HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

NĂM LOÀI MỚI THUỘC HỌ NGỌC LAN ( Juss.) BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

TỪ BẢO NGÂN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN QUANG HIẾU, NGUYỄN TIẾN HIỆP Trung tâm Bảo tồn Thực vật

Họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) trên thế giới có 17 chi, khoảng 300 loài phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á, Trung Mỹ, Đông và Nam Bắc Mỹ [6, 8, 9]. Ở Việt Nam hiện biết tới 11 chi và 55 loài bao gồm một số loài trồng [1, 8]. Trong quá trình thực hiện dự án bảo tồn một số loài Ngọc Lan có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam, chúng tôi đã thu được khoảng 200 số hiệu mẫu tiêu bản với khoảng 700 mẫu tiêu bản thực vật, trong số đó có 82 tiêu bản thực vật lạ khác với 55 loài thuộc họ Ngọc lan đã được ghi nhận ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật này, chúng tôi đã xác định được năm loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xác định tên khoa học theo phương pháp so sánh hình thái, trao đổi thông tin với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới, so mẫu chuẩn tại phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh (KUN), Trung Quốc. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng theo phiên bản 9.1 tháng 9 năm 2011 của tổ chức IUCN [4]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Những kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây, sau danh pháp khoa học (xếp theo thứ tự abc tên khoa học), tên gọi Việt Nam là: 1. Mẫu chuẩn (Type). 2. Đặc điểm hình thái. 3. Mùa ra hoa, quả. 4. Công dụng. 5. Sinh thái. 6. Phân bố trong và ngoài nước. 7. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng. 8. Mẫu vật nghiên cứu. 1. Magnolia grandis (Hu & W. C. Cheng) V. S. Kumar, Kew Bull. 61(2): 184. 2006. – Manglietia grandis Hu & W. C. Cheng, Acta Phytotax. Sin. 1(2): 158. 1951; Xie Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 54. 2008. - Giổi lá to, Giổi na (Hình 1). 1. China: Southern Yunnan: Marlipo, Tiechang, alt. 1200 m., in dense wooded valley, C. W. Wang no. 87020 Feb. 20, 1940 (HT: PE); Marlipo, Hwanginyin, alt. 1300 m., in dense woods, C. W. Wang no. 83823, tree 12 m., Hình 1: Magnolia grandis in flower bud, Jan. 14, 1940 (PT: KUN!). 2. (A. Lá; B. Hoa; C. Nhị; D. Bộ nhụy cắt dọc; E. Đầu Cây gỗ có thể cao tới 30 m. Vết sẹo lá kèm nhụy; F. Quả; G. Hạt – Hình do T. B.Ngân vẽ theo có thể tới 1/2 chiều dài cuống lá. Phiến lá các mẫu CPC 417, CPC 459, CPC 7885 và ảnh chụp)

