LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Hà, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng Trƣờng Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc vƣờn quốc gia Ba Vì đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại vƣờn quốc gia. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm luận luận văn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày tháng 6 năm 2019

Sinh viên

Hoàng Nông Hoài

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,số liệu,kết quả trong khóa luận là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì nghiên cứu nào,thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.Trong quá trình thực hiện đề tài này,tôi luôn chấp hành đúng nội quy,quy định của địa phƣơng nơi tôi thƣc hiện đề tài.

Hà nội ,ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả

Hoàng Nông Hoài

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...... i LỜI CAM ĐOAN ...... ii MỤC LỤC ...... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...... v ĐẶT VẤN ĐỀ ...... 1 CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 3 1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới ...... 3 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...... 5 CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP .. 11 NGHIÊN CỨU ...... 11 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ...... 11 2.1.1 Mục tiêu chung ...... 11 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: ...... 11 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...... 11 2.3. Nội dung nghiên cứu ...... 11 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...... 11 2.4.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ...... 12 2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ...... 12 phân bố theo các OTC ...... 14 2.4.3 Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp ...... 16 2.4.4. phƣơng pháp đề xuất giải pháp ...... 17 CHƢƠNG 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...... 19 3.1 Điều kiện tự nhiên ...... 19 3.1.1 Vị trí địa lý, hành chính ...... 19 3.1.2 Địa hình địa mạo ...... 19 3.1.3 Địa chất thổ nhƣỡng ...... 20 3.1.4 Khí hậu ...... 20 3.1.5 Thủy văn ...... 20 iii

3.1.6 Tài nguyên ...... 21 3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...... 22 3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động ...... 22 3.2.2 Kinh tế ...... 23 3.2.3 Cơ sở hạ tầng ...... 24 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 27 4.1. Đặc điểm hình thái Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu...... 27 4.2.Đặc điểm phân bố Lan Kim Tuyến tại khu vực nghiên cứu ...... 28 4.2.1.Phân bố theo địa hình và độ cao ...... 28 4.2.2.Đặc điểm phân bố của các loài Lan kim tuyến ...... 30 4.2.3.Phân bố Lan kim tuyến theo trạng thái rừng và sinh cảnh ...... 34 4.2.4.Phân bố theo đất đai ...... 35 4.2.5. Kết quả phỏng vấn về sự hiểu biết và tác động đến lan kim tuyến...... 35 4.3. Thực trạng công tác bảo tồn Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu và giải pháp đề xuất...... 36 4.3.1 Hiện trạng bảo tồn ...... 36 4.3.2 Một số tác động ảnh hƣởng đến việc bảo tồn Lan kim tuyến ở VQG Ba Vì ... 38 4.3.3 Đề xuất giải pháp cho loài Lan kim tuyến...... 39 KẾT LUẬN ...... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung

D1.3 Đƣờng kính thân cây gỗ cao 1,3 m

Dt Đƣờng kính tán

Hvn Chiều cao vút ngọn

IIIA1, IIIA2 Trạng thái rừng rừng tự nhiên IIIA1, IIIA2

ODB Ô dạng bản

OTC Ô tiêu chuẩn

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

TSTN Tái sinh tự nhiên.

VQG Vƣờn quốc gia

v

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên rừng Việt Nam rất đa dạng và phong phú là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật. Nhƣng hiện nay dƣới áp lực của sự phát triển kinh tế, bùng nổ dân số và thiếu chỗ ở thì tất cả những áp lực trên đã dồn lên nguồn tài nguyên rừng. Những loài gỗ, cây thuốc quý có giá trị cao đã bị khai thác cạn kiệt do nguồn lợi trƣớc mắt gây ra. Từ đó làm suy thoái về cả số lƣợng và cả chất lƣợng rừng, đe dọa đến da dạng sinh học và sinh thái rừng. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh nghiên cứu gây trồng còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của thị trƣờng cũng là mối đe dọa cho các loài thực vật và động vật quý hiếm trong tự nhiên. VQG Ba Vì có giá trị cao về đa dạng sinh học của Việt Nam, thực vật phong phú, đa dạng. Theo danh lục thực vật VQG Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. Với một số loài đặc trƣng nhƣ: Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis), Sặt Ba Vì (Fargesia baviensis), Thu hải đƣờng Ba Vì (Begonia baviensis)... Nhiều loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam nhƣ: Hoa tiên, bách xanh, phỉ ba mũi. Họ Lan – là một trong những họ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, với tổng số khoảng 865 loài thuộc 154 chi. Thông thƣơng các loài lan đƣợc sử dụng làm cảnh, ngoài ra một số loài khác còn đƣợc sử dụng làm thuốc. Trong những năm gần đây việc thu hái các loài thực vật còn diễn ra ở nhiều nơi, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên điển hình nhƣ các loài trong chi Lan kim tuyến-. Chi lan kim tuyến- Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê đƣợc 15 loài. Do bị thu hái làm thuốc ở nhiều khu vực nhất là ở khu vực miền núi nơi ngƣời dân sinh sống nhờ nguồn tài nguyên rừng. Việc khai thác càng không đƣợc kiểm soát đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Các loài trong chi Lan kim tuyến là các loài có giá trị nguồn gen và giá trị kinh tế cũng rất cao đƣợc sử dụng làm thuốc và cây cảnh tuy nhiên số lƣợng loài Lan Kim Tuyến ngoài tự nhiên có xu hƣớng giảm nhanh do bị khai thác quá

1

mức và chúng ta chƣa hiểu biết hết về sự phân bố và điều kiện sống của chúng ngoài tự nhiên. Để có những hiểu biết sâu hơn về loài Lan kim tuyến nhằm phục vụ công tác điều tra phân bố, thành phần loài và bảo tồn tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925) tại vƣờn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

2

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới Hệ thực vật ở trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú trong đó thực vật hạt kín là nhóm đa dạng nhất với khoang 250.000-300.000 loài. Trong đó họ lan (Orchidaceae) là một trong những họ rất phong phú với 750 chi và khoảng 20.000-25.000 loài theo A.L.Takhtajan (1978). Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu Lan kim tuyến trên thế giới. Theo Orchids of Indochina do Seidenfaden ấn hành năm 1992, có ghi lan Kim Tuyến: Anoectochilus setaceus auct. non Bl Averyanov 1988 chỉ là đồng danh (synonym) của lan Anoectocchilus roxburghii đã đƣợc Lindleyii công nhận vào năm 1832. Tuy nhiên, hiện này tên cập nhật theo www.theplantlist.org lại ghi nhận Anoectochilus setaceus Blume mới là tên chính thức đƣợc chấp nhận. Theo nghiên cứu của R.L.Pressler (1981) về phong lan ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ có khoảng 306 chi và 8266 loài, vùng nhiệt đới châu á có tới 250 chi và 6800 loài. ở các vùng khác tuy số chi và loài ít hơn nhƣng xuất hiện các loài đặc hữu nhƣ Châu Phi, Malayxia. Cây lan đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan, đó là Cymbidium ensifonymum là một loài lan bản địa. ở Châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ18 sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thủy thủ thời đó mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu, lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc đỉnh rồi Kiến Lan, lan chính thức gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới trong 400 năm nay. Các nghiên cứu về họ lan đã diễn ra rất sớm, cây lan đầu tiên đƣợc thế giới biết đến vào năm 1731, sau đó 1750 lần đầu tiên Amabile đã khám phá ra lan Hồ điệp và sau này một nhà thực vật học ngƣời Hà Lan có tên là Blume đã định danh lại và lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenpisis amabilis Blume và đƣợc dùng cho đến nay.

3

Hầu hết họ lan bao gồm những loại cây thân thảo, sống lâu năm, môi trƣờng sống rất đa dạng, có thể sống bám vào cây, bám vào hốc đá, sống phụ sinh hoặc hộ sinh, thân ngắn hoặc kéo dài, đôi khi phân nhánh, có thể mang lá hoặc không mang lá. Các loài Lan kim kuyến hình dạng lá rất đa dạng từ loại mỏng, dài mềm, xanh bóng đậm hay nhạt hoặc hai màu khác nhau ở hai mặt lá. Nhiều loại lan có màu hồng, nâu hồng và nổi trên mặt các đƣờng vẽ trắng hoặc theo các đƣờng gân rất đẹp nhất là các loài trong chi Anoectochilus. Chi Lan kim tuyến-Anoectochilus là một chi thực vật có hoa thuộc họ lan- Orchidaceae với những đƣờng gân trên phiến là rất đa dạng và đẹp. Trên thế giới có khoảng 50 loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau từ vùng Himalaya đến Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, Úc, Papua, New Guinea và một số hải đảo thuộc thái bình dƣơng. Phần lớn chúng là thực vật sinh sống trên nền đất có kích thƣớc nhỏ, tuy nhiên một số loài sống trên các bờ đá, với bộ lá màu xanh lục hoặc mang các màu sắc khác nhau và có bề mặt mịn nhƣ nhung và mang một mạng lƣới gân là phức tạp. Cụm hoa ở ngọn trung tâm một vài hoa mọc chúc xuống đất và bao phủ bở lông với một cánh rất lớn và nổi bật. Tràng hoa và đài ở mặt lƣng tạo thành một cấu trúc nhƣ một chiếc mũ chùm đầu. Mỗi hoa có hai nhụy và hai nhị. Nhiều loài trong chi Lan kim tuyến đƣợc đƣa vào sách đỏ của nhiều quốc gia nhƣ: Malaixia, Silanca, Việt Nam. Theo các tài liệu nghiên cứu của Đài loan thì Lan kim tuyến là loài nổi tiếng có giá trị dƣợc liệu quý đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhân dân, các hiệu thuốc. Toàn bộ cây khô hoặc tƣơi đƣợc đun sôi với nƣớc dùng để chữa đau bên trong ngực và bụng (HU.1971), trị cảm, cao huyết áp, rối loạn gan tì )Kan. 1986) trị tiểu đƣờng, viên thận ( Chiu và Chang. 1995) ngƣời ta thí nghiệm nhận thấy lan kim tuyến có chất ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất bao gồm chức năng hệ tim mạch ( Mak et al. 1990), chống viêm và chức năng bảo vệ gan (Lin

4

et al. 1993), hơn nữa ngƣời ta còn phát hiện chất chống ung thƣ ở loài thảo dƣợc này. Theo tạp chí dƣợc liệu và sức khỏe cộng đồng – cây thuốc quý số ra 93, tháng 10 năm 2007 có đề cập đến một số giá trị y học của loài lan kim tuyến theo một số học giả nhƣ sau: - Sách khoa học quốc dƣợc quyển 1 kỳ II năm 1958 của ông Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào đƣợc đăng tải trên tạp chí Đài Loan:” dân gian dƣợc dụng thực vật” có nói đến lan kim tuyến nhƣ là một trong những thảo dƣợc quý giá giúp bổ máu, dƣỡng âm, chữa trĩ, nóng phổi và gan. - Sách Thanh thảo gia đình tƣ liệu pháp của ông Trần Đào Thích có viết trẻ em hay khóc dùng lan kim tuyến sắc uống sẽ khỏi. - Ông Tả Mộc Thuấn học giả ngƣời Trung Quốc khi nghiên cứu về trung y công bố năm 1924 có viết kim tuyến liên là một trong những loài thuốc quý trong dân gian đƣợc dùng để tăng cƣờng sức khỏe, chủ trị bệnh phổi, có tác dụng bổ máu, giải nhiệt. - Trong báo cáo điều tra năm 1964 của ông Can Vĩ Tùng phát biểu: kim tuyến liên là một vị thuốc hết sức quý giá trong các tiệm thuốc của Đài Loan, nó có vị mát và ngọt, thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất thông trung khí, bồi bổ sức khỏe. - Theo trung y sƣ Lâm Minh Quyền dƣợc tính của kim tuyến liên giống nhƣ cây Nhất điểm hoàng có cộng dụng giải trừ u uất, hạ sốt, giải nhiệt, ho khan, đau ngực, đau họng sắc uống với nƣớc đƣờng. 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam đƣợc coi là 1 trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới, giới động thực vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó có họ lan – Orchidaceae. Có lẽ ngƣời đầu tiên khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro-nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên trong cuốn “Flara cochin chinensis” năm 1789 gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến Việt Nam là Aerides, Phaius và Saropodoum mà đƣợc Ben

