TẬP THỂ TÁC GIẢ

1. Nguyễn Bình Giang, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới - Chủ biên 2. Nguyễn Hồng Bắc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 3. Lê Việt Dũng, Học viện Khoa học Xã hội 4. Phạm Minh Hạnh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 5. Phạm Thị Thanh Hồng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6. Nguyễn Đình Hoàn, Học viện Tài chính 7. Lê Thị Ái Lâm, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 8. Nghiêm Thị Thủy, Học viện Tài chính 9. Trần Thị Thu Thủy, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 10. Phan Anh Tuấn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

LỜI NÓI ĐẦU

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi "đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng". Với nhận thức rằng "việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế", Đảng đề ra định hướng: "ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược...". Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa – hay nâng cấp ngành – gắn với việc tham gia các mạng sản xuất là một mô hình tăng trưởng đã đã được các nền kinh tế Đông Á theo đuổi để nắm bắt những thời cơ mà phân công lao động quốc tế theo chiều dọc đem tới cho các nền kinh tế đang phát triển. Hưởng ứng chủ trương của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, các tác giả của cuốn sách nhỏ này giới thiệu kinh nghiệm của một số nền kinh tế Đông Á trong nâng cấp ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu để đưa ra cuốn sách này, các tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý quý báu của các nhà khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn, PGS. TS. Chu Đức Dũng, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Thắng, TS. Vũ Hùng Cường, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Lê, TS. Nguyễn Chiến Thắng, PGS. TS. Phạm Thái Quốc, TS. Nguyễn Duy Lợi, PGS. TS. Nguyễn Thanh Đức, TS. Nguyễn Văn Tâm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), PGS. TS. Hoàng Xuân Long (Bộ Khoa học và Công nghệ), PGS. TS. Lê Xuân Bá (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học nói trên. Thay mặt tập thể tác giả Nguyễn Bình Giang

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đã ở trong tiến trình toàn cầu hóa được hơn ba thập niên. Cùng với tiến trình này, phân công lao động quốc tế đã chuyển từ kiểu theo chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang kiểu theo chiều dọc (mỗi nước một công đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động quốc tế kiểu mới theo chiều dọc, buôn bán sản phẩm trung gian nội ngành càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn thêm trong thương mại quốc tế, thấy rõ nhất ở khu vực Đông Á. Các nước đang phát triển muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh như vậy, phải tìm cách tham gia vào phân công lao động quốc tế theo chiều dọc. Muốn vậy, họ phải có "tấm hộ chiếu" là mạng sản xuất quốc tế. Thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu ngành và tham gia mạng sản xuất quốc tế. Đảng yêu cầu "đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức"; nhận định rằng "việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế"; và đề ra định hướng: "ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu...".1 Mục đích của cuốn sách nhỏ này là hưởng ứng một số nhiệm vụ cụ thể mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020 đề ra, giới thiệu khung chính sách tham gia mạng sản xuất quốc tế nhằm mục đích thay đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (hay ngắn gọn là nâng cấp ngành). Hai cơ sở để làm sáng tỏ khung chính sách này là: các lý luận liên quan đến nâng cấp ngành cũng như cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế và các kinh nghiệm thực tiễn của một số nước Đông Á đã thành công. Chương I trong cuốn sách này làm rõ, về lý luận, khung chính sách thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế; đồng thời, xây dựng

1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 khung nghiên cứu về thay đổi cơ cấu ngành của một quốc gia nhờ tham gia mạng sản xuất quốc tế và trả lời ba câu hỏi: Một là, mạng sản xuất quốc tế là gì? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ mạng sản xuất quốc tế có đặc điểm, cơ chế hoạt động ra sao để các nước đang phát triển có thể tham gia vào mạng và thay đổi cơ cấu ngành. Hai là, thế nào là sự tham gia của một quốc gia vào mạng sản xuất quốc tế? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ nước muốn tham gia vào mạng sản xuất quốc tế cần có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào. Ba là, thế nào là thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ nước muốn thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia vào mạng sản xuất quốc tế cần có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào. Các tác giả đã bắt đầu từ việc làm rõ nâng cấp ngành là gì và những nội hàm mới của nó. Những nội hàm mới của khái niệm nâng cấp ngành mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là: ngoài việc chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại, chuyển từ công đoạn truyền thống sang công đoạn hiện đại (cao cấp) trong cùng một ngành cũng là thay đổi cơ cấu ngành. Tiếp theo, chúng tôi sẽ làm rõ mạng sản xuất quốc tế là gì. Song, nghiên cứu này khác với các nghiên cứu hiện có ở Việt Nam ở chỗ quan tâm nhiều hơn đến cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế. Điều này xuất phát từ ý đồ tìm hiểu để tham gia được vào các mạng. Tham gia được vào các mạng sản xuất quốc tế đã là bước đầu tiên trong tiến trình nâng cấp ngành. Nếu càng tham gia sâu, càng tiến sang vị trí cung ứng cao hơn hoặc chuyển sang chuỗi cung ứng linh kiện, nguyên phụ liệu cao cấp hơn – nói cách khác là càng được phân công thực hiện các phân đoạn sản xuất tiên tiến hơn của mạng sản xuất – thì nước đang phát triển tham gia mạng sản xuất càng có cơ hội nâng cấp ngành. Trong Chương I, nghiên cứu này sẽ chỉ ra một loạt các chính sách có thể giúp nước đang phát triển, bao gồm nhóm chính sách để thu hút các phân đoạn sản xuất (lần lượt từ phân đoạn dễ dàng đến phân đoạn phức tạp) của mạng sản xuất quốc tế về nước mình, và nhóm chính sách để tăng cường năng lực quốc gia và năng lực của

2 doanh nghiệp tại các nước đang phát triển để làm chủ các phân đoạn đó. Với các chính sách được chỉ ra trong Chương I, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu xem các nước Đông Á có thực hiện những chính sách như vậy không; hoặc, các nước đang phát triển Đông Á đã tham gia mạng sản xuất quốc tế như thế nào mà nâng cấp ngành thành công? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ các nước Đông Á đã có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào để thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm của những mạng sản xuất quốc tế ở khu vực Đông Á, tập trung vào các góc độ như cơ chế tham gia, cơ chế hoạt động, các nút và các liên kết trong mạng. Nghiên cứu này không có điều kiện nghiên cứu rộng rãi, nên tự giới hạn trong phạm vi 3-5, tức là 3 ngành ở 5 nền kinh tế. Đó là các ngành điện tử, chế tạo ô tô, dệt-may và các nền kinh tế Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Cũng vì điều kiện không cho phép nghiên cứu lâu và rộng, nên nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đề cập đến các kinh nghiệm thành công, tạm gác việc nghiên cứu kinh nghiệm thất bại đến những nghiên cứu sau này khi điều kiện cho phép. Kinh nghiệm của các nước Đông Á đã làm sáng tỏ thêm lý luận, xác nhận khung chính sách mà lý luận chỉ ra. Đồng thời, kinh nghiệm Đông Á cũng cho biết thêm một số vấn đề mà lý luận không đề cập. Đối với những vấn đề thực tiễn Đông Á ngoài lý luận, nghiên cứu của chúng tôi tự giới hạn mình ở việc chỉ nêu tên vấn đề, chứ không đi vào luận giải nhiều, để đảm bảo luôn bám sát nhiệm vụ dùng thực tiễn khẳng định lý luận. Kinh nghiệm khái quát của các nước Đông Á và những chính sách có tác dụng chung cho các ngành được trình bày ở Chương II. Chương III dành cho trình bày kinh nghiệm trong ngành điện tử. Chương IV về ngành chế tạo ô tô. Chương V về ngành dệt-may.

3

QUAN NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ NÂNG CẤP Chương I NGÀNH VÀ VỀ THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ

1.1. Nâng cấp ngành là gì? Thay đổi cơ cấu ngành (hoặc chuyển dịch cơ cấu ngành), hiểu theo cách chiết tự, là sự thay đổi cơ cấu cũ theo ngành2 của nền kinh tế quốc dân sang cơ cấu mới. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu như vậy thì thay đổi cơ cấu ngành không bao hàm ý tiến bộ, phát triển. Để nhấn mạnh mục đích về tiến bộ và phát triển của thay đổi cơ cấu ngành, Việt Nam thường thêm hậu tố "theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" hoặc "theo hướng tiến bộ" hoặc "theo hướng phát triển bền vững". Còn trong các tài liệu khoa học và văn kiện chính sách của thế giới, sự chuyển dịch như vậy được gọi phổ biến là "nâng cấp ngành". Michael Porter đã xây dựng mô hình "viên kim cương quốc gia" để phân tích năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Một trong các nguyên tắc của mô hình này là quốc gia muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình ở một ngành nhất định cần theo đuổi lợi thế cạnh tranh động – nghĩa là mở rộng cơ sở lợi thế của mình bằng cách nâng cấp ngành. Dừng lại, tức là không chịu nâng cấp, là tự đánh mất lợi thế cạnh tranh. Các điều kiện động ảnh hưởng tới việc nâng cấp còn quan trọng hơn cả các nguồn lực ban đầu trong việc quyết định cách thức và mức độ cạnh tranh của quốc gia trong ngành đó trên thị trường thế giới.3 Nâng cấp ngành được Dieter Ernst định nghĩa là "sự dịch chuyển tới những sản phẩm, dịch vụ và phân đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn thông qua đẩy mạnh chuyên môn hóa và qua các liên kết hiệu quả trong nước và quốc tế"4. Ernst cho rằng nâng cấp ngành cần nhìn từ hai phương diện: nâng cấp doanh nghiệp và nâng cấp quốc gia; trong đó, nâng cấp doanh nghiệp là then chốt, còn nâng cấp quốc gia có vai trò hỗ trợ. Gary Gereffi cho rằng nâng cấp ngành "liên quan đến việc học tập một cách có tổ chức để nâng cao vị thế của doanh nghiệp và của quốc gia trong

2 Phân biệt với cơ cấu theo lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế (sở hữu). 3 Porter (1998). 4 Ernst (2002), trang 2.

4 các mạng thương mại toàn cầu".5 Hubert Schmitz và Peter Knorringa định nghĩa nâng cấp ngành là tăng cường vị thế cạnh tranh tương đối cho doanh nghiệp.6 Trong khi đó, Carlo Pietrobelli và Roberta Rabellotti cho rằng nâng cấp ngành là khả năng của nhà sản xuất "làm ra những sản phẩm tốt hơn, làm ra những sản phẩm hiệu quả hơn, hoặc chuyển sang những hoạt động có kỹ năng hơn".7 Tóm lại, nâng cấp ngành là chuyển đổi tới một cơ cấu ngành hiện đại hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, đáp ứng được định hướng phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đại được ưu tiên phát triển, trong khi các ngành chế biến, chế tạo truyền thống thì chuyển mình sang các công đoạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, thâm dụng tri thức hơn, giàu tính sáng tạo và đổi mới hơn. Cần chú ý là, nâng cấp ngành bao gồm cả việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ một ngành. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào khái niệm quá cô đọng như vậy về nâng cấp ngành thì sẽ gặp khó khăn trong việc vạch ra hướng và khung nghiên cứu. Để hiểu rõ nâng cấp ngành là gì, ngoài dựa vào khái niệm, cần phải hiểu sự phát triển về nội hàm của khái niệm này. Từ giữa thập niên 1980, trong giới kinh tế thế giới bắt đầu ngày càng sử dụng nhiều thuật ngữ "nâng cấp ngành" như một phương thức phát triển mới ở cả những nền kinh tế đã phát triển hay đang phát triển. Cách hiểu chung về hàm ý của cụm từ này là chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng năng suất lao động, và muốn tăng năng suất lao động thì phải dựa vào sự kết hợp đổi mới, chuyên môn hóa và hội nhập. Nguồn gốc xa xôi của khái niệm "nâng cấp ngành" là lý luận của Adam Smith về phân công lao động và lý luận của Alfred Marshall về tác động kinh tế bên trong và bên ngoài. Smith cho rằng tăng trưởng (kinh tế) có được là nhờ phân công lao động, và phân công lao động bị giới hạn bởi quy mô thị trường. Theo đó, nếu nâng cao tay nghề của lao động và chuyên môn hóa phương tiện sản xuất kết hợp

5 Gereffi (1999), trang 3. 6 Schmitz & Knorringa (2000). 7 Pietrobelli & Rabellotti (2006), trang 1.

5 với mở rộng thị trường (do giảm chi phí giao thông vận tải) thì có thể thúc đẩy được kinh tế tăng trưởng. 8 Còn Marshall cho rằng cách mạng công nghiệp dựa vào chuyên biệt hóa và liên kết. Chuyên biệt hóa có nghĩa là "phân công lao động, là sự phát triển của kỹ năng, tri thức và máy móc chuyên môn hóa". Liên kết có nghĩa là "gia tăng sự thân thiết và sự vững chắc của các kết nối giữa các phần riêng rẽ của cơ thể công nghiệp".9 Giải thích đặc trưng lần lượt "cất cánh" về công nghiệp của các nước thành viên khu vực Đông Á, học giả Nhật Bản Akamatsu Kaname10 đã đề ra mô hình đàn nhạn bay. Mô hình đàn nhạn bay giải thích sự lần lượt cất cánh của công nghiệp các nước trong khu vực bằng việc phân công lao động gắn với liên kết quốc tế. Mô hình nguyên thủy là mô hình một quốc gia - một sản phẩm. Ban đầu quốc gia phải nhập khẩu sản phẩm. Rồi nó tự phát triển năng lực của mình dựa vào thị trường nội địa và tự sản xuất sản phẩm đó thay thế nhập khẩu. Trong quá trình sản xuất thay thế nhập khẩu, năng lực của quốc gia được nâng cao hơn nữa, tới mức nó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trở thành người xuất khẩu sản phẩm đó. Mô hình đàn nhạn bay nguyên thủy này cho thấy một quốc gia có thể nâng cấp quá trình sản xuất của mình để nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Mô hình đàn nhạn bay mở rộng là mô hình một quốc gia - nhiều sản phẩm giải thích quốc gia dần dần chuyển từ phát huy lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm đơn giản sang sản phẩm phức tạp hơn, ví dụ từ may sang dệt. Mô hình này cho thấy một quốc gia có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế bằng cách chuyển sang phát huy lợi thế so sánh của mình ở sản phẩm ngày càng phức tạp hơn. Mô hình đàn nhạn bay đầy đủ là mô hình nhiều quốc gia - nhiều sản phẩm. Quốc gia cất cánh trước chuyển sang sản xuất sản phẩm phức tạp hơn, nhường cho quốc gia cất cánh sau sản xuất sản phẩm đơn giản; cứ thế, lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn khác của cùng loại sản phẩm, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, và từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mô hình này khá giống đường lối nâng cấp

8 Smith (1776), quyển I, các chương 1, 2 và 3. 9 Marshall (1990), quyển IV, chương 8. 10 Akamatsu (1961).

6 ngành bằng cách nâng cấp chức năng và nâng cấp liên ngành mà chúng tôi sẽ đề cập sau. Akamatsu giải thích cơ chế dẫn tới sự thay đổi phân công lao động quốc tế trong mô hình đàn nhạn bay là do sự thay đổi "cơ cấu chi phí so sánh" mà đến lượt sự thay đổi cơ cấu chi phí lại do thay đổi về kỹ năng, tri thức và năng lực đổi mới tạo ra. Quá trình thay đổi này gắn với sự phát triển của nhu cầu trong nước và các mối liên kết giữa nước cất cánh trước với nước cất cánh sau. Akamatsu cổ vũ một chính sách công nghiệp để thúc đẩy phát triển một số ngành non trẻ. Quan điểm này của ông có phần giống lý thuyết tăng trưởng không cân bằng của Hirschman. Năm 1958, Albert Otto Hirschman đề xuất thúc đẩy tăng trưởng bằng cách phát triển các liên kết ngược có giá trị cao tại những cực tăng trưởng hoặc những ngành then chốt. Lý luận của Hirschman nhấn mạnh sự cần thiết của tăng trưởng không cân đối, dùng sự tăng trưởng của vùng, ngành này kéo sự tăng trưởng của vùng, ngành kia thông qua hiệu ứng tràn.11 Trong khi Akamatsu phát triển mô hình đàn nhạn bay, thì học giả người Mỹ Raymond Vernon phát triển lý luận về vòng đời sản phẩm. Theo Vernon, việc sản xuất một sản phẩm sẽ thay đổi liên tục về mặt địa điểm sản xuất giữa các nước theo lợi thế so sánh. Để kéo dài thời gian sản xuất một sản phẩm, các công ty xuyên quốc gia sẽ, thông qua FDI và outsourcing quốc tế, chuyển giai đoạn sản xuất đơn giản hơn và dùng nhiều lao động hơn sang các nước có tiền công rẻ hơn. Sản xuất một sản phẩm có nhiều giai đoạn trong cả vòng đời sản phẩm; và cứ thế, cứ từng giai đoạn chuyển từ nước phát triển trước sang nước phát triển sau.12 Mặc dù lý luận của Vernon thiên về việc giải thích vì sao FDI của Mỹ lan rộng khắp thế giới, nhưng chúng ta có thể thấy được việc liên kết với các công ty xuyên quốc gia để tham gia vào các giai đoạn sản xuất của một sản phẩm có thể giúp quốc gia nâng cấp ngành, từ giai đoạn sản xuất thấp lên giai đoạn sản xuất cao của sản phẩm đó - tức nâng cấp

11 Hirschman (1958). 12 Vernon (1966).

7 ngành bằng nâng cấp chức năng như cách nhìn của Humphrey và Schmitz (sẽ đề cập sau). Kế thừa và phát triển lý luận của các học giả đi trước từ thời Smith và Marshall, các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng, nâng cấp ngành bao gồm ba ý. Một là, nâng cấp liên ngành, theo đó nền kinh tế chuyển dịch từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại. Ngành truyền thống có đặc trưng là có giá trị gia tăng ít, mức độ sử dụng công nghệ ít hay công nghệ đơn giản, thâm dụng lao động phổ thông lương thấp. Còn ngành hiện đại là ngành có giá trị gia tăng cao, thâm dụng công nghệ, công nghệ phức tạp, thâm dụng lao động tay nghề cao lương cao. Ví dụ về ngành truyền thống là dệt-may, da-giày, chế biến đồ gỗ. Ví dụ về ngành hiện đại là chế tạo ô tô, chế tạo máy, công nghệ thông tin, điện tử. Nâng cấp ngành có thể là chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ các ngành dệt-may, da-giày, chế biến đồ gỗ như nền kinh tế Việt Nam hiện nay sang các ngành ô tô, chế tạo máy, công nghệ thông tin và công nghiệp điện tử như Đài Loan, Thái Lan hiện nay. Hai là, nâng cấp nội bộ ngành, theo đó một ngành nhất định của nền kinh tế chuyển từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động hiện đại. Tương tự, hoạt động truyền thống là hoạt động ít giá trị gia tăng, thâm dụng lao động phổ thông lương thấp, công nghệ đơn giản; còn, hoạt động hiện đại là hoạt động có nhiều giá trị gia tăng, thâm dụng lao động tay nghề cao lương cao, thâm dụng công nghệ phức tạp. Ngành dệt-may có rất nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động truyền thống là cắt và may, còn những hoạt động hiện đại hơn là sản xuất nguyên liệu dệt và phụ liệu may, hiện đại hơn thế là thiết kế mẫu mã, marketing. Ngay trong một ngành hiện đại như ngành điện tử-công nghệ thông tin cũng có những hoạt động rất đơn giản như lắp ráp – đây là hoạt động sử dụng nhiều lao động mà phần lớn là lao động phổ thông – giống như chúng ta đang thấy ở các nhà máy lắp ráp thiết bị di động của Foxconn, Nokia, Samsung, và ở các nhà máy doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin ở Việt Nam. Trong một ngành, cũng có những sản phẩm đơn giản và sản phẩm cao cấp. Chẳng hạn sản phẩm của ngành may có loại (mà tiếng Anh gọi là commodity)

8 hướng tới thị trường đại chúng và loại hướng tới thị trường cao cấp (các high-end product hoặc high-end brand). Sản phẩm của ngành thiết bị di động cũng có loại sản phẩm phổ thông (như điện thoại Nokia 105) và loại cao cấp (như iPhone). Nâng cấp nội bộ ngành có thể bằng cách chuyển từ phục vụ thị trường đại chúng sang thị trường cao cấp. Ba là, nâng cấp trong hệ thống các liên kết ngược và xuôi (backward and forward linkages). Tuy nhiên, lưu ý là hệ thống liên kết ngược-xuôi này nếu phân đoạn một cách cụ thể thì gồm có thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trung nguồn là nơi có các hoạt động đơn giản, ít thâm dụng công nghệ, dùng nhiều lao động phổ thông. Thượng nguồn là nơi có các chức năng như R&D, thiết kế, phát triển ngành hàng, v.v... thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ, thâm dụng lao động có tay nghề cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Hạ nguồn là nơi có các hoạt động như phát triển thương hiệu, marketing, cấp phép, bán hàng, dịch vụ hậu mãi, v.v... dù không đòi hỏi thâm dụng công nghệ, nhưng lại đòi hỏi thâm dụng tri thức, sự sáng tạo và tạo nhiều giá trị gia tăng. Ngay bản thân ở trung nguồn, các chức năng thầu phụ và logistics cũng cao cấp hơn chức năng lắp ráp, gia công. Vì thế, nâng cấp ngành hiểu theo nghĩa thứ ba này tức là chuyển dịch từ các ngành, các chức năng ở trung nguồn lên các ngành, các chức năng ở thượng nguồn và hạ nguồn. Theo hướng như thế, Humphrey and Schmitz (2002) cho rằng có bốn loại nâng cấp ngành, đó là: (i) Nâng cấp quá trình sản xuất: áp dụng công nghệ hoặc hệ thống sản xuất tiên tiến hơn để sản xuất ra sản phẩm với hiệu suất cao hơn; (ii) Nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn, nhiều giá trị gia tăng hơn; (iii) Nâng cấp chức năng: chuyển sang các chức năng hay phân đoạn sản xuất thâm dụng kỹ năng hơn, lương cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn;

9 (iv) Nâng cấp liên ngành: chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại hơn.

1.2. Mạng sản xuất quốc tế là gì? Một mạng sản xuất là một hệ thống phân công lao động giữa nhiều nhà sản xuất nhưng có một nhà sản xuất dẫn dắt trong quá trình cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Tiền đề của mạng sản xuất là việc công nghệ sản xuất, ví dụ như công nghệ mô-đun hóa, cho phép quá trình sản xuất có thể được phân chia thành các phân đoạn và phân tán các phân đoạn đó ở những địa điểm khác nhau. Các nhà sản xuất khác nhau phân công nhau trong việc đảm đương mỗi phân đoạn. Tập hợp các nhà sản xuất ấy tạo thành mạng sản xuất. Mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chế biến, chế tạo có thể có quá trình sản xuất và đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau. Vì thế, mạng sản xuất rất đa dạng về cấu tạo, hình thức, quy mô, phạm vi. Một mạng sản xuất có thể gồm một hoặc cả hai loại quan hệ, đó là quan hệ nội bộ công ty (các chi nhánh, công ty con là thành viên của mạng) hoặc quan hệ liên công ty (các công ty độc lập là thành viên của mạng). Một mạng sản xuất có thể gồm môt hoặc nhiều chuỗi cung ứng. Trong International Encyclopedia of Humantary Geography của Nhà xuất bản Elsevier, mạng sản xuất được Hassler định nghĩa là mối liên hệ về chức năng và nghiệp vụ được kết nối với nhau thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và được phân phối. Cách định nghĩa mạng sản xuất thế này của Hassler rõ ràng là kế thừa từ quan niệm nêu trong Henderson et al (2002)13 và do vậy có cùng chung nhược điểm, đó là khó hình dung được cụ thể mạng sản xuất là gì. Ngân hàng Thế giới trong World Development Report 2009: Reshaping Economic Geography khi nói về các mạng sản xuất ở khu vực Đông Á đã nhấn mạnh ý sau: "Mạng sản xuất buôn bán tới, lui các sản phẩm trung gian"14. Tuy nhiên, ý như thế mới chỉ chỉ ra được quan hệ buôn bán giữa các nhà sản xuất trong

13 Henderson et al (2002), trang 445. 14 The World Bank (2009), trang 45.

10 mạng và đối tượng buôn bán là các sản phẩm trung gian. Việc này cũng không giúp gì trong việc phân biệt mạng sản xuất với chuỗi cung ứng. Mạng sản xuất quốc tế là mạng sản xuất trải rộng ở ít nhất hai nước. Trong nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta có thể gặp các cách gọi khác nhau như: mạng sản xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất xuyên quốc gia, mạng sản xuất xuyên biên giới, chuỗi sản xuất thế giới. Có sự phân biệt giữa mạng sản xuất toàn cầu và mạng sản xuất khu vực. Mạng sản xuất khu vực thì các thành viên cùng ở một khu vực địa lý hoặc khu vực kinh tế. Còn mạng sản xuất toàn cầu thì các thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng những mạng mà thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới này không nhiều.

1.3. Cơ chế của mạng sản xuất quốc tế 1.3.1. Cơ sở vi mô của cơ chế Cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế dựa trên hai cơ sở vi mô sau: (1) Lý luận phân tán sản xuất quốc tế, và (2) Lý luận về phân công lao động quốc tế theo chiều dọc. Như đã nhắc đến ở khái niệm về mạng sản xuất quốc tế, tiền đề của mạng là hoạt động phân tán sản xuất quốc tế. Một doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất tổng thể bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất thành các phân đoạn và giao nhiệm vụ quản trị từng phân đoạn ấy, phân tán các phân đoạn ấy đến những địa điểm khác nhau. Điều kiện để phân tán sản xuất thành công là mức tiết kiệm được chi phí sản xuất phải lớn hơn chi phí phát sinh để kết nối các phân đoạn ở xa nhau như minh họa trong Hình 1.1.

11

Hình 1.1: Sơ đồ so sánh chi phí sản xuất giữa hai trường hợp có và không có phân tán sản xuất Nguồn: Kimura & Ando (2005), hình 2, trang 320.

Khai thác sự chênh lệch về tiền công giữa các nơi khác nhau, khai thác tác động tích cực của công nghệ thông tin đến chi phí kết nối các phân đoạn sản xuất khác nhau, các công ty xuyên quốc gia đã đưa các phân tán các phân đoạn sản xuất của mình ra nhiều nơi. Kimura Fukunari và Ando Mitsuyo đề ra mô hình hai chiều để mô tả sự phân tán này như Hình 1.2.

12

Hình 1.2: Sơ đồ phân tán sản xuất hai chiều Nguồn: Kimura & Ando (2005), hình 1.

Richard Baldwin cho rằng khi công nghệ thông tin ra đời, nền kinh tế thế giới đã xuất hiện một kiểu phân công lao động quốc tế mới, đó là phân công lao động theo chức năng, theo nhiệm vụ trong việc sản xuất ra một sản phẩm. Kiểu phân công lao động quốc tế truyền thống là phân công lao động theo sản phẩm – các nước sản xuất sản phẩm khác nhau tùy theo lợi thế so sánh và trao đổi với nhau. Kiểu phân công lao động quốc tế truyền thống là phân công lao động theo chiều ngang. Còn phân công lao động quốc tế kiểu mới thì theo chiều dọc.15 Ronald W. Jones và Henryk Kierzkowski là hai học giả tiên phong trong lý luận về phân tán sản xuất quốc tế viết rằng: “Chia quá trình sản xuất hợp nhất thành nhiều phân đoạn sản xuất riêng rẽ mở ra những khả năng mới để khai thác lợi ích của chuyên môn hóa. Dù rằng phân đoạn sản xuất như thế chắc chắn xảy ra trước tiên trong nước, song việc giảm đáng kể chi phí phối hợp quốc tế thường cho

15 Baldwin (2013).

13 phép người sản xuất tận dụng lợi thế của sự khác biệt về công nghệ và giá nhân tố sản xuất giữa các nước để xây dựng mạng sản xuất có tính toàn cầu hơn.”16

1.3.2. Chuỗi cung ứng Mạng sản xuất quốc tế vận hành thông qua các kết nối giữa các nhà sản xuất khác nhau ở trong nước và quốc tế. Các kết nối ấy tồn tại dưới hình thức cung ứng cho nhau. Một mạng sản xuất quốc tế có thể gồm một hoặc nhiều chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng (supply chain) là một quá trình mua-bán (khớp nối cung- cầu) nhiều giai đoạn. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua-bán các tài nguyên thiên nhiên để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để làm thành bộ phận phụ trợ, và cuối cùng là mua-bán các bộ phận phụ trợ để làm thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi thương phẩm (commodity chain) chỉ là một cách gọi khác của chuỗi cung ứng. Cách gọi này hay dùng trong những ngành sản xuất các sản phẩm đại trà và đơn giản cho thị trường đại chúng (commodity products), như sản phẩm dệt-may, giày-da; đồng thời, công nghệ trong những ngành đó là công nghệ chuẩn hóa, ứng dụng rộng rãi bởi nhiều nhà sản xuất-cung ứng. Cách tiếp cận mạng sản xuất quốc tế bằng chuỗi cung ứng dẫn tới việc sử dụng thịnh hành thuật ngữ "chuỗi cung ứng toàn cầu". Cơ chế hoạt động kiểu chuỗi cung ứng của mạng sản xuất quốc tế dẫn tới việc các thành viên của mạng chia thành cấp các cấp khác nhau. Từ góc độ của nhà sản xuất dẫn dắt mạng, những nhà sản xuất cung ứng trực tiếp cho họ được gọi chung là nhà cung ứng cấp 1. Những nhà sản xuất cung ứng trực tiếp cho nhà cung ứng cấp 1 sẽ là nhà cung ứng cấp 2. Cứ như thế, sẽ có nhiều cấp.

1.3.3. Chuỗi giá trị Có thể tiếp cận mạng sản xuất quốc tế theo một cách nữa, đó là thông qua chuỗi giá trị. Cách tiếp cận chuỗi giá trị hay được sử dụng để xác định hoạt động

16 Jones & Kierzkowski (2001a).

14 nào, xét về mặt tài chính, tốt nhất nên do chính tự doanh nghiệp đảm nhiệm, và hoạt động nào nên thuê doanh nghiệp khác cung ứng. Việc các nhà sản xuất khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi giá trị của một sản phẩm khiến cho một số tài liệu sử dụng cách gọi "mạng giá trị (value network)" đối với chuỗi giá trị. Mạng sản xuất quốc tế khi không nhìn từ góc độ phân công lao động và quản trị sản xuất, mà nhìn từ góc độ khả năng của mỗi thành viên (địa phương, quốc gia) trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu thêm lợi ích gắn với lượng giá trị gia tăng ấy, vẫn được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu.

1.3.4. Các thành viên của mạng sản xuất Nói đến mạng sản xuất là nói đến một nhà sản xuất dẫn dắt và các nhà sản xuất khác phụ thuộc vào hoặc có quan hệ với nhà sản xuất dẫn dắt kia. Một mạng sản xuất điển hình bao gồm một hãng dẫn dắt mạng, các chi nhánh, công ty con, và các liên doanh với hãng dẫn dắt đó, các nhà cung ứng và nhà thầu phụ, các kênh phân phối và bán lẻ, các liên minh trong lĩnh vực R&D và một loạt các thỏa thuận hợp tác.17 CM (viết tắt của Contract manufacturer) là những nhà sản xuất chuyên làm gia công cho nhà sản xuất khác mà các sản phẩm đầu vào và thiết kế cũng như đầu ra do người đặt hàng đảm nhiệm. Trong ngành điện tử, các nhà sản xuất gia công này được gọi là ECM (viết tắt của Electronic contract manufacturer). Trong ngành may mặc, các CM này là những nhà sản xuất theo phương thức gia công ủy thác CMT (cut - make - trim hay cắt - may - hoàn thiện). OEM (viết tắt của Original equipment manufacturer, trực dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc) có nghĩa nguyên thủy là những nhà sản xuất ra các cụm bộ phận phụ trợ, hoặc là nhà sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhưng gắn mác của doanh nghiệp khác. Thuật ngũ OEM ra đời ở Hoa Kỳ hồi thập niên 1950 khi các công ty điện tử của Mỹ thuê các nhà sản xuất Đông Á cung cấp các cụm linh kiện cho mình. Trong các hợp đồng cung ứng, OEM được các OBM yêu cầu cung cấp sản phẩm

17 Ernst (1999), trang 16.

15 cho bên đặt hàng chính xác theo các yêu cầu. Đến lượt OEM lại thuê ODM thiết kế và sản xuất nguyên mẫu cho mình, rồi thuê các ESM, ECM, CM sản xuất cho mình các linh kiện, phụ liệu, cụm bộ phận hỗ trợ theo nguyên mẫu. Ví dụ, các thiết bị di động mác "Nexus" của Google thực ra do HTC (đối với Nexus One), Samsung (đối với Nexus S, Galaxy Nexus và Nexus 10), LG (đối với Nexus 4 và Nexus 5), Asus (đối với Nexus 7) sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra Nexus, thì HTC, Samsung, LG, Asus là các OEM. Ví dụ khác, các thiết bị di động iPhone và iPad của Apple Inc. có màn hình do Samsung (đối với iPad mini), LG (đối với iPhone 5 và iPad 3), Foxconn (đối với iPhone 5S) sản xuất, chíp do Samsung sản xuất (dòng chíp A). Các linh kiện này được Apple Inc. đặt hàng và được giao cho các OEM để lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra iPhone và iPad, Samsung, LG, Foxconn là các OEM. ODM (viết tắt của Original design manufacturer, trực dịch là nhà thiết kế gốc) là những nhà thiết kế theo đơn đặt hàng. Họ là nhà thiết kế ra nguyên mẫu một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác. ODM tự thiết kế và thường đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế của mình. Họ cũng có thể thuê các nhà thiết kế khác thiết kế các chi tiết nhỏ nằm trong thiết kế chung của họ. EMS (viết tắt của Electronic manufacturing services, trực dịch là dịch vụ chế tạo điện tử) là tên gọi chung cho những OEM và ODM ngành điện tử. Những EMS hàng đầu là Foxconn, Flextronics, Jabil Circuit, v.v... OBM (viết tắt của Original brand manufacturer) là những nhà sản xuất mà không sản xuất thực sự, họ chỉ sở hữu và phát triển các thương hiệu và nhãn hiệu riêng. Ngay cả nguyên liệu và thiết kế cho sản xuất thực, họ cũng không đảm nhiệm, mà chỉ đảm nhiệm các khâu phát triển thương hiệu, marketting, bán hàng. Họ đặt nhà sản xuất khác sản xuất và cung cấp hàng cho họ. Họ đôi khi được gọi là các global buyer. Các mạng sản xuất được thành lập bởi các OBM này gọi là mạng sản xuất do người mua dẫn dắt, mà gọi đúng hơn là các chuỗi thương phẩm do

16 người mua dẫn dắt. Những người mua này thực chất là những nhà bán lẻ lớn. Họ mua sản phẩm từ nhà sản xuất, đặt nhãn hiệu của mình, rồi bán lẻ cho người tiêu dùng. Có một cách gọi khác cho những mạng sản xuất kiểu này, đó là mạng sản xuất không chân (footloose manufacturing network). Kiểu mạng sản xuất này hay thấy trong ngành dệt-may, da-giày, đồ chơi, đồ gỗ nội thất, thực phẩm. Ví dụ về những hãng như vậy là Wal-Mart, Tesco, Marks and Spencer (trong ngành may, thực phẩm). IKEA là global buyer dẫn dắt một mạng sản xuất gồm 1300 thành viên ở 53 nước và lãnh thổ trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất lắp ghép, rèm cửa, đèn nội thất và một số đồ dùng gia đình thường ngày khác.

Bảng 1.1: Hai kiểu mạng sản xuất quốc tế Nhà sản xuất lãnh đạo Người mua lãnh đạo Kiểu tư bản lãnh đạo Tư bản công nghiệp Tư bản thương nghiệp Năng lực cốt lõi R&D, thiết kế, sản xuất Thiết kế, marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu Trở ngại gia nhập mạng Tính kinh tế theo quy mô Tính kinh tế theo phạm vi Tính chất hàng hóa Hàng tiêu dùng lâu bền, Hàng tiêu dùng không lâu hàng hóa trung gian, hàng bền hóa tư bản Loại ngành Thâm dụng vốn, thâm Thâm dụng lao động dụng công nghệ Các doanh nghiệp giữ vai Các công ty xuyên quốc Doanh nghiệp địa phương trò chính gia Quan hệ trong mạng Quan hệ đầu tư Quan hệ mua bán Cấu trúc trội Dọc Ngang Nguồn: kế thừa một phần từ Gereffi (1999).

17 OSM (viết tắt của Original strategy manufacturer) là những nhà sản xuất mà không sản xuất thực sự, và cũng chẳng sở hữu các nhãn hiệu riêng mặc dù tên tuổi của họ là thương hiệu quan trọng. Họ đề cao lối sản xuất tinh giản và linh hoạt, nên không sở hữu nhà máy nào, cũng chẳng sở hữu nhà kho hay các đội vận tải. Họ là người kết nối các OEM, OBM hay ODM. Ví dụ về loại thành viên này là tập đoàn Li & Fung Limited hoạt động trong ngày dệt-may, đồ nội thất, hàng gia dụng, đồ chơi. Hai phần ba mặt hàng mà họ kinh doanh là hàng may mặc. Nhưng họ không sở hữu nhãn hiệu quần áo riêng nào, cũng không sở hữu nhà máy dệt-may nào.

Bảng 1.2: Bản chất của các loại thành viên trong mạng sản xuất OEM ODM OBM OSM Chiến lược Cấu trúc Quan trọng đối với tất cả các hãng và hệ thống Nguồn lực Tập trung vào Giữ liên kết tốt Giữ liên hệ tốt Chức năng và quản trị các nhà cung với các OEM và kiểm soát các chính: Đặt hàng mạng ứng tầng thấp và OBM; theo OEM, ODM và và quản lý các hơn và các sát các xu các thành viên OEM, ODM và OBM hướng thị trong mạng; OBM để mượn trường và công theo sát các xu năng lực của họ nghệ hướng thị trường làm lợi cho và công nghệ mình Quản lý Duy trì danh Duy trì danh Chức năng - Thuê ngoài thương tiếng là nhà tiếng là nhà chính: Duy trì nhưng giám sát hiệu và cung cấp và thiết kế sản hình ảnh thương chặt chẽ. Duy nhãn hiệu bạn hàng đáng phẩm tốt hiệu và sản trì ưu thế mặc tin cậy phẩm ở người cả đối với đối tiêu dùng tác.

18 - Duy trì danh tiếng và tín nhiệm là một nhân tố quan trọng để thành công Đổi mới - Tập trung - Là chức năng và cải tiến vào cải tiến chính của các sản xuất, quy ODM lớn; trình vận hành - Các nhà sản và công nghệ xuất thâm dụng để có sản công nghệ chắc phẩm tốt hơn chắn sẽ tập và hiệu quả trung vào đổi Hỗ trợ đối tác bằng cách cung cấp sản xuất cao mới tích cực thông tin có được từ toàn bộ mạng hơn. liên quan đến sản xuất của mình. Dịch vụ giá trị - Các OEM sản phẩm, bộ gia tăng cho khác hàng bao gồm cả nhỏ chắc chắn phận phụ trợ và các dịch vụ marketing của bản thân phụ thuộc vào quá trình sản để hiểu sản phẩm mới nào hoặc cải khác hàng về xuất. tiến sản phẩm nào có thể giúp mình mặt công nghệ - Các nhà sản bán được nhiều hàng hơn. mới. xuất theo định hướng thị trường chắc chắn sẽ tập trung vào việc cải tiến, hợp lý hóa các đặc tính của sản

19 phẩm dựa trên các bộ phận phụ trợ hiện có. Tầm quan trọng và quy mô của chức năng R&D thì tùy thuộc vào từng loại. Sản xuất Chức năng Thuê ngoài nhưng giám sát chặt chẽ. Duy trì ưu thế chính mặc cả đối với đối tác. Bộ phận Tập trung vào Tập trung vào Tập trung vào Chức năng và chi tiết các chi tiết và các chi tiết và các OEM và chính: Tập phụ trợ các bộ phận các bộ phận ODM trung vào việc phụ trợ phụ trợ để làm đặt hàng chiến nguyên mẫu lược, cung cấp tài chính và quản lý mạng Logistics Các chức năng Tương đối đơn Các chức năng Hợp lý hóa và logistics trước giản logistics trước tối ưu hóa là và sau sản xuất và sau sản xuất chức năng cơ chia sẻ với các chia sẻ với các bản nhà cung ứng OEM và các tầng dưới và thành viên trong khách hàng mạng tầng trên mình Marketing, Xúc tiến các Xúc tiến các Chức năng Thuê ngoài bán hàng, hoạt động dịch hoạt động dịch chính: nhưng cần được quản lý vụ và thu hút vụ và thu hút Marketing hỗn giám sát chặt

20 quan hệ các đơn đặt các đơn đặt hợp và quản lý chẽ khách hàng của các hàng của các quan hệ khách hàng OBM OBM và OEM hàng. Sản phẩm, Tập trung vào Tập trung vào Tập trung vào sự Thuê ngoài dịch vụ và chi phí, chất tiềm năng thị hài lòng và nhưng cần được truyền lượng và giao trường của sản chung thủy của giám sát chặt thông hàng đúng thời phẩm. Quản lý khách hàng. chẽ bằng mạng gian. quan hệ với Quản lý quan hệ IT toàn cầu tiên OEM và khách với OEM và tiến. hàng (có thể khách hàng (có đây cũng chính thể đây cũng là đối thủ cạnh chính là đối thủ tranh). cạnh tranh). Nguồn: Kế thừa có sửa đổi từ Ko & Yu (2009), bảng 2, trang 5-6.

Có một hiện tượng thấy rất rõ, đó là ranh giới các loại thành viên của mạng sản xuất như trên không rõ ràng. Ngày càng thấy nhiều, nhất là trong ngành dệt- may, trường hợp các CM phát triển lên thành các ODM nếu phát triển thành công các hoạt động thiết kế và chuyển công đoạn gia công cho hãng khác. Khi các OEM phát triển năng lực thiết kế của mình, chúng đang làm công việc của ODM. Ngày càng nhiều các OEM bán các sản phẩm của mình trực tiếp cho công chúng và sản phẩm gắn mác của họ. Ví dụ, để phục vụ sở thích tự lắp ráp máy tính để bàn của nhiều người, các OEM bán các linh kiện trực tiếp cho người tiêu dùng mua về tự lắp ráp. Hay để phục vụ nhu cầu tự sửa chữa ô tô, xe máy của nhiều người tiêu dùng hay nhu cầu của các cửa hàng sửa chữa ô tô xe máy, các OEM bán linh kiện mang nhãn của mình trực tiếp cho những đối tượng khách hàng đó. Các nhãn hiệu riêng của các OEM ngày càng được biết đến nhiều trên thế giới, ví dụ Intel, Kingston Technology, v.v... Có những nhà sản xuất vốn là OEM cho nhà sản xuất khác rồi phát triển lên và cạnh tranh với chính nhà sản xuất kia. Ví dụ, BenQ

21 từng làm OEM cho Motorola trong mạng sản xuất điện thoại di động, và sau một thời gian cung ứng điện thoại mác này cho thị trường Trung Quốc, BenQ đã tự tạo mác riêng của mình ở thị trường này. Mặt khác, trong các mạng sản xuất, nhất là mạng sản xuất điện tử, nhiều khi rất khó xác định được là ODM thuê các OEM thực hiện hoạt động sản xuất hộ mình, hay các OEM thuê các ODM thực hiện giúp mình các hoạt động thiết kế. Khi các ODM phát triển năng lực quản trị chuỗi cung ứng và tự thuê các nhà sản xuất chế tạo chi tiết, cụm chi tiết cho mình nghĩa là ODM đang làm công việc của OEM. Cũng ngày càng có nhiều nhà sản xuất OEM phát triển được năng lực thiết kế. Do khó phân biệt như vậy, tất cả các hãng nhận ủy thác thiết kế và chế tạo sản phẩm điện tử từ các OBM được gọi chung là EMS. Vẫn có những OBM tham gia những phần nhất định của chế tạo sản phẩm, thường là ở bộ phận cốt lõi. Chẳng hạn các nhà chế tạo ô tô của các nền công nghiệp ô tô tiên tiến nhất (Mỹ, Đức, Nhật Bản) là OBM vì họ sở hữu các thương hiệu công ty như General Motors, Ford, Mercedes-Benz, BMW, , Nissan, Mitsubishi, v.v... và sở hữu các thương hiệu sản phẩm (mác) gắn với các dòng xe, mẫu xe (Vios, Altis, Land Cruiser, Fortuner, Highlander, Yaris, Innova, 4Runner, RAV4, v.v...). Họ cũng đồng thời là OEM vì họ trực tiếp sản xuất những bộ phận chính yếu nhất của ô tô, thường là động cơ và hệ truyền động. Họ cũng là ODM vì họ thiết kế các bộ phận trên. Việc các OBM tham gia vào sản xuất cũng như việc các OEM cố gắng kiếm thêm lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình trực tiếp cho người tiêu dùng đã làm ranh giới phân biệt đâu là OBM và đâu là OEM không rõ ràng; người ta gọi họ là những nhà chế tạo sở hữu thương hiệu (branded manufacturer). Chính vì ranh giới giữa ODM, OEM, OBM không rõ ràng như vậy, nên có thể có cách gọi kết hợp. ODEM là OEM có tham gia thiết kế sản phẩm. Ví dụ, ALCO Stores (điện tử) ban đầu chỉ làm nhà sản xuất đơn thuần, sau đó dần dần phát triển khả năng thiết kế của mình.

22 OBDM là kiểu nhà sản xuất vừa sở hữu và phát triển thương hiệu sản phẩm vừa thiết kế sản phẩm đó, nhưng họ không tham gia vào các hoạt động chế tạo. Ví dụ, Apple Inc. (máy tính, thiết bị di động), Disneyland (đồ chơi), Bandai (đồ chơi), v.v... sở hữu thương hiệu sản phẩm và thiết kế nhưng thuê ngoài toàn bộ hoặc tới hơn 90% khâu sản xuất. OBEM là kiểu nhà sản xuất vừa liên quan đến khâu thương hiệu lẫn khâu chế biến, chế tạo. Ví dụ, ALCO Stores (điện tử), ban đầu chỉ sản xuất cho các hãng khác gắn mác, về sau sản xuất và gắn mác của bản thân. OIM (viết tắt của Original integrated manufacturer) là nhà sản xuất tổng hợp tham gia vào tất cả các hoạt động từ phát triển và sở hữu thương hiệu, nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm, lẫn chế tạo sản phẩm, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán giáp tiếp qua các kênh phân phối. Ví dụ, các hãng chế tạo ô tô lớn như đã nhắc đến ở trên. Sony vừa là OBM vì sở hữu thương hiệu sản phẩm máy tính xách tay VAIO, vừa là OEM vì tự sản xuất tới 80% sản phẩm, và vừa là ODM tự thiết kế đối với các linh kiện họ tự sản xuất. Ngoài ra có VTech (trong trường hợp đồ chơi giáo dục), Nokia và Samsung (thiết bị di động).

1.4. Nâng cấp ngành thông qua tham gia mạng sản xuất quốc tế 1.4.1. Vì sao nâng cấp ngành thông qua tham gia mạng sản xuất quốc tế? Như trên đã trình bày, mô hình đàn nhạn bay về phát triển công nghiệp của Akamatsu và lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon đều đề cập đến việc một quốc gia, thông qua các liên kết quốc tế, có thể chuyển từ giai đoạn sản xuất đơn giản sang giai đoạn sản xuất phức tạp hơn trong quá trình sản xuất một sản phẩm, chuyển từ ngành/sản phẩm đơn giản sang ngành/sản phẩm phức tạp. Khi bàn về lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, Michal Porter đã cho rằng khi nào vốn tài chính và vốn con người trở nên phong phú so với lao động và so với cũng những nguồn lực đó ở nước khác, quốc gia sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của

23 mình trong các ngành thâm dụng vốn và thâm dụng kỹ năng.18 Có thể hiểu ý này của Porter là quốc gia có thể nâng cấp ngành thành công khi có lợi thế cạnh tranh về vốn và con người. Tuy nhiên, Gereffi cho rằng đúng là cần có lợi thế cạnh tranh về các nguồn lực nhưng muốn phát huy được các lợi thế đó phải có sự liên kết về tổ chức với các công ty xuyên quốc gia dẫn đầu các mạng sản xuất.19 Học giả này cũng gợi ý một kiểu công nghiệp hóa mới, gọi là công nghiệp hóa dựa vào mạng sản xuất quốc tế; kèm theo đó là một kiểu chính sách công nghiệp mới, gọi là chính sách công nghiệp dựa vào mạng sản xuất quốc tế.20 Kimura Fukunari nói thêm về sự cần thiết tham gia mạng sản xuất quốc tế để nâng cấp ngành. Mặc dù còn tùy từng ngành và chiến lược công ty của các công ty xuyên quốc gia, song các nhà cung ứng linh kiện, phụ liệu địa phương có khả năng cạnh tranh về giá so với các nhà sản xuất linh kiện, phụ liệu là các công ty xuyên quốc gia. Điểm yếu của các nhà cung ứng địa phương là là khả năng cạnh tranh ngoài giá cả, như chất lượng sản phẩm không ổn định, không chính xác trong thời gian giao hàng, v.v... Một khi các nhà cung ứng địa phương đã có được năng lực cạnh tranh nói chung đủ để tham gia các mạng sản xuất, các công ty xuyên quốc gia sẵn sàng giúp họ nâng cấp năng lực hơn nữa và tạo cơ hội cho họ tham gia mạng. Tiếp xúc và giữ liên hệ với các công ty xuyên quốc gia là một trong những kênh tiếp cận thông tin công nghệ quan trọng nhất đối với các nhà cung ứng địa phương. Đặc biệt, một khi các nhà cung ứng địa phương đã tham gia các mạng sản xuất và giao dịch với các công ty xuyên quốc gia, các công ty xuyên quốc gia có thể chấp nhận chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý cho họ, giúp nâng cấp năng lực đổi mới của nhà cung ứng địa phương, từ đổi mới quá trình sản xuất và thông tin tiếp cận thị trường cho đến đổi mới sản phẩm. Có thể thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển phải phụ thuộc nhiều vào các công ty xuyên quốc gia, nhưng sau đó, các nước phải tự giải quyết lấy những yếu kém của mình.21

18 Porter (1998). 19 Gerrefi (1999), sđd. 20 Gereffi (2013b). 21 Kimura (2013).

24 Nói tóm lại, tham gia các mạng sản xuất quốc tế là một cách để nâng cấp ngành. Còn, vì sao có thể nâng cấp ngành bằng cách tham gia các mạng sản xuất quốc tế và nâng cấp ngành như thế nào? Câu hỏi này chưa được các tài liệu đã công bố thuyết minh một cách đầy đủ và hệ thống.

Hình 1.3: Trình tự công nghiệp hóa dựa vào mạng sản xuất quốc tế Nguồn: Tổng hợp từ Kimura (2011) và Sen & Srivastava (2011). ...

25

Hình 1.4: Khung phân tích cách thức nâng cấp quốc gia Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.

1.4.2. Làm thế nào để tham gia mạng sản xuất quốc tế Muốn lợi dụng mạng sản xuất quốc tế để nâng cấp ngành, trước tiên phải tham gia mạng sản xuất quốc tế. Ferrnandez-Stark et al (2011) cho rằng ngay việc gia nhập mạng sản xuất quốc tế đã là một kiểu nâng cấp ngành. Như đã trình bày ở phần cơ sở vi mô của cơ chế của mạng sản xuất quốc tế, hoạt động phân tán sản xuất quốc tế đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, để tham gia mạng sản xuất quốc tế, cần chú trọng thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia. Muốn thu hút được, cần chú ý những điểm sau đây. Thứ nhất, khi các công ty xuyên quốc gia thiết kế cấu trúc địa lý của mạng sản xuất, họ sẽ đánh giá lợi thế vị trí cho các phân đoạn và đánh giá chi phí kết nối các phân đoạn đó với nhau. Không phải nước nào, khu vực nào cũng được chấp

26 nhận vào mạng.22 Để tham gia mạng sản xuất quốc tế, cần phải có một hệ lợi thế vị trí tối thiểu và phải có chi phi kết nối mạng thấp. Hệ lợi thế vị trí tối thiểu bao gồm cung cấp điện năng, dịch vụ khu công nghiệp và các cơ quan hữu trách về thu hút FDI hoạt động tích cực, hiệu quả. Chi phí kết nối mạng bao gồm chi phí vận tải, viễn thông và chi phí các loại dịch vụ liên lạc khác. Đối với việc vận tải các linh kiện và cụm linh kiện hỗ trợ, thì chi phí tiền bạc, chi phí thời gian và tính đáng tin cậy của hoạt động logistics có ý nghĩa rất quan trọng để tham gia hữu hiệu vào các mạng sản xuất quốc tế.23 Thứ hai, lợi thế vị trí của các phân đoạn và việc kết nối các phân đoạn thường kèm theo tính kinh tế động theo quy mô trong từng ngành hoặc từng cấp. Một khi quốc gia hay khu vực nào đó đã được kết nạp vào mạng sản xuất và số lượng các nhà sản xuất trong mạng tăng lên, thì cả quốc gia đó lẫn công ty xuyên quốc gia sẽ bắt đầu tích lũy thông tin và bí quyết, nhờ đó càng củng cố lợi thế vị trí và kết nối. Thứ ba, công ty xuyên quốc gia phải chịu những chi phí không hề nhỏ để lập các kênh giao dịch theo quan hệ và xây dựng các mạng sản xuất. Để lập hoặc tái cấu trúc mạng sản xuất, một công ty xuyên quốc gia phải chịu một khoản chi phí chìm đáng kể trong việc xác định lợi thế vị trí và khả năng của các đối tác kinh doanh, cũng như thiết lập các kết nối đáng tin cậy. Vì vậy, một khi mạng sản xuất đã được xây dựng, các giao dịch trở nên ổn định và dựa nhiều vào các quan hệ. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu24, để gia nhập mạng sản xuất quốc tế, quốc gia đang phát triển cần chú ý tạo điều kiện cho các phân đoạn của công ty xuyên quốc gia nước ngoài giảm được chi phí. Có ba nhóm chi phí đáng chú ý sau đây: (a) Chi phí thành lập mạng, (b) Chi phí kết nối mạng. Phân tán sản xuất chỉ đem lại lợi nhuận nếu chi phí (cả về thời gian lẫn tiền bạc) vận tải các linh kiện và bộ phận phụ trợ từ nước này sang nước khác thấp.

22 Kimura & Obashi (2011). 23 Kimura (2013), trang 364. 24 Kimura (2013), Anukoonwattaka (2011), Kimura & Obashi (2011).

27 (c) Bản thân chi phí sản xuất.

Bảng 1.3: Các biện pháp giảm chi phí để thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia Giảm chi phí thành Giảm chi phí kết Giảm bản thân chi lập mạng nối mạng phí sản xuất Phân tán sản xuất Tạo thuận lợi, thúc - Tạo thuận lợi cho - Tự do hóa đối với về mặt địa lý đẩy đầu tư bằng kết nối về mặt thể công nghiệp hỗ trợ cách tạo ra môi chế (giảm thuế - Tự do hóa đầu tư trường đầu tư cạnh quan và hàng rào - Nâng cấp dịch vụ tranh và thân thiện phi thuế quan, tạo hạ tầng (điện, khu với doanh nghiệp thuận lợi cho công nghiệp) thương mại, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại ưu đãi song phương và khu vực) - Kết nối bằng công trình (đường xá, kho tàng, cảng, thông tin liên lạc) Phân tán sản xuất Xúc tiến tiếp xúc - Giảm chi phí giao - Đẩy mạnh hiệu về mặt tổ chức giữa công ty xuyên dịch trong các hoạt ứng hội tụ thông doanh nghiệp (sẽ quốc gia với doanh động kinh tế qua doanh nghiệp đi kèm với hội tụ nghiệp địa phương - Hài hòa hóa các nhỏ và vừa ngành địa phương) thể chế kinh tế và - Đẩy mạnh đổi hệ thống pháp luật mới-sáng tạo trong nước với

28 quốc tế Nguồn: Kimura (2013), bảng 15.2.

Tình trạng của cung lao động cũng là yếu tố quan trọng để thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia và từ đó tham gia mạng sản xuất quốc tế.

Hình 1.5: Nhu cầu lao động các loại theo ngành Nguồn: Bamber et al. (2014).

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của hội tụ ngành (cụm liên kết ngành) đối với việc tham gia mạng sản xuất quốc tế25: (a) Tạo thuận lợi cho thu hút FDI; (b) Thay thế chính sách cạnh tranh thuế và cạnh tranh tiền công để thu hút FDI; (c) Thúc đẩy tản quyền theo chiều dọc (vertical disintegration) của doanh nghiệp; (d) Thúc đẩy, tạo điều kiện cho học hỏi và đổi mới-sáng tạo;

25 Hồng (2014).

29 (e) Phát triển giao thông-vận tải; (f) Nâng cao kỹ năng lao động; (g) Tăng năng suất lao động và hiệu quả; và (h) Giảm bất chắc. Elms (2013) và Goh (2013) nhấn mạnh vai trò của logistics đối với mạng sản xuất quốc tế. Theo các học giả này, mạng sản xuất quốc tế liên quan đến các yếu tố sau: (a) Kho chứa, (b) Chuyển hàng từ địa phương này tới địa phương khác trong nước, (c) Chuyển hàng từ nước này sang nước khác, (d) Vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải), (e) Hạ tầng công nghệ thông tin và thông tin liên lạc, (f) Thuê ngoài, (g) Đổi mới-sáng tạo, (h) Chính sách của chính phủ (tạo thuận lợi cho logistics thế nào, cho innovation thế nào, chính sách thương mại).

Bảng 1.4: Các cơ sở hạ tầng cần thiết cho kết nối trong mạng Cứng (công trình) Mềm (chính sách, hệ thống) Trong nước Đường xá, kho tàng Các hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp Tại biên giới Cảng (hàng hải, hàng không) Trao đổi dữ liệu điện tử và các phần mềm, hệ thống cần thiết cho hải quan Trong nước Khu thương mại tự do, trạm bốc Cấp phép và quy định về dỡ hàng container, khu logistics thương mại và vận tải miễn thuế Nguồn: Goh (2013), bảng 10.2.

30 Các mạng sản xuất trong các ngành khác nhau có thể có những yêu cầu khác nhau đối với hoạt động logistics như trình bày trong Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Yêu cầu đối với hoạt động logistics theo ngành Ngành Đặc điểm Yêu cầu đối với logistics Điện tử-ICT Vòng đời sản phẩm ngắn, dễ Cần phương thức vận tải nhanh, được thị trường quan tâm, càng đóng gói càng tốt, giao thương mại nội ngành phát triển hàng nhanh cho khâu lắp ráp hoặc sản xuất tiếp theo, sản xuất phân tán đòi hỏi hoạt động vận tải tin cậy cao Dệt-may Mang tính thời vụ, dễ bị từ bỏ, Phản ứng nhanh với thị trường, Da-giày dễ bị mất trộm hệ thống IT tốt để kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng, các phương tiện lưu trữ trung gian, đảm bảo an ninh Ô tô Hệ thống liên lạc dễ phân tán, Có một hệ thống tốt để chuyển outsourcing nhiều, số lượng nhà các các linh kiện và bộ phận hỗ cung ứng cấp 3 (doanh nghiệp trợ đi, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhỏ và vừa) đông, nhau về linh kiện, bộ phận, thỏa thuận để tiêu chuẩn hóa vận đơn Nguồn: Goh (2013), bảng 10.1.

Liên quan thêm đến môi trường đầu tư để thu hút các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia, Kimura and Obashi (2011) khẳng định rằng tỷ giá hối đoái rõ ràng là một khía cạnh quan trọng của lợi thế vị trí trong việc sản xuất bất kỳ loại hàng hóa để trao đổi nào. Thêm vào đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái là một trong những bất chắc chính liên quan khả năng cạnh tranh của đối tác kinh doanh

31 cũng như chi phí kết nối. Kết quả là, các doanh nghiệp hoặc các nhà máy sản xuất ở những nước mà tỷ giá hay biến động khó mà được kết nạp vào mạng sản xuất. Để gia nhập mạng sản xuất quốc tế thành công, Anukoonwattaka (2011) lưu ý thêm, tầm quan trọng của "mức độ dày đặc của thị trường", theo nghĩa là khả năng tiếp cận các khách hàng tiêu thụ ở hạ nguồn và các nhà cung ứng ở thượng nguồn. Một khi các liên kết theo chiều dọc giữa các công ty xuyên quốc gia đã phát triển đến một mức độ nhất định ở các vùng hội tụ ngành, thì là lúc các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương có cơ hội tham gia vào mạng sản xuất. Khi tìm hiểu và xúc tiến thu hút đầu tư (các phân đoạn sản xuất) của các công ty xuyên quốc gia, cũng cần lưu ý rằng các hãng dẫn dắt mạng sản xuất quốc tế thường phải dựa vào các nhà cung ứng toàn cầu và các trung gian cho một chuỗi các quá trình sản xuất, các đầu vào/dịch vụ chuyên dụng và yêu cầu các nhà cung ứng quan trọng nhất của mình hiện diện toàn cầu. Vì thế, chính là các nhà cung ứng, chứ không phải các hãng dẫn dắt mạng, đầu tư mới nhiều vào các nước đang phát triển, những nước cũng đang khao khát có đầu tư nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, các nhà cung ứng cũng đóng góp lớn vào xuất khẩu của nước thu hút đầu tư. Hơn nữa, các nhà cung ứng lớn nhất thường phục vụ cùng lúc nhiều khách hàng, do đó không nhất thiết cứ phải theo đuổi một hãng dẫn dẫn dắt mạng duy nhất nào đó thì mới có thể thu hút được nhiều FDI. Trong bối cảnh thị phần thay đổi rất nhanh giữa các hãng dẫn dắt và sự xuất hiện rất đột ngột của những hãng dẫn dắt mới, khả năng phục vụ đồng thời nhiều khách hàng rất quan trọng.26 Cả Apple Inc. lẫn Google đều không tham gia ngành sản xuất thiết bị di động cho đến trước năm 2007. Trong khi đó, Ericsson, Siemens AG, NEC và Panasonic đã rút lui khỏi ngành sản xuất điện thoại di động. Motorola Mobility bị chuyển từ tay Motorola sang Google rồi lại sang Lenovo. Mảng điện thoại di động của Nokia bị bán cho Microsoft. IBM đã bán mảng sản xuất máy tính cá nhân và thương hiệu sản phẩm ThinkPad cho một công ty khác. Sony cũng làm tương tự.

