Nguyễn Thu Nhung ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH
Total Page:16
File Type:pdf, Size:1020Kb
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------------- Nguyễn Thu Nhung ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số 62 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Khanh Vân 2. PGS.TS Phạm Trung Lương Phản biện 1: ........................................................ Phản biện 2: ........................................................ Phản biện 3: ........................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại ............... ngày ……..tháng ...... năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1) Nguyễn Thu Nhung, Nguyễn Khanh Vân, Phạm Trung Lương, 2017. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững. Nghiên cứu Địa lý nhân văn, ISSN 1859 - 1604, số 3 (18). 2) Nguyễn Thu Nhung, 2016. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Nguyên. Nghiên cứu Địa lý nhân văn, ISSN 2354 - 0648, số 4 (15), trang 55 - 59. 3) Nhung Nguyen Thu, Bac Hoang, 2016. Bioclimatic resources for Tourism in Tay Nguyen, Vietnam. Ukrainian Geographical Journal, ISSN 1561 – 4980, No.3, pp: 33-38. 4) Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thu Nhung, Hoàng Bắc, Trần Thị Mai Phương, 2013. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, ISSN 0886 - 7187, số 4, trang 327 – 335. 5) Nguyễn Thu Nhung, Hoàng Bắc, 2016. Đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho phát triển loại hình du lịch tham quan vùng Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 9, trang 351-356. NXB Khoa học và Công nghệ (ISBN: 978-604-913-513-2). 6) Phạm Thị Lý, Hoàng Lưu Thu Thủy, Vương Văn Vũ, Nguyễn Thu Nhung, 2016. Sinh khí hậu tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 9, trang 1138 - 1145. NXB Khoa học và Công nghệ (ISBN: 978- 604-913-513-2). 7) Dương Thị Hồng Yến, Nguyễn Thu Nhung, 2014. Thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Gia Lai. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 8, trang 823 – 829). NXB Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604- 918-437-6). 8) Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Lý Trọng Đại, Hoàng Bắc, Nguyễn Mạnh Hà, Dương Thị Hồng Yến, Nguyễn Thu Nhung, Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Quyết Chiến, Đặng Thị Huệ, Nguyễn An Thịnh, 2014. Cơ sở địa lý học đề xuất mô hình hệ kinh tế - sinh thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm khu vực Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 8, trang 534 – 543. NXB Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-918-437-6). 9) Nguyễn Thu Nhung, 2013. Diễn biến phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2005 - 2011. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 7, trang 1008 - 1014. NXB Đại học Thái Nguyên (ISBN: 978-604- 915-044-9). MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của Nam Đông Dương, có tầm quan trọng về anh ninh quốc phòng, môi trường và sinh thái; là địa bàn trung chuyển hàng hoá, đầu mối trong quan hệ liên vùng giữa các quốc gia phía Tây với vùng Duyên hải Việt Nam. Tây Nguyên có tiềm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều nguồn nước khoáng nóng có lợi cho sức khỏe và các truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời, độc đáo. Ngành du lịch vùng Tây Nguyên trong nhiều năm qua đã khởi sắc, chuyển biến và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, phát triển du lịch ở Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) của vùng chưa hoàn chỉnh, hợp lý. Do đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững”. 2. Mục tiêu Mục tiêu của luận án: xác lập cơ sở khoa học (CSKH) phục vụ TCLTDL vùng Tây Nguyên theo hướng sử dụng hợp lý, duy trì tính đa dạng của tài nguyên du lịch (TNDL). 2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận án được giới hạn trong 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. - Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng các số liệu về tự nhiên, KT-XH vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2005 - 2015; có tính đến các số liệu dự báo và định hướng đến năm 2030. - Phạm vi khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá CQ vùng Tây Nguyên cho 02 loại hình du lịch (LHDL): tham quan và nghỉ dưỡng phục vụ sử dụng hợp lý và duy trì tính đa dạng TNDL. 3. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Vùng Tây Nguyên mang đặc điểm CQ nhiệt đới gió mùa - cao nguyên. Sự phân hóa đa dạng, phong phú có quy luật của 84 hạng CQ thuộc 19 kiểu CQ, 8 phụ lớp CQ và 4 lớp CQ quyết định đến đặc điểm cũng như tính đặc thù của TNDL (cấu trúc CQ và TNDL), chi phối đến TCLTDL vùng Tây Nguyên. - Luận điểm 2: Định hướng không gian TCLTDL được đề xuất trên cơ sở tích hợp: (i) kết quả đánh giá CQ cho phát triển 02 loại hình du lịch tham quan và nghỉ dưỡng, (2) phân tích thực trạng PTDL, TCLTDL cũng như (3) phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. 1 4. Điểm mới của luận án - Bổ sung lý luận nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc CQ với TNDL, giữa CQ với TCLTDL, đồng thời làm rõ đặc điểm CQ cùng các nguồn TNDL theo các đơn vị CQ làm cơ sở cho TCLTDL vùng Tây Nguyên. - Phân loại SKH du lịch vùng Tây Nguyên (kèm bản đồ tỷ lệ 1/250.000) và lượng hóa vai trò của một số yếu tố SKH ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch ở khu vực nghiên cứu. - Đánh giá mức độ thuận lợi của các hạng CQ đối với PTDL (cho 02 LHDL chủ đạo: tham quan và nghỉ dưỡng). Trên cơ sở đó đã định hướng TCLTDL Tây Nguyên theo hướng bền vững (cụ thể là đã xác định rõ trung tâm tạo vùng du lịch, địa bàn trọng điểm du lịch, các điểm, tuyến du lịch và thể hiện mối liên kết giữa chúng trên bản đồ định hướng TCLTDL, tỷ lệ 1/250.000). 5. Cấu trúc của luận án Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở đầu (6 trang), Chương 1. Cơ sở lý luận về ĐGCQ phục vụ TCLTDL trên quan điểm PTBV (42 trang), Chương 2. Cảnh quan và tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên 51 trang), Chương 3. Đánh giá CQ và định hướng TCLTDL vùng Tây Nguyên trên quan điểm PTBV (44 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phần Phụ lục (28 trang), Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), 19 bảng, 24 hình (9 bản đồ, 6 biểu đồ, 8 sơ đồ). CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch và TCLTDL - Trong những thập kỷ qua, trên Thế giới cũng như ở Việt Nam các nghiên cứu về du lịch đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và phát triển chúng theo 4 hướng: (1) Các vấn đề lý luận, phương pháp luận về nghiên cứu du lịch; (2) Đánh giá riêng các dạng tài nguyên phục vụ PTDL; (3) Quy hoạch du lịch/Tổ chức lãnh thổ du lịch; (4) Nghiên cứu về kinh tế du lịch. - Ở Tây Nguyên chủ yếu là Quy hoạch tổng thể PTDL của các tỉnh. Gần đây, trong Chương trình Tây Nguyên III, tiềm năng của vùng được đánh giá cho PTDL nói chung và các di sản thiên nhiên, văn hóa được coi như nội lực cho PTDL. Trên cơ sở đó, một số mô hình cho PTDL ở vùng sơn nguyên Đà Lạt được đề xuất. Tuy nhiên trong các nghiên cứu đó, nguồn tài nguyên này mới chỉ được khai thác và QH tập trung ở phía Nam, trong khi tiềm năng du lịch ở phía Bắc (đặc biệt tỉnh Kon Tum) là rất lớn nhưng chưa được khai thác, phát triển tương xứng.