5

Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera plante rum” (1862-1883)( Nguyễn Hữu Huy, Phan Ngọc Cấp – 1995), chỉ sau ngƣời Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu đƣợc công bố đáng kể là F. Gagne Pain và A. Gui Ilaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nƣớc Đông Dƣơng trong bài “ thực vật Đông Dƣơng” (Flora Genera Indochine) do H. Leconte chủ biên xuất bản từ những năm 1932-1934. Trong Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb. Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội, của Bộ Khoa học Công nghệ 2007 đã đề cập tới Lan kim tuyến với các thông tin về đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh thái, sinh học, phân bố, mức độ quý hiếm, khả năng kinh doanh, bảo tồn loài. Trong danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, 2006. Chính Phủ Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, loài Lan kim tuyến cũng xuất hiện ở nhóm IA- nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Cho đến nay đã có nhiều tài liệu về nhiều loài trong họ Lan nhƣ Trần Hợp và các cộng sự bƣớc đầu đã xác định trong họ Phong Lan có 137 – 144 chi với trên 800 loài, trong đó có nhiều loài mới trong hệ thống phân loại thực vật toàn cầu. Nhƣng có lẽ con số này khác xa so với con số thực thế về sự đa dạng và phong phú của phong lan ở vùng nhiệt đới Việt Nam. Theo Nguyễn Tiến Bân – Viện sinh thái tài nguyên sinh vật đã thống kê ở Việt Nam có trên 130 chi lên tới 800 loài, sự phân bố của họ Lan rộng khắp cả nƣớc, tập chung đa dạng nhất Phan Xi Păng có 330 loài, vƣờn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có 200 loài và theo các tài liệu thống kê gần đây (L.V. Averyanov 1994) thì họ Lan – Orchidaceae của rừng nhiệt đới Lâm Đồng và Tây Nguyên có 104 chi và 410 loài. Nhƣng theo tài liệu vừa công bố gần đây về họ Lan – Orchiadaceae với tổng số khoảng loài thuộc 154 chi. Theo tác giả Nguyễn Công Nghiệp và Phạm Hoàng Hộ viết cuốn “ Trồng hoa lan” đã nói đây là một họ thực vật kì diệu với những giá trị mà chƣa ai biết đƣợc hết. Tác giả Trần Hợp viết cuốn “phong lan Việt Nam” và nhiều tác giả

6

khác đã nói đến phƣơng thức khai thác lan rừng sao cho hợp lý và cách phối trí cây cảnh lấy nền là hoa lan. Hiện nay ở nƣớc ta đang liên kết và hợp tác với nhiều quốc gia tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu về phong lan ở Việt Nam. Từ năm1991 đến nay phân viện sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu thập các loài lan của Lâm Đồng mang về trồng để theo dõi đặc tính sinh thái học, xây dựng bộ sƣu tập lan sống nhằm bảo tồn gen, làm nguyên liệu ban đầu cho việc tuyển chọn và lai tạo những giống lan quý phục nhu cầu trong nƣớc vào xuất khẩu. Đến nay đã xác định đƣợc tên khoa học của 217 loài thuộc 69 chi trong tổng số 239 loài Lan đƣợc sƣu tập. Chi Lan kim tuyến – Anoectochilus ở Việt Nam đƣợc một số nhà nghiên cứu thực vật nhƣ giáo sƣ Leorid – Averagonov chuyên gia viện hàn lâm khoa học Nga, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hiệp và Phan Kế Lộc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam có 15 loài trong chi Lan kim tuyến, trong đó có 5 loài là Lan kim tuyến – Anoectochilus calcareus Aver, 1996; Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume, 1825; Lan kim tuyến không cựa – Anoectochilus acalcaratus Aver 1996; Giải thùy Sapa – Anoectochilus chapaensis Gagnep, 1931, Giải thùy ba răng – Anoectochilus tridentatus Seidenf ex Aver, 1990 đƣợc đƣa vào sách đỏ Việt Nam năm 2007 và nghị định số 32/2006 của chính phủ về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm do bị khai thác quá mức để buôn bán. Năm 1996 tác giả Võ Thị Bạch Mai đã nghiên cứu cải tiến phƣơng pháp nhân giống vô tính In Vitro cho các loài lan hồ điệp từ vật liệu là chồi ngủ trên cuống hoa và đạt đƣợc kết quả tốt. Năm 2002 tác giả Phạm Thị Liên đã nghiên cứu nhân giống In Vitro thành công cho một số loài địa lan ở khu vực phía bắc Việt Nam đã đƣa ra quy trình nhân giống nhƣ sau:

- Khử trùng mẫu bằng dung dịch HgCl2 0.1% trong 15 phút. - Đƣa mẫu đã khử trùng vào môi trƣờng : F + 3% đƣờng sacarozo + 0,8% Agar + BAP 0,1 mg/lít + Kinetim 0,7%mg/lít + IBA 0,5mg/lít môi trƣờng F

7

+3% đƣờng sacarozo + 0,8% Agar + 10% nƣớc dừa + 0,5mg/lít NA để tạo cây hoàn chỉnh. - Dùng cát sạch làm giá để trồng cây con trong giai đoạn vƣờn ƣơm. Năm 2003 tác giả Nguyễn Quang Thạch – trƣờng đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng lan Hồ Điệp bằng phƣơng pháp IN Vitro cho thấy: - Môi trƣờng thích hợp tạo nguyên liệu khởi đầu từ hạt là: VW + 100ml/1ND + 1g/1peptone + 10g/lít đƣờng + dung dịch khoai tây/cà rốt. - Môi trƣờng thích hợp tạo nguyên liệu khởi đầu tự quan dinh dƣỡng là: VW + 100ml/1ND + 2ml/1IBA + 0,3mg/1Kinetin + 10g/lít đƣờng. Năm 2005 tác giả Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sau In Vitro cho cây địa lan, kết quả nghiên cứu đã cho thấy: để đảm bảo cho cây sinh trƣởng và phát triển tốt ở ngoài vƣờn ƣơm cây địa lan phải đạt khối lƣợng ≥10 gram, sau 3 tháng chuyển sang giai đoạn vƣờn ƣơm giá thể thích hợp nhất là Dƣơng xỉ. Tháng 7 năm 2005 vƣờn quốc gia Phong Nha Kẻ bàng cùng giáo sƣ Leorid – Averagonov chuyên gia viện hàn lâm khoa học Nga đã phát hiện quần thể Lan Hài gồm 3 loài, đây là loài đặc hữu chỉ gặp ở vùng hẹp và từ rất lâu đã đƣợc coi là báu vật quốc gia. Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Hồng Gấm và các cộng sự - trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Lan ngọc điểm tai trâu ( Rhychostylis giagantean ) bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô trong ống nghiệm đạt kết quả tốt. Năm 2007, Ngô Văn Sơn và Vũ Mạnh Đàm trƣờng Đại học lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, khả năng nhân giống làm thuốc của loài Lan kim tuyến ( Anoectochilus staceus Blume, 1825) tại vƣờn quốc gia Ba Vì-Hà Nội. Kết quả đã đánh giá đƣợc đặc điểm sinh học, khả năng nhân giống và một số công dụng làm thuốc của loài.

8

Năm 2008 tác giả Ngô Văn Thái – trƣờng đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc điểm giải phẫu lá, khả năng chịu nóng của lá loài Lan kim tuyến ( Anoectochilus setaceus Blume) tại vƣờn quốc gia Ba Vì. Năm 2008 tác giả Ngô Văn Tài – trƣờng đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, đặc điểm phân bố của loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925) tại vƣờn quốc gia Ba Vì làm cơ sở bảo tồn cho và phát triển loài. Kết quả cho thấy lan kim tuyến thƣờng phân bố ở đai cao từ 900m trở lên, có điều kiện khí hậu lạnh và đất đai ẩm. Năm 2009 tác giả Phùng Văn Phê – trƣờng đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái và phân bố loài Lan kim tuyến ( Anoectochilus setaceus Blume, 1825) ở vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy tại vƣờn quốc gia Xuân Sơn, Lan kim tuyến thƣờng phân bố ở kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới và kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp. Lan kim tuyến đƣợc phát hiện ở khu có phân bố và số lƣợng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cần triển khai nhân giống và trồng, cung cấp nguồn dƣợc liệu xuất khẩu. Năm 2009 tác giả Lê Thị Mận cùng với trung tâm giống và công nghệ sinh học – trƣờng đại học Lâm Nghiệp bƣớc đầu đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống In Vitro loài Lan kim tuyến ( Anoectochilus setaceus Blume, 1825) đạt đƣợc một số thành công nhất định. Tháng 10 năm 2009 tác giả Phùng Văn Phê, Vƣơng Duy Hƣng – trƣờng đại học Lâm nghiệp và tác giả Nguyễn Trung Thành – trƣờng đại học Khoa Học Tự Nhiên, đại học Quốc Gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và phân bố loài Lan kim tuyến ( Anoectochilus setaceus Blume, 1825) ở vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy về phân bố, lan kim tuyến thƣờng tập chung ở kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp, nơi chứa nhiều mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thoáng khí. Co thể gặp ở các khe suối, dƣới tán rừng hoặc dƣới rừng sát nơi ẩm ƣớt. Lan kim tuyến

9

đƣợc phát hiện ở khu vực có phân bố và số lƣợng suy giảm nghiêm trọng. Các tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp bảo tồn tại chỗ và nhân giống loài Lan kim tuyến này. Năm 2010 tác giả Phùng Văn Phê, Nguyễn Thị Hồng Gấm – trƣờng đại học lâm nghiệp và Nguyễn Trung Thành – trƣờng đại học khoa học tự nhiên , đại học Quốc Gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh trồi In Vitro loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy môi trƣờng phù hợp nhất để nhân nhanh chồi Lan kim tuyến In Vitro là Knud*. Thể chồi 8 tuần tuổi từ phôi hạt chín và chồi cao từ 2-3 cm là phù hợp nhất để nhân chồi nhanh trong môi trƣờng thích hợp Knud* bổ sung 0,5 mg/1 BAP + 3 mg/1 NAA + 100 ml/1ND + 100g/l dịch chiết khoai tây + 7 g/l surose + 7 g/l agar + 0,5 g/l AC. Nhƣ vậy qua các nghiên cứu về tổng quan ở trên thế giới và Việt Nam về Lan kim tuyến đã cho thấy những nghiên cứu về loài vẫn còn ít. Bên cạnh đó các nghiên cứu còn đƣợc làm theo cáo dự án của nhà nƣớc hoặc khu bảo tồn tài trợ vì vậy khi dự án đƣợc nghiệm thu hay hoàn thành thì kết quả nghiên cứu lại bị bỏ ngỏ chƣa đƣợc áp dụng vào thực tế ở khu bảo tồn. Và việc nghiên cứu phân bố loài Lan kim tuyến còn ít. Do xuất phát từ thực tiễn, tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925) tại VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội” Nhằm xác định đặc điểm phân bố Lan kim tuyến tại vƣờn quốc gia Ba Vì, từ đó đƣa ra đƣợc các biện phát quản lý, bảo tồn và phát triển các loài Lan kim tuyến tại vƣờn quốc gia Ba Vì.