26 Gereffi & Stugeron (2013).

32

Hình 1.6: Các rào cản tham gia mạng sản xuất quốc tế theo ý kiến của các quốc gia đối tác và quốc gia tài trợ Đơn vị: phần trăm khẳng định trong tổng số 80 nước đối tác và 43 nước tài trợ được hỏi Nguồn: WTO (2014), World Trade Report, Figure C.25.

1.4.3. Làm thế nào để nâng cấp ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế? Việc một mạng sản xuất gồm nhiều loại thành viên phân theo năng lực công nghệ và kỹ năng gợi ý những con đường khác nhau để nâng cấp doanh nghiệp khi tham gia mạng sản xuất quốc tế. Hình 1.7 minh họa cách thức cơ bản để nâng cấp ngành nhìn từ phương diện tổ chức của mạng sản xuất quốc tế.

33

Hình 1.7: Nâng cấp ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế nhìn từ phương diện tổ chức của mạng Nguồn: Tác giả tự xây dựng.

(i) Từ CM (bao gồm cả CMS, ECM trong ngành điện tử, foundry trong ngành bán dẫn, CMT trong ngành may mặc) trở thành OEM (trong điện tử là EMS) (ii) Từ OEM trở thành ODEM thông qua phát triển thêm kỹ năng thiết kế. (iii) Từ ODM trở thành ODEM thông qua phát triển kỹ năng quản trị mạng và kỹ năng thuê ngoài đối với CM (iv) Từ OEM trở thành OBEM bằng cách phát triển năng lực xây dựng thương hiệu (iv) Từ ODM trở thành OBDM bằng cách phát triển năng lực xây dựng thương hiệu (v) Từ ODEM, OBEM, OBDM trở thành OIM bằng cách phát triển năng lực tổng hợp. Cách thức nâng cấp doanh nghiệp và nâng cấp quốc gia, có những điểm sau đây đáng lưu ý. Dựa vào các quan điểm của Porter, Gereffi và các học giả khác, có thể suy luận ra rằng, trước hết doanh nghiệp phải xây dựng năng lực của mình dựa vào nhu cầu trong nước, lấy thị trường trong nước phát triển làm tiền đề. Thị trường trong nước càng lớn và càng mở rộng nhanh thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng

34 sản xuất, phát triển năng lực vận hành sản xuất quy mô lớn, sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Thứ hai, nếu doanh nghiệp càng tiếp cận dễ dàng với các đầu vào trung gian giá thấp, thì nó càng dễ nâng cấp. Bởi vì, khi doanh nghiệp tự nâng cấp lên tầng cao hơn, nó đòi hỏi phải có nguồn cung ứng các đầu vào trung gian từ các tầng thấp hơn nó. Nếu không có nguồn cung ứng từ tầng thấp, doanh nghiệp không có đầu vào để sản xuất đáp ứng các đơn đặt hàng đối với sản phẩm phức tạp hơn. Thứ ba, doanh nghiệp muốn nâng cấp khi tham gia vào mạng sản xuất quốc tế do nhà sản xuất dẫn dắt phải có khả năng đạt được các chứng chỉ quốc tế về sản xuất. Mạng sản xuất quốc tế, nếu nhìn từ góc độ quản trị, có hai loại, đó là mạng do nhà sản xuất dẫn dắt và mạng do người mua toàn cầu dẫn dắt. Loại mạng thứ hai còn được gọi là chuỗi thương phẩm toàn cầu (global commodity chain). Các chuỗi thương phẩm toàn cầu có xu hướng tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà cung ứng trong việc nâng cấp sản phẩm và nâng cấp chức năng bởi vì nền tảng cạnh tranh cốt lõi của global buyer là marketing và phát triển thương hiệu, chứ không phải chức năng sản xuất. Trong khi đó, mạng sản xuất do nhà sản xuất dẫn dắt đòi hỏi các thành viên phải nâng cấp quá trình sản xuất và đạt được các chứng chỉ quốc tế để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh của cả mạng.27 Gereffi cho rằng, càng phân tán sản xuất quốc tế các global buyers và các OBM càng quen với việc thuê các nhà sản xuất nước ngoài cung ứng cho mình. Đồng thời, các nước đang phát triển cũng dần dần có được kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất cần thiết cho phép vận hành nền sản xuất quy mô lớn. Đây là tiền đề cho những nhà sản xuất-nhà cung ứng ở các nước đang phát triển nâng cấp năng lực của mình để đáp ứng các đơn đặt hàng số lượng lớn hơn và sản phẩm phức tạp hơn.28

27 Gereffi (2013a), trang 22. 28 Gereffi (2013b), trang 4.

35 Thứ tư, theo Gereffi and Stugeron (2013), quốc gia và/hoặc doanh nghiệp cần biết nhắm tới những khúc đã được chuyên môn hóa của chuỗi giá trị của mạng sản xuất quốc tế. Đó có thể là những khúc có giá trị gia tăng cao phù hợp với năng lực sẵn có. Đó cũng có thể là những năng lực chung có thể liên kết (pooled across) các nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Dù theo kiểu nào thì cũng có thể phục vụ cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Kiểu chuyên môn hóa chuỗi giá trị này tất nhiên sẽ đòi hỏi mức độ phụ thuộc nhất định vào đầu vào/dịch vụ nhập khẩu. Thứ năm, việc thúc đẩy hội tụ ngành (cụm liên kết ngành) có vai trò quan trọng. Như đã trình bày ở trên, để nâng cấp trong mạng sản xuất, doanh nghiệp trong nước cần có chỗ dựa thị trường trong nước, tiếp cận dễ dàng các đầu vào trung gian và tự nâng cao năng lực công nghệ của mình. Hội tụ ngành hỗ trợ cả ba điều kiện đó, thông qua mật độ dày đặc các liên kết xuôi (với khách hàng ở hạ nguồn), ngược (với đầu vào trung gian ở thượng nguồn) và thông qua các tác động thúc đẩy năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã khẳng định hội tụ ngành thúc đẩy việc phổ biến công nghệ và bí quyết quản lý giữa các doanh nghiệp trong cùng vùng. Khi các mạng sản xuất đã đặt các nút của mình ở vùng hội tụ ngành nào đó, cơ hội phổ biến công nghệ và bí quyết quản lý từ công ty xuyên quốc gia sang doanh nghĩa địa phương sẽ mở ra.29 Nếu cơ sở sản xuất là nút của mạng, thì vùng hội tụ ngành là tập hợp của rất nhiều nút của một mạng cũng như của đồng thời nhiều mạng. Ví dụ, các mạng sản xuất ô tô lần lượt do các nhà chế tạo ô tô lừng danh đứng đầu, như BMW, Ford, General Motors, Honda, Isuzu, Mazda, Mitsubishi, Suzuki, đều có cơ sở sản xuất ở khu vực hội tụ ngành ô tô ở miền Trung Thái Lan. Đông Hoản và Thâm Quyến là hai thành phố của Quảng Đông đều là những vùng hội tụ ngành điện tử lớn của Trung Quốc. Nhiều mạng sản xuất khác nhau do các công ty điện tử đa quốc gia khác nhau đứng đầu đều có cơ sở sản xuất ở các thành phố đó. Vì thế, nếu vùng hội tụ ngành là nơi để các doanh nghiệp liên kết đồng thời cạnh tranh với nhau, thì nó

29 Thompson (2002); De Propis & Driffield (2005); Tambunan (2011),

36 cũng là nơi để các mạng sản xuất quốc tế liên kết đồng thời cạnh tranh với nhau. Trong quá trình đó, các mạng sản xuất quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương tham gia mạng và nâng cấp trong mạng. Mặt khác, hội tụ ngành phát triển đến một mức độ nhất định thì hiện tượng hỗn tạp do quá đông sẽ dẫn tới một quá trình ngược lại, đó là di tản. Quá trình di tản này có thể dẫn tới sự hình thành một vùng hội tụ ngành mới. Việc nhân bản vùng hội tụ ngành sẽ mở rộng về mặt địa lý các mạng sản xuất quốc tế từ nơi này sang nơi khác. Ví dụ, các doanh nghiệp của Hoa Kiều ở vùng hội tụ ngành công nghệ thông tin Silicon Valley đã đưa các mạng sản xuất quốc tế ngành này sang Khu Khoa học-Công nghiệp Tân Trúc (Đài Loan), rồi sau đó lại từ Đài Loan sang Thâm Quyến và Đông Hoản (Quảng Đông, Trung Quốc). Quá trình này tạo cơ hội cho doanh nghiệp Đài Loan và sau đó là doanh nghiệp Trung Quốc tham gia mạng và nâng cấp trong mạng. Người ta cũng thấy một quá trình tương tự đối với mạng sản xuất quốc tế ngành ICT khi mở rộng từ Silicon Valley sang Bangalore (thủ phủ bang Karnataka, Ấn Độ). Bên cạnh đó, quyết định lựa chọn vị trí địa lý đặt nút của nhà sản xuất đứng đầu một mạng sản xuất quốc tế có thể có tác động quan trọng tới quyết định của các nhà cung ứng cấp 1 của mạng, dẫn tới sự hình thành của các vùng hội tụ ngành cho riêng một mạng.30

Hình 1.8: Cơ chế nâng cấp của doanh nghiệp cung ứng trong nước khi tham

30 Lê Thị Ái Lâm (chủ biên) (2012), trang 122.

37 gia mạng sản xuất. Nguồn: Kawakami (2008) và sắp xếp lại của tác giả.

Thứ sáu, cơ hội tăng năng lực của doanh nghiệp trong nước để từ đó nâng cấp khi tham gia cung ứng cho các công ty xuyên quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là: (1) mức độ phức tạp của thông tin và tri thức được chuyển giao giữa công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp địa phương, (2) khả năng mã hóa thông tin và tri thức để thuận tiện cho việc chuyển giao, (3) chiến lược thuê ngoài của công ty xuyên quốc gia (hay mức độ sẵn sàng tản quyền theo chiều dọc), và (4) chiến lược học hỏi của doanh nghiệp trong nước. Trong đó, mỗi yếu tố thứ ba và thứ tư đều chịu tác động của cả hai yếu tố thứ nhất và thứ hai. Các yếu tố thứ ba và thứ tư tương tác với nhau và cùng quyết định cơ hội nâng cao năng lực và do đó nâng cấp vị trí của doanh nghiệp trong nước ở trong mạng sản xuất (xem Hình 1.8).31 Như vậy, không thể thụ động chờ đợi công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ và tri thức cho doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp phải nỗ lực học hỏi và tự nâng cao năng lực đổi mới-sáng tạo. Đồng thời, chính phủ ở các nước đang phát triển cần có những biện pháp tác động vào chiến lược thuê ngoài của công ty xuyên quốc gia. Thứ bảy, vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Henry Wai-chung Yeung phác thảo một quá trình nâng cấp bao gồm sự kết hợp khôn ngoan về mặt chiến lược ở cả cấp doanh nghiệp lẫn cấp Nhà nước như thể hiện ở Hình 1.9. Quá trình như vậy bắt đầu từ việc tham gia mạng sản xuất quốc tế. Đây vừa đem tới những thách thức cho doanh nghiệp trong nước như sự cạnh tranh khốc liệt và sự điều chỉnh cơ cấu bản thân để phù hợp với phân công lao động quốc tế theo chiều dọc, đồng thời đem tới các cơ hội cho doanh nghiệp về mặt thị trường, công nghệ và bí quyết quản lý (bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng, ...). Với chiến lược khôn ngoan của bản thân và tạo thuận lợi của Nhà nước, doanh nghiệp có thể phát huy các lợi thế, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu, chinh phục các thách thức.

31 Kawakami (2008) và Gereffi et al (2005).

38

Hình 1.9: Khung phân tích điều kiện nâng cấp ngành của một quốc gia Nguồn: Kế thừa từ Yeung (2007), hình 1.

Vai trò tạo thuận lợi của Nhà nước thể hiện ở chính sách công nghiệp dựa vào mạng sản xuất quốc tế, các chính sách thúc đẩy hội tụ ngành, thậm chí là cả chính sách phát triển các tập đoàn kinh tế trong nước. Khi đã đạt đến một mức độ thu nhập và hội tụ ngành nhất định, việc cần kíp tiếp theo là phải biết cách để khai thác các hiệu ứng hội tụ tích cực để xây dựng các chiến lược phát triển tiếp theo. Những chính sách khôn ngoan của nhà nước khiến cho quốc gia trở thành nơi hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và do đó càng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia mạng sản xuất quốc tế.32

32 Yeung (2007).

39

Hình 1.10: Vai trò của nhà nước đối với nâng cấp ngành nói chung Nguồn: Liu (1998) và bổ sung nhỏ của tác giả.

40

KINH NGHIỆM CHUNG VỀ NÂNG CẤP NGÀNH BẰNG CÁCH Chương II THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

2.1. Khái quát 2.1.1.Đài Loan Lịch sử phát triển và thay đổi cơ cấu ngành của Đài Loan có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ khi Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan đến hết thập niên 1970. Đây là giai đoạn công nghiệp hóa. Trong giai đoạn này Đài Loan chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nền kinh tế cơ bản là công nghiệp. Các ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng và có sự dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành thâm dụng vốn. Giai đoạn này lại gồm ba thời kỳ. Những năm 1950 là thời kỳ thay thế nhập khẩu, tạo dựng cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đài Loan nỗ lực chuyển từ nhập khẩu sang tự sản xuất các hàng tiêu dùng cơ bản. Ưu tiên của thời kỳ này công nghiệp dệt-may, chế biến thực phẩm và các ngành thâm dụng lao động khác. Thời kỳ 1961-1972 (tương ứng với ba kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế lần thứ ba, thứ tư và thứ năm) là thời kỳ xuất khẩu sản phẩm của những ngành công nghiệp thâm dụng lao động kể trên. Các ngành này tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Đây cũng là thời kỳ một loạt các khu chế xuất của Đài Loan được thành lập. Đài Loan cũng bắt đầu nỗ lực tự sản xuất thay thế nhập khẩu trong các ngành thâm dụng vốn như hóa chất, luyện kim, chế tạo ô tô xe máy. Chính trong thời kỳ này, dù chưa giữ vai trò chủ đạo, nhưng các ngành công nghiệp thâm dụng vốn này của Đài Loan lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong lịch sử của họ. Sự phát triển của ngành dệt-may theo hướng hội tụ ngành ở miền Trung Đài Loan, nhất là ở huyện Chương Hóa đã góp phần làm cho ngành dệt-may tiếp tục có khả năng cạnh tranh và nâng cấp nhờ tính kinh tế theo quy mô bên ngoài (external economies of scale) mặc dù tiền công ở ngành này gia tăng nhanh.

41 Thập niên 1970 (thời kỳ kế hoạch 4 năm lần thứ sáu 1973-76 và kế hoạch 6 năm lần thứ nhất 1976-1981) là thời kỳ tái cấu trúc cơ cấu ngành chế biến, chế tạo theo hướng nâng cấp. Đặc trưng của nâng cấp ngành thời kỳ này là các ngành chuyển đầu tư sang các phân đoạn thượng nguồn, tuy nhiên cả các phân đoạn thượng nguồn lẫn hạ nguồn đều vẫn ở Đài Loan. Đài Loan bắt đầu xuất khẩu được các sản phẩm của những ngành thâm dụng vốn. Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt-may cũng được khuyến khích nâng cấp để có thể tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn và vượt qua được các quy định về quota nhập khẩu của thị trường Mỹ và châu Âu. Các nhà sản xuất ngành dệt-may của Đài Loan bắt đầu vươn lên thành những nhà hợp đồng toàn cầu, tức là OEM, rồi từ OEM lên thành ODM. Ưu tiên trong cơ cấu ngành dần chuyển sang các ngành thâm dụng vốn có giá trị gia tăng cao hơn, thâm dụng lao động kỹ năng hơn. Nỗ lực tự sản xuất thay thế nhập khẩu trong các ngành thâm dụng vốn, ngành đóng tàu, các ngành chế tạo sản phẩm trung gian và chế tạo máy móc được đẩy mạnh. Đây cũng là thời kỳ mà cộng đồng quốc tế chuyển hướng công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tạo nên sức ép cho Đài Loan đẩy mạnh vươn ra thế giới để khẳng định mình. Giai đoạn thứ hai là từ thập niên 1980, đây là giai đoạn hiện đại hóa và tham gia mạnh mẽ vào các mạng sản xuất quốc tế, tự tạo dựng các mạng sản xuất quốc tế do doanh nghiệp Đài Loan lãnh đạo. Các ngành công nghiệp thâm dụng tư bản và thâm dụng lao động kỹ năng của Đài Loan đã trưởng thành và bắt đầu trở thành trung tâm của nền kinh tế và của xuất khẩu. Cũng từ thời điểm này, Đài Loan bắt đầu quan tâm phát triển các ngành thâm dụng công nghệ như ngành điện tử, IT, điện máy, máy tính, robotics, công nghệ sinh học. Trong khí đó, các ngành công nghiệp nặng khác không còn được ưu tiên nữa. Đài Loan bắt đầu đẩy mạnh vào R&D. Các biện pháp bảo hộ được dỡ bỏ, thúc các doanh nghiệp Đài Loan vào tình thế phải nỗ lực cạnh tranh với thế giới bao gồm cả các nước Đông Á. Ngành dệt của Đài Loan vẫn còn quan trọng, nhưng các cơ sở dệt vải và may đã được di chuyển ra nước ngoài (Trung Quốc, Đông Nam Á), Đài Loan nâng cấp lên phân đoạn dệt sợi là phân đoạn thâm dụng vốn hơn. Nhu cầu sợi của thế giới đã thúc đẩy ngành dệt

42 sợi của Đài Loan phát triển mạnh. Tương tự ngành dệt-may, ngành hóa chất-nhựa cũng di chuyển các công đoạn thâm dụng lao động ra nước ngoài và trong nước thì nâng cấp lên các phân đoạn thượng nguồn và sản xuất nguyên liệu hóa chất. Ngành điện tử cũng chuyển phân đoạn lắp ráp ra nước ngoài, còn trong nước thì nâng cấp lên phân đoạn chế tạo linh kiện và cụm linh kiện. Đặc trưng của nâng cấp ngành thời kỳ này là chuyển mạnh mẽ trọng tâm của các ngành sang các phân đoạn thượng nguồn. Các phân đoạn thượng nguồn được thực hiện ở Đài Loan, còn các phân đoạn hạ nguồn (không tính marketing và phát triển nhãn hiệu) thì tiến hành ở nước ngoài. Vì thế, nâng cấp ngành ở Đài Loan từ thập niên 1980 đến nay được ví là nâng cấp ngành xuyên biên giới. Từ thập niên 1990, Đài Loan đã giành được vị trí dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực như bán dẫn, vi mạch. Đài Loan có ngành công nghiệp ICT đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nhật, trên Đức và Hàn Quốc). Năm 1991, chính quyền Đài Loan ra Luật Thúc đẩy Nâng cấp Ngành. Luật này cho phép các doanh nghiệp Đài Loan được hưởng khấu trừ thuế nếu họ đầu tư vào thực hiện các biện pháp nâng cấp ngành như thực hiện R&D, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng tự động hóa, phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu nội địa, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và bảo tồn năng lượng. Cuối thập niên 1990, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Đài Loan chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc. Đài Loan ứng phó bằng cách chuyển hướng sang nền kinh tế đổi mới-sáng tạo. Một trong những biện pháp để thực hiện chuyển hướng là phát triển các cụm liên kết ngành. Thập niên đầu thế kỷ XXI đến nay, Đài Loan phát triển nền kinh tế chú trọng sáng tạo-đổi mới và liên kết với toàn cầu. Hiện nay, Đài Loan vẫn tiếp tục nâng cấp ngành của mình theo hướng sau: Năm 2002, Đài Loan đề ra kế hoạch 6 năm phát triển kinh tế gọi là "Challenge 2008". Hai trong bảy mục tiêu của kế hoạch này là: tăng số lượng sản phẩm và công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của thế giới, và tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển lên 3% GDP. Trong 10 lĩnh vực được nhấn mạnh có: phát

43 triển thế hệ con người mới, đưa Đài Loan thành lãnh thổ kỹ thuật số và là đại bản doanh của các công ty xuyên quốc gia. Phát triển 6 ngành công nghiệp chủ đạo mới: du lịch, y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, văn hóa và nghỉ dưỡng, nông nghiệp cao cấp. Phát triển 4 ngành công nghiệp thông minh mới: điện toán đám mây, phương tiện vận tải điện (EV) thông minh, kiến trúc thông minh thân thiện môi trường, ứng dụng công nghiệp các bằng sáng chế. Bốn hiện đại hóa đối với 3 ngành (sān yè sì huà): - Đối với ngành chế biến, chế tạo thì dịch vụ hóa: Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cuộc sống một cách thông minh và các ngành chế tạo máy công cụ thông minh – gọi chung là ngành chế biến, chế tạo theo định hướng dịch vụ - Đối với ngành dịch vụ thì công nghệ hóa và quốc tế hóa: Phát triển các ngành dịch vụ công nghệ cao, cho phép ứng dụng các thành tựu của ngành công nghệ thông tin vào dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ logistic), đồng thời, phát triển các ngành dịch vụ đang được quốc tế hóa, chẳng hạn như ngành dịch vụ viễn thông. - Đối với các ngành truyền thống thì đặc sắc hóa: Đối với các ngành công nghiệp truyền thống thì chuyển hướng sang chuyên biệt hóa, sử dụng nguyên vật liệu mới, công nghệ mới, ví dụ ngành dệt chuyển sang tập trung vào lĩnh vực thời trang sáng tạo. Năm 2010, Đài Loan ban hành "Luật Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp (chǎnyè chuàngxīn tiáolì)".

2.1.2. ASEAN Trong ASEAN, ba nền kinh tế đáng chú ý nhất về kinh nghiệm nâng cấp ngành là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Lịch sử nâng cấp ngành của ba quốc gia này cho thấy vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng. Malaysia từ khi độc lập năm 1957 đã có một nền kinh tế tương đối mở, chỉ bảo hộ ngành lương thực. Sau này, khi Mahathir Mohamad làm Thủ tướng, Malaysia mới tiến hành bảo hộ

44 thêm lĩnh vực công nghiệp nặng. Singapore vốn đã mở từ thời còn nằm trong Malaysia, đến khi tách ra độc lập năm 1963 thì lại càng mở hơn nữa. Thái Lan cũng là nền kinh tế khá mở, nhất là từ sau khi Sarit Thanarat làm Thủ tướng Thái Lan từ cuối năm 1958. Sau này, qua các giai đoạn khác nhau và đôi lúc có những giao động, xu hướng chung của ba nền kinh tế là càng ngày càng mở. Cả ba quốc gia trên đều đã nâng cấp ngành và đã thành công ở những mức độ khác nhau. Cả ba nước đều bắt đầu từ ngành dệt-may, mà ban đầu (thời kỳ thập niên 1950 và 1960) phân đoạn giữa của chuỗi dệt-may đó là may mặc là chính, rồi sau đó tiến sang các phân đoạn thượng nguồn là ngành dệt và sau đó nữa là ngành sợi trong các thập niên 1970 và 1980. Ngành dệt-may của Thái Lan và Malaysia phát triển mạnh cả về giá trị sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu trong nửa cuối thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990, nhưng bắt đầu thoái trào từ giữa thập niên 1990. Ngành dệt-may của Singapore còn thoái trào sớm hơn nữa, từ thập niện 1980. Nỗ lực duy trì ngành này đã buộc Singapore và Thái Lan phải chuyển hướng mạnh mẽ sang phân đoạn hạ nguồn, đó là thiết kế thời trang, xây dựng các thương hiệu và nhãn hiệu, phân phối, tiếp thị.

Bảng 2.1: Quá trình nâng cấp nội bộ ngành điện tử của ASEAN-4 Thập niên Singapore Malaysia Thái Lan 1960 Lắp ráp 1970 Sản xuất Lắp ráp Lắp ráp 1980 Phát triển sản phẩm Sản xuất Lắp ráp 1990 R&D Phát triển sản phẩm Sản xuất 2000-nay R&D Phát triển sản phẩm Phát triển sản phẩm Nguồn: Hobday and Rush (2007) và bổ sung tác giả.

Ngành điện tử đã phát triển rất nhanh ở ba nước nói trên. Cả ba nước đều bắt đầu từ công đoạn lắp ráp. Đây là công đoạn chỉ đòi hỏi nhiều lao động phổ thông. Sau đó, chuyển dần sang các công đoạn thượng nguồn, lần lượt là sản xuất linh

45 kiện, phát triển sản phẩm, và R&D. Singapore bắt đầu trước, từ thập niên 1960, và nâng cấp rất nhanh. Malaysia và Thái Lan bắt đầu gần như cùng lúc, nhưng trong khi Malaysia nâng cấp rất nhanh thì Thái Lan lại chậm. Hiện nay, Singapore đã đi đến công đoạn R&D, Malaysia vẫn chưa vượt qua công đoạn phát triển sản phẩm, Thái Lan mới bắt đầu sang công đoạn phát triển sản phẩm. Sự phát triển của ngành điện tử ở ASEAN-3 còn cho thấy có sự chuyển hướng (cũng có thể coi là nâng cấp) sang lĩnh vực ICT. Hiện nay, Malaysia và Thái Lan có vị thế khá cao trong sản xuất các sản phẩm ICT; còn Singapore đã tham gia vào công đoạn phát triển sản phẩm ICT và bắt đầu các hoạt động R&D. Malaysia và Thái Lan còn có tham vọng phát triển ngành chế tạo ô tô. Mỗi nước một cách và đều có những thành công nhất định, trong đó Thái Lan thành công hơn rõ rệt. Nếu ở Thái Lan, hoạt động lắp ráp do các hãng ô tô đa quốc gia thực hiện và Thái Lan không có chương trình thương hiệu ô tô quốc gia; thì ở Malaysia, do theo đuổi một chương trình thương hiệu ô tô quốc gia đầy hoài bão, nên hoạt động lắp ráp tập trung nhiều ở hai hãng trong nước là Proton và Perodua. Các hãng nước ngoài do Toyota dẫn đầu vẫn được phép lắp ráp và bán tại thị trường Malaysia nhưng bán được ít hơn nhiều so với hai hãng Malaysia nói trên. a) Singapore Sau khi tách ra từ Malaysia (năm 1965), Singapore đã lập tức theo đuổi mô hình phát triển công nghiệp theo định hướng xuất khẩu. Do doanh nghiệp trong nước non yếu, do thiếu công nghệ, Singapore ngay từ đầu đã chú trọng thu hút FDI. Từ đầu thập niên 1980, Singapore đã xác định đường lối trở thành cơ sở sản xuất xuất khẩu cho các công ty xuyên quốc gia. Do thời kỳ đó còn ít nước đang phát triển có nhận thức tương tự, nên Singapore là nước đi tiên phong trong đường lối phát triển dựa vào FDI và công ty xuyên quốc gia. Vị thế tiên phong này đã tạo ra "lợi thế người đi trước" cho Singapore. Chính nhờ đường lối này, ngành điện tử của Singapore đã được các công ty xuyên quốc gia đặt nền móng và thúc đẩy phát triển. Gần như cùng lúc với ngành

46 điện tử là ngành may. Các công ty may của Đài Loan và Hong Kong đã đầu tư vào Singapore để tránh hạn chế quota mà các nước phát triển áp dụng đối với họ. Cả ngành may lẫn ngành điện tử (thời kỳ 1970 chủ yếu là hoạt động lắp ráp) đều thâm dụng lao động mà dân số Singapore lại nhỏ, nên nước này đã gặp phải tình trạng thiếu cung lao động. Điều này buộc Singapore phải chuyển hướng sang phát triển các ngành thâm dụng công nghệ. Nước này đã áp dụng chính sách tiền công tối thiểu cao để ép các ngành thay đổi cơ cấu theo hướng này. Từ giữa thập niên 1980, ngành điện tử bắt đầu chuyển từ hoạt động lắp ráp các cụm linh kiện sang sản xuất máy tính, máy in và ổ cứng máy tính (HDD). Từ giữa thập niên 1990, phân ngành chế tạo bán dẫn bắt đầu phát triển mạnh và sang đến thập niên 2000 trở thành nhóm hàng điện tử có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Ngành may thì thoái trào. Singapore cũng không chuyển từ may sang dệt như nhiều nước khác. Nhờ theo đuổi đường lối phát triển dựa vào các công ty xuyên quốc gia, chú trọng thực hiện các chính sách xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI, nên có tới 5 nghìn công ty xuyên quốc gia đã có mặt ở Singapore. Rất nhiều trong số này thậm chí còn chuyển trụ sở chính tới Singapore (như trường hợp công ty điện tử Flextronics đã chuyển trụ sở chính của mình từ Silicon Valley, Mỹ tới Singapore vào năm 1990; Procter and Gamble chuyển trụ sở toàn cầu của mình sang Singapore năm 2012), hoặc đặt trụ sở khu vực tại Singapore (như Unilever, General Motors, IBM, DHL, Merck, ADM, JPMorgan Chase, L'Oreal, AON, Kellogg, ...), hoặc di chuyển một số chức năng chính từ chính quốc sang Singapore (như một loạt công ty Nhật Bản), hoặc mở các bộ phận R&D tại đây. Điều này đã đóng góp rất lớn vào sự nâng cấp ngành và nâng cấp công nghệ của Singapore.

Bảng 2.2: Tỷ trọng (%) các phân ngành trong khu vực chế biến, chế tạo Ngành 1970 1980 1990 1999 Chế biến lương thực, đồ uống, thuốc lá 18,3 6,6 4 2,5 Chế biến gỗ 5,4 3,1 1,2 0,3 Sản phẩm giấy và in ấn 3,5 2,6 3,6 2,6

47 Dệt-may, da-giày 5,2 4,5 3,1 0,9 Hóa dầu 31,4 36,4 15,9 14,6 Thiết bị vận tải 8,5 6,5 5,3 4,3 Linh kiện điện tử 7,3 16,9 39,1 51,4 Hóa-dược 2,9 2,9 6,9 6,4 Giá trị sản lượng toàn khu vực chế 3,89 31,66 71,32 133,5 biến, chế tạo (tỷ dollar Singapore) Nguồn: Singapore, Department of Statistics. b) Malaysia Lịch sử nâng cấp ngành của Malaysia trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ khi độc lập (năm 1957) đến hết thập niên 1960, tương ứng với ba kế hoạch 5 năm (1956-1960, 1961-1965, 1966-1970). Giai đoạn này phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng hóa hơn là theo hướng nâng cấp nên không có ngành chiến lược. Các ngành công nghiệp được phát triển với mục tiêu để giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tạo việc làm. Kinh tế tư nhân và FDI được khuyến khích; luật ưu đãi đầu tư được ban hành năm 1968. Giai đoạn thứ hai là các thập niên 1970 và 1980, tương ứng với bốn kế hoạch 5 năm và là thời kỳ thực hiện Dasar Ekonomi Baru (DEB, Chính sách Kinh tế Mới). Trong thời kỳ này, Malaysia đã chuyển dịch cơ cấu ngành khá mạnh. Thập niên thứ nhất là thời kỳ phát triển mạnh ngành may và lắp ráp điện tử. Đây là hai ngành thâm dụng lao động. Ngành công nghiệp ô tô bắt đầu từ hình thức lắp ráp với mục tiêu thay thế cho nhập khẩu nguyên chiếc. Malaysia ban hành Luật Khu Thương mại Tự do vào năm 1971 và thành lập khu thương mại tự do đầu tiên của mình ở Penang vào năm 1972 để thu hút FDI theo định hướng xuất khẩu, nhất là trong ngành điện tử. Các khu này tạo thành cơ sở cho các cụm liên kết ngành điện tử. Các liên kết ngược từ ba ngành may, lắp ráp điện tử và lắp ráp ô tô này bắt đầu được thúc đẩy. Để thúc đẩy phát triển các liên kết ngành, Chính phủ Malaysia ban hành Luật Hợp tác Công nghiệp vào năm 1975.

48 Sang thập niên thứ hai, ngành điện tử đã qua khỏi thời kỳ chỉ lắp ráp và bắt đầu các hoạt động sản xuất, với tỷ lệ linh kiện sản xuất trong nước ngày một tăng. Ngành dệt cũng bắt đầu phát triển để cung cấp phụ liệu cho ngành may. Xuất khẩu sản phẩm may và sản phẩm điện tử là trụ cột của thương mại Malaysia thời gian đó. Cũng trong thập niên 1980, ngành ô tô có một sự đột phá khi chương trình ô tô quốc gia (ô tô có nhãn mác riêng của Malaysia) bắt đầu được triển khai từ năm 1983. Trước đó, năm 1981, "Chính sách Công nghiệp Nặng" và Chính sách Hướng Đông" được ban hành. Năm 1986, Chính phủ Malaysia công bố Quy hoạch Phát triển Công nghiệp (lần thứ nhất) và kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ năm. Cả hai kế hoạch này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cấp về công nghệ trong các ngành chế tạo, thừa nhận sự cần thiết phải liên kết với các công ty xuyên quốc gia để được chuyển giao công nghệ. Công nghiêp nặng mà chủ yếu là công nghiệp ô tô bắt đầu có những bước mở rộng chậm rãi về phía thượng nguồn. Giai đoạn thứ ba từ đầu thập niên 1990 tới năm 2009, là thời kỳ thực hiện Dasar Pembangunan Nasional (DPN, Chính sách Phát triển Quốc gia) và tiếp đó là Dasar Wawasan Negara (DWN, Chính sách Tầm nhìn Quốc gia). Năm 1990, Chính phủ Malaysia công bố "Kế hoạch Hành động Phát triển Công nghệ" nhằm mục đích thúc đẩy lĩnh vực chế biến chế tạo phát triển đa dạng và toàn diện. Một trong những biện pháp chủ đạo để thực hiện kế hoạch này là thu hút FDI. Năm 1996 và năm 2006, Quy hoạch Phát triển Công nghiệp (lần thứ hai và lần thứ ba) được công bố. Quy hoạch thứ hai còn gọi là "Manufacturing plus plus" nhấn mạnh sự phát triển các liên kết ngành toàn diện và theo cách tiếp cận dựa vào cụm liên kết ngành. Ngành dệt-may của Malaysia giảm dần. Trong khi đó, ngành điện tử bắt đầu tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực ICT công nghệ cao. Malaysia đã đi qua giai đoạn sản xuất theo thiết kế nước ngoài trong ngành điện tử, bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm với sự đóng góp ở phân đoạn thiết kế. Malaysia tiếp tục chương trình ô tô quốc gia và nhãn hiệu ô tô nội địa thứ hai ra đời và sau đó liên tiếp các mác ô tô mới phục vụ thị trường nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa tăng lên khá nhanh đối với các mác xe quốc gia. Quy hoạch Phát triển Công nghiệp lần thứ ba

49 thể hiện chủ trương chuyển hướng phát triển công nghiệp sang những ngành định hướng dịch vụ giá trị gia tăng cao. Giai đoạn thứ tư từ đầu thập niên 2010 tới nay. Đây là thời kỳ bắt đầu triển khai Model Economi Baru (MEB - Mô hình Kinh tế Mới). MEB chú trọng: (1) Tăng trưởng dựa vào năng suất lao động, (2) Lấy khu vực tư nhân làm chủ đạo, (3) Tập trung vào các hoạt động kinh tế trong các vùng hội tụ ngành và các hành lang kinh tế, (4) Ưu đãi những ngành nào có khả năng công nghệ và khả năng đổi mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, (5) Phát triển và liên kết tích cực vào các mạng sản xuất và mạng tài chính của khu vực để mượn lực của các dòng đầu tư, dòng thương mại và ý tưởng phát triển. Công nghiệp ô tô có vẻ như không còn là ưu tiên và không còn là biểu tượng phát triển quốc gia nữa. Ngành ICT trở thành ngành chủ lực. b) Thái Lan Lịch sử phát triển công nghiệp hiện đại của Thái Lan có thể xem là bắt đầu từ đầu thập niên 1960 sau khi nguyên soái Sarit Thanarat đảo chính và trở thành Thủ tướng Thái Lan vào năm 1957. Thanarat đã chủ trương phát triển Thái Lan theo những hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và tiến hành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế lần thứ nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên 1970 (hết kế hoạch 5 năm lần thứ ba), kinh tế Thái Lan vẫn lấy nông nghiệp làm khu vực chủ đạo. Các chính sách nâng cấp ngành của Chính phủ Thái không rõ ràng. Thực tế, hầu hết sự can thiệp của chính phủ Thái vào nền kinh tế là để quản lý kinh tế vĩ mô, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi (đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc) và giữ gìn kỷ luật ngân sách. Mặc dù chính sách bảo hộ để phát triển công nghiệp theo định hướng thay thế nhập khẩu được triển khai trong thời kỳ này, nhưng các ngành chế biến, chế tạo phát triển chậm chạp và không có sự chuyển dịch cơ cấu liên ngành rõ ràng nào do không có tính kinh tế nhờ quy mô vì thị trường nội địa nhỏ và tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, số

50 liệu thống kê cho thấy ngành dệt-may của Thái Lan đã mở rộng nhanh chóng trong thời kỳ thay thế nhập khẩu này. FDI đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của ngành dệt-may Thái Lan ngay từ thời gian đó. Năm 1977, Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư. Chính sách phát triển công nghiệp theo định hướng thay thế nhập khẩu bị bãi bỏ (ngành dệt-may chuyển từ thay thế nhập khẩu sang định hướng xuất khẩu từ năm 1972), chuyển sang chính sách hướng ngoại và tăng cường hội nhập quốc tế. Nhờ có truyền thống tự do kinh tế và một hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản tốt, cộng với chính sách thu hút FDI khôn ngoan, Thái Lan đã thu hút được đáng kể FDI vào phát triển công nghiệp và nâng cấp ngành. Tuy nhiên, thời kỳ 1974-1985 là thời kỳ bất ổn về chính trị và kinh tế do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Công nghiệp bắt đầu có sự chuyển biến so với thời kỳ trước, nhưng chưa rõ ràng. Phân ngành dệt-may vẫn là ngành phát triển mạnh nhất cả về giá trị sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ 1986-1996 tương ứng với 2 kế hoạch 5 năm lần thứ sáu và thứ bảy là thời kỳ kinh tế bùng nổ, nhưng kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng. Thái Lan nhanh chóng chuyển từ một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tài nguyên sang kinh tế tăng trưởng dựa vào thâm dụng lao động. Ngành dệt-may Thái Lan tiếp tục bùng nổ xuất khẩu rồi chuyển sang giai đoạn thoái trào từ đầu thập niên 1990. Thời kỳ 1986- 1996, Thái Lan luôn đứng trong nhóm 10 nước xuất khẩu sản phẩm dệt-may nhiều nhất thế giới. Rất nhiều công ty xuyên quốc gia đã mở nhà máy tại Thái Lan.

2.1.3. Trung Quốc Trước năm 1978, Trung Quốc duy trì một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Từ khi cải cách-mở cửa, nước này đã điều chỉnh chiến lược phát triển, chuyển sang dựa vào thị trường, phát triển các ngành thâm dụng lao động trước rồi nâng cấp ngành dần dần. Tuy cách phát triển sau năm 1978 mang đặc điểm "thử và sửa" khá rõ, thể hiện ở những khẩu hiệu yêu thích của Đảng Cộng sản Trung Quốc như "shí shì qiú shì (tìm ra cái đúng từ thực tiễn)",

51 "mōzhe shítóu guòhé (dò đá qua sông)", song Trung Quốc đã có những chính sách và biện pháp khá đồng bộ giúp cho việc nâng cấp ngành diễn ra rất nhanh.

Bảng2.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng bình quân hàng năm các ngành chế biến, chế tạo của Trung Quốc (%) Ngành 1994-2000 2001-2005 2006-2010 2001-2010 Chế biến lương thực 4,1 19,9 20,1 20,0 Sản xuất lương thực 0,8 20,8 20,8 20,8 Sản xuất đồ uống 13,4 11,9 22,2 17,0 Chế biến thuốc lá 8,0 12,8 15,0 13,9 Dệt 2,6 19,7 15,2 17,4 Giấy và sản phẩm giấy 6,8 22,5 19,1 20,8 Dầu mỏ 2,6 12,4 8,9 10,6 Sản phẩm hóa chất 9,7 19,1 21,7 20,4 Dược 5,0 24,2 20,7 22,4 Sợi hóa học 8,8 15,0 12,6 13,8 Sản phẩm phi kim loại 6,7 20,1 25,3 22,7 Sắt thép 1,1 28,4 16,8 22,6 Sản phẩm kim loại mày 9,0 24,3 21,9 23,1 Sản phẩm kim loại 12,2 19,2 23,3 21,2 Chế tạo máy thông thường 21,2 28,7 26,0 27,3 Chế tạo máy đặc thù 10,4 22,8 27,1 25,0 Thiết bị vận tải 11,7 27,0 28,4 27,7 Thiết bị điện 14,9 25,5 23,2 24,3 Thiết bị viễn thông 28,7 38,1 18,8 28,4 Công cụ đo lường 20,3 31,1 19,3 25,2 Nguồn: Wu & Ma & Guo (2014).

52

Hình 2.1: Thay đổi tỷ trọng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng của toàn khu vực chế biến, chế tạo giữa năm 1994 và 2007. Nguồn: Cheong & Wu (2014).

Từ khi cải cách cuối thập niên 1970, cơ cấu ngành chế biến, chế tạo của Trung Quốc thay đổi rất nhanh theo hướng tỷ trọng của các ngành thâm dụng công nghệ càng ngày càng tăng. Hình 2.1 cho thấy ngành điện tử và viễn thông tăng nhanh nhất, từ mức 3,74% tổng giá trị gia tăng khu vực chế biến, chế tạo năm 1993 lên 9,68% năm 2007, là ngành lớn thứ hai trong khu vực chế biến, chế tạo. Những ngành tăng nhanh khác là chế tạo thiết bị giao thông vận tải, điện khí và điện cơ, thiết bị chính xác. Trong khi đó, những ngành có chiều hướng giảm tỷ trọng là

53 ngành chế biến thuốc lá, chế biến lương thực thực phẩm, luyện kim (cả đen lẫn màu), ngành chế tạo máy thông thường và ngành dệt-sợi hóa học. Ngành dệt vốn có tỷ trọng tới 10% toàn khu vực chế biến, chế tạo năm 1993, là ngành có tỷ trọng lớn thứ hai ở Trung Quốc (sau ngành luyện kim đen) đã chỉ còn xấp xỉ 6% vào năm 2007, mặc dù thực tế thì giá trị sản lượng tuyệt đối vẫn tăng.

2.2. Chính sách hội tụ ngành Trong "Báo cáo cạnh tranh thế giới 2012-2013" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đài Loan được xếp thứ nhất ở tiêu chí về cụm liên kết ngành. Trên thực tế, từ lâu các doanh nghiệp Đài Loan đã hội tụ về mặt địa lý theo ngành, lĩnh vực (tiếng Đài Loan: chan ye ju luo, Hán-Việt: sản nghiệp tập lạc). Giữa thập niên đầu thế kỷ XXI, chính quyền Đài Loan đã có những chính sách, sáng kiến thúc đẩy hơn nữa hội tụ ngành theo hướng thành lập các cụm liên kết ngành sáng tạo-đổi mới. Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp (mà hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa) phát triển các liên kết ngược và xuôi trong các ngành dệt-may, ngành hóa chất- nhựa, ngành ô tô và linh kiện-phụ kiện ô tô, ngành điện tử-IT, cũng như kinh nghiệm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhất là các công viên khoa học đã giúp cho chính quyền Đài Loan có những biện pháp thực dụng và hiệu quả để phát triển cụm liên kết ngành. Sáng kiến phát triển cụm liên kết ngành càng được khuyến khích bởi sự kiểm điểm lại thành công của Công viên Công nghiệp và Khoa học Tân Trúc (HSIP) – một cụm liên kết ngành của các ngành công nghệ cao. Vì thế, HSIP được mở rộng thêm và thực chất nó một chùm 6 công viện khoa học ở huyện Tân Trúc và các huyện, thị xung quanh. Đồng thời một số cụm liên kết ngành công nghệ cao mới được thành lập đó là Công viên Khoa học và Công nghiệp Trung bộ Đài Loan (lại bao gồm Công viên Khoa học và Công nghệ Đài Trung cùng một vài khu nữa), Công viên Khoa học và Công nghiệp Nam bộ Đài Loan (lại bao gồm Công viên Khoa học Cao Hùng và Công viên Công nghiệp Khoa học Đài Nam), và Hành lang Công nghệ Đài Bắc. Mỗi công viên khoa học này thường lại bao gồm một vài khu

54 nhỏ mà mỗi khu chuyên về ngành công nghệ cao nhất định. Công viên Khoa học Đài Trung chuyên về cơ khí chính xác. Công viên Khoa học Đài Nam là cụm liên kết của các ngành cơ khí chính xác, quang điện tử, mạch tích hợp, viễn thông, máy tính, thiết bị ngoại vi và công nghệ sinh học. Hành lang Công nghệ Đài Bắc thì chuyên vào phát triển phần mềm tin học. Trong 12 dự án i- triển khai từ năm 2009, có dự án phát triển 6 hành lang sáng tạo công nghiệp (Industrial Innovation Corridor) mà thực chất là dự án phát triển các cụm liên kết ngành sáng tạo-đổi mới trên cơ sở mở rộng, củng cố các công viên khoa học và công nghiệp đang có.

Bảng 2.4: Xếp hạng về tình trạng phát triển hội tụ ngành trên thế giới Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2014 2 9 12 40 25 2013 1 14 8 33 24 2012 1 13 3 34 23 2011 1 12 5 36 17 2010 3 15 5 34 17 2009 6 17 5 35 16 2008 1 13 3 31 19 2007 1 5 4 39 29 2006 1 5 7 40 33 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Singapore cũng là một nước thúc đẩy rất mạnh hội tụ ngành. Bên cạnh nhân tố tự nhiên là Singapore có diện tích hẹp, nên các doanh nghiệp ở gần nhau, nhưng ngay từ khi mới lập nước, chính phủ Singapore đã chú trọng phát triển các khu công nghiệp (theo đề xuất của phái đoàn Liên Hiệp Quốc do Albert Winsemius dẫn đầu). Các biện pháp thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các chủ thể trong cụm liên kết ngành

55 cũng đã được triển khai từ rất sớm.33 Nhờ đó, Singapore có các cụm liên kết ngành điện tử-ICT, cụm liên kết ngành công nghệ sinh học, cụm liên kết ngành dược, cụm liên kết ngành kinh tế biển. Malaysia cũng được đánh giá cao về phát triển các cụm liên kết ngành điện tử và công nghệ thông tin. Ngay từ thập niên 1970, Malaysia đã lập (tư nhân lập và chính phủ hậu thuẫn, hỗ trợ) các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do để thu hút FDI, khởi đầu cho việc hình thành các cụm liên kết ngành. Từ giữa thập niên 1990, chính sách phát triển cụm liên kết ngành trở thành một bộ phận của Kế hoạch Phát triển Công nghiệp lần thứ hai (1996-2005) và lần thứ ba (2006-2020). Thái Lan, do đặc thù về địa lý, nên hầu hết dân cư và cơ sở kinh tế đều tập trung ở khu vực Bangkok và các tỉnh lân cận. Điều này tạo thuận lợi cho hội tụ ngành. Chính phủ Thái Lan cũng có chính sách phát triển các khu công nghiệp từ rất sớm, đặc biệt là thu hút FDI theo ngành vào các khu công nghiệp chỉ định. Như sẽ trình bày sau, các liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp trong vùng hội tụ ngành đã phát triển mạnh, tạo thành những cụm liên kết ngành có năng lực cạnh tranh và đổi mới-sáng tạo khá cao. Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học ở Thái Lan cũng rất mạnh. Trung Quốc được đánh giá là quốc gia đi theo chiến lược công nghiệp hóa dựa vào cụm liên kết ngành.34

2.3. Chính sách khoa học và phát triển nguồn nhân lực Như đã trình bày ở Chương I, các nước đang phát triển có khả năng nâng cấp ngành thành công hay không một phần nhờ ở năng lực học hỏi và năng lực đổi mới- sáng tạo của họ cao hay thấp, vào lượng cung lao động theo các mức kỹ năng tương ứng với các ngành ở các giai đoạn phát triển. Chúng ta có thể gián tiếp tìm hiểu chính sách của Nhà nước liên quan đến hai yếu tố trên ở chính sách khoa học và chính sách phát triển nguồn nhân lực.

33 Xem Wong & Ho & Singh (2009). 34 Long & Zhang (2009).

56 Sau một thập niên rưỡi phát triển kinh tế, chính quyền Đài Loan trở nên nhận thức rất rõ ràng rằng, nếu không phát triển khoa học của riêng mình mà chỉ dựa vào công nghệ nhập khẩu của nước ngoài thì công nghệ đó không thể phát huy được.35 Năm 1965, Lý Quốc Đỉnh (Kwoh-Ting Li) vốn là một nhà vật lý lên làm Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan. Ông đã kiến nghị lên Quốc vụ viện và được chấp thuận cho mời các chuyên gia Mỹ (phái đoàn Joseph Platt và phái đoàn Donald F. Hornig) đến đánh giá thực trạng nền khoa học và thể chế phát triển khoa học của Đài Loan. Sau đó, Bộ Kinh tế đã trình và được phê duyệt kế hoạch 12 năm phát triển khoa học. Chính Lý Quốc Đỉnh đã là người đề xuất Đài Loan cần chuyển dịch cơ cấu theo hướng lấy ngành ICT làm ưu tiên. Bộ Kinh tế dưới thời ông làm Bộ trưởng (1965- 1969) đã tích cực nội địa hóa và áp dụng hàng loạt kiến nghị chính sách của Mỹ và UNESCO về khoa học vào hiện đại hoa kinh tế-xã hội. Nhiều thể chế mới liên quan đến phát triển khoa học kỹ thuật đã được thành lập ở Đài Loan. Sau khi Lý chuyển sang làm bộ trưởng Bộ Tài chính, bộ này đã tích cực hỗ trợ chương trình phát triển khoa học của Đài Loan. Cũng chính Lý là người lập ra Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc sau này nổi tiếng thế giới. Chương trình phát triển khoa học kỹ thuật của Đài Loan đã được Mỹ hỗ trợ rất nhiều.36

Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực đổi mới-sáng tạo trên thế giới Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2014 23 13 18 70 40 2013 19 15 18 87 30 2012 15 17 20 79 23 2011 15 19 22 56 23

35 Theo Greene (2008) thì phát triển kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy Đài Loan thay đổi quan điểm về khoa học. Năm 1964, Đài Loan thử nghiệm bom uranium. Năm 1966, Đài Loan lại thử nghiệm thiết bị nhiệt hạch và tên lửa có điều khiển. Hai sự kiện thành công này đã khích lệ chính quyền quân sự của Đài Loan quan tâm hơn nữa tới phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật. 36 Greene (2008).

57 2010 14 25 17 56 21 2009 13 25 18 59 22 2008 16 21 19 64 25 2007 16 22 23 56 34 2006 16 24 23 54 36 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Bên cạnh phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn lực con người cũng được Đài Loan chú trọng và có bước tăng tốc cũng từ giữa thập niên 1960. Tất cả các kế hoạch phát triển kinh tế của Đài Loan đều có trong đó các kế hoạch bộ phận về phát triển nguồn lực con người và phát triển khoa học. Ví dụ, ngay từ năm 1965, Đài Loan đã có kế hoạch 4 năm phát triển nhân lực khoa học, và đây là một bộ phận của kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế lần thứ tư (1965-1968). Các kế hoạch phát triển nhân lực sau này càng ngày càng rộng hơn, thực dụng hơn, và gắn với phát triển kinh tế nhiều hơn.37 Một vấn đề nhức nhối trong phát triển nhân lực khoa học Đài Loan giữa thập niên 1960 là nạn chảy máu chất xám. Hàng năm, khoảng hai ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, tức là một phần sáu số sinh viên tốt nghiệp hàng năm, sang Mỹ tìm việc làm. Chính quyền Đài Loan đã ứng phó bằng cách lập ra năm trung tâm nghiên cứu.38 Singapore đứng thứ ba thế giới và là quốc gia duy nhất ở châu Á lọt vào TOP10 thế giới về phát triển nguồn nhân lực (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới). Về mặt giáo dục, Singapore cũng đứng thứ ba thế giới. Về chất lượng lao động thì đứng thứ hai thế giới.

Bảng 2.6: Xếp hạng chất lượng nguồn nhân lực trên thế giới Quốc gia Nguồn nhân lực Giáo dục Lực lượng lao

37 Greene (2008). 38 Greene (2008).

58 động Singapore 3 3 2 Malaysia 22 34 18 Trung Quốc 43 58 26 Thái Lan 44 79 27 Nguồn: World Economic Forum (2013).

Bảng 2.7: Xếp hạng chất lượng hệ thống giáo dục trên thế giới Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2014 56 10 4 87 52 2013 30 19 3 78 54 2012 24 14 3 78 57 2011 19 14 2 77 54 2010 17 23 1 66 53 2009 17 23 1 67 52 2008 25 18 2 53 55 2007 18 15 1 41 73 2006 7 10 1 42 74 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Bảng 2.8: Chất lượng giáo dục toán và khoa học tự nhiên Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2014 14 16 1 81 56 2013 11 27 1 80 48 2012 6 20 1 61 33 2011 5 23 1 60 31 2010 6 31 1 57 33 2009 6 34 1 62 35

59 2008 9 21 2 55 38 2007 8 13 1 41 57 2006 9 13 1 49 58 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Malaysia cũng có thứ hạng cao trên thế giới về chất lượng lực lượng lao động. Thái Lan tuy không có thứ hạng cao về giáo dục, song vẫn có thứ hạng cao về chất lượng lực lượng lao động. Trung Quốc đứng thứ 43 thế giới về phát triển nguồn nhân lực, đứng thứ 58 về giáo dục, đứng thứ 26 về chất lượng lao động.

2.4. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng và logistics Đài Loan rất chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình giao thông. Thời kỳ 1974-1979, Đài Loan có Thập đại kiến thiết (10 dự án xây dựng lớn) trong đó có dự án đường cao tốc Bắc-Nam xuyên đảo, dự án cảng Cơ Long và dự án cảng Đài Trung giai đoạn 1, dự án điện khí hóa đường sắt và dự án phát triển điện hạch nhân. Năm 1980, Đài Loan lại triển khai Thập nhị đại kiến thiết (12 dự án xây dựng lớn) cho thời kỳ 1980-1985, trong đó có cảng Đài Trung giai đoạn 2, đường sắt vòng quanh đảo, ba tuyến cao tốc xương cá cắt ngang đảo, v.v... Sau đó, Đài Loan lại triển khai 14 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và nhà máy lớn (Thập tứ đại kiến thiết). Năm 2004, Đài Loan triển khai Tân thập đại kiến thiết (10 công trình kết cấu hạ tầng lớn mới) và đưa đường cao tốc Bắc-Nam xuyên đảo thứ hai vào sử dụng. Năm 2009, Đài Loan triển khai dự án i-Taiwan phát triển kết cấu hạ tầng. Dự án này gồm 12 hợp phần, đó là: Mạng lưới giao thông toàn đảo mà trọng tâm là các dự án đường sắt đô thị cho 3 vùng đô thị 3 miền bắc-trung-nam; Cảng thương mại tự do và sinh thái Cao Hùng; Trung tâm logistics hàng không-hàng hải Thái Bình Dương Đài Trung; Thành phố Cảng Hàng không Quốc tế Đào Viên; Dự án cải tạo các khu công nghiệp và khu đô thị trên toàn đảo; Khôi phục các làng nông nghiệp (nhưng chuyển hướng sang nông nghiệp cao cấp); Cải tạo bờ biển; Trồng rừng;

60 Kiểm soát lũ và nắn chỉnh sông ngòi; Xây dựng hệ thống thoát nước; Phát triển mạng internet.

Bảng 2.9: Xếp hạng mức độ phát triển kết cấu hạ tầng trên thế giới Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2014 24 20 5 76 64 2013 26 25 5 61 74 2012 27 29 2 49 69 2011 25 23 2 47 69 2010 19 27 3 46 72 2009 19 27 2 41 66 2008 22 19 2 35 58 2007 22 18 3 28 65 2006 22 18 2 32 66 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ghi chú: Kết cấu hạ tầng gồm cả giao thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ liên lạc- viễn thông.

Bảng 2.10: Xếp hạng về mức độ phát triển logistics trên thế giới Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc 2007 21 27 1 31 30 2010 20 29 2 35 27 2012 19 29 1 38 26 2014 19 25 5 35 28 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Logistics Performance Index của Ngân hàng Thế giới

Đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng luôn chiếm phần lớn nhất trong đầu tư công ở các kế hoạch phát triển kinh tế của Malaysia và liên tục tăng qua từng kế hoạch. Nếu trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966-1970), chi cho đầu tư phát

61 triển kết cấu hạ tầng là 1387,9 triệu ringgit, thì đến kế hoạch lần thứ tám (2001- 2005) đã lên đến 64128,2 triệu ringgit - nghĩa là tăng lên 46 lần. Tổng đầu tư của Chính phủ Malaysia cho phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 1966-2005 là 209,696 tỷ ringgit, tương đương 63,627 tỷ dollar Mỹ.39 Dự án giao thông đường bộ lớn đầu tiên của Malaysia là Xa lộ Đông-Tây, dài 215 km. Dự án khởi công năm 1970, hoàn thành giai đoạn một năm 1982, giai đoạn hai năm 2005. Malaysia bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc ngay từ giữa thập niên 1970. Tuyến cao tốc Bắc-Nam dài 772 km được khởi công vào năm 1982 và hoàn thành vào năm 1994. Tuyến cao tốc Đông-Tây dài 358 km đã đưa vào sử dụng giai đoạn một (174 km) từ năm 2002, giai đoạn hai vào năm 2012. Nhiều tuyến xa lộ của Malaysia đã được nâng cấp và đạt tiêu chuẩn gần như cao tốc. Malaysia có 6 cảng hàng không quốc tế, lớn nhất trong số đó là Kuala Lumpur International Airport (KUL) có công suất phục vụ theo thiết kế là 70 triệu lượt khác và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây là sân bay đông khách thứ 12 trên thế giới (đã phục vụ xấp xỉ 47,5 triệu lượt hành khách riêng năm 2013) và sân bay vận tải nhiều hàng hóa thứ 28 thế giới (713,3 ngàn tấn hàng hóa riêng năm 2013). Malaysia có cảng Klang ở bang Selangor bên eo biển Malacca là cảng nước sâu lớn, có lượng container quy đổi (TEU) thông quan nhiều thứ 12 thế giới. Cảng lớn thứ hai ở Malaysia và thứ 18 thế giới về lượng container thông qua cảng là Tanjung Pelepas ở tây nam bang Johor. Singapore không gặp nhiều khó khăn trong phát triển giao thông đường bộ vì đất nước nhỏ bé. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ dài tổng cộng 3356 km trong đó có 161 km đường cao tốc của Singapore vẫn được đánh giá cao. Cụm cảng Singapore là một trong những cảng lớn và bận rộn nhất thế giới (32,2 triệu TEU năm 2013). Diện tích nhỏ, nhưng Singapore có tới 8 cảng hàng không, trong đó Singapore Changi Airport (SIN) là cảng lớn nhất nước và là một trong những trung tâm hàng

39 Naidu (2008).

62 không chính của toàn cầu. Năm 2013, cảng hàng không này đã phục vụ 53,7 triệu lượt khách và vận tải 1,85 triệu tấn hàng hóa, 343,8 ngàn lượt tàu bay. Dịch vụ logistics tại Singapore khá hiệu quả, với cơ sở hạ tầng mềm rất phát triển (hoạt động 24h), một lực lượng nhân lực có kỹ năng, và các tổ chức phụ trợ hiệu quả (thuế quan). Tại Singapore, các hàng hóa điện tử có thể được đưa tới tay người tiêu dùng chỉ trong vòng 6 giờ từ khi được dỡ hàng từ sân bay. Dịch vụ thuế quan tại Singapore được coi là tiên tiến trên thế giới.40 Singapore được thừa nhận là đã phát triển được dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới, với tên gọi “hòn đảo thông minh”.41 Các công ty lớn như Bayer, Black & Decker, Caterpillar, và IBM đã lựa chọn Singapore là trung tâm phân phối. Hơn nữa, các công ty dịch vụ logistics đều có trụ sở tại Singapore như DHL, FedEx, và UPS. Singapore được mệnh danh là trụ sở của châu Á. Trung Quốc từ đầu thập niên 1990 đã đầu tư ồ ạt cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đạt được những thành tựu vĩ đại. Vấn đề đối với kết cấu hạ tầng giao thông ở Trung Quốc không phải là thiếu mà là phí sử dụng cao, khiến cho chi phí vận tải cũng cao. Bên cạnh mạng lưới đường cao tốc phát triển rất nhanh từ giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã đầu tư phát triển các cảng biển và cảng hàng không cho những khu vực tập trung kinh tế của mình. Ví dụ, phục vụ khu vực đồng bằng sông Châu Giang có tới 2 cảng biến lớn là Thâm Quyến và Quảng Châu (đều ở tỉnh Quảng Đông) cùng 2 cảng hàng không lớn là Bạch Vân Quảng Châu và Bảo An Thâm Quyến. Phục vụ khu vực đồng bằng sông Dương Tử, có tới 4 cảng biển lớn là Thượng Hải, Ninh Ba-Chu San, Liên Vân Cảng và Tô Châu (trong đó 3 cảng sau đều thuộc tỉnh Giang Tô) cùng 2 cảng hàng không lớn là Phố Đông Thượng Hải và Hồng Kiều Thượng Hải. Phục vụ cho khu vực Hoàn Bột Hải và Hoa Bắc là các cảng biến lớn Thanh Đảo, Thiên Tân, Đại Liên và sân bay Thủ đô Bắc Kinh.

