BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------

NGUYỄN BẢO QUỐC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI RỪNG Ở KHU

BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH – HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 8.620.201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: HƢỚNG DẪN 1: TS. PHẠM THẾ ANH HƢỚNG DẪN 2: TS. NGUYỄN QUỐC DỰNG

Hà Nội - 2019

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp vời bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày …… tháng 05 năm 2019 Người cam đoan

Nguyễn Bảo Quốc

ii

LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học, hệ chính quy, tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ của các Thầy, cô, các cấp lãnh đạo, các bậc đàn anh và các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Phòng Đào tạo sau đại học; Khoa Lâm học; Quý Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học Cao học này. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Quốc Dựng và TS. Phạm Thế Anh là giáo viên hƣớng dẫn đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, tác giả cũng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, chia sẻ và động viên nhiệt tình của các đồng nghiệp. Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả sẽ mang những kiến thức đã học trong nhà trƣờng để cùng với các đồng nghiệp đóng góp cho sự nghiệp của ngành Lâm nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai sau này.

Hà Nội, tháng … năm 2019 Nguyễn Bảo Quốc Học viên Cao học Khóa 24B

iii

Mục lục

LỜI CẢM ƠN ...... ii MỞ ĐẦU ...... 1 PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 4 1.1. Lƣợc sử những nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật ...... 4 1.1.1. Trên thế giới ...... 4 1.1.2. Ở Việt Nam ...... 5 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu đa dạng quần xã sinh vật ...... 6 1.2.1. Trên thế giới ...... 6 1.2.2. Ở Việt Nam ...... 7 1.3. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng ...... 8 1.3.1. Trên thế giới ...... 8 1.3.2. Ở Việt Nam ...... 12 1.4. Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng ...... 14 1.4.1. Trên thế giới ...... 14 1.4.2. Ở Việt Nam ...... 16 1.5. Tổng quan về ô định vị sinh thái rừng ...... 19 1.5.1. Trên thế giới ...... 19 1.5.2. Ở Việt Nam ...... 20 1.6. Thảo luận ...... 21 PHẦN II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 23 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...... 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...... 23 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...... 23 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...... 23 2.2.1. Mục tiêu chung ...... 23 2.2.2. Mục tiêu cụ thể ...... 23 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ...... 24 2.3.1. Nội dung nghiên cứu ...... 24 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...... 24 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...... 37 3.1. Đặc điểm tự nhiên ...... 37

iv

3.1.1. Vị trí địa lý...... 37 3.1.2. Địa hình, địa mạo ...... 37 3.1.3. Địa chất, đất đai ...... 37 3.1.4. Khí hậu, thủy văn ...... 38 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...... 38 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ...... 38 3.2.2. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp ...... 39 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 42 4.1. Một số đặc điểm ô định vị ...... 42 4.2.1. Đặc điểm về hiện trạng rừng...... 42 4.2.2. Đa dạng thành phần loài ...... 44 4.2.3. Các chỉ số đa dạng sinh học ...... 47 4.2.4. Chỉ số quan trọng IVI ...... 49 4.2.5. So sánh sự tương đồng của các loài cây gỗ tại các Ô định vị ...... 50 4.3. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ trong khu vực nghiên cứu ...... 50 4.3.1. Cấu trúc tổ thành...... 50 4.3.2. Các chỉ tiêu bình quân trong lâm phần ...... 52 4.3.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) ...... 53 4.3.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H) ...... 60 4.3.5. Phân tích mối tương quan H/D trong lâm phần ...... 66 4.3.6. Phân bố trữ lượng theo cỡ kính (M/D) ...... 69 3.7. Độ tàn che của lâm phần ...... 70 4.4. Một số đặc điểm tái sinh trong khu vực nghiên cứu ...... 71 4.4.1. Đa dạng thành phần loài của tái sinh ...... 72 4.4.2. Các chỉ số đặc trưng của tái sinh ...... 72 4.4.3. Sự tương đồng giữa cây tái sinh và tầng cây cao...... 78 4.5. Đặc điểm cây bụi và thảm tƣơi của khu vực nghiên cứu ...... 79 4.51. Đặc điểm lớp cây bụi của khu vực nghiên cứu ...... 79 4.5.2. Đặc điểm lớp thảm tươi của khu vực nghiên cứu ...... 80 4.6. Đặc điểm về lâm sản ngoài gỗ trong khu vực nghiên cứu ...... 81 4.6.1. Đặc điểm đa dạng thần phần loài ...... 81 4.6.2. Giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ ...... 82 4.7. Đặc điểm đất trong khu vực nghiên cứu ...... 84

v

4.7.1. Độ dày tầng đất ...... 84 4.7.2. Dung trọng của đất ...... 85 4.7.3. Các đặc điểm phân tích của đất ...... 86 4.8. Một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng bền vững ...... 88 4.8.1. Nhóm biện pháp bảo vệ rừng ...... 88 4.8.2. Nhóm biện pháp kỹ thuật ...... 88 4.8.3. Nhóm biện pháp về khoa học công nghệ ...... 89 4.8.4. Nhóm phát triển kinh tế - xã hội ...... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 90 1. Kết luận ...... 90 2. Kiến nghị ...... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 94 PHỤ LỤC ...... 1

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Một số đặc điểm cơ bản của Ô định vị sinh thái rừng quốc gia...... 42 Bảng 4.2: Diện tích Ô định vị sinh thái rừng 05 ...... 43

Bảng 4.3: Diện tích Ô định vị sinh thái rừng 06 ...... 43

Bảng 4.4: Thống kê thành phần loài ...... 45

Bảng 4.5: Các chỉ số đa dạng sinh học của các trạng thái rừng ...... 47

Bảng 4.6. Chỉ số quan trọng IVI một số loài cây chủ yếu tại khu vực nghiên cứu ...... 49

Bảng 4.7. Chỉ số tƣơng đồng SI giữa các ODV tại khu vực nghiên cứu……………………..50 Bảng 4.8: Công thức tổ thành loài theo IV% của các trạng thái rừng ...... ………51

Bảng 4.9. Các chỉ tiêu bình quân của các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu ...... 53

Bảng 4.10: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 01 ...... 54

Bảng 4.11: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 02 ...... 55

Bảng 4.12: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 03 ...... 56

Bảng 4.13: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 04 ...... 57

Bảng 4.14: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 05 ...... 58

Bảng 4.15: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 06 ...... 59

Bảng 4.16: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 01 ...... 60

Bảng 4.17: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 02 ...... 61

Bảng 4.18: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 03 ...... 62

Bảng 4.19: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 04 ...... 63

Bảng 4.20: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 05 ...... 64

Bảng 4.21: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 06 ...... 65

Bảng 4.22: Kết quả phân tích tƣơng quan H/D ...... 67

Bảng 4.23: Phân bố thể tích theo cỡ kính của các ONC ...... 69

Bảng 4.24: Tổng hợp độ tàn che của các ONC ...... 71

Bảng 4.25: Thống kê thành phần loài tái sinh trong khu vực nghiên cứu ...... 72

Bảng 4.26: Thống kê mật độ tái sinh ...... 73

Bảng 4.27: Thống kê tỷ lệ số cây tái sinh tại các ONC ...... 74

Bảng 4.28: Thống kê số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại các ONC ...... 75

Bảng 4.29: Thống kê số cây tái sinh theo phẩm chất và nguồn gốc tại các ONC ...... 77

vii

Bảng 4.30: Thống kê số lƣợng cây tái sinh triển vọng/ha ...... 77

Bảng 4.31: Chỉ số tƣơng đồng của cây tái sinh và tầng cây gỗ ...... 78

Bảng 4.32: Thống kê các đặc điểm lớp cây bụi ...... 79

Bảng 4.33: Thống kê các đặc điểm lớp thảm tƣơi ...... 80

Bảng 4.34: Danh sách cây lâm sản ngoài gỗ ...... 81

Bảng 4.35: Danh sách các loài lâm sản theo nhóm công dụng ...... 82

Bảng 4.36: Thống kê độ dày tầng đất của các ONC ...... 84

Bảng 4.37: Thống kê dung trọng đất của các ONC ...... 85

Bảng 4.38: Thống kê các chỉ tiêu phân tích đất của các ONC ...... 86

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng KBTTN Tây Côn Lĩnh ...... 44 Hình 4.2. Một số hình ảnh trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ...... 52 Hình 4.3: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 01 ...... 54 Hình 4.4: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 02 ...... 55 Hình 4.5: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 03 ...... 56 Hình 4.6: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 04 ...... 57 Hình 4.7: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 05 ...... 58 Hình 4.8: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 06 ...... 59 Hình 4.9: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 01 ...... 61 Hình 4.10: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 02 ...... 62 Hình 4.11: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 03 ...... 63 Hình 4.12: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 04 ...... 64 Hình 4.13: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 05 ...... 65 Hình 4.14: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 06 ...... 66 Hình 4.15. Đồ thị mô tả tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao ...... 68 Hình 4.16. Biểu đồ mô tả tỷ lệ phân bố trữ lƣợng theo cấp kính (M/D) ...... 70 Hình 4.17: Biểu đồ mô tả phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ...... 76 Hình 4.18: Hình ảnh về phẫu diện và đo đếm chỉ tiêu đất ...... 87

ix

Danh mục các từ viết tắt

Từ viết tắt Ý nghĩa

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

LRTX Lá rộng thƣờng xanh

ODD Ô đo đếm

ODV Ô định vị sinh thái rừng quốc gia

ONC Ô nghiên cứu

TNR Tài nguyên rừng

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, điều hòa chế độ khí hậu, bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học… trên hành tinh của chúng ta. Rừng còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của xã hội loài ngƣời, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho cuộc sống con ngƣời nhƣ gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ, các dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái và các nhu cầu văn hóa xã hội của con ngƣời. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới vô cùng phong phú đa dạng và rất phức tạp gồm rất nhiều thành phần đƣợc sắp xếp theo không gian và thời gian với các quy luật khác nhau. Rừng tự nhiên thƣờng mang tính ổn định cao nếu không có tác động của con ngƣời, nhƣng một khi con ngƣời đã tác động vào thì rừng sẽ dần mất đi tính ổn định vốn có. Do đó, để duy trì đƣợc tính ổn định của hệ sinh thái rừng cần có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực này mà các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng là những cơ sở để xây dựng nên những biện pháp quản lý rừng phù hợp. Việt nam có diện tích tự nhiên hơn 331.698km2 (chƣa kể diện tích biển và hải đảo) trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao. Với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên với nhiều kiểu rừng nhƣ: các kiểu rừng nhƣ các kiểu rừng khô lạnh vùng cao, các kiểu rừng mƣa ẩm vùng thấp, các kiểu rừng khô hạn ven biển, các kiểu rừng ngập mặn, rừng ngập nƣớc ngọt v.v…Trƣớc đây, phần lớn đất nƣớc việt nam có rừng che phủ, nhƣng chỉ khoảng 1 thế kỷ qua rừng bị suy thoái nặng nề, những năm 40 của thế kỉ 20, độ che phủ của rừng là 43%. Sau chiến tranh, giai đoạn 1979-1982, diện tích rừng chỉ còn khoảng 7,8 triệu ha tƣơng đƣơng độ che phủ 24%. Từ những năm 90 trở lại đây, nhờ sự nỗ lực của đảng, nhà nƣớc và toàn xã hội, diện tích từng đã tăng đáng kể, đƣa độ che phủ của rừng từ 24% lên 28% năm 1995, 33% năm 1999, và hiện nay là 41,19% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quyết định số 1819/QĐ-BNN- TCLN ngày 16/5/2017). Mặc dầu diện tích rừng tăng qua các năm thông qua các nỗ lực trồng rừng, phục hồi rừng. Song, qua kết quả điều tra, nghiên cứu thì tài nguyên rừng việt nam vẫn bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc chƣa nắm rõ thành phần đa dạng sinh học, các mối quan hệ sinh thái và đặc điểm cấu trúc của từng loại rừng, kiểu rừng để quản lý và sử dụng các nguồn

2

lợi từ rừng một cách hợp lý, bền vững cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lƣợng rừng hiện nay. Rừng tự nhiên hiện còn thƣờng tập trung ở hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, đây cũng chính là những địa điểm lý tƣởng để nghiên cứu về sinh thái và cấu trúc rừng ở nƣớc ta. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có tổng diện tích là: 15.044ha, bao gồm 10 xã thuộc 3 huyện thị: huyện Vị Xuyên; thành phố Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì. Nằm trên dãy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dãy núi lớn khác chạy xuống phía nam. Đƣờng phân thủy phía Tây đổ xuống sông Chảy, phía Đông đổ xuống sông Lô. Do địa hình hiểm trở nên khu bảo tồn vẫn còn giữ đƣợc một khu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới với diện tích liền vùng khá lớn. Là vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh tạo nên những tiểu vùng có địa hình, đất đai khá đa dạng. Đồng thời Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là một trong những khu vực núi đá vôi đặc trƣng cho miền bắc Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu khoa học nơi đây còn hạn chế, chƣa phản ánh hết đƣợc sự đa dạng cũng nhƣ đặc trƣng của các hệ sinh tháirừng khác nhau, tạo nên những khó khăn nhất định trong công tác quản lý và bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. Trƣớc thực tiễn đặt ra hiện nay là làm sao gìn giữ và bảo tồn cũng nhƣ phát triển tài nguyên rừng hiện có tại nơi đây, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái rừng trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh – Hà Giang” làm cơ sở cho công tác quản lý rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nói riêng và góp phần cung cấp một số dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá và phát triển một trong những hệ sinh thái rừng của Việt Nam trong thời gian tới.

3

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp dữ liệu khoa học về tính đa dạng, các đặc điểm cấu trúc rừng góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết về rừng trên núi đất xen kẽ trong hệ thống núi đá vôi miền bắc Việt Nam. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, và góp phần đóng góp vào cơ sở dữ liệu của quốc gia trong việc theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

4

PHẦN I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lƣợc sử những nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật 1.1.1. Trên thế giới Khái nhiệm hệ thực vật nói chung, áp dụng cho các tổ hợp các loài thực vật, đƣợc giới hạn theo nguyên tắc địa lý nó là toàn bộ các loài thực vật hiện có của một vùng, một nƣớc, hay một khu vực. Theo Tomachev A.I (1974) hệ thực vật cụ thể tức là: “hệ thực vật của một vùng hạn chế trên bề mặt trái đất, hoàn toàn đồng nhất về mặt địa lý, chỉ phân hóa về các điều kiện sinh thái” (tomachev A.I, 1074: 185) (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990). Theo khái niệm hệ thực vật trong Từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam thì: Hệ thực vật (còn gọi là khu hệ thực vật) là toàn bộ các chi, loài thực vật sống trong một khu vực địa lý, một thời kỳ lịch sử địa chất (vd: hệ thực vật Âu – Á, hệ thực vật Hòn Gai tuổi Triat muộn). Hệ thực vật khác với thảm thực vật, hệ thực vật mang hàm ý về thành phần giống loài, còn thảm thực vật chỉ sự tập hợp mọi thành phần thực vật. Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỉ XIX (1855), De Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lƣợng loài và diện tích từ những dẫn liệu thu đƣợc ở các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km2 có 960 loài), hệ thực vật Dagico (1000 km2 có 1362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4000 km2 có 1114 loài) (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990). Ở Liên Xô, từ năm 1928 đến năm 1932 đƣợc xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Vào thời gian này, Tomachev A.I đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa lý 74o20’-25o vĩ độ bắc và 102o30’ độ kinh đông (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990). Trong những năm gần đây, để phục vụ cho mục đích bảo tồn, WWF(1990) đã cho xuất bản cuốn sách Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật (The importantce of biological diversity); IUCN, UNCEP, WWF đƣa ra Chiến lƣợc bảo tồn toàn cầu (World conservation strategy, 1990), Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for the earth, 1991); WCMC đã Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu (Global biodiversity assessment, 1995).

5

Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các báo cáo khác lần lƣợt đƣợc xuất bản và rấ nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phƣơng pháp luận cũng nhƣ thông báo các kết quả đã đạt đƣợc trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong các báo cáo và hội nghị hội thảo đã cơ bản thiết lập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật trên toàn thế giới đã và đang góp phần nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái, thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia. 1.1.2. Ở Việt Nam Đến nay đã thống kê đƣợc gần 12.000 loài thực vật, nhiều nhóm có tính đặc hữu cao có giá trị khoa học và thực tiễn rất lớn. Những công trình nghiên cứu về thực vật Việt Nam, trƣớc hết phải kể đến những tác phẩm cổ điện nhƣ các công trình của Loureiro (1790), của Pierre (1879 – 1907) hay của Lecomte với bộ “Thực vật chí Đông Dƣơng”. Sau đó, các nhà thực vật học ngƣời Việt Nam cùng với các nhà thực vật học quốc tế khác đã tiếp tục kế thừa và nghiên cứu bổ sung nhƣ: Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ, Về sau Humbert đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiên việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng; Bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” do Aubréville khởi xƣớng và chủ biên (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác đã công bố 29 tập gồm 74 bộ cây có mạch. Tiếp theo có thể kể đến bộ “Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên (1969 – 1976) hay “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 – 1988, 7 tập) của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, “1900 cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và tập thể (1993). “từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012). Những nghiên cứu về thành phần loài hệ thực vật cụ thể cở các miền và cụ thể hơn nữa là ở các địa phƣơng (các VQG, KBT…) đã đƣợc tiến hành liên tục trong nhiều năm qua với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Có thế kể đến các công trình sau: Pócs Tamas (1965) đã thống kê đƣợc ở miền bắc có 5190 loài, sau đó đƣợc Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài ở miêng Bắc lên 5609 loài, 1660 chi và 140 họ; công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch. Tƣ liệu về hệ thực vật Việt Nam mới nhất phải kể đến bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” do tập thể các

6

nhà thực vật Việt Nam biên soạn, đã giới thiệu khái quát và đầy đủ nhất về hệ thực vật Việt Nam, gồm 3 tập. Đây là những tài liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc đánh giá sự đa dạng của thực vật và rừng nói chung. Trong các công trình nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại Canada và đã đƣợc tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 – 2000) là bộ danh sách đầy đủ và dễ sử dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu đa dạng quần xã sinh vật 1.2.1. Trên thế giới Từ lâu, đối tƣợng nghiên cứu khoa học về thảm thực vật đã đƣợc xác định là tổ hợp các cá thể của các loài thực vật khác nhau, có cấu trúc ngoại mạo, chức năng sinh thái và quy luật phân bố địa lý phân biệt đƣợc với nhau, có thể định sắp xếp theo các hệ thống phân loại ở các bậc khác nhau, đƣợc gọi tên theo các thuật ngữ nhất định. Cho tới nay, có thể thống kê một số hệ thống phân loại thảm thực vật phổ biến trên thế giới nhƣ sau: Warming (1985) đã phân chia các quần xã thực vật thành các “nhóm sinh thái” theo tính chất của môi trƣờng đất. Schimper (1898), phân biệt cấu trúc và tính thích ứng sinh thái cảu các bậc phân loại lớn thành các quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhƣỡng, quần hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu, Schimper đã phân biệt sáu kiểu: rừng ƣa mƣa, rừng gió mùa (mƣa rào), rừng savan (savane – forrest), rừng cây có gai (Thorn forest), trảng cỏ nhiệt đới (tropical grassland) và sa mạc nhiệt đới (tropical desert). Beard (1944) (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978) [27], đƣa ra hệ thống phân loại ba cấp: quần hệ, loạt quần hệ và quần hợp. Ông lấy cơ sở từ quần hệ rừng mƣa nhiệt đới trong điều kiện tối ƣu để phân chia thành năm loạt quần hệ: (1) loạt quần hệ xanh theo mùa, (2) loạt quần hệ vùng núi, (3) loạt quần hệ khô thƣờng xanh, (4) loạt quần hệ ngập nƣớc theo mùa, (5) loạt quần hệ ngập nƣớc quanh năm. Từ đó, các đơn vị tiếp theo đƣợc phân chia một cách rõ ràng. Champion (1936) lấy sự phân hóa đai cao và chế độ khô hạn vùng thấp theo vĩ độ, phân chia theo chín kiểu thảm thực vật trên vùng thấp, cùng với ba kiểu thảm thực vật theo đai cao khác nhau. Puri (1988) đã vận dụng nguyên tắc này của Champion để phân loại cá kiểu thảm thực vật ở Ấn Độ.

7

Ngoài những hệ thống trên, một số các tác giả nhƣ Burt -Davy (1918), Aubréville, Fosberg (1958), Kuchler (1967), Dudley – Stamp (1952) cũng đã dựa trên các chỉ tiêu về địa mạo, địa chất, khí hậu, thổ nhƣỡng, hình thái thảm thực vật và đƣa ra các bảng phân loại cụ thể. Năm 1973, UNESCO đã công bố bảng phân loại và thành lập bản đồ thảm thực vật quốc tế. Về cơ bản, bảng phân loại này đƣợc sự tham gia thảo luận, bổ sung nhiều làn bởi Schimidthusen và Ellenberg (1964), Poore và Ellenberg (1965) và hàng loạt các nhà khoa học khác nhƣ Gaussen (1966), Ellenberg và Mueller – Dombois (1967), Budowski, Franzle, Germain, Küchler, Lebrun và Sochava (UNESCO – 1973). Bảng phân loại này cơ bản dựa vào tiêu chuẩn cấu trúc ngoại mạo, trên cơ sở so sánh và xác định bởi hình thái quần xã (tức là sự tập hợp các cá thể ƣu thế có cùng một dạng sống), mật độ tán che phủ, trạng thái sinh học…bởi nguyên tác tổ hợp các tiêu chuẩn và so sánh ngang bằng. 1.2.2. Ở Việt Nam Chevalier (1918) là ngƣời đầu tiên đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật Bắc bộ - Việt Nam. Trong “Thông skee những lâm sản Bắc bộ”, Chevalier chia rừng Bắc bộ thành 10 kiểu. Năm 1943, Maurand đã chia tám kiểu quần xã trong ba vùng chính của Đông Dƣơng (vùng Bắc Đông Dƣơng, vùng Nam Đông Dƣơng và Trung bộ). Tiếp đó, năm 1953, Maurand trên cơ sở các công trình nghiên cứu của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil có đƣa ra bảng phân loại về các quần xã thực vật Nam Việt Nam. Năm 1956, Giáo sƣ Dƣơng Hàm Hi trong cuốn “Tài nguyên rừng Việt Nam” có đƣa ra bảng phân loại về thảm thực vật rừng ở Bắc Việt Nam”. Năm 1958, Vidal trong Luận án tiến sĩ của mình đã đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật Lào dựa trên hệ thông phân loại thảm thực vật của Aubréville – đƣợc Hội nghị Yanggambi (Daia) công nhận năm 1956. Năm 1960, Vũ Văn Cƣờng trong công bố của mình đã đƣa ra các dẫn liệu về các quần hợp ngập nƣớc quanh vùng Sài Gòn, Nam Việt Nam. Một số quần hợp đƣợc ông đặt teen khoa học theo Braun – Blanquet. Năm 1970, Trần Ngũ Phƣơng sau khi đã quy định thuật ngữ dùng cho các bậc phân loại cũng đã đƣa ra bảng phân loại rừng Bắc Việt Nam [21]. Bảng phân loại này đã đề cập tới sự phân hóa của khí hậu, thổ nhƣỡng và điều kiện nhân tác.

8

Các bậc phân loại này, về tiêu chuẩn xác định tƣơng đƣơng với bậc quần hệ của UNESCO. Trong các đai rừng khí hậu trên, Trần Ngũ Phƣơng chia tiếp thành các kiểu rừng khí hậu, các loại hình khí hậu, các loại hình khí hậu – thổ nhƣỡng, và sau đó là các kiểu phụ khí hậu, kiểu phụ thổ nhƣỡng và kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Năm 1970 và 1978, Thái Văn Trừng dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh trình bày bảng phân loại thảm thực vật toàn lãnh thổ Việt Nam, từ bậc nhóm kiểu thảm thực vật tới bậc quần hợp [27]. Dựa vào sự phân hóa của khí hậu, mƣời bốn kiểu thảm thực vật khác nhau đƣợc phân chia tiếp từ hai nhóm kiểu thảm thực vật này, tên của mỗi kiểu thảm đƣợc gọi bằng chính tên của các kiểu khí hậu sinh vật do ông xác định. 1.3. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng và tái sinh rừng làm cơ sở khoa học phục vụ kinh doanh rừng một cánh hợp lý có hiệu quả, đạt đƣợc những yêu cầu về kinh tế và môi trƣờng sinh thái. Phƣơng pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển dần sang định lƣợng, các quy luật kết cấu tồn tại trong các hệ sinh thái và các mối quan hệ qua lại giữa các thành phần bên trong và bên ngoài hệ sinh thái đã đƣợc nhiều tác giả khái quát dƣới dạng các mô hình. Cùng với sự phát triển của tin học, nhiều mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp đã đƣợc đƣa vào định lƣợng hoá các quy luật của tự nhiên. Nhƣng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới vẫn còn là sự bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ sau. 1.3.1. Trên thế giới Nghiên cứu cấu trúc rừng đã đƣợc nhiều tác giả trên thế giới đề cập từ rất sớm. Hầu hết các nghiên cứu đều có xu hƣớng xây dựng các cơ sở lý luận có tính khoa học phục vụ công tác quản lý kinh doanh rừng. Bƣớc đầu đi từ định tính, sau đó đến định lƣợng với quy luật phát triển tự nhiên của hệ sinh tái rừng, góp phần làm sáng tỏ và giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn kinh doanh rừng. - Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng: Cấu trúc hiện tại của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật, giữa thực vật với hoàn cảnh

9

sống. Nhƣ vậy trên quan điểm sinh thái học cấu trúc rừng chính là hình thức ngoại mạo phản ánh những nội dung bên trong của một hệ sinh thái rừng. Tổ thành thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phong phú của hệ thực vật rừng tại các vùng địa sinh học khác nhau. Richards P.W (1959) đã phân chia tổ thành thực vật của rừng mƣa thành hai loại rừng mƣa hỗn loài có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mƣa đơn ƣu chỉ bao gồm một vài loài cây [37]. Cũng theo Richards P.W (1959), khi nghiên cứu tổ thành loài cây ở rừng nhiệt đới cho thấy thƣờng có ít nhất 40 loài trở lên trên 1 hecta, có trƣờng hợp còn ghi nhận đƣợc trên 100 loài [37]. Sự phong phú của hệ thực vật rừng mƣa nhiệt đới cũng đƣợc nhiều nhà khoa học ghi nhận nhƣ Brown (1941), Baur G.N (1962), Catinot R (1965) … Trong các nghiên cứu này các tác giả đều nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. Riêng Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mƣa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mƣa tự nhiên. Từ đó tác giả đã đƣa ra những tổng kết về các nguyên lý tác động lâm sinh và các phƣơng thức xử lý cải thiện rừng mƣa ở các nƣớc nhiệt đới [1]. Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ Hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái đƣợc làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học [20]. - Về mô tả hình thái cấu trúc rừng: Hiện tƣợng hình thành tầng là một trong những đặc trƣng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Về cấu trúc tầng thứ có hai trƣờng phái: Chevalier (1917), Mildbraed (1922), Booberg (1932) … cho rằng tầng rừng không có thực tế khách quan. Nhƣng nhiều tác giả khác cho rằng rừng mƣa thƣờng có từ ba đến năm tầng nhƣ Brown (1919), David và Richards P.W (1933 – 1934), Richards P.W (1936)… Phƣơng pháp vẽ mặt cắt đứng của rừng do David và Richards P.W (1933 – 1934) đề xƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyam đến nay vẫn là phƣơng pháp hiệu quả để xác định cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm

10

là chỉ minh họa đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng đứng các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Causen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau. Ngày nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc trƣng nhƣ cấu trúc và dạng sống, độ ƣu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất thảm thực vật. Tiêu biểu cho nửa đầu thế kỷ 19 là Humbold và Giesbach đã sử dụng dạng sinh trƣởng của các loài cây ƣu thế và kiểu môi trƣờng sống của chúng để biểu thị cho các nhóm thực vật (Thái Văn Trừng, 1970). - Về nghiên cứu định lượng giữa các nhân tố cấu trúc: Nhƣ đã đề cập ở trên việc nghiên cứu cấu trúc rừng từ mô tả định tính dần chuyển sang các phƣơng pháp định lƣợng, trong đó việc mô hình hóa cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng đƣợc các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu nhƣ: Brunn (1970), Loetsch và cộng sự (1967) ... và nhiều tác giả khác quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo hƣớng định lƣợng và dùng các mô hình toán để mô phỏng các quy luật cấu trúc (Trần Văn Con, 2001). Trên cơ sở nghiên cứu về mật độ cây rừng trong rừng tự nhiên, nhiều tác giả đã tiến tới một bƣớc là xây dựng mật độ tối ƣu của lâm phần. Thomasius. H (1972) đã đƣa ra khái niệm khoảng sống và hằng số không gian sinh trƣởng liên quan tới chiều cao, mật độ và tuổi. Mật độ tối ƣu lâm phần theo diện tích tán và mức độ che phủ cũng đƣợc Kairukstis (1980) nghiên cứu (Giang Văn Thắng, 2003) [24].

Quy luật phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính ngang ngực (N/D1,3) là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất của cấu trúc rừng, đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều từ đầu thế kỷ 20, bằng các phƣơng pháp biểu đồ hoặc giải tích. Một số tác giả đƣa ra các hàm: hàm Meyer, hàm Hyperbol, hàm Poisson, hàm Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ Pearson, hàm Weibull... Tuy nhiên, việc sử dụng hàm này hoặc hàm khác

để xây dựng dãy phân bố thực nghiệm N/D1,3 phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật tự nhiên. Một dãy phân bố thực nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau.

Meyer đã mô tả phân bố N/D1,3 bằng phƣơng trình toán học có dạng đƣờng cong giảm và đƣợc gọi là phƣơng trình phân bố Meyer: y = ke-αx, trong đó y là tần số, x là đƣờng kính, k, α là tham số, e là hệ số neper (e).

11

Rollet B (1971) đã mô tả phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D1,3) bằng các dạng phân bố xác suất. Weibull đã sử dụng dạng hàm Hyperbol để mô hình hóa cấu trúc đƣờng kính loài thông. Balley (1973) đã dùng hàm Weibull để mô hình hóa phân bố số cây với đƣờng kính N/D1,3. Nhiều tác giả khác cũng sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá quy luật phân bố đƣờng kính loài thông theo mô hình của Schumacher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các dạng hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson ... cũng đƣợc sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng (Trần Văn Con, 2001). Khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng, phần lớn các tác giả đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phƣơng pháp kinh điển nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thƣớc khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ đã mang lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng. Từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Phƣơng pháp này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng mà điển hình là các công trình của Richards W.P (1959). Một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng là quy luật tƣơng quan chiều cao với đƣờng kính thân cây Hvn/D1,3. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao luôn tăng thuận theo đƣờng kính cho đến một cỡ đƣờng kính nhất định chiều cao sẽ tiệm cận một trị nhất định, cho dù đƣờng kính vẫn tiếp tục tăng. Để mô phỏng quy luật tƣơng quan giữa chiều cao với đƣờng kính các tác giả sử dụng nhiều dạng phƣơng trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn dạng phƣơng trình nào thích hợp cho đối tƣợng nào thì cần đƣợc nghiên cứu cụ thể. Hai dạng phƣơng trình thƣờng đƣợc sử dụng nhiều để biểu thị đƣờng cong chiều cao là phƣơng trình Parabol và phƣơng trình Logarit. Tóm lại, việc lựa chọn một dạng phƣơng trình toán học cụ thể để mô tả các quy luật cấu trúc rừng phụ thuộc vào đối tƣơng riêng cụ thể. Một dãy phân bố thực nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới trên thế giới khá đa dạng và không ít công trình nghiên cứu công phu đã mang lại hiệu quả cao trong những nghiên cứu khác và trong kinh doanh rừng.