243 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 lớn, mặt dưới lá màu trắng bạc, nhẵn. Cánh bao hoa 9, hình thìa, xếp 3 vòng, màu hồng tím. Nhị dài tới 2,6 cm, bao phấn dài 1,5 cm. Nhị nhiều, khoảng 116. Đầu vòi nhụy có lông trắng thưa hoặc có chùm lông. Có 8-10 noãn trên một lá noãn, xếp 2 hàng, tuy nhiên chỉ có 1-4 noãn chín. Hạt hình tim, khoảng 1,2 cm, áo hạt màu đỏ, vỏ hạt màu đen, lõm xuống ở một mặt. 3. Nụ hoa xuất hiện vào tháng 4, hoa nở vào tháng 5-6. Qủa chín và cho hạt trưởng thành vào tháng 9-10 trong năm. 4. Gỗ dùng trong xây dựng, cây trồng làm cảnh và bóng mát vì tán lá dày, hoa đẹp. 5. Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi ít bị tác động hoặc các trảng cây bụi ở độ cao 600-1500 m trên mực nước biển [3]. 6. Lào Cai (Bắc Hà), Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê), Tuyên Quang (Na Hang). Trên thế giới gặp ở Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam). 7. Trước đây, loài được coi là đặc hữu của Trung Quốc, đã được nhóm chuyên gia của IUCN xếp vào thứ hạng Rất nguy cấp CR B2ab(i,ii,iii,v);D với phạm vi nơi cư trú (AOO) < 10 km2 [2]. Đây là loài mới phát hiện cho hệ thực vật Việt Nam, được tìm thấy thêm ít nhất 2 địa điểm với số lượng cá thể < 250 và phạm vi nơi cư trú (AOO) = 16 km2. Đề nghị loài cần được xếp vào thứ hạng Nguy cấp: EN B2ab(i,ii,iii,v); D1. 8. - Ha Giang prov., Quan Ba distr., Tung Vai comm., Thang vill., N.Q.Hieu et al. CPC 4962, 4963; Id. Bac Me distr., Phieng Luong comm., Phieng Luong vill., N.Q.Hieu et al. CPC 7267, 7288. 2. Magnolia hongheensis (Y.M.Shui & W.H.Chen) V.S.Kumar, Kew Bull. 61: 184. 2006. - Manglietia hongheensis Y. M. Shui & W. H. Chen, Bull. Bot. Res., Harbin. 23: 129. 2003; Xia Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 56. 2008. - Giổi hồng (Hình 2). 1. China: Luchun, Huanglianshan, Shanduyakou, in sylvis, alt. 1900-2500 m, S. K. Wu; Y. M. Shui; Y. P. Yang; L. H. Liu; J. H. He; J. Murata; H. Nagamaxi; T. Sugawara; X. Cheng; N. Murakami 262; Oct. 19, 1995 (HT: KUN!). 2. Cây gỗ cao 15 m. Lá mọc vòng, cuống lá dài đến 4 cm, vết lá kèm có lông. Cuống hoa phủ dày lông màu nâu đỏ. Cánh bao hoa 9, các cánh gần bằng nhau; 3 cánh vòng ngoài gần tròn, mặt ngoài màu xanh vàng, mặt trong màu vàng kem, khoảng 3,5-4x3-3,5 cm; các cánh vòng trong hình bầu dục thuôn, màu trắng kem, khoảng 3-3,5x3 cm; gốc cánh bao hoa có lông nâu đỏ. Bộ nhị nhiều, nhị dài khoảng 0,7-1,2 cm, nhẵn; chỉ nhị màu đỏ tươi, rộng 2.5 mm; bao phấn dài 0,8 cm, mở hướng Hình 2: Magnolia hongheensis trong; trung đới nhô lên tạo đầu ngắn (A. Cành và hoa; B. Cuống lá và vết lá kèm; C. Nhị; khoảng 1 mm; bộ nhị khi rụng để lại vết sẹo D. Cánh bao hoa; E. Quả - Hình do T.B.Ngân vẽ theo màu đỏ trên đế hoa. Bộ nhụy hình trụ, màu mẫu CPC 397, 409 và ảnh chụp) xanh vàng, khoảng 1,6 x 0,8 cm, phủ lông nâu đỏ. Quả hình elip, 10-11x4,4 cm, nhẵn, có nhiều nốt nhỏ, phía đầu có mỏ ngắn. Hạt chín từ 2-5 trong 1 lá noãn, áo hạt màu đỏ. (Nhận xét: các mẫu của Việt Nam có đặc điểm khác mẫu chuẩn là mặt dưới lá màu trắng bạc, cuống hoa, cuống quả phủ dày lông nâu đỏ). 3. Ra hoa tháng 5, quả chín tháng 10. 4. Gỗ được ưa chuộng để đóng đồ dùng [7]. 5. Mọc ở rừng thường xanh lá rộng xen kẽ với Alnus nepalensis, Betula alnoides,

