Que Sera, Sera
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập Hai) HOÀI NAM (Biên Soạn) Trình Bày: T.Vấn Ấn Bản Điện Tử do T.Vấn & Bạn Hữu Thực Hiện ©Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu 2017 ©Hoài Nam 2017 ■Tất cả những hình ảnh sử dụng trong bài đều chỉ nhằm mục đích minh họa và chúng hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu theo luật quốc tế hiện hành của các tác giả hợp pháp của những hình ảnh này.■ Mục Lục Tựa 01-Dẫn Nhập 2 02- Only You (Chỉ cần có anh. .) 18 03- Tell Laura I love her (Trưng Vương khung cửa. .) 30 04- Greenfields (Đồng Xanh) 47 05- Yellow Bird (Chỉ là giấc mơ qua) 57 06- 500 Miles (Tiễn em lần cuối) 64 07- If you go away (Người yêu nếu ra đi) 78 08- Sad Movies (Chuyện phim buồn) 96 09- The end of the world (Thương nhớ trong mưa) 113 10- San Francisco (Sanfrancisco yêu kiều) 119 11- Both sides, Now (Hai khía cạnh cuộc đời) 126 12- A world without love (Khi có nhau trong đời) 141 13- House of the rising Sun (Ngôi nhà trong …) 155 14- The Wedding (Ngày tân hôn) 178 15- You don‟t have to say you … (Không cần nói. .) 191 16- The last Waltz (Bài luân vũ mùa mưa) 206 17- Delilah (Giết người yêu dấu) 221 18- No Milk today (Hôm nay không sữa) 239 19- Killing me softly with his song (nỗi đau dịu dàng) 255 20- Seasons in the Sun (Những mùa nắng đẹp) 271 21- My Way (Dòng đời –Đường đời) 289 22- Woman in Love (Khi nàng yêu) 312 1 | H o à i N a m NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập 2) Ca khúc phổ thông (popular songs) Tựa Như đã được giới thiệu trước ở Tập Một –Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt của nhà báo Hoài Nam, ở tập Hai này, nội dung sẽ là những bài nhạc thuộc nhóm những ca khúc phổ thông của Anh và Mỹ. Xin nhắc lại, việc phân chia nội dung nhạc Ngoại Quốc lời Việt ra thành nhiều tập chỉ nhằm giúp độc giả dễ dàng tham khảo những bài mình ưa thích. Chúng tôi dựa vào việc phân chia thể loại hay thời kỳ để sắp xếp các tập. Việc sắp xếp này cũng nhằm giúp độc giả dễ dàng tìm các bài hát liên quan (ở dạng âm thanh -audio MP3) hiện lưu trữ ở trang Web T.Vấn & Bạn Hữu. Xin cám ơn sự theo dõi và ủng hộ của đông đảo độc giả trong và ngoài nước từ nhiều năm nay dành cho trang T.Vấn & Bạn Hữu và loạt bài về nhạc Ngoại Quốc lời Việt của nhà báo Hoài Nam, đặc biệt với tập Một đã phát hành nhân ngày đầu năm 2017. T.Vấn & Bạn Hữu 2 | N h ạ c N goại Quốc Lời Việt II Dẫn nhập Bắt đầu từ bài này, chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài về những ca khúc phổ thông (popular songs) điển hình, những sáng tác từ cuối thập niên 1940 trở về sau, mà cho tới nay vẫn còn được hàng triệu người trên thế giới ưa chuộng, vẫn tiếp tục được gửi tới thính giả qua các làn sóng điện khắp năm châu. Tuy nhiên, trước khi giới thiệu những ca khúc ấy, chúng tôi xin dành một kỳ để viết về định nghĩa, sự hình thành và phát triển của “popular music” (trong đó có “popular songs”). Một cách tổng quát, nền âm nhạc tây phương được chia thành ba khu vực chính: art music, traditional music, và popular music. “Art music” là nhạc mang nặng tính cách nghệ thuật, chủ yếu là nhạc cổ điển (classical music), gồm cả tác phẩm của người xưa lẫn những sáng tác thời hiện đại đặt nền tảng trên lý thuyết và khuôn mẫu cổ điển; nhạc jazz chính thống, tùy từng trường hợp, cũng được xem là “art music”. “Traditional music” là nhạc dân gian truyền thống. “Popular music” là nhạc dành cho đại chúng. Popular music được trang mạng bách khoa Wikipedia định nghĩa như sau: 3 | H o à i N a m Popular music belongs to any of a number of musical genres “having wide appeal" and is typically distributed to large audiences through the music industry. It stands in contrast to both art music and traditional, which are typically disseminated academically or orally to smaller, local audiences. (Nhạc phổ thông là những sáng tác thuộc bất cứ thể loại nhạc nào trong số những thể loại “có sức thu hút rộng rãi” và