12

1.3.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm thực hiện nhằm qua đó tìm kiếm đƣợc các biện quản lý và sử dụng rừng phù hợp. Các tác giả của những công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này phải kể đến tên tuổi của các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam nhƣ Thái Văn Trừng (1978), Lê Viết Lộc (1964), Trần Ngũ Phƣơng (1970), Đồng Sĩ Hiền (1974), Nguyễn Văn Trƣơng (1983), Nguyễn Ngọc Lung (1991)… và nhiều tác giả khác cũng nhƣ các đóng góp của một số đề tài nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Rừng tự nhiên ở nƣớc ta thuộc các kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Do đó việc nghiên cứu cấu trúc là cơ sở cho việc định hƣớng phát triển rừng và đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý. Lê Viết Lộc (1964) cùng với các cộng tác viên đã nghiên cứu sơ bộ cấu trúc rừng để điều tra các loài cây ƣu thế. Ông đã dùng một số chỉ tiêu khác ngoài số lƣợng cá thể cây nhƣ chiều cao, tiết diện ngang … để tính toán độ ƣu thế của loài trên diện tích điều tra. Đồng thời cũng đề ra một số chỉ tiêu và tiêu chuẩn để phân biệt “loại hình ƣu thế” trong kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng (Thái Văn Trừng, 1978) [27]. Trần Ngũ Phƣơng (1970) [21] đã nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng tự nhiên để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam. Nhân tố cấu trúc đầu tiên mà tác giả nghiên cứu là sự thay đổi về tổ thành loài cây ở các kiểu phân bố theo độ cao và vị trí địa lý khác nhau và thông qua hệ thống phân loại tác giả đã đề xuất một số biện pháp phát triển rừng vào thực tiễn. Thái Văn Trừng (1978) [27] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa

ẩm nhiệt đới Việt Nam, đã đƣa ra mô hình cấu trúc tầng, nhƣ tầng vƣợt tán (A1), tầng ƣu thế sinh thái (A2), tầng dƣới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Tác giả vận dụng và có sự cải tiến phƣơng pháp biểu đồ mặt cắt của David – Richards, trong đó tầng cây bụi và thảm tƣơi đƣợc phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ƣu thế của những thực vật ở tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ƣu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó, tác giả chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu.

13

Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [29] trong nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới. Về những kết quả nghiên cứu này, Vũ Đình Phƣơng (1987) đã nhận định, việc xác định tầng thứ theo hƣớng định lƣợng của rừng lá rộng thƣờng xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong trƣờng hợp rừng đã phát triển ổn định. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung (1991) tại Hƣơng Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phƣơng khác cho thấy trên ô tiêu chuẩn diện tích 1 ha có từ 23 – 25 loài, với số cây thấp nhất 317 cây/ha và cao nhất 859 cây/ha. Để đánh giá tổ thành rừng, thƣờng sử dụng công thức tổ thành trên tỷ lệ phần mƣời theo số cây, tiết diện ngang, hoặc chỉ số IV%. Phƣơng pháp tính tỷ lệ tổ thành (IV%) theo phƣơng pháp của Daniel Marmillod thƣờng đƣợc các nhà khoa học vận dụng trong nghiên cứu cấu trúc. Đào Công Khanh (1996) [15] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thƣờng xanh ở Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dƣỡng rừng. Về nghiên cứu định lƣợng cấu trúc thì việc mô hình hóa cấu trúc đƣờng kính

D1,3 đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau. Đồng Sĩ Hiền (1974) [11] dùng hàm phân bố Meyer và hệ đƣờng cong Poisson và Pearson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đƣờng kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [29] đã thử nghiệm dùng các hàm mũ, logarit, hàm phân bố Poisson và Pearson để biểu thị cấu trúc số cây theo cấp đƣờng kính của rừng tự nhiên hỗn loài. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) [31] sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc phân bố D1,3 của rừng thứ sinh tại Đông Bắc Việt Nam. Trần Văn Con (1991) [8] đã sử dụng hàm phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc số cây theo cấp đƣờng kính (N/D) của rừng khộp ở Tây Nguyên và đã cho rằng khi rừng còn non thì phân bố có dạng giảm, và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang phân bố đỉnh và lệch dần từ trái sang phải. Lê Sáu (1996) đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đƣờng kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên [22].

14

Bảo Huy (1993) đã thử nghiệm mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D rừng ƣu thế bằng lăng ở Đắc Lắc theo các dạng phân bố: Poisson, Weibull và Meyer. Trần Xuân Thiệp (1995) [26] đã thử nghiệm các hàm Meyer, Weibull để mô phỏng kết cấu N/D và N/H cho rừng Hƣơng Sơn – Hà Tĩnh, và nhận định: sự phù hợp giữa phân bố lí thuyết và thực tế cho phép dựa vào hàm Weibull để điều tiết rừng trong giai đoạn quá độ chuyển hóa về rừng chuẩn cũng nhƣ trong quá trình kinh doanh rừng bền vững. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2005) rừng phục hồi trong kiểu rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh thƣờng có tổ thành loài tham gia tƣơng đối đa dạng. Đối với trạng thái rừng IIA phục hồi sau nƣơng rẫy, tổ thành loài trong thành phần cây đứng tƣơng đối đơn giản, khoảng 10 – 20 loài (1000 m2), gồm những loài tiên phong ƣa sáng và mọc nhanh. Đối với trạng thái rừng IIIA1, tổ thành loài phong phú đa dạng hơn gồm những loài nửa chịu bóng và cả những loài ƣa sáng. 1.4. Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng 1.4.1. Trên thế giới Nhƣ chúng ta đã biết, tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dƣới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nƣơng rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đƣợc thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phƣơng thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959); Wyatt Smith (1961, 1963) với phƣơng thức rừng đều tuổi ở Malaysia; Nicholson (1958) ở Bắc ; Donis và Maudoux (1951, 1954) với công thức đồng nhất hoá tầng trên ở Zaia; Taylor (1954), Jones (1960) với phƣơng thức chặt dần tái sinh dƣới tán ở Nigiêria và Ghana; Barnarji (1959) với phƣơng thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann. Nội dung chi tiết các bƣớc và hiệu quả của từng phƣơng thức đối với tái sinh đã đƣợc Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm: “Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mƣa”.

15

Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, Aubreville (1938) nhận thấy cây con của các loài cây ƣu thế trong rừng mƣa là rất hiếm. Aubreville đã khái quát hoá các hiện tƣợng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhƣng phần lý giải các hiện tƣợng đó còn bị hạn chế. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chƣa giúp ích cho thực tiễn sản xuất các biện pháp kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra (Thái Văn Trừng, 1978). Tuy nhiên, những kết quả quan sát của David và Richards P.W (1933), Beard (1946), Rollet (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn với nhận định của Aubreville. Đó là hiện tƣợng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Về phƣơng pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với diện tích ô đo đếm thông thƣờng từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhƣng số lƣợng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đề nghị phƣơng pháp "điều tra chẩn đoán" theo đó kích thƣớc ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau (dẫn theo Trần Mạnh Cƣờng, 2007) [9]. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards P.W (1952), Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1 x 1 m, 1 x 1,5 m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Taylor (1954), Barnard (1955) xác định số lƣợng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngƣợc lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dƣới tán rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [7]. Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Baur G.N (1962)

16

[1] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hƣởng này thƣờng không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây tái sinh. ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhƣng chúng vẫn có ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thƣờng khá lớn. Nhƣng số lƣợng loài cây có giá trị kinh tế thƣờng không nhiều và đƣợc chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thƣờng ít đƣợc nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nƣơng rẫy. Độ khép tán của quần thụ ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ Karpov V.G (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dƣỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (Nguyễn Văn Thêm, 2002) [25]. Trong nghiên cứu tái sinh rừng ngƣời ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dƣỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hƣởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dƣỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trƣởng kém nên ảnh hƣởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngƣợc lại, những lâm phần thƣa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (Nguyễn Văn Thêm, 2002) [25]. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây dựng các phƣơng thức lâm sinh hợp lý. Tóm lại, qua những kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới chỉ ra cho chúng ta thấy đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu của một số tác giả cũng nhƣ những quy luật tái sinh ở một số nơi. Đồng thời các tác giả đã chỉ ra đƣợc một số biện pháp lâm sinh phù hợp tác động vào đó nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh theo chiều hƣớng có lợi. 1.4.2. Ở Việt Nam Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung, nhƣng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con ngƣời nên những quy

17

luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhƣng tổng kết thành qui luật tái sinh cho từng loại hình rừng thì còn rất ít. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thƣờng đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí. Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ƣu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962 – 1964) bằng phƣơng pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1984) [14] đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lƣợng mà chƣa đề cập đến chất lƣợng cây tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dƣới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây gỗ tái sinh tƣơng tự nhƣ tầng cây gỗ; dƣới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tƣợng tái sinh theo đám đƣợc thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tƣợng rừng lá rộng, miền Bắc nƣớc ta. Trần Ngũ Phƣơng (1970) [21] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dƣới tác động của con ngƣời khai thác hoặc làm nƣơng rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dƣới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”. Nghiên cứu quy luật phát sinh, tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh của các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [27] đã nhận định: Sự phát sinh các loại hình quần thể có thành phần loài cây khác nhau đƣợc nghiên cứu đầy đủ trƣớc kia cho nên lúc đó chúng tôi cho rằng trong thiên nhiên nhiệt đới không có quần hợp và chỉ có những loài ƣu thế do đó chúng tôi có đề nghị lấy những kiểu thảm thực vật làm đơn vị cơ bản của thảm thực vật, nhƣ trên đã trình bày. Trong thiên nhiên nhiệt đới có thể có những dạng quần hợp thực vật ở những

18

môi trƣờng khắc nghiệt, còn đại bộ phận là những ƣu hợp thực vật có một ƣu thế tƣơng đối của cá thể các loài cây trong tầng ƣu thế sinh thái (hay lập quần) của quần thể và có lẽ phổ biến hơn là những phức hợp mà độ ƣu thế chƣa phân hoá rõ rệt. Nhƣng vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu là tác nhân nào đã tác động trong quá trình phát sinh những xã hợp thực vật nguyên sinh, và quá trình tái sinh tự nhiên sẽ diễn ra nhƣ thế nào và chỉ tiêu về chế độ khắc nghiệt của môi trƣờng có còn là nguyên nhân duy nhất khống chế sự hình thành những quần hợp, ƣu hợp, phức hợp tự nhiên nữa hay không? Mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài cũng đã đƣợc đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [29]. Theo tác giả, cần phải thay đổi cách khai thác rừng hợp lý vừa cung cấp đƣợc gỗ, vừa nuôi dƣỡng và tái sinh đƣợc rừng. Muốn đảm bảo rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì rõ ràng lớp cây dƣới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này không thực hiện đƣợc trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong rừng chuẩn có hiện tƣợng tái sinh liên tục đã đƣợc sự điều tiết khéo léo của con ngƣời. Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng, Phùng Ngọc Lan (1984) đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dƣới tán rừng ở lâm trƣờng Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hƣởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm [17]. Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của các tác giả Vũ Đình Huề (1975), đã nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu số lƣợng cây tái sinh. Vũ Tiến Hinh (1991) [13] nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy. Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thƣờng xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An. Nguyễn Duy Chuyên (1996) [7] đã nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo chiều cao, phân bố tổ thành cây tái sinh, số lƣợng cây tái sinh. Trên cơ sở phân tích toán học về phân bố cây tái sinh cho toàn lâm phần tác giả cho rằng loại rừng trung bình IIIA2 cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh có phân bố cụm.

19

Trần Ngũ Phƣơng (2000) khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên nhƣ sau: “Trƣờng hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trƣờng hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhƣng về sau dƣới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tƣơng lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ đƣợc phục hồi”. Thực tế cho thấy, với điều kiện nƣớc ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ đƣợc triển khai trên quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tƣợng rừng cụ thể là hết sức cần thiết nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. 1.5. Tổng quan về ô định vị sinh thái rừng 1.5.1. Trên thế giới Khi muốn theo dõi diễn biến sinh thái của bất kỳ hệ sinh thái nào ngƣời ta thƣờng đặt các ô định vị. Đối với sinh thái rừng cũng vậy, ODV đƣợc các quốc gia coi là chìa khóa để nghiên cứu lâu dài về sinh thái. Kết quả nghiên cứu ODV cung cấp những thông tin trực tiếp về quá trinh sinh trƣởng và phát triển của rừng, những tác động của con ngƣời và hiểm họa tự nhiên đối với rừng, dự báo sự biến động của rừng qua thời gian. Từ đó có những quyết sách trong công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển các giá trị của rừng. Vì những ý nghĩa quan trọng đó mà các quốc gia rất coi trọng việc xây dựng hệ thống ODV. Viện Phục hồi Sinh thái Trƣờng Đại học Arizona (Mỹ) đã thiết lập hệ thống ODV vị từ những năm 1900 để nghiên cứu động thái rừng Thông và trảng cỏ dƣới tán rừng. Các ô đo đếm đƣợc đo lặp 5 năm một lần. R.B. Allen đã viết một quy trình hƣớng dẫn phƣơng pháp ODV cho việc theo dõi rừng bản địa (A permanent Plot Method for Monitoring Changes in Indigenous Forests: A Field Manual, 1995) đã giới thiệu lịch sử ODV ở New Zealand. Theo đó thì ODV sớm nhất đƣợc hình thành ở New Zealand là từ năm 1898 để theo dõi rừng Sồi. Cho đến nay thì New Zealand có hơn 10.000 ODV theo dõi các loại rừng với diện tích là 20 x 20 m. Hệ thống ODV này hiện đang đƣợc khai thác để theo dõi sinh trƣởng của rừng, diễn biến thành phần động thực vật, tác động của con ngƣời

20

và thiên nhiên,… Ông cũng giới thiệu các phƣơng pháp thiết lập ô và đo đếm có hơi khác so với Việt Nam. Chẳng hạn đo đƣơng kính 1,35m so với Việt Nam là 1,30m. Ở Hà Lan, hệ thống ODV đƣợc thiết lập từ những năm 1930 (N. A. C. Smits, J. H. J. Schaminee and L. van Duuren © 2002). Ngân hàng dữ liệu của nƣớc này hiện lƣu trữ số liệu của trên 6000 ODV, trong đó có hơn 2500 ô đƣợc đo đếm qua 5 chu kỳ, khoảng 1500 ô đƣợc đo đếm ít nhất là 10 chu kỳ. Các ODV đƣợc bố trí trên các hệ sinh thái khác nhau nhƣ đồng cỏ, rừng, đụn cát. Từ năm 1999 một Chƣơng trình quốc gia đƣợc hình thành để theo dõi diễn biến động thực vật, môi trƣờng, chất lƣợng tự nhiên (MLF-M&N) trên cơ sở điều tra khoảng 10.000 ODV với chu kỳ đo đếm là 4 năm. Ở Ấn Độ, hệ thống các ODV có kích thƣớc khác nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Ở trung tâm khu bảo tồn loài Mudumalai, ODV có diện tích 50 ha (1000 x 500 m) để theo dõi toàn bộ động thái rừng, trong khi đó còn có thêm 19 ODV có diện tích 1 ha để theo dõi theo các chuyên đề (Raman Sukumar và các tác giả). Ở Thái Lan cũng tƣơng tự nhƣ Ấn Độ, kích thƣớc của ODV phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ nhƣ ở khu vực phía Tây Thái Lan, ngƣời ta đã thành lập ODV theo dõi sinh thái với diện tích là 50 ha để theo dõi chung động thái của rừng. Trong ô đo đếm toàn bộ cây gỗ có D1,3 > 1cm. Trong khi đó, ngƣời ta cũng thiết lập ODV có diện tích 16 ha để theo dõi diễn biến rừng phục hồi, trong đó có 9 ha đo cây gỗ có D1,3 > 10 cm và 7 ha đo cây gỗ có D1,3 > 15 cm. Nhìn chung các ODV phải đáp ứng các yêu cầu nhƣ: Xác định chính xác vị trí, có bản đồ chính xác, xác định chính xác thành phần loài, đo đếm chính xác ngay từ lần đo đầu tiên, thời gian và chu kỳ đo chính xác, cùng một công cụ đo, ngƣời đo ít thay đổi. 1.5.2. Ở Việt Nam Hiện nay, một số cơ quan trong nƣớc thiết lập các ODV để theo dõi TNR theo từng mục tiêu riêng. Trong đó phải kể đến các ODV của Viện Khoa học Lâm nghiệp. Các ô này gồm 64 ô đặt tại 4 kiểu rừng là rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng khộp, rừng tràm và rừng ngập mặn. Tên gọi của các ô này là ô tiêu chuẩn định vị có diện tích là 1 ha đƣợc thiết lập phục vụ đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam”. Ngoài ra, các ô này phục vụ

21

cho việc nghiên cứu đƣa ra các giải pháp lâm sinh phục hồi rừng, lƣợng giá rừng ngập mặn, điều tra côn trùng và sinh vật đất. Trƣờng Đại học Lâm nghiệp trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng phƣơng án điều chế rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh là rừng sản xuất ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên” đã thiết lập 80 ODV, diện tích mối ô là 1 ha để theo dõi phục vụ đề tài. Từ kết quả theo dõi ODV, các tác giả đã xây dựng các phƣơng án và mô hình điều chế rừng ở các tỉnh triển khai đề tài. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh rừng bền vững, các lâm trƣờng và các công ty lâm nghiệp cũng đã và đang triển khai thiết lập các ODV với mục tiêu theo dõi sinh trƣởng của rừng để xác định chu kỳ khai thác, sử dụng. Nhƣ vậy, hầu hết các ODV của các cơ quan phục vụ các đề tài ngắn hạn, nhằm đƣa ra các giải pháp mang tính tức thời cho việc phục hồi rừng, trồng rừng và khai thác rừng. Chƣơng trình Điều tra đánh giá và theo dõi diễn TNR toàn quốc do Viện ĐTQHR thực hiện (2013 - nay) đã thiết kế bổ sung một hệ thống ODV trên phạm vi cả nƣớc. Mục đích nghiên cứu về bản chất các quy luật của rừng trong mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa rừng với các nhân tố ngoại cảnh, nhằm tìm ra những căn cứ khoa học xác đáng phục vụ cho các hoạt động sử dụng lâu bền TNR, vì sự nghiệp phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội cũng nhƣ công tác quản lý của Nhà nƣớc trong thời gian sắp tới. 1.6. Thảo luận - Các công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới và trong nƣớc rất đa dạng và phong phú. Trên đây mới chỉ điểm qua một số nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên có liên quan đến đề tài. Các nghiên cứu có xu hƣớng dịch chuyển từ nghiên cứu định tính, mô tả sang nghiên cứu định lƣợng và đƣợc mô hình hóa thông qua các hàm toán học nhằm định lƣợng các quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng cũng nhƣ xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dƣỡng rừng cho từng đối tƣợng cụ thể. - Đa số các nghiên cứu đều khẳng định muốn đảm bảo rừng cho năng suất ổn định, bền vững thì phải có rừng chuẩn, phải điều khiển rừng hƣớng về dạng chuẩn hay gần chuẩn.

22

- Việc xác định trạng thái chuẩn của rừng tự nhiên nƣớc ta chủ yếu dựa vào mô hình cấu trúc rừng chuẩn hay cấu trúc mẫu. Việc xây dựng các cấu trúc mẫu dựa trên việc nghiên cứu các quy luật kết cấu, từ đó đề xuất các hƣớng tác động vào rừng. Các mẫu này đều đƣợc xây dựng trên cơ sở các mẫu tự nhiên đã chọn lọc và đƣợc coi là ổn định thông qua tài liệu quan sát. Tính ổn định của các cấu trúc này thƣờng đƣợc tính toán theo lý thuyết trƣớc khi đi vào khảo nghiệm. Cấu trúc mẫu

đƣợc quan tâm nhiều nhất là cấu trúc N/D1.3, việc điều chỉnh cấu trúc này cũng là cơ sở cho việc khai thác và nuôi dƣỡng rừng. - Các công trình đề cập ở trên sẽ là những định hƣớng quan trọng cho việc giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, chƣa nhiều những nghiên cứu sâu về cấu trúc rừng trên núi đá vôi vùng nhiệt đới, đồng thời hầu hết các nghiên cứu về cấu trúc rừng nêu trên với mục tiêu chung là xây dựng các biện pháp khai thác, kinh doanh, sử dụng rừng hợp lý, ít có mục tiêu xây dựng các giải pháp cho công tác bảo tồn thiên nhiên. Đây là một trong những vấn đề cần tiếp tực đƣợc giải quyết trong luận văn của tác giả. Qua đó, tác giả mong muốn có phần đóng góp của mình về mặt cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn để giải quyết một số vấn đề về đa dạng thảm thực vật, hệ thực vật và xây dựng cấu trúc rừng tự nhiên, làm cơ sở cho công tác quản lý rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nói riêng và quản lý rừng trên núi đá vôi nói chung, góp phần cung cấp một số dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá và phát triển một trong những hệ sinh thái rừng đặc trƣng của Việt Nam trong thời gian tới.

23

PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm lâm học rừng tự nhiên tại 02 Ô định vị sinh thái rừng quốc gia nằm trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang là ODV05 và ODV06. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu a, Phạm vi về nội dung Vì thời gian và các nguồn lực có hạn, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các nội dung sau: - Nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật, tính toán các chỉ số về sinh thái rừng về cấu trúc thành phần loài thực vật, các chỉ số đa dạng sinh học tầng cây gỗ, đặc điểm cấu trúc không gian rừng tự nhiên, tái sinh rừng, cây bụi thảm tƣơi, lâm sản ngoài gỗ và đặc điểm đất tại 02 ODV thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. - Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cấu trúc rừng, đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển rừng bền vững. b, Phạm vi không gian Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có diện tích 15.044ha, bao gồm 10 xã thuộc 3 huyện thị: xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy, Phƣơng Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thƣợng Sơn, huyện Vị Xuyên; xã Phƣơng Độ, thị xã Hà Giang và xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì nằm trên nhiều đai cao khác nhau. Với giới hạn của đề tài chỉ thực hiện ở 02 ODV trên địa bàn 2 xã Lao Chải và Cao Bồ thuộc huyện Vị Xuyên, tƣơng ứng với các đai cao từ 1600-2400m và 700-1600m. Đây cũng là 2 xã có nhiều diện tích rừng trên núi đá vôi đại diện cho Khu bảo tồn 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1. Mục tiêu chung Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nói riêng và quản lý rừng trên núi đá vôi nói chung, góp phần cung cấp một số dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá và phát triển một trong những hệ sinh thái rừng của Việt Nam. 2.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc cấu trúc của rừng tự nhiên về thành phần loài, đa dạng sinh học thực vật thân gỗ, đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm tƣơi, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ và đặc điểm của yếu tố đất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh – tỉnh Hà Giang.

24

2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ - Đa dạng sinh học tầng cây gỗ: các trạng thái rừng có mặt trong Ô định vị, thành phần loài cây gỗ; thành phần các loài nguy cấp, quý, hiếm; các chỉ số đa dạng sinh học tầng cây gỗ. - Các chỉ tiêu tầng cây gỗ: đƣờng kính bình quân; chiều cao bình quân; mật độ bình cây gỗ trong lâm phần; tiết diện ngang cây gỗ bình quân của lâm phần; trữ lƣợng gỗ bình quân của lâm phần; - Các quy luật cấu trúc không gian: phân bố số cây theo đƣờng kính, số cây theo chiều cao, tƣơng quan chiều cao với đƣờng kính, phân bố trữ lƣợng theo cấp đƣờng kính. - Độ tàn che bình quân lâm phần của cây gỗ. 2.3.1.2. Nghiên cứu các đặc điểm của cây tái sinh và cây bụi thảm tươi - Thành phần loài cây tái sinh và cây bụi, thảm tƣơi. - Các chỉ số cây tái sinh: mật độ bình quân chung cây tái sinh; tổ thành cây tái sinh; nguồn gốc cây tái sinh; chất lƣợng cây tái sinh; phân bố số cây tái sinh theo chiều cao; mật độ bình quân cây tái sinh triển vọng; - Các chỉ tiêu của cây bụi, thảm tƣơi: chiều cao bình quân, mật độ bình quân, độ che phủ bình quân... 2.3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm Lâm sản ngoài gỗ - Thành phần các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ - Phân tích đặc điểm và nhóm công dụng của các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ 2.3.1.4. Nghiên cứu đặc điểm của đất, lập địa - Tính toán chiều dày tầng đất. - Tính toán dung trọng đất. - Tính toán các chỉ tiêu lý hóa của đất: Đạm (N),lân (P2O5), Kali (K2O), nồng độ (PH),Hàm lƣợng mùn trong đất, thành phần cơ giới, đƣợc xác định tại các phòng phân tích đất. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Hệ sinh thái đƣợc cấu tạo từ quần xã sinh vật và các đơn vị của tự nhiên nhƣ ngoại mạo, thổ nhƣỡng, khí hậu…trong đó sự đa dạng vủa các lớp phủ thực vật có vai trò quyết định tới sự tồn tại, sinh sống và phát triển của cả hệ sinh thái, vì vậy, khi nghiên cứu đa dạng thực vật và cấu trúc của lâm phần trƣớc hết cần đánh giá sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật. Bởi sự đa dạng của thảm thực vật sẽ quyết định mức độ phong phú về thành phần loài và các dấu hiệu khác đặc trƣng cho từng loại rừng, kiểu rừng khác nhau. Do vậy, đề tài sẽ tiến hành điều tra thiết lập hệ thống các ô nghiên cứu dựa vào hệ thông ô định vị sinh thái quốc gia thiết lập tại 2 xã Cao Bồ và Lao Chải thuộc quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại đây.

25

Để giải quyết vấn đề đặt ta, các bƣớc nghiên cứu đƣợc hệ thống hóa theo sơ đồ nhƣ sau:

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tài liệu thứ Khảo sát thực địa, Thiết lập Ô định cấp, kế thừa tài liệu xác định vị trí Ô vị và các ONC định vị và các ONC

Điều tra thu thập số liệu tại hiện trƣờng

Thảm thực vật và Hệ thực vật (Cây Điều tra Đất (Đào hiện trạng rừng gỗ, tái sinh, cây bụi, phẫu diện, mô tả, thảm tƣơi, lsng) phân tích)

Xử lý và phân tích số liệu

Kết quả, phân tích

Đề xuất biện pháp quản lý rừng b ền vững

26

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp - Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh để phân tích và đánh giá. - Kế thừa số liệu điều tra của 2 Ô định vị sinh thái rừng quốc gia 05 và 06 do Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra, Quy hoạch rừng thực hiện. - Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc để hệ thống hóa các thông tin chính thức có liên quan đến nội dung mà đề tài mong muốn thực hiện. 2.3.4. Phương pháp chuyên gia - Tiến hành tham vấn ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành trong việc đánh giá, nhận xét cũng nhƣ thực hiện các bƣớc thực hiện và hoàn thiện đề tài. 2.3.5. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 2.3.5.1. Thiết lập ODV ODV có dạng hình vuông, diện tích 100 ha đƣợc thiết lập ngoài thực địa. ODV có 01 mốc tâm ô, 04 mốc ở 4 góc và hệ thống 12 mốc ranh giới khác. Mỗi ODV có 01 bảng ghi thông tin chung về ODV đƣợc treo gần mốc tâm ODV. 2.3.5.2. Thiết lập ONC, ODD a. Thiết lập ONC Các ONC đƣợc thiết lập ở các trạng thái rừng khác nhau trong ODV, trong đó diện tích trạng thái tối thiểu để thiết lập ONC là 2 ha, ƣu tiên thiết lập ONC cho các trạng thái có diện tích lớn. - Tổng số ONC: Mỗi ODV lập 03 ONC, đánh số thứ tự 01; 02; 03 (ODV 05) và 04; 05; 06 (ODV 06) theo nguyên tắc trên xuống dƣới, trái sang phải. - Điều kiện đặt ONC: Diện tích lô trạng thái tối thiểu ≥ 2 ha. - Diện tích mỗi ONC: 01 ha. - Hình dạng ONC: Hình vuông. - Kích thƣớc: 100 m x 100 m. - Vị trí lập ô: Theo thứ tự ƣu tiên sau: + ONC của 3 trạng thái rừng lập tại 03 góc phần tƣ khác nhau của ODV là tối ƣu nhất.

27

+ ONC của 3 trạng thái rừng lập tại 02 góc phần tƣ khác nhau của ODV nếu không đáp ứng đƣợc ƣu tiên 1. + ONC của 3 trạng thái rừng lập tại 01 góc phần tƣ của ODV trong trƣờng hợp không đáp ứng đƣợc ƣu tiên 1 và 2. - Mốc ONC

Hình 2.1: Sơ đồ mẫu thiết kế Ô định vị và các Ô nghiên cứu b. Thiết lập ODD - Trong mỗi ô ONC thiết kế 25 ODD liên tục với số hiệu từ 1 đến 25 (đƣợc đánh theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới), mỗi ODD có diện tích 400 m2 (kích thƣớc 20m x 20m). - Các góc ODD đƣợc cắm các cọc tiêu để nhận biết đƣợc giới trong quá trình điều tra thu thập số liệu. - Ranh giới các ODD đƣợc phát hoặc dùng dây nilon để xác định.

Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế các Ô đo đếm trong một Ô nghiên cứu 2.3.5.3. Khoanh vẽ trạng thái rừng

28

- Khoanh vẽ trạng thái rừng trong phòng: Sử dụng GIS giải đoán ảnh vệ tinh mới nhất từ các nguồn ảnh nhƣ SPOT 5, Google Earth… - Khoanh vẽ trạng thái rừng tại thực địa: Tại mỗi ODV, thiết lập các tuyến điều tra với cự ly tuyến 250m theo các hƣớng Bắc – Nam và Tây – Đông, ghi nhận trạng thái dọc theo 2 bên của tuyến với bán kính ít nhất là 50m. - Trên cơ sở giữa giải đoán ảnh vệ tinh và điều tra thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng rừng của các ODV. 2.3.5.4. Điều tra thực vật rừng a. Thu thập số liệu rừng gỗ - Xác định tên loài: - Đánh số và đóng biển cây. - Đo đƣờng kính toàn bộ số cây có D1,3 m ≥ 6 cm. - Đo chiều cao: 39 ODD (các ODD có số hiệu lẻ). - Xác định chất lƣợng và phẩm chất cây. - Lập sơ đồ vị trí tọa độ cây trong ô đo đếm. b. Đo đếm cây tái sinh - Khối lƣợng: 15 ô mẫu trên 01 ODV; - Diện tích thu thập: 16 m2 (kích thƣớc 4×4m); - Vị trí: Tại một trong các góc của ODD có số 1, 5, 13, 21, 25 của mỗi ONC. - Xác định tên cây, đo đếm chiều cao cây tái sinh chia thành 7 cấp theo mẫu phiếu 03A dƣới đây. c. Đo đếm cây bụi, thảm tươi - Khối lƣợng: 09 ô mẫu trên 01 ODV; - Diện tích đo đếm cây bụi, thảm tƣơi là 16 m2, kích thƣớc 4×4m. - Vị trí: Tại một trong các góc của ODD có số 1, 13, 25 của mỗi ONC. - Xác định tên loài, đo đếm chiều cao cây bụi chia thành 3 cấp theo mẫu 03B dƣới đây. - Xác định thành phần loài thảm tƣơi chính. d. Lấy mẫu tiêu bản và chụp ảnh tư liệu - Tại một ODV thu thập 15 mẫu tiêu bản thực vật rừng của 5 loài cây gỗ khác nhau (3 mẫu/ 1 loài) ở trong hoặc gần ô. 2.3.5.5. Điều tra lâm sản ngoài gỗ - Khối lƣợng: 75 ÔĐĐ/ 01 ÔĐV;

29

- Kết hợp quá trình điều tra đo đếm cây gỗ, tiến hành thống kê các loài cây lâm sản ngoài gỗ có mặt trong các ONC. Tiến hành xác định sản lƣợng/ha, phân theo nhóm công dụng, xác định cƣờng độ khai thác và tinh hình sử dụng các loài cây lâm sản ngoài gỗ. - Trong quá trình điều tra, có sự tham gia của những ngƣời dân địa phƣơng hay sử dụng lâm sản ngoài gỗ sinh sống gần các ÔĐV. Những ngƣời dân sẽ giúp quá trình xác định thành phần loài; nhóm công dụng; cƣờng độ khai thác; ƣớc tính sản lƣợng/ha, thùy theo từng loại sản phẩm để đƣa ra đơn vị tính cho phù hợp, nhƣ tấn hoặc kg; bộ phận sử dụng; phƣơng thức sử dụng; cũng nhƣ kiến thức bản địa về lâm sản ngoài gỗ. - Xác định tên các loài cây lâm sản ngoài gỗ trên thực địa đối với các nhóm thông thƣờng dễ nhận biết; xác định cƣờng độ khai thác và tình hình sử dụng. - Nội dung ghi trong phiếu, gồm: Số cây đo đếm, nhóm công dụng, cƣờng độ khai thác, sản lƣợng ƣớc tính và tình hình sử dụng. 2.3.5.6. Điều tra đất, lập địa - Mỗi ONC đào 01 phẫu diện đất (3 phẫu diện/ 01 ODV). Phẫu diện đất đặt tại góc phía Tây Nam của ONC, cần chọn nơi cao và tránh chỗ trũng. - Mô tả hình thái phẫu diện đất: Màu sắc đất; Thành phần cơ giới; Độ chặt; Độ ẩm; Tỷ lệ đá lẫn; Tỷ lễ rễ cây. Kết quả ghi vào biểu sau: - Lấy mẫu đất

- Phân tích đất: Kết quả phân tích các chỉ tiêu: đạm (N), lân (P2O5), kali 0 (K2O), PH, mùn, thành phần cơ giới, khối lƣợng đất khô của mẫu đất ở 105 C phải có dấu xác nhận của cơ quan phân tích đóng kèm với phiếu điều tra đất trong tài liệu thu thập. 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu trên máy tính với các phần mềm nhƣ R, excel, và SPSS… Mẫu phân tích đƣợc sử dụng ở đây là các ONC trong các ODV, bao gồm các ô 01, 02, 03 (của ODV 05), 04, 05 và 06 (của ODV06) 2.3.6.1. Tính các chỉ tiêu bình quân lâm phần a. Chỉ tiêu mật độ (N/ha). Tính toán số cây trong ONC thông qua số cá thể đƣợc đo đếm trong các ô đo đếm (odd). Tính theo công thức:

30

25 Nô  n1  n2  ...  n25  ni i1

Trong đó: ni là số cây gỗ của odd thứ i, Nô mật độ cây trong ONC (diện tích

ONC = 1ha, Nô=N/ha, mỗi ONC có 25 odd) b. Chỉ tiêu đường kính bình quân

Đƣờng kính bình quân ( D) lâm phần là giá trị bình quân của đƣờng kính d1,3 của tất cả các cây trong lâm phần. Tuỳ theo cách tính khác nhau mà có các giá trị đƣờng kính bình quân khác nhau. Sau đây là đƣờng kính quân phƣơng đƣợc xử lý tính toán: Tính đƣờng kính bình quân quân phƣơng Dg:

n 1 2 Dg  di N i1 Trong đó: Dg là đƣờng kính bình quân về tiết diện ngang của ONC N là tổng số cây trong ONC; di là đƣờng kính tại vị trí 1.3 của cây thứ i c. Chỉ tiêu chiều cao - Tính chiều cao bình quân lâm phần (Hbq)

Căn cứ D1.3 và Hvn của các cây có đo chiều cao trong ONC để xây dựng phƣơng trình tƣơng quan D-H theo các hàm; lựa chọn phƣơng trình tƣơng quan thích hợp. Sử dụng phƣơng trình tƣơng quan D-H đƣợc chọn và số liệu đo đƣờng kính

D1.3 để tính chiều cao vút ngọn (Hvn) cho tất cả các cây trong ONC. Sử dụng phƣơng trình tƣơng quan đƣợc chọn để tính Hbq theo đƣờng kính bình quân quân phƣơng (Dg). d. Chỉ tiêu tiết diện ngang - Tính tổng tiết diện ngang trên ha: (G/ha). Tổng tiết diện ngang đƣợc xác định nhƣ sau:

n Gô  gi i1

Trong đó, Gô tiết diện ngang của ô nghiên cứu, gi tiết diện ngang của cây thứ i trong ONC, n số cây trong ONC.

31

Vì diện tích ONC = 1 ha, nên tổng tiết diện ngang của ONC cũng là tổng tiết diện ngang trên ha: G/ha = Gô .

- Tiết diện ngang bình quân (gbq): G/ha gbq = N/ha Trong đó: G/ha và N/ha là tiết diện ngang và số cây của ONC. e. Chỉ tiêu trữ lượng lâm phần (ONC) - Tính thể tích cây đo đếm + Tính thể tích cây theo hình số thƣờng f1.3

Vi = gi*hi*f1,3

Trong đó: gi và hi là tiết diện ngang và chiều cao vút ngọn của cây thứ i; f1,3 là hình số thƣờng, tạm thời f1.3 lấy tròn là 0.45 cho rừng tự nhiên và 0.5 cho rừng trồng. - Tính trữ lƣợng ONC

Mô =

Trong đó: Mô trữ lƣợng của ONC (1 ha), Vi là thể tích cây thứ i, n là số cây trong ONC. - Tính Mbq/ha:

M ô Mbqha  x10.000 Sô 2 Trong đó: Sô là diện tích ô (đơn vị m ) 2.3.6.2. Cấu trúc tầng cây cao a. Xác định công thức tổ thành Tổ thành loài cây đƣợc tính theo công thức của Daniel Mamillod: N % G % IV (%) = i i i 2 Trong đó:

IVi %: là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i so với tổng số loài.

Ni %: là tỷ lệ số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng, đƣợc tính theo công thức n N %= i 100 . Trong đó n là số cây của loài i trong 1 ha; N là tổng số cây /ha. i N i

32

Gi%: Tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật. Theo Daniel Marmilod những loài có chỉ số IV 5% là loài ƣu thế trong tổ thành của lâm phần. b. Xác định chỉ số đa dạng tầng cây gỗ. - Sử dụng chỉ số phong phú Menhinick m R  N Trong đó: N là số cá thể của tất cả các loài trong ONC, m là số loài thống kê đƣợc. R càng lớn thì mức độ phong phú loài càng cao. + Sử dụng chỉ số Margalef: m 1 D  ln N Trong đó: N là số cá thể của tất cả các loài trong ONC, m là số loài thống kê đƣợc. D càng lớn thì mức độ phong phú loài càng cao. + Sử dụng hàm số liên kết Shannon – Wiener (H). Chỉ số H để đánh giá sự giàu có về thành phần loài và sự phong phú về số lƣợng cá thể của loài trong ONC: n H  Pi ln Pi i1

Trong đó: n là số loài; Pi là tỷ lệ cá thể của loài i: Pi = ni/N; ni là số cá thể của loài i trong ONC; N là tổng số cá thể của các loài trong ONC. + Sử dụng chỉ số ƣu thế Simpson (D): n ni  ni 1 D  1    i1 N  N 1

Trong đó: ni là số lƣợng cá thể của loài thứ i; N là số lƣợng cá thể của tất cả các loài trong ONC. - Chỉ số quan trọng (IVI): IVI = RD + RF + RBA Trong đó: RD là mật độ tƣơng đối, RF là tần suất xuất hiện tƣơng đối và

RBA là tiết diện ngang tƣơng đối tại vị trí D1,3 của thân cây. Chỉ số quan trọng đƣợc tính cho một ô định vị, cho vùng, miền, kiểu rừng, kiểu trạng thái vv… thì ô nghiên cứu đƣợc coi là ô mẫu.

33

Mật độ tƣơng đối: Cho biết tỷ lệ % số lƣợng cá thể của một loài nghiên cứu so với số lƣợng cá thể của tất cả các loài trên ô mẫu.

( )

Tần xuất xuất hiện tƣơng đối: Cho biết tỷ lệ % số lƣợng cá thể của một loài nghiên cứu so với số lƣợng cá thể của tất cả các loài xuất hiện trên ô mẫu.

( )

Diện tích tiết diện thân tƣơng đối: Là đặc điểm quan trọng để xác định ƣu thế loài, nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thể của loài chiếm đƣợc để sinh trƣởng phát triển trên một hiện trƣờng cụ thể (Honson và Churchbill 1961, Rastogi,

1999, Sharma, 2003). (Tiết diện thân cây đƣợc tính tại vị trí D 1,3 m).

( ) x 100

- Chỉ số đa dạng sinh học fisher: N S   ln(1 )  Trong đó S là tổng số loài trong mẫu, N là tổng số lƣợng cá thể trong mẫu, α là chỉ số đa dạng loài trong quần xã thực vật. Để tính α trong biểu thức trên, có thể sử dụng một trong hai phƣơng pháp sau: - Cho alpha* chạy từ 0 đến 300 với bƣớc nhảy là 0,001. Tính S* tƣơng ứng với các giá trị alpha* này sau đó tìm giá trị alpha* mà có giá trị |S* - S| hay (S* - S)^2 nhỏ nhất. Đây chính là chỉ số đa dạng sinh học Fisher phải tìm. - Sử dụng phƣơng pháp tính gần đúng (xấp xỉ) theo công thức biến đổi của Magurran, 1991 nhƣ sau: S/N = {(1-x)/x}*{-ln(1-x) } (1) α = N(1-x)/x (2) Trong đó: S là tổng số loài trong mẫu, N là tổng số lƣợng cá thể trong mẫu, α là chỉ số đa dạng fisher x là số thực nghiệm nhỏ hơn 1 sao cho kết quả của vế phải xấp xỉ bằng kết quả vế trái của phƣơng trình (1). Sau khi đã tính đƣợc giá trị x theo phƣơng pháp gần đúng, thay nó vào phƣơng trình (2) để tính α.

34

- Sử dụng chỉ số tương đồng (Sorensen’s Index) – SI Chỉ số này đƣợc tính toán so sánh, đánh giá tính tƣơng đồng/ khác biệt giữa hai quần thể thực vật ở hai khu vực nghiên cứu khác nhau:

( ) Trong đó C: số lƣợng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B A = Số lƣợng loài của quần thể A. B = Số lƣợng loài của quần thể B. c. Xác định và mô tả phân bố số cây theo đường kính/chiều cao. - Xác định phân bố số cây theo đƣờng kính/chiều cao thực nghiệm. + Chọn cự ly cỡ kính (0,4 cm)/ cỡ chiều cao (2 m) + Chỉnh lý số cây theo cỡ kính/ cỡ chiều cao - Mô tả phân bố thực nghiệm bằng phân bố lý thuyết + Chọn phân bố lý thuyết. Các hàm đƣợc chọn khảo sát: Hàm phân bố Meyer và khoảng cách: -θ.di Meyer: Ni = k. e Trong đó di và Ni- trị số giữa và số cây của cỡ kính i Dạng phân bố khoảng cách:  P(x)  (1-).(1- )x-1 Hoặc P(x) = αx. (1-α) d. Xác định đường cong chiều cao lâm phần. Các hàm sau đƣợc đƣa vào khảo sát - Hàm mũ: h = adb - Hàm logarit: h = a + blnd - Các hàm bậc 2, bậc 3… e. Phân bố thể tích theo cỡ kính Với phƣơng thức này kết cấu trữ lƣợng đƣợc chia thành 3 lớp cây: (1) Lớp dự trữ (D1,3 <25cm), (2) lớp kế cận (D1.3=25-40cm) và (3) lớp thành thục (D1.3 >40cm). f. Độ tàn che của rừng (P): Căn cứ vào trắc đồ ngang tán cây gỗ, tính toán diện tích che phủ của tán cây gỗ cho trạng thái rừng. Độ tàn che đƣợc tính theo công thức:

35

S P  tan S

Trong đó: Stan là tổng diện tích tán che phủ trên sơ đồ trắc ngang; S là diện tích ô đo đếm vẽ trắc đồ ngang. 2.3.6.3. Tái sinh rừng tự nhiên và cấu trúc cây bụi thảm tươi a. Xác định các chỉ tiêu cơ bản và cấu trúc tái sinh. - Xác định một số chỉ tiêu cơ bản: + Mật độ cây tái sinh: cây/ha; + Đánh giá chất lƣợng cây tái sinh (tính % cây theo phẩm cấp chất lƣợng tốt, trung bình, xấu) + Xác định số lƣợng cây tái sinh triển vọng trong lâm phần (những cây có chất lƣợng A, B và chiều cao >1,0m) + Tính chỉ tiêu nguồn gốc tái sinh: tính % số cây theo tái sinh hạt và tái sinh chồi. - Xác định cấu trúc tầng tái sinh. + Xác định công thức tổ thành chung (theo % số cây). + Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-H), b. Xác định các chỉ tiêu cơ bản tầng cây bụi, thảm tƣơi. - Xác định tên một số loài cây bụi thảm tƣơi - Tính chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tƣơi.

Hb1  Hb2  Hb3 Hc.b  3

Trong đó: Hb1, Hb2, Hb3 là chiều cao bình quân cây bụi (hoặc thảm tƣơi) của 3 ÔDB. - Đối với chiều cao bình quân cây bụi trong ô dạng bản tính theo công thức:

N1 1 N2 3 N3 5 Hc.b  N

Trong đó: N1, N2, N3 là số cây bụi có cấp chiều cao theo các cấp: <2m, 2-4m và 4,1-6m. 1, 3, 5 là trị số chiều cao (mét) giữa cấp. N là tổng số cây bụi trong các ÔDB. - Đối với chiều cao bình quân thảm tƣơi trong ô dạng bản tính theo công thức:

n H A 1 H bi  n

36

Trong đó: HA là chiều cao trung bình của loài thảm tƣơi A; n là số loài thảm tƣơi xuất hiện trong ODB. 2.3.6.4. Các chỉ tiêu về lâm sản ngoài gỗ - Lập danh lục các loài lâm sản ngoài gỗ theo tên thông thƣờng, tên địa phƣơng, tên khoa học, công dụng và bộ phận sử dụng - Sắp xếp và phân tích các loài lâm sản ngoài gỗ vào các nhóm công dụng theo khung phân loại nhƣ sau: + Nhóm Cây lấy dầu nhựa: gôm, nhựa mủ, tannin, thuốc nhuộm, tinh dầu, dầu béo và cánh kiến + Nhóm Cây làm thuốc và làm mỹ phẩm + Nhóm Cây lấy sợi: tre nứa, mây song, các loại lá, thân và vỏ có sợi + Nhóm Sản phẩm thực phẩm (nhóm ăn đƣợc) + Nhóm Lâm sản khác 2.3.6.5. Xử lý các kết quả thu thập về điều kiện lập địa a) Đo tính chiều dày tầng đất b) Dung trọng đất (D) Là trọng lƣợng đất khô (gam) ở trạng thái tự nhiên của một đơn vị thể tích đất (cm3) sau khi sấy khô kiệt. Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hàm lƣợng chất hữu cơ và kết cấu đất. Đất giàu hữu cơ và tơi xốp thì dung trọng lớn, dung trọng thƣờng tăng theo chiều sâu của đất.

D0= M / V (2.1.4-2) 3 Trong đó: D0 - dung trọng đất (g/cm ) M - trọng lƣợng đất khô ở trạng thái tự nhiên (g) sau khi sấy khô kiệt (1050C) V- Thể tích ống trụ (cm3) c) Các chỉ tiêu phân tích: Đạm (N),lân (P2O5), Kali (K2O), nồng độ (PH),Hàm lƣợng mùn trong đất, thành phần cơ giới, đƣợc xác định tại các phòng phân tích đất

37

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý KBTTN Tây Côn Lĩnh có toạ độ địa lý: Từ 22039-22050 Vĩ độ bắc Từ 104039-104059 Kinh độ đông Khu vực có ranh giới hành chính phía Bắc giáp bản Nà Toong – xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp thôn Bó Đƣớt – xã Thƣợng Sơn, huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp Thôn Cao Bành - xã Phƣơng Thiện, thành phố Hà Giang và phía Tây giáp xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì. 3.1.2. Địa hình, địa mạo KBTTN Tây Côn Lĩnh nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang, đây là khu vực với nhiều núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở. Dẫy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dẫy núi lớn khác chạy xuống phía Nam. Đƣờng phân thủy phía Tây đổ xuốngsông Chẩy, phía Đông đổ xuống sông Lô. Do địa hình hiểm trở cho nên vùng quy hoạch cho khu bảo tồn vẫn còn giữ đƣợc một khu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới với diện tích liền vùng khá lớn. Địa điểm thực hiện 2 ODV nằm trên 2 đai cao khác nhau là 1600 – 2400m (ODV 05) hƣớng phơi chính là hƣớng Đông Nam, 700 – 1600m (ODV 06) có hƣớng phơi chính là hƣớng Đông Bắc. Cả 2 ODV này đều nằm trên khu vực địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở và có độ dốc trung bình từ 30-350, đây cũng là khu vực đặc trƣng cho cả toàn khu bảo tồn thiên nhiên. 3.1.3. Địa chất, đất đai KBTTN Tây Côn Lĩnh có 5 loại đá mẹ chính: đá granit, đá phiến thạch sét, đá hỗn hợp, đá vôi, đá sa thạch với các loại đất chủ yếu: Đất mùn alít trên núi cao, đất feralit mùn xám vàng phát triển trên đá macma axít và đá hỗn hợp, đất feralit vàng xám núi thấp đƣợc hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới ẩm, đất feralit xám núi trung bình phát triển trên sa thạch, đất phát triển trên đá vôi; cụ thể là:

38

Đất mùn alít trên núi cao. Phát triển trên đá granít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ cao trên 1.000m. Đặc điểm của nhóm đất này là tầng đất mỏng, tầng mùn dầy. Loại đất này cần đƣợc bảo vệ. Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá macma axít và đá hỗn hợp. phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m. Đặc điểm của nhóm đất này là lƣợng mùn tầng đất mặt khá cao, hơi chua. Thích hợp trồng các loài Thông, Pơ Mu, Sa mộc. Đất Feralit vàng xám núi thấp đƣợc hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới ẩm. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất thịt dầy, thích hợp trồng các loại cây Sa mộc, Chè Shan, Quế ... Đất Feralit xám núi trung bình phát triển trên đá sa thạch. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, độ chua lớn Đất phát triển trên đá vôi. Đặc điểm của đất này là thịt nặng, dễ bị hạn vào mùa khô, tầng đất thịt mỏng. Thích hợp trồng các loại cây lát hoa, chò chỉ, Nghiến. 3.1.4. Khí hậu, thủy văn 3.1.4.1. Khí hậu KBTTN Tây Côn Lĩnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 – 230C + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,2- 27,50C + Nhiệt độ thấp nhất: 1,50C 3.1.4.2. Thủy văn Các Suối ở phía Đông dẫy Tây Côn Lĩnh nhƣ suối Thanh Thủy, suối Sửu, suối Nậm Má... đều đổ ra sông Lô. Các suối phía Tây nhƣ suối Nậm Khốc, suối Nậm Song đổ ra sông Chẩy. Nhìn chung các sông, suối đều dốc, nhiều thác nghềnh do ảnh hƣởng của địa hình. Một số suối đã và đang đƣợc khảo sát, xây dựng thủy điện. 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động 3.2.1.1. Dân tộc và cơ cấu dân tộc Khu BTTN Tây Côn Lĩnh nằm trong địa phận thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên và một xã của huyện Hoàng Su Phì. Nằm trong vùng núi cao Tây Côn Lĩnh,

39

ở đây có 22 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất 32,80% sau đó là các dân tộc Dao 17,28%, Mông 8,66%. Ngƣời kinh chủ yếu tập trung chủ yếu ở thành phố và các thị trấn với tỷ kệ 30,94%. Một số dân tộc rất ít ngƣời nhƣ Phù Lá, Sán Dìu, Lô Lộ, Ngái. Đặc biệt còn có một số ngƣời dân tộc có xuất xứ từ miền nam nhƣ M’Nông, Khơ Me. Tùy theo từng xã và từng vùng khác nhau các dân tộc có thể tập trung đông hay ít. (Chi tiết tại Phụ lục 02) 3.2.1.2. Dân số và lao động Theo số liệu thống kê năm 2014, số nhân khẩu của các xã ở thành phố Hà Giang và 2 huyện là 32.281 ngƣời với 6.420 hộ. Mật độ nhân khẩu trên toàn khu vực là 51 ngƣời/km2. Tùy theo từng xã mật độ khác nhau, thấp nhất là xã Quảng Ngần với 29 ngƣời/km2, cao nhất là xã Phƣơng Thiện 125 ngƣời/km2 thuộc thành phố Hà Giang, tỷ lệ tăng dân số chung toàn khu vực là 1,46 % (Chi tiết tại Phụ lục 02). 3.2.2. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp - Về trồng trọt: + Cây lƣơng thực Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực ở các xã tập trung chủ yếu là lúa nƣớc ruộng bậc thang một vụ hoặc hai vụ. Ngoài ra có diện tích ngô vụ Xuân 308 ha. Diện tích lúa nƣớc cả năm là 1.844,4 ha, trong đó diện tích lúa vụ mùa là 1.455,1 ha chiếm 78,89% diện tích cây lúa cả năm. Trong điều kiện các công trình thủy nông, thủy lợi đƣợc xây dựng thêm sẽ làm tăng diện tích lúa hai vụ. Tổng sản lƣợng cây có hạt năm 2016 đạt 12.081,6 tấn, bình quân đạt 432,7 kg/ngƣời/năm (Chi tiết tại Phụ lục 02). + Cây công nghiệp Chè là loài cây công nghiệp rất phù hợp với khí hậu và thổ nhƣỡng vùng núi. Từ lâu đời ngƣời dân ở đây đã trồng một loại chè nay trở thành những cây cổ thụ gọi là chè Shan. Do ở búp chè có lớp trong mầu trắng tuyết, nên còn đƣợc gọi là chè Shan Tuyết. Giống chè Shan phân bố ở độ cao từ 900 - 1200m so với mực nƣớc biển. Khí hậu quanh năm mát và có mây mù. Chè Shan là giống chè quý, sạch cho ta những sản phẩm chè cao cấp. (Chi tiết tại Phụ lục 02). Đặc điểm ƣu việt vùng núi cao của các xã trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh với những khu rừng nguyên sinh núi cao trên 1200m. Đây chính là môi

40

trƣờng thuận lợi cho cây Thảo quả phát triển. Để cho Thảo quả sinh trƣởng phát triển ra hoa kết quả tầng cây cao phải đƣợc giữ che bóng, tầng cây nhỏ, cây bụi phải phát quang làm giảm độ che phủ của rừng. (Chi tiết tại Phụ lục 02). Thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo cho những hộ dân sống ở vùng cao, vì vậy diện tích Thảo quả ngày càng có xu hƣớng tăng đồng nghĩa với việc các khu rừng nguyên sinh trên dãy núi Tây Côn Lĩnh bị tác động mạnh. Diện tích trồng Thảo quả có xu hƣớng ngày một tăng do nhu cầu của thị trƣờng và yêu cầu cải thiện cuộc sống của ngƣời dân ngày càng cao. Do vậy việc theo dõi, giám sát và hỗ trợ ngƣời dân về kỹ thuật và giống trong thời gian tới là cần thiết. (Chi tiết tại Phụ lục 02). - Chăn nuôi: Chăn nuôi cũng là một ngành sản xuất phát triển ở các xã. Do điều kiện gần thành phố Hà Giang, các trục đƣờng giao thông thuận lợi, nên chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển đáp ứng đƣợc nhu cần tiêu thụ của thị trƣờng. Chăn nuôi các xã có xu hƣớng phát triển là nhờ có diện tích trồng cỏ và thị trƣờng tiêu thụ rất lớn (Chi tiết tại Phụ lục 02). 3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp Diện tích rừng các xã trong Khu BTTN còn khá cao chủ yếu tập trung ở vùng núi cao. Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng luôn đƣợc quan tâm và có đầu tƣ thỏa đáng. Nhiều diện tích rừng trong khu BTTN Tây Côn Lĩnh đƣợc giao khoán cho ngƣời dân chăm sóc bảo vệ, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên tăng lên đáng kể. Công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý khu BTTN phối hợp với hạt kiểm lâm và kiểm lâm địa bàn tiến hành lập hồ sơ giao khoán cho các hộ gia đình, các tổ chức xã hội quản lý bảo vệ rừng. Các cán bộ của KBT thƣờng xuyên đến các xã, kiểm tra tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng. Mặt khác canh tác ruộng nƣớc bậc thang ở các xã chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc tự nhiên, nên ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc mất rừng là hết nƣớc sản xuất nƣớc sinh hoạt. Hiện tại, tại các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên nói chung và khu vực thực hiện thiết lập 2 ODV nói riêng đều thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng cho ngƣời dân nhằm nâng cao khả năng bảo vệ và gìn giữ rừng. Hầu hết các thôn đều có một tổ bảo vệ rừng do ngƣời dân trong thôn thành lập. Qua đó hạn chế đƣợc các hoạt

41

động gây tổn hại đến nguồn tài nguyên rừng vốn có. Tuy nhiên do lực lƣợng mỏng việc kiểm tra giám sát ngƣời dân lên phát rừng vùng núi cao trồng Thảo quả chƣa làm đƣợc (Chi tiết tại Phụ lục 02). Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng Tổ chức khoanh nuôi phục hồi rừng trên vùng núi cao là vấn đề khó khăn. Để bảo vệ và giữ nguồn nƣớc cho những diện tích ruộng bậc thang là vấn đề sống còn đối với ngƣời dân. Ngoài ra nguồn nƣớc dùng cho sinh hoạt đƣợc dẫn từ núi cao về không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chính bản thân ngƣời dân đã có nhận thức cần phải bảo vệ và phục hồi những khu rừng đầu nguồn. Việc chi trả công khoanh nuôi cũng góp một phần cho ngƣời dân giải quyết khó khăn trong sinh hoạt. Công tác trồng rừng Đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua các chƣơng trình nhƣ lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp trang trại, sản xuất nông lâm kết hợp canh tác hợp lý trên đất dốc…. Trong những năm qua trên địa bàn các xã đã trồng đƣợc trên 4000 ha rừng trồng. Ở vùng núi cao rừng trồng chủ yếu là thông 2 lá và Sa mộc, vùng thấp hơn trồng keo tai tƣợng. Nhờ công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng tƣơng đối tốt nên độ che phủ rừng toàn khu vực khá cao, trung bình đạt 70%. Có xã độ che phủ cao nhƣ Phƣơng Tiến 77%, Thanh Thủy 75,2% và phần lớn diện tích rừng này nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh.

42

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Một số đặc điểm ô định vị Hệ thống Ô định vị sinh thái rừng quốc gia đƣợc thiết kế và lập trên phạm vi toàn quốc cho rừng tự nhiên, đƣợc lựa chọn điển hình theo lƣới ô vuông 8km x 8km trên nền bản đồ VN2000 múi 60. Trong số đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, hiện đang triển khai nghiên cứu 02 ODV. Tuy Khu bảo tôn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh chủ yếu bao gồm diện tích núi đá vôi nhƣng 02 ô định vị sinh thái lại đƣợc đặt ngẫu nhiên trên diện tích rừng núi đất xen kẽ với rừng trên núi đá vôi. Dƣới đây là một số đặc điểm cơ bản nhƣ sau: Bảng 4.1: Một số đặc điểm cơ bản của Ô định vị sinh thái rừng quốc gia TT ODV 05 ODV 06 Tọa độ địa lý X: 480.381 X: 480.381 1 (VN2000) Y: 2.517.434 Y: 2.525.434 2 Đai cao (m) 1600 - 2400 700 - 1600 3 Độ dốc trung bình 300 350 4 Hƣớng dốc chính Đông Nam Đông Bắc Các kiểu rừng kín vùng Các kiểu rừng kín vùng 5 Kiểu rừng chính cao cao Rừng kín lá rộng thƣờng Rừng kín lá rộng 6 Kiểu rừng phụ xanh ôn đới ấm núi thấp thƣờng xanh á nhiệt đới tầng trên núi thấp tầng dƣới Nhƣ vậy, hai ô định vị đƣợc đặt ở 2 hƣớng phơi khác nhau, một ô ở hƣớng Đông Nam và một ô ở dƣớng Đông Bắc. Đai cao của các ô cũng khác nhau ô số 05 đƣợc đặt ở đai cao á nhiệt đới núi thấp tầng trên, còn ô số 06 đƣợc đặt ở đai cao á nhiệt đới núi thấp tầng dƣới. Tuy ở đai cao hơn nhƣng ô số 05 lại có độ dốc bình quân bằng hơn so với ô số 06. Đây là một trong những đặc điểm dẫn đến sự khác nhau về về trạng thái rừng cũng nhƣ cấu trúc các loại rừng và tính đa dạng sinh học. 4.2. Đặc điểm đa dạng sinh học tầng cây gỗ 4.2.1. Đặc điểm về hiện trạng rừng Diện tích các loại rừng là một trong những đối tƣợng đƣợc khoanh vẽ theo dõi diễn biến hàng năm. Để thực hiện nội dung này, đề tài sử dụng Thông tƣ số 33/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định điều tra, kiểm kê

43

và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để phân chia và nhận định trạng thái rừng hiện tại trong khu vực nghiên cứu. Qua điều tra khảo sát tại 2 ODV đƣợc thiết lập tại các xã Cao Bồ và Lao Chải thì diện tích các loại trạng thái rừng trong các ODV đề tài xác định đƣợc nhƣ sau : Bảng 4.2: Diện tích Ô định vị sinh thái rừng 05 Đơn vị tính: Ha Diện tích Tỷ lệ Trạng thái rừng Ký hiệu TT (ha) (%) I Đất có rừng 99.22 99.22 1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu TXG 94.25 94.25 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình TXB 3.39 3.39 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo TXN 0.33 0.33 4 Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên HG1 0.69 0.69 5 Rừng trồng gỗ RTG 0.56 0.56 II Đất không có rừng 0.78 0.78 1 Đất trống có cây gỗ tái sinh DT2 0.55 0.55 2 Đất nông nghiệp NN 0.23 0.23 Tổng 100 100 Bảng 4.3: Diện tích Ô định vị sinh thái rừng 06 Đơn vị tính: Ha Diện tích Tỷ lệ Trạng thái rừng Ký hiệu TT (ha) (%) I Đất có rừng 99,97 99,97

1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình TXB 35,26 35,26 2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo TXN 16,47 16,47 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi TXP 38,52 38,52 4 Rừng trồng gỗ RTG 9,72 9,72 II Đất không có rừng 0,03 0,03

1 Đất trống DT1 0,03 0,03 Tổng 100,00 100,00

44

Từ kết quả bảng 4.1 và 4.2 cho thấy, trong diện tích 100 ha của mỗi ODV xuất hiện từ 5 đến 7 trạng thái rừng, thể hiện sự đa dạng về các loại rừng có mặt tại nơi đây. Hai ODV đặt ở hai vị trí có đai cao khác nhau nên đã có sự khác biệt về về số lƣợng và loại hình trạng thái rừng. Sự đa dạng về trạng thái là cơ sở dẫn đến sự đa dạng về cấu trúc và thành phần loài cây trong lâm phần.