10

CHƢƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1.1 Mục tiêu chung Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển nhóm Lan kim tuyến tại VQG Ba Vì. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định đƣợc đặc điểm phân bố của Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất đƣợc giải pháp bảo tồn loài Lan kim tuyến tại khu vực VQG Ba Vì. 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. - Loài Lan kim tuyến có phân bố tự nhiên ở VQG Ba Vì - Khu vực từ COTE 600 đến các đỉnh Đền Thƣợng, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa của VQG Ba Vì. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu xác định phân bố loài Lan kim tuyến tại khu vực điều tra. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Lan kim tuyến. - Đánh giá thực trạng , công tác bảo tồn và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn Lan kim tuyến tại khu vực VQG Ba Vì. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn cho khu vực nghiên cứu. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Công tác chuẩn bị - Sƣu tập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Sƣu tập các tài liệu đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở ngoài nƣớc, trong nƣớc và ở vƣờn quốc gia Ba Vì. - Chuẩn bị dụng cụ thu thập số liệu: thƣớc dây, máy định vị, thƣớc đo vanh, mẫu biểu điều tra, máy ảnh, dụng cụ thu mẫu tiêu bản. - Chuẩn bị tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa.

11

- Lập kế hoạch khảo sát, điều tra hiện trƣờng. 2.4.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu - đề tài sẽ kế thừa có chọn lọc và phát triển các nghiên cứu trƣớc đây về các vấn đề về thực vật, hệ thực vật của VQG Ba Vì và các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. - Kế thừa các tài liệu hiện có về các tài đề tài nghiên cứu gây trồng, phát triển và bảo tổn loài Lan kim tuyến. 2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp 2.4.2.1 Phương pháp phỏng vấn + Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ kiểm lâm và ngƣời dân trong khu vực vƣờn quốc gia. + Đối tƣợng phỏng vấn gồm ngƣời dân địa phƣơng, cán bộ quản lý và khách du lịch, tôn trọng câu trả lời của mọi ngƣời không bác bỏ hoặc tỏ thái độ không hài lòng với câu trả lời. + nội dung phỏng vấn là các câu hỏi xoanh quanh loài cần điều tra nhƣ phân bố, giá trị, vị trí bắt gặp, tình hình sinh trƣởng...từ đó đánh giá đƣợc các yếu tố tích cực hoặc tiêu cực tác động đến loài lan kim tuyến tại khu vực để có các hƣớng đề xuất giải pháp cho các loài lan kim tuyến trong khu vực một cách hợp lý và bền vững. Trong quá trình phỏng sử dụng bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc: Bảng 2.1 Danh sách tham gia trả lời phỏng vấn TT Họ tên Nghề nghiệp Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Thiện cán bộ kiểm lâm cốt 1100 2 Nguyễn văn Trung cán bộ kiểm lâm vƣờn ƣơm VQG Ba Vì 3 Nguyễn Văn Nam cán bộ kiểm lâm cốt 1100 4 Triệu Hữu Nghị ngƣời dân làm thuốc xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 5 Nguyễn Văn Luận cán bộ kiểm lâm đội kiểm lâm cơ động cổng vƣờn 6 Nguyễn Trung Kiên ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 7 Lê Thành Đạt ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 8 Nguyễn Văn Tuấn ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì

12

9 Nguyễn Trung Dũng ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 10 Tê Thị Hạnh ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 11 Trịnh Tuấn Kha ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 12 Trần Hòa Hải ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 13 Nguyễn Trọng Hoàng ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì 14 Hoàng Thị Loan ngƣời dân xã Tản lĩnh-huyện Ba Vì 15 Trần Lan Anh ngƣời dân xã Tản Lĩnh-huyện Ba Vì

2.4.2.2 Khảo sát thực địa - Sử dụng bản đồ địa hình kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng nhằm xác định tuyến điều tra, địa hình khu vực nghiên cứu để có kế hoạch cụ thể. - Tiến hành điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu, xác định trên bản đồ các trạng thái rừng tham khảo thêm tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu. 2.4.2.3 Phương pháp điều tra theo tuyến Dựa vào bản đồ địa hình và kết quả phỏng vấn cán bộ kiểm lâm của khu vực nghiên cứu để thiết lập tuyến điều tra đảm bảo đi qua các trạng thái rừng, các dạng địa hình của khu vực cote 800, tuyến Núi Vua, tuyến Núi Tản, tuyến Ngọc Hoa. Đánh số hiệu mẫu rõ ràng, thu mẫu ghi chép chụp ảnh những đặc điểm nối bật, những đặc điểm nhỏ để dễ dàng phân biệt với các cây cùng chi, chụp ảnh cây để tra và so sánh với mẫu chuẩn. Tiêu chí xác định loài quý hiếm dựa vào sách đỏ Việt Nam 2007, nghị định 32/2006/NĐ-CP, danh lục đỏ Việt Nam. Tuyến điều tra tiến hành quan sát 2 phía trong phạm vi khoảng 10m, ghi nhân sự xuất hiện loài Lan kim tuyến chụp ảnh đọc tọa đọ GPS và thông tin về nơi bắt gặp theo mẫu biểu.

13

Mẫu biểu 03 điều tra các loài Lan kim tuyến theo tuyến Tuyến số:...... Địa danh:...... Tọa độ điểm đầu:...... Tọa độ điểm cuối:...... Ngày điều tra:...... Ngƣời điều tra:...... TT Tọa độ bắt gặp Độ cao Trạng Hƣớng phơi Độ thái dốc rừng E N Trong đó 2.4.2.4 Điều tra đặc điểm cấu trúc thực vật rừng nơi có các loài lan kim tuyến phân bố theo các OTC  Chia theo đai độ cao và các tuyến điều tra thực địa thì tại nơi phát hiện ra cá thể hoặc quần thể loài các loài lan kim tuyến ta tiến hành lập các OTC để điều tra chi tiết về thành phần cấu trúc rừng  Theo mỗi đai độ cao và trạng thái rừng bắt gặp trên tuyến điều tra ta lập các OTC điển hình đại diện có diện tích 1000m2 để tiến hành điều tra chi tiết thành phần cấu trúc rừng. Lập 5 OTC lần lƣợt từ cote 800, tuyến Ngọc Hoa, tuyến Tản Viên và 2 ô ở tuyến Núi Vua. Tại mỗi OTC ta tiến hành điều tra các thông tin sau:  Mô tả đặc diểm về độ cao  Hƣớng dốc  Điều kiện thổ nhƣỡng  Thực bì  Độ tàn che OTC có kích thƣớc 40x25m với chiều dài đặt theo đƣờng đồng mức trên thực địa. Sau khi lập các ô tiêu chuẩn, tiến hành điều tra thu thập số liệu về các loài thực vật, tầng cây cao, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tƣơi, độ tàn che che phủ của thực vật, kết quả ghi vào các mẫu biểu sau:

14

+ điều tra tầng cây cao: tiến hành xác định các loài cây, đo đƣờng kính thân bằng thƣớc kẹp hoặc thƣớc dây đo ở vị trí 1,3m, dùng thƣớc dây đo Dt, dùng thƣớc Blumeleiss đo chiều cao Hvn Mẫu Biểu 04: Điều tra tầng cây gỗ trong OTC Số hiệu OTC:……...... Tờ số:……...... Trạng thái rừng:………….. Đá mẹ, đất:…………. Địa hình:……………. Độ cao:………………

Tọa độ GPS:…………...... Địa điểm:……………………………………… Số tầng rừng...... Ngày ĐT:…………… Ngƣời ĐT:…………...

Tên C1.3 Sinh Vật Ghi D1.3 TT cây (cm) Hvn(m) Hdc(m) Dt(m) trƣởng hậu chú cm + Điều tra cây tái sinh lập 4 ODB ở 4 góc OTC và lập 1 ODB ở giữa để tiến hành điều tra cây tái sinh. Trong đó: C1.3 là chu vi tại vị trí cao 1.3m. Hvn là chiều cao vút ngọn. Hdc là chiều cao dƣới cành (cành tạo thành tán chính của cây). Dt là đƣờng kính tán. D1.3 là đƣờng kính ngang ngực. Mẫu Biều 05:Biểu điều tra cây tái sinh trong OTC Số hiệu OTC:……………………… Ngày ĐT:………………………… Tờ số:……………………………… Địa điểm:………………………… Ngƣời điều tra:......

Số cây tái sinh Sinh trƣởng Nguồn gốc ODB Tên Ghi TT H=50- số cây H<50cm H>100cm Tốt Xấu Hạt Chồi chú 100cm

+ Điều tra cây bụi thảm tƣơi với các ODB đã thiết lập ở trên tiến hành điều tra cây bụi thảm tƣơi theo các chỉ tiêu: ghi theo mẫu biểu 06.

15

Mẫu biểu 06: Biểu điều tra cây bụi thảm tƣơi thực vật ngoại tầng. Số hiệu OTC:……………………… Tờ số:………………………… Ngày điều tra:…...... Địa điểm:………………………… Ngƣời điều tra:......

% Che ODB Số TT Tên cây Số bụi phủ của Htb (m) Phân bố Ghi chú ODB

2.4.3 Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp 2.4.3.1Giám định mẫu, xác định mức độ quý hiếm: - Sử dụng các tài liêu chuyên khảo so sánh mẫu vật trong phòng tiêu bản và tham vấn ý kiến các chuyên gia để xác định tên loài. Lập danh sách loài: Stt Tên loài Số hiệu Mức độ quý hiếm Số hiệu mẫu ảnh Sách đỏ 2007 NĐ32

2.4.3.2 Phương pháp xây dựng bản đồ Xác định trạng thái rừng dựa trên tọa độ GPS và bản đồ hiện trạng rừng. Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ của VQG Ba Vì để xây dựng các bản đồ phân bố của loài Lan kim tuyến và bản đồ các tuyến điều tra. Dùng phần mềm Mapsource và Excel để chuyển dữ liệu GPS sang Mapinfo. Từ kết quả ghi nhận tọa độ của loài Lan kim tuyến ghi ở (mẫu biểu 03 biểu điều tra tuyến). Trên tuyến điều tra ghi chép thống kê lại các thông tin: Toạ độ tuyến, toạ độ Lan kim tuyến gặp trên tuyến, số lƣợng, hiện trạng sinh trƣởng, tái sinh, vật hậu, đặc trƣng của quần thể, quần xã nơi có loài Lan kim tuyến phân bố. Sau đó dùng phần mềm Mapinfo đánh dấu các toạ độ tuyến và vùng và các kết quả điều tra lên bản đồ hiện trạng, vị trí phân bố của loài Lan kim tuyến tại VQG Ba Vì.

