BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN GIANG

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƢU VỰC SÔNG BẰNG GIANG - KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN GIANG

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƢU VỰC SÔNG BẰNG GIANG - KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Động vật học Mã sỗ: 9.42.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU DỰC 2. TS. NGUYỄN KIÊM SƠN

HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Những trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, tài liệu sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định, tiện cho việc đối chiếu. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2018 Tác giả luận án

Nguyễn Văn Giang

ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực, TS. Nguyễn Kiêm Sơn, hai Thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Cho tôi xin gửi lời cám ơn tới Nghiên cứu viên chính Nguyễn Văn Hảo, Ths. Ngô Sỹ Vân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã giúp đỡ và truyền cho tôi thêm những kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu cá. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý giá của ngƣời dân sinh sống trên hai lƣu vực sông Bằng Giang và Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đã giúp tôi hoàn thành công tác thu thập mẫu vật cũng nhƣ những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2018 Tác giả luận án

Nguyễn Văn Giang

iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...... i

LỜI CẢM ƠN ...... ii

MỤC LỤC ...... iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...... vi

DANH MỤC BẢNG ...... vii

DANH MỤC HÌNH ...... ix

MỞ ĐẦU ...... 1

1. Lý do chọn đề tài ...... 1

2. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...... 2

3. Mục tiêu ...... 2

4. Nội dung nghiên cứu ...... 2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ...... 3

6. Đóng góp mới của luận án ...... 3

7. Bố cục của luận án ...... 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...... 4

1.1. Tình hình nghiên cứu cá nƣớc ngọt ...... 4

1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam ...... 4

1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ...... 19

1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu ...... 21

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên KVNC...... 21

1.2.1.1. Vị trí địa lý ...... 21 1.2.1.2. Đặc điểm về hình thái và địa hình ...... 22 1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu ...... 24 1.2.1.4. Chế độ thủy văn ...... 25 1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật ...... 26 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...... 27 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ...... 29

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...... 29

2.2. Tƣ liệu nghiên cứu ...... 30

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...... 33

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ...... 33 iv

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...... 34

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...... 38

3.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng .. 38

3.1.1. Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ...... 38

3.1.2. Nhận xét về danh pháp và vị trí phân loại ...... 49

3.1.3. Tính chất đa dạng thành phần loài của khu hệ ...... 50

3.1.4. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận phân bố mới ở KVNC ...... 55

3.2. Giá trị bảo tồn của khu hệ ...... 77

3.2.1. Tính chất đặc hữu ...... 77

3.2.2. Số loài ghi nhận có trong SĐVN, QĐ 82 –BNN, Danh Lục Đỏ IUCN ...... 79

3.2.2.1. Loài ghi trong SĐVN ...... 79 3.2.2.2. Loài có nguy cơ tuyệt chủng cần đƣợc bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT ...... 81 3.2.2.3. Tỷ lệ loài cá ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN ...... 81 3.3. Phân bố của các loài cá lƣu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng ...... 82

3.3.1. Phân bố theo các huyện thuộc khu vực nghiên cứu ...... 83

3.3.2. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực ...... 84

3.3.3. Phân bố theo địa hình ...... 86

3.3.4. Đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng ...... 88

3.4. So sánh thành phần loài khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác ...... 88

3.4.1. So sánh các đơn vị phân loại giữa khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác . 89

3.4.2. So sánh mức độ gần gũi giữa KVNC với các khu vực lân cận ...... 90 3.5. Đặc điểm địa động vật của khu hệ cá KVNC và vị trí của khu vực này trong phân vùng địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam ...... 92

3.6. Các loài cá kinh tế thuộc lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ...... 96

3.6.1. Giá trị kinh tế ...... 97

3.6.2. Giá trị về mặt bảo tồn ...... 100

3.6.3. Giá trị làm thuốc ...... 106

3.6.4. Các loài cá làm cảnh...... 107

3.6.5. Các loài cá ăn muỗi có tác dụng phòng bệnh ...... 109

3.7. Tình hình khai thác của ngƣ dân, ngƣ cụ khai thác ...... 111

3.7.1. Một số ngư cụ dùng trong khai thác chính ở KVNC ...... 115

3.7.1.1. Khai thác bằng lƣới ...... 115 v

3.7.1.2. Khai thác cá bằng xung điện ...... 116 3.7.1.3. Khai thác bằng chài ...... 117 3.7.2. Nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu ...... 118

3.7.2.1. Hiện trạng nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng ...... 119 3.7.2.2. Hiện trạng nguồi lợi cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Lạng Sơn ...... 121 3.7.3. Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi ...... 122 3.7.4. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá ...... 125

3.7.4.1. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi ...... 125 3.7.4.2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá tại khu vực nghiên cứu ...... 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...... 128

KẾT LUẬN ...... 128

KIẾN NGHỊ ...... 129

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...... 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 131 PHỤ LỤC

vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn IOC Ống cảm giác dƣới ổ mắt IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế KVNC Khu vực nghiên cứu LL Vảy đƣờng bên MC Ống cảm giác ở hàm dƣới NC Ống cảm giác mũi POC Ống cảm giác trên nắp mang trƣớc QĐ 82 Quyết định 82 RB Ống cảm giác ở mõm chia nhánh SĐVN Sách Đỏ Việt Nam SOC Ống cảm giác trên ổ mắt ST Ống cảm giác ở phần chẩm TC Ống cảm giác ở hai bên đầu

vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Số lƣợng loài cá mới, ghi nhận mới đƣợc công bố qua các giai đoạn ..... 12

Bảng 2. 1. Các địa điểm, thời gian nghiên cứu thực địa ...... 29

Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ...... 39

Bảng 3. 2. Số lƣợng và tỷ lệ % các họ, các giống, các loài có trong các bộ ...... 50

Bảng 3. 3. Số lƣợng giống, loài có trong các họ ...... 52

Bảng 3. 4. Số loài của giống và tỷ lệ % tại khu vực nghiên cứu ...... 53 Bảng 3. 5. So sánh sự sai khác một số đặc điểm hình thái giữa Vietnamia sp. với Vietnamia remtua ...... 59

Bảng 3. 6. So sánh một số chỉ số hình thái các loài trong giống Pseudorasbora ..... 62

Bảng 3. 7. So sánh một số chỉ tiêu hình thái các loài trong giống cá Trê Clarias .... 77

Bảng 3. 8. Danh sách các loài cá đặc hữu ở Bắc Việt Nam và tại KVNC ...... 77 Bảng 3. 9. Danh sách các loài cá ghi trong SĐVN, QĐ 82 – BNN và Danh Lục Đỏ IUCN ghi nhận có ở KVNC ...... 79

Bảng 3. 10. Số lƣợng loài cá và tỷ lệ % phân bố ở các huyện thuộc KVNC ...... 83 Bảng 3. 11. Số lƣợng, tỷ lệ % loài cá phân bố theo HST thủy vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng ...... 85 Bảng 3. 12. So sánh mức độ đa dạng bộ, họ, giống, loài giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận ...... 89 Bảng 3. 13. So sánh mức độ gần gũi thành phần loài KVNC với các khu hệ cá khác ...... 91 Bảng 3. 14. Nguồn gốc địa động vật khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng ...... 93

Bảng 3. 15. Các loài mới chỉ ghi nhận ở khu vực nghiên cứu ...... 96

Bảng 3. 16. Thành phần loài cá kinh tế lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ...... 97

Bảng 3. 17. Công dụng làm thuốc của các loài cá ...... 106

Bảng 3. 18. Danh sách các loài cá nƣớc ngọt dùng làm cảnh ...... 107

Bảng 3. 19. Các loài cá ăn ấu trùng muỗi góp phần chống bệnh tật tại KVNC ..... 110 Bảng 3. 20. Các loài cá tự nhiên và cá nuôi ở đồng ruộng có tác dụng chống sâu bệnh cho lúa ...... 110

Bảng 3. 21. Các loài cá có số lƣợng cá thể và trọng lƣợng khai thác giảm ...... 111 Bảng 3. 22. Danh sách loài không bắt gặp, không thu lại đƣợc mẫu tại khu vực nghiên cứu ...... 112 viii

Bảng 3. 23. Danh sách các loài cá nuôi ở khu vực nghiên cứu ...... 119 Bảng 3. 24. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng đƣợc thống kê hàng năm ...... 120 Bảng 3. 25. Diện tích nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Lạng Sơn đƣợc thống kê hàng năm ...... 122

ix DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1. Bản đồ lƣu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng, các điểm thu mẫu 32

Hình 2. 2. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chép ...... 35

Hình 2. 3. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chạch ...... 35

Hình 2. 4. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái bộ cá vƣợc ...... 36

Hình 3. 1. Tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ ...... 51 Hình 3. 2. Tỉ lệ % số lƣợng giống đơn, đa loài; số giống có số loài cho tỉ lệ trên 1% ...... 54 Hình 3. 3. Loài cá Rèm tua nhiều sọc Vietnamia sp. (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi) ...... 57

Hình 3. 4. Loài cá Rèm tua Vietnamia remtua (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi) ... 59

Hình 3. 5. Loài cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora sp...... 61 Hình 3. 6. Sự sai khác hình dạng ống cảm giác trên đầu của các loài trong giống: a, P. pugnax; b, P. pumila; c, P. parva [92]; và d, Pseudorasbora sp...... 63

Hình 3. 7. Loài cá Cháo Opsariichthys sp...... 64

Hình 3. 8. Loài cá Đục đanh hoa Abbottina sp...... 65

Hình 3. 9. Loài cá Bỗng Cao Bằng Spinibarbus sp...... 66 Hình 3. 10. Loài cá Chát ma la Acrossocheilus malacopterus a-mặt bên, b-vây lƣng, tia đơn cuối có khía răng cƣa ...... 67 Hình 3. 11. Loài cá Chát Acrossocheilus sp. a-mặt bên, b- vây lƣng, tia đơn cuối không có khía răng cƣa ...... 68

Hình 3. 12. Loài cá Anh râu dài Rectoris longibarbus ...... 70 Hình 3. 13. Loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, a-bên thân, b-răng hầu, c- mặt dƣới của miệng ...... 72

Hình 3. 14. Loài cá Miệng Cuộn Ptychidio sp...... 73

Hình 3. 15. Loài cá Chạch suối Schistura sp1...... 74

Hình 3. 16. Loài cá Chạch suối Schistura sp2...... 75

Hình 3. 17. Loài cá Trê Clarias sp...... 76

Hình 3. 18. Biểu đồ chỉ số lƣợng, tỷ lệ % loài đặc hữu có ở KVNC ...... 79

Hình 3. 19. Loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ...... 80

Hình 3. 20. Loài cần đƣợc bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT ...... 81 Hình 3. 21. Số lƣợng và tỷ lệ % các loài đƣợc bảo tồn ở các bậc theo Danh Lục Đỏ IUCN (2017) ...... 82 x Hình 3. 22. Biểu đồ phân bố số loài cá và tỷ lệ % bắt gặp tại các huyện thuộc KVNC...... 83 Hình 3. 23. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Kỳ Cùng ...... 85 Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Bằng Giang ...... 85

Hình 3. 25. Biểu đồ số loài cá bắt gặp theo địa hình tại KVNC ...... 87

Hình 3. 26. So sánh số lƣợng, tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo các tầng nƣớc ..... 88

Hình 3. 27. So sánh các đơn vị phân loại giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận ... 89

Hình 3. 28. Sơ đồ quan hệ về thành phần loài gữa KVNC với các khu hệ cá khác . 91

Hình 3. 29. Nguồn gốc địa động vật của các loài cá tại khu vực nghiên cứu ...... 93 Hình 3. 30. Các khu phân bố địa lý cá nƣớc ngọt Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001) ...... 95

Hình 3. 31. Tỷ lệ % các loài cá kinh tế theo bộ tại khu vực nghiên cứu ...... 99

Hình 3. 32. Tỷ lệ các loài có giá trị kinh tế và các loài ít có giá trị kinh tế ...... 99

Hình 3. 33. Loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis) ...... 101

Hình 3. 34. Hình ảnh hai loài cá Chày đất tại khu vực nghiên cứu ...... 102

Hình 3. 35. Loài cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) ...... 102

Hình 3. 36. Loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) ...... 103

Hình 3. 37. Loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus)...... 104

Hình 3. 38. Loài cá Chiên (Bagarius rutilus) ...... 105

Hình 3. 39. Loài cá Chuối hoa (Channa maculata) ...... 105

Hình 3. 40. Số lƣợng, tỷ lệ % các loài cá không bắt gặp và không thu đƣợc mẫu . 114

Hình 3. 41. Khai thác cá bằng lƣới của ngƣời dân ...... 115

Hình 3. 42. Khai thác bằng xung điện tai khu vực nghiên cứu ...... 116

Hình 3. 43. Khai thác cá bằng chài ...... 117

Hình 3. 44. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại Cao Bằng ...... 121

Hình 3. 45. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại Lạng Sơn ...... 122 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc khu Đông Bắc Việt Nam, nằm trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Đặc điểm của hai sông này là chảy ngƣợc hƣớng nhau, nhƣng gặp nhau ở Quảng Tây để tạo thành sông Tả Giang, một nhánh của sông Tây Giang (Trung Quốc). Sông Bằng Giang bắt nguồn từ Quảng Tây, Trung Quốc chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam vào Việt Nam tại cửa khẩu Sóc Giang (Na Vài) ở độ cao 600m, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng. Từ cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng sông Bằng Giang chảy theo hƣớng Đông Nam qua huyện Hòa An, thị xã Cao Bằng và huyện Phục Hòa. Sông kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu Tà Lùng, xã Mỹ Hƣng, huyện Quảng Hòa quay trở lại Quảng Tây, Trung Quốc. Sông dài 108 km, trên đất Việt Nam 90 km, diện tích lƣu vực 4.560 km2, độ cao bình quân lƣu vực 482 m, hệ số uốn khúc 1,29. Sông Bằng Giang có 26 chi lƣu từ cấp 1 đến cấp 3 với tổng chiều dài 633 km trong đó có các chi lƣu lớn là sông Chi Lao, sông Hiến ở hữu ngạn, cùng với các sông Trà Lĩnh và Nậm Tá ở tả ngạn. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Bà Xá, huyện Đình Lập, ở độ cao 625 m, chảy theo hƣớng Đông Nam – Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn, đến Thất Khê thì ngoặc sang Trung Quốc ở Bì Nhi. Dòng sông ở hạ lƣu chảy qua vùng đá rắn riolit từ Lạng Sơn đến Na Sầm, tại đây lại có nhiều thác ghềnh nhƣ vùng thƣợng lƣu. Sông dài 243 km, với diện tích lƣu vực 6660 km2 và có đến 79 phụ lƣu từ cấp 1 đến cấp 3 với tổng chiều dài 1583 km, trong đó quan trọng nhất là các sông Bắc Giang và Bắc Khê bên tả ngạn cùng với sông Đồng Đăng bên hữu ngạn. Sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng hợp lƣu với nhau tạo sông Tả Giang gần thị trấn Long Châu, Quảng Tây, một chi lƣu sông Úc Giang. Từ xƣa tới nay, hàng năm lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lƣợng cá quan trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, cung cấp nguồn protein chính từ cá trong các bữa ăn hàng ngày ở mỗi gia đình. Tuy vậy, cho tới nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây. Bên cạnh đó, việc bảo tồn nguồn gen quí hiếm và đa dạng sinh học ở sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là mối quan tâm chung của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy 2 sinh vật khác. Nhiều loài có giá trị kinh tế, loài quý hiếm bị suy giảm nhanh về số lƣợng chủng quần, làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết. Trên cơ sở đó góp phần vào công tác giáo dục, xây dựng động vật chí nƣớc nhà. Cung cấp dẫn liệu cập nhật, mới nhất về thành phần loài, đặc điểm phấn bố, hiện trạng nguồn lợi, các loài cần bảo tồn, để các cấp chính quyền sở tại tham khảo xây dựng kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, cá nói riêng góp phần vào phát triển chung của địa phƣơng. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn đề tài ―Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc địa phận Việt Nam‖ 2. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài cá phân bố ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. Phạm vi nghiên cứu: lƣu vực sông Bằng Giang - sông Kỳ Cùng thuộc địa phận hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2016.

3. Mục tiêu Xác định thành phần loài, mức độ đa dạng thành phần loài cá trong các đơn vị phân loại của cá ở KVNC. Đặc điểm phân bố theo địa điểm, nhóm sinh thái của các loài cá thuộc KVNC, xác định phân bố địa lý khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng. Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá tại KVNC. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn lợi cá khu hệ sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá.

4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ thông sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Phân tích đặc điểm phân bố địa lí, phân bố theo sinh thái thủy vực của các loài cá ở KVNC. Đặc điểm, tính chất địa động vật của khu hệ cá Cao Lạng đối với khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam. 3 Đánh giá hiện trạng nguồn lợi, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác của ngƣời dân tại KVNC phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC, đề ra biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học cập nhật về thành phần loài, phân bố, hiện trạng nguồn lợi cá ở KVNC. Đây là cơ sở khoa học cho việc xây dựng bộ động vật chí cá nƣớc ngọt Việt Nam, là tài liệu cho việc tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu. Là luận cứ thực tiễn để các nhà quản lý hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn các loài cá tại địa phƣơng mình, góp phần vào sự phát triển bền vững ở mỗi địa phƣơng.

6. Đóng góp mới của luận án Xác định đƣợc đầy đủ nhất về thành phần loài cá ở khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng với 202 loài, thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ; đã bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới [1], bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 3 giống 3 loài và cho vùng nghiên cứu 3 giống, 22 loài ghi nhận mới. Xác định đƣợc đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu vực nghiên cứu Đã phát hiện khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có 25 loài có giá trị bảo tồn và tình trạng của chúng. Đề xuất đƣợc 2 giải pháp khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu.

7. Bố cục của luận án Bố cục của luận án gồm các phần: Mở Đầu Chƣơng 1. Tổng quan Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Kết luận và kiến nghị Danh mục các công trình công bố của tác giả Tài liệu tham khảo

4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu cá nƣớc ngọt 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam Thời kỳ trƣớc năm 1954: Theo nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996) [2], công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nƣớc ngọt ở Việt Nam là Sauvage H.E. (1881). Tác phẩm ―Nghiên cứu về khu hệ cá châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dƣơng‖: Tác giả đã thống kê có 139 loài cá chung cho toàn Đông Dƣơng và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nƣớc ta. Năm 1883, G. Tirant đã công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hƣơng (Huế) trong đó có 3 loài mới. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả. H. E. Sauvage đã thu thập và phân tích gồm 10 loài ở ngoại thành Hà Nội trong đó mô tả 7 loài cá mới cho khoa học; Vaillant L., (1891 – 1904) thu thập phân tích 6 loài cá ở Lai Châu, năm 1891 tác giả đã mô tả 4 loài cá mới. Năm 1904 ông mô tả một loài cá mới, 1905 tác giả thống kê đƣợc 5 loài cá ở sông Kỳ Cùng [2-4].

Pellegrin J., (1907) nghiên cứu một sƣu tập gồm 29 loài ở ngoại thành Hà Nội; (1923) ông mô tả loài Protosalanx brevirostris; (1928) mô tả loài Discognathus bouratti; (1932) phân tích một sƣu tập 12 loài chủ yếu sƣu tầm ở ngoại thành Hà Nội; (1934) ông lập bảng danh lục cho khu hệ cá Hà Nội gồm 33 loài. Chevey P. (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) đã thông báo bắt đƣợc cá Chình nhật Anguilla japonica ở sông Hồng [3, 4]. Pellegrin J. và Chevey P., (1934) thu thập, phân tích cá Nghĩa Lộ gồm 10 loài; năm (1936) mô tả 5 loài ở Bắc bộ và công bố danh lục gồm 20 loài ở Việt Nam; năm (1938) mô tả loài Hemiculter krempfi [3]. Petit G. và Tehang T. L., (1933) mô tả loài Garra polanei thu thập đƣợc ở Thanh Hóa [3].

Chevey P. và Lemasson J., (1937) công bố công trình ―Góp phần nghiên cứu các loài cá nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam‖, một công trình nghiên cứu khá tổng hợp gồm 98 loài nằm trong 71 giống, thuộc 17 họ và 10 bộ. Đây là công trình có giá trị nhất về cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta trong thời kỳ thuộc Pháp [3, 5, 6].

Jang P. J., (1942-1943) đã duyệt lại một số loài trong họ cá chép ở bảo tàng Pari; (1949) tác giả cùng Chaur J. lại nghiên cứu sƣu tầm cá thuộc phân bộ 5 Siluroidei ở bảo tàng này, mô tả thêm loài Macrones gulio [3]; Pendahl H., (1944) giới thiệu những loài trong họ Cobitidae ở Trung Bộ và Bắc Bộ [3].

Nhận xét: Có thể nói đối với những nghiên cứu cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta thời kỳ trƣớc năm 1945 chủ yếu do ngƣời nƣớc ngoài tiến hành. Các mẫu cá chuẩn phần lớn lƣu trữ tại bảo tàng tự nhiên Paris. Thời kỳ này mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài. Nghiên cứu nguồn lợi, sinh học, sinh sản, địa lý phân bố, nguồn gốc địa động vật về các loài cá đã chƣa đƣợc thực hiện.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) công tác nghiên cứu bị gián đoạn. Khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu cá lại đƣợc tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Thời kỳ từ 1955 – 1975: Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) nghiên cứu khu hệ cá sông Bôi thuộc tỉnh Hòa Bình với một danh lục gồm 44 loài [7]; năm 1959, công trình nghiên cứu ―Sơ bộ ngƣ giới Ngòi Thia - nhánh của sông Hồng‖ tại Yên Bái đã công bố 54 loài [8]; năm 1960 sơ bộ điều tra cá ở sông Ninh Cơ thuộc tỉnh Nam Định; năm 1961 hai tác giả cùng với Đặng Ngọc Thanh điều tra ngƣ loại tại Hồ Tây [9]. Trong công trình ―Sơ bộ tìm hiểu thành phần, nguồn gốc và phân bố các chủng quần cá tại sông Hồng‖ Mai Đình Yên (1963) [10] đã công bố 150 loài nằm trong 40 họ cá khác nhau, trong đó tác giả đã xác định đƣợc 110 loài và 3 phân loài, thuộc 25 họ cá nƣớc ngọt chính thức, 40 loài cá nƣớc ngọt không chính thức. Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn (1971): Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã đã xác định 114 loài thuộc 92 giống, 36 họ [11]; P. Bănărrescu (1967, 1970, 1971): Nghiên cứu phân họ cá Mƣơng (), v..v. Ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa học ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài thực hiện: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trƣơng và Trần Túy Hoa (1972); Y. Taki (1975) [2]. Trong giai đoạn này cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng đƣợc chú ý hơn, tiêu biểu có các tác giả: Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960) [10]: Sinh học, giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Nguyễn Dƣơng (1963): sinh học cá Ngạnh sông Lô; Phan Trọng Hậu, Mai 6 Đình Yên, Trần Tới (1963): Hình thái sinh học cá Mè sông Hồng; Hoàng Đức Đạt (1964): Sinh thái học một số loài cá sông Lô; Mai Đình Yên (1964): Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966): Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Về điều tra nguồn lợi thời kỳ này cũng đƣợc tiến hành ở một số thủy vực: Trần Công Tam (1959): Nguồn lợi chủ yếu của sông Hồng; Mai Đình Yên (1963): Ý nghĩa kinh tế ngƣ giới sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964): Nguồn lợi cá Hồ Ba Bể; Nguyễn Anh Tạo (1964): Nguồn Lợi thủy sản của sông Lạch Trƣờng và sông Mã. Thời kỳ từ năm 1975 – 1999: Trong thời kỳ này, công tác điều tra nghiên cứu cá nƣớc ngọt đƣợc tiến hành trên phạm vi cả nƣớc. Lực lƣợng cán bộ nghiên cứu đông đảo đại diện các Viện nghiên cứu, các Trƣờng đại học trên cả nƣớc tham gia nghiên cứu. Trong giai đoạn này tập trung nghiên cứu nhiều ở các tỉnh phía Nam. Các công trình nghiên cứu về khu hệ cá sông tập trung ở sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai và các con sông ở miền Trung nhƣ: sông Hƣơng, sông Bồ, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Côn, sông Ba và sông Cái. Các hồ chứa đƣợc nghiên cứu trong thời kỳ này là: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ EaKao và nghiên cứu về đầm Phá nhƣ: đầm Châu Trúc, đầm phá ở Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn này có các công trình tiêu biểu nhƣ sau: Về nghiên cứu thành phần loài: Nguyễn Hữu Dực (1982) thành phần cá sông Hƣơng có 58 loài; Nguyễn Thái Tự (1983) khu hệ cá sông Lam có 157 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng (1988) thành phần loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ, 255 loài ; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) thành phần loài và phân bố của cá nƣớc ngọt Nam Trung Bộ (sông Thu Bồn 85 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 loài); Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực (1994) thành phần loài cá ở một số sông suối Tây Nguyên có 82 loài [12]; Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) kết quả nghiên cứu về thành phần và phân bố cá ở sông Lô – Gâm, 160 loài; Ngô Sỹ Vân (1999) hiện trạng khu hệ cá hồ chứa Thác Bà Yên Bái, 68 loài; Võ Văn Phú (1995) thành phần loài cá đầm phá Thừa Thiên Huế, 163 loài; Dƣơng Tuấn (1979) đặc điểm thành phần loài cá đầm Châu Trúc, 39 loài; Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo (1996) kết quả điều tra khu hệ cá và đặc điểm sinh học một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm Châu 7 Trúc, 50 loài; Nguyễn Thái Tự và cộng sự (1999) khu hệ cá Bến En, 68 loài; Nguyễn Văn Hảo và cs (1999) khu hệ cá hồ Ba Bể, 84 loài; Nguyễn Văn Hảo (1998) thành phần phân bố nguồn lợi cá Lai Châu có 104 loài và sông Đà 129 loài; Nguyễn Thái Tự và cộng sự (1999) khu hệ cá Phong Nha có 72 loài [9]. Ba công trình nghiên cứu cá nƣớc ngọt mang tính chất tổng hợp ở Việt Nam: Thứ nhất ―Định loại cá nƣớc ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam‖ của Mai Đình Yên (1978) [4], trong công trình đã xác định có 201 loài thuộc 27 họ, 11 bộ, trong đó có 47 loài và phân loài mới cho khoa học. Cùng với 12 loài mới cho khoa học của Nguyễn Văn Hảo và Đoàn Lệ Hoa (1969) và 4 loài của Bănărescu & Nalbant đƣa tổng số loài mới cho khoa học ở khu vực Bắc Bộ trong giai đoạn 1954 – 1978 là 63 loài [13]. Tuy nhiên, cũng theo tác giả cuốn sách này, các loài đƣợc mô tả là loài mới chỉ có giá trị tham khảo vì cần đƣợc kiểm tra lại sau này khi có đầy đủ các tài liệu và mẫu chuẩn. Thứ hai ―Định loại các loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ‖ của Mai Đình Yên và cộng sự (1992), đã phân loại và mô tả 255 loài [14]. Thứ ba ―Định loại cá nƣớc ngọt vùng ĐBSCL‖ của Trƣơng Thu Khoa và Trần Thu Hƣơng (1993) gồm có 173 loài [9]. Đây là các công trình tổng hợp đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bắc và miền Nam nƣớc ta.

Năm 1996, công trình có tính chuyên khảo, tổng hợp về cá nƣớc ngọt Việt Nam: ―Nguồn lợi thủy sản Việt Nam‖ của Bộ Thủy sản [2], có 544 loài và phân loài nằm trong 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Về đặc trƣng phân bố, tài liệu đã xác định vùng Bắc Bộ có 222 loài, Bắc Trung Bộ có 154 loài, Nam Trung Bộ có 120 loài và Nam Bộ có 306 loài. Tài liệu đã liệt kê đƣợc 97 loài cá có giá trị kinh tế nƣớc ngọt, mô tả đặc điểm sinh học của hơn 50 loài cá. Cuốn sách là một tài liệu có giá trị cho các nhà khoa học, các nhà quản lý nghề cá, các nhà kinh tế.

Về nghiên cứu đặc điểm sinh học: Đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú và Đặng Thị Diệu Tâm (1978); Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú (1980) và Võ Văn Phú (1991, 1994); sinh học cá Chép đầm Châu Trúc của Lê Xanh (1979); đặc điểm sinh học cá Quả của Nguyễn Duy Hoan (1979); cơ sở sinh học của các hồ nƣớc cỡ nhỏ của Nguyễn Văn Hảo (1983); nghiên cứu sinh học một số loài cá kinh tế họ ở Nam Bộ của Lê Hoàng Yến (2000) [15]. 8 Thời kỳ từ năm 2000 đến nay: Có nhiều công trình nghiên cứu cá nƣớc ngọt đƣợc tiến hành với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong cả nƣớc. Đồng thời có sự hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức nƣớc ngoài, trên phạm vi cả nƣớc. Nội dung nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc thành phần loài, sinh học, nơi sống vv. Kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp dữ liệu về thành phần loài cá ở Việt Nam đầy đủ hơn. Những ghiên cứu về thành phần loài trong giai đoạn này: Khu hệ cá nƣớc ngọt Tây Nguyên của Nguyễn Thị Thu Hè (2000) [16], trên cơ sở khảo sát 3 lƣu vực sông Mê Kông, sông Ba và sông Đồng Nai, tác giả đã thống kê 160 loài thuộc 70 giống, 28 họ và 10 bộ. Kottelat. M., (2001) xuất bản cuốn ―Freshwater fishes of Northern Viet Nam‖ [17], tác giả đã xác định 268 loài thuộc 33 họ ở các thủy vực nƣớc ngọt tính từ sông Cả trở ra phía Bắc của Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã tu chỉnh nhiều loài trùng synonym, đặt dấu hỏi với nhiều loài không có mẫu đối với cá nƣớc ngọt phía Bắc nƣớc ta, đính chính và bổ sung 86 loài cho nghiên cứu của Mai Đình Yên (1978). Cuối cuốn sách tác giả đã trình bày 162 ảnh màu các loại, phục vụ cho đối chiếu hình ảnh cá trong tự nhiên. Tuy nhiên, trong cuốn sách này tác giả không cung cấp đầy đủ khóa định loại, đặc điểm phân loại, chỉ số đo và đếm của tất cả các loài, cũng nhƣ cách sắp xếp, bố cục từng phần không rõ ràng nên việc khai thác sử dụng tài liệu để định loại, học tập cho các nhà ngƣ loại trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế tham khảo. Công trình tổng hợp đầy đủ nhất về cá nƣớc ngọt ba miền đầu tiên của Việt Nam ―Cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) [9] và ―Cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005) [18], các tác giả đã thống kê 1027 loài và phân loài thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ. Thành phần loài cá đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, nghiên cứu của cả ba miền khác nhau. Tác giả đã chỉ ra cá nƣớc ngọt điển hình, cá có nguồn gốc từ biển thích ứng với điều kiện nƣớc lợ vùng cửa sông, đầm phá và di nhập sâu vào hệ thống cửa sông. Sắp xếp trình tự thành phần loài theo hệ thống của Eschmeyer (1998). Tác giả đã giám định, tu chỉnh danh pháp cho các taxon theo chuẩn quốc tế; cơ sở dữ liệu của mỗi loài cá đƣợc mô tả theo trình tự, quy chuẩn của ―Động vật chí Việt Nam‖. 9 Đây đƣợc xem là công trình tổng kết các nghiên cứu về cá nƣớc ngọt Việt Nam cho đến thời điểm đó. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cƣờng, Thạch Mai Hoàng (2003), đã xác định đƣợc 78 loài và phân loài cá thuộc 55 giống, 16 họ, tại khu dự trữ Quốc gia Bà Bà [19]. Vũ Thị Phƣơng Anh, Võ Văn Phú (2004) [20], đã xác định 71 loài cá thuộc 49 giống, 19 họ và 9 bộ ở khu hệ cá hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2004) [20], đa xác định 101 loài cá thuộc 74 giống, 45 họ và 13 bộ ở cửa Sót, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Xuân Quỳnh, Nguyễn Xuân Quang, Ngô Sỹ Vân, Đặng Thị Đáp (2004), đã xác định 118 loài, 25 họ và 9 bộ cá ở vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng [20]. Vũ Thị Phƣơng Anh, Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Ngọc Tân (2005), đã xác định 83 loài cá thuộc 59 giống, 34 họ và 10 bộ của khu hệ cá ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [21]. Võ Văn Phú, Phan Đỗ Quốc Hùng (2005), điều tra thu thập mẫu khu hệ cá sông Hƣơng, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác định đƣợc 121 loài thuộc 85 giống , 43 họ và 13 bộ [21]. Trần Đức Hậu, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Thủy (2007), nghiên cứu khu hệ cá sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình đã xác định 137 loài thuộc 103 giống, 59 họ và 10 bộ [22]. Nghiên cứu khu hệ cá lƣu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam, Dƣơng Quang Ngọc (2007) [23] đã xác định đƣợc 263 loài thuộc 167 giống, 58 họ và 14 bộ theo hệ thống của Eschmeyer W.N (1998), bổ sung 5 loài mới cho khoa học. Trong đó tác giả phân tích và công bố 2 loài: Toxabramis maensis và Spinibarbus maensis; công bố cùng giáo viên hƣớng dẫn 3 loài gồm: Opsariichthys songmaensis, Opsariichthys dienbienensis và Pareuchiloglanis songmaensis. Tạ Thị Thuỷ, Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Kiều Thị Hợp (2008), thành phần loài cá ở sông Kiến Giang, Quảng Bình, đã xác định đƣợc 130 loài thuộc 97 giống, 49 họ và 14 bộ [24]. 10 Tạ Thị Thủy (2008), thành phần loài cá ở sông Kiến Giang, tỉnh Quảng Bình đã xác định đƣợc 130 loài thuộc 97 giống 49 họ và 14 bộ [24]. Vũ Thị Phƣơng Anh, Võ Văn Phú (2010), dẫn liệu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vũ Gia, tỉnh Quảng Nam, đã thống kê 197 loài thuộc 121 giống, 48 hộ và 15 bộ [25]. Nguyễn Vinh Hiền (2011), đã xác định đƣợc 100 loài cá thuộc 78 giống, 4 họ và 12 bộ ở hệ thống sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị [26]. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú, Vũ Thị Phƣơng Anh (2011), đã xác định đƣợc 109 loài cá thuộc 76 giống, 36 họ và 11 bộ, ở sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế [26]. Năm 2011, khi nghiên cứu khu hệ cá vƣờn Quốc gia Pù Mát và các vùng phụ cận Nguyễn Xuân Khoa [27], đã xác định danh sách các loài cá tại khu vực nghiên cứu gồm 119 loài thuộc 73 giống, 21 họ và 8 bộ theo hệ thống phân loại của Echmeyer (1998). Trong đó có 110 loài cá bản địa, 7 loài di nhập, bổ sung 84 loài cho danh lục cá nƣớc ngọt Pù Mát, 17 loài cho danh lục cá nƣớc ngọt sông Lam, 9 loài cho danh lục cá nƣớc ngọt Việt Nam; công bố 2 loài mới cho khoa học gồm: Schistura pumatensis và Neodontobutis ngheanensis. Trần Thị Bích Thảo, Nguyễn Hữu Dực (2008) [28], nghiên cứu cá lƣu vực sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội (cũ) trong 2 năm từ 2007 – 2008 các tác giả đã phát hiện 95 loài cá thuộc 65 giống, 25 họ và 9 bộ. Tống Xuân Tám, Nguyễn Hữu Dực (2009) [29], đã xác định đƣợc 139 loài thuộc 30 họ và 10 bộ ở công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh). Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba của Nguyễn Minh Ty (2010) [30], tác giả đã thống kê 182 loài thuộc 111 giống, 55 họ và 15 bộ. Nghiên cứu khu hệ cá và đặc tính sinh học một số loài cá kinh tế ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên Nguyễn Thị Phi Loan (2010) [31] đã thống kê thành phần loài của khu hệ cá này có 133 loài thuộc 94 giống, 56 họ và 16 bộ. Nguyễn Thị Hoa (2012) [32], nghiên cứu về cá lƣu vực sông Đà thuộc địa phận Việt Nam, tác giả đã công bố danh sách cá ở lƣu vực này gồm 242 loài và phân loài thuộc 109 giống, 24 họ và 9 bộ theo hệ thống của Echmeyer W.N (1998). Trong đó có 231 loài cá địa phƣơng, 11 loài cá nhập nội; bổ sung 65 loài cho khu hệ 11 cá lƣu vực sông Đà, có 3 loài mới cho khoa học gồm: Schistura tamduongensis, Oreias sonlaensis và Oreias trilineatus, 4 loài cho khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam. Tạ Thị Thủy (2012) [33], nghiên cứu thành phần loài cá các sông Ba Chẽ và Tiên Yên đã thống kê thành phần loài cá khu vực nghiên cứu gồm 244 loài thuộc 168 giống, 78 họ và 19 bộ theo hệ thống Echmeyer (1998). Nguyễn Hữu Dực, Phạm Thị Hồng Ninh & Ngô Thị Mai Hƣơng (2014), nghiên cứu về khu hệ cá sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Thái Bình và Nam Định giai đoạn 2010 - 2012, các tác giả đã phát hiện 193 loài cá thuộc 131 giống, 53 họ, 13 bộ sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer (1998). Có 7 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 116 loài rộng muối và 183 loài hẹp muối [34]. Nguyễn Hữu Dực, Vũ Thị Thu Hƣơng (2015), nghiên cứu khu hệ cá sông Phó Đáy trong thời gian 2006 - 2007, các tác giả đã xác định đƣợc 87 loài cá thuộc 66 giống, 20 họ và 6 bộ sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer (1998). Ở khu vực nghiên cứu có 5 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Đặc điểm phân bố theo mùa cũng đƣợc đề cập [35]. Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Hà Thị Thanh Hải (2015), nghiên cứu về khu hệ cá lƣu vực sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 – 2010 đã xác định 110 loài cá thuộc 69 giống, 20 họ và 7 bộ. Khu vực nghiên cứu có 7 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, [36]. Ngô Thị Mai Hƣơng (2015) [13], nghiên cứu khu hệ cá các lƣu vực sông Đáy và sông Bôi trong thời gian từ năm 2011-2014, tác giả đã xác định đƣợc 238 loài cá khác nhau, thuộc 148 giống, 57 họ và 16 bộ. Sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer W.N (1998). Hai taxon chƣa định loại đến loài là Mastacembelus sp1. và Mastacembelus sp2. Ở khu vực nghiên cứu có 12 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 14 loài có trong danh lục thủy sinh quý hiếm theo Quyết dịnh số 82 của Bộ NN&PTNT, 10 loài thuộc Danh Lục Đỏ IUCN (2014), và 17 loài đặc hữu cho Bắc Việt Nam. Vũ Thị Phƣơng Anh, Đoàn Văn Khiết (2016), thành phần loài cá ở sông Trƣờng Giang, tỉnh Quảng Nam, đã xác định 118 loài cá thuộc 87 giống, 53 họ và 16 bộ [37]. 12 Hồ Anh Tuấn (2016) [38], Nghiên cứu khu hệ cá sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, đã xác định đƣợc 184 loài thuộc 139 giống, 64 họ và 18 bộ, và 5 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) cần đƣợc bảo tồn. Việt Nam với vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, thềm lục địa rộng cùng hệ thống ao hồ, sông ngòi, đầm phá mang tính chất đặc trƣng của hệ sinh thái nhiệt đới. Do vậy, khu hệ cá rất phong phú Việt Nam đƣợc xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học, điều này giải thích tiềm năng về khả năng phát hiện các giống, loài mới cho khoa học, đặc biệt là cá nƣớc ngọt. Trong những năm gần đây đã có nhiều loài mới đƣợc công bố bởi các tác giả trong và ngoài nƣớc, qua các giai đoạn, đƣợc tổng kết dƣới đây (Bảng 1. 1). Bảng 1. 1. Số lƣợng loài cá mới, ghi nhận mới đƣợc công bố qua các giai đoạn Loài do tác Loài do tác giả Số loài mới Nguồn trích Giai đoạn giả Việt Nam nƣớc ngoài công Đã đƣợc công bố dẫn công bố bố 1954 - 1978 63 59 4 [4, 13]

1979 - 1996 18 16 2 [9, 13, 18, 39]

1997 - 2017 154 115 39 [1, 5, 40-54]

Tổng 235 190 45

Ở Việt Nam: Có nhiều công trình của nhiều tác giả đã công bố về các loài cá mới cho khoa học trong những năm gần đây nhƣ: Chen I.S và Kottelat M. (2005) [41]; HeoK Hee Ng., và Kottelat M. (2000, 2001, 2003 và 2005) [46-49], Freyhof J., Serov D.V và HeoK Hee Ng. (2000, 2001, 2002, 2003, 2005) [42-45, 55, 56]; Conway K., và Kottelat M., (2008) [57]; H.H. Nguyen, D.K. Hong N.V. Tu (2011) [39]; Hoàng Đức Huy (2015) [58, 59]; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hạnh Tiên và Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2012) [60]; Kottelat M. (2012) [53]; D. P. Karabanov và Yu. V. Kodukhova (2013) [52]; Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Tạ Thị Thủy (2013) [40]; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2016) [50].