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng KBTTN Tây Côn Lĩnh 4.2.2. Đa dạng thành phần loài Kết quả khảo sát trong các ô định vị đã xác định đƣợc 104 loài thuộc 39 họ, trong 19 bộ thực vật. Chi tiết đƣợc thống kê ở bảng sau:

45

Bảng 4.4: Thống kê thành phần loài Tên bộ Số lƣợng họ Số lƣợng loài STT Tên Việt Nam Tên La tinh ODV 05 ODV06 ODV 05 ODV06 1 Bộ Sim Myrtales 1 2 6 4 2 Bộ Long não Laurales 1 1 11 14 3 Bộ Bồ hòn Sapindales 3 4 4 11 4 Bộ Chè Theales 1 2 1 4 5 Bộ Đậu Fabales 2 1 2 3 6 Bộ Hoa hồng Rosales 1 3 1 10 7 Bộ Dẻ Fagales 2 2 8 5 8 Bộ Thông Pinales 1 1 9 Bộ Sơ ri Malpighiales 3 4 4 8 10 Bộ Đỗ quyên Ericales 3 6 3 7 11 Bộ Giác mộc Cornales 1 1 12 Bộ Hoa tán Apiales 1 1 2 2 13 Bộ Chua me đất 1 1 3 2 14 Bộ Mộc lan Magnoliales 1 1 2 3 15 Bộ Tai hùm Saxifragales 1 1 1 1 16 Bộ Gai Urticales 1 1 1 1 17 Bộ Hoa môi Lamiales 1 1 1 1 18 Bộ Bông Malvales 1 2 1 2 19 Bộ Long đởm Gentianales 1 1 1 2 Tổng cộng 26 35 53 81 (Chi tiết ở Phụ lục 03) Mặc dù 2 ODV đều có chung kiểu rừng chính và kiểu rừng phụ, tuy nhiên vị trí địa lý, độ cao, độ dốc và hƣớng dốc khác nhau, tạo nên sự khác biệt về thành phần loài giữa các ODV này. Đối với ODV 05, nằm ở vị trí có đai cao từ 1600m đến 2400m, thì thành phần loài mà đề tài ghi nhận đƣợc là 53 loài thuộc 26 họ và 18 bộ. Trong khi đó, ở vị trí thấp hơn ODV 06 thì đề tài ghi nhận đƣợc 81 loài thuộc 35 họ và 18 bộ thực vật. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng để so sánh thì mức độ đa dạng

46

thành phần loài của ODV 06 lớn hơn ODV 05, đóng góp phần lớn vào tính đa dạng chung của lâm phần. Các loài thực vật bị đe dọa Qua kết quả điều tra nghiên cứu tại 2 ODV, ghi nhận đƣợc trong 104 loài thực vật trong đó 4 loài Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Re hƣơng (Cinamomum pathenoxylon), Nghiến (Excentrodendron tonkinense) và Giổi lông (Michelia balansae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007). - Kháo xanh (Cinnadenia paniculata): phân hạng Vu (Vulnerable - Sắp nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Là đối tƣợng cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ nghiêm ngặt trong tự nhiên trong hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Ngoài ra, cần đây là đối tƣợng nghiên cứu gầy trồng trong các vƣờn thực vật, đặc biệt là cần phải điều tra thêm về tình trạng trong khu vực Tây Côn Lĩnh. - Re hƣơng (Cinamomum pathenoxylon): phân hạng CR (Critical Endangered - Nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); nhóm IIA (Các loài thực vật rừng chƣa bị đe dọa tuyệt chủng nhƣng có nguy cơ bị đe dọa nếu không đƣợc quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp. Re hƣơng là đối tƣợng cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên, đồng thời cần phải nghiên cứu thêm về quần thể và gây giống. - Nghiến (Excentrodendron tonkinense): phân hạng EN (Endangered - Nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). nhóm IIA (Các loài thực vật rừng chƣa bị đe dọa tuyệt chủng nhƣng có nguy cơ bị đe dọa nếu không đƣợc quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp. - Giổi lông (Michelia balansae): phân hạng Vu (Vulnerable - Sắp nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Là đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt trong tự nhiên ở các khu rừng đặc dụng và phòng hộ. Với những loài quý hiếm trên, có thể khẳng định đƣợc lâm phần vẫn còn giữ đƣợc cơ bản sự đa dạng vốn có, cần đƣợc quan tâm và bảo vệ hơn nữa nhằm gìn giữ đƣợc rừng nơi đây.

47

4.2.3. Các chỉ số đa dạng sinh học Để xây dựng các biện pháp quản lý tài nguyên rừng phù hợp và gắn kết đƣợc mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, các kiến thức về đa dạng hệ thực vật, về cấu trúc, động thái và khả năng phát triển tự nhiên của các loài là hết sức quan trọng. Đa dạng sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, nó không cố định mà luôn luôn biến đổi theo thời gian và chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà đa dạng sinh học, sinh thái học đã đề xuất nhiều chỉ số đa dạng khác nhau để đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và quan trắc biến động quần xã, so sánh, đối chiếu tính đa dạng theo thời gian và không gian dựa trên các mẫu thu ngẫu nhiên từ quần xã. Các chỉ số đa dạng này phụ thuộc vào hai khuynh hƣớng khác nhau; phân bố thống kê về mật độ tƣơng đối của các loài và sử dụng lý thuyết thông tin để phân tích tổ chức bậc quần xã. Những chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng là chỉ số đa dạng Fisher và chỉ số phong phú Margalef (thuộc phân bố thống kê); chỉ số Shannon – Weiner và chỉ số Simpson (thuộc lý thuyết thông tin). Qua kết quả điều tra thu thập số liệu và xử lý, tính toán dựa trên các phần mềm Excel, Openforis – Calc, kết quả các chỉ số đa dạng sinh học của các trạng thái rừng nhƣ sau: Bảng 4.5: Các chỉ số đa dạng sinh học của các trạng thái rừng Chỉ số Chỉ số Trạng Ô Số Mật độ phong phú Chỉ số Chỉ ƣu thế thái nghiên lƣợng N/ha Fisher Menhinick Margalef số H Simpson rừng cứu loài m (cây/ha) R D 01 33 265 2,027 5,735 2,692 0,888 9,940 TXG 02 31 270 1,887 5,359 2,760 0,904 9,038 03 44 335 2,404 7,396 3,118 0,934 13,549 TXN 04 46 561 1,942 7,109 2,983 0,924 11,865 TXP 05 56 910 1,856 8,072 3,194 0,939 13,179 TXB 06 52 572 2,174 8,033 3,200 0,940 13,899 Trung 44 486 2,048 6,951 2,991 0,922 11,912 bình - Chỉ số đa dạng sinh học loài Shannon – Wiener (H): Theo quan điểm đo đếm định lƣợng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố là thành phần số lƣợng loài và tính đồng đều phân bố hay là

48

khả năng xuất hiện của các cả thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số H không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lƣợng loài mà cả số lƣợng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Trong kết quả tính toán có đƣợc tại bảng 05, ta thấy rằng chỉ số H dao động từ 2,692 tới 3,200 trung bình là 2,991. Điều này cho thấy sự phân bố các cá thể trong các trạng thái rừng có sự khác biệt đáng kể. Tại ô nghiên cứu số 06 có chỉ số H = 3,200 đạt giá trị cao hơn cả so với các trạng thái còn lại do đó sự phân bố của các cá thể là đồng đều nhất. Trong khi đó, tại ô nghiên cứu số 01, chỉ số H chỉ đạt 2,692 thấp nhất và cũng có sự phân bố ít đồng đều nhất. - Chỉ số phong phú loài Margalef đƣợc sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Giống nhƣ chỉ số anpha của Fisher, chỉ số Margalef cũng chỉ cần biết đƣợc số loài và số lƣợng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Qua kết quả tính toán cho thấy rằng, với số lƣợng 56 loài và chỉ số Margalef là 8,072 thì trạng thái rừng tại ô nghiên cứu số 05 có độ phong phú hay mức độ đa dạng là lớn nhất. Trong khi đó, trạng thái rừng tại ô nghiên cứu số 02 có tính đa dạng thấp nhất khi chỉ số chỉ đạt 5,359. - Chỉ số ƣu thế Simpson dao động rất nhỏ từ 0,888 đến 0,940 và trung bình là 0,922. Trong 6 ô nghiên cứu thì có 4 ô có chỉ số cao hơn chỉ số trung bình, qua đó cho thấy chỉ số ƣu thế trong khu vực đang có một sự ổn định nhất định, tuy nhiên tại các ô nghiên cứu còn lại, thì chiều hƣớng có phần giảm xuống so với bình quân khu vực. - Chỉ số phong phú Menhinick dao động từ 1,856 đến 2,404; mặc dù chỉ số này có khác so với cách tính của chỉ số Margalef nhƣng cũng đều thể hiện đƣợc sự tƣơng đồng về chỉ số phong phú loài của các trạng thái rừng. - Chỉ số đa dang sinh học Fisher: Một đặc điểm rất đặc trƣng của quần xã là chúng có tƣơng đối ít loài phổ biến nhƣng lại gồm một số lƣợng khá lớn các loài hiếm. Trên cơ sở phân tích một khối lƣợng lớn các số liệu về số lƣợng loài và số lƣợng cá thể ở các quần xã khác nhau, các nhà sinh thái học cho rằng, có thể sử dụng chỉ số anpha của chuỗi logarit do Fisher đƣa ra để so sánh sự đa dạng ở các khu vực và thời gian khác nhau. Kết quả ở trên cho thấy, mức độ đa dạng ở trạng thái rừng ở ô nghiên cứu số 06 là cao hơn cả với 13,899 còn tại ô nghiên cứu số 02 có mức độ đa dạng thấp nhất với 9,038. Tuy nhiên, để so sánh chung, thì các trạng thái đều có chỉ số trên 5, qua đó cho thấy mức độ đa dạng sinh học ở các trạng thái rừng trên còn khá phong phú cần đƣợc duy trì ổn định và phát triển hơn nữa.

49

4.2.4. Chỉ số quan trọng IVI Chỉ số giá trị quan trọng IVI đƣợc áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tƣơng quan và trật tự ƣu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật (Mishra,1968). Chỉ số này biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tƣơng đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ƣu thế…Thông qua chỉ số IVI có thể xác định đƣợc cấu trúc không gian, mối tƣơng quan và trật tự ƣu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi chỉ có duy nhất một loài cây đó trong lâm phần. Kết quả phân tích và tính toán chỉ số IVI cho các trạng thái rừng nhƣ sau: Bảng 4.6. Chỉ số quan trọng IVI một số loài cây chủ yếu tại khu vực nghiên cứu STT Tên loài N G RD RBA F RF IVI 1 Dẻ gai 320 35.30 10.99 27.40 66.67 8.34 46.73 2 Kháo vàng 289 11.31 9.92 8.78 56.67 7.09 25.79 3 Chân chim 128 11.12 4.39 8.63 43.33 5.42 18.44 4 Bồ đề 154 3.31 5.29 2.57 33.33 4.17 12.02 5 Giổi xanh 76 7.15 2.61 5.55 26.67 3.34 11.49 6 Sồi đá sừng 89 5.31 3.06 4.12 30.67 3.84 11.01 7 Chè rừng 135 1.37 4.63 1.06 28.00 3.50 9.20 8 Kháo nƣớc 109 1.84 3.74 1.43 29.33 3.67 8.84 9 Vạng trứng 109 2.85 3.74 2.21 22.67 2.84 8.79 10 Trâm trắng 79 3.72 2.71 2.89 17.33 2.17 7.77 11 Kháo lá lớn 39 2.62 1.34 2.04 15.33 1.92 5.29 12 Săng mã răng cƣa 88 0.96 3.02 0.75 11.33 1.42 5.18 Kết quả IVI tính đƣợc cho thấy đƣợc trật tự ƣu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong trong tổng số 104 loài thì có 12 loài trong lâm phần chiếm ƣu thế có chỉ số IVI lớn hơn 5, trong đó thì các loài loài Dẻ gai, Kháo vàng, Chân chim, Bồ đề, Giổi xanh và Sồi đá sừng là 6 loài ƣu thế cao nhất chiếm tỉ lệ 41,83% so với tổng số loài có mặt trong 6 ONC. Thành phần các loài ƣu thế trên cho thấy khá nhiều loài là các loài ƣa sáng, mọc nhanh hoặc là những loài chỉ thị của rừng thứ sinh. Điều này chứng tỏ rừng trong khu vực đã bị tác động khai thác chọn các loài cây mọc chậm, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong số các loài cây ƣu thế vẫn thấy xuất hiện Giổi xanh (Michelia mediocris) là loài có giá trị kinh tế cao.

50

4.2.5. So sánh sự tương đồng của các loài cây gỗ tại các Ô định vị Đánh giá mức độ tƣơng đồng giữa các hệ thực vật, dựa vào công thức tính chỉ số tƣơng đồng của Sorensen (Southwood, 1978, ghi theo Anne E. Magurran, 1991), theo công thức này, C là số taxon giống nhau của hai hệ thực vật, còn a và b là tổng số taxon của mỗi hệ thực vật đó, SI là chỉ số thân thuộc:

( ) Theo lý thuyết, chỉ số S = 1 tƣơng ứng với hai hệ thực vật có thành phần taxon giống hệt nhau và S = 0 khi hai quần xã đó không có một taxon nào giống nhau, chỉ số tƣơng đồng này tăng từ 0 đến 1 đồng nghĩa với tính tƣơng đồng của hai hệ thực vật tăng lên. Bảng 4.7. Chỉ số tƣơng đồng SI giữa các ODV tại khu vực nghiên cứu m ODV 01 m ODV 02 m chung SI 53 81 30 0,45 Kết quả tổng hợp tại bảng 07 cho thấy, sự tƣơng đồng của các loài cây gỗ giữa 2 ODV đạt ở mức trung bình, từ 0,45. Số lƣợng loài góp mặt ở cả 2 ODV là 30 loài, đây là những loài phổ biến, có sự thích nghi cao ở các vị trí, đai cao khác nhau nhƣ Dẻ gai, Kháo vàng, Chân chim, Kháo nƣớc.... Mặt khác, những loài riêng của từng ODV lại là những loài đặc trƣng cho trạng thái và vị trí mà ODV đƣợc thiết lập. 4.3. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ trong khu vực nghiên cứu 4.3.1. Cấu trúc tổ thành Các khu rừng đặc dụng có chức năng bảo vệ và phát triển toàn bộ hệ sinh thái rừng trong khu vực, có giá trị nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học, môi trƣờng, carbon, địa chất, cảnh quan và các loài động, thực vật, vi sinh vật hoang dã hiện đang tồn tại và sinh sống ở khu hệ sinh thái đó. Điều đó càng khẳng định rằng tổ thành loài cây trong quần xã thực vật rừng là rất quan trọng đối với hệ sinh thái rừng. Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ của một loài hay một nhóm loài cây trong lâm phần, chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định và bền vững trong các hệ sinh thái rừng. Trong điều tra lâm phần, để biểu thị tổ thành rừng, ngƣời ta sử dụng công thức tổ thành cho cả hai đối tƣợng tầng cây cao và tầng cây tái sinh.

51

Từ các số liệu điều tra thu thập tại khu vực nghiên cứu thuộc 4 trạng thái và 2 đai cao khác nhau trong đó, tại ODV 05 thì 3 ONC là đồng nhất về trạng thái là rừng giàu, tại ODV 06 gồm 3 trạng thái là rừng trung bình, nghèo và phục hồi, đề tài đã tổng hợp và tính toán với công thức tính tổ thành loài. Kết quả tính toán đƣợc nhƣ sau: Bảng 4.8: Công thức tổ thành loài theo IV% của các trạng thái rừng Trạng thái Công thức tổ thành rừng TXG 27,0Dg + 11,3Kv+ 10,2 Cch + 8,3Gx + 43,2Lk TXN 17,0 Bđ + 14,9 Str + 12,3 Sđs + 8,2 Kv + 6,9 Kv + 40,8 Lk TXP 21,5 Dg + 11,3 Kv + 6,9 Smrc + 5,5 Cch + 5,2 Ttr + 49,6 Lk TXB 11,0 Chr + 10,0 Vtr + 9,4 N + 6,1 Hm + 5,6 N + 5,2 Nr + 52,8 Lk Qua kết quả có đƣợc từ các bảng trên, ta thấy rằng các loài cây chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành bao gồm: - Loài Dẻ gai (Quercus macrocalyx) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), loài Kháo vàng (Machilus bonii) thuộc họ Long não (Lauraceae), loài Chân chim (Schefflera octophylla) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), loài Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), loài Vạng trứng (Endospermum sinensis) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), loài Chè rừng (Camellia forrestii) thuộc họ Chè (Theaceae), loài Bồ đề (Styrax tonkinensis) thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). - Bên cạnh những loài trên thì còn có các loài khác tham gia vào quá trình hình thành rừng tại khu vực nghiên cứu nhƣ là: Kháo xanh (Cinnadenia paniculata (Hook.f.)), Chắp xanh (Beilschmiedia percoriacea), đặc biệt có loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) nằm trong sách đỏ Việt Nam và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP … những loài này tuy có chỉ số IV không cao nhƣng góp phần tăng thêm tính đa dạng và phong phú cho thành phần loài thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.

52

Trạng thái rừng giàu – ONC 01 Trạng thái rừng giàu – ONC 02

Trạng thái rừng phục hồi – ONC 05 Trạng thái rừng trung bình – ONC 06 Hình 4.2. Một số hình ảnh trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu 4.3.2. Các chỉ tiêu bình quân trong lâm phần Việc tính toán, tổng hợp xác định các chỉ tiêu định lƣợng bình quân cho mỗi trạng thái rừng sẽ giúp chúng ta biết đƣợc chất lƣợng của lâm phần, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm duy trì và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có. Qua quá trình sàng lọc và xử lý số liệu bằng Excel và Openforis Calc, kết quả của các chỉ tiêu bình quân đƣợc thể hiện ở bảng sau:

53

Bảng 4.9. Các chỉ tiêu bình quân của các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu

N/ha D 1.3 H vn 2 M/ha ODV ONC G (m ) 3 (cây) (cm) (m) (m ) 01 265 35,7 18,5 26,5 265,2 ODV 05 02 270 37,1 20,2 29,2 317,5 03 335 34,0 16,7 30,3 289,8 04 561 16,4 12,3 11,8 88,4 ODV 06 05 910 15,2 14,2 16,4 141,9 06 572 18,0 11,7 14,5 100,3 Trung bình 6 ONC 486 26,1 15,6 21,5 200,5 Qua bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu định lƣợng bình quân trên cho thấy: các chỉ tiêu bình quân khác biệt giữa các ô nghiên cứu, phụ thuộc vào trạng thái rừng. Trong số các ô nghiên cứu có 3 ô là trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh giàu trên núi đá là ONC 01, 02 và 03 của ODV 05. Các chỉ số bình quân về đƣờng kính, chiều cao và trữ lƣợng của trạng thái này là khá cao, đặc biệt là ONC 02. Đây là một trong những đặc điểm hiếm thấy ở rừng giáp với khu vực núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ tiêu về mật độ thấp, bình quân khoảng 300 cây/ha, đây cũng là đặc điểm đặc trƣng của rừng giáp vùng núi đá do các cây gỗ chỉ mọc đƣợc ở các hốc núi có đất nên phân bố khá thƣa. Ở 3 ô nghiên cứu còn lại của ODV 06, các chỉ số bình quân về đƣờng kính và chiều cao cũng nhƣ trữ lƣợng của lâm phần phân hóa rõ rệt. Đối với ONC 04, đây là đặc trƣng của trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh nghèo đã bị tác động và khai thác tƣơng đối mạnh. ONC 05 thì lại mang đặc trƣng của rừng lá rộng thƣờng xanh phục hồi với chỉ tiêu mật độ 910 cây/ha, các cây tập trung nhiều ở mức đƣờng kính trung bình 15 cm, chứng tỏ rừng đang trong quá trình phục hồi tốt và ổn định. Đối với ONC 06, đây là trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh trung bình, tuy nhiên ở các chỉ tiêu bình quân lại cho thấy, rừng đang bị tác động bằng cách khai thác chọn khá rõ rệt. Các cây gỗ có chiều cao lớn bị khai thác nhiều, dẫn đến việc chỉ tiêu bình quân về chiều cao là khá thấp. Đối với các ONC này, cần có các biện pháp cụ thể để hồi phục và phát triển rừng một cách bền vững và ổn định lâu dài. 4.3.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) Phân bố N/D1.3 thể hiện quy luật sắp xếp các thành phần cấu tạo nên quần thể cây rừng trong không gian và thời gian. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thống kê, dự đoán trữ lƣợng, sản lƣợng rừng nên nó là quy luật quan trọng trong kết cấu lâm phần. Từ quy luật cấu trúc này, chúng ta có thể dánh giá đƣợc kết cấu của rừng,

54

đề xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp để xây dựng quẫn xã thực vật có năng suất và tính ổn định cao. Từ các kết quả tính toán với giả thuyết đặt ra là: Ho: Hàm lý thuyết đƣa ra mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm Ho+: chấp nhận giả thuyết Ho-: Bác bỏ giả thuyết đƣa ra Từ các phần mềm nhƣ R, MS excel, Stagraphic, ta có bảng kết quả nhƣ sau: 4.3.3.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 01 Bảng 4.10: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 01 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,04 68,157 24,996 H0- Weibull 1,82 34,10 15,397 23,685 H0+ LogNormal 3,30 0,60 26,908 23,685 H0- Gamma 2,99 0,09 16,609 23,685 H0+ Distance 0,85 0,06 50,394 23,685 H0- Meyer -4414,56 -0,35 48,875 23,685 H0- Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì hàm Weibull và hàm Gamma đều cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là cả 2 hàm lý thuyết trên có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 16 - 28 cm. Tuy nhiên, để so sánh mức độ mô phỏng sát với thực tế hơn, thì hàm Weibull với χ2 tính toán nhỏ hơn so với hàm Gamma. Điều đó cho thấy rằng, hàm Weilbull sẽ mô phỏng phân bố N/D1.3 của ONC này tốt hơn so với Gamma và tốt nhất với các hàm lý thuyết đã khảo sát.

Phân bố N/D1.3 ONC 01 35 30 25

20 N 15 N_tt 10 N_Weibull 5

0

8

16 24 32 40 48 56 64 72 80 88 96 104 D1.3

Hình 4.3: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 01

55

Biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng chữ J ngƣợc và dạng phân bố giảm. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính từ 8 cm - 40 cm, sau đó giảm dần tới 104 cm. Tuy nhiên, nhìn vào đƣờng cong thực nghiệm cho thấy phân bố số cây theo cấp kính không ổn định, nhiều đỉnh mấp mô, cho thấy một số cấp kính đã bị mất do quá trình canh tác thảo quả. 4.3.3.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 02 Bảng 4.11: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 02 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0.04 33,81 23,685 H0- Weibull 0.86 20.75 31,495 22,362 H0- LogNormal 2.85 1.02 42,295 22,362 H0- Gamma 1.23 0.05 39,621 22,362 H0- Distance 0.22 0.86 22,807 22,362 H0- Meyer -8207 -0.35 48,44 22,362 H0- Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì tất cả các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát đều cho kết quả Ho-, với χ2 tính toán lớn hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là chƣa có hàm phân bố lý thuyết nào trong các hàm lý thuyết trên có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 8 - 40 cm. Tuy nhiên, với việc chỉ số χ2 tính toán đƣợc của hàm Khoảng cách và χ2 tra bảng không chênh lệch nhau quá nhiều thì có thể nói rằng hàm Khoảng cách là hàm lý thuyết mô phỏng phân bố N/D1.3 tại ONC này tốt nhất so với các hàm lý thuyết đã khảo sát ở trên.

Phân bố N/D1.3 ONC 02 80

60

N 40 N_tt 20 N_Distance

0

8

24 16 32 40 48 56 64 72 80 88 96 104 D1.3

Hình 4.4: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 02

56

Biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng phân bố giảm. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính từ 8 cm - 22 cm, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, ở biểu đồ thể hiện đƣờng cong có độ dốc đột ngột ở cấp đƣờng kính từ 8-16 cm, chứng tỏ rừng đang có nhiều cây gỗ nhỏ tham gia vào tầng cây cao của lâm phần. Ở các cấp đƣờng kính khác tuy giảm nhƣng không đồng đều, nhiều đỉnh. Đây là hệ quả của việc phát quang cây rừng để phát triển cây thảo quả của ngƣời dân địa phƣơng. Gây nên sự mất cân đối không tuân theo quy luật của lâm phần. 4.3.3.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 03 Bảng 4.12: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 03 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,05 10,82 24,996 H0+ Weibull 1,04 22,23 10,56 23,685 H0+ LogNormal 2,95 0,79 14,90 23,685 H0+ Gamma 1,26 0,05 12,63 23,685 H0+ Distance 0,16 0,83 10,59 23,685 H0+ Meyer 84,09 -0,05 10,71 23,685 H0+ Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì tất cả các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát đều cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là tất cả các hàm phân bố lý thuyết trong các hàm lý thuyết trên

đều có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 8 - 44 cm. Tuy nhiên, với việc chỉ số χ2 tính toán đƣợc của hàm Weibull là nhỏ nhất thì có thể nói rằng hàm Weibull là hàm lý thuyết mô phỏng phân bố

N/D1.3 tại ONC này tốt nhất so với các hàm lý thuyết đã khảo sát ở trên.

Phân bố N/D1.3 ONC 03 60 50

40

N 30 N_tt 20 N_Weibull 10 0 8 20 32 44 56 68 80 92 104 116 D1.3

Hình 4.5: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 03

57

Từ biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng phân bố giảm. Số cây vẫn tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính từ 8 cm - 40 cm, sau đó giảm dần tới đƣờng kính lớn nhất là 120cm. Đƣờng cong lý thuyết bám sát đƣờng phân bố thực nghiệm và không quá dốc ở các cấp kính. Điều này chứng tỏ ONC này còn ít bị tác động hơn so với ONC 01 và ONC 02 trong ODV. 4.3.3.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 04 Bảng 4.13: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 04 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,11 18,34 14,067 H0- Weibull 1,38 12,08 5,06 12,592 H0+ LogNormal 2,46 0,56 10,53 12,592 H0+ Gamma 2,23 0,19 5,66 12,592 H0+ Distance 0,33 0,31 11,84 12,592 H0+ Meyer 517,9 -0,11 18,19 12,592 H0- Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì hầu hết các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát đều cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là các hàm phân bố lý thuyết trong các hàm lý thuyết trên

đều có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 8 - 16 cm. Tuy nhiên, với việc chỉ số χ2 tính toán đƣợc của hàm Weibull là nhỏ nhất thì có thể nói rằng hàm Weibull là hàm lý thuyết mô phỏng phân bố

N/D1.3 tại ONC này tốt nhất so với các hàm lý thuyết đã khảo sát ở trên.

Phân bố N/D1.3 ONC 04 200

150

100

50

0 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60

N_tt Weibull

Hình 4.6: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 04

58

Từ biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng phân bố giảm. Số cây vẫn tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính từ 8 cm - 24 cm, sau đó giảm dần, chứng tỏ rừng đang trong giai đoạn phục hồi, nhiều cây có đƣờng kính nhỏ tham gia trong cấu trúc rừng. Đƣờng cong lý thuyết bám sát đƣờng phân bố thực nghiệm và giảm tƣơng đối đều ở các cấp kính. Nhƣ vậy, kết quả phân tích cho thấy phân bố số cây theo đƣờng kính dƣới dạng giảm và khá ổn định với nhiều cấp đƣờng kính khác nhau từ 8 cm tới 60 cm 4.3.3.5. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 05 Bảng 4.14: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 05 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,14 34,02 16,919 H0- Weibull 0,66 2,72 8,45 15,507 H0+ LogNormal 1,77 0,80 7,91 15,507 H0+ Gamma 0.00001 0,09 9,58 15,507 H0+ Distance 0,48 0,60 20,86 15,507 H0- Meyer 1213 -0,14 33,71 15,507 H0- Qua bảng trên cho thấy, phân bố hàm Logarit mô phỏng tốt nhất quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính của ONC 05 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 8 - 16 cm. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trƣng trạng thái LRTX phục hồi.

Phân bố N/D1.3 ONC 05 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72

N_tt LogNormal

Hình 4.7: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 05

59

Từ biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng phân bố giảm. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính từ 8 cm - 16 cm, đây là đặc trƣng của trạng thái rừng phục hồi với số lƣợng cây gỗ đƣợc tái sinh khá lớn, sau đó giảm dần, chứng tỏ rừng trong giai đoạn phục hồi mạnh với nhiều cây có đƣờng kính nhỏ tham gia trong cấu trúc rừng. Đƣờng cong lý thuyết bám sát đƣờng phân bố thực nghiệm và không quá dốc ở các cấp kính. Nhƣ vậy, kết quả phân tích cho thấy phân bố số cây theo đƣờng kính dƣới dạng giảm và khá ổn định với nhiều cấp đƣờng kính khác nhau từ 8 cm tới 72 cm 4.3.3.6. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính của ONC 06 Bảng 4.15: Kết quả mô phỏng phân bố N/D theo các hàm lý thuyết của ONC 06 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,10 73,27 15,507 H0- Weibull 1,71 15,81 16,72 14,067 H0- LogNormal 2,66 0,47 4,83 14,067 H0+ Gamma 3,73 0,24 8,30 14,067 H0+ Distance 0,19 0,62 12,48 14,067 H0+ Meyer 420,26 -0,10 71,06 14,067 H0- Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát có hàm logarit, gamma và khoảng cách cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là 3 hàm phân bố lý thuyết trên đều có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính 8 - 16 cm. Tuy nhiên, với việc chỉ số χ2 tính toán đƣợc của hàm Logarit là nhỏ nhất thì có thể nói rằng hàm Logarit là hàm lý thuyết mô phỏng phân bố

N/D1.3 tại ONC này tốt nhất so với các hàm lý thuyết đã khảo sát ở trên.

