ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU VÀ LỰA CHỌN CÁC LOÀI CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ - 2020

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU VÀ LỰA CHỌN CÁC LOÀI CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành: Lâm học

MÃ SỐ: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC

HUẾ - 2020 i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ts. Trần Minh Đức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Nông lâm Huế không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Thừa Thiên Huế, ngày ..tháng 5 năm 2020

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Trần Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm trực thuộc Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã A Roàng, xã Hương Nguyên huyện A Lưới và Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la, T.T.Huế, Dự án FTVIET đã hỗ trợ, giúp đỡ và tào điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH Chuyên ngành: Lâm học, Niên khóa 2018 – 2020 (Khóa 24) Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MINH ĐỨC Tên đề tài:Đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Mục đích của đề tài: Đánh giá, lựa chọn được những cây dược liệu tiềm năng tại KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần lập kế hoạch bảo tồnvà phát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vùng lõi và vùng đệmcủa KBT trên địa bàn huyện A Lưới 2. Phương pháp nghiên cứu: (i). Phương pháp khảo cứu, thống kê trên cơ sởkế thừa có chọn lọc các nguồn dữ liệu thứ cấp có tính cập nhật và độ tin cậy cao; (ii). Phương pháp thẩm định, phúc tra các thông tin đã thống kê được để loại bỏ, điều chỉnh các sai sót kỹ thuật hay nhần lẫn; (iii). Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin trong cộng đồng; và(iv). Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá. 3. Kết quả nghiên cứu: Trongsố trên 1.030 loài thực vật được định danh trong Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thống kê được 558 loài cây có công dụng làm thuốc, thuộc 151 họ nằm trong 06 ngành thực vật bậc cao. Ngành chiếm đa số là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 121 họ (chiếm 80,13%) và 487 loài (87,28%), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 họ chiếm 13,91% và có 51 loài chiếm 9,14%, Ngành có số họ và loài thấp nhất là Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 01 họ chiếm 0,66% và 01 loài chiếm 0,18%. Trong Ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan chiếm đa số với 102/121 họ chiếm 84,30% và 409/487 loài chiếm 83,98%. Về dạng sống, các loài cây dược liệu trên địa Khu bảo tồn Sao Lasố lượng nhiều nhất thuộc về cây thân thảo với 194 loài (34,77%), cây gỗ:162 loài (29,03%), cây bụi: 101 loài (18,10%), dây leo: 97 loài (17,38%) và thấp nhất là cây ký sinh: 4 loài (0,72%). Về bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây nhiều nhất là nhóm dùng toàn cây: 254 loài, chiếm 45,52% tổng số cây của nhóm. Tiếp theo là nhóm dùng thân rễ, rễ, vỏ rễ và củ với 143 loài chiếm 25,63%. Đây là những bộ phận rất khó phục hồi khi bị tác động. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể các loài cây thuốc trong KBT là rất cao nếu không có biện pháp quản lý quản lý bảo vệ rừng trong địa phận quản lý hiệu quả. iv

Về môi trường sống có thể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Môi trường rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố, có 324 loài, chiếm 58,06% tổng số loài. Các loài cây ven đường, bãi trống, trảng cỏ, trảng cây bụi, nương rẫy cũ có giá trị sử dụng gồm 130 loài, chiếm 23,30%. Điều này cho thấy bên cạnh ưu tiên cho việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các lâm phần rừng tự nhiên thì việc bảo vệ tính đa dạng của các sinh cảnh chưa có rừng khác cũng không kém phần quan trọng trong bảo tồn tài nguyên cây dược liệu của KBT. Về công dụng, các loài cây thuốc trong KBT Sao la tham gia trong 20 nhóm công dụng khác nhau từ các bệnh thông thường đến các bệnh mạn tính và hiểm nghèo. Đây thực sự là một tài sản quý báu cần dược gìn giữ cho hôm nay và thế hệ mai sau. Trong 558 loài cây dược liệu có tại Khu bảo tồn Sao la, có 54 loài nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định số 06/2019 của Chính phủ (chiếm 10,39% tổng số loài cây dược liệu tại KBT Sao la). Đây là nguồn gen quý hiếm cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Trên địa bàn KBT Sao la và các xã vùng đệm hiện nay người dân chủ yếu khai thác cây dược liệu trong tự nhiên. Hoạt động khai thác vì mục đích kinh tế và không đi đôi với bảo tồn làm đe dọa cạn kiệt nguồn tài nguyên tại địa phương. Hoạt động gây trồng cây dược liệu đã hình thành nhưng còn nhỏ lẻ. Một trong những khó khăn chủ yếu cho phát triển gây trồng các loài có tiềm năng kinh tế tại địa phương là thiếu nguồn giống.

Từ danh sách các loài mục tiêu, đề tài đã sử dụng các công cụ chuyên ngành để chọn được 02 loài có thể gây trồng tại địa bàn 02 xã A Roàng và Hương Nguyên thuộc vùng đệm Khu bảo tồn Sao la,gồm:(i)- Cây Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), và (ii) - Cây dây (Ampelopsis cantoniensis). Đề tài cũng đã bước đầu đề xuất được các giải pháp nhằm gìn giữ và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại địa KBT Sao la và vùng đệm gồm: Cơ chế - chính sách, giải pháp kinh tế, giải pháp xã hội, giải pháp công nghệ và một số giải pháp hỗ trợ khác.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... i LỜI CẢM ƠN ...... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ...... iii MỤC LỤC...... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...... x MỞ ĐẦU ...... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...... 3 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ...... 3 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ...... 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...... 4 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ...... 4 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...... 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ở nước ngoài ...... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trong nước ...... 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...... 13 1.2.1. Bối cảnh chung ở Việt Nam ...... 13 1.2.2. Một số thông tin về tài nguyên thực vật và dược liệu tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế 19 1.2.3. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận trước năm 2018 ...... 19 1.2.4. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận năm 2018 đến trước năm 2020 ...... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...... 24 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...... 24 vi

2.2.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn ...... 24 2.2.2. Điều tra các mô hình phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn ...... 25 2.2.3. Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển và chọn loài để phát triển gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn ...... 25 2.2.4. Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa . 25 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 25 2.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp ...... 26 2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp ...... 27 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu xác định loài dược liệu tiềm năng ...... 31 CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...... 32 3.1 Điều kiện tự nhiên ...... 32 3.1.1. Vị trí địa lý...... 32 3.1.2.Địa hình ...... 32 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ...... 32 3.1.4. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng ...... 33 3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất ...... 33 3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng ...... 34 3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ...... 37 3.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ...... 38 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ...... 38 3.2.2. Y tế ...... 39 3.2.3. Giáo dục ...... 39 3.2.4. Văn hóa ...... 40 3.2.5. Những hoạt động kinh tế chính ...... 40 3.2.6. Thu nhập, đời sống của dân cư ...... 42 3.2.7. Kết cấu hạ tầng ...... 43 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...... 45 4.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA .. 45 4.1.1. Đánh giá tính đa dạng tài nguyên cây dược liệu ...... 45 4.1.1. Thành phàn loài ...... 45 vii

4.1.2. Phân nhóm cây thuốc theo mức độ phong phú ...... 49 4.1.3. Phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh sống tại địa bàn nghiên cứu ...... 51 4.1.4. Tình trạng bảo tồn của các cây thuốc trong KBT ...... 52 4.1.5.Tình hình khai thác, sử dụng và các mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong khu bảo tồn ...... 58 4.2. PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN SAO LA ...... 62 4.3.CHỌN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ĐỂ PHÁT TRIỂN GÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN ...... 63 4.3.1.Danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển ...... 63 4.3.2. Lựa chọn loài mục tiêu để phát triển ...... 68 4.3. THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI MỤC TIÊU PHỤC VỤ MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN ...... 76 4.3.1. Cây Thiên niên kiện: ...... 76 4.3.2. Cây Chè dây ...... 76 4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU ...... 79 4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ...... 80 4.4.2. Giải pháp kinh tế ...... 80 4.4.3. Giải pháp xã hội ...... 81 4.4.4. Giải pháp Khoa học – Công nghệ ...... 81 4.4.5. Nhóm giải pháp nhằm giữ gìn, phát triển các loài cây dược liệu, kiến thức bản địa, các bài thuốc tại cộng đồng...... 82 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...... 83 5.1 KẾT LUẬN...... 83 5.2 TỒN TẠI ...... 84 5.3 KIẾN NGHỊ: ...... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 86

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BQL Ban Quản lý KBT Khu bảo tồn

ĐDSH Đa dạng sinh học QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

SWOT Điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức

LSNG Lâm sản ngoài gỗ NCQH Nguy cấp quý hiếm UBND Ủy ban nhân dân WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên RĐD Rừng đặc dụng

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong KBT Sao la Thừa Thiên Huế năm 2018 ...... 21

Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất...... 33

Bảng 3.2 Thống kê hiện trạng rừng năm 2019 ...... 35

Bảng 3.3. Thống kê về diện tích và trữ lượng tre nứa ...... 36

Bảng 3.4. Thống kê thành phần dân tộc ...... 38

Bảng 3.5 Thống kê Lao động ...... 39

Bảng 3.6. Thống kê hoạt động kinh tế, thu nhập ...... 40 Bảng 4.1. Phân bố số họ và loài trong các ngành nhómcây dược liệu trong KBT Sao la T.T.Huế

...... 45

Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về loài cây dược liệu giữa một số khu RĐD ...... 46

Bảng 4.3. Phân bố loài cây thuốc phân theo dạng sống trong KBT Sao La T.T.Huế ...... 47

Bảng 4.4. Dẫn chứng minh họa cho đa dạng về công dụng của cây thuốc trong KBT ...... 48 Bảng 4.5 : Phân bố số loài theo bộ phận sử dụng chính của cây dược liệu trong KBT Sao la

T.T.Huế ...... 49

Bảng 4.6. Các họ nhiều loài trong nhóm cây dược liệu tại KBT Sao la T.T.Huế ...... 49

Bảng 4.7. Sinh cảnh phân bố chính của các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu ...... 52 Bảng 4.8.Danh sách các loài cây dược liệu thuộc nhómnguy cấp quý hiếm có trong KBT Sao la Thừa Thiên Huế ...... 53

Bảng 4.9. Tóm tắt tình trạng một số loài cây thuốc NCQH trong KBT ...... 56

Bảng 4.10. Hoạt động thu hái lâm sản trong Khu bảo tồn ...... 58

Bảng 4.11. Một số loài cây dược liệu người dân địa phương muốn gây trồng ...... 59

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận và tiến trình nghiên cứu ...... 26

Hình 2.2 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 1 ...... 28

Hình 2.3 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 2 ...... 29

Hình 4.1.Loài Hồi nước (Limnophila rugosa) mới được phát hiện trong KBT Sao La ...... 47 Hình 4.2. Rễ củ Thiên niên kiện người dân thu hái trong rừng tự nhiên tại A Roàng để bán cho tư thương...... 61

Hình 4.3 Mô hình trồng cây Thiên niên kiện của người dân ...... 63

Hình 4.4. Cây Thiên niên kiện mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La ...... 74

Hình 4.5 Cây Chè dây mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La ...... 74

Hình 4.6. Bản đồ phân bố loài cây mục tiêu tại Khu bảo tồn Sao la ...... 75

Hình 4.7. Nhân giống cây Thiên niên kiện tại vườn nhà người dân ...... 76

Hình 4.8. Gieo hạt chè dây thử nghiệm ...... 76

Hình 4.9. Giâm hom cây Chè dây ...... 77

Hình 4.10. Cây hom phát triển sau 25 ngày giâm hom ...... 77

Hình 4.11. Cây hom phát triển sau 35 ngày giâm hom ...... 78

Hình 4.12. Cây hom phát triển lá, rễ ổn định ...... 79

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ thời xa xưa, thực vật làm thuốc đóng ộm t vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người cổ đại và ngày nay chúng vẫn giữ được vai trò ấy đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù vậy, người dân chủ yếu khai thác các loại dược liệu từ thiên nhiên hoặc được trồng với mục đích phục vụ trong gia đình. Nguồn gen cây dược liệu đang ở trong tình trạng bị đe dọa do mất môi trường sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,... Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây dược liệu, đang bị xói mòn một cách trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú… Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu. (Trần Ngọc Hải, 2009) Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10% là cây thuốc trồng. 2

Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngày nay có nhiều công nhận LSNG đóng vai trò quan trọng trong sinh kế người nghèo ở nông thôn, LSNG như một nguồn thực phẩm, thuốc vật liệu xây dựng và thu nhập. Ước tính có 60 triệu người bản địa sống phụ thuộc vào rừng ở Châu Mỹ Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á, với thêm 400 triệu đến 500 triệu người phụ thuộc trực tiếp vào các sản phẩm tự nhiên này. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải nhận ra rằng LSNG có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cả lương thực và thu nhập cho các hộ nghèo nhất, đặc biệt là bằng cách tạo ra thu nhập và cơ hội việc làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong khi ngày càng có sự đánh giá cao về tầm quan trọng của LSNG đối với các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là của những người rất nghèo và cũng có những lo ngại về tác động tiềm tàng của việc thu thập LSNG đối với đa dạng sinh học ( Prosea,1999) LSNG nói chung và cây dược liệu nói riêng là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân tộc miền núi và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay. Đặc biệt các dân tộc ít người sống gần rừng thường dựa vào LSNG thu hái từ rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc trao đổi mua bán trên thị trường, là một trong những nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày, góp phần tạo việc làm thậm chí là nguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận dân cư dân vùng nông thôn miền núi. Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn thông qua phát triển sinh kế người dân vùng giáp ranh BQL Khu bảo tồn. Qua nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được cây dược liệu có tiềm năng phát triển kinh tế người dân, định hướng mô hình trồng cây dược liệu để người dân phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la Thừa thiên Huế được thành lập năm 2010, với tổng diện tích 15.519.93 ha nằm trên địa phận xã Hương Nguyên huyện A Lưới và Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông đây là khu vực núi thấp độ cao 120- 1232m so với mực nước biển, là sinh cảnh hết sức quan trọng của các loài hệ động thực vật với mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên đai địa hình núi thấp còn lại ở vùng Trung Trường Sơn, đây là vùng có tính đa dạng cao về các sinh cảnh rừng, các loài động và thực vật. Trung Trường Sơn là nơi có các cảnh quan đại diện, là vùng tiêu biểu nhất về đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn. 3

Mặc dù KBT Sao la xa khu dân cư nhưng cùng không tránh khỏi các nhân tố tiêu cực tác động đến tài nguyên rừng, đặc biệt hiện nay đường Hồ Chí Minh ngang qua Khu bảo tồn. Các nhân tố chính đe doạ chủ yếu đến da dạng sinh học của Khu bảo tồn hiện nay đã được xác định là: + Hiện tượng khai thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra trên địa bàn, chủ yếu các loài gỗ quý, có giá trị thương mại cao. + Hoạt động săn bắt động vật hoang dã vùng rừng khu vực đầu nguồn sông Hữu Trạch diễn ra mạnh mẽ và trên diện rộng. + Hiện tượng khai thác lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là cây dược liệu là nguyên nhân làm cho mức độ phong phú của các loài cây dược liệu trở nên cạn kiệt. Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân cùng với phát triển sinh kế của họ đã góp phần trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Để người dân và cộng đồng địa phương phát triển sinh kế từ nguồn LSNG nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng thay vì chỉ thu hái từ tự nhiên, cần đẩy mạnh các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu các loài cây dược liệu phù hợp, có tiềm năng để người dân các xã vùng đệm của KBT Sao la gây trồng, phát triển các loài cây dược liệu phục vụ cuộc sống và nâng cao thu nhập. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn tại khu vực nghiên cứu và các địa phương khác có điều kiện tương đồng. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá, lựa chọn được những cây dược liệu tiềm năng tại KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần lập kế hoạch bảo tồnvà phát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vùng lõi và vùng đệmcủa KBT trên địa bàn huyện A Lưới. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Đánh giá được tính đa dạng về tài nguyên cây thuốc trong KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Xác định được các loài cây dược liệu bản địa có tiềm năng phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng đệm KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Lựa chọn được một số loài cây dược liệu phù hợp để xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững tại vùng đệm KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả của đề tài bổ sung dữ liệu khoa học về hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong rừng đặc dụng làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cho địa phương và quốc gia. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Giúp đơn vị chủ rừng (KBT Sao la tỉnh TTH) có được dữ liệu được cập nhật đầy đủ nhất về thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu trong lâm phận quản lý để có kế hoạch quản lý bảo tồn có hiệu quả. -Xác định loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm KBT Sao la trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ở nước ngoài Trước Công nguyên, loài người đã biết sử dụng nhiều loại thực vật và động vật để làm thuốc. Trải qua hàng nghìn năm sử dụng và tìm hiểu, con người đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về dược liệu, đồng thời sử dụng ngày càng nhiều vào mục đích phòng, trị bệnh. Đến nay, có hơn 80.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu ngày càng có giá trị to lớn trong Y học nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Ước tính có đến 25% trong số các loại thuốc ở ácc nước phát triển có nguồn gốc từ thảo mộc. Mức độ sử dụng dược liệu vào điều trị ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật và một số nước châu Á rất lớn. Tại Trung Quốc, hằng năm tiêu thụ khoảng 700.000 tấn dược liệu, trong đó có trên 5.000 loài thực vật; giá trị kinh tế năm 2003 ước đạt 6 tỉ USD và năm 2008 ước đạt 26 tỉ USD. Giá trị kinh tế từ các nguồn dược liệu tại Mỹ năm 2004 ước đạt 17 tỉ USD và tại Nhật Bản năm 2006 ước đạt 1,1 tỉ USD. Việc nghiên cứu và sử dụng dược liệu ở các nước này ngày càng phát triển. Đặc biệt, để bảo đảm chất lượng dược liệu trong phòng và điều trị bệnh, nhiều nước đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa cao cho các dược liệu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng LSNG làm thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, chế biến và bảo quản cây Thảo quả Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược liệu. Cuốn “Kinh thần nông” vào thế kỉ I sau Công nguyên (SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay . Năm 1595 TCN, Lý Thời Châu (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ. Năm 384 – 322 TCN Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất kiến thức về cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 TCN Theophraste ớv i tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 TCN 6 giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y dược học. Năm 79 -23 TCN, nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1.000 loài cây có ích. Năm 1533- 1617, nhà thực vật học người ý Piospiero Alpim phát hiện sự tồn tại của cá thể đực, cái của cây Chà là, miêu tả được hình thái của cây Cà phê. Charles pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc kết rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để điều trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ hơn 4.000 năm trước Công nguyên. Người Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bênh từ 2.000 năm trước đây. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình “Les phantes de mesdicinales du cambodye, du Laos as du Vietnam”, gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương. Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền được hình thành cách đây hơn 3000 năm. Chủ trương của người Ấn là ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Bộ sử thi Vedas được viết vào năm 1.500 trước công nguyên và cuốn Charakasamhita được các thầy thuốc Charaka bổ sung tiếp vào bộ sử thi Vedas, trình bày cụ thể 350 loài thảo dược. Ấn Độ là quốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo dược như tổng hợp các chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính, nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể con người. Hiện nay, chính phủ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng cây thuốc. Hầu hết các viện nghiên cứu dược của Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có hoạt tính của thực vật. Văn minh của người Ấn Độ cổ đại đã phát triển cách đây 5000 năm dọc theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi Vedas (năm 1500 TCN), chứa đựng những kiến thức phong phú về dược thảo thời kỳ đó. Những công dụng của cây thuốc này cũng được ghi lại trong cuốn sách dược thảo “Charaka Samhita”, viết năm 400 TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả người Ấn Độ đã mô tả chi tiết 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất và động vật. Hiện nay tại Ấn Độ, đã ghi nhận có khoảng 8.000 loài cây thuốc được ứng dụng trong Y học của hơn 4.000 cộng đồng dân tộc thiểu số và hàng năm doanh thu của Ấn Độ từ các hoạt động buôn bán cây thuốc trong nước và xuất khẩu là 1 tỉ Đô la Mỹ. (Andrew Chevallier Fnimh, 2006), Gần đây, theo số liệu của Tổ chức Y học Thế giới (WHO), đến năm 1995 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài được biết đến) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc có khoảng 5.000 loài. 7

Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như: hàng năm Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc Y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho Y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe dọa vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe dọa gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc. Trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro, 61 loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet. Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loài Hoa hồng (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90%. ( Richard B. Primarck,1999) Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này . Khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là cây cỏ. Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới, có nền y học dân tộc phát triển nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4000 loài) là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đất nước này. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu trứng sốt rét ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Tỷ lệ dân 8 số tin tưởng vào hiệu quả sử dụng thảo dược và các biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đang tang nhanh ở các quốc gia đang phát triển. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số nước khác, ít nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đô la.( WHO, IUCN & WWF, 1993) Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con người trong việc chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, nhưng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm, nhiều loại thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết có tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này lưu giữ thông tin có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó cây thuốc quí hiếm, có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như ở Bangladesh, một số cây thuốc quí như Tylophora indicia để chữa hen, Zannia indicia (Thuốc tẩy xổ)…trước đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc (Rauvolfila serpentine) vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái lan… mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên do bị khai thác liên tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vì vậy một số bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này. Ở Trung Quốc loài Từ (Dioscorea spp.) đã từng có trữ lượng lớn và từng được khai thác tới 30.000 tấn, nhưng hiện nay số lượng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một vài loại cây thuốc dân tộc quí như Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bố nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn có ở 1 đến 2 điểm với số lượng ít ỏi. Thế giới ngày nay có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này. Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc. (Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, 2005) 9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trong nước Công tác điều tra của Viện dược liệu - Bộ Y tế ở tất cả các địa phương trên toàn quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004, đã ghi nhận ở nước ta có 3948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật (kể cả nấm). Cụ thể, nhóm Tảo có 52 loài, thuộc 19 họ. Nhóm Nấm có 22 loài, 12 họ. Ngành rêu có 1 loài 1 họ. Ngành Thông đất có 25 loài 2 họ. Ngành Cỏ bút tháp có 3 loài 1 họ. Ngành Dương xỉ có 128 loài 26 họ. Ngành Thông có 38 loài 11 họ và ngành Ngọc Lan có 3675 loài thuộc 231 họ. (Nguyễn Tập và cộng sự, 2005) Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc đã biết đến ở Việt Nam hiện nay, phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm (truyền khẩu) trong nhân dân. Số loài được xác minh khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu của nước ngoài) chỉ chiếm khoảng 20 – 30%. Chúng được sử dụng để điều trị từ các chứng bệnh thông thường mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như cảm sốt, cảm lạnh, cầm máu – làm lành vết thương, ăn uống khó tiêu, bong gân – sai khớp do ngã, bó – nắn gãy xương,…cho đến cả một số bệnh nan y khó chữa như bệnh tim mạch, gan, thần kinh, tiểu đường,… Trong một số công bố gần đây về 920 loài cây thuốc, các tác giả của công trình đã liệt kê ra được 64 loại bệnh chứng đã được điều trị bằng cây thuốc theo cách cổ truyền (nhiều tác giả, 2004; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; T.1 và T.2. Một số loại bệnh nan giải về gan, thận, đau dạ dày, thấp khớp, bó gãy xương, chữa rắn cắn,… nhìn chung người dân tỏ ra có tín nhiệm hơn kho điều trị bằng cây thuốc theo kinh nghiệm của y học cổ truyền.( Đỗ Văn Tuân, 2012), (Nguyễn Tập và cộng sự, 2005) Theo các kết quả điều tra, Việt Nam có 7 vùng sinh thái giàu tiềm năng dược liệu của thế giới với gần 4000 loài thực vật và nấm lớn hơn có thể sử dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài có giá trị chữa bệnh cao, một số loại như hồi, quế, sâm Ngọc Linh, tràm, hoa hòe, actiso...là dược liệu quý đã được thế giới công nhận. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Gia Lai - Kon Tum có khoảng 921 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc, Đắk Lắk có 777 loài, Lâm Đồng có 715 loài,...trong đó có nhiều loài cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh, Cẩu tích, Vàng đắng, Sa nhân, Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì gai, Củ dòm...Tài nguyên dược liệu của Việt Nam phong phú và đầy tiềm năng nhưng thực tế đáng buồn là chúng ta chưa có nhiều chính sách bảo tồn nguồn gen, nhất là các cây quý. Để phát triển bền vững và hiệu quả nguồn dược liệu trong nước, khai thác được hết các tiềm năng sẵn có, chúng ta cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ quy hoạch trồng và khai thác dược liệu, bảo tồn nguồn gen...Và trên hết, Nhà nước cần có những chính sách hợp lý gắn kết được sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân trong một mục đích chung là bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong nước.

Các nghiên cứu về thành phần cây thuốc và động vật làm thuốc trong các vùng 10 lãnh thổ thường được tập trung trong các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các Vườn Quốc gia. Các nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng cây dược liệu trong các VQG là rất lớn. Năm 1957, GS Đỗ Tất Lợi đã biên soạn bộ “ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình được tái bản nhiều lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 12 (2004); trong đó, ông đã mô ảt tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, cách thu hái và chế biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhómệ b nh khác nhau. Gần đây, Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” đã giới thiệu được công dụng làm thuốc của nhiều loại thực vật. Võ Văn Chi (1997) trong cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, đã mô tả được 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có 2.500 loài thuộc 1.050 chi được xếp và 230 họ thực vật theo hệ thống của Takhtajan. Tác giả đã trình bày về cách nhận biết, các bộ phận được sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công dụng của các loài thực vật. Đến năm 2000 Võ Văn Chi và Trần Hợp tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” mô tả khoảng 6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng. Sau 15 năm nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện, Võ Văn Chi đã cho ra mắt bộ “Từ điển cây thuốc” mới gồm 2 tập với hơn 3.000 trang sách giới thiệu 4.470 cây thuốc. Trong công trình, tác giả nêu cụ thể ở từng loại cây thuốc như: tên thường gọi và tên khoa học của từng cây thuốc, mô tả cây, sinh thái, phân bố, bộ phận dùng, thành phần hóa học, công dụng, tính vị, đơn thuốc. Công trình do Nhà xuất bản Y học ấn hành năm 2012 và đã được trao giải đặc biệt trong Hội chợ Sách Việt Nam năm 2013. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 159 loài cây thuốc trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”. Trong nghiên cứu cây thuốc, không thể không kể đến nhiều bộ công trình có giá trị của Viện Dược liệu (Bộ Y Tế) như cuốn: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) với khoảng 300 loài cây thuốc đang được khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trên toàn quốc, “Dược điển Việt Nam, 2 tập” (1994) đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc. Trần Đình Lý (1995) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây có ích” trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 11

160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tannin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây. Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc. Bên cạnh đó nhiều cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam như Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loại thực vật Việt Nam”. Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các thông tin khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống – sinh thái và công dụng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần loài cây thuốc nói riêng. Bộ sách đã đề cập tới các tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống- sinh thái và công dụng, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc. Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các nghành Y tế, Lâm nghiệp, và Sinh học đã tiến hành nhiều đợt điều tra cơ bản, đặc biệt là chương trình điều tra nghiên cứu cây thuốc của Viện Dược liệu – Bộ Y Tế đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay ở nước ta có khoảng 3.948 loài cây thuốc được ghi nhận, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao và bậc thấp, bao gồm cả nấm. Kết quả điều tra được ghi nhận là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc ở các địa phương trong cả nước. Hay các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là các nghiên cứu về y học cổ truyền của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong những năm gần đây như: Đề tài xây dựng luận cứ khoa học để bảo vệ tri thức bản địa cho việc sử dụng đa dạng sinh học; Nghiên cứu và sử dụng thành công tri thức sử dụng cây Ngấy (Rubus cochinchinesis) của đồng bào dân tộc trong việc chữa trị u tiền liệt tuyến của tác giả Lưu Đàm Cư và cộng sự (2002). Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và LSNG làm thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng LSNG làm thuốc ưa khí hậumát mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều LSNG làm thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và cấp bách. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có 12 nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Cũng như các dân tộc khác, nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhiều phương thuốc bào chế từ cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian, những kinh nghiệm này đã được ghi chép thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Việt Nam là một trong những nước có nguồn dược liệu đa dạng, với khoảng 3.948 loài cây thuốc, 52 loài tảo biển, 75 loại khoáng vật và 408 loài động vật làm thuốc. Gắn liền với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú đó, nền Y dược cổ truyền Việt Nam đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã được xác định, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Nằm tại khu vực giao lưu các nền văn hóa ở các nước Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật - văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân tộc khác nhau sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi- một vùng chiếm ¾ diện tích toàn lãnh thổ, là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóatrong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh.Trong thời gian gần đây, thực vật là đối tượng đặc biệt được nhiều nhà khoa học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trò chức năng sử dụng của nó trong nhiều lĩnh vực như thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục,dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo, môi trường…ở từng vùng địa phương khác trên thế giới. Trong đó, cây thuốc được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất. Tại Việt Nam, từ thời đại các vua Hùng dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng một nền y học cổ truyền để chữa các loại bệnh tật, tổ tiên ta đã sớm sử dụng nhiều loài cây cỏ như bột đao, bột báng để thay cơm,uống nước vối để giúp tiêu hóa và phòng 13 bệnh, nhai trầu để bảo vệ răng... Trong thời kỳ độc lập (937-1399), vào thời nhà Lý, ở xã Đại Yên (Hà Nội), đời nhà Trần, Thái Y Viện đã tổ chức đi sưu tầm thuốc ở núi Yên Tử (Đông Triều - Quảng Ninh), Phạm Ngũ Lão xây dựng vườn thuốc Vạn Yên và gây rừng thuốc dược sản ở Phả Lại (huyện Chí Linh) để phục vụ quân đội đánh giặc ngoại xâm. ( Nguyễn Thị Thùy Trang , 2014) Gần đây tại Thừa Thiên Huế đã phát hiện 130 loài thuốc nam có giá trị. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế trong quá trình triển khai mô hình phát triển cây thuốc nam trên đất rừng được giao tại huyện Nam Đông, thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuy nhiên, người dân địa phương hiện mới chỉ biết sử dụng 62 loài làm dược liệu. Nhằm bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu có giá trị phục vụ chữa bệnh tại chỗ, sử dụng làm hàng hóa và nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông - Lâm Huế bước đầu chọn 28 hộ gia đình có vườn, rừng thuộc xã Hương Phú (Nam Đông) để phát triển mô hình, gắn với mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng núi. Vườn quốc gia Bạch Mã với diện tích 37.487 ha, ở gần hai thành phố lớn Huế và Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã có tới 1.406 loài thực vật, trong đó có 338 loài cây làm thuốc, 33 loài cây cho tinh dầu. Nhiều cây thuốc quý hiếm như A lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá khôi, Ô dược nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào Sách Đỏ Việt nam. Nhiều phương thuốc chữa nhiều chứng bệnh theo kinh nghiệm của người Mường, Vân Kiều, Cà tu phần lớn có sử dụng các loài cây thuốc trong rừng Quốc gia Bạch mã. Vuờn còn có những loài cây thuốc mà người dân ở đây thu hái bán qua biên giới như Chè đắng, Hoàng cầm núi, Cây ba mươi, Bảy lá một hoa, Bình vôi, Câu đằng Trung quốc, Bồ công anh Trung quốc, Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Cây cơm nguội, Ngải tím. (Mai Văn Phô, Lê Thị Hồng Nguyệt, 2001) 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Bối cảnh chung ở Việt Nam Lãnh thổ đất liền Việt Nam hẹp chiều ngang và dài chiều dọc với toạ độ 8030’ đến 23022’ vĩ Bắc và 102010’ đến 109024’ kinh Đông, diện tích gần 1/3 triệu Km2 (331.688 km2). Có bờ biển dài hơn 3000 Km với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu Km2. Địa hình 3/4 là đồi núi, đỉnh núi cao nhất là Fansipan: 3.143 m, là đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Diện tích đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao từ 500m trở xuống chiếm tới 70%, độ cao 1000m trở xuống chiếm tới 85% và chỉ có 15% diện tích lãnh thổ cao trên 1.000m và 1% cao trên 2000m. Về khí hậu, Việt nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, thuận lợi cho cây cỏ phát triển quanh năm. 14

Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị về dược liệu. Kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong số đó đặc biệt có những loài quý hiếm chữa được một số bệnh nan y hiểm nghèo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay người dân miền núi chỉ biết khai thác các nguồn dược liệu tự nhiên này mà không có các hoạt động gây trồng chúng làm cho nguồn tài nguyên quý hiếm này cạn kiệt dần. Vì vậy rất cần đẩy mạnh hơn nữa việc khoanh nuôi, gây trồng để đảm bảo nguồn tài nguyên cây thuốc được phục hồi và ngày càng phát triển. Trong đó các loại thảo mộc thiên nhiên là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc. Bởi vậy, việc bảo tồn và thử nghiệm gây trồng và nhân giống về loài này là điều vô cùng cần thiết nhằm góp phần chủ động về nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu, đưa công tác sản xuất dược liệu dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Trong nguồn tài nguyên phong phú của LSNG, nhóm cây thuốc mọc tự nhiên chiếm một vị trí về số lượng.. Tại Việt Nam theo báo cáo của Viện Dược liệu Trung ương Việt Nam (VMM) đã phát hiện 400 loài Thực vật và Nấm có công dụng làm thuốc, trong đó có 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu ở trong rừng. Hàng năm, người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây thuốc dùng để xuất khẩu. Tác giả Đỗ Tất Lợi đã công bố trên 1.000 loài cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam được sắp xếp chữa bệnh theo các nhóm: An thai, an thần, bán thân bất toại, bỏng, bỗ dưỡng, cầm máu, cảm cúm, dạ dày, đái đường, giải độc, giun sán, ngoài da, ho hen, huyết áp, tiêu hóa, tim mạch, xương cốt… Hiện nay, người ta biết rằng trong các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc gọi là hoạt chất và những chất gọi là chất độn. Các hoạt chất chứa trong vị thuốc chia thành 2 nhóm chính: Nhóm những chất vô cơ và nhóm những chất hữu cơ. Nhóm những chất vô cơ như axit và muối vô cơ, các chất khoáng. Nhóm những chất hữu cơ phức tạp hơn, thường gặp các vị thuốc như: Xơ thực vật, động vật, axit hữu cơ; dầu béo; tinh dầu; chất nhựa; những chất glucozit, heterozit, saponin, antraglucozit, tanin, anthoxyanozit; các chất nội tiết tố (hoocmon), chất kháng sinh…(Trần Ngọc Hải,2009),( LSNG Việt Nam – Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam pha II, Hà Nội 2007) Hàng năm người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây thuốc để xuất khẩu. Tác giả Đỗ Tất Lợi đã công bố trên 1.000 loài cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam đã được sắp xếp chữa bệnh theo nhóm như: an thai, an thần, bán thân bất toại, bỏng, bổ dưỡng, cầm máu, cảm cúm… Hiện nay, người ta biết rằng các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc gọi là hoạt chất và những chất khác gọi là chất độn. 15

Dược liệu Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn. Trước đây, nước ta có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ vài trăm cho đến hàng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinamomum cassia), Hồi (), Thảo quả (Amomum aromaticum), Hòe (Shophora japonica), Địa liền (), Hương nhu (Ocimum gratissimum), Cúc hoa (Chrysanthemum indicum), Ích mẫu (Leonurus artemisia), Actiso (Cynara scolymus), Đương qui (Angelicasinensis), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), Bạch chỉ (Angelica dahurica), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Bạc hà ( spp.). Thị trường xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, không đáp ứng được hàng rào kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập (thực chất là do nuôi trồng dược liệu manh mún, tự phát, chưa có đầu tư). Xuất khẩu dược liệu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc chủ yếu là dược liệu khai thác tự nhiên khá phát triển làm bào mòn nguồn gen cây con thuốc, đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc quý hiếm. Nguồn dược liệu sử dụng trong nước hiện nay phần lớn phụ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩu, trong đó bao gồm cả những dược liệu vốn mọc nhiều ở Việt Nam hoặc đã di thực thành công trồng ở Việt Nam. Từ một nước xuất khẩu nhiều dược liệu đến nay ta trở thành một nước nhập khẩu là chủ yếu và phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài (bên cạnh vấn đề chất lượng còn có vấn đề giá cả, ổn định thị trường). Với hệ thống văn bản quản lý hiện nay, Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thị trường nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán dược liệu lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến quản lý chất lượng, hiệu quả và an toàn của các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường do chưa kiểm soát, quản lý được việc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và trồng trọt, buôn bán, sản xuất dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu nhất là đối với tính đúng và khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ của dược liệu. Sau hơn 20 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt được những kết quả nhất định. Mạng lưới bảo tồn trong cả nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái Nông nghiệp, 9 vùng sinh thái Lâm nghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang); đến vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc); đồng bằng sông Hồng (Thanh Trì, Hà Nội); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa); vùng núi cao Tây Nguyên (Ngọc Linh và Đà Lạt); Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (TP. Hồ Chí Minh và Mộc Hóa, Long An). Bảo tồn được 730 loài cây thuốc; đánh giá ban đầu được 630 loài; đánh giá chi tiết và lập lý lịch giống 200 loài; tiếp tục đánh giá và lập lý lịch cho 50 loài, Điều tra, khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều nhiều vùng trên cả nước: 16

Đưa 120 loài cây thuốc vào bảo tồn tại các Vườn Quốc gia(VQG): VQGTam Đảo, VQG Bến En, VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì,... Cây thuốc giữ một vị trí quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật Việt Nam (về số lượng loài và giá trị sử dụng). Trước tình hình suy giảm nhanh chóng nguồn cây thuốc hiện nay, vấn đề bảo tồn cây thuốc là một trong những vấn đề bức thiết, cần được quan tâm trong công tác phát triển dược liệu. Đặc biệt trong công tác bảo tồn cây thuốc hiện nay cần tập trung bảo tồn những loài cây thuốc quí hiếm và những loài vốn trước kia có nhiều, nay đã bị suy giảm nghiêm trọng, đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Những đối tượng này tập hợp trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006), trong Cẩm nang những cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam (2007) và trong Sách đỏ Việt Nam (tập 2, phần thực vật, 1996). Việc tổ chức và quản lý khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập, đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia khai thác và thu hái dược liệu trong tự nhiên đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây thuốc tự nhiên. Do vậy, để đảm bảo công tác bảo tồn và phát triển dược liệu trong thời gian tới nhất thiết phải chấn chỉnh lại công tác thu mua, khai thác và thu hái cây thuốc mọc tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển đi đôi với khai thác hợp lý nguồn cây thuốc tự nhiên, Trong tổng cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có hơn 500 loài là cây thuốc đã được trồng với các mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm thuốc. Song trên thực tế, hiện chỉ có 44 loài đang được trồng thu dược liệu được trồng với quy mô sản xuất hàng hóa. Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng Thanh hao hoa vàng, Lão quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật bản, Lô hội, Hòe, Sả, Địa liền, Gừng, Tỏi, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật, Nhân trần, Bồ bồ, Thảo quyết minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Thảo quả, Xạ can, Quế, Sen, xây dựng vùng trồng Hòe xen canh với cây nông nghiệp ở Tây nguyên của Công ty xuất nhập khẩu Y tế II TP. Hồ Chí Minh; qui hoạch vùng trồng Tràm (Melaleuca anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt hàng năm ước tính khoảng 3.000 – 5.000 tấn. Trong đó, đáng kể nhất là Thanh cao hoa vàng (gần 500 tấn/năm), Quế (>300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm) …Về diện tích trồng một số cây truyền thống như Quế, 17

Cúc hoa, Hồi, Hòe, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu…gần đây đã tăng lên nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết các vùng trồng cây thuốc nhập nội (Bạch chỉ, Xuyên khung, Địa hoàng, Bạch truật, Đương qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả) đã bị mất đi đáng kể. Những loại dược liệu này đã tái phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Mặc dù có khả năng trồng trọt nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn. Dược liệu chất lượng kém, dược liệu “rác” từ biên giới, nhập khẩu không kiểm soát được có giá rẻ nên dược liệu trong nước trồng có giá cao không cạnh tranh được. Chưa có chính sách vĩ mô tầm cỡ quốc gia cho sản xuất dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu, xuât khẩu dược liệu. Vì thế việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành là giải pháp trực tiếp giúp cho dược liệu sản xuất trong nước chiếm lĩnh được thị trường. Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, châu thụ, ba kích, ngân đằng… Quá trình điều tra về tri thức bản địa trên cả nước đã tổng hợp được danh mục nhiều loài dược liệu từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng góp phần hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Cùng với đó, việc nuôi trồng dược liệu còn đem lại giá trị kinh tế cao. Thu nhập từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với việc trồng các nhóm cây lương thực (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể, người trồng đương quy có thể có thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu được 60- 80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20-40 triệu đồng/ha/năm . Hiện có một số vùng trồng dược liệu đã hình thành như cây Quế ở Yên Bái, Quảng Nam, Thanh Hóa; cây Hồi ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn; Hòe ở Thái Bình, Nghệ An, Đắk Lắk; Thanh hao hoa vàng ở Hà Nội, Bắc Giang; cây Tràm ở Đồng Tháp Mười, Long An, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh; Kim tiền thảo ở Bắc Giang, Tây Ninh; Gấc ở Hải Dương, Bắc Giang; Bụp giấm, Dừa cạn ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Tại Việt Nam có 22 địa phương có thể khai thác dược liệu ngoài tự nhiên. Các loại cây dược liệu được gây trồng nhiều gồm (51 loài): Artiso, Ba kích, Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Bồ bồ, Bụp dấm, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Dương cam cúc, Địa liền, Đỗ trọng, Đương quy, Độc hoạt, Đinh lăng, Gừng, Gấc, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Hoè, Hoắc hương, Hoàng bá, Hồi, Huyền sâm, Hy thiêm, Hoài sơn, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Lão quan thảo, Lô hội, Mã đề, Nhàu, Nhân trần, Ngưu tất, Nga truật, Ô đầu, Quế, Râu mèo, Sả, Sâm báo (Sâm Bố chính), Sâm ngọc linh, Sâm đại hành, Sa nhân, Sinh địa, Thanh cao hoa vàng, Thảo quả, Trạch tả, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Xạ can, Ý dĩ. (Báo sức khỏe và đời sống, 2006) 18

Nhiều địa phương ở miền Bắc đã có các làng nghề trồng, chế biến và kinh doanh dược liệu từ lâu đời. Thôn Ninh Giang, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội) có tới 60% số hộ chuyên làm nghề chế biến dược liệu. Còn số hộ có thu nhập liên quan đến dược liệu thì cả 100% các gia đình trong làng. Tương truyền, thời Lý, có bà Thái Lão người từ nơi khác đến, giàu lòng nhân ái, giỏi nghề thuốc nam chữa bệnh cứu người. Một hôm khi qua vùng đất Ninh Hiệp, thấy đất đai phì nhiêu, dân làng cần cù, bà đã ở lại dạy dân làm nghề thuốc. Nhờ có công lao truyền nghề, bà được triều đình phong là Lý Nhũ Thái Mẫu Dược sư thần linh. Tại đình làng Ninh Giang còn khắc đôi câu đối: "Y pháp tinh thông, cứu bệnh, cứu nhân danh bất hủ/ Dược phương năng đạt, thọ dân, thọ thế nãi phi thường". Nhiều năm trước đây, cánh đồng thôn Ninh Giang bát ngát bạch chỉ, ngưu tất, sinh địa.... Người Ninh Giang tự hào rằng người làng có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần nhìn cây là biết giá trị để mua. Đầu năm 2010, Ninh Giang đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề thuốc bắc, thuốc nam truyền thống. Làng nghề phát triển mạnh, người sống bằng nghề làm ruộng ở làng đã giảm nhiều, nhưng hầu hết không có ai xa quê. Theo Trưởng thôn Ninh Giang, toàn thôn có 254 hộ chế biến thuốc, tạo doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chiếm gần 80% tổng doanh thu toàn thôn. Giờ thì dân Ninh Giang không trồng cây thuốc nữa, mà toả đi khắp nơi để thu gom dược liệu…Hễ nơi nào có dược liệu làm thuốc đều có người Ninh Giang đến thu mua. Theo ông Hướng, người Ninh Giang chế biến khoảng 3.000 vị thuốc khác nhau, mỗi hộ tập trung vào một vài sản phẩm thế mạnh. Thuốc sau khi sơ chế tại làng được bán cho các công ty dược, các lương y… Có nghề truyền thống, người dân không chỉ có cuộc sống khá, mà còn rèn được tính năng động, nhạy bén, hoạt bát trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh nhiều làng nghề truyền thống đã nổi danh, trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây thuốc có hiệu quả. Mô hình trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang: Anh Nguyễn Văn Điều ở thôn An Phú (xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) là người đầu tiên đưa cây Kim tiền thảo về thôn trồng cách đây trên 10 năm (năm 2000), ban đầu chỉ có số ít hộ dân tham gia trồng với diện tích nhỏ lẻ. Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế của cây dược liệu này đem lại ngày càng cao nên nhân dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích ra trồng. Năm 2010, hơn 100 hộ trong tổng số 450 hộ nông dân trong thôn đã mở rộng diện tích trồng cây kim tiền thảo lên gần 10ha, thu bán được trên 800 triệu đồng. Nhờ giá trị kinh tế thu về từ cây thảo dược này mà đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nâng cao. Cây Kim tiền thảo không chỉ được trồng ở những chân ruộng cao cấy một vụ lúa không ăn chắc mà còn được người dân trồng lên đồi, đan xen với vải thiều. Nhờ giá trị kinh tế từ cây dược liệu này đem lại mà số hộ nghèo trong thôn đã giảm nhiều. Mô hình Tổ liên kết sản xuất trồng và nhân giống Ba kích thương phẩm tại thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù (Tam Đảo) chúng tôi mới thấy hết được sức sống của cây Ba 19 kích trên vùng đất này. Một trong số những hộ tham gia trồng Ba kích trong Tổ liên kết, anh Nguyễn Văn Sô cho biết: Anh cũng không nghĩ rằng, giá trị kinh tế của cây Ba kích lại lớn như thế. Năm 2010, gia đình anh có diện tích 160m2 ở thôn Đồng Thõng, quanh năm chỉ trồng sắn, chăn nuôi, giá trị kinh tế rất thấp. Khi được biết anh bạn ở Quảng Ninh hướng dẫn trồng cây Ba kích và hứa đến thời kỳ thu hoạch sẽ thu mua hết với giá cao, anh Sô mạnh dạn dỡ bỏ cây sắn và thay vào đó là trồng cây Ba kích. Sau gần 3 năm thử nghiệm, diện tích trồng Ba kích của anh nằm trong diện quy hoạch xây dựng chùa Bảo Tháp Tây Thiên của huyện nên phải dỡ bỏ. Tưởng chừng mất trắng công sức sau gần 3 năm chăm sóc, nhưng khi đào lên thấy cây cho củ, khối lượng đạt khoảng 2kg/gốc. Sau đó, anh bạn ở Quảng Ninh đến thu mua toàn bộ số củ Ba kích anh trồng được với giá 200.000đ/kg củ tươi với tổng số hơn 300 gốc, anh thu về trên 60 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả từ cây Ba kích mang lại, cùng với nguồn vốn sẵn có, sự hỗ trợ từ Hội Nông dân tỉnh, những năm tiếp theo anh tiếp tục trồng và nhân giống cây Ba kích bán ra thị trường. Hiện nay, gia đình anh đang trồng 5 sào cây Ba kích (700 gốc/sào) và 600m2 vườn ươm cây con giống. Theo tính toán của anh Sô, sau khoảng 2 năm nữa, 5 sào trồng Ba kích của anh sẽ cho thu hoạch, với giá bán như hiện nay (200.000đ/kg) doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng. Anh Sô cho biết thêm: Trồng Ba kích không khó, lại tốn ít công chăm sóc, phù hợp với đất vùng đồi núi, có thể trồng dưới tán cây khác mà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, khoảng 3 năm cho thu hoạch, nhưng nếu càng trồng lâu thì chất lượng củ càng tốt, giá bán sẽ cao hơn. Ngoài ra, trồng Ba kích người dân có thể tự túc cây giống bằng cách cắt cành dâm xuống đất. Có thể khẳng định Ba kích là cây trồng phù hợp trên vùng đất (trước đây chỉ biết trồng sắn) cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. (Dương Minh,2014) 1.2.2. Một số thông tin về tài nguyên thực vật và dược liệu tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế KBT Sao la Thừa Thiên Huế được đánh giá là nơi có tài nguyên ĐDSH cao. Bên cạnh tài nguyên động vật rừng thì hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng và chứa đựng nhiều tiềm năng cần được quan tâm quản lý bảo tồn. Tuy những dữ liệu thực vật đã được công bố chưa thật đầy đủ, đồng bộ và thống nhất nhưng đã thể hiện được bức tranh về tính đa dạng của nguồn tài nguyên này trong KBT. 1.2.3. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận trước năm 2018 Theo tài liệu của Dự án Hành Lang Xanh (2006): trong khu vực dự án tổng cộng có 869 loài, thuộc 489 chi của 131 họ thực vật bậc cao có mạch. Đáng chú ý là: có trên 100 loài Lan được ghi nhận, trong đó có 4 chi và 19 loài mới cho khu hệ thực vật Trung Trường Sơn. Ngành Hạt trần: ghi nhận 4 loài Thông đều thuộc họ Podocarpaceae là Podocarpus neriifolius, Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatus và Dacrydium elatum, trong đó 3 loài cuối thuộc nhóm Sắp tuyệt chủng (VU) theo Danh lục đỏ của IUCN; có chỉ có một loài gắm Gnetum latifolium biết chắc chắn, loài thứ hai chưa thu được mẫu vật. Tất cả các loài Gắm ở Việt Nam đều bị đe dọa tuyệt chủng. Cây gỗ: có 20

112 loài / 48 họ. Các loài cây dùng làm thuốc: 43 loài/ 25 họ; Cây dùng làm cảnh: 91 loài/ 23 họ; Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn, hệ thực vật của vùng nghiên cứu của dự án có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng Himalaya, nhất là với phần Đông Nam. Các yếu tố địa lý thực vật Himalaya phổ biến ở vùng nghiên cứu.Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-Malaixia và Malaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật của vùng nghiên cứu.Một vài loài thuộc nhóm vừa kể như Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Freycinetia sumatrana, Parkia sumatrana, Harmandia mekongensis có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sống. Hiếm khi tìm thấy những địa điểm nhỏ lẫn lộn các loài Thông như Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium eLatum, Nageia wallichiana và Podocarpus neriifolius. Các họ lớn nhất trong hệ thực vật này là Polypodiaceae, Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Zingiberaceae, Annonaceae, Melastomataceae, Myrsinaceae, Fabaceae, và Moraceae Polypodiaceae.Các họ này bao gồm 52% tất cả các loài được ghi nhận trong toàn hệ thực vật. Mười chi lớn nhất của hệ thực vật này là Ardisia (Myrsinaceae), Ficus (Moraceae), Asplenium, DipLazium,Tectaria (Polypodiaceae), Alpinia (Zingiberaceae), Hedyotis, Lasianthus (Rubiaceae) và Begonia (Begoniaceae). Các chi và họ kể trên mang những đặc trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật Đông Dương và Trung Trường Sơn. Những họ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quần xã thực vật ở đây là đại diện của những chi và họ đã được trình bày cũng như một số họ khác như Acanthaceae, Anacardiaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Meliaceae, Moraceae, Myrtaceae, Podocarpaceae, Sapotaceae, Sterculiaceae, Styracaceae, Symplocaceae, Theaceae và Verbenaceae. Các chi và họ kể trên mang những đặc trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật và tiêu biểu cho tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Thống kê của Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế (2013) cho thấy: trong khu vực quy hoạch KBT có 816 loài, thuộc 130 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn: nhóm Nguy cấp (E): loài,3 nhóm Sắp nguy cấp (V): 3 loài; nhóm Hiếm (R): 1 loài và nhóm Thông tin chưa đủ (K): 3 loài. Rất tiếc là trong nguồn tài liệu này không có danh lục các loài cụ thể. Theo Sở KH&CN Thừa Thiên Huế (2012) trong KBT có 785 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 153 họ. Dữ liệu này được thể hiện tại một bản danh lục sắp xếp theo hệ thống phân loại nhưng thiếu các thông tin chi tiết về hiện trạng và giá trị của loài. Tuy vậy có thể đánh giá đây là dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy cao nhất hiện thời. Báo cáo chuyên đề của Hạt Kiểm lâm KBT (2016) cho thấy: trong KBT có 10 loài thực vật thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP (nhóm IA – 2 loài, IIA – 8 loài), 8 loài 21

thực vật thuộc Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (EN – 4 loài, VU – 4 loài) và 8 loài thực vật thuộc danh lục của IUCN 2010 (EN – 4 loài, VU – 4 loài). Trong KBT Sao la có 7 kiểu thảm thực vật (Rừng nguyên sinh rậm thường xanh, cây lá rộng chưa bị tác động ở đất thấp; Rừng thứ sinh rậm và thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp; Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa; Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh; Các quần xã Ráng; Các quần xã thực vật ở ven suối; Các quần xã thực vật sống trên đá). Sự đa dạng về khu hệ và thảm thực vật tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động bảo tồn ĐDSH ở góc độ quốc gia và khu vực. Bên cạnh nhiều loài thực vật nguy cấp cần được ưu tiên bảo tồn thì nhiều loài là nguồn thức ăn quan trọng của các loài móng guốc, linh trưởng và nhiều nhóm động vật hoang dã quý hiếm khác. Các dạng thảm thực vật khác nhau cũng là nơi cư trú phù hợp cho từng nhóm loài động vật rừng. Có rất nhiều loài thực vật thuộc các nhóm công dụng khác nhau trong nhu cầu sử dụng của con người tạo ra một tiềm năng lớn trong phát triển sinh kế cộng đồng và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. 1.2.4. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận năm 2018 đến trước năm 2020 Theo kết quả điểu tra của Dự án Trường Sơn Xanh (2018) tại Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế, tổng số loài thực vật được định danh và lập thành danh lục là 1035 loài, thuộc 162 họ thực vật bậc cao . Như vậy so với dữ liệu của Sở NN&PTNT (2013) thì kết quả điều tra đã bổ sung được 217 loài và 32 họ; còn so với dữ liệu của Sở KH&CN (2012) thì đã bổ sung được 248 loài và 9 họ. Về giá trị sử dụng,đáng chú ý có tới 574 loài có giá trị về mặt dược liệu (chiếm 55,45% tổng số loài được ghi nhận) và có 204 loài cho gỗ; các loài còn lại thuộc các nhóm cho LSNG hay chưa rõ công dụng. Kết quả thống kê cũng cho thấy trong KBT có 45 loài thực vật nguy cấp quý hiếm. Trong đó có 38 loài thuộc SĐVN.2007 (CR– 2 loài; EN - 16 loài, VU- 20 loài,); 13 loài thuộc NĐ.32/2006 (nhóm IA– 3 loài, nhóm IIA – 10 loài). Như vậy so với những công bố trước đây (2013, 2016) thì số loài thực vật thuộc nhóm NCQH được thống kê đã tăng lên đáng kể (thêm 35 loài). Trong số các loài tăng thêm có 12 loài được bổ sung qua đợt điều tra tháng 3/2018 và 23 loài đã được ghi nhận trước đây nhưng chưa được thống kê vào danh sách các loài NCQH. Bảng 1.1. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong KBT Sao la Thừa Thiên Huế năm 2018 IUCN STT Tên Khoa học Tên phổ thông SĐVN NĐ32 2017 (1) (2) (3) (5) (6) (7) 1. Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet. Gội nếp; Gội tía VU 22

IUCN STT Tên Khoa học Tên phổ thông SĐVN NĐ32 2017 2. Anoectochilus annamensis Aver. Giải thùy Trung bộ IA 3. Anoectochilus setaceus Blume Giải thùy tơ EN IA EN 4. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Dó bầu EN 5. Ardisia silvestris Piard Lá khôi VU 6. Bulbophyllum astelidum Aver. Cầu diệp sao EN 7. Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn. Xương cá VU 8. Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU 9. Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Re hương CR IIB 10. Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. Đảng sâm VU IIA 11. Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng IIA 12. Dendrobium amabile (Lour.) O’ Brien Thủy tiên hường EN 13. Dendrobium nobile Lindl. Hoàng phi hạc EN IIB 14. Embelia parviflora Wall. ex A. DC. 1834. Thiên lý hương VU 15. Enicosanthellum plagioneurum (Diels) Ban Nhọc trái khớp lá thuôn VU 16. Eria obscura Aver. Nỉ lan tối EN 17. Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh IIA 18. Euonymus chinensis Lindl. Đỗ trọng nam EN 19. Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng IIA 20. Goniothalamus macrocalyx Ban Giác đế đài to EN 21. Goniothalamus vietnamense Ban Bổ béo đen VU 22. Illicium petelotii A.C. Sm, 1947 Hồi núi EN 23. Indosinias involucrata (Gagnep.) Vidal Cúc mai CR 24. Ixodonerium annamense Piard Néo; Mô VU 25. Lithocarpus amygdalifolius (Skan) Hayata Dẻ hạnh nhân VU 26. Lophopetalum wightianum Arn. Ba khía VU 27. Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam. Sến mật EN 28. Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. Kè đuôi nhông; IIA 29. Melanorrhoea laccifera Pierre Sơn huyết VU 30. Melientha suavis Pierre Rau sắng, VU 31. Michelia balansae (DC) Dany Giổi lông VU 32. Pachylarnax praecalva Dany Mỡ vạng VU 23

IUCN STT Tên Khoa học Tên phổ thông SĐVN NĐ32 2017 33. Paphiopedilum appletonianum (Gower) Rolfe Hài đài cuốn VU IA 34. Parashorea stellata Kurz Chò đen VU 35. Paris polyphylla Smith Trọng lâu nhiều lá EN 36. Pauldopia ghorta (G. Don) Steen. Đinh cánh EN 37. Peliosanthes teta Andr. Sâm mây VU 38. Raphistemma hooperianum (Blume) Decne Trâm hùng EN 39. Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard Ba gạc lá to VU 40. Rhopalocnemis phalloides Jungh. Chùy đầu dương hình VU 41. Scaphium macropodum (Miq) Lười ươi EN 42. Sindora siamensis Teysm. ex Miq. Gụ mật EN IIA 43. Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. &S. Larsen Gụ lau; EN IIA 44. Stephania rotunda (Lour) Bình vôi IIB 45. Styrax litseoides J. E. Vidal Bồ đề lá bời lời; EN Ghi chú - Nghị định 32/2006/NĐ- CP: + IA - Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; + IIA - Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. - Sách Đỏ Việt Nam (2007): + EN- Nguy cấp. + VU - Sắp nguy cấp. + NT - Sắp bị đe dọa, - Danh lục đỏ IUCN (2017): + CR- Cực kỳ nguy cấp; + EN- Nguy cấp; + VU - Sắp nguy cấp; + NT - Sắp bị đe dọa; + LC-Ít quan tâm;

24

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các loài cây có công dụng làm thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe có phân bố tự nhiên tại vùng lõi KBT Sao la, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhóm loài sau: 1). Các loài cây dược liệu thuộc danh mục loài Nguy cấp, quý hiếm 2). Các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển 3). Các loài cây dược liệu được khai thác và gây trồngtại vùng đệm KBT. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Lĩnh vực nghiên cứu: Lâm sản ngoài gỗ và Bảo tồn đa dạng sinh học. - Không gian nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây dược liệu được thực hiện trên lâm phận (vũng lõi) của KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế + Nội dung khảo sát các mô hình gây trồng cây dược liệu và lựa chọn loài mục tiêu để phát triển được thực hiện tại vùng đệm KBT gồm 2 xã A Roàng và Hương Nguyên, huyện A Lưới . + Nội dung thử nghiệm nhân giống loài được tuyển chọn được thực hiện tại khuôn viên Văn phòng BQL KBT Sao la, thuộc xã Sơn Thủy, huyện A Lưới. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn a.Đánh giá đa dạng tài nguyên cây dược liệu - Thành phần loài - Tình trạng bảo tồn của các loài (Số lượng và phân cấp các loài thuộc nhómthực vật nguy cấp và quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định 06/2019 của Chính phủ). - Dạng sống - Bộ phận sử dụng chính - Sinh cảnh phân bố chủ yếu của loài hay nhóm loài b. Tình trạng bảo tồn của các loài cây thuốc trong KBT 25

- Danh sách các loài cây thuốc thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm - Thông tin về tình trạng của một số loài chủ yếu c.Tình hình khai thác, sử dụng và các mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn - Tình hình khai thác, sử dụng - Các mối đe dọa 2.2.2. Điều tra các mô hình phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn - Mô hình khoanh nuôi phục hồi và khai thác cường độ thấp - Mô hình trồng mới (trên đất vườn và dưới tán rừng) 2.2.3. Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển và chọn loài để phát triển gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn a.Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển - Xây dựng tiêu chí lựa chọn nhóm loài tiềm năng - Tiến hành lựa chọn và lập danh sách các loàitiềm năng b.Lựa chọn loài để phát triển gây trồng - Xác định mục tiêu chọn loài cây trồng - Xây dựng tiêu chí lựa chọn loài mục tiêu - Tiến hành lựa chọn loài mục tiêu 2.2.4. Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa - Nhân giống loài mục tiêu từ hạt - Nhân giống loài mục tiêu từ hom 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến trình thực hiện đề tài được thực hiên theo sơ đồ nghiên cứu dưới đây: 26

Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận và tiến trình nghiên cứu 2.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu như:  Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài  Thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong Khu bảo tồn  Danh lục thực vật trong Khu bảo tồn  Danh lục các loài cây dược liệu trong Khu bảo tồn  Danh sách các loài thực vật thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm  Công dụng của các loài cây dược liệu và bộ phận sử dụng  Các thông tin về giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường của các loài chủ yếu Các dữ liệu nêu trên được thu thập từ các nguồn sau: o Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của KBT o Niêm giám thống kê huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy o Phương án Quản lý rừng bền vững và Kế hoạch quản lý của KBT. 27

o Báo cáo tổng kết của các ngành có liên quan trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới o Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học mới được cập nhật đầy đủ nhất (Dự án Trường Sơn Xanh năm, ECODIT/WWF, 2018 - hợp phần Thực vật) o Các dự án phát triển dược liệu do các tổ chức (WWF, ECODIT, ...) tài trợ trên địa bàn nghiên cứu o Kế hoạch Nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2025 (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 148/KH- UBND, ngày 07 tháng 8 năm 2018) o Các tài liệu tra cứu chuyên ngành và các Văn bản Pháp luật . Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000),Tập 1-3. . Danh lục các loài Thực vật VN (ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001), Tập 1-3. . Cây cỏ có ích (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999), Tập 1-2. . Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Tập 1-2. . Sách Đỏ Việt Nam, 2007 . Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 o Các thông tin chọn lọc từ Internet 2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp 2.3.2.1. Phương pháp chuyên gia a. Lập tuyến điều tra thực địa để thu thập thông tin hiện trường Căn cứ vàobáo cáo của các chuyên gia tư vấn và nhận định của nhân viên bảo vệ rừng BQL KBT Sao la đã từng đi tuần tra các khu vực có sự phân bố của một số loài cây dược liệu. Sau đó lập các tuyến điều tra nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tuyến điều tra được bố trí đi từ độ cao thấp nhất đến cao nhất và vuông góc với đường đồng mức để đi qua nhiều dạng địa hình và trạng thái thực vật khác nhau. Trên mỗi tuyến điều tra, người điều tra di chuyển với vận tốc 2 km/h, quan sát tối thiểu mỗi bên 15 m đối với cây gỗ, 10 m đối với cây bụi, dây leo và 5 m đối với cây cây thân thảo và cây gỗ tái sinh. Sơ bộ định danh các loài thực vật thường gặp và chụp ảnh ghi nhận sự có mặt của loài. Tại các khu vực có các loài nguy cấp quý hiếm, loài mới gặp chưa định danh được hay có vấn đề cần quan tâm sẽ dừng lại để mở rộng diện quan sát ra xung quanh, chụp ảnh, thu mẫu vật, định vị bằng GPS, ghi chép các thông tin liên quan. 28

Số đợt điều tra trong quá trình nghiên cứu: 02 đợt, cụ thể: + Đợt 1 ngày 7/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 650 m, thuộc tiểu khu 350 khoảnh 3. - Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763501 -Y:1781852 tọa độ điểm kết thúc X:0763501 Y:1782214. - Tọa độ điểm lập OTC 01 X:0763404 - Y:1782262 độ cao 980 m. + Đợt 2 ngày 14/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 1000 m, thuộc tiểu khu 348 khoảnh 4 và 6. - Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763517 Y:1782216 tọa độ điểm kết thúc X:0763759 Y:1781727. - Tọa độ điểm lập OTC 02 X:0763632 - Y:1782244 độ cao 910 m. - Tọa độ điểm lập OTC 03 X:0763830 - Y:1781865 độ cao 920 m.