40 Reyes (2001) 41 Biederman (2000).

63

Hình 2.2: Độ dài đường cao tốc của Trung Quốc thay đổi qua các năm Đơn vị: chục nghìn km. Nguồn: KPMG (2013), Infrastructure in China: Sustaining quality growth.

Bảng 2.11: Các cảng biển lớn nhất của Trung Quốc và thứ hạng của chúng trên thế giới Cảng Lượng hàng hóa qua cảng Xếp hạng trên thế giới năm 2011 (triệu TEU) Thượng Hải 31,74 1 Thâm Quyến 22,57 4 Ninh Ba-Chu San 14,72 6 Quảng Châu 14,26 7 Thanh Đảo 13,02 8 Thiên Tân 11,59 11 Hạ Môn 6,47 19 Đại Liên 6,40 20 Liên Vân Cảng 4,85 26 Tô Châu 4,69 28 Nguồn: KPMG (2013), Infrastructure in China: Sustaining quality growth.

64

KINH NGHIỆM NÂNG CẤP NGÀNH ĐIỆN TỬ BẰNG CÁCH Chương III THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

3.1. Mạng sản xuất điện tử quốc tế 3.1.1. Sự hình thành của các mạng sản xuất điện tử quốc tế Ngành điện tử-công nghệ thông tin là một ngành công nghệ cao và có đặc trưng phát triển công nghệ rất nhanh. Chính sự phát triển nhanh này làm cho tính cạnh tranh trong ngành đặc biệt cao, kéo theo những thay đổi về năng lực cạnh tranh và cấu trúc bên trong ngành như hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng tăng cao và tốc độ thay đổi diễn ra nhanh chóng ngay cả trong bản thân các mạng sản xuất toàn cầu của ngành. Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử – công nghệ thông tin ban đầu là một dạng mạng do nhà sản xuất dẫn dắt, bị quy định bởi các yêu cầu cao về công nghệ. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh cao đã mang lại cho ngành điện tử những đặc điểm riêng biệt. Một mặt, mức độ tập trung cao do toàn cầu hóa ngành diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, cơ chế độc quyền không còn có đất tồn tại do địa vị của các công ty điện tử có sự biến động cao, thậm chí những công ty đứng đầu thị trường ngành điện tử cũng không dám khẳng định chắc chắn về sự sống còn. Kết quả, các công ty công nghệ cao cuối cùng cũng tập trung nguồn lực và năng lực chủ chốt của mình vào phát triển thương hiệu và thị trường, để lại phần kiểm soát năng lực công nghệ cho các công ty tổng thầu.42 Quá trình tiến triển của mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử- công nghệ thông tin thể hiện rất rõ trong Bảng 3.1. Theo đó, khởi đầu từ các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở các nước ngoài với hình thức liên kết sở hữu theo chiều dọc, các mạng lưới sản xuất trong ngành điện tử biến đổi thành các mạng sản xuất toàn cầu theo hình thức liên kết sở hữu chiều ngang.

42 Lê Thị Ái Lâm (chủ biên, 2012).

65 Bảng 3.1: Khái quát những phát triển và thay đổi cơ bản trong mạng sản xuất điện tử-công nghệ thông tin toàn cầu Thời gian Hoạt động Chiều hướng Công ty đứng Mạng lưới chủ chốt và liên kết đầu cung ứng nơi thực hiện Các thập niên - Tất cả các Liên kết dọc Công ty mẹ Các chi nhánh 1960-1970 hoạt động để trong nội bộ IBM, trước tái nội bộ công ty đưa ra sản công ty, liên cơ cấu phẩm cuối kết theo sở cùng hữu Cuối thập niên - Tập trung Liên kết chiều Intel Các công ty 1980: Silicon vào sản xuất ngang, phi sở nhỏ công nghệ Valley hình một số bộ hữu cao ở Silicon thành phận chính, và mua các bộ phận chuẩn hoá trên thị trường Đầu thập niên - Tách các chi Liên kết chiều IBM sau khi Các công ty 1990: Giai nhánh thành ngang, phi sở cải cách nhỏ công nghệ đoạn tái cơ cấu công ty độc hữu cao, các công các công ty lập ty được thành khổng lồ cũ - Tập trung sản lập trên cơ sở xuất một số bộ tách ra của các phận chính và chi nhánh/nhà mua các bộ máy phận chuẩn hoá từ các công ty độc

66 lập Các thập niên - Tập trung Liên kết phi sở Các công ty Các công ty 1990-2000: vào một số hữu điện tử có cung ứng toàn Tái cơ cấu địa khâu chính, thương hiệu cầu solectron, lý ra toàn cầu chủ yếu thiết lớn, IBM, Hon Hai, các kế và thương Intel..v công ty cung hiệu ứng nhỏ địa - Mua các gói phương ở cấu phần từ Trung quốc, các nhà cung Malaysia.v.v ứng Nguồn: Lâm chủ biên (2012).

Khác với ngành dệt-may, mạng sản xuất điện tử quốc tế lại sử dụng phổ biến hơn các nhà tổng thầu hay các công ty cung ứng toàn cầu mà bản thân mỗi công ty cung ứng này lại được tổ chức theo hình thức mạng lấy nguồn bên ngoài như các công ty đa quốc gia đứng đầu các mạng sản xuất trước đây. Mạng sản xuất điện tử quốc tế bắt đầu hình thành từ khi ngành này chuyển sang áp dụng công nghệ mô-đun hóa và tiêu chuẩn hóa từ đầu thập niên 1980 mà tiên phong là hãng IBM. Việc các mô-đun cấu thành nên một sản phẩm điện tử hoàn chỉnh có thể tháo ra lắp vào dễ dàng thuận tiện cho thay thế và nâng cấp là điều kiện cần cho phân tán sản trong ngành điện tử. Điều kiện đủ cho phân tán sản xuất trong ngành điện tử là cuộc cách mạng công nghệ vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không, khiến cho việc vận chuyển các linh kiện và các mô-đun từ các địa điểm sản xuất khác nhau ở các nước về nơi lắp ráp trở nên ít tốn kém hơn, nhanh hơn, và an toàn hơn – nói cách khác, trở ngại về khoảng cách về địa lý giảm đi. Nhờ có điều này, các hãng càng ngày càng đẩy mạnh chuyển sản xuất ra nước ngoài (off-shoring). Một điều kiện đủ nữa, đó là công nghệ điện tử càng phát triển thì thông tin liên lạc và khả năng quản trị thông tin của các công ty xuyên quốc gia trong kiểm soát các

67 công đoạn phân tán cho công ty liên kết và công ty thuê ngoài cũng được tăng cường – nói cách khác, trở ngại về khả năng kiểm soát cũng giảm. Nhờ đó, các hãng cũng ngày càng mạnh dạn tản quyền theo chiều dọc (vertical disintegration) và thuê ngoài (outsourcing). Việc chuyển sang công nghệ mô-đun hóa và chuyển sang quy trình sản xuất mở của các hãng điện tử thay vì quy trình khép kín trong hãng như thế đã làm cho bí quyết sản xuất dễ lan ra các công ty khác. Do đó, cạnh tranh trên thị trường điện tử ngày càng trở nên khốc liệt. Xu hướng này khiến các công ty điện tử đa quốc gia phải tìm cách giảm chi phí sản xuất. Công nghệ mô-đun hóa và cạnh tranh lại làm cho cải tiến và đổi mới trong ngành điện tử ngày càng mạnh mẽ. Sản phẩm thay đổi nhanh chóng hơn và có chu kỳ sống ngắn đi. Điều này khiến cho các hãng điện tử đa quốc gia cũng phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, nếu không việc thu hồi vốn sẽ khó khăn. Một trong những biện pháp giảm chi phí sản xuất là chuyển các phân đoạn sản xuất thâm dụng lao động sang các nước đang phát triển - nơi có nhân công thấp và có nhiều ưu đãi đầu tư. Châu Á từ thập niên 1980 bắt đầu được các công ty điện tử của Nhật Bản và Mỹ phân tán các phân đoạn sản xuất của mình, tạo thành mạng sản xuất điện tử quốc tế ở khu vực. Sở dĩ các công ty Mỹ, Nhật Bản chọn Đông Á để lập mạng sản xuất điện tử quốc tế là vì43: (1) Ngành điện tử đã hình thành ở các nước trong khu vực từ trước (thập niên 1960) mặc dù trước là sản xuất theo quy trình khép kín cũ và mục đích chủ yếu là chiếm thị trường; (2) Đông Á có nguồn lao động dồi dào, tiền công thấp, cũng như có đội ngũ kỹ sư có kỹ năng. Khi tiền công ở các NIE44 tăng lên thì lại có sẵn các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc và sau đó là CLMV45 nổi lên; (3) Chính phủ các nước Đông Á đưa ra nhiều ưu đãi khác nhau để thu hút đầu tư, đồng thời có nhiều chính sách để xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi.

43 Gangnes và van Assche (2010). 44 Các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore. 45 Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam.

68 Đông và Trung Âu từ giữa thập niên 1990 cũng nổi lên là địa điểm thu hút được các phân đoạn sản xuất của các công ty điện tử đa quốc gia. Những quốc gia ở đây vốn có đội ngũ kỹ sư điện tử hùng hậu vì ngành điện tử đã phát triển ở đây từ khá lâu; thị trường nội địa có quy mô lớn do thu nhập của người dân cao, cộng thêm vào đó là thị trường EU khổng lồ ngay cạnh; chính phủ lại tích cực thu hút đầu tư nước ngoài và coi việc tham gia các mạng sản xuất quốc tế là một phương tiện để nâng cấp ngành.46 Hungary, Romania, Ba Lan và Cộng hòa Séc là những quốc gia có thành tựu đáng chú ý trong nâng cấp ngành điện tử bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế. Khu vực Mỹ Latinh tham gia vào các mạng sản xuất điện tử quốc tế cùng thời với NIE, tuy nhiên không thành công bằng Đông Á trong nâng cấp ngành này. Dù sao, Mexico, Brasil và phần nào là Costa Rica vẫn là những nút quan trọng của nhiều mạng sản xuất điện tử quốc tế, nhất là các hãng của Mỹ, Canada. Do các linh kiện điện tử có thể dễ dàng vận chuyển bằng máy bay, nên mạng sản xuất điện tử quốc tế có cả mạng khu vực lẫn mạng toàn cầu. Ví dụ, mạng toàn cầu của BlackBerry có các nút ở Canada, Mexico và Hungary. Mạng toàn cầu sản xuất thiết bị "iPhone 5S" của Apple phải dựa vào các nhà cung ứng cấp 1 là AKM Semiconductor (sản xuất cảm biến la bàn), Bosch Sensortech (cảm biến đồng hồ gia tốc), Broadcom (bộ phận kiểm soát màn hình cảm ứng), Cirrus Logic (chip âm thanh), Corning (kính cường lực làm màn hình), LG (màn hình LCD), Murata (chip wifi), Qualcomm (máy ảnh, chip 3G/4G/LTE), Samsung (bộ xử lý dòng A), Sharp (màn hình LCD), Toshiba (bộ nhớ flash). Các nhà cung ứng cấp 1 cho Apple nói trên lại có cơ sở sản xuất hoặc nhà cung ứng cấp 2, cấp 3 ở tổng cộng khoảng 50 nước; Việt Nam có cơ sở sản xuất chip wifi của Murata.

3.1.2. Cấu trúc của mạng sản xuất điện tử quốc tế? Các mạng sản xuất điện tử quốc tế thường là mạng do nhà sản xuất lãnh đạo (công ty soái hạm), nghĩa là do một công ty điện tử đa quốc gia đứng ra tập hợp

46 Plank & Cornelia Staritz

69 những nhà cung ứng linh kiện rải rác ở các nước thành một mạng lưới và dẫn dắt mạng lưới này. Công ty soái hạm sở hữu nhãn hiệu và mác sản phẩm điện tử, chịu trách nhiệm các khâu thiết kế, marketing, tiêu thụ. Họ cũng có thể tham gia vào sản xuất một số linh kiện với công nghệ cốt lõi; những công ty điện tử đa quốc gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hoặc trường hợp của IBM, HP, Compaq của Mỹ là ví dụ. Trong trường hợp này, họ vừa là OBM vừa là ODM. Công ty soái hạm cũng có thể không hề tham gia vào các hoạt động sản xuất nhưng có tham gia vào thiết kế như một số công ty Mỹ như Apple (đối với các thiết bị di động) và Dell. Trong trường hợp này, họ vừa là OBM vừa là ODM. Công ty soái hạm lại cũng có thể thậm chí không sản xuất lẫn không thiết kế như trường hợp mạng sản xuất các thiết bị di động nhãn hiệu "Nexus" do Google làm soái hạm hoặc thiết bị di động nhãn hiệu "Kindle" do Amazon.com làm soái hạm. Mô hình nhà sản xuất làm soái hạm của mạng sản xuất điện tử quốc tế dẫn tới cấu trúc chi phối là cấu trúc dọc. Sau công ty soái hạm thì chủ thể thứ hai của mạng là các nhà cung ứng. Nhà cung ứng cấp 1 trong các mạng sản xuất điện tử quốc tế có thể là những công ty cung ứng những cụm linh kiện cho các công ty soái hạm, thậm chí cả cung cấp linh kiện lẫn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh cho công ty soái hạm. Ví dụ, nhà cung ứng cấp 1 cho Google trong mạng sản xuất các thiết bị di động "Nexus" là Samsung, LG, Acer, Asus; nhà cung ứng cấp 1 cho Apple trong mạng sản xuất các thiết bị di động iPad, iPhone, iPod là Foxcorn. Những nhà cung ứng cấp 1 trong các mạng sản xuất điện tử quốc tế cũng thường là những công ty xuyên quốc gia. Họ không chỉ cung ứng cho một công ty soái hạm duy nhất trong một mạng sản xuất duy nhất, mà nhiều khi là vài mạng. Ví dụ, Samsung vừa là nhà cung ứng cấp 1 của mạng sản xuất "Nexus" của Google, lại vừa là nhà cung ứng cấp 1 của mạng sản xuất "iPhone" và "iPad" của Apple. Hay Intel là nhà cung ứng cấp 1 của đồng thời nhiều mạng sản xuất thiết bị ICT khác nhau vì vi mạch (chip) của Intel được rất nhiều hãng khác sử dụng cho sản phẩm của mình. Một số nhà cung ứng cấp 1 ở cấp độ ODM (vừa sản xuất vừa thiết kế) như Quanta, Compal, Wistron

70 và Inventec đều của Đài Loan. Phần lớn các nhà cung ứng cấp 1 ngành điện tử chỉ là EMS (chỉ sản xuất). Nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 trong các mạng sản xuất điện tử quốc tế thường là những doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương. Một số phân ngành điện tử còn có chủ thể thứ ba trong mạng sản xuất, gọi là những công ty lãnh đạo ngành. Những phân ngành điện tử thường có loại chủ thể thứ ba này là ngành sản xuất máy tính, điện thoại di động, ... Những công ty lãnh đạo ngành là công ty có khả năng làm cho các công ty khác trong ngành phải áp dụng các sáng chế của mình, do vậy đây là công ty lãnh đạo khuynh hướng đổi mới- sáng tạo của ngành. Apple là một thí dụ về công ty lãnh đạo ngành trong ngành điện tử. Rất nhiều hãng điện thoại khác đã phải áp dụng các phát minh công nghệ của Apple và Apple cũng nổi tiếng về việc kiện các công ty khác vi phạm bản quyền sáng chế của mình. Intel cũng là công ty lãnh đạo ngành máy tính vì hầu hết các hãng sản xuất máy tính đều bị điều chỉnh theo việc sáng chế các dòng vi mạch của Intel.

3.1.3. Chuyên môn hóa trong mạng sản xuất điện tử quốc tế ở Đông Á? Gangnes và van Assche (2010), Hiratsuka (2006) phát hiện thấy có sự phân công trong các mạng sản xuất điện tử quốc tế ở Đông Á như sau: Nhật và Mỹ sản xuất các chi tiết công nghệ cao, các NIE sản xuất chi tiết công nghệ trung bình, Trung Quốc và ASEAN sản xuất các chi tiết công nghệ thấp hơn. Các chi tiết này được xuất khẩu sang các NIE để lắp ráp bằng robot thành các cụm linh kiện. Các cụm linh kiện lại được xuất khẩu sang Trung Quốc, ASEAN, Việt Nam để lắp ráp bằng tay thành sản phẩm điện tử cuối cùng. Thái Lan là trung tâm sản xuất ổ cứng của thế giới. Singapore và Manila (Philippines) cũng là những vùng hội tụ ngành sản xuất ổ cứng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) cũng đang nổi lên là ứng viên cạnh tranh thu hút các công ty sản xuất ổ cứng. Các công ty sản xuất ổ cứng hàng đầu thế giới đều đặt cơ sở lắp ráp tại Singapore và/hoặc Thái Lan. Ổ

71 cứng của các công ty này lắp ráp tại Singapore và Thái Lan thực ra lại là đầu vào trung gian cho sản xuất nhiều thiết bị khác, chẳng hạn cho máy nghe nhạc "iPod" của hãng Apple, máy tính xách tay "Vaio" của Sony, các loại ổ cứng cắm ngoài, v.v... Hitachi (công ty điện tử Nhật Bản) chọn Thái Lan làm trung tâm chính sản xuất ổ cứng máy tính cho mình. Thái Lan lắp ráp ổ cứng cho Hitachi từ các cụm linh kiện nhập về từ một số công ty điện tử Mỹ, Nhật và Malaysia. Nếu truy tiếp nguồn gốc, các cụm linh kiện này lại được lắp ráp từ các chi tiết sản xuất ở 11 nước khác nhau gồm Mexico, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia. Các nhà cung ứng các linh kiện ở Thái Lan và Philippines lại chủ yếu là các công ty Nhật Bản. Còn các nhà cung ứng linh kiện ở Malaysia lại chủ yếu là các công ty Mỹ.47

Hình 3.1: Các mạng sản xuất ổ cứng (theo tên các nhà lắp ráp) đặt trung tâm sản xuất ở Thái Lan Nguồn: Hiratsuka (2008).

47 Hiratsuka (2011b).

72 Hình 3.1 minh họa các mạng sản xuất ổ cứng ở Đông Á lấy Thái Lan làm trung tâm.

3.1.4. Cơ hội tham gia và nâng cấp Quá trình nâng cấp trong mạng sản xuất điện tử quốc tế trải qua 5 bậc, lần lượt là: lắp ráp, sản xuất, phát triển sản phẩm, và R&D. Quá trình nâng cấp này đòi hỏi phải có nhân lực có kỹ năng ngày càng cao hơn ở các bậc sau. Lắp ráp là bậc thâm dụng lao động phổ thông, mà chủ yếu là lao động nữ, nhưng đòi hỏi kỷ luật cao ở người lao động để đảm bảo lắp ráp chính xác sản phẩm. Còn R&D trong ngành điện tử lại đòi hỏi phải có những nhà khoa học trình độ cao khi nghiên cứu và những kỹ sư tài năng khi thử nghiệm sản phẩm. Muốn phát triển ngành điện tử, phải có sự chuẩn bị về kết cấu hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải, trong đó đường cao tốc / vận tải đường bộ và cảng hàng không / vận tải hàng không quan trọng hơn cả. Bên cạnh đó, phải đảm bảo an ninh trong quá trình vận chuyển vì hàng điện tử có đặc điểm là nhỏ, rời rạc, nên dễ bị mất trộm.

Hình 3.2: Các mô hình tổ chức trong ngành bán dẫn Nguồn: Hiệp hội bán dẫn fabless.

Ngành điện tử có sự biến động rất mạnh về công nghệ, kiểu dáng sản phẩm. Điều này khiến cho việc sản xuất trong nhiều thời điểm, nhất là khi một mô-đen mới chuẩn bị được tung ra thị trường, trở nên căng thẳng, gây áp lực rất lớn cho người lao động, nhất là lao động nữ. Các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đưa tin nhiều về tình trạng stress ở các công nhân trong các nhà máy của Foxconn – nơi lắp ráp iPhone, iPad – khi các nhà máy này ra sức kéo dài thời gian lao động và

73 tăng cường độ lao động để đảm bảo các đơn đặt hàng của Apple.48 Nếu không xử lý tốt điều này, cơ hội được nhận một phân đoạn sản xuất của công ty xuyên quốc gia có thể mất đi.49

3.2. Kinh nghiệm nâng cấp ngành điện tử của Đài Loan 3.2.1. Khái quát sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành điện tử của Đài Loan Đài Loan đã trải qua 5 thập kỷ phát triển công nghiệp điện tử, bắt đầu từ các hoạt động lắp ráp thiết bị điện tử như máy thu thanh (đài) transitor, máy ghi âm cassette, và đóng gói transitor trong thập niên 1960. Sang thập niên 1970, Đài Loan bắt đầu phát triển những doanh nghiệp sản xuất linh kiện như ống phóng điện tử CRT, thử nghiệm vi mạch, đồng hồ điện tử, trống từ cho đầu video. Sang thập niên 1980, Đài Loan bước vào lĩnh vực sản xuất máy tính với các sản phẩm thiết bị bán dẫn, máy tính cá nhân, RAM 256K, màn hình màu. Sản phẩm điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 của Đài Loan. Đồng thời, Đài Loan là nhà cung ứng máy tính lớn thứ 5 thế giới. Từ thập niên 1990, Đài Loan tiến vào lĩnh vực sản xuất vi điện tử và nhanh chóng trở thành nhà cung ứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm bo mạch chủ, màn hình, máy scan, chuột máy tính.50 Vào giữa thập niên 2000, Đài Loan đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế tri thức bậc cao trên thế giới. Năm 2006, trong danh sách 100 doanh nghiệp công nghệ cao lớn nhất thế giới, Đài Loan có những 14 doanh nghiệp51, nhiều thứ hai thế giới sau Mỹ (44 doanh nghiệp), nhiều hơn cả Nhật Bản (chỉ có 8 doanh nghiệp). Đài Loan đứng thứ nhất thế giới về chế tạo vi mạch (chiếm 66,7% giá trị sản lượng thế giới), thứ nhất thế giới về đóng gói vi mạch (47,5%), thứ nhì thế giới về thử nghiệm vi mạch (60,3%), thứ nhất thế giới về màn hình LCD TFT

48 VnEconomy (14/9/2010), "Bí ẩn bên trong “địa ngục” lắp ráp iPhone". 49 Khôi Linh (29/07/2011), "Foxconn mất “quyền” sản xuất iPad 3", Dân Trí. 50 http://www.wtec.org/loyola/em/05_03.htm#t05_03 51 Các doanh nghiệp của Đài Loan nằm trong danh sách 100 doanh nghiệp công nghệ cao lớn nhất thế giới là: Hon Hai Precision (4), Wistron (28), Asustek (29), Naya Technology (42), High Tech Computer (43), Siliconware Precision (53), TSMC (59), Compal (63), Inventec (77), Quanta (85), Acer (92), Advanced Semiconductor (96), D-Link (99). Số trong ngoặc là thứ hạng trong danh sách.

74 cỡ lớn (45,3%), thứ nhì thế giới về thiết kế vi mạch (21,2%), thứ nhì thế giới về chế tạo DRAM (25%). Ngoài ra, Đài Loan còn xếp thứ nhất thế giới về sản xuất màn hình TN/STN LCD, ED Cu, ổ đĩa CD-R, CD-RW, DVD-R, DVD-RW, ABS; đứng thứ nhì thế giới về sản xuất WLAN, SOHO Router, OLED, sợi quang, bo mạch chủ, đĩa bán dẫn; xếp thứ ba thế giới về sản xuất màn hình TFT LCD cỡ nhỏ, máy tính xách tay.52

3.2.2. Sự ra đời của các doanh nghiệp điện tử tiêu dùng (thập niên 1960) Ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan bắt đầu hình thành vào thập niên 1960. Trái với ngành dệt – cũng là ngành thâm dụng lao động lúc đó, ngành điện tử vốn không có cơ sở sản xuất nội địa nào. Chính là các công ty điện tử đa quốc gia đến Đài Loan đầu tư mở nhà máy lắp ráp sản phẩm tiêu dùng để xuất khẩu sang Mỹ. Mục đích của các công ty điện tử đa quốc gia là chuyển phân đoạn thâm dụng lao động (lắp ráp) sang Đài Loan để giảm chi phí sản xuất. Lợi thế của Đài Loan lúc đó là có nhiều kỹ sư được đào tạo tốt nhưng đang thiếu việc làm và đòi hỏi tiền công thấp. Thực tế là lúc đó cũng chỉ có vài nhà máy lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng như vậy và đều là doanh nghiệp nước ngoài. Đầu thập niên 1960, có 7 nhà máy lắp ráp liên doanh với Nhật Bản được thành lập. Năm 1963-1965, 24 nhà máy lắp ráp liên doanh với Mỹ được thành lập. Các công ty tư nhân Đài Loan dần dần bắt đầu xuất hiện, cung ứng các linh kiện cho các hãng lắp ráp nước ngoài.53 Chính quyền Quốc Dân Đảng đã hậu thuẫn cho việc thành lập các nhà máy lắp ráp hàng điện tử xuất khẩu và các công ty cung cấp linh kiện đó. Năm 1965, chính quyền Đài Loan thành lập một khu chế xuất ở Cao Hùng để cung cấp mặt bằng và các ưu đãi cho các hãng lắp ráp hàng điện tử xuất khẩu. Năm 1966, chính quyền Đài Loan thành lập Ban Kế hoạch và Phát triển Công nghiệp Điện tử với quyết tâm đưa Đài Loan trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử. Ban này hỗ

52 Vụ Kỹ thuật công nghiệp, Bộ Kinh tế Đài Loan, công khai tại https://www.moea.gov.tw/Mns/main/content/wH&OtherEditorFile.ashx?file_id=161 53 Wolfe (2013).

75 trợ doanh nghiệp tư nhân Đài Loan trong các hoạt động tiếp thụ, điều phối sản xuất đáp ứng nhu cầu của các hãng nước ngoài, thu mua nguyên liệu thô, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng, đơn giản hóa và đẩy nhanh các thủ tục hành chính. Ngay khi mới thành lập, Ban này đã tổ chức được một số hội chợ, triển lãm để giới thiệu các doanh nghiệp trong nước với các công ty xuyên quốc gia vào các năm 1967- 1968.54 Tuy nhiên, sau đó các công ty cung cấp linh kiện của Đài Loan đã nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực linh kiện công nghệ thông tin. Lĩnh vực điện tử tiêu dùng của Đài Loan gần như bị bỏ rơi cho đến giữa thập niên 1990 khi các công ty linh kiện đã thành danh trong lĩnh vực IT và quay trở lại lĩnh vực điện tử tiêu dùng.55

3.2.3. Chuyển đổi thành các doanh nghiệp gia công (ECM) trong lĩnh vực chế tạo bán dẫn và máy tính (cuối thập niên 1970-đầu thập niên 1980) Bắt đầu từ cuối thập niên 1970 và đặc biệt là thập niên 1980, Đài Loan đã thể hiện vai trò tích cực trong các mạng sản xuất toàn cầu ngành điện tử – một ngành được coi là thâm dụng vốn và công nghệ. Ngành điện tử-công nghệ thông tin đòi hỏi những tiêu chuẩn khá gắt gao trong việc gia nhập mạng. Để tham gia được vào các mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử công nghệ toàn cầu và thực hiện thành công vai trò của mình, Đài Loan đã dựa trên hai nhóm điều kiện lớn mang tính hỗ trợ là bối cảnh quốc tế thuận lợi và điều kiện trong nước phù hợp và đủ chín muồi. Bối cảnh thuận lợi to lớn để Đài Loan tham gia vào các mạng sản xuất điện tử toàn cầu trong những năm 1980 trước hết là sự tản quyền theo chiều dọc của các công ty đa quốc gia diễn ra ngày càng mạnh dưới tác động của toàn cầu hóa và sự thay đổi công nghệ nhanh chóng. Thành tựu của Đài Loan sản xuất công nghệ cao có thể có được là nhờ khả năng của doanh nghiệp trong nước trong việc chủ động tận dụng và sắp xếp mạng

54 Wolfe (2013). 55 Lee & Patch (1997).

76 lưới địa phương và quốc tế. Ngành công nghiệp máy tính và vi mạch của Đài Loan là các ví dụ điển hình. Cả hai đều đặc trưng bởi việc tận dụng sự tản quyền theo chiều dọc quốc tế và xây dựng và phát triển mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hiệu ứng hội tụ ngành giúp tạo đà cho sự phát triển của các ngành công nghiệp địa phương và sau đó khi các mạng lưới địa phương trở thành một phần của mạng lưới quốc tế, các ngành công nghiệp địa phương có được thêm động lực cho phát triển. Quan trọng hơn, sử dụng công nghệ đã giúp các công ty Đài Loan gắn chặt chẽ vào các mạng sản xuất điện tử quốc tế. Điều đáng lưu ý ở đây là, khi tản quyền theo chiều dọc diễn ra, các hãng sở hữu nhãn hiệu tiến hành thuê ngoài cả gia công phần mềm lẫn sản xuất, hợp lý hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ, thì Đài Loan đã sẵn sàng để tiếp nhận và thực hiện các hoạt động thuê ngoài. Ngay từ đầu thập niên 1970, khi trọng tâm ưu tiên của chính quyền Đài Loan là các ngành thâm dụng vốn như hóa chất và công nghiệp nặng, thì các nhà lập chính sách cũng đã bắt đầu chú ý đến các ngành thâm dụng công nghệ như điện tử. Năm 1973, Viện Kỹ thuật Công nghiệp (ITRI) được thành lập, đóng trong Khu Khoa học Công nghiệp Tân Trúc. Năm 1974, Viện Công nghiệp Điện tử (ERSO) được thành lập, nằm trong ITRI, tập trung vào nghiên cứu về sản phẩm bán dẫn dựa vào nguồn kỹ sư tài năng chủ yếu từ nước ngoài trở về, đặc biệt từ Silicon Valley (Mỹ). Năm 1978, nhà máy vi mạch đầu tiên được thành lập trong khuôn khổ ITRI. Sau đó, vào năm 1979, ITRI phát triển thành công con chip vi mạch thương mại cho đồng hồ và bắt đầu đặt hàng cho các nhà công nghiệp trong nước sản xuất, thúc đẩy tiến trình sản xuất đồng hồ điện tử trong nước. Với những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất của các ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và các kiến thức nghiên cứu tích lũy được, những năm 1980 trở đi, lúc xu hướng tản quyền theo chiều dọc trong các mạng sản xuất toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, thì Đài Loan bắt đầu có sự phát triển vững vàng về ngành này. Đài Loan trong thập niên 1980 đặc biệt tích cực thành lập các công viên khoa học, tập trung mạnh vào phát triển nhiều ngành công nghệ cao như máy chính xác, công nghệ sinh học v.v... Tuy nhiên, cụm liên kết ngành hay công viên khoa học

77 được tập trung nhiều nhất và quan tâm hàng đầu chính là nhóm tập trung vào các ngành điện tử và công nghệ thông tin. Điển hình nhất là Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc thành lập năm 1980, nơi được coi là vườn ươm của các công ty sản xuất vi mạch hàng đầu như TSMC và UMC (United Microelectronics). Ba lợi thế lớn của các cụm liên kết ngành/công viên khoa học này là sự tiếp cận lao động và đầu vào chuyên dụng dễ dàng hơn và hiệu ứng tràn về công nghệ trong nội bộ cụm đã thu hút các công ty điện tử lớn toàn cầu thuê ngoài các công ty Đài Loan. Giai đoạn phát triển ban đầu là thời kỳ mà các công ty được hình thành và hoạt động chủ yếu là các công ty nhà nước ra đời trong khuôn khổ các tổ chức nghiên cứu và các công ty được thành lập bởi các tài năng hải ngoại một cách độc lập hoặc có liên doanh với các công ty công nghệ nước ngoài. Đồng thời, trong giai đoạn này, khá nhiều đơn vị trong các tổ chức nghiên cứu, nhất là tổ chức xuất thân từ ITRI hay ERSO, chuyển đổi thành công ty. Ví dụ, UMC, TSMC, Syntek Ltm, Taiwan Mask Corp. (TMC), Vanguard International Semiconductor Corp. Trong giai đoạn này, các công ty thực hiện sản xuất, song các nghiên cứu và thiết kế vẫn chủ yếu do các tổ chức nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện, được các thương nhân- nhà nghiên cứu đưa về từ nước ngoài về và tiếp tục phát triển trong nước. Cuối thập niên 1970, trước khi cấu trúc mở của IBM được phổ biến, các công ty Đài Loan (tiêu biểu là Acer) đã copy mô hình Apple II và bán sản phẩm khắp thế giới. Hoạt động như thế chỉ bị nghẽn lại khi Apple khởi kiện. Sau đó, các công ty Đài Loan với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp đã nhanh chóng nghiên cứu cấu trúc mở của IBM và chuyển sang sản xuất các thiết bị "tương thích với IBM".56 Sau thời kỳ ban đầu này, các nghiên cứu bắt đầu được thực hiện trong nước nhiều hơn, bởi các tổ chức nghiên cứu và bản thân các công ty, đặc biệt các công ty có nguồn gốc từ các tổ chức nghiên cứu ban đầu. Công nghệ bắt đầu được chuyển giao mạnh cho khu vực tư nhân, đưa ngành công nghiệp phát triển nhanh trong thời

56 Wang (2003).

78 kỳ nửa cuối thập niên 1980; và, Đài Loan thực hiện vị thế nhà cung ứng chế tạo mạnh trong các mạng sản xuất toàn cầu ngành điện tử. Năm 1980, chính quyền Đài Loan triển khai kế hoạch 10 năm phát triển công nghệ thông tin (1980-1989). Năm 1984, Thủ tướng Đài Loan là Yu Kuo-hwa (Du Quốc Hoa) phê duyệt chiến lược công nghệ thông tin. Kế hoạch 10 năm và chiến lược nói trên đã thúc đẩy mạnh thêm sự phát triển của ngành ICT Đài Loan bằng các biện pháp sau: thúc đẩy việc sử dụng máy tính để tăng năng suất, hiệu quả; mở cửa thị trường để thúc đẩy cạnh tranh; nâng cấp công nghệ để mở rộng thị trường nội địa và tiến tới vươn ra thị trường quốc tế. Vai trò của chính quyền thể hiện rõ trong trường hợp phát triển ngành sản xuất vi mạch. Chính quyền Đài Loan đã chiêu dụ thành công các nhà khoa học Hoa Kiều đang làm việc cho IBM, Intel, Texas Instruments ở Mỹ trở về Đài Loan để giúp phát triển ngành công nghệ cao còn non trẻ này. Thông qua các nhà khoa học này và những nỗ lực khác của chính quyền, RCA Corporation của Mỹ đã đồng ý chuyển giao toàn bộ công nghệ và tri thức về vi mạch 7 micron cho Viện Kỹ thuật Công nghiệp và còn xây dựng một phòng thí nghiệm ở Khu Khoa học Công nghiệp Tân Trúc. Viện này sau đó lại chuyển giao công nghệ cho các công ty của Đài Loan. Còn phòng thí nghiệm nói trên đến năm 1980 chuyển thành United Microelectronics Corporation (UMC hay Điện tử Liên Hoa), công ty sản xuất vi mạch đầu tiên của Đài Loan, và bắt đầu sản xuất vi mạch hàng loạt từ năm 1982.57 Những vi mạch đầu tiên do Đài Loan sản xuất chủ yếu dùng trong đồng hồ điện tử và máy tính đơn giản (calculator). Viện Kỹ thuật Công nghiệp đã ấp ủ tham vọng phát triển loại vi mạch phức tạp hơn. Họ đã đàm phán thành công với các công ty khởi nghiệp ở Silicon Valley, ví dụ như Mosel và Vitelic, và được các công ty này chuyển giao cho công nghệ sản xuất vi mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI). Nhờ đó, năm 1984, Đài Loan đã phát triển được vi mạch VSLI và chỉ một năm sau đã sản xuất được. Không dừng ở đó, Đài Loan muốn trở thành trung tâm chế tạo vi mạch VSLI của thế giới. Năm 1985, chính quyền Đài Loan chiêu dụ được Morris

57 Sđd.

79 Chang, một nhà khoa học có 25 kinh nghiệm thiết kế tại Texas Instruments của Mỹ, về nước và làm Viện trưởng Viện Kỹ thuật Công nghiệp. Chang đề xuất thành lập một công ty lớn chuyên chế tạo vi mạch cung cấp cho các công ty Đài Loan và nước ngoài. Chính quyền Đài Loan đã đàm phán thành công với công ty xuyên quốc gia Hà Lan là Phillips để cùng góp vốn thành lập Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) vào năm 1987, đóng trong Khu Khoa học Công nghiệp Tân Trúc. Morris Chang kiêm chức giám đốc đầu tiên của TSMC. Ngành vi mạch đã hỗ trợ cho ngành máy tính phát triển do cung cấp các thiết bị ngoại vi cho máy tính. Còn ngành máy tính lại là thị trường trong nước rộng lớn cho ngành vi mạch. Mặc dù, chính sách công nghiệp của chính quyền có vai trò không nhỏ, nhưng chiến lược của bản thân các công ty điện tử Đài Loan mới có ý nghĩa quan trọng. Các công ty điện tử Đài Loan đã tiếp cận các công ty xuyên quốc gia, sao chép các cấu trúc máy tính cá nhân đã có, chứ không chọn chiến lược tự hiện đại hóa dây truyền sản xuất hàng loạt trong nước như các công ty điện tử Hàn Quốc đã làm. Ví dụ, TSMC ban đầu chỉ là công ty chuyên nhận hợp đồng đóng gói vi mạch cho các công ty Mỹ, kể cả công ty nhỏ mạo hiểm lẫn công ty điện tử tổng hợp đa quốc gia. Nhờ làm gia công, họ được các công ty Mỹ hướng dẫn cho về quy trình và công nghệ. Với đội ngũ kỹ sư tài giỏi và sự hỗ trợ về mặt tín dụng của chính quyền, TSMC đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ và quy trình của Mỹ để mở rộng quy mô sản xuất rồi sau này mới nâng cấp quy trình và công nghệ. Chi phí sản xuất cố định, trong nhiều trường hợp trở thành chi phí chìm, cản trở doanh nghiệp chuyển đổi.Nhờ làm gia công chuyên nghiệp một chi tiết hoặc bộ phận điện tử cho công ty xuyên quốc gia Mỹ, Nhật, các công ty Đài Loan giảm được chi phí sản xuất cố định.

3.2.4. Nâng cấp từ ECM lên EMS và ODM, từ foundry lên fabless hoặc fablite hoặc IDM (cuối thập niên 1980-cuối thập niên 1990) Năm 1986, Đài Loan triển khai kế hoạch dài hạn 10 năm phát triển khoa học kỹ thuật. Năm 1990, Đài Loan triển khai kế hoạch 10 năm lần thứ hai (1990-1999)

80 phát triển công nghiệp thông tin. Năm 1989, Đài Loan ban hành Quy chế nâng cấp ngành (Cùjìn chǎnyè shēngjí tiáolì). Phát triển ngành điện tử Đài Loan tiếp tục là ưu tiên trong các kế hoạch này. Năm 1985 là thời điểm đánh dấu quá trình nâng cấp của ngành điện tử Đài Loan từ vị thế ECM lên vị thế EMS khi công ty xuyên quốc gia của Mỹ là ITT Corporation thuê Acer và Mitac làm nhà cung ứng linh kiện cấp 1 cho sản phẩm máy tính cá nhân của mình. Sau đó, IBM, HP và các hãng máy tính lớn khác của Mỹ cũng đặt hàng các công ty Đài Loan. Từ đó, các công ty sản xuất máy tính và sản phẩm liên quan đến máy tính của Đài Loan ngày càng vững bước trên con đường chinh phục thị trường toàn cầu.58 Viện Kỹ thuật Công nghiệp Đài Loan tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới này, mà tiêu biểu là dự án phát triển máy trạm (workstation). Năm 1989, Viện này chủ trì cuộc đàm phán giữa Viện và các công ty Tatung, Datatech, Twinhead với hãng Sun Microsystems – một hãng sản xuất máy tính của Mỹ - về việc sản xuất chung máy trạm. Sun đã đồng ý chuyển giao các công nghệ mã nguồn và mã đối tượng cho Viện Kỹ thuật Công nghệ rồi Viện này cấp phép phụ cho các công ty Đài Loan. Đến năm 1993, Đài Loan đã trở thành một trong những nhà sản xuất máy trạm hàng đầu thế giới.59 Toàn cầu hóa trong thập niên 1990 diễn ra còn mạnh hơn trước đó, nhờ tiến bộ nhanh trong các lĩnh vực như Internet. Đồng thời, tiến bộ công nghệ trong ngành điện tử diễn ra rất nhanh, vòng đời sản phẩm được rút ngắn lại đáng kể. Những yếu tố này đã dẫn đến cạnh tranh trong ngành điện tử công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ hơn, thúc đẩy các công ty đứng đầu các mạng sản xuất toàn cầu phải tái cơ cấu hơn nữa mới đứng vững được. Họ phải hợp lý hóa chuỗi sản xuất, thuê ngoài nhiều hơn nữa các hoạt động trong chuỗi, thậm chí nhiều công ty chỉ giữ lại một chức năng cuối cùng là quản trị thương hiệu. Một lần nữa đây là một cơ hội lớn hơn cho

58 Wang (2003). 59 Sđd.

81 các công ty Đài Loan vốn đã trưởng thành và có mối quan hệ vững chắc với các công ty đứng đầu mạng qua một thời gian phát triển và cung ứng trước đó. Khi các công ty thương hiệu lớn thuê ngoài cả gia công phần mềm lẫn sản xuất, hợp lý hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ thì đồng thời điều này làm thay đổi quan hệ hợp đồng với các công ty Đài Loan. Ví du, Compaq, đi tiên phong trong cái gọi là "mô hình phân phối tối ưu hóa"60. Compaq áp đặt một công thức "98-3" cho các nhà cung ứng theo hợp đồng, yêu cầu họ thu thập 98 phần trăm các thành phần và các bộ phận cần thiết cho sản xuất trong vòng 3 ngày kể từ ngày đặt hàng và bắt đầu vận chuyển giao hàng trong vòng sáu ngày sau khi nhận đơn đặt hàng.61 Trong mô hình kinh doanh mới của mình, Compaq thuê ngoài mọi yếu tố của chuỗi giá trị cho nhà thầu phụ Đài Loan, ngoại trừ tiếp thị và quản trị thương hiệu. Bằng cách đó, Compaq hoàn toàn bàn giao hàng tồn kho chi phí cho các nhà thầu phụ, người cũng đã được yêu cầu để sản xuất và cung cấp hệ thống sản phẩm trên lịch trình chặt chẽ và điều chỉnh với thay đổi bất thường của nhu cầu thị trường. Hai công ty của Đài Loan là Inventec và Arima Computer, gần như là các nhà cung ứng độc quyền cho Compaq, đã nỗ lực phát triển năng lực logistics toàn cầu để đáp ứng yêu cẩu của Compaq và qua đó trưởng thành vượt bậc. Trái với Compaq có quan hệ cung ứng gần như độc quyền với riêng Inventec và Arima Computer, một công ty xuyên quốc gia khác của Mỹ là Dell lại có quan hệ đồng thời với nhiều nhà cung ứng Đài Loan. Dell thường xuyên chuyển từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng kia với mục đích là làm các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau, tăng vị thế đàm phán của Dell, và hạ chi phí cung ứng. Mỗi khi nhận được hợp đồng cung ứng, các các công ty Đài Loan đã phải đảm bảo rằng tất cả mọi thứ được đồng bộ trong chuỗi và để làm được điều này họ phải tham gia vào quản lý chuỗi cung cấp qua biên giới, hoạt động logistics và dịch vụ sau bán hàng, phối hợp tất cả các chức năng thông qua một mạng sản xuất toàn cầu và logistics mạng phản ứng nhanh chóng hay còn gọi là "logistics toàn cầu".

60 Mô hình phân phối tối ưu là mô hình phân phối cho phép khách hàng lựa chọn những gì họ muốn, khi nào và như thế nào, ở mức giá thấp nhất. 61 Rasiah & Shan (2012).

82 Thỏa thuận hợp đồng như các cách trên với các nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp máy tính đưa các công ty công nghệ thông tin Đài Loan nâng cao vị thế của họ trong hệ thống sản xuất toàn cầu và các công ty sau đó được đưa vào các chức năng cần thiết của việc phối hợp cung ứng toàn cầu cho các công ty đứng đầu mạng sản xuất quốc tế. Các nhà cung ứng Đài Loan đã tiếp thu được công nghệ, bí quyết và thông tin liên quan đến sản xuất từ những công ty đứng đầu mạng. Họ, nhờ đó, dần dần phát triển lên thành các EMS – chuyên phát triển sản phẩm theo các concept mà các công ty đứng đầu mạng đưa ra.62 Hiện nay, trong danh sách 50 hãng gia công điện tử (EMS) lớn nhất thế giới (xét theo doanh thu), có 5 công ty Đài Loan. Foxcornn/Hon Hai Precision Industry (Foxconn ) đứng thứ nhất trong danh sách. đứng thứ hai. New Kinpo Group đứng thứ 5. Global Brands Manufacture (GBM) đứng thứ 19. Và, Orient Semiconductor Electronics đứng thứ 43.63 Một số ODM lớn trong ngành điện tử của thế giới là Quanta Computer, Compal Electronics, Wistron, Inventec, Gemtek, Accton, Arima Communications, Mitac International, đều của Đài Loan. Hình 3.3 minh họa đơn giản quá trình nâng cấp chức năng trong nội bộ ngành sản xuất vi mạch của Đài Loan.

62 Kawakami (2008). 63 http://mfgmkt.com/mmi-top-50/

83

Hình 3.3: Nâng cấp chức năng trong nội bộ ngành sản xuất vi mạch ở Đài Loan Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Kể từ khi cạnh tranh giá cả tăng lên và lợi nhuận bị thu hẹp trong ngành chế tạo điện tử, nhiều công ty chế tạo hợp đồng bắt đầu phải đảm nhiệm thêm nhiều chức năng mới để có lợi nhuận và thậm chí tiến tới phát triển thương hiệu của riêng mình. Đầu thập niên 1990, các công ty đứng đầu mạng sản xuất chỉ thuê các công ty Đài Loan thực hiện các phân đoạn đơn giản. Sau đó, họ dần dần tiến tới ủy thác cả các hoạt động thiết kế điện tử và cơ khí, các hoạt động thử nghiệm cho các đối tác Đài Loan. Mỗi khi ủy thác một chức năng mới cho các công ty Đài Loan, các công ty đứng đầu mạng sản xuất lại có những hỗ trợ công nghệ cho đối tác hoặc hỗ trợ đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên cho đối tác Đài Loan. Việc cung ứng cho nhiều mạng sản xuất khác nhau (Mỹ và Nhật Bản) khiến cho các công ty Đài Loan trở nên sở hữu đa dạng công nghệ và bí quyết quản lý.64

64 Kawakami (2008).

84 3.2.5. Nâng cấp lên OBM (từ đầu thập niên 2000) Thông qua quan hệ hợp đồng cung ứng với các công ty sở hữu nhãn hiệu và đứng đầu mạng sản xuất khắp thế giới, các EMS và ODM Đài Loan dần dần trở nên hiểu rõ người tiêu dùng cuối cùng (khách hàng của các công ty đứng đầu mạng). Một số công ty Đài Loan bắt đầu chủ động đề xuất các thiết kế sản phẩm, tổ chức các dây chuyền sản xuất và kế hoạch logistics. Những đề xuất này nhìn chung có lợi cho người tiêu dùng cuối cùng vì giá thành sản phẩm rẻ hơn. Đây là cách thức để các công ty Đài Loan vươn lên tự cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng. Công ty EMS / ODM Đài Loan trở thành các OBM.65

Bảng 3.2: Một số nhãn hiệu nổi tiếng trong ngành điện tử Đài Loan Nhãn hiệu Sản phẩm Công ty Nu, Gia Ổ đĩa quang, điện thoại di động, màn hình, Quanta TV LCD ASUS, Máy tính cá nhân, bo mạch chủ, ổ đĩa quang, Asustek ASRock PDA, điện thoại di động Mio Smartphone Mitac OKWAP Điện thoại di động Inventec Appliance AXPER Bo mạch chủ, máy tính cá nhân mini, máy Gigabyte tính xách tay, TV LCD - Bo mạch chủ, máy tính cá nhân mini Elite Afina Máy tính cá nhân mini FIC Palmax, Điện thoại di động, ổ đĩa quang Compal Optorite Foxconn Bo mạch chủ Hon Hai

65 Công nghiệp điện tử – viễn thông Đài Loan: Người khổng lồ thầm lặng http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=14697&ln_id=66, Huỳnh Hoa dịch từ New York Time

85 BenQ Máy tính xách tay, thiết bị nghe nhạc MP3, BenQ TV LCD Elio Thiết bị nghe nhạc MP3 Tatung AOC Màn hình TPV Dopod PDA HTC Nguồn: Tsai (2011).

Thời kỳ đầu thập niên 2000, nhân rộng mô hình thành công của Tân Trúc, chính quyền Đài Loan xây dựng thêm một loạt các cụm liên kết ngành khác điện tử, bao gồm Khu Công nghệ Nội Hồ, Khu Phần mềm Nam Cảng, và Khu Khoa học kỹ thuật Bắc Đầu Sĩ Lâm. Ba khu này, đều ở Đài Bắc, hợp thành Hành lang Công nghệ Đài Bắc. Khu Công nghệ Nội Hồ (phía bắc Đài Bắc) tập trung vào máy tính, viễn thông, điện tử. Khu Phần mềm Nam Cảng lại tập trung vào phát triển thiết kế vi mạch. Khu Khoa học kỹ thuật Bắc Đầu Sĩ Lâm tập trung vào phát triển công nghệ thông tin liên lạc và sinh học. Ở miền trung Đài Loan thì thành lập Khu Khoa học và Công nghiệp Trung bộ trong đó có cụm liên kết ngành chế tạo máy chính xác. Ở miền nam Đài Loan thì thành lập Khu Khoa học và Công nghiệp Nam bộ bao gồm Khu Khoa học Đài Nam, Khu Khoa học Cao Hùng và Khu Công nghệ Sinh học Cao Hùng. Khu này là cụm liên kết ngành chế tạo máy chính xác, quang điện tử, vi mạch, viễn thông, thiết bị ngoại vi, ...

3.3. Kinh nghiệm nâng cấp ngành điện tử của Singapore 3.3.1. Khái quát sự phát triển của ngành điện tử Singapore Singapore là một trường hợp thành công trong việc tham gia mạng sản xuất điện tử quốc tế. Từ cuối thập niên 1960, khi các hãng điện tử từ Mỹ và Nhật mở rộng mạng lưới sản xuất tới châu Á thì Singapore trở thành một nút quan trọng trong các mạng lưới sản xuất trong ngành điện tử trên toàn cầu. Ngành điện tử tại Singapore được hình thành vào năm 1967 khi hai công ty chế tạo linh kiện bán dẫn của Mỹ là Texas Instruments và National Semiconductor xây dựng nhà máy lắp ráp

86 bán dẫn tại Singapore. Sau đó, các hãng điện tử Mỹ khác đã nhanh chóng tham gia thị trường Singapore như Black & Decker (1970), Hewlett-Packard (1970), Smith Corona (1972). Các công ty Nhật cũng bắt đầu đầu tư vào Singapore, như Sanyo (1972), Matsushita Refrigeration Industries (1972), Asahi Electronics (1972), Murata (1972), Hitachi (1973), Aiwa (1974), Toshiba (1974). Thành công của Singapore trong việc thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia trong thập niên 1960 một phần là do bối cảnh lúc đó các nước khác thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu trong khi Singapore lại mở cửa nền kinh tế. Từ cuối thập niên 1970, Singapore đã mất dần lợi thế trong các hoạt động có hàm lượng lao động cao, do chính phủ Singapore thực hiện chính sách lương cao. Song, Singapore vẫn thành công trong việc duy trì và thu hút nguồn vốn đầu tư mới trong thập niên 1970, 1980, 1990 là nhờ vai trò chủ động của chính phủ Singapore trong việc biến Singapore trở thành một trung tâm kinh doanh toàn diện. Nhu cầu cho các hoạt động lắp ráp các bộ phận bán dẫn ngày càng giảm nhưng nhu cầu cho các linh kiện máy tính như ổ cứng máy tính (HDD) tăng lên. Singapore đã nổi lên như là một trung tâm lắp ráp các ổ đĩa từ trong giai đoạn 1985-1990, với hoạt động sản xuất của các công ty Mỹ như Seagate, Conner Peripherals, Western Digital, Maxtor, Micropolis.66 Cho tới giữa thập niên 1980, gần như tất cả các hãng sản xuất điện tử quốc tế đều có mặt ở Singapore khiến cho quốc gia này trở thành một trung tâm lắp ráp điện tử quốc tế. Vào cuối thập niên 1980, Singapore là nước xuất khẩu HDD lớn nhất thế giới chiếm tới một nửa tổng giá trị sản xuất trên toàn cầu.67 Bất chấp những khác biệt lớn trong chiến lược quốc tế của các hãng điện tử Mỹ và Nhật, Singapore đã trở thành một đầu mối quan trọng trong khu vực trong hai mạng sản xuất riêng biệt của cả Mỹ và Nhật Bản. Thực tế, sự phát triển của mạng lưới sản xuất Mỹ và Nhật đã bù đắp cho nhau trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử của Singapore nói chung và các ngành công nghiệp cung ứng điện tử.

66 Poh (1997). 67 McKendrick et al. (2000).

87 Cho dù các công ty Mỹ tiếp tục duy trì đầu tư tại Singapore cho trong suốt thập niên 1990, nhưng một làn sóng đầu tư mới đã bắt đầu vào giữa thập niên này vào ngành điện tử bản mạch bán dẫn. Trong làn sóng này, ngoài các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, còn có cả các nhà đầu tư Singapore. Ngược lại với làn sóng đầu tư trước, lần này chính phủ Singapore đã đóng vai trò chủ động hơn trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với vai trò là nhà đầu tư trong một số dự án. Ngoài việc tiếp tục phát triển công nghệ trong hoạt động chế tạo điện tử, các công ty xuyên quốc gia tiếp tục đầu tư vào Singapore thông qua các hoạt động nâng cấp các nhà máy. Các hãng điện tử Nhật, Mỹ cũng đã đầu tư sâu vào Singapore trong các hoạt động hạ nguồn như tiếp thị và bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, tuyển dụng nhân lực khu vực, logistics và phân phối, R&D. Motorola University đã mở trung tâm đào tạo tại Singapore. HP Regional Response Centre đầu tư vào phân đoạn hỗ trợ kỹ thuật. IBM vào tuyển dụng quốc tế. Sony Logistics, Asia Matsushita Logistics, Apple và Compaq lựa chọn Singapore là trung tâm logistics khu vực. Trong giai đoạn 1960-1996, giá trị sản lượng của ngành điện tử tăng trung bình trên 25% (theo giá thị trường), hay với tốc độ thực trên 20%. Năm 1996, giá trị sản lượng ngành điện tử đạt tới 63 tỷ dollar Mỹ, chiếm tới trên 52% tổng giá trị toàn ngành chế biến, chế tạo và là ngành công nghiệp lớn nhất tại Singapore. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 2000, ngành điện tử thế giới tăng trưởng chậm lại do cầu trì trệ - ảnh hưởng của vỡ bong bong Dotcom. Chính phủ Singapore đã thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nói chung và ngành điện tử nói riêng. Từ đó Singapore đã hồi phục và tăng trưởng trung bình 7,8% trong giai đoạn 2004–2006. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc vào xuất khẩu và tinh chế các hàng hóa nhập khẩu, với giá trị sản phẩm chế tạo chiếm tới 26,5% GDP trong năm 2005. Trong giai đoạn này, vai trò của Singapore trong chuỗi cung ứng toàn cầu là vai trò R&D, một số phân đoạn trong quá trình sản xuất và là trung tâm vận chuyển trong khu vực các nước ASEAN. Creative Technologies và Chartered Semiconductor Manufacturing đã tự xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế (trở thành OBM). Dù vậy, tại

88 Singapore vẫn còn thiếu những công ty lớn để có thể duy trì sự phát triển của các dự án nghiên cứu quy mô và thương mại hóa những phát minh của họ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử chiếm tới 53,4% GDP của Singapore năm 2011. Ngành công nghiệp điện tử Singapore cũng có giá trị tới 68,3 tỷ dollar Mỹ và tạo việc làm cho trên 82 nghìn lao động trong năm 2011. Những chuyển đổi về chất lượng cũng được thấy rõ trong cơ cấu sản phẩm. Từ các sản phẩm điện tử dân dụng cho tới việc lắp ráp các bộ phận điện tử cơ bản hay chỉ làm công việc thử nghiệm sản phẩm. Singapore đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm của máy tính như HDD, máy tính cá nhân, máy in, và CD-ROM, Các sản phẩm tiên tiến khác cũng do Singapore sản xuất như bán dẫn, vi mạch. Năm 2012, trong số các nền kinh tế xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng lớn nhất thế giới Singapore đứng thứ 5 với giá trị xuất khẩu thiết bị viễn thông là 16,4 tỷ dollar Mỹ, vi mạch 81,9 tỷ dollar Mỹ.68

3.3.2. Thúc đẩy liên kết giữa công ty xuyên quốc gia với doanh nghiệp trong nước Các công ty xuyên quốc gia luôn thống trị trong nền kinh tế Singapore, tạo ra tới ba phần tư giá trị gia tăng trong ngành chế tạo. Chính phủ Singapore đã chủ động khuyến khích các công ty xuyên quốc gia nâng cấp và đổi mới-sáng tạo, và sử dụng Singapore là trụ sở khu vực, đặc biệt trong ngành điện tử,69 cụ thể ngành sản xuất ổ đĩa cứng70. FDI là yếu tố quan trọng nhất để tiếp cận công nghệ quốc tế và nâng cấp công nghệ trong nước. FDI đã thúc đẩy quá trình lan tỏa công nghệ tại Singapore. Ban đầu các công ty xuyên quốc gia tận dụng nguồn lao động rẻ tại Singapore để lắp ráp sản phẩm. Dần dần, họ nâng cấp các dây chuyền, công đoạn mà các chi nhánh Singapore thực hiện với các hoạt động phức tạp hơn, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Các công ty con tại Singapore bắt đầu củng cố các liên

68 World Trade Organization, International Trade Statistics 2013 69 Matthews & Cho (1999). 70 McKendrick et al (2000).

89 kết xuôi và ngược với các ngành công nghiệp địa phương và do vậy hỗ trợ quá trình chuyển giao công nghệ trong nước.71 Chính phủ Singapore cũng đã khuyến khích các mối quan hệ hợp đồng / thuê ngoài giữa các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước. Để thúc đẩy sự hợp tác này, LIUP (Local Industry Upgrading Program, Chương trình nâng cấp ngành nội địa) được triển khai từ năm 1986. Chương trình này có hai mục tiêu, nhằm thúc đẩy hai trụ cột trong chính sách công nghiệp: nâng cấp các doanh nghiệp địa phương được đánh giá có nhiều hứa hẹn, và phát triển một cơ sở công nghiệp hỗ trợ cho các công ty xuyên quốc gia. LIUP đưa ra một loạt các dự án hỗ trợ công nghệ và tài chính với sự hỗ trợ của Cục Phát triển Kinh tế. Với LIUP, chính quyền hướng các chuyên gia và kỹ thuật của các công ty xuyên quốc gia vào các doanh nghiệp địa phương để nâng cấp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.72 LIUP là chương trình đối tác giữa các công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Hoạt động của LIUP như sau73: (1) Chọn ra một người quản lý một chương trình LIUP. (2) Sau đó các công ty xuyên quốc gia lựa chọn 4-5 doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ. Sau khi đã hình thành quan hệ đối tác, hai bên sẽ xây dựng một kế hoạch làm việc hàng năm bao gồm nâng cấp các dự án. (3) Cuối cùng, Cục Phát triển Kinh tế đưa ra các hỗ trợ tài chính. Các công ty xuyên quốc gia đưa ra các chương trình đào tạo về công nghệ, và nâng cấp quá trình sản xuất. LIUP là một chương trình dài hạn và hướng tới nâng cấp và phát triển doanh nghiệp địa phương trong 3 giai đoạn. Mục tiêu của giai đoạn đầu là tăng cường tính hiệu quả như lập kế hoạch sản xuất và giám sát kho hàng, quy hoạch nhà máy, cũng như các kỹ năng quản trị và giám sát tài chính... Trong giai đoạn hai, mục đích là giới thiệu và chuyển giao các sản phẩm và quá trình sản xuất mới tới các doanh nghiệp địa phương. Trong giai đoạn cuối cùng, sản phẩm và quá trình liên kết R&D

71 Hobday (1994). 72 ESCAP (1995); Shen (2000). 73 Enterprise Promotion Centre (1991)

90 với các đối tác MNC được hướng tới. Năng suất lao động không phải là mục đích chính của LIUP, nhưng lại là một trong những quan tâm của chính phủ khi đưa ra chương trình này. Theo Bộ Công Thương (Singapore), có 132 công ty xuyên quốc gia và 1200 doanh nghiệp trong nước đã được hưởng lợi từ LIUP từ năm 2002.74 Kết quả của chương trình thể hiện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động như phân tích chi phí, nâng cấp năng lực như khả năng cải thiện quy trình như thiết kế qui trình, phát triển sản phẩm cũng như các sáng kiến liên quan tới môi trường đã được cải thiện như tiết kiệm năng lượng, tái chế nguyên liệu. LIUP đã thúc đẩy hiệu quả tràn về công nghệ giữa các công ty xuyên quốc gia nước ngoài và doanh nghiệp cung ứng trong nước. Các hãng Singapore đã đạt được các thỏa thuận với các OEM về chuyển giao công nghệ, ví dụ Wearnes đã học được những kỹ thuật công nghệ, cả về công nghệ sản xuất có thể tăng năng suất.75

3.3.3. Chính sách khoa học và nhân lực Không chỉ tìm cách tạo mối liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia với các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan chính phủ Singapore còn tạo liên kết với cả các trường đại học như Đại học Công nghệ Nanyang và các công viên công nghệ như Công viên Khoa học Singapore. Chính sách lương cao đã được Singapore đưa ra vào thập niên 1980, với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp đào tạo lao động và xóa bỏ các hoạt động đơn giản có hàm lượng công nghệ và kỹ năng thấp. Quỹ Phát triển Kỹ năng được thành lập với 4% quỹ lương của các hãng với các hoạt động nâng cao kỹ năng cho người lao động. Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng thành lập các viện đào tạo phối hợp cùng với các công ty xuyên quốc gia để mở các khóa đào tạo lao động. Những công ty xuyên quốc gia đã phối hợp với các viện là Philips, Tata và Brown-Boveri để mở ra các khóa đào tạo về kỹ thuật, lắp ráp điện tử và thao tác các thiết bị công nghiệp mới

74 MTI (2003), Economic Survey of Singapore. 75 Hobday (1994).

91 nhất. Quỹ Phát triển Kỹ năng có trách nhiệm đảm bảo những viện được thành lập được sử dụng đúng mục đích đào tạo. Hoạt động của những viện này đã rất hiệu quả khi cả hai bên cùng có lợi. Các công ty xuyên quốc gia có được nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu và Singapore nâng cấp được kỹ năng và công nghệ. Chính sách chính phủ đóng vai trò chủ động không chỉ thu hút những công ty xuyên quốc gia vào mà còn nuôi dưỡng và phát triển ngoài giai đoạn phát triển có hàm lượng lao động cao và không có kỹ năng. Chính phủ Singapore đã chấp mở cửa thị trường lao động cho các lao động nước ngoài. Hiện nay, khoảng 25% lực lượng lao động Singapore là lao động nước ngoài, và một tỷ lệ cao hơn là lao động được sinh ra ở nước ngoài.

