Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

PHONG TRÀO MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM CỦA NHẬT BẢN VÀ HƯỚNG ĐI CHO NÔNG SẢN TÂY BẮC TS. Đoàn Đức Lân ThS. Đào Hữu Bính Tóm tắt: Phong trào mỗi làng một sản phẩm (viết tắt là OVOP) bắt nguồn từ Nhật Bản từ những năm 1979, sau đó lan ra toàn thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào. Tại Việt Nam phong trào OVOP cũng đã được khởi động từ năm 2005 nhưng đến nay các kết quả vẫn đang còn rất hạn chế. Khoá tập huấn của Phó giáo sư Eiichi Yoshida – Trường Đại học Thành phố Yokohama đã chỉ ra cho chúng ta thấy phong trào mỗi làng một sản phẩm là hướng đi tiềm năng cho các nông sản Tây Bắc. Kết quả khảo sát bước đầu cho chúng ta những ý tưởng quan trọng để triển khai chương trình OVOP tại Tây Bắc. Từ khóa: Mỗi làng một sản phẩm, Nhật bản, nông sản, thị trường.

1.Mở đầu Tại Nhật Bản và các quốc gia áp dụng thành công OVOP cho chúng ta thấy điểm tương đồng về xuất phát điểm nông nghiệp nông thôn so với Việt Nam, nhưng tại sao sau hơn 10 năm áp dụng chúng ta vẫn chưa thu được những kết quả khả quan. Chúng ta cần nhìn nhận lại những điểm mấu chốt trong việc áp dụng một cách linh động phong trào OVOP của các quốc gia. Tây Bắc với lợi thế về điều kiện tự nhiên có rất nhiều sản phẩm đặc trưng có thể phát triển theo hướng OVOP. Nhưng để triển khai và thực hiện chương trình này thì cần có những khảo sát và nghiên cứu để xác định hiện trạng vấn đề và đề ra giải pháp triển khai phù hợp với đặc thù của vùng miền. Khoá tập huấn của Phó giáo sư Eiichi Yoshida – Trường Đại học Yokohama đã giới thiệu một số phương pháp và cách thức triển khai áp dụng OVOP giúp cho chúng tôi hình thành các ý tưởng cho sản xuất và tiêu thụ nông sản địa phương. 2.Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 2.1.Địa điểm khảo sát - Bản Thẳm – Phường Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La - Bản Cống – Xã Muổi Nọi – Huyện Thuận Châu 2.2.Thời gian Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/11/2014 - 08/11/2014. 2.3.Phương pháp Phân tích dữ liệu thứ cấp về phong trào mỗi làng một sản phẩm. Phỏng vấn trưởng bản, các hộ dân và người bán hàng. Số liệu sẽ được tổng hợp, so sánh, phân tích để đưa ra những kết luận. 3.Kết quả nghiên cứu 3.1. Phong trào mỗi làng một sản phẩm tại Nhật Bản và một số nước trên thế giới

1

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Từ năm 1979, tại tỉnh Oita, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào OVOP. Người khởi xướng phong trào này là tiến sĩ Morihiko Hiramatsu, khi ấy là tỉnh trưởng Oita hiện là Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển mỗi làng một sản phẩm Oita. Có ba nguyên tắc chính của phong trào OVOP là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm [1]. Những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như: Nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... đem lại những bài học sâu sắc đúc kết từ thành công và cả sự thất bại. Người dân sản xuất, tự chế biến, tự đem bán sản phẩm mà không phải qua trung gian. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận cho thương lái. Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979 - 1999, phong trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... được sản xuất với chất lượng và giá bán cao [1]. Ở Thái Lan, Chính phủ đã ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product – OTOP). Mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên, Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam): mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này [4]. Tại Trung Quốc, phong trào “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm) được phát triển mạnh mẽ với sự ưu tiên phát triển mạnh các doanh nghiệp nông nghiệp. Với phương thức này, hiện tại Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. [4]. Một số nước Đông Nam Á như: Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào cũng đã có những chính sách áp dụng theo OVOP và ưu tiên phát triển các làng nghề. Nhưng khó khăn nhất cho phong trào này tại các nước Đông Nam Á là huy động các nguồn lực địa phương, duy trì động lực của người dân và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương. Sự thành công của phong trào OVOP tại Nhật Bản và các nước châu Á là những bài học quý giá cho Việt Nam trong việc phát huy nội lực, phát triển bền vững các sản phẩm đặc thù của địa phương, mang lại thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.

2

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3.2. Phong trào mỗi làng một sản phẩm ở Việt Nam Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng Đề án “chương trình phát triển mỗi làng, một nghề, giai đoạn 2006-2015” với mục tiêu đưa mức tăng trưởng ngành nghề nông thôn đạt 15%/năm, mức tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm ngành nghề đạt 20-22%/năm.... Phong trào OVOP được triển khai nhằm khuyến khích nỗ lực của người dân tận dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và góp phần thành công thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa được như mong đợi [5]. Đầu năm 2014, Sở Công thương Hà Nội đã tiến hành xây dựng Bộ tiêu chí cho các sản phẩm OVOP, dùng cách chấm điểm theo 4 nhóm gồm tổng cộng 28 tiêu chí. Tiếp theo là xây dựng “Khung chính sách hỗ trợ”gắn liền với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Khung chính sách hỗ trợ bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể, phát huy các nguồn lực địa phương nhưng phù hợp với các định chế quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó là sự lựa chọn hàng đầu là hoạt động xúc tiến thương mại. Ba vùng có tiềm năng phát triển làng nghề với số lượng lớn là đồng bằng sông Hồng (43%), Tây Bắc (12,2%) và đồng bằng sông Cửu Long (10,5%). Tại bốn tỉnh Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với các địa phương thực hiện các dự án nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công. Các nghề truyền thống được hỗ trợ phát triển là dệt thổ cẩm, sản xuất chè cổ thụ, chế biến rượu Sơn tra... Phong trào OVOP đã khởi động tại Việt Nam 10 năm nay nhưng gặp nhiều trở ngại, chủ yếu do thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có định hướng phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.3. Tây Bắc và phong trào OVOP Tại vùng Tây Bắc, với sự đặc thù về điều kiện tự nhiên, đa dạng về bản sắc văn hóa và có nhiều các sản phẩm bản địa giá trị. Việc áp dụng phong trào OVOP cũng là một hướng đi đầy tiềm năng. Tỉnh Lào Cai đã khai thác thành công du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Sapa và các vùng lân cận, gắn liền với việc phát triển các sản phẩm địa phương: thổ cẩm, dược liệu, thuốc tắm…Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Điện Biên cũng đã có sản phẩm chè Tủa Chùa. Tỉnh Hòa Bình gần đây nổi tiếng với vùng trồng cam Cao Phong, mang lại cho người dân địa phương nguồn thu nhập tốt để cải thiện cuộc sống. Năm 2009, tại Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phong trào OVOP cho các lớp sinh viên. Các sinh viên hào hứng tham gia cuộc thi để giới thiệu các đặc sản của vùng, miền quê hương và đề xuất nhiều ý tưởng sáng tạo để phát triển sản phẩm. Từ tháng 2/2011 – 3/2015, Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc 3

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” được thực hiện với sự hỗ trợ của JICA và các bộ, ngành, địa phương. Trong 11 nghiên cứu của Dự án, các giảng viên rất chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm địa phương như: Rau Sắng, Mắc Khén, Dưa, Đào, Gà bản địa, Lúa địa phương, cây củ mài…Dự án cũng có một số khoá tập huấn liên quan đến chương trình OVOP như: Khoá tập huấn phát triển nông nghiệp nông thôn có sự tham gia được giảng dạy tại Trường Đại học Tây Bắc bởi giáo sư Miho Ota – Trường Đại học Tamagawa, khoá tập huấn phát triển nông nghiệp và nông thôn tổng hợp thông qua sự tham gia của nông dân địa phương tại Nhật Bản, khoá tập huấn thúc đẩy doanh nghiệp địa phương Châu Á và tăng cường chức năng đẩy mạnh địa phương của Trạm dừng nghỉ ven đường. Phó giáo sư Eiichi Yoshida – Trường Đại học Yokohama đã tới Trường Đại học Tây Bắc và tập huấn về Phong trào mỗi làng một sản phẩm. Ngoài thời gian giảng dạy lý thuyết ( Kinh nghiệm từ phong trào mỗi làng một sản phẩm ở Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi; cách thức marketing sản phẩm nông nghiệp; cách thức hình thành và duy trình một OVOP) các học viên còn được hướng dẫn kỹ năng khảo sát, phỏng vấn và lựa chọn địa điểm, nội dung để triển khai một OVOP. Bởi theo PGS. Yoshida thì không phải địa điểm, sản phẩm nào cũng triển khai OVOP thành công [2]. Trong nội dung khảo sát, PGS. Yoshida yêu cầu chúng tôi phải phát hiện ra mức độ gia tăng giá trị của các sản phẩm do người dân tạo ra, việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của người nông dân, việc sử dụng sản phẩm hỏng từ nông sản như thế nào, hoạt động của các tổ chức đoàn thể ra sao,… Khảo sát tại 2 địa điểm (Bản Thẳm và Bản Cống) chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sản phẩm địa phương đang được người dân phát triển những mới chỉ ở quy mô hộ gia đình và sản phẩm ở dạng thô. Bản Cống có 24 hộ (23 dân tộc Kinh, 1 dân tộc Thái), sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của người dân, trước đây người dân đã sản xuất tập trung cây mía và cây cà phê nhưng đều gặp rủi ro vì không thể bán sản phẩm, hiện nay các hộ dân tự lựa chọn cây trồng cho gia đình mình. Sản phẩm khoai lang đang là một thế mạnh của người dân với nhiều giống khoai lang như: Ruột vàng, ruột trắng, thanh long, khoai giống mới. Mặt khác chất lượng khoai lang ở khu vực cũng đã được khẳng định sau một vài năm sản xuất và tiêu thụ. Tại khu vực có khoảng 55-60 quán bán nông sản tại nhà với các mặt hàng chủ yếu là: Khoai lang, khoai sọ, đu đủ, mận… Đối với sản phẩm khoai lang và khoai sọ người dân mới chỉ áp dụng biện pháp gia tăng giá trị đơn giản như: Phân loại, làm sạch, đan rọ tre… bên cạnh đó là giải pháp bảo quản bằng cách ủ khoai vào đất cát pha hoặc để cả dây. Kết quả phỏng vấn 3 hộ dân có sản xuất và bán sản phẩm khoai lang cho biết việc tiêu thụ diễn ra quanh năm vì hiện nay tại khu vực đã trồng gối được nhiều vụ, chỉ có một vài tháng là phải nhập khoai ở nơi khác về, giá khoai không có sự giao động nhiều. Điều này cho

4

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thấy thị trường khoai có tính ổn định cao và là một sản phẩm tiềm năng phát triển theo hướng OVOP. Tại Bản Thẳm chúng tôi có gặp gỡ lãnh đạo bản và một số hộ dân, thông qua trao đổi thì chúng tôi được biết người dân tại đây trồng rất nhiều loại rau cung cấp cho trị trường Thành phố Sơn La. Điều kiện đất đai ở đây khá thuận lợi bởi có nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo được cung cấp nước bởi diện tích rừng tự nhiên khoảng 170 ha của Bản, do vậy việc sản xuất rau có rất nhiều thuận lợi. Mặt khác người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất rau cho nên năng suất rất cao và chất lượng có tính ổn định. Một yếu tố quan trọng khác là tại Bản Thẳm có rất nhiều hộ dân tham gia bán hàng tại chợ Chiềng Sinh và chợ cổng Trường Đại học Tây Bắc, do vậy việc tiêu thụ sản phẩm rau rất thuận lợi. Sau khi khảo sát hai địa điểm, nhóm khảo sát đã thảo luận và đề xuất hai chương trình OVOP cho 2 dòng sản phẩm là rau hữu cơ và khoai lang. Đối với sản phẩm rau thì vấn đề sản xuất theo hướng hữu cơ là một lựa chọn ưu tiên để phát triển theo hướng OVOP. PGS.Yoshida đã chỉ ra một số điểm mà chúng ta cần lưu ý là hiện nay người dân không có thời gian rảnh rỗi do vậy nếu phát triển sản phẩm rau hữu cơ hay khoai lang thì cần phải tăng công lao động để gia tăng giá trị, như vậy giải pháp sẽ là thuê thêm lao động hay giảm diện tích sản xuất. Mặt khác hỗ trợ từ bên ngoài như: Trường Đại học Tây Bắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Trung tâm khuyến nông tỉnh sẽ ở mức độ như thế nào. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn quan tâm đến sản lượng, vấn đề chất lượng chưa được chú trọng do vậy việc giá tăng giá trị và chất lượng sản phẩm vẫn là một khâu yếu trong sản xuất. Muốn phát triển theo hướng OVOP, nông nghiệp Tây Bắc phải đặt chất lượng và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Ngoài ra, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nông nghiệp, doanh nghiệp, các nhà khoa học cũng là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định tới sự thành công của chương trình. 4. Kết luận và đề nghị Phong trào OVOP không chỉ thành công rực rỡ tại Nhật Bản mà tại các nước Đông Nam Á cũng cho thấy việc áp dụng OVOP một cách linh động sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những giải pháp bằng những chính sách cụ thể để phát triển nông nghiệp nông thôn mà trọng tâm là phát triển các làng nghề theo hướng OVOP. Tây Bắc với nhiều lợi thế đã tạo ra nhiều sản phẩm mang tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp hướng chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường là hai yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Trường Đại học Tây Bắc đã có một số nghiên cứu phát triển các sản phẩm địa phương theo hướng OVOP. Các nghiên cứu cho thấy vấn đề thị trường và việc gia tăng giá trị sản phẩm nông sản là những ưu tiên hàng đầu cần chú trọng.

5

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn Dự án "Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc, góp phần phát triển nông thôn bền vững khu vực Tây Bắc" (Dự án TBU-JICA) đã có những hỗ trợ về mặt tài chính, thiết bị, vật liệu, phương tiện để chúng tôi thực hiện nội dung nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" – Báo cáo của tổ chức IPSARD. [2]. Tài liệu giảng dạy phong trào mỗi làng một sản phẩm của Phó giáo sư Eiichi Yoshida – Trường Đại học Thành phố Yokohama. [3]. Báo cáo họp ban điều phối hỗn hợp Dự án TBU-JICA lần thứ 4. [4]. TS. Nguyễn Hoàng Sa, Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông nghiệp nông thôn ở Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay. [5]. Hiệp Đức (2011), Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" .

JAPANESE MOVEMENT OF ONE PRODUCT PER VILLAGE AND THE DIRECTION FOR NORTHWESTERN AGRICULTURE PRODUCTS Dr. Doan Duc Lan Dao Huu Binh M.A

Abstract: One Village One Product (OVOP) originated in Japan in 1979, and then widespread over the world. Training course of Professor Eiichi Yoshida – Yokohama City University has pointed out that OVOP program is potential measure to develop agricultural products in Northwest. The result of this preliminary investigation gives us some important conclusions to carry out OVOP program in the Northwest. Keywords: One village – one product, Japanese, agricultural product, market.

6

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

KHÔNG GIAN BÃI CỎ - CÕI LƯU ĐÀY VÀ TÁI SINH TRONG “NHẠC ĐỜI MAY RỦI” CỦA PAUL AUSTER ThS. Lê Thị Thúy Khoa Ngữ Văn Tóm tắt: Chính ở không gian bãi cỏ, không gian nô lệ và tù đày - diễn ra sự thể nghiệm với những hình phạt, Nashe đã thực sự tìm lại quyền tự chủ đối với chính mình trong mối quan hệ với thế giới bao la và những điều ngẫu nhiên, phi lí. Anh chấp nhận đối diện và thách thức với chính nó. Bởi vậy, bãi cỏ - không gian nô lệ và tù đày, trở thành cõi tái sinh. Từ khóa: Paul Auster, cái ngẫu nhiên.

1. Đặt vấn đề Paul Auster là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học hậu hiện đại Mỹ. Tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi những khát khao cháy bỏng kiếm tìm cái quyền lực vô biên hòng kiểm soát cho được sự thăng bằng nơi tâm hồn con người trong thế giới đầy hỗn mang, bế tắc, chất chứa bao điều bất ngờ. Paul Auster quan niệm: “Cuộc sống của chúng ta không thực sự thuộc về chính chúng ta. Bạn hiểu nó thuộc về thế giới, và mặc dù chúng ta luôn nỗ lực ý thức về nó thì thế giới vẫn là một nơi vượt quá sự hiểu biết của chúng ta” [Dẫn theo 7, 55]. Nhạc đời may rủi là tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trong dư luận của Paul Asster. Tác phẩm đề cập đến những vấn đề mang tính triết học và chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc của đời sống con người: số phận, lòng trung thành, ý thức trách nhiệm, bản chất của cái ác và ý nghĩa thực sự của tự do... Đặc biệt, trong đó, nhà văn còn đề cập đến một yếu tố vô cùng quan trọng, có sự tác động chi phối đến sự vận động của đời sống xã hội, nhưng cũng ẩn giấu rất nhiều điều bí ẩn, mơ hồ gây rất nhiều tranh cãi đồng thời gợi lên bao khát khao khám phá, lý giải: Cái ngẫu nhiên. Paul Auster coi cái ngẫu nhiên là một trong những yếu tố để thể hiện và giải thích sự phức tạp, bất ngờ muôn màu muôn vẻ của những biến cố trong đời sống và thế giới nội tâm con người. Biểu hiện hành trình truy tìm bản thể của nhân vật trước sức mạnh của yếu tố ngẫu nhiên, ngòi bút của Paul Auster biến hóa, linh hoạt dẫn dắt người đọc di chuyển từ không gian rộng mở, lãng du vào không gian khép kín, lưu đày và tái sinh. Tuy nhiên, sự vận động trong không gian của nhân vật được thể nghiệm tương ứng với những bước ngoặt bất ngờ của cuộc hành trình. Cho nên, ta có thể kể ra những tọa độ không gian nổi bật bao chứa và chứng kiến diễn tiến số phận cũng như diễn tiến cảm xúc, nhận thức của nhân vật: Những con đường vô định và chiếc Sabbi đỏ, Tòa nhà bí ẩn – thế giới bị phù phép, Bức tường - sự thể nghiệm của những giới hạn, Bãi cỏ - cõi tái sinh. Bài viết này tập trung làm nổi bật sự độc đáo của không gian Bãi cỏ - cõi lưu đày và tái sinh.

7

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. Giải quyết vấn đề Chính ở không gian bãi cỏ, không gian nô lệ và tù đày - diễn ra sự thể nghiệm với những hình phạt, Nashe đã thực sự tìm lại quyền tự chủ đối với chính mình trong mối quan hệ với thế giới bao la và những điều ngẫu nhiên, phi lí. Anh chấp nhận đối diện và thách thức với chính nó. Bởi vậy, bãi cỏ - không gian nô lệ và tù đày, trở thành cõi tái sinh. Khác với sự miêu tả không gian những con đường nước Mỹ với những đường nét chằng chịt, đan chéo tựa như một mê hồn trận để biểu hiện cái hư vô trong hành động di chuyển giữa không gian của nhân vật, cũng khác với những đường nét mơ hồ khắc họa không gian tòa lâu đài bí ẩn với những ảo giác hư thực để biểu hiện sự lạc lối cuộc đời, những đường nét miêu tả không gian bãi cỏ thật tự nhiên, sinh động và tràn đầy sức sống. Không gian bãi cỏ trong sự cảm nhận của Nashe - một tù nhân thi hành bản án trừng phạt là không gian tự do và nguyên sơ, có sức mạnh hồi sinh: “Một quãng đất mênh mông lún phún toàn loại cỏ cứng, phẳng phiu và im ắng như đáy hồ (…). Bãi cỏ là một nơi hoang vắng; nhưng nó cũng có một vẻ đẹp ban sơ nào đó, một không khí hiu quạnh và hầu như có thể gọi là an ủi được (…). Tiếng chim hót xa xa, tiếng gió thổi qua cây lá, một con ve sầu cất tiếng lanh lảnh ngay dưới cửa sổ” [2, 180]. Tồn tại trong không gian ấy, Nashe đã bắt đầu cảm thấy như mình vừa lấy lại được một phần nào tự do. Không gian ấy không chỉ được miêu tả qua cảm nhận về đường nét, hình ảnh, âm thanh mà còn qua cảm nhận về mùi vị: “mùi cỏ dễ chịu khiến cho không khí có vẻ ngòn ngọt bỗng làm cho Nashe nhớ lại nhiều chuyện xưa”. Sự huy động mọi cảm giác để tiếp nhận thế giới xung quanh đã chứng tỏ một sự hồi sinh trong Nashe. Ngược lại, có thể nói không gian nguyên sơ, hoang vắng thực sự trở thành môi trường an lành để tái tạo sự cân bằng trong tâm hồn con người sau những đổ vỡ, mất mát. Nashe tinh tế lắng nghe những chuyển động mơ hồ trong tâm hồn mình ở không gian ấy: “Nashe phát hiện rằng anh thích làm việc ở bãi cỏ ngoài trời, và sau một thời gian, cái tĩnh lặng của bãi cỏ đã tác động đến anh như một liều thuốc an thần, như thể cây cỏ đã làm biến đổi quá trình trao đổi chất của anh” [2, 193]. Theo Từ điển các biểu tượng văn hóa thế giới, cỏ là biểu tượng của tất cả những gì tái lập sự sống, trả lại sức khỏe, sự cường tráng và lành mạnh cho tâm hồn và thân thể con người. Được đắm chìm trong không gian bao trùm của cỏ, được hít thở trong bầu không khí trong lành của thế giới tự nhiên, tâm hồn Nashe đã thực sự tái sinh. Bởi thế, những hành động thực thi những điều khoản của bản giao kèo diễn ra nơi không gian này không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận hình phạt mà vượt lên là một cuộc đấu tranh để vá víu lại cuộc đời, một cách chuộc lại những liều lĩnh và vị kỉ. Khi nhân vật vượt qua được những biến cố đầy thử thách, họ cảm nhận không gian trở nên lung linh: “Họ đã bước vào một tiết thu tuyệt đẹp: trời lung linh rỡ ràng, đất rắn chắc dưới chân; lá khô xào xạc trong gió bay” [2, 223]. Không gian trời đất tỏa chiếu, sưởi ấm lòng người hay tâm hồn 8

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 con người được tái sinh hòa hợp, thăng hoa cùng trời đất. Mọi giác quan của nhân vật được đánh thức để đón nhận những chuyển động từ thế giới bao la. Nhưng trong không gian ấy vẫn ẩn khuất những hiểm nguy đe dọa, hàng rào thép gai cùng những ngón đòn man rợ dành cho sự chạy trốn của Pozzi đã chứng minh điều đó. Và Nashe, sau khi trải qua những nỗi niềm thương nhớ và khổ đau, sau những cơn điên dại khát máu, đã thực sự tìm thấy trạng thái cân bằng đích thực cho tâm hồn mình. Nhân vật ý thức được ý nghĩa của tất cả những biến cố mà mình đã trải nghiệm, để rồi thấu triệt lẽ tồn tại và vận động của những điều ngẫu nhiên, tình cờ. Có một sự hòa hợp giữa ý thức ấy với khung cảnh không gian qua cảm nhận của chính nhân vật: “Chim sẻ, chào mào, chích chòe, sáo sậu. Giờ đây trong rừng chỉ còn lại chúng. Và quạ nữa. Những con chim hay nhất. Thỉnh thoảng, chúng vẫn chao lượn trên bãi cỏ, cất những tiếng kêu lảnh lót lạ lùng của chúng, và anh ngừng tay nhìn chúng bay qua đầu. Anh yêu thích cái đến đi bất chợt của chúng, cái lối chúng xuất hiện và biến mất, như thể chẳng có tí lí do nào” [2, 303]. Qụa – “những con chim hay nhất” – “biểu tượng của sự cô đơn, hay nói đúng hơn của sự cách li tự nguyện của những ai đã quyết sống để thực hiện một ý đồ cao siêu. Nó cũng là biểu hiện hy vọng, bởi vì quạ luôn luôn lặp đi lặp lại: cras, cras, tức là ngày mai, ngày mai (…). Trong đa số các tín ngưỡng, quạ xuất hiện như một nhân vật anh hùng với bản chất mặt trời, nhiều khi như một hóa công hoặc sứ giả của thần linh, trong mọi trường hợp như một người dẫn đường, thậm chí dẫn dắt các linh hồn trong cuộc du hành cuối cùng của chúng, bởi vì, với tư cách kẻ dẫn linh hồn, nó không ngần ngại chọc thủng bức màn che kín của bóng tối” [4, 750]. Sự xuất hiện của loài chim này trong tác phẩm là một ngụ ý đầy tính nghệ thuật và tư tưởng của Paul Auster. Bóng đêm trong tâm hồn Nashe đã hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho ánh sáng của sự bừng ngộ, sự thấu hiểu lẽ tồn tại của chính mình giữa cuộc đời với bao điều ngẫu nhiên, tình cờ. Sự “ra đời trọn vẹn, phát triển nhận thức, lí tính, khả năng yêu thương của mình đến một điểm mà mình vượt qua được sự vướng kẹt qui kỉ của chính mình, và đạt đến một hài hòa mới, đến một sự hợp nhất mới đối với thế giới” [2, 355] là điều Nashe đã tìm thấy. Cái ngẫu nhiên vẫn tồn tại bí ẩn đâu đó trong thế giới bao la, trong cõi nhân sinh ấm áp nhưng cũng đầy bất trắc. Nó có thể đem đến sự cứu rỗi cho linh hồn của mỗi cá nhân, có thể đem đến hạnh phúc bất ngờ ngoài sức tưởng tượng, nhưng cũng có khi gây nên những bất hạnh, khổ đau. Điều quan trọng là mỗi con người, ngẫu nhiên tồn tại trong cuộc đời, dám đối mặt và kiên cường tìm ra lẽ sống để thích ứng và phản kháng với cái phạm trù bí ẩn và bất ngờ đó. Hòa hợp với những điều ngẫu nhiên đến từ thế giới tự nhiên nguyên sơ, thanh khiết ấy, Nashe dường như đã thực sự trải nghiệm để “ý thức được cái vô thức” có nghĩa là vượt qua dồn ép và phân li khỏi chính mình, do đó khỏi kẻ lạ. Nó có nghĩa là thức tỉnh, gạt bỏ những ảo tưởng, tưởng tượng, và dối trá, thấy thực tại như chính nó. “Con người thức tỉnh là

9

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 con người giải thoát, con người mà sự tự do của mình không bị hạn hẹp bởi những kẻ khác hay chính mình (…). Làm vô thức hữu thức có nghĩa là sống trong chân lí” [2, 412]. 3. Kết luận Việc tạo dựng trong tác phẩm kiểu không gian có ý nghĩa lưu đày và tái sinh đã giúp Paul Auster thể hiện một cách phong phú nhiều mặt những biểu hiện của cái ngẫu nhiên trong thế giới và trong tâm thức con người. Đồng thời, nó cũng giúp nhà văn khắc họa một cách rõ nét và thuyết phục sự vận động của nhận thức nhân vật trên hành trình khám phá ý nghĩa của những sức mạnh ngẫu nhiên đối với số phận con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn), 2003, Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. [2]. Paul Auster, Nhạc đời may rủi, 2007, Trịnh Lữ dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [3]. Lê Huy Bắc, 2009, Paul Auster và Nhạc đời may rủi, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6, trang 74 - 95. [4]. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 1997, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vĩ dịch, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.

THE LAWN - AN EXILED AND REBORNED WORLD IN “THE MUSIC OF LIFE’S CHANCE” BY PAUL AUSTER Le Thi Thuy M.A Faculty of Literature Abstract: Right at the lawn, the space of slavery and imprisonment - the place for experiments of punishment, Nashe was finally able to fìnd out his autonomy for himself in relationship to the immense world and absurd, random things. He accepted to face and challenge them himself. Therefore, the slavery and imprisonment lawn, became a reborn world. Keywords: Paul Auster, contigency.

10

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC DẠY - HỌC MÔN MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO SINH VIÊN MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ThS. Trần Anh Đức Khoa Tiểu học - Mầm non Tóm tắt: Đối với các lớp mầm non việc học tập môn giáo dục âm nhạc là rất quan trọng. Bên cạnh đó phân môn múa và vận động theo nhạc cũng là một học phần rất cần thiết đối với các bạn sinh viên mầm non. Với nhận thức như trên, việc giảng dạy tốt môn múa và vận động theo nhạc chính là đòi hỏi thực tế mỗi giảng viên phải đi sâu nghiên cứu chất liệu động tác múa kết hợp với kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Với quyết tâm vào cuộc một cách có trình tự logic khoa học kết hợp giữa việc nắm vững các chất liệu, các động tác múa cơ bản kết hợp với nghiệp vụ sư phạm... thì phần thuyết trình của giảng viên đã đạt được 50% kết quả bài dạy. Phần còn lại của phía người học chúng tôi cho rằng cũng là 50%. Lý do được nhận thấy qua thực tế giảng dạy mà chúng tôi hiểu khá rõ, khi giảng viên nhiệt tình, giảng dạy có chất lượng... nếu sinh viên - người học mà không hưởng ứng một cách có cơ sở của phân môn... thì kết quả học tập đạt được là rất thấp. Để có kết quả học tập tốt phía người học, đòi hỏi các giảng viên cần hỗ trợ tích cực việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm phía người học. Việc học tập theo học chế tín chỉ cần phải được người học tuân thủ đúng yêu cầu. Từ đó kết quả dạy - học môn múa và vân động theo nhạc mới có thể đạt kết quả cao. Từ khóa: Thực trạng, dạy - học Múa và vận động theo nhạc, sinh viên Mầm non.

1. Những điều kiện đối với việc dạy - học múa và vận động theo nhạc ở các lớp mầm non Ở loại hình đào tạo ngành sư phạm mầm non việc học tập các học phần âm nhạc trong chương trình là nhiệm vụ và là điều kiện tiên quyết đối với những sinh viên mầm non. Việc giảng dạy và học tập phân môn Múa và vận động theo nhạc lại có những đòi hỏi riêng. Ngoài việc yêu cầu có trình độ đáp ứng về chuyên môn chuyên ngành múa của người dạy cũng như Ngôn ngữ cơ thể... phải đạt những tiêu chí đòi hỏi của Ngành múa. Phía người học cũng cần phải đạt những yêu cầu về năng khiếu vận động, tai nghe nhạc, dáng vẻ, chiều cao cân nặng... Nếu thiếu các tiêu chí cơ bản trên chắc việc dạy - học môn múa và vận động theo nhạc sẽ cho những kết quả không đảm bảo về yêu cầu chuyên môn, không cân đối, không hài hòa, không đầy đủ. Thực trạng về việc dạy học múa cho sinh viên mầm non ở trường ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh điều kiện như hiện nay việc dạy và học tập học phần Múa và vận động theo nhạc cho sinh viên các lớp mầm non còn thiếu thốn rất nhiều thứ. Chúng ta chưa có phòng dành riêng cho việc dạy và học môn múa theo những tiêu chí chung. Một phòng học thực hành múa cần có hệ thống gương tường, hệ thống tay vịn bằng gỗ để uốn các động tác, chưa có cột trụ gỗ đánh bóng để tập treo chân uốn dẻo, nhào lộn trên dây đu có treo vòng, vòng lắc... Bên cạnh đó còn chưa có các đạo cụ như khèn H'mông, khèn bè Ai Lao, Tính Tảu Thái - Tày, Quả nhạc, Chuông lắc, Quạt, Nón, Ô, Bông xúc, hệ thống trang âm vận hành máy nghe nhạc... Những đạo cụ - vật dụng, phòng ốc chuyên ngành còn thiếu thốn nêu trên đều được thầy và trò cố gắng khắc phục phần nào. Chủ yếu là khắc phục bằng cách tự 11

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 chế tự biên những gì có thể trong khả năng eo hẹp về tài chính và giới hạn về khả năng tư duy sáng tạo vật dụng (đạo cụ). Sơ qua một chút về những trang thiết bị và đồ dùng dạy học chúng ta dễ dàng nhận thấy để chuyên nghiệp hóa dạy và học môn Múa và vận động theo nhạc chắc cũng còn khá xa vời với thực trạng những gì chúng đang có. 2. Thực tế và giải pháp cho việc dạy - học môn múa và vận động theo nhạc ở các lớp mầm non hiện nay a. Thực trạng: Khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học tây Bắc (ĐHTB), đã đào tạo ra trường 11 khóa các lớp Đại học - Cao đẳng mầm non hệ chính quy và phi chính quy. Hiện nay vừa tuyển sinh xong K55 Đại học - Cao đẳng mầm non vào học kỳ 1 năm thứ nhất. Với những trải nghiệm về việc giảng dạy môn Múa và vận động theo nhạc cho sinh viên hệ chính quy và phi chính quy chúng tôi đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc dạy và học môn Múa và vận động theo nhạc luôn được những người giáo viên giảng dạy trực tiếp các hoạt động âm nhạc trong đó có môn Múa và vận động theo nhạc quan tâm và nghiên cứu. Dưới đây là một đoạn trích của tác giả Lê Thị Tuyết trong đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Múa - vận động theo nhạc cho trẻ mầm non" - Trường Mầm Non Thượng yên công - Uông Bí - Quảng Ninh - Báo Giáo dục số 06 Sở GD và Đào tạo QN năm 2014. "Mỗi giảng viên dạy Múa và vận động theo nhạc đều ý thức được rằng giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: "Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian".Đối với trẻ mầm non, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc qua hành vi thực hiện sự bắt trước động tác của trẻ. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng với những hình dung, tưởng tượng qua tư duy của các cháu khi nghe được những cảm xúc của tư duy hình tượng trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh viên mầm non có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều bạn sinh viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực 12

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mầm non múa và vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ múa và vận động theo nhạc, chúng tôi nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ ở các lớp mầm non". Những đòi hỏi về những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa đối với mỗi giảng viên là rất quan trọng. Mỗi giảng viên khi giảng dạy môn này cần phải biết phân loại nghệ thuật múa. Trong đó có các loại hình như: Múa sinh hoạt (diễn xướng dân gian); Múa sân khấu có thể là các tiết mục múa dân gian được Sân khấu hóa hoặc các tiết mục múa được biên đạo và dàn dựng bởi các nghệ sĩ múa chuyên nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng phải hiểu được các chức năng và những nét đặc trưng của nghệ thuật múa, thông qua hình tượng trong động tác của một hay nhiều người xây dựng nên hình tượng múa biểu trưng cho ý tưởng điển hình của nghệ thuật trong hình tượng ngôn ngữ múa. Đương nhiên đã xây dựng nên hình tượng của ngôn ngữ múa thông qua ý tưởng của biên đạo múa thì tiết mục đó, hình tượng trong tác phẩm đó phải là tác phẩm chuyên nghiệp. Thuật ngữ Biên đạo ở đây cần phải được hiểu đúng nghĩa. Biên đạo múa chuyên nghiệp phải được đào tạo bài bản theo hệ thống trường múa chuyên nghiệp, có Học hàm - Học vị đúng tiêu chí giảng dạy hay dàn dựng biểu diễn nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Để có được những yêu cầu trên thì các giảng viên dạy môn Múa và vận động theo nhạc cần nắm vững và đã được hình thành những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật múa. Đồng thời cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của các động tác cơ bản của múa. Các động tác cơ bản của múa cũng giống như 7 bước tấn cơ bản của bất cứ trường phái võ thuật nào trên thế giới như: 1. Trung bình tấn 2. Đinh tấn 3. Kim kê độc lập (gà vàng đứng một chân) 4. Xà tấn (thế võ rắn) 5. Chảo mã tấn (thế võ đá hậu của ngựa) 6. Thiên lôi cổn phiên (sét đánh ngang trời) 7. Song long quá hải (đôi rồng vượt biển). Ngoài ra còn rất nhiều các phân thế, biến thể khác của các bước tấn. Theo Nhất Nam căn Bản của võ sư Nguyễn Bính, Nxb HN 1996. Như vậy giảng viên dạy múa cũng cần nắm vững các chất liệu của múa hiện đại cũng như chất liệu cơ bản của múa dân gian Việt Nam và đặc trưng của ngôn ngữ múa. Chuyên ngành múa có 6 thế chân cơ bản, các bước chân cơ bản như: 1. Nhún mềm tại chỗ; 2. Nhún nhấc gót; 3. Nhún giật thế 1; 4. Bước chậm quả chám... Ngoài những bước chân cơ bản và các bước cách điệu của nghệ thuật múa chúng ta cần nghiên cứu một số tổ hợp múa chất liệu cơ bản dân gian Việt Nam. - Tổ hợp hái đào gồm các động tác: + Hái đào một tay + Hái đào hai tay + Động tác vuốt cánh tay + Động tác dệt cửi - Tổ hợp guộn đèn gồm các động tác: 13

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

+ Động tác guộn đèn + Động tác guộn hạ - guộn trung - guộn thượng + Động tác đi thường thế 1 + Động tác đi lướt thế 2 - Tổ hợp động tác xiến: + Động tác xiến thế 1 + Bước quay ngang di động + Bước quay ngang nhún ký - Tổ hợp phần quạt: + Động tác trao quạt + Động tác đổi quạt + Động tác vờn quạt + Động tác cháo quạt - Tổ hợp mõ: + Động tác mõ mời + Động tác mõ nhảy đổi chỗ + Động tác mõ nhảy sệt Ngoài ra còn rất nhiều các tổ hợp chất liệu múa các dân tộc Việt Nam khác rất phong phú và đa dạng như: Tổ hợp chất liệu dân tộc Tày, tổ hợp chất liệu dân tộc H'Mông, tổ hợp chất liệu dân tộc Kh'Mú (còn gọi là dân tộc Xá), tổ hợp dân tộc Thái (bao gồm 02 ngành Thái đen và Thái trắng)... Qua phần lý luận cùng với nhận định và phân tích về những vấn đề chuyên môn có liên quan tích cực đối với việc dạy - học môn Múa và vận động theo nhạc của các giảng viên, sinh viên mầm non khoa TH - MN trường ĐHTB chúng ta đi đến một ví dụ cụ thể về việc hướng dẫn thực hiện chất liệu các động tác cơ bản của điệu Múa Khăn (Xe Khăn) dân tộc Thái Tây Bắc. - Giảng viên giới thiệu cách cầm khăn cơ bản: Bàn tay ngửa, các ngón tay cầm vào 02 mép khăn. Khoảng cách giữa 02 bàn tay rộng hơn hai vai.Độ cao cánh tay dưới gập lên gần vuông góc với cánh tay trên. - Bài học Chất liệu Xe Khăn - Múa Khăn dân gian Thái Tây bắc được trích dẫn từ giáo trình: MÚA DÂN GIAN MỘT SỐ DÂN TỘC VÙNG TÂY BẮC của các tác giả Trương Văn Sơn - Điêu Thúy Hoàn - Nguyễn Thị Mai Hương; Nxb Văn Hóa Dân Tộc; năm 2003. 1. Cá ước (Động tác, chất liệu cơ bản) - Hoàn thành mỗi động tác trong 4 nhịp 2/4 nhẹ nhàng, mềm mại chậm rãi. - Chuẩn bị: Chân thế 03 tay trái làm trj xế hướng 08. Tay phải ấp khăn lên vai trái, tay trái buông mềm, người nghiêng trái, vai trái thấp, xế về sau mặt nhìn thẳng đầu nghiêng trái. 14

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- (tà) Hai chân nhún nhẹ xuống - (1) Nhún đẩy lên đồng thời chân trái xiết nhẹ, đẩy vòng sang trái một bước nhỏ lên ngang song song với chân phải, chuyển trọng tâm chính sang chân trái. - Tay phải tung khăn nhẹ, hơi lượn rộng vòng ra trước sang phải, dừng ở hướng 1, hai tay nâng khăn ngang trước bụng, 02 bàn tay ngửa xế hướng 02 và hướng 08. Khoảng giữa khăn trùng mềm tự nhiên. Thân trên vai phải chuyển mở ra theo tay phải về hướng thẳng. - (tà) Hai chân nhún nhẹ xuống - (2) Nhún lên, đồng thời kéo chân phải về song song sát với chân trái. Hai tay hơi hạ võng xuống và lượn vào gần người rồi nâng khăn che ngang ngực (khăn đưa lên hơi căng ra). Đầu và thân giữ thẳng. - (tà) Hai chân nhún nhẹ xuống - (3) Nhún lên, đồng thời miết nhẹ chân trái dịch sang ngang, tách xa một chút và song song với chân phải. Khăn lại được chuyển về vị trí cũ, hạ xuống thấp hơi lượn, đẩy ra và nâng khăn lên ngang bụng. Thân và đầu giữ thẳng. - (tà) Hai chân nhún nhẹ xuống - (4) Nhún lên, đồng thời chân phải rút về thế 03, đằng sau gót chân trái, xế hướng 03. Tay trái ấp khăn vào vai phải, tay phải để xuôi mềm tự nhiên. - Kỹ năng sư phạm: Trong khi giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện những động tác cơ bản trên nên sử dụng ngôn từ, câu chữ theo đúng thuật ngữ múa sẽ phát huy được khả năng cảm nhận của người học. 2. Chẩu pô (a, b, c) - Chẩu pô a (Nâng khăn lên đằng trước) - Hoàn thành mỗi động tác trong 02 nhịp 2/4 nhẹ nhàng, trang nghiêm, chậm rãi. Chuẩn bị: Chân thế 1. Tay cầm khăn cơ bản, để thấp. - (tà) Chân phải bước lên thế 02 - (1) Chân trái đưa ra phía trước. Chân phải nhấc lên khỏi sàn 25 độ, đồng thời chân trụ nhún nhẹ. Khi chân đưa ra trước, tay cầm khăn cũng đưa lên ngang trước ngực, đưa ra phía trước, thân trên ngửa, tay và toàn thân cũng nhún nhẹ, mặt nhìn xế phải. - (tà) Chân trái lùi về sau - (2) Chân phải thu về thế 05, nhún nhẹ. Hai tay cầm khăn hạ xuôi xuống ngang đùi, thân hơi cúi, mặt nhìn xuôi theo tay trái. Động tác được làm lại từ đầu không đổi chân. - Chẩu pô b (Đưa khăn sang cạnh) - (tà 1) Chân phải bước ngang sang phải một bước, thu chân trái vào thế 05 so le, nhún xuống nhẹ. Hai tay đưa khăn ngang sang phải, để khăn thành đường chéo trước ngực, tay phải nâng cao hơn đầu, tay trái ngang hông, thân nghiêng trái, đầu quay lại nhìn khăn tay phải. - (tà 2) Đổi bên làm bên trái. 15

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Chẩu pô c (Quay đổi chỗ 1/2 vòng) - Phần chân: - (tà 1) Chân phải bước sang thế 03 hơi rộng về hướng 03. - (1) Chân trái bước tiếp sang phải về hướng 03 (thế 03 ngược), thân trước và mặt chuyển về hướng 05. - (tà 2) Chân phải bước hơi lùi sang ngang hướng 07. - (2) Thu chân trái vào thế so le nhún nhẹ - (tà 3, tà 4) Động tác được tiếp tục đổi bên trái luôn, bước chân: trái, phải, trái, thu chân phải về. - Phần tay (trong 02 nhịp trên): (vào tà) Tay phải đánh tung khăn lên về hướng 03, mu bàn tay đi trước, tay trái thấp. (vào 1) Tay trái đánh khăn lên, bàn tay sấp đánh vớt lên cao vẫn về hướng 03, mu bàn tay đi trước, tay trái thấp. (vào tà 2) Tay phải đánh khăn sang phải, về hướng 07, dừng lại ở điểm này tạo thành thế chéo, tay phải cao hơn đầu, tay trái thấp ngang hông, thân và đầu nghiêng trái, mặt nhìn theo hướng khăn. - Lưu ý: Kỹ năng sư phạm. Giảng viên cần giải thích rõ, chính xác và thị phạm động tác mẫu thật uyển chuyển. - Kỹ năng chuyên ngành: Giảng viên cần khai thác triệt đẻ ưu thế về ngôn ngữ cơ thể của mình (nếu có). 3. Táng xạ - (1) Hoàn thành mỗi động tác trong 02 nhịp 2/4, thực hiện nhẹ nhàng uyển chuyển, mềm mại và chậm rãi. - Chuẩn bị: Khăn quàng vai, chân thế 05, chân trái làm trụ, thân trên nghiêng sang phải, tay trái cao, khung tay tròn thế 03, tay phải xuôi mặt ngước lên nhìn qua dưới vòm tay trái, xế hướng 08. Chú ý giữ khung tay tròn để khăn vắt trên tay không bị tuột xuống. - (tà 1) Chân nhún nhẹ xuống và lên, giữ nguyên thế tay, cổ tay. Bàn tay trái nhấn nhẹ xuống rồi lại nâng lên theo chân nhún. - (tà 2) Nhún nhẹ xuống lần nữa, tay trái lại nhấn xuống như trên (giữ nguyên). - (2) Nhún lên đồng thời bước chân phải sang ngang, sang phải về hướng 03. Tay trái nâng lên đồng thời mở rộng vươn về bên trái, hướng 07, tay phải hơi thu vào khung tròn, nâng lên trước ngực. - (tà 3) Thực hiện giống như (tà 1) đồng thời nhún nhẹ lên và xuống một cách nhịp nhàng đồng thời thu chân trái vào thế 05 so le, tay phải nhấn nhẹ và nâng lên thế 03. - (tà 4) Thực hiện giống như (tà 2) - Lưu ý: 16

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Thân luôn nghiêng theo chân động - Tay bên chân trụ luôn là tay cao - Khi chuyển thế, dáng luôn mở về chân trụ - Cần phải nâng đều cân đối khung tay để khăn không bị tuột - Phối hợp mềm mại uyển chuyển giữa tay cao, vai và thân trên. Mỗi khi chuyển dáng, đổi bên, luôn ngược với chiều chuyển động của chân. - Động tác có thể di động liên tục theo chiều ngang, về một bên. khi sang ngang, chân không dừng ở thế 05, bước liên tục. Ví dụ: Đi sang hướng 03 thì chân phải sẽ đi ngang bàn chân sang phải rồi chập chân trái vào với chân phải thành thế 01 hẹp. Cứ thực hiện đều như vậy ở phái bên phải về thế 01 hơi rộng rồi lại khít. Hai tay đuổi nhau về thế 03 và mở ra liên tục không có nhấn ở tại chỗ, tay phải mở sang phải, tay trái mở hướng trái. Phối hợp chân nọ, tay kia, đi về phía nào thì chân đó bước tách ra về phía bên đó, chân còn lại kéo theo. Thân và vai cũng liên tục chuyển nghiêng theo từng tay mở... Phần hướng dẫn sinh viên thực hiện những động tác cơ bản trong chất liệu Xe Khăn - Múa Khăn của điệu múa khăn dân gian Thái vùng Tây Bắc được thực hiện trong phạm vi một tiết học Múa và vận động theo nhạc. - Trong phần này còn những động tác cơ bản như: Tạp lào (Khăn quàng vai); Nhủm hưa (Đưa khăn chéo); Quát bó héo (Vòng khăn tạo cánh hoa)... sẽ được luyện tập trong tổ hợp múa khăn dân gian thái Tây bắc ở các tiết kế tiếp..

Phụ lục ảnh minh họa: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐIỆU MÚA XE KHĂN CỦA DÂN TỘC THÁI TÂY BẮC (Điệu múa Xe khăn do các diễn viên không chuyên bản Co Ké xã Chiềng Pấc huyện Thuận Châu thể hiện vào mồng 07 tháng giêng âm lịch năm 2011)

17

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

b. Giải pháp: Những phân tích có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan về việc dạy - học Múa và vận động theo nhạc đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về bộ môn này. Xuất phát từ những nhận định đó tôi đưa ra một số giải pháp sau: - Đối với giảng viên dạy môn nghệ thuật Múa và vận động theo nhạc cho các lớp mầm non cần phải nắm vững kiến thức cơ sở. Để có được điều đó, giảng viên phải trau rồi thường xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. - Về chuyên môn, giảng viên phải là người thường xuyên nghiên cứu về phương diện lý thuyết. Thường xuyên áp dụng lý thuyết vào các phần thực hành. Nếu giảng viên nắm vững lý thuyết và kỹ năng, kỹ xảo khi thực hành thì việc làm mẫu các động tác sẽ thuyết phục và gây ấn tượng mạnh với người học. Như vậy phần thể hiện mô phạm các động tác đơn lẻ và tổng thể của Ngôn ngữ cơ thể ở người dạy là hết sức quan trọng. Lý do của hành động thị phạm (làm mẫu) rất quan trọng bởi nghệ thuật âm nhạc hay nghệ thuật múa đều mang tính Tư duy hình tượng, thông qua âm thanh và động tác (ngôn ngữ múa) làm cho người nghe - xem cảm nhận được cảm xúc, trạng thái a hay b... Cảm xúc đó có thể được diễn tả bằng các trạng thái như Rất hào hứng xúc động hay Khó chịu, phản cảm... Như vậy chúng ta cũng dễ hiểu khi người dạy thực hiện động tác mẫu hay múa minh họa mà không đảm bảo những tiêu chí cơ bản của một người dạy múa thì người học sẽ đón nhận nguồn cảm xúc nào? Ngược lại nếu người dạy mà đảm bảo, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của điều kiện cần và đủ với việc dạy nghệ thuật múa vận động theo nhạc thì người học sẽ có được sự hứng khởi, cảm xúc tốt khi nghe - xem và chuẩn bị thực hành bài học. - Kỹ năng sư phạm, người dạy cần sử dụng ngôn ngữ tế nhị (nhẹ nhàng), chính xác và cần sự xúc tích cô đọng về mặt lời thoại (thuyết trình). Thuyết trình ở tốc độ chậm, giải nghĩa, chú thích kỹ, rõ những động tác mình vừa thị phạm (làm mẫu). Lý do phải thực hiện như vậy bởi sinh viên mầm non không phải là sinh viên chuyên ngành múa. Đây là yếu tố quan trọng đối với người dạy bộ môn này. Mặt khác khi soạn giảng cần lưu ý đến mức độ, cấp độ về những bài đã và sẽ dạy cho sinh viên mầm non. Nhiệm vụ của sinh viên mầm non là trau rồi kiến thức, tri thức môn Múa và vận động theo nhạc để sau này tổ chức các hoạt Múa và vận động theo nhac cho trẻ mầm non. Trước khi dàn dựng dạy một bài múa cụ thể phù hợp với chương trình Giáo dục mầm non, cần phải trang bị cho sinh viên một số các chất liệu (động tác cơ bản về múa trong chương trình).Giảng viên nên tìm hiểu, nghiên cứu đưa các ý tưởng hợp lý vào từng bài múa cụ thể khi dàn dựng bài múa. Khi dàn dựng múa cho sinh viên mầm non, giảng viên cần lưu ý phải hướng dẫn chậm rãi, tinh tế, đơn giản về mặt câu chữ ngôn từ nhưng phải chuẩn xác về động tác thị phạm (làm mẫu) cũng như múa Solo (múa mẫu). Để thực hiện được một số tiêu chí vừa nêu trong những giải pháp trên, đòi hỏi người dạy phải có sự đam mê

18

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 nghề nghiệp. Có lẽ đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng với những giảng viên nghệ thuật nói chung, đối với giảng viên dạy môn Múa và vận động theo nhạc nói riêng. 3. Kết luận và kiến nghị a. Trách nhiệm của giảng viên - Mỗi giảng viên cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu chuyên ngành để nâng cao trình độ. Trong đó bao gồm các yếu tố như: nắm vững về mặt lý thuyết, thực hiện chính xác, đẹp thông qua Ngôn ngữ cơ thể của mình khi thực hiện động tác mẫu (phần thực hành). - Phong thái, tính mô phạm của giảng viên dạy múa và vận động theo nhạc có đặc điểm riêng biệt khác việc dạy các môn học khác. Chẳng hạn như trang phục phù hợp với dáng vẻ của ngôn ngữ cơ thể của người dạy. Trang điểm khi dạy từng bài cần có sự tinh tế, hợp lý với nội dung bài dạy. Thái độ cần hài hòa, vui vẻ, thanh tú, khoan thai, thướt tha, yêu kiều... dẫn đến bản thân người dạy là biểu tượng là hiện thân của cái đẹp. Một số nét đặc trưng phù hợp với một giảng viên dạy Múa và vận động theo nhạc như trên, sẽ tạo ra một bầu không khí tâm lý tốt, tạo ra niềm đam mê cũng như sự hứng khởi đối với người học. Chất lượng giảng dạy và học tập sẽ được nâng lên đáng kể khi giảng viên thực hiện tác nghiệp ở học phần này. b. Trang thiết bị - thời gian biểu - Cần có một phòng chức năng có những trang thiết bị phù hợp với việc giảng dạy bộ môn Múa và vận động theo nhạc. - Giờ học Múa và vận động theo nhạc nên sếp lịch dạy 05 tiết trên một tuần vào một buổi để có đủ thời lượng học lý thuyết và thực hành luyện tập. Nếu sếp 05 tiết trên một tuần có thể sẽ kết thúc học phần sớm hơn qui định thời gian biểu của một học kỳ. Tuy nhiên việc được tập luyện với một thời gian dài trong từng buổi sẽ giúp cho việc nắm bắt kiến thức của sinh viên được chắc chắn và sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thị Tuyết trong đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Múa - vận động theo nhạc cho trẻ mầm non - Trường Mầm Non Thượng yên công - Uông Bí - Quảng Ninh - Báo giáo dục số 06 sở GDQN năm 2014. [2]. Nguyễn Xuân Bính, Nhất Nam căn Bản, Nxb HN 1996. [3]. Trương Văn Sơn - Điêu Thúy Hoàn - Nguyễn Thị Mai Hương; MÚA DÂN GIAN MỘT SỐ DÂN TỘC VÙNG TÂY BẮC, Nxb Văn hóa Dân tộc; năm 2003. [4]. Nhiều tác giả (2002), Giáo trình Âm nhạc và Múa, Nxb Giáo dục. [5]. Trần Minh Trí (2002), Giáo trình Múa tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. [6]. Trần Minh Trí (2002), Giáo trình Múa tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.

19

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

REALITY AND SOLUTIONS FOR TEACHING - LEARNING OF DANCE AND MOVEMENT TO MUSIC FOR PRE-SCHOOL STUDENTS IN TAY BAC UNIVERSITY

Tran Anh Duc M.A Faculty of Kindergarten and Primary Education Abstract: For pre-school classes, learning music education course is very important. Besides, dancing and movement to music is an essential part of learning for preschool students. With such awareness, good teaching that subject is a pratical requirement that each teacher must depth study about material dance movements combined with pedagogical skills to perform their tasks. With a commitment to the scientific logic sequence, combining mastery of the material, the basic dance movements to the pedagogical… the presentation of faculty has achieved 50% outcomes of the lecture. The rest of the students, we believe that also accounts for 50% of the outcomes. The reason is seen in the fact that we know is even if teachers are very enthusiastic and good quality… if students - who learn that do not respond in a way that has the basis of subject… the achieved learning outcomes is very low. For better learning outcomes, requires teachers need active support to raise the awareness and responsibility of the students. Students need to comply with the requirements of the learning credit system. Since then, the outcomes of the dancing and movement to music still can archieve good results. Keywords: Reality, teaching-learning dancing and movement to music, pre-school students.

20

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG TRONG MẪU CẢI MÈO VÀ MẪU SU HÀO BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỐ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA ThS. Lê Sỹ Bình1, Bùi Thị Vân2, Phan Thị Yến2, Trần Thị Hằng2, Nguyễn Thị Thoa2, Bùi Thị Linh2 1Khoa Sinh Hóa 2Lớp K52 ĐHSP Hóa học

Tóm tắt: Hàm lượng Cu trong một số mẫu cải mèo (một loại rau địa phương) và mẫu su hào đã được xác định sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS). Kết quả phân tích chỉ ra hàm lượng Cu trong các mẫu rau cải mèo và nằm trong khoảng từ 0,7832 mg/kg đến là 2,4520 mg/kg. Đối với các mẫu su hào hàm lượng đồng có giá trị từ 0,3410 mg/kg đến 0,6380 mg/kg. Hàm lượng Cu trong các mẫu rau cải mèo và su hào đều thấp hơn giá trị tối đa cho phép. Từ khóa: FAAS, hàm lượng đồng, cải mèo, su hào, Thành phố Sơn La.

1. Mở đầu Su hào (danh pháp hai phần: Brassica oleracea L. nhóm Gongylodes) là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại. Nguồn gốc của su hào nằm ở phía Tây Bắc Châu Âu. Các ghi nhận đầu tiên về su hào từ thế kỷ thứ 16. Ngoài châu Âu, Bắc Mỹ và các phần ôn đới của châu Á, su hào cũng được trồng ở cận nhiệt đới châu Á, ví dụ như ở Ấn Độ, Trung Quốc và bắc Việt Nam. Trong 100 g củ su hào (phần ăn được) chứa: nước 91,7 g, năng lượng 23 kcal, protein 1,6 g, chất béo 0,2 g, cacbohyđrat 3,7 g, chất xơ 2,2 g, Ca 30 mg, Mg 10 mg, P 35 mg, Fe 0,3 mg, Zn 0,1 mg, hàm lượng nhỏ caroten, thiamin (vitamin B1) 0,11 mg, lượng nhỏ riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3) 0,3 mg, folate 82 μg, vitamin C (axit ascorbic) 43 mg và một số chất khác[1]. Rau cải mèo là một loài thuộc họ cải (họ cải còn gọi là họ Thập tự, có danh pháp khoa học là Brassicaceae). Rau cải mèo là một loại rau địa phương, là đặc sản của vùng Tây Bắc Việt Nam. Đồng là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, con người và động vật. Trong cơ thể con người, đồng tồn tại ở dạng Cu(I) và Cu(II), trong đó chủ yếu là dạng Cu(II). Đồng là một thành phần chức năng của một số enzyme cơ bản. Nồng độ đồng cao được tìm thấy trong cơ thể của các bệnh nhân: tắc ngẽn đường mật, khối u, bệnh xơ gan, Wilson và một số bệnh khác [2,3]. Hàm lượng đồng tổng trong cơ thể người vào khoảng 75 – 100 mg [4]. Cải mèo và su hào là hai loại rau được sử dụng nhiều trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Thành phố Sơn La nhiều khu vực trồng rau đang bị đe dọa ô nhiễm bởi chất thải của các khu dân cư cùng với việc sử dụng phân bón một cách thiếu khoa học dẫn đến một số loại nông sản trong đó có rau cải mèo, su hào có thể có hàm lượng đồng vượt quá giới hạn cho phép. Có một số phương pháp được áp dụng để xác định kim loại đồng như: phân tích kích hoạt nơtron (neutron activation analysis: NAA), cực phổ, von-ampe hòa tan anot (Anodic

21

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 stripping voltammetry: ASV), hấp thụ phân tử, plasma cảm ứng ghép phổ phát xạ nguyên tử (inductively coupled plasma atomic emission spectrometry: ICP-AES), quang phổ hấp thụ nguyên tử (atomic absorption spectrometry: AAS) và một số phương pháp khác[5]. Trong đó, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là phương pháp có độ chọn lọc cao, độ nhạy cao, độ lặp lại tốt, thời gian phân tích ngắn, phù hợp với phân tích hàm lượng nhỏ kim loại trong mẫu[6]. Máy móc: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức, cân phân tích Statorius có độ chính xác  0,1mg; máy cất nước, tủ sấy.

Hóa chất: Dung dịch HNO3 65-68%, dung dịch H2SO4 98%, KNO3, các hóa chất đều thuộc loại tinh khiết phân tích (PA). 2.2. Lấy mẫu Chúng tôi đã lập bản đồ lấy mẫu rau cải mèo và su hào trên địa bàn Thành phố Sơn La. Mười mẫu cải mèo và mười mẫu su hào được lấy, cho vào túi bóng, ghi kí hiệu, đem về phòng thí nghiệm để xử lí ngay. Bảng 1. Địa điểm lấy các mẫu rau cải mèo và su hào khu vực Thành phố Sơn La STT Mẫu rau Kí hiệu Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy mẫu

Vườn rau nhà bà Lèo Thị Thương 1 Cải mèo 1 CM1 03/03/2014 Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Lò Văn Cu 2 Cải mèo 2 CM2 03/03/2014 Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Vũ Hồng Long 3 Cải mèo 3 CM3 03/03/2014 Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Hoàng Thị Thu 4 Cải mèo 4 CM4 03/03/2014 Bản Dửn – Chiềng Ngần Vườn rau nhà bà Lò Thị Miêng 5 Cải mèo 5 CM5 03/03/2014 Bản Cọ - Chiềng An Vườn rau nhà bà Lò Thị Linh 6 Cải mèo 6 CM6 05/03/2014 Bản Cọ - Chiềng An Vườn rau nhà bà Quàng Thị Ing 7 Cải mèo 7 CM7 05/03/2014 Bản Cọ - Chiềng An Vườn rau nhà bà Lù Thị Thanh 8 Cải mèo 8 CM8 05/03/2014 Bản Cá – Chiềng An Vườn rau nhà bà Lù Thị Diệu Linh 9 Cải mèo 9 CM9 05/03/2014 Bản Cá – Chiềng An Vườn rau nhà bà Lù Thị Phương 10 Cải mèo 10 CM10 05/03/2014 Bản Cá – Chiềng An Vườn rau nhà bà Hoàng Thị Hà 11 Su hào 1 SH1 10/03/2014 Tổ 2 – Chiềng Sinh

22

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Vườn rau nhà bà Cà Thị Loan 12 Su hào 2 SH2 10/03/2014 Tổ 2 – Chiềng sinh Vườn rau nhà bà Đỗ Thị The 13 Su hào 3 SH3 10/03/2014 Tổ 8 – Chiềng Sinh Vườn rau nhà ông Trịnh Tam Lang 14 Su hào 4 SH4 10/03/2014 Tổ 8 – Chiềng Sinh Vườn rau nhà bà Hoàng Thị Lan 15 Su hào 5 SH5 10/03/2014 Tổ 8 – Chiềng Sinh Vườn rau nhà bà Lê Thị Liên 16 Su hào 6 SH6 17/03/2014 Tiểu Khu 2 – Chiềng Cơi Vườn rau nhà bà Phạm Thị Hồng 17 Su hào 7 SH7 17/03/2014 Tiểu Khu 3 –Chiềng Cơi Vườn rau nhà bà Cà Thanh Xuân 18 Su hào 8 SH8 17/03/2014 Tiểu khu 3 – Chiềng Cơi Vườn rau nhà bà Nguyễn Thị Nghĩa 19 Su hào 9 SH9 17/03/2014 Bản Mé – Chiềng Cơi Vườn rau nhà ông Lò Văn Viên 20 Su hào 10 SH10 17/03/2014 Bản Mé – Chiềng Cơi 2.3. Quy trình xử lí mẫu Chúng tôi đã lựa chọn phương pháp vô cơ hóa ướt để xử lí mẫu. Mẫu rau được rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, đem đi cân khối lượng mẫu tươi (lấy mỗi mẫu 100 gam). Sau đó sấy mẫu ở 80oC đến khối lượng không đổi. Quy trình vô cơ hóa ướt: Cân 5 gam mẫu khô đã xay thành bột, sau đó chuyển vào cốc, tẩm ướt bằng 2 ml nước cất hai lần, thêm 60 ml HNO3 63-68%, 5 ml dung dịch KNO3

5% và 2 ml dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều, ngâm khoảng 8 tiếng. Cho vào bình Kendan, đun trên bếp điện, trong hệ thống Kendan cho đến khi hết màu, tạo dung dịch trong suốt. Sau đó chuyển hết mẫu ra cốc, làm bay hơi hết axit, đến còn muối ẩm, định mức bằng HNO3 2% (nếu muối không tan hết thì thêm 1-2 ml dung dịch HNO3 63-68%) trong bình 100 ml. 2.4. Xác định hàm lượng đồng Đo nồng độ đồng bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng kĩ thuật ngọn lửa (FAAS) theo phương pháp đường chuẩn. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các thông số tối ưu của máy và điều kiện nguyên tử hóa tối ưu đối với phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của đồng Các thông số tối ưu của máy và điều kiện nguyên tử hóa tối ưu đối với phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của đồng được trình bày trong bảng 2.

23

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 2. Các điều kiện tối ưu đối với phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của đồng STT Các thông số máy Đồng

1 Bước sóng hấp thụ 324,8 nm

2 Cường độ dòng đèn 80% Imax

3 Bề rộng của khe đo 1,2 nm

4 Chiều cao đầu đốt 6 mm

5 Chế độ bổ chính nền BGC-D2

6 Tốc độ không khí nén 15 lít/phút

7 Tốc độ khí axetilen 50 lít/giờ

3.2. Kết quả xác định hàm lượng kim loại đồng trong mẫu

- Tính hàm lượng đồng trong 5 gam mẫu khô (100 ml dung dịch sau khi phá mẫu). C.V m1 = (mg ) 1000 - Tính hàm lượng đồng trong 100 gam mẫu tươi (tương ứng với m gam mẫu khô).

m1 .m. m2 = (mg) 5 - Tính hàm lượng đồng trong 1000 gam (1 kg) mẫu tươi.

m2 .1000 m3 = (mg/ kg tươi) 100

Bảng 3. Hàm lượng đồng trong mẫu cải mèo và su hào

Nồng độ C Hàm lượng đồng (m3) STT Mẫu m1 (mg) m2 (mg) (mg/l) (mg/kg tươi) 1 CM1 0,4499 0.04499 0,09508 0,9508

2 CM2 0,4337 0,04337 0,09414 0,9414

3 CM3 0,4920 0,04920 0,09838 0,9838

4 CM4 0,4027 0,04027 0,08057 0,8057

5 CM5 0,3631 0,03631 0,07832 0,7832

6 CM6 0,4825 0,04825 0,1027 1,0270

24

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

7 CM7 0,4108 0,04108 0,0844 0,8440

8 CM8 0,4497 0,04497 0,0962 0,9624

9 CM9 0,3873 0,03873 0,0813 0,8130

10 CM10 1,223 0.1223 0,2452 2,4520

11 SH1 0,2368 0,02368 0,0437 0,4370

12 SH2 0,2896 0,02896 0,0552 0,5520

13 SH3 - - - -

14 SH4 0,2717 0,02717 0,0534 0,5340

15 SH5 0,1805 0,01805 0,0341 0,3410

16 SH6 0,2017 0,02017 0,0388 0,3880

17 SH7 0,3322 0,03322 0,0638 0,6380

18 SH8 0,1887 0,01887 0,0346 0,3460

19 SH9 0,1924 0,01924 0,0367 0,3670

20 SH10 0,2679 0,02679 0,0531 0,5310

Chú thích: Dấu “-” hàm lượng nằm dưới giới hạn xác định Từ kết quả thu được, chúng ta rút ra nhận xét: Đối với các mẫu rau cải mèo: mẫu CM5 có hàm lượng đồng thấp nhất là 0,7832 mg/kg tươi. Mẫu CM10 có hàm lượng đồng lớn nhất là 2,4520 mg/kg tươi. Đối với 9 mẫu cải mèo (trừ mẫu CM10) có hàm lượng đồng dao động trong khoảng từ 0,7832 mg/kg tươi đến 1,0270 mg/kg tươi. Riêng mẫu CM10 có hàm lượng đồng cao hơn nhiều so với các mẫu khác (từ 2,38 đến 3,13 lần). Hàm lượng đồng trong mẫu CM10 cao hơn trong các mẫu khác có thể do một số nguyên nhân như: đất trồng chứa nhiều kim loại đồng, nước tưới chứa nhiều đồng hoặc do bón nhiều phân vi lượng. Đối với các mẫu su hào: Hàm lượng đồng trong các mẫu trong khoảng từ 0,3410 mg/kg tươi đến 0,6380 mg/kg tươi. Mẫu SH3 hàm lượng đồng nằm dưới ngưỡng phát hiện. Hàm lượng đồng lớn nhất trong mẫu 0,6380 mg/kg tươi.

25

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

So sánh hàm lượng đồng trong các mẫu cải mèo và su hào nhận thấy: Hàm lượng đồng trong rau cải mèo cao hơn hàm lượng đồng trong các mẫu su hào. Theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, quy định hàm lượng kim loại đồng tối đa trong rau là 30 mg/kg tươi, hàm lượng kim loại kẽm tối đa trong rau là 40 mg/kg tươi [6]. So sánh với tiêu chuẩn theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT, hàm lượng đồng trong các mẫu rau cải mèo và su hào đều nằm trong giới hạn cho phép. 4. Kết luận Với mục đích xác định hàm lượng đồng trong các mẫu cải mèo và su hào, chúng tôi lấy mẫu theo TCVN 9016:2011 đã lấy được mười mẫu rau cải mèo và mười mẫu su hào. Xử lí mẫu theo phương pháp vô cơ hóa ướt và đo hàm lượng đồng trên máy AAS – ZEEnit 700. Kết quả phân tích hàm lượng Cu trong các mẫu rau cải mèo và nằm trong khoảng từ 0,7832 mg/kg đến là 2,4520 mg/kg. Đối với các mẫu su hào hàm lượng đồng có giá trị từ 0,3410 mg/kg đến 0,6380 mg/kg. So sánh với quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT, rút ra kết luận hàm lượng đồng trong các mẫu rau đều nằm trong giới hạn cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PROTA (2004), Plant Resources of Tropical Africa: Vegetables. GJH Grubben, OA Denton (Editors). PROTA Foundation, Netherlands/Backhuys Publishers, Leiden, Netherlands/CTA Wageningen, Netherlands. pp. 144-145. [2]. M. Angelova, S. Asenova, ,V. Nedkova, R. Koleva-Kolarova (2011), copper in human organism, Trakia Journal of Sciences, Vol. 9, No 1, pp 88-98. [3]. Inmaculada Yruela (2005), Copper in plants, Brazilian Journal of Plant Physiology, vol.17, no.1, pp. 145-156. [4]. Willis MS, Monaghan SA, Miller ML, McKenna RW, Perkins WD, et al (2005), Zinc-induced copper deficiency: a report of three cases initially recognized on bone marrow examination, Am J Clin Pathol 123: pp. 125-131. [5]. S. Yalҫin, H. Filik, R. Apak (2012), Speciation Analysis of Manganese in Tea Sample Using Flame Atomic Absorption Spectrometry after Cloud Point Extraction, Journal of Analytical Chemistry, Vol. 67, No. 1, pp. 47–55. [6]. Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. [7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2007.

26

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

DETERMINATION OF COPPER CONTENT IN CAI MEO AND KOHLRABI SAMPLES USING FLAME ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETRY Le Sy Binh, MA1, Bui Thi Van2, Phan Thi Yen2, Tran Thi Hang2, Nguyen Thi Thoa2 and Bui Thi Linh2 1Faculty of and Chemistry 2Class of K52 Pedagogical Chemistry Abstract: Copper content in cai meo samples (a kind local vegetable) and kohlrabi samples was determined using flameatomic absorption spectrometry (FAAS). A mixture of nitric acid, sulfuric acid and potassium nitrate was used to convert the organic compounds in samples into inorganic matter, in addition to the selective optimum conditions for copper analysis. Standard curve method was applied to determine the copper content in the ten samples of cai meo and ten samples of kohlrabi. Keywords: FAAS, copper content, cai meo, kohlrabi, Son La city.

Một số hình ảnh đo đồng

Hình ảnh đo đồng mẫu rau cải mèo 10 Hình ảnh đo đồng mẫu su hào 1

27

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA VÀ SỬ DỤNG THUỐC HAN – DETRIL - B TRONG ĐIỀU TRỊ

ThS. Lê Xuân Tùng Khoa Nông Lâm Tóm tắt: Tôi đã tiến hành kiểm tra và theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan 152 con bò ở 3 xã: Mường Khiêng, Long Hẹ, Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò ở xã Mường Khiêng là 39,13%, xã Long Hẹ là 61,82, xã Co Mạ là 41,18%.Cường độ nhiễm sán lá gan đa số là ở thể nhẹ (+) là 73,97%, thể trung bình là 17,81%, thể nặng là 2,74%.Tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần theo lứa tuổi tuổi bò càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng nặng. ở giai đoạn bò ≤ 2 thì tỉ lệ nhiễm là 12%, ở giai đoạn bò ≥ 8 tỉ lệ nhiễm là 72,41%. .Tính biệt khác nhau thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan cũng khác nhau. Ở bò đực là 46,27 %, bò cái là 49,41 %. Qua việc sử dụng thuốc tẩy Han-dertil - B để tẩy sán lá gan cho bò cho thấy thuốc có hiệu lực cao đạt 97,5%, độ an toàn cao. Từ khóa: Sán lá gan, Han- Detril- B.

1. Đặt vấn đề Thuận Châu là một huyện miền núi nằm phía Tây bắc của tỉnh Sơn La có diện tích là: 1.535,07km2 với lợi thế về đất đai, với nhiều vùng tiểu sinh thái, nhân dân trong vùng có truyền thống chăn nuôi lâu đời. Những năm gần đây nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tiếp cận cơ chế thị trường, lợi thế phát triển chăn nuôi ở nhiều địa phương trong vùng được phát huy, tác động mạnh mẽ vào vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn mang lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho người nông dân và doanh nghiệp. Nhiều vùng chú trọng chăn nuôi đại gia súc, số lượng đàn gia súc tăng khá nhanh qua các năm. Phương thức chăn nuôi chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Số trang trại với quy mô hợp lý ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù ngành chăn nuôi trâu bò của huyện đã đạt được những thành công, tuy nhiên nó còn gặp không ít những khó khăn, thách thức như vấn đề giống, nguồn thức ăn và dịch bệnh trong đó dịch bệnh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay dịch bệnh vẫn thường xuyên sảy ra trên đàn trâu bò của huyện gây ra những thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Trong đó bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng thường gặp ở bò, bệnh tiến triển chậm với những biểu hiện không rõ ràng, không gây chết hàng loạt nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng và phát triển của bò, tác động xấu đến chất lượng và số lượng của sản phẩm. Để phát huy tiềm năng chăn nuôi gia súc của vùng, một trong những vấn đề cần giải quyết là vấn đề dịch bệnh, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan ở bò tại một số xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và sử dụng thuốc Han - Detril - B trong điều trị ”.

