGAY7 Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 4 7,5000 1 4 10,7500 11 4 11,0000 3 4 11,2500 7 4 12,0000 14 4 12,5000 5 4 12,7500 13 4 13,7500 4 4 14,2500 6 4 14,7500 8 4 14,7500 9 4 15,0000 10 4 15,2500 15 4 15,2500 12 4 17,0000 Sig. ,099

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

95 2. Thí nghiệm 2 Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 4 1.7500 .95743 .47871 .2265 3.2735 1.00 3.00 2 4 3.5000 1.29099 .64550 1.4457 5.5543 2.00 5.00 3 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 4 4 2.2500 2.21736 1.10868 -1.2783 5.7783 .00 5.00 5 4 1.0000 .81650 .40825 -.2992 2.2992 .00 2.00 6 4 1.5000 1.73205 .86603 -1.2561 4.2561 .00 4.00 7 4 1.7500 1.70783 .85391 -.9675 4.4675 .00 4.00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymanN1 9 4 2.7500 1.50000 .75000 .3632 5.1368 1.00 4.00 10 4 .5000 1.00000 .50000 -1.0912 2.0912 .00 2.00 11 4 2.0000 2.82843 1.41421 -2.5007 6.5007 .00 6.00 12 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 13 4 1.7500 1.70783 .85391 -.9675 4.4675 .00 4.00 14 4 6.5000 1.91485 .95743 3.4530 9.5470 4.00 8.00 15 4 4.7500 2.06155 1.03078 1.4696 8.0304 2.00 7.00 16 4 9.5000 3.00000 1.50000 4.7263 14.2737 6.00 12.00 Total 64 2.5625 2.85009 .35626 1.8506 3.2744 .00 12.00 1 4 10.7500 2.21736 1.10868 7.2217 14.2783 8.00 13.00 2 4 3.7500 2.50000 1.25000 -.2281 7.7281 1.00 7.00 3 4 1.2500 1.25831 .62915 -.7522 3.2522 .00 3.00 4 4 5.7500 3.30404 1.65202 .4925 11.0075 2.00 10.00 tylenaymamN2 5 4 5.0000 4.32049 2.16025 -1.8749 11.8749 1.00 11.00 6 4 8.0000 3.55903 1.77951 2.3368 13.6632 5.00 13.00 7 4 5.7500 5.25198 2.62599 -2.6071 14.1071 1.00 13.00 8 4 1.7500 1.70783 .85391 -.9675 4.4675 .00 4.00 9 4 2.2500 .95743 .47871 .7265 3.7735 1.00 3.00

96

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 10 4 2.7500 1.70783 .85391 .0325 5.4675 1.00 5.00 11 4 5.2500 2.75379 1.37689 .8681 9.6319 2.00 8.00 12 4 10.0000 1.63299 .81650 7.4015 12.5985 8.00 12.00 13 4 7.2500 5.18813 2.59406 -1.0055 15.5055 4.00 15.00 14 4 9.0000 3.82971 1.91485 2.9061 15.0939 4.00 12.00 15 4 2.2500 1.89297 .94648 -.7621 5.2621 1.00 5.00 16 4 16.2500 3.30404 1.65202 10.9925 21.5075 13.00 20.00 Total 64 6.0625 4.78714 .59839 4.8667 7.2583 .00 20.00 1 4 9.0000 2.94392 1.47196 4.3156 13.6844 6.00 13.00 2 4 2.2500 1.50000 .75000 -.1368 4.6368 1.00 4.00 3 4 1.5000 1.29099 .64550 -.5543 3.5543 .00 3.00 4 4 5.2500 3.40343 1.70171 -.1656 10.6656 2.00 10.00 5 4 3.2500 5.85235 2.92617 -6.0624 12.5624 .00 12.00 6 4 2.2500 1.50000 .75000 -.1368 4.6368 .00 3.00 7 4 2.2500 1.25831 .62915 .2478 4.2522 1.00 4.00 8 4 4.0000 2.58199 1.29099 -.1085 8.1085 1.00 7.00 tylenaymamN3 9 4 3.7500 3.30404 1.65202 -1.5075 9.0075 .00 8.00 10 4 1.5000 .57735 .28868 .5813 2.4187 1.00 2.00 11 4 2.0000 1.41421 .70711 -.2503 4.2503 1.00 4.00 12 4 1.5000 1.73205 .86603 -1.2561 4.2561 .00 4.00 13 4 5.7500 8.26136 4.13068 -7.3957 18.8957 .00 18.00 14 4 6.5000 2.64575 1.32288 2.2900 10.7100 3.00 9.00 15 4 3.2500 4.71699 2.35850 -4.2558 10.7558 .00 10.00 16 4 21.5000 3.41565 1.70783 16.0649 26.9351 18.00 26.00 Total 64 4.7188 5.70566 .71321 3.2935 6.1440 .00 26.00 1 4 2.7500 1.25831 .62915 .7478 4.7522 1.00 4.00 2 4 2.0000 1.63299 .81650 -.5985 4.5985 .00 4.00 3 4 1.7500 1.50000 .75000 -.6368 4.1368 1.00 4.00 tylenaymamN4 4 4 2.0000 1.41421 .70711 -.2503 4.2503 1.00 4.00 5 4 1.7500 .95743 .47871 .2265 3.2735 1.00 3.00 6 4 1.2500 1.89297 .94648 -1.7621 4.2621 .00 4.00