244 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

Carpinus pubescens, độ cao 1800 m trên mặt biển. 6. Hà Giang (Vị Xuyên). Trên thế giới còn gặp ở Trung Quốc. 7. Phạm vi toàn cầu loài chưa được đánh giá (NE) [2]. Quần thể tại Việt Nam ước tính 250-300 cá thể trưởng thành, được bảo vệ trong khu BTTN Tây Côn Lĩnh, ở Trung Quốc phát hiện được ít nhất 2 địa điểm, phạm vi nơi cư trú (AOO) < 10 km2. Đề nghị xếp vào thứ hạng Rất nguy cấp CR B2b(i,ii,iii,v)c(i,ii,iii,iv);C. 8. Ha Giang prov., Vi Xuyen distr., Lao Chai mun., Can Sao vill., N.Q.Hieu et al. CPC 385, 386, 397, 408, 409. 3. Magnolia hookeri var. longirostrata D. X. Li & R. Z. Zhou, Ann. Bot. Fennici 49: 417–421. 2012. - Đa-xia (H’Mông); Giổi móc (Hình 3). 1. China. Yunnan province, Malipo county, Mali town, Maocaoping, Dayanqian, in the corn field at the mountain foot at alt. 1000–1200 m, 23°03 ́29 ́ ́N, 104°42 ́53 ́ ́E, 18 Sep. 2010 X. M. Hu & Q. W. Zeng 00231 (HT, IT: IBSC, KUN!). 2. Rất giống Magnolia hookeri, khác là lá noãn nhỏ hơn, vòi nhụy nhỏ và dài hơn, cuống hoa nhẵn và dài hơn, quả và mũi lá noãn dài hơn. Ngoài ra cành non phủ dày lông màu vàng hoặc nâu vàng. Phiến lá tới 17-50x5-21 cm. Vết sẹo lá kèm từ 1/3-1/2 chiều dài cuống lá. Cánh bao hoa vòng ngoài có thể tới 9-13x3-4.5 cm, các cánh bao hoa đều có màu hồng trắng. Quả chín tới 20x5 cm, lá noãn có móc dài, 4-6 noãn trên 1 lá noãn nhưng chỉ có khoảng 1-4 hạt chín. Áo hạt màu đỏ. Hạt tròn, hơi dẹt, 7x5 mm. 3. Ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 9-10. 4. Gỗ tốt dùng Hình 3: Magnolia hookeri var. longirostrata trong xây dựng. 5. Mọc ở khu vực trước (A. Cành mang hoa; B. Cuống lá; C. Lá hoa; đây là rừng lá rộng, độ cao 800-1500 m D. Cánh bao hoa; E. Bộ nhụy bổ dọc; F. Nhị; G. Quả; [5]. 6. Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê, Vị H. Hạt – Hình do T. B. Ngân vẽ theo mẫu CPC 421, Xuyên), còn gặp ở Sơn La, Yên Bái, Hòa 5707 và ảnh chụp) Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Trên thế giới gặp ở Trung Quốc. 7. Phạm vi cấp toàn cầu loài chưa được đánh giá (NE) [2]. Đây là thứ mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, ít nhất gặp tại 9 địa điểm, phạm vi nơi cư trú (AOO) = 56 km2, số lượng cá thể bị suy giảm do môi trường sống bị thu hẹp và khai thác. Đề nghị xếp vào thứ hạng Nguy cấp EN B2b(i,ii,iii,iv,v)c(i,ii,iii,iv). 8. Ha Giang prov., Quan Ba distr., Tung Vai comm., Thang vill., N.Q.Hieu et.al, CPC 4860; Id., Bac Me distr., Phieng Luong comm., Phieng Luong vill., N.Q.Hieu et al. CPC 7273, 7278. Id., Vi Xuyen distr., Lao Chai mun., Can Sao vill., N.Q.Hieu et al. CPC 377. 4. Michelia coriacea H. T. Chang et B. L. Chen, Acta Sci. Nat. Univ. Sunyatsenia 1987(3): 89. 1988; Xie Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 86. 2008. - Magnolia coriacea (Hung T.Chang & B.L.Chen) Figlar, Proc. Int. Symp. Magnoliac. 1: 21. 2000. - Michelia polyneura C.Y.Wu ex Y.W.Law & Y. F. Wu. Acta Bot. Yunnan. 10(3): 340. f. 5 (1-8). 1988. Giổi lá dai, Giổi đá (Hình 4). 1. China: Yunnan: Xichou, K.M. Feng 12030 (HT: KUN). 2. Cây gỗ cao 10-15 m, lá mọc cách, xanh bóng, dai, mép hơi lượn sóng.