28

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Thực trạng chăn nuôi bò tại một số xã của huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La 2.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan bò tại một số xã của huyện Thuận Châu- Tỉnh Sơn La 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng chăn nuôi bò tại một số xã của huyện Thuận Châu,tỉnh Sơn La - Trực tiếp quan sát và kết hợp hỏi chủ gia súc 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan bò tại một số xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Phương pháp xác định cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm + Phương pháp lấy mẫu phân và bảo quản : Lầy phân ngẫu nhiên tại các hộ nông dân, mẫu phân được lấy vào buổi sáng sớm khi trâu vừa thải ra hay lấy trực tiếp qua trực tràng. Mẫu được cho vào túi nilon và ghi rõ tên chủ hộ, tính biệt, tuổi thể trạng của bò, tên xã. + Phương pháp kiểm tra mẫu xác định tỷ lệ nhiễm sán: Mẫu phân được kiểm tra bằng phương pháp lắng cặn tìm trứng + Phương pháp xác định cường độ nhiễm: Xác định cường độ nhiễm sán lá bằng phương pháp đếm trứng Me. Master (Đếm số trứng/g phân trên buồn đếm me. Master theo tài liệu của Jorgen Hansen và cs (1994). Cường độ nhiễm sán lá gan được quy định như sau: Nếu không tìm thấy trứng sán lá gan là (-) tính Nếu trung bình có < 150 trứng/g phân là (+) nhiễm nhẹ Nếu trung bình có > 150- 300 trứng/g phân là (++) nhiễm trung bình Nếu trung bình có >300- 500 trứng/g phân là (+++) nhiễm nặng Nếu trung bình có trên 500 trứng /g phân là (++++) nhiễm rất nặng - Hiệu lực của thuốc Han - Dertil - B Sau khi xét nghiệm phân phát hiện những con bò bị nhiễm sán lá gan ta tiến hành chọn ra một số con rồi dùng thuốc Han - Dertil - B tẩy, sau 15 ngày đến 1 tháng ta tiến hành xét nghiệm lại mẫu phân của những con bò đã dùng thuốc tẩy tìm trứng sán và đếm số lượng trứng sán/g phân. - Độ an toàn của thuốc Để đánh giá độ an toàn của thuốc, tôi tiến hành theo dõi trạng thái sinh lý và các phản ứng của bò sau khi dùng thuốc 20 - 30 phút rồi so sánh các chỉ tiêu theo dõi trước khi dùng thuốc.

29

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện (2008) 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi và công tác thú y ở một số xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Bảng 3.1 Thực trạng chăn nuôi, công tác thú y tại 3 xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn la

Biện pháp áp dụng

Diễn giải Tiêm Có chuồng Vệ sinh Không có Không tiêm Thu gom phòng vac trại hợp tốt chuồng chuồng phòng vac phân ủ xin, tẩy vệ sinh trại trại riêng xin, tẩy sán sán lá gan Số hộ 144 144 144 144 144 144 điều tra Số hộ 12 50 3 100 60 84 áp dụng Tỷ lệ 8,33 34,72 2,08% 69,44% 41,67 58,33 Qua bảng ta thấy thực trạng chăn nuôi và công tác thú y tại ba xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La còn nhiều hạn chế. Phần lớn các hộ chăn nuôi bò chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, khâu vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại còn yếu kém(8,33% hộ có chuồn trại hợp vệ sinh), tỷ lệ hộ tham gia tiêm phòng bệnh cho bò còn chưa cao(chiếm 41,67% hộ tiêm phòng), chỉ có một số ít hộ thu gom phân và tham gia tiêm phòng tây sán cho bò. 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò tại một số xã huyện Thuận Châu Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bệnh sán lá gan ở bò tại 3 xã của huyện Thuận Châu Cường độ nhiễm Số bò Số bò Ðịa kiểm nhiễm + ++ +++ điểm Tỷ lệ tra (con) (xã) (%) N Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ (con) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

Mường a a 46 18 39,13 12 66,67 5 27,78 1 5,56 Khiêng Long Hẹ 55 34 61,82b 25 73,53a 7 20,59 2 5,88 Co Mạ 51 21 41,18a 17 80,95 4 19,05 0 0 Tính 152 73 48,02 54 73,97 16 21,92 3 4,11 chung (Theo hàng dọc các số có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

30

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Qua bảng ta thấy: Về tỷ lệ nhiễm: trong tổng số 152 bò kiểm tra có 73 con bò bị nhiễm sán lá Fasciola, tỷ lệ nhiễm là 48,02% biến động theo các xã từ 39,13 - 61,82%. Trong đó nơi có tỷ lệ nhiễm sán lá cao nhất là xã Long Hẹ 61,82%, sau đó đến xã Co Mạ 41,18%, nơi có tỷ lệ thấp nhất là Mường Khiêng 39,13% Về cường độ nhiễm: Bò nuôi ở ba xã chủ yếu nhiễm ở thể nhẹ (73,97%) và cường độ trung bình (21,92%). 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo lứa tuổi Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo lứa tuổi Cường độ nhiễm Độ tuổi Số bò Số bò Tỷ lệ + ++ +++ bò kiểm nhiễm (%) (năm) tra (con) n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ (con) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

≤ 2 25 3 12,00a 3 100 0 0 0 0 2 - 5 51 21 41,18b 19 90,48 2 9,52 0 0 5 - 8 47 28 59,57c 22 78,57b 5 17,86b 1 3,57 ≥ 8 29 21 72,41c 10 47,62c 9 42,86c 2 9,52 Tính 152 73 48,03 54 73,97 16 21,92 3 4,11 chung (Theo hàng dọc các số có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Qua bảng ta thấy: Bò có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan tăng dần theo độ tuổi, tuổi bò càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng nặng. ở giai đoạn bò ≤ 2 thì tỉ lệ nhiễm là 12%, ở giai đoạn bò ≥ 8 tỉ lệ nhiễm là 72,41%. 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo tính biệt Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo tính biệt Cường độ nhiễm Tính Số bò Số bò Tỷ lệ + ++ +++ biệt kiểm nhiễm (%) tra (con) N Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ (con) (con) (%) (%) (%) Đực 67 31 46,27a 23 74,19a 7 22,58a 1 3,23 Cái 85 42 49,41a 31 73,81a 9 21,43a 2 4,76

Tính 152 73 48,03 54 73,97 16 21,92 3 4,11 chung (Theo hàng dọc các số có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Qua bảng trên ta thấy:

31

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bò cái và bò đực có tỷ lệ và cường độ nhiễm chênh lệch nhau không đáng kể. Ở bò đực là 46,27 %, bò cái là 49,41 %. 3.5. Hiệu lực của thuốc Han-dertil-B

Bảng 3.5 Hiệu lực của thuốc Han-dertil-B Trước tẩy Sau tẩy Hiệu lực tẩy (%) Tên thuốc Số con Cường độ Số con Cường độ nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm 30 Nhẹ (+) 0 Âm tính (-) 100 Trung bình 7 0 Âm tính (-) 100 Han-dertil-B (++) 3 Nặng (+++) 1 Nhẹ (+) 66,67 Tổng 40 1 97,5

3.6. Độ an toàn của thuốc Bảng 3.6 Độ an toàn của thuốc

Chỉ tiêu theo dõi Số bò STT ÐVT Trước tẩy Sau tẩy dõi theo dõi

1 Nhiệt độ 0C 5 38,66 ± 0,11 38,71 ± 0,06 2 Tần số hô hấp Lần/phút 5 18,25 ± 0,43 19,25 ±0,26 3 Nhu động dạ cỏ Lần/5 phút 5 9,62 ± 0,28 9,75 ± 0,17 4 Mạch đập Lần/phút 5 59,12 ±0,12 60,5± 0,92 Qua bảng ta thấy: Thuốc Han-dertil - B rất an toàn cho gia súc. Khi dùng thuốc tẩy cho bò thì các chỉ tiêu theo dõi trước và sau khi tẩy thay đổi không đáng kể. 4. Kết luận Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan trên 152 con bò ở 3 xã: Mường Khiêng, Long Hẹ, Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, kết quả cho thấy: - Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò ở xã Mường Khiêng là 39,13%, xã Long Hẹ là 61,82, xã Co Mạ là 41,18%. - Cường độ nhiễm sán lá gan đa số là ở thể nhẹ (+) là 73,97%, thể trung bình là 17,81%, thể nặng là 2,74%. - Tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần theo lứa, tuổi bò càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng nặng. ở giai đoạn bò ≤ 2 thì tỉ lệ nhiễm là 12%, ở giai đoạn bò ≥ 8 tỉ lệ nhiễm là 72,41%. - Tính biệt khác nhau thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan cũng khác nhau. Ở bò đực là 46,27 %, bò cái là 49,41 %. - Qua việc sử dụng thuốc tẩy Han-dertil - B để tẩy sán lá gan cho bò cho thấy thuốc có hiệu lực cao đạt 97,5%, độ an toàn cao.

32

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Một số hạn chế của đề tài: - Tôi mới điều tra, khảo sát được trên địa bàn 3 xã của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Dung lượng mẫu điều tra còn ít do vậy kết quả chưa đánh giá được một cách khách quan tình hình nhiễm sán lá gan trên địa bàn huyện. 5. Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu, bà con nông dân và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình cùa PGS.TS. Phan Đình Thắm đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2003. [2]. Vũ Đức Hạnh (2009), “Tỷ lệ trâu, bò thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu, bò ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trừ ”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp Hà Nội, trang 22-40. [3]. Nguyễn Hữu Hưng (2011) “Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại mốt số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVIII, số 2, trang 35. [4]. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 53-62.

SURVEY OF FASCIOLIASIS INFECTION SITUATION IN CASTLE AT SOME COMMUNES OF THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE AND USING OF HAN-DERTRIL - B MEDICINE FOR TREATMENT Le Xuan Tung M.A Faculty of Agriculture and Forestry Summary: The situation of fascioliasis in152 cattles at 3 communes: Muong Khieng, Long He, Co Ma of Thuan Chau district Son La province was observed and examined. Result: Fascioliasis rate in cattles at Muong Khieng commune is 39,13%, Long He commune is 61,82%, Co Ma commune is 41,18%. The intensity of the deasea is mostly in hight level (73,97%), average level ( 17,81%), heavy level (2,74%). Fascioliasis rate inscrease according to age. The older the cattle , the more serious the infection prevalence is . For the cattle under 2 years old the infection prevalence is 12%, whereas 8 years old cattle, that infection prevalence is 72.41%. There is not so much different of infection between bull( 46,27%) and cow( 49,41%). Using ‘Han- Detril- B’ to treat fascioliasis is considered high effient (97,5%) with high safety. Keyword: Fascioliasis, Han- Detril- B.

33

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

BỐN TRỤ CỘT CỦA GIÁO DỤC THẾ KỈ XXI

ThS. Phan Thị Vóc Bộ môn Tâm lý - Giáo dục Tóm tắt: Giáo dục là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của mỗi cá nhân nhưng chưa đủ để giúp họ làm việc đáp ứng yêu cầu của xã hội trong suốt cả cuộc đời. Xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, khối lượng thông tin ngày càng lớn, đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tự học, tự bồi dưỡng cho mình về vốn hiểu biết, về chuyên môn nghiệp vụ, về kĩ năng làm việc theo nhóm, về khả năng giao tiếp và thể hiện năng lực bản thân. Vì vậy, mỗi cá nhân phải học tập suốt đời, học tập dựa trên bốn trụ cột chính: học để biết; học để làm; học cùng chung sống, học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình. Từ khóa: Học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học cách sống với người khác, học để tự khảng định mình, giáo dục, học tập, học tập suốt đời, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, tự học, tự nghiên cứu, trình độ chuyên môn. 1. Đặt vấn đề Thế kỉ XXI là thế kỉ của một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức, giáo dục vừa phải cung cấp tri thức, vừa phải hướng dẫn cách làm, làm sao trong dòng chảy thông tin ngày càng lớn mà mỗi con người vẫn đủ sức định hướng được trong đó và xã hội trở thành xã hội học tập. Báo cáo “Học tập – của cải nội sinh” của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO viết: “Giáo dục phải thường xuyên cung cấp những bản đồ của toàn cục thế giới luôn náo động và phải cung cấp la bàn tìm đường đi trong thế giới đó. Dạy và học ở trường cần tri thức, kĩ năng và thái độ để sao ra đời vừa làm được việc, vừa tiếp tục học suốt đời mới có thể thích nghi với thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau”. Những vấn đề về toàn cầu hóa, hội nhập khu vực, mong muốn được khẳng định về bản sắc dân tộc, những đòi hỏi sự tôn trọng đa dạng văn hóa, sự xuất hiện các mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa cạnh tranh và bình đẳng, giữa bùng nổ kiến thức và năng lực tiếp thu, … được đặt ra. Giáo dục với tư cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển xã hội cần phải đáp ứng được các xu hướng lớn đó, việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường với một thời gian nhất định không đủ để vận dụng cho suốt cả cuộc đời. Giáo dục suốt đời đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên, việc học tập phải được tiến hành liên tục, đảm bảo cho mỗi người tiếp thu được lượng kiến thức mới trong suốt cuộc đời. Thời gian học tập ở nhà trường không phải là duy nhất để có được hiểu biết; người học có thể thu nhận và xử lý thông tin do xã hội cung cấp trong suốt cuộc đời mình bằng phương pháp tự học. Học tập suốt đời là một định hướng mới chuyển từ cách tiếp cận dạy là chính sang cách tiếp cận học là chính. Với cách tiếp cận học là chính, người dạy giữ vai trò là người hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo; còn người học tích cực, chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức bằng nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau. Muốn vậy, giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột chính là: học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình.

34

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI 2.1. Học để biết Học tập là con đường cơ bản nhất, tất yếu mở mang tri thức cho con người. Học để biết ở đây là người người học quá trình học tập của mình phải biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu tri thức, biết tạo lập và sử dụng thành thạo tri thức như là các công cụ tâm lý. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người học cần phải có một trình độ tri thức đủ rộng, đó là những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại và vốn hiểu biết sâu sắc về một số lĩnh vực có lựa chọn. Tri thức phổ thông cơ bản là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Những tri thức này khi cung cấp cho học sinh phải là những tri thức hiện đại, phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, văn hóa, phù hợp với chân lý khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những tri thức này chính là những công cụ, những phương tiện cần thiết giúp cho con người có thể phân tích, phê phán, có tư duy độc lập, phát hiện, phát minh những điều mới mẻ. Việc học tập vừa là phương tiện, vừa là mục đích. Là phương tiện: học tập giúp con hiểu được môi trường sống và học tập của mình, để sống cho đúng với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội, phát triển kĩ năng nghề nghiệp và giao tiếp. Là mục đích: học tập đem lại sự thỏa mãn nhu cầu hiểu được, biết được, phát minh, phát hiện, có khả năng phê phán và có ý kiến của riêng mình. Quá trình giáo dục trong nhà trường cần hướng dẫn cho học sinh ngay từ nhỏ phương pháp học tập và chừng mực nào đó cả phương pháp nghiên cứu khoa học. Càng lên cấp học cao hơn, càng phải đòi hỏi cho học sinh mức độ tự học, tự nghiên cứu cao hơn. Trong thời đại bùng nổ thông tin, học tập trong nhà trường vẫn giữ vai trò chủ đạo giúp học sinh nắm bắt được nội dung tri thức. Dạy học trong nhà trường chỉ đem lại kết quả khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời. 2.2. Học để làm Trên cơ sở vốn hiểu biết, cần rèn luyện cho học sinh hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, đáp ứng yêu cầu “đào tạo đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, năng động và sáng tạo”. Học để làm là thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn đời sống Kĩ năng là năng lực tự giác hoàn thành một hoạt động nhất định, dựa trên sự hiểu biết và vận dụng những tri thức tương ứng. Kĩ xảo là năng lực thực hiện một cách tự động hóa một thao tác hay một công việc nhất định, nó thể hiện sự thành thạo trong hoạt động của con người. Xã hội đòi hỏi ở con người những kĩ năng ngày một cao hơn, đó là kĩ năng làm việc theo nhóm, theo đội, trong đó mỗi cá nhân có một nhiệm vụ rất đặc thù, đồng thời phải có

35

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 hành vi xã hội, có sáng kiến và luôn luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức, cạnh tranh giải quyết các mâu thuẫn. Trong quá trình sản xuất mới không còn tuyệt đối hóa kĩ năng nghề nghiệp, mà vai trò của trình độ chuyên môn của từng người ngày càng được đề cao. Trình độ chuyên môn bao gồm tri thức, công nghệ và kĩ năng sống theo nghĩa rộng, nhất là khả năng giao tiếp, hợp tác, điều hành. Trên cơ sở đó, giáo dục phải hình thành các năng lực của người lao động được đào tạo ở trình độ cao, dễ dàng thích nghi, thích ứng với thị trường lao động, thị trường việc làm của xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp của cá nhân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 2.3. Học để chung sống Người học tập phải được tiếp thu một nền giáo dục nhân văn, có nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi theo các giá trị chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử … đảm bảo cuộc sống yên bình, hạnh phúc không chỉ trong gia đình mà còn đối với cộng đồng, với các dân tộc, với các tôn giáo, với các quốc gia khác vì mục đích chung bảo vệ hòa bình của nhân loại. Đây là một trong những vấn đề gay cấn của giáo dục hiện nay. Thế giới hiện nay còn có khá nhiều bạo lực, nhiều mâu thuẫn kéo dài và nhiều cuộc chiến nảy sinh giữa các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo dẫn đến hủy hoại nhân loại. Giáo dục cần phải tác động đến quan điểm, tư tưởng, cách nhìn nhận, phê phán của mỗi người theo những chuẩn mực nhất định để có thể tránh được hoặc giải quyết được các mâu thuẫn dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Bối cảnh thế giới về xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như cơn gió mạnh cuốn hút mạnh mẽ, tác động đến tất cả các quốc gia phát triển và cả các quốc gia đang phát triển. Chính điều này làm cho mối quan hệ của các quốc gia, của mỗi con người ngày càng được mở rộng. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, điều kiện kinh tế dễ nảy sinh những mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc và cá nhân. Người học phải học cách chung sống hòa bình trên mọi phương diện. Mỗi một mối quan hệ là một sự phức tạp, muốn đảm bảo cho mối quan hệ đó tốt đẹp, mỗi người phải được đào tạo trong một môi trường giáo dục có tính nhân văn, có nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi theo các giá trị chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ tính đa dạng của xã hội, của loài người đồng thời cũng có tính thống nhất; cái riêng của xã hội, của loài người đi đôi với cái chung; cần hiểu rõ con người sống phải dựa vào nhau. Cần phải giáo dục trẻ điều này ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời, mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, phải hiểu người khác, phải biết phát hiện ra người khác. Tức là phải giáo dục học sinh có thái độ thiện cảm với người khác, dân tộc khác; có thái độ biết ơn người khác và biết cách đối thoại, tranh luận với người khác. Phải dạy cho trẻ tinh thần hợp tác với người khác, biết làm việc theo nhóm, biết vì mục đích chung; tránh trường hợp trẻ chỉ biết mình, chỉ nhận thấy ưu điểm của mình, mà không nhận thấy vai trò của đồng đội trong hoạt động chung. Cần cho trẻ thường xuyên tham gia vào

36

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 hoạt động mang tính tập thể để giúp trẻ hình thành kĩ năng sống, giúp trẻ biết cách sống với người khác. “Con đường tốt nhất để sống còn, đó là học chung sống với những người khác, học nghe điều người khác nói. Học tập là một đặc trưng mới của cuộc sống. Khoan dung không có nghĩa là “tha thứ” người khác, mà là biết cùng nhau học hỏi, hiểu biết, kính trọng lẫn nhau, hoặc vì sao không nói là cùng nhau chiêm ngưỡng lẫn nhau” – Ph.Mayo, Tổng giám đốc UNESCO đã nói. 2.4. Học để tự khẳng định mình Học để tự khẳng định mình là tạo sự phát triển toàn diện con người với toàn bộ sự phong phú của nhân cách từng người, toàn bộ các hình thái thể hiện mình và các cam kết khác nhau của bản thân với tư cách là một cơ thể người, một thành viên của gia đình và cộng đồng, một người lao động, một người sản xuất, một người sáng chế kĩ thuật và một người có ước mơ sáng tạo; chống lại sự tha hóa con người, khẳng định sự phát triển cá thể, bắt đầu từ một cơ thể dần dần có sự chín muồi nhân cách gắn liền với tác động của giáo dục đi theo cả cuộc đời con người. Giáo dục đóng góp vào sự phát triển toàn diện của con người. Với sự tác động của giáo dục, mỗi người học cần bộc lộ các tiềm năng của cá nhân bắt đầu từ tuổi thơ cho đến suốt cuộc đời của con người. Giáo dục thể kỉ XXI là phải tạo cho người học tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, biết vận dụng những những tri thức ấy trong giao tiếp, trong giải quyết công việc và trong kiểm tra cuộc sống, chủ động đưa ra những ý kiến mới, những sáng kiến hay để sáng tạo, canh tân kinh tế, xã hội. Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi người không học để tự khẳng định mình sẽ bị hòa tan với người khác, với các quốc gia khác. Giáo dục phải đào tạo con người phát triển toàn diện mới giúp người học có khả năng tự khẳng định mình trong giao tiếp, trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. 2.5. Kết luận Giáo dục suốt đời là một xu thế tất yếu cần thiết, vì nó làm giàu tiềm năng của mọi cá nhân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của xã hội. Muốn giáo dục đạt hiệu quả, thì bốn trụ cột của giáo dục phải được chú trọng, giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường, mà mỗi người cần phải tự giáo dục trong suốt cả cuộc đời. Trong nhà trường phổ thông, cần cung cấp cho học sinh những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội, tư duy. Ở bậc cao hơn, trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức khoa học hiện đại về một lĩnh vực khoa học nhất định. Trên cơ sở đó, mỗi người vận dụng những tri thức đã có để tự học hỏi nâng cao trình độ cho bản thân. Việc học tri thức không chỉ dừng lại trong các nhà trường phổ thông, cao đẳng hay đại học, mà cần phải được bồi dưỡng trong suốt cả cuộc đời.

37

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Mỗi người trong quá trình học tập của mình không chỉ học những tri thức lí thuyết, mà cần phải học cách vận dụng những tri thức lý thuyết ấy vào trong quá trình làm việc. Có như vậy, tri thức lý thuyết mới phát huy được hiệu quả. Mỗi giai đoạn lứa tuổi cần hình thành cho người học những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Đặc biệt, sinh viên là những người được đào tạo ở cấp cao gắn liền với một chuyên ngành cụ thể để vận dụng vào trong quá trình lao động càng phải gắn lí thuyết với việc giải quyết các công việc trong hoạt động nghề nghiệp. Học phải đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, khi mà mỗi người muốn thực hiện được tốt công việc của mình cần phải dựa vào người khác, nên phải giáo dục cho học sinh biết cùng chung sống và học cách sống với người khác. Đây là một thách thức đặt ra cho giáo dục, khi mà xã hội hiện nay có rất nhiều mâu thuẫn, nhiều cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. Giáo dục cần phải chú trọng đến việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho người học, tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể để thu hút sự tham gia của các em học sinh, sinh viên. Việc tham gia các hoạt động tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân biết cách giao tiếp với người khác, biết nhìn nhận người khác và biết cách làm việc cùng nhau vì một mục đích chung. Giáo dục trẻ biết cách cùng chung sống phải ngay từ khi trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo chứ không phải đợi trẻ trường thành mới giáo dục điều này. Một nguyên tắc cơ bản của giáo dục là giáo dục phải đóng góp vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá thể; tâm hồn và thể xác, trí tuệ và tình cảm, thái độ đạo đức, tinh thần trách nhiệm cá nhân và các giá trị tinh thần khác. Mọi tồn tại của con người phải được giúp đỡ để phát triển độc lập, có đầu óc phê phán và có ý kiến riêng của mình, tự mình quyết định sự suy nghĩ và hành động, thực hiện suy nghĩ của mình trong các hoàn cảnh sống khác nhau. Như vậy bốn trụ cột của giáo dục luôn luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Muốn làm việc đạt hiệu quả cao, con người phải có tri thức lí thuyết dẫn đường, phải có mối quan hệ tốt với người khác, biết tôn trọng người khác trong công việc, biết bộc lộ khả năng của bản thân, có những suy nghĩ, phán đoán phù hợp, có khả năng sáng tạo; muốn có nhiều hiểu biết, con người phải tham gia vào hoạt động lao động, giao tiếp, tích cực, chủ động, tự giác trong quá trình học tập; muốn chung sống với người khác, con người phải hiểu các chuẩn mực đạo đức, có tri thức, biết cách làm việc, giao tiếp, biết thể hiện mình, biết phê phán đúng mực; muốn tự khẳng định mình, con người phải có vốn hiểu biết sâu rộng, có khả năng làm việc tốt, giao tiếp tốt, biết được năng lực, khả năng của người khác để làm việc cho phù hợp. Vì vậy, trong giáo dục không được tách rời từng trụ cột để giáo dục, mà phải căn cứ vào mỗi lứa tuổi khác nhau có phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục các trụ cột trên cho phù hợp.

38

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Ngọc Bảo - Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, NXB GD. [2]. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB CTQG. [3]. GS.VS Phạm Minh Hạc - PGS.TS Trần Kiều, PSG.TS Đặng Bá Lãm, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên) (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, NXB CTQG. [4]. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2009), Lí luận dạy học đại học, NXB ĐHSP. [5]. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học, tập 1, NXB ĐHSP.

FOUR PILLARS OF 21TH CENTURY EDUCATION Phan Thi Voc M.A Division of Psychology Abstract: Education is the key factor to promote the development of a society. Although education in schools plays a significant role in the development of each individual, it is not sufficient to help him/her meet the requirements of society throughout the lives. Because society always develops and becomes integrated information each person must have ability to be self-taught to foster his understanding, profession, teamwork skills, communicative competences and capability demonstration. Thus, everyone should keep studying during his lifetime on the basis offour primary pillars: learning to know; learning to do; learning to live together, learning to get on with others and learning to assert himself. Keywords: Learning to know, learning to do, learning to live together, learning to get on with others, learning to assert himself, education, learning, lifelong learning, knowledge, skills, the stuff, study, self-study, qualifications.

39

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THUỶ SẢN TỈNH SƠN LA KS. Hồ Văn Trọng, KS. Lê Văn Hà Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đang là một nghề mới tại tỉnh Sơn La, với lợi thế về tiềm năng mặt nước nhờ vào các sông như Sông Đà, Sông Mã, và các dòng suối lớn như suối Nậm Mu, suối Muội, .... đã tạo lên tiềm năng phát triển nghề nuôi cá, tôm cho người dân trong tỉnh. Diện tích mặt nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng qua các năm từ 2.403 ha năm 2010 đến tháng 8/2014 là 2.497 ha; Số cơ sở nuôi cá là 59.389 cơ sở trong đó có 507 lồng bè nuôi trên các sông suối với diện tích 33.697 m3 nước nuôi thuỷ sản. Sản lượng cá khai thác đạt 1.043 tấn; Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 5.410 tấn. Tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của tỉnh Sơn La lớn tuy nhiên dịch vụ nghề cá chưa phát triển; Cần có một quy hoạch phát triển một cách tổng thể và có quản lý. Từ khoá: Thuỷ sản, tỉnh Sơn La.

1. Đặt vấn đề Hồ chứa thuỷ điện Sơn La nằm trên địa bàn tỉnh Sơn La với tổng diện tích khoảng trên 13.000 ha tạo cơ hội cho tỉnh Sơn La phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc điểm của hồ chứa thuỷ điện Sơn La là lòng hồ có dạng lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi cao, đáy hồ sâu. Nguồn lợi thuỷ sản hồ phong phú về giống, loài thủy sinh. Cơ sở thức ăn ngoài sinh vật phù du phát triển, xung quanh hồ còn có thảm thực vật với diện tích hàng trăm ngàn ha rừng, hàng năm cung cấp một lượng lớn các sản phẩm hữu cơ đáng kể cho hồ. Tuy nhiên từ khi hồ thủy điện Sơn La được hình thành, việc tổ chức, quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của hồ chưa được coi trọng. Các bãi cá đẻ tự nhiên của một số loài cá chưa được bảo vệ, nguồn lợi ít được bổ sung hàng năm, khai thác thuỷ sản trong hồ chưa được quản lý, bảo vệ do đó nguồn lợi thuỷ sản trong hồ ngày một suy giảm. Một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng, cá Chiên, cá Anh Vũ, cá Dầm Xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng, sản lượng khai thác thuỷ sản giảm và thu được chủ yếu là các loài ít có giá trị kinh tế như tôm sông, cá Dầu, cá Ngão, cá Mương ... 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tỉnh Sơn La. - Thời gian nghiên cứu: 4/2014 - 8/2014. - Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Sơn La. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu * Nội dung - Điều tra đánh giá thực trạng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tỉnh Sơn La.

40

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

* Phương pháp - Thu thập số liệu từ thứ cấp từ Sở NN & PTNT tỉnh Sơn La; Phòng Nông nghiệp huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai; từ niên giám thống kê tỉnh; các báo cáo dự án thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, các điều tra/nghiên cứu đã triển khai trên địa bàn. - Phương pháp đánh giá, so sánh. 2.3. Kết quả xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên chương trình Minitab 14 và Excel với các tham số thống kê thông thường trong chăn nuôi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Sơn La Theo báo cáo về phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La của tỉnh Sơn La và kết quả thu thập khảo sát cho thấy; diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng tại các xã ven khu vực lòng hồ Thuỷ điện của ba huyện Mường La, Thuận Châu và Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Có 17 xã với 132 bản với chiều dài dọc 2 bên hồ khoảng 204 km (đã có đường nhựa dọc 1 bên hồ). Diện tích mặt hồ khoảng 200 km2, sức chứa 9,26 tỷ m3 nước. Nhiệt độ bình quân nước dưới mặt hồ sâu 4 – 5 m: ngày cao nhất 34,50C (một số ngày trong tháng 5), thấp nhất 120C trong tháng 2 (Bản Nậm Uôn xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai); chênh lệch giữa nhiệt độ không khí với nhiệt độ dưới mặt nước khoảng 7 – 80C (nơi nước sâu nhất khoảng 80 m). Nhiệt độ bình quân trong 3 huyện thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện từ 17 – 280C. Nước trong từ tháng 9 đến tháng 6, nước đục chỉ có một số ngày và một số điểm (do mưa lớn) trên lòng hồ trong tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Bảng 1. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Sơn La ĐVT: ha Năm Huyện Thị 2010 2011 2012 2013 T8/2014 Thành phố Sơn La 117 122,7 130 143 140 Quỳnh Nhai 254 246,5 250 249 269 Thuận Châu 355 350 347 355 358 Mường La 127 130 131 131 133 Bắc Yên 50 52,6 53,1 55 54 Phù Yên 215 214,5 210 199 200 Mộc Châu 114,1 131 166 117 115 Yên Châu 269,9 272,6 275 279 276 Mai Sơn 360 360,5 362,9 308 306 Sông Mã 385 400 406 410 402 Sốp Cộp 156 157,1 156 198 194 Vân Hồ - - - 59 59 Tổng 2.403 2.438 2.487 2.503 2.497 (Nguồn Cục thống kê tỉnh Sơn La 2014) Tổng số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản 59.389 cơ sỏ trong đó số cơ sở nuôi bằng diện tích mặt nước 59.017 cơ sở, số cơ sở nuôi lồng, bè 292 cơ sở; số cơ sở sản xuất giống thuỷ sản 80

41

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 cơ sở. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tính đến tháng 8/2014 2.497ha trong đó. Diện tích nuôi cá 2.470 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản khác (Ba Ba) 13 ha, diện tích ương giống thuỷ sản 14 ha. Số lồng, bè nuôi thuỷ sản 507 cái với thể tích lồng, bè nuôi 33.697 m3. So với cùng kỳ năm trước số cơ sở tăng 1,1% (622 cơ sở); diện tích nuôi thuỷ sản giảm 0,2% (6ha) do bị lụt ngập chưa khắc phục được; số lồng, bè nuôi thuỷ sản giảm (-44 cái), thể tích lồng giảm 2,0% (692m3) nuôi lồng bè giảm do một số nơi nguồn nước bị cạn và ô nhiễm và do các hộ đầu tư nuôi chung mở rộng thể tích nuôi ở Mộc Châu.

Bảng 2. Số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Sơn La năm 2013 và 2014

Loại hình ĐVT 2013 T8/2014 Nuôi bằng DT mặt nước Cơ sở 58.390 59.017 Nuôi lồng, bè Cơ sở 306 292 Sản xuất giống Cơ sở 71 80 Tổng cộng 58.767 59.389 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Sơn La, tháng 10/2014) Sơn La đã nuôi từ năm 1976, cao điểm nhất là năm 1993 Sơn La có 800 lồng đến năm 1995 do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, quá trình chăm sóc quản lý chưa hợp lý, không kiểm soát được dịch bệnh dẫn đến bùng phát bệnh đốm đỏ, lở loét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nuôi cá lồng và khả năng phát triển thêm số lượng lồng nuôi cá. Toàn tỉnh Sơn La hiện nay 306 cơ sở nuôi (2013) và 292 cơ sở nuôi năm 2014 với số lượng lồng bè nuôi cá lồng từ 551 - 507 lồng tại hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La và các sông suối lớn đối tượng nuôi bao gồm cá bản địa như cá Bỗng, cá Chiên, cá Lăng; cá ăn tạp cá Rô phi, cá Chép; cá ăn thực vật cá Trắm cỏ…, các loài cá trên thích hợp với môi trường nước, có khả năng kháng bệnh tốt, có giá trị kinh tế cao. Bảng 3. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2013 và 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2013 T8/2014 Cá các loại Tấn 5.177 5.257 Tôm Tấn 28 29 Thuỷ sản khác Tấn 123 124 Tổng 5.328 5.410 (Nguồn Cục thống kê tỉnh Sơn La 2014) Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 5.410 tấn trong đó sản lượng cá 5.257 tấn, sản lượng tôm 29 tấn, sản lượng thuỷ sản khác 124 tấn. Sản lượng thuỷ sản tăng do các hộ gia đình đầu tư thâm canh và do nhu cầu tiêu dung của hộ gia đình vì nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu vẫn là để cải thiện sinh hoạt của gia đình và chưa được thâm canh trở thành sản xuất hàng hoá; mặt khác tiêu thụ khó khan cũng ảnh hưởng đến sản lượng cá nuôi của toàn tỉnh.

42

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 4. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản và số lượng lồng, bè nuôi cá năm 2013 và 2014 ĐVT 2013 T8/2014 Diện tích nuôi cá Ha 2.462 2.470 Diện tích nuôi tôm Ha 1 - Nuôi trồng thuỷ sản khác Ha 26 13 Ươm, nuôi giống thuỷ sản Ha 14 14 Số lồng, bè Cái 551 507 Thể tích lồng, bè nuôi m3 34.389 33.697 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Sơn La tháng 10/2014) Đánh giá kết quả hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La đang trở thành phong trào trong các xã ven lòng hồ và thu hút nhiều thành phần kinh tế xã hội tham gia. Việc chuyển đổi hướng sản xuất cho người dân tái định cư từ canh tác trên đất sang nuôi trồng thuỷ sản đang là một chủ trương phát triển bền vững ổn định đời sống người dân tái định cư khu vực xung quanh lòng hồ. * Hệ thống sản xuất giống: hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có hệ thống cung ứng giống thuỷ sản của Công ty cổ phần thuỷ sản Sơn La có 3 địa điểm (TP. Sơn La; Tong Cọ - Thuận Châu và Tạ Bú – Mường La). Tuy nhiên, số lượng loài cá giống cung ứng còn hạn chế; hiện công ty mới chỉ có các giống cá phổ biến hay nuôi như: Mè Vinh, Chim Trắng, Trắm, Chép, Rô Phi; nguồn con giống còn hạn chế do đó tự phát rất nhiều các hộ tư nhân tự cung ứng giống cà không đảm bảo chất lượng cho người dân nuôi. * Công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ: Ngành thuỷ sản tỉnh Sơn La đã đưa các tiến bộ mới đến với người dân các kỹ thuật nuôi trong lồng bè; kỹ thuật nuôi các giống cà bản địa; các giống cá có giá trị kinh tế cao cho người dân nuôi. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn các mô hình trình diễn để người dân học tập và nhìn thấy hiệu quả của từng mô hình. * Tín dụng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản: người dân được ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lượng vốn khá lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản khi người dân có nhu cầu. 3.2. Thực trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Sơn La Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Sơn La nói chung và hồ chứa Sông Đà nói riêng rất đa dạng, phong phú và có phần độc đáo. Khi chưa ngăn đập thuỷ điện Hoà Bình, thủy điện Sơn La nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh Sơn La có 123 loài cá thuộc 79 giống của 19 họ và 16 loài động vật đáy như: Cua, lươn, ốc, hến, tôm…(theo điều tra của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I Bắc Ninh). Được chia thành 3 dòng cơ bản là: Cá nhập nội: Mè hoa, Trôi ấn độ, trắm cỏ, Rô phi đơn tính, cá Chim trắng, tôm càng xanh… Cá Đồng bằng Bắc bộ gồm: Mè trắng, Trắm đen, cá Trôi, cá Mương, cá Vền, cá Ngạnh, cá Ngão…

43

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Các loài thuỷ sản đặc trưng cho miền núi Tây Bắc bao gồm: Cá Dầm xanh, cá Anh vũ, cá Bỗng, cá Chiên, cá Lăng, cá Xỉnh, cá Diếc mắt trắng, cá Chép mắt đỏ… Tuy nhiên hiện nay hồ chứa Sông Đà đã giảm sút rõ rệt theo điều tra chỉ còn 74 loài thuộc 37 giống của 5 bộ trong đó có 5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam là: Cá Chày đất, cá Bám đá liền, cá Lăng Chấm, cá Chiên sông, cá Ngạnh. Ghi nhận gần đây đã giảm gần 50% và nhiều loài giảm mạnh về số lượng cá thể. Trong số này, các loài cá di cư từ biển vào không còn xuất hiện tại khu vực nghiên cứu do sự xuất hiện của đập thủy điện Hòa Bình và đập thủy điện Sơn La. Nhiều loại cá trước đây vốn là những giống loài phổ biến trên sông Đà như cá Chày tràng, cá Chày đất, cá Chiên, cá Măng, cá Bỗng, những loài cá cỡ nhỏ đặc trưng cho miền núi như cá Chát, cá Xỉnh, cá Đục, Chạch chấu…, đều có nguy cơ cạn kiệt. Kết quả điều tra qua ngư dân khai thác cho thấy những loại này ít khi gặp trong số lượng cá khai thác được. Nhìn chung thành phần giống loài cá của tỉnh Sơn La những năm gần đây giảm mạnh; nhiều loài có nguy cơ cạn kiệt về số lượng và đang ở trong tình trạng báo động. Nhiều năm qua do tác động của con người như nạn phá rừng, xây dựng các công trình kinh tế làm biến đổi môi trường sinh thái như dòng chảy, độ sâu của mực nước và sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên của một số loài cá đặc biệt là do điều kiện kinh tế xã hội vùng lòng hồ còn nhiều khó khăn, số hộ di vén thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của đồng bào còn hạn chế dẫn đến khai thác đánh bắt tuỳ tiện, khai thác bằng các công cụ gây huỷ diệt như: Chất nổ, xung điện, hoá chất, vó đèn..., làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm. Đây là hình thức khai thác mang tính huỷ diệt, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La. Bảng 5. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2013 và 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2013 T8/2014 Cá các loại Tấn 771 781 Tôm Tấn 142 144 Thuỷ sản khác Tấn 115 118 Tổng 1.028 1.043 (Nguồn Cục thống kê tỉnh Sơn La 2014) Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác được năm 2014 (tính đến tháng 8) là 1.043 tấn trong đó sản lượng cá 781 tấn, sản lượng tôm 144 tấn, sản lượng thuỷ sản khác 118 tấn. So với cùng kỳ năm 2013 tổng sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1,5% (15 tấn) trong đó sản lượng cá tăng 1,3% (10 tấn), sản lượng tôm tăng 1,4% (2 tấn), sản lượng thuỷ sản khác tăng 2,6% (3 tấn). Các loại thuỷ sản này chủ yếu là khai thác ở các vùng lòng hồ mới như hồ thuỷ điện Sơn La, hồ thuỷ điện Hoà Bình và các sông suối lớn như: Sông Đà, Sông Mã, suối Nậm Mu, … một số hộ có sự đầu tư phương tiện và vật dụng đánh bắt thuỷ sản như: đèn điện, xuồng máy, vó bè, lưới, …. Đã làm tăng sản lượng khai thác hàng năm tăng cao.

44

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận Tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của tỉnh Sơn La ngày càng Diện tích NTTS năm 2014 là 2.497 ha. Số lượng lồng bè nuôi cá năm 2014 là 507 lồng. Sản lượng khai thác thuỷ sản 1.043 tấn; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 5.410 tấn. Dịch vụ thuỷ sản nghề cá chưa phát triển trên địa bàn tỉnh Sơn La; Công tác khuyến ngư đã được triển khai để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. 4.2. Đề xuất Cần có một quy hoạch, cơ chế chính sách của tỉnh để quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường mặt nước vùng lòng hồ. Tổ chức sản xuất (nuôi trồng và khai thác) thuỷ sản trên vùng lòng hồ theo một chuỗi giá trị sản phẩm, từ nuôi đến khi sản phẩm ra thị trường tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục thuỷ sản tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo công tác thuỷ sản tỉnh Sơn La năm 2014. [2]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2013), Báo cáo Kết quả hoạt động công tác thuỷ sản năm 2013, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014. [3]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn la (2013), Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của uỷ ban nhân tỉnh Sơn La về việc Phê duyệt đề án khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La.

SURVEY RESULTS ON THE STATUS OF AQUACULTURE AND FISHERIES EXPLOITATION IN SON LA PROVINCE Le Van Ha B.E, Ho Van Trong B.E Faculty of Agriculture and Forestry Abstract: Fresh water aquaculture is a newly introduced farming in Son La province. Having a large area of surface water of Da river, Ma river, and many big streams such as Nam Mu stream, Muoi stream, etc., Son La has advantages of deveploping fish and shrimp farming. The area of surface water used for aquaculture has witnessed a rise from 2,403 ha in 2010 to 2,497 ha in August 2014. The number of fish farming facilities is 59,389, in which there are 507 cages located in streams and rivers, and the area of farming reaches 33,697 m3. Fish productivity is 1,043 ton; productivity of aquaculture is 5,410 ton. Son La province has great potential of developing aquaculture and fisheries large, however fishing services which have not yet beendevelopedis in need of an overall plan to develop and manage . Keywords: Aquaculture, Son La province.

45

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 Th.S. Vũ Thị Sen Khoa Kinh tế Tóm tắt. Trên cơ sở kết quả điều tra trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của nhóm tác giả về vấn đề “Điều tra kết quả việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán Trường Đại học Tây Bắc”, bài báo này thực hiện báo cáo một phần kết quả nghiên cứu của đề tài trên. Bài báo đưa ra kết quả điều tra về tình hình việc làm của số sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Đại học Tây Bắc từ năm 2008 đến năm 2013. Từ đó phân tích, đánh giá về khả năng, cơ hội tìm kiếm được việc làm, cũng như chỉ ra những khó khăn, tồn tại đối với những sinh viên tốt nghiệp chưa tìm kiếm được việc làm hoặc có việc làm không như mong muốn. Đồng thời, bài báo này cũng giúp người đọc có những đánh giá khách quan về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Đại học Tây Bắc. Từ khóa: Điều tra việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán.

1. Mở đầu Bài viết dựa trên số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với 365 phiếu khảo sát phát ra trên 547 sinh viên đã tốt nghiệp, thu về được 122 phiếu (chiếm 33,5% so với số phiếu phát ra), 29 phiếu phỏng vấn phát ra thu về được 17 phiếu (chiếm 57% so với số phiếu phát ra) của các sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 2008 đến năm 2013, tương ứng với các khóa đào tạo từ K45 ĐHKT đến K50 ĐHKT trên địa bàn 3 tỉnh Tây Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014. Kết quả điều tra, khảo sát về số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có việc làm thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1. Kết quả có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Đã có việc Chưa có việc Tỷ lệ có việc Tỷ lệ chưa có Khóa Tổng số làm làm làm (%) việc làm (%)

K45ĐHKT 15 15 0 100 0

K46ĐHKT 10 10 0 100 0

K47 ĐHKT 20 20 0 100 0

K48 ĐHKT 30 30 0 100 0

K49 ĐHKT 7 5 2 71,43 28,57

K50 ĐHKT 40 22 18 55 45

Tổng 122 102 20 83,61 16,39

(Nguồn thống kê từ phiếu khảo sát)

46

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Theo số liệu thống kê từ Bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Đại học kế toán sau khi tốt nghiệp là 83,61%, chưa có việc làm là 16,39%, trong đó số sinh viên tốt nghiệp khóa 45, 46, 47, 48 có tỷ lệ có việc làm là 100%, tỷ lệ có việc làm của K49 là 71,43%, tỷ lệ có việc làm của K50 thấp nhất với 55%. Có thể đánh giá tỷ lệ có việc làm tập trung cao ở những khóa có thời gian tốt nghiệp đến nay là từ 3-6 năm, còn tỷ lệ chưa có việc làm tập trung phần lớn ở K49 và K50, thời gian tốt nghiệp 1-2 năm. Trong số 102 người xin được việc làm ở trên đã cung cấp những thông tin trên phiếu khảo sát cho biết cụ thể về việc làm tìm được và kết quả thông tin đó được thống kê, tổng hợp lại theo từng khía cạnh như sau: Về kênh thông tin xin việc làm: 75% người xin được việc làm thông qua thông tin từ gia đình, bạn bè, người thân, mối quan hệ quen biết, số ít còn lại 25% thông qua tuyển dụng trên báo chí, truyền hình, wesite, không có ai xin được việc thông qua sự hỗ trợ thông tin từ các trung tâm giới thiệu việc làm. Cho thấy sự bất cập trong quá trình xin việc hiện nay vẫn còn nặng về các mối quan hệ quen biết, vô hình chung tạo ra sự chưa công bằng trong cạnh tranh xin việc giữa các sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, còn cho thấy sự yếu kém, chưa thực sự phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn khu vực Tây Bắc. Về lĩnh vực công tác: Xét theo tổng số người xin được việc làm thì chủ yếu người xin việc tập trung vào doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, trong đó khu vực này chiếm 59,84%. Còn trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 40,16%. Khi xét theo từng khóa tốt nghiệp thì khóa 50ĐHKT có tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực ngoài Nhà nước là nhiều nhất (72,5%), còn các khóa trước tỷ lệ này dao động từ 16% đến 40%. Số liệu này cho thấy, những năm trước mắt sinh viên thường xin việc được lĩnh vực ngoài Nhà nước, nhưng về lâu dài sinh viên có xu hướng xin việc trong lĩnh vực Nhà nước với mục đích ổn định công việc và thu nhập. Về chuyên ngành làm việc: Số sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo chiếm phần lớn 50,82%, làm việc gần chuyên ngành 26.23% và làm việc không đúng chuyên ngành 22.95%. Như vậy, đa phần sinh viên học đã được vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc. Tuy vậy, với con số 22,95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm không đúng ngành phải tìm công việc trái ngành cũng cho biết họ gặp nhiều nhiều khó khăn hơn khi bắt đầu tiếp xúc với công việc, những công việc mà học tìm kiếm được thường là những công việc có kỹ năng đơn giản, thu nhập không ổn định. Còn đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn họ mất nhiều thời gian hơn để có thể làm quen và làm tốt công việc được giao, những sinh viên này cho biết: Thông thường họ mất một khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm để có thể làm quen với công việc của mình. Ngoài ra, họ phải đi đào tạo lại để phù hợp với công việc hiện tại. Trong số những sinh viên làm việc không đúng ngành nghề này

47

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 phần lớn có mong muốn sẽ tìm và được chuyển sang công việc đúng ngành nghề được đào tạo. Về thời gian tìm được việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Theo số liệu thống kê thể hiện trong phiếu khảo sát, trong số những sinh viên đã có việc làm, thời gian xin việc của sinh viên chủ yếu dưới 12 tháng chiếm 91,28%, còn lại là trên 12 tháng với 8,82%. Số liệu cụ thể thể hiện trong Bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Thời gian tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp < 3 tháng 3 - 6 tháng 7 - 12 tháng > 12 tháng Khóa SL % SL % SL % SL % Tổng K45 5 33.33 5 33.33 4 26.67 1 6.67 15 K46 2 20 5 50 2 20 1 10 10 K47 8 40 6 30 4 20 2 10 20 K48 9 30 10 33.33 7 23.33 4 13.33 30 K49 0 0 2 40 2 40 1 20 5 K50 5 22.73 9 40.91 8 36.36 0 0 22 Tổng 29 28.43 37 36.27 27 26.47 9 8.82 102 (Theo báo cáo tổng hợp phiếu khảo sát) Theo Bảng 2, có 28,43% sinh viên có thời gian tìm việc dưới 3 tháng, 37,27% sinh viên có thời gian xin việc từ 3-6 tháng, nhóm sinh viên này chủ yếu là các khóa 45, 46, 47, 48 khi tốt nghiệp ra trường vào thời gian thị trường lao động Tây Bắc đang thiếu nhân lực lao động trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Trong đó, có số lượng lớn các em xin được việc ở địa bàn Lai Châu mới thành lập tỉnh, Điện Biên là tỉnh mới chia tách, đang trong quá trình phát triển kinh tế nên có nhu cầu cao về nguồn lao động kinh tế tài chính. Còn lại số sinh viên có thời gian xin việc từ 7 – 12 tháng, trên 12 tháng chủ yếu là sinh viên khóa 49 và 50, thời điểm tốt nghiệp là khi thị trường lao động tài chính kế toán khu vực Tây Bắc đã bão hòa hoặc một số trường hợp từ các khóa trước chưa xin được việc ngay sau khi tốt nghiệp với lý do chưa tìm được việc làm như mong muốn. Về mức độ hài lòng công việc tìm kiếm được: Theo phiếu phỏng vấn có đến 80% người được hỏi cho rằng họ hài lòng với công việc đang làm, còn khoảng 20% người được hỏi trả lời không hài lòng với công việc hiện tại. Trong đó, hầu hết sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm trong khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước cảm thấy hài lòng với công việc mình tìm được với những lý do: Họ được sắp xếp công việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo, có thu nhập ổn định, có khả năng thăng tiến... Còn đa phần những sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm ở khối ngoài Nhà nước cảm thấy chưa yên tâm với công việc mình đang có, do tính chất công việc tìm kiếm được thường không ổn định, thu nhập không cao, đa phần tìm được làm việc không đúng chuyên ngành, có rủi ro về nguy cơ

48

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 mất việc và khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước thường không đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động… Qua trao đổi đối với các sinh viên chưa hài lòng với công việc hiện tại này, nhận thấy các em đều có xu hướng phấn đấu nâng cao năng lực để được đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ghi nhận nhằm nâng cao mức thu nhập hoặc được chuyển sang vị trí công tác thích hợp hơn, hoặc đây thường là những công việc lựa chọn tạm thời và họ có xu hướng sẽ tìm kiếm công việc khác trong khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cũng đồng nhất thể hiện trong kết quả khảo sát: Những sinh viên tốt nghiệp càng gần về những năm gần đây càng có tỷ lệ làm việc trong khối cơ quan, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng dần, đặc biệt là đối với K50ĐHKT tỷ lệ này chiếm 72,5% do chưa tìm kiếm được cơ hội việc làm trong khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước ngay. Còn đối với sinh viên tốt nghiệp những khóa đầu thì tỷ lệ này giảm dần (K45ĐHKT tỷ lệ này là 16%) do họ đã có sự chuyển dịch dần công việc từ khối ngoài Nhà nước sang khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.

Về lý do xin việc chưa thành công: Sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm tập trung ở hai khóa 49 và 50 với tỷ lệ tương ứng 28,57% và 45%. Như vậy, cho thấy số sinh viên này chưa tìm được việc làm rơi vào số sinh viên vừa mới tốt nghiệp cách đây từ 1-2 năm, trong đó của năm gần đây sinh viên K50ĐHKT là cao nhất chiếm 45%. Với kết quả điều tra và phỏng vấn thu thập được, sinh viên chưa đi làm 100% do xin việc chưa thành công, chi tiết các lý do này thể hiện qua Biểu đồ sau sau:

Biểu đồ 1: Lý do sinh viên xin việc không thành công

Từ Biểu đồ 1, tác giả nhận thấy rằng, lý do chủ yếu sinh viên xin việc không thành công là thiếu mối quan hệ (40%), lý do học vấn, năng lực không phù hợp chiếm 20%, thiếu thông tin việc làm chiếm 15%, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng chiếm 15%. Điều này cho ta thấy bất cập trong vấn đề tuyển dụng của xã hội là cần phải có quan hệ quen biết, thân thiết trong quá trình tuyển dụng, tiếp đó đến vấn đề thông tin tuyển dụng có thể chưa được công bố rộng rãi hoặc sinh viên chưa có mạng thông tin thích hợp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức… Bên cạnh đó, các lý do về trình độ học vấn và

49

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 năng lực chưa phù hợp, trình độ máy tính chưa phù hợp và lý do không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng khi phỏng vấn khiến sinh viên chưa xin được việc cũng là điểm quan tâm. Các lý do này chủ yếu liên quan đến kiến thức, kỹ năng được đào tạo trong trường Đại học chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội để từ đó cũng thể hiện phần nào nội dung chương trình đào tạo của những khóa trên khi chưa điều chỉnh còn bị hạn chế về tính ứng dụng thực hành nghề nghiệp nên cũng ảnh hưởng phần nào đến sự thành công trong quá trình xin việc. Với sự điều chỉnh lại chương trình đào tạo từ K53ĐHKT trở đi tăng cường tính ứng dụng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên với mong muốn sinh viên có thể tiếp cận ngay được với công việc, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì có lẽ những hạn chế trên sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, còn những lý do khách quan khác khiến nhiều sinh viên khóa K49, K50 ra trường chưa tìm được việc làm ngay đó là những khóa sinh viên này ra trường vào năm 2011, năm 2012 là giai đoạn đáy của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam và thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước ở mức cao nhất tính từ năm 1999 đến nay. Nên các sinh viên khối ngành kinh tế tốt nghiệp khó tìm được việc làm cũng là tình trạng chung của cả nước. Kết luận: Với kết quả điều tra khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Đại học Tây Bắc như trên giúp Khoa Kinh tế và Trường Đại học Tây Bắc có những số liệu thống kê cơ bản về vấn đề này. Bài báo đã đánh giá cơ bản được khả năng tìm kiếm việc làm và cũng tìm hiểu được một số nguyên nhân, bất cập, khó khăn và hạn chế trong quá trình tìm việc của sinh viên tốt nghiệp hiện nay. Để từ đó, Khoa Kinh tế và Trường Đại học Tây Bắc có sự đổi mới hơn nữa trong quá trình đào tạo nhằm giúp sinh viên ngành kế toán nói riêng và những chuyên ngành khác trong Nhà trường nói chung ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tế của đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, thông qua bài báo này sẽ giúp sinh viên đang học cũng như những sinh viên đã tốt nghiệp chưa tìm kiếm được việc làm thấy được những hạn chế cần khắc phục để đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Th.S. Nguyễn Anh Ngọc, Kết quả điều tra việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Đại học Tây Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm 2014. [2]. Th.S. Vũ Thị Sen, Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo hướng tăng tính ứng dụng thực tiễn, Tham luận tại Hội thảo chỉnh sửa chương trình đào tạo Khoa Kinh tế, năm 2013.

50

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

[3]. Trường Đại học Tây Bắc, Chương trình đào tạo ngành Kế toán áp dụng cho các khóa: K45 ĐHKT; K46 ĐHKT- K49 ĐHKT; K50 ĐHKT- K52 ĐHKT; K53 ĐHKT – K54 ĐHKT. [4]. Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm, năm 2011, 2012, 2013, 2014.

SURVEY RESULTS ON THE EMPLOYMENT OF GRADUATES FROM ACCOUNTING FACULTY OF TAY BAC UNIVERSITY BETWEEN 2008 AND 2013 Vu Thi Sen M.A Faculty of Economics Abstract: Based on the survey results of a study which investigated the employment results and work quality of graduates in Accounting, Tay Bac University; this paper provides the survey result on the employment situation of graduates in Accounting, Tay Bac University over a period 6 years from 2008 to 2013. From that, an analysis and assessment of job opportunities, as well as existing difficulties of graduates who are still seeking employment or desired employment will be given. Through these analysis and data, readers will have an objective assessment of the employment situation of Accounting graduates in Tay Bac University. Keywords: Survey work of graduates in accounting.

51

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC TS. Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử Địa Tóm tắt: Du lịch cộng đồng là loại hình được quản lý bởi chính cộng đồng địa phương, những người đến du lịch cùng tham gia ăn, ở, sinh hoạt và làm việc với cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng có vai trò quan trọng đối với vùng Tây Bắc. Phát triển tốt du lịch cộng đồng của vùng Tây Bắc góp phần giúp cho Tây Bắc xóa đói, giảm nghèo, khai thác các thế mạnh để biến Tây Bắc trở thành “hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, du lịch nông nghiệp.

1. Đặt vấn đề Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mới được phát triển ở Việt Nam vào năm 1997. Hiện nay, du lịch cộng đồng đã phát triển ở nhiều nơi và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với vùng Tây Bắc du lịch cộng đồng có vai trò to lớn, giúp cho đồng bào xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bài viết sẽ đánh giá vai trò của du lịch cộng đồng đối với vùng Tây Bắc. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm và vai trò của du lịch cộng đồng Từ lâu, khái niệm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi quốc gia lại có khái niệm riêng: Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa:“DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương”. Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ đã đưa ra quan điểm: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Theo tác giả Trần Thị Mai (2005) thì: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án”. Theo tác giả Võ Quế “Du licḥ dưạ và o công̣ đồng là phương thứ c phá t triển du licḥ trong đó công̣ đồng dân cư tổ chứ c cung cấp cá c dicḥ vu ̣ để phá t triển du lich,̣ đồng thờ i tham gia bảo tồn tà i nguyên thiên nhiên và môi trườ ng, đồng thờ i công̣ đồng đươc̣ hưởng

52

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 quyền lơị về vâṭ chất và tinh thần từ phá t triển du licḥ và bảo tồn tư ̣ nhiên”. Một trong những đặc điểm cơ bản của du lịch cộng đồng là ở với dân, theo hình thức này, thực tế người ta đã chia thành rất nhiều loại, ví dụ: Ở nhà dân (home stay), ở nông trại (farm stay), ở trên thuyền (boat stay) v.v..Song điều này mới chỉ phản ánh một góc rất nhỏ của DLCĐ. Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch. Cung cấp cơ hội, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch; cung cấp thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương; góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia. Trên 50% số nước nghèo trên thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và xóa đói, giảm nghèo. Hàng năm có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 20% dân số thế giới) đi du lịch và thu nhập từ du lịch toàn thế giới đạt trên 1200 tỷ USD và tạo việc làm cho 6 -7% lực lượng lao động trên thế giới. 2.2. Vai trò của du lịch cộng đồng đối với vùng Tây Bắc Du lịch cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997. Trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc..., trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Loại hình homestay không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn đang có tác động sâu sắc đến xã hội như: tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục, tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau; tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân; sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ; giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân. Đồng thời, loại hình du lịch này cũng có tác động đến kinh tế như: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử… tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình nghèo; góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhìn rộng hơn ở tầm kinh tế vĩ mô, loại hình du lịch homestay cũng là cách thức tạo nên tính độc đáo trong bức tranh kinh tế du lịch của địa phương. Hay nói cách khác, homestay hứa hẹn tạo nên diện mạo riêng để dần hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời

53

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 khi xây dựng và triển khai loại hình du lịch homestay cũng là cách thức có tính khả thi và đem lại hiệu quả từ việc nhận thức homestay là một hình thái tích cực của du lịch cộng đồng. Ở vùng Tây Bắc, các loại hình du lịch phù hợp với cộng đồng như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng, du lịch dân tộc hay bản địa, du lịch văn hóa. Ngoài ra, việc thúc đảy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương cũng là những thành phần quan trọng trong các dự án du lịch cộng đồng. Tây Bắc được đánh giá là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Tây Bắc là nơi tập trung sinh sống của 30 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, Mường, đồng thời khu vực có nhiều di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954. Tây Bắc chứa đựng tiềm năng phong phú để phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với lịch sử. Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân Tây Bắc thể hiện ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao. Phát triển du lịch cộng đồng cho vùng Tây Bắc không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về xã hội và môi trường. Người dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch, có thêm công ăn việc làm, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập, về văn hoá xã hội so với vùng đồng bằng. Đặc biệt hơn, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc của vùng Tây Bắc. Cũng như đối với cả nước, du lịch cộng đồng có vai trò quan trọng, đem lại thu nhập cho người dân bản địa, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, học hỏi được kinh nghiệm trong sản xuất. Với việc phát huy vai trò của cộng đồng thông qua phát triển du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực bao gồm: - Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững; - Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững;

54

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế được dòng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung; - Góp phần tích cực trong việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch; - Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng. Phát triển du lịch cộng đồng còn góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền Tây Bắc chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển, nhất là dịch vụ. Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp cho Tây Bắc khai thác thế mạnh để trở thành “hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”. 3. Kết luận: Du lịch cộng đồng có vai trò rất lớn đối với vùng Tây Bắc. Du lịch cộng đồng góp phần tăng quy mô GDP của vùng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc, giúp cho Tây Bắc khai thác những tiềm năng của vùng để xóa đói, giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thị Mai, 2005,Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển, Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Huế [2]. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), 2012, Du lịch cộng đồng, NXB Giáo Dục Việt Nam. [3]. REST, 1997 Community Based Tourism: Principles and Meaning.

COMMUNITY-BASED TOURISM AND ITS ROLE TO THE NORTHWEST Dr. Do Thuy Mui Faculty of History and Geography Summary: Community-based tourism is the type managed by the local communities, and tourists eat, stay, live and work with the local community. Community-based Tourism has an important role to the Northwest. Good development of community tourism Northwest Northwest can contribute to alleviation poverty, exploit the strengths to turn the Northwest into "the future pearl of the country Keywords: Tourism community , tourism products, the travel tourism , agro-tourism .

55

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐẠO PHẬT Ở THÁI LAN VÀ CAMPUCHIA

ThS. Điêu Thị Vân Anh Khoa Sử Địa Tóm tắt: Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước công nguyên. Nội dung tư tưởng chủ yếu của Đạo Phật là đề cao lòng yêu thương con người, thể hiện tinh thần từ bi hỉ xả. Chính vì thế, khi được truyền bá ra bên ngoài Đạo Phật nhanh chóng được tiếp nhận ở nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Thái Lan và Campuchia đã lần lượt tiếp thu Đạo Phật theo cách riêng của mình. Tuy con đường du nhập khác nhau song Phật giáo ở hai quốc gia này lại có một số điểm tương đồng. Từ khóa: Đạo Phật, Thái Lan, Campuchia.

I. Đặt vấn đề Do vị trí địa lý tự nhiên nằm liền kề với hai trung tâm văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa nên trong thời kì cổ trung đại, Đông Nam Á là nơi tiếp nhận ảnh hưởng của những nền văn minh này, trong đó chủ yếu là văn minh Ấn Độ. Từ những thế kỉ đầu công nguyên sự hình thành những quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á gắn liền với sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Người Ấn Độ và văn hóa của họ được truyền bá rộng rãi vào Đông Nam Á, các tôn giáo, phong tục tập quán, những phong cách kiến trúc, điêu khắc…đã theo chân các thương nhân, tăng lữ tới Đông Nam Á từ rất sớm. Theo một số tác giả từ thế kỷ III trước công nguyên vua Asôka của Ấn Độ đã cử 3 đoàn truyền giáo đến xứ đất vàng (Survanabhumi) tức là vùng Đông Nam Á ngày nay. Với nội dung tư tưởng chủ yếu của Đạo Phật là đề cao lòng yêu thương con người, thể hiện tinh thần từ bi hỉ xả nên khi được truyền bá ra ngoài Đạo Phật nhanh chóng được nhân dân tiếp nhận. Các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Thái Lan và Campuchia đã lần lượt tiếp thu Đạo Phật theo cách riêng của mình. II. Nội dung nghiên cứu 1. Quá trình du nhập của đạo Phật ở Thái Lan và Campuchia 1.1 Quá trình du nhập đạo Phật vào Thái Lan Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên khi người Thái còn chưa đặt chân lên đất Thái Lan thì nơi đây đã hình thành các quốc gia Phật giáo của người Môn và người Khơme. Người Môn ở miền trung Thái Lan tiếp nhận Phật giáo Đại thừa Mahayana. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hiện vật còn sót lại tại nơi cư trú của họ với niên đại rất sớm khoảng đầu công nguyên) đó là hình bánh xe pháp luân, những pho tượng Thích ca thuộc phong cách nghệ thuật Amararati Gupta, hậu Gupta Ấn Độ, các kiến trúc với hàng trăm phế tích của những ngôi đền đô thị Prapathon. Đây là những xâm nhập từ rất sớm và còn phát triển hết sức rực rỡ trong cộng đồng dân cư này. Đến thế kỉ XIII người Thái ở Trung Quốc tràn xuống Thái Lan, lần lượt đánh bại các quốc gia người Môn, Khơme hình thành nên một loạt các quốc gia và vương triều Thái. Tuy

56

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 chiến thắng người Môn và người Khơme trên chiến trận nhưng người Thái lại bị nền văn hóa Phật giáo của người Môn và người Khơme chinh phục, họ đã khéo léo kết hợp tôn giáo truyền thống của mình với tôn giáo mới là Phật giáo. Cũng trong thế kỷ XIII Phật giáo đã phát triển thành hệ thống triết học tôn giáo hoàn chỉnh. Thế kỷ XIII - XV đã xuất hiện một quá trình cải cách Phật giáo ở Sulanca, Miến Điện và Tây Tạng. Phật giáo Theravada Sulanca có ảnh hưởng lớn và truyền bá vào Đông Nam Á, đặc biệt là Miến Điện và Thái Lan. Từ khi nước Thái Lan đầu tiên thành lập đến thời vua Li Thay, trong vẻn vẹn một thế kỷ Phật giáo Theravada cùng văn hóa tôn giáo Sukhothay đã phát triển và ngự trị trên toàn cõi Thái Lan. Vua đầu tiên là Rama Khămhèng đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ trong thành phố Sukhothay. Thời vua Li Thay các hoạt động phật giáo mạnh mẽ hơn. Li Thay là ông vua sùng đạo, người ta cho rằng khi nói đến Li Thay thì trước hết phải coi ông là một vị sư, ở con người này sư và vua là một. Các sử liệu cho rằng ông chính là người viết bộ sách Trayphun (ba thế giới) viết về vũ trụ quan luân lý và Phật giáo Thái Lan [2,17]. Sang thời kỳ Authaya (thế kỷ XVI) trung tâm văn hóa xã hội chuyển xuống phía Nam. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Khơme. Vì vậy bên cạnh việc thờ Phật người Thái còn thờ Vua - Thần. Điều này có thể được giải thích bởi hai lý do sau: Thứ nhất vào thời kì này các đạo sĩ Bàlamôn vẫn cúng bái thần linh và gia tiên, vẫn sợ các hồn ma và rất tin vào ma thuật. Yếu tố ma thuật - vật linh rất đậm nét dưới thời Authaya chính vì vậy với người Thái Phật - thần - thánh - Vua là một. Ngày nay, trong đời sống văn hóa - xã hội - tinh thần, Phật giáo ở Thái Lan có vai trò hết sức quan trọng - Phật giáo trở thành công cụ rất quan trọng góp phần củng cố các triều đại Thái Lan. Như vậy trong lịch sử, Thái Lan không ngừng tiếp thu và phát triển Đạo Phật, vì thế dân tộc này được coi là dân tộc có truyền thống phật giáo lâu đời. Phật giáo đã có những đóng góp nhất định trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Những thành tựu phát triển mọi mặt của Thái Lan đều có sự đóng góp đáng kể của Phật giáo. 1.2 Quá trình du nhập đạo Phật vào Campuchia Ở Campuchia,từ thế kỉ VI Đạo Phật Đại thừa đã phát triển thịnh đạt. Đạo Phật Đại thừa không những được vua chúa sùng bái mà còn được dân chúng tin theo rất nhiều do kết hợp được với tín ngưỡng Vật linh lâu đời trong dân gian và do tính từ bi hỉ xả. Căn cứ vào tượng Quan thế âm Bồ Tát được tìm thấy ở tỉnh Siem Reapia Kranounsa thuộc thế kỉ VII. Đến thế kỉ VIII dưới triều vua Jayavarman VII, phật giáo tiểu thừa được truyền bá vào Campuchia và trở thành quốc giáo.Đạo Phật Tiểu thừa đã trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn dân chúng. Đạo Phật trở thành tối cao thay thế cho Thần - Vua. Jayavarma VII là người sùng đạo và cũng từ triều đại của Jayavarma Đạo VII Phật -Vua cũng bắt đầu thịnh hành. Ngôi chùa Bayon được xây dựng dưới thời Jayavarma VII với 52 ngọn tháp cao sừng

57

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 sững đều được chạm khắc mặt người ở bốn phía tỏa ánh nhìn hiền dịu ra bốn phương qua đôi mắt hé mở, miệng nở nụ cười cao sang, kỳ ảo. “Nụ cười Bayon” mà người ta cho rằng đó là sự đồng nhất mình với Quan Âm Bồ Tát là biểu hiện rõ ràng của Đạo Phật - Vua. Ngày nay Phật giáo là tôn giáo chính của Campuchia. Mỗi làng đều có ngôi chùa riêng. Chùa Phật trở thành trung tâm văn hóa của làng xóm. Phật giáo góp phần đáng kể vào liên kết các thành viên trong xã hội Campuchia. 2. Một số điểm tương đồng giữa Đạo Phật ở Thái Lan và ở Campuchia Thứ nhất, chúng ta thấy cả Thái Lan và Campuchia đều coi Đạo Phật là quốc giáo. Cùng xuất phát từ Đạo Phật ở Ấn Độ trải qua quá trình thâm nhập và phát triển Đạo Phật đã dần dần khẳng định vị trí của mình ở mỗi quốc gia. Đạo Phật cũng được sáng tạo cải biến cho phù hợp với đời sống xã hội, tín ngưỡng tâm linh ở mỗi nước. Từ tín ngưỡng cổ (xuất phát từ thuyết “Vạn vật hữu linh”) của người Đông Nam Á với hệ thống các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thờ thần nước, thờ loài vật… Khi Đạo Phật du nhập vào nó đã nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng này, người dân dễ dàng chấp nhận tôn giáo thờ Thần - Vua. Đối với người Thái, người Campuchia Phật - Thần - Thánh - Vua là một. Vua Jayavarma VII đã cho xây dựng chùa Bayon với những đỉnh tháp sừng sững, với những tượng thần trên đỉnh tháp mà người ta cho rằng đó chính là Jayavarma VII được thể hiện qua khuôn mặt của Quan âm Bồ Tát. Thứ hai, Đạo Phật có vai trò lớn đối với đời sống xã hội ở Thái Lan và Campuchia. Trong khi ở các nước Đông Nam Á khác, bức tranh tôn giáo khá đa dạng với sự hưng thịnh trong từng thời kì của Ấn Độ giáo, phật giáo và Thiên chúa giáo thì ở Thái Lan và Campuchia bức tranh ấy lại đồng nhất với sự ngự trị gần như tuyệt đối của phật giáo với sự ảnh hưởng sâu sắc của nó trong tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội. Ở Thái Lan, ảnh hưởng của phật giáo gần như tuyệt đối sâu sắc trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và tâm linh. Trong lịch sử Thái Lan chúng ta thường thấy quan hệ chặt chẽ giữa cung điện với chùa, nhiều khi nhà vua đồng thời là nhà sư và cũng có nhà sư bước lên ngai vàng. Hầu hết các triều đại phong kiến ở Thái Lan đều tồn tại trên cơ sở quan trọng là dựa vào sức mạnh và uy tín của giới tăng lữ phật giáo trong triều đình. Các nhà sư thường xuyên tiếp xúc với nhân dân do đó uy tín của họ đối với xã hội là tuyệt đối. Nhiều vị vua dù ở hoàn cảnh nào cũng phải giữ mối quan hệ hòa thuận với giới Tăng lữ cao cấp của Phật giáo. Vì vậy không có gì lạ khi ở Thái Lan nhà vua phải rời ngai vàng cúi lạy thành kính trong lúc gặp các Tăng lữ cao cấp. Trong lịch sử các vua ở Thái Lan đều thành kính tin Phật và triệt để sử dụng Đạo Phật vào công cuộc trị quốc an dân của mình. Người dân Thái Lan thường xuyên tham gia các buổi lễ đọc Mahảxạt. Họ tin rằng cuộc sống của họ ở kiếp sau hoàn toàn phụ thuộc vào sự tích lũy “Bun” (thiện) và “Bạt” (Ác)

58

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ở kiếp trước. Đến bất cứ một gia đình nào nhà sư cũng được mời ngồi vào vị trí trang trọng [2,27]. Như vậy, Đạo Phật ảnh hưởng đến quan niệm và ăn sâu vào đời sống thường ngày của nhân dân. Đó là việc họ luôn tâm niệm tích đức, làm những việc thiện. Phật Giáo đã trở thành một di sản tinh thần thiêng liêng mà bất cứ người dân Thái nào cũng có bổn phận phát triển và duy trì. Ðạo Phật ở đây không dành riêng cho hạng người nào, mà cho tất cả, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, vua chúa hay bần dân, tượng Phật được dân chúng thờ khắp mọi nơi. Ở trường học, trên xe buýt, trong tiệm buôn, quán giải khát tư nhân, nhất là tại các công sở, đâu đâu cũng đều có thiết bàn thờ Phật tuy đơn giản nhưng trang nghiêm. Bất cứ người công dân Thái nào trong đời mình cũng hy vọng ít nhất có một lần được xuất gia vào chùa tu vài năm, vài tháng, vài tuần, hoặc vài ngày. Ngày nay, tuy có phần không trực tiếp phát huy vai trò của mình như những thế kỷ trước. nhưng phật giáo vẫn trụ vững trong lòng nhân dân Thái Lan. Ở Campuchia, “vì lợi ích của quốc gia- dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, góp phần lựa chọn những người ngồi trên ngai vàng của vương quốc” [4,24]. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến các mặt văn hóa-xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. Các vị Thần Phật được vua chúa và nhân dân tin thờ rất mực.Rất nhiều đền chùa được coi là nơi thiêng liêng thành kính. Những công trình kiến trúc điêu khắc lớn có giá trị đều là những công trình tôn giáo. Có thể nói tôn giáo đã thấm sâu vào các mặt của đời sống nhân dân Campuchia. Phật giáo còn gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia hưng thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc và cho đến ngày nay Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa-xã hội của đất nước Campuchia. Như vậy, qua hàng nghìn ngôi chùa thờ Phật được xây dựng khắp nơi ở Thái Lan và Campuchia, qua rất nhiều công trình phật giáo tiêu biểu mà nổi bật là công trình Bayon, niềm tự hào của Campuchia hay việc đề tài, nội dung của các tác phẩm văn học lớn của hai nước đều chịu ảnh hưởng của Đạo Phật ta thấy đạo Phật ở Thái Lan và Campuchia đã khẳng định được vai trò của mình, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa. Hình ảnh chùa tháp, sư sãi, những người làm việc thiện… là biểu hiện của nền văn hóa mang đậm tính phật giáo ở cả Thái Lan và Campuchia. II. Kết luận Có thể nói Đạo Phật đã tạo nên những thay đổi lớn trong đời sống của nhân dân Thái Lan và Campuchia nói riêng của cư dân Đông Nam Á thời cổ nói chung. Trên nền tảng của

59

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 văn hóa bản địa cư dân cổ Thái Lan và Campuchia ngay từ khi tiếp xúc Đạo Phật đã cải biến nó để phù hợp với mọi mặt đời sống của mình, phục vụ cho mình. Vì vậy so với Đạo Phật khởi nguyên ở Ấn Độ Đạo Phật ở Thái Lan và Campuchia có nhiều sự khác biệt , gần gũi và thiết thực hơn với nhân dân. Phật giáo hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ cứu vớt con người đã vượt qua rào cản văn hóa tín ngưỡng bản địa, thẩm thấu một cách tự nhiên và sâu lắng vào những miền đất mà nó đặt chân đến trong đó có Thái Lan và Campuchia. Chính Đạo Phật đã sáng tạo cho người dân Thái Lan và Campuchia lối sống bao dung, hiền hòa, nhường nhịn, sự bình thản và lòng mến khách, giúp họ sáng tạo nền văn hóa đa dạng, độc đáo của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. E. O. Becdin, Lịch sử Thái Lan, NXB khoa học Maxcơva, 1973. [2]. Nguyễn Khắc Viện, Thái Lan - Một số nét về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và lịch sử, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1998. [3]. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Tìm hiểu lịch sử - Văn hóa Thái Lan, NXB khoa học và xã hội, 1994. [4]. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Lịch sử Campuchia.