97

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 7 4 2.2500 2.06155 1.03078 -1.0304 5.5304 .00 4.00 8 4 2.5000 3.00000 1.50000 -2.2737 7.2737 .00 6.00 9 4 1.2500 .50000 .25000 .4544 2.0456 1.00 2.00 10 4 2.0000 1.41421 .70711 -.2503 4.2503 1.00 4.00 11 4 3.2500 2.50000 1.25000 -.7281 7.2281 .00 6.00 12 4 2.2500 1.89297 .94648 -.7621 5.2621 1.00 5.00 13 4 5.5000 4.79583 2.39792 -2.1312 13.1312 1.00 12.00 14 4 6.7500 2.21736 1.10868 3.2217 10.2783 4.00 9.00 15 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 16 4 26.7500 2.75379 1.37689 22.3681 31.1319 24.00 30.00 Total 64 4.0469 6.38309 .79789 2.4524 5.6413 .00 30.00 1 4 1.5000 1.91485 .95743 -1.5470 4.5470 .00 4.00 2 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 5 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 8 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 tylenaymamN5 9 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 10 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 2.2500 1.89297 .94648 -.7621 5.2621 1.00 5.00 13 4 3.7500 4.27200 2.13600 -3.0477 10.5477 1.00 10.00 14 4 4.5000 2.51661 1.25831 .4955 8.5045 2.00 8.00 15 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00 16 4 27.5000 2.08167 1.04083 24.1876 30.8124 25.00 30.00 Total 64 2.7500 6.71412 .83926 1.0729 4.4271 .00 30.00 1 4 1.5000 1.91485 .95743 -1.5470 4.5470 .00 4.00 tylenaymamN6 2 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00

98

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 4 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 5 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 6 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 7 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 8 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 9 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 10 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 1.7500 1.70783 .85391 -.9675 4.4675 .00 4.00 13 4 2.5000 3.78594 1.89297 -3.5243 8.5243 .00 8.00 14 4 2.7500 1.70783 .85391 .0325 5.4675 1.00 5.00 15 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 16 4 27.5000 2.08167 1.04083 24.1876 30.8124 25.00 30.00 Total 64 2.4219 6.69234 .83654 .7502 4.0936 .00 30.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 5 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 6 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 7 4 1.0000 1.41421 .70711 -1.2503 3.2503 .00 3.00 8 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 tylenaymamN7 9 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 10 4 .5000 1.00000 .50000 -1.0912 2.0912 .00 2.00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 2.0000 3.36650 1.68325 -3.3569 7.3569 .00 7.00 13 4 1.7500 2.06155 1.03078 -1.5304 5.0304 .00 4.00 14 4 2.7500 1.70783 .85391 .0325 5.4675 1.00 5.00 15 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 16 4 27.5000 2.08167 1.04083 24.1876 30.8124 25.00 30.00 Total 64 2.3438 6.69332 .83667 .6718 4.0157 .00 30.00

99

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 1.0000 1.41421 .70711 -1.2503 3.2503 .00 3.00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN8 9 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 10 4 .5000 1.00000 .50000 -1.0912 2.0912 .00 2.00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 2.2500 3.30404 1.65202 -3.0075 7.5075 .00 7.00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 4.0000 2.58199 1.29099 -.1085 8.1085 1.00 7.00 15 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 16 4 24.0000 5.71548 2.85774 14.9054 33.0946 17.00 30.00 Total 64 2.0625 6.02343 .75293 .5579 3.5671 .00 30.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN9 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .7500 .95743 .47871 -.7735 2.2735 .00 2.00

100

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 15 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 16 4 21.5000 7.76745 3.88373 9.1402 33.8598 12.00 30.00 Total 64 1.4062 5.50532 .68816 .0311 2.7814 .00 30.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN10 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 15 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 16 4 16.0000 6.68331 3.34166 5.3654 26.6346 10.00 25.00 Total 64 1.0469 4.16116 .52014 .0074 2.0863 .00 25.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN11 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00

101

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .5000 .57735 .28868 -.4187 1.4187 .00 1.00 15 4 .2500 .50000 .25000 -.5456 1.0456 .00 1.00 16 4 15.7500 6.89807 3.44903 4.7736 26.7264 10.00 25.00 Total 64 1.0312 4.12106 .51513 .0018 2.0607 .00 25.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN12 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 15 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 16 4 15.2500 7.41058 3.70529 3.4581 27.0419 9.00 25.00 Total 64 .9531 4.05686 .50711 -.0602 1.9665 .00 25.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN13 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00

102

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 15 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 16 4 15.2500 7.41058 3.70529 3.4581 27.0419 9.00 25.00

Total 64 .9531 4.05686 .50711 -.0602 1.9665 .00 25.00

1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN14 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 15 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 16 4 15.2500 7.41058 3.70529 3.4581 27.0419 9.00 25.00 Total 64 .9531 4.05686 .50711 -.0602 1.9665 .00 25.00 1 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 tylenaymamN15 2 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00

103

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 3 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 4 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 6 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 7 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 8 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 9 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 10 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 11 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 12 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 13 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 14 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 15 4 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 16 4 15.2500 7.41058 3.70529 3.4581 27.0419 9.00 25.00 Total 64 .9531 4.05686 .50711 -.0602 1.9665 .00 25.00

