HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

MẪN HUYỀN SÂM

HO¹T §éNG CñA MéT Sè §¶NG CéNG S¶N KHU VùC NAM ¸ Tõ N¨M 1991 §ÕN n¨M 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

MẪN HUYỀN SÂM

HO¹T §éNG CñA MéT Sè §¶NG CéNG S¶N KHU VùC NAM ¸ Tõ N¨M 1991 §ÕN n¨M 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: 62 22 0312

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Phan Văn Rân 2. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo

HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.

TÁC GIẢ

Mẫn Huyền Sâm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...... 12 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ...... 19 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 ...... 21 2.1. Quan niệm về hoạt động của đảng cộng sản ...... 211 2.2. Một số nhân tố tác động ...... 25 Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 ...... 55 3.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1999 ...... 55 3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 ...... 81 Chương 4: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Á VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Á ...... 110 4.1. Một số kinh nghiệm ...... 110 4.2. Một số giải pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khu vực Nam Á thời gian tới ...... 118 KẾT LUẬN ...... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 150 PHỤ LỤC ...... 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Viết đầy đủ (Tiếng Anh) (Tiếng Việt)

1 CNCS Chủ nghĩa cộng sản 2 CNTB Chủ nghĩa tư bản 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CPB Communist Party of Đảng Cộng sản Bangladesh Bangladesh 5 CPI Communist Party of Đảng Cộng sản Ấn Độ 6 CPI-M Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít) (Marxist) 7 CPN-UML Communist Party of Nepal Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít – (Unified Marxist Leninist) Lê-nin-nít) Thống nhất 8 CPSL Communist Party of Sri Đảng Cộng sản Sri Lanka Lanka 9 Đảng CSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 10 EU European Union Liên minh châu Âu 11 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội 12 Nxb Nhà xuất bản 13 SAARC South Asia Association of Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á Regional Cooperation 14 USD United States Dollar Đô la Mỹ 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong số các nước thuộc địa khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh, khu vực Nam Á (trước đây gọi là Tiểu lục địa Ấn Độ) là nơi phong trào cộng sản ra đời tương đối sớm, rộng khắp và có truyền thống đấu tranh bất khuất. Từ những năm 1920, khát vọng giải phóng dân tộc đã đưa những phần tử tiên tiến của giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu tư sản trí thức mới ở Tiểu lục địa Ấn Độ đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và quê hương của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, đảng cộng sản đầu tiên tại khu vực Nam Á chính thức được thành lập tại Ấn Độ với tên gọi Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 12 năm 1925. Từ Ấn Độ, hệ tư tưởng cộng sản đã lan rộng ra toàn Tiểu lục địa trong những năm 1940; kết quả là nhiều đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập tại Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Phong trào cộng sản tại Nam Á đã trở thành bộ phận mật thiết của phong trào cộng sản quốc tế và có nhiều đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Nam Á cũng như đấu tranh vì lợi ích của người lao động, vì hoà bình, dân sinh, dân chủ và mục tiêu CNXH. Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, mặc dù cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng chung của phong trào cộng sản quốc tế, nhưng khác với một số đảng cộng sản tại khu vực Liên Xô, Đông Âu cũ và Tây Âu, các đảng cộng sản tại Nam Á vẫn bền bỉ đấu tranh đồng thời nhanh chóng khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng ban đầu, tăng cường công tác tổ chức, xây dựng đảng và đã trở thành lực lượng quan trọng trên chính trường các nước. Đặc biệt, một số đảng tại Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka còn vươn lên nắm quyền hoặc tham gia chính phủ liên minh. Các đảng cũng luôn tích cực đấu tranh chống các chính sách hạn chế hoặc thu hẹp các quyền lợi của nhân dân, bảo vệ những thành quả của các nước XHCN còn lại, chống chính sách cường quyền, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của nhân dân các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Đây là những kinh nghiệm rất đáng lưu ý cho các đảng cộng sản khác đang hoạt động tại những nước có chế độ chính trị tương đồng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tình hình hoạt động của các đảng cộng sản tại khu vực Nam Á vẫn ít được đề cập và nếu có thì còn rất sơ sài.

2

Đối với Việt Nam, các đảng cộng sản tại Nam Á luôn giành tình cảm và sự ủng hộ to lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, các đảng cộng sản Nam Á đã tích cực vận động quần chúng xuống đường biểu tình để ủng hộ Việt Nam, kêu gọi các chính phủ đòi đế quốc Mỹ chấm dứt can thiệp, rút nhân viên quân sự khỏi miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 và nhất là từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới, quan hệ giữa các đảng cộng sản Nam Á và Đảng CSVN ngày càng được tăng cường và củng cố thông qua việc thiết lập quan hệ chính thức và thường xuyên trao đổi đoàn nghiên cứu, dự đại hội và các hoạt động kỷ niệm của đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên trong phong trào cộng sản quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay khi chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh tuyên truyền về “sự cáo chung” của chủ nghĩa cộng sản cũng như sự sụp đổ có tính dây chuyền của các nước XHCN còn lại, gây nên tâm lý dao động, hoài nghi của một bộ phận quần chúng và thậm chí cả một số đảng viên cộng sản, nghiên cứu cũng như củng cố, tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, trong đó có các đảng cộng sản tại Nam Á càng trở nên đặc biệt quan trọng, qua đó góp phần trả lời các câu hỏi câu hỏi liệu phong trào cộng sản quốc tế còn sức sống và động lực phát triển không? Thời đại ngày nay có còn là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH hay không? Vì những lý do trên, việc nghiên cứu hoạt động của các đảng cộng sản tại khu vực Nam Á từ sau năm 1991 nhằm đánh giá đúng thực trạng của các đảng tại khu vực này, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần lưu ý trong hoạt động của các đảng cộng sản cũng như đưa ra giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trong khu vực là rất cần thiết hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích chính của luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó rút ra một số kinh

3 nghiệm cho các đảng cộng sản và kiến nghị một số biện pháp tăng cường phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng này. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Trình bày một số vấn đề lý luận về hoạt động của các đảng cộng sản. - Nêu và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á sau khi Liên Xô sụp đổ. - Phân tích và đánh giá nội dung hoạt động của một số đảng cộng sản Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011. - Rút ra một số kinh nghiệm từ hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động của một số đảng cộng sản tại khu vực Nam Á. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập và xem xét tình hình thế giới, khu vực Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản tại Nam Á. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Luận án lựa chọn 5 đảng cộng sản tại 4 nước (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) để tập trung nghiên cứu là: Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Cộng sản Bangladesh. Việc lựa chọn này xuất phát từ hai lý do sau: 1) Sau Chiến tranh lạnh, khu vực Nam Á chỉ còn 4/8 nước trên có các đảng cộng sản hoạt động, bởi vì ngoài Butan và Maldives chưa bao giờ có các đảng cộng sản, tại Afghanistan và Pakistan, phong trào cộng sản đã hoàn toàn tan rã (Đảng Dân chủ nhân dân Afghanistan tan rã vào năm 1992; Đảng Cộng sản Pakistan bị cấm hoạt động từ năm 1954 và hầu như không còn vai trò trên chính trường). 2) Đây là những đảng có truyền thống đấu tranh lâu đời, có những nét đặc trưng tiêu biểu, đại diện cho phong trào cộng sản mỗi nước và có ảnh hưởng, vai trò đáng kể trên chính trường các nước.

4

- Về không gian: Khu vực Nam Á, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 nước (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) có các đảng cộng sản hoạt động. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011, tức là trong hai thập niên kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến thời điểm Nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đề tài này. Lý do lựa chọn thời điểm năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ là vì sau sự kiện này, phong trào cộng sản quốc tế nói chung và các đảng cộng sản tại Nam Á nói riêng chuyển sang giai đoạn vận động mới. Khoảng thời gian hai mươi năm đó đã chứng kiến những nỗ lực của các đảng cộng sản trong việc thích ứng với bối cảnh, tình hình mới để vượt qua những biến động, thăng trầm và phục hồi, phát triển hoạt động. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các chủ trương, chính sách nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết và các phát biểu của lãnh đạo các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận chuyên ngành lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc và dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử-logic, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thu thập xử lý tài liệu, tư liệu... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học: Trên cơ sở phân tích toàn diện và có hệ thống những hoạt động chủ yếu của các đảng cộng sản tiêu biểu ở Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, đặc biệt luận giải những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó, luận án khẳng định các đảng cộng sản tại Nam Á tuy chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn sức sống và triển vọng phát triển, thể hiện ở việc các đảng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang từng bước phục

5 hồi, thậm chí có những bước tiến mới. Qua đó, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ đánh giá, nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam rằng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản quốc tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những bước hồi phục. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những thành công, thất bại trong hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á, luận án rút ra một số kinh nghiệm cần lưu ý đối với các đảng cộng sản khác trong quá trình hoạt động thực tiễn hiện nay. Đồng thời, sau khi phân tích những kết quả đạt được và hạn chế trong quan hệ giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản tại Nam Á đến năm 2011, luận án đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về phong trào cộng sản và quan hệ quốc tế liên quan đến khu vực Nam Á tại các cơ quan, trung tâm nghiên cứu, học viện và nhà trường. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011 Chương 3: Tình hình hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011. Chương 4: Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á và giải pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản Nam Á.

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung vào ba hướng: (i) nghiên cứu chung về khu vực Nam Á; (ii) đề cập trong phần nghiên cứu, đánh giá chung về phong trào cộng sản quốc tế; và (iii) hoạt động của một số đảng cụ thể thời gian gần đây. Trong số đó, các công trình về nghiên cứu chung về khu vực Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế chiếm phần chủ đạo. Nội dung chính của các công trình đề cập đến những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự vận động của các đảng cộng sản tại Nam Á, nhất là tình hình thế giới, khu vực và phong trào cộng sản quốc tế, đồng thời phác họa những xu hướng phát triển của các đảng. Các tác giả đều có nhận định chung là sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các đảng cộng sản trong khu vực nhanh chóng tìm cách vượt qua những khó khăn và tác động bất lợi của sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu để tiếp tục duy trì hoạt động và từng bước phục hồi về mặt tổ chức, điều chỉnh đường lối chiến lược, sách lược, phương thức đấu tranh và đã thích nghi linh hoạt với điều kiện thực tiễn mới. Tuy nhiên, cũng như phong trào cộng sản quốc tế nói chung, tình hình các đảng cộng sản ở Nam Á đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và con đường phát triển còn nhiều quanh co, khúc khuỷu, thậm chí có những bước lùi. Dưới đây là một số tác phẩm nổi bật, đáng chú ý sau: Thứ nhất, về tình hình khu vực Nam Á: Bao gồm các đề tài nghiên cứu của các Bộ/Ban, sách tham khảo của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam... như Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn Độ-Pakistan và tác động đến an ninh khu vực Nam Á; Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003), Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á từ năm 1945 đến năm 2003; Đề tài cấp Bộ của Ban Đối ngoại Trung ương (2006), Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ trong giai đoạn mới; Bộ Ngoại giao (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Đỗ Đức Định (1999), 50 năm kinh tế Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới (2010), Kinh tế Nam Á năm 2010: Tiến lên, Hướng Đông; J.S Uberoi (2011), Ấn Độ mãi mãi huy hoàng, Nxb Media Transasia India Limited (bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới); Thông

7 tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ và vấn đề an ninh châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 29/6; Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ, cường quốc đang lên”, Tài liệu tham khảo, (3)... Trong số đó, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý là: Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn Độ-Pakistan và tác động đến an ninh khu vực Nam Á làm rõ lịch sử mối quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan, nhất là nguồn gốc của những vấn đề tồn tại giữa hai nước cũng như hệ lụy của nó đến tình hình an ninh khu vực Nam Á hiện nay. Đề tài chỉ ra rằng vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan ở khu vực Kashmir đã tồn tại kể từ khi Anh công nhận nền độc lập của cả hai nước suốt nhiều năm qua, là vấn đề chính cản trở việc bình thường hóa quan hệ và đã dẫn đến 3 cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước vào các năm 1947, 1965 và 1971. Mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã gây nên bầu không khí chính trị-an ninh bất ổn tại khu vực do Ấn Độ và Pakistan là hai nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Ngoài ra, việc các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Trung Quốc và Nga lợi dụng mối quan hệ căng thẳng này để phục vụ lợi ích riêng càng khiến cho tình hình chính trị-an ninh khu vực trở nên bấp bênh hơn. Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003),Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á từ năm 1945 đến năm 2003. Đề tài tập trung vào một số điểm: Thứ nhất, nêu những đặc điểm về địa lý, lịch sử, nhân chủng, tôn giáo, văn hoá, một số nét về đặc điểm kinh tế, quan hệ đối nội và đối ngoại và tầm quan trọng của khu vực Nam Á với Việt Nam cũng như của Việt Nam với các nước Nam Á. Thứ hai, Đề tài đã phân tích, đánh giá bối cảnh, việc tập hợp lực lượng trong khu vực và thế giới; tình hình khu vực Nam Á, những nguyên nhân xuất phát từ đường lối đối nội đối ngoại của từng nước Nam Á tác động đến Việt Nam cũng như của tình hình chung của Việt Nam tác động đến từng nước Nam Á. Thứ ba, Đề tài chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và các nước Nam Á. Đề tài cấp Bộ của Ban Đối ngoại Trung ương (2006), Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ trong giai đoạn mới. Điểm đáng chú ý là bên cạnh khái quát lịch sử quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á về kinh tế, văn hoá và chính trị, phân tích những nhân tố quốc tế, khu vực và trong nước dẫn đến sự hình thành của chính sách

8

“Hướng Đông” của Ấn Độ trong những năm 1990, Đề tài đã dành một phần phân tích môi trường chính trị-an ninh khu vực Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh, sự điều chỉnh chiến lược các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga tại khu vực và mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ. Đề tài cho rằng từ đầu những năm 1990, xu hướng bất ổn định ngày càng gia tăng ở khu vực Nam Á. Các cuộc bạo động ở Pakistan và Nepal, của người Chakmar ở Bangladesh hay người Tamin ở Sri Lanka đã trở thành mối đe dọa đối với các nhà nước hiện hành ở khu vực. Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không ngừng xấu đi. Cơ chế hợp tác khu vực Nam Á mặc dù đã được xác lập với việc hình thành Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAAC) nhưng hoạt động kém hiệu quả, ngay từ khi thành lập, cơ chế này đã mang trong nó rất nhiều hạn chế. Trên lĩnh vực kinh tế, hầu hết các nước Nam Á là những nước phát triển ở trình độ thấp, cần nhiều vốn và kỹ thuật. Ấn Độ là nước phát triển vào bậc nhất trong khu vực cũng gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn và kỹ thuật của các nước thành viên khác. Chuyên đề Ban Đối ngoại Trung ương (2002), Cục diện chính trị-an ninh khu vực Nam Á đầu thế kỷ XXI. Nội dung của chuyên đề tập trung khái quát một số nét nổi bật của tình hình chính trị-an ninh khu vực Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI, đánh giá sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Trên cơ sở đó, dự báo triển vọng chính trị-an ninh khu vực thời gian tới. Cuốn Ngô Xuân Bình chủ biên (2013), Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội tập hợp những bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam trong năm 2013 về Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội và quan hệ của Ấn Độ với các nước và Việt Nam. Cuốn Ngô Xuân Bình chủ biên (2013), Những vấn đề kinh tế-chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội phân tích một cách toàn diện về thực trạng phát triển của Ấn Độ, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của Ấn Độ đến sự phát triển chung của thế giới. Đặc biệt, tác phẩm đã cung cấp cái nhìn tổng quan về đất nước Ấn Độ như vị trí địa lý, dân cử, lịch sử, văn hóa và nét đặc trưng của hệ thống chính trị Ấn Độ.

9

Cuốn Ngô Xuân Bình chủ biên (2013), Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối liên hệ trong lịch sử và hiện tại, Nxb Từ điển Bách khoa đã tập hợp các bài tham luận hội thảo quốc tế đề cập đến ba mảng nội dung chính là quan hệ Việt Nam – Ấn Độ, quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á và quan hệ Ấn Độ - Tây Nam Á trên các lĩnh vực quan hệ văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng... Cuốn Anjana Mothar Chandra (2010), 5000 lịch sử văn hóa Ấn Độ, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội giới thiệu tất cả các giai đoạn lịch sử chính của Ấn Độ từ những ngày đầu mới hình thành của nền văn minh lưu vực sông Ấn đến sự chia cắt Tiểu lục địa Ấn Độ và những năm sau khi giành độc lập của Ấn Độ. Đặc biệt, tác phẩm phân tích làm rõ sự chuyển đổi của Ấn Độ từ một nước không phát triển, đông dân số thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Thứ hai, về phong trào cộng sản quốc tế: Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn Ban Đối ngoại Trung ương (2004), Tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới đã phân tích những nét chính trong tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kể từ sau Chiến tranh lạnh và đưa ra những dự báo về triển vọng thời gian tới. Tác giả Nguyễn Thị Quế (2005), Phong trào cộng sản ở một số nước liên minh Châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã tập trung phân tích những nhân tố tác động chủ yếu đối với phong trào cộng sản ở các nước thuộc Liên minh châu Âu, sự khủng hoảng của phong trào ở các nước này trong nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sự phục hồi, củng cố của phong trào từ nửa sau thập niên 90 đến nay và triển vọng của phong trào trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, cuốn sách cũng phân tích vai trò, mối quan hệ truyền thống, sự phát triển của quan hệ giữa các đảng cộng sản và công nhân một số nước Liên minh châu Âu với Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á như Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít thống nhất cũng được tác giả nêu khái quát trong phần đánh giá về phong trào cộng sản ở khu vực các nước đang phát triển châu Á, trong đó tác giả cho rằng “các đảng đã hoạt động tích cực, có sơ sở xã hội và ảnh hưởng khá mạnh trong xã hội”.

10

Viện Quan hệ Quốc tế (2005), Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội đề cập đầy đủ, có hệ thống về lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế từ khi xuất hiện chính đảng đến nay, trong đó phân tích tình hình phong trào cộng sản quốc tế từ đầu thập kỷ 90 đến những năm đầu thế kỷ XXI. Cuốn Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên (2006), Sự phối hợp hoạt động của các Đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác phẩm làm rõ nội dung hoạt động quốc tế và một số hình thức phối hợp hoạt động chủ yếu của các đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay; nêu bật những đóng góp của Đảng ta trên phương diện này; đồng thời, các tác giả cũng nêu dự báo về triển vọng phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung vào khu vực Mỹ Latinh, các nước tư bản phát triển, các nước thuộc Liên Xô, Đông Âu cũ và Trung Đông. Đề tài cấp Bộ do Nguyễn Mạnh Hùng chủ nhiệm (2012), Sự tham gia của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng: Thực trạng và phương hướng trong thời gian tới, mã số KHBĐ(2011)-27 phân tích làm rõ vai trò của các diễn đàn đa phương chính đảng trong đời sống chính trị thế giới hiện nay, đánh giá thực trạng cũng như đưa ra một số đề xuất về phương hướng, nội dung và hình thức tăng cường sự tham gia của Đảng CSVN tại các diễn đàn đa phương chính đảng. Cuốn PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp và PGS.TS Nguyễn Thị Quế (đồng chủ biên) (2014), Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đánh giá thực trạng của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay, lý giải rõ về mức độ phục hồi và những thách thức mà phong trào đang đối mặt, vai trò và tính hiệu quả của các hình thức phối hợp hoạt động và yêu cầu mới về thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các tác giả đã dự báo về triển vọng, xu hướng vận động của phong trào đến năm 2020. Về thực trạng của phong trào, các tác giả cho rằng phong trào cộng sản quốc tế hiện nay chưa ra khỏi khủng hoảng nhưng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và có những bước hồi phục nhất định. Tuy nhiên về triển vọng thời gian tới, phong trào vẫn sẽ đối mặt nhiều thách thức do đường lối của nhiều đảng chưa theo kịp với yêu cầu, còn lúng túng trong hoạt động, chưa thu hút được đông đảo

11 các tầng lớp nhân dân lao động, nguồn lực tài chính chính hạn hẹp, vấn đề đoàn kết, hợp tác, phối hợp giữa các đảng còn nhiều bất cập. Ngoài ra còn có các bài viết trên các Tạp chí: Lưu Văn An, Nguyễn Hoàng (2001), “Những chuyển động mới của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 20/2001; Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2004), “Phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển trước các vấn đề lý luận chính trị đặt ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2004; Vũ Văn Hoà (2006), “Diễn đàn Aten: hình thức hoạt động chung của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 108, 2006; Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2007), “Phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 11/2007; Thái Văn Long (2007), “Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí Cộng sản, số 10/2007; Nguyễn Mạnh Hùng (2006), “Tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ngày nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2006... Thứ ba, về hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á có một số bài nghiên cứu về hoạt động của các đảng cộng sản tại Ấn Độ như Trịnh Thị Hoa (2004), “Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)”, Tạp chí Xây dựng Đảng; Lê Gia Kiên (2009), “Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ - Mác-xít: Quá khứ và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 795; Nguyễn Trọng Kiên (2013), “Phong trào cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ: Tình hình và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 851... Các tác giả khái quát quá trình vận động của phong trào cộng sản tại Ấn Độ từ khi ra đời đến năm 2013, phân tích thực trạng, nguyên nhân thành công và hạn chế trong quá trình vận động của Mặt trận cánh tả tại Ấn Độ - nòng cốt là Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít. Dự báo triển vọng sắp tới, các tác giả cho rằng Mặt trận Cánh tả sẽ gặp không ít khó khăn do không còn có được cơ sở ủng hộ rỗng rãi như trước và không có được nguồn lực tài chính dồi dào để cho chiến dịch tranh cử được coi là rất tốn kém ở Ấn Độ nhưng vẫn sẽ là những lực lượng chính trị quan trọng trên chính trường Ấn Độ và có nhiều đóng góp cho bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Bên cạnh đó còn có đại sử ký về hoạt động của các đảng và các báo cáo về đại hội các đảng của Ban Đối ngoại Trung ương từ năm 1991 đến năm 2011.

12

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Ở nước ngoài, Đề tài nhận được sự chú ý, quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, đặc biệt tại khu vực Nam Á, thể hiện qua số lượng bài viết nhiều hơn và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn, tập trung vào hai hướng: (i) tóm lược lịch sử của các đảng; (ii) quan điểm, đánh giá của các đảng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hầu hết các công trình nghiên cứu đã khái quát một cách sơ lược về quá trình hoạt động cũng như quan điểm, chủ trương, đường lối của các đảng qua từng giai đoạn lịch sử. Thứ nhất, về lịch sử của các đảng: Tuyển tập 26 tập , Communist Movement in India, National Book Center (Tạm dịch Phong trào cộng sản tại Ấn Độ) viết về quá trình ra đời và phát triển của phong trào cộng sản tại Ấn Độ đến năm 1998. Trong đó từ Tập 23 đến Tập 26 đề cập đến sự vận động của phong trào từ năm 1991 đến 1998, đặc biệt tập trung vào hoạt động của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít). Các tuyển tập đã khái quát và phân tích kỹ về thực trạng của phong trào từ những ngày đầu thành lập cho đến năm 1998, trong đó lý giải nguyên nhân thành công, thất bại cũng như những vấn đề đang đặt ra của phong trào. Tuyển tập trên được tác giả rút gọn lại trong cuốn Harkishan Singh Surjeet (1993), An Outline History of the Communist Movement in India, National Book Center, (Tạm dịch Lịch sử tóm tắt phong trào cộng sản Ấn Độ) và sau đó tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung trong cuốn Harkishan Singh Surjeet (1998), March of the Communist Movement in India, National Book Agency Private Limited, Calcutta, India (Tạm dịch: Sự vận động của Phong trào cộng sản ở Ấn Độ). Cuốn Harkishan Singh Surjeet (1993), An outline History of the Communist Movement in India, National Book Center, New Delhi, 1993 (Tạm dịch: Lịch sử tóm tắt phong trào cộng sản Ấn Độ) gồm 20 trang, tác giả đã phân tích cụ thể quá trình hình thành Đảng cộng sản Ấn Độ đến Đại hội 14 của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít) (tháng 1/1992). Đáng chú ý, Chương III của cuốn sách đưa ra nhiều thông tin giá trị về ảnh hưởng quan điểm Mác-xít trong giai cấp công nhân và tri thức yêu nước của Ấn Độ; Chương IX lý giải nguyên nhân phân liệt trong phong trào cộng sản Ấn Độ; trong khi Chương XX chỉ ra những tác động to lớn và những thách thức

13

đối với phong trào cộng sản tại Ấn Độ sau sự sụp đổ Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu. Cuốn Harkishan Singh Surjeet (1998), March of the Communist Movement in India, National Book Agency Private Limited, Calcutta, India (Tạm dịch: Sự vận động của Phong trào cộng sản ở Ấn Độ) đề cập 02 nội dung quan trọng: i) khái quát quá trình hình thành và phát triển của phong trào cộng sản Ấn Độ từ khi ra đời đến cuối những năm 1990 (đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ (phong trào đồng khởi những năm 1930, đấu tranh trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2), thời kỳ phân liệt của phong trào do tác động của mâu thuẫn Xô-Trung, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)) và ii) phân tích lập trường, quan điểm, hoạt động của CPI-M trong giai đoạn xây dựng và phát triển của đất nước Ấn Độ độc lập: Kinh nghiệm của Đảng CPI-M trong việc đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất, chống trào lưu khủng bố cực đoan, đóng góp của CPI-M trong đấu tranh bảo vệ nền dân chủ. Cuốn International Department of the CPSL (1995), History of Communist Party of Sri Lanka, Party Publication (Tạm dịch: Lịch sử Đảng Cộng sản Sri Lanka, Ban Quốc tế của Đảng CPSL) nêu rõ thành lập năm 1943, Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) hoạt động trong phong trào công nhân và tham gia đấu tranh giành độc lập chống thực dân Anh. Sau khi điểm lại quá trình hoạt động của Đảng, tác phẩm đã tập trung phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng sau năm 1991. Nổi bật là quyết định của Đảng tham gia Liên minh Nhân dân cầm quyền, nhằm mục tiêu bảo vệ và mở rộng các quyền dân chủ và tự do, mở rộng hệ thống phúc lợi xã hội và bảo đảm công bằng xã hội; ủng hộ giải pháp hoà bình nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh vùng Đông - Bắc; tình đoàn kết với nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh phá bỏ sự phong toả kinh tế của đế quốc đối với Cuba và bảo vệ độc lập chủ quyền của Cuba. Cuốn CPN-UML (2000), People’s Multi Party Democracy: Policy Papers, Madan-Ashrit Memorial Foundation, Nepal (Tạm dịch: Cương lĩnh Nền dân chủ đa đảng của nhân dân) của Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít-Lêninnít Thống nhất (CPN- UML) tập hợp các kết quả nghiên cứu của gần 100 nhà nghiên cứu tại các cuộc hội thảo, tọa đàm về những nội dung của Cương lĩnh Nền dân chủ đa đảng của nhân dân (PMPD). Tác phẩm đã giới thiệu bối cảnh ra đời cũng như những nội dung chính của Cương lĩnh PMPD, trong đó nêu rõ lập trường, quan điểm của Đảng

14

CPN-UML về các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, chính sách kinh tế, lao động, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, quyền con người, phụ nữ, môi trường và đối ngoại. Cuốn International Department of Communist Party of Bangladesh (2003), A brief introduction to the Communist Party of Bangladesh, Party Publication (Tạm dịch: Giới thiệu tóm tắt về Đảng Cộng sản Bangladesh, Ban Quốc tế, Đảng Cộng sản Bangladesh) tóm tắt quá trình phát triển từ khi thành lập đến năm 2003. Trong đó, liên quan đến tình hình Đảng từ sau năm 1991, tác phẩm thông tin về phân liệt Đảng sau sự thoái trào của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những nỗ lực của những đảng viên kiên trung tiếp tục đoàn kết dưới học thuyết chủ nghĩa Mác- Lênin và sự điều chỉnh chiến lược của Đảng sang thực hiện “chuyển hóa dân chủ cách mạng xã hội và nhà nước”. Cuốn A.B.Bardhan (2000), 75 years: This is the CPI, CPI Publication, New Delhi (Tạm dịch 75 năm: Đây là CPI). Tác giả A.B.Bardhan, Tổng Bí thư, nhà hoạt động lão thành của Đảng CPI và phong trào cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ tóm tắt quá trình ra đời của Đảng và những thành tựu và đóng góp của Đảng trong các giai đoạn lịch sử đất nước. Tiếp theo đó, tác giả A.B.Bardhan (2005), 80 years of CPI, CPI Publication, New Delhi (Tạm dịch 80 năm Đảng Cộng sản Ấn Độ) trên cơ sở tham khảo các tác phẩm xuất bản trước đó của Đảng đã tổng hợp và khái quát những sự kiện quan trọng trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Đảng trong 80 năm hình thành và phát triển từ 26/12/1925-26/12/2005, bao gồm cả thắng lợi lẫn thất bại và sai lầm. Tác phẩm Communist Party of India (Marxist) (2007), Thirty Years of the Government in 1997-2007, Progressive Printers, West Bengal (Tạm dịch:Ba mươi năm Chính quyền Mặt trận cánh tả tại bang West Bengal giai đoạn 1977- 2007). Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá quá trình cầm quyền của Mặt trận cánh tả tại bang West Bengal. Tác phẩm đã khẳng định việc Mặt trận cánh tả nắm quyền trong 30 năm liên tục tại West Bengal là một thành tích to lớn. Nguyên nhân của thành công là sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng lao động của West Bengal đối với các chương trình và chính sách của Chính quyền Mặt trận cánh tả. Quá trình cầm quyền của Mặt trận cánh tả tại bang West Bengal là một ví dụ điển hình cho chính quyền vì người dân, thông qua tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng mô hình chính quyền địa phương phi tập trung

15 với Chương trình Panchayati Raj, bảo vệ nền thế tục, quyền dân chủ và công khai, qua đó trao quyền và thay đổi cuộc sống cho hàng triệu người dân nghèo. Tác phẩm West Bengal Government (2007), 30 years of Left Front Government in West Bengal: Issues and reflections, Basumati Corporation Limited (Tạm dịch 30 năm Chính quyền Mặt trận cánh tả tại bang West Bengal: Một số vấn đề và kết quả thể hiện) tập hợp 17 bài viết của các tác giả là lãnh đạo chính quyền bang và các nhà nghiên cứu nổi tiếng của các đảng cộng sản, cánh tả phân tích, đánh giá kết quả và thách thức việc thực hiện những chính sách của chính quyền bang trên các lĩnh vực chủ yếu trong 30 năm kể từ khi Mặt trận cánh tả lên nắm quyền ở bang West Bengal. Hoạt động của Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) qua các giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2008 cũng được trình bày trong cuốn Anil Rajimwal (2012), History of Communist Party of India through Congresses, People’s Publishing House PVT.LTD (Tạm dịch: Lịch sử Đảng Cộng sản Ấn Độ qua các kỳ đại hội). Tác giả đã khái quát tình hình và nội dung cơ bản tại từng Đại hội Đảng CPI từ khi thành lập năm 1925 đến Đại hội lần thứ XX (năm 2008). Trong giai đoạn từ 1991-2008, Đảng CPI đã trải qua 7 kỳ Đại hội, trong đó đáng chú ý là Đại hội XV (năm 1993) với việc Đảng thông qua Cương lĩnh sửa đổi, điều chỉnh bộ máy tổ chức Đảng và biện pháp tập hợp lực lượng; và Đại hội XVIII (năm 2002) với đánh giá đúng đắn về tình hình thế giới, chính trường trong nước và việc cần thiết phải củng cố thống nhất, đoàn kết trong phong trào cộng sản Ấn Độ cả về hệ tư tưởng, chương trình hành động, quan điểm đánh giá về tình hình trong nước và quốc tế cũng như các nguyên tắc tổ chức. Tác phẩm International Department of the CPN-UML (2009), History of Communist Party of Nepal (Unified Marxist Leninist, Party Publication (CPN-UML) (Tạm dịch: Lịch sử Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít Lênin-nit Thống nhất, Ban Quốc tế, Đảng CPN-UML) giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển của Đảng CPN-UML từ khi ra đời năm 1949 đến Đại hội VIII của Đảng năm 2009. Trong đó, tác phẩm cũng làm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối cơ bản của Đảng về chính sách đối nội và đối ngoại. Tác phẩm D.J.Sagar (2009), Political Parties of the world: 7th Edition, John Harper Publishing giới thiệu tóm tắt thông tin của các đảng CPI, CPI-M tại Ấn Độ, CPN- UML tại Nepal, CPSL tại Sri Lanka và CPB tại Bangladesh từ khi thành lập đến giữa thập niên đầu thế kỷ XXI.

16

Cuốn Renu Chakravartty (2011), Communists in Indian Women’s Movement, People’s Publishing House, New Delhi (Tạm dịch: Những người cộng sản trong phong trào phụ nữ Ấn Độ). Với kinh nghiệm 40 năm hoạt động trong phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ, tác giả Renu Chakravartty đã tổng kết và phân tích vai trò của Đảng Cộng sản Ấn Độ trong phong trào phụ nữ tại Ấn Độ, nhất là trong việc tập hợp, lãnh đạo phụ nữ đấu tranh đòi cải thiện về kinh tế-xã hội. Cuốn N.N.Manna (2011), CPI in Delhi: Its role in the struggle for freedom and Trade Union Movement, People’s Publishing House, New Delhi (Tạm dịch Vai trò của Đảng CPI tại Delhi trong cuộc đấu tranh tự do và trong Phong trào công đoàn). Tác giả N.N.Manna – đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ và là nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào giải phóng dân tộc cũng như phong trào công nhân của Ấn Độ. Tác phẩm được tác giả viết từ năm 2002 đến năm 2005 phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng CPI đối với phong trào đấu tranh của tổ chức công đoàn Ấn Độ qua các giai đoạn 9 giai đoạn, từ những năm 1925 đến khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947. Thứ hai, về quan điểm, đánh giá của các đảng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Communist Party of India (Marxist) (1993), Contemproray world situation and validity of Marxism, CPI(M) Publication (Tạm dịch Tình hình thế giới đương đại và giá trị của chủ nghĩa Mác). Hội thảo do Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác xít tổ chức nhân kỷ niệm 175 năm ngày sinh Các Mác” năm 1993. Tác phẩm tập hợp 50 bài tham luận của 24 đảng cộng sản trên thế giới, trong đó có nhiều đảng cộng sản khu vực Nam Á như Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác xít (CPI-M), Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) thảo luận về giá trị của chủ nghĩa Mác trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế rơi vào thoái trào sau sự tan rã của Liên Xô và sụp đổ của hệ thống CNXH ở Đông Âu. Qua các tham luận, các đảng đều khẳng định CN Mác mang tính khoa học sáng tạo, vẫn còn giá trị đến ngày nay và tiếp tục là định hướng cho hoạt động của các đảng. Cuốn School for Social Scientists (1999), The Emerging mutation in the socialist world, Chitturpu – 521 132, Krishna District, Andhra Pradesh, India (Tạm dịch Sự thay đổi trong thế giới xã hội chủ nghĩa, Trường khoa học xã hội, Ấn Độ) là tập hợp các bài viết của các đảng. Qua nêu quan điểm và đánh giá của mỗi Đảng

17 về tương lai của CNXH, các tác giả đều thừa nhận con đường đi lên CNXH lâu dài nhưng vẫn khẳng định niềm tin vào CNXH trong tương lai. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế CPN-UML (2000), Proceedings of International Conference on socialism in the 21st century, Madan-Ashit Memorial Foundation, Kathmandu (Tạm dịch Hội thảo quốc tế về Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ 21) tập hợp các bài tham luận của đại diện các đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới, trong đó có nhiều đảng cộng sản khu vực Nam Á: Đảng Cộng sản Ấn Độ, CPI-M, CPN-UML, CPSL, Đảng Công nhân Pakistan, Đảng Công nhân Bangladesh tại Hội thảo do Đảng CPN- UML chủ trì, tổ chức tại Nepal (6-9/11/2000). Cuốn (2008), Socialism in a changing world, Book House, Andhra Pradesh, India (Tạm dịch Chủ nghĩa xã hội trong một thế giới đang biến đổi) là tập hợp các bài viết của đồng chí Sitaram Yechury, Ủy viên Bộ Chính trị, rưởng Ban Quốc tế Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít) nêu lên quan điểm, đánh giá về các vấn đề quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít) từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2008. Trong đó, bài viết “Mordern developments of the capitalism and international working class” (Tạm dịch Những bước phát triển hiện đại của chủ nghĩa tư bản và giai cấp lao động quốc tế) tái khẳng định quan điểm của đảng CPI-M tại Đại hội XIV rằng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi với tình hình thay đổi để tồn tại, củng cố và phát triển. Mặc dù vậy, tác giả cũng cho rằng chủ nghĩa tư bản cũng đang phải đối phó với tình trạng khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, chưa kể sự cạnh tranh và đối chọi quyết liệt giữa các tập đoàn, ngân hàng. Tác giả kết luận bất chấp sự phát triển, khủng hoảng trong nội bộ của chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục diễn ra sâu sắc, bất bình ngày càng gia tăng và hình thành phong trào đoàn kết chống đế quốc thông qua các làn sóng biểu tình và phản đối. Xu thế quy định tương lai của các phong trào đấu tranh của giai cấp lao động quốc tế là nếu phong trào nào nắm vững lý luận Mác-Lênin để áp dụng vào tình hình thực tiễn thì sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn. Cuốn A.B Bardhan (2002), Crisis of Corporate Capitalism, People’s Publishing House (Tạm dịch Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hợp doanh) phân tích làm rõ bản chất và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản hợp doanh. Bắt đầu từ những diễn biến của các vụ bê bối và scandal liên quan đến các tập đoàn tư

18 bản nổi tiếng, tác giả đã khẳng định những diễn biến này hoàn toàn không bất ngờ, bởi đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Tham luận của đồng chí Madhav Kumar, nguyên Thủ tướng Nepal, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) tại Hội thảo “Challenges and Opportunities for the Left Movement in South Asia” (Tạm dịch Cơ hội và thách thức đối với phong trào cánh tả tại Nam Á) do Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) tổ chức tại Colombo, ngày 03/7/2013 nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng CPSL. Tác giả cho rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản tại Nam Á đã rút ra bài học quý giá rằng khái niệm vận dụng chủ nghĩa Mác theo thực tiễn khách quan tại một xã hội là hoàn toàn chính xác; mỗi đảng phải tự đề ra chương trình hành động riêng mình cho phù hợp nhất với các điều kiện khách quan của mình. Trong bối cảnh mới, các đảng có những thuận lợi là giá trị và tính đúng đắn của Chủ nghĩa Mác và CNXH vẫn còn nguyên, sự ủng hộ của người dân; tuy nhiên gặp phải nhiều thách thức to lớn, nhất là chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa cơ hội; thoái hóa về tư tưởng và gia tăng chủ nghĩa cục bộ hẹp hòi; thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu; thay đổi đặc điểm kinh tế, lối sống của người dân và di dân; thiếu sự phối hợp và hoạt động giữa các đảng cánh tả trên thế giới. Ngoài ra, còn các bài tham luận của các đảng tại Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản, công nhân (IMCWP) từ năm 1998 đến năm 2011 và thông tin mà các đảng cộng sản Nam Á đưa trên website Solidnet (www.solidnet.org) như: Ruhin Hossain Prince (2011), “Socialism is the future” at the 13th IMCWP; CPB International Department, CPB's stand on present political situation in Bangladesh; Manzurul Ahsan Khan (2009), Intervention at the 11th IMCWP; CPI (2011), Contribution at the 13th IMCWP; Sudhakar Reddy (2010), “The Deepening Crisis of World Imperialism, and Need for Broad Anti-imperialist Unity” at the 12th IMCWP; Pallab Sengupta (2009), Welcome Address at the 11th IMCWP; The SolidNet Team (2000), Brief History of CPI; Sitaram Yechury (2012), “Strengthen the struggles against escalating imperialist aggressiveness, for satisfying peoples’ socio- economic-democratic rights and aspirations, for socialism” at the 14th IMCWP; Sitaram Yechury (2013), Intervention at the 15th IMCWP; Sitaram Yechury (2011), Intervention at the 13th IMCWP; Sitaram Yechury (2011), Editorial on global economic crisis, News from CPI-M; Sitaram Yechury (2010), “The deepening

19 systemic crisis of capitalism. The tasks of Communists in defence of sovereignty, deepening social alliances, strengthening the anti-imperialist front in the struggle for peace, progress and Socialism” at the 12th IMCWP; Jhala Nath Khanal (2010), Deliberation for the 12th IMCWP; Madhav Kumar Nepal (2012), Speech at the 14th IMCWP; K.P. Sharma Oli (2009), Internation at the 11th IMCWP; Raja Collure (2013), Contribution at the 15th IMCWP; Raja Collure (2012), Contribution at the 14th IMCWP; Raja Collure (2010), Speech at the Internatiol conference in South Africa; Raja Collure (2011), Contribution at the 13th IMCWP... 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT Qua xem xét, nghiên cứu các công trình liên quan đến các khía cạnh của đề tài có thể thấy, việc phân tích, đánh giá sâu và toàn diện về hoạt động của các đảng cộng sản ở Nam Á vẫn là khoảng trống chưa được chú ý và khai thác trong công tác nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này được thể hiện qua sự khiêm tốn cả về số lượng lẫn nội dung. Rất ít tác phẩm đề cập trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu; đa số là tác phẩm về tình hình khu vực Nam Á, phong trào cộng sản quốc tế, tài liệu tuyên truyền của các đảng và các bài viết/tham luận tại các hội thảo quốc tế. Việc khái quát bức tranh chung cũng như làm rõ nguyên nhân của thực trạng về hoạt động của các đảng cộng sản ở Nam Á, từ đó liên hệ đến quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như chưa có tác giả nào đề cập. Nội dung các tác phẩm chỉ đề cập đơn lẻ, sơ lược, hoặc chỉ nêu một vài khía cạnh của đề tài, chưa khái quát một cách có hệ thống và toàn diện về hoạt động của các đảng cộng sản khu vực, chưa cập nhật tình hình các đảng, nhất là trong giai đoạn 10 năm đầu thế kỷ XXI, chưa phân tích, đánh giá và lý giải về những thành công và hạn chế cũng như những nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á. Cũng có một số tác phẩm nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện nhưng chỉ đề cập đến hoạt động của một số đảng cộng sản có ảnh hưởng và vai trò tương đối tại Ấn Độ và thời gian nghiên cứu quá lâu. Vì vậy, đề tài “Hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011” là hoàn toàn mới ở cả trong và ngoài nước, trong đó tác giả nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp, tiếp cận và kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài đã được công bố đồng

20 thời tự tổng hợp, đúc rút từ những tác phẩm gốc như văn kiện, cương lĩnh, nghị quyết của các đảng cũng như dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đối ngoại của Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á. Để triển khai, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề chính sau: - Nêu quan niệm về hoạt động của các đảng cộng sản nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích và đánh giá hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á. - Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến 2011. - Phân tích và đánh giá nội dung hoạt động của một số đảng cộng sản Nam Á trong hai giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ XX và thập niên đấu thế kỷ XXI. - Rút ra một số kinh nghiệm từ hoạt động của các đảng. - Đánh giá quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ khi thành lập đến năm 2011, từ đó đề xuất với Đảng CSVN một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ với các đảng.

21

Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011

2.1. QUAN NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN “Hoạt động” hiểu theo nghĩa chung nhất là toàn bộ những hành vi, hành động của cơ thể sống, bảo đảm cho nó tồn tại và phát triển. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có của thế giới vật chất là vận động, chuyển hóa, biến đổi không ngừng. Đối với con người và xã hội loài người, hoạt động là thuộc tính bản chất. Không hoạt động, con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển. Sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội này bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn là kết quả của quá trình hoạt động của con người trong lao động, sáng tạo và đấu tranh. Hoạt động của con người là nguồn gốc làm biến đổi tự nhiên và xã hội, là nhân tố quyết định sự hình thành, vận động của các quy luật xã hội. Tuy nhiên, khác với thế giới tự nhiên, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, “làm những việc khác nhau với mục đích nhất định” [31, tr.827], nghĩa là trong quá trình hoạt động, con người xác định mục tiêu, khám phá và tích lũy tri thức về thế giới xung quanh, hoạch định kế hoạch hành động, có ý chí và niềm tin để theo đuổi mục tiêu đã xác định, luôn tìm tòi, sáng tạo trong quá trình hoạt động. Đảng cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, người lãnh đạo và tổ chức đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản, thiết lập và xây dựng, phát triển chế độ XHCN và CSCN, nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sứ mệnh vĩ đại và cao cả đó của giai cấp công nhân chỉ có thể được thực hiện thông qua những hành động cách mạng trên mọi lĩnh vực do đảng cộng sản lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” [19, tr.290]. Không có hành động cách mạng của toàn đảng và lực lượng cách mạng do đảng lãnh đạo, cách mạng không thể phát triển và thành công. Nhấn mạnh về tầm quan trọng của hành động cách mạng, C.Mác từng nói “mỗi bước tiến của phong trào thực sự còn quan trọng hơn một tá cương lĩnh” [16, tr.137-138].

