Quản Lý Nhà Nước Đối Với Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hóa
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI VĂN HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI VĂN HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Mai Văn Hải MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................8 1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài..........................9 1.2. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước ........................ 17 1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu của các công trình được tổng quan........................................................................................ 26 1.4. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong luận án............................ 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ .............................................. 28 2.1. Khái quát về làng nghề và quản lý nhà nước đối với làng nghề ......... 28 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề ............................................................. 42 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề của một số địa phương trong nước, ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa ..... 61 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ........................... 71 3.1. Khái quát về làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa......................... 71 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2017....................................... 86 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa....................................................................... 101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA............................................................ 115 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030...................................................................................... 115 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030...................................................................................... 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 151 PHỤ LỤC ............................................................................................. 167 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông hồng ĐTB Điểm trung bình ĐTM Đánh giá tác động môi trường FTA Hiệp định thương mại tự do GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KCDF Korea Craft and Design Foundation - Quỹ nghề thủ công và thiết kế Hàn Quốc KHCN Khoa học công nghệ LNTT Làng nghề truyền thống NNNT Ngành nghề nông thôn OCOP One commune, One Product - Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm. ODA Vốn vay nước ngoài OTOP One tambom one product Mỗi địa phương một sản phẩm QLNN Quản lý nhà nước TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. Thang đánh giá Likert .................................................................6 Bảng 3.1. Một số đóng góp của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2012-2017....................................... 76 Bảng 3.2. Tình hình phát triển làng nghề hiện nay (Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý) ............................................................... 79 Bảng 3.3. Nguồn lực sản xuất giai đoạn 2012 - 2016 (Đối tượng khảo sát: người dân/doanh nghiệp)................................................. 80 Bảng 3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012 - 2016.................. 83 Bảng 3.5. Kết quả sản xuất giai đoạn 2012-2016 (Đối tượng khảo sát: các cơ sở sản xuất) ................................................................ 86 Bảng 3.6. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng hỏi: cán bộ quản lý ở địa phương)......... 88 Bảng 3.7. Thực trạng triển khai thực hiện quy hoạch (Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương) ......................................... 90 Bảng 3.8. Thực trạng tác động của luật pháp và các chính sách phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng hỏi: Cán bộ quản lý các cấp; Doanh nghiệp và người dân)......................... 96 Bảng 3.9. Việc thực hiện kiểm tra giám sát trong QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương).............................................. 100 Bảng 3.10. Mức độ đáp ứng của công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình phát triển làng nghề (Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương)... 101 Bảng 3.11: Đánh giá về đảm bảo về các nguyên tắc quản lý (Đối tượng được hỏi : Cán bộ quản lý ở địa phương).................... 110 Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đạt được của quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay ................... 111 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Làng nghề và các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc, cũng là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn Việt Nam, và trong Văn kiện Đại hội của Đảng luôn khẳng định và chỉ rõ: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…" [25, tr.279]. Với trên 150 làng nghề, phân bổ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, làng nghề ở Thanh Hóa hoạt động khá đa dạng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, chiếm tỷ trọng cao nhất là các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), gồm: nghề chế biến cói 37 làng, sản xuất muối 10 làng, nghề đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá trang sức 9 làng, nghề mộc 7 làng, nghề rèn cơ khí công cụ 3 làng, nghề đan lát 12 làng… Các làng nghề truyền thống đã và đang có đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công đề án phát triển mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới. Để hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với làng nghề là rất quan trọng nhằm "… đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ TTCN, thương hiệu và thị trường tiêu thụ; du nhập, nhân cấy một số nghề mới có tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là các nghề truyền thống đã có" [22]. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) như Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND [89]; Quyết định số 2513/QĐ-UBND [91]; Quyết định số 604/QĐ-UBND [103]; Quyết định số 3632/QĐ-UBND [108]; Kế hoạch số 144/KH-UBND; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) tỉnh Thanh Hóa đến 2020 [118]… Điều đó đã tạo đà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề trên địa bàn phát triển mạnh, du nhập thêm nhiều nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... 2 Tuy vậy, có nhiều vấn đề nảy sinh và tồn tại trong QLNN đối với làng nghề ở Thanh Hóa, như: quy hoạch làng nghề, đổi mới công nghệ, tiếp cận đất đai, tín dụng, khuyến công, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thanh tra, kiểm tra… Việc tổ chức thực hiện các công cụ này cũng còn bất cập, chồng chéo giữa các ngành chức năng (Sở NNPTNT với Sở Công Thương). Cũng giống như đại đa số các làng nghề trên toàn quốc, phần lớn sản phẩm làng nghề của tỉnh Thanh Hóa có chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, mẫu mã sản phẩm đơn điệu; hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số làng nghề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, môi sinh đô thị; ý thức chấp hành luật pháp về làng nghề chưa cao… Xét về mặt lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề dưới nhiều góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách hệ thống, bài bản, khoa học.