104

Post Hoc Tests

tylenaymanN1 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 4 8 4 .0000 10 4 .5000 .5000 3 4 .7500 .7500 12 4 .7500 .7500 5 4 1.0000 1.0000 6 4 1.5000 1.5000 1 4 1.7500 1.7500 7 4 1.7500 1.7500 13 4 1.7500 1.7500 11 4 2.0000 2.0000 4 4 2.2500 2.2500 2.2500 9 4 2.7500 2.7500 2.7500 2 4 3.5000 3.5000 3.5000 15 4 4.7500 4.7500 14 4 6.5000 6.5000 16 4 9.5000 Sig. .258 .065 .065 .505 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN2 Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 4 3 4 1.2500 8 4 1.7500 9 4 2.2500 2.2500 15 4 2.2500 2.2500 10 4 2.7500 2.7500 2 4 3.7500 3.7500 3.7500 5 4 5.0000 5.0000 5.0000 11 4 5.2500 5.2500 5.2500 4 4 5.7500 5.7500 5.7500 7 4 5.7500 5.7500 5.7500 13 4 7.2500 7.2500 7.2500 6 4 8.0000 8.0000 8.0000 14 4 9.0000 9.0000 9.0000 9.0000 12 4 10.0000 10.0000 10.0000 1 4 10.7500 10.7500 16 4 16.2500 Sig. .064 .064 .144 .111 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

105

tylenaymamN3 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 4 1.5000 10 4 1.5000 12 4 1.5000 11 4 2.0000 2 4 2.2500 6 4 2.2500 7 4 2.2500 5 4 3.2500 15 4 3.2500 9 4 3.7500 8 4 4.0000 4 4 5.2500 13 4 5.7500 14 4 6.5000 1 4 9.0000 16 4 21.5000 Sig. .190 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN4 Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 15 4 .7500 6 4 1.2500 1.2500 9 4 1.2500 1.2500 3 4 1.7500 1.7500 5 4 1.7500 1.7500 2 4 2.0000 2.0000 4 4 2.0000 2.0000 10 4 2.0000 2.0000 7 4 2.2500 2.2500 12 4 2.2500 2.2500 8 4 2.5000 2.5000 1 4 2.7500 2.7500 11 4 3.2500 3.2500 13 4 5.5000 5.5000 14 4 6.7500 16 4 26.7500 Sig. .166 .052 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

106

tylenaymamN5 Tukey HSD

Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 3 4 .0000 6 4 .0000 11 4 .0000 8 4 .2500 4 4 .5000 .5000 5 4 .5000 .5000 9 4 .5000 .5000 10 4 .5000 .5000 2 4 .7500 .7500 7 4 .7500 .7500 15 4 .7500 .7500 1 4 1.5000 1.5000 12 4 2.2500 2.2500 13 4 3.7500 3.7500 14 4 4.5000 16 4 27.5000 Sig. .100 .058 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. tylenaymamN6 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 3 4 .0000 11 4 .0000 2 4 .2500 4 4 .2500 5 4 .2500 6 4 .2500 7 4 .2500 8 4 .2500 9 4 .2500 10 4 .5000 15 4 .5000 1 4 1.5000 12 4 1.7500 13 4 2.5000 14 4 2.7500 16 4 27.5000 Sig. .296 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

107

tylenaymamN7 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 3 4 .0000 11 4 .0000 2 4 .2500 4 4 .2500 5 4 .2500 6 4 .2500 8 4 .2500 15 4 .2500 9 4 .5000 10 4 .5000 7 4 1.0000 13 4 1.7500 12 4 2.0000 14 4 2.7500 16 4 27.5000 Sig. .226 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN8 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 8 4 .0000 11 4 .0000 13 4 .0000 2 4 .2500 9 4 .5000 10 4 .5000 15 4 .5000 7 4 1.0000 12 4 2.2500 14 4 4.0000 16 4 24.0000 Sig. .178 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

108

tylenaymamN9 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 15 4 .2500 14 4 .7500 16 4 21.5000 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN10 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 15 4 .2500 14 4 .5000 16 4 16.0000 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

109

tylenaymamN11 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 15 4 .2500 14 4 .5000 16 4 15.7500 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN12 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 14 4 .0000 15 4 .0000 16 4 15.2500 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

110

tylenaymamN13 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 14 4 .0000 15 4 .0000 16 4 15.2500 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

tylenaymamN14 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 14 4 .0000 15 4 .0000 16 4 15.2500 Sig. 1.000 1.000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

111

tylenaymamN15 Tukey HSD Subset for alpha = 0.05 quanthecodai N 1 2 1 4 .0000 2 4 .0000 3 4 .0000 4 4 .0000 5 4 .0000 6 4 .0000 7 4 .0000 8 4 .0000 9 4 .0000 10 4 .0000 11 4 .0000 12 4 .0000 13 4 .0000 14 4 .0000 15 4 .0000 16 4 15.2500 Sig. 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

112

3. Thí nghiệm 3 Mật độ cỏ lồng vực Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 3 .2000 .34641 .20000 -.6605 1.0605 .00 .60 2 3 .3333 .23094 .13333 -.2404 .9070 .20 .60 3 3 .2667 .11547 .06667 -.0202 .5535 .20 .40 co_moc_truoc_phun 4 3 .3333 .11547 .06667 .0465 .6202 .20 .40 5 3 .0667 .11547 .06667 -.2202 .3535 .00 .20 Total 15 .2400 .20284 .05237 .1277 .3523 .00 .60 1 3 .2000 .34641 .20000 -.6605 1.0605 .00 .60 2 3 .1333 .23094 .13333 -.4404 .7070 .00 .40 3 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 co_moc_lai_sau1N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .0667 .17995 .04646 -.0330 .1663 .00 .60 1 3 3.2667 .61101 .35277 1.7488 4.7845 2.60 3.80 2 3 1.0000 .52915 .30551 -.3145 2.3145 .40 1.40 3 3 .3333 .11547 .06667 .0465 .6202 .20 .40 co_moc_lai_sau7N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .9200 1.30887 .33795 .1952 1.6448 .00 3.80 1 3 4.9333 .90185 .52068 2.6930 7.1737 4.00 5.80 2 3 1.6000 1.11355 .64291 -1.1662 4.3662 .60 2.80 3 3 .8667 .11547 .06667 .5798 1.1535 .80 1.00 co_moc_lai_sau14N 4 3 .1333 .23094 .13333 -.4404 .7070 .00 .40 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 1.5067 1.94916 .50327 .4273 2.5861 .00 5.80