Khu vực nghiên cứu: Lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có các công trình công bố về loài cá mới nhƣ: 13 Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam [54]. Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2015), mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) đƣợc phát hiện ở các tỉnh phía Bắc và Trung Việt Nam gồm: Silurus caobangensis ; Silurus langsonensis và Silurus dakrongensis [61]. Ở Trung Quốc: Sông Tây Giang nhận nguồn nƣớc trực tiếp từ hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đã phát hiện các loài cá mới cho khoa học trong những năm gần đây đƣợc công bố: Zhang, E., (2005) mô tả loài cá Chát mới - Acrossocheilus malacopterus, thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) [62]. Zhu, D.-G., E. Zhang and J.-H. Lan (2012) mô tả loài cá Anh râu dài - Rectoris longibarbus, thuộc phân họ cá Trôi (Labeonine), họ cá Chép (Cyprinidae) [63]. Loài cá Chát mala (Acrossocheilus malacopterus) và loài cá Anh (Rectoris longibarbus) đƣợc ghi nhận có phân bố tại lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, phân bố mới cho khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam [51, 64]. Nhận xét chung: Nghiên cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng phát triển trên mọi mặt. Về nhân lực nghiên cứu: Có rất nhiều nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia nghiên cứu. Về mặt phân bố: Hầu hết các hệ thống sông, suối, ao hồ ở nƣớc ta đã đƣợc nghiên cứu. Về mặt nội dung nghiên cứu cũng đa dạng hơn: Điều tra về thành phần loài, đặc điểm phân bố, địa động vật của khu hệ nghiên cứu, đặc điểm nguồn lợi, tác động môi trƣờng sống của cá, áp dụng kỹ thuật DNA vào nghiên cứu phát hiện loài mới [58, 59]. Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, nghiên cứu cá ở nƣớc ta còn một số điểm hạn chế: Thời gian điều tra của các công trình nghiên cứu là không giống nhau, có những công trình nghiên cứu từ rất lâu. Khu hệ nghiên cứu trƣớc đây chƣa đầy đủ đã dẫn tới: danh sách loài, tên khoa học có rất nhiều thay đổi theo sự phát triển của khoa học, có nhiều tên sai hoặc là synonym của nhau. Các công trình trƣớc năm 2000 trình tự sắp xếp theo hệ thống cũ, sau năm 2000 các tác giả đã cập nhật theo hệ thống mới, chỉnh lý tên theo tên mới nhất. Vì 14 vậy, việc so sánh thành phần loài ở các thời kỳ còn gặp rất nhiều khó khăn, khó sử dụng cho việc tra cứu và học tập. Những khó khăn trên đây là do các hệ thống phân loại còn chƣa thống nhất đƣợc với nhau. Việc tiếp cận thông tin từ các công bố trên thế giới còn nhiều hạn chế, nhất là ngôn ngữ bất đồng, các đặc điểm phân loại của các tác giả có cách nhìn nhận khác nhau. Về hệ thống: Phân loại cá trên thế giới, đã qua 5 hệ thống phân loại, cùng với sự phát triển của khoa học: Hệ thống phân loại của Berg (1940), sau đó Rass và Lingber (1971) đã chỉnh sửa và phát triển thành hệ thống phân loại cá và đƣợc dùng khá lâu. Hệ thống phân loại cá của W. Eschmeyer (1998) và của JS Nelson (2006) là hai hệ thống đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên vẫn không đƣợc chấp nhận trong khuôn khổ sự phát triển của khoa học, mặc dù đã đạt đƣợc những tiến bộ trong việc giải quyết tiến hóa của các loài cá. Việc phân loại hình thể rõ ràng đầu tiên của cá xƣơng đƣợc xuất bản vào năm 2013, dựa vào kỹ thuật phân tử toàn diện của Betancur (2013) [65]. Năm 2017, lần đầu tiên hệ thống phân loại cá đƣợc sắp xếp hoàn toàn theo sự tiến hóa nhờ kỹ thuật di truyền. Hệ thống này đã phân tích dữ liệu phân tử và di truyền của 2000 loài cá, trong tổng số 72 bộ, xác định đƣợc vị trí của 410 họ cá, chiếm khoảng 80 % tổng số 514 họ của các loài cá xƣơng đƣợc công nhận hiện nay. Tuy nhiên, vị trí của 30 họ trong nghiên cứu bằng kỹ thuật di truyền phân tử vẫn còn chƣa đƣợc chắc chắn, cần có sự kết hợp với phân tích hình thái, để đƣa ra đƣợc kết quả chính xác nhất. Mặt khác, hệ thống này mới đƣợc công bố, việc áp dụng rộng rãi cần có những đánh giá và kiểm nghiệm trong thời gian nhất định mới có thể sử dụng đƣợc [66]. Hiện nay, phƣơng pháp sinh học phân tử đƣợc sử dụng để sắp xếp lại hệ thống phân loại cá nhƣ: thứ tự phân bố các cặp ba zơ trong các gen. DNA cũng đang đƣợc áp dụng để xác định lại các bộ, họ, giống, và loài. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có đƣợc sự đồng thuận, hệ thống phân loại vẫn đang thay đổi mạnh [65, 66]. Ở Việt Nam, sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử vào phân loại cá đã đƣợc áp dụng, tuy nhiên đang còn rất hạn chế, chủ yếu sử dụng vào phát hiện loài mới, phân loại các loài đồng hình mà không phân biệt đƣợc bằng phƣơng pháp hình thái. Việc sắp xếp các loài cá theo hệ thống tiến hóa vẫn đƣợc sử dụng theo hệ thống của W. Eschmeyer (1998). 15 Về địa lý phân bố cá nƣớc ngọt: Thủy sinh vật nƣớc ngọt nội địa đƣợc coi nhƣ là một bộ phận của sinh vật trên lục địa, vì vậy về mặt phân bố địa sinh vật, nhìn chung, cũng tuân thủ những quy luật chung nhƣ các thành phần sinh vật lục địa khác. Sai khác chủ yếu ở chỗ ranh giới phân bố ở thủy sinh vật phụ thuộc vào các lƣu vực sông, với những đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, phân cách bởi các đƣờng phân thủy [67].

Về các yếu tố địa sinh vật, ở sinh vật nƣớc ngọt nội địa cũng phân biệt các yếu tố phân bố toàn cầu, yếu tố địa đới, yếu tố địa lý và yếu tố đặc hữu. Các yếu tố địa lý của thủy sinh vật nƣớc ngọt thƣờng dùng là các yếu tố địa sinh vật sử dụng cho sinh vật ở cạn nhƣ: yếu tố Cổ Bắc (Palaearctic), Tân Bắc (Neoarctic), Trung-Ấn (Sino- Indian), Ấn Độ-Mã Lai (Indomalaisian) hay Đông Phƣơng (Oriental Region)… Theo Rylkova, 2012 phân bố địa lý cá nƣớc ngọt trên thế giới đƣợc chia làm 6 vùng: 1 – Vùng Neoarctic; 2 – Vùng Neotropical; 3 – Vùng Ethiopian; 4 – Vùng Palearctic; 5 – Vùng Oriental và 6- Vùng Australian đƣợc trình bày ở Hình 1. 1.

Hình 1. 1. Phân vùng phân bố địa lý cá nƣớc ngọt trên thế giới Nhƣ vây, theo sự phân chia vùng nhƣ trên Việt Nam thuộc vùng 5 Oriental – hay còn gọi là vùng Đông Phƣơng. Vấn đề phân bố thủy sinh vật nƣớc ngọt vùng Đông Phƣơng đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu, chủ yếu dựa trên sự phân bố của cá nƣớc ngọt và trai ốc nƣớc 16 ngọt (Berg, 1933, 1948, 1949; Mori, 1939; Starobogatov, 1970…). Đây là vùng phân bố rộng lớn nhƣ ở phía đông Châu Á, đi từ Trung Quốc, Nhật Bản ở phía bắc tới Đông Dƣơng, Indonesia, Malaisia ở phía nam, và Ấn Độ ở phía đông. Về mặt điều kiện tự nhiên, vùng này đặc trƣng bởi khí khậu nhiệt đới và cận nhiệt đới bắc bán cầu. Về mặt thủy văn, vùng này bao gồm các thủy vực thuộc hệ thống sông Trƣờng Giang, Tây Giang (Trung Quốc), sông Hồng, sông Mekong (Đông Dƣơng), các sông ở vùng đảo Indonesia, Malaisia, Philippin… các sông ở Ấn Độ. Ranh giới phía đông nam cửa vùng này là đƣờng Wallace, vạch giữa đảo Kalimantan với đảo Celebs, phân chia vùng Đông Phƣơng (Ấn Độ - Mã Lai) với vùng Autralia. Khu hệ thủy sinh vật nƣớc ngọt vùng này mang tính chất thủy sinh nhiệt đới và cận nhiệt đới phía đông – đông nam Châu Á [67, 68]. Ý kiến khác nhau về phân vùng địa lí sinh vật vùng Đông Phƣơng chủ yếu sự phân chia các phân vùng nhỏ trong vùng này. Tuy nhiên, nhìn chung, đa số các tác giả đều cho rằng có thể xác định 2 phân vùng chủ yếu trong vùng này là phân vùng Trung Hoa – Nhật Bản ở phía bắc mang tính chất cận nhiệt đới. Và phân vùng Ấn Độ - Mã Lai mang tính chất nhiệt đới điển hình. Trong các công trình nghiên cứu về cá nƣớc ngọt ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là ở nam Trung Quốc, Mori (1936) đã xem xét ý kiến của Berg và cả Guther về hệ thống phân vùng cũng nhƣ ranh giới phân vùng địa động vật học cá nƣớc ngọt ở vùng này và nêu lên ý kiến khác với các tác giả trên. Tác giả này cho rằng cần đặt cả vùng Hoa Nam ở phía nam dãy núi Tần Lĩnh nằm ở khoảng giữa sông Trƣờng Giang và sông Tây Giang vào vùng Đông Dƣơng (tƣơng lứng với phân vùng Ấn Độ của Berg) và không đặt vùng Hoa Nam trong phân vùng Trung Hoa nhƣ ý kiến của Berg. Dãy núi Tần Lĩnh, theo Mori có thể coi là ranh giới tự nhiên, phân chia vùng Cổ Bắc và vùng Đông Phƣơng chứ không thể là sông Trƣờng Giang nhƣ Guther đề nghị. Dựa trên các dẫn liệu nghiên cứu của mình, tác giả đề nghị một hệ thống phân vùng địa động vật học cá nƣớc ngọt ở vùng phía đông Châu Á khác với Berg, trong đó phân vùng Trung Hoa (phía bắc dãy núi Tần Lĩnh bao gồm cả Hoa Trung và Hoa Bắc) cùng với các phân vùng Siberi, Mông Cổ và Bakan. Phân vùng Đông Dƣơng bao gồm cả nam Trung Quốc (phía nam dãy núi Tần Lĩnh), Đài Loan, Hải Nam và bán đảo Đông Dƣơng đƣợc tác giả xem là nằm trong vùng Đông Phƣơng. Nhƣ vậy, vùng Đông Phƣơng của Mori ở đây hẹp hơn nhiều so với khái niệm ―vùng Trung - 17 Ấn‖ của Berg. Tuy nhiên, dù hệ thống phân vùng của Mori có sai khác với hệ thống phân vùng của Berg, thì Mori vẫn đặt bán đảo Đông Dƣơng, trong đó có Bắc Việt Nam vào phân vùng Ấn Độ, theo cách phân vùng của Berg, mà không còn ở trong phạm vi phân vùng Trung Hoa nữa. Quan điểm này còn đƣợc một số tác giả bàn luận thêm. Khác với các tác giả trên, một số tác giả có những ý kiến khác về địa động vật học của Bắc Việt Nam. Dựa trên những nghiên cứu về thành phần loài cá nƣớc ngọt đầy đủ hơn ở Bắc Việt Nam cũng nhƣ ở Trung Quốc gần đây, Mai Đình Yên (1963, 1973), Nguyễn Văn Hảo (1963) cho rằng nên xếp Bắc Việt Nam vào phân vùng Trung Hoa, coi nhƣ một tỉnh của phân vùng này (tình Bắc Việt Nam) hoặc một khu của tỉnh Hoa Nam, do thành phần loài cá ở Bắc Việt Nam chung với vùng Trung Hoa (kể cả Hoa Nam) chiếm một tỷ lệ tuyệt đối lớn (50%) so với thành phần loài chung với vùng Ấn Độ- Mã Lai (2%) (Mai Đình Yên, 1973) [67]. Ý kiến này phù hớp với ý kiến của Starobogatov (1970) dựa trên quan hệ thành phần loài trai ốc nƣớc ngọt Bắc Việt Nam với lục địa Trung Quốc, xem Bắc Việt Nam là một tỉnh của phân vùng Trung Hoa. Ý kiến của đa số tác giả hiện nay cho rằng không thể coi toàn Việt Nam nhƣ một đơn vị đồng nhất về địa sinh vật trong phân vùng địa sinh vật vùng Đông Phƣơng (vùng Trung Ấn) do sự sai khác rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cả về cấu trúc, quan hệ địa sinh vật, cả về đặc điểm hệ thống thủy văn, chế độ khí hậu. Vì vậy, nên coi miền Nam Việt Nam (ở phía nam ranh giới đèo Hải Vân, 14o-16o vĩ độ bắc) nhƣ một đơn vị dƣới phân vùng của phân vùng Ấn Độ - Mã Lai, với thành phần loài nhiệt đới chiếm ƣu thế tuyệt đối, chế độ khí hậu nhiệt đới điển hình, hệ thống sông Mekong tách biệt với hệ thống sông Hồng ở phía Bắc Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam (phía bắc ranh giới đèo Hải Vân, có thể xuống tới vĩ độ 14) phải coi nhƣ một đơn vị địa sinh vật riêng, tách biệt với phân vùng Ấn Độ - Mã Lai (trong đó có miền Nam Việt Nam) ở phía nam cũng nhƣ với phân vùng Trung Hoa ở phía bắc. Khi nghiên cứu về khu hệ cá nƣớc ngọt Đông Nam châu Á, Y. Taki (1975) [69] đã chia vùng Oriental – hay còn gọi là vùng Đông Phƣơng thành hai phân 18 vùng: 1) phân vùng Trung Hoa (Chinese subregion); 2) phân vùng Ấn Độ - Mã Lai (Indo – Indonisian subregion) đƣợc trình bày ở Hình 1. 2.

Hình 1. 2. Vùng Đông Phƣơng đƣợc chia làm hai phân vùng 1) Phân vùng Trung Hoa bao gồm: phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc và một phần Đông Á. 2) Phân vùng Ấn Độ - Mã Lai (Ấn Độ - Indonexia) bao gồm: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Philippin và phía Nam Việt Nam. Đối với khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam, khu hệ này thuộc cả hai phân vùng nói trên. Phần phía Bắc thuộc phân vùng Bắc Việt Nam - Hoa Nam và phần phía Nam thuộc phân vùng Ấn Độ - Mã Lai. Ở Việt Nam, Mai Đình Yên (1973) [70], là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về phân bố địa lý cá nƣớc ngọt nƣớc ta. Ông chia khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam thành 10 khu phân bố địa lý động vật cá nƣớc ngọt: I – Cao Lạng; II – Việt Bắc; III – Tây Bắc; IV – Miền núi Bắc Trung Bộ; V – Đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; VI – Tây Nguyên; VII – Hạ lƣu sông Mê Công; VIII – Đồng bằng Nam Bộ; IX – Đảo Phú Quốc; X – Nam Trung Bộ. Khu X là khu chuyển tiếp theo hƣớng Bắc – Nam ( Hình 1. 3). 19

Sau ông các tác giả Nguyễn Thái Tự (1983) [3], Nguyễn Hữu Dực (1995) [71] có bàn tới phân chia các khu địa lý động vật phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam. Tuy nhiên hai tác giả này đã phân tích thêm về giới hạn khu phân bố chuyển tiếp (khu X) mà Mai Đình Yên đã nêu ra. Về cơ bản, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [9], cũng đồng ý nhƣ phân chia của Mai Đình Yên; nhƣng hai tác giả này cho rằng ở miền Bắc Việt Nam có thêm một khu phân bố Điện Biện. Do khu hệ cá ở đây có

Hình 1. 3. Các khu địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam (theo Mai Đình Yên, 1973) thành phần cá nƣớc ngọt sông Mê Công và sông Hồng tƣơng đƣơng nhau. Nhƣ vậy, theo các tác giả trên đều thống nhất khu vực nghiên cứu đƣợc xem là một khu phân bố địa lý động vật cá nƣớc ngọt: Khu Cao – Lạng (Hình 1. 3). 1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Công trình nghiên cứu đầu tiên ở khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn là Vailant E., (1891, 1904), thu thập và định loại 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, ghi nhận 5 loài cá ở Lạng Sơn. Chevey P. (1930, 1932, 1936, 1937) nghiên cứu thành phần loài cá nƣớc ngọt ở miền Bắc Việt Nam trong đó có khu hệ cá này. Năm 1978, trong cuốn sách ―Định loại cá nƣớc ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam‖ Mai Đình Yên đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng - Lạng Sơn có 56 loài thuộc 47 giống 13 họ, 5 bộ [4]. Công trình ―Cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) [9] và ―Cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo 20 (2005) [18], đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn có 101 loài cá thuộc 69 giống, nằm trong 18 họ và 5 bộ. Năm 2005, Nguyễn Kiêm Sơn đã tiến hành điều tra ―Khu hệ cá trong các thủy vực thuộc tỉnh Cao Bằng, Kết quả đã tìm thấy 54 loài cá thuộc thuộc 42 giống, 15 họ và 5 bộ [72]. Năm 2005, Ngô Sỹ Vân, Phạm Anh Tuấn công bố khu hệ cá hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn có thành phần loài khá đa dạng phong phú gồm 107 loài thuộc 74 giống 22 họ và 7 bộ, trong đó có nhiều loài cá kinh tế, cá đặc hữu, cá quý hiếm. Nơi đây là bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm: cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng. Thành phần loài chủ yếu là cá sống ở suối, sông, ao hồ, ít có loài có nguồn gốc từ biển. Ở Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thành phần loài cá: động vật chí Trung Quốc [73, 74] cá Quảng Đông và cá Quảng Tây [75, 76]. Tổng số loài ghi nhận tại tỉnh Quảng Tây là 290 loài cá, trong đó sông Tây Giang giáp Việt Nam nhận nguồn nƣớc từ sông Bằng Giang- Kỳ Cùng đã ghi nhận có 125 loài. Những năm gần đây khu hệ cá giáp Việt Nam đã ghi nhận các loài cá mới cho khoa học: cá Chát mala (Acrossocheilus malacopterus) [62], cá Anh (Rectoris longibarbus) [77] và đã ghi nhận có phân bố tại Việt Nam [51, 64]. Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới Opsariichthys duchuunguyeni từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam [54]. Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2015), mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) đƣợc phát hiện ở các tỉnh phía bắc Việt Nam: Silurus caobangensis; Silurus langsonensis và Silurus dakrongensis [61], trong ba loài cá mới đƣợc nghiên cứu có 2 loài đƣợc thu mẫu tại khu hệ cá Bằng Giang - Kỳ Cùng. Nhận xét chung: Những nghiên cứu về khu hệ cá ở đây đã đƣợc tiến hành từ rất lâu, các điểm nghiên cứu chƣa nhiều, chƣa có một tài liệu nói về khu hệ cá ở đây một cách có hệ thống, cũng nhƣ tính chất phân bố các loài cá. Đồng thời, sắp xếp vị trí phân loại theo hệ thống cũ, tên khoa học nhiều loài hiện đã đƣợc tu chỉnh, cần có sự cập nhật. 21 Nhƣ vậy, đã có 7 công trình nghiên cứu về khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, ghi nhận có 172 loài thuộc 93 giống, 23 họ và 7 bộ.

1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên KVNC 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam thuộc địa phận hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, gồm hai sông chảy ngƣợc hƣớng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây (Trung Quốc) tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang đổ ra biển Quảng Châu. Giới hạn của lƣu vực sông: + Phía Tây là cánh cung Ngân Sơn (đƣờng phân nƣớc lớn nhất khu Đông Bắc) và cánh cung Yên Lạc. + Phía Nam là cánh cung Bắc Sơn. + Phía Đông Nam là vùng đồi núi thấp Đình Lập. + Phía Bắc và Đông là biên giới giữa hai nƣớc Việt – Trung (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Với giới hạn đó lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ở vị trí riêng biệt về phía Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ, diện tích toàn vùng là 11.220 km2 (Hình 2. 1). Sông Kỳ Cùng: lƣu vực sông Kỳ Cùng có tọa độ địa lý từ 21o28’ đến 22o13’ vĩ độ Bắc và 107o21’ đến 106o41’ kinh độ Đông, là con sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m, thuộc huyện Đình Lập, chảy theo hƣớng Đông Nam lên Tây Bắc, qua các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, đến bản Trại thuộc huyện Tràng Định, đổi hƣớng Đông chảy về Trung Quốc, vào lƣu vực sông Tây Giang. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 243 km, diện tích lƣu vực 6.660 km2, chiếm gần 80% diện tích tự nhiên của tỉnh. Các phụ lƣu lớn là sông Bắc Giang, Bắc Khê và Ba Thìn: + Sông Bắc Giang dài 114 km, diện tích lƣu vực 2.670 km2, là phụ lƣu lớn nhất của sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn từ đèo Gió thuộc tỉnh Bắc Cạn, chảy theo hƣớng Tây Nam – Đông Bắc, rồi đổ vào bờ trái sông Kỳ Cùng ở xã Hùng Việt, huyện Tràng Định. 22 + Sông Bắc Khê dài 54 km, diện tích lƣu vực 801 km2, là phụ lƣu lớn thứ hai của sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn từ xã Cao Minh (huyện Tràng Định), chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, rồi đổ vào bờ trái của sông ở xã Đại Đồng, huyện Tràng Định. + Sông Ba Thìn dài 52 km, diện tích lƣu vực 320 km2, bắt nguồn từ bên Quảng Tây (Trung Quốc), chảy theo hƣớng Đông Nam – Tây Bắc, đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng tại huyện Lộc Bình. Sông Bằng Giang: có tọa độ từ 22o21’ đến 22o59’ vĩ độ Bắc và 105o46’ đến 106o40’ kinh độ Đông, sông bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, vào Cao Bằng ở cửa khẩu Sóc Giàng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng. Từ Sóc Giàng, sông chảy qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, thành phố Cao Bằng và kết thúc tại cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Hƣng, huyện Phục Hòa. Sông Bằng có tổng chiều dài 108 km, trên lãnh thổ Việt Nam sông Bằng có chiều dài 90 km, diện tích lƣu vực 4.560 km2. Sông có 26 phụ lƣu, trong đó có 3 phụ lƣu lớn: + Sông Hiến bắt nguồn từ vùng núi Khau Vài cao 1200 m, chảy theo hƣớng Tây Nam – Đông Bắc chảy vào bờ phải sông Bằng, tại thành phố Cao Bằng, sông có chiều dài 62 km, diện tích lƣu vực 930 km2. + Sông Bắc Vọng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua huyện Trùng Khánh, Hạ Lang rồi hợp lƣu với sông Bằng tại thị trấn Tà Lùng, sông có chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam 77 km, diện tích lƣu vực 1.329 km2. 1.2.1.2. Đặc điểm về hình thái và địa hình Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng trũng xuống so với khu vực xung quanh, thƣờng gọi là máng trũng Cao – Lạng. Bao quanh về phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam là những dãy núi cao nhất khu Đông Bắc mà đỉnh cao nhất là Pia Oắc 1930 m. Phía Đông Nam là vùng núi thấp với đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1541 m, Bà Xá 1166 m. Phía Cực Bắc, các đỉnh cao nhất đều đạt từ 900 đến trên 1000 m. Sông Kỳ Cùng: thung lũng sông Kỳ Cùng chiếm phần lớn máng trũng Cao Lạng, nằm giữa vùng núi thấp. Thƣợng lƣu sông Kỳ Cùng rất dốc, độ dốc đáy sông tới 70%, thác, ghềnh liên tiếp, lƣu vực thắt hẹp. Tới Lộc Bình sông chảy qua sƣờn 23 nam núi Mẫu Sơn rồi vào vùng đồng ruộng Lạng Sơn. Qua thành phố Lạng Sơn, sông không chảy qua vùng máng trũng nữa mà đi vào một miền núi đá riolit. Dòng sông trở nên hiểm trở và nhiều thác ghềnh, lòng sông ngổn ngang những đá rắn. Tới Na Sầm, sông Kỳ Cùng mới ra khỏi vùng núi đá riolit, từ đây trở về vùng hạ lƣu thuyền bè mới có thể đi lại đƣợc, trƣớc khi chảy vào đồng bằng Thất Khê, sông nhận thêm một phụ lƣu Bắc Giang từ sƣờn đông của cánh cung Ngân Sơn chảy xuống, đây là vùng đồi núi trơ trụi. Tới Thất Khê sông nhận thêm phụ lƣu sông Bắc Khê, sau đó đổi hƣớng về phía Đông Bắc, chảy sang Trung Quốc [78]. Sông Bằng Giang: thung lũng sông Bằng Giang nằm giữa vùng đá vôi rộng lớn, ở phía Bắc là cánh cung Ngân Sơn đồ sộ, cao nhất khu Đông Bắc ở phía Tây lƣu vực. Phía Tây và Tây Bắc lƣu vực địa hình cao hơn cả, các đỉnh núi đều vƣợt quá 1000 m, nhƣ đỉnh Pia Oắc 1930m. Vùng đá vôi phía Bắc độ cao giảm dần về phía Đông Nam, từ trên 1000m, xuống còn 500 – 600m. Khác với sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang có nhiều đá vôi, chiếm 40,6% diện tích toàn lƣu vực, phân bố ở một số vùng nhƣ: Vùng đá vôi cao nguyên Pác Pó, giới hạn về phía Đông là sông Trà Lĩnh, núi đá vôi ở đây cao 800 đến 1000m, đây là vùng nƣớc mặt rất hiếm. Vùng cao nguyên Bình Lạng nằm giữa cao nguyên Đồng Văn ở phía Tây và cao nguyên Pác Pó ở phía Đông, vùng đá vôi này không có dòng chảy mặt. Vùng Quảng Uyên – Đông Khê, khác với hai vùng trên, núi tại đây chỉ cao trung bình 600 – 900 m, ở bồn địa các đỉnh cao từ 250 – 300 m, mức độ chia cắt mạnh, dòng chảy mặt khá hơn hai vùng trên. Phần diện tích còn lại trong lƣu vực sông Bằng Giang đều là diệp thạch, sa thạch, địa hình bị chia cắt mạnh, đồi trọc là chủ yếu [78]. Nhìn chung, địa hình sông chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ dốc lớn. So với sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang có độ cao lớn hơn, diện tích lớn hơn 400m trở lên chiếm 80% diện tích toàn lƣu vực. Về mặt hình thái lƣu vực, sông Bằng có độ cao và độ dốc lƣu vực lớn hơn sông Kỳ Cùng. Dòng chính sông Bằng cũng thẳng hơn sông Kỳ Cùng, độ rộng bình quân lƣu vực nhỏ hơn sông Kỳ Cùng. Tuy vậy, tính chất máng trũng của địa hình vẫn thể hiện rõ rệt 24 1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu Vị trí lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng tƣơng đối khuất đối với gió mùa hạ và trực tiếp đón gió mùa đông lạnh nên khô và ít mƣa, lƣợng mƣa tăng dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Cũng do vị trí lƣu vực khuất, lùi sâu trong lục địa mà lƣợng mƣa do bão gây ra thuộc loại thấp; năm 2016 lƣợng mƣa tại trạm quan trắc, đƣợc cung cấp từ Trung tâm dự báo Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn là 90,2 mm/năm [79] và trạm quan trắc TP. Cao Bằng là 88,9 mm/năm [80]. Do ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió mùa đông và sự che khuất đối với ảnh hƣởng của biển, là nguyên nhân giảm lƣợng mƣa trong vùng, mùa mƣa ngắn nhất miền Bắc. Cụ thể từng lƣu vực sông đƣợc trình bày phần dƣới đây. Lƣu vực sông Bằng Giang: mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè. Năm 2016, nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc TP. Cao Bằng 22,90C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 là 13,7oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 là 29,60C. Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 1 và 8, thấp nhất 76% vào tháng 2. Số giờ nắng trong năm đạt 1.730 giờ, tháng 5 có số giờ nắng cao nhất đạt 232 giờ, thấp nhất vào tháng 1 là 56,8 giờ [80]. Khí hậu Cao Bằng đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa: bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Vào mùa mƣa thƣờng có gió mùa Đông Nam và chịu ảnh hƣởng một phần nhỏ của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Số liệu quan trắc tại TP. Cao Bằng từ năm 2012 - 2016, lƣợng mƣa trung bình vào mùa mƣa là 165,9 – 261,0 mm. Nhiệt độ trung bình mùa mƣa là 26,40C – 27,80C và độ ẩm không khí trung bình là 81,2% - 85% [80]. Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sƣơng mù, có vùng còn xuất hiện sƣơng muối. Gió mùa Đông Bắc thƣờng xuyên thổi đến gây khô và rét. Các tháng giá rét thƣờng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình mùa khô là 33,9 – 61,0mm; thấp nhất: 2,5 – 5,5mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 17,7 – 25 19,50C và độ ẩm trung bình hàng tháng là 80,5% - 84,2%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động từ 1.000 đến 1700mm và phân bố không đều, do địa hình chia cắt mạnh. Lƣợng mƣa tăng theo độ cao và, giảm ở các khu vực bị chăn gió [80]. Lƣu vực sông Kỳ Cùng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do độ cao trung bình của tỉnh Lạng Sơn là 250m, chịu ảnh hƣởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, tổng nhiệt độ trong năm đạt từ 7600 – 78000C/năm [78]. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,2 – 22,30C, về mùa đông nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 11,1 – 170C, tập trung vào tháng 12 năm trƣớc và tháng 1, 2 năm sau, có lúc còn xuống dƣới 00C đây chỉ là nhiệt độ cục bộ chỉ có ở khu vực núi Mẫu Sơn. Lƣợng mƣa ở Lạng Sơn trung bình hàng năm là 1328mm, các khu vực có lƣợng mƣa từ 1400 - 1600mm gồm: núi Mẫu Sơn, Đình Lập và Tràng Định, vùng trung tâm tỉnh Lạng Sơn và huyện Na Sầm có lƣợng mƣa thấp 1100-1118mm, đây là khu vực thƣờng chịu khô hạn kéo dài. Năm 2016 tổng lƣợng mƣa đạt 1043mm, tháng có lƣợng mƣa cao nhất đạt 381,6mm vào tháng 8, tháng 2 là tháng có lƣợng mƣa ở mức thấp chỉ có 5,6mm. Độ ẩm trung bình hàng năm phổ biến từ 83 - 85%. Tổng số giờ nắng trung bình hàng trong năm 2016 đạt 140 giờ, tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 6 đạt 240 giờ, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 chỉ đạt trung bình 20 giờ [79]. Nhận xét chung: Với điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt ở khu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có ảnh hƣởng đến sự phát triển cũng nhƣ sự phân bố của các loài động vật nói chung, các loài thủy sinh sống trong nƣớc và các loài cá nói riêng.

1.2.1.4. Chế độ thủy văn Lƣu vực sông Bằng Giang: Mật độ sông suối của tỉnh Cao Bằng thuộc loại trung bình (0,5 – 1,0km/km2), riêng huyện Trà Lĩnh và Trùng Khánh có mật độ thƣa hơn, dƣới 0,5km/km2. Bằng Giang là con sông lớn nhất của tỉnh Cao Bằng, bắt nguồn từ núi Na Vài ở độ cao khoảng 600m so với mặt nƣớc biển, chiều dài 108 km, diện tích lƣu vực 4560km2, có 26 phụ lƣu lớn nhỏ từ cấp 1 đến cấp 3, sông chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, qua trung tâm tỉnh Cao Bằng. Ngoài hệ thống sông Bằng Giang khu vực nghiên cứu còn có hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng thuộc huyện Trùng Khánh. Sông ngòi có chế độ lũ vào mùa hạ, từ tháng 5 26 hoặc tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, tùy vào điều kiện khí hậu hàng năm, lũ đến sớm hay muộn, đỉnh lũ cao nhất thƣờng vào tháng 8, lƣợng nƣớc trong mùa lũ chiếm từ 70 -80%, lƣợng nƣớc dồi dào, thƣờng gây ra lũ lụt trên các sông. Mực nƣớc tại trạm quan trắc trên sông Bằng Giang năm 2016, cao nhất 18.047cm và thấp nhất 17.654cm [79]. Ngƣợc lại, mùa khô kéo dài tám tháng, lƣợng nƣớc trong mùa chiếm 20 – 30%. Ngoài hệ thống sông suối khu vực nghiên cứu còn có một số hồ nƣớc: hồ Thang Hen và hồ Thang Luông thuộc huyện Trã Lĩnh. Tổng lƣợng nƣớc ở các lƣu vực sông và hồ tỉnh Cao Bằng khoảng 8 tỉ m3 [81]. Lƣu vực sông Kỳ Cùng: Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn khá phát triển, mật độ sông suối thuộc loại trên trung bình (từ 0,6 – 1,2 km/km2) so với mật độ trung bình của cả nƣớc (0,6 km/km2). Chế độ mùa trên lƣu vực sông Kỳ Cùng đƣợc chia làm hai mùa: mùa lũ và mùa cạn tƣơng ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mƣa và mùa khô. Mùa lũ tập trung vào các tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, lƣợng nƣớc trong mùa này chiếm 66 – 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm. Mùa cạn kéo dài tám tháng, song lƣợng nƣớc chiếm 20 – 34% dòng chảy của năm. Trung bình lƣợng mƣa theo các tháng đạt 90,2mm [79]. Nhƣ vậy, lƣợng nƣớc phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Nhận xét: Với những điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn của mỗi lƣu vực sông đã phân tích ở trên, sẽ ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ sự phân bố của các loài cá ngoài tự nhiên và các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời chúng cũng tác động làm cho thành phần loài cá có sự biến động theo không gian và thời gian.

1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật Lƣu vực sông Bằng Giang: Thảm thực vật rừng tự nhiên ở Cao Bằng nói chung, lƣu vực sông Bằng nói riêng, nhìn chung bị tàn phá nhiều. Rừng tự nhiêu chỉ còn ở những khu vực núi cao và địa hình núi đá vôi hiểm trở. Ở đây có một số kiểu rừng: rừng á nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh chiếm ƣu thế; ở kiểu rừng này là quần hợp dẻ và sau sau xen lẫn với các loài cây lá rụng, rừng nhiệt đới hơi ẩm rụng lá, rừng nhiệt đới ẩm xanh quanh năm. Lên các đai cao thƣờng gặp kiểu rừng ôn đới trên núi với loài ƣu thế là loài đỗ quyên, trên núi đá vôi có loại hình rừng lá kim nhƣ rừng vân xam phân bố Hạ Lang. Những nơi rừng tự nhiên bị tàn phá thì rừng 27 thứ sinh phát triển nhiều cây hỗn tạp, trảng cây bụi và trảng cỏ. Do địa hình đồi núi, rừng tự nhiên bị tàn phá, nhiều loài động vật cũng giảm sút. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số loài đặc hữu và có giá trị bảo tồn nhƣ: báo, hƣơu xạ cầy hƣơng và các loài đặc trƣng cho khu hệ động vật Đông Bắc nhƣ: sóc bụng đỏ, tê tê, tác kè, rắn, dê núi, khỉ mốc, cá Anh vũ, cá Trầm hƣơng,… Lƣu vực sông Kỳ Cùng: do điều kiện sinh thái khác nhau khu vực nghiên cứu có 4 kiểu rừng che phủ nhƣ sau: kiểu rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, với độ cao dƣới 700m, lƣợng mƣa trung bình từ 1400-1700mm, phân bố huyện Đình Lập, ƣu thế là các cây họ dẻ, de, lim và các loài cây đại diện cho rừng trồng nhƣ: mỡ, bạch đàn, bồ đề và các cây ăn quả. Kiểu rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, tập tung phân bố ở thành phố Lạng Sơn và các huyện Văn Quan, Lộc Bình với lƣợng mƣa từ 1200 – 1400mm, nghèo thành phần loài. Kiểu rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, tập trung ở các huyện Văn Lãng , Bình Gia và Cao Lộc, lƣợng mƣa phân bố dƣới 1200mm, khu vực có cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm ƣu thế là: nghiến, trai, lát, dẻ, sau sau, hồi, thông, vàu, nứa. Kiều rừng thƣờng xanh cận nhiệt đới núi thấp, ở độ cao từ 700m trở lên, nhiệt độ trung bình năm từ 16 – 220C, lƣợng mƣa lớn từ 1600 – 2400mm, phân bố tập trung ở vùng núi Mẫu Sơn và các núi cao ở huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, các loài ƣu thế trong kiểu rừng này là: gỗ, tre, nứa. Giới động vật, ở Lạng Sơn nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng còn tồn tại nhiều loài đặc hữu: cáo, gấu ngựa, hƣơu xạ, sóc bụng đỏ, tê tê, tác kè, rắn, dê núi, khỉ mốc, cá Anh vũ, ếch gai,…[81].