16

- Mật độ Tính toán công thức tổ thành cây gỗ, cây tái sinh các loài thực vật trong OTC. Xác định mật độ loài lan kim tuyến trong các OTC Công thức tính mật độ nhƣ sau:

N/ = ha Trong đó: n: là số lƣợng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC S: Diện tích OTC (m2) Khi viết CTTT những loài có hệ số tổ thành lớn thì viết trƣớc, những loài có hệ số tổ thành nhỏ thì viết sau, tên loài viết tắt có ghi chú thích. Loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn giá trị trung bình thì viết gộp thành tổ thành loài khác.

- Tính hệ số tổ thành loài cây theo công thức:K = *10 i Trong đó: Ki: hệ số tổ thành loài thứ i. ni: Số lƣợng cá thể loài i. m: Tổng số cá thể điều tra. Tổng hợp số liệu về thành phần cơ giới đất cho các OTC, cấu trúc tầng rừng nơi có lan kim tuyến phân bố, tổng hợp phân tích đánh giá số liệu điều tra. 2.4.4. phƣơng pháp đề xuất giải pháp + Đánh giá thực trạng , công tác bảo tồn và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn Lan kim tuyến tại khu vực VQG Ba Vì. + phỏng vấn về vấn đề công tác quản lý tài nguyên rừng ở VQG Ba Vì. ( lực lƣợng, hiệu quả quản lý tuần tra quan sát tài nguyên , tuyên truyền). + công tác nghiên cứu khoa học có liên quan đến loài Lan kim tuyến. + Tình trạng gây trồng, bảo tồn nội vi, ngoại vi cho Lan kim tuyến. + phân chia các yếu tố tác động là tự nhiên hay nhân tạo để đánh giá và đƣa ra giải pháp bảo tồn và phát triển cho các loài Lan kim tuyến.

17

+Dựa vào các văn bản pháp luật, tài liệu có liên quan về quản lý thực vật rừng quý hiếm và điều kiện hiện tại đề ra những giải pháp bảo tồn mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất. + Xuất phát từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế nơi nghiên cứu tại khu vực tiến hành đánh giá thuân lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xác định phân bố Lan kim tuyến để đề ra các hƣớng giải pháp có tính sát thực, các giải pháp đƣợc thông qua sự tham khảo ý kiến của những ngƣời trong cộng đồng khu vực điều tra. + Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, luật chính sách, ý kiến tham vấn của cán bộ nhân dân và chuyên gia, tình hình thực tế và khả năng áp dụng tại khu vực.

18

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý, hành chính Toạ độ địa lý: 20°55 - 21°07' Vĩ độ Bắc và 105°18' - 105°30' Kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên: 10.814,6 ha. - Vị trí: Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành Phố Hà Nội, và huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình, Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây theo trục đƣờng Láng - Hoà Lạc, qua Thị xã Sơn Tây, hệ thống đƣờng giao thông đi lại thuận tiện. - Ranh giới của Vƣờn quốc gia: +Phía Bắc giáp các xã : Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội. +Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình. +Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; xã Yên Quang, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình. + Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thƣợng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Tổng diện tích tự nhiên: 10.814,6 ha. 3.1.2 Địa hình địa mạo Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:Dải dông theo hƣớng đông tây, và dải dông theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, gồm hệ thống các đỉnh núi: Đỉnh vua 1296m, đỉnh Tản Viên 1227m, đỉnh Ngọc Hoa 1131m, và Đỉnh Viên Nam 1.031m.

19

3.1.3 Địa chất thổ nhưỡng Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vì có 7 nhóm đá và 4 loại đất chính, ở phân khu phục hồi sinh thái có 7 loại đất. 3.1.4 Khí hậu Theo tài liệu quan sát khí tƣợng thủy văn biến động trong những năm gần đây của huyện các huyện Ba Vì, Lƣơng Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba Vì có nhiệt độ bình quân năm là 23,40 C. ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70 C; nhiệt độ tối cao lên tới 420 C. ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,60 C; Từ độ cao 1.000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16 0C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10 C. Lƣợng mƣa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thƣờng khô hanh vào tháng 1, tháng 12. Từ cốt 400 trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn khu vực dƣới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hƣớng Tây Nam. 3.1.5 Thủy văn Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thƣợng nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hƣớng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lƣu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lƣu của sông Đà. Mật độ 1,2 ÷ 2 km/ 1 km2. Các suối này thƣờng gây lũ vào mùa mƣa. Về mùa khô, các suối nhỏ thƣờng cạn kiệt. Các suối chính trong khu vƣc gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối Yên cƣ, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi. Sông Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày nhƣ Suối ổi, Suối Ca, Suối Mít, Suối Ba Gò, Suối Xoan, Suối Yên Cƣ, suối Củi…thƣờng xuyên cung cấp nƣớc cho sản suất và sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng. Bên cạnh còn có các hồ chứa nƣớc nhân tạo nhƣ Hồ Suối Hai, Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, Hồ Cóc Cua và các hồ chứa nƣớc khác vừa có nhiệm vụ

20

dự trữ nƣớc cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách. 3.1.6 Tài nguyên * Thực vật Theo danh mục thực vật đã đƣợc thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vƣờn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vƣờn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài. Bên cạnh 34 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Sến mật (Madhca pasquieri), Giổi lá bạc (Michelia cavaleriei), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii)… Thực vật cây thuốc Vƣờn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý nhƣ: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)… Động Vật: Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xƣơng sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê đƣợc 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm. Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu đƣợc sƣu tầm hoặc đang đƣợc lƣu trữ ở địa phƣơng, 141 loài đƣợc quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có. Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh.Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lƣỡng thê.

21

Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri). Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm nhƣ Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki),SơnDƣơng(Capricornissumatraensis),Sóc bay (Petaurista petaurista)… Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khƣớu bạc má (Garrulax chinensis)…và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì. Côn trùng: theo kết quả điều tra chuyên đề của Vƣờn, đã phát hiện đƣợc 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt nam nhƣ Bọ ngựa xanh thƣờng (Mantis religiosa Linnaeus); Cà cuống (Lethocerus indicus L. et S.); Bƣớm khế (Attacus atlas Linnaeus); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde); Bƣớm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius Fabricius); Bƣớm phƣợng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bƣớm đuôi kiếm (Graphium antiphates Cramer). Hệ côn trùng ở Vƣờn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vƣờn. Thực trạng bảo vệ động vật rừng: hai mối đe doạ đến động vật rừng là mất rừng và săn bắt động vật rừng. Nhìn chung, động vật rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn nhƣ Hƣơu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt nhƣ Sơn dƣơng, Sóc bay, Gà lôi trắng. 3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mƣờng, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 89.928 ngƣời, đa số là dân tộc Mƣờng 69.547 ngƣời và phân bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0,15%, phân bố ở xã Đồng Xuân, Yên Quang và Phú Minh.

22

Tổng số lao động trong vùng có 51.568 ngƣời; trong đó lao động nông nghiệp 46.562 ngƣời, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phƣơng. Số lao động làm các ngành nghề khác là 497 ngƣời, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chƣa đƣợc chú trọng. 3.2.2 Kinh tế Nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng Đệm năm 2012 đạt 21,55 tỷ đồng. Sản lƣợng lƣơng thực trung bình trong toàn khu vực đạt 308 kg/ngƣời/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6.000.000 đ/ngƣời/năm. Thấp nhất là xã Vân Hoà, chỉ đạt 3.600.000 đ/ngƣời/năm. Trong khu vực có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thƣợng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 323 hộ, chiếm 19,6 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển và còn nhiều khó khăn. - Sản xuất lƣơng thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4,55 tấn/ha/năm. Bình quân mỗi năm đạt trên 20 ngàn tấn. Năm 2012 đạt 27.680,02 tấn. Tuy nhiên, sản lƣợng lƣơng thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phƣơng vẫn phải mua từ bên ngoài vào. - Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp. - Công tác bảo vệ, trồng rừng + Trồng rừng: Thực hiện chƣơng trình 327; 661. Chỉ riêng năm 2006 đã trồng 279 ha, năm 2007 trồng 410 ha ở 4 xã: Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang, Yên Trung. Loài cây trồng chủ yếu là cây Lát, Thông, Sa Mộc, Dẻ và cây phụ trợ là Keo, rừng phát triển khá tốt. + Bảo vệ rừng: Bà con địa phƣơng đã nhận khóan bảo vệ rừng do Vƣờn giao khóan bảo vệ là 3.350 ha, với 97 hộ dân ở các xã. Kết quả kiểm tra cuối

23

năm 2012 cho thấy các hộ nhận khóan đã bảo vệ tốt diện tích đƣợc giao. - Công tác xây dựng rừng trên địa bàn khá ổn định từ sau khi thực hiện theo Quyết định 02/CP của Chính phủ. Hầu hết diện tích rừng đã có chủ với nhiều mô hình trang trại của hộ gia đình làm ăn giỏi. - Khai thác rừng tại vùng Đệm: khai thác chủ yếu từ rừng trồng Keo, Bạch đàn trong các vƣờn hộ. Sản lƣợng khai thác năm 2012 khoảng 100.000 cây Luồng và 5.000 khối gỗ Keo. - Khai thác nguồn lâm đặc sản là cây thuốc trong rừng tự nhiên: Hiện nay, tại các bản Yên Sơn và Bản Hợp Nhất thuộc xã Ba Vì, nhiều hộ gia đình ngƣời Dao có nghề thuốc cổ truyền. Hầu hết cây thuốc đƣợc lấy từ rừng tự nhiên trên Núi Ba Vì (vùng Lõi). Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát đã làm giảm mạnh về số lƣợng và chất lƣợng của nhiều loài cây thuốc quý chữa các bệnh xƣơng khớp, bệnh gan, thận, các bệnh phụ nữ… Đây thực sự là điều cảnh báo, nếu Vƣờn và địa phƣơng không kiểm soát chặt chẽ hoặc không có phƣơng án quy hoạch bảo vệ và gây trồng thì một số loài cây thuốc quý có nguy cơ không còn. - Canh tác nƣơng rãy: Nhiều nƣơng rãy nơi tập trung, nơi xen kẽ hiện đang đƣợc bà con ở các xã Khánh thƣợng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại canh tác cũng nằm trong phân khu phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, diện tích này đƣợc ngƣời dân canh tác từ lâu đời. Canh tác chủ yếu trồng cây sắn, một số diện tích trồng luân canh. Nhìn chung, năng suất ngày càng giảm dần do đất bạc mầu rửa trôi. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn vùng Đệm có 8 cơ sở sản xuất, quy mô của các cơ sở nhỏ (số lao động trong các cơ sở này từ 50 – 160 ngƣời) lực lƣợng lao động là ngƣời địa phƣơng. Cơ sở sản xuất thủ công, dịch vụ thƣơng mại chủ yếu do gia đình tự làm. 3.2.3 Cơ sở hạ tầng - Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trƣờng mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Toàn vùng đã có 1.309 giáo viên 14.731 học sinh. Hầu hết các em ở độ tuổi đến trƣờng đều đã đƣợc đi học. Khó khăn lớn nhất hiện 24

