PGS.TS Trần Đáng PGS.TS Nguyễn Thanh Phong
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
Chủ biên: PGS.TS Trần Đáng PGS.TS Nguyễn Thanh Phong Ban biên soạn: 1. PGS.TS Trần Đáng 2. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong 3. PGS.TS Lê Văn Truyền 4. GS.TS Trịnh Quân Huấn 5. GS.TS Phạm Thanh Kỳ 6. GS.TS Nguyễn Lân Dũng 7. GS.TSKH Hoàng Tích Huyền 8. TS Phan Quốc Kinh 9. BSCKII.LG Phạm Hƣng Củng 10. TS Nguyễn Hùng Long 11. TS Lâm Quốc Hùng 12. TS Lê Văn Giang 13. TS Trần Việt Nga 14. TS Đỗ Hữu Tuấn 1 LỜI NÓI ĐẦU Ở Việt Nam chƣa có tài liệu nào xuất bản về các thuật ngữ trong lĩnh vực An toàn thực phẩm. Năm 2012, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng với Nhà Xuất bản Y học cho xuất bản tài liệu: “Thuật ngữ Thực phẩm chức năng và An toàn thực phẩm” gồm 668 thuật ngữ và 206 chữ viết tắt. Lĩnh vực An toàn thực phẩm (ATTP) rất rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nghề, đối tƣợng, có tính chuyên ngành đặc thù. Thuật ngữ ATTP, khác với các từ vị thông thƣờng, thƣờng ẩn chứa thông tin chuyên ngành lớn, khi không hiểu đúng nghĩa của nó sẽ dễ dàng dẫn đến thông tin sai lệch, từ nhận thức đến hành động, gây mâu thuẫn lộn xộn trong quản lý ATTP. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ, các văn bản pháp luật. Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học và kỹ thuật công nghệ cao, có tác động lớn đến đời sống con ngƣời. Vấn đề ATTP liên quan nhiều đối tƣợng, nhiều tầng lớp, có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân, đến phát triển kinh tế, xã hội, ảnh hƣởng lâu dài đến phát triển giống nòi. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi ngƣời càng ngày càng cao và rộng rãi. Vì vậy Thuật ngữ ATTP đóng vai trò rất quan trọng. Để có sự thống nhất về các thuật ngữ trong lĩnh vực ATTP, tránh có những định nghĩa không phù hợp với quốc tế và kiến thức thông thƣờng, ảnh hƣởng tới nhận thức, hành động trong lĩnh vực ATTP, Bộ Y tế cho xuất bản tài liệu “Thuật ngữ An toàn thực phẩm”. Hy vọng, tài liệu sẽ rất bổ ích cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành ATTP, cho ngƣời sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ cho các trƣờng, thầy giáo và học sinh. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến 2 Bộ trƣởng Bộ Y tế MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu 2 Phần I: Thuật ngữ 4 A 5 B 32 C 54 D 133 Đ 148 E 165 F 166 G 171 H 193 I 208 K 213 L 222 M 232 N 249 O 284 P 286 Q 314 R 322 S 329 T 348 V 393 X 409 Y 411 Phần II: Các chữ viết tắt 413 I. Tiếng Anh 414 II. Tiếng Việt 433 3 Tài liệu tham khảo. 437 PHẦN I: THUẬT NGỮ 4 A 1. Acid amin: + Acid amin là đơn vị cấu tạo nên Protein, trong phân tử có hai nhóm chính là Carboxyl (COOH) và amin (NH2) cùng liên kết với một nguyên tử Carbon. - Từ phần tử protein đơn giản đến những phân tử protein phức tạp của tế bào đơn lẻ nhƣ vi khuẩn đến các tế bào trong cơ thể động vật đều đƣợc cấu tạo từ 20 acid amin. - Có 2 loại acid amin (1) H2N-R –COOH (R là gốc Hydrocarbon, no, không no, vòng không thơm, dị vòng). (2) H2N-Ar- COOH ( Ar là gốc Hydrocarbon thơm). + Các polymer của acid amin là các peptid, các peptit lớn chính là protein. Các acid amin trong chuỗi peptid liên kết với nhau bằng liên kết đồng hóa gọi là liên kết peptid. Hai acid amin liên kết với nhau qua một liên kết peptid gọi là Dipeptid. Ba acid amin liên kết với nhau qua 2 liên kết peptid gọi là Tripeptid. Một số acid amin liên kết với nhau gọi là oligopeptid. Nhiều acid amin liên kết với nhau gọi là Polypeptid. Có nhiều Polypeptid nhỏ và các Oligopeptid gặp trong tự nhiên, một vài trong số chúng có hoạt tính sinh học quan trọng: (1) Một số Hormone của động vật có xƣơng sống là các peptid nhỏ. (2) Insulin: Chứa 2 chuỗi Polypeptid, một chuỗi chứa 30 acid amin còn chuỗi kia chứa 21 acid amin. (3) Glucagon: chuỗi polypeptide có 29 acid amin. (4) Corticotropin: chuỗi polypeptid