113

Post Hoc Tests

Multiple Comparisons Tukey HSD (I) (J) 95% Confidence Interval Mean Difference Dependent Variable quantheco quantheco Std. Error Sig. (I-J) dai dai Lower Bound Upper Bound 2 -.13333 .16865 .928 -.6884 .4217 3 -.06667 .16865 .994 -.6217 .4884 1 4 -.13333 .16865 .928 -.6884 .4217 5 .13333 .16865 .928 -.4217 .6884 1 .13333 .16865 .928 -.4217 .6884 3 .06667 .16865 .994 -.4884 .6217 2 4 .00000 .16865 1.000 -.5551 .5551 5 .26667 .16865 .539 -.2884 .8217 1 .06667 .16865 .994 -.4884 .6217 2 -.06667 .16865 .994 -.6217 .4884 co_moc_truoc_phun 3 4 -.06667 .16865 .994 -.6217 .4884 5 .20000 .16865 .759 -.3551 .7551 1 .13333 .16865 .928 -.4217 .6884 2 .00000 .16865 1.000 -.5551 .5551 4 3 .06667 .16865 .994 -.4884 .6217 5 .26667 .16865 .539 -.2884 .8217 1 -.13333 .16865 .928 -.6884 .4217 2 -.26667 .16865 .539 -.8217 .2884 5 3 -.20000 .16865 .759 -.7551 .3551 4 -.26667 .16865 .539 -.8217 .2884 2 .06667 .15202 .991 -.4337 .5670 3 .20000 .15202 .689 -.3003 .7003 1 4 .20000 .15202 .689 -.3003 .7003 5 .20000 .15202 .689 -.3003 .7003 1 -.06667 .15202 .991 -.5670 .4337 3 .13333 .15202 .899 -.3670 .6337 2 4 .13333 .15202 .899 -.3670 .6337 5 .13333 .15202 .899 -.3670 .6337 1 -.20000 .15202 .689 -.7003 .3003 2 -.13333 .15202 .899 -.6337 .3670 co_moc_lai_sau1N 3 4 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 5 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 1 -.20000 .15202 .689 -.7003 .3003 2 -.13333 .15202 .899 -.6337 .3670 4 3 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 5 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 1 -.20000 .15202 .689 -.7003 .3003 2 -.13333 .15202 .899 -.6337 .3670 5 3 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 4 .00000 .15202 1.000 -.5003 .5003 2 2.26667* .29814 .000 1.2855 3.2479 3 2.93333* .29814 .000 1.9521 3.9145 co_moc_lai_sau7N 1 4 3.26667* .29814 .000 2.2855 4.2479 5 3.26667* .29814 .000 2.2855 4.2479

114

1 -2.26667* .29814 .000 -3.2479 -1.2855 3 .66667 .29814 .242 -.3145 1.6479 2 4 1.00000* .29814 .045 .0188 1.9812 5 1.00000* .29814 .045 .0188 1.9812 1 -2.93333* .29814 .000 -3.9145 -1.9521 2 -.66667 .29814 .242 -1.6479 .3145 3 4 .33333 .29814 .794 -.6479 1.3145 5 .33333 .29814 .794 -.6479 1.3145 1 -3.26667* .29814 .000 -4.2479 -2.2855 2 -1.00000* .29814 .045 -1.9812 -.0188 4 3 -.33333 .29814 .794 -1.3145 .6479 5 .00000 .29814 1.000 -.9812 .9812 1 -3.26667* .29814 .000 -4.2479 -2.2855 2 -1.00000* .29814 .045 -1.9812 -.0188 5 3 -.33333 .29814 .794 -1.3145 .6479 4 .00000 .29814 1.000 -.9812 .9812 2 3.33333* .53166 .001 1.5836 5.0831 3 4.06667* .53166 .000 2.3169 5.8164 1 4 4.80000* .53166 .000 3.0502 6.5498 5 4.93333* .53166 .000 3.1836 6.6831 1 -3.33333* .53166 .001 -5.0831 -1.5836 3 .73333 .53166 .653 -1.0164 2.4831 2 4 1.46667 .53166 .113 -.2831 3.2164 5 1.60000 .53166 .077 -.1498 3.3498 1 -4.06667* .53166 .000 -5.8164 -2.3169 2 -.73333 .53166 .653 -2.4831 1.0164 co_moc_lai_sau14N 3 4 .73333 .53166 .653 -1.0164 2.4831 5 .86667 .53166 .512 -.8831 2.6164 1 -4.80000* .53166 .000 -6.5498 -3.0502 2 -1.46667 .53166 .113 -3.2164 .2831 4 3 -.73333 .53166 .653 -2.4831 1.0164 5 .13333 .53166 .999 -1.6164 1.8831 1 -4.93333* .53166 .000 -6.6831 -3.1836 2 -1.60000 .53166 .077 -3.3498 .1498 5 3 -.86667 .53166 .512 -2.6164 .8831 4 -.13333 .53166 .999 -1.8831 1.6164 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

