NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập Ba)
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
HOÀI NAM (Biên Soạn) NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập Ba) NHẠC PHÁP Trình Bày: T.Vấn Ấn Bản Điện Tử do T.Vấn & Bạn Hữu Thực Hiện ©Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu 2018 ©Hoài Nam 2018 ■Tất cả những hình ảnh sử dụng trong bài đều chỉ nhằm mục đìch minh họa và chúng hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu theo luật quốc tế hiện hành của các tác giả hợp pháp của những hình ảnh này.■ MỤC LỤC TỰA 01- Nhạc Pháp - Dẫn Nhập 002 02- Domino (Khúc nhạc muôn đời / Hội mùa hoa) 018 03- Histoire d'un amour (Chuyện tình yêu) 032 04- L'amour c'est pour rien (Tình cho không) 048 05- Tomb la neige (Tuyết rơi) 062 06- Mal (Cơn đau tính ái) 079 07- Oh mon amour (Tình yêu, ôi tình yêu) 095 08- Capri c'est fini (Lời chia xa) 111 09- La plage aux romantiques (Biển mộng mơ) – Kilimandjaro (Đỉnh tuyết) 127 10- Adieu Jolie Candy (Tiễn em nơi phi trường) 138 11- Tous les garçons et le filles (Những nụ tình xanh) 151 12- La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay) - La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ) 168 13- Bang Bang (Khi xưa ta bé) 184 14- Poupée de cire poupée de son (Búp-bê không tình yêu) 200 15- L'amour est bleu (Tình yêu màu xanh) - Après toi (Vắng bóng người yêu) 217 16- Dans le soleil et dans le vent (Trong nắng trong gió) - Roule s‘enroule (Tính nồng cháy) 234 17- Il est mort le soleil (Nắng đã tắt) 252 18- L‘Avventura (Cuộc phiêu lưu, Lãng du) 266 19- Adieu, sois heureuse (Thôi ta xa nhau) 282 20- Maman oh Maman (Mẹ hiền yêu dấu) 292 21- Tu te reconnaîtras (Xin tự hiểu mình) 303 22- Rien qu'une larme (Chỉ cần một giọt lệ) 318 23- Je n‘pourrai jamais t'oublier (Mưa trên biển vắng) 332 24- Notre tango d‘amour (Tango Tính) - Il pleut sur Bruxelles (Tính đến rồi đi) 345 25- Nostalgie (Niềm thương nhớ) 359 26- Comme Toi (Về chốn thiên đường / Hãy đến với em) 375 27- Papa (Cha yêu) 393 1 | H Ò A I N A M NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT (TẬP 3) NHẠC PHÁP Tựa Như đã được giới thiệu trước ở Tập Một –Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt của nhà báo Hoài Nam, ở tập Ba này, nội dung sẽ là những ca khúc phổ thông của Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt từ thập niên 1960 trở về sau. Xin nhắc lại, việc phân chia nội dung nhạc Ngoại Quốc lời Việt ra thành nhiều tập chỉ nhằm giúp độc giả dễ dàng tham khảo những bài mình ưa thích. Chúng tôi dựa vào việc phân chia thể loại hay thời kỳ để sắp xếp các tập. Việc sắp xếp này cũng nhằm giúp độc giả dễ dàng tìm các bài hát liên quan (ở dạng âm thanh -audio MP3) hiện lưu trữ ở trang Web T.Vấn & Bạn Hữu (t-van.net). Xin cám ơn sự theo dõi và ủng hộ của đông đảo độc giả trong và ngoài nước từ nhiều năm nay dành cho trang T.Vấn & Bạn Hữu và loạt bài về nhạc Ngoại Quốc lời Việt của nhà báo Hoài Nam. T.Vấn & Bạn Hữu 2 | NHẠ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I Dẫn Nhập 3 | H Ò A I N A M Trong ―Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt‖ Tập 3, chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài về những ca khúc phổ thông của Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt từ thập niên 1960 trở về sau. Sở dĩ chúng tôi dành một loạt bài riêng cho ―nhạc Pháp‖ là ví hai nguyên nhân sau đây: (1) Đa số ca khúc Pháp được được ưa chuộng tại miền Nam VN trong khoảng thời gian này chưa hẳn đã được người yêu nhạc ở khắp nơi trên thế giới xem là những ca khúc bất hủ, hoặc bán đươc hàng chục triệu đĩa, cho nên nếu giới thiệu chung với những bản nhạc pop của Anh Mỹ từng làm mưa gió trên các bảng xếp hạng khắp năm châu, sẽ thiếu sự cân xứng. (2) Quan trọng hơn, với thế hệ trẻ ngày ấy – tức các ―baby boomers‖ – tại miền Nam VN cũng như ở các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp khác trên thế giới, nhạc Pháp, cùng với thơ văn, phim ảnh của Pháp, được ưa chuộng một cách đặc biệt. Trong lĩnh vực ca nhạc nói