được kỹ nghệ ca nhạc phổ biến tới đông đảo thính giả. Nhạc phổ thông tương phản với nhạc thuần nghệ thuật và nhạc truyền thống, vốn thường được phổ biến tới một số lượng thính giả nhỏ hơn, hoặc thính giả địa phương). Hàng chữ ...any of a number of musical genres “having wide appeal”... đã cho chúng ta thấy tính cách bao quát, thậm chí mơ hồ của định nghĩa về “popular music”. Bởi vì trong khi người ta có thể đồng ý với nhau “a number of musical genres” ấy là vào khoảng 20 thể loại khác nhau, thì lại bất đồng ý kiến về thế nào là“having wide appeal”: bán được nhiều đĩa, được phát thanh nhiều lần, được nhiều tầng lớp thính giả ưa thích? Cho nên, tất cả những gì chúng tôi trình bày, đề cập tới trong loạt bài về những ca khúc phổ thông cũng xin được xem như những hiểu biết, nhận định, và cảm quan của “một người nghe nhạc” hơn là công trình của “một nhà nghiên cứu”. * * * Theo Wikipedia, chữ “popular music” bắt đầu được người Mỹ sử dụng vào thập niên 1880, thời gian hình thành của nhóm “Tin Pan Alley”, gồm các nhà xuất bản nhạc và các nhạc sĩ tiên phong của nền nhạc phổ thông. “Tin Pan Alley” nguyên là tên của một con hẻm ở khu Mã-nhật- tân (Manhattan), thành phố Nữu Ước, nằm trên West 28th Street, đoạn giữa Fifth và Sixth Avenue, là nơi tập trung các cửa tiệm bán nhạc cụ, các cơ sở xuất bản nhạc và giới nhạc sĩ nói trên, về sau đã được sử dụng để gọi nhóm này. Có thể viết, Tin Pan Alley chính là cái nôi của nền nhạc phổ thông. 4 | N h ạ c N goại Quốc Lời Việt II Ngày nay, con hẻm Tin Pan Alley không còn nữa, chỉ còn một tấm plaque ở West 28th Street để ghi nhớ. Theo các nhạc sử gia cũng như nội dung tấm plaque, nền nhạc phổ thông của Hoa Kỳ phát triển mạnh vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 cho tới khi xảy ra cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression, thập niên 1930). Vì những ca khúc của thời đó hiện nay được người yêu nhạc trên thế giới biết tới cũng chẳng có bao nhiêu, trong phạm vi bài này, chúng tôi xin bắt đầu với thời gian sau Đệ nhị Thế chiến, thời gian mà mọi bộ môn nghệ thuật của Hoa Kỳ bắt đầu phát triển, hoặc phục hồi. Tên tuổi lớn nhất của nền nhạc phổ thông Mỹ thời hậu chiến là nam ca nhạc sĩ gốc Phi châu Nat King Cole (1919-1965). 5 | H o à i N a m Nat King Cole tên thật là Nathaniel Adams Coles, xuất thân là một nhạc sĩ dương cầm có hạng trong làng nhạc jazz, nhưng về sau lại được người yêu nhạc trên khắp thế giới biết tới, và ái mộ qua giọng nam trung (baritone) êm như nhung của ông. Khởi đầu sự nghiệp, Nat King Cole đàn dương cầm và hát trong những ban nhạc jazz nổi tiếng của Mỹ. Tới đầu thập niên 1950, ông chuyển hướng, bắt đầu thu đĩa những ca khúc phổ thông và đạt thành công rực rỡ, như Mona Lisa (1950), Too Young (1951), Unforgettable (1951), v.v... Ngày ấy, Nat King Cole đã bị không ít người trong làng nhạc jazz phê bình là “mất gốc”, nhưng theo suy nghĩ của chúng tôi, và cũng là của nhiều người khác, đó lại là một điều hay cho người yêu nhạc thuộc mọi thành phần, tầng lớp. Bởi vì nói cho cùng, vẫn biết nhạc cổ điển, nhạc jazz có giá trị nghệ thuật cao, nhưng không phải tầng lớp, thành phần nào trong xã hội cũng có điều kiện và trình độ để thưởng thức. Bản Too Young do Sidney Lippman viết nhạc và Sylvia Dee đặt lời, được Nat King Cole thu đĩa vào đầu năm 1951, đã đứng No.1 6 | N h ạ c N goại Quốc Lời Việt II trên bảng xếp hạng của tạp chí ca nhạc Billboard năm tuần lễ liên tục, và nằm trong danh sách “best seller” suốt 29 tuần. Tên tuổi thứ hai của nền nhạc phổ thông chúng tôi nhắc tới là Tony Bennett, một trong những nam ca sĩ Mỹ gốc Ý nổi tiếng của hậu bán thế kỷ thứ 20, và cũng là người duy nhất hiện còn sống, gồm: - Perry Como (1912 - 2001) - Frank Sinatra (1915 - 1998) - Dean Martin (1917 - 1995) - Mario Lanza (1921 - 1959) - Tony Bennett (1926 - ) - Al Martino (1927 - 2009) Tony Bennett tên thật là Anthony Dominick Benedetto, ra chào đời tại Nữu Ước, có khiếu ca hát từ nhỏ.