Phân bố N/D1.3 ONC 06

200

150

100

50

0 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60

N_tt LogNormal

Hình 4.8: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/D của ONC 06

60

Biểu đồ trên cho thấy rừng phân bố theo dạng chữ J ngƣợc và dạng phân bố giảm. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đƣờng kính 8-24 sau đó giảm nhanh và ở các cấp đƣờng kính trên 30 cm số cây còn rất ít. Điều này cho thấy rừng đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, số lƣợng cây non nhiều, đảm số lƣợng cây kế cận đảm bảo cho việc phát triển lên tầng tán chính trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, kết quả phân tích cho thấy phân bố số cây theo đƣờng kính dƣới dạng giảm nhanh với nhiều cấp đƣờng kính khác nhau từ 8 cm tới 60 cm. 4.3.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H) Quy luật phân bố N/Hvn phản ánh đặc trƣng sinh thái và hình thái của quần xã thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh rừng. Đối với rừng tự nhiên khác tuổi, cấu trúc tầng thứ của quần xã còn phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các lớp của tán rừng và các cá thể trong quần xã đó. Cấu trúc tầng thứ cũng phản ánh khả năng tái sinh của các loài cây tầng trên, nó ảnh hƣởng đến tƣơng lai và sức bền vững của rừng. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu khá đa dạng dẫn đến sự đa dạng và phong phú của thành phần loài thực vật. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao vút ngọn phản ánh cấu trúc tầng thứ cũng rất phức tạp. Việc nghiên cứu quy luật N/Hvn của rừng tự nhiên gặp nhiều khó khăn nhƣng đây là việc làm rất quan trọng. Chúng ta cần nghiên cứu, nắm chắc quy luật cấu trúc tầng thứ và từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật cần thiết, điều chỉnh cấu trúc rừng cho phù hợp, tạo điều kiện dẫn dắt cho rừng sinh trƣởng và phát triển theo hƣớng tự nhiên, phù hợp với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên hiện nay. Từ các kết quả tính toán với giả thuyết đặt ra là: Ho: Hàm lý thuyết đƣa ra mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm Ho+: chấp nhận giả thuyết Ho-: Bác bỏ giả thuyết đƣa ra Từ các phần mềm nhƣ R, MS excel, Stagraphic, ta có bảng kết quả nhƣ sau: 4.3.4.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 01 Bảng 4.16: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 01 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,07 89,69 16,919 H0- Weibull 3,05 18,78 8,79 15,507 H0+ LogNormal 2,78 0,43 29,16 15,507 H0-

61

Gamma 6,37 0,37 18,96 15,507 H0- Distance 0,04 0,85 72,44 15,507 H0- Meyer -5,86 -0,09 35,0 15,507 H0- Qua bảng số liệu trên thì có thể thấy rằng, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì hàm phân bố Weibull cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là hàm Weibull có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/Hvn với với tần suất phân bố tập trung vào từ cấp chiều cao 14 đến 22 m.

Phân bố N/Hvn ONC 01 25 20

15 N 10 N_tt 5 N_Weibull 0 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 Hvn

Hình 4.9: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 01 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh nhƣng đƣờng cong lý thuyết khá cân đối, không bị lệch. Số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 12 m đến 22 m, số lƣợng cây giảm khá nhanh ở cấp chiều cao thấp hơn 12 cm và ở cấp chiều cao trên 22 cm. Tuy nhiên, đƣờng cong thực nghiệm nhiều đỉnh, không ổn định ở các chiều cao khác nhau, điều này chứng tỏ một số cây rừng đã bị mở tán cho Thảo quả phát triển. 4.3.4.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 02 Bảng 4.17: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 02 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,07 43,99 16,919 H0- Weibull 1,91 17,70 18,03 15,507 H0- LogNormal 2,68 0,60 33,52 15,507 H0- Gamma 2,94 0,18 23,82 15,507 H0- Distance -0,95 2,04 44,97 15,507 H0- Meyer -2.131 -0,35 38,10 15,507 H0-

62

Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì tất cả các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát đều cho kết quả Ho-, với χ2 tính toán lớn hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là chƣa có hàm phân bố lý thuyết nào trong các hàm lý thuyết trên có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/Hvn với tần suất phân bố tập trung vào cấp chiều cao từ 15-25 m. Tuy nhiên, để so sánh thì có thể thấy rằng hàm Weibull có thể mô phỏng phân bố thực nghiệm tốt nhất trong các hàm lý thuyết đã nêu trên.

Phân bố thực nghiệm N/Hvn ONC 02 30

25

20

N 15

10

5

0 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29

Hvn N_tt

Hình 4.10: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 02 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh không đồng đều. Nó phản ánh đƣợc sự mất cân đối của trạng thái rừng bởi sự tác động của con ngƣời, đặc biệt là việc trồng cây thảo quả dƣới tán rừng, một số cây rừng đã bị tỉa thƣa để tạo ánh sáng cho cây Thảo quả phát triển 4.3.4.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 03 Bảng 4.18: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 03 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,10 33,86 15,507 H0- Weibull 2,01 15,31 15,98 14,067 H0- LogNormal 2,59 0,50 23,39 14,067 H0- Gamma 3,78 0,26 18,96 14,067 H0- Distance 0,13 0,81 30,28 14,067 H0- Meyer -2.042 -0,35 14,92 15,507 H0+

63

Qua bảng số liệu trên thì có thể thấy rằng, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì hàm phân bố Meyer cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là hàm Meyer có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/Hvn với với tần suất phân bố tập trung vào từ cấp chiều cao 7 đến 11 m.

Phân bố N/Hvn ONC 02 30

20 N 10 0 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 Hvn

N_tt Meyer

Hình 4.11: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 03 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh nhƣng đƣờng cong lý thuyết lại là dạng giảm lệch trái. Số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 7 m đến 11 m, số lƣợng cây ở các cấp tiếp theo không đồng đều sau đó giảm dần. Điều này cho thấy rừng đã bị tác động, một số cây rừng bị chặt làm cho tán rừng không còn liên tục, phân bố số cây theo chiều cao không còn theo quy luật. 4.3.4.4. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 04 Bảng 4.19: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 04 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,12 119,85 14,067 H0- Weibull 2,55 12,28 12,40 12,592 H0+ LogNormal 2,35 0,40 13,69 12,592 H0- Gamma 6,30 0,56 10,57 12,592 H0+ Distance 0,001 0,74 48,91 12,592 H0- Meyer 104,19 -0,12 108,66 12,592 H0- Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát có hàm Weibull và gamma cho kết quả Ho+, với χ2 tính toán nhỏ hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là 2 hàm phân bố lý thuyết trên đều có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/D1.3 với tần suất phân bố tập trung vào cỡ

64

chiều cao từ 6 - 16 m. Tuy nhiên, với việc chỉ số χ2 tính toán đƣợc của hàm Gamma là nhỏ nhất thì có thể nói rằng hàm Gamma là hàm lý thuyết mô phỏng phân bố N/Hvn tại ONC này tốt nhất so với các hàm lý thuyết đã khảo sát ở trên.

Phân bố N/Hvn ONC 04 60

50

40

30

20

10

0 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

N_tt Gamma

Hình 4.12: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 04 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh nhƣng đƣờng cong lý thuyết lại là dạng 1 đỉnh lệch trái. Số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 6 m đến 16 m, số lƣợng cây giảm khá nhanh ở cấp chiều cao thấp hơn 6m và giảm dần ở cấp chiều cao trên 16m. Điều này cho thấy rừng đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển khá ổn định với số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao kế cận, sẽ đóng vai trò chính trong tầng thứ của lâm phần trong tƣơng lai. 4.3.4.5. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 05 Bảng 4.20: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 05 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,13 115,49 16,919 H0- Weibull 2,06 12,22 35,35 15,507 H0- LogNormal 2,38 0,43 21,02 15,507 H0- Gamma 4,88 0,42 26,10 15,507 H0- Distance 0,05 0,74 25,19 15,507 H0- Meyer 206,02 -0,13 108,75 15,507 H0-

65

Kết quả bảng trên cho thấy, các hàm lý thuyết trên đều có giả thuyết H0 bị bác bỏ, phần lớn các cây đã có chiều cao tƣơng đối ổn định và hình thành nên một tầng rừng chính (phân tầng 1). Hầu hết cây rừng đều tập trung ở cấp chiều cao 7 – 11m, đây là cấp chiều cao quyết định tầng chính của kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa, ẩm nhiệt đới.

Phân bố N/Hvn ONC 05 100 80

60 N 40 20 0 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 Hvn

N_tt LogNormal

Hình 4.13: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 05 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh nhƣng đƣờng cong lý thuyết lại là dạng 1 đỉnh lệch trái khá nhiều. Số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 7 m đến 15 m, số lƣợng cây giảm dần ở cấp chiều cao trên 15m. Điều này cho thấy đây là trạng thái rừng non đang phục hồi và phát triển phản ảnh đúng thực tế và đặc điểm chung của trạng thái rừng này. 4.3.4.6. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao của ONC 06 Bảng 4.21: Kết quả mô phỏng phân bố N/H theo các hàm lý thuyết của ONC 06 Hàm lý χ2 α µ σ β ꝩ χ2 H0+/H0- thuyết bảng Exp 0,14 95,19 14,067 H0- Weibull 2,39 11,56 28,71 12,592 H0- LogNormal 2,32 0,39 23,33 12,592 H0- Gamma 6,18 0,57 24,29 12,592 H0- Distance 0,06 0,71 32,60 12,592 H0- Meyer 149,87 -0,14 87,95 12,592 H0-

66

Kết quả bảng trên cho thấy, với mức ý nghĩa α= 0,05, thì tất cả các hàm phân bố đã đƣa ra để khảo sát đều cho kết quả Ho-, với χ2 tính toán lớn hơn χ2 tra bảng. Điều đó có nghĩa là chƣa có hàm phân bố lý thuyết nào trong các hàm lý thuyết trên có thể mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm của N/Hvn với tần suất phân bố tập trung vào cấp chiều cao từ 7-11 m. Tuy nhiên, để so sánh thì có thể thấy rằng hàm Logarit có thể mô phỏng phân bố thực nghiệm tốt nhất trong các hàm lý thuyết đã nêu trên.

Phân bố N/Hvn ONC 06 80 60 40 20 0 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23

N_tt LogNormal

Hình 4.14: Biểu đồ mô phỏng phân bố N/H của ONC 06 Đƣờng cong phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao ở biểu đồ trên có dạng nhiều đỉnh nhƣng đƣờng cong lý thuyết lại là dạng 1 đỉnh lệch trái khá rõ. Số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 7 m đến 11 m, số lƣợng cây giảm dần ở cấp chiều cao trên 11m. Điều này cho thấy rừng đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, đƣờng cong thực nghiệm có nhiều đỉnh và không ổn định ở n hững cấp chiều cao lớn, điều này phản ánhmột số cây rừng vẫn tiếp tục bị tác động của con ngƣời trong quá trình khai thác, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là việc trồng cây thảo quả dƣới tán rừng. Các cây gỗ có chiều cao lớn đã bị khai thác chọn, dẫn đến việc tầng tán mất đi sự ổn định vốn có. Cần có biện pháp tác động và ngăn ngừa để phục hồi và phát triển. 4.3.5. Phân tích mối tương quan H/D trong lâm phần Trong một lâm phần, luôn tồn tại mối tƣơng quan giữa giá trị đƣờng kính và chiều cao của cây rừng. Nhƣng trong thực tế, do tác động của con ngƣời và thiên nhiên có thể làm thay đổi mối tƣơng quan trên. Đã có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tƣơng quan đƣờng kính tại vị trí 1,3m và chiều cao vút ngọn của cây rừng để làm sáng tỏ những tác động của con ngƣời vào quy luật cấu trúc tự nhiên. Các kết quả thu đƣợc làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp phù hợp, thích ứng hơn cho sự phát triển của quần xã thực vật.

67

Cả hai giá trị đƣờng kính và chiều cao đều có chung bản chất là phản ánh đƣợc mức độ trƣởng thành của cây rừng và lâm phần, chúng đều là những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lâm phần trên những điều kiện lập địa cụ thể. Đại lƣợng Hvn phản ánh mức độ trƣởng thành của lâm phần theo mặt phẳng thẳng đứng, còn đại lƣợng D1.3 thì biệu thị mức độ trƣởng thành của lâm phần theo mặt phẳng nằm ngang. Biết đƣợc mối liên hệ Hvn/D1.3 thì khi biết đƣợc một đại lƣợng ta dễ dàng suy đoán đƣợc đại lƣợng kia. Điều này trong thực tế có ý nghĩa quan trọng vì trong hai đại lƣợng này thì Hvn rất khó xác định, nhất là xác định một cách chính xác tỉ mỉ. Vì vậy, căn cứ vào D1.3 là một đại lƣợng dễ xác định, chúng ta có thể biết đƣợc cấu trúc hình thái của quần xã thực vật rừng theo mặt phẳng thẳng đứng một cách gần đúng nhất. Qua tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm R, loại bỏ những cây có số đo bất hợp lý nhƣ: Cây cụt ngọn, khuyết tật, nghiêng, đổ...., kết quả của các ONC theo phần mềm Openforis Calc và MS Excel đã tổng hợp đƣợc 02 phƣơng trình tƣơng quan Hvn- D1.3 tốt nhất theo bảng 4.22. Bảng 4.22: Kết quả phân tích tƣơng quan H/D R2 Logarit / ONC Hàm Logarit / Hàm mũ Rlog/R mũ Sig. R2 mũ H = -9,65 + 7,94Log(D) / 01 0,75 / 0,72 0,87/0,85 0,000 H= 1,3+2,75D0,51 H = -9,21 + 8,13Log(D) / 02 0,89 / 0,84 0,94/0,92 0,000 H= 1,3+2,83D0,51 H = -4,52 + 6,26Log(D) / 03 0,64 / 0,60 0,80/0,77 0,000 H= 1,3+3,49D0,42 H = -7,11 + 6,96Log(D) / 04 0,53 / 0,53 0,73/0,73 0,000 H= 1,3+1,58D0,68 H = -8,92+ 8,48Log(D) / 05 0,70 / 0,65 0,84/0,81 0,000 H= 1,3+2,11D0,64 H = -9,01 + 7,33Log(D) / 06 0,55 / 0,55 0,74/0,74 0,000 H= 1,3+1,15D0,76 Kết quả tổng hợp trên cho thấy, hai phƣơng trình tƣơng quan đều có hệ số tƣơng quan (R) tƣơng đối cao. Trong khoảng 0,73 đến 0,94 và đều có mức ý nghĩa SigFr <0,05. Điều này chứng tỏ rằng lâm phần tại thời điểm nghiên cứu ít bị tác

68

động và cƣờng độ tác động của ngƣời dân là không quá lớn đối với những cây đã có và phát triển. Do đó, mối tƣơng quan giữa Hvn với D1.3 trong các ONC bị biến đổi không nhiều và đều có tƣơng quan chặt đến rất chặt. Tuy nhiên, để so sánh giữa 2 hàm tƣơng quan trên để chọn ra một phƣơng trình tốt nhất để áp dụng cho tính toán các kết quả sau này, thì bảng kết quả trên cũng cho thấy hệ số tƣơng quan của hàm

Logarit ở 6 ONC đều lớn hơn hàm mũ. Do vậy, tác giả chọn phƣơng trình: Hvn

=a+bLog(D1.3) để mô phỏng mối quan hệ giữa Hvn / D1.3 của các ONC. Để thấy rõ hơn ta xem các biểu đồ mô phỏng tƣơng quan Hvn / D1.3 ở hình 15.

ONC 01 ONC 02

ONC 03 ONC 04

ONC 05 ONC 06 Hình 4.15. Đồ thị mô tả tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao Kết quả mô phỏng ở các hình trên thì có thể thấy rằng, đám mây điểm tại các ONC 01, 02, 03 phân bố không quá xa đƣờng cong lý thuyết và đƣờng cong lý

69

thuyết đƣợc biểu hiện khá đồng đều, không quá dốc. Điều này khẳng định mối liên hệ chặt chẽ của trạng thái rừng đã đƣợc ổn định lâu dài. Tuy nhiên vẫn còn một số cá thể có đƣờng kính lớn bị phân hóa xa dần đƣờng cong phân bố lý thuyết và chính đặc tính này dẫn đến hệ số tƣơng quan các phƣơng trình mất đi tính chặt chẽ vốn có của lâm phần. Đối với trạng thái rừng Nghèo, ONC 04. Mặc dù đƣờng cong lý thuyết không dốc nhƣng đám mây điểm lại phân bố rải rác, nhiều cây còn nằm cách khá xa đƣờng cong lý thuyết. Điều này cho thấy, dƣới sự tác động mạnh mẽ của con ngƣời thông qua khai thác chọn, tính chặt chẽ vốn có của lâm phần đã bị phá vỡ tƣơng đối lớn. Khác với ONC 04, ONC 05 là đặc trƣng của trạng thái rừng phục hồi. Đƣờng cong lý thuyết khá dốc ở cấp kính từ 6cm đến 20 cm, đám mây điểm tập trung hầu hết ở vị trí này. Mặc dù vẫn còn một số cây còn cách xa đƣờng cong lý thuyết, nhƣng nhìn chung mối liên hệ giữa đƣờng kình và chiều cao ở trạng thái này vẫn khá chặt chẽ. Đám mây điểm phân bố không đồng đều, nằm rải rác và không bám sát theo đƣờng cong lý thuyết là đặc điểm của ONC 06. Điều này khẳng định thêm việc các cây gỗ có chiều cao lớn đã bị khai thác chọn một cách rõ ràng và quá mức. 4.3.6. Phân bố trữ lượng theo cỡ kính (M/D) Phân bố thể tích theo cỡ kính là cơ sở để đánh giá giai đoạn thành thục của rừng, xác định cƣờng độ chặt cũng nhƣ lƣợng khai thác hợp lý theo cấp kính. Phƣơng thức khai thác chính đối với rừng tự nhiên khác tuổi là khai thác chọn. Với phƣơng thức này kết cấu trữ lƣợng đƣợc chia thành 3 lớp cây: (1) Lớp dự trữ (D1,3 <25cm), (2) lớp kế cận (D1.3=25-40cm) và (3) lớp thành thục (D1.3 >40cm). Một mô hình rừng đƣợc coi là có kết cấu trữ lƣợng chuẩn cần có tỷ lệ thể tích giữa ba lớp cây trên là: 1:3:5. Bảng 4.23: Phân bố thể tích theo cỡ kính của các ONC

M - D1.3 ONC N/ha M/ha Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ M<25 M25-40 M>40 M<25 M25-40 M>40 01 265 265,2 19,6 0,67 64,9 2,2 180,7 6,13 02 270 317,5 16,1 0,46 45,5 1,29 255,9 7,25

70

03 335 289,8 25,2 0,78 51 1,58 213,6 6,63 04 561 88,4 49,4 5,03 29,1 2,96 10 1,02 05 910 141,9 67,1 4,26 41,8 2,65 33 2,09 06 572 100,3 52,5 4,71 37,7 3,38 10,2 0,92 Kết quả tính toán tỷ lệ trữ lƣợng của các tổ cấp kính các ONC so sánh với tỷ lệ 1:3:5 của rừng chuẩn cho thấy, đối với trạng thái rừng LRTX giàu của các ONC 01, 02, 03 có kết cấu trữ lƣợng còn chƣa bám sát theo tỷ lệ chuẩn, phần lớn trữ lƣợng tập trung vào cấp đƣờng kính lớn hơn 40cm và đã đạt đến thành thục, điều này phản ánh đúng thực tế hiện trạng rừng nơi đang diễn ra quá trình canh tác thảo quả của ngƣời dân khi loại bỏ những cây có đƣờng kính nhỏ và chỉ giữ lại những cây có đƣờng kính lớn, tránh việc cạnh tranh dinh dƣỡng đất với Thảo quả. Sự tác động này ảnh hƣởng lớn đến lớp cây kế cận và dự trữ của lâm phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng phƣơng án điều chế rừng. Đối với trạng thái rừng ở các ONC 04, 05, 06 thì ngƣợc lại với các ONC 01, 02, 03. Mặc dù vẫn chƣa bám sát vào tỷ lệ chuẩn, nhƣng phần lớn trữ lƣợng tập trung ở các lớp kế cận và lớp dự trữ. Điều này phản ánh rõ rừng đang quá trình phục hồi đúng với chiều hƣớng đang phát triển của lâm phần tại nơi thiết lập các ONC trên.

Biểu đồ mô tả tỷ lệ M/D 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1 2 3 4 5 6

M<25 M25-40 M>40

Hình 4.16. Biểu đồ mô tả tỷ lệ phân bố trữ lƣợng theo cấp kính (M/D) 3.7. Độ tàn che của lâm phần Độ tàn che là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ chiếu sáng dƣới tán rừng, mức độ che bóng của tầng cây gỗ và ảnh hƣởng của các

71

biện pháp tác động của con ngƣời tới hoàn cảnh tự nhiên của rừng, cũng nhƣ điều kiện tái sinh rừng. Trên cơ sở các trắc đồ ngang vẽ tầng tán cây gỗ của 6 ONC đã thiết lập, đƣợc tiến hành số hóa bằng phần mềm Mapinfor và tính toán diện tích che phủ tầng cây gỗ cho từng ô nghiên cứu và xác định độ tàn che cho từng ô. Kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng 4.24: Bảng 4.24: Tổng hợp độ tàn che của các ONC DT đo TT ONC DT tán (m2) Độ tàn che đếm(m2)/ô 1 01 237,7 0,59 2 02 203,8 0,51 3 03 243,5 0,61 400 4 04 221,4 0,55 5 05 283,9 0,71 6 06 257,6 0,64 Qua bảng trên cho thấy, độ tàn che giữa các ô nghiên cứu không có sự sai khác quá lớn, ô có độ tàn che thấp nhất thuộc về ONC 02 với 0,51; Cao nhất ONC 05 với 0,71. Điều này phản ánh đúng trạng thái rừng tự nhiên và mật độ cây trong lâm phần. Mặt khác cây gỗ có lớn nhƣng tán không rộng, không dày đặc, không phân tầng quá nhiều. 4.4. Một số đặc điểm tái sinh trong khu vực nghiên cứu Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, mà biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của tầng cây gỗ. Hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú. Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố nhƣ vị trí địa lý, biện pháp tác động đến tầng cây cao, nguồn gốc hình thành rừng, quá trình tác động của con ngƣời…Chính vì thế cho dù quá trình tái sinh có những quy luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan nhƣng do các tác động nên làm cho chúng trở nên phức tạp. Tái sinh là vấn đề quan trọng, quyết định đến quá trình kinh doanh rừng bền vững, vì thế nghiên cứu quá trình tái sinh là một việc làm không thể thiếu trong các nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên.

72

4.4.1. Đa dạng thành phần loài của tái sinh Sau khi nhóm điều tra lập và tiến hành điều tra ô tái sinh, danh sách các loài cây tái sinh tại các ONC bao gồm 12 bộ, 16 họ và 26 loài, chi tiết đƣợc tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.25: Thống kê thành phần loài tái sinh trong khu vực nghiên cứu Tên bộ STT Số lƣợng họ Số lƣợng loài Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Bộ Chè Theales 1 1 2 Bộ Đậu Fabales 2 2 3 Bộ Dẻ Fagales 1 3 4 Bộ Hoa tán Apiales 1 2 5 Bộ Long não Laurales 1 7 6 Bộ Mộc lan Magnoliales 1 1 7 Bộ Sim Myrtales 1 2 8 Bộ Bồ hòn Sapindales 2 2 9 Bộ Sơ ri Malpighiales 2 2 10 Bộ Chua me đất Oxalidales 1 1 11 Bộ Đỗ quyên Ericales 2 2 12 Bộ Gai Urticales 1 1 Nhìn vào kết quả ở bảng trên ta thấy đƣợc sự đa dạng về thành phần loài tái sinh trong khu vực, nếu đƣợc bảo vệ và phát triển, thì đây chính là những loài cây sẽ tham gia vào tầng cây cao trong thời gian sắp tới, và đóng góp duy trì đƣợc tính đa dạng sinh học vốn có của khu vực nghiên cứu. 4.4.2. Các chỉ số đặc trưng của tái sinh 4.4.2.1. Mật độ tái sinh Biến động mật độ cây tái sinh trong rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh là rất lớn, mật độ tái sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: điều kiện lập địa, lƣợng mƣa, độ tàn che, số lƣợng cây mẹ có khả năng gieo giống và mức độ tác động từ cộng đồng địa phƣơng đến tài nguyên rừng. Kết quả điều tra tái sinh tại các ONC cho kết quả về mật độ nhƣ sau:

73

Bảng 4.26: Thống kê mật độ tái sinh Số lƣợng Diện tích Mật độ TT ONC N/ONC ÔTS điều tra ÔTS (m2) N/ha 1 1 5 16 36 4.500 2 2 5 16 23 2.875 3 3 5 16 24 3.000 4 4 5 16 12 1.500 5 5 5 16 82 10.250 6 6 5 16 13 1.625 Trung bình 32 3.958 Qua số liệu thống kê bảng trên cho thấy mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng ở các ONC là không cao (trừ ONC 05) và có sự khác biệt rõ rệt. Cao nhất ONC 05 có số cây điều tra là 10.250 cây/ha thể hiện rõ ONC này là rừng phục hồi đã lâu không còn bị tác động do ngƣời dân không còn canh tác Thảo quả. Các ONC còn lại có mật độ tái sinh rất thấp, và thấp nhất là ONC 04 với mật độ 1.500 cây/ha. Đây là sự phản ánh chính xác của việc tác động của con ngƣời dối với phát triển rừng tự nhiên. Với việc 5/6 ONC đã điều tra có sự canh tác, trồng thảo quả của ngƣời dân địa phƣơng. Số lƣợng cây tái sinh quá ít trực tiếp ảnh hƣởng tới việc phát triển một cách bền vững của hệ sinh thái rừng nơi đây. Cần phải có những giải pháp hạn chế đƣợc sự tác động của ngƣời dân, không mở rộng thêm diện tích trồng thảo quả đang có và tích cực chăm sóc rừng hơn nữa. 4.4.2.2. Tổ thành cây tái sinh Theo quy luật của quá trình diễn thế thì tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây gỗ trong tƣơng lai nếu nhƣ mọi điều kiện sinh thái đều thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của chúng. Tuy nhiên, do sự tác động của ngoại cảnh cũng nhƣ điều kiện sinh thái luôn thay đổi nên sẽ có sự thay đổi giữa công thức tổ thành cây tái sinh hiện tại và tổ thành tầng cây gỗ trong tƣơng lai. Từ công thức tổ thành cây tái sinh có thể dự đoán, đánh giá đƣợc phần nào đặc điểm cấu trúc rừng trong tƣơng lai, từ đó có những tác động hợp lý vào tầng cây tái sinh nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở bảng sau.