Hình 2.2 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 1 29

Hình 2.3 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 2 b. Thu thập mẫu vật Thu thập mẫu vật: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các mẫu vật về loài mục tiêu. 30

Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu phải có ầđ y đủ các bộ phận nhất là cành, lá cùng với hoa, quả (nếu có). Khi thu ghi chép và chụp ảnh ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô (ví dụ như màu sắc của hoa, quả,...). c. Xây dựng danh lục loài cây dược liệu Từ danh lục thực vật đã có (Dự án Trường Sơn Xanh, 2018) tiến hành rà soát và tra cứu từng loài theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam (2 tập, Võ Văn Chi, 2012) để sàng lọc ra các loài có công dụng làm thuốc và các thông tin có liên quan (dạng sống, sinh thái, bộ phận sử dụng, công dụng, ...) để từ đó lập được Danh lục sơ bộ của cây dược liệu trong KBT. Tiến hành sàng lọc thông tin, giám định lại mẫu vật, ảnh và các minh chứng khác đối với các loài có nghi vấn, phối hợp với phúc tra hiện trường, trưng cầu và tham vấn chuyên gia để khẳng định từ đó loại bỏ những sai sót, nhầm lẫn lẫn (nếu có). Bổ sung thông tin điều tra thực địa đã được thẩm định bởi chuyên gia để xây dựng được danh lục cây dược liệu chính thức của KBT và được sử dụng cho các nội dung tiếp theo trong đề tài. d. Xây dựng tiêu chí chọn nhóm loài và loài mục tiêu Dựa trên mục tiêu và các thông tin có liên quan để xây dựng bộ tiêu chí chọn loài tiềm năng và loài cây tham gia mô hình phát triển (khoanh nuôi phục hồi, làm giàu, trồng mới) đ. Phương pháp bản đồ Xây dựng bản đồ phân bố các loài chủ yếu từ dữ liệu GPS của kết quả điều tra và các công cụ GIS chuyên dụng trong quản lý tài nguyên rừng. e. Phương pháp thực nghiệm Lập vườn ươm nhân giống thử nghiệm cây mục tiêu cho các mô hình phát triển tại vùng đệm. 2.5.2.2 Phương pháp tham gia Phương pháp tham gia được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung nghiên cứu:

 Thực trạng các mô hình trồng cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn.

 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng và gây trồng loài dược liệu. 31

 Nguyện vọng gây trồng cây dược liệu và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân vùng đệm.

 Điều kiện cần có để xây dựng được các mô hình phát triển đạt được nục tiêu, có hiệu quả và có tính bền vững.

 Tham gia đánh giá theo công cụ SWOT các vấn đề liên quan. Sử dụng phương pháp phỏng vấn và một số công cụ chính trong điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản, gia công chế biến, v.v… cùng nhu cầu và nguyện vọng của người dân về việc phát triển loài cây dược liệu ở địa phương. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu xác định loài dược liệu tiềm năng 2.3.3.1. Phân tích SWOT: Thông qua thảo luận các hộ dân tham gia trồng cây dược liệu, các đối tượng liên quan, dùng phương pháp phân tích SWOT để phân tích bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai cho các mô hình trồng cây dược liệu tại 02 xã vùng đệm KBT Sao La. 2.3.3.2. Phương pháp ma trận Dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng và kết quả bình chọn, cho điểm của các thành viên liên quan để: + Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển tại KBT; +Xác định được một số loài tiền năng tại KBT để phát triển tại vùng đệm 2.3.3.3. Xử lý và phân tích số liệu: Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được học viên cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel.

32

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 15.519,93 ha, thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông, tiếp giáp với 2 xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và A Roàng (huyện A Lưới). Khu bảo tồn có tọa độ địa lý: Từ160 03’07” đến 160 09’50” vĩ độ Bắc. Từ 1070 25’41” đến 1070 33’39” kinh độ Đông. 3.1.2.Địa hình KBT Sao La có địa hình núi thấp và núi trung bình. Độ cao thấp dần về hướng Bắc với độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất hơn 350, độ dốc bình quân của khu vực 250. Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên xuất hiện những thung lũng hẹp hoặc các lòng suối nhỏ, dốc với nhiều thác ghềnh. 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn -Khí hậu: KBT Sao la có điều kiện khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình là sườn đông của dãy Trường Sơn, nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn. Theo số liệu thống kê trong 10 năm trở lại đây cho thấy, mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 12, lượng mưa bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 9 – 12, trong giai đoạn này lượng mưa thường chiếm 80 – 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình 87 – 88%, độ ẩm thấp nhất 75 – 77% (tháng 6), độ ẩm tương đối cao nhất 95 – 96% (tháng 12). Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 22 – 24,50 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được 11 – 120 C. -Thủy văn: Các con sông và suối chính ở KBT Sao la đều bắt nguồn từ phía Tây và chảy ra hướng Đông. Hầu hết các khe suối đều đổ về sông Hữu Trạch, một trong những nhánh chính của sông Hương ở Huế. Là khu vực thuộc đầu nguồn của sông Hữu Trạch, do địa hình chia cắt mạnh và sâu nên các dòng chảy thường hẹp, dốc và nhiều thác. Tuy nhiên, do có độ che phủ rừng cao, trên 90% nên các các con suối ở đây ít khi bị cạn kiệt.

33

3.1.4. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng -Địa chất: Khu vực khu bảo tồn là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơnai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh. Trong khu vực có 3 loại nền vật chất chủ yếu là đá Granit (14%); đá sét và biến chất (24%); đá cát (62%) -Đất đai: Trên cơ sở nền vật chất và yếu tố địa hình, hình thành nên 2 dạng đất chủ yếu: đất feralit núi thấp và đất feralit mùn núi trung bình phân bố ở đai cao lớn hơn 700m. Nhìn chung, các dạng đất có tầng đất mỏng và trung bình (< 80 cm), hàm lượng mùn cao do có rừng tự nhiên che phủ. Tỷ lệ đá lộ đầu khá lớn (> 15%), đây là đặc điểm rất thích hợp với sinh cảnh của các loài thú móng guốc như Sao la. 3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất Qua kết quả thống kê diễn biến tài nguyên rừng năm 2019 cho thấy tổng nhiện tích tự nhiên đất lâm nghiệp trên địa bàn KBT Sao la, cơ cấu các loại đất, loại rừng được thể hiện qua bảng 1.2 Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất

Phân theo đơn vị hành chính (xã) Tổng diện tích đất TT Loại đất Mã của chủ rừng Hương Thượng Thượng Nguyên Quảng Long

Tổng diện tích đất của I 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58 chủ rừng quản lý

1 Đất lâm nghiệp LNP 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58

1.1 Đất rừng sản xuất RSX - - - -

1.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - -

1.3 Đất rừng đặc dụng RDD 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58

Nguồn: Diễn biến rừng năm 2019

34

3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng * Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng Trên cơ sở rà soát hiện trạng rừng năm 2019 của KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng do KBT Sao la quản lý là 14.007,4 (chiếm 91,36% tổng diện tích tự nhiên của KBT), bao gồm: rừng tự nhiên 14.000,9 ha (chiếm 99,95% diện tích đất có rừng) và 100% diện tích là rừng thứ sinh; rừng trồng là 6,5 ha (chiếm 0,05%). Toàn bộ diện tích đất rừng của KBT đều là rừng trên núi đất, phân theo loài cây cụ thể như sau: - Rừng gỗ tự nhiên: 12.923,97 ha, toàn bộ là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá; - Rừng tre nứa 479,19 ha, chủ yếu là nứa và các loài tre nứa khác. - Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là 597,74 ha, trong đó diện tích rừng gỗ là chính là 328,36 ha và diện tích rừng tre nứa là chính là 269,38 ha. Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng của KBT Sao la như sau: - Rừng giàu: 2.638,61 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 7 tiểu khu (345, 347, 348, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 4 tiểu khu (398, 402, 404, 405) và xã Thượng Long tại 1 tiểu khu (409); - Rừng trung bình: 3.102,40 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 5 tiểu khu (398, 402, 403, 404, 405); - Rừng nghèo: 3.190.45 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353) và xã Thượng Quảng 1 tiểu khu (403). Diện tích chưa thành rừng của KBT là 1.311,10 ha, trong đó: - Diện tích trồng rừng chưa thành rừng là 5,44 ha; - Diện tích khoanh nuôi tái sinh là 1.205,04 ha; - Diện tích khác là 106,06 ha.

35

Bảng 3.2 Thống kê hiện trạng rừng năm 2019 Diện tích TT Phân loại rừng Mã (ha) I RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH 1100 14.007,40 1 Rừng tự nhiên 1110 14.000,90 - Rừng nguyên sinh 1111 - Rừng thứ sinh 1112 14.000,90 2 Rừng trồng 1120 6,5 - Trồng mới trên đất chưa có ừr ng 1121 6,5 - Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 1122 - - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác 1123 - II RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 14.000,90 1 Rừng trên núi đất 1210 14.000,90 2 Rừng trên núi đá 1220 3 Rừng trên đất ngập nước 1230 - Rừng ngập mặn 1231 - Rừng trên đất phèn 1232 - Rừng ngập nước ngọt 1233 4 Rừng trên cát 1240 III RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 14.000,90 1 Rừng gỗ tự nhiên 1310 12.923,97 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 12.923,97 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 - Rừng gỗ lá kim 1313 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 2 Rừng tre nứa 1320 479,19 - Nứa 1321 82,76 - Vầu 1322 - - Tre/luồng 1323 - - Lồ ô 1324 - - Các loài khác 1325 396,43 3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330 597,74 - Gỗ là chính 1331 328,36 - Tre nứa là chính 1332 269,38 4 Rừng cau dừa 1340 - IV RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 8.931,46 1 Rừng giàu 1410 2.638,61 2 Rừng trung bình 1420 3.102,40 3 Rừng nghèo 1430 3.190,45 4 Rừng nghèo kiệt 1440 - 5 Rừng chưa có trữ lượng (< 10m3) 1450 - V DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG 2000 1.311,10 1 Diện tích trồng chưa thành rừng 2010 2 Diện tích khoanh nuôi tái sinh (Cây gỗ Tái sinh) 2020 1.205,04 3 Diện tích khác (Đất trống cây bụi) 2030 106,06 Nguồn: Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế 04/2020 36

* Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ Theo tài liệu kiểm kê năm 2016 chỉ thống kê, KBT có 1.077 ha diện tích có phân bố các loài tre nứa, tập trung ở các xã Hương Nguyên và xã Thượng Quảng, tổng trữ lượng 4.257.147 cây tre nứa các loại. - Xã Hương Nguyên: 854 ha, trữ lượng 3.394.821 cây. Phân bố tại tiểu khu 345, 346, 347, 349, 351, 352, 353. - Xã Thượng Quảng: 223 ha, trữ lượng 862.326 cây. Phân bố tại các tiểu khu 404 và 405. Nếu chỉ tính riêng diện tích thuần tre nứa là 375 ha, với tổng trữ lượng là 1.727.244 cây phân bố tại xã Hương Nguyên tại các tiểu khu 346, 349, 351, 352, 353. Còn lại là diện tích hỗ giao với rừng gỗ. Bảng 3.3. Thống kê về diện tích và trữ lượng tre nứa

Xã Hương Nguyên Xã Thượng Quảng Loại đất loại rừng Diện tích Trữ lượng Diện tích Trữ lượng (ha) (cây) (ha) (cây)

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 175 490.034 153 429.380 (gỗ là chính)

Rừng hỗn giao tre nứa và gỗ 200 1.237.210 70 432.946 (tre nứa là chính)

Rừng nứa tự nhiên núi đất 83 438.625

Rừng tre nứa khác tự nhiên 396 1.228.952 núi đất

Tổng 854 3.394.952 223 862.326

Nguồn: Kiểm kê rừng KBT Sao La năm 2016 Thông tin về các loài LSNG khác ở KBT thì hiện chưa có thống kê, báo cáo chính thức cụ thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận của cán bộ KBT tại lâm phận của đơn vị thường gặp một số loài LSNG như song mây, phong lan, các loại tre, mật ong. Các loài lâm sản ngoài gỗ ở KBT thường được người dân khai thác phục vụ cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường về các loại mặt hàng từ rừng gia tăng, các LSNG điển hình như phong lan, mật ong và nhiều loại cây thuốc quý đã bị khai thác quá mức. Do vậy, đây là nội dung cần thiết phải đưa các nội dung nghiên cứu về hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ vào nội dung nghiên cứu khoa học trong những năm tiếp theo của KBT Sao la 37

3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Ban Quản lý KBT Sao la được thành lập theo Quyết định số 2020/2013/QĐ- UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu nằm trên địa bàn 3 xã gồm xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), xã Thượng Long và xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông). KBT được chia thành 3 phân khu chức năng bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.845 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.550 ha và phân khu hành chính, dịch vụ 124,93 ha. Sau khi đã giảm trừ một số diện tích như đường giao thông ra khỏi lâm phận quản lý, theo số liệu cập nhật diễn biến rừng năm 2019 KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 15,423,23 ha, toàn bộ là rừng đặc dụng. -Xã Hương Nguyên, huyện A Lưới: 9.691,87 ha (Chiếm 63,25 %) -Xã Thượng Long, huyện Nam Đông: 683,78 ha (Chiếm 32,29%) -Xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông: 4.948,58 ha (Chiếm 4,46 %) Việc quản lý và sử dụng các diện tích rừng này theo qui chế quản lý rừng đặc dụng được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây và Luật Lâm nghiệp hiện nay. Là một khu rừng đặc dụng mới được thành lập chưa lâu, do đó còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ thể hiện cụ thể trong việc xác định và phân định ranh giới; hạn chế về thực thi luật, năng lực của cán bộ, lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm; thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và vật tư trang bị... Nhiều áp lực từ phía cộng đồng, do xung quanh khu bảo tồn đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số, nhận thức về bảo tồn hạn chế, mức sống thấp, chủ yếu phụ thuộc việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng .v.v...Đồng thời, với đặc điểm địa hình và sự phong phú về đa dạng sinh học, khu vực này đã trở thành mục tiêu của tình trạng khai thác trộm gỗ, săn bắt động vật hoang dã và khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân trong vùng cũng như các địa phương khác đến; tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và một số áp lực khác đã diễn ra hết sức phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, gây suy thoái ĐDSH và đe dọa trực tiếp đến nơi sống của Sao la và các loài quan trọng khác. KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phong phú và đa dạng về thành phần động thực vật. Với những lợi thế này sẽ giúp cho KBT trở thành nơi bảo tồn và lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, vị trí của khu bảo tồn đã trở thành hành lang kết nối đa dạng sinh học của cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam, do vậy KBT luôn là khu vực dành được sự quan tâm của các tổ chức, các chương trình bảo tồn. 38

Quá trình xây dựng đường giao thông, thủy điện đã làm giảm diện tích rừng của KBT. Sau khi tách diện tích rừng của khu bảo tồn đã giảm từ 15.520,00. xuống còn 15.324,23ha. 3.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động -Dân số: Trong vùng lõi của KBT không có dân cư sinh sống. Tại 5 xã giáp ranh KBT có 2.849 hộ với 11.494 khẩu. Mật độ dân số trung bình rất thấp 23.9 người/km2, xã Thượng Long có mật độ dân cao nhất 52.9 người/km2, Hương Nguyên có ậm t độ thấp nhất 4,1 người/km2. -Dân tộc: Trên địa bàn 5 xã có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 28,56%; người dân tộc khác 71,44%. Trong đó, người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa; người Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng, Thượng Long; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng (ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Mường, Ba Na, Pa cô,). Bảng 3.4. Thống kê thành phần dân tộc

Đơn vị hành chính Nhân khẩu STT Tổng số hộ (xã) Tổng Kinh DT khác

1 A Roàng 682 2.892 34 2.858

2 Hương Nguyên 348 1.393 78 1.315

3 Thượng Long 704 2.882 78 2.804

4 Thượng Quảng 543 2.221 986 1.235

5 Dương Hòa 572 2.106 2.106 -

Tổng cộng 2.849 11.494 3.282 8.212

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 -Lao động: Số người trong độ tuổi lao động ở các xã giáp ranh KBT là 6.866 người chiếm 59,7% số dân trong khu vực. Trung bình mỗi hộ có khoảng 3 người ở độ tuổi lao động. Trong đó, xã A Roàng có tổng số lao động nhiều nhất với 1.833 người, xã Hương Nguyên ít nhất chỉ có 684 lao động. Lực lượng lao động nam và nữ tương đối đồng đều. Nhân lực trong khu vực các xã giáp ranh với KBT tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,5% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như 39 thương mại dịch vụ 3,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9%. Bảng 3.5 Thống kê Lao động

Đơn vị hành chính Lao động STT Tổng số hộ (xã) Tổng Nam Nữ

1 A Roàng 682 1.833 954 879

2 Hương Nguyên 348 684 335 349

3 Thượng Long 704 1.680 873 807

4 Thượng Quảng 543 1.385 718 667

5 Dương Hòa 572 1.284 722 562

Tổng cộng 2.849 6.866 3.602 3.264

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 Theo kết quả điều tra, hiện có tới 15 % lao động thiếu việc làm, đây là nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều sức ép làm giảm tính đa dạng sinh học trong KBT do những lao động trên vào rừng khai thác lâm sản làm kế sinh nhai chính. 3.2.2. Y tế Trong các xã giáp ranh KBT, mỗi xã đều có một trạm xá. Ngoài ra, trên địa bàn còn có trạm quân y của đoàn Kinh tế quốc phòng 92. Bình quân mỗi xã có 4 cán bộ y tế cùng với mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân trên địa bàn các xã giáp ranh với KBT cứ 400 - 500 người dân có một y, bác sĩ; 500 - 600 người dân có một giường bệnh. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và chữa bệnh của các trạm còn rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị cũng như thuốc men chỉ đảm bảo chữa trị các bệnh thông thường hoặc là chỉ đủ sơ cứu ban đầu cho các bệnh nhân nặng, sau đó phải chuyển lên tuyến trên. 3.2.3. Giáo dục Các xã giáp ranh KBT có hệ thống trường từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. Học sinh trung học phổ thông phải ra các trường tại trung tâm huyện để học. Hiện tại, cơ sở vật chất của các trường học đang được nâng cấp và xây mới. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 98%. Tất cả các xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang hướng tới phổ cập trung học cơ sở.

40

3.2.4. Văn hóa Văn hóa vùng này mang nét truyền thống của 3 nhóm dân tộc chính đó là Kinh, Cà Tu và Tà Ôi. Hiện nay, các phong tục tập quán vẫn còn được lưu giữ trong sinh hoạt của người dân, các lễ hội truyền thống, các điệu múa, tiếng nói… vẫn còn được lưu truyền rõ nét với bản sắc riêng của từng dân tộc. Các lễ hội văn hóa như ma chay, cưới hỏi… ảnh hưởng bởi các nhóm người dân tộc hiện có ở vùng này. Trước đây, văn hóa in đậm bản sắc của nhóm người Cà Tu, Tà Ôi. Sau này, một bộ phận lớn người Kinh di chuyển đến đã làm thay đổi một số nét văn hóa của các dân tộc này và bổ sung thêm các nét văn hóa của người kinh. 3.2.5. Những hoạt động kinh tế chính Tất cả các xã giáp ranh với KBT là các xã vùng núi, xa các khu công nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ nên Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Bảng 3.6. Thống kê hoạt động kinh tế, thu nhập

Diện tích canh tác bình Thu nhập bình quân. (1.000đồng/hộ) Đơn vị hành chính quân. (ha/hộ) STT (xã) Nông Lâm Nông Lâm Tổng Tổng nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp

1 A Roàng 12,51 0,81 11,70 100.361,40 71.839,80 28.521,50

2 Hương Nguyên 89,53 1,83 87,70 107.612,80 63.646,80 43.966,00

3 Thượng Long 7,34 1,04 6,3 78.300,00 60.000,00 18.300,00

4 Thượng Quảng 28,20 1,30 26,90 97.408,60 64.949,40 32.459,20

5 Dương Hòa 12,43 1,46 10,97 41.870,00 4.906,58 36.963,42

Bình quân khu vực 30,00 1,29 28,71 85.110,54 53.068,52 32.042,02

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 -Nông nghiệp: Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực giáp ranh với KBT, với các ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích canh tác nông nghiệp trong khu vực tương đối thấp, trung bình 1,29ha/hộ, trong đó cao nhất là xã Hương Nguyên, trung bình 1,83ha/hộ, thấp nhất là xã A Roàng, chỉ có 0,81 ha/hộ. 41

Thu nhập về nông nghiệp bình quân trong khu vực là 53.068.520 đồng/hộ, trong đó cao nhất là xã A Roàng, 71.839.800 đồng/hộ, thấp nhất là xã Dương Hòa, chỉ xấp xỉ 5 triệu đồng/năm. Trên thực tế, các xã có thu nhập bình quân từ nông nghiệp cao chính là các xã sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Riêng xã Dương Hòa, mặc dù có thu nhập bình quân từ Nông nghiệp thấp, nhưng bù lại, đây là xã có sự phát triển mạnh về kinh tế do thuận lợi về giao thông, có sự đa dạng về thành phần kinh tế, nên thu nhập tổng thể lại cao hơn so với các xã khác. -Trồng trọt: Diện tích trồng trọt chủ yếu trong vùng là cây lương thực và rau, đậu. Trong đó, lúa chiếm khoảng 55%; mầu và rau đậu chiếm 45% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt 2.741 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 367 kg/người/năm. Như vậy chưa đảm bảo an ninh lương thực cho các xã trong khu vực các xã giáp ranh với KBT, do đó, người dân trong khu vực vẫn phải một phần sống dựa vào rừng. Trong khu vực các xã giáp ranh KBT, người dân còn trồng cây cao su trên địa bàn 3 xã Thượng Quảng và Hương Nguyên, A Roàng và Thượng Long. Đây là loài cây cho thu nhập khá cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay giá Cao su không ổn định, một số hộ đã chuyển đổi sang cây trồng khác. -Chăn nuôi: Các hộ gia đình ở 5 xã giáp ranh KBT đều chăn nuôi gia súc và các loại gia cầm. Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 gia súc; 6 - 7 con gia cầm. Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi trong khu vực gặp nhiều khó khăn do thiếu đất chăn thả. Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh như lở mồm, long móng ở gia súc; dịch cúm ở gia cầm xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi của người dân các xã giáp ranh KBT. Hiện tại, chăn nuôi mới chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình nhằm cung cấp thực phẩm tại chỗ; lượng thịt gia súc, gia cầm trở thành hàng hóa chưa nhiều. -Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp bình quân trong khu vực là 28,71ha/hộ nhưng phân chia không đồng đều giữa các xã, cao nhất là xã Hương Nguyên, trung bình 87,7ha/hộ, cao gấp gần 14 lần diện tích bình quân của xã Thượng Long, chỉ có 6,3ha/hộ. Trong những năm qua, nhà nước đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ dân để người dân chủ động hơn trong việc trồng rừng. Nhờ đó mà công tác quản lý bảo vệ rừng ở các xã giáp ranh KBT được nâng cao đáng kể. Chính quyền địa phương luôn chú trọng đến công tác truyên truyền, triển khai họp vận động nhân dân hiểu và biết được các văn bản của nhà bước về công tác quản lý bảo vệ rừng. Một số hộ gia đình trong khu vực kinh doanh trồng rừng nguyên liệu. Với doanh thu 1 ha rừng trồng nguyên liệu khoảng 30 - 35 triệu đồng/chu kỳ kinh doanh (6-7 năm), mỗi hộ gia đình chỉ cần được giao bình quân 2 ha thì sẽ có thêm thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp 10 triệu đồng/năm, bằng 40% thu nhập hiện tại. Có thể nói, giao đất lâm 42 nghiệp để trồng rừng nguyên liệu đã mở ra cơ hội thoát nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ gia đình, giúp ổn định đời sống, góp phần bảo vệ khu bảo tồn. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã giáp ranh KBT diễn ra khá sôi động dưới hai hình thức quốc doanh và hộ gia đình. Hiện tại trong khu vực có 4 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp: Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, các BQL rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy. Ngoài Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, ba BQL rừng phòng hộ là các đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng phòng hộ là chính. Theo quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của chính phủ, hiện tại không có đơn vị nào có chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên. -Thương mại, dịch vụ: Trong khu vực, ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có. Trên địa bàn 4 xã đã có hc ợ. Hoạt động thương mại, dịch vụ do tư nhân đảm nhiệm. Phương thức hoạt động khá đa dạng như: trao đổi, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân. Tuyến đường Hồ Chí Minh được hoàn thành là yếu tố thuận lợi cho việc thông thương, buôn bán với các xã, huyện trong và ngoài tỉnh. -Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong khu vực không có cơ sở công nghiệp nào đáng kể, chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, quy mô hộ gia đình. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống hàng ngày như xay sát, mộc, rèn, đan lát, dệt truyền thống. Các sản phẩm làm ra phục vụ cho nhu cầu tại chỗ là chính. Đặc biệt, nghề dệt truyền thống (dệt zdèng) đang được người dân cũng như các tổ chức phi chính phủ quan tâm phục hồi, nếu được đầu tư đúng hướng, đây sẽ là một sản phầm du lịch độc đáo trong tương lai. 3.2.6. Thu nhập, đời sống của dân cư Theo kết quả thống kê năm 2019, thu nhập bình quân trên địa bàn khoảng 13,514 triệu đồng/người/ năm, trong đó nông nghiệp chiếm trên 50%. Kết quả thống kê cũng cho thấy, thu nhập bình quân trên địa bàn 5 xã tuy có tăng nhưng vẫn còn rất thấp và chỉ bằng 78,24% thu nhập của các huyện. Cụ thể: xã A Roàng là 6,5 triệu đồng/người; Hương Nguyên 8 triệu đồng/người; Thượng Quảng 24 triệu đồng/người; Dương Hòa 19,87 triệu đồng/người. Thượng Long 9,8 triệu đồng/người. Kết quả khảo sát mức sống của các hộ gia đình cho thấy 25,478 % số hộ thuộc diện nghèo. Trong các xã giáp ranh KBT, người dân xã Dương Hòa, Hương Nguyên, Thượng Long có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập hơn các xã A Roàng và Thượng Quảng. Trong khi người dân ở 3 xã kể trước có thu nhập và việc làm từ trồng rừng kinh tế, trồng cao su thì ở hai xã còn lại có rất ít hoặc không có đất. Do đó, các khu rừng tiếp giáp xã A Roàng và xã Thượng Quảng có nhiều áp lực bị xâm lấn, sử dụng trái phép hơn. 43

3.2.7. Kết cấu hạ tầng -Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực Các xã giáp ranh KBT đã có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó 70% đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa. Các công trình giao thông trên đều do chương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn. Trong KBT Sao la có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, bắt đầu từ hầm số 1 đến địa phận giáp ranh với huyện Tây Giang ở A Tép, đây là tuyến đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, lân cận KBT còn có đường 74 nối giữa hai huyện Nam đông và A Lưới. Trong KBT còn có các tuyến đường mòn đi lại giữa các tiểu khu rừng. Đây là các con đường mà lực lượng tuần tra KBT sử dụng để đi trong các đợt tuần tra và cũng có thể sử dụng làm tuyến du lịch sinh thái hay tuyến xem chim, động vật hoang dã… Tuy nhiên, do địa hình dốc, đường nhỏ, nên các con đường này chủ yếu là đi bộ, không sử dụng các phương tiện nào khác. -Hệ thống giao thông đường thủy Hệ thông sông suối trong khu vực thường dốc, nhỏ hẹp nên rất hạn chế cho việc sử dụng để lưu thông, vận chuyển. Riêng đoạn suối tại khu vực Cha Linh Mù Nú, có thể dùng thuyền máy nhỏ để đi vào KBT, độ dài đoạn suối cho loại xuồng này di chuyển khoảng 4 km. - Điện: Lưới điện Quốc gia đã phủ toàn bộ các điểm dân cư trong vùng. - Thông tin liên lạc: Đã có ạm ng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng trên toàn bộ khu vực. 3.2.8. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội Lâm phận của KBT nằm trên địa bàn hai huyện Nam Đông và A Lưới; người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với nguồn sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đó gây khó khăn, áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép, pháp rừng làm nương rẫy; săn bắt, bẫy động vật hoang dã; khai thác các loại LSNG quá mức là những vấn đề nhức nhối trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn. Nhìn chung, cuộc sống khó khăn và phong tục tập quán của người dân địa phương là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cũng như KBT loài Sao la . Truyền thống canh tác nông nghiệp bằng phát nương làm rẫy cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng trở nên thiếu hụt. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu 44 số, thậm chí sự phụ thuộc và khai thác tài nguyên rừng còn trở nên lớn hơn theo thời gian. Trước tình trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, chất lượng rừng suy giảm, đất đai cho sản xuất cũng trở nên thiếu thốn, lao động dư thừa ngày một gia tăng và nhu cầu đời sống lại ngày một cao hơn... đã đe dọa lên tài nguyên đa dạng sinh học, tạo sức ép ngày càng lớn của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động quản lý bảo vệ của KBT dẫn đến hình thành nhiều xung đột. Tuy cuộc sống của người dân đã dần được cải thiện, nhưng trước thực trạng hiện nay đòi hỏi KBT cần nhanh chóng có các giải pháp để từng bước kịp thời ngăn chặn các đe dọa do chính người dân gây ra. Song song với việc gia tăng hoạt động kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, cần áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục người dân phù hợp và quan trọng hơn cả là cùng với chính quyền địa phương tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao đời sống của các cộng đồng dân cư thôn bản, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số các xã giáp ranh với KBT. Hệ thống giao thông trong KBT Sao la đã tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội quanh khu vực. Đặc biệt là đường Hồ Chí Minh, đây là tuyến giao thông thông huyết mạch cho các hoạt động đi lại, vận chuyển giữa hai huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Con đường này giúp cho lực lượng tuần tra đi lại kiểm tra tình hình các tiểu khu nhưng đồng thời cũng là những con đường tạo điều kiện xâm nhập vào KBT để xâm hại tài nguyên rừng của các đối tượng nhằm săn bẫy động vật hoang đã và khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Hơn nữa, vấn đề tiếng ồn do động cơ ô tô gây ra sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả bảo tồn trong tương lai.