3.3.4. Chính sách phát triển cụm liên kết ngành Là một quốc đảo nhỏ về diện tích, nên sự tập trung về mặt địa lý của doanh nghiệp xảy ra một cách tự nhiên. Tuy vậy, Chính phủ Singapore đã chủ động đề xuất các chính sách để thúc đẩy sự hội tụ ngành này, tạo ra các cụm liên kết ngành. Từ năm 1995, LIUP đã thực hiện ở cấp ngành để hỗ trợ EDB phát triển các cụm liên kết ngành.76 Các doanh nghiệp trong cùng cụm có thể tập trung nguồn lực và nâng cấp ngành theo chiều ngang. Do kỹ năng được nâng cấp thông qua đào tạo và quản lý thông tin trong các đối tác địa phương và MNC thông qua các phương tiện công nghệ thông tin đã làm tăng năng suất lao động. Có 3 cụm liên kết ngành điện tử đã được hình thành tại Singapore trong thời gian này. Thứ nhất là cụm sản xuất HDD máy tính. Thứ hai là cụm thực hiện việc lắp ráp máy tính cá nhân do công ty Apple Computer, và sau là Compaq và Hewlett- Packard đầu tư tại Singapore. Cụm thứ ba hình thành từ vốn đầu tư của Hewlett- Packard với các hoạt động sản xuất máy in. Mỗi một cụm liên kết ngành này là góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp cung ứng linh kiện điện tử.

76 LIUP Centre (1997).

92 Năm 2001, cùng với sự suy thoái của ngành điện tử trên toàn cầu, Ủy Ban Giám sát Kinh tế (Singapore) đã xem xét lại chiến lược phát triển và đưa ra hướng cơ cấu lại nền kinh tế với đầu tầu là phát triển các cụm liên kết ngành điện tử, công nghệ sinh học. Các cụm liên kết ngành chính tại Singapore là điện tử/bán dẫn, hóa chất/ hóa dầu, và kỹ thuật. Các cụm công viên công nghệ đã được xây dựng như công viên chế tạo vi mạch ở Woodlands, Tampines và Pasir Ris dành cho cụm liên kết ngành bán dẫn.

Bảng 3.3: Ví dụ về một cụm liên kết ngành sản xuất vi mạch tại Singapore Thiết kế vi mạch Công ty AMD, Fujitsu, Harris, HP, Hitachi, Linear Tech, Lucent, Motorola, xuyên quốc NEC, Philips, SGS-Thomson (STMicroelectronics), Sharp, Siemens, gia Silicon Systems, Sony, Temic, Toshiba Hãng địa Azfin, Serial Systems, TriTech phương Sản xuất vi mạch Công ty SGS-Thomson (STMicroelectronics), TI-HP-Canon (TECH xuyên quốc Semiconductor), HP, Hitachi/Nippon Steel, Philips/TSMC gia Hãng địa Chartered Semiconductor Manufacturing (CSM), Chartered Silicon phương Partners (CSM-HP), Silicon Manufacturing Partners (CSM-Lucent) Kiểm tra chất lượng và lắp ráp vi mạch Công ty AMD, Adaptec, Lucent, Brooktree, Delco, Fujitsu, HP, Linear, xuyên quốc Matsushita, NS, NEC, Philips, Seiko-Epson, SGS-Thomson, Siemens, gia Silicon Systems, Unitrode Hãng địa KES-Rood Technologies (Sunright group), STATS (Singapore phương Technologies), UTAC Dịch vụ phụ trợ Công ty Photronics (sản xuất tấm mask vi mạch), Wacker Siltronic (sản xuất

93 xuyên quốc đĩa bán dẫn) gia Hãng địa Advanced Systems Automation (ASA), Ever Technologies, phương Manufacturing Integration Technology (MIT), MBE Technology, Natsteel Electronics, International Semiconductor Products (ISP) and others Nguồn: Mathews (1999).

Bảng 3.3 cho thấy các doanh nghiệp Singapore đã tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi sản xuất vi mạch.

3.4. Kinh nghiệm nâng cấp ngành điện tử của Malaysia 3.4.1. Khái quát quá trình nâng cấp ngành ở Malaysia Ngành điện tử của Malaysia khởi đầu từ việc hãng Matsushita (Nhật Bản) đầu tư trực tiếp mở nhà máy ở Kuala Lumpur năm 1965. Còn nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đầu tư là nhà máy thử và đóng gói bán dẫn của liên doanh Clarion (Nhật Bản) và Semiconductor thành lập năm 1971 ở bang Penang. Kể từ đó, ngành điện tử của Malaysia đã thành công về tốc độ tăng trưởng và hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, Malaysia đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thiết bị viễn thông với giá trị 12,8 tỷ dollar Mỹ, vi mạch 33 tỷ dollar Mỹ77. Về nhiều khía cạnh, hướng đi của Malaysia giống như của Singapore, cho dù chậm hơn. Nghĩa là Malaysia đã phát triển dựa trên kết cấu hạ tầng khá tốt và mở cửa cho thương mại và FDI. Trong thập niên 1970, FDI từ Silicon Valley và từ Nhật Bản đổ vào ngành điện tử Malaysia để khai thác nguồn lao động rẻ ở đây. Quá trình hội nhập này đã bắt đầu với các nhà máy lắp ráp chip, chủ yếu cho các hãng bán dẫn Mỹ. Giai đoạn tiếp theo từ đầu thập niên 1980, với những hãng điện tử Nhật Bản, chuyển các nhà máy sản xuất điện tử dân dụng/ tiêu dùng tới Malaysia. Khi đồng

77 World Trade Organization, International Trade Statistics 2013

94 Yên Nhật lên giá từ sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) thì đầu tư của Nhật Bản vào khu vực điện tử của Malaysia càng tăng tốc. Từ cuối thập niên 1980, Malaysia đã hội nhập vào mạng lưới sản xuất của các hãng sản xuất linh kiện máy tính Mỹ, và sau này là các hãng sản xuất công cụ mạng và truyền thông. Chỉ trong thời gian ngắn, Malaysia đã mở rộng năng lực sản xuất và nâng dần tỷ trọng sản phẩm điện tử trên thị trường quốc tế. Cho dù có những thời điểm sụt giảm như 1985-1986, và cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998, nhưng nhìn chung hoạt động của ngành điện tử Malaysia đã tăng trưởng tích cực. Trong thập niên 1990, ngành điện tử Malaysia đã tăng trưởng bình quân hàng năm tới 24%, với các sản phẩm điện tử bao gồm từ những thiết bị bán dẫn cho tới những sản phẩm điện tử thương mại và công nghiệp. Malaysia là một địa điểm hấp dẫn với các dòng FDI, nhất là từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Đài Loan và Hàn Quốc. Những lợi thế này đã giúp cho Malaysia đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu hàng điện tử trên toàn thế giới vào năm 2000, và cũng là nước xuất khẩu đồ bán dẫn và dụng cụ nghe nhìn hàng đầu trên thế giới.78

3.4.2. Liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước Giống với Singapore, Malaysia đã xây dựng một chương trình phát triển các nhà cung ứng vào năm 1993. Với chương trình này, các công ty xuyên quốc gia có thể cung cấp các hợp đồng đảm bảo và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung ứng địa phương, những doanh nghiệp này cũng được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng địa phương và hỗ trợ công nghệ từ các viện của chính phủ. Trong giai đoạn 1996-2005, chương trình này đã được mở rộng thành chương trình phát triển liên kết. Một chương trình các nhà cung ứng toàn cầu cũng được đưa ra vào năm 1999 với mục đích giúp các doanh nghiệp cung ứng cho các công ty xuyên quốc gia tham gia vào thị trường cung ứng quốc tế. Các mối liên kết với các OEM cũng mang lại những cơ hội quan trọng cho nâng cấp. Đối với Malaysia cơ hội nâng cấp nằm trong các phần mềm sử dụng với các dự án phát triển phần mềm liên kết với Intel và Motorola. Trong ngành chế tạo

78 MIDA (2006).

95 điện tử cần có nguồn nhân lực kinh nghiệm về thiết kế phần cứng và thiết bị cũng như kiểm tra chất lượng. Trên thực tế, việc thiết lập và củng cố liên kết với các công ty xuyên quốc gia tốn thời gian và phụ thuộc vào năng lực của các hãng địa phương. Dù vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể giảm bớt thời gian tìm kiếm các nhà cung ứng địa phương cho các công ty xuyên quốc gia, và đồng thời có thể hỗ trợ các hãng địa phương duy trì năng lực thông qua đào tạo và các kênh hỗ trợ khác.

3.4.3. Vai trò của các cụm liên kết ngành Tham gia vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu là một nguyên nhân chính cho sự thành công của ngành điện tử Malaysia. Ngành điện tử Malaysia là một tổng thể của 3 cụm liên kết ngành có quy mô gần giống nhau. Cụm phía bắc bao gồm bang Penang và Khu Công nghệ Cao Kulim (KHTP) ở bang Kedah. Cụm phía nam ở bang Johor. Cụm trung tâm là vùng Klang Valley79 bao gồm trong đó Khu Công nghệ Cao Bukit Jalil80 và Siêu Hành lang Truyền thông (MSC, Multimedia Super Corridor)81. Cụm này đôi khi được xem là mở rộng sang cả các bang Melaka, Negeri, Sembilan. Hai chính sách quan trọng của Malaysia được xem là những nỗ lực lớn nhằm nâng cấp ngành điện tử chính là "Quy hoạch công nghiệp lần 2" (IMP2) và Siêu Hành lang Truyền thông.82 Bốn mục tiêu cụ thể của IMP2 là: 1) thúc đẩy tăng trưởng của các công ty hàng đầu (thương hiệu Malaysia); 2) giảm phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào; 3) thúc đẩy hội tụ nền kinh tế thông qua phát triển các trung tâm chế tạo tham gia vào các mạng sản xuất toàn cầu; và 4) phát triển các cụm liên kết ngành xuyên quốc gia.

79 Klang Valley (tiếng Mã Lai: Lembah Klang) là một khu vực bao gồm thủ đô Kuala Lumpur và các đô thị liền kề thủ đô nhưng thuộc bang Selangor như Lãnh thổ Liên bang Putrajaya, các huyện Petaling, Klang, Gombak, Hulu Langat (đều thuộc bang Selangor). 80 Ở ngoại ô Kuala Lumpur. 81 Siêu Hành lang Truyền thông là khu vực ở Kuala Lumpur, trải dài 50 km từ Tháp Đôi Petronas đến sân bay Kuala Lumpur. 82Ministry of International Trade & Industry, Malaysia (1996) và Multimedia Development Corporation (2002).

96 Hai mục tiêu đầu vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng hai mục tiêu sau Malaysia đang đi đúng hướng. Mục tiêu thứ 3 đã thành công khi một vài cụm liên kết ngành đã được hình thành với sự hỗ trợ của chính phủ. Trong số này cụm phía bắc được đánh giá là thành công nhất về năng lực nâng cấp ngành. Là một trong những bang đầu tiên phát triển ngành công nghiệp điện tử, bang Penang có hàng loạt các doanh nghiệp chủ chốt cho quá trình hình thành cụm liên kết ngành. Bang Penang là trung tâm sản xuất hàng điện tử hàng đầu của Malaysia ngay từ đầu thập niên 1970, nổi tiếng vì các hoạt động lắp ráp và thử nghiệm hàng bán dẫn và các các bộ phận điện tử, máy tính và thiết bị ngoại vi, công cụ máy móc phụ trợ và hàng điện tử gia dụng. Giai đoạn phát triển công nghiệp hóa đầu tiên của Penang bắt đầu từ 1970-1986, chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực dồi dào có đào tạo cùng với những ưu đãi cho các nhà đầu tư tiên phong. Từ cuối thập niên 1980, số lượng ngành công nghiệp rô bốt và tự động đã bắt đầu tăng. Trong thập niên 1990, xuất hiện các nhà máy chế tạo máy tính và thiết bị ngoại vi; đồng thời, Penang bắt đầu cung ứng linh kiện điện tử cho khu vực Đông Nam Á. Ngành công nghiệp điện tử tại Penang đã tạo ra hiệu ứng tràn tới hai bang bên cạnh là Kedah và Perak. Sự hình thành Khu Công nghệ Cao Kulim tại Kedah với mục tiêu là trung tâm của các hoạt động R&D là một minh chứng. Những nhà đầu tư tiên phong là Intel Products (Mỹ), Akashic Kubota Technology, Empak, AIC, Maxmedia, Fuji Electric, MEMC Electronics Materials (Mỹ-Đức), và Hitachi (Nhật Bản). Các công ty xuyên quốc gia tại Penang, tiêu biểu là Intel và ở mức độ ít hơn là Advanced Micro Devices, Motorola Malaysia, Hewlett Packard, Hitachi Semiconductor và Litronix có xu hướng tạo được các mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng địa phương và phối hợp tốt hơn với các doanh nghiệp phụ trợ. Intel đã hỗ trợ cho sự ra đời của hai hãng cung ứng linh kiện điện tử địa phương là Altera và AIC trong khi Motorola cũng đã bảo trợ cho sự ra đời của BCM. Số lượng cơ sở cung ứng địa phương có năng lực quản lý công nghệ ngày càng tăng. Đa số các hãng cung ứng tại Penang đã vượt qua giai đoạn thứ 3 và thứ 4 trong quá trình tiếp thu và lan tỏa công nghệ.

97 Các công ty xuyên quốc gia tại cụm trung tâm cũng có xu hướng hội tụ địa lý (ví dụ, Motorola và Texas Instruments). Còn các công ty xuyên quốc gia tại Johor có xu hướng phát triển thành chi nhánh phụ cho công ty xuyên quốc gia cấp cao hơn tại Singapore, hay tận dụng vị trí gần với Singapore như là một cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa phương thành công tại hai cụm trung tâm và phía nam không tạo dựng được các mối quan hệ sản xuất chặt chẽ với các công ty xuyên quốc gia.

3.4.4. Những thách thức đối với ngành điện tử Malaysia Ngành công nghiệp điện tử Malaysia có những đặc điểm sau: (1) Malaysia nhạy cảm trước những biến động của hoạt động định hướng xuất khẩu (chỉ sau Singapore). Ngành điện tử chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường Mỹ chiếm tới 25% tổng giá trị xuất khẩu (40% là giá trị xuất khẩu điện tử). (2) Malaysia tập trung vào phân khúc thấp, chủ yếu là lắp ráp; nền tảng cung ứng trong nước chưa đủ mạnh. Tỷ trọng linh kiện nhập khẩu trong sản phẩm điện tử của Malaysia rất lớn - tới trên 70%, do vậy Malaysia rất nhạy cảm trước các đối thủ cạnh tranh. (3) Trung tâm phát triển là Penang. Malaysia đã phát triển Penang trở thành một trong những động lực thúc đẩy nâng cấp ngành cho các doanh nghiệp tư nhân (cả trong nước và nước ngoài). (4) Bất chấp những chính sách như vậy, Malaysia vẫn chưa thực sự xây dựng được một cơ cấu công nghiệp chuyên môn hóa đủ sâu rộng để có thể thu hút được đầu tư hàng hoạt nhằm mục tiêu chuyên môn hóa kỹ năng và nâng cao năng lực. Cho dù, ngành điện tử của Malaysia đã thành công về tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu, nhưng đang chật vật để chuyển lên bậc cao hơn ở thượng nguồn. Chính phủ Malaysia đã nỗ lực trong việc nâng cao năng lực công nghệ và tri thức qua việc xây dựng hai dự án Silterra (tại Khu Công nghệ Cao Kulim) và First Silicon (tại Sarawak). Cần phải nói tới những nỗ lực của chính quyền Penang trong phát triển

98 ngành quang tử học. Những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này như Agilent, Finisar, Osram, và Solectron đều hoạt động tại Penang. Trường hợp của Malaysia cũng cho thấy bản chất tạm thời của dòng FDI. Dòng FDI có xu hướng chuyển sang đầu tư tại một nơi khác có chi phí thấp hơn. Hơn nữa các hãng dẫn đầu các mạng sản xuất có xu hướng giảm quy mô và cắt giảm hàng loạt việc tại các cơ sở sản xuất nước ngoài mỗi khi gặp suy thoái. Ví dụ, quyết định của Quantum vào năm 2001 chuyển tới Penang toàn bộ dây chuyền chế tạo bộ nhớ băng từ cũng không duy trì được bao lâu. Một năm sau, vào mùa hè năm 2002, Jabil – một hãng gia công điện tử toàn cầu - đã mua lại hoạt động chế tạo ổ băng từ và hai chi nhánh sản xuất băng với hai sản phẩm đầu cuối, Hay như quyết định gần đây của Dell chuyển dây chuyền sản xuất máy tính để bàn cho thị trường Nhật Bản từ Penang sang Hạ Môn (Phúc Kiến, Trung Quốc) chỉ sau một năm ở Penang và quyết định biến Hạ Môn thành cơ sở cung cấp duy nhất cho Dell về máy tính để bàn - trong khi 2 nhà máy của Dell tại Penang vẫn chỉ là trung tâm trung chuyển BTO cho thị trường còn lại tại châu Á-Thái Bình Dương (trừ máy tính bàn). Dell đưa ra ba lý do cho quyết định này: kỹ sư Trung Quốc khá tốt và lương thấp; giá cả đất đai thấp; và có khá ít các chuyến bay từ Malaysia tới Nhật Bản. Điều này cho thấy tương lai khó dự đoán và sự mong manh của vị trí của Malaysia trong mạng sản xuất. Có ba giai đoạn chuyển giao công nghệ tại các hãng ở Malaysia: (1) Áp dụng: tiếp cận công nghệ mới (sử dụng, lắp đặt máy móc hay công cụ mới); (2) Làm chủ: hoạt động, bảo trì, và sửa chửa và R&D; và, (3) Lan tỏa: tri thức và công nghệ được chuyển giao cho hãng khác và ngành công nghiệp khác. Wah and Narayanan (1997) cho thấy các hãng của Malaysia đã làm chủ được các hoạt động, bảo trì và sửa chữa không cần sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài. Dù vậy, chỉ một nhóm nhỏ chuyên gia Malaysia có khả năng hoạt động R&D, cho thấy thiếu sự chuyển giao kỹ năng R&D từ các công ty xuyên quốc gia cho người Malaysia. Một phần là do bản chất của các hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Malaysia:

99 FDI tại Malaysia tập trung vào các hoạt động sản xuất để tái xuất, và các công ty xuyên quốc gia giữ lại các hoạt động R&D tại nước họ. Một số thách thức nữa mà Malaysia gặp phải trong quá trình tham gia vào mạng sản xuất quốc tế cũng giống như của Singapore là phụ thuộc vào nhập khẩu, phụ thuộc vào xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm tập trung. Ngoài ra, Malaysia còn gặp thêm những thách thức của riêng nước này về vấn đề nhân lực. Đó là khả năng tạo việc làm trong khu vực điện tử giảm, một nền tảng công nghiệp hỗ trợ chưa hiệu quả và chênh lệch giữa cung và cầu của lao động tay nghề cao. Khả năng tạo việc làm của ngành điện tử là một trong những thành công của quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Dù vậy, từ khủng hoảng tài chính 1997, khả năng tạo việc làm của khu vực này đã giảm. Khoảng 150 nghìn tới 165 nghìn việc làm đã mất từ khủng hoảng châu Á. Chỉ riêng năm 2001, khoảng 19 nghìn việc làm đã bị mất. Hơn nữa, số lượng quản lý và chuyên gia không đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là tại Penang. Đây cũng là yếu tố hạn chế khả năng nâng cấp trong lĩnh vực điện tử.83 Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy muốn phát triển các cụm liên kết ngành cần có đủ nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, và các ngành công nghiệp hỗ trợ.84 Những ưu đãi chỉ có thể có tác dụng nếu tất cả những điều kiện trên đã được hội tụ, nếu không thì những ưu đãi sẽ không có kết quả mong muốn. Tại Malaysia một yếu tố quan trọng nhất cho việc hình thành một cụm liên kết ngành thành công đã bị thiếu: đó là năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn. Yếu tố quan trọng nhất để thành công là một nỗ lực không ngừng trên một quy mô lớn nâng cấp năng lực và kỹ năng hiện có. Dù có những thành công nhất định nhưng Malaysia đã chậm trong việc điều chỉnh chiến lược ngành điện tử. Từ 2000, ngành điện tử toàn cầu đã có những dấu hiệu suy thoái, và cho thấy những điểm yếu về cơ cấu trong ngành điện tử của Malaysia: (1) một cơ cấu không cân đối; (2) phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, do ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu ở trong nước; (3) phụ thuộc vào xuất khẩu, đặc biệt sang thị trường Mỹ; (4) cơ cấu sản phẩm khá tập trung đặc biệt là các sản phẩm

83 DCT Consultancy Services (2002). 84 Best (2001); Ernst et al (2001).

100 lắp ráp đầu cuối; (5) giảm khả năng tạo việc làm; và 6) có một khoảng trống giữa nguồn cung và cầu lao động có kỹ năng. Cho dù quá trình công nghiệp hóa hướng ngoại đã mang lại cho Malaysia những lợi thế ban đầu trong hoạt động xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng, những chính sách này đã thất bại trong việc mở rộng và phát triển năng lực của ngành điện tử. Trường hợp Malaysia có thể thấy: (1) Nếu những đặc tính của cơ cấu công nghiệp hạn chế các ưu đãi để các hãng có thể đầu tư dài hạn vào các tài sản như kỹ năng chuyên môn, thì viễn cảnh nâng cấp sẽ vẫn hạn chế. (2) Trong khi đưa ra các động lực đầu tư và các vấn đề cơ sở hạ tầng, song những yếu tố chủ chốt góp phần mang lại thành công lại là phải phát triển kỹ năng chuyên môn, và năng lực sáng tạo trước khi những gì thị trường có thể mang lại. Trong số những điều kiện quan trọng thiết yếu là những động lực có thể khuyến khích các nhà nghiên cứu và sinh viên có thể cùng tham gia với khu vực tư nhân, cũng quan trọng không kém là các viện đào tạo có thể được điều hành bởi cả khu vực công và tư nhân giống như Trung tâm Phát triển Kỹ năng Penang (PSDC). Vai trò của các trường đại học trong liên kết với doanh nghiệp rất mờ nhạt. Malaysia đang đứng trước thách thức khan hiếm lao động có trình độ cao. Thực tế, Malaysia đã không cung cấp đủ lao động cho các hãng như Intel, AMD, Hitachi, Motorola, HP, ST Microelectronics, Texas Instruments và Chippac.

3.5. Kinh nghiệm nâng cấp ngành điện tử của Thái Lan Thái Lan đã quan tâm tới phát triển ngành điện tử từ rất sớm, Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đầu tiên của Thái Lan được xây dựng vào năm 1955, có tên “Thanin Industry Co. Ltd”. Khi phân kỳ, quá trình phát triển và nâng cấp của ngành điện tử Thái Lan trải qua 3 thời kỳ như sau85: Thời kỳ 1961-1971 tương ứng với hai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia lần thứ nhất và thứ nhì. Đây là thời kỳ thay thế nhập khẩu của ngành điện

85 UNCTAD (2005).

101 tử. Sản xuất thay thế nhập khẩu chủ yếu lại do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp điện tử là liên doanh giữa doanh nghiệp Thái và công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản, như Sanyo Electrics Co. Ltd., Thai-Toshiba Industry Co. Ltd., Hitachi Consumer Product Co. Ltd.. Họ chủ yếu lắp ráp máy thu thanh (radio) và máy thu hình để tiêu thụ trong nước. Doanh nghiệp trong nước hoàn toàn vẫn chỉ có duy nhất Thanin. Các doanh nghiệp điện tử chủ yếu đóng ở khu vực Bangkok và các tỉnh lân cận. Thời kỳ 1972-1986 tương ứng với ba kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia lần thứ ba đến lần thứ năm. Đây là thời kỳ theo định hướng xuất khẩu của ngành. Thái Lan sửa đổi Luật Đầu tư của mình năm 1972 để hợp pháp hóa các ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 1974, Mỹ áp dụng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), nên xuất khẩu Thái Lan sang Mỹ thuận lợi hơn. Đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan để sản xuất hàng điện tử xuất khẩu sang Mỹ, vì thế, tăng mạnh. Các công ty xuyên quốc gia lớn của Nhật Bản là Minebea Group, Seagate Technology và Hana Semiconductor đều có cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Từ năm 1977, yên bắt đầu lên giá so với dollar Mỹ và sau Thỏa ước Plaza (9/1985) thì lên giá càng mạnh. Điều này thúc đẩy các công ty điện tử Nhật Bản chuyển sản xuất sang Thái Lan. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan ngày một nhiều. Không chỉ giá trị sản lượng của ngành điện tử gia tăng, mà cả danh sách sản phẩm điện tử xuất khẩu cũng nhiều hơn, từ bảng mạch in (PCB), tinh thể áp điện (piezoelectric crystals) cho đến thiết bị đóng cắt vi ba (microwave isolator), chứ không đơn thuần là sản phẩm lắp ráp như trước. Trong thời kỳ này, khu vực Bangkok và các tỉnh lân cận tiếp tục là trung tâm của ngành điện tử Thái Lan. Cuối thời kỳ này, nhờ chính sách phát triển đặc khu kinh tế duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Chachoengsao, Chon Buri, and Rayong, các doanh nghiệp điện tử nước ngoài đầu tư vào đây ngày càng nhiều. Thời kỳ từ 1987 tới nay. Đây là thời kỳ phát triển mạnh của lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Công nghiệp điện tử ở các NIE châu Á đã nâng cấp lên nấc cao hơn, nên không ít nhà máy điện tử thâm dụng lao động ở đó được dời sang Thái Lan.

102 Lượng FDI lũy tích vào ngành điện tử của Thái Lan tăng rất nhanh từ năm 1988 cho đến đầu thập niên 2000 trước thời điểm suy thoái của ngành điện tử thé giới. Không chỉ giới hạn ở miền Trung và duyên hải miền Đông, ngay cả các tỉnh miền Bắc và miền Nam Thái Lan cũng thu hút được các doanh nghiệp điện tử. Xét về mặt nâng cấp công nghệ, Thái Lan bắt đầu phát triển ngành điện tử bằng các hoạt động lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng công nghệ thấp và thâm dụng lao động như máy thu hình (TV) và máy thu thanh (radio). Sang thập niên 1980, Thái Lan chuyển sang các hoạt động lắp ráp các sản phẩm điện tử cao cấp đòi hỏi công nghệ phức tạp như bản mạch in, thiết bị đóng mở vi ba, ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng. Sang thập niên 1990, Thái Lan bắt đầu chuyển sang giai đoạn chế tạo. Từ cuối thập niên 2000, Thái Lan bắt đầu chuyển sang các hoạt động thiết kế. Tuy nhiên, hoạt động chế tạo và R&D - thiết kế mới chỉ đối với một số sản phẩm. Ví dụ, mặc dù Thái Lan nổi tiếng về xuất khẩu HDD, song chủ yếu là chế tạo, chứ khâu R&D về HDD chủ yếu vẫn do các công ty xuyên quốc gia thực hiện ở ngoài Thái Lan. Trái lại, ngành công nghiệp bán dẫn của Thái Lan thì đã bắt đầu khá tốt ở khâu thiết kế lắp ráp, song khâu chế tạo và thiết kế sản phẩm mới còn yếu. Riêng chế tạo bản mạch in thì Thái Lan khá mạnh. Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành điện tử, các mặt hàng máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 34%, linh kiện điện tử chiếm 40% và hàng điện tử tiêu dùng chiếm 15%, thiết bị điện tử gia dụng chiếm 6% và thiết bị viễn thông-văn phòng 4%. Các thiết bị bán dẫn chiếm 20% và HDD chiếm 21% giá trị xuất khẩu của ngành điện tử. Các thiết bị bán dẫn chiếm tới một nửa giá trị xuất khẩu của nhóm hàng máy linh kiện điện tử. Trong khi đó, mặt hàng HDD máy tính chiếm 63% giá trị xuất khẩu của nhóm hàng máy tính và thiết bị ngoại vi.86 Ngành công nghiệp sản xuất HDD của Thái Lan đã được xây dựng từ giữa thập niên 1980, ban đầu chỉ là một dây chuyền lắp ráp cho xuất khẩu. Đến nay, Thái Lan đã trở thành nước sản xuất nhiều HDD máy tính nhất thế giới, chiếm gần nửa

86 UNCTAD (2005).

103 sản lượng HDD của cả thế giới.87 Ngành công nghiệp này được sự hỗ trợ của chính phủ với các chính sách ưu đãi về thuế quan trong nhập khẩu linh kiện cũng như xuất khẩu thành phẩm đều rất thấp.88 Seagate Technology (Mỹ) đã chuyển dây chuyền lắp ráp HSA89 (là dây chuyền có hàm lượng lao động cao nhất) từ Singapore sang Thái Lan trong năm 1983. HSA sau khi lắp ráp tại Thái Lan lại được xuất khẩu trở lại Singapore đã hoàn thành công đoạn cuối cùng. Năm 1991, IBM và Fujitsu cũng bắt đầu sản xuất HDD tại Thái Lan. Năm 2004, Hitachi Global Storage Technologies cũng chuyển hoạt động sản xuất HDD từ Philippines sang Thái Lan. Năm 2008, Toshiba liên doanh với Fujitsu cũng bắt đầu sản xuất HDD tại Thái Lan.

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng điện tử của Thái Lan năm 2009 (Triệu dollar Mỹ) Nguồn: Bộ Thương mại (Thái Lan).

Đi cùng với các công ty xuyên quốc gia, các nhà cung ứng linh kiện nước ngoài cũng thành lập các công ty con tại Thái Lan. MNB Technology năm 1988 bắt đầu sản xuất tại Thái Lan. Nidec thành lập nhà máy đầu tiên năm 1989 và nhà máy

87 Sopadang & Yaibathet (2010). 88 Office of Fiscal Economics, Ministry of Finance, Thail&. 89 Heterogeneous System Architecture

104 thứ hai năm 1991. KR Precision bắt đầu hoạt động ở Thái Lan năm 1988 để cung ứng cho Seagate Technology. TPW cũng chuyển hoạt động từ Singapore sang Thái Lan năm 1989. Sang thập niên 1990, chuỗi sản xuất HDD đã phát triển tại Thái Lan. Seagate Technology đã mở rộng sản xuất vào 1994. Các nhà máy lắp ráp địa phương đã bắt đầu hoạt động phục vụ cho nhu cầu trong nước và các công đoạn hoàn chỉnh HDD. Các nhà cung ứng linh kiện HDD khác tiếp tục đầu tư vào Thái Lan như Eiwa, Habiro, Nippon Super, Thai Okoku Rubber, và Shin-Ei Daido, Magnetric và ReadRite cũng hoạt động tại Thái Lan trong năm 1990 và 1991. Hoạt động nâng cấp ngành ổ cúng đã được thúc đẩy nhanh chóng. Các công ty con tại Thái Lan đã có khả năng thiết kế HDD, chứ không chỉ lắp ráp đơn giản như vào giữa thập niên 1980.

105

Hình 3.5: Địa điểm của các hãng chế tạo HDD hàng đầu thế giới cho thấy sự hội tụ của ngành này tại Thái Lan Nguồn: Ruangwohan (2010).

Ngành công nghiệp sản xuất HDD đã trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã tăng từ 0,04 tỷ dollar Mỹ năm 1988 lên tới 4,5 tỷ dollar năm 1996-1997, giảm trong thời gian khủng hoảng kinh tế 1997-1998 (-3,4 tỷ dollar) và tăng trở lại 8,2 tỷ dollar trong năm 2005 và 15,5 tỷ dollar trong năm 2008. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm HDD chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm IT và 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2008. Thái Lan là nước xuất khẩu HDD nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, chiếm tới 17% thị

106 trường xuất khẩu toàn cầu.90 FDI đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành điện tử Thái Lan, đóng góp tới 90% vốn lũy kế của ngành này.91 Thái Lan đã thu hút được các công ty xuyên quốc gia từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Thai Toshiba cũng đã thành lập một đơn vị nghiên cứu R&D nhỏ để phát triển khả năng thiết kế sản phẩm mới cho thị trường trong nước. Đây là bước đầu tiên để Thái Lan nâng cấp ngành điện tử trước chi phí lao động ra tăng.

Bảng 3.4: Một số công ty điện tử xuyên quốc gia đầu tư vào Thái Lan Công ty Sản phẩm Nhật Bản JVC, Funai, Sony, Orion, Nikon, Pioneer Máy nghe nhạc Panasonic, Daikin, Canon, Sharp, Hitachi, Điện tử gia dụng, điện tử nghe nhìn Mitsubishi Electric, Toshiba HGST, Thib, Nid, TDK, AGC, NHK, HDD, linh kiện Rohm, Oki, Sanyo, Stanley, Shindengen Bán dẫn NEC, Furukawa, Epson Toyocom, Kyocera Thiết bị viễn thông CMK, NOK Bản mạch in SIIX, Kaga, Katata, Katolec, Eiwa, Alpine Lắp ráp mạch in, nhíp điện từ (EMS) Fujikura, Minebea, Murata, Seiko Cụm linh kiện điện tử Đài Loan Tatung Máy nghe nhạc Thaixon Tech, Min Aik Technology, Acer Điện tử nghe nhìn, HDD, linh kiện Lite-On Bán dẫn Delta Thiết bị viễn thông CKL, Shye Feng Bản mạch in

90 Kohpaiboon & Jongwanich (2013). 91 UNCTAD (2005).

107 Cal-Comp (Kinpo Group) Lắp ráp mạch in, nhíp điện từ (EMS) Harmony Electronic, JDC Industrial Cụm linh kiện điện tử Hàn Quốc LG, Samsung Máy nghe nhạc, điện tử gia dụng KEC Bán dẫn Haeng Sung, Hansol Lắp ráp mạch in Dongjin, Duck Sung, Sung In, Yoowon Cụm linh kiện điện tử Mỹ Seagate Technology, Western Digital, HDD, linh kiện Donaldson, Hutchinson Maxim, Microchip, Spansion, Honeywell Bán dẫn Innovex Bản mạch in Sanmina-SCI, Benchmark Lắp ráp mạch in, nhíp điện từ (EMS) Nguồn: Ruangwohan (2010).

Như vậy để có thể tham gia vào mạng sản xuất của các công ty điện tử đa quốc gia, Thái Lan đều chọn con đường trở thành các nhà cung ứng địa phương cho các công ty đó và dần bước lên các bậc thang trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thái Lan đã thế vào chỗ của Singapore trong ngành sản xuất ổ đĩa cứng khi nước này chuyển sang các hoạt động khác có giá trị gia tăng cao hơn.92

92 de Mello (2010).

108

Hình 3.6: FDI vào Thái Lan trong ngành điện tử, 2000-2010 (tỷ dollar Mỹ) Nguồn: Vẽ từ số liệu của UNCTAD

3.6. Kinh nghiệm nâng cấp ngành điện tử của Trung Quốc 3.6.1. Khái quát hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc Từ đầu của thập niên 1990, lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp điện tử IT Trung Quốc đã có được sự phát triển khá mạnh mẽ. Tỷ lệ chiếm hữu thị phần quốc tế của ngành công nghiệp này không ngừng gia tăng. Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài không ngừng tham gia vào ngành công nghiệp điện tử, từ đó giúp hình thành nên một bố cục công nghiệp vô cùng phong phú đa dạng. Cùng với sự chuyển dịch đa số các công đoạn sản xuất của các doanh nghiệp điện tử nổi tiếng trên thế giới đến các vùng của Trung Quốc như đồng bằng Châu Giang, đồng bằng Trường Giang, khu vực Hoàn Hải Bột, khu vực Trung Tây Bộ và các khu vực khác, Trung Quốc bắt đầu hòa nhập vào sự phát triển của mạng sản xuất quốc tế. Rất nhiều công ty điện tử có một mạng sản xuất với phạm vi vô cùng rộng lớn tại đất nước này, đặc biệt là các EMS lớn trên thế giới.

109 Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự hòa nhập của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc vào mạng sản xuất quốc tế. Ví dụ, Flextronic (trụ sở chính tại Singapore) có mạng lưới chế tạo rất lớn với 25 cơ sở sản xuất phân bố khắp nơi ở châu Á. Công ty này có hai cơ sở chế tạo chính, một nằm ở miền nam của Malaysia, khu vực xung quanh Singapore, một cơ sở khác nằm ở khu vực đồng bằng Châu Giang miền nam Trung Quốc, đồng thời có các nhà máy cao cấp khác nằm ở các khu vực có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Bắc Kinh, Thượng Hải và Nam Kinh ở Trung Quốc, Kuala Lumpur và Penang ở Malaysia. Khu vực đồng bằng Châu Giang thì chuyên về các sản phẩm điện tử gia dụng và thiết bị di động truyền thông, còn Thượng Hải chuyên về thiết bị thông tin. Đối thủ cạnh tranh của Flextronics chủ yếu từ Mỹ gồm Solectron, Anmina-SCI, Elestica và Jabil. Các công ty xuyên quốc gia này cũng có mạng lưới sản xuất tương tự như Flextronics, nhưng quy mô thì nhỏ hơn. Những EMS của châu Âu và Đài Loan áp dụng các chiến lược thống nhất hóa khác nhau. Elcoteq của Phần Lan, nhà dịch vụ chế tạo điện tử toàn cầu nhỏ nhất trên thế giới, chỉ duy trì 3 trung tâm mạng lưới sản xuất ở Đông Hoản, Thâm Quyến (Quảng Đông) và Bắc Kinh.93 Mặt khác, rất nhiều công ty điện tử nước ngoài thành lập trung tâm R&D tại Trung Quốc. HP có ba trung tâm R&D tại Trung Quốc. Microsoft có hai trung tâm R&D tại Trung Quốc. Các công ty xuyên quốc gia khác gồm Siemens, Sony Ericsson, Intel, Cisco, Nokia, Hitachi, Dell, Fujitsu, Motorola đều có một trung tâm R&D tại Trung Quốc. Sự gia tăng nhanh chóng của các trung tâm R&D cho thấy, Trung Quốc đã trở thành khu vực trọng yếu trong mạng sản xuất quốc tế. Ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc đã hoà nhập vào hệ thống mạng sản xuất quốc tế.94 Các doanh nghiệp Trung Quốc nhờ tham gia mạng sản xuất quốc tế đã hiểu rõ một cách toàn diện nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, tính năng và chi phí của sản phẩm điện tử. Sau đó, doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm kiếm thị trường mục tiêu thích hợp để tiến hành sản xuất sản phẩm điện tử. Đồng

93 Jiang (2007). 94 Liu (2008).

110 thời, họ tiến hành hợp tác sản xuất với các nhà cung cấp linh kiện. Đối với các doanh nghiệp năng lực đổi mới sáng tạo còn yếu, họ cố gắng hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện tử, lấy thị trường rộng lớn trong nước làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực thiết kế và đổi mới-sáng tạo, mở rộng phát triển thương hiệu bản thân, từng bước trở thành chuyên gia về sản xuất và thiết kết một sản phẩm điện tử nào đó trên thế giới, tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật và thiết kế sản phẩm điện tử. Một vài doanh nghiệp điện tử Trung Quốc kiên trì con đường đổi mới-sáng tạo độc lập, tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình, trên cơ sở mô phỏng kỹ thuật, trước tiên phát triển lớn mạnh trong thị trường nội địa, sau đó mở rộng ra nước ngoài, tiến hành liên kết hợp tác phát triển với các công ty nước ngoài hoặc thông qua phương thức “vừa làm vừa học”, tận dụng hệ thống nghiên cứu phát triển độc lập tiến hành phát triển và mang kiến thức công nghệ và kinh nghiệm tập hợp thành năng lực công nghệ thật sự của bản thân, từ đó thông qua chiếm lĩnh các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị (như nghiên cứu phát triển công nghệ và thương hiệu độc lập), xây dựng một mạng lưới sản xuất toàn cầu do bản thân làm chủ, cuối cùng thực hiện mục tiêu nâng cấp ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp đổi mới-sáng tạo độc lập mới nổi như Lenovo, Haier, Huawei, ZTE trước tiên tiến hành mô phỏng hoặc học hỏi công nghệ tiên tiến của nước ngoài, rồi dựa vào thị trường trong nước để phát triển lớn mạnh. Trong quá trình này, họ không ngừng đổi mới-sáng tạo, trở thành thương hiệu sản xuất uy tín về chất lượng đối với thị trường trong nước. Sau đó, họ hướng ra thị trường quốc tế, tìm kiến các nguồn tài nguyên nước ngoài, thực hiện đổi mới cải tiến, chiếm lĩnh thị trường thế giới, từ đó xây dựng mô hình phát triển có sức ảnh hưởng nhất định trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới. Hiện tại, rất nhiều các doanh nghiệp điện tử của Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất của mình. Mặc dù vậy, nếu so sánh các công đoạn sản xuất tương ứng giữa mạng sản xuất điện tử quốc tế do các doanh nghiệp Trung Quốc lãnh đạo với mạng sản xuất quốc tế do các công

111 ty điện tử nước ngoài, thì mức độ toàn cầu hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp.95

3.6.2. Hội tụ ngành điện tử ở Trung Quốc Ngành điện tử của Trung Quốc có xu hướng hội tụ ngành rất cao. Xét trong các phân ngành chế biến, chế tạo của Trung Quốc thì điện tử-viễn thông là ngành có mức độ hội tụ vào loại đứng đầu.96 Ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải phía Đông, hình thành nên bốn cụm liên kết ngành sau đây. Thứ nhất, cụm liên kết ngành đồng bằng Trường Giang. Vào cuối thập niên 1990, làn sóng đầu tư lần thứ ba của các doanh nghiệp Đài Loan vào Trung Quốc bắt đầu. Các doanh nghiệp này từng bước mở rộng sức mạnh đầu tư của mình trong khu vực đồng bằng Trường Giang. Khu vực đồng bằng Trường Giang có môi trường đầu tư rất tốt, vị trí địa lý có lợi thế độc đáo. Khu vực đồng bằng Trường Giang cũng là khu vực kinh tế hàng đầu cả nước, sức mua của người dân tại đây rất mạnh. Ngoài ra, ở đây còn có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của một loạt các trường đại học nổi tiếng như Đại học Nam Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Chiết Giang, Đại học Đồng Tế cùng với một số viện nghiên cứu khoa học ngành công nghiệp điện tử. Các doanh nghiệp Đài Loan đã tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy tại các tỉnh và thành phố của đồng bằng Trường Giang như Tô Châu, Vô Tích, Côn Sơn (đều thuộc tỉnh Giang Tô) và Thượng Hải. Nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn đầu tư nước ngoài, các chính quyền địa phương đã thực hiện một loạt các biện pháp và chính sách ưu đãi về thuế quan. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Đài Loan càng có nhiều cơ hội đầu tư xây dựng nhà máy tại đồng bằng Trường Giang, từng bước hình thành mô hình cụm liên kết ngành đồng bằng Trường Giang. Thứ hai, cụm liên kết ngành Hoàn Bột Hải. Một trong những động lực để hình thành nên cụm liên kết ngành Hoàn Bột Hải đó chính là các công ty đến từ Mỹ,

95 Liu (2008). 96 Liu (2013).

112 Nhật Bản và Hàn Quốc. Rất nhiều công ty quy mô lớn tại các đất nước này do muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình nên muốn tìm một số công ty thuê ngoài tiến hành sản xuất và chế tạo một số công đoạn thấp trong chuỗi công nghiệp. Bắc Kinh và Thiên Tân có lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, vị trí độc đáo, kết cấu hạ tầng hoàn thiện, gần với các trường đại học và đơn vị nghiên nghiên cứu khoa học, có sẵn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc cũng đã dần hình thành mô hình sản xuất gia công chế tạo hoàn thiện. Trong bối cảnh như thế, các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc như Motorola, LG, Samsung… lần lượt tham gia góp mặt tại đây. Họ mang một số công đoạn sản xuất không quan trọng của mình ủy thác cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đây tiến hành sản xuất. Trong quá trình hợp tác, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của những công ty nước ngoài này, và dần chuyển đổi sang mô hình quản lý của doanh nghiệp hiện đại. Các công ty nước ngoài thông qua phương thức thuê ngoài đã tiết kiệm được phần nào chi phí và sức lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của bản thân. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương thì có được những đơn đặt hàng nghiệp vụ của các công ty nước ngoài, nâng cao thực lực của bản thân, từng bước hình thành mô hình sản xuất với kết cấu “đơn nhân” và trọng tâm của kết cấu “đơn nhân” của cụm liên kết ngành là các công ty nước ngoài. Thứ ba, cụm liên kết ngành ở đồng bằng Châu Giang (Quảng Đông). Kể từ cuối thập niên 1980, tận dụng chính sách ưu đãi mở cửa vùng duyên hải của chính phủ Trung Quốc, rất nhiều nhà máy sản xuất ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan thực hiện chuyển dịch công nghiệp đến đồng bằng Châu Giang. Lợi thế thu hút đầu tư của khu vực đồng bằng Châu Giang là điều kiện khí hậu tốt, môi trường đầu tư và kết cấu hạ tầng giao thông khá hoàn thiện, đất đai và lao động rẻ, gần với khu vực Hong Kong và Ma Cau cùng cảng tự do của đặc khu Hong Kong. Bước vào thế kỷ mới, ngành công nghiệp điện tử tại đồng bằng Châu Giang có được sự phát triển nhanh chóng. Thực lực của ngành công nghiệp ngày càng tăng. Ngành công nghiệp điện tử không ngừng từng bước chuyển dịch sang loại hình thâm dụng

113 công nghệ và vốn, dần hình thành mô hình cụm liên kết ngành với sự liên kết của các thành phố như Quảng Châu, Thâm Quyến, Đông Hoản, Huệ Châu… Thứ tư, cụm liên kết ngành Trung Tây Bộ, chủ yếu là khu vực Thành Đô và Trùng Khánh. Khu vực này chuyên lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử , chất bán dẫn, điện tử dân dụng. Đồng thời, cùng với sự nâng cấp ngành công nghiệp khu vực miền Đông, một vài ngành công nghiệp đã chuyển dịch đến Trung Tây Bộ. Khu vực này ngày càng trở thành cơ sở sản xuất gia công công nghiệp điện tử phát triển của Trung Quốc.97

3.6.3. Chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, chính phủ Trung Quốc đã ban hành khá nhiều chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực này. a) Chính sách thuế ưu đãi hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và phát triển Đối với chính sách thuế hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và phát triển, ban đầu chủ yếu là từ chi phí đầu tư R&D và đầu tư thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu phát triển. Năm 1996, chính phủ Trung Quốc quy định các doanh nghiệp chuyên về R&D khi tiến hành mua sắm các thiết bị quan trọng và đơn giá của mỗi cái dưới 100 ngàn yuan thì được khấu trừ chi phí quản lý một lần hoặc phân làm nhiều lần. Đến năm 1999, quy định mới nêu rõ, các hạng mục chi phí đầu tư R&D của doanh nghiệp có thể được khấu trừ toàn bộ số tiền trước thuế. Đối với chi phí đào tạo và chi trả lương của doanh nghiệp thiết kế vi mạch và doanh nghiệp sản xuất phần mềm đã được công nhận có thể căn cứ theo lượng tiền phát sinh thực tế tiến hành khấu trừ trước thuế trong thuế doanh nghiệp.

97 Pan (2011).

114 Năm 2006, giá trị hưởng mức hỗ trợ dành cho thiết bị máy móc dùng trong R&D từ mức ban đầu dưới 100 ngàn yuan98 được nâng lên mức dưới 300 ngàn yuan. Đồng thời, thiết bị R&D có giá trị trên 300 ngàn yuan có thể rút ngắn thời hạn có thể sử dụng hoặc tăng nhanh tốc độ thời hạn sử dụng. Mức khấu trừ toàn bộ số tiền trước thuế cho đầu tư nghiên cứu phát triển được tăng lên mức gấp 1,5 lần mức hiện tại. Nếu phần nào không thể khấu trừ trong năm đó thì có thể nội trong vòng 5 năm tiến hành khấu trừ. b) Chính sách thuế ưu đãi khuyến khích phát triển công nghệ mới và đổi mới độc lập. Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm và doanh nghiệp thiết kế vi mạch mới thành lập trong lãnh thổ của Trung Quốc, sau khi được công nhận, sẽ được miễn thuế 2 năm bắt đầu từ thời điểm doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận; từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 sẽ được giảm một nửa thuế doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm có quy mô nhỏ, khi tiến hành sản xuất kinh doanh phần mềm, sẽ được tính thuế với thuế suất là 6%. Các doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ, khi tiến hành kinh doanh phần mềm, sẽ được tính thuế với thuế suất là 4%. Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới độc lập, các doanh nghiệp sản xuất thiết kế vi mạch, ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp điện tử khi đáp ứng được điều kiện nhất định, có thể hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế 2 năm khi doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận, rồi giảm một nửa thuế trong 3 năm sau đó, sau giai đoạn này, trong vòng 10 năm tiếp theo, tiếp tục giảm từ 10-30% thuế thu của doanh nghiệp đó.99 Đối với các sản phẩm vi mạch và sản phẩm phần mềm máy tính tự nghiên cứu phát triển và tiêu thụ của doanh nghiệp điện tử , nếu doanh nghiệp thông thường có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm chênh lệch hơn 6% trong tổng doanh

98 Yuan là đơn vị đếm của Nhân dân tệ. Khoảng 797 yuan đổi được 1 dollar Mỹ, năm 2006. 99 Liu (2013).

115 thu thì được hoàn lại thuế chênh lệch đó; đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh quy mô nhỏ thì đóng thuế giá trị gia tăng lần lượt là 6% và 4%. c) Chính sách thuế ưu đãi thúc đẩy chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ khoa học tiên tiến của nước ngoài nhằm mục đích sử dụng các công nghệ này tại Trung Quốc có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và nâng cao trình độ công nghệ của Trung Quốc. Đối với công nghệ phát triển phần mềm và kỹ thuật vi mạch thuộc công nghệ cơ bản của ngành công nghiệp điện tử , so với các quốc gia phát triển Âu, Mỹ, Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Do đó, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhiều hơn nữa các công nghệ này tại nước ngoài. Các doanh nghiệp nhập khẩu vi mạch để lắp vào công nghệ vi mạch và thiết bị sản xuất nguyên bộ, các doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm để cài vào các thiết bị cần thiết thì được miễn thuế và thuế giá trị gia tăng trong khâu nhập khẩu. Các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến được thành lập bởi các doanh nghiệp nước ngoài được miễn giảm thuế theo quy định pháp luật về thuế. Sau khi kết thúc thời gian miễn giảm thuế, nếu như doanh nghiệp này vẫn dược công nhận là doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến thì có thể giảm một nửa thuế dựa trên mức thuế cần phải đóng ban đầu của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài nhận được phí sử dụng bản quyền khi cung cấp các công nghệ chuyên môn cho nghiên cứu khoa học, khai thác năng lượng, phát triển mạng lưới giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và phát triển các công nghệ quan trọng thì nếu được sự phê chuẩn của bộ phận chủ quản thuế vụ của Quốc Vụ Viện có thể được giảm 10% thuế suất của doanh nghiệp đó, trong đó nếu như công nghệ tiên tiến hoặc điều kiện tốt thì có thể miễn thuế doanh nghiệp đó. Năm 2006, Chính phủ Trung Quốc quy định, đối với các trung tâm kỹ thuật của doanh nghiệp, các trung tâm công trình quốc gia (nghiên cứu kỹ thuật)… phù hợp điều kiện quy định của nhà nước, nếu nhập khẩu trong phạm vi quy định các

116 sản phẩm phát triển kỹ thuật và nghiên cứu khoa học thì được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng trong khâu nhập khẩu; đồng thời quy định rằng, đối với các dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, khi tiến hành nhập khẩu thiết bị quan trọng của nước ngoài, nếu thiết bị đó trong nước không thể sản xuất được thì có thể được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng trong khâu nhập khẩu. Điều này thể hiện rõ, cùng với sự phát triển của kinh tế và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Trung Quốc đã rất nỗ lực cải thiện chính sách thu hút chuyển giao công nghệ nước ngoài đồng thời đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo độc lập trong nước. d) Chính sách thuế ưu đãi thúc đẩy chuyển hóa thành quả nghiên cứu Chuyển hóa thành quả nghiên cứu là giai đoạn rất quan trọng để thực hiện việc đổi mới-sáng tạo khoa học kỹ thuật. Năm 1994, chính phủ Trung Quốc ban hành quy định tạm thời miễn thuế đối với các thu nhập từ dịch vụ mang tính kỹ thuật như chuyển nhượng, dịch vụ tư vấn, đào tạo đối với thành quả nghiên cứu kỹ thuật của các viện nghiên cứu và trường đại học. Những doanh nghiệp hoặc tổ chức có các hoạt động dịch vụ kỹ thuật tương tự như trên có thu nhập dưới 300 ngàn yuan cũng được tạm thời miễn thuế. Những đơn vị và cá nhân có hoạt động dịch vụ kỹ thuật như trên cũng được miễn thuế kinh doanh. Ngoài ra, các khoản phụ cấp cho các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Công trình Trung Quốc, tiền thưởng của giáo sư thỉnh giảng, tiền thưởng thành quả nghiên cứu của nhân viên nghiên cứu khoa học tiếp nhận từ các tổ chức quy định đều được miễn thuế thu nhập cá nhân.

3.6.4. Một số vấn đề còn tồn tại hiện nay với ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc Mặc dù bắt đầu phát triển muộn hơn so với các nước ASEAN, nhưng Trung Quốc lại nâng cấp ngành điện tử nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức đối với ngành điện tử của Trung Quốc.

117 Thứ nhất, hiệu ứng hội tụ ngành của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc còn mờ nhạt, trình độ năng lực tạo lợi nhuận trên tổng thể còn thấp. Do ngành chế tạo sản phẩm điện tử của Trung Quốc có trình độ tham gia thị trường thấp (đặc biệt là một số doanh nghiệp gia công), mỗi năm có một lượng lớn các doanh nghiệp gia nhập thị trường, dẫn đến sự phân tán tổ chức của ngành công nghiệp, gần với trạng thái của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tỷ lệ lợi nhuận trên giá trị sản phẩm và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống mỗi năm. Theo các nghiên cứu liên quan cho biết, tỷ lệ lợi nhuận bình quân của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc chỉ bằng 1/5 so với Mỹ. Đồng thời, mặc dù số lượng các doanh nghiệp trong ngành ngày càng nhiều, nhưng các doanh nghiệp có thực lực thật sự và năng lực cạnh tranh quốc tế thì còn ít, nên trong việc cạnh tranh quốc tế Trung Quốc vẫn ở vị thế bất lợi. Trong quá trình hợp tác với các nhà sản xuất thương hiệu lớn thì không có quyền quyết định giá cả, ngoài ra năng lực đàm phán giá cả với nhà cung ứng nguyên liệu và nhà phân phối các kênh tiêu thụ bán lẻ còn yếu. Nếu giá cả các sản phẩm nguyên liệu, năng lượng liên tục gia tăng thì nó đồng nghĩa với việc mất đi nguồn lợi nhuận đáng kể trong công đoạn chế tạo gia công của doanh nghiệp. Còn đối với lĩnh vực chế tạo nguyên máy, nếu giá cả sản phẩm nguyên liệu không ngừng gia tăng thì nó càng ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận các sản phẩm mang thương hiệu “Made in China”, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ đầu tư chế tạo sản xuất sẽ giảm mạnh. Thứ hai, kết cấu ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc mất cân bằng, năng lực cạnh tranh của cụm liên kết ngành điện tử Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất toàn cầu còn yếu, hiệu ứng cụm không rõ ràng. Mặc dù ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc dưới tác dụng thúc đẩy đồng thời của nhiều nhân tố tích cực như vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, thông tin hóa… quy mô ngành công nghiệp nhanh chóng được mở rộng, xu hướng phát triển duy trì trong nhiều năm liền, quy mô ngành công nghiệp từ mức chỉ khoảng gần 1000 tỷ yuan hiện đã nhân rộng với quy mô vài ngàn tỷ yuan. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng quy mô ngành công nghiệp đã mang đến một số vấn đề về kết cấu, càng làm tăng nhanh tốc độ mất cân bằng của kết cấu. Chủ yếu biểu hiện ở các phương diện sau:

118 Mất cân bằng tỷ lệ kết cấu ngành công nghiệp: ngành công nghiệp vi mạch tích hợp, dịch vụ thông tin và phần mềm chiếm tỷ trọng khá thấp. Phần cứng chiếm tỷ trọng lớn còn phầm mềm chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2008 phần mềm chỉ chiếm 12%, bình quân toàn cầu là 39%). Còn thiếu công nghệ cốt lõi, thiếu đi quyền sở hữu trí tuệ độc lập, thiếu cả thương hiệu nổi tiếng thế giới. Biểu hiện chung nhất đó chính là năng lực đổi mới sáng tạo của ngành công nghiệp còn yếu, các công nghệ quan trọng, phát minh sáng chế rất ít, ngành công nghiệp lớn nhưng không mạnh. Sản phẩm công đoạn thấp có nguồn cung lớn hơn cầu, sản phẩm công đoạn cao chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Mâu thuẫn giữa sự lão hóa sản phẩm và lạc hậu trong việc phát triển sản phẩm mới ngày càng gia tăng, các sản phẩm cơ bản và công nghệ cao như vi mạch tích hợp, bộ phận linh kiện hiện đại, phần mềm… vẫn là nhân tố làm hạn chế sự phát triển độc lập của ngành công nghiệp. Doanh nghiệp lớn thì không mạnh, doanh nghiệp nhỏ thì thiếu chuyên môn và đổi mới sáng tạo. Hiện trạng kinh doanh phân tán và quy mô nhỏ chưa có sự chuyển biến rõ rệt, còn thiếu doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có khoảng cách lớn so với các công ty nước ngoài cùng lĩnh vực. Tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc chủ yếu dựa vào mức độ tăng trưởng về số lượng các doanh nghiệp. Kết cấu thị trường không hợp lý làm gia tăng tình trạng không ổn định của ngành công nghiệp: nhu cầu trong nước không được khai thác một cách hiệu quả, ví như trước năm 2008 xuất khẩu ra bên ngoài chiếm trên 2/3 lượng thu nhập tiêu thụ của toàn ngành, thương mại xuất nhập khẩu trở thành nhân tố dẫn đến tình trạng biến động và không ổn định của nền kinh tế. Cơ cấu xuất khẩu có sự không cân bằng: OEM nhiều, thương hiệu độc lập ít; thương mại gia công (xuất nhập khẩu linh kiện) ít, thương mại thông thường nhiều; doanh nghiệp Trung Quốc ít, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhiều; sản phẩm sở hữu trí tuệ độc quyền ít, chuyển giao công nghệ nước ngoài nhiều; linh kiện cốt lõi ít, chế tạo nguyên máy nhiều.