74

Bảng 4.27: Thống kê tỷ lệ số cây tái sinh tại các ONC ONC 01 ONC 02 ONC 03 Tên cây N N% Tên cây N N% Tên cây N N% Kháo 1.750 38,9 Dẻ gai 1.125 39,1 Kháo vàng 875 29,2

Dẻ gai 1.000 22,2 Chân chim 375 13,0 Giổi xanh 875 29,2 Chân chim 1.000 22,2 Cứt ngựa 375 13,0 Kháo nƣớc 250 8,3

Trâm 625 13,9 Kháo vàng 250 8,7 Kháo lá lớn 250 8,3

Kháo vàng 125 2,8 Giổi xanh 250 8,7 Chè rừng 250 8,3 4 loài khác 500 17,5 Trâm trắng 250 8,3

2 loài khác 250 8,4

Tổng 4.500 100,0 Tổng 2.875 100,0 Tổng 3.000 100,0

ONC 04 ONC 05 ONC 06

Tên cây N N% Tên cây N N% Tên cây N N% Màng tang 375 25,0 Ba bét 3.250 31,7 Xoan nhừ 375 23,1 Hoắc Chè rừng 375 25,0 Dẻ gai 2.125 20,7 375 23,1 quang Sơn trâm 250 16,7 Kháo nƣớc 1.375 13,4 Sòi tía 375 23,1

Sồi đá sừng 250 16,7 Chơn chà 875 8,5 Kháo vàng 250 15,4 Côm lá 125 8,3 Kháo vàng 750 7,3 Nóng 125 7,7 bàng Dung lá Đu đủ rừng 125 8,3 625 6,1 Chè rừng 125 7,6 dài 6 loài khác 1.250 12,3 375 Tổng 1.500 100,0 Tổng 10.250 100,0 Tổng 1.625 100,0 Từ kết quả ở bảng trên, ta có công thức tổ thành tái sinh tại các ONC nhƣ sau: - ONC 01: 38,9 Kháo + 22,2 Dẻ gai + 22,2 Chân chim + 13,9 Trâm + 2,8 Kháo vàng

75

- ONC 02: 39,1 Dẻ gai + 13,0 Chân chim + 13,0 Cứt ngựa + 8,7 Kháo vàng + 8,7 Giổi xánh + 17,5 Loài khác (4 loài khác). - ONC 03: 29,2 Kháo vàng + 29,2 Giổi xanh + 8,3 Kháo nƣớc + 8,3 Kháo lá lớn + 8,3 Chè rừng + 8,3 Trâm trắng + 8,4 Loài khác (2 loài khác). - ONC 04: 25,0 Màng tang + 25,0 Chè rừng + 16,7 Sơn trâm + 16,7 Sồi đá sừng + 8,3 Côm lá bàng + 8,3 Đu đủ rừng - ONC 05: 31,7 Ba bét + 20,7 Dẻ gai + 13,4 Kháo nƣớc + 8,5 Chơn chà + 7,3 Kháo vàng + 6,1 Dung lá dài + 12,3 Loài khác (6 loài khác). - ONC 06: 23,1 Xoan nhừ + 23,1 Hoắc quang + 23,1 Sòi tía + 15,4 Kháo vàng + 7,7 Nóng + 7,6 Chè rừng. Tổ thành cây tái sinh tại các ONC 01, 02 và 03 cho thấy ƣu thế hầu hết là các loài chịu bóng, thể hiện đúng với quy luật tái sinh của rừng già. Tổ thành cây tái sinh các ONC 04, 05 và 06 với ƣu thế hầu hết là các loài ƣa sáng mọc nhanh, thể hiện đúng với đặc điểm rừng phục hồi. Tuy nhiên, thành phần loài cây ƣu thế đã bắt đầu xuất hiện một số loài chịu bóng mọc chậm nhƣ Chè rừng, Kháo vàng, Sồi đá sừng, cho thấy diễn thế của rừng đang trong giai đoạn chuyển từ rừng các loài cây ƣa sáng mọc nhanh sang giai đoạn bổ sung các loài cây mọc chậm, chịu bóng ổn định hơn. 4.4.2.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao Đánh giá mật độ tái sinh theo cấp chiều cao có ý nghĩa rất lớn trong phục hồi rừng có bền vững hay không, đặc biệt lớp cây tái sinh có triển vọng (>1m). Dƣới đây là kết quả tổng hợp thông qua biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao cho các ONC nhƣ sau: Bảng 4.28: Thống kê số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại các ONC Cấp H (m) <0,5 0,5-1 1,1-1,5 1,6-2 2,1-3 3,1-5 >5 Tổng ONC 01 4.250 0 250 0 0 0 0 4.500 ONC 02 2.500 250 125 0 0 0 0 2.875 ONC 03 3.000 0 0 0 0 0 0 3.000 ONC 04 625 250 0 0 125 375 125 1.500 ONC 05 2.625 1.000 250 1.500 1.750 2.625 500 10.250 ONC 06 1.125 0 375 0 125 0 0 1.625 Tổng 14.125 1.500 1.000 1.500 2.000 3.000 625 23.750

76

Qua bảng trên cho thấy, phân cấp chiều cao cây tái sinh của các ONC có sự phân bố không tƣơng đồng và đều tập trung nhiều nhất ở lớp cây mạ (cấp chiều cao <0,5m) tƣơng đƣơng với 59,47 % tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 1,6 đến trên 5 m xuất hiện rất ít, chiếm 30% tổng số cây, và chỉ tập trung chủ yếu ở ONC 05. Có thể giải thích lý do dẫn đến sự phân bố không đồng đều này bởi do quá trình canh tác và tác động vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng, cụ thể là trồng, thu hái và phát dọn thực bì cho cây thảo quả dƣới tán rừng. Chính điều này ảnh hƣởng rất lớn đến sự phục hồi rừng sau này của lớp cây tái sinh. Để có cái nhìn tổng quan về phân bố của cây tái sinh theo cấp chiều cao, số liệu đƣợc thể hiện ở biểu đồ nhƣ sau:

Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

35

30

25

20

15

10

5

0 <0,5 0,5-1 1,1-1,5 1,6-2 2,1-3 3,1-5 >5

ONC 01 ONC 02 ONC 03 ONC 04 ONC 05 ONC 06

Hình 4.17: Biểu đồ mô tả phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao Biểu đồ trên cho thấy một điều đáng lo ngại là mật độ cây tái sinh thấp đồng thời các cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 3 m là rất ít và càng ít hơn ở các cây tái sinh có chiều cao trên 5m. Điều này cho thấy khả năng kế cận của lớp tái sinh là không cao. 4.4.2.4. Đánh giá chất lượng cây tái sinh Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp của những tác động qua lại của điều kiện lập địa với cây rừng cũng nhƣ các tác động của con ngƣời. Qua nghiên cứu tổ thành cây tái sinh đã cho thấy “bóng dáng” của cấu trúc rừng trong tƣơng lai. Tuy nhiên để có thể khẳng định những cây tái sinh có thể phát triển thành cây gỗ lớn trong tƣơng lai hay không thì chúng ta phải xét thêm năng lực tái sinh của những cây tái sinh đó.

77

Chất lƣợng cây tái sinh đƣợc đánh giá trên 2 khía cạnh đó là phẩm chất cây tái sinh đƣợc chia ra: Tốt, Trung bình, Xấu và nguồn gốc cây tái sinh: Chồi, hạt. Bảng 4.29: Thống kê số cây tái sinh theo phẩm chất và nguồn gốc tại các ONC Phẩm chất Nguồn gốc Tổng TT ONC Tốt Trung bình Xấu Hạt Chồi 1 1 3.625 875 0 3.375 1.125 4.500 2 2 2.500 250 125 2.500 375 2.875 3 3 2.875 125 0 2.625 375 3.000 4 4 875 625 0 1500 0 1.500 5 5 8.500 1.625 125 8.875 1.375 10.250 6 6 1.375 250 0 1.250 375 1.625 Tổng 19.750 3.750 250 20.125 3.625 23.750 Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: - Phẩm chất cây tái sinh: Tổng cây tái sinh có phẩm chất tốt, trung bình cho 6 ONC đạt 19.750 cây, chiếm 98,95 % tổng số cây tái sinh đƣợc điều tra, tập trung nhiều nhất ở ONC 05. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tầng cây tái sinh phục hồi và phát triển tốt. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên thì rất khó các cây tái sinh trong 5 ONC có sự tác động mạnh của con ngƣời có đủ điều kiện để tầng cây tái sinh phát triển. - Nguồn gốc cây tái sinh: Tại các ô điều tra tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt luôn đạt từ trên 75% tổng số cây tái sinh đƣợc điều tra, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cao nhất là ONC 05 đạt 86,58% và trung bình cho 6 ô nghiên cứu đạt 84,74% trên tổng số cây tái sinh đƣợc điều tra. 4.3.2.4. Đánh giá số lượng cây tái sinh triển vọng Bên cạnh nhân tố mật độ và chất lƣợng cây tái sinh trong lâm phần để quyết định quá trình phục hồi rừng thì lớp cây triển vọng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phục hồi rừng. Dựa trên những cây tái sinh có phẩm chất A, B và có chiều cao trên 1m, ta thống kê đƣợc những cây tái sinh có triển vọng theo bảng sau: Bảng 4.30: Thống kê số lƣợng cây tái sinh triển vọng/ha ONC ONC ONC Phẩm chất ONC 01 ONC 02 ONC 03 04 05 06 Tốt 250 125 0 125 5.375 250 Trung bình 0 0 0 500 1.250 250 Tổng 250 125 0 625 6.625 500

78

Qua bảng trên cho thấy, số lƣợng cây tái sinh triển vọng ở các ONC là rất thấp và có thể khẳng định rằng rất khó để có thể phát triển thành những cây gỗ tham gia vào tầng tán. Bởi khi trồng thảo quả dƣới tán rừng của ngƣời dân địa phƣơng, những cây tái sinh sẽ ảnh hƣởng tới cây thảo quả và bị ngƣời dân phát dọn cùng với dọn thực bì. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng trong việc đảm bảo đƣợc tính bền vững, ảnh hƣởng trực tiếp tới hệ sinh thái rừng. Qua tổng hợp tất cả kết quả ở các bảng trên cho thấy, với mật độ cây tái sinh có triển vọng kể trên, kết hợp với chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh đƣợc xác định ở khu vực nghiên cứu cùng với sự ảnh hƣởng của việc trồng cây Thảo quả dƣới tán rừng của ngƣời dân địa phƣơng thì rất khó để lớp cây tái sinh trong các ONC có đủ điều kiện để có thể phục hồi và phát triển sau này. 4.4.3. Sự tương đồng giữa cây tái sinh và tầng cây cao Bảng 4.31: Chỉ số tƣơng đồng của cây tái sinh và tầng cây gỗ ONC m cây gỗ m tái sinh số lƣợng loài chung SI 01 33 5 5 0.26 02 31 9 8 0.40 03 44 8 7 0.27 04 46 6 6 0.23 05 56 12 12 0.35 06 52 6 6 0.21 Kết quả tổng hợp các ô đo đếm và dựa và danh lục cây gỗ và cây tái sinh xuất hiện trong 6 ONC cho thấy, hầu hết tất cả loài cây tái sinh đều có mặt trong thành phần loài cây gỗ, điều này chứng tỏ đƣợc mối quan hệ giữa tầng cây tái sinh và cây gỗ rất chặt chẽ thể hiện đƣợc số lƣợng cây mẹ những loài này có khả năng gieo giống phong phú và đa dạng đảm bảo đƣợc tính ổn định lâu dài cũng nhƣ bù đắp cho lớp cây dự trữ của loài trong tƣơng lai. Nhƣng, chỉ số SI tính đƣợc là khá thấp, chỉ từ 0,21 đến 0,40. Phản ánh chiều ngƣợc lại đối với những cây gỗ không có tái sinh, đó là khả năng sinh sản kém, cây con tái sinh không có khả năng phát triển và khả năng tham gia vào tầng cây gỗ trong tƣơng lai. Nếu tình trạng kéo dài thì việc suy giảm tính đa dạng tại khu vực là điều tất yếu. Do đó cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng phát triển của các loài trên để đảm bảo đƣợc sự duy trì và bền vững của lâm phần.

79

4.5. Đặc điểm cây bụi và thảm tƣơi của khu vực nghiên cứu 4.51. Đặc điểm lớp cây bụi của khu vực nghiên cứu Kết quả tổng hợp cho thấy lớp cây bụi thành phần loài thực vật tham gia khá đơn giản trong các ONC. Cụ thể, trong 6 ONC đã thiết lập, ghi nhận sự xuất hiện của 4 loài bao gồm Mua, Lấu, Thao kén cái và Trọng đũa, số cây bụi chỉ tập trung ở cấp chiều cao nhỏ hơn 2m, ở giai đoạn mới hình thành và chƣa có sự phân hóa cao. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm lớp cây bụi đƣợc liệt kê trong bảng sau: Bảng 4.32: Thống kê các đặc điểm lớp cây bụi TT Tên loài Tổng <2m 2-4m 4-6m Mật độ ONC 01 1 Mua 30 30 6.250 2 Trọng đũa 5 5 1.042 3 Lấu 10 10 2.083 ONC 02 1 Mua 11 11 2.292 2 Lấu 3 3 625 3 Trọng đũa 4 4 833 ONC 03 1 Mua 13 13 2.708 2 Lấu 5 5 1.042 3 Thao kén cái 1 1 208 ONC 04 1 Mua 4 4 833 2 Lấu 13 13 2.708 3 Thao kén cái 3 3 625 ONC 05 1 Mua 9 9 1.875 2 Lấu 3 3 625 ONC 06 1 Mua 7 7 1.458 2 Lấu 5 5 1.042 3 Thao kén cái 3 3 625 Từ kết quả bản trên ta thấy rằng, mật độ số cây bụi dao động từ 2.500 đến 9.375 cây. Mật độ cây bụi tạo ra sự khác biệt rõ rệt với mật độ cây tái sinh trong lâm phần. Nếu nhƣ tại ONC 05, mật độ cây tái sinh lớn nhất và lên tới 10.250 cây/ha thì mật độ cây bụi tại ONC này lại đạt thấp nhất với 2.500 cây/ha. Điều này cũng góp phần chứng tỏ rằng lớp cây bụi có quan hệ mật thiết đối với việc tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong lâm phần.

80

4.5.2. Đặc điểm lớp thảm tươi của khu vực nghiên cứu Tầng thảm tƣơi chủ yếu xuất hiện các loài nhƣ: Cỏ roi ngựa, Cỏ tranh, Dƣơng xỉ, Ràng ràng. Chiều cao phổ biến trong tầng này là từ 0,2 m – 0,4 m. Nhìn chung dạng phân bố các loài thảm tƣơi dƣới tán rừng có dạng phân bố đều, với độ che phủ mặt đất từ 50% đến 60%. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 4.33: Thống kê các đặc điểm lớp thảm tƣơi

Chiều cao Độ nhiều ONC TT Tên loài trung bình Trung bình (m)

ONC 01 1 Dƣơng xỉ 0,2 Cop 2 1 Dong riềng 2 Dƣơng xỉ ONC 02 0,2 Cop 2 3 Cỏ lòng thuyền 4 Guột ONC 03 1 Mâm xôi 0,2 Cop 2 1 Ràng ràng 2 Cỏ roi ngựa 3 Dƣơng xỉ ONC 04 0,4 Cop 3 4 Dong riềng 5 Mâm xôi 6 Cỏ tranh 1 Cỏ 2 Dƣơng xỉ ONC 05 0,2 Cop 2 3 Cỏ tranh 4 Dứa dại 1 Quyết 2 Dƣơng xỉ 3 Cỏ lau 4 Rau chua 5 Cỏ lác 6 Ràng ràng ONC 06 0,3 Cop 3 7 Gừng gió 8 Cỏ roi ngựa 9 Cỏ tranh 10 Mâm xôi

81

4.6. Đặc điểm về lâm sản ngoài gỗ trong khu vực nghiên cứu 4.6.1. Đặc điểm đa dạng thần phần loài Từ việc xác định và phân tích các loài thực vật cung cấp lâm sản ngoài gỗ, chúng tôi xác định đƣợc 16 họ, 27 loài có mặt tại các Ô nghiên cứu đã tiến hành điều tra. Bảng 4.34: Danh sách cây lâm sản ngoài gỗ TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật 1 Bồ đề Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Styracaceae 2 Quế Cinnamomum iners Reinw. Ex Blume Lauraceae 3 Trám Canarium album (Lour.) Raeusch. Burseraceae 4 Ba kích Morinda officinalis how Rubiaceae 5 Lan rừng Cymbidium sp. Orchidaceae 6 Thảo quả Amomum aromaticum Roxb. Zingiberaceae 7 Kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume Orchidaceae 8 Dứa dại Pandanus humilis Lour Pandanaceae 9 Song mật Calamus platyacanthus Warb. Ex Becc. Arecaceae 10 Mây cật Calamus henryanus Becc. Arecaceae 11 Mây trâu Calamus flagellum Griff. Ex Mart. Arecaceae Syzygium jambos var. sylvaticum (Gagnep.) 12 Roi rừng Myrtaceae Merr. & L.M.Perry 13 Bời lời nhớt Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob. Lauraceae 14 Màng tang Litsea cubeba (Lour.) Pers. Lauraceae 15 Re gừng Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham.) Sweet Lauraceae 16 Bứa Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth. Clusiaceae 17 Dọc Garcinia multiflora Champ. ex Benth. Clusiaceae 18 Chè rừng Camellia forrestii (Diels) Cohen-Stuart Theaceae 19 Mít nài Artocarpus rigidus Blume Moraceae 20 Ngái Ficus hispida L.f. Moraceae 21 Sung Ficus racemosa L. Moraceae 22 Vả Ficus auriculata Lour. Moraceae 23 Dẻ gai Quercus macrocalyx Hickel & A.Camus Fagaceae 24 Cánh kiến Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg. Euphorbiaceae 25 Nhội Bischofia javanica Blume Euphorbiaceae 26 Chân chim Schefflera octophylla (Lour.) Harms Aralyaceae 27 Thừng mực Wrightia pubescens R. Br. Apocyaceae

82

Nhìn chung, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại các ONC đã thiết lập tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh còn khá ít phản ảnh lên sự khai thác quá mức của con ngƣời trƣớc đây trong một thời gian dài. Hơn nữa, trong quá trình trồng thảo quả của ngƣời dân địa phƣơng, việc phát dọn thực bì để dành không gian sống cho cây Thảo quả cũng là vấn đề lớn làm mất đi sự đa dạng của các loài thực vật cung cấp lâm sản ngoài gỗ ở tầng dƣới tán rừng. 4.6.2. Giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ Qua quá trình điều tra và phân tích, đề tài tiến hành gộp các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ thành 5 nhóm công dụng chính là: Nhóm loài cho dầu, nhựa; nhóm loài dùng làm thuốc; nhóm loài dùng làm cảnh; nhóm loài cung cấp thực phẩm và nhóm loài cung cấp tinh dầu. Cụ thể theo bảng nhƣ sau: Bảng 4.35: Danh sách các loài lâm sản theo nhóm công dụng Công dụng TT Tên Việt Nam Cho sợi Dầu, Làm Thực Tinh Làm cảnh nhựa thuốc phẩm dầu 1 Bồ đề X 2 Quế X 3 Trám X X 4 Ba kích X 6 Lan rừng X 7 Thảo quả X X 8 Kim tuyến X 9 Dứa dại X 9 Song mật X 10 Mây cật X 11 Mây trâu X 12 Roi rừng X 13 Bời lời nhớt X 14 Màng tang X 15 Re gừng X 16 Bứa X 17 Dọc X 18 Chè rừng X 19 Mít nài X 20 Ngái X X 21 Sung X X 22 Vả X X

83

Công dụng TT Tên Việt Nam Cho sợi Dầu, Làm Thực Tinh Làm cảnh nhựa thuốc phẩm dầu 23 Dẻ gai X 24 Cánh kiến X 25 Nhội X X 26 Chân chim X 27 Thừng mực X Mặc dù độ phong phú của các loài cho lâm sản ngoài gỗ tại đây chƣa cao, tuy nhiên không thể phủ nhận đƣợc sự đa dạng về công dụng của chúng. Nhóm cho sợi đan lát gồm 3 loài song mây phân bố trong khu vực là Song mật, Mây cât và Mây trâu đều là các loài khá bền, dẻo, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là loài Song mật (Calamus platyacanthus) là loài song có kích thƣớc thân lớn, chiều dài hàng chục mét, đƣợc sử dụng làm khung các sản phẩm đan lát, mỹ nghệ đang đƣợc khách hàng ƣa chuộng, chúng đang bị khai thác cạn kiệt và đã bị liệt vào trong Sách đỏ Việt Nam phần thực vật (2007) ở cấp VU (sắp nguy cấp). - Nhóm loài cho dầu nhựa: trong các ô nghiên cứu, có ghi nhận đƣợc 2 loài cho dầu và nhựa đó là Bồ đề và Trám. Đối với nhựa loài Bồ đề, đƣợc biết đến nhƣ là một loại dƣợc liệu có công dụng diệt trùng, giảm sƣng và cầm máu. Còn đối với Trám, là một loài cây khá quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam với những sản phẩm chiết xuất từ nhựa nhƣ dùng để chƣng cất tinh dầu, chế colophan làm nƣớc hoa, vecni, pha chế sơn và mực in. Ngoài ra Trám còn có thể cho quả làm thực phẩm. - Nhóm loài dùng làm thuốc: Trong đời sống, nhiều loài cây đã đƣợc sử dụng cách đây hàng mấy nghìn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ. Đối với ngƣời dân địa phƣơng sống gần rừng thì cây rừng cung cấp những những bài thuốc chữa bệnh là rất quen thuộc và cần thiết. Tại các ONC đã điều tra, đề tài xác định có 4 loài chính có thể làm thuốc là Ba kích, Thảo quả, Kim tuyến và Dứa dại. Trong đó có loài lan Kim tuyến là loài quý hiếm đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP xếp hạng A1a,c,d và bị cấm khai thác sử dụng mục đích thƣơng mại. - Nhóm loài dùng làm cảnh: Hiện nay, Lan rừng đang đƣợc nhiều ngƣời dân sƣu tầm và nhân giống vì sự đa dạng về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc cũng nhƣ mùi hƣơng.

84

- Nhóm loài cung cấp thực phẩm: Trong khu vực nghiên cứu, có 2 loài có thể làm thực phẩm cho con ngƣời đó là Trám và Thảo quả. Thảo quả đƣợc dùng nhƣ gia vị trong các món ăn hằng ngày của ngƣời dân địa phƣơng và có giá trị xuất khẩu cao. Do đó đang đƣợc trồng khá rộng rãi trên địa bàn của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. Mặc dù có giá trị kinh tế cao, nhƣng với những yêu cầu và kỹ thuật chăm sóc của Thảo quả cũng khá cao, việc này ảnh hƣởng rất lớn tới hệ sinh thái rừng tự nhiên tại nơi đây. - Nhóm cung cấp tinh dầu: tinh dầu Quế đƣợc dùng làm nguyên liệu chế tạo cao xoa, chữa cảm mạo, ho hen do lạnh, đau bụng, đau cơ đau dây thần kinh do lạnh, tăng hô hấp và hoạt động của tim, sát khuẩn, kích thích ruột và tẩy giun. Ngoài ra còn đƣợc dùng để chế biến hƣơng liệu, nƣớc hoa, khử mùi và thanh lọc không khí. 4.7. Đặc điểm đất trong khu vực nghiên cứu Phân tích đất là một công cụ cơ bản cho phép ta xác định khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng của đất cho các cây trồng. Thông qua phân tích đất ta có thể biết đƣợc cây trồng bị thiếu hụt dinh dƣỡng hay bị gây độc bởi nồng độ chất dinh dƣỡng quá cao. Có thể nói phân tích đất là cơ sở cho việc bón phân hợp lý cải thiện điều kiện dinh dƣỡng tối ƣu cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển, đạt năng suất cao và phẩm chất tốt. 4.7.1. Độ dày tầng đất Đƣợc xác định từ tầng chứa mùn A đến hết tầng tích tụ B. Chiều dày tầng đất đo bằng thƣớc mét thông thƣờng. Kết quả đo đếm độ dầy tầng đất tại phẫu diện trong các ONC đƣợc thống kê ở bảng sau: Bảng 4.36: Thống kê độ dày tầng đất của các ONC Tầng Độ sâu (cm) đất ONC 01 ONC 02 ONC 03 ONC 04 ONC 05 ONC 06 1 A0 3 10 5 10 5 5 2 A0 0,5 2 3 4 1 0,5 3 A0 0,2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 A 0-10 0-21 0-38 0-32 0-39 0-18 A+B 10-62 21-45 38-72 32-68 39-81 18-79 B 62-86 45-120 72-120 68-120 81-120 79-120

85

Qua bảng trên cho thấy: - Trên cùng là lớp thực vật chƣa phân giải (Tầng A01) gồm lá khô, cành vụn, có mầu xám sáng, dầy từ 3,0 cm đến 10,0 cm. Tiếp đến là lớp thực vật bán phân giải, mùn thô có mầu xám nâu (Tầng A02), dầy từ 0,5 cm đến 4,0 cm. Sau cùng là lớp mùn nhuyễn (Tầng A03) có mầu nâu đen, dầy từ 0,2 cm đến 0,5 cm. Cả 3 lớp trên góp phần bảo vệ đất chống xói mòn và cung cấp chất hữu cơ cho đất. - Tầng chứa mùn (Tầng A) có mầu nâu. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cấu tƣợng viên hạt. Đất tơi xốp và ẩm, rất thuận lợi cho thực vật sinh trƣởng và phát triển. - Tầng trung gian (Tầng AB) có mầu vàng nâu. Thành phần cơ giới thịt trung bình, cấu tƣợng hạt. Đất hơi chặt và ẩm. - Tầng tích tụ (Tầng B) có mầu đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, cấu tƣợng viên hạt. Đất chặt và ẩm, tỷ lệ đá lẫn dƣới 5%. Do ảnh hƣởng của độ cao, nền nhiệt thấp nên quá trình tích tụ mùn bắt đầu, quá trình Feralit yếu đi dẫn đến mầu sắc tầng B không còn rực rỡ nhƣ đối với đất Feralit điển hình. 4.7.2. Dung trọng của đất Trên cơ sở các phẫu diện đất đƣợc đào tại các ONC, nhóm điều tra tiến hành lấy lƣợng mẫu đất bằng ống dung trọng. Mẫu đƣợc lấy tại 3 vị trí khác nhau trong phẫu diện và đem cân trọng lƣợng ngay tại thời điểm lấy mẫu cũng nhƣ sau khi sấy ở điều kiện nhiệt 1050C. Kết quả tổng hợp và tính toán dung trọng đƣợc kết quả sau: Bảng 4.37: Thống kê dung trọng đất của các ONC Thể tích Sấy ở t0 Dung Số hiệu Trƣớc khi ống dung 1050C M trọng Do ONC sấy m0 (g) trọng (g) (g/cm3) (cm3) ONC 01 1465,1 1156,2 1,21 ONC 02 1501,7 1184,8 1,24 ONC 03 1528,8 1202,7 1,26 866,8 ONC 04 1386,1 1144,0 1,18 ONC 05 1440,7 1166,0 1,21 ONC 06 1490,2 1189,5 1,24

86

4.7.3. Các đặc điểm phân tích của đất Trên cơ sở kết quả thu thập mẫu đất tại hiện trƣờng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ bản của đất tại Phòng Phân tích đất và Môi trƣờng - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp và đƣợc tổng hợp tại bảng sau: Bảng 4.38: Thống kê các chỉ tiêu phân tích đất của các ONC Các chỉ tiêu phân ONC ONC ONC ONC ONC ONC Đơn TT tích đất 01 02 03 04 05 06 vị 1 Đạm (N) 0,252 0,210 0,208 0,129 0,112 0,224 %

2 Lân (P2O5) 0,168 0,085 0,068 0,078 0,050 0,124 %

3 Kali (K2O) 0,248 0,085 0,068 1,202 0,868 0,809 % Hàm lƣợng mùn 4 5,203 5,040 5,040 2,173 1,822 3,925 % trong đất (OM) 5 Độ chua PH

- pHH20 4,79 5,16 5,08 4,01 3,98 3,95

- pHKCL 3,89 4,01 3,97 5,71 5,58 5,27 - Htp 6,576 5,296 5,703 5,916 5,848 8,092 6 Thành phần cơ giới Sét < 0,002 mm 20,10 14,64 15,49 26,13 24,99 22,40 % Limon 0,02 – 0,002 29,01 22,75 20,45 17,78 19,96 20,45 % mm

Cát 2 – 0,02 mm 50,89 62,61 64.06 56,10 55,05 57,16 %

Dung trọng của đất 7 1,21 1,24 1,26 1,18 1,21 1,24 g/cm3 (Do) - Hàm lƣợng mùn trong đất là một chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu đất, phản ánh khả năng cung cấp dƣỡng chất cho thực vật. Hàm lƣợng mùn có liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu N tổng số và K tổng số trong đất. Kết quả phân tích của Phòng Phân tích đất và Môi trƣờng cho thấy hàm lƣợng mùn ở mức khá (theo bảng đánh giá của GS. Lê Văn Tiềm). - Hàm lƣợng đạm tổng số từ 0,112 đến 0,252%, chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào thảm thực vật che phủ, do thảm thực vật che phủ cung cấp chất hữu cơ cho đất để tạo ra chất mùn. Đối với đất ở các ONC trên, thì hàm lƣợng đạm tổng số đƣợc đánh giá là nghèo (theo bảng đánh giá của Tiurin và Cononova). - Lân là nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng chỉ đứng sau Nitơ. Trong đất Việt Nam do quá trình tích lũy tƣơng đối sắt nhôm phát triển nên hàm lƣợng lân dễ tiêu

87

trong đất thấp. Hàm lƣợng lân tổng số dao động từ 0,050 đến 0,168% nên hàm lƣợng lân của đất là từ trung bình đến giàu (theo đánh giá của Lê Văn Căn). - Sau đạm, lân thì kali là nguyên tố quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Các kết quản nghiên cứu cho thấy kali tập trung chủ yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu còn chứa khoáng nguyên sinh. Nhƣ vậy hàm lƣợng kali trong đất phụ thuộc và nguồn đá mẹ, mức độ phong hóa và quá trình hình thành đất. Kết quả phân tích tại Phòng Phân tích đất và Môi trƣờng cho thấy, hàm lƣợng Kali tổng số đều đạt mức thấp ở các ONC 01, 02, 03, nhƣng lại đạt giá trị rất cao tại các ONC 04, 05, 06. Chỉ số này dao động từ 0,068 đến 1,202% giữa các ONC. - Độ chua là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hƣởng lên các quá trình lý hóa, sinh học trong đất. Độ chua hoạt tính

(pHH2O) dao động từ 3,95 đến 5,16; Độ chua trao đổi (pHKCL) từ 3,89 đến 5,71; Độ chua thủy phân (Htp) từ 5,296 đến 8,092. Kết quả phân tích cho thấy đất của các ONC chủ yếu là đất có độ chua nhẹ cho gần tới trung tính. - Thành phần cơ giới đất có tỷ lệ sét từ 14,64% đến 26,13%; Tỷ lệ Limon từ 17,78% đến 29,01%; Tỷ lệ cát từ 50,89% đến 64,06%. Đất thuộc loại đất thịt trung bình, dung trọng đất từ 1,18 g/cm3. Tỷ lệ cát (Cỡ hạt 2,0 mm đến 0,02 mm) cao làm cho đất có tính chất tơi xốp, thoáng khí và thoát nƣớc tốt.