22

Dĩ nhiên, những hành động cách mạng đó phải được dẫn dắt của lý luận cách mạng đúng đắn, sự kiên định về lập trường chính trị và sự trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tiếp cận hoạt động của đảng cộng sản như là tổng hòa của các hành vi, hành động của tổ chức đảng và đảng viên trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu, lý tưởng của đảng, có thể quan niệm như sau: Hoạt động của đảng cộng sản là tổng hòa các hành vi, hành động cách mạng của các tổ chức Đảng và đảng viên, tiến hành xây dựng và thực hiện cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng và các nhiệm vụ cách mạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phấn đấu vì thắng lợi của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử, góp phần vào cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hoạt động của đảng là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, vận động và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đảng trên các lĩnh vực đời sống xã hội và các mặt công tác xây dựng Đảng. Với vai trò là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân có chức năng cơ bản là lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược, các định hướng lớn về chủ trương, chính sách, bằng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, tiến hành kiểm tra, giám sát và bằng sự gương mẫu của đảng viên... Đề cập đến hoạt động của đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “...trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [17, tr.267]. Mỗi đảng viên trong tất cả hoạt động công tác nào đều phải thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, vận động và tổ chức thực hiện. Họ không chỉ có phẩm chất của người lãnh đạo mà phải có phẩm chất của nhà tổ chức, có năng lực tiến hành các mặt công tác với tính chuyên nghiệp cao, đồng thời là người dân vận giỏi, được quần chúng tin cậy, noi theo. Hoạt động của đảng cộng sản dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin – nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chính sách của đảng trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, cơ sở thực tiễn hoạt động của Đảng cộng sản là đặc điểm, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước, bối cảnh quốc tế và khu vực; tình hình Đảng và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế; tính chất, đặc điểm và xu thế thời đại... Trên cơ sở đó, mỗi tổ

23 chức Đảng, mỗi đảng viên trong toàn đảng, bằng tinh thần và trách nhiệm chính trị, phát huy phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác tiến hành các hoạt động một cách đầy đủ và sáng tạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Hoạt động của các đảng cộng sản tập trung chủ yếu vào hoạt động xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức; hoạt động thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của đảng; hoạt động đấu tranh tập hợp lực lượng thông qua tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội của đảng, phối hợp đấu tranh với các lực lượng chính trị-xã hội khác; và hoạt động đối ngoại, chủ yếu phối hợp trong phong trào cộng sản quốc tế. Tuy vậy, trong từng giai đoạn nhất định, một số hoạt động có thể được chú trọng hơn, tùy thuộc vào bối cảnh thế giới, khu vực, đất nước và tình hình mỗi đảng. Hoạt động của đảng còn được thể hiện thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội do đảng tổ chức, lãnh đạo như các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ... Do đó, cùng với phương thức lãnh đạo, đảng chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức quần chúng, đồng thời có sự phối hợp hành động giữa các tổ chức đảng với các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo và với các lực lượng chính trị-xã hội khác trong mỗi quốc gia và trên thế giới. Các hoạt động của đảng cộng sản thực hiện theo nguyên tắc lãnh đạo và tổ chức của đảng, bảo đảm tính tập trung, thống nhất, chặt chẽ và thông suốt trong các hoạt động, đồng thời phát huy quyền dân chủ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức, đảng viên và quần chúng của đảng. Hoạt động lãnh đạo của đảng luôn gắn liền với các hình thức đấu tranh cách mạng mà mỗi đảng chủ trương tiến hành. Đó là hình thức đấu tranh chính trị hoặc đấu tranh vũ trang hoặc kết hợp cả hai; đấu tranh hợp pháp hoặc bất hợp pháp hoặc kết hợp cả hai; đấu tranh trong nghị trường và ngoài nghị trường; tham gia tranh cử nghị viện, hội đồng dân cử và bộ máy chính quyền ở trung ương hoặc địa phương. Hoạt động của đảng trong đấu tranh kinh tế có vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi kinh tế và an sinh xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự bóc lột của giai cấp tư sản và chính sách kinh tế phản động của nhà nước tư sản. Khi đã trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội, hoạt động của đảng trong lĩnh vực kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm của đảng cộng sản nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

24

Đấu tranh tư tưởng lý luận là hoạt động nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chính sách của đảng, ngăn chặn và đẩy lùi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng sai trái khác trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhất là chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Hoạt động trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng lý luận của đảng cộng sản còn truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng nhằm nâng cao giác ngộ chính trị XHCN cho nhân dân, động viên và cổ vũ nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chế độ áp bức, bóc lột. Trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hoạt động của đảng cộng sản được tiến hành công khai, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, ở một số nước, ở một số thời kỳ, đảng cộng sản bị cấm hoạt động; đảng phải hoạt động bí mật với điều kiện hết sức khó khăn, thậm chí các tổ chức đảng và đảng viên bị truy lùng, bắt bớ, tù đày, giết hại... Trong giai đoạn chưa nắm quyền, nội dung hoạt động của các đảng tập trung vào công tác lý luận, vận động quần chúng đấu tranh nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng tiến tới lật đổ chính quyền phong kiến, tư sản để thiết lập chính quyền nhân dân. Hình thức đấu tranh được các đảng sử dụng là đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, kết hợp cả đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đấu tranh nghị trường. Từ khi phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ra đời cho đến nay, hầu hết các đảng cộng sản đều sử dụng hình thức bằng bạo lực cách mạng nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp áp bức và giành chính quyền. Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh lạnh, trong bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo, việc đấu tranh giành chính quyền thông qua bạo lực cách mạng khó có điều kiện thực hiện. Do vậy hầu hết các đảng cộng sản tại các nước tư sản hiện nay đều sử dụng con đường nghị viện kết hợp với đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế để tiến tới giành chính quyền. Do đó, để giành được chính quyền, hoạt động của các đảng cộng sản sẽ phải chú trọng hơn vào tập hợp lực lượng và bầu cử. Mặc dù vậy, đây là nhiệm vụ rất khó khăn bởi các đảng tư sản khi đã nắm quyền thường sẽ tìm cách chi phối mọi chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, lôi kéo đa số nhân dân thông qua các chính sách kinh tế-xã hội, đồng thời dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản các đảng cộng sản. Thực tế, trong vận động bầu cử,

25 chỉ có các đảng lớn, có thế lực, được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư bản lớn và được luật pháp dành cho những điều kiện thuận lợi có khả năng thắng cử. Khi nắm chính quyền, một hệ thống chính trị mới được thiết lập, bao gồm: đảng cộng sản, nhà nước dân chủ kiểu mới, các tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các đảng phái dân chủ đã từng hợp tác với đảng cộng sản. Trong hệ thống chính trị đó, đảng cộng sản giữ vai trò duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước của nhân dân lao động và quá độ đi lên CNXH. Trong điều kiện mới đó, hoạt động của Đảng cộng sản phải chú trọng vào công tác xây dựng Đảng, nhất là về chính trị- tư tưởng vì trong điều kiện nắm quyền, một số cán bộ, Đảng viên dễ rơi vào nguy cơ chệch hướng và thái hóa biến chất, xa dời quần chúng và triển khai nhiệm vụ cách mạng trên thực tiễn nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng và từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất. Như vậy, có thể nói, hoạt động của đảng cộng sản có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự phát triển của sự nghiệp cách mạng, làm biến đổi tình hình, cục diện, tương quan so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, tạo ra và thúc đẩy tình thế, thời cơ cách mạng. Cho nên, thông qua hoạt động của đảng, có thể thấy được vị thế, vai trò, sức sống và ảnh hưởng của đảng trong xã hội, nhìn thấy được xu thế, tiền đồ và tương lai của đảng sẽ ra sao và kết quả của sự nghiệp cách mạng như thế nào. Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc xem xét, đánh giá hoạt động của đảng phải hết sức toàn diện, khách quan, khoa học và đúng đắn, để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thiết đối với các đảng cộng sản ở mỗi nước nói chung và các phong trào cộng sản, công nhân quốc tế nói chung. 2.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 2.2.1. Kết quả hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á trước năm 1991 2.2.1.1. Ưu điểm Phong trào cộng sản tại Nam Á được hình thành tương đối sớm, khi không lâu sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Chủ nghĩa Mác- Lênin bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng tới các phần tử tiên tiến của giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu tư sản trí thức mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Tiểu lục địa Nam Á. Từ những năm 1920, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, các nhóm cộng sản đầu tiên được thành lập ở 3 khu công nghiệp lớn trong vùng là Calcutta,

26

Bombay và Lahor. Tháng 12/1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ chính thức được thành lập, tiếp đến là Đảng Cộng sản Sri Lanka (năm 1943), các Đảng Cộng sản Đông và Tây Pakistan (năm 1947), Đảng Cộng sản Pakistan (năm 1948), Đảng Cộng sản Bangladesh (năm 1948), Đảng Cộng sản Nepal (năm 1949) và sau đó là Đảng Dân chủ nhân dân Afghanistan (năm 1965). Là đảng ra đời sớm nhất, tại nước lớn nhất và có truyền thống đấu tranh lâu dài nhất ở khu vực Nam Á, kết hợp với hoàn cảnh lịch sử, địa lý và xã hội của Nam Á lúc đó, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) có mối quan hệ gắn bó và tầm ảnh hưởng đến hầu hết các đảng cộng sản và cánh tả ở các nước Nam Á khác. Một số kết quả tích cực và thế mạnh của các đảng kể từ khi ra đời cho đến năm 1991 là: Thứ nhất, truyền thống đấu tranh và tinh thần cách mạng kiên trung. Các đảng luôn kiên trì và trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và mục tiêu CNXH dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, do vừa phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản lại vừa phải đấu tranh chống những chính sách phản dân chủ, phản nhân dân của các đảng tư sản cầm quyền và chống lại những hủ tục của hệ thống đẳng cấp, tình trạng xung đột tôn giáo, ly khai và chủ nghĩa phân biệt cộng đồng… Trong giai đoạn đầu: Một số đảng chủ trương tiến hành đấu tranh vũ trang và đã có những đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chung của nhân dân chống chế độ phong kiến và chống thực dân Anh giành độc lập dân tộc cho đất nước mình (như Đảng CPI ở Ấn Độ trong giai đoạn 1925-1947; Đảng CPSL trong những năm 1940; Đảng CPB trước những năm 1970…). Trong những năm 1960 đến đầu những năm 1970: Phong trào cộng sản, cánh tả ở một số nước Nam Á gặp nhiều khó khăn do hoạt động trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và nội bộ phong trào cộng sản quốc tế diễn biến phức tạp. Bên ngoài, cuộc Chiến tranh lạnh gay gắt giữa hai phe XHCN do Liên Xô đứng đầu và phe TBCN do Mỹ đứng đầu biến Nam Á trở thành khu vực tranh giành ảnh hưởng quyết liệt giữa các nước lớn (Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc). Trong nước, lực lượng tư sản cầm quyền ra sức chống phá, khiến nhiều đảng bị đàn áp, bị cấm hoạt động, phải rút vào hoạt động bí mật hoặc bán công khai. Chưa kể ý thức giác ngộ chính trị của nông dân còn thấp, nhận thức của đảng viên và quần chúng nhân dân

27 về phong trào cách mạng còn nhiều hạn chế. Trong nội bộ, tư tưởng và nhận thức của đảng viên cộng sản tại Nam Á bị phân cực bởi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhất là lý luận nền dân chủ dân tộc của Liên Xô với lý luận nền dân chủ mới của Trung Quốc do Mao Trạch Đông khởi xướng. Các đảng cộng sản Nam Á bị sa lầy vào cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận, bất đồng về chiến lược và sách lược, bị phân liệt thành các đảng hoặc các nhóm cộng sản “thân Liên Xô” hoặc “thân Trung Quốc”, bị chia rẽ và mâu thuẫn do một số đảng tiến hành con đường vũ trang, trong khi số khác ủng hộ con đường bầu cử và đấu tranh nghị trường. Giai đoạn cuối những năm 1970 đến giữa những năm 1980: Nhiều đảng có sự điều chỉnh về đường lối, sách lược, từng bước vươn lên khẳng định vị trí của đảng mình trên chính trường. Qua đấu tranh, các đảng nhận thấy rằng hình thức đấu tranh vũ trang không còn phù hợp trong bối cảnh quốc tế, khu vực đã thay đổi và với tình hình cụ thể ở từng nước (giai cấp thống trị còn mạnh lại được sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài trong khi phong trào chưa đủ mạnh, ý thức giác ngộ của nhân dân còn thấp…). Từ những năm 1970, hầu hết các đảng chuyển sang tiến hành đấu tranh hoà bình thông qua con đường nghị trường để giành chính quyền về tay nhân dân lao động và tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng nước. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1991 là thời gian khó khăn nhất đối với phong trào cộng sản tại Nam Á do những tác động bất lợi của tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng ở Liên Xô và sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Hầu hết các đảng tỏ ra lúng túng về đường lối, tổ chức; nội bộ phân hóa nghiêm trọng, bị chia rẽ, phân liệt; số lượng đảng viên sụt giảm, thậm chí một số đảng bị tan rã, chấm dứt hoạt động. Bên ngoài, các đảng đối mặt với sự chống phá ác liệt và hoạt động khủng bố của các đảng tư sản, lực lượng cực đoan, phân biệt cộng đồng. Thứ hai, luôn là lực lượng đi tiên phong và đấu tranh mạnh mẽ vì lợi ích của những người lao động và vì hoà bình, dân sinh, dân chủ trên thế giới. Phong trào học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam do các đảng cộng sản Nam Á lãnh đạo được hình thành từ những năm 1950 đến những năm 1970 đã tạo nên một làn sóng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, chính đảng tham gia. Đến những năm 1980, phong trào hòa bình, dân chủ tại khu vực đạt bước phát triển mới, vượt biên giới quốc gia và khu vực khi các hoạt động vì hòa bình,

28

đoàn kết của các đảng cộng sản, dưới sự ủng hộ và hỗ trợ của Liên Xô và các nước XHCN, diễn ra sôi động, rầm rộ, góp phần tích cực trong phong trào chung trên thế giới. Một số lãnh đạo của các đảng cộng sản đã tham gia lãnh đạo các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị quốc tế như Hội đồng hòa bình thế giới, Tổ chức đoàn kết Á-Phi, Liên hiệp công đoàn thế giới, Hội liên hiệp phụ nữ dân chủ thế giới, Liên hiệp thanh niên sinh viên dân chủ thế giới… Đặc biệt, tại Ấn Độ, Tổ chức Hòa bình và Hữu nghị toàn Ấn (AIPSO) do Đảng Cộng sản Ấn Độ lãnh đạo đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, liên tục tổ chức các cuộc mít-tinh, kỷ niệm, hội thảo ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trên thế giới, chống chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, đòi quyền tự quyết cho người Palestine... 2.2.1.2. Tồn tại, hạn chế Thứ nhất, hầu hết các đảng chưa thành công trong việc giành chính quyền để đưa đất nước đi lên CNXH và vị thế trên chính trường còn thấp. Nguyên nhân chính là các đảng không nắm được ngọn cờ lãnh đạo giải phóng dân tộc, để rơi vào tay các đảng tư sản. Trừ Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (với sự giúp đỡ của Liên Xô) nắm chính quyền tại Afghanistan từ năm 1978 đến năm 1992, các đảng còn lại chỉ giữ vị trí là đảng tham chính hoặc đảng đối lập trên chính trường. Thứ hai, nội bộ phong trào bị chia rẽ do ảnh hưởng bởi những đặc điểm tiêu cực của khu vực Nam Á như cục bộ địa phương, bất đồng tôn giáo, sắc tộc... và đặc biệt bị tác động từ mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế những năm 1960- 1970. Mâu thuẫn Xô-Trung gây nhiều thiệt hại cho phong trào cộng sản quốc tế, nhưng nặng nề nhất là phong trào cộng sản tại Nam Á, vì khu vực Nam Á là nơi Liên Xô và Trung Quốc đều tranh thủ phát huy ảnh hưởng. Tại Ấn Độ, những bất đồng đường lối, chính sách đối với đảng Quốc đại cầm quyền đã ảnh hưởng không nhỏ tới nội bộ phong trào cộng sản Ấn Độ trong thời gian dài. Đến đầu những năm 1960, sự rạn nứt ngày càng nghiêm trọng khi bị tác động bởi mâu thuẫn trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1964, Đảng CPI bị phân liệt thành hai đảng CPI-M thân Trung Quốc và CPI thân Liên Xô. Các cuộc bút chiến giữa lãnh đạo hai Đảng liên tục diễn ra trên báo đảng trong suốt những năm cuối 1970 đã gây tâm lý hoài nghi trong số đông đảng viên và quần chúng của đảng. Đấu tranh trong nội bộ đảng liên tục diễn ra dẫn đến sự

29 phân liệt của hai đảng vào những năm 1980 (Đảng Cộng sản Toàn Ấn - AICP tách ra từ CPI, Đảng Cộng sản Ấn Độ Thống nhất - UCPI tách ra từ CPI-M và một số nhóm cộng sản khác ở các bang…). Hệ quả từ sự phân liệt vẫn để lại đến trước năm 1991 với việc tồn tại hàng chục nhóm cộng sản tại Ấn Độ, trong đó hai Đảng CPI và CPI-M hoạt động riêng rẽ. Tại Bangladesh, Đảng Cộng sản Đông Pakistan chính thức phân liệt thành hai: một đảng đứng về phía Liên Xô và một đảng đứng về phía Trung Quốc. Phái ủng hộ Liên Xô là Đảng Cộng sản Bangladesh (trước đây mang tên Đảng Cộng sản Pakistan) đã thông qua chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ, quyết định hợp tác với chính phủ Liên đoàn Awami trong nhiệm vụ xây dựng đất nước. Phái ủng hộ Trung Quốc cũng thông qua chiến lược cách mạng dân chủ nhân dân, phản đế và phản phong và làm cách mạng chống tư sản mại bản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân…. Tuy nhiên, các xu hướng khác nhau tiếp tục phát triển trong phái thân Trung Quốc dẫn đến việc đảng này tiếp tục bị phân liệt thành nhiều nhóm trong giai đoạn 1968-1971. Tại Nepal, bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế những nhăm 1960 đã khoét sâu thêm chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Nepal (CPN). Từ năm 1962 sau Đại hội Đảng CPN lần thứ III (tháng 4/1962), quá trình phân liệt trong Đảng CPN dẫn tới sự hình thành nhiều nhóm cộng sản khác nhau như nhóm Pushpalal thành lập năm 1968, nhóm Jhapa thành lập năm 1971 đại diện cho phong trào nông dân cấp tiến hoạt động ở vùng viễn đông của Nepal, nhóm “Đại hội IV”... Đến nay, tuy quá trình sáp nhập một số nhóm đã diễn ra nhưng tại Nepal vẫn tồn tại hàng chục nhóm cộng sản khác nhau. Tại Afghanistan, từ năm 1966, Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan cũng bị chia rẽ thành hai nhóm và hoạt động song song, đối đầu nhau, mặc dù cùng chung cương lĩnh, điều lệ và tên đảng. Sự chia rẽ trong nội bộ phong trào tác động một phần không nhỏ làm suy yếu Đảng. Tại Pakistan, bất đồng giữa các đảng cộng sản do tác động tiêu cực từ mâu thuẫn phong trào cộng sản quốc tế, kết hợp với điều kiện hoạt động khó khăn vì bị chính quyền quân sự đàn áp khiến các đảng cộng sản ở Pakistan phải rút vào hoạt động bí mật, mất dần ảnh hưởng và cho tới nay hầu như không xuất hiện trong các diễn đàn khu vực.

30

Như vậy, từ kết quả hoạt động trong giai đoạn trước năm 1991 có thể thấy rõ ưu điểm lớn nhất của các đảng cộng sản tại Nam Á là tinh thần trung kiên và truyền thống, sức đấu tranh bền bỉ, tuy nhiên cơ sở chính trị, ảnh hưởng của các đảng rất yếu, nội bộ phong trào bất đồng, chia rẽ và chịu tác động bởi những hạn chế mang tính kinh niên của khu vực Nam Á. Sự tồn tại song song của những ưu điểm và hạn chế này cho thấy phong trào cộng sản tại khu vực tuy vẫn duy trì nhưng khó có những bước phát triển đột phá. Đặc điểm này sẽ tiếp tục tác động và quy định quá trình vận động cũng như hoạt động của các đảng trong giai đoạn 1991-2011. 2.2.2 Bối cảnh thế giới sau Chiến tranh lạnh 2.2.2.1 Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn Sau Chiến tranh lạnh, thế giới bước vào thời kỳ quá độ hình thành một trật tự thế giới mới. Qua tương quan so sánh lực lượng, cục diện thế giới hiện nay, nhất là từ đầu thế kỷ XXI, đang ngày càng định hình rõ theo hướng đa cực [3, tr.183]: Trong đó, Mỹ vẫn khẳng định vị trí vượt trội nhưng vị thế suy giảm tương đối, phải chấp nhận vai trò lớn hơn của các nước lớn khác, coi trọng sử dụng biện pháp ngoại giao và cơ chế đa phương để xử lý các vấn đề toàn cầu [20, tr.56]. Các nước lớn và trung tâm quyền lực khác, đặc biệt là Trung Quốc đang vươn lên rất nhanh, ngày càng thu hẹp khoảng cách so với Mỹ cũng như đấu tranh mạnh mẽ để có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế. Thực vậy, sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ - với vị trí là siêu cường duy nhất còn lại và ưu thế vượt trội về khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự và vai trò chủ đạo trong các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt thế giới – đang thúc đẩy xây dựng trật tự thế giới đơn cực, trong đó Mỹ giữ vị trí bá chủ thế giới. Tuy nhiên, Mỹ đang bị suy yếu tương đối, mất dần vai trò là đầu tàu kinh tế thế giới, khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng hạn chế, nhất là bị sa lầy trong cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và phải dựa vào sự ủng hộ và hợp tác của các nước lớn khác cũng như các thể chế đa phương để giải quyết những vấn đề quốc tế lớn. Các nước lớn và trung tâm quyền lực khác như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) tuy sức mạnh chưa vượt Mỹ nhưng cũng đang tìm cách vươn lên, mở rộng ảnh hưởng nhằm tiến tới một xây dựng một trật tự thế giới đa cực. Trong số đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với vị trí siêu cường của Mỹ. Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình

31

Dương, hội nhập kinh tế thế giới, vừa cạnh tranh vừa hợp tác chiến lược với các nước lớn nhằm đấu tranh trở thành một cực trong một trật tự thế giới đa cực. Nga là nước kế thừa Liên Xô cũ, có cơ sở hùng hậu về công nghiệp, khoa học kỹ thuật cơ bản, quân sự mạnh, có vị thế địa - chính trị đặc thù nằm trên hai lục địa Á – Âu đang xây dựng “Học thuyết đối ngoại” mới với mục tiêu chiến lược toàn cầu là bảo đảm an ninh cũng như vị thế của Nga trong “câu lạc bộ” các nước lớn, biến Nga thành một trung tâm quyền lực của thế giới và thúc đẩy quá trình xây dựng trật tự đa cực để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây [20, tr.54]. Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang điều chỉnh chiến lược quốc phòng nhằm trở thành “cường quốc bình thường” để nâng cao vai trò chính trị, an ninh ở khu vực và thế giới. Liên minh châu Âu (EU) vẫn là một thực thể quan trọng, trung tâm quyền lực thế giới, đang tìm cách tăng cường liên kết về chiều sâu và chiều rộng, đẩy mạnh quá trình nhất thể hoá, kể cả trong vấn đề quốc phòng-an ninh, đối ngoại nhằm đưa EU thành một cực có tiếng nói và vai trò trong thế giới đa cực. 2.2.2.2. Quan hệ quốc tế có những biến đổi sâu sắc Trước những thay đổi mạnh mẽ trong tương quan lực lượng, quan hệ quốc tế có những biến đổi sâu sắc: Tập hợp lực lượng thế giới trở nên năng động, phức tạp với nhiều tầng nấc đan xen lẫn nhau; linh hoạt, thực dụng hơn, dựa trên diễn biến thực tế của so sánh lực lượng và lợi ích quốc gia; vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tranh thủ, vừa kiềm chế lẫn nhau tùy thuộc từng vấn đề, từng khu vực và thời điểm cụ thể. Lợi ích quốc gia dân tộc đóng vai trò chi phối các lợi ích khác, quy định mức độ, phạm vi, tính chất, hành động của các quốc gia và chính sách của các quốc gia. Trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, các nước với chế độ chính trị xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại và hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt với nhau. Các nước lớn vừa hòa hoãn, tránh xung đột và đối đầu trực tiếp, thỏa hiệp, nhượng bộ cục bộ với nhau vì lợi ích riêng, vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau nhằm tranh giành ảnh hưởng tại các khu vực chiến lược trên thế giới. Mỹ, sau sự kiện 11/9/2001, sử dụng chiêu bài chống khủng bố để thiết lập liên minh chống khủng bố toàn cầu như là một cách tập hợp lực lượng mới, củng cố quan hệ với các đồng minh và chia rẽ, kiềm chế các đối thủ; các nước lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản sử dụng sức mạnh mềm như kinh tế, văn hóa làm “bàn đạp” mở rộng ảnh hưởng và lôi kéo các đối tác. Các nước vừa và nhỏ tập hợp nhau thông qua các liên

32 kết riêng theo khu vực địa lý, sự tương đồng về trình độ phát triển và lợi ích chung nhằm củng cố độc lập về chính trị, phát triển kinh tế và xây dựng một trật tự quốc tế mới, dân chủ và công bằng hơn. Một đặc điểm nổi bật khác của quan hệ quốc tế giai đoạn này là xu thế dân chủ hóa ngày càng phát triển với sự gia tăng số lượng và vai trò của các nước vừa và nhỏ, các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức quốc tế, khu vực, thể chế đa phương và các trào lưu chính trị-xã hội mới nổi trên thế giới… Nhóm các nước vừa và nhỏ với số lượng ngày càng tăng đang tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế, đấu tranh nhằm dân chủ hóa Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế, vì một trật tự dân chủ và bình đẳng với sự tham gia của tất cả các nước trong việc giải quyết các công việc quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách quốc tế, không chỉ kinh tế mà còn cả vấn đề chính trị, an ninh do nắm giữ nguồn tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực có chất lượng cao, trình độ tổ chức, quản lý tiên tiến và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia và dịch chuyển các yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Các phong trào chính trị-xã hội như trào lưu xã hội-dân chủ, trào lưu cánh tả, phong trào chống toàn cầu hóa trở thành lực lượng có tiếng nói ngày càng quan trọng trong đấu tranh vì lợi ích của người lao động, chống chiến tranh, chống vũ khí hạt nhân, tăng quyền cho phụ nữ, bảo vệ môi trường sinh thái, chống mặt trái của toàn cầu hóa…, góp phần bảo vệ hòa bình, dân chủ, dân sinh và tiến bộ trên toàn thế giới. Đối với các đảng cộng sản tại Nam Á, những nét mới của tình hình chính trị thế giới và quan hệ quốc tế đặt ra thách thức lẫn cơ hội cho các đảng. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước lớn, trung tâm quyền lực nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới khiến quan hệ quốc tế trở nên phức tạp. Sự đan xen lợi ích khác nhau và hình thức vừa hợp tác, vừa đấu tranh và ranh giới “bạn-thù” không rõ ràng, rành mạch như thời Chiến tranh lạnh đòi hỏi các đảng cộng sản tại Nam Á phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận mới, nhất là xác định lại khái niệm đối tượng, đối tác và lựa chọn các hình thức đấu tranh phù hợp. Mặc dù vậy, đặc điểm vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế hiện nay và việc lợi ích quốc gia dân tộc trở thành cơ sở chủ yếu trong tập hợp lực

33 lượng khiến mâu thuẫn ý thức hệ bớt gay gắt, tuy không mất đi, giúp các đảng tránh sự đàn áp, chống phá trực diện của lực lượng tư sản phản động, được tự do mở rộng hợp tác, xây dựng liên minh nhằm tăng cường ảnh hưởng trên chính trường. Xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế và sự thức tỉnh lương tri của nhân loại cũng là điều kiện thuận lợi cho cơ sở hoạt động của các đảng, nhất là trong việc thu hút sự ủng hộ của nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hòa bình, công lý, vì các quyền dân sinh, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Trong khi đó, sự gia tăng các phong trào chính trị và các tổ chức xã hội đặt ra yêu cầu mới đối với các đảng cộng sản Nam Á về chiến lược và các biện pháp phối hợp hoạt động với những tổ chức này trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội, đồng thời nỗ lực tự đổi mới để thể hiện sự ưu việt trong cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng. 2.2.2.3 Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn Hòa bình, ổn định để phát triển luôn là nhu cầu bức xúc của nhân loại, nhất là trong bối cảnh ngày nay khi các nước đều mong muốn xây dựng môi trường hòa bình, xây dựng mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế, duy trì ổn định chính trị-xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, tìm kiếm được nhiều đối tác, mở rộng thị trường và tạo “thế” phát huy ảnh hưởng trên trường quốc tế. Xu hướng cải thiện, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, chuyển từ chiến tranh, đối đầu sang đối thoại, hòa hoãn, từ chạy đua vũ trang sang chạy đua về kinh tế, khoa học-kỹ thuật trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Xu thế này được biểu hiện sinh động qua việc phối hợp giải quyết các xung đột bằng phương pháp hòa bình, tăng cường hợp tác trong phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, gia tăng các hình thức liên kết khu vực và quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuy vậy, trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, xung đột, chạy đua vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố, cạnh tranh thương mại, tài nguyên với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là chính sách phản động của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đẩy

34 mạnh chính sách cường quyền, hiếu chiến, đơn phương, phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ nhằm thiết lập trật tự thế giới một cực, thống trị thế giới, gây nên nhiều điểm nóng, xung đột mới như Iraq, Nam Tư, Afghanistan...; thiếu các cơ chế hữu hiệu kiểm soát và giải quyết các xung đột đã tạo cơ hội bùng nổ các trào lưu tư tưởng cực đoan và các cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, can thiệp, lật đổ; sự tương phản giữa nguồn dự trữ có hạn của tài nguyên thiên nhiên với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động trong môi trường an ninh thế giới hòa bình nhưng vẫn bị đan xen bởi căng thẳng, xung đột và chiến tranh cục bộ, các đảng cộng sản tại Nam Á vừa gặp thuận lợi lẫn bất lợi. Mặt tích cực là các đảng cộng sản có quyền hoạt động hợp pháp, bình đẳng với các chính đảng khác trên chính trường, không phải hoạt động bí mật, ngoài vòng pháp luật như trước đây. Mặt thách thức là tình hình an ninh thế giới còn nhiều bất ổn đặt ra nhiều thách thức lớn cho các đảng cộng sản, đòi hỏi các đảng phải nỗ lực hơn nữa nhằm đối phó với âm mưu hiếu chiến, phá hoại nền hòa bình thế giới của các thế lực phản động và tư tưởng cực đoan. Ngoài ra, hình thức đấu tranh nghị trường thông qua các biện pháp dân chủ và giành lá phiếu của cử tri trở thành phổ biến đặt ra không ít thách thức cho các đảng cộng sản tại Nam Á trong đấu tranh vươn lên nắm quyền, do đa số các đảng đều thiếu cơ sở vật chất và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trong khi phải cạnh tranh với các đảng tư sản luôn có ưu thế về tài chính và dày dặn kinh nghiệm trong vận động bầu cử. 2.2.2.4. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ Một là, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm tăng năng suất lao động và thay đổi căn bản tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia. Nhằm bắt kịp với sự biến đổi từng giờ của các phát minh, sáng chế khoa học, các quốc gia đều điều chỉnh chính sách, ưu tiên phát triển kinh tế, cải cách, đổi mới cơ chế quản lý cũng như thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và hợp tác khu vực. Như vậy, vấn đề kinh tế trở thành nổi trội và là mối quan tâm chính tại mỗi quốc gia cũng như trong quan hệ giữa các quốc gia; vấn đề chính trị, đấu tranh ý thức hệ tuy không mất đi nhưng đã giảm tính thời sự. Đây là một đặc điểm mới trong đời sống xã

35 hội đòi hỏi các đảng cộng sản phải điều chỉnh theo, nếu không sẽ không thu hút sự ủng hộ của quần chúng. Ngoài ra, cơ cấu giai cấp công nhân, cơ sở giai cấp - xã hội của các đảng cộng sản có sự biến đổi to lớn, biểu hiện ở sự thay đổi về cơ cấu, số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân và thay đổi về trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của giai cấp công nhân. Tỷ lệ công nhân cổ trắng có trình độ học vấn, tay nghề, thu nhập cao tăng nhanh, trong khi tỷ lệ công nhân công nghiệp cổ xanh (cơ khí) giảm mạnh [26, tr.23-30] và xuất hiện tầng lớp công nhân trí thức hay còn gọi là tầng lớp trung gian mới). Cùng với đó là sự đồng cảm và nhận thức về giai cấp ở một bộ phận công nhân bị phai nhạt, ngộ nhận về bản chất của CNTB hiện đại rằng đã có thay đổi trong quan hệ sở hữu, không còn bóc lột [26, tr.116-118], giảm nhu cầu đấu tranh để thay đổi chế độ TBCN mà chủ yếu đòi các quyền lợi về kinh tế, khả năng tổ chức động viên của giai cấp công nhân đối với các hành động bị giảm sút, nhất là với đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao, đời sống khá giả. Tình hình trên đặt ra một loạt vấn đề mới đối với các đảng cộng sản tại Nam Á về xây dựng đảng, đổi mới, mở rộng cơ sở giai cấp-xã hội của đảng, tập hợp lực lượng… Hai là, việc sử dụng phổ biến internet và sự bùng nổ các trang mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu nhờ những thành tựu ngành công nghệ thông tin làm thay đổi phương tiện giao tiếp với công chúng. Các hình thức giao tiếp trực tuyến ngày càng phát huy ưu thế, nhất là trong vận động giới trẻ so với những hình thức gặp gỡ truyền thống. Đây là một đòi hỏi mới nhưng cũng là thách thức lớn đối với các đảng cộng sản Nam Á trong việc đổi mới, cập nhật hình thức và biện pháp vận động quần chúng. Ba là, quá trình toàn cầu hóa hình thành do phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất sâu dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Cùng với quá trình đó, việc giao lưu, mở rộng quan hệ trở thành xu thế tất yếu. Biểu hiện sinh động của nó là bầu không khí hòa bình, hợp tác, phát triển và việc nở rộ của các cơ chế, diễn đàn và liên kết đa phương, đa tầng nấc. Điều này tạo điều kiện để các đảng mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường các hình thức phối hợp hoạt động và chia sẻ, trao đổi lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cũng như nâng cao vị thế, ảnh hưởng trên trường quốc tế.

36

Mặc dù vậy, trong quá trình toàn cầu hóa, các nước tư bản phát triển và công ty xuyên quốc gia vẫn là lực lượng chủ đạo, chi phối và không ngừng lợi dụng quá trình này để bành trướng mô hình sản xuất tư bản trên toàn thế giới, tăng cường bá quyền về kinh tế, thao túng chính trị, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác. Chưa kể, toàn cầu hóa cũng làm phát tán các rủi ro ra phạm vi toàn cầu như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế… Qua quá trình phát triển lâu dài và ở trình độ cao như hiện nay, loài người nhận ra nhu cầu phát triển bền vững là một trong những nhu cầu sống còn và trở nên ngày càng cấp thiết. Một số vấn đề liên quan đến hòa bình, chiến tranh, khủng bố, ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu toàn cầu, bùng nổ về dân số, dịch bệnh hiểm nghèo… đang trở thành những vấn đề nóng bỏng và vô cùng khẩn cấp đối với thế giới. Điều đáng chú ý là số lượng các vấn đề toàn cầu này có xu hướng ngày càng gia tăng và do tác động bởi quá trình toàn cầu hóa, những vấn đề này không còn giới hạn trong phạm vi riêng biệt từng quốc gia, mà đã vượt ra quy mô toàn cầu; để giải quyết thì đòi hỏi sự phối hợp và tinh thần trách nhiệm cao của cả cộng đồng quốc tế. Đây sẽ là những nội dung đấu tranh mới và có ý nghĩa đối với các đảng cộng sản tại Nam Á. Những mặt trái đó của nó đặt ra rất nhiều thách thức cho các đảng trong quá trình truyền bá tư tưởng, mở rộng hoạt động cũng như tìm kiếm các nội dung và biện pháp đấu tranh phù hợp. Đồng thời, việc thể hiện thái độ và đề xuất giải pháp như thế nào để đối phó với những vấn đề toàn cầu sẽ thể hiện uy tín và trách nhiệm của các đảng trước nhân dân và vận mệnh của thế giới. 2.2.3. Tình hình phong trào cộng sản quốc tế và tương quan lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản Liên Xô tan rã và chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ đã khiến CNXH trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, cán cân lực lượng trên trường quốc tế nghiêng về phía có lợi cho CNTB. Sự đổ vỡ của phe XHCN là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, gây nên tâm trạng dao động, hoài nghi, mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, đảng cộng sản và chế độ XHCN trong bản thân những đảng viên cũng như đông đảo quần chúng. Nhiều đảng cộng sản trên thế giới rơi vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối, tổ chức, nội bộ phân hóa nghiêm trọng, bị chia

37 rẽ, phân liệt, số lượng đảng viên sụt giảm, một số đảng bị tê liệt, bị gạt ra lề đời sống chính trị, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật; thậm chí một số đảng bị tan rã hoặc chuyển hóa thành đảng xã hội-dân chủ. Thêm vào đó, lợi dụng tình hình này, các thế lực chống cộng, cơ hội, xét lại và phản động quốc tế đẩy mạnh chống phá các đảng cộng sản nhằm thủ tiêu hoàn toàn phong trào cộng sản quốc tế và chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới.

Về phía CNTB, nhờ nắm vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý nên đang chiếm ưu thế, tiếp tục thao túng đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thế giới, đồng thời ra sức điều chỉnh thích nghi, tăng cường củng cố liên kết, liên minh chính trị, kinh tế, quân sự hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ và mở rộng phạm vi thống trị và ảnh hưởng của CNTB. Đặc biệt, các nước tư bản, thế lực đế quốc chủ nghĩa đang triệt để lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để bành trướng quan hệ tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản ra toàn thế giới nhằm củng cố và duy trì vĩnh viễn hệ thống phân công lao động thế giới theo mô hình “trung tâm-ngoại vi”, trong đó các nước tư bản phát triển đóng vai trò là “trung tâm” và phần còn lại của thế giới chỉ là “ngoại vi” chuyên cung cấp các nguồn lực cho sự phát triển của trung tâm, hứng chịu những bất ổn và khủng hoảng nảy sinh từ sự phát triển của “trung tâm” và là dư địa cho sự phát triển của “trung tâm”. Các nước này cũng sẵn sàng sử dụng sức mạnh, kể cả sức mạnh quân sự, áp đặt, can thiệp và gây chiến tranh để thực hiện ý đồ bành trướng, mở rộng ảnh hưởng và giành siêu lợi nhuận tối đa.

Mặc dù vậy, xu thế quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH vẫn là xu thế lớn, được khẳng định qua sự tiếp tục tồn tại, đổi mới và phát triển của CNXH hiện thực, quá trình phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế và sự vận động trong lòng CNTB với những mâu thuẫn cùng những khuyết tật, tệ nạn không thể khắc phục.

Quả thực, sau một thời gian khó khăn và gặp nhiều thách thức, từ cuối những năm 1990, phong trào cộng sản quốc tế đã từng bước phục hồi, thể hiện trên hai điểm:

Thứ nhất là sự đứng vững và phát triển của CNXH hiện thực. Một số nước theo con đường XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên và Lào đã vượt qua cơn chấn động, kiên định mục tiêu, lý tưởng đi lên trên con đường XHCN; rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của CNXH ở Liên Xô và

38

Đông Âu và thực tiễn xây dựng CHXN ở nước mình tích cực tìm tòi sáng tạo mô hình xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng cũng như với những biến đổi trên thế giới, từ đó tiến hành cải cách, đổi mới và bước đầu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

Bước đột phá trong phát triển lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH của các đảng cộng sản cầm quyền là sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội như Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa; Việt Nam tiến hành đổi mới; Cuba triển khai công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế; Lào thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền sản xuất hàng hóa; Triều Tiên tuy chậm hơn nhưng cũng đã từng bước cải cách theo hướng kinh tế thị trường, đột phá vào lĩnh vực giá-lương-tiền, cơ chế phân phối. Do đó, thế và lực của CNXH hiện thực đã ngày càng mạnh hơn: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng trong GDP toàn thế giới của 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên và Lào đã tăng hơn 2 lần, từ 1,7% lên 4,1% trong giai đoạn 1991-2005; đồng thời, từ năm 1991 đến 2011, GDP của Trung Quốc đã tăng từ 379 tỷ USD năm 1991 lên 7.300 tỷ USD năm 2011; GDP của Việt Nam từ 9,8 tỷ USD lên 135,5 tỷ USD [114]. Những thành tựu to lớn và quan trọng của các nước XHCN đã chứng minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới của CNXH hiện thực, bác bỏ luận điệu của các thế lực chống cộng về sự cáo chung của CNXH, chủ nghĩa cộng sản và sự vĩnh hằng của CNTB.

Thứ hai là phong trào cộng sản quốc tế đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, bắt đầu hồi phục và có bước phát triển mới. Ở cấp độ quốc gia, các đảng cộng sản vượt qua thời kỳ khó khăn nghiêm trọng vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thông qua cương lĩnh, đường lối chiến lược, từ đó củng cố, nâng cao vị thế trên chính trường các nước.

Tại khu vực Đông Âu và Liên Xô trước đây, các đảng cộng sản đã sớm khôi phục, hoạt động công khai, hợp pháp và đặc biệt một số đảng đã giành được vị trí quan trọng trong các cuộc bầu cử (Đảng Cộng sản Liên bang Nga nâng số ghế tại Duma quốc gia (Hạ viện) từ 47 ghế năm 1993 lên 92/450 ghế năm 2011, trong đó có thời gian tăng lên 158/450 ghế năm 1995 [25, tr.32]; Đảng của những người

39 cộng sản Moldova giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2000 và Chủ tịch Đảng được bầu làm Tổng thống…).

Các đảng cộng sản ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã nỗ lực duy trì sự có mặt trong chính quyền một số địa phương, Nghị viện các nước và Nghị viện Châu Âu. Đáng chú ý, nhằm có tiếng nói chung và thích ứng với quá trình nhất thể hóa châu Âu, các đảng cộng sản và công nhân đã hình thành nhóm nghị sỹ của trong Nghị viện Châu Âu và Đảng cánh tả châu Âu (2004) gồm 15 đảng và tổ chức thành viên. Tại khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh, nhiều đảng cộng sản và công nhân đã trở thành lực lượng chính trị quan trọng trên chính trường các nước, tham gia, có ảnh hưởng nhất định đối với các liên minh cầm quyền hoặc có tiếng nói mạnh tại Quốc hội dù giữ vị trí đối lập. Các đảng cộng sản và công nhân tại Mỹ Latinh đã tham gia cùng các lực lượng cánh tả hình thành trào lưu cánh tả phát triển mạnh mẽ với việc lên nắm quyền ở 11 nước từ năm 1998 đến nay như Phong trào nền cộng hòa thứ Năm ở Venezuela, Đảng xã hội Chile, Đảng Lao động Brazil, Đảng Công lý Argentina… Ở cấp độ khu vực và quốc tế, các đảng tăng cường phối hợp hành động, củng cố đoàn kết, hữu nghị với việc đã hình thành một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế giữa các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả như Diễn đàn Sao Paolo do Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Lao động Brazil, Đảng Cách mạng Dân chủ Mexico và Mặt trận rộng rãi Uruguay phối hợp tổ chức hàng năm luân phiên tại các nước Mỹ La-tinh từ năm 1990 đến nay, Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân tổ chức hàng năm từ năm 1998, hội thảo quốc tế “Các đảng chính trị và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mexico tổ chức hàng năm từ năm 1998. Từ năm 1999, Đảng Cộng sản Hy Lạp phối hợp với một số đảng khác lập trang web Solidnet.org và xuất bản tạp chí Information Bulletin (3 kỳ/năm bằng tiếng Anh và tiếng Nga) làm diễn đàn trao đổi thông tin giữa các đảng. Bên cạnh đó, nhiều đảng cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn để trao đổi những vấn đề nổi lên trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế. Trong khi đó, CNTB – dù tự điều chỉnh thích nghi và tạm thời đang phát triển -nhưng vẫn không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, nổi bật là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ

40 chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất; mâu thuẫn giữa tư bản với lao động; mâu thuẫn giữa các nước tư bản, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia; mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển ngày càng sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra [3, tr.68] tại các nước tư bản chủ nghĩa cũng như toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, biểu hiện rõ nhất ở sự tương phản giữa mặt vật chật của cuộc sống đang được nâng cao với sa sút về chất lượng văn hóa-tinh thần, môi trường xã hội, sự xuống cấp của môi trường sinh thái, sự phân cực xã hội và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Những mâu thuẫn đó kết hợp với các khuyết tật, tệ nạn gắn liền với CNTB khiến CNTB vẫn là chế độ xã hội áp bức, bóc lột và bất công. Đó cũng là nguyên nhân khiến phong trào đấu tranh của nhân dân lao động vì các quyền dân sinh, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội không ngừng gia tăng tại các nước tư bản. Đồng thời trên thế giới, các mâu thuẫn lớn vẫn rất sâu sắc; đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt. Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB vẫn là mâu thuẫn xuyên suốt do CNTB mặc dù điều chỉnh chính sách xã hội nhưng bản chất không thay đổi, vẫn quyết tâm thực hiện âm mưu tiêu diệt CNXH; mâu thuẫn giữa tư bản và lao động là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong giai đoạn hiện nay, có nguy cơ bùng phát khi CNTB hiện đại và các công ty xuyên quốc gia thực hiện sự áp đặt, khống chế đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước [21, tr.22]; mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước tư bản phát triển (mâu thuẫn Bắc-Nam) ngày càng trở nên gay gắt, nhất là tình trạng bất bình đẳng về phát triển kinh tế-xã hội gia tăng; mâu thuẫn giữa các nước phát triển, trung tâm tư bản, các tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia với nhau tiếp diễn như là hệ quả tất yếu của quy luật tự do cạnh tranh kiểu “cá lớn nuốt cá bé” và sự phát triển không đồng đều của CNTB. Thực trạng phong trào cộng sản quốc tế vừa đặt ra thách thức nhưng cũng tạo không ít cơ hội cho các đảng cộng sản tại Nam Á. Một mặt, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động đẩy các đảng rơi vào khủng hoảng, mất phương hướng, dao động, hoài nghi về chủ nghĩa Mác-Lênin và chế độ XHCN, mất chỗ dựa về tinh thần lẫn vật chất, bị gián đoạn quan hệ với các đảng cộng sản khác. Tương quan lực lượng nghiêng về CNTB tạo thuận lợi cho các thế lực đế quốc và phản động đẩy mạnh các hoạt động chống cộng khiến các đảng cộng sản phải đối

41 mặt với chủ nghĩa chống cộng điên cuồng nhất. Chúng vừa ra sức xuyên tạc, bôi nhọ CNXH, tấn công quyết liệt thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ; tăng cường gây sức ép, can thiệp, áp đặt dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”; thi hành các chính sách thu hẹp không gian hoạt động của các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả bằng những quy định về điều kiện tham gia tranh cử, nguồn kinh phí hoạt động, khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông… Mặt khác, chính sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu thúc đẩy các đảng cộng sản tại Nam Á phải nhận thức lại CNXH và con đường đi lên CNXH; tăng tính độc lập, tự chủ của các đảng trong việc nghiên cứu, tìm tòi con đường xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước mình, dân tộc mình, phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới; đổi mới các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các đảng trên cơ sở độc lập, tự chủ, bình đẳng, khắc phục tình trạng “trung tâm” lãnh đạo, “đảng lớn-đảng nhỏ”, can thiệp vào công việc nội bộ đảng khác cũng như tình trạng ỉ lại, dựa vào bao cấp như trước đây. Thêm vào đó, sự tồn tại, phát triển của các nước XHCN, sự phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế, cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội và những biểu hiện trong lòng xã hội tư bản là nguồn cổ vũ lớn lao cho các đảng cộng sản tại Nam Á. Đặc biệt, những thành tựu của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH được những người cộng sản Nam Á coi là niềm cảm hứng lớn cho các đảng cộng sản tại Nam Á trong sự nghiệp đấu tranh vì mục tiêu CNXH. Do cùng khu vực châu Á, có những mối liên hệ lâu đời về lịch sử, văn hóa và chia sẻ hoàn cảnh từng bị thực dân đô hộ, nhân dân Nam Á luôn dành những tình cảm đặc biệt cho Việt Nam. Trong thời gian thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, phong trào biểu tình chống Pháp, chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam do các đảng cộng sản Nam Á lãnh đạo tại Nam Á dâng cao, mãnh mẽ nhất trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt chế độ thực dân của Pháp và sự kiện ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước tại Việt Nam khiến các đảng cộng sản và nhân dân Nam Á coi Việt Nam là biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập và tự do.

42

Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trong bối cảnh phong trào cộng sản lâm vào thoái trào, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân vượt qua những tác động tiêu cực, thực hiện Đổi mới, đưa đất nước ngày càng phát triển theo con đường XHCN càng giúp củng cố niềm tin cho các đảng cộng sản Nam Á trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. 2.2.4. Tình hình khu vực Nam Á 2.2.4.1. Đặc điểm chính trị, văn hóa-xã hội Khu vực Nam Á có diện tích hơn 4,99 triệu km2 và dân số đông thứ hai thế giới (khoảng 1,5 tỉ người) là khu vực quan trọng với vị trí địa chiến lược, án ngữ giữa Đông và Tây trên biển Ấn Độ Dương, nằm trên các tuyến đường không, đường biển và đường bộ nối Trung Á, châu Âu và Trung Đông. Khu vực gồm 8 nước (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Afghanistan, Bhutan, Nepal và Maldives); phía Bắc giáp Trung Quốc và các nước Cộng hoà Trung Á, phía Tây giáp Iran - cửa ngõ thông ra thế giới Hồi giáo ở Vùng Vịnh, Trung Cận Đông và Bắc Phi.

Về nguồn lịch sử và chế độ chính trị: Nam Á là một trong những cái nôi văn minh loài người với hai nền văn minh rực rỡ (văn minh sông Ấn (Idus), sông Hằng (Ganga) và lịch sử phát triển hàng nghìn năm với nhiều biến cố, thăng trầm. Hầu hết các quốc gia Nam Á hiện nay vốn nằm trong Tiểu lục địa Ấn Độ. Từ khoảng thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ XII, khu vực nằm dưới chế độ phong kiến tập quyền của các đế chế bản xứ. Từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, hầu như toàn cõi Ấn Độ đều nằm dưới quyền thống trị của đế chế Hồi giáo đóng đô ở Delhi. Cuối thế kỷ XIV, vương quốc Hồi giáo ở Dehli bị tan rã do cuộc tấn công của người Timur (từ Trung Á), tạo điều kiện cho trỗi dậy của một số vương quốc nhỏ, nhất là ở phía Nam Ấn. Tuy nhiên, năm 1526 người Thổ ở Trung Á đưa quân tiến vào tiểu lục địa và đã làm chủ được cả Bắc Ấn mở đầu cho nền đế chế Mughal ở Tiểu lục địa.

Từ năm 1858, Đế chế Mughal chấm dứt do thực dân Anh xâm chiếm hầu như toàn bộ tiểu lục địa, trừ Afghanistan. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trước phong trào giải phóng dân tộc do các đảng tư sản dân tộc lãnh đạo phát triển mạnh mẽ ở các thuộc địa, từ năm 1947-1948, thực dân Anh đã buộc phải trao trả độc lập cho các lãnh thổ thuộc địa, bảo hộ và bán bảo hộ của tiểu lục địa Ấn Độ là Ấn Độ,

43

Sri Lanka, Nepal và Bhutan. Tuy nhiên, thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo là Ấn Độ (Ấn Độ giáo) và Pakistan (Hồi giáo). Sau cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, Pakistan tiếp tục bị chia thành 2 nước là Pakistan và Bangladesh.

Lịch sử cát cứ phức tạp khiến khu vực Nam Á là một trong những nơi tồn tại nhiều khuynh hướng chính trị, xã hội khác nhau. Tuy nhiên về chế độ chính trị hiện nay, trừ Bhutan theo chế độ quân chủ, hầu hết các nước Nam Á (riêng Nepal từ sau năm 2006) đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đa nguyên đa đảng và mô hình nhà nước tư sản. Trong đó, các đảng tư sản có vai trò và vị thế rất mạnh nhờ lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và có nhiều đóng góp to lớn đối với dân tộc với tư cách là lực lượng chính lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.

Tại Ấn Độ, chính trường gần như bị thống trị hoàn toàn bởi hai lực lượng chính trị có ảnh hưởng và cơ sở rộng rãi là Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP). Đảng Quốc đại là chính đảng lâu đời và lớn nhất ở Ấn Độ, theo khuynh hướng chính trị tư sản và tư tưởng dân chủ xã hội, cầm quyền gần như liên tục kể từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947. Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), thành lập năm 1980, theo chủ nghĩa dân tộc Hindu cực đoan và trong thời gian ngắn đã phát triển mạnh mẽ và thu hút sự ủng hộ lớn của dân chúng. Chế độ chính trị tại Bangladesh và Sri Lanka cũng được coi là chế độ lưỡng đảng khi hai Đảng Dân tộc (BNP) và Đảng Liên đoàn Awami lần lượt thay nhau nắm quyền tại Bangladesh và hai Đảng Tự do Sri Lanka và Đảng Dân tộc Thống nhất nắm quyền tại Sri Lanka. Nepal có Đảng Quốc đại Nepal là chính đảng có ảnh hưởng khá mạnh.

Về văn hóa-xã hội: Với lịch sử phát triển lâu đời, nền văn hóa của khu vực Nam Á lưu giữ nhiều yếu tố văn hoá truyền thống cổ xưa đồng thời có sự pha trộn giữa văn hóa bản địa với các nền văn minh, tôn giáo theo bước chân của các chủng tộc người và đội quân viễn chinh từ bên ngoài. Bản sắc văn hoá Tiểu lục địa Ấn Độ được khởi đầu bằng sự gắn bó chặt chẽ giữa triết học và tôn giáo, đề cao đời sống tâm linh của con người, về dãy núi Himalaya, về sông Hằng, sông Brahmaputra..., tiếp đó lần lượt trải qua các giai đoạn từ truyền thống Veda giáo, sang Bà La môn giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, văn hoá A rập, Trung Á.

44

Quá trình đó tạo ra sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo tại khu vực. Nơi đây là nơi sinh sống của hơn 2.000 sắc tộc [107] và ba tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo (Hindu giáo), Phật giáo và Hồi giáo, trong đó Ấn Độ giáo và Phật giáo được hình thành tại đây). Ấn Độ giáo có lịch sử hình thành gắn với nền văn minh sông Ấn và thời kỳ văn hoá Veda (vào khoảng 1.500 năm trước Công nguyên), là tôn giáo lớn nhất tại khu vực; Phật giáo phát triển mạnh tại khu vực vào đầu thế kỷ III trước Công nguyên nhưng hiện nay có ảnh hưởng rất nhỏ trong khu vực; Hồi giáo theo các đạo quân viễn chinh xuất hiện tại khu vực từ năm 637 sau Công nguyên và nhanh chóng cạnh tranh với các tôn giáo khác, nhất là Ấn Độ giáo (hiện nay tín đồ Hồi giáo tại Nam Á chiếm tới 1/4 dân số khu vực cũng như 1/4 số người theo đạo Hồi trên toàn thế giới). Số tín đồ tại Nam Á theo đạo Hindu và đạo Hồi đông nhất thế giới (đạo Hindu là 63,65% và đạo Hồi là 33%). Những tôn giáo này, nhất là Ấn Độ giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, thậm chí đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị các nước khu vực.

Tuy nhiên, chính sự đa dạng đó kết hợp với hệ quả từ chính sách “chia để trị” của chế độ thực dân dẫn tới mâu thuẫn, tranh giành ảnh hưởng, xung đột ác liệt giữa các tôn giáo và giáo phái, nổi bật là Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Đồng thời cũng như là nguyên nhân của các cuộc xung đột biên giới, khủng bố, ly khai, chạy đua vũ trang.

Bên cạnh đó, do trải qua thời kỳ dài dưới sự đô hộ của thực dân, trình độ kỹ thuật lạc hậu, đông dân và những xáo trộn về chính trị, thể chế quốc gia, Nam Á cũng là một trong những khu vực lạc hậu, kém phát triển, tỷ lệ mù chữ cao, trật tự an ninh bất ổn và có nhiều hủ tục nhất thế giới. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), khu vực chỉ đóng góp 3% tổng GDP toàn cầu, tỷ lệ đói nghèo là 65%, trong đó 40% dưới mức nghèo khổ (tức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày) [107]. Đói nghèo, chênh lệch phát triển là nguồn gốc của phong trào chống chính quyền trung ương và tình trạng di cư ồ ạt từ nước này sang nước kia. Nạn phân biệt đẳng cấp xuất phát từ chế độ đẳng cấp “Varna” quy định cơ cấu xã hội dựa trên sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo… vẫn để lại dấu ấn sâu sắc

45 trong xã hội các nước, gây cản trở sự phát triển của xã hội cũng như là nguyên nhân của xung đột, bạo lực giữa các tầng lớp, giai cấp.

Nói tóm lại, môi trường khu vực có lịch sử lâu đời và đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, quan điểm, xu hướng chính trị là điều kiện thuận lợi cho các đảng cộng sản tranh thủ phát huy ảnh hưởng và triển khai hoạt động; nhưng bên cạnh đó những vấn đề cố hữu như đói nghèo, mù chữ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa bè phái, cục bộ địa phương, xu hướng ly khai và tranh chấp giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của đảng viên, đồng thời đặc điểm chế độ chính trị TBCN với sự thống trị của các đảng tư sản sẽ tác động rất lớn đến việc mở rộng ảnh hưởng của các đảng cộng sản.

2.2.4.2. Tình hình khu vực sau Chiến tranh lạnh

Sau Chiến tranh lạnh, những tác động từ bối cảnh mới của thế giới, nhất là sự hình thành cục diện thế giới đa cực và các xu thế mới trong quan hệ quốc tế và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, kết hợp với những đặc điểm riêng của khu vực, tình hình khu vực Nam Á xuất hiện những nét mới, đáng chú ý sau:

Thứ nhất, về chính trị: Tình hình chính trị khu vực có nhiều thay đổi quan trọng, nhưng cơ bản theo xu hướng tích cực và phát triển tương đối. Một là, Ấn Độ nổi lên thành cường quốc và là đầu tàu của khu vực cả về chính trị và kinh tế. Cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ ngày càng vươn lên mạnh mẽ thành cường quốc ở châu Á, trở thành điểm sáng trên bàn cờ chính trị thế giới và đóng vai trò quan trọng trong trong cân bằng lực lượng ở khu vực Nam Á và quá trình hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. Tính đến nay, GDP của Ấn Độ đã đạt 1,88 nghìn tỷ USD, chiếm 15,6% tổng GDP khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đứng thứ ba sau Trung Quốc, Nhật Bản và giữ 5,2% tổng GDP toàn cầu [107]. Ấn Độ sở hữu công nghệ tên lửa hạt nhân từ năm 1998, có công nghệ vệ tinh hiện đại, lực lượng hải quân mạnh và nền công nghiệp quốc phòng phát triển và tích cực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua chính sách Hướng Đông, đóng góp tích cực vào quá trình dân chủ hóa và cải tổ Liên hợp quốc. Sự ổn định và phát triển vững chắc của Ấn Độ là chỗ dựa và động lực phát triển của cả khu vực, đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định tương đối và phát triển của Nam Á.