nay ở các xã trong khu vực là chƣa có nhà ở kiên cố cho giáo viên từ nơi khác đến. Cần xây dựng nhà ở cho giáo viên để họ yên tâm giảng dạy. Chất lƣợng giáo dục chƣa thật tốt. Năm 2012, các xã trong vùng dự án có tỷ lệ học sinh trung học đƣợc xét tốt nghiệp đạt từ 94 – 98%. Tuy vậy, số học sinh giỏi cấp huyện còn thấp so với mức bình quân chung của huyện. - Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trong khu vực điều tra, mỗi xã có 1 trạm y tế. Toàn vùng có 103 cán bộ y tế và 87 giƣờng bệnh. Các cơ sở y tế trong vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, sơ cứu và chữa các bệnh thông thƣờng cho dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu, trình độ các bộ y tế còn hạn chế. Trình độ của cán bộ chủ yếu ở cấp Y sĩ, chƣa có Bác sĩ. - Cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, các xã đều có đƣờng liên xã đã đƣợc trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã. Đƣờng từ trung tâm xã đến các thôn còn là đƣờng đất và đƣờng dải cấp phối. Tỉnh Hà Tây (cũ) đã đầu tƣ kinh phí làm một số tuyến đƣờng trải nhựa đến các điểm du lịch nhƣ tuyến đƣờng vào khu du lịch Ao Vua, đƣờng vào khu du lịch Suối Tiên, Khoang Xanh... Tuy có đƣờng vào các khu du lịch nhƣng giữa các khu chƣa có đƣờng kết nối với nhau. - Hệ thống lƣới điện Quốc gia đã đến tất cả các xã. Tuy nhiên, điện ở đây mới chỉ dùng để thắp sáng, còn điện cho sản xuất đƣợc sử dụng ít, chủ yếu cho các hộ xay xát, chế biến gỗ xẻ. - Chợ: Hiện nay chỉ mới một số xã có chợ nhƣ Yên Quang, Tản Lĩnh, chủ yếu vẫn là chợ tạm, còn các xã khác đều chƣa có chợ. Việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa của bà con thôn bản chƣa đƣợc cải thiên nhiều. Vì vậy, cần đầu tƣ xây dựng cho mỗi xã một chợ, theo tiêu chuẩn chợ miền núi. Khó khăn: Khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó dân tộc Mƣờng có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong vùng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất. Ngoài hạ tầng giao thông thì hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa, chợ 25

đều thiếu, các phƣơng tiện truyền thông còn thiếu. Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn là những trở lực không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển. Thuận lợi: Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên ngƣời dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trƣờng sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy. Tài nguyên rừng đƣợc duy trì, phát triển tốt. Lực lƣợng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khóan, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chƣơng trình dự án nhƣ: Chƣơng trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bƣớc đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng. Tóm lại ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến việc bảo tồn loài Lan kim tuyến ở VQG Ba Vì Qua tài liệu đã nghiên cứu VQG Ba Vì là vƣờn quốc gia có khá ít dân tộc sinh sống. Chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số sống ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa ít hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo tồn các loại thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất là loài Lan kim tuyến, một loại thảo dƣợc có nhiều công dụng trong các bài thuốc Nam. Các xã xung quanh còn khó khăn về kinh tế nên việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng vẫn còn diễn ra nhất là loài có giá trị kinh tế cao nhƣ Lan kim tuyến. VQG còn đa dạng về cả thực vật và động vật là nơi cƣ chú của nhiều loài đặc hữu,không khí có độ ẩm và lƣợng mƣa hàng năm khá cao hậu thuận lợi cho các loài thực vật ƣa ẩm ƣớt nhƣ Lan kim tuyến phát triển. Ngoài ra VQG Ba Vì còn là vƣờn lớn của cả nƣớc nên đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ xậy dựng các vƣờn sƣu tập các loài cây nhƣ vƣờn xƣơng rồng, vƣờn tre trúc và đƣợc xây cơ sở hạ tầng ở phân khu dịch vụ hành chính, phân khu phục hồi sinh thái. Có lực lƣợng địa bàn dồi dào, có nhiều cán bộ kiểm lâm túc trực và bảo vệ. Từ đó việc bảo vệ các loài có số lƣợng cá thể và phân bố không đồng đều nhƣ loài Phỉ ba mũi, Bách xanh, Lan kim tuyến đƣợc nâng cao.

26

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm hình thái Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu. Nằm trong phân loại khoa học nhƣ sau: - Giới (regnum) Plantae - Bộ (ordo) - Họ (familia) Orchidaceae - Phân họ (subfamilia) - Tông (tribus) - Phân tông (subtribus) Goodyerinae - Chi (genus) Anoectochilus Một số thông tin nhận biết loài: Loài lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925) Đặc điểm cây trƣởng thành: Cây thân thảo, mọc ở đất,thân rễ mọc dài thân trên mọng nƣớc và có nhiều lông mềm , mang 2-4 lá mọc xòe sát đất. Lá hình trứng, gần tròn ở gốc,chóp hơi nhọn và có mũi ngắn, cỡ 3-4x2-3 cm, có màu khác nhau với mạng gân thƣờng nhạt hơn ( màu lục sẫm với mạng gân mùa lục nhạt hay màu nâu-đỏ với mạng gân màu vàng lục hay hồng ) cuống lá dài 2-3 cm. Phân hạng trong sách đỏ Việt Nam EN A1a,c,d (sách đỏ Việt Nam 2007).

Cây trƣởng thành

27

Đặc điểm hoa: Cụm hoa dài 10-15cm, mang 4-10 hoa mọc thƣa. Lá bắc hình trứng, chóp thót nhọn đột ngột, dài 8-10mm, màu hồng. Hoa thƣờng màu trắng dài 2-3cm các mảnh bao hoa dài khoảng 6mm, môi dài 1,5cm ở mỗi bên gốc mang 6-8 dải hẹp, chóp phiến rộng, chẻ hai sâu, hốc chứa mât dài 7mm, bầu dài 1,3cm, màu lúc có nhiều lông mêm (sách đỏ Việt Nam 2007).

Hoa Lan kim tuyến

4.2.Đặc điểm phân bố Lan Kim Tuyến tại khu vực nghiên cứu 4.2.1.Phân bố theo địa hình và độ cao 4.2.1.1 phân bố theo địa hình

Về địa lý, địa hình có thể gặp Lan kim tuyến ở hầu hết các dạng địa hình, nhƣ chân núi, sƣờn núi, đỉnh núi, chúng thƣờng phân bố bố ở những nơi dốc hay rất dốc, có thể gặp ở sƣờn đông hay sƣờn tây các đỉnh núi. Về độ cao: Kết quả điều tra trên các tuyến và ô tiêu chuẩn đại diện điển hình ở khu vực nghiên cứu đã khẳng định: ở khu vực nghiên cứu Lan kim tuyến thƣờng phân bố ở độ cao từ 700-1200m.

28

4.2.1.2 phân bố theo độ cao

Sơ đồ bắt gặp loài Lan kim tuyến Bảng Tọa độ phân bố loài Lan kim tuyến theo các tuyến Tuyến 1: Tản viên

tọa độ bắt gặp hƣớng độ Tt độ cao trạng thái rừng phơi dốc E00 N0 5 433431 2329161 1155 rừng tự nhiên phục hồi đông nam 19 6 433442 2329223 1159 rừng tự nhiên phục hồi đông nam 19 1+2+3+4 433537 2391532 1095 rừng tự nhiên phục hồi đông nam 19 8 433463 2329251 1167 rừng tự nhiên phục hồi đông nam 19 7 433476 2329258 1166 rừng tự nhiên phục hồi đông nam 19

Tuyến 2: Ngọc hoa

tọa độ bắt gặp tt độ cao trạng thái rừng hƣớng phơi độ dốc

E00 N0 3 433159 2329994 1094 rừng tự nhiên phục hồi Nam 22 2 433178 2329992 1086 rừng tự nhiên phục hồi Nam 22 4 433164 2330008 1102 rừng tự nhiên phục hồi Nam 22 1 433212 2329981 1051 rừng tự nhiên phục hồi Nam 22 5 433168 2330012 1106 rừng tự nhiên phục hồi Nam 22 29

Tuyến 3: Đền Thƣợng

tọa độ bắt gặp tt độ cao trạng thái rừng hƣớng phơi độ dốc E00 N0 1 537601 2329643 1113 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 2 537626 2329644 1129 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 3 537692 2329654 1133 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 4 537721 2329636 1333 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 5 537825 2329572 1151 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 6 537825 2329571 1198 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 7 537819 2329549 1201 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 8 537909 2329549 1214 rừng tự nhiên phục hồi đông bắc 24 Cote 800

Tọa độ bắt gặp Hƣớng tt Độ cao Trạng thái rừng Độ dốc E00 N0 phơi 1 537644 2321278 781 Rừng tự nhiên phục hồi Nam 19 2 537644 2321276 793 Rừng tự nhiên phục hồi Nam 17 3 537644 2321277 793 Rừng tự nhiên phục hồi Nam 17 4 537617 2321304 787 Rừng tự nhiên phục hồi Nam 20

Qua 1 tuần điều tra qua 3 tuyến là Núi Vua,Núi Tản Viên, Đỉnh Ngọc Hoa và cote 800, đã phát hiện ra gần 30 cá thể lan kim tuyến đƣợc phân bố rải rác cách đƣờng đi lại từ 5-6m. Các cá thể mọc rải rác không tập chung, thƣờng mọc ở những nơi ẩm ƣớt nhiều lá cây vật rơi rụng rất dễ nhầm lẫn với lá cây khô. ở cote 800 phát hiện nằm rải rác sau khu nhà thờ đổ xen lẫn với các loài cây khác. 4.2.2.Đặc điểm phân bố của các loài Lan kim tuyến Qua điều tra trên 3 tuyến điển hình và ô tiêu chuẩn đại diện, chúng tôi nhận thấy Lan kim tuyến hầu hết phân bố ở kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp, cấu trúc rừng thƣờng có 2 tầng cây gỗ. Số liệu điều tra đƣợc thống kê tại các 5 OTC sau:

Bảng kết quả điều tra tầng cây cao:

30

Trạng Độ Loài lan stt otc thái Tổ thành cây gỗ tàn xuất rừng che hiện 0,5Bã đậu +0,4Bồ đề + 0,4 Bời Lời Ba Vì + 0,4Cuống Vàng +0,4Dẻ ăn quả+1,3Gội nếp Rừng tự 1 cote +1,1Gội trắng +0,4Kháo xanh 1 nhiên 80% Kim 800 +1,5Phân Mã +0,5SP phục hồi tuyến. +0,4SP1+ 0,4Thị Rừng lá dài +1,8Thừng mực mỡ + 0,4 Trám trắng +0,4Loài khác 0,9Dẻ Cau +0,4ớt Sừng +2,3Gội OTC2 Nếp +2,1Giác đế +1,9óc Tốt cote Rừng tự +0,4Máu chó lá bạc+0,4Ràng Kim 2 1100 nhiên 85% Ràng xanh +0,4Nóng Sổ tuyến tuyến phục hồi +1,1Loài Khác ngọc hoa

0,6Dẻ Cau +0,8Dẻ Gai Nhím OTC3 +0,8Dẻ Gai Bạc +0,8Dẻ Lá Tre cote Rừng tự +0,6Gù Hƣơng +0,6Mò Gỗ Kim 3 1100 nhiên 87% +1,9Mỡ Ba Vì +0,8óc Tốt tuyến tuyến tản phục hồi +0,6Sảng Nhung +2,5Loài Khác viên