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Cao Bằng: có diện tích đất tự nhiên 6.700,26km2. Theo Niên giám thống kê năm 2016 dân số ở Cao Bằng có 522,4 nghìn ngƣời, với mật độ dân số là 79,08 ngƣời/ km2 [80]. Trong đó dân số ở khu vực nông thôn là 401,5 nghìn ngƣời chiếm 76,86%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên là 360,9 nghìn ngƣời chiếm 69,08% dân số. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 19,1%. Điều đó tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội khác, trong khi nền kinh tế của Cao Bằng còn chậm phát triển. 28

Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%. Nền kinh tế của Cao Bằng đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể, nhƣng do điểm xuất phát thấp nên vẫn đứng trƣớc hàng loạt khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác có hạn, phần lớn cây trồng là lƣơng thực, sản xuất mang tính chất độc canh. Lạng Sơn: có diện tích đất tự nhiên 8.310,09 km2. Theo Niên giám thống kê năm 2016 dân số ở Lạng Sơn có 768,7 nghìn ngƣời, trong đó tỷ lệ nam 385,3 nghìn ngƣời, tỷ lệ nữ là 383,4 nghìn ngƣời. Mật độ dân số là 92,5 ngƣời/ km2 [79]. Trong đó dân số ở khu vực nông thôn là 616,7 nghìn ngƣời chiếm 80,37%, thành thị là 151,9 nghìn ngƣời. Số lao động từ 15 tuổi trở lên là 508,5 nghìn ngƣời chiếm 67,09% dân số. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 16,1%. Giống nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít ngƣời chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó ngƣời Nùng chiếm 43,9%, ngƣời Tày 35,3%, ngƣời Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; ngƣời Dao chiếm 3,5 %, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,65%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 3,62%, công nghiệp xây dựng tăng 9,86% (công nghiệp tăng 8,84%, xây dựng tăng 11,47%), dịch vụ tăng 10,76%. Năm 2015, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 6.738 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 3,24%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 3.766 tỷ đồng. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tổng kim ngạch XNK năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần so với năm 2010, bình quân hằng năm tăng 11,04%. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn hàng năm đều tăng và đạt dự toán. Tổng thu năm 2015 đạt 6.141 tỷ đồng... 29 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc tiến hành trên lƣu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng, thuộc địa phận 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, từ thƣợng nguồn các con suối, sông thuộc địa phận Việt Nam, gồm các dòng chính, các phụ lƣu, các ao hồ tự nhiên, các ruộng lúa nƣớc có liên hệ với dòng sông chính Bằng Giang – Kỳ Cùng (Hình 2. 1). Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016, thời gian khảo sát thực địa đƣợc tiến hành 16 đợt chính (mỗi năm 4 đợt thu mẫu, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 12 ngày và bổ sung 4 đợt thu mẫu vào năm 2016, tổng số ngày thực địa 188 ngày (Bảng 2. 1 và Phụ lục 1). Bảng 2. 1. Các địa điểm, thời gian nghiên cứu thực địa Lƣu Khu vực thu mẫu Thị trấn, xã Ngày/tháng/năm Số ngày vực (huyện) TT. Hà Quảng 10-12/3/2012 3 Huyện Hà Quảng Trƣờng Hà 13-16/3/2012 4 Sóc Hà 17-19/3/2012 3 5-8/7/2012 4 TT. Thông Nông Huyện Thông Nông 6-8/2/2016 3 Lƣơng Thông 9-11/72012 3 TT. Nƣớc Hai 15-18/9/2012 4 Hồng Nam 19-22/9/2012 4 Huyện Hòa An Bạch Đằng, Lê 23-26/9/2012 4 Lƣu Chung vực Dân Chủ 3-6/12/2012 4 sông 7-11/12/2012 5 TP. Cao Bằng TP. Cao Bằng Bằng 9-12/2/2016 4 Giang Mỹ Hƣng 10-12/11/2012 3 Huyện Phục Hòa 13-16/11/2012 4 TT. Phục Hòa 10-13/5/2016 4 Bình Lăng 15-17/2/2013 3 Huyện Quảng Uyên Độc Lập 18-20/2/2013 3 Huyện Hạ Lang An Lạc 21-24/2/2013 4 Thông Huề 4-7/5/2013 4 Phong Nâm 8-11/5/2013 4 Huyện Trùng Khánh 12-15/5/2013 4 Ngọc Khuê 14-17/5/2016 4 30

Đàm Thủy 3-4/9/2013 2 5-7/9/2013 3 Đình Phong 18-21/5/2016 4 10-13/2/2014 4 TT. Nguyên Bình Huyện Nguyên Bình 5-7/9/2016 3 Lang Môn 14-17/2/2014 4 Minh Khai 18-20/2/2014 3 Huyện Thạch An Kim Đồng 5-9/11/2014 5 Bắc Xa 15-18/5/2014 4 Huyện Đình Lập 19-23/5/2014 5 TT. Đình Lập 10-12/9/2016 3 2-5/8/2014 4 TT. Lộc Bình 13-16/9/2016 4 Huyện Lộc Bình Khuất Xá 6-9/8/2014 4 Vân Mộng 10-13/8/2014 4 1-4/2/2015 4 TP. Lạng Sơn TP. Lạng Sơn Lƣu 3-6/12/2016 4 vực Huyện Văn Quan Văn An 5-8/2/2015 4 sông Xã Hồng Thái 9-12/2/2015 4 Kỳ 20-24/4/2015 5 Huyện Văn Lãng TT. Na Sầm Cùng 7-9/12/2016 3 Tân Việt 25-27/4/2015 3 Đào Viên 4-6/9/2015 3 Kháng Chiến 7-9/9/2015 3 Huyện Tràng Định 10-13/9/2015 3 TT. Thất Khê 10-12/12/2016 3 Tân Tiến 14-16/9/2015 3 Quý Hòa 15-18/12/2015 4 Huyện Bình Gia Hồng Phong 19-22/12/2015 4 Tổng 17 huyện 40 xã 188

Phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại Phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh; Phòng thí nghiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu vật đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

2.2. Tƣ liệu nghiên cứu Toàn bộ mẫu vật cá chúng tôi thu thập đƣợc tiến hành phân tích, định loại trong thời gian thực hiện đề tài là 1270 mẫu. Nhật ký thực địa: Ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn ngƣời dân, ngƣ dân địa phƣơng, các hiện tƣợng quan sát ngoài thực địa; thu thập các số liệu về điều 31 kiện tự nhiên, khí tƣợng thủy văn, môi trƣờng; về kinh tế - xã hội ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng do các cơ quan chức năng cung cấp, hoặc từ các tài liệu đã đƣợc xuất bản. Tài liệu khoa học: sử dụng tất cả các tài liệu liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. Công trình khoa học của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài. Tổng hợp tài liệu về thành phần loài cá tự nhiên của các tỉnh miền Bắc trên các sông, ao hồ chính đại diện cho các khu địa lý cá nƣớc ngọt miền Bắc, khu hệ cá tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, để so sánh giữa các khu hệ cá với nhau. Khu hệ cá nghiên cứu gồm các hệ thống sông: Sông Zuo (Tây Giang) chảy trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, lƣu vực giáp với biên giới Việt Nam, nhận nguồn nƣớc trực tiếp từ hai sông Bằng Giang và Kỳ Cùng (cùng một hệ thống sông). Hệ thống sông Đà và hồ Hòa Bình chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Hệ thống sông Hồng bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Hệ thống sông Lô, sông Gâm chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Phú Thọ. Hệ thống sông Thái Bình chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và Thái Bình. Hệ thống sông Mã chảy qua tỉnh Điện Biên, Sơn La và Thanh Hóa. Hệ thống sông Lam nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hệ thống sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình. 32

Hình 2. 1. Bản đồ lƣu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng, các điểm thu mẫu

33 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa tại các tuyến nghiên cứu, bắt đầu vào tháng 3/2012 để đặt các điểm thu mẫu. Điểm thu mẫu đã bao trùm toàn bộ lƣu vực nghiên cứu, từ các con suối nhỏ đến các dòng sông chính, các phụ lƣu, các ngã ba sông, các ao , hồ, đầm ruộng. Điểm thu mẫu đã đại diện cho từng khu vực, lƣu vực, đặc trƣng cho từng thủy vực, sinh cảnh sống cuả cá: vùng núi, đồng bằng, vùng có nƣớc chảy nhanh, mạnh; nƣớc chảy chậm, nƣớc tĩnh, nơi có thực vật che phủ, nơi thoáng đãng, vùng núi đá vôi, vùng núi đất. Thu thập mẫu cá: Tại mỗi địa điểm, chúng tôi đều tiến hành điều tra số loài có thể bắt gặp, thu thập mẫu bằng tất cả các hình thức: Trực tiếp đánh bắt cùng ngƣ dân, mua mẫu từ các chợ đóng tại khu vực nghiên cứu, đặt lọ thu mẫu tại các hộ ngƣ dân chuyên làm nghề đánh bắt cá. Mẫu đƣợc xử lí ngay khi mẫu cá còn tƣơi. Số lƣợng mẫu thu để định loại từ 5 đến 30 mẫu tùy thuộc vào từng loài. Loài phổ biến, loài ít phổ biến, loài cá lạ, loài có hình thái đặc biệt ƣu tiên thu nhiều hơn các loài cá thông thƣờng. Thu thập mẫu cá bằng nhiều loại ngƣ cụ hiện có của ngƣời dân (lƣới, chài, vó). Mẫu vật thu thập hình thái còn nguyên vẹn, không bị tróc vảy, gãy vây. Phương pháp chụp ảnh mẫu qua các bước sau: Bƣớc 1 – khi thu mẫu cá tƣơi đã bảo quản trong thùng đá đông lạnh, để có thể di chuyển mẫu đến nơi có điều kiện thuận lợi. Bƣớc 2 – rửa mẫu trong nƣớc sạch, đƣợc đƣa lên miếng xốp mềm để cố định. Bƣớc 3 – cố định mẫu dùng ghim căng các vây trên miếng xốp, sau đó quét formalin đậm đặc từ 3 – 5 phút, sau khi vây cứng tháo ghim và đƣa vào chụp ảnh. Bƣớc 4 – trƣớc khi chụp ảnh dùng bông hoặc vải mềm thấm khô mẫu, đặt mẫu trên nền màu đã chọn, thƣờng màu đen là cho nền ảnh tốt nhất. Bƣớc 5 – chụp ảnh, mỗi mẫu chụp từ 5 – 7 kiểu, chụp toàn thân, chụp đầu, bụng vv tùy thuộc vào mục đích để có thể chọn đƣợc những kiểu ảnh đẹp. Xử lý mẫu: Định hình tạm thời trong thời gian từ 5 – 10 phút để các mẫu vật không bị cong, sau đó chuyển sang định hình trong formalin với nồng độ từ 8 – 10% (tiêm formalin 15% vào bụng và cơ đối với những cá thể có kích thƣớc lớn). Sau 7 – 10 ngày chuyển sang bảo quản ở dung dịch bảo quản có nồng độ formalin 34 5% kèm theo phiếu ghi tên phổ thông, tên địa phƣơng, thời gian và địa điểm thu mẫu, tên ngƣời thu mẫu. Phỏng vấn người dân: Điều tra ngƣời dân có tham gia đánh bắt cá thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên trong khu vực nghiên cứu về tên các loài cá (tên phổ thông, tên địa phƣơng, tiếng các dân tộc ít ngƣời), các tập tính sinh học, sinh thái, về phân bố, di cƣ, số lƣợng, kích thƣớc của cá, các loài khai thác chính, cá kinh tế, ngƣ cụ, mùa khai thác, sản lƣợng khai thác, giá bán các loại cá, thu nhập từ cá, các nguồn thu nhập khác, các loài cá còn, các loài cá mất đi, nguyên nhân, nhu cầu sử dụng nguồn lợi cá trong đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, phƣơng tiện đánh bắt, kích thƣớc mắt lƣới, mức sống vv (Phụ lục 3, 4). Quan sát, chụp ảnh cảnh quan, ghi chép các hiện tƣợng, sự việc liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực địa. Phương pháp nghiên cứu sinh thái phân bố cá ở KVNC: Các loại hình thủy vực ở KVNC rất phong phú và đa dạng. Các loại hình thủy vực nhƣ vậy cũng là các kiểu hệ sinh thái đặc trƣng với các nơi cƣ trú cho các quần thể cá. Các nơi cƣ trú của cá nƣớc ngọt đƣợc phân biệt dựa trên các đặc điểm tự nhiên nhƣ địa hình, địa mạo, nền đáy và chế độ thủy văn. Theo địa hình cảnh quan, thủy vực KVNC thuộc vùng đồi núi. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, đã tiến hành theo các bƣớc sau: Bƣớc 1: xác định các hệ sinh thái tại KVNC nhƣ: hệ sinh thái suối, hệ sinh thái sông, hệ sinh thái hồ tự nhiên, nhân tạo, hệ sinh thái ao, hệ sinh thái ruộng lúa. Bƣớc 2: thu thập mẫu vật, ghi chép số lƣợng loài bắt gặp có phân bố ở các hệ sinh thái trên.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Phƣơng pháp phân loại cá Phân tích đặc điểm hình thái theo Pravdin I.F (1961) [82] Phƣơng pháp phân loại cá chúng tôi dựa theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr. E (1969) [83], nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật của Nguyễn Ngọc Châu (2007) [84]. Về hệ thống phân loại học, chúng tôi theo Eschmeyer. W. N. (1998) [85]; Xác định tên loài theo Froese R. & Pauly D. (www.fishbase.org, version 06/2017) [86]. 35 Các tài liệu chính dùng trong định loại: Mai Đình Yên (1978, 1979, 1992) [4, 14, 87]; Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [9, 18]; Kottelat (2001a, 2001b) [17, 88]; Rainboth (1996) [89]; Chen Yong Gui và Lu Zhao Fa (2005) [75]; Yue P. Q. (2000) [90]; Zhang Chun Guang (2005) [91]. Những loài lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam, khu vực nghiên cứu đƣợc định loại theo các tài liệu: Seigo Kawase và Kazumi Hosoya (2015) [92]; E. Zhang (2005) [62]; George Sprague Myers (1930) [93]; Ding-Gui Zhu., E Zhang. Jia-Hu Lan. (2012) [94]; D. P. Karabanov Yu. và V. Kodukhova (2013) [52]. Phƣơng pháp đo đếm các chỉ tiêu hình thái Đối với cá, có rất nhiều nhóm hình thái khác nhau, mỗi nhóm hình thái có một phƣơng pháp phân tích riêng, sau đây chúng tôi giới thiệu một số phƣơng pháp đo đếm hình thái điển hình: - Phƣơng pháp đo, đếm hình thái họ cá chép (Cyprinidae) theo Kottelat, Hình 2. 2, [95].

Hình 2. 2. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chép - Phƣơng pháp đo, đếm hình thái họ cá chạch (Cobitidae) theo Kottelat, Hình 2. 3, [96].

Hình 2. 3. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chạch - Phƣơng pháp đo, đếm hình thái bộ cá vƣợc (Perciformes) theo Rainboth J. Walter, Hình 2. 4, [89]. 36

Hình 2. 4. Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái bộ cá vƣợc Các chỉ tiêu đo: Chiều dài toàn thân (L), chiều dài tiêu chuẩn (Lo), chiều dài trƣớc vây lƣng (daD), chiều dài sau vây lƣng (dpD), chiều dài bên đầu (T), chiều dài mõm (Ot), đƣờng kính mắt (O), chiều dài đầu sau mắt (Op), chiều dài vây lƣng, chiều dài vây ngực, chiều dài vây bụng, chiều dài trƣớc vây bụng, chiều dài trƣớc vây hậu môn, chiều dài vây hậu môn, chiều cao cán đuôi (ccd), chiều dài cán đuôi (lcd), chiều dài gốc vây hậu môn, chiều dài gốc vây lƣng, khoảng cách hai mắt (OO), chiều dài lƣng đầu, cao đầu ở gáy (hT), cao cơ thể lớn nhất (H), rộng đầu ở gáy (Phụ lục 2). Các chỉ tiêu đếm: Số tia vây lƣng (D); số tia vây ngực (P); số tia vây bụng (V); số tia vây hậu môn (A); số tia vây đuôi (C); số vảy đƣờng bên (LL); số vảy trên đƣờng bên; số vảy dƣới đƣờng bên (Phụ lục 2). Tỷ lệ % các chiều đo: Chiều dài tiêu chuẩn (Lo) so với chiều dài đầu (T), chiều cao thân (H). Chiều dài đầu (T) so với đƣờng kính mắt (O); khoảng cách hai mắt (OO). Khoảng cách hai mắt (OO) so với đƣờng kính mắt (O) (Phụ lục 2). Mô tả đặc điểm hình thái: Chỉ mô tả đặc điểm hình thái 13 đơn vị phân loại chƣa đƣợc định loại đến loài và các loài ghi nhận phân bố mới cho miền Bắc Việt Nam mà chƣa có tác giả trong nƣớc mô tả. Các loài bắt gặp ở KVNC đã đƣợc nhiều tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc mô tả thì không mô tả lại, chỉ tiến đo đếm các đặc điểm hình thái cơ bản (Phụ lục 7). Phƣơng pháp mô tả theo Mai Đình Yên (1978) [4] và Nguyễn Văn Hảo (2001) [9]. - Tên khoa học của loài - Tên Việt Nam - Tài liệu xuất xứ - Synonym (tên đồng vật) - Số mẫu - Địa điểm thu mẫu - Số đo - Mô tả 37 Phƣơng pháp xác định mức độ gần gũi giữa các khu hệ cá Để tính chỉ số gần gũi về thành phần loài cá nƣớc ngọt giữa các khu hệ chúng tôi sử dụng công thức tính của Sorencen (1948).

trong đó: S là hệ số gần gũi giữa hai khu hệ

A: là số loài riêng của khu hệ A B: là số loài riêng của khu hệ B C: là số loài chung giữa hai khu hệ A và B Hệ số gần gũi biến thiên từ 0 tới 1. Mối quan hệ giữa hai khu hệ càng lớn (S càng dần tiến đến 1), thành phần loài trong hai khu hệ càng giống nhau. Ngƣợc lại, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng nhỏ (S càng dần về 0), thành phần loài ở trong hai khu hệ càng khác xa nhau. S = 0 – 0,34 quan hệ ít gần gũi S = 0,35 – 0,69 quan hệ gần gũi S = 0,70 – 1 quan hệ rất gần gũi Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel, Access để tính toán. Phần mềm Pass statitis 3.0 để phân tích mỗi quan hệ về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận. Phƣơng pháp xác định các yếu tố địa lý động vật theo Mai Đình Yên (1973) [70] và Nguyễn Hữu Dực (1995) [71]: - Yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam: Một loài đƣợc coi là yếu tố địa động vật phía Bắc, nếu cùng phân bố ở các lƣu vực thuộc Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. - Yếu tố Mê Công: Ngƣợc lại, một loài đƣợc coi là yếu tố địa động vật phía Nam, nếu các loài này cùng phân bố ở các lƣu vực thuộc Nam Việt Nam, Trung và Nam Lào, Campuchia và Thái Lan. - Yếu tố phân bố rộng: Một loài đƣợc gọi là phân bố rộng nếu cùng phân bố cả ở miền Bắc Việt Nam, miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. - Một loài đƣợc coi là có nguồn gốc từ biển nếu nó cùng phân bố cả ở biển và nƣớc ngọt, đẻ trứng ở ngoài biển. - Một loài đƣợc xem là đặc hữu nếu loài đó chỉ phân bố tại khu địa lý nhất định và không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. 38 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 3.1.1. Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Qua phân tích, định loại 1270 mẫu cá đã đƣợc thu thập qua các đợt điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu, trong thời gian từ 2012 đến 2017, đã xác định đƣợc 124 loài cá thuộc 71 giống, 18 họ và 5 bộ (Phụ lục 5, Phụ lục 11). Tiến hành tổng hợp danh lục loài của các tác giả trƣớc đây tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tra cứu đối chiếu, hiệu chỉnh từng tên chính danh, tên đồng vật các taxon theo Froese và D. Pauly (www.fishbase.org, version 06/2017) [86], sắp xếp hệ thống phân loại theo Eschmeyer W. N. (1998) [85]. Kết quả nghiên cứu cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đã xác định đƣợc 202 loài thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ (Bảng 3. 1). Trong số 202 loài cá đã đƣợc ghi nhận ở khu vực nghiên cứu thì: Số loài hiện tại thu đƣợc mẫu là 124 loài thuộc 71 giống, 18 họ và 5 bộ. Tổng số loài của các nghiên cứu trƣớc đây là 170 loài thuộc 92 giống, 23 họ và 7 bộ. Số loài không thu đƣợc mẫu 78 loài thuộc 52 giống, 15 họ và 7 bộ. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới: giống Vietnamia và loài Vietnamia remtua. Bổ sung cho khu vực nghiên cứu 3 giống và 4 loài: giống Vietnamia; giống cá Miệng cuộn (Ptychidio) và giống cá Tựa Lòng tong (Pseudorasbora), loài cá Rèm tua (Vietnamia remtua); loài cá Miệng cuộn (Ptychidio jordani); loài cá Anh râu dài (Rectoris longibarbus) và loài cá Chát ma la (Acrossocheilus malacopterus), đồng thời các loài này cũng là số lƣợng bổ sung cho khu hệ cá miền Bắc và khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam (Bảng 3. 1). Ghi nhận phân bố mới cho khu vực nghiên cứu 32 loài, trong đó 10 đơn vị phân loại chƣa định loại đƣợc đến loài. Số loài ghi nhận phân bố mới cho miền Bắc và khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam là 4 loài gồm: Vietnamia remtua, Ptychidio jordani, Rectoris longibarbus và Acrossocheilus malacopterus. Kết quả nghiên cứu của luận án đã thu đƣợc danh sách các loài cá ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng là cập nhật đầy đủ và mới nhất cho đến thời điểm hiện tại. 39

Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng (Sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer, 1998) Số loài đƣợc biết Loài ghi nhận Loài bảo tồn

Việt Nam Miền Bắc

KVNC

SĐVN

IUCN Số BNN TT Tên khoa học Tên Việt Nam mẫu 1 2 3 4 5

1 I Bộ cá Chép (1) Cyprinidae Họ cá Chép 1 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thƣờng 35 + + + + + LC 2 Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen, 2014 Ꚛ Cá Cháo đông bắc 30 + NE 3 Opsariichthys sp. Cá Cháo 20 + + NE 4 Opsarius pulchellus (Smith, 1931) Cá Xảm - + LC 5 Nicholsicypris normalis (Nichols & Pope, 1927) Cá Dầm suối thƣờng 12 + + NE 6 Zacco platypus (Temminck & Schlegel, 1844) Cá Chàm - + NE 7 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc - + + + + LC 8 Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 Cá Lòng tong đuôi vàng - + LC 9 Rasbora trilineata Steindachner, 1866 Cá Lòng tong sọc - + LC 10 Pseudorasbora sp. Cá Lòng tong 5 + + NE 11 Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) Cá Trắm đen 1 + + DD 12 Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá Trắm cỏ 1 + + + NE 13 Ochetobius elongatus (Kner, 1867) Cá Chày tràng - + LC 14 Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803) Cá Rồng măng - + + DD 15 Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) Cá Chày mắt đỏ 5 + + + + DD 16 Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) Cá Măng - + + + VU VU DD 17 Pseudolaubuca sinensis Bleeker, 1864 Cá Thiên hồ sông - + + LC 40

18 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) * Cá Mƣơng xanh 30 + + + + + LC 19 Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 Cá Dầu hồ cao 17 + + + LC 20 dispar (Peters, 1881) Cá Dầu sông mỏng 14 + + + + VU 21 Pseudohemiculter pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Dầu sông pác pó 8 + + NE 22 Pseudohemiculter hainanensis (Boulenger, 1900) Cá Dầu sông dày 12 + + LC 23 Hainania serrata Koller, 1927 Cá Mƣơng gai 18 + + + DD 24 Megalobrama mantschuricus (Basilewsky, 1855) Cá Vền - + NE 25 Sinibrama macrops Gunther, 1868 Cá Nhác 1 - + + LC 26 Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) Θ Cá Nhác 2 7 + + LC 27 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác 3 - + DD 28 Ancherythroculter lini Luo, 1994 Cá Ngão mắt to 6 + + NE 29 Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967 Θ Cá Ngão mắt to đào - + DD 30 Culter recurvirostris Sauvage, 1884 Cá Ngão gù - + + + DD 31 Chanodichthys erythropterus (Basilewsky, 1855) Cá Thiểu - + LC 32 Chanodichthys mongolicus (Basilewsky, 1855) Cá Ngão lạng sơn - + + LC 33 Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) Cá Mại bầu - + + + LC 34 Xenocypris davidi Bleeker, 1871 Cá Mần 15 + + NE 35 Xenocypris microlepis Bleeker, 1871 Cá Mần giả - + LC 36 Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 Cá Mè trắng việt nam 1 + + DD 37 Hypophthalmichthys molitrix(Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá mè trắng trung quốc 1 + + + NT 38 Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) * ⸫ Cá Mè hoa 1 + + + + DD 39 Hemibarbus macracanthus Lu, Luo & Chen, 1977 * Cá Đục chấm - + + DD 40 Hemibarbus medius Yue, 1995 * Cá Đục ngộ 30 + + + + NE 41 Hemibarbus umbrifer (Lin, 1931) Cá Đục ó lạng sơn 35 + + + LC 42 Sarcocheilichthys parvus Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo - + LC 41

43 Sarcocheilichthys kiangsiensis Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo kiang 7 + + NE 44 Sarcocheilichthys nigripinnis (Günther, 1873) Cá Nhọ chảo vây đen 5 + + + + NE 45 Sarcocheilichthys caobangensis Ngu. & Ngo, 2001 Ꚛ Cá Nhọ chảo cao bằng 4 + + NE 46 Squalidus atromaculatus (Nichols & Pope, 1927) * Cá Đục trắng dài 15 + + + + LC 47 Squalidus chankaensis Dybowski, 1872 Cá Đục trắng dày 30 + + NE 48 Squalidus argentatus (Sau. & Dab., 1874) * Cá Đục trắng mỏng 23 + + DD 49 Abbottina binhi Nguyen, 2001 Θ Cá Đục đanh hoa 5 + + DD 50 Abbottina sp. Cá Đục đanh 4 + + DD 51 Microphysogobio labeoides (Nichols & Pope, 1927) * Cán Đục đanh chấm râu 8 + + + DD 52 Microphysogobio kachekensis (Oshima, 1926) Cá Đục đanh chấm hải nam 12 + + + + + LC Cá Đục đanh chấm mõm 53 Microphysogobio vietnamica Mai, 1978 Θ - + + DD dài Cá Đục đanh chấm mõm 54 Microphysogobio yunnanensis (Yao -Yang, 1977) - + + DD ngắn 55 Pseudogobio guilinensis Yao & Yang, 1977 Cá Đục đanh chấm đại - + DD 56 Pseudogobio banggiangensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Đục đanh sọc 15 + + NE 57 Saurogobio immaculatus Koller, 1927 Cá Đục đanh - + + DD 58 Saurogobio dabryi Bleeker, 1871 Cá Đục đanh đốm 20 + + NE 59 Gobiobotia kolleri Banarescu & Nalbant, 1966 Cá Đục râu 5 + + + + DD 60 Gobiobotia meridionalis Chen & Cao, 1977 Cá Đục râu meri 8 + + DD 61 Acheilognathus imfasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây chấm - + NE 62 Acheilognathus fasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây sọc 4 + + NE 63 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thƣờng 15 + + + + + DD 64 Acheilognathus macropterus (Bleeker) Cá Thè be vây dài - + DD 65 Acheilognathus lamensis Nguyen, 1983 Θ Cá Thè be sông lam - + DD 66 Acheilognathus meridianus Wu, 1939 Cá Thè be nhánh - + DD 42

67 Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) Cá Bƣớm chấm - + + + DD 68 Rhodeus spinalis Oshima, 1926 Cá Bƣớm gai 17 + + + LC 69 Rhodeus elongatus (Mai, 1978) Θ Cá Bƣớm dài - + + DD 70 Parator zonatus (Lin, 1935) Cá Cày chấm - + + NE 71 Folifer brevifilis (Peters, 1881) Cá Ngựa bắc 5 + + VU VU DD 72 Paraspinibarbus macracanthus(Pel. & Chev., 1936) Cá Cầy bắc - + DD 73 Spinibarbus babeensisNguyen, 2001 Θ Cá Chày đất ba bể 2 + + DD 74 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất vây lƣng đen 2 + + VU DD 75 Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 Cá Chày đất 10 + + + + + DD 76 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) * Cá Bỗng 20 + + + + + LC 77 Spinibarbus sp. Cá Bỗng cao bằng 5 + + DD 78 Barbodes semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đong đong 5 + + + + + LC 79 Neolissocheilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Rai - + DD 80 Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) * Cá Chát hoa 30 + + + + + DD 81 Acrossocheilus krempfi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Chát trắng - + + + + DD 82 Acrossocheilus elongatus (Pel. & Chev., 1934) Cá Hân - + + DD 83 Acrossocheilus macroquadatus (Mai, 1978) Θ Cá Chát vảy to - + DD 84 Acrossocheilus malacopterus Zhang, 2005 Cá Chát ma la 35 + + + + DD 85 Acrossocheilus clivosius (Lin, 1935) Cá Chát vạch 10 + + DD 86 Acrossocheilus sp. Cá Chát 7 + + DD 87 Onychostoma ovale Pellegrin & Chevey, 1936 Cá Biên 5 + + DD 88 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) * Cá Sỉnh 14 + + + NT 89 Onychostoma simum (Sau. & Dab., 1874) Cá Sỉnh gai si mum - + + DD 90 Onychostoma laticeps Günther, 1896 * Cá Sỉnh gai 15 + + VU NE 91 Onychostoma leptura (Boulenger, 1900) * Cá Phao 5 + + DD 43

92 Luciocyprinus langsoni Vaillant, 1904 Cá Măng giả - + + CR VU 93 Rectoris posehensis Lin, 1935 Cá Anh 5 + + + NE 94 Rectoris mutabilis (Lin, 1933) Cá Vũ 3 + + + + NE 95 Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan, 2012 Cá Anh râu dài 5 + + + + NE 96 Ptychidio jordani Myers, 1930 Cá Miệng cuộn 2 + + + + CR 97 Ptychidio sp. Cá Miệng cuộn 2 + + DD 98 Vietnamia remtua Nguyen, Ngo & Nguyen, 2016Ꚛ Cá Rèm tua 7 + + DD 99 Vietnamia sp. Cá Rèm tua nhiều sọc 2 + + DD 100 Semilabeo notabilis Peters, 1881 * Cá Anh vũ 23 + + VU VU DD 101 Semilabeo obscurus Lin, 1981 Cá Buột 30 + + LC 102 Bangana tonkinensis (Pellegrin & Chevey, 1934) Cá Hỏa - + VU 103 Labeo pierrei (Sauvage, 1880) Cá Mo 1 + + VU 104 Labeo rohita (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi rô hu 1 + + + + LC 105 Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Cá Trôi ta 1 + + + + NT 106 Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi mrigan 1 + + + + LC 107 Metzia formosae (Oshima, 1920) Cá Tép dầu 27 + + LC 108 Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1927 * Cá Dầm đất 35 + + + + LC 109 Garra orientalis Nichols, 1925 Cá Bậu 18 + + + + LC 110 Garra pingi Tchang, 1929 Cá Đo - + + DD 111 Garra caudofasciata (Pellegrin vµ Chevey, 1936) Cá Lun sọc - + LC 112 Discogobio microstomus (Mai, 1978) Θ Cá Khứu 16 + + LC 113 Discogobio tetrabarbatus Lin, 1931 Cá Bám sừng - + LC 114 Discogobio caobangi Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng cao bằng 4 + + NE 115 Discogobio pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng pác pó - + NE 116 Carassius auratus (Linnaeus, 1758) * Cá Diếc mắt đỏ 19 + + + + + LC 44

117 Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) Cá Nhƣng - + + + LC 118 Procypris mera Lin, 1933 Cá Chép gốc - + + EW DD 119 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 * Cá Chép 5 + + + VU 120 Cyprinus hyperdorsalis Nguyen, 1991 Θ Cá Lợ thân cao - + DD 121 Cyprinus exophthalmus Mai, 1978 Θ Cá Lợn con - + + DD 122 Cyprinus rubrofuscus Lacepede, 1803 Cá Chép - + LC (2) Cobitidae Họ cá Chạch 123 Leptobotia elongata (Bleeker, 1870) Cá Chạch cát đóm 5 + + + VU 124 Cobitis taenia Linnaeus, 1758 Cá Chạch hoa đốm tròn - + LC 125 Cobitis sinensis Sauvage & Dabry, 1874 Cá Chạch hoa trung hoa 30 + + + LC 126 Sinibotia pulchra (Wu, 1939) Cá Chạch mình sọc 3 + + DD 127 Misgurnus tonkinensis Rendahl, 1937 Θ Cá Chạch bùn núi 3 + + NE 128 Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842 * Cá Chạch bùn 10 + + LC (3) Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng 129 Vanmanenia caobangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Vây bằng cao bằng - + DD 130 Vanmanenia ventrosquamata (Mai, 1978) Θ Cá Vây bằng bụng vảy 4 + + DD 131 Balitora lancangjiangensis (Zheng,1980) Cá Vây bằng vảy lan kang - + + LC 132 Balitora kwangsiensis (Fang, 1930) Cá Vây bằng vảy quảng tây - + + LC 133 Balitora brucei Gray, 1830 Cá Chạch vây bằng vảy - + NT 134 Sinogastromyzon rugocauda Mai, 1978 Cá Bám đá 3 + + DD 135 Sinogastromyzon cf puliensis Liang, 1974 Cá Bám đá cao bằng 5 + + VU 136 Beaufortia leveretti (Nichols & Pope, 1927) Cá Bám đá có khuyết - + DD (4) Nemacheilidae Họ cá Chạch cật 137 Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch đá sọc 8 + + + + + DD 138 Schistura caudofurca (Mai, 1978) Cá Chạch suối đuôi đỏ 5 + + LC 45

139 Schistura incerta (Nichols, 1931) Cá Chạch suối in cer - + DD 140 Schistura chapaensis (Rendahl, 1944) Cá Chạch suối sapa - + DD 141 Schistura sp1. Cá Chạch suối 1 8 + + DD 142 Schistura sp2. Cá Chạch suối 2 5 + + DD 143 Traccatichthys taeniatus (Pel. & Che., 1936) Cá Chạch suối - + LC 144 Traccatichthys pulcher (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch cật 25 + + + + LC II Characiformes Bộ cá Hồng nhung (5) Characidae Họ cá Hồng nhung 145 Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818) * ⸫ Cá Chim trắng 1 + + NE III Siluriformes Bộ cá Nheo (6) Bagridae Họ cá Lăng 146 Pelteobagrus intermedius Nichols & Pope, 1927 Cá Bò trung gian - + LC 147 Pelteobagrus vachelii (Richardson, 1846) Cá Mần - + + + DD 148 Tachysurus fulvidraco (Richardson, 1846) Cá Bò 5 + + + LC 149 Tachysurus virgatus (Oshima, 1926) Cá Mịt - + DD 150 Pseudobagrus crassilabris (Günther, 1864) Cá Bò vàng lạng sơn 10 + + NE 151 Hemibagrus pluriradiatus (Vaillant, 1892) * Cá Lƣờng 3 + + + LC 152 Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803) * Cá Lăng chấm 9 + + + VU VU DD 153 Hemibagrus dongbacensis Nguyen, 2005 Θ Cá Lăng đen chấm - + DD 154 Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 Θ Cá Huốt 3 + + EN EN DD 155 Hemibagrus hongus Mai, 1978 Cá Lăng - + DD (7) Cranoglanididae Họ cá Ngạnh 156 Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) Cá Ngạnh thon 7 + + VU 157 Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) Cá Ngạnh thƣờng 5 + + LC 158 Cranoglanis caolangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Ngạnh cao - + NE 46

(8) Siluridae Họ cá Nheo 159 Silurus asotus Linnaeus, 1758 * Cá Nheo 20 + + + + + LC 160 Silurus meridionalis Chen, 1977 * Cá Nheo meri 32 + + LC 161 Silurus langsonensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo lạng sơn 4 + + DD 162 Silurus caobangensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo vàng 5 + + DD 163 Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) * Cá Thèo 7 + + LC (9) Sisoridae Họ cá Chiên 164 Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000 Cá Chiên 1 + + + + VU VU DD 165 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng 5 + + + DD 166 Glyptothorax hainanensis (Nichols & Pope, 1927) Cá Chiên suối hải nam 3 + + NE 167 Glyptothorax interspinalus (Mai, 1978) Cá Chiên suối - + NT (10) Clariidae Họ cá Trê 168 Clarias fuscus (Lacepede, 1803) Cá Trê 10 + + + + + LC 169 Clarias gariepinus (Burchell, 1822) * ⸫ Cá Trê phi 1 + + + LC 170 Clarias sp. Cá Trê 9 + + DD IV Osmeriformes Bộ cá Ốt me (11) Salangidae Họ cá Ngần 171 Salanx chinensis (Osbeck, 1765) Cá Ngần trắng - + DD 172 Salanx ariakensis Kishinouye, 1902 Cá Ngần đầu nhọn - + NE V Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu (12) Aplocheilidae Họ cá Bạc đầu 173 Aplocheilus panchax (Hamilton, 1822) Cá Bạc đầu - + + LC (13) Poeciliidae Họ cá Ăn muỗi 174 Gambusia affinis (Gaird & Birard, 1853) ⸫ Cá Ăn muỗi - + + + LC 175 Poecilia reticulata Peters, 1860 ⸫ Cá Bảy màu - + + NE 47

VI Beloniformes Bộ cá Nhái (14) Adrianichthyidae Họ cá Sóc 176 Oryzias latipes (Temm. & Schl., 1846) Cá Sóc - + NE 177 Oryzias sinensis Chen, Uwa & Chu, 1989 Cá Sóc trung hoa - + LC VII Synbranchiformes Bộ cá Mang liền (15) Synbranchidae Họ Lƣơn thƣờng 178 Monopterus albus (Zuiew, 1793) * Lƣơn thƣờng 5 + + + + + LC (16) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 179 Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) * Cá Chạch sông 19 + + + + + LC 180 Mastacembelus aculeatus Basilewsky, 1855 Cá Chạch gai - + NE 181 Sinobdella sinensis (Bleeker, 1870) Cá Chạch gai trung hoa - + + + LC VIII Perciformes Bộ cá Vƣợc (17) Percichthyidae Họ cá Rô mo 182 Siniperca kwangsiensis Fang & Chong, 1932 Cá Rô mo dài - + DD 183 Siniperca scherzeri Steidanchner, 1892 Cá Rô mo ser chê 17 + + + + DD 184 Siniperca chuatsi(Basilewsky, 1855) Cá Rô mo - + NE 185 Siniperca vietnamensis Mai, 1978 Cá Rô mo cao - + + DD 186 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 * Cá Rô mo đầu trắng 32 + + + + LC (18) Cichlidae Họ cá Rô phi 187 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) * ⸫ Cá Rô phi vằn 5 + + + NE 188 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) * ⸫ Cá Rô phi đen 5 + + NT (19) Eleotridae Họ cá Bống đen 189 Eleotris fusca (Forster, 1801) Cá Bống đen tối - + LC (20) Odontobutidae Họ cá Bống đen ống tròn 190 Sineleotris chalmersi (Nichols & Pope, 1927) Cá Bống suối đầu ngắn 5 + + LC 48

191 Sineleotris namxamensis Chen & Kottelat, 2004 Cá Bống nhỏ 3 + + DD 192 Neodontobutis tonkinensis (Mai, 1978) Cá Bống suối bắc bộ 3 + + DD (21) Gobiidae Họ cá Bống trắng 193 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối 8 + + LC 194 Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) Cá Bống đá 3 + + + + + LC 195 Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) Cá Bống than 6 + + + LC 196 Rhinogobius brunneus (Tem. & Sch., 1845) Cá Bống khe 4 + + + DD (22) Anabantidae Họ cá Rô đồng 197 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng 5 + + + + DD (23) Osphronemidae Họ cá Sặc 198 Macropodus opercularis(Linnaeus, 1758) Cá Đuôi cờ thƣờng 3 + + + + + LC (24) Channidae Họ cá Quả 199 Channa orientalisBloch & Schneider, 1801 Cá Chành dục - + NE 200 Channa maculata (Lacepède, 1801) * Cá Chuối 5 + + EN EN LC 201 Channa gachua (Hamilton, 1822) Cá Chuối suối 6 + + LC 202 Channa striata (Bloch, 1793) Cá Lóc 4 + + + + LC

1270

101 107 124

202

56 54 32

3 3

9 9

Tổng cộng

Ghi chú: 1 – Mai Đình Yên (1978); 2 – Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); 3 – Ngô Sỹ Vân (2005a); 4 – Nguyễn Kiêm Sơn (2005b); 5 – Tác giả (2017); (*) - Loài có giá trị kinh tế; (⸫) - Loài nhập nội và nuôi; (Θ) – Loài đặc hữu cho miền Bắc; (Ꚛ) – Loài đặc hữu cho KVNC; (-) – Loài ghi nhận trƣớc đây tại KVNC không thu đƣợc mẫu; SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam; IUCN – Danh Lục đỏ IUCN; BNN-loài có tên trong danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển của Bộ NN&PTNT. (NE – Không đánh giá; LC – ít quan tâm; DD – thiếu dẫn liệu; NT – gần bị đe dọa; VU – sẽ nguy cấp; EN – nguy cấp; CR – rất nguy cấp; EW – tuyệt chủng ngoài thiên nhiên). 49

3.1.2. Nhận xét về danh pháp và vị trí phân loại Kết hợp danh lục thành phần loài trƣớc đây với thành phần loài nghiên cứu hiện tại, tổng số loài ghi nhận tại khu vực nghiên cứu có 209 loài thuộc 101 giống, 23 họ và 8 bộ. Sau khi tiến hành điều chỉnh, số lƣợng bộ, họ, giống và loài tại khu vực nghiên cứu đã có sự thay đổi, số loài hiện biết 202 loài thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ (Bảng 3. 1). Kết quả có 53 loài đã đƣợc điều chỉnh (Phụ lục 6). Trong đó có 7 loài là tên đồng vật, hoặc trùng nhau gồm: Loài Culter erythropterus = Chanodichthys erythropterus; loài Rasborinus formosae = Metzia formosae; loài Ischikania hainanensis = Metzia formosae; loài Xenocypris argentea = Xenocypris microlepis; loài Homalosoma ventrosquamata = Vanmanenia ventrosquamata; loài Barbatula caudofurca = Schistura caudofurca; loài Rhinogobius hadropterus = Rhinogobius giurinus. Về bậc giống: có 16 giống đã đƣợc hiệu chỉnh gồm: (Culter = Chanodichthys, Ancherythroculter); (Ancherythroculter = Chanodichthys); (Rasborinus, Ischikania = Metzia); (Aristichthys = Hypophthalmichthys); (Tor = Parator, Folifer); (Capoeta = Barbodes); (Varicorhinus = Onychostoma); ( = Bangana); (Microneomacheilus = Traccatichthys); (Colossoma = Piaractus); (Pelteobagrus = Tachysurus); (Leiocassis = Pseudobagrus) (Phụ lục 6). Về bậc loài: có 3 loài đã đƣợc hiệu chỉnh gồm: Megalobrama skolkovii = Megalobrama mantschuricus; Xenocypris argentea = Xenocypris macrolepis và Rhinogobius hadropterus = Rhinogobius giurinus. Đã có 24 tên tác giả đã đƣợc tu chỉnh cho phù hợp, chủ yếu tên các tác giả trong nƣớc ví dụ: Loài trƣớc đây Acrossocheilus macroquamatus (Yen, 1978), hiện tại là Acrossocheilus macroquamatus (Mai, 1978) (Phụ lục 6). Sự chuyển vị trí phân loại: Cách sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer, 1998 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [9] và Ngô Sỹ Vân & Phạm Anh Tuấn (2005) [97], thì phân họ cá Chạch cật (Nemacheilinae) chỉ là 1 phân họ của họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae). Theo Froese và D. Pauly (www.fishbase.org, version 06/2017) [86] và sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer W. N. (1998) [85], phân họ (Nemacheilinae) đã đƣợc nâng lên thành bậc họ (Nemacheilidae) và tách ra khỏi họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae) (Phụ lục 6). 50 3.1.3. Tính chất đa dạng thành phần loài của khu hệ Với 8 bộ, 24 họ, 99 giống và 202 loài, khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thể hiện độ đa dạng thành phần loài cả về bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài đƣợc trình bày ở Bảng 3. 2. Bảng 3. 2. Số lƣợng và tỷ lệ % các họ, các giống, các loài có trong các bộ Họ Giống Loài TT Bộ Tên Việt Nam SL % SL % SL % 1 Beloniformes Bộ cá Kìm 1 4,17 1 1,01 2 0,99 2 Characiformes Bộ cá Hồng nhung 1 4,17 1 1,01 1 0,50 3 Cypriniformes Bộ cá Chép 4 16,67 69 69,70 144 71,29 4 Cyprinodontiformes Bộ cá Sóc 2 8,33 3 3,03 3 1,49 5 Osmeriformes Bộ cá Ngần 1 4,17 1 1,01 2 0,99 6 Perciformes Bộ cá Vƣợc 8 33,33 11 11,11 21 10,40 7 Siluriformes Bộ cá Nheo 5 20,83 10 10,10 25 12,38 8 Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 2 8,33 3 3,03 4 1,98 Tổng cộng 24 100 99 100 202 100

Về bậc bộ: Trong số 8 bộ có trong khu vực nghiên cứu thì bộ cá Vƣợc (Perciformes) có số họ nhiều nhất với 8 họ, chiếm 33,33%; tiếp theo là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 họ, chiếm 20,83%; bộ cá Chép (Cypriniformes) có 4 họ, chiếm 16,67%; bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) và bộ cá Sóc (Cyprinodontiformes) cùng có 2 họ, chiếm 8,33%; có 3 bộ cá chỉ có 1 họ là bộ Hồng nhung (Characiformes), bộ cá Kìm (Beloniformes) và bộ cá Ngần (Osmeriformes) chiếm 4,17% (Bảng 3. 2 và Hình 3. 1).