46

Hai là, tiến trình dân chủ hoá, mặc dù chậm chạp và trắc trở, nhưng đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Phong trào dân chủ phát triển mạnh tại Bangladesh, Pakistan và Nepal từ đầu những năm 1990 đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài quân sự Hossain Mohammad Ershad tại Bangladesh vào năm 1991, xóa bỏ chế độ thiết quân luật tại Pakistan vào năm 2002 và lật đổ chế độ quân chủ tại Nepal vào năm 2006 đưa các nước này quay trở lại tiến trình dân chủ thông qua các cuộc tổng tuyển cử dân chủ, thiết lập các chính phủ dân sự do các chính đảng nắm quyền. Từ năm 2001, Afghanistan bước sang quá trình tái thiết đất nước hậu Taliban với sự hỗ trợ của lực lượng hòa bình quốc tế của Liên hợp quốc. Tháng 10/2004, Afghanistan tổ chức thành công cuộc bầu cử Tổng thống với kết quả là ông Kazai trúng cử và trở thành vị Tổng thống dân bầu đầu tiên tại Afghanistan và đến tháng 9/2005, Quốc hội mới được thành lập sau các cuộc bầu cử lập pháp.

Ba là, liên kết khu vực ngày càng được củng cố thông qua khuôn khổ Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á (SAARC) ra đời từ năm 1985, hiện nay gồm 8 nước thành viên (Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Afghanistan, Bhutan và Maldives). Kể từ khi ra đời SAARC trở thành diễn đàn để các nước khu vực thảo luận các biện pháp hợp tác nội khối, trong đó đã duy trì các cuộc họp cấp cao thường xuyên và thông qua nhiều quyết định quan trọng. Tính đến năm 2011, SAARC đã tổ chức được 17 hội nghị thượng đỉnh, hoàn thiện bộ máy tổ chức với Ban thư ký và một số ủy ban thường trực, kỹ thuật và nhiều thỏa thuận hợp tác nội khối, góp phần duy trì thương mại nội khối đạt trung bình 50 tỷ USD/năm [116].

Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm tích cực trên, tình hình chính trị Nam Á diến biến phức tạp, khó lường. Một là, tranh giành quyền lực thường xảy ra gay gắt và quyết liệt do xu hướng cát cứ, tồn tại nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo, sắc tộc đối lập nhau. Hệ quả là nội trị nhiều nước bấp bênh, thiếu ổn định hoặc rơi vào bất ổn kéo dài. Hầu hết các nước đều từng chìm trong các cuộc nội chiến, đảo chính quân sự và các vụ ám sát chính trị gia như nội chiến giữa lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban (chủ yếu là người Pashtun) từ khu vực miền Nam với quân chính phủ tại Afghanistan từ năm 1996-2001, cuộc xung đột vũ trang do lực lượng Maoist tiến hành tại Nepal trong 10 năm (1995-2005), đảo chính quân sự ở Pakistan do tướng

47

Musharraf tiến hành năm 1999; vụ thảm sát Hoàng gia Nepal tối 01/6/2001; vụ ám sát Thủ tướng Rajiv Gandhi của Ấn Độ tại cuộc tổng tuyển cử năm 1991; vụ ám sát bà Benariz Butto, cựu Thủ tướng Pakistan năm 2008…

Việc thay đổi chính phủ và bế tắc chính trị kéo dài cũng diễn ra phổ biến. Ấn Độ thường xuyên rơi vào tình trạng chính phủ liên minh, “chính quyền thiểu số” và quốc hội không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối; chính trường Nepal bấp bênh do thay đổi chính phủ liên tiếp và bế tắc kéo dài trong soạn thảo Hiến pháp mới (từ năm 2006); tình hình Bangladesh từ năm 2001 luôn bị bao phủ bởi các vụ biểu tình đường phố, đình công, xung đột bạo lực, hoặc tình trạng tẩy chay bầu cử và không lập được chính phủ.

Hai là, hoạt động của Tổ chức khu vực SAARC tiến triển chậm do khó khăn về kinh tế, tài chính, công nghệ thấp của các nước thành viên cũng như mâu thuẫn giữa các nước với nhau, đặc biệt là mối quan hệ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Ấn Độ và Pakistan. Dư luận cho rằng tiến trình hợp tác SAARC chỉ là “con tin” của cuộc căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan khi các vấn đề chính trị giữa hai nước thực sự lấn át nội dung kinh tế và chừng nào Ấn Độ - Pakistan chưa cải thiện quan hệ thì cơ hội hợp tác thúc đẩy kinh tế khu vực vẫn còn rất xa. Trao đổi thương mại nội khối rất hạn chế, chỉ chiếm 5% tổng ngoại thương của cả khu vực [118].

Ba là, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn tại khu vực khiến tình hình chính trị khu vực trở nên phức tạp hơn. Do vị địa chiến lược quan trọng trên bàn cờ châu Á lẫn thế giới, khu vực luôn thu hút sự quan tâm và là mảnh đất tranh giành, xâu xé ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nga, nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược toàn cầu cũng như kiểm soát tuyến đường quan trọng và các vùng tài nguyên thiên nhiên thiết yếu.

Từ cuối thập niên 1990, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và thực hiện chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ tích cực tăng cường quan hệ với Ấn Độ, cả về song phương và đa phương và tìm cách đặt chân vào khu vực Nam Á thông qua cuộc chiến tranh can thiệp vào Afghanistan nhằm khống chế Trung Á – nơi có nguồn dầu lửa lớn thứ hai thế giới sau Trung Đông, kiềm chế Trung Quốc, thu hẹp không gian chiến lược của Nga, phá tập hợp

48 lực lượng Nga, Trung, Ấn trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc tìm cách mở rộng không gian chiến lược, tranh giành ảnh hưởng với Ấn Độ, lôi kéo các nước khu vực, thành lập vành đai bao vây nhằm kiềm chế Ấn Độ, bảo đảm an ninh khu vực biên giới Tây Nam và giải quyết vấn đề biên giới. Trong khi Nga tăng cường quan hệ với Ấn Độ, nhất là về chính trị và quân sự-kỹ thuật; tham gia công cuộc tái thiết tại Afghanistan; và tìm cách co kéo lực lượng và xây dựng vành đai an ninh tại các nước Trung Á, giảm thiểu tối đa hệ lụy của cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, Pakistan và phổ biến khủng bố tại khu vực.

Sự tác động qua lại của các cặp quan hệ giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước khu vực với nhau một mặt giúp cải thiện quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các nước khu vực, tạo điều kiện cho các nước Nam Á tận dụng để phục vụ lợi ích quốc gia riêng cũng như xây dựng mối quan hệ cân bằng, không bị ràng buộc quá chặt vào nước lớn nào, nhưng mặt khác khiến môi trường khu vực căng thẳng và bất ổn hơn do sự cọ xát lợi ích gay gắt giữa các nước lớn và sự bùng phát của các trào lưu Hồi giáo cực đoan và mâu thuẫn sắc tộc.

Thứ hai, về an ninh: An ninh khu vực thường xuyên bất ổn do xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai; sự phát triển của các loại hình tư tưởng phản động, cực đoan, khủng bố, nhất là sau sự can dự của Mỹ tại Afghanistan và mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực.

Một là, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố vốn là đặc điểm cố hữu của Nam Á do được hình thành từ sự cọ xát giữa các sắc tộc, tôn giáo qua lịch sử phát triển phức tạp, hậu quả chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân và trở nên phức tạp hơn, mang đậm màu sắc chính trị, kinh tế do thường được các lực lượng chính trị lợi dụng để tranh giành quyền lực.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các loại hình tư tưởng phản động, cực đoan có cơ hội hồi sinh nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Nam Á, cộng thêm một số yếu tố phức tạp mới khi các nước lớn lợi dụng vấn đề này để can thiệp sâu hơn vào khu vực. Đặc biệt, việc Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố vào Afghanistan sau sự kiện ngày 11/9/2001 đã khích hoạt trào lưu Hồi giáo cực đoan trỗi dậy mạnh mẽ, làm bùng phát các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc và khiến tình hình an ninh Afghanistan, Pakistan và cả khu vực trở nên căng thẳng và bất ổn hơn.

49

Điển hình là xung đột giữa các phe phái Hồi giáo tại Afghanistan và Pakistan trong suốt thập niên 1990; nội chiến kéo dài 3 thập kỷ (từ năm 1983-2009) do lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) phát động đòi lập nhà nước Ealam độc lập của người thiểu số Tamil tại Đông Bắc Sri Lanka; nội chiến 10 năm (1995-2005) tại Nepal do lực lượng cực tả Maoist với lý do nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến và phản đối những hiệp ước bất bình đẳng giữa Nepal với Ấn Độ; xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa Ấn Độ giáo với Hồi giáo và đạo Sikh và chủ nghĩa ly khai tại Ấn Độ, nhất là ở khu vực Jammu-Kashmir và các bang Đông Bắc. Các cuộc xung đột khiến hàng trăm nghìn người chết và phải chạy tị nạn, trong đó riêng nội chiến tại Sri Lanka làm hơn 70.000 chết và khoảng 220.000 người phải chạy tị nạn; nội chiến tại Nepal khiến gần 13.000 người chết [78, tr.45] và hàng chục nghìn người trở thành vô gia cư; và ước tính mỗi năm số người bị chết trong các cuộc xung đột liên quan đến tôn giáo và sắc tộc tại Pakistan và Ấn Độ nhiều hơn tổng số người chết trong 4 cuộc chiến tranh giữa 2 nước trong thế kỷ XX [109].

Hai là, mối quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa một số nước khu vực cũng là nhân tố gây bất ổn định cho môi trường an ninh Nam Á. Trước hết là thái độ nghi kỵ, e dè của các nước Nam Á khác trước nguy cơ lệ thuộc và bị áp đặt từ chủ nghĩa “Đại Hindu” Ấn Độ. Ngoài ra còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột giữa các nước xung quanh các vấn đề như: lãnh thổ (giữa Ấn Độ và Pakistan), cạnh tranh chiến lược, tôn giáo, sắc tộc (vấn đề người Tamil trong quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka), tranh giành nguồn lực phát triển (sử dụng nguồn nước sông Hằng giữa Ấn Độ và Bangladesh) hoặc nghi kỵ giữa các nước do lo sợ nước kia sử dụng các vấn về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ... phục vụ ý đồ chính trị nội bộ và làm con bài trong quan hệ đối nội, đối ngoại.

Trong số đó, nổi cộm là mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước lớn nhất khu vực là Ấn Độ và Pakistan, do những di sản từ chính sách “chia để trị” của thực dân, nhất là gây sự thù hận giữa cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo, sự lợi dụng của các nhóm chính trị, tôn giáo ở hai nước vì mục đích chính trị, cạnh tranh nhằm mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của mỗi nước và cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Biểu hiện trước tiên là căng thẳng xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Kashmir. Vấn đề Kashmir – bắt đầu nổ ra từ năm

50

1947 - luôn là trung tâm điểm của các căng thẳng giữa hai nước và là nguyên nhân chính khiến Ấn Độ và Pakistan chưa nối lại quan hệ ngoại giao. Đến nay, các cuộc đụng độ, xung đột cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra tại khu vực đường Kiểm soát chung (LoC) và vấn đề Kashmir luôn được coi là điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ. Tiếp theo là cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt vào cuối những năm 1990 khi cả Ấn Độ và Pakistan lần lượt tiến hành các vụ nổ thử hạt nhân vào năm 1998 và hàng loạt vụ thử tên lửa tầm trung và tầm xa mang đầu đạn hạt nhân vào năm 1999, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi.

Thứ ba, về kinh tế: Trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới từ đầu thập niên 1990, kinh tế khu vực dần cải thiện, đạt tốc độ tăng trưởng khá nhờ các chính sách cải cách, mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, công nghiệp hoá, đa dạng hoá nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu (dệt may, công nghệ thông tin, nông sản…). Tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực tăng dần qua các năm từ 5,3% giai đoạn 1991-2000, lên 6,5% giai đoạn 2000-2007 và 7% trong năm tài chính 2010-2011 [116]. Dòng đầu tư nước ngoài FDI vào khu vực liên tục gia tăng, từ 0,7% GDP trong những năm 1990 lên tới 3% vào năm 2007. Trong đó, Ấn Độ và Pakistan là những nền kinh tế có nhiều bước tiến tích cực nhất.

Tại Ấn Độ, sau cuộc cải cách kinh tế do Thủ tướng N.Rao tiến hành năm 1991, kinh tế Ấn Độ có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 5,8% trong thập niên 90 của thế kỷ XX và tới đầu thế kỷ XXI vượt lên 7,2% từ năm 2000-2010 [114]. Riêng năm 2011, Ấn Độ dẫn đầu khu vực Nam Á với tốc độ tăng trưởng 9%. Ấn Độ được xếp vào 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, là thành viên nhóm G20 và BRICS. Từ một nước sản xuất nông nghiệp không đủ ăn, năm 1996, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới với 3 triệu tấn. Ấn Độ cũng đạt nhiều thành tựu về các ngành khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất như công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, sản xuất dược phẩm... Công nghệ tin học trở thành mũi nhọn trong nền kinh tế Ấn Độ, trong đó xuất khẩu phần mềm đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP. Đến nay, Ấn Độ đã xuất khẩu phần mềm máy tính sang 75 quốc gia, chủ yếu là Mỹ; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ trung bình là 35-40%/năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

51

Ấn Độ liên tục gia tăng qua các năm, từ 150 triệu USD năm tài chính 1991-1992 lên 46,8 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011 [119].

Pakistan từng được coi là mô hình phát triển kinh tế đáng chú ý trong thập niên 1960 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6,8%, trong đó Karachi là trung tâm kinh tế nổi tiếng của khu vực và thế giới. Sau sự kiện 11/9/2001, việc Pakistan từ bỏ sự ủng hộ chính quyền Taliban, ủng hộ Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố đã giúp Pakistan giành được nhiều lợi thế về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây đã bỏ cấm vận đối với Pakistan, nối lại viện trợ kinh tế, giãn nợ, xoá một phần nợ đọng và tái cơ cấu nợ cho Pakistan. Ngoài ra, các chương trình cải cách kinh tế mạnh mẽ thực hiện từ năm 2000 giúp Pakistan tập trung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách tự do hóa thương mại. Hiện nay, Pakistan là nền kinh tế lớn thứ hai khu vực với tăng trưởng GDP xấp xỉ gần bằng Ấn Độ (5 – 5,5%/năm), trong đó cao nhất là giai đoạn 2003-2004 với tốc độ trung bình khoảng 7%/năm và thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 1.230 USD [113].

Tuy nhiên, nền kinh tế của hầu hết các nước đều kém phát triển, lạc lậu, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, sản xuất hàng hóa vẫn nặng về thủ công. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu kinh tế các nước, trong khi công nghiệp, dịch vụ, chế tạo chiếm tỷ trọng rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, mức thu nhập bình quân đầu người tại Nam Á chỉ bằng 1/16 thu nhập tại các nền kinh tế phát triển [115] và nhiều nước khu vực vẫn bị phân loại thuộc “các nước thu nhập thấp”. Trừ Ấn Độ và Pakistan, các nền kinh tế khu vực đều rất nhỏ bé. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2011, Ấn Độ đóng góp tới 80% tổng GDP toàn khối SAARC, tiếp theo là Pakistan với 10%, Bangladesh 5,5%, Sri Lanka 2,8% và hơn 2% còn lại là của 4 nền kinh tế còn lại [86].

Tuy vậy, bản thân nền kinh tế Ấn Độ và Pakistan cũng có nhiều hạn chế. Đối với Ấn Độ, tình trạng dân số đông và tốc độ gia tăng dân số đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế chưa thật mạnh, nhất là trong việc cung cấp nhu cầu thiết yếu. Dân số Ấn Độ hiện là 1,2 tỷ người và dự kiến đến 2025 đạt 1,5 tỷ người. Tuy là nền kinh tế lớn, nhưng thu nhập đầu người của Ấn Độ còn thấp, đạt khoảng 1.600 USD/người và vẫn còn 400 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ [117]. Bên

52 cạnh đó, bộ máy hành chính nặng nề, cồng kềnh và quan liêu là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế; tình trạng mất cân bằng giữa các bang và các vùng lãnh thổ cũng là một điểm yếu lớn của nền kinh tế Ấn Độ do tạo ra khoảng cách phát triển giữa các bang phát triển ở phía Tây và Nam với các bang kém phát triển phía Bắc và phía Đông; chênh lệch giàu nghèo làm phát sinh mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, giai cấp gây thiệt hại lớn về kinh tế đất nước.

Pakistan vẫn là nền kinh tế nông nghiệp và dựa vào nợ nước ngoài. Tổng số nợ nước ngoài của Pakistan tăng liên tục là 66,49 tỷ USD năm 2011, so với 33,17 tỷ USD năm 2004 [111]. Nông nghiệp là ngành kinh tế lớn nhất Pakistan (chiếm 30 - 40% GDP) với đa số người dân đều dựa vào nông nghiệp và là nguồn đóng góp ngoại tệ chủ yếu. Công nghiệp Pakistan chưa phát triển nhiều, chỉ chiếm khoảng 24% GDP, với tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt từ 3,5% đến 5%/năm; ngoài ra, các vấn đề xã hội tác động tiêu cực đến kinh tế vẫn nghiêm trọng: tỷ lệ nghèo đói vẫn ở mức 14%, tỷ lệ mù chữ 61%, thất nghiệp 25%.

Các nền kinh tế như Sri Lanka, Bangladesh và Afghanistan rất lạc hậu; nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu với số người làm nông chiếm từ 70% - 90% dân số. Tuy là nước sản xuất nông nghiệp, nhưng Bangladesh hàng năm vẫn phải nhập 1,3 triệu tấn lương thực do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lụt lội, hạn hán, diện tích nhỏ, dân số đông (khoảng 160 triệu người) và tỉ lệ tăng dân số nhanh, trình độ văn hoá thấp, tỉ lệ đói nghèo chiếm đến gần 50% dân số, sản xuất công nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu công nghiệp gia công hàng may mặc và điện tử. Tại Afghanistan, cơ cấu kinh tế, hạ tầng cơ sở bị tàn phá nặng nề do trải qua 23 năm nội chiến kéo dài và từ năm 2001 đến nay thì hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bhutan và Nepal là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới do nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi, là những nước không có bờ biển, lại bị kẹp giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc và địa hình núi non hiểm trở. Trong một thời gian dài Nepal và Bhutan hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài nhất là về kinh tế. Lực lượng lao động làm nông nghiệp tự cung tự cấp, trồng trọt và chăn nuôi.

Những đặc điểm mới của tình hình khu vực Nam Á sau Chiến tranh lạnh tác động nhiều chiều đến hoạt động của các đảng cộng sản nhưng mặt tiêu cực có phần

53 nổi trội hơn, do những khó khăn từ sự phức tạp của tình hình chính trị, môi trường an ninh bất ổn và các vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Mặt tiêu cực: Do hầu hết các nước theo hệ thống chính trị đa đảng với đông đảo các chính đảng, các phong trào khác nhau nên các đảng cộng sản gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt trên chính trường, nhất là các đảng tư sản có vai trò và vị thế cao. Việc tôn giáo, sắc tộc có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống xã hội trong bối cảnh trình độ dân trí thấp và sự tồn tại của nhiều hủ tục lạc hậu, lại bị nhiều chính đảng, lực lượng chính trị lợi dụng tôn giáo, sắc tộc trong vào chính trị đã hạn chế không nhỏ trong việc truyền bá hệ tư tưởng Mác-xít cũng như tập hợp lực lượng. Thêm vào đó, những vấn đề cố hữu tiêu cực của khu vực tác động không nhỏ đến tư tưởng, nhận thức của không ít đảng viên và các đảng cũng như sự phối hợp giữa các đảng, nhất là tư tưởng cục bộ địa phương và quan điểm tôn giáo, sắc tộc.

Môi trường chính trị, an ninh khu vực phức tạp và sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn thách thức các đảng trong việc phân tích, đánh giá đúng tình hình để từ đó tìm ra con đường đấu tranh phù hợp. Đặc biệt, sự can dự mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực góp phần tăng cường sự cấu kết giữa lực lượng đế quốc phản động với giai cấp tư sản nhằm thu hẹp và xóa bỏ ảnh hưởng của các đảng cộng sản, cánh tả.

Mặt tích cực: Tuy vậy, sự tương đồng về mặt văn hóa, lịch sử, dân tộc, thể chế chính trị… giữa các nước khu vực và đặc biệt, trong bối cảnh xu hướng hợp tác nội khối được đẩy mạnh là điều kiện thuận lợi để các đảng dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm hoạt động. Tiến trình dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước giúp các đảng cộng sản hoạt động công khai và thoát được sự đàn áp khốc liệt của chế độ quân chủ, phong kiến và độc tài quân sự. Tình hình kinh tế khu vực dần cải thiện đồng nghĩa với sự gia tăng các nguồn đóng góp, ủng hộ phần nào giải quyết khó khăn về tài chính cho các đảng. Ngoài ra, sự tồn tại của các vấn đề cố hữu của khu vực như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ, các tư tưởng phản động, cực đoan… xét ở một góc cạnh là môi trường rộng lớn cho các đảng để tập hợp lực lượng, từ đó vừa thể hiện vai trò, nâng cao vị thế của mình đồng thời đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người dân lao động, nhất là những người nghèo.

54

Tiểu kết chương 2

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi hoàn toàn trật tự thế giới cũng như cán cân lực lượng quốc tế. Phong trào cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng và thoái trào; CNTB tạm thời nắm ưu thế. Cục diện thế giới đa cực đang định hình ngày càng rõ. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thúc đẩy toàn cầu hóa, tri thức hóa nền kinh tế, tăng tính phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế cũng như thúc đẩy chính sách mở cửa, hội nhập để phát triển kinh tế của các quốc gia. Nguy cơ chiến tranh tạm thời bị đẩy lùi do các quốc gia đều cần môi trường hòa bình để phát triển kinh tế nhưng các cuộc xung đột cục bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, các vấn đề an ninh phi truyền thống... có xu hướng gia tăng.

Tại Nam Á, tình hình cơ bản vẫn giữ được ổn định và phát triển tương đối với việc Ấn Độ nổi lên thành cường quốc khu vực và gia tăng vai trò trên trường quốc tế, xu hướng dân chủ hóa ngày càng được mở rộng, hợp tác nội khối được củng cố và kinh tế dần cải thiện với tốc độ tăng trưởng khá, nhưng tranh giành quyền lực nội bộ, bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố có liên quan đến Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nước, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc rất gay gắt, kinh tế khu vực kém phát triển, tình trạng nghèo đói, mù chữ, tăng dân số... vẫn rất nghiêm trọng.

Những đặc điểm mới của tình hình thế giới, phong trào cộng sản quốc tế và tình hình khu vực Nam Á trên tác động nhiều chiều đến các đảng cộng sản, trong đó có các đảng cộng sản tại Nam Á. Các đảng cộng sản tại Nam Á dù còn không ít hạn chế, chưa từng nắm quyền và bị tác động mãnh mẽ bởi bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế cuối những năm 1960, nhưng vẫn là những đảng cộng sản có truyền thống đấu tranh lâu đời, luôn kiên trì và trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nỗ lực xây dựng Đảng để củng cố vị trí là lực lượng chính trị có tiếng nói, tích cực đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, dân sinh ở trong nước và trên thế giới. Truyền thống đấu tranh của các đảng kết hợp với yêu cầu mới của bối cảnh thế giới, khu vực và phong trào cộng sản quốc tế chính là những động lực thúc đẩy các đảng điều chỉnh chiến lược, chính sách cũng như nội dung hoạt động sau này.

55

Chương 3

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011

3.1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1999

3.1.1. Nội dung hoạt động của các đảng

3.1.1.1. Củng cố nội bộ

Là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản tại Nam Á cũng chịu tác động bất lợi từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Hầu hết các đảng cộng sản trong khu vực đều gặp khó khăn, thể hiện qua sự lúng túng và mất định hướng về đường lối, quan điểm, bị tan rã và phân liệt, sụt giảm Đảng viên và thu hẹp cơ sở hoạt động.

Tại Ấn Độ, Đảng CPI và CPI-M đều thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất. Một mặt các đảng cộng sản Ấn Độ phải nỗ lực khắc phục tình trạng dao động về tư tưởng của không ít đảng viên, mặt khác đối mặt với sự chống phá ác liệt và hoạt động khủng bố của các lực lượng cực đoan, phân biệt cộng đồng. Trong 2 năm 1989-1990, các đảng cộng sản và cánh tả ở Ấn Độ bị Đảng Quốc đại và đồng minh tìm mọi cách ngăn cản không cho tham gia các cuộc bầu cử và tiến hành các cuộc trấn áp đẫm máu khiến hàng trăm đảng viên bị giết hại.

Tại Bangladesh, từ năm 1991, nội bộ Đảng Cộng sản Bangladesh xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó một số đảng viên tự rời bỏ Đảng, bao gồm 9 Ủy viên Trung ương Đảng. Những người còn lại thì diễn ra đấu tranh tư tưởng gay gắt, chia làm 2 trường phái đối lập chủ yếu: Một bộ phận đa số gồm 40/75 Ủy viên Trung ương (nhóm “chuyển hóa”) mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác và CNXH, cho rằng mô hình CNXH không còn phù hợp, những gì Mác, Ăng-ghen và Lê-nin đưa ra đều không đúng; lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản là nguyên nhân gây ra những sai lầm của CNXH. Vì vậy, nhóm này đề nghị giải tán đảng, thành lập một đảng mới với tên gọi, biểu trưng và mục tiêu chiến lược mới là “phát triển, dân chủ, dân tộc và công bằng xã hội”, đồng thời đề nghị triệu tập đại hội bất thường nhằm thông qua nghị quyết “chuyển hóa” Đảng.

56

Một bộ phận nhỏ gồm 15/75 ủy viên Trung ương (nhóm Mác-xít) mặc dù cũng thừa nhận một vài sai lầm và hạn chế của Đảng trong giai đoạn trước như áp dụng máy móc mô hình đấu tranh cách mạng của Liên Xô và chưa điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế nhưng vẫn kiên định giữ nguyên tên, biểu tượng, mục tiêu của Đảng là CNXH, chủ nghĩa cộng sản, nền tảng giai cấp của Đảng là giai cấp lao động và hệ tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác. Nhóm Mác-xít này cho rằng những sai lầm đó không phải là bản chất của CNXH hay chủ nghĩa Mác, mà là thất bại của một mô hình cụ thể do vận dụng sai chủ nghĩa Mác.

Sự chia rẽ trong nội bộ Đảng CPB đã dẫn tới nghị quyết chia đảng, chia tài sản và tổ chức 2 đại hội bất thường cùng vào ngày 15/3/1993. Trong đó, Đại hội bất thường của nhóm “chuyển hóa” quyết định không bầu Ban chấp hành Trung ương mới, tẩu tán tài sản Đảng, thông qua nghị quyết thành lập ủy ban để chuẩn bị cho sự ra đời của đảng mới, cương lĩnh mới và gia nhập liên minh mới. Tuy nhiên, do mâu thuẫn về việc lựa chọn chính đảng để sáp nhập, ủy ban này đã sớm bị giải tán và những thành viên nhóm “chuyển hóa” đã tẩu tán tài sản được chia và gia nhập các đảng tư sản khác nhau.

Tại Afghanistan, Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan gặp rất nhiều khó khăn do Liên Xô giảm dần cam kết và từng bước rút khỏi Afghanistan, kết hợp với tình trạng bè phái, tranh giành quyền lực diễn ra liên tục trong nội bộ Đảng. Hệ quả là sự sụp đổ của chính phủ Najibullah vào năm 1992, đánh dấu sự kết thúc của nhà nước XHCN duy nhất ở khu vực Nam Á cũng như sự tan rã của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan.

Xuất phát từ tình hình trên, trong thập niên 1990, hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á chủ yếu tập trung vào củng cố nội bộ nhằm giữ vững lực lượng và duy trì hoạt động. Theo đó, các đảng chú trọng phân tích, đánh giá nguyên nhân và rút bài học kinh nghiệm từ những chấn động tại Liên Xô và Đông Âu để tìm ra con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh phê bình, tự phê bình trong nội bộ Đảng.

Tại Ấn Độ, trước sự thoái trào của phong trào cộng sản quốc tế và việc Ấn Độ chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo ở

57 nhiều nơi; nội bộ Đảng tỏ ra lúng túng trước những vấn đề lý luận mới và một bộ phận Đảng viên dao động, hoài nghi, mất niềm tin về chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên CNXH, hai đảng cộng sản CPI và CPI-M đã tập trung công tác lý luận và xây dựng Đảng nhằm đề ra đường lối, chính sách phù hợp trong tình hình mới cũng như củng cố lực lượng, tạo chỗ đứng trên chính trường.

Đảng CPI-M tại Đại hội XIV (1/1992) đã thông qua nhiều văn kiện như Nghị quyết về một số vấn đề tư tưởng, Báo cáo tổ chức và nhiệm vụ của Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng, Nghị quyết về xem xét sửa đổi Cương lĩnh Đảng cho phù hợp với chuyển biến mới của tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Trong đó, những diễn biến ở Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu được Đại hội dành lượng lớn thời gian tập trung thảo luận. Sau khi phân tích sâu sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn, Đảng kết luận “những bước thoái trào xảy ra ở Liên Xô và một số nước khác không phải vì sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà là do cách hiểu méo mó và sự chệch hướng cả về lý luận lẫn thực tiễn” [50, tr.4], khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác “những thăm trầm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kể từ khi ra đời bản Tuyên ngôn Cộng sản cho thấy tính đúng đắn của luận điểm cơ bản mà những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra” [50; tr.4], đồng thời cho rằng mặc dù có những bước thoái trào của cách mạng thế giới, nhưng phong trào giải phóng dân tộc đã đạt được một số thành công đáng kể như độc lập của Namibia, thắng lợi của các lực lượng dân chủ ở Nam Phi, sự sụp đổ của chế độ độc tài tại Chile… và đặc biệt “thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10, cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba và các nước Đông Âu đem lại cho loài người những trải nghiệm đầu tiên về một hệ thống mới”, “những chuyển biến tại các nước XHCN đã tạo động lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào quần chúng lao động trên khắp thế giới” [84, tr.228].

Đảng CPI-M cũng khẳng định rằng “những thay đổi của tình hình thế giới không làm mất đi những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới ngày nay” [50, tr.7], đó là chủ nghĩa đế quốc không từ bỏ mọi biện pháp từ can thiệp quân sự đến diễn biến hòa bình nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội hoặc chuyển hóa đưa chủ nghĩa xã hội chuyển hóa theo chủ nghĩa tư bản; các nước phát triển tiếp tục sử dụng con bài nợ nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế bất bình đẳng với các nước đang phát triển; mâu

58 thuẫn bên trong chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giữa tư bản và lao động cũng xuất hiện những hình thức phức tạp và gay gắt hơn.

Trên cơ sở đó, Đảng khẳng định niềm tin và sự kiên định vào chủ nghĩa Mác- Lê-nin và sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhấn mạnh tiếp tục cuộc đấu tranh nhằm xây dựng chế độ “xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của Ấn Độ” [55, tr.24].

Đảng CPI-M tiến hành sửa đổi Cương lĩnh (đến tháng 10/2000 được thông qua), trong đó khẳng định mục tiêu của Đảng là xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên sự đoàn kết của các lực lượng phản phong, phản đế và chống độc quyền dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà nền tảng là liên minh công-nông [55, tr.31]. “Nhà nước dân chủ nhân dân” có các đặc trưng cơ bản:

Về chính trị, là Nhà nước do nhân dân làm chủ, độc lập và bình đẳng giữa các địa phương, không có tham nhũng, tiêu cực; có lực lượng vũ trang yêu nước, dân chủ, phục vụ lợi ích của nhân dân, bảo vệ Hiến pháp; quyền tự do và quyền cơ bản của công dân được đảm bảo; có sự bình đẳng về giới; môi trường được bảo vệ; có nền văn hóa mới tiến bộ, dân chủ và truyền thống; có hệ thống truyền thông công cộng phục vụ lợi ích của nhân dân [55, tr.31].

Về kinh tế-xã hội, xóa bỏ chế độ địa chủ ở nông thôn và độc quyền tư bản nước ngoài và bản địa trong ngành công nghiệp, tài chính, thương mại và dịch vụ; xây dựng nền kinh tế thị trường đa thành phần, đa sở hữu, trong đó khu vực và sở hữu công giữ vai trò chủ đạo; lực lượng sản xuất được giải phóng, kinh tế phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện; kế hoạch và thị trường có sự cân đối; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại hóa; công nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ; quyền lợi của giai cấp công nhân được đảm bảo [55, tr.36].

Để đi tới mục tiêu xây dựng CNXH ở Ấn Độ, CPI-M chủ trương xây dựng Mặt trận dân chủ nhân dân trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời đoàn kết, lôi kéo sự tham gia của các tầng lớp trung lưu, tiểu tư sản, trí thức và của tầng lớp địa chủ, tư sản yêu nước [55, tr.40]. Đảng cũng xác định đây là quá trình lâu dài và phức tạp, nhất là tại các nước tư bản kém phát triển như Ấn Độ.

59

Từ một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng với 3 lĩnh vực: công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ và tuyên truyền vận động quần chúng [84, tr.236]. Đảng cũng đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thông qua một loạt các báo và tạp chí lý luận của Đảng như Tuần báo Dân chủ nhân dân (People’s Democracy) bằng Tiếng Anh, báo Lok Lehar bằng tiếng Hindi (phát hành 2 tuần/1 lần), các báo tháng, báo tuần và báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng địa phương, Tạp chí nghiên cứu lý luận Người Mác-xít (Marxists) bằng tiếng Anh, Marxvadi Path, Chinta và Prajasakti Idelogical Bulletin (bằng tiếng địa phương).

Tương tự, Đảng CPI tại Đại hội XV (4/1992) cũng thông qua một số văn kiện quan trọng như Cương lĩnh sửa đổi, Điều lệ Đảng sửa đổi và Nghị quyết về “Những diễn biến tại Liên Xô và Đông Âu” nhằm cập nhật những chuyển biến của tình hình. Đảng cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu là bước thụt lùi lớn đối với chế độ XHCN, gây “hoang mang và lúng túng cho những người cộng sản” [32, tr.139], chỉ ra năm nguyên nhân của sự kiện, từ đó bác bỏ luận điệu cho rằng CNXH đã thất bại mà cho rằng đó chỉ là “sự thất bại của một mô hình CNXH” [32, tr.139], tiếp tục khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và mục tiêu xây dựng CNXH theo điều kiện cụ thể của Ấn Độ như lịch sử, truyền thống, văn hóa, cơ cấu xã hội, trình độ phát triển…

Đảng xác định mục tiêu của cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên CNXH tại Ấn Độ là xây dựng Nhà nước dân chủ thế tục với một số đặc trưng: do giai cấp bị bóc lột làm chủ, là Nhà nước của công nhân, nông dân, quần chúng cần lao, trí thức và tầng lớp trung lưu do giai cấp lao động lãnh đạo. Trong xã hội, mọi quyền lực thuộc nhân dân lao động trên cơ sở nền dân chủ XHCN, người dân được đảm bảo tự do cá nhân, quyền thành lập các đảng đối lập, tự do ngôn luận, tự do báo chí, có nền kinh tế dân chủ nhiều thành phần, trong đó lĩnh vực nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước sẽ sử dụng cơ chế can thiệp thông qua kế hoạch hóa và kiểm soát tài chính để điều tiết và thúc đẩy phát triển và đảm bảo quyền lợi của quần chúng, xóa bỏ bất bình đẳng xã hội, bảo vệ tự chủ và chủ quyền [79, tr.270-271]. Trong những năm tiếp theo, Đảng CPI tập trung công tác xây dựng Đảng với việc tiến hành Hội nghị tại Thrissur, bang (3/1993), thông qua hai văn kiện

60 về “Một số nhiệm vụ tổ chức Đảng” và “Tổ chức quần chúng và Đảng”, trong đó sửa đổi cơ cấu đại diện trong ban lãnh đạo các cấp với việc tăng đại diện của các thành phần cùng khổ trong xã hội, dân tộc thiểu số, phụ nữ… nhằm giúp Đảng tiếp cận sâu hơn ở cơ sở cũng như mở rộng các tổ chức quần chúng. Việc xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở quần chúng được Đảng đánh giá là mang tính sống còn trong việc duy trì vai trò và vị thế của Đảng trong đời sống chính trị của đất nước. Hội nghị cũng điều chỉnh một số quy định liên quan bộ máy lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như xóa bỏ Ban Bí thư và đổi Ban Chấp hành Trung ương thành Ban Chấp hành Toàn quốc với không quá 21 thành viên, thông qua quy định giới hạn nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Phó Tổng Bí thư và Bí thư cấp bang còn 2 nhiệm kỳ… [32, tr.144] Ngoài ra, trong các cuộc họp, Đảng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác xây dựng Đảng, tiêu biểu là tình trạng không nghiêm túc triển khai nghị quyết Đảng, đấu đá giữa các phe phái trong Đảng, địa phương chủ nghĩa…, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục như tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ, việc ra quyết định cần dựa trên cơ sở đa số đồng thuận…

Tiếp đó, tại Đại hội XVII (1998), Đảng CPI bổ sung biện pháp và sách lược tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân nhằm tiến tới xây dựng Nhà nước dân chủ thế tục gồm: đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, chống tư bản độc quyền và địa chủ thân đế quốc, chống chạy đua vũ trang và giải trừ vũ khí hạt nhân, chống chính sách bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc; đấu tranh vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng giới, vì một nền giáo dục, y tế dân chủ, tiến bộ, miến phí và đoàn kết, liên minh với tất cả các lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ.

Tại Nepal: Từ đầu năm 1990, tình hình Nepal có nhiều chuyển biến tích cực. Sau sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân chủ chống chế độ quân chủ chuyên chế do Đảng Quốc Đại Nepal và Mặt trận thống nhất gồm các đảng cộng sản và cánh tả lãnh đạo vào đầu năm 1990, nền dân chủ được thiết lập lại tại Nepal với việc Nhà vua chấp nhận giải tán chế độ Pauchayat (Hội đồng dân biểu không đảng phái), mở rộng một số quyền tự do báo chí, ngôn luận và hội họp và tiến hành tổng tuyển cử. Từ đây, những người cộng sản Nepal được công khai hoạt động và bước

61 vào giai đoạn mới, đó là bảo vệ, hoàn thiện nền dân chủ non trẻ và tiếp tục đấu tranh xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

Vượt qua những bối rối trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, những người cộng sản Nepal chỉ ra sai lầm trong cải cách của Liên Xô và Đông Âu, tiếp tục vững tin, kiên định vào chủ nghĩa Mác-Lênin và củng cố đoàn kết trong nội bộ phong trào cộng sản. Ngày 05/01/1991, ba đảng cộng sản lớn nhất ở Nepal là Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít), Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít Lê-nin-nít) và Đảng Cộng sản Nepal đã xóa bỏ bất đồng và hợp nhất thành Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML). Tuyên bố chính trị được thông qua tại cuộc họp Hội đồng toàn quốc Đảng (6-7/1/1991) khẳng định Đảng CPN-UML là chính đảng của giai cấp vô sản Nepal, đại diện và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, trí thức và tư sản dân tộc. Đảng hoạt động theo hệ tư tưởng Mác-Lênin và dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học biện chứng; mục tiêu cao nhất của Đảng là xây dựng CNXH và CNCS tại Nepal. Đảng khẳng định sẽ tham gia rộng rãi vào đấu tranh nghị trường thông qua bầu cử, trong đó sẽ tập trung các vấn đề mà nhân dân, các cộng đồng và dân tộc thiểu số đang gặp phải nhằm vận động sự ủng hộ của cử tri; đồng thời ưu tiên thúc đẩy phong trào đấu tranh giai cấp và phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân [63, tr.13].

Đại hội V của CPN-UML được tổ chức vào tháng 1/1993 là một sự kiện quan trong trong lịch sử phong trào cộng sản Nepal, là Đại hội đầu tiên sau hợp nhất phong trào cộng sản tại Nepal, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Đại hội đã phân tích bối cảnh thế giới, khu vực, tình hình phong trào cộng sản quốc tế, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cũng như những diễn biến nhanh chóng của tình hình Nepal. Đại hội cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN tại Đông Âu đã làm thay đổi trật tự thế giới được thiết lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, chủ nghĩa xã hội chuyển sang thế phòng thủ; chủ nghĩa tư bản điều chỉnh và phát triển các hình thức khai thác và thực dân hóa mới và ngày càng mở rộng ảnh hưởng; chủ nghĩa đế quốc không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào thực hiện âm mưu bá chủ thế giới và biến các nước thứ ba ngày càng bị lệ thuộc. Tuy vậy, thời đại ngày nay vẫn tồn tại 4 mâu thuẫn cơ bản và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục; trong khi đó Mỹ tuy nỗ lực thiết lập trật tự thế giới đơn cực nhưng thực tế cho thấy

62 không thể thực hiện được do những hạn chế nội tại và sự vươn lên của các cường quốc khác; trật tự thế giới sẽ phát triển theo hướng đa cực. Bên cạnh đó, Đại hội tiếp tục khẳng định giá trị tiến bộ của chủ nghĩa Mác và kiên định con đường đi lên CNXH [64, tr.3- 13].

Sau khi phân tích tình hình trong nước và các lực lượng chính trị, Đại hội đã nêu cao khẩu hiệu "củng cố và tăng cường nền dân chủ mới giành được, bảo vệ và phát triển nền dân chủ để tiến tới dân chủ thực sự ở Nepal" và thông qua “Cương lĩnh dân chủ đa đảng của nhân dân”, coi đây là sự áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của Nepal. Cương lĩnh dân chủ đa đảng của nhân dân đánh dấu một thay đổi quan trọng trong đường lối chính trị của Đảng, trong đó đề ra định hướng và lãnh đạo về tư tưởng và chính trị, xác định khuôn khổ xã hội tương lai cũng như biện pháp và cách thức tiến hành của cách mạng Nepal [68, tr.116]. Một số nội dung đáng chú ý trong Cương lĩnh là:

i) Đảng khẳng định là đại diện chân chính của nhân dân lao động và những người yêu nước Nepal và xác định chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cuối cùng và cao nhất [66, tr.6]. Để đi đến mục tiêu cuối cùng này, cách mạng Nepal cần phải trải qua 3 giai đoạn: xoá bỏ tất cả các tàn tích bóc lột và áp bức tồn tại trong chế độ chính trị cũ; củng cố hệ thống dân chủ của nhân dân và phát triển tất cả các lĩnh vực của xã hội; chuẩn bị về mặt vật chất và tinh thần để quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn hiện nay là xoá bỏ sự bóc lột của phong kiến và đế quốc, giải phóng xã hội, bảo vệ nền độc lập dân tộc và quyền dân chủ của nhân dân; đấu tranh giai cấp là biện pháp cơ bản để hoàn thành cách mạng; và hình thức đấu tranh là kết hợp đấu tranh nghị trường và ngoài nghị trường, chủ yếu bằng các biện pháp các hòa bình, bao gồm tham gia bầu cử, lập chính phủ để triển khai chương trình cải cách tiến bộ và huy động các phong trào đấu tranh quần chúng, dân quân tự vệ [66, tr.7].

ii) Giai cấp vô sản và công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng; giai cấp nông dân là lực lượng cơ bản và quyết định của cách mạng. Các lực lượng cánh tả ở Nepal mới là những lực lượng dân chủ thực sự tạo thành những diễn đàn và mặt

63 trận phản phong, phản đế, vì vậy cần đẩy mạnh quá trình hợp nhất các lực lượng cánh tả [66, tr.38].

iii) Những đặc trưng cơ bản của “Nền dân chủ đa đảng của nhân dân” là: quyền dân chủ, bình đẳng, công bằng, tiến bộ và thịnh vượng của nhân dân và tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật được đảm bảo; thực thi chế độ đa nguyên đa đảng, cạnh tranh thông qua bầu cử và có sự giám sát và phân quyền giữa các cơ quan quyền lực của đất nước; có nền kinh tế phát triển, trong đó khu vực nhà nước đóng vai trò quyết định kết hợp khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài; giáo dục, y tế có chất lượng, công ăn việc làm đầy đủ, an ninh trật tự ổn định; các tôn giáo, đẳng cấp, cộng đồng và các nhóm dân tộc đều bình đẳng và cùng chung sống chan hoà và thống nhất; và có mối quan hệ quốc tế rộng mở [66, tr.27-33].

Tại Sri Lanka: Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) tập trung phân tích những diễn biến tình hình thế giới và phong trào cộng sản quốc tế sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đảng thừa nhận những sự kiện năm 1989 và 1991 tại Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi bộ mặt chính trị và kinh tế thế giới [76, tr.3]. Theo đó, CNXH lâm vào thoái trào, trong khi các nước XHCN còn lại chưa đủ khả năng tác động lớn đến các vấn đề quốc tế như Liên Xô trước đây. Chủ nghĩa tư bản đang có ưu thế lãnh đạo thế giới mà không phải đối mặt với thách thức nào; đặc biệt, đế quốc Mỹ không che giấu âm mưu thiết lập trật tự thế giới 1 cực nhằm làm bá chủ thế giới.

Tuy vậy, Đảng vẫn khẳng định thế giới đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội [74, tr.2], những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tiếp tục tồn tại, trong đó mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các lực lượng dân chủ là cơ bản nhất, phong trào cộng sản quốc tế dần phục hồi với thành công của các nước XHCN còn lại nhất là Trung Quốc và Việt Nam và thắng lợi trong các cuộc bầu cử của các đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới. Trong quan hệ quốc tế, sự trỗi dậy của các cường quốc khác tạo ra những thay đổi trong cán cân lực lượng thế giới; trật tự thế giới đang đang định hình theo hướng đa cực.

Trong bối cảnh đó, Đảng CPSL tiếp tục kiên định theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chỉ có con đường CNXH mới đem lại công bằng xã hội, xóa bỏ quan hệ bóc lột giữa người với người, nâng cao đời sống và bảo đảm quyền dân chủ cho

64 nhân dân Sri Lanka [72, tr.10]. Đảng chủ trương tạo ra sự thay thế thực sự của các lực lượng dân chủ và cánh tả do giai cấp lao động lãnh đạo nhằm đưa Sri Lanka đi lên CNXH.

Trong hoạt động xây dựng đảng, Đảng dành ưu tiên cao cho công tác lý luận chính trị, tư tưởng và tuyên truyền [74, tr.36], coi đây là công cụ quan trọng nhất để củng cố sức mạnh và mở rộng ảnh hưởng của Đảng. Đặc biệt, trong điều kiện tham gia liên minh đa giai cấp, việc nâng cao chất lượng đảng viên, giữ gìn bản sắc của Đảng cũng như truyền bá quan điểm độc lập của Đảng về các vấn đề lớn của đất nước được Đảng rất quan tâm. Theo đó, Đảng đã thường xuyên ra các thông cáo báo chí, đăng bài báo, xuất bản báo Đảng và các tài liệu của Đảng, sử dụng Quốc hội làm diễn đàn bày tỏ lập trường của Đảng, tham gia các diễn đàn, hội thảo, mít- tinh…

Tại Bangladesh: Mặc dù Hội nghị bất thường của nhóm Mác-xít (15/3/1993) vẫn khẳng định giữ nguyên tên đảng, điều lệ đảng và tinh thần của các nghị quyết Đại hội trước đây; tiếp tục khẳng định CPB là chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bangladesh; lấy chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít làm kim chỉ nam cho hành động và mục tiêu cuối cùng của Đảng là CNXH và CNCS, nhưng sự kiện ngày 15/3/1993 đã để lại những hệ quả nặng nề cho Đảng cả về lực lượng, vật chất lẫn niềm tin trong đảng viên, quần chúng.

Đại hội VI của Đảng tổ chức từ ngày 7-8/4/1995, là đại hội đầu tiên sau khi bị phân liệt nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng với việc đề ra định hướng cho cách mạng Bangladesh trong tình hình mới. Đó là chủ trương tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới với tên gọi “Cương lĩnh cách mạng dân tộc dân chủ” gồm 17 điểm, trong đó khẳng định lại những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đây là học thuyết khoa học và sáng tạo nhằm giải phóng loại người khỏi sự bóc lột và đán áp để đi lên chủ nghĩa cộng sản; thông qua chiến lược “chuyển hóa dân chủ cách mạng” đối với bộ máy nhà nước và xã hội nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự kiểm soát và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, lật đổ sự cai trị của giai cấp tư sản “ăn bám”, “mại bản” và bóc lột, chống các chính sách kinh tế tự do

65 mới của WB, IMF, WTO…, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến và dân chủ hóa tất cả các mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội để tiến lên con đường phát triển đất nước độc lập [39, tr.11].

Để thực hiện “chuyển hóa dân chủ cách mạng”, trước hết, Đảng tập trung củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch, có cơ sở quần chúng mạnh, đáp ứng với tình hình mới nhằm đưa Đảng Cộng sản Bangladesh trở thành một chính đảng cách mạng chân chính, đại diện cho giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động [39, tr.12]. Theo đó, Đảng tăng cường công tác lý luận, chính trị, tư tưởng với trọng tâm là đánh giá giá trị của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Đảng chỉ rõ chủ nghĩa tư bản thời gian qua đã chứng tỏ không vượt qua những hạn chế nội tại với hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng dù đã tiến hành nhiều cuộc cải cách [110]. Nguy hiểm hơn, trong lĩnh vực chính trị, chủ nghĩa đế quốc đang tìm cách áp đặt điều kiện bất bình đẳng về kinh tế lên các nước thế giới thứ ba nhằm khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động và gia tăng các hành động quân sự hiếu chiến.

Đối với CNXH, Đảng phân tích sự sụp đổ của các nước XHCN cũ ở Liên Xô và Đông Âu, chỉ ra 4 nguyên nhân: Sự lệch lạc về hệ tư tưởng của những người lãnh đạo Đảng và sự thiếu nhận thức về hệ tư tưởng XHCN của nhân dân; sự thiếu dân chủ trong xã hội và trong Đảng; tình trạng quan liêu trong Đảng, tham nhũng và sự xa lánh nhân dân của lãnh đạo Đảng; và một số sai lầm trong chính sách kinh tế. Mặc dù những diễn biến đó, nhưng các nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Cuba vẫn duy trì chế độ và điều chỉnh, cải cách kinh tế để đi lên CNXH. Từ đó, Đảng khẳng định mặc dù CNXH có những bước thoái trào nhưng thế giới vẫn đang trong giai đoạn tiến lên CNXH và tiếp tục củng cố niềm tin vào chủ nghĩa xã hội “chỉ có dưới chế độ CNXH mới không còn tình trạng bóc lột và có thể xây dựng xã hội nhân văn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao” [110]. Theo Đảng, CNXH có 3 đặc trưng quan trọng là kế hoạch tập trung; Nhà nước nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt và Hợp tác xã trong khu vực nông nghiệp và dựa trên 2 điều kiện: Sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và tất cả hoạt động được thực hiện theo các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng cũng thừa nhận tại các nước kém phát triển như Bangladesh, con đường đi lên CNXH là lâu dài, phức tạp, có nhiều khúc xoắn

66 và quanh co với những bước lùi tạm thời và không có công thức duy nhất cho việc xây dựng CNXH mà phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội của từng nước.