0,8Côm tầng +0,6Dẻ Cau +0,8Gù Hƣơng +1,1Kháo Xanh +0,6Mác Rừng tự Niễng +1,4Mỡ Ba Vì +0,6Nhựa Tuyến Kim 4 nhiên Ruồi +0,8ớt Sừng lá lớn +0,6Sui 85.5 núi vua tuyến phục hồi +0,8 Trâm Trắng + 0,8 Vạn Trứng +1,1Loài Khác

0,5Cà Lồ +0,5Chòi Mòi +0,5Dẻ OTC5 đầu nứt +0,5Gội tía +0,5Mạ Xƣa cote Rừng tự +1,4Mật xạ lá lớn+1,6Mỡ Ba Vì 1100 Kim 5 nhiên +0,7ớt sừng lá lớn +1,2Phân Mã 88% tuyến núi tuyến phục hồi +0,9Sảng Nhung +0,7Thau Lĩnh vua +1,6Loài Khác

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Thành phần loài tại khu vực đa dạng và phong phú, số loài biến động lớn từ 13-18 loài chứng tỏ điều kiện lập địa thích hợp cho nhiều loài cây sinh trƣởng và phát triển. Tầng cây cao của lâm phần đặc trƣng bởi các loài cây chính: Mỡ Ba Vì, Phân Mã, Gội, các loài dẻ,sồi. Những 31

loài chiếm ƣu thế chủ yếu là các loài cây tiên phong định cƣ, cây ƣa sáng tầng trên, ít cây tiên phong tạm thời. Mật độ của các lâm phần tƣơng đối thấp, cây có kích thƣớc lớn. Các loài chiếm ƣu thế trong các lâm phần không có sự khác biệt lớn. Nhƣ vậy qua đặc điểm về tổ thành cho thấy lâm phần nơi có Lan Kim Tuyến có phân bố đang ở trong giai đoạn tƣơng đối ổn định, ít có sự biến động về tổ thành.  Cấu trúc tầng thứ Chiều cao trung bình của rừng trong từng OTC là 13.34 m, 16.2 m, 19.6 m, 15m và 15.9m. Tầng cây cao bao gồm 3 tầng chính: Tầng A1 (tầng vƣợ t tán) bao gồm những cây có chiều cao >24 m chiếm 10,7%; tầng A2 (tầng ƣu thế sinh thái) bao gồm những cây tham gia vào tầng tán chính có chiều cao 15-23 m, chiếm 50,3%; tầng A3 (tầng dƣới tán) bao gồm những cây thấp dƣới tán chính của rừng và những cây chƣa tham gia tầng tán có chiều cao <15 m, chiếm 39%. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần chủ yếu dạng đỉnh lệch trái và gần chuẩn, chiều cao trung bình lâm phần khá lớn, có sự phân tầng rõ rệt. Điều đó cho thấy lâm phần vẫn đang trong giai đoạn phát triển ổn định, đang dần đi vào trạng thái ổn định để tạo ra sự bền vững về mặt sinh thái. Độ tàn che của rừng tƣơng đối cao (từ 0,78-0,83) do khu vực nghiên cứu có cấu trúc tầng thứ phân tầng rõ rệt, số cây tập trung chủ yếu là tầng tán chính, tổ thành loài có nhiều loài cây to tán rộng nhƣ Dẻ gai, Mỡ Ba Vì đã tạo cho lâm phần có độ tàn che cao. Mặt khác, kích thƣớc của từng cá thể cây rừng lớn, cây phân bố đều trên toàn diện tích, tán lá dày đặc, có sự đan xen tán cây giữa các cá thể trong tầng tán đã giúp cho lâm phần có độ tàn che cao. Nhờ những đặc điểm này, độ ẩm dƣới tán rừng luôn đƣợc giữ ở mức cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân giải lớp thảm khô. Với điều kiện nhƣ vậy, rất thích hợp cho sự phân bố của Lan kim tuyến và Giải thùy vàng và những cây chịu bóng ƣa ẩm ƣớt và tầng mùn dày phát triển.

32

 Bảng kết quả điều tra cây tái sinh và cây bụi thảm Loài Trạng Cây bụi thảm lan stt Otc thái Cây tái sinh tƣơi xuất rừng hiện 1,63Phân Mã +1,38 Mua Đỏ +1,14Họ Ô Dƣơng xỉ sp, ráy Rừng Rô +1,06 Gội Nếp leo, thu hải tự +0,89Chò Xanh +0,81 đƣờng, thiên niên Kim 1 1 nhiên Chanh Rừng kiện, thài lài tuyến phục +0,81Máu Chó Bắc Bộ trắng, hoa tiên, hồi +0,73Mạ Sƣa Bắc Bộ kim tuyến, cơm +0,33 Dây Sƣa + 0,33 kia, mua bà Lấu + 0,33Vàng Anh kim tuyến, bát Rừng 0,6 gội nếp + 1,2cuống giác liên, ráy leo, tự vàng + 2,1 giác đế + dƣơng xỉ, gừng, Kim 2 2 nhiên 0,6 lấu núi + 1,2 mua gừng rừng, cói tú, tuyến phục + 0,9 óc tốt +3,6 loài xẹ nhỏ, mua hồi khác rừng, móc, thài lài 2,6 chắp xanh Bát giác liên, Rừng +0,9chòi mòi +0,6 gù dƣơng xỉ, lan kim tự hƣơng +1,2kháo tuyến, ráy leo Kim 3 3 nhiên nƣớc+0,6mỡ ba vì+1,2 nhốt nháo, hoa tuyến phục phân mã + 0,9 sòi tía + tiên, lấu núi, mã hồi 0,6 trám trắng + 1,5 tiền, mua rừng, loài khác đuôi phƣợng 2,16Trứng Gà 3 Gân +1,76 Ngát +1,18Lấu Cỏ lá tre, cơm Rừng +0,98 Cà Lồ + 0,98 kia, chè vằng, dây tự Phân Mã Tuyến Nổi + găm, dƣơng xỉ, Kim 4 4 nhiên 0,78Nhựa Ruồi + 0,39 kim tuyến, hoa tuyến phục Hoắc Quang trắng + tiên, mua bà, thu hồi 0,39Sồi SP+0,39SP1+ hải đƣờng, quyển 0,39 SP2 +0,6 loài bá, ráy leo khác 0,6 chòi mòi + 0,4 dẻ Chuối rừng, dứa Rừng đầu nứt + 1,0 kháo dại, kim tuyến, tự xanh + 1,2 mỡ ba vì + gừng, dƣơng xỉ, Kim 5 5 nhiên 0,4 óc tốt + 1,2 ớt lấu, mua rừng, sẹ, tuyến phục sừng lá lớn + 2,8 Phân thèm bép, dây hồi Mã + 0,4 trứng gà 3 chặc chìu gân + 1,0 loài khác

33

Thành phần cây bụi thảm tƣơi gồm cây Dƣơng xỉ, Ráy leo,Mua, Hoa tiên... Chiều cao trung bình của tầng cây bụi nhỏ, <1 m, độ che phủ (42%-59%). Qua quan sát và kết quả điều tra nhận thấy lâm phần có thành phần cây bụi có những nét đặc trƣng nhƣ tại những lỗ trống cây bụi chủ yếu là cây Mua, những nơi ánh sáng yếu cây bụi đặc trƣng là cây Mua rừng, Dƣơng xỉ. Lan kim tuyến thƣờng mọc ở những nơi ít hoặc không có cây bụi, đặc biệt hay xuất hiện quanh khu vực có cây Dẻ, Phân Mã. Tầng thảm mục dày, độ ẩm cao do có sự tích lũy vật rơi rụng trong thời gian dài. Lan kim tuyến thƣờng mọc tập trung 3-4 cây dƣới cây gỗ mục, mọc trên giá thể là lớp thảm mục đã hoặc đang phân hủy gần hết, thậm chí có những khu vực Lan kim tuyến tái sinh thành từng đám dày đặc. Có khi phải bớt tầng thảm mục lên mới phát hiện ra loài Lan kim tuyến. Mật độ loài trong OTC: Mật độloài (Cây/ha) stt OTC Trạng thái rừng

1 1 Rừng tự nhiên phục hồi 50 2 2 Rừng tự nhiên phục hồi 60 3 3 Rừng tự nhiên phục hồi 40 4 4 Rừng tự nhiên phục hồi 130 5 5 Rừng tự nhiên phục hồi 60

Từ bảng kết quả cho thấy mật độ bắt gặp loài lan kim tuyến khá thấp trung bình bắt găp 6-7 cá thể với mật độ trung bình 68 cây/ha, số lƣợng này rất ít so với những loài khác. Điều này chúng tỏ việc tái sinh loài ngoài tự nhiên thấp cần đƣợc chú trọng và quan tâm chăm sóc bảo vệ. 4.2.3.Phân bố Lan kim tuyến theo trạng thái rừng và sinh cảnh

 Theo trạng thái rừng: Kết quả điều tra phân bố của Lan kim tuyến trên 3 tuyến và ô tiêu chuẩn đại diện đã khẳng định: ở khu vực nghiên cứu chúng phân bố tập trung ở 2 trạng thái rừng là IIIA1 và IIIA.

34

 Đây là các trạng thái rừng thuộc vùng lõi của VQG. Độ tàn che của các trạng thái này từ 80-95%. Đặc điểm của cây bụi và thảm tƣơi ở khu vực Lan kim tuyến phân bố là thƣa thớt, độ che phủ thấp thƣờng vào khoảng từ 20-30%, với độ cao của lớp cây bụi và thảm tƣơi khoảng từ 0,2-0,45m tuỳ từng khu vực. Lan kim tuyến thƣờng ít phân bố ở những nơi cây bụi thảm tƣơi dày đặc. Chúng có thể nằm ngay trên lớp thảm mục của rừng đang bị phân huỷ. Theo sinh cảnh: Lan kim tuyến chủ yếu phân bố trên đất, chúng mọc sát ngay bề mặt đất, nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thoáng khí; thậm chí ngay trên lớp thảm mục của rừng đang phân huỷ. Đôi khi chúng mọc bám trên các tảng đá ẩm, trên các đoạn thân cây gỗ mục, trong gốc cây. Có thể bắt gặp Lan kim tuyến ở trong rừng nơi ẩm ƣớt, ven các khe suối, dƣới tán rừng cây gỗ lớn hoặc dƣới rừng trúc, rừng sặt, trên đƣờng. 4.2.4.Phân bố theo đất đai Thông qua việc phân tích 02 mẫu đất đại diện cho khu vực có phân bố của Lan kim tuyến tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì cho thấy: Hàm lƣợng mùn: hàm lƣợng mùn rất giầu (lần lƣợt là 13,68% và 13,74%); Hàm lƣợng các chất dễ tiêu: Đạm và kali dễ tiêu rất giầu nhƣng lân dễ tiêu lại rất nghèo (nhỏ hơn 2mg/100g đất); Hàm lƣợng tổng số các đạm, lân và kali đều ở mức giầu đến rất giầu; Độ chua hoạt động: chỉ số pHKCl¬ ở hai mẫu lần lƣợt là 4,6 và 4,8. Nhƣ vậy đất tại khu vực có phản ứng chua; Độ chua trao đổi và thủy phân đều cao; Hàm lƣợng Ca++ và Mg++ đều thấp; Độ no bazơ thấp, chỉ đạt 36-46% (đều nhỏ hơn mức yêu cầu là 50%); Thành phần cơ giới: Đất tại 02 mẫu nghiên cứu đều có thành phần cơ giới nặng.(nguồn http://www.botanyvn.com) 4.2.5. Kết quả phỏng vấn về sự hiểu biết và tác động đến lan kim tuyến. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã phỏng vấn 1 số cán bộ kiểm lâm và ngƣời dân địa phƣơng, kết quả cho thấy hầu hết cán bộ kiểm lâm trong khu vực vƣờn đều biết và hiểu đƣợc tầm quan trọng của các loài Lan kim tuyến nên tất cả cán bộ kiểm lâm đều có ý thức và trách nhiệm bảo vệ các loài này. Một vài ngƣời dân xung quanh khu vực vùng đệm vẫn chƣa biết đến tầm quan trọng và 35