45

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA 4.1.1. Đánh giá tính đa dạng tài nguyên cây dược liệu 4.1.1. Thành phàn loài Trong số trên 1.030 loài thực vật được định danh trong Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thống kê được 558 loài cây có công dụng làm thuốc, thuộc 151 họ nằm trong 06 ngành thực vật bậc cao. Ngành chiếm đa số là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 121 họ (chiếm 80,13%) và 487 loài (87,28%), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 họ chiếm 13,91% và có 51 loài chiếm 9,14%, Ngành có số họ và loài thấp nhất là Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 01 họ chiếm 0,66% và 01 loài chiếm 0,18%. Bảng 4.1. Phân bố số họ và loài trong các ngành nhómcây dược liệu trong KBT Sao la T.T.Huế

Phân bố về Phân bố về họ loài Stt Ngành Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng

1 BRYOPHYTA - NGÀNH RÊU 4 2,65 4 0,72

2 LYCOPODIOPHYTA - NGÀNH THẠCH TÙNG 2 1,32 10 1,79

3 EQUISETOPHYTA - NGÀNH CỎ THÁP BÚT 1 0,66 1 0,18

4 POLYPODIOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ 21 13,91 51 9,14

5 PINOPHYTA - NGÀNH THÔNG 2 1,32 5 0,90

6 MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN 121 80,13 487 87,28

6.1 Magnoliopsida - LớpNgọc lan/ Hai lá mầm 102 84,30 409 83,98

6.2 Liliopsida - Lớp Hành/ Một lá mầm 19 15,70 78 16,02

Trong Ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan/Hai lá mần chiếm đa số với 102/121 chiếm 84,30% và 409/487 loài chiếm 83,98%

Mức độ phong phú về thành phần loài cây dược liệu của KBT Sao la có thể so với các khu rừng đặc dụng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 4.2. 46

Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về loài cây dược liệu giữa một số khu RĐD Tổng Năm Tỷ lệ Tổng Số diện công loài Tên khu số loài loài Ghi chú Stt tích tự bố cây RĐD thực cây (nguồn số liệu) nhiên dữ thuốc vật thuốc (ha) liệu (%) 1 VQG Bạch 37.487 2006 1.406 585 41,61 VQG Bạch Mã cung cấp Mã

2 KBTTN 41.448 2018 755 461 61,10 Dự án Trường Sơn Xanh Phong Điền

2018 1035 574 55,70 Dự án Trường Sơn Xanh

3 KBT Sao la 15.520 Đã bổ sung thêm loài mới 2020 (1035) 558 53,91 năm 2020 và loại bỏ sai sót ở dữ liệu năm 2018

Qua bảng 4.2 có thể thấy tuy tổng diện tích tự nhiên của KBT Sao la nhỏ hơn nhiều so với các KBTTN Phong Điền và VQG Bạch Mã nhưng số loài và tỷ lệ cây dược liệu so với tổng số loài thực vật đã định danh không thua kém nhiều, thậm chí ở một số chỉ tiêu còn vượt trội hơn. Cũng cần giải thích thêm rằng, so với dữ liệu thống kê năm 2018 thì năm 2020 số liệu cây thuốc có sự sụt giảm trên 10 loài. Lý do là trong quá trình phúc kiểm số liệu thống kê năm 2018 đề tài đã mạnh dạn loại bỏ một số sai sót kỹ thuật như: tên đồng nghĩa, giá trị sử dụng chưa rõ ràng, chưa có tên chính thức trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam (2012). Một trường hợp khác, như trường hợp loài Rau sắng (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007), sau khi phúc tra cho thấy cá thể bắt gặp duy nhất phân bố ngoài vùng lõi KBT (thuộc xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông,). Bên cạnh đó,đ ề tài cũng đã bổ sung được một số loài cây thuốc mới chưa có trong danh lục năm 2018, trong đó có loài thuộc nhóm Nguy cấp – Quý hiếm.. Điển hình là loài Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) thuộc họ Scrophulariaceae – Hoa mõm sói. Loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Sau khi phát hiện được loài này tại khu vực khe Tu Re (đường 74-Tiểu khu 346) vật liệu giống đã được thu thập và được nhân giống thế hệ F1 từ hạt thành công tại Tp. Huế. Loài này trước đây cũng chưa có tên trong danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế (Sở KH&CN TTH, 2012). 47

Hình 4.1.Loài Hồi nước (Limnophila rugosa) mới được phát hiện trong KBT Sao La

4.1.1.2. Dạng sống Trong 558 loài cây thuốc được thống kê tại KBT Sao la, về dạng sống, số lượng nhiều nhất thuộc về cây thân thảo với 194 loài (34,77%), cây gỗ: 162 loài (29,03%), cây bụi: 101 loài (18,10%), dây leo: 97 loài (17,38%) và thấp nhất là cây ký sinh: 4 loài (0,72%). Bảng 4.3. Phân bố loài cây thuốc phân theo dạng sống trong KBT Sao La T.T.Huế STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%) 1 Thân thảo 194 34,77 2 Dây leo 97 17,38 3 Cây bụi 101 18,10 4 Cây gỗ 162 29,03 5 Khác (ký sinh) 4 0,72

Điều này cho thấy việc bảo tồn tính nguyên vẹn các dạng sống khác nhau trong KBT có ý nghĩa lớn trong bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Đặc biệt là nhóm cây thân thảo và thân gỗ. Các dạng sống khác nhau cũng còn tạo ra cơ hội cho việc chọn và bố trí loài cây trồng, đặc biệt là trong các mô hình hỗn giao hay dưới tán rừng. 4.1.1.3. Công dụng Do điều kiện hoàn thành danh lục muộn nên việc thống kê số lượng loài theo nhóm công dụng chưa hoàn thiên. Trong khả năng cho phép, bước đầu chúng tôi chỉ đưa ra một số dữ liệu nhằm minh chứng cho tính đa dạng về công dụng của các loài cây thuốc trong KBT thông qua một số loài đại diện.

48

Bảng 4.4. Dẫn chứng minh họa cho đa dạng về công dụng của cây thuốc trong KBT

Ước tính Nhóm công dụng Stt độ phong Một số loài đại diện điển hình chữa bệnh phú về loài Ích mẫu, Hương phụ, Nhân trần, Diếp cá, Bán 1. Chữa bệnh phụ nữ: +++ hạ, Nhội, Bạch đồng nữ Nhọ nồi, Cẩu tích, Cỏ lào, Mào gà trắng, Rau 2. Cầm máu ++ ngổ 3. Hạ huyết áp: Ba gạc, Ba kích 4. Chữa lỵ ++ Đắng cẩy, Ké hoa đào, Cỏ seo gà, 5. Đau bụng, tiêu chảy: Hoàng đằng, Ổi, Sim, Trầm hương, 6. Tiêu hóa: ++ Gừng gió, Ngũ gia bì,Ớ t, Sa nhân... 7. Đau dạ dày: ++ Lá khôi,Dạ cẩm, Chè dây Bình vôi, Xấu hổ, Lạc tiên, Thạch xương bồ, 8. An thần, trấn kinh: + Vông nem Me, Dầu mè, Muồng trâu, Thảo quyết minh, 9. Nhuận tràng, tẩy: ++ Ba đậu Đắp vết thương, rắn rết, Rau tàu bay, Bảy lá một hoa, Bông ổi, Bồ cu 10. +++ côn trùng cắn vẻ Bệnh về mắt, tai, mũi, Sao đen, Cỏ dùi trống, Cúc áo, Mía dò, Đơn 11. ++ răng, họng: châu chấu, Ruối Sung, Thiên niên kiện, Lấu,Kim sương, 12. Tê thấp, đau nhức: +++ Bướm bạc, Giổi, Chìa vôi, Mã tiền, Bổ cốt toái, Re hương Chó đẻ răng cưa,Máu chó, Dây đòn gánh, Chè Chữa mụn nhọt, 13. +++ vằng, Ba chạc, Bứa, Vạn niên thanh, Kim mẩn ngứa: ngân, Đại bi, Cải trời 14. Bệnh tim + Vạn niên thanh, Ba gạc Mã đề, Cỏ chỉ,Cỏ tranh, Chỉ thiên, Cỏ cú, Sòi, 15. Thông tiểu, thông mật: ++ Tiết dê, Tiết dê lá dày, Lục lạc 3 lá tròn, Lục lạc lá ổi dài Kinh giới, Nhân trần, Tía tô, Bưởi, Me rừng, 16. Chữa cảm sốt: +++ Đại bi, Rau má, Thường sơn, Dây gắm Bồ kết, Bồ hòn, Bồng bồng, Núc nác, Chóc 17. Chữa ho, hen: +++ gai, Rau khúc,Viễn chí Đảng sâm, Khổ sâm, Ba kích, Hà thủ ô trắng, 18. Thuốc bổ: ++ Cam thảo dây, Tầm sét, Giảo cổ lam, Khoai mài, Bổ béo Sói rừng, Thao kén, Đu đủ, Rau má lá rau 19. Hỗ trợ điều trị ung thư + muống Lá ngón, Mã tiền, Chẹo, Thàn mát, Sơn, 20. Có chất độc + Hương bài Ghi chú: (+) - kém phong phú; (++) - trung bình; (+++) - Phong phú

49

4.1.1.4. Bộ phận sử dụng Việc nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây dược liệu không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Qua việc nghiên cứu về các bộ phận làm thuốc có thể phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng địa phương tại khu vực nghiên cứu. Bảng 4.5 : Phân bố số loài theo bộ phận sử dụng chính của cây dược liệu trong KBT Sao la T.T.Huế

STT Bộ phận sử dụng chính Số loài Tỷ lệ (%) 1 Lá, hoa, quả, hạt 79 14,16 2 Thân rễ, rễ, vỏ rễ, củ 143 25,63 3 Thân, vỏ thân, gỗ, cành 80 14,34 4 Toàn cây 254 45,52 5 Khác 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu, 2020) Như vậy qua số liệu thống kê cho thấy loài cây bộ phận được sử dụng nhiều nhất là toàn cây: gồm 254 loài, chiếm 45,52% tổng số loài cây của nhóm. Tiếp theo là thânrễ, rễ, vỏ rễ hay củvới 143 loài chiếm 25,63%. Đây là những bộ phận rất khó phục hồi khi bị tác động. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể các loài cây thuốc quý hiếm trong KBT là rất cao nếu không có biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng trong địa phận quản lý hiệu quả. 4.1.2. Phân nhóm cây thuốc theo mức độ phong phú Trong 151 họ cây dược liệu tại KBT Sao la có 37 họ có từ 5 loài trở lên; họ nhiều loài nhất có 41 loài. Mười (10) họ nhiều loài nhất gồm có: Euphorbiaceae – Thầu dầu (41 loài), Orchidaceae – Lan (25), Asteraceae – Cúc (20), Moraceae – Dâu tằm (19), Rubiaceae – Cà phê (17), Annonaceae – Na (14), Fabaceae – Đậu (14), Rutaceae – Cam (11), Polypodiaceae –Ráng đa túc (10), Caesalpiniaceae – Vang (10). Ngoài ra, có 2 họ khác cùng có 10 loài là Lauraceae – Long não và Myrsinaceae – Đơn nem. Kết quả này cho thấy có sự tương đồng giữa cấu trúc thành phần loài cây thuốc trong các họ với thành phần thực vật nói chung trong khu hệ. Điều này chứng tỏ nếu bảo vệ được tính nguyên vẹn của khu hệ thực vật chắc chắn sẽ bảo vệ được tính đa dạng của nhóm cây dược liệu và ngược lại. Ngoài ra, cần quan tâm thích đáng đến các họ thực vật có số loài ít và các loài có số cá thể ít trong hoạt động bảo tồn tài nguyên. Bảng 4.6. Các họ nhiều loài trong nhóm cây dược liệu tại KBT Sao la T.T.Huế 50

STT Họ Số loài 1. Euphorbiaceae – Thầu dầu 41 2. Orchidaceae – Lan 25 3. Asteraceae – Cúc 20 4. Moraceae – Dâu tằm 19 5. Rubiaceae – Cà phê 17 6. Annonaceae – Na 14 7. Fabaceae – Đậu 14 8. Rutaceae – Cam 11 9. Polypodiaceae – Ráng/ Ráng đa túc 10 10. Caesalpiniaceae - Vang 10 11. Lauraceae – Long não 10 12. Myrsinaceae – Đơn nem 10 13. Menispermaceae – Tiết dê 9 14. Apocynaceae – Trúc đào 8 15. Asclepiadaceae – Thiên lý 8 16. Mimosaceae - Trinh nữ 8 17. Verbenaceae – Tếch/ Cỏ roi ngựa 8 18. Selaginellaceae - Quyển bá 7 19. Anacardiaceae – Xoài 7 20. Clusiaceae/ Guttiferae – Bứa 7 21. Vitaceae – Nho 7 22. Araceae – Ráy 7 23. Cyperaceae - Cói 7 24. Melastomataceae – Mua 6 25. Aspleniaceae - Tổ điểu 5 26. Amaranthaceae – Rau dền 5 27. Araliaceae – Ngũ gia bì 5 28. Cucurbitaceae – Bầu bí 5 29. Loganiaceae - Mã tiền 5 30. Myrtaceae – Sim /Trâm 5 31. Rosaceae – Hoa hồng 5 32. Scrophulariaceae – Hoa mõm sói 5 33. Sterculiaceae – Trôm 5 34. Arecaceae - Cau 5 35. Poaceae – Lúa/ Hòa thảo 5 36. Smilacaceae – Kim cang 5 37. Zingiberaceae - Gừng 5

51

Các họ chỉ có một loài cây thuốc gồm: Marchantiaceae - Địa tiền, Bryaceae - Rêu thật, Funariaceae - Rêu than, Polytrichceae - Rêu tóc vàng, Equisetaceae – Mộc tặc, Adiantaceae – Ráng vệ nữ, Angiopteridaceae - Móng ngựa, Cyatheaceae – Dương xỉ mộc, Dicksoniaceae - Lông cu li, Gleicheniaceae – Ráng guột, Lomariopsidaceae - Dây choại giả, Osmundaceae - Ráng ất minh, Parkeriaceae – Rau cần trôi, Gnetaceae – Dây gắm, Acanthaceae – Ô rô, Ancistrocladaceae – Trung quân, Betulaceae - Cáng lò, Buddlejaceae – Bọ chó, Campanulaceae - Hoa chuông, Caprifoliaceae – Kim ngân, Caricaceae – Đu đủ, Cecropiaceae – Rum, Celastraceae – Dây gối, Chenopodiaceae – Rau muối, Combretaceae – Bàng, Datiscaceae – Đăng, Dipterocarpaceae – Dầu, Ericaceae - Đỗ quyên, Fagaceae - Dẻ, Gesneriaceae - Rau tai voi, Hydrangeaceae - Thường sơn, Hypericaceae – Ban, Icacinaceae - Thụ đào, Lecythidaceae – Chiếc, Lobielieae – Lô biên, Loranthaceae - Tầm gửi, Lythraceae - Bằng lăng, Magnoliaceae - Mộc lan, Onagraceae – Rau dừa nước, Orobanchaceae – Lệ dương, Pandaceae – Chanh ốc, Passifloraceae – Lạc tiên, Plantaginaceae – Mã đề, Polygalaceae – Viễn chí, Portulacaceae - Rau sam, Rhizophoraceae – Đước, Sambucaceae – Cơm cháy, Sapindaceae – Bồ hòn, Sonneratiaceae - Bần, Styracaceae - Bồ đề, Thymelaceae – Trầm, Ulmaceae – Sếu, Acoraceae - Xương bồ, Costaceae - Mía dò, Drancaenaceae – Bồng bồng, Eriocaulaceae - Cỏ dùi trống, Flagellariaceae - Mây nước, Hypoxidaceae - Hạ trâm, Musaceae - Chuối, Pontederiaceae – Lámác, và Trilliaceae - Trọng lâu. Các loài cây thuốc có số lượng cá thể hiện còn rất ít gồm: Bảy lá một hoa, Đẳng sâm, Kim ngân núi, Hồi nước, Ngũ gia bì gai, Re hương, Trầm hương và nhiều loài trong họ Lan. Đây là nhóm đối tượng cần quan tâm ưu tiên bảo vệ. 4.1.3. Phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh sống tại địa bàn nghiên cứu Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã thống kê được các loài cây dược liệu phân bố rộng ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Có những cây sống ở những vùng núi cao hay vùng đồi núi thấp, trong rừng rậm, lại có những loài cây sống ở vách núi đá, hốc đá ẩm hay sống nhờ trên thân cây khác. Một số khác thì sống gần nước, khe suối, ruộng ẩm, xung quanh bản làng, nương rẫy, ven đường đi,… Tuy nhiên, số lượng loài thường gặp ở các sinh cảnh không đồng đều nhau. Một số loài có thể phân bố trong nhiều sinh cảnh, ngược lại có những loài chỉ phân bố trong một điều kiện sinh cảnh nhất định. Để đơn giản trong đánh giá, chúng tôi chỉ chọn cho mỗi loài một sinh cảnh phân bố chính. Qua phân tích kết quả ở bảng 4.7 dễ thấy: Môi trường sống ở rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố, có 324 loài, chiếm 58,06% tổng số loài. Các loài này chủ yếu là dạng cây gỗ, cây bụi, cây bụi leo, dây leo gỗ, cây phụ sinh sống trong rừng rậm, rừng thứ sinh. Ở đây tập trung nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cả về y học và đa dạng sinh học. Các loài cây ven đường, bãi trống, 52 trảng cỏ, trảng cây bụi, nương rẫy cũ có giá trị sử dụng làm thuốc gồm 130 loài, chiếm 23,30%. Bảng 4.7. Sinh cảnh phân bố chính của các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu

STT Sinh cảnh chính của loài Số loài Tỷ lệ (%) 1 Rừng tự nhiên 324 58,06

2 Ven suối, đất ngập nước 89 15,95

Ven đường, bãi trống, trảng cỏ, 3 130 23,30 trảng cây bụi, nương rẫy cũ

4 Vườn nhà 14 2,51

5 Khác 0 0

Qua phân tích trên, có thể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Tuy nhiên, dù ở môi trường sống nào cũng đều có mặt của các loài cây dược liệu quý cần được bảo tồn. Điều này cho thấy bên cạnh ưu tiên cho việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các lâm phần rừng tự nhiên thì việc bảo vệ tính đa dạng của các sinh cảnh chưa có rừng khác cũng không kém phần quan trọng trong bảo tồn tài nguyên cây dược liệu của KBT. 4.1.4. Tình trạng bảo tồn của các cây thuốc trong KBT a. Danh lục các loài cây thuốc thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm Trong 558 loài cây dược liệu có tại Khu bảo tồn Sao la, đã thống kê được có 54 loài thuộc 24 họ thuộc nhóm loài Thực vật nguy cấp, quý hiếm (chiếm 10,39% tổng số loài cây dược liệu tại KBT). Trong đó có 27 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (Nhóm Nguy cấp - EN có 9 loài; Sắp Nguy cấp - VU có 17 loài; Sắp tuyệt chủng - CR có 1 loài) và 32 loài thuộc danh mục của Nghị định 06/2019 Nhóm (IA có 1 loài; IIA có 31 loài).Đây thực sự là nguồn gen quý hiếm cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

53

Bảng 4.8.Danh sách các loài cây dược liệu thuộc nhómnguy cấp quý hiếm có trong KBT Sao la Thừa Thiên Huế

Tình trạng bảo Tên loài Stt Stt tồn Tên Họ họ loài Tên VN (phổ SĐVN NĐ.06/ Tên KH thông) 2007 2019 1 Selaginellaceae - 1. Selaginella tamariscina Quyển bá trường VU Quyển bá (P. Beauv.) Spring sinh; 2 Dicksoniaceae - 2. Cibotium barometz (L.) J. Lông cu li,Cẩu tích IIA Lông cu li Sm. 3 Polypodiaceae – 3. Ráng Đuôi phụng; Ráng/ Ráng đa Drynaria bonii Christ. VU Cốt toái bổ bon túc 4 Anacardiaceae – 4. Melanorrhoea laccifera Sơn huyết, Sơn tiên Xoài Pierre VU

Annonaceae – Na 5. Enicosanthellum Nhọc trái khớp lá 5 VU plagioneurum (Diels) Ban thuôn 6. Goniothalamus Bổ béo đen VU vietnamense Ban 6 Apocynaceae – 7. Rauvolfia cambodiana Ba gạc lá to; Ba gạc VU Trúc đào Pierre ex Pitard cam bốt

7 Araliaceae – Ngũ 8. Acanthopanax trifoliatus Ngũ gia bì gai, Ngũ EN gia bì (L). Voss gia bì 3 lá 9. Raphistemma Trâm hùng, Đại EN hooperianum (Bl.) DC. hoa đằng 8 Balanophoraceae 10. Rhopalocnemis phalloides Chùy đầu dương VU - Dó đất Jungh. hình, Sơn dương. Campanulaceae - 11. 9 Codonopsis javanica Đảng sâm, Sâm leo, VU IIA Hoa chuông (Blume) Hook. f. Sâm dây Celastraceae – 12. 10 Euonymus chinensis Đỗ trọng tía; Đỗ EN Dây gối Lindl. trọng nam Cucurbitaceae – 13. Gynostemma 11 Giao cổ lam; Thư Bầu bí pentaphyllum (Thumb.) EN tràng năm lá; Makino 12 Fabaceae – Đậu 14. Dalbergia rimosa Roxb. Trắc dây IIA Lauraceae – Long 15. Cinnamomum 13 Re hương; Vù não parthenoxylon (Jack) CR IIA hương; Xá xị; Meisn. Menispermaceae 16. 14 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng IIA – Tiết dê 17. Stephania rotunda Lour. Bình vôi IIA 54

Tình trạng bảo Tên loài Stt Stt tồn Tên Họ họ loài Tên VN (phổ SĐVN NĐ.06/ Tên KH thông) 2007 2019 Myrsinaceae – 18. Cơm nguội thân 15 Ardisia brevicaulis Diels VU Đơn nem ngắn 19. Ardisia silvestris Piard Lá khôi; Khôi tía VU 20. Embelia parviflora Wall. Thiên lý hương, VU ex A. DC. 1834. Chua ngút hoa thưa Orobanchaceae – 21. Aeginetia indica (L.) 16 Lệ dương, tai đất VU Lệ dương Roxb. Sapotaceae – 22. Madhuca pasquieri Sến mật 17 EN Sến/ Hồng xiêm (Dub.) H.J. Lam. Scrophulariaceae 23. Limnophila rugosa (Roth) Hồi nước, Quế đất, 18 VU – Hoa mõm sói Merr. Quế vị Theaceae – 24. Adinandra megaphylla Sum lá lớn; Dương 19 VU Chè/Trà Hu đồng lá to Thymelaceae – 25. Aquilaria crassna Pierre Trầm hương; Dó 20 EN Trầm ex Lecomte bầu Araceae – Ráy 26. Homalomena gigantea Thiên niên kiện lá 21 VU Engl. to Convallariaceae - 27. Ophiopogon tonkinensis Cao cẳng; Xà bì 22 VU Mạch môn đông Rodr. Bắc bộ 28. Sâm mây; Sâm đất Peliosanthes teta Andr. VU hoa tím; Huệ đá; Orchidaceae – 29. Acriopsis liliifolia 23 Lan tổ yến java IIA Lan (Koenig) Ormerod 30. Anoectochilus setaceus Giải thùy tơ; Kim EN IA Blume tuyến tơ; 31. Arundina graminifolia (D. Lan trúc; Sậy lan; IIA Don.) Hochr. Lan trúc lá tre 32. Bulbophyllum Cầu diệp rất thơm; odoratissimum (Smith) IIA Lan lọng thơm Lindl. 33. Collabium chinense Lan cô lý; Liên IIA (Rolfe) Tang & Chen thiệt trung quốc 34. Cymbidium aloifolium Đoản kiếm lô hội, IIA (L.) Sw. Lan lô hội 35. Cymbidium lancifolium Thố nhĩ lan; Lan IIA Hook. kiếm lá giáo 36. Dendrobium acinaciforme Chân rết lá xanh, IIA Roxb lan chân rết lá nhọn 37. Dendrobium aduncum Hoàng thảo thân IIA Wall. ex Lindl. gẫy; Lan móc 38. Dendrobium Thạch hộc môi IIA hercoglossum Reichb. f. móc; Thủy tiên lưỡi 55

Tình trạng bảo Tên loài Stt Stt tồn Tên Họ họ loài Tên VN (phổ SĐVN NĐ.06/ Tên KH thông) 2007 2019 39. Lan hoàng thảo đùi Dendrobium nobile Lindl. EN IIA gà; Hoàng phi hạc 40. Dendrobium terminale Thạch hộc lá dao IIA Parish & Reichb. f. 41. Eria corneri Reichb. f. Nỉ lan corner IIA 42. Nỉ lan tả tơi; Lan Eria pannea Lindl. IIA len rách; 43. Hảo lan cao; Lan Goodyera procera (Ker. - gấm đất cao; Lan IIA Gawl.) Hook. đất 44. Habenaria Lan cò môi đỏ; Hà IIA rhodocheila Hance biện môi đỏ; 45. Kingidium deliciosum Lan san hô; Hồ IIA (Reichb. f.) Sweet điệp đôn 46. Liparis nervosa (Thunb.) Nhẵn diệp gân; Lan IIA Lindl. tai dê gân 47. Liparis stricklandiana Nhẵn diệp IIA Reichb. f. strickland 48. Ludisia discolor (Ker Lan gấm; Lá gấm, IIA Gawl.) A. Rich. Thạch tàm 49. Tục đoạn trung Pholidota chinensis Lind. IIA quốc; 50. Spiranthes sinensis (Pers.) Lan cuốn chiếu; IIA Ames Bàn long sâm 51. Thecostele alata (Roxb.) Bào trục cánh; Lan IIA Paray & Reichb. f. củ chén 52. Thrixspermum centipeda Râu ông lão; Bạch IIA Lour. điểm; Mao tử rít 53. Tropidia curculigoides Trúc kinh; Cau đất; IIA Lindl. Lan đất bông ngắn Trilliaceae - 24 54. Paris polyphylla Smith Trọng lâu nhiều lá EN IIA Trọng lâu Ghi chú: - SĐVN, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp;. - NĐ 06/2019: Nghị định số 06 của Chính phủ năm 2019: + IA: Các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; 56

+ IIA: Các loài thực vật rừng, chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại b. Tình trạng của một số loài cây thuốc trong nhóm NCQH chủ yếu trong KBT Chúng tôi chọn một số loài điển hình để thông tin về tình trạng quần thể loài của chúng trong KBT là cơ sở cho định hướng bảo tồn trong tương lai. Các loại được lựa chọn bao gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla), Trâm hùng (Raphistemma hooperianum) và Hồi nước (Limnophila rugosa). Các thông về tình trạng các loài này được trình bày tóm tắt tại bảng 4.9. Bảng 4.9. Tóm tắt tình trạng một số loài cây thuốc NCQH trong KBT Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) Họ Trầm hương (Thymelaceae)

Công dụng: Hương liệu; Dược liệu Tình trạng bảo tồn:EN - Sách đỏ VN; Các mối đe dọa: khai thác quá mức vì mục đích thương mại. Hiện trạng quần thể: chỉ bắt gặp cây tái sinh mọc rải rác; cá biệt có điểm tập trung gần 30 cá thể. Phân bố:TK350, 351

Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) Họ Long não (Lauraceae)

Công dụng: Hương liệu; Dược liệu Tình trạng bảo tồn:CR - Sách đỏ VN; IIA - NĐ/32/2006 Các mối đe dọa: khai thác quá mức. Hiện trạng quần thể: còn khá nguyên vẹn với độ bắt gặp cây trưởng thành khá nhiều. Ít gặp cây tái sinh từ hạt. Phân bố:TK350, 351

Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) Họ Hoa chuông (Campanulaceae) 57

Công dụng: Dược liệu quý, Thực phẩm; Tình trạng bảo tồn:VU - Sách đỏ VN; IIA - NĐ/06/2019 Các mối đe dọa: khai thác quá mức; kích thước quần thể nhỏ. Hiện trạng quần thể: rất ít với vài ba cá thể, hầu hết là cây tái sinh. Phân bố:TK350

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm.) Họ Trọng lâu (Trilliaceae)

Công dụng: Dược liệu quý Tình trạng bảo tồn:EN - Sách đỏ VN; IIA - NĐ/06/2019 Các mối đe dọa: khai thác quá mức; kích thước quần thể nhỏ. Hiện trạng quần thể: rất ít, hầu hết là cây tái sinh. Phân bố:Khu vực khe A Moong (TK352)

Trâm hùng (Raphistemma hooperianum (Blume) Decne) Họ Trúc đào (Apocynaceae) Công dụng: Dược liệu quý, thực phẩm Tình trạng bảo tồn:EN - Sách đỏ VN; IIA - NĐ/06/2019 Các mối đe dọa: khai thác quá mức; kích thước quần thể nhỏ. Hiện trạng quần thể: rất ít, hầu hết là cây tái sinh. Phân bố:Khu vực khe A Moong(TK352) Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) Họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) 58

Công dụng: Dược liệu quý, cho tinh dầu có mùi hoa Hồi, dùng làm gia vị Tình trạng bảo tồn:VU - Sách đỏ VN; IIA - NĐ/06/2019 Các mối đe dọa: kích thước quần thể nhỏ, biến đổi khí hậu. Hiện trạng quần thể: mới chỉ gặp ở một địa điểm, số cá thể rất ít, sống giữa lòng suối. Phân bố:Khu vực khe Tu Re (TK346)

4.1.5.Tình hình khai thác, sử dụng và các mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong khu bảo tồn a.Tình hình khai thác sử dụng Lâm phận của KBT nằm trên địa bàn hai huyện Nam Đông và A Lưới; người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với nguồn sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đógây khó khăn, áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ, trái phép; săn bắt, bẫy động vật hoang dã; khai thác các loại cây dược liệu quá mức là những vấn đề nhức nhối trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn. Các loài lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây dược liệu nói riêng ở KBT thường được người dân khai thác phục vụ cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường về các loại mặt hàng từ rừng gia tăng, các LSNG điển hình như phong lan, mật ong và nhiều loại cây thuốc quý đã bị khai thác. Một số loài cây dược liệu có trữ lượng ngoài thiên nhiên tương đối nhiều nhưng đang bị khai thác quá mức, nếu không có các biện pháp bảo tồn hợp lý, đảm bảo sự tái sinh trong thời gian tới có thể sẽ bị cạn kiệt như: Một số loài cây dược liệu trữ lượng không nhiều ngoài thiên nhiên, tỷ lệ tái sinh thường kém nhưng lại bị khai thác mạnh, một số bị khai thác theo kiểu tận diệt (nhổ cả cây và đào bới cả rễ) các loài Giải thùy tơ; Giải thùy roxburgh; Kim tuyến tơ; Lan nhung sét (Anoectochilus setaceus Blume.), Bảy lámột hoa (Paris polyphylla Smith.) Theo ghi nhận của người dân, hiện nay muốn lấy được các loài cây dược liệu quý, phải đi vào tận rừng sâu. Nhiều loài cây trước đây thường gặp nhiều nhưng ngày nay chỉ còn sót lại ở những điểm rất xa. Nhưng thời gian gần đây do nhu cầu của thị trường các loài cây dược liệu có giá trị, người dân trong khu vực khai thác bán và trở thành hàng hóa nên hiện nay đã hiếm và khó gặp. Đặc biệt, một số loài cây thuộc diện các loài quý hiếm cần bảo vệ theo danh lục của Sách đỏ Việt Nam (2007), và Nghị định số 06/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Bảng 4.10. Hoạt động thu hái lâm sản trong Khu bảo tồn 59

Đối tượng Sử dụng Lâm sản Mùa thu hái Tham gia Sử dụng Bán Mây Quanh năm Nam, nữ   Lá nón Quanh năm Nam, nữ  Mật ong 6-7 Nam   Măng 7-9 Nam, nữ   Tre, nứa Quanh năm Nam, nữ   Quả rừng Quanh năm Nam   Cây thuốc Quanh năm Nam, nữ   Qua phỏng vấn người dân về các loài cây dược liệu đang được người dân quan tâm muốn gây trồng, kết quả cho thấy phần lớn người dân muốn gây trồng các loài có giá trị cao và nhu cầu thị trường cần. Tuy nhiên một số cây quý hiếm khó tìm nguồn giống, việc triển khai gây trồng các loài này là rất khó khăn bởi nhiều lý do như kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế, không có hạt giống hay cây giống, nguồn giống lấy từ tự nhiên rất khó khăn,… Qua phỏng vấn 32 người thuộc 04 thôn trên địa bàn xã Hương Nguyên và A Roàng huyện A Lưới về nguyện vọng trồng cây dược liệu cho thấy hầu hết người dân đã quan tâm đến nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế của sản phẩm. Bên cạnh đó họ cũng đã quan tâm đến khả năng gây trồng, quản lý bảo vệ và nguồn giống có thể đáp ứng. Trừ Sâm Ngọc Linh, hầu hết cây được đề xuất trồng đều có nguồn gốc địa phương và có phân bố trong vũng lõi và vùng đệm KBT. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.11. Bảng 4.11. Một số loài cây dược liệu người dân địa phương muốn gây trồng

Tên loài Số hộ muốn gây trồng Tỷ lệ (%) TT Tên Việt Nam Tên Khoa học

1 Thiên niên kiện Homalomena occulta 20/32 62,50

2 Sâm 7 lá (BLMH) Paris polyphylla 15/32 46,88

3 Chè dây Ampelopsis cantoniensis 12/32 35,50

4 Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis 5/32 15,00

5 Lá Khôi Ardisia silvestris 3/32 9,38

6 Lan Kim tuyến Anoectochilus setaceus 2/32 6,25

b. Các mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn 60

Nghiên cứu các mối đe dọa với nguồn tài nguyên cây thuốc vừa có ý nghĩa về cơ sở lý luận, vừa có ý nghĩa về thực tiễn cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc tại KBT Sao la, đặc biệt là các loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp. Qua điều tra, tìm hiểu và đánh giá, đã xác định được nguồn tài nguyên cây thuốc bị đe dọa bởi các nhóm nguyên nhân chính sau: +Nhóm yếu tố tự nhiên Các yếu tố bên trong hệ sinh thái(HST) rừng - Sự già cỗi của một bộ phận cây gỗ lớn ở tầng cao trong lâm phần gây ra hiện tượng gãy đổ cục bộ - Mật độ quần thể của loài quá thấp (như các loài Lan; Bảy lá một hoa – Paris polyphylla) khó có khả năng phục hồi tự nhiêndo thiếu nguồn hạt giống - Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt hạn chế (do đặc điểm của loài, do nguồn giống ít, do sinh cảnh không thuận lợi; điển hình như loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) - Diễn thế thoái bộ tại các khu vực bị tác động mạnh do khai thác gỗ, mở đường tạo điều kiện cho một số loài có giá trị bảo tồn thấp (ngành Dương xỉ - Polypodiophyta và các họ Hòa thảo - Poaceae, họ Khoai lang - Convolvulaceae, họ Chuối - Musaceae, …) phát triển mạnh. Các yếu tố thiên tai và dịch hại - Mưa, lũ lớn gây sạt lở, vùi lấp và xói mòn đất, thường diễn ra ven đường mòn và sông suối làm mất nhiều cá thể các loài thực vật trong đó có cây thuốc. - Gió bão gây gãy đổ các cây gỗ lớn, tạo các lỗ trống, mất giá thể của các loài phụ sinh mà đặc biệt là Lan (Orchidaceae) - Do dịch hại: sự phát sinh của một số nhóm sinh vật hại rừng. +Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội Khai thác lâm sản ngoài gỗ - Hoạt động khai thác LSNG hiện nay còn diễn ra tại KBT. Các hoạt động phổ biến hiện tại như lấy lấy măng và mật ong, lá nón, ươi và cây thuốc có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên dược liệu của KBT. 61

Hình 4.2. Rễ củ Thiên niên kiện người dân thu hái trong rừng tự nhiên tại A Roàng để bán cho tư thương

Hoạt động khai thác gỗ - Hiện nay tình trạng khai thác gỗ trong KBT không nhiều nhờ hoạt động tuần tra có hiệu quả của các Nhóm quần chúng bảo vệ rừng(WWF) và các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng theo chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng và truy quét của Kiểm lâm. Hoạt động săn bắt động vật hoang dã - Nếu như hoạt động chống khai thác gỗ thực hiện ngày càng có kết quả nhờ các nhóm tuần tra(WWF) và các hộ nhận khoán chính sách chi trả DVMTR cho nhóm hộ và lực lượng BVR, kiểm lâm của đơn vị thì việc ngăn chặn săn bắt động vật rừng từ phía cộng đồng hầu như chưa đạt được bước tiến nào đáng kể vẫn còn một số lượng lớn người dân vào Khu bảo tồn săn bắt bẫy động vật rừng trái phép. - Săn bắt trái phép động vật trong KBT hiện nay ngoài sinh kế thì vẫn là tập quán phổ biến chưa dễ gì thay đổi được của người dân địa phương. Hình thức săn bắt chính là đặt bẫy. Hoạt động săn bắt động vật rừng vừa có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Chăn thả gia súc - Do đặc điểm là ranh giới KBT cách xa các khu dân cư nên việc chăn thả gia súc ít ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên Khu bảo tồn có đường Hồ Chí Minh cắt qua dài 32,5 km, người dân bản địa có thói quen chăn thả trâu bò dê thả rong nên hiện tượng trâu bò đi theo đường Hồ Chí Minh vào rừng vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến một số loài thực vật.