3.1.1.2. Đoàn kết với các lực lượng cộng sản, cánh tả trong nước nhằm tạo một tập hợp lực lượng đủ sức cạnh tranh trên chính trường

Tại Ấn Độ, Đảng CPI tại các Đại hội XVI (10/1995) và XVII (9/1998) và Đảng CPI-M tại Đại hội XV (4/1995) và XVI (10/1998) đều chủ trương đoàn kết và hợp tác với tất cả lực lượng cánh tả, dân chủ và tiến bộ, trong đó hai Đảng cộng sản đóng vai trò nòng cốt, nhằm xây dựng lực lượng cánh tả dân chủ rộng rãi thay thế Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ thông qua biện pháp hoà bình, giành chính quyền ở trung ương, cải biến xã hội tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Đảng CPI chủ động cải thiện hợp tác với đảng CPI-M, tuyên bố sẵn sàng thảo luận với CPI-M về những bất đồng, nêu vấn đề hợp nhất hai Đảng và đưa ra một chương trình tối thiểu 25 điểm nhằm xây dựng một mặt trận đoàn kết rộng rãi bao gồm các đảng cánh tả, dân chủ. Đại hội XVI (1995) của Đảng CPI nhấn mạnh “chỉ có một khối đoàn kết cánh tả vững chắc mới đủ khả năng tập hợp các lực lượng dân chủ và tiến bộ nhằm tạo ra sự thay thế đối với Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ” [42, tr.58].

Đảng CPI-M mặc dù vẫn khẳng định hai đảng CPI và CPI-M còn bất đồng tại ở một số vấn đề, nhưng cũng thừa nhận có quan điểm giống nhau liên quan đến chính sách kinh tế mới, nguy cơ cộng đồng và sức ép đế quốc. Tại Đại hội XV (1995), Đảng CPI-M lần đầu tiên mời lãnh đạo CPI tham dự Đại hội.

Trên cơ sở đó, hợp tác giữa CPI và CPI-M trở nên chặt chẽ hơn. Hai Đảng đã thành lập Ủy ban hợp tác chung cấp Trung ương và cấp bang để cùng phối hợp hoạt động, tích cực trao đổi và chia sẻ các vấn đề quốc tế, khu vực và trong nước… Giai đoạn này cũng đánh dấu sự thống nhất hơn về mặt quan điểm và chủ trương giữa hai Đảng, nhất là trong việc nhấn mạnh sự đoàn kết giữa các lực lượng cánh tả, dân chủ và tiến bộ trên cả nước, không ngừng phản đối chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) do Đảng Nhân dân Ấn Độ lãnh đạo trên một số vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại (thân Mỹ và phương Tây, ngả về Israel, xa rời Phong trào Không Liên kết…), lên án cuộc tấn công của Mỹ vào Afghanistan và Iraq, phản đối chính phủ ủng hộ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ...

67

Tại Nepal, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN- UML) phân biệt rõ bạn bè và kẻ thù của cách mạng. Đảng xác định kẻ thù của cách mạng là giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản mại bản quan liêu, tư sản mại bản nước ngoài và chủ nghĩa đế quốc quốc tế; bạn bè là giai cấp vô sản, công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, trung nông và các phần tử dân tộc dân chủ, phong trào cộng sản thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và tiến bộ. Trên cơ sở đó, Đảng chủ trương đoàn kết và thống nhất tất cả những người cộng sản chân chính, lập mặt trận rộng rãi không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp, ngôn ngữ... nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh để đem lại những thay đổi căn bản. Trong trường hợp cần thiết và nhằm tập trung chống phong kiến, phải biết thỏa hiệp tạm thời với giai cấp tư sản. Nhờ quan điểm đúng đắn và linh hoạt này, Đảng đã có những nhân nhượng cần thiết với các lực lượng chính trị để củng cố nền dân chủ non trẻ. Đảng đã tham gia vào Ủy ban khuyến nghị hiến pháp và liên minh với Đảng Quốc Đại để lập chính phủ lâm thời đứng ra tổ chức tuyển cử vào cuối năm 1990 và sau đó liên minh với 2 đảng khác để thành lập chính phủ thiểu số mới (11/1994). Tại Sri Lanka: Là một đảng nhỏ và trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chính trường và các lực lượng chính trị, Đảng Cộng sản Sri Lanka thực hiện chiến lược trở thành đối tác trong liên minh cầm quyền, đồng thời tăng cường thống nhất cánh tả nhằm tăng vị thế của các đảng cộng sản, cánh tả trên chính trường, tiến tới tạo sự thay thế của cánh tả. Lập trường này trong đấu tranh nghị trường được giải thích rõ ràng trong Nghị quyết chính trị tại Đại hội XV của Đảng là tạo ra sự thay đổi của chính phủ là bước ban đầu hỗ trợ sự tiến lên của cuộc đấu tranh dân chủ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh để mở rộng dân chủ và củng cố công bằng xã hội vượt trên sự thay đổi chính phủ. Chỉ có liên minh của lực lượng Cánh tả mới đem lại sự thành công cho cuộc đấu tranh này. Vì vậy, cần phải đoàn kết các lực lượng cánh tả và sự thống nhất thực sự có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và là nhiệm vụ cấp bách nhất vì sự tiến bộ xã hội vào thời điểm hiện nay. Theo đó, Đảng một mặt tiến hành thiết lập quan hệ đồng minh với Đảng Tự do Sri Lanka trong Liên minh Nhân dân theo phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”

68

[74, tr.33] và phù hợp với Tuyên bố “Vấn đề quan trọng của quốc gia” của Đảng được thông qua tại Đại hội XI năm 1980, do cho rằng chính trường Sri Lanka vẫn do hai đảng lớn là Đảng Tự do Sri Lanka và Đảng Dân tộc Thống nhất, kiểm soát, trong đó Đảng Tự do Sri Lanka là đảng tiến bộ, còn Đảng Dân tộc Thống nhất theo đường lối bảo thủ, cực hữu cả về tổ chức, hệ tư tưởng lẫn đường lối chính trị và có xu hướng thân Mỹ và phương Tây [106]. Việc hợp tác với Đảng Tự do Sri Lanka nhằm mục tiêu ngăn cản Đảng Dân tộc Thống nhất quay lại nắm quyền, mở rộng dân chủ, tăng cường công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo và giải quyết các vấn đề của đất nước, nhất là vấn đề sắc tộc và nội chiến [74, tr.18]. Theo đó, “Đảng sẽ cam kết bảo vệ chính phủ của Liên minh nhân dân, sẵn sàng giải quyết bất đồng với các thành viên trong Liên minh về chính sách và các vấn đề khác thông qua tham vấn chung” [74, tr.34] đồng thời đấu tranh với đảng cầm quyền và các đảng trong liên minh trong quá trình hoạch định chính sách nhằm bảo vệ quan điểm của Đảng cũng như vì công bằng xã hội và quyền lợi của nhân dân lao động. Việc tham gia liên minh của đảng tư sản là điểm khác biệt trong chiến lược của Đảng so với các đảng cộng sản tại Nam Á khác. Chiến lược này của Đảng giúp Đảng có cơ hội tham gia bộ máy chính phủ khi liên minh giành thắng lợi, từ đó có những tác động trực tiếp đến quá trình hoạch định chính sách và quản lý xã hội. Mặt khác, để củng cố lực lượng cánh tả, Đảng cho rằng bước đầu tiên là cần hợp nhất hai đảng CPSL và Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka, từ đó thu hút sự tham gia của các đảng cánh tả khác và chống lại các âm mưu chia rẽ sự đoàn kết cũng như giảm ảnh hưởng của Cánh tả trên chính trường. Vì vậy, Đảng đã đưa ra đề xuất nội dung hợp tác của các lực lượng Cánh tả gồm 3 điểm: i) củng cố sự đoàn kết và thống nhất hành động; ii) đảm bảo việc thực hiện cương lĩnh Liên minh Nhân dân và iii) nhất quán bảo vệ quyền và lợi ích sống còn của nhân dân lao động. Đảng cũng chủ động nối lại quan hệ hợp tác với Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka khi thúc đẩy việc hai Đảng đưa ra tuyên bố chung (30/11/1993), khẳng định hướng tới thống nhất hai đảng trong tương lai và coi sự thống nhất của hai đảng sẽ giúp thúc đẩy sự thống nhất của tất cả các lực lượng cánh tả. Tại Bangladesh, Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) nỗ lực xây dựng sự thay thế của các lực lượng dân chủ tiến bộ cánh tả nhằm tăng cường sự ủng hộ rộng rãi

69

để chống lại nền chính trị lưỡng đảng (Liên đoàn Awami và Đảng Dân tộc Bangladesh) tiến tới nắm chính quyền. Đảng chủ trương xây dựng một Mặt trận Dân chủ Cánh tả bao gồm tất cả các đảng các tả và các lực lượng dân chủ, thế tục, tiến bộ khác ở Bangladesh, trong đó CPB đóng vai trò nòng cốt nhằm thiết lập sự thay thế của lực lượng cánh tả-dân chủ. Nhiệm vụ này được đưa ra dựa trên đánh giá của Đảng rằng: trong số các lực lượng trên chính trường Bangladesh có hai chính đảng lớn, có sức ảnh hưởng rộng rãi là Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) và Liên đoàn Awami (AL). Tuy nhiên, hai đảng này đều là những đảng tư sản và chịu sự chi phối của các tổ chức tài chính của tư bản như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế… Đảng Liên đoàn Awami tuy từng lãnh đạo cuộc giải phóng dân tộc nhưng nay đã dần biến chất do kết nạp chủ yếu những nhà tư sản và tư bản lớn; trong khi đó, Đảng Dân tộc Bangladesh còn phản động hơn do áp dụng chính sách tự do mới, phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc, theo đuôi Mỹ gây đe dọa đến chủ quyền của Bangladesh, bắt tay với các nhóm Hồi giáo cực đoan Jamat-i-Islam [39, tr.12]. Các chính phủ do hai chính đảng trên đứng đầu đều tăng cường bóc lột, đẩy đất nước dấn sâu vào khủng khoảng, bất ổn và tình trạng vô chính phủ. Để đưa đất nước thoát khỏi sự cầm quyền của hai lực lượng “phản động” đó và nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp của nhân dân lao động cũng như vì lợi ích quốc gia, chỉ có cách xây dựng sự thay thế dân chủ-cánh tả. Vì vậy, Đảng CPB đã củng cố tình đoàn kết giữa những người cộng sản để tiến tới thống nhất trong phong trào cộng sản, đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa các đảng cộng sản với các lực lượng dân chủ. Đảng là thành viên tích cực thúc đẩy sự ra đời của Mặt trận Dân chủ Cánh tả vào năm 1994 (gồm 7 đảng cộng sản và cánh tả, trong đó Đảng CPB, Đảng Công nhân Bangladesh và Đảng Xã hội Chủ nghĩa Bangladesh làm nòng cốt). Tiếp theo đó năm 1998, Đảng CPB cũng tập hợp các lực lượng cánh tả và dân chủ tự do vào “Liên minh 11 đảng”, trong đó có sự lãnh đạo của CPB và sự tham gia của 6 đảng cánh tả và 4 đảng dân chủ, thế tục và tự do nhằm chống lại âm mưu cấu kết lập cơ chế lưỡng đảng thay nhau cầm quyền của giai cấp tư sản nhằm bảo vệ sự thống trị trong hệ thống chính trị Bangladesh.

70

3.1.1.3. Duy trì các hoạt động đấu tranh trong và ngoài nghị trường cũng như giữ mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế

Thứ nhất, trong hoạt động đấu tranh ngoài nghị trường: Các đảng cộng sản Nam Á tổ chức nhiều cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ nền dân chủ, quyền dân sinh và tiến bộ xã hội. Hai Đảng CPI và CPI-M tại Ấn Độ bất chấp sự đàn áp, khủng bố của Chính phủ, tự tổ chức hoặc phối hợp với các đảng cánh tả chỉ đạo các tổ chức công đoàn tổ chức nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình, tuyệt thực, đình công…phản đối chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, các chính sách tự do hóa kinh tế của Chính phủ Đảng Quốc đại và sau này là Đảng Nhân dân, chống toàn cầu hóa, chống đế quốc. Nổi bật là Chiến dịch Đoàn kết Toàn quốc (CNU) do Đảng CPI phát động nhằm chống lại chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, các phong trào chống chiếm đất đai tại các bang Bihar, Andhra Pradesh trong năm 1992, đòi tăng lương tại Karnataka, Madhya Pradesh, phong trào đòi thành lập bang Uttaranchal từ năm 1992-1994, cuộc đình công trên toàn quốc ngày 29/11/1992 với sự tham gia của 8 Công đoàn trung ương, 40 nghiệp đoàn và gần 15 triệu công nhân, chiến dịch lấy chữ ký trên toàn quốc phản đối chủ nghĩa phân biệt cộng đồng ngày 6/12/1999... Theo các đảng cộng sản tại Ấn Độ, quá trình toàn cầu hóa thực chất là “toàn cầu hoá chủ nghĩa đế quốc” và “đang phát triển vì lợi ích của tư bản độc quyền thế giới, là một quá trình ép buộc toàn thế giới chấp nhận sự thống trị của Mỹ và các nước EU và vì lợi ích của chúng” [44, tr.38]. Toàn cầu hóa đã mở rộng sang lĩnh vực tài chính và cuộc khủng hoảng trong hệ thống tư bản ngày càng sâu sắc, bản thân chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được các vấn đề nghèo đói, thất nghiệp và hòa nhập xã hội nên ngày càng mở rộng bóc lột đối với các nước thế giới thứ 3. Vì vậy, các Đảng đều đặt ra nhiệm vụ chống lại sự tước đoạt của chủ nghĩa đế quốc thông qua toàn cầu hóa, chống sức ép của Mỹ và những điều kiện vô lý của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời ủng hộ các nước XHCN, ủng hộ chính sách đối ngoại Không Liên Kết, hòa bình, phi hạt nhân hóa và giải trừ hoạt nhân toàn cầu, xây dựng quan hệ hữu nghị gần gũi với các nước láng giềng. Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) đã lãnh đạo phong trào quần chúng đấu tranh bảo vệ nền dân chủ, phản đế, phản phong, phản

71 chuyên quyền, nhất là các chính sách đi ngược với lợi ích quốc gia và đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ cho nhân dân. Đảng có nhiều tổ chức quần chúng với hàng trăm nghìn người tham gia, trên tất cả các lĩnh vực và địa phương, bao gồm: Liên hiệp nông dân toàn Nepal (ANPFa); Hội phụ nữ toàn Nepal (ANWA); Liên hiệp thanh niên toàn quốc dân chủ (DNYF); Hội sinh viên tự do toàn quốc toàn Nepal (ANNFSU); Diễn đàn văn hóa nhân dân toàn quốc (NPCF), trong đó Hội Nông dân là tổ chức lớn nhất của những người nông dân Nepal với 600.000 hội viên. Đáng chú ý năm 1990, khi nền dân chủ tại Nepal được thiết lập, Đảng đã huy động nhân dân bảo vệ những thành quả của cuộc nổi dậy của nhân dân, đóng góp vào việc xây dựng thành công Hiến pháp năm 1990 và vào cuộc tổng tuyển cử năm 1991. Ngoài ra, trong bối cảnh Đảng Quốc đại lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 1991 đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế sai lầm khiến giá cả tăng vọt, ký với Ấn Độ một số hiệp ước mà Đảng cho là “đi ngược với lợi ích dân tộc”, từ tháng 3/1992, Đảng đã huy động phong trào quần chúng rộng rãi, đỉnh cao là cuộc tổng đình công vào ngày 6/4/1992. Đảng Cộng sản Sri Lanka có nhiều đóng góp trong đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, xung đột sắc tộc, khủng bố cũng như các vấn đề xã hội, trong đó nổi bật nhất là cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của người thiểu số Tamil. Ngay từ đầu, Đảng xác định vấn đề người Tamil ở Sri Lanka là vấn đề sắc tộc, vì vậy không chỉ liên quan đến vấn đề ngôn ngữ mà còn đến vấn đề bản sắc cũng như quyền bình đẳng của người Tamil; để giải quyết, cần thông qua giải pháp chính trị tại bàn đàm phán chứ không thể bằng biện pháp quân sự, phải củng cố tình đoàn kết, đồng thuận giữa các dân tộc dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, xóa tan nghi ngờ và e ngại trong cộng đồng Sinhale, Tamil, Hồi giáo và đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, lập trường nhất quán của Đảng là ủng hộ cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cơ bản của người thiểu số Tamil, tuy nhiên phản đối âm mưu tách Sri Lanka thành hai nhà nước độc lập, vì điều này đi ngược lợi ích của cả người thiểu số Sri Lanka lẫn giai cấp lao động; không coi LTTE là tổ chức giải phóng quốc gia, mà hoàn toàn là tổ chức khủng bố, không chỉ tách mình khỏi các tổ chức khác trong nước và còn tách mình khỏi những người Tamil chân chính. Do đó, Đảng đề xuất nguyên tắc 2 điểm giải quyết vấn đề người Tamil, gồm: i) chấp nhận về nguyên tắc và áp dụng nguyên tắc vùng tự trị cho các khu vực phía

72

Bắc và Đông Sri Lanka theo nguyện vọng của người dân; ii) đảm bảo mọi công dân Sri Lanka có quyền quyết định ngôn ngữ theo quy định của Chính phủ và luật pháp cũng như quyền được sinh sống và làm việc tại bất cứ nơi nào trên đất nước [72, tr.12]. Lập trường thống nhất của Đảng từ Đại hội XIV (1991), trong đó thể hiện rõ qua Nghị quyết ủng hộ giải pháp hoà bình nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh vùng Đông - Bắc tại Đại hội XV (1995), đã góp phần không nhỏ vào việc chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại Sri Lanka sau này. Đảng Cộng sản Bangladesh đóng vai trò tiên phong trong phong trào đấu tranh tại Bangladesh về các vấn đề: chống đói nghèo, thất nghiệp; yêu cầu quan tâm hơn đến đời sống của dân nghèo, công nhân và phát triển nông nghiệp; chấm dứt các chính sách bất công bằng trong hệ thống giáo dục; chống cổ phần hóa các công ty nhà nước trong lĩnh vực dầu khí, điện, cảng; phản đối các lực lượng khủng bố, tham nhũng tham gia vào bộ máy nhà nước; đòi xét xử tội phạm chiến tranh; bảo vệ tiến trình dân chủ đạt được từ năm 1990. Thứ hai, trong hoạt động đấu tranh nghị trường: Dù thế và lực hạn chế nhưng các đảng vẫn nỗ lực tham gia các cuộc bầu cử tại trung ương và địa phương và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Mặt trận cánh tả tại Ấn Độ do Đảng CPI-M lãnh đạo nắm quyền thêm bang Tripura bên cạnh bang West Bengal sau cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp bang Tripura (tháng 4/1993), đồng thời ngăn cản Đảng Nhân dân nắm quyền tại bang Uttar Pradesh và ba bang khác. Tiếp đó, cuộc bầu cử Hạ viện () lần thứ 11 (5/1996), Mặt trận thống nhất (UF) gồm 13 đảng, trong đó có CPI, 4 đảng cánh tả và các đảng địa phương, có quan điểm tiến bộ và thế tục đã giành thắng lợi với 177/542 ghế, trong đó CPI giữ 12 ghế. CPI-M giành 33 ghế tại Quốc hội khóa 11 và 34 ghế tại Quốc hội khóa 12 [11, tr.107-110]. Tuy không tham gia Chính phủ trong thời gian Chính phủ Mặt trận thống nhất cầm quyền (6/1996-12/1997) mà chỉ ủng hộ từ bên ngoài, nhưng vẫn lãnh đạo Chính phủ liên hiệp của Mặt trận cánh tả cầm quyền ở các bang West Bengal và Tripura. Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) giành được 28% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991, giữ 69/205 tại Hạ viện, trở thành lực lượng đối lập chính trong Quốc hội. Tiếp theo, tại bầu cử Quốc hội

73 tháng 11/1994, Đảng giành được 88/205 ghế, là đảng giành nhiều ghế nhất [67, tr.7] và đã thành lập được Chính phủ thiểu số (11/1994). Đồng chí Man Mohan Adhikari-Chủ tịch Đảng và lãnh đạo Đảng tại Quốc hội trở thành Thủ tướng cộng sản đầu tiên ở Nepal và Nam Á. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Sri Lanka với lập trường thiết lập liên minh với Đảng Tự do Sri Lanka đã tham gia tranh cử trong Liên minh Nhân dân (PA) và giữ 01 ghế Bộ trưởng trong cuộc bầu cử năm 1994. Đảng Cộng sản Bangladesh lần lượt tham gia các cuộc tổng tuyển cử năm 1991 và 1996, trong đó đã giành 6 ghế trong Quốc hội nhiệm kỳ (1991-1995). Thứ ba, trong việc duy trì liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế: Do tình hình các đảng khó khăn và điều kiện tài chính eo hẹp, nên sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á giai đoạn này còn hạn chế và chưa phong phú, chủ yếu trao đổi đoàn song phương, tổ chức một số hội thảo đa phương và tổ chức các hoạt động bày tỏ tình đoàn kết quốc tế. Về hoạt động song phương: Các đảng giữ mối quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân trên thế giới thông qua trao đổi đoàn dự đại hội và trao đổi thông tin, ý kiến tại hội thảo. Tại các Đại hội (được tổ chức 4 năm/lần), Đảng CPI-M và CPI tại Ấn Độ đều mời các đảng anh em tham dự đại hội. Đảng CPI nối lại và thiết lập quan hệ với hơn 100 đảng cộng sản, xã hội chủ nghĩa, cánh tả trên thế giới [44, tr.113]. Trong đó riêng giai đoạn từ 1998-2001, Đảng đã gửi điện mừng tới 24 đảng anh em, cử 18 đoàn ra và đón 9 đoàn vào. Từ năm 1997, Đảng đã xuất bản bản tin 2 tháng/số về hoạt động của các đảng anh em nhằm tăng cường hiểu biết của đảng viên về hoạt động của các đảng quốc tế [44, tr.114]. Đảng CPN-UML tại Nepal phát triển quan hệ anh em hợp tác hữu nghị với các Đảng cộng sản và Xã hội chủ nghĩa trên thế giới, có quan hệ hợp tác hữu nghị với các đảng dân chủ và quan hệ chính thức với các đảng phái khác trên nguyên tắc đối ngoại là bình đẳng, độc lập, không can thiệp, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác. Đảng ủng hộ tất cả các phong trào nhân dân đấu tranh vì dân chủ, độc lập và giải phóng dân tộc. Từ năm 1991, Đảng nối lại quan hệ với nhiều đảng cộng sản, công nhân và các đảng tiến bộ tại nhiều nước khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 1998, Đảng đã khôi phục quan hệ với 47 đảng cộng sản, cánh tả tại 37 nước, trong

74

đó Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Việt Nam, Liên bang Nga, Đảng CPI, CPI-M, CPSL… và có quan hệ hữu nghị với 32 đảng của 23 quốc gia và có quan hệ đoàn kết, hợp tác với 15 tổ chức chống đế quốc (theo số liệu Đại hội VI của CPN-UML vào năm 1998). Tại Đại hội V (1993) và Đại hội VI (1998), Đảng CPN- UML đều mời khoảng 15-20 đảng anh em tham dự. Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) và Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) chủ trương duy trì quan hệ hợp tác thông qua trao đổi thông tin và trao đổi đoàn dự Đại hội với các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới, nhất là các đảng ở Nam Á, đồng thời tham gia tích cực trong phong trào hoà bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội. Riêng Đảng CPB bắt đầu mời các đảng anh em tham dự Đại hội từ Đại hội VII (1999) và cử một số đoàn thăm song phương, trong đó tập trung vào các đảng như Đảng Cộng sản Liên Bang Nga, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít, Đảng Khối Tiến lên Toàn Ấn, Đảng Cộng sản Sri Lanka, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất, Đảng Lao động Triều Tiên… Về hoạt động tại các diễn đàn đa phương: Trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế lâm vào thoái trào, dù rất khó khăn nhưng một số đảng cộng sản tại Nam Á, đặc biệt là các đảng tại Ấn Độ vốn có truyền thống và ảnh hưởng trong khu vực vẫn thể hiện trách nhiệm và sự đóng góp đối với phong trào thông qua đề xuất và tổ chức diễn đàn tập hợp các đảng cộng sản trên thế giới cũng như bày tỏ tình đoàn kết quốc tế. Đảng CPI đề xuất sáng kiến tổ chức cuộc gặp của các đảng cộng sản và cánh tả trong khu vực Nam Á (SAARC) nhằm chia sẻ kinh nghiệm và thống nhất nhận thức về một số vấn đề chung của khu vực. Đảng CPI-M phối hợp với Đảng CPI tổ chức hai Hội thảo quốc tế quan trọng: “Tình hình thế giới hiện nay và giá trị của Chủ nghĩa Mác” nhân dịp kỷ niệm 175 ngày sinh Các Mác (5/1993) và hội thảo kỷ niệm 150 năm ra đời “Bản Tuyên ngôn Cộng sản” với sự tham dự và phát biểu của 22 đoàn quốc tế (2/1998). Trong đó, Hội thảo “Tình hình thế giới hiện nay và giá trị của chủ nghĩa Mác” thu hút sự tham gia của 24 đảng trên toàn thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản

75

Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất, Đảng Cộng sản Mỹ, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Brazil, Đảng XHCN Australia, Đảng Cộng sản Nam Phi, Đảng Cộng sản Syria… Các đảng tham gia Hội thảo tiến hành nhiều phiên thảo luận về những diễn biến mới của tình hình thế giới, phân tích nguyên nhân sụp đổ ở Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, từ đó khẳng định những giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và vững tin vào con đường đi lên CNXH. Về hoạt động thể hiện tình đoàn kết quốc tế: Các đảng cộng sản tại Ấn Độ củng cố tình đoàn kết với các đảng cộng sản như phản đối Mỹ áp dụng lệnh cấm vận đối với Cuba, ủng hộ cuộc đấu tranh vì thống nhất hòa bình của Đảng Lao động Triều Tiên, kêu gọi rút các lực lượng Israel khỏi vùng lãnh thổ của Palestine… Các đảng cộng sản và cánh tả mà nòng cốt là CPI và CPI-M đã thành lập Uỷ ban quốc gia đoàn kết với Cuba thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, đỉnh cao đã quyên góp được hơn 80 vạn rupee mua thuốc men ủng hộ nhân dân Cuba, ra nghị quyết ủng hộ cách mạng Cuba và lên án cuộc bao vây cấm vận của Mỹ… Các đảng cộng sản tại Nepal, Sri Lanka và Bangladesh đều bày tỏ ủng hộ và tình đoàn kết với các nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng như phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Palestine. 3.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động 3.1.2.1. Thành tựu Trước hết, các đảng đã tìm ra nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm từ sự kiện trên, xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước. Nhiều đảng (CPI, CPI-M, CPN-UML, CPB) đã điều chỉnh chiến lược, thông qua cương lĩnh chính trị sửa đổi hoặc cương lĩnh mới với một số nội dung chủ yếu: Một là, khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, cho rằng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự cáo chung của CNXH, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình cụ thể, từ đó tiếp tục khẳng định niềm tin vào CN Mác-Lênin và con đường đi lên CNXH; Hai là, thừa nhận tương quan lực lượng trên thế giới đang tạm thời nghiêng về chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên thời đại ngày nay vẫn trong giai đoạn quá độ lên CNXH, nhưng con đường đi lên CNXH sẽ lâu dài, phức tạp và phải trải qua nhiều

76 giai đoạn. Đối với các đảng tại Nam Á là giai đoạn hiện nay là tiến hành cách mạng dân chủ hoặc dân tộc-dân chủ, giành thắng lợi qua con đường đấu tranh nghị trường và lên nắm chính quyền, tiếp theo là sử dụng chính quyền nhà nước để tổ chức nhân dân lao động tiến hành cải biến xã hội, cải tạo nhà nước và hệ thống chính trị, tiến tới xã hội XHCN; Ba là, thay vì tuyệt đối hóa mô hình Xô Viết và con đường của Liên Xô như trước đây thì cho rằng mỗi đảng phải vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lê-nin để xây dựng mô hình CNXH phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể tại mỗi nước. Thứ hai, các đảng nhận thức ngày càng rõ tầm quan trọng của việc xây dựng mặt trận thống nhất của các đảng cộng sản và cánh tả, đồng thời linh hoạt hơn trong tập hợp lực lượng. Điều này có thể thấy rõ qua sự hình thành của Mặt trận cánh tả và Ủy ban hợp tác chung cấp Trung ương và cấp bang giữa hai Đảng CPI và CPI-M tại Ấn Độ; sự hợp nhất của ba đảng cộng sản lớn nhất tại Nepal (Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít), Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít Lênin-nít) và Đảng Cộng sản Nepal) thành Đảng Cộng sản Mác-xít Lênin-nít Thống nhất (CPN-UML) (05/01/1991); sự hình thành Mặt trận Dân chủ Cánh tả (LDF) gồm 7 đảng cộng sản và cánh tả tại Bangladesh... hoặc chính sách nhân nhượng, liên minh của Đảng CPN-UML tại Nepal và sách lược liên minh với Đảng Tự do Sri Lanka của Đảng Cộng sản Sri Lanka. Thứ ba, trên cơ sở đó, các đảng đã củng cố lực lượng, tiếp tục các hoạt động đấu tranh nghị trường và ngoài nghị trường, khôi phục quan hệ với các đảng cộng sản trên thế giới đồng thời có những đóng góp nhất định đối với phong trào cộng sản quốc tế. Nhiều đảng đã duy trì được thậm chí gia tăng số lượng Đảng viên, các tổ chức đảng và hội viên tổ chức quần chúng nông dân, công nhân, công đoàn, sinh viên, phụ nữ, thanh niên... Tại Ấn Độ, hai Đảng CPI và CPI-M củng cố cơ sở vững mạnh ở bang West Bengal, Kerala, Andra Pradesh và một vài bang khác với lực lượng đảng viên và hội viên trong các tổ chức quần chúng tăng dần. Số lượng Đảng viên của CPI-M năm 1991 là hơn 579.000 đảng viên và đến năm 1998 là 720.000; Đảng viên của CPI từ hơn 480.000 người năm 1992 [42, tr.104] lên khoảng 500.000 người năm 1998. Đảng CPI lãnh đạo 7 tổ chức quần chúng lớn với hàng chục triệu thành viên, bao gồm Tổ chức Hoà bình và Đoàn kết Toàn Ấn (AIPSO), Đại hội Công đoàn Toàn Ấn

77

(AITUC), Liên đoàn Thanh niên Toàn Ấn (AIYF), Liên đoàn Sinh viên Toàn Ấn (AISF), Liên đoàn Quốc gia Phụ nữ Ấn Độ (NFIW), Hội Nông dân Toàn Ấn (AIKS) và Hội Công nhân Nông nghiệp (Bharatiya Khet Mazdoor Union). Đặc biệt, kết quả cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 11 (5/1996) đánh dấu sự phục hồi đáng kể vai trò của CPI và các đảng cánh tả, khi lần đầu tiên CPI tham gia Chính phủ Trung ương với vị trí 2 Bộ trưởng (đồng chí , Tổng Bí thư giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và đồng chí C. Mishra giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp). Mặc dù tồn tại ngắn từ tháng 6/1996-11/1997, nhưng Chính phủ Mặt trận Thống nhất (UF) đã triển khai một số chính sách tích cực thông qua Chương trình chung tối thiểu (Common Minimum Programe) với một số chính sách mang tính tiến bộ như chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, chống mở cửa và tư nhân hóa ồ ạt, duy trì vai trò kinh tế quốc doanh, bảo vệ lợi ích của giai cấp lao động và dân nghèo. Đảng CPI-M có các tổ chức quần chúng rộng rãi trong cả nước với số hội viên trong các tổ chức quần chúng khoảng 61 triệu: như Liên đoàn thành niên dân chủ Ấn Độ (DYFI); Liên đoàn sinh viên Ấn Độ (SFI); Trung tâm tổ chức công đoàn Ấn Độ (CITU); Tổ chức nông dân toàn Ấn (AIKS) có số lượng hội viên khoảng 30 triệu người; Tổ chức liên minh công nhân nông nghiệp toàn Ấn (AIAWU); Hiệp hội phụ nữ dân chủ toàn Ấn (AIDWA); Liên đoàn nhân viên ngân hàng Ấn Độ (BEFI); Liên hiệp luật sư toàn Ấn (AILU). Đảng tiếp tục lãnh đạo Mặt trận cánh tả cầm quyền tại hai bang West Bengal và Tripura.

Tại Nepal, trong hơn 10 năm, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) tăng số đảng viên từ hơn 36.000 người năm 1992 lên 120.000 năm 2003 (Theo số liệu tại Đại hội VII của Đảng CPN-UML (tháng 1/2003) [69]. Hệ thống tổ chức của Đảng chặt chẽ, được chia làm 5 cấp (trung ương là Hội đồng toàn quốc gồm 68 thành viên, Ban Chấp hành Trung ương (35 đồng chí), Bộ Chính trị (10 đồng chí bao gồm Chủ tịch Đảng và Tổng Bí thư), cấp khu vực (14), cấp huyện, thành thị và chi bộ. Đảng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các báo Đảng bằng tiếng địa phương và tạp chí Kỷ nguyên Mới (New Era) xuất bản bằng tiếng Anh.

78

Đáng chú ý, giữa lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng sau sự tan rã của các đảng cộng sản ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong những năm 1989-1991, việc CPN-UML giành được chính quyền thông qua con đường nghị trường tại cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/1994 được coi là một sự kiện có ý nghĩa, một thắng lợi lớn của phong trào cộng sản Nepal.

Tuy chính phủ liên minh do CPN-UML lãnh đạo chỉ tồn tại được gần 10 tháng (từ 11/1994 đến tháng 8/1995), nhưng đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ vì người nghèo và phát triển kinh tế đất nước theo những chương trình mà Đảng đã cam kết trong bầu cử: giành ưu tiên nâng cao đời sống của người dân với việc triển khai chương trình phúc lợi như “Chúng ta hãy tự xây dựng ngôi làng của mình”; thực hiện kiểm soát lạm phát, chống tham nhũng, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân, trợ cấp cho người cao tuổi, tái định cư cho người không có đất, bảo vệ quyền con người và trật tự công cộng, đề ra các chính sách kinh tế và công nghiệp phù hợp, triển khai chính sách đối ngoại trên các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc, duy trì chính sách không liên kết và quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng – Trung Quốc và Ấn Độ trên cơ sở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau.

Tại Sri Lanka, Đảng Cộng sản Sri Lanka cũng duy trì số Đảng viên là 6.000 người (theo số liệu Đại hội 16 năm 1998) cũng như thời báo tiếng Sinhale “Aththa” (Sự thật), tuần báo tiếng Anh “Forward” (Tiến lên) và Nhà xuất bản của Đảng nhằm phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng. Ngoài ra, Đảng lãnh đạo các tổ chức quần chúng như công đoàn, phụ nữ, thanh niên và sinh viên, trong đó mạnh nhất là Liên đoàn thanh niên cộng sản (CYF); CYF là tổ chức thành viên của Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới.

Tại Bangladesh, Đảng Cộng sản Bangladesh mở rộng ảnh hưởng ra toàn quốc thông qua các tổ chức Đảng và hoạt động của các đảng viên và nhóm hoạt động tại tổ chức công đoàn và quần chúng công nhân sản xuất nông nghiệp, nông dân, phụ nữ, sinh viên, thanh viên, thiếu niên, giáo viên, bác sỹ, luật sư, giáo sư, nhóm dân tộc thiểu số bản địa và các tổ chức văn hóa bản địa… Dù trải qua khủng hoảng phân liệt, Đảng vẫn duy trì các tổ chức đảng tại 61/64 huyện, 275/520 xã và số Đảng viên là 5.500 đảng viên (số liệu tại Đại hội VI của CPB năm 1993).

79

3.1.2.2. Hạn chế: Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng không thể không thừa nhận rằng giai đoạn này là giai đoạn khó khăn, nhiều thử thách nhất đối với các đảng cộng sản tại Nam Á. Hoạt động của các đảng chủ yếu chủ yếu nhằm cầm cự và củng cố lực lượng. Vì vậy, dù đã nỗ lực hết sức nhưng hoạt động của các đảng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, mặc dù các đảng đã nhận thức phải tự xây dựng con đường và mô hình XHCN phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện riêng của mỗi đảng, mỗi nước nhưng mô hình cụ thể và biện pháp, sách lược triển khai vẫn trong quá trình mò mẫm tìm tòi. Điều này có thể thấy rõ nội dung cương lĩnh của các đảng cộng sản tại Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh mới chỉ nêu chung chung về mô hình nhà nước XHCN ở các nước, chưa nêu bật những đặc điểm cụ thể đó như thế nào và cần phải trải qua những giai đoạn để tiến tới mục tiêu đó.

Thứ hai, vấn đề mở rộng ảnh hưởng của của các đảng, nhất là trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX rất khó khăn; cán cân lực lượng vẫn bất lợi so với các chính đảng khác trên chính trường và vị thế trong Quốc hội các nước thấp do số ghế ít. Số lượng Đảng viên của CPI tại Ấn Độ trong 4 năm liên tiếp từ năm 1992 đến năm 1996 hầu như không tăng thêm, thậm chí có năm bị sụt giảm, cụ thể: hơn 480.000 đảng viên năm 1992; 457.000 năm 1993; 478.000 năm 1994 và 461.000 năm 1996 [42, tr.104]; Đảng CPI-M có mức tăng đảng viên mới chưa cao, trung bình khoảng 20.000 đảng viên/năm từ năm 1991 đến năm 1998 [54, tr.172]; số đảng viên của Đảng CPB và CPSL cơ bản không tăng thêm. Hầu hết các đảng giữ vai trò là đảng đối lập trên chính trường nên không tác động nhiều đến nội dung quyết sách chính trị, kinh tế, xã hội và đối ngoại.

Thứ ba, nội bộ phong trào cộng sản mỗi nước vẫn bất đồng, chia rẽ. Tại Ấn Độ, mặc dù hợp tác giữa hai Đảng CPI và CPI-M đã chặt chẽ hơn, nhưng vấn đề hợp nhất rất khó khăn (CPI liên tục đề xuất, nhưng CPI-M hầu như không đáp lại), ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào đấu tranh của lực lượng cánh tả và cộng sản Ấn Độ nói riêng và của khu vực Nam Á nói chung. Nội bộ mỗi đảng cũng thiếu thống nhất về quan điểm trên những vấn đề quan trọng, nhất là thái độ đối với Đảng Quốc đại. Có thể thấy rõ sự bất đồng trong nội bộ Đảng CPI-M tại Đại hội XVI của CPI-M (1998) liên quan đến quyết định Đảng có tham gia Chính phủ Mặt trận

80

Thống nhất (UF) và đồng chí J.Basu có nên giữ chức Thủ tướng Ấn Độ hay không đã buộc Đại hội phải tiến hành biểu quyết (198 phiếu chống so với 422 phiếu thuận).

Tại Nepal, bất đồng quan điểm, đấu tranh nội bộ thường xuyên xảy ra trong nội bộ đảng, nhất là ngay trước và sau đại hội Đảng. Nghiêm trọng nhất là sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1998), mâu thuẫn, bất đồng về việc phân chia quyền lực cấp cao và việc Đảng ủng hộ ký kết Hiệp ước Mahakali giữa Nepal và Ấn Độ đã dẫn đến việc nhóm lãnh đạo của Đảng do đồng chí Bamdev Gautam, Sahana Pradhan và CP Mainali đứng đầu tách ra để thành lập Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít (CPN-M) vào ngày 5/3/1998. Sự phân liệt này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đảng, làm suy giảm sức mạnh tổ chức và thu hẹp cơ sở hoạt động của Đảng. Tại cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/1999, CPN-UML chỉ giành 65 ghế và trở thành đảng đối lập trong Quốc hội.

Bên cạnh đó, nội bộ phong trào cộng sản Nepal bị phân tán khi nhiều đảng cộng sản hoạt động riêng rẽ, thậm chí còn bất đồng và mâu thuẫn. Ngoài Đảng CPN-UML còn có Đảng Cộng sản Nepal (Trung tâm Thống nhất Mashan), Đảng Cộng sản Nepal Maoist (CPN-M), Đảng Cộng sản Nepal (Thống nhất) (CPN-U), Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít) CPN-M, Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít Lê-nin-nít Maoist) và nhiều nhóm cộng sản, cánh tả nhỏ khác.

Tương tự, tình trạng trên cũng xảy ra trong nội bộ phong trào cộng sản tại Bangladesh khi có sự tồn tại song song của Đảng Cộng sản Bangladesh và Đảng Công nhân Bangladesh (WPB, ra đời tháng 5/1972 mà tiền thân là Đảng Cộng sản Bangladesh - Lêninnít tách ra từ Đảng Cộng sản Bangladesh). Tuy đều chung hệ tư tưởng Mác-Lê-nin và chính sách ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền và phân biệt chủng tộc nhưng hai Đảng bất đồng trên nhiều vấn đề lớn, nhất là quan điểm đối với Đảng Liên đoàn Awami khi Đảng WPB chủ trương ủng hộ nhưng CPB phản đối. Khả năng thống nhất hai Đảng tuy đặt ra nhiều lần nhưng đều không thực hiện được.

Tại Sri Lanka, bất đồng quan điểm về biện pháp đấu tranh giữa Đảng Cộng sản Sri Lanka với Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka (LSSP) khiến Tuyên bố chung

81 giữa hai Đảng vào năm 1993 không được triển khai và đề xuất của Đảng CPSL về việc thống nhất giữa hai Đảng nòng cốt trong phong trào cộng sản, cánh tả tại Sri Lanka cũng không còn được nêu ra kể từ sau Đại hội XVI của CPSL (1998), do Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka từ chối hợp tác. Thứ tư, cũng giống như nhiều đảng cộng sản khác trên thế giới, do tình hình khó khăn và phải tập trung vào nội bộ, sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á với phong trào cộng sản quốc tế vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là tác động nặng nề từ sự khủng hoảng phong trào cộng sản quốc tế, nghiêm trọng nhất làm mất định hướng và niềm tin khiến công tác tuyên truyền, truyền bá tư tưởng của các đảng gặp nhiều bất lợi và mất chỗ dựa về vật chất của những đảng này; kết hợp với những yếu kém mang tính kinh niên, chưa thể khắc phục được của bản thân các đảng cộng sản Nam Á như sự chia rẽ trong nội bộ phong trào, chủ nghĩa cục bộ, địa phương và những tồn tại, yếu kém trong công tác xây dựng đảng...

3.2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2011 3.2.1. Nội dung hoạt động của các đảng

3.2.1.1. Chú trọng hoạt động đấu tranh nghị trường kết hợp đấu tranh ngoài nghị trường

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, phong trào cộng sản quốc tế đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và bắt đầu hồi phục, với việc nhiều đảng cộng sản trên thế giới thông qua cương lĩnh, đường lối chiến lược, nâng cao vị thế trên chính trường các nước và một số diễn đàn hợp tác giữa các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả được hình thành cả ở cấp độ khu vực lẫn quốc tế.

Tại Nam Á, sau khi cơ bản khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng sau chấn động ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản tại Nam Á cũng dần phục hồi hoạt động, trong đó một số đảng thậm chí đạt được những bước phát triển mới. Hoạt động của các đảng trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Do phục hồi lực lượng và hoạt động, trong giai đoạn này, các đảng đặc biệt chú trọng hoạt động đấu tranh nghị trường, nhất là nghiên cứu soạn thảo cương lĩnh tranh cử phù hợp, phân tích các lực lượng chính trị để lập liên minh tranh cử, tăng

82 cường phối hợp với các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, dân chủ tiến bộ trong nước nhằm xây dựng một mặt trận thống nhất, tạo ra sự thay thế chính quyền tư sản, đồng thời kết hợp đấu tranh ngoài nghị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động vì hòa bình, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội.

Tại Ấn Độ: Trong giai đoạn này, tình hình Ấn Độ dưới sự cầm quyền của đảng Nhân dân Ấn Độ có một số cải thiện về phát triển kinh tế, nhưng đời sống của dân nghèo gặp khó khăn do các chính sách tự do hóa; nội trị diễn biến phức tạp, đấu tranh phe phái trong liên minh cầm quyền và với các đảng đối lập gia tăng. Đặc biệt, việc Chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ thực hiện chính sách hạt nhân và xu hướng thân Mỹ (ủng hộ sáng kiến của G.Bush về Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) cũng như cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan), gây căng thẳng trong khu vực và đi chệch với đường lối đối ngoại truyền thống không liên kết của Ấn Độ đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các đảng đối lập.

Trước những diễn biến đó, hai đảng cộng sản CPI, CPI-M và các đảng cánh tả điều chỉnh sách lược trong vấn đề liên minh, từ chỗ coi cả Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ đều là kẻ thù cần phải chống, thì nay chuyển sang lập trường ủng hộ Quốc đại và đặt mục tiêu chính là đánh đổ Đảng Nhân dân Ấn Độ, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt cộng đồng Đại Hindu và đấu tranh với các chính sách được cho là đi ngược với lợi ích của nhân dân lao động của Chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ. Đại hội XVII (2002) của Đảng CPI-M và Đại hội XVIII của Đảng CPI (3/2002) xác định kẻ thù chính là đảng hữu Đảng Nhân dân Ấn Độ; mục tiêu đánh đổ Đảng Nhân dân Ấn Độ là quan trọng nhất; Quốc đại là lực lượng chủ yếu có khả năng đánh bại Đảng Nhân dân Ấn Độ. Vì vậy, hai Đảng đã tiến hành thỏa hiệp tạm thời với Quốc đại nhằm ủng hộ Quốc đại lên nắm chính quyền tuy nhiên không liên minh với Quốc đại, không từ bỏ mục tiêu tìm kiếm sự thay thế “thứ ba” khi thời cơ đến.

Trong hoạt động đấu tranh vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội: Hai Đảng tiến hành nhiều chiến dịch và các cuộc vận động quần chúng nhằm gây sức ép với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong Chương trình chung tối thiểu cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động, bảo vệ

83 an ninh lương thực, bảo vệ quyền của người dân có việc làm, đất đai và chỗ ở và chống giá cả leo thang, chống toàn cầu hóa và tự do hóa.

Đảng CPI-M đã phát động 3 chiến dịch lớn và 2 cuộc tổng đình công, bao gồm: Chiến dịch thứ nhất (9/2005) về vấn đề đất đai, lương thực và việc làm. Theo đó, các cuộc hội họp và biểu tình đã được tổ chức tại nhiều bang trên toàn quốc như Tamilnadu, Orissa, Madhya Pradesh, Gujarat… Chiến dịch thứ hai (8/2006) được tổ chức trên phạm vi toàn Ấn, tập trung làm rõ quan điểm chính trị của Đảng đối với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất vào thời gian này của Đảng với gần 1.000 cuộc mít-tinh ở trung ương và các bang, thu hút đông đảo các thành phần tham gia, làm sống lại tinh thần đảng viên và những người có cảm tình với Đảng. Chiến dịch thứ 3 (16-30/8/2007) đấu tranh về giảm giá, quyền lợi của nông dân, lĩnh vực bán lẻ, thất nghiệp, quyền của nữ giới, chống chủ nghĩa phân biệt cộng đồng và hợp tác hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ. Hai cuộc tổng đình công diễn ra vào 29/9/2005 và 14/12/2006 đều xoay quanh vấn đề tư nhân hóa, điện, hệ thống phân phối công cộng, nông dân… với sự tham gia chủ yếu của các tổ chức nông dân, thanh niên và sinh viên.

Đảng CPI cũng tổ chức các cuộc biểu tình, tiêu biểu như chiến dịch phản đối tăng giá, trong đó yêu cầu Chính phủ duy trì Hệ thống phân phối công cộng (PDS) giúp người dân đảm bảo các nhu yếu phẩm cần thiết với giá hỗ trợ, chiến dịch đấu tranh đất đai tại Utah Pradesh, phản đối chính sách cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ do làm hàng triệu người bị thất nghiệp, chính sách mở rộng các đặc khu kinh tế khiến nhiều héc-ta đất canh tác bị thu hồi, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, các chính sách liên quan đến người thiểu số Hồi giáo, người cùng khổ (dalit), phụ nữ…

Tại Nepal: Sang thế kỷ XXI, tình hình Nepal có những diễn biến mới. Nhà Vua tiến hành nhiều hoạt động hiếu chiến nhằm đưa Nepal quay trở lại chế độ quân chủ chuyên chế. Sau khi giải tán Chính phủ dân cử tháng 10/2002, Nhà Vua quay trở lại nắm quyền điều hành đất nước, tìm cách từ chối soạn thảo Hiến pháp và tiến hành nhiều đợt trấn áp đảng viên của Đảng, giam lỏng Tổng Bí thư CPN-UML Madhav Kumar Nepal và nhiều nhà lãnh đạo khác của Đảng. Đảng buộc phải rút vào hoạt động bí mật.

84

Trước tình thế đó, sau khi Nhà Vua thả Tổng Bí thư Madhav Kumar Nepal do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, Đảng CPN-UML điều chỉnh chiến lược, quyết định tiến hành cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa đất nước theo chế độ cộng hòa dân chủ đa đảng. Sách lược được Đảng áp dụng là đoàn kết lực lượng cộng sản, cánh tả thành một mặt trận thống nhất, đồng thời liên minh với các chính đảng khác, đặc biệt là Đảng Quốc đại Nepal tổ chức phong trào đấu tranh quần chúng.

Bắt đầu với cuộc mít-tinh quần chúng tại Butwal do Đảng CPN-UML phát động vào ngày 17/11/2005, phong trào đấu tranh của nhân dân đã lan rộng trên toàn quốc và cuối cùng đã giành thắng lợi với việc buộc Nhà Vua tuyên bố đầu hàng trước nhân dân (24/4/2006), giải tán Chính phủ hoàng gia, khôi phục lại Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến (CA).

Trong bối cảnh tình Nepal bước sang giai đoạn mới, nhằm củng cố nền dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định chính trị đất nước và thực hiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, Đại hội VIII của Đảng (2008) đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể mới: tập trung xây dựng Hiến pháp mới; tổ chức các cuộc bầu cử địa phương và phát huy dân chủ; loại bỏ những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến, cải cách ruộng đất; tăng cường công tác xây dựng Đảng, thống nhất phong trào cộng sản tại Nepal; xây dựng mặt trận gồm các lực lượng yêu nước, cánh tả, tiến bộ và dân chủ.

Do đó, tổ chức tổng tuyển cử để lập chính phủ dân cử và soạn thảo Hiến pháp đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của Đảng giai đoạn này. Trên cơ sở phân tích các lực lượng chính trị, Đảng cho rằng trong thời điểm hiện tại cần phải vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chính đảng, kể cả các đảng trong Liên minh 7 Đảng và Đảng Cộng sản Nepal Maoist (CPN-M).

Với Đảng Quốc đại, Đảng cho rằng giai cấp lao động và giai cấp tư sản là hai giai cấp chính trong xã hội Nepal, cần phải xử lý tốt và mang tính xây dựng mối quan hệ này, nếu không sẽ dẫn tới bất ổn và phức tạp mới trên chính trường.

Đối với lực lượng Maoist, Đảng chủ trương lôi kéo vào tiến trình dân chủ và từng bước giải giáp lực lượng dân quân Maoist. Đảng khẳng định “mặc dù chúng ta chỉ là lực lượng lớn thứ 3 trong Quốc hội lập hiến, nhưng chúng ta có trách nhiệm xây

85 dựng Quốc hội lập hiến là nơi đồng thuận và hợp tác như tinh thần của cách mạng nhân dân” và “vai trò của Đảng rất to lớn trong việc soạn thảo hiến pháp thông qua cơ chế đồng thuận hoặc đa số 2/3 và trong việc thiết lập vị trí cân bằng trong vấn đề cơ cấu quyền lực nhà nước” [70, tr.17-18].

Đối với các nhóm cộng sản, Đảng đẩy mạnh thống nhất các nhóm cộng sản trong nước ủng hộ tiến trình chuyển giao dân chủ hòa bình thông qua cuộc đấu tranh tư tưởng chống quan điểm cực tả và cực hữu và trên tinh thần chủ nghĩa Mác- Lê nin và Cương lĩnh.