có 39 acid amin. (5) Có peptid mang hoạt tính sinh học quan trọng mà chỉ chứa vài acid amin: ví dụ đƣờng hóa học: Dipeptid L-Aspartyl,Phenylalanyl Methyl Este. (6) Các peptid nhỏ có hoạt tính sinh học còn phải kể đến là: 5 - Oxytocin: Có 9 acid amin - Bradykinin: có 9 acid amin - Yếu tố giải phóng Thyrotropin: Có 3 acid amin. (7) Các Enkephalin: cũng là các peptid nhỏ, đƣợc hình thành trong hệ thống thần kinh trung ƣơng, có vai trò gắn với các Receptor trong tế bào đích của não làm mất cảm giác đau. Các Receptor của Enkephalin cũng gắn với Morphin, Heroin và các Á phiện khác mặc dù chúng không phải là peptid. (8) Một số chất độc mạnh của nấm độc Amatinin, một số kháng sinh cùng các peptid. +Sinh tổng hợp Acid amin: Hai mƣơi acid amin ở cơ thể sinh vật có thể đƣợc tổng hợp từ nguyên liệu là NH4+ và khung Carbon. (1) Cơ thể thực vật thƣợng đẳng có thể tổng hợp đƣợc tất cả các acid amin cần cho tổng hợp protein từ nguồn Nitơ là N2, Nitrit, hoặc Nitrat. Các cây họ đậu, nhờ có vi khuẩn trong các nốt sần ở rễ có khả năng tiếp nhận Nitơ phân tử của khí quyển thành NH4+ để dùng cho việc tổng hợp các acid amin. (2) Các vi sinh vật: có khả năng khác nhau trong việc tổng hợp acid amin: - Vi khuẩn Leuconostic mensenteroid chỉ phát triển đƣợc khi có đủ 16 loại acid amin. - Vi khuẩn E.coli có khả năng tổng hợp đƣợc tất cả các acid amin từ - NH4+. (3) Động vật cao cấp: không có khả năng tổng hợp đƣợc tất cả các acid amin. Trong số 20 acid amin, chia ra: - Tám acid amin cần thiết: Là các acid amin mà cơ thể không thể tổng hợp đƣợc đó là các acid amin: Lysin, Threonine, Methionine, Valin, Leucin, Isoleucine, Phenyalanin, Tryptophan - Hai acid amin bán cần thiết: Là các acid amin cơ thể có thể tổng hợp đƣợc nhƣng với tốc độ chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể, đó là: Histidin, Arginine - Mƣời acid amin còn lại là các acid amin không cần thiết, là các acid amin cơ thể có tổng hợp đƣợc, đó là các acid amin: Glycin, Serin, Alanine, Aspertat, Asparagine, Glutamate, Glutamin, Protein, Tyrosin, Cysteine Nguyên liệu để tổng hợp nên các acid amin này lấy từ các hợp chất hữu cơ chứ không tự tổng hợp NH4+ từ N2, Nitrat, Nitrit nhƣ ở vi sinh vật và thực vật. + Vai trò của acid amin: (1) Acid amin là nguyên liệu để tổng hợp nên các chuỗi peptid và protein của cơ thể. Cơ thể có hàng ngàn protein khác nhau, đều đƣợc cấu tạo từ các acid amin: Vai trò của protein: - Tham gia cấu trúc, tạo hình cơ thể - Tham gia hoạt động chức năng 6 - Tham gia tổng hợp các kháng thể,men, Hormone. - Cung cấp năng lƣợng (12-15%) (2) Các acid amin cần thiết cho tổng hợp các Enzyme trong cơ thể, là những chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa diễn ra liên tục không ngừng không nghỉ của tất cả các quá trình chuyển hóa. Không có Enzyme, hoạt động của tế bào sẽ bị tê liệt. (3) Các acid amin cần thiết cho tổng hợp các Hormone trong cơ thể, là những chất điều hòa thể dịch và điều hòa ngƣợc (feed back) âm hoặc dƣơng. (4) Các acid amin liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của cơ thể, cả về thể chất và chức năng. 2. Actiso: + Actiso (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã đƣợc ngƣời Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm. + Lá Actiso chứa: (1) Acid hữu cơ bao gồm: Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Chlorogenic, acid Neoclorogenic). Acid Alcol. Acid Succinic. (2) Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid (Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid (Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid). (3) Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid. + Dƣợc điển Rumani VIII quy định dƣợc liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid. + Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến hoa (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá. + Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%).