riêng, mặc dù tới giữa thập niên 1960, tỷ lệ học sinh trung học ở miền Nam VN chọn Anh văn làm môn sinh ngữ chình đã vượt xa tỷ lệ chọn Pháp văn, đồng thời các ca khúc lời Anh của Paul Anka, Neil Sedaka, Elvis Presley, Connie Francis... cũng đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi, giới trẻ nghe nhạc ngoại quốc nói chung vẫn chuộng nhạc Pháp hơn. Thậm chì nhiều người không hiểu tiếng Pháp, không biết cách phát âm đúng tiếng Pháp, vẫn thìch nghêu ngao mấy câu đầu trong các bản La Nuit của Adamo, Aline, Oh mon amour, La vie c‟est une histoire d‟amour của Christophe, Adieu Jolie Candy của Jean- François Michael... Về phần các cô nữ sinh, họ không chỉ nghe nhạc của Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Sheila, France Gall... mà còn bắt chước cả thời trang, kiểu tóc của các thần tượng. Cho nên có thể viết, ngày ấy ―nghe nhạc Pháp‖ không chỉ là một phong trào mà còn được xem là một biểu hiện trong ―culture‖ của giới trẻ Sài Gòn từ giữa thập niên 1960 tới những năm đầu thập niên 1970. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những ca khúc Pháp được yêu chuộng ngày ấy đã không bị lãng quên theo thời gian, mà ngược lại, dù tuổi đời 4 | NHẠ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I chồng chất, tóc đã bạc phai, chỉ cần nghe lại một câu hát, một giai điệu quen thuộc, cũng đủ khiến chúng ta bâng khuâng nhớ về một thời đã qua – một thời ―yêu nhạc Pháp‖. * * * Ngược dòng thời gian, người Việt bắt đầu nghe nhạc tây phương nói chung, nhạc Pháp nói riêng vào những năm cuối thập niên 1920, khi phim có tiếng nói và những đĩa hát 78 vòng trở nên phổ biến. Một trong những ca khúc Pháp đầu tiên được ưa chuộng tại Việt Nam là bản Parlez-moi d‟amour của tác giả Jean Lenoir (1891-1976), vốn được xem là ―ca khúc cầu chứng‖ của nữ danh ca Pháp Lucienne Boyer (1901-1983), thu đĩa năm 1930. Có thể nói, Parlez-moi d‟amour là ca khúc nổi tiếng nhất của Pháp trong thời gian giữa hai cuộc Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến. Sau này, các nữ danh ca khác của Pháp như Édith Piaf, Juliette Gréco, Dalida, Mireille Mathieu, và Nana Mouskouri của Hy-lạp (hát lời Pháp) đều đạt thành công rực rỡ khi thu đĩa lại ca khúc này. Phiên bản lời Anh với tựa Speak to Me of Love của Bruce Sievier (1894-1953) cũng được hàng trăm ca sĩ 5 | H Ò A I N A M thu đĩa, trong số đó có Barbra Streisand, nữ danh ca Mỹ hát bản Woman in Love mà chúng tôi đã giới thiệu trong loạt bài trước. Parlez-moi d’amour Parlez moi d‟amour Redites-moi des choses tendres Votre beau discours Mon coeur n‟est pas las de l‟entendre Pourvu que toujours Vous répétiez ces mots suprêmes: Je vous aime Vous savez bien Que dans le fond je n‟en crois rien Mais cependant je veux encore Ecouter ces mots que j‟adore Votre voix aux sons caressants Qui les murmure en frémissant Me berce de sa belle histoire Et malgré moi je veux y croire Il est si doux Mon cher trésor d‟être un peu fou La vie est parfois trop amère Si l‟on ne croit pas aux chimères Le chagrin est vite apaisé Et se console d‟un baiser Du Coeur on guerit la blessure Par un serment qui le rassure Tới những năm cuối thập niên 1930, Tino Rossi (1907–1983) bắt đầu được khán thình giả Việt Nam biết tới, và trở thành thần tượng số một trong suốt hai thập niên kế tiếp. Cuộc đời và sự nghiệp (ca hát, đóng phim) của Tino Rossi đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết về ca khúc bất hủ Les feuilles mortes (Autumn Leaves – Những chiếc lá úa). Với người Pháp, Tino Rossi được xem là công dân Pháp xuất thân từ đảo Corse (Corsia) nổi tiếng thứ nhí 6 | NHẠ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I trong lịch sử, chỉ đứng sau Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất (Napoléon Bonaparte); với người Việt, Tino Rossi là tên tuổi nghệ sĩ lớn nhất của Pháp trên màn bạc cũng như qua làn sóng điện trong hai thập niên 1940, 1950; đến độ giới trẻ ở Hà Nội, Hải Phòng đã thành lập các câu lạc bộ ái mộ Tino Rossi, bắt chước cách hát và nhái theo giọng hát của ông.