mức độ nguy cấp của loài nên vẫn còn khai thác và buôn bán loài. Chủ yếu là mang về làm thuốc hoặc bán cho nhƣng ngƣời làm thuốc và các đầu mối mua bán thuốc nam để sử dụng. Vì nằm trong vùng lõi của VQG Ba Vì nên việc khai thác Lan kim tuyến trong khu vực là không đƣợc cho phép, nhƣng vẫn có một số ngƣời dân địa phƣơng khai thác trộm để bán hoặc trồng làm giống gây trồng tại hộ gia đình. Cây Lan kim tuyến thƣờng đƣợc dùng trong các bài thuốc Nam của đồng bào ngƣời dân tộc ngƣời Dao ở Ba Vì. Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lan kim tuyến có công dụng nhƣ sau: điều trị bệnh ung thƣ, điều trị bệnh tiểu đƣờng, điều trị các bệnh về gan, ngoài ra cây còn giúp bồi bổ cơ thể, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng. Vì lẽ đó, Lan kim tuyến đƣợc ngƣời dân trong vùng coi nhƣ một loài thảo dƣợc quý, vì số lƣợng rất khan hiếm nên chỉ dùng phục vụ cho gia đình. Loài Lan kim tuyến chỉ đƣợc bảo tồn tại chỗ nhờ cây tái sinh trong vùng lõi của VQG Ba Vì, hiện tại Lan kim tuyến đã đƣợc nuôi cấy in vitro ở trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng trạm Đá Chông. Hàng năm vƣờn quốc gia Ba Vì có rất nhiều khách du lịch đến tham quan du lịch cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo tồn các loài Lan kim tuyến tại vƣờn. Một số khách du lịch vứt rác bừa bãi nhất là túi nilon ra môi trƣờng khó phân hủy nên đã gây ảnh hƣởng đến việc tái sinh của loài, ngoài ra các loài Lan kim tuyến có màu giống màu lá khô nên nếu không để ý sẽ nhẫm đạp lên. Việc tổ chứ dã ngoại đốt lửa nƣớng đồ ăn cũng ảnh hƣởng không chỉ đến lan kim tuyến mà còn ảnh hƣởng đến cả các loài khác. Từ đó dẫn đến việc suy giảm số lƣợng cá thể loài ở những khu vực đai thấp ít đƣợc bảo vệ nhƣ cote 800 trở xuống. 4.3. Thực trạng công tác bảo tồn Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu và giải pháp đề xuất 4.3.1 Hiện trạng bảo tồn  Bảo tồn nguyên vị Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume, 1925) là một trong những dƣợc liệu quý do tác dụng dƣợc lý đa dạng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên,

36

dƣợc liệu này đang bị cạn kiệt khi ngƣời dân săn lùng ráo riết để bán cho các thƣơng nhân Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Nhằm bảo tồn loài Lan này, từ năm 2013, VQG Ba Vì đã triển khai Đề tài Nghiên cứu, xác định mối đe dọa, xây dựng mô hình thực nghiệm và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây thuốc quý, hiếm tại VQG. Mục tiêu của Đề tài nhằm xây dựng mô hình trồng bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm trong đó có Lan kim tuyến, góp phần bảo tồn tri thức bản địa, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phƣơng; xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, mô hình trồng các loài cây thuốc quý hiếm, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình tại Hà Nội. Đồng thời, xây dựng đƣợc nhiều mô hình nhân giống thực nghiệm thành công.  Bảo tồn chuyển vị Đem những cây con đƣợc nuôi cấy ở các trạm, vƣờn ƣơm ra ngoài tự nhiên trồng nhằm cả thiện số lƣợng và chất lƣợng loài. Tăng khả năng tái sinh ngoài tự nhiên cho loài. Bên cạnh việc nghiên cứu trồng sƣu tập các loài cây thuốc quý, trong thời gian tới,VQG Ba Vì tăng cƣờng triển khai các biện pháp bảo vệ, góp phần lƣu giữ tri thức bản địa các loài cây thuốc quý, hiếm nói chung, loài Lan kim tuyến nói riêng. Ngoài ra, xác định điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết các địa phƣơng thuộc vùng đệm VQG Ba Vì hoàn toàn phù hợp để cây dƣợc liệu nói chung và loài Lan kim tuyến nói riêng sinh trƣởng, phát triển và cho năng suất, chất lƣợng sản phẩm tốt. Vì vậy, năm 2016, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Nội đã triển khai thực hiện Đề tài “Mở rộng, phát triển cây dƣợc liệu Lan kim tuyến trên địa bàn VQG Ba Vì” tiến tới xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cây dƣợc liệu, xây dựng thƣơng hiệu vùng miền cho sản phẩm trên. VQG Ba Vì vì điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng của địa phƣơng hoàn toàn phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển của cây. Qua theo dõi, tỷ lệ sống của cây sinh trƣởng và phát triển tốt. Đề tài đã giúp ngƣời dân áp dụng kỹ thuật vào trồng,

37

chăm sóc và chế biến dƣợc liệu theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cải tạo vƣờn đồi, rừng để trồng cây thuốc quý hiếm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất dƣợc liệu, phục vụ công nghiệp chế biến của địa phƣơng, từng bƣớc ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập. 4.3.2 Một số tác động ảnh hƣởng đến việc bảo tồn Lan kim tuyến ở VQG Ba Vì  Ảnh hƣởng nhân tạo: hàng năm VQG ba vì có hàng triệu lƣợt khách đến tham quan du lịch và nghỉ dƣỡng tại vƣờn, các hoạt động đốt lửa cắm trại diễn ra thƣờng xuyên trong khu vực. Từ đó ảnh hƣởng đến các loài động thực vật nhất là những loài cây nhỏ khó phát hiện. Việc đóng biển tên cây lên các khu vực trong vƣờn cũng làm ảnh hƣởng đến những cây bị đóng làm chúng bị sâu mọt đục dẫn đến chết, ngoài ra việc nhiều khách du lịch cũng dẫn đến việc xả nhiều rác ra môi trƣờng đặc biệt là túi nilon khó phân hủy sẽ gây ảnh hƣởng đến việc tái sinh của các loài cũng nhƣ của loài Lan kim tuyến. Xung quanh VQG Ba Vì còn có nhiều ngƣời dân tộc ít ngƣời sinh sống thiếu hiểu biết về bảo tồn các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhƣ Lan kim tuyến nên họ vẫn còn khai thác về làm thuốc hoặc bán cho các lái buôn xuất ra trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Việc mở đƣờng giao thông làm vùi đi những loài cây tái sinh, cây bụi thảm tƣơi cũng ảnh hƣởng rất lớn đến loài Lan kim tuyến.  Ảnh hƣởng từ tự nhiên: VQG Ba Vì là một vƣờn có lƣợng mƣa hàng năm lớn, từ đó dẫn đến việc nƣớc mƣa cuốn theo các hạt giống bé nhỏ của loài Lan kim tuyến đi thúc đẩy việc tái sinh tự nhiên ở nhiều khu vực khác nhau, tuy nhiên mƣa lớn cũng làm sói mòn hoặc cuốn trôi đi những cây tái sinh còn non rễ chƣa dài để bám vào đất mà vẫn còn bám trên lớp thảm mục. Ngoài ra các loài cây ở đây là cây lá rộng thƣờng xanh nên có nhiều vật rơi rụng nhƣ cành, lá khô, quả cũng một phần nào đó ảnh hƣởng đến việc tái sinh của loài Lan kim tuyến  Một số thuận lợi và khó khăn khi bảo tồn Lan kim tuyến  Thuận lợi

38

VQG Ba Vì luôn nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các cấp các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng. VQG Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội nên các hoạt động thƣơng mại rất nhộn nhịp, tạo điều kiện lớn cho các mặt hàng thuốc nam đƣợc tiêu thụ trong đó bao gồm cả loài Lan kim tuyến Với giá trị của loài Lan kim tuyến không những không giảm mà đang tăng lên trong những năm gần đây sẽ mang lại cơ hội mới cho những nhà sản xuất quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát triển nhân giống gây trồng loài cây quý hiếm này.  Khó khăn Khó khăn trong tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ loài Lan kim tuyến tại Trung Quốc, hơn nữa hiện nay Trung Quốc đang là thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của loài. Giá cả của loài Lan Kim Tuyến hiện tại không có sự biến động lớn, nhƣng chủ yếu đƣợc mua bán qua con đƣờng tiểu ngạch sang bên Trung Quốc nên không thể dự đoán đƣợc tình hình trƣớc mắt nhƣ thế nào. Khó khăn về quản lý lực lƣợng kiểm lâm cũng nhƣ cơ quan chức năng vẫn chƣa kiểm soát đƣợc việc khai thác và sử dụng ở các vùng ven và các làng thuốc nam. Khó khăn về mặt pháp luật, qua phỏng vấn một số kiểm lâm có tuổi nghề lâu năm tại vƣờn thì khi bắt đƣợc những ngƣời khai thác khó xử phạt họ vì họ đều là những ngƣời dân tốc thiểu số thiếu hiểu biết về pháp luật cũng nhƣ nghị định của Thủ tƣớng chính phủ về bảo tồn Lan kim tuyến. 4.3.3 Đề xuất giải pháp cho loài Lan kim tuyến.  Các giải pháp về chính sách VQG Ba Vì là khu du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch đặc biệt là vào mùa du lịch vì thế cần đẩy mạnh các cán bộ túc trực ở các phân khu phục hồi sinh thái và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn việc khác du lịch ra vào tự do trong rừng để bẻ hoa, cây. Ngoài ra cần nâng cao việc điều tra nghiên cứu cho các cán bộ kiểm lâm trong vƣờn để biết đƣợc các vị trí mọc các loài quý hiếm để bảo tồn.