THE PROCESS OF INTRODUCTION AND SOME SIMILARITIES BETWEEN BUDDHISM IN AND CAMBODIA Dieu Thi Van Anh M.A Faculty of History and Geography Summary: Buddhism was born in India in the sixth century BC. Primary ideological content of Buddhism is to promote human love, the spirit of compassion amnesty. Therefore, the outward spread of Buddhism is rapidly being recognized in many countries around the world. Southeast Asian countries including Thailand and Cambodia Buddhism in turn acquire their own way. Despite of different path to get in, Buddhism in these two countries have some similarities. Keywords: Buddhism, Thailand, Cambodia.

60

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG VƯỜN SƯU TẬP THỰC VẬT BẢN ĐỊA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC, SƠN LA ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Vũ Đức Toàn, ThS. Trần Hồng Sơn Khoa Nông Lâm Tóm tắt. Bài báo nhằm đánh giá những kết quả ban đầu trong việc xây dựng vườn thực vật tại Trường Đại học Tây Bắc theo nghiên cứu thuộc chương trình dự án JICA – TBU năm 2013 – 2014. Vườn thực vật có diện tích 0,7 ha, đã sưu tầm được 71 loài thực vật thuộc 39 họ với 13 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam 2007 và NĐ 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Tỷ lệ cây bản địa sống 92,37%, cây đang sinh trưởng tốt về cả đường kính, chiều cao. Đã xây dựng được 155 tiêu bản khô cho 50 loài, ảnh màu và cơ sở dữ liệu các loài trong vườn thực vật và website để cập nhật thông tin loài. Tuy nhiên, cần tiếp tục duy trì việc chăm sóc, gây trồng, mở rộng diện tích vườn để tăng số lượng cá thể và mở rộng danh lục loài. Từ khoá: Vườn thực vật, thực vật bản địa. 1. Đặt vấn đề Vườn sưu tầm các loài thực vật bản địa (gọi tắt là vườn thực vật – Botanical garden) được xây dựng trong khuôn viên Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La trong 2 năm 2013 – 2014 với tổng diện tích 0,7 ha. Xây dựng vườn thực vật là một nghiên cứu trong đề tài “Đánh giá tính đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng Copia, Thuận Châu, Sơn La” của nhóm giảng viên Khoa Nông Lâm, thuộc dự án JICA - TBU. Hoạt động này được xuất phát từ vấn đề thực tiễn là sự suy giảm mạnh các loài thực vật bản địa quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Copia - một trong những trung tâm đa dạng sinh học của tỉnh Sơn La. Trong hai năm, vườn thực vật đã sưu tầm được một số loài cây bản địa đặc trưng của khu vực Copia nhằm góp phần bảo tồn loài đồng thời có ý nghĩa phục vụ công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên nhà trường trong tương lai. Đặc biệt, việc xây dựng vườn thực vật đã và sẽ góp phần tích cực trong giáo dục ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường trong sinh viên. Trong quá trình xây dựng vườn thực vật, ngoài nguồn kinh phí chính từ dự án JICA – TBU, đã có sự tham gia tích cực của lực lượng sinh viên ngành Nông Lâm từ việc trồng, chăm sóc và sưu tầm thêm một số loài từ các đợt thực tập nghề nghiệp. 2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đánh giá những kết quả ban đầu trong công tác xây dựng vườn sưu tập thực vật tại trường Đại học Tây Bắc theo nghiên cứu thuộc dự án JICA – TBU năm 2013 – 2014. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật trong vườn sưu tập tại Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La. 2.3. Nội dung nghiên cứu (1) Đánh giá sự đa dạng các loài thực vật thân gỗ tại Copia và các loài gây trồng trong vườn sưu tập thực vật (2) Tổng kết kĩ thuật gây trồng, quản lí vườn thực vật (3) Đánh giá sinh trưởng các loài trong vườn thực vật

61

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra tuyến, phương pháp chuyên gia và phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp để thu thập thông tin, tình trạng loài, thu hái mẫu làm tiêu bản và lập danh lục loài tại Copia. Cơ sở để lựa chọn loài gây trồng trong vườn thực vật là cho điểm các tiêu chí: Các loài đại diện cho các họ thực vật; Thường xuất hiện tại địa bàn sinh viên chuyên ngành đi thực tập; Những loài quý hiếm cần bảo tồn; Những loài có hình thái, hoa, quả đẹp mắt có thể gây trồng làm cảnh trong các khuôn viên, trường học. Các loài được lựa chọn là những loài có điểm cao nhất. Đánh giá sinh trưởng dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; chết, chiều cao vút ngọn (Hvn, cm); đường kính gốc (Do.o, mm), chất lượng bằng việc đo đếm định kỳ 1 tháng/lần toàn diện vườn từ tháng 7 – 10/2014. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật thân gỗ tại Copia và các loài gây trồng trong vườn sưu tập thực vật Kết quả điều tra trên 8 tuyến trong năm 2013 kết hợp với chuyên gia thực vật rừng, nhóm nghiên cứu đã định loại được 205 loài, thuộc 60 họ thực vật, 4 họ ngành Hạt trần và 56 họ ngành Hạt kín. Trong danh lục thu thập, nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Nghi ̣ đinḥ 32/2006/CP đang đươc̣ quan tâm bảo tồn như: Pơ mu, Nghiến, Trầm hương, Vàng tâm, v.v..; Nhiều loài đăc̣ trưng cho vùng nú i Tây Bắc Sơn La như: Vối thuốc, Chè đuôi lươn, Trâm tıa,́ Trám, Tô hap,̣ Táo mèo, v.v.. có những loài là thưc̣ vâṭ đăc̣ hữu củ a khu vưc̣ Sơn La như: Maỵ châu. Trong đó, ho ̣ có số loài thưc̣ vâṭ thân gỗ nhiều nhất là ho ̣ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) (19 loài), ho ̣Re (Lauraceae) (18 loài) và ho ̣Dâu tằm (Moraceae) (13 loài). Từ danh lục các loài đã được điều tra, phát hiện tại Copia, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các loài để gây trồng trong vườn sưu tập dựa trên việc cho điểm các tiêu chí. Quá trình trồng được tiến hành từ tháng 7/2013 đến 6/2014. Trong danh lục, có rất nhiều loài được các khóa sinh viên Lâm nghiệp lấy giống từ rừng về trồng từ các đợt thực tập nghề nghiệp. Hiện nay, theo kết quả điều tra tháng 10/2014, tổng số loài hiện còn trong vườn thực vật là 71 loài.

Bảng 1. Danh lục các loài hiện còn trong vườn thực vật

Stt Tên khoa học của Stt Tên họ Tên loài Tên khoa học của loài họ họ loài 1 Họ Ban Hypericaceae Juss 1 Đỏ ngọn Cratoxylon prunifolium 2 Họ Bàng Combretaceae 2 Chò nhai Anogeissus acuminata 3 Họ Bồ Đề Styracaceae Dumort 3 Bồ đề Styrax tonkinensis 4 Họ Bồ Hòn Sapindaceae 4 Nhãn rừng Euphoria fragifera 5 Họ Cam Rutaceae 5 Móc mật Clausena indica 6 Họ Chè Theacea D.Don 6 Vối thuốc Schima wallichii

62

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Stt Tên khoa học của Stt Tên họ Tên loài Tên khoa học của loài họ họ loài 7 Họ Côm Elaeocarpaceae 7 Côm tầng Elaeocarpus dubius 8 Chò nâu* Dipterocarpus tonkinensis Dipterocarpaceae 8 Họ Dầu 9 Chò chỉ Parashorea chinesis Blume 10 Táu ruối Vatica diospyroides 11 Ban trắng Bauhinia variegata 9 Họ Đậu Fabaceae Lindl. 12 Sưa đỏ* Dalbergia tonkinensis 13 Ràng ràng Ormosia pinnata 10 Họ Dâu Tằm Moraceae Link 14 Chay rừng Artocarpus petelotii 11 Họ Đay Tiliaceae Juss 15 Nghiến * Burrtiodendron hsienmu 16 Dẻ ăn qủa Castanopsis boisii 12 Họ Dẻ Fagaceae Dumort 17 Sồi phảng Castanopsis cerebrina 18 Đinh thối Hernandia brilletti 13 Họ Đinh Bignoniaceae Juss. 19 Núc nác Oroxylon indicum 14 Họ Dó Thymelaceae Juss 20 Trầm hương* Aquilaria crassna 15 Họ Dung Symplocaceae 21 Dung sạn Symplocos cochinchinensis 16 Họ Hồ Đào Juglandaceae 22 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis 17 Họ Hoa Hồng Rosaceae Juss 23 Xoan đào Pygeum arboreum Họ Hoàng 18 Cupressaceae 24 Bách xanh Calocedrus macrolepis Đàn Podocarpaceae 25 Thông tre Podocarpus neriifolius 19 Họ Kim Giao Endle 26 Kim giao Nageia fleuryi Mùng quân 20 Họ Liễu Salicaceae 27 Flacourtia jangomas rừng 21 Họ Lộc Vừng Lecythidaceae Poit. 28 Lộc vừng Barringtonia acutangula 22 Họ Mạ Sưa Proteaceae 29 Mạ sưa Helicia sp 30 Tai chua Garcinia cowa Roxb 23 Họ Măng Cụt Clusiaceae Lindl 31 Trai lý * Garcinia fagraeoides Máu chó lá 32 Knema conferta 24 Họ Máu Chó Myristicaceae R.Br nhỏ 33 Máu chó lá to Horsfieldia amygdalina 34 Vàng tâm* Manglietia dandyi 25 Họ Ngọc Lan Magnoliaceae Juss 35 Mỡ Manglietia glauca 36 Giổi nhung* Aramichelia braiannesis

63

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Stt Tên khoa học của Stt Tên họ Tên loài Tên khoa học của loài họ họ loài 37 Giổi bà* Michelia balansae 38 Giổi xanh Michelia mediocris Họ Ngũ Gia Đáng chân 26 Araliaceae Juss. 39 Schefflera octophylla Bì chim 40 Quế Cinnamomum cassia 41 Long não Cinnamomum camphora 42 Re hương* Cinnamomum iners Họ Re (Long 43 Kháo lá to Machilus grandifolia 27 Lauraceae Juss não) 44 Kháo lá nhỏ Neolitsea sp 45 Màng tang Litsea cubeba 46 Kháo nước Neolitsea umbelliflora 47 Kháo vàng Machilus bonii 28 Họ Sim Myrtaceae 48 Vối nước Cleistocalyx operculatus 49 Nhội Bischofia javanica Họ Thầu 50 Chòi mòi Antidesma ghaesembilla 29 Dầu(3 mảnh Euphorbiaceae Juss 51 Dâu da đất Baccaurea sapida vỏ) 52 Sòi tía Sapium dicolor Thích lá 30 Họ Thích Aceraceae Juss. 53 Acer oblongum nguyên 54 Tô hạp Altingia siamensis 31 Họ Tô Hạp Altingiaceae Lindl 55 Sau sau Liquidambar formosana 56 Trám trắng Canarium album 32 Họ Trám Burseraceae Bunth. 57 Trám đen* Canarium tramdenum 33 Họ Trinh Nữ Mimosaceae R.Br. 58 Mán đỉa Archidendron clypearia 59 Sảng nhung Sterculia lanceolata 34 Họ Trôm Sterculiaceae 60 Mang xanh Pterospermum heterophyllum 61 Ớt sừng Kitabalia sp

Họ Trúc Đào Apocynaceae Juss. Thường mực 35 62 Wrightia laevis mỡ 63 Ban trắng Bauhinia variegata 36 Caesalpiniaceae 64 Lim xẹt Peltophorum tonkinense Họ Vang R.Br. 65 Vàng anh Saraca dives 66 Bồ kết Gleditschia australis

64

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Stt Tên khoa học của Stt Tên họ Tên loài Tên khoa học của loài họ họ loài Anacardiaceae 37 Họ Xoài 67 Xoan nhừ Choerospondias axillaris Lindl. 68 Lát hoa * Chukrasia tabularis 38 Họ Xoan Meliaceae Juss. 69 Gội nếp* Amoora gigatea 70 Gội trắng Aphanamixis grandifolia Họ Hồng 39 Sapotaceae 71 Sến mật* Madhuca pasquieri Xiêm (Những loài đánh dấu (*) nằm trong danh lục Sách đỏ Việt Nam 2007 hoặc danh lục thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam) Từ bảng 01 cho thấy, các loài được gây trồng trong vườn sưu tập thực vật khá phong phú, đa dạng, 71 loài thuộc 39 họ thực vật. So sánh với danh lục nhóm điều tra tại Copia thì số loài được trồng chiếm 34,63% và số họ chiếm 65%. Đặc biệt, có 13 loài nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam và nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam như Sến mật, Vàng tâm, Chò nâu, v.v.. Trong các họ được gây trồng thì họ Re có số lượng loài nhiều nhất (8 loài), còn lại phần đa các họ có 1 – 2 loài đại diện. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái loài, trong 71 loài có rất nhiều loài là nhóm gỗ lớn chịu bóng nhẹ giai đoạn nhỏ và ưa sáng hoàn toàn khi trưởng thành như Thông tre, Chò nâu, Vàng tâm, v.v.., bên cạnh đó cũng có rất nhiều loài thuộc nhóm gỗ nhỡ - nhỏ như Vối thuốc, Côm tầng, Táu ruối, v.v.., nhiều loài có hình thái đẹp, có giá trị làm cảnh như: Sòi tía, Sảng nhung, Mán đỉa, Đáng chân chim, v.v.., một số loài ngoài giá trị cung cấp gỗ còn có giá trị cho thực phẩm như: Núc nác, Giổi xanh, Trám đen, Dâu da đất, v.v.. Kết quả này hứa hẹn một vườn sưu tập thực vật không chỉ đa dạng về thành phần loài, đa dạng về họ thực vật mà còn đẹp về cấu trúc, hình thái và giá trị sử dụng trong tương lai, rất phù hợp cho công tác học tập, nghiên cứu và cải tạo cảnh quan Nhà trường. 3.2. Kết quả nghiên cứu kĩ thuật gây trồng, quản lí vườn thực vật 3.2.1. Kĩ thuật gây trồng các loài - Vườn thực vật gồm 2 lô với tổng diện tích 0,7 ha. Lô 1 giáp nhà xe của tòa nhà A (diện tích 0,59 ha), lô 2 giáp nhà C (diện tích 0,11 ha) - Quá trình trồng cây được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tháng 7/2013 tiến hành trồng Keo tai tượng tạo tàn che và góp phần cải tạo đất tại lô 1 (do khu vực này đất xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khô); Khoảng cách 3x3m; Xử lí thực bì toàn diện trước khi trồng 15 ngày, cuốc hố 30x30x30cm có sử dụng phân chuồng bón lót 2kg/hố; Sau khi trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm đồng thời làm cỏ, xới đất theo định kỳ.

65

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

+ Giai đoạn 2: Trồng cây bản địa xen lẫn các hàng Keo cho lô 1 và trồng cây bản địa vào lô 2 (tiến hành từ tháng 9/2013 và từ tháng 5 - 6/2014); Xử lí thực bì toàn diện, hố được đào có kích thước 50x50x50cm, bón lót phân chuồng 2kg/hố; Phương pháp phối trí giữa các loài hoàn toàn ngẫu nhiên để đảm bảo tính hỗn giao gần với trong tự nhiên; Cây sau khi trồng sẽ làm hàng rào tre và quây lưới đen xung quanh để bảo vệ, chống khô và che bóng nhẹ cho cây (vì hầu hết các cây bản địa giai đoạn nhỏ cần che bóng); Chăm sóc làm cỏ định kỳ, tưới nước trong 2 tháng đầu (nếu không có mưa) để giúp cây thích nghi và ra rễ Hình 1. Trồng cây bản địa vào giữa mới; Định kỳ 5-6 tháng tiến hành bón thúc các hàng Keo (tháng 9.2013) bằng NPK 0,2kg/cây. 3.2.2. Công tác quản lí vườn thực vật Để duy trì và phát huy hiệu quả vườn thực vật, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bộ tiêu bản khô các loài trong vườn thực vật, cơ sở dữ liệu loài đưa trên website đa dạng sinh học Copia của Khoa, Nhà trường để phục vụ công tác tra cứu, học tập cho giảng viên và sinh viên.

Hình 2. Quá trình xử lý mẫu tiêu bản thực vật Kết quả bước đầu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 155 tiêu bản của 50 loài đảm bảo chất lượng, mỗi loài có từ 3 – 4 tiêu bản được lưu trữ trong phòng thực hành Lâm học. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu loài được thiết kế gồm các thông tin: Đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, tình trạng bảo tồn và các hình ảnh minh họa. Thông tin loài được đưa trên website của Khoa, Nhà trường theo đường link tra cứu: http://app.utb.edu.vn/ddsh.copia/ (vào mục Cơ sở dữ liệu). Dự kiến trong thời gian tới trang Web sẽ cung cấp thông tin các loài thực vật không chỉ thuộc vườn thực vật mà cả các loài

66

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

được tìm hiểu ở Copia hoặc ở các địa phương khác, các loài lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng. Hiện trang Web đã có thông tin của 30 loài thực vật với 27 loài được gây trồng trong vườn. Thông tin về các loài khác đang tiếp tục được hoàn thiện và sẽ cập nhật, bổ sung trên trang Web. 3.3. Kết quả đánh giá sinh trưởng các loài trong vườn thực vật 3.3.1. Sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia mangium) Số liệu được điều tra đến ngày 30/7/2014 cho thấy: Keo sinh trưởng tốt, đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa từ tháng 5 – 7/2014 chiều cao và đường kính tăng vọt. Tỷ lệ sống không cao chỉ đạt 44,67%, nguyên nhân một phần vì cây chết, một phần lớn là do việc tỉa thưa để lấy diện tích trồng cây bản địa trong năm 2014. Kết quả điều tra cho thấy, sau 1 năm trồng, Keo đã tăng trưởng được 3,02 lần về đường kính và 1,83 lần về chiều cao. Bước đầu đã phát huy tác dụng che bóng và cải thiện điều kiện môi trường tại lô 1. Kết quả này càng khẳng định rõ, nếu việc trồng Keo được tiến hành trước khi trồng cây bản địa từ 2 - 3 năm sẽ phát huy rất tốt vai trò tạo tán và cải tạo đất. Đây là một kinh nghiệm cần được áp dụng nghiêm ngặt trong những lần trồng cây bản địa tiếp theo tại các vùng đất xấu, nghèo chất dinh dưỡng.

3.3.2. Sinh trưởng cây bản địa Kết quả điều tra đến hết tháng 10/2014 cho thấy: Tỷ lệ sống trên cả 2 lô trong vườn thực vật là 92,37%, tổng số cây hiện còn là 617/668 cây được trồng. Trong đó, tỷ lệ sống tại lô 1 là 92,32% (553/599 cây), lô 2 là 92,75% (64/69 cây sống). Nguyên nhân cây chết là do bị chuột cắn ngang gốc phá hoại cây, hiện tượng úng nước trong mùa mưa đợt tháng 7 – 8, cắt nhầm cây trong quá trình làm cỏ chăm sóc vườn. Đặc biệt, nguyên nhân chính là do chất lượng cây giống, những cây chết chủ yếu là những cây được lấy từ rừng tự nhiên (từ các đợt thực tập

67

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 nghề nghiệp của sinh viên). Do cây sau khi lấy về được trồng ngay mà chưa có thời gian huấn luyện cây ra rễ mới như: Sòi tía, Vối thuốc, Màng tang, v.v..

Kết quả điều tra sinh trưởng đường kính và chiều cao được thể hiện trong bảng 03 và hình 04 cho thấy, sinh trưởng đường kính trung bình tăng lên qua các tháng từ 7,45 – 8,8 mm, tăng mạnh là giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 9 (trung bình cả vườn tăng 0,65 mm về đường kính) do đây là thời điểm mùa mưa, thời tiết mát mẻ, đủ chất dinh dưỡng, nước đã tạo ra sức bật lớn cho cây. Tương tự đường kính gốc, chiều cao cây tăng dần qua các tháng. Tuy nhiên, trong tháng 10 chiều cao trung bình giảm nhẹ do hiện tượng một số cây bị cụt ngọn (chuột cắn, gãy cành, v.v..). Chất lượng cây được xem xét trên 3 cấp (tốt, xấu, trung bình). Kết quả điều tra từ tháng 7 đến tháng 10 thì tỷ lệ cây tốt được tăng dần và cao nhất trong tháng 10 là 55,22% (lô 1) và 74,58% (lô 2), rất ít cây xấu và chỉ có ở lô 1 là 2,83% (số liệu tháng 10). Kết quả này càng khẳng định việc trồng cây từ đầu mùa mưa sẽ giúp tăng tỷ lệ sống, cải thiện chất lượng cây do cây được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng. Nhìn chung các cây đang sinh trưởng phát triển tốt, trong thời gian tới cần tiếp tục các hoạt động chăm sóc làm cỏ, bón phân định kỳ trong 3 năm đầu để duy trì tỷ lệ sống cho vườn.

68

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

4. Kết luận - Vườn thực vật đã sưu tầm được 71 loài thuộc 39 họ. Trong đó có 13 loài quý hiếm nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam 2007 và NĐ 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. - Quá trình trồng cây trong vườn thực vật được chia làm 2 giai đoạn, kéo dài từ tháng 7/2013 đến 6/2014. Tổng diện tích 0,7 ha gồm 2 lô. Lô 1 do điều kiện đất xấu đã được trồng bổ trợ lớp cây Keo tai tượng để cải tạo đất. Cây bản địa sau khi trồng được chăm sóc định kỳ, quây lưới đen xung quanh để che bóng và bảo vệ cây. Xây dược 155 tiêu bản khô của 50 loài, bộ ảnh màu và cơ sở dữ liệu loài trong vườn thực vật được cập nhật trên Website của Khoa và Nhà trường. - Tỷ lệ cây bản địa sống 92,37%, cây đang sinh trưởng phát triển tốt cả về đường kính và chiều cao. Tuy nhiên, cần tiếp tục duy trì chăm sóc định kì làm cỏ, bón phân đồng thời tiếp tục trồng bổ sung các loài mới (tại địa phương hoặc từ các nơi khác) từ các đợt thực tập nghề nghiệp của sinh viên, các hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng diện tích vườn sưu tập để tăng số lượng cá thể và mở rộng danh lục loài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ Việt Nam. [2]. Sách đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật (2007), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

INITIAL RESULTS OF CONSTRUCTING BOTANICAL GARDEN AT TAY BAC UNIVERSITY, SON LA PROVINCE Nguyen Thi Bich Ngoc, M.A, Vu Duc Toan, M.A, Tran Hong Son, M.A Faculty of Argriculture and Forestry Summary: This paper aims to evaluate the early results in building a botanical garden in Tay Bac University under the research program of JICA - TBU in 2013 - 2014. The results showed that, the botanical garden has an area 0.7 ha, has collected 71 plant species native belonging to 39 families with 13 rare species in Vietnam's Red Book 2007 and Decree 32/2006/ND-CP of the Government of Vietnam. Proportion of native plant live 92.37%, plants are growing well in both the diameter and the height. Has built 155 dry specimens for 50 species, color photos and image database of plant species in the garden, building a website about biodiversity of COPIA. However, the need to continues to take care, growing and expand the garden area to increase the number of individuals and expand the list of species for the garden. Keywords: Botanical garden, native plant.

69

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ THỬ NGHIỆM GIÂM HOM CÂY BÁCH XANH ĐÁ CALOCEDRUS RUPESTRIS AVER TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA ThS. Phan Thị Thanh Huyền Khoa Nông - Lâm Tóm tắt: Để đánh giá được thực trạng khai thác và sử dụng cây Bách xanh đá tại Khu bảo tồn Xuân Nha và chọn được nồng độ thuốc NAA phù hợp cho nhân giống bằng hom để bảo tồn cây Bách xanh đá tại địa phương. Kết quả điều tra 3 tuyến gặp 40 cây đang trong giai đoạn cây non, D1.3 trung bình đạt 7,23 cm, Hvn trung bình đạt 5,5 m. Số cây con tái sinh dưới gốc cây mẹ ít, điều tra thấy có 35 cây con tái sinh nằm cách xa gốc cây mẹ. Cây Bách xanh đã bị khai thác mạnh từ năm 1988 -1995 với các cây có đường kính từ 20-80cm, chiều cao từ 15-20m, mọc trên các đỉnh núi đá vôi. Hiện nay, Bách xanh đá còn ít, không còn cây to đủ tiêu chuẩn khai thác, chỉ còn các gốc chặt từ lâu, không thấy xuất hiện gốc chặt mới. Nhân giống bằng hom cho thấy nồng độ thuốc NAA 1000 ppm cho tỉ lệ ra mô sẹo cao nhất đạt 65,45%. Từ khóa: Bách xanh đá, khai thác, giâm hom. 1. Đặt vấn đề Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nằm trong địa bàn 2 huyện là huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ. Khu rừng Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh, với đặc điểm địa hình đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực vật. Trong tổng số 1.074 loài thực vật đã biết của Khu bảo tồn có tới 65 loài quý hiếm, chiếm 6,05% số loài cây của khu vực đã được đề cập trong sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN, trong Nghị định 32 của Chính phủ, có nhiều loài thực vật đặc hữu cho khu vực Tây Bắc của Việt Nam, trong đó có loài Bách Xanh đá. Cây Bách xanh đá còn có tên gọi khác là (Cha hay Hịnh Đán) là cây thường xanh, cho gỗ quý, có vân đẹp, thớ thẳng, có mùi thơm, chịu mối mọt và dễ gia công nên được sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Đây là loài cây quý hiếm, có phân bố hẹp và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Do số lượng ít, lại bị khai thác mạnh bởi những giá trị mà nó mang lại đã làm cho loài này tại Việt Nam được xếp ở mức Đang bị tuyệt chủng, nên cần phải có biện pháp nhân giống phù hợp để bảo tồn nguồn gen cây rừng bản địa quý hiếm này tại Sơn La. 2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thưc̣ trang̣ khai thác, sử dung̣ cây Bách xanh đá taị điạ phương. Xác định được nồng độ thuốc NAA tốt nhất cho giâm hom Bách xanh đá. 2.2. Nội dung nghiên cứu Điều tra thực trạng khai thác, sử dụng gỗ Bách Xanh đá tại KBT thiên nhiên Xuân Nha. Thử nghiệm nhân giống bằng hom cây Bách xanh đá 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra sơ thám: Thông qua bản đồ khu vực, phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp địa bàn tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm nắm bắt các đặc điểm ban đầu

70

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 và lựa chọn vùng điều tra thu thập số liệu trọng tâm. - Điều tra thưc̣ trang̣ khai thá c, sử dung̣ Bách xanh đá: Sử dụng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn bán định hướng để thu thập các thông tin có liên quan đến các vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vê ̣loài Bách xanh đá tại khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn 30 người bao gồm người dân, cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn. - Phương pháp điều tra ngoài thực địa: Tiến hành điều tra trên 3 tuyến về: tình hình phân bố, tái sinh và tình hình khai thác Bách xanh đá. - Giâm hom Bách xanh đá taị vườn ươm Trường Đaị hoc̣ Tây Bắ c + Thờ i gian: Nghiên cứ u trong vòng 04 tháng, từ tháng 07/2014 – 11/2014. + Xử lý hom giâm :Chọn những hom không cong queo, không sâu bệnh, hom bánh tẻ, dùng dao sắc để cắt hom dài 8 – 12cm, chấm vào thuốc NAA trước khi giâm hom. + Bố trí thí nghiệm: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc NAA đến hom giâm, bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên, hom giâm trên giá thể đất pha cát, số hom là 55 hom/công thức. Bảng 2.1 Bảng thiết lập công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Nồng độ NAA CT 1 500 ppm CT2 1000 ppm CT 3 1500 ppm CT 4 Đối chứng + Theo dõi sinh trưởng và thu thập số liệu: Theo dõi tỷ lệ hom sống, chết, tỷ lệ hom ra chồi, tỷ lệ hom hình thành mô sẹo ra rễ. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Việc xử lý các số liệu thu thập, tính toán sử dụng được thực hiện trên phần mềm Excel, SPSS. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình trạng khai thác, sử dụng gỗ Bách xanh đá tại KBT thiên nhiên Xuân Nha Thực trạng khai thác là một trong những chỉ tiêu đánh giá tiềm năng phát triển hay giảm sút của một khu rừng cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chuyên trách tại địa phương tạo cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo tồn loài. a. Tình trạng khai thác gỗ Bách xanh đá trên địa bàn nghiên cứu Kết quả điều tra trên 3 tuyến được trình bày cụ thể ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Tình hình sinh trưởng của cây Bách xanh đá trên tuyến

STT Số cây đang Sinh trưởng TB Số cây con Sinh trưởng Số gốc

Tuyến trưởng thành D1.3(cm) Hvn(m) tái sinh Tốt TB chặt 1 13 7,7 5,7 17 12 5 51 2 16 6,8 4,7 13 9 4 47 3 11 7,2 5,47 15 11 4 30

71

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Kết quả điều tra trên 3 tuyến có 40 cây đang trong giai đoạn cây non, D1.3 trung bình đạt 7,2cm, Hvn trung bình đạt 5,5 m, các cây này còn nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn khai thác, ít bị tác động nên sinh trưởng tương đối tốt. Số cây con tái sinh có 35 cây con tái sinh nằm cách xa gốc cây mẹ 15-20 m do số cây mẹ gieo giống còn ít, phân bố cây lại hẹp nên số lượng cây tái sinh không nhiều. Số lượng gốc chặt trên 3 tuyến là 128 gốc , cho thấy trước đây loài cây này có số lượng nhiều nhưng do giá trị mà nó mang lại nên đã bị người dân khai thác rất mạnh, những gốc cây có đường kính lớn thì đều đã bị khai thác hết Kết quả điều tra phỏng vấn thực trạng khai thác được trình bày trong bảng 3.2: Bảng 3.2 Thực trạng khai thác gỗ Bách xanh đá của người dân

D1.3 khai thác Hvn khai thác Khu vực khai thác Dụng cụ khai thác Số Tỷ lệ Số Cỡ Tỷ lệ Số Khai Tỷ lệ Số Dụng Tỷ lệ Cỡ D hộ (%) hộ H (%) hộ thác (%) hộ cụ (%) Núi đá Cưa 23 20÷80 76,67 22 15÷20 73,33 100 100 0 0 vôi máy 5 < 20 16,67 5 < 15 16,67 Dao, 30 Cưa 100 2 ˃80 6,67 3 ˃ 20 10,00 tay Đường kính khai thác: Người dân chủ yếu khai thác Bách xanh đá ở cỡ đường kính 20÷80cm vì đây là những cây có đường kính trung bình và lớn nhất ở trong rừng. Những cây này cũng có thể sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau như: Làm cột nhà, xẻ ván, đóng đồ dùng gia dụng, .v.v..

Chiều cao khai thác: Có 73,33% người dân khai thác cho rằng Hvn thích hợp để khai thác nhất là từ 15÷20 m và 10% người dân khai thác Bách xanh đá ở chiều cao trên 20 m bởi khi đó cây mới cho được sản lượng gỗ và chất lượng gỗ cao. Khu vực khai thác: Hầu hết Bách xanh đá chỉ gặp ở đỉnh núi đá vôi. Hầu hết, các gốc chặt đã có từ rất lâu, không có gốc chặt mới. Sản phẩm khai thác: 100% người dân khai thác cây Bách xanh đá là để lấy gỗ và hiện nay họ không còn khai thác cây Bách xanh đá nữa do cây có đường kính lớn không còn. Điều kiện sinh trưởng của cây Bách xanh đá: 100% số người được hỏi cho biết cây Bách xanh đá thường sống ở những nơi ít đất, trên đỉnh núi đá vôi cao, độ dốc lớn. b. Nhu cầu sử dụng gỗ Bách xanh đá của người dân trên địa bàn nghiên cứu Để đánh giá nhu cầu sử dụng gỗ Bách xanh đá của người dân, kết quả cho thấy 100% các hộ gia đình được phỏng vấn đều khẳng định: Đã từng khai thác và sử dụng gỗ Bách xanh đá. Mục đích sử dụng gỗ của người dân được tổng hợp ở bảng 3.3 cụ thể như sau:

72

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 3.3 Mục đích sử dụng gỗ Bách xanh đá của người dân Làm nhà Bán Đóng đồ gia dụng Làm củi Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 30 100 22 73.33 29 96.67 25 83.33 Gỗ Bách xanh đá vừa đẹp lại bền, không bị cong vênh, không bị mối mọt, có mùi thơm…nên mọi người đều ưa chuộng sử dụng để làm cột nhà, cánh cửa, đóng tủ, giường. Tuy nhiên, các sản phẩm này khi được người dân sử dụng thì vẫn còn thô, chưa thể hiện được hết đặc tính “vân đẹp” của gỗ. Bên cạnh việc sử dụng gỗ để làm đồ gia dụng thì 83,33% người dân được phỏng vấn còn sử dụng để làm củi. Ngoài tận dụng các sản phẩm phụ được làm củi thì những khúc gỗ to không dùng vào việc chính được mang chẻ nhỏ ra để sử dụng làm củi hay những cây có đường kính bé, thân thẳng, sinh trưởng tốt lại bị chặt, phơi khô để làm củi. Đây cũng là nguyên nhân khiến loài cây này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nhanh hơn. Có 96% người dân cho biết mùa khai thác gỗ Bách xanh đá chính là mùa Đông vì đây là thời gian người dân ít đi làm nương hơn và không mưa nhiều hoặc khi có nhu cầu sử dụng gỗ thì vẫn tiến hành khai thác mà không cần sự cho phép khai thác của cơ quan có thẩm quyền. Kết luận: Kết quả điều tra cho thấy gỗ cây Bách xanh đá giá trị rất cao, vân đẹp, không mối mọt, có mùi thơm nên được người dân ưa chuộng sử dụng, có phân bố hẹp, số lượng ít nên đã bị người dân địa phương khai thác mạnh từ năm 1988 -1995. Đến nay, tại khu vực nghiên cứu người dân không khai thác nữa do không còn cây đủ tiêu chuẩn để khai thác, cây mẹ gieo giống không còn nhiều nên tái sinh từ hạt ít, không có tái sinh chồi nên cần phải có biện pháp nhân giống thích hợp để bảo tồn loài cây này. 3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hom cây Bách xanh đá Để góp phần vào bảo tồn loài cây gỗ bản địa quý hiếm tại Xuân Nha. Đề tài tiến hành thử nghiệm nhân giống bằng hom. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4 Biểu tỷ lệ sống, ra chồi, ra mô sẹo của hom cây Bách Xanh đá

Công Tổng số Hom sống Hom ra chồi Hom ra mô sẹo thức hom Số hom Tỷ lệ (%) Số hom Tỷ lệ (%) Số hom Tỷ lệ (%) CT1 55 29 52.73 26 47.27 23 41.82 CT2 55 42 76,36 36 65.45 36 65.45 CT3 55 32 56.36 25 45.45 27 49.09 CT4 55 33 60 21 38.18 21 38.18 ∑ 220 135 107 108

73

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

a. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc NAA đến tỷ lệ sống của hom Từ kết quả ở bảng trên, ta thấy CT 1 có tỉ lệ sống thấp nhất (52,73%) CT 2 có tỷ lệ sống cao nhất (76,36%). Để kiểm tra độ thuần nhất của các mẫu về tỷ lệ sống của hom sử 2 2 2 dụng tiêu chuẩn χn ta được: χn = 12,404 ˃ χ0.5 tra bảng với K= 3 nên giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là với các nồng độ thuốc NAA khác nhau thì có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sống và chết của các hom giâm. Kết luận: Vậy ta thấy rằng, trong 4 công thức thì công thức 2 (NAA 1000 ppm) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 76,36%. b. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc NAA đến tỷ lệ ra chồi của hom Từ kết quả ở bảng trên ta thấy tỷ lệ hom ra chồi ở các công thức thí nghiệm vượt từ 2 19% đến 71,42% so với công thức đối chứng. Sử dụng dụng tiêu chuẩn χn để kiểm tra độ 2 2 thuần nhất của các mẫu về tỷ lệ ra chồi của hom ta được: χn = 8,87 ˃ χ0.5 tra bảng với K= 3 nên giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là với các nồng độ thuốc NAA khác nhau thì có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng ra chồi của hom. Kết luận: Vậy ta thấy rằng, trong 4 công thức thì công thức 2 (NAA 1000 ppm) cho tỷ lệ ra chồi cao nhất đạt 65,45%, thấp nhất là công thức đối chứng chỉ đạt 38,18%. c. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc NAA đến tỷ lệ ra mô sẹo của hom Từ kết quả ở bảng trên ta thấy tỷ lệ hom ra mô sẹo ở các công thức thí nghiệm vượt từ 13% đến 71,42% so với công thức đối chứng. Để kiểm tra độ thuần nhất của các mẫu về tỷ lệ 2 2 2 ra mô sẹo của hom ta sử dụng χn ta được: χn = 9,66 ˃ χ0.5 tra bảng với K= 3 nên giả thuyết bị bác bỏ, nghĩa là với các nồng độ thuốc NAA khác nhau thì có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ hình thành mô sẹo ra rễ của hom giâm.

Hình 3.1 Hom giâm hình thành mô sẹo ra rễ Kết luận: Khả năng hình thành mô sẹo cho ta thấy khả năng hình thành rễ của hom. Trong 4 công thức thì công thức 2 (NAA 1000ppm) cho tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất đạt 65,45%. Điều này cho thấy khả năng hình thành rễ là khá cao. Tuy nhiên, các cây bản địa sinh trưởng chậm nên cần có thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá chính xác khả năng hình thành rễ của hom cây Bách xanh đá. 4. Kết luận Kết quả điều tra thực trạng khai thác và sử dụng gỗ Bách xanh đá cho thấy rằng gỗ

74

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bách xanh là loại gỗ tốt, vân đẹp nên đã được người dân rất ưa chuộng sử dụng để đóng đồ đạc trong gia đình. Bách xanh đã bị khai thác từ năm 1988 -1995 với các cây có đường kính từ 20-80cm, chiều cao 10-25m, cây thường mọc trên đỉnh núi đá vôi, phân bố hẹp, số lượng cây sống còn trên tuyến điều tra là 40 cây có D1.3 trung bình là 7,2cm, chiều cao trung bình là 5,5 m, cây tái sinh là 35 cây. Kết quả thử nghiệm giâm hom Bách xanh đá bằng thuốc NAA được đánh giá bằng tiêu 2 chuẩn χn về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra chồi, tỉ lệ ra mô sẹo cho thấy loài cây này có khả năng nhân giống bằng hom cành tốt. Trong đó thì công thức 2 (NAA 1000 pm) là công thức trội nhất có tỷ lệ sống cao đạt 76,36%, tỷ lệ ra mô sẹo đạt 65,45% cao nhất trong 4 công thức thí nghiệm. Tuy nhiên tỷ lệ hom sống cao hơn so với hom ra chồi và hom ra mô sẹo vì Bách xanh là cây bản địa sinh trưởng chậm thời gian nhân giống còn ngắn nên số hom sống thể hiện rằng cây vẫn đang trong quá trình sinh trưởng và kết quả đánh giá mới chỉ là bước đầu và từ kết quả thu được cho thấy cây Bách xanh đá có khả năng nhân giống bằng hom tương đối tốt để góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng quý hiếm của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (1998), Giáo trình Cải thiện giống cây rừng, Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Phan Văn Thăng, Nguyễn Đức Tố Lưu (2013), Chỉ dẫn về các loài Thông vùng núi Mai Châu – Mộc Châu tỉnh Hòa Bình - Sơn La, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội . [3]. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

INVESTIGATION ON THE EXPLOITATION AND TESTING OF CUTTINGS CALOCEDRUS MACROLEPIS IN XUAN NHA NATURAL RESERVE, VAN HO DISTRICT, SON LA PROVINCE Phan Thi Thanh Huyen M.A Faculty of Agriculture and Forestry

Abstract: Assessment of exploitation and use of plant Calocedrus rupestris Aver, H.T.Nguyen & L.K in Xuan Nha Natural Reserve and select suitable NAA concentrations for propagation by cuttings to preserve cypress Calocedrus in local stone. According to the results of investigations on three routes , 40 plants are in the seedling stage, D1.3 average of 7.23 cm, Hvn is averaged 5.5 m. Seedlings regeneration of tree under a mother plant are not many, with only 35 seedling regeneration far from the mother tree found. Calocedrus, which are from 20-80cm in diameter, 15-20m in height, growing on limestone peaks has been exploited since 1988 - 1995 . Currently, there are very few Calocedrus left, and they are not qualified enough to be exploited. There are only old cut original , no new – cut seen.. Propagation by cuttings showed that 1000 ppm NAA concentrations proportional creates the highest callus of 65.45%. Keywords: Calocedrus rupestris Aver, exploit, cutting.

75

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT RAU BÒ KHAI ThS. Phạm Quang Thắng1, ThS. Đinh Thị Hoa2 Trung tâm NCTN Nông-Lâm1, Khoa Nông - Lâm2 Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc nhằm xác định mật độ và khoảng cách trồng bò khai theo hốc phù hợp. Thí nghiệm gồm 3 công thức mật độ và khoảng cách trồng khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Các chỉ tiêu đánh giá gồm số ngọn thu hái/hốc, chiều dài ngọn, khối lượng ngọn, tỷ lệ hoá gỗ, tình hình sâu hại và khả năng cho năng suất rau bò khai tại các công thức thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CT1 (Trồng 1 cây/hốc với khoảng cách 1 m x 1,5 m; mật độ 6.667 cây/ha) có chiều dài ngọn cao nhất (37,5 cm), khối lượng ngọn cao nhất (18,82 gam/ngọn) và có tỷ lệ hoá gỗ thấp nhất (54,4%). Từ khóa: Bò khai, mật độ, khoảng cách trồng.

1. Đặt vấn đề Rau không chỉ là thực phẩm cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn của con người. Hơn thế nữa, có nhiều loại rau ngoài chức năng thực phẩm còn có giá trị như những phương thuốc chữa bệnh, mang lại sức khỏe cho con người. Một trong những loại rau có giá trị như thế mọc tự nhiên ở rừng núi Tây Bắc là rau bò khai. Rau bò khai có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume, là một loại dây leo mọc ven rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi (Tạ Minh Hòa, 2005). Bò khai là loại rau bản địa của dân tộc Thái, Tày… Trước đây, loại rau này chỉ được người dân thu hái từ rừng và sử trong bữa ăn hằng ngày của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, từ khi phát hiện những giá trị quý của loại rau này thì nhu cầu về bò khai không ngừng tăng lên. Nó đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Rau bò khai có giá trị dinh dưỡng cao (Protein: 5,33%; Vitamin C: 21,71mg/100gam; chất khô: 13,75%, Xellulose: 42,33%,…), lại vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh và được đánh giá là loại thực phẩm chức năng quý, thân thiện với môi trường, thân cành có thể chữa các bệnh về thận, sốt, tê thấp, viêm gan siêu vi trùng; rễ cây có thể chữa bệnh vô sinh,…(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2007). Với công năng và tác dụng đó mà rau bò khai luôn được bán với giá cao và đang rất có tiềm năng trên thị trường. Tại các tỉnh Tây Bắc, rau bò khai hiện chủ yếu vẫn chỉ được phụ nữ dân tộc Thái thu hái từ rừng tự nhiên vào mùa mưa (từ tháng 03 - 05 dương lịch), bán tại các chợ địa phương với giá khá cao, từ 12.000 - 15.000 VNĐ/bó (khoảng 200 gam), tương đương 60.000 - 75.000 VNĐ/kg và luôn khan hiếm. Sự khan hiếm của loài rau đặc sản này do nhiều nguyên nhân, cơ bản nhất vẫn là do người dân chỉ khai thác trong rừng tự nhiên một cách thiếu khoa học (chặt cả cành, cây; đào cả gốc, rễ để thu hái rau và làm thuốc) cộng với tập quán chăn thả gia súc bữa bãi,… đã dẫn đến tình trạng khan hiếm, thậm chí làm mất đi nguồn gen rau bản địa dược tính quý hiếm này (Phạm Quang Thắng, 2010). Trong những năm qua, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau bò khai như: kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom, thời vụ

76

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 trồng, biện pháp cắt tỉa, biện pháp bón phân và bổ sung phân bón lá và một số chăm sóc khác (Phạm Quang Thắng, 2010; Nguyễn Chí Hiểu, 2012). Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chưa đưa ra được mật độ và khoảng cách trồng theo hốc phù hợp. Để tạo cơ sở cho sản xuất tập trung rau bò khai tại vùng Tây Bắc, nghiên cứu này nhằm xác định mật độ và khoảng cách trồng bò khai theo hốc phù hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cây bò khai được nhân giống bằng phương pháp giâm hom. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 - 12/2013 - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm NCTN Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ gồm 3 công thức, nhắc lại 3 lần: CT1: Trồng 1 cây/hốc với khoảng cách 1 m x 1,5 m, mật độ 6.667 cây/ha CT2: Trồng 2 cây/hốc với khoảng cách 1 m x 2,0 m, mật độ 10.000 cây/ha CT3: Trồng 3 cây/hốc với khoảng cách 1,5 m x 2,5 m, mật độ 8.000 cây/ha Diện tích ô thí nghiệm 50 m2, số hốc/ô thí nghiệm ở các công thức lần lượt là: CT1 trồng 33 hốc (33 cây); CT2 trồng 25 hốc (50 cây); CT3 trồng 13 hốc (36 cây). * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo dõi và lấy số liệu ở 10 cây/ô, lấy mẫu theo phương pháp đường chéo. - Số ngọn thu hái/hốc (ngọn): Đếm tất cả số ngọn thu hai trên hốc. - Chiều dài ngọn (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng ngọn, cố định chồi trên cây, định kỳ đo 2 ngày/lần. - Khối lượng ngọn (cm): Cân khối lượng của 10 ngọn rồi tính trung bình. - Tỷ lệ hoá gỗ (%): Dùng tay bấm và bẻ để xác định, tại vị trí mà ta thấy đoạn chồi gãy hoàn toàn, không có các sợi đã hóa gỗ, không có cảm giác bị xơ là được. Sau đó, dùng thước đo chiều dài ngọn và chiều dài hóa gỗ (từ gốc ngọn đến vị trí vừa xác định). Tỷ lệ hóa gỗ (%) = Chiều dài hóa gỗ/Chiều dài ngọn x 100 - Tình hình sâu, bệnh hại: Định kỳ 10 ngày thu thập số liệu 1 lần + Phân cấp lá bị sâu hại: Cấp 0: Lá không bị hại còn nguyên vẹn. Cấp I: Lá bị hại dưới 1/3 diện tích lá. Cấp II: Lá bị hại từ 1/3 -2/3 diện tích lá. Cấp III: Lá bị hại >2/3 diện tích lá. Cấp IV: Lá bị hại hoàn toàn.

77

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

+ Đánh giá mức độ hại lá theo R% (Ngô Kim Khôi, 1998) R% = Σn.v/N.V x 100 Trong đó: N: Tổng số lá điều tra. n: Số lá bị hại ở mỗi cấp. v: Cấp bị hại tương ứng. V: Trị số của cấp bị hại cao nhất (V = 4) R<25% hại nhẹ; R=25-50% hại vừa; R=51-75% hại nặng; R>75% hại rất nặng - Khả năng cho năng suất: Tiến hành thu hái ở mỗi công thức theo các lần nhắc lại để cân tính năng suất (theo ô thí nghiệm 50 m2). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến số ngọn thu hái trên hốc Khả năng ra chồi của cây thể hiện tình hình sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng tốt thì ra chồi nhanh, nhiều chồi và ngược lại từ đó quyết định năng suất của mỗi lứa hái. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến số ngọn thu hái của cây bò khai được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến số ngọn thu hái/hốc Công thức Ngày sau trồng (ngọn/hốc)

90 120 150 180

CT1 5,30 b 7,60 b 14,3 c 24,70 c CT2 6,80 ab 9,20 b 18,5 b 29,60 b CT3 8,30 a 12,50 a 24,8 a 33,40 a

LSD0,05 1,78 1,83 2,37 3,15 CV% 7,20 13,8 5,40 6,30 Chú thích: Các trị số trong cùng một cột có ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Kết quả cho thấy, sau trồng 90 ngày cây bò khai bắt đầu cho thu hoạch những ngọn đầu tiên, tuy nhiên ở các công thức mật độ và khoảng cách trồng theo hốc khác nhau chưa có sự khác nhau có ý nghĩa về số ngọn thu hái/hốc. Kết quả này, theo chúng tôi là do thu hoạch ngọn khi cây vừa mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, cây chưa khép tán nên mật độ và khoảng cách trồng chưa ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bò khai. Sau trồng 120 ngày trở đi, số lượng ngọn thu hoạch/hốc giữa các công thức đã có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95%; Trong đó CT3 luôn có số ngọn/hốc cao nhất tại các thời điểm thu hoạch, đạt 33,40 ngọn/hốc (sau trồng 180 ngày), tiếp đến là CT2 đạt 29,60 ngọn/hốc

78

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 và thấp nhất là CT1 đạt 24,7 ngọn/hốc. Như vậy, ở độ tin cậy 95% ta thấy, sau trồng 120 ngày, số lượng chồi/hốc giữa các công thức đã bắt đầu có sự khác biệt. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến tăng trưởng chiều dài ngọn Chúng tôi tiến hành đo chiều dài ngọn từ khi xuất hiện đến khi thu hoạch (2 ngày đo/lần). Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến tăng trưởng chiều dài ngọn bò khai được chúng tôi trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến tăng trưởng chiều dài ngọn

Ngày tuổi (cm) Tố độ tăng Công trưởng thức 2 4 6 8 10 (cm/ngày)

CT1 6,50 a 12,80 a 19,70 a 27,35 a 37,50 a 3,75

CT2 5,90 a 10,80 b 14,80 b 24,72 b 35,40 b 3,54 CT3 5,90 a 10,10 b 14,80 b 21,64 c 32,40 c 3,24

LSD0,05 1,22 1,48 1,63 1,92 1,87 CV% 10,10 6,60 11,10 9,70 8,42 Chú thích: Các trị số trong cùng một cột có ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, CT1 (Trồng 1 cây/hốc với khoảng cách 1m x 1,5m, mật độ 6.667 cây/ha) có tốc độ tăng trưởng chiều dài ngọn lớn nhất, đạt trung bình 3,75 cm/ngày, sau đó đến CT2 (Trồng 2 cây/hốc với khoảng cách 1m x 2,0m, mật độ 10.000 cây/ha) có tốc độ tăng trưởng chiều dài ngọn trung bình đạt 3,54 cm/ngày và CT3 (Trồng 3 cây/hốc với khoảng cách 1,5 m x 2,5m, mật độ 8.000 cây/ha) có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, đạt trung bình 3,24 cm/ngày. Về chiều dài ngọn khi thu hoạch (10 ngày tuổi), CT1 có chiều dài ngọn lớn nhất (đạt 37,50 cm), tiếp đến là CT2 (đạt 35,40 cm) và thấp nhất là CT3 (đạt 32,40 cm). Sự sai khác giữa các công thức là có ý nghĩa thống kê. Qua đây ta thấy khi trồng với mật độ dầy, các cây trong cùng hốc đã phải cạnh tranh về dinh dưỡng, điều này làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây làm cho tốc độ tăng trưởng chiều dài ngọn chậm hơn. 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến tỷ lệ hoá gỗ và khối lượng ngọn Rau bò khai là loại rau ăn ngọn và lá non, vì vậy tỷ lệ hoá gỗ và khối lượng của ngọn ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài chồi rau cho phép sử dụng từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của rau. Kết quả đánh giá về tỷ lệ hoá gỗ và khối lượng ngọn bò khai tại các công thức thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3.

79

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến tỷ lệ hoá gỗ và khối lượng ngọn bò khai

Công thức Chiều dài ngọn Chiều dài hoá gỗ Tỷ lệ hoá gỗ Khối lượng thí nghiệm (cm) (cm) (%) ngọn (gam) CT1 37,5 20,4 54,40 18,02 a CT2 35,4 23,5 66,38 16,72 b CT3 32,4 22,1 68,21 16,47 b

LSD0,05 0,80 CV% 7,50 Chú thích: Các trị số trong cùng một cột có ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Tỷ lệ hoá gỗ của ngọn bò khai ở các công thức khác nhau đều khác nhau. Trong đó CT1 (Trồng 1 cây/hốc với khoảng cách 1m x 1,5m, mật độ 6.667 cây/ha) có tỷ lệ hoá gỗ thấp nhất (54,40%), CT3 (Trồng 3 cây/hốc với khoảng cách 1,5 m x 2,5m, mật độ 8.000 cây/ha) có tỷ lệ hoá gỗ cao nhất (68,21%). Điều này cho ta thấy khi cây rau bò khai được trồng với mật độ dầy mà không có biện pháp cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ làm cho chồi nhanh hoá gỗ và tỷ lệ hoá gỗ lớn, còn khi được trồng thưa hơn hoặc được chăm sóc với mức độ thích hợp thì tỷ lệ hoá gỗ nhỏ. Như vậy trong các công thức thí nghiệm thì CT1 là thích hợp nhất vì nó cho tỷ lệ hoá gỗ của ngọn nhỏ nhất, đồng nghĩa với phần sử dụng được nhiều nhất. Khối lượng ngọn ở các công thức có sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Trong đó, CT1 có khối lượng ngọn cao nhất, đạt 18,02 gam/ngọn; CT2 và CT3 có khối lượng ngọn thấp hơn, lần lượt đạt 16,72 gam/ngọn và 16,47 gam/ngọn và được xếp cùng hạng với độ tin cậy 95%. 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến mức độ sâu hại Kết quả đánh giá mức độ sâu hại rau bò khai tại các công thức thí nghiệm được chúng tôi trình bày tại Bảng 3.4. Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến mức độ sâu hại Sâu cuốn lá Sâu róm Công thức Tỷ lệ cây bị hại Tỷ lệ bị hại (R%) Mức độ hại Mức độ hại (%) CT1 3,3 Hại nhẹ 4,4 Hại nhẹ CT2 1,3 Hại nhẹ 0,6 Hại nhẹ CT3 1,6 Hại nhẹ 2,5 Hại nhẹ Kết quả cho thấy, cây bò khai hầu như rất ít bị sâu bệnh phá hại. Mức độ bị hại điều tra ở các công thức thí nghiệm đều ở mức độ nhẹ, loại sâu hại lá bò khai chủ yếu là sâu cuốn lá và sâu róm. Sự sai khác về mức độ hại giữa các công thức hầu hết là không có ý nghĩa, qua thực tế theo dõi thấy rằng ở CT1 thường xuất hiện nhiều cá thể sâu hơn so với CT2 và CT3,

80

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 có thể do CT1 các cây trên cùng một hốc không phải cạnh tranh dinh dưỡng, nên có khả năng sinh trưởng tốt hơn, lá thường có màu xanh đậm nên thu hút sâu bọ. 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất rau Bò khai Cây rau bò khai có sản phẩm thu hoạch là ngọn và lá non nên năng suất của nó là kết quả tổng hoà của các yếu tố cấu thành như: số ngọn/hốc, khối lượng ngọn, chiều dài ngọn, tỷ lệ hóa gỗ của ngọn. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất rau Bò khai được chúng tôi trình bày tại Bảng 3.5 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến năng suất ngọn rau bò khai

Số ngọn/hốc Khối lượng Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Công thức (ngọn) ngọn (gam) (tấn/ha) (tấn/ha) CT1 24,70 18,82 3,10 2,54 b CT2 29,60 16,52 4,89 3,18 a CT3 33,40 14,47 3,87 2,32 c

LSD0,05 0,18 CV% 8,35

Chú thích: Các trị số trong cùng một cột có ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95% Cũng giống như số ngọn/hốc, khối lượng ngọn, chiều dài ngọn và tỷ lệ hoá gỗ trên ngọn, năng suất thực thu của cây rau bò khai (sau trồng 180 ngày) ở các công thức mật độ và khoảng cách trồng khác nhau là khác nhau. Năng suất thực thu ở CT2 là cao nhất, đạt 3,18 tấn/ha; tiếp đến là CT1 đạt 2,54 tấn/ha và thấp nhất là CT3 đạt 2,32 tấn/ha. Sự sai khác về năng suất thực thu giữa các công thức là có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. 4. Kết luận Mật độ và khoảng cách trồng khác nhau đã ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất rau bò khai. Sau trồng 180 ngày, CT3 (Trồng 3 cây/hốc với khoảng cách 1,5 m x 2,5 m; mật độ 8.000 cây/ha) cho số ngọn/hốc cao nhất, đạt 33,4 ngọn/hốc; CT2 (Trồng 2 cây/hốc với khoảng cách 1 m x 2 m; mật độ 10.000 cây/ha) cho năng suất thực thu cao nhất (3,18 tấn/ha) và CT1 (Trồng 1 cây/hốc với khoảng cách 1 m x 1,5 m; mật độ 6.667 cây/ha) có chiều dài ngọn cao nhất (37,5 cm), khối lượng ngọn cao nhất (18,82 gam/ngọn) và có tỷ lệ hoá gỗ thấp nhất (54,4%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II (2007), Bộ tài liệu khuyến lâm về LSNG. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam/Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới - IUCN, Hà Nội, Việt Nam.

81

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

[2]. Nguyễn Chí Hiểu (2012), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn”, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. [3]. Tạ Minh Hòa (2005), Bản tin Lâm sản ngoài gỗ vol 2, No 3, Cổng thông tin dự án Lâm đặc sản ngoài gỗ (LSNG). [4]. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [5]. Phạm Quang Thắng và cs (2010), “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La”, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp tỉnh.

EFFECTS OF PLANTING DENSITY AND DISTANCE ON THE GROWTH, DEVELOPMENT AND YIELD OF BO KHAI VEGETABLE

MSc. Pham Quang Thang1, MSc. Dinh Thi Hoa2 Center for Agriculture and Forestry Science, Falcuty of Agriculture and Forestry1 Faculty of Agriculture and Forestry2 Abstract: The study was conducted at the Center for Agriculture and Forestry Science, Tay Bac University in order to determine the density and distance of planting Bo khai vegetable under appropriate niches. The experiment consists of three treatments of density and distance planting. The experiment was arranged in a randomized complete block (RCB). The evaluation indexs are the number of havested shoots per holes, shoot length, shoot weight, the proportion of lignification, pest and disease status and ability to Bo khai vegetable yield at each treatments in the experiment. The results of reseach showed that, CT1 (Planting 1 trees/hole with the distance of 1 m x 1.5 m, density of 6667 trees/ha) produced the highest shoot length (37.5 cm), and shoot weight (18.82 cm) and the lowest proportion of lignification (54.4%). Keywords: Bo khai vegetable, density, distance of planting.

82

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY CỦ MÀI (DIOSCOREA PERSIMILIS PRAIN ET BURKILL) Hoàng Thị Thanh Hà1, Phạm Quang Trung1, Đào Hữu Bính1, Cà Văn Dẫn2 Khoa Nông - Lâm1 Lớp K52 Nông học2 Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng nhân giống vô tính cây củ mài từ hom củ. Thí nghiệm nghiên cứu về khối lượng hom củ (10g/hom; 30g/hom; 50g/hom; 70g/hom; 100g/hom) và vị trí hom củ (đầu củ; giữa củ; chóp củ). Kết quả cho thấy: Khối lượng hom từ 70 – 100g có tỷ lệ nảy mầm cao, thời gian nảy mầm ngắn, sinh trưởng phát triển mầm hom nhanh; Hom giữa củ có tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây xuất vườn đạt cao nhất. Từ khoá: Củ mài, nhân giống vô tính, hom củ. 1. Đặt vấn đề Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) là một loại cây dây leo cho củ. Củ có thể dài hơn 1 m, đường kính 2 – 10 cm với nhiều rễ con. Theo đông y, Hoài sơn chế biến từ củ mài là vị thuốc có tác dụng bổ khí, kiện tỳ bởi trong củ mài chứa các chất có tác dụng tốt cho cơ thể con người như tinh bột, chất nhầy (protein nhớt), allatoin, axit amin, acginin, choloin, mantose (enzym tiêu hoá mantoza). Về mặt thực phẩm, trong củ mài có chứa khoảng 63,25% tinh bột; 0,45% chất béo; 6,75% protein. (Đỗ Tất Lợi, 2006) Hiện nay, trên thị trường giá bán củ mài từ 15.000 – 20.000 đ/kg, đa số chúng được khai thác ngoài tự nhiên, chỉ một lượng nhỏ đã được người dân đưa về vườn nhà trồng. Trong tương lai, khi nguồn khai thác tự nhiên đã bị cạn kiệt. Phương án tối ưu cho sản xuất là thuần hoá và trồng chúng trong vườn nhà, vườn đồi. Củ nhỏ, dái củ hay đầu củ là những phần được sử dụng để trồng với diện tích nhỏ, trên quy mô hộ gia đình hoặc được vùi lại ngay tại nơi khai thác ngoài tự nhiên. Nếu trồng trên diện tích lớn sẽ không đủ giống và khó có thể chủ động được nguồn giống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện thí nghiệm nhân giống vô tính hom củ mài nhằm tìm ra phương thức nhân giống tạo cây con có chất lượng tốt cho sản xuất. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu * Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 3 đến tháng 10/2014 tại nhà lưới Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. * Vật liệu nghiên cứu: Hom giống được lấy từ củ của các cây củ mài trồng 2 năm tại Sơn La. * Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hom giâm đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển mầm hom giâm cây củ mài. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom giâm đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển mầm hom giâm cây củ mài.

83

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

* Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hom giâm (10g/hom; 30g/hom; 50g/hom; 70g/hom; 100g/hom) đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển của mầm hom cây củ mài. Thí nghiệm bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức giâm 30 hom. Tại mỗi công thức, các hom được cắt từ đầu củ đến cuối củ cho đến khi đủ số lượng hom giâm. - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom củ (Đầu củ; Giữa củ; Chóp củ) đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển của mầm hom giâm cây củ mài. Thí nghiệm bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức giâm 30 hom. Khối lượng hom trung bình là 30g. Trên mỗi củ chia ra làm 3 đoạn, mỗi đoạn cắt các hom theo khối lượng quy định. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom nảy mầm (%); tỷ lệ ra rễ (%); tỷ lệ hom thối hỏng (%); tỷ lệ cây xuất vườn (%). Thời gian nảy mầm (ngày). Chiều cao mầm (cm), số lá/mầm, số mầm/hom, đường kính mầm đo cách gốc mầm 3 cm (cm), số rễ/hom khi xuất vườn. * Xử lý số liệu: Theo chương trình Excel. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Ảnh hưởng của khối lượng hom giâm đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng mầm hom Sau 21 ngày giâm hom bắt đầu xuất hiện mầm hom ở các hom có khối lượng lớn (100g/hom). Các hom có khối lượng nhỏ hơn nảy mầm sau khoảng 28 – 42 ngày giâm hom. Nếu hom có khối lượng càng nhỏ (10g/hom) thì thời gian từ giâm hom đến bắt đầu nảy mầm càng kéo dài (42 ngày) và tỷ lệ nảy mầm thấp, đạt 50% sau 63 ngày giâm hom. Các hom có khối lượng lớn từ 70 -100 g, cho tỷ lệ nảy mầm cao, đạt 100% sau 63 ngày giâm hom.

Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm của các hom giâm theo thời gian

Khối Thời gian sau giâm lượng hom giâm 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày 49 ngày 56 ngày 63 ngày 10g/hom 0,0 0,0 0,0 3,33 13,33 33,33 50,00 30g/hom 0,0 3,33 53,33 63,33 76,66 86,66 93,33 50g/hom 0,0 23,33 53,33 63,33 83,33 90,00 96,66 70g/hom 0,0 26,66 56,66 70,00 83,33 93,33 100 100g/hom 3,33 46,66 63,33 76,66 90,00 96,66 100 Như vậy, khối lượng hom giâm tỷ lệ thuận với tỷ lệ nảy mầm, các hom có khối lượng càng lớn, lượng dinh dưỡng tích luỹ trong hom càng nhiều đã thúc đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Từ đó sinh trưởng của mầm hom cũng có sự khác biệt. Kết quả sinh trưởng mầm hom sau 63 ngày giâm hom được thể hiện qua bảng số liệu 3.2:

84

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu sinh trưởng mầm hom giâm Thời gian Đường Số mầm Khối từ bắt đầu Hệ số tiêu Chiều cao mầm kính nảy lượng hom - kết thúc Số lá/mầm tốn giống (cm) mầm (mầm/ho giâm nảy mầm (lần) (cm) m) (ngày) 10g/hom 46 19,46 ± 5,7 2,05 ± 1,3 0,14 1,0 0 30g/hom 43 33,94 ± 4,3 3,22 ± 1,1 0,18 1,0 3 50g/hom 43 40,35 ± 6,8 3,71 ± 1,2 0,23 1,0 5 70g/hom 38 49,42 ± 3,0 3,75 ± 1,2 0,25 1,0 7 100g/hom 42 58,93 ± 3,5 3,96 ± 1,1 0,27 1,0 10 Các hom có khối lượng càng lớn, thời gian nảy mầm càng ngắn, hom nảy mầm tập trung vừa tạo sự đồng đều, vừa tạo điều kiện thuận lợi về hom giống cho sản xuất. Đồng thời sinh trưởng của các hom có khối lượng lớn cũng nhanh và mạnh hơn cả về chiều cao, số lá, đường kính mầm. Tuy nhiên, thực tế nếu sử dụng các hom có khối lượng lớn sẽ gây tốn giống, hom có khối lượng từ 30 – 100 g tốn gấp 3 đến 10 lần lượng giống so với hom có khối lượng nhỏ 10g. Trong khi số mầm nảy thu được đều là 1 mầm/hom. Để đánh giá khả năng tái sinh mầm mới, tiến hành phương pháp tách mầm như sau: dùng dao sắc cắt hình chữ V, cắt xa mầm hom khoảng 0,5cm, cắt sâu vào hom củ từ 0,5 – 1,0 cm, khi tách yêu cầu vết cắt sắc phẳng, không dập nát hom củ, mầm hom tách ra phải giữ nguyên được rễ mầm và có một phần hom củ. Dùng tro bếp bôi vào vết tách mầm trên hom củ và tiếp tục giâm hom vào giá thể để đánh giá khả năng tái sinh chồi mầm mới. Kết quả thu được như sau: Kết quả bảng 3.3 cho thấy: Trên mỗi hom củ mài đem giâm, chỉ nảy 1 mầm ngay cả khi giâm hom lần đầu và khi đã tách mầm ra khỏi hom giâm ở các lần tiếp theo. Hom có khối lượng lớn hay nhỏ cũng đều cho 1 mầm/hom. Khi tách mầm, lượng dinh dưỡng dự trữ trong hom giảm dần. Nếu hom có khối lượng nhỏ, sau mỗi lần tách mầm các hom nhanh bị thối hỏng do hết dinh dưỡng. Ở các hom cắt 10g, tỷ lệ thối hỏng hom lên đến 61,66% sau 3 lần tách mầm, trong khi hom cắt 70g và 100g, tỷ lệ này chỉ là 13,33%. Tỷ lệ tái sinh mầm tại các hom có khối lượng lớn đạt cao hơn các hom có khối lượng nhỏ. Các mầm sau khi tách đem trồng đều cho tỷ lệ sống đạt 100%. Bảng 3.3 Khả năng tái sinh mầm của các hom giâm sau khi tách mầm Khối lượng hom 100g/ho 10g/hom 30g/hom 50g/hom 70g/hom m Thời gian nảy mầm 16 16 15 15 15 Tách mới (ngày) lần 1 Tỷ lệ hom nảy 33,33 80,00 46,67 60,0 86,67

85

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

mầm (%) Tỷ lệ hom 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 thối hỏng (%) Số mầm nảy/hom 1 1 1 1 1 Thời gian nảy mầm 24 23 21 22 21 mới (ngày)

Tỷ lệ hom 36,36 50,0 66,67 86,67 69,23 nảy mầm (%) Tách Tỷ lệ hom lần 2 20,0 26,67 20,0 0,0 13,33 thối hỏng (%) Số mầm nảy/hom 1 1 1 1 1 Thời gian nảy mầm 28 26 26 26 25 mới (ngày) Tách Tỷ lệ hom nảy mầm 44,44 71,42 50,0 69,23 84,61 lần 3 (%) Tỷ lệ hom thối hỏng 41,66 18,18 0,0 13,13 0,0 (%) Số mầm nảy/hom 1 1 1 1 1 Như vậy, nếu sản xuất cần giống trong thời gian ngắn, nên cắt hom giống có khối lượng lớn từ 30 – 100g. Nếu có nhiều thời gian chuẩn bị giống, có thể sử dụng các hom có khối lượng nhỏ đem giâm (10g). Trong điều kiện lượng giống nhiều, cắt hom có khối lượng từ 30 – 70g/hom đem giâm lấy cây giống trồng ngoài sản xuất. Không nên sử dụng phương pháp tách mầm hom, mặc dù số mầm thu được nhiều nhưng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức. 3.2. Ảnh hưởng của vị trí hom củ đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển của mầm hom giâm cây củ mài. Củ mài chính là rễ củ đâm sâu vào trong đất, là nơi tích luỹ và dự trữ các chất dinh dưỡng của cây. Vì thế phần chóp củ sẽ có độ tuổi non hơn so với phần đầu củ. Bảng 3.4 Tỷ lệ nảy mầm của các hom giâm cắt ở vị trí khác nhau trên củ Vị trí Thời gian sau giâm hom giâm 19 ngày 26 ngày 33 ngày 40 ngày 47 ngày 54 ngày 61 ngày Đầu củ 2,22 3,33 10,00 27,78 61,11 72,22 81,11 Giữa củ 0,00 0,00 6,67 25,56 35,56 78,89 100 Chóp củ 0,00 0,00 5,56 27,78 30,00 75,56 88,89 Hom ở vị trí khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm khác nhau. Phần đầu củ sinh ra trước thường nhỏ hơn và già hơn phần giữa và chóp củ nên khi đem giâm hom nảy mầm sớm hơn

86

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 các vị trí khác. Sau 19 ngày giâm hom xuất hiện mầm hom đầu củ, 33 ngày giâm hom xuất hiện mầm hom giữa củ và chóp củ. Phần đầu củ nảy mầm sớm nhưng tỷ lệ nảy mầm lại đạt thấp hơn phần giữa và chóp củ. Sau 61 ngày giâm hom tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất 100% ở hom giữa, 81,11% ở hom đầu và 88,89% ở hom chóp củ. Điều này là do hom giữa củ có độ tuổi trung bình, ít xơ nên đã thúc đẩy nhanh quá trình nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm đạt cao hơn. Bảng 3.5 Thời gian và tỷ lệ nảy mầm của các hom ở vị trí khác nhau trên củ Vị trí hom Thời gian (ngày) Tỷ lệ hom … (%) giâm Bắt đầu nảy mầm Nảy mầm Nảy mầm Chưa nảy Thối hỏng Đầu củ 19 42 81,11 17,78 1,11 Giữa củ 33 28 100 0,0 0,0 Chóp củ 33 28 88,89 11,11 0,0 Hom giữa củ và chóp củ, mặc dù thời gian từ khi giâm đến bắt đầu bật mầm kéo dài nhưng các hom có xu hướng bật mầm tập trung, trong khoảng 28 ngày đã cho tỷ lệ nảy mầm đạt được từ 88,89 – 100%. Thời gian nảy mầm của các hom đầu củ nằm trong khoảng 42 ngày với tỷ lệ nảy mầm đạt 81,11%; còn lại 17,78% số hom giâm chưa nảy mầm và 1,11% hom giâm bị thối hỏng. Bảng 3.6 Sinh trưởng mầm hom sau 61 ngày giâm hom Vị trí hom giâm Chiều cao Số lá/mầm Đường kính Số rễ/hom Tỷ lệ xuất mầm (cm) mầm (cm) vườn (%)

Đầu củ 75,71 ± 10,3 5,90 ± 1,2 0,23 4,23 ± 0,2 81,11 Giữa củ 67,03 ± 15,7 5,77 ± 1,5 0,21 3,60 ± 0,5 100 Chóp củ 78,73 ± 9,8 6,37 ± 0,8 0,24 4,87 ± 0,1 88,89 Sau 61 ngày giâm hom, các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, số lá, đường kính của mầm hom chóp củ và đầu củ tăng cao hơn so với hom giữa củ. Điều này là do ở giai đoạn cuối các mầm hom giữa củ nảy mầm nên trung bình các chỉ tiêu sinh trưởng có phần thấp hơn so với các mầm hom phần đầu củ và chóp củ. Tuy nhiên, các mầm hom đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn; tỷ lệ xuất vườn đạt 100% đối với các hom giâm phần giữa củ; các hom giâm phần đầu củ và chóp củ tỷ lệ này chỉ đạt 81,11% và 88,89%. 4. Kết luận Hom có khối lượng lớn từ 70 – 100g cho tỷ lệ nảy mầm đạt 100%, nảy mầm tập trung trong khoảng 38 – 42 ngày, sinh trưởng mầm hom nhanh, nhưng hệ số sử dụng giống hơn gấp 7 - 10 lần hom 10g. Các hom lấy ở vị trí giữa củ có tỷ lệ nảy mầm đạt 100%, thời gian nảy mầm ngắn trong 28 ngày và tỷ lệ xuất vườn đạt 100%.