62

4.2. PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN SAO LA Trong vùng đệm KBT Sao la việc trồng cây dược liệu hầu hết chỉ mang tính tự phát ở quy mô nhỏ với mục đích phục vụ chữa bệnh thông thường trong gia đình và cộng đồng. Các loài cây trồng là các cây thuốc Nam thường gặp và đa tác dụng như: Gừng, Nghệ, Nghệ đen, Sả, Ngải cứu, Tía tô, Kinh giới, …; Loài cây trồng vì mục đích thương mại có Quế nhưng cũng rất phân tán trong vườn hộ gia đình và trên nương rẫy theo mô hình nông lâm kết hợp. Qua điều tra trong cộng đồng cho thấy gần đây đã xuất hiện mô hình trồng được liệu đầu tiên do tổ chức phi chính phủ tài trợ và doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư thực hiện trên địa bàn 2 xã A Roàng và Hương Nguyên. Dưới đây là một số thông tin chính của các mô hình này. + Tên Dự án: “Phát triển vùng nguyên liệu gắn với sinh kế cộng đồng miền núi”. + Tổ chức tài trợ: Dự án Trường Sơn Xanh được thực hiện bởi ECDIT thông qua nguồn kinh phí của USAID; + Đơn vị tổ chức thực hiện Dự án : Công ty Liên Minh Xanh + Thời gian triển khai thực hiện mô hình: 2018 + Địa điểm thực hiện mô hình: thôn Mù Nú Tà Rá (Hương Nguyên) và thôn Krông Aho (A Roàng). + Hình thức tổ chức quản lý:  Bởi cộng đồng: Cộng đồng thôn Mù Nú Tà Rá (1 ha) và cộng đồng thôn Krông Aho (1 ha);  Bởi HGĐ: Hồ Văn Xiêng (0,5 ha) và Hồ Văn Vế (0,5 ha) thuộc thôn Mù Nú Tà Rá + Loài cây trồng: Thiên niên kiện (Homalomena occulta) + Phương thức trồng: trồng dưới tán rừng tự nhiên. + Quy mô các mô hình: 3 ha/4 mô hình. + Nguồn giống: vật liệu giống (rễ củ) lấy từ rừng tự nhiên đem nhân giống và ươm trong vườn ươm xây dựng trong cộng đồng; + Mật độ trồng: 04 cây /1m2 + Năm trồng: 2019. + Dự kiến hiệu quả kinh tế: sau 03 năm trồng mỗi gốc thu hoạch 0,3 kg củ, như vậy sau 03 năm trồng sẽ đạt 12 tấn/ha, với giá trị thị trường hiện nay đang được thu mua 4.000đ/kg tươi, như vậy mỗi hecta trồng Thiên niên kiện sau 03 trồng và 63 chăm sóc sẽ thu được 48.000.000đ từ sản phẩm của mô hình trồng Thiên niên kiện dưới tán rừng, chưa tính nguồn thu từ sản xuất các cây ngắn ngày, rừng trồng thì việc trồng cây Thiên niên kiện sẽ góp phần vào việc cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm KBT.

Hình 4.3 Mô hình trồng cây Thiên niên kiện của người dân 4.3.CHỌN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ĐỂ PHÁT TRIỂN GÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN 4.3.1.Danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển a.Tiêu chi lựa chọn nhóm loài tiềm năng + Cơ sở lựa chọn loài cây trồng nhằm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông lâm nghiệp có những đặc thù riêng, sản phẩm là kết quả của một quá trình sống tạo ra. Vì vậy, lựa chọn các loài cây trồng có đặc tính phù hợp với mục đích kinh tế và thích 64 nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của mỗi vùng là yếu tố tiên quyết để sản xuất thành công. Trong những năm gần đây, khi có chính sách giao đất giao rừng, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông - lâm, sự hỗ trợ của một số chương trình, dự án. Việc phát triển các loài cây trồng cho lâm sản ngoài gỗ nói chung và trồng một số loài cây dược liệu nói riêng nhằm mục đích che phủ đất “lấy ngắn nuôi dài” trong giai đoạn rừng chưa khép tán hoặc trồng các loài cây chịu bóng dưới tán rừng là phương thức “lấy rừng nuôi rừng” hợp lý và hiệu quả. Các loài cây trồng được lựa chọn khá phong phú và có định hướng hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Phương thức trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây đặc sản chịu bóng dưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên để tạo cho rừng có cấu trúc nhiều tầng tán và người dân có thu nhập thường xuyên hàng năm từ cây trồng xen trong suốt giai đoạn rừng khép tán là hệ phụ nằm trong hệ canh tác nông lâm kết hợp. “Hệ phụ: Trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả...chịu bóng dưới tán rừng”.Các loài cây phải được chọn dựa trên cơ sở đặc tính sinh thái, dạng sống, tập tính sống để chúng không bài trừ lẫn nhau. Vì thế, trước khi đưa một loài cây vào trồng ở một vùng sinh thái nhất định cần có sự lựa chọn cẩn thận trên cơ sở các tiêu chí cơ bản sau: Phù hợp với mục đích kinh tế ; Phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng trồng; Nhanh mang lại hiệu quả kinh tế ; Dễ gây trồng hoặc có kinh nghiệm về kỹ thuật gây trồng Phải có điều kiện tự nhiên phù hợp: Bất cứ sinh vật nào được sinh ra, tồn tại và phát triển đều thích nghi với một điều kiện sống nhất định. Do vậy, không thể đưa chúng đến trồng ở những nơi có điều kiện tự nhiên không phù hợp. Điều kiện tự nhiên kể đến ở đây là các yếu tố: Điều kiện khí hậu, thời tiết; Độ cao so với mặt nước biển; Đất đai, địa hình + Phải dựa vào hiện trạng rừng hiện tại và diễn biến trong tương lai Trạng thái rừng là môi trường sống trực tiếp của nhiều loài cây, cho nên đó cũng là cơ sở quan trọng để lựa chọn loài cây trồng phù hợp. Mỗi trạng thái rừng có tổ thành loài cây khác nhau, có mật độ và tầng thứ khác nhau, độ tàn che khác nhau, tiểu khí hậu và độ ẩm đất ...cũng rất khác nhau. Khi lựa chọn loài cây những yếu tố cần đặc biệt chú ý là: Mật độ cây, số cây mục đích/ha; Kết cấu tầng tán của các loài cây; Độ tàn che; Phân bố hệ rễ trong đất. + Phải hiểu về đặc tính sinh thái của loài cây trồng. Mỗi loài cây đều có đặc tính sinh thái khác nhau, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển đều có những đặc điểm riêng, có những yêu cầu nhất định về điều kiện sống như chế độ nước, ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng trong đất... Vì vậy, để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế thì trước tiên phải có những hiểu biếtvề các đặc tính sinh thái của loài cây mới có thể tạo ra điều kiện sống thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển. 65

+ Phải xác định được nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đồng thời với các yếu tố tự nhiên, môi trường kinh tế, xã hội thì thị trường tiêu thụ và giá cả của sản phẩm mang tính chất quyết định cho định hướng phát triển một loài cây trồng trong vùng. b.Danh sách các loài cây có tiềm năng: Từ danh mục loài cây thuốc tại KBT Sao la và phân tích tiêu chí chọn nhóm loài chúng tôi thống nhất chọn một số loài sau để đưa vào danh sách các cây tiềm năng có thể phát triển trồng tại các xã vùng đệm KBT Sao la T.T.Huế gồm các loài sau: (1). Cây Thiên niên kiện Cây Thiên niên kiện còn có tên khác là Sơn thục, Môn thục, Thần phục, Ráy hương, Bao kim, Vắt vẻo, Sơn phục -Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott, thuộc họ Ráy (Araceae) - Đặc điểm hình thái: Thiên niên kiện là loài thân thảo, sống lâu năm, thân rễ mập có hình trụ tròn, màu xanh hoặc nâu, đường kính từ 1 – 2 cm, bò trên mặt đất, rễ thẳng hay cong queo, có nhiều đốt, bẻ ra có sơ cứng, có mùi thơm. Lá ọm c tập trung ở đầu thân rễ, có thể dài đến 30cm, rộng 18cm, thùy bên 6cm, gốc hình tim sâu, toàn bộ lá nom giống hình tam giác, đầu nhọn, mép nguyên, gân ở gốc có 3 cái ở mỗi bên, tỏa rộng, hướng lên, gân bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7-9 cái, cuống lá dài 27-50cm, gốc cuống phình và xòe ra chiếm 1/3 cuống tính từ dưới lên. Cụm hoa là một bông mo màu lục nhạt, không bao giờ mở rộng, dài 4-5cm, rộng 10-15mm, mỗi khóm thường có 3-4 bông mo, cuống bông mo dài 5-15cm, bông ngắn hơn mo, chỉ dài 3-4cm, phần mang hoa cái hình bầu dục chỉ dài bằng một nửa phần mang hoa đực, không có bao hoa; hoa đực có 4 nhị rời, chỉ nhị rộng rất ngắn, bao phấn song song, hoa cái có nhị lép hình khối, dài bằng đầu nhụy, bầu hình trứng, điểm những chấm mờ, noãn nhiều. Quả mọng, thuôn, chứa nhiều hạt có vân. -Đặc điểm sinh thái: Ở nước ta, Thiên niên kiện thường sinh trưởng ở hầu hết ở các vùng rừng ẩm có độ cao từ 300 – 700m so với mực nước biển từ miền Bắc đến miền Trung. Những cây trưởng thành thường ra hoa, kết quả hàng năm. Mùa hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6; mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10. - Thành phần hóa học: Trong thiên niên kiện có lượng tinh dầu khá lớn (0.8 – 1%). Tinh dầu có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong 0.8 – 1% tinh dầu này, người ta tìm 66 thấy Linalola (40%), este tính theo Linalyl Axetat (2%), Tecpineola, Sabinen, α Tecpinen, Limonene, Axetaldehyd, Andehyd Propionic. - Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản + Bộ phận sử dụng Thiên niên kiện thường lấy thân bằng rễ khi già để làm thuốc. Rễ thiên niên kiện lấy về, rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ (10 – 20cm), + Thu hái: Củ sau khi trồng được 2 - 3 năm tuổi khi kích cỡ củ đã ổn định có thể tiến hành khai thác củ. Cắt ngang phần củ chỉ chừa lại 2 - 3 đốt kể từ đốt ngọn trở lại để giữ cho cây tiếp tục sống và phát triển. Cây thiên niên kiện có thể khai thác vào bất cứ thời điểm nào trong năm. +Chế biến, bảo quản: phơi nhanh ở nhiệt độ 50 độ C, làm sạch vỏ, bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô. Sau khi phơi khô, bảo quản thiên niên kiện trong túi bóng tránh bị ẩm mốc. Để nguyên liệu nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ được tinh dầu. (2) Cây Chè dây Cây chè dây còn có tên khác: bạch liễm, Song nho Quảng Đông -Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis. Họ nho (Vitaceae) - Đặc điểm hình thái: Cây chè dây thuộc dạng dây leo, có thân và cành cứng hình trụ mảnh, có tua cuốn mọc đối diện với lá chia thành 2 – 3 mảnh. Lá cây chè dây là lá kép, mọc so le với nhau, có từ 7 – 13 lá chét. Mép lá có răng cưa, nhẵn, mặt trên của lá lúc khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc. Hoa chè dây có màu trắng, thường mọc đối diện với lá. Quả mọng hình trái xoan, khi chín có màu đen, mỗi quả có từ 3 – 4 hạt. - Đặc điểm sinh thái: Cây sống lâu năm, ưa sáng mọc, mọc leo lên bờ bụi, ven dường đi, trên nương rẫy cũ, lỗ trống trong rừng vùng đồi núi. Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 6 – 7, mùa quả là tháng 9-10. Cây tái sinh hạt và chồi đều tốt. - Thành phần hoá học: Đã có nhiều để tài nghiên cứu về cây chè dây trong một vài năm gần đây. Qua nghiên cứu các nhà khoa học việt Nam tìm thấy trong cây có một số hoạt chất có tác dụng giảm lượng axit trong dạ dày, ổn định các dịch chất bên trong dạ dày. Ngoài ra các chất này còn có tác dụng giảm viêm nhiễm. - Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản +Bộ phận sử dụng: toàn bộ phần thân cây. 67

+Thu hái: cây chè dây được thu hái vào thời điểm cây chưa ra hoa bằng cách cắt cả phần thân cây và lá. Chè dây có thể thu hoạch quanh năm. +Chế biến, bảo quản: sau khi thu hái xong đem đi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó thái nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy. +Bảo quản: để chè dây không bị hư hỏng và nấm mốc nên cất ở nơi khô ráo, tránh để nơi ẩm mốc. Thỉnh thoảng đem ra phơi nắng lại. (3) Ba kích lông Ba kích lông có nhiều tên khác: Ba kích quả to, Đại quả Ba kích, Nhàu Nam Bộ. - Tên khoa học: Morinda cochinchinensis DC thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). - Đặc điểm hình thái: Cây nhỡ, thân có lông vàng dày, nằm. Lá có phiến thon, chóp có đuôi, dài 5- 10mm, đen lúc khô, hai mặt có lông vàng, dày ở gân chính, gân phụ 10-12 cặp; cuống dài 4-10mm; lá kèm mỏng, nhọn, có lông. Tán hoa 5-8 mỗi tán mang 30-40 hoa, cuống tán 3,3cm, hoa không cuống, lúc khô đen; đài cao 1,5mm, tràng có ống cao 2,2mm, trắng. Quả hợp, to vào cỡ 2cm, vàng khi chín sau đỏ. - Đặc điểm sinh thái: Cây sống lâu năm, chịu bóng, thường sống dưới tán rừng. - Thành phần hóa học: Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, nhựa và axít hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C - Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản +Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây ba kích, bao gồm hoa, lá, quả và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là rễ. +Thu hái: Thông thường, rễ cây ba kích có thể được thu hái. Thời điểm thu hái để củ cho chất lượng tốt thường là vào tháng 10 – 11. Cách thu hái khá đơn giản, dùng cuốc đào rộng quanh gốc cây +Chế biến: Củ ba kích sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô. Tiếp đó, dùng dao loại bỏ phần lõi và giữ lại phần thịt. Dùng phần thịt này ngâm rượu, nấu cao hoặc kết hợp với một số dược liệu khác làm thuốc chữa bệnh +Bảo quản: Ba kích sau khi phơi khô đem đóng gói hoặc cho vào lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. (4). Cây Trọng lâu nhiều lá Cây Trọng lâu nhiều lá còn có nhiều tên khác là bảy lá một hoa, thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa 68

- Tên khoa học:Paris polyphylla Smith, HọTrọng lâu(Trilliaceae) - Đặc điểm sinh thái: Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5 cm rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám trắng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới 1 mét, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài 2,5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15-21cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cảnh, cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài 3-7cm, rời từng cái một, trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số lá đài, hình sợi rủ xuống, màu vàng nâu, chiều dài bằng hay ngắn hơn chiều dài của lá đài. Nhụy màu tím đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng 3,4,5 (vùng Sapa), mùa quả vào các tháng 10-11. - Thành phần hóa học: Trong Trọng lâu nhiều lá, người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucozit (theo Lý Thừa Cố, 1960, Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, Bắc Kinh). - Bộ phận dùng, thu hái, chế biến bảo quản Người ta thường dùng thân, rễ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô. 4.3.2. Lựa chọn loài mục tiêu để phát triển a.Mục tiêu và tiêu chí chọn loài mục tiêu để phát triển Ngoài tiêu chí chọn loài tiềm năng phát triển đã nêu trên, khi lựa chọn loài để phát triển trồng tại vùng đệm cần chú ý thêm các tiêu chí sau: + Chọn loài có khả năng thích nghi tốt tại điều kiện lập địa trồng. + Loài có vùng sinh thái phù hợp để cây đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất. + Có giá trị kinhtế cao. (Tiêu chí về kinh tế: Loài cây phù hợp với mục đích kinh doanh; Loài cây cho sản phẩm có giá trị; Có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định) +Dễ tìm nguồn giống và nhân giống +Có thể nhân giống và gây trồng tại các xã vùng đệm khu bảo tồn +Đã có mô hình trồng cây dược liệu tại địa phương hoặc vùng lân cận; b.Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao La 69

* Điểm mạnh - Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và có khát vọng làm giàu, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ. - Diện tích rừng tự nhiên được giao cho người dân, cộng đồng, có thể phát triển diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng; - Có khí hậu tự nhiên, đất đai phù hợp cho phát triển các loài cây dược liệu tại KBT Sao La. - Người dân các xã vùng đệm KBT Sao la có sự quan tâm đến các loài cây dược liệu và mong muôn cải thiện sinh kế thông qua việc trồng cây thuốc. - Người dân địa phương có kiến thức bản địa dồi dào trồng một số loài cây thuốc. - Cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số chủng loại cây trồng truyền thống (ngô, khoai, sắn) tại địa phương, do đó, việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn cho việc phát triển cây dược liệu sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ các cấp các ngành và người dân địa phương. * Điểm yếu - Cây dược liệu yêu cầu vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là nguồn giống tương đối cao so với các cây trồng khác. Chính vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị về nguồn giống tốt và vốn đầu tư ban đầu thì sẽ khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản xuất. - Hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng cây dược liệu (hệ thống thủy lợi, cơ sở nhân ươm sản xuất giống...) còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mô lớn, tập trung. - Do đối tượng cây trồng còn mới nên một bộ phận không nhỏ người dân còn ít kiến thức cũng như kinh nghiệm trong hoạt động trồng, chăm sóc cũng như chế biến các sản phẩm cây dược liệu. - Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, hầu như vẫn chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả. Do vậy, việc phát triển sản xuất cây dược liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc. - Để xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, việc tiếp cận nguồn vốn là cần thiết. Tuy nhiên việc tiếp cận hiện nay còn hạn chế. Do vậy, các chính sách sử dụng, huy động các nguồn vốn từ dự án. * Cơ hội - Có đầu ra sản phẩm; - Có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi; 70

- Nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển sinh kế vùng đệm; - Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng * Thách thức - Người dân vùng đệm KBT Sao la đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên có tập quán thả rong trâu, bò ảnh hưởng đến cây trồng của người dân cũng như cây dược liệu - Hiện các xã vùng đệm chưa có quy hoạch vùng trồng cây dược liệu; - Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt. - Chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả trồng cây dược liệu - Hiện nay người dân đang thiếu vốn để sản xuất c. Danh sách các loài cây dược liệu mục tiêu để phát triển Từ danh sách các loài cây dược liệu tiềm năng phát triển trồng tại vùng đệm, kết quả thu thập thông tin từ người dân với sự thúc đẩy của người phỏng vấn, kết quả phân tích SOWT về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao la và mục tiêu, tiêu chí chọn loài phát triển gây trồng tại vùng đệm KBT Sao la, tác giả đề xuất 02 loài cây sau:

(1) Cây Thiên niên kiện * Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái cây Thiên niên kiện Thiên niên kiện được nhân giống vô tính bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhân giống tốt nhất bằng phương pháp giâm thân củ. Phương pháp này dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao (bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 3-5 cây con), tỉ lệ sống cao. Sau khai thác hoặc thu mua thân rễ làm thuốc có thể tận dụng phần ngọn giữ làm giống. - Kỹ thuật trồng: + Điều kiện trồng: Chọn những nơi đất ẩm, có bóng râm, nhất là dưới tán rừng tự nhiên dọc ven hai bên bờ suối. Có thể trồng trong vườn ở những nơi đất ẩm ướt, dưới bóng cây. +Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào tháng 2 đến tháng 3. + Chuẩn bị giống: Trồng bằng thân ngầm (củ già) hoặc tách cây con mọc từ các mắt của thân củ đem trồng. +Mật độ: Cứ 1m2 trồng 4 gốc thiên niên kiện. 71

+ Làm đất và bón phân: Làm đất theo hố, kích thước hố 20x20x15cm. Trước khi trồng, mỗi hố bón một ít phân chuồng hoai mục hoặc mùn trộn NPK tổng hợp. + Kỹ thuật trồng: Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Đặt thân ngầm hoặc cây con dưới hố sâu khoảng 5-10cm, sau đó lấp đất, nén nhẹ và tưới nước vào gốc, phủ cỏ hoặc rơm rạ xung quanh gốc. Khi trồng chú ý để chồi non nhô lên trên mặt đất. - Chăm sóc và bảo vệ cây trồng: + Vì cây trồng ở những nơi ẩm nên không cần tưới nước. + Chú ý khi trời mưa to, khi cây đã có củ cần phải khơi rãnh để thoát nước, tránh củ ngập úng lâu sẽ bị thối. + Cần chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây. * Một số bài thuốc từ cây Thiên niên kiện: - Bài thuốc dân gian chữa phong thấp: Thiên niên kiện 10g, sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, dây đau xương 10g. - Viêm khớp cấp tính: Bài 1: Thiên niên kiện 10g, rễ bưởi bung 16g, thổ phục linh 20g, cà gai leo 12g, nam tục đoạn 20g, hà thủ ô 16g, xương bồ 16g, quế 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Bài 2: Thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, cỏ xước 10g, tất bát 12g, kê huyết đằng 20g, ngải diệp 16g, tang ký sinh 16g, quế 8g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. - Viêm khớp mãn tính: Thiên niên kiện 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kê huyết đằng 20g, trinh nữ 20g, bưởi bung 20g, hy thiêm 20g, đinh lăng 20g, nam tục đoạn 20g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 15 – 17 ngày là một liệu trình. Kết hợp uống thuốc sắc với các thuốc xoa bóp ngoài như: Thiên niên kiện 20g, quế 20g, hoa hồi 20g, bạch chỉ 24g, xuyên khung 20g, xương bồ 30g, cao lương khương 20g, gừng khô 20g, trần bì 20g, tô mộc 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thuốc xoa vào những nơi bị sưng đau. - Ho do phế nhiệt: Bài 1: Thiên niên kiện 10g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu 72 tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng). Bài 2: Thiên niên kiện 10g, trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. - Trị phong tê đau nhức khớp: Thiên niên kiện 8g, cẩu tích 8g, cam thảo 4g, hà thủ ô 8g, nam bạch chỉ 8g, ngũ gia bì 8g, ngưu tất 8g, quế chi 4g, rễ bưởi bung 8g, tang ký sinh 12g, thổ phục linh 8g, tục đoạn 8g. Sắc uống. (Thiên Niên Kiện Thang – Sổ tay 540 Bài thuốc Đông Y). - Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới, đầu gối đau, tê cứng chân: Thiên niên kiện 200g, hổ cốt 100g, ngưu tất 100g, câu kỷ tử 100g ngâm 2 lít rượu ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. (Kinh Nghiệm Dân Gian). - Chữa trị các chứng phong thấp nhức mỏi, đau thắc lưng, đau thần kinh toạ, tê bại, di mộng tinh, kinh không đều đau bụng, tóc rụng bạc sớm, có kinh đau bụng: Thiên niên kiện, đương quy, huyết rồng, tô mộc, đỗ trọng, ngưu tất đều 14g, trần bì, thổ phục đều 10g, dây gắm, đơn sâm đều 12g. (Bài thuốc Kinh Nghiệm). - Chữa phong thấp tê mỏi cơ khớp: Thiên niên kiện, cỏ xước, thổ phục linh. Liều tùy chứng sắc uống hoặc ngâm rượu uống, hoặc xoa bóp chỗ đau nhức. (Kinh Nghiệm Dân Gian). (2) Cây chè dây *Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái chè dây -Chọn và làm đất: +Chọn những nơi thoáng đãng, đất tương đối tốt, đất thịt xốp, thoát nước tốt, thường ven rừng, ven đồi, chỗ trống trong rừng. +Làm đất theo hố, kích thước 20x20x20cm. -Giống Nhân giống bằng hom hoặc bằng hạt. -Thời vụ trồng Mùa xuân hoặc thu. -Cách trồng Bón lót bằng phân chuồng hoai mục vào hốc đã đào sẵn. +Đặt cây vào, đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt. Khoảng cách cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 40cm ( mật độ 62.000 cây/ha). 73

-Chăm sóc: + Phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc. + Khi trồi non mọc tầm 40 cm làm cọc, hoặc dàn cho dây leo. -Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế: + Thu hoạch quanh năm. Dây cắt về băm ngắn 3 – 4cm, có thể dùng tươi phơi hoặc sấy khô. *Một số bài thuốc từ cây chè dây +Chữa đau dạ dày Mỗi ngày sử dụng 30 – 50g chè dây đem đi pha trà hoặc sắc nước uống để chữa trị bệnh. Một đợt điều trị bệnh từ 15 – 30 ngày. +Phòng bệnh sốt rét Dùng các dược liệu gồm chè dây 60g, lá hồng bì 60g, rễ cỏ xước 12g, lá đại bì 12g, lá tía tô 12g, lá hoặc vỏ cây với 12g, rễ xoan rừng 12g đem đi thái nhỏ và phơi khô. Sau đó cho các nguyên liệu vào sắc chung với 400ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì đem ra uống. Bài thuốc nên sử dụng 3 ngày 1 lần. +Chữa tê thấp, đau nhức Dùng một nắm lá chè dây tươi đem đi giã nát, sau đó hơ nóng qua lửa rồi gói vào một mảnh vải sạch để đắp trực tiếp lên vị trí bị đau, nhức. +Chữa cảm mạo, phát sốt, hầu họng sưng đau Dùng 15 – 60g cây chè dây đem đi sắc nước uống mỗi ngày. +Chữa đau thắt bung trên, tiêu chảy Dùng cây chè dây tươi 50g, gừng tươi 15g đem đi sắc chung với 2 chén nước để uống. Đối với trẻ em, người già hoặc bệnh nhẹ có thể giảm bớt liều lượng. +Chữa ổ mủ do nhiễm trùng Chè dây 15g đem sắc với rượu và nước với tỉ lệ 1 rượu: 1 nước để uống hoặc hầm chung với thịt heo nạc để ăn. d. Hiện trạng phân bố của các loài mục tiêu trong KBT Hai loài Thiên niên kiện và Chè dây có phân bố khá rộng trong vùng lõi KBT. Trong đó loài thứ nhất thường phân bố dưới tán rừng ẩm và ven khe suối; loài thứ hai có xu hướng phân bố ven bìa rừng, ven đường đi và lỗ trống trong rừng. Qua các đợt tuần tra bảo vệ rừng các nhóm bảo vệ rừng(WWF) và lực lượng của đơn vị ghi nhận loài cây Thiên niên kiện phân bố rộng khắp trên địa phận KBT quản lý. Đối 74 với cây Chè dây, ghi nhận được địa điểm phân bố nhiều tại 02 tuyến đường thi công đường tránh làm hầm I, hầm II của tuyến đường Hồ Chí Minh đia qua địa phận KBT Sao la quản lý, ngoài ra còn ghi nhận tại các rẫy cũ trước đây và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Qua điều tra nghiên cứu đề tài, chúng tôi ghi nhận cây Chè dây ra hoa, quả từ tháng 7 đến tháng 10 trong địa phận khu bảo tồn Sao La

Hình 4.4. Cây Thiên niên kiện mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La

.

Hình 4.5 Cây Chè dây mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La

75

Hình 4.6. Bản đồ phân bố loài cây mục tiêu tại Khu bảo tồn Sao la 76

4.3. THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI MỤC TIÊU PHỤC VỤ MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN 4.3.1. Cây Thiên niên kiện: Đối với cây Thiên niên kiện hiện đã có mô hình gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao la. Đối với phương pháp nhân giống cây Thiên niên kiện người dân đã được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về nhân giống thông qua Công ty Liên Minh Xanh do đó chúng tôi không nhân giống thử nghiệm loài cây này.

Hình 4.7. Nhân giống cây Thiên niên kiện tại vườn nhà người dân 4.3.2. Cây Chè dây - Nhân giống từ hạt Qua quá trình nghiên cứu đề tài, cùng thời gian này cây Chè dây ra quả, tiến hành thu hái xử lý hạt để gieo thử nghiệm, qua quá trình gieo hạt từ tháng 3 năm 2020, thường xuyên theo dõi sự nảy mầm của hạt. Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy hạt nảy mầm, qua kiểm tra hạt đã gieo, hiện các lá mầm trong hạt vẫn còn tươi, chưa thấy hiện tượng khô héo cũng thối hạt.

Hình 4.8. Gieo hạt chè dây thử nghiệm 77

-Nhân giống từ hom: Hom giâm không sử dụng thuốc kích thích ra rễ Chúng tôi tiến hành thu hom từ rừng tự nhiên, Cắt hom thân dài 20cm, không có vết bệnh, lấy từ cây mẹ khỏe mạnh từ rừng tự nhiên, đường kính 5-12mm Sau khi chuẩn bị xong các công đoạn, hom giống đã cắt sẵn sau đó mang ra cấy vào bầu đã đặt ngay ngắn ở luống. Cách giâm: cắm sâu 2/3 chiều dài hom ngập trong đất. Tiến hành theo dõi sự phát triển của chồi hom, thu được kết quả: Sau 25 ngày cấy hom vào bầu chồi hom bắt đầu phát triển. Từ khi chồi hom phát triển sau 10 ngày/lần quan và đo chồi phát triển. Kết quả:trong số 200 bầuthử nghiệm, kết quả có 162 hom phát triển ra chồi mầm và ra rễ là đạt tỷ lệ 81%.