119 Các khu vực phát triển không đồng đều, bố cục công nghiệp chưa có sự sắp xếp hợp lý: ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc cũng như nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp xuất khẩu, chủ yếu phân bố ở các khu vực phát triển khu vực duyên hải, nền kinh tế giữa các khu vực có sự phát triển không đồng đều, quy mô công nghiệp và trình độ kỹ thuật có sự chênh lệch lớn, chưa thể hiện được sự hỗ trợ qua lại về lợi thế giữa các khu vực. Khu vực miền Đông trong những năm gần đây phải đối diện với áp lực rất lớn về nâng cấp ngành công nghiệp tập trung đông lao động, các nhân tố như đất đai, môi trường bị ô nhiễm đã làm cản trở sự phát triển nhanh chóng và bền vững ngành công nghiệp khu vực này. Những lợi thế như năng lượng, nguyên liệu, lực lượng lao động, thị trường tại khu vực Trung Tây Bộ thì vẫn chưa phát huy đầy đủ động lực tích cực cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Ngoài ra, mặc dù ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc đã hình thành 4 cụm liên kết ngành lớn giữa các khu vực, nhưng trong các cụm liên kết ngành này doanh nghiệp vừa và nhỏ không phát huy được vai trò cùng nhau hợp tác của mình, giữa các doanh nghiệp trong khu vực vẫn chưa hình thành được mô hình phân công chuyên nghiệp hóa và hợp tác hoàn thiện. Do các doanh nghiệp này không có bất cứ liên hệ nào về mặt kỹ thuật và vốn đầu tư với các doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành, nên vai trò xây dựng và hoàn thiện ngành công nghiệp của các doanh nghiệp này còn mờ nhạt, các doanh nghiệp vẫn chưa cảm nhận được các hiệu ứng về phương diện như kinh tế từ bên ngoài theo quy mô mang đến từ cụm liên kết ngành. Sự cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành vẫn còn rất ít.100 Thứ ba, ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc ở vào vị thế bị chi phối trong chuỗi công nghiệp toàn cầu, công nghệ cốt lõi dựa vào các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại trong mạng lưới sản xuất của ngành công nghiệp điện tử thế giới, các công ty nước ngoài đang chiếm vị trí chủ đạo trong chuỗi trong nghiệp toàn cầu. Thông qua việc áp dụng hình thức đầu tư vốn 100%, những công ty nước ngoài này

100 Lu và Li (2004).

120 kiểm soát chặt chẽ các công nghệ cốt lõi của mình, điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp điện tử Trung Quốc chỉ có thể dựa vào lực lượng lao động giá rẻ để tham gia cạnh tranh vào thị trường quốc tế, trong chuỗi công nghiệp họ chỉ có thể làm các công việc như lắp ráp máy tính, chế tạo lắp ráp sản phẩm công nghệ và đồ dùng điện tử… nhưng cuối cùng vẫn bị lép vế bởi các doanh nghiêp nước ngoài. Ngoài ra, do năng lực đổi mới sáng tạo độc lập của các doanh nghiệp Trung Quốc luôn yếu kém, trên lĩnh vực công nghệ chip và thiết kế nguyên máy các doanh nghiệp điện tử Trung Quốc chỉ tiến hành chế tạo các kỹ thuật phần ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Trung Quốc bị hạn chế về vốn và kỹ thuật, nên chỉ có thể sản xuất gia công cho các công ty nước ngoài, doanh nghiệp Trung Quốc luôn ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị công nghiệp.

121

KINH NGHIỆM NÂNG CẤP NGÀNH Ô TÔ BẰNG CÁCH THAM Chương IV GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

4.1. Mạng sản xuất ô tô quốc tế 4.1.1. Khái quát về mạng sản xuất ô tô quốc tế Mạng sản xuất ô tô quốc tế có cấu trúc phức tạp nhiều tầng, nhiều cấp với mức độ thuê ngoài cao. Song về cơ bản, mạng sản xuất ô tô quốc tế gồm ba loại chủ thể chính: các hãng ô tô, các hãng chế tạo mô-đun linh kiện, các hãng chế tạo linh kiện. Các hãng ô tô là những công ty sở hữu các nhãn hiệu và mác ô tô, ví dụ Ford, GM, Toyota, Nissan, Mercedez, BMW. Vì thế, họ còn được gọi là các OBM. Họ thường (nhưng không nhất thiết) tham gia vào sản xuất ở các khâu lắp ráp xe hoàn chỉnh (vì thế cũng hay được gọi là công ty lắp ráp ô tô – car assembler), sản xuất các hệ thống cơ khí quan trọng nhất của ô tô là động cơ và truyền động. Chính vì họ thường tham gia sản xuất nên nhiều tài liệu lại coi các hãng ô tô này là các OEM. Họ cũng quản lý việc bán xe, cung cấp dịch vụ sau bán hàng. Các hãng ô tô đặt nhà máy lắp ráp ở những thị trường địa phương nào mà việc lắp ráp đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Theo tuyên bố của các hãng ô tô, nhà máy lắp ráp thường chỉ có tính kinh tế nhờ quy mô nếu lắp và tiêu thụ được khoảng 100 ngàn xe mỗi năm (cả tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu). Ở những thị trường đang phát triển rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, các hãng ô tô nước ngoài thậm chí còn lập cả tổng hành dinh khu vực, bộ phận thiết kế, bộ phận nghiên cứu và phát triển, ... Khi các hãng ô tô mở nhà máy lắp ráp ở đâu, họ thường kéo các nhà cung ứng linh kiện toàn cầu (cung ứng cấp 1) của mình theo. Các nhà cung ứng linh kiện cấp 1 là những công ty cung ứng những mô-đun linh kiện (cụm linh kiện) cho các hãng ô tô. Trong các mô-đun linh kiện, nhà cung ứng cấp 1 chỉ trực tiếp sản xuất những chi tiết chính, còn các chi tiết khác nhận từ các nhà cung ứng cấp 2. Các nhà cung ứng linh kiện ô tô cấp 1 cũng thường là các công ty xuyên quốc gia. Vì thế, họ còn được gọi là các nhà cung ứng toàn cầu.

122 Nhà cung ứng linh kiện cấp 2 là những công ty cung cấp linh kiện cho các nhà cung ứng cung ứng cấp 1. Họ thường đảm nhiệm một chi tiết hoặc cụm chi tiết bộ phận trong cụm chi tiết lớn mà nhà cung ứng cấp 1 làm ra. Các nhà cung ứng cấp thấp hơn gọi chung là nhà cung ứng cấp 3. Mỗi một hãng ô tô có nhiều nhà cung ứng. Mỗi nhà cung ứng lại phục vụ cho nhiều hãng ô tô khác nhau. Xét từ góc độ liên kết với hãng ô tô, sẽ thấy có hai loại nhà cung ứng linh kiện. Loại thứ nhất là các công ty con hoặc công ty liên kết với hãng ô tô. Ví dụ, các công ty Denso, Toyota Boshoku, Toyoda Gosei, Aisin Seiki là các công ty con của hãng ô tô Toyota hoặc công ty mà Toyota là cổ đông chính. Ví dụ khác, Nissan Diesels là công ty con của hãng ô tô Nissan. Loại thứ hai là các công ty sản xuất linh kiện theo hợp đồng. Xét từ góc độ sử dụng của người tiêu dùng, linh kiện ô tô có hai loại: (1) Loại linh kiện chính hãng (còn gọi là linh kiện OEM) theo nghĩa là những linh kiện này được các hãng ô tô chọn để làm ra xe của mình; và, (2) Linh kiện không chính hãng (hay linh kiện thứ cấp, linh kiện AM101). Linh kiện không chính hãng là loại bán cho người tiêu dùng khi cần thay thế phụ tùng của xe hoặc lắp thêm vào xe mà không muốn mua phụ tùng chính hãng vì lý do nào đó. Có những công ty chỉ sản xuất một trong hai loại linh kiện này. Song, phần lớn công ty sản xuất linh kiện sản xuất cả hai loại. Xét từ góc độ kỹ thuật, các công ty cung ứng linh kiện ô tô chia thành các loại sau: (1) Công ty sản xuất chi tiết động cơ; (2) Công ty sản xuất chi tiết hệ thống truyền động và hệ thống lái; (3) Công ty sản xuất hệ thống treo và phanh; (4) Công ty sản xuất các thiết bị trong xe; (5) Công ty sản xuất các hệ thống điện-điện tử; (6) Các công ty sản xuất thân xe (vỏ và khung xe). Hình 4.1 minh họa điều này.

101 AM là viết tắt của "aftermarket".

123

Hình 4.1: Sơ đồ minh họa đơn giản các loại nhà sản xuất trong ngành chế tạo ô tô và quan hệ cung ứng giữa họ Nguồn: Dicken (2003), Soejachmoen (2011).

4.1.2. Nâng cấp trong ngành sản xuất ô tô Quá trình nâng cấp nội bộ ngành công nghiệp ô tô nhìn chung trải qua các bước sau (theo Dicken, 1998): Bước một, thành lập các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (nhập khẩu CBU – completely built unit). Bước hai, các doanh nghiệp nhập khẩu bắt đầu chuyển thành doanh nghiệp lắp ráp dạng SKD (semi knocked down) hoặc CKD (completely knocked down) tức là linh kiện nhập khẩu toàn bộ thành cụm hoặc rời hoàn toàn. Bước ba, chuyển sang lắp ráp dạng IKD (incompletely knocked down), tức là từ một phần linh kiện trong nước một phần linh kiện nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa được kỳ vọng ngày một tăng.

124 Bước bốn, sản xuất toàn bộ xe trong nước, trước tiên để tiêu thụ ở thị trường trong nước, sau đó hướng tới nhập khẩu. Các bước ba và bốn đòi hỏi phải phát triển được công nghiệp hỗ trợ, tức là các nhà cung ứng linh kiện. Đặc biệt, đòi hỏi phải phát triển được năng lực mở rộng thị trường và năng lực công nghệ. Từ thập niên 1980, một số xu hướng nổi lên ngày một rõ có tác động mạnh tới việc định hình sự phát triển ngành công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển. Thứ nhất, ngành chế tạo ô tô trở nên toàn cầu hóa cao độ, dẫn tới cạnh tranh ở quy mô toàn cầu. Điều này thôi thúc các hãng ô tô lớn phải tìm cách liên minh với nhau hoặc thôn tính nhau, khiến cho số lượng các hãng ô tô lớn giảm đi. khu vực các hãng ô tô ngày càng giảm thông qua các hoạt động mua lại - sáp nhập và liên kết. Chẳng hạn, Renault (Pháp) liên kết với Nissan (Nhật) từ năm 1998; Renault mua lại Samsung Motors (Hàn Quốc) vào năm 2000; GM (Mỹ) mua lại bộ phận sản xuất xe du lịch của Daewoo Motors (Hàn Quốc) năm 1997; Daimler AG (Đức) mua lại Chrysler (Mỹ) năm 1998, rồi bán đi vào năm 2002; Fiat (Ý) kiểm soát Chrysler từ năm 2009; Ford (Mỹ) mua lại bộ phận sản xuất xe con của Volvo (Thụy Điển) năm 1999, rồi đến năm 2010 lại bán bộ phận này cho Geely (Trung Quốc); Volkswagen (Đức) mua lại bộ phận sản xuất ô tô của Rolls-Royce (Anh) vào năm 1998 rồi bán lại nó cho BMW (Đức) vào năm 2002; Ford (Mỹ) mua lại Aston Martin (Anh) năm 1997 rồi bán lại nó đi vào năm 2007; Tata Motors (Ấn Độ) mua lại Jaguar Land Rover (Anh) và bộ phận sản xuất xe thương mại của Daewoo; v.v... Thứ hai, quy trình sản xuất ô tô chuyển từ sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn của Ford sang kiểu sản xuất tinh giản của Toyota. Kiểu của Toyota tích hợp marketing - thiết kế - chế tạo trong một tổ chức để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường/nhóm khách hàng, dựa vào các nhà cung ứng linh kiện khác với cách thức cung ứng JIT (just-in-time). Kiểu sản xuất tinh giản của Toyota sau này chuyển đổi dần thành kiểu sản xuất theo mô-đun. Các công ty xuyên quốc gia rút dần khỏi khâu sản xuất ở giữa chuỗi giá trị, và tập trung vào các phân đoạn thượng nguồn như

125 nghiên cứu chế tạo, thiết kế hoặc vào các phân đoạn hạ nguồn như marketing, tài chính, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu. Thứ ba, xu hướng tản quyền theo chiều dọc ngày càng tăng. Vì các linh kiện ô tô có đặc trưng là tiêu chuẩn hóa trong khi tỷ lệ giữa giá trị và khối lượng thấp (giá trị nhỏ nhưng lại cồng kềnh, nặng nề), nên việc vận chuyển các linh kiện sẽ mất thời gian hơn và tốn kém hơn so với được cung ứng tại chỗ. Chính vì thế, các hãng ô tô có xu hướng tản quyền cho các nhà cung ứng linh kiện cấp 1, cấp 2 ở gần (trong cùng cụm liên kết ngành) cung cấp linh kiện cho mình. Các nhà cung ứng cấp 1 lại có xu hướng muốn tản quyền cho nhà cung ứng cấp 2, cấp 3 gần chỗ mình. Vì thế, cụm liên kết càng ngày càng quan trọng đối với việc phát triển ngành sản xuất ô tô. Thứ tư, do cạnh tranh khốc liệt ở tầng của các nhà sản xuất ô tô, nên các hãng này có xu hướng chuyển sản xuất tới các khu vực nào gần mình nhưng có chi phí sản xuất thấp hơn. Ví dụ, các hãng ô tô Mỹ chuyển dần sản xuất xuống Mexico. Các hãng ô tô châu Âu chuyển dần sang Tây Ban Nha và Đông Âu. Các hãng ô tô Nhật Bản chuyển dần sang ASEAN và Trung Quốc. Xu hướng dịch chuyển sản xuất như vậy trong ngành ô tô nói riêng và trong khu vực chế biến, chế tạo nói chung là một trong những tiền đề cho sự thành lập các khối kinh tế khu vực. Tuy nhiên, các hãng ô tô thường không muốn chuyển sản xuất của mình sang các thị trường đang phát triển và nhỏ ở xa mình.102 Khi các hãng ô tô chuyển sản xuất tới đâu, các nhà cung ứng toàn cầu cũng đi theo tới đó. Các nhà cung ứng toàn cầu có thể tiến hành thuê ngoài đối với các công ty cung ứng linh kiện địa phương. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển tham gia vào mạng sản xuất ô tô quốc tế và phát triển ngành ô tô của mình. Và nếu thị trường địa phương đủ lớn để hấp dẫn đầu tư, các nhà cung ứng cấp hai có cơ hội phát triển thành các nhà cung ứng cấp 1 và cung ứng trực tiếp cho các hãng ô tô tại đây, thậm chí vươn ra thị trường quốc tế như trường hợp Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, những hãng cung ứng linh kiện ô tô ở các nước đang phát triển nhưng

102 Sturgeon & Van Biesebroeck (2011).

126 ngay cạnh các nước phát triển thì khó có cơ hội vì linh kiện có thể dễ dàng chuyển từ các nước phát triển sang. Điều này giải thích tại sao khu vực chế tạo linh kiện ô tô ở các nước Đông Âu và Mexico phát triển chậm hơn các nước châu Á.103 Thứ năm, về phía các nước đang phát triển, một số nước đang nổi lên thành những trung tâm lắp ráp ô tô của khu vực, ví dụ: Thái Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển láng giềng tham gia vào lĩnh vực cung ứng linh kiện. Thứ sáu, vì các công ty sản xuất linh kiện sẵn sàng phục vụ nhiều hãng lắp ráp khác nhau, nên các hãng lắp ráp ô tô quốc gia của các nước đang phát triển ngày càng có điều kiện hạ giá thành đầu vào và bành trướng thị trường trong nước, thậm chí vươn ra thị trường quốc tế. Cherry của Trung Quốc, Tata của Ấn Độ là những ví dụ điển hình; Proton và Perodua của Malaysia cũng phát triển tốt hơn trước.

4.2. Kinh nghiệm nâng cấp ngành ô tô của Đài Loan 4.2.1. Khái quát Năm 2013, công nghiệp ô tô Đài Loan đạt giá trị sản lượng là 373,97 tỷ yuan Đài Loan104, trong đó 181,51 tỷ yuan Đài Loan (khoảng 48,54% tổng giá trị sản lượng) là linh kiện và phụ kiện.105 Đài Loan từ lâu đã lựa chọn chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng trở thành nhà cung ứng linh kiện, trong đó linh kiện thứ cấp (aftermarket parts) dùng để người tiêu dùng mua và lắp thêm vào xe hoặc để thay thế là hướng trọng tâm. Đồng thời, đi theo xu thế sản xuất và sử dụng ô tô điện ngày càng phát triển, Đài Loan cũng đầu tư phát triển các loại linh kiện mới. Hội chợ linh kiện ô tô-xe máy quốc tế tổ chức hàng năm ở Đài Bắc từ 20 năm nay nổi tiếng trong ngành này toàn thế giới. Hầu hết các nhà chế tạo phụ kiện ô tô như đèn, cản trước-sau, các chi tiết cao su và nhựa đều hướng tới thị trường linh kiện thứ cấp (nhiều khi gọi là linh kiện

103 Sturgeon & Van Biesebroeck (2011) 104 Khoảng 12,5 tỷ dollar Mỹ. 105 "Investment opportunities in the auto part industry in Taiwan,"

127 không chính hãng (aftermarket – AM hoặc non-OEM)). Đài Loan đã trở thành nhà cung ứng quan trọng cho dạng linh kiện ô tô này khi chiếm tới 80-90% thị trường toàn cầu.106 Hiện nay, Đài Loan đứng đầu thế giới về cung cấp đèn ô tô AM, chiếm 60%-70% thị trường toàn cầu và 70%-80% thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Đài Loan cũng đứng đầu thế giới về cung cấp linh kiện AM ở bộ phận giảm va chạm cho ô tô như cản trước-sau, chi tiết kim loại dạng tấm, gương chiếu hậu, các linh kiện cao su-nhựa khác. Trên 90% cản trước-sau AM, 85% linh kiện giảm va chạm bằng nhựa-cao su AM toàn cầu là do Đài Loan sản xuất. Đài Loan đứng số 1 thế giới về số lượng khuôn, công nghệ chế tạo khuôn, và chất lượng khuôn dùng trong sản xuất và sửa chữa ô tô. Đài Loan đúng đầu thế giới về các linh kiện AM điện tử, và đã vươn lên thành nhà thiết kế (ODM) vi mạch dùng trong ô tô chứ không còn dừng lại ở OEM.

Bảng 4.1: Giá trị sản lượng ngành công nghiệp ô tô Đài Loan Đơn vị: Tỷ yuan Đài Loan 2010 2011 2012 2013 Chế tạo ô tô 178.911 203.334 200.941 188.535 Chế tạo thân xe 3.650 4.437 5.132 3.922 Chế tạo linh kiện 171.116 180.390 183.253 181.508 Tổng cộng 353.677 388.161 389.326 373.965 Nguồn: Vụ Thống kê, Bộ Kinh tế (Đài Loan).

Ngày nay, Đài Loan có khả năng tự sản xuất hoàn chỉnh một chiếc ô tô vì các nhà cung ứng linh kiện ô tô của Đài Loan đã tham gia vào tất cả các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng, và tạo thành hệ thống trung tâm và vệ tinh nhiều tầng nấc các nhà cung ứng linh kiện. Các nhà chế tạo linh kiện ô tô Đài Loan đã dần dần vươn lên thành các nhà cung ứng OEM (nhà cung ứng cấp 1) bằng cách đầu tư ra nước ngoài và hợp tác với

106 Sđd.

128 các nhà chế tạo quốc tế lớn. Một số OEM tiêu biểu của Đài Loan là Tong Yang Industry, Kai Yih Industrial, Depo Auto Parts Industrial, TYC Brother Industrial, và Gordon Auto Body Parts. Hiện tại Đài Loan có trên 300 nhà cung ứng OEM trong ngành sản xuất linh kiện ô tô. Nếu tính cả các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3, thì số lượng doanh nghiệp có thể lên tới 2800.

Bảng 4.2: Một số nhà cung ứng linh kiện ô tô OEM chính của Đài Loan 2013 2012 Doanh thu Lợi nhuận / Doanh thu Lợi nhuận / (triệu yuan doanh thu (triệu yuan doanh thu Đài Loan) (%) Đài Loan) (%) Tong Yang 19.616 7,13 13.000 6,23 Depo 13.640 9,76 9.810 10,55 TYC 16.496 1,21 8.631 -2,08 Gordon 2.477 -1,99 2.755 -4,41 Ta Yih 4.204 7,29 4.220 6,61 Jui Li 3.718 -3,10 2.439 1,47 Hsin Chong 5.083 7,00 5.171 5,00 SuperAlloy 4.013 16,57 1.959 Uniauto 3.929 2,00 4.022 1,00 Fine Blanking 3.426 6,69 2.479 8,52 Nguồn: Market Observatory Post System.

Do thị trường trong nước nhỏ, nên ngành chế tạo linh kiện ô tô của Đài Loan lấy xuất khẩu làm trọng tâm phát triển. Các nhà chế tạo thiết bị gốc ô tô Đài Loan đang là nguồn cung cấp quan trọng cho các hãng chế tạo ô tô ở Trung Quốc. Tất cả OEM Đài Loan đều có nhà máy ở Trung Quốc.

129 4.2.2. Quá trình nâng cấp của ngành công nghiệp ô tô Đài Loan Những nhà máy chế tạo linh kiện và linh kiện ô tô đầu tiên của Đài Loan đều vốn là nhà chế tạo linh kiện và linh kiện xe gắn máy. Họ thành lập liên doanh với các hãng ô tô Nhật Bản để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc hoặc láp ráp từ các cụm linh kiện. Từ năm 1958, khi chính quyền Đài Loan thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ nội địa, các nhà lắp ráp ô tô mới bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện trong nước để đặt hàng sản xuất các linh kiện này ngay tại Đài Loan. Bản thân các nhà lắp ráp cũng đẩy mạnh tự sản xuất linh kiện; xu hướng này tăng lên khi mức độ cạnh tranh trong ngành chế tạo ô tô ở Đài Loan gia tăng. Các nhà lắp ráp không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm và thị trường cho các nhà cung ứng linh kiện, mà còn hướng dẫn họ về quản lý. Quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung ứng linh kiện cứ thế ngày càng phát triển. Lịch sử phát triển ngành chế tạo linh kiện ô tô Đài Loan gồm 6 giai đoạn. Giai đoạn 1953-1967 là thời kỳ non trẻ của ngành chế tạo ô tô Đài Loan. Khả năng của các nhà sản xuất Đài Loan còn rất hạn chế. Chính quyền Đài Loan đã bảo hộ rất mạnh cho ngành công nghiệp ô tô. Bảo hộ cũng là xu hướng chung của kinh tế Đài Loan thời kỳ công nghiệp hóa theo định hướng thay thế nhập khẩu này. Xe sedan nhập khẩu bị đánh thuế nhập khẩu lên đến 60%, xe bus, xe tải và tấm thép làm thân xe chịu thuế suất 40%, linh kiện và linh kiện chịu thuế suất 15%. Thập niên 1950, các hãng ô tô nước ngoài chỉ muốn xuất xe nguyên chiếc sang Đài Loan, chứ không có ý định lập dây chuyền lắp ráp xe ở Đài Loan, cũng không có ý định chuyển giao công nghệ. Trước tình hình đó, năm 1961, chính quyền Đài Loan triển khai "Chương trình phát triển công nghiệp ô tô nội địa". Từ khi có chương trình này đến khi nó kết thúc, không một hãng lắp ráp ô tô nào được cấp phép thành lập nữa. Mặc dù được bảo hộ quyết liệt như vậy, nhưng công nghiệp ô tô Đài Loan nâng cấp rất chậm. Ví dụ, khi chính quyền Đài Loan ra quy định phải tăng tỷ lệ nội địa, công ty Motor đã hưởng ứng bằng kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa thêm 20% mỗi năm và dự định sau 5 năm sẽ đạt tự sản xuất toàn bộ. Để thực hiện tham vọng này, Yulon đã ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với Nissan Motors của Nhật Bản.

130 Nhưng rốt cục, tỷ lệ nội địa chỉ đạt khoảng 20-40%, còn phần lớn vẫn phải nhập khẩu cụm linh kiện dạng SKD về lắp ráp. Giai đoạn 1968-1978 là thời kỳ chính sách phát triển công nghiệp ô tô thiếu nhất quán. Chính quyền Đài Loan dao động giữa mong muốn tiếp tục bảo hộ để thúc đẩy ngành ô tô trong nước và mong muốn giảm bảo hộ để phục vụ lợi ích của người tiêu dùng. Năm 1968, chính quyền Đài Loan ra "Hướng dẫn bảo hộ công nghiệp ô tô trong nước và nhập khẩu ô tô nước ngoài". Bảo hộ được nới lỏng, nhưng không từ bỏ hẳn. Năm 1969, quy định cấm nhập khẩu ô tô bị bãi bỏ. Đài Loan còn cấp phép cho San Yang, Ford Lio Ho và China Motor lập các dây chuyền lắp ráp ô tô. Các nhà lắp ráp được cấp phép đồng thời bị bắt buộc phải xuất khẩu ít nhất 50% lượng ô tô của mình lắp ra. Lúc này, các nhà lắp ráp bắt đầu nhập khẩu linh kiện rời dạng CKD về lắp ráp, đồng thời nhập khẩu công nghệ chế tạo ghế ô tô, nhíp, bộ phận truyền động. Tỷ lệ linh kiện và linh kiện do các hãng lắp ráp tự sản xuất đã tăng lên 50-60%. Năm 1971, Ngân hàng Đô thị Đài Bắc đưa ra một báo cáo đánh giá toàn diện thực trạng của ngành chế tạo ô tô Đài Loan. Báo cáo này chỉ ra tầm quan trọng của ngành chế tạo ô tô đối với công nghiệp quốc phòng của Đài Loan. Đồng thời, báo cáo chỉ ra rằng ngành nay chưa thực hiện được vai trò nói trên; thiếu chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài, nên các hãng lắp ráp ô tô của Đài Loan chỉ lắp ráp từ các cụm linh kiện. Do quá dựa vào liên doanh với các hãng ô tô của Nhật Bản, mà các hãng này lại chọn chiến lược lắp đồng thời nhiêu dòng xe khác nhau, khiến cho các hãng công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô của Đài Loan gặp khó khăn khi tham gia cung ứng. Báo cáo này đã thôi thúc Bộ Kinh tế Đài Loan đưa ra ba chính sách khẩn cấp đối với ngành ô tô, đó là: tăng thuế nhập khẩu đánh vào ô tô nguyên chiếc và cụm linh kiện; giảm phí đăng kiểm; và, cho phép ngân hàng cho vay mua ô tô. Giai đoạn 1979-1991 là giai đoạn làm chủ công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ các ngành công nghiệp cơ bản như đúc, dập, rèn phát triển chín muồi, nhờ lượng cầu ô tô tăng lên, nhờ tiêu chuẩn cung ứng và quản lý chế tạo linh kiện cao

131 hơn, nhờ các biện pháp khuyến khích của chính quyền nên Đài Loan có điều kiện tăng tỷ lệ nội địa lên tới 70% chủ yếu ở các bộ phận phanh, bảng đồng hồ, hệ thống lái. Cùng với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế chuyển từ định hướng thay thế nhập khẩu sang định hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp ô tô của Đài Loan bắt đầu hướng ra thị trường nước ngoài. Năm 1979, chính quyền Đài Loan ra "Chỉ thị đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô". Đề án "Nhà máy Ô tô Lớn" có công suất lắp ráp lên đến 200 nghìn chiếc một năm với hy vọng giúp đạt được tính kinh tế nhờ quy mô mà Đài Loan chật vật trong nhiều năm do thị trường nội địa nhỏ. Sản phẩm của "Nhà máy Ô tô Lớn" sẽ là những xe ô tô con cỡ nhỏ, giá rẻ, tốn ít nhiên liệu, chất lượng cao, xuất khẩu ít nhất 50% số xe lắp ráp được. Để đảm bảo dự án thành công, chính quyền đã mời các hãng chế tạo ô tô của Nhật Bản (Toyota được lựa chọn) tham gia liên doanh. Chính quyền Đài Loan hy vọng dự án này sẽ là cú huých đối với ngành sản xuất linh kiện ô tô Đài Loan nói riêng và ngành cơ khí nói chung, đồng thời tiếp thu được các công nghệ cơ khí và sản xuất tiên tiến của Nhật Bản. Dự án này đến năm 1984 phải bỏ do không đạt được thỏa thuận liên quan đến việc liên doanh. Năm 1985, chính quyền Đài Loan ban hành "Đạo luật Phát triển Công nghiệp ô tô" với hai mục tiêu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế tạo ô tô và linh kiện ô tô; và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về xe chất lượng tốt giá cả hợp lý. Để thực hiện đạo luật này, chính quyền Đài Loan đã giảm bảo hộ, cho cạnh tranh tự do, thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (chính quyền giảm thuế cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp triển khai chế tạo theo thiết kế riêng), nâng cao năng lực đổi mới-sáng tạo, lập các cơ chế kiểm tra và nâng cao tiêu chuẩn kiểm tra. Giai đoạn 1992-2002 là giai đoạn phát triển tích cực. Năm 1992, Đài Loan xin gia nhập GATT, và chủ động tự do hóa thương mại để được chấp nhận. Sang giai đoạn này, do lượng cầu trong nước không đủ và do chi phí sản xuất linh kiện

132 tăng lên107, nên các doanh nghiệp ô tô Đài Loan chuyển hướng sang thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế tạo linh kiện ô tô Đài Loan phải nâng cấp về công nghệ và quy trình sản xuất, lựa chọn lĩnh vực để tham gia vào phân công lao động quốc tế. Năm 1992, chính quyền Đài Loan công bố "Chiến lược Phát triển Công nghiệp Ô tô". Chiến lược này nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể, như đến năm 2000 thì Đài Loan phải đạt giá trị sản lượng 360 tỷ yuan Đài Loan, 1,67 triệu chiếc ô tô, 150 ngàn lao động, 160 tỷ yuan giá trị xuất khẩu (và 200 ngàn ô tô lắp ráp hoàn chỉnh và lượng linh kiện tương đương 800 ngàn ô tô hoàn chỉnh), R&D đóng góp ít nhất 5% doanh thu. Giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn thành danh trên đấu trường quốc tế. Một mặt, Đài Loan gia nhập WTO vào năm 2002 khiến cho quy định về tỷ lệ nội địa bị bãi bỏ. Mặt khác, các khối kinh tế khu vực được thành lập khắp thế giới, khiến cho những nước ngoài khối gặp bất lợi khi xuất khẩu sang khối này vì thuế quan giữa các nước thành viên thấp hơn thuế quan với nước không phải thành viên. Trước tình hình đó, ngành chế tạo ô tô Đài Loan đẩy mạnh việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, xác định việc chế tạo mô hình, khung gầm và các linh kiện chính xác là "ngành công nghiệp chiến lược quan trọng mới". Các nhà chế tạo ô tô bắt đầu xuất khẩu ô tô nguyên chiếc hoặc xuất khẩu dạng CKD sang Đông Nam Á. Giai đoạn 2009-nay là giai đoạn phát triển thương hiệu riêng. Từ cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử-ICT của Đài Loan cũng như sự trưởng thành của các hãng lắp ráp ô tô và hãng chế tạo linh kiện ô tô Đài Loan, hòn đảo này đã xác định vị trí của mình trong hệ thống phân công lao động toàn cầu ngành ô tô là công nghiệp điện tử ô tô – tức là sẽ đẩy mạnh phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử dùng trong ô tô. Các loại linh kiện điện tử trong xe mà Đài Loan đầu tư phát triển là túi khí bổ sung, hệ thống định vị, hệ thống

107 Theo tính toán của các chuyên gia kinh doanh ô tô, một hãng chế tạo ô tô sẽ chỉ đạt được lợi thế về chi phí khi sản xuất và tiêu thụ được từ 100 ngàn chiếc ô tô hoàn chỉnh trở lên. Dưới mức độ, hãng không thể đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Tuy nhiên, tại thời điểm 1993, Đài Loan có 9 nhà lắp ráp ô tô nhưng tất cả chỉ bán được 404.500 chiếc.

133 thông tin-giải trí, cảm biến và chip khóa-mở xe, đèn LED, cảm biến áp suất lốp, hệ thống đèn pha tự điều chỉnh (AFS), đèn pha HID, hệ thống báo động ô tô, v.v...108 Đồng thời, từ giai đoạn này, Đài Loan cố gắng phát triển thương hiệu riêng, từ chỗ chỉ là OEM vươn lên thành OBM. Tháng 1/2009, Yulon tung ra thị trường những chiếc xe sedan, compact crossover và MPV mang mác nội địa đầu tiên của Đài Loan là "" được người tiêu dùng Đài Loan đánh giá cao về trang thiết bị điện tử trong xe. Hầu hết các linh kiện của xe do các hãng Đài Loan chế tạo hoặc thiết kế. Động cơ do ChungHwa Engine Corp. (Đài Loan) thiết kế và Delphi (Mỹ) chế tạo. Yulon quảng cáo dòng sedan Luxgen là "công nghệ ngang Camry, giá như Altis".109 Yulon thông báo là có thể sẽ bán được 15 ngàn chiếc ô tô nhãn hiệu này trong năm 2014.110 Ngoài ra, Yulon còn giới thiệu một dòng xe mang mác "Tobe" hướng tới phân khúc thị trường bình dân ở Đài Loan và Việt Nam. Cho đến nay, điểm yếu cơ bản của ngành chế tạo ô tô, linh kiện ô tô của Đài Loan là khả năng chế tạo động cơ còn yếu (mặc dù đã thiết kế được). Yulon đã cố gắng đưa ra động cơ "Feling" tự chế tạo trong nước nhưng không thành công về mặt thương mại.

4.2.3. Phát triển các cụm liên kết ngành ô tô Các cụm liên kết ngành công nghiệp ô tô và linh kiện ô tô đã hình thành ở Đài Loan. Cụm liên kết ngành lớn nhất là cụm phía bắc Đài Loan. Cụm này bao gồm các thành phố Đài Bắc, Tân Đài Thị, Cơ Long, thành phố Đào Viên và huyện Đào Viên, thành phố Tân Trúc và huyện Tân Trúc, thành phố Miêu Lật và huyện Miêu Lật. Trung tâm của cụm này hiện nay ở hai thành phố Dương Mai và Trung Lịch ở Đào Viên, mở rộng ra tới các thị trấn Quan Âm và Quy Sơn và thành phố Lô Trúc đều ở Đào Viên. Phục vụ cho cụm liên kết ngành này là cảng Cơ Long – một

108 Theo báo cáo của Vụ Dịch vụ đầu tư (Bộ Kinh tế, Đài Loan). 109 "Tìm hiểu xe “công nghệ ngang Camry, giá như Altis”" tại http://vtc.vn/tim-hieu-xe- cong-nghe-ngang-camry-gia-nhu-altis.31.349883.htm ngày 29/9/2012. 110 "Luxgen sales expected to double next year" at http://www.taiwannews.com.tw/etn/news_content.php?id=2375434 on 24/12/2013.

134 cảng nước sâu có lượng hàng hóa qua cảng là 1,61 triệu TEU năm 2012. Các hãng lắp ráp ô tô Đài Loan là Kuozui Motors, Ford Lio Ho, San Yang, Prince Motor, China Motor, Yue Loong và các nhà cung ứng cho họ là Tung Thih, Shinlin Electric, Haitec, Uni Auto Parts, Taigene, Gordon Auto Body, Hamg Shing, Gong Hsin, Jui Li, Nangang Tires, Hsin Chong, Chian Hsing Forging, Taiwan Yuasa, Everlight, Lioho Machine, CEC, Johnson, Taiwan Denso, Taiwan Bridgestone, Photic Electronics, Taiwan Riken, Delta Electronic, và Actron.

Hình 4.2: Phân bố địa lý sản xuất ngành công nghiệp ô tô Đài Loan Nguồn: Tác giả

Cụm liên kết ngành ô tô ở miền Trung Đài Loan nằm ở thành phố Đài Trung, huyện Chương Hóa, huyện Nam Đầu thành phố Nam Đầu, và huyện Vân Lâm. Phục vụ cho cụm này là cảng Đài Trung, một cảng lượng với lượng hàng hóa qua cảng năm 2012 là 1,4 triệu TEU. Ở đây có các nhà máy của các hãng lắp ráp ô tô là

135 Taiwan Isuzu, Yulon và các doanh nghiệp cung ứng liên kiện như Ken Sean, Mobiletron, Universal Global Scientific, E‑Lead, Vei Sheng, Y.C.C. Parts, Chuan Hsing Spring, Cheng Shinn Tire, Kenda Tire, SuperAlloy, Hota, FBT, Chian Hsing Forging, Maxzone. Phía Nam Đài Loan cũng có nhiều nhà máy sản xuất linh kiện ô tô, nhưng khá rải rác và liên kết với nhau còn yếu. Điều này phản ánh đặc trưng "trọng Bắc khinh Nam" trong phân bố địa lý sản xuất nói chung của Đài Loan. Khu vực Đài Nam có mật độ nhà máy chế tạo linh kiện và linh kiện ô tô lớn hơn. Cụm liên kết ngành phía Nam mở rộng từ Đài Nam sang thành phố Cao Hùng, huyện Gia Nghĩa, huyện Bình Đông. Ở đây có nhà máy lắp ráp ô tô Taiwan Honda với các hãng cung ứng linh kiện như Tong Yang, Taiwan Kai Yih, Maxzone, TYC Brother, Eagle Eyes, Ta Yih, Dun Young, Right Way, và Macauto. Phục vụ cụm này là cảng lớn nhất Đài Loan – cảng Cao Hùng.

4.3. Kinh nghiệm nâng cấp ngành ôtô của Malaysia 4.3.1. Lược sự quá trình nâng cấp ngành ô tô Giai đoạn 1, từ khi độc lập đến giữa thập niên 1980, là giai đoạn nhập khẩu, lắp ráp CKD. Sau khi Singapore tách ra độc lập, Malaysia không còn nhà máy lắp ráp ô tô nào. Chính phủ Malaysia lúc đó đã bắt tay vào chương trình phát triển ngành chế tạo ô tô của mình để thay thế nhập khẩu. Nhà máy lắp ráp ô tô đầu tiên là một liên doanh với Thụy Điển thành lập năm 1967 để lắp ráp xe Volvo. Đến năm 1980, đã có 11 hãng lắp ráp ô tô ở Malaysia, lắp ra 12 loại xe thương mại và xe du lịch111 với 122 mô đen khác nhau. Sự đa dạng như thế khiến cho các công ty sản xuất linh kiện không thể đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Bất chấp việc có quy định tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 10% năm 1972 lên 35% năm 1982, tỷ lệ nội địa hóa cho xe lắp ráp ở Malaysia năm 1982 chỉ đạt bình quân 12% và chỉ giới hạn ở các chi tiết lốp, ắc quy, sơn và bộ lọc. Khi Chính phủ quyết định cấm nhập khẩu một số

111 Malaysia xác định xe du lịch là xe 4 bánh từ 7 chỗ ngồi cho hành khách trở xuống gồm cả xe con, xe đa dụng và xe SUV; xe thương mại là xe bán tải, xe tải, xe van, xe bus.

136 cụm linh kiện CKD, thì tỷ lệ nội địa hóa mới bắt đầu tăng nhanh, lên 30% vào năm 1986. Giai đoạn 2, từ giữa thập niên 1985 tới nay, là giai đoạn Malaysia theo đuổi chương trình ô tô quốc gia. Đầu thập niên 1980, Malaysia quyết định sẽ sản xuất ô tô với nhãn hiệu riêng của Malaysia và tìm công ty xuyên quốc gia nước ngoài để thực hiện. Chính phủ giao cho hãng Proton112 – một liên doanh giữa HICOM của Malaysia và tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản. Mitsubishi được lựa chọn không qua cạnh tranh làm đối tác chính phát triển mẫu xe compact và sub compact nhãn hiệu Proton mang mác "Saga" dựa theo thiết kế xe "Lancer Fiore" của Mitsubishi. Chính phủ miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho Proton trong khi vẫn đánh thuế cao khi các hãng khác nhập khẩu. Chính phủ miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và còn cho vay ưu đãi để khuyến khích người dân mua xe của Proton. Song, kế hoạch của Malaysia không thực sự thành công, chủ yếu vì Proton thiếu năng lực về tiếp thị, và phần nữa vì sự hợp tác giữa Mitsubishi và Proton không suôn sẻ. Mặc dù bán được 3,6 triệu xe từ năm 1985 đến 9/2013 và xuất khẩu được 12.900 chiếc xe từ năm 1985 đến 1990113, nhưng 4 năm đầu tiên dự án "Saga" bị lỗ nghiêm trọng. Năm 1993, Proton thành lập bộ phận R&D bao gồm cả công tác thiết kế. Sau này, Proton còn đưa ra các dòng xe và mác xe khác, cũng đều dựa trên thiết kế của hãng xe lớn nước ngoài. Năm 1996, Proton đã xuất khẩu xe tới 31 nước, nhưng thực tế số lượng xuất khẩu rất nhỏ. Việc tung ra và vất vả quản lý quá nhiều mô đen và mác xe cũng được coi là sai lầm của Proton. Tình hình chỉ được cải thiện phần nào khi các nhà quản lý người Malay của Proton bị thay thế bởi các nhà quản lý người Nhật mà Mitsubishi cử sang. Đến năm 1994, đến lượt một hãng ô tô Malaysia khác là Perodua hợp tác với hai hãng ô tô Nhật là Toyota và Daihatsu tung ra thị trường loại xe supermini nhãn hiệu Perodua mang mác "Kancil" dựa trên thiết kế xe "Ceria" của Daihatsu. Giống như Proton, Perodua ngoài Kancil còn sản xuất nhiều dòng xe mác khác nữa, trong

112 Proton là viết tắt của Perusahaan Otomobil Nasional trong tiếng Bahasa Malaysia nghĩa là "công nghiệp ô tô quốc gia". 113 Zainab & Sabaradin (2013).

137 đó có mác "Myvi" tám năm liền đạt danh hiệu xe bán chạy nhất Malaysia. Perodua đã bán được 2,4 triệu xe trong thời gian từ năm 1994 đến 9/2013. Các dòng xe của Perodua không cùng phân khúc thị trường với các dòng xe của Proton, vì thế hai hãng xe nội địa này không cạnh tranh trực diện với nhau. Ngoài hai hãng xe lớn trên, Malaysia còn hai hãng xe nội địa khác là Naza và Inokom. Họ vừa lắp ráp xe mang nhãn hiệu và mác của nước ngoài, vừa lắp ráp xe mang các nhãn hiệu và mác riêng của mình. Giai đoạn 3, từ năm 2006 tới nay là giai đoạn Malaysia tham gia mạnh hơn vào các mạng sản xuất toàn cầu. Tháng 3/2006, Chính phủ Malaysia công bố "Chính sách Ô tô Quốc gia" (NAP). Chính sách này là một bộ phận quan trọng của "Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Lần thứ ba" của Malaysia. NAP đưa ra một số biện pháp tự do hóa và tăng cạnh tranh trên thị trường ô tô trong nước, thúc các doanh nghiệp ngành ô tô tham gia mạnh mẽ hơn vào mạng sản xuất khu vực và toàn cầu. Đầu năm 2014, NAP được sửa đổi, để thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa, từ bỏ việc bảo hộ bằng biện pháp hành chính cho các nhãn hiệu xe nội địa. Tuy nhiên, nếu xem danh mục các dòng xe được nới lỏng các rào cản nhập khẩu, thì thấy chủ yếu là xe sang trọng, xe thương mại, xe hybrid và xe điện. Điều này có nghĩa là các nhãn hiệu xe nội địa sẽ không chịu ảnh hưởng đáng kể nào. Trái lại, các nhãn hiệu xe nước ngoài lắp ráp ở Malaysia như Toyota, Honda, Nissan sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất.

4.3.2. Thực trạng phân ngành lắp ráp ô tô Với 22 hãng lắp ráp ô tô có tổng công suất lên đến 960 nghìn chiếc/năm, Malaysia đang ở trong tình trạng dư công suất do số lượng xe sản xuất trong nước chỉ chưa tới 570 nghìn xe năm 2010, trong đó khoảng ba phần tư là xe du lịch (bao gồm cả MPV đến 7 chỗ ngồi) và một phần tư là xe thương mại. Trong phân khúc xe thương mại, khoảng 52% là xe bán tải, 38% là xe tải, còn lại là xe van và xe bus. Sự áp đảo của xe du lịch so với xe thương mại là một đặc trưng nổi bật của thị trường

138 xe ô tô Malaysia. Ở một số thị trường ASEAN khác, xe thương mại thường nhiều hơn. Xét về số lượng bán ra, Malaysia đã khá thành công trong phát triển xe ở phân khúc xe du lịch nhưng không thành công trong phân khúc xe thương mại. Tuy nhiên, hầu hết xe du lịch tiêu thụ trong nước, còn xe thương mại lại xuất khẩu. Nhờ có thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao, Malaysia tiêu thụ được nhiều xe ở thị trường trong nước mặc dù xe mang mác nội địa chiếm phần lớn.

Hình 4.3: Sản lượng toàn ngành ô tô và của hai hãng ô tô lớn nhất Malaysia Nguồn: Natsuda et al (2012).

Hai hãng có sản lượng lớn nhất là hai hãng trong nước, Proton và Perodua. Perodua sản xuất 197.479 xe trong năm 2010, chiếm 34,8% sản lượng toàn ngành; bán trong nước được 188.641 xe, thị phần đạt 31,2%. Proton ra đời sớm hơn, nhưng từ năm 2005 đã bị đẩy xuống sau Perodua, sản xuất được 170.608 xe trong năm 2010, chiếm 30,1% sản lượng toàn ngành; bán trong nước được 157.274 xe, thị phần đạt 26%. Sản phẩm của các hãng lắp ráp xe quốc gia đều tiêu thụ ở thị trường nội địa là chính chứ chưa xuất khẩu được nhiều do khả năng cạnh tranh kém hơn so với các hãng xe nước ngoài. Toyota chỉ sản xuất 69.726 xe, nhưng bán được 91.990

139 xe. Hai hãng xe Nhật khác là Honda và Nissan cùng sản xuất được 70.894 xe và bán được 77.481 xe.114 Thách thức đối với các hãng ô tô nội địa của Malaysia hiện nay là thị trường sắp bão hòa. Năm 2008, cứ 1000 người Malaysia thì có 334 xe, tức là xấp xỉ Hàn Quốc và còn cao hơn cả Đài Loan. Điều này có nghĩa là lượng cầu ô tô du lịch sẽ tăng chậm dần. Nếu các hãng xe nội địa không phát triển được xuất khẩu thì cũng khó mở rộng nổi sản xuất. Proton đang thua lỗ suốt mấy năm qua. Đối với các hãng xe nước ngoài, do lượng lắp ráp không nhiều, tính kinh tế nhờ quy mô thấp, nên họ sẽ không đầu tư mạnh vào R&D ở Malaysia.

4.3.3. Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Xét về mặt xây dựng nhãn hiệu - mác xe ô tô quốc gia cũng như xét về mặt tài chính (các dự án xe quốc gia không bị lỗ) thì Malaysia có thể coi là có thành công. Xét về mặt quy mô dân số nhỏ mà số lượng xe bán ra hàng năm cao thì Malaysia cũng đáng được xem là thành công. Nhưng thành công hơn chương trình phát triển các mác xe ô tô quốc gia, mặc dù được nhắc đến ít hơn, là việc phát triển công nghiệp linh kiện ô tô. Sự thành công này là nhờ chính sách của Chính phủ. Vừa để bảo hộ các hãng xe quốc gia, vừa để phát triển ngành ô tô nói chung, Chính phủ Malaysia đã triển khai một số biện pháp để ưu đãi dự án cũng như bảo hộ dự án. Chẳng hạn, tăng thuế suất nhập khẩu đánh vào xe nhập khẩu nguyên chiếc và cụm linh kiện khiến cho lượng cung xe nhập khẩu giảm và giá xe nhập khẩu trở nên cao gấp 3 lần giá ở nước ngoài. Ngoài ra, việc nhập khẩu xe nguyên chiếc còn phải được Chính phủ cấp phép. Điều này đã thúc đẩy lắp ráp xe trong nước và mở ra cơ hội cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện. Chính phủ cũng đưa ra danh sách linh kiện bắt buộc phải ngừng nhập khẩu theo lộ trình. Tuy nhiên trong danh sách này không có nhiều chi tiết linh kiện liên quan đến động cơ và hệ thống truyền động. Danh sách này mãi đến năm 2004 mới bỏ. Chính phủ triển khai chính sách tỷ lệ nội địa hóa mới từ năm 1992, theo đó tất cả các loại ô tô lắp ráp ở

114 Natsuda et al (2012).

140 Malaysia đều phải có tỷ lệ nội địa hóa từ 45% đến 60%. Chính sách này cũng mãi đến năm 2004 mới bỏ. Các hãng ô tô quốc gia như Proton để được hưởng các ưu đãi phải cam kết tăng nhập linh kiện từ các hãng sản xuất linh kiện ô tô trong nước. Proton đã triển khai một số chương trình phát triển các hãng cung ứng trong nước. Proton hỗ trợ các hãng này về mặt kỹ thuật, còn Chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính. Nhờ có nỗ lực xây dựng các liên kết ngược trong ngành ô tô của Chính phủ Malaysia, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô của Malaysia đã phát triển tương đối nhanh. Nếu như năm 1985, chỉ có 17 hãng sản xuất linh kiện ô tô liên kết với Proton và chỉ có thể cung ứng 52 chi tiết linh kiện cho Proton (Proton tự sản xuất 176 chi tiết khác), thì đến năm 2007 Proton đã có trên 350 công ty trong nước (trong đó hơn 30 là nhà cung ứng cấp OEM) liên kết và sản xuất khoảng hơn 4300 chi tiết linh kiện cho mình.115 Tỷ lệ nội địa hóa đối với mác xe "Wira" của Proton đạt tới 80% ngay từ năm 1996 và đến 90% vào cuối thập niên 2010. Perodua cũng có hơn 160 công ty liên kết sản xuất linh kiện tại thời điểm 2005. Ngoài ra còn nhiều công ty khác liên kết và cung ứng cho cả Proton lẫn Perodua. Tính tại thời điểm năm 2010, Malaysia có khoảng trên 800 công sản xuất linh kiện ở cả cấp OEM lẫn cấp cung ứng 2 và 3. Trong số đó, có những công ty có vốn đầu tư nước ngoài nổi tiếng thế giới như Delphi Automotive Systems, TRW, Siemens VDO, Bosch, Denso, Nippon Wiper Blade. Một số công ty nội địa có tên tuổi là APM Automotive, Sapura, Delloyd, Ingress. Các hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài này Malaysia không chỉ cung ứng cho các hãng lắp ráp hoặc các OEM trong nước, mà còn xuất khẩu. Về nâng cấp công nghệ, Malaysia cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Năm 2003, Proton đã tự sản xuất được động cơ, với tỷ lệ nội địa hóa cho động cơ này đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, liên kết giữa các hãng chế tạo linh kiện trong nước với các hãng lắp ráp xe nước ngoài ở Malaysia chưa phát triển tốt. Malaysia vẫn phải nhập khẩu nhiều linh kiện then chốt của ô tô, trong đó tỷ lệ không nhỏ nhập khẩu từ Thái Lan.

115 Rashid, Maharjan & Tatsuo (2008).

141 Daihatsu ở Malaysia vẫn nhận linh kiện từ Daihatsu ở Indonesia và Thái Lan chuyển sang. Toyota và Honda cũng có chính sách tương tự. Khi lũ lụt tấn công miền Trung Thái Lan năm 2011, việc lắp ráp xe của Toyota và Honda ở Malaysia bị ngưng trệ một thời gian do thiếu nguồn cung ứng linh kiện. Nguyên nhân của liên kết yếu này là các hãng chế tạo linh kiện trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của các hãng lắp ráp xe nước ngoài. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa, theo Natsuda et al (2012) là do sự bảo hộ của Malaysia đối với phân khúc xe do Proton và Perodua sản xuất khiến cho các hãng nước ngoài có xu hướng né phân khúc này; trong khi đó, các hãng sản xuất linh kiện trong nước lại chủ yếu được hỗ trợ phát triển nhằm cung cấp linh kiện cho phân khúc xe của Proton và Perodua. Ngay cả so sánh giữa các hãng cung cấp linh kiện cho Proton, thì chất lượng linh kiện của các hãng trong nước cũng được đánh giá là thấp hơn các hãng linh kiện nước ngoài. Wad and Govindaraju (2011) cho rằng công nghiệp ô tô Malaysia sở dĩ không thành công như mong đợi là vì các hãng linh kiện trong nước ít được cạnh tranh quốc tế và tham gia chưa sâu vào các mạng sản xuất quốc tế.

Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ nội địa hóa của các hãng và mác xe ở Malaysia Hãng ô tô Mác xe Tỷ lệ nội địa hóa (ước) Nguồn nhập linh kiện Proton Saga, Wira 90% Nhật Bản, Pháp Perodua Myvi 60-70% Nhật Bản, Indonesia 50% Nhật Bản, Thái Lan Honda Jazz 40-50% Thái Lan Nissan Sunny 40-50% Nhật Bản Nguồn: Hiệp hội Ô tô Malaysia. Dẫn lại từ Natsuda et al (2012).

4.3.4. Cụm liên kết ngành Ba cụm liên kết ngành ô tô đã hình thành ở Malaysia. Cụm thứ nhất ở thị xã Tanjung Malim (bang Perak) và thị trấn Serendah (bang Selangor). Tanjung Malim, cách Kuala Lumpur 70 km về phía bắc, được coi

142 là vùng đệm - đô thị vệ tinh cho Thủ đô Kuala Lumpur và là nơi phát triển công nghiệp. Nhằm đạt được tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài cho các hãng cung ứng linh kiện liên kết với mình, qua đó giảm chi phí nhập linh kiện, Proton đã thử nghiệm thành lập "Proton City" vào năm 1996 ở Tanjung Malim. Cụm thứ hai ở thị trấn Gurun (bang Kedah) ở phía tây bắc bán đảo Mã Lai, mở rộng ra Bertam (Kepala Batas, bang Penang). Gurun và Bertam đều nằm ở phía tây bán đảo Mã Lai, cách Tanjung Malim khoảng 320 km hoặc gần 4 tiếng đồng hồ đi đường cao tốc Bắc-Nam, từ những năm 1980 được Chính phủ Malaysia chọn làm địa bàn phát triển công nghiệp nặng trong đó có công nghiệp chế tạo ô tô. Cụm thứ ba ở thị trấn Pekan (bang Pahang). Pekan ở phía đông bán đảo Mã Lai, cách Tanjung Malim hơn 300 km hoặc gần 4 tiếng đồng hồ đi đường cao tốc ven biển phía đông. Ngoài ra còn Pegoh (Melaka), cách Tanjung Malim khoảng 204 km về phía Nam trên đường cao tốc Bắc-Nam cũng là nơi có một số cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp ô tô.

143

Hình 4.4: Vị trí các cụm liên kết ngành ô tô và các cảng biển quốc tế của Malaysia Nguồn: Tác giả.

Cảng Klang cách cụm liên kết Tanjung Malim chỉ 100 km, nhưng cách cụm liên kết ngành Gurun khoảng 400 km. Cảng Tanjung Pelepas nằm ở phía nam bán đảo Malacca, cách cụm liên kết ngành Tanjung Malim khoảng 425 km, cách cụm Pekan khoảng 245 km. cách Pegoh khoảng 235 km. Cả hai cảng nói trên đều kết nối trực tiếp với đường cao tốc và đường sắt. Tuy nhiên, khoảng cách giữa cảng và các cụm liên kết ngành ô tô khá xa làm chi phí vận tải đường bộ cao. Có thể thấy, mặc dù đã chú ý tới việc xây dựng cụm liên kết ngành cho ngành ô tô, nhưng với quy mô không thực sự lớn của ngành này ở Malaysia, thì mức độ hội tụ ngành không cao.

144

4.3.5. Nguồn nhân lực và hệ thống đổi mới-sáng tạo Lao động Malaysia có kỹ năng rất tốt, nhưng tiền công lao động khá cao so với ở các nước ASEAN láng giềng. Đây là một trở ngại đối với việc phát triển ngành ô tô ở Malaysia. Điều này khiến cho các hãng ô tô nước ngoài ngần ngại chọn Malaysia làm cơ sở sản xuất ô tô xuất khẩu. Việc ngần ngại này lại dẫn tới các doanh nghiệp nước ngoài ngành ô tô ở Malaysia, kể cả những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, thường không có chiến lược đào tạo lâu dài cho đội ngũ kỹ thuật người địa phương. Điều này khiến cho công nghệ khó lan tỏa sang các doanh nghiệp trong nước. Malaysia cũng không có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu. Do đó hệ thống sáng tạo-đổi mới đối với ngành ô tô không được đánh giá cao.

4.4. Kinh nghiệm nâng cấp ngành ô tô của Thái Lan 4.4.1. Khái quát Kinh nghiệm nâng cấp ngành chế tạo ô tô của Thái Lan bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế đáng được coi là điển hình không chỉ bởi giá trị sản lượng ngành này ngày một lớn, thứ hạng của Thái Lan trong tổng sản lượng ô tô nguyên chiếc lắp ráp được ngày càng cao, mà còn bởi vì Thái Lan đã thành công trong việc phát triển chuỗi cung ứng. Tuy không có nhãn hiệu ô tô quốc gia, nhưng Thái Lan lại xuất khẩu được rất nhiều ô tô nguyên chiếc tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; 70-85% linh kiện của ô tô đó là sản xuất tại Thái Lan. Thái Lan được mệnh danh là "Detroit116 châu Á". Trải qua 6 thập kỷ phát triển, đến năm 2013, công nghiệp chế tạo ô tô của Thái Lan đã đứng thứ 9 thế giới xét về số lượng ô tô nguyên chiếc lắp ráp được (hơn 2,45 triệu chiếc), đứng trên cả một số nước có nền công nghiệp ô tô lâu đời như Anh, Canada, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Chỉ xét riêng sản xuất xe bán tải (xe tải nhẹ 1 tấn) thì Thái Lan đứng thứ hai thế giới. Tuy nhiên, chúng ta hầu như không

116 Detroit ở tiểu bang Chicago là trái tim của ngành chế tạo ô tô Mỹ.

145 nghe thấy một thương hiệu lắp ráp ô tô nào cũng như không thấy một nhãn hiệu ô tô nào của riêng Thái Lan. Thực tế, tất cả các nhãn hiệu ô tô con ở Thái Lan đều là nhãn hiệu của nước ngoài mặc dù hãng lắp ráp có thể là hãng trong nước. Và Thái Lan không hạn chế nhãn hiệu ô tô nào. Hiện có các nhãn hiệu ô tô sau được sản xuất ở Thái Lan: Mazda, Hino, Honda, Isuzu, Mitsubishi, Nissan, Toyota của Nhật Bản, BMW, Mercedez-Ben, Volkswagen, Audi của Đức, Ford, Chrysler, GM của Mỹ, Peugeot của Pháp. Các nhãn hiệu này do 17 hãng lắp ráp ra (3 trong số đó có vốn trong nước tham gia liên doanh). Hầu hết các hãng chế tạo ô tô và linh kiện ô tô của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Thái Lan, khiến cho Thái Lan trở thành một trong những trung tâm chế tạo ô tô của thế giới. Tuy nhiên, các hãng chế tạo linh kiện ô tô trong nước có khả năng cung ứng tới 85% linh kiện cho lắp ráp xe bán tải và 70% linh kiện cho lắp ráp xe du lịch. Khi lũ lụt tấn công khu vực phía Bắc Bangkok năm 2011, chuỗi cung ứng khu vực ngành ô tô đã bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể. Hiện tại, Thái Lan có khoảng 2500 hãng chế tạo linh kiện ô tô của cả nước ngoài lẫn trong nước, trong đó khoảng 386 hãng là các nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM), tức là các nhà cung ứng cấp 1 đối với hãng lắp ráp. Ngoài ra còn có hơn 120 OEM vừa chế tạo linh kiện cho ô tô vừa chế tạo linh kiện cho xe máy. Một số OEM lớn của thế giới có nhà máy ở Thái Lan là Valeo (Pháp), Bosch (Đức), TRW (Mỹ), GKN (Anh), và Denso, Mitsuba và Mitsubishi Electric đều của Nhật Bản. Các OEM linh kiện ô tô ở Thái Lan sản xuất ra động cơ, hệ thống động lực, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống phanh, lốp, đồ nội thất, hệ thống điện-điện tử. Trong các OEM thì lại có 287 hãng mà vốn nước ngoài là chính, 68 hãng mà vốn trong nước là chính, và 360 hãng 100% vốn trong nước. Ngoài ra, còn có hơn 1100 nhà sản xuất ở bậc cung ứng thứ hai và thứ ba. Họ tham gia ở các công đoạn dập, nhựa, cao su, gia công, đúc, rèn, hàn, điện. Các doanh nghiệp linh kiện ô tô không chỉ cung ứng cho thị trường trong nước mà còn tích cực tham gia xuất khẩu, nhất là xuất khẩu động cơ và cụm linh

146 kiện sang Argentina và Nam Phi để tại đó tham gia lắp ráp thành ô tô nguyên chiếc và xuất khẩu sang khu vực Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu. Nhờ có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, Thái Lan càng có thêm điều kiện phát triển phân đoạn lắp ráp ô tô. Ví dụ, Ford đã chuyển bộ phận lắp ráp dòng xe Focus của mình từ Philippines sang Thái Lan vì thấy ở Thái Lan có nhiều nhà cung ứng cho Ford hơn.117

4.4.2. Lịch sử Lịch sử phát triển ngành chế tạo ô tô Thái Lan có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn bảo hộ từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980. Đầu thập niên 1960, Thái Lan bắt đầu có những dây chuyền lắp ráp ô tô đầu tiên nhằm mục đích thay thế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Chính phủ Thái Lan coi ngành công nghiệp ô tô-xe máy là ngành chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế 1961- 1966. Hoạt động lắp ráp chủ yếu là từ các cụm linh kiện phụ trợ (CKD). Chính phủ áp thuế suất nhập khẩu cao đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (60% đối với xe du lịch, 40% đối với xe van, 20% đối với xe bán tải). Trong khi đó, thuế nhập khẩu đối với cụm linh kiện cũng cao, bằng một nửa so với nhập khẩu nguyên chiếc từng loại xe. Tuy nhiên, Thái Lan ngay từ đầu đã không có ý định phân biệt nhà lắp ráp trong nước hay nước ngoài. Chính phủ Thái Lan còn có những ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực lắp ráp ô tô. Những năm đầu, ngành lắp ráp phát triển rất chật vật, số lượng lắp được lẫn số lượng bán được đều rất thấp. Để hỗ trợ ngành chế tạo ô tô, Chính phủ Thái Lan đã triển khai chính sách nội địa hóa và đặt ra quy định về tỷ lệ nội địa. Năm 1969, Thái Lan thành lập Ủy ban Phát triển Công nghiệp Ô tô mà thành viên là các quan chức Bộ Công nghiệp, Bộ Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, ngân hàng trung ương để thiết kế các biện pháp chính sách về nội địa hóa. Năm 1971, chính sách nội địa hóa được đưa ra, nhưng chỉ bắt đầu được áp dụng từ năm 1975. Đồng thời với việc đặt ra các tỷ lệ nội địa hóa cho các loại xe, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cũng được nâng lên - 80% đối với xe du lịch, 60% đối với xe

117 Natsuda & Thoburn (2011).

147 van, 40% đối với xe bán tải. Còn thuế nhập khẩu cụm linh kiện tăng lên 50%, 40% và 30% tương ứng đối với ba loại xe trên. Đến năm 1978, thậm chí Chính phủ Thái Lan còn cấm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và tăng thuế nhập khẩu cụm linh kiện lên 80%. Tuy nhiên, lưu ý là, tỷ lệ nội địa nói trên chỉ mang tính thỏa thuận giữa chính phủ và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chứ không hề mang tính bắt buộc. Chính sách nội địa hóa ban đầu gặp nhiều hạn chế, chủ yếu do quy định về tỷ lệ nội địa lại dựa trên giá trị, song tỷ giá hối đoái biến động làm cho tỷ lệ nội địa của các hãng lắp ráp xe cũng dao động. Thêm vào đó, giữa các hãng lắp ráp và Chính phủ có sự bất đồng về cách tính tỷ lệ nội địa trên vận đơn và trên hóa đơn. Năm 1983, Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan lúc ấy là Ob Vasuratna, thúc đẩy chương trình "Xe Thái (Thai Vehicle)" với mục tiêu là tăng tỷ lệ nội địa hóa của xe lắp ráp tại Thái Lan, chứ không phải là tạo ra nhãn hiệu ô tô riêng của Thái Lan. Thái Lan chưa từng có chủ trương chính thức nào về phát triển một nhãn hiệu ô tô quốc gia như Malaysia và Indonesia. Tham vọng của Ob Vasuratna là tăng tỷ lệ nội địa lên 70% rồi 100%. Cách tính tỷ lệ nội địa cũng chuyển sang số lượng chi tiết thay vì giá trị. Đồng thời, một số chương trình cụ thể được triển khai, ví dụ chương trình nội địa hóa động cơ diesel cho xe bán tải, và chương trình này chỉ áp dụng cho 3 nhà sản xuất để đảm bảo tính kinh tế theo quy mô bên trong. Nhà sản xuất được tùy chọn hạng mục nội địa hóa trong các chi tiết của động cơ xe. Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan lúc ấy phát triển rất chậm. Con số thống kê về ngành ô tô Thái Lan đôi khi không thể hiện sự thật này khi tính gộp cả ngành chế tạo xe motor vào ngành ô tô. Giữa những năm 1970, ba hãng ô tô châu Âu và hai hãng ô tô Mỹ thậm chí còn rút lui khỏi Thái Lan. Giai đoạn tham gia và nâng cấp trong mạng sản xuất toàn cầu từ giữa thập niên 1980 tới nay. Năm 1988, Chính phủ và Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan nhất trí biến Thái Lan thành trung tâm công nghiệp ô tô toàn cầu. Quyết định này hình thành trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan phát triển mạnh cho phép lượng cầu ô tô tăng lên nhanh chóng đến mức lắp ráp trong nước không đáp ứng được. Chính

148 phủ Thái Lan đã phải bỏ quy định cấm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Các loại thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc mới và cụm linh kiện được giảm dần từ năm 1992. Năm 1998, quy định về tỷ lệ nội địa cũng bị bãi bỏ. Các quy định về ưu đãi đầu tư nước ngoài liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu và tỷ lệ nội địa cũng bãi bỏ theo. Cuối thập niên 1980, các hãng lắp ráp ô tô Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu xe bán tải lắp ráp tại Thái Lan sang các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Úc và New Zealand. Đầu thập niên 1990, Ford, GM và Chrysler quay lại Thái Lan. Đi theo các hãng ô tô đa quốc gia này là các hãng sản xuất linh kiện ô tô đa quốc gia. Điều này khiến cho thị trường linh kiện ô tô vốn do các hãng Nhật Bản chi phối118 bắt đầu có sự chuyển biến, với sự tham gia ngày càng nhiều của các hãng không phải Nhật Bản như Dana (1994), TRW Steering & Suspension (1998), Visteon Thailand (1998), Johnson Controls (1999), Delphi Automotive Systems (2000), Tenneco Automotive (2002), Jason Engineering (UK affiliate), Siam Calsonic Co. Ltd, Visteon (chuyên cung ứng cho Ford) và Halla Climate Co. Ltd (chuyên cung ứng cho Ford). Tại thời điểm năm 2010, trong 100 công ty sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu thế giới có đến 58 công ty có cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Có đến 28 trong tổng số 29 công ty Nhật Bản thuộc nhóm TOP100 này đầu tư vào Thái Lan.