Vì vậy, ngay sau khi Nhà Vua tuyên bố đầu hàng, CPN-UML đã thúc đẩy thành lập Quốc hội và Chính phủ lâm thời để sớm tổ chức bầu cử Hội đồng lập hiến (CA). Đảng đóng vai trò nòng cốt trong việc đàm phán với lực lượng Maoist ký Hiệp định hòa bình toàn diện gồm 12 điểm với 7 chính đảng (22/11/2005) và thuyết phục lực lượng này tham gia vào phong trào nhân dân đoàn kết chống lại chế độ quân chủ chuyên quyền.

Nhờ vậy, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến dưới sự giám sát của Phái đoàn Liên hợp quốc tại Nepal (UNMIN) đã diễn ra vào ngày 10/4/2008 sau 2 lần bị hoãn (lần 1 là 5/2007 và lần thứ 2 là tháng 12/2007). Tại cuộc bầu cử này, Đảng xếp thứ 3 với 108/601 ghế [67, tr.14], sau Đảng Cộng sản Nepal Maoist (dẫn đầu với 229 ghế) và Đảng Quốc đại Nepal (đứng thứ hai với 115 ghế). Đảng đã tham gia Chính phủ liên minh với 6 bộ trưởng. Theo đề xuất của Đảng CPN-UML, phiên họp đầu tiên của Quốc hội lập hiến (CA) đã tuyên bố chấm dứt 240 năm chế độ quân chủ và thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ liên bang tại Nepal vào ngày 28/5/2008.

Ngoài ra, Đảng đã vừa nhân nhượng vừa đấu tranh với các chính đảng để hai lần vươn lên nắm quyền, trong đó đồng chí Madhav K.Nepal được bầu làm Thủ tướng (5/2009) và đồng chí Jhala Nath Khanal được bầu làm Thủ tướng (2/2011). Đặc biệt, năm 2011, Đảng đã đạt thỏa thuận với lực lượng Maoist, qua đó góp phần chấm dứt 7 tháng bế tắc chính trị tại Nepal trong việc thành lập Chính phủ. Đối với tiến trình soạn thảo Hiến pháp, tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương, Đảng quyết định thành lập Nhóm công tác đặc biệt có trách nhiệm nghiên cứu cũng như tham gia vào quá trình thảo luận và tham vấn với các chính đảng khác. Đảng cho rằng một hiến pháp dân chủ tiến bộ ở Nepal cần phải phản ánh

86 nội dung Hiệp định 12 điểm, các thỏa thuận khác giữa các chính đảng cũng như những nguyên tắc chỉ đạo như duy trì tính độc lập của tư pháp, pháp trị, hệ thống đa đảng cạnh tranh, chế độ liên bang, hệ thống phân phối tiến bộ, bình đẳng, chặt chẽ và công bằng về kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận phương thức sản xuất và tạo cơ hội cho người dân tham gia quản lý [70, tr.17]. Tại Sri Lanka: Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị Sri Lanka diễn biến bất lợi cho Đảng Cộng sản Sri Lanka. Đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) - đảng đại diện cho lợi ích của đại tư sản, đại địa chủ và có tư tưởng chống cộng quyết liệt - lên nắm quyền vào năm 2001. Môi trường an ninh đất nước vẫn bất ổn do chìm trong nội chiến từ năm 1983 giữa quân chính phủ với lực lượng Tổ chức những con hổ giải phóng Tamin (LTTE). Các vụ xung đột giữa hai lực lượng khiến hơn 70.000 chết và khoảng 220.000 người phải chạy tị nạn. Trong khi đó, nền kinh tế Sri Lanka vốn rất nghèo nàn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp với các sản phẩm chủ chốt là chè, cao su, lại phải trải qua thảm họa động đất và sóng thần năm 2004 làm hàng chục nghìn người bị thiệt mạng và mất nhà cửa. Vì vậy, Đảng CPSL tiếp tục tăng cường thống nhất các đảng cộng sản, cánh tả nhằm tăng vị thế trên chính trường, tiến tới tạo sự thay thế của cánh tả, đồng thời thực hiện sách lược liên minh với Đảng Tự do Sri Lanka nhằm lật đổ Đảng Dân tộc Thống nhất khỏi vị trí cầm quyền. Sau Tuyên bố chung với Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka, ngày 30/11/2005, Đảng thúc đẩy thành lập Liên minh XHCN gồm 5 đảng cánh tả (CPSL, Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka, Đảng Mahajana Sri Lanka, Đảng Desa Vimukthi Jaanatha và Mặt trận cánh tả dân chủ), nhằm tập hợp, đoàn kết các đảng có chung tầm nhìn và củng cố cuộc đấu tranh chung vì sự tiến bộ và chống lại các lực lượng dân tộc chủ nghĩa và cực đoan. Đảng CPSL đã hợp tác với Đảng Tự do Sri Lanka trong các hoạt động tranh cử tại các cuộc bầu cử năm 2004 và 2010. Kết quả là Liên minh Nhân dân (UPFA) do Đảng Tự do Sri Lanka lãnh đạo và CPSL làm thành viên đã giành thắng lợi, vươn lên nắm quyền từ năm 2005-2011, trong đó Đảng CPSL giành 01 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2004 và 02 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử 2010, đồng thời giữ 01 ghế Bộ trưởng trong 02 Chính phủ của Liên minh Nhân dân (Bộ trưởng Tư pháp (2004-2010) và Bộ trưởng Tái thiết và Cải cách Nhà giam (từ năm 2010).

87

Trong hoạt động đấu tranh vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội: Đối với cuộc nội chiến tại Sri Lanka, trên lập trường giải quyết xung đột thông qua giải pháp chính trị và dựa trên sự đoàn kết, đồng thuận giữa các dân tộc, Đảng thường xuyên kêu gọi hai chính đảng lớn là Đảng Tự do Sri Lanka và Đảng Dân tộc Thống nhất đàm phán để đạt được thỏa thuận chung về giải pháp cuối cùng cho vấn đề sắc tộc; lên tiếng ủng hộ Thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn giữa Chính phủ của Thủ tướng Ranil Wichremashinge và thủ lĩnh Lực lượng những con hổ giải phóng Tamil (2/2002) [75, tr.28] cũng như các cuộc đàm phán sau này giải quyết cuộc xung đột giữa hai bên. Đồng thời, để củng cố đoàn kết dân tộc giữa cộng đồng người Sinhale và người Tamil thiểu số, Đảng triển khai các hoạt động vận động quần chúng trong cộng đồng người Sinhale chấp nhận quyền tự quyết của người Tamil, song song với kêu gọi cộng đồng người Tamil tìm ra hình thức bày tỏ quyền tự quyết phù hợp mà không chia rẽ Sri Lanka thành 2 nhà nước độc lập. Kết quả là ngày 19/5/2009, Lực lượng những con hổ giải phóng Tamil đã chấp nhận buông súng, chấm dứt 26 năm nội chiến tại Sri Lanka. Bên cạnh đó, với vai trò thành viên trong liên minh Liên minh Nhân dân, Đảng đã nêu và bảo vệ quan điểm tiến bộ về một loạt vấn đề bức xúc trong xã hội như dự thảo Hiến pháp mới, cải cách chế độ bầu cử, vấn đề sắc tộc, sản xuất chè, cổ phần hóa, giá cả… tại các cuộc họp của Ban chấp hành Liên minh Nhân dân gồm đại diện lãnh đạo các đảng trong Liên minh. Cụ thể như vấn đề cổ phần hóa, Đảng cho rằng những lĩnh vực mang tính chiến lược của đất nước như phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ công cộng cần phải do Nhà nước quản lý và không để các tổ chức nước ngoài thao túng. Hoặc như sản xuất chè thu hút nửa triệu lao động của đất nước, Đảng yêu cầu nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và công nghệ để đảm bảo việc làm thường xuyên và an sinh xã hội cho người lao động. Tại Bangladesh: Tương tự tại Ấn Độ và Sri Lanka, chính trường Bangladesh những năm đầu thế kỷ XXI do đảng tư sản theo đường lối hữu lên nắm quyền. Sau cuộc bầu cử năm 2001, Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) của bà Begum Khaleda Zia lên nắm quyền, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn trên chính trường. Kinh tế Bangladesh phải đối phó với những thách thức rất lớn, trong đó 31,5% dân số sống ở mức nghèo khổ và 40% dân số mù chữ [114]. Đặc biệt, Chính phủ của Đảng Dân tộc Bangladesh theo đuổi các chính sách tự do mới của Ngân hàng Thế giới và Quỹ

88

Tiền tệ thế giới khiến thất nghiệp tràn lan. Trong khi đó, tình hình khu vực Nam Á có những diễn biến phức tạp sau khi liên quân Mỹ, Anh tiến hành cuộc chiến tranh can thiệp Iraq, Afghanistan, kích động bùng phát của chủ nghĩa khủng bố và xu hướng cực hữu tại nhiều nước. Trên cơ sở đó, tại Đại hội VIII (2003), Đảng Cộng sản Bangladesh xác định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng giai đoạn này là tiếp tục đấu tranh vì một nền kinh tế tự lực tự cường, thoát khỏi những chính sách tự do mới, ảnh hưởng của đế quốc, tàn dư của chủ nghĩa phong kiến và nền chính trị tiền bạc nhằm tạo ra sự chuyển hoá dân chủ về xã hội. Biện pháp chính được Đảng sử dụng là dùng đấu tranh ngoài nghị trường thông qua các cuộc mít-tinh, biểu tình, đình công... và lực lượng tiến hành là các đảng các tả và các lực lượng dân chủ, thế tục, tiến bộ trong Mặt trận Dân chủ Cánh tả và Liên minh 11 đảng. Nội dung đấu tranh trong giai đoạn này bao gồm: đấu tranh đòi cải cách bầu cử, chống các chính sách kinh tế-xã hội đi ngược với quyền lợi của nhân dân, chống nghĩa phân biệt cộng đồng, Hồi giáo cực đoan, chống khủng bố, chống đế quốc. Năm 2004, trước âm mưu của chính phủ lâm thời do Tổng thống Iazuddin Ahmed đứng đầu dự kiến tổ chức tổng tuyển cử nhằm đưa liên minh Đảng Dân tộc Bangladesh-Jamaat lên nắm quyền, Đảng đã cùng một số chính đảng khác tẩy chay phản đối và kết quả là Tổng thống đã phải từ chức và trao quyền cho chính phủ lâm thời mới. Năm 2006, trong bối cảnh tình hình chính trị Bangladesh bế tắc do đảng Đảng Dân tộc Bangladesh tìm cách trì hoãn không tổ chức tổng tuyển cử, Đảng CPB đã triển khai nhiều cuộc biểu tình đòi cải cách bầu cử thông qua bản kiến nghị cải cách bầu cử gồm 53 điểm; phản đối việc áp dụng tình trạng khẩn cấp; yêu cầu tổ chức sớm bầu cử công bằng và có sự tham gia đầy đủ của các chính đảng. Đồng thời, dưới thời kỳ Đảng Dân tộc Bangladesh nắm quyền (2001-2007), Đảng CPB, Mặt trận Dân chủ Cánh tả và Liên minh 11 Đảng đã tổ chức hàng trăm cuộc biểu tình, đình công, mít-tinh quần chúng… phản đối chính sách bóc lột quần chúng lao động, đàn áp phong trào nhân dân và công đoàn, bán rẻ tài nguyên thiên nhiên [110]. Đỉnh cao là đợt biểu tình trong năm 2003 và 2004. Bắt đầu từ cuộc mít-tinh quần chúng (20/1/2003), hàng loạt các cuộc biểu tình và tổng

89

đình công đã diễn ra trên cả nước, như: tổng đình công của Liên minh 11 Đảng do CPB phát động ngày 10/3/2003, mít-tinh của các đảng cánh tả từ ngày 17- 20/3/2003, cuộc diễu hành của hàng nghìn người tại Dhaka ngày 25/3/2003 và tổng đình công trên cả nước ngày 27/3/2003. Tiếp theo là 4 cuộc biểu tình trong tháng 4/2003, 8 cuộc tuần hành trong tháng 5/2003 và 14 cuộc biểu tình trong năm 2004, tiêu biểu như tuần hành lớn của công nhân yêu cầu đảm bảo quyền lợi của công nhân và chống chính sách tư nhân hóa ngày 15/6/2004, tổng đình công toàn quốc ngày 11/7/2004... Ngoài ra phải kể đến cuộc biểu tình toàn quốc ngày 2/3/2006 đòi bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho công nhân sau vụ cháy và sập nhà máy tại Dhaka và Chittagong. Cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng lên của chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, trào lưu Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố được Đảng CPB xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong nhiệm kỳ các Đại hội VIII và IX. Trong đó tại Đại hội VIII (2003), Đảng đã nêu lên khẩu hiệu: nền độc lập của Bangladesh đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, trào lưu cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Trên cơ sở đó, Đảng thúc đẩy việc đưa ra xét xử tội phạm chiến tranh năm 1971, bao gồm những lãnh tụ của Đảng Jamaat-e-Islam. Đảng đã phát động chiến dịch kéo dài 1 tháng (15/11-16/12/2008) do Đảng CPB phát động với đa dạng các hình thức như diễu hành, biểu tình, mít-tinh đường phố, triển lãm, biểu diễn văn nghệ nhằm yêu cầu xét xử tội phạm chiến tranh, chống chủ nghĩa phân biệt cộng đồng và khôi phục 4 nguyên tắc Hiến pháp 1972. Trong tháng 1/2011, Đảng ủng hộ và chỉ đạo tổ chức quần chúng Liên đoàn sinh viên Bangladesh (BSU) phối hợp với các tổ chức sinh viên khác thông qua “Cương lĩnh thức tỉnh” hay “Cương lĩnh của thế hệ mới” kêu gọi hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình tại quảng trường Shahbagh (Dhaka) để yêu cầu tử hình các tội phạm chiến tranh và cấm đảng Jamaat hoạt động. Cuộc biểu tình được đánh giá có một không hai trong lịch sử đã tạo ra tiếng vang trong công luận và có tác động chính trị to lớn. Đối với đấu tranh chống đế quốc, Đảng tiến hành các cuộc biểu tình phản đối can thiệp của Mỹ vào khu vực (phản đối tập trận chung và hiệp định quân sự Mỹ-Bangladesh ngày 29/5/2002, 4/6/2002 và 27/6/2002). Đỉnh cao là

90 hàng loạt các cuộc biểu tình chống chiến tranh trong năm 2003 sau sự kiện Mỹ tấn công Iraq, tiêu biểu như cuộc biểu tình của hàng nghìn công nhân, nông dân, sinh viên, thanh niên và tri thức tại Dhaka ngày 5/3/2003; tổng đình công của Liên minh 11 Đảng do CPB phát động ngày 22/3/2003; diễu hành của hàng nghìn người trước Đại sứ quán Mỹ tại Dhaka ngày 25/3/2003; cuộc biểu tình chống đế quốc ngày 20/3/2006… 3.2.1.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hoạt động phối hợp trong phong trào cộng sản quốc tế

Trên cơ sở thế và lực gia tăng, các đảng cộng sản tại Nam Á ngày càng mở rộng quan hệ và tăng cường phối hợp hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, nhất là tham gia ngày càng nhiều vào các cơ chế đa phương với các đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới.

Tại Ấn Độ: Do vị thế và vai trò được nâng cao, hai Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít gia tăng các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc và thăm viếng song phương nhằm tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, cánh tả, xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2002-2008, Đảng CPI đã tiếp xúc với hơn 100 các đảng anh em trên thế giới, trong đó cử 31 đoàn cấp cao thăm các nước như Tổng Bí thư Bardhan thăm Nepal (2003), Cuba (2004) và Trung Quốc (6/2005), cử đại diện lãnh đạo Đảng dự Đại hội các Đảng (Đảng Cộng sản Mỹ (7/2005), Đảng Cộng sản Brazil (10/2005), Đảng Cộng sản Pháp (3/2006), Đảng Cộng sản Sri Lanka (8/2006), Dự kỷ niệm 80 năm ngày sinh đồng chí Fidel Castro (11/2006), Đảng Cộng sản Belarus (5/2007)…). Đảng CPI-M cử đoàn Tổng Bí thư thăm Việt Nam (2007), đoàn Trưởng Ban Quốc tế thăm Trung Quốc (2006)…

Bên cạnh đó, hai Đảng cộng sản tại Ấn Độ đẩy mạnh việc tham gia các cơ chế đa phương của các đảng cộng sản, công nhân trên thế giới, đồng thời mở rộng sang các diễn đàn đa phương chính đảng quốc tế. Hai đảng CPI và CPI-M thường xuyên cử đoàn tham dự cơ chế Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân như tại Lisbon (11/2006), tại Nga (11/2007), Nam Phi (2010)… Đặc biệt, hai Đảng đã cùng phối hợp tổ chức “Cuộc gặp lần thứ 11 các đảng cộng sản và công nhân quốc tế” (tháng 11/2009) nhằm củng cố uy tín và ảnh hưởng sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội. Hội thảo với chủ đề “Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thế giới, cuộc đấu

91 tranh của nhân dân lao động, giải pháp thay thế và vai trò của phong trào cộng sản và công nhân” có sự tham dự của 57 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân từ 48 nước trên thế giới đã cho thấy sự ủng hộ to lớn của các đảng cộng sản, công nhân quốc tế đối với CPI-M và CPI. Ngoài ra, từ năm 2004, các đảng bắt đầu tham gia Hội nghị các chính đảng châu Á (ICAPP) tại Bắc Kinh (2004), Hàn Quốc (8/2006), Kazakhstan (2009)...

Đáng chú ý, trước việc Hội đồng Nghị viện châu Âu (EC) thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết lên án quốc tế đối với tội ác của chủ nghĩa cộng sản tại những nước cộng sản cầm quyền” (24/1/2006), hai Đảng đã có phản ứng nhanh và mạnh: Đảng CPI ra Nghị quyết lên án Nghị quyết của EC, Đảng CPI-M xem đó là cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt, lấy ngày 24/1 là “Ngày chống đế quốc” trên khắp nước bằng việc tổ chức các cuộc hội nghị, tuần hành, biểu tình ngồi trên cả nước, đồng thời kêu gọi các đảng cộng sản, cánh tả, các lực lượng dân chủ cùng phối hợp hành động để phản đối. Ngoài ra, các đảng cũng tổ chức nhiều hoạt động thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Palestines, Cuba, Triều Tiên, Nepal và ; Hội hữu nghị đoàn kết nhân dân toàn Ấn (AIPSO) tổ chức festival hữu nghị Việt-Ấn và Trung-Ấn…

Ngoài ra, trên cơ sở cho rằng Mỹ vẫn là một siêu cường duy nhất và đang ra sức thiết lập thế giới đơn cực, thông qua cuộc chiến chống “chủ nghĩa khủng bố toàn cầu” tìm cách áp đặt bá quyền lên các nước khác, hành động đơn phương, phớt lờ luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó đang đẩy mạnh can thiệp vào Nam Á và tìm cách lôi kéo Ấn Độ, các đảng cộng sản Ấn Độ đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền, duy trì chính sách đối ngoại độc lập và chống chủ nghĩa đế quốc. Hai đảng cộng sản và các đảng cánh tả thường xuyên đăng tải các bài báo, đưa ra nhiều tuyên bố về lập trường đối với những diễn biến của tình hình thế giới, tổ chức các hoạt động biểu tình chống chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ G.Bush (3/2006), phản đối tàu hạt nhân NIMITZ cập cảng Ấn Độ (1/7/2007), tập trận chung Mỹ-Ấn trên vịnh Bengal (9/2007), các hoạt động hiếu chiến của Mỹ tại Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh... Tại Nepal: Đảng CPN-UML tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế với các đảng cộng sản, công nhân thông qua trao đổi đoàn và tham dự các hoạt động

92 của các đảng thân thiết. Tại Đại hội VII (2003), Đảng CPN-UML mời 15 đoàn quốc tế tham dự; và đến Đại hội VIII (2009) mời 45 đoàn quốc tế tham dự, trong đó có các đảng từ Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh... Trên cơ sở thế và lực gia tăng, Đảng có nhiều đóng góp trong việc phục hồi phong trào cộng sản quốc tế với việc tổ chức, tham gia các hội thảo và diễn đàn quốc tế. Từ ngày 6-9/11/2000, Đảng CPN-UML đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI" với sự tham dự của 25 đảng cộng sản, cánh tả và công nhân trên toàn thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Italy, Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)... Hội thảo đã ra Thông cáo báo chí, khẳng định dù CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng không thể bị đánh bại, đặc biệt vào đầu thế kỷ XXI đang tăng cường cuộc đấu tranh chống đế quốc và tiếp tục lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ trên toàn thế giới. Hội thảo cho rằng có nhiều con đường khác nhau đi lên CNXH và kêu gọi các đảng cộng sản đẩy mạnh đối thoại, tăng cường đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêu chung giải phóng con người [68]. Đảng cũng bắt đầu cử đoàn tham dự cơ chế “Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân”. Đặc biệt, tại Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân tổ chức ở Nam Phi năm 2010, Chủ tịch Đảng CPN-UML đề xuất các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới cần đưa ra quan điểm thống nhất trên 5 vấn đề lớn nhằm thể hiện sự đoàn kết và cam kết đối với hòa bình thế giới và CNXH, được hội nghị đánh giá cao [108], bao gồm: i) Phản đối âm mưu lừa bịp của chủ nghĩa đế quốc và thúc đẩy xây dựng trật tự thế mới mới dựa trên quan điểm thế tục, dân chủ, hòa bình và chủ nghĩa quốc tế; ii) Dành sự ủng hộ hơn nữa với giai cấp nông dân và công nhân, nhất là cải thiện đời sống và giúp đỡ cuộc đấu tranh vì công bằng; iii) Phản đối lợi dụng toàn cầu hóa của tư bản toàn cầu nhằm thực hiện âm mưu độc quyền các nguồn tài nguyên và đẩy mạnh phong trào đòi tư bản toàn cầu chịu trách nhiệm về những tàn phá và nguy hại gây ra đối với nhân dân và các quốc gia; iv) Phản đối các hành vi sử dụng hóa chất tại các nước phát triển khiến thay đổi khí hậu và xói mòn môi trường; v) Xây dựng mạng lưới đoàn kết với tất cả tầng lớp, giai cấp trong cuộc đấu tranh xóa đói nghèo, ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu và các hình thức đối xử, bóc lột bất công, bất bình đẳng.

93

Tại Sri Lanka và Bangladesh: Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) và Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) mở rộng hơn quan hệ, trao đổi thông tin với các đảng anh em trong khu vực và trên thế giới qua các hoạt động mời/cử đoàn dự đại hội, thăm làm việc. Đồng thời, hai Đảng cũng tham gia các diễn đàn đa phương, hội thảo quốc tế của các đảng cộng sản công nhân quốc tế như “Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản, công nhân”, Hội thảo “Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI” tại Nepal (2000), Hội thảo quốc tế kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng 10 tại Ấn Độ (2007) và thường xuyên gửi thông tin lên mạng Solinet… Đảng CPSL tại Đại hội XVII (2002), Đại hội XVIII (2006) và Đại hội XIX (2010) đều mời khoảng 10 đảng anh em, chủ yếu các đảng cộng sản trong khu vực như hai Đảng CPI và CPI-M của Ấn Độ, Đảng CPN-UML từ Nepal, Đảng Cộng sản Bangladesh và các đảng cộng sản từ các nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam và Cuba. Đảng CPB tại Đại hội VIII (2003) và Đại hội IX (2008) cũng mời khoảng 5-10 đoàn đảng cộng sản khu vực và quốc tế tham dự. 3.2.1.3. Tiếp tục các hoạt động củng cố, xây dựng Đảng về chính trị-tư tưởng, tổ chức và vận động quần chúng. Tại Ấn Độ, Đảng CPI-M tiến hành tổng kết kinh nghiệm và thông qua “Báo cáo về công tác tổ chức Đảng”, trong đó nhấn mạnh trọng tâm xây dựng tổ chức quần chúng và xây dựng Đảng, yêu cầu 6 tháng/lần tổ chức thảo luận về một số vấn đề tư tưởng, chú trọng nâng cao chất lượng Đảng viên thông qua sàng lọc đối tượng kết nạp Đảng, tăng cường giáo dục chính trị tổ chức, đa dạng thành phần gia nhập Đảng. Đảng CPI xác định nâng cao chất lượng cơ sở đảng là nhiệm vụ chủ yếu, trong đó đặt mục tiêu gấp đôi số cơ sở đảng lên 60.000 (so với hơn 30.000 năm 2007) [46, tr.203], ngoài ra tăng cường công tác chính trị-tư tưởng thông qua đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, tăng các chương trình bồi dưỡng chính trị tư tưởng tại trường đảng, đưa báo đảng về địa phương, mở rộng tổ chức quần chúng, công tác dân vận đối với các tầng lớp lạc hậu trong xã hội và khu vực nói tiếng Hindi… Từ sau năm 2009, hai đảng CPI và CPI-M đều tiến hành các chiến dịch chỉnh đốn Đảng từ trung ương tới cơ sở, tập trung giải quyết dứt điểm những bất đồng trong ban lãnh đạo và các đảng bộ bang Kerala và West Bengal, củng cố đoàn kết nội bộ Mặt trận cánh tả, nhất là việc đẩy mạnh phối hợp hành động và trao đổi ý

94 kiến giữa ban lãnh đạo hai Đảng, duy trì vai trò lãnh đạo tại bang Tripura [12, tr.106-111]. Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất tiếp tục đẩy mạnh quán triệt Cương lĩnh ”Dân chủ đa đảng của nhân dân” nhằm giúp Đảng viên và quần chúng hiểu rõ và đánh giá chính xác tình hình cách mạng cũng như đề ra các biện pháp phù hợp trong xây dựng cơ cấu tổ chức Đảng và huy động quần chúng. Đảng đã thành lập hệ thống trường Đảng trên tất cả các cấp và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ lý luận cũng như tư tưởng của đảng viên. Công tác vận động quần chúng thông qua các tổ chức quần chúng được Đảng rất coi trọng. Để đưa hoạt động của các tổ chức này hiệu quả hơn và tránh tình trạng phe phái, việc chỉ đạo các tổ chức quần chúng được giao trực tiếp cho Trung ương Đảng. Ngoài ra, trong xu thế ngày càng có nhiều người Nepal sinh sống và làm việc ở nước ngoài, Đảng thành lập các Đảng ủy ngoài nước tại Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Australia … nhằm lôi kéo những Nepal kiều với phong trào dân chủ trong nước, huy động ủng hộ tinh thần và vật chất đối với các chương trình phát triển trong nước, đồng thời mở rộng ảnh hưởng Đảng. Đảng Cộng sản Bangladesh tiếp tục triển khai chiến lược “chuyển hóa dân chủ cách mạng”. Đáng chú ý, Đảng thiết lập cơ chế “nhóm hoạt động” và “cộng tác viên” (những người cảm tình đảng) nhằm tạo nguồn kết nạp đảng viên mới và nguồn huy động lực lượng cho các hoạt động quần chúng của Đảng (theo số liệu tại Đại hội IX của Đảng CPB năm 2008, số nhà hoạt động và cảm tình Đảng là 30.000 người). 3.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động 3.2.2.1. Thành tựu Thứ nhất, các đảng đã đạt được những kết quả to lớn, thậm chí mang tính lịch sử trong việc giành phiếu bầu của cử tri, thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong các chiến dịch và gia tăng lực lượng. Tại Ấn Độ, Mặt trận cánh tả do Đảng CPI và CPI-M làm nòng cốt trong giai đoạn từ 2002-2008 tăng nhiều số ghế Quốc hội, nắm quyền tại nhiều bang nhất trong lịch sử, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản Đảng Nhân dân Ấn Độ theo đường lối cực hữu quay lại nắm quyền. Với vị trí đó, hai Đảng đã tham

95 gia vào quá trình xây dựng, triển khai và giám sát các chính sách kinh tế - xã hội có lợi cho nhân dân lao động. Ngoài ra, các chiến dịch đấu tranh do hai Đảng phát động thu hút khối lượng kỷ lục quần chúng tham gia, qua đó gây tiếng vang lớn trên chính trường Ấn Độ. Về tổ chức lực lượng, số Đảng viên của các Đảng đều tăng đáng kể so với những năm 1990. Trong giai đoạn từ năm 2002-2011, Đảng CPI tăng thêm 90.000 Đảng viên (từ 560.000 năm 2002 lên 650.000 năm 2011), so với số tăng thêm 80.000 Đảng viên trong giai đoạn từ năm 1992-2002 (từ 480.000 năm 1992 lên 560.000 năm 2002) [41; 44; 46]. Trong khi đó, Đảng CPI-M tăng thêm 180.000 Đảng viên trong giai đoạn từ năm 2002-2008 (từ 800.000 năm 2002 lên 980.000 năm 2008) so với số tăng thêm 141.000 Đảng viên trong giai đoạn từ năm 1991- 1998 (từ 579.000 năm 1991 lên 720.000 năm 1998) [50; 54; 59]. Tại Nepal, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN- UML) là lực lượng lãnh đạo phong trào dân chủ, chấm dứt 240 năm chế độ quân chủ để thiết lập nền cộng hòa tại Nepal; đóng vai trò nòng cốt trong việc kết thúc nội chiến, đem lại hòa bình cho đất nước; và là chính đảng tích cực nhất trong việc hòa giải xung đột lợi ích giữa các lực lượng chính trị, bảo vệ tiến trình dân chủ, củng cố môi trường ổn định để xây dựng Hiến pháp mới. Đảng luôn luôn là một trong 3 chính đảng quan trọng nhất tại Nepal và là đảng cộng sản duy nhất tại khu vực Nam Á nhiều lần lên nắm quyền. Cùng với đó, lực lượng Đảng viên CPN-UML tăng cao, lên 260.000 người năm 2012 (theo số liệu Đại hội IX của Đảng CPN-UML năm 2014), hơn gấp đôi so với năm 2003 (120.000 người) [69] và hơn 7 lần so với năm 1992 (36.000 người năm 1992). Tại Sri Lanka, Đảng Cộng sản Sri Lanka (CPSL) góp phần không nhỏ trong việc ủng hộ Đảng Tự do Sri Lanka theo đường lối dân tộc quay lại nắm quyền (2005-2011) và kết thúc nội chiến 26 năm tại Sri Lanka. Với sách lược linh hoạt, tiến hành liên minh với đảng tư sản theo quan điểm tiến bộ, Đảng CPSL đã có điều kiện liên tục tham chính để thúc đẩy các chính sách có lợi cho nhân dân lao động. Tại Bangladesh, Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) có nhiều nỗ lực trong việc đoàn kết các lực lượng cộng sản, cánh tả và dân chủ nhằm tạo ra sự thay thế đối với chế độ lưỡng đảng tư sản. Đảng luôn đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống mặt trái của chủ nghĩa tự do, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống các

96 thế lực tư sản phản động, chủ nghĩa phân biệt cộng đồng và chủ nghĩa đế quốc. Nhờ vậy, dù là đảng nhỏ nhưng số lượng Đảng viên liên tục tăng, lên 10.000 đảng viên năm 2008 [40], gần gấp đôi so với năm 1993 (5.500 đảng viên). Thứ hai, nội bộ phong trào cộng sản các nước, nhất là Ấn Độ và Nepal trong những năm đầu thế kỷ XXI trở nên đoàn kết và phối hợp hiệu quả hơn.

Tại Ấn Độ, giai đoạn này đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ, thực chất nhất giữa hai Đảng cộng sản CPI, CPI-M và các đảng cánh tả trong việc thống nhất lập trường và phối hợp hoạt động, biểu hiện rõ nét qua thống nhất với nhau cả về cách tiếp cận, quan điểm, đường lối, chính sách lẫn hành động và chia sẻ cách tiếp cận và đánh giá về các chính sách của Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất, nhất là chính sách kinh tế, đối ngoại và các vấn đề chính trị.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13, hai Đảng thống nhất đặt mục tiêu đánh đổ liên minh cầm quyền của Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) trong cương lĩnh tranh cử), cùng phối hợp đấu tranh với Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất của Quốc đại trong việc triển khai Chương trình chung tối thiểu [45, tr.106]. Bốn đảng cộng sản và cánh tả họp mỗi tháng/lần, thậm chí có giai đoạn thường xuyên hơn để đưa ra quan điểm chung trước khi họp tại Ủy ban phối hợp Liên minh Tiến bộ thống nhất -Cánh tả.

Lãnh đạo Đảng CPI-M đã thừa nhận “sự hợp tác giữa hai Đảng cộng sản tại Ấn Độ đã giúp cải thiện vị thế của Mặt trận cánh tả”, cho rằng “hai Đảng cần kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn tại Ấn Độ. Đây là con đường giải quyết những bất đồng và tăng cường phong trào cộng sản ở Ấn Độ”, từ đó cam kết “nỗ lực vì sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn giữa hai Đảng trong thời gian tới” [45, tr.25].

Đảng CPI thẳng thắn thừa nhận những bất đồng giữa CPI và CPI (M) về vấn đề tư tưởng và cương lĩnh đấu tranh, nhưng nhấn mạnh “sự tương đồng trong đánh giá về tình hình quốc tế và trong nước, sự phối hợp hành động giữa các tổ chức quần chúng của hai đảng đấu tranh cho những vấn đề của nhân dân sẽ góp phần đưa hai Đảng xích lại gần nhau hơn và cần phải xem xét những bất đồng theo quan điểm phát triển” [45, tr.106].

97

Tại Nepal, Đảng CPN-UML chủ động thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn với Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít (CPN-M) và đến ngày 15/2/2002, hai Đảng đã nhất trí hợp nhất, giữ nguyên tên Đảng là CPN-UML. Với kết quả này, khủng hoảng trong nội bộ phong trào cộng sản kết thúc, qua đó tập hợp sức mạnh chung của toàn bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thứ ba, hoạt động của các đảng đã góp phần tích cực trong việc phục hồi hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế. Điểm mới trong nhận thức của các đảng về phối hợp hoạt động là bên cạnh đoàn kết, ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phù hợp về tinh thần và vật chất, việc mỗi đảng phát huy tinh thần tự chủ, coi việc thực hiện thành công cuộc cách mạng tại mỗi nước là đóng góp hiệu quả nhất vào sự phát triển của phong trào cộng sản quốc tế.

Những thành quả của các đảng trong hoạt động đấu tranh tại mỗi nước đã thể hiện sức sống của phong trào, là đóng góp thiết thực nhất trong việc đưa phong trào cộng sản quốc tế thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất. Hơn nữa, sự ủng hộ và tích cực tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương của phong trào cộng sản khu vực và quốc tế đã nâng cao uy tín và tính cấu kết của toàn bộ phong trào cũng như chia sẻ kinh nghiệm và ủng hộ các đảng cộng sản khác trên toàn thế thế giới.

Nguyên nhân của những thành tựu trên: Về khách quan: do cùng chung xu hướng phục hồi hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế và được truyền cảm hứng từ thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của các nước XHCN, nhất là Trung Quốc, Việt Nam. Về chủ quan, nền tảng chính trị vững vàng hơn từ kết quả hoạt động của giai đoạn trước; sách lược đúng đắn trong một số giai đoạn; sự đoàn kết trong nội bộ phong trào.

Đáng chú ý, thắng lợi của các đảng cộng sản Nam Á không thể không kể đến vai trò cá nhân của người đứng đầu các đảng trong giai đoạn này như Tổng Bí thư CPI A.B Bardhan (từ năm 1996-2012); Tổng Bí thư CPI-M Prakash Karat (từ năm 2005-2011); Chủ tịch Đảng CPN-UML Madav Kumar Nepal... Các đồng chí lãnh đạo trong giai đoạn này đều là những nhà lý luận, nhà hoạt động kỳ cựu, từng tham gia nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng. Đồng chí A.B Bardhan có bằng thạc sĩ về luật, là lão thành cách mạng rất có uy tín của Đảng CPI cũng như phong trào

98 cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ. Đồng chí gia nhập Đảng CPI năm 1940, từng tham gia phong trào đấu tranh đòi độc lập cho Ấn Độ (năm 1942) và lãnh đạo các phong trào công đoàn, sinh viên, công nhân điện lực, đường sắt, dệt, cơ khí... Đồng chí Prakash Karat sinh năm 1948 có bằng thạc sĩ chính trị tại Anh và tiến sĩ tại Đại học JNU. Đồng chí bắt đầu tham gia hoạt động sinh viên và gia nhập Đảng CPI-M từ năm 1970, là một trong những người sáng lập Liên đoàn sinh viên toàn Ấn và là Chủ tịch Hội sinh viên Đại hội JNU. Trong quá trình hoạt động, đồng chí đã từng hai lần bị bắt giữ và giam cầm. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư CPI-M trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2005 và nhiều lần được báo chí Ấn Độ bình chọn làm “chính trị gia của năm”. Đồng chí A.B Bardhan và Krakash Karat có mối quan hệ cá nhân rất khăng khít, có nhiều tương đồng quan điểm, thường xuyên thảo luận và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động.

Đồng chí M.K.Nepal sinh năm 1953 là nhà cách mạng lão thành của phong trào cộng sản Nepal. Tham gia phong trào cộng sản từ năm 1969, đồng chí từng hoạt động bí mật trong 15 năm với nhiều bí danh và bị bắt giữ, giam cầm dưới chế độ quân chủ. Đồng chí là một trong những lãnh đạo sáng lập đảng CPN-ML, lãnh đạo phong trào dân chủ năm 1990, được bầu làm Tổng Bí thư CPN-UML từ năm 1998, từng giữ Thủ tướng Nepal năm 2009.

3.2.2.2. Hạn chế Thứ nhất, dù đã có những bước phục hồi mạnh mẽ, nhưng kết quả hoạt động của các đảng vẫn bấp bênh và thiếu vững chắc. Tại Ấn Độ, sau những thành tựu vượt bậc trong giai đoạn 2002-2008, từ năm 2009-2011, thế và lực của các đảng cộng sản và Mặt trận Cánh tả dần giảm sút nghiêm trọng. Tại bầu cử Quốc hội khóa 15 (5/2009), Mặt trận Cánh tả do hai Đảng CPI và CPI-M làm nòng cốt đã thất bại nặng nề, chỉ được 27/544 ghế, là số ghế thấp nhất trong lịch sử và giảm 32 ghế so với bầu cử 2004, riêng CPI-M giảm 27 ghế, đảng CPI giảm 6 ghế. Sau đó, Mặt trận cánh tả liên tiếp thất bại trong cuộc bầu cử Viện lập pháp bang West Bengal và Kerala (4/2011), trong đó chấm dứt 34 năm cầm quyền liên tiếp kể từ năm 1977 tại bang West Bengal - nơi được coi là “thành trì của cộng sản” (Mặt trận Cánh tả chỉ được 63/294 ghế Viện lập pháp bang, mất 166 ghế so với bầu cử trước, riêng Đảng CPI-M mất tới 136 ghế) [12, tr.106-

99

111]. Với kết quả này, Mặt trận Cánh tả trở thành trở thành lực lượng đối lập tại Quốc hội và chỉ còn nắm quyền tại bang Tripura. Từ những thất bại trong bầu cử, các đảng cộng sản đối mặt với sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù định. Tại bang West Bengal, các đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trở thành mục tiêu tấn công khủng bố của đảng Trinamul , nghiêm trọng nhất là vụ tấn công khiến gần 500 đảng viên cộng sản bị giết hại (5/2009) và hàng trăm trụ sở đảng, văn phòng tổ chức công đoàn và tổ chức quần chúng bị chiếm giữ, đốt phá. Cả hai Đảng CPI và CPI-M đều thừa nhận đây là giai đoạn mà uy tín và vị thế của Mặt trận Cánh tả bị sụt giảm nhất [60, tr.51]. Tại Nepal, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN- UML) thường xuyên đối mặt với tình trạng giành/mất quyền, do môi trường chính trị đa đảng rất phức tạp với nhóm lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Liên minh 7 đảng mà Đảng CPN-UML là một thành viên dù đã phối hợp chặt chẽ trong phong trào dân chủ có chung mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến, nhưng trong quá trình tái thiết và xây dựng khuôn khổ nhà nước cộng hòa bộc lộ xung đột sâu sắc về lợi ích và khác nhau về hệ tư tưởng chính trị. Lực lượng Maoist vẫn duy trì lực lượng vũ trang, sẵn sàng sử dụng các biện pháp bạo lực để đạt mục đích, vì vậy dễ đẩy Nepal quay trở lại nội chiến; trong khi Đảng Quốc đại Nepal luôn tìm cách ngăn cản Đảng CPN-UML lên nắm quyền và có thái độ đối đầu với lực lượng Maoist. Tiến trình soạn thảo Hiến pháp còn kéo dài do sự nghi ngờ và mâu thuẫn về lợi ích giữa các đảng, tập trung vào các vấn đề quan trọng như thành lập chính phủ, bản chất của chế độ liên bang, thống nhất và quản lý quân đội giải phóng nhân dân, hệ thống bầu cử và cải cách ruộng đất. Do đó, việc hoàn thành mục tiêu cách mạng sẽ còn dài lâu và phụ thuộc vào năng lực của Đảng trong công tác chính trị, tư tưởng, đoàn kết, thống nhất nội bộ và vận động quần chúng. Tại Sri Lanka, dù linh hoạt về sách lược nhưng Đảng Cộng sản Sri Lanka hầu như không mở rộng sức ảnh hưởng và nâng cao uy tín Đảng trong quần chúng. Số ghế Quốc hội của Đảng không tăng so với giai đoạn trước, trong khi lực lượng Đảng viên có xu hướng giảm dần (Đại hội XVI (1998) là 6.000 đảng viên; Đại hội XVII (2002) là 5.000; Đại hội XVIII (2006) là 4.000 và Đại hội XIX (2010) là gần 5.000 đảng viên).

100

Tại Bangladesh, Đảng Cộng sản Bangladesh vẫn là đảng nhỏ trên chính trường và gặp rất nhiều thách thức trong việc thực hiện mục tiêu cách mạng của Đảng cũng như nâng cao vị thế và mở rộng ảnh hưởng. Tuy phát huy được vai trò trong các cuộc biểu tình, đấu tranh đường phố vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội, nhưng hoạt động đấu tranh nghị trường chưa tạo bước tiến triển đáng kể. Từ năm 1996 đến 2011, Đảng không giành được bất cứ ghế nào trong Quốc hội. Thứ hai, sự phối hợp hoạt động giữa các đảng cộng sản và cánh tả tuy chặt chẽ hơn nhưng chưa ổn định. Trong nước, việc thiết lập một mặt trận thống nhất tại mỗi nước khó triển khai do không giải quyết được những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ phong trào cộng sản, cánh tả. Tại Ấn Độ, vấn đề hợp nhất đảng CPI và CPI-M dù được nêu ra nhiều lần nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, từ năm 2007 nổ ra mâu thuẫn giữa các đảng thành viên trong Chính quyền Mặt trận Cánh tả với Đảng CPI-M liên quan đến các chính sách tại bang West Bengal, nhất là chính sách công nghiệp hóa và hoạt động thu hồi, đền bù đất đai cho xây dựng các đặc khu kinh tế. Đảng CPI, Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (RSP) và Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn (AIFB) phê phán Đảng CPI-M đã không tham vấn các đảng trong Mặt trận trước khi ra quyết sách, trong đó đỉnh điểm là Đảng AIFB đã rút khỏi Mặt trận cánh tả. Tại Sri Lanka, ý tưởng tiến tới thiết lập một mặt trận thống nhất các lực lượng cộng sản, cánh tả của Đảng Cộng sản Sri Lanka không khả thi, do khả năng thống nhất hai đảng nòng cốt là Đảng CPSL và Đảng Xã hội Công bằng Sri Lanka không còn; trong khi đó, Liên minh XHCN gồm 5 đảng cánh tả hoạt động rất lỏng lẻo và chưa tạo dấu ấn đáng kể. Tại Bangladesh, việc xây dựng lực lượng cánh tả thống nhất ở Bangladesh còn nhiều thách thức và ý tưởng thành lập sự thay thế của dân chủ cánh tả gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là các đảng cánh tả yếu cả thế và lực, chưa tạo ra sức thu hút đối với quần chúng, thiếu kiên định và mang nặng chủ nghĩa bè phái. Từ cuối năm 2004, trước sự lôi kéo của Đảng Liên đoàn Awami (AL), một số đảng đã từ bỏ mục tiêu thiết lập “sự thay thế”, rời bỏ Mặt trận Dân chủ Cánh tả (LDF) và Liên minh 11 đảng để tham gia vào Liên minh Mohajote do Đảng AL đứng đầu. Trong đó, hai nhóm trong Đảng Xã hội chủ nghĩa

101

Bangladesh (BSD) rời Mặt trận Dân chủ Cánh tả đồng thời tuyên bố sẽ không tham gia vào các cuộc đấu tranh chống AL, trong khi 7 đảng bao gồm cả Đảng Công nhân Bangladesh (WPB) cũng không nhất trí với quan điểm “đấu tranh đồng thời với Đảng AL trên một số vấn đề trọng yếu” của Đảng CPB và đã gia nhập Liên minh Mohajote gồm 14 Đảng do AL đứng đầu [40, tr.2]. Riêng đảng CPB tiếp tục lập trường và chính sách cũ, không tham gia vào Liên minh Mohajote mà giữ vị trí độc lập để tiến hành các cuộc đấu tranh chống liên minh BNP-Jamat và nhất quán theo con đường chuyển hóa dân chủ cách mạng. Ở cấp độ khu vực, các đảng vẫn chưa thành lập được một cơ chế phối hợp ổn định, chủ yếu thông qua cơ chế trao đổi thông tin và gặp gỡ song phương. Ở cấp độ quốc tế, tuy tham gia một số cơ chế hợp tác của các đảng cộng sản, công nhân quốc tế và cung cấp thông tin trên mạng Solinet, nhưng vẫn chưa thường xuyên. Trong đó, các đảng cộng sản tại Ấn Độ, từ năm 2009 do những khó khăn nội bộ đã giảm bớt các hoạt động đối ngoại, trao đổi đoàn song phương. Nguyên nhân của những hạn chế trên: Về khách quan: Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, trong đó sự can dự mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực góp phần tăng cường sự cấu kết giữa lực lượng đế quốc phản động với giai cấp tư sản và các lực lượng tôn giáo cực đoan nhằm thu hẹp và xóa bỏ ảnh hưởng của các đảng cộng sản, cánh tả. Về chủ quan: Thứ nhất, nhiều đảng vẫn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, biện pháp đấu tranh phù hợp, thiếu thống nhất trong đánh giá về một số vấn đề quan trọng, nhất là về tình hình nội trị, bản chất, xu hướng chính trị của các lực lượng chính trị trong nước. Đảng CPI và CPI-M tại Ấn Độ liên tục thay đổi thái độ (trước năm 2002, giữ thái độ chống Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ, từ năm 2002-2008 chuyển sang hợp tác với Đảng Quốc đại, chống Đảng Nhân dân Ấn Độ, nhưng từ năm 2009 quay lại đối đầu với cả hai lực lượng trên. Trong đó, việc hai Đảng đánh giá thiếu chính xác diễn biến trên chính trường Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2008 dẫn đến quyết định sai lầm mang tính lịch sử là rút ủng hộ đối với Đảng Quốc đại và đề nghị Quốc hội tiến hành cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Quyết định sai lầm đó đã để lại hệ quả vô cùng nặng nề đối với phong trào cộng sản, cánh tả, làm thay đổi

102 cán cân lực lượng trên chính trường nghiêng về phía bất lợi cho các đảng cộng sản. Do Mặt trận Cánh tả bị thất bại trong mục tiêu lật đổ Chính phủ do Đảng Quốc đại, quan hệ hợp tác giữa Mặt trận cánh tả với Đảng Quốc đại chấm dứt, đẩy đối thủ của Mặt trận cánh tả tại bang West Bengal là đảng Trinamul Congress liên minh với Đảng Quốc đại, trong khi các đảng cộng sản, cánh tả đã không còn tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là vai trò thúc đẩy và giám sát việc xây dựng và triển khai các chương trình phúc lợi xã hội đã nêu trong Chương trình Chung Tối thiểu [12, tr.106-111]. Ngoài ra, hai Đảng CPI và CPI-M tỏ ra cứng nhắc và thiếu toàn diện trong đánh giá về chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài, cổ phần hóa, xây dựng các khu công nghiệp... Đặc biệt, trong vấn đề xây dựng mô hình quản lý và các chính sách kinh tế-xã hội tại các bang cầm quyền như West Bengal, Tripura và Kerala, các đảng trong Mặt trận cánh tả rất lúng túng, không giải quyết được vấn đề vừa đảm bảo định hướng XHCN, vừa phát huy yếu tố tích cực và hạn chế mặt trái của nhà nước tư bản. Trong một thời gian dài, Mặt trận cánh tả áp dụng máy móc các chính sách kinh tế xã hội của chế độ XHCN, không chủ trương cổ phần hóa, không cho đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực sản xuất nội địa.... Vì vậy dù Chính quyền Mặt trận Cánh tả cải thiện về giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội, đảm bảo phúc lợi xã hội và dân sinh, nhưng không tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và chậm cải thiện mức sống cho người dân. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cử tri tại bang West Bengal và Kerala từ năm 2011 đã quay lưng với Mặt trận Cánh tả sau giai đoạn dài ủng hộ. Đảng Cộng sản Bangladesh và Đảng Cộng sản Sri Lanka dù sử dụng các sách lược khác nhau nhưng đều chưa thành công trong mục tiêu nâng cao vị thế và ảnh hưởng. Đảng Cộng sản Bangladesh gặp rất nhiều bất lợi do lựa chọn biện pháp đối đầu với cả hai lực lượng chính trị chủ chốt là Đảng Liên đoàn Awami và Đảng Dân tộc Bangladesh, trong khi thế và lực còn yếu. Ngược lại, Đảng Cộng sản Sri Lanka lập liên minh với đảng Tự do Sri Lanka như là một giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu về vị thế và ảnh hưởng nhưng chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để duy trì bản sắc riêng và tính độc lập trong quá trình tham gia liên minh trong quá trình nhân nhượng, thỏa hiệp với các đảng khác trong liên minh và thực hiện chủ trương và chính sách chung của liên minh.