Hình 4.18: Hình ảnh về phẫu diện và đo đếm chỉ tiêu đất

88

4.8. Một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng bền vững Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng, cây gỗ và cây tái sinh là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ khả năng sản xuất và phòng hộ của rừng. Dựa vào đó, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh có thể áp dụng cho rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu trong quá trình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: 4.8.1. Nhóm biện pháp bảo vệ rừng - Tăng cƣờng công tác tuần tra, bảo vệ rừng có sự tham gia của các bên liên quan: Hạt Kiểm lâm KBTTN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phƣơng các xã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác các cán bộ kiểm lâm, các cán bộ KBTTN cần tích cực tham gia, bám sát địa bàn tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng sở tại và Ban quản lý khu bảo tồn nhằm nâng cao khả năng bảo vệ và phát triển rừng. - Tăng cƣờng phòng cháy chữa cháy rừng có sự tham gia của cộng đồng, phân công lực lƣợng thƣờng xuyên ứng trực trong những thời gian cao điểm dễ xảy ra cháy rừng. Phát hiện sớm các vụ cháy rừng, khoanh vùng và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Xây dựng quy ƣớc bảo vệ rừng thôn bản (trong đó có các vấn đề khai thác rừng, canh tác thảo quả) nhằm tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Lồng ghép việc phát triển kinh tế nhờ cây thảo quả với việc gìn giữ môi trƣờng, đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại địa phƣơng - Thành lập tổ đội bảo vệ rừng cộng đồng (mỗi thôn có một tổ), thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng cho các tổ viên cơ sở, từ đó có kế hoạch theo dõi và tuần tra nghiêm ngặt hạn chế việc ngƣời dân mở rộng diện tích trồng thảo quả gây ảnh hƣởng tới tài nguyên rừng. - Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng gắn liền lợi ích của ngƣời dân vào quá trình tham gia bảo vệ và phát triển rừng. - Cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến tận ngƣời dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trƣờng sinh thái đối với con ngƣời và xã hội 4.8.2. Nhóm biện pháp kỹ thuật - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để tạo lại rừng, thảm thực vật sẽ tự hồi phục theo những

89

quy luật tự nhiên của nó, con ngƣời chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý bảo vệ nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng nhƣ khai thác, chặt phá, chăn thả gia súc, lửa rừng, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng thảo quả… Trên thực tế, đây là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất trong bảo vệ rừng và thƣờng đƣợc áp dụng cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của các khu rừng đặc dụng và KBTTN - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung ccác loài cây bản địa có năng suất và giá trị kinh tế cao nhƣ Giổi xanh, Kháo…biện pháp này thƣờng đƣợc áp dụng cho phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên. 4.8.3. Nhóm biện pháp về khoa học công nghệ - Nghiên cứu quần thể, cấu trúc các loài cây nguy cấp, quý, hiếm (trong đó có 4 loài sách đỏ trong ODV) - Nghiên cứu tạo giống gây trồng cây bản địa tại chỗ (trong đó có một số loài cây gỗ có giá trị trong ODV) - Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo tồn rừng có sự tham gia của cộng đồng - Nghiên cứu đánh giá và giám sát sự chuyển biến về đa dạng sinh học trong khu vực. 4.8.4. Nhóm phát triển kinh tế - xã hội - Chuyển đổi mùa vụ, loài cây trồng, cần nâng cao khả năng canh tác bền vững trên đất dốc cho ngƣời dân địa phƣơng nhằm đảm bảo đƣợc năng suất cây trồng, ổn định đời sống qua đó giảm đƣợc sự phụ thuộc vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng. - Quy hoạch vùng canh tác thảo quả bền vững. quy hoạch các khu canh tác nông nghiệp, khu chăn thả gia súc…Hạn chế việc mở rộng diện tích trồng thảo quả của ngƣời dân trong rừng, thay vào đó chuyển giao kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. - Gây trồng phát triển lâm sản ngoài gỗ (cây thuốc, song mây…) với mục đích thƣơng mại thay cho việc chỉ khai thác từ rừng tự nhiên, tạo hiệu quả kinh tế ổn định. - Trồng cây lâm nghiệp mọc nhanh để tạo lập rừng trồng ở khu vực vùng đệm, các khu đất trống sau nƣơng rẫy… - Phát triển du lịch sinh thái, mô hình du lịch văn hóa cộng đồng và homestay phát huy tiềm năng du lịch ở địa phƣơng theo hƣớng bền vững - Tăng cƣờng ngành nghề phụ khác nhƣ dệt, may, đan lát…

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với mục đích sử dụng ô định vị để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nghiên cứu sinh thái rừng, nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm tìm ra những căn cứ khoa học xác đáng phục vụ cho các hoạt động sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đề tài đã tiến hành điều tra một số nội dung cơ bản, từ các kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau. 1) Hiện trạng tài nguyên rừng trong ODV Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có nguồn tài nguyên rừng và đất rừng khá phong phú và đa dạng, có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Thông qua 2 Ô định vị nghiên cứu sinh thái, đề tài xác định đƣợc các trạng thái rừng chính là: rừng lá rộng thƣờng xanh giàu (94,25 ha), rừng lá rộng thƣờng xanh trung bình (38,65 ha), rừng lá rộng thƣờng xanh nghèo (16,8 ha), rừng lá rộng thƣờng xanh phục hồi (38,52 ha) và một số trạng thái rừng khác (11,78 ha). 2) Đa dạng thành phần loài Đề tài đã khảo sát trong các ô định vị và đã xác định đƣợc 104 loài thuộc 39 họ, trong 19 bộ thực vật. Cho thấy đa dạng thành phần loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh còn khá phong phú và đa dạng. 3) Các chỉ số đa dạng sinh học Qua kết quả nghiên cứu 6 ONC thuộc 2 ODV trên địa bàn thì các chỉ số đa dạng sinh học nhƣ sau: - Chỉ số đa dạng sinh học loài Shannon – Wiener (H): chỉ số H dao động từ 2,692 tới 3,200 trung bình là 2,991. Điều này cho thấy sự phân bố các cá thể trong các trạng thái rừng có sự khác biệt đáng kể. Tại ô nghiên cứu số 06 có chỉ số H cao hơn cả so với các trạng thái còn lại do đó sự phân bố của các cá thể là đồng đều nhất so với các ONC còn lại. - Chỉ số phong phú loài Margalef dao động từ 5,359 đến 8,072. Trong đó thì trạng thái rừng tại ô nghiên cứu số 05 có độ phong phú hay mức độ đa dạng là lớn nhất. Trong khi đó, trạng thái rừng tại ô nghiên cứu số 02 có tính đa dạng thấp nhất. - Chỉ số ƣu thế Simpson dao động rất nhỏ từ 0,888 đến 0,940 và trung bình là 0,922. Trong 6 ô nghiên cứu thì có 4 ô có chỉ số cao hơn chỉ số trung bình, qua đó cho thấy chỉ số ƣu thế trong khu vực đang có một sự ổn định nhất định, tuy nhiên tại

91

các ô nghiên cứu còn lại, thì chiều hƣớng có phần giảm xuống so với bình quân khu vực. - Chỉ số phong phú Menhinick dao động từ 1,856 đến 2,404; mặc dù chỉ số này có khác so với cách tính của chỉ số Margalef nhƣng cũng đều thể hiện đƣợc sự tƣơng đồng về chỉ số phong phú loài của các trạng thái rừng. - Chỉ số đa dang sinh học Fisher: mức độ đa dạng ở trạng thái rừng ở ô nghiên cứu số 06 là cao hơn cả với 13,899 còn tại ô nghiên cứu số 02 có mức độ đa dạng thấp nhất với 9,038. Tuy nhiên, để so sánh chung, thì các trạng thái đều có chỉ số trên 5, qua đó cho thấy mức độ đa dạng sinh học ở các trạng thái rừng trên còn khá phong phú cần đƣợc duy trì ổn định và phát triển hơn nữa. 4) Cấu trúc rừng a) Cấu trúc tổ thành rừng Kết quả nghiên cứu thấy rõ đặc điểm tự nhiên của cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên. Tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu khá đa dạng và gồm những loài cây mang đặc điểm của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa, ẩm nhiệt đới. Các loài: Dẻ gai, Kháo vàng, Giổi xanh, Chân chim..., là những loài ƣu thế, loài chủ yếu tham gia công thức tổ thành rừng. Kết quả này là một trong những cơ sở rất quan trọng để lựa chọn và điều tiết tổ thành loài cây nhằm đáp ứng tốt hơn mục đích bảo vệ và phát triển rừng ở khu vực nghiên cứu. b) Các chỉ tiêu bình quân: Kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân tại các ONC phản ánh thực tế các trạng thái rừng trên địa bàn. Làm nổi bật đƣợc đặc trƣng riêng của từng trạng thái rừng hiện có.

c) Phân bố N/D1.3 và N/Hvn: Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố N/D1.3 và

N/Hvn đã phản ánh đƣợc tính đặc trƣng lâm học của các trạng thái rừng trong quy luật kết cấu của lâm phần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh qua đó cũng đã phản ánh đƣợc mức độ tác động của ngƣời dân địa phƣơng vào các trạng thái rừng nơi đây.

d) Quy luật tƣơng quan giữa Hvn/D1.3: Kết quả nghiên cứu thấy rõ, mối tƣơng quan giữa Hvn / D1.3 trong các ONC tƣơng đối chặt, các tham số a, b trong tổng thể

đều thực sự tồn tại. Điều này đã chứng tỏ mối quan hệ chặt giữa các đại lƣợng Hvn /

D1.3 trong lâm phần.

92

e) Phân bố M/D: Kết quả nghiên cứu thấy rõ phân bố M/D của kiểu trạng thái rừng của các ONC có kết cấu trữ lƣợng còn chƣa bám sát tiêu chuẩn theo tỷ lệ thể tích giữa 3 lớp cây. f) Độ tàn che của các ONC: Kết quả tính toán đƣợc về độ tàn che của các ONC phản ánh đúng trạng thái rừng tự nhiên và mật độ cây trong lâm phần. Mặt khác cây gỗ có lớn nhƣng tán không rộng, không dày đặc, không phân tầng quá nhiều. 5) Tái sinh rừng: - Đa dạng thành phần loài: Đề tài đã xác định đƣợc 12 bộ, 16 họ và 26 loài tái sinh trong 2 ODV. - Qua kết quả nghiên cứu thấy rõ khả năng tái sinh của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu còn hạn chế. số lƣợng cây tái sinh biến động từ 1.500-10.250 cây/ha, phân bố không đồng đều giữa các trạng thái. Mức cây tốt chiếm tỉ lệ lớn (98,95%). Tổ thành cây tái sinh so với tầng cây cao theo nhóm loài cây mục đích có sự khác nhau không đáng kể, tuy nhiên số cây triển vọng có đƣờng kính lớn hơn 1m có tỷ lệ lại rất thấp, rất khó để đảm bảo lớp cây tái sinh có thể phát triển và tham gia vào tầng tán chính của lâm phần sau này. Vì vậy cần có biện pháp cụ thể và phù hợp để có thể phát triển rừng bền vững, bảo tồn tính đa dạng sinh học. 6) Cây bụi, thảm tƣơi: thành phần loài thực vật là cây bụi và thảm tƣơi trong khu vực nghiên cứu khá đơn giản, chƣa có sự phân hóa cao bởi sự tác động trong việc phát, dọn thực bì của ngƣời dân. 7) Đặc điểm lập địa Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu đất phù hợp những đặc điểm đặc trƣng của kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa, ẩm nhiệt đới. Với thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng tƣơng đối và có độ chua từ nhẹ đến gần trung tính. 2. Kiến nghị Do điều kiện nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ nên đề tài có những giới hạn nhất định về mức độ qui mô, số lƣợng, cũng nhƣ thời gian nghiên cứu còn ngắn, kết hợp với thực tiễn điều tra đo đếm, mô tả và phân tích đặc điểm cấu trúc rừng, tình hình tái sinh dƣới tán rừng, đề tài có một số kiến nghị nhƣ sau: - Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi diễn thế cấu trúc lâm phần nhằm đánh giá sự thay đổi cấu trúc lâm phần trong thời gian dài.

93

- Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi diễn thế cấu trúc tái sinh nhằm đánh giá đầy đủ về các yếu tố và khả năng tái sinh tự nhiên của rừng. - Đối mặt với tình trạng suy giảm đa dạng sinh học một cách nhanh chóng nhƣ hiện nay, cần có các biện pháp kiểm soát và hạn chế. Việc hạn chế ngƣời dân mở rộng vùng canh tác thảo quả là hết sức cần thiết, cần tuyên truyền vận động ngƣời dân giảm thiểu tối đa tác động vào cây tái sinh, để có thể phát triển và duy trì lâu dài. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm các trạng thái rừng khác, trên các dạng đất khác nhau để đƣa ra đƣợc những kết luận chung nhất về cấu trúc của lâm phần. Làm cơ sở để đƣa ra những biện pháp tác động phù hợp và có biện pháp quản lý, bảo vệ tốt hơn nhằm nâng cao diện tích cũng nhƣ chất lƣợng rừng

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Baur. G. N (1964). Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vƣơng Tấn Nhị dịch, Nxb KHKT, Hà Nội. 599 trang. 2. Bộ Lâm nghiệp (1988). Quy trình tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ, tre nứa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Tập II, Hà Nội. 4. Nguyễn Minh Cảnh, 2008. Tài liệu hướng dẫn xử lý số liệu thực hành thống kê trên máy vi tính. Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 110 trang. 5. Nguyễn Minh Cảnh, 2008. Bài giảng Thống kê trong lâm nghiệp. Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 213 trang. 6. Lê Trần Chấn (1998), Về một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam 7. Nguyễn Duy Chuyên (1996), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thƣ viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Trần Văn Con (1991). Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng Khộp Tây nguyên, Luận án PTSKH Nông nghiệp, Viện KHLNVN. 9. Trần Mạnh Cƣờng (2007). Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng IIIA3 và IIIB làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng vốn sản xuất rừng theo hướng ổn định tại lâm trường Đăk N’Tao – tỉnh Đăk Nông. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, 91 trang. 10. Bùi Việt Hải (2006). Sổ tay hướng dẫn thực hành thống kê trên máy tính (Phần mềm Excel và Statgraphics). Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh 11. Đồng Sĩ Hiền (1974). Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội. 12. Nguyễn Thƣợng Hiền (2002). Bài giảng thực vật rừng. Tủ sách Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. 13. Vũ Tiến Hinh (1991). “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí lâm nghiệp (2), tr. 19 - 21.

95

14. Vũ Đình Huề (1984). “Phân loại các kiểu rừng phục vụ sản xuất Lâm nghiệp”, Tạp chí Lâm nghiệp (7), tr. 23 - 26. 15. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS KH Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999. Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho loài Thông ba lá ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 207 trang. 17. Phùng Ngọc Lan (1984). “Đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp ( 9), trang 21 - 23. 18. Loeschau (1966). Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao lá rộng thường xanh nhiệt đới, Nguyễn Văn Khanh và Nguyễn Văn Thịnh dịch. 19. Lƣơng Văn Nhuận, 1998. Điều chế rừng – Giáo trình dành cho Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 20. Odum. E.P (1971). Cơ sở sinh thái học, Tập I, II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 21. Trần Ngũ Phƣơng (1970). Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội. 22. Lê Sáu (1996). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. 23. Giang Văn Thắng (2009). Bài giảng sản lượng rừng dành cho học viên cao học. Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. 24. Giang Văn Thắng (2003). Giáo trình Điều tra rừng. Tủ sách Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Trần Xuân Thiệp (1995). Đánh giá tổng quát hiệu quả phương thức khai thác chọn tại Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh giai đoạn 1960 - 1990, Luận án PTSKHNN, Viện KHLNVN. 27. Thái Văn Trừng (1978). Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KHKT, Hà nội.

96

28. Nguyễn Văn Trƣơng (1973, 1983, 1984). Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng gỗ hỗn loài, Nxb KHKT, Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Trƣơng (1983). Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb KHKT, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Trƣơng (1984). “Nghiên cứu cấu trúc phục vụ công tác khai thác nuôi dưỡng rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (12), tr. 35 - 38. 31. Nguyễn Hải Tuất (1982). Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Viện Điều tra quy hoạch rừng (1995). Sổ tay điều tra và quy hoạch rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 252 trang. 33. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2001). Nghiên cứu rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 184 trang. II. TIẾNG NƢỚC NGOÀI 1. A. Bratawinata (1994), Study of succesion on the secondary forest after shifting cultIVation. Proceding of the International Menagement, p. 207 - 213. CIFOR (2001). Journal of Tropical Forest Science. Volume 13 Number 4. 2. Ghent, A.W (1969), Studies of regeneration in forest stands devastated by the Spruce Budworm, Problems of stocked – qua – drat sampling. Forest science vol. 15, Number 3. Howe, CP (ed.) (1996), Handbook for environmental impact assessment study in tropical wetlands, Vol 5. (in Vietnammese) 4. Richards P.W (1959), The tropical rain forest, Cambridge University Press, London. 5. Tran Van Thuy (1989), Structual vegetation analysis and types using Remote sensing technique in Kanha National Park, HRS. Dehra. India

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Các mẫu phiếu điều tra thu thập số liệu PHIẾU 02: ĐIỀU TRA CÂY GỖ Số hiệu ODV: ……………………………………………………………………… Số hiệu ONC: I Số hiệu ODD: 01 Kiểu rừng chính: …………………………………………………………………… Kiểu rừng phụ: ……………………………………………………………………… Trạng thái rừng: …………………………………………………………………… Số D (cm) H (m) D tán (m) Cấp Ghi hiệu Tên loài Phẩm C/vi D1.3 Hvn Hdc Đ T N B chú cây chất 1 2

PHIẾU 03A: ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH Số hiệu ODV: ………………………………………………………………………… Số hiệu ONC: I Số hiệu ODD: 01 Kiểu rừng chính: Kiểu rừng phụ: ………………………………………………………………………… Trạng thái rừng:

Cấp chiều cao (m) 0.5- 1.1- 1.6- 2.1- 3.1- < 0.5 >5.0 T Chất Tổng 1.0 1.5 2.0 3.0 5.0 Tên loài T lƣợng cộng Nguồ Nguồ Nguồ Nguồ Nguồ Nguồ Nguồ n gốc n gốc n gốc n gốc n gốc n gốc n gốc H Ch H ch H ch H Ch H ch H ch H ch 1 Cộng

Tốt

Tr/bình

Xấu

PHIẾU 03B: ĐIỀU TRA CÂY BỤI, THẢM TƢƠI

Số hiệu ODV: …………………………………………………………………………. Số hiệu ONC: I Số hiệu ODD: 01 Kiểu rừng chính: ………………………………………………………………………. Kiểu rừng phụ: ………………………………………………………………………… Trạng thái rừng: ……………………………………………………………………….. Chiều cao trung bình của thảm tƣơi trong ô mẫu: … m Độ nhiều thảm tƣơi trong ô mẫu: …. Cây bụi Thảm tƣơi Số cây theo cấp chiều cao TT Tên loài TT Tên loài < 2m 2-4 m 4,1-6 m 1 1

2 2

PHIẾU 06: ĐIỀU TRA ĐẤT Số hiệu ODV: … Số hiệu ONC: I Kiểu rừng chính: ……………………………………………………………………...... Kiểu rừng phụ: ………………………………………………………………………….. Vị trí phẫu diện: (chân, sƣờn, đỉnh): Độ cao tuyệt đối: …. (m) Loại đá mẹ: ……. Loại đất: ……………. Độ dốc trung bình: …. (Độ) Trạng thái rừng: ………………………………………………………………………… Độ tàn che:

Thời tiết: Nhận xét khác (tình hình thảm che, xói mòn, mùn): Mô tả phẫu diện Tầng Độ sâu Mô tả đặc trƣng các tầng đất Ghi đất (cm) Màu sắc T.phần cơ Cấu Độ chặt Độ Tỷ lệ Tỷ lệ chú giới tƣợng ẩm đá lẫn rễ cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

B. Chỉ tiêu phân tích đất TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả I Các chỉ tiêu đo lƣờng 1 Độ dày tầng đất (A+B) cm 2 Thể tích mẫu (theo thể tích ống dung trọng) cm3 3 Trọng lƣợng mẫu đất (cân ở trạng thái tự nhiên ngay sau khi gam lấy mẫu) II Các chỉ tiêu phân tích 4 Trọng lƣợng mẫu khô sau khi sấy ở 1050C gam 5 Hàm lƣợng mùn % 6 Hàm lƣợng đạm (N) mg/100gđ 7 P2O5 mg/100gđ 8 K2O mg/100gđ 9 Độ chua PH

- PHH20

- PHKCL - Htp 10 Thành phần cơ giới - Sét < 0,002 mm % - Limon 0,02 – 0,002 mm % - Cát 2 – 0,02 mm % 14 Dung trọng của đất (Do) g/cm3

Phụ lục 02: Đặc điểm kinh tế xã hội Bảng 01: Cơ cấu dân tộc trong các xã thuộc KBTTN Tây Côn Lĩnh TT Dân tộc Tổng số nhân khẩu Tỷ lệ (%) 1 Dân tộc Mông 13.736 8,67 2 Dân tộc Tày 51.978 32,80 3 Dân tộc Dao 27.386 17,23 4 Dân tộc Kinh 49.022 30,94 5 Dân tộc Nùng 8.195 5,17 6 Dân tộc Giáy 3.539 2,23 7 Dân tộc La Chí 305 0,19 8 Dân tộc Hoa Hán 3.164 1,99 9 Dân tộc Pà Thẻn 45 0,03 10 Dân tộc Cờ Lao 186 0,12 11 Dân tộc Lô Lô 44 0,03 12 Dân tộc Bố Y 150 0,09 13 Dân tộc Phù Lá 6 - 14 Dân tộc Pu Péo 63 0,04 15 Dân tộc Mƣờng 221 0,14 16 Dân tộc Sán Chay 261 0,16 17 Dân tộc Thái 57 0,03 18 Dân tộc Sán Dìu 29 0,02 19 Dân tộc Khơ Me 3 - 20 Dân tộc M’Nông 18 0,01 21 Dân tộc Ngái 1 - 22 Dân tộc khác 40 0,02 Cộng 158.450 100.0 [Nguồn: Uỷ ban nhân dân các xã và phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Thành phố Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì năm 2017]

Bảng 02: Thống kê diện tích đất đai và dân số các xã Mật độ Diện tích Số Số lao TT Xã Số hộ Dân số ngƣời (km2) thôn động (km2) 1 Thanh Thủy 52,44 7 537 2.326 44 935 2 Xín Chải 23,47 3 188 955 41 479 3 Lao Chải 50,12 4 349 1.984 40 976 4 Phƣơng Tiến 58,26 8 626 3.080 53 1.628 5 Cao Bồ 110,16 11 725 3.923 36 2.376 6 Quảng Ngần 83,71 8 482 2.388 29 1.250 7 Thƣợng Sơn 117,54 12 1.121 5.530 47 3.010 8 Phƣơng Đô 43,80 - 851 5.099 115 - 9 Phƣơng Thiện 32,73 - 943 4.046 125 - 10 Túng Sán 48.77 8 598 2.950 48 - Cộng 6.420 32.281 51 [Nguồn: Uỷ ban nhân dân các xã và phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Thành phố Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì năm 2017] Bảng 03: Thống kê sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2017 Tổng sản lƣợng BQ lƣơng thực/ngƣời/năm TT Xã (Tấn) (kg/ngƣời/năm) 1 Thanh Thủy 1,052,8 453 2 Xín chải 590,9 620 3 Lao Chải 576,3 290 4 Phƣơng Tiến 1,519,4 493 5 Cao Bồ 1,436,3 366 6 Quảng Ngần 1,304,8 546 7 Thƣợng Sơn 2,401,5 434 8 Phƣơng Thiện 1,444,7 354 9 Phƣơng Độ 1,754,9 339 10 Túng Sán 1,596,1 515 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Tp. Hà Giang năm 2017)

Bảng 04: Diện tích và sản lƣợng chè các xã trong năm 2017 Diện tích chè (ha) Sản lƣợng Năng suất TT Xã Tổng diện Diện tích cho (Tấn) (Tạ/ha) tích sản phẩm 1 Thanh Thủy 108,9 108,9 376,2 20 2 Xín Chải 150,1 150,1 414,6 - 3 Lao Chải 106,0 96,0 67,2 7 4 Phƣơng tiến 169,3 169,3 569,9 20 5 Cao Bồ 854,2 741,2 2.601,6 25 6 Quảng Ngần 250,1 250,1 901,9 30 7 Thƣợng Sơn 866,6 825,0 2.314,1 18 8 Phƣơng Thiện 122,5 118,0 30,9 25,2 9 Phƣơng Độ 117,0 95,0 95,0 28 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Tp. Hà Giang năm 2017) Bảng 05: Diện tích và sản lƣợng Thảo quả các xã năm 2017 Diện tích Thảo quả (ha) Sản lƣợng Năng suất TT Xã Tổng diện Diện tích cho (Tấn) (Tạ/ha) tích thu hoạch 1 Thanh Thủy 89,3 47,7 28,8 5,0 2 Xín Chải 312,0 100,0 67,5 6,0 3 Lao Chải 422,8 320,0 80,0 2,5 4 Phƣơng tiến 500,0 400,0 230,0 5,0 5 Cao Bồ 630,0 280,0 182,0 7,0 6 Quảng Ngần 130,0 110,0 19,2 17,5 7 Thƣợng Sơn 566,0 420,0 294,0 7,0 8 Phƣơng Thiện 78,0 78,0 171,6 22,0 9 Phƣơng Độ 130,7 50,0 132,1 26,0 10 Túng Sán 285 125 250 20 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Tp. Hà Giang năm 2017)

Bảng 06: Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại các xã, năm 2017 Đơn vị tính: Con TT Xã Trâu Bò Dê Lợn Gia cầm 1 Thanh Thủy 862 66 1.177 1.633 15.445 2 Xín Chải 491 - 550 610 9.008 3 Lao Chải 836 36 336 939 7.654 4 Phƣơng Tiến 953 - 697 1.850 21.033 5 Cao Bồ 2.100 - 587 3.750 25.546 6 Quảng Ngầm 1.143 3 1.670 1.700 17.618 7 Thƣợng Sơn 3.150 10 1.368 4.200 17.362 8 Phƣơng Thiện 557 19 90 3.200 19.990 9 Phƣơng Đố 1.426 14 144 2.072 19.755 10 Túng Sán 943 152 779 2.157 9.890 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Tp. Hà Giang năm 2016) Bảng 07: Diện tích rừng các xã năm 2017 Diện tích Tổng Chia ra Độ che TT Xã tự nhiên diện tích Rừng tự Rừng phủ (%) (ha) rừng (ha) nhiên trồng 1 Thanh Thủy 5.245 3.945,3 3.422,2 523,1 75,2 2 Xín Chải 2.347 1.584,4 1.473,7 110,7 67,5 3 Lao Chải 5.012 3.407,5 2.747,9 659,6 67,9 4 Phƣơng Tiến 5.827 4.604,5 3.830,4 774,1 77,0 5 Cao Bồ 11.017 8.087,1 7.053,0 1.034,1 73,4 6 Quảng Ngầm 8.372 5.572,7 5.290,2 282,5 66,5 7 Thƣợng Sơn 11.754 7.855,0 7.520,9 334,1 66,8 8 Phƣơng Thiện 3.273 2.247,6 2.079,7 167,9 68,6 9 Phƣơng Đố 4.380 3.128,1 2.973,1 135,0 71,4 10 Túng Sán 4.941 3.050,0 1.100,0 1.200,0 54,0 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Tp. Hà Giang năm 2017)

Phụ lục 03: Danh lục cây gỗ trong khu vực nghiên cứu SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06 1. Bộ Sim Myrtales 1. Họ Sim Myrtaceae

1 Trâm vối Syzygium cumini (L.) Skeels X Syzygium cinereum (Kurz) 2 Trâm X X

Wall. ex Merr. & L.M. Perry Syzygium corticosum (Lour.) 3 Trâm sánh X

Merr. & L.M.Perry Syzygium chanlos (Gagnep.) 4 Trâm trắng X X

Merr. & L.M.Perry

5 Trâm vỏ đỏ Syzygium zeylanicum (L.) DC. X Syzygium jambos var. sylvaticu 6 Roi rừng m (Gagnep.) Merr. & X

L.M.Perry Syzygium abortivum (Gagnep.) 7 Trâm lá nhỏ X

Merr. & L.M.Perry

8 Ô rếp Syzygium cumini (L.) Skeels X 2. Họ Bàng Combretaceae

9 Chiêu liêu Terminalia chebula Retz. X Terminalia myriocarpa Van 10 Chò xanh X

Heurck & Müll. Arg. 2. Bộ Long não Laurales 3. Họ Long não Lauraceae 11 Kháo Phoebe cuneata X X

12 Lòng trứng Lindera chunii Merr. X

13 Kháo vàng Machilus bonii Lecomte X X

14 Bời lời Litsea amicorum Kosterm. X X Litsea glutinosa (Lour.) 15 Bời lời nhớt X

C.B.Rob. 16 Chắp xanh Beilschmiedia percoriacea C.K X

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06

.Allen 17 Re thơm Cinnamomum subavenium

18 Màng tang Litsea cubeba (Lour.) Pers. X X

19 Mò lông Litsea umbellata (Lour.) Merr. X Cinnamomum bejolghota (Buc 20 Re gừng X X

h.-Ham.) Sweet Cinnamomum parthenoxylon (J CR 21 Re hƣơng II A X

ack) Meisn. A1a,c,d Litsea monopetala (Roxb.) 22 Bời lời lá tròn X X

Pers.

23 Bộp Actinodaphne chinensis Nees X

24 Kháo nƣớc Phoebe pallida (Nees) Nees X X Cinnadenia paniculata (Hook.f 25 Kháo xanh VU A1 X X

.) Kosterm. Cinnamomum iners Reinw. ex 26 Quế rừng X

Blume Machilus grandifolia S.K.Lee 27 Kháo lá lớn X

& F.N.Wei 3. Bộ Bồ hòn Sapindales 4. Họ Bồ hòn Sapindaceae Mischocarpus flexuosus (Lour.) 28 Trƣờng X

Merr. Amesiodendron chinense (Merr 29 Trƣờng mật X X

.) Hu Dimocarpus fumatus (Blume) 30 Nhãn rừng X

Leenh. Mischocarpus pentapetalus (Ro 31 Trƣờng kẹn X

xb.) Radlk.

32 Vải rừng Nephelium cuspidatum Blume X 5. Họ Trám Burseraceae

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06

33 Trám trắng Canarium album (Lour.) DC. X

34 Trám chim Canarium tonkinense Engl. X X 6. Họ Xoan Meliaceae Aphanamixis polystachya (Wall 35 Gội gác X

.) R.Parker

36 Xoan Melia azedarach L. X 7. Họ Xoài Anacardiaceae Toxicodendron succedaneum ( 37 Sơn X

L.) Kuntze

38 Xoài rừng Mangifera minutifolia Evrard X Choerospondias axillaris (Rox 39 Xoan nhừ X X

b.) B.L.Burtt & A.W.Hill 8. Họ Thích Aceraceae

40 Thích ba thùy Acer wilsonii Rehder X 4. Bộ Chè Theales 9. Họ bứa Clusiaceae Garcinia oblongifolia Champ. 41 Bứa X

ex Benth. Garcinia multiflora Champ. ex 42 Dọc X

Benth. 10. Họ Chè Theaceae Camellia forrestii (Diels) 43 Chè rừng X X

Cohen-Stuart

44 Chơn chà Eurya japonica Thunb. X 5. Bộ Đậu Fabales 11. Họ đậu - Họ phụ Trinh Mimosaceae nữ Archidendron balansae (Oliv.) 45 Cứt ngựa X X

I.C.Nielsen

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06 12. Họ đậu - Họ phụ Cánh Leguminosae bướm 46 Muồng trắng Zenia insignis Chun X 13. Họ Đậu - Caesalpinioideae Họ phụ Vang Peltophorum pterocarpum (DC 47 Lim xẹt X

.) K.Heyne 6. Bộ Hoa hồng Rosales 14. Họ Dâu tằm Moraceae

48 Mít nài Artocarpus rigidus Blume X Ficus elastica Roxb. ex 49 Đa búp đỏ X

Hornem.

50 Ngái Ficus hispida L.f. X

51 Sung Ficus racemosa L. X

52 Vả Ficus auriculata Lour. X

53 Bồ đề Ficus religiosa L. X X

54 Đa lông Ficus pubilimba Merr. X

55 Sung nhân Ficus drupacea Thunb. X 15. Họ Hoa Rosaceae hồng

56 Đào rừng Prunus zippeliana Miq. X Duchesnea indica (Jacks.) 57 Dâu đất X

Focke 16. Họ Táo ta Rhamneceae Rhamnus crenata Siebold & 58 Mận rừng

Zucc. 7. Bộ Dẻ Fagales 17. Họ Dẻ Fagaceae 59 Dẻ gai Quercus macrocalyx Hickel & X X

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06

A.Camus Quercus platycalyx Hickel & 60 Dẻ cau X

A.Camus Lithocarpus corneus (Lour.) 61 Sồi đá sừng X X

Rehder Lithocarpus sphaerocarpus (Hi 62 Sồi hồng X

ckel & A.Camus) A.Camus Lithocarpus echinophorus (Hic 63 Sồi gai X

kel & A.Camus) A.Camus Lithocarpus celebicus (Miq.) 64 Sồi X

Rehder Castanopsis hystrix Hook. f. & 65 Dẻ gai lá bạc X

Thomson ex A. DC. 18. Họ Hồ đào Juglandaceae Engelhardtia roxburghiana Lin 66 Chẹo tía X X

dl. 8. Bộ Thông Lycopodiales đất 19. Họ kim giao Podocapaceae 67 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. X 9. Bộ Sơ ri Malpighiales 20. Họ Đước Rhizophoraceae Săng mã răng

68 Carallia suffruticosa Ridl. X cƣa 21. Họ Thầu Euphorbiaceae dầu Sapium discolor (Champ. ex 69 Sòi tía X

Benth.) Müll.Arg. Mallotus paniculatus (Lam.) 70 Ba bét X

Müll.Arg.