Bảng 4.4: Danh sách các hãng sản xuất linh kiện ô tô thuộc nhóm TOP100 của thế giới đồng thời có cơ sở sản xuất Thái Lan (năm 2010) Các hãng Nhật Bản Các nước khác 2. Denso 1. Robert Bosch 4. Aisin Seiki 3. Continental 13. Yazaki 6. Faurecia 15. Sumitomo 7. Johnson Control 16. Toyota Boshoku 8. ZF

118 Năm 1969, theo yêu cầu của các hãng ô tô Nhật Bản, 12 hãng chế tạo linh kiện ô tô đầu tiên của Nhật Bản đã đầu tư mở nhà máy ở Thái Lan. Từ đó, các hãng linh kiện ô tô chi phối thị trường linh kiện OEM của Thái Lan (Techakanont, 2008).

149 18. CalsonicKansei 11. TRW 19. JTEKT 12. Delphi 20. Hitachi 14. Lear 28. Toyoda Gosei 17. BASF 33. NTN 21. Valeo 34. NSK 22. Visteon 35. Mitsubishi 23. Autoliv 39. NHK Spring 25. Mahle 40. Koito 27. Dana 41. TS Tech 31. BorgWarner 43. Takata 36. Teneco 46. Bridgestone 44. Federal-Mogul 49. Tokai Rika 47. Michelin 57. Showa 50. GKN Driveline 61. Mitsuba 51. Hella 66. Asahi Glass 52. Goodyear 72. Stanley 56. Grupo Antolin 74. Akebono Brake 58. Bayer 82. Sanden 59. TI Automotive 84. F-Tech 65. Draexlmaier 92. Alpine 67. American Axle 94. Pioneer 73. Rieter Auto 98. Omron 84. F-Tech 86. Hayes Lammerz 93. 3M Ghi chú: Số đứng trước tên hãng chỉ thứ tự của hãng đó trong TOP100. Nguồn: Viện Công nghiệp Ô tô Thái Lan.

150 Trong lĩnh vực linh kiện công nghệ cao, Thái Lan cũng phát triển rất mạnh. Hiện Thái Lan đã sản xuất được hệ thống phun nhiên liệu điện tử, hệ thống phanh ABS, chất nền cho bộ lọc khí xả, hộp số tự động, hộp số vô cấp biến thiên liên tục (CVT), mô tơ kéo, hệ thống cân bằng điện tử (ESC), và hệ thống phanh tái tạo năng lượng. Đáng chú ý là, cùng với xu hướng tỷ lệ chi tiết điện tử-ICT trong ô tô ngày càng gia tăng, ngành linh kiện điện tử cho ô tô của Thái Lan cũng phát triển mạnh. Các hãng linh kiện điện tử cho ô tô lớn của thế giới như Toyota Tsuho, Omron, Mizuki ... đều đã có cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Tháng 1/2002, Viện Nghiên cứu Ô tô Thái Lan đưa ra "Quy hoạch công nghiệp ô tô 2002-2006" với mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm chế tạo ô tô của khu vực. Thái Lan định vị sản phẩm là dòng xe bán tải, gọi đấy là "sản phẩm vô địch". Chính phủ đã miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc cho dự án sản xuất xe bán tải. Một phần nhờ chính sách này, Toyota, Isuzu đã quyết định di chuyển mảng sản xuất xe bán tải của họ (dòng xe và Isuzu D-MAX) từ Nhật Bản sang Thái Lan. Liên doanh Auto Alliance của Ford cũng chọn Thái Lan làm trung tâm sản xuất dòng xe Ford Everest để xuất khẩu tới hơn 50 nước. Kiểu kế hoạch 5 năm phát triển ngành ô tô như thế được tiếp tục trong thời gian sau này. Đến nay, Thái Lan đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba – "Quy hoạch công nghiệp ô tô 2012-2016". Trong số các mục tiêu của kế hoạch thứ ba, có mục tiêu đưa Thái Lan thành trung tâm nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm ô tô của châu Á vào khoảng năm 2015-2018 và của thế giới vào khoảng 2019-2021. Năm 2004, Chính phủ Thái Lan lại đặt ra chương trình với tên gọi "Detroit châu Á", sau đó đổi thành "Nhà máy châu Á", theo đó định vị sản phẩm sẽ mở rộng thêm – ngoài dòng xe bán tải, Thái Lan sẽ phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dòng xe thân thiện với môi trường "Eco Car". Các hãng Nissan, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Toyota, Volkswagen và Tata Motors đã tuyên bố quan tâm tới chương trình phát triển và sản xuất dòng xe thân thiện môi trường này. Nissan đã di chuyển

151 bộ phận sản xuất xe March (Micra) từ Nhật Bản sang Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu toàn thế giới bao gồm cả xuất khẩu trở lại Nhật Bản.119

119 Natsuda & Thoburn (2011).

152

Hình 4.5: Sản lượng và doanh số ô tô của Thái Lan qua các năm Nguồn: Natsuda and Thoburn (2011)

Năm 2005, công nghiệp ô tô Thái Lan đạt sản lượng 1 triệu xe; năm 2012 đạt 2,2 triệu xe. Một nửa số đó tiêu thụ trong nước, nửa còn lại xuất khẩu.120 Ngày nay, Thái Lan trở thành nút quan trọng trong mạng sản xuất khu vực ngành ô tô. Toyota dùng Thái Lan làm cơ sở sản xuất xe du lịch cỡ nhỏ và trung bình để xuất khẩu tới khu vực Đông Nam Á, Úc và New Zealand, đồng thời sản xuất xe bán tải xuất khẩu tới châu Âu. Honda dùng Thái Lan làm cơ sở sản xuất hai dòng xe Accord và City để xuất khẩu sang Đông Nam Á. Có thể thấy, Thái Lan có chính sách phát triển ngành ô tô khá mở. Nhà nước không chính thức đặt ra chương trình phát triển nhãn hiệu ô tô riêng như Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia, cũng không có ý định phát triển một doanh nghiệp ô tô nội địa lớn như Hàn Quốc và Malaysia. Tuy có chính sách bảo hộ ngành ô tô, nhưng chủ yếu là dựa vào các biện pháp thuế quan, chứ chương trình nội địa hóa lại mang tính thử nghiệm. Mặt khác, do bố trí địa lý sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế tạo ô tô nói riêng của Thái Lan mang tính một cực - nghĩa là tập trung chủ yếu ở miền Trung, nhất là khu vực Bangkok và các tỉnh lân cận, nên những điều kiện thuận lợi cho hình thành các cụm liên kết ngành ô tô ở Thái Lan. Chính

120 Quy hoạch công nghiệp ô tô 2012-2016 (Thái Lan).

153 điều này khiến cho Thái Lan hấp dẫn với các công ty xuyên quốc gia sản xuất ô tô. Khi từ giữa thập niên 1980, ngành chế tạo ô tô có những chuyển biến lớn về tổ chức sản xuất và chiến lược cạnh tranh dẫn tới hình thành các mạng sản xuất ô tô khu vực, các công ty ô tô đa quốc gia tìm cho mình những trung tâm sản xuất ô tô khu vực, họ đã chấm điểm Thái Lan rất cao. Như vậy, Thái Lan đã thành công trong ba bước đầu tiên để nâng cấp ngành nhờ giam gia mạng sản xuất quốc tế: bước thứ nhất là thu hút các phân đoạn của mạng sản xuất, bước thứ hai là tham gia vào mạng sản xuất, bước thứ ba là được các công ty OBM và OEM nước ngoài tản quyền để phát triển công nghiệp linh kiện ô tô. Có một số nhận xét rằng các hãng sản xuất linh kiện trong nước (doanh nghiệp do Thái Lan sở hữu) chủ yếu làm nhà cung ứng cấp 2 chứ chưa vươn lên được OEM (nhà cung ứng cấp 1 cho các hãng lắp ráp). Một số ít OEM là doanh nghiệp nội địa Thái Lan cũng chỉ tham gia ở phân đoạn chế tạo bộ phận thân xe. Thực ra, tình trạng này phổ biến ở hầu khắp các nước đang phát triển bởi vì muốn trở thành OEM thì doanh nghiệp phải có năng lực công nghệ và quản lý ở trình độ rất cao. Chế tạo thân xe đơn giản hơn so với chế tạo các linh kiện khác như động cơ hay hệ thống truyền động, nên doanh nghiệp trong nước dễ tham gia hơn. Khảo sát của Kohbaipoon và Yamashita (2011) cho thấy những OEM gốc Thái thành công là nhờ họ phát triển được năng lực công nghệ và quản lý thông qua liên kết với các công ty xuyên quốc gia chứ không phải nhờ chính sách về tỷ lệ nội địa của Chính phủ Thái. Số lượng các nhà cung ứng cấp 2 trong nước ngày một tăng. Họ tham gia vào các phân đoạn chế tạo các linh kiện tiêu chuẩn hoặc các đầu vào trung gian như nhựa, dệt-may, da. Khảo sát Kohbaipoon và Yamashita (2011) còn cho thấy các nhà cung ứng trong nước ngày càng được các hãng lắp ráp và các OEM chuyển giao nhiều công nghệ hơn.

4.4.3. Vai trò của hội tụ ngành Bên cạnh các chính sách về thuế quan, chính sách nhập khẩu, chính sách nội địa hóa, chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái Lan còn phát triển

154 ngành chế tạo ô tô bằng chính sách phát triển cụm liên kết ngành để tạo điều kiện cho các hãng lắp ráp và các hãng cung ứng linh kiện có thể đóng gần nhau và thúc đẩy được tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài và tính kinh tế nhờ hội tụ. Thái Lan có hai cụm liên kết ngành ô tô. Thực ra hai cụm này không xa nhau, đều ven vịnh Thái Lan. Cụm thứ nhất ở khu vực Bangkok, Samutprakarn, Ayuthaya và Pathumthani (miền Trung). Phục vụ cụm này cảng nước sâu Laem Chabang (sâu 14-15,2 mét, công suất 18,8 triệu TEU/năm, nằm cách trung tâm Bangkok 2 giờ lưu thông trên đường cao tốc). Được khởi công vào năm 1988 và hoàn thành vào năm 1991, hiện nay cảng Laem Chabang là cảng bận rộn thứ 23 thế giới xét theo lượng TEU qua cảng. Cụm liên kết ngành ô tô thứ hai của Thái Lan ở phía duyên hải miền Đông thuộc các tỉnh Rayong và Chonburi. Phục vụ cụm này có Cảng Công nghiệp Map Ta Phut (sâu 12,5 m). Đối với sự phát triển ngành chế tạo ô tô, cảng biển có ý nghĩa quan trọng vì hầu hết linh kiện ô tô và ô tô nguyên chiếc xuất-nhập khẩu đều được vận chuyển bằng đường biển. Việc các cụm liên kết ngành ô tô của Thái Lan gần các cảng biển lớn là một lợi thế quan trọng của ngành chế tạo ô tô Thái Lan. Các hãng lắp ráp ô tô và hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài cũng như nội địa của Thái Lan đều tập trung ở hai cụm liên kết ngành này. Điều này cho phép họ ở gần nhau và phát triển các mối quan hệ cung ứng với nhau. Nó còn cho phép chính phủ cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho ngành chế tạo ô tô, chẳng hạn như kết cấu hạ tầng giao thông. Các doanh nghiệp ngành ô tô của nước ngoài được khuyến khích đặt nhà máy trong các khu công nghiệp thuộc hai cụm liên kết ngành này. Chính phủ khuyến khích bằng các biện pháp miễn giảm tiền thuê đất, thuế nhập khẩu, ưu tiên về visa cho chuyên gia, v.v… Hội tụ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan bắt đầu từ đầu thập niên 1970 khi các hãng ô tô Nhật Bản được cấp phép mở nhà máy ở Thái Lan. Họ được Chính phủ Thái Lan tạo điều kiện bằng cách ưu đãi khi đặt nhà máy ở các khu công nghiệp Ladkrabang và Bangchan (Bangkok) và Samrong (tỉnh Samutprakarn). Khi các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản, vì nhiều lý do khác nhau, tiếp tục đến Thái Lan đầu tư, họ đã chọn nhưng nơi có sẵn khách hàng và sẵn có doanh nghiệp ô tô đồng hương.

155 Vì thế, Bangkok và Samutprakarn ngày càng có thêm doanh nghiệp ô tô và linh kiện ô tô Nhật Bản hiện diện. Những doanh nghiệp đến sau tìm đến các tỉnh lân cận, khiến cho vùng hội tụ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan ngày một mở rộng, sang cả hai tỉnh Ayuthaya và Pathumthani. Sự mở rộng này một phần là chính phủ Thái Lan đã có những đầu tư lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng, tạo nên những khu công nghiệp hiện đại ở hai tỉnh Aythaya (ví dụ, khu công nghiệp Rojana) và Pathumthani. Khi chính phủ Thái Lan khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các tỉnh phía Đông, cũng bằng chính sách ưu đãi và chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, một cụm liên ngành ô tô mới hình thành ở hai tỉnh Chonburi và Rayong từ đầu thập niên 1990.121 Chonburi là nơi hội tụ của hãng ô tô Nhật Bản như Mitsubishi và các nhà cung ứng cho hãng này. Còn Rayong là nơi hội tụ của các hãng ô tô châu Âu và Mỹ như AAT, GM, và BMW cũng như các hãng chế tạo linh kiện ô tô Âu-Mỹ như Visteon, TRW, và Dana. Một số hãng chế tạo linh kiện ô tô của Nhật Bản cũng đến Rayong nhằm mục đích cung ứng cho các hãng ô tô Âu-Mỹ.

121 Lecler (2002).

156 Hình 4.6: Vị trí nhà máy của các hãng lắp ráp ô tô ở Thái Lan Nguồn: Thai Automotive Institute.

Các trường đại học của Thái Lan đã và đang tích cực hợp tác với doanh nghiệp trong các cụm liên kết ngành công nghiệp ô tô. Ba học viện công nghệ mang tên Quốc vương Mongkut (Ladkrabang ở tỉnh Samutprakarn, Bắc Bangkok ở Bangkok, Thonburi ở tỉnh Thonburi) là những trường đại học rất mạnh về cơ khí do tiền thân là trường kỹ thuật được Chính phủ Tây Đức hỗ trợ. Hệ thống trường đại học công nghệ Rajamangala có hai cơ sở mạnh nhất về cơ khí là Thanyaburi và Phra Nakhon Bắc Bangkok đều cũng nằm trong phạm vi cụm liên kết ngành ô tô. Trường Đại học Công nghệ Mahanakorn danh tiếng tầm cỡ châu Á về ngành cơ khí ở ngay Bangkok. Trường Đại học Chulalongkorn là trường nổi tiếng nhất nước về khoa học bao gồm cả ngành cơ khí ô tô. Hiệp hội Cơ khí Ô tô Thái Lan (TSAE) có văn phòng chính ngay trong Đại học Chulalongkorn.

Hình 4.7: Phân bố các nhà cung ứng linh kiện ô tô Ghi chú: số phần trăm thể hiện tỷ lệ sản xuất tại địa phương trong tổng số sản xuất

157 tại Thái Lan. Nguồn: Thai Automotive Institute.

Nghiên cứu của Mongkhonvanit (2008) cho thấy các liên doanh cũng như các doanh nghiệp 100% vốn trong nước trong ngành ô tô Thái Lan đều có liên kết không chính thức lẫn chính thức đối với các trường đại học. Liên kết không chính thức là quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo doanh nghiệp với các chuyên gia ở trường đại học. Các công ty xuyên quốc gia có liên kết chính thức với các trường đại học dưới các hình thức như hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm. Các liên doanh có liên kết chính thức với các trường đại học dưới hình thức hợp đồng thí nghiệm và thỏa thuận thực tập dành cho sinh viên bậc đại học. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước thì liên kết với các trường đại học dưới hình thức hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm.

4.4.4. Năng lực đổi mới-sáng tạo của ngành chế tạo ô tô Thái Lan Hưởng ứng chính sách khuyến khích (bằng ưu đãi về thuế) hoạt động R&D của Chính phủ Thái Lan, một số hãng ô tô nước ngoài đã lập cơ sở R&D tại Thái Lan. Toyota đã lập công ty con là Toyota Technical Center Asia Pacific (Thailand) Company Limited (TTCAP-TH) vào năm 2005. Công ty này có chức năng tiến hành R&D, thiết kế, cải tiến và chế tạo các mẫu xe và cụm linh kiện xe cho Toyota ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (nhưng không gồm Nhật Bản). Công ty này đặt trụ sở tại tỉnh Samutprakarn – trung tâm của cụm liên kết ngành ô tô của Thái Lan. Toyota còn thành lập Toyota Motor Asia Pacific Engineering and Manufacturing (TMAP-EM) vào năm 2007. Cơ sở này tập trung vào các hoạt động R&D đẳng cấp thế giới để phục vụ việc nâng cao năng lực cơ khí và sản xuất cho tất cả các nhà máy của Toyota ở châu Á-Thái Bình Dương. Một hãng ô tô nổi tiếng khác của Nhật Bản là Nissan cũng lập các cơ sở R&D ở Thái Lan. Năm 2003, Nissan đã thành lập Nissan Technical Center South

158 East Asia Co., Ltd (NTCSEA) ở tỉnh Samutprakarn. Chức năng của NTCSEA là phối hợp với các nhà cung ứng phát triển các sản phẩm dành cho thị trường ASEAN bằng cách chia sẻ thông tin và bí quyết. Bộ phận R&D của đơn vị này còn có nhiệm vụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu khách hàng cũng như phản hồi cho khách hàng. Khảo sát của Komolavanji và đồng tác giả (2011) cho thấy nhiều nhà cung ứng và doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước của Thái Lan cũng đã tiến hành các hoạt động đổi mới-sáng tạo mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình phát triển năng lực sáng tạo-đổi mới của bản thân, các doanh nghiệp này đã hợp tác với các trường đại học và học hỏi các doanh nghiệp bạn; đồng thời, họ đã phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng kỹ năng và kinh nghiệm cho bộ phận R&D, v.v...

4.4.5. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực Nhận thức được hạn chế của Thái Lan về nguồn nhân lực khi phát triển ngành chế tạo ô tô, Chính phủ Thái Lan đã hợp tác với Chính phủ Nhật Bản tiến hành các chương trình phát triển nguồn nhân lực theo kiểu hợp tác công tư nhằm đào tạo nhân lực cho ngành chế tạo linh kiện ô tô. Trong khuôn khổ hợp tác như vậy, “Automotive Human Resource Development Project (AHRDP)” đã được triển khai từ năm 2006 nhằm đào tạo lao động và kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Bốn hãng ô tô Nhật Bản - Toyota, Nisan, Honda, và Denso - đã tham gia chương trình này, đào tạo 300 kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 trong thời gian 2006-2007. Đến lượt các kỹ thuật viên này lại đào tạo 4000 kỹ thuật viên khác ở nhà máy của họ trong giai đoạn 2008-2010. Chính nhờ có nguồn lao động có kỹ năng này, các hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài đã hăng hái đầu tư vào Thái Lan, cũng như nhờ đó các doanh nghiệp trong nước của Thái Lan có điều kiện phát triển và nâng cấp.122

122 Natsuda & Thoburn (2011).

159 Nghiên cứu của Mongkhonvanit (2008) cho thấy các công ty xuyên quốc gia, các liên doanh và các công ty 100% vốn trong nước đã thu hút các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ là giảng viên-nghiên cứu viên ở các trường đại học của Thái Lan về làm việc cho mình. Các liên doanh và các công ty trong nước còn đồng thời gửi nhân viên của mình đi tham gia các khóa đào tạo ở các trường đại học.

4.5. Kinh nghiệm nâng cấp ngành ôtô của Trung Quốc Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Sản lượng ô tô duy trì được mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Vấn đề nghiên cứu phát triển công nghệ và ô tô năng lượng mới cũng có được sự bứt phá quan trọng. Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn thấy được những điểm còn thiếu trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch công nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng.

4.5.1. Các giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sau cải cách mở cửa a) Giai đoạn tìm kiếm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Giai đoạn từ lúc tiến hành cải cách mở cửa cho đến cuối thập niên 1980, cùng với sự kết thúc của cách mạng văn hóa và sự bắt đầu của việc cải cách mở cửa, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bắt đầu đi theo hướng liên kết theo chiều ngang, hy vọng lấy yếu tố thị trường để tiến hành điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Năm 1981, Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn thành lập Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Trung Quốc, quản lý sự phát triển của toàn ngành công nghiệp ô tô theo phương châm “lấy kinh tế kế hoạch làm chính, lấy điều tiết thị trường làm phụ”. Tổng công ty này được xây dựng dựa trên các thực thể kinh tế, mục đích nhằm đẩy mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp, đưa vào các kỹ thuật tiên tiến, tăng nhanh quá trình nâng cấp sản phẩm. Tuy nhiên, do chính phủ vẫn là chủ thể quản lý chủ

160 yếu, nên đã tiến hành can thiệp quá sâu vào thị trường, khiến cho thị trường mất đi sự sôi động vốn có của nó, tạo nên một mối quan hệ rời rạc với các công ty liên doanh khác. Năm 1987, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế quản lý ngành công nghiệp ô tô, thành lập Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Trung Quốc. Hiệp hội chủ yếu đóng vai trò là cầu nối giữa chính phủ với các doanh nghiệp ô tô. Tuy nhiên, nếu nhìn từ kết quả đạt được, tình trạng phân tán trong cơ cấu công nghiệp ô tô nội địa, trình độ kỹ thuật kém, xây dựng trùng lặp, sản phẩm chất lượng thấp… căn bản không được giải quyết một cách triệt để, thậm chí vấn đề quản lý hành chính cũng gặp vô số khó khăn. Điều này có nghĩa là Hiệp hội không phát huy được vai trò của mình được như mong đợi. Đó cũng là một trải nghiệm cho sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. b) Giai đoạn thị trường hóa của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Giai đoạn từ lúc Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Trung Quốc được thành lập vào năm 1990 đến khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2002 là giai đoạn thị trường hóa của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Chức năng quản lý của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô theo đó cũng dần suy yếu. Đến năm 1993, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Trung Quốc đã tiến hành tách rời chức năng hành chính giữa chính phủ và doanh nghiệp. Chức năng hành chính của Chính phủ trong Tổng công ty chủ yếu là xây dựng kế hoạch trung và dài hạn chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của cả nước, tiến hành điều tra và xây dựng tiêu chuẩn thương mại về mua bán sản phẩm, thu hút nguồn vốn và kỹ thuật, xây dựng và giám sát việc công bố và thực thi các chính sách công nghiệp ô tô liên quan.123 Trước khi gia nhập WTO vào năm 2001, Cục Công nghiệp Cơ giới đã không còn, chức năng quản lý vĩ mô của ngành công nghiệp ô tô được sáp nhập vào các vụ thuộc Ủy ban Kinh tế Thương mại Quốc gia. Đồng thời, Tổng Công ty Công nghiệp

123 Duan & Nie (2006).

161 Ô tô cũng đã tiến hành phân chia thành nhiều tổng công ty con như Tổng công ty Kinh doanh, Tổng công ty Xuất nhập khẩu, Công ty linh kiện và Công ty Đầu tư Phát triển… nhằm thực hiện chuyên môn hóa nghiệp vụ sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và kinh doanh… tiếp tục mở rộng chuỗi công nghiệp và các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành công nghiệp ô tô. Trong giai đoạn này, sản lượng ô tô đột phá con số 1 triệu chiếc vào năm 1992, ngay sau đó không lâu lại tiếp tục đột phá mức 2 triệu chiếc. Sự thị trường hóa độc lập của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bắt đầu bước đi trên con đường phát triển tích cực. Cũng trong giai đoạn này, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển dịch chế tạo sản xuất đến thị trường Trung Quốc, đánh dấu sự khởi đầu của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đi từ phương thức sản xuất thấp tiến ra thị trường thế giới. c) Giai đoạn phát triển toàn cầu hóa của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Giai đoạn từ sau khi gia nhập WTO cho đến nay là giai đoạn toàn cầu hóa của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bắt đầu một hành trình mới trong môi trường cạnh tranh quốc tế, bắt đầu có sự kết nối với ngành công nghiệp ô tô thế giới, đồng thời bước lên con đường quốc tế hóa. Năm 2003, cùng với cải cách cơ cấu của chính phủ mới, thể chế quản lý ngành công nghiệp ô tô cũng đã có sự thay đổi lớn, do Vụ Công nghiệp thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Bộ Thương mại phân chia quản lý về hành chính và doanh nghiệp ô tô. Năm 2004, Chính phủ Trung Quốc ban hành và thực thi “Chính sách phát triển công nghiệp ô tô”. Năm 2009, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc thông qua “Quy hoạch chấn hưng và điều chỉnh ngành công nghiệp ô tô”, đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng và khẳng định thương hiệu. Điều này cho thấy, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh của mình. Năm 2009, chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách kích cầu cho thị trường ô tô, như các chính sách ưu đãi giảm một nửa thuế, chính sách hỗ trợ

162 tài chính các các hộ nông dân khi mua xe, hay chính sách đổi xe cũ lấy xe mới… nhằm thúc đẩy lượng tiêu thụ ô tô. Mặt khác, việc ủng hộ và chú trọng đến phát triển các loại xe năng lượng mới cũng là nét đặc trưng của giai đoạn này. Trong thời gian 10 năm của giai đoạn này, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn, ngay trong năm gia nhập WTO, sản lượng ô tô của Trung Quốc đạt 3.251.000 chiếc. Mặc dù khi đó, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, sản lượng ô tô Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới. Điều đó cho thấy thực lực lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.

4.5.2. Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu – vai trò của các công ty nước ngoài Từ thập niên 1990, các công ty ô tô nước ngoài bắt đầu thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Kể từ đó, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc mới thật sự bắt đầu phát triển. Do đó, có thể nói, các công ty ô tô nước ngoài đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Việc thực thi chiến lược “lấy thị trường đổi công nghệ” của Trung Quốc khi đó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nếu nhìn từ hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại sau này. Mặc dù các công ty nước ngoài thâm nhập vào Trung Quốc với quy mô lớn tạo nên một sự hạn chế nhất định đối với việc phát triển độc lập ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, nhưng nó cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ngày càng mất đi ưu thế về tài nguyên và lực lượng lao động. Các công ty nước ngoài đang dần chuyển dịch đến thị trường mới nổi tại các quốc gia đang phát triển của Đông Nam Á. Trong bối cảnh như thế, làm cách nào để bảo đảm lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc là vấn đề phát triển đang phải đối mặt của ngành công nghiệp ô tô nước này.

163 a) Phương thức các công ty ô tô nước ngoài thâm nhập vào ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Phương thức chủ yếu của các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là liên doanh với công ty Trung Quốc hoặc đầu tư với 100% vốn của công ty nước ngoài. Trung Quốc hạn định tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp ô tô nằm trong mức tối đa 50%. Đa số các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức liên doanh. Chỉ có các tổ chức R&D mới áp dụng hình thức 100% vốn nước ngoài, như trường hợp của Trung tâm R&D Toyota Thượng Hải. Hình thức liên doanh mang đến cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc nhiều lợi ích về sản xuất và tiếp thu công nghệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc dựa vào phương án thiết kế của công ty nước ngoài cung cấp để tiến hành sản xuất lắp ráp. Doanh nghiệp liên doanh dưới sự kiểm soát của công ty nước ngoài không thể thực hiện đổi mới-sáng tạo cũng như tiến hành cải tiến kỹ thuật sản phẩm khác với yêu cầu của công ty mẹ, không thể tạo ra những sản phẩm mới mang tính thay thế. Vì lợi thế để cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô ngày càng được thể hiện ở năng lực phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ, nên hoàn cảnh hiện nay của các thương hiệu ô tô Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn.124 Việc các công ty nước ngoài áp dụng hình thức liên doanh với các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử sâu xa và nguyên nhân hiện thực. Trong thời kỳ đầu mở cửa cải cách, nhưng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn trên con đường tìm kiếm sự phát triển của mình. Cả vốn, công nghệ, nguồn lực con người đều thiếu. Do đó, phương thức sản xuất đơn giản, trùng lặp, không có sự cải tiến. Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc cần một động lực nào đó để tạo ra sức sống mới cho mình, do đó Trung Quốc hy vọng thông qua chiến lược “lấy thị trường đổi công nghệ” của mình tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài, từng bước đưa vào dây chuyển sản xuất và các sản phẩm của nước ngoài sau đó dần học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp thu công nghệ của họ. Đối với các doanh nghiệp ô tô nước ngoài, do chi phí nhân lực và tài nguyên tại chính quốc

124 Wang (2013).

164 không ngừng gia tăng, nên họ có xu hướng muốn chuyển dây chuyền sản xuất của mình ra thế giới. Trung Quốc là thị trường mới nổi có thể mang đến cho các doanh nghiệp này chi phí tài nguyên và nhân lực giá rẻ cùng với một thị trường vô cùng rộng lớn. Do đó, xây dựng cơ sở sản xuất tại Trung Quốc là phù hợp với yêu cầu chiến lược phát triển lâu dài của các doanh nghiệp ô tô nước ngoài. Đồng thời, đối với một thị trường hoàn toàn xa lạ, liên doanh là sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một mặt, nó có thể bảo đảm quyền tham gia của các doanh nghiệp này vào các quyết sách của công ty. Mặt khác, có thể huy động một cách tốt nhất tính tích cực của các doanh nghiệp tại địa phương.125 b) Sự phân bố của các cụm liên kết ngành Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ô tô nước ngoài đã hình thành 6 cụm liên kết ngành lớn tại thị trường Trung Quốc. Đầu tiên phải kể đến cụm Đông Bắc, ở các thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm), Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh) và Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang), trong đó Trường Xuân làm trung tâm. Đây là nơi đặt nền móng cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Trải qua hơn 50 năm phát triển, cụm liên kết ngành này đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình. Sự liên kết giữa FAW và Volkswagen, Brilliance và BMW đã tạo nên lợi thế cạnh tranh rất mạnh của cụm liên kết ngành Đông Bắc. Đây chính là cơ sở sản xuất xe ô tô du lịch chủ yếu của Trung Quốc, tạo ra lượng lớn GDP cho Trung Quốc, đồng thời cũng mang lại nguồn lợi nhuận gần 40% cho công ty mẹ ở Đức. Chuỗi công nghiệp ô tô tại cụm liên kết ngành Đông Bắc tương đối hoàn thiện. Nơi đây tập trung tất cả các yếu tố lợi thế cần thiết như khoa học kỹ thuật, nhân tài, thương hiệu riêng… cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Năng lực chế tạo xe nguyên chiếc rất vượt trội, có quy mô phát triển đứng thứ hai tại Trung Quốc. Hiện tại, khu vực này chủ yếu sản xuất loại xe sedan, bao gồm nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất như linh kiện FAWAY, xe khách FAW, cơ sở nghiên cứu ô tô…

125 Wang (2013).

165

Hình 4.8: Phân bố số lượng xí nghiệp ô tô ở Trung Quốc năm 2009. Nguồn: Zhao, Sun and Li (2014), hình 1b, trang 853.126

Cụm Hoa Đông ở Thượng Hải, Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), Vu Hồ (tỉnh An Huy), Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang), trong đó Thượng Hải là trung tâm. Tại cụm liên kết ngành này, SAIC (Tập đoàn Ô tô Thượng Hải) đóng vai trò chính, kế đến là 3 doanh nghiệp tư nhân như HuaPu, BYD, WanFeng, tạo nên cơ sở sản xuất xe sedan có quy mô lớn nhất Trung Quốc. Cụm liên kết ngành này khởi đầu khá muộn. Nhưng với một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi và luôn tích cực thu hút đầu tư nước ngoài như Thượng Hải, nên tại đây đã hình thành nên một loạt các nhà máy sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới, mức độ thị trường hóa khá cao, là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Đây cũng là nơi khởi đầu cho sự hợp tác giữa Volkswagen và các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc.

126 Zhao & Sun & Li (2014).

166 GM cũng chọn hợp tác với SAIC và xây dựng nhà máy sản xuất tại đây. Sau nhiều năm phát triển, khu vực Hoa Đông trở thành khu vực có ngành công nghiệp ô tô dẫn đầu Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ sở sản xuất xe hơi của các thương hiệu từ Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển công nghệ, nên sức ảnh hưởng của nó tương đối lớn. Cụm liên kết ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản lấy Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) làm trung tâm, ngoài ra còn ở Thâm Quyến và Hải Khẩu (cũng thuộc tỉnh Quảng Đông). Kể từ khi GAC (Tập đoàn Ô tô Quảng Châu) hợp tác đầu tư với Honda thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ô tô Honda Quảng Châu, Toyota, Nissan cũng lần lượt tụ tập về đây, hình thành nên cụm liên kết ngành ô tô Quảng Châu ở các quận như Hoàng Phố (Honda Quảng Châu), Nam Sa (Toyota Quảng Châu) và Hoa Đô (DongFeng Nissan). Đồng bằng Châu Giang được xem là nơi mở cửa sớm nhất tại Trung Quốc. Cơ sở công nghiệp chế tạo ở đây khá tốt, hệ thống thị trường tương đối hoàn thiện, thương mại và thông tin đều có lợi thế cạnh tranh, tiềm năng phát triển rất tốt. Do đó, tại đây đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô vào đầu tư. Thứ tư, là cụm Hoàn Bột Hải ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh), Tế Nam và Yên Đài (tỉnh Sơn Đông), trong đó Bắc Kinh và Thiên Tân là trung tâm. Các cụm liên kết ngành tại đây chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh. Hyundai Bắc Kinh được xây dựng dựa trên việc hợp tác đầu tư với Hyundai của Hàn Quốc. Jeep Bắc Kinh thì hợp tác đầu tư với Đức (sau này đổi tên thành Mercedes-Benz Bắc Kinh). Toyota Thiên Tân hợp tác đầu tư với Nhật Bản. Nhìn chung, quy mô cụm liên kết ngành ô tô Bắc Kinh-Thiên Tân tương đối nhỏ. Mặc dù nó có năng lực học hỏi rất cao, nhưng giữa các doanh nghiệp ít có sự liên kết theo chiều ngang, quy hoạch phân tán, do đó khó nhận được hiệu quả và lợi ích thị trường từ quy hoạch cụm liên kết ngành mang lại. Thứ năm, cụm Nam Trung Bộ, ỏ các thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), Trịnh Châu (Hà Nam), Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam). Ở đây có các cơ sở sản xuất ô tô của

167 Dongfeng với ba liên doanh Dongfeng-Peugeot, Dongfeng-Citroen, Dongfeng- Honda. Ngoài ra còn có cơ sở sản xuất của Great Wall, Geely Tương Đàm, v.v... Thứ sáu, cụm Tây Nam ở các thành phố Trùng Khánh, Thành Đô (Tứ Xuyên), Liễu Châu (Quảng Tây), trong đó Trùng Khánh là trung tâm. Đây là nơi xuất thân và trưởng thành của tập đoàn ô tô Chang'an. Ở đây có các cơ sở sản xuất của liên doanh Chang'an-Ford-Mazda, Chang'an-Suzuki, FAW-Toyota Tứ Xuyên, FAW-Volkswagen Thành Đô, SAIC-General Motors-Wuling, Dongfeng Liễu Châu, v.v... Ngoài ra, cũng phải kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ô tô Trung Quốc lấy Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), Hợp Phì (tỉnh An Huy) làm trung tâm. Cụm liên kết ngành này chủ yếu sản xuất các loại ô tô nguyên chiếc chất lượng thấp và trung bình, số còn lại là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện. Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hợp Phì đặt tại Hợp Phì, tạo ra cơ hội tốt cho việc nghiên cứu và phát triển trong cụm liên kết ngành này. Trong tương lai không xa, nơi đây có thể sẽ trở thành trung tâm chuyên nghiên cứu phát triển và sáng tạo kỹ thuật dành riêng cho xe ô tô Trung Quốc. Tóm lại, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc, lưu vực sông Trường Giang và đồng bằng Châu Giang, tạo ra hiệu ứng cụm liên kết ngành và quy mô công nghiệp nhất định. Các khu công nghiệp cơ bản đều tạo ra lợi thế cho riêng mình. Những lợi thế này không chỉ đơn giản là ưu thế về địa lý, mà là lợi thế về cạnh tranh trên thị trường quốc tế của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Công nghiệp ô tô đã là ngành công nghiệp toàn cầu hóa. Sự toàn cầu hóa về sản xuất và tiêu thụ là xu hướng không thể nghịch chuyển đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp ô tô nước ngoài quy mô lớn thuộc các quốc gia và khu vực như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu dần chuyển dịch dây chuyền sản xuất của họ vào Trung Quốc nhằm mở rộng thị trường và giảm chi phí. Các cụm liên kết ngành ô tô của Trung Quốc rõ ràng mang nét đặc trưng phân bố rất hợp lý các công ty nước ngoài. Sự chuyển dịch dây chuyền sản xuất ô tô nguyên chiếc và chuyển dịch dây chuyền sản xuất linh kiện luôn có sự tác động qua

168 lại cùng nhau, cho nên điều này sẽ giúp cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đạt được sự tối ưu, có được sự phát triển hiệu quả đồng thời cũng tạo ra các cụm liên kết ngành với quy mô lớn hơn.127 c) Các phân đoạn chủ yếu bước vào ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc của doanh nghiệp ô tô nước ngoài Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc là ngành công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng lớn và sớm nhất tại nước này. Mặc dù, trong thời kỳ đầu, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sản xuất ô tô nguyên chiếc, nhưng cùng với sự phát triển ngày càng rộng lớn của thị trường, sự cải thiện ngày càng tốt hơn của môi trường kinh tế vĩ mô và trình độ nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện và nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Các thương hiệu ô tô tại Trung Quốc chủ yếu phân làm hai loại: loại thứ nhất là thương hiệu 100% của nước ngoài, tức công ty nước ngoài có quyền sở hữu tất cả các sản phẩm ô tô của họ, đối với các sản phẩm này, doanh nghiệp hợp tác đầu tư của Trung Quốc chỉ có quyền sử dụng. Loại thứ hai đó là thương hiệu nội địa, tức các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác đầu tư tiếp thu công nghệ sản xuất chế tạo xe của nước ngoài đồng thời có quyền nghiên cứu phát triển độc lập, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm sản xuất của mình. Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, mặc dù Trung Quốc có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đa số các doanh nghiệp nước ngoài con e dè đối với thị trường Trung Quốc. Volkswagen là doanh nghiệp đầu tiên hưởng quả ngọt tại thị trường này. Họ tiến hành thành lập liên doanh tại Thượng Hải, sản xuất xe sedan nhãn hiệu “Santana”, tiến hành tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, nhờ đối tác Trung Quốc mở rộng phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và tạo mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Trong thời kỳ này, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đóng vai trò như là một đại lý của các công ty ô tô nước ngoài tại quốc gia này. Mặc

127 Geng (2006).

169 dù không đạt được sự phát triển thực sự, nhưng ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đã đưa vào nước mình những chiếc ô tô hiện đại, mang lại nhiều cơ hội tích cực và cách quản lý tiên tiến, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sau này.128 Đến nay, các doanh nghiệp ô tô nước ngoài đã có thái độ tích cực và lần lượt có kế hoạch đầu tư tại thị trường Trung Quốc. Trong lĩnh vực xe sedan, các tập đoàn lớn trên thế giới như GM, Ford, Volkswagen, Toyota… đều đã có sự liên kết đầu tư với một số doanh nghiệp lớn mạnh của Trung Quốc. Thời gian đầu, đối với một chiếc ô tô nguyên chiếc, Trung Quốc chỉ thực hiện các công đoạn đơn giản như vỏ xe. Cùng với sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng doanh nghiệp ô tô nước ngoài tại Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường này. Mặc dù quy mô hợp tác đầu tư là khá nhỏ, nhưng số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện lại đông. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác có thể tránh được chi phí thuế quan khá lớn, nới rộng không gian lợi nhuận. Các công ty linh kiện ô tô nổi tiếng như Delphi, Denso, Johnson đều đã có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Trung Quốc của các doanh nghiệp linh kiện phụ tùng ô tô, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bắt đầu hòa nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu hóa. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO nên họ phải đối diện với áp lực giảm thuế và các chi phí khác, thị trường ô tô từ đó tiếp tục được đa nguyên hóa, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu tiến hành điều chỉnh chiến lược thị trường ô tô Trung Quốc, đồng thời trên thị trường cũng diễn ra hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập rất sôi động. Cùng với sự trưởng thành về trình độ khoa học kỹ thuật và nhân tài trong việc nghiên cứu phát triển ô tô, Trung Quốc bắt đầu phát triển việc đổi mới-sáng tạo-công nghệ và nghiên cứu của riêng mình. Trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển ô tô năng lượng mới, Trung Quốc cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều

128 Zhang (2009).

170 này giúp cho các doanh nghiệp ô tô nước ngoài càng thêm tự tin khi chuyển dịch nghiên cứu và phát triển vào Trung Quốc cũng như tạo sự tiện lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các chiến lược toàn cầu hóa. Năm 1997, GM và SAIC hợp tác đầu tư cho ra đời Trung tâm Công nghệ Ô tô châu Á mở rộng (PATAC). Volkswagen Thượng Hải cho xây dựng Trung tâm Công nghệ tại Thượng Hải nhằm độc lập nghiên cứu phát triển thân xe ô tô và các linh kiện. Năm 2011, Honda thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Hợp Phì nhằm nghiên cứu và phát triển ô tô năng lượng mới, rất nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc là nơi tiếp nhận chuyển dịch sản xuất của các công ty nước ngoài và đã có năng lực độc lập nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. d) Ảnh hưởng của các công ty nước ngoài đối với sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Thứ nhất, việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất của các công ty nước ngoài vào Trung Quốc giúp cho quy mô các doanh nghiệp ô tô của Trung Quốc không ngừng được mở rộng. Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp kinh tế quy mô điển hình, chi phí sản xuất một sản phẩm đơn lẻ sẽ càng được giảm xuống khi có sự tăng trưởng của quy mô sản xuất. Các công ty ô tô nước ngoài thông qua FDI gia tăng lượng vốn của ngành công nghiệp ô tô, hình thành tích lũy tư bản khá lớn, quy mô ngày càng lớn mạnh. Năm 2012, bốn doanh nghiệp ô tô Trung Quốc có doanh thu lớn nhất lần lượt là SAIC, DFM , FAW và Chang'an. Bốn doanh nghiệp này có lượng tiêu thụ chiếm 63% của thị trường. Tuy nhiên, bốn doanh nghiệp ô tô Trung Quốc này đều là doanh nghiệp liên doanh với các công ty nước ngoài. Ví dụ, tiêu thụ ô tô nguyên chiếc của liên doanh FAW-Volkswagen của cả năm là 1.340.000 chiếc, chiếm 31,7% trong tổng lượng tiêu thụ của FAW. Trong khi đó, lượng tiêu thụ sản phẩm nhãn hiệu riêng của FAW chỉ có 300.000 chiếc. Điều đó cho thấy, tính kinh tế nhờ quy mô của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc chỉ thực hiện được khi có sự liên doanh với các công ty nước ngoài. Các nhãn hiệu của riêng Trung Quốc đã không thể đạt được kinh tế nhờ quy mô như mong đợi.

171 Thứ hai, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có đặc điểm là trình độ chuyên nghiệp hóa cao, tính chuyên dụng của tài sản mạnh, mức độ đầu tư lớn khiến cho việc gia nhập và rút lui khỏi ngành công nghiệp gặp nhiều trở ngại. Duy trì sự hạn chế ở một mức độ nhất định đối với ngành công nghiệp ô tô sẽ giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đồng thời phát triển một cách hợp lý ngành công nghiệp. Tuy nhiên, cùng với việc toàn cầu hóa của nền kinh tế và sự thâm nhập của các công ty nước ngoài, chính sách mở cửa ưu đãi của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp ô tô ngày càng nới rộng, mức độ mở cửa của thị trường ngày càng cao, một số chính sách hạn chế trước kia đã gần như được dỡ bỏ. Mặt khác, các công ty nước ngoài tận dụng lợi thế về vốn và công nghệ của mình để chiếm lĩnh thị trường, từ đó càng làm hạn chế việc tham gia vào thị trường công nghiệp ô tô, khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có thể tham gia sản xuất chế tạo các sản phẩm đơn giản trong chuỗi giá trị toàn cầu nên gặp khó khăn trong việc kéo dài chuỗi giá trị của mình. Thứ ba, mặc dù các công ty nước ngoài có khả năng kiểm soát khá mạnh mẽ đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, tỷ lệ chiếm hữu thị trường lớn, nhưng đó cũng là động lực và cơ hội trưởng thành cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Các công ty nước ngoài khi tiến hành chuyển dịch sản xuất đồng thời cũng chuyển dịch công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của họ. Trong thời gian ngắn, Trung Quốc có thể chỉ bắt chước công nghệ, tuy nhiên trong thời gian dài sẽ tiến hành tiến hành hợp tác hoặc độc lập nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và độc lập nghiên cứu đổi mới công nghệ. Ngoài ra, việc tiến sâu vào thị trường Trung Quốc của các công ty nước ngoài sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc nâng cao hiệu quả sản xuất của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp. Cho nên, bất luận là về yêu cầu chủ quan hay áp lực cạnh tranh khách quan, việc các doanh nghiệp ô tô nước ngoài tấn công thị trường Trung Quốc cũng đều tạo ra hiệu ứng tràn tích cực.

172 4.5.3. Đổi mới độc lập và tiến bộ kỹ thuật của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc a) Hiện trạng đổi mới độc lập sản phẩm và công nghệ ô tô Trung Quốc Tiến trình phát triển năng lực đổi mới độc lập của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trở nên lạc hậu so với việc nâng cao sản lượng và quy mô của ngành công nghiệp nước này. Mặc dù một số tập đoàn doanh nghiệp ô tô chủ chốt của Trung Quốc như FAW, SAIC, DFM… trên chiến lược đổi mới của mình đều có lợi thế độc đáo và mang nét riêng, nhưng họ lần lượt đều lựa chọn phương thức liên doanh với các công ty nước ngoài. Mặc dù việc liên doanh tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trên một số phương diện như thuế quan, việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và đưa vào dây chuyển sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý nước ngoài…, song do trong nhiều năm công nghệ cốt lõi đều bị các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ và làm chủ, nên sản lượng và quy mô ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc không ngừng nâng cao nhưng năng lực đổi mới độc lập thì không có được sự phát triển tương xứng. Trong những năm gần đây, do chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu xem trọng vấn đề đổi mới độc lập cùng với áp lực từ nhiều phía của xã hội, những doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc trước đây bỏ qua vấn đề đổi mới độc lập đã có động thái cải thiện nhất định. Ví dụ, một số doanh nghiệp ô tô quan trọng đã bắt đầu đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu và đổi mới độc lập của riêng mình dựa trên chiến lược quy hoạch phát triển trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 11”.

Bảng 4.5: Quy hoạch xây dựng thương hiệu và đổi mới độc lập trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 11” đối với các tập đoàn ô tô quy mô lớn Doanh Quy hoạch xây dựng thương hiệu và đổi mới độc lập trong “Kế nghiệp ô tô hoạch 5 năm lần thứ 11” FAW Phát triển khoảng 11 loại xe hơi mới, thực hiện mục tiêu tiêu thụ hàng năm đạt 1 triệu chiếc đối với các sản phẩm thương hiệu độc lập. DFM Nhanh chóng tạo ra các loại xe sedan cấp độ A, B, C, D, các loại ô tô

173 con không gian lớn MPV, SUV thông qua nhiều hình thức, đồng thời từng bước làm chủ được công nghệ phát triển xe sedan. SAIC Thời kỳ đầu tiến hành đầu tư 3,68 tỷ yuan, đồng thời đầu tư thêm 1,8 tỷ yuan xây dựng trung tâm nghiên cứu dự án SAIC. GAC Quy hoạch thực hiện đột phá về xây dựng thương hiệu và đổi mới độc lập, đồng thời dùng thêm thời gian 5 năm nữa để tạo ra những bộ phận lắp ráp động cơ và xe nguyên chiếc. Nguồn: http://auto.sina.com.cn/z/auto11th5plan/

Tuy nhiên việc phát triển độc lập này cần một lượng lớn nguồn vốn đầu tư, thời gian phát triển dài, rủi ro phát triển rất lớn. Vì vậy, điều này thật sự khó khăn đối với những doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ do thực lực có hạn, cộng thêm việc chính phủ Trung Quốc không có nhiều các chính sách hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp này, do đó, họ chỉ có thể dựa vào vốn có sẵn và phương thức quản lý linh hoạt của mình để tồn tại trong một thị phần nhỏ hẹp. Cùng với sự phát triển của thị trường ô tô, các doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ có cơ chế linh hoạt và không được các nhà đầu tư nước ngoài ngó đến này đã có những thử nghiệm có ý nghĩa trong việc đổi mới độc lập của mình, đồng thời đạt được những thành quả đáng khích lệ. Họ sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên trong và ngoài nước, tiến hành phát triển độc lập và nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía của xã hội trong việc xây dựng thương hiệu độc lập, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc và tham gia cạnh tranh với thị trường quốc tế.129 Ví dụ, Chery đã mất chưa đến 10 năm để từ một doanh nghiệp gần như không có bất cứ lợi thế cạnh tranh nào về nguồn vốn, kỹ thuật, nhân tài… trở thành một trong tám doanh nghiệp mạnh nhất trong thị trường xe ô tô du lịch của Trung Quốc, là doanh nghiệp thương hiệu nội địa có lượng xe sedan xuất khẩu khẩu lớn nhất nước.

129 Chen (2011).

174 Những năm gần đây, số lượng xe mới được đưa ra thị trường mỗi năm của Trung Quốc không ngừng gia tăng, đáp ứng được hầu hết yêu cầu ở các mức độ chi tiêu khác nhau. Năng lực và ý thức nghiên cứu phát triển độc lập của các doanh nghiệp ô tô cũng từng bước được nâng lên, phương thức phát triển sản phẩm mới đa dạng linh hoạt, độc lập phát triển, liên kết phát triển và ủy thác phát triển trở thành phương thức chủ yếu trong việc nâng cấp kỹ thuật và thay đổi làm mới sản phẩm của các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc. Các phương thức tiếp cận công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc bao gồm 5 loại: độc lập phát triển, phát triển bắt chước, ủy thác phát triển, liên kết phát triển và mua thương hiệu.

Bảng 4.6: Ví dụ điển hình về 5 loại phương thức R&D Phương thức R&D Ví dụ điển hình Độc lập phát triển Thương hiệu Hồng Kỳ trong thời kỳ đầu của FAW; Wuling Sunshine của SGMW; Ulion, Haoqing của Geely Chiết Giang. Mô phỏng phát triển QQ của Chery; Xiali của FAW Thiên Tân. Ủy thác phát triển Zhonghua của Brilliance Jinbei; Saima của Hafei Liên kết phát triển Roadbao của Hafei Mua thương hiệu SAIC mua thương hiệu SSANG YONG của Hàn Quốc; NAC mua thương hiệu MG; Geely mua thương hiệu Volvo của Thụy Điển Nguồn: Zhu (2013).

Có thể thấy, trong trường hợp sản phẩm xe sedan của Trung Quốc, đã xuất hiện nhiều phương thức R&D đa dạng. Trong điều kiện các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc tự xây dựng cho mình hệ thống nghiên cứu phát triển độc lập, năng lực tận dụng tài nguyên trên thế giới của họ tăng lên đáng kể, năng lực đổi mới độc lập cũng được nâng cao ở trình độ nhất định.

175 Đồng thời với tốc độ gia tăng nhanh chóng của sản lượng ô tô, năng lực chế tạo sản xuất và trình độ quản lý doanh nghiệp của Trung Quốc đã có sự nâng cao về chất một cách rõ rệt. Các kỹ thuật công nghệ cao và phương pháp thiết kế sản xuất tiên tiến được tích cực đưa vào trong quá trình phát triển sản phẩm. Các kỹ thuật tiên tiến như thiết kế đồng bộ, các phần mềm máy tính, công nghệ thực tế ảo… đã được phổ biến rộng khắp. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu đi vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ mới. Dưới sự hỗ trợ của kế hoạch “863” và kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật của chính phủ Trung Quốc, cùng với một loạt các biện pháp hỗ trợ phát triển năng lực sáng tạo các doanh nghiệp Trung Quốc, điều kiện cơ sở của R&D đã có được sự cải thiện. Công nghệ tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới của ô tô… đều đạt được sự phát triển nhanh chóng. Năng lực phát triển sản phẩm ô tô Trung Quốc nhìn chung đã được nâng cao ở trình độ nhất định. Trong những năm gần đây, thông qua việc khởi động một loạt các dự án khoa học công nghệ quy mô lớn trên cả nước và sự kết hợp giữa chính phủ, doanh nghiệp và viện nghiên cứu đã giúp cho Trung Quốc đạt được nhiều thành quả mang tính sáng tạo trong các lĩnh vực như động cơ và ô tô nguyên chiếc, các bộ phận quan trọng và linh kiện, nguyên vật liệu, trang bị kỹ thuật và công nghệ, thí nghiệm, trang bị và kỹ thuật kiểm tra… giúp từng bước nâng cao năng lực đổi mới độc lập và trình độ R&D tổng thể của ngành công nghiệp.130 b) Hiện trạng phát triển thương hiệu độc lập của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia lớn về chế tạo sản xuất ô tô nhưng vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về ngành công nghiệp này. Ngoài nguyên nhân còn thiếu các công nghệ cốt lõi, việc không thể khẳng định được thương hiệu của riêng mình cũng là một nguyên nhân quan trọng. Không ít doanh nghiệp có dây chuyển sản xuất chế tạo với quy mô lớn, nhưng thật ra chỉ là “nhà máy gia công” cho các công ty nước ngoài. Do không có được một thương hiệu ô tô đẳng cấp thế giới, ngành công

130 Zhu (2013).

176 nghiệp ô tô Trung Quốc chỉ nằm ở phân khúc thấp của chuỗi công nghiệp, kết quả là giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh thị trường yếu. Những năm gần đây, dưới sự kêu gọi xây dựng đổi mới đất nước, năng lực đổi mới độc lập của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bước đầu đã được nâng cao, một số doanh nghiệp ô tô trong nước như BYD, Great Wall, Geely đã dần tạo dựng được hình ảnh ấn tượng tốt bằng cách không ngừng xây dựng khẳng định thương hiệu của riêng mình. Căn cứ số liệu liên quan của Bộ Công nghiệp và thông tin, do các thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc không ngừng phát triển lớn mạnh, lượng tiêu thụ ô tô con của các thương hiệu này có tốc độ tăng trưởng rất khả quan, thị phần của họ cũng cho thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Tính đến cuối năm 2010, lượng tiêu thụ ô tô con thương hiệu nội địa chiếm tỷ trọng 45,6% trong thị trường tiêu thụ ô tô con của Trung Quốc. Ngoài ra, lượng tiêu thụ xe sedan đạt 9.490.000 chiếc, trong đó lượng tiêu thụ xe sedan thương hiệu nội địa Trung Quốc là 2.930.000 chiếc, chiếm tỷ trọng 30,9% trong tổng lượng xe sedan được bán ra tại Trung Quốc, thị phần của loại xe này cũng tăng lên 1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 8% so với các thương hiệu xếp vị thứ hai của Nhật. Theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Trung Quốc, 10 doanh nghiệp sản xuất xe sedan có lượng tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2011 lần lượt là: GM Thượng Hải, Volkswagen Thượng Hải, FAW-Volkswagen, Dongfeng Nissan, Hyundai Bắc Kinh, Chery, Geely, Chang'an Ford, Dongfeng Peugeot Citroen và FAW Toyota. Sự nâng cao về năng lực nghiên cứu phát triển độc lập giúp cho lượng xuất khẩu sản phẩm ô tô của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, Trung Quốc đã hình thành nên một loạt các doanh nghiệp xuất khẩu ô tô con lớn mạnh như Chery, Great Wall và Geely. Họ đều đã trở thành quân bài chủ lực trong xuất khẩu ô tô của Trung Quốc. Đặc biệt là Chery, tổng lượng xuất khẩu của họ đã đạt 500.000 chiếc, đứng đầu liên tục trong 8 năm về tổng lượng xuất khẩu ô tô con của Trung Quốc. Chỉ trong năm 2010, xuất khẩu ô tô của Chery đạt 92.000 chiếc, chiếm

177 13,5% trong tổng lượng tiêu thụ, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 2,04% xuất khẩu ô tô con của cả nước trong năm này. c) Hiện trạng đầu tư nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc Những năm gần đây, đầu tư R&D ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc mỗi năm đều có xu hướng tăng cao. Bảng 3.4 cho biết tình hình chi tiêu kinh phí R&D ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc giai đoạn 1998-2010. Chi tiêu kinh phí R&D của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc giai đoạn 1998-2010 tăng lên gấp hơn 10 lần, từ mức 3,82 tỷ yuan vào năm 1998 lên 49,88 tỷ yuan vào năm 2010. Tuy nhiên, nếu nhìn từ giá trị tương đối, đầu tư R&D công nghiệp ô tô Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chậm chạp, cường độ nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc (tỷ lệ giữa chi tiêu kinh phí và thu nhập kinh doanh) từ 1,39% năm 1998 tăng lên mức 1,63% vào năm 2010. Có thể thấy, cường độ R&D ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc vẫn còn khá thấp, còn khoảng cách khá lớn đối với các nước phát triển. Thông thường, cường độ phát triển ngành công nghiệp ô tô các quốc gia phát triển đều trên mức 2%.131

Bảng 4.7: Tình hình chi tiêu kinh phí R&D ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc năm 1998-2010 Năm Chi tiêu kinh phí R&D Thu nhập kinh Cường độ R&D (%) (tỷ yuan) doanh (tỷ yuan) 1998 3,82 274,25 1,39 1999 5,74 311,47 1,84 2000 6,77 356,04 1,90 2001 5,86 425,37 1,38 2002 8,62 594,77 1,45 2003 10,73 814,41 1,32

131 Zhu (2013).

178 2004 12,95 913,43 1,42 2005 16,78 1010,84 1,66 2006 24,48 1381,89 1,77 2007 30,88 1720,14 1,80 2008 38,87 1876,70 2,07 2009 46,06 2381,75 1,93 2010 49,88 3076,29 1,62 Nguồn: Niên giám công nghiệp ô tô Trung Quốc 2011.