87

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Hình ảnh minh hoạ:

Hình 1. Khối lượng hom giâm Hình 2. Hom giâm nảy mầm Hình 3. Cây con trong vườn ươm

Hình 4. Cây con từ hom đầu củ Hình 5. Cây con từ hom giữa củ Hình 6. Cây con từ hom chóp củ

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. [2]. Onjo M, 2003. Induction of spracting in dormant yam (Dioscorea spp) tuber with inhibitors of gibberellins. Exp. Agric, 39: 209- 217. [3]. Viện Dược Liệu, 2005. Kỹ thuật trồng cây thuốc. NXB Y học Hà Nội.

RESEARCH ON BREEDING ASEXUAL YAM TUBER Hoàng Thị Thanh Hà1, Phạm Quang Trung1, Đào Hữu Bính1, Cà Văn Dẫn2 Faculty of Agriculture and Forestry1 Agronomy Class of K52 Abstract: Reseach was conducted to evaluate the possibility of breeding asexual yam tuber from cuttings root. Experiment studied cuttings root weight (10gram/cuttings; 30gram/cuttings; 50gram/cuttings; 70gram /cuttings; 100gram/cuttings) and cuttings root place (head roots, between roots, tubers tip). Results showed: weight cuttings yam root from 70 – 100 gram has high germination rate, short germination time, fast germinate growth and development; Root cuttings of middle yam have highest germination percentage and plant percentage transferred to the field. Keywords: Yam, breeding asexual, cuttings root.

88

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN ĐIỆN PHÂN ThS. Nguyễn Ngọc Duy1 - Khoa Sinh Hóa1 Nguyễn Thị Hoài2, Trương Thùy Linh2, Vũ Hải Ngọc2, Lê Thị Thúy2, Nguyễn Thị Thùy2 - Lớp K53 ĐHSP Hóa học2 Tóm tắt: Tự học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập. Học trên lớp chỉ có thời gian nhất định còn tự học là quá trình lâu dài, học suốt đời. Hiệu quả của quá trình tự học phụ thuộc vào ý chí, tố chất, động cơ và năng lực của người học vì vậy bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với qua trình dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng. Có nhiều biện pháp có thể sử dụng nhằm nâng cao năng lực tự học trong đó có việc sử dụng bài tập. Từ khóa: Tự học, năng lực, biện pháp, học sinh, bài tập.

I. Đặt vấn đề Hóa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu sự biến đổi của các chất. Kiến thức của hóa học gắn liền với thiên nhiên, với cuộc sống và khoa học. Việc học tốt môn hóa học sẽ giúp học sinh hiểu rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong thực tiễn. Vì vậy, để giúp học sinh có sự say mê, hứng thú với môn hóa học cần có những biện pháp thích hợp nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức. Do thời gian học trên lớp có hạn nên giáo viên không thể truyền thụ hết kiến thức cho học sinh nên cần rèn luyện cho học sinh năng lực tự học để giải quyết và nâng cao hiệu quả của quá trình học tập. Thực tế cho thấy, với môn hóa học, khó khăn nhất của học sinh là việc vận dụng kiến thức để giải bài tập. Qua quá trình học tập hóa học ở trường phổ thông và trường đại học, chúng tôi đã tập trung học tập và tìm tòi cho mình một phương pháp tự học riêng. Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu về việc “ Phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học điện phân”. II. Nội dung 2.1.Năng lực tự học và vai trò quan trọng của nó Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 “Tự học là quá trình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”. Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng : “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả trong hoàn cảnh nhất định với cường độ học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những

89

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện, …. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, quan trọng nhất đối với học sinh là học cách học. Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết hướng dẫn và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động nhằm phát triển năng lực tư duy, sự linh hoạt, sự sáng tạo cho người học. Năng lực tự học của HS được xác định thông qua các biểu hiện sau: - Có khả năng nhận thức và tư duy trong quá trình học tập môn học - Có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn (sách, báo, mạng internet…), xử lí, đánh giá, trình bày chúng theo sự hiểu biết của mình và ghi nhớ chúng - Có khả năng ghi nhớ các kiến thức và biết vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập trong tình huống mới - Có khả năng hợp tác, làm việc trong nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ, giải quyết xung đột và thể hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết vấn đề học tập - Tự đánh giá điểm mạnh, yếu và xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý : học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, họ sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Tự học của học sinh còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Ngay từ khi còn học ở trường trung học phổ thông, nếu học sinh rèn luyện tốt năng lực tự học, có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng,… học sinh sẽ dễ dàng thích ứng với phương pháp dạy học hiện nay.

90

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. 2. Các hình thức tự học và một số năng lực tự học cơ bản 2.2.1. Các hình thức tự học a. Tự học hoàn toàn: Là việc người học nghiên cứu, tìm tòi tài liệu từ mạng Internet và sách tham khảo. Tự học hoàn toàn có kết quả tích cực nhưng mất nhiều thời gian vì không có hệ thống và chiều sâu tư tưởng, rất ít kế thừa từ hiểu biết của người đi trước. b. Tự học có hướng dẫn: Là hình thức hoạt động tự lực của người học để chiếm lĩnh tri thức và hoàn thành kĩ năng tương ứng dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên thông qua tài liệu tham khảo. Tự học có hướng dẫn thể hiện qua việc thu thập, xử lý thông tin và tự kiểm tra, điều chỉnh. Người học có thể thu thập thông tin thông qua đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu tham khảo, mạng Internet và qua thí nghiệm, bài tập. Để xử lý thông tin người học cần phân tích, tổng hợp, khái quát, nhận xét, đánh giá, phê phán, tự trình bày, ứng dụng, tóm tắt nội dung, lập bảng hệ thống. Người học có thể tự đánh giá và kiểm tra thông tin qua bài làm của bạn, của mình và tổng kết của thầy. 2.2.2. Một số năng lực tự học cơ bản a. Năng lực thu thập thông tin: Để thông tin mà người học thu thập được chính xác ta cần phát triển phương pháp: đọc sách, ghi chép, ghi nhớ thông tin, phương pháp hỏi, phương pháp sử dụng từ điển. Khi đọc cần chú ý tới: Ý nghĩa của việc đọc sách, lựa chọn sách để đọc, xác định mục đích đọc, phương pháp đọc, đọc sách tham khảo. Người học cần có cách ghi chép phù hợp và biết chắt lọc thông tin. Để nắm vững kiến thức người hỏi cần tự nêu ra những câu hỏi để tự trả lời, hỏi bạn, hỏi thầy. Để ghi nhớ chính xác thông tin người học cần biết cách sắp xếp, tổ chức và nhẩm lại bài. Ngoài ra để hiểu chính xác về ngôn ngữ khoa học cần sử dụng từ điển trong nước và nước ngoài. b. Năng lực xử lý thông tin: Người học cần diễn đạt ý, đặt câu hỏi, lập sơ đồ khái niệm, sắp xếp các khái niệm, sử dụng cách tiếp cận có hệ thống, tóm tắt các ghi chép c. Năng lực tự điều tra, điều chỉnh: Người học cần biết cách tự kiểm tra và phân tích vấn đề. Học sinh nên lập dàn ý trả lời cho một câu hỏi. Có ý thức ôn để làm tốt bài kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra viết. 2.3. Thực trạng tự học của học sinh trung học phổ thông hiện nay Việc học của học sinh THPT hiện nay còn hạn chế, thụ động mặc dù khoa học, kĩ thuật phát triển thuận tiện cho các em tìm hiểu thông tin lĩnh hội các kiến thức khác. Học sinh ít bày tỏ ý kiến của mình, ít được hoạt động. Do đó kiến thức học sinh lĩnh hội không sâu sắc,

91

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 chắc chắn. Hình thức học ở trường trung học phổ thông còn nặng nề về nghe giảng, ghi chép, ít thực hành, vận dụng không gây hứng thú cho học sinh. 2.4. Sử dụng bài tập điện phân nhằm nâng cao năng lực tự học Sử dụng bài tập là phương tiện tốt nhất giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức hóa học một cách hiệu quả. Qua quá trình làm bài tập, học sinh sẽ rèn luyện được tính kiên trì, cẩn thận phong cách làm việc khoa học và ý thức tự học. Bài tập điện phân là dạng bài tập khó và có nhiều ứng dụng, được sử dụng nhiều trong thi cử song nội dung lí thuyết về điện phân được nghiên cứu rất ít trong chương V của hóa học 12. Đây là một khó khăn lớn cho học sinh trong quá trình làm bài tập. Bài tập điện phân giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, vì chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vững lí thuyết một cách sâu sắc. Đây còn là phương tiện để các em học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất, rèn luyện các kỹ năng hóa học cho học sinh như kỹ năng phân tích, dự đoán, tính toán, … còn là một kênh học tập giúp các em phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh. Vì vậy bài tập điện phân có một vai trò hết sức quan trọng, thông qua việc giải bài tập học sinh sẽ tự rèn luyện cho mình một năng lực học tập mới đó là năng lực tự học một cách hiệu quả, có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao đối với học sinh từ đó sẽ nâng cao niềm say mê hứng thú, tìm tòi, nghiên cức môn học này. 2.5. Một số bài tập minh họa

Bài 1: Điện phân 150ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giời, cường độ dòng điện là không đổi 2,68A(hiệu suất quá trình điện phân là 100 %). Thu được chất rắn X, dung dịch Y, khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y sau khi phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO(sản phẩm khử duy nhất của N+). Tìm giá trị của t? Hướng dẫn giải: Phân tích: Khi giải bài tập điện phân cần chú ý tới hiệu suất điện phân, thời gian điện phân và bản chất của chất điện li. AgNO3 là muối tạo bởi axit có oxi và kim loại không tác dụng với nước nên bị điện phân theo phương trình

2AgNO3 + 2H2O 2HNO3 + O2 + 2Ag (1)

Số mol AgNO3 = 0,15 (mol) Số mol của Fe = 0,225 (mol)

Sau khi điện phân chất rắn X: Ag , chất khí Z: O2, dung dịch Y có HNO3 và có thể có

AgNO3 dư.

Cho 12,6 g Fe vào dung dịch Y : mkl(hh)=14,5g mFe = Trong Y có AgNO3 dư.

3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2+ 2NO + 4H2O (2)

Fe + 2AgNO3(dư)→2Ag + Fe(NO3)2 (3)

Gọi số mol AgNO3 bị điện phân là x mol . Số mol AgNO3 dư: n=0,15-x

92

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Từ (2),(3) ta có: nFe(pư)= x + = Ta có phương trình: 14,5= 12,6 – 56. + 108(0,15 - x) Giải phương trình ta có x=0,1(mol) Áp dụng định luật Faraday ta có. n = t = = = 3600(s) = 1(h) *Chú ý: - Bài tập này có thể giải theo cách khác, tuy nhiên qua bài tập này cần chú ý cho học sinh lựa chọn cách giải sử dụng thuật hóa nhiều nhất mà không nên chú trọng trọng vào việc rèn luyện kỹ năng tính toán. - Khi Fe dư sản phẩm tạo thành là Fe2+ chứ không tạo Fe3+

Bài 2: Điện phân muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại thì ở anot thu được 5,6 lit khí (đktc). Kim loại M là: A.Mg B.Fe C.Cu D.Ca Hướng dẫn giải n+ - Tại catot: m + ne → M Tại anot 2Cl → Cl2 + 2e Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: Nhận thấy cả 4 đáp án số e trao đổi của M chủ yếu là 2 hoặc 3. +) với n = 2 ta có M = 64 +) với n = 3 ta có M = → loại. Vậy đáp án : C.Cu *Chú ý: Với dạng bài tập trắc nghiệm giáo viên nên hướng dẫn học sinh nắm chắc bản chất vấn đề và các phương pháp giải nhanh để có kết quả nhanh nhất. Kết luận chung: Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần đáp ứng mục tiêu mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Vì vậy, trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải tự tìm ra những biện pháp nhằm rèn luyện, phát triển năng lực tự học cho học sinh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Mai Luận ( 2006), Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh qua BTHH vô cơ lớp 11- Ban KHTN, luận văn thạc sĩ KH, ĐHSP Hà Nội. [2]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và Phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội. [3]. Nguyễn cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội. [4]. Vũ Anh Tuấn (2003), Xây dựng hệ thống BTHH nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi HH ở trường THPT, luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

93

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

DEVELOP LEARNER AUTONOMY USING CHEMICAL EXCERCISES IN ELECTROLYSIS Nguyen Ngoc Duy M.A1, Nguyen Thi Hoai2, Truong Thuy Linh2, Vu Hai Ngoc2, Le Thi Thuy2, Nguyen Thi Thuy2 Faculty of Biology and Chemistry1 Chemistry class K532 Abstract: Self-studying is very important in the learning process. While classroom time only plays a certain part, self-studying is the long-term process that have lifelong effect to the learners learning process. Effectiveness of self-learning process depends on the will, motives and abilities of the learner; therefore building self-learning capacity for students is an important task to the process of teaching in general and to teaching chemistry in particular. Many measures can be used to enhance self-learning capability, including the use of exercises. Keywords: Self-study, capacity, measures, student, exercises.

94

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ThS. Lò Thị Vân Bộ môn Tâm lý Giáo dục Tóm tắt: Kỹ năng thích ứng xã hội là một dạng của kỹ năng xã hội, giúp con người thích ứng với môi trường, với cuộc sống tốt hơn. Bài viết tập trung làm rõ mức độ biểu hiện một số kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc. Từ khóa: Kỹ năng thích ứng xã hội, SSQ-SF, thang đánh giá xã hội cho sinh viên, 1 độ lệch chuẩn.

1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi xung quanh. Xã hội phát triển, một mặt đem đến cho con người những thuận lợi và cơ hội để phát huy tiềm năng của bản thân. Mặt khác, nó cũng mang lại cho con người những khó khăn, thách thức đòi hỏi con người phải trang bị cho mình cả kiến thức và những kỹ năng hành động cần thiết để giải quyết và nỗ lực vượt qua. Trong số những kỹ năng hành động đó, kỹ năng thích ứng xã hội có vai trò rất quan trọng, nó góp phần đảm bảo thành công cho mọi hoạt động mà con người tham gia vào đó. Sinh viên khi bắt đầu bước vào môi trường học tập có nhiều thay đổi từ nội dung, phương pháp, hình thức… so với bậc học phổ thông. Hơn nữa, sinh viên sống cuộc sống mới, cuộc sống xa gia đình, không có bố mẹ thường xuyên bên cạnh chăm sóc như trước đây nữa. Vì vậy, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với môi trường học tập mới, với cuộc sống mới. Chính vì vậy, việc trang bị và rèn luyện được một số kỹ năng thích ứng xã hội cần thiết ngay từ những năm học đầu điên trên giảng đường đại học. 2. Nội dung * Một số khái niệm: Theo Gresham & Elliot (1990), kỹ năng thích ứng xã hội là những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được, được chấp nhận về mặt xã hội, giúp một cá nhân có thể quyết định hành động và ứng xử một cách có hiệu quả với người khác, giúp người đó nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, tránh được những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Mỗi người trong cuộc sống hàng ngày đều phải xử lý các mối quan hệ. Đó là quan hệ với chính mình (biết mình là ai, biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì…), mối quan hệ với thế giới tự nhiên (biết thiết lập các mối quan hệ hài hòa với thế giới tự nhiên, biết bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hiểu biết các hiện tượng tự nhiên vận hành theo quy luật nào…), mối quan hệ với người khác, với xã hội (biết thiết lập các quan hệ bạn bè, hiểu những người xung quanh mình nghĩ gì, mong muốn gì…sống hài hòa với cộng đồng). Tất cả những kỹ năng để giúp mỗi cá nhân xử lý thành công những mối quan hệ này để thích ứng tốt hơn, để ứng phó một cách có hiệu quả hơn với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày được gọi là kỹ năng sống. Trong các kỹ năng sống của con người thì các kỹ năng xã hội đóng vai trò quan

95

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 trọng. Hoạt động của con người có bản chất xã hội nên các kỹ năng của con người cũng có bản chất xã hội. Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều phải hoạt động với người khác và con người phải học các kỹ năng xã hội để thích ứng với các hoạt động xã hội cùng với cộng đồng. Kỹ năng xã hội là khả năng con người giải quyết các tình huống trong cuộc sống bằng tri thức và kinh nghiệm của mình để tồn tại và phát triển. Các kỹ năng xã hội được hình thành và phát triển trong quá trình sống của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng, cho phép chúng ta giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. Như vậy kỹ năng thích ứng xã hội là một bộ phận, một dạng của kỹ năng xã hội. Kỹ năng thích ứng xã hội chính là khả năng điều chỉnh để có những hành vi thích hợp trong mối quan hệ với người khác, giúp cá nhân đáp ứng một cách có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Theo quan điểm riêng của cá nhân, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng thích ứng xã hội là một dạng của kỹ năng xã hội, giúp con người thích ứng với môi trường, với cuộc sống tốt hơn. Để thích ứng với môi trường học tập, với cuộc sống thì sinh viên phải được trang bị và rèn luyện một số kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản sau đây: kỹ năng hợp tác; kỹ năng tự khẳng định; kỹ năng kiềm chế; kỹ năng đồng cảm; kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy, sinh viên Trường Đại học Tây Bắc đã hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội ở một mức độ nào? Các nhà giáo dục cần phải làm gì để giúp các em có khả năng thích ứng xã hội tốt hơn? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc ? Có những biện pháp nào để nâng cao và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho sinh viên? Do đó, xác định được mức độ biểu hiện các kỹ năng thích ứng xã hội ở sinh viên Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng. 3. Thực trạng một số kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 3.1. Xây dựng thang đo và tiến hành trắc nghiệm. Để xác định mức độ biểu hiện kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc chúng tôi sử dụng bộ trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott (Social skills Rating System - SSRS, Gresham và Elliott,1990). Bộ trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi và chia thành các tiểu trắc nghiệm sau: Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng hợp tác (Gồm các câu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10);Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng tự khẳng định(Gồm các câu: 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20);Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng đồng cảm (Gồm các câu: 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30);Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng kiềm chế (Gồm các câu: 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40); Tiểu trắc nghiệm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề (Gồm các câu: 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50). Các tiểu trắc nghiệm được đánh giá ở hai mức độ: Mức độ thực hiện( hành vi) và mức độ quan trọng ( thái độ).

96

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Chúng tôi tiến hành trắc nghiệm ở 325 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư trường Đại học Tây Bắc. * Cách đánh giá Những sinh viên có điểm số cao hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1SD (độ lệch chuẩn) trở lên được xem là những sinh viên có khả năng thích ứng xã hội tốt. Ngược lại, những sinh viên có số điểm thấp hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1SD (độ lệch chuẩn) trở xuống được xem là những sinh viên có khả năng thích ứng xã hội kém. *Mô tả cách phân loại Kết quả điểm trung bình của từng sinh viên ở từng tiểu thang đo và của cả thang đo được phân thành các nhóm sinh viên sau : - Nhóm điểm thấp : ≤ - 1SD (nhỏ hơn hoặc bằng điểm trung bình trừ đi 1 độ lệch chuẩn) - Nhóm điểm trung bình: - 1SD + 1SD (nằm trong khoảng ± 1 độ lệch chuẩn) - Nhóm điểm cao : + 1SD (lớn hơn hoặc bằng điểm trung bình cộng 1 độ lệch chuẩn trở lên) 3.2. Kết quả trắc nghiệm Kết quả trắc nghiệm được thể hiện ở bảng 1 Bảng 1. Điểm trung bình của các kỹ năng thích ứng xã hội qua các tiểu trắc nghiệm Số sinh Điểm trung Độ lệch Trung bình Kỹ năng thích ứng xã hội viên bình chuẩn (1 item) Hành vi 325 15.28 3.37 1.53 Hợp tác Thái độ 325 15.47 3.62 1.55 Hành vi 325 10.26 3.15 1.03 Tự khẳng định Thái độ 325 10.56 3.44 1.06 Hành vi 325 13.02 3.21 1.30 Đồng cảm Thái độ 325 12.45 3.60 1.25 Hành vi 325 11.09 3.21 1.11 Kiềm chế Thái độ 325 10.80 3.78 1.01 Giải quyết Hành vi 325 13.78 3.18 1.38 vấn đề Thái độ 325 13.94 3.46 1.39 Hành vi 325 63.64 11.89 1.27 Thang đo tổng Thái độ 325 63.55 13.89 1.27 Theo số liệu thu được từ bảng trên, điểm trung bình của kỹ năng hợp tác (hành vi) là cao nhất (1.53 điểm/item). Thấp nhất là tiểu trắc nghiệm tự khẳng định (hành vi) (1.03 điểm/

97

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 item). Trên toàn bộ thang đo, kỹ năng tự khẳng định có biểu hiện yếu nhất với điểm trung bình là 10.26. Và kỹ năng kiềm chế cũng có biểu hiện thấp hơn các kỹ năng khác với điểm trung bình là 11.09. Như vậy có thể xem điểm trung bình cao hay thấp ở các tiểu thang đo cũng là mức độ thích ứng tốt hay thích ứng kém các kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Từ kết quả thu được cho thấy, nhóm sinh viên được khảo sát có biểu hiện mức độ thích ứng tốt nhất là các nhóm kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và kém nhất là kỹ năng tự khẳng định và kỹ năng kiềm chế. Điểm số trung bình của mỗi item hành vi và thái độ có sự chênh lệch. Ở kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề và tự khẳng định, những item thái độ có trung bình cao hơn hành vi ( từ 0.01 đến 0.03 điểm/ 1item). Các nhóm kỹ năng kiềm chế và đồng cảm điểm trung bình hành vi cao hơn thái độ( từ 0.03 đến 0.05 điểm/1 item). Trên thang đo tổng sự chênh lệch giữa thái độ và hành vi không đáng kể (0.02 điểm/1 item). Từ số liệu trên, chúng tôi phân thành 3 nhóm sinh viên có phân loại điểm như sau: Nhóm sinh viên có điểm thấp là nhóm có điểm trung bình SSQ-SF thấp hơn nhóm chuẩn một độ lệch chuẩn trở đi, nhóm có điểm cao là nhóm có điểm trung bình SSQ-SF cao hơn nhóm chuẩn một độ lệch chuẩn trở đi, nhóm trung bình là nhóm có điểm SSQ-SF nằm trong khoảng một độ lệch chuẩn. Nhóm sinh viên điểm thấp là nhóm sinh viên có biểu hiện thích ứng kém các kỹ năng xã hội. Nhóm điểm trung bình là nhóm sinh viên biểu hiện thích ứng ở mức trung bình các kỹ năng xã hội. Nhóm điểm cao là nhóm sinh viên biểu hiện mức độ thích ứng tốt các kỹ năng xã hội. Bảng 2. Phân loại sinh viên theo các nhóm điểm trên thang đo hành vi các kĩ năng thích ứng xã hội Giá trị Nhóm sinh Nhóm sinh Nhóm sinh Các tiểu trắc Số sinh Độ lệch trung viên điểm viên trung viên điểm nghiệm viên chuẩn bình thấp bình (1SD) cao Hợp tác 325 15.28 3.37 15.8% 55.4% 28.8% Tự khẳng định 325 10.26 3.15 17.3% 56.9% 25.8% Đồng cảm 325 13.02 3.21 13.7% 63% 23.3% Kiềm chế 325 11.09 3.21 14.8% 55.7% 25.9% Giải quyết vấn đề 325 13.78 3.18 13.5% 54.5% 32% Tổng 63.64 11.89 15.4% 65.2% 19.4% Nhìn vào bảng 2 ta thấy, nhóm sinh viên điểm thấp chiếm tỉ lệ thấp nhất so với hai nhóm sinh viên điểm cao và nhóm sinh viên điểm trung bình. Tỉ lệ từ 13.5% (kỹ năng giải quyết vấn đề) đến 17.3% (kỹ năng tự khẳng định). Nhóm sinh viên điểm cao có tỉ lệ từ 23.3% (kỹ năng đồng cảm) đến 32.0% (kỹ năng giải quyết vấn đề ). Nhóm sinh viên điểm trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất từ 54.5% (kỹ năng giải quyết vấn đề ) đến 63.0% (kỹ năng đồng cảm ). Như vậy, từ kết quả thu được ta thấy sinh viên trường Đại học Tây Bắc có biểu hiện thích ứng

98

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ở mức độ trung bình các kỹ năng xã hội. Bảng 3. Phân loại sinh viên theo các nhóm điểm trên thang đo thái độ các kỹ năng thích ứng xã hội Số Giá trị Nhóm sinh Nhóm sinh Nhóm Các tiểu trắc Độ lệch sinh trung viên điểm viên trung sinh viên nghiệm chuẩn viên bình thấp bình(1SD) điểm cao Hợp tác 325 15.47 3.62 17.0% 66.6% 16.4% Tự khẳng định 325 10.56 3.44 20.1% 58% 21.9% Đồng cảm 325 12.45 3.60 14.8% 66.3% 18.9% Kiềm chế 325 10.80 3.78 18.4% 56.5% 25.1% Giải quyết vấn đề 325 13.94 3.46 14.8% 61.2% 24% Thang đo tổng 325 63.55 13.89 14.5% 68.6% 16.9% Ở mặt nhận thức, thái độ kỹ năng tự khẳng định có điểm thấp nhất và chiếm tỉ lệ nhiều nhất so với các kỹ năng còn lại (chiếm 20.1%). Nhóm sinh viên điểm thấp về thái độ chiếm tỉ lệ thấp hơn so với nhóm sinh viên điểm cao. Nhóm điểm thấp có tỉ lệ từ 14.8% ( kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đồng cảm) đến 17.0% (kỹ năng hợp tác ). Nhóm điểm cao từ 16.4% (kỹ năng giải quyết vấn đề) đến 24% ( kỹ năng hợp tác). Nhóm sinh viên trung bình có tỉ lệ từ 56.5% (kỹ năng kiềm chế) đến 66.6% (kỹ năng hợp tác ). Như vậy, về mặt thái độ sinh viên trường Đại học Tây Bắc cũng biểu hiện mức độ thích ứng trung bình các kỹ năng xã hội. 3.3. Đánh giá của giảng viên về kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên hiện nay Bảng 4. Đánh giá của giảng viên về kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên trường Đại học Tây Bắc Trình độ kỹ năng Các kỹ năng STT Thích ứng xã hội Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 Hợp tác 3 11,54 21 80,77 2 7,69 2 Tự khẳng định 4 15,38 19 73,08 3 11,54 3 Đồng cảm 5 19,23 20 76,92 1 3,85 4 Kiềm chế 3 11,54 20 76,92 3 11,54 5 Giải quyết vấn đề 2 7,69 22 84,62 2 7,69 6 Trung bình chung 13,09 78,48 8,43 Từ bảng số liệu trên cho thấy, đại đa số giảng viên đều nhận định các kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên ở mức trung bình. Số lượng giảng viên đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội ở mức cao hay mức thấp không nhiều. Kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên được giảng viên đánh giá cao là kỹ năng đồng cảm (ở mức cao là 19,23%, ở mức thấp chỉ có 3,85%). Các kỹ năng tự kiềm chế, giải quyết vấn đề hay tự khẳng định của sinh viên giảng

99

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 viên đánh giá không cao. Nói chung, theo ý kiến của giảng viên thì trình độ kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên chỉ ở mức trung bình là chính. Kết hợp với phương pháp phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng, giảng viên đánh giá không cao các kỹ năng xã hội của sinh viên. Giảng viên Lèo Thị T nói: “Nhìn chung chỉ có khoảng 5-7% sinh viên có các kỹ năng thích ứng xã hội tương đối tốt, đại đa số sinh viên có trình độ kỹ năng thích ứng xã hội ở mức trung bình, một số sinh viên có kỹ năng thích ứng xã hội thấp. Theo tôi tỉ lệ này chiếm khoảng 3-5%”. Cùng quan điểm với giảng viên T, giảng viên Nguyễn Thị L nhận xét: “Kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên chỉ ở mức trung bình là nhiều. Đa số sinh viên, nhất là sinh viên người dân tộc thiểu số rất nhút nhát, không tích cực tham gia các hoạt động tập thể, khả năng giao tiếp và kiềm chế thấp…”. Nhìn chung khi trực tiếp phỏng vấn giảng viên, đại đa số đều nhận định tỉ lệ sinh viên có khả năng thích ứng xã hội cao dao động từ 4-8%, tỉ lệ thấp từ 3-5%, còn lại là mức trung bình. Những em có kỹ năng thích ứng xã hội tốt thường là những em cán bộ lớp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các em này thường đứng ra tổ chức các hoạt động tập thể lớp, trường, được các thầy cô và bạn bè quý mến. Trên cơ sở phiếu điều tra và phỏng vấn sinh viên, chúng tôi nhận định đánh giá của giảng viên về kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên là khá khách quan và chính xác. 4. Kết luận Qua việc nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên trường Đại học Tây Bắc cho ta thấy: Kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên trường Đại học Tây Bắc biểu hiện ở mức độ trung bình. Nhìn chung các kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên phát triển không đồng đều. Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác có chiều hướng phát triển tốt hơn. Mặt thái độ của kỹ năng phát triển tốt hơn mặt hành vi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất chính là tính tích cực hoạt động và giao tiếp của sinh viên. Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là sự tác động của giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học, mối quan hệ giao tiếp thầy trò. Đây là căn cứ thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp để góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Andreeva D.A(1972), Những vấn đề thích ứng của sinh viên, NXB Thanh niên cận vệ. [2]. Nguyễn Thị Huệ (2010), “Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động rèn lyện nghiệp vụ sư phạm”, Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh

100

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 viên các trường sư phạm. [3]. Lê Ngọc Lan (2002), “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên”, Tạp chí TLH số 3. [4]. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm.

CURRENT SITUATION OF SOCIAL ADAPTIVE SKILL OF STUDENTS AT TAY BAC UNIVERSITY Lo Thi Van M.A Division of Psychology Abstract: Social adaptation skill is a kind of social skills which is extremely important and essential for people to adapt to different conditions and situation in social life.The paper focuses on the level of expression of social adaptation skill of students at Tay Bac University . It also highlights some educational psychology methods to help students obtain and improve some crertain social adaptive skills. Keywords: Social adaptive skill, SSQ-SF: social skills, questionnaire-Student form, 1 SD.

101

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ HÓA ĐỘ CAO CHO LƯU VỰC THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN ThS. Nguyễn Tiến Chính Khoa Nông Lâm Tóm tắt: Nghiên cứu xác định cơ sở khoa học cho việc lựa chọn mô hình số hóa độ cao (DEM) phù hợp cho phạm vi nghiên cứu nhỏ để quá trình phân tích không gian đảm bảo tính chính xác. Nghiên cứu đã xây dựng DEM ở 8 độ phân giải khác nhau 5x5m, 10x10m, 15x15m, 20x20m, 25x25m, 30x30m, 35x35m, 40x40m, sử dụng công thức RMSE đánh giá độ chính xác của từng mức độ phân giải theo độ dốc, độ cao và thời gian nội suy không gian. Nghiên cứu xác định được DEM có độ phân giải 10x10m là phù hợp cho quy mô lưu vực thủy điện Nậm Chiến. Từ khóa: Độ phân giải, mô hình số hóa độ cao, hệ thống thông tin địa lý, lưu vực.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ DEM là một trong những sản phẩm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), nó giúp người sử dụng có thể đánh giá được các đặc điểm địa hình, có thể sử dụng để theo dõi các biến động địa chất…Ngoài ra, DEM còn là cơ sở quan trọng để xây dựng các bản đồ chuyên đề khác như: bản đồ địa hình, bản đồ độc dốc, bản đồ hướng dốc…Trong khi sử dụng DEM, độ phân giải là chỉ tiêu không gian quan trọng, ảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trình phân tích không gian. Hiện nay, DEM có độ phân giải 30x30m đang được sử dụng khá phổ biến với quy mô diện tích lớn từ cấp huyện trở lên. Tuy nhiên, khi áp dụng độ phân giải này đối với quy mô diện tích nhỏ thì độ chính xác còn thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng DEM có độ phân giải cao hơn phù hợp với quy mô diện tích nhỏ như lưu vực thủy điện Nậm Chiến. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu là lưu vực thủy điện Nậm Chiến nằm trên 2 xã Ngọc Chiến, Nặm Păm thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La và 2 xã Nậm Khắt, Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có tổng diện tích 340,22 km2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xác định ranh giới lưu vực: Ranh giới lưu vực được xác định theo Thông tư 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012. - Phương pháp raster hóa: Phương pháp raster hóa được tích hợp trong phần mềm ArcGIS 10.1 cho phép chuyển đổi dữ liệu độ cao dưới dạng vector sang dữ liệu raster theo các độ phân giải khác nhau: 5x5m, 10x10m, 15x15m, 20x20m, 25x25m, 30x30m, 35x35m, 40x40m.

102

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Hình 1. Các bước xây dựng DEM - Phương pháp nội suy không gian: n 1 Trong đó: X ∑ i=1 2 i di X là giá trị độ cao tại điểm cần nội suy X = n 1 di….dn là khoảng cách từ các điểm mẫu đến điểm cần tính ∑ i=1 2 di xi….xn là giá trị độ cao của các điểm mẫu. - Phương pháp đánh giá DEM: Sử dụng tọa độ của 100 điểm định vị chuyển sang dữ liệu dạng điểm, chồng xếp lên DEM, sử dụng giá trị độ cao của 100 điểm định vị để so sánh với giá trị độ cao của mô hình số hóa độ cao. Xây dựng bản đồ độ dốc từ DEM và phân cấp độ dốc thành nhiều cấp khác nhau. Sử dụng giá trị độ dốc của 100 điểm định vị để so sánh với giá trị độ dốc của bản đồ độ dốc xây dựng từ DEM. Sử dụng công thức sai số RMSE (Root Mean Square Error) để đánh giá sai khác về độ cao, độ dốc tại các ô lưới xác định bằng phần mềm và điều tra thực địa. Trong đó: ’ RMSE = Yi – Yi: là sai số độ cao hoặc độ dốc giữa DEM và thực địa ’ Yi : là độ cao hoặc độ dốc nội suy từ DEM Yi: là độ cao hoặc độ dốc của các điểm lấy mẫu bằng GPS n: là số điểm lấy mẫu 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng mô hình số hóa độ cao DEM lưu vực thủy điện Nậm Chiến được xây dựng từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 của Tổng cục Địa chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả xây dựng được DEM với độ phân giải 40x40m.

m

Hình 2. DEM độ phân giải 40x40m

103

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3.2. Đánh giá tính chính xác của DEM 3.2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu Sử dụng thiết bị định vị GPS đi theo tuyến để lấy mẫu ghi lại tọa độ, độ cao, sử dụng địa bàn cần tay để xác định độ dốc. Vị trí các điểm lấy mẫu thể hiện trong hình 3.

Hình 3. Vị trí các điểm lấy mẫu 3.2.2. Thời gian tạo DEM Thời gian nội suy nghịch đảo khoảng cách rất quan trọng trong quá trình xử lý không gian. Việc tạo DEM với quy mô diện tích lớn thường mất nhiều thời gian, nhiều trường hợp phải chờ đợi rất lâu, sử dụng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian thực hiện chức năng nội suy nghịch đảo khoảng cách để tạo DEM. Bảng 1. Thời gian tạo DEM STT Độ phân giải Thời gian (s) 1 5 446 2 10 138 3 15 74 4 20 48 5 25 35 6 30 26 7 35 20 8 40 17

Kết quả tại bảng 1 cho thấy: Độ phân giải các càng thấp thì thời gian tạo DEM càng nhanh đồng nghĩa với việc tạo ra số ô lưới trên cùng một đơn vị diện tích ít đi làm giảm độ chính xác của giá trị nội suy. Thời gian tạo DEM có kích thước 40x40m nhanh hơn gấp hơn 26 lần thời gian tạo DEM có kích thước 5x5m. Vì vậy, việc lựa chọn độ phân giải tạo DEM cần căn cứ vào độ chính xác của số liệu nội suy. 3.2.3. Đánh giá độ chính xác của DEM theo độ cao Bằng việc so sánh độ cao của các ô lưới xác định bằng phần mềm ArcGIS và độ cao của các ô lưới xác định ngoài thực tế bằng thiết bị GPS. Sử dụng công thức sai số RMSE để đánh giá sự sai khác về độ cao tại các ô lưới. Kết quả ghi tại bảng 2.

104

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 2. RMSE theo độ cao STT Độ phân giải RMSE (m) 1 5 793,19 2 10 20,60 3 15 28,02 4 20 22,59 5 25 37,45 6 30 21,36 7 35 23,56 8 40 38,40

Sai số RMSE càng nhỏ thì độ chênh lệch giữa độ cao thực tế và độ cao nội suy trong xây dựng DEM càng nhỏ, độ chính xác càng cao và ngược lại. Kết quả bảng 2 cho thấy độ phân giải 10x10m có giá trị RMSE nhỏ nhất là 20,06 m, độ phân giải 5x5m có giá trị RMSE cao nhất là 793,19 m do nhiều ô lưới có giá trị độ cao nội suy bằng 0 nên độ chênh lệch độ cao thực tế vào độ cao nội suy lớn. Vậy độ phân giải 10x10m tạo DEM chính xác hơn so với các độ phân giải khác. 3.2.4. Đánh giá độ chính xác của DEM theo độ dốc Bằng việc so sánh độ dốc của các ô lưới xác định bằng phần mềm ArcGIS và độ dốc của các ô lưới xác định ngoài thực tế bằng địa bàn cầm tay. Sử dụng công thức sai số RMSE đề đánh giá sự sai khác về độ dốc tại các ô lưới. Kết quả ghi tại bảng 3. Bảng 3. RMSE theo độ dốc STT Độ phân giải RMSE (o) 1 5 26,22 2 10 5,27 3 15 6,73 4 20 8,93 5 25 11,28 6 30 17,19 7 35 17,08 8 40 16,77

Sai số RMSE càng nhỏ thì độ chênh lệch giữa độ dốc thực tế và độ dốc nội suy từ DEM càng nhỏ, độ chính xác càng cao và ngược lại. Kết quả bảng 3 cho thấy độ phân giải 10x10m có giá trị RMSE nhỏ nhất là 5,27o, độ phân giải 5x5m có giá trị RMSE cao nhất là 26,22o do nhiều ô lưới có giá trị độ dốc nội suy bằng 0 nên độ chênh lệch độ dốc thực tế vào độ dốc nội suy từ DEM lớn. Vậy độ phân giải 10x10m tạo bản đồ độ dốc từ DEM chính xác hơn so với các độ phân giải khác.

105

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Từ kết quả tại bảng 1, 2 và 3 cho thấy độ phân giải 10x10m cho kết quả nội suy độ cao, độ dốc đáng tin cậy nhất và thời gian tạo DEM đảm bảo vẫn có thể thực hiện được trong thời gian 138 giây.

Hình 4. Mô hình DEM 10x10m 3.3. Đề xuất cho việc xây dựng, sử dụng DEM - Khi xây dựng DEM cần căn cứ vào quy mô diện tích khu vực tạo DEM để lựa chọn độ phân giải phù hợp. Đối với các vùng có diện tích nhỏ gồm: các xã, các lưu vực nhỏ có thể sử dụng độ phân giải 10x10m để nội suy độ cao. Trong quá trình thực hiện các bước xây dựng DEM phải tuân theo nguyên tắt giữ đúng độ phân giải đã lựa chọn. - Sử dụng các điểm mẫu để kiểm tra tính chính xác của DEM thông qua các giá trị đo đạc thực tế như: độ cao, độ dốc. - Để đảm bảo tính chính xác của DEM sau khi nội suy độ cao thể hiện không gian 3 chiều của DEM theo bề mặt địa hình. 4. KẾT LUẬN - Độ phân giải của DEM xây dựng từ bản đồ địa hình trong phần mềm ArcGIS phụ thuộc vào kích thước ô lưới sử dụng trong quá trình chuyển đổi dữ liệu dạng từ dạng vector sang dạng raster. - Độ phân giải của DEM ảnh hưởng đến sự chính xác của các quá trình phân tích không gian. Các lớp bản đồ cần kiểm tra sự giống nhau về độ phân giải trước khi tiến hành việc chồng xếp, phân tích không gian để đảm bảo tính chính xác. - Xây dựng DEM từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong phần mềm ArcGIS sử dụng kích thước ô lưới 10x10m là phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Kim Lợi (2007), Hệ thống thông tin địa lý phần mềm Arcview 3.3, NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Kim Lợi, Vũ Minh Tuấn (2008), Thực hành hệ thống thông tin địa lý, NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. [3]. Chu Ngọc Thuấn (2008), Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong lâm nghiệp, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp.

106

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

[4]. Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 7 năm 2000 về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. [5]. Thông tư 60/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 09 tháng 11 năm 2012 về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

APPLICATION OF GIS TO CREATE DIGITAL ELEVATION MODEL FOR NAM CHIEN HYDROPOWER BASIN Nguyen Tien Chinh M.A Faculty of Agriculture and Forestry Summary: The research identified the scientific basis for the selection of DEM which is suitable for research at small scale. It ensures the accuracy for the processing of spatial analysis . Research has created DEM with 8 different resolutions: 5x5m, 10x10m, 15x15m, 20x20m, 25x25m, 30x30m, 35x35m and 40x40m. The RMSE formula was used to assess the accuracy of each resolution through slope, elevation and the time of creating DEM. DEM with resolution 10x10m is identified to be suitable for Nam Chien hydropower basin. Keywords: Resolution, Geographic Information System, Digital Elevation Model, basin.

107

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

XÂY DỰNG BỘ CÂU HỞI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN BÓNG CHUYỀN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CHUYÊN THỂ DỤC THỂ THAO TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ThS. Nguyễn Thị Dung, ThS. Nguyễn Văn Quang Khoa Thể dục Thể thao Tóm tắt: Khai thác cơ sở lý luận để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên chuyên thể dục thể thao. Qua đánh giá các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục mới biết họ đã làm tốt cái gì và cái gì chưa tốt cần thay đổi, để đào tạo được sinh viên tốt hơn. Đồng thời giúp người học cũng tự biết được mình đã tiếp thu được cái gì và cái gì chưa tiếp thu được, qua đó đánh giá được trình độ của người học và chất lượng của người dạy. Kết quả này còn nói lên khả năng, chất lượng đào tạo của một trường. Từ khóa: Câu hỏi trắc nghiệm môn bóng chuyền.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với nền giáo dục hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy và học, các hình thức lên lớp, thì việc đổi mới phương pháp thi cử và kiểm tra kiến thức cũng nằm trong tiến trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy của ngành Giáo dục và Đào tạo. Việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh cũng rất được coi trọng. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá tự luận sang trắc nghiệm biểu hiện bằng các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học một số môn đã được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Đây là một điểm mới làm cho thi cử không còn là áp lực lớn cho xã hội và cho học sinh. Các môn học trong chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên TDTT là rất quan trọng và rất cần thiết, nó ngày càng được tập chung đầu tư nhiều hơn, nhằm đào tạo những giáo viên Giáo dục thể chất có đủ trình độ và khả năng giảng dạy tốt môn học. Bóng chuyền là một môn thể thao quan trọng, là một trong những nội dung chính trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất. Không những vậy một số trường phổ thông chọn môn bóng chuyền vào giảng dạy trong các giờ thể dục chính khoá. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi kết thúc các môn học trong chương trình Giáo dục thể chất là rất cần thiết. Đặc thù của môn bóng chuyền, có nhiều kỹ thuật và luật thi đấu rất phức tạp. Ngoài đánh giá được chính xác về mặt kỹ năng thì bên cạnh đó mặt lý thuyết cũng được coi trọng, điều cần thiết phải có những biện pháp để đánh giá một cách chính xác kiến thức lý thuyết của sinh viên khi kết thúc môn học. Chính lý do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên chuyên Thể dục thể thao Trường Đại học Tây Bắc”.

108

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

II. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên chuyên TDTT Trường đại học Tây Bắc hiện nay nhằm nâng cao ý thức học tập về lý luận và thực hành môn bóng chuyền từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học cho sinh viên chuyên TDTT của Trường Đại học Tây Bắc. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả học tập môn bóng chuyền của sinh viên chuyên TDTT Trường đại học Tây Bắc. 2.2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình GDTC của sinh viên chuyên TDTT. 2.3. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình Giáo dục thể chất của sinh viên chuyên Thể dục thể thao Trường đại học Tây Bắc. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc và phân tích tài liệu. Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp trắc nghiệm khách quan. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp toán học thống kê. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan về kiến thức môn bóng chuyền cho sinh viên chuyên TDTT Trường Đại học Tây Bắc 1.1. Cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, trình độ học vấn và mức độ nhận thức của đối tượng nghiên cứu; Căn cứ vào nội dung môn học; Theo kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi theo qui trình như sau: Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm khách quan Bước 2: Xác định mục tiêu nội dung kiến thức của bài trắc nghiệm khách quan. Bước 3: Thiết lập dàn bài trắc nghiệm. Bước 4: thiết lập ma trận số câu hỏi trong bài trắc nghiệm khách quan. Bước 5: Viết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan).

109

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bước 6: Thực nghiệm kiểm định những câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng. Bước 7: Chỉnh sửa những câu hỏi có chất lượng thấp (nếu có). 1.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm môn bóng chuyền * Hệ thống câu hỏi về lịch sử môn bóng chuyền * Hệ thống câu hỏi về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý thi đấu, phương pháp trọng tài môn bóng chuyền Trong phạm vi cho phép chúng tôi chỉ giới thiệu 20 câu hỏi ví dụ trong hệ thống 91 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của môn bóng chuyền. Câu1: Bóng chuyền xuất hiện trên thế giới vào năm bao nhiêu? a. 1895 b. 1985 c. 1897 d. 1987 Câu 2: Bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam vào năm nào? a. 1920 b. 1922 c. 1921 d. 1923 Câu 3: Liên đoàn bóng chuyền thế giới ký hiệu là gì? a. FIVB b. IAAF c. ITF d. VTF Câu 4: Chiều rộng của sân bóng chuyền là bao nhiêu? a. 6m b. 8m c. 7m d. 9m Câu 5: Chiều cao mép trên của lưới bóng chuyền dành cho nam là bao nhiêu? a. 2,33m b. 2,34m c. 2,43m d. 2,40m Câu 6:Trọng lượng của quả bóng chuyền là bao nhiêu? a. 260 - 270g b. 260 - 280g c. 270 - 280g d. 270 - 290g Câu 7: Cột căng giữ lưới (cột lưới) đặt ngoài sân cao là bao nhiêu? a. 2,43m b. 2,45m c. 2,53m d. 2,55m Câu 8: Kỹ thuật phòng thủ trong bóng chuyền gồm những kỹ thuật nào? a. Đệm, chắn. b. Đệm, phát. c. Đệm, chuyền. d. Phát, chắn. Câu 9: Trong mỗi hiệp đấu mỗi đội được hội ý tối đa 1 lần, đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 10: Trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay ngón tay nào tiếp xúc bóng nhiều nhất? a. Ngón cái b. Ngón giữa c. Ngón đeo nhẫn d. Ngón trỏ Câu 11: Vận động viên Libero thay liên tục 2 VĐV hàng sau mà không qua 1 pha bóng, đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 12: Trước trận đấu cả hai đội khởi động chung với lưới thì cả hai đội được khởi động bao nhiêu phút? a. 3 - 5 phút b. 5 - 8 phút c. 4 - 6 phút d. 6 - 10 phút Câu 13: Đệm bóng là kỹ thuật sử dụng chủ yếu phần cẳng tay để đỡ và đẩy bóng đi ở tầm ngang hoặc thấp hơn trọng tâm cơ thể. Khái niệm trên là đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 14: Các lỗi phạt thái độ hành vi xấu là phạt cá nhân, nhưng có hiệu lực trong toàn trận đấu, đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 15: Tư thế đánh bóng có thể chia thành mấy loại chính? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5

110

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Câu 16: Đường bóng cao là đường bóng khi chuyền cao hơn mép trên của lưới là bao nhiêu? a. Từ 0,5m đến 1m. b. 2m trở lên. c. 0,5m trở xuống. Câu 17: Phát bóng thấp tay nghiêng mình là kỹ thật khi thực hiện động tác vai hướng vào lưới đánh bóng ở tầm thấp đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 18: Chiến thuật là những hình thức, biện pháp, những hoạt động không có chủ định, có tổ chức của toàn đội, của một nhóm hoặc cá nhân nhằm chiến thắng đối phương, đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 19: Chiến thuật tấn công chung 1 - 2 và toàn đội là chiến thuật mà người chuyền hai đứng ở hàng trên, giữa lưới làm nhiệm vụ chuyền bước hai, đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 20: Bóng chuyền có mấy hình thức thi đấu cơ bản? a. 2 b. 3 c. 4 d. 6 2. Kết quả thực nghiệm Tiến hành kiểm tra viết trong thời gian là 15 phút (gồm câu hỏi nhiều phương án lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng điểm là 10 điểm. Chấm bài kiểm tra, đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của câu hỏi. * Kết quả trắc nghiệm sư phạm chúng tôi tổng hợp điểm của các bài thi như sau: Bảng 1. Điểm của bài thi trắc nghiệm bóng chuyền

Số sinh viên đạt điểm Xi Số bài Điểm A Học phần Điểm B Điểm C Điểm D Điểm F kiểm tra (8,5 - (7,0 - 8,4) (5,5 - 6,9) (4,0 - 5,4) (dưới 4) 10) Bóng chuyền 152 4 29 64 37 18 Tỉ lệ % 2,63% 19,07% 42,10% 24,34% 11,84% Qua đây ta thấy phần lớn sinh viên đạt điểm ở mức khá (19,07%) và trung bình (42,10%), trung bình yếu (24,34%), tỉ lệ sinh viên đạt điểm giỏi còn thấp (2,63%), sinh viên đạt điểm kém vẫn còn (11,84%). Điều này cho ta thấy được do từ trước đến nay các em chủ yếu quan tâm, chú trọng tập trung vào phần kỹ năng thực hành nhiều hơn là phần kiến thức lý luận của môn học và việc học lý thuyết ở trên lớp chưa được các em quan tâm nhiều chủ yếu các em học với tâm lý là học cho qua, cho hết chương trình. * Đánh giá độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm. Dựa vào kết quả bài kiểm tra ta thu được và dựa vào cách tính độ khó, độ phân biệt của câu hỏi, chúng tôi tiến hành tính độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi. Kết quả được thể hiện thông qua bảng 2.

111

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 2. Đánh giá độ khó (K) và độ phân biệt (P) của các câu hỏi trong bài kiểm tra trắc nghiệm môn bóng chuyền TT Câu hỏi Độ khó (K) Mức độ khó Độ phân biệt (P) Mức độ phân biệt 1 1 0,59 Trung bình 0,23 Thấp 2 2 0,58 Trung bình 0,68 Cao 3 3 0,42 Trung bình 0,26 Thấp 4 4 0,81 Rất dễ 0,39 Thấp 5 5 0,39 Khó 0,50 Trung bình 6 6 0,53 Trung bình 0,55 Trung bình 7 7 0,28 Khó 0,36 Thấp 8 8 0,46 Trung bình 0,57 Trung bình 9 9 0,51 Trung bình 0,65 Cao 10 10 0,57 Trung bình 0,65 Cao 11 11 0,70 Dễ 0,57 Trung bình 12 12 0,40 Khó 0,71 Cao 13 13 0,41 Trung bình 0,42 Trung bình 14 14 0,40 Khó 0,57 Trung bình 15 15 0,64 Dễ 0,68 Cao 16 16 0,19 Rất khó 0,42 Trung bình 17 17 0,74 Dễ 0,65 Cao 18 18 0,30 Khó 0,44 Trung bình 19 19 0,46 Trung bình 0,84 Rất cao 20 20 0,59 Trung bình 0,65 Cao K ; P K = 0,50 P = 0,54 Thông thường dùng câu hỏi trắc nghiệm có độ khó K từ 25% - 75%. K từ 10% - 25% và 75% - 90%: Cần thận trọng khi dùng. (nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có K từ 10% - 25% và nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt có thể dùng một số câu có K từ 75% - 90%). Qua kết quả của bảng trên về đánh giá độ khó các câu hỏi trắc nghiệm phần lớn có độ khó K từ 25% - 75% và có một câu có độ khó K > 10%, một câu có độ khó K > 75%. Vì vậy ta thấy bài trắc nghiệm có giá trị và độ tin cậy. Như đã trình bày độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm ở phần tổng quan: Những câu có P > 0,32: Dùng được. Những câu có P từ 0,22 - 0,31: Nên thận trọng khi dùng. Những câu có P < 0,22: Không dùng được. Qua bảng trên ta thấy được phần lớn các câu hỏi có độ phân biệt (P > 0,32) và có hai câu độ phân biệt lớn hơn (P > 0,22). Vì vậy chứng tỏ độ phân biệt trong bài kiểm tra có thể chấp nhận được.

112

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Từ bảng 1 ta có: Độ khó K = 0,50 và độ phân biệt P = 0,54 thuộc mức độ trung bình. Bởi các câu hỏi chủ yếu với mục đích kiểm tra mức độ tiếp thu các kiến thức cơ bản môn học. Vì mục đích chính của đề tài là bước đầu thực nghiệm xây dựng và ứng dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh chuyên Thể Dục Thể Thao là chủ yếu. * Đánh giá độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan Mức độ khó dễ và độ phân biệt của 20 câu hỏi trắc nghiệm có thể khái quát ở bảng 2 và biểu đồ 1. Bảng 3. Đánh giá độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan Số Độ khó dễ Độ phân biệt TT Mức độ n % Mức độ n % 1 Rất dễ 1 5 Thấp 4 20 2 Dễ 3 15 Trung bình 8 40 3 Trung bình 10 50 Cao 7 35 4 Khó 5 25 Rất cao 1 5 5 Rất khó 1 5 Tổng 20 100 Tổng 20 100

Biểu đồ 1. Độ khó dễ và độ phân biệt của các câu hỏi bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

40 60 35 50 30 40 25 20 30 Độ khó dễ 15 Độ phân biệt 20 10 10 5 0 0 Rất Dễ Trung Khó Rất Thấp Trung Cao Rất dễ bình khó bình cao

* So sánh kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn bóng chuyền được biểu hiện ở bảng 3. Bảng 4. So sánh kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn bóng chuyền Kiểm tra Điểm A Điểm B Điểm C Điểm D Điểm F  Thực hành 7 71 56 15 3 152 Lý thuyết 4 29 64 37 18 152 So X2 0,8 17,6 0,5 9,3 10,7

113

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

sánh P > 0,05 < 0,001 > 0,05 < 0,01 < 0,01 Những số liệu ở bảng 3 cho thấy kiểm tra thực hành và lý thuyết cùng trên một khoá học (K53) chỉ có tương đồng ở điểm A và điểm C, nhưng ở mức điểm B thì kiểm tra thực hành tỏ ra hơn hẳn (P < 0,001) còn ở mức điểm D và điểm F thì kiểm tra lý thuyết lại chiếm số đông khá rõ rệt với p < 0,01. Điều đó chứng tỏ kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành còn kém ở điểm B (loại khá), điểm C (trung bình) và điểm F (điểm kém). Kết quả kiểm tra thực hành và lý thuyết môn bóng chuyền được minh hoạ ở biểu đồ 2.

80

60

40 Thực hành Lý thuyết 20

0

Biểu đồ 2.Điểm Kết quả A kiểmĐiểm tra B thựcĐiểm hành C vàĐiểm lý thuyết D Điểm môn bóng F chuyền K53 (n =192 = 100%). Qua biểu đồ 2 kết quả thu được cho thấy mức độ tiếp thu kiến thức lý luận môn học của các em là chưa cao chủ yếu là mức trung bình, chưa có sự nâng cao. Các em chỉ tập trung vào phần kỹ năng sao cho tốt. Nhưng đối với sinh viên chuyên ngành GDTC bên cạnh việc học tốt về mặt kỹ năng môn học thì việc am hiểu sâu rộng về mặt lý luận của môn học cũng rất cần thiết, hai mặt này cần được quan tâm song song với nhau. Vì kiến thức môn học là cơ sở lý luận và cơ sở khoa học để thực hiện tốt kỹ năng, ngược lại kỹ năng phản ánh tính khoa học và thực tiễn của kiến thức. Bên cạnh đó, mục tiêu của môn học là hoàn thiện cả về mặt kỹ năng và mặt kiến thức lý luận. Cho nên để phát triển toàn diện và học tốt môn Bóng chuyền thì cần coi trọng, và cần học tốt tất cả các mặt. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên chuyên Thể dục thể thao Trường Đại học Tây Bắc” có thể đưa ra những kết luận sau: 1. Đánh giá được thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn bóng chuyền cho sinh viên chuyên TDTT Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả đánh giá cho thấy mục tiêu chủ yếu từ trước đến nay là nhằm vào kỹ năng, còn mục tiêu về kiến thức lý luận chưa được quan tâm nhiều trong đánh giá học trình và học phần.

114

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. Đã xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm 91 câu sử dụng cho việc đánh giá kiến thức môn bóng chuyền dành cho đối tượng sinh viên TDTT Trường Đại học Tây Bắc dưới hai dạng: Câu nhiều lựa chọn và câu đúng sai, trong đó 8 câu thuộc về lịch sử môn bóng chuyền, 16 câu nói về sân bãi dụng cụ bóng chuyền và 67 câu nói về kỹ chiến thuật, thể lực tâm lý và phương pháp trọng tài bóng chuyền. 3. Kết quả thực nghiệm đối với sinh viên các lớp K53 Giáo dục thể chất Trường Đại học Tây Bắc, trong 15 phút với một đề gồm 20 câu hỏi được lựa chọn trong hệ thống 91 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của môn bóng chuyền, cho thấy hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có độ khó và độ phân biệt thuộc loại trung bình ( K = 50, P = 54) tương đối phù hợp và bước đầu đã đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức học phần môn bóng chuyền của sinh viên. 2. Kiến nghị Cần đưa kết quả kiểm tra kiến thức môn học bóng chuyền thành một phần trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được soạn trong đề tài có thể ứng dụng trong đánh giá kiến thức lý luận môn bóng chuyền cho sinh viên chuyên TDTT trong các trường đại học. Cần thiết hoàn thiện thêm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở môn học cũng như mở rộng xây dựng bộ câu hỏi thuộc loại này ở các môn thể thao khác cho sinh viên chuyên ngành TDTT của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Hùng Mạnh (2004), Giáo trình Bóng chuyền, NXB TDTT Hà Nội. [2]. Đại học Quốc gia Hà Nội 1996, Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học Hà Nội. (Tài liệu sử dụng nội bộ). [3]. Đặng Vũ Hoạt (1998), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá tri thức học sinh, Giáo trình Xêmina về lý luận dạy học. [4]. Hoàng Văn Hưng (2010), Xây dựng bộ câu hỏi và bước đầu biên soạn đề thi luật bóng đá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học, NXB TDTT Hà Nội. [5]. Lê Thanh (2004), Giáo trình phương pháp thống kê trong TDTT. NXB TDTT Hà Nội. [6]. Lưu Xuân Mới (1999). Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Hà Nội. [7]. Lê Quang Thiệp (1994). Những cơ sở của kiểm tra trắc nghiệm (tài liệu sử dụng nội bộ - Bộ GD-ĐT, Vụ đại học) Hà Nội.

115

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

BUILDING THE OBJECTIVE SET OF MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS TO ASSESS THE KNOWLEDGE OF VOLLEYBALL IN PHYSICAL EDUCATION SYLLABUS FOR STUDENTS OF PHYSICAL EDUCATION DEPARTMENT IN TAY BAC UNIVERSITY Nguyen Thi Dung M.A, Nguyen Van Quang M.A Faculty of Physical Education and Sports Abstract: Exploiting the rationale to construct an objective multiple choice questions set assessing volleyball knowledge in physical education programs for students of sports. Through the evaluation, educational administrators and educators know what they did well and what did not so that they could change to train students better. This also help learners themselves know what they have gained and what they have not. From that, learner's level and quality of teachers can be assessed. These results also show the trainingquality of an educational institute. Keywords: Multiple-choice questions on volleyball.

116

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

CƠ SỞ VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARI (1973) ThS. Bùi Mạnh Thắng Phòng Hành chính - Tổng hợp Tóm tắt: Bài viết làm rõ những điều kiện thuận lợi và quá trình hình thành chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam sau Hiệp định Pari (1973).. Từ khóa: Chủ trương, giải phóng, miền Nam, Hiệp định Pari, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị.

1. Đặt vấn đề Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nguyện vọng thiêng liêng của toàn dân tộc từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã có những thời điểm Đảng ta đề ra chủ trương và lãnh đạo quân dân miền Nam tổ chức thực hiện, nhưng chưa giành được thắng lợi trọn vẹn. Chỉ sau khi Hiệp định Pari (1973) được ký kết, những điều kiện thuận lợi mới thực sự hội tụ đầy đủ, đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương và quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những điều kiện thuận lợi sau Hiệp định Pari (1973) Hiệp định Pari đánh dấu sự thay đổi căn bản tương quan lực lượng và cục diện chiến tranh Việt Nam, tạo ra những điều kiện thuận lợi, đặt cơ sở cho chủ trương hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2.1.1. Thất bại và khả năng can thiệp trở lại miền Nam của Mỹ Chấp nhận đặt bút ký vào Hiệp định Pari (1973) là một thất bại nặng nề đối với Chính phủ Mỹ. Mặc dù đã đổ xuống miền Nam Việt Nam một khối lượng khổng lồ tiền bạc và vũ khí, huy động lực lượng quân viễn chinh lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã đánh đổi cả uy tín và danh dự của nước Mỹ, nhưng sau 19 năm trực tiếp xâm lược, Mỹ buộc phải thừa nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam - điều mà trước đây, tại Hội nghị Giơnevơ (1954) - Mỹ đã cố tình phớt lờ, không chịu thừa nhận. Ngày 29/3/1973, tướng Uâyen cùng 2.501 binh lính Mỹ làm lễ cuốn cờ tại Sân bay Tân Sơn Nhất, lặng lẽ rút khỏi miền Nam. Tình hình chính trị, xã hội trên thế giới cũng như trong nước Mỹ không cho phép nhà cầm quyền Mỹ tiếp tục thực hiện những âm mưu chiến tranh ở Việt Nam. Trở ngại lớn nhất đối với phái “diều hâu” trong Chính phủ Mỹ là sự chống đối quyết liệt của Quốc hội đối với các kế hoạch chiến tranh ở Việt Nam. Mâu thuẫn trong lòng xã hội Mỹ ngày càng sâu sắc. Bên cạnh những khó khăn do tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mâu thuẫn đó còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa ở trong và ngoài nước. Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra. Cuộc khủng hoảng 1969 - 1971 vừa tạm lắng xuống thì cuộc khủng hoảng 1973 - 1974 lại tiếp diễn, làm cho lạm phát, nhập siêu, thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm với vụ bê bối Oatơghết khiến Tổng thống Níchxơn phải cay đắng từ

117

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 bỏ ghế Tổng thống (9/8/1974). Nước Mỹ giờ đây không còn như 19 năm về trước. Nhân dân Mỹ đã hiểu rõ bản chất cuộc chiến tranh và cực lực phản đối. Còn Chính phủ Mỹ, sau những thất bại triền miên cũng đã bắt đầu rút ra bài học cho mình: chiến tranh Việt Nam là sai lầm lớn nhất của nước Mỹ. 2.1.2. Sự suy yếu của Việt Nam Cộng hòa Những khó khăn ở Mỹ đã trực tiếp tác động đến tình hình miền Nam Việt Nam, trước hết là việc cắt giảm viện trợ, nguồn sống chủ yếu của chính quyền và quân đội Sài Gòn. Trong tài khóa 1972 - 1973, Mỹ viện trợ cho miền Nam 1.614 triệu đôla, tài khóa 1973 - 1974 là 1.026 triệu đôla, đến tài khóa 1974 - 1975, giảm xuống chỉ còn 701 triệu đôla, chưa bằng 1/2 so với 2 năm trước đó. Tháng 9/1974, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tường trình với Nguyễn Văn Thiệu: nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đôla, chúng sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1,1 tỷ đôla sẽ mất một nửa Quân khu 1 về phía bắc; nếu chỉ 900 triệu đôla thì sẽ mất toàn bộ Quân khu 1 và vài tỉnh Quân khu 2; nếu chỉ có 750 triệu đôla thì sẽ mất toàn bộ Quân khu 1 và Quân khu 2; nếu chỉ còn 600 triệu đôla thì chỉ kiểm soát được một nửa Quân khu 3 từ Biên Hòa vào tới Quân khu 4 [4;139]. Đó thực sự là một thảm họa đối với Sài Gòn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Văn Thiệu phải hô hào binh sĩ “đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo”. Cùng với những khó khăn do bị cắt giảm viện trợ, lực lượng quân sự của địch ở miền Nam còn giảm sút nặng nề do quân viễn chinh Mỹ buộc phải rút về nước. So với lúc Mỹ chưa rút quân, tổng số lực lượng vũ trang của Mỹ - Thiệu giảm trên 40%, xe pháo giảm gần một nửa, không quân giảm 2/3, sức cơ động của quân đội Sài Gòn giảm 50%. Nạn đảo ngũ, rã ngũ trong quân đội Sài Gòn làm cho tình trạng thiếu hụt quân số trở nên trầm trọng. Mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 200 binh lính (trong khi biên chế đủ là 550 lính). Khoảng 135.000 binh sĩ trong quân đội Sài Gòn bỏ về nhà. Từ giữa năm 1973, phạm vi chiếm đóng của quân đội Sài Gòn bị thu hẹp dần. Thế và lực của Mỹ - Thiệu ở miền Nam Việt Nam ngày càng suy yếu. Thêm vào đó, tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu còn vấp phải sự chống đối quyết liệt từ nhiều phía, nhiều lực lượng mà trước hết là những lực lượng ngay tại trung tâm Sài Gòn. Phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị miền Nam phát triển ngày càng mạnh. Phong trào đấu tranh chống chính sách độc tài, hiếu chiến của Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, đòi thả tù chính trị, đòi công ăn việc làm, cứu đói ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân, kể cả tầng lớp trên, thậm chí có cả những phần tử thân Mỹ hoặc tay sai của Mỹ. Nội bộ giới cầm quyền ở miền Nam lục đục, mâu thuẫn, tìm cách loại bỏ lẫn nhau. 2.1.3. Thế tiến công của cách mạng miền Nam Hiệp định Pari được ký kết, trong khi “địch phải ra còn quân ta thì ở lại”. Đó là một thuận lợi lớn cho cách mạng. Tuy nhiên, có thực tế là một bộ phận cán bộ, chiến sĩ và nhân

118

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 dân còn đặt hy vọng vào khả năng thi hành Hiệp định, khả năng hòa giải hòa hợp dân tộc. Xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, ảo tưởng hòa bình, lơ là, mất cảnh giác. Có nơi còn rút bỏ các lõm giải phóng, tự xóa bỏ “thế da báo”. Tư tưởng chiến lược tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực không được quán triệt đầy đủ. Lợi dụng sơ hở của ta, địch tăng cường các chiến dịch lấn chiếm, bình định, tràn ngập lãnh thổ. Kết quả, trong những tháng đầu năm 1973, địch đã lấn chiếm hầu hết vùng giải phóng mới và một số vùng giải phóng cũ bao gồm khoảng 1.900 ấp, đóng thêm 1.774 bốt, kiểm soát hơn 1 triệu dân. Trước tình hình đó, ngày 15/10/1973, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra lệnh: kiên quyết đánh trả những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn; kiên quyết đánh trả bất cứ ở đâu, bằng các hình thức và lực lượng thích đáng. Trong những tháng cuối năm 1973, phong trào phản công, tiến công, chống lấn chiếm, phá bình định phát triển mạnh trên toàn miền. Cho đến cuối năm 1973, quân dân miền Tây Nam Bộ đã loại khỏi vòng chiến đấu 36.500 tên, bức rút, bức hàng 103 bốt, mở rộng vùng giải phóng với 666 ấp, gồm 390.000 dân. Ở Trung Nam Bộ, ta phản công lấy lại một số vùng giải phóng như trước ngày 28/1/1973. Ở Đông Nam Bộ, ta giải phóng Bù Bông (Tuyên Đức), tiến công Sân bay Biên Hòa và Kho xăng Nhà Bè, đưa lực lượng vũ trang về áp sát vùng ven Sài Gòn. Ở cực Nam Trung Bộ, ta đánh phá tuyến đường sắt Phan Rang - Phan Thiết, bức rút một số đồn. Ở Trung Trung Bộ, ta giành lại nhiều vùng địch lấn chiếm ở Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam), Phù Mỹ (Bình Định), Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), bẻ gãy cuộc tiến quân lấn chiếm của quân ngụy ở Hoài Nhơn (Bình Định). Tháng 9/1973, lực lượng vũ trang Tây Nguyên giải phóng Chư Nghé, cách Thị xã Plâycu 40 km, mở rộng vùng giải phóng và mở thông đường tiếp vận chiến lược Đông Trường Sơn, tạo khí thế mới cho quân và dân Tây Nguyên. Ở Trị - Thiên, ta giữ vững vùng giải phóng như trước Hiệp định. Cùng với phản công và tiến công quân sự, nhân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị đòi hòa bình, hiệp thương, đòi thi hành Hiệp định Pari, đòi quyền dân sinh dân chủ. Ở nông thôn, nhân dân vận động binh sĩ ngụy trở về nhà làm ăn, hoặc giữ thái độ trung lập. Hàng trăm nghìn đồng bào ở các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Trung Bộ bỏ ấp do địch kiểm soát trở về nhà. Ở đô thị, phong trào chống thuế, chống bắt lính kết hợp với vận động đào, rã ngũ trong binh sĩ ngụy. Trong năm 1973, có khoảng 135.000 binh sĩ trong lực lượng ngụy quân bỏ về nhà [6;618]. Thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị của nhân dân miền Nam cuối năm 1973 đã khẳng định khí thế và hướng đi lên của cách mạng. 2.1.4. Sự lớn mạnh của hậu phương miền Bắc Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt từ Liên Xô và Trung Quốc sụt giảm mạnh, tác động nhất định đến công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Cùng với đó là những hậu quả nặng

119

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 nề do chiến tranh phá hoại của Mỹ để lại đặt ra những bài toán khó với miền Bắc. Nhưng, những khó khăn của tình hình quốc tế và hậu quả của chiến tranh càng làm nổi bật tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam. Với khí thế của người chiến thắng sau Hiệp định Pari, giai cấp công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa cùng toàn thể nhân dân miền Bắc hăng hái bắt tay vào công cuộc lao động, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Trong hai năm 1973 - 1974, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp không ngừng tăng. Năm 1974, sản lượng thóc cả năm đạt 5.486.000 tấn (năm 1973: 4.468.000 tấn); giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt kế hoạch 4%, so với năm 1973 tăng 15%. Sự nghiệp văn hóa - giáo dục - y tế có nhiều thành tựu tiến bộ, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Những thành tựu đó củng cố hậu phương miền Bắc thêm vững chắc, bảo đảm việc huy động sức mạnh vật chất và tinh thần đáp ứng những nhu cầu to lớn và khẩn trương trong giai đoạn cuối của chiến tranh. 2.1.5. Xu hướng của cách mạng Đông Dương Thế và lực của cách mạng Việt Nam trong những năm sau Hiệp định Pari còn được tạo ra từ trong thắng lợi của cách mạng Lào và Campuchia. Trước những thắng lợi liên tiếp của các lực lượng cách mạng Lào, đặc biệt là những thắng lợi ở Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, Atôpơ - Xaravan - Cao nguyên Bôlôven, Đường 9 - Nam Lào, đế quốc Mĩ và tay sai phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với lực lượng cách mạng Lào, đi đến kí kết Hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) về việc lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào. Vùng giải phóng Lào chiếm 3/4 đất đai và 1/3 dân số. Trong khi đó, lực lượng cách mạng Campuchia cũng kiểm soát được 90% đất đai và 5,5 triệu trong tổng số 7 triệu dân. Đó là tình hình chưa từng thấy ở Đông Dương, tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho cách mạng ba nước phát triển nhanh chóng. Đó cũng là căn cứ xuất phát cho những chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2.2. Quá trình hình thành chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam sau Hiệp định Pari (1973) 2.2.1. Từ sau Hiệp định Pari (1973) đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 Nhận định về triển vọng của đất nước ngay từ trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Bộ Chính trị đã dự kiến hai khả năng phát triển của tình hình: hoặc giữ được hòa bình, hoặc chiến tranh trở lại, không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành nghiêm chỉnh. Ngày 3/2/1973, Hội nghị Thường vụ Khu ủy miền Tây Nam Bộ nhận định âm mưu cơ bản của địch là bình định, lấn chiếm, phá hoại Hiệp định Pari. Hội nghị nhất trí xác định nhiệm vụ của toàn Khu kiên quyết đánh trả địch, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường công tác binh vận, giữ vững

120

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thành quả cách mạng, đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Ngày 16/3/1973, Ban Thường vụ Trung ương Cục cũng nhận định tình hình có hai khả năng phát triển, hoặc địch chịu thi hành Hiệp định, hoặc chiến tranh sẽ mở rộng. Các địa phương cần dựa vào tình hình thực tế để chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp. Như vậy, tuy Trung ương Đảng chưa có nghị quyết chính thức về tình hình và nhiệm vụ mới, nhưng phương hướng đối phó với hai khả năng phát triển của cách mạng miền Nam đã được các cấp ủy Đảng phác thảo, con đường cách mạng bạo lực tiếp tục được nhấn mạnh. Ngày 24/5/1973, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng để thảo luận những vấn đề chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương. Hội nghị khẳng định: dù khả năng nào, cách mạng miền Nam cũng chỉ có thể giành được thắng lợi bằng bạo lực cách mạng. Bất kỳ tình huống nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Hội nghị nhất trí kết luận nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn sau Hiệp định Pari là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, tùy từng lúc, từng nơi mà kết hợp các mặt trận với nhau một cách hết sức chủ động và linh hoạt, giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc, kiên quyết đánh bại âm mưu và hành động của địch phá hoại Hiệp định Pari. Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị lần thứ 21. Trên cơ sở phân tích tình hình và tương quan lực lượng, Hội nghị nhận định cách mạng miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng. Một là, ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari. Hai là, quân và dân ta lại phải tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Chủ trương của ta là hết sức tranh thủ khả năng thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng thứ hai. Hội nghị nhấn mạnh, trong bất kỳ tình huống nào, con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng; phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam vẫn là chiến lược tiến công. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra con đường đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến sang giai đoạn cuối cùng tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. 2.2.2. Từ cuối năm 1973 đến cuối năm 1974 Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 21, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan tham mưu tích cực nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Bộ Tổng tham mưu thành lập Tổ Trung tâm gồm 4 đồng chí: Lê Trọng Tấn, Vũ Lăng, Võ Quang Hồ và Lê Hữu Đức (về sau bổ sung thêm đồng chí Hoàng Văn Thái ở chiến trường miền Nam ra), có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Tổ Trung tâm đã lần lượt dự thảo 8 bản đề cương kế hoạch giải phóng miền Nam trong

121

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thời gian từ giữa năm 1973 đến cuối năm 1974, làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương chiến lược chính xác. Để chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn quyết định, Bộ Chính trị phê chuẩn kế hoạch của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về việc xây dựng các quân đoàn chủ lực. Ngày 24/10/1973, Quân đoàn 1 được thành lập, đứng chân trên địa bàn rừng núi Tam Điệp (Ninh Bình). Ngày 17/5/1974, Quân đoàn 2 được thành lập ở tây Trị - Thiên. Ngày 20/7/1974, Quân đoàn 4 ra đời ở miền Đông Nam Bộ. Đến ngày 27/3/1975, Quân đoàn 3 ra đời gồm các đơn vị đang chiến đấu trên mặt trận Tây Nguyên. Sự ra đời của các quân đoàn là bước phát triển vượt bậc của Quân đội ta, tạo ra những quả đấm có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Bên cạnh đó, các binh chủng: pháo binh, tăng - thiết giáp, đặc công, phòng không không quân, hải quân cũng phát triển nhanh, đồng bộ, theo hướng tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô lớn. Cùng với việc củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, việc mở đường và hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải chiến lược cũng được gấp rút triển khai. Ngày 17/11/1973, Hội đồng Chính phủ quyết định củng cố, mở rộng đường chiến lược Trường Sơn. Hàng chục ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, kĩ sư đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để xây dựng một hệ thống đường rộng lớn, bảo đảm cho các loại xe vận tải cỡ lớn, các loại xe chiến đấu hạng nặng chạy được hai chiều với tốc độ cao trong 4 mùa. Hệ thống đường chiến lược Trường Sơn dài tới 20.000 km, gồm các hệ thống đường trục dọc, trục ngang, đường vượt khẩu, vòng tránh… Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 km đường ống dẫn dầu, kéo dài từ Quảng Trị, qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh và một hệ thống đường thông tin liên lạc hữu tuyến đến tận các chiến trường, bảo đảm liên lạc trực tiếp giữa các chiến trường và từ chiến trường tới Thủ đô Hà Nội. Từ giữa năm 1974, trên chiến trường miền Nam xuất hiện một hiện tượng mới. Quân ta đã giải phóng và giữ được hàng chục chi khu, quận lỵ; ngụy quyền Sài Gòn chịu mất mà không có khả năng lấy lại. Đây là hiện tượng chưa hề có trước đó. Hiện tượng này cho thấy so sánh thế và lực giữa ta và địch trên chiến trường đã thay đổi căn bản, chủ lực của ta đã mạnh hơn hẳn chủ lực của địch. Ngày 21/7/1974, tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Bí thư thứ nhất Lê Duẩn họp với một số Ủy viên thường trực Quân ủy Trung ương (Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái) nhằm đánh giá tình hình và bàn việc chuẩn bị kế hoạch tác chiến giải phóng miền Nam. Đến ngày 26/8/1974, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu hoàn thành xong bản Đề cương kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam, chuẩn bị cho việc hạ quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị. 2.2.3. Quyết định lịch sử cuối năm 1974, đầu năm 1975 Từ ngày 30/9 đến 8/10/1974, Bộ Chính trị họp bàn phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. Sau khi phân tích tình hình, Bộ Chính trị nhất trí thông qua phương án giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976. Kế hoạch chiến lược gồm 2 bước:

122

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bước 1 (1975): tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo thời cơ; Bước 2 (1976): thực hiện Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Sau cuộc họp tháng 10/1974, Bộ Chính trị nhận thấy cần có thêm thời gian đánh giá tình hình kĩ hơn, xây dựng kế hoạch đầy đủ hơn để đi tới hạ quyết tâm chiến lược có cơ sở khoa học, đảm bảo chắc thắng. Vì vậy, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị mở rộng từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975. Hội nghị đang họp thì nhận được tin chiến thắng Phước Long (6/1/1975). Đây là cơ sở quan trọng giúp Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) được đề ra từ Hội nghị Bộ Chính trị (10/1974). Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Hội nghị khẳng định: chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn. Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, để tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền trong thời gian 1975 - 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam. Quyết tâm trên đây được thể hiện trong kế hoạch chiến lược 2 năm 1975 - 1976: năm 1975, tranh thủ thời cơ, bất ngờ tiến công địch trên quy mô lớn và rộng khắp, tạo điều kiện đến năm 1976 tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngoài ra, Bộ Chính trị còn dự kiến một phương án cực kì quan trọng khác: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Kết luận của Hội nghị khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, cụ thể hóa chủ trương giải phóng miền Nam, thu giang sơn về một mối. 3. Kết luận Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, so sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi căn bản có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Đó là cơ sở thực tiễn để các cơ quan Trung ương xây dựng chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Quá trình hình thành chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam sau Hiệp định Pari là quá trình nghiên cứu, hoạch định công phu, nghiêm túc, luôn bám sát thực tiễn chiến trường, kịp thời điều chỉnh và hạ quyết tâm chính xác, kịp thời. Đó là khởi đầu cho chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối, hoàn thành

123

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 nguyện vọng thiêng liêng của cả dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đại tướng Văn Tiến Dũng, 1995. Đại thắng mùa xuân. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2]. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 2000. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Nhiều tác giả, 2002. Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam (Hồi kí). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Đại tướng Hoàng Văn Thái, 2003. Những năm tháng quyết định. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [5]. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 2008. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập VIII: Toàn thắng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6]. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, 1995. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II (1954 - 1975). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

RATIONALES AND POLICIES OF COMPLETELY LIBERATING THE SOUTH AFTER PARIS PEACE ACCORDS (1973) Bui Manh Thang M.A Department of General Administration

Abtract: This article clarifies the advantages and the process of South liberation formation after Paris Agreement signed in 1973. Keywords: Policy, liberation, the south, Paris accords, the Party Central Committee, Politburo Committee.