115 Trọng lượng cỏ lồng vực Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 3 .3333 .57735 .33333 -1.1009 1.7676 .00 1.00 2 3 .6667 .28868 .16667 -.0504 1.3838 .50 1.00 3 3 .5000 .00000 .00000 .5000 .5000 .50 .50 trong_luong_co_truoc_phun 4 3 .5000 .00000 .00000 .5000 .5000 .50 .50 5 3 .1667 .28868 .16667 -.5504 .8838 .00 .50 Total 15 .4333 .31997 .08262 .2561 .6105 .00 1.00 1 3 .3333 .57735 .33333 -1.1009 1.7676 .00 1.00 2 3 .1667 .28868 .16667 -.5504 .8838 .00 .50 3 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 trong_luong_co_sau1N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .1000 .28031 .07237 -.0552 .2552 .00 1.00 1 3 7.8333 1.60728 .92796 3.8406 11.8260 6.00 9.00 2 3 2.5000 .86603 .50000 .3487 4.6513 2.00 3.50 3 3 1.3333 .28868 .16667 .6162 2.0504 1.00 1.50 trong_luong_co_sau7N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 2.3333 3.08607 .79682 .6243 4.0423 .00 9.00 1 3 10.3333 2.75379 1.58990 3.4926 17.1741 7.50 13.00 2 3 4.8333 2.30940 1.33333 -.9035 10.5702 3.50 7.50 3 3 2.8333 1.60728 .92796 -1.1594 6.8260 1.00 4.00 trong_luong_co_sau14N 4 3 .5000 .86603 .50000 -1.6513 2.6513 .00 1.50 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 3.7000 4.16104 1.07438 1.3957 6.0043 .00 13.00

116 Post Hoc Tests

Multiple Comparisons Tukey HSD (I) (J) 95% Confidence Interval Mean Difference Dependent Variable quantheco quantheco Std. Error Sig. (I-J) dai dai Lower Bound Upper Bound 2 -.33333 .25820 .702 -1.1831 .5164 3 -.16667 .25820 .964 -1.0164 .6831 1 4 -.16667 .25820 .964 -1.0164 .6831 5 .16667 .25820 .964 -.6831 1.0164 1 .33333 .25820 .702 -.5164 1.1831 3 .16667 .25820 .964 -.6831 1.0164 2 4 .16667 .25820 .964 -.6831 1.0164 5 .50000 .25820 .359 -.3498 1.3498 1 .16667 .25820 .964 -.6831 1.0164 trong_luong_co_truoc_p 2 -.16667 .25820 .964 -1.0164 .6831 3 hun 4 .00000 .25820 1.000 -.8498 .8498 5 .33333 .25820 .702 -.5164 1.1831 1 .16667 .25820 .964 -.6831 1.0164 2 -.16667 .25820 .964 -1.0164 .6831 4 3 .00000 .25820 1.000 -.8498 .8498 5 .33333 .25820 .702 -.5164 1.1831 1 -.16667 .25820 .964 -1.0164 .6831 2 -.50000 .25820 .359 -1.3498 .3498 5 3 -.33333 .25820 .702 -1.1831 .5164 4 -.33333 .25820 .702 -1.1831 .5164 2 .16667 .23570 .950 -.6090 .9424 3 .33333 .23570 .633 -.4424 1.1090 1 4 .33333 .23570 .633 -.4424 1.1090 5 .33333 .23570 .633 -.4424 1.1090 1 -.16667 .23570 .950 -.9424 .6090 3 .16667 .23570 .950 -.6090 .9424 2 4 .16667 .23570 .950 -.6090 .9424 5 .16667 .23570 .950 -.6090 .9424 1 -.33333 .23570 .633 -1.1090 .4424 2 -.16667 .23570 .950 -.9424 .6090 trong_luong_co_sau1N 3 4 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 5 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 1 -.33333 .23570 .633 -1.1090 .4424 2 -.16667 .23570 .950 -.9424 .6090 4 3 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 5 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 1 -.33333 .23570 .633 -1.1090 .4424 2 -.16667 .23570 .950 -.9424 .6090 5 3 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 4 .00000 .23570 1.000 -.7757 .7757 2 5.33333* .67495 .000 3.1120 7.5546 3 6.50000* .67495 .000 4.2787 8.7213 trong_luong_co_sau7N 1 4 7.83333* .67495 .000 5.6120 10.0546 5 7.83333* .67495 .000 5.6120 10.0546