Về bậc họ: Trong tổng số 24 họ cá có trong khu hệ nghiên cứu, thì họ cá Chép (Cyprinidae) cho số lƣợng giống lớn nhất với 59 giống, chiếm 59,60%; ba họ có 4 giống là họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae), họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Lăng (Bagridae) chiếm 4,04%; tám họ cá có 2 giống gồm: họ cá Bống trắng (Gobiidae), họ cá Chạch sông (Mastacembelidae), họ cá Chạch cật (Nemacheilidae), họ cá Bống tròn (Odotobutidae), họ cá Rô mo (Percichthyidae), họ cá Ăn muỗi (Poeciliidae), họ cá Nheo (Siluridae) và họ cá Chiên (Sisoridae), chiếm 2,02%; 12 họ có 1 giống, chiếm 1,01% (Bảng 3. 3). 51

Hình 3. 1. Tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ Về bậc giống: Trong tổng số 99 giống cá có 52 giống đa loài, có từ 2 đến 7 loài, chiếm 52,53%; và 47 giống đơn loài, chiếm 47,47%. Trong số 99 giống có 01 giống cá có số loài đa dạng nhất với 07 loài là giống cá Chát Acrossocheilus, chiếm 3,47%; tiếp đến là giống Schistura và Acheilognathus cùng có 6 loài, mỗi giống chiếm 2,97%; có 03 giống cho 5 loài gồm: giống cá Onychostoma, Hemibagrus, Spinibarbus, chiếm 2,48%; có 07 giống cho 04 loài, chiếm 1,98% gồm: Channa, Sarcocheilichthys, Silurus, Siniperca, Microphysogobio, Cyprinus, Discogobio; có 52 15 giống cho 03 loài, chiếm 1,49% gồm: Clarias, Opsariichthys, Cranoglanis, Rectoris, Hypophthalmichthys, Garra, Pseudohemiculter, Hemibarbus, Balitora, Rasbora, Glyptothorax, Rhodeus, Sinibrama, Squalidus, Rhinogobius; có 24 giống cho hai loài; còn lại 47 giống đơn loài (xem Bảng 3. 3 và Bảng 3. 4). Xét về tỷ lệ giống có số loài chiếm trên 1% tổng số giống có mặt tại khu hệ nghiên cứu, thì có 28 giống cho tỷ lệ trên 1%, chiếm 28,28%; còn lại 71 giống cho tỷ lệ dƣới 1%, chiếm 71,72% (xem Bảng 3. 3 và Hình 3. 2). Bảng 3. 3. Số lƣợng giống, loài có trong các họ Số giống có Số Số TT Họ % % giống loài 1 2 3 4 5 6 7 loài loài loài loài loài loài loài 1 Adrianichthyidae 1 1,01 2 0,99 1 2 Anabantidae 1 1,01 1 0,50 1 3 Aplocheilidae 1 1,01 1 0,50 1 4 Bagridae 4 4,04 10 4,95 1 2 1 5 Balitoridae 4 4,04 8 3,96 1 2 1 6 Channidae 1 1,01 4 1,98 1 7 Characidae 1 1,01 1 0,50 1 8 Cichlidae 1 1,01 2 0,99 1 9 Clariidae 1 1,01 3 1,49 1 10 Cobitidae 4 4,04 6 2,97 2 2 11 Cranoglanididae 1 1,01 3 1,49 1 12 Cyprinidae 59 59,60 122 60,40 29 12 9 5 2 1 1 13 Eleotridae 1 1,01 1 0,50 1 14 Gobiidae 2 2,02 4 1,98 1 1 15 Mastacembelidae 2 2,02 3 1,49 1 1 16 Nemacheilidae 2 2,02 8 3,96 1 1 17 Odotobutidae 2 2,02 3 1,49 1 1 18 Osphronemidae 1 1,01 1 0,50 1 19 Percichthyidae 2 2,02 5 2,48 1 1 20 Poeciliidae 2 2,02 2 0,99 2 21 Salangidae 1 1,01 2 0,99 1 22 Siluridae 2 2,02 5 2,48 1 1 23 Sisoridae 2 2,02 4 1,98 1 1 24 Synbranchidae 1 1,01 1 0,50 1 Tổng cộng 99 100 202 100 47 24 14 8 3 2 1

Về bậc loài: trong 8 bộ, bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lƣợng loài nhiều nhất với 144 loài, chiếm 71,29%; đứng thứ hai là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 25 53 loài, chiếm 12,38%; xếp ở vị trí thứ 3 là bộ cá Vƣợc (Perciformes) có số lƣợng 21 loài, chiếm 10,40%. Các bộ cá còn lại có số loài ít từ 1 đến 4 loài: bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) có 4 loài, chiếm 1,98%; bộ cá Sóc có 3 loài, chiếm 1,49%; bộ cá Kìm và bộ cá Ngần cùng có 2 loài, chiếm 0,99%; thấp nhất là bộ cá Hồng nhung (Characiformes) với 1 loài, chiếm 0,5% (xem Bảng 3. 1, Bảng 3. 2).

Bảng 3. 4. Số loài của giống và tỷ lệ % tại khu vực nghiên cứu Số Số TT Tên giống % TT Tên giống % loài loài 1 Acrossocheilus 7 3,47 51 Mastacembelus 2 0,99 2 Schistura 6 2,97 52 Salanx 2 0,99 3 Acheilognathus 6 2,97 53 Glossogobius 1 0,50 4 Onychostoma 5 2,48 54 Barbodes 1 0,50 5 Hemibagrus 5 2,48 55 Elopichthys 1 0,50 6 Spinibarbus 5 2,48 56 Gambusia 1 0,50 7 Channa 4 1,98 57 Folifer 1 0,50 8 Sarcocheilichthys 4 1,98 58 Eleotris 1 0,50 9 Silurus 4 1,98 59 Culter 1 0,50 10 Siniperca 4 1,98 60 Ctenopharyngodon 1 0,50 11 Microphysogobio 4 1,98 61 Coreoperca 1 0,50 12 Cyprinus 4 1,98 62 Carassius 1 0,50 13 Discogobio 4 1,98 63 Beaufortia 1 0,50 14 Clarias 3 1,49 64 Neolissocheilus 1 0,50 15 Opsariichthys 3 1,49 65 Bangana 1 0,50 16 Cranoglanis 3 1,49 66 Bagarius 1 0,50 17 Rectoris 3 1,49 67 Aplocheilus 1 0,50 18 Hypophthalmichthys 3 1,49 68 Anabas 1 0,50 19 Garra 3 1,49 69 Carassioides 1 0,50 20 Pseudohemiculter 3 1,49 70 Osteochilus 1 0,50 21 Hemibarbus 3 1,49 71 Toxabramis 1 0,50 22 Balitora 3 1,49 72 Squaliobarbus 1 0,50 23 Rasbora 3 1,49 73 Sinobdella 1 0,50 24 Glyptothorax 3 1,49 74 Sinibotia 1 0,50 25 Rhodeus 3 1,49 75 Rasborinus 1 0,50 26 Sinibrama 3 1,49 76 Pterocryptis 1 0,50 27 Squalidus 3 1,49 77 Pseudorasbora 1 0,50 28 Rhinogobius 3 1,49 78 Pseudolaubuca 1 0,50 29 Traccatichthys 2 0,99 79 Pseudobagrus 1 0,50 30 Ptychidio 2 0,99 80 Procypris 1 0,50 31 Oreochromis 2 0,99 81 Poecilia 1 0,50 32 Sinogastromyzon 2 0,99 82 Piaractus 1 0,50 54

33 Cobitis 2 0,99 83 Mylopharyngodon 1 0,50 34 Chanodichthys 2 0,99 84 Paraspinibarbus 1 0,50 35 Abbottina 2 0,99 85 Hainania 1 0,50 36 Misgurnus 2 0,99 86 Opsarius 1 0,50 37 Vanmanenia 2 0,99 87 Ochetobius 1 0,50 38 Vietnamia 2 0,99 88 Nicholsicypris 1 0,50 39 Xenocypris 2 0,99 89 Zacco 1 0,50 40 Tachysurus 2 0,99 90 Neodontobutis 1 0,50 41 Semilabeo 2 0,99 91 Monopterus 1 0,50 42 Gobiobotia 2 0,99 92 Metzia 1 0,50 43 Pelteobagrus 2 0,99 93 Megalobrama 1 0,50 44 Labeo 2 0,99 94 Macropodus 1 0,50 45 Ancherythroculter 2 0,99 95 Luciocyprinus 1 0,50 46 Sineleotris 2 0,99 96 Luciobrama 1 0,50 47 Pseudogobio 2 0,99 97 Leptobotia 1 0,50 48 Cirrhinus 2 0,99 98 Hemiculter 1 0,50 49 Oryzias 2 0,99 99 Parator 1 0,50 50 Saurogobio 2 0,99 Tổng cộng 202 100

Hình 3. 2. Tỉ lệ % số lƣợng giống đơn, đa loài; số giống có số loài cho tỉ lệ trên 1% Trong các họ cá phân bố ở khu vực nghiên cứu, họ cá Chép (Cyprinidae) có số loài nhiều nhất, 122 loài, thuộc 59 giống, chiếm 60,4%; tiếp theo là họ cá Lăng có 10 loài, chiếm 4,95%; họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae) và họ cá Chạch cật (Nemacheilidae) cùng có 8 loài, chiếm 3,96%; họ cá Chạch (Cobitidae) có 6 loài, chiếm 2,97%; họ cá Rô mo (Percichthyidae) và họ cá Nheo (Siluridae) có 5 loài, chiếm 2,48%; các họ cá còn lại có từ 1 đến 4 loài, lần lƣợt chiếm từ 0,5% - 1,98% (Bảng 3. 4). 55 Nhận xét chung: qua phân tích kết quả nghiên cứu, đã xác định bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Vƣợc (Perciformes) là các bộ chiếm ƣu thế về số lƣợng loài trong khu hệ nghiên cứu. Trong đó, bộ cá Chép đa dạng và phong phú nhất về số lƣợng giống và số lƣợng loài, chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 69,70% và 71,29%. Sự đa dạng về các taxon bậc giống, trong bộ cá Chép phản ánh sự phù hợp nơi sống và vùng phân bố của khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có địa hình đồi núi chiếm tỉ lệ lớn, không bị nƣớc biển xâm lấn, môi trƣờng hoàn toàn nƣớc ngọt, các loài cá ở đây có nguồn gốc nƣớc ngọt, chúng sống trong suốt đời sống của chúng.

3.1.4. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận phân bố mới ở KVNC Mô tả đặc điểm hình thái 13 đơn vị phân loại chƣa định đƣợc tên, các loài ghi nhận phân bố mới cho Việt Nam mà chƣa đƣợc tác giả trong nƣớc mô tả (Bảng 3. 1). 1. Giống cá Rèm tua Vietnamia gen.n. (Type: Vietnamia remtua sp. n.) Đặc điểm chuẩn loại giống: Giống cá Rèm tua Vietnamia gần với giống Ptychidio Myers, nhƣng có các đặc điểm đặc trƣng khác là: Thân dài, dầy mình, và dẹp bên. Viền da mõm phát triển và kéo dài thành 10 sợi tua độc lập tạo thành tấm rèm tua, phủ lên hàm trên, miệng, hàm dƣới, môi dƣới và cằm. Từng sợi tua thì mặt trên và hai bên có nhiều mấu thịt mọc dày sát nhau; còn mặt dƣới bằng phẳng và trơn nhẵn. Miệng dƣới, hẹp, hình cung hơi sâu. Chiều rộng miệng bằng 1,48 lần chiều cao từ trung điểm đến đỉnh mỏ chim. Hàm trên là một khối xƣơng rắn chắc, hình mỏ chim, dài, lõm trong, đỉnh nhô cao, nhọn và cong khoăm. Hàm trên và hàm dƣới viền trƣớc mảnh có các vân khía, không có viền chất sừng. Môi dƣới phát triển có 20 - 24 mấu thịt dạng tua xếp thành 3 hàng với 3 lớp độ dài khác nhau và giảm từ trong ra ngoài. Không có rãnh sau môi dƣới. Cằm rộng lớn, bằng phẳng hơi vuông và không có rãnh cằm. Loài cá Rèm tua nhiều sọc Vietnamia sp. Mẫu vật: Phân tích 2 tiêu bản, L = 109,2 - 111,5 mm. Lo = 83 - 83,8 mm Mẫu chuẩn: Mã số 000025, L = 111,5 mm; Lo = 83mm. Thu mẫu ở sông Bằng, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, ngày 14/05/2015 (Hình 3. 3a). 56 Mẫu á chuẩn: 1 tiêu bản, mã số 1062, L = 109,2 mm; Lo = 83,8mm địa điểm và thời gian thu nhƣ mẫu chuẩn. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Đặc điểm chuẩn loại loài: loài này sai khác với loài khác trong giống của nó bởi các đặc điểm: hình thái và kích thƣớc bóng hơi, ngăn trƣớc to, ngắn và hình trụ tròn; ngăn sau dài, thẳng, nhỏ hẹp, hình tăm, có chiều dài gấp 1,5 lần và chiều rộng chỉ bằng 1/4 lần ngăn trƣớc (Hình 3. 3), ở loài đối chứng bóng hơi có ngăn trƣớc to, ngắn và hình trụ tròn, ngăn sau nhỏ thót, chia thành các đoạn, không bằng thẳng, ngăn sau có chiều dài bằng 1,27 lần và chiều rộng bằng 1/2 lần ngăn trƣớc. Nhƣ vậy là 2 loài có đặc điểm hình thái của bóng hơi khác nhau (Hình 3. 3 và Hình 3. 4) 5 D =3,8; A =3,5; P= 1,14 - 15; Ll = 40 42; vảy trƣớc vây lƣng 13 - 14; 4 V vảy quanh cán đuôi 16. Răng hầu 2 hàng: 3.5 - 5.3; Lƣợc mang cung mang I = 7 chiếc. Đốt sống 39 chiếc. Thân dẹp mỏng (Lo = 8,78W; H = 2,42W). Chiều dầy thân nhỏ hơn chiều rộng đầu (W = 0,77WT). Viền lƣng cong không đều, trƣớc vây lƣng tạo thành góc rõ ràng. Viền bụng cong nông. Khoảng cách mắt bằng phẳng, rộng khoảng 1,22 đƣờng kính mắt. Mắt có viền trên sát và bằng viền đỉnh đầu, tới mút mõm bằng 1,50 lần tới viền sau nắp mang. Vây đuôi lõm nông (Lcmax = 2,46Lcmin). Đƣờng bên hoàn toàn, phần trƣớc hơi cong xuống, phần sau chạy vào giữa thân. Dọc thân có 9 - 10 vân sọc men theo các hàng vẩy. Mô tả: D = 3,8; A = 2,5; P = 1,14 - 15; V = 1,8; C = 19. L.l. = 40.5/4 - V.42; Vẩy trƣớc vây lƣng 13 - 14; Vẩy quanh cán đuôi: 16. Lƣợc mang cung I: 3 + 4 = 7; Răng hầu 2 hàng 3.5 - 5.3; Số đốt sống: 4 + 17 + 18 = 39; Lo = 3,47 - 3,79 (3,63)H = 8,33 - 9,23 (8,78)W = 4,35 - 4,41 (4,43)T = 2,03 - 2,17 (2,10)daD = 1,62 - 1,87 (1,75)dpD =5,40 - 5,90 (5,65)lcd = 6,86 - 7.16 (7,01)h. T = 2,24 - 2,35 (2,30)Ot = 3,54 - 3,80 (3,67)O = 3,41- 3,45 (3,43)Op = 2,94 - 3,06 (3,00)OO = 1,27 - 1,41 (1,34)hT = 1,58 - 1,59 (1,59)WT = 6,82 -7,60 (6,91)wm = 1,27 - 1,34 (1,31)lcd = 1,57 - 1,62 (1,60)h. H = 2,41 - 2,42 (2,42)W = 1,81 - 2,06 (1,94)h. OO = 1,20 - 1,24 (1,22)O. Ot = 3,25 - 4,27 (3,76)MR; Ot = 1,45 - 1,55 (1,50)Op; O = 0,91 - 0,96 (0,94)Op. W = 0,75 - 0,83 (0,79)WT; WT = 4,29 - 4,80 (4,55)wm; PV = 1,27 -1,71 (1,49)VA; Lcd = 1,21 - 1,27 (1,24)h; Lcmax = 2,42 - 2,50 (2,46)Lcmin. 57

a

b c Hình 3. 3. Loài cá Rèm tua nhiều sọc Vietnamia sp. (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi)

Thân dài, mình mỏng dẹp bên và thuôn dần về phía sau. Chiều dầy của thân nhỏ hơn chiều rộng của đầu. Viền lƣng cong không đều, nơi tiếp giáp đầu với lƣng hơi lõm, trƣớc vây lƣng nhô cao và tạo thành góc rõ ràng, sau đó thuôn dần. Viền bụng cong nông, nhất là từ mang đến vây hậu môn. Đầu ngắn, chiều dài nhỏ hơn chiều cao thân, trên đầu trơn nhẵn, không có các hạt hạch. Mõm đậm, hơi nhô, có rãnh bên thông và hƣớng về góc miệng. Mút mõm trơn nhẵn và không kết hạch. Da mõm phủ xuống phía dƣới, viền bên phát triển thành 9 sợi tua độc lập và độ dài nhỏ hơn đƣờng kính mắt, tạo thành tấm rèm tua trùm kín hàm trên, miệng, hàm dƣới, môi dƣới và cằm. Tấm rèm tua gần hình vuông, rất linh động, có thể vận động đến thẳng đứng khi cá kiếm mồi. Từng sợi diềm tua thì mặt trên và 2 bên có nhiều mấu thịt dầy sát nhau; còn mặt dƣới bằng phẳng và trơn nhẵn. Da mõm liền với môi dƣới; bộ phận mặt bên của da mõm gắn chặt với môi dƣới và hàm trên. Miệng dƣới, hẹp và hình cung hơi sâu, chiều rộng bằng 1,33 lần chiều cao từ trung điểm đến đỉnh mỏ chim. Hàm trên là một khối xƣơng rất cứng, hình mỏ dài, lõm trong, đỉnh nhô cao, nhọn và cong khoăm, hai góc có 1 phần thịt phát triển. Không có môi trên. Hàm trên phân cách với da mõm và đƣợc tấm rèm tua của da mõm che phủ. Hàm dƣới cong nông, rộng, bằng và kéo dài xuống phía dƣới dạng hình elip. Hàm dƣới phân cách với môi dƣới và đƣợc môi dƣới phủ lên. Viền trƣớc hàm trên và hàm 58 dƣới mảnh có các vân khía, không có viền chất sừng. Môi dƣới phát triển có 23-24 mấu thịt dạng râu, xếp thành 3 hàng (mỗi hàng từ 7 - 8 chiếc), với 3 lớp độ dài giảm dần từ trong ra ngoài. Cằm nối liền với môi dƣới, không có rãnh sau môi dƣới Cằm là khối thịt rộng, bằng phẳng, hình hơi tròn và không có rãnh cằm. Có 2 đôi râu, râu mõm dài hơn râu góc hàm. Râu mõm xuất phát từ góc thùy giữa mõm, dài bằng 1,15-1,41 lần đƣờng kính mắt, mút sau tới gần giữa mắt. Râu góc hàm xuất phát từ sau rãnh dƣới thùy bên mõm, dài bằng 0,76-1,06 lần đƣờng kính mắt. Mắt vừa, bằng 0,94 lần phần đầu sau mắt, viền trên nằm sát và bằng với viền đỉnh đầu, tới mút mõm băng 1,50 lần tới viền sau nắp mang. Khoảng cách 2 mắt rộng, bằng phẳng và gấp 1,22 lần đƣờng kính mắt. Lỗ mũi tới mút mõm nhỏ hơn 2,5 lần tới mắt. Màng mang liền với eo. Eo mang rộng hơn chiều dài mõm. Lƣợc mang nhỏ ngắn và hơi dẹt, mút tròn. Răng hầu rắn chắc, hàng ngoài to tròn, đầu vát chéo, mút có dạng vuốt.

Vây lƣng có khởi điểm tới mút mõm bằng tới ngang ¾ của vây hậu môn; viền sau vây lõm sâu; tia vây đơn dài nhất gấp 1,20 - 1,35 chiều dài đầu. Vây ngực có khởi điểm tới mút mõm nhỏ hơn chiều dài vây, mút sau cách vây bụng bằng ¼ khoảng cách PV. Vây bụng có khởi điểm ở sau khởi điểm vây lƣng, tƣơng ứng với tia phân nhánh thứ 4 của vây lƣng, tới mút mõm bằng tới gốc vây đuôi, mút sau tới vây hậu môn. Vây hậu môn phát triển, viền sau lõm sâu, khởi điểm tới khởi điểm vây bụng nhỏ hơn tới gốc vây đuôi l khoảng bằng đƣờng kính mắt, mút sau chƣa tới gốc vây đuôi. Vây đuôi phân thùy hơi nông, 2 mút nhọn và bằng nhau. Hậu môn cách vây hậu môn bằng 1/3,65 khoảng cách VA. Thân phủ vảy vừa hoặc hơi lớn. Vảy trƣớc vây lƣng và bộ phận bụng tròn đều và sắp xếp ngay ngắn. Gốc vây bụng có 1 vảy nách lớn. Gốc vây lƣng và vây hậu môn đều có hàng vảy bẹ, có số vảy tƣơng ứng là 12 và 5. Gốc vây đuôi phủ vảy theo thùy, mỗi bên 3 chiếc. Đƣờng bên hoàn toàn, phía trƣớc hơi cong xuống, phía sau chạy vào giữa thân. Bóng hơi 2 ngăn. Ngăn trƣớc to, ngắn hình trụ tròn và ngăn sau dài, nhỏ, hẹp hình tăm. Ngăn sau có chiều dài gấp 1,5 lần ngăn trƣớc. Ruột dài cuộn khúc, chiều dài gấp 1,60 lần chiều dài thân. Màng bụng xám khói. Màu sắc cá cố định tiêu bản: Lƣng, đầu và thân xám sẫm; dƣới thân xám nhạt. Phần bụng từ mõm đến gốc vây đuôi vàng nhạt. Mép vẩy trên thân có mầu đen sẫm, tạo thành 9 - 10 sọc từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi theo các hàng vẩy. Vây ngực xám đen. Vây 59 bụng xám nhạt. Vây lƣng và vây hậu môn ở phía trƣớc và gốc đen, các tia xám sẫm, màng nhạt. Vây đuôi viền ngoài 2 thùy đen, gốc hơi sẫm, các tia xám, màng nhạt. So sánh với loài trong giống: Loài cá Rèm tua nhiều sọc khác với cá Rèm tua (Vietnamia remtua Nguyen, Ngo & Nguyen, 2016) (Bảng 3. 5 và Hình 3. 4) Bảng 3. 5. So sánh sự sai khác một số đặc điểm hình thái giữa Vietnamia sp. với Vietnamia remtua TT Các chỉ tiêu V. sp. (n=2) V. remtua (n=5) 1 Số tia vây ngực 1,14-15 1,17-18 2 Vảy trƣớc vây lƣng 13-14 15-16 3 Số buồng của bóng hơi 2 3 4 Số lƣợng sọc bên thân 9-10 0 5 Lo/H 3,63 3,84 6 Lo/W 8,78 6,02 7 T/O 3,67 4,23 8 T/OO 3,00 2,58 9 H/W 2,42 1,58 10 OO/O 1,22 1,65 11 Ot/ MR 3,76 2,93 12 O/Op 0,94 0,75 13 W/WT 0,79 1,18 14 Lcmax/Lcmin 2,46 3,65

a

b c Hình 3. 4. Loài cá Rèm tua Vietnamia remtua (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi)

60 2. Giống cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora Blecker, 1860 (Type: Pseudorasbora parva (Temninck et Schlegel, 1846)) Đặc điểm chuẩn loại giống: Giống cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora gần với giống cá Lòng tong suối Rasbora về đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên, cá có kích thƣớc bé. Bụng tròn, không có lƣờn. Miệng ở mút mõm, mép hơi xuống. Hàm dƣới hơi nhô ra ở mút trƣớc so với hàm trên. Môi mỏng. Có râu hoặc không râu. Đƣờng bên hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Vây lƣng có từ 5 – 7 tia phân nhánh. Vây hậu môm có 6 tia phân nhánh. Vây đuôi phân thùy sâu. Tuy nhiên, giống cá Tựa Lòng tong có những đặc điểm đặc trƣng khác là: Răng hầu 1 hàng. Khởi điểm vây lƣng ngang hoặc sau so với khởi điểm vây bụng. Có hệ thống ống cảm giác trên đầu liên tục hoặc không liên tục. Phân bố: trên thế giới giống cá Tựa Lòng tong phân bố ở Nga, Anh và các nƣớc châu Á: Kazactan, Apganitan, Uzerbekitan, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam giống cá này mới đƣợc ghi nhận có ở sông Tà Vạn, chảy vào sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai [52].

Loài cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora sp. Mẫu vật: gồm 5 tiêu bản, mẫu chuẩn RIA1 201504001: 88,4 mm SL; thu thập mẫu tại hệ thống ao hồ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thời gian thu mẫu tháng 4/2015. Mẫu á chuẩn RIA1 201504002: 80,2 mm SL; 201504003: 97,7 mm SL; 201504004, 79,6 mm SL và 201504005: 82,1 mm SL, địa điểm thu mẫu nhƣ mẫu chuẩn. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Đặc điểm chuẩn loại loài: Pseudorasbora sp. khác với tất các loài khác trong giống (P. interrupta, P. pumila và P. pugnax) ở đặc điểm đƣờng bên hoàn toàn (các loài đối chứng là đƣờng bên không hoàn toàn). Khác với loài P. elongata bởi đặc điểm không có một dải đen rộng, ở bên thân chạy từ mút mõm đến giữa cuống đuôi (đối chứng có 1 dải đen). Loài Pseudorasbora sp. rất giống với loài P. parva, tuy nhiên nó có đặc điểm sai khác: hệ thống ống cảm giác trên đầu của loài này là không liên tục (loài P. parva hệ thống cảm giác trên đầu liên tục (Hình 3. 6).

Mô tả: D = 2,5 – 7; A = 2,6; P = 1,10; V = 1,7; C = 17; L.l = 33.4/3.34. Vảy trƣớc vây lƣng: 11 – 13; Vảy dọc cán đuôi: 11 – 12; Vảy quanh cán đuôi: 16. 61 Lo = 3,95 – 4,98 (4,27)H = 7,32 – 8,19 (7,64)W = 1,87 – 2,05 (1,98)daD = 5,00 – 5,48 (5,28)T’ = 3,98 – 4,40 (4,19)T = 4,34 – 4,77 (4,54)lcd = 7,90 – 8,80 (8,34)h.

T = 2,72 – 2,95 (2,83)Ot = 2,35 – 2,55 (2,44)Op = 3,97 – 4,69 (4,37)O = 2,24 – 2,49 (2,33)OO = 1,83 – 2,05 (1,91)WT = 1,34 – 1,49 (1,43)hT.

H = 1,67 – 1,93 (1,79)W = 1,88 – 2,00 (1,95)h. OO = 1,71 – 2,05 (1,88)O.

PV = 0,77 – 1,07 (0,97)VA. Lcd = 1,67 – 1,94 (1,84)h. Lcmax = 1,00 – 1,05 (1,01)Lcmin, Hình 3. 5.

Cơ thể nhỏ, dài, dẹp bên, chiều cao cơ thể cao nhất tại khởi điểm gốc vây lƣng, chiều cao thân thấp nhất tại cuống đuôi.

Hình 3. 5. Loài cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora sp.

Đầu nhỏ dài và nhọn. Miệng cao, hƣớng trƣớc, không có râu, mõm dài, môi dƣới dài hơn môi trên. Mắt lớn vừa phải nằm sát viền lƣng đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, hệ thống ống cảm giác trên đầu không hoàn thiện. Khởi điểm gốc vây lƣng nằm giữa cơ thể, mút cuối của vây ngực không kéo dài tới khởi điểm vây bụng, vây đuôi xẻ thùy. Vây lƣng có 2 tia đơn 5-7 tia phân nhánh. Vây hậu môn có 2 tia đơn và 6 tia phân nhánh. Vây ngực có 1 tia đơn và 10- 11 tia phân nhánh. Tia vây bụng có 1 tia đơn và 7 tia phân nhánh. Vây đuôi có 1 tia đơn và 9+8 tia phân nhánh. Vảy lớn vừa phải, đƣờng bên hoàn toàn 33 - 34 vảy, vảy trên đƣờng bên 4 vảy, vảy dƣới đƣờng bên 3 vảy, vảy quanh cán đuôi 16 vảy.

62 Bảng 3. 6. So sánh một số chỉ số hình thái các loài trong giống Pseudorasbora Pseudorasbora sp. P. pugnax P. pumila P. parva Chỉ số hình thái (n = 5) (n = 15) [92] (n = 5) [92] (n = 1) [92] Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Chiều dài tiêu chuẩn SL (mm) 68,3 - - 52,8 % of SL % so với chiều dài tiêu chuẩn Chiều dài đầu (T) 23,8 29,2 27,8 24,7 Chiều cao thân lớn nhất 23,8 28,1 30,0 28,6 Chiều rộng thân 13,2 17,5 16,8 11,4 Cao cán đuôi 12,2 13,4 14,3 12,9 Dài cán đuôi 22,2 20,8 20,7 21,0 Chiều dài trƣớc vây hậu môn 71,7 72,4 73,7 70,7 Chiều dài trƣớc vây ngực 49,0 49,5 52,3 48,8 Chiều cao vây lƣng 21,9 22,9 25,2 22,3 Chiều dài gốc vây lƣng 11,6 13,7 15,1 13,1 Chiều cao vây hậu môn 15,8 15,4 17,2 13,9 Chiều dài gốc vây hậu môn 7,7 9,0 9,2 8,7 Chiều dài vây ngực 17,5 17,5 16,0 17,8 % of HL % so với chiều dài đầu Chiều rộng đầu 52,6 59,2 - 48,0 Chiều dài mõm (Ot) 35,7 37,0 30,1 30,0 Đƣờng kính mắt (O) 23,0 25,0 25,5 27,0 Khoảng cách hai mắt (OO) 42,4 41,7 44,5 40,0 Chỉ số đếm Số tia vây lƣng (D) 2, 7 3,7 3,7 3,7 Số tia vây ngực (P) 1,10 1,12 - 14 1,12 - 13 1,12 Số tia vây bụng (V) 1,7 2.7 2,7 2,7 Số tia vây hậu môn (A) 2,6 3,6 2,6 2,6 Số tia vây đuôi (C) 17 17 17 17 Số vảy đƣờng bên 33 - 34 0 - 6 7 - 15 34 - 38 Hệ thống ống cảm giác trên Không liên Không liên Không liên tục Liên tục đầu tục tục

Nhận xét: Sự sai khác cơ bản giữa loài Pseudorasbora sp. với loài P. pugnax; P. pumila; bởi các chỉ số hình thái đo (Bảng 3. 6), loài Pseudorasbora sp. đƣờng bên hoàn toàn (33-34 vảy đƣờng bên), loài P. pugnax; P. pumila đƣờng bên không hoàn toàn (có 0-6; 7-15 vảy đƣờng bên). Loài Pseudorasbora sp. có hệ thống ống cảm giác trên đầu không liên tục, khác với loài P. parva có hệ thống ống cảm giác trên đầu liên tục (Hình 3. 6 c và d). 63

Hình 3. 6. Sự sai khác hình dạng ống cảm giác trên đầu của các loài trong giống: a, P. pugnax; b, P. pumila; c, P. parva [92]; và d, Pseudorasbora sp.