Hình 4.9. Giâm hom cây Chè dây Sau 25 ngày giâm hom, tiến hành đo sự phát triển của chồi lá, sự phát triển của bộ rễ; kết quả chồi lá phát triển từ 1-3 cm, rễ đã phát triển 2-3 cm,

Hình 4.10. Cây hom phát triển sau 25 ngày giâm hom Sau 35 ngày giâm hom tiến hành đo đếm chồi lá và quan sát bộ rễ, kết quả: Chồi lá phát triển 3-5 cm, bộ rễ đã phát triển 3-5 cm và phát triển thêm rễ phụ. 78

Hình 4.11. Cây hom phát triển sau 35 ngày giâm hom Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, do đó tác giả chưa bố trí nhiều lần lặp cũng như giâm vào các mùa khác nhau để đánh giá chi tiết về tỷ lệ cây sống theo mùa giâm hom và các yếu tố ảnh hưởng khác. *Chăm sóc vườn hom: Tưới nước ẩm đầy đủ trong thời gian chăm sóc, có lưới che nắng *Chăm sóc cây con: Cây sau khi giâm bình quân khoảng 20 đến 25 ngày cành hom nứt chồi. Sau 2 tháng tiến hành đảo bầu phân loại cây, sau 3 tháng chọn cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn đem trồng. chú ý thời tiết nắng nóng phải tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng và chiều tối. Nếu phát hiện sâu bệnh hại phải kịp thời phun thuốc phòng trừ 79

Hình 4.12. Cây hom phát triển lá, rễ ổn định 4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Nguồn tài nguyên cây dược liệu trên địa bàn KBT Sao La rất đa dạng và phong phú, có nhiều tiềm năng cho công tác phát triển để tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt có nhiều loài rất có giá trị cao, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, đồng thời gìn giữ nguồn gen ngăn chặn nguy cơ tận diệt. Tuy nhiên, trên địa bàn các xã vùng đệm KBT Sao la đến nay có một Dự án Trường Sơn Xanh phối hợp Công ty Liên Minh Xanh đầu tư thiết lập mô hình trồng cây Thiên niên kiện dưới tán rừng. Nhằm duy trì phát triển tính đa dạng sinh học nói chung và cây dược liệu nói riêng. Việc phát triển cũng như khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nói chung, nguồn tài nguyên cây dược liệu nói riêng phải được tiến hành trên nhiều phương diện. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi bước đầu đưa ra một số giải 80 pháp nhằm phát triển một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế và một số loài cây sử dụng bài thuốc dân gian. Cụ thể như sau: 4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách Cần có một cơ chế chính sách đặc thù riêng đối với các huyện miền núi để cộng đồng người dân sống gần rừng được chia sẻ lợi ích chính đáng khi cuộc sống của họ luôn gắn bó với rừng. Như các dự án hỗ trợ đầu tư về lâm nghiệp được thích đáng hơn để người dân nhận khoán chia sẻ hưởng lợi. Nhận khoán rừng bảo vệ đơn giá thấp, năm 2020 với đơn giá 230.000 nghìn đồng/ha đối với lưu vực thủy điện Bình Điền chưa đáp ứng đời sống thường nhật của người dân, dẫn đến người dân luôn nghèo khó. Nếu giải quyết được những khó khăn nêu trên, như vậy sẽ giảm áp lực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và không có các tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng. 4.4.2. Giải pháp kinh tế - Xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi dưới tán rừng và truyền đạt kiến thức cho người dân thực hiện: Xây dựng các mô hình thử nghiệm có sự đầu tư của Dự án, trên cơ sở đánh giá mô hình có hiệu quả để chuyển giao lại cho người dân và đây sẽ là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, cải thiện nâng cao đời sống người dân để cuộc sống người dân trong khu vực ít phụ thuộc vào việc phá rừng, giảm áp lực đối với tài nguyên rừng trên địa bàn Khu bảo tồn Sao La. Hiện nay trong khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi, trồng các loài cây dược liệu dưới tán rừng,... Vì vậy cần phải có các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân về nguồn vốn, cây con giống, hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng xuất, cây trồng, vật nuôi. - Xây dựng và trang bị cho công tác phục vụ quản lý bảo vệ rừng: Bao gồm đầu tư đầy đủ các điều kiện làm việc ở các trạm Kiểm lâm cửa rừng, như xây dựng kiên cố, trang bị máy vi tính, máy định vị,... nhằm nâng cao năng lực quản lý đội ngủ quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng cọc mốc nhằm xác định rõ hơn ranh giới của các chủ rừng và người dân ngoài thực địa, xây dựng bổ sung các trạm Kiểm lâm cửa rừng những nơi cần thiết và cấp bách, sửa chữa các trạm hiện có và xây dựng hệ thống đường tuần tra, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng. - Xây dựng phương án và triển khai có hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng: Mua sắm đầy đủ các dụng cụ máy móc phòng cháy chữa cháy rừng trang bị cho các trạm Kiểm lâm cửa rừng, xây dựng các bể chứa nước cố định, xây dựng mới và sửa chữa theo chu kỳ các đường ranh cản lửa nơi xung yếu. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm và bảo vệ rừng chuyên trách bảo vệ rừng. 81

-Tăng cường quản lý hoạt động khai thác LSNG: tập trung ngăn chặn và xử lý thích đáng các vụ việc vi phạm gây tổn hại đến tài nguyên KBT (khai thác các loài thuộc danh mục loài quý hiếm và nguy cấp, khai thác vì mục đích thương mại, khai thác thiếu bền vững, tận diệt…) 4.4.3. Giải pháp xã hội - Chương trình truyền thông, giáo dục, xây dựng các quy ước bảo vệ rừng tại cộng đồng: Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn vùng đệm của Khu bảo tồn về phát triển cây dược liệu, trang bị cho họ kỹ năng thu hái sản phẩm cây dược liệu tốt để đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, cây dược liệu vẫn có khả năng tái tạo phát triển, mà không bị làm cạn kiệt trong tự nhiên - Chương trình nghiên cứu khoa học: Nhằm cung cấp những thông tin về giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn Khu bảo tồn Sao La, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và định hướng phát triển các chương trình, kế hoạch những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, đội ngủ cán bộ có năng ựl c, trình độ của kiểm lâm, các chủ rừng cũng cần nâng cao năng lực nghiên cứu và hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên cây dược liệu. -Vận động các thôn/bản tham gia công tác bảo vệ rừng phối kết hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng quy chế, hương ước QLBV rừng trong cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. 4.4.4. Giải pháp Khoa học – Công nghệ Khoa học - công nghệ là giải pháp then chốt để nâng cao giá trị gia tăng của dược liệu. Cụ thể, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch…các cây dược liệu có tiền năng phát triển tại KBT Sao la để chuyển giao kỹ thuật cho người dân vùng đệm ; thông qua các nguồn dự án đầu tư vào vùng đệm của KBT Sao La để đào tạo nhân lực từ địa phương trong việc nhân giống, sản xuất và chế biến dược liệu, hướng tới phát triển sản phẩm dược liệu theo chuỗi sản xuất, cung ứng khép kín... , Hỗ trợ chuyển giao xây dựng mô hình sản xuất và mô hình liên kết chuỗi giá trị dược liệu; Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa sản xuất áp dụng công nghệ cao từ các dược liệu phát triển tại vùng đệm KBT Sao la; Khuyến khích, hỗ trợ liên kết vùng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, theo dòng sản phẩm nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, tạo ra các sản phẩm đa dạng, đồng bộ từ dược liệu của vùng.

82

4.4.5. Nhóm giải pháp nhằm giữ gìn, phát triển các loài cây dược liệu, kiến thức bản địa, các bài thuốc tại cộng đồng. (1). Giải pháp gìn giữ, phát triển các loài cây dược liệu: Đầu tư nghiên cứu các loài cây dược liệu trên địa Khu bảo tồn Sao La để đánh giá được mức độ, trữ lượng của từng loài, từ đó xác định được các loài quý hiếm, có giá trị cao để có biện pháp bảo vệ, phát triển các loài cây dược liệu trong tự nhiên, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trong khu vực đưa cây dược liệu về trồng trong vườn nhà. Trước mắt ưu tiên phát triển các loài quý hiếm, có giá trị cao đã bị khai thác quá mức, hoặc nhóm dược liệu hiện nay đang tăng thu nhập cho hộ gia đình. Qua kết quả chúng tôi nghiên cứu trước mắt cần ưu tiên phát triển một số loài trong mô hình đề tài đã triển khai là cây Thiên niên kiện, Chè dây; sau đó tiếp tục phát triển các loài Kim tuyến, cây Trọng lâu nhiều lá hiện nay đang khan hiếm trong rừng tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù các mô hình ở địa phương triển khai chưa phải quy mô lớn, như mô hình trồng cây Thiên niên kiện, nhưng đây là cơ sở cho cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các chủ rừng khuyến khích người dân triển khai mở rộng. Xây dựng các mô hình bảo tồn, gây trồng phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại cộng đồng để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và giảm sức ép của người dân vào KBT. Tuy nhiên, khó khăn nhất của người dân khi gây trồng các loài cây này là nguồn giống và khoa học kỹ thuật. Vì vậy để thành công trong việc gìn giữ và phát triển các loài cây dược liệu trên địa bàn các xã vùng đệm Khu bảo tồn Sao la phải có chính sách hỗ trợ về nguồn giống và hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học kỹ thuật. (2). Giải pháp duy trì kiến thức bản địa, các bài thuốc tại cộng đồng: Phổ biến kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu trong cộng đồng. Có hình thức khuyến khích những người dân có kinh nghiệm truyền lại sự hiểu biết không phải chỉ cho con cháu trong cùng gia đình, dòng họ mà còn cho cả cộng đồng dân cư. Tư liệu hóa tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc trong việc sử dụng cây dược liệu, bài thuốc để viết sách hoặc xuất bản ấn phẩm nhằm lưu truyền lại cho thế hệ sau.

83

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1). Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp, ghi nhận được tổng số các loài cây dược liệu trên địa bàn Khu bảo tồn Sao la, đã thống kê được 558 loài được thống kê thuộc 151 họ, 06 ngành thực vật bậc cao. Ngành chiếm đa số là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 80,13% số họ và 87,28% số loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm 13,91% số họ và 9,14% số loài; Ngành có số họ và loài thấp nhất là Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 01 họ chiếm 0,66% và 01 loài chiếm 0,18% Trong Ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan/Hai lá mầm chiếm đa số với 102/121 họ chiếm 84,30% và 409/487 loài chiếm 83,98%. Về dạng sống, các loài cây dược liệu trên địa Khu bảo tồn Sao La số lượng nhiều nhất thuộc về cây thân thảo với (34,77%), cây gỗ (29,03%), cây bụi: (18,10%), dây leo (17,38%) và thấp nhất là cây ký sinh (0,72%). Về bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây nhiều nhất là nhóm dùng toàn cây: (chiếm 45,52% tổng số cây của nhóm). Tiếp theo là nhóm dùng thân rễ, rễ, vỏ rễ và củ (chiếm 25,63%). Đây là những bộ phận rất khó phục hồi khi bị tác động. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể các loài cây thuốc trong KBT là rất cao nếu không có biện pháp quản lý quản lý bảo vệ rừng trong địa phận quản lý hiệu quả. Về môi trường sống có thể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Môi trường rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố ( chiếm 58,06% tổng số loài). Các loài cây ven đường, bãi trống, trảng cỏ, trảng cây bụi, nương rẫy cũ có giá trị sử dụng cũng có tỷ lệ khá cao (23,30%). Điều này cho thấy bên cạnh ưu tiên cho việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các lâm phần rừng tự nhiên thì việc bảo vệ tính đa dạng của các sinh cảnh chưa có rừng khác cũng không kém phần quan trọng trong bảo tồn tài nguyên cây dược liệu của KBT. Về công dụng, các loài cây thuốc trong KBT Sao la tham gia trong 20 nhóm công dụng khác nhau từ các bệnh thông thường đến các bệnh mạn tính và hiểm nghèo. Đây thực sự là một tài sản quý báu cần dược gìn giữ cho hôm nay và thế hệ mai sau. Trong 558 loài cây dược liệu có tại Khu bảo tồn Sao la, đã thống kê được 54 loài nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam; Nghị định số 06/2010 của Chính phủ (chiếm 84

10,39% tổng số loài cây dược liệu tại KBT Sao La). Đây là nguồn gen quý hiếm cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. 2). Trên địa bàn KBT Sao la và các xã vùng đệm hiện nay người dân chủ yếu khai thác cây dược liệu trong tự nhiên. Hoạt động khai thác vì mục đích kinh tế và không đi đôi với bảo tồn làm đe dọa cạn kiệt nguồn tài nguyên tại địa phương. Hoạt động gây trồng cây dược liệu đã hình thành nhưng còn nhỏ lẻ. Một trong những khó khăn chủ yếu cho phát triển gây trồng các loài có tiềm năng kinh tế tại địa phương là thiếu nguồn giống.

3). Từ danh sách các loài mục tiêu, đề tài đã sử dụng các công cụ chuyên ngành để chọn được 02 loài có thể gây trồng tại địa bàn 02 xã A Roàng và Hương Nguyên thuộc vùng đệm Khu bảo tồn Sao La,gồm: (i)- Cây Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), và (ii) - Cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis). Đề tài cũng đã thử nghiệm nhân giống loài Chè dây từ hạt và từ hom thân; trong đó nhân giống từ hom cho kết quả khả quan trong khi nhân giống chưa có kết quả do đến thời điểm tháng 5/2020 (tức gần 3 tháng sau khi gieo) hạt giống Chè dây vẫn chưa nẩy mầm. 4). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã bước đầu đề xuất được các giải pháp nhằm gìn giữ và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại địa KBT Sao La và vùng đệm gồm: Cơ chế - chính sách, giải pháp kinh tế, giải pháp xã hội, giải pháp công nghệ và một số giải pháp hỗ trợ khác. 5.2 TỒN TẠI - Trong thời gian nghiên cứu đề tài đã có thu thập thông tin về cách nhân giống loài cây Thiên niên kiện và Chè dây. Các thí nghiệm nhân giống Chè dây tại vườn ươm chỉ mang tính chất thử nghiệm và thăm dò bước đầu nên còn đơn giản trong các công thức do vậy chưa có ý nghĩa cao về mặt khoa học. - Danh sách loài cây tiền năng phát triển còn hạn chế (04 cây) so với nguồn tài nguyên rất lớn đã xác định được. - Chưa tổ chức điều tra để đánh giá đầy đủ về trữ lượng, sản lượng và chất lượng của các loài cây dược liệu tại Khu bảo tồn để xây dựng phương án quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý, bền vững. 5.3 KIẾN NGHỊ: 1. Cần tiếp tục điều tra chi tiết và hệ thống hơn về nguồn tài nguyên cây dược liệu để cập nhật bổ sung loài mới vào danh mục cây dược liệu trong Khu bảo Tồn Sao la Thừa Thiên Huế; 85

2. Một số cây dược liệu quý, có giá trị như Trọng lâu nhiều lá, Lan kim tuyến; chưa được nghiên cứu đánh giá về điều kiện gây trồng, hiệu quả kinh tế để từ đó đề xuất biện pháp gìn giữ, phát triển các loài cây này. 3. Đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn về công tác gieo tạo một số loài cây quý hiếm có tại Khu bảo tồn và thiết lập vườn ươm cây giống dược liệu để bảo tồn các loài quý hiếm và chuyển giao kỹ thuật cho người dân vùng đệm phát triển sản xuất, gieo trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4. Kêu gọi các nguồn vốn để xây dựng thêm mô hình phát tiển cây dược liệu làm hàng hóa tại các xã vùng đệm Khu bảo tồn Sao la 5. Tiếp tục theo dõi sự phát triển nảy mầm của hạt cây Chè dây và mở rộng quy mô thử nghiệm nhân giống và gieo ươm loài cây này tại địa phương.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt 1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 2 Báo sức khỏe và đời sống (2006), Bao giờ Việt Nam trở thành vườn dược liệu của thế giới . 3 Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế (2005), Viện Dược liệu, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược – Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4 Đỗ Huy Bích và các Đồng tác giả khác (2004 và 2012), Cây thuốc và động vật làm thuốc. 5 Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 6 Đỗ Văn Tuân (2012), Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững 7 Dương Minh (2014), Triển vọng từ mô hình trồng cây Ba kích dược liệu trên vùng núi Tam Đảo. 8 Kế hoạch Quản lý Khu bảo tồn Sao La giai đoạn 2019-2024. 9 LSNG Việt Nam – Dự án hôc trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam pha II, Hà Nội 2007 10 Lê Trần Chấn, Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Báo sức khoẻ và đời sống số 24- Tháng2/2003 11 Mai Văn Phô, Lê Thị Hồng Nguyệt (2001), Dẫn liệu về cây thuốc của người Cơtu huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 12 Nghị định số: 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 13 Nguyễn Bá Hoạt (2013), Tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam, Bộ Y tế. 14 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An, NXB Nông nghiệp. 15 Nguyễn Tập (2007),Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Nhà xuất bản Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội. 87

16 Nguyễn Tập và cs (2005), Kết quả điều tra các loài thực vật dùng làm thuốc ở Việt Nam, Báo cáo Hội thảo “Đa dạng sinh học ở Việt Nam. [17]. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Bước đầu điều tra một số loài cây thuốc dân tộc có khả năng chữa trị bệnh ung thư ở Việt Nam, Luận án thạc sỹ, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 18 Nguyễn Thị Thùy Trang (2014), Bảo tồn cây thuốc dựa vào tri thức bản địa tại xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, Hà Nội - Biện pháp phát triển rừng bền vững. 9 Phạm Văn Điển và cộng sự (2005), Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.. 20 Richard B. Primarck(1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB Khoa học & Kỹ thuật. 21 Sách Đỏ Việt Nam, 2007 22 Trần Công Khánh (2004), Sử dụng tài nguyên cây thuốc - Sự chia sẽ lợi ích công bằng và hợp lý. 23 Trần Minh Đức (2018). Báo cáo kết quả điều tra giảm sát các loài thực vật tại KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế (Báo cáo kỹ thuật Dự án Trường Sơn Xanh năm 2018, hợp phần Thực vật). 24 Trần Ngọc Hải(2009), Lâm sản nhoài gỗ, Nxb Nông nghiệp một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại Vườn quốc gia Tam Đảo. 25 Trương Quốc Cường (2014), Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất thuốc dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam, Bộ Y tế. 26 Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội 27 Viện Dược liệu (1900), Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 28 Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học & Kỹ thuật. B. Tài liệu tiếng nước ngoài 29 Alan, R. Emery and Associates, (1997), Guidelines for Environmental Assessments and Traditional Knowledge. A Report from the Centre for Traditional Knowledge of the World Cuoncil of Indigenous People (draft), Ottawa 30 Mittelman, A. (1997), Agro. And Commity Forest in Vietnam. Royal Netherlands Embassy in Vietnam, Forests and Biodiversity Program : Hanoi. 88

31 PROSEA (1999), Resources of South – East Asia 12: Medical and Poisonous 1, Borgo Indonesia. 32 Tuyên ngôn Chiang Mai - Thái Lan (1988), Save the plants that save lives. 33 WHO, IUCN & WWF (1993), Guidelines on the Conservation of Medicinal Plants, The Trustees, Royal Botannical Garden Press (St. Louis U.S.A). C. Tài liệu trên WEBSITE 34 https://hocday.com/ 35 https://www.dongyvietnam.org 36 https://text.123doc.org/document/3596866-thuc-trang-nghien-cuu-phat-trien- duoc-lieu-cua-viet-nam-va-tren-the-gioi.htm 37 https://dost-dongnai.gov.vn 38 https://www.thiennhien.net/2010/06/13/cay-duoc-lieu-can-duoc-quan-tam-bao-ton/ 39 http://www.hanoimoi.com.vn/ 40 https://nongnghiep.vn/trong-kim-tien-thao-d60450.html 41 Báo cáo Hội thảo dược liệu – Đà Lạt, 2012 42 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Khơi dậy tiềm năng lớn từ cây dược liệu tại Việt Nam. 43 https://xemtailieu.com/

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu điều tra về cây dược liệu tại vùng đệm của Khu bảo tồn Ngày: ______/______/2020 Họ và tên người phỏng vấn: ______Họ và tên người được phỏng vấn: ______Ngề nghiệp:…………………………………………………………………………… Địa chỉ………………………………………………………………………………… Tuổi: I. Thông tin về sản xuất Lâm nghiệp 1. Ông bà có được giao đất giao rừng không? a. Có b. Không. 2. Nếu có, giao bằng hình thức sở hữu đất gì? a. Khoán bảo vệ b. Sổ đỏ c. Sổ xanh d. Khác 3. Việc giao đất giao rừng có tác động đến sản xuất nông nghiệp của gia đình hay không? a. Có b. Không. 4. Việc giao đất, giao rừng có giúp tăng thu nhập cho gia đình ông bà hay không? a. Có b. Không. 5. Nếu có, thu nhập tăng thêm là bao nhiêu từ đất được giao? ______VND 6. Nếu chưa được nhận đất thì ông bà có muốn nhận không? a. Có b. Không. II. Tình hình khai thác, sử dụng 1. Ông bà có dùng cây dược liệu hay không? a. Có b. Không. 2. Loài cây gì? 3.Ông bà khai thác và sử dụng như thế nào? III. Thông tin về trồng cây dược liệu tại vùng đệm KBT Sao La. 1. Tại địa phương có trồng cây dược liệu hay không? Nếu có thì loài cây gì? 2.Cách thu thu hoạch, sau đó về sơ chế, bảo quản như thế nào? 3.Ông bà có nhu cầu áp dụng mô hình trồng cây dược liệu tại địa phương không? a. Có b. Không. 4. Nếu trồng thì đề nghị loài cây gì? phương pháp, địa điểm, nguồn giống, thời vụ, diện tích trồng...

Phụ lục 2 Phiếu 01/ĐTT: ĐIỀU TRA TRÊN TUYẾN

I. Mô tả chung 1. Xã : ……………………… Huyện: …………………Tỉnh: ………………… 2. Tiểu khu: ………………… Khoảnh:…………..……………………………... 3. Số hiệu tuyến :…………………………………………………...…………...... 4. Tọa độ điểm xuất phát : X : ....……..…Y .....………… Độ cao : ...………... 5. Tọa độ điểm kết thúc : X : ....……..… Y ...………...… Độ cao : ...………... 6. Trạng thái rừng : ………………………………………………....…………...... 7. Người điều tra : ……………………….. Ngày điều tra :………………...…..... II. Điều tra trên tuyến

STT Tên loài Dạng sống H (m) Ghi chú

1

2

..

58

59

60

Phụ lục 3 Phiếu 02/OTC: ĐIỀU TRA TRONG Ô TIÊU CHUẨN I. Mô tả chung 1. Xã : ……………………… Huyện: …………………Tỉnh: ………………… 2. Tiểu khu: ………………… Khoảnh:…………..……………………………... 3. Số hiệu ô tiêu chuẩn:……………………Diện tích : …………………...…… 4. Tọa độ tâm OTC tại thực địa : X:………………….. Y:…………………...... 5. Độ cao tuyệt đối: ……..………………………..……………………………… 6. Vị trí địa hình: Chân Sườn Đỉnh 7. Độ dốc trung bình:………………….. Hướng dốc: ………………………… 8. Trạng thái thực vật trong OTC: - Thảm tươi : ……………………………………………...……………… - Thảm cây bụi : ……………………………………………...…………… - Tầng cây gỗ :…………………………………………...………………… - Thực vật ngoại tầng :…………………………………...………………… 9. Thổ nhưỡng : - Cấp đất : Đất thịt Đất cát Loại khác : ………………… - Nguồn gốc đất : ……………………Màu đất :……...……………………... - Độ ẩm đất : ……………… Độ dày từng mùn : ……………………… 10. Độ tàn che: …………………………………………………………………… II. Đo đếm trong ô tiêu chuẩn

D1,3 Hvn STT Tên loài X Y Ghi chú (cm) (m)

1

2

...... , Ngày .... tháng..... năm 2020 Người điều tra

Phụ lục4: DANH SÁCH CÁC HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤNBẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA LSNG

Địa điểm: vùng đệm Khu bảo tồn Sao La Ngày điều tra: …../…../2020 Người điều tra: Nguyễn Thanh

Nghề Ghi STT Họ vàTên Địa chỉ nghiệp chú

1 Hồ Thị Liên Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

2 Phạm Thị Riu Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

3 Huỳnh Thị Che Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

4 Hồ Văn Xanh Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

5 Lê Văn Năng Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

6 Hồ Văn Manh Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

7 Hồ Thị Hòa Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

8 Trần Thị Phái Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

9 Hồ Văn Vanh Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

10 Nguyễn Văn Bầm Thôn Mù Nú -Tà Rá, Xã Hương Nguyên Làm nông

11 BLúp Nhuối A Min – C9- Xã A Roàng Làm ruộng

12 Hồ Văn Mưa K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Thợ xây

Nguyễn Văn 13 K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng Khây

14 Kêr Văn Nét K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

Nghề Ghi STT Họ vàTên Địa chỉ nghiệp chú

15 Hồ Văn Sinh A Min – C9- Xã A Roàng Làm ruộng

16 Quỳnh Chiều K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

17 Kăn Reng A Min – C9- Xã A Roàng Làm ruộng

18 B Lup Ngành A Min – C9- Xã A Roàng Làm ruộng

19 Hồ Văn Tol K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

20 Hồ Văn Sỹ K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

21 B Lúp Nhôm A Min – C9- Xã A Roàng Làm ruộng

22 A King Thu K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

23 Hồ Thị Yên A Roàng I - Xã A Roàng Cán bộ

24 Quỳnh Loan K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

25 Kăn Phanh K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

26 B Lúp Phú K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

27 K Lum Thị Hữu K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Sinh viên

28 Quỳnh BLun K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

29 Hồ Văn Bỉu A Roàng I - Xã A Roàng Làm ruộng

30 A Luông Khớp K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Làm ruộng

Nguyễn Văn Làm ruộng+ 31 K Rôn – A Ho – Xã A Roàng Trung buôn bán

32 Hồ Thị Nhâm A Roàng I - Xã A Roàng Làm ruộng

Phụ lục 5:

DANH LỤC CÂY THUỐC KBT SAO LA THỪA THIÊN HUẾ ( Cập nhật lúc 5/2020)

Tên loài Tình Dạng sống Bộ phận sử dụng chính Sinh cảnh phân bố chính Stt trạng Lá/ Rừng Ven Ven Bãi Tên Họ Stt loài Tên VN Dây Rễ/ Thân/ Toàn họ Tên KH bảo Thảo Bụi Gỗ Khác Hoa/ tự suối, đường hoang khác (phổ thông) leo Củ Vỏ cây tồn Quả nhiên ĐNN đi /Vườn (1 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 3) I. BRYOPHYTA -

NGÀNH RÊU A. MACHANTIOPSIDA

-LỚP ĐỊA TIỀN Marchantiaceae Họ Marchantia 1 1 Địa tiền 1 1 1 Địa tiền polympha L. B. BRYOPSIDA

LỚP RÊU Bryum agenteum 2 Bryaceae - Rêu thật 2 Rêu trắng bạc 1 1 1 Hedw. Funariaceae - Rêu Funaria 3 3 Rêu than 1 1 1 than hygrometrica Hedw. Pogonatum Polytrichceae - Rêu 4 4 inflexum (Lindb.) Rêu tóc vàng 1 1 1 tóc vàng Sande Lac. II. LYCOPODIOPHYTA – NGÀNH THẠCH TÙNG 5 Lycopodiaceae – 5 Huperzia carinata Thạch tùng Thạch tùng/ Thông (Desv. ex Poir.) sóng; 1 1 1 đất Trevis. 6 Huperzia Thạch tùng phlegmaria (L.) đuôi ngựa; 1 1 1 Rothm. 7 Lycopodiella cernua Thông đất 1 1 1 (L.) Franco & Vasc.

6 Selaginellaceae - 8 Selaginella Quyển bá yếu Quyển bá delicatula (Desv.) 1 1 1 Alston 9 Selaginellaheterosta Quyển bá khác chys Baker chùy; Quyển bá 1 1 1 khác bông 10 Selaginella Quyển bá mô-ê- moellendorffii len; Sa lày 1 1 1 Hieron. 11 Selaginella Quyển bá nhật nipponica Franch. & 1 1 1 Sav. 12 Selaginella picta Quyển bá nhọn; 1 1 1 A.Br. ex Baker 13 Selaginella Quyển bá tamariscina (P. trường sinh; VU 1 1 1 Beauv.) Spring Trường sinh thảo; Chân vịt 14 Selaginella wallichii Quyển bá (Hook. & Grev.) oalích; Quyển 1 1 1 Spring bá suối III. EQUISETOPHYTA -

NGÀNH CỎ THÁP BÚT 15 Cỏ tháp bút 7 Equisetaceae – Mộc Equisetum debile mềm; Mộc tặc 1 1 1 tặc Roxb. yếu IV. POLYPODIOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ 16 Ráng vệ nữ 8 Adiantaceae – Ráng Adiantum quạt; Cây vót; 1 1 1 vệ nữ /Tóc thần flabellulatum L. Dớn đen 9 Angiopteridaceae = 17 Móng ngựa lá Marattiaceae - Móng Angiopteris evecta to; Quan âm tọa 1 1 1 ngựa (Quyết tòa (G. Forst.) Hoffm. liên sen)

18 Tổ điểu dính 10 Aspleniaceae - Tổ Asplenium liền; Ráng can 1 1 1 điểu coenobiate Hance xỉ cộng bào 19 Tổ điểu thật; Tổ điểu; Cây tổ Asplenium nidus L. 1 1 1 chim; Ráng ổ phụng. 20 Tổ điểu thường; Ráng Asplenium normale can xỉ thường; 1 1 1 D. Don Tổ chim thường; 21 Asplenium varians Tổ điểu thay Wall. ex Hook. & đổi; Ráng can xỉ 1 1 1 Grev. lá nhỏ 22 Tổ điểu wright; Asplenium wrightii Thiết giác; 1 1 1 Eaton ex Hook. Thiết giác tai; Ráng can xỉ oai 11 Blechnaceae – 23 Ráng lá dừa Blechnum orientale Dương xỉ lá dừa/ thường; Guột 1 1 1 L. Ráng lá dừa rạng 24 Stenochlaena Choại palustris (Burm.f.) 1 1 1 Bedd. 12 Cyatheaceae – 25 Cyathea gigantea Dương xỉ mộc Dương xỉ mộc (Wall. ex Hook.) đen, Ráng tiên IIA 1 1 1 Holtt. tọa khổng lồ 13 Davalliaceae - Ráng 26 Ráng đà hoa tỏa; Ráng lá xẻ; đà hoa (Ráng vảy Davallia divaricata Ráng chân thỏ 1 1 1 lợp) Blume chẻ; Cốt toái bổ lá lớn; 27 Âm thạch Davallia repens (L. quyết, Ráng đà 1 1 1 f.) Kuhn hoa bò; Ráng thổ xỉ bò 14 Dennstaedtiaceae - 28 Ráng liên sơn Lindsaea orbiculata tròn; Ráng lanh Ráng đàn tiết (Áo (Lam.) Mett. ex 1 1 1 sa tròn; Quạt cốc) Kuhn. xòe tròn

29 Ráng cánh to; Pteridium Quyết như ý; 1 1 1 aquilinum (L.) Kuhn Rau quyết; Ráng cánh to 30 Ô cửu; Hành Sphenomeris đen, Ráng ổ phỉ chinensis (L.) tàu; Đại dực; 1 1 1 Maxon Ráng phiên nô trung hoa 15 Dicksoniaceae - 31 Cibotium barometz Lông cu li; Kim IIA 1 1 1 Lông cu li (L.) J. Sm. mao; cẩu tích 16 Dryopteridaceae - 32 Polystichum Quyết tai đẹp, Ráng cánh bần amabile (Blume) J. Ráng nhiều 1 1 1 Sm. hàng đẹp 33 Ráng yểm dực Tectaria decurrens cánh; Cây mái 1 1 1 (C. Presl) Copel. cánh 34 Tectaria wightii (C. Ráng yểm dực 1 1 1 B. Clarke) Ching vai; Sa bì 17 Gleicheniaceae – 35 Guột; Vọt; Tế Ráng guột/ Guột Dicranopteris thường; Guột linearis (Burm. f.) thẳng; Guột 1 1 1 Underw. cứng; Cỏ đế; Ràng ràng 18 Hymenophyllaceae - 36 Crepidomanes Quyết áo Ráng màng (Lá auriculatum phễu; Ráng 1 1 1 màng) (Blume) K. Iwats. màng gãy có tai 37 Hymenophyllum Ráng màng râu badium Hook. & hạt dẻ; Quyết lá 1 1 1 Grev. màng hạt dẻ 38 Ráng màng râu nase; Quyết áo Trichomanes phễu lộ đầu; 1 1 1 naseanum H. Christ Ráng màng râu naxê 39 Ráng bích xỉ 19 Lomariopsidaceae Bolbitis heteroclita dạng lạ ; Thực - Dây choại (C. Presl) Ching ex 1 1 1 quyết lá dài ; giả (Lá roi) C. Chr. cây lá roi 20 Ophioglossaceae - 40 Ophioglossum Xà thiệt thòng; 1 1 1 Ráng lưỡi rắn pendulum L. Cây dải lụa