103

Thứ hai, một số yếu kém, khuyết điểm kinh niên vẫn tiếp tục tồn tại, như tình trạng mất đoàn kết, bè phái, cục bộ trong nội bộ một số đảng; thoái hóa, biến chất của một bộ phận đảng viên. Tại Ấn Độ, trong giai đoạn từ 2007-2009, nội bộ Đảng CPI-M nảy sinh bất đồng xung quanh quyết định giữ hay rút sự ủng hộ Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Vì vấn đề này, CPI-M đã khai trừ đồng chí Somnat Chatterjee, Ủy viên Bộ Chính trị của CPI-M, khi đó giữ chức Chủ tịch Hạ viện, là một nhà lãnh đạo rất có uy tín và ảnh hưởng không những của CPI-M, mà còn trên chính trường Ấn Độ do ủng hộ Đảng Quốc đại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Quyết định trên đã làm dấy lên những tranh cãi gay gắt sau này trong nội bộ Đảng. Ngoài ra, chất lượng Đảng viên và tổ chức đảng còn không ít hạn chế: Việc phát triển đảng tại một số bang nói tiếng Hindi và các bang phía Tây của hai Đảng CPI và CPI-M rất khó khăn; một số đảng viên và tổ chức đảng trở nên trì trệ, thiếu sức chiến đấu, không chấp hành chỉ thị của đảng. Đặc biệt xuất hiện dấu hiệu thoái hóa đạo đức cách mạng của một số cán bộ, Đảng viên sau thời gian nắm quyền quản lý, lãnh đạo như thái độ hách dịch, xa dời quần chúng, tham nhũng, thiếu dân chủ. Hạn chế này được cả Đảng CPI và CPI-M nghiêm túc thừa nhận là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mặt trận Cánh tả tại bang West Bengal. Trong vận động bầu cử, biện pháp vận động và công cụ truyền thông lạc hậu, chưa cập nhật xu thế mới, nhất là mạng xã hội; cương lĩnh tranh cử chưa cụ thể, chưa xác định đúng các vấn đề cấp bách mà người dân quan tâm và thiếu các biện pháp triển khai mang tính đột phá. Chưa kể nguồn tài chính hạn hẹp gây khó khăn trong tiến hành các hoạt động, đặc biệt là vận động tranh cử (tài chính Đảng CPI chủ yếu được thu từ 4 nguồn: Đảng phí, ủng hộ thường xuyên từ quần chúng, nguồn thu từ các hoạt động chung, tiền quyên góp nhân các dịp đặc biệt như bầu cử, xây dựng trụ sở đảng...) Tại Nepal, nội bộ Đảng, nhất là ban lãnh đạo vẫn xảy ra chia rẽ và bè phái do bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề lý luận cơ bản và đặc điểm nền chính trị đương đại của Nepal. Tiêu biểu như bất đồng ý kiến trong ban lãnh đạo Đảng từ sau Đại hội VIII (2008) về xác định tính chất cuộc Cách mạng nhân dân năm 2006 và việc cần thiết điều chỉnh chiến lược của Đảng trong bối cảnh mới. Về tính chất cuộc Cách mạng 2006, nhóm do Chủ tịch Đảng Jhala Nath Khanal và Bí thư Shankar Pokharel

104 cho rằng cuộc nổi dậy là cuộc cách mạng chính trị, trong khi nhóm khác do đồng chí Ghanashyam Bhusal khẳng định đó là cuộc cách mạng xã hội vì đã xóa bỏ chế độ phong kiến và mở đường cho sự chuyển hóa kinh tế-xã hội đất nước. Tương tự, quan điểm về bản chất xã hội Nepal cũng chia làm 2 luồng là nửa phong kiến hay nửa thuộc địa. Nhóm do đồng chí Pradeep Gyawali đứng đầu giải thích rằng “người dân có thể không nhận thấy được sự hiện diện hữu hình của tính chất nửa thuộc địa nhưng sự thống trị của siêu cường có thể cảm nhận được thông qua tác động về kinh tế” [104]. Tuy nhiên, nhóm đối lập do đồng chí Bhusal cho rằng chế độ phong kiến đã chấm dứt tại Nepal và cuộc tranh luận về đặc điểm nửa thuộc địa là vô nghĩa vì Nepal đã trở thành một quốc gia độc lập và phản bác “Trong khi chúng ta chưa bao giờ bị thực dân đô hộ, thì tại sao cố dán cho Nepal cái mác quốc gia nửa thuộc địa?” [104]. Ngoài ra nội bộ Đảng bất đồng xung quanh nghị quyết của Bộ Chính trị CPN-UML ngày 3/2/2010 về chính sách “hợp tác, đấu tranh và chuyển hóa” với lực lượng Maoist, trong đó Ban Lãnh đạo Đảng chia thành hai luồng quan điểm, nhóm do đồng chí J.N.Khanal Badev Gautam đứng đầu ủng hộ chính phủ thống nhất quốc gia, trong khi nhóm khác do đồng chí Madhav K.Nepal và K.P.Oli chủ trương xây dựng chính phủ phi Maoist. Mặc dù nội bộ các đảng khó tránh tồn tại quan điểm khác biệt nhau về một số vấn đề, nhưng riêng đối với Đảng CPN-UML, những nhóm đối lập công khai tập hợp lực lượng và tranh cãi khá gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến sự thống nhất chung của toàn Đảng cũng như gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng sau này. Tại Sri Lanka, tình trạng đảng viên dao động, mất lòng tin, từ bỏ Đảng Cộng sản Sri Lanka vẫn xảy ra, nhất là vào thời điểm Đảng gặp khó khăn như sau thất bại của Liên minh Nhân dân (UPFA) trong cuộc bầu cử năm 2001 (lực lượng Đảng viên tại Đại hội XVII (2002) sụt giảm khoảng 1.000 người còn 5.000 người, so với Đại hội XVI (1998). Đấu tranh nội bộ trong Đảng đôi khi diễn ra gay gắt, nổi bật là trường hợp Tổng Bí thư Raja Collure bị Hội nghị Trung ương cách chức (tháng 2/2001). Trong khi đó, độ tuổi trung bình của Đảng viên khá cao (hơn 50 tuổi) và Đảng chưa thu hút và mở rộng ảnh hưởng trong phong trào công nhân (Tổ chức Công đoàn của Đảng chỉ thu hút sự tham gia 30% lực lượng công nhân) [75, tr.40].

105

* Nhận xét, đánh giá chung: Trong 2 thập niên hoạt động từ sau hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, xét về tổng thể, các đảng tuy chưa hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu nhưng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong quá trình phục hồi. Những thành tựu của một số đảng Mặt trận Cánh tả tại Ấn Độ giai đoạn 2002-2008 và của Đảng CPN-UML tại Nepal chứng minh sức sống của chủ nghĩa Mác Lê-nin, triển vọng phía trước của con đường đi lên CNXH. Một số thành tựu cơ bản mà các đảng đạt được là: Thứ nhất, các đảng đã rút ra những kinh nghiệm từ sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, nỗ lực điều chỉnh chiến lược và tìm kiếm con đường đấu tranh mới, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Thứ hai, củng cố lực lượng và từng bước phục hồi hoạt động trong đấu tranh nghị trường lẫn ngoài nghị trường, tiếp tục khẳng định vị trí là lực lượng đi đầu trong phong trào đấu tranh bảo vệ quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân lao động và các cộng đồng thiểu số, chống chính sách phản động, cường quyền của đế quốc. Thứ ba, nỗ lực hạn chế bất đồng, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả trong nước nhằm tạo mặt trận dân tộc thống nhất. Thứ tư, luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, ủng hộ công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước ở các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và dần khôi phục lại quan hệ hợp tác với các đảng cộng sản, công nhân trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân của những kết quả này trước hết xuất phát từ đặc điểm riêng của những người cộng sản Nam Á, đó là tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết, kiên cường và trung thành với lý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Thứ hai là sự tôi luyện qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ và biến động lớn như giai đoạn chịu tác động của bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế những năm 1960. Những thăng trầm trong quá trình hoạt động đã hun đúc thêm sự vững vàng và làm giàu thêm kinh

106 nghiệm cho các đảng vượt qua khó khăn, tiếp tục giữ vững niềm tin với chủ nghĩa Mác-Lê nin cũng như con đường đi lên CNXH và CNCS. Thứ ba là sự lựa chọn sách lược và biện pháp đấu tranh đúng đắn và phù hợp trong một số giai đoạn nhất định. Tuy vậy, quá trình phục hồi của các đảng gập ghềnh và không đồng đều cũng như còn nhiều thách thức ở phía trước. Nổi bật trong số đó là: Thứ nhất, vẫn lúng túng trong việc tìm ra nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với thực tiễn mới của cách mạng, nhất là thu hút quần chúng, xác định chiến lược và sách lược liên minh hay tham gia các tập hợp lực lượng chính trị-xã hội trong tranh cử. Thậm chí, một số đảng như CPI và CPB chủ trương không liên minh với các lực lượng chính trị khác, không đặt mục tiêu chú trọng gia tăng số ghế tại Quốc hội nhằm giữ bản sắc riêng của đảng. Thứ hai, công tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực còn yếu kém, đặc biệt về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Về mặt quan điểm, vẫn tồn tại hai xu hướng tả khuynh hoặc hữu khuynh. Về nội bộ, tình trạng mất đoàn kết, bè phái, cục bộ tiếp diễn; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của các tổ chức Đảng và đảng viên còn chưa cao; công tác vận động quần chúng nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội để từ đó xác lập quyền lãnh đạo còn nhiều hạn chế; đảng chưa tạo ảnh hưởng sâu rộng trong giai cấp công nhân; tình trạng đảng viên già hóa. Thứ ba, sự phối hợp hoạt động giữa các đảng trong phong trào cộng sản trong nước còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả và vẫn bị chia rẽ, bất đồng. Thứ tư, trong đấu tranh nghị trường, thế và lực của hầu hết các đảng tuy đã được cải thiện nhưng còn yếu, chưa đủ sức cạnh tranh với các lực lượng tư sản. Tiêu biểu như lực lượng cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ được coi đông đảo, mạnh mẽ nhất khu vực Nam Á cũng chưa bao giờ giành được quá 9,5% số phiếu bầu [48, tr.111]. Thứ năm, quan hệ đối ngoại chưa đa dạng cả về nội dung và hình thức, chủ yếu bó hẹp trong quan hệ với một số đảng cộng sản, công nhân; thiếu cơ chế hợp tác thường xuyên và ổn định giữa các đảng trong khu vực; sự phối hợp trong phong trào cộng sản quốc tế chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chính của những khó khăn và hạn chế này là: Về khách quan: Một là, mất chỗ dựa cả tinh thần lẫn vật chất từ phong trào cộng sản quốc tế, sau sự sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.

107

Hai là, yêu cầu và thách thức mới từ đặc điểm, xu thế mới của tình hình thế giới. Ba là, sự phức tạp của tình hình chính trị-an ninh khu vực Nam Á: sự cạnh tranh khốc liệt trên chính trường từ đông đảo các phong trào và chính đảng khác nhau, nhất là các đảng tư sản, đảng khu vực, đảng tôn giáo, đảng theo sắc tộc; tư tưởng cục bộ địa phương, phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, sắc tộc; sự cạnh tranh gay gắt của các nước lớn. Bốn là, sự chống phá của các thế lực tư sản phản động, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cộng đồng. Năm là, sự phân tán, yếu kém của giai cấp công nhân ở hầu hết các nước Nam Á (mỗi nước đều có hơn chục tổ chức công đoàn do các chính đảng khác nhau lãnh đạo và nội dung đấu tranh tập trung vào các vấn đề kinh tế, không coi trọng đấu tranh chính trị) khiến các đảng gặp nhiều thách thức trong tuyên truyền và vận động. Về chủ quan: Một là, chưa thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, sự thay đổi cơ cấu giai tầng xã hội ở mỗi nước và chưa xác định rõ vị trí trong phong trào đấu tranh của nhân dân, cơ sở giai cấp-xã hội của đảng. Biểu hiện rõ thấy nhất là cương lĩnh tranh cử thiếu sức hút, không đề cập vào những vấn đề đời sống kinh tế-xã hội mang tính thiết yếu của người dân. Hai là, chưa khắc phục được những yếu kém, khuyết điểm trong hoạt động từ giai đoạn trước. Những hạn chế này tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến tư tưởng, quan điểm và tình hình nội bộ các đảng. Nổi bật hệ lụy từ bất đồng trong phong trào cộng sản giữa Liên Xô và Trung Quốc vào những năm 1960 vẫn nghiêm trọng. Ba là, thiếu ngọn cờ lãnh đạo trong bản thân phong trào cộng sản mỗi nước cũng như ở cả khu vực. Hai đảng cộng sản tại Ấn Độ là những đảng lớn trong phong trào cộng sản tại khu vực, được coi có tầm ảnh hưởng đến hầu hết các đảng cộng sản và cánh tả ở các nước Nam Á khác nhưng bản thân cũng đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy không thể thống nhất phong trào cũng như hỗ trợ các đảng khác. Bốn là, hầu hết các đảng đều tập trung đối phó với tình hình ở nước mình kết hợp với khó khăn về điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện truyền thông hiện đại, vì vậy chưa đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự phối hợp hoạt động ở tầm khu vực hoặc thế giới.

108

Triển vọng của các đảng phụ thuộc vào quá trình đổi mới cả về lý luận, đường lối chính trị, tổ chức lẫn nội dung, hình thức đấu tranh và phối hợp hoạt động phong trào cộng sản, công nhân, cánh tả trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Trong số các đảng, đảng CPN-UML tại Nepal hoạt động hiệu quả và có triển vọng nhất, có thể sẽ giành kết quả cao trong đấu tranh nghị trường và là đảng cộng sản duy nhất ở Nam Á vươn lên nắm quyền. Các đảng CPI và CPI-M tại Ấn Độ tiếp tục là những đảng có ảnh hưởng và lực lượng đảng viên và tổ chức đông đảo nhất, nhưng sẽ phải điều chỉnh mạnh mẽ sách lược, nội dung và biện pháp đấu tranh để có thể khôi phục lại ảnh hưởng cũng như đưa phong trào cộng sản, cánh tả ở Ấn Độ tiến lên. Các đảng cộng sản CPSL tại Sri Lanka và CPB tại Bangladesh có thực lực và ảnh hưởng không đáng kể nên khó tạo ra những bước đột phá lớn. Tiểu kết chương 3 Do tác động bởi tình hình quốc tế, khu vực, phong trào cộng sản quốc tế, những diễn biến trên chính trường mỗi nước cũng như thực trạng mỗi đảng, hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011 tuy vẫn xoay quanh những hoạt động cơ bản nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi trọng tâm hoạt động. Theo đó, trong giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ XX, hoạt động của hầu hết các đảng cộng sản tại Nam Á đều tập trung củng cố nội bộ, khắc phục khủng hoảng do tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN tại Đông Âu. Về cơ bản, các đảng đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đó là xác định đường hướng mới cho cách mạng, trụ vững lực lượng, duy trì các hoạt động đấu tranh trong và ngoài nghị trường và giữ liên hệ với các đảng cộng sản trên thế giới. Đây là nỗ lực rất lớn, thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường của các đảng cũng như đóng góp của các đảng tại Nam Á cùng các đảng cộng sản trên thế giới đưa phong trào cộng sản quốc tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng. Tuy còn không ít hạn chế, khuyết điểm, nhưng những kết quả hoạt động trong thập niên 1990 là nền tảng vững chắc cho quá trình phục hồi sau này của các đảng. Thực vậy, thập niên đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến quá trình phục hồi đáng kể của các đảng. Hoạt động của các đảng chuyển trọng tâm vào hoạt động đấu tranh

109 trong và ngoài nghị trường, đồng thời mở rộng quan hệ và tăng cường phối hợp trong phong trào cộng sản quốc tế. Một số đảng cộng sản tại Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka đã gia tăng vị thế, ảnh hưởng trên chính trường nhờ giành nhiều ghế tại Quốc hội, tạo sức ép đối với chính quyền tư sản ban hành các chính sách có lợi cho người lao động. Đảng Cộng sản Bangladesh tuy không thành công trong bầu cử nhưng trở thành lực lượng đi đầu, tạo tiếng vang lớn trong phong trào đấu tranh dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội tại Bangladesh. Tuy nhiên, dù đã có bước phục hồi đáng kể, hầu hết các đảng, trừ Đảng CPN-UML vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, thể hiện ở kết quả hoạt động chưa vững chắc, thiếu ổn định. Việc tiến tới được mục tiêu giành chính quyền ở trung ương để thực hiện mục tiêu lâu dài là xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn trước mắt ít khả năng thực hiện được.

110

Chương 4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Á VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Á

4.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM Qua những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó trong hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011 đã nêu ở trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cần lưu ý trong hoạt động của các đảng cộng sản sau Chiến tranh lạnh, như sau: 4.1.1. Củng cố đoàn kết, thống nhất trong đảng và trong phong trào cộng sản mỗi nước Sự thống nhất trong đảng, sự hợp nhất các nhóm, phái, đảng cộng sản để trở thành một đảng cộng sản thống nhất trong một quốc gia là đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp thiết đối với các đảng cộng sản tại Nam Á cũng như với phong trào cộng sản quốc tế nhằm đưa phong trào cộng sản ở mỗi nước, trong khu vực cũng như phong trào cộng sản quốc tế. Trên cơ sở đó, phong trào cộng sản có thể từng bước phục hồi sức mạnh, vượt qua thoái trào, đưa sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, của đảng cộng sản tiếp tục tiến lên nhằm thực hiện được mục tiêu trước mắt và mục tiêu cơ bản lâu dài của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nếu sự thống nhất, hợp nhất các đảng cộng sản chưa thực hiện được trong giai đoạn này thì vì lợi ích chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động giữa các đảng cộng sản riêng biệt chí ít cần phải gác lại và vượt qua bất đồng để liên kết và phối hợp hành động trong một liên minh cách mạng, tăng cường đoàn kết giai cấp và đoàn kết dân tộc để cùng nhau đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân, vì dân sinh, dân chủ, hòa bình, tiến bộ xã hội, chống lại các thế lực phản động. Chừng nào tình trạng phân liệt trong phong trào cộng sản ở mỗi nước chưa được khắc phục và chấm dứt thì phong trào cộng sản chưa thể thoát ra khỏi tình trạng thoái trào. Sự chia rẽ, bất đồng trong nội bộ mỗi Đảng và phân liệt các đảng cộng sản thành các nhóm cộng sản có những khuynh hướng chính trị, tư tưởng khác nhau trong một nước, dù dưới bất cứ lý do gì, đều gây nên hậu quả tiêu cực tới sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống chế độ bóc lột.

111

Sự tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau giữa các nhóm, phái đảng cộng sản làm cho giai cấp công nhân và nhân dân, các lực lượng cách mạng bị phân hóa, phân tán và suy yếu, thậm chí bị hoang mang, mất phương hướng chính trị, mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin, vào Đảng cộng sản và vào CNXH. Đảng cộng sản trong nước bị xé lẻ trở thành các đảng nhỏ yếu, không đủ sức mạnh cạnh tranh với các đảng tư sản, các đảng xã hội dân chủ, làm cho đảng khó có vị thế, vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh chống bóc lột, áp bức, không bảo vệ được lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân. Vì vậy, vị thế, ảnh hưởng của đảng cộng sản trong đời sống xã hội bị suy giảm và ngày càng mờ nhạt. Điều đó rõ ràng chỉ có lợi cho các thế lực tư sản và phản động. Đòi hỏi này càng thấy rõ khi nhìn vào những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á. Thực tế cho thấy khi nội bộ các đảng chia rẽ thì các đảng nói riêng và phong trào cộng sản, cánh tả nói chung không những không thể thoát khỏi khủng hoảng mà còn bị mất ảnh hưởng và vai trò. Đến nay, có thể khẳng định phong trào cộng sản tại Nam Á chưa thoát khỏi khủng hoảng một phần do sự tồn tại nhiều đảng cộng sản và công nhân thường xuyên phê phán chỉ trích lẫn nhau và có đường lối, quan điểm, chính sách, chiến lược, sách lược khác nhau. Cụ thể như bất đồng kéo dài giữa hai đảng cộng sản nòng cốt trong phong trào cộng sản tại Ấn Độ là Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít), giữa Đảng Cộng sản Sri Lanka với Đảng Xã hội công bằng Sri Lanka (LSSP) hay quá trình phân liệt trong phong trào cộng sản tại Nepal vào năm 1998 và Bangladesh năm 1993. Hơn thế nữa, cũng chính do mất đoàn kết nội bộ, một số đảng và phong trào cộng sản, cánh tả tại một số nước tự đánh mất thành quả, thậm chí bị thụt lùi. Tiêu biểu như chia rẽ giữa các đảng cộng sản, cánh tả trong Mặt trận cánh tả khiến các đảng thất cử tại bang West Bengal và Kerala năm 2011; việc Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít sụt giảm phiếu bầu nghiêm trọng trong cuộc bầu cử năm 1999 sau phân liệt đảng năm 1998; hay Đảng Cộng sản Bangladesh không thể phục hồi lực lượng và ảnh hưởng trên chính trường sau phân liệt năm 1993... Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy khi nội bộ đoàn kết thì các đảng và phong trào cộng sản, cánh tả giành được những kết quả rất đáng kể. Điều này được minh chứng qua thành tích mang tính lịch sử của Mặt trận cánh tả tại Ấn Độ giai đoạn

112

2002-2008 nhờ phối hợp lực lượng, đoàn kết các đảng cộng sản, cánh tả trong nước nhằm tạo mặt trận dân tộc thống nhất gồm các đảng cộng sản, cánh tả và tiến bộ, hay của Đảng CPN-UML tại Nepal giai đoạn từ năm 1991-1997 hay giai đoạn từ năm 2003-2011 sau khi thống nhất các đảng cộng sản năm 1991 và năm 2002. 4.1.2. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Thực trạng hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á từ sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đến nay cho thấy vị thế, vai trò, ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân và trong đời sống xã hội còn hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là vấn đề xây dựng Đảng còn bất cập, yếu kém, nhất là về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tại Nam Á hiện có hai xu hướng: Một số đảng tiêu biểu như Đảng CPI, CPI- M tại Ấn Độ và CPB tại Bangladesh đôi khi vẫn giữ quan điểm tả khuynh dẫn tới thái quá, cứng nhắc và thiếu toàn diện, phủ định hoàn toàn trong đánh giá một số vấn đề (chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa...); một số đảng khác như Đảng CPSL tại Sri Lanka do thỏa hiệp và bị ràng buộc vào chủ trương và chính sách chung trong liên minh đảng tư sản nên lơ là đấu tranh giai cấp. Bên cạnh đó, chất lượng đảng viên và tổ chức đảng trì trệ, thiếu sức chiến đấu, không chấp hành chỉ thị của đảng. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên sau khi lên nắm quyền như của Mặt trận cánh tả tại Ấn Độ hay Đảng CPN-UML tại Nepal. Do đó, từ lý luận và thực tiễn cho thấy xây dựng Đảng cộng sản thật sự vững mạnh về lý luận chính trị và tổ chức để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định sống còn đối với vận mệnh của đảng cộng sản và sự nghiệp cách mạng. Xây dựng Đảng về chính trị đối với các Đảng cộng sản hiện nay trước hết là phải đề ra được cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị, quan điểm chính trị và chính sách đúng đắn, thể hiện rõ con đường cách mạng của mỗi đảng. Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng phải đứng vững trên nền tảng tư tưởng chính trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khắc phục và đẩy lùi mọi ảnh hưởng của đường lối chính trị sai trái tả khuynh hoặc hữu khuynh, quan điểm cơ hội, xét lại, dân tộc cực đoan. Con đường cách mạng phải xác định phù hợp với tình hình hiện thực khách quan ở mỗi nước, không chủ quan nóng vội, duy ý chí, đồng thời không bảo thủ, trì trệ, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Cương lĩnh chính

113 trị của Đảng cũng phải phù hợp với đặc điểm tình hình, xu thế của thế giới và thời đại; xác định rõ các vấn đề chiến lược, những định hướng chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội, quan điểm đúng đắn trong quan hệ quốc tế của mỗi đảng. Xây dựng Đảng về tư tưởng đối với các Đảng cộng sản trước hết phải khẳng định và kiên trì các quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải quan tâm giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê-nin, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, làm cho các quan điểm đó ngày càng thâm nhập và thấm sâu vào nhận thức, trở thành niềm tin vững chắc của quần chúng. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi ảnh hưởng của các quan điểm của CNXH dân chủ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ảnh hưởng tư tưởng tiêu cực của tôn giáo, tư tưởng cơ hội tả khuynh còn ảnh hưởng khá nặng nề trong một số đảng cộng sản. Tạo sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong Đảng và xã hội, khơi dậy và phát huy những giá trị tư tưởng tốt đẹp trong mỗi dân tộc, các tư tưởng cách mạng của những người yêu nước, anh hùng dân tộc. Phê phán những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa như kỳ thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, tự ti, mặc cảm dân tộc trong đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng Đảng về tổ chức là cần chống khuynh hướng độc đoán, quan liêu hoặc biểu hiện vô chính phủ, vô tổ chức, kỷ luật lỏng lẻo, tình trạng mất đoàn kết, bè phái, cục bộ trong nội bộ một số đảng. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong Đảng. Lựa chọn được ban lãnh đạo Đảng là những người vừa có phẩm chất, bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, có tính Đảng, vừa có năng lực và có uy tín trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong các dân tộc, tôn giáo, các vùng miền, thanh niên, trí thức.. Xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, nhất là năng lực tổ chức thực tiễn và phẩm chất cách mạng. 4.1.3. Đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; đổi mới nội dung và kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức đấu tranh Việc lựa chọn đúng đắn con đường đi lên của cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng, song vấn đề cũng rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn là phải đề ra đường lối, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cũng như đổi mới nội dung

114 và phối hợp hiệu quả các hình thức, phương pháp cách mạng để thực hiện thắng lợi con đường cách mạng đó. Kinh nghiệm của các đảng cộng sản khu vực Nam Á cho thấy mặc dù hầu hết các đảng đều thông qua cương lĩnh, trong đó đã xác định rõ mục tiêu chiến lược lâu dài của cách mạng, nhưng trừ Đảng CPN-UML tại Nepal, các đảng cộng sản còn lại đều chưa tạo bước tiến mới cho sự nghiệp cách mạng. Lý do là vì Đảng CPN-UML không chỉ xây dựng Cương lĩnh đúng đắn mà còn chỉ ra nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, biết chú trọng đến những vấn đề thiết thực với nguyện vọng của quần chúng và kết hợp linh hoạt các hình thức, phương thức đấu tranh phù hợp. Trên cơ sở xác định cách mạng Nepal phải trải qua ba giai đoạn, trong giai đoạn trước năm 2006, Đảng CPN-UML đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là củng cố nền dân chủ, giải quyết nội chiến và đánh đổ chế độ phong kiến, vì vậy Đảng sử dụng cả hình thức đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh nghị trường. Tuy nhiên bước sang giai đoạn từ 2006-2011, trong bối cảnh nền cộng hòa dân chủ đã được thiết lập, Đảng điều chỉnh trọng tâm cách mạng là hoàn thiện nền cộng hòa dân chủ, nâng cao vị thế qua giành thắng lợi trong bầu cử và từng bước tiến hành cải biến xã hội theo con đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, Đảng chú trọng đấu tranh nghị trường, thỏa hiệp với các lực lượng chính trị nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giành lá phiếu cử tri, kết hợp đấu tranh kinh tế để từng bước cải biến nền tảng kinh tế-xã hội. Không giống với Đảng CPN-UML, một số đảng cộng sản khác tại Nam Á chưa xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng chủ yếu trong từng giai đoạn, do đó chưa tìm ra hình thức, phương pháp đấu tranh đúng đắn. Một số đảng chỉ sử dụng đấu tranh ngoài nghị trường, lựa chọn con đường chống tất cả hai lực lượng chính trị chủ chốt trên chính trường như Đảng Cộng sản Bangladesh, hay tuyệt đối hóa đấu tranh nghị trường, không kết hợp đấu tranh nghị trường với đấu tranh ngoài nghị trường như Đảng Cộng sản Sri Lanka hoặc thiếu thống nhất, liên tục thay đổi quan điểm như Đảng CPI và CPI-M tại Ấn Độ đều dẫn đến tình trạng bế tắc và ngày càng suy yếu. Chính vì vậy, dù mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng khác nhau, điều kiện và thực lực của Đảng, của lực lượng cách mạng khác nhau nhưng cần biết xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng cụ thể để triển khai mục tiêu chiến lược lâu dài. Đồng thời, cần sử dụng đa dạng, phong phú các

115 hình thức, phương pháp cách mạng như đấu tranh nghị trường, đấu tranh ngoài nghị trường, đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng... và vận dụng một cách tổng hợp, kết hợp và linh hoạt, sáng tạo nhằm phát huy được mọi nguồn lực, mọi nhân tố, tính chủ động, sáng tạo của các lực lượng, nên đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay bên cạnh đấu tranh chính trị, các đảng cần đặc biệt chú trọng hoạt động đấu tranh về kinh tế-xã hội; bên cạnh đấu tranh ngoài nghị trường, cần quan tâm hơn nữa đấu tranh nghị trường, coi việc giành thắng lợi trong bầu cử chính là đóng góp thiết thực cho nâng cao, cải thiện và bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Song song với đó, các đảng cần đổi mới tư duy trong việc xác định nội dung và đưa ra giải pháp đối với những vấn đề của thời đại, được đông đảo người dân quan tâm như các vấn đề kinh tế, vấn đề xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu... 4.1.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp từ quần chúng nhân dân và các lực lượng chính trị-xã hội Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Nhân dân là chủ thể và là lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [18, tr.698]. Để phát triển và phát huy lực lượng, trước hết, Đảng với tư cách là người lãnh đạo phải lôi cuốn, tập hợp, tổ chức nhân dân, động viên nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Vì vậy, một trong những chức năng của một Đảng cộng sản cách mạng chân chính là phải biết làm tốt công tác vận động nhân dân. Công tác dân vận là công việc hệ trọng, thường xuyên của Đảng. Dân vận là nhiệm vụ của mọi tổ chức và đảng viên để “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”, “dân vận khéo thì mọi việc sẽ thành công” [18, tr.700-701] như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Ngoài ra, trong xã hội có cơ cấu xã hội-giai cấp đa dạng, phức tạp và theo chế độ chính trị đa đảng, Đảng cũng cần biết tập hợp các lực lượng tiến bộ khác để xây dựng liên minh chính trị rộng rãi. Khi tham gia, Đảng cần giữ một số vấn đề mang tính nguyên tắc, bản chất của đảng cộng sản, nhưng biết tạm thời thỏa hiệp với các lực lượng chính trị khác. Nếu các đảng chỉ tập trung vào một vài giai tầng xã hội và không tập hợp rộng rãi các lực lượng chính trị trên chính trường sẽ khó tạo sức mạnh tổng hợp để đi đến những thắng lợi cơ bản hoặc có tính đột phá.

116

Kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị khi liên hệ đến hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á. Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất đã thành công trong việc lập mặt trận rộng rãi không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp, ngôn ngữ... dưới ngọn cờ đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa dân chủ. Bên cạnh đó, Đảng chủ trương trong trường hợp cần thiết và nhằm tập trung chống phong kiến, phải biết thỏa hiệp tạm thời với giai cấp tư sản. Nhờ vậy, Đảng đã huy động sự ủng hộ và tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân trên toàn quốc đến thắng lợi ngày 24/4/2006 tại Nepal. Hoặc Mặt trận cánh tả tại Ấn Độ giành được kết quả mang tính lịch sử trong giai đoạn từ năm 2002-2008 nhờ tiến hành thỏa hiệp tạm thời với Đảng Quốc đại. Một số đảng cộng sản Nam Á khác, công tác vận động nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa hướng vào các giai cấp, tầng lớp xã hội rộng rãi nên không mở rộng ảnh hưởng cũng như huy động sự ủng hộ của quần chúng. Cụ thể tại Ấn Độ, các đảng cộng sản hầu như chưa tiếp cận đến tầng lớp trung lưu và các lực lượng tôn giáo [48, tr.111], trong khi với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như Ấn Độ, tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng lớn, có vị trí rất quan trọng và vấn đề tôn giáo cũng có ảnh hưởng to lớn. Để tạo sức mạnh tổng hợp trong giai đoạn hiện nay, việc vận động nhân dân của các đảng cần hướng vào các giai cấp, tầng lớp xã hội rộng rãi gồm có công nhân, nông dân, trí thức, tầng lớp trung lưu, nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, tư sản dân tộc, tiểu tư sản..., trong đó, công-nông-trí là nòng cốt. Việc thiết lập được khối đoàn kết và liên minh rộng rãi các tầng lớp nhân dân một cách vững chắc sẽ tạo nên cho Đảng cơ sở xã hội to lớn và bền vững. Muốn vậy, phải hiểu biết tâm trạng, tâm tư, lợi ích, nguyện vọng, nhu cầu của các giai tầng, nhất là của các tầng lớp nhân dân lao động để đưa ra chủ trương, chính sách, các khẩu hiệu, các phong trào vận động phù hợp, được nhân dân hưởng ứng tham gia. Đối với một số nước đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ như Ấn Độ, Đảng cần thâm nhập sâu, lôi kéo, tranh thủ tầng lớp trung lưu trong xã hội. Đảng cộng sản cần đẩy mạnh việc xây dựng các tổ chức chính trị-xã hội hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội khác; thâm nhập vào các khu công nghiệp, tổ chức các công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... tạo cơ sở chính trị-xã hội; cần tranh thủ các chức sắc tôn giáo, các người đứng đầu, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, các bộ tộc ít người... tôn trọng họ và phát huy vai

117 trò của họ, vận động họ ủng hộ Đảng cộng sản và tham gia các phong trào vận động xã hội của Đảng. Bên cạnh đó, Đảng cộng sản cần đi đầu, là người khởi xướng và lãnh đạo việc tập hợp các lực lượng dân chủ, hòa bình và các lực lượng cách mạng, tiến bộ khác để xây dựng nên liên minh chính trị rộng rãi bao gồm nhiều xu hướng chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể xã hội khác nhau, tiến tới hình thành mặt trận nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản phải chủ động, tích cực tiếp xúc, thâm nhập, hiệp thương với các đảng chính trị tiến bộ, các tổ chức chính trị-xã hội, tham dự vào việc thảo luận và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, từng bước nâng cao vị thế của Đảng trong xã hội và trong các tổ chức chính trị-xã hội, là lực lượng không thể thiếu được trong việc giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia. 4.1.5. Tăng cường phối hợp hoạt động trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ với các chính đảng tiến bộ, có ảnh hưởng và tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng trong khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, mối quan hệ quốc tế của các Đảng cộng sản nói chung và Nam Á nói riêng cũng bị giảm sút đáng kể. Đoàn kết quốc tế là thuộc tính bản chất, đặc trưng tiêu biểu của giai cấp công nhân. “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại” và “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” – những lời hiệu triệu của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lê-nin – nói lên bản chất đoàn kết đó, nguồn sức mạnh đó của giai cấp công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. Đoàn kết quốc tế là một điều kiện bảo đảm, một nhân tố cơ bản, nguồn sức mạnh của giai cấp công nhân, của sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Là thành viên của đội ngũ các Đảng cộng sản trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, các đảng cộng sản, trong đó có các đảng tại khu vực Nam Á, cần giữ mối liên hệ và tăng cường phối hợp hoạt động với các đảng trong phong trào cộng sản. Trước hết, cần tăng cường sự liên hệ giữa các đảng trong khu vực, với các đảng chính trị trong khu vực, với các Đảng cộng sản khác trên toàn thế giới theo nhiều hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Mở rộng các quan hệ song

118 phương, đa phương, trao đổi, hội thảo, thăm viếng lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm, phối hợp công tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm và các vấn đề thế giới và thời đại. Đặc biệt, cần tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước XHCN để cùng nhau nghiên cứu những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH, các vấn đề của phong trào cộng sản quốc tế, các vấn đề chính trị khu vực và các vấn đề toàn cầu. Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần, về đào tạo cán bộ với các đảng anh em. Ngoài ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các đảng cộng sản cũng cần thiết lập quan hệ với các đảng cánh tả, các đảng xã hội-dân chủ, các đảng cầm quyền tiến bộ ở khu vực và trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Qua đó giúp mở rộng và nâng cao vị thế của các đảng cộng sản nói riêng và của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế nói chung. Về kênh hợp tác, cần kết hợp cả song phương lẫn đa phương. Đặc biệt với sự hình thành ngày càng nhiều cơ chế, diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế của các chính đảng, việc tham gia các diễn đàn xã hội, các phong trào dân chủ, hòa bình, tiến bộ, các đối thoại đa phương trên các vấn đề là rất cần thiết, góp phần tăng cường ảnh hưởng của các đảng cộng sản trên trường quốc tế và các phong trào chính trị-xã hội trên thế giới. 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á THỜI GIAN TỚI 4.2.1. Thực trạng quan hệ 4.2.1.1 Giai đoạn trước năm 1991 Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) và các đảng cộng sản Nam Á có mối quan hệ truyền thống, lâu đời. Người đặt nền móng và vun đắp mối quan hệ giữa Đảng CSVN với phong trào cộng sản Nam Á là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1946, trên đường đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé qua Ấn Độ, Sri Lanka và có các cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Sri Lanka. Cụ thể, ngày 31/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trụ sở Đảng Cộng sản Ấn Độ ở Dacres Lane, Calcutta và gặp đồng chí Somnath Lahiri và [81, tr.59]. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông tin về mục đích chuyến thăm

119

Pháp, bày tỏ sự kính trọng đối với Thủ tướng Gandhi và Pandit Nehru, chúc thắng lợi những người cộng sản Ấn Độ và cho rằng “Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc cũng như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia không thể bị chia rẽ. Có rất nhiều bạn bè sẵn sàng đoàn kết đồng thời cũng có nhiều kẻ thù muốn chống phá. Điều quan trọng là phải đoàn kết người dân và trên cơ sở đó đoàn kết với tất cả nhân dân nước khác” [81, tr.59-60]. Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ lần đầu tiên (1/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu tại buổi mít-tinh quần chúng lớn ở Quảng trường Wellington do Đảng Cộng sản Ấn Độ tổ chức. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vác trên vai tấm thảm cuộn là quà tặng của Đảng CPI tại buổi mít-tinh thể hiện sự trân trọng tình cảm của nhân dân Ấn Độ được những người tham dự nhiệt liệt hoan hô và sau đó được hầu hết các báo đăng trên trang nhất vào ngày hôm sau. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã gặp Ranamitra Sen – người sinh viên bị bắn trong cuộc biểu tình ủng hộ Việt Nam đồng thời gửi lời cảm ơn và thăm hỏi tới hai sinh viên bị thương khác cùng gia đình. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tới Sri Lanka 3 lần vào năm 1911 và 1928 khi trên đường tới Anh và Mỹ làm việc và năm 1946 khi trên đường tới Paris, Pháp. Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đồng chí lãnh đạo lão thành của Đảng CSVN và đảng cộng sản Ấn Độ cũng có mối thân tình sâu sắc, tiêu biểu là giữa đồng chí Lê Đức Thọ với Tổng Bí thư CPI-M H.S.Surjeet. Năm 1969, đồng chí H.S.Surjeet và đồng chí Lê Đức Thọ gặp nhau tại Paris, Pháp. Qua tiếp xúc, đồng chí H.S.Surjeet đánh giá cao vai trò, kinh nghiệm của đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam. Từ đó, hai đồng chí thường xuyên trao đổi, thăm hỏi và quan tâm lẫn nhau. Trong các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: Các đảng cộng sản Nam Á có nhiều hành động thiết thực thể hiện thể hiện sự ủng hộ, đoàn kết mạnh mẽ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân và Đảng CSVN. Tại Ấn Độ, những người cộng sản ở bang West Bengal đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuần hành và tụ họp quần chúng, đồng thời gửi thuốc và hiến máu cho nhân dân Việt Nam. Năm 1947, theo lời kêu gọi thanh niên châu Á ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài phát thanh, các đảng cộng sản và cánh tả tại Calcutta (Ấn Độ) đã lấy ngày 19/1/1947 là Ngày Việt Nam và tổ chức một cuộc biểu tình lớn của lực lượng sinh viên tại Trường Đại học

120

Calcutta vào ngày 21/1/1947. Cuộc biểu tình đã bị lực lượng cảnh sát đàn áp khiến 3 sinh viên bị thương (gồm sinh viên Dhir Ranjan Sen của trường City College, Sukhendu Biswas của Trường City School và Rana Mitra Sen). Cũng trong năm 1947, phong trào phản chiến tại Calcutta đã gây sức ép với Chính phủ của Thủ tướng Jawaharlal Nehru không cho phép máy bay chiến đấu của Pháp hạ cánh xuống sân bay Dum Dum để tiếp nhiên liệu sang xâm lược Việt Nam; ngăn cản Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara đến phát biểu tại trường Đại học Calcutta. Vào giữa những năm 1960, Đảng Cộng sản Ấn Độ cũng kêu gọi chính phủ Ấn Độ đòi đế quốc Mỹ chấm dứt can thiệp, rút nhân viên quân sự khỏi miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, nhiều khẩu hiệu nổi tiếng thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam đã được được giương cao trong các cuộc biểu tình thời gian này như “Hands off Vietnam” (Rút khỏi Việt Nam), “Tomar naam Vietnam, Aamar naam Vietnam, Sabaar naam Vietnam” (Tên anh, tên tôi, tên chúng ta là Việt Nam)…, trong đó khẩu hiệu “Tomar naam Vietnam, Aamar naam Vietnam, Sabaar naam Vietnam” trở thành biểu tượng của quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ và được một số nhạc sỹ đưa vào các bài hát biểu diễn trong nhiều cuộc họp và tuần hành. Tại Bangladesh, phong trào quần chúng Bangladesh, đặc biệt trong sinh viên, công nhân dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Bangladesh ủng hộ Việt Nam chống Mỹ lên rất cao và đều khắp, đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom và phong toả trên toàn bộ nước Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Paris, để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, đòi công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đảng Cộng sản Bangladesh coi cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ, hòa bình và đoàn kết XHCN với Việt Nam là trọng tâm trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng. Trong các cuộc biểu tình, hai đảng viên CPB đã bị giết hại vào ngày 01/01/1973 tại Dhaka và hiện nay vẫn còn đài tưởng niệm sự kiện này; hàng năm, lãnh đạo và đảng viên CPB đều đến đặt hoa. Tại Pakistan, phong trào quần chúng ủng hộ nhân dân Việt Nam Pakistan do các lực lượng tiến bộ, cánh tả Pakistan lãnh đạo liên tiếp nổ ra, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong đời sống nhân dân Pakistan từ giữa những năm 1965 kéo dài suốt đến 1973 và sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Phong trào đã có nhiều tác động đến chính sách của chính giới Pakistan đối với cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ngay sau ngày 5/8/1964, sinh viên Pakistan đã biểu tình trước Sứ

121 quán Mỹ ở Karachi (Tây Pakistan ); nhiều nghị sĩ, chính khách và Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Á - Phi đã ra tuyên bố kịch liệt lên án hành động của Mỹ. Trong năm 1965, lần đầu tiên "Ngày Việt Nam" đã liên tiếp được tổ chức ở Pakistan với sự hưởng ứng rộng rãi ở khắp các thành phố ở Miền Đông và Miền Tây Pakistan. Tại Nepal, lãnh đạo Đảng cộng sản Nepal đăng tải nhiều bài viết qua sách, báo nhằm động viên quần chúng ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Tại Sri Lanka, Đảng Cộng sản Sri Lanka cùng với các lực lượng tiến bộ, dân chủ cũng tiến hành nhiều cuộc diễu hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, trong đó nhiều lãnh tụ của Đảng như Tổng Bí thư Gunasekara đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố. Trong giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980: Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Đảng CSVN lần lượt thiết lập quan hệ chính thức với các đảng cộng sản Nam Á, theo đó với hai đảng cộng sản CPI và CPI-M vào năm 1978; với CPSL năm 1980; với CPB năm 1987 và với CPN-UML năm 1992. Khi Việt Nam gặp khó khăn do vừa bị bao vây, cấm vận lại vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, các đảng cộng sản Nam Á vẫn là những người bạn luôn sát cánh ủng hộ Việt Nam. Hai đảng cộng sản tại Ấn Độ trong các tuyên bố chính thức tuy không công khai phê phán Trung Quốc, nhưng giữ lập trường phản đối thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng như lập trường sai trái của Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam. Đảng Cộng sản Bangladesh đã ra tuyên bố lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam và đòi Chính phủ Bangladesh với tư cách là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có lập trường thích hợp phản đối cuộc xâm lược của Trung Quốc và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Các tổ chức quần chúng của CPB như liên đoàn sinh viên, liên hiệp công đoàn và Liên hiệp công nhân đã tổ chức mít tinh tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, lên án Trung Quốc xâm lược. Đảng Cộng sản Sri Lanka là một trong các đảng cộng sản Nam Á ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ nhất, kịp thời, liên tục và bằng nhiều hình thức phong phú. Đảng đã biểu thị sự đồng tình với nhân dân Việt Nam trong việc chống Trung Quốc xâm lược, đòi công nhận Chính phủ Campuchia Heng Somrin và chống ý đồ của Trung Quốc chống các nước Đông Dương.

122

Sau khi Cam-pu-chia giành thắng lợi ngày 7/1/1979, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Xã hội, Mặt trận giải phóng nhân dân, Hội đoàn kết Sri Lanka – Việt Nam và hàng chục tổ chức đoàn thể, quần chúng khác ra tuyên bố, gửi điện mừng đến Hội đồng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia, kêu gọi chính phủ Sri Lanka công nhận Hội đồng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia. Ngoài ra, một đợt hoạt động rầm rộ mạnh mẽ kéo dài từ giữa tháng 1 đến tháng 4/1979 của các lực lượng tiến bộ Sri Lanka nhằm bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, tố cáo, lên án Trung Quốc đe doạ xâm lược và công khai tấn công xâm lược Việt nam. Đảng Cộng sản Sri Lanka cùng Đảng Xã hội, Uỷ ban toàn quốc Sri Lanka đoàn kết với Việt Nam, Mặt trận giải phóng nhân dân, Hội đoàn kết Sri Lanka – Việt Nam, Uỷ ban bảo vệ cách mạng Việt Nam, Hội hữu nghị Sri Lanka – Việt Nam tại thành phố Candi, Hội phật giáo Sri Lanka đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh quan trọng tại thủ đô Colombo, Candi, Gale, Giapna, Badula và tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, diễn đàn ở các cơ sở công đoàn, cơ quan, trường học, lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Cũng trong thời gian này, một chiến dịch dán áp phích, biểu ngữ với nội dung lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc, đòi quân Trung Quốc xâm lược phải rút ngay khỏi Việt nam, không được đụng đến Việt Nam, kêu gọi tăng cường đoàn kết ủng hộ, bảo vệ cách mạng Việt Nam do Đảng cộng sản và Mặt trận giải phóng nhân dân tổ chức chủ yếu ở Colombo và các thành phố lớn khác và ở các trục đường lớn đi các tỉnh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, với việc Đảng CSVN giành chính quyền và sau khi quan hệ chính thức được thiết lập, các hoạt động trao đổi đoàn giữa Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á bắt đầu được xúc tiến, tập trung vào các đoàn của Đảng CSVN dự đại hội của một số đảng cộng sản Nam Á và các đoàn thăm chính thức Việt Nam của các đảng cộng sản Nam Á. Với đảng CPI, đồng chí Vũ Oanh, Bí thư Trung ương Đảng CSVN dự Đại hội XIV (5/1988), Đảng CPI cử đoàn Tổng Bí thư thăm Việt Nam vào tháng 6/1985 của Đảng CPI. Với CPI-M, Tổng Bí thư H.S. Surjeet dự Đại hội V (1982), 6 (1986) và Tổng Bí thư E.M.S Namboodiripad thăm chính thức Việt Nam (10/1985). Trong dịp các đoàn cấp cao của Đảng, Chính phủ Việt Nam sang Ấn Độ như Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1955, 1978), Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam

123

Nguyễn Thị Bình (1970), đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn (1984), Nguyễn Văn Linh (1989), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1989)... đều có gặp lãnh đạo hai Đảng. Với CPB, Đảng CSVN cử đoàn cấp Đại sứ dự Đại hội IV Đảng CPB (4/1987); Với CPSL, Đảng CPSL cử đồng chí Tổng Bí thư K.P. Silva vào dự Đại hội V (1982) và gửi điện mừng các Đại hội VI (1986); Đảng CSVN cử đoàn cấp Phó Trưởng ban Đảng dự Đại hội XI (1980) và gửi điện mừng Đại hội XII (1984), Đại hội XIII (1987) của CPSL. Tại các cuộc trao đổi, các đảng đều khẳng định sự ủng hộ, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam và đường lối đổi mới của Đảng CSVN; cho rằng trong bối cảnh tình hình khủng hoảng đang diễn ra ở các nước Đông Âu, các đảng luôn tìm thấy nguồn khích lệ và cổ vũ lớn lao từ Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam. 4.2.1.2. Giai đoạn từ 1991 đến năm 1999 Trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng sau sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản Nam Á tập trung củng cố nội bộ và Đảng CSVN đang nỗ lực phá thế bao vây cấm vận, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động phối hợp giữa hai bên chưa phong phú, chủ yếu nhằm duy trì và giữ cầu quan hệ. Quan hệ giữa Đảng CSVN với Đảng CPI, CPI-M tại Ấn Độ và Đảng CPN- UML tại Nepal tiếp tục duy trì liên hệ thông qua cử đoàn dự Đại hội và tiếp xúc tại các diễn đàn và hoạt động quốc tế khác. Đảng CSVN cử đoàn đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương dự Đại hội XV (4/1992), đồng chí Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị dự Đại hội XVI (10/1995) và đồng chí Hữu Thọ, Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVII (9/1998) của Đảng CPI; cử đồng chí Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị dự Đại hội XV (4/1995) và Đoàn cấp Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVI (10/1998) của Đảng CPI-M; gửi Điện mừng Đại hội V (năm 1993), cử Đoàn cấp Uỷ viên Trung ương Đảng dự Đại hội VI (năm 1998) và chuyển điện của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chia buồn đồng chí Chủ tịch Đảng CPN-UML Man Mohan Adhikari qua đời (26/4/1999) [24]. Đặc biệt, trên cơ sở thư mời nhằm nối lại quan hệ của Đảng CPN-UML sau khi được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 nhóm cộng sản, Đảng CSVN đã cử đoàn do đồng

124 chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương Đảng dẫn đầu, đi thăm Nepal từ ngày 10- 21/4/1992 sau khi dự Đại hội XV của Đảng CPI. Chuyến thăm mang ý nghĩa chính thức lập lại quan hệ giữa Đảng CSVN và CPN-UML sau thời gian dài bị đình trệ. Vì vậy, Đảng CPN-UML đón tiếp và bố trí chương trình làm việc rất hiệu quả, trong đó gặp và trao đổi với Chủ tịch Đảng Man Mohan Adhikari,Tổng Bí thư Madan Bhandari, Trưởng Ban Đối ngoại Mainali, tiếp xúc với một số nhà trí thức và nhà báo của Nepal cũng như lãnh đạo các tổ chức quần chúng của Đảng như Công đoàn, nông dân, thanh niên, phụ nữ, sinh viên. Về phía các đảng: Đảng CPI cử đồng chí Ando Rajip Gupta, Ủy viên Bộ Chính trị CPI, Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn thế giới (FSM) sang Việt Nam dự Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp công đoàn thế giới lần thứ 12 (8/11/1998) và Phó Tổng Bí thư A.B Bardhan dự Đại hội VIII (6/1996); Tổng Bí thư Đảng CPI- M Harkishan Surjeet Singh hai lần sang thăm Việt Nam, trong đó thăm chính thức năm 1994 và dự Đại hội VIII; Đảng CPN-UML gửi Điện mừng Đại hội VIII và IX của Đảng CSVN; cử đoàn do Tổng Bí thư Kumar Nepal dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7/1997. Trong số các hoạt động, chuyến thăm của Tổng Bí thư H.S.Surjeet diễn ra từ ngày 27/10 đến 1/11/1994 có ý nghĩa rất to lớn trong việc tăng cường quan hệ hai Đảng. Chuyến thăm tiến hành trong bối cảnh Đảng CSVN đang ở giai đoạn đầu thực hiện đổi mới và Đảng CPI-M đang chuẩn bị Đại hội XV (4/1995), nội bộ lúng túng giữa lý luận và thực tiễn và có những ý kiến khác nhau xung quanh việc áp dụng chính sách kinh tế và chính sách công nghiệp tại hai bang đang cầm quyền là Tây Bengan và Tripura. Do đó, đây là dịp để hai Đảng trao đổi những đánh giá về tình hình quốc tế, kinh nghiệm xây dựng CNXH ở Việt Nam và một số vấn đề lý luận mới như vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cơ chế thị trường, các biện pháp hạn chế tiêu cực khi chủ nghĩa tư bản xâm nhập, làm thế nào để tranh thủ vốn của tư bản, liên doanh như thế nào mà vẫn không đi chệch nguyên lý cơ bản của CN Mác... Phát biểu với các lãnh đạo Đảng CSVN, Tổng Bí thư CPI-M H.S.Surjeet nhiều lần nhấn mạnh những kinh nghiệm đấu tranh và xây dựng CNXH của Đảng CSVN cũng như việc áp dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện ở Việt Nam là rất quý báu; thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong đổi mới và xây dựng CNXH không