245 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

Cánh bao hoa mỏng, trắng, kích thước 3,7 x 1 cm. Nhị dài, mảnh, bao phấn mở bên. Quả mở dọc lưng và bụng. Áo hạt màu đỏ tươi, hạt hình bầu dục. 3. Nụ hoa xuất hiện vào tháng 4, hoa nở tháng 5-6, quả chín và cho hạt trưởng thành vào tháng 9-10 trong năm. 4. Gỗ tốt dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng. 5. Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi ít bị tác động hoặc các trảng cây bụi ở độ cao từ 600-1400 m. 6. Việt Nam gặp ở Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê), Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Bình (Minh Hóa). Trên thế giới gặp ở Trung Quốc. 7. Trước đây, loài được coi là đặc hữu của Trung Quốc có diện tích nơi cư trú (AOO) = 4.190 km2, số lượng cá thể trưởng thành 300-500. Ở mức toàn cầu nhóm chuyên gia của IUCN xếp ở thứ hạng Rất nguy cấp CR B2ab(i,ii,iii,v) [2]. Những phát hiện mới ở Việt Nam có thể khẳng định loài phân bố ở Đông Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ít nhất gặp tại 5 địa điểm, phân cách (Trung Quốc 2 địa điểm Xichou và Malipo, Việt Nam 3 địa Hình 4: Michelia coriacea điểm) phạm vi nơi cư trú (AOO) ước tính 16 (A. Cành mang hoa; B. Nhị; C. Cành mang quả km2. Hợp lý hơn nên xếp thứ hạng Nguy cấp EN non và búp lá; D. Quả chín; E. Hạt – Hình do T.B.Ngân vẽ theo mẫu CPC 4625, 6268, CKF B2ab(i,ii,iii,iv,v). 8. Ha Giang prov. Quan Ba 002 và ảnh chụp) distr., Thanh Van comm., Tan vill., N.T.Hiep et al. NTH 6261; Id., Can Ty comm., Hang Tang Chong mount, N.T.Hiep et al. NTH 6268, 6270. 5. Woonyoungia septentrionalis (Dandy) Y.W.Law, Bull. Bot. Res., Harbin 17(4): 355- 356. 1997. Z.-y. Wu & P. H. Raven (eds.), Xia Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 68. 2008. – Kmeria septentrionalis Dandy, J. Bot. 69(9): 233. 1931. – Magnolia kwangsiensis Figlar & Nooteboom, Blumea 49(1): 96. 2004. – Miên mộc (Hình 5). 1. China: Guangxi: Luocheng, limestone hills, forests, 300-600 m, R.C.Ching 5247 (HT: BM; IT: IBSC, PE, NY). 2. Cây gỗ có thể cao tới 40 m, đường kính tới 60-80 cm. Lá mọc cách, xanh bóng, dai. Cuống lá dài gần 4 cm với vết lá kèm dài từ 3/4 đến hết cuống lá, phiến lá tới 8-22 x 3,5-11 cm. Quả tròn, áo hạt màu đỏ tươi. 3. Hoa nở tháng 5-6, quả chín tháng 10-11 trong năm. 4. Gỗ tốt dùng trong xây dựng hoặc cây được trồng làm cảnh. 5. Mọc Hình 5: Woonyoungia septentrionalis trong rừng núi đá và núi đất ở độ cao 900-1150 (A. Cành lá; B. Cuống lá; C. Quả chín; D. Hạt – Hình do T.B.Ngân vẽ theo mẫu CPC 7343, CKF m trên mặt biển. 6. Việt Nam gặp ở Lào Cai 062 và ảnh chụp) (Bắc Hà, Mường Khương), Hà Giang (Quản Bạ,