3. Cá Cháo Opsariichthys sp. - Tên Việt Nam: Cá Cháo. - Số mẫu nghiên cứu: 20. Địa điểm thu mẫu: Thành phố Cao Bằng, xã Lê Chung huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 7, 9/2012; xã Quý Hòa huyện Bình Gia, TT Na Sầm huyện Văn Lãng, xã Tân Tiến huyện Tràng Định và thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), thời gian thu mẫu 2, 4/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 63,8 - 118,2 mm; D = 2,7; A = 1,12 - 14; P = 1,13; V = 1,7; L.l = 41 - 43. H/Lo = 25,7%; T/Lo = 29,7%; O/T = 19,8%; OO/T = 29,5%; O/OO = 65,2% (Hình 3. 7). 64

Hình 3. 7. Loài cá Cháo Opsariichthys sp. Thân dài, dẹp bên. Đầu to vừa phải. Mõm dài nhọn. Miệng ở mút mõm, xiên và hƣớng lên trên. Rạch miệng kéo dài về phía sau, không quá viền trƣớc mắt. Giữa hàm trên hai bên có khuyết nhọn nhô ra, hàm dƣới có mấu ở mút miệng nhô lên khớp với hàn trên. Xƣơng hàm dƣới bằng hoặc ngắn hơn xƣơng hàm trên. Không có râu. Mắt to, nằm gần hai bên lƣng đầu. Vây lƣng có khởi điểm bằng hoặc hơi sau so với khởi điểm vây bụng. Vây lƣng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn đều nhỏ, ngắn. Vây đuôi phân thùy, thùy dƣới dài hơn so với thùy trên. Vảy lớn vừa phải. Đƣờng bên hoàn toàn, phía trƣớc cơ thể lõm xuống viền bụng. Bụng tròn, không có lƣờn bụng. Màu sắc: cá khi tƣơi, phần trên thân và lƣng có màu vàng nhạt, 2/3 cơ thể phía dƣới và bụng có màu trắng bạc. Tia thứ nhất vây lƣng và vây ngực có màu vàng, màng giữa các tia vây lƣng có vết đen, vây bụng, hậu môn và vây đuôi có màu trắng nhạt. 4. Cá Đục đanh hoa Abbottina sp. - Tên Việt Nam: Cá Đục đanh hoa. - Số mẫu nghiên cứu: 04. Địa điểm thu mẫu: xã Ngọc Khuê huyện Trùng Khánh, xã Mỹ Hƣng huyện Phục Hòa (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 5, 9/2013 . - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 80,8 - 89,4mm; D = 2,6; A = 1,13 - 14; P = 1,13; V = 1,7; L.l = 41 - 42. H/Lo = 16,8%; T/Lo = 17,5%; O/T = 27,6%; OO/T = 28,7%; O/OO = 96,2% (Hình 3. 8). 65

Hình 3. 8. Loài cá Đục đanh hoa Abbottina sp. Thân cá hình trụ gần tròn. Viền lƣng bằng và thẳng, viền bụng hơi cong. Đầu cá dẹp bằng, chiều dài đầu nhỏ hơn chiều cao thân. Mõm ngắn, phía trƣớc tầy tròn. Mắt nhỏ, nằm phía trên và giữa của lƣng đầu. Khoảng cách hai mắt nhỏ hơn đƣờng kính mắt. Miệng nằm dƣới, hình móng ngựa. Môi phát triển, môi trên có các nếp nhăn nông, mấu thị không rõ ràng, môi dƣới chia làm hai thùy tròn. Hàm trên và hàm dƣới không có viền chất sừng. Có một đôi râu nhỏ ở góc miệng, chiều dài nhỏ hơn đƣờng kính mắt. Vây lƣng không có gai cứng, có 6 tia phân nhánh, khởi điểm trƣớc khởi điểm vây bụng, gần mút mõm hơn so với gốc vây đuôi, viền sau bằng, chiều cao bằng hoặc ngắn hơn chiều dài đầu. Vây hậu môn có khởi điểm gần với gốc vây đuôi hơn so với gốc vây bụng. Vây ngực dài, dài hơn chiều dài đầu, mút sau chƣa tới khởi điểm vây bụng, ngang với khởi điểm vây lƣng. Vây bụng có khởi điểm ngang giữa gốc vây lƣng, viền sau tròn, mút cuối chƣa vƣợt quá mút cuối vây lƣng. Vây đuôi phân thùy, thùy dƣới hơi tròn, thùy trên nhọn, hai thùy bằng nhau. Vảy tròn, mỏng, lớn vừa phải. Đƣờng bên hoàn toàn, phần trƣớc cơ thể hơi lõm về phía bụng, phần sau chạy giữa thân. Gốc vây bụng có vảy nách. Phần ngực không có vảy. Bên đầu, thân và lƣng cá có màu vàng xen lẫn các chấm đen. Bụng màu trắng bạc. Vây lƣng, vây ngực và vây đuôi có nhiều chấm đen phân bố trên các tia vây tạo thành các vệt đen hình sóng. Vây bụng và vây hậu môn màu trắng.

66 5. Cá Bỗng Cao Bằng Spinibarbus sp. - Tên Việt Nam: Cá Bỗng Cao Bằng. – Tên tiếng tày: Pe tết. - Số mẫu nghiên cứu: 5 mẫu. Địa điểm thu mẫu: Thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 12/2012; huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), thời gian thu mẫu tháng 12/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 285,1 - 315,0mm; D = III,9; A = I,5 - 6; P = I,13 - 15; V = I,8; L.l = 28 - 29. H/Lo = 27,7 %; T/Lo = 18,2%; O/T = 12,1%; OO/T = 48,9%; O/OO = 24,6% (Hình 3. 9).

Hình 3. 9. Loài cá Bỗng Cao Bằng Spinibarbus sp. Thân cao dẹp bên. Viền trƣớc vây lƣng cong, viền sau vây lƣng thẳng. Viền bụng cong đều. Đầu nhỏ. Mắt nhỏ nằm ở phía trên và phía trƣớc của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng. Miệng hƣớng trƣớc, rạch miệng kéo dài tới viền trƣớc mắt. Hàm trên nhô hơn hàm dƣới. Môi trên và môi dƣới liền nhau ở góc miệng và có 2 đôi râu. Vây lƣng có gai cứng, tia đơn cuối to, hóa xƣơng, mặt sau có răng cƣa mịn. Khởi điểm bằng hoặc hơi sau so với khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi so với mút mõm, viền sau hơi lõm. Trƣớc vây lƣng có một gai ngƣợc. Vây hậu môn có khởi điểm gần gốc vây đuôi hơn so với khởi điểm vây bụng. Vây ngực dài, bằng ½ khoảng cách giữa khởi điểm vây ngực và vây bụng. Vây bụng dài chƣa tới vây hậu môn. Hậu môn gần gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thùy nông, hai thùy bằng nhau. 67 Vảy lớn. Đƣờng bên hoàn toàn, cong về phía bụng, phần sau đi vào giữa thân. Trên lƣng vảy có màu xanh đen, mép ngoài của vảy có màu đen, ở giữa có màu trắng nhạt. Bên thân và bụng có màu trắng. Vây lƣng và vây đuôi có màu xanh đến đen. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn có màu hồng đỏ. 6. Cá Chát ma la Acrossocheilus malacopterus Zhang, 2005 - Tên Việt Nam: Cá Chát ma la. – Tên tiếng tày: Pe Liềng. - Số mẫu: thu thập 35 mẫu, phân tích 28 mẫu. - Địa điểm thu mẫu: xã Đình Phong, Ngọc Khuê, Bình Lăng, TT Nguyên Bình, TT Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 12/2012, 9/2013, 11/2014; xã Hồng Phong huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), thời gian thu mẫu tháng 9/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Mô tả: Lo = 120,8 – 194,7 mm; D = 4,8; A = 3,5; P = 1,13 – 15; V = 1,8 – 9; L.l = 46 - 48. H/Lo = 24,5%; T/Lo = 21,9%; O/T = 21,4%; OO/T = 40,8%; O/OO = 52,7% (Hình 3. 10).

a b Hình 3. 10. Loài cá Chát ma la Acrossocheilus malacopterus a-mặt bên, b-vây lƣng, tia đơn cuối có khía răng cƣa

Cơ thể dài và thun, viền lƣng hơi cong và bụng tròn. Đầu khá lớn, khoảng giữa đỉnh đầu hơi lồi, mõm tù và nhô ra, miệng hình móng ngựa và giống nhƣ một cái mỏ chim cọp xuống phía dƣới, môi trên dày bao phủ cả hàm trên, nối liền với môi dƣới ở góc miệng. Môi dƣới mịn, rạch bên cuối của hàn dƣới với một khoảng trống rộng, lớn hơn 1/2 độ mở của miệng. Có hai đôi râu, cặp thứ nhất rấy nhỏ bé và cặp thứ hai ở hàm trên hơi dài xấp xỉ bằng 1/2 đƣờng kính mắt. Ống mũi gần với viền mắt hơn so với mút mõm. Mắt lớn, gần viền lƣng đầu. Bóng hơi hai ngăn, ngăn 68 trƣớc tròn và ngăn sau mảnh dài gấp 2 lần so với ngăn trƣớc. Lƣợc mang ngắn và thƣa (số lƣợc mang cung mang phải I là 12). Răng hầu ba hàng 2.3.5 - 5.3.2. Vây lƣng có 4 tia đơn và 8 tia phân nhánh, tia đơn cuối vây lƣng có 8 - 10 răng cƣa (Hình 3. 10b). Vây ngực có 1 tia đơn và 13 - 15 tia phân nhánh, mút cuối kéo dài quá 1/2 so với khoảng cách từ vây ngực tới vây bụng. Vây bụng với 1 tia đơn và 8 - 9 tia phân nhánh. Vây hậu môn với 3 tia đơn và 5 tia phân nhánh. Vây đuôi phân thùy sâu, tia dài nhất dài gấp 2 lần tia ngắn nhất của vây đuôi. Vảy trên lƣng và hai bên thân lớn, nhỏ dần về phía bụng. Đƣờng bên hoàn toàn, với 46 - 48 vảy đƣờng bên, ở giữa thân tới cuống đuôi. 6.1/2 vảy trên đƣờng bên, 4.1/2 vảy dƣới đƣờng bên. 14 - 15 vảy dọc cuống đuôi. 15 - 16 vảy trƣớc vây lƣng. Trên lƣng màu vàng nhạt, bụng màu trắng, có một sọc màu xám đen chạy dọc theo đƣờng bên. Các vây cá hơi có màu vàng nhạt khi còn sống. 7. Cá Chát Acrossocheilus sp. - Tên Việt Nam: Cá Chát. – Tên tiếng tày: Pe Liềng. - Số mẫu nghiên cứu: 7 mẫu. Địa điểm thu mẫu: Thành phố Cao Bằng, huyện Trùng Khánh và huyện Phục Hòa (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 9/2012 và 5/2013. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Mô tả: Lo = 143,9 - 181,0mm; D = 3,8; A = 2,5; P = 1,13 - 14; V = 1,8; L.l = 47-48. H/Lo = 24,9 %; T/Lo = 22,5%; O/T = 21,1%; OO/T = 39,4%; O/OO = 53,4% (Hình 3. 11).

a b Hình 3. 11. Loài cá Chát Acrossocheilus sp. a-mặt bên, b- vây lƣng, tia đơn cuối không có khía răng cƣa

Cơ thể dài và thun, viền lƣng hơi cong và bụng tròn. Đầu lớn vừa phải, khoảng giữa đỉnh đầu hơi lồi, mõm tù và nhô ra, miệng hình móng ngựa, môi trên 69 dày bao phủ cả hàm trên, nối liền với môi dƣới ở góc miệng. Môi dƣới mịn. Có hai đôi râu, cặp thứ nhất rấy nhỏ bé và cặp thứ hai ở hàm trên hơi dài xấp xỉ bằng 1/2 đƣờng kính mắt. Ống mũi gần với viền mắt hơn so với mút mõm. Mắt lớn, gần viền lƣng đầu. Vây lƣng có 3 tia đơn và 8 tia phân nhánh, tia đơn cuối vây lƣng mềm không có răng cƣa ở phía sau. Vây ngực có 1 tia đơn và 13-14 tia phân nhánh, mút cuối kéo dài quá 1/2 so với khoảng cách từ vây ngực tới vây bụng. Vây bụng với 1 tia đơn và 8 tia phân nhánh. Vây hậu môn với 2 tia đơn và 5 tia phân nhánh. Vây đuôi phân thùy sâu, tia dài nhất dài gấp 2 lần tia ngắn nhất của vây đuôi. Vảy trên lƣng và hai bên thân lớn, nhỏ dần về phía bụng. Đƣờng bên hoàn toàn, có 47 – 48 vảy đƣờng bên chạy từ sau nắp mang tới cuống đuôi, 6.1/2 vảy trên đƣờng bên, 4.1/2 vảy dƣới đƣờng bên. 13 – 15 vảy trƣớc vây lƣng và 14 - 15 vảy dọc cuống đuôi. So sánh với loài gần nó: Loài cá Acrossocheilus sp. giống với loài Acrossocheilus malacopterus về hình thái và màu sắc. Tuy nhiên có đặc điểm đặc trƣng khác là: Tia đơn cuối vây lƣng mềm không có răng cƣa ở phía sau (Hình 3. 11b). 8. Cá Anh râu dài Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan, 2012 - Tên Việt Nam: Cá Anh râu dài. - Số mẫu nghiên cứu: 5 mẫu, 4 mẫu thu tại xã Hòa Thuận, TT Phục Hòa, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, thời gian thu mẫu tháng 2/2013; 1 mẫu thu tại TT Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, thời gian thu mẫu tháng 2/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Mô tả: Lo = 78,4 - 151,5mm; D = 2,8; A = 2,5; P = 1,13 - 14; V = 1,8; C = 9 + 8. Răng hầu ba hàng: 2.4.5 - 5.4.2. Ll = 42 – 44. Vảy trƣớc vây lƣng 12 - 14. Vảy dọc cán đuôi 11-13. Vảy quanh cán đuôi 16; Lƣợc mang trên cung mang I bên phải 13. H/Lo = 21,7 %; T/Lo = 20,5%; O/T = 20,4%; OO/T = 46,1%; O/OO = 44,5% (Hình 3. 12). 70

Hình 3. 12. Loài cá Anh râu dài Rectoris longibarbus Cơ thể dài, hơi dẹp bên. Đầu tƣơng đối nhỏ, chiều dài đầu lớn hơn chiều rộng đầu. Mắt nhỏ, ở hai bên viền lƣng và ở nửa sau của đầu; khoảng cách hai mắt rộng, hơi lồi. Mõm hình chóp nhọn thẳng, với nhiều nốt sần nhỏ trên mút mõn. Phần bên của mõm có một rãnh nông, xiên, kéo dài từ gốc râu mõm đến điểm cuối nếp gấp của da mõm dọc theo mặt bụng của miệng. Râu mõm ở vị trí cuối phía trƣớc của rãnh nông trên mặt bên của mõm, dài hơn đƣờng kính mắt; râu hàm nhỏ, mọc lên từ góc miệng. Miệng hình cung. Da mõm đƣợc bao phủ bởi nhiều nhú thịt nhỏ, nối liền với môi dƣới tại hai bên góc của miệng. Môi trên tiêu giảm hoặc thoái hóa, với nhiều nhú thị nhỏ sắp xếp theo hàng dọc trên hàm trên. Hàm trên đƣợc bao bọc bởi một lớp da dày, linh hoạt, và phủ bởi da mõm di chuyển đƣợc, nối liền hai bên với môi dƣới bằng một cái màng ở góc miệng. Môi dƣới ở phía trƣớc tách ra từ hàm dƣới bởi một rãnh sâu. Tấm giữa của môi dƣới gần tròn và có gai thịt nhỏ, nó nhƣ một miếng vá tròn ở phía sau của tấm giữa. Hàm dƣới đƣợc bọc bởi da dày sắc cạnh.

Vây lƣng có 3 tia đơn và 8 tia phân nhánh, mép ngoài của vây lƣng hơi lõm. Vây ngực có một tia đơn và 12 -14 tia phân nhánh. Vây bụng với 1 tia đơn và 8 tia phân nhánh, khởi điểm của vây bụng ngang với gốc tia phân nhánh thứ ba của vây lƣng; mút cuối của vây bụng vƣợt qua cả lỗ hậu môn, không kéo dài tới gốc vây hậu môn; vảy nách vây bụng dài, vƣợt quá gốc của tia cuối vây bụng. Vây hậu môn với 3 tia đơn và 5 tia phân nhánh, mép ngoài của vây lõm. Hậu môn trƣớc gốc vây hậu môn, và cách vây hậu môn bằng một vảy. Vây đuôi có 18 tia phân nhánh, phân thùy sâu, thùy trên và thùy dƣới dài bằng nhau.

Vảy lớn vừa phải; đƣờng bên hoàn toàn, có 41 – 43 vảy. 11 vảy trƣớc vây lƣng sắp xếp thành hàng, nhỏ hơn các vảy bên sƣờn. Vảy dƣới đƣờng bên 4,5 - 5,5 vảy. 16 vảy quanh cán đuôi. Vảy dọc theo giữa vùng bụng nhỏ hơn so với các vảy 71 vùng gần chúng; vảy trên ngực nằm bên dƣới da. Bóng hơi hai ngăn, ngăn trƣớc hình elip hoặc hình tròn và ngăn sau giống nhƣ hình quả tạ, với hai đầu phình to. Răng hầu ba hàng, công thức răng 2.4.5 - 5.4.2, dẹp và nhọn ở mút. Lƣợc mang thƣa, ngắn và nhỏ. 9. Giống cá Miệng cuộn Ptychidio Myers 1930 (Type: Ptychidio jordani Myers, 1930) Đặc điểm chuẩn loại giống: Giống cá Miệng cuộn gần với giống Semilabeo Peters. Nhƣng nó có đặc điểm sai khác: Răng hầu 2 hàng 5,3 – 3,5, phía trong của môi trên và môi dƣới không có nhú thịt. Cơ thể tròn, mập, ngực và bụng không có gờ. Đầu nhỏ. Miệng dƣới, rìa ngoài môi trên tạo thành sợi nhô ra, không liền với môi dƣới, các sợi môi trên có thể chuyển động. Không có nếp gấp hoặc rãnh mõm, da mõm trơn mịn, trƣớc khi dịch chuyển tới rìa môi trên để tạo thành nhiều nút nhỏ trên các sợi môi. Viền ngoài môi trên đƣợc hình thành từ 8 – 10 sợi, các nút nhỏ chỉ có ở bề mặt ngoài của sợi môi. Khi gấp lại, môi trên bao phủ một phần nhỏ và ít các sợi của môi dƣới, khi các sợi môi trên xếp lại thì cụp vào bên trong miệng. Có 2 đôi râu, đôi râu mõm ở hai bên và ở phía trƣớc môi trên. Đôi râu hàm gần góc miệng, gần nhau hơn so với đôi râu mõm, ở đầu của mỗi khe, ở mỗi bên của góc môi dƣới. Môi dƣới nhỏ hẹp và eo của cằm đƣợc tách ra từ một phần sau của tấp cằm bằng hai nếp gấp sâu ở trên rãnh của râu hàm. 1/3 sợi của môi dƣới hẹp và ít di chuyển, sợi của môi dƣới không kết hợp với nhau, không có rãnh. Trong miệng, có các hàm nhỏ, cong, cứng, không có cạnh sắc, ở phần đỉnh có vài miếng thịt ở mỗi bên. Loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani Myers, 1930 - Tên Việt Nam: Cá Miệng cuộn. - Số Ptychidio jordani mẫu nghiên cứu: 2 mẫu, 1 mẫu thu tại xã Mỹ Hƣng huyện Phục Hòa (Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 2/2013; 1 mẫu thu tại xã Quý Hòa huyện Bình Gia (Lạng Sơn), thời gian thu mẫu tháng 4/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Mô tả: Lo = 110,0 - 113,4mm; D = 3,8; A = 3,5; P = 1,14 - 15; V = 1,8; C = 20. Ll = 42 – 43, Số lƣợc mang cung mang I là 8 cái. Răng hầu hai hàng: 5,3 – 3,5 (Hình 3. 13b). 72 H/Lo = 26,4%; T/Lo = 21,9%; O/T = 28,6%; OO/T = 41,2%; O/OO = 63,9% (Hình 3. 13).

a

b c Hình 3. 13. Loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, a-bên thân, b-răng hầu, c- mặt dƣới của miệng Cơ thể dẹp bên, hình bầu dục khi cắt ngang cơ thể. Điểm nối liền phần sau lƣng của đầu và cơ thể lõm xuống, từ đó cong đều tới gốc vây lƣng. Sau gốc vây lƣng dốc xuống. Bụng tròn đều đến trƣớc gốc vây bụng, sau đó chạy lên phía trên hơi uốn lƣợn trƣớc vây hậu môn, sau gốc vây hậu môn lõm chạy về gốc vây đuôi. Đầu gần nhƣ tròn ở mặt cắt ngang, hai bên má phồng lên. Mõm tầy, nhô trƣớc, da mõm kéo xuống phía dƣới thành các sợi ở môi trên, có 8 – 10 sợi, mặt ngoài mỗi sợi có nhiều nút, môi trên phủ lên Miệng và một phần của môi dƣớ, môi trên không nối với môi dƣới ở góc miệng. Môi dƣới có các sợi không liên kết với nhau. Miệng dƣới. Mắt lớn vừa phải, phía trên, gần viền lƣng đầu. Có hai đôi râu, râu mõm dài hơn râu cằm. 73 Vây lƣng cao, phía sau lõm sâu, có 3 tia đơn và 8 tia phân nhánh, khởi điểm trƣớc khởi điểm vây bụng. Vây hậu môn có 3 tia đơn và 5 tia phân nhánh. Vây ngực và vây bụng dài, mút cuối chƣa kéo dài tới gốc vây sau nó. Vây đuôi phân thùy sâu. Vảy lớn. Đƣờng bên hoàn toàn, chạy giữa thân, 42 – 43 vảy đƣờng bên, 5 vảy trên đƣờng bên, 4 vảy dƣới đƣờng bên. Cá tƣơi có màu nâu xám, sau khi bảo quản cá có màu xám đen. 10. Cá Miệng cuộn Ptychidio sp. - Tên Việt Nam: Cá Miệng cuộn. - Số mẫu nghiên cứu: 2 mẫu. Địa điểm thu mẫu: huyện Phục Hòa, TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 9/2012. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng cá Viện NCNTTS I - Bắc Ninh. Mô tả: Lo = 104,6 - 106,1 mm; D = 3,8; A = 3,5; P = 1,14; V = 1,8; L.l = 40 - 43. H/Lo = 26,3%; T/Lo = 21,8%; O/T = 28,3%; OO/T = 41,3%; O/OO = 68,4% (Hình 3. 14).

Hình 3. 14. Loài cá Miệng Cuộn Ptychidio sp. Thân dài, mình dầy, dẹp bên và thuôn dần về sau. Viền lƣng thẳng và không nhô cao, từ phần lƣng đầu đến gốc vây lƣng; phần sau gốc vây lƣng thẳng, chạy đến gốc vây đuôi. Viền bụng cong, nhất là từ sau mang đến vây hậu môn. Đầu nhỏ dài, chiều dài nhỏ hơn chiều cao thân. Mõm tròn tầy, hƣớng trƣớc và hơi nhô. Da mõm kéo xuống phía dƣới phủ kín miệng, hàm dƣới và môi dƣới, phía dƣới có nhiều mấu thịt. Môi dƣới phát triển và có nhiều mấu thịt. Mắt nhỏ vừa phải, nằm phía lƣng đầu. Khoảng cách hai mắt bằng và rộng. Có 2 đôi râu, râu mõm dài, to hơn râu góc miệng. 74 Vây lƣng không có gai cứng, có 3 tia đơn, 8 tia phân nhánh, viền sau hơi lõm. Vây hậu môn có 3 tia đơn và 5 tia phân nhánh. Vây ngực và vây bụng dài chƣa kéo tới khởi điểm các vây sau nó. Vây đuôi phân thùy, hai thùy nhọn, tƣơng đƣơng nhau. Vảy lớn. Đƣờng bên hoàn toàn, chạy giữa cơ thể. Cá khi tƣơi có màu nâu, phía trên lƣng có màu xám đen, các vây có màu nâu xám. 11. Cá Chạch suối Schistura sp1. - Tên Việt Nam: Cá Chạch suối. - Số mẫu nghiên cứu: 8 mẫu. Địa điểm thu mẫu: huyện Trùng Khánh, Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng); huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn), thời gian thu mẫu 2, 5/2014. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 65,6 - 72,5 mm; D = 2,7; A = 1,5; P = 1,9; V = 1,6. H/Lo = 13,7%; T/Lo = 22,4%; O/T = 9,6%; OO/T = 28,2%; O/OO = 34,0% (Hình 3. 15).

Hình 3. 15. Loài cá Chạch suối Schistura sp1. Thân thon dài, thân trƣớc hình tròn, gần về cuống đuôi dẹp bên. Đầu nhỏ, dẹp bằng, hai bên má nở nang. Lỗ mũi nhỏ, gần mắt và xa mõm. Miệng dƣới. Có 3 đôi râu. Mắt nhỏ, phía trên đầu, khoảng cách hai mắt rộng. Vây lƣng không có gai cứng, khởi điểm sau khởi điểm vây bụng, gần với gốc vây đuôi hơn mút mõm. Vây ngực và vây bụng xèo ngang. Khoảng cách từ hậu môn đến khởi điểm vây hậu môn bằng 1/3 khoảng cách từ khởi điểm vây bụng đến 75 khởi điểm vây hậu môn. Vây hậu môn ngắn. Vây đuôi phân thùy nông, hai thùy có đỉnh tròn. Thân phủ vảy nhỏ, bụng trần. Đƣờng bên hoàn toàn. Cá có màu xám đen, trên mặt lƣng có 9 – 10 khoang trắng, đen không rõ ràng. Gốc vây đuôi có sọc đen. 12. Cá Chạch suối Schistura sp2. - Tên Việt Nam: Cá Chạch suối. - Số mẫu nghiên cứu: 5 mẫu. - Địa điểm thu mẫu: huyện Tràng Định (Lạng Sơn), thời gian thu mẫu tháng 2/2015. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 50,2 - 59,7 mm; D = 2,8; A = 2,5; P = 1,10 - 12; V = 1,6. H/Lo = 15,6%; T/Lo = 22,9%; O/T = 19,7%; OO/T = 22,8%; O/OO = 86,2% (Hình 3. 16).

Hình 3. 16. Loài cá Chạch suối Schistura sp2. Thân tròn dài, lƣng cong, bụng tròn. Đầu nhỏ, dẹp bằng, hai bên má nở nang, đuôi dẹp bên. Lỗ mũi nhỏ, gần mắt hơn so với mút mõm. Miệng dƣới. Có 3 đôi râu. Mắt nhỏ, phía trên lƣng đầu. Vây lƣng không có gai cứng, khởi điểm vây lƣng trƣớc khởi điểm vây bụng. Vây ngực dài, chƣa đến khởi điểm vây bụng. Vây bụng và vây hậu môn nhỏ. Vây hậu môn có khởi điểm gần gốc vây đuôi hơn so với khởi điểm vây bụng. Cuống đuôi ngắn. Vây đuôi thẳng, không phân thùy. Thân phủ vảy nhỏ. Bụng trần. Đƣờng bên hoàn toàn. Cá tƣơi, trên cơ thể có màu vàng. Hai bên mõm cá có màu đen. Bụng cá màu xám đen. Vây lƣng và vây đuôi có các vết đen trên các tia vây tạo thành các vân 76 sóng. Vây ngực có viền màu đen, bên trong có màu hồng nhạt. Vây bụng và vây hậu môn có màu trắng. 13. Cá Trê Clarias sp. - Tên Việt Nam: Cá Trê. - Số mẫu nghiên cứu: 9 mẫu. Địa điểm thu mẫu: huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), thời gian thu mẫu tháng 5/2013. - Nơi lưu giữ mẫu: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mô tả: Lo = 164,4 - 181,7 mm; D = 70-72; A = 47 - 48; P = I,14; V = I,8. H/Lo = 10,9%; T/Lo = 18,7%; O/T = 10,3%; OO/T = 52,9%; O/OO = 19,5% (Hình 3. 17).

Hình 3. 17. Loài cá Trê Clarias sp. Thân thon dài, thuôn về phía sau, phần đuôi dẹp bên. Gốc xƣơng chẩm có dạng hình chữ M, trên xƣơng hộp sọ trơn. Đỉnh đầu có hai lỗ lõm. 1 lỗ lõm nhỏ nằm phía sau của xƣơng đầu, mút cuối ngang với khởi điểm vây ngực, lỗ lõm lớn nằm ở phía trƣớc đầu có khởi điểm ngang với viền trƣớc của mắt. Mõm tù, dẹp. Miệng rộng ở dƣới, hình cung. Mắt nhỏ, đƣờng kính mắt bằng 1/5 lần khoảng cách hai mắt, khoảng cách hai mắt rộng. Râu hàm trên dài quá khởi điểm vây ngực. Râu mũi kéo dài đến giữa khoảng cách từ mắt đến gốc vây ngực. Râu cằm ngoài ngắn, chƣa kéo dài tới gốc vây ngực. Vây lƣng và vây hậu môn dài, không có tia cứng và không liền với vây đuôi. Khởi điểm vây lƣng chƣa tới đỉnh chẩm, chƣa tới mút cuối của vây ngực. Vây đuôi tròn. Gốc vây đuôi không có vạch trắng. Hậu môn nằm trƣớc vây hậu môn. Thân cá trơn, không có vảy, trên thân cá có chấm đen thƣa, phân bố không đều. Thân cá 77 màu xám đen. Mặt bụng hơi vàng nhạt. Mút cuối vây ngực đen. Vây bụng vàng nhạt. Vây lƣng, vây hậu môn và vây đuôi có các chấm đen. So sánh sự khác nhau với 2 loài khác trong giống: Loài cá Trê đen (Clarias fuscus) và loài cá Trê phi (Clarias garienpinus) các chỉ tiêu hình thái (Bảng 3. 7). Bảng 3. 7. So sánh một số chỉ tiêu hình thái các loài trong giống cá Trê Clarias

TT Các chỉ tiêu đo, đếm Clarias sp. C. fuscus C. garienpinus 1 Lo/H 7,83 6,81 6,31 2 Lo/T 4,58 5,19 3,80 3 T/O 9,69 9,65 3,85 4 T/OO 1,89 1,73 2,20 5 OO/O 5,13 5,57 5,91 6 Vây lƣng 70 - 72 57 - 60 73 - 75 7 Vây ngực I,14 I,10 I,18 8 Vây bụng I,7 I,7 I,6 9 Vây hậu môn 47 - 48 44 - 50 48 - 53

3.2. Giá trị bảo tồn của khu hệ

3.2.1. Tính chất đặc hữu Có 28 loài cá đặc hữu Bắc Việt Nam có phân bố tại khu vực nghiên cứu, chiếm 13,86 % tổng số loài cá phân bố tại đây. Có 12 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy tại khu hệ nghiên cứu mà chƣa tìm thấy tại các khu vực khác tại Việt Nam, chiếm 5,9%. Số này tập trung vào hai bộ cá Chép (Cypriniformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes), trong đó bộ cá chép có 23 loài, bộ cá nheo có 5 loài (xem Bảng 3. 8). Bảng 3. 8. Danh sách các loài cá đặc hữu ở Bắc Việt Nam và tại KVNC TT Tên bộ Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Cypriniformes Opsariichthys duchuunguyeni * Cá Cháo 2 Cypriniformes Pseudohemiculter pacboensis * Cá Dầu sông pác pó 3 Cypriniformes Sinibrama affinis Cá Nhác 4 Cypriniformes Ancherythroculter daovantieni Cá Ngão 5 Cypriniformes Sarcocheilichthys caobangensis * Cá Nhọ chảo cao bằng 6 Cypriniformes Abbottina binhi Cá Đục đanh hoa 7 Cypriniformes Microphysogobio vietnamica Cá Đục đanh chấm mõm dài 8 Cypriniformes Pseudogobio banggiangensis * Cá Đục đanh sọc 9 Cypriniformes Acheilognathus imfasciodorsalis Cá Thè be vây chấm 10 Cypriniformes Acheilognathus fasciodorsalis Cá Thè be vây sọc 11 Cypriniformes Acheilognathus lamensis Cá Thè be sông lam 78

12 Cypriniformes Rhodeus elongatus Cá Bƣớm dài 13 Cypriniformes Spinibarbus babeensis Cá Chày đất ba bể 14 Cypriniformes Acrossocheilus macrosquadatus Cá Chát vảy to 15 Cypriniformes Vietnamia rentua * Cá Rèm tua 16 Cypriniformes Discogobio microstomus Cá Khứu 17 Cypriniformes Discogobio caobangi * Cá Bám sừng cao bằng 18 Cypriniformes Discogobio pacboensis * Cá Bám sừng pác pó 19 Cypriniformes Cyprinus hyperdorsalis Cá Lợ thân cao 20 Cypriniformes Cyprinus exophthalmus Cá Lợn con 21 Cypriniformes Misgurnus tonkinensis Cá Chạch bùn núi 22 Cypriniformes Vanmanenia caobangensis * Cá Vây bằng cao bằng 23 Cypriniformes Vanmanenia ventrosquamata Cá Vây bằng bụng vảy 24 Siluriformes Hemibagrus dongbacensis * Cá Lăng đen chấm 25 Siluriformes Hemibagrus vietnamicus Cá Luốt 26 Siluriformes Cranoglanis caolangensis * Cá Ngạnh cao 27 Siluriformes Silurus langsonensis * Cá Nheo lạng sơn 28 Siluriformes Silurus caobangensis * Cá Nheo vàng Ghi chú: (*) loài đặc hữu mới chỉ ghi nhận tại khu hệ nghiên cứu So sánh số loài đặc hữu trong bộ cá Chép có ở KVNC với số loài đặc hữu trong bộ cá Chép trên cả nƣớc và Bắc Việt Nam đƣợc trình bày ở Hình 3. 18. Bộ cá Chép (Cypriniformes) có 79 loài đặc hữu trên cả nƣớc [9], thì bộ cá Chép ở Miền Bắc có 23 loài (chiếm, 29,1%) phân bố ở KVNC; riêng cho KVNC có 8 loài (chiếm, 10,1%). So với miền Bắc có 63 loài đặc hữu trong bộ cá Chép (Cypriniformes) [9], thì số loài đặc hữu Bắc Việt Nam phân bố tại KVNC 23 loài (chiếm, 36,5%), số loài đặc hữu riêng cho KVNC là 8 loài (chiếm, 12,7%).

Ngoài các loài cá đặc hữu ở miền Bắc Việt Nam, khu hệ cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng còn thể hiện tính chất độc đáo, đặc biệt là có một số giống, loài đặc hữu từ phía Nam Trung Quốc có phân bố ở khu hệ nghiên cứu: giống cá Miệng cuộn Ptychidio và loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, loài cá Anh Rectoris longibarbus, loài cá Chát Acrossocheilus malacopterus và loài cá Chép gốc Procypris mera.

79

Hình 3. 18. Biểu đồ chỉ số lƣợng, tỷ lệ % loài đặc hữu có ở KVNC

3.2.2. Số loài ghi nhận có trong SĐVN, QĐ 82 –BNN, Danh Lục Đỏ IUCN 3.2.2.1. Loài ghi trong SĐVN Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [98] và dựa vào danh sách loài đã ghi nhận đƣợc tại khu hệ nghiên cứu, chúng tôi xác định đƣợc 9 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ (chiếm 4,45%; Bảng 3. 9). Trong đó có 6 loài thu đƣợc mẫu và 3 loài xác định từ các nghiên cứu trƣớc và không thu đƣợc mẫu. Bảng 3. 9. Danh sách các loài cá ghi trong SĐVN, QĐ 82 – BNN và Danh Lục Đỏ IUCN ghi nhận có ở KVNC IUCN SĐVN BNN TT Tên khoa học Tên Việt Nam 2017 2007 2008 1 Elopichthys bambusa Cá măng đậm Θ VU VU 2 Cá dầu sông mỏng VU 3 Hypophthalmichthys molitrix Cá mè trắng trung quốc NT 4 Folifer brevifilis Cá ngựa bắc VU VU 5 Spinibarbus caldwelli Cá chày đất VU 6 Onychostoma gerlachi Cá sỉnh NT 7 Onychostoma laticeps Cá sỉnh gai VU 8 Luciocyprinus langsoni Cá măng giả Θ VU CR 9 Ptychidio jordani Cá miệng cuộn CR 10 Semilabeo notabilis Cá anh vũ VU VU 11 Bangana tonkinensis Cá hỏa VU 12 Labeo pierrei Cá trôi VU 80

13 Cirrhinus molitorella Cá trôi NT 14 Cyprinus carpio Cá chép VU 15 Procypris mera Cá chép gốc Θ EW 16 Leptobotia elongata Cá chạch cát đóm VU 17 Balitora brucei Cá chạch vây bằng vảy NT 18 Sinogastromyzon puliensis Cá bám đá cao bằng VU 19 Hemibagrus guttatus Cá lăng chấm VU VU 20 Hemibagrus vietnamicus Cá huốt EN EN 21 Cranoglanis bouderius Cá ngạnh thon VU 22 Bagarius rutilus Cá chiên VU VU 23 Glyptothorax interspinalus Cá chiên suối NT 24 Oreochromis mossambicus Cá rô phi đen NT 25 Channa maculata Cá chuối hoa EN EN Cộng 15 9 9 Ghi chú: Θ loài không thu đƣợc mẫu

Trong số 9 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam phân bố tại khu vực nghiên cứu, thì có 5 loài đƣợc ghi nhận ở mức độ đe dọa sẽ nguy cấp (VU), 2 loài ở mức độ đe dọa nguy cấp (EN), 1 loài mức độ đe dọa rất nguy cấp (CR) và 1 loài tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) (Hình 3. 19).

Hình 3. 19. Loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) 81 3.2.2.2. Loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT Theo QĐ 82 – BNN & PTNT năm 2008, công bố danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn phục hồi và phát triển. Trong khu vực nghiên cứu có 9 loài có giá trị bảo tồn, (chiếm 4,45% tổng số loài tại KVNC) bao gồm: 7 loài ở mức độ phân hạng bảo tồn sẽ nguy cấp (VU); 2 loài ở mức độ phân hạng bảo tồn nguy cấp (EN) (Hình 3. 20). Danh sách các loài này trùng 7 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và sai khác 2 loài, theo QĐ 82 có hai loài sai khác bao gồm: cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli) và cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) (Hình 3. 20).

Hình 3. 20. Loài cần đƣợc bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT

3.2.2.3. Tỷ lệ loài cá ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN Danh sách loài phân bố tại lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng (Bảng 3. 9) [99] đƣợc đánh giá trong Danh Lục Đỏ IUCN theo mức độ bị đe dọa nhƣ sau: 39 loài không đƣợc đánh giá (NE), (chiếm 19,3%); 80 loài thiếu dẫn liệu (DD), (chiếm 39,6%); 68 loài ít lo ngại (LC), (chiếm 33,7%); 6 loài sắp bị đe dọa (NT), (chiếm 3,0%); 8 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), (chiếm 4,0%) và 1 loài rất nguy cấp (CR), (chiếm 0,5%). Cấu trúc, tỷ lệ đƣợc trình bày ở Hình 3. 21. Danh sách loài cần đƣợc bảo tồn theo IUCN có tỷ lệ trùng với các loài đƣợc ghi nhận trong Sách Đỏ và QĐ 82 của Việt Nam là rất ít. 82 Trong danh sách 15 loài đƣợc IUCN đánh giá cần bảo tồn tại KVNC, đề xuất cần xem xét đƣa loài cá Miệng cuộn (Ptychidio jordani) vào danh sách các loài cần đƣợc bảo tồn tại Việt Nam, vì hai lý do sau đây: Thứ nhất, loài cá này có số lƣợng cá thể ngoài tự nhiên rất ít, đã phát hiện và bắt gặp cách đây rất lâu, số lƣợng mẫu mô tả loài gốc chỉ 1 mẫu. Thứ hai, khu vực phân bố của loài rất hẹp chỉ bắt gặp tại Quảng Tây (Trung Quốc) và nay là lƣu vực sông Bằng Giang (Việt Nam), các công trình nghiên cứu trƣớc hầu nhƣ không bắt gặp và thu đƣợc mẫu ngoài tự nhiên.