117 1 -5.33333* .67495 .000 -7.5546 -3.1120 3 1.16667 .67495 .460 -1.0546 3.3880 2 4 2.50000* .67495 .026 .2787 4.7213 5 2.50000* .67495 .026 .2787 4.7213 1 -6.50000* .67495 .000 -8.7213 -4.2787 2 -1.16667 .67495 .460 -3.3880 1.0546 3 4 1.33333 .67495 .342 -.8880 3.5546 5 1.33333 .67495 .342 -.8880 3.5546 1 -7.83333* .67495 .000 -10.0546 -5.6120 2 -2.50000* .67495 .026 -4.7213 -.2787 4 3 -1.33333 .67495 .342 -3.5546 .8880 5 .00000 .67495 1.000 -2.2213 2.2213 1 -7.83333* .67495 .000 -10.0546 -5.6120 2 -2.50000* .67495 .026 -4.7213 -.2787 5 3 -1.33333 .67495 .342 -3.5546 .8880 4 .00000 .67495 1.000 -2.2213 2.2213 2 5.50000* 1.47196 .025 .6557 10.3443 3 7.50000* 1.47196 .003 2.6557 12.3443 1 4 9.83333* 1.47196 .000 4.9890 14.6777 5 10.33333* 1.47196 .000 5.4890 15.1777 1 -5.50000* 1.47196 .025 -10.3443 -.6557 3 2.00000 1.47196 .664 -2.8443 6.8443 2 4 4.33333 1.47196 .085 -.5110 9.1777 5 4.83333 1.47196 .051 -.0110 9.6777 1 -7.50000* 1.47196 .003 -12.3443 -2.6557 2 -2.00000 1.47196 .664 -6.8443 2.8443 trong_luong_co_sau14N 3 4 2.33333 1.47196 .537 -2.5110 7.1777 5 2.83333 1.47196 .365 -2.0110 7.6777 1 -9.83333* 1.47196 .000 -14.6777 -4.9890 2 -4.33333 1.47196 .085 -9.1777 .5110 4 3 -2.33333 1.47196 .537 -7.1777 2.5110 5 .50000 1.47196 .997 -4.3443 5.3443 1 -10.33333* 1.47196 .000 -15.1777 -5.4890 2 -4.83333 1.47196 .051 -9.6777 .0110 5 3 -2.83333 1.47196 .365 -7.6777 2.0110 4 -.50000 1.47196 .997 -5.3443 4.3443 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

118

Mật độ các loài cỏ khác Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum 1 3 .4333 .05774 .03333 .2899 .5768 .40 .50 2 3 .3333 .11547 .06667 .0465 .6202 .20 .40 3 3 .2667 .23094 .13333 -.3070 .8404 .00 .40 co_moc_truoc_phun 4 3 .1333 .11547 .06667 -.1535 .4202 .00 .20 5 3 .4000 .20000 .11547 -.0968 .8968 .20 .60 Total 15 .3133 .17265 .04458 .2177 .4089 .00 .60 1 3 .5333 .11547 .06667 .2465 .8202 .40 .60 2 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 co_moc_lai_sau1N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .1067 .22509 .05812 -.0180 .2313 .00 .60 1 3 2.8667 1.10151 .63596 .1304 5.6030 1.60 3.60 2 3 1.1333 .11547 .06667 .8465 1.4202 1.00 1.20 3 3 .3333 .30551 .17638 -.4256 1.0922 .00 .60 co_moc_lai_sau7N 4 3 .0667 .11547 .06667 -.2202 .3535 .00 .20 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .8800 1.19236 .30787 .2197 1.5403 .00 3.60 1 3 4.8000 .40000 .23094 3.8063 5.7937 4.40 5.20 2 3 2.1333 1.00664 .58119 -.3673 4.6340 1.20 3.20 3 3 .6667 .46188 .26667 -.4807 1.8140 .40 1.20 co_moc_lai_sai14N 4 3 .4000 .40000 .23094 -.5937 1.3937 .00 .80 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 1.6000 1.87617 .48442 .5610 2.6390 .00 5.20

119 Post Hoc Tests

Multiple Comparisons Tukey HSD (I) (J) 95% Confidence Interval Mean Difference Dependent Variable quantheco quantheco Std. Error Sig. (I-J) dai dai Lower Bound Upper Bound 2 .10000 .12824 .931 -.3220 .5220 3 .16667 .12824 .697 -.2554 .5887 1 4 .30000 .12824 .210 -.1220 .7220 5 .03333 .12824 .999 -.3887 .4554 1 -.10000 .12824 .931 -.5220 .3220 3 .06667 .12824 .983 -.3554 .4887 2 4 .20000 .12824 .551 -.2220 .6220 5 -.06667 .12824 .983 -.4887 .3554 1 -.16667 .12824 .697 -.5887 .2554 2 -.06667 .12824 .983 -.4887 .3554 co_moc_truoc_phun 3 4 .13333 .12824 .832 -.2887 .5554 5 -.13333 .12824 .832 -.5554 .2887 1 -.30000 .12824 .210 -.7220 .1220 2 -.20000 .12824 .551 -.6220 .2220 4 3 -.13333 .12824 .832 -.5554 .2887 5 -.26667 .12824 .299 -.6887 .1554 1 -.03333 .12824 .999 -.4554 .3887 2 .06667 .12824 .983 -.3554 .4887 5 3 .13333 .12824 .832 -.2887 .5554 4 .26667 .12824 .299 -.1554 .6887 2 .53333* .04216 .000 .3946 .6721 3 .53333* .04216 .000 .3946 .6721 1 4 .53333* .04216 .000 .3946 .6721 5 .53333* .04216 .000 .3946 .6721 1 -.53333* .04216 .000 -.6721 -.3946 3 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 2 4 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 5 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 1 -.53333* .04216 .000 -.6721 -.3946 2 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 co_moc_lai_sau1N 3 4 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 5 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 1 -.53333* .04216 .000 -.6721 -.3946 2 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 4 3 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 5 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 1 -.53333* .04216 .000 -.6721 -.3946 2 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 5 3 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 4 .00000 .04216 1.000 -.1388 .1388 2 1.73333* .42164 .014 .3457 3.1210 3 2.53333* .42164 .001 1.1457 3.9210 co_moc_lai_sau7N 1 4 2.80000* .42164 .000 1.4124 4.1876 5 2.86667* .42164 .000 1.4790 4.2543