246 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

Bắc Mê), Tuyên Quang (Na Hang), Phú Thọ (Tân Sơn) và Hòa Bình (Lạc Sơn). 7. Ở cấp toàn cầu loài này chưa được đánh giá (NE) [2]. Các thông tin về phân bố đã xác định phạm vi nơi cư trú (AOO) ước tính 44 km2, tại Việt Nam và Trung Quốc phát hiện ít nhất tại 10 địa điểm. Đề nghị xếp ở thứ hạng Sẽ nguy cấp VU B2ab(i,ii,iii,iv,v). 8. Ha Giang prov., Quan Ba distr., Thanh Van comm., Tan vill., N.Q.Hieu et. al. CKF 018, 050, 053, 055, 062; Id., Bac Me distr., Phieng Luong comm., Phieng Luong vill., N. Q. Hieu et al. CPC 7289, 7456. III. KẾT LUẬN Năm loài thực vật thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae lần đầu tiên được công bố: Magnolia grandis, Magnolia hongheensis, Magnolia hookeri var. longirostrata, Michelia coriacea, Woonyoungia septentrionalis là những loài mới phát hiện đối với hệ thực vật Việt Nam. Trước đây các loài này đã được coi là đặc hữu của Trung Quốc. Ba trong năm loài chưa được IUCN đánh giá thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng (NE). Việc phát hiện thêm nơi phân bố của năm loài nêu trên đã nâng số loài trong họ Ngọc lan của Việt Nam là 60 loài. Thêm vào đó đã đóng góp các dẫn liệu quan trọng để đánh giá đánh giá thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó, một loài loài được xếp ở thứ hạng rất nguy cấp (CR) là: Magnolia hongheensis, ba loài được xếp ở thứ hạng nguy cấp (EN) là: Magnolia grandis, M. hookeri var. longirostrata, Michelia coriacea, một loài xếp ở thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) là: Woonyoungia septentrionalis. Lời cảm ơn: Để hoàn thành bài báo này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Qũi đối tác các hệ sinh thái trọng điểm (CEPF), Quĩ cây xanh toàn cầu (Globle Tree Compagn) và Quĩ các loài thực vật tiêu biểu (Flagship Species Fund-FSF), Vương Quốc Anh đã cung cấp kinh phí thực hiện nghiên cứu; Chi Cục kiểm lâm các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Bình, Lâm Đồng; Fauna & Flora International – FFI (chương trình Việt Nam); chính quyền và người dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ để thực hiện nghiên cứu và có thể thu thập số liệu tại thực địa. Cảm ơn GS. Young-Kang Sima, Viện Hàn lâm Lâm nghiệp Vân Nam, GS. Wei-Bang Sun, Shui Yu Min, Viện Thực vật Côn Minh, Trung Quốc đã hợp tác trong việc xác định tên khoa học. Cuối cùng là cảm ơn Bảo Tàng thiên nhiên Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu giữ các mẫu tiêu bản phục vụ cho nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2: 7-16. 2. Cicuzza Daniele, Adrian Newton and Sara Oldfield, 2007. The Red List of Magnoliaceae. Fauna & Flora International, Cambridge, UK. p. 52. 3. Hu, H. H., W. C. Cheng, 1951. New species of Magnoliaceae of Yunnan, Acta Phytotax. Sin. 1 (2): 158. 4. IUCN Red list Categories and Criteria, 2011. Version 9.0 (september 2011). 5. Li, D. X. & R. Z. Zhou, 2012. Magnolia hookeri var. longirostrata (Magnoliaceae), a new taxon from Yunnan. China, Ann. Bot. Fennici. 49: 417–421. 6. Mabberley, D. J., 2000. The Book - A portale dictionary of the vascular (second edition). Cambridge University Press, 858 pp. 7. Shui, Y. M & W. H. Chen, 2003. A new species of Manglietia (Magnoliaceae) from SE Yunnan in China. Bull. Bot. Res., Harbin. 23(2): 129.

247 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

8. Vu Quang Nam, 2011. Taxonomic Revision of the Family Magnoliaceae from Vietnam. Thesis of Doctorate, Graduate University of The Chinese Academy of Sciences, Guangzhou, 241 pp. 9. Xia, N. H., Y. H. Liu, H. P. Nooteboom, 2008. “Magnoliaceae”, , 7, Science Press, Beijing, Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. p. 48–91.

FIVE NEW RECORDS OF MAGNOLIACEAE Juss. FOR THE FLORA OF VIETNAM

TU BAO NGAN, NGUYEN QUANG HIEU, NGUYEN TIEN HIEP SUMMARY

The present paper reports 05 new taxa of Mangnoliaceae hitherto unrecorded for the flora of Viet Nam. These are Magnolia grandis, Magnolia hongheensis, Magnolia hookeri var. longirostrata, Michelia coriacea, and Woonyoungia septentrionalis. Magnolia hongheensis is listed as Critically Endangered (CR), Magnolia hookeri var. Longirostrata and Michelia coriacea are listed as Endangered (EN) and Woonyoungia septentrionalis as Vulnerable (VU).

248