Bảng 4.8: So sánh năng lực R&D doang nghiệp ô tô Trung Quốc và nước ngoài Loại Doanh nghiệp ô tô quốc gia phát Doanh nghiệp ô tô Trung Quốc triển Phạm vi Phạm vi rộng, chú trọng lý luận Phạm vi hẹp, chủ yếu phát triển sản R&D cơ sở và nghiên cứu kỹ thuật, phẩm và thiết kế công nghệ, cơ sở hình thành 3 tầng cấp là nghiên ứng dụng yếu kém, nghiên cứu cơ cứu cơ sở, nghiên cứu ứng dụng sở trên cơ bản là con số 0. và phát triển sản phẩm Chi phí Bình quân chiếm 5% giá trị tiêu Chỉ chiếm 1,5% đến 2,5% kim R&D thụ của doanh nghiệp, đồng thời ngạch tiêu thụ của doanh nghiệp cơ số khá lớn. đồng thời cơ số nhỏ. Quản lý Áp dụng phương thức quản lý Áp dụng phương thức quản lý R&D ma trận, triển khai hợp tác theo truyền thống, triển khai công việc đơn vị từng nhóm nhỏ. theo đơn vị từng phòng ban. Cơ sở Đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng được Tồn tại nhiều lỗ hổng về đầu tư ở R&D nhu cầu hiện đại hóa, giá trị đầu các mức độ khác nhau, lượng đầu tư tư từ vài tỷ đến vài chục tỷ Đô la khá ít. Mỹ. Nhân viên Có đội ngũ lớn mạnh, kết cấu Số lượng ít, kết cấu không hợp lý,

179 R&D hợp lý, đa phần là các nhân tài nhân tài chất lượng cao còn thiếu. chất lượng cao. Trình độ Có năng lực phát triển sản phẩm Chủ yếu đưa vào và tiếp thu học hỏi R&D độc lập kỹ thuật của nước ngoài, bước đầu đã có năng lực phát triển xe nguyên chiếc và linh kiện Nguồn: Zhu (2011).

Nhìn chung, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc bất luận là về phương diện chi tiêu kinh phí R&D hay về phương diện đào tạo bồi dưỡng nhân viện kỹ thuật công trình đều đã đạt được bước tiến bộ khá tốt.

180

KINH NGHIỆM NÂNG CẤP NGÀNH DỆT-MAY BẰNG CÁCH Chương V THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA ĐÀI LOAN VÀ TRUNG QUỐC

5.1. Mạng dệt-may quốc tế 5.1.1. Khái quát về các mạng dệt-may quốc tế Ngành dệt-may liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt, nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc, và phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng (xem Hình 5.1). Ngành dệt-may, thực chất, là tên gọi chung cho hai ngành: dệt và may mặc. Ngành dệt lại gồm hai phân ngành là sản xuất sợi và sản xuất vải. Mạng dệt-may quốc tế là mạng lưới các doanh nghiệp liên quan đến những việc trên hoạt động ở ít nhất hai nước. Mạng dệt-may quốc tế là điển hình của mạng do người mua lãnh đạo; và, những công ty này chủ yếu ở các nước phát triển. Phần lớn giá trị của sản phẩm may mặc cuối cùng là các hoạt động thiết kế, tiếp thị, phát triển thương hiệu do người lãnh đạo thực hiện.

181

Hình 5.1: Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm may và các loại nhà sản xuất trong ngành Nguồn: Fukunishi, Goto, Yamagata (2013) và chỉnh sửa của tác giả......

Hình 5.2: Minh họa đơn giản một mạng sản xuất dệt-may quốc tế Nguồn: Tác giả

182 Hình 5.2 minh họa đơn giản một mạng dệt-may quốc tế nhìn từ phương diện chuỗi cung ứng. Người đứng đầu mạng này, gọi là người mua toàn cầu (global buyer) hoặc OBM, chia làm ba loại: (1) Các hãng sở hữu nhãn hiệu sản phẩm và có tham gia sản xuất. Họ tổ chức nên mạng sản xuất và cung cấp nhiều loại nguyên phụ liệu ngành may cho các công ty gia công cắt may ở nước ngoài. Ví dụ về những công ty như thế là PVH132, Levi Strauss & Co133, v.v... (2) Các hãng sở hữu nhãn hiệu sản phẩm mà lại không tham gia sản xuất. Toàn bộ hoạt động sản xuất được tiến hành thuê ngoài cho các công ty nước ngoài. Ví dụ về loại công ty này là Nike, Reebok. (3) Các hãng có chuỗi cửa hàng bán lẻ. Họ nhận bán sản phẩm may mặc của các công ty may. Ví dụ, Marks & Spencer, Wal-Mart, Sears, Kmart, Dayton Hudson, JCPenney, Uniqlo, v.v... Thực tế, có khi khó phân loại một công ty đứng đầu mạng dệt-may thuộc dứt khoát loại nào trong ba loại nói trên. Rất nhiều công ty chuỗi bán lẻ sau một thời gian bán hàng cho công ty khác đã tự tổ chức mạng sản xuất và phát triển nhãn hiệu sản phẩm riêng (nhãn hiệu cửa hàng). Các nhãn hiệu cửa hàng này chỉ được bán trong chính chuỗi cửa hàng của bản thân họ. Họ vừa là nhà bán lẻ, vừa là công ty sở hữu nhãn hiệu mà không tham gia sản xuất. Họ vừa bán sản phẩm nhãn hiệu riêng vừa bán sản phẩm nhãn hiệu công ty khác. Ví dụ về các công ty như thế là JC Penney. Lại có công ty vốn ban đầu là chuỗi cửa hàng bán lẻ nhưng sau lại tham gia vào lĩnh vực sản xuất và sở hữu nhãn hiệu sản phẩm riêng, ví dụ Uniqlo. Chủ thể thứ hai là các công ty xuất nhập khẩu trong ngành dệt-may (các nhà buôn). Những công ty này tham gia vào khâu thiết kế, đặt hàng sản xuất. Họ thuê các công ty CMT làm theo thiết kế, mua vải nguyên liệu (của công ty dệt-nhuộm) và cung cấp cho công ty CMT, nhận sản phẩm của CMT để cung cấp cho global buyer.

132 Hãng sở hữu các nhãn hiệu y phục Tommy Hilfiger, Calvin Klein, và nhiều nhãn khác. 133 Hãng sở hữu nhãn hiệu y phục vải bỏ Levi's.

183 Chủ thể thứ ba trong các mạng sản xuất dệt-may là những công ty chuyên gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng CMT. Các công ty CMT thuần túy hoạt động ở phân đoạn cắt-khâu-là-đóng gói (do đó là các công ty gia công thuần túy); đây là phân đoạn thâm dụng lao động phổ thông nhất và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất. Chủ thể thứ tư là các công ty sản xuất vải hoạt động ở lĩnh vực dệt, nhuộm-in và hoàn tất. Chủ thể thứ năm là các công ty sản xuất sợi.

5.1.2. Nâng cấp trong mạng dệt-may Nâng cấp quy trình sản xuất tức là áp dụng công nghệ sản xuất mới, sắp xếp lại hệ thống sản xuất hiện có. Nâng cấp sản phẩm tức là chuyển sang các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng nhiều hơn, như chuyển từ sản xuất trang phục phổ thông sang sản xuất y phục thời trang, y phục cao cấp (high-end). Nâng cấp chức năng cụ thể như sau: Nhiều công ty CMT tự nâng cấp mình bằng cách tự nhập khẩu nguyên phụ liệu may (tức là thực hiện luôn một phần vai trò của các trader). Họ được gọi là các công ty gia công theo hình thức FOB. Có nhiều hình thức FOB: nhập khẩu phụ liệu may theo chỉ định (FOB cấp 1), tự tìm nguồn nguyên phụ liệu (FOB cấp 2). Các công ty đạt đến mức FOB cấp 2 tức là đã sản xuất trọn gói, chỉ có thiết kế và nhãn hiệu vẫn do công ty khác đảm nhiệm, nên họ chính là OEM.

184

Hình 5.3: Minh họa đơn giản các hướng nâng cấp chức năng trong ngành may mặc. Nguồn: Tác giả.

Khi các công ty OEM nhờ phát triển được năng lực công nghệ và thiết kế đã trở thành các ODM. Họ có thể vừa gia công vừa thiết kế (ở Việt Nam đôi khi gọi họ là nhà gia công FOB3). Họ có thể từ bỏ hẳn chức năng gia công và tiến hành thuê ngoài chức năng đó. Càng lên các cấp gia công FOB cao, thì công ty càng cần có năng lực thu mua, logistics và thiết kế tốt hơn. Khi các ODM có thêm khả năng tiếp thị, phát triển thương hiệu, phân phối, họ trở thành OBM. Hình 5.3 minh họa đơn giản phương thức nâng cấp chức năng trong ngành may mặc. Phát triển mối liên kết theo chiều dọc giữa ngành dệt và ngành may tạo điều kiện cho ngành dệt phát triển; và, thực chất, đây là một sự nâng cấp liên ngành. Tuy nhiên, trong khi ngành may dựa nhiều vào lao động phổ thông, và ngành sản xuất sợi dựa nhiều vào tài nguyên, thì ngành sản xuất vải đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ hơn. Chính vì vậy, liên kết theo chiều dọc này nhiều khi không dễ thực hiện. Rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phát triển thành công ngành may và ngành sản xuất sợi, nhưng lại không phát triển tốt ngành dệt.

185

Hình 5.4: Nâng cấp và dịch chuyển trong ngành dệt-may ở châu Á Nguồn: Gereffi (2006).

5.1.3. Xu thế trong ngành dệt-may Tiêu dùng hàng may mặc chủ yếu tập trung ở những nước phát triển, như Nhật, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga – bốn thị trường này chiếm xấp xỉ 82% lượng nhập khẩu hàng may mặc toàn cầu năm 2008. Trên ba mươi năm (tính đến năm 2004) hạn chế thương mại đối với sản phẩm dệt-may ở các thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu đã khiến cho ngành dệt-may phân tán quốc tế mạnh mẽ. Các nước kém phát triển nhập khẩu nguyên, phụ liệu để may thành sản phẩm hoàn chỉnh và tái xuất. Khi các NIE châu Á phát triển đến trình độ nhất định, những hạn chế thương mại mà các nước phát triển áp dụng với họ đã buộc ngành dệt-may chuyển từ NIE châu Á sang những nước như ASEAN, Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, v.v... Hình 5.5 minh họa mạng sản xuất ngành may ở khu vực Đông Á.

186

Hình 5.5: Mô tả đơn giản các nút và phân công lao động theo chiều dọc trong mạng sản xuất dệt-may ở khu vực Đông Á Nguồn: Hiratsuka (2008).

Chủ nghĩa bảo hộ ngành may mặc ở Mỹ và EU chấm dứt từ ngày 1/1/2005 những tưởng sẽ làm cho các nước kém phát triển đẩy mạnh được xuất khẩu thì suy thoái toàn cầu lại xảy ra. Điều này đã thúc ép các nước vốn chú trọng đến xuất khẩu sản phẩm may bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Cơ hội nâng cấp ngành dệt-may mở ra từ đây, vì mở rộng thị trường nội địa đòi hỏi các công ty gia công hàng xuất khẩu phải phát triển năng lực thu mua, logistics, thiết kế, tiếp thị, phân phối.

187 Ngành dệt-may thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã trải qua 3 đợt di chuyển sản xuất.134 Đợt thứ nhất là di chuyển từ Mỹ và Tây Âu sang Nhật Bản trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Đợt thứ hai là di chuyển từ Nhật Bản sang các nước Đông Á mà chủ yếu "Asian Big Three" vào cuối thập niên 1960 và thập niên 1970. Đợt thứ ba là di chuyển từ "Asian Big Three" sang Trung Quốc và các nước đang phát triển châu Á khác (ASEAN, Bangladesh, Sri Lanka), nhưng Trung Quốc là đích chính, diễn ra từ giữa thập niên 1980. Những đợt di chuyển như vậy đã giúp những nước biết nắm bắt thời cơ do các mạng sản xuất quốc tế đem lại nâng cấp ngành dệt-may của mình. Trong chương này, chúng tôi trình bày kinh nghiệm của Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan là một trong những nền kinh tế rất thành công trong việc phát triển ngành sợi-dệt-may bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế. Hồi thập niên 1970 và 1980, Đài Loan được liệt vào nhóm "Asian Big Three" xuất khẩu hàng dệt-may sang thị trường Mỹ135. Còn Trung Quốc là "nhà máy dệt-may" khổng lồ của thế giới từ thập niên 1990 tới nay.

5.2. Kinh nghiệm nâng cấp ngành sợi-dệt của Đài Loan Nằm trong nhóm "Asian Big Three" trong ngành dệt-may, Đài Loan là nền kinh tế thành công nhất của nhóm này trong việc phát triển ngành sợi-dệt-may bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế.

5.2.1. Phát triển ngành dệt Đài Loan và tiến trình nâng cấp trong chuỗi cung ứng sợi-dệt-may toàn cầu Một đặc trưng của chuyển dịch cơ cấu ngành dệt-may ở Đài Loan là ngành dệt và ngành sản xuất sợi bông phát triển trước (thập niên 1950), sau đó đến ngành sản xuất sợi nhân tạo (thập niên 1960), tiếp theo là ngành sản xuất sợi tổng hợp và ngành may mặc (thập niên 1970-1980). Về tổng thể, sự phát triển của ngành dệt Đài

134 Gereffi (1999). 135 Nhóm 3 nước châu Á xuất khẩu hàng dệt-may sang Mỹ nhiều nhất gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong.

188 Loan với tư cách là tham gia các chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu có thể phân chia thành các giai đoạn khác nhau. a) Sản xuất sợi bông và vải bông thay thế nhập khẩu Năm 1949, Quốc Dân Đảng bỏ chạy ra Đài Loan, và bắt đầu nỗ lực xây dựng nền kinh tế non trẻ. Lúc đó, nền tảng ngành dệt của Đài Loan rất nghèo nàn, và nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Đài Loan đã nhập khẩu sợi tự nhiên và sợi nhân tạo về phục vụ cho sản xuất vải và may mặc. Trước tình thế đó, chính quyền Đài Loan đã khuyến khích việc thành lập các nhà máy sợi và nhà máy mới. Các sản phẩm dệt ở giai đoạn này phần lớn vẫn còn được làm từ bông, do đó chính quyền Đài Loan quyết tâm phát triển ngành sản xuất sợi bông. Vừa thực hiện các biện pháp kiểm soát nhập khẩu vải và sợi bông theo định hướng thay thế nhập khẩu, chính quyền vừa hỗ trợ doanh nghiệp bằng các biện pháp kích cầu - cụ thể là ký các hợp đồng dệt và cung cấp vốn và bông nguyên liệu. Vai trò của Mỹ trong cung cấp viện trợ và nguyên liệu bông thô rất quan trọng. Chính quyền đã tuyên truyền khẩu hiệu chính sách "nhập khẩu sợi hơn nhập khẩu vải; nhập khẩu bông hơn nhập khẩu sợi". Thời kỳ thập niên 1950, lĩnh vực sản xuất vải bông của Đài Loan chủ yếu xoay quanh các doanh nghiệp dệt lớn của nhà nước và của Đảng (Quốc Dân Đảng) vốn từ đại lục chạy sang. Sau khi quy định cấm mở rộng nhà máy và cấm xây nhà máy mới bị bãi bỏ vào cuối thập niên 1950, đồng thời chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư của Hoa Kiều được triển khai từ đầu thập niên 1960, nhiều công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia vào ngành dệt-may. Kết quả là, ngành công nghiệp dệt vải bông bước vào một giai đoạn phát triển nhanh chóng. b) Xuất khẩu sợi, vải bông và tự sản xuất sợi nhân tạo Đài Loan bắt đầu kiếm được một số hợp đồng xuất khẩu đầu tiên vào năm 1960. Từ đó, xuất khẩu tăng rất nhanh. Điều này phù hợp với định hướng phát triển

189 kinh tế mà chính quyền đề ra cho kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế lần thứ ba, đó là ưu tiên phát triển các ngành có xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động. Đài Loan bắt đầu tham gia vào chuỗi thương phẩm toàn cầu ngành dệt-may, chủ yếu bằng cách cung cấp sản phẩm sợi và dệt cho các công ty thương mại của Nhật Bản. Đến năm 1966, xuất khẩu sợi bông đã cao hơn mức tiêu thụ trong nước. Ngành dệt vải bông trở thành ngành có kim ngành xuất khẩu cao nhất Đài Loan; và, vị trí này được giữ vững cho đến tận đầu thập niên 1980. Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp Đài Loan có lượng tài chính và kinh nghiệm rồi rào để sau này chuyển dịch sang các lĩnh vực khác của ngành dệt. Khi sợi bông bắt đầu xuất khẩu được và Mỹ ngừng viện trợ gồm cả viện trợ bông thô nguyên liệu vào năm 1965, Đài Loan phát triển phân ngành sản xuất sợi nhân tạo. Các nhà sản xuất dệt-may Đài Loan bắt đầu đầu tư vào nhà máy sợi nhân tạo để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản có vai trò quan trọng trong phát triển ngành sản xuất sợi nhân tạo của Đài Loan. Ngoài vốn, Đài Loan còn nhận được từ Nhật Bản công nghệ và bí quyết kinh doanh. Các ngành công nghiệp sợi bông, sợi nhân tạo và dệt vải tiếp tục phát triển nhanh chóng, xuất khẩu tiếp tục tăng đều đặn. Ngành sản xuất sợi bông đã chuyển sang định hướng xuất khẩu. Việc Mỹ ngừng viện trợ đã ảnh hưởng đáng kể cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của ngành công nghiệp dệt Đài Loan. Trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm của sản phẩm dệt đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 22,7%. Giá trị gia tăng của sản phẩm dệt đạt mức tăng lớn nhất trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất, từ 16,3% năm 1959 lên đến 20,3% năm 1972. Trong cùng thời gian, tỷ lệ việc làm của ngành công nghiệp dệt đã tăng từ mạnh, đạt mức kỷ lục trong lịch sử.136 Các sản phẩm sợi nhân tạo phát triển nhanh chóng, đặt nền tảng cho ngành chế biến sợi nhân tạo tại Đài Loan. Đến năm 1970, Đài Loan có 16 công ty sản xuất sợi nhân tạo. Hầu hết các công ty được thành lập với một tầm nhìn về phát triển

136 Chiu Chen (2008).

190 công nghệ từ sản xuất sợi cho đến sản phẩm cuối cùng bao gồm các công nghệ thượng nguồn như nhuộm, in ấn, hoàn tất, v.v... Chiến lược tích hợp công nghệ này đã đặt nền móng cho việc phát triển hơn nữa ngành sản xuất sợi tổng hợp của Đài Loan trong những năm 1980. c) Xuất khẩu sợi nhân tạo và phát triển sản xuất sợi tổng hợp, may mặc Khi Mỹ và châu Âu bắt đầu áp dụng chế độ quota hàng dệt-may với Đài Loan từ giữa thập niên 1960, Đài Loan bắt đầu đẩy mạnh phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao gắn với ngành dệt. Lúc này, đầu thập niên 1970, ngành may của Đài Loan mới bắt đầu phát triển mạnh. Vị thế của Đài Loan trong mạng sản xuất dệt may quốc tế đã có những thay đổi tương đối tích cực. Một mặt, Đài Loan đã phần nào đó thay đổi từ vị thế hoàn toàn là người tiêu dùng của thế giới sang vị thế của nhà sản xuất, cung ứng thể hiện ở việc gia tăng xuất khẩu ra thế giới. Mặt khác, Đài Loan đã tiến lên nâng cấp trong chuỗi cung ứng, đi từ cung ứng các sản phẩm trung nguồn (vải) sang các sản phẩm thượng nguồn như sợi bông và sợi nhân tạo, sợi tổng hợp, cũng như đi từ trung nguồn sang hạ nguồn (may mặc trọn gói). Như đề cập ở trên, nhờ đầu tư tư nhân năng động kết hợp với môi trường chính sách linh hoạt và hỗ trợ cải cách, ngành công nghiệp dệt-may của Đài Loan đã tiến bộ đáng kể với sự gia tăng mạnh về số lượng và chất lượng xuất khẩu. Đây cũng chính là thời gian các chuỗi giá trị vật liệu dệt và các hệ thống cung ứng được từ các doanh nghiệp trong nước được hình thành. Dệt-may trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng nhất. Quan sát và nghiên cứu sự tham gia mạng sản xuất toàn cầu trong ngành dệt may Đài Loan giai đoạn này có thể thấy, vị thế của Đài Loan đã tiến lên đáng kể so với hai giai đoạn trước đó. Nếu như trước đó, Đài Loan tham gia chuỗi cung ứng cho mạng chỉ với một vài vị thế như đầu cuối và ít nhiều cung ứng sợi thì thời kỳ này, Đài Loan đã hình thành được gần như một chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh, bao gồm từ sản xuất các loại sợi như sợi bông, sợi nylon và việc nhập khẩu chỉ diễn

191 ra đối với nguyên liệu thô hoàn toàn như bông và sản phẩm dầu mỏ. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng này chủ yếu vẫn được hình thành đối với các sản phẩm rẻ tiền, có thể gọi là “chuỗi hướng về giá cả”. Sự phát triển ngành công nghiệp dệt-may tiếp tục làm gia tăng nhanh chóng số lượng con thoi dệt, với 3.540.000 máy và 650.000 cọc vào năm 1981.137 Thị trường sợi bông và vải truyền thống đã trở nên bão hòa. Sợi nhân tạo trở thành nền tảng của làn sóng dệt-may thứ hai của Đài Loan. Trong số các loại sợi không phải sợi tự nhiên khác nhau, sợi tổng hợp như nylon và polyester phát triển nhanh nhất. Nhờ xuất khẩu phát triển, sản xuất sợi nhân tạo của Đài Loan đã đạt được tính kinh tế nhờ quy mô và đã làm giảm giá thành sản phẩm đáng kể. Trong giai đoạn này, thế giới gặp phải hai cuộc khủng hoảng năng lượng. Năm 1973, khi giá nguyên liệu hóa dầu tăng vọt, giá sợi nhân tạo đã tăng theo, vượt trội đáng kể so với mức tăng chi phí sản xuất. Khi khủng hoảng dầu lửa thứ hai xảy ra, giá dầu đã tăng hơn 60% và giá sợi nhân tạo một lần nữa được đẩy lên và Đài Loan đã hưởng lợi lớn trong hại đợt tăng giá sợi nhân tạo này. Giá trị xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc tăng từ 1,24 tỷ dollar Mỹ (hoặc 47,1 tỷ yuan) năm 1973 đến 4,12 tỷ dollar (148,3 tỷ yuan) trong năm 1980, đạt mức tăng trưởng 215% trong vòng bảy năm.138 Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất ở hạ nguồn không tăng nhiều, kinh doanh sợi nhân tạo Đài Loan đối mặt với một cuộc khủng hoảng thừa công suất, cuối cùng dẫn đến đóng cửa, chuyển dịch cơ cấu và sáp nhập. Đồng thời, hạn ngạch xuất khẩu và đấu thầu dệt-may cũng là một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này. Cho đến năm 1974 khi Hiệp định Sợi Đa phương (MFA)139 có hiệu lực, Mỹ, Canada và EC đã ký kết các thỏa thuận song phương với chính phủ Đài Loan và hạn ngạch đã được mở rộng đến nhiều mặt hàng gồm cả bông, sợi nhân tạo, len, sợi, vải và may mặc. Hạn ngạch áp dụng ở mức khác nhau cho các sản phẩm khác nhau. Hạn ngạch đã trở thành một vấn đề nhạy cảm, buộc Đài Loan phải chuyển dịch ngành dệt-may lên giai đoạn tiếp theo.

137 Chiu Chen (2008). 138 Chiu Chen (2008). 139 Từ năm 1995 đổi thành Hiệp định Dệt-May (ATC) và có hiệu lực đến hết năm 2004.

192 d) Nâng cấp quá trình sản xuất Sang thập niên 1980, các nền kinh tế lớn cố gắng phục hồi sau hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định mở ra cơ hội mới cho ngành dệt-may của Đài Loan xuất khẩu. Các doanh nghiệp dệt-may Đài Loan đã tận dụng cơ hội này nâng cấp công nghệ và thị phần của họ. Chính phủ đã đề xuất kế hoạch phát triển quốc gia mười năm (1980-1989), và phát triển đầu tư máy móc dệt- may được xác định là một trong những chính sách công nghiệp lớn. Thiết bị tốc độ cao đã được đưa vào sử dụng; máy dệt không dùng thoi thay thế cho các thế hệ máy truyền thống sử dụng nhiều lao động. Đài Loan đã nâng cấp được cả về sản phẩm lẫn công nghệ, nhờ đó đạt khả năng cạnh tranh quốc tế.140 Ngành công nghiệp dệt-may Đài Loan đạt đỉnh cao vào năm 1987 với tổng sản xuất dệt-may (bao gồm cả sợi nhân tạo, dệt-may) đạt 559,34 tỷ đài tệ và hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 37%. Sau đó, do nhu cầu cao của Trung Quốc đại lục đối với sợi, chất xơ, và vải của Đài Loan, xuất khẩu của vật liệu dệt tăng rất nhanh, trong khi thị phần hàng may mặc xuất khẩu đã giảm đều đặn. Trong những năm cuối của giai đoạn này, chủ nghĩa bảo hộ thương mại quốc tế và sự gia tăng các nước dệt-may mới đã dẫn đến sự gia tăng trong cạnh tranh quốc tế. Mặt khác, Đài Loan phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và áp lực tiền lương tăng, và đồng nội tệ tăng giá. Một số doanh nghiệp dệt-may lao động bắt đầu di chuyển nhà máy sang các nước Đông Nam Á (tại thời điểm đầu tư này, sang Trung Quốc đại lục là bất hợp pháp). Đối với các doanh nghiệp ở lại Đài Loan, đột phá công nghệ đã trở thành vấn đề sống còn. Mặc dù chất xơ polyester vẫn là sản phẩm chính, các công ty hàng đầu bắt đầu phát triển sợi polyester và nylon dùng trong công nghiệp có thể. Trung tâm R&D tập trung vào các sợi siêu mỏng. Trên cơ sở cấu trúc tích hợp, ngành dệt may Đài Loan đã chuyển đổi thành công từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn và công nghệ cao. Năng lực cốt lõi của ngành lúc này

140 Chiu Chen (2008).

193 chủ yếu gắn với sợi nhân tạo và các sản phẩm dệt liên quan. Đài Loan đã trở thành quốc gia hàng đầu về sợi tổng hợp. e) Nâng cấp chức năng Do thay đổi trong môi trường kinh tế bên trong và bên ngoài, như đã nêu trên, ngành công nghiệp dệt-may Đài Loan bắt đầu đánh mất lợi thế so sánh từ năm 1990. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chuyển đến Trung Quốc và chuỗi cung ứng dệt may truyền thống dựa trên sợi bông và nylon bắt đầu bị phá vỡ. Đối với các doanh nghiệp dệt-may còn lại tại Đài Loan, với sự hỗ trợ của chính phủ họ đã chuyển hướng R&D, cố gắng chuyển đổi thành các nhà sản xuất có giá trị cao. Ngoài việc sử dụng lợi thế sẵn có về liên kết thượng nguồn sợi nhân tạo và lợi thế tiết kiệm nhờ quy mô, sản xuất tập trung vào các loại nguyên vật liệu mới, bắt đầu hình thành các nhà cung ứng cho chuỗi dệt-may đổi mới-sáng tạo có giá trị cao hơn hẳn. Cạnh tranh trên thị trường dệt-may toàn cầu có thể được phân thành hai loại nền tảng thứ nhất là dựa trên chi phí lao động thấp và thứ hai là dựa trên đơn giá cao và đổi mới-sáng tạo. Đài Loan thời kỳ này chuyển đổi từ vị thế của chuỗi thứ nhất sang vị thế của chuỗi thứ hai. Các công ty và chính phủ thay đổi để nghiên cứu và phát triển các mảng công nghiệp có giá trị cao- các sản phẩm dệt chức năng. Tỷ trọng của công nghiệp dệt-may so với dệt may nội thất và may công nghiệp trong tổng thể ngành dệt-may thay đổi từ 8:1:1 năm 2000 thành 6:2:2 năm 2010.141 Chính quyền Đài Loan đã khuyến khích các doanh nghiệp dệt-may chuyển hóa từ "được sản xuất tại Đài Loan" thành "phát minh và đổi mới ở Đài Loan". Những trọng tâm R&D mới là vải dệt kỹ thuật, vải dệt nano, vải dệt tiện lợi, vải dệt sức khỏe.

141 Chen (2014).

194 5.2.2. Các chính sách hỗ trợ của chính quyền Đài Loan Để khuyến khích xuất khẩu dệt-may, Bộ Kinh tế quy định một số biện pháp quản lý các công ty dệt-may trong những năm 1960, chẳng hạn "Chương trình hợp tác và Cải thiện dệt bông", "Quy định hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu", "Phương án phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt" và "Chương trình đẩy mạnh cải thiện ngành dệt", ... Các chuyên gia dệt-may đã đến các bộ (chủ yếu là Bộ Kinh tế) để giúp dự thảo một kế hoạch dài hạn cho phát triển dệt-may Đài Loan.142 Ngoài các quy định ngành công nghiệp cụ thể, chính phủ cũng đã thành lập hai tổ chức quan trọng đối phó với các vấn đề liên quan đến dệt-may. Thứ nhất, Liên đoàn Dệt Đài Loan, phụ trách phân phối hạn ngạch và tiếp thị công việc (quản lý hàng ngày và chức năng ngắn hạn) và Viện Nghiên cứu dệt may Đài Loan (TTRI) một tổ chức cho quy hoạch phát triển và tăng trưởng dài hạn.143 a) Phát triển nguồn nhân lực dệt-may Yếu tố quan trọng tác động đến nâng cấp công nghệ và mở rộng các ngành công nghiệp dệt-may là mục tiêu mở rộng phạm vi sản phẩm và chuyên nghiệp hóa hệ thống giáo dục đào tạo kỹ năng liên quan trong những năm 1960 và 1970. Là một nước thiếu tài nguyên thiên nhiên, Đài Loan khuyến khích doanh nghiệp chú trọng giáo dục công nghệ. Sau khi thành công trong phát triển và sản xuất sợi nhân tạo đầu tiên vào năm 1964, năm trường trung học hoặc cao đẳng công nghệ được thành lập và có bộ phận đào tạo dệt. Các trường tập trung vào học tập và khả năng sáng tạo trên nhiều công nghệ / kiến thức thông qua hệ thống giáo dục đặt nền tảng của ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu khác nhau của Đài Loan trong năm 1980 cũng có ích cho nhu cầu vật liệu dệt mới và máy móc.144

142 Chen (2014). 143 Chen (2014). 144 Chen (2014).

195 b) Phát triển các ngành công nghiệp bổ sung Phối hợp liên ngành được thực hiện tốt trong việc phát triển vật liệu dệt và phát triển sản phẩm ở Đài Loan. Trong những năm 1960, lần đầu tiên máy khâu đã được sản xuất trong nước. Tuy máy dệt vẫn phải nhập khẩu; song ngành công nghiệp máy móc đã cố gắng để sản xuất một số linh kiện máy dệt cần thiết cho việc sửa chữa khẩn cấp. Trong những năm 1970, Đài Loan bắt đầu sản xuất máy công cụ đơn giản. Dần dần toàn bộ các máy công cụ phức tạp và máy dệt đã được phát triển trong 1980 sau đó là sản xuất dụng cụ và máy móc chính xác trong năm 1990. Công nghệ máy bổ sung quan trọng như vậy tỏ ra rất hữu ích cho sự đổi mới và phát triển của các loại nguyên liệu dệt công nghệ cao và các sản phẩm từ cuối những năm 1990 đến nay. c) Các cụm liên kết ngành dệt Ngành dệt-may của Đài Loan hội tụ một cách tự phát ở các địa phương gần các cảng biển lớn như huyện Đào Viên ở phía bắc gần cảng Cơ Long, hai huyện Chương Hóa và Vân Lâm ở miền trung gần cảng Đài Trung, huyện Đài Nam và huyện Cao Hùng ở phía nam gần cảng Cao Hùng. Theo chức năng, hội tụ của ngành dệt-may Đài Loan hình thành ở các địa phương sau:

196

Hình 5.6: Các vùng hội tụ ngành dệt-may của Đài Loan Nguồn: Tác giả

Chức năng nhuộm và hoàn tất vải hội tụ ở các thị trấn Đào Viên và Quan Âm (huyện Đào Viên phía bắc Đài Loan), Sản xuất vải dệt thoi hội tụ ở thị trấn Hòa Mỹ (huyện Chương Hóa miền trung Đài Loan) và huyện Đài Nam (phía nam Đài Loan), Sản xuất vải công nghiệp (vải công nghiệp, vải làm bao bì, vải làm phụ liệu sản xuất giày) ở Hòa Mỹ (huyện Chương Hóa), Sản xuất vải dệt kim hội tụ ở thị trấn Xã Đầu (huyện Chương Hóa), Sản xuất khăn mặt, khăn tắm các loại hội tụ ở thị trấn Hổ Vĩ (huyện Vân Lâm miền trung Đài Loan) Sản xuất áo len hội tụ ở thị trấn Đấu Lục (huyện Vân Lâm).

197 May mặc và sản xuất phụ kiện may ở khu gia công Cao Hùng và khu gia công Nam Tử (huyện Cao Hùng). Sự tham gia của chính quyền Đài Loan vào việc thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành dệt-may khá mờ nhạt, có thể là do ngành này phát triển trong thời gian mà vai trò của cụm liên kết ngành còn chưa được nhận thức rõ ràng.145

5.3. Kinh nghiệm phát triển ngành dệt của Trung Quốc Mô hình phát triển ngành dệt-may của Trung Quốc được Gereffi (2006) gọi là mô hình phát triển dựa vào "các thành phố chuỗi cung ứng" để khai thác tính kinh tế theo quy mô và theo phạm vi trong xuất khẩu, và nâng cấp các nhà cung ứng trong nước để có thương hiệu riêng, thiết kế riêng và sản phẩm may chất lượng ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ có vị trí địa lý cận kề "Asian Big Three", lại nhờ lợi thế cùng gốc Hoa với Đài Loan và Hong Kong, nên Trung Quốc đã thu hút được rất nhiều FDI ngành dệt-may từ Hàn Quốc. Phần này giới thiệu quá trình phát triển ngành dệt của Trung Quốc trước; sau đó, sẽ đề cập sâu hơn tới các cụm liên kết ngành dệt-may, tức là "các thành phố chuỗi cung ứng" như cách gọi của Gareffi.

5.3.1. Quá trình nâng cấp ngành dệt a) Thời kỳ mới cải cách Ngành dệt hiện đại của Trung Quốc có lịch sử phát triển khá dài, từ đầu thập niên 1950 tới nay. Khi Trung Quốc mới cải cách kinh tế hồi cuối thập niên 1970, ngành dệt-may tiếp tục được lựa chọn làm ngành ưu tiên phát triển do nó tạo ra nhiều việc làm và do Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh trong ngành này. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai kế hoạch 6 ưu tiên cho ngành dệt-may, đó là: ưu tiên cung cấp nguyên liệu thô, nhiên liệu và năng lượng; thúc đẩy đổi mới-sáng tạo và xây dựng các thể chế và kết cấu hạ tầng cho công tác này; tín dụng ngân hàng; ngoại tệ; nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Cùng thời điểm đó, ngành dệt-may thế giới bắt đầu được dịch chuyển sang các nước

145 http://www.moeasmea.gov.tw/dl.asp?filename=71221157371.pdf

198 đang phát triển để khai thác nhân công thấp ở đấy. Nhờ chính sách sáu ưu tiên nói trên và nhờ nhạy bén nắm bắt thời có do thay đổi ngành dệt-may thế giới mang tới, ngành dệt-may của Trung Quốc đã tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1979- 1982, bình quân 13,2%/năm. Giai đoạn đó, lượng cung về hàng dệt-may không đủ đáp ứng lượng cầu. Vì thế, các doanh nghiệp dệt-may đã có cơ hội tăng hết tốc lực và họ cũng tranh thủ thời cơ để nâng cao năng suất. Ban đầu, ngành dệt-may chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Dần dần, các doanh nghiệp tư nhân tham gia ngành này ngày một nhiều.146 Tuy nhiên, nhìn chung, sở hữu nhà nước vẫn chiếm ưu thế ở lĩnh vực dệt do đặc trưng của lĩnh vực này là thâm dụng vốn nhiều hơn. Còn ở lĩnh vực may, sở hữu tư nhân phát triển rất nhanh, nhất là doanh nghiệp FDI. Đến giữa thập niên 1990, công suất của ngành dệt-may Trung Quốc đã tăng lên đáng kể so với cuối thập niên 1970. Lượng cung đã đáp ứng đủ lượng cầu, thậm chí dư cung. Những công nghệ dệt-may nhập về từ đầu thập niên 1980 trở nên lỗi thời tại thời điểm giữa thập niên 1990. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng lên nhanh chóng, cạnh tranh quyết liệt với doanh nghiệp dệt-may nhà nước. Hậu quả là, từ năm 1993, rất nhiều doanh nghiệp dệt nhà nước bị thua lỗ.147 Năm 1996, số lỗ tích lũy của các doanh nghiệp dệt nhà nước lên đến khoảng 1 tỷ dollar Mỹ.148 Đồng thời, nhận thức về sự cạnh tranh đối với ngành khi Trung Quốc gia nhập WTO ngày càng được chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc nhận rõ hơn. b) Thời kỳ chuyển đổi và nâng cấp mạnh mẽ Trước tình hình đó, sang kế hoạch 5 năm lần thứ chín (1996-2000), chính phủ Trung Quốc đã triển khai một số biện pháp cải cách ngành. Thực hiện khẩu hiệu "nắm cái lớn, bỏ cái nhỏ", hàng trăm doanh nghiệp nhà nước nhỏ làm ăn thua lỗ đã bị đóng cửa. Doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân dư thừa. Công nghệ lỗi thời bị thải loại. Những doanh nghiệp có lãi được phép

146 Qiu (2005). 147 Qiu (2005). 148 The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007)

199 mua lại doanh nghiệp thua lỗ. Đến cuối năm 1999, đã có khoảng 1,16 triệu lao động dệt-may bị sa thải.149 Đến cuối năm 2000, khoảng 10 triệu cọc xe sợi bông, 280 ngàn cọc xe sợi len và 1 triệu cọc xe sợi tơ (lụa) đã bị loại bỏ vì lỗi thời.150 Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), Trung Quốc đã nhập khẩu 18,9 tỷ dollar thiết bị dệt-may tiên tiến, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư thiết bị. Bất chấp nỗ lực đầu tư, các doanh nghiệp dệt-may Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngành dệt vẫn phải phụ thuộc vào máy móc và công nghệ nhập khẩu để sản xuất vải, sợi cao cấp. Ngành may thì vẫn chủ yếu là gia công hàng xuất dưới nhãn hiệu sản phẩm của nước ngoài. Sang kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010), Chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục cải cách ngành dệt-may. Năm 2006, Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Đây là kế hoạch nhấn mạnh đến sự chuyển đổi các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một số chiến lược phát triển mới cho một số ngành, trong đó có dêt-may. Tháng 4/2006, Ủy ban Phát triển và Cải cách công bố "Thông báo về Ý kiến Đẩy mạnh chuyển đổi và thúc đẩy nâng cấp ngành dệt", trong đó yêu cầu ngành dệt-may chuyển đổi cơ cấu và nâng cấp công nghệ.151 Tháng 6/2006, ba bộ, ngành Trung Quốc cùng ra thông tư liên tịch về "Một số chính sách liên quan đến việc thúc đẩy xí nghiệp dệt-may chuyển sang đường lối tăng trưởng mới trong ngoại thương và hỗ trợ công nghiệp dệt Trung Quốc tiến ra nước ngoài".152 Thông tư liên tịch này đề cập đến việc sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp dệt-may nâng cấp công nghệ, đổi mới-sáng tạo công nghệ, hỗ trợ tài chính cho ngành dệt-may xây dựng khu công nghiệp dệt-may ở nước ngoài cũng như cho các doanh nghiệp dệt-may mở cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của ngành dệt-may công bố tháng 6/2006 đưa ra ba mục tiêu chính sách phát triển ngành dệt-may. Thứ nhất, tăng cường năng lực đổi

149 Qiu (2005). 150 The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007) 151 http://www.sdpc.gov.cn/fzgggz/jjyx/zhdt/200605/t20060530_71225.html 152 http://www.mofcom.gov.cn/aarticle/b/g/200608/20060802961861.html

200 mới-sáng tạo độc lập của ngành, phát triển thương hiệu trên thị trường thế giới. Thứ hai, tối ưu hóa cơ cấu ngành và nâng cấp công nghệ và máy móc thiết bị. Thứ ba, hạn chế những thiết bị sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm và tiêu tốn năng lượng.153 Đối với nâng cấp sản phẩm, kế hoạch nói trên chủ trương phát triển các loại sợi và sợi tái tạo công nghệ cao, hiệu suất cao, khác biệt, thân thiện môi trường thân thiện, nâng cao sự phát triển và khai thác ngành công nghiệp dệt may đối với sợi tư nhiên không phải bông và lụa. Thực hiện các văn bản trên, riêng năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã lập quỹ tài chính để thực hiện hỗ trợ tài chính, trong đó có 560 triệu yuan Trung Quốc được dành cho các đề án đổi mới công nghệ. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai Chiến dịch Vạn lý trường chinh về thương hiệu, theo đó những doanh nghiệp nào có thương hiệu được nhà nước xác nhận là thương hiệu nổi tiếng sẽ được chính phủ giúp quảng cáo miễn phí. Trong số các thương hiệu được xác nhận, có 55 thương hiệu của ngành dệt-may được Bộ Công thương xác nhận là thương hiệu xuất khẩu được ưu tiên hỗ trợ. Có 24 thương hiệu lọt vào danh sách các thương hiệu có sức cạnh tranh nhất quốc gia. Quỹ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng đã được thành lập theo thông tư "Quản lý quỹ đặc biệt phát triển thương hiệu".154 c) Thời kỳ sau ATC (từ năm 2005 tới nay): từ OEM lên ODM/OBM Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc từ giữa thập niên 2000 đối diện với rất nhiều khó khăn mới cả nội tại lẫn môi trường quốc tế. Trong bối cảnh như thế, “Quy hoạch phát triển điều chỉnh ngành công nghiệp dệt may” được thông qua tại hội nghị thường vụ của Quốc Vụ Viện Trung Quốc vào ngày 4 tháng 2 năm 2009, trong đó nhận định: “công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp trụ cột truyền thống và công nghiệp dân sinh quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Trung Quốc, cũng là ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nổi bật trên

153 The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007) 154 The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007)

201 trường quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy thế mạnh trên một số phương diện như: phát triển thị trường, mở rộng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy phát triển đô thị hóa…”. Việc định hướng lại sự phát triển này cho thấy ngành công nghiệp dệt may có vị thế quan trọng trong sự phát triển xã hội kinh tế của Trung Quốc. Nó là yếu tố không thể thiếu để bảo đảm tăng trưởng, bảo đảm dân sinh và bảo đảm ổn định. Hiện tại, số doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn tại Trung Quốc là 46.400 doanh nghiệp, số doanh nghiệp có quy mô nhỏ là khoảng hơn 400,000 doanh nghiệp. Số lượng nhân công dệt may khoảng hơn 20 triệu người, khoảng 70% trong số đó (hơn 14 triệu người) trước đây đều là nông dân. Nếu tính toán dựa trên mức thu nhập bình quân hàng năm là 20,000 yuan thì ngành công nghiệp dệt may mang đến cho người nông dân khoản thu nhập kinh tế trực tiếp gần 300 tỷ yuan, ít nhất có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của hơn 10 triệu gia đình. Đồng thời toàn bộ dây chuyền công nghiệp dệt may còn liên quan đến thu nhập của khoảng 100 triệu người nông dân trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông, nuôi cừu, nuôi bò… Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc phụ thuộc khá nhiều vào thị trường nước ngoài (30%), điều này có nghĩa là nếu như các sản phẩm dệt may xuất khẩu gặp khó khăn thì sự phát triển công nghiệp tổng thể của Trung Quốc và vấn đề việc làm sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Dựa theo thống kế của Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Trung Quốc, nếu sản phẩm dệt may xuất khẩu bình quân giảm xuống 10% thì thu nhập tiêu thụ của cả ngành công nghiệp này sẽ giảm xuống 6.3%, tương đương với việc phải cắt giảm khoảng 610,000 việc làm.155 Công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp có sức cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc, một vài chỉ số như tỷ lệ chiếm hữu thị trường quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại, chỉ số lợi thế so sánh đều đứng ở vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng của thế giới. Tỷ lệ chiếm hữu thị trường sản phẩm công nghiệp dệt may của Trung Quốc gấp 6 lần Ý, gấp 7 lần Đức, gấp 12 lần Mỹ; năng lực sản xuất của ngành công nghiệp này lớn gấp 9 lần Ý, gấp 14 lần Mỹ. Phát triển ngành công

155 Yu & Lu (2013).

202 nghiệp dệt may liên quan đến sự phát triển chung của tất cả các lĩnh vực và xây dựng kinh tế của Trung Quốc, điều này chủ yếu thể hiện ở chỗ Trung Quốc là quốc gia sản xuất, mua bán và tiêu thụ sản phẩm dệt may hàng đầu thế giới. Tính đến cuối năm 2011, tổng giá trị sản lượng công nghiệp các doanh nghiệp có quy mô lớn của Trung Quốc đạt 5.478,95 tỷ yuan, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng sợi nhân tạo, sợi bông, đồ len, vải bông, hàng dệt tơ và quần áo luôn đứng đầu thế giới. Trong đó sản lượng sợi nhân tạo đạt 33.624.000 tấn, chiếm 66,2% tổng sản lượng của thế giới, tổng sản lượng sợi tự nhiên đạt 28.945.000 tấn; sản lượng vải đạt 61,98 tỷ mét; tổng sản lượng quần áo may mặc là 25,42 tỷ cái. Tổng giá trị sản lượng xuất khẩu năm 2011 đạt 247,95 tỷ dollar Mỹ, chiếm khoảng 36,1% giá trị sản lượng xuất khẩu của thế giới; trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may là 94,71 tỷ dollar; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm quần áo may mặc là 153,24 tỷ dollar. Một mặt ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc phát triển khá ổn định, tính đến cuối năm 2011, tổng giá trị sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp có quy mô trở lên (kim ngạch tiêu thụ hàng năm trên 20 triệu yuan) trong ngành công nghiệp dệt may là 5478,65 tỷ yuan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành là 254,123 tỷ dollar Mỹ. Với áp lực bắt nguồn từ nhiều yếu tố như giá cả không ngừng gia tăng, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đang có sự trì trệ, thế nhưng đến nửa đầu năm 2012 ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc vẫn không ngừng nâng cao năng lực cung ứng của các thương hiệu và tỷ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật, duy trì được sự tăng trưởng hai con số đối với quy mô tiêu thụ sản phẩm. Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại đang phải đối mặt với tình hình khó khăn nhiều hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mặc dù quy mô tiêu thụ sản phẩm vẫn duy trì ở mức tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012, ba động lực của sự phát triển kinh tế (gồm khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu) đã kéo theo sự suy yếu đối với ngành công nghiệp này.

203 Ngành may Trung Quốc chủ yếu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu kinh nghiệm quản lý, triết lý kinh doanh, đổi mới công nghệ và trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế…trong quá trình phát triển còn tồn tại hiện tượng mang tính tự phát, không xác định được phương hướng, thiếu đi tính tự giác và chủ động trong việc nâng cấp và chuyển đổi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp may Trung Quốc dễ dàng rơi vào “bẫy mức độ cân bằng thấp” của sự “tăng trưởng nghèo nàn”.156 Lấy ví dụ, tỉnh Chiết Giang - tỉnh được mệnh danh là “tỉnh của dệt may”, các doanh nghiệp may tại đây chỉ chủ yếu chuyên môn khâu chế tạo gia công trung gian, tức nguồn nguyên liệu và thị trường của các doanh nghiệp này đều ở nước ngoài, họ phải nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài với số lượng rất lớn nên khá phụ thuộc vào vấn đề xuất khẩu, ngoài ra mặc dù năng lực sản xuất cao nhưng lại còn thiếu kinh nghiệm trong việc ứng phó sự biến động của giá cả nguyên liệu và xây dựng mạng lưới tiếp thị của riêng mình dẫn đến hai đầu của chuỗi công nghiệp dễ bị tác động tiêu cực gây nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất theo hiệu ứng của “tính kinh tế nhờ quy mô”, từ đó dẫn đến các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh thị trường với sự “tiến thoái lưỡng nan”, luôn ở trong tình thế biến động không ổn định. Bên cạnh đó, kết cấu công nghiệp cũng không hợp lý, còn tồn tại nhiều vấn đề như nguồn kinh phí cho R&D còn hạn hẹp, khả năng đổi mới-sáng tạo còn yếu kém, việc tự khẳng định thương hiệu còn thiếu, trình độ quốc tế hóa còn khá thấp… khiến cho việc đẩy mạnh mở rộng thị trường ngày càng khó khăn. Các tài liệu và số liệu điều tra tại 6 thành phố và khu vực ở Thiệu Hưng (Chiết Giang) cho thấy đầu tư cho việc nghiên cứu chưa đủ, thiếu đi kỹ thuật cốt lõi, việc xây dựng và khẳng định thương hiệu còn yếu kém. Thiệu Hưng có khoảng 65% doanh nghiệp dệt-may có tỷ lệ đầu tư R&D dưới 2%, đa số chưa đến 1%, dẫn đến tốc độ đổi mới sản phẩm diễn ra chậm chạp. Đặc biệt, một số phương diện như R&D các loại vải có giá trị gia tăng cao, các loại sợi khác biệt và có hàm lượng kỹ

156 Nhóm nghiên cứu đảng ủy thành phố Thiệu Hưng (2010).

204 thuật cao còn thua xa so với nước ngoài. Khoảng 79,8% doanh nghiệp dệt may vẫn chưa xây dựng được thương hiệu của riêng mình, 46,9% doanh nghiệp căn bản không có dự tính cho việc xây dựng thương hiệu, khiến cho rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong thời gian dài chỉ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Việc mở rộng phát triển gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị rơi vào hố sâu của sự “tăng trưởng nghèo nàn” mà không thể nào tự thoát ra được. Hiện nay rất nhiều tính năng và tác dụng của các nguyên liệu dệt may vẫn chưa thật sự đi vào giai đoạn phát triển một cách có hệ thống đối với các sản phẩm dệt may dùng trong công nghiệp, tính năng về lực học của các nguyên liệu dệt may vẫn chưa được đưa vào lĩnh vực nghiên cứu; chưa thật sự tìm kiếm và thực hiện một cách nghiêm túc tác dụng về vấn đề chăm sóc sức khỏe của quần áo may mặc; vẫn chưa hệ thống một cách tiêu chuẩn hóa quy trình gia công nguyên liệu của hợp chất sợi, tiêu chuẩn và kỹ thuật thử nghiệm cho ngành công nghiệp dệt may vẫn chưa được hoàn thiện một cách có hệ thống… Trong khi đó, do bị ảnh hưởng lâu dài của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên ngành công nghiệp dệt-may còn phải đối mặt với tình trạng giá cả nguyên liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhu cầu của quốc tế ngày càng giảm, chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng được thắt chặt, lợi thế cạnh tranh truyền thống đã không còn được như xưa. Ngành công nghiệp dệt-may Trung Quốc vốn dĩ phát triển mở rộng dựa vào ưu thế chi phí thấp, cạnh tranh nhờ vào giá cả thấp, nay khó mà duy trì được tiếp tục. Đối phó với tình thế mới khó khăn và để giải quyết những hạn chế nội tại của ngành dệt-may, Trung Quốc đang khuyến khích di chuyển ngành dệt-may từ các cụm liên kết ngành ở đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng sông Châu Giang sang miền Trung và miền Tây, đồng thời di chuyển từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi.

205 5.3.2. Các cụm liên kết ngành dệt-may ở Trung Quốc Trước khi cải cách-khai phóng, Trung Quốc quan niệm rằng ngành dệt là ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiều nhân công, giá sản phẩm nhỏ, nên đã phân bố các nhà máy dệt gần các khu vực nguyên liệu và có nhiều lao động. Đồng thời, do chính sách hạn chế di chuyển giữa các vùng, miền, nên ngành dệt-may phân bổ khắp các tỉnh, thành của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ khi cải cách, Trung Quốc đã thay đổi nhận thức, thấy rằng ngành dệt-may, do không phải là ngành thâm dụng vốn, nên tính kinh tế nhờ quy mô bên trong (chi phí sản xuất bình quân giảm khi quy mô bản thân doanh nghiệp tăng) không quan trọng bằng tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (chí phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp giảm khi quy mô toàn ngành gia tăng). Vì thế, đối với ngành dệt-may, cụm liên kết ngành có ý nghĩa đặc biệt. Ngành dệt là một trong những phân ngành chế biến, chế tạo có mức độ hội tụ ngành cao nhất.157 Trung Quốc đã phát triển ngành dệt thành công là nhờ đã phát triển các cụm liên kết ngành dệt-may.158 Các cụm liên kết ngành dệt-may đã hình thành ở Trung Quốc từ thập niên 1980 ở các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Phúc Kiến (xem Hình 5.7). Tại thời điểm giữa thập niên 2000, có khoảng trên 100 cụm liên kết ngành dệt-may ở Trung Quốc và hầu hết ở 5 tỉnh này. Ở đây, dân số và thu nhập có thể tiêu dùng của người dân lớn hơn, và do đó thị trường lớn hơn. Kết cấu hạ tầng giao thông cũng phát triển hơn các vùng còn lại của đất nước. Hiện nay, những địa phương duyên hải này vẫn là trung tâm của ngành dêt-may Trung Quốc, chiếm tới 83% sản lượng dệt-may cả nước. Từ cuối thập niên 1990, nhiều địa phương của Trung Quốc đã triển khai các chương trình xây dựng khu công nghiệp riêng cho ngành dệt-may, trong đó nhiều khu công nghiệp chỉ chuyên một loại sản phẩm dệt- may (xem Bảng 5.1). Ví dụ, ở Hải Ninh (Chiết Giang) có khu công nghiệp dệt vải lưới Hải Ninh ở thị trấn Mã Kiều. Các doanh nghiệp dệt-may vào các khu công

157 Liu (2013). Theo chỉ số Moran’s I, and Getis-Ord Index. 158 Lin & Li & Yang (2011).

206 nghiệp này được hưởng tiền thuê đất thấp hơn, giá năng lượng rẻ hơn và các ưu đãi về thuế.159

Hình 5.7: Phân bố ngành dệt-may Trung Quốc theo tỉnh thành năm 2006 Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia, Trung Quốc.

Bảng 5.1: Các cụm liên kết ngành sợi-dệt-may của Trung Quốc Trang phục nam giới Thụy An (Chiết Giang) Chư Thành (Sơn Đông) Trang phục nữ giới Hàng Châu (Chiết Giang) Hổ Môn (Quảng Đông) Hà Sơn (Quảng Đông) Trang phục trẻ em Hoàng Thạch (Hồ Bắc) Chức Lý (Chiết Giang) Phong Lợi (Giang Tô) Trang phục thể thao Đại Thông (Quảng Đông) Đông Hoản (Quảng Đông) Hải Ngu (Giang Tô) Hàng dệt kim Lệ Thủy (Chiết Giang) Chư Kỵ (Chiết Giang) Trang phục giải trí Đại Thông (Quảng Đông) Linh Tú (Phúc Kiến)

159 The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007)

207 Tân Đường (Quảng Châu) Áo sơ-mi Phong Kiều (Chiết Giang) Hoàng Thạch (Hồ Bắc) Thụy An (Chiết Giang) Quần áo vest Ninh Ba (Chiết Giang) Chư Thành (Sơn Đông) Hổ Môn (Quảng Đông) Cà-vạt Thặng Châu (Chiết Giang) Quần âu Hàn Giang (Giang Tô) Thụy An (Chiết Giang) Hàng Châu (Chiết Giang) Đồ lót Thâm Hỗ (Phúc Kiến) Lũng Điền (Quảng Đông) Cốc Nhiêu (Quảng Đông) Áo len Trừng Hải (Quảng Đông) Đại Lãng (Quảng Đông) Hải Dương (Sơn Đông) Găng tay Cao Châu (Quảng Đông) Gia Tường (Sơn Đông) Phụ kiện may Bảo Cái (Phúc Kiến) Dương Châu (Giang Tô) Bình Hồ (Chiết Giang) Áo nỉ Đường Kiều (Thượng Hải) Quần áo vải bò (denim) Đại Thông (Quảng Đông) Quân An (Quảng Đông) Khai Bình (Quảng Đông) Kim Đàn (Giang Tô) Áo lông vũ Ngọc Sơn (Giang Tô) Áo dạ hội Triều Châu (Quảng Đông)

208 Khóa kéo (phéc-mơ-tuya) Phổ Giang (Phúc Kiến) Nghĩa Ô (Chiết Giang) Khuy, cúc Thái Thuận (Chiết Giang) Kiều Đầu (Chiết Giang) Bảo Cái (Phúc Kiến) Quần áo vải nhung Kim Đàn (Giang Tô) Vải không dệt Thu Đường (Hồ Nam) Bàng Trường (Hồ Bắc) Máy sản xuất vải không dệt Thu Đường (Hồ Nam) Vải cát-sơ-mia Thanh Hà (Bắc Kinh) Sợi spandex Kim Cảng (Tô Châu) Vải nệm Dư Hàng (Chiết Giang) Hử Môn (Chiết Giang) Dệt kim Hoành Thôn (Chiết Giang) Tức Mặc (Sơn Đông) Vải lưới Dương Tấn Kiều (Chiết Giang) Mã Kiều (Chiết Giang) Lụa Ngô Giang (Giang Tô) Xương Ấp (Sơn Đông) Vải vân nổi Vương Gia Kinh (Chiết Giang) Vải trang trí nội thất Đại Ma (Chiết Giang) Tam Tinh (Chiết Giang) Văn Đăng (Sơn Đông) Thêu Tô Châu (Giang Tô) Hải Môn (Thượng Hải) Triều Châu (Quảng Đông) Vải lọc Thiên Thai (Chiết Giang) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn.

209 Kết quả thực nghiệm định lượng của Li, Lin and Yang (2011) khẳng định nhờ hội tụ ngành, các doanh nghiệp dệt ở Trung Quốc có năng suất toàn nhân tố và năng suất lao động cao hơn; và, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng được lợi từ hội tụ ngành. Điều này cho thấy những doanh nghiệp nhỏ thường thua kém doanh nghiệp lớn về mặt tính kinh tế nhờ quy mô nội bộ vẫn có thể tồn tại và phát triển nhờ có tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài.