124

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA ThS. Đặng Công Thức Khoa Kinh tế Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trong niên vụ 2013 -2014 dựa trên 3 tiêu chí: Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC), giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC), giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất(VA/GO) kết quả cho thấy các tiêu chí cho kết quả tốt, có triển vọng tăng trong thời gian tới khi mà các văn bản quản lý nhà nước được hoàn thiện, kinh nghiệm và số vốn của các hợp tác xã tăng lên. Từ khóa: Hiệu quả, thủy sản, hợp tác xã, kinh tế.

1. Đặt vấn đề Quỳnh Nhai là một huyện Miền Núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, huyện có 13.165 hộ, 61.500 nhân khẩu có 32.177 lao động chiếm 42% dân số. Khi Nhà máy thủy điện Sơn La tích nước phát điện huyện Quỳnh Nhai có diện tích mặt hồ rộng 10.527,4 ha thuộc địa bàn 8 xã gồm: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại và Nặm Ét. Nhằm khai thác tối đa lợi thế mang lại huyện đã chỉ đạo chuyển hướng sản xuất sang phát triển nuôi cá lồng, cá bè bằng việc thành lập các hợp tác xã thủy sản cụ thể tháng 5 năm 2012 UBND huyện tổ chức Hội nghị công bố thành lập 3 HTX thủy sản là: Chiềng Bằng, Pá Uôn Mường Giàng, Xe Ngoài xã Chiềng Ơn và chính thức bắt đầu thả cả là đầu năm 2013 cho đến nay các hợp tác xã đã hết một niên vụ kinh doanh. Do đó cần đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã này để có phương hướng hỗ trợ, nhân rộng mô hình trong thời gian tới. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi: Nghiên cứu tập trung vào kết quả hoạt động của 3 hợp tác xã thủy sản của huyện Quỳnh Nhai trong niên vụ 2013 -2014 là: Chiềng Bằng, Pá Uôn, Xe Ngoài. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện phương pháp thống kê mô tả các vấn đề dựa vào các số liệu hoạt động thu tập được của các hợp tác xã thủy sản từ đó đưa ra nhận xét và dự báo trong thời gian tới. 3. Thực trạng hiệu quả kinh tế các hợp tác xã thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La * Cơ sở lý luận Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần dựa vào hệ thống chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá, hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ bản chất của hiệu quả và phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. - Phải đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống

125

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Phương pháp tính hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở hộ nông dân phải nhất quán đảm bảo có thể so sánh được hiệu quả kinh tế ở các vùng khác nhau, các hộ khác nhau và có khả năng so sánh giữa các phương thức hay loại nuôi khác nhau. Công thức tổng quát để tính hiệu quả K H = C Trong đó: H: Hiệu quả đạt được. K: Là kết quả thu được từ một hoạt động, một quá trình. C: Là hao phí các nguồn lực để có được các kết quả đó. Trong NTTS, người ta thường dùng các chỉ tiêu chủ yếu sau : Chỉ tiêu thu nhập trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị diện tích đem vào NTTS tạo ra bao nhiêu thu nhập. Thu nhập/lao động gia đình: chỉ tiêu này cho biết một công lao động gia đình đem lại bao nhiêu đồng thu nhập. Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tao được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất(VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Trong đó: Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định. GO = ∑Qi x Pi + Qi là sản lượng sản phẩm + Pi là giá của sản phẩm tương ứng Chi phí trung gian (IC): là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích nuôi. VA = GO – IC + GO là giá trị sản xuất + IC là chi phí trung gian * Thực trạng hiệu quả Trong 3 huyện Quỳnh Nhai, Mường La và Thuận Châu thì huyện Quỳnh Nhai có diện tích mặt hồ là 10.327 ha chiếm 81% tổng diện tích vùng lòng hồ thủy điện nằm ở 10 xã là Cà Nàng, Mương Chiên, Pha Kinh, Pắc Ma, Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mường Sại, Nậm Ét,

126

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Chiềng Khoang, Liệp Muội điều này giải thích tất cả các hợp tác xã thủy sản được thành lập tại huyện Quỳnh Nhai. Thực hiện Luật HTX năm 2003. Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, hướng dẫn cho 3 HTX lập hồ sơ thủ tục trình UBND huyện xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tháng 4 năm 2012 3 HTX được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tháng 5 năm 2012 UBND huyện tổ chức Hội nghị công bố thành lập 3 HTX thủy sản Chiềng Bằng, Pá Uôn Mường Giàng, Xe Ngoài xã Chiềng Ơn. Tính đến đầu năm 2014 huyện Quỳnh Nhai đã thành lập được 8 HTX thủy sản gồm: + HTX thủy sản Chiềng Bằng + HTX thủy sản Pá Uôn Mường Giàng + HTX thủy sản Đán Đăm xã Chiềng Ơn + HTX thủy sản Xe Ngoài xã Chiềng Ơn + HTX Cá Tầm Hạnh Lợi + HTX nông lâm thủy sản Mường Chiên + HTX nuôi trồng nông, lâm, thủy sản Đức Thuận xã Cà Nàng. + HTX thủy sản, thủy cầm Bản Lái xã Mường Sại. Sau khi được ký quyết định thành lập từ tháng 5 năm 2012 đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 các hợp tác xã bắt đầu thả cả. Tổng số lồng nuôi là 42 lồng (HTX thủy sản Chiềng Bằng có 18 lồng, HTX thủy sản Pá Uôn có 11 lồng, HTX thủy sản Xe Ngoài 13 lồng), giống thả là cá chép lai V1, khối lượng cá giống thả là 2.272,73kg nếu tính bình quân là 54,11kg/lồng, tương đương 270con/lồng (trọng lượng cá giống bình quân lúc thả 200g/con) đạt 90,18% định mức/lồng (vì theo định mức chuẩn 60kg/lồng, tương đương 300 con). Sau niên vụ kinh doanh chi phí bỏ ra và kết quả đạt được như sau: + Tỷ lệ sống đạt 96%, tương đương 259 con/lồng. + Năng suất bình quân đạt = 259 x 1,1kg/con = 285kg/lồng. + Thu nhập 285kg x 80.000đ/kg = 22.800.000 đồng/lồng. + Chi phí thiết kế lồng cá: 1.502.000 đồng/lồng. + Chi phí thức ăn: 2.400.000 đồng/lồng. + Chi phí nhân công: 3.500.000 đồng/lồng. Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế các hợp tác xã thủy sản năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Chiềng Bằng Pá Uôn Xe Ngoài Tổng hợp Tổng chi phí 240.372.000 146.894.000 173.602.000 560.868.000 Chi phí công lao động 63.000.000 38.500.000 45.500.000 147.000.000

127

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Chi phí khấu hao 27.036.000 16.522.000 19.526.000 63.084.000 Chi phí giống cá 107.136.000 65.472.000 77.376.000 250.000.000 Chi phí thức ăn , thuốc 43.200.000 26.400.000 31.200.000 100.800.000 Tổng giá trị sản xuất (GO) 410.400.000 250.800.000 296.400.000 957.600.000 Chi phí trung gian (IC) 150.336.000 91.872.000 108.576.000 350.784.000 Giá trị gia tăng (VA) 260.064.000 158.928.000 187.824.000 606.816.000 Các chỉ tiêu hiệu quả Thu nhập 170.028.000 103.906.000 122.798.000 396.732.000 Thu nhập/thành viên hộ gia 1.889.000 1.889.000 1.889.000 1.889.000 đình. Thu nhập/m2 315.200 315.200 315.200 315.200 GO/IC 2,73 2,73 2,73 2,73 VA/IC 1,73 1,73 1,73 1,73 VA/GO 0,63 0,63 0,63 0,63 Nhận xét, đánh giá kết quả: Từ bảng số liệu tổng hợp trên có thể thấy * Chỉ tiêu thu nhập: Tổng thu nhập của 3 hợp tác xã với 42 lồng cá niên vụ 2013 – 2014 là 396.732.000 đồng tương đương với 9.446.000 đồng/lồng cá * Chỉ tiêu thu nhập trên một nhân khẩu: Trung bình mỗi nhân khẩu trong hộ nuôi trồng thủy sản (5 người) thuộc hợp tác xã thu nhập khoảng 1.889.000 đồng/vụ một tương đương với 3.778.000 đồng/năm. * Chỉ tiêu thu nhập trên một đơn vị diện tích: Mỗi lồng cá có diện tích mặt nước là 30 m2 nên thu nhập trên một mét vuông mặt nước là 315.200 đồng * Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tao được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. 957.600.000 GO/IC = = 2,73 (lần) 350.784.000 Tính toán trên cho thấy một đồng chi phí trung gia đưa vào nuôi trồng tạo ra 2,73 đồng tổng giá trị sản xuất. * Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 606.816.000 VA/IC = = 1,73 (lần) 350.784.000 Kết quả trên cho thấy một đồng chi phí trung gian đưa vào nuôi trồng tạo ra 1,73 đồng giá trị tăng thêm. * Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 606.816.000 VA/GO = = 0,63 (lần) 957.600.000

128

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Kết quả cho thấy với mỗi đồng giá trị thu được từ hoạt đồng nuôi trồng có 0,63 đồng giá trị tăng thêm. Thu nhập mỗi lồng cá là 9.446.000 đồng/lồng cá, theo điều tra mỗi hộ gia đình thuộc hợp tác xã nếu khai thác tối đa công suất là nuôi trồng được 5 lồng cá, mỗi năm 2 vu, trung bình từ 5 đến 7 tháng một vụ nuôi. Như vậy, mỗi năm hộ gia đình có thu nhập khoảng 94.460.000 đồng. Trung bình các hộ nuôi trồng có 5 khẩu vậy mỗi khẩu trong hộ gia đình sẽ có thu nhập 18.892.000 đồng/năm chưa kể các nguồn thu nhập khác từ tiền công chăm sóc, chăn nuôi ghép với thủy sản, tăng gia sản xuất, …. Với kết quả như trên thì thu nhập trung bình mỗi nhân khẩu tại các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ là rất cao so với mức thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và bằng với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Thu nhập trên một mét vuông mặt nước nước nuôi trồng là 315.200 đồng đây là một mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn trong khi lợi thế mặt nước khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La là 130.000 m2 . Tổng nguồn thu nhập trên khu vực lòng hồ hứa hẹn sẽ đem lại gần 82 tỷ thu nhập mỗi năm nếu khai thác tối đa diện tích mặt hồ, có đủ vốn để đầu tư và nhân công chăm sóc. Bảng 2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả của HTX thủy sản với các mô hình của các địa phương trong nước

Mô hình so sánh So Tiêu chí Nuôi cá lóc trên bể lót bạt Nuôi cá lồng HTX thủy sản sánh (An Giang) (Lòng hồ thủy điện Sơn La) Thu nhập/m2 200.000 (đồng) 315.200 (đồng) 1,57 GO/IC 2,16 (Lần) 2,73 (Lần) 1,26 VA/IC 1,46 (Lần) 1,73 (Lần) 1,18 Tiêu chí Mô hình so sánh So Nuôi cá lồng sử dụng chế phẩm Nuôi cá lồng HTX thủy sản sánh sinh học (Quảng Điền – Huế) (Lòng hồ thủy điện Sơn La) Thu nhập/m2 159.000 (đồng) 315.200 (đồng) 1,98 GO/IC 1,51 (Lần) 2,73 (Lần) 1,81 VA/IC 0,51 (Lần) 1,73 (Lần) 3,39 Nếu so sánh với mô hình nuôi cá lóc trên bể lót bạt tại tỉnh An Giang thì mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Sơn La mang lại thu nhập lớn hơn trên cùng 1m2 diện tích mặt nước. Mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Sơn La mang lại thu nhập 315.200 đồng/m2 trong khi đó mô hình nuôi cá lóc tại An Giang chỉ mang lại thu nhập 200.000 đồng/m2. Với mỗi đồng vốn bỏ ra thì mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Sơn La mang lại 2,73 đồng doanh thu cao hơn 1,26 lần so với mô hình nuôi cá lóc tại An Giang. Hay với mỗi đồng vốn

129

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 bỏ ra sẽ tạo ra 1,73 đồng giá trị gia tăng cao hơn 1,18 lần so với mô hình nuôi cá lóc tạo An Giang. Nếu chúng ta so sánh hai mô hình nuôi cá lồng tại Quảng Điền – Thừa Thiên Huế thì chúng ta cũng thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Sơn La cao hơn hẳn. Thu nhập trên mỗi m2 diện tích mặt nước theo mô hình nuôi cá lồng tại Sơn La cao hơn 1,98 lần so với mức thu nhập 159.000 đồng/m2 tại Quảng Điền. Nếu nhìn vào các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC chúng ta đều thấy các chỉ tiêu này của mô hình nuôi cá lồng lòng hồ thủy điện Sơn La đều cao hơn so với mô hình nuôi cá tại Quảng Điền, chỉ tiêu GO/IC cao hơn 1,81 lần, chỉ tiêu VA/IC cao hơn 3,39 lần. 4. Kết luận Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La mới được thực hiện từ cuối năm 2012 trên cơ sở tận dụng các lợi thế sẵn có mà tự nhiên đem lại. Sau một niên vụ kinh doanh đã có những kết quả tốt, mở ra nhiều triển vọng phát triển trong tương lai, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều cao, nếu so sánh với các địa phương khác cũng cao hơn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh tế các hợp tác xã cần nghiên cứu biện pháp hạn chế sự cố của tự nhiên để tránh thiệt hại do tự nhiên gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế thủy sản, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội năm 2009. [2]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quỳnh Nhai, Kết quả thực hiện nhiệm vụ thủy sản năm 2013 và kế hoạch phát triển thủy sản niên vụ năm 2013 -2014. [3]. Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai, Báo cáo tổng kết mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La niên vụ 2012 -2013.

ASSESS THE ECONOMIC EFFICIENCY OF THE FISHERY COOPERATIVES IN SON LA HYDROPOWER RESERVOIRS Dang Cong Thuc M.A Faculty of Economics Abstract: This study assess the economic efficiency of the fisheries cooperatives in the Son La hydropower reservoir in season 2013 -2014 based on 3 criteria: Value of production costs on intermediaries (GO/IC), value-added intermediary costs (VA/IC), value added in the total value of production (VA/GO). The results are good for all three criteria, and show increasing prospects in the future when the state management documents are completed and the experience as well as the capital of the cooperatives increase. Keywords: Efficiency, seafood, cooperative, economy.

130

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO – BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN KHI DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TS. Lê Thị Vân Anh Khoa Lý luận Chính trị Tóm tắt: Có nhiều con đường để thực hiện giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên như: thông qua dạy học, sinh hoạt tập thể, lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Mỗi hình thức giáo dục nói trên đều có những ưu thế nhất định, tuy nhiên, dạy học luôn được xác định là con đường cơ bản nhất để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên có thể nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau, song hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo cũng một hình thức quan trọng cần vận dụng. Từ khoá: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên, tài liệu tham khảo.

1. Mở đầu Phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy học đã và đang là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Gắn với quá trình nêu trên là khái niệm “dạy học tích cực”. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, tổ chức các hoạt động giúp người học tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu trao đổi thông tin, thảo luận, tranh luận... Hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo cũng là một biện pháp như vậy. 2. Nội dung Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục thông qua tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức. Con đường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh hiệu quả nhất là dạy học, thông qua hai hình thức nội khóa và ngoại khóa. Trong hình thức nội khóa, việc sử dụng giáo trình phục vụ cho học tập là tài liệu cần thiết giúp sinh viên hiểu rõ nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Bên cạnh giáo trình, để học tập tốt, sinh viên cần đọc thêm thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác như: các loại sách, báo, tạp chí... đây là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính phong phú của các sự kiện, dưới các góc nhìn khác nhau của nhà nghiên cứu. Đồng thời, tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức quan trọng, là cơ sở để sinh viên nắm vững bản chất của các sự kiện, qua đó hiểu rõ hơn về đạo đức Hồ Chí Minh. Sử dụng tài liệu tham khảo khoa học giúp sinh viên nghiên cứu, mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tăng khả năng ghi nhớ, hứng thú học tập, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hệ thống tài liệu tham khảo để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh rất phong phú thể hiện ở sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận văn, luận án. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu từ mạng Internet như: tư liệu, phóng sự về những con người sống và làm việc cùng thời với Hồ Chí Minh được công bố trên các trang thông tin điện tử của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ

131

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 chức có tư cách pháp nhân như: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, trang Chính phủ điện tử, Tạp chí Lý luận chính trị - Hành chính, Tạp chí Lịch sử Đảng... Đó còn là thông tin trên các phương tiện truyền thông: phát thanh, truyền hình; thông tin từ cuộc sống, từ các cuộc thi tìm hiểu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ những buổi giao lưu gặp gỡ... cũng là kho tài liệu đa dạng có thể tham khảo để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Từ hệ thống tài liệu tham khảo nói trên, có thể kể ra một số tài liệu tiêu biểu như cuốn sách “Thời thanh niên của Bác Hồ” của tác giả Hồng Nhà, nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1976, kể về quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, một quá trình đầy gian nan, vất vả song chứa đựng những tư tưởng đạo đức cao đẹp để sinh viên có thể lĩnh hội. Cuốn “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của tác giả Anh Chi và Ban biên tập Kỹ - Mỹ thuật cũng viết về cuộc đời vĩ đại của Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Không chỉ có người Việt Nam viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà còn có một số tác giả người nước ngoài cũng có những tác phẩm ca ngợi về Người, ở đây có thể kể đến cuốn “Hồ Chí Minh - một biên niên sử” của tác giả người Đức Hellmut Kapfenberger là một đóng góp không nhỏ của học giả phương Tây nhằm vinh danh cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Hệ thống tài liệu tham khảo để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ có trong sách, báo mà còn thể hiện sinh động qua phim ảnh, chẳng hạn như bộ phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân, sản xuất năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim kể lại câu chuyện chàng trai 20 tuổi Nguyễn Tất Thành đầy hoài bão và đau đáu trong lòng nỗi đau nước mất, nhà tan từ đó hình thành nên ý chí bất khuất cứu dân, cứu nước. Bộ phim tài liệu “Hồ Chí Minh - chân dung một con người” của đạo diễn Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích đã tập hợp những tư liệu quý giá về Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều thước phim ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc sống đời thường vô cùng giản dị của Bác khi tập Thái cực quyền, đánh bóng chuyền, đi chiến dịch, chăm sóc cụ già, em nhỏ, tình cảm Bác dành cho bộ đội, cho xóm làng, cho quê hương, đất nước… Tất cả đều thể hiện một cách chân xác nhất đạo đức của một con người vĩ đại – Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho sinh viên có thêm nhiều kiến thức. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo không thể thay thế hoàn toàn giáo trình mà chỉ bổ trợ thêm thông tin. Vì vậy, sinh viên không chỉ phải biết sử dụng một cách phù hợp với nhu cầu mà còn cần phải biết sử dụng đúng lúc, biết chọn lọc những kiến thức thực sự cần thiết, biết vận dụng những nội dung đề cập trong tài liệu tham khảo thành những tri thức riêng của bản thân. Cụ thể: Thứ nhất, sử dụng tài liệu tham khảo phải có mục đích rõ ràng. Mục đích sử dụng tài liệu tham khảo sẽ chi phối toàn bộ cách thức tìm kiếm loại tài liệu. Xác định đúng mục đích

132

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 sử dụng tài liệu tham khảo chính là trả lời câu hỏi: tìm tài liệu tham khảo để làm gì? Từ đó mới tìm loại tài liệu nào, ở đâu, khai thác như thế nào? Thứ hai, phải lựa chọn loại tài liệu tham khảo hợp lý: tài liệu tham khảo có vai trò quan trọng, song, không phải gặp gì đọc nấy. Ngày nay, số lượng tài liệu tham khảo về đạo đức Hồ Chí Minh là rất lớn và không ngừng tăng lên. Mỗi người không thể có đủ thời gian để tìm hiểu tất cả thậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mặt khác, trong số những tài liệu tham khảo, có nhiều tài liệu bổ ích nhưng cũng có nhiều tài liệu chưa thực sự đem lại những giá trị khoa học. Vì vậy, phải biết chọn lọc tài liệu sao cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình. Từ đó có thể thấy, việc chọn tài liệu tham khảo phải dựa trên những căn cứ nhất định: Một là, từ yêu cầu của giảng viên. Nhằm giúp sinh viên nắm vững nội dung môn học, sau mỗi bài học, giảng viên chỉ ra cho sinh viên những vấn đề cần giải quyết, cần suy nghĩ tìm hiểu sâu thêm. Từ những nhiệm vụ này, sinh viên phải tìm tài liệu có liên quan để hoàn thành những yêu cầu đó. Hai là, từ nhu cầu và hứng thú của sinh viên: mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng. Ngoài giáo trình học tập, nhiều sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi kiến thức từ những nguồn tài liệu tham khảo. Hoặc một số sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nên có nhu cầu tìm kiếm tài liệu tham khảo để hoàn thành công việc của mình. Thứ ba, phải có phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo: bất kỳ công việc nào để đạt được kết quả tốt cũng cần có phương pháp khoa học. Tìm kiếm tài liệu tham khảo có phương pháp sẽ đỡ tốn thời gian và công sức, tránh rơi vào tình trạng có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ... Thứ tư, phải biết cách đọc tài liệu tham khảo đã tìm được. Có nhiều cách đọc tài liệu khác nhau tùy từng mục đích sử dụng tài liệu. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, sinh viên phải biết cách tra cứu mục lục, điều đó sẽ giúp họ tìm ngay được đơn vị kiến thức cần đọc phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, đọc kết hợp với ghi chép một cách khoa học kiến thức từ tài liệu tham khảo cũng là vấn đề cần lưu ý. Thứ năm, luôn tích cực tư duy khi sử dụng tài liệu tham khảo: sử dụng tài liệu tham khảo mà không tư duy thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tư duy trong khi sử dụng tài liệu tham khảo sẽ phát hiện cho được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể bổ sung hiểu biết, kinh nghiệm cho bản thân. Như vậy, vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo đã được khẳng định. Tuy nhiên, do đặc điểm các vùng miền khác nhau nên khả năng sử dụng tài liệu tham khảo cũng khác nhau, ví như những trường đại học ở khu vực trung tâm, ở thành phố lớn thì tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng, thuận lợi hơn cho người học. Đối với sinh viên vùng miền xa xôi, như

133

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 khu vực Tây Bắc thì khả năng, cơ hội tìm vất vả hơn do tài liệu ít, xa trung tâm, đời sống khó khăn và điểm đầu vào thấp cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm và khai thác tài liệu. Những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quan tâm đầu tư cho hệ thống thư viện các nhà trường nhằm góp phần tăng cường thói quen tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, đến nay, nhiều thư viện trường học chưa thu hút được số lượng lớn sinh viên đến tìm đọc. Nguyên nhân là do một số sinh viên không có thói quen đọc sách, chỉ khi có bài tập cần làm thì mới vào thư viện trường; việc học ở trường quá nặng không có thời gian để nghiền ngẫm tài liệu không liên quan đến ngành học. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là sinh viên “lười”, bởi bên cạnh việc học sinh viên còn nhiều thứ hấp dẫn hơn như: hoạt động ngoại khóa, lướt Web, xem phim, chơi game… Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng biện pháp trên vào dạy học Chương I “Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh” phần I, mục 2, Nhân tố chủ quan tại trường đại học Tây Bắc. Trước khi thực hiện biện pháp này, trong tiết học trước đó, chúng tôi yêu cầu sinh viên tìm hoặc phô tô một số nội dung quan trọng trong các tài liệu như: “Hồ Chí Minh - tiểu sử”, “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” của Song Thành; “Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người” Trần Văn Giàu hay “Chuyện kể Bác Hồ” hoặc “Thư ký Bác Hồ kể chuyện”; “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” của Hoàng Chí Bảo; “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của Võ Nguyên Giáp… kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc tài liệu và làm rõ nhân tố chủ quan tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh như khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và khi lãnh đạo cách mạng. Qua tham khảo các tài liệu, sinh viên sẽ nhận thấy rõ hơn vai trò của nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh dẫn đến hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, mà nếu chỉ sử dụng giáo trình thì khó có thể chuyển tải hết. Nhìn chung, qua quan sát giờ dạy, chúng tôi nhận thấy ngoài việc sinh viên nắm được mục tiêu về kiến thức nghĩa là hiểu được các nhân tố chủ quan quyết định hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, các em còn thể hiện sự hứng thú khi tìm hiểu các phẩm chất đạo đức của Bác qua việc đọc các tài liệu tham khảo. Từ hiểu đến hứng thú và vận dụng vào cuộc sống để hành động và làm theo tấm gương đạo đức của Người là vô cùng cần thiết đối với sinh viên. 3. Kết luận Có nhiều biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học, hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo không có nghĩa trong một tiết học, giảng viên chỉ đơn thuần giới thiệu và hướng dẫn tham khảo tài liệu mà cần phải kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau, bổ trợ cho nhau nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của bài học. Tuy nhiên, do đặc thù của

134

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học nên hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham liệu tham khảo là một trong những biện pháp quan trọng giảng viên cần lưu ý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. CD - Rom Hồ Chí Minh (Toàn tập) (2013), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (2000), VCD Hồ Chí Minh: Chân dung một con người, Đài truyền hình Việt Nam. [3]. Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5]. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh (tài liệu phục vụ dạy và học chương trình các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng), Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục tổ chức cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hà Nội. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8]. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9]. Hellmut Kapfenberger (2010),“Hồ Chí Minh - một biên niên sử”, Nhà xuất bản Thế giới. [10]. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nhà xuất bản Sư phạm, Hà Nội. [11]. Lê Văn Tích (chủ biên) (2006), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [12]. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. [13]. Song Thành (chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

GUIDELINES FOR USING REFERENCES - AN IMPORTANT MEASURES IN EDUCATING HO CHI MINH MORALITY FOR STUDENTS Dr. Le Thi Van Anh Facuty of Political Education Abstract: There are various methods to introduce Ho Chi Minh moral lessons to students such as via classroom teaching, out of class activities, real-life working, social activities etc. Each way has its own strengths. Classroom teaching, however, proves to be the basic and most effective to educate students about Ho Chi Minh moral lessons. In teaching Ho Chi Minh ideology subject, teachers can apply different methods but teachers should also guide students to use reference materials example. Keywords: Ho Chi Minh ethics educatinon, student, reference materials.

135

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐỒNG CHÍ CAYXỎN PHÔMVIHẢN VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO ThS. Đinh Ngọc Ruẫn Khoa Sử - Địa Tóm tắt: Trong sự ra đời của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Từ sau Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (1951), đồng chí Cayxỏn Phômvihản cùng nhiều chiến sĩ cách mạng tiên phong Lào ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào, tăng cường đào tạo cán bộ, kết nạp đảng viên, chuẩn bị điều kiện để tiến tới thành lập Đảng. Tại Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (1955), đồng chí Cayxỏn Phômvihản được bầu làm Tổng Bí thư, đảm nhận trọng trách chèo lái con thuyền cách mạng đi tới thắng lợi. Từ khóa: Đảng Nhân dân cách mạng Lào. 1. Đặt vấn đề Đáp ứng cho yêu cầu của cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1955, Đảng Nhân dân Lào thành lập (từ năm 1972 đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào). Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào, cách mạng Lào từng bước bước giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước từ đầu những năm chín mươi của thế kỉ XX trở lại đây. Một trong những đồng chí có đóng góp quan trọng vào việc sáng lập và lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào là đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vai trò của đồng chí Cayxỏn Phômvihản đối với sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào. 2. Nội dung 2.1. Vài nét khái quát về thân thế và sự nghiệp đồng chí Cayxỏn Phômvihản Đồng chí Cayxỏn Phômvihản (1920-1992)-Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Nhân dân Lào, người con ưu tú của nhân dân các bộ tộc Lào, sinh tại bản Naxeng, huyện Khămthạbuli, tỉnh Xavanakhệt. Năm 1935, đồng chí sang Việt Nam dự thi và sau đó theo học tại Trường Trung học Bảo hộ (còn gọi là Trường Bưởi, nay là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội). Tại đây, đồng chí giác ngộ cách mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và sau đó đã đem sức lực, trí tuệ, tài năng của mình, phấn đấu không mệt mỏi vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc Lào. Với cách mạng Lào, đồng chí có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Đồng chí cũng trực tiếp tham gia sáng lập và lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào, trong việc xây dựng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là một trong những nhà hoạt động quốc tế tích cực của Đảng và Nhà nước Lào, đồng chí luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực. Riêng với Việt Nam, đồng chí ra sức dựng xây, vun đắp cho mối quan hệ hợp tác toàn diện, thủy chung, trong sáng của hai dân tộc. Qua những hoạt động của mình, đồng chí đã góp phần xứng đáng vào việc nâng cao vị thế và vai trò của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên trường quốc tế.

136

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.2. Vai trò của đồng chí Cayxỏn Phômvihản đối với sự ra đời của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 2.2.1. Nhu cầu về việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Lào Nhu cầu về việc thành lập một chính đảng riêng ở mỗi nước Lào và Campuchia trên nền tảng của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã được đặt ra ngay từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai (1945-1954). Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vào các ngày 21, 22 và 23/6/1950, đã thảo luận về vấn đề ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tiếp đó, trong Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1950), có phân tích kỹ vấn đề có nên để ba nước cùng chung một chính Đảng không? Những văn kiện trên đã làm rõ nhu cầu bức thiết là cần phải thành lập ra chính đảng cách mạng cho từng dân tộc trên bản đảo Đông Dương. Việt Nam, Lào, Campuchia là ba quốc gia riêng biệt. Trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), ý thức dân tộc của nhân dân ba nước đó khá phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai (1945-1954), mặc dù ba nước cùng có chung kẻ thù, nhưng nhiệm vụ của Việt Nam lúc này thực tế cao hơn nhiệm vụ của Lào và Campuchia, vì Việt Nam còn phải phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới, tức là bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hơn nữa, để thực hiện âm mưu độc chiếm Đông Dương, thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách chia rẽ ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, cũng như chia rẽ nội bộ của mỗi dân tộc đó. Vì vậy, các dân tộc Đông Dương phải thấy được âm mưu thâm độc của kẻ thù và thực hiện đoàn kết dân tộc để chống lại âm mưu chia rẽ của địch, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của cuộc kháng chiến. Mặt khác, các dân tộc Đông Dương dù cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp, nhưng trình độ về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa lại khác nhau, nhiệm vụ cũng không hoàn toàn giống nhau, do đặc thù khác nhau ở từng nước. Vì vậy, ở từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân riêng, với cương lĩnh cách mạng riêng. 2.2.2. Vai trò của đồng chí Cayxỏn Phômvihản đối với sự ra đời của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Căn cứ vào nhu cầu thực tế trên, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) đã đi tới nhất trí là “Đảng Cộng sản Đông Dương cần chia làm ba đảng của ba quốc gia Việt, Miên, Lào” [5, tr.134]. Tại Đại hội, Cayxỏn Phômvihản-Trưởng đoàn đại biểu Đảng bộ Lào cho rằng, chủ trương thành lập Đảng cách mạng ở mỗi nước là phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển và trưởng thành của cách mạng mỗi nước. Trong thời gian dự Đại hội, đồng chí Cayxỏn Phômvihản có dịp tiếp kiến riêng với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại

137

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 cuộc gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh: “Các đồng chí Lào cần cố gắng thành lập cho được đảng cách mạng và ra sức củng cố đảng để đảng có đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng... Cách mạng Lào nhất định thắng lợi” [4, tr.18]. Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương đã giao nhiệm vụ cho Cayxỏn Phômvihản cùng với các đồng chí Lào chuẩn bị về chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng cách mạng Lào. Thực hiện công việc được giao, sau khi dự Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương về nước, đồng chí Cayxỏn Phômvihản liền triệu tập Hội nghị đảng viên của Đảng bộ Lào để lập ra “Nhóm nhân dân Lào”, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Lào. Trong thời gian quá độ từ Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) đến khi thành lập Đảng Nhân dân Lào (1955), những người tiên tiến ở Lào vẫn có thể được kết nạp vào Đảng do những người cộng sản Lào giới thiệu và kết nạp. Tích cực chuẩn bị về chính trị nhằm tiến tới thành lập ra chính đảng cách mạng ở Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản cùng nhiều chiến sĩ cách mạng tiên phong khác như Nuhắc Phumxavẳn, Khămtày Xiphănđon… đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào, phác thảo một đường lối nhằm tiếp tục đưa cách mạng Lào tiến lên, cụ thể là tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng, xây dựng căn cứ địa vững chắc, thống nhất sự chỉ đạo về chính trị và quân sự, xây dựng quân đội cách mạng Lào trở thành lực lượng trụ cột, vì mục tiêu giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc Lào. Công tác đào tạo cán bộ, kết nạp đảng viên, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào được đồng chí Cayxỏn Phômvihản và một số đồng chí trong ban lãnh đạo Đảng bộ Lào đặc biệt chú trọng. Trong thời gian này, nhiều lớp đào tạo cán bộ đã được mở ở một số địa phương của Lào. Nội dung giảng dạy ở các lớp đào tạo cũng hết sức được quan tâm như vấn đề xây dựng Đảng, về tư tưởng và tổ chức, đoàn kết trong Đảng, thống nhất hành đông, xác đinh đường lối của Đảng…. Thực chất, đây là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào. Trên cơ sở chuẩn bị đó, ngày 22/3/1955, Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào được khai mạc tại Sầm Nưa. Tham dự đại hội, có 25 đại biểu thay mặt cho gần 400 đảng viên trong cả nước. Đại hội diễn ra trong lúc tình hình có những biến chuyển mới. Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Mỹ khẩn trương thay thế thực dân Pháp, thực hiện âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới. Ngay trong thời gian Pháp có 300 ngày để rút quân khỏi Lào theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, Mỹ đã tiến hành các biện pháp giúp đỡ cho lực lượng tay sai cải tổ chính phủ vương quốc, gạt bỏ những người thân Pháp ra khỏi chính phủ, âm mưu xóa bỏ lực lượng cách mạng tại hai tỉnh tập kết là Sầm Nưa và Phôngsalỳ.

138

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Về phía cách mạng Lào, trải qua cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, đã có sự lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Cơ sở chính trị được xây dựng trong cả nước. Đảng có sự trưởng thành mới cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng vũ trang cách mạng có những bước phát triển mới. Thực tế lịch sử trên đòi hỏi Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào phải đề ra đường lối sao cho sát với tình hình trong nước, quốc tế để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Tại Đại hội này, đồng chí Cayxỏn Phômvihản thay mặt cho Ban tổ chức và Ban trù bị Đại hội trình bày bản Báo cáo chính trị thành lập Đảng. Trong Báo cáo của mình, đồng chí đã nêu bật tình hình trong nước và quốc tế, đồng thời cũng nhấn mạnh tới điều kiện chủ quan và khách quan lúc này đã chín muồi để thành lập ở Lào một chính đảng của giai cấp công nhân nhằm lãnh đạo nhân dân Lào tiếp tục thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua 15 ngày làm việc, dưới sự điều khiển của Ban tổ chức mà đứng đầu là đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Đại hội đã thành công tốt đẹp. Các đại biểu tham dự Đại hội đã thông qua báo cáo chính trị, thông qua nghị quyết thành lập Đảng Nhân dân Lào và Điều lệ Đảng, chính sách cơ bản, cương lĩnh hành động của Đảng. Đại hội còn bầu ra bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 5 người do đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm Tổng Bí thư. Sự kiện thành lập Đảng Nhân dân Lào đánh dấu bước trưởng thành vẻ vang của cách mạng Lào, bước ngoặt quan trọng của nhân dân các bộ tộc Lào. Đảng ra đời là một bằng chứng nói lên con đường của cách mạng Lào sẽ mãi mãi tiến theo ngọn cờ tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, có đường lối chiến lược đúng đắn và sách lược vô cùng mềm dẻo, khôn khéo. Trong tôn chỉ mục đích của Đảng nêu rõ: “Đảng Nhân dân Lào là Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, kế tục sự nghiệp của Đảng Cộng sản Đông Dương và truyền thống đấu tranh bất khuất của các anh hùng liệt sĩ tiền bối đã anh dũng hy sinh vì đất nước Lào” [4, tr.14]. Từ đây, giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc Lào thông qua chính đảng vô sản của mình trực tiếp nắm lấy vận mệnh cách mạng. Sau Đại hội, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã cùng với các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Trung ương bắt tay vào việc dự thảo một kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng Đảng Nhân dân Lào thành một đảng cách mạng chân chính, vững mạnh. 3. Kết luận Sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào gắn liền với vai trò của những chiến sĩ cách mạng tiên phong, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Trong thời gian học tập ở Việt Nam, đồng chí được giác ngộ cách mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương. Về nước, đồng chí Cayxỏn Phômvihản trực tiếp tham gia khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 tại quê nhà và sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1949. Sau khi tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951, đồng chí

139

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 tích cực tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để cho ra đời một chính đảng cách mạng. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, đồng chí đã viết báo cáo chính trị và trực tiếp trình bày trước Đại hội thành lập Đảng. Ở giai đoạn trứng nước của Đảng, đồng chí được giao trọng trách vô cùng quan trọng-Tổng bí thư, trực tiếp chèo lái con thuyền cách mạng Lào đi tới thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Gia Bền, Phạm Nguyên Long, Huỳnh Lứa, Đặng Bích Hà (1978), Lược sử nước Lào, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [2]. Đặng Bích Hà (1981), “Đảng nhân dân cách mạng Lào với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Lào”, Tìm hiểu Lịch sử văn hoá nước Lào, tập II, 34 - 57. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [3]. Lương Ninh chủ biên (1991), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, tập II; Lịch sử Lào, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1, Hà Nội. [4]. Nguyễn Hùng Phi, TS. Buasi Chalơnsúc (2006), Lịch sử Lào hiện đại, Tập II, NXBCTQG, Hà Nội. [5]. Đức Vượng (2008), Cayxỏn Phômvihản Tiểu sử và sự nghiệp, NXBCTQG, Hà Nội.

MR.CAYXON PHOMVIHAN WITH THE BIRTH OF LAO PEOPLE’S REVOLUTIONARY PARTY Dinh Ngoc Ruan M.A Faculty of History and Geography

Abstract: In the birth of Lao People's Revolutionary Party had the important contributions of Mr. Cayxon Phomvihan. After the Second Congress of the Communist Party of Indochina (1951), Mr. Cayxon Phomvihan and many other pioneering Lao revolutionary soldiers tried to spread propaganda for Marxism - Leninism into the working class in Laos, enhance staff training, enroll members, prepar the conditions for the establishment of the Party. At the congress of founding Lao People's Party (1955), Mr. Cayxon Phomvihan was elected General Secretary, to take on the responsibility to steer the revolution to victory. Keywords: Lao People's Revolutionary Party.

140

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

SỬ DỤNG CHỈ SỐ RÉNYI TRONG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT ThS. Nguyễn Tiến Dũng Khoa Nông Lâm

Tóm tắt: Bài báo này phân tích các ưu điểm của việc sử dụng chỉ số Rényi để nghiên cứu tính đa dạng thực vật của quần xã. Chỉ số Rényi là một chỉ số tổng hợp vừa nói nên tính đa dạng loài của quần xã, vừa nói lên mức độ đồng đều của các quần xã. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tác giả sử dụng chỉ số này trong việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, có rất ít tác giả sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật. Có thể sử dụng chỉ số này để thay thế hàng loạt các chỉ số thường dùng hiện nay: chỉ số đa dạng C.E.Shanon (1984), Shannon-Wienerr (1949), chỉ số Simpson, chỉ số độ phong phú về loài (d). Việc sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật sẽ đánh giá tổng quát, toàn diện về tính đa dạng thực vật. Từ khoá: Chỉ số Rényi, đa dạng thực vật.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái và đời sống xã hội. Rừng giúp điều hoà khí hậu, làm sạch không khí, hấp thụ khí CO2 và cung cấp O2 cho đời sống của con người. Rừng giúp bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ và điều hoà nguồn nước. Rừng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu của đời sống xã hội. Đặc biệt rừng cung cấp nhiều loại dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, hiện nay hệ sinh thái rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng về cả diện tích và chất lượng, giảm tính ổn định của hệ sinh thái rừng. Tính đa dạng của những loài thực vật thân gỗ tạo ra hoàn cảnh rừng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo ra tính ổn định của hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng có thành phần loài đơn giản (tính đa dạng thấp) sẽ có tính ổn định không cao, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi kém. Ngược lại, hệ sinh thái rừng đa dạng về thành phần loài sẽ có tính ổn định cao hơn, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi sẽ lớn hơn. Sự suy giảm chất lượng của hệ sinh thái rừng thể hiện qua các mặt: chức năng phòng hộ suy giảm, trữ lượng thấp, tổ thành kém đa dạng... Tính đa dạng thực vật của hệ sinh thái được thể hiện ở hai mặt: mức độ phong phú và mức độ đồng đều của các loài trong quần xã. Hiện nay, dể đánh giá tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng thường sử dụng các chỉ số: chỉ số đa dạng loài của C.E.Shanon (1984), Shannon-Wienerr (1949), chỉ số đa dạng loài Simpson, chỉ số độ phong phú về loài (d) để đánh giá mức độ đa dạng loài. Tuy nhiên, đây là các chỉ số đánh giá đơn lẻ, mới chỉ đánh giá được mức độ phong phú của loài, chưa đề cập đến mức độ đồng đều của các loài trong quần xã. Vì vậy, việc sử dụng một chỉ số tổng hợp, phản ánh được đầy đủ thông tin của các chỉ số riêng lẻ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong nghiên cứu tính đa dạng của hệ sinh thái. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu Phân tích rõ ưu điểm và cách sử dụng chỉ số Rényi trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong công tác nghiên cứu hệ sinh thái rừng.

141

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu một số phương pháp đánh giá tính đa dạng thực vật thường được sử sụng hiện nay. 2.2. Sử dụng chỉ số Rényi trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật. 3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu có liên quan. Phân tích khả năng sử dụng chỉ số Rényi trong trường hợp cụ thể để thấy được tính ưu việt của việc sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật. Số liệu được xử lý dưới sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Một số phương pháp đánh giá tính đa dạng thực vật thường được sử dụng hiện nay Tính đa dạng loài là nhân tố quan trọng tạo nên sự ổn định của hệ sinh thái rừng. Để đánh giá tính đa dạng, một số phương pháp thường được sử dụng như sau: a, Hệ số hỗn loài, công thức tổ thành - Hệ số hỗn loài được xác định bằng công thức: HL1=S/N Tỷ lệ hỗn loài được biểu thị dưới dạng 1/n (trong đó n=N/S (và chỉ lấy tròn số nguyên). S là tổng số loài, N là tổng số cây trong lâm phần. Công thức này cho biết mức độ đa dạng về loài trong quần xã, chưa đề cập đến mức độ đồng đều của các loài trong quần xã. - Công thức tổ thành: được xác định bằng: Trị số IV% của Daniel Marmillod

N i %  G i % IV i %  2 (1) Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng: Important Value) của loài i. Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng. Gi% là tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng. Công thức tổ thành cho biết mức độ ưu thế của loài trong quần xã sinh vật. b, Chỉ số đa dạng loài - Chỉ số đa dạng loài Shannon-Wienerr: H = ∑|ni/N.log(ni/N)| Trong đó: ni là số cá thể của loài thứ i (i chạy từ 1 đến S) N là tổng số cá thể của tất cả các loài trong quần xã Công thức trên có thể biểu thị thành: S  pi ln pi H = - i1 (2) Trong đó: pi là độ nhiều tương đối của loài thứ i.

142

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

pi = ni/N (i chạy từ 1 đến S) Công thức này thể hiện hai nhân tố đó là số loài – tức là độ phong phú của sinh vật trong quần xã và tính đồng đều theo mức độ phân phối các cá thể trong loài. Số loài càng nhiều thì mức độ phức tạp càng cao, nghĩa là H càng lớn thì lượng thông tin trong quần xã càng lớn và tính đa dạng càng cao. - Chỉ số đa dạng loài Simpson được tính bằng công thức: s 2 D1  1  pi i1 (3) Trong đó: pi là độ nhiều tương đối của loài i. Đối với các quần xã có giá trị D càng lớn thì tính đa dạng càng cao. Như vậy một số phương pháp thường được sử dụng để đánh giá tính đa dạng hiện nay đó là: Hệ số hỗn loài, công thức tổ thành loài chỉ số đa dạng loài của C.E.Shanon (1984), Shannon-Wienerr (1949), chỉ số đa dạng loài Simpson, chỉ số độ phong phú về loài (d). Tuy nhiên, các phương pháp này mới chỉ đề cập đến tính đa dạng, chưa thể hiện được mức độ đồng đều về cá thể của các loài trong quần xã. Có thể lấy ví dụ cụ thể về một số quần xã như sau: Có ba quần xã đều có số lượng cá thể là 100, số loài trong quần xã là 10 loài, nhưng số cá thể của mỗi loài trong các quần xã có sự khác nhau. Số lượng cá thể của từng loài trong mỗi quần xã cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 1. Số lượng cá thể của từng loài trong các quần xã LOÀI A B C D E F G H I K Tổng QX1 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 100 QX2 91 1 1 1 1 1 1 1 1 1 100 QX3 20 30 13 5 5 5 5 5 6 6 100 Qua bảng này ta thấy: mặc dù có số lượng loài và số lượng cá thể như nhau nhưng mức độ đồng đều của các quần xã có sự khác biệt lớn. Tính toán chỉ số đa dạng Shannon- Wienerr (H) theo công thức (1) và chỉ số đa dạng của Simson (D) theo công thức (2) cho các quần xã. Kết quả cụ thể được thể hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 2. Mức độ đa dạng của các quần xã Quần xã Số cá thể Số loài H D QX1 100 10 0,90 1 QX2 100 10 0,17 0,22 QX3 100 10 0,83 0,88 Qua bảng trên ta thấy, mặc dù có số lượng cá thể và số lượng loài như nhau nhưng tính đa dạng của các quần xã có sự khác biệt rất lớn. Quần xã thứ nhất có tính đa dạng cao nhất (với H = 0,90 và D = 1), quần xã thứ hai có tính đa dạng thấp nhất (với H = 0,17 và D =

143

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

0,22). Quần xã thực vật có chỉ số này càng lớn thì tính đa dạng càng cao (lượng thông tin trong quần xã lớn). Tuy nhiên, với những quần xã có tính đa dạng gần tương tự nhau, các chỉ số này chưa phản ánh được mức độ đồng đều giữa số lượng cá thể trong từng quần xã. Vì vậy, cần sử dụng bổ sung các chỉ số khác để thấy được sự đồng đều đó. Chỉ số Rényi sẽ là một chỉ số đáp ứng được các yêu cầu này. 2. Sử dụng chỉ số Rényi trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật Chỉ số tổng hợp nghiên cứu tính đa dạng thực vật đã được Rényi (1961) đề xuất và được nhiều tác giả khác sử dụng (dẫn theo Michael Breugel, 2007). Chỉ số này được tính bằng công thức như sau: s    ln pi   i1  H  1 (4) Trong đó s là tổng số loài, pi là độ nhiều tương đối loài thứ i trong ô tiêu chuẩn,  là một tham số quy mô có thể biến thiên từ 0-∞. Trên thế giới, khi nghiên cứu về tính đa dạng thực vật, chỉ số này được sử dụng một cách rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chỉ số này còn rất ít tác giả sử dụng trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật. Đã có một số tác giả sử dụng chỉ số này trong công trình nghiên cứu của mình: Trần Văn Con, Bùi Chính Nghĩa... và đem lại những kết quả khả quan. Đây là một chỉ số vừa phản ánh được tính đa dạng vừa phản ánh được mức độ đồng đều về số lượng các thể giữa các loài trong quần xã. Để thấy rõ được tính ưu việt của chỉ số này, chúng ta quay trở lại ví dụ về 3 quần xã ở phần trên. Để tính toán chỉ số Rényi cho từng quần xã, chúng ta chọn giá trị  lần lượt là 0; 0,25; 0,5; 1; 2; 4; 8. Thay các giá trị của  vào công thức (4), kết quả thu được như sau: Bảng 3. Kết quả tính toán chỉ số H cho từng quần xã Giá trị  Quần xã 1 Quần xã 2 Quần xã 3 H0 2,30 2,30 2,30 H0,25 2,30 1,79 2,24 H0,5 2,30 1,23 2,17 H1 2,30 0,50 2,03 H2 2,30 0,19 1,79 H4 2,30 0,13 1,53 H8 2,30 0,11 1,37 Sau khi tính toán được chỉ số Rényi cho từng quần xã với các giá trị  tương ứng, để thấy được tính đa dạng và mức độ đồng đều của các quần xã, tiến hành vẽ biểu đồ, kết quả cụ thể như sau:

144

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Hình 1. Tính đa dạng và mức độ đồng đều của các quần xã Đồ thị của đường biểu diễn giá trị H cung cấp thông tin về độ đồng đẳng của quần xã. Từ phương trình tính toán chỉ số H có thể suy ra rằng, càng nhiều loài có tần suất xuất hiện ngang nhau (tức đồng đẳng nhau) thì đồ thị biểu thị chỉ số H càng nằm ngang. Như vậy, có thể sắp xếp các quần xã thực vật theo sự đa dạng từ thấp đến cao một cách rõ ràng dựa trên số loài và độ đồng đẳng giữa các loài (số lượng cây mỗi loài xuất hiện tương đương nhau). Căn cứ kết quả được thể hiện tại hình trên, chúng ta sẽ biết được mức độ đa dạng của quần xã và mức độ đồng đều về số lượng cá thể của các loài trong quần xã. Vị trí của đường cong sẽ thể hiện tính đa dạng của quần xã, độ dốc của đường cong sẽ thể hiện mức độ đồng đều về số lượng cá thể giữa các loài trong quần xã. Quần xã nào có tính đa dạng càng cao thì đường cong sẽ nằm phía trên. Ngược lại, quần xã có tính đa dạng thấp đường cong sẽ nằm phía dưới. Quần xã nào có độ đồng đều cao thì đường cong có độ dốc nhỏ. Ngược lại đường cong có độ dốc lớn thể hiện sự không đồng đều về số lượng cá thể giữa các loài trong quần xã. Kết quả tại hình 1 cho thấy: quần xã 1 có tính đa dạng cao nhất, đồng thời cũng có mức độ đồng đều cao. Ngược lại, quần xã 2 có mức độ đa dạng thấp nhất và mức độ đồng đều có sự khác biệt lớn. Như vậy, trong nghiên cứu tính đa dạng thực vật trên thế giới hiện nay H được coi là thước đo liên tục tính đa dạng của thảm thực vật. Chỉ số H có ưu điểm hơn so với nhiều chỉ số đa dạng truyền thống. Khi =0, H=lnS, trong đó S là số loài; khi =1, công thức Rényi sẽ có mẫu số là 0, H được đặt bằng chỉ số Shannon-Wiener; khi =2, H=ln1/D, trong đó D là chỉ số Simpson; và cuối cùng khi =∞, H=ln(1/p), trong đó p là độ nhiều tương đối của các loài có độ nhiều tương đối lớn hơn 5%. Một ưu điểm nữa của chỉ số H là nó rất thích hợp cho việc định nghĩa tính đa dạng thông qua việc kết hợp giữa độ nhiều và độ đồng đẳng. Với những ưu điểm đó, chỉ số H đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng trong phân tích tính đa dạng của thảm thực vật. 3. Kết luận Hiện nay, các chỉ số thông dụng thường được sử dụng ở Việt Nam để đánh giá tính đa dạng thực vật của quần xã đó là: chỉ số đa dạng C.E.Shanon (1984), Shannon-Wienerr (1949), chỉ số Simpson, chỉ số độ phong phú về loài (d). Tuy nhiên, các chỉ số này mới chỉ

145

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 nói lên được tính đa dạng của quần xã, chưa đề cập đến tính đồng đều giữa các loài trong quần xã. Chỉ số H (Rényi) có ưu điểm hơn so với nhiều chỉ số đa dạng truyền thống. Căn cứ vào kết quả tính toán chỉ số này với các giá trị  khác nhau chúng ta sẽ biết được mức độ đa dạng của quần xã và mức độ đồng đều về số lượng cá thể của các loài trong quần xã. H được coi là thước đo liên tục tính đa dạng của thảm thực vật và đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng trong phân tích tính đa dạng của thảm thực vật. Trong nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật nên sử dụng chỉ số này để có cái nhìn toàn diện hơn về tính đa dạng cũng như mức độ đồng đều về số lượng cá thể giữa các loài trong quần xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Chính Nghĩa (2012), Nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng phục hồi vùng Tây Bắc, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp. [2]. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005) Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Michiel van Breugel (2007) Dynamics of secondary forests, PhD thesis, Wageningen University, Wageningen, The Netherlands. [4]. Pham Duc Chien (2006), Demography of threatened tree species in Vietnam, Doctoral thesis Utrecht University.

USING RÉNYI INDEX IN STUDYING THE FLORAL DIVERSITY Nguyen Tien Dung M.A Faculty of Agriculture and Forestry Summary: This paper analyses the advantages of using Rényi index in studying the floral diversity of community. Rényi is a collective index which reveals both the diversity of species in community and the homogeneity of communities.This index have been utilized by many researchers all over the world to study the floral diversity yet that number of Vietnam is currently very few. This index can be used in replacement for various indexes which are frequently used such as diversity index of C.E.Shanon (1984), Shannon-Wienerr (1949), Simpson index, index of species diversity (d). Using Rényi index will provide a general and comprehensive evaluation of floral diversity in related studies. Keywords: Rényi index, floral diversity.

146

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH TỰU TOÁN HỌC TRONG LỊCH SỬ TỚI VIỆC HÌNH THÀNH TƯ DUY DUY VẬT BIỆN CHỨNG TS. Lê Thị Hương Khoa Lý luận Chính trị Tóm tắt: Với tư cách là công cụ làm nền tảng cho nhận thức duy lý và những phương pháp của tư duy trừu tượng, toán học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư duy duy vật biện chứng. Điều đó được thể hiện: trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ sự trừu tượng trên cơ sở của thực tiễn đến việc hình thành các đại lượng bất biến, các đại lượng biến thiên và các vấn đề cấu trúc, toán học đã góp phần hình thành và phát triển tư duy triết học từ tư duy duy vật đến tư duy duy vật biện chứng. Từ khóa: Tư duy, duy vật biện chứng, duy vật.

1. Đặt vấn đề Tư duy duy vật biện chứng hình thành và phát triển là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Qúa trình đó diễn ra quanh co, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình đó, toán học đã đóng góp một phần rất quan trọng. Bởi toán học là công cụ làm nền tảng cho nhận thức duy lý và những phương pháp của tư duy trừu tượng. Vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm sáng tỏ sự tác động của các thành tựu toán học trong việc hình thành tư duy duy vật biện chứng. 2. Nội dung Về mặt lịch sử, toán học có quá trình phát triển lâu dài và có thể tạm phân chia thành các thời kỳ: Thời kỳ hình thành, bắt đầu từ thời cổ đại đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên; Thời kỳ phát triển của toán học về các đại lượng bất biến, bắt đầu từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ XVII; Thời kỳ phát triển của toán học gắn liền với việc mở rộng quan niệm các quan hệ số lượng, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX; Thời kỳ phát triển của toán học về các vấn đề cấu trúc, bắt đầu từ thế kỷ XIX đến nay Sự phát triển kế tiếp của toán học trong mỗi thời kỳ tuân theo một lôgic nhất định phản ánh quá trình phát triển nội tại của chính nó và của các yếu tố bên ngoài trong đó có tư duy duy vật biện chứng. Cũng giống như các tri thức khoa học khác, sự phát triển của toán học mang tính kế thừa và có sự biến đổi về chất ở mỗi thời kỳ. Chính vì vậy, toán học đã góp phần không nhỏ vào việc luận chứng cho tư duy triết học duy vật nói chung và tư duy vật biện chứng nói riêng. Ở thời kỳ hình thành của toán học là sự tích lũy các sự kiện toán học cụ thể trong khuôn khổ một khoa học chung (khoa học tự nhiên), chưa được phân chia. Các đối tượng của toán học được trừu tượng trực tiếp từ hiện thực khách quan. Chẳng hạn: khái niệm số phát sinh từ nhu cầu thực tiễn của phép đếm các đối tượng. Khi trình độ đếm còn sơ khai thì loài người ghi số rất đơn giản, số bao nhiêu thì ghi bấy nhiêu lần một ký hiệu. Hoặc các khái niệm diện tích, thể tích,… cũng được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài từ những hoạt động

147

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thực tiễn của con người. Sự tích lũy các kiến thức về số cũng như về hình đã tạo ra khả năng chuyển từ việc nghiên cứu trên các sự vật cụ thể sang việc nghiên cứu trên các hình ảnh thu gọn. Con người biết thay thế những bài toán cụ thể bằng những bài toán có dạng tổng quát hơn. Ở đây có thể thấy rằng,tư duy toán học của con người đã bắt đầu có sự trừu tượng trên cơ sở của thực tiễn. Tri thực toán học góp phần tích cực vào quá trình hình thành thế giới quan triết học – chủ nghĩa duy vật. Ở thời kỳ của các đại lượng bất biến, toán học đã góp phần phát triển mạnh mẽ các phương tiện của tư duy chính xác. Ở thời kỳ này, cùng với những bài toán thực dụng, người ta đã nghiên cứu những hệ thống khái niệm cơ sở của từng ngành toán học riêng biệt. Những hệ thống khái niệm này đã khái quát hóa thực tiễn toán học và phản ánh quy luật khách quan của tư duy toán học loài người. Những lý thuyết toán học đầu tiên được trừu tượng hóa từ những bài toán cụ thể hoặc từ tập hợp từ những bài toán cùng loại đã tạo ra những tiền đề cần thiết và đầy đủ cho việc nhận thức tính độc lập của toán học. Nhận thức đó đã kích thích các nhà toán học cổ đại có xu hướng hệ thống hóa các sự kiện toán học và trình bày cơ sở toán học một cách nhất quán và logic. Qúa trình hệ thống hóa và khái quát hóa toán học đạt được những kết quả đáng kể từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Toán học đến đây đã được xem như một hệ thống suy luận logic, xuất phát từ một số mệnh đề cơ bản được coi là đúng rồi rút ra được kết quả bằng lối suy luận logic. Chẳng hạn, a=b, b=c, suy ra a=c. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, cơ học và thiên văn học rất phát triển. Thông qua hai khoa học này, toán học đã góp phần củng cố thế giới quan duy vật triết học. Cụ thể, toán học đã góp phần vào cuộc cách mạng của Copecnich. Cuộc cách mạng thay thế thuyết địa tâm bằng thuyết nhật tâm khi giải thích về thế giới. Việc nhận thức thế giới tự nhiên một cách có kết quả nhờ áp dụng toán học tác động mạnh mẽ đến các khoa học và qua đó góp phần phát triển thế giới quan duy vật. Tuy nhiên, với việc vận dụng mạnh mẽ toán học về những đại lượng bất biến cùng với sự thống trị của cơ học cổ điển Niutơn đã dẫn tới phương pháp tư duy siêu hình – đặc trưng cơ bản của thế giới qua duy vật cổ điển. Do sự phát triển của thực tiễn và nhận thức, tất yếu dẫn tới sự ra đời của toán học về các đại lượng biến đổi. Toán học trong giai đoạn trước nghiên cứu các số, các đại lượng và hình học, chỉ khảo sát các trường hợp riêng biệt, những quan hệ tĩnh tại và hình dạng cố định. Vì vậy, toán học không phản ánh được đầy đủ những quan hệ số lượng và hình dạng không gian trong thế giới khách quan. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội, đến thế kỷ XVII, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử toán học, giai đoạn toán học của những đại lượng biến thiên. Giai đoạn phát triển của toán học về những đại lượng biến thiên có sự chuyển biến tận gốc trong sự phát triển của nó. Khái niệm về đại lượng biến thiên và các phép biến hình được phản ánh rõ ràng ngay từ đầu với hình học giải tích của Đêcáctơ, Phécma về sau với phép tính

148

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 vi phân và tích phân của Niutơn và Laibơnítxơ. Khi bàn về vấn đề này, Ăngghen đánh giá: “Đại lượng khả biến của Đê – các – tơ đã đánh dấu một bước ngoặt trong toán học. Với đại lượng đó, vận động và biện chứngđã đi vào toán học và phép tính tính vi phân và tích phânđã lập tức trở thành cần thiết, tức là phép tính đã xuất hiện ngay, và nói chung và về toàn bộ thì đã được Niutơn và Lai – bơ - nít – xơ hoàn chỉnh chứ không phải phát minh ra” [1, tr 756]. Sự phát minh ra hình học giải tích, sự phát triển liền sau đó của phép tính vi, tích phân đã cho phép các nhà toán học thế kỷ XVIII xây dựng lên lâu đài hùng vĩ của toán học cao cấp. Mấu chốt của sự chuyển biến to lớn của giai đoạn này là đại lượng biến thiên Đêcáctơ. Đêcáctơ khẳng định vật chất là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Tính chất quan trọng nhất của vật chất là tính phân chia được. Bản chất của vật chất là đặc tính ba chiều. Ông cho rằng toán học phải phản ánh được những tính chất đó của vật chất. Toán học không thể là khoa học về số và về hình, toán học là khoa học nhiều mặt, trong đó phải có tất cả các vấn đề liên quan đến thứ tự và đo đạc. Toàn bộ nội dung của toán học phải được khảo sát theo những quan điểm thống nhất, phải được nghiên cứu bằng một phương pháp duy nhất. Quan điểm đó của Đêcáctơ được phản ánh cụ thể trong tác phẩm “Luận về phương pháp” của ông. Đối với lịch sử toán học nói riêng và lịch sử tư tưởng nói chung thì đó là cống hiến vô cùng quý giá của Đêcáctơ. Sự xuất hiện của hình học giải tích đã tạo khả năng thuận lợi cho viện hình thành giải tích các đại lượng bất biến. Việc sáng tạo ra phép tinh vi phân và tích phân là thành tựu lớn nhất trong giai đoạn toán học cao cấp cổ điển. Các phép tính này được trình bày trong một loạt các tác phẩm của Niutơn, Laibơnit xơ và các cộng tác viên của hai nhà bác học đó. Việc đưa các phương pháp của giải tích vô cùng bé vào toán học đã làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ bộ mặt của toán học và nâng cao vai trò của toán học trong hệ thống các kiến thức khoa học trong đó có triết học. Cụ thể các thành tựu đó đã làm giàu các khái niệm của toán học về các đại lượng liên tục và các chuyểnđộng liên tục và do vậy đã góp phần củng cố qua niệm về mối liên hệ giữa vật chất và vận động, thông qua đó góp phần vào việc hình thành quan niệm duy vật biện chứng. Chính vì thế mà Ăngghen đã từng khẳng định “Chỉ có phép tính vi phân mới đem lại cho khoa học tự nhiên khả năng miêu tả bằng toán học không những chỉ những trạng thái, mà cả những quá trình: vận động” [1. tr 774]. Một thành tựu quan trong khác của toán học thời kỳ này là sự ra đời của tư tưởng thống kê – xác suất. Tư tưởng này khẳng định sự tồn tại khách quan của cái ngẫu nhiên. Thế giới không chỉ có cái tất nhiên mà còn có cả cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên và tất nhiên liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Tư tưởng thống kê – xác suất cho ta một quan niệm mới mềm dẻo và chính xác hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. Qua trên chúng ta thấy rằng, các tư tưởng vận động, liên hệ, thống kê – xác suất đã góp phần hình thành tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học cho việc luận chứng thế giới

149

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 quan duy vật biện chứng. Mặc dù cónhững thành tựu nhất định nhưng toán học thời kỳ này còn có những hạn chế. Nó chưa đáp ứng được những nhu cầu của nền sản xuất từ cơ khí hóa chuyển sang nền sản xuất tự động hóa của sự phát triển khoa học từ giai đoạn phân tích, thực nghiệm sang khoa học liên ngành tổng hợp ở trình độ lý thuyết.Những đòi hỏi ấy tất yếu dẫn toán học đến một thời kỳ phát triển mới – toán học nghiên cứu cấu trúc - giai đoạn toán học hiện đại. Đối với toán học hiện đại, đặc trưng quan trọng nhất là bản thân cấu trúc của các quan hệ số lượng của các khách thể được nghiên cứu. Khái niệm cấu trúc toán học trừu tượng là cái quan trọng nhất của toán học hiện đại Bắt đầu của thời kỳ này là những phát minh của N.L.Lôbasepxki dẫn đến việc xuất hiện các lý thuyết hình học Phi Ơclit. Phát minh của N.L.Lôbasepxki đã góp phần mở rộng đáng kể đối tượng của hình học: 1. Từ một hệ tiên đề và những khái niệm xuất phát có thể cho ta những sự giải thích khác nhau nhất và có thể xem chúng như những cấu trúc trừu tượng nào đó. 2. Số chiều củakhông gian cũng được mở rộng. Cùng với không gian ba chiều thông thường, người ta xây dựng không gian trừu tượng nhiều chiều, thậm chí vô hạn chiều, những không gian này không chỉ được sử dụng khác nhau trong vật lý lý thuyết và hóa lý mà còn được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội học. Thành tựu thứ hai chính là sự thay đổi căn bản trong các nghiên cứu đại số. Nếu trước đây, đại số nghiên cứu các vấn đề gắn liền với việc giải các phương trình, thì bây giờ nó nghiên cứu các toán tử đại số khác nhau. Khách thể của đại số hiện đại là những cấu trúc trừu tượng khác nhau nhất. Như vậy, thực chất của tư tưởng cấu trúc cho phép ta tiếp cận một cách trừu tượng và khái quát các đối tượng có bản chất khác nhau để vạch ra quy luật chung nhất của chúng. Ở đây có thể thấy, tư tưởng cấu trúc của toán học phản ánh sâu sắc sự thống nhất vật chất của thế giới. Sự thống nhất của toán học với thế giới quan triết học biểu hiện ở chỗ chúng xác nhận được những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật: tư tưởng về sự thống nhất vật chất của thế giới và tính có thể nhận thức được thế giới đó. 3. Kết luận Qua trên, chúng ta thấy rằng lịch sử phát triển của toán học đã góp phần vào việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học mà nền tảng của nó là tư duy duy vật biện chứng. Đồng thời, sự hình thành và phát triển của tư duy duy vật biện chứng cũng đã tác động tích cực đến sự phát triển của toán học, mà trước hết chính là sự hình thành khuynh hướng nghiên cứu toán học. Mối quan hệ giữa toán học với tư duy duy vật biện chứng là mối quan hệ khách quan, nó thể hiện tiến trình phát triển sự nhận thức của con người.