Hình 3. 21. Số lƣợng và tỷ lệ % các loài đƣợc bảo tồn ở các bậc theo Danh Lục Đỏ IUCN (2017)

3.3. Phân bố của các loài cá lƣu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng Khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đã xác định đƣợc 202 loài cá, trong đó có 124 loài xác định đƣợc địa điểm thu mẫu, 78 loài đƣợc xác định thông qua tập hợp dữ liệu của các công trình nghiên cứu trƣớc. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trƣớc đây chỉ ghi nhận đƣợc có phân bố tại đây, nhƣng không tách bạch đƣợc địa điểm thu mẫu. Vì vậy, chúng tôi chỉ xem xét các loài đƣợc xác định địa điểm phân bố rõ ràng, lƣu vực sông Bằng Giang đã ghi nhận 115 loài, lƣu vực sông Kỳ Cùng ghi nhận 114 loài. 83 3.3.1. Phân bố theo các huyện thuộc khu vực nghiên cứu Trong quá trình triển khai thực hiện điều tra đa dạng thành phần loài cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, với số lƣợng loài bắt gặp tại các huyện thuộc khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 3. 10, Hình 3. 22 và Phụ lục 5. Bảng 3. 10. Số lƣợng loài cá và tỷ lệ % phân bố ở các huyện thuộc KVNC Lƣu vực sông Thành phố/huyện Số loài Tỷ lệ % TP. Cao Bằng 51 41,1 Hòa An 43 34,7 Trùng Khánh 69 55,6 Lƣu vực sông Bằng Phục Hòa 74 59,7 Giang Quảng Uyên, Hạ Lang 50 40,3 Nguyên Bình, Thạch An 51 41,1 Hà Quảng, Thông Nông 42 33,9 Đình Lập 26 21,0 Lộc Bình 33 26,6 Lƣu vực sông Kỳ TP. Lạng Sơn 61 49,2 Cùng Văn Lãng, Văn Quan 47 37,9 Tràng Định 75 60,5 Bình Gia 51 41,1

Hình 3. 22. Biểu đồ phân bố số loài cá và tỷ lệ % bắt gặp tại các huyện thuộc KVNC 84 Tại lƣu vực sông Bằng Giang đã tiến hành thu mẫu tại 24 xã thuộc 10 huyện, đƣợc chia thành 7 khu vực nghiên cứu (xem Hình 3. 22 và Phụ Lục 1 và 4 ). Khu vực huyện bắt gặp số lƣợng loài nhiều nhất là huyện Phục Hoà có 74 loài (chiếm 59,7%); tiếp theo là Trùng Khánh có 69 loài (chiếm 55,6%); cùng có số loài nhƣ nhau là huyện Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng 51 loài (chiếm 41,1%); huyện Quảng Uyên bắt gặp 50 loài (chiếm 40,3%); huyện Hòa An có 43 loài (chiếm 34,7%) và có số loài thấp nhất là huyện Hà Quảng 42 loài (chiếm 33,9%). Số lƣợng loài nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào diện tích mặt nƣớc, tổng lƣợng nƣớc ở các lƣu vực sông chính trong tỉnh Cao Bằng đạt 8 tỉ m3, sự đa dạng các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên, lƣợng nƣớc phân bố không đều giữa các vùng và giữa các mùa. Nơi có nguồn nƣớc mặt phong phú đó là Trùng Khánh, Phục Hòa. Nơi có modun dòng chảy nhỏ là vùng địa hình cacxtơ (núi đá vôi) nhƣ Quảng Uyên, Hà Quảng [81].

Lƣu vực sông Kỳ Cùng, đã tiến hành thu thập mẫu tại 16 xã thuộc 7 huyện, chia thành 6 khu vực thu mẫu (Hình 3. 22; Phụ Lục 1, 4) gồm: Khu vực huyện Tràng Định có số lƣợng loài bắt gặp lớn nhất 75 loài (chiếm 60,5%); thành phố Lạng Sơn với 61 loài (chiếm 49,2%); Bình Gia có 51 loài (chiếm 41,1%); huyện Văn Lãng 47 loài (chiếm 37,9%); Lộc Bình có 33 loài (chiếm 26,6%) và có số loài thấp nhất là huyện Đình Lập có 26 loài (chiếm 21,0%).

3.3.2. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực Lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có các kiểu hệ sinh thái thủy vực sau: - Hệ sinh thái nƣớc đứng gồm: ao, hồ và ruộng. - Hệ sinh thái nƣớc chảy: đƣợc chia ra hệ sinh thái sông, suối, sông chính và phụ lƣu của nó: sông Bằng có chiều dài 108 km, diện tích lƣu vực 4560 km2, có đến 26 phụ lƣu từ cấp 1 đến cấp 3, các phụ lƣu lớn là sông Chi Lao, sông Hiến và sông Trà Lĩnh. Sông Kỳ Cùng có chiều dài 243 km, diện tích lƣu vực 6660 km2, có nhiều phụ lƣu, nhƣng có ba phụ lƣu lớn nhất là sông Bắc Giang, sông Bắc Khê và sông Ba Thìn. Những dẫn liệu về sự phân bố của các loài tại lƣu vực sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang đƣợc thống kê và trình bày trong Bảng 3. 11, và thể hiện ở Hình 3. 23 và Hình 3. 24 (Phụ lục 5).

85 Bảng 3. 11. Số lƣợng, tỷ lệ % loài cá phân bố theo HST thủy vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng Lƣu vực sông Kỳ Cùng Hệ Nƣớc đứng Nƣớc chảy Cấp độ sinh Ao, hồ, Sông Phụ Tổng Ruộng Tổng Sông Suối Tổng thái đầm chính lƣu Số loài 36 20 34 99 83 71 114 88 63 % 31,6 17,5 29,8 86,8 72,8 62,3 100 77,2 55,3 Lƣu vực sông Bằng Giang Ao, hồ, Sông Phụ Tổng Ruộng Tổng Sông Suối Tổng đầm chính lƣu Số loài 36 21 34 101 84 75 115 90 67 % 31,3 18,3 29,6 87,8 73,0 65,2 100 78,3 58,3

Hình 3. 23. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Kỳ Cùng

Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Bằng Giang 86 Nhìn trên biểu đồ cho thấy sự phân bố các loài cá trên các hệ sinh thái thủy vực có sự khác nhau: hệ sinh thái nƣớc đứng nhƣ ao, hồ, ruộng, đồng thể hiện sự nghèo nàn về sinh cảnh, nghèo nàn về điều kiện sống, thức ăn nên số lƣợng loài bắt gặp tƣơng đối thấp. Hệ sinh thái nƣớc chảy với những ƣu thế về điều kiện sống: đa dạng về sinh cảnh, nồng độ ôxy cao, nguồn thức ăn đa dạng. Vì vây, hệ sinh thái nƣớc chảy có số lƣợng loài nhiều, phong phú hơn hệ sinh thái nƣớc đứng. Xét trên cấp độ lớn nhỏ của dòng sông, thì dòng sông chính có chiều dài, diện tích lƣu vực lớn hơn so với phụ lƣu, đa dạng sinh cảnh sống, do đó số loài bắt gặp cũng nhiều hơn so với phụ lƣu. Lƣu vực sông Kỳ Cùng, hệ sinh thái nƣớc đứng có 36 loài, chiếm 31,6% so với tổng số loài tại khu vực nghiên cứu, trong đó số loài ở hệ sinh thái ao, hồ, đầm có 34 loài, chiếm 29,8%; hệ sinh thái ruộng có 20 loài, chiếm 17,5%. Hệ sinh thái nƣớc chảy tổng số có 99 loài, chiếm 86,6%, trong đó sông bắt gặp 83 loài, chiếm 72,8%, suối có 71 loài, chiếm 62,3%. Xét về cấp độ lớn nhỏ của sông, thì tổng số loài bắt gặp tại lƣu vực sông Kỳ Cùng 114 loài; sông chính có 88 loài, chiếm 77,2%; phụ lƣu có 63 loài, chiếm 55,3%. - Lƣu vực sông Bằng Giang, hệ sinh thái nƣớc đứng có 36 loài, chiếm 31,3%; trong đó hệ sinh thái ao hồ có 34 loài, chiếm 29,6%; hệ sinh thái đồng ruộng có 21 loài, chiếm 18,3%. Hệ sinh thái nƣớc chảy có 101 loài, chiếm 87,8%; sông có 84 loài, chiếm 73,0%; suối có 75 loài, chiếm 65,2%. Ở cấp độ dòng sông chính, phụ lƣu tổng số loài bắt gặp 115 loài, trong đó sông chính có 90 loài, chiếm 78,3%; phụ lƣu có 67 loài, chiếm 58,3%.

3.3.3. Phân bố theo địa hình Địa hình lƣu vực sông Bằng Giang và lƣu vực sông Kỳ Cùng bị chia cắt phức tạp với nhiều dãy núi xen kẽ là sông suối, thung lũng hẹp. Nhìn chung, lƣu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng có hai dạng địa hình chính: địa hình núi đồi và địa hình máng trũng bằng phẳng, tuy nhiên ở mỗi lƣu vực sông lại có sự khác nhau. Tỉnh Lạng Sơn, vùng đồi núi chiếm 65% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở cánh cung Bắc Sơn gồm các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng và bên trái của 87 sông Kỳ Cùng, dọc thung lũng sông Thƣơng; vùng máng trũng Thất Khê - Lộc Bình và thung lũng chạy qua thành phố Cao Bằng, Văn Lãng và Tràng Định diện tích chỉ chiếm 35% [81], nhƣng lƣu vực sông Kỳ Cùng đa phần lại phân bố ở địa hình này. Tỉnh Cao Bằng, vùng đồi núi phân bố chủ yếu ở các huyện Trùng Khánh, Phục Hòa, Quảng Uyên, Nguyên Bình và Hà Quảng; vùng máng trũng có địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng phân bố chính ở thành phố Cao Bằng và huyện Hòa An, diện tích của sông Bằng và phụ lƣu của nó, phân bố phần lớn ở địa hình đồi núi [81].

Hình 3. 25. Biểu đồ số loài cá bắt gặp theo địa hình tại KVNC

Nhìn vào Hình 3. 25 cho thấy sự phân bố loài theo địa hình ở hai lƣu vực sông có sự trái ngƣợc nhau: Lƣu vực sông Bằng Giang địa hình đồi núi có số loài bắt gặp nhiều hơn so với địa hình máng trũng, với 105 loài, địa hình máng trũng có số loài thấp hơn, chỉ có 66 loài, số loài bắt gặp ở cả hai dạng địa hình là 59 loài. Ngƣợc với lƣu vực sông Bằng Giang, lƣu vực sông Kỳ Cùng địa hình máng trũng có số loài cao hơn với 103 loài, địa hình đồi núi có số loài thấp hơn, chỉ là 51 loài, số loài chung cho cả hai dạng địa hình là 42 loài. Số loài nhiều hay ít tại khu vực nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào diện tích mặt nƣớc phân bố trên địa hình đó, nó thể hiện đa dạng về sinh thái thủy vực. 88 3.3.4. Đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng Trên cơ sở hình thái tự nhiên về sinh cảnh sống, điều kiện môi trƣờng và theo Fishbase (2017) [86]. Trong tổng số 202 loài cá đã xác định tại khu vực nghiên cứu, đƣợc phân chia thành 3 nhóm: nhóm cá sống tầng đáy, nhóm cá sống tầng giữa sống lơ lửng, và nhóm cá sống tầng trên, cá nổi (Phụ lục 9).

Hình 3. 26. So sánh số lƣợng, tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo các tầng nƣớc

Nhìn vào Hình 3. 26 cho thấy: nhóm cá tầng trên có số loài thấp nhất 3 loài (chiếm 1,5%); nhóm cá tầng giữa có số loài nhiều nhất 140 loài (chiếm 69,3%), nhóm cá tầng đáy và giáp đáy có 59 loài (chiếm 29,2%). Số loài cá sống ở tầng giữa là phong phú hơn so với tầng đáy và tầng mặt.

3.4. So sánh thành phần loài khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác Để nhận định về sự đa dạng thành phần loài của các đơn vị phân loại trong vùng nghiên cứu với các vùng khác chúng tôi căn cứ vào danh lục loài ở khu hệ cá khu vực nghiên cứu so sánh với danh lục loài ở các khu hệ khác đã đƣợc cộng bố. Các khu vực đƣợc lựa chọn so sánh có sự gần gũi về vùng địa lý, sinh cảnh, thủy văn và có sự tƣơng đồng tƣơng đối về mức độ nghiên cứu. Danh sách thành phần loài ở các khu hệ đã đƣợc loại trừ các loài cá có nguồn gốc từ biển, các loài ngoại lai…Để thấy đƣợc khu hệ cá khu vực nghiên cứu vừa có đặc điểm tƣơng đồng, vừa có tính chất riêng biệt so với các khu hệ khác. Danh sách các sông đƣợc chúng tôi dùng để so sánh bao gồm: (1) Sông Zuo phía bên Trung Quốc kết hợp với lƣu vực 89 sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang (cùng một hệ thống sông, phụ lục 8); (2) sông Hồng; (3) sông Đà; (4) sông Mã; (5) sông Lam và (6) sông Gianh.

3.4.1. So sánh các đơn vị phân loại giữa khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác Sự đa dạng về các taxon bậc bộ, họ, giống, loài đƣợc trình bày ở Bảng 3. 12 và Hình 3. 27. Bảng 3. 12. So sánh mức độ đa dạng bộ, họ, giống, loài giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận Diện tích TT Tên sông Bộ Họ Giống Loài Nguồn (km2) Tác 1 KVNC và sông Zuo 11.220 9 27 114 252 giả, [91] [7, 8, 10, 97, 2 Sông Hồng 143.600 9 27 109 212 100] 3 Sông Đà 26.800 7 21 100 202 [32] 4 Sông Mã 17.600 7 21 80 139 [23] 5 Sông Lam 17.730 8 23 92 154 [3, 27] 6 Sông Gianh 4.680 6 9 61 84 [38]

Hình 3. 27. So sánh các đơn vị phân loại giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận Nhìn vào Bảng 3. 12 và Hình 3. 27 cho thấy, diện tích lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nhỏ hơn rất nhiều (nhỏ hơn 10,5 lần) so với lƣu vực sông Hồng; (nhỏ hơn 1,9 lần) so với sông Đà; (nhỏ hơn 1,2 lần) so với sông Mã và sông Lam; nhƣng lớn hơn (lớn hơn 2,9 lần) so với diện tích lƣu vực sông Gianh. 90 So sánh với các hệ thống sông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Diện tích KVNC 11.220 km2 có đến 252 loài, so với các hệ thống sông khác có lƣu vực khá lớn. Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng sinh học cao so với các khu vực khác. Về bậc Bộ: Khu vực nghiên cứu có số bộ bằng với số bộ ở sông Hồng, và lớn hơn các khu hệ cá sông Đà, sông Mã, sông Lam và sông Gianh từ 1 đến 2 bộ. Về bậc họ: KVNC có số họ bằng với số họ ở sông Hồng và lớn hơn các khu vực sông còn lại. Về bậc giống và bậc loài thì KVNC có số loài và số giống đa dạng hơn tất cả các khu vực khác.

3.4.2. So sánh mức độ gần gũi giữa KVNC với các khu vực lân cận So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài giữa các khu hệ cá với nhau, tổng hợp các tài liệu về thành phần loài cá tự nhiên của các tỉnh miền Bắc trên các sông, ao hồ chính đại diện cho các khu địa lý cá nƣớc ngọt miền Bắc. Theo biểu đồ phân bố địa lý cá nƣớc ngọt Việt Nam [9] (Phụ lục 10). Miền Bắc nƣớc ta đƣợc chia thành 5 khu phân bố địa lý cá nƣớc ngọt gồm: khu 1 (Cao - Lạng); khu 2 (Việt Bắc); khu 3 (Tây Bắc); khu 4 (miền núi Bắc Trung Bộ); khu 5 (đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ) và một vùng chuyển tiếp là khu 10 (Điện Biên Phủ), giới hạn thấp nhất về địa lý phân bố cá nƣớc ngọt miền Bắc đến hết tỉnh Quảng Bình. Căn cứ vào vị trí địa lý chọn các hệ thống sông đại diện cho mỗi khu phân bố địa lý gồm: Hệ thống sông Đà (nhánh chính thứ nhất của hệ thống sông Hồng) chảy qua tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và tỉnh Hòa Bình. Hệ thống sông Hồng (dòng chính) bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Hệ thống sông Lô, sông Gâm (nhánh thứ hai của hệ thống sông Hồng) chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Phú Thọ. Hệ thống sông Thái Bình chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và Thái Bình. Hệ thống sông Mã chảy qua tỉnh Điện Biên, Sơn La và Thanh Hóa. Hệ thống sông Lam nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 91 Hệ thống sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình. Kết quả đƣợc trình bày ở dƣới đây (Phụ lục 10): Bảng 3. 13. So sánh mức độ gần gũi thành phần loài KVNC với các khu hệ cá khác Tổng số loài cá Số loài Số loài Số loài Hệ số nƣớc ngọt điển chung Khu hệ riêng khu hệ riêng cho Tƣơng Nguồn hình tại các khu giữa hai lân cận (A) KHNC (B) quan (S) hệ lân cận khu hệ C [8, 10, Sông Hồng 212 103 144 109 0,88 97, 100] Sông Đà 202 108 159 94 0,70 [32] Sông Mã 139 66 180 73 0,59 [23] Sông Lam 154 69 168 85 0,72 [3, 27] Sông Gianh 84 42 211 42 0,33 [38]

Qua Bảng 3. 13 cho thấy, khu vực nghiên cứu có quan hệ ở mức độ rất gần gần gũi với các khu hệ cá: sông Hồng (hệ số gần gũi S = 0,88); sông Đà (hệ số gần gũi S = 0,70); sông Lam (hệ số gần gũi S = 0,72). Mức độ gần gũi với khu hệ cá sông Mã (hệ số gần gũi S = 0,59) và có quan hệ ít gần gũi với khu hệ cá sông Gianh (hệ số gần gũi S = 0,33).

Hình 3. 28. Sơ đồ quan hệ về thành phần loài gữa KVNC với các khu hệ cá khác

Hình 3. 28 thể hiện mối quan hệ về thành phần loài giữa KVNC với các khu hệ cá khác, đƣợc phân tích bằng phần mềm Pass 3.0. Kết quả cho thấy các lƣu vực sông gần nhau có quan hệ gần gũi với nhau, tạo thành 2 nhóm quan hệ: 1 - KVNC 92 với lƣu vực sông Hồng và sông Đà, trong đó sông Hồng, sông Đà tạo thành nhóm quan hệ nhỏ, gần gũi với KVNC; 2 – lƣu vực sông Mã, sông Lam và sông Gianh, trong đó sông Mã, sông Lam là một nhóm nhỏ, quan hệ gần gũi với sông Gianh

Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên cho thấy rằng, mức độ gần gũi về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu vực khác là không theo quy luật, điều này có thể giải thích rằng, có thể do mức độ nghiên cứu giữa các lƣu vực chƣa tƣơng đồng chẳng hạn lƣu vực sông Mã chảy qua đất Lào chƣa đƣợc điều tra vì vậy tuy sông Lam ở xa hơn nhƣng lại có hệ số gần gũi cao hơn.

3.5. Đặc điểm địa động vật của khu hệ cá KVNC và vị trí của khu vực này trong phân vùng địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam Khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng có cấu tạo địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hâu, lịch sử kiến tạo biến đổi địa chất, hệ thống sông ngòi ao hồ rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, khu hệ cá đa dạng và phong phú, các loài cá ở KVNC chủ yếu có nguồn gốc từ phân vùng Bắc Việt Nam – Hoa Nam. Lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có vị trí địa lý đặc biệt, là hệ thống sông nằm trên lãnh thổ Việt Nam nhƣng kết thúc sông lại chảy sang lãnh thổ Trung Quốc, không đổ trực tiếp ra biển Đông nhƣ những hệ thống sông khác ở nƣớc ta. Địa hình lƣu vực sông chảy qua đồi núi chiếm phần lớn, cách xa cửa sông đổ ra biển, không bị mặn hóa của nƣớc biển xâm nhập, thành phần loài cá ở đây phần lớn đều là cá nƣớc ngọt điển hình. Một số nhận xét về phân bố địa lý và đặc điểm địa động vật KVNC

Yếu tố đặc hữu: Tính đặc hữu trong thành phần loài đã đƣợc xác định tại khu hệ cá khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 12 loài đặc hữu cho khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng bao gồm: Opsariichthys duchuunguyeni, Pseudohemiculter pacboensis, Sarcocheilichthys caobangensis, Pseudogobio banggiangensis, Vietnamia rentua, Discogobio caobangi, Discogobio pacboensis, Vanmanenia caobangensis, Hemibagrus dongbacensis, Cranoglanis caolangensis, Silurus langsonensis và Silurus caobangensis.

Loại trừ 11 loài cá nhập nội (ngoại lai); 6 loài cá có nguồn gốc từ biển; 10 taxon chƣa xác định đƣợc tên loài, thì khu hệ cá sông Bằng Giang - Kỳ Cùng có các nhóm loài có nguồn gốc khác nhau, thuộc hai phân vùng địa động vật: phân vùng 93 Bắc Việt Nam - Hoa Nam và phân vùng Ấn Độ - Mã lai, đƣợc trình bày ở Bảng 3. 14 và Hình 3. 29 (Phụ lục 8) dƣới đây. Bảng 3. 14. Nguồn gốc địa động vật khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng Nguồn gốc địa động vật Phân bố Bắc Việt Nam- Ấn Độ- Loài rộng Hoa Nam Mã Lai đặc hữu Số loài 11 145 7 12 Tỷ lệ % 6,3 82,9 4,0 6,9

Hình 3. 29. Nguồn gốc địa động vật của các loài cá tại khu vực nghiên cứu

Qua Bảng 3. 14 và Hình 3. 29 cho thấy tỷ lệ giữa nhóm loài có nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam cao hơn rất nhiều so với nhóm loài có nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai. Nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam có 145 loài, chiếm 82,9%; nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai có số loài rất ít với 7 loài, chiếm 4,0%. Nhƣ vậy, khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam chiếm ƣu thế so với nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai, điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu, nằm hoàn toàn trong phân vùng địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Bắc Việt Nam – Hoa Nam. Khi nghiên cứu đặc điểm địa lý phân bố cá nƣớc ngọt nƣớc ta, các tác giả: Taki (1975); Mai Đình Yên (1971, 1990); Nguyễn Văn Hảo (1971, 1993); Nguyễn Thái Tự (1983); Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) đã đƣợc tổng hợp trong 94 sách Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam (Bộ Thủy sản, 1996) [2]. Các tác giả đều cho rằng khu hệ cá nƣớc ngọt nƣớc ta xếp vào vùng Đông Phƣơng với 2 phân vùng. Phân vùng Bắc Việt Nam - Hoa Nam: gồm các loài cá phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Các loài cá ở phân vùng này có chung nguồn gốc với các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Phân vùng này đƣợc các tác giả thống nhất chia thành 5 khu: Cao Lạng, Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ [9]. Phân vùng Ấn Độ - Mã Lai: gồm các loài phân bố ở các tỉnh phía Nam. Các loài cá ở phân vùng này có chung nguồn gốc với các loài cá ở Nam Lào, Thái Lan, Campuchia (các loài cá phân bố thuộc lƣu vực sông Mê Công) và một số nƣớc Đông Nam Á khác. Phân vùng này gồm có 4 khu: Tây Nguyên, hạ lƣu sông Mê Công, đồng bằng Nam Bộ và đảo Phú Quốc. Ngoài ra còn có 2 vùng có tính chất chuyển tiếp giữa 2 phân vùng: Khu hệ cá Nam Trung Bộ do Nguyễn Hữu Dực (1995) đề xuất, khu này có thành phần loài cá mang yếu tố Bắc giảm dần và yếu tố Nam tăng dần từ Bắc xuống Nam [71]. Khu hệ cá Điện Biên Phủ do Nguyễn Văn Hảo (1998) đề xuất [9]. Nhƣ vậy theo quan điểm của các tác giả nêu trên thì Việt Nam có 11 khu phân bố cá nƣớc ngọt. Khu hệ cá Cao Lạng là một trong 11 khu phân bố địa lý về cá nƣớc ngọt Việt Nam. Nghiên cứu các khu địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) đã gộp khu Phú Quốc với đồng bằng Nam Bộ thành 1 khu (Hình 3. 30), theo hai tác giả này thì khu hệ cá Việt Nam có 10 khu phân bố, trong đó khu hệ cá Cao Lạng là 1 khu phân bố trên tổng số 10 khu phân bố cá nƣớc ngọt nƣớc ta. Nhận xét chung: tuy có hai quan điểm về sự phân chia khu phân bố địa lý cá nƣớc ngọt Việt Nam, khu Cao Lạng vẫn đƣợc chọn là khu phân bố cá nƣớc ngọt riêng biệt thuộc phân vùng Bắc Việt Nam – Hoa Nam là hoàn toàn hợp lý, và nó khác biệt với các khu lân cận là các khu: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. bởi các lý do sau:

95

Hình 3. 30. Các khu phân bố địa lý cá nƣớc ngọt Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001) 1. Về vị trí địa lý, dòng chảy của lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng khác với các lƣu vực sông khác ở nƣớc ta nhƣ: nằm ở địa phận Việt Nam nhƣng chảy sang địa phận Trung Quốc, không đổ trực tiếp vào biển Đông nhƣ những con sông khác, cách xa cửa sông, không bị mặn hóa, thành phần loài chủ yếu là các loài 96 cá nƣớc ngọt điển hình, bộ cá Chép chiếm ƣu thế về số lƣợng loài trong khu hệ cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng (xem danh lục thành phần loài, Bảng 3. 1). 2. Các giống, loài cá đặc trƣng cho khu hệ Cao Lạng cũng là các loài đặc trƣng cho lƣu vực sông Kỳ Cùng và Bằng Giang. Các giống đặc trƣng cho khu hệ cá Cao Lạng là: Pseudohemiculter, Hemiculter, Pseudogobio, Sarcocheilichthys, Abbottina, Acheilognathus, Luciocyprinus, Discogobio và Vietnamia, với các loài đặc trƣng nhƣ: cá Dầu sông Pác Pó (Pseudohemiculter pacboensis), cá Dầu sông thân mỏng (Pseudohemiculter dispar), cá Đục đanh chấm đại (Pseudogobio guilinensis), cá Đục đanh sọc (Pseudogobio banggiangensis), cá Nhỏ chảo (Sarcocheilichthys parvus), (Sarcocheilichthys kiangsiensis),… Khu hệ cá Cao Lạng có 12 loài mới chỉ bắt gặp phân bố ở khu vực nghiên cứu mà chƣa ghi nhận đƣợc các khu hệ cá khác (Bảng 3. 15). Bảng 3. 15. Các loài mới chỉ ghi nhận ở khu vực nghiên cứu TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Opsariichthys duchuunguyeni Cá Cháo 2 Pseudohemiculter pacboensis Cá Dầu sông pác pó 3 Sarcocheilichthys caobangensis Cá Nhọ chảo cao bằng 4 Pseudogobio banggiangensis Cá Đục đanh sọc 5 Vietnamia rentua Cá Rèm tua 6 Discogobio caobangi Cá Bám sừng cao bằng 7 Discogobio pacboensis Cá Bám sừng pác pó 8 Vanmanenia caobangensis Cá Vây bằng cao bằng 9 Hemibagrus dongbacensis Cá Lăng đen chấm 10 Cranoglanis caolangensis Cá Ngạnh cao 11 Silurus langsonensis Cá Nheo lạng sơn 12 Silurus caobangensis Cá Nheo vàng Ngoài ra khu hệ cá còn có 5 loài đặc trƣng cho cá nƣớc ngọt ở phía Nam Trung Quốc mà chỉ bắt gặp ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng là: loài cá Chép gốc (Procypris mera), cá Bám sừng (Discogobio tetrabarbatus), loài cá Anh (Rectoris longibarbus), loài cá Chát mala (Acrossocheilus malacopterus), giống cá Miệng cuộn có loài Ptychidio jordani.

3.6. Các loài cá kinh tế thuộc lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Khi tiến hành nghiên cứu nguồn lợi cá tự nhiên khu hệ cá thuộc hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn thấy rằng: 97 Cá kinh tế theo quan niệm truyền thống là những loài vừa có sản lƣợng cao vừa có chất lƣợng tốt đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống, trƣớc hết dùng làm thức ăn, làm cảnh. Trong thực tế một số loài trƣớc đây có giá trị kinh tế song hiện tại đã mất đi hoặc còn tồn tại nhƣng sản lƣợng rất thấp, trở thành loài quý, hiếm. Ngƣợc lại, có loài trƣớc đây, ít đƣợc khai thác nhƣng hiện nay trở thành những loài rất có giá trị, hoặc những loài mới đƣợc di nhập tạo nên sản lƣợng khai thác cao trở nên quen thuộc trong đời sống của ngƣời dân trong vùng. Nhiều loài sống trong điều kiện tự nhiên, nhiều loài đƣợc tuyển chọn thành những loài cá nuôi quan trọng trong cá ao, hồ, đồng ruộng, sông suối hay những loài cá cảnh có giá trị về mặt thẩm mỹ cao, đƣợc sử dụng trong nƣớc hay xuất khẩu. Nhiều loài còn đƣợc sử dụng trong y học nhƣ một biện pháp sinh học chống lại các mầm gây bệnh (nhƣ cá diệt bọ gậy).

3.6.1. Giá trị kinh tế Qua điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc có 34 loài cá có giá trị kinh tế (Bảng 3. 16), trong tổng số 124 loài đã thu đƣợc mẫu. Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lƣợng loài nhiều nhất với 22 loài chiếm tỷ lệ 65%. Bộ cá Nheo (Siluriformes) có 6 loài chiếm tỷ lệ 17%, bộ cá Vƣợc (Perciformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes) và bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) có số lƣợng loài ít nhƣng cũng đóng góp phần quan trọng vào sản lƣợng khai thác và nuôi trồng trên địa bàn nghiên cứu (Hình 3. 31). Bảng 3. 16. Thành phần loài cá kinh tế lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Trọng lƣợng khai thác kg I CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP (1) CYPRINIDAE HỌ CÁ CHÉP 1 Ctenopharyngodon idella Cá Trắm cỏ 0,5 - 2,5 2 Hemiculter leucisculus Cá Mƣơng xanh 0,03 - 0,1 3 Hypophthalmichthys molitrix Cá Mè trắng trung quốc 0,3 - 1,5 4 Hypophthalmichthys nobilis Cá Mè hoa 0,5 - 2,0 5 Hemibarbus medius Cá Đục ngộ 0,05 - 0,2 6 Hemibarbus umbrifer Cá Đục ó lạng sơn 0,1 - 0,3 7 Squalidus argentatus Cá Đục trắng mỏng 0,05 - 0,1 8 Squalidus atromaculatus Cá Đục tráng dài 0,05 - 0,1 9 Microphysogobio labeoides Cá Đục đanh chấm râu 0,02 - 0,08 10 Spinibarbus denticulatus Cá Bỗng 0,5 - 1,5 98

11 Acrossocheilus iridescens Cá Chát hoa 0,3 - 0,5 12 Onychostoma gerlachi Cá Sỉnh gai nhỏ 0,1 - 0,3 13 Onychostoma lepturus Cá Phao 0,1 - 0,3 14 Onychostoma laticeps Cá Sỉnh gai 0,1 - 0,3 15 Semilabeo notabilis Cá Anh vũ 0,1 - 0,3 16 Rectoris mutabilis Cá Vũ 0,05 - 0,2 17 Labeo rohita Cá Rôhu 0,1 - 1,0 18 Cirrhinus mrigala Cá Mrigan 0,5 - 1,0 19 Osteochilus salsburyi Cá Dầm đất 0,1 - 0,3 20 Carassius auratus Cá Diếc 0,05 - 0,1 21 Cyprinus carpio Cá Chép 0,5 - 2,0 (2) COBITIDAE HỌ CÁ CHẠCH 22 Misgurnus anguillicaudatus Cá Chạch bùn 0,05 - 0,1 II CHARACIFORMES BỘ CÁ HỒNG NHUNG (3) CHARACIDAE HỌ CÁ HỒNG NHUNG 23 Piaractus brachypomus Cá Chim trắng 0,7 - 1,5 III SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO (4) BAGRIDAE HỌ CÁ LĂNG 24 Hemibagrus pluriradiatus Cá Lƣờng 0,1 - 0,3 25 Hemibagrus guttatus Cá Lăng chấm 0,1 - 0,5 (5) SILURIDAE HỌ CÁ NHEO 26 Silurus asotus Cá Nheo 0,1 - 1,5 27 Silurus meridionalis Cá Nheo 0,1 - 1,2 28 Pterocryptis cochinchinensis Cá Thèo 0,1 - 1,0 (6) CLARIIDAE HỌ CÁ TRÊ 29 Clarias gariepinus Cá Trê phi 0,1 - 1,5 IV SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LIỀN (7) MASTACEMBELIDAE HỌ CÁ CHẠCH SÔNG 30 Mastacembelus armatus Cá Chạch sông 0,05 - 0,3 (8) SYNBRANCHIDAE HỌ LƢƠN 31 Monopterus albus Lƣơn 0,05 - 0,2 V PERCIFORMES BỘ CÁ VƢỢC (9) PERCICHTHYIDAE HỌ CÁ RÔ MO 32 Coreoperca whiteheadi Cá Rô mó 0,05 - 0,15 (10) CICHLIDAE HỌ CÁ RÔ PHI 33 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn 0,1 - 1,0 (11) CHANNIDAE HỌ CÁ QUẢ 34 Channa maculata Cá Chuối hoa 0,1 - 1,5

99

Hình 3. 31. Tỷ lệ % các loài cá kinh tế theo bộ tại khu vực nghiên cứu

Các loài cá nƣớc ngọt đƣợc nghiên cứu và giới thiệu ở đây gồm các loài cá nƣớc ngọt chính thức có nghĩa là chúng sống ở nƣớc ngọt trong suốt đời sống của chúng, điều này thấy rằng sông Bằng Giang – Kỳ Cùng là một trong những thƣợng nguồn, nhánh nhỏ thuộc sông Châu Giang (Pear river - Trung Quốc), các loài cá sống ở khu vực này thƣờng có kích thƣớc nhỏ, các loài có kích thƣớc lớn chủ yếu là các loài cá nuôi. Vì vậy, thành phần loài cá ít có giá trị kinh tế chiếm ƣu thế (90 loài, chiếm 73% tổng số loài nghiên cứu) so với loài có giá trị kinh tế (34 loài, chiếm 27%) (Hình 3. 32).

Hình 3. 32. Tỷ lệ các loài có giá trị kinh tế và các loài ít có giá trị kinh tế 100 3.6.2. Giá trị về mặt bảo tồn Kết quả điều tra, định loại, phân tích xác định khu vực nghiên cứu có thành phần loài rất phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng về mặt khoa học. Cung cấp danh sách gồm 202 loài cá thuộc 99 giống, 24 họ, 8 bộ (Bảng 3. 1). Đây là danh sách thành phần loài cá đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay ở KVNC. Trong đó có 10 đơn vị phân loại chƣa xác định đƣợc tên loài, 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 15 loài trong Danh Lục Đỏ IUCN (2017), 9 loài trong danh sách theo Quyết định 82 của Bộ NN & PTNT, 28 loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam. Đó là những thông tin quan trọng; là cơ sở dữ liệu góp phần vào xây dựng kế hoạch bảo tồn, bảo vệ các loài cá quý hiếm và phát triển nuôi các loài cá quý, hiếm, các loài có giá trị kinh tế ở địa phƣơng. Kết hợp danh sách loài theo SĐVN và QĐ 82 của BNN & PTNT thì tổng số loài cần đƣợc bảo tồn, bảo vệ là 11 loài. Trong tổng số 11 loài cần đƣợc bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, thì có 3 loài cá không thu đƣợc mẫu là: cá Măng đậm (Elopichthys bambusa), cá Măng giả (Luciocyprinus langsoni) và loài cá Chép gốc (Procypris mera), các loài này đƣợc xác định qua tổng hợp tài liệu từ các công trình công bố trƣớc đây. Thực trạng các loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Quyết định 82 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở lƣu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng cụ thể từng loài đƣợc trình bày nhƣ sau: Loài cá Măng đậm (Elopichthys bambusa) trong sách Đỏ Việt Nam (SĐVN) và Quyết Định 82 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (QĐ 82 - BNN&PTNT) ghi nhận ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), trong nghiên cứu hiện tại loài cá này không thu đƣợc mẫu, đƣợc xác định có phân bố ở khu vực Nghiên cứu (KVNC) thông qua nghiên cứu của Mai Đình Yên (1978) [4], Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [9], và Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn (2005) [97]. Loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis) trong SĐVN và QĐ 82 - BNN&PTNT đều ghi tên ở mức độ bảo tồn sẽ nguy cấp (VU). Trong các công trình công bố trƣớc đây của Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn [97], có ghi nhận phân bố tại KVNC, và nghiên cứu hiện tại đã thu đƣợc 5 mẫu (Hình 3. 33). 101

Hình 3. 33. Loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis)

Loài cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli) (Hình 3. 34a) không đƣợc ghi trong SĐVN mà chỉ đƣợc đánh giá bởi QĐ 82 - BNN&PTNT ở mức độ sẽ nguy cấp (VU). Trƣớc đây loài cá này không đƣợc ghi nhận trong các công trình nghiên cứu ở KVNC, trong nghiên cứu hiện tại đã bắt gặp lại và thu đƣợc 2 mẫu, chỉ bắt gặp tại lƣu vực sông Bằng Giang tỉnh Cao Bằng. Trong tập 1 ―Cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [9], thì loài cá Chày đất là tên đồng vật của loài Spinibarbus hollandi (Hình 3. 34b), tuy nhiên theo Yue Peiqi et al (2000) [90] Zhang Chun Guang (2005) [91], và Fishbase (2017) [86], các tác giả khẳng định loài cá Spinibarbus caldwelli và Spinibarbus hollandi là hai loài hoàn toàn khác nhau. Hiện trạng ở KVNC đã xác định đƣợc loài Chày đất có phân bố tại khu vực nghiên cứu, với chỉ có 2 mẫu, cùng địa điểm phân bố hẹp.

a. Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) 102

b. Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 Hình 3. 34. Hình ảnh hai loài cá Chày đất tại khu vực nghiên cứu

Loài cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) trong SĐVN không đƣợc đánh giá, nhƣng theo QĐ 82 - BNN&PTNT loài cá Sỉnh gai ghi nhận mức độ sẽ nguy cấp (VU). Các công trình nghiên cứu trƣớc đây tại khu vực nghiên cứu có ghi nhận bởi Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn [97] (Hình 3. 35).

Hình 3. 35. Loài cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps)

Loài cá Măng giả (Luciocyprinus langsoni) đƣợc ghi nhận trong SĐVN ở mức độ rất nguy cấp (CR), còn theo đánh giá của IUCN thì loài Măng giả ghi nhận ở mức độ sẽ nguy cấp (VU). Bằng phƣơng pháp hồi cứu trƣớc đây thì tại khu vực nghiên cứu có ghi nhận phân bố của loài này và đƣợc mô tả lần đầu tiên tại sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn bởi Vaillant (1904) và đƣợc Mai Đình Yên mô tả lại vào năm 1978 [4] và Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [97]. Từ đó đến nay không có công trình nghiên cứu và công bố về loài cá Măng giả, theo phỏng vấn ngƣời dân thì loài cá này hiện nay không thấy trong tự nhiên ở tỉnh Lạng Sơn. Theo kết quả tổng hợp tài liệu thì loài cá Măng giả đƣợc ghi nhận tại Quảng Tây (Trung Quốc) [91]. 103 Loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) loài cá này đƣợc ghi tên trong SĐVN và QĐ 82 - BNN&PTNT mức độ sẽ nguy cấp (VU). Tại khu hệ nghiên cứu loài cá Anh vũ đƣợc ghi nhận bởi Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn [97]. Nghiên cứu hiện tại đã xác định đƣợc loài cá Anh vũ có mặt tại khu vực nghiên cứu, có 23 mẫu đã đƣợc thu thập. Ở khu vực Bắc Việt Nam loài cá Anh vũ còn đƣợc ghi nhận có tại lƣu vực sông Đà (Nguyễn Thị Hoa, 2012). Tại khu hệ nghiên cứu loài cá Anh vũ có sản lƣợng nhiều, trọng lƣợng cá thể bắt gặp từ 0,1kg – 0,3kg, giá trị thị trƣờng mỗi 1 kg cá có giá giao động từ 170 - 250 ngàn đồng tùy vào kích thƣớc cỡ lớn hay bé, đƣợc xem là loài có giá trị kinh tế đối với địa phƣơng nơi nghiên cứu. Tuy nhiên loài cá này cũng đƣợc ngƣời dân khai thác nhiều và thƣờng xuyên, chịu áp lực khai thác cao (Hình 3. 36).

