Thông tin nghệ sỹ Vệ nữ ở Việt Nam

VŨ DÂN TÂN / NGUYỄN NGHĨA CƯƠNG / NATALIA KRAEVSKAIA / IOLA LENZI

Vũ Dần Tân

Vũ Dân Tân (1946 -2009), sinh ra và mất đi tại Hà Nội, là con trai của nhà viết kịch nổi tiếng Vũ Đình Long, người sáng lập nhà xuất bản "Tân Dân". Bước vào hoạt động nghệ thuật với sự tự tìm tòi khám phá, trong những năm 1970, Vũ Dân Tân là họa sỹ hoạt hình tại xưởng phim hoạt hình đài truyền hình Vietj Nam và truyền hình Cuba (năm 1973). Năm 1981 ông lập studio nghệ thuật riêng, nơi trở thành điểm hẹn của giới trí thức Hà Thành. Năm 1990 studio đổi tên thành Salon Natasha – gallery tư nhân và không gian nghệ thuật đầu tiên do nghệ sỹ tự điều hành tại Hà Nội, chuyên về nghệ thuật đương đại và thử nghiệm.

Sự nghiệp nghệ thuật của Vũ Dân Tân trải qua những bước tiến ở các giai đoạn khác nhau. Cuối thập niên 1970 – đầu 1980, ông chủ yếu tập trung vào hình thức nghệ thuật hai chiều Sau đó, lấy cảm hứng từ nghệ thuật động học dị thường của nhà điêu khắc Jean Tinguely người Thụy Sỹ, ông bắt đầu sáng tác các hiện vật ba chiều, với các chất liệu và đồ vật phế thải..

Một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm loạt tác phẩm Suitcases of a pilgrim (Vali hành hương), Cadillac-Icarus, tác phẩm sắp đặt Beauty will save the world (Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới), Fashion (Thời trang) và Amazones.

Tác phẩm của Vũ Dân Tân từng là tiêu điểm của 15 cuộc triển lãm cá nhân và từng được giới thiệu tại hơn 50 triển lãm nhóm, trong đó gồm có những triển lãm lớn và quan trọng như Triển lãm Nghệ thuật Đương đại Châu Á Thái Bình Dương Asia-Pacific Triennial of Contemporary Art lần thứ 2, Queensland Art Gallery, Brisbane, ( 1996); River: New Asian Art – A Dialogue in Taipei, Tài Bắc, Đài Loan (1997); Inside, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế song hành với Documenta X, Kassel, Germany (1997); Being minorities – Contemporary Asian Art., Trung tâm Nghệ thuật Hồng Kông, Hồng Kông (1977); Gap , Nhà Văn hóa Thế giới, , Đức (1999); RienСarNation (với Lê Hồng Thái), Pacific Bridge Gallery, Oakland, CA, Mỹ (1999); Vu Dan Tan and Nguyen Quang Huy, Atelier Frank & Lee, Singapore (2001); Osaka Triennale, Cuộc thi Nghệ thuật Đương đại Quốc tế lần thứ 10, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Osaka, Osaka, Nhật Bản (2001); Triển lãm Điêu khắc Sculpture Triennial (Triennale Kleinplastik) lần thứ 8, Fellbach, Đức (2001); Subverted Boundaries, Quảng trường Điêu khắc, Singapore ( 2003); Out of context, Trung tâm Nghệ thuật Huntington Beach Art Centre, CA, Mỹ (2005); Post Doi Moi. Vietnamese Art after 1990. Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, Singapore (2008); Intersection Vietnam: new Works from North & South, Valentine Willie Fine Art, Kuala Lumpur - Singapore (2009); Money for all times, Salon Natasha, , Vietnam (2010); Graphic works by Vu Dan Tan and a concert of his music, Gallery Mỹ thuật Quốc gia, Astrakhan, Nga (2010); Ascending Dragon: Contemporary Vietnamese Artists, Trung tâm Nghệ thuật Armory Center for the Arts, Pasadena (LA), Mỹ (2010); Negotiating Home, History and Nation. Two decades of contemporary art in Southeast Asia 1991-2011, Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, Singapore (2011).

Tác phẩm của Vũ Dân Tân còn nằm trong bộ sưu tập của:  Mariposa Museum, Peterborough, NH, Mỹ  Bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa, Wellington, New Zealand  National Gallery of Australia, Canberra, Australia  Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, Singapore  Đại sứ quán Úc tại Hà Nội, Việt Nam  Gallery Mỹ thuật Quốc gia, Astrakhan, Nga  The State Gallery of Fine Art, Penza, Russia  Queensland Art Gallery, Brisbane, Australia  World Bank, Washington, USA

Các tác phẩm của ông hiện đang được tập hợp và ghi chép lại tại Quỹ Vũ Dân Tân, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Cương Nguyễn Nghĩa Cương sinh năm 1973 tại Bắc Ninh, Việt Nam. Năm 1996, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội và hiện đang sống và làm việc tại Bắc Ninh.