150

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mác - Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà nội, năm 1994. [2]. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 1998. [3]. Nguyễn Đức Thuận, Sơ lược lịch sử toán học, Tủ sách đại học sư phạm Hà Nội, năm 1976. [4]. Trần Trung (Chủ biên), Lịch sử kiến thức toán học ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

THE IMPACTS OF THE MATHEMATIC ACHIEVEMENTS IN HISTORY IN SHAPING THE THINKING OF DEALECTICAL MATERIALISM Dr. Le Thi Huong Faculty of Political Education Abstract: As a basic tool for rational perception and abstract thought methods, mathematics plays a crucial role in shaping the thinking of dialectical materialism. It is shown that undergoing a long development process from the abstract on the basis of practicality to the formation of the invariable quantity, the variable quantity as well as structural problems, mathematics has contributed to the formation and development of philosophical thinking from materialism to dialectical materialism. Keywords: Thinking, dealectical materialism, dealectical.

151

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO THỦY SẢN NUÔI Ở HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

ThS. Nguyễn Thị Lan Anh ThS. Phạm Thị Vân Anh Khoa Kinh tế Tóm tắt: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại thành phố Sơn La là một việc làm cần thiết và quan trọng, giúp cho các hộ nuôi thủy sản ở hồ thủy điện xây dựng được các phương án phát triển thị trường đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Qua điều tra khảo sát ngẫu nhiên tổng số 17 đối tượng bao gồm hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, người tiêu dùng và các nhà hàng. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số phương án phát triển thị trường, đó là: Xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng; Chú trọng tới xây dựng thương hiệu cho thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La; Tìm ra điểm độc đáo, khác biệt của thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La để tạo lợi thế cạnh tranh... Nhóm nghiên cứu tin tưởng, với quyết tâm phát triển thị trường và hướng đi đúng đắn, chắc chắn trong tương lai thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Từ khóa: Hồ thủy điện Sơn La, phát triển thị trường, thủy sản, thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu, chiến lược khác biệt hóa.

1. Đặt vấn đề Thủy sản nước ngọt được nuôi tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La trong những năm gần đây đã bước đầu tạo được uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Sơn La nhờ chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại thành phố Sơn La vẫn là một việc làm cần thiết và quan trọng, giúp cho các hộ nuôi thủy sản nắm bắt được các yêu cầu của người tiêu dùng về chủng loại, chất lượng, giá cả... đồng thời nhận biết được những cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường; từ đó, có các kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng đắn, khai thác được các thế mạnh, từng bước xây dựng được thương hiệu thủy sản nước ngọt vững mạnh tại Sơn La. 2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: thu thập thông tin bằng cách quan sát các hộ kinh doanh thủy sản nước ngọt tại các chợ, siêu thị, nhà hàng. - Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp các đối tượng như người thu mua thủy sản (3 người); người kinh doanh thủy sản tại chợ, siêu thị (3 người, 1 siêu thị); người tiêu dùng (5 người), nhà hàng bán các món ăn chế biến từ thủy sản (5 nhà hàng). Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên, phân tán. Thời gian tiến hành điều tra: từ ngày 08/08/2014 đến ngày 15/08/2014, tại khu vực thành phố Sơn La. Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, internet... Sử dụng các phương pháp phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý các số liệu thu thập được. 2.1. Nội dung và kết quả nghiên cứu * Về mạng lưới tiêu thụ thủy sản nước ngọt

152

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Qua khảo sát thực tế, bằng các thông tin thu thập được, có thể minh họa bằng sơ đồ mạng lưới tiêu thụ thủy sản như sau:

Sơ đồ 1: Mạng lưới tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại thành phố Sơn La

Các hộ nuôi thủy sản ở các xã/bản Các chợ trong thành phố nhỏ Các hợp tác xã - Các chợ nuôi thủy sản ở lớn trong Người lòng hồ thủy nội thành tiêu dùng điện Sơn La - Các nhà

hàng Thủy sản từ các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hòa Bình... (Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả) Khảo sát sơ bộ thì thấy khu vực thành phố có 2 chợ lớn đó là chợ 7/11, chợ Trung tâm thành phố và một số chợ nhỏ hơn như chợ 308, chợ Quyết Tâm, chợ khu bệnh viện Đa khoa, chợ khu trường ĐH Tây Bắc, chợ Noong Đúc... *Về chủng loại của thủy sản: Qua điều tra cho thấy các loại thủy sản mà hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, siêu thị, người tiêu dùng và trong các nhà hàng thu mua/tiêu dùng khá đa dạng. Chi tiết về các loại thủy sản được trình bày trong Bảng 1

Bảng 1. Chủng loại thủy sản nước ngọt được hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, người tiêu dùng thu mua/tiêu dùng

Loại thủy sản Hộ thu mua Hộ kinh doanh Người tiêu Nhà hàng tại chợ dùng Cá trắm x x x x x x x x x x x Cá trôi x x x x x Cá mè hoa x Cá rô phi x x x x x x x x x Cá chép x x x x x x x x x x x x x x x Cá quả x x Cá diêu hồng x x Cá trê x x x Cá ngạnh x

153

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Cá chình x Cá tầm x x x x Cá bớp x Cá hồi x x Cá trạch chấu x Cá lăng x x Cá nheo x x Tôm x x x x x x x x x x x Lươn x x x x x x Cua x x x x Cá nhỏ Sông Đà x (Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả. Ghi chú: dấu “x” là “Có”) Qua số liệu thu thập được từ bảng trên cho thấy: cá chép, cá trắm, cá rô phi và tôm là bốn loại thủy sản có mặt ở tất cả các đối tượng điều tra, từ các hộ thu mua, đến hộ kinh doanh tại chợ, nhà hàng, người tiêu dùng. Tiếp đến là cá trôi, cá mè, cua, lươn, cá tầm. Một số loại cá chỉ được bán ở các nhà hàng như: cá tầm, cá trình, cá hồi, cá quả, trạch chấu, cá lăng, cá nheo, cá nẹp, cá bớp... Trong các loại cá trên thì 100% các hộ thu mua mua nhiều nhất là cá trắm, cá chép và cá rô phi với lý do là tương đối rẻ, dễ bán. Có 2 trong 3 hộ kinh doanh ở chợ được hỏi cho biết bán nhiều nhất là cá rô phi (chiếm 67%) với lý do là dễ ăn, ít xương, hộ còn lại cho biết bán được nhiều nhất (khách mua nhiều nhất) là cá trắm vì khách khen nhiều thịt và ngon. Đối với người tiêu dùng, loại thủy sản được đa phần người tiêu dùng mua nhiều nhất là cá rô phi và cá trắm. Như vậy, xét một cách tổng thể thì với đối tượng là người thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, người tiêu dùng thì cá rô phi, cá trắm, cá chép, tôm là các loại thủy sản được ưa chuộng hơn cả. Còn đối với các nhà hàng thì đó là các loại như cá tầm, cá chép, trạch chấu. 2.2. Về nguồn gốc và cách thức mua thủy sản: Về nguồn gốc của thủy sản: 02 hộ thu mua được hỏi đều cho biết là thủy sản được họ mua của các lái xe chở từ Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa... mang đến. Thường thì các xe chở thủy sản này thường tập kết ở khu Cầu sắt (phía trên chợ trung tâm), khu khách sạn Sao Xanh hoặc ngã ba Quyết Thắng vào tầm 3 đến 4h sáng. 01 người cho biết vừa lấy cá của các lái xe từ dưới xuôi chở lên vừa lấy cá từ lòng hồ thủy điện mang ra và lấy cá ở huyện Mai Sơn. Các hộ kinh doanh tại chợ được hỏi đều biết rõ nguồn gốc của thủy sản, 03 hộ được hỏi trả lời thủy sản chủ yếu mua của người buôn từ Hải Dương và một số ít là mua từ Quỳnh Nhai mang ra. Đối với người tiêu dùng, trong 05 người được hỏi thì có 03 người trả lời là “Không rõ nguồn gốc các loại thủy sản mình mua” (chiếm 60%) , 01 người biết cá từ dưới xuôi mang

154

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 lên (nhưng không chỉ rõ là nơi nào) và 01 người cho biết là các loại tôm nhỏ và cá nhỏ là có nguồn gốc ở Sơn La. Về cách thức mua thủy sản, đa phần các đối tượng đều muốn mua thủy sản trực tiếp tại nơi bán hơn cả vì họ được lựa chọn theo ý mình. Đối với các nhà hàng, 100% nhà hàng được hỏi đều biết rõ nguồn gốc của thủy sản bán trong nhà hàng, 03 nhà hàng cho biết thủy sản có nguồn gốc từ Sông Đà (mang từ Hòa Bình lên) (chiếm 60%); 01 nhà hàng cho biết cá tầm được mua ở Sa Pa, còn cá trình, cá quả, cá chép, cá bớp được mua của người bán buôn trong chợ 7/11; 01 nhà hàng cho biết cá nheo và cá chép được thu mua từ Sông Đà và trong Quỳnh Nhai mang ra; 01 nhà hàng cho biết cá hồi và cá tầm được thu mua từ Sa Pa. Như vậy có thể thấy mới chỉ có 01 nhà hàng là mua cá từ lòng hồ thủy điện Sơn La – huyện Quỳnh Nhai mang ra, còn lại chủ yếu là mua từ Hòa Bình và Sa Pa. 2.3. Về tình trạng của thủy sản 100% hộ thu mua, hộ kinh doanh thủy sản trong chợ, nhà hàng, người tiêu dùng đều mua thủy sản ở dạng còn sống, chưa sơ chế với lý do là tươi, dễ bán, ăn ngon hơn, tin tưởng hơn, đảm bảo chất lượng hơn. 100% thủy sản trong siêu thị đều ở dạng đông lạnh và đã sơ chế (làm sạch, cắt khúc, cắt miếng...). 2.4. Về giá của thủy sản Khi được hỏi về giá mua vào các loại thủy sản, các hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, siêu thị, nhà hàng đều không cho biết cụ thể giá nhập mà chỉ cho biết giá bán ra. Tuy nhiên, có thể ước lượng được giá mua vào của các hộ thu mua sẽ thấp hơn giá bán ra từ 15 – 30% và giá bán ra của các hộ thu mua sẽ tương đương với giá mua vào của các hộ kinh doanh tại chợ, nhà hàng, nếu có chênh lệch thì cũng không đáng kể. Chi tiết về giá của một số loại thủy sản cho trong bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Giá cả một số loại thủy sản (tính tại thời điểm tháng 8/2014) (ĐVT: nghìn đồng) Loại thủy sản Hộ thu mua Hộ kinh doanh Người tiêu Nhà hàng tại chợ dùng Cá trắm 50 - 60 65 – 80 80 100 - 180 Cá trôi 35 - 45 50 – 60 50 – 55 Cá mè hoa 80 – 100 (*) Cá rô phi 30 - 35 40 – 50 40 – 50 Cá chép 40 - 50 60 – 80 80 – 100 150 Cá quả - Cá trê 40 - 50 70 – 80 Cá ngạnh 200

155

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Cá chình - Cá tầm 300 Cá bớp Cá hồi 950 (**) - Cá trạch chấu 280 - 350 Cá lăng 350 Cá nheo 160 - 200 Tôm 150 - 180 200 - 250 Lươn 100 - 130 150 - 200 150 - 200 Cua 80 - 100 60 – 100 - Cá nhỏ Sông Đà 150 (Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả) Ghi chú: Đối với hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, nhà hàng thì đây là giá bán. Đối với người tiêu dùng thì là giá mua. (*): Đây là giá đối với cá mè hoa loại con to, cắt khúc bán. (**): Đây là giá cá hồi dạng file. “-“: Không rõ giá Nhìn vào bảng trên ta thấy, giá của thủy sản rẻ nhất là cá rô phi với mức dưới từ 30.000đ/kg đến 50.000đ/kg và đắt nhất là cá hồi với giá 950.000đ/kg. Cứ qua một trung gian thì giá thủy sản lại được đẩy lên cao. Một số loại thủy sản giá cao thường chỉ được bán tại các nhà hàng mà không có phổ biến ở chợ như: cá hồi, cá tầm, cá trình, cá lăng, cá nheo, cá ngạnh. Do Sơn La là một trong các tỉnh nghèo của cả nước nên thu nhập bình quân đầu người của người dân sống tại thành phố vẫn còn thấp – xấp xỉ 1.000 USD/người/năm (năm 2013) nên nhu cầu đối với các loại thủy sản giá rẻ và trung bình (dưới 100.000đ/kg) cao hơn hẳn so với các loại thủy sản cao cấp. Kết luận này cũng phù hợp với điều tra về giỏ hàng thủy sản của 05 người tiêu dùng, khi loại mua nhiều nhất là cá chép, cá rô phi, cá trôi, cá trắm, lươn, cua, tôm... Các loại cá như cá hồi, cá tầm, cá chình, cá lăng, cá nheo... không thấy có trong giỏ hàng thủy sản tiêu dùng hàng tháng, chứng tỏ đây không phải là các loại cá phổ biến được tiêu dùng hàng ngày. 2.5. Về chất lượng của thủy sản Nhóm tác giả sử dụng thang đo cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ hợp lý tăng dần của chất lượng thủy sản. Đối với hộ thu mua thủy sản, kết quả là 67% đều cho điểm chất lượng các loại thủy sản nói chung là 4 điểm (Hợp lý) và 33% cho điểm chất lượng thủy sản là 5 điểm (Rất hợp lý). Đối với hộ kinh doanh tại chợ, các hộ được hỏi đều đánh giá mức độ hợp lý của chất lượng thủy sản khá cao – 100% đều cho điểm 4. Đối với các nhà hàng, 2/5 nhà hàng đánh giá chất lượng thủy sản ở điểm 5 (Rất hợp lý) chiếm 40%, 2/5 nhà hàng đánh giá chất lượng thủy

156

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 sản ở điểm 3 (Trung bình) và 1/5 nhà hàng đánh giá ở mức điểm 4 (Hợp lý). Đối với người tiêu dùng, thông tin thu được khá chi tiết, nhìn chung các ý kiến đều đánh giá chất lượng thủy sản từ mức trung bình trở lên và đánh giá ở mức Hợp lý là nhiều nhất. Trong đó, loại thủy sản được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất là cá rô phi, tôm và cá trắm. 2.6. Về tiêu chí để lựa chọn thủy sản Để tìm hiểu xem người mua/tiêu dùng lựa chọn thủy sản dựa vào các tiêu chí nào, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi “Trong các tiêu chí để lựa chọn thủy sản, tiêu chí nào ông/bà ưu tiên lựa chọn nhất? (Lựa chọn tối đa 2 đáp án)” và đưa ra 4 đáp án, cụ thể: a. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; b. Giá rẻ; c. Nơi bán có uy tín; d. Nguồn gốc rõ ràng. Kết quả thu thập được cho thấy, nhìn chung, các đối tượng được hỏi lựa chọn tiêu chí “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” nhiều nhất (chiếm 50%), tiếp đến là tiêu chí “Nguồn gốc rõ ràng” chiếm 34,5%. Hai tiêu chí “Giá rẻ” và “Nơi bán uy tín” chiếm một tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 9,4% và 6,2%. 2.7. Về tính thời vụ trong tiêu thụ thủy sản Với câu hỏi: “Trong năm, lượng hàng thủy sản được thu mua/tiêu dùng nhiều nhất vào khoảng thời gian nào? Tại sao?”, nhóm điều tra thu được câu trả lời khá đa dạng, tuy nhiên nhận thấy, lượng khách mua thủy sản trong năm nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết nguyên đán do nhu cầu ăn uống, liên hoan nhiều, còn lại thì lượng mua tương đối đều trong năm. 2.8. Dự báo tiềm năng của thị trường Qua khảo sát các đối tượng mua thủy sản cho thấy, lượng hàng thủy sản cung ứng hiện nay bằng với nhu cầu và cao hơn nhu cầu chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 100%), chỉ có duy nhất 01 nhà hàng đánh giá lượng thủy sản cung ứng thấp hơn nhu cầu. Điều này cho thấy thị trường thủy sản hiện nay đang có xu hướng bão hòa giữa cung và cầu trên thị trường. Để có cái nhìn tổng quan hơn và đưa ra nhận định chính xác hơn, câu hỏi thứ hai mà nhóm điều tra đưa ra là “Trong 3 năm gần đây, lượng hàng thủy sản được thu mua/tiêu dùng biến động như thế nào?”, kết quả thu được là: tỷ lệ lựa chọn lượng mua thủy sản “Ổn định” chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm đến 62,5%), tiếp đến là lựa chọn “Tăng” chiếm 31% và lựa chọn “Giảm” chiếm 6,5%. Như vậy, có thể đánh giá chung về sức mua của thủy sản là có xu hướng ổn định và bão hòa giữa cung và cầu trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi loại thủy sản sẽ có lượng bán ra là tăng, giảm hoặc ổn định không giống nhau. Nhóm tác giả nhận thấy, các loại thủy sản có mức giá rẻ và trung bình vẫn sẽ bán được vì nó hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Nhận định này cũng được khẳng định khi nhóm tác giả đưa ra câu hỏi “Theo ông/bà, thời gian tới loại thủy sản nào sẽ bán chạy? Vì sao?” thì nhận được câu trả lời của các hộ thu mua là một số loại như: cá rô phi, cá chép, cá trắm... vì dễ ăn, dễ chế biến, giá hợp lý, hợp túi tiền.

157

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.9. Mức độ biết đến của thủy sản được nuôi ở lòng hồ thủy điện Sơn La Nhóm tác giả đã khảo sát hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ, người tiêu dùng và nhà hàng câu hỏi: “Ông/bà đã từng thu mua/tiêu dùng loại thủy sản nào có nguồn gốc từ hồ thủy điện Sơn La chưa?”, kết quả thu được như sau: 100% hộ thu mua, hộ kinh doanh tại chợ và người tiêu dùng đều đã từng thu mua/tiêu dùng, các loại thủy sản được thu mua cụ thể là cá trắm, cá chép, cá quả và tôm; các nhà hàng thì có 4/5 nhà hàng đã từng mua (chiếm 80%) với các loại thủy sản là cá lăng, cá chép, cá trạch chấu, cá nheo, cá ngạnh, cá trắm, cá tầm... Nhìn chung chất lượng của thủy sản được nuôi ở hồ thủy điện Sơn La được các đối tượng khảo sát đánh giá khá cao. Tuy nhiên, hầu hết người mua (trừ các nhà hàng) đều nhận định lượng hàng thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La hiện nay đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người mua. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng tiêu thụ của thủy sản, nhóm hộ thu mua đánh giá cao nhất 2 yếu tố, đó là xây dựng thương hiệu và chủng loại sản phẩm; Nhóm hộ kinh doanh tại chợ đánh giá cao nhất 2 yếu tố, đó là xây dựng thương hiệu và chất lượng; Người tiêu dùng cho biết, để thủy sản từ lòng hồ cạnh tranh được với các loại thủy sản khác thì cần quan tâm đến các vấn đề như: Chất lượng, xây dựng thương hiệu...; Các nhà hàng thì đó là: giá cả, chất lượng, xây dựng thương hiệu, chủng loại, cung cấp đến tận nơi tiêu dùng cuối cùng... 3. Kết luận và kiến nghị Có thể thấy thủy sản tại lòng hồ thủy điện Sơn La đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ, khách hàng ở thành phố Sơn La đều đã biết đến và hầu hết vẫn muốn tiêu thụ tiếp chứng tỏ thủy sản từ hồ thủy điện đã bước đầu có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa, mở rộng thị phần và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì các hợp tác xã/ các doanh nghiệp nuôi thủy sản tại lòng hồ cần chú ý tới một số các vấn đề sau: Thứ nhất, mỗi hợp tác xã nuôi thủy sản cần xác định cho mình thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng. Từ đó có các giải pháp để phát triển thị trường theo cả chiều rộng (số lượng điểm tiêu thụ) và chiều sâu (lượng hàng tiêu thụ tại một điểm). Kết quả khảo sát về chủng loại và mức giá của thủy sản ở mục 3 là những thông tin quan trọng để các hợp tác xã xây dựng danh mục thủy sản cũng như giá bán thủy sản. Thứ hai, cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La. Cụ thể: Đẩy mạnh công tác marketing, xây dựng đội ngũ tiếp thị, phát triển thị trường chuyên nghiệp; Mở cửa hàng đại diện giới thiệu sản phẩm, quy trình nuôi thủy sản, bán hàng trực tiếp tại thành phố Sơn La; Thông qua khách du lịch, tham quan thủy điện Sơn La để giới thiệu thủy sản tới các tỉnh thành khác; Bên cạnh vấn đề chất lượng đảm bảo thì giá cả hợp lý sẽ là tiêu chí tạo nên lợi thế trong cạnh tranh do cung và cầu về thủy sản nước ngọt đang có xu hướng bão hòa. Nâng cao chất lượng đi kèm với nâng cao sản lượng, để đáp ứng đủ, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

158

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Thứ ba, sử dụng chiến lược khác biệt hóa để cạnh tranh. Cần tìm ra điểm độc đáo, khác biệt của thủy sản từ hồ thủy điện Sơn La. Lấy đó là công cụ để cạnh tranh với các loại thủy sản từ các nơi khác đến. Một số điểm khác biệt mà thủy sản từ hồ thủy điện có thể hướng tới như: chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giống – nguồn nước – kỹ thuật nuôi – thức ăn – quy trình khai thác, đánh bắt...hay có một số loại thủy sản đặc biệt mà nơi khác ít hoặc không nuôi được, thủy sản có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các nơi khác... Cuối cùng, nhóm tác giả kiến nghị với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Nhai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cử cán bộ có chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, chuyên môn về marketing và bán hàng để tập huấn cho các hợp tác xã. Đồng thời, lập một website chuyên về quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm thủy sản nuôi ở hồ thủy điện nói riêng và sản phẩm của Quỳnh Nhai – Sơn La nói chung.

SOLUTION FOR DEVELOPING MARKET FOR AQUACULTURE PRODUCTS OF SON LA HYDROELECTRIC LAKE

Dr. Nguyen Thi Lan Anh, Pham Thi Van Anh M.A Faculty of Economics

Abstract: Researching freshwater fish consumption Market in Son La city is a necessary job , tohelp fisheries households in hydropower reservoirs build proper market development plans which bring high efficiency. Through a random survey of 17 objects including purchasing household, small business, consumers and restaurants, we propose a plan for the development of the market, that is : Identify your target market and target customers; Emphasis on branding seafood from Son La hydropower reservoirs; Find some unique differences of seafood from Son La hydropower reservoirs to generate competitive advantage ... Webelieve, with the determination to develop and the right market direction, seafood from Son La hydropower reservoirs will certainly have a strong foothold in the market in the future. Keywords: Son La hydropower, market development, seafood, target market, target customers, branding, strategy differentiation.

159

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM SAU KHI NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Lê Thị Thanh Nhàn Khoa Kinh tế Tóm tắt: Bài viết đưa ra những vấn đề chung về nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra những phân tích cơ bản về thực trạng khả năng sinh lời của các Công ty đại chúng ngành thủy sản Việt Nam sau khi niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bằng phương pháp nhóm số liệu theo thời gian niêm yết. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá chung về thực trạng khả năng sinh lời của các Công ty đại chúng ngành thủy sản sau niêm yết. Từ khóa: Khả năng lời, công ty đại chúng ngành thủy sản.

1. Đặt vấn đề Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này càng có ý nghĩa hơn với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, bởi mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết là thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, để làm được điều này thì doanh nghiệp phải kinh doanh hiệu quả. Do đó bài viết này đưa ra một số đánh giá về thực trạng khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh của các công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam sau khi niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt khác hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên nhiều góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn,… Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhà phân tích thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử

160

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế = × 100 của vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế = × 100 của tài sản (ROA) Tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế = × 100 của doanh thu (ROS) Tổng doanh thu

3. Kết quả nghiên cứu Đối tượng được đánh giá khả năng thanh toán nhanh trong bài viết này chủ yếu đề cập đến là các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam đang niêm yết tại hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh nguyên là doanh nghiệp nhà nước nhưng nay đã được cổ phần hóa một phần hoặc toàn bộ. Cụ thể bài viết đưa ra một số đánh giá về khả năng thanh toán của 7 Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán với mã chứng khoán lần lượt như sau: Năm niêm TT Mã CK Tên Công ty yết 1 AAM CTCP Thủy sản Mê Kông 24/09/2009 2 ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre 25/12/2006 3 CMX CTCP chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau 09/11/2010 4 FBT CTCP xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre 14/01/2008 5 FMC CTCP Thực phẩm Sao Ta 07/12/2006 6 NGC CTCP chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền 06/03/2008 7 SJ1 CTCP Thủy sản Số 1 08/06/2009 Số liệu được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh là số liệu trên các báo cáo tài chính của các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp trong mẫu có thời gian niêm yết là khác nhau, nếu thực hiện phân tích các doanh nghiệp riêng biệt sẽ không đảm bảo mục tiêu và không thể hiện được ý nghĩa của đề tài. Do vậy mà tác giả đã sử dụng phương pháp nhóm số liệu theo thời gian niêm yết, tại ba

161

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thời điểm là năm trước niêm yết (t-1), năm niêm yết (t=0) và năm sau niêm yết (t+1) và bối cảnh kinh tế năm 2012. Kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam sau niêm yết như sau: Bảng 1. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu (%) (t=0) so với (t+1) so TT Mã CK Năm (t-1) Năm (t=0) Năm (t+1) (t-1) với (t=0) 1 AAM 0,84 17,65 15,08 16,81 -2,57 2 ABT 31,20 49,99 21,91 18,79 -28,08 3 CMX 21,42 21,25 2,79 -0,17 -18,46 4 FBT 10,24 3,39 -29,46 -6,85 -32,85 5 FMC 30,55 29,25 19,90 -1,30 -9,35 6 NGC 22,05 27,92 24,47 5,87 -3,45 7 SJ1 18,67 13,96 13,55 -4,71 -0,41 Trung bình chung 19,28 23,34 9,75 4,06 -13,59 Nguồn: [Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chí Minh] Kết quả từ bảng phân tích số liệu cho thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nghiên cứu giảm đáng kể ngay sau khi các doanh nghiệp này niêm yết. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trung bình chung của các doanh nghiệp nghiên cứu năm niêm yết tăng 4,06 % so với năm trước niêm yết. Việc tăng lên của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu này không diễn ra hầu hết ở các doanh nghiệp nghiên cứu ngoại trừ CTCP Thủy sản Mê Kông và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu lại tăng lên đáng kể chính điều này đã làm cho tỷ suất trung bình chung tăng trong khi đó tỷ suất này lại giảm xuống ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu. Và sau một năm niêm yết thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trung bình chung của các doanh nghiệp nghiên cứu đã giảm khá nhanh 13,45%. Việc giảm xuống này diễn ra hầu hết ở các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nghiên cứu là không tốt ngay sau khi các doanh nghiệp này lên sàn. Thứ hai, Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) của các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam sau niêm yết như sau: Bảng 2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu (%) (t=0) so với (t+1) so TT Mã CK Năm (t-1) Năm (t=0) Năm (t+1) (t-1) với (t=0) 1 AAM 0,60 11,33 9,13 10,73 -2,22 2 ABT 17,02 7,57 9,13 -9,45 1,56 3 CMX 2,29 2,25 0,39 -0,04 -1,86

162

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

4 FBT 4,42 1,10 -10,80 -3,32 -11,90 5 FMC 3,07 3,41 2,75 0,34 -0,66 6 NGC 2,15 2,29 2,99 0,14 0,70 7 SJ1 8,13 6,55 5,36 -1,58 -1,19 Trung bình chung 5,38 4,93 2,71 -0,45 -2,22 Nguồn: [Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chí Minh] Số liệu phân tích cho thấy tỷ suất sinh lời của doanh thu của các doanh nghiệp nghiên cứu có xu hướng giảm khi các doanh nghiệp này lên sàn. Cụ thể: Các doanh nghiệp nghiên cứu có tỷ suất sinh lời của doanh thu năm niêm yết giảm 0,45% so với năm trước niêm yết. Và tỷ suất sinh lời của doanh thu của các doanh nghiệp này lại tiếp tục giảm 2,22% vào năm đầu tiên sau niêm yết. Việc giảm xuống này diễn ra với hầu hết các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy việc sử dụng chi phí tại các doanh nghiệp nghiên cứu chưa hiệu quả, tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu được thấp, do đó các doanh nghiệp cần phải có biện pháp kiểm soát tổng chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí khác) đặc biệt là kiểm soát chi phí của các bộ phận, nâng cao trình độ quản lý của các bộ phận. Thứ ba, Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) của các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam sau niêm yết như sau: Bảng 3. Tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu (%) (t=0) so với (t+1) so TT Mã CK Năm (t-1) Năm (t=0) Năm (t+1) (t-1) với (t=0) 1 AAM 0,78 15,80 13,14 15,02 -2,66 2 ABT 9,39 23,77 14,71 14,38 -9,07 3 CMX 4,79 3,61 0,47 -1,18 -3,14 4 FBT 2,82 1,27 -12,82 -1,55 -14,09 5 FMC 11,76 14,32 9,15 2,56 -5,17 6 NGC 11,09 10,26 7,50 -0,83 -2,76 7 SJ1 15,44 10,71 9,65 -4,73 -1,05 Trung bình chung 8,01 11,39 5,97 3,38 -5,42 Nguồn: [Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chí Minh] Kết quả phân tích cho thấy tỷ suất sinh lời của tài sản trung bình chung của các doanh nghiệp nghiên cứu giảm sau khi các doanh nghiệp này lên sàn. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu năm niêm yết tăng 3,38% so với năm trước niêm yết, tuy nhiên việc tăng lên này chỉ diễn ra ở một số doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu đó là CTCP Thủy sản Mê Kông và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre.

163

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Tuy nhiên vào năm thứ nhất sau niêm yết thì tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu lại giảm khá nhanh 5,42 % và việc giảm xuống này diễn ra ở tất cả các doanh nghiệp nghiên cứu. Như vậy tốc độ giảm của tỷ suất sinh lời của tài sản ở các doanh nghiệp nghiên cứu giảm nhanh hơn là tăng. Mặt khác tỷ thì tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu tại 3 thời điểm, năm trước niêm yết, năm niêm yết và một năm sau niêm yết đều không cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp này là chưa tốt. Để lý giải cho sự thay đổi của tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình tài chính Dupont để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của tài sản. Tác giả tiến hành phân tích sự thay đổi của tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng của 2 yếu tố cấu thành nên tỷ suất sinh lời của tài sản là: Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) và số vòng quay của tài sản bình quân (SOA). Kết quả như sau: Bảng 4. Số vòng quay của tài sản bình quân của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu Đơn vị tính: vòng (t=0) so với (t+1) so TT Mã CK Năm (t-1) Năm (t=0) Năm (t+1) (t-1) với (t=0) 1 AAM 1,30 1,39 1,44 0,09 0,04 2 ABT 0,55 3,14 1,61 2,59 -1,53 3 CMX 2,10 1,61 1,20 -0,49 -0,40 4 FBT 0,64 1,15 1,19 0,51 0,04 5 FMC 3,83 4,19 3,33 0,36 -0,87 6 NGC 5,16 4,48 2,51 -0,68 -1,97 7 SJ1 1,90 1,63 1,80 -0,26 0,17 Trung bình chung 2,21 2,51 1,87 0,30 -0,64 Nguồn: [Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chí Minh] Kết quả phân tích cho thấy số vòng quay của tài sản bình quân của các doanh nghiệp nghiên cứu tăng 0,30 vòng từ năm trước niêm yết tới cuối năm niêm yết và giảm 0,64 vòng vào năm thứ nhất sau niêm yết. Mặt khác số vòng quay tài sản là bình quân tại 3 thời điểm, năm trước niêm yết, năm niêm yết và năm sau niêm yết đều là thấp nên có thể khẳng định rằng các tài sản của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu vận động chậm, điều này có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích ở phần trên có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản năm niêm yết tăng 3,38% so với năm trước niêm yết chủ yếu là do mức tăng của vòng quay tài sản bình quân 0,3 vòng. Vào năm đầu tiên sau niêm yết cả hai yếu tố cấu thành nên tỷ suất sinh lời của tài sản là tỷ suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay của tài sản bình quân đều giảm cụ thể tỷ suất

164

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 sinh lời của doanh thu giảm 2,22% còn số vòng quay của tài sản bình quân giảm 0,64 vòng nên tỷ suất sinh lời của tài sản giảm 5,42%. Các yếu tố cấu thành trực tiếp nên các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần và tài sản bình quân. Kết quả phân tích đã cho thấy: Tài sản bình quân của các doanh nghiệp nghiên cứu có xu hướng tăng từ năm trước niêm yết, năm niêm yết và năm sau niêm yết. Trong khi đó Doanh thu thuần tăng từ trước năm niêm yết đến cuối năm niêm yết, tuy nhiên chỉ tiêu này lại giảm vào năm thứ nhất sau niêm yết. Như vậy để nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân thì các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu thuần. Còn Lợi nhuận sau thuế tăng từ trước năm niêm yết đến cuối năm niêm yết, tuy nhiên chỉ tiêu này lại giảm vào năm thứ nhất sau niêm yết. Do đó để nâng cao tỷ suất sinh lời của doanh thu thì các doanh nghiệp nghiên cứu cần có những biện pháp sử dụng chi phí một cách hiệu quả, đặc biệt là có các biện pháp quản lý chi phí bộ phận. Có thể thấy sau khi niêm yết thì các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu hoạt động chưa thực sự hiệu quả cụ thể đến năm 2013 thì thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu được thể hiện như sau: Biểu 5. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp năm 2013 (Đơn vị tính: %) TT Mã CK ROE ROA ROS 1 AAM 3,19 2,79 1,52 2 ABT 18,50 12,28 13,62 3 CMX -129,22 -19,18 -20,89 4 FBT 0,39 0,05 0,45 5 FMC 16,70 5,45 1,50 6 NGC 16,77 2,64 1,60 7 SJ1 8,27 3,87 2,19 Trung bình chung -9,34 1,12 -0,001 Nguồn: [Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chí Minh] 4. Kết luận Với những kết quả nghiên cứu đã cho thấy sau khi niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty đại chúng ngành Thủy sản Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Trong đó phải kể đến hai Công ty hoạt động không hiệu quả là Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau (CMX) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu suy giảm do nền kinh tế thế giới biến động ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng. Các tác động của việc thừa/thiếu nguyên liệu chế biến cũng ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trong ngành, chi phí cho nguyên liệu thường chiếm tới 80% tổng chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong ngành chịu sự chi phối của luật pháp và rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, sử dụng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm để áp đặt các rào cản kỹ thuật,

165

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 khó khăn trong vấn đề về vốn. Việc siết chặt tín dụng và lãi suất cao đã và đang gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành sử dụng vốn vay ngắn hạn lớn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS.Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [2] PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. [3] Công ty Cổ phần Chứng Khoán Rồng Việt (2011), Báo cáo nhanh ngành Thủy sản, TP TP Hồ Chí Minh. [4] Công ty Cổ phần Chứng Khoán Việt Quốc (2008), Báo cáo phân tích ngành chế biến Thủy sản xuất khẩu, TP Hồ Chí Minh.

PROFITABILITY OF VIET NAM FISHERIES COMPANIES AFTER LISTING ON VIET NAM STOCK EXCHANGE Le Thi Thanh Nhan M.A Faculty of Economics Abstract: The paper points out common problems of the assessment target groups of the profitability of business and providefundamental analysis on the status of the profitability of the Vietnam Public Companies in the seafood industry after listed on Vietnam stock exchanges using method of grouping data over time of being listed. On that basis, the overall assessment of the status of the profitability of public companies after being listing is given. Keywords: Profitability, public companies fisheries.

166

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

BẢO TỒN, GÌN GIỮ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG KHO TÀNG “QUÁM CHIẾN LÁNG” CỦA NGƯỜI THÁI ThS. Lò Thị Hồng Nhung Khoa Ngữ Văn

Tóm tắt: "Quám chiến láng”của dân tộc Thái mang giá trị di sản quý báu, chứa đựng những kinh nghiệm, kiến thức, nếp cảm, nếp nghĩ, lối sống…đã được tích luỹ từ hàng nghìn năm trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của đồng bào dân tộc Thái trong đại gia đình các dân tôc Việt Nam. Do đó, công tác sưu tầm, gìn giữ, nghiên cứu các giá trị của kho tàng "quám chiến láng” nói riêng và văn học Thái nói chung là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích đầu tư. Từ khóa: Quám chiến láng, dân tộc Thái.

1. Mở đầu Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng từ lâu đời. Tiếng Thái thuộc vào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái còn chữ Thái được bắt nguồn từ chữ Phạn cổ được gọi là “xư Tay”. Có giả thiết cho rằng trước thế kỷ XI - XII, văn tự Thái đã được dùng trong các vùng dân cư cổ. Đến thế kỷ XIII - XIV chữ Thái được phổ biến rộng rãi trong các bản mường. Chữ Thái có cách cấu tạo rất thống nhất. Chữ Thái thuộc loại hình chữ ghi âm, ghép vần, không thuộc chữ tượng hình như kiểu chữ Hán. Trong một số công trình nghiên cứu, tiếng Thái được các nhà nghiên cứu xếp vào loại hình ngôn ngữ đơn lập, mang những đặc điểm loại hình cơ bản của các tiếng thuộc nhóm Tày - Thái. Nhờ có chữ viết riêng, có ngôn ngữ, có văn tự, đồng bào Thái đã xây dựng được một nền văn học phong phú, lưu truyền được nhiều tác phẩm, sổ sách, truyện kể ghi trên giấy bản hoặc trên lá cây. Đó là những tác phẩm do các nghệ nhân dân gian sáng tác, truyền thuyết dã sử về những nhân vật xuất chúng như Lò Lẹt, Lạng Chượng…truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”, “Ý Nọi - Nàng Xưa”…những cuốn sách ghi lại phong tục, tập quán, đạo lý làm người như “Quám tô mương”, “Tay pú xấc”, “Quám xon cốn”, “Quám chiến láng”...Văn học Thái là sự tổng kết quá trình tư duy về những sự vật, hiện tượng khách quan của tự nhiên và xã hội; có thể xem nó như một bức tranh lịch sử xã hội sinh động được khái quát hoá trong các hình tượng của nghệ thuật ngôn ngữ. Ngôn ngữ của người Thái nói chung và “quám chiến láng” nói riêng là một phần quan trọng trong nền văn hóa Thái. Vì vậy, nghiên cứu “quám chiến láng” của dân tộc Thái trước hết là để hiểu sâu hơn về đặc điểm ngôn ngữ Thái và bản sắc văn hoá của cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu và tôn vinh nền văn hóa độc đáo của dân tộc Thái, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng chữ Thái phiên âm Latinh và có kèm theo phần dịch nghĩa. 2. Về khái niệm “quám chiến láng” Thuật ngữ “quám” có nghĩa là tiếng nói (ngôn ngữ), “chiến láng” có nghĩa là lời truyền, lời để lại. “Quám chiến láng” của dân tộc Thái được hiểu là những lời truyền của người xưa để lại. Đó là những lời nói, những câu nói quý hơn vàng bạc, cần phải lưu giữ “quám chiến láng nha vang xịa lạ”(lời xưa truyền lại chớ bỏ phí hoài). Đây là những câu (phát ngôn) ngắn gọn,

167

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 có vần điệu, có cấu trúc tương đối ổn định, được định hình trong lời nói và trong ký ức của cộng đồng dân tộc Thái thường được cảm nhận theo cách loại suy và liên tưởng. Quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, là những phát ngôn đặc biệt. Ngoài chức năng giao tiếp, “quám chiến láng” còn là một công cụ để tư duy, là phương tiện nghệ thuật đặc biệt để truyền tải tư tưởng tri thức, kinh nghiệm của dân tộc Thái được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống. “Quám chiến láng” ngày nay đuợc hiểu tương đương với khái niệm “tục ngữ”, là những câu tục ngữ do cộng đồng người Thái ở Việt Nam sáng tạo nên. 3. Giá trị của “quám chiến láng” 3.1 Giá trị nội dung Nội dung của các câu “quám chiến láng” của dân tộc Thái rất phong phú và đa dạng,là kho tàng kinh nghiệm lâu đời của dân tộc Thái, mang đầy đủ tâm lý, tâm hồn của dân tộc Thái. Khám phá kho tàng “quám chiến láng”của dân tộc Thái chúng ta sẽ hiểu được những nhận thức của đồng bào Thái về giới tự nhiên bao gồm khí hậu, cây cối, mùa màng, thú vật miền núi. Đó có thể nhận thức về thời tiết “phạ chí đét đao chôm,phạ chí phôn đao dỏn”(Trời sẽ nắng sao chìm,trời sẽ mưa sao nháy), nhận thức về mùa vụ “Bươn xam khảu ná phướng pên pí, bướm chí chọi khảu lính ma tu’’(Tháng ba gốc rạ thành sáo thổi, tháng tư tới mùa lúa trẩy tới kho), nhận thức về biện pháp thuỷ lợi trong việc gieo cấy lúa nước. Đối với người Thái biện pháp thuỷ lợi được đặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng vì theo họ “mí nặm chắng pên ná, mí ná chắng pên khảu”(Có nước mới nên ruộng, có ruộng mới nên lúa), do đó đòi họ vừa phải làm ruộng vừa sáng tạo để hoàn chỉnh hệ thống mương nước dẫn tới ruộng.Trải qua hàng chục thế kỷ canh tác trên đồng ruộng lúa nước, hệ thống thuỷ lợi của người Thái đã được đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ “Mương ,phai,lái,lín”… “Quám chiến láng” còn phản ánh nhận thức của dân tộc Thái về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Là một dân tộc trọng tình, người Thái đặc biệt xem trọng các mối quan hệ trong gia đình (giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái), quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ bản mường. Bởi lẽ họ có một tâm lý thống nhất là cần cù, dũng cảm, đoàn kết trong lao động và đấu tranh. Tâm lý ấy được biểu hiện rất rõ trong nội dung của các câu “quám chiến láng”:’’Hặc phủ hanh, panh phủ dượn”(Yêu người khoẻ, mến người chăm làm),”Mướng xấc panh côn han”(Mường có giặc thì ưa người gan dạ); họ ưa người ngay thẳng, chăm chỉ “Nặm xảư chảư xư”(Lòng thẳng như nước trong),”Xắc dệt, mắn dượn,báu pá đảy quám lai”(Chăm làm,cố sức làm tới chứ không nên lắm lời)…Tình cảm của những người trong cùng đồng tộc được thể hiện rất rõ dệt. Nó được biểu hiện trong các tập tục sinh hoạt gắn bó giữa những người trong bản mường “Pí noọng tắt cỏng lín báu khát, tốc cảu lạt báu xia”(Anh em như thể dùng dao chém dòng nước chảy trên máng không bao giờ đứt, dù có đi chín chợ (đi bôn ba phiêu bạt) cũng không thể bỏ nhau được); mối quan hệ họ

168

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 hàng gắn bó “Báu chư đảy kin chắng pên pi, pên noọng,báu đảy kin xia pi xia noọng” (Không phải được ăn mới là anh em, còn không được ăn thì bỏ nhau )… Là tiếng nói của cộng đồng dân tộc Thái, “quám chiến láng” còn góp phần phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Thái chống lại chế độ phong kiến và phìa tạo. Đứng trước quyền uy của bọn thống trị, cuộc đấu tranh của nhân dân còn chưa thể chôn vùi chế độ áp bức bất công song đồng bào Thái đã thẳng thắn,mạnh dạn tỏ rõ thái độ phản kháng “không đội trời chung” với kẻ thù của mình:“Báu chưa phạ múa tan, báu chứa quan múa dák”(Không tin trời mùa hái cốm, không tin quan mùa đói); “Chùa khỏi hươn phìa, chí nành pên mà non xía hươn chảu” (Đi làm đầy tớ cho phìa thà làm con chó nằm hiên nhà mình)… Dùng “quám chiến láng” để răn nhủ, khuyên dạy các thế hệ con cháu là một truyền thống tốt đẹp của người Thái cho đến ngày nay vẫn được gìn giữ. Dạy và học chữ nghĩa văn tự đặc biệt dạy và học làm ngưòi có gốc rễ, có nguồn cội lịch sử như cây mang dòng nhựa, bao giờ cũng là việc vô cùng hệ trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng các dân tộc nói chung và đối với dân tộc Thái nói riêng. Những người già trong mường Thái vẫn luôn nhắc nhở con cháu “có cây mới có rừng,có rừng mới có cây” .Cái cây xanh tốt là do nơi đất rừng thích hợp, do nó được mang trong thân, trong lá, trong cành dòng nhựa căng tràn bắt đầu từ những nhánh rễ cắm sâu trong đất. Con người - như một Con Người - phải biết, phải hiểu, phải luôn luôn cảm nhận sâu sắc điều đó, cho nên “quám chiến láng”cua dân tộc Thái mới có câu:”Dệt cốn dệt dạk,dệt cdák dệt ngai”(Làm người thì khó,làm khỉ vượn thì dễ). Vì vậy, “quám chiến láng” còn được gọi là “quám xon cốn”(lời răn người). Trong kho tàng “quám chiến láng”của người Thái còn có bộ phận không nhỏ những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói. Người Thái quan niệm rằng chỉ cần qua tiếp xúc, qua “lời ăn tiếng nói” cũng có thể biết được tính cách con người. Người thông minh “Pák pẹ ta xaư” (nói năng lưu loát, mắt sáng trong),”Phủ lắc pák luông văn, phủ tăn pák luông xư”(Người khôn hay nói đường văn, kẻ dại nói đường thẳng); kẻ coi trời bằng vung cũng thường bộc lộ bằng “Pák báu chống, ống báu nạp”(Nói lời ngang ngược không căn cứ tựa súng cướp cò). Nội dung thường gặp nhất của những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói là những nhận xét tinh tế về cách sử dụng ngôn từ rất đa dạng của đời sống:”Quám pák báu đảy bán, quám ban báu đảy xự (Nói năng không phải xin, lời hay không phải mua), hoặc có câu “Quám pák dú pai lịn, khôm ban cọ dú hẳn” (Lời nói ở đầu lưỡi, đắng ngọt ở đấy cả). Có thể coi những nhận xét về cách sử dụng ngôn từ trong những câu tục ngữ này là những đúc kết tri thức mang tính triết lý và khái quát cao được rút ra từ những quan sát, từ sự trải nghiệm thực tế, phản ánh cách nhìn nhận thế giới khách quan của đồng bào dân tộc Thái. Góp phần ghi nhận những phong tục tập quán trong nhân dân, “quám chiến láng”còn giúp chúng ta hiểu khá tường tận một số quy chế xã hội xưa của người Thái. Khi đó “quám

169

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

chiến láng” biến thành “luật tục Thái”, đảm nhiệm thay thế luật thành văn một cách rõ rệt trong các lĩnh vực: hôn nhân, gia đình, thân tộc, xã hội, đạo đức. Được đúc kết từ thực tế cuộc sống lao động và đấu tranh, “quám chiến láng” của dân tộc Thái còn có một số câu mang ít nhiều mầu sắc của phép biện chứng tự nhiên. Ví dụ trong câu: “Lửa muốn cháy phải đóm không khô”, người Thái đã đặt hai sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ đối lập, tác động qua lại lẫn nhau. Một điều kiện chủ quan chỉ có thể phát huy tác dụng khi khách quan tạo thêm điều kiện - “lửa cháy được nhờ đóm khô” và ngược lại “đóm có khô thì lửa mới bén được”. Phải chăng đấy chính là sự nhận thức của dân tộc Thái về nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Tục ngữ Thái còn cụ thể hoá khái niệm lượng biến, chất biến, cái gì cũng vậy “ép đầy quá phải vỡ” .Về bản chất vấn đề hiện tượng bên ngoài, bản chất bên trong, “quám chiến láng” nhắc nhở :”Tốt bên ngoài mục bên trong’’,’’Chớ vội khen mắm trong chum,mở ra mới biết thế nào”. 3.2 Giá trị nghệ thuật "Quám chiến láng”của dân tộc Thái đã chắt đọng được sự tinh tuý của nghệ thuạt sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những câu (phát ngôn) ngắn gọn, có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ, cấu trúc khá hoàn chỉnh, hệ thống hình ảnh phong phú, đa dạng, cụ thể, sinh động và giàu sức biểu cảm. "Quám chiến láng” của dân tộc Thái đã đạt tới trình độ phát triển xứng đáng với vai trò nòng cốt trong văn học dân gian dân tộc, nó thực hiện tốt các chức năng nhận thức, giáo dục xã hội và ý thức thẩm mỹ, nó đã nói lên được những vấn đề xã hội với tầm triết lý sâu sắc. "Quám chiến láng” là tiền đề, là cơ sở để phát triển các thể thơ dân gian đặc biệt là các truyện thơ dân gian Thái. 4. Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kho tàng “quám chiến láng” của người Thái trong xu thế hội nhập và phát triển 4.1 Tình hình bảo tồn và nghiên cứu “quám chiến láng” của người Thái Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã hướng đến kho tàng “quám chiến láng” của người Thái, đã sưu tầm và giới thiệu một số lượng rất lớn các câu “quám chiến láng” Thái và coi đó như những nguồn cứ liệu cực kì phong phú và sống động về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, về đời sống vật chất, đời sống tinh thần mà đồng bào dân tộc Thái đã lưu giữ và truyền tụng qua nhiều thế hệ. Có thể kể đến một số công trình sau: + Tục ngữ Thái, nhiều tác giả, Nxb VHDT, H.1978 + Tục ngữ Thái (hai tập), Hoàng Tam Khọi sưu tầm và biên dịch, Ty Thông tin Văn hóa tỉnh Lai Châu, 1977. + Tục ngữ Thái: Giải nghĩa, Quán Vi Miên H., Nxb Dân trí, H.2010 713 tr. + Phương ngôn tục ngữ Thái, Hoàng Trần Nghịch, Nxb Văn hóa dân tộc, H,1995. + Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 1 xuất bản năm 2007 và tập 2 xuất bản năm 2008, Viện Nghiên cứu văn hóa – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

170

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Đây thực sự là những nguồn tư liệu quý giá giúp cho chúng tôi có nhiều điều kiện để đi sâu nghiên cứu “quám chiến láng”. Qua khảo cứu các tư liệu nói trên chúng tôi nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý sau: Thứ nhất, “Quám chiến láng” Thái là một thể loại quan trọng trong kho tàng văn chương truyền khẩu của người Thái. Từ lâu, “quám chiến láng” Thái đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học...Đã có những công trình nghiên cứu về “quám chiến láng” Thái được công bố. Nhìn chung, đó là nguồn tư liệu quý hiếm, là tài sản rất có giá trị của một cộng đồng dân tộc, rất hữu ích cho việc nghiên cứu tiếp theo về các đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái qua “quám chiến láng”. Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, giới thiệu các câu tục ngữ Thái trên đất nước Việt Nam, chưa có sự đi sâu nghiên cứu về nội dung, cấu trúc hay nghệ thuật của “quám chiến láng” Thái. Thứ ba, dù đã được nhiều tác giả quan tâm nhưng “quám chiến láng” của dân tộc Thái vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong ‘quám chiến láng” của dân tộc Thái. “Quám chiến láng” của người Thái là kho tàng tri thức dân gian vô cùng phong phú, độc đáo, nơi chứa đựng nhiều giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu ấy. 4.2. Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị để bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kho tàng “quám chiến láng” của người Thái trong xu thế hội nhập và phát triển. - Cần xây dựng một quan điểm nhận thức chung thống nhất để tiếp cận vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong văn hóa nói chung và trong kho tàng “quám chiến láng” nói riêng trong xu thế hội nhập và phát triển. - Tiếp tục công việc sưu tầm nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách khách quan, chính xác những giá trị của kho tàng “quám chiến láng”. Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc có thể phối kết hợp với Hội văn học nghệ thuật, Sở khoa học công nghệ, Thư viện các tỉnh, Sở văn hóa tỉnh để tiến hành công việc này - Trung tâm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc cần chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp giáo dục con em đồng bào dân tộc Thái nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc trong “quám chiến láng” nói riêng và trong đời sống nói chung bằng các buổi sinh hoạt chuyên đề. - Khảo sát, điều tra nhu cầu, nguyện vọng học tiếng dân tộc của đồng bào Thái về nội dung, hình thức, chương trình và loại chữ đưa vào giảng dạy (đối với đồng bào có nhiều loại chữ viết) cũng như việc sử dụng chữ viết đó sau khi được đào tạo, đảm bảo nội dung và hình

171

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thức đào tạo hợp lý, hiệu quả. Ví dụ: Ngoài dạy và học tại trường, trung tâm theo giáo trình cũng cần nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ tra từ điển, học trực tuyến, qua trình chiếu, đĩa CD, phát thanh, báo chí… - Có kế hoạch và bước đầu xây dựng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa các dân tộc, sáng tác văn học nghệ thuật phục vụ cho đồng bào dân tộc Thái bằng chính chữ viết của dân tộc. - Trung tâm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc cần chủ động và có kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng, chữ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng hè hàng năm cho giáo viên dạy tiếng, chữ dân tộc thiểu số. Có chính sách ưu tiên bồi dưỡng nâng cao và chuyên sâu đối với giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở có bằng Cao đẳng Sư phạm trở lên là người dân tộc thiểu số, có kiến thức nhất định, hiểu biết về chữ viết của dân tộc mình. Sau khi đào tạo nâng cao và chuyên sâu, những giáo viên này được bố trí giảng dạy môn tiếng dân tộc phù hợp tại các trường sẽ triển khai dạy tiếng dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của Trường Đại học Tây Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. [2]. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ, (số 10), tr.1 – 18. [4]. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [5]. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tập hai, Đại cương - Ngữ dụng học - Ngữ pháp văn bản, Nxb Giáo dục. [6]. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Hà Nội. [7]. Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.225. [8]. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [9]. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [10]. Nguyễn Văn Hoà (2001), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb VHDT.

172

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

CONSERVE, PRESERVE AND PROMOTE ETHNIC CULTURAL IDENTITY IN THAI’S TREASURE OF “QUAM CHIEN LANG” Lo Thi Hong Nhung M.A Faculty of Literature Abtract: “Quam chien lang” is a special linguistic phenomenart of the Thai ethnic group inViet Nam. Apart from communicating function, it is an instrument of thinking and an unusual means of transfering thoughts, knowledge and experience of Thai people. Initial studying the values of “quam chien lang” gives us chances to understand more about language features and the culture of Thai group in Viet Nam . Keywords: Quam chien lang, Thai people.

173

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA CÁC HỘ DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI HUYỆN MƯỜNG LA ThS. Lò Thị Huyền Trang Khoa Kinh tế Tóm tắt: Bài viết đánh giá tình hình phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của huyện Mường La qua số liệu điều tra 70 hộ di dân tái định cư thủy điện Sơn La, phát hiện những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển đó, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển nuôi trồng, đánh bắt, tiêu thụ thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cho huyện Mường La trong những năm tới. Từ khóa: Hộ di dân, lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản.

1. Đặt vấn đề Mường La là huyện có nhiều xã nằm sát hai bên Sông Đà. Tại đây, đánh bắt thủy sản là một nghề truyền thống. Song chủ yếu là do người dân tự phát, chưa trở thành một nghề tạo ra thu nhập chính, chưa có hợp tác xã thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân còn gặp nhiều khó khăn như hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, môi trường, vùng nước ở vùng nuôi chưa được đảm bảo, kiến thức phòng trừ dịch bệnh của người dân chưa cao chính vì vậy sau khi thủy điện Sơn La ngăn đập, chặn dòng chảy tạo ra ra vùng lòng hồ thủy điện Sơn La như hiện nay hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại huyện Mường La chưa có nhiều sự thay đổi mặc dù đã có những dự án phát triển lĩnh vực sản xuất này cho người dân. Do vậy, cần thiết phải đánh giá thực trạng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của các hộ di dân ở Huyện Mường La hiện nay để từ đó có hướng đi phù hợp nâng cao đời sống người dân. 2. Phạm vi điều tra và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi điều tra + Phạm vi nội dung: Cuộc điều tra tập trung điều tra thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến phát triển đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của người dân tại 3 địa điểm của huyện Mường La: thị trấn Ít Ong, xã Mường Trai, xã Chiềng Lao. + Phạm vi không gian: Nhóm điều tra tiến hành điều tra tại 3 xã của huyện Mường La: thị trấn Ít Ong, xã Mường Trai và xã Chiềng Lao. + Phạm vi thời gian: Nhóm điều tra tiến hành điều tra thực trạng đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ thủy sản tại 3 địa bàn trên trong khoảng thời gian từ sau khi tiến hành di dân cho tới năm 2014 (chủ yếu là 3 năm 2012, 2013 2014). 2.2. Phương pháp điều tra - Thu thập dữ liệu sơ cấp từ tình hình thực tế đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ thủy sản tại huyện Mường La thông qua các bảng hỏi. - Phân tích dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được phân tích bằng việc so sánh sự thay đổi chất lượng đời sống người dân trước và sau khi di dân; so sánh thực trạng nuôi

174

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 trồng, đánh bắt thủy sản so với tiềm năng. Đồng thời, đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội tới sự khác biệt của các phép so sánh trên. 3. Nội dung 3.1. Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của người dân và chế độ chính sách mà Tỉnh, Huyện hỗ trợ cho người dân Huyện Mường La Nhà máy thủy điện Sơn La đã đi vào hoạt động được gần 2 năm, tuy nhiên, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La của huyện Mường La chưa phát triển mạnh mẽ mặc dù có tiềm năng, lợi thế để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu điều tra 100% hộ dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản theo phong trào chung (một số hộ được sự hỗ trợ thêm của dự án giảm nghèo). Nghĩa là, người dân vẫn chưa có định hướng rõ ràng cho việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ vùng lòng hồ thủy điện Sơn La mà chỉ là hoạt động theo tập thể, chưa góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người dân. Người dân sản xuất chủ yếu dùng các công cụ lao động thô sơ và đánh bắt theo phương thức cũ. Theo số liệu điều tra cho thấy trong tổng số phương tiện sản xuất của các hộ gia đình được điều tra phương tiện có gắn máy (thuyền gắn máy, máy xay xát) chỉ chiếm 11,25% (18/162), cho thấy hầu hết người dân vẫn còn sản xuất theo phương thức cũ là sử dụng lao động thủ công là chính. Nguyên nhân của thực trạng này một phần do nhận thức của người dân như đã nói ở trên, phần khác do nguồn vốn tự có không cao trong khi người dân lại không muốn vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để mở rộng sản xuất kinh doanh, số liệu điều tra cho thấy có tới 48,6% hộ dân (34/70 hộ) không muốn vay vốn trong khi vẫn muốn mở rộng quy mô sản xuất do tâm lý lo sợ không có khả năng trả nợ. Vì vậy, năng suất của hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nói riêng của các hộ dân vùng lòng hồ Thủy Điện ở Mường La chưa cao. Bảng 1. Kết quả đánh bắt thủy sản của các hộ dân Sản lượng Giá bán Doanh thu Loại thủy sản (Kg/năm) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) Cá ngão 5.100 40 204.000 Cá bống 3.120 20 62.400 Tôm 2.880 18 51.840 Cá chép 2.688 132,5 356.160 Cá nheo 2.184 105 229.320 Cá trôi 1.980 50 99.000 Cá quất 1.980 300 594.000 Cá trắm 1.284 120 154.080 Cá mương 1.200 20 24.000 Cá bền 540 30 16.200 Tổng 22.956 1.791.000 (Nguồn: số liệu điều tra)

175

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Số liệu điều tra xác định tổng sản lượng đánh bắt của 52 hộ dân đánh bắt thủy sản tại 3 địa điểm tiến hành điều tra (được tính bằng tổng sản lượng đánh bắt của mỗi hộ hàng tháng nhân với số tháng đánh bắt trong năm, tính cho từng loại thủy sản đánh bắt). Trong số các loại thủy sản mà các hộ dân được điều tra thường xuyên đánh bắt được thì ba loại chiếm tỷ trọng cao nhất chỉ có giá bán từ 18.000 đồng/kg – 40.000 đồng/kg, cao nhất là cá ngão tổng sản lượng đánh bắt 5.100 kg/năm, cao hơn loại thủy sản có sản lượng đánh bắt thứ hai là cá bống tới 1.980 kg/năm. Điều này được giải thích bởi 3 loại thủy sản có sản lượng đánh bắt cao nhất là những loại thủy sản phổ biến ở vùng lòng hồ thủy điện và việc đánh bắt chúng không đòi hỏi phải cần nhiều phương tiện đánh bắt, trong đó, loại thủy sản có giá bán cao nhất trong số 3 loại này là cá ngão với giá bán cao gấp đôi so với 2 loại còn lại nên là một lựa chọn hàng đầu cho hoạt động đánh bắt của các hộ dân. Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn như: cá quất, cá chép, cá trắm thường được bán cho các thương lái vận chuyển ra ngoài địa bàn huyện Mường La hoặc bán cho các nhà hàng tại địa phương có giá bán trên 100.000 đồng/kg chỉ chiếm một sản lượng nhỏ và không thường xuyên đánh bắt được. Để phục vụ cho việc đánh bắt thủy sản có một số chi phí thường phát sinh trong đó, chủ yếu là chi phí xăng dầu và chi phí cho việc sửa chữa và mua sắm phương tiện đánh bắt. Hàng năm, các hộ dân phải có một đợt sửa chữa, và khoảng 2 năm các hộ lại phải thay thế phần lớn các phương tiện đánh bắt của hộ gia đình mình. Ngoài ra, hầu như các hộ đánh bắt đều có thuyền máy và phải sử dụng hàng ngày nên chi phí cho xăng, dầu, mỡ là khoản chi phí cũng rất thường thấy. Nhìn chung, tổng chi phí bằng tiền cho việc đánh bắt thủy sản của các hộ gia đình được được điều tra trong 1 năm là 120.300.000 đồng. Như vậy, kết hợp số liệu về tổng giá trị sản lượng và tổng chi phí bằng tiền phát sinh, thu nhập bình quân từ hoạt động đánh bắt thủy sản của một hộ đánh bắt thủy sản tại huyện Mường La là 32,13 triệu đồng/hộ/năm, tuy nhiên, đây vẫn là một thu nhập thấp vì nếu tính trung bình trên 277 nhân khẩu được điều tra về hoạt động đánh bắt thủy sản thì thu nhập trung bình chỉ có 6.031.000 đồng/người/năm. Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng mới chỉ có 1.198m2, mỗi hộ dân nuôi trồng thủy sản chỉ có từ 1 đến 4 lồng nuôi cá, mỗi lồng cá chỉ chiếm diện tích bề mặt từ 8m2 – 25m2 và chủ yếu là các lồng tự tạo bằng tre (chỉ có 10/45 hộ dân nuôi trồng thủy sản có lồng nhựa được cấp theo dự án giảm nghèo). Hiện nay hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân huyện Mường La tồn tại hoàn toàn dưới loại hình các hộ nuôi trồng, huyện chưa có hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nào. Tại đây các hộ dân thường nuôi các loại cá phổ thông có yêu cầu sống phù hợp với điều kiện môi trường của địa phương, chi phí đầu tư thấp, dễ tìm kiếm nguồn thức ăn. Ngoài ra, các hộ dân còn nuôi ghép các loại cá tạp nhỏ, ốc để trực tiếp làm thức ăn cho cá nuôi trong lồng.

176

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 2. Kết quả nuôi trồng thủy sản của các hộ dân Sản lượng Tỷ trọng Giá bán Doanh thu Loại thủy sản (Kg/năm) (%) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) Cá trắm 4.377 35,17 90,83 397.577,5 Cá chép 3.477 27,9 85 295.545 Cá trê 2.400 19,3 50 120.000 Cá trôi 975 7,8 77,5 75.562,5 Cá mè 675 5,4 82,5 55.687,5 Cá rô phi 542 4,4 67 36.314 Tổng 12.446 100 980.686,5 (Nguồn: số liệu điều tra) Tổng quy mô nuôi trồng của các hộ dân nhỏ chủ yếu do lượng vốn đầu tư ít với 45 hộ nuôi trồng thủy sản mà tổng vốn đầu tư hàng năm của các hộ dân này chỉ có 622.300.000 đồng, việc nuôi trồng vẫn dựa vào việc khai thác nguồn lợi tự nhiên là chính đặc biệt là nguồn thức ăn dẫn tới năng suất không cao chỉ 10,4 Kg/m2/năm. Các loại thủy sản được lựa chọn nuôi trồng đều là các giống cá phổ thông, dễ chăm sóc và nguồn thức ăn sẵn có. Đặc biệt, cá trắm là loại thủy sản được lựa chọn hàng đầu chiếm tới 35,17%, do nguồn thức ăn chủ yếu là các loại thực vật tự nhiên không mất chi phí, đồng thời, đây cũng là loại thủy sản có giá bán cao nhất trong tất cả các loại thủy sản mà các hộ dân tiến hành nuôi trồng. Tuy nhiên, cũng từ số liệu này cho chúng ta thấy các loại thủy sản có giá bán cao không được lựa chọn để nuôi trồng. Lý do chủ yếu vì các loại cá có giá bán cao thường là những loài cá có kích thước lớn và thời gian sinh trưởng dài ngày hơn so với các loại cá được lựa chọn nuôi trồng, và quan trọng đó là những loại cá đòi hỏi phải có kỹ thuật nuôi trồng cao, vì vậy nếu không có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật các hộ dân khó có thể tiến hành nuôi trồng trên các lồng cá thông thường tự tạo được đặt ở vị trí gần bờ lòng hồ thủy điện Sơn La như hiện nay. Mặt khác, phát triển nuôi trồng thủy sản theo mô hình hộ gia đình có nhiều rủi ro do sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, ý thức hợp tác trong sản xuất của các hộ dân thấp, dễ gây lây lan dịch bệnh, trình độ nuôi trồng thấp, thiếu kiến thức, ít áp dụng khoa học kỹ thuật, 100% các hộ nuôi trồng thủy sản nhận thấy khó khăn nhất trong việc phát hiện dịch bệnh và sau đó là không tìm được thuốc hữu hiệu. Ở đây, chúng ta lại thấy một trong những tác động của vấn đề trình độ chuyên môn tới hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân, rõ ràng, trong quá trình nuôi trồng do các hộ dân không nắm được kỹ thuật nên không thể phát hiện dịch bệnh một cách kịp thời, các hộ dân cho biết chỉ biết có dịch bệnh khi thấy cá nuôi chết nhiều, và khi đó để chữa trị kịp thời rất khó, đồng thời do không có kiến thức chuyên môn có trường hợp hộ dân phải thử 2 đến 3 loại thuốc mới tìm đúng loại thuốc hữu hiệu.

177

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Tình trạng sản xuất kém hiệu quả khiến các hộ dân dễ bị thua lỗ, vay nợ nhiều gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển bền vững của vùng nuôi, trong quá trình tiến hành cuộc điều tra nhóm điều tra được các hộ dân trả lời phỏng vấn cho biết có nhiều hộ dân sau một thời gian nuôi trồng thủy sản đã dỡ bỏ lồng nuôi (điển hình ở xã Chiềng Lao sau dự án giảm nghèo 1 năm). Nhưng theo kết quả điều tra 100% hộ nuôi trồng thủy sản có mong muốn mở rộng mô hình sản xuất của mình. Tuy nhiên, với các hộ dân khó khăn lớn nhất đó là thiếu vốn để mở rộng sản xuất và tâm lý lo sợ không tiêu thụ được sản phẩm. Về mặt quản lý của chính quyền địa phương, trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực: Xã Mường Trai tính cho đến thời điểm điều tra có 134 hộ nghèo trên tổng số 430 hộ dân của Xã và đang có xu hướng giảm do người dân chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản; Xã Chiềng Lao có 1.397 hộ nghèo giảm 40% so với năm 2013. Ngoài những kết quả đã đạt được đó, Chính quyền địa phương vẫn đang có mong muốn nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, và mối quan tâm hàng đầu là nâng cao hệ thống đường giao thông giúp cho hoạt động sản xuất của người dân được thuận lợi hơn. Về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau, bởi môi trường thủy sinh rất dễ lây lan dịch bệnh. Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tại huyện Mường La hiện nay Chính quyền địa phương chưa làm tốt được công tác này. Về mặt quản lý, hiện nay Huyện chưa có tổ chức ngành nghề nào được thành lập nhằm liên kết giữa các hộ dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu điều tra không có hộ gia đình đánh bắt thủy sản nào nhận được sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương; chỉ có 10/45 hộ nuôi trồng thủy sản (xã Chiềng Lao) thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật sản xuất của Hội nông dân, 12/45 hộ nuôi trồng được hỗ trợ 1 lồng nuôi cá trong năm đầu tiên. 3.2. Giải pháp để nâng cao hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại huyện Mường La Thứ nhất, để nâng cao hoạt động kinh tế có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa có định hướng rõ ràng cho việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, trong khi đó nếu thực hiện hiệu quả thì đây sẽ là nguồn thu lớn đối với các hộ gia đình. Hơn nữa, nếu có thì chỉ là hoạt động nhỏ lẻ, mang tính tự phát, tồn tại hoàn toàn dưới loại hình các hộ nuôi trồng, chưa góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm và huyện hiện nay vẫn chưa có hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nào. Mặt khác, 100% hộ dân được điều tra đều mong muốn tham gia mô hình nuôi trồng tập thêt nếu có. Do đó, xây dựng một định hướng và kế hoạch rõ ràng cho các hộ gia đình tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản như việc tổ chức khai thác theo tập thể để nâng cao hoạt động kinh tế sẽ là một giải pháp phù hợp. Thư hai, hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật, nhất là trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Theo kết quả điều tra thì hiện nay nuôi trồng thủy sản theo mô hình hộ gia đình có nhiều rủi

178

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 ro, thiếu sự hợp tác, trình độ nuôi trồng thấp, thiếu kiến thức, ít áp dụng khoa học kỹ thuật nên thủy sản được nuôi trồng có giá trị không cao. Vì vậy, việc phổ biến các kiến thức, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản tới người dân là vô cùng cần thiết. Sự hỗ trợ này có thể được thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp học theo từng nhóm, từng vùng, khu vực với nội dung lý thuyết lẫn thực hành để người dân có điều kiện học hỏi, nâng cao kiến thức và đưa vào thực tiễn góp phần cải thiện hiệu quả trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thứ ba, việc tiếp cận vốn đầu tư là một rào cản lớn để người dân mở rộng quy mô đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, trong khi đó 100% hộ nuôi trồng thủy sản có mong muốn mở rộng mô hình sản xuất của mình. Tuy nhiên, với các hộ dân khó khăn lớn nhất đó là thiếu vốn để mở rộng sản xuất và tâm lý lo sợ không tiêu thụ được sản phẩm và đa phần người dân đều có điều kiện kinh tế khó khăn nên không có vốn đầu tư về cơ sở vật chất, thức ăn và giống (như lồng cá sử dụng chủ yếu hiện nay là lồng tre, có giá thành thấp, độ bền không cao và thời gian sử dụng ngắn hơn rất nhiều so với lồng sắt). Do vậy việc hỗ trợ điều kiện sản xuất cho các hộ dân rất quan trọng nhất là khi bắt đầu hoạt động theo hình thức tập thể. Ở đây, chính quyền tỉnh, huyện, xã hoặc các dự án có thể hỗ trợ giống, thuốc phòng trừ dịch bệnh và các cơ sở vật chất khác cho người dân vào thời gian đầu. Thứ tư, sau khi đã đào tạo và nâng cao kiến thức cho người dân, định hướng người dân nuôi trồng những loại thủy sản có giá trị cao có điều kiện sông phù hợp với điều kiện môi trường, tự nhiên của địa phương, chi phí đầu tư hợp lý và dễ tìm kiếm nguồn thức ăn. Thứ năm, về công tác quản lý của Chính quyền địa phương, dù đã có những kết quả tích cực, tuy nhiên cần tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông để giúp cho hoạt động sản xuất của người dân được thuận lợi hơn. Đồng thời chính quyền địa phương nên chủ động xây dựng các mô hình liên kết tập thể nuôi trồng thủy sản để nâng cao hoạt động kinh tế của địa phương. Ngoài ra, cơ quan khuyến nông, hội nông dân cần có sự hỗ trợ sát sao hơn nữa về mặt kỹ thuật cho người dân trong quá trình nuôi trồng thủy sản. 4. Kết luận và kiến nghị Đối với các hộ di dân, việc thay đổi nơi định cư ảnh hưởng khá nhiều tới điều kiện sống và lao động, có nhiều hộ bị thu hẹp đất canh tác, sản xuất. Nhưng trong số đó có những hộ gia đình đã đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước. Điều này khẳng định việc phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hoàn toàn có thể cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, tư liệu sản xuất được sử dụng hiện nay còn khá thô sơ kèm theo việc thiếu các điều kiện như giống, kỹ thuật, thức ăn nuôi trồng dẫn tới nhiều người dân không còn tiếp tục hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, việc xây dựng hợp tác xã nuôi trồng thủy sản dưới sự liên kết của các hộ gia đình và sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền địa phương là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế trong địa bàn. Trong khi đó, thời gian tới nhu cầu về thủy sản được nuôi trồng trong lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ tăng lên càng đòi hỏi

179

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 một nguồn cung lớn và ổn định hơn nên các hợp tác xã nuôi trồng hoàn toàn có thể tạo được lợi ích dựa trên việc sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn tiềm năng trong vùng lòng hồ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lò Thị Huyền Trang, Tòng Phương Trang (2014), Báo cáo điều tra: Nghiên cứu hoạt động kinh tế; hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của các hộ di dân tái định cư vùng hồ thủy điện Sơn La và Nghiên cứu thị trường tiêu thụ các loại thủy sản huyện Mường La. [2].Lò Thị Huyền Trang, Tòng Phương Trang (2014), Báo cáo điều tra: Nghiên cứu hoạt động kinh tế; hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của bà con di dân tái định cư vùng hồ thủy điện Sơn La và Nghiên cứu thị trường tiêu thụ các loại thủy sản huyện Mường La. [3].Ủy ban nhân dân Tỉnh Sơn La (2013), Đề án khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. [4].Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

REALITY OF FISHING AND AQUACULTURE ACTIVITIES OF EMIGRANT HOUSEHOLDS RESETTLING IN SON LA HYDROPOWER RESERVOIR, MUONG LA DISTRICT Lo Thi Huyen Trang M.A Faculty of Economics Abstract: This paper focuses on evaluating the development of fishing and aquaculture in Muong La through the survey data of 70 households who migrated and resettled for Son La hydropower, , detect factors affecting such development , from that propose some solutions are proposed to develop aquaculture, fishing and seafood consumption areas in Son La hydropower reservoir, Muong La district in the coming years. Keywords: Immigrant household, Son La hydropower severvoir, aquaculture, fishing.