210

LỜI KẾT

Qua nghiên cứu chính sách tham gia mạng sản xuất quốc tế của một số nền kinh tế đang phát triển Đông Á và từ lý luận về tham gia mạng sản xuất quốc tế và nâng cấp ngành đã trình bày ở Chương I, có một số vấn đề sau cần chú ý. Để có thể tham gia các mạng sản xuất quốc tế và qua đó nâng cấp ngành, cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau đây. Trước tiên, phải thu hút được các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia bằng cách giúp họ giảm chi phí. Giảm chi phí để các phân đoạn này có thể kết nối với các phân đoạn khác của mạng. Các chính sách giúp giảm chi phí như vậy cũng có lợi đối với sản xuất của các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng sản xuất. Hệ thống các chính sách như vậy bao gồm: - Tạo thuận lợi, thúc đẩy đầu tư bằng cách tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh và thân thiện với doanh nghiệp; - Tạo thuận lợi cho kết nối về mặt thể chế (giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại ưu đãi song phương và khu vực); - Tạo thuận lợi cho kết nối bằng công trình (đường xá, kho tàng, cảng, thông tin liên lạc); - Tự do hóa đối với công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; - Tự do hóa đầu tư; - Nâng cấp dịch vụ hạ tầng (điện, nước, thông tin liên lạc, internet, khu công nghiệp); - Xúc tiến tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia với doanh nghiệp địa phương; - Giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh tế;

211 - Hài hòa hóa các thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật trong nước với quốc tế; - Đẩy mạnh hiệu ứng hội tụ ngành (cụm liên kết ngành); - Giúp giảm chi phí lao động bằng cách tăng lượng cung lao động ở tất cả các mức kỹ năng lao động; - Giúp tăng hiệu quả logistics bằng cách phát triển trước hết là các hành lang giao thông, sau đó đến hành lang logistics và hướng tới xây dựng các hành lang kinh tế. Điều này đòi hỏi phải phát triển đường xá, kho tàng, cảng (hàng hải, hàng không), khu thương mại tự do, trạm bốc dỡ hàng container, khu logistics miễn thuế, tăng cường trao đổi dữ liệu điện tử và các phần mềm, hệ thống cần thiết cho hải quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tham gia các hiệp định quốc tế về vận tải. Thứ hai, phải tìm cách nhận được sự chuyển giao công nghệ và bí quyết của các công ty xuyên quốc gia. Ở đây cần lưu ý rằng, các công ty xuyên quốc gia hiếm khi yêu cầu hay đòi hỏi doanh nghiệp địa phương tiếp nhận công nghệ của mình. Do đó, sự chủ động của doanh nghiệp địa phương và của chính quyền sẽ là yếu tố quyết định việc nền kinh tế đang phát triển có nhận được công nghệ của công ty xuyên quốc gia hay không. Thay vì trách FDI ít chuyển giao công nghệ, hãy biết cách làm các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ cho mình. Các chính sách như vậy bao gồm: - Phải thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia tiến hành tản quyền theo chiều dọc, thuê ngoài đối với các doanh nghiệp địa phương. Trong điều kiện những quy định hành chính kiểu tỷ lệ nội địa hóa trở nên kém hiệu quả, thậm chí phản tác dụng, thì phát triển các cụm liên kết ngành là một biện pháp mang tính chất thị trường. Có rất nhiều nghiên cứu cả lý luận lẫn thực nghiệm chỉ ra rằng hoạt động tản quyền theo chiều dọc xảy ra trong các cụm liên kết ngành nhiều hơn ngoài cụm. Hình thức hợp tác, liên doanh cũng là một cách. - Phải xây dựng một môi trường và cơ chế để công ty xuyên quốc gia sẵn sàng chuyển giao công nghệ và bí quyết. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp giúp đạt được điều này. Chỉ khi quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ

212 của các công ty xuyên quốc gia được đảm bảo, họ mới không giấu diếm công nghệ, sẵn sàng mang công nghệ cao cấp tới, sẵn sàng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (cấp li-xăng) cho doanh nghiệp địa phương. - Tăng cường năng lực học hỏi của doanh nghiệp trong nước và của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, quản lý trong nước. Nếu thiếu năng lực học hỏi, thì dù các công ty xuyên quốc gia có đồng ý tản quyền, đồng ý chuyển giao công nghệ và bí quyết, các doanh nghiệp địa phương cũng không tiếp thu nổi. Thiếu năng lực học hỏi thì dù trong liên doanh, đối tác nước ngoài có muốn phổ biến công nghệ cho, đối tác trong nước cũng chẳng học được; và việc cổ phần của doanh nghiệp trong nước trong liên doanh bị đối tác nước ngoài mua lại là điều hiển nhiên, vì đã vô dụng lại còn giữ quyền tham gia quản lý là điều khó chấp nhận được với các công ty xuyên quốc gia. Năng lực học hỏi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức thực chất (không phải kiến thức danh nghĩa theo bằng cấp chứng chỉ) cơ bản và chuyên ngành, ham muốn học hỏi (học để có kiến thức, không phải học để lấy bằng cấp), truyền thống học và thực hành, v.v... - Tăng cơ hội học hỏi cho doanh nghiệp trong nước. Dù bên công ty xuyên quốc gia đã bằng lòng chuyển giao công nghệ và bên doanh nghiệp trong nước đã có năng lực học hỏi. Bất kỳ biện pháp nào giúp tăng tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nước đều có ích đối với việc tạo ra cơ hội học hỏi. Ví dụ, phát triển cụm liên kết ngành có thể giúp tăng cơ hội tiếp xúc. Cụm liên kết ngành là nơi tập trung số đông doanh nghiệp trong một khu vực địa lý xác định, nên cơ hội tiếp xúc giữa các doanh nghiệp trong cụm cao hơn, bao gồm cả tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia và công ty trong nước. Thứ ba, phải tăng cường năng lực đổi mới-sáng tạo quốc gia và doanh nghiệp. Thiếu năng lực đổi mới-sáng tạo thì không thể tiến xa hơn công đoạn gia công, lắp ráp được. Cũng cần hiểu đúng về đổi mới-sáng tạo. Đổi mới-sáng tạo là việc sử dụng các tri thức mới (bao gồm cả tri thức học hỏi được từ người khác) về thị trường và công nghệ để cung cấp một sản phẩm mới mà khách hàng mong

213 muốn.160 Vì thế, đổi mới-sáng tạo bao gồm đầy đủ: áp dụng cái mới, làm ra cái mới, và thương mại hóa cái mới. Sản phẩm mới lại có thể là sản phẩm như trước đây nhưng giá thấp hơn hoặc/và chất lượng tốt hơn. Hoặc, sản phẩm có thể hoàn toàn mới – nghĩa là có những thuộc tính mới. Tri thức mới là tri thức chưa từng được doanh nghiệp sử dụng (mặc dù với thiên hạ thì có thể là tri thức cũ vì họ sử dụng rồi). Vì vậy, đổi mới-sáng tạo chính là tiếp nhận các ý tưởng mà những ý tưởng này mới đối với doanh nghiệp tiếp nhận. Chưa thực hiện được thương mại hóa thì chưa thể coi là đổi mới-sáng tạo. Thứ tư, cần hiểu rằng vị trí cao hơn trong một mạng sản xuất quốc tế đòi hỏi phải có năng lực công nghệ, năng lực thị trường và năng lực logistics cao hơn. Thêm vào đó, vị trí cao hơn còn có thể có nghĩa là trở thành bậc cung ứng cấp trên của những doanh nghiệp, quốc gia khác. Cả hai điều này hàm ý rằng khi mới tham gia mạng sản xuất – là lúc năng lực công nghệ, năng lực thị trường, năng lực logistics và năng lực điều phối các doanh nghiệp cung ứng cho mình đều kém – thì không thể đòi hỏi vị trí cao. Nước đang phát triển thường phải chấp nhận vị thế làm gia công trước và giai đoạn gia công có thể rất dài vì nâng cấp các năng lực nói trên đòi hỏi nhiều thời gian. Việc nâng cập phải chấp nhận quá trình tuần tự, từ gia công lên cung ứng cấp cao hơn. Đối với các nước đang phát triển, trở thành nhà cung ứng cấp 1 (nhà cung ứng toàn cầu) cho các OBM đã có thể coi là thành công lớn; phần lớn nhà cung ứng cấp 1 và tất cả các nhà cung ứng toàn cầu cũng là những công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực, doanh nghiệp trong nước cũng phải chứng tỏ được mình và nhận được sự tin tưởng của các công ty xuyên quốc gia đứng đầu mạng hoặc ở các vị trí cung ứng cấp cao hơn trong mạng. Điều này cũng đòi hỏi thời gian dài, sự kiên trì, bền bỉ. Nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, hoặc những chính sách thiếu nhất quán theo thời gian hay mất hiệu lực theo thời gian sẽ không giúp ích gì.

160 Xem Allan Afuah (2012), Quản trị quá trình đổi mới & sáng tạo: Chiến lược, quy trình, phương pháp triển khai và lợi nhuận, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

214 Đối chiếu thực tiễn của một số nền kinh tế Đông Á đã thành công trong nâng cấp một số ngành nhờ tham gia mạng sản xuất quốc tế (đã trình bày ở các Chương II, III, IV và V) với khung lý luận về chính sách tham gia mạng sản xuất quốc tế và nâng cấp ngành (đã trình bày ở Chương I), có thể nhận thấy những nền kinh tế này đã thực hiện tất cả các chính sách, biện pháp như đã đề cập trong lý luận ở các mức độ khác nhau. Doanh nghiệp và người lao động của các nền kinh tế mà chúng ta đã xem xét đều có năng lực học hỏi rất cao, đặc biệt là Đài Loan, Singapore, Trung Quốc. Có thể đấy là nhờ tính cách ham học hỏi của người Hoa. Malaysia và Thái Lan cũng có phần dân số người gốc Hoa khá lớn. Hệ thống giáo dục và dạy nghề của Đài Loan, Singapore, Malaysia và Trung Quốc đều tốt và thực dụng. Thái Lan cũng có hệ thống dạy nghề rất tốt mặc dù hệ thống giáo dục cơ bản ở các bậc thấp còn chưa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá cao. Năng lực học hỏi cao rất quan trọng, nhưng để phát huy được hiệu quả còn phải tùy thuộc vào chiến lược tản quyền, thuê ngoài và chuyển giao công nghệ và bí quyết của các công ty xuyên quốc gia. Về điểm này, Đài Loan rất thành công nhờ có đội ngũ nhà khoa học Hoa kiều ở Mỹ làm trung gian. Đài Loan lại rất biết cách dùng đội ngũ khoa học Hoa kiều. Singapore gắn sự nghiệp phát triển của mình với các công ty xuyên quốc gia. Họ có chiến lược thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến và coi như doanh nghiệp của mình, giống như cách họ cho các tài năng thể thao, điện ảnh, khoa học, doanh nhân nước ngoài nhập quốc tịch Singapore. Điều này đã xóa hết khoảng cách giữa doanh nghiệp trong nước và công ty xuyên quốc gia. Vì thế, các công ty xuyên quốc gia sẵn sàng chuyển cả trụ sở điều hành lẫn các bộ phận R&D đến Singapore và không ngần ngại chuyển giao công nghệ và bí quyết cho công ty Singapore. Malaysia và Thái Lan cũng làm tốt như Singapore, nhưng do trình độ phát triển thấp hơn và văn hóa không cởi mở bằng Singapore nên kết quả chưa bằng Singapore. Trung Quốc có lợi thế đồng bào với Đài Loan, Hong Kong, Singapore, nên được các công ty xuyên quốc gia của ba nền kinh tế đó quan tâm.

215 Thái Lan, do điều kiện địa lý, đã có xu hướng hội tụ ngành ở miền Trung và duyên hải phía Đông. Còn Đài Loan, Malaysia, Singapore và Trung Quốc có chính sách phát triển hội tụ ngành-cụm liên kết ngành rất tốt. Điều này tạo ra sự gần gũi về mặt địa lý giữa doanh nghiệp trong nước với công ty xuyên quốc gia. Đấy là cơ sở để công ty xuyên quốc gia an tâm tản quyền theo chiều dọc, thuê ngoài các doanh nghiệp trong nước, cũng như tăng tiếp xúc với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước học hỏi công ty xuyên quốc gia. Doanh nghiệp Đài Loan trong quá khứ từng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá phổ biến. Trung Quốc trước khi gia nhập WTO, thậm chí cả hiện nay, cũng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài. Song Malaysia, Singapore và Thái Lan rất nghiêm khắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một điều thú vị nữa là các doanh nghiệp Đài Loan, Singapore, Malaysia (trừ ngành ô tô) và Thái Lan không tỏ rõ tham vọng phát triển nhãn hiệu sản phẩm riêng để cạnh tranh trực tiếp với các công ty xuyên quốc gia. Điều này cũng làm các công ty xuyên quốc gia an tâm khi chuyển giao công nghệ và bí quyết. Năng lực đổi mới-sáng tạo của các nền kinh tế Đông Á nói trên, nhất là của Đài Loan và Singapore, được bồi dưỡng và phát triển không ngừng. Đó là nhờ các nền kinh tế này có chính sách khoa học-công nghệ tích cực, đầu tư cho R&D lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp của họ quan tâm đến phát triển sản xuất và làm ăn lâu dài, chứ không vì lợi nhuận mà chạy theo hoạt động buôn bán hoặc kinh doanh kiểu "chụp giật", "ăn xổi ở thì". Chính vì theo hướng kinh doanh lâu dài như vậy, nên họ chú trọng tới đổi mới-sáng tạo. Khi đó, họ dễ thành công trong nâng cấp hơn. Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á nói trên trong ba ngành mà chúng ta đã xem xét ở trên cũng có nhiều điểm đáng để các nước khác tiếp thu.

216 Bảng 6.1: Các chính sách thu hút các công ty xuyên quốc gia và tham gia mạng sản xuất quốc tế ở một số nước Đông Á Chính sách Đài Loan Malaysia Singapore Thái Lan Trung Quốc Tạo thuận lợi, thúc đẩy đầu tư Tốt. Nhưng còn Khá tốt. Nhưng Tốt. Nhưng bằng cách tạo ra môi trường thiên vị người khu vực doanh Rất tốt Rất tốt chính trị có lúc đầu tư cạnh tranh và thân thiện Mã Lai so với nghiệp nhà nước bất ổn định. với doanh nghiệp người Hoa. lớn. Tạo thuận lợi cho kết nối về Hiện nay rất tốt. Tốt. Có bảo hộ mặt thể chế (giảm thuế quan và Song, trong quá nhưng không Rất tốt. Hầu như Tốt. Có bảo hộ Khá tốt. Có bảo hàng rào phi thuế quan, tạo khứ, Đài Loan nhiều (trừ ngành tự do thương nhưng không hộ cho đến khi thuận lợi cho thương mại, tận từng bảo hộ một ô tô ở phân khúc mại suốt lịch sử nhiều và không gia nhập WTO dụng hiệu quả các hiệp định số ngành non trẻ mà Proton và phát triển dài. năm 2001. thương mại ưu đãi song và sản xuất thay Perodua tham phương và khu vực) thế nhập khẩu gia) Tạo thuận lợi cho kết nối bằng Giao thông tốt. Tốt ở các tỉnh công trình (đường xá, kho tàng, Rất tốt Rất tốt Rất tốt Viễn thông và duyên hải. cảng, thông tin liên lạc) Internet khá. Tự do hóa đối với công nghiệp Tốt. Coi doanh Rất tốt. Coi Rất tốt. Coi Tốt. Vẫn còn hỗ trợ, bao gồm cả tạo điều Tốt nghiệp FDI như doanh nghiệp doanh nghiệp phân biệt đối xử kiện cho doanh nghiệp nước doanh nghiệp FDI như doanh FDI như doanh với doanh

217 ngoài tham gia vào lĩnh vực của mình, trừ nghiệp của nghiệp của nghiệp 100% công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực sản mình. mình. vốn nước ngoài. xuất ô tô Tự do hóa đầu tư Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Nâng cấp dịch vụ hạ tầng Tốt. Nâng cấp Tốt ở các khu (điện, nước, thông tin liên lạc, Rất tốt Rất tốt Rất tốt mạng internet công nghiệp. internet, khu công nghiệp) chậm. Xúc tiến tiếp xúc giữa công ty xuyên quốc gia với doanh Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Tốt nghiệp địa phương Giảm chi phí giao dịch trong Khá tốt. Vẫn Khá tốt. Vẫn các hoạt động kinh tế Rất tốt Rất tốt Rất tốt còn tệ nhũng còn tệ nhũng nhiễu. nhiễu. Hài hòa hóa các thể chế kinh tế Khá tốt. Chế độ và hệ thống pháp luật trong chính trị hạn chế Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt nước với quốc tế phần nào việc hài hòa thể chế. Đẩy mạnh hiệu ứng hội tụ Rất tốt. Có Rất tốt. Có Tốt. Sớm có Khá tốt. Hội tụ Rất tốt. Có ngành (cụm liên kết ngành) chính sách rõ chính sách rõ chính sách rõ ngành vẫn còn chính sách rõ

218 ràng. ràng. ràng, nhưng tự phát. ràng. thúc đẩy liên kết chưa tốt. Giúp giảm chi phí lao động Rất tốt. Nhưng Tốt. Nhưng Rất tốt. Nhưng Khá tốt. Lao Khá tốt. Lao bằng cách tăng lượng cung lao thiếu lao động vì thiếu lao động vì rất thiếu lao động có kỹ năng động có kỹ năng động ở tất cả các mức kỹ năng quy mô dân số quy mô dân số động vì quy mô còn thiếu. còn thiếu. lao động nhỏ. nhỏ. dân số nhỏ. Giúp tăng hiệu quả logistics Rất tốt Rất tốt Rất tốt Khá tốt Khá tốt Nguồn: Tác giả tổng hợp và đánh giá. Ghi chú: Mức độ giảm dần từ theo thứ tự: Rất tốt, Tốt, Khá tốt, Bình thường, Khá kém, Kém, Rất kém.

219 Liên quan đến ngành ô tô, trường hợp Malaysia và Trung Quốc nỗ lực phát triển các nhãn hiệu ô tô quốc gia đáng được xem xét. Nhờ có thị trường nội địa khổng lồ, nên dù không xuất khẩu, các hãng ô tô nội địa của Trung Quốc cũng đã khá thành công trong việc tung ra và phát triển các mác ô tô của riêng mình. Nhưng họ vẫn đồng thời hợp tác kinh doanh với các hãng ô tô xuyên quốc gia. Điều này dẫn tới hầu hết các công ty ô tô của Trung Quốc vừa tham gia liên doanh lắp ráp ô tô mang mác nước ngoài vừa tự lắp ráp ô tô mang mác của mình. Bằng cách lắp ráp ô tô mang mác nước ngoài, họ đã làm cho thương hiệu công ty của mình trở nên phổ biến trên thị trường ô tô trong nước, rồi từ đó đưa ra mác ô tô riêng gắn với tên tuổi công ty. Malaysia do thị trường nội địa nhỏ nên tính kinh tế nhờ quy mô bên trong không lớn. Tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài cũng không lớn do việc phát triển các cụm liên kết ngành ô tô của Malaysia không tốt như trong ngành điện tử. Do Malaysia kết hợp chương trình ô tô quốc gia với chính sách nội địa hóa, nên các hãng cung ứng linh kiện ô tô cấp 1 của nước ngoài đã không liên kết với các OBM của Malaysia. Điều này cùng với năng lực thiết kế chưa cao đã dẫn tới ô tô của Malaysia chất lượng không bằng của các công ty xuyên quốc gia, cộng thêm năng lực marketing không tốt bằng, nên không xuất khẩu được. Mặc dù Malaysia có thể tự hào về việc có ô tô mang mác của riêng mình, nhưng lại không thể tự hào về giá trị sản lượng và giá trị xuất khẩu của những ô tô mang mác đó. Đó là Malaysia mới chỉ cho hai hãng Proton và Perodua tham gia vào xây dựng nhãn hiệu ô tô quốc gia. Nếu nhiều hãng Malaysia cùng tham gia thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn vì tính kinh tế nhờ quy mô nội bộ sẽ giảm đi. Bảo hộ cho Proton và Perodua làm cho các hãng ô tô xuyên quốc gia bị bất lợi cả ở phân khúc cùng với hai hãng Malaysia cũng như khác phân khúc, nên các công ty xuyên quốc gia đánh giá Malaysia thấp hơn Thái Lan và không đầu tư vào Malaysia nhiều như vào Thái Lan. Hậu quả là, tính chung toàn ngành bất kể thành phần kinh tế, cả giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu lẫn giá trị gia tăng trong ô tô của Malaysia đều thấp hơn của Thái Lan rất nhiều.

220 Đài Loan và Thái Lan không có chương trình phát triển nhãn hiệu ô tô quốc gia, nhưng không vì thế mà họ có ngành ô tô kém phát triển. Thái Lan ngày nay là một trong những trung tâm chế tạo ô tô của khu vực và thế giới. Không có ô tô của Thái Lan, nhưng số lượng ô tô sản xuất tại Thái Lan thì rất nhiều. Với nhiều mác xe và mô-đen xe xuất khẩu, có tới 85% linh kiện sản xuất tại Thái Lan. Ngay cả R&D về ô tô ở Thái Lan cũng ngày một tăng nhờ các công ty xuyên quốc gia mang tới hoặc hợp tác, hỗ trợ. Do đó, Thái Lan thu được thành công cả về phát triển giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu lẫn giá trị gia tăng của ngành ô tô. Không chỉ xuất khẩu ô tô nguyên chiếc, Thái Lan còn xuất khẩu linh kiện ô tô cho các nước trong khu vực. Đài Loan chỉ mới rất gần đây mới có một hãng ô tô trong nước tung ra thị trường mác xe của riêng mình. Nhưng từ lâu, các doanh nghiệp Đài Loan đã tham gia cung ứng linh kiện ô tô chính hãng (linh kiện OEM) cho các OBM xuyên quốc gia. Đồng thời, Đài Loan đã trở thành người dẫn đầu thế giới trong nhiều loại linh kiện không chính hãng (linh kiện AM). Đài Loan ngày nay đã có thể tự sản xuất hoàn chỉnh một chiếc ô tô bao gồm cả động cơ, nhưng vẫn ưu tiên xu hướng làm nhà cung ứng linh kiện hơn, chưa vội mất sức lực vào thị trường OBM cạnh tranh khốc liệt. Chính vì thế, ngành ô tô của Đài Loan vẫn phát triển tốt, xét về giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ở ngành điện tử, các công ty điện tử của Đài Loan và Singapore kiên trì với xu hướng trở thành các EMS, rất ít công ty trở thành OBM kể cả khi các OEM của họ đã phát triển được năng lực thiết kế - nghĩa là từ nghiên cứu, thiết kế đến chế tạo sản phẩm họ đều có thể làm hết. Mặt khác, việc tránh vội vàng trở thành OBM còn cho phép các doanh nghiệp của các nền kinh tế này cung ứng đồng thời cho nhiều OBM khác nhau, nhờ đó học hỏi đa dạng các bí quyết, và tránh được sự cạnh tranh khốc liệt trong theo đuổi các hướng công nghệ mới. Sự cạnh tranh giữa các xu hướng công nghệ liên quan đến các hệ điều hành thiết bị di động của iOS (của Apple Inc.), Symbian (của Nokia) và Androi (của Google) đã làm một số OBM lừng danh bị thua lỗ, thậm chí phải rút khỏi một số phân khúc thị trường thiết bị di

221 động. Nhưng đối với các nhà cung cấp linh kiện cho đồng thời nhiều OBM thì hệ điều hành nào thắng thế cũng không quan trọng lắm. Do công nghệ trong ngành điện tử thay đổi rất nhanh, nên các công ty xuyên quốc gia sẵn sàng chuyển giao những công nghệ không còn mới nhất cho các nước đang phát triển để tập trung sức vào công nghệ mới. Điều này mở ra thời cơ cho các nước đang phát triển. Đài Loan, Singapore và Trung Quốc có nghệ thuật nắm bắt thời cơ rất tốt. Đài Loan và Singapore nắm bắt được thời cơ khi các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Nhật Bản chuyển các phân đoạn mà họ không còn lợi thế cạnh tranh ra nước ngoài. Khi di chuyển như vậy, để đảm bảo phân đoạn mình chuyển ra nước ngoài vẫn hoạt động trơn chu và liên kết tốt với các phân đoạn ở Mỹ, Nhật, các công ty xuyên quốc gia đã chấp nhận chuyển giao công nghệ. Trung Quốc đã khai thác triệt để xu hướng tiền công tăng ở các NIE châu Á để thu hút các công ty điện tử của NIE đầu tư. Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các cụm liên kết ngành điện tử đã trở nên hỗn tạp do quá đông doanh nghiệp trong cụm của Đài Loan di tản sang Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tô. Malaysia và Thái Lan cũng nắm bắt tốt thời cơ khi các phân đoạn thâm dụng lao động trong ngành điện tử được các NIE chuyển ra nước ngoài. Ở chương về điện tử, chúng tôi đã đề cập đến việc ngành HDD chuyển từ Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan sang Thái Lan, hay ngành vi mạch chuyển từ Singapore và Đài Loan sang Malaysia. Cách nắm bắt thời cơ của các nền kinh tế Đông Á nói trên là thực hiện các biện pháp về đẩy mạnh tiếp xúc với các công ty xuyên quốc gia, chuẩn bị sẵn về năng lực học hỏi, về cung cấp lao động, và các biện pháp khác như liệt kê trong Chương I cũng như trong Bảng 6.1. Công nghệ thay đổi nhanh thì năng lực học hỏi và lượng cung lao động ở mức kỹ năng cao hơn cũng phải thay đổi nhanh. Các nước Đông Á mà chúng ta đang xem xét đều nâng cao năng lực học hỏi của mình rất nhanh. Trong ngành điện tử, có một kinh nghiệm đáng chú ý khác của các nền kinh tế Đông Á, đó là các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản thường ít chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương hơn so với các công ty xuyên quốc gia

222 của Mỹ mặc dù công ty Nhật đầu tư vào Đông Á rất nhiều. Sự khác biệt này có thể là do các công ty Mỹ đổi mới công nghệ nhanh hơn các công ty Nhật Bản, nên công ty Mỹ có nhiều công nghệ nhanh chóng mất vị trí cốt lõi hơn và có thể chuyển giao mà không ảnh hưởng gì tới vị thế dẫn đầu của công ty sở hữu công nghệ. Còn việc các công ty Nhật đầu tư mạnh vào Đông Á có phần quan trọng của sự gần gũi về khoảng cách địa lý. Các công ty Mỹ thì thích đầu tư vào Mỹ Latinh. Các công ty châu Âu thì thích đầu tư vào Đông Âu. Ở ngành dệt-may, trong các nền kinh tế mà chúng tôi nghiên cứu, chỉ có Đài Loan và Trung Quốc là thực sự thành công. Điều cần lưu ý về sự không thành công của Singapore và Malaysia là họ rơi vào tình trạng thiếu lao động phổ thông rất nhanh và bị sự cạnh tranh của các nước đi sau trong khi hai nước này chưa kịp nâng cấp từ ngành may sang ngành dệt. Singapore thậm chí còn không chủ trương phát triển ngành dệt-may đối với sản phẩm phổ thông. Thái Lan có nguồn cung lao động phổ thông tốt, nhưng ngành dệt-may ở nước này vẫn thoái trào là vì đặc thù của ngành dệt-may. Ngành này không có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất, nhưng có sự thay đổi cực nhanh về thiết kế - thời trang luôn thay đổi nhanh và không ngừng. Mặt khác, thời trang gắn chặt với thương hiệu, nhất là thời trang cao cấp. Song, thiết kế thời trang và phát triển thương hiệu không phải là thế mạnh của các nước đang phát triển Đông Á. Trường hợp thành công của dệt Đài Loan trước đây là do nước này đã chớp được thời cơ ngành dệt-may di tản từ Nhật sang các nước đông lao động và không quá xa Nhật Bản. Đồng thời, Đài Loan đã có năng lực đổi mới-sáng tạo trong ngành hóa chất rất tốt, nên đã phát triển thành công ngành sợi nhân tạo, sợi tổng hợp và dệt vải từ các sợi này. Cho đến khi Đài Loan đã nâng cấp liên ngành thành công – từ các ngành truyền thống thâm dụng lao động như dệt-may sang các ngành hiện đại thâm dụng công nghệ như điện tử – và không còn chú trọng ngành dệt nữa thì Trung Quốc mới nổi lên. Trường hợp thành công của Trung Quốc một phần là nhờ họ đã nắm bắt được thời cơ ngành dệt-may ở các nước láng giềng là Hàn Quốc, Hong Kong và

223 Singapore di tản ra nước ngoài. Bản thân Trung Quốc có ngành dệt-may rất phát triển từ thời còn kế hoạch hóa kinh tế tập trung, nên có năng lực học hỏi, năng lực đổi mới tốt. Thị trường Trung Quốc rộng lớn và chính sách phát triển cụm liên kết ngành may của các chính quyền địa phương ở nước này đã cho phép các doanh nghiệp dệt-may Trung Quốc đạt được tính kinh tế cả nhờ quy mô nội bộ lẫn nhờ quy mô bên ngoài cũng như đạt được tính kinh tế nhờ phạm vi. Thị trường nội địa rộng lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt-may Trung Quốc phát triển năng lực thiết kế khi tập dượt thiết kế sản phẩm phục vụ thị trường thấp cấp trong nước. Cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đều đã quyết định phát triển ngành dệt và ngành sợi rất sớm, khi mà ngành may còn chưa phát triển đầy đủ. Nhờ điều này, khi các doanh nghiệp may của hai nước này chuyển từ vị trí gia công xuất khẩu (CTM) sang vị trí FOB1 rồi FOB2 và FOB3 (full-package) và phải tự tìm mua nguyên phụ liệu may, họ đã có các doanh nghiệp sợi-dệt trong nước đáp ứng.

224 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt Phạm Minh Hạnh (2012), "Phân tán sản xuất quốc tế", Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9(197), tháng 9, trang 12-23. Phạm Thị Thanh Hồng (2014), "Vai trò của hội tụ ngành với sự tham gia các mạng sản xuất quốc tế", Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8(220), tháng 8-2014, trang 3-13. Lê Thị Ái Lâm (chủ biên) (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và vai trò của các công ty đa quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cù Chí Lợi (chủ biên) (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài ADB (2014), "Asia in global value chains," in Asian Development Outlook Update, Asian Development Bank, Manila, Philippines. Akkemik, K. Ali (2009), Industrial Development in East Asia. A Comparative Look at Japan, Korea, Taiwan, and Singapore, World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd., Singapore.Akamatsu, Kaname (1962), "A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries," The Developing Economies, no.1, pp.3-25. Anukoonwattaka, Witada (2011), "Driving forces of Asian international production networks: A brief history and theoretical perspectives," in Anukoonwattaka, Witada and Mikic, Mia (eds.), India: A New Player in Asian Production Networks? Studies in Trade and Investment 75, ESCAP, Bangkok. Athukorala, Prema-Chandra & Menon, Jayant (1996), "Foreign Direct Investment and Industrialisation in Malaysia: Exports, Employment, and Spillovers," Asian Economic Journal, vol.10, no.1, pp.29-44.

225 Baldwin, Richard (2013), "Global supply chains: why they emerged, why they matter, and where they are going," in Elms, D.K. and Low P. (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization. Bamber, Penny & Fernandez-Stark, Karina & Gereffi, Gary & Guinn, Andrew (2014), "Connecting Local Producers in Developing Countries to Regional and Global Value Chains: Update," OECD Trade Policy Papers, no.160, OECD. Barrientos, Stephanie & Gereffi, Gary & Rossi, Arianna (2010), "Economic and Social Upgrading in Global Production Networks: Developing a Framework for Analysis," Capturing the Gains Working Paper, no.3, Capturing the Gains. Best, Michael H. (2001), The New Competitive Advantage: The Renewal of American Industry, Oxford University Press, Oxford. Biederman, David (2000), "’Intelligent Island’ Links the Globe," Traffic World, December 4, pp.28-31. Biggs, Tyler (ed., 1990), Rural Industry and Employment Study: A Synthesis Report, Thailand Development Research Institute, Bangkok. Blalock, Garrick & Gertler, Paul (2002), "Technology Acquisition in Indonesian Manufacturing: The Effect of Foreign Direct Investment," Background paper prepared for East Asian Prospects Project, World Bank, Washington, D.C. Blyde, Juan (2012), "Contracting Institutions and the Insertion of LAC in International Production Networks," IDB Working Paper Series, no.IDP- WP-332, Inter-American Development Bank. Coe, Nail M. (2013), "Global Value Chains/Global Production Networks: Organizing the Global Economy," Presentation to the MIER’s National Economic Outlook Conference 2014-2015, Parkroyal Hotel Kuala Lumpur, 26th November 2013. Chen, Chia-wen (1995), "An economic analysis of Taiwan's automobile industry," Master thesis, Massachusetts Institute of Technology.

226 Chen, Jiao (2011), "Nghiên cứu ba loại tư duy khác nhau của nâng cấp ngành (Chǎnyè shēngjí de sān zhǒng bùtóng sīlù yánjiū: Wénxiàn zòngshù)", Tạp chí Đại học Dầu khí Tây An, số 2 (tháng 4), trang 38-42. Chen, Shinhorng (2002) "Global production network and information technology: The case of Taiwan," East-West Center Working Papers Economic Series, no. 46, East-West Center. Chen, Tain-Jy (2014), "Taiwan’s Industrial Policy since 1990," Department of Economics, National University of Taiwan. Available on-line at http://www.econ.sinica.edu.tw/UpFiles/2014031216373026792/Messagess_ NFlies2014043018103711854/Taiwans_Industrial_Policy_since_1990 Cheong, Tsun Se & Wu, Yanrui (2014), "The Impacts of Structural Transformation and Industrial Upgrading on Regional Inequality in China," http://www.ces- aus.org/wp-content/uploads/2014/01/The-Impacts-of-Structural- Transformation-and-Industrial-Upgrading-on-Regional-Inequality-in- China.pdf Chiu Chen, Lee-in (2009), "The policy, institution and market factor in the development of Taiwan textile/garment industry," Journal of Contemporary Asia, Vol. 39, No. 4, November 2009, pp. 512–529. Cho, Eric Y. & Yamawaki, Hideki (2009), "Clusters, Productivity, and Exports in Taiwanese Manufacturing Industries," available on-line at http://sitemaker.umich.edu/fordschool-usjapan/files/cho-yamawaki-cgp.pdf Coe, David T. & Helpman, Elhanan & Hoffmaister, Alexander W. (1995), "North- South R&D Spillovers," NBER Working Paper Series, No. 5048, March. Coe, Nail M. & Hess, Martin & Yeung, Henry Wai-Chung & Dicken, Peter & Henderson, Jeffrey (2004), "Globalizing regional development: a global production networks perspective," Transactions of the Institute of British Geographers, no.29, pp.468-484.

227 Cole, William (1998) "Bali’s Garment Export Boom," in Hill and Thee, eds., Indonesia’s Technological Challenge, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Crinis, Vicki D. (2012). "Global Commodity Chains in Crisis: The Garment Industry in Malaysia," Institutions and Economies. vol.4, no.3 (October), pp.61-82. Contreras, Oscar F & Carrillo, Jorge & Alonso, Jorge (2012), "Local Entrepreneurship within Global Value Chains: A Case Study in the Mexican ," World Development, vol.40, no.5, pp.1013-1023. DCT Consultancy Services (2002), Annual Survey of the Manufacturing Industries in Penang Development Corporation Industrial Areas, Report submitted to the Penang Development Corporation, Penang, Malaysia. de Mello, Luiz (2010), Growth and sustainability in Brazil, China, India, Indonesia and South Africa, OECD. De Propis, Lisa & Driffield, Nigel (2005), "The Importance of Clusters for Spillovers from Direct Investment and Technology Sourcing," Cambridge Journal of Economics, vol.30, no.2, pp.277-291. Domoney, Ruth (2007), Briefing on the Chinese Garment Industry, http://www.labourbehindthelabel.org/staff/item/download/57 Duan, Wenjuan & Nie, Ming (2006), "Nghiên cứu nâng cấp ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc dưới góc độ chuỗi sản xuất toàn cầu", tạp chí Keji Guanli Yanjiu, số 2. Elms, Deborah K. (2013), "Views of GVCs Operators," in Elms, D.K. and Low P. (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization. Elms, Deborah K. & Low, Patrick (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization.

228 ERIA (2010), "Three Tiers of Development Strategies," in The Comprehensive Asia Development Plan, ERIA Research Project Report 2009 no.7-1, ERIA, pp.47-75. Ernst, Dieter (2002), "Global Production Networks in East Asia's Electronics Industry and Upgrading Perspective in Malaysia," East-West Center Working Papers, Economic Series, no.44. Ernst, Dieter & Kim, Linsu (2002), "Global production networks, knowledge diffusion, and local capability formation," Research Policy, no.31, pp.1417– 1429. Ernst, Dieter & Guerrieri, Paolo & Iammarino, Simona & Pietrobelli, Carlo (2001), "New Challenges for Industrial Districts: Global Production Networks and Knowledge Diffusion," in Guerrieri, Iammarino and Pietrobelli, eds., The Global Challenge to Industrial Districts: Small and Medium-Sized Enterprises in Italy and Taiwan, Edward Elgar. Ernst, Dieter (2000), "Inter-organizational knowledge outsourcing: What permits small Taiwanese firms to compete in the computer industry?" East-West Center Working Papers, Economics Series, no.3. Ernst, Dieter (1999), "How Globalization Reshapes the Geography of Innovation System," paper presented at DRUID 1999 Summer Conference on Innovation Systems, June 9-12, 1999. Escaith, Hubert & Inomata, Satoshi (2013), "Geometry of global value chains in East Asia: the role of industrial networks and trade policies," in Elms D.K. and Low P. (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization. Fernandez-Stark, Karina & Bamber, Penny & Gereffi, Gary (2011), "The Offshore Services Value Chain: Upgrading Trajectories in Developing Countries," International Journal of Technological Learning, Innovation and Development, vol.4, no.1, pp.206-234.

229 Fujita, Mai (1997), "Industrial policies and trade liberalization: The automotive industry in Thailand and Malaysia," http://www.ide.go.jp/English/Publish/Download/Apec/pdf/1997_06.pdf Fuller, Douglas B. (2002), "Globalizationfor Nation Building: Industrial Policy for High-Technology Products in Taiwan," Working Paper 02.02, MIT Japan Program, Massachusetts Institute of Technology. Geng, Aili (2006), "Nghiên cứu vấn đề lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp ô tô nước ngoài tại thị trường Trung Quốc", Luận văn Đại học sư phạm Đông Bắc(Trung Quốc). Gereffi, Gary (2013a), "Global Value Chains in a Post-Washington Consensus World," Review of International Political Economy. Gereffi, Gary (2013b), "A Global Value Chain Perspective on Investment and Infrastructure Development in Emerging Markets," paper prsented at the DJCIL Symposium 2013 on Investment in Emerging Markets: The Challenge of Infrastructure Development at Duke Law School on October 25, 2013. Gereffi, Gary (2006), "The Fiber-Textile-Apparel Value Chain: Mexico and China Compared," paper presented at the First Forum on “Opportunities in the Economic and Trade Relationship Between China and Mexico in a Latin American Context”, México D.F., March 6. Gereffi, Gary & Humphrey, John & Sturgeon, Timothy (2005), "The Governance of Global Value Chains," Review of International Political Economy, vol. 12, no. 1, pp. 78-104. Gereffi, Gary (1999), "International Trade and Industrial Upgrading in the Apparel Commodity Chain," Journal of International Economics, no.48 (1999), pp.37-70. Greene, J. Megan (2008), The Origins of the Developmental State in Taiwan: Science Policy and the Quest for Modernization, Harvard University Press.

230 Goh, Mark (2013), "Supply chain connectivity and trade in Asia," in Elms, D.K. and Low P. (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization. Hill, Hal (1996), "Indonesia’s Industrial Policy and Performance: ‘Orthodoxy’ Vindicated," Economic Development and Cultural Change, vol.45, no.1, pp.147-174. Hirschman, Albert Otto (1958), The Strategy of Economic Development, Yale University Press, New Haven, Connecticut. Hobday, Mike (2001), "The Electronics Industries of the Asia–Pacific: Exploiting International Production Networks for Economic Development," Asia- Pacific Economic Literature, vol.15, no.1, pp.13-29. Hobday, Mike (1996), "Innovation in South-East Asia: Lessons for Europe?" Management Decision, vol.34, no.9, pp.71-81. Hobday, Mike (1994), "Technological learning in Singapore: A test case of leapfrogging," Journal of Development Studies, vol.30, no.4, pp.831-858. Hopkins, Terence K. & Wallerstein, Immanuel (1986), "Commodity Chains in the World Economy Prior to 1800," Review (Fernand Braudel Center), vol.10, no.1 (Anniversary Issue: The Work of the Fernand Braudel Center), pp.157- 170. Humphrey, John & Schmitz, Hubert (2002), "How Does Insertion in Global Value Chains Affect Upgrading in Industrial Clusters?" Regional Studies, vol.36, no.9, pp.1017-1027. Intarakumnerd, Patarapong & Panthawi, Pituma (2003), "Science and Technology Development Toward a Knowledge-Based Economy," in Makishima, Minoru and Suksiriserekul, Somchai (eds), Human Resource Development Towards A Knowledge-Based Economy: The Case of Thailand, IDE-JETRO, Chiba, Japan. Istituto nazionale per il Commercio Estero (2012), "The Malaysian automotive sector,"

231 Jiang, En (2007), Nghiên cứu ngành điện tử trong mạng sản xuất toàn cầu (Diànzǐ chǎnyè quánqiú shēngchǎn wǎngluò yánjiū), Đại học Hạ Môn (Trung Quốc). Jones, Ronald W. & Kierzkowski, Henryk (2001a), "A Famework for Fragmentation,” in Arndt, Sven W. and Kierzkowski, Henryk (eds) (2001), Fragmentation: New Production Patterns in the World Economy, Oxford University Press, pp.17-34. Jongsuwanrak, Wanida & Prasad, Sameer & Babbar, Sunil (2001). "Inventory Systems of Foreign Companies in a Newly Industrialized Country," Multinational Business Review, vol.9, no.2 (Fall), pp.47-56. Kawakami, Momoko (2008), "Exploiting the modularity of valua chains: Inter-firm dynamics of the Taiwanese notebook PC industry," IDE Discussion Paper, no. 146, IDE-JETRO, Chiba. Kim, Linsu (1995), “Absorptive Capacity and Industrial Growth: A Conceptual Framework and Korea’s Experience,” in Koo, Bon-Ho and Perkins, Dwight H. eds., Social Capability and Long-Term Economic Growth, pp. 266-287, St. Martin’s, New York. Kimura, Fukunari (2013), "How have production networks changed development strategies in East Asia?" in Elms, D.K. and Low P. (eds) (2013), Global Value Chains in a Changing World, World Trade Organization. Kimura, Fukunari (2012), "Production Networks in East Asia: Theoretical Underpinning and Statistical Issues," paper presented at the International Conference on Production Networks, Value-Added, and Trade Statistics organized by ADB Institute, IDE-JETRO, and CCER (Beijing, China on September 25-26, 2012). Kimura, Fukunari & Obashi, Ayako (2011), "Production Networks in East Asia: What We Know So Far," ADBI Working Paper Series, no.320. Kimura, Fukunari (2009), "Expansion of the production networks into the less developed ASEAN region: Implications for development strategy," in Kuroiwa I. (eds.), Plugging into Production Networks: Industrialization

232 Strategy in Less Developed Southeast Asian Countries, Institute of Southeast Asian Studies and Japan, IDE-JETRO, Singapore. Kimura, Fukunari & Ando, Mitsuyo (2005), "Two-dimensional Fragmentation in East Asia: Conceptual framework and empirics,” International Review of Economics and Finance, vol.14, no.3, pp.317-348. Ko, Anthony CK & Yu, Eddie FK (2009), "The Withering of OEM Model and the Way Ahead for Hong Kong Enterprises," Chinese Management Review, vol.12, no.4. Kohpaiboon, Archanun & Jongwanich, Juthathip (2013), "International Production Networks, Clusters, and Industrial Upgrading: Evidence from Automotive and Hard Disk Drive Industries in Thailand," Review of Policy Research, vol.30, no.2, 10.1111/ropr.12010 Kohpaiboon, Archanun & Yamashita, Nobuaki (2011), "FTAs and the Supply Chain in the Thai Automotive Industry," in Findlay, C. (ed.), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia, ERIA Research Project Report 2010-29, Jakarta: ERIA. pp.321-362. Komolavanij, Somrote & Jeenannunta, Chawalit & Ammarapala, Veeris (2011), "Innovation Capability of Thailand’s Automotive Industrial Network," in Intarakumnerd, P. (ed.), How to Enhance Innovation Capability with Internal and External Sources, ERIA Research Project Report 2010-9, Jakarta: ERIA. pp.219-272. Komolavanij, Somrote (2008), "The Development of Industrial Agglomeration and Innovation in Thailand," in Ariff, M. (ed.), Analyses of Industrial Agglomeration, Production Networks and FDI Promotion, ERIA Research Project Report 2007-3, Chiba: IDE-JETRO, pp.123-154. Kuchiki, Akifumi (2007), "A Flowchart Approach to Malaysia's Automobile Industry Cluster Policy", IDE Discussion Paper. No. 120.2007.9. Kumagai, Satoru (2008), "A Journey Through Secret History of the Flying Geese Model," IDE Discussion Paper, no.158.2006.6.

233 Lecler, Yveline (2002), "The Cluster Role in the Development of the Thai Car Industry," International Journal of Urban and Regional Research, vol. 26.4, December 2002, pp. 799–814. Lee, Chung-Shing & Pecht, Michael (1997), The Taiwan electronics industry, CRC Press LLC. Lin, Hui-Lin & Li, Hsiao-Yun & Yang, Chih-Hai (2010), "Agglomeration and productivity: Firm-level evidence from China's textile industry," China Economic Review, vo. 22, no. 3, September, pp. 313-329. Liu, Chunsheng (2008), Xây dựng mạng sản xuất toàn cầu và sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc (Quánqiú shēngchǎn wǎngluò de gòujiàn yú zhōngguó de zhànlüè xuǎnzé), Nhà xuất bản Đại học Nhân dân (Trung Quốc). Liu, Guangfu (2013), Chính sách ưu đãi để thúc đẩy nâng cấp ngành công nghiệp điện tử-IT Trung Quốc (Cùjìn diànzǐ xìnxī chǎnyè shēngjí de shuìshōu zhèngcè yánjiū), Luận văn thạc sỹ, Đại học Tế Nam (Trung Quốc). Liu, Zhiqiang (2013), Geographical Concentration of Manufacturing Industries in China: Measurements and Determinants, University of Connecticut. LPEM-FEUI (2005), Inefficiency in the Logistics of Export Industries: The Case of Indonesia, Report in collaboration with Japan Bank for International Cooperation (JBIC), Jakarta. Long, Cheryl & Zhang, Xiaobo (2009), "Cluster-Based Industrialization in China," IFPRI Discussion Paper 00937, International Food Policy Research Institute. Lu, Li Jun & Yu, Binbin (2012), "Diễn biến của ngành nghề truyền thống, các ngành công nghiệp chiến lược mới và hành vi của chính phủ: lý luận và thực chứng (Chuántǒng chǎnyè yǔ zhànlüè xìng xīnxīng chǎnyè de rónghé yǎnhuà jí zhèngfǔ xíngwéi: Lǐlùn yǔ shízhèng)", tạp chí Zhōngguó ruǎn kēxué, số 5, trang 28-39. Lu, Li Jun (2010), "Xu thế và đối sách xây dựng Chiết Giang thành tỉnh mạnh về dệt may - Dựa trên điều tra và phân tích SWOT (Zhèjiāng jiànshè “fǎngzhī

234 qiáng shěng” de tàishì yǔ duìcè - Jīyú SWOT fēnxī hé wènjuàn diàochá jiéguǒ)", tạp chí Caijing Lun Zong, số 1, trang 1-6. Lu, Minghua & Li, Guoping (2004), "Chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử IT toàn cầu và gợi ý với Trung Quốc", Tạp chí Đại học Bắc Kinh, số 2004.4. Matthews, John A. & Cho, Dong-Sung (2000), Tiger Technology: The Creation of a Semiconductor Industry in East Asia, Cambridge University Press. Mathews, John A. (1999), Encouraging knowledge-intensive industries: what Australia can draw from the industrial upgrading experiences of Taiwan and Singapore, Report commissioned by the Australian Business Foundation. McKendrick, David G. & Doner, Richard F. & Haggard, Stephan (2000), From Silicon Valley to Singapore: Location and Competitive Advantage in the Hard Disk Drive Industry, Stanford University Press. MIDA (2006), Business Opportunities in Malaysia’s Electronics Industry, Kuala Lumpur, MIDA. Ministry of International Trade and Industry (1986), Industrial Master Plan 1986- 95, Kuala Lumpur, Malaysia. Ministry of International Trade and Industry (1996) Second Industrial Master Plan, Kuala Lumpur, Malaysia. Ministry of Trade and Industry (2003), Economic Survey of Singapore, Republic of Singapore. Mongkhonvanit, Jomphong (2008), "The relationship between university and industry in the knowledge economy: A case study of Thailand’s automotive cluster," the thesis submitted for the degree of Doctor of Business Administration at School of Management, University of Bath. Multimedia Development Corporation (2002), "Unlocking the Full Potential of the Information Age," www.mdc.com.my/package/ Muzalwana, A. Talib & Susila, Munisamy & Shamsuddin, Ahmed (2012), "Automotive parts manufacturing industry: Unravelling the efficacious

235 quality framework," Interdisciplinary Journal of Contemporary Research Business, vol. 4, no.2, July 2012. Narayanan, Suresh (1999), "Factors Favouring Technology Transfer to Supporting Firms in Electronics: Empirical Data from Malaysia," Asia-Pacific Development Journal, vol.6, no.1, pp.55-72. National Economic and Social Development Broad (2007), Trend of Target Industry during 2007-2011 and Regional Industrial Development, National Economic and Social Development Broad, Bangkok. Naidu, G. (2008), "Infrastructure Development in Malaysia," in Kumar, Nagesh (ed.), International Infrastructure Development in East Asia – Towards Balanced Regional Development and Integration, ERIA Research Project Report 2007-2, IDE-JETRO, Chiba, pp.204-227. Natsuda, Kaoru & Segawa, Noriyuki & Thoburn, John (2012), "Globalisation and the Malaysian Automotive Industry: Industrial Nationalism, Liberalisation, and the Role of Japan," RCAPS Working Paper No. 12002, Ritsumeikan Center for Asia Pacific Studies (RCAPS), Ritsumeikan Asia Pacific University. Natsuda, Kaoru & Thoburn, John (2011), "Industrial Policy and the Development of the Automotive Industry in Thailand," RCAPS Working Paper No. 11-5, Ritsumeikan Center for Asia Pacific Studies (RCAPS), Ritsumeikan Asia Pacific University. OECD, WTO and World Bank Group (2014), Global Value: Challanges, Opportunities, and Implication for policies, report prepared for submission to the G20 Trade Ministers Meeting in Sydney, Australia, 19 July 2014. OECD, WTO and World Bank Group (2013), Implications of global value chains for trade, investment, development and jobs, report prepared for submission to the G-20 Leaders Summit in Saint Petersburg, Russian, September 2013.

236 OECD (2013), Interconnected economies: Benefiting from global value chains, Synthesis report, Organization of Economic Cooperation and Development, Paris. Pan, Guosheng (2011), Nâng cấp ngành công nghiệp điện tử-IT Trung Quốc và mạng sản xuất toàn cầu (Quánqiú shēngchǎn wǎngluò yǔ zhōngguó diànzǐ xìnxī chǎnyè shēngjí yánjiū), Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Thượng Hải (Trung Quốc). Pang, Jin Ling và Li, Rui Zhou (2011), "Thay đổi mô hình công nghiệp dệt may và sáng tạo kỹ thuật: gợi ý từ quốc tế (Fǎngzhī chǎnyè zhuǎnxíng yǔ jìshù chuàngxīn: Guójì jièjiàn yǔ qǐshì)", tạp chí Gǎigé, số 2, trang 29-35. Pietrobelli, Carlo & Rabellotti, Roberta (editors) (2006), Upgrading to Compete: Global Value Chains, Clusters, and SMEs in Latin America, Inter-American Development Bank, Washington D.C. Poh, Kam Wong & Phang, Sock-Yong & Yong, Jong-Say & Chng, Meng-Kng (1998), "Development of Internationally Competitive Indigenous Manufacturing Firms in Singapore," Poh K.W. ed (1998), Asia's Development Experiences: How Internationally Competitive National Manufacturing Firms Have Developed in Asia, pp.372-453. Porter, Michael E. (1998), The Competitive Advantage of Nations, Free Press, New York. Qiu, Larry D. (2005), "China’s Textile and Clothing Industry," http://s3.amazonaws.com/zanran_storage/www.bm.ust.hk/ContentPages/181 12599.pdf Raja, Zainab & Raja, Sabaradin (2013), "Industry brief: Malaysia’s automotive industry (The national carmaker)," Global Advisory & Research, Malaysia EXIM Bank, 5/12/2013. Rashid, Abdullah & Maharjan, Keshav Lall & Tatsuo, Kimbara (2008), "Supplier Development Framework in the Malaysian Automotive Industry: Proton’s

237 Experience," International Journal of Economics and Management, no. 2(1), pp. 29-58. Rasiah, Rajah & Shan, Yap Xiao (2012), "Multinational Corporations, Global Production Networks and Technological Upgrading: Evidence from Integrated Circuits Production Firms in Asian Developing Economies," available on-line at http://www.nottingham.ac.uk/gep/documents/conferences/2012/malaysia- conference/rajah-rasiah.pdf Rasiah, Rajah (2009), "Malaysia’s Textile and Garment Firms at the Crossroads," Journal of Contemporary Asia, vol.39, no.4, pp.530-542. Reyes, Renato (2001), "Business-to-Bottleneck," Far East Economic Review, July 12, p. 36. Ruangwohan, Seksan (2010), "Current Situation and Outlook of E&E Industry in Thailand," http://www.asean.or.jp/ja/invest/about/eventreports/2010/2010- 10/6_Mr.%20Seksan%20Ruangwohan.%20pdf/at_download/file Schmitz, Hubert (2004), "Globalized localities: Introduction," in Schmitz H. (ed.), Local enterprises in the global economy issues of governance and upgrading, Edward Elgar, England. Schmitz, Hubert & Knorringa, Peter (2000), "Learning from Global Buyers," Journal of Development Studies, vol.37, no.2, pp.177-205. Schumpeter, Joseph A. (1912), The Theory of Economic Development, Oxford University Press, New York. Scott, Allen J. (1988), "Flexible production systems and regional development: the rise of new industrial spaces in North America and western Europe," International Journal of Urban and Regional Research, vol.12, no.2, pp.171- 186. Sen, Rahul & Srivastava, Sadhana (2011), "Integrating into Asia’s International Production Networks: Challenges and prospects for India," in Anukoonwattaka, Witada and Mikic, Mia (eds.), India: A New Player in

238 Asian Production Networks? Studies in Trade and Investment 75, ESCAP, Bangkok. Shen, Xiaofang (2000), "Linking Local Suppliers to Multinationals: How Can Governments Play a Useful Role?" Transition Newsletter, World Bank Development Economics Research Group, vol. 11, nos. 3-4, pp.14-15. Smakman, Floortje (2003), Local Industry in Global Networks: Changing Competitiveness, Corporate Strategies and Pathways of Development in Singapore and Malaysia’s Garment Industry, Amsterdam: Rozenberg Publishers. Soejachmoen, Moekti P. (2012), "Indonesia’s participation in global production networks," East Asia Forum, available on-line at http://www.eastasiaforum.org/2012/10/09/indonesias-participation-in-global- production-networks/ Sopadang, Aphichat & Yaibuathet, Korrakot (2010), "Evaluation on Fragmentation and Relocation of Electronics and Automotive and related Industries to CLMV Countries: Viewpoints of Thailand," in Banomyong, R. and M. Ishida (eds.), A Study on Upgrading Industrial Structure of CLMV Countries, ERIA Research Project Report 2009-7-3, ERIA, Jakarta, pp.104-157. Sturgeon, Timothy J. (2001), "How Do We Define Value Chains and Production Networks?" IDS Bulletin, vol.32, no.3, pp.9-18. Taiwan External Trade Development Council (2013), Taiwan auto parts and accessories industry: Development and competitive advantages. Tam, C.M. (1999), "Build-Operate-Transfer Model for Infrastructure Developments in Asia: Reasons for Successes and Failures," International Journal of Project Management, vol.17, no.6 (December), pp.377-382. Tambunan, Tulus (2011), "Do multinational companies transfer technology to local small and medium-sized enterprises? The case of the Tegal Metalworking industry cluster in Indonesia," in Rugraff E. and Hansen M.W. (eds.) (2011),

239 Multinational Corporations and Local Firms in Emerging Economies, Amsterdam University Press, Amsterdam. Techakanont, Kriengkrai (2008), "The Evolution of Automotive Clusters and Global Production Network in Thailand," Discussion Paper No. 0006, March 19, Faculty of Economics, Thammasat University. The Trade Lawyers Advisory Group LLC (2007), China's support program for selected industries: textiles and apparels. Thompson, Edmund R. (2002), "Clustering of Foreign Direct Investment and Enhanced Technology Transfer: Evidence from Hong Kong Garment Industry in China," World Development, vol.30, no.5, pp.873-889. Thun, Eric (2001), "Growing up and moving out: Globalization of "traditional" industries in Taiwan," MIT IPC Globalization Working Paper 00-004, Industrial Performance Center, Massachusset Institute of Technology. Tổ nghiên cứu của thị ủy thành phố Thiệu Hưng (2010), "Phân tích thực chứng vấn đề nâng cấp các ngành nghề truyền thống của tỉnh Triết Giang - Lấy công nghiệp dệt may Thiệu Hưng làm ví dụ (Zhèjiāng shěng chuántǒng chǎnyè zhuǎnxíng shēngjí de shízhèng fēnxī -- Yǐ shàoxīng shì fǎngzhī gōngyè wéi lì)", tạp chí Khoa học xã hội Chiết Giang, số 9, trang 28-33. Tsai, Jason & Hung, Hsiu-Yu (2011), The Competitive Strategies of Taiwanese Hi- Tech Industry, available on-line at http://www.jgbm.org/page/15%20Dr.%20Jason%20Tsai.pdf Tsuneishi, Takao (2005), "The Regional Development Policy of Thailand and Its Economic Cooperation with Neighboring Countries," IDE Discussion Papers, no. 032, IDE-JETRO, Chiba. TTRI (2005), “New Ideas in Technology, New Future of Textiles,” Taiwan Textile Research Institute, Taipei. Underwood, Laurie (1999), “The Park that Chips Built,” TOPICS, The Magazine of International Business in Taiwan, Taipei: The American Chamber of Commerce in Taiwan, vol. 29, no. 3, April.

240 van Assche, Ari (2011), The Economics of Organizing Global Production Networks. van Pottelsberghe de la Potterie, Bruno & Lichtenberg, Frank. (2001), "Does Foreign Direct Investment Transfer Technology across Borders?" Review of Economics and Statistics, vol. 83, no.3, pp.490-497. Wad, Peter & Gouvindaraju, V.G.R. Chandran (2011), "Automotive Industry in Malaysia: Assessment of its Development," International Journal of Automotive Technology and Management, vol. 11, no. 2, pp. 152-171. Wah, Lai Yew & Narayanan, Suresh (1997), "The Quest for Technological Competence via MNCs: A Malaysian Case Study," Asian Economic Journal, vol.11, no.4, pp.407-422. Wang, Jenn-hwan (2003), "The Making of Unknown Heroes: National System of Learning, OEM, and Taiwan’s IT Industry," Paper to be presented at the 15th annual conference of SASE (Society for the Advancement of Socio- economics), held at LEST (Economics and Sociology research laboratory) in Aix en Provence, France, June 26 - 28, 2003 Wang, Jing (2013), "Nghiên cứu nâng cấp ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu (Quánqiú jiàzhí liàn zhōng de zhōngguó qìchē chǎnyè shēngjí yánjiū)", Luận văn thạc sỹ, Đại học Cát Lâm (Trung Quốc). Wang, Wei-cheng (2000), "Developing the Information Industry in Taiwan: Entrepreneurial State, Guerrilla Capitalists, and Accommodative Technologists," available on-line at https://facultystaff.richmond.edu/~vwang/Publications/Developing_Informat ion_Industry.pdf Wolfe, Lisa Reynolds (2013), "Cold War Taiwan's electronics industry," the Cold War, available on-line at http://www.coldwarstudies.com/2013/06/10/cold- war-taiwans-electronic-industry/ Wong, Poh-Kam & Ho, Yuen-Ping & Singh, Annette (2009), "Industrial Cluster Development and Innovation in Singapore," in Kuchiki, Akifumi & Tsuji,

241 Masatsugu (2009), From Agglomeration to Innovation: Upgrading Industrial Clusters in Emerging Economies, Palgrave MacMilan. Wood, Andrew (2001), "GE, Shin-Etsu pick Thailand for siloxanes project," Chemical Week, February 14, p.21. World Economic Forum (2013), The Human Capital Report, Geneva. World Trade Orgnaization (2014), World Trade Report 2014, Geneva. World Trade Organization (2013), International Trade Statistics. Wu, Yanrui & Ma, Ning & Guo, Xiumei (2014), "Growth, Structural Change and Productivity Gaps in China’s Industrial Sector," chapter 18 in Ligang Song, Ross Garnaut, Cai Fang (eds) (2014), Deepening reform for China’s long- term growth and development, ANU Press, The Australian National University, Canberra, Australia. Vernon, Raymond (1966), "International Investment and International Trade in the Production Cycle," Quarterly Journal of Economics, vol.80, May, pp.190- 207. Yeung, Henry Wai-chung (2007), "From Followers to Market Leaders: Asian Electronics Firms in the Global Economy," Asia Pacific Viewpoint, vol.48, no.1, pp.1-30. Young, Alwyn (1992), "A Tale of Two Cities: Factor Accumulation and Technical Change in Hong Kong and Singapore," NBER Macroeconomics Annual 1992, National Bureau of Economic Research, MIT Press, pp.13-54. Yu, Binbin & Lu, Yao (2013), "Suy nghĩ về việc nâng cấp ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc (Zhōngguó fǎngzhī chǎnyè zhuǎnxíng shēngjí de sīkǎo)," tạp chí Fǎngzhī kējì jìnzhǎn, số 4, trang 1-7 Yu, Binbin & Bao, Xiyi (2010), "Nghiên cứu đối sách và cơ chế sự phát triển tương hỗ giữa chợ chuyên ngành và cụm liên kết ngành - Lấy công nghiệp dệt may Thiệu Hưng làm ví dụ (Zhuānyè shìchǎng yǔ chǎnyè jíqún hùdòng fāzhǎn de jīlǐ yǔ duìcè yánjiū -- Yǐ shàoxīng fǎngzhī gōngyè wéi lì), tạp chí Wèilái yǔ fāzhǎn, số 9.

242 Zhang, Laichun (2009), "Con đường nâng cấp kết cấu ngành công nghiệp ô tô Thượng Hải dưới mô hình phân công quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Thượng Hải, số 8. Zhao, Junzhu & Sun, Tieshan & Li, Guoping (2014), "Hội tụ ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc và việc lựa chọn địa điểm kinh doanh (Zhōngguó qìchē zhìzào yè jíjù yǔ qǐyè qūwèi xuǎnzé)", tạp chí Dìlǐ xuébào, số 6 (tháng 6), trang 850- 862. Zhu, Tianbiao (2006), "Rethinking Import-substituting Industrialization: Development Strategies and Institutions in Taiwan and China," Research Paper No. 2006/76, World Institute for Development Economics Research, United Nations University. ----, "Challenges and Opportunities for Taiwan’s Traditional Manufacturing Industries – A Case Study of the Textile Industry", http://www.moeasmea.gov.tw/dl.asp?filename=71221157371.pdf

243