Hình 3. 36. Loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) Loài cá Chép gốc (Procypris mera) trong SĐVN ghi tên ở mức độ tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW). Ở khu hệ nghiên cứu cá Chép gốc đƣợc ghi nhận bởi Mai Đình Yên [4], và đƣợc mô tả lại trong công trình ―cá nƣớc ngọt Việt Nam‖ tập 1, trang 584 [97], sau hai công trình trên không có thêm công trình nghiên cứu nào khác công bố về cá Chép gốc. Theo SĐVN (2007) [98] cá Chép gốc chỉ phân bố ở sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn. Trên thế giới loài cá Chép gốc là loài đặc hữu, phân bố ở sông Tây Giang (Trung Quốc). Số cá thể trƣởng thành sụt giảm nghiêm trọng tới 80% [98]. Trong thực tế không gặp lại trong các vực nƣớc tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn. Theo nhân dân tỉnh Lạng Sơn loài cá Chép gốc đã mất khoảng 30 năm 104 nay, do hai nguyên nhân: thứ nhất do đánh bắt quá mức làm thực phẩm, thứ hai do môi trƣờng sống bị ô nhiễm, nguồn nƣớc thải từ mỏ Na Dƣơng xã ra sông Kỳ Cùng. Loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) (Hình 3. 37) trong SĐVN và QĐ 82 – BNN& PTNT thì loài cá này đƣợc ghi nhận ở mức độ bảo tồn (VU) – sẽ nguy cấp. Loài cá Lăng chấm không chỉ đƣợc ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, mà còn đƣợc ghi nhận ở các hệ thống sông khác thuộc Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc.

Hình 3. 37. Loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) Tại khu vực nghiên cứu loài cá Lăng chấm đƣợc ghi nhận bởi Nguyễn Văn Hảo [18], Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn (2005) [97], trên sông Zuo thuộc tỉnh Quảng Tây ghi nhận đƣợc cá Lăng chấm có phân bố (Zhang Chun Guang, 2005) [91]; ở Bắc Việt Nam loài cá Lăng chấm còn đƣợc ghi nhận tại lƣu vực sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Ở khu vực nghiên cứu đã thu đƣợc 9 mẫu. Hiện trạng nguồn lợi cá đang bị suy giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên, chất lƣợng thịt cá thơm ngon, thịt cá trắng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích làm thực phẩm, chính vì vậy, cá Lăng chấm đang bị đánh bắt quá mức. Cần nghiên cứu chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo, sản xuất cá giống để bảo tồn cá Lăng chấm ở hai tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng và phát triển nuôi trồng thủy sản.

Loài cá Huốt (Hemibagrus vietnamicus) đƣợc ghi nhận trong SĐVN và QĐ 82 – BNN & PTNT ở mức độ (EN) nguy cấp. Trƣớc nghiên cứu này tại khu hệ nghiên cứu, loài cá Huốt đƣợc công bố bởi Nguyễn Kiêm Sơn [72]. Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi xác định đƣợc tại khu vực nghiên cứu có phân bố ở lƣu vực sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn, và thu đƣợc 3 mẫu vật. 105 Loài cá Chiên (Bagarius rutilus) đƣợc ghi trong SĐVN và QĐ 82 của BNN & PTNT ở mức độ sẽ nguy cấp (VU). Ở khu vực nghiên cứu có các công trình công bố về cá Chiên của Nguyễn Văn Hảo (2005); Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn (2005). Cá Chiên bắt gặp phân bố tại huyện Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng, huyện Tràng Định của tỉnh Lạng Sơn, hiện nay cá Chiên đang bị khai thác mạnh, số lƣợng cá thể trong tự nhiên ít nên khó bắt gặp, tại khu vực nghiên cứu đã thu đƣợc 1 mẫu (Hình 3. 38).

Hình 3. 38. Loài cá Chiên (Bagarius rutilus)

Loài cá Chuối hoa (Channa maculata) (Hình 3. 39) đƣợc ghi trong SĐVN và QĐ 82 –BNN&PTNT ở mức độ nguy cấp (EN). Tại khu vực nghiên cứu cá Chuối hoa bắt gặp rất nhiều ngoài tự nhiên, là loài cá kinh tế tại địa phƣơng. Cá Chuối hoa không chỉ khai thác đƣợc ở ngoài tự nhiên mà còn đƣợc nuôi thƣơng phẩm.

Hình 3. 39. Loài cá Chuối hoa (Channa maculata) 106 3.6.3. Giá trị làm thuốc Cá có giá trị dinh dƣỡng cao, là nguồn cung cấp chất khoáng quan trọng, chứa nhiều nguyên tố vi lƣợng Cu, Zn, Fe, nhiều axit amin tốt cho sức khỏe con ngƣời. Theo Võ Văn Chi, khi sử dụng nguồn thực phẩm cá có thể chữa đƣợc một số bệnh. Trong tổng số 202 loài cá ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, đã thống kê đƣợc 15 loài cá (chiếm 7,4%) làm thuốc, công dụng của nó thể hiện qua Bảng 3. 17. Bảng 3. 17. Công dụng làm thuốc của các loài cá TT Tên Việt Nam Tên khoa học Công dụng chữa bệnh

Cƣớp khí thấp tê, mật cá trị tắc 1 Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus họng, mắt mờ, đau mắt

Trị ho lao, đau đầu, sốt rét, ăn uống 2 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus không tiêu, mật cá trị đau tắc họng

3 Cá Mƣơng Hemiculter leucisculus Trị hàn tả

Hypophthalmichthys Trị tỳ vị hƣ nhƣợc, nạp thiểu vô 4 Cá Mè trắng harmandi lực, bệnh lỵ, đái ra máu, lở loét

Chữa bệnh nhức đầu, ngƣời già bị 5 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis đàm suyễn.

Trị tỳ vị hƣ nhƣợc, nạp thiểu vô 6 Cá Diếc Carassius auratus lực, bệnh lỵ, đái ra máu, lở loét

Trị ho, sữa không thông, chữa 7 Cá Chép Cyprinus carpio ngƣời tai điếc.....

Misgurnus Trị tiêu khát, liệt dƣơng, viêm gan 8 Cá Chạch bùn anguillicaudatus truyền nhiễm, bệnh trĩ và ghẻ lở.

Micronemacheilus Có tác dụng bổ thận, thiêm tinh, 9 Cá Chạch suối pulcher dƣỡng âm, chỉ khái

Chứng lao lâu ngày, lở loét dầm dề, 10 Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco đái vặt

Trị hƣ tổn bất túc ít sữa, tiểu tiện 11 Cá Nheo Silurus asotus bất lợi 107

12 Cá Thèo Pterocryptis cochinchinensis trị chứng miệng mắt méo xệch.

Trị lƣng gối đau mỏi, bổ cho sức 13 Cá Trê đen Clarias fuscus khỏe

Dùng thịt cá đuôi cờ giã đắp trị mí mắt sƣng lở, hoặc giã với lá cỏ 14 Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis xƣớc, lá thông non, nõn cây chuối, đắp làm thuốc rút gai. dằm.

Trị thủy thũng, thấp tê, cƣớc khí, trĩ 15 Cá Quả Channa striata sang, ghẻ lở

Theo Võ Văn Chi (Từ điển động vật & Khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam) [101].

3.6.4. Các loài cá làm cảnh Dựa vào các tài liệu của Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); Mai Đinh Yên (1978), nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996), các loài cá cảnh ở khu vực nghiên cứu đƣợc chỉ dẫn ở Bảng 3. 18. Trong tự nhiên có nhiều loài cá có màu sắc đẹp. Vì vậy ngƣời dân có nhu cầu chơi cá cảnh thu mua về nuôi trong các hộ gia đình, và thị hiếu của trẻ em. Tổng số các loài cá làm cảnh biết đƣợc tại KVNC gồm 47 loài thuộc 27 giống 14 họ và 5 bộ. Bộ cá chép (Cypriniformes) có số loài đa dạng nhất 31 loài chiếm 65,9%. Tiếp theo là bộ cá vƣợc (Perciformes) 10 loài chiếm 21,2%. Bộ cá bạc đầu (Cyprinodontiformes) 3 loài chiếm 6,3%. Bộ cá mang liền (Synbranchiformes) có 2 loài chiếm 4,3% và bộ cá nhái (Beloniformes) 1 loài chiếm 2,1%. Trong số 47 loài cá ghi trong danh sách có 43 loài có nguồn gốc ở địa phƣơng (ở Việt Nam) và 4 loài có nguồn gốc nhập nội. Trong số 43 loài có nguồn gốc địa phƣơng thì có 31 loài có nguồn gốc Bắc Việt Nam, 4 loài nguồn gốc Nam Việt Nam và 8 loài phân bố rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhóm cá nhập nôi làm cảnh có 2 nguồn gốc khác nhau: 2 loài có nguồn gốc châu Mỹ và 2 loài có nguồn gốc châu phi. Bảng 3. 18. Danh sách các loài cá nƣớc ngọt dùng làm cảnh TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn gốc I Cypriniformes Bộ cá Chép (1) Cyprinidae Họ cá Chép 108

1 Opsariichthys bidens Cá Cháo thƣờng Bắc Việt Nam 2 Opsariichthys duchuunguyeni Cá Cháo Bắc Việt Nam 3 Opsarius pulchellus Cá Xảm Bắc Việt Nam 4 Nicholsicypris normalis Cá Dầm suối thƣờng Bắc Việt Nam 5 Zacco platypus Cá Chàm Bắc Việt Nam 6 Rasbora steineri Cá Mại bạc Nam Việt Nam 7 Rasbora aurotaenia Cá Lòng tong thấp Nam Việt Nam 8 Rasbora trilineata Cá Lòng tong mại Nam Việt Nam 9 Sarcocheilichthys parvus Cá Nhọ chảo Bắc Việt Nam 10 Sarcocheilichthys kiangsiensis Cá Nhọ chảo kiang Bắc Việt Nam 11 Sarcocheilichthys nigripinnis Cá Nhọ chảo vây đen Bắc Việt Nam 12 Sarcocheilichthys caobangensis Cá Nhọ chảo cao bằng Bắc Việt Nam 13 Abbottina binhi Cá Đục đanh hoa Bắc Việt Nam 14 Acheilognathus imfasciodorsalis Cá Thè be vây chấm Bắc Việt Nam 15 Acheilognathus fasciodorsalis Cá Thè be vây sọc Bắc Việt Nam 16 Acheilognathus tonkinensis Cá Thè be thƣờng Bắc Việt Nam 17 Acheilognathus macropterus Cá Thè be vây dài Bắc Việt Nam 18 Acheilognathus lamensis Cá Thè be sông lam Bắc Việt Nam 19 Acheilognathus meridianus Cá Thè be nhánh Bắc Việt Nam 20 Rhodeus ocellatus Cá Bƣớm chấm Bắc Việt Nam 21 Rhodeus spinalis Cá Bƣớm gai Bắc Việt Nam 22 Rhodeus elongatus Cá Bƣớm dài Bắc Việt Nam 23 Barbodes semifasciolatus Cá Đong đong Bắc Việt Nam 24 Cyprinus carpio Cá Chép Việt Nam (2) Cobitidae Họ cá Chạch 25 Leptobotia elongata Cá Chạch cát đóm Bắc Việt Nam 26 Cobitis taenia Cá Chạch hoa Bắc Việt Nam 27 Cobitis sinensis Cá Chạch hoa trung quốc Bắc Việt Nam 28 Sinibotia pulchra Cá Chạch mình sọc Bắc Việt Nam (3) Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng 29 Sinogastromyzon rugocauda Cá Bám đá Bắc Việt Nam 30 Sinogastromyzon cf puliensis Cá Bám đá cao bằng Bắc Việt Nam (4) Nemacheilidae Họ cá Chạch cật 31 Traccatichthys pulcher Cá Chạch cật Bắc Việt Nam II Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu (5) Aplocheilidae Họ cá Bạc đầu 32 Aplocheilus panchax Cá bạc đầu Việt Nam (6) Poeciliidae Họ cá Ăn muỗi 33 Gambusia affinis Cá Ăn muỗi Nhập từ châu Mỹ 34 Poecilia reticulata Cá Bảy màu Nhập từ châu Mỹ III Beloniformes Bộ cá Nhái (7) Adrianichthyidae Họ cá Sóc 109

35 Oryzias latipes Cá Sóc Việt Nam IV Synbranchiformes Bộ cá Mang liền (8) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 36 Mastacembelus armatus Cá Chạch sông Nam Việt Nam 37 Mastacembelus aculeatus Cá Chạch gai Bắc Việt Nam V Perciformes Bộ cá Vƣợc (9) Percichthyidae Họ cá Rô mo 38 Siniperca scherzeri Cá Rô mo ser chê Bắc Việt Nam 39 Coreoperca whiteheadi Cá Rô mo đầu trắng Bắc Việt Nam (10) Cichlidae Họ cá Rô phi 40 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn Nhập từ châu Phi 41 Oreochromis mossambicus Cá Rô phi đen Nhập từ châu Phi (11) Gobiidae Họ cá Bống trắng 42 Glossogobius giuris Cá Bống cát Việt Nam (12) Anabantidae Họ cá Rô đồng 43 Anabas testudineus Cá Rô đồng Việt Nam (13) Osphronemidae Họ cá Sặc 44 Macropodus opercularis Cá Đuôi cờ Việt Nam (14) Channidae Họ cá quả 45 Channa maculata Cá Chuối hoa Bắc Việt Nam 46 Channa gachua Cá Chuối suối Việt Nam 47 Channa striata Cá Lóc Việt Nam

3.6.5. Các loài cá ăn muỗi có tác dụng phòng bệnh Theo nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996), một số loài cá cảnh, cá nuôi và cá sống tự nhiên trong các vực nƣớc, có đặc tính là ăn ấu trùng của muỗi làm giảm muỗi trƣởng thành. Do đó cá đã đƣợc dùng vào việc diệt ấu trùng muỗi chống bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết hiện nay. Việc dùng cá để đẩy lùi, tiến tới xóa hẳn bệnh sốt xuất huyết rất nguy hại cho con ngƣời đã có kết quả nhiều nƣớc trên thế giới. Đây là biện pháp sinh học có nhiều ƣu điểm: Không gây ra ô nhiễm môi trƣờng, giá thành rẻ. Vừa nuôi làm cảnh, diệt muỗi hoặc có thể nuôi cá thịt dùng làm thực phẩm. Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 13 loài cá, chủ yếu là các loài cá ăn tạp thuộc nhóm cá đồng. Nhóm cá này có thể nuôi đƣợc trong ao, ruộng hoặc nuôi trong bể kính làm cá cảnh. Về mặt nguồn gốc nhóm cá có tác dụng phòng bệnh có hai nguồn gốc, một nhóm có nguồn gốc trong nƣớc: cá chép, cá diếc, cá trê, cá bạc đầu, cá sóc, cá rô 110 đồng và cá đuôi cờ; nhóm cá có nguồn gốc nhập nội vào nƣớc ta nhƣ: cá bảy màu, cá ăn muỗi, cá trê phi và cá rô phi (Bảng 3. 19). Tại khu vực nghiên cứu là hai tỉnh miền núi điều kiện phòng chống các bệnh do muỗi gây ra: sốt rét, sốt xuất huyết là rất hạn chế. Vì vậy, cần khuyến cáo đến với ngƣời dân về việc sử dụng tốt các loài cá này nuôi trong đồng ruộng, ao, các vùng nƣớc và các bể nhỏ trong gia đình, để tiêu diệt muỗi góp phần vào việc phòng chống các bệnh do muỗi gây ra và làm sạch môi trƣờng. Bảng 3. 19. Các loài cá ăn ấu trùng muỗi góp phần chống bệnh tật tại KVNC TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Carassius auratus Cá Diếc mắt đỏ 2 Cyprinus carpio Cá Chép 3 Clarias fuscus Cá Trê 4 Clarias gariepinus Cá Trê phi 5 Aplocheilus panchax Cá Bạc đầu 6 Gambusia affinis Cá Ăn muỗi 7 Poecilia reticulata Cá Bảy màu 8 Oryzias latipes Cá Sóc 9 Oryzias sinensis Cá Sóc 10 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn 11 Oreochromis mossambicus Cá Rô phi đen 12 Anabas testudineus Cá Rô đồng 13 Macropodus opercularis Cá Đuôi cờ

3.6.6. Các loài cá tự nhiên và các loài cá nuôi có tác dụng diệt sâu bệnh cho lúa tại KVNC Dựa vào đặc tính sinh học và kết quả sử dụng các giống cá nuôi trong đồng ruộng, chúng tôi đã xác định đƣợc tại KVNC có 10 loài cá tự nhiên và cá nuôi có tác dụng diệt sâu bệnh cho lúa (Bảng 3. 20). Gần đây nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang định hƣớng áp dụng các biện pháp sinh học thay cho dùng thuốc hóa học để diệt sâu bệnh. Tại KVNC cần sử dụng các loài cá Chép, cá Rô phi, cá Trắm đen, cá Trê nuôi trong ruộng lúa để chúng có thể ăn các loại sâu hại lúa, phòng bệnh cho lúa, hoặc có thể sử dụng cá Trắm đen, cá Chép, cá Rô phi, Trê phi để chúng ăn ốc bƣơu vàng làm cho năng suất lúa cao hơn. Bảng 3. 20. Các loài cá tự nhiên và cá nuôi ở đồng ruộng có tác dụng chống sâu bệnh cho lúa TT Tên khoa học Tên Việt Nam 111

1 Mylopharyngodon piceus Cá Trắm đen 2 Ctenopharyngodon idella Cá Trắm cỏ 3 Squaliobarbus curriculus Cá Chày mắt đỏ 4 Carassius auratus Cá Diếc mắt đỏ 5 Cyprinus carpio Cá Chép 6 Clarias fuscus Cá Trê 7 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn 8 Oreochromis mossambicus Cá Rô phi đen 9 Anabas testudineus Cá Rô đồng 10 Macropodus opercularis Cá Đuôi cờ

3.7. Tình hình khai thác của ngƣ dân, ngƣ cụ khai thác Từ kết quả điều tra và đánh bắt trực tiếp đánh bắt cùng ngƣời dân, chúng tôi đã thống kê các loại ngƣ cụ khai thác thủy sản trên lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng bao gồm: Lƣới cƣớc, chài, rùng, thả đó và xung điện. Trong đó lƣới và sử dụng xung điện hoạt động thƣờng xuyên, đặc biệt nghề khai thác bằng xung điện đánh bắt ở nhiều dạng địa hình sinh cảnh khác nhau, thời gian khai thác cả ngày lẫn đêm, quanh năm, đánh bắt tất cả các loài cá kích thƣớc khác nhau từ kích cỡ nhỏ, trung bình đến lớn. Quá trình thực địa, điều tra, phỏng vấn ngƣời dân tham gia đánh bắt tại các địa phƣơng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nguồn lợi cá tự nhiên ở lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đang suy giảm về năng suất, chất lƣợng nguồn lợi so với 10 -15 năm trƣớc: Năng suất khai thác trƣớc đây trung bình đạt 10 – 15 kg/ngày đêm/lao động tham gia đánh bắt chuyên nghiệp, bây giờ năng suất khai thác trung bình ngày đêm chỉ đạt 3 – 5 kg/ ngày/1 lao động đánh bắt chuyên nghiệp. Nhƣ vậy năng suất khai thác giảm 60 - 70 %, suy ra nguồn lợi cá tự nhiên giảm tƣơng ứng. Chất lƣợng nguồn lợi giảm rõ rệt thể hiện kích thƣớc cá lớn, cá có giá trị kinh tế hiếm dần thay vào đó nhiều loài cá có kích thƣớc bé, ít có giá trị kinh tế xuất hiện nhiều hơn trong mỗi mẻ lƣới khai thác của ngƣời dân. Cá có số lƣợng cá thể giảm, trọng lƣợng giảm và kích thƣớc khai thác cũng bé hơn so với trƣớc đây, theo (Bảng 3. 21) dƣới đây. Bảng 3. 21. Các loài cá có số lƣợng cá thể và trọng lƣợng khai thác giảm Trọng lƣợng khai Trọng lƣợng Tên khoa học Tên Việt Nam thác 10 năm về khai thác bây trƣớc, kg/con giờ, kg/con Hemibarbus medius Cá Đục ngộ 0,2 -0,3 0,05 - 0,1 Spinibarbus denticulatus Cá Bỗng 1,5 - 3,0 0,5 - 1,5 Acrossocheilus iridescens Cá Chát hoa 0,5 - 0,8 0,3 - 0,5 Onychostoma laticeps Cá Sỉnh gai 0,5 – 0,8 0,2 - 0,5 112

Semilabeo notabilis Cá Anh vũ 0,3 - 1,0 0,1 - 0,3 Carassius auratus Cá Diếc 0,1 - 0,3 0,05 - 0,1 Cyprinus carpio Cá Chép 2,0 - 4,0 0,5 - 2,0 Hemibagrus guttatus Cá Lăng chấm 0,5 - 1,0 0,1 - 0,5 Silurus asotus Cá Nheo 1,5 - 3,0 0,1 - 1,5 Mastacembelus armatus Cá Chạch sông 0,3 - 0,4 0,05 - 0,3 Monopterus albus Lƣơn Đồng 0,1 - 0,2 0,05 - 0,1 Channa maculata Cá Chuối hoa 1,5 - 2,0 0,1 - 1,5

Bên cạnh suy giảm về chất lƣợng nguồn lợi, kích thƣớc cơ thể các loài cá, tại khu vực nghiên cứu có thể suy giảm về số lƣợng loài. Có nhiều loài cá trƣớc nghiên cứu này, các tác giả đã thu đƣợc mẫu, đến nay chúng tôi không bắt gặp cũng không thu đƣợc mẫu, mặc dù điểm thu mẫu ở nghiên cứu này diễn ra trên diện rộng và nhiều thời điểm hơn, đƣợc trình bày ở Bảng 3. 22 và Hình 3. 40. Bảng 3. 22. Danh sách loài không bắt gặp, không thu lại đƣợc mẫu tại khu vực nghiên cứu TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Opsarius pulchellus Cá Xảm 2 Zacco platypus Cá Chàm 3 Rasbora steineri Cá Mại bạc 4 Rasbora aurotaenia Cá Lòng tong thấp 5 Rasbora trilineata Cá Lòng tong mại 6 Ochetobius elongatus Cá Chày tràng 7 Luciobrama macrocephalus Cá Rồng măng 8 Elopichthys bambusa Cá Măng đậm 9 Pseudolaubuca sinensis Cá Thiên hồ sông 10 Megalobrama mantschuricus Cá Vền 11 Sinibrama macrops Cá Nhác 12 Sinibrama melrosei Cá Nhác 13 Ancherythroculter daovantieni Cá Ngão 14 Culter recurvirostris Cá Ngão gù 15 Chanodichthys erythropterus Cá Thiểu 16 Chanodichthys mongolicus Cá Ngão lạng sơn 17 Rasborinus lineatus Cá Mại bầu 18 Xenocypris microlepis Cá Mần giả 19 Hemibarbus macracanthus Cá Đục chấm 20 Sarcocheilichthys parvus Cá Nhọ chảo 21 Microphysogobio vietnamica Cá Đục đanh chấm mõm dài 22 Microphysogobio yunnanensis Cá Đục đanh chấm mõm ngắn 23 Pseudogobio guilinensis Cá Đục đanh chấm đại 24 Saurogobio immaculatus Cá Đục đanh 113

25 Acheilognathus imfasciodorsalis Cá Thè be vây chấm 26 Acheilognathus macropterus Cá Thè be vây dài 27 Acheilognathus lamensis Cá Thè be sông lam 28 Acheilognathus meridianus Cá Thè be nhánh 29 Rhodeus ocellatus Cá Bƣớm chấm 30 Rhodeus elongatus Cá Bƣớm dài 31 Parator zonatus Cá Cày chấm 32 Paraspinibarbus macracanthus Cá Cầy 33 Neolissocheilus benasi Cá Mi 34 Acrossocheilus krempfi Cá Chát trắng 35 Acrossocheilus elongatus Cá Hân 36 Acrossocheilus macroquadatus Cá Chát vảy to 37 Onychostoma simum Cá Sỉnh 38 Luciocyprinus langsoneni Cá Măng giả 39 Bangana tonkinensis Cá Hỏa 40 Garra pingi Cá đo 41 Garra caudofasciata Cá Lun 42 Discogobio tetrabarbatus Cá Bám sừng 43 Discogobio pacboensis Cá Bám sừng pác pó 44 Carassioides cantonensis Cá Nhƣng 45 Procypris mera Cá Chép gốc 46 Cyprinus hyperdorsalis Cá Lợ thân cao 47 Cyprinus exophthalmus Cá Lợn con 48 Cyprinus rubrofuscus Cá Chép 49 Cobitis taenia Cá Chạch hoa 50 Vanmanenia caobangensis Cá Vây bằng cao bằng 51 Balitora lancangjiangensis Cá Vây bằng vảy lan cang 52 Balitora kwangsiensis Cá Vây bằng vảy quảng tây 53 Balitora brucei Cá Chạch vây bằng vảy 54 Beaufortia leveretti Cá bám đá có khuyết 55 Schistura incerta Cá chạch suối 56 Schistura chapaensis Cá chạch suối sapa 57 Traccatichthys taeniatus Cá chạch suối 58 Pelteobagrus intermedius Cá bò trung gian 59 Pelteobagrus vachelii Cá mần 60 Tachysurus virgatus Cá mịt 61 Hemibagrus dongbacensis Cá lăng đen chấm 62 Hemibagrus hongus Cá lăng 63 Cranoglanis caolangensis Cá ngạnh cao 64 Glyptothorax interspinalus Cá chiên suối 65 Salanx chinensis Cá ngần trắng 66 Salanx ariakensis Cá ngần đầu nhọn 114

67 Aplocheilus panchax Cá bạc đầu 68 Gambusia affinis Cá ăn muỗi 69 Poecilia reticulata Cá bảy màu 70 Oryzias latipes Cá sóc 71 Oryzias sinensis Cá sóc 72 Mastacembelus aculeatus Cá chạch gai 73 Sinobdella sinensis Cá chạch gai 74 Siniperca kwangsiensis Cá rô mo dài 75 Siniperca chuatsi Cá rô mo 76 Siniperca vietnamensis Cá rô mo cao 77 Eleotris fusca Cá bống mọi 78 Channa orientalis Cá chành dục

Hình 3. 40. Số lƣợng, tỷ lệ % các loài cá không bắt gặp và không thu đƣợc mẫu Tính từ năm 2005 đến nay đã có 78 loài cá không bắt gặp lại tại khu hệ nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân: có thể do khai thác quá mức, môi trƣờng sống của cá bị ô nhiễm, làm mất nơi sống của cá nhƣ bồi lấp các sông, suối làm hồ đập, xây cầu cống, phƣơng pháp đánh bắt mang tính chất hủy diệt, mà làm một số loài mất đi, hoặc số cá thể trong quần thể còn rất ít trong tự nhiên, nên khó bắt gặp lại. Theo ghi nhận tại các chợ trên địa bàn khu vực nghiên cứu cá tự nhiên có nhiều giá khác nhau, đối với nhóm cá nuôi nhƣ: cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép giá bán từ 70 - 100 nghìn đồng/kg; đối với cá tự nhiên có kích thƣớc bé giá bán từ 100 - 150 nghìn đồng/kg nhƣ: cá Chạch suối, cá Mƣơng, nhóm cá Đục, cá Bống suối; nhóm cá có kích thƣớc lớn có giá trị kinh tế giá bán cao từ 150 – 300 nghìn đồng/kg 115 tùy thuộc vào kích thƣớc đánh bắt nhƣ nhóm cá Nheo, cá Chát, cá Bỗng, cá Sỉnh và cá Lăng. Theo phỏng vấn từ ngƣời dân tham gia đánh bắt chuyên nghiệp trên hai hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, thu nhập từ khai thác cá trên ngày trƣớc đây đạt từ 500 – 800 nghìn đồng thậm chí cả triệu đồng/ngày, còn bây giờ thu nhập bị giảm xuống chỉ đạt 200 – 400 nghìn đồng/ngày đêm. Điều này chứng tỏ nguồn lợi cá tự nhiên trên hai hệ thống sông ở khu vực nghiên cứu đã bị giảm sút đáng kể.

3.7.1. Một số ngư cụ dùng trong khai thác chính ở KVNC Nhƣ trên đã nêu, hoạt động khai thác cá tự nhiên trên khu vực nghiên cứu gồm các ngƣ cụ: lƣới cƣớc, chài, rùng, đó, xung điện, mìn và bả độc của ngƣời dân tộc. Tuy nhiên, theo quan sát ở KVNC có hai ngƣ cụ khai thác cá chính là: lƣới và xung điện, hai ngƣ cụ này cho hiệu quả trong khai thác và năng suất cao, ngƣời dân sử dụng thƣờng xuyên. 3.7.1.1. Khai thác bằng lưới Lƣới ở nơi đây có các đặc điểm nhƣ: hoạt động đánh bắt quanh năm, thả lƣới ở những vùng nƣớc không có chƣớng ngại vật, quang đãng, dòng chảy yếu (thƣờng thả ở dòng chính) ở các mức nƣớc khác nhau, thấp nhất từ 50 cm trở lên. Theo quan sát kích thƣớc mắt lƣới khai thác cá tại khu vực có nhiều kích cỡ khác nhau: 2a = 15 mm, 20 mm, 30 mm, 40 mm, 50 mm và 100 mm, với các loại lƣới 1 lớp, 2 lớp và 3 lớp, để bắt nhiều loại cá, có kích thƣớc vừa và lớn khác nhau: cá diếc, cá trắm cỏ, cá mƣơng, cá đục ngộ, cá đục ó, cá bỗng, cá chát, cá sỉnh gai, cá nheo, cá chạch sông cá chép, …Năng suất khai thác trung bình từ 4 - 5 kg/ngày, Hình 3. 41.

Hình 3. 41. Khai thác cá bằng lƣới của ngƣời dân 116 Ƣu điểm: khai thác bằng lƣới đánh bắt cá có tính chọn lọc, tỷ lệ kích thƣớc cá lớn nhiều hơn cá có kích thƣớc bé, không làm ảnh hƣởng đến các cá con mới nở, không ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Nhƣợc điểm, không đánh bắt đƣợc hoặc tỷ lệ ít các loài cá thích sống vùng suối có dòng chảy mạnh, có các chƣớng ngại vật nhƣ đá, cành cây, lá cây rừng, các loài cá bám đá, số lƣợng loài bắt đƣợc bằng lƣới là hạn chế.

Tóm lại, nên khuyến khích ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu sử dụng ngƣ cụ lƣới cƣớc để khai thác cá tự nhiên, mỗi địa phƣơng nên nghiên cứu và quy định kích thƣớc mắt lƣới nhất định, đánh bắt theo mùa, để bảo vệ, bảo tồn một số loài trong mùa sinh sản, đảm bảo nguồn lợi cá phát triển lâu dài, đáp ứng đƣợc tiêu chí phát triển không làm suy giảm nguồn lợi cá ở hiện tại và tƣơng lai. 3.7.1.2. Khai thác cá bằng xung điện Đánh bắt bằng xung điện hoạt động thƣờng xuyên, cả ngày lẫn đêm, khắp nơi trên các hệ thống sông, suối từ đầu nguồn đến hạ nguồn, mọi địa hình, sinh cảnh khác nhau, Hình 3. 42. Đối tƣợng đánh bắt là tất cả các loài cá từ cá con đến cá lớn, hình thức khai thác này không chỉ làm chết các loài cá lớn còn làm chết nhiều loài cá nhỏ khác nhau, thậm chí diệt cả trứng cá – cá con, làm cho quần đàn của nhiều loài bị giảm sút. Dù là loại ngƣ cụ bị luật khai thác thủy sản cấm sử dụng, tuy nhiên do hình thức đánh bắt này mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2 hoặc 3 lần so với các ngƣ cụ khác nhƣ: lƣới, chài, đó, năng suất khai thác trung bình đạt từ 10 – 15 kg/ngày…thu nhập cho ngƣời dân tăng lên đáng kể, nên ngƣời dân khai thác, đánh trộm vào buổi đêm để tránh các cơ quan chức năng sở tại. Kiểu khai thác này mang tính hủy diệt, làm mất khả năng tái sản xuất của nhiều chủng quần, ảnh hƣởng đến đời sống nhiều loài sinh vật.

Hình 3. 42. Khai thác bằng xung điện tai khu vực nghiên cứu 117 Tóm lại: đối với kiểu khai thác này cần cấm ngay, xử phạt nặng đối với ngƣời dân dùng phƣơng thức này, tịch thu loại ngƣ cụ này.

Tổ chức tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu đƣợc những tác động xấu ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống, suy giảm nguồn lợi, thậm chí sử dụng phƣơng thức này lâu dài dẫn đến nhiều loài cá và các loài thủy sinh vật khác bị tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái.

Các cơ quan chức năng, các nhà quản lý ở các địa phƣơng cần tăng cƣờng hoạt động tuần tra hơn nữa để dừng ngay kiểu khai thác này.

3.7.1.3. Khai thác bằng chài Chài có từ lâu của ông cha ta truyền lại, từ vùng xuôi đến vùng núi đều sử dụng rộng rãi. Ngày nay phƣơng thức khai thác này chủ yếu có mặt tại miền núi, chủ yếu đối với ngƣời dân đánh cá không thƣờng xuyên, mà tranh thủ lúc rảnh rỗi, đánh bắt cá cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình của những ngƣời đánh cá không chuyên. Ƣu điểm của nghề chài, đánh bắt đƣợc nhiều đối tƣợng cá khác nhau, đánh bắt đƣợc ở những nơi có không gian hẹp, mực nƣớc cạn, đôi khi có chƣớng ngại vật nhƣ đá ở các lòng suối, các lòng sông, tuy nhiên năng suất đánh bắt rất thấp, chỉ đạt 2 – 3 kg/ngày, Hình 3. 43.

Hình 3. 43. Khai thác cá bằng chài 118 Một số phƣơng thức khai thác khác có ghi nhận ở khu vực nghiên cứu tuy nhiên mức độ sử dụng ít, hoặc bị cấm nhƣ sử dụng mìn, bả độc, đặt đó, kéo rùng, năng suất khai thác thấp không đáng kể.

3.7.2. Nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu Theo quan sát trong 202 loài cá ở khu vực nghiên cứu có 18 loài cá nuôi với mục đích cung cấp nguồn thực phẩm, làm cảnh cho nhân dân trong vùng, đƣợc bày bán ở các chợ, các nhà hàng, siêu thị trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, chiếm 8,9% tổng số loài cá ở khu vực này, trong đó có 11 loài cá nhập nội, chiếm 5,5% (Bảng 3. 23). Các loài cá nhập nội hay du nhập vào nƣớc ta có nhiều loài đã từ rất lâu, thích nghi với điều kiện khí hậu, phát triển tốt, cho giá trị cao, từ lâu xem nhƣ cá bản địa nhƣ cá Mè trắng trung quốc (Hypophthalmichthys molitrix). Những lợi ích và tác động của các loài cá nhập nội, còn có nhiều quan điểm tranh luận khác nhau của các nhà khoa học, nhà quản lý. Do các loài cá nhập nội thƣờng cho năng suất, sản lƣợng cao, dễ nuôi, thích nghi nhanh, ăn tạp, mau lớn, sinh sản nhanh, lại sẳn có công nghệ sinh sản nhân tạo, sản xuất giống, nên có khả năng cạnh tranh cao, đôi khi lấn át các loài cá bản địa. Tuy nhiên, các loài cá nhập nội có giá trị kinh tế trong khu vực nghiên cứu, lợi nhuận từ việc nuôi các loài cá này cao hơn các tác hại của chúng. Các loài cá nhập nội ở khu vực nghiên cứu ít làm tác động đến các loài cá tự nhiên, tác động đến môi trƣờng thủy vực nơi đây.

Ngoài các loài cá nuôi có nguồn gốc địa phƣơng và nguồn gốc nhập nội từ rất lâu đã thuần hóa và có phân bố ở các vực nƣớc tự nhiên, thì KVNC còn có hai loài cá mới nhập vào nuôi thử nghiệm tại hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là: cá Tầm xi bê ri (Acipenser baerii (Brandt, 1869) và cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792). Đây là hai loài có nguồn gốc ôn đới chỉ thích hợp môi trƣờng nƣớc lạnh, nguồn nƣớc trong, hai loài cá này bƣớc đầu đã thích hợp với điều kiện khí hậu trên núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn và đƣợc nuôi ở khu vực suối Pác Pó, huyện Nguyên Bình và huyện Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng. Bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho những hộ dân nuôi thử nghiệm. Mô hình này đang đƣợc nhân rộng tại hai địa điểm này.

119 Bảng 3. 23. Danh sách các loài cá nuôi ở khu vực nghiên cứu TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nhập nội 1 Ctenopharyngodon idella Cá Trắm cỏ I 2 Mylopharyngodon piceus Cá Trắm đen 3 Hypophthalmichthys molitrix Cá Mè trắng trung quốc I 4 Hypophthalmichthys nobilis Cá Mè hoa I 5 Spinibarbus denticulatus Cá Bỗng 6 Labeo rohita Cá Rôhu I 7 Labeo pierrei Cá Trôi vàng 8 Cirrhinus molitorella Cá Trôi 9 Cirrhinus mrigala Cá Mrigan I 10 Cyprinus carpio Cá Chép 11 Piaractus brachypomus Cá Chim trắng I 12 Clarias gariepinus Cá Trê phi I 13 Anabas testudineus Cá Rô đồng 14 Gambusia affinis Cá Ăn muỗi I 15 Poecilia reticulata Cá Bảy màu I 16 Oreochromis mossambicus Cá Rô phi đen I 17 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn I 18 Channa maculata Cá Chuối hoa Ghi chú: I – loài nhập khẩu

3.7.2.1. Hiện trạng nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 m so với mặt nƣớc biển, núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, 6 tháng đầu năm 2017 [102], diện tích nuôi trồng thủy sản 304,76 ha, trong đó diện tích nuôi cá 302,77 ha. Toàn tỉnh có 4.849 cơ sở nuôi trồng thủy sản, trong đó, 45 cơ sở nuôi lồng bè tập trung tại các huyện: Quảng Uyên, Hòa An, Hà Quảng và Thành phố Cao Bằng. Với điều kiện tự nhiên, thủy văn, khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm lại pha chút khí hậu ôn đới rất thuận lợi cho phát triển thủy sản, đặc biệt nuôi đƣợc cá nƣớc lạnh. Diện tích, tiềm năng nuôi trồng thủy sản phong phú, đa dạng, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo có diện tích 455 ha, ruộng trũng, ruộng có khả năng chuyển đổi sang nuôi cá có 1.230 ha, chƣa kể mặt nƣớc các con sông chính: Quây Sơn, Sông Bằng, Sông Hiến, Sông Neo… có nhiều loài cá quý hiếm nổi tiếng khắp vùng nhƣ: cá Anh vũ, cá Trầm hƣơng, cá Trầm xanh, cá Chiên… có thể trở thành đặc sản Cao Bằng. Tuy nhiên nghề nuôi cá ở tỉnh còn nhỏ bé, manh mún, phân tán, sản phẩm 120 mang tính tự cấp, tự túc. Ở đây, có rất nhiều mô hình truyền thống nuôi cá ruộng (lúa – cá) xen canh hoặc luân canh, các loài cá nuôi truyền thống nhƣ: Cá Trắm cỏ, cá Trắm đen, cá Chép, nhóm cá Mè, cá Trôi, cá Chim trắng nƣớc ngọt, cá Chuối hoa. Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng còn có thêm mô hình nuôi cá Hồi ở huyện Nguyên Bình, nuôi cá Tầm tại huyện Phục Hòa, huyện Hà Quảng mang lại thu nhập cao cho ngƣời dân do có thị trƣờng tiêu thụ rộng.