41 Ráng lưỡi rắn Ophioglossum mạng; Xà thiệt 1 1 1 reticulatum L. mạng; Lưỡi rắn đơn 21 Osmundaceae - 42 Ráng ất minh Osmunda vachellii vasê; Ráng sâm Ráng ất minh 1 1 Hook. rừng núi; Tử ky Vachell 22 Parkeriaceae – Rau 43 Ceratopteris Rau cần trôi, cần trôi thalictroides (L.) Ráng Gạt nai, 1 1 1 Brongn.. 44 Ráng tổ 23 Polypodiaceae – Aglaomorpha phượng; Ráng Ráng/ Ráng đa túc coronans (Wall. ex 1 1 1 long cước; Ổ Mett.) Copel. rồng 45 Ráng cổ lý chẻ Colysis digitata ngón; Ráng ổ 1 1 1 (Baker) Ching vạch chẻ ngón 46 Colysis insignis Ráng cổ lý đặc 1 1 1 (Blume) J. Sm. biệt 47 Colysis pothifolia (D. Ráng cổ lý bầu 1 1 1 Don) C. Presl. dục 48 Ráng Đuôi Drynaria bonii phụng; Cốt toái VU 1 1 1 Christ. bổ bon 49 Lemmaphyllum Ráng vẩy ốc lút microphyllum C. chu ; Quyết ấp 1 1 1 Presl var. đá ; Cây ấp đá ; lutchuense C. Chr. Vẩy ốc lá nhỏ 50 Ráng ổ vẩy gân Lepisorus obscuro- mờ; Ngõa vi venulosus (Hayata) gân mờ; Ráng 1 1 1 Ching quân lân gân mờ 51 Phymatosorus Quyết lưới dày scolopendrius lưỡi hươu 1 1 1 (Burm.f.) Pic.-Serm. 52 Ổ phượng Platycerium tràng; Ổ rồng coronarium 1 1 1 dừa; Ổ rồng (Koenig) Desv. tràng

53 Ráng tai chuột thường; Tai Pyrrosia lanceolata chuột thuôn; 1 1 1 (L.) Farw. Ráng hỏa mạc thon; Lưỡi mèo tai chuột 24 Pteridaceae – Cỏ seo 54 Ráng seo gà hình gươm; Cỏ gà, Ráng seo gà Pteris ensiformis luồng; Cỏ seo 1 1 1 Burm. f. gà; Cẳng gà gươm; 55. Ráng seo gà Pteris linearis Poir. dải; Cỏ seo gà 1 1 1 [P. fauriei] Fauriei 56. Ráng seo gà nửa lông chim; Pteris semipinnata Cỏ seo gà xẻ 1 1 1 L. var. semipinnata nửa; Cây cẳng gà xẻ nửa; Ráng chân xỉ lược 25 Schizaeaceae - Bòng 57. Bòng bong lắt léo; Bòng bong bong Lygodium flexuosum dịu; Bòng bong 1 1 1 (L.) Sw. dẻo; Thòng bong 58. Lygodium Bòng bong japonicum (Thunb.) nhật; Hải kim 1 1 1 Sw. sa 59. Ráng a diệp chẻ Schizaea digitata ngón; Ráng lá 1 1 1 (L.) Sw. sợi ngón; Ráng ngón 26 Thelypteridaceae - 60. Ráng ổ tròn đứt đoạn; Ráng chu Ráng thư dực Cyclosorus quần gián đoạn; interruptus (Willd.) 1 1 1 Ráng ổ vòng H.Itô gián đoạn; Quyết lông 61. Pronephrium Ráng thận ba triphyllum (Sw. ) lá; Quyết trăng 1 1 1 Holttum non ba lá

27 Vittariaceae - Ráng 62. Ráng lưỡi lá Antrophyum râu rồng (Ráng cọ, xoan; Lưỡi lợn 1 1 1 obovatum Baker. Ráng tô tần) trứng ngược 63. Ráng râu rồng Vittaria elongata dài; Ráng tô tần 1 1 1 Sw. dài; Ráng cọ dài 64. Ráng cọ mềm; Râu tiên; Ráng Vittaria flexuosa tô tần dịu; Ráng 1 1 1 Fée tô tần ngoằn ngoèo 28 Woodsiaceae - Ráng 65. Rau dớn don; Diplazium Ráng song gỗ nhỏ (Vân sỹ) donianum (Mett.) 1 1 1 quần; Song cái Tardieu quyết 66. Diplazium Rau dớn gần subsinuatum (Wall. chẻ thùy; Ráng 1 1 1 ex Hook. et Grev.) song quần lá Tagawa đơn V. PINOPHYTA -

NGÀNH THÔNG 29 Gnetaceae – Dây 67. Gnetum latifolium Gắm lá rộng gắm var. funiculare (Bl.) 1 1 1 Margf. 30 Podocarpaceae - 68. Dacrycarpus Thông lông gà; Thông tre imbricatus (Blume) Thông nàng; 1 1 1 de Laub. Bạch tùng. 69. Dacrydium elatum Hoàng đàn giả; (Roxb.) Wall. ex Thông chàng; 1 1 1 Hook. Dương tùng; Xà lò; Hral; Ri; Nô 70. Nageia wallichiana Kim giao núi (C. Presl) Kuntze đất; Kim giao 1 1 1 cuống phình 71. Podocarpus Thông tre; neriifolius D. Don Thông trúc đào; 1 1 1 Thông tre nam VI. MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN

6.1. LớpNgọc lan/

Hai lá mầm 31 Acanthaceae – Ô rô 72. Thường sơn Phlogacanthus (3) tía; Thường turgidus (Fua ex 1 1 1 sơn nhật bản; Hook. f.) Nicholson Hỏa rô phù Actinidiaceae - 73. Actinidia latifolia 32 Dương đào lá Dương đào (Gardn. & Champ.) 1 1 1 rộng; Kiwi dại Merr. 74. Saurauia tristyla Nóng; Sổ dã 1 1 1 DC. oldham Alangiaceae - Thôi 75. Thôi ba nhỏ; 33 Alangium barbatum ba Cây quang; 1 1 1 (R. Br.) Baill. Lăng quăng 76. Alangium chinense Thôi ba; Thôi 1 1 1 (Lour.) Harms chanh 34 Amaranthaceae – 77. Alternanthera Rau dệu, Dền Rau dền sessilis (L.) R.Br. ex nước 1 1 1 Roem. et Schult. 78. Amaranthus lividus Dền cơm 1 1 1 L. 79. Amaranthus Dền gai 1 1 1 spinosus L. 80. Celosia argentea L. Mào gà trắng, 1 1 1 MG đuôi nheo 81. Cỏ xước dại; Đơn đỏ gọng; Cyathula prostrata Đơn đất; Cước 1 1 1 (L.)Blume đài; Tử thảo nhung 35 Anacardiaceae – 82. Giâu gia xoan; Allospondias Xoài Sơn cóc; Giâu lakonensis (Pierre) 1 1 1 gia nhà; Giâu Stapf. gia thơm 83. Bouea oppositifolia Thanh trà 1 1 1 (Roxb.) Meissn. 84. Dracontomelon Long cóc, Sấu 1 1 1 duperreanum Pierre. tía 85. Choerospondias Xoan nhừ; axillaris (Roxb.) 1 1 1 Xuyên cóc; Burtt. & Hill

Xoan trà; Lát xoan 86. Melanorrhoea Sơn huyết, Sơn VU 1 1 1 laccifera Pierre tiên 87. Sơn muối; Rhus chinensis Mull. 1 1 1 Muối; Dã sơn 88. Toxicodendron Sơn phú thọ; succedanea (L.) Sơn lắc; Sơn 1 1 1 Mold. dầu 36 Ancistrocladaceae – 89. Ancistrocladus Trung quân Trung quân tectorius (Lour.) 1 1 1 Merr. Annonaceae – Na 90. Dasymaschalon 37 Mao quả có mỏ; rostratum Merr. & 1 1 1 Chuối chác dẻ Chun 91. Desmos dumosus Hoa dẻ; Gié bụi 1 1 1 (Roxb.) Saff. 92. Desmos Hoa giẻ cánh to; pedunculosus (A. Ngẵn chày; Gié 1 1 1 DC.) Ban. có cọng 93. Enicosanthellum Nhọc trái khớp plagioneurum VU 1 1 1 lá thuôn (Diels) Ban 94. Cách thư Fissistigma petelotii petelot; Phát 1 1 1 Merr. lãnh công 95. Fissistigma thorelii Bổ béo trắng; (Pierre ex Fin. & 1 1 1 Cách thư thorel Gagnep.) Merr. 96. Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Giác đế sài gòn 1 1 1 Ast. 97. Goniothalamus Bổ béo đen VU 1 1 1 vietnamense Ban 98. Melodorum Dủ dẻ bắc; Mật 1 1 1 vietnamense Ban hương việt nam 99. Song môi tàu; Miliusa sinensis Fin. Cò sen; Mại liễu 1 1 1 & Gagnep. lông

100. Polyalthia cerasoides (Roxb.) Nhọc 1 1 1 Benth. et Hook. f. 101. Polyalthia thorelii Quần đầu (Pierre) Fin. & Thorel, Ngấn 1 1 1 Gagn. chày 102. Uvaria microcarpa Bù dẻ trườn; Bồ 1 1 1 Champ. ex Benth. quả trái nhỏ 103. Bù dẻ hoa đỏ; Uvaria rufa Blume. 1 1 1 Bồ quả hoe 38 Apiaceae – Hoa tán 104. Centella asiatica Rau má 1 1 1 (L.) Urb. 105. Mùi tàu; Ngò 1 1 1 L. gai; Ngò tây 106. Heracleum Cần dại; Vũ 1 1 1 bivittatum Bois. thảo 107. Hydrocotyle Rau má lá to 1 1 1 nepalensis 39 Apocynaceae – Trúc 108. Aganasma Chè bông; đào acumilata (Roxb.) Luyến hương; 1 1 1 G. Don Chè rừng; Chè đỏ ngọn 109. Alstonia scholaris L. R. Hoa sữa 1 1 Br. 110. Alyxia reiwardtii Ngôn Blume Reinwardt, Dây 1 1 1 sen 111. Kopsia pitatdii Cốp Pitard, Merr. (K. Trang nam 1 1 1 cochichinensis Kuntze) 112. Rauvolfia Ba gạc lá to; Ba cambodiana Pierre VU 1 1 1 gạc cam bốt ex Pitard 113. Lài trâu choải; Tabernaemontana Ly choải; Ly lá 1 1 1 bufalina Lour. nhỏ 114. Mức; Lòng mức Wrightia annamensis trung bộ; Lực 1 1 1 Eberh. & Dub. mực; Thừng mực

115. Mức mỡ; Thừng Wrightia dubia mực; Lòng mức 1 1 1 (Sims) Spreng. ngờ; Mức hoa đỏ 40 Aquifoliaceae – Bùi 116. Ilex macrocarpa Bùi trái to (Nhựa ruồi) Oliv. 1 1 1

117. Ilex rotunda Thunb. Bùi quả tròn, 1 1 1 118. Ilex wallichii Steud. Bùi Wallich 1 1 1 41 Araliaceae – Ngũ gia 119. Acanthopanax Ngũ gia bì gai, EN 1 1 1 bì trifoliatus (L). Voss Ngũ gia bì 3 lá 120. Đinh lăng gai; Aralia armata (Wall. Đơn châu chấu; 1 1 1 ex G. Don) Seem. Rau gai 121. Brassaiopsis Than; Mô; Ngô glomerulata (Blume) đồng; La tán 1 1 1 Regel chân vịt 122. Chân chim, Ngũ Schefflera gia bì chân heptaphylla (L.) 1 1 1 chim, Cây đáng; Frodin Rau lằng 123. Đu đủ rừng; Trevesia palmata Thông thảo gai; (Roxb. ex Lindl.) Thích thông 1 1 1 Visan. thảo; Thầu dầu núi; 42 Asclepiadaceae – 124. Cynanchum Thiên lý stautonii (Decne.) Bạch tiền lá liễu 1 1 Hand.-Mazz. 1 125. Song ly nhọn; Dischidia acuminata Mộc tiền nhọn; 1 1 1 Cost. Tai chuột; Dây hạt bí 126. Hồ hoa thịt; Hoya carnosa R. Br. Cẩm cù; Lưỡi 1 1 1 trâu; Hoa sao 127. Hoya diversifolia Bl. Hồ da lá đa dạng, Cẩm cù lá 1 1 1 dày, Hoa sao khác lá

128. Hoya multiflora Hồ hoa giả; Blume Cẩm cù nhiều 1 1 1 hoa; Hồ hoa nhiều hoa 129. Raphistemma Trâm hùng, Đại hooperianum (Bl.) hoa đằng EN 1 1 1 DC. 130. Streptocaulon Hà thủ ô trắng juventas (Lour.) 1 1 1 Merr. 131. Telectadium edule Vệ tuyền ngọt 1 1 1 Baill. 43 Asteraceae – Cúc 132. Ageratum Cỏ cứt lợn, Cỏ 1 1 1 conyzoides L. hôi 133. Bidens pilosa L. Đơn buốt, Quỷ 1 1 1 châm thảo 134. Blumea balsamifera Đại bi, Từ bi 1 1 1 (L.) DC. 135. Blumea lanceolaria Xương sông, 1 1 1 (Roxb) Rau ăn gỏi, 136. Blumea riparia (Bl.) Dây bầu rừng, DC. Cúc leo, Kim 1 1 1 đầu suối, 137. Chromolaena Yên bạch , Cỏ odorata (L.) Lào, Cộng sản R.M.King& 1 1 1 H.Rob.(Eupatorium odoratum L.) 138. Crassocephalum crepidioides (Benth) Rau tàu bay 1 1 1 S. Moore 139. Eclipta prostrata Nhọ nồi, cỏ 1 1 1 (L.) L. mực 140. Elephantopus Cúc chỉ thiên, 1 1 1 scaber L. Cỏ lưỡi mèo 141. Emilia sonchifolia Cúc mặt trời, Cỏ (L.) DC. chua lè, Rau má 1 1 1 lá rau muống 142. Eupatorium Tổ ma; Trạch 1 1 1 chinense L. lan trung quốc;

Yên bạch trung quốc 143. Gnaphalium Rau khúc tẻ; 1 1 1 luteoalbum L. Khúc vàng 144. Gnaphalium Rau khúc nếp 1 1 1 polycaulon Pers. 145. Kim thất; Bầu Gynura procumbens đất; Rau lúi; 1 1 1 (Lour.) Merr. Rau bầu đất 146. Thổ mộc hương; Inula cappa (Buch. - Mộc hương Ham. ex D. Don) 1 1 1 nam; Cúc hoa DC. xoắn 147. Bồ công anh Lactuca indica L. 1 1 1 mũi mác 148. Senecio Vi hoàng cúc; chrysanthemoides Thiên lý quang 1 1 1 DC. dạng cúc 149. Synedrella nodiflora Bọ xít 1 1 1 (L.) Gaertn. 150. Vernonia patula Bạch dầu nhỏ 1 1 1 (Dryand.) Merr. 151. Cải đồng; Diếp Youngia japonica dại; Diếp trời; 1 1 1 (L.) DC. Hoàng dương nhật bản 44 Balanophoraceae - 152. Blanophora fulgosa Dó ấđ t, Củ đỏ, 1 1 1 Dó đất Forst. Nấm đất 153. Chùy đầu dương Rhopalocnemis hình, Dó đất núi VU 1 1 1 phalloides Jungh. cao, Sơn dương. Begoniaceae - Thu 154. Thu hải đường 45 Begonia aptera hải đường không cánh; Dã 1 1 1 Blume hải đường 155. Thu hải đường Begonia rupicola trên đá; Rau 1 1 1 Miq. chua 46 Betulaceae - Cáng lò 156. Betula alnoides Bạch dương; 1 1 1 Buch.- Ham. in DC. Cáng lò; Co lim

Bignoliaceae – 157. Oroxylum indicum Núc nác 47 Đinh/ Quao (1) (L.) Kurz 1 1 1

158. Stereospermum colais (Dillw.) Quao núi; Ké 1 1 1 Mabberl.

48 Boraginaceae – Vòi 159. Ehretia asperula Xạ đen voi (4) Zoll. 1 1 1

160. Heliotropium Vòi voi 1 1 1 indicum L. Brassicaceae - Cải 161. Rorippa nasturtium- 49 Cải soong; Xà aquaticum (L.) 1 1 1 lách xoong Hayek Buddlejaceae – Bọ 162. 50 Buddleja asiatica Bọ chó, Búp lệ chó Lour. Á 1 1 1

51 Burseraceae - Trám 163. Canarium album Trám trắng; Cà 1 1 1 (Lour.) Raeusch na trắng 164. Canarium Trám hồng; 1 1 1 bengalense Roxb. Trám ba cạnh 165. Trám chim; Canarium parvum Trám lá nhỏ; 1 1 1 Leenh. Bùi Caesalpiniaceae - 166. Dây cánh dơi; 52 Bauhinia bracteata Vang Bo rừng; Dây 1 1 1 (Benth.) Baker mấu 167. Bauhinia scandens Móng bò leo 1 1 1 L. 168. Erythrophleum fordii Lim xanh; Lim 1 1 1 Oliv. 169. Gleditsia australis Bồ kết; Chùm Hemsl. ex Forbes & 1 1 1 kết Hemsl. 170. Peltophorum Hoàng linh; Lim dasyrrachis (Miq.) 1 1 1 vàng Kurz 171. Senna alata (L.) Muồng trâu; 1 1 1 Roxb. Muồng lác

172. Senna siamea Muồng đen; (Lamk.) Irwin & 1 1 1 Muồng xiêm Barneby 173. Muồng lạc; Senna tora (L.) Muồng ngủ; 1 1 1 Roxb. Thảo quyết minh 174. Gụ mật; Gõ mật; Sindora siamensis EN, Gõ đen; Gõ 1 1 1 Teysm. ex Miq. IIA bung lao 175. Tamarindus indica Me 1 1 1 L. 53 Campanulaceae - 176. Đảng sâm, Sâm Hoa chuông leo, Sâm dây, Codonopsis javanica VU, Sâm khu 7; 1 1 1 (Blume) Hook. f. IIA Cang hô; Mằn rày cáy 54 Capparaceae – Cáp 177. Crateva adansonii Bún (Màn màn) DC 1 1 1

178. Stixis scandens Cám heo, Trứng 1 1 1 Lour. cuốc Caprifoliaceae – 179. 55 Lonicera dasystyla Kim ngân vòi Kim ngân Rehd. nhám 1 1 1

56 Caricaceae – Đu đủ 180. Carica papaya L. Đu đủ 1 1 1 Cecropiaceae – Rum 181. Rum thơm; 57 Poikilospermum Rum mềm; suaveolens (Blume) 1 1 1 Sung dây; Xạ Merr. luồn; Dái khỉ; 58 Celastraceae – Dây 182. Chân danh gối Euonymus chinensis trung hoa; Đỗ EN 1 1 1 Lindl. trọng tía; Đỗ trọng nam Chenopodiaceae – 183. 59 Chenopodium Rau muối 1 Rau muối ficifolium Sm. 1 1

60 Chloranthaceae - 184. Chloranthus elatior Sói đứng 1 1 1 Hoa sói Link 185. Chloranthus glabra Sói rừng, Sói 1 1 1 (Thunb.) Nakai nhẵn

61 Clusiaceae/ 186. Calophyllum Cồng tau lau; 1 1 1 Guttiferae – Bứa soulatti Burm. f. Cồng trắng 187. Garcinia ferrea Rỏi mật, Gỏi 1 1 1 Pierre. 188. Garcinia Vàng nghệ, gaudichaudii Xương cá, Trâm 1 1 1 Planch. & Triana ná, Săng ngang 189. Garcinia merguensis Chuồn; Sơn vé 1 1 1 Wight. 190. Garcinia multiflora Dọc 1 1 1 Champ. 191. Garcinia Bứa 1 1 1 oblongifolia Champ. 192. Garcinia Tai chua, Bứa pedunculata Roxb. cọng 1 1 1 (G. cowa Roxb.) Combretaceae - 193. Quisqualis indica L. Dây giun; Quả 62 Bàng nấc; Sử quân tử 1 1 1

Connaraceae – Lốp 194. Agelaea 63 Dây Trường bốp macrophylla (Zoll.) 1 1 1 ngân Leenh 195. Cnestis Dây trường palala (Lour.) khế, Dây khế; 1 1 1 Merr., Vắp cầy 196. Connarus cochinchinensis Lốp bốp 1 1 1 (BailL) Pierre 197. Dây khế lá nhỏ; Rourea mimosoides Dây lửa lá trinh 1 1 1 (Vahl.) Planch. nữ 64 Convolvulaceae – 198. Argyreia mollis Thảo bạc che, Khoai lang/ Bìm (Burm. f.) Choisy Bạc thau lông 1 1 1 bìm mềm 199. Bìm ngón tay; Ipomoea digitata L. Tầm sét; Khoai 1 1 1 xiêm; Bìm tay 200. Merremia umbellata Bìm tán; Bìm 1 1 1 (L.) Hallier f. bắc bộ

65 Cucurbitaceae – Bầu 201. Gymnopetalum Cứt quạ bí cochinchinensis 1 1 1 (Lour.) Kurz. 202. Dần toòng; Cổ Gynostemma yếm; Thư tràng pentaphyllum EN 1 1 1 năm lá; Giao cổ (Thumb.) Makino lam 203. Hodgsonia Đại hái; Mỡ lợn; macrocarpa Beo; Sén; Huất 1 1 1 (Blume) Cogn. sơn 204. Solena amplexicaulis Cù nhanh; Dưa 1 1 1 (Lamk.) Gaudhi in dại; Hoa bát Saldanha & Nichols. 205. Trichosanthes Qua lâu, Cứt 1 1 1 tricuspidata Lour. quạ lớn 66 Datiscaceae - Đăng 206. Tetrameles Đăng; Búng; nudiflora R. Br. in Thung; "Tung" 1 1 1 Benn. 67 Dilleniaceae – Sổ 207. Dillenia Lọng bàng; Sổ heteroseppala Fin. 1 1 1 lọng bàng & Gagnep. 208. Dillenia indica L. Sổ bà; Sổ ấn 1 1 1 209. Dây chiều Ấn Tetracera indica Độ chặc chìu Ấn 1 1 1 (Houtt) Merr Độ 210. Tetracera scandens Chặc chìu, Dây 1 1 1 (L.) Merr. chiều Dipterocarpaceae – 211. Hopea odorata Sao đen 68 1 1 1 Dầu Roxb. Elaeocarpaceae - 212. Côm hoa lớn; 69 Elaeocarpus Côm Côm nước; grandiflorus Smith 1 1 1 Chim chim; in Nees Cham chim 213. Elaeocarpus Côm cuống dài; petiolatus (Jack) 1 1 1 Côm xoan Wall. ex Kurz. 214. Elaeocarpus Xương cá; Côm sylvestris (Lour.) cánh trụi; Côm 1 1 1 Poir. in Lamk. lá to, Côm trâu 70 Ericaceae - Đỗ 215. Sơn trâm; Việt Vaccinium spp. 1 1 1 quyên quất

71 Euphorbiaceae – 216. Alchornea rugosa Bọ nẹt 1 1 1 Thầu dầu (Lour.) Müll.Arg. 217. Antidesma acidum Chòi mòi chua 1 1 1 Retz. 218. Antidesma bunius Chòi mòi tía 1 1 1 (L.) Spreng. 219. Antidesma Chòi mòi nam cochinchinensie 1 1 1 bộ Gagnep. 220. Antidesma Chòi mòi bụi; fruticosum (Lour.) 1 1 1 Mọt trắng Muell. - Arg. 221. Aporusa Thầu táu, Tai dioica(Roxb.) Muell. nghé biệt chu 1 1 1 -Arg. 222. Baccaurea Giâu ta, Giâu 1 1 1 ramiflora Lour. gia đất 223. Bischofia javanica Nhội tía. Bích 1 1 1 BL. hợp 224. Breynia fruticosa Bồ cu vẽ 1 1 1 (L.) Müll.Arg. 225. Breynia septata Dé ngăn, Long 1 1 1 Beille kên 226. Bridelia monoica Đỏm lông , Thổ 1 1 1 (Lour.) Merr. mật 227. Claoxylon indicum Lộc mại ấn; Lộc (Reinw. ex Blume) mại lá bầu; Mại 1 1 1 Endl. ex Hassk. mại; Mọ trắng 228. Croton argyratus Cù đèn bạc; Bạc 1 1 1 Blume lá; Ba đậu bạc 229. Croton kongensis Cù đèn cửu 1 1 1 Gagnep. long 230. Ba đậu; Hoắt; Croton tiglium L. 1 1 1 Cong khôi 231. Croton tonkinensis Cù đèn bắc bộ; 1 1 1 Gagnep. Khổ sâm 232. Sang trắng Drypetes mạng; Săng perreticulata 1 1 1 trắng lá dài; Gagnep. Cây trá

233. Vạng trứng; Endospermum Vạng còng; Nội 1 1 1 chinense Benth. châu 234. Cỏ sán; Mao Erismanthus hoa trung quốc; 1 1 1 sinensis Oliv. Nen 235. Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn 1 1 1 236. Euphorbia Cỏ sữa lá nhỏ 1 1 1 thymifolia L. 237. Bọt ếch lông; Glochidion Sóc trái có lông; 1 1 1 eriocarpumChamp. Bòn bọt 238. Glochidion hirsutum Sóc lông 1 1 1 (Roxb.) Voigt 239. Homonoia riparia Rù rì; rì rì 1 1 1 Lour. 240. Dầu mè; Ba đậu Jatropha curcas L. nam; Đậu cọc 1 1 1 1 rào 241. Mã rạng răng; Macaranga Ba soi; Hu ba denticulata (Bluma) soi; Lá nến; 1 1 1 Muell. - Arg. Bùm bụp; Mán bầu 242. Mã rạng kurz; Macaranga kurzii Săng bù; Lá nến (Kuntze) Pax & 1 1 1 gai; Ba soi lá Hoffm. bắc 243. Macaranga tanarius Mã rạng; Bạch 1 1 1 (L.) Muell.-Arg. đàn nam 244. Bục trắng; Ba Mallotus apelta bét trắng; Bùm 1 1 1 (Lour.) Muell. - Arg. bụp; Bùng bục 245. Mallotus barbatus Bông bệt, Bùm 1 1 1 Muell.-Arg. bụp gai 246. Bục bạc; Ba bét Mallotus nam bộ; Bùm paniculatus (Lamk.) 1 1 1 bụp nâu; Bùng Muell. - Arg. bục nâu

247. Mallotus Cánh kiến, Rùm philippinensis nao, Mọt 1 1 1 (Lamb.) Mull. Arg. 248. Chó đẻ thân Phyllanthus amarus xanh; Diệp hạ 1 1 1 Schum. châu đắng 249. Me rừng; Me Phyllanthus emblica mận; Chùm 1 1 1 L. ruột núi 250. Phyllanthus Phèn đen 1 1 1 reticulatus Poir. 251. Phyllanthus Chó đẻ, Diệp hạ urinaria L. var. châu 1 1 1 urinaria. 252. Sòi quả mọng; Sapium baccatum Cô nàng; Ô cựu; 1 1 1 Roxb. Da tây 253. Sapium discolor Sòi bạc. Sòi tía 1 1 1 (Benth.) Maell.-Arg. 254. Sapium Sòi lá tròn; Sòi rotundifolium đá vôi; Sòi 1 1 1 Hemsl. bàng; Sòi bòng 255. Mần mây; Kén; Suregada multiflora Cổ ngỗng; Nút 1 1 1 (A. Juss.) Baill. áo 256. Lươu bươu; Thiều biêu; Trewia nudiflora L. 1 1 1 Trẹo; Trẹo hoa trần 72 Fabaceae – Đậu 257. Abrus precatorius L. Cam thảo dây 1 1 1 258. Antheroporum Săng mây; Xa 1 1 1 pierrei Gagnep. mí; Hột mát 259. Callerya reticulata Kê huyết đằng, 1 1 1 (Benth.) Schot Dây máu gà 260. Crotalaria assamica Lục lạc lá ổi dài; 1 1 1 Benth. Sục sạc lá ổi dài 261. Lục lạc ba lá Crotalaria pallida tròn; Sục sạc 1 1 1 Ait. sọc; Muồng tía; Dạ hoàng đậu

262. Cọ khẹt; Cọ Dalbergia assamica khiết; Trắc 1 1 1 Benth. balansa; Sưa hạt tròn 263. Trắc dây; Trắc Dalbergia rimosa cựa gà; Đăng IIA 1 1 1 Roxb. trườn; Trắc biến màu 264. Cọc rào; Đậu Dalbergia sp. 1 1 1 cọc rào 265. Derris elliptica Dây duốc cá, 1 1 1 (Sweet)Benth Thàn mát dây 266. Desmodium 1 1 1 heterophyllum Hàn the; Sơn (Willd.) DC. lục đậu 267. Tràng quả Desmodium quắn; Thóc lép 1 1 1 zonatum Miq. quắn 268. Erythrina variegata Vông nem, Lá 1 1 1 L. vông 269. Pueraria montana Sắn dây rừng 1 1 1 (Lour.) Merr. 270. Cổ bình; Tràng Tadehagi quả cánh; triquetrum (L.) 1 1 1 Tràng quả 3 Ohashi cạnh; Mũi mác Fagaceae - Dẻ 271. Castanopsis 73 Dẻ gai, cà ổi chinensis (Spreng ) 1 1 1 trung hoa Hance 74 Flacourtiaceae – 272. Đại phong tử; Hydnocarpus Mùng quân Phong tử; anthelminthica 1 1 1 Thuốc phụ tử; Pierre ex Gagnep. Chùm bao 273. Hydnocarpus Lọ nồi ô rô 1 1 1 ilicifolia King. 75 Gesneriaceae - Rau 274. Aeschynanthus Má đào nhọn ; 1 1 1 tai voi acuminata Wall. MĐ hoa đỏ Hydrangeaceae - 275. Thường sơn; 76 Dichroa febrifuga Thường sơn Khởi tía; tê 1 1 1 Lour. quân; a luan

trúm; nam thường sơn; 77 Hypericaceae - Ban 276. Cratoxylum Thành ngạnh; pruniflorum (Kurz) Đỏ ngọn; Mạy 1 1 1 Kurz tiên 78 Icacinaceae - Thụ 277. Quỳnh lam; Gonocaryum đào Thụ đào có lobbianum (Miers.) 1 1 1 mũi; Thụ đào Kurz poilane 79 Juglandaceae – 278. Engelhardtia Chẹo ấn độ; 1 1 1 Chẹo/ Hồ đào roxburghiana Wall. Chẹo roxburgh 279. Engelhardia spicata Chẹo bông Lesch. ex Bl. var. 1 1 1 spicata 80 – Hoa 280. ciliata Kinh giới 1 1 1 môi/ Bạc hà (Thunb.) Hyland. 281. Leonurus japonicus Ích mẫu 1 1 Houtt. 282. frutescens Tía tô 1 1 1 (L.)Britton 283. Cò cò; Ngổ Pogostemon auricu- rừng; Tu hùng 1 1 1 larius (L.) Hassk. tai 81 Lauraceae – Long 284. Actinodaphne pilosa Bộp lông 1 1 1 não / Re/ Quế (Lour.) Merr. 285. Cinnamomum Quế bạc; Re bạc 1 1 1 mairei Levl. 286. Cinnamomum Re hương; Vù CR, parthenoxylon hương; Rè dầu; 1 1 1 IIA (Jack) Meisn. Xá xị; Co chấu 287. Quế gân to; Quế Cinnamomum nơi mưa; Re 1 1 1 subavenicum Miq. thơm 288. Ô dước chun; Liên đàn chun; Lindera chunii Merr. 1 1 1 Lòng trứng chun 289. Màng tang; Bời 1 1 1 (Lour.) Pers. lời chanh 290. Litsiea glutinosa Bời lời nhớt 1 1 1 (Lour.) Rob.