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06

71 Vạng trứng Endospermum chinense Benth. X

72 Ba soi Mallotus kurzii Hook.f. X X Mallotus philippensis (Lam.) 73 Cánh kiến X X

Müll.Arg. Lá nến không

74 Macaranga balansae Gagnep. X gai

75 Nhội Bischofia javanica Blume X Macaranga denticulata (Blume 76 Ba soi X

) Müll.Arg. 22. Họ Ban Hypericaceae Cratoxylum ligustrinum (Spach 77 Thành ngạnh X X

) Blume 23. Họ Chẩn Pandaceae Microdesmis caseariifolia Plan 78 Chẩn X

ch. ex Hook. 10. Bộ Đỗ Ericales quyên 24. Họ Hồng Sapotaceae xiêm

79 Sến mủ Shorea roxburghii G.Don X X 25. Họ Dung Symplocaceae Symplocos longifolia H.R.Fletc 80 Dung lá dài X

her 26. Họ Dương Actinidiaceae đào

81 Nóng Saurauia tristyla DC. X X 27. Họ Bồ đề Styracaceae Styrax tonkinensis Craib ex 82 Bồ đề trắng X X

Hartwich 28. Họ Đỗ Ericaceae

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06 Quyên Vaccinium impressinerve C.Y. 83 Sơn trâm X

Wu 11. Bộ Giác Cornales mộc- 29. Họ Thôi ba Alangiaceae Alangium chinense (Lour.) 84 Thôi ba X

Harms 12. Bộ Hoa tán Apiales 30. Họ Nhân Araliaceae sâm Schefflera octophylla (Lour.) 85 Chân chim X X

Harms Trevesia palmata (Roxb. ex 86 Đu đủ rừng X

Lindl.) Vis.

87 Ngũ gia bì Acanthopanax lasiogyne Harms X 13. Bộ Chua Oxalidales me đất 31. Họ Côm

88 Côm stipularis Blume X X

89 Côm lá bàng Elaeocarpus apiculatus Mast. X X Elaeocarpus griffithii (Wight) 90 Côm tầng X

A.Gray 14. Bộ Mộc lan Magnoliales 32. Họ Ngọc Magnoliaceae lan Michelia balansae (A.DC.) VU 91 Giổi lông X

Dandy A1c,d

92 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy X X

93 Giổi tanh Manglietia rufibarbata Dandy X

SĐVN NĐ ODV ODV TT Tên Việt Nam Tên khoa học (2007) 06 05 06

94 Mỡ Manglietia conifera Dandy X 15. Bộ Tai hùm Saxifragales 33. Họ Hồng Hamamelidaceae Quang

95 Hồng quang Rhodoleia championii Hook. f. X X 16. Bộ Gai Urticales 34. Họ Du Ulmaceae

96 Hu đay Trema orientalis (L.) Blume X

97 Ngát vàng Gironniera subaequalis Planch. X 17. Bộ Hoa môi Lamiales 35. Họ Nhài Oleaceae

98 Hoa mộc Osmanthus fragrans Lour. X 36. Họ Cỏ roi Verbenaceae ngựa Clerodendrum cyrtophyllum 99 Bọ mẩy X Turcz. 18. Bộ Bông Malvales 37. Họ Đay Tiliaceae Excentrodendron tonkinense (A EN 100 Nghiến .Chev.) H.T.Chang & A1a- X X

R.H.Miau d+2c,d 38. Họ Bông- Malvaceae

101 Gòn Bombax albidum Gagnep. X 19. Bộ Long Gentianales đởm 39. Họ Cà phê Rubiaceae

102 Gáo Anthocephalus indicus A.Rich. X Wendlandia paniculata (Roxb.) 103 Hoắc quang X

DC. 40. Họ trúc Apocynaceae đào 104 Thừng mực Wrightia pubescens R. Br. X

Phụ lục 04: Tổ thành loài cây gỗ tại các trạng thái rừng Bảng 1: Tổ thành loài cây gỗ tại trạng thái rừng giàu (ONC 01, 02, 03) Tổ thành TT Tên loài N N% G% IV% 1 Dẻ gai 169 29,7 34,5 27,0 2 Kháo vàng 117 7,9 9,2 11,3 3 Chân chim 78 9,9 11,5 10,2 4 Giổi xanh 73 7,1 8,3 8,3 5 49 loài khác 433 49,4 36,5 43,2 Tổng 265 100 100 100 Bảng 2: Tổ thành loài cây gỗ tại trạng thái rừng nghèo (ONC 4) Tổ thành TT Tên loài N N% G% IV% 1 Bồ đề 100 17,8 16,1 17,0 2 Sơn trâm 68 12,1 17,6 14,9 3 Sồi đá sừng 42 7,5 17,0 12,3 4 Kháo vàng 41 7,3 9,2 8,2 5 Vạng trứng 43 7,7 6,1 6,9 6 41 loài khác 267 47,6 34,0 40,8 Tổng 561 100 100 100 Bảng 3: Tổ thành loài cây gỗ tại trạng thái rừng phục hồi (ONC 05) Tổ thành TT Tên loài N N% G% IV% 1 Dẻ gai 126 13,8 29,2 21,5 2 Kháo vàng 107 11,8 10,8 11,3 3 Săng mã răng cƣa 80 8,8 5,1 6,9 4 Chân chim 45 4,9 6,0 5,5 5 Trâm trắng 56 6,2 4,3 5,2 6 51 loài khác 496 54,5 44,7 49,6 Tổng 910 100 100 100

Bảng 4: Tổ thành loài cây gỗ tại trạng thái rừng trung bình (ONC 06) Tổ thành TT Tên loài N N% G% IV% 1 Chè rừng 86 15,0 6,9 11,0 2 Vạng trứng 50 8,7 11,2 10,0 3 Nóng 50 8,7 10,0 9,4 4 Hoa mộc 47 8,2 4,0 6,1 5 Ngái 37 6,5 4,6 5,6 6 Nhãn rừng 17 3,0 7,4 5,2 7 46 loài khác 285 49,8 55,7 52,8 Tổng 572 100 100 100 Phụ lục 05: Chỉ số quan trọng IVI các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu STT Tên loài N G RD RBA F RF IVI 1 Dẻ gai 320 35.30 10.99 27.40 66.67 8.34 46.73 2 Kháo vàng 289 11.31 9.92 8.78 56.67 7.09 25.79 3 Chân chim 128 11.12 4.39 8.63 43.33 5.42 18.44 4 Bồ đề 154 3.31 5.29 2.57 33.33 4.17 12.02 5 Giổi xanh 76 7.15 2.61 5.55 26.67 3.34 11.49 6 Sồi đá sừng 89 5.31 3.06 4.12 30.67 3.84 11.01 7 Chè rừng 135 1.37 4.63 1.06 28.00 3.50 9.20 8 Kháo nƣớc 109 1.84 3.74 1.43 29.33 3.67 8.84 9 Vạng trứng 109 2.85 3.74 2.21 22.67 2.84 8.79 10 Trâm trắng 79 3.72 2.71 2.89 17.33 2.17 7.77 11 Kháo lá lớn 39 2.62 1.34 2.04 15.33 1.92 5.29 12 Săng mã răng cƣa 88 0.96 3.02 0.75 11.33 1.42 5.18 13 Sơn trâm 68 2.09 2.33 1.62 6.00 0.75 4.70 14 Xoan nhừ 46 1.53 1.58 1.19 15.33 1.92 4.68 15 Nóng 53 1.56 1.82 1.21 12.67 1.58 4.61 16 Đu đủ rừng 44 0.85 1.51 0.66 19.33 2.42 4.59 17 Trâm 39 1.72 1.34 1.33 14.00 1.75 4.42 18 Côm 62 0.89 2.13 0.69 12.67 1.58 4.40 19 Hoắc quang 60 0.55 2.06 0.43 13.33 1.67 4.16

20 Kháo 20 2.64 0.69 2.05 8.67 1.08 3.82 21 Nhãn rừng 31 1.66 1.06 1.29 11.33 1.42 3.77 22 Trám chim 30 1.53 1.03 1.19 12.00 1.50 3.72 23 Hoa mộc 49 0.62 1.68 0.48 8.67 1.08 3.25 24 Hồng quang 36 0.59 1.24 0.46 12.00 1.50 3.20 25 Côm lá bàng 29 1.33 1.00 1.03 7.33 0.92 2.94 26 Ngái 40 0.69 1.37 0.53 8.00 1.00 2.91 27 Trám trắng 17 1.44 0.58 1.12 9.33 1.17 2.87 28 Sòi tía 41 0.35 1.41 0.27 8.00 1.00 2.68 29 Chẩn 16 1.82 0.55 1.41 5.33 0.67 2.63 30 Thành ngạnh 37 0.37 1.27 0.28 7.33 0.92 2.47 31 Bồ đề trắng 28 1.01 0.96 0.78 5.33 0.67 2.41 32 Chơn chà 32 0.25 1.10 0.19 8.67 1.08 2.38 33 Trƣờng mật 21 0.48 0.72 0.37 10.00 1.25 2.34 34 Sung nhân 30 0.58 1.03 0.45 6.67 0.83 2.32 35 Cứt ngựa 21 0.97 0.72 0.76 6.67 0.83 2.31 36 Sến mủ 5 2.18 0.17 1.69 3.33 0.42 2.28 37 Sồi hồng 8 1.69 0.27 1.31 5.33 0.67 2.26 38 Ba bét 23 0.28 0.79 0.21 10.00 1.25 2.25 39 Màng tang 29 0.22 1.00 0.17 8.67 1.08 2.25 40 Chò xanh 15 0.84 0.51 0.65 6.67 0.83 2.00 41 Bời lời 19 0.31 0.65 0.24 8.67 1.08 1.98 42 Bời lời lá tròn 16 0.84 0.55 0.65 5.33 0.67 1.86 43 Ngát vàng 28 0.29 0.96 0.22 4.67 0.58 1.77 44 Chắp xanh 17 0.53 0.58 0.41 6.00 0.75 1.74 45 Dung lá dài 20 0.11 0.69 0.09 7.33 0.92 1.69 46 Mỡ 23 0.32 0.79 0.25 3.33 0.42 1.46 47 Trâm sánh 9 0.70 0.31 0.55 4.00 0.50 1.36 48 Nghiến 8 0.58 0.27 0.45 4.67 0.58 1.31 49 Gội gác 13 0.32 0.45 0.25 4.00 0.50 1.20 50 Sồi 2 1.22 0.07 0.95 1.33 0.17 1.18 51 Re gừng 10 0.16 0.34 0.12 5.33 0.67 1.13

52 Thôi ba 9 0.29 0.31 0.23 4.67 0.58 1.12 53 Kháo xanh 11 0.20 0.38 0.16 4.00 0.50 1.03 54 Trâm vối 8 0.23 0.27 0.18 4.67 0.58 1.03 55 Quế rừng 11 0.19 0.38 0.14 4.00 0.50 1.02 56 Vải rừng 7 0.67 0.24 0.52 2.00 0.25 1.01 57 Dẻ cau 6 0.33 0.21 0.26 4.00 0.50 0.96 58 Bứa 11 0.10 0.38 0.08 4.00 0.50 0.96 59 Trƣờng kẹn 7 0.17 0.24 0.13 4.67 0.58 0.95 60 Trƣờng 6 0.15 0.21 0.12 3.33 0.42 0.74 61 Côm tầng 7 0.21 0.24 0.16 2.67 0.33 0.74 62 Vả 8 0.13 0.27 0.10 2.67 0.33 0.71 63 Nhội 7 0.17 0.24 0.13 2.67 0.33 0.70 64 Long não 4 0.37 0.14 0.29 2.00 0.25 0.68 65 Thích ba thùy 5 0.09 0.17 0.07 3.33 0.42 0.66 66 Giổi 4 0.45 0.14 0.35 1.33 0.17 0.65 67 Gòn 6 0.14 0.21 0.11 2.67 0.33 0.65 68 Lá nến không gai 7 0.07 0.24 0.06 2.67 0.33 0.63 69 Sung 6 0.05 0.21 0.04 2.67 0.33 0.58 70 Cánh kiến 5 0.17 0.17 0.13 2.00 0.25 0.56 71 Xoan 5 0.06 0.17 0.04 2.67 0.33 0.55 72 Sơn 5 0.03 0.17 0.03 2.67 0.33 0.53 73 Đa lông 5 0.02 0.17 0.02 2.67 0.33 0.52 74 Chẹo tía 3 0.19 0.10 0.15 2.00 0.25 0.50 75 Ô rếp 3 0.14 0.10 0.11 2.00 0.25 0.46 76 Trâm vỏ đỏ 3 0.13 0.10 0.10 2.00 0.25 0.45 77 Muồng trắng 4 0.04 0.14 0.03 2.00 0.25 0.42 78 Sồi gai 2 0.20 0.07 0.15 1.33 0.17 0.39 79 Thông đất 3 0.15 0.10 0.12 1.33 0.17 0.39 80 Ba soi 3 0.02 0.10 0.02 2.00 0.25 0.37 81 Gáo 3 0.03 0.10 0.02 1.33 0.17 0.29 82 Mò 2 0.07 0.07 0.06 1.33 0.17 0.29 83 Bời lời nhớt 2 0.06 0.07 0.05 1.33 0.17 0.28

84 Lim xẹt 2 0.05 0.07 0.04 1.33 0.17 0.28 85 Mít nài 2 0.02 0.07 0.01 1.33 0.17 0.25 86 Đa búp đỏ 2 0.01 0.07 0.01 1.33 0.17 0.25 87 Re hƣơng 1 0.15 0.03 0.11 0.67 0.08 0.23 88 Giổi lông 2 0.01 0.07 0.01 0.67 0.08 0.16 89 Xoài rừng 1 0.05 0.03 0.04 0.67 0.08 0.16 90 Bộp 1 0.04 0.03 0.03 0.67 0.08 0.15 91 Thừng mực 1 0.03 0.03 0.02 0.67 0.08 0.14 92 Roi rừng 1 0.02 0.03 0.02 0.67 0.08 0.13 93 Ngũ gia bì 1 0.02 0.03 0.02 0.67 0.08 0.13 94 Dẻ gai lá bạc 1 0.02 0.03 0.02 0.67 0.08 0.13 95 Dọc 1 0.02 0.03 0.01 0.67 0.08 0.13 96 Chiêu liêu 1 0.02 0.03 0.01 0.67 0.08 0.13 97 Dâu đất 1 0.01 0.03 0.01 0.67 0.08 0.13 98 Mận rừng 1 0.01 0.03 0.01 0.67 0.08 0.13 99 Đào rừng 1 0.01 0.03 0.01 0.67 0.08 0.13 100 Mò lông 1 0.01 0.03 0.01 0.67 0.08 0.12 101 Lòng trứng 1 0.01 0.03 0.01 0.67 0.08 0.12 102 Hu đay 1 0.01 0.03 0.00 0.67 0.08 0.12 103 Ba soi 1 0.01 0.03 0.00 0.67 0.08 0.12 104 Trâm lá nhỏ 1 0.00 0.03 0.00 0.67 0.08 0.12

Phụ lục 06. Phân bố N/D tại các ONC ONC 1 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 18 37,8 16,7 11,51 14,14 16,48 39,6 12 16 32,54 21,55 23,62 21,62 38,04 34,1 16 26 28 24,61 30,31 26,21 32,22 29,3 20 32 24,1 26,04 31,44 27,95 27,29 25,2 24 24 20,75 26,05 29,22 27,46 23,11 21,6 28 32 17,86 24,92 25,54 25,51 19,57 18,6 32 16 15,37 22,95 21,55 22,74 16,58 16 36 27 13,23 20,44 17,8 19,64 14,04 13,7 40 14 11,39 17,65 14,52 16,54 11,89 11,8 44 11 9,8 14,83 11,76 13,66 10,07 10,1 48 12 8,43 12,13 9,49 11,09 8,53 8,7 52 6 7,26 9,68 7,64 8,88 7,22 7,5 56 7 6,25 7,55 6,16 7,03 6,12 6,4 60 7 5,38 5,75 4,97 5,51 5,18 5,5 64 6 4,63 4,28 4,02 4,28 4,39 4,8 68 4 3,98 3,12 3,25 3,29 3,72 4,1 72 4 3,43 2,23 2,64 2,52 3,15 3,5 76 0 2,95 1,56 2,15 1,92 2,67 0 80 0 2,54 1,07 1,76 1,45 2,26 0 84 0 2,19 0,72 1,44 1,09 1,91 0 88 0 1,88 0,48 1,19 0,82 1,62 0 92 1 1,62 0,31 0,98 0,61 1,37 1,7 96 1 1,39 0,2 0,81 0,45 1,16 1,4 100 0 1,2 0,12 0,67 0,34 0,98 0 104 1 1,03 0,08 0,56 0,25 0,83 1 χ2 68,157 15,397 26,908 16,609 50,394 48,875 χ2 bảng 24,996 23,685 23,685 23,685 23,685 23,685 H0+/H0- H0- H0+ H0- H0+ H0- H0-

ONC 2 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 61 42,45 47,68 48,32 39,36 58,49 32.1 12 27 35,86 37,46 40,5 35,36 29,55 27.9 16 29 30,29 30,19 32,35 30,91 25,42 24.2 20 26 25,59 24,71 25,71 26,62 21,87 21 24 7 21,62 20,43 20,55 22,71 18,82 18.2 28 17 18,26 17,02 16,59 19,25 16,19 15.8 32 13 15,42 14,26 13,52 16,24 13,92 13.7 36 18 13,03 12,01 11,13 13,66 11,98 11.9 40 10 11,01 10,16 9,25 11,45 10,31 10.3 44 8 9,3 8,62 7,75 9,58 8,87 9 48 4 7,85 7,33 6,55 8 7,63 7.8 52 5 6,63 6,26 5,57 6,67 6,56 6.7 56 7 5,6 5,35 4,77 5,55 5,64 5.9 60 2 4,73 4,59 4,11 4,62 4,86 5.1 64 11 4 3,94 3,56 3,83 4,18 4.4 68 7 3,38 3,39 3,1 3,18 3,59 3.8 72 3 2,85 2,92 2,71 2,64 3,09 3.3 76 5 2,41 2,52 2,38 2,19 2,66 2.9 80 1 2,04 2,18 2,1 1,81 2,29 2.5 84 2 1,72 1,89 1,86 1,5 1,97 2.2 88 0 1,45 1,63 1,65 1,24 1,69 0 92 1 1,23 1,42 1,47 1,03 1,46 1.6 96 4 1,04 1,23 1,31 0,85 1,25 1.4 100 1 0,88 1,07 1,18 0,7 1,08 1.2 104 0 0,74 0,93 1,06 0,58 0,93 0 108 1 0,62 0,81 0,96 0,48 0,8 0.9 χ2 33,81 31,495 42,295 39,621 22,807 48,44 χ2 bảng 23,685 22,362 22,362 22,362 22,362 22,362 H0+/H0- H0- H0- H0- H0- H0- H0-

ONC 3 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 55 56,8 55,23 49,14 48,61 53,83 57,91 12 51 47,21 46,8 51,16 43,68 48,18 48,06 16 35 39,23 39,39 44,7 38,18 39,92 39,88 20 35 32,61 33,01 36,69 32,88 33,08 33,09 24 26 27,1 27,58 29,41 28,05 27,41 27,46 28 18 22,52 22,99 23,4 23,78 22,72 22,79 32 18 18,72 19,14 18,61 20,07 18,82 18,91 36 21 15,56 15,9 14,85 16,87 15,6 15,69 40 18 12,93 13,2 11,91 14,14 12,93 13,02 44 14 10,75 10,94 9,6 11,83 10,71 10,81 48 10 8,93 9,06 7,79 9,88 8,88 8,97 52 5 7,42 7,5 6,36 8,24 7,35 7,44 56 6 6,17 6,2 5,22 6,86 6,09 6,18 60 4 5,13 5,12 4,32 5,7 5,05 5,13 64 3 4,26 4,23 3,58 4,74 4,18 4,25 68 2 3,54 3,49 2,99 3,93 3,47 3,53 72 0 2,94 2,88 2,51 3,26 2,87 2,93 76 4 2,45 2,37 2,12 2,7 2,38 2,43 80 1 2,03 1,96 1,79 2,24 1,97 2,02 84 0 1,69 1,61 1,52 1,85 1,64 1,67 88 1 1,4 1,33 1,3 1,53 1,35 1,39 92 0 1,17 1,09 1,11 1,27 1,12 1,15 96 0 0,97 0,9 0,96 1,05 0,93 0,96 100 3 0,81 0,74 0,83 0,87 0,77 0,79 104 3 0,67 0,61 0,72 0,72 0,64 0,66 108 0 0,56 0,5 0,62 0,59 0,53 0,55 112 0 0,46 0,41 0,54 0,49 0,44 0,45 116 1 0,38 0,34 0,47 0,4 0,36 0,38 120 0 0,32 0,28 0,41 0,33 0,3 0,31 124 1 0,27 0,23 0,36 0,27 0,25 0,26

χ2 10,819 10,561 14,904 12,632 10,59 10,711 χ2 bảng 24,996 23,685 23,685 23,685 23,685 23,685 H0+/H0- H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0+

ONC 4 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 185 205,45 180,91 174,92 179,28 183,07 208,43 12 129 130,34 138,8 150,85 141,94 148,64 132,23 16 107 82,69 95,94 97,56 96,69 90,18 83,89 20 54 52,46 61,63 57,62 60,7 54,71 53,22 24 39 33,28 37,37 33,2 36,19 33,19 33,76 28 26 21,11 21,6 19,14 20,83 20,14 21,42 32 9 13,39 11,97 11,16 11,69 12,22 13,59 36 5 8,5 6,39 6,61 6,43 7,41 8,62 40 2 5,39 3,3 3,98 3,48 4,5 5,47 44 1 3,42 1,65 2,44 1,86 2,73 3,47 48 2 2,17 0,8 1,52 0,99 1,66 2,2 52 1 1,38 0,38 0,97 0,52 1 1,4 56 0 0,87 0,18 0,62 0,27 0,61 0,89 60 1 0,55 0,08 0,41 0,14 0,37 0,56 χ2 18,337 5,059 10,529 5,657 11,836 18,189 χ2 bảng 14,067 12,592 12,592 12,592 12,592 12,592 H0+/H0- H0- H0+ H0+ H0+ H0+ H0-

ONC 5 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 438 389,6 443,23 438,7 438,78 433,06 396,77 12 219 222,81 205,28 212,58 204,58 191,78 226,91 16 111 127,43 106,81 108,35 108,43 114,66 129,77 20 42 72,88 59,65 58,75 61,5 68,56 74,21 24 40 41,68 34,99 33,64 36,38 40,99 42,44 28 17 23,84 21,29 20,17 22,15 24,51 24,27 32 15 13,63 13,34 12,57 13,77 14,65 13,88 36 10 7,8 8,55 8,1 8,7 8,76 7,94 40 6 4,46 5,59 5,36 5,57 5,24 4,54 44 2 2,55 3,72 3,64 3,6 3,13 2,6 48 4 1,46 2,51 2,53 2,35 1,87 1,48 52 2 0,83 1,72 1,79 1,54 1,12 0,85 56 1 0,48 1,19 1,28 1,02 0,67 0,49 60 0 0,27 0,83 0,94 0,68 0,4 0,28 64 1 0,16 0,58 0,69 0,45 0,24 0,16 68 1 0,09 0,41 0,52 0,3 0,14 0,09 72 1 0,05 0,3 0,39 0,2 0,09 0,05 χ2 34,019 8,452 7,913 9,577 20,855 33,706 χ2 bảng 16,919 15,507 15,507 15,507 15,507 15,507 H0+/H0- H0- H0+ H0+ H0+ H0- H0- ONC 6 Cấp D N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 8 113 183,83 133,62 112,66 121,2 111,79 194,37 12 153 125,02 131,11 152,95 139,77 175,56 132,18 16 129 85,02 108,62 121,84 116,77 108,59 89,89 20 64 57,82 79,52 78,53 81,59 67,16 61,13 24 51 39,32 52,57 46,24 50,91 41,54 41,57 28 26 26,74 31,8 26,23 29,37 25,7 28,27 32 18 18,19 17,75 14,7 16,01 15,89 19,23

36 9 12,37 9,19 8,24 8,35 9,83 13,08 40 3 8,41 4,44 4,65 4,21 6,08 8,89 44 3 5,72 2,01 2,66 2,06 3,76 6,05 48 1 3,89 0,85 1,54 0,99 2,33 4,11 52 1 2,65 0,34 0,9 0,46 1,44 2,8 56 0 1,8 0,13 0,54 0,21 0,89 1,9 60 1 1,22 0,05 0,32 0,1 0,55 1,29 χ2 73,27 16,716 4,834 8,303 12,477 71,062 χ2 bảng 15,507 14,067 14,067 14,067 14,067 14,067 H0+/H0- H0- H0- H0+ H0+ H0+ H0- Phụ lục 07. Phân bố N/H tại các ONC ONC 1 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 6 7 21,66 4,17 3,3 3,68 5,62 8.90 8 2 18,69 7,17 8,86 8,05 19,38 8.96 10 12 16,12 10,52 14,36 12,64 16,39 9.03 12 13 13,91 13,69 17,53 16,02 13,85 9.10 14 15 12 16,1 18,05 17,47 11,71 9.17 16 20 10,36 17,24 16,67 17,07 9,9 9.24 18 13 8,94 16,84 14,33 15,33 8,37 9.31 20 12 7,71 14,99 11,75 12,88 7,08 9.38 22 15 6,65 12,12 9,31 10,25 5,98 9.45 24 11 5,74 8,87 7,21 7,8 5,06 9.52 26 8 4,95 5,85 5,5 5,72 4,28 9.59 28 3 4,27 3,45 4,14 4,06 3,61 9.67 χ2 89,686 8,795 29,16 18,959 72,436 35.248 χ2 bảng 16,919 15,507 15,507 15,507 15,507 15,507 H0+/H0- H0- H0+ H0- H0- H0- H0-

ONC 2 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 5 3 20,68 9,42 8,26 9,57 3 10.28 7 25 17,99 11,81 13,64 12,83 22.84 10.02 9 9 15,65 13,37 16,26 14,6 18.83 9.76 11 8 13,61 14,12 16,5 15,05 15.52 9.51 13 10 11,84 14,14 15,33 14,53 12.79 9.26 15 11 10,3 13,53 13,53 13,4 10.55 9.03 17 11 8,96 12,46 11,57 11,92 8.69 8.79 19 10 7,8 11,08 9,71 10,33 7.17 8.57 21 10 6,78 9,54 8,05 8,76 5.91 8.35 23 12 5,9 7,97 6,63 7,29 4.87 8.13 25 12 5,13 6,48 5,44 5,99 4.01 7.92 27 10 4,46 5,12 4,45 4,85 3.31 7.72 29 2 3,88 3,94 3,64 3,89 2.73 7.52 χ2 43,989 18,028 33,516 23,824 44,966 38,1 χ2 bảng 16,919 15,507 15,507 15,507 15,507 15,507 H0+/H0- H0- H0- H0- H0- H0- H0- ONC 3 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 7 19 27,04 15,68 15,06 15,74 17,16 21.94 9 14 22,21 17,64 19,76 18,67 22,55 18.96 11 24 18,24 18,22 20,52 19,23 18,2 16.39 13 11 14,98 17,57 18,72 18,05 14,69 14.16 15 12 12,31 15,98 15,82 15,84 11,85 12.24 17 11 10,11 13,8 12,77 13,23 9,56 10.58 19 10 8,3 11,34 10,01 10,62 7,72 9.14 21 11 6,82 8,91 7,7 8,27 6,23 7.90 23 13 5,6 6,69 5,86 6,28 5,03 6.83 25 7 4,6 4,82 4,43 4,66 4,06 5.90 27 2 3,78 3,34 3,34 3,4 3,27 5.10 χ2 33,863 15,977 23,393 18,96 30,281 14,92 χ2 bảng 15,507 14,067 14,067 14,067 14,067 15,507 H0+/H0- H0- H0- H0- H0- H0- H0+

ONC 4 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 4 4 59,11 18,76 8,19 12,07 4 65,65 6 39 46,92 31,54 32,98 31,94 67,19 52,11 8 57 37,24 41,32 52,18 47,32 50,09 41,37 10 39 29,56 45,16 52,75 50,28 37,34 32,84 12 41 23,46 42,25 42,23 43,13 27,84 26,06 14 30 18,62 34,16 29,7 31,88 20,75 20,69 16 30 14,78 23,94 19,38 21,13 15,47 16,42 18 9 11,73 14,52 12,11 12,88 11,53 13,04 20 9 9,31 7,6 7,39 7,35 8,6 10,35 22 3 7,39 3,42 4,44 3,97 6,41 8,21 24 3 5,87 1,32 2,66 2,06 4,78 6,52 χ2 119,846 12,398 13,618 10,567 48,914 108,664 χ2 bảng 14,067 12,592 12,592 12,592 12,592 12,592 H0+/H0- H0- H0+ H0- H0+ H0- H0- ONC 5 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 5 24 101,56 54,02 34,71 42,67 23,35 109,8 7 93 78,95 65,76 70,83 66,97 109,28 85,36 9 78 61,38 69,2 83,33 76,14 80,55 66,37 11 64 47,72 65,21 74,65 71,21 59,37 51,6 13 55 37,1 56,01 57,77 58,46 43,76 40,11 15 43 28,84 44,26 41,17 43,71 32,26 31,19 17 22 22,42 32,37 27,96 30,48 23,78 24,25 19 22 17,43 22 18,48 20,12 17,52 18,85 21 20 13,55 13,93 12,02 12,72 12,92 14,65 23 8 10,54 8,23 7,77 7,76 9,52 11,39 25 8 8,19 4,54 5 4,6 7,02 8,86 27 1 6,37 2,34 3,23 2,66 5,17 6,89 29 1 4,95 1,13 2,09 1,5 3,81 5,35 χ2 115,49 35,351 21,021 26,104 25,19 108,75 χ2 bảng 16,919 15,507 15,507 15,507 15,507 15,507 H0+/H0- H0- H0- H0- H0- H0- H0-

ONC 6 Cấp H N_tt Exp Weibull LogNormal Gamma Distance Meyer 5 18 68,83 32,55 21,79 25,61 16,99 75,1 7 60 52,2 43,87 48,95 45,93 72,83 56,96 9 60 39,59 48,52 57,67 53,87 51,62 43,2 11 40 30,03 45,78 49,28 48,75 36,58 32,77 13 27 22,78 37,45 35,43 37,07 25,92 24,86 15 20 17,27 26,75 23,12 24,89 18,37 18,85 17 28 13,1 16,72 14,27 15,22 13,02 14,3 19 7 9,94 9,15 8,54 8,65 9,23 10,85 21 5 7,54 4,38 5,02 4,64 6,54 8,23 23 2 5,72 1,83 2,93 2,37 4,63 6,24 χ2 95,188 28,712 23,331 24,291 32,596 87,946 χ2 bảng 14,067 12,592 12,592 12,592 12,592 12,592 H0+/H0- H0- H0- H0- H0- H0- H0-