125 chỉ là thắng lợi của Việt nam và còn có tác động to lớn đến phong trào cộng sản quốc tế nói chung và với CPI-M nói riêng. Đảng CPI-M chia sẻ điểm đồng trong những đánh giá về vấn đề lý luận của Đảng CSVN, nhất là về việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng mỗi nước và các vấn đề quốc tế. Trong cuộc gặp với lãnh đạo Đảng CSVN nhân chuyến thăm, Tổng Bí thư CPI-M H.S.Surjeet nhấn mạnh “Mỗi khi chúng tôi (Đảng CPI-M) gặp khó khăn hoặc có những vấn đề lý luận và thực tiễn không giải quyết được thì chúng tôi lại tìm đến Đảng CSVN và chúng tôi luôn tìm thấy nguồn cổ vũ và khích lệ lớn lao từ Đảng CSVN”. Riêng với Đảng CPB và CPSL trong giai đoạn những năm 1990, quan hệ hai bên bị chững lại do nội bộ Đảng CPB xảy ra bất đồng, bị phân liệt vào đầu năm 1993 và Đảng CPSL gặp nhiều khó khăn. Do đó, hai bên không tiến hành trao đổi đoàn mà chủ yếu duy trì quan hệ tiếp xúc thông qua trao đổi thông tin (Đảng CSVN gửi điện mừng Đại hội V của Đảng CPB vào tháng 11/1990 và gửi điện mừng Đại hội XIV (1991), Đại hội XV (1994) của CPSL; Đảng CPSL gửi điện mừng các Đại hội VI, VII của Đảng CSVN). Bên cạnh đó, Đảng CSVN cử các đoàn sang dự Hội thảo quốc tế do các đảng cộng sản Nam Á chủ trì, như Đoàn đồng chí Đặng Xuân Kỳ, Ủy viên Trung ương Đảng, dự Hội thảo quốc tế về “Tình hình thế giới hiện nay và giá trị của chủ nghĩa Mác” (5/1993) và Hội thảo kỷ niệm 150 năm ra đời “Bản Tuyên ngôn Cộng sản” (2/1998). 4.2.1.3. Giai đoạn thập niên đầu thế kỷ XXI Trong bối cảnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, giúp nâng cao thế, lực cũng như uy tín trên trường quốc tế; về phía các đảng cộng sản tại Nam Á vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, từng bước hồi phục hoạt động, quan hệ giữa hai bên bước sang một thời kỳ mới cả về hình thức cũng như nội dung của mối quan hệ. Nếu như trước đây quan hệ giữa hai bên chỉ mang tính tiếp xúc và sợi chỉ đỏ xuyên suốt của mối quan hệ là cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc của Việt Nam, thì hiện nay mối quan hệ đó đã được chính thức hóa với nhiều hình thức hợp tác khác nhau và nội dung trao đổi cũng phong phú hơn, từ việc trao đổi đánh giá về thực trạng

126 phong trào cộng sản, tình hình mỗi nước, khu vực, thế giới đến các vấn đề xây dựng đảng, những vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH. Về các hình thức phối hợp chính: Thứ nhất, mời/cử đoàn và gửi điện mừng đại hội và các sự kiện quan trọng của mỗi Đảng. Thứ hai, trao đổi đoàn thăm song phương, trong đó Đảng CSVN đã lần lượt đón các đoàn thăm chính thức của các đảng cộng sản Nam Á, đồng thời cử nhiều đoàn dự hội thảo và nghiên cứu sang các nước Nam Á kết hợp thăm, làm việc với các đảng. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ Việt Nam sang các nước Nam Á và những đoàn nghiên cứu của Đảng CSVN sang các nước Nam Á hoặc các đoàn giao lưu nhân dân/chính phủ của các nước Nam Á mà lãnh đạo các đảng cộng sản tham gia đều đến thăm và có các cuộc trao đổi với nhau. Thứ ba, hai bên tiếp xúc, gặp gỡ, trao tài liệu, ấn phẩm và phối hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như các Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản, công nhân, Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á... Về nội dung trao đổi: Thông qua các hoạt động trên, hai bên thông tin về tình hình mỗi đảng, trao đổi các vấn đề lý luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tập trung vào một số nội dung chính: Các đảng cộng sản Nam Á đều bày tỏ lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng của Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình, Lê Đức Thọ...; nhắc lại sự ngưỡng mộ to lớn đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của Việt Nam, trong đó có sự đóng góp và ủng hộ không nhỏ của nhân dân và các đảng cộng sản, lực lượng tiến bộ tại Nam Á; chia sẻ thông tin về tình hình Đảng, lập trường, quan điểm và chính sách của mỗi đảng đối với tình hình trong nước, thế giới và khu vực và trao đổi các vấn đề lý luận. Đặc biệt, các đảng rất coi trọng chia sẻ điểm đồng trong những đánh giá về vấn đề lý luận của Đảng CSVN, nhất là về việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng mỗi nước và các vấn đề quốc tế. Các đảng đánh giá cao vị thế và vai trò của Đảng CSVN trong việc khởi xướng và thực hiện công cuộc đổi mới, cho rằng những kinh nghiệm và thành tựu đổi mới của Việt Nam là bài học quý báu và nguồn cổ vũ to lớn cho các đảng cộng sản, cánh tả tại Nam Á và trên thế giới. Đặc biệt, việc Việt Nam là một trong số ít

127 các nước XHCN còn lại đã tự điều chỉnh để tìm ra mô hình, cách làm, bước đi phù hợp qua công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế để đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, thể hiện sức sống, khả năng tự đổi mới để phát triển của CNXH hiện thực là niềm hy vọng và động lực cho các đảng phấn đấu. Ngoài ra, các đảng mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Đảng CSVN, cho rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp và phong trào cộng sản quốc tế còn nhiều khó khăn thì việc tăng cường đoàn kết, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế giữa các đảng cộng sản, công nhân là việc hết sức cần thiết. Đáng chú ý, bên cạnh cử đoàn dự đại hội, thông tin về tình hình mỗi đảng và trao đổi ấn phẩm, các đảng đề nghị tập trung hơn nữa trong thảo luận về các vấn đề lý luận thông qua cơ chế trao đổi lý luận thường kỳ, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng và hợp tác đào tạo. Thông qua kênh đảng, các đảng đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân và chính phủ hai nước. Trong các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo các đảng cộng sản Nam Á chủ động nêu các đề xuất với Đảng CSVN – với tư cách là đảng cầm quyền quan tâm và chỉ đạo thực hiện một số nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Một số đảng, nhất là những đảng tham chính hoặc nắm chính quyền tại một số địa phương cho rằng việc những đảng này tham chính và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Quốc hội, Chính phủ là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam, không chỉ trên kênh Đảng mà cả kênh Nhà nước và giao lưu nhân dân. Đảng CSVN luôn bày tỏ tri ân đối với sự giúp đỡ to lớn của các đảng cộng sản Nam Á đối với cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây cũng như công cuộc đổi mới ngày nay; chia sẻ thông tin về tình hình Đảng và những đánh giá về tình hình thế giới, khu vực. Đảng CSVN khẳng định chính sách trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân Nam Á trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu CNXH và những mục tiêu chung của thời đại, đồng thời tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới; mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á, trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức, nội dung hợp tác như trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, trao đổi về các vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các diễn đàn cánh tả, tại ICAPP và tại các

128 diễn đàn khu vực và quốc tế khác. Đồng thời, đề nghị các đảng ủng hộ và đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Về quan hệ giữa Đảng CSVN với một số đảng cộng sản Nam Á: Với Đảng CPI: quan hệ giữa hai Đảng tiếp tục phát triển tốt đẹp. Đảng CPI luôn bày tỏ sự khâm phục đối với Đảng CSVN, kính trọng Bác Hồ, tích cực ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng CSVN khởi xướng, cho đó là thành công của chủ nghĩa xã hội, đồng thời ủng hộ và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, hoạt động trao đổi đoàn, gửi điện mừng đại hội và các sự kiện quan trọng giữa hai Đảng diễn ra thường xuyên. Về phía Đảng CSVN, đồng chí Nguyễn Đức Triều, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam dự Đại hội XVIII (3/2002); đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự Đại hội XIX (4/2005); đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Đại hội XX (23-27/3/2008); đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, thăm Ấn Độ (tháng 12/2009). Từ đại hội XXI (2011), để tập trung vào các vấn đề nội bộ, CPI không mời đại biểu quốc tế tham dự. Về phía CPI: Phó Tổng Bí thư A.B Bardhan dự Đại hội IX (4/2001) của Đảng CSVN. Đáng chú ý, từ ngày 25/9-2/10/2007, theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng CPI đã cử Tổng Bí thư A.B.Bardan dẫn đầu đoàn (3 người) thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức cấp cao thứ hai sang Việt Nam sau 22 năm của Đảng CPI, đồng thời diễn ra trong bối cảnh Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới hơn 20 năm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đoàn đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp; hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng CSVN do Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Trần Văn Hằng làm trưởng đoàn; gặp lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế [13, tr.1-2]. Qua các cuộc làm việc và đến thăm cơ sở kinh tế, văn hóa, di tích lịch sử ở ba miền của Việt Nam, Đoàn CPI đã được tận mắt chứng kiến những thay đổi to lớn của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và có những ấn tượng rất sâu sắc về những thành tựu của Việt Nam, cho đó là thành công của CNXH, đồng thời khẳng định sẽ tích cực ủng hộ và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam.

129

Tại Đại hội Đảng XI của Đảng CSVN, Đảng CPI đã gửi điện mừng Đại hội và điện mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cử đồng chí Fraizee, Bí thư Trung ương, Tổng Biên tập Báo New Age, tham gia đoàn nhà báo nước ngoài đưa tin về Đại hội. Một số đồng chí lãnh đạo của CPI hoạt động trong các tổ chức quần chúng của Ấn Độ sang Việt Nam theo kênh nhân dân đều đến chào đại diện lãnh đạo Đảng CSVN. Cụ thể như đồng chí Pallap Sengupta, Trưởng ban Đối ngoại CPI, Chủ tịch Hội hữu nghị và đoàn kết toàn Ấn (AIPSO) thường xuyên sang Việt Nam theo lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sau khi Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Ấn hình thành từ 2007 và được tổ chức luân phiên hàng năm... Trong khi đó, trong dịp các đoàn cấp cao của Việt Nam như các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và gần đây là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu thăm Ấn Độ, Đảng CPI đều cử đoàn cấp Tổng Bí thư đến chào. Với Đảng CPI-M: Cũng như những người cộng sản, cánh tả khác ở Ấn Độ, Đảng CPI-M luôn dành tình cảm tốt đẹp đối với Đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam, kính trọng Bác Hồ, đánh giá cao vai trò và sự lãnh đạo của Đảng CSVN, hoan nghênh sự nghiệp Đổi mới và những thành tựu đạt được về kinh tế xã hội, chính trị của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt rất quan tâm đến đổi mới kinh tế của Việt Nam và mong muốn học tập kinh nghiệm từ Đảng CSVN để áp dụng trong việc quản lý 3 bang mà Mặt trận cánh tả nắm quyền. Đảng CPI-M cũng rất coi trọng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết với Đảng CSVN, nhất là việc hai Đảng tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường hiểu biết, đoàn kết giữa các đảng cộng sản và cánh tả của Ấn Độ với Đảng CSVN. Để thể hiện tình cảm với Bác Hồ, Chính phủ của Mặt trận Cánh tả cầm quyền tại bang West Bengal, Ấn Độ đã dựng tượng Bác và lấy tên Hồ Chí Minh để đặt tên đường tại thành phố Calcutta (Hochiminh Sarani). Hai Đảng thường xuyên cử đoàn sang thăm lẫn nhau. Đảng CSVN cử cấp Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVII (3/2002) và Đại hội XIX (4/2008); cử đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự Đại hội XVIII (4/2005), đồng chí

130

Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã làm việc với Đảng CPI-M nhân chuyến thăm Ấn Độ (12/2009). Về phía Đảng CPI-M: Tổng Bí thư Harkishan Surjeet Singh sang dự Đại hội IX của Đảng CSVN; gửi điện mừng Đại hội XI và điện mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cử 02 đoàn chính thức thăm Việt Nam: Tổng Bí thư Prakash Karat (2007) và Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Quốc tế Sitaram Yechury (5/2010). Chuyến thăm thứ hai cấp Tổng Bí thư của CPI-M sang Việt Nam diễn ra sau 13 năm do Tổng Bí thư Prakash Karat dẫn đầu từ ngày 18-25/11/2007. Vào thời điểm này, vị thế của Đảng CPI-M rất khác so với chuyến thăm trước, đã trở thành đảng lớn thứ 3 tại Hạ viện, là lực lượng ủng hộ bên ngoài cho Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất, đồng thời cũng đang trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIX (4/2008). Trong khi đó, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Do đó, mục đích và nội dung chính của chuyến thăm là khẳng định quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa hai Đảng và trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng và hai nước. Đoàn đã có các cuộc làm việc với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hội đàm với Trưởng Ban Đối ngoại và gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều đồng chí lãnh đạo CPI-M cũng sang Việt Nam theo kênh Chính phủ hoặc giao lưu nhân dân đều đến chào và làm việc với Đảng CSVN, như đồng chí Susheela Gopalan, Ủy viên Bộ Chính trị CPI (M), Bộ trưởng Công nghiệp bang Kerala vào Việt Nam dự Triển lãm hàng công nghiệp từ 21-24/10/1998 đã có cuộc làm việc với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Với Đảng CPN-UML: Đảng CSVN cử đoàn dự Đại hội VII (năm 2003) và Đại hội VIII (năm 2009) của Đảng CPN-UML; cử đoàn Phó Tổng biên tập báo Nhân dân dự Hội thảo “Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI” do Đảng CPN-UML tổ chức vào tháng 12/2000. Nhiều đồng chí đảng viên Đảng CPN-UML quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn đánh giá cao Đảng CSVN trong lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân, đế quốc, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời thực hiện công cuộc đổi mới. Tổng Bí thư CPN-UML Man Mohan Adhikiri đã từng dịch thơ của Bác Hồ ra tiếng Nepal.

131

Trong cuộc tiếp Đoàn đại biểu Đảng CSVN do đồng chí Đỗ Quang thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương tại Kathmandu ngày 21/4/1992, đồng chí Madan Bhandari, Tổng Bí thư CPN-UML cho rằng trong lúc các nước XHCN Đông Âu đã phải đổi tên nước, đổi tên đảng, từ bỏ CN Mác-Lênin thì vẫn có những đảng vẫn kiên trì CN Mác-Lênin như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và điều đó đã cổ vũ đảng CPN-UML rất nhiều và “Việt Nam luôn là biểu tượng của cuộc đấu tranh kiên cường, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với CPN-UML trong đấu tranh cách mạng”. Trao đổi với Đoàn đại biểu Đảng CSVN do đồng chí Đỗ Nguyên Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo dẫn đầu sang dự Đại hội VII CPN-UML (2008), Tổng Bí thư CPN-UML tiếp tục nhấn mạnh “nếu đảng CPN-UML lên nắm quyền thì việc làm đầu tiên là tăng cường quan hệ với Việt Nam”. Trong các cuộc tiếp xúc, bên cạnh thông tin về tình hình mỗi đảng, mỗi nước, thế giới, khu vực, Đảng CPN-UML rất chú trọng trao đổi các vấn đề lý luận. Đặc biệt, Đảng CPN-UML rất quan tâm và muốn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế thị trường trong xây dựng CNXH và tổ chức, quản lý đất nước, lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN. Ngoài ra, Đảng CSVN và CPN-UML phối hợp rất chặt chẽ tại diễn đàn đa phương Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP) khi cả hai Đảng đều là thành viên Ủy ban thường trực ICAPP. Với CPB: Sau khi Đảng CPB củng cố nội bộ, đề ra cương lĩnh đấu tranh mới và nối lại quan hệ với các đảng cộng sản quốc tế, quan hệ giữa Đảng CSVN và CPB lại được tiếp tục. Tại Đại hội VIII (2003), Đảng CPB đã mời các đảng tham dự, trong đó có Đảng CSVN. Việc Đảng CSVN cử đoàn do đồng chí Nguyễn Huy Quang, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu đi dự từ ngày 06/5- 09/5/2003, được xem như dấu mốc khôi phục lại quan hệ chính thức giữa hai Đảng. Tháng 8/2008, Đảng CSVN tiếp tục cử đoàn cấp Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương dự Đại hội IX CPB. Năm 2010, Chủ tịch Đảng CPB Manzurul Khan dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng thăm chính thức Việt Nam từ ngày 09-18/5/2010, theo lời mời của Trung ương Đảng CSVN. Đoàn đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp và trao đổi ý kiến thân mật; hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng CSVN do đồng chí Hoàng Bình Quân,

132

Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương làm Trưởng đoàn; viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm quê hương Bác tại Nghệ An; được Lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Thành uỷ Đà Nẵng và Tỉnh ủy Nghệ An tiếp và chiêu đãi. Đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thăm một số cơ sở kinh tế, văn hoá tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Đoàn đã tham dự Hội thảo “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tại Hội thảo, đồng chí Manzurul Ahsan Khan, Chủ tịch Đảng, đã có bài tham luận với chủ đề “Hồ Chí Minh với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nhìn chung, Đảng CPB có thiện cảm và quan hệ tốt với Đảng CSVN, kính trọng Bác Hồ cũng như luôn ngưỡng mộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phát biểu tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5/2010, Chủ tịch CPB Manruzul Khan khẳng định “đồng chí Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo của Việt Nam mà còn là người quốc tế cộng sản chân chính” và “Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho cuộc đấu tranh anh hùng chống đế quốc, bá quyền và sự nghiệp công bằng, bình đẳng của nhân dân. Việt Nam là biểu tượng của chiến thắng. Chiến thắng của Việt Nam cũng là chiến thắng của phong trào giải phóng dân tộc và của các lực lượng tự do hòa bình và CNXH”. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2010), Đảng CPB tổ chức hội thảo tại Bangladesh. Trong hầu hết các lần tiếp xúc, lãnh đạo Đảng luôn nhắc lại tình cảm và hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng CPB, trong đó nhiều người đã hy sinh hoặc bị bắt giam và hiện nay tại Thủ đô Dhaka có tượng đài tưởng niệm 02 đảng viên CPB đã hy sinh trong cuộc biểu tình ngày 01/01/1973. Bên cạnh đó, Đảng CPB đánh giá cao kinh nghiệm và thành tựu đổi mới của Việt Nam, đặc biệt ca ngợi thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, coi đó là nguồn cổ vũ và khích lệ cho những người cộng sản Bangladesh; đề nghị hai Đảng cần tiếp tục tăng cường quan hệ hơn nữa thông qua đào tạo cán bộ, trao đổi lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng... cũng như mong muốn đẩy mạnh quan hệ giữa Việt Nam và Bangladesh thông qua các hình thức trao đổi đoàn cấp cao và các tổ chức quần chúng nhân dân như Hội phụ nữ, Hội nông dân… Lãnh đạo CPB cho rằng

133

Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm tương đồng và có nhiều tiềm năng hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực: nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, viễn thông, ngân hàng, văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch, y tế…; khẳng định sẽ tác động đến Chính phủ Bangladesh tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Việt Nam đầu tư tại Bangladesh. Với CPSL: Đảng CPSL có tình cảm thân thiết với Việt Nam, coi trọng vị thế của Đảng CSVN, kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các đồng chí trong ban lãnh đạo CPSL như Tổng Bí thư D.E.W. Genurakasara (từng giữ chức Bộ trưởng Nhân lực), Tổng Bí thư Raja Collure, Phó Tổng Bí thư S.Sudasinghe đều là những người tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến, đồng thời đánh giá cao những thành tựu đổi mới của Việt Nam. Đảng CPSL cũng tích cực vận động Chính phủ Sri Lanka dành một khu đất ở thủ đô Colombo để dựng tượng đài Hồ Chí Minh (Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ nước ngoài đầu tiên được dựng tượng tại Sri Lanka; Tượng đài Bác đã được khai trương tại thủ đô Cô-lôm-bô vào năm 2013). Từ cuối những năm 1990, trao đổi đoàn giữa hai bên đã được nối lại. Đảng CSVN cử đoàn Đại hội XVI (11/1998), XVII (12/2002) và XVIII (8/2006) của CPSL; Đảng CPSL cử đồng chí Sudasinghe, Phó Tổng Bí thư CPSL, Chủ tịch Hội hữu nghị Sri Lanka - Việt Nam thăm Việt Nam tháng 11/1998, 11/2000, 10/2003 và tháng 2/2004; đồng chí Tổng Bí thư Gunasekara thăm Việt Nam tháng 3/2007 và gửi điện mừng các Đại hội IX, X và XI của Đảng CSVN. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư D.E.W Gunasekara diễn ra từ ngày 5-11/3/2007, theo lời mời của Trung ương Đảng CSVN. Đoàn đã đến chào đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, hội đàm với đồng chí Nguyễn Văn Son, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và gặp lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh [14]. Trong các cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư CPSL Dew Gunasekara khẳng định đảng CPSL luôn ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng CSVN khởi xướng, đồng thời đánh giá cao thành tựu đổi mới và chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như vai trò, uy tín và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng CSVN.

134

4.2.2. Đánh giá kết quả hợp tác Về thành tựu: Nhìn lại lịch sử quan hệ, Đảng CSVN và các đảng cộng sản tại Nam Á luôn duy trì tình đoàn kết, hữu nghị, thắm tình đồng chí anh em. Qua đó không chỉ góp phần củng cố phong trào cộng sản quốc tế mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Việc Đảng CSVN tiến hành công cuộc đổi mới và đã giành được một số thành tựu ban đầu là đóng góp tích cực cả về lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ và phát triển CN Mác-Lênin và xây dựng CNXH đối với các đảng cộng sản tại Nam Á đồng thời giúp củng cố niềm tin và cổ vũ những đảng này trong cuộc đấu tranh còn nhiều khó khăn, gian khổ. Ngược lại, sự ủng hộ và đoàn kết, hữu nghị của các đảng cộng sản Nam Á là sự hậu thuẫn chính trị và tinh thần rất lớn đối với Đảng CSVN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam XHCN và chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Những đảng cộng sản ở Nam Á cũng là lực lượng chính trị quan trọng tác động vào hoạch định chính sách đối ngoại của chính phủ những nước này theo hướng có lợi cho Việt Nam, giúp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước Nam Á. Đặc biệt, với vai trò quan trọng tại các tổ chức hữu nghị nhân dân, các đảng cộng sản Nam Á góp phần tích cực tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Nam Á. Về hạn chế: Bên cạnh những kết quả tích cực trên, quan hệ giữa Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á cũng còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Quan hệ còn mang tính hình thức, chưa thực chất; tính hiệu quả, thiết thực trong trao đổi đoàn chưa cao; hình thức hợp tác chưa phong phú và thiếu cơ chế hợp tác ổn định, lâu dài; nội dung trao đổi chưa đi sâu vào những vấn đề lý luận và những vấn đề mới nổi lên. Đặc biệt, hai bên vẫn còn một số nhận thức chưa đầy đủ về công cuộc cách mạng của mỗi bên. Về phía Đảng Cộng sản Việt Nam, do chưa hiểu rõ về vai trò cũng như thành tựu của các đảng cộng sản tại Nam Á nên xuất hiện quan điểm đánh giá thấp tầm quan trọng của mối quan hệ. Về phía các đảng cộng sản Nam Á, hiểu biết về công cuộc đổi mới của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, do đó, có suy nghĩ lo lắng về việc thực hiện mô hình kinh tế

135 thị trường định hướng XHCN sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của CNTB làm chệch hướng con đường XHCN của Việt Nam, nhất là trong các vấn đề như vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, tư nhân hóa, hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia, chính sách xã hội hóa y tế và giáo dục, đạo đức cách mạng của đảng viên... Một số đảng viên cộng sản Nam Á quan tâm về thái độ và hành động của Việt Nam đối với những đoàn kết, giúp đỡ trước đây của các đảng và mong Việt Nam ủng hộ, giúp đỡ những đảng này trong lúc gặp khó khăn. Ngoài ra, những người có cảm tình đặc biệt với Việt Nam trong các đảng cộng sản Nam Á dần ít đi do những đảng viên từng gắn bó và có các kỷ niệm sâu sắc với Việt Nam thì ngày càng già, trong khi những đảng viên trẻ, nhất là sinh sau năm 1975 chưa hiểu biết nhiều về Việt Nam. Nguyên nhân của những hạn chế này trước hết cũng là hạn chế, khó khăn chung trong quan hệ giữa các đảng cộng sản trên thế giới do phong trào cộng sản quốc tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, thiếu ngọn cờ lãnh đạo để tập hợp, hỗ trợ và đề ra đường lối đấu tranh thống nhất. Hầu hết các đảng, kể cả tại các nước XHCN đều phải phát huy tính độc lập và tự lực cánh sinh. Các đảng cộng sản tại Nam Á hiện nay cũng tập trung chủ yếu vào vấn đề nội bộ và trong nước, hoạt động đối ngoại chưa đặt thành vấn đề cấp thiết; Đảng CSVN thì đang phải vừa tìm tòi vừa tổng kết thực tiễn để đi lên CNXH. Thứ hai, vấn đề khó khăn tài chính là một nguyên nhân chính hạn chế hình thức hợp tác giữa hai bên. Mặc dù một số sáng kiến như tổ chức cơ chế trao đổi lý luận đã được đặt ra nhưng chưa thực hiện được do các đảng cộng sản tại Nam Á hầu như không thể có đủ ngân sách để tổ chức; trong khi Đảng CSVN tuy là đảng cầm quyền có điều kiện hơn nhưng cũng không thể đủ sức đài thọ tất cả chi phí. Thứ ba, sự khác biệt về vị thế trên chính trường và chế độ chính trị của mỗi nước cũng thu hẹp không gian cho nội dung trao đổi. Hầu hết các đảng cộng sản tại Nam Á đều là các đảng đối lập, số ít là đảng tham chính và hoạt động trong chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, trong khi Đảng CSVN là đảng duy nhất cầm quyền. Vì vậy, mỗi bên sẽ có những vấn đề quan tâm và thấy thiết thực khác nhau. Với các đảng cộng sản tại Nam Á, quan trọng nhất là việc thu hút và phát triển lực lượng, đề ra chiến lược, sách lược để cạnh tranh với các lực lượng chính trị khác nhằm giành sự ủng hộ của cử tri và phiếu bầu, tổ chức các hoạt động đấu tranh dân chủ, dân

136 sinh... Với Đảng CSVN là những vấn đề lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH và kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý đất nước. 4.2.3. Một số giải pháp tăng cường quan hệ 4.2.3.1. Nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của việc tăng cường quan hệ Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những diễn biến hết sức nhanh chóng trên chính trường của các quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò và vị thế của các chính đảng và quan hệ giữa các chính đảng ngày càng quan trọng. Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, thế, lực và sức mạnh tổng hợp của Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với trước, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau. Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [3, tr.188]. Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Vì vậy, việc Đảng CSVN tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản khu vực Nam Á trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết nhằm: Thứ nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia-dân tộc: Việc Đảng CSVN tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản tại Nam Á chính là duy trì một tiếng nói ủng hộ, bảo vệ Việt Nam trong công cuộc hội nhập quốc tế và bảo vệ chủ quyền hiện nay. Như đã phân tích ở trên, các đảng cộng sản tại Nam Á luôn dành cho Đảng và nhân dân Việt Nam tình cảm trong sáng, chân thành, không vụ lợi, luôn ủng hộ, sát cánh bên Việt Nam qua nhiều giai đoạn khó khăn. Việt Nam là một nước nhỏ, đang rất cần sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhất là đang có tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở Biển Đông, nằm trong khu vực có sự cạnh tranh

137 chiến lược quyết liệt giữa các nước lớn, trong khi quan hệ giữa các nước hiện nay khó có sự ủng hộ vô tư mà chủ yếu dựa trên lợi ích quốc gia. Do đó, truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á là một tài sản quý giá đã được vun đắp qua thời gian mà Đảng CSVN phải trân trọng gìn giữ và phát triển. Bên cạnh đó, việc củng cố mối quan hệ tốt đẹp đó còn giúp thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa chính phủ và nhân dân Việt Nam và các nước Nam Á. Đối với Việt Nam, sau Đông Nam Á, Nam Á là khu vực có tầm quan trọng lớn về địa - chính trị và kinh tế. Ngoài vị trí địa – chính trị chiến lược tiếp giáp các khu vực quan trọng khác (phía Đông là khu vực Vùng Vịnh, phía Tây là khu vực Đông Nam Á, phía Bắc là Trung Quốc và phía Nam là vùng biển Ấn Độ Dương), khu vực Nam Á còn là tuyến đường huyết mạch về giao thông vận tải đường thuỷ, đường bộ và hàng không. Việt Nam và các nước Nam Á có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và chia sẻ đặc điểm lịch sử chung từng là thuộc địa của các nước lớn và cùng phấn đấu xây dựng các chế độ mới, độc lập, tự chủ. Giao lưu thương mại và văn hóa giữa Ấn Độ với Việt Nam được hình thành từ lâu đời vào thế kỷ II sau Công nguyên [1, tr.131] và hiện vẫn để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong các lĩnh vực triết học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ. Quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nước đều rất tốt đẹp, được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, truyền thống. Chính giới và quần chúng các nước Nam Á luôn khâm phục, quý trọng dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư có nhiều tiềm năng, do khu vực Nam Á rất giàu tài nguyên thiên nhiên và là thị trường tiêu thụ khổng lồ cho hàng hóa Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông sản, gia vị, giày dép, may mặc... Trong số đó, Ấn Độ là nước lớn, có ảnh hưởng trong khu vực Nam Á, luôn duy trì mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam và hơn nữa đang thúc đẩy chính sách hướng Đông, trong đó coi Việt Nam là trụ cột trong việc triển khai chính sách này. Ấn Độ đã nhấn mạnh quan hệ “đặc biệt” với Việt Nam là chính sách “nhất trí quốc gia”, được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân Ấn Độ. Thực tế chứng minh rằng trong mấy thập kỷ qua, Chính phủ và đảng cầm quyền ở Ấn độ có thể bị thay đổi sau các cuộc bầu cử Hạ viện, nhưng chính

138 sách đối với Việt Nam, về cơ bản là nhất quán. Năm 2007, hai bên ký Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ lên đối tác chiến lược nhân chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược Việt Nam – Ấn Độ ngày càng phát triển hiệu quả và thực chất, thông qua việc mở rộng nội hàm của mối quan hệ đối tác chiến lược với các trụ cột chính là chính trị, quốc phòng – an ninh, kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực. Với Sri Lanka, sau khi chấm dứt nội chiến (năm 2009), Chính phủ Liên minh Nhân dân (UPFA) mà Đảng CPSL là thành viên tiếp tục thúc đẩy các chính sách tái thiết kinh tế, ổn định tình hình, chống lại sự can thiệp của phương Tây. Trong bối cảnh đó, Sri Lanka rất coi trọng sự ủng hộ và mong hợp tác gần gũi hơn với Việt nam. Quan hệ Sri Lanka với Việt Nam có bước phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao (tiêu biểu như Tổng thống M. Rajapaksa thăm Việt Nam (tháng 10/2009); Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thăm Sri Lanka (tháng 10/2011). Từ tháng 4/2011, Việt Nam đã mở lại Đại sứ quán tại Colombo. Kim ngạch thương mại tăng đều từ 30,1 triệu USD năm 2000, lên 50,6 triệu USD năm 2009 và 93 triệu USD năm 2010. Với Bangladesh, từ đầu những năm 1990, mặc dù tình hình chính trị-an ninh rất phức tạp nhưng Bangladesh đã quay trở lại tiến trình dân chủ. Quan hệ giữa Việt Nam với Bangladesh do đó cũng có nhiều bước phát triển mới, nổi bật là hai nước đã lập đại sứ quán (Tháng 11/1993, Bangladesh lập Đại sứ quán tại Hà Nội và Việt Nam mở lại Đại sứ quán tại Đắc-ca từ tháng 1/2003); trao đổi đoàn cấp cao gia tăng; giao dịch thương mại còn thấp nhưng phát triển theo chiều hướng tốt (Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt đạt 288 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009 và tăng 445% so với năm 2008). Nepal và Việt Nam có quan hệ truyền thống rất tốt đẹp. Nhân dân Nepal có cảm tình sâu sắc và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất của nhân dân Việt Nam. Nepal là nước đã bỏ phiếu ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam làm thành viên Phong trào Không Liên Kết (9/1973) và sớm lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (15/5/1975). Nepal đang trong tiến trình

139 hoàn thiện nền cộng hòa dân chủ và tái thiết đất nước sau chiến tranh, do đó, Nepal chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch... nhằm tranh thủ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, nước... Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nepal ngày càng tăng mạnh, đạt 7,1 tỷ USD trong năm 2011. Đây là thời điểm thích hợp để Nepal và Việt Nam mở rộng quan hệ trên tất cả các kênh Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước và trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thương mại, đầu tư, du lịch... Thứ hai, bảo vệ lợi ích giai cấp: Sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế rơi vào tình trạng thoái trào tạm thời. Do đó, Đảng CSVN cần phải đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản còn lại trên thế giới, trong đó có các đảng ở Nam Á để củng cố lực lượng và đưa phong trào thoát khỏi khủng hoảng. Sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu cũng đặt ra yêu cầu phải đánh giá lại những vấn đề cũ cũng như phân tích nhiều vấn đề lý luận mới. Vì vậy, Đảng CSVN cần phải phối hợp với các đảng cộng sản khác nhằm trao đổi lý luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn nhằm nhận thức đúng đắn về thời đại và tìm ra con đường, mô hình đi lên CNXH phù hợp. Hiện nay, cán cân lực lượng trên thế giới đang nghiêng về phía có lợi cho CNTB. Trong bối cảnh đó, CNTB biết lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa tăng cường khả năng chi phối tình hình thế giới theo hướng có lợi cho mình, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chống phá nhằm thủ tiêu các đảng cộng sản, công nhân và các lực lượng tiến bộ khác thông qua cả hình thức diễn biến hòa bình lẫn sử dụng vũ lực. Vì vậy, để có thể tiếp tục tồn tại, chống lại sức ép của CNTB và chủ nghĩa đế quốc và xa hơn nữa là đủ sức mạnh để thay đổi tương quan lực lượng hiện nay, các đảng cộng sản nói chung và Đảng CSVN nói riêng càng phải hợp tác chặt chẽ với nhau để tự đổi mới và sáng tạo các hình thức tập hợp lực lượng phong phú, hiệu quả. Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến sự nở rộ của nhiều trào lưu mới, trong đó có trào lưu xã hội-dân chủ quốc tế với một số quan điểm tiến bộ đang thách thức và cạnh tranh ảnh hưởng với các đảng cộng sản. Điều này đòi hỏi các đảng cộng sản phải hợp tác trong đấu tranh chính trị nhằm làm rõ bản chất của trào

140 lưu xã hội-dân chủ cũng như những ưu việt của CNCS nhằm duy trì và tăng cường sự ủng hộ của quần chúng. Đoàn kết quốc tế cũng là truyền thống và bản chất của giai cấp công nhân và đảng cộng sản và cũng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa với việc gia tăng các hình thức tập hợp lực lượng khác nhau, trong đó bao gồm trên cơ sở ý thức hệ. Thứ ba, đảm bảo lợi ích chung của nhân loại: trước sự gia tăng và tính chất gay gắt của những vấn đề toàn cầu cấp bách cũng như những hình thức phản động đi ngược với lợi ích chung của nhân loại như chủ nghĩa bá quyền, cường quyền, âm mưu gây chiến tranh, xung đột..., với tư cách là một trong những chủ thể có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, Đảng CSVN cần phối hợp các đảng cộng sản tại Nam Á cũng như các lực lượng chính trị khác tìm cách thức giải quyết các vấn đề toàn cầu, đấu tranh chống chiến tranh, chống cường quyền, bảo vệ hòa bình thế giới. Thứ tư, giữ gìn truyền thống thủy chung, “uống nước nhớ nguồn” của Đảng CSVN trong quan hệ với anh em, bạn bè quốc tế. Các đảng cộng sản tại Nam Á là những lực lượng có cùng chung lý tưởng với Đảng CSVN, đã từng ủng hộ Việt Nam hết lòng trong những năm tháng tiến hành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng và phát triển đất nước sau này. Trong quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, việc Đảng CSVN vẫn chú trọng và không ngừng tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản Nam Á sẽ thể hiện truyền thống của Đảng CSVN là một Đảng có nguyên tắc và có thái độ thủy chung với bạn bè truyền thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh các đảng cộng sản hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về đường lối, tài chính và cả phương thức hoạt động, Đảng CSVN là một trong những điểm sáng mà các đảng hướng tới cũng cần chủ động hơn nữa và có hình thức phù hợp giúp đỡ các đảng đó. 4.2.3.2. Nắm vững mục đích và yêu cầu trong tăng cường quan hệ Cần nhận thức đầy đủ vai trò của đối ngoại đảng với vị trí là một kênh quan trọng để triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

141

Mục đích của Đảng CSVN trong tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản Nam Á là nhằm: một là, thực hiện chính sách tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân quốc tế; hai là, tranh thủ hợp tác với các đảng phục vụ cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ba là, thể hiện vai trò là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong quá trình mở rộng và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản tại Nam Á cần kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và dựa trên các nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng nhau thúc đẩy hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội. Cần coi trọng việc tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì CNXH, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; tăng cường trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH, về xây dựng đảng và các vấn đề lớn của thế giới đương đại; tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo khu vực quốc tế của các đảng cộng sản, công nhân và chính đảng; ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau theo các hình thức phù hợp, trong đó nhận thức rõ việc Đảng CSVN lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là đóng góp quan trọng và thiết thực nhất đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế cũng như phong trào cách mạng thế giới. 4.2.3.3 Đa dạng các hình thức quan hệ và phối hợp Cần tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn thăm chính thức, dự đại hội, tổ chức hội thảo chuyên đề, trao đổi thông tin, tài liệu, thư, điện... Đặc biệt, xem xét tổ chức hội thảo lý luận thường kỳ giữa hai bên, nhất là với những đảng nắm quyền trên toàn quốc như CPN-UML hoặc cầm quyền tại bang như các đảng cộng sản tại Ấn Độ. Qua đó, hai bên chia sẻ nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm thực tiễn giúp nhận thức đúng đắn về các xu thế lớn của thời đại cũng như con đường đi lên CNXH. Trong các chuyến thăm chính thức hoặc nghiên cứu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sang khu vực Nam Á, cần thu xếp đưa vào chương trình

142 các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo các đảng nhằm bày tỏ sự ủng hộ với các đảng cũng như duy trì thông tin, quan hệ giữa hai bên. Ngoài ra, trong điều kiện cho phép, Đảng CSVN có thể có hình thức hỗ trợ thích hợp với một số đảng đang gặp khó khăn như tặng quà, cấp học bổng đào tạo... nhằm thể hiện tình cảm “đền ơn đáp nghĩa” cũng như tinh thần đoàn kết quốc tế của những người cộng sản. Bên cạnh đó, hai bên cần thường xuyên tiếp xúc, phối hợp quan điểm, hoạt động và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương của các đảng cộng sản, công nhân quốc tế và của các chính đảng nói chung... 4.2.3.4. Làm phong phú hơn nội dung hợp tác Nội dung trao đổi trước hết cần tập trung trao đổi thông tin về tình hình Đảng và tình hình mỗi nước; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đảng; trao đổi lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH cũng như những vấn đề mới nổi lên trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế; thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước Nam Á... Bên cạnh đó, do các đảng cộng sản Nam Á thường đóng vai trò nòng cốt trong các tổ chức hữu nghị quần chúng, cần chú trọng tranh thủ các đảng tổ chức nhiều hoạt động giao lưu nhân dân như triển lãm, liên hoan văn hóa, văn nghệ... nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như củng cố tình cảm của người dân những nước này đối với Việt Nam. Đối với những đảng nắm quyền hoặc tham chính, mở rộng trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước, kinh tế-xã hội cũng như thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, ổn định, bền vững giữa Việt Nam với các nước. Trong trao đổi, Đảng CSVN cần lồng ghép việc thông tin về chủ trương, đường lối, mục tiêu phát triển đất nước cũng như những vấn đề đang cần tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm giúp các đảng hiểu rõ, đúng đắn hơn, về tình hình Việt Nam và Đảng CSVN. 4.2.3.5. Phát huy tính đặc thù trong quan hệ với từng đảng Với Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít (CPI-M) và Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI): Tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết truyền thống và gần gũi giữa Đảng CSVN với Đảng CPI-M thông qua các hình thức trao đổi đoàn nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, trao đổi thông tin, ấn phẩm, kết hợp tìm kiếm các

143 cơ hội hợp tác phát triển kinh tế song phương. Nghiên cứu khả năng thiết lập cơ chế trao đổi, nghiên cứu lý luận giữa Đảng CSVN với CPI và CPI-M, đồng thời có hình thức phù hợp ủng hộ CPI-M lúc khó khăn. Chủ động đưa hoạt động kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân vào nội dung hợp tác giữa bang Tripura mà Mặt trận Cánh tả nắm quyền, trong đó tập trung vào hợp tác nông nghiệp, trao đổi buôn bán nông sản, xây dựng mối quan hệ kết nghĩa giữa địa phương, liên hoan hữu nghị, giao lưu văn hóa-văn nghệ, triển lãm... Cần tận dụng các tổ chức hữu nghị như Tổ chức hữu nghị và đoàn kết toàn Ấn (AIPSO), Ủy ban đoàn kết Ấn- Việt, Ủy ban đoàn kết Ấn-Việt bang West Bengal mà các đảng cộng sản làm nòng cốt để tăng cường giao lưu nhân dân. Với Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất: Là đảng tham chính và có nhiều triển vọng cầm quyền tại Nepal, nên coi trọng việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống và gần gũi giữa Đảng CSVN và Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất thông qua các hình thức trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, ấn phẩm, giáo dục-đào tạo. Ngoài ra, cần mở rộng nội dung hợp tác sang lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước, thảo luận tìm kiếm cơ hội đầu tư, buôn bán, du lịch, văn hóa giữa hai nước, thúc đẩy và tạo điều kiện hình thành các cơ chế hợp tác song phương cũng như phối hợp trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế. Với Đảng Cộng sản Bangladesh: Duy trì tiếp xúc thông qua các hình thức trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, ấn phẩm; có các hình thức giúp đỡ thích hợp đối với Đảng CPB trong đấu tranh cách mạng như mời đoàn nghiên cứu sang để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm...; ủng hộ Đảng Cộng sản Bangladesh thành lập và nắm vai trò nòng cốt trong Hội Hữu nghị Bangladesh – Việt Nam; mở rộng quan hệ giữa các tổ chức quần chúng của hai Đảng nhất là Hội nông dân, thanh niên và phụ nữ; tích cực vận động Đảng CPB ủng hộ lập trường của Đảng CSVN trên một số vấn đề khu vực và quốc tế; phối hợp chặt chẽ với CPB trên các diễn đàn của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Với Đảng Cộng sản Sri Lanka: Cần tiếp tục duy trì quan hệ đoàn kết, hữu nghị với CPSL; tăng cường trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn, xây dựng đảng, các vấn đề thế giới và khu vực thông qua các hình thức trao đổi đoàn, thư, thông tin, tài liệu, điện mừng…, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ

144 giữa Việt Nam và Sri Lanka và vận động CPSL ủng hộ Việt Nam trong một số vấn đề khu vực, quốc tế. Do Đảng CPSL thường xuyên giữ một số ghế bộ trưởng trong chính phủ cũng như vai trò quan trọng trong một số tổ chức nhân dân tại Sri Lanka vì vậy có thể thông qua quan hệ Đảng, thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, đặc biệt giữa Hội hữu nghị Việt Nam – Sri Lanka và Hội hữu nghị Sri Lanka – Việt Nam. Ngoài ra, Đảng CSVN cũng có thể thông qua CPSL để thúc đẩy quan hệ giữa Đảng CSVN và Đảng Tự do cầm quyền tại Sri Lanka. Tiểu kết chương 4 Trong bối cảnh phong trào cộng sản quốc tế đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi khủng hoảng, thành tựu cũng như hạn chế trong hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á từ sau năm 1991 là những kinh nghiệm vô cùng quý báu để các đảng cộng sản khác tham khảo trong quá trình triển khai hoạt động cách mạng. Nổi bật là kinh nghiệm trong việc giữ vững đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong phong trào cách mạng; xây dựng đảng trong sạch vững mạnh; cần đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, biết kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức đấu tranh; tranh thủ sức mạnh tổng hợp từ quần chúng nhân dân và các lực lượng chính trị-xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động trong phong trào cộng sản, công nhân trên toàn thế giới. Trong số những kinh nghiệm đó có thể có những kinh nghiệm không mới nhưng vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Kể cả trước cũng như sau khi thiết lập quan hệ chính thức, Đảng CSVN và các đảng cộng sản Nam Á luôn dành cho nhau tình anh em, đồng chí và sự ủng hộ to lớn. Sau khi Liên Xô tan rã, hai bên vẫn tiếp tục củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị trên các nguyên tắc độc lập, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thông qua các hình thức tiếp xúc, trao đổi đoàn, gửi điện mừng, dự đại hội, hội thảo, mỗi bên đã mở rộng nhận thức về tình hình mỗi đảng, mỗi nước, về thời đại, tình hình thế giới, khu vực; hiểu sâu và làm rõ những vấn đề lý luận mới đặt ra trên con đường đi lên CNXH; tích lũy kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, phát triển lực lượng, quản lý xã hội, phát triển kinh tế, từ đó củng cố thêm niềm tin vào CN Mác-Lênin, CNXH và góp phần tích cực vào việc từng bước phục hồi phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

145

Để làm sâu sắc và phát huy tính hiệu quả mối quan hệ đó trong thời gian tới, hai bên cần đa dạng hóa nội dung và hình thức hợp tác phù hợp với nhu cầu, điều kiện và vị trí của mỗi Đảng cũng như bối cảnh chung quan hệ hai nước. Đặc biệt, nhằm góp phần vào quá trình phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam với vị trí là đảng cầm quyền càng nhận thức rõ hơn về yêu cầu tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản khu vực Nam Á cũng như nâng cao hiệu quả và tính thiết thực trong các hoạt động phối hợp giữa hai bên.

146

KẾT LUẬN

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới có những chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, đan xen lẫn nhau và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa; cục diện thế giới ngày càng định hình theo hướng đa cực; hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố... còn xảy ra ở nhiều nơi, với tính chất phức tạp ngày càng tăng; các vấn đề toàn cầu trở nên nghiêm trọng và cấp bách, ảnh hưởng đến vận mệnh loài người, đòi hỏi sự hợp tác để giải quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc. Chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, tuy nhiên thời đại ngày nay vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tại Nam Á, tình hình tuy về cơ bản vẫn giữ được ổn định và phát triển tương đối nhưng tranh giành quyền lực nội bộ, bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố có liên quan đến Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nước, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc rất gay gắt, kinh tế khu vực kém phát triển, tình trạng nghèo đói, mù chữ, tăng dân số... vẫn rất nghiêm trọng. Những đặc điểm mới của tình hình thế giới, khu vực và phong trào cộng sản quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến các đảng cộng sản Nam Á theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, nhưng trong đó mặt tiêu cực, thách thức nổi trội hơn. Điều này thể hiện qua sự lúng túng và mất định hướng về đường lối, quan điểm, bị tan rã và phân liệt, sụt giảm Đảng viên và thu hẹp cơ sở hoạt động. Do đó, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các đảng tập trung đánh giá về biến động này và tìm cách hạn chế những chấn động do sự kiện này gây ra, củng cố nội bộ như tiến hành đại hội, đẩy mạnh đấu tranh nội bộ, tự phê bình, xác định nguyên nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu, rút ra bài học kinh nghiệm, xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước. Nhờ vậy, đến những năm đầu thế kỷ XXI, các đảng đã khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng ban đầu, dần phục hồi và bắt đầu tập trung vào củng cố, xây dựng Đảng mạnh về chính trị-tư tưởng, tổ chức và vận động quần chúng; chú trọng vào các cuộc bầu cử thông qua các hoạt động cụ thể như

147 nghiên cứu soạn thảo cương lĩnh tranh cử phù hợp, phân tích các lực lượng chính trị để lập liên minh tranh cử, và vận động tranh cử nhằm giành lá phiếu của cử tri; đẩy mạnh các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động vì hòa bình, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội; tăng cường phối hợp với các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, dân chủ tiến bộ trong nước nhằm xây dựng một mặt trận thống nhất, tạo ra sự thay thế chính quyền tư sản; mở rộng hoạt động đối ngoại, tăng cường phối hợp hoạt động, thể hiện tình đoàn kết và chủ nghĩa quốc tế vô sản với các đảng anh em trong khu vực và trên thế giới; đồng thời đấu tranh, tố cáo âm mưu và hoạt động của đế quốc Mỹ và tư bản tài chính quốc tế. Qua quá trình hoạt động, các đảng cộng sản tại Nam Á đã đạt được một số kết quả tích cực trong hoạt động, đó là từ bài học sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, các đảng đã tự xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước; từng bước củng cố lực lượng và mở rộng ảnh hưởng; tích cực đấu tranh bảo vệ quyền dân sinh, dân chủ, chống chính sách phản dân chủ và nhân dân của các chính quyền tư sản; bước đầu phối hợp lực lượng, đoàn kết các đảng cộng sản, cánh tả trong nước nhằm tạo mặt trận thống nhất trong đấu tranh và tranh cử. Tuy nhiên, mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất sau sự sụp đổ của Liên Xô và tiếp tục phục hồi và có những bước phát triển mới, nhưng các đảng cộng sản tại Nam Á vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng. Hoạt động của các Đảng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập; ảnh hưởng và vị trí của các đảng trên chính trường nhỏ yếu và tương quan so sánh lực lượng còn bất lợi với các chính đảng tư sản khác; công tác lý luận chính trị còn hạn chế; nội bộ một số đảng xảy ra tình trạng mất đoàn kết, bè phái, cục bộ; sự phối hợp hành động giữa các đảng cộng sản còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả. Từ những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của các đảng có thể thấy trong vấn đề xây dựng đảng và tổ chức hoạt động của các đảng cộng sản cần chú ý đoàn kết, thống nhất trong đảng và trong phong trào cộng sản mỗi nước; xây dựng Đảng cộng sản trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cần đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, biết kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức đấu tranh; tranh thủ sức mạnh tổng hợp từ quần chúng nhân dân và các lực lượng chính trị-xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

148

Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản Nam Á luôn duy trì quan hệ hợp tác truyền thống, đoàn kết và hữu nghị. Điều này dựa trên tinh thần đoàn kết quốc tế tốt đẹp của những người cộng sản cũng như sự chia sẻ, cảm thông của những người cùng chung hoàn cảnh. Mặc dù trong phong trào cộng sản quốc tế lâm vào thoái trào, quan hệ giữa các đảng cộng sản trên thế giới và khu vực có nhiều biến đổi về hình thức, nội dung, nhưng Đảng CSVN củng cố và không ngừng tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản tại Nam Á. Hai bên thường xuyên cử đoàn, gửi điện mừng đại hội và các sự kiện quan trọng của mỗi Đảng, trao đổi đoàn thăm song phương, tiếp xúc, gặp gỡ, trao tài liệu, ấn phẩm và phối hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi, mỗi bên đã mở rộng nhận thức về tình hình mỗi đảng, mỗi nước, về thời đại, tình hình thế giới, khu vực; hiểu sâu và làm rõ những vấn đề lý luận mới đặt ra trên con đường đi lên CNXH; tích lũy kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, phát triển lực lượng, quản lý xã hội, phát triển kinh tế, từ đó củng cố thêm niềm tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH và góp phần tích cực vào việc từng bước phục hồi phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên sâu rộng như hiện nay và góp phần thúc đẩy sự phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế, việc mở rộng, tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản tại Nam Á càng trở nên cấp thiết. Theo đó, cần đa dạng hóa các hình thức quan hệ cũng như nội dung trao đổi. Bên cạnh các hoạt động trao đổi đoàn như hiện nay có thể mở rộng sang các hình thức hội thảo chuyên đề, hội thảo lý luận. Nội dung trao đổi cần chú trọng trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng, các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH cũng như những vấn đề mới nổi lên trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế./.