Theo niên giám thống kê Chi cục thủy sản Cao bằng, hàng năm diện tích đất phục vụ nuôi trồng thủy sản ít có sự biến đổi, từ năm 2011-2014 diện tích nuôi trồng thủy sản là 300 ha, năm 2015 diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản tăng lên 314 ha, đến năm 2015 diện tích này lại giảm xuống còn 300 ha, năm 2016 diện tích nuôi trồng lại tăng lên là 307 ha. Nhìn chung, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tại Cao Bằng có sự biến đổi nhƣng không đáng kể, chỉ một tỷ lệ nhỏ.

Nhìn chung, sản lƣợng cá nuôi tại tỉnh Cao Bằng cao gấp 3 – 4 lần so với tổng sản lƣợng cá khai thác tự nhiên, tuy nhiên nguồn lợi cá tự nhiên đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống nhân dân, trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản lƣợng hàng năm thƣờng năm sau cao hơn năm trƣớc. Sản lƣợng cá nuôi có xu thế tăng lên, trong khi diện tích nuôi ít có sự biến đổi, điều này cho thấy năng suất nuôi trồng tại đây tăng lên. Sản lƣợng khai thác cá tự nhiên có xu hƣớng giảm xuống, điều này cho thấy nguồn lợi cá tự nhiên đang bị tác động (Bảng 3. 24 và Hình 3. 44).

Bảng 3. 24. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng đƣợc thống kê hàng năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm % % % % % % (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) Diện tích nuôi trồng 300 300 300 314 300 307 thủy sản (ha) Sản lƣợng nuôi trồng, 367 391 408 407 414 419 khai thác đạt (tấn) Sản lƣợng cá nuôi đạt 277 75,5 297 76,0 322 78,9 319 78,4 328 79,2 331 79,0 (tấn) Sản lƣợng thủy sản khai 90 24,5 94 24,0 86 21,1 88 21,6 86 20,8 88 21,0 thác trong tự nhiên (tấn) Nguồn niên Giám thống kê (2016) [80]. 121

Hình 3. 44. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại Cao Bằng 3.7.2.2. Hiện trạng nguồi lợi cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, diện tích mặt nƣớc ao hồ ít nhƣng tỉnh Lạng Sơn đã đặc biệt quan tâm phát triển nuôi trồng thủy sản. Chi cục Quản lý Chất lƣợng nông lâm và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vào cuộc xây dựng, hƣớng dẫn nhà nông triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn. Hàng loạt các chính sách ra đời nhƣ chính sách trợ cƣớc vận chuyển, trợ giá giống thủy sản, cung cấp con giống cho nhà nông. Từ những mô hình nuôi các loài cá truyền thống nhƣ cá Trắm, cá Chép, cá Mè, cá Trôi…đến những mô hình nuôi cá mới đƣợc nhập vào nƣớc ta trong những năm gần đây nhƣ nuôi cá tầm, cá hồi. Vì vậy diện tích nuôi trồng, và tổng sản lƣợng bình quân năm không ngừng tăng lên.

Nhận xét chung: nguồn lợi cá nuôi ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn từ 70 – 80% tổng sản lƣợng, và gấp 3-4 lần sản lƣợng khai thác tự nhiên. Từ năm 2011 đến 2014 sản lƣợng khai thác cá tự nhiên là ổn định, đến năm 2015 – 2016 sản lƣợng khai thác cá tự nhiên có phần giảm sút.

Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn (Bảng 3. 25, Hình 3. 45) [103]: hiện nay thủy sản đƣợc coi là một trong những ngành quan trọng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của sản xuất nông nghiệp. Lạng Sơn không chỉ làm tốt công tác nuôi trồng, khai thác cá tự nhiên, mà còn làm tốt công tác phục hồi nguồn lợi đó là một mặt củng cố, mở rộng nuôi cá thƣơng phẩm, mặt khác Lạng Sơn chú trọng bổ sung nguồn lợi thủy sản trong các 122 hồ chứa thủy lợi và môi trƣờng tự nhiên trên sông. Năm 2012, dự án thả cá xuống hồ thủy lợi giai đoạn 2012-2014 đƣợc phê duyệt, triển khai trên diện tích 481ha hồ chứa với tổng số hơn 4 triệu cá giống. Ngoài ra, lồng ghép giữa các hoạt động hữu nghị Việt – Trung, hoạt động thả cá giống xuống sông Kỳ Cùng tại các khu vực chảy qua 2 nƣớc cũng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Bảng 3. 25. Diện tích nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Lạng Sơn đƣợc thống kê hàng năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm % % % % % % (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.201 1.210 1.224 1.224 1.254 1.300 (ha) Sản lƣợng nuôi trồng, khai thác 1.171 1.149 1.354 1.393 1.478 1.564 đạt (tấn) Sản lƣợng cá 923 78,8 897 78,1 1.054 77,8 1.096 78,7 1.245 84,2 1.262 80,7 nuôi đạt (tấn) Sản lƣợng thủy sản khai thác 248 21,2 252 21,9 300 22,2 297 21,3 233 15,8 302 19,3 trong tự nhiên (tấn) Nguồn niên Giám thống kê (2016) [79]

Hình 3. 45. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại Lạng Sơn

3.7.3. Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi Suy giảm nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá nói riêng do chịu tác động của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến nguyên nhân do biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hƣởng đến chế độ thủy văn của các lƣu vực; do dân số 123 tăng nhanh áp lực lên nhu cầu sinh kế, nhu cầu làm thực phẩm; sự phát triển đô thị hóa, khu công nghiệp, xây cầu, làm thủy điện, nhà máy đã làm tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc; kỹ thuật khai thác cá mang tính hủy diệt. Tất cả các nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên nguồn lợi cá tại KVNC. Do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: là nguyên nhân ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cá. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc ở khu vực nghiên cứu gồm: nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải từ các hệ thống bệnh viện ở trên địa bàn, nƣớc thải từ các nhà máy, xí nghiệp, nƣớc thải trong nông nghiệp, làng nghề, các nguồn nƣớc thải này đều chƣa qua xử lý. Hiện trạng ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm các chất dinh dƣỡng đang phổ biến ở hầu hết các thủy vực tiếp nhận nƣớc thải từ hai thành phố chính thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn và các thị trấn thuộc các huyện trên địa bàn, hầu hết các thủy vực đang bị ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm bởi một số các chất độc hiện đang diễn ra tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại hai thành phố Cao Bằng và thành phố Lạng Sơn, các thị trấn. Phạm vi ô nhiễm có thể không rộng, mang tính cục bộ nhƣ tại một số khu vực sông nơi tiếp nhận nƣớc thải trực tiếp từ các nhà máy. Hiện tƣợng bùn đỏ tràn ngập ra các ruộng lúa và các dòng sông thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Đây không phải là bùn thải thông thƣờng, nó là bùn do chất thải công nghiệp tạo ra (do hoạt động khai thác quạng sắt, khai thác vàng, khai thác cát…), chứa rất nhiều chất độc nhƣ: Mg, Fe, Cu, Al, Cl, … làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nơi đây. Bên cạnh nƣớc thải, vật thải của các khu công nghiệp tập trung thì tại một số các làng nghề truyền thống trên vùng lƣu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, tình trạng chất lƣợng nƣớc đang có diễn biến xấu do nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý của các làng nghề thải ra các thủy vực tự nhiên gây ra những tác động nhất định đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc. Có thể kể nhƣ: nƣớc thải từ các làng nghề dệt vải thổ cẩm, làng nghề luyện sắt, nghề làm buốn, miến dong, nƣớc thải làng nghề giết mổ gia súc…đã làm hầu hết các thủy vực bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Trong đó, thủy vực trực tiếp nhận trực tiếp nƣớc thải bị ô nhiễm nặng nề nhất. 124 Biến đổi khí hậu: là nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học cá KVNC. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng cao. Hiện tƣợng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng đến một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế cũng nhƣ toàn thể dân số. Bằng chứng của hiện tƣợng biến đổi khí hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0.5°C và mực nƣớc biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trƣớc. Những hiện tƣợng khí hậu tiêu cực nhƣ mƣa lớn, hạn hán, rét đậm, rét hại và bão lụt ngày càng xuất hiện với cƣờng độ lớn hơn ở Việt Nam, trong đó có khu vực nghiên cứu. Cao Bằng và Lạng Sơn là hai tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn. Tuy nhiên, đây là hai tỉnh nghèo của cả nƣớc, đồng thời do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nên có thể xem tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là điểm khá nhạy cảm với những hệ quả gây ra bởi biến đổi khí hậu nhƣ: lũ lụt, lũ quét, khô hạn, cháy rừng, sạt lở, xói mòn, suy thoái kinh tế, dịch bệnh, mất đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái v.v… Sử dụng các phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt: Sử dụng các phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi cá là rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu nhƣ: dùng kích điện, lƣới, chài có kích thƣớc mắt lƣới nhỏ, nổ mìn, bả độc… Qua điều tra, quan sát, phỏng vấn ngƣời dân trong lƣu vực, sử dụng kích điện để khai thác cá của ngƣời dân là rất thƣờng xuyên và phổ biến, hầu hết các hộ ở phần thƣợng nguồn có tham gia khai thác cá tự nhiên đều sử dụng kích địện. Tuy nhiên, chính quyền sở tại chƣa có hành động, biện pháp kiểm soát đối với phƣơng tiện này. Ở các suối nhỏ bị chặn dòng, dùng bả độc thả xuống dòng suối để bắt cá. Sử dụng mìn nổ để khai thác cá đã đƣợc cấm nghiêm ngặt tuy nhiên, hiện tƣợng dùng lén lút ở trong khu vực dân cƣ vẫn diễn ra. Điều này đang làm ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật nói chung, cá nói riêng. Đặc biệt là ảnh hƣởng đến 25 loài cá trong danh sách đƣợc bảo tồn, có ghi nhận đƣợc khu vực nghiên cứu. Áp lực khai thác, nhu cầu thực phẩm sạch: Do nhu cầu về thực phẩm sạch, tự nhiên và không chất bảo quản đang đƣợc ngƣời tiêu dùng đặt lên hàng đầu, 125 phục vụ du lịch, đặc sản miền núi. Cá suối đang đáp ứng đƣợc yêu cầu nói trên, vì vậy áp lực khai thác đối với các loài cá là rất cao, cƣờng độ đánh bắt thƣờng xuyên, phƣơng tiện mang tính hủy diệt đƣợc sử dụng rộng rãi. Nhu cầu tiêu thụ lớn không chỉ giới hạn phục vụ nhân hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn còn cung cấp cho các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng… Các nguyên nhân khác: Diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ở khu vực giảm do nhu cầu phá rừng làm nƣơng rẫy, rừng trên núi đá vôi bị phá do hoạt động khai thác đá, phá rừng làm đƣờng, cầu, tất cả các nguyên nhân trên đều ảnh hƣởng đến khả năng chống xối mòn, giữ nƣớc của rừng, đã ảnh hƣởng gián tiếp đến lƣu lƣợng nƣớc của các suối và sông ở khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí còn thấp, việc ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng sống, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thấp. Trách nhiệm kiểm soát của chính quyền địa phƣơng sở tại, với các hình thức xử phạt còn chƣa nghiên khắc, chƣa thƣờng xuyên, chƣa kịp thời, nên việc ngăn chặn các hành vi, vi phạm pháp luật đối với các loài cá còn yếu, kém. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ các loài cá tự nhiên chƣa đƣợc bài bản. Tất cả những nguyên nhân trên đã và đang làm cho sản lƣợng cá tự nhiên ở lƣu vực sông Bằng Giang- Kỳ Cùng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

3.7.4. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá 3.7.4.1. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản nói chung, nguồn lợi cá nói riêng nhằm duy trì mật độ quần thể và tạo cân bằng sinh thái trong các suối, sông, ao, hồ. Khôi phục khả năng tự tái tạo, phục hồi các giống loài cá có giá trị kinh tế, các loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, danh lục đỏ IUCN, các loài hạn chế khai thác của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn mà đã bị khai thác quá giới hạn, làm cho số cá thể của quần thể, sản lƣợng suy giảm. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi phải dựa trên các phƣơng thức sau: điều chỉnh cƣờng lực khai thác đối với các loài cá có trong tự nhiên, có khả năng sản xuất giống các loài cá bằng phƣơng pháp sinh sản nhân tạo, đáp ứng đƣợc lƣợng bổ sung vào quần đàn bằng cách thả bổ sung vào môi trƣờng tự nhiên, đồng thời cải thiện môi trƣờng sống của các loài cá. Các đối trƣợng cần đƣợc ƣu tiên phục hồi tái tạo tại khu vực nghiên cứu bao gồm: cá Anh Vũ (Semilabeo 126 notabilis), cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá Lăng (Hemibagrus vietnamicus), cá Chiên (Bagarius rutilus), cá Chuối hoa (Channa maculata), cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli), cá Sỉnh (Onychostoma gerlachi), và chú ý đến các loài có giá trị kinh tế. Song song với việc phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, các hồ chứa lớn, đề nghị hai địa phƣơng cần đẩy mạnh nghiên cứu lai tạo, thuần hóa hoặc tuyển chọn các giống cá mới, thả vào các sông, các hồ trên địa bàn Cao Bằng và Lạng Sơn nhằm phát triển nguồn lợi cá bền vững.

3.7.4.2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá tại khu vực nghiên cứu Giải pháp chung: Kiểm soát hoạt động khai thác đối với các loài cá quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học, kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực nghiên cứu. Trƣớc hết đối với các loài cá có trong Sách Đỏ [98] và những loài có giá trị thƣơng mại cao (Bảng 3. 16) đang bị tập trung khai thác, môi trƣờng sống của chúng đang bị đe dọa bởi các hoạt động kinh tế tại lƣu vực các sông trong khu vực nghiên cứu.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn nội vị thông qua việc bảo tồn một đoạn suối, một khúc sông ví dụ, suối Lê Nin Pác Pó, thác Bản Dốc… kết hợp bảo tồn ngoại vị.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học cá, cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi và môi trƣờng sống của cá, xây dựng các hoạt động sau:

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho hệ thống cán bộ cấp huyện, xã phƣờng và ngƣời dân trong lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng về luật thủy sản. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lợi ích của bảo vệ nguồn lợi và môi trƣờng sống, môi trƣờng nƣớc chính là bảo vệ cộng đồng ngƣời dân, góp phần phát triển bền vững tại các địa phƣơng. Phát bản tin về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhƣ đài truyền thanh, truyền hình In ấn các tranh ảnh, pa nô, áp phích tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi cá. Lồng ghép các nội dung bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trƣờng nói chung, môi trƣờng nƣớc nói riêng vào các chƣơng trình dạy và học tại hai địa phƣơng.

Giải pháp cụ thể: 127 Lƣu vực sông Bằng Giang: cần bảo vệ nghiêm ngặt đối với khúc sông chảy qua xã Đình Phong, khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, nơi đây là bãi đẻ của một số loài cá có giá trị bảo tồn đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, cần nghiêm cấm đánh bắt vào mùa sinh sản từ tháng 1 – 3 âm lịch. Loài cá cần bảo vệ: cá Anh vũ (Semilabeo notabilis), loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), đặc biệt, theo dõi và bảo vệ loài cá Trầm hƣơng, 1 loài cá nổi tiếng nhƣng chƣa biết tên khoa học của nó và chúng tôi cũng chƣa thu đƣợc mẫu trong nghiên cứu này. Theo nhân dân xã Đình Phong, cá Trầm Hƣơng chỉ phân bố hẹp tại xã Đình Phong trên dòng sông Quây Sơn huyện Trùng Khánh nơi có gốc cây Trầm hƣơng, tên tiếng Tày của loài cá này là ―Pia teng‖ loài cá này có hình dạng rất giống cá trôi, cá có một vệt vảy xanh đen nhƣ hai chuỗi cƣờm ở cạnh hai mang, kích thƣớc cá có thể đạt từ 2-3 kg trở lên, thịt cá thơm ngon, trƣớc năm 2009 loài cá này vẫn đƣợc bày bán tại chợ Lúng Đình xã Ta Nay, xã Ngọc Khê, những năm sau không còn bắt gặp loài này nữa. Bảo vệ bãi đẻ khúc sông gần cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phục Hòa, là nơi sống và sinh sản loài cá chiên, loài cá anh vũ và loài cá lăng chấm đƣợc ghi trong SĐVN. Lƣu vực sông Kỳ Cùng: bảo vệ khúc sông từ thị trấn Thất Khê đến biên giới Việt Trung, khu vực này là bãi đẻ của các loài cá quý hiếm: loài cá Chiên (Bagarius rutilus), loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis), loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) và loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), thời gian cấm 3 tháng, từ tháng 1-3 âm lịch.

128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng xác định đƣợc 202 loài cá thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ. Trong đó 124 loài thu đƣợc mẫu, 78 loài không thu đƣợc mẫu, 170 loài đƣợc tổng hợp từ các nghiên cứu trƣớc. Bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới, KVNC và cá nƣớc ngọt Việt Nam 3 giống và 3 loài, 22 loài đƣợc ghi nhận phân bố mới cho KVNC và 10 đơn vị phân loại chƣa định loại đƣợc đến loài. Có 28 loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam, 12 loài mới chỉ ghi nhận đƣợc tại KVNC, 25 loài cần đƣợc bảo tồn (9 loài SĐVN, 9 loài QĐ 82 và 15 loài theo IUCN). Bộ cá Vƣợc có số họ nhiều nhất với 8 họ chiếm 33,33%; họ cá Chép có số giống nhiều nhất 59 giống chiếm 59,6%; về bậc giống có 52 giống đa loài, 47 giống đơn loài, giống cá Chát (Acrossocheilus) cho số loài nhiều nhất 7 loài; về bậc loài bộ cá Chép có 144 loài và họ cá Chép có 122 loài chiếm ƣu thế so với các bộ, họ khác. 2. Về phân bố: KVNC huyện Phục Hòa và huyện Tràng Định có số loài nhiều nhất 74 và 75 loài; HST nƣớc chảy ƣu thế hơn so với HST nƣớc tĩnh, sông chính có số loài nhiều hơn phụ lƣu; sông Bằng Giang, địa hình đồi núi có số loài nhiều hơn, sông Kỳ Cùng địa hình máng trũng nhiều hơn; phân bố theo cột nƣớc, số loài sống tầng giữa chiếm ƣu thế. Về mức độ tƣơng đồng thành phần loài: KVNC đa dạng hơn các khu vực lân cận về bộ, họ, giống và loài; có quan hệ rất gần gũi với lƣu vực sông Hồng, sông Đà và sông Lam, quan hệ mức gần gũi với sông Mã, ít gần gũi với sông Gianh. Về phân bố địa lý, địa động vật: KVNC có 4 yếu tố phân bố: Yếu tố đặc hữu, yếu tố phân bố rộng, yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam và yếu tố Mê Công, trong đó yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam chiếm ƣu thế, chiếm 82,9%. KVNC thuộc phân vùng địa động vật Bắc Việt Nam - Hoa Nam. 3. Tại KVNC có 34 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi, trong đó 11 loài có nguồn gốc nhập ngoại, 15 loài có giá trị làm thuốc, 47 loài cá làm cảnh, 13 loài cá phòng bệnh cho ngƣời, 10 loài cá có tác dụng diệt sâu bệnh cho cây trồng; nguồn lợi cá nuôi chiếm ƣu thế so với nguồn lợi cá tự nhiên tại KVNC. 129 KIẾN NGHỊ 1. Cấm khai thác đối với các loài ghi trong SĐVN (2007) và QĐ 82 BNN có phân bố tại KVNC, đƣa loài cá Miệng cuộn (Ptychidio jordani) theo danh lục IUCN vào danh sách các loài cần đƣợc bảo tồn tại KVNC và Việt Nam. 2. - Xây dựng kế hoạch triển khai bảo vệ nghiêm ngặt đối với khúc sông chảy qua xã Đình Phong, khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, nơi đây là bãi đẻ của một số loài cá có giá tri bảo tồn đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, cần nghiêm cấm đánh bắt vào mùa sinh sản từ tháng 1 – 3 âm lịch. Loài cá cần bảo vệ: cá Anh vũ (Semilabeo notabilis), loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus). Bảo vệ bãi đẻ khúc sông gần cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phục Hòa, là nơi sống và sinh sản loài cá Chiên, loài cá Anh vũ và loài cá Lăng chấm đƣợc ghi trong SĐVN. Xây dựng các kế hoạch hành động để bảo vệ khúc sông từ thị trấn Thất Khê đến biên giới Việt Trung, khu vực này là bãi đẻ của các loài cá quý hiếm: loài cá Chiên (Bagarius rutilus), loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis), loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) và loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), thời gian cấm 3 tháng, từ tháng 1-3 âm lịch.

130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về thành phần loài cá sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 31(4S), 50-55 2. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về thành phần loài cá sông Bằng Giang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam"Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 91 - 95. 3. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Nguyễn Văn Giang (2016), "Mô tả giống cá mới Vietnamia gen. n. và một loài mới Vietnamia remtua sp. n thuộc phân họ (Cyprinidae, Cypriniformes) đƣợc phát hiện ở Cao Bằng, Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 103 - 111. 4. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2016), "Bổ sung loài cá chát (Acrosocheilus malacopterus Zhang, 2005), cho khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam"Báo cáo Khoa học, Hội nghị toàn Quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Nxb, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2017), "Ghi nhận mới loài Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan 2012 (Cyprinidae) cho khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 33(1S), 1-6.

131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân và Nguyễn Văn Giang (2016), Mô tả giống cá mới Vietnamia gen. n. và một loài mới Vietnamia remtua sp. n thuộc phân họ Labeoninae (Cyprinidae, Cypriniformes) được phát hiện ở Cao Bằng, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. p. 103 - 111. 2. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. 3. Nguyễn Thái Tự (1983), Khu hệ cá lưu vực sông Lam, Đại học Tổng Hợp Hà Nội, Hà Nội. 4. Mai Đình Yên (1978), Định Loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 5. Chevey P. và Lemasson. i (1937), Contribution à l' etude des poissons cies eaux douces tonkinoises. Ha Noi: Gouvemement General De l' indochine. 6. Mai Đình Yên (1982), Góp phần nghiên cứu cá nước ngọt miền nam Việt Nam. Tạp chí Sinh vật học. 4(4): p. 8-12. 7. Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1960), Dẫn liệu sinh học sơ bộ về ngư giới sông Bôi tỉnh Hòa Bình. Tập san sinh vật địa học. I: p. 76-88. 8. Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959), Thành phần các loài cá ở Ngòi Thìa nhánh sông Hồng thộc tỉnh Yên Bái. Tập san sinh vật địa học. 9. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), Cả nước ngọt Việt Nam Tập. 1: Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 10. Mai Đình Yên (1963), Sơ bộ tìm hiểu thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá tại sông Hồng, Tập san Sinh vật Địa học. p. 34-39. 11. Đoàn Lệ Hoa và Phạm Văn Doãn (1971), Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã. Tập. 1, Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 12. Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực (1994), Thành phần một số loài cá sông suối Tây Nguyên. Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội. (2): p. 92-96. 13. Ngô Thị Mai Hƣơng (2015), Nghiên cứu khu hệ cá các lưu vực sông Đáy và sông Bôi, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nôi I. 14. Mai Đình Yên, et al. (1992), Định Loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 15. Lê Hoàng Yến (2000), Sinh học một số loài cá kinh tế họ Cyprinidae ở Nam Bộ, Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học quốc tế về nuôi trồng thủy sản, Viện NCNTTS I: Bắc Ninh. 16. Nguyễn Thị Thu Hè (2001), Điều tra khu hệ cá của một số sông suối Tây Nguyên, Trƣờng Đại học KHTN - ĐHQG: Hà Nội. 17. Kottelat M. (2001a), Freshwater Fishes of Northern Viet Nam. The World Bank 18. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam. Tập. 2: Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 19. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Các vấn đề của nghiên cứu cơ bản trong khoa học đời sống, Kỷ yếu Hội nghị quốc gia lần 2 về khoa học đời sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật: Hà Nội. p. 894. 132 20. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Các vấn đề của nghiên cứu cơ bản trong khoa học đời sống, Kỷ yếu Hội nghị quốc gia lần thứ 3 về khoa học đời sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: Thái Nguyên ngày 23 tháng 9 năm 2004. p. p 919. 21. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Các vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học đời sống, Kỷ yếu Hội nghị quốc gia về khoa học đời sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật: Đại học Y Hà Nội. Ngày 03 tháng 11 năm 2005. p. p 1045. 22. Trần Đức Hậu, Nguyễn Hữu Dực và Tạ Thị Thuỷ (2007), Thành phần các loài cá (trừ bộ cá Vược Perciformes) thuộc lưu vực sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí khoa học Đại học sƣ phạm Hà Nội. số 1/2007: p. 94-95. 23. Dƣơng Quang Ngọc (2007), Góp phần nghiên cứu cá lưu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 24. Tạ Thị Thuỷ, et al. (2008), Thành phần loài cá ở sông Kiến Giang, Quảng Bình. Đặc san khoa học, Những kết quả nghiên cứu khoa học cán bộ trẻ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. p. 24-34. 25. Vũ Thị Phƣơng Anh và Võ Văn Phú (2010), Dẫn liệu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vũ Gia, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Sinh học. 32(2): p. 12-20. 26. Nguyễn Vinh Hiền (2011), Dẫn liệu thành phần loài cá sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4 Hà Nội, Nxb Nông nghiệp: Ngày 21 tháng 10 năm 2011. p. P 1915. 27. Nguyễn Xuân Khoa (2011), Khu hệ cá lưu vực sông Cả thuộc địa phận vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận, Đại học Sƣ phạm Hà Nội: Hà Nội. 28. Trần Thị Bích Thảo và Nguyễn Hữu Dực (2011), Thành phần loài và phân bố cá ở một số sông thuộc địa phận Hà Nội, Tuyển tập Hội thảo khoa học bảo tàng thiên nhiên Việt Nam lần thứ nhất, Nxb. Khoa học và Công nghệ: Hà Nội. 29. Tống Xuân Tám và Nguyễn Hữu Dực (2009), Biến động thành phần loài cá trước và sau khi thành lập hồ Dầu Tiếng. Tạp chí Sinh học, Hà Nội. 31(3): p. 29 - 40. 30. Nguyễn Minh Ty (2010), Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba, Đại Học Huế: TP. Huế. 31. Loan, N.T.P. (2010), Khu hệ cá và đặc tính sinh học một số loài cá kinh tế ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế: TP. Huế. 32. Nguyễn Thị Hoa (2012), Góp phần nghiên cứu cá lưu vực sông Đà thuộc địa phận Việt Nam, Đại học Sƣ phạm Hà Nội: Hà Nội. 33. Tạ Thị Thủy (2012), Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố, tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ở lưu vực sông Ba Chẽ và sông Tiên Yên thuộc địa phận Việt Nam, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 34. Nguyễn Hữu Dực, Phạm Thị Hồng Ninh và Ngô Thị Mai Hƣơng (2014), Dẫn liệu về thành phần loài cá ở lưu vực sông Hồng thuộc địa phận các tỉnh Thái Bình và Nam Định, Việt Nam. Tạp chí Sinh học. 36(2). 133 35. Nguyen Huu Duc và Vu Thi Thu Huong (2015), Fish species composition and their distribution of the Pho Day River, Northern Vietnam. Journal of Science of Hanoi University of Education. 60(9): p. 91 - 96. 36. Nguyen Huu Duc, Tran Duc Hau và Ha Thi Thanh Hai (2015), Fish species compositionin the Red River and its tributaries in the Yen Bai Province, Vietnam. Journal of Science of Hanoi University of Education. 60(9): p. 97 - 103. 37. Vũ Thị Phƣơng Anh và Đoàn Văn Khiết (2016), Thành phần loài cá ở sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam. , Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. p. 43 – 50. 38. Ho Anh Tuan (2016), Ichthyofauna of the Gianh river basin from Vietnam, MINISTRY OF EDUCATION OF THE REPUBLIC OF MOLDOVA MOLDOVA STATE UNIVERSITY 39. Nguyen, H.H., D.K. Hong và N.V. Tu (2011), Clarias gracilentus, a new walking catfish (Teleostei: Clariidae) from Vietnam and Cambodia. Zootaxa 2823. p. 61-68. 40. Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Tạ Thị Thủy (2013), Một loài cá mới thuộc giống Acheilognathus Blekeer, 1859 (Cypriniformes: Cyprinidae, Acheilognathinae) được phát hiện ở sông Tiên Yên, Việt Nam. TẠP CHÍ SINH HỌC. 35(1): p. 18-22. 41. Chen I - S. và Kottelat M. (2005), Four new freshwater gobies of ther genus Rhinogobius (Teleostei: Gobiidae) from northern Vietnam. Journal of Natural History. 39(17): p. 1407 - 1429. 42. Freyhof J. và Serov D.V. (2000), Review of the genus Sewellia with descriptions of two new species from Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae). Ichthyological exploration Freshwater. 11(3): p. 217 - 240. 43. Freyhof J. và Serov D - V. (2001), Nemacheiline loaches from central Vietnam with descriptions of a new genus and 14 new species (Cypriniformes: Balitoridae). Ichthyological exploration Freshwater. 12(1): p. 133 - 191. 44. Freyhof J. và Herder F. (2002), Records of Hemimyzon in Vietnam, with the description of a new species (Cypriniformes: Balitoridae). Ichthyological exploration Freshwater. 13(1): p. 53-58. 45. Freyhof J. (2003), Sewellia albisuera, a new Balitorid loach from central Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae). Ichthyological exploration Freshwater. 14(3): p. 225- 230. 46. Heok Hee Ng. và Kottelat M. (2000), Descriptions of three new species of catfish (Teleostei: Akysidae and Siroridae) from Laos and Vietnam. South Asian NatHist. 5(1): p. 7 — 15. 47. Heok Hee Ng. và Freyhof J. (2001), Oreoglanis infulatus, a new species of glyptostemine catfish (Sluriformes: Sisoridae) from central Vietnam. Journal offish biology. 59: p. 1164 — 1169. 48. Heok Hee Ng. và Freyhof J. (2003), Akysis clavulus, a new species of catfish (Teleostei: Akysidae) from central Vietnam. Journal offish biology. 14: p. 311 - 316. 134 49. Heok Hee Ng. và Freyhof J. (2005), A new species of pseudomystus (Teleostei: Bagridae) from central Vietnam. Copeia. 4: p. 745 - 750. 50. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2016), Một giống mới Vinalabeo, và loài mới Vinalabeo tonkinensis (Cyprinidae, Teleostei) ở sông Hồng Việt Nam. Tạp chí Khao học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 51. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Kiêm Sơn (2017), Ghi nhận mới loài Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan 2012 (Cyprinidae) cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 33(1S): p. 1-6. 52. D. P. Karabanov và Yu. V. Kodukhova (2013), Stone Moroco Pseudorasbora parva (Cyprinidae): new species in the ichthyofauna of Vietnam. Journal of Ichthyology. 53(3): p. 235-239. 53. Kottelat M. (2012), Draconectes narinosus, a new genus and species of cave fish from an island of Halong Bay, Vietnam (Teleostei: Nemacheilidae). Revue suise de Zoologie. 119(3): p. 341-349. 54. Thien Quang Huynh và I - Shiung Chen (2013), A new species of cyprinid fish of genus Opsarlichthys from Ky Cung - Bang giang river basin, Northern Vietnam with notes o the taxonomic status of the genus from northern VietNam and southern China. Journal of Marine Science and Technology. 21, Suppl: p. 135 - 145. 55. Freyhof J. và Herder F. (2001), Tanichthys micagemmae, a new miniature Cyprinid fish from central Vietnam (Cypriniformes: Cyprinidae). Ichthyological exploration Freshwater. 12(3): p. 215 - 220. 56. Freyhof J. và Herder F (2002), Review of the paradise fishes of the genus Macropodus in Vietnam, with description of two new species from Vietnam and southern China (Perciformes: Osphronemidae). Ichthyological exploration Freshwater. 13(2): p. 147 - 167. 57. Conway K. và Kottelat M. (2008), Araiocypris batodes, a new genus and species of cyprinid fish from northern Vietnam (Ostariophysx; Cyprinidae). The Raffles Bulletin of Zoology. 56(1): p. 101 - 105. 58. Hoang, H.D., H.M. Pham và N.T. Tran (2015), Two new species of shovel- jaw carp Onychostoma (Teleostei: Cyprinidae) from southern Vietnam. Zootaxa. 3962: p. 123-38. 59. Hoang, H.D., et al. (2015), Mahseers genera Tor and Neolissochilus (Teleostei: Cyprinidae) from southern Vietnam. Zootaxa. 4006(3): p. 551-68. 60. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hạnh Tiên và Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2012), Loài cá mới cho khoa học thuộc nhóm cá chành dục, giống Channa, (Channidae, Perciformes) ở Việt Nam. TẠP CHÍ SINH HỌC. 34(2): p. 158- 165. 61. Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên và Nguyễn Thị Diệu Phƣơng (2015), Mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus linneeus, 758 (Siluridae, Siluriformes) được phát hiện ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học và Phát triển. 13(1): p. 65 - 74. 135 62. Zhang, E. (2005), Acrossocheilus malacopterus, a new non-barred species of cyprinid from South China. Cybium. 29(3): p. 253-260. 63. Zhu, D.-G., E. Zhang và J.-H. Lan ( 2012), Rectoris longibarbus, a new styglophic labeonine species (Teleostei: Cyprinidae) from South China, with a note on the of R. mutabilis (Lin 1933). Zootaxa 3586. p. 55-68. 64. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Kiêm Sơn (2016), Bổ sung loài cá chát (Acrosocheilus malacopterus Zhang, 2005), cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam, Báo cáo Khoa học, Hội nghị toàn Quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Nxb, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: Hà Nội. 65. Betancur, R.R., et al. (2013), The tree of life and a new classification of bony fishes. PLoS Curr. 5. 66. Betancur, R.R., et al. (2017), Phylogenetic classification of bony fishes. BMC Evol Biol. 17(1): p. 162. 67. Đặng Ngọc Thanh, et al. (2002), Đặc trưng sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam, Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật: Hà Nội. 68. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007), Cơ sở thủy sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ sách chuyên khảo, Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ: Hà Nội. 69. Yasuhiko Taki (1975), Geographic Distribution of PriDlary Freshwater Fishes in Four Principal Areas of Southeast Asia. South East Asian Studies. 13(2). 70. Mai Đình Yên (1973), Về các đặc trưng phân bố khu hệ cá miền bắc Việt Nam. Tập san Sinh vât - Địa học. XI: p. 1-2. 71. Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm I - Hà Nội. 72. Nguyễn Kiêm Sơn (2005), Khu hệ cá trong các thủy vực thuộc tỉnh Cao Bằng, và chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số tổ hợp sinh học cá, Tuyển tập Báo cáo về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Khoa học và Công nghệ: Hà Nôi. 73. Yue P. Q. (2000), Fauna Sinica: Osteichthyes Cypriniformes III. Science press, Beijing, China. 171-272. 74. Chu Xinluo và Zheng Baoshan (1999), Fauna Sinica Osteichthyes Siluriformes. Science press Beijing China, China. 75. Chen Yong Gui và Lu Zhao Fa (2005), Freshwater fishes of Guangxi, China, Guangxi Danshui Yuleizhi, Guangxi Publishing House. 76. Chen Yiyu (1998), Fauna sinica Osteichthyes, Cypriniformes II. Science Press, Beijing, China. 77. Zhu, D.-G., E. Zhang và J.-H. Lan (2012), Rectoris longibarbus, a new styglophic labeonine species (Teleostei: Cyprinidae) from South China, with a note on the taxonomy of R. mutabilis (Lin 1933). Zootaxa 3586: p. 55-68. 78. Trần Tuất, Trần Thanh Xuân và Nguyễn Đức Nhật (1987), Địa lý thủy văn sông ngòi Việt Nam, Nhả xuất bản khoa học và kỹ thuật: Hà Nội. 136 79. Sơn, T.c.T.k.-C.T.k.t.L. (2017), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2016. Hà Nội: Nxb Thống kê. 80. Tổng cục Thống kê - Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng (2017), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2016. Hà Nội: Nxb Thống kê. 81. Vũ Tự Lập (2009), Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 82. Pravdin. I. F. (1961), Hưởng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 83. Mayr. E. (1974), Nguyên tắc phân loại động vật (Bản dịch của Phan Thế Việt). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 84. Nguyên Ngọc Châu (2007), Nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ - Hà Nội. 85. Eschmeyer W. N. (1998), Catalog of Fishes. Tập. I, II, III: Academy Scientific California. 86. Froese, R. và D. Pauly. FishBase. World Wide Web electronic publication. 2017 [cited 2017; Available from: www.fishbase.org, version (06/2017). 87. Mai Đình Yên và cộng sự (1979), Ngư loại học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 88. Kottelat M. (2001b), Fishes of Laos. WHT publication, Printed in Srilanca by Gunaratne Offest Ltd. 89. Rainboth J. Walter. (1996), Fishes of the Cambodian Mekong. University of Wisconsin Oshkosh. U.S.A. 90. Yue Peiqi và et al (2000), Fauna sinica Osteichthyes, Cypriniformes III. Science Press, Beijing, China. 91. Zhang Chun Guang (2005), Freshwater fishes of Guangxi. People’s Publishing House of Guangxi, China. 256 - 259. 92. Seigo Kawase và Kazumi Hosoya (2015), Pseudorasbora pugnax, a new species of from Japan, and redescription of P. pumila (Teleostei: Cyprinidae). Ichthyol. Explor. Freshwaters. 25(4). 93. Myers, G.S. (1930), Ptychidio jordani, an Unusual New Cyprinoid Fish from Formosa. Copeia. 4: p. 110 - 113. 94. Ding-Gui Zhu., E Zhang. và Jia-Hu Lan. (2012), Rectoris longibarbus, a new styglophic labeonine species (Teleostei: Cyprinidae) from South China, with a note on the taxonomy of Rectoris mutabilis (Lin 1933). Zootaxa. 3586: p. 55 - 68 95. Kottelat M. và Freyhof J. (2007), Handbook of European Freshwater Fishes. Ed. Delemont, Switzerland. 96. Kottelat M. (1990), Indochinese nemacheilines. A revision of nemacheiline loaches (Pisces: Cypriniformes) of Thailand, Burma, Laos, Cambodia and southern Viet Nam. Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, Germany. 97. Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn (2005), Hiện trạng và các giải pháp phát triển nguồn lợi cá tự nhiên ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, Nxb nông nghiệp: Hải Phòng. 137 98. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam Phần I. Động vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 99. Programme, T.I.G.S. The IUCN Red List of Threatened Species. 2017 16/09/2017]; Available from: http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011- 2.RLTS.T166081A6168056.en. 100. Trần Bích Thảo (2011), Thành phần loài và phân bố cá ở một số sông thuộc địa phận Hà Nội, Hôi nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái Tài nguyên sinh vật, Nxb. Khoa học và Công nghệ: Hà Nội. 101. Võ Văn Chi (1998), Từ điển động vật & khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 102. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CAO BẰNG. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2014. 2014 16/09/2017]; Available from: www.caobang.gov.vn. 103. Báo Lạng Sơn. Thủy Sản Lạng Sơn Đã Qua Những Trầm Lắng. 2014 18/09/2017]; Available from: https://www.2lua.vn/article/thuy-san-lang-son- da-qua-nhung-tram-lang-15261.