Trong những tác phẩm sáng tác suốt thập kỷ vừa qua, Nguyễn Nghĩa Cương khai thác những vấn đề liên quan đến sự giao thoa giữa các giá trị tinh thần phổ cập với hiện thực xã hội đương đại Việt Nam thực dụng. Anh đã xây dựng một cách tiếp cận đầy châm biếm để bàn về tác động của chủ nghĩa hưởng thụ và một ngôn ngữ nghệ thuật cụ thể để diễn đạt quan điểm của mình. Với chủ đề chính trong các tác phẩm là sự thương mại hóa con người và mối quan hệ giữa người với người – anh sử dụng hộp chứa và giấy báo in các hình thù logo, biểu tượng thương hiệu làm giá đỡ bề mặt cho các bức họa bột màu. Phương pháp đưa những logo, những biểu tượng thương hiệu vào hình tượng hội họa vừa gợi nhớ đến trường phái nghệ thuật Pop Art phương Tây thời kỳ đầu nhưng vẫn thấm đậm chất bản địa.

Nguyễn Nghĩa Cương đã có 5 triển lãm cá nhân và tham gia hơn 10 triển lãm tập thể, trong đó bao gồm các triển lãm lớn và quan trọng như Giải thưởng Nghệ thuật Asean Philips Morris - Việt Nam (1999); Two men (Hai người), Tự Do, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam (2002); Information-Advertisement (Thông tin – Quảng cáo), Salon Natasha, Hà Nội, Việt Nam (2002); Melbourneconnectionsasia, dự án Nghệ thuật Đô thị, Melbourne, Australia (2003); Hội chợ Nghệ thuật Châu Á, Ansan, Hàn Quốc (2006); Hội chợ Nghệ thuật Đương đại Châu Á, New York, Mỹ (2007); Post - Doi Moi - Vietnamese art after 1990 (Nghệ thuật Việt Nam hậu Đổi mới sau 1990), Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, Singapore (2008); Triển lãm Mỹ thuật Quốc gia (do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam tổ chức với định kỳ 5 năm/lần), Hà Nội, Việt Nam (2010); The color of Cuong’s smile (Sắc màu nụ cười Cương), Gallery Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam (2010).

Tác phẩm của Nguyễn Nghĩa Cương cũng nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Singapo.

Natalia Kraevskaia và Quỹ Vũ Dân Tân Natalia Kraeyskaia (Natasha) là một giám tuyển độc lập và là một cây bút chuyên viết về nghệ thuật đương đại Việt Nam. Vào những năm 1990, bà kết hợp cùng nghệ sỹ Vũ Dân Tân mở không gian nghệ thuật cá nhân đầu tiên tại Hà Nội mang tên Salon Natasha. Kể từ đó, bà đã tổ chức và giám tuyển rất nhiều triển lãm Nghệ thuật Việt Nam tại Việt Nam, Úc, Canada, Đức, Phần Lan, Macao và Nga. Bà đồng thời là tác giả của Nostalgia towards Exploration, bài luận về nghệ thuật đương đại Việt Nam (2005) và cộng tác với các tạp chí triển lãm và nghệ thuật quốc tế. Ngoài ra, bà còn là phó giáo sư nhân học văn hóa tại trường Đại học nhân văn quốc gia Nga, Matxcơva (Viện nghiên cứu Phương Đông và cổ điển)

Năm 2012, Natalia Kraevskaia sáng lập Quỹ Vũ Dân Tân. Đặt trụ sở tại Hà Nội, tổ chức phi lợi nhuận này hướng trọng tâm vào việc bảo tồn, nghiên cứu và ghi chép lại các tác phẩm của Vũ Dân Tân.

Iola Lenzi

Tại Singapo, Iola Lenzi là một nhà nghiên cứu, giám tuyển và phê bình nghệ thuật đương đại khu vực Đông Nam Á. Bà giảng dạy chương trình tiến sỹ ngành Lịch sử nghệ thuật Châu Á tại Đại học nghệ thuật Lasalle- Goldsmiths Singapo, đồng thời là cố vấn, cộng tác viên của “Hành trình Mỹ thuật”, Đại học Silpakorn, Băngkok và là tác giả/biên tập của các bài luận và tạp chí nghiên cứu nghệ thuật thị giác khu vực. Bà đã tổ chức hàng loạt các triển lãm nghệ thuật Đông Nam Á tại khu vực và tại Trung Quốc, các dự án quan trọng bao gồm Khâu lành viết thương Arahmainai tại Băngkok, Quỹ James W. Thompson, Băngkok (2006); Làm nên lịch sử, Esplanade Singapo (2010); Đàm phán về lịch sử nhà và lịch sử quốc gia: Hai thập kỷ của nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á 1991 – 2011, bảo tàng nghệ thuật Singapo (2011); Tranh luận khái niệm Bối cảnh: Nghệ thuật và các nhóm tại Đông Nam Á, Trung tâm nghệ thuật và văn hóa Bangkok (2013); và Kiệt tác nghệ thuật kỹ thuật số ở Đông Nam Á, dự án nghệ thuật Samsung (vẫn đang được triển khai). Bà là tác giả cuốn Những bảo tàng ở Đông Nam Á (2005) và viết bài cho tờ Tạp chí nghệ thuật Châu Á, London, và các ấn phẩm chuyên môn khác.