120 1 -1.73333* .42164 .014 -3.1210 -.3457 3 .80000 .42164 .377 -.5876 2.1876 2 4 1.06667 .42164 .159 -.3210 2.4543 5 1.13333 .42164 .126 -.2543 2.5210 1 -2.53333* .42164 .001 -3.9210 -1.1457 2 -.80000 .42164 .377 -2.1876 .5876 3 4 .26667 .42164 .966 -1.1210 1.6543 5 .33333 .42164 .928 -1.0543 1.7210 1 -2.80000* .42164 .000 -4.1876 -1.4124 2 -1.06667 .42164 .159 -2.4543 .3210 4 3 -.26667 .42164 .966 -1.6543 1.1210 5 .06667 .42164 1.000 -1.3210 1.4543 1 -2.86667* .42164 .000 -4.2543 -1.4790 2 -1.13333 .42164 .126 -2.5210 .2543 5 3 -.33333 .42164 .928 -1.7210 1.0543 4 -.06667 .42164 1.000 -1.4543 1.3210 2 2.66667* .45412 .001 1.1721 4.1612 3 4.13333* .45412 .000 2.6388 5.6279 1 4 4.40000* .45412 .000 2.9055 5.8945 5 4.80000* .45412 .000 3.3055 6.2945 1 -2.66667* .45412 .001 -4.1612 -1.1721 3 1.46667 .45412 .055 -.0279 2.9612 2 4 1.73333* .45412 .022 .2388 3.2279 5 2.13333* .45412 .006 .6388 3.6279 1 -4.13333* .45412 .000 -5.6279 -2.6388 2 -1.46667 .45412 .055 -2.9612 .0279 co_moc_lai_sai14N 3 4 .26667 .45412 .974 -1.2279 1.7612 5 .66667 .45412 .603 -.8279 2.1612 1 -4.40000* .45412 .000 -5.8945 -2.9055 2 -1.73333* .45412 .022 -3.2279 -.2388 4 3 -.26667 .45412 .974 -1.7612 1.2279 5 .40000 .45412 .898 -1.0945 1.8945 1 -4.80000* .45412 .000 -6.2945 -3.3055 2 -2.13333* .45412 .006 -3.6279 -.6388 5 3 -.66667 .45412 .603 -2.1612 .8279 4 -.40000 .45412 .898 -1.8945 1.0945 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

121

Trọng lượng các loại cỏ khác Oneway

Descriptives 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound 1 3 .6667 .28868 .16667 -.0504 1.3838 .50 1.00 2 3 .5000 .00000 .00000 .5000 .5000 .50 .50 3 3 .3333 .28868 .16667 -.3838 1.0504 .00 .50 trong_luong_co_truoc_phun 4 3 .3333 .28868 .16667 -.3838 1.0504 .00 .50 5 3 .6667 .28868 .16667 -.0504 1.3838 .50 1.00 Total 15 .5000 .26726 .06901 .3520 .6480 .00 1.00 1 3 .8333 .28868 .16667 .1162 1.5504 .50 1.00 2 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 3 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 trong_luong_co_sau1N 4 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 .1667 .36187 .09344 -.0337 .3671 .00 1.00 1 3 6.5000 2.78388 1.60728 -.4155 13.4155 3.50 9.00 2 3 2.5000 .50000 .28868 1.2579 3.7421 2.00 3.00 3 3 1.1667 1.04083 .60093 -1.4189 3.7522 .00 2.00 trong_luong_co_sau7N 4 3 .3333 .57735 .33333 -1.1009 1.7676 .00 1.00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 2.1000 2.70713 .69898 .6008 3.5992 .00 9.00 1 3 10.0000 1.73205 1.00000 5.6973 14.3027 8.00 11.00 2 3 5.8333 2.25462 1.30171 .2325 11.4341 3.50 8.00 3 3 2.8333 1.44338 .83333 -.7522 6.4189 2.00 4.50 trong_luong_co_sau14N 4 3 1.6667 1.52753 .88192 -2.1279 5.4612 .00 3.00 5 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00 Total 15 4.0667 3.88618 1.00341 1.9146 6.2188 .00 11.00

122

Post Hoc Tests

Multiple Comparisons Tukey HSD (I) (J) 95% Confidence Interval Mean Difference Dependent Variable quantheco quantheco Std. Error Sig. (I-J) dai dai Lower Bound Upper Bound 2 .16667 .21082 .928 -.5272 .8605 3 .33333 .21082 .539 -.3605 1.0272 1 4 .33333 .21082 .539 -.3605 1.0272 5 .00000 .21082 1.000 -.6938 .6938 1 -.16667 .21082 .928 -.8605 .5272 3 .16667 .21082 .928 -.5272 .8605 2 4 .16667 .21082 .928 -.5272 .8605 5 -.16667 .21082 .928 -.8605 .5272 1 -.33333 .21082 .539 -1.0272 .3605 trong_luong_co_truoc_p 2 -.16667 .21082 .928 -.8605 .5272 3 hun 4 .00000 .21082 1.000 -.6938 .6938 5 -.33333 .21082 .539 -1.0272 .3605 1 -.33333 .21082 .539 -1.0272 .3605 2 -.16667 .21082 .928 -.8605 .5272 4 3 .00000 .21082 1.000 -.6938 .6938 5 -.33333 .21082 .539 -1.0272 .3605 1 .00000 .21082 1.000 -.6938 .6938 2 .16667 .21082 .928 -.5272 .8605 5 3 .33333 .21082 .539 -.3605 1.0272 4 .33333 .21082 .539 -.3605 1.0272 2 .83333* .10541 .000 .4864 1.1802 3 .83333* .10541 .000 .4864 1.1802 1 4 .83333* .10541 .000 .4864 1.1802 5 .83333* .10541 .000 .4864 1.1802 1 -.83333* .10541 .000 -1.1802 -.4864 3 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 2 4 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 5 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 1 -.83333* .10541 .000 -1.1802 -.4864 2 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 trong_luong_co_sau1N 3 4 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 5 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 1 -.83333* .10541 .000 -1.1802 -.4864 2 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 4 3 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 5 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 1 -.83333* .10541 .000 -1.1802 -.4864 2 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 5 3 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 4 .00000 .10541 1.000 -.3469 .3469 2 4.00000* 1.12052 .032 .3123 7.6877 3 5.33333* 1.12052 .005 1.6456 9.0210 trong_luong_co_sau7N 1 4 6.16667* 1.12052 .002 2.4790 9.8544 5 6.50000* 1.12052 .001 2.8123 10.1877