180

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ThS. Nguyễn Anh Ngọc Khoa Kinh tế

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào đánh giá, phân tích chất lượng lao động của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường Đại học Tây Bắc, để từ đó có những gợi ý cho quá trình chỉnh sửa chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của xã hội. Từ khóa: Sinh viên, chất lượng làm việc, chương trình đào tạo. 1. Đặt vấn đề Nhằm góp phần chỉnh sửa chương trình đào tạo, nâng cao chất lương̣ giảng daỵ phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành kế toán trường Đại học Tây Bắc trong tương lai, tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn sinh viên và người sử dụng lao động từ đó có những đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán khoa Kinh tế hướng tới mục tiêu chung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, khoa Kinh tế là khoa đi đầu trong việc đào tạo cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh thực hành. 2. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào kết quả điều tra và phỏng vấn sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc và người sử dụng lao động từ khóa 45 đến khóa 50 của đề tài cấp trường năm 2014, sau khi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, bài viết đã đánh giá, phân tích chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán khoa Kinh tế, trường ĐH Tây Bắc như sau: 2.1. Thực trạng chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc 2.1.1. Về vấn đề đào tạo thêm và thời gian đào tạo thêm Bảng 1. Thống kê vấn đề đào tạo thêm và thời gian đào tạo thêm Có đào tạo thêm Không đào tạo thêm Tổng SL % SL % SL % 9 60 4 40 13 100 Theo kết quả điều tra, phỏng vấn người sử dụng lao động cho thấy 60% sinh viên khi bắt đầu công việc phải qua đào tạo thêm tại đơn vị với lý do chủ yếu là chế độ của đơn vị, bồi dưỡng đào tạo, tập huấn cho người lao động sau khi tuyển dụng, một số ít được đào tạo thêm do học vấn, năng lực của sinh viên chưa phù hợp với yêu cầu công việc (do làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo). Thời gian đào tạo chủ yếu là từ lớp ngắn hạn từ 3-6 tháng. 2.1.2. Về kỹ năng còn thiếu của sinh viên khi mới đi làm Từ các ý kiến của sinh viên tác giả thu thập được, kỹ năng còn thiếu nhiều nhất là kỹ năng giải quyết tình huống (32,59%) và trình độ ngoại ngữ tin học (34,81%), ngoài ra kỹ năng

181

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thuyết trình viết báo cáo cũng được đánh giá chưa cao với tỷ lệ đánh giá thiếu là 28,15%, bên cạnh đó kỹ năng làm việc theo nhóm có 4,44% ý kiến cho rằng là thiếu, tỷ lệ này ít hơn so với ba kỹ năng còn lại nhưng không phải là sinh viên đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng này mà chủ yếu do các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… hoặc công việc hiện tại của sinh viên chưa có yêu cầu làm việc nhóm. Tương đồng với ý kiến đánh giá của sinh viên, theo ý kiến của người sử dụng lao động, kỹ năng còn thiếu nhiều nhất của sinh viên khi mới đi làm là kỹ năng giải quyết tình huống với tỷ lệ 30,43%, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo chiếm tỷ lệ 26,09%, trình độ tin học ngoại ngữ với 21,73%, còn lại là thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm và một vài kỹ năng bổ sung khác. 2.1.3. Về thu nhập của sinh viên Biểu đồ 1. Thu nhập bình quân tháng của sinh viên Đơn vị: %

Biểu đồ 2. Thu nhập bình quân tháng của sinh viên theo từng khóa Đơn vị: %

Nhìn vào biểu đồ1, 2 ta thấy thu nhập bình quân của sinh viên < 5 triệu chiếm tỷ trọng cao nhất 61,76%, thấp hơn là mức thu nhập từ 5-10 triệu chiếm 33,33%, mức thu nhập >10 triệu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 4,9%. Tuy nhiên khi nhìn vào thu nhập của từng khóa dễ nhận thấy các khóa đầu có thu nhập cao hơn các khóa sau. Trong đó, cao nhất là sinh viên khóa 45 có 20% sinh viên có thu nhập trên 10 tr đồng/tháng (dao động từ 13 – 15 triệu/tháng) và có tới 53,33% sinh viên có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng, còn lại là 26,67% sinh viên có thu nhập dưới 5 triệu (dao động từ 3-5 triệu). Khóa 47 có 10% sinh viên có thu nhập bình quân tháng trên 10 triệu đồng. Còn lại các khóa 46, 48, 49, 50 thu nhập bình quân dưới 5 triệu chiếm tỷ trọng từ 65-80%, từ 5-10 triệu chiếm tỷ trọng từ 20-35%, không có sinh viên nào có

182

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thu nhập bình quân tháng trên 10 triệu đồng. Qua phỏng vấn các sinh viên, tác giả nhận thấy, với nhóm thu nhập trên 5 triệu đồng chủ yếu sinh viên làm việc trong lĩnh vực ngoài nhà nước như ngân hàng, viễn thông… , thu nhập ngoài lương cơ bản còn có lương kinh doanh và thưởng theo doanh thu, cộng thêm một số sinh viên trong quá trình công tác đã phấn đấu được vị trí quản lý trong doanh nghiệp nên có thu nhập cao so với các bạn và so với thu nhập chung của các tỉnh Tây Bắc (>10 triệu đồng). Còn lại nhóm thu nhập dưới 5 triệu đồng chủ yếu là sinh viên làm việc trong lĩnh vực nhà nước, thu nhập chủ yếu được trả theo hệ số lương và mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, và các sinh viên cũng làm việc trong lĩnh vực ngoài nhà nước (các doanh nghiệp thương mại, sản xuất, xây lắp…) nhưng thời gian công tác ít hoặc các doanh nghiệp quy mô nhỏ với mức lương khởi điểm ban đầu là 3 triệu đồng/tháng và tăng dần tới 5 triệu tùy thuộc vào cường độ công việc và mức thưởng theo doanh thu của doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng vì chất lượng lao động được đánh giá qua nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố thu nhập bình quân. Điều này chứng tỏ, sinh viên đã nâng cao được chất lượng làm việc của mình thông qua thời gian tích lũy kinh nghiệm và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… 2.1.4. Về mức độ hòa đồng của sinh viên với đồng nghiệp, Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, Khả năng đáp ứng các nhiệm vụ mới, Khả năng cập nhật và áp dụng các thông tư, văn bản, nghị định… mới liên quan đến công việc đang thực hiện, Mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của đơn vị, Khả năng phát triển nghề nghiêp trong tương lai được tác giả thu thập ý kiến của 20 người sử dụng lao động và tổng hợp thể hiện trong bảng sau (sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu): Mức độ đánh giá Tổng 1 2 3 4 5 Số Số Số Số Số Tiêu chí Số lần lần lần lần lần lần % % % % % % trả lời trả trả trả trả trả lời lời lời lời lời Mức độ hòa đồng 1 của sinh viên đối với 0 0 0 0 6 30 7 35 7 35 20 100 đồng nghiệp Mức độ hoàn thành 2 0 0 1 5 2 10 10 50 7 35 20 100 nhiệm vụ được giao Khả năng đáp ứng 3 với các nhiệm vụ 0 0 2 10 7 35 7 35 4 20 20 100 mới được giao Khả năng cập nhật và áp dụng các thông 4 tư, văn bản, nghị 1 0.5 1 5 3 15 10 50 5 29.5 20 100 định… mới liên quan đến công việc

183

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

đang thực hiện

Mức độ tham gia vào các hoạt động 5 ngoại khóa của đơn 0 0 1 5 3 15 6 30 10 50 20 100 vị (văn nghệ, thể thao…) Khả năng phát triển 6 nghề nghiệp trong 0 0 0 0 5 25 6 30 9 45 20 100 tương lai (Mức độ đánh giá thang điểm từ 1 điểm là không tốt đến 5 điểm là tốt nhất được thể hiện cụ thể qua từng tiêu chí) * Tiêu chí Mức độ hòa đồng của sinh viên với đồng nghiệp

Tiêu chí này được đánh giá cao nhất là 4 và 5 điểm (Hòa đồng và rất hòa đồng) với tỷ lệ tương đương nhau là 35%, còn lại là 3 điểm (trung bình) với tỷ lệ 30%. Đây là một thuận lợi cho sinh viên khi có được mối quan hệ thân thiết, hòa đồng với đồng nghiệp từ đó sẽ học hỏi được kinh nghiệm làm việc, giao tiếp… từ đồng nghiệp trong đơn vị. * Tiêu chí Mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của đơn vị (văn nghệ, thể thao…) điểm 5 (Rất hài lòng) chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, sau đó đến điểm 4 (Hài lòng) chiếm tỷ lệ 30% và điểm 3 (Trung bình) là 15%, tuy điểm 2 (chưa hài lòng) chiếm tỷ lệ không nhiều (5%) nhưng cũng là điểm tác giả lưu ý. Bởi tiêu chí này được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: năng khiếu của bản thân, mức độ hòa đồng của sinh viên hoặc có thể do chương trình đào tạo chưa khuyến khích được các em phát huy năng khiếu của mình (môn giáo dục thể chất, chương trình giao lưu văn nghệ, các cuộc thi thể dục thể thao, văn nghệ…). * Tiêu chí Mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của đơn vị (văn nghệ, thể thao…) điểm 5 (Rất hài lòng) chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, sau đó đến điểm 4 (Hài lòng) chiếm tỷ lệ 30% và điểm 3 (Trung bình) là 15%, tuy điểm 2 (chưa hài lòng) chiếm tỷ lệ không nhiều (5%) nhưng cũng là điểm tác giả lưu ý. Bởi tiêu chí này được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: năng khiếu của bản thân, mức độ hòa đồng của sinh viên hoặc có thể do chương trình đào tạo chưa khuyến khích được các em phát huy năng khiếu của mình (môn giáo dục thể chất, chương trình giao lưu văn nghệ, các cuộc thi thể dục thể thao, văn nghệ…).

184

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

* Tiêu chí Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Điểm 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), sau đó đến điểm 5 là 35%, điểm 3 chiếm 10% và điểm 2 chiếm 5%. Cho thấy đa số người sử dụng lao động hài lòng và rất hài lòng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ giao cho nhân viên (là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc) cho thấy ý thức, trách nhiệm làm việc của sinh viên được đánh giá tương đối cao. Nhưng cũng có tới 15% người sử dụng lao động cảm thấy chưa hài lòng và không hài lòng với tiêu chí này đối với sinh viên. Điểm đánh giá này đến từ người sử dụng lao động là sinh viên các khóa rải rác từ 48, 49, 50 và thậm chí cả trường hợp khóa ra trường trước là khóa 45, 46, bao gồm cả lĩnh vực làm việc trong Nhà nước và ngoài nhà nước. Nguyên nhân có thể sinh viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc chưa biết cách xử lý công việc để có được kết quả tốt nhất (đối với khóa 49, 50) hoặc do năng lực của chính bản thân sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc (đối với các khóa ra trường trước đã có nhiều năm làm việc), lý do có thể là chương trình đào tạo chưa phát huy được hết năng lực của sinh viên hoặc khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự tích lũy của sinh viên kém hoặc có thể do tư chất của sinh viên không được cao. * Tiêu chí Khả năng đáp ứng các nhiệm vụ mới được giao (kỹ năng thích nghi nhanh):

185

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Điểm 4 và điểm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất đều là 35%, điểm 5 chiếm tỷ lệ 20% và điểm 2 chiếm tỷ lệ 10%. Số liệu tổng hợp cho thấy người sử dụng lao động đánh giá tương đối cao đối với khả năng đáp ứng các nhiệm vụ mới được giao (với mức đánh giá là điểm 4 và điểm 5 là 55%), tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ (45%) người sử dụng lao động cảm thấy chưa hài lòng và cảm thấy bình thường khi đánh giá tiêu chí này. Con số này cho thấy sinh viên có khả năng thích nghi thấp với các nhiệm vụ mới phát sinh trong quá trình làm việc. Đây cũng là điều bất lợi trong quá trình phấn đấu, khẳng định năng lực của sinh viên để làm hài lòng người sử dụng lao động. * Tiêu chí Khả năng cập nhật và áp dụng các thông tư, văn bản, nghị định…mới liên quan đến công việc đang thực hiện.

Người sử dụng lao động cảm thấy hài lòng với điểm 4 chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, rất hài lòng điểm 5 chiếm 29,5%, còn lại là điểm 2 ít hài lòng (5%) và điểm 3 trung bình (15%). Đây là kỹ năng rất cần thiết trong quá trình làm việc đối bởi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập khu vực và thế giới nên hệ thống văn bản pháp quy về kế toán tài chính, luật thuế… đang từng bước điều chỉnh và hoàn thiện. Mặc dù sinh viên đã được đào tạo, được bồi dưỡng kiến quá trình học tập về luật thuế, về các chuẩn mực mới ban hành, thì đến khi ra trường có nhiều thứ mới khác đã được ban hành mà sinh viên chưa kịp cập nhật, hoặc chưa có đủ độ sâu về chuyên môn để hiểu hết. Bên cạnh đó, trong các chuyên ngành

186

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 kinh tế thì kế toán là chuyên ngành đòi hỏi cao về kinh nghiệm và sự cập nhật thường xuyên. Do đó, nếu không kịp cập nhật kịp thời sẽ bị lạc hậu có thể dẫn đến làm sai so với quy định mới ban hành. * Tiêu chí Khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường Đại học Tây Bắc được người sử dụng lao động đánh giá cao về khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai với điểm 5 (Rất hài lòng) chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, điểm 4 (Hài lòng) chiếm 30%, còn lại điểm 3 (Trung bình) và điểm 2 (Ít hài lòng) chiếm 20%. Điều này chứng tỏ sinh viên đang dần từng bước khẳng định năng lực của bản thân, được lãnh đạo, đồng nghiệp đánh giá cao và có thể có những bước phát triển cao hơn nữa trong nghề nghiệp, điều này đã được chứng minh qua thực tế đã có nhiều sinh viên nắm giữ những vị trí quan trọng trong đơn vị đang công tác như giám đốc, kế toán trưởng hay đang nằm trong quy hoạch cán bộ nguồn… 2.2. Một số giải pháp chỉnh sửa chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc Qua thống kê, tổng hợp, phân tích thực trạng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc, bài viết đưa ra một vài góp ý góp phần chỉnh sửa chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc để nâng cao chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Cụ thể: Thứ nhất, cần xây dựng khung chương trình đào tạo linh động, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học thêm văn bằng 2. Thứ hai, trong chương trình đào tạo cần chú trọng tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng mềm cho sinh viên. Thứ ba, giảm lý thuyết, tăng cường thực hành rèn nghề, bước đầu cung cấp cho sinh viên kiến thức kỹ năng về thực tế nghề nghiệp nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường có thể bắt nhịp được với yêu cầu thực tế công việc. Thứ tư, khuyến khích sinh viên tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của Khoa và Nhà trường tổ chức. Thứ năm, nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện của sinh viên.

187

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3. Kết luận Qua việc thu thập thông tin, đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trường Đại học Tây Bắc, tác giả nhận thấy bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, chất lượng làm việc của sinh viên còn một số hạn chế như: tỷ lệ sinh viên cần đào tạo thêm sau khi tuyển dụng vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ, thiếu các kỹ năng mềm… Từ những hạn chế trong đánh giá chất lượng làm việc của sinh viên bài viết đã đưa ra một số ý kiến góp phần chỉnh sửa chương trình đào tạo để chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Phương Hảo, 2013, Báo cáo về định hướng chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành kế toán cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. [2].Vũ Thị Sen, 2013, Đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán theo học chế tín chỉ.

INVESTIGATION OF PROFESSIONAL QUALIFICATION OF GRADUATES FROM THE ACCOUNTING FACCULTY OF TAY BAC UNIVERSITY Nguyen Anh Ngoc M.A Faculty of Economics

Abstract: The paper focuses on assessing and analysing the quality of the workforce graduated from Accounting, Tay Bac University, from that, recommend some necessary modifications to the training program, which can helpimprove the teaching quality to meet the demand of the workforce market. Keywords: Students, professional qualification, training program.

188

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM NĂM 2013 ThS. Nguyễn Hồng Nhung Khoa Kinh tế Tóm tắt: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo cao nhất ở trình độ cao đẳng 6,6%, thấp nhấp là trình độ dạy nghề 3,2%, cao hơn mức tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do yếu tố khách quan và chủ quan của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam, người lao động. Vì vậy, vấn đề thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo luôn là vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm. Từ khoá: Lực lượng lao động, thất nghiệp, lao động đã qua đào tạo.

I. Đặt vấn đề Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Thực tế năm 2013, thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp 2,2%, trong đó lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: dạy nghề: 3,2%, trung cấp: 3,9%, cao đẳng 6,6%, đại học: 4,0% cao hơn mức tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Mặc dù nước ta đang thiếu lao động đã qua đào tạo nhưng thực tế cho thấy số người thất nghiệp khu vực này khá lớn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Bài viết sẽ trình bày về thực trạng thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. II. Nội dung 1. Thực trạng thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam Dân số Việt Nam theo Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013 là 89.716 nghìn người. Trong đó lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2013 là 53,2 triệu người, tăng so với năm trước 898 nghìn người (1,7%), bao gồm 52,2 triệu người có việc làm và 1,0 triệu người thất nghiệp. Bảng 1. Lực lượng lao động năm 2011 - 2013 Đơn vị: Nghìn người Phân theo giới tính Phân theo khu vực Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2011 26.626 25.088 15.349 36.375 2012 26.918 25.430 15.886 36.462 2013 27.371 25.875 16.042 37.203 (Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013) Năm 2013 chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ giới tính. Do cơ cấu ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, các khu công nghiệp tập trung ở nông thôn nên lực lượng lao động ở nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động. Tỷ lệ nam giới tham gia lực lượng lao động năm 2013 cao hơn nữ giới và

189

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 không thay đổi so với 2 năm trước, chiếm 51,4% trong lực lượng lao động của Việt Nam. Lao động nông thôn luôn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 70%. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 53,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có 9,7 triệu người đã được đào tạo, chiếm 18,2% tổng lực lượng lao động. Theo bảng 2, lao động nam giới qua đào tạo trên lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ lệ của nữ giới, chỉ riêng lao động nữ ở trình độ đào tạo cao đẳng (2,6%) có tỷ lệ cao hơn lao động nam (1,5%). Lao động đã qua đào tạo ở thành thị có tỷ lệ chênh lệch khá lớn so với nông thôn 22,4% và cao hơn ở tất cả các loại hình đào tạo. Điều này cho thấy lao động đã qua đào tạo thường tập trung ở thành thị, nơi có yêu cầu về chất lượng lao động cao hơn. Ở nông thôn thường tập trung chủ yếu lao động phổ thông, chưa có trình độ tay nghề. Trong 16 triệu thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học; 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên. Bảng 2. Tỷ lệ lực lượng đã qua đào tạo năm 2013 Đơn vị: % Phân theo giới tính Phân theo khu vực Chỉ tiêu Cả nước Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng 18,2 20,6 15,7 33,9 11,5 Dạy nghề 5,4 8,2 2,4 8,4 4,0 Trung cấp 3,7 3,5 4,0 5,7 2,9 Cao đẳng 2,0 1,5 2,6 3,1 1,6 Đại học 7,1 7,5 6,7 16,7 2,9 (Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013) Điểm đáng lưu ý, hiện cả nước có hơn 43,5 triệu người (chiếm 81,8% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào. Điều này dẫn đến một thực trạng là thị trường lao động của nước ta rất dồi dào nhưng không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Biến động của nền kinh tế Việt Nam năm 2013 có những ảnh hưởng lớn đến thị trường việc làm cũng như tình hình tuyển dụng của các doanh nghiệp. Cụ thể, khi thị trường khó khăn thì doanh nghiệp mới nhận thức đầy đủ giá trị của lao động lành nghề, chuyên nghiệp. Trong khi đó nhóm lao động này lại đang khan hiếm trên thị trường lao động nước ta. Bảng 3. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 theo trình độ chuyên môn đào tạo Đơn vị: % Phân theo giới tính Phân theo khu vực Chỉ tiêu Cả nước Nam Nữ Thành thị Nông thôn Dạy nghề 3,2 3,3 2,7 3,6 2,8

190

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Trung cấp 3,9 3,7 4,1 4,4 3,5 Cao đẳng 6,6 7,3 6,2 6,4 6,8 Đại học 4,0 3,7 4,3 3,7 4,7 (Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013) Mặc dù thị trường lao động luôn tìm kiếm các lao động đã được qua đào tạo, có tay nghề chuyên môn kỹ thuật nhưng tỷ lệ thất nghiệp của các lao động có trình độ này vẫn còn khá cao. Cao nhất ở các chỉ tiêu là trình độ cao đẳng tính chung cho cả nước là 6,6%, thấp nhất là lao động đã được dạy nghề 3,2%. Tỷ lệ thất nghiệp nữ giới ở trình độ trung cấp là 4,1% cao hơn nam giới 0,4% và ở trình độ đại học 4,3% cao hơn nam giới 0,6%. Do lao động nữ ngoài công việc còn có công việc gia đình, con cái, thai sản, sức khỏe...Mặt khác, “Người sử dụng lao động thường tin rằng năng suất lao động của nam cao hơn nữ” (kết quả của nghiên cứu về phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập của người lao động được đưa ra tại hội thảo “Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tiền lương và thu nhập nhằm mục tiêu bình đẳng giới và việc làm bền vững” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tổ chức ngày 29/7/2014). Vì vậy các đơn vị tuyển dụng thường có xu hướng muốn tuyển lao động nam giới. Ở nông thôn, lao động đã qua đào tạo cao đẳng và đại học có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn thành thị, tỷ lệ chênh lệch tương ứng là 0,4% và 1,0%. Vì thị trường lao động ở nông thông tập trung tuyển lao động chưa qua đào tạo hoặc lao động có trình độ đào tạo thấp để phù hợp với công việc lao động chân tay. 2. Nguyên nhân Ngoài những nguyên nhân cụ thể trên, tình trạng thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo hiện nay còn do một số nguyên nhân sau đây: Một là, trình độ của lao động chưa tương xứng được yêu cầu của công việc. Tuy là lao động đã qua đào tạo, được cấp bằng cấp chứng chỉ nhưng thực tế năng lực lao động và làm việc của các lao động lại chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công việc theo từng trình độ. Đây là hạn chế khá lớn và phổ biến của lao động hiện nay. Hai là, một số lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật nhưng chưa tìm được công việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, công việc phù hợp với thu nhập. Nên 1 số nhóm lao động đã qua đào tạo vẫn đang trong tình trạng thất nghiệp và tiếp tục quá trình tìm việc. Ba là, thị trường tuyển dụng lao động khá khắt khe với các lao động mới tốt nghiệp các khóa đào tạo. Do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề cộng với tình hình kinh tế khó khăn chung, các doanh nghiệp luôn muốn tìm lao động lành nghề, có năm kinh nghiệm làm việc nhất định. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp không tốn thêm chi phí và thời gian đào tạo để quen với công việc chuyên môn của doanh nghiệp so với tuyển lao

191

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

động mới ra trường. Tuy nhiên sẽ khiến một số bộ phận lao động mới tốt nghiệp khóa đào tạo khó khăn trong việc tìm kiếm công việc, gây nên tình trạng thất nghiệp theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bốn là, tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ cao đẳng luôn ở mức cao là do khi tuyển dụng đối tượng này sẽ được trả mức lương cao (4.719.000 đồng/tháng) so với trình độ đào tạo trung cấp (4.391.000 đồng/tháng) và dạy nghề (4.579.000 đồng/tháng) nhưng lại chưa đáp ứng được theo yêu cầu công việc như trình độ đại học. Do vậy, lao động có trình độ cao đẳng thuộc đối tượng “lơ lửng” trong môi trường tuyển dụng và thị trường lao động Việt Nam, dẫn đến có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các lao động có trình độ chuyên môn. Năm là, do biến động kinh tế, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp ở đối tượng lao động đã qua đào tạo. 3. Giải pháp khắc phục Tỷ lệ thất nghiệp cao ở lao động theo trình độ chuyên môn luôn là một vấn đề đau đầu cần giải quyết của chính phủ, các tỉnh, thành phố và mỗi gia đình. Để giải quyết được tình trạng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần nâng cao năng lực lao động và làm việc cho lao động theo từng trình độ đào tạo. Muốn như vậy, phải đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo, tránh thiên về đào tạo lý thuyết, lý luận, nên tăng cường đào tạo rèn nghề, tăng tính thực tiễn cho các chương trình đào tạo. Điều này sẽ giúp các lao động ra trường bắt quen dễ dàng mới công việc mới, đáp ứng yêu cầu chất lượng về lao động. Thứ hai, để vừa giải quyết số người thất nghiệp ở các trình độ đào tạo hiện nay vừa cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, chính phủ nên có các chương trình liên kết với doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn lao động nhằm nâng cao tay nghề kỹ thuật, chuyên môn. Thứ ba, người lao động phải tự điều chỉnh, tích cực học tập, hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động hiện nay. Thứ tư, Chính phủ cần có chính sách phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt tình trạng thất nghiệp do doanh nghiệp bị giải thể, phá sản. Thứ năm, chính phủ cần định hướng ngành nghề phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động trong những năm tiếp theo để tạo xu hướng học tập và rèn luyện cho lực lượng lao động. Tránh tình trạng chạy theo nhu cầu trước mắt và thiếu hoạch định chính sách lâu dài. III. Kết luận Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp luôn là mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển kinh tế dài hạn của nước Việt Nam. Tuy nhiên, những biến động của kinh tế thế

192

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 giới, khó khăn của kinh tế Việt Nam, chất lượng lao động… dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta cao, đặc biệt là thất nghiệp của các lao động đã qua đào tạo. Để khắc phục tình trạng này cần có chính sách đồng bộ của Nhà nước, chính quyền tỉnh, địa phương, doanh nghiệp và sự cố gắng của cá nhân người lao động để cải thiện thị trường lao động, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm, góp phần phát triển bền vững kinh tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục thống kê, 2013, Báo cáo điều tra lao động việc làm [2] Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha, 2014, Báo cáo hội thảo “Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tiền lương và thu nhập nhằm mục tiêu bình đẳng giới và việc làm bền vững” giai đoạn 2006 – 2012 [3] www.laodong.com.vn [4] www.gso.gov.vn

UNEMPLOYMENT SITUATION OF TRAINED WORKERS IN VIETNAM 2013 Nguyen Hong Nhung M.A Faculty of Economics

Abstract: The unemployment rate of college workers is the highest (6.6%), and the vocational is the lowest with 3.2%, higher than the overall unemployment rate of the country. The causes of this situation might be due to the objective and subjective elements of the economy, the labor market in Vietnam, and workers. It is clear that the problem of unemployment of trained labors is always the problem that Vietnam needs to give close attention to. Keywords: Labor force, unemployment, workers have been trained.

193

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI LOÀI LÁT HOA (CHUKRASIA TABULARIS A.JUSS) TẠI TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM NÔNG LÂM NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

ThS. Phạm Đức Thịnh Khoa Nông lâm

Tóm tắt: Khu vực trung tâm thực nghiệm Nông lâm nghiệp với diện tích 0,4 ha trồng cây Lát hoa, toàn bộ cây trong khu vực đều đang trong độ tuổi thành thục và cho hoa quả ổn định. Để lựa chọn được những cây đủ tiêu chuẩn cho chất lượng nguồn giống tốt nhất đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp để đánh giá lựa chọn cây trội theo 2 phương pháp điều tra thống kê và 5 cây so sánh, kết quả lựa chọn được 18 cây đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn giống phục vụ công tác trồng rừng tại địa phương. Từ khóa: Lát hoa, cây trội, tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan (Meliaceae Juss), mọc khá nhanh, gỗ có màu hồng nhạt, có ánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mọt, thường dùng để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt, dễ gây trồng và có thể phát triển trên diện rộng. Đây là loài cây cho trữ lượng gỗ cao với chu kì kinh doanh gỗ tương đối ngắn, đặc biệt gỗ Lát hoa có giá trị kinh tế cao và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, Lát hoa là cây đã và đang được các nhà trồng rừng quan tâm với mục tiêu hiệu quả kinh tế cao về sản lượng và chất lượng gỗ. Để đáp ứng nguồn giống tốt phục vụ công tác trồng rừng lấy sản lượng gỗ, trước tiên cần tiến hành chọn lọc được những cây trội để nhân giống. Đặc biệt hiện nay chương trình giống lâm nghiệp quốc gia đang đặt ra nhiệm vụ xây dựng những rừng giống có chất lượng tốt để cung cấp nguồn giống tốt phục vụ cho trồng rừng sản xuất đang được xem là một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, tiến hành nghiên cứu tuyển chọn cây trội loài Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) tại Trung tâm thực nghiệm Nông Lâm nghiệp – Trường Đại học Tây Bắc, huyện Thuận Châu, nhằm đánh giá số lượng và chất lượng rừng trồng Lát hoa tại khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó lựa chọn các cây trội đủ tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu về giống nhằm phục vụ công tác trồng rừng tại địa phương. 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. - Đánh giá số lượng, chất lượng diện tích rừng Lát hoa tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc chọn lọc cây trội. - Lựa chọn được một số cây trội theo mục tiêu sản lượng gỗ ở các rừng trồng tập trung hoặc cây mọc tự nhiên phân tán đáp ứng tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

194

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá rừng chọn cây trội, chọn các cây trội dự tuyển - Xác định độ vượt của các cây trội dự tuyển - Đánh giá các cây dự tuyển theo chỉ tiêu tổng hợp - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây trội tại khu vực nghiên cứu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Ngoại nghiệp 2.3.1.1. Đánh giá rừng chọn cây trội, chọn các cây trội dự tuyển - Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng và phỏng vấn các cán bộ Lâm nghiệp ở phòng Nông nghiệp huyện (cán bộ Trung tâm giống cây trồng) để xác định sơ bộ các rừng trồng Lát hoa đáp ứng được yêu cầu chọn cây trội. - Đánh giá trực tiếp các rừng trồng này theo các chỉ tiêu: Tuổi rừng, sinh trưởng, đặc điểm điều kiện lập địa, sâu bệnh hại,tình hình khai thác rừng, trong đó: + Tuổi rừng được đánh giá qua lý lịch rừng trồng hoặc bằng phương pháp giải tích + Điều kiện lập địa: Xác định loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ cao, độ dốc, nhiệt độ, lượng mưa + Sinh trưởng của rừng được đánh giá bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. - Chọn cây trội dự tuyển trong các rừng trồng đáp ứng được yêu cầu của rừng chọn cây trội. 2.3.1.2. Đánh giá độ vượt của các cây trội dự tuyển - Theo phương pháp điều tra thống kê: Tại mỗi vị trí có cây trội dự tuyển lập một ô 40 cây gồm 4 hàng, mỗi hàng 10 cây, trong đó có chứa cây trội dự tuyển. Đo đường kính, đường kính tán và chiều cao của tất cả các cây trong ô. Đo đường kính tại vị trí 1.3 m theo hai chiều vuông góc bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến cm và lấy kết quả trung bình. Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành bằng thước Blumlei kết hợp với thước dây để xác định khoảng cách bằng từ vị trí người đo đến gốc cây; chiều cao dưới cành là chiều cao từ gốc cây đến vị trí cành thấp nhất tham gia vào tán chính của cây. Đường kính tán được đo gián tiếp qua hình chiếu thẳng đứng của tán cây xuống mặt đất theo hai chiều vuông góc cùng hướng với chiều đo đường kính thân cây bằng thước dây có độ chính xác đến cm và lấy kết quả trung bình. - Theo phương pháp 5 cây so sánh Lấy cây dự tuyển làm tâm lập ô hình tròn bán kính từ 15m đến 20m, trong ô này chọn lấy 5 cây tốt nhất sau đó đo đường kính, chiều cao và đường kính tán của 5 cây này và cây dự tuyển.

195

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.3.1.3. Đánh giá chất lượng các cây dự tuyển - Dạng thân: Dùng thước kẻ dài 20cm, dựng song song với thân cây, đặt cách mắt 30cm để ngắm về phía cây. Đứng ngắm ở hai vị trí tạo với gốc cây một góc khoảng 900 và cách gốc cây 15 ÷ 20m. Nếu cây hoàn toàn song song với thước thớ cây thân thẳng, từng đoạn song song thớ là thân trung bình, từng đoạn không song song thớ cây thân cong . - Góc phân cành: là góc hợp bởi đoạn thân trên cành và cành. Dạng có góc phân cành lớn là dạng có góc > 600. Dạng có góc phân cành trung bình là dạng có góc từ 300- 600 Dạng có góc phân cành nhỏ là dạng có góc < 300 - Dạng nứt vỏ: Được thể hiện ở độ dài, độ rộng và chiều sâu của vết nứt Dạng nứt vỏ sâu là dạng có độ dài vết nứt là từ 20cm trở lên, độ rộng vết nứt là từ 4cm trở lên, chiều sâu vết nứt từ 3cm trở lên. Các đặc điểm khác với dạng kể trên là dạng nứt vỏ nông. - Tình hình sâu bệnh hại: Xác định mức độ bị hại của cây dưới tác động của sâu bệnh hại. 2.3.1.3. Đánh giá khả năng ra hoa kết quả Khi chọn cây trội để lấy quả thì chỉ tiêu chọn lọc là quả và hạt. Cây được coi là cây trội phải có quả và hạt lớn nhất và nặng nhất, tỷ lệ nhân trong quả cao nhất. Cây trội để lấy quả thì: - Nhiều quả, hạt to, vượt sản lượng chung >15% - Chất lượng hạt tốt, phù hợp yêu cầu thị trường. 2.3.2. Nội nghiệp - Tính trung bình mẫu: + Trị trung bình: X = 1/nΣfi*xi (3.1) X là giá trị trung bình của đại lượng quan sát. + Phương sai: S2 = Qx/n-1 (3.2) + Sai tiêu chuẩn: S = √S2 (3.3) + Hệ số biến động: S% = S/X * 100 (3.4) + Tính sai số tuyệt đối: ∆ = ± 1.96S/√n (3.5) + Tính sai số tương đối: ∆% = ∆/X (3.6) Cho điểm các chỉ tiêu và tính tổng số điểm các cây dự tuyển đạt được theo nguyên tắc cho điểm của Zobel và Talbert (1984). 1. Chiều cao: Cây dự tuyển không vượt quá 10% trị số trung bình của 5 cây so sánh thì cho 0 điểm, vượt 10 - 11% cho 1 điểm, 12 - 13% - 2 điểm, 14 - 15% - 3 điểm, 16 - 17% - 4 điểm, 18 - 19% - 5 điểm, 20% - 6 điểm, trên 20% - 7 điểm. 2. Thể tích: Tính mỗi điểm cho 10% độ vượt về thể tích của cây trội dự tuyển so với trung bình của 5 cây kiểm tra.

196

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3. Tán cây. Dựa trên cấu tạo tán, độ dày tá n, đường kính tán (tán càng hẹp càng tốt) và độ vượt của tán để cho từ 0 đến 5 điểm theo mức ưu trội. 4. Độ thẳng thân cây. Chỉ đánh giá cho cây dự tuyển mà không đánh giá cho cây so sánh. Cây trội phải là cây tròn đều, không xoắn vặn, không bị chĩa nạng và thân cây thẳng, không bị cong đến mức không cho phép tạo thành một đường thẳng từ đỉnh phần gỗ thương phẩm đến gốc cây. Cây thẳng và đẹp nhất được cho 5 điểm, thấp nhất là 1 điểm. 5. Khả năng tỉa cành của cây trội dự tuyển giống cây kiểm tra thì cho 0 điểm, hơn cây kiểm tra thì cho 1 - 3 điểm tuỳ theo mức độ ưu trội của chúng. 6. Đường kính cành được đánh giá bằng cách so sánh với cây kiểm tra. Nếu ở mức trung bình thì cho 0 điểm, đường kính cành nhỏ hơn thì cho 1 - 2 điểm. 7. Góc phân cành cũng được đánh giá bằng mắt. Khi góc phân cành là trung bình thì cho 0 điểm, góc phân cành rộng thì cho 1 - 2 điểm. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá lâm phần Lát hoa chọn cây trội, lựa chọn các cây trội dự tuyển 3.1.1. Xác định các lâm phần tuyển chọn cây trội Lát hoa Trên cơ sở tiến hành điều tra tại thực địa và xác định khu vực nghiên cứu có rừng Lát hoa để đưa vào quá trình nghiên cứu và chọn lọc cây trội như sau: Bảng 3.1 Thông tin về các lâm phần tuyển chọn cây trội Lát hoa tại khu vực nghiên cứu TT Địa điểm Diện tích Mật độ Năm trồng/năm (ha) (cây/ha) mọc 1 Trung tâm thực nghiệm Nông Lâm 0,4 383 1979 Nghiệp, Huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La Kết quả ở biểu cho thấy: - Về tuổi rừng: Khu vực nghiên cứu có lai lịch rừng ở tuổi 35. Lát hoa mới trồng sinh trưởng nhanh, từ 10 tuổi trở lên sinh trưởng chậm hơn, cây Lát hoa trồng 8 – 9 năm bắt đầu ra quả, tuổi rừng tại thời điểm nghiên cứu đang trong giai đoạn thành thục. Vì vậy, việc lựa chọn cây trội Lát hoa ở tuổi 35 là hợp lý. - Diện tích rừng Lát hoa tại khu vực nghiên cứu là đủ lớn để có số cây cần thiết cho chọn cây trội theo quy phạm chọn rừng giống hiện hành. - Về mật độ rừng trồng tại thời điểm điều tra chọn lọc cây trội là hợp lý. 3.1.2. Đánh giá lâm phần Lát Hoa tuyển chọn cây trội Qua điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời. Kết quả đánh giá được thể hiện ở biểu sau:

197

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 3.2 Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng các lâm phần Lát hoa tuyển chọn cây trội Mật độ Sinh trưởng TT Lâm phần Địa điểm hiện tại trên trung bình (cây/ha) ( % ) 1 Rừng Lát hoa Trung tâm thực nghiệm Nông 383 41 trồng Lâm nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Qua điều tra và tìm hiểu tại khu vực có trồng cây Lát hoa thuộc đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy loài Lát hoa có biên độ sinh thái thích nghi rộng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên cả địa hình bằng phẳng lẫn đồi núi đá. Từ số liệu bảng 3.2 có thể thấy số cây sinh trưởng trên trung bình tại khu vực nghiên cứu là không cao chiếm 41% tổng số cây, tuy nhiên tỉ lệ cây sinh trưởng tốt này vẫn đảm bảo cho công tác nghiên cứu lựa chọn cây trội. 3.2. Xác định độ vượt của các cây trội dự tuyển 3.2.1. Theo phương pháp điều tra thống kê Tại khu vực nghiên cứu tiến hành xác định độ vượt của cây trội dự tuyển theo phương pháp thống kê, kết quả thể hiện trong biểu sau: Bảng 3.3 Kết quả điều tra độ vượt của các cây trội Lát hoa dự tuyển theo phương pháp điều tra thống kê D1.3 Hvn TT D1.3lp + 2Sx Hvn + 2Sx D% H% (cây dự tuyển) (cây dự tuyển) 1 38,25 39 36,4 39,4 148,3 137,4 2 34,5 36 36,4 39,4 133,8 126,9 3 37,75 38,5 36,4 39,4 146,4 135,7 4 37,5 40 36,4 39,4 145,4 141,0 5 37,25 39 36,4 39,4 144,4 137,4 6 37,5 35,5 34,5 35,1 167,6 150,9 7 38 35 34,5 35,1 169,8 148,8 8 36,75 38,5 34,5 35,1 164,2 163,7 9 38,25 37,5 34,5 35,1 170,9 159,4 10 38,5 39 34,5 35,1 172,0 165,8 11 38,75 28 38,4 31,1 142,6 116,2 12 39,5 28,5 38,4 31,1 145,4 118,3 13 37,5 28 38,4 31,1 138,0 116,2 14 47,5 28 38,4 31,1 174,8 116,2 15 38,5 28 38,4 31,1 141,7 116,2 16 48,5 43 48,5 44,1 132,9 116,0 17 48,25 42 48,5 44,1 132,2 113,3 18 48,25 41 48,5 44,1 132,2 110,6 19 46,5 40 48,5 44,1 127,4 107,9 20 47,5 40 48,5 44,1 130,1 107,9 Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy mức độ đạt được độ vượt theo tiêu chuẩn của ngành

198

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 lâm nghiệp khi tính theo 2 lần sai tiêu chuẩn và tính theo phần trăm so với trị số trung bình của các cây trong ô tương ứng có sự khác nhau. Vì thế để đảm bảo tính chắc chắn khi đề nghị công nhận cây trội, chúng tôi chọn lọc các cây số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, Đây là những cây đạt độ vượt 25% đường kính và 10% về chiêu cao so với trung bình của lâm phần theo tiêu chuẩn ngành. 3.2.2. Theo phương pháp 5 cây so sánh Qua điều tra sơ bộ trên khu vực nghiên cứu, đã chọn được 18 cây trội dự tuyển cùng các cây so sánh, kết quả được ghi trong biểu sau: Bảng 3.4 Kết quả tính độ vượt của cây trội dự tuyển theo phương pháp 5 cây so sánh TT D1.3 dự Hvn dự 5 cây so sánh D% H% tuyển tuyển D1.3 Hvn 1 48,25 41 35,55 35,9 135,7243 114,21 2 48,25 42 32 35,06 150,7813 119,79 3 48,5 43 36,9 38 131,4363 113,16 4 38,25 38,5 22,55 28,3 169,6231 136,0424 5 38,25 37,5 20,2 18 189,356 208,333 6 38 35 19,9 22,35 192,211 167,785 7 39,5 28,5 26,85 22,4 147,1136 127,2321 8 38,5 28 26,2 23 146,9466 121,7391 9 38,75 28 26,85 28,9 144,3203 96,88581 10 38,5 39 20,2 19,9 190,5941 195,9799 11 34,5 36 24,6 25 155,488 150,000 12 37,75 38,5 26,98 32,2 141,772 116,460 13 37,5 40 23,5 27,8 162,766 134,892 14 37,25 39 25,1 28,5 152,390 131,579 15 37,5 35,5 20,4 22,3 187,500 168,161 16 37,5 28 26 22,6 147,115 165,929 17 37,5 28 25,3 24,5 151,186 153,061 18 36,75 38,5 20,45 22,1 187,042 169,683 Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy trong các lô có cây dự tuyển đem so sánh về độ vượt so với trị số trung bình của các cây kiểm tra thì các cây dự tuyển có độ vượt hẳn so với trị số trung bình của các cây so sánh về đường kính (D1.3) từ 131 % - 192 % về chiều cao vút ngọn (Hvn) từ 113 % - 208 %. Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp (cây trội là cây có độ vượt 25% về đường kính và 10% về chiều cao) thì có 18 cây đáp ứng có độ vượt về đường kính và 18 cây đáp ứng có độ vượt về chiều cao. Như vậy, tại khu vực nghiên cứu xác định được 18 cây trội dự tuyển đáp ứng được độ vượt về đường kính và chiều cao theo tiêu chuẩn của Ngành để lựa chọn là cây trội gồm các cây số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18. 3.3. Đánh giá các cây dự tuyển theo chỉ tiêu tổng hợp Với 20 cây trội được đưa vào đánh giá xếp loại ở trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm

199

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Nông Lâm Nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được tổng hợp kết quả như sau: Bảng 3.5 Kết quả xếp loại cây trội dự tuyển tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm Nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La TT Mã Chiều Thể Tán Độ Khả Đường Góc Tổng số cao tích cây thẳng năng tỉa kính phân điểm (điểm) (điểm) (điểm) cây cành cành cành (điểm) (điểm) (điểm) (điểm) 1 08 7 11 5 4 1 1 6 35 2 18 8 12 3 4 1 1 5 34 3 12 4 7 4 4 1 1 1 22 4 06 6 8 4 4 1 1 4 28 5 17 8 12 3 4 1 1 7 36 6 03 7 11 4 4 1 1 1,5 29,5 7 09 7 11 4 4 1 1 5,5 33,5 8 19 8 12 3 4 1 1 1,5 30,5 9 10 7 11 3 4 1 1 5 32 10 13 4 7 3 4 1 1 6 26 11 15 4 7 4 4 1 1 3 24 12 20 8 12 4 4 1 1 1 31 13 01 7 11 3 3 1 1 2 28 14 04 8 11 4 4 1 1 2 31 15 11 4 7 4 4 1 1 2,2 23,2 16 05 7 11 3 3 1 1 2 27 17 16 8 12 3 3 1 1 5,5 33,5 18 14 4 7 4 3 1 1 1,5 21,5 19 02 6 8 2 4 1 1 5 27 20 07 6 8 3 3 1 1 5 27 Kết quả tổng hợp từ bảng 3.5 cho các kết quả của từng cây trội theo phương pháp cho điểm, cho thấy điểm số của từng cây trội theo từng tiêu chí được đánh giá có sự khác nhau. Như vậy, bằng phương pháp cho điểm theo các tiêu chí thì các cây trội dự tuyển tại khu vực Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có điểm đạt từ 21,5 điểm đến 35 điểm . Kết quả này cho thấy mặc dù các cây trội đã được tuyển chọn nhưng có sự khác nhau rõ về tổng điểm. Có 20/20 cây đạt tổng điểm trên 20 điểm trở lên. Để đảm bảo cây trội dự tuyển đáp ứng được các tiêu chí của ngành, chắc chắn khi tuyển chọn cây trội chọn các cây có mã số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20. 3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây trội Trên cơ sở đã lựa chọn được các cây trội, để đảm bảo cây trội sinh trưởng phát triển tốt đáp ứng được mục tiêu cung cấp hạt giống cho xây dựngrừng giống, vườn giống, cần có biện pháp kỹ thuật lâm sinh và phương pháp quản lý cây trội phù hợp. 3.4.1 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

200

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Tỉa thưa các cây xung quanh đảm bảo để cây trội có không gian dinh dưỡng để phát triển tốt nhất. Sau khi chặt tỉa thưa phải dọn vệ sinh rừng và kết hợp chăm sóc bón phân cho những cây giữ lại làm cây trội. - Phát dây leo, cây bụi xung quanh cây trội. - Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, lửa rừng và sự phá họai của con người cho đến lúc rừng còn thu hái quả. - Khi có điều kiện cần thực hiện tốt việc tỉa bỏ những cành không có hiệu quả (cành không có khả năng ra hoa, đậu quả) để tập trung chất ăn cho những cành hữu hiệu. 3.4.2. Biện pháp quản lý cây trội Trên cơ sở các cây trội đã được tuyển chọn và công nhận, chúng ta phải có biện pháp quản lí gồm: - Các cây trội phải có hồ sơ ghi chép rõ ràng, thời gian và phương thức trồng, mật độ trồng, biện pháp kỹ thuật đã xử lý và các diễn biến khác. - Các cây trội phải được đánh số theo một hệ thống chung. Mỗi cây trội được sơn một vòng sơn tương phản với màu sắc của vỏ cây, được sơn ở độ cao 1,5m. Phía dưới viết số hiệu cây trội theo cùng một hướng và có kỹ hiệu riêng cho từng khu vực. - Thu hái quả từ rừng giống để cung cấp giống cho trồng rừng theo phương thức thu hái chung cho những cây có quả chín thu hoạch cùng thời kỳ và chỉ thu hái từ vụ quả thứ ba trở đi. Nghiêm cấm việc chặt cành lấy quả. 4. KẾT LUẬN Từ các nội dung nghiên cứu trên, có thể đi đến một số kết luận sau: - Đối tượng rừng Lát hoa tại khu vực nghiên cứu sinh trưởng tương đối tốt, mật độ đảm bảo để tiến hành chọn các cây trội dự tuyển. - Dựa trên tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, bằng các phương pháp nghiên cứu đã thu được các cây trội đạt tiêu chuẩn: - Phương pháp điều tra thông kê: Với phương pháp này,qua phân tích đã thu được 20 cây trội tại khu vực Trung tâm nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt độ vượt theo tiêu chuẩn của Ngành khi tính theo 2 lần sai tiêu chuẩn và tính theo phần trăm so với trị số trung bình của các cây trong ô. Độ vượt về đường kính từ 27,4% -74,8%; chiều cao từ 10 % - 65,8%. - Phương pháp 5 cây so sánh: Bằng phương pháp này, đã chọn được 18 cây trội tại khu vực nghiên cứu có độ vượt so với 5 cây so sánh đạt theo tiêu chuẩn của Ngành, về đường kính D1.3m từ 25% - 90%, Chiều cao (Hvn) từ 10% - 95% (các cây có mã số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18). - Phương pháp đánh giá theo các chỉ tiêu tổng hợp: Qua phương pháp cho điểm ta thu

201

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

được các cây có mã số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 là những cây đạt tổng điểm cao (trên 21,5 đến 36 điểm) trong lâm phần điều tra cả về độ vượt so với các cây trong lâm phần và theo đánh giá về chất lượng cây trội dự tuyển so với các cây trội dự tuyển được chọn, đáp ứng được mục tiêu làm giống và đáp ứng được Tiêu chuẩn ngành 04- TCN- 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây trội để thu hái hạt giống phục vụ công tác xây dựng rừng giống, vườn giống bao gồm các nhóm biện pháp kĩ thuật lâm sinh và quản lí cây trội hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (1998), Cải thiện giống cây rừng. Trường đại học Lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp năm 1998. [2]. Lê Đình Khả, Hoàng Thanh Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1986. Chọn lọc các cây Mỡ mọc nhanh có hình dáng tốt cho vùng trung tâm. Kết quả nghiêncứu khoa học về chọn giống cây rừng (Tập Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 79 - 139. [3]. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đoàn Thị Bích, 1996, Tuyển chọn giống Sở (Camelia oleosa) có năng suất cao cho vùng Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 60 - 78.

RESEARCH ON SELECTING DOMINANT PLANT OF CHUKRASIA TABULARIS A.JUSS IN CENTRE OF AGRICULTURAL AND FORESTRY - TAY BAC UNIVERSITY - THUAN CHAU DISTRICT - SON LA PROVINE Pham Duc Thinh M.A Faculty of Agriculture and Forestry Abstract: Center of Agricultural and forestry with planting area of 0.4 ha Lat hoa, whole plants in the region are aged for fruit maturation and stability. To choose the crops eligible for the best quality seed sources used subject branch standard 04 TCN 147-2006 of the Ministry of Agriculture and Rural Development recognized forestry plant varieties to assess the choice of dominant plants according to two statistical survey methods and 5km comparative selection results are 18 trees eligible to meet requirements like power supply serving the local plantation. Keywords: Chukrasia tabularis A.Juss, dominant plant, branch standard 04 TCN 147-2006.

202

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY SAI SỐ Ở CÁC BỘ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM “ĐO TIÊU CỰ THẤU KÍNH” ThS. Phan Toàn Khoa Toán - Lí - Tin Tóm tắt: Bài thí nghiệm vật lí “Đo tiêu cự thấu kính” là một trong những bài thí nghiệm điển hình của phần quang hình học, được dạy học ở nhiều lớp. Lớp 9 có bài thí nghiệm thực hành “Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ”. Lớp 11 có bài thí nghiệm thực hành “Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì”. Ở bậc cao đẳng và đại học sư phạm vật lí có bài thí nghiệm thực hành “Đo tiêu cự của thấu kính mỏng (thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì)”. Trên cơ sở “định luật truyền thẳng ánh sáng”, “định luật khúc xạ ánh sáng”, các bài thí nghiệm này đều nghiên cứu sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính mỏng theo quan điểm quang hình học, từ đó xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

1. Đặt vấn đề Qua thực tế nhiều năm hướng dẫn sinh viên thí nghiệm thực hành, sử dụng nhiều bộ thiết bị đo tiêu cự thấu kính do nhiều công ty cung cấp, chúng tôi thấy một số nhược điểm của thiết bị đo, làm làm sai lệch kết quả thí nghiệm tương đối nhiều. Tất nhiên, các thiết bị đo dù được chế tạo tối tân đến đâu thì vẫn sai số khi sử dụng để làm thí nghiệm. Nhưng sai số này phải nằm trong giới hạn cho phép. Để làm tốt bài thí nghiệm vật lí “Đo tiêu cự thấu kính”, sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng được một số nội dung kiến thức sau: - Các khái niệm tia sáng, chùm tia sáng, ảnh thật, ảnh ảo, thấu kính mỏng, quang tâm, quang trục, tiêu điểm, tiêu cự, quang hệ đồng trục… - Các định luật định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng, nguyên lí về tính thuận nghịch chiều truyền ánh sáng. - Các điều kiện cho ảnh điểm qua mặt cầu khúc xạ. Các hiện tượng sắc sai.

- Lí thuyết phương pháp đo tiêu cự thấu kính. L0 Sau khi đã nắm vững các kiến thức trên, tất nhiên B M

/ sinh viên cần có bộ thiết bị thí nghiệm đo tiêu cự thấu F / A kính được chế tạo khá chính xác thì mới tiến hành thí A nghiệm có kết quả ở mức sai số nhỏ cho phép. 2. Nội dung B/ Lí thuyết phương pháp đo tiêu cự thấu Hình 1 kính. a. Đo tiêu cự thấu kính hội tụ / Xét sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ: Đặt thấu kính hội tụ L0 có tiêu cự f nằm trong khoảng giữa vật sàng AB và màn hứng ảnh M trên một giá đỡ (gọi là băng quang học) sao cho trục chính của thấu kính này luôn vuông góc với vật AB và màn ảnh M (Hình 1). Giả sử vật AB và màn ảnh M được giữ cố định cách nhau một khoảng D thỏa màn điều / kiện: D 4.f , khi đó nếu dịch chuyển từ từ thấu kính L0 từ vị trí sát vật AB đến gần màn ảnh

203

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

/ / M, thì ta sẽ thấy có những chỗ trên băng quang học, thấu kính L0 cho một ảnh thật A B hiện rõ nét trên màn ảnh M. Ảnh thật A/B/ có độ lớn thay đổi, hoặc lớn hơn, hoặc bằng vật, hoặc / nhỏ hơn vật tùy thuộc các khoảng cách s và s tính từ quang tâm thấu/ kính L0 đến vật AB và / s.s màn ảnh M. Đo các khoảng cách s, s/ , thế vào công thức: f  (1), tính được tiêu cự s s/ / / thấu kính L0. (s, s và f đều là giá trị đại số). b. Đo tiêu cự thấu kính phân kì Xét sự tạo ảnh của vật qua thấu kính phân kỳ.

0 / Nếu thay thấu kính hội tụ L bằng một thấu kính s1 s1 phân kì L với vật thật AB, thì luôn tạo ra ảnh ảo, / s a) nên không thể đo được khoảng cách từ thấu kính M L0 phân kì đến ảnh ảo để xác định tiêu cự f của thấu B kính phân kì L theo công thức (1). Khắc phục khó (1) F/ khăn này, ta phải ghép thấu kính phân kỳ L với A A/ thấu kính hội tụ L0 thành một hệ đồng trục hai thấu kính (L, L0), nhờ đó thu được ảnh cuối cùng của B/ L quang hệ 2 thấu kính này là ảnh thật, rồi áp dụng L0 B công thức (1) để xác định tiêu cự f của thấu kính b) B1 M (2) phân kỳ. Cụ thể như sau: A A1 / - Đặt vật AB tại vị trí (1) cách thấu kính hội tụ F F A2

0 0 0 2 L một khoảng nhỏ hơn 2f , (f là tiêu cự của thấu / B s kính hội tụ L0), vuông góc với trục chính của thấu kính. Dịch chuyển từ từ vật AB để thu được ảnh s Hình 2 thật A/B/ lớn hơn vật AB hiện rõ nét nhất trên màn

ảnh M. Sau đó, giữ cố định vị trí thấu kính hội tụ L0 và màn ảnh M (Hình 2a).

- Đặt thêm thấu kính phân kì L vào giữa vật AB và thấu kính hội tụ L0, tạo thành một hệ

đồng trục hai thấu kính (L, L0). Phối hợp dịch chuyển từ từ vật AB và thấu kính phân kỳ L sao cho ảnh ảo A1B1 của vật AB cho bởi thấu kính phân kì L đóng vai trò vật thật đối với thấu kính hội tụ L0, lúc đó sẽ thu được ảnh thật A2B2 lớn hơn A1B1 hiện rõ nét trên màn M (Hình 2b).

Khi đó theo nguyên lý đảo chiều của các tia sáng, vị trí ảnh ảo A1B1 sẽ nằm đúng vị trí (1) của vật AB lúc đầu chưa dịch chuyển vật AB. Như vậy với vật AB ở vị trí (2), qua thấu kính phân kì L cho ảnh ảo A1B1. - Đo khoảng cách s từ quang tâm thấu kính phân kì đến vị trí (2) của vật AB và khoảng cách s / từ quang tâm thấu kính phân kì đến vị trí (1) của vật AB, thế vào công thức (1), ta sẽ xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì L (Hình 2b). 3. Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

204

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Độ nhạy và độ chính xác của các dụng cụ đo bị giới hạn, giác quan của người làm thí nghiệm thiếu nhạy cảm, điều kiện của các lần đo không thật ổn định, lý thuyết của các phương pháp đo có tính chất gần đúng ... Do đó không thể đo chính xác tuyệt đối giá trị thực của các đại lượng vật lý cần đo, tức là kết quả của phép đo luôn có sai số. Như vậy khi tiến hành phép đo, không những ta phải xác định giá trị của đại lượng cần đo, mà phải xác định cả sai số của kết quả đo. Các loại sai số gồm: sai số ngẫu nhiên, sai số hệ thống, sai số dụng cụ. a. Sai số ngẫu nhiên là loại sai số khiến cho kết quả đo khi thì lớn hơn, khi thì nhỏ hơn giá trị thực của đại lượng cần đo. Thí dụ : khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian chuyển động của vật rơi tự do, ta khó có thể bấm đồng hồ đúng tuyệt đối thời điểm vật bắt đầu rơi và thời điểm vật chạm đất, mà thường bấm đồng hồ sớm hơn hoặc chậm hơn các thời điểm này, nên kết quả đo thời gian chuyển động của vật rơi tự do sẽ sai lệch. Rõ ràng không thể khử được sai số ngẫu nhiên, nhưng ta có thể giảm nhỏ giá trị của nó bằng cách thực hiện đo cẩn thận nhiều lần trong cùng một điều kiện và xác định giá trị trung bình của nó dựa trên cơ sở của phép tính xác suất thống kê. b. Sai số hệ thống là sai số làm cho kết quả đo hoặc luôn lớn hơn , hoặc luôn nhỏ hơn giá trị thực của đại lượng cần đo. Nguyên nhân do người làm thí nghiệm thiếu cẩn thận, đo sai phương pháp, do dụng đo chưa được hiệu chỉnh đúng. Vì thế sai số hệ thống là loại sai số có thể khử được. c. Sai số dụng cụ là sai số do bản thân dụng cụ, thiết bị đo gây ra. Thiết bị đo càng hoàn thiện, càng tinh xảo thì sai số dụng cụ càng nhỏ, nhưng về nguyên tắc cho đến hiện nay chưa thể loại bỏ hoàn toàn sai số dụng cụ. Sai số đề cập ở bài báo này là Sai số dụng cụ. 4. Các thiết bị thí nghiệm “Đo tiêu cự thấu kính” Hầu hết các thiết bị thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính đều được thiết kế, chế tạo kiểu gần giống nhau. Dưới đây là 4 mẫu thiết bị thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính. a. Bộ thiết bị thí nghiệm “Đo tiêu cự thấu kính” dùng cho thí nghiệm thực hành vật lí đại cương hệ CĐ và ĐH. Mẫu năm 2012, gồm có 14 chi tiết (Hình 3) + Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì được chế tạo bằng thuỷ tinh, có dạng như đĩa tròn 2 mặt lồi (thấu kính hội tụ), hoặc 2 mặt lõm (thấu kính phân kì). Sau đó dùng keo gắn chặt thấu kính vào khung nhựa tròn. Khung nhựa tròn được vặn ren với một thanh trụ kim loại. Thanh trụ lại được cắm vào lỗ ở chân đế. Chân đế trượt trên một băng kim loại thẳng, gọi là băng quang học. Trên mỗi chân đế có một vạch đánh dấu vị trí của dụng cụ cắm trên nó (vật AB, thấu kính, màn hứng ảnh). + Vật AB có dạng hình số 1 (hoặc một chữ cái) nằm giữa một lỗ tròn khoét trên tấm nhựa đen. Màn hứng ảnh là tấm nhựa trắng. Các tấm nhựa đen và trắng này được vặn ren với một thanh trụ thẳng đứng, cắm vào lỗ ở mỗi chân đế.

205

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

+ Băng quang học thường làm bằng hợp kim nhôm, là một máng trượt thẳng, dài (từ 0,6m đến1m), đặt nằm ngang. Trên một cạnh băng quang học có gắn một thước mét chia đến mm. Thước này xác định vị trí của vật, của thấu kính, của ảnh. Muốn thay đổi vị trí vật AB, vị trí các thấu kính L, L0 hoặc vị trí màn ảnh M trên giá quang học, ta dịch chuyển chân đế trên băng này. + Nguồn để tạo các tia sáng là một bóng đèn sợi đốt (6 – 12V) được đặt sau một thấu kính hội tụ để tạo chùm tia tới song song.

5 7 1 2 6 3 1 3 4 4 4 4 8 8 8 9 8 9 9 1 0 1 2 1 0 9 1 0 1 1 1 4 Hình 3 b. Bộ thiết bị thí nghiệm “Đo tiêu cự thấu kính” dùng cho thí nghiệm thực hành vật lí đại cương hệ CĐ và ĐH. Mẫu năm 2008 (Hình 4):

Hình 4 c. Bộ thiết bị thí nghiệm “Đo tiêu cự thấu kính phân kì” dùng cho thí nghiệm thực hành vật lí lớp 11. Mẫu năm 2010 (Hình 5):

Hình 5

d. Bộ thiết bị thí nghiệm “Đo tiêu cự thấu kính hội tụ” dùng cho thí nghiệm thực hành vật lí lớp 9. Mẫu năm 2010 (Hình 6):

Hình 6

206

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

5. Phân tích các nguyên nhân gây sai số lớn do thiết bị đo gây ra a. Sai số khi đo các khoảng cách S và S’ Theo lí thuyết, các khoảng cách S và S’ là khoảng cách từ quang tâm thấu kính đến vật và đến ảnh. Khi tiến hành thí nghiệm, các khoảng cách S và S’ là các khoảng cách đo được từ vạch dấu ở chân đế gắn thấu kính đến 2 vạch dấu ở chân 2 đế gắn vật và gắn màn hứng ảnh, nhờ thước mét gắn trên một cạnh băng quang học. Ba vạch dấu ở 3 chân đế cách thấu kính, cách vật, cách ảnh từ 10 đến 15 cm. Do các thanh đỡ thấu kính, đỡ vật, đỡ màn ảnh không thật vuông góc với băng quang học. Ngoài ra vạch dấu ở chân đế gắn thấu kính thường không nằm trong mặt phẳng thẳng đứng chứa quang tâm thấu kính. Nên các khoảng cách S và S’ đo được như trên không chính xác. (Ví dụ, quan sát kĩ hình 5, hình 6 ta nhận thấy ngay thấu kính, màn hứng ảnh bị nghiêng, không vuông góc với băng quang học.) b. Sai số khi ghép đồng trục thấu kính phân kì với một thấu kính hội tụ Theo lí thuyết, khi đo tiêu cự thấu kính phân kì ta phải ghép đồng trục nó với thấu kính hội tụ, tức là quang trục chính của 2 thấu kính phải nằm trên cùng một đường thẳng nằm ngang, song song với băng quang học. Quang trục chính của thấu kính là đường thẳng tưởng tượng đi qua quang tâm 0 của thấu kính và đi qua 2 tâm của 2 mặt cầu khúc xạ tạo nên thấu kính. Khi tiến hành thí nghiệm, để ghép đồng trục được 2 thấu kính phải điều chỉnh các ốc vít sao cho 2 thấu kính cùng vuông góc với băng quang học, 2 quang tâm của 2 thấu kính cùng độ cao so với băng quang học. Sau đó phải điều chỉnh đèn chiếu để tạo chùm tia tới song song với băng quang học và chiếu dọc theo quang trục của hệ 2 thấu kính. Do độ chính xác cơ khí của thiết bị đo kém (như các chân đế vênh nhau, độ rơ lớn, các ốc vít không chuẩn…) nên việc ghép đồng trục thấu kính rất khó khăn. Đây là khâu gây sai số nhiều nhất. (Ví dụ, quan sát kĩ hình 3 ta nhận thấy ngay 2 thấu kính chưa đồng trục) c. Sai số do không tạo được chùm tia sáng song song chiếu dọc theo quang trục của hệ Đây là lỗi do không điều chỉnh đèn chiếu đúng hướng, đúng độ cao. Một số bộ dụng cụ, đèn chiếu bị chếch lên hoặc chúc xuống nên không tạo được chùm tia sáng song song chiếu dọc theo quang trục của hệ. d. Sai số khi quan sát màn hứng để tìm ảnh tạo thành qua quang hệ Theo lí thuyết thì ảnh tạo thành qua quang hệ là duy nhất: ảnh thật A/B/ tại hình (1), ảnh thật A2B2 tại hình (2), nhưng thực tế thí nghiệm không phải như vậy. Do hiện tượng cầu sai dọc ở thấu kính, nên khi tiến hành thí nghiệm ta dịch chuyển màn hứng để tìm ảnh, thì không phải chỉ có 1 vị trí duy nhất của màn hứng ta quan sát thấy ảnh, mà có một số vị trí khác của màn hứng vẫn quan sát thấy ảnh. Khái niệm “ảnh rõ nét trên màn” phụ thuộc vào thị giác và kĩ năng quan sát ảnh của người làm thí nghiệm. Tóm lại, các nguyên nhân gây sai số lớn bởi thiết bị đo là ở 2 khâu sau:

207

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Thứ nhất, độ chính xác về cơ khí khi chế tạo, sản xuất thiết bị đo ở một số mẫu không đảm bảo. Thứ hai, mẫu thiết kế thiết bị đo tiêu cự thấu kính như trên chưa phải là tối ưu. 6. Kết luận Như vậy, thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính dựa vào sự tạo ảnh của vật qua thấu kính. Để giảm sai số thì ảnh được tạo thành bởi sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính phải là ảnh điểm. Muốn có ảnh điểm thì phải dùng các tia tới đi gần trục chính của thấu kính và sử dụng các thấu kính có góc mở nhỏ. Khi đo tiêu cự của thấu kính phân kì, ta phải ghép đồng trục thấu kính phân kì với một thấu kính hội tụ. Ngoài ra vật AB, các thấu kính hội tụ và phân kì, màn hứng ảnh phải luôn vuông góc với quang trục chính của thấu kính. Trục chính và quang tâm của thấu kính là một đường thẳng và một điểm tưởng tượng, không nhìn thấy được. Nên việc tạo thành một quang hệ đồng trục, chiếu các tia tới qua quang tâm, hoặc tia tới gần trục chính của thấu kính, là những khó khăn chính trong khi tiến hành thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính. Từ các cơ sở lí thuyết và thực tiễn bài thí nghiệm vật lí “Đo tiêu cự thấu kính”, chúng tôi thấy cần thiết và có thể khắc phục các nguyên nhân gây sai số bằng cách chế tạo một bộ thiết bị khác chính xác hơn. Nhờ đó giúp cho công tác thí nghiệm thực hành vật lí đạt kết quả tốt hơn. Cụ thể về mẫu thiết kế mới “thiết bị đo tiêu cự thấu kính” sẽ được trình bày chi tiết ở bài báo sau.

THE CAUSE FOR ERROR IN THE LABORATORY EQUIPMENT “LENS FOCAL MEASURE”

Phan Toan M.A Faculty of Mathematics, Physics and Informatics Abstract: Physics experiments, "Measurement of focal lens" is one of the typical experiments of the geometrical optics, is taught in many classes. Grade 9 practical experiments "Measuring focal length of the focusing lens." Grade 11 practical experiments "Determining the focal length of the lens defocusing". At the college level and college physics teacher with practical experiments, "Measuring the focal length of a thin lens (lens focusing and defocusing)". On the basis of "the law of direct transmission of light," "the law of refraction of light", of this experiment were to study the refraction of light through a thin lens in view of geometrical optics, thereby determining the target focus of the converging lens and diverging lens. Through many years practical guide students practical experiments, using multiple sets of instrumentation Lens focal provided by many companies, we found some drawbacks of instrumentation, as falsifying results relatively more experiments.

208

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THONG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ThS. Nguyễn Quốc Pháp Khoa Sử - Địa Tóm tắt: Thực hiện Nghị Quyết Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuyển từ tiếp cận mục tiêu trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực học sinh. Bài viết của chúng tôi đi vào phân tích một số khía cạnh khác nhau của nội hàm khái niệm “Năng lực”. Trên cơ sở đó đề xuất khung năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Từ khóa: Năng lực, khung năng lực.

1. Đặt vấn đề Phát triển năng lực học sinh không phải là vấn đề mới của lí luận giáo dục và lí luận dạy học. Có mới chăng chính là cách tiếp cận của nền giáo dục Việt Nam. Thực hiện Nghị Quyết Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuyển từ tiếp cận mục tiêu trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, ở nước ta, nội hàm khái niệm năng lực còn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh khung năng lực chung, mỗi môn học cần xác định khung năng lực đặc thù cần phát triển ở học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào mấy vấn đề cơ bản sau: - Khái niệm “Năng lực”; - Khung năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 2. Khái niệm “Năng lực” Mặc dù là một thuộc tính tâm lí nhưng khái niệm “Năng lực”cũng được diễn giải khác nhau và chưa có sự thống nhất, đặc biệt liên quan đến những vấn đề cụ thể của tâm lí học và giáo dục học. Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ ấn bản năm 1992, Năng lực được định nghĩa như sau: 1. Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. 2. Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. [5, 656] Trong “Tâm lí học đại cương” do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, năng lực được định nghĩa là Tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. [6, 178] Theo các tác giả, năng lực có hai loại, năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau…là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả. Năng lực riêng biệt (năng lực riêng biệt, năng lực chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chất chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.

209

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường đã định nghĩa năng lực (competency) trong “Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu và phương pháp dạy học” là “khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [4, 68] Theo các tác giả, cấu trúc năng lực bao gồm bốn thành phần chính, tương ứng với những mục tiêu giáo dục theo UNESCO đưa ra. Các mục tiêu giáo dục theo Các thành phần năng lực UNESCO Năng lực chuyên môn  Học để biết (Professional competency)

Năng lực phương pháp  Học để làm (Methodical competency)

Năng lực xã hội  Học để chung sống (Social competency)

Năng lực cá thể  Học để khẳng định mình (Induvidual competency)

Theo tác giả Lê Thị Bùng (chủ biên) với “Các thuộc tính của tâm lí điển hình của nhân cách”, trong tâm lí học có hai hướng tiếp cận khái niệm năng lực. Khuynh hướng thứ nhất xem năng lực là một điều kiện tâm lí của cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. Khuynh hướng thứ hai, xem năng lực là những thuộc tính của cá nhân, bao gồm những thuộc tính tâm lí và cả những thuộc tính giải phẫu sinh lí. Trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận khái niệm về năng lực, các tác giả của công trình đã khẳng định: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả” [2, 125] Tác giả Nguyễn Công Khanh cũng đưa ra một định nghĩa đáng chú ý: Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ…phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Trong tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Lịch sử, cấp Trung học phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2014, các tác giả đã xác định nội hàm khái niệm năng lực gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung được định nghĩa: “Năng lực của học sinh là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ kiến thức,

210

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 kĩ năng…mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội…thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện cụ thể đang thay đổi của xã hội.” [1, 45]. Khi phân loại năng lực, căn cứ vào những đặc điểm tâm lí cụ thể của các năng lực khác nhau, có ý kiến chia năng lực thành: - Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi ..làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận động…Các năng lực này đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. - Năng lực riêng (năng lực chuyên biệt) là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động (ví dụ, toán học, kĩ thuật…). - Năng lực thực hành là những năng lực có thể bao trùm một phần những năng lực riêng, đáp ứng yêu cầu của những hoạt động thực hành (VD: sư phạm, tổ chức, kĩ thuật). Thực hiện Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra quan niệm về năng lực chung cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông, được cụ thể hóa trong chương trình. TS. Nguyễn Hồng Thuận, Viện KHGD Việt Nam đã đề xuất khung năng lực chung - cơ bản cần có ở học sinh phổ thông Việt Nam. Theo đó thì năng lực cơ bản được chí thành 4 nhóm: Năng lực nhận thức; Năng lực xã hội; Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn); Năng lực tự thân. TS. Lương Việt Thái và nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đề xuất hệ thống năng lực chung và cốt lõi cho học sinh phổ thông Việt Nam bao gồm: (1) Năng lực tư duy (suy luận, phê phán, sáng tạo); (2) Tự học, học cách học; (3) Tự quản lí bản thân và phát triển bản thân; (4) Hợp tác; (5) Giao tiếp; (6) Tìm kiếm, tổ chức, xử lí thông tin; (7) Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn. Từ những định nghĩa và nội hàm khái niệm năng lực nêu trên, chúng ta có thể hệ thống lại những nội dung cơ bản nhất của nội hàm khái niệm năng lực: - Năng lực là một thuộc tính tâm lí, điều kiện đảm bảo cho cá nhân thực hiện hiệu quả một hoạt động, công việc nào đó. - Cấu trúc năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn). - Mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục là giúp người học biến kinh nghiệm của nhân loại thành năng lực bản thân. - Năng lực không thể có được thông qua dạy, mà phải thông qua học và luyện tập. Như vậy, dù là một thuộc tính tâm lí, nhưng năng lực cá nhân chỉ có thể được hình

211

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 thành và phát triển một cách hoàn toàn thông qua hoạt động giáo dục. Đó là lí do giải thích vì sao từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, thế giới có những chuyển đổi mạnh mẽ triết lí giáo dục . Sự bùng nổ của CNTT, sự phát triển của nền kinh tế tri thức đặt ra những đòi hỏi rất cao về chất lượng lao động. Xu hướng chung của nền giáo dục thế giới đều hướng vào phát triển năng lực con người. Tính “động” của sự phát triển khiến xã hội đặc biệt đề cao những “kĩ năng mềm” (Soft skills) bên cạnh những “kĩ năng cứng” (Hard skills). Biểu hiện sinh động nhất của năng lực đó là sự sáng tạo trong tư duy và hành động. Đây cũng là tiêu chuẩn cứng của năng lực. Đó cũng là trách nhiệm, nhiệm vụ của nền giáo dục. Chúng ta vẫn còn do dự trong việc chuyển đổi một nền giáo dục mà trong đó sự học vẫn chỉ là để tạo ra những “công cụ”. Chúng ta cần cách mạng mô hình giáo dục mà ở đó những thế hệ được giáo dục chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động bằng những con người biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm. Đó là bản chất của khái niệm năng lực cần thiết cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 3. Khung năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Dạy học lịch sử nhằm thực hiện một phần mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có mục tiêu phát triển năng lực. Do vậy, phát triển năng lực là một thành tố của mục tiêu dạy học bộ môn, được quy định trong chương trình. Trên cơ sở hệ thống hoá những quan niệm khác nhau khi xem xét nội hàm khái niệm năng lực; xuất phát từ đặc trưng của kiến thức, nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử, chúng tôi đi vào làm rõ những năng lực cần chú trọng hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử cụ thể qua bảng sau: Stt Năng lực chung Biểu hiện trong dạy học lịch sử I. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu để tìm kiếm nội dung lịch sử thông qua kênh hình - Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK lịch sử 1 Năng lực tự học - Khả năng tự tìm kiếm kiến thức lịch sử thông qua tài liệu tham khảo. - Kĩ năng kết hợp đọc SGK với nghe giảng, tự ghi chép. - Khả năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi - Khả năng tự hệ thống hóa kiến thức ôn tập, củng cố kiến thức. - Kĩ năng nhận thức và giải quyết một vấn đề lịch sử - Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm các bài tập Năng lực giải quyết 2 - Kĩ năng đưa ra các cách thức trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra vấn đề - Kĩ năng lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề lịch sử, vấn đề, tình huống thực tiễn một cách tối ưu.