291. Litsea glutinosa Bời lời nhớt 1 1 1 (Lour.) C.B. Robins. 292. Kháo vàng Machilus thơm; Vàng 1 1 1 boniiLecomte giền; Rè bon; Kháo hoa vàng 293. Phoebe lanceolata Sụ thon, Sụ lưỡi 1 1 1 (Nees) Nees. mác 82 Lecythidaceae – 294. Baringtonia Lộc vừng, Chiếc/Lộc vừng acutangula (L.) Mưng 1 1 1 Gaertn. Leeacea – Gối hạc 295. Leea aequata L. Củ rối bằng, Gối 83 1 1 1 hạc bằng 296. Gối hạc ấn; Củ Leea indica (Burm. rối ấn; Củ rối 1 1 1 f.) Merr. đen 297. Leea rubra Blunne Gối hạc, Cu chói 1 1 1 Lobielieae – Lô biên 298. Pratia nummularia 84 Đơn rau má, (Lam.) A. Br. et 1 1 1 Vẩy óc đỏ Aschers. 85 Loganiaceae - Mã 299. Fagraea auriculata Trai tai; Ngứa; 1 1 1 tiền Jack Ngua 300. Lậu bình; Trai Fagraea ceilanica tích lan; Trai 1 1 1 Thunb. xoan; Lậu bình xoan 301. Gelsemium elegans Lá ngón; Ngón (Gardn. & Champ.) vàng; Thuốc rút 1 1 1 Benth. ruột 302. Strychnos nux- Mã tiền 1 1 1 vomica 303. Strychnos Hoàng nàn; Vỏ wallichiana Steud. đoãn; Mã tiền lá 1 1 1 ex DC. quế 86 Loranthaceae - Tầm 304. Taxillus ferruginea Mộc vệ sét; 1 1 1 gửi (Jack) Ban Tầm gửi sét 87 Lythraceae - Bằng 305. Lagerstroemia Bằng lăng lông; 1 1 1 lăng tomentosa Presl Săng lẻ 88 Magnoliaceae - Mộc 306. Michelia mediocris Giổi xanh; Giổi 1 1 1 lan Dandy tanh; Sứ trung

89 Malvaceae – Bông 307. Abelmoschatus Vông vang, Bụp 1 1 1 moschatus Medik. vang 308. Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng 1 1 1 309. Urena lobata L. Ké hoa đào 1 1 1 90 Melastomataceae – 310. Blastus Mua rừng trắng 1 1 1 Mua cochichinensis Lour. 311. Diplectria barbata (C. B. Clarke) Frank. Ấn đằng 1 1 1 & Roos 312. Medinilla assamica Mua leo; Minh (C. B. Clarke) C. 1 1 1 điền spire Chen 313. Melastoma Mua bà 1 1 1 sanguineum Sims. 314. Oxyspora balansae Sắc tử balansa 1 1 1 (Cogn.) J. Maxw. 315. Pseudodissochaeta Giả lưỡng tai septentrionalis 1 1 1 phương bắc (W.W. Smith) Nayar Meliaceae - Xoan 316. Aphanamixis 91 Gội gác; Gội polystachya (Wall.) 1 1 1 nước; Nàng gia R.N. Parker 317. Thầu đâu; Sầu Melia azedarach L. 1 1 1 đông; Xoan 92 Menispermaceae – 318. Dây sâm nam; Cissampelos pareira Tiết dê Dây hồ đằng; 1 1 1 L. Tiết dê 319. Cyclea barbata Sâm lông, Dây 1 1 1 Miers sâm 320. Fibraurea tinctoria Hoàng đằng IIA 1 1 1 Lour. 321. Pericampilus Dây châu đảo, glaucus (Lamk.) Tiết dê lá dày 1 1 1 Merr. 322. Pycnarrhena Ngạnh cốt poilanei (Gagnep.) đằng, Na hiên; 1 1 1 Forman Phi đằng 323. Stephania rotunda Bình vôi IIA 1 1 1 Lour.

324. Xanh tam; Dây Tiliacora triandra sương sâm; 1 1 1 (Colebr.) Diels “Dây xanh ba tiểu nhụy” 325. Tinomiscium Vác can; Đại 1 1 1 petiolare Miers diệp đằng 326. Tinospora cordifolia Dây thần thông; 1 1 1 (Willd.) Miers Rễ gió 93 Mimosaceae - Trinh 327. Muồng ràng Adenanthera nữ ràng; Chi chi; microsperma Teysm 1 1 1 Ràng ràng; & Binn. Muồng nước 328. Adenanthera Trạch quạch; 1 1 1 pavonina L. Muồng cườm 329. Sống rắn trung Albizia chinensis quốc; Chu mè; 1 1 1 (Osbeck) Merr. Cọ kiêng 330. Sống rắn sừng Albizia corniculata nhỏ; Muồng 1 1 1 (Lour.) Druce gai; Bản xe sừng nhỏ 331. Archidendron Mán đỉa; Giác; clypearia (Jack) 1 1 1 Khét; Hồng linh Nielsen 332. Archidendron lucidum (Benth) Mán đỉa trâu 1 1 1 Nielsen 333. Entada phaseoloides Bàm bàm; Đậu 1 1 1 (L.) Merr. dẹt 334. Trinh nữ; Xấu Mimosa pudica L. 1 1 1 hổ; Cây mắc cỡ 94 Moraceae – Dâu tằm 335. Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch var. Sui; Thuốc bắn 1 1 1 toxicaria 336. Artocarpus rigidus Blume ssp. Mít rừng 1 1 1 asperulus (Gagnep.) Jarr. 337. Broussonetia papyrifera (L.) Dướng; Mề đay 1 1 1 L’Hér. ex Vent.

338. Ficus abelii Miq Sung chè 1 1 1 339. Ficus altissima Bl. Da cao, Đa tía 1 1 1 340. Ficus auriculata Vả; Ngõa 1 1 1 Lour. 341. Ficus fistulosa Sung bộng; 1 1 1 Reinw. ex Blume Sung rừng 342. Ficus fulva Reinw. Ngái vàng, 1 1 ex Blume Ngõa lông, 1 343. Vú chó; Vú bò sẻ; Vú lợn; Ngải Ficus heterophylla phún; Sung ba 1 1 1 L. f. thùy; Thổ hoàng kỳ 344. Ngái lông; Ngái Ficus hirta Vahl 1 1 1 phún 345. Ficus hirta Vahl var. Ngái khỉ; Ngái roxburghii (Miq.) lông dày; Ngõa 1 1 1 King. khỉ 346. Ficus hispida L. f. Ngái 1 1 1 347. Trâu cổ; Sộp; Ficus pumila L. 1 1 1 Thằn lằn 348. Ficus racemosa L. Sung 1 1 1 349. Ficus stenophylla Hemsl. var. Sung cọng dài 1 1 1 macropodocarpa (Lévl & Vant.) Corn. 350. Ficus variolosa Lind. Sung rỗ 1 1 1 ex Benth. 351. Đa quả xanh; Ficus vasculosa Đa bộng; Sung 1 1 1 Wall. ex Miq. nang 352. Streblus asper Lour. Duối nhám 1 1 1 353. Streblus ilicifolia Duối Ô rô, Ô rô 1 1 1 (Vidal) Corn. núi 95 Myristicaceae – Máu 354. Horsfieldia Săng máu chó amygdalina (Wall.) 1 1 1 Warb. 355. Knema cf. Máu chó lá nhỏ globularia (Lam.) 1 1 1 Warb.

96 Myrsinaceae – Đơn 356. Cơm nguội thân nem Ardisia brevicaulis ngắn; Huyết VU 1 1 1 Diels tán; Lá khôi thân ngắn 357. Ardisia crenata Trọng đũa 1 1 1 Sims. 358. Lài sơn, Khôi Ardisia gigantifolia trắng; Khôi lá 1 1 1 Stapf to 359. Ardisia silvestris Lá khôi; Khôi VU 1 1 1 Piard tía 360. Cơm nguội Ardisia virens Kurz nhiều đốm, 1 1 1 (A, polystica Miq.) Cơm nguội xanh tươi; 361. Embelia Thiên lý hương, parviflora Wall. ex Chua ngút hoa VU 1 1 1 A. DC. 1834. thưa 362. Chua ngút Embelia ribes Burm. nhẵn; Chua 1 1 1 f. meo; Thùn mũn; 363. Embelia scandens Rè leo; Quanh 1 1 1 (Lour.) Mez nom 364. Maesa indica Đơn ấn độ; 1 1 1 (Roxb.) A. DC. Đồng răng cưa 365. Maesa perlarius 1 1 1 (Lour.) Merr Đơn nem Myrtaceae – Sim 366. 97 Psidium guajava L. Ổi ta 1 1 1 /Trâm 367. Rhodomyrtus Sim tomentosa (Ait.) 1 1 1 Hassk. 368. Syzygium cumini Trâm gối, Vối 1 1 1 (L.) Druce. rừng 369. Syzygium formosum (Roxb). Merr. & Trâm chụm-ba 1 1 1 Perry 370. Syzygium Trâm Tích lan, 1 1 1 zeylancium (L.) DC. Trâm vỏ đỏ.

98 Oleaceae – Nhài / 371. Jasminum Nhài lá mác; 1 1 1 Lài lanceolarium Roxb. Nhài thon 372. Jasminum Vằng; Chè vằng; subtriplinerve Râm trắng; 1 1 1 Blume Nhài ba gân 373. Myxopyrum Nhương lê kim 1 1 1 smilacifolium cang; 99 Onagraceae – Rau 374. Ludwigia Rau mương dừa nước hyssopifolia (G. thon; Rau lục; 1 1 1 Don) Exell apud A. Rau lức; (rau) & R. Fernandes Cuốn chiếu 100 Orobanchaceae – Lệ 375. Aeginetia indica (L.) Lệ dương, tai VU 1 1 1 dương Roxb. đất 101 Pandaceae – Chanh 376. Microdesmis Chẩn, Sắng ốc caseariaefolia rừng, Rau mì 1 1 1 Planch. ex Hook. chính 102 Passifloraceae – Lạc 377. Passiflora Dây xen, Lồng tiên/ nhãn lồng moluccana Reinw. đèn ex Bl. var. 1 1 1 teysmanniana (Miq.) de Wilde 103 Piperaceae – Hồ 378. Peperomia pellucida Càng cua 1 1 1 tiêu Kunth. 379. Piper arboricola C. Tiêu thượng 1 1 1 DC. mộc 380. Piper boehmeriaefolium Tiêu lá gai; 1 1 1 Wall. ex Miq. var. Trầu lá gai tonkinense C.DC. 381. Rau lốt, cây lá Piper lolot C.DC. 1 1 1 lốt Plantaginaceae – Mã 382. Plantago major L. Mã đề 104 1 1 1 đề 105 Polygalaceae – Viễn 383. Polygala arillata Viễn chí hoa chí/ Kích nhũ Buch. - Ham. ex D. 1 1 1 vàng Don 384. Viễn chí lá nhỏ; Polygala paniculata Kích nhũ chùm 1 1 1 L. tụ tán 106 Polygonaceae – Rau 385. Polygonum Thồm lồm, Lá 1 1 1 răm chinensis L. lồm

386. Nghể răm; Polygonum Nghể nước; 1 1 1 hydropiper L. Răm nước 107 Portulacaceae - Rau 387. Portulaca oleracea Rau sam 1 1 1 sam L. Proteaceae - Chẹo 388. Chẹo thui; Mạ 108 Helicia nilagirica thui/ Quắn hoa sưa nilagirica; 1 1 1 Bedd. Mạ sưa lá nhẵn 389. Đúng; Bàn tay Heliciopsis lobata ma; Mạ sưa 1 1 1 (Merr.) Sleum. phân thùy, Song quắn thùy 109 Ranunculaceae – 390. Clematis meyeniana Dây vằng trắng, Mao lương var. granulata Finet Sơn mục; 1 1 1 & Gagnep. 391. Clematis Dây ông lão 1 1 1 smilacifolia Wall. 110 Rhamnaceae - Táo 392. Berchemia lineata Rung rúc, Dây 1 1 1 ta (L.) DC. biệt sâm; 393. Dây đòn kẻ cắp; Gouania javanica Dây đòn gánh; 1 1 1 Miq. Gỗ an java 394. Ventilago calyculata Đồng bìa đài to, 1 1 1 Tulasne Rút rế; Rhizophoraceae – 395. Carallia brachiata Săng mả 111 1 1 1 Đước (Lour.) Merr. 112 Rosaceae – Hoa 396. Duchesnea indica Dâu núi; Long hồng (Andr.) Focke in thổ châu; Tam 1 1 1 Engl. & Frantl. trả olong 397. Prunus ceylanica Rệp; Mu hoi 1 1 1 (Wight.) Miq. 398. Rubus alceaefolius Mâm xôi; Đùm 1 1 1 Poir. đũm 399. Rubus Ngấy hương cochinchinensis var. 1 1 1 glabrescens Card. 400. Rubus leucanthus Ngấy trắng; 1 1 1 Hance. Đum ngấy Rubiaceae – Cà phê 401. Canthium dicoccum Găng vàng hai 113 1 1 1 (Gaertn.) Merr. hột, Xương cá

402. Cephalanthus Vảy lá hẹp; Rì rì 1 1 1 angustifolius Lour. bông gáo 403. Hedyotis capitellata An điền đầu; Dạ 1 1 1 Wall. ex G.Don cẩm 404. Hedyotis grandis An điền to 1 1 1 (Piard) Phamh. 405. Đơn đỏ; Trang Ixora coccinea L. 1 1 1 son; Mẫu đơn 406. Morinda Ba kích lông 1 1 1 cochinchinensis DC. 407. Mussaenda Bướm bạc cambodiana Pierre trung bộ, bướm 1 1 1 ex Piard var. bạc miên annamensis Pitard 408. Neolamarckia cadamba (Roxb.) Gáo trắng 1 1 1 Bosser 409. Paederia scandens Rau mơ leo 1 1 1 (Lour.) Merr. 410. Psychotria adenophylla Wall. in Lấu tuyến 1 1 1 Roxb. 411. Psychotria rubra Lấu, Lấu đỏ 1 1 1 (Lour.) Poir. 412. Randia canthioides Champ. ex Benth. Găng gai nhẵn 1 1 1 (Fagerlindia canthioides) 413. Randia spinosa Găng gai; Găng (Thunb.) Poir. tu hú, Găng 1 1 1 (Catunaregam trâu spinosa) 414. Randia tomentosa Găng nhung, Blume ex DC. Găng trắng; 1 1 1 (Catunaregam Găng bọt tomentosa) 415. Uncaria homomalla Câu đằng bắc; 1 1 1 Miq. Vuốt đồng 416. Uncaria rynchophylla (Mig.) Móc câu đằng, 1 1 1 Jack.s vuốt lá mỏ

417. Wendlandia Kháo quang paniculata (Roxb.) hoa chùy, Hoắc 1 1 1 DC. quang 114 Rutaceae – Cam 418. Acronychia Bí bái, Bai bái, pedunculata (L.) Bưởi bung; Cây 1 1 1 Miq. bù khai 419. Citrus grandis (L.) Bưởi 1 1 1 Osbeck. 420. Clausena anisata Hồng bì rừng, 1 1 1 (willd) Hook Hồng bì núi 421. Clausena Hồng bì dại 1 1 1 excavata Burm. f. 422. Euodia lepta Ba chạc; Chè 1 1 1 (Spreng.) Merr. đắng 423. Euodia meliaefolia Thôi chanh tía; 1 1 1 (Hance) Benth. Dấu dầu lá xoan 424. Glycosmis Cơm rượu pentaphylla (Retz.) 1 1 1 Correa 425. Micromelum Kim sương, minutum (G. Forst.) Lăng ớt, Ớt 1 1 1 Wight. et Arn. rừng, Da chuột 426. Murraya koenigii Chùm hôi trắng, (L.) Spreng. Nguyệt quới 1 1 1 Koenig, lá cari 427. Zanthoxylum Muồng truổng, avicnnae (Lamk.) Sẻn, Hoàng mộc 1 1 1 DC dài 428. Hoàng mộc hôi; Zanthoxylum rhetsa Sẻn hôi; Cóc 1 1 1 (Roxb.) DC. hôi; Vàng me 115 Sambucaceae – Cơm 429. Sambucus javanica Cơm cháy; Sóc 1 1 1 cháy Reinw. ex Blume dịch 116 Sapindaceae – Bồ 430. Cardiospermum Tầm phổng, hòn halicacabum L. Tam phỏng, 1 1 1 Xoan leo 117 Sapotaceae – Sến/ 431. Madhuca pasquieri Sến mật EN 1 1 1 Hồng xiêm (Dub.) H.J. Lam. 432. Sến cát; Sến Mimusops elengi L. 1 1 1 trắng; Sến mủ

118 Scrophulariaceae/ 433. Gesneriaceae – Hoa Adenosma Nhân trần 1 1 1 mõm chó/ Huyền caeruleum R. Br. sâm 434. Limnophila rugosa Hồi nước, Quế VU 1 1 1 (Roth) Merr. đất, Quế vị 435. Paulowdia fortunei Hông; Chõ xôi 1 1 1 (Seem.) Hemsl. 436. Scoparia dulcis L. Cam thảo đất 1 1 1 437. Torenia asiatica L. Cỏ bướm 1 1 1 119 Simaroubaceae – 438. Ailanthus triphysa Thanh thất, Bút Thanh thất/ Khổ (Dennst.) Alston 1 1 1 mộc 439. Bá bệnh; Bách Eurycoma longifolia bệnh; Mật 1 1 1 Jack nhơn; Mật nhân 440. Brucea javanica (L.) Sầu đâu cứt 1 1 1 Merr. chuột 120 Solanaceae – Cà 441. Capsicum frutescens Ớt (các loại) 1 1 1 L. 442. Physalis angulata L. Tầm bóp, Thù 1 1 1 lù cạnh, 443. Solanum nigrum L. Lu lu đực, Cà 1 1 1 đen, Nụ áo 444. Solanum torvum Cà dại hoa var. daturifolium trắng, Cà pháo 1 1 1 (Dunal) O.E. Schulz Sonneratiaceae - 445. Bần bằng lăng; 121 Duabanga Bần Mía tương; grandiflora (Roxb. 1 1 1 Trâm đĩ; Phay; ex DC.) Walp. Phay vi 122 Sterculiaceae – 446. Thâu kén trĩn; Trôm Thâu kén xoắn; Helicteres viscida Thâu kén lá to; 1 1 1 Blume Tổ kén hoa trắng 447. Heritiera littoralis 1 1 1 Dryand Cui; Cui biển 448. Pterospermum Lòng mang; heterophyllum 1 1 1 Hance Lòng mán dị

diệp; Bán phong hà 449. Lòng mang Pterospermum thon; Hồng 1 1 1 lanceaefolium Roxb. mang; Lòng mang lá mác 450. Scaphium Lười ươi, ươi 1 1 1 macropodum (Miq) 123 Styracaceae - Bồ đề 451. Alniphyllum Bồ đề xanh lá fortunei (Hemsl.) nhẵn; Bồ đề vỏ 1 1 1 Perkins đỏ 124 Symplocaceae – 452. Symplocos Dung nam bộ; Dung cochinchinensis Dung bộp, 1 1 1 (Lour.) Moore Dung lá trà 453. Symplocos glauca Dung mốc 1 1 1 454. Symplocos Dung đen glomerata King ex 1 1 1 CB. Clarke Theaceae – Chè/Trà 455. Sum lá lớn; 125 Adinandra Dương đồng lá VU 1 1 1 megaphylla Hu to 456. Gordonia axillaris Gò đồng nách; (Roxb. ex Ker- Trâm vàng; 1 1 1 Gawl.) Endl. Thiết hạch đào 457. Gỗ hà; Vòi Schima wallichii thuốc; Thù lu; 1 1 1 (DC.) Korth. Trín, Săng sóc 126 Thymelaceae – 458. Trầm; Trầm Aquilaria crassna Trầm hương; Dó EN 1 1 1 Pierre ex Lecomte trầm; Dó bầu Tiliaceae – Đay/Cò 459. 127 Grewia asiatica L. Cò ke á 1 1 1 ke 460. Microcos paniculata Mé; Cò ke; 1 1 1 L. Bung lai 461. Gai đầu hình Triumfetta thoi; Đay ké; Ké 1 1 1 rhomboidea Jacq. hoa vàng 128 Ulmaceae – Sếu 462. Trema angustifolia Hu đay lá nhỏ, 1 1 1 (Planch) Hu lá hẹp

Urticaceae – Gai / 463. Dendrocnide 129 Nàng hai; Han Tầm ma sinuata (Blume) 1 1 1 trắng Chew 464. Laportea Han tía, Mán tía 1 1 1 violacea Gagnep 130 Verbenaceae – 465. Callicarpa candican Nàng nàng, 1 1 1 Tếch/ Cỏ roi ngựa s (Burm.f.) trứng ếch 466. Callicarpa Tử châu lá nhỏ, dichotoma (Lour) tử châu lưỡng 1 1 1 Raeusch 1797 phân 467. Tử châu đỏ; Tu Callicarpa rubella hú hồng; Tu hú 1 1 1 Lindl. quả tím 468. Clerodendrum Đắng cảy, Bọ 1 1 1 cyrtophyllum Turcz mẩy 469. Clerodendrum Ngọc nữ đỏ 1 1 1 paniculatum L. 470. Stachytarpheta Đuôi chuột jamaicensis (L.) 1 1 1 Vahl. 471. Ngũ sắc, trâm Lantana camara L 1 1 1 ổi, thơm ổi 472. Verbena officinalis L Cỏ roi ngựa 1 1 1 Vitaceae – Nho 473. Ampelocissus 131 Hổ nho nhiều polythyrsa (Miq.) 1 1 1 chùm Gagnep. 474. Ampelopsis Chè dây, Song cantoniensis (H. & nho Quảng 1 1 1 A.) Planch. đông 475. Cayratia japonica Vác Nhật 1 1 1 (Thunb.) Gagnep. 476. Cissus adnata Roxb. Dây nôi, Dây 1 1 1 cuốn 477. Cissus hexangularis Hồ đằng sáu 1 1 1 Thorel ex Gagnep. cạnh 478. Cissus Hồ đằng bốn quadrangularis L. cạnh, Chìa vôi 4 1 1 1 cạnh, Nho tía 479. Cissus repens Lamk Dây chìa vôi 1 1 1

6.2. Lớp Hành/ Một

lá mầm 132 Acoraceae - Xương 480. Thạch xương Acorus gramineus bồ bồ; Thạch ngô 1 1 1 Soland. công 133 Araceae – Ráy 481. Aglaonema simplex Vạn niên thanh, 1 1 1 Engl thiên niên kiện 482. Alocasia longiloba Ráy tai lá dài; 1 1 1 Miq. Ráy mũi 483. Alocasia Ráy, Hải vu macrorrhizos (L.) 1 1 1 G.Don 484. Homalomena Thiên niên kiện VU 1 1 1 gigantea Engl. lá to 485. Homalomena Thiên niên occulta (Lour.) 1 1 1 kiện; Sơn thục Schott 486. Lasia spinosa (L.) Ráy gai; Chóc 1 1 1 Thwaites gai 487. Pothos repens Ráy bò, Cơm (Lour.) Druce lênh, Chân rết, 1 1 1 Tràng pháo 134 Arecaceae - Cau 488. Arenga pinnata Đoác; Báng; 1 1 1 (Wurmb) Merr. Búng báng 489. Cau rừng, cau Areca triandra Roxb 1 1 1 tam hùng 490. Caryota urens L. Đủng đỉnh 1 1 1 ngứa. Móc 491. Livistona saribus Cọ; Lá gồi; Lá (Lour.) Merr. ex A. nón; Kè nam; 1 1 1 Chev. Kè đỏ 492. Rhapis Lụi; Mật cật cochinchinensis Nam bộ 1 1 1 (Lour.) Mart. 135 Convallariaceae - 493. Aspidistra lurida Cửu long bàn; 1 1 1 Mạch môn đông Ker Gawl. Tỏi đá lá nhỏ 494. Ophiopogon reptans Cao cẳng; Xà 1 1 1 Hook. f. thảo bò 495. Ophiopogon Cao cẳng; Xà bì VU 1 1 1 tonkinensis Rodr. Bắc bộ

496. Sâm mây; Sâm Peliosanthes teta đất hoa tím; VU 1 1 1 Andr. Huệ đá; Sâm cau; 136 Costaceae - Mía dò 497. Costus speciosus Mía dò 1 1 1 (Koenig) Smith 137 Cyperaceae - Cói 498. Cói hoa xòe; Cỏ Cyperus diffusus gấu nước; Cói 1 1 1 Vahl xòe; Lác lan; Lác tràn 499. Củ gấu; Cỏ cú; Cyperus rotundus L. 1 1 1 Hương phụ 500. Kyllinga nemoralis (Forst. & Forst. f.) Bạc đầu rừng 1 1 1 Dandy ex Hutch. & Dalz. 501. Cói bông đầu Lipocarpha trung hoa; chinensis (Osb.) J. 1 1 1 Nhẵn diệp Kern trung hoa 502. Mariscus umbellatus Vahl var. paniceus Cói tương ngô 1 1 1 C. B. Clarke 503. Cói giùi bấc; Cói giùi thẳng; Scirpus juncoides Hoàng thảo 1 1 1 Roxb. hến; Cỏ ống; Nang bong 504. Cói giùi wallich; Scirpus wallichii Hoàng thảo 1 1 1 Nees wallich Dioscoreaceae – Củ 505. Từ nhám; Mài 138 Dioscorea hispida nâu lông; Củ nê; Củ 1 1 1 Dennst. nần 506. Dioscorea persimilis Củ mài 1 1 1 Prain & Burk. 507. Dioscorea poilanei Từ poilane 1 1 1 Prain & Burk. 139 Drancaenaceae – 508. Dracaena Phất dụ lá hẹp, Bồng bồng/ Phất angustifolia Roxb. Bồng bồng 1 1 1 dụ/ Huyết giác 140 Eriocaulaceae 509. Cốc tinh thảo; Eriocaulon Họ Cỏ dùi Dùi trống sáu 1 1 1 sexangulare L. trống cạnh

141 Flagellariaceae - 510. Mây vọt, Mây Flagellaria indica L. 1 1 1 Mây nước nước 142 Hypoxidaceae - 511. Curculigo capitulata Cồ nốc hoa đầu; 1 1 1 Hạ trâm (Lour.) Kuntze Cau tàu 143 Marantaceae - 512. Donax cannaeformis Lùn dòng; Dong 1 1 1 Hoàng tinh (Forst. f.) Rolfe sậy 513. Phrynium Dong rừng bao placentarium 1 1 1 nhọn (Lour.) Merr. 144 Musaceae - Chuối 514. Musa acuminata Chuối rừng 1 1 1 Colla 145 Orchidaceae – Lan 515. Acriopsis liliifolia Lan tổ yến java IIA 1 1 1 (Koenig) Ormerod 516. Giải thùy tơ; Giải thùy Anoectochilus EN, roxburgh; Kim 1 1 1 setaceus Blume IA tuyến tơ; Lan nhung sét 517. Arundina Lan trúc; Sậy graminifolia (D. lan; Lan trúc lá IIA 1 1 1 Don.) Hochr. tre 518. Cầu diệp rất Bulbophyllum thơm; Thạch odoratissimum đậu lan hoa IIA 1 1 1 (Smith) Lindl. dày; Lan lọng thơm 519. Collabium chinense Lan cô lý; Vẫn (Rolfe) Tang & lan; Liên thiệt IIA 1 1 1 Chen trung quốc 520. Cymbidium Đoản kiếm lô IIA 1 1 1 aloifolium (L.) Sw. hội, Lan lô hội 521. Thố nhĩ lan; Cymbidium Lục lan; Lan IIA 1 1 1 lancifolium Hook. kiếm lá giáo 522. Chân rết lá Dendrobium xanh, lan chân IIA 1 1 1 acinaciforme Roxb rết lá nhọn 523. Dendrobium Hoàng thảo aduncum Wall. ex thân gẫy; Hồng IIA 1 1 1 Lindl. câu; Lan móc

524. Dendrobium Thạch hộc môi hercoglossum móc; Thủy tiên IIA 1 1 1 Reichb. f. lưỡi 525. Lan hoàng thảo Dendrobium nobile EN, đùi gà; Hoàng 1 1 1 Lindl. IIA phi hạc 526. Dendrobium Thạch hộc lá terminale Parish & IIA 1 1 1 dao Reichb. f. 527. Eria corneri Reichb. Nỉ lan corner IIA 1 1 1 f. 528. Nỉ lan tả tơi; Eria pannea Lindl. Lan len rách; Nỉ IIA 1 1 1 lan lá hình trụ 529. Hảo lan cao; Lan gấm đất Goodyera procera cao; Hảo lan IIA 1 1 1 (Ker. - Gawl.) Hook. bông dày; Lan đất 530. Lan cò môi đỏ; Habenaria Hà biện lưỡi IIA 1 1 1 rhodocheila Hance đỏ; Hà biện môi đỏ; 531. Kingidium Tiêm nang lan; deliciosum (Reichb. Lan san hô; Hồ IIA 1 1 1 f.) Sweet điệp đôn 532. Liparis nervosa Nhẵn diệp gân; IIA 1 1 1 (Thunb.) Lindl. Lan tai dê gân 533. Liparis Nhẵn diệp stricklandiana IIA 1 1 1 strickland Reichb. f. 534. Ludisia discolor Lan gấm; Lá IIA 1 1 1 (Ker Gawl.) A. Rich. gấm, Thạch tàm 535. Thạch tiên đào; Pholidota chinensis Tục đoạn trung IIA 1 1 1 Lind. quốc; Tục đoạn nam 536. Spiranthes sinensis Lan cuốn chiếu; IIA 1 1 1 (Pers.) Ames Bàn long sâm

537. Thecostele alata Bào trục cánh; (Roxb.) Paray & IIA 1 1 1 Lan củ chén Reichb. f. 538. Râu ông lão; Thrixspermum Bạch điểm; Mao IIA 1 1 1 centipeda Lour. tử rít 539. Trúc kinh; Cau Tropidia đất; Lan đất IIA 1 1 1 curculigoides Lindl. bông ngắn 146 Poaceae – Lúa/ Hòa 540. Eragrostis nutans Cỏ bông thảo (Retz.) Nees ex nghiên; Tinh 1 1 1 Steud. thảo nghiên 541. Imperata cylindrica Cỏ tranh (L.) P. Beauv. var. 1 1 1 major (Nees) Hubb. 542. Lophatherum Cỏ lá tre; Đỉnh gracile Brongn. In bản mảnh; Cỏ 1 1 Duperr mây 543. Pogonatherum Cỏ bờm ngựa; crinitum (Thunb.) 1 1 1 Thu thảo Kunth. 544. Thysanolaena Đót. Chít, Cỏ maxima (Roxb.) o. chít 1 1 1 Ktze. 147 Pontederiaceae – 545. Monochoria ovata Rau mác lá bầu 1 1 1 Lục bình (L.) Kunth 148 Smilacaceae – Kim 546. Smilax corbularia Kim cang; Dây 1 1 1 cang Kunth muôn; Dây gạo 547. Kim cang gai; Smilax ferox Wall. "Kim cang bao 1 1 1 ex Kunth phấn to" 548. Smilax gagnepainii Kim cang thân 1 1 1 T. Koyama bốn cạnh 549. Kim cang quả Smilax megacarpa to; Cam ích; 1 1 1 A. DC. Man ết; Nâu 550. Kim cang nhiều Smilax perfoliata tán; Chông 1 1 1 Lour. chông 149 Taccaceae - Râu 551. Tacca chantrieri Râu hùm hoa 1 1 1 hùm Andre tía

552. Tacca plantaginea Hồi đầu; Vùi 1 1 1 (Hance) Drenth đầu 150 Trilliaceae - Trọng Paris polyphylla Trọng lâu nhiều EN, 553. 1 1 1 lâu Smith lá IIA Zingiberaceae - 554. Alpinia chinensis 151 Riềng tàu; Gừng (Koenig in Retz.) 1 1 1 Lương khương Rosc. 555. Sẹ; Mè tré; Alpinia globosa Thảo khấu (quả 1 1 1 (Lour.) Horan. cây sẹ); Ích trí nhân 556. Alpinia tonkinensis Ré bắc bộ 1 1 1 Gagnep. 557. Riềng đẹp; Sẹ Alpinia zerumbet nước; Gừng ấm; (Pers.) Burtt & R. M. Riềng ấm; Thảo 1 1 1 Smith đậu khấu; Đại thảo khấu 558. Sa nhân; Dương Amomum villosum xuân sa; Sỏ sa 1 1 1 Lour. mí; Mè tré bà

Tổng 194 97 101 162 4 79 143 80 254 324 89 130 14