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mẫn Huyền Sâm (2011), “Quan hệ giữa Đảng ta với một số đảng cầm quyền khu vực Đông Nam Á: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Đối ngoại, số 7(22), (7/2011), tr.46-50. 2. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Thực hiện chủ trương của Đảng ta về mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền”, Tạp chí Cộng sản, số 833 (3/2012), tr.95-100. 3. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã-lai”, Tạp chí Đối ngoại, số 28 (1+2/2012), tr.91-95. 4. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Hành động Nhân dân Xinh-ga-po”, Tạp chí Đối ngoại, số 29 (3/2012), tr.48-51. 5. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Mi-an-ma với tiến trình dân chủ”, Tạp chí Đối ngoại, số 30 (4/2012), tr.46-49. 6. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Vì người Thái”, Tạp chí Đối ngoại, số 31 (5/2012), tr.46-49. 7. Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Tự do Phi-líp-pin”, Tạp chí Đối ngoại (số 33 (7/2012), 38-41. 8. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất”, Tạp chí Đối ngoại, số 5/2015 (67), tr.50-54. 9. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về Đảng Cộng sản Băng-la-đét”, Tạp chí Đối ngoại, số 6/2015 (68), tr.50-54. 10. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về Đảng Cộng sản Xri Lan-ca”, Tạp chí Đối ngoại, số 7/2015 (69), tr.52-55. 11. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Phong trào cộng sản Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”, Tạp chí Cộng sản, số 873 (7/2015), tr.107-111. 12. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực Nam Á”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8/2015, tr.100-104. 13. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về Đảng Cộng sản Ấn Độ”, Tạp chí Đối ngoại, số 8/2015 (70), tr.51-55. 14. Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)”, Tạp chí Đối ngoại, số 9/2015 (71), tr.52-55.

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT 1. Bộ Ngoại giao (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đỗ Đức Định (1999), 50 năm kinh tế Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 5. Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2004), “Phong trào Cộng sản ở các nước tư bản phát triển trước các vấn đề lý luận chính trị đặt ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11. 6. Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2007), “Phong trào Cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 11. 7. Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2014), Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Trần Văn Hằng (2008), “Mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, số 791 (2008), trang 3. 9. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quan hệ quốc tế (1999), Lịch sử phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, Hà Nội. 10. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quan hệ quốc tế (2005), Lịch sử phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 11. Lê Gia Kiên (2009), “Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ - Mác-xít: Quá khứ và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 795, trang 107-110. 12. Nguyễn Trọng Kiên (2013), “Phong trào cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ: Tình hình và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 851 (9/2013), trang 106-111. 13. Nhân dân, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Ấn Độ thăm Việt Nam, ngày 29/7/2007, trang 1. 14. Nhân dân, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Xri Lan-ca thăm Việt Nam, số 18833, ngày 8/3/2007, trang 1. 15. Thái Văn Long (2007), “Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí Cộng sản, số (10). 16. C.Mác, Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 18. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

151

19. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 20. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia 21. Trình Mưu (2009), “Những vấn đề chung về thời đại ngày nay”, Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia. 22. Nguyễn Xuân Phách (1999), Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế từ 1991 đến nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Hoàng Bình Quân (2010),“Công tác đối ngoại Đảng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X”, Tạp chí Cộng sản, số 14 (10/2010). 24. Quân đội nhân dân, Điện chia buồn, ngày 6/5/1999 25. Nguyễn Thị Quế (2005), Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 26. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (đồng chủ biên) (2010), Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau Chiến tranh lạnh đến nay: Thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Đức Thùy (2009), “Dân chủ hóa và các phong trào cánh tả trên thế giới”, Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính. 28. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ và vấn đề an ninh châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 29/6. 29. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ, cường quốc đang lên”, Tài liệu tham khảo, (3) 30. J.S Uberoi (2011), Ấn Độ mãi mãi huy hoàng, Nhà xuất bản Media Transasia India Limited (bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới). 31. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. TIẾNG ANH 32. Anil Rajimwal (2012), History of Communist Party of India through Congresses, People’s Publishing House PVT.LTD, New Delhi 33. A B. Bardhan (2000), 75 years: This is the CPI, Anklan Printing Works, New Delhi. 34. A B. Bardhan (2002), Crisis of Corporate Capitalism, People’s Publishing House, New Delhi. 35. A. Sengupta (1998), "Fifty years of development policy in India", Independent India, ICCR & Oxford University Press.

152

36. Asian Development Bank (2012), Regional Intergration and Economic Development in South Asia, Edward Elgar Publishing Limited, UK, p.ix 37. B.L.Fadia (2001), Indian Government and Politics, Sahitya Bhawan Publications. 38. Centre for Policy Dialogue (2002), Bangladesh-India Relations, The University Press Limited. 39. Communist Party of Bangladesh’s International Department (2005), A Brief introduction to the CPB, Party Publication, Dhaka. 40. Communist Party of Bangladesh (2008), 9th Congress Document, Party Publication. 41. Communist Party of India (1991), 15th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 42. Communist Party of India (1996), 16th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi 43. Communist Party of India (1998), 17th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 44. Communist Party of India (2002), 18th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 45. Communist Party of India (2005), 19th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 46. Communist Party of India (2008), 20th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 47. Communist Party of India (2012), 21th Party Congress Documents, Communist Party Publication, New Delhi. 48. Communist Party of India (2015), 22th Party Congress Documents, CPI Publication, New Delhi 49. Communist Party of India (2015), Programe of the Communist Party of India, CPI Publication, New Delhi. 50. Communist Party of India (Marxist) (1992), Documents of 14th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 51. Communist Party of India (Marxist) (1992), Resolution on Certain Ideolegical Issues, CPI-M Publication, New Delhi. 52. Communist Party of India (Marxist) (1993), Contemprory World Situation and Validity of Marxism, A.K.G Bhavan, 27-29, Bhai Vir Singh Marg, New Delhi.

153

53. Communist Party of India (Marxist) (1995), Documents of 15th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 54. Communist Party of India (Marxist) (1998), Documents of 16th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 55. Communist Party of India (Marxist) (2000), Political Program of the Communist Party of India (Marxist), CPI-M Publication, New Delhi. 56. Communist Party of India (Marxist) (2002), Documents of 17th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 57. Communist Party of India (Marxist) (2003), Constitution and the rules under the Constitution, CPI-M Publication, New Delhi. 58. Communist Party of India (Marxist) (2005), Documents of 18th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 59. Communist Party of India (Marxist) (2008), Documents of 19th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 60. Communist Party of India (Marxist) (2012), Documents of 20th Congress, CPI-M Publication, New Delhi. 61. Communist Party of India (Marxist) (2002), History of the communist movement in India, CPI (M) Publications in association with Left World. 62. Communist Party of India (Marxist) (2007), Thirty Years of the Left Front Government in West Bengal 1997-2007, Progressive Printers, West Bengal, 2007, West Bengal. 63. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (1991), Political Declaration, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 64. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (1993), Political Reports of the 5th National Congress, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 65. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (1998), Political Reports of the 6th National Congress, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 66. The Communist Party of Nepal (Unified Marxist and Leninist) (1998), People’s Multi Party Democracy: Programe of Nepalese Revolution, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 67. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (2009), History of the Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist, CPN-UML Publish House, Kathmandu.

154

68. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (2001), Proceedings of International Conference on Socialism in the 21st Century, Madan-Ashrit Memorial Foundation, Kathmandu. 69. Communist Party of Nepal - Unified Marxist Leninist (2003), A synopsisis of the 7th Political Report, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 70. Communist Party of Nepal (Unified Marxist Leninist) (2009), A synopsisis of the 8th Political Report, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 71. Communist Party of Nepal (Unified Marxist Leninist) (2004), The Proposal for the resolution of national problem, CPN-UML Publish House, Kathmandu. 72. Communist Party of Sri Lanka (1980), The National Question in Sri Lanka, Seya Print & Prints Borella, Colombo. 73. Communist Party of Sri Lanka’s International Department (1995), History of Communist Party of Sri Lanka, Party Publication, Colombo. 74. Communist Party of Sri Lanka (1998), Political Report of the 16th National Congress, Party Publication, Colombo. 75. Communist Party of Sri Lanka (2002), Political Report of the 17th National Congress, Party Publication, Colombo. 76. Communist Party of Sri Lanka (2006), Political Report of the 18th National Congress, Party Publication, Colombo. 77. Communist Party of Sri Lanka (2010), Political Report of the 19th National Congress, Party Publication, Colombo. 78. Chanchal Kumar (2011), “Political regime transition in Nepal: Challenges and Opportunities”, World Focus, 5/2012. 79. D.Raja (2001), “Socialism in the 21st century”, Proceedings of International Conference on socialism in the 21st century, Madan-Ashrit Memorial Foundation, Kathmandu. 80. D.J Saga (2009), Political Parties of the world, John Harper Publishing, UK. 81. Geetesh Sharma, India-Vietnam Relations: First to Twentyfirst Century, Dialogue Society, , India. 82. Government of West Bengal (2007), Thirty years of Left Front Government: Issues and reflections, Basumati Corporation Limited, Kolkata, India. 83. Harkishan Singh Surjeet (1993), An outline History of the Communist Movement in India, National Book Center, New Delhi.

155

84. Harkishan Singh Surjeet (1998), March of the Communist Movement in India, National Book Agency Private Limited, Calcutta 700 073, India. 85. India Government (2004), National Common Minimum Programme of the Government of India. 86. International Monetary Fund (2011), The World Economic Outlook Database, April 2012. 87. Jaytilak Guha Roy (1999), Policing in Twentyfirst Century, Indian Institute of Public Administration, India. 88. K.N. Panikkar (1994), Communalism in India: A perspective for Intervention, People’s Publishing House, New Delhi. 89. KP Sharma Oli (2011), “Foreign Policy of Nepal”, New Era, Vol 32, March 2011. 90. Madhav Kumar Nepal (2011), “Nepal’s Peace Process: An overview”, New Era, Vol 32, March 2011. 91. Moudud Ahmed (2002), South Asia Crisis of Development: The Case of Bangladesh, The University Press Limited, India. 92. Mohiuddin Amad (2001), “Radical Politics in Bangladesh”, Proceedings of International Conference on socialism in the 21st century, Madan-Ashrit Memorial Foundation, Kathmandu. 93. Pakistan Institute for Peace Studies, “Pakistan Security Report 2010”. 94. Pradeep Gyawali (2011), “Strategy for Political Reconciliation”, New Era, Vol 32, March 2011. 95. Rohan Gunaratha (1998), Protracted conflicts in South Asia, Toda Institute, Japan. 96. School of Social Scientists Chitturpu (1999), The Emerging mutation in the socialist world, School for Social Scientists, Andhra Pradesh, India. 97. Sitaram Yechury (2008), Socialism in a changing world, Prajasakti Book House, Andhra Pradesh, India. 98. Sitaram Yechury (2009), Global capitalist crisis: A Marxist perspective, Progressive Printers, Delhi. 99. S.R.Maheshwari (2003), Administration of India, Macmillan India Ltd., New Delhi, India 100. SIPRI (2008), The 15 major spender countries in 2007, The Internationial Peace Institute of Stockholm.

156

101. West Bengal Government (2007), 30 years of Left Front Government in West Bengal: Issues and reflections, Basumati Corporation Limited, West Bengal. 102. Vimla Farooqui (2011), A short history of Women’s Movement in India, People’s Publishing House, New Delhi. 103. Yashwant Sinha (2003), Facets of Indian Foreign Policy, Indian Ministry of Foreign Affairs. WEBSITES 104. Bhadra Sharma, Ideological debate ranges in CPN-UMN www.ekantipur.com/the kathmandu-post/2014/03/28 105. Communist Party of Bangladesh (2008), Bulletin of August 2008, www.solinet.org/bangladesh-communist-party-of-bangladesh 106. Dew Gunasekara (2005), “Why does CPSL support Mahinda Rajapaksa candidate in President election?”, www.cpsl.lk/docs/publications/speeches/Party/Why_the_Communist_Sup ports_to_Mahinda.pdf 107. Global Water Partnership South Asia (2012), Technical report on issues related to water and agriculture in South Asia, www.asiapacificadapt.net 108. Jhala Nath Khanal (2010), Deliberation for the 12 International Meeting of Communist and Workers’ Parties in Johannesburg, South Asia from December 3-5, 2010, www.solinet.org/nepal-communist-party-of-nepal- uml/12-imcwp-intervention-by-cp-of-nepal-uml 109. Madhav Kumar Nepal (2013), Challenges and Opportunities for the Left Movement in South Asia, dated July 7, 2013, www.cpsl.lk/docs/publications/speeches/Party/70 _address_by_comrade_Madhav_Kumar_Nepal/English- Madhav_Kumar_Nepal_CPSL_70_speech.pdf 110. Ruhin Hosain Prince (2011), Socialism is the future, delivered at the 13th International meeting of communist and worker parties in Greece from 9- 11/12/2011, www.solinet.org/bangladesh-communist-party-of- bangladesh/13-imcwp-intervention-by-cp-of-bangladesh-en 111. Trading Economics, Pakistan total external debt, www.tradingeconomics.com/pakistan/external-debt 112. United Nations, UN Annual Report 2011 on protection of civilians in Afghanistan conflict,

157

www.unama.unmissions.org/sites/default/files/unama_poc_report_final_fe b_2012.pdf 113. World Bank, Pakistan Data, www.data.worldbank.org/country/pakistan 114. World Bank, Data, www.data.worldbank.org/country 115. World Bank (2008), World Development Indicators 2008, www.data.worldbank.org/sites/default/files/wwdi08.pdf 116. World Bank (2010), South Asia Economic Update 2010: Moving up, Look East, www.worldbank.org.news/2010/06/07 117. World Bank (2013), The State of the Poor: Where are the poor and where are the poorest? www.worldbank.org/content/dam/Worldbank/document/State_of_the_poo r_paper_April17.pdf 118. World Bank (2015), Regional intergration in South Asia, www.worlbank.org 119. www.theHindubusinessline.com/industry-and-economy/fdi-in-201112-rises- 34-a-new-high/article3409195.ece 120. Yuba Nath Lamsal, CPN-UML in fierce leadership battle, dated 29/9/2014 www.weeklymirror.com.np/index.php?action=news&id=43

158

PHỤ LỤC 1

ĐẢNG CỘNG SẢN ẤN ĐỘ

1. Thông tin cơ bản: - Tên đảng (tiếng Việt): Đảng Cộng sản Ấn Độ - Tên đảng (tiếng Anh): Communist Party of India - Tên viết tắt của đảng: CPI - Tên nước: Nước Cộng hoà Ấn Độ - Ngày thành lập đảng: 1925 - Tính chất chính trị của đảng: Cộng sản Mác-xít. - Vị thế của đảng trên chính trường quốc gia: Đảng đối lập - Số lượng đảng viên: 644.000 (theo số liệu Đại hội XXII của Đảng CPI năm 2015). - Cơ cấu tổ chức của Đảng: + Ở cấp Trung ương: Đứng đầu là Tổng Bí thư; Hội đồng Toàn quốc (125 uỷ viên); Bộ Chính trị (25 uỷ viên); Ban Bí thư (9 uỷ viên); Ủy ban kiểm tra Trung ương (11 uỷ viên). + Ở cấp bang/quận, huyện: CPI có các đảng bộ bang/quận, huyện do một đồng chí Bí thư đảng bộ lãnh đạo. Cấp thấp nhất là các chi bộ. - Báo và tạp chí của đảng: báo New Age (tiếng Anh), ngoài ra còn nhiều tờ báo xuất bản bằng tiếng địa phương như Mukti Sangharsh. - Website của đảng: http://www.cpofindia.org. - Địa chỉ liên hệ của đảng: + Ajoy Bhawan, 15 Kotla Marg Road, New Delhi- 110 002. + E-mail của đảng: [email protected] + Điện thoại: +91 323 5546, 3235058, 3235099 + Fax: +91 11 3235543 - Các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo: CPI có các tổ chức quần chúng lớn như sau: + Tổ chức Hoà bình và Đoàn kết Toàn Ấn (AIPSO) + Đại hội Công đoàn Toàn Ấn (AITUC) + Liên đoàn Thanh niên Toàn Ấn (AIYF) + Liên đoàn Sinh viên Toàn Ấn (AISF) + Liên đoàn Quốc gia Phụ nữ Ấn Độ (NFIW) + Hội Nông dân Toàn Ấn (AIKS) + Hội Công nhân Nông nghiệp (Bharatiya Khet Mazdoor Union)

159

2. Tóm tắt lịch sử Đảng: Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) được thành lập ngày 26/12/1925. Đến năm 1964 bị phân liệt, một bộ phận tách ra thành lập đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít (CPI-M), bộ phận còn lại giữ nguyên tên Đảng Cộng sản ấn Độ (CPI) cho đến ngày nay. Trong giai đoạn thuộc Anh, Đảng đã tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập. Năm 1950, CPI bị cấm hoạt động, nhiều lãnh đạo đảng bị chính quyền Quốc đại lúc đó đàn áp và bắt giam. Từ 6/1996-11/1997, CPI lần đầu tiên tham gia Chính phủ Trung ương do Mặt trận Thống nhất lãnh đạo gồm 13 đảng sau Bầu cử Hạ viện 11 (5/1996) với 02 Bộ trưởng (Indrajit Gupta, cố Tổng Bí thư, giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và C.Mishra giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp). CPI không cầm quyền ở bang nào, nhưng là thành viên của Mặt trận Cánh tả cầm quyền ở bang West Bengal và Tripura và Mặt trận Dân chủ Cánh tả ở bang Kerala. Tại Tami Nadu, Đảng tham gia Liên minh Dân chủ Tiến bộ. Sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 5/2001, CPI hiện chỉ còn tham gia cầm quyền ở bang West Bengal và Tripura. Sau bầu cử Hạ viện 14 (tháng 5/2004), CPI giành 10 ghế, cùng với CPI-M và các đảng Cánh tả ủng hộ Đảng Quốc đại thành lập chính phủ Liên minh Tiến bộ Thống nhất, nhưng không tham gia chính phủ, và đóng vai trò quan trọng trên chính trường ấn Độ. Đảng được Ủy ban Bầu cử công nhận là Đảng Quốc gia (National Party). Tháng 7/2008, CPI cùng với CPI-M đã rút sự ủng hộ Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất vì phản đối việc thúc đẩy quan hệ chiến lược với Mỹ qua việc ký Hiệp định Hợp tác Hạt nhân dân sự (Hiệp định 123), dẫn đến cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Tuy vậy, Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm (8/2008). Đến bầu cử Hạ viện 15 (5/2009), CPI cùng các đảng Cánh tả đã thất bại nặng nề, riêng CPI chỉ giành được 4 ghế (mất 6 ghế), hiện ở vị thế đối lập. Trong bầu cử Viện lập pháp bang West Bengal và Kerala (tháng 5-2011), Mặt trận Cánh tả thất bại nặng. Tại West Bengal, CPI chỉ được 2 ghế; tại Kerala, CPI được 13 ghế. Tháng 3/2012, CPI tổ chức Đại hội XXI, bầu Phó Tổng Bí thư S. Reddy làm Tổng Bí thư, thay đồng chí A. B. Bardhan. Năm 3/2015, CPI tổ chức Đại hội XXII, tiếp tục bầu đồng chí S.Reddy làm Tổng Bí thư. 3. Quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam: Hai Đảng thiết lập quan hệ chính thức từ năm 1978 và cho đến nay, quan hệ hai đảng phát triển tốt đẹp. Hai đảng thường xuyên cử đoàn dự Đại hội đảng của nhau và trao đổi điện mừng trong các dịp Đại hội và bầu lãnh đạo mới.

160

Về phía Bạn, Tổng Bí thư CPI thăm Việt Nam (6/1985); Phó Tổng Bí thư A.B. Bardhan dự Đại hội VIII (6/1996); Tổng Bí thư A.B. Bardhan dự Đại hội IX (4/2001) Đảng Đảng CSVN; Tổng Bí thư A. B. Bardhan đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao CPI thăm chính thức Việt Nam (25/9 - 02/10/2007). Dịp Đại hội XI (2011), Đảng bạn cử đồng chí Fraizee, Bí thư Trung ương, Tổng Biên tập Báo New Age, tham gia đoàn nhà báo vào đưa tin về Đại hội Đảng Đảng CSVN. Gần đây nhất, Tổng Bí thư CPI S.Reddy đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao CPI thăm Việt Nam (23-29/5/2013). Về phía Đảng CSVN, đồng chí Vũ Oanh, Bí thư Trung ương dự Đại hội XIV Đảng bạn (5/1988); đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương dự Đại hội XV (4/1991); đồng chí Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị dự Đại hội XVI (10/1995); đồng chí Hữu Thọ, Ủy viên Trung ương dự Đại hội XVII (9/1998); đồng chí Nguyễn Đức Triều, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam dự Đại hội XVIII (3/2002); đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự Đại hội XIX (4/2005); đồng chí Nguyễn Bắc Son, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương dự Đại hội XX (23-27/3/2008). Do từ Đại hội XXI, Đảng CPI không chủ trương mời đoàn quốc tế tham dự, nên Đảng Cộng sản Việt Nam gửi điện mừng Đại hội XXI và Tổng Bí thư mới của Đảng (5/2012) và Điện mừng Đại hội XXII (2015) của CPI. Trong dịp các đoàn cấp cao của Đảng CSVN do các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Chủ Tịch Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và gần đây là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu thăm Ấn Độ, Đảng bạn đều cử đoàn cấp Tổng Bí thư đến chào.

161

PHỤ LỤC 2 ĐẢNG CỘNG SẢN ẤN ĐỘ (MÁC-XÍT)

1. Thông tin cơ bản: - Tên đảng (tiếng Việt): Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít) - Tên đảng (tiếng Anh): Communist Party of India (Marxit) - Tên viết tắt của đảng: CPI-M - Ngày thành lập đảng: 1964 - Tính chất chính trị của đảng: Cộng sản Mác xít - Vị thế của đảng trên chính trường quốc gia: Là đảng toàn quốc - Số lượng đảng viên: hơn 1.000.000 (theo số liệu của Đaị hội XXI của Đảng CPI-M năm 2015). - Cơ cấu tổ chức của đảng: CPI-M có cơ sở đảng từ cấp trung ương xuống các bang/địa phương, được tổ chức theo mô hình sau: + Cấp Trung ương đứng đầu là Tổng Bí thư; Bộ chính trị (17 uỷ viên); Ban chấp hành TW (85 uỷ viên); Ban kiểm tra Trung ương (05 uỷ viên). + Cấp địa phương: CPI có đảng bộ bang do một đồng chí Bí thư đảng bộ phụ trách; + Cấp quận, huyện: CPI có đảng bộ quận, huyện. + Cấp cơ sở là các chi bộ. - Báo và Tạp chí lý luận của đảng: + Tuần báo Dân chủ Nhân dân (People’s Democracy) bằng Tiếng Anh và Lok Lehar bằng tiếng Hindi (phát hành 2 tuần/1 lần). Ngoài ra còn các báo tháng, báo tuần và báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng địa phương. + Tạp chí nghiên cứu lý luận Người Mác-xít (Marxists) bằng tiếng Anh; Marxvadi Path, ChinĐảng Cộng sản Việt Nam, Prajasakti Idelogical Bulletin (bằng tiếng địa phương). - Địa chỉ liên hệ của đảng: A. K. Gopalan Bhawan, 27-29 Bhai Vir Singh Marg, New Delhi-110001. + Website của đảng: www.cpim.org + Địa chỉ e-mail của đảng: [email protected]. + Điện thoại: 374 7435, 374 7436 + Fax: 3747483 - Các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo: + Liên đoàn thành niên dân chủ Ấn Độ (DYFI) + Liên đoàn sinh viên Ấn Độ (SFI) + Trung tâm tổ chức công đoàn Ấn Độ (CITU) + Tổ chức nông dân toàn Ấn(AIKS) có số lượng hội viên khoảng 30 triệu người.

162

+ Tổ chức liên minh công nhân nông nghiệp toàn Ấn (AIAWU) + Hiệp hội phụ nữ dân chủ toàn Ấn (AIDWA) + Liên đoàn nhân viên ngân hàng Ấn Độ (BEFI) + Liên hiệp luật sư toàn Ấn (AILU) 2. Tóm tắt lịch sử Đảng: Ngay từ khi thành lập năm 1964, CPI-M đã cương quyết chống đảng Quốc Đại cầm quyền, nhiều lần bị chính quyền khủng bố, đàn áp. CPI-M luôn là một trong những đảng đối lập chủ yếu chống lại các chính sách đối nội “phản dân chủ, phản nhân dân” của các chính phủ Quốc Đại kế tiếp nhau, của Indira Gandhi, Rajiv Gandhi, và chính sách kinh tế mới của Naharasima Rao. Tuy nhiên, CPI-M vẫn ủng hộ những mặt tích cực, tiến bộ trong chính sách đối ngoại của các chính phủ này. Những năm gần đây, CPI-M đặc biệt lo ngại trước ảnh hưởng của Đảng Nhân dân Ấn Độ mang tư tưởng phân biệt cộng đồng sẽ phá vỡ nền móng dân chủ và khối đoàn kết quốc gia, coi việc Đảng Nhân dân Ấn Độ lên nắm quyền (3/1998) đánh dấu một bước sang hữu của nền chính trị Ấn Độ. CPI-M xác định Đảng Nhân dân Ấn Độ là kẻ thù số 1 cần đánh đổ. Do đó, tại bầu cử Hạ viện 14 (5/2004), CPI- M giành được 43/544 ghế, cùng với Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) và hai đảng cánh tả (Khối Tiến lên Toàn Ấn và Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa) ủng hộ Đảng Quốc Đại từ bên ngoài để lập Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA), nhằm ngăn Đảng Nhân dân Ấn Độ lên cầm quyền và thúc đẩy các chính sách vì người nghèo. Trong giai đoạn này, vai trò của CPI-M cũng như của các đảng Cộng sản và Cánh tả khác gia tăng, có tiếng nói quan trọng trong quyết sách của chính phủ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Ấn Độ (7/2007), CPI-M đã cùng CPI và các đảng cánh tả khác đóng vai trò quan trọng, ủng hộ bà P. Patil là ứng cử viên do Liên minh Tiến bộ thống nhất giới thiệu, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ. Dựa trên thỏa thuận “Chương trình Chung Tối thiểu” với Liên minh Tiến bộ thống nhất, CPI-M cùng các đảng Cánh tả đóng một vai trò độc lập, luôn tạo áp lực và đấu tranh nhằm đạt được những chính sách có lợi cho nhân dân và các chính sách vì người nghèo. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (tháng 7/2008), CPI-M đã rút sự ủng hộ Chính phủ vì phản đối việc ký Hiệp định Hợp tác Hạt nhân dân sự với Mỹ (Hiệp định 123), dẫn đến cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất. Tuy vậy, Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm (8/2008). Bầu cử Hạ viện 15 (5/2009), CPI-M chỉ giành được 16 ghế (mất 27 ghế) và ở vị thế đối lập. Trong bầu cử Viện lập pháp bang West Bengal và Kerala (tháng 5/2011), Mặt trận Cánh tả thất bại nặng. Tại West Bengal, nơi Mặt trận Cánh tả cầm

163 quyền suốt 34 năm từ 1977, CPI-M chỉ được 40 ghế (mất 136 ghế), Mặt trận Cánh tả chỉ được 63/294 ghế (mất 166 ghế so). Tại Kerala, Mặt trận Dân chủ Cánh tả (LDF) cầm quyền thất cử, chỉ được 68/140 ghế (giảm 24 ghế), riêng Đảng CPI-M được 47 ghế (giảm 18 ghế). Hiện nay, CPI-M cùng Mặt trận Cánh tả chỉ cầm quyền ở bang nhỏ Tripura, Đông Bắc Ấn Độ. Sau các thất bại bầu cử, uy tín và ảnh hưởng của Cánh tả có phần giảm sút, nội bộ Cánh tả rạn nứt. CPI-M chủ trương củng cố đoàn kết trong đảng cũng Mặt trận Cánh tả, thực hiện chiến dịch chỉnh đốn đội ngũ đảng, tiếp tục cùng với các đảng Cộng sản, Cánh tả khác phấn đấu lập một “Lựa chọn thứ ba” thay thế cho Đảng Quốc Đại và Đảng Nhân dân Ấn Độ. CPI-M sẽ tiếp tục các chính sách làm cô lập và đánh bại Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa nhưng không tham gia vào bất kỳ một liên minh nào với Đảng Quốc Đại. Đại hội XX tháng 4/2012, CPI-M đã thông qua chương trình hành động hai điểm là tăng cường sức mạnh của Đảng và hợp tác vì sự thống nhất của Cánh tả, bầu lại đồng chí Prakash Karat làm Tổng Bí thư. 3. Quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam: - Lịch sử quan hệ: Nối lại quan hệ từ năm 1978. - Mức độ quan hệ hiện nay: Chính thức Quan hệ hai đảng hiện phát triển tốt đẹp, thường xuyên cử đoàn dự Đại hội của nhau và trao đổi điện mừng. Cố Tổng Bí thư E.M/S. Namboodiripad thăm Việt Nam (10/1985); đồng chí H.S. Surjeet, Tổng Bí thư hiện nay đã vào Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần: dự Đại hội V, VI, VIII và IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Batacharya, Bộ trưởng Nội vụ và Văn hoá chính phủ bang West Bengal thăm Việt Nam (5/1997). Về phía Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã cử đoàn đ/c Đặng Xuân Kỳ, Ủy viên Trung ương đảng, dự Hội thảo “Bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác” (5/1993); đồng chí Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị dự Đại hội XV (4/1995); đồng chí Nguyễn Văn Son, Ủy viên Trung ương, dự Đại hội XVI (10/1998); đồng chí Nguyễn Đức Triều, Ủy viên Trung ương, dự Đại hội XVII (3/2002); đ/c Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dự Đại hội XVIII (4/2004) và gửi điện mừng Đại hội XIX và XX của CPI-M. Đồng chí H.S. Surjeet, Tổng Bí thư CPI-M đã đến chào Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Ấn Độ (4/2003).

164

PHỤ LỤC 3 ĐẢNG CỘNG SẢN NEPAL (MÁC-XÍT LÊ-NIN-NÍT THỐNG NHẤT)

1. Thông tin cơ bản: - Tên đảng (tiếng Việt): Đảng Cộng sản Nepal (Mác xít Lêninít Thống nhất) - Tên đảng (tiếng Anh): Communist Party of Nepal (Unified Marxist Leninnist) - Tên viết tắt của đảng: CPN-UML - Ngày thành lập đảng: 05/01/1991 - Tính chất chính trị của đảng: Cộng sản Mác-xít. - Vị thế của đảng trên chính trường quốc gia: Là 1 trong 7 đảng chính trị chủ chốt trên chính trường Nepal. - Số lượng đảng viên: 260.000 đảng viên (số liệu Đại hội IX của Đảng CPN- UML năm 2014). - Cơ cấu tổ chức của đảng: CPN-UML có cơ sở đảng từ trung ương tới địa phương, được tổ chức như sau: + Ở trung ương: Chủ tịch đảng, Bộ chính trị (13 uỷ viên) và Ban chấp hành TW (43 ủy viên chính thức và 12 dự khuyết). + Ở cấp địa phương: CPN-UML có các đảng bộ bang/quận/huyện và các chi bộ. - Báo và Tạp chí của Đảng: Báo Đảng xuất bản bằng tiếng Nepal và Tạp chí Kỷ nguyên Mới (New Era) xuất bản bằng tiếng Anh. - Địa chỉ liên hệ: 5471 Mandan Nagar, Balkhu, Kathmandu, Nepal + Website của Đảng: www.cpnuml.org + Địa chỉ e-mail của đảng: + Điện thoại: 977-1- 4231012, 977-1- 4278081, 977-1- 4278082 + Fax: 977-1-4278084 - Các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo: GEFONT (Tổng công đoàn); ANWA (Hội phụ nữ); ANFYA (Đoàn Thanh niên); ANFSA (Hội sinh viên); ANPA (Hội Nông dân) 2. Tóm tắt lịch sử Đảng Tiền thân của Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất là Đảng Cộng sản Nepal (CPN) được thành lập vào ngày 22/4/1949 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Pushpalal khi nhân dân đang tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên quyền Rana. Trong những năm đầu thành lập, Đảng CPN đã vận động quần chúng từ nông dân, công nhân, phụ nữ, sinh viên và thanh niên, đấu tranh đòi thiết lập nền dân chủ mới giải phóng đất nước khởi sự bóc lột của CNĐQ và chế độ phong kiến và củng cố độc lập dân tộc. Đảng đã bị cấm hoạt động trong 3 năm từ 1952. Đại hội

165

đầu tiên của Đảng được tổ chức vào ngày 30/1/1954. Đại hội thứ II của Đảng được tổ chức từ ngày 8/5/1957 và đồng chí Dr.Keshar Jung Rayamajhi được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Đảng CPN đã tham gia cuộc bầu cử Quốc hội năm 1959, giành 4/109 ghế ở Quốc hội. Năm 1960, Đảng phản đối cuộc đảo chính hoàng gia (12/1960), lên án việc giải tán Quốc hội dân cử và lệnh cấm tất cả các chính đảng và tổ chức quần chúng hoạt động. Đại hội lần thứ III của Đảng được tổ chức tháng 4/1962, bầu đồng chí Tulsilal Amatya làm Tổng Bí thư và thông qua Cương lĩnh Dân chủ quốc gia, tuy nhiên Đại hội không điều phối các ý kiến khác biệt trong Đảng và dẫn tới xuất hiện nhiều nhóm phân liệt trong Đảng. Năm 1978, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít (CPN-ML) được thành lập và đồng chí C.P Mainali đã trở thành Tổng bí thư đầu tiên của Đảng. Đại hội lần thứ IV của CPN-ML diễn ra vào năm 1989 và đồng chí Madan Kumar Bhandari được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trong những năm 1980, Đảng tổ chức nhiều cuộc vận động khác nhau như cuộc vận động củng cố và chỉnh đốn Đảng. Đảng thành lập nhiều tổ chức quần chúng khác nhau nhằm mở rộng, tăng cường và làm sâu sắc thêm cuộc đầu tranh chính trị. Năm 1986, hai Đảng cộng sản do đồng chí Man Mohan Adhikari và đồng chí Sahana Pradhan đã sáp nhập và thành lập Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít (CPN-M). Năm 1990, một số đảng cộng sản khác bao gồm cả CPN-ML và CPN-M đã thành lập Mặt trận cánh tả thống nhất tiến hành phong trào quần chúng chống lại chế độ chuyên quyền Panchayat. Phong trào quần chúng đã thành lập nền dân chủ đa đảng tại Nê-pan. Sau khi hệ thống đa đảng được thiết lập năm 1990, đảng CPN-ML và CPN-M đã sáp nhập thành Đảng CPN-UML vào tháng 1/1991. Đại hội lần thứ V của CPN-UML được tổ chức vào tháng 1/1993 tại Kathmandu. Đại hội là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của phong trào cộng sản Nepal. Đại hội lần thứ V được tổ chức trong bầu không khí cởi mở và dân chủ và có sự tham dự của nhiều lãnh đạo chính trị nước ngoài. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh chính trị Nền Dân chủ đa đảng của nhân dân (PMPD) do cố đồng chí Madan Bhandari đề xuất – người bị chết sau đó trong một vụ tai nạn xe jeep bí ấn vào ngày 16/5/1993. Đại hội lần thứ V cũng thông qua Điều lệ Đảng mới với cơ cấu tổ chức được xác định lại rõ ràng. Đồng chí Man Mohan Adhikari được bầu làm Chủ tịch và đồng chí Madan Bhandari là Tổng Bí thư của Đảng. Sau cái chết của đồng chí Madan Bhandari và Jivaraj Ashrit, đồng chí Madhav Kumar Nepal đã giữ vị trí Tổng Bí thư Đảng.

166

Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 25-31/1/1998. Tình hình chính trị đất nước bất ổn định sau năm 1993 đã gây ra các tác động bất lợi cho Đảng. Tuy nhiên, ngay sau Đại hội VI, Đảng đối mặt với tình hình khó khăn khác vào năm 1998, đó là một nhóm lãnh đạo và đảng viên đã rời khỏi đảng và lập nên một chính đảng khác với tên gọi CPN-ML. Nhận ra những sai lầm trước đây, CPN-ML lại tái sáp nhập với CPN-UML vào ngày 15/3/2002. Đại hội lần thứ VII đã bầu Ban chấp hành TW gồm 35 đồng chí và đồng chí Man Mohan Adhikari làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Madhav Kumar Nê-pan làm Tổng Bí thư. Đại hội lần thứ VIII được tổ chức từ ngày 16-21/2/2009 tại Butwal, Lumbini với sự tham dự của 1.700 đại biểu. Đại hội thảo luận các vấn đề của đất nước như hòa bình, quá trình xây dựng hiến pháp, tổ chức bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế cũng như các vấn đề tổ chức Đảng và chính trị nội bộ. Đại hội lần thứ IX của Đảng được tổ chức tại Kathmandu năm 2014, bầu đồng chí K.P Oli làm Chủ tịch Đảng. 3. Quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam: - Hai Đảng thiết lập vào tháng 4/1992 nhân chuyến thăm Nepal của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư trung ương dẫn đầu. - Mức độ quan hệ hiện nay: Chính thức. Từ 1992 đến nay quan hệ hai đảng phát triển tốt. Đảng bạn gửi điện mừng Đại hội VIII (6/1996) và Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001). Tháng 7/1997, đồng chí Tổng Bí thư Madhav Kumar Nepal dẫn đầu đoàn đảng CPN-UML thăm chính thức Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng Đại hội V của CPN-UML (1/1993), cử đoàn do đồng chí Nguyễn Đức Triều, Ủy viên Trung ương dẫn đầu dự Đại hội VI Đảng CPSL (1/1998), cử đoàn do đồng chí Trần Đức Lượng dẫn đầu dự Hội thảo “CNXH trong thế kỷ XXI” do Đảng bạn tổ chức (12/2000). Tháng 2/2003, đoàn do đồng chí Đỗ Nguyên Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương dẫn đầu dự Đại hội VII của CPN(UML). Tiếp theo đó, Đảng CSVN đều cử đoàn sang dự Đại hội VIII (2009) và Đại hội IX (2014) của CPN-UML.

167

PHỤ LỤC 4 ĐẢNG CỘNG SẢN SRI LANKA

1. Thông tin cơ bản: - Tên đảng (tiếng Việt): Đảng Cộng sản Sri Lanka - Tên đảng (tiếng Anh): Communist Party of Sri Lanka - Tên viết tắt của đảng: CPSL - Ngày thành lập đảng: 03/7/1943 - Tính chất chính trị của đảng: Cộng sản Mác-xít - Vị thế của đảng trên chính trường quốc gia: Là đảng tham chính trong Liên minh Nhân dân cầm quyền. - Số lượng đảng viên: khoảng 5.000 đảng viên (theo số liệu Đại hội XIX của CPSL năm 2010). - Cơ cấu tổ chức của đảng: Tổng Bí thư: Là người đứng đầu Đảng; Bộ chính trị: 15 thành viên; Ban chấp hành TW: 55 thành viên (số liệu ĐH XVII 12/2002); Ủy Ban kiểm tra Trung ương. - Báo và tạp chí lý luận của Đảng: - Địa chỉ liên hệ của đảng: 91, Dr. N. M. Perera Mawatha, Colombo 8. + Địa chỉ e-mail của đảng: dew [email protected] + Điện thoại: 94+2695328 + Fax: 94+2691610 - Các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo: CPSL có các tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ, nhưng mạnh nhất là Hội sinh viên: Liên đoàn thanh niên cộng sản (CYF). CYF là tổ chức thành viên của Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới. 2. Tóm tắt lịch sử Đảng: Thành lập ngày 03/7/1943, tách ra từ đảng Xã hội Bình đẳng Sri Lanka. Từ khi thành lập năm 1943, Đảng Cộng sản Sri Lanka hoạt động trong phong trào công nhân và tham gia đấu tranh giành độc lập chống thực dân Anh. Tại Đại hội 4 năm 1950, Đảng quyết định đấu tranh công khai bằng con đường nghị trường nhằm giành chính quyền để đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Những năm 1960, Đảng ủng hộ chính phủ của ông Bandaranaike trong các chính sách đối nội và đối ngoại tiến bộ. Từ năm 1968, Đảng tham gia Mặt trận Thống nhất gồm 3 Đảng: Tự do, Xã hội và Cộng sản, tham gia chính phủ Mặt trận từ năm 1970 khi Mặt trận lên cầm quyền, nhưng sau đó rút ra để phản đối việc chính phủ này thân hữu. Nội bộ Đảng cũng có bất đồng trong chủ trương đối với Đảng tư sản cầm quyền (2/1977). Tại Đại hội 11 của Đảng họp năm 1980 đã tự phê bình việc Đảng tham gia chính phủ liên hiệp với đảng Tự do. Tuy nhiên, để duy trì tính độc lập của mình,

168

đấu tranh vì quyền lợi cơ bản của nhân dân, Đảng cũng nhận định rằng trong điều kiện hiện nay muốn giành chính quyền phải tiến hành bằng phương pháp hoà bình, thông qua đấu tranh quần chúng để thực hiện những biến đổi xã hội, trước mắt là đấu tranh bảo vệ các quyền dân sinh, dân chủ của quần chúng, chống các chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền do đảng quốc gia thống nhất (UNP) lãnh đạo. Tại cuộc bầu cử 1970, đảng giành được 6 ghế Quốc hội. Đảng tham gia chính phủ Liên hiệp của Mặt trận Thống nhất gồm 3 đảng : Tự do, Xã hội và Cộng sản, giữ một chức Bộ trưởng và hai Thứ trưởng trong chính phủ. Tháng 2/1977, Đảng rút khỏi chính phủ liên hiệp. Trong bầu cử Quốc hội tháng 7/1977, Đảng không giành được ghế nào, nhưng đến tháng 9/1986, Đảng được quyền chỉ định một nghị sỹ thay thế cho một nghị sỹ cánh tả ốm chết. Do sự bùng nổ xung đột chủng tộc trong nước, Đại hội XII dự định họp vào tháng 8/1983 buộc phải hoãn lại đến tháng 1/1984. Đại hội XIII của Đảng họp tháng 3/1987 nhận định rằng tình hình chính trị khủng hoảng trong nước một phần do mưu đồ của giai cấp cầm quyền, họ tiến hành những chiến dịch trực tiếp chống người Đảng Cộng sản Việt Nammil thiểu số, chống lại các lực lượng cánh tả và tiến bộ, phục vụ cho ý đồ chống Liên Xô và ấn Độ của Mỹ tại khu vực này. Đảng Cộng sản Sri Lanka chủ trương tập hợp các lực lượng cánh tả và dân chủ trong một Mặt trận thống nhất mà nòng cốt là Đảng cộng sản, Đảng Dân chủ Nhân dân (nhóm tách ra từ Đảng Tự do), đấu tranh cho chủ quyền và độc lập thực sự, chống đàn áp và duy trì cuộc sống hoà bình. Về vấn đề người Đảng Cộng sản Việt Nammil, Đảng chủ trương ủng hộ một giải pháp lâu dài trên cơ sở quyền tự trị của người Đảng Cộng sản Việt Nammil trong một nước Sri Lankathống nhất. Đại hội XIV của Đảng họp tháng 3/1991, đồng chí K.P.Silva được bầu làm Tổng Bí thư. Sau các cuộc bầu cử Quốc hội tháng 8 và tháng 11 năm 1994, CPSL quyết định tham gia Liên minh Nhân dân (LA) cầm quyền do đảng Tự do của bà C. Kumaratunga lãnh đạo; CPSL giữ một chức Bộ trưởng trong chính phủ và có 5 nghị sỹ Quốc hội. Đại hội XV họp tháng 2/1995 đồng chí Raja Collure được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí K.P.Silva, đồng chí Pieter Keuneman làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Dew Gunasekera làm Phó Chủ tịch. Đại hội khẳng định vai trò và đóng góp tích cực của Đảng Cộng sản Sri Lanka trong Liên minh Nhân dân. Đại hội thông qua quyết định của Đảng tham gia chính phủ hiện nay với mục tiêu bảo vệ và mở rộng các quyền dân chủ và tự do, mở rộng hệ thống phúc lợi xã hội và bảo đảm công bằng xã hội. Từ Đại hội XV đến Đại hội XIX năm 2010, Đảng CPSL thiết lập quan hệ đồng minh với Đảng Tự do Sri Lanka với việc tham gia Liên minh Nhân dân (PA).

169

3. Quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam: - Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Sri Lanka có quan hệ từ khi Đảng CPSL còn thống nhất. Trong thời gian 1964-1978, quan hệ bị gián đoạn. Từ năm 1980 quan hệ chính thức giữa hai đảng được tiếp tục. - Mức độ quan hệ hiện nay: Quan hệ chính thức. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đoàn dự Đại hội XI (1980). Năm 1982, đồng chí Tổng Bí thư K.P. Silva vào dự Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những năm gần đây trao đổi đoàn tăng lên, Đảng Cộng sản Việt Nam cử đoàn dự Đại hội XV (1991) và Đại hội XVI (11/1998) của CPSL. Đồng chí Nguyễn Quang Tạo, Chủ tịch Liên hiệp Việt Nam thăm Sri Lanka (9/1997); đồng chí Sudasinghe, Phó Chủ tịch CPSL, Hội hữu nghị Sri Lanka-Việt Nam thăm Việt Nam tháng 11/1998, 11/2000, 10/2003 và tháng 2/2004. Đảng Cộng sản Việt Nam cử đoàn do đ/c Phạm Tất Dong, Phó Ban Khoa giáo Trung ương làm trưởng đoàn, dự Đại hội XVII của Đảng bạn (12/2002) và các đoàn cấp Phó Trưởng Ban dự Đại hội XVIII (2006) và XIX (2010) của CPSL.

170

PHỤ LỤC 5 ĐẢNG CỘNG SẢN BANGLADESH

1. Thông tin cơ bản: - Tên đảng (tiếng Việt): Đảng Cộng sản Bangladesh - Tên đảng (tiếng Anh): Communist Party of Bangladesh - Tên viết tắt của đảng: CPB - Ngày thành lập đảng: 06/3/1948 - Tính chất chính trị của đảng: Cộng sản Mác-xít - Vị thế của đảng trên chính trường quốc gia: đảng đối lập - Số lượng đảng viên: 10.000 đảng viên (Số liệu Đại hội X của Đảng CPB năm 2013). - Cơ cấu tổ chức của đảng: CPB được tổ chức theo cơ cấu sau: Đứng đầu đảng là Chủ tịch Đảng; Bộ Chính trị; Hội đồng Toàn quốc (160 thành viên); Ban chấp hành TW (37 thành viên); Ủy Ban kiểm tra Trung ương - Báo và tạp chí của Đảng - Địa chỉ liên hệ của đảng: 21/1 Purana PalĐảng Cộng sản Việt Namn Dhaka-1000 + Website của đảng: www.cpbdhaka.org + Địa chỉ e-mail của đảng: [email protected] + Điện thoại: 9558612, 9554703 + Fax: (880-2)9552333 - Các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo: Liên đoàn thanh niên Bangladesh và Liên đoàn sinh viên Bangladesh 2. Tóm tắt lịch sử Đảng: Đảng được thành lập ngày 06/3/1948 khi phe Đông Pakistan của Đảng Cộng sản Pakistan trở thành 1 đảng độc lập. Ban đầu đảng được biết dưới tên Đảng Cộng sản Đông Pakistan. Đảng đã cùng các lực lượng yêu nước tham gia chiến tranh giải phóng năm 1971. Từ 1975, Bangladesh trải qua nhiều cuộc đảo chính (8/1975, 10/1977, 3/1980, 3/1982, 1985) và giới quân sự lên nắm quyền. Đảng Cộng sản nhiều lần bị cấm hoạt động, nhiều lãnh tụ của đảng bị giam cầm. Từ giữa năm 1985, CPB ra hoạt động công khai, tham gia cuộc bầu cử quốc hội 6/1986 và giành được 05 ghế. Đại hội IV (4/1987) của CPB chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng cánh tả và dân chủ trong hai liên minh đối lập với chính phủ Ershad nhằm xoá bỏ chế độ quân luật, thực hiện tổng tuyển cử một cách dân chủ và các quyền tự do cơ bản của

171 nhân dân lao động, chống các chính sách thân Mỹ của chính quyền và lực lượng phản động. Trong bối cảnh Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, một bộ phận lãnh đạo CPB (15 Uỷ viên Trung ương) không tán thành quan điểm tránh đối đầu với chính quyền Ershad (có từ sau Đại hội IV tháng 4/1997) đã tách ra tổ chức Đại hội, thành lập đảng mới vào tháng 6/1993. Phái còn lại (gồm đa số Uỷ viên Trung ương) tiếp tục giữ nguyên tên đảng CPB và nêu mục tiêu đấu tranh: phát triển, dân chủ, dân tộc chủ nghĩa và công bằng xã hội”. CPB chủ trương làm cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đảng tuyên bố là đảng của giai cấp công nhân và theo chủ nghĩa Mác Lê-nin. Đại hội VIII (5/2003) nêu khẩu hiệu: nền độc lập của Bangladesh đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phân biệt cộng đồng, trào lưu chính thống và chủ nghĩa khủng bố; nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tìm kiếm một sự “chuyển hoá dân chủ về xã hội”, có nghĩa là xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường, thoát khỏi những chính sách tự do mới và ảnh hưởng của đế quốc, đi đôi với tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phong kiến và nền chính trị bị tiền bạc thao túng. Mặt khác, Đại hội cũng cho rằng CPB không thể tự mình thực hiện được nhiệm vụ nói trên, mà cần phải đóng vai trò nòng cốt để xây dựng một Mặt trận Dân chủ Cánh tả bao gồm tất cả các đảng các tả và các lực lượng dân chủ, thế tục, tiến bộ khác ở Bangladesh. CPB tham gia tích cực vào cả Mặt trận Dân chủ Cánh tả 7 đảng (với CPB, Đảng Công nhân và Đảng Xã hội Chủ nghĩa Băng-la-đét (BSD) làm nòng cốt) và Mặt trận Thống nhất rộng rãi hơn được gọi là “Liên minh 11 đảng” trong đó có sự tham gia của 7 đảng cánh tả và 4 đảng dân chủ, thế tục và tự do. Bên cạnh nhiệm vụ là lực lượng chủ trì việc xây dựng các mặt trận nói trên và phát triển lực lượng thay thế thứ ba, CPB cũng chủ trương đấu tranh chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của chủ nghĩa phân biệt cộng đồng và của trào lưu chính thống Hồi giáo có lực lượng chính là Đảng Jamaat-e-Islami. Đại hội cũng đề cập những nội dung và biện pháp tổ chức nhằm từng bước xây dựng một Đảng Cộng sản Bangladesh vững mạnh, trong sạch, đáp ứng được vĩ trí, vai trò của Đảng trong phong trào cộng sản, cánh tả của Bangladesh trong giai đoạn mới. Đại hội IX (tháng 8/2008) khẳng định sự cần thiết của việc tiến hành “chuyển hoá dân chủ cách mạng”, dưới sự lãnh đạo của một lực lượng dân chủ cánh tả do CPB đóng vai trò nòng cốt, nhằm thay thế cho hai lực lượng chính hiện nay là Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) và Liên đoàn Nhân dân (AL). Đại hội kêu gọi các tổ chức quần chúng và mọi tầng lớp nhân dân lao động tại Bangladesh hãy đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, các lực

172 lượng phát-xít, phản động và chế độ chuyên quyền; tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa CPB với Đảng Công nhân và một số đảng cánh tả khác ở Bangladesh, cũng như sự hợp tác giữa các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả và các lực lượng tiến bộ ở khu vực và trên toàn thế giới. 3. Quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam: Mức độ quan hệ hiện nay: quan hệ chính thức (từ 5/2003). Trước đây Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ tốt với CPB, đã từng cử đoàn cấp Đại sứ (Ấn Độ) dự Đại hội IV Đảng CPB (tháng 4/1987), gửi điện mừng Đại hội V vào tháng 11/1990. Nhưng từ đầu năm 1993, quan hệ hai bên bị gián đoạn do Đảng CPB bị phân liệt do bất đồng nội bộ. Tại Đại hội VIII của CBP (06/5-09/5/2003), Đảng Cộng sản Việt Nam cử đoàn do đồng chí Nguyễn Huy Quang, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương làm trưởng đoàn dự, sự kiện được xem như dấu mốc nối lại quan hệ chính thức giữa hai Đảng. Từ đó, Đảng CSVN cử đoàn cấp Phó Trưởng Ban Đảng dự Đại hội IX (2008) và Đại hội X (2013) của CPB.