39

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc, giữ gìn hiệu quả các nguồn gen quý hiếm tại VQG, cần sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền và cộng đồng địa phƣơng, trong đó cần phải xây dựng quy hoạch phát triển dƣợc liệu trong vùng đệm; tăng cƣờng nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển; phát triển các vƣờn ƣơm cây thuốc tại các địa phƣơng... Đồng thời, xây dựng quy chế quy định các biện pháp quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn vùng đệm của VQG. Tích cực tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bảo tồn loài, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh, nhà khoa học đến nghiên cứu và tìm hiểu về hệ động thực vật ở khu vực vƣờn. Đồng thời khuyến khích ngƣời dân vùng đệm nhất là ở những làng làm thuốc ngƣời dao trồng bảo tồn để lƣu trữ nguồn gen quý hiếm cũng nhƣ phát triển loài để họ không vào khu vực vƣờn. Tăng cƣờng mở các lớp bồi dƣỡng đào tạo cán bộ nguồn có cơ sở để về địa phƣơng tuyền chuyền cho ngƣời dân có ý thức bảo vệ loài, trồng và khai thác một cách hiệu quả nhằm tăng số lƣợng các thể loài Lan kim tuyến trong khu vực VQG quản lý lên.  Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng Quy hoạch vùng quản lý bảo vệ nghiêm ngặt, làm biến báo, tiến hành đánh dấu tất cả cá thể Lan kim tuyến trƣởng thành và tái sinh (có thể dùng sơn đánh dấu cây hoặc treo biển báo lên cây) kịp thời đƣa vào hồ sơ quản lý chặt chẽ. VQG Ba Vì phân công nhiệm vụ cho lực lƣợng kiểm lâm viên địa bàn, lập kế hoạch giám sát thƣờng xuyên khu vực có loài phân bố để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có các vấn đề xấu tác động đến loài. Tích cực xúc tiến tái sinh tự nhiên Lan kim tuyến dƣới tán rừng bằng các biện pháp lâm sinh và khoa học, ngoài ra đem các cây con đƣợc gây trồng trong phòng thí nghiệm ra ngoài tự nhiên có bảo vệ để tăng khả năng tái sinh tự nhiên và tăng số lƣợng cá thể

40

KẾT LUẬN

Tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội, Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) thƣờng phân bố ở kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp, với đặc điểm cấu trúc rừng: rừng tự nhiên phục hồi, thành phần loài tại khu vực đa dạng và phong phú, số loài biến động lớn từ 13-18 loài chứng tỏ điều kiện lập địa thích hợp cho nhiều loài cây sinh trƣởng và phát triển. Tầng cây cao của lâm phần đặc trƣng bởi các loài cây bản địa đặc trƣng của vùng. Những loài chiếm ƣu thế chủ yếu là các loài cây tiên phong định cƣ, cây ƣa sáng tầng trên, ít cây tiên phong tạm thời. Mật độ của các lâm phần tƣơng đối thấp, cây có kích thƣớc lớn. Các loài chiếm ƣu thế trong các lâm phần không có sự khác biệt lớn. Nhƣ vậy qua đặc điểm về tổ thành cho thấy lâm phần nơi có Lan kim tuyến có phân bố đang ở trong giai đoạn tƣơng đối ổn định, ít có sự biến động về tổ thành rừng kín lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới; Độ tàn che của rừng từ 80-90%. Mật độ cây trƣởng thành và cây tái sinh thấp. Lớp cây bụi thảm tƣơi đa dạng, nhƣng thƣờng thƣa thớt và thấp. Lan kim tuyến thƣờng phân bố ở các trạng thái từ rừng nghèo trở lên, có thể bắt gặp chúng ở hầu hết các sinh cảnh, địa hình và độ cao từ 700m trở lên so với mực nƣớc biển. Lan kim tuyến thƣờng phân bố nơi đất giàu mùn, tơi xốp, thoáng khí, thoát nƣớc, có thể sinh trƣởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau từ cát pha đến sét nhẹ. Khí hậu nơi loài Lan kim tuyến phân bố thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm. Lƣợng mƣa trung bình năm trên 1700mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình trên 80%. Nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC. Tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội, số lƣợng cá thể và khu phân bố đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cần triển khai nhân giống, gây trồng và phát triển chúng vừa góp phần bảo tồn loài, vừa cung cấp nguồn dƣợc liệu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Ngoài ra cần xúc tiến tái sinh tự nhiên loài để tăng số lƣợng cá thể loài ngoài tự nhiên. 41

Lan kim tuyến tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây tái sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài chƣa phát hiện ra việc hái trộm. Qua phỏng vấn một số cán bộ kiểm lâm vƣờn thì hầu hết mọi ngƣời đều biết và có ý thức bảo tồn loài rất cao. Các tác nhân gây suy giảm số lƣợng cá thể Lan kim tuyến chủ yếu dựa vào các nguyên nhân nhƣ: làm đƣờng giao thông làm cho cây bị vùi lấp, bị vùi lấp do lá cây rơi rụng là tầng thảm mục dày khó tái sinh, ngoài ra các hoạt động từ du lịch cũng tác động không nhỏ đến việc bảo tồn loài vì có thể khách du lịch không để ý nên sẽ nhẫm phải. Đề xuất đƣợc các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao công tác bảo tồn loài Lan kim tuyến là: Biện pháp về chính sách, biện pháp về bảo vệ rừng, biện pháp về kỹ thuật. Kiến nghị - Với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú nơi đây thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về các loài lâm sản ngoài gỗ nói chung và loài Lan kim tuyến nói riêng nên đƣợc thúc đẩy nhằm làm tăng thêm nguồn kiến thức vốn đã phong phú của ngƣời dân nơi đây. - Bổ sung cho ngƣời dân thêm nguồn kiến thức về các loại Lan. Phân tích cho ngƣời dân thấy rõ những tác hại cũng nhƣ lợi ích của việc đánh mất cũng nhƣ việc gìn giữ nguồn kiến thức bản địa quý báu vốn đã có từ bao đời nay. Tồn tại Do điều kiện thời gian có hạn, nên khóa luận còn một số những tồn tại sau đây: Thời tiết mƣa gió thất thƣờng nhiều sƣơng mù khó quan sát. Thời gian nghiên cứu còn ngắn và không có nhiều kinh phí. Số lƣợng loài điều tra còn ít. Số liệu còn nhiều thiếu sót và mang tính tƣơng đối.

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (chủ biên), 2007: Thực vật học. NXB. Y học, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 4. Brummitt R. K., 1992: Vascular families and genera, Royal botanical garden, Kew. 5. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002: Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I- II, NXB. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2006: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 7. Thái Văn Trừng, 1998: Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Viện Dƣợc liệu, 2004: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1-2. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9.Bộ KH&CN, Viện KHCNVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật, NXB. KHTN&CN, Hà Nội, tr. 404- 405.

43

PHỤ LỤC

Mẫu biểu phỏng vấn

Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: Tuổi: Nghề nghiệp: Ngƣời phỏng vấn: Ngày phỏng vấn: địa chỉ: giới tính:

Bác anh chị có biết loài lan kim tuyến hay không ?

Khu vực vƣờn quốc gia có bao nhiêu loài phân bố không ?

Giá trị sử dụng của nó là gì ?

Ngƣời dân sử dụng chủ yếu là mục đích gì ?

Loài này còn có nhiều trong VQG không ?

Loài này thƣờng hay gặp ở đâu ?

Bác anh chị có thể cho biết những tác động đến loài không ?

Ban quản lý VQG đã có những biện pháp hay thực hiện công tác bảo tồn loài này không ?

Các biện pháp hay công tác đó có hiệu quả hay không ?

Việc có nhiều khách du lịch có ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn loài hay không ? ảnh hƣởng nhƣ thế nào?

Phụ lục số liệu OTC

Ô 1 cote 800

Xtb 0.3 Ki STT Tên loài Tên loài viết tắt ni (n/N)*10 1 Ba bét BB 1 0,2 2 Bã đậu BAĐ 3 0,5 3 Bồ đề BĐ 2 0,4 4 bời lời ba vì BLBV 2 0,4 5 Côm tầng CT 1 0,2 6 Cuống vàng CV 2 0,4 7 Dẻ ăn quả DAQ 2 0,4 8 Gội nếp GN 7 1,3 9 Gội trắng GT 6 1,1 10 Kháo xanh KX 2 0,4 11 Màu cau MC 1 0,2 12 Phân mã PM 8 1,5 13 Sồi phảng SP 3 0,5 14 Sp1 SP1 2 0,4 15 Thi rừng lá dài TRLD 2 0,4 16 Thừng mực mỡ TMM 10 1,8 17 Trám trắng TT 2 0,4 56 10

OTC 2 tuyến Ngọc Hoa

XTB 0.3 stt tên loài viết tắt NI Ki 1 cuống vàng CV 1 0,2 2 dẻ cau DC 4 0,9 3 ớt sừng lá lớn OS 2 0,4 4 gội nếp GN 11 2,3 5 giác đế GD 10 2,1 6 óc tốt OT 9 1,9 7 máu chó lá bạc MC 2 0,4 8 táu nƣớc TN 1 0,2 9 dẻ nhiều cạnh DNC 1 0,2 10 ràng ràng xanh RR 2 0,4 11 nhội NI 1 0,2 12 nóng sổ NS 2 0,4 13 trƣờng mật TM 1 0,2 47 10 OTC 3 tuyến Tản Viên cote 1100

XTB 0.5 viết stt tên cây tắt NI kI 1 chò xanh CC 1 0,3 2 dẻ cau DC 2 0,6 3 dẻ gai nhím DGN 3 0,8 4 dẻ gai bạc DGB 3 0,8 5 dẻ lá tre DLT 3 0,8 6 gù hƣơng GH 2 0,6 7 giổi xanh GX 1 0,3 8 lim xanh LX 1 0,3 9 mán đỉa MD 1 0,3 10 mật xạ lá lớn MX 1 0,3 11 mò gỗ MG 2 0,6 12 mỡ ba vì MBV 7 1,9 13 óc tốt OT 3 0,8 14 ớt sừng lá lớn OS 1 0,3 15 trám TR 1 0,3 16 sp1 SP1 1 0,3 17 sp2 SP2 1 0,3 18 sảng nhung SN 2 0,6 36 10

OTC4 Tuyến Núi Vua cote 1100

xtb 0.4 stt tên cây viết tắt NI KI 1 bã đậu BD 1 0,3 2 bứa BA 1 0,3 3 côm tầng CT 3 0,8 4 dẻ cau DC 2 0,6 5 gù hƣơng GH 3 0,8 6 kháo xanh KX 4 1,1 7 mác niễng MN 2 0,6 8 mỡ ba vì MBV 5 1,4 9 nhựa ruồi NR 2 0,6 10 ớt sừng lá lớn OS 3 0,8 11 re hƣơng RH 1 0,3 12 sồi sp SSP 1 0,3 13 sui SU 2 0,6 14 trâm trắng TT 3 0,8 15 vạn trứng VT 3 0,8 36 10

OTC5 tuyến núi vua

xtb 0.4

stt tên cây viết tắt Ni Ki 1 cà lồ CL 2 0,5 1 chẹo tía CT 1 0,2 3 chòi mòi CM 2 0,5 4 dẻ đấu nứt DDN 2 0,5 5 dẻ gai nhím DGN 1 0,2 6 gội G 1 0,2 2 gội tía GT 2 0,5 8 mạ xƣa MX 2 0,5 9 mật xạ lá lớn MXLL 6 1,4 10 mỡ ba vì MBV 7 1,6 11 na sp NA 1 0,2 12 ớt sừng lá lớn OS 3 0,7 13 phân mã PM 5 1,2 14 sảng nhung SN 4 0,9 15 sp SP 1 0,2 16 thau lĩnh TL 3 0,7 43 10

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Lan Kim Tuyến

Hình 1 cây ra hoa hình 2 cây trƣởng thành

Hình 3 Cây con hình 4 tọa độ bắt gặp