212

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trận đánh, chiến dịch, cuộc chiến tranh trên lược đồ, sơ đồ, bản đồ lịch sử. - Kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra trong nước và thế giới. - Kĩ năng xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. - Tư duy tái tạo (kĩ năng ghi nhớ sự kiện: tưởng tượng, kĩ năng tái tạo…) - Tư duy sáng tạo (kĩ năng so sánh; phân tích, phản biện, khái quát hóa, hệ Năng lực sáng tạo thống hóa các vấn đề lịch sử 3 (Năng lực tư duy) - Kĩ năng trả lời câu hỏi, bài tập lịch sử một cách sáng tạo. - Kĩ năng nhật xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn đề lịch sử. II. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội - Khả năng sử dung ngôn ngữ lịch sử để trình bày một nội dung kiến thức 4 Năng lực giao tiếp - Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh hiện đại hóa lịch sử. - Sử dụng ngôn ngữ để biểu cảm vài tái hiện cảm xúc lịch sử. Năng lực hợp tác, - Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập. 5 hội nhập - Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử. III. Nhóm năng lực công cụ Năng lực sử dụng - Kĩ năng khai thác Internet (thông tin tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, phim tư công nghệ thông tin liệu…) để tìm kiếm nội dung kiến thức lịch sử. 6 và truyền thông - Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học như sở đồ tư duy, PowerPoint để (ICT) trình bày một nội dung lịch sử. - Kĩ năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến của mình về một nội dung Năng lực sử dụng 7 kiến thức lịch sử bằng ngôn ngữ viết. ngôn ngữ - Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức lịch sử. Sử dụng thống kê toán học trong học tập bộ môn Lịch sử như vẽ sơ đồ, 8 Năng lực tính toán biểu đồ, đồ thị lịch sử. Những năng lực cụ thể cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở cấp THPT: Stt Tên năng lực Ví dụ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, Tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử quá khứ tiêu 1 nhân vật lịch sử biểu có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc. Quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ như 2 Năng lực thực hành bộ môn lược đồ các cuộc phát kiến địa lí, các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu, chiến thắng Bạch Đằng năm 938…

213

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Lập bảng niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, thành tựu về kinh tế, văn hóa; vẽ được đồ thị tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ… Khai thác nội dung lịch sử cần thiết thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, hiện vật, mẫu vật, bảo tàng, di tích… Xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; thông qua đó lí giải Xác định và giải quyết mối được mối quan hệ của các sự kiện lịch sử như chỉ ra mối quan hệ liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình 3 giữa các sự kiện, hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động tích lịch sử với nhau cực và tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam…Qua đó lí giải nguồn gốc, bản chất của mối quan hệ và tác động qua lại giữa cá sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. So sánh nhân vật, sự kiện, giai đoạn, thời lì lịch sử; phân tích một nhân vật hay một sự kiện lịch sử; phản biện các nhận định, luận So sánh, phân tích, phản 4 điểm lịch sử; khái quát một giai đoạn hay một thời kì lịch sử…Từ biện, khái quát hóa đó thấy được tác động, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển lịch sử. Nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử: các phong trào yêu nước Nhận xét, đánh giá rút ra bài theo những khuynh hướng khác nhau, những hoạt động của các học từ những sự kiện, hiện cá nhân tiêu biểu, các phong trào cách mạng, các hiệp định, các 5 tượng, vấn đề lịch sử, nhân hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao…Rút ra bài học lịch sử vật từ công cuộc dựng nước giữ nước của ông cha ta và các bài học lịch sử khác. Vận dụng, liên hệ kiến thức Biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để lí giải, đã học vào lí giải, giải quyết giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi 6 các vấn đề của thực tiễn đặt trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp lãnh thổ, biên giới biển ra đảo, xu thế toàn cầu hóa… Biết sử dụng ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì để trình bày, lập Thông qua sử dụng ngôn ngữ luận các vấn đề lịch sử qua đó thể hiện được chính kiến của mình lịch sử thể hiện chính kiến 7 về các vấn đề đó, như lập luận khẳng định hoặc phủ định của các của mình về các vấn đề lịch nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân sử vật lịch sử. Như vậy, với tư cách là một thành tố của hoạt động tâm lí, năng lực là điều kiện để cá nhân thực hiện có hiệu quả các hoạt động. Năng lực (đặc biệt năng lực sáng tạo) là một điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho một cá nhân đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống

214

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 hiện tại. Bộ môn Lịch sử với tính đặc thù của đối tượng nhận thức, góp phần quan trọng vào việc phát triển các năng lực chung cho học sinh trên cơ sở các năng lực chuyên biệt được xác định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện tốt chức năng phát triển học sinh trong dạy học bộ môn, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hương pháp triển năng lực học sinh (Môn: Lịch sử, cấp THPT) [2]. Lê Thị Bùng (chủ biên) (2008), Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách, NXB Đại học Sư phạm. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Bernd Meier – Nguyễn văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm. [5]. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), “Từ điển tiếng Việt” , Trung tâm Từ điển ngôn ngữ [6]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2003), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [7]. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học lịch sử Tập 1, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm.

APPROACH THE COMPETENCE FRAME IN TEACHING HISTORY AT HIGH SCHOOLS IN THE SPIRIT OF THE INNOVATION IN EDUCATION AND TRAINING Nguyen Quoc Phap, M.A Faculty of History and Geography Abstract: In compliance with The Resolution of XI Party Central Committee of fundamental and comprehensive innovation in the education system in the direction of moving from equipping students with knowledge to developing the capacity of students . The paper anlyses several different aspects of the concept “Capacity”; from that promote the competence frame need developing for students in teaching history in grade school. Keywords: Capacity, competence frame.

215

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

BỘ SƯU TẬP MẪU VẬT LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT VÀ THÚ TẠI KHOA

SINH HÓA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NĂM 2014

TS. Phạm Văn Nhã, ThS. Phạm Văn Anh, ThS. Nguyễn Văn Dương Khoa Sinh - Hóa Tóm tắt: Khảo sát về đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát và thú tại tỉnh Sơn La từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2014, chúng tôi đã thu được 572 mẫu vật thuộc 72 loài, 57 giống, 27 họ, 7 bộ, 3 lớp. Trong đó, lớp Lưỡng cư thu được 400 mẫu thuộc 21 loài, 16 giống, 6 họ, 1 bộ; lớp Bò sát thu được 110 mẫu thuộc 26 loài, 22 giống, 7 họ, 1 bộ và lớp Thú thu được 62 mẫu thuộc 25 loài, 19 giống, 14 họ, 5 bộ. Từ khóa: Lưỡng cư, Bò sát, Thú, tỉnh Sơn La. 1. Mở đầu Tỉnh Sơn La thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, cao nguyên, lòng chảo do chia cắt ngang và sâu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1.200 - 1.600 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 81%, thấp nhất 25%; Nhiệt độ trung bình 220C, cao nhất 370C, thấp nhất 20C [18]. Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là 480.057 ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592 ha, rừng trồng 41.047 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 40%. Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng: Xuân Nha (38.000 ha), Sốp Cộp (17.709 ha) Copia (11.996 ha) và Tà Xùa (16.000 ha). Các nghiên cứu về khu hệ động thực vật đã được tiến hành và bước đầu đã xác định được 1.187 loài thực vật thuộc 161 họ, 645 giống, 100 loài thú, 347 loài chim, 75 loài bò sát, 33 loài lưỡng cư … Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng không hợp lý đã làm cho khu hệ động thực vật ở tỉnh Sơn La hiện đang trong quá trình suy thoái nghiêm trọng, nhiều loài đã không còn bắt gặp trong tự nhiên [1, 2, 12, 13, 18]. Việc sưu tầm, làm mẫu động vật tại tỉnh Sơn La với mục đích trưng bày và lưu trữ, góp phần cung cấp số liệu, bổ sung tư liệu cho công tác đào tạo, nghiên cứu cơ bản và xây dựng Động vật chí Việt Nam và đề xuất biện pháp khai thác bảo vệ tài nguyên kịp thời. Năm 2014 công tác triển khai chủ yếu tập trung và 3 nhóm : lớp Lưỡng cư (Amphibia), lớp Bò sát (Reptilia) và lớp Thú (Mammalia), với sự cộng tác hiệu quả của các giảng viên và sinh viên khoa Sinh - Hóa, cũng như sự cộng tác giúp đỡ của các cộng tác viên trong địa bàn tỉnh Sơn La chúng tôi đã thu thập, xây dựng và trưng bày được 572 mẫu vật. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Các chuyến khảo sát đa dạng sinh học được thực hiện trong năm 2014, tại các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên thực địa mẫu vật được thu bằng tay (đối với lưỡng cư và một số loài bò sát), thu bằng kẹp, gậy có móc (đối với rắn độc), thu bằng tay, vợt, bẫy... (đối với thú). Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra qua phỏng vấn người dân địa phương để biết thông tin về mẫu và thu thập các di vật của mẫu được lưu tại nhà dân như rắn ngâm trong bình rượu, sừng, da, đuôi của thú, mai rùa... Mẫu vật sau khi chụp ảnh được gây mê, đeo nhãn và định hình trong cồn 80% hoặc foóc môn 6 - 8% trong vòng 8 - 10 tiếng, sau đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70% hoặc foóc môn 4 - 5% (đối với mẫu lưỡng cư, bò

216

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 sát). Đối với mẫu thú sau khi chụp ảnh được gây mê, lột da, nhồi, tiêm foóc môn 6 - 8%, đeo nhãn và phơi khô. Trong phòng thí nghiệm: tiến hành phân tích đặc điểm hình thái, xác định tên khoa học của các loài dựa vào các tài liệu của Boulenger (1893) [4], Bourret (1942) [5]; Nguyễn Văn Sáng (2007) [15]; Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng (2002) [3]; Boonsong et al. (1977) [6]; Đặng Huy Huỳnh và nnk (1994) [8]. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Qua các đợt thực địa thu mẫu phục vụ cho công tác xây dựng bảo tàng trong năm 2014, chúng tôi đã thu được 572 mẫu vật của 72 loài thuộc 57 giống, 27 họ, 7 bộ, 3 lớp (lưỡng cư, bò sát và thú), thể hiện qua bảng 1. 3.1. Thành phần các loài động vật sưu tầm, trưng bày và lưu trữ Bảng 1. Danh sách các loài lưỡng cư, bò sát và thú thu được và trưng bày tại Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc năm 2014

Số Ghi TT Tên loài Tên phổ thông mẫu chú LỚP LƯỠNG CƯ - AMPHIBIA Anura Fischer Von Waldheim, 1813 - Bộ Lưỡng cư không đuôi Bufonidae Gray, 1825 - Họ Cóc 1 Bufo melanostictus Schneider, 1799 Cóc nhà 10 Megophryidae Bonaparte, 1850 - Họ Cóc bùn 2 Leptobranchium chapaense (Bourret, 1937) Cóc mày sa pa 16 3 Leptolalax sp. Cóc mày 12 4 Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên 37 5 Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937) Cóc mày bắc bộ 12 Microhylidae Gunther, 1858 - Họ Nhái bầu 6 Kaloula pulchra Gray, 1831 Ễnh ương 1 7 Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn 7 Dicroglossidae Anderson, 1871 - Họ Cóc lưỡi chẽ 8 Fejervarya limnocharis (Gravenhost, 1829) Ngóe 12 9 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Ếch đồng 12 10 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) Ếch trơn 33 11 Nanorana aenea (Smith, 1922) Ếch đồi chang 21 12 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Ếch gai sần 16 Ranidae Rafinesque, 1814 - Họ Ếch nhái 13 Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) Chẫu chuộc 8 14 Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856) Ếch suối 10 15 Odorana andersonii (Boulenger, 1882) Chàng an đec son 46 16 Odorana chloronota (Gunther, 1876) Ếch xanh 13

217

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

17 Odorana nasica (Boulenger, 1903) Ếch mõm 16 18 Odorana sp. Ếch 12 Rhacophoridae Hofman, 1932 - Họ Ếch cây 19 Kurixalus verrucosus (Boulenger, 1893) Ếch cây sần nhỏ 47 20 Polypedates mutus (Smith, 1940) Chẫu chàng đầu to 45 21 Rhacophorus feae Boulenger, 1893 Ếch cây phê 21 LỚP BÒ SÁT – REPTILIA Squamata Oppel, 1811 - Bộ Có vảy Agamidae Gray, 1827 - Họ Nhông 22 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vảy 19 23 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh 6 24 Calotes mystaceus Duméril, 1837 Nhông ema 2 Gekkonidae Gray, 1825 - Họ Tắc kè 25 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần 5 Scincidae Gray, 1825 - Họ Thằn lằn bóng Thằn lằn bóng đuôi 26 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) 2 dài 27 Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa 2 Thằn lằn phê nô ấn 28 Sphenomorphus indicus (Gray, 1853) 6 độ Xenopeltidae Bonaparte, 1845 - Họ Rắn mống 29 Xenopeltis unicolor Reinwardt in Boie, 1827 Rắn mống 1 Colubridae Oppel, 1811 - Họ Rắn nước 30 Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827) Rắn roi thường 3 31 Boiga mutomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm 2 32 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa 2 33 Dendrelaphis ngansonensis (Bourret, 1935) Rắn leo cây ngân sơn 2 34 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường 2 35 Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì 2 36 Amphiesma sp. Rắn sãi 7 37 Oligodon fasciolatus (Gunther, 1864) Rắn khiếm đuôi vòng 2 38 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ 8 39 Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen 1 40 Xenochrophis flavinpunctatus (Hallwell, 1861) Rắn nước 1 41 Pareas carinatus (Boie, 1828) Rắn hổ mây gờ 7 42 Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) Rắn hổ mây hamtoni 15 43 Pareas monticola (Cantor, 1839) Rắn hổ mây núi 4 Elapidae Boie 1827 - Họ Rắn hổ 44 Najs atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang 2 45 Bungarus multicinctus Blyth, 1860 Rắn cạp nia bắc 1

218

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Viperidae Oppel, 1811 - Họ Rắn lục 46 Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842). Rắn lục mép trắng 4 47 Ovophis monticola (Gunther, 1864) Rắn lục núi 4 LỚP THÚ - MAMMALIA Chiroptera Blumenbach, 1799 - Bộ dơi Pteropodidae Gray, 1821 - Họ dơi quả 48 Megaerops ecaudatus Temminck, 1837 Dơi quả cụt đuôi bé 4 Rhinolophidae Bell, 1836 - Họ dơi lá mũi 49 Rhinolophus pearsonii Horsfield, 1851 Dơi lá pec xôn 3 50 Rhinolophus pusillus Temminck,1834 Dơi lá mũi nhỏ 3 Vespertilionidae Gray, 1821 - Họ dơi muỗi 51 Kerivoula hardwickii (Horsfield, 1824) Dơi mũi nhăn 2 52 Pipistrellus abramus Temmincki, 1840 Dơi muỗi sọ dẹt 3 Scandentia - Bộ nhiều răng Tupaiidae Mivart, 1868 - Họ đồi 53 Tupaia belangeri tonquinia Thomas, 1925 Đồi thường 1 Primates Linnaeus,1758 - Bộ linh trưởng Loricidae Gregory, 1915 - Họ cu li 54 Nycticebus coucang Boddaert, 1785 Cu li lớn 3 55 Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 Cu li nhá 2 Rodentia Bowdich, 1821 - Bộ gặm nhấm Muridae Illger, 1811 - Họ chuột 56 Rattus remotus Robinson & Kloss, 1914 Chuột rừng 2 57 Rattus bukit lotipes G.Allen, 1926 Chuột bukit 2 58 Berylmys bowersi bowersi Anderson, 1818 Chuột đang 1 Sciuridae Fischer, 1817 - Họ sóc cây 59 Dremomys rufigenis rufigenis (Blankford, 1878) Sóc đất má đào 5 60 Callosciurus inornatus imitator Thomas, 1925 Sóc bụng xám 5 61 Callosciurus erythraeus erythrogaster (Blyth, 1843) Sóc bụng đá 4 Pteromyidae Brand, 1855 - Họ sóc bay Sóc bay trâu đuôi 62 Petaurista petaurista lylei Bonhote, 1900 2 đen 63 Petaurista elegans marica Thomas, 1912 Sóc bay sao 6 Rhizomyidae Miller & Gidley, 1819 - Họ dúi 64 Rhizomys pruinosus Blyth, 1851 Dúi mốc lớn 2 65 Rhizomys sinensis Gray, 1831 Dúi mốc nhỏ 2 Carnivora Bowdich,1821 - Bộ ăn thịt Viverridae Gray, 1821 - Họ cầy 66 Viverra zibetha Linnaeus, 1758 Cầy giông 1 67 Viverricula malaccensis thai Kloss, 1919 Cầy hương 1

219

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

68 Paguma larvata instrudens Wroughton, 1910 Cầy vòi mốc 4 Mustelidae Swainson, 1835 - Hä chån 69 Melogale moschata Gray, 1831 Chồn bạc má 1 Felidae Gray, 1821 - Họ mèo 70 Prionailurus bengalensis bengalensis Kerr, 1792 Mèo rừng 1 Artiodactyla owen, 1848 - Bộ guốc chẵn Cervidae Gray, 1821 - Họ nai 71 Muntiacus muntjak vaginalis Boddaert, 1785 Hoẵng vó vàng 1 Bovidae Gray, 1821 - Hä bß 72 Naemorhedus sumatraensis Bechstein, 1799 Sơn dương 1 Sừng

Theo bảng 1, biểu đồ 1 cho thấy: Bậc lớp: Lớp Thú thu được 5 bộ, 14 họ, 19 giống, 25 loài là lớp đa dạng nhất, tiếp theo là lớp Bò sát thu được 1 bộ, 7 họ, 22 giống, 26 loài và lớp Lưỡng cư thu được 1 bộ, 6 họ, 16 giống, 21 loài. Bậc bộ: Trong số bảy bộ của bộ sưu tập mẫu, bộ Có vảy có 7 họ, 22 giống, 26 loài là bộ đa dạng nhất, tiếp theo là bộ Lưỡng cư không đuôi có 6 họ, 16 giống, 21 loài; bộ Bộ gặm nhấm có 4 họ, 6 giống, 10 loài; bộ Dơi có 3 họ, 4 giống, 5 loài; bộ ăn thịt có 2 họ, 3 giống, 4 loài; bộ guốc chẵn có 2 họ, 2 giống, 2 loài; các bộ nhiều răng, linh trưởng có 1 họ, 1 giống, 1 loài là bộ kém đa dạng nhất. Bậc họ: Ở bộ sưu tập có 31 họ, họ đa dạng nhất là họ Rắn nước có 12 giống, 14 loài; tiếp theo là họ Cóc lưỡi chẽ có 5 giống, 5 loài. Sau đó là các họ giảm dần, họ Cóc bùn có 3 giống, 4 loài và kém đa dạng hơn cả là các họ tắc kè, rắn mống, rắn hổ, dơi quả, cu li, đồi, sóc bay, mèo, nai chỉ có 1 giống, 1 loài. Bậc giống: Trong số 57 giống có mặt ở bộ sưu tập, giống Odorana có 4 loài là giống đa dạng nhất. Tiếp theo các giống: , Hylarana, Calotes, Rattus, Dremomys và Rhizomys có 2 loài; 42 giống còn lại có 1 loài là kém đa dạng nhất. So với cả nước, số lượng các loài lưỡng cư thu thập được là 21 loài trong tổng số 177 loài của cả Việt Nam [15] (chiếm 11,8% tổng số loài lưỡng cư của Việt Nam); các loài bò sát thu được 26 loài trong tổng số 358 loài của Việt Nam [15] (chiếm 6,9%); các loài thú thu được 25 loài trong tổng số 289 loài và phân loài của Việt Nam [13] (chiếm 8,6 %). So với tỉnh Sơn La, số lượng các loài lưỡng cư thu được là 21 loài trong tổng số 33 loài hiện biết của Sơn La [15] (chiếm 63,6% tổng số loài lưỡng cư của Sơn La); các loài bò sát thu được 26 loài trong tổng số 75 loài hiện biết của Sơn La [15] (chiếm 34,6%); các loài thú thu được 25 loài trong tổng số 125 loài và phân loài hiện biết của Sơn La [13] (chiếm 20%).

220

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

30 26 25 22 Bộ 21 19 20 Họ 16 14 Giống 10 6 7 5 1 1 0 Lớp Lưỡng cư Lớp Bò sát Lớp Thú

Biểu đồ 1. Số bộ, họ, giống và loài thuộc các lớp lưỡng cư, bò sát và thú

3.2. Thành phần bộ mẫu thu được Theo bảng 1 cho thấy, mẫu vật thu được thuộc lớp lưỡng cư (Amphibia) là lớn nhất với 400 mẫu, lớp Bò sát (Reptilia) thu được 110 mẫu và lớp Thú (Mammalia) thu được 62 mẫu. Trong đó: Số mẫu thu được thuộc lớp Lưỡng cư nhiều nhất là họ Ếch cây (Rhacophorydae) có 113 mẫu của 3 loài, họ Ếch (Rana) với 105 mẫu của 6 loài, họ Cóc lưỡi chẽ (Dicroglossidae) thu được 94 mẫu của 5 loài, họ Cóc bùn (Megophrydae) thu được 75 mẫu của 4 loài, họ Cóc (Bufonidae) thu được 10 mẫu của 1 loài và họ Nhái bầu (Microhylidae) thu được số mẫu ít nhất với 8 mẫu của 2 loài. Ở lớp Bò sát số mẫu thu được nhiều nhất là họ Rắn nước (Colubridae) với 58 mẫu của 10 loài, tiếp, tiếp theo là họ Nhông (Agamidae) thu được 27 mẫu của 3 loài, họ Thằn lằn bóng (Scincidae) thu được 10 mẫu của 3 loài, họ Rắn lục (Verperidae) thu được 8 mẫu của 2 loài, họ Tắc kè (Gekkonidae) thu được 5 mẫu của 1 loài, họ Rắn hổ (Elapidae) thu được 3 mẫu của 2 loài và họ Rắn mống (Xenopeltidae) thu được số mẫu ít nhất với 1 mẫu của 1 loài. Ở lớp Thú số mẫu thu được nhiều nhất là họ Sóc (Sciuridae) với 14 mẫu của 3 loài; tiếp theo là học Sóc bay (Pteromyidae) thu được 8 mẫu của 2 loài; họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) thu được 6 mẫu của 2 loài; họ cầy (Viverridae) thu được 6 mẫu của 3 loài; họ Chuột (Muridae) thu được 5 mẫu của 3 loài; họ Họ dơi muỗi (Vespertilionidae) thu được 5 mẫu của 2 loài; họ Cu li (Loricidae) thu được 5 mẫu của 2 loài; họ Dơi quả (Pteropodidae) và họ Dúi (Rhizomyidae), mỗi họ thu được 4 mẫu; và các họ còn lại thu được số mẫu ít nhất với 1 mẫu của 1 loài. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu trong năm 2014 đã xây dựng được bộ sưu tập gồm 572 mẫu vật thuộc 72 loài, 57 giống, 27 họ, 7 bộ của 3 lớp: Lưỡng cư (Amphibia), Bò sát (Reptilia) và Thú (Mammalia) ở tỉnh Sơn La. Bộ mẫu thu thập được tập trung chủ yếu ở lớp Lưỡng cư với 400 mẫu, lớp Bò sát thu được 110 mẫu và lớp Thú thu được 62 mẫu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Văn Anh, Nguyễn Văn Tân, Nguyên Lân Hùng Sơn, Nguyễn Quảng Trường (2012): Lần đầu tiên ghi nhận hai loài ếch nhái Nanorana aenea (Smith, 1922) và Gracixalus

221

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen, 2011 (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam lần thứ hai, NXB Đại học Vinh 34. [2]. Phạm Văn Anh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mến, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Quảng Trường (2013): Ghi nhận mới về sự phân bố của một số loài rắn (Squamata: Serpentes) ở tỉnh Sơn La. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 16 - 22. [3]. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng (2002): Bộ thú Ăn thịt, Động vật chí Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 110 tr. [4]. Boulenger G. A. (1893): Concluding report on the reptiles and batrachians obtained in Burma by Signor L. Fea dealing with the collection made in Pegu and the Karin Hills in 1887-88. Annali del Museo Civico di Storia Naturale di Genova. Serie 2, 13, 304-347. [5]. Bourret R. (1942): Les Batraciens de I’Indochine. Men Inst. Ocean Indoch, Hanoi, 517pp. [6]. Boonsong Lekagul, Jeffrey, A.Mc Neely (1977): Mammals of Thailand, , 724p. [7]. Ellerment, J.R. & Morrison Scott, T.G.S (1951). Checklist of palaearctic and Indian mammals 1758 to 1946. Brist.Mus.Nat.Hist.London 810 p. [8]. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng ảnh, Hoàng Minh Khiên, (1994): Danh lục các loài thú Việt nam, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 175 tr. [9]. IUCN (2014). IUCN Red list of threatened species. www. iucnredlist.org/apps /redlist/details [10]. Trương Văn Lã và Nguyễn Văn Sáng, (2002): Động vật hoang dã Co Mạ, Thuận Châu Sơn La, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật: 22 trang. [11]. Trương Văn Lã và Nguyễn Văn Sáng, (2003): Tài nguyên Động hoang dã Xuân Nha huyện Mộc Châu tỉnh Sơn la, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật: 35 trang. [12]. Nguyen V. S., Ho T. C. & Nguyen, Q. T. (2009): Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main 768 pp. [13]. Phạm Văn Nhã, (2008): Góp phần nghiên cứu khu hệ thú Sơn La, Luận án tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà Nội. [14]. Nguyễn Văn sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005): Nhận dạng một số loài Ếch nhái, Bò sát ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 100 trang. [15]. Nguyễn Văn Sáng (2007): Động vật chí Việt Nam (Phân bộ Rắn). Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 247 tr. [16]. Cao Văn Sung, Lê Nguyên Ngật, Vũ Quang mạnh, (1991): Kết quả điều tra nghiên cứu thú hoang dại vùng Xuân Nha - Mộc Châu - Sơn la, Viện Điều tra Quy hoạch rừng Hà Nội: 18 trang. [17]. Cao Văn Sung, Nguyễn Xuân Đặng, (2002): Tài nguyên Động vật Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp và biện pháp bảo vệ và phát triển, tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb KHKT Hà Nội: trang 479 – 485 [18]. www.sonla.gov.vn/

222

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THE COLLECTION OF AMPHIBIANS, REPTILES AND MAMMALS OF THE FACULTY OF BIOLOGY AND CHEMISTRY AT TAY BAC UNIVERSITY IN 2014

Dr. Pham Van Nha, Pham Van Anh M.A, Nguyen Van Duong M.A Faculty of Biology and Chemistry

Abstract: In the fieldtrips to the diversity of amphibians, reptilies and mammals from January to July 2014 in Son La Province, we collected 572 specimens belonging to 72 species, 57 genus, 27 families, 7 ordo, 3 classic; in which the Amphibians is 400 specimens belonging to 21 species, 16 genus, 6 families, 1 ordo; the Reptilies is 110 specimens belonging to 25 species, 22 genus, 7 families, 1 ordo and the Mammalsis 62 specimens belonging to 25 species, 19 genus, 14 families, 5 ordo. Keywords: Amphibian, Reptilies, Mammals, Son La Province.

223

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH SƠN LA GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013 ThS. Đào Thị Vân Anh Khoa Kinh tế Tóm tắt: Một trong những đặc trưng cơ bản của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, do đó nguồn vốn huy động còn được gọi là đầu vào có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và ABBANK Sơn La nói riêng. Những năm qua, có thể nói ABBANK Sơn La đã thành công khi huy động được nguồn vốn lớn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế, tuy nhiên quá trình huy động vốn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để quá trình huy động vốn đạt được hiệu quả cao hơn, ABBANK Sơn La cần nỗ lực và cố gắng nhiều hơn. Từ khóa: Thực trạng, Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Sơn La, huy động vốn.

Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Sơn La (ABBANK Sơn La) là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP An Bình, được thành lập ngày 8/12/2008. ABBANK Sơn La thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh ngoại hối với phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn Thành phố Sơn La và một số huyện trong tỉnh bao gồm: Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Mặc dù được thành lập muộn nhất trong khi các ngân hàng thương mại khác tại Sơn La đã hoạt động từ lâu, ABBANK Sơn La đã phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn nhưng bằng việc hợp tác cùng với EVN đã gây tiếng vang lớn trên thị trường giúp cho người dân biết đến nhiều hơn và hiểu rằng ABBANK Sơn La là ngân hàng của ngành Điện. Một trong những đặc trưng cơ bản của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, do đó nguồn vốn huy động còn được gọi là đầu vào có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động lớn và ổn định luôn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từ đó sẽ quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng cũng như khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Nhận thức được điều đó nên trong những năm vừa qua, ABBANK Sơn La đã luôn coi trọng công tác huy động vốn và không ngừng nỗ lực để huy động được những nguồn vốn lớn góp phần ổn định mọi mặt hoạt động kinh doanh của đơn vị. 1. Thực trạng huy động vốn Quy mô vốn được huy động của chi nhánh từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện rõ trong bảng 1. Bảng 1. Quy mô nguồn vốn huy động Đơn vị tính: tỷ đồng Chênh lệch so với năm trước Năm Tổng nguồn vốn +/- % 2011 589,65 - - 2012 685,4 95,75 116,2 2013 917 231,6 133,79 (Nguồn: Báo cáo tài chính ABBANK Sơn La năm 2012, 2013)

224

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Có thể dễ dàng nhận thấy quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đang không ngừng gia tăng hàng năm. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm gần đây là một trong những biểu hiện của sự tăng trưởng, phát triển của đơn vị và là biểu hiện khá tốt. Cụ thể, cuối năm 2011, số vốn huy động được mới ở mức 589,65 tỷ đồng nhưng đã tăng vọt lên mức 917 tỷ đồng vào năm 2013 với tốc độ nhanh chóng. Năm 2013, mặc dù trần lãi suất huy động luôn có sự thay đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước cùng với những bất ổn do nền kinh tế mang lại khiến cho hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn hơn nhưng bằng việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các phương thức huy động, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đạt được 917 tỷ đồng, tăng 33,79% so với năm 2012 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn, cũng cần quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay, nguồn vốn của ngân hàng đang được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá và một số khoản nợ khác do đơn vị chiếm dụng được như: các khoản lãi và phí phải trả, dự phòng công nợ,…

Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay 2011 2012 2013 STT Chỉ tiêu Số dư Số dư Số dư % % % (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) Tiền gửi của 1 457,35 77,56 637,66 93 901,84 98,3 khách hàng Tiền gửi từ dân cư 294 49,86 424,66 62 621,84 67,81 Trong Tiền gửi từ các đó: 163,35 27,7 213 31 280 30,49 tổ chức kinh tế Phát hành 2 0 0 40,8 6 0 0 giấy tờ có giá 3 Nguồn vốn nợ khác 132,3 22,44 6,94 1 15,16 1,7 4 Tổng vốn huy động 589,65 100 685,4 100 917 100 5 Dư nợ cho vay 559 100 535 100 711 100 Tỷ lệ dư nợ cho vay 6 trên tổng nguồn vốn 94,8% - 78% - 77,54% - huy động (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 của ABBANK Sơn La) Nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm chủ yếu là do ngân hàng huy động từ tiền gửi của khách hàng. Với tổng nguồn vốn được huy động tăng qua các năm thì số vốn huy động được từ dân cư và các tổ chức kinh tế cũng đều tăng, trong đó, tốc độ tăng của nguồn vốn trong dân cư nhanh hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Bởi những năm gần đây, ABBANK Sơn La đang tập trung vào các chiến lược phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ. Do vậy, mặc dù quy mô vốn huy động từ các tổ chức kinh tế qua các

225

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 năm đều gia tăng nhưng tỷ trọng lại giảm dần trong khi tỷ trọng vốn huy động từ dân cư lại tăng lên. Nhìn chung, số vốn huy động từ tiền gửi cũng đều tăng mạnh cả về quy mô và tỷ trọng, từ mức 457,35 tỷ đồng chiếm 77,56% trong cơ cấu vốn vào năm 2011 đã tăng nhanh lên mức 93% trong năm 2012 và đạt 901,84 tỷ đồng tương ứng với 98,3% tỷ trọng vốn huy động vào năm 2013. Từ đó có thể nhận thấy rõ phần nào về tốc độ tăng trưởng lớn của ngân hàng. Riêng năm 2012, ngân hàng thực hiện huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá và nhờ đó ngân hàng đã huy động thêm được 40,8 tỷ đồng chiếm 6% trong tổng nguồn vốn. Vì một số rủi ro trong quá trình phát hành nên hình thức này chưa được tiếp tục huy động vào năm 2013 nhưng những thành công của năm 2012 cũng đã hứa hẹn đây sẽ là phương thức huy động vốn đầy tiềm năng dành cho ngân hàng. Ngoài ra, một số nguồn vốn nợ khác tại ngân hàng với bản chất là các khoản chiếm dụng vốn từ khách hàng và các chủ thể khác trong quá trình hoạt động như: các khoản lãi và phí phải trả, công nợ phải trả khác, dự phòng rủi ro khác… hàng năm vẫn phát sinh thường xuyên nhưng quy mô không nhiều và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn vốn những năm gần đây (khoảng 1% đến 2%). 2. Đánh giá Với những kết quả đạt được cho thấy những năm qua ABBANK Sơn La đã rất nỗ lực và cố gắng trong quá trình huy động vốn. Thành công mà ngân hàng nhận được đó là khả năng tài chính tốt với tổng số vốn huy động không ngừng gia tăng hàng năm về quy mô cùng với những phương thức huy động đang ngày càng phong phú hơn. Hiện nay, ABBANK Sơn La đang không ngừng phát triển các sản phẩm mới và hoàn thiện các chính sách hiện tại để thu hút khách hàng nhiều hơn và tích cực gia tăng số vốn huy động. Cụ thể, với định hướng nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm như: các sản phẩm về tiền điện (thu hộ tiền điện tại quầy, thu hộ tiền điện tự động,…), quản lý vốn đầu tư các dự án điện, nâng cấp và cải tiến Online Banking,… giúp cho khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn. Xét mặt bằng chung trên thị trường Sơn La, lãi suất tiết kiệm hàng kì của ABBANK Sơn La dành cho người gửi hầu như cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Và chính điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư đến với ABBANK nhiều hơn. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là qua các năm hoạt động, số vốn huy động từ cá nhân và huy đông có kỳ hạn tăng mạnh hơn so với huy động từ tổ chức và huy động không kỳ hạn. Thêm vào đó là huy động từ tổ chức và cá nhân trong các năm tăng mạnh hơn dư nợ cho vay cho thấy dấu hiệu tăng trưởng bền vững hơn nhưng ABBANK Sơn La lại phải chi trả lãi nhiều hơn khiến cho lợi nhuận giảm. Không những vậy, mặc dù phần lớn nguồn vốn của ngân hàng được huy động từ tiền gửi của khách hàng nhưng các sản phẩm tiền gửi vẫn chưa thực sự phong phú và đang dạng.

226

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Các sản phẩm huy động chủ yếu là những chương trình tiết kiệm có dự thưởng, tích luỹ tương lai, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn,… mà ngân hàng chưa xây dựng được những sản phẩm mang tính đặc thù và tránh sự đơn điệu, đồng nhất với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Về cơ bản, tổng số vốn huy động của ngân hàng gia tăng hàng năm cho thấy đây là biểu hiện tốt của sự tăng trưởng bền vững, nhưng khi so sánh với dư nợ cho vay, có thể nhận thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động hàng năm đang giảm dần với tốc độ giảm khá mạnh. Tại Bảng 2 cho thấy tỷ lệ này rất cao vào năm 2011 với 94,8% cho thấy gần như toàn bộ số vốn huy động trong năm đã được ngân hàng cho vay lại gần hết. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng trong năm khá cao, và sẽ là nguy hiểm nếu các khoản tiền gửi của khách hàng được yêu cầu rút nhiều tại cùng một thời điểm trong năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm mạnh vào năm 2012 xuống còn 78% và tiếp tục giảm còn 77,54% trong năm 2013. Sở dĩ tỷ lệ này sụt giảm mạnh mẽ bởi một phần là do ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các danh mục đầu tư, thay vì chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng như trước đây. Mặc dù vậy nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động giảm cũng phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng đang cần được nâng cao hơn nữa. 3. Giải pháp Muốn mở rộng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng cần nỗ lực và tập trung trước tiên vào thế mạnh và các dịch vụ truyền thống, từng bước chuẩn hoá quy trình cung cấp dịch vụ gắn với ứng dụng công nghệ nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch giúp cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng hơn. Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay không thiếu ngân hàng mà chỉ thiếu trầm trọng các sản phẩm ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân, nhất là những sản phẩm mà nhờ có nó, ngân hàng mới có thể hoạt động trên thị trường vốn dài hạn. Hiện nay, số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng còn rất nghèo nàn, trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đều áp dụng các phương thức huy động vốn trong nền kinh tế chủ yếu là các sản phẩm tiền gửi tương tự nhau. Để thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng, ngân hàng cần thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cần xây dựng những sản phẩm mới, phong phú và có tính đặc thù cho ngân hàng mình. Trong điều kiện thị trường có sức cạnh tranh cao, lại là ngân hàng được thành lập muộn hơn các ngân hàng bạn nên việc tiếp tục nâng cao uy tín và thương hiệu của ABBANK trong và ngoài tỉnh là thực sự cần thiết. Điều đó sẽ làm cầu nối và cũng là cơ sở để khách hàng đến với ABBANK nhanh và nhiều hơn. Mặt khác, theo xu hướng chung, một ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả, và hoạt động lâu năm sẽ có lợi thế hơn trong quá trình huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động. Thậm chí, trong điều kiện lãi suất huy

227

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

động tại ngân hàng thấp hơn so với các ngân hàng bạn nhưng khách hàng vẫn sẽ lựa chọn ngân hàng uy tín để gửi tiền. Là ngân hàng được thành lập muộn nhất trên địa bàn, nhưng điều đó cũng sẽ là lợi thế giúp ngân hàng xây dựng mô hình tổ chức quản lý hiện đại vừa để xây dựng kênh phân phối dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, vừa để nâng cao kỹ thuật quản lý hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, phòng giao dịch là các kênh phân phối hiệu quả của các ngân hàng nói chung, so với các ngân hàng bạn thì mạng lưới phòng giao dịch của ABBANK Sơn La còn rất mỏng nên cần tiếp tục mở rộng hơn nữa. Sự hiện diện của các phòng giao dịch sẽ là sự quảng cáo hiệu quả và mang tính lâu dài cho ngân hàng. Kết luận: Với chính sách phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ABBANK Sơn la đã và đang không ngừng phát triển với những sản phẩm mới, tương đối đa dạng. Các chính sách hiện tại để thu hút khách hàng cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và làm gia tăng quy mô vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân. Trong tương lai, để phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động huy động vốn, ngân hàng cần mở rộng bộ máy hoạt động với mạng lưới nhiều chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động tại các huyện đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn phong phú và đa dạng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Sơn La, (2012, 2013) Báo cáo tài chính năm. [2]. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

REALITY OF RAISING CAPITAL AT AN BINH COMMERCIAL JOIN STOCK BANK AT SON LA BRANCH DURING THE PERIOD OF 2011 - 2013 Dao Thi Van Anh M.A Faculty of Economics Abstract: One of the basic characteristics of the banks is "borrow to lend", so mobilization, also known as the input, is very important and is considered a prerequisite for the operation of every commercial bank in general and ABBANK Son La in particular. In the past few years, we can say ABBANK Son La has successfully raised large funds from individuals and economic organizations, but the process of raising capital still exists some limitations. To better the process of raising capital, Son La ABBANK needs to put more effort and try harder. Keywords: Reality, ABBANK Son La, mobilization,

228

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM TS. Trần Thị Thanh Hồng Khoa Tiểu học - Mầm non Tóm tắt: Bài báo tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản: Hoạt động đánh giá học sinh nêu trong mô hình trường học mới Việt Nam được hiểu là những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những nhận định định tính và định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo mô hình trường học mới Việt Nam được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ trên các mặt như: đổi mới mục đích của việc đánh giá, đổi mới nguyên tắc của việc đánh giá, đổi mới các công cụ để đánh giá và đổi mới sử dụng kết quả đánh giá. Từ khóa: Đánh giá, bảng nhận xét.

Đặt vấn đề Đổi mới đánh giá giáo dục là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, nội dung, phương pháp có nhiều điểm mới cần quan tâm. Bài viết đề cập tới một số vấn đề cơ bản về hoạt động đánh giá học sinh nêu trong VNEN và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học, nhằm làm tài liệu tham khảo giúp sinh viên ngành giáo dục tiểu học nhận thức đầy đủ hơn những yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh VNEN, nắm được tinh thần chỉ đạo đổi mới đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; những yêu cầu về nội dung, phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt, giúp sinh viên thực hành các kỹ thuật cơ bản trong đánh giá học sinh, có thêm hiểu biết về những vấn đề đổi mới trong đánh giá học sinh tiểu học VNEN đang được triển khai trong các nhà trường tiểu học hiện nay, trang bị cho sinh viên kiến thức thiết thực để có thể ứng dụng trong môi trường thực hành nghiệp vụ sư phạm sắp tới và sau khi ra trường. I. Một số điểm đổi mới về đánh giá học sinh tiểu học theo mô hình trường học mới Việt Nam 1. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Thông tư 30 được áp dụng cho cả lớp học truyền thống và VNEN) và có hiệu lực từ ngày 15-10-2014. Theo Thông tư này, nhiều điểm mới trong đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học đã thay đổi. Điểm khác biệt cơ bản là hoạt động đánh giá

229

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 kết quả học tập thường xuyên của học sinh không phải bằng điểm số như trước đây mà thay bằng lời nhận xét. Tuy nhiên, với mô hình trường học mới VNEN thì việc đánh giá bằng nhận xét là điều đã trở thành quen thuộc. 2. Mục đích của việc đánh giá là nhằm nâng cao chất lượng học tập và năng lực của học sinh. Căn cứ vào quá trình đánh giá, học sinh được điều chỉnh cách học và giáo viên điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Quá trình đánh giá, giáo viên " kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học"; "Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ". 3. Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học VNEN về cơ bản vẫn theo 04 nguyên tắc trong Điều 3 của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT. Nhưng nhấn mạnh "đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh", “đánh giá không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”. Đánh giá quá trình học tập của học sinh phải coi trọng và khuyến khích hoạt động tự đánh giá của học sinh, đánh giá theo nhóm tự quản, theo cặp, nhóm, có thể hiểu là đánh giá vì học sinh. 4. Nội dung đánh giá học sinh tiểu học VNEN quan tâm tới đánh giá kết quả học tập các môn học và hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng; đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh như năng lực tự phục vụ, tự quản; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học và giải quyết vấn đề, các phẩm chất như yêu cha mẹ, gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương, đất nước, con người; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, chăm học, chăm làm. 5. Hình thức đánh giá được tiến hành đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh. Trong đánh giá thường xuyên được tiến hành theo tiến trình bài học và các hoạt động giáo dục hàng ngày bằng hình thức nhận xét. Đối tượng tham gia đánh giá kết quả học tập của mỗi học sinh gồm: học sinh tự đánh giá, bạn đánh giá, phụ huynh đánh giá, giáo viên đánh giá. Trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Giáo viên đánh giá căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học và tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học nhằm mục đích động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục cho phù hợp.

230

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập (cuối học kì I, cuối năm học) phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của học sinh, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh. Đánh giá định kì được tiến hành bằng kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận trong thời gian một tiết. Kết quả kiểm tra định kì còn nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. II. Cần đổi mới việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo mô hình trường học mới Việt Nam như thế nào? Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ trên các mặt như: đổi mới mục đích của việc đánh giá, đổi mới nguyên tắc của việc đánh giá, đổi mới các công cụ để đánh giá và đổi mới hoạt động thu thập kết quả và sử dụng kết quả đánh giá.

1. Đổi mới mục đích của việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN là nhằm: Thứ nhất, xác nhận kết quả học tập Tiếng Việt ở từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm của quá trình học tập của học sinh theo những nội dung học tập được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về chuẩn kiến thứ c, kĩ năng của Tiếng Việt. Từ đó nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những ưu điểm, những khó khăn của học sinh để động viên, khích lệ và hướng dẫn học sinh vượt qua những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy – học, góp phần thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt. Thứ hai, giúp học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn trong học tập Tiếng Việt. Thứ ba, cung cấp những thông tin thường xuyên về kết quả học tập môn Tiếng Việt cho phụ huynh học sinh biết để cùng phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện góp phần nâng cao các hoạt động giáo dục học sinh. Thứ tư, cung cấp những thông tin quan trọng về quá trình dạy học môn Tiếng Việt theo VNEN cho các giáo viên, Ban Giám hiệu của trường tiểu học làm cơ sở cho các nhà quản lí giáo dục có những quyết định đúng đắn và kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Các mục đích trên có quan hệ qua lại với nhau, là cơ sở và là hệ quả của nhau. Lâu nay do chúng ta chưa quan niệm đầy đủ và cập nhật về về mục đích của việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt, nên hầu như mục đích của việc đánh giá kết quả học tập chỉ nhằm chủ

231

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 yếu vào phân loại lực học của học sinh mà chưa chú ý coi đó là cơ sở cho các giáo viên và cán bộ quản lý môn học tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Do đó quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt không khỏi mang tính chủ quan, áp đặt hoặc chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn. Thực hiện mục đích thứ tư của việc đánh giá kết quả học tập nêu trên, các nhà quản lí chuyên môn về môn Tiếng Việt có đủ điều kiện để đề xuất những điều chỉnh về mục tiêu chương trình, sách giáo khoa, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học bộ môn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay. 2. Đổi mới những nguyên tắc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt Từ những mục đích nêu trên đã đạt ra những yêu cầu mang tính nguyên tắc cho việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học như sau: a) Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt phải đảm bảo yêu cầu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo kịp thời, liên tục, công bằng, khách quan và toàn diện. b) Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩ năng tiếng Việt và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong VNEN. 2.3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh và tự đánh giá của học sinh. Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 3. Đổi mới nội dung và hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thứ c, kĩ năng của môn Tiếng Việt. Đánh giá thường xuyên kết quả học tập Tiếng Việt là đánh giá quá trình học tập nắm bắt kiến thức và kỹ năng tiếng Việt của học sinh, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động học tập cá nhân, nhóm, cả lớp. Tham gia đánh giá thường xuyên đối với kết quả học tập Tiếng Việt của học sinh gồm giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt, giáo viên đánh giá căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học tiếng Việt, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học và tiến hành quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học và nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được để kịp thời giúp đỡ, điều chỉnh và cũng để nắm vững từng điểm yếu, điểm mạnh của học sinh. Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi vào sổ đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân học sinh. Học sinh đánh giá trên các mặt như học sinh tự đánh giá đối với mỗi nhiệm vụ/hoạt động cá nhân, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình; học sinh đánh giá bạn như nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn; viết phiếu để góp ý hoặc

232

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

động viên bạn… trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Phụ huynh đánh giá hoặc quan sát các hoạt động dạy học/giáo dục của nhà trường và những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng để cùng tham gia đánh giá, qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội. Chẳng hạn đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng được tổ chức thường xuyên trong các bài học tiếng Việt thông qua những hoạt động đọc bài khóa và đọc trong luyện nói, luyện viết, luyện dùng từ và đặt câu. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoạt động đọc thành tiếng của nhau theo cách giáo viên đưa ra các tiêu chí đánh giá dưới dạng câu hỏi (khả năng đọc, cách phát âm, đọc đúng, đọc hay), dựa vào câu hỏi của giáo viên, học sinh đưa ra những lời nhận xét bài đọc của bạn; Đánh giá hoạt động đọc thầm không giống như đánh giá hoạt động đọc thành tiếng, kết quả đọc thầm thể hiện trong kết quả của hoạt động đọc hiểu bài khóa, thể hiện trong kết quả của các hoạt động nói, viết, luyện tập dùng từ và đặt câu, học sinh đạt kết quả cao trong hoạt động viết đoạn văn, viết các từ đúng quy tắc chính tả tức là học sinh đọc thầm tốt; Sau khi học sinh làm bài Luyện từ và câu hoặc Tập làm văn điền từ còn thiếu vào đoạn văn, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh nêu kết quả để nhận xét, đánh giá, kết hợp hướng dẫn học sinh đối chiếu với bài đã chữa trên lớp để học sinh tự tìm ra kết quả; giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn... trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ và cùng tiến bộ. Giáo viên có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của học sinh cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của học sinh. Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học tiếng Việt, các phẩm chất và năng lực học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể. Trong VINEN, hình thức đánh giá định kì kết quả học tập môn Tiếng Việt được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra định kì, theo ba mức độ: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức tiếng Việt đã học khi được yêu cầu; học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt đã học để giải quyết được những tình huống/vấn đề mới và vấn đề đã học; học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được học. Đánh giá định kì môn Tiếng Việt được thực hiện trong năm học, theo từng giai đoạn học tập của học sinh. Việc kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn Tiếng Việt của học sinh, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh.

233

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

4. Đổi mới công cụ đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá học tập môn Tiếng Việt của học sinh Có nhiều loại công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đánh giá kết quả học tập Tiếng Việt của học sinh ở lĩnh vực kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, văn học, ở lĩnh vức kỹ năng đọc, nghe hiểu, kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng viết văn bản trong đánh giá thường xuyên, giáo viên sử dụng các công cụ như: sổ ghi nhận xét của mình để theo dõi hoạt động học của học sinh trong từng tiết học, ngày, tuần, tháng; các sản phẩm hoạt động học tập của học sinh như các bài báo cáo, tranh vẽ, bài viết ngắn, bài sưu tầm...các loại mẫu quan sát thường xuyên; phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh, các loại câu hỏi điều tra; phiếu nhận xét của phụ huynh về kết quả học tập Tiếng Việt của con mình, bài kiểm tra định kì. Kết quả đánh giá được sử dụng để xây dựng, điều chỉnh kịp thời phương pháp, biện pháp dạy học của giáo viên và học sinh. Đồng thời làm cơ sở để xét tuyên dương, khen thưởng cho học sinh. IV. Kết luận Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh trong VNEN chú trọng tăng cường tự đánh giá của học sinh, của nhóm. Học sinh tự đánh giá sự chuyên cần trong học tập, tự đánh giá sự tiến bộ của mình sau mỗi bài học tiếng Việt trong nhóm, các nhóm tự đánh giá những cố gắng của các thành viên trong nhóm. Tăng cường đánh giá thường xuyên của giáo viên trên cơ sở quan sát, theo rõi quá trình học tập Tiếng Việt của học sinh nhằm đánh giá đầy đủ và toàn diện về việc nắm vững kiến thức, kĩ năng tiếng Việt và tinh thần thái độ cũng như năng lực của mỗi học sinh. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt đã thực hiện tinh thần chuyển trọng tâm đánh giá "kết thúc" sang đánh giá "tiến trình", chuyển đánh giá "bằng điểm số" sang đánh giá "bằng nhận xét", "bằng việc đo hiệu quả công việc và năng lực thực hành của học sinh". Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt coi trọng và khuyến khích học sinh "tự đánh gia", đánh giá theo nhóm "nhóm tự quản" theo cặp, theo nhóm. Đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo VNEN được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ từ việc đổi mới mục đích đến đổi mới nguyên tắc của việc đánh giá, đổi mới các công cụ để đánh giá và đổi mới hoạt động thu thập kết quả và sử dụng kết quả đánh giá.

234

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình Trường học mới Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt lớp 3, Nxb Giáo dục. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình Trường học mới Việt Nam (2012), Tổ chức lớp học theo mô hình trường học kiểu mới, Hà Nội. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tài liệu tập huấn), Dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam năm 2012, Hà Nội. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

SOME INNOVATIONS IN ASSESSING STUDYING RESULTS OF VIETNAMESE SUBJECT IN NEW MODEL PRIMARY SCHOOLS IN VIET NAM

Dr. Tran Thi Thanh Hong Faculty of Kindergarten and Primary Education Abstract: The student assessment activities outlined in the new school model in Vietnam is understood as the active observation, inspection of the processes and learning outcomes, training of school elementary school to identify the qualitative and quantitative results of learning, training, formation and development of a number of qualities, abilities of elementary school students. The innovative assessment of the learning outcomes of Vietnamese subject in new modeled schools in Vietnam is implemented comprehensively and simultaneously in various aspects: the purposes of assessment, theprinciples of assessment, the tools to assess andthe use of evaluation results. Keywords: Assessment, remark table.

235

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

NHỮNG BƯỚC ĐIỀU CHỈNH CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM THẾ KỈ X - XV VỚI MỤC TIÊU “PHÉP VUA VỚI TAY TỚI LỆ LÀNG” CN. Trần Thị Phượng Khoa Sử - Địa Tóm tắt: Ở các nhà nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng làng xã luôn đóng vị trí, vai trò to lớn, bên cạnh sự tồn tại của nhà nước phong kiến. Vì vậy, tất cả các nhà nước phong kiến đều muốn với cánh tay quyền lực của mình tới các làng xã, quản lí được các làng xã. Trong thế kỉ X – XV, lần đầu tiên lịch sử dân tộc chứng kiến việc nhà nước phong kiến “với tay” được tới “lệ làng”. Từ khóa: “Phép vua” - “lệ làng” thế kỉ X – XV.

Nội dung: Câu nói “phép vua thua lệ làng” đã trở thành quy luật ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam. Trong suốt thời kì phong kiến, các nhà nước đều luôn cố gắng với cánh tay quyền lực của mình tới các làng xã, giảm bớt đi tính tự trị của làng xã. Chỉ khi nào nhà nước phong kiến quản lí được các làng xã, bắt các làng xã tuân theo những luật lệ của nhà nước thì lúc đó “phép vua” mới có khả năng thắng được “lệ làng”. Vậy trong lịch sử phong kiến Việt Nam (thế kỉ X – XV) có khi nào “phép vua” thắng được “lệ làng”? 1. Trước cải cách Lê Thánh Tông Thời Văn Lang – Âu Lạc, quan hệ nhà nước với làng xã còn lỏng lẻo. Đến thời chống Bắc thuộc, chính quyền nhà Đường cho thành lập cấp xã ở nước ta, nhưng đến thế kỉ IX, làng xã vẫn là đối tượng đồng hóa, chứ chưa trở thành công cụ thống trị trong hệ thống nô dịch của chính quyền phong kiến phương Bắc. Sự tồn tại của các làng xã với các “pháo đài xanh” là nơi phong tục, tập quán, truyền thống làng xã được duy trì lâu dài. Sang đến thế kỉ X là sự thay thế nhau nắm quyền của các vương triều Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê và tất cả các vương triều này đều muốn thiết lập mô hình bộ máy nhà nước theo xu hướng tập quyền, đồng thời chính quyền trung ương đã bước đầu thử nghiệm việc quản lí làng xã. Bắt đầu từ chính quyền độc lập đầu tiên của họ Khúc, làng xã Việt mới thực sự trở thành cấp cơ sở của hệ thống quản lí hành chính nhà nước. Khúc Hạo đã tổ chức lại bộ máy quản lí nhà nước từ trung ương cho đến cấp xã nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế. Ngoài những hương cũ đổi thành giáp, Khúc Hạo còn chia đặt thêm các giáp mới, tổng cộng 314 giáp (thời chính quyền đô hộ nhà Đường ở nước ta có 159 hương). Đơn vị hành chính thấp nhất là xã có các chức Chánh lệnh trưởng, Lãnh trưởng cai quản. Những đơn vị hành chính cấp cơ sở được xây dựng trên cơ sở là những đơn vị kinh tế - xã hội vốn có của công xã nông thôn để tăng cường sự quản lí trực tiếp của chính quyền Trung ương đối với cấp cơ sở và xác lập quyền tự chủ của đất nước.

236

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Như vậy, so với bộ máy cai trị Giao Châu từ nhà Đường đến Hậu Lương là “nắm từ trên xuống”, thấp nhất là với tay được đến cấp “hương” chứ không thể nắm đến cấp “xã”. Nay họ Khúc – một chính quyền dân tộc, dựa vào dân, phải sát dân, phải “nắm từ dưới lên”, nắm từ cấp cơ sở là “xã”. [5, 42] Sang đến thời Đinh, Tiền Lê, do nhiệm vụ cấp bách là phòng thủ, chống ngoại xâm, nên việc tổ chức làng xã chưa được triều đình lưu tâm. Nhưng nhà nước vẫn thể hiện sự chi phối của mình tới các làng xã thông qua: việc cho nạo vét các kênh, sông ở vùng Thanh – Nghệ vào các năm 982, 1003, 1009; thông qua nghi lễ cày tịch điền, thông qua chính sách “Ngụ binh ư nông”. Thêm vào đó, thời Đinh, Tiền Lê nhà nước tiếp tục chính sách ban cấp thực ấp cho các quan chức cao cấp, có từ thời Ngô. Cho các hoàng tử đi trấn trị ở các vùng đất hiểm yếu, kèm theo quyền lợi được cấp thực ấp một làng ở đấy. Những chính sách về ruộng đất nói trên của nhà Đinh, Tiền Lê đã có tác dụng nắm được các nguồn bóc lột để kiểm soát ruộng đất, dân số, đã làm hình thành bước đầu sự phụ thuộc của làng xã, nông dân các làng xã vào Nhà nước và quan hệ bóc lột địa tô của nhà nước. Mãi cho đến nhà Lý, các làng xã mới được chú ý tổ chức nhằm kiểm tra dân số. Vào thế kỷ XII, làng xã được chia thành các bảo, cứ 3 nhà liên kết làm một bảo để giám sát và chịu trách nhiệm lẫn nhau. Dưới triều Trần, chính quyền được thiết lập đến tận làng xã với mong muốn quản lí thống nhất đơn vị hành chính ở cấp cơ sở. Lần đầu tiên thiết lập ngạch quan chức đến tận cấp xã. Năm 1242, nhà Trần đặt các chức Đại, Tiểu tư xã, dùng quan có phẩm hàm để làm. “Xã được chia làm hai loại: Xã lớn do Đại tư xã đứng đầu, xã nhỏ do Tiểu tư xã đứng đầu và đều do Nhà nước bổ nhiệm. Ngoài ra có các chức xã chính, xã sử, xã giám” [3, 22]. Song dưới vương triều Trần cách thức tuyển dụng, bổ nhiệm Xã quan lại chưa rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, cả hai vương triều Lý – Trần đều cùng thực hiện những biện pháp về kinh tế để can thiệp vào chế độ sở hữu ruộng đất của các làng xã thông qua việc ban cấp ruộng đất cho quan lại, quý tộc. Đặc biệt đến nhà Trần số lượng ruộng đất được ban cấp ngày càng lớn thông qua việc ban cấp các thái ấp. Thêm vào đó, hai vương triều này vẫn thực hiện các chính sách như kê khai nhân khẩu, các biện pháp phát triển nông nghiệp, chính sách “ngụ binh ư nông”… Đây cũng là những biện pháp tiêu biểu của nhà nước phong kiến nhằm can thiệp vào các làng xã mà đã có từ những vương triều trước như Ngô, Đinh, Tiền Lê. Nhưng xét cho cùng, nhà nước vẫn chưa kiểm soát được bộ phận ruộng đất công. Trên danh nghĩa toàn bộ ruộng đất đều thuộc sở hữu của nhà nước, nhà vua nhưng về thực tiễn ruộng đất công vẫn thuộc sở hữu của các làng xã, vai trò của làng xã vô cùng to lớn, trở thành khâu trung gian quan trọng giữa nhà nước và nông dân công xã thông qua việc phân chia ruộng đất, quản lí dân đinh, thu tô, thuế, lao dịch… Về cơ bản việc phân chia ruộng công làng xã vẫn theo tập tục của từng làng và Nhà nước chỉ quản lí việc thu tô thuế theo định kì.

237

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi cho lập lại chức xã quan, phân chia lại ruộng đất theo dân số, dẫn đến sự thay đổi địa thế và ranh giới của nhiều làng. Tuy nhiên, sự quản lí của các làng xã vào đầu thời Lê sơ chưa chặt chẽ, vẫn chủ yếu dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại Lý, Trần. Một đặc điểm chung của tất cả các vương triều từ Khúc cho đến đầu Lê sơ, đó là về mặt danh nghĩa quyền sở hữu tối cao về ruộng đất đều thuộc về nhà vua, nhà nước. Song trong thực tế, làng xã là người quản lí số ruộng đất công này. Làng xã có nhiệm vụ phân phối số ruộng đất công cho những thành viên công xã, sau đó các thành viên công xã lại nộp một phần hoa lợi của mình cho nhà nước thông qua tổ chức làng xã. Nên có thể nói, vai trò của làng xã trong thời kì này vô cùng lớn, nắm kho quốc khố của toàn bộ triều đình. Bởi một nhà nước phong kiến muốn tồn tại được và tồn tại một cách vững chắc thì phải quản lí và kiểm soát được số lượng ruộng đất công. Nhà nước phong kiến trong một chừng mực nhất định vẫn đang phụ thuộc chặt chẽ vào các làng xã. Và đây có thể coi là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân căn bản khiến cho vì sao tất cả các triều đại phong kiến đều muốn nắm được làng xã, với tay tới làng xã, bắt các làng xã phục tùng nhà nước. Nhìn chung, trước cải cách Lê Thánh Tông, mặc dù các nhà nước phong kiến từ Khúc đến đầu vương triều Lê sơ đã liên tiếp thực hiện nhiều biện pháp nhằm với cánh tay quyền lực của mình tới các làng xã song những biện pháp đấy chưa đủ mạnh để “phép vua” thắng được “lệ làng”. Về cơ bản, các làng xã vẫn theo chế độ tự quản, sự can thiệp của nhà nước chỉ dùng lại ở một chừng mực nhất định. 2. Sau cải cách Lê Thánh Tông Đến thế kỉ XV, đặc biệt sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 – 1497) quá trình giằng co, phân liệt giữa “phép vua” – “lệ làng” cũng dần đi đến hồi kết. Với cuộc cải cách này, Lê Thánh Tông đã khiến cho nhà nước Trung ương với cánh tay quyền lực của mình tới được các làng xã, bắt các làng xã tuân thủ quy định của nhà nước bằng hàng loạt các biện pháp. Cụ thể: Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc phân chia lại địa giới giữa các địa phương, đặc biệt riêng về cấp xã, năm 1498 đã quy định rõ quy mô lớn, nhỏ để quản lý. “Định lệnh tách xã: xã nào có đủ 500 hộ rồi mà số hộ dư ra lại được 100 trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa thì phải báo rồi xếp loại tâu lên để xếp thành xã khác cho thếm rộng bản đồ”. [2, 511] Đối với cấp xã cũng được Nhà nước quy định chặt chẽ và cụ thể: “Xã lớn gồm 500 hộ trở lên có 5 xã trưởng; xã vừa 300 hộ trở lên, có 4 xã trưởng; xã nhỏ gồm 100 hộ trở lên, có 2 xã trưởng”. Những nguyên tắc và thể lệ thành lập xã mới, bầu cử xã trưởng cũng được quy định rõ ràng. Năm 1462, theo Sắc chỉ của Lê Thánh Tông thì tiêu chuẩn của người được bầu làm xã trưởng như sau: “Lấy hạng giám sinh, sinh đồ tuổi cao nhưng học nghiệp không tiến

238

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 bộ, hoặc xét các con em hiền lành, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân, những hạng đó người nào biết chữ, có hạnh kiểm nên làm xã trưởng của xã ấy để tiện làm việc”. [6, 151] Đặc biệt, Lê Thánh Tông rất đề cao trình độ học vấn của Xã quan khi được tuyển dụng. Không chỉ có quan chức ở trung ương, mà các quan chức địa phương từ cấp đạo thừa tuyên đến cấp xã cũng phải có trình độ học vấn. Các quan chức ở cấp châu, huyện phải là những người đã “có chân thị Hội (tiến sĩ) đỗ tam trường”, cấp xã phải “xét những người biết chữ, có tài cán mới được bổ nhiệm. Nếu không biết chữ thì cho nghỉ”. Nếu “những người ỷ thế nhà quyền quý để cầu cạnh xin quan tước thì xử tội biếm hoặc đồ”. Nhà nước ngăn cấm việc quan lại từ các địa phương này đến quản lí địa phương khác không được lấy vợ ở nơi làm quan, “các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức” [4, 149]; cấm những người là anh em, bà con với nhau cùng làm Xã trưởng “khi xét đặt Xã trưởng, hễ là anh em ruột, con chú, bác và bác cháu, cậu cháu với nhau, thì chỉ có một người làm Xã trưởng. Không được cùng làm để đến mối tệ bè phái, hùa nhau”. Năm 1496, Lê Thánh Tông có lệnh cho châu, huyện chọn đặt xã trưởng. Nếu là con cô con cậu, đôi còn dì với nhau và thông gia cùng gả bán cho nhau đều không được cùng làm xã trưởng trong một xã. Nếu đã có xã trưởng rồi, cũng nên chọn người nào có thể làm được việc thì lưu lại, còn thì tâu lên để về hạng cũ. [2,808] Có thể nói việc bầu xã trưởng đã được vua Lê Thánh Tông quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ thể hiện vai trò của Nhà nước cũng như mối quan hệ gắn kết giữa trung ương và địa phương trong thời kì này. Trong làng xã Việt Nam truyền thống, nhân dân ta thường coi lệ làng cũng quan trọng không kém phép nước. Ở thời Lê sơ, Lê Thánh Tông buộc phải chấp nhận cho các làng xã lập “khoán ước và cấm lệ”, nhưng lại ban hành những quy định của Nhà nước về việc lập “lệ làng”, ở “những làng, xã nào có những tục lệ khác lạ” và “quan lại cấp trên duyệt nếu cần thì bác bỏ”, nhằm không cho phép các “lệ làng” làm trái với luật pháp của Nhà nước [4, 92]. Nhà Lê nhằm thống nhất giữa lệ làng và phép nước, lấy luật pháp để trị tội những người không chịu theo tục lệ của làng khi tục lệ đó đã được nhà nước chuẩn y. Luật pháp của Nhà nước Lê sơ đã hạn chế và thu hẹp quyền tự trị của các làng xã rất rõ nét, tăng cường sự lệ thuộc của làng xã với nhà nước trung ương, củng cố chế độ quân chủ quan liêu. Ngoài những bước “tấn công” của nhà nước phong kiến Lê sơ về mặt hành chính vào các làng xã thì Lê Thánh Tông thực hiện cả việc “tấn công” về mặt kinh tế. Nếu như trước đây các vương triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều phải dựa vào làng xã, thông qua làng xã để phân chia ruộng đất, thu tô, thuế, kiểm soát dân đinh… thì nay Lê Thánh Tông tiến hành hàng loạt biện pháp để cánh tay quyền lực của mình có thể chi phối đến các làng xã thông qua phép quân điền. Theo đó:

239

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

“Tất cả mọi người từ quan tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia ruộng công. Những gia đình nông dân thường đã có ruộng đất riêng đầy đủ, không được cấp. Ruộng xã nào chia cho dân xã ấy, xã nào có ruộng quá nhiều, người ít thì cho phép lấy bớt ruộng xã nhiều chia cho xã bên cạnh ruộng ít, người nhiều. Dân trong xã tùy theo thứ hạng được cấp phần ruộng đất khác nhau. Quan hàm tam phẩm được 11 phần, ngũ phẩm được 9,5 phần. Cô nhi, quả phụ được 3 phần. Ruộng công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần. Mọi người cày cấy ruộng công đều phải nộp tô do nhà nước. Riêng quan lại từ tứ phẩm trở lên do lộc điền ít nên không phải nộp tô.” [1, 108] Chính sách quân điền thời Hồng Đức là một đòn tấn công mạnh mẽ nhằm phủ định quyền chi phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ những nguyên tắc quy định về phân chia và hưởng thụ bộ phận ruộng đất công – là bộ phận ruộng đất quan trọng nhất, lớn nhất của nhà nước, làng xã lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước, trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đem mua bán, chuyển nhượng, quyền đó thuộc nhà nước trung ương, nhà vua. Nhà nước trung ương, nhà vua với chính sách quân điền đã trở thành người chủ lớn nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước, làng xã rơi xuống địa vị là người quản lí ruộng đất cho nhà nước trung ương, nhà vua. Nhờ những bước đệm quan trọng mà những vương triều trước kia đã để lại, Lê Thánh Tông đã thực hiện được ý nguyện của tất cả các vị vua trước, đó là can thiệp vào bộ máy làng xã, bắt các làng xã tuân theo nhà nước. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, suốt 5 thế kỉ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, chưa một triều đại nào làm được việc này, nên có thể nói cải cách Lê Thánh Tông là một thành công, có ý nghĩa to lớn trên nhiều lĩnh vực và một trong những thành tựu nổi bật nhất phải kể đến đó là đưa làng xã vào đúng nhịp độ phát triển chung của bộ máy nhà nước, để làng xã cũng như tất cả các cơ quan khác đều phải phục tùng nhà nước phong kiến trên mọi phương diện. Kết luận: Như vậy, trải qua một quá trình lâu dài từ vương triều nhà Khúc đến vương triều nhà Lê sơ bằng những bước đi chậm dãi nhưng đầy quyết liệt, nhà nước phong kiến đã đạt được mục đích của mình và đến thế kỉ XV – sau cải cách của Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến lần đầu tiên đã với cánh tay quyền lực của mình xuống cấp cơ sở nhỏ nhất là làng xã, biến các làng xã từ địa vị thống trị trước kia nay rơi xuống địa vị là người quản lý ruộng đất cho nhà nước trung ương, nhà vua. Các làng xã dần dần phục tùng nhà nước, tuân theo những quy định chặt chẽ của nhà nước. Trong một chừng mực nhất định nào đó với cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã khiến cho lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt nam “phép vua” thắng “lệ làng”.

240

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Bá Đệ (2009), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. [2]. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1985), Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tập II, NXB KHXH, Hà Nội. [3]. Nguyễn Cảnh Minh (2008), Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội. [4]. Quốc triều hình luật (2013), NXB Tư pháp, Hà Nội. [5]. Văn Tạo (2000), Sử học và hiện thực, tập 2: 10 cuộc cải cách đổi mới trong lịch sử Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. [6]. Nguyễn Trãi – Toàn tập (1976), NXB KHXH, Hà Nội.

THE ADJUSTMENTS OF VIET NAM FEUDAL SYSTEM BETWEEN TENTH TO FIFTEENTH CENTURY TO MATCH THE NATIONAL LAWS WITH LOCAL REGULATIONS Tran Thi Phuong B.A Faculty of History and Geography Abstract: In the eastern countries in general and particularly in Vietnam, local management systems usually played an important role and existed together with the feudal governments. Therefore, all feudal gorvernments desired to spread their power over villages. In the period of the tenth to fifteenth century, it was the first time the national laws had dominated local regulations. Keywords: National laws, lacal regulations, the tenth to fifteenth century.

241

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

SỬ DỤNG PHẦN MỀM THỐNG KÊ MINITABTRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU HÓA PHÂN TÍCH ThS. Phạm Thị Chuyên Khoa Sinh – Hóa

1. Đặt vấn đề Hóa phân tích nhất là phân tích công cụ đòi hỏi một số lượng khá lớn các số liệu cần được đưa ra. Các số liệu được đưa ra đó chỉ là các số liệu thô và bản thân chúng không phải là tri thức. Nhiệm vụ của người phân tích là làm sao biến những con số vô tri vô giác thành các con số biết nói. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu các quy luật xác suất, sự phát triển của các thang đo lường, các đặc tính dữ liệu và mối liên hệ. Phần mềm thống kê là một công cụ rất hữu hiệu giúp người phân tích thống kê xử lý số liệu, hay xây dựng được một mô hình diễn tả mối liên hệ giữa các yếu tố đang nghiên cứu. Trong bài báo này tôi xin giới thiệu phần mềm thống kê minitab và ứng dụng để xử lý số liệu hóa phân tích. Từ khóa: Minitab, phần mềm thống kê, xử lý số liệu