123

1 -4.00000* 1.12052 .032 -7.6877 -.3123 3 1.33333 1.12052 .757 -2.3544 5.0210 2 4 2.16667 1.12052 .361 -1.5210 5.8544 5 2.50000 1.12052 .244 -1.1877 6.1877 1 -5.33333* 1.12052 .005 -9.0210 -1.6456 2 -1.33333 1.12052 .757 -5.0210 2.3544 3 4 .83333 1.12052 .941 -2.8544 4.5210 5 1.16667 1.12052 .831 -2.5210 4.8544 1 -6.16667* 1.12052 .002 -9.8544 -2.4790 2 -2.16667 1.12052 .361 -5.8544 1.5210 4 3 -.83333 1.12052 .941 -4.5210 2.8544 5 .33333 1.12052 .998 -3.3544 4.0210 1 -6.50000* 1.12052 .001 -10.1877 -2.8123 2 -2.50000 1.12052 .244 -6.1877 1.1877 5 3 -1.16667 1.12052 .831 -4.8544 2.5210 4 -.33333 1.12052 .998 -4.0210 3.3544 2 4.16667 1.29099 .055 -.0821 8.4154 3 7.16667* 1.29099 .002 2.9179 11.4154 1 4 8.33333* 1.29099 .001 4.0846 12.5821 5 10.00000* 1.29099 .000 5.7512 14.2488 1 -4.16667 1.29099 .055 -8.4154 .0821 3 3.00000 1.29099 .214 -1.2488 7.2488 2 4 4.16667 1.29099 .055 -.0821 8.4154 5 5.83333* 1.29099 .008 1.5846 10.0821 1 -7.16667* 1.29099 .002 -11.4154 -2.9179 2 -3.00000 1.29099 .214 -7.2488 1.2488 trong_luong_co_sau14N 3 4 1.16667 1.29099 .889 -3.0821 5.4154 5 2.83333 1.29099 .256 -1.4154 7.0821 1 -8.33333* 1.29099 .001 -12.5821 -4.0846 2 -4.16667 1.29099 .055 -8.4154 .0821 4 3 -1.16667 1.29099 .889 -5.4154 3.0821 5 1.66667 1.29099 .702 -2.5821 5.9154 1 -10.00000* 1.29099 .000 -14.2488 -5.7512 2 -5.83333* 1.29099 .008 -10.0821 -1.5846 5 3 -2.83333 1.29099 .256 -7.0821 1.4154 4 -1.66667 1.29099 .702 -5.9154 2.5821 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

124

Năng suất lúa

Oneway

Descriptives

NS

95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

1 3 5.8667 .30551 .17638 5.1078 6.6256 5.60 6.20

2 3 6.6000 .10000 .05774 6.3516 6.8484 6.50 6.70

3 3 7.1000 .36056 .20817 6.2043 7.9957 6.80 7.50

4 3 6.9333 .11547 .06667 6.6465 7.2202 6.80 7.00

5 3 6.9000 .17321 .10000 6.4697 7.3303 6.70 7.00

Total 15 6.6800 .49454 .12769 6.4061 6.9539 5.60 7.50

125

Post Hoc Tests

Multiple Comparisons

NS

Tukey HSD

(I) (J) 95% Confidence Interval Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. nangsuatlua nangsuatlua Lower Bound Upper Bound

2 -.73333* .19206 .022 -1.3654 -.1012

3 -1.23333* .19206 .001 -1.8654 -.6012 1 4 -1.06667* .19206 .002 -1.6988 -.4346

5 -1.03333* .19206 .002 -1.6654 -.4012

1 .73333* .19206 .022 .1012 1.3654

3 -.50000 .19206 .143 -1.1321 .1321 2 4 -.33333 .19206 .457 -.9654 .2988

5 -.30000 .19206 .550 -.9321 .3321

1 1.23333* .19206 .001 .6012 1.8654

2 .50000 .19206 .143 -.1321 1.1321 3 4 .16667 .19206 .902 -.4654 .7988

5 .20000 .19206 .831 -.4321 .8321

1 1.06667* .19206 .002 .4346 1.6988

2 .33333 .19206 .457 -.2988 .9654 4 3 -.16667 .19206 .902 -.7988 .4654

5 .03333 .19206 1.000 -.5988 .6654

1 1.03333* .19206 .002 .4012 1.6654

2 .30000 .19206 .550 -.3321 .9321 5 3 -.20000 .19206 .831 -.8321 .4321

4 -.03333 .19206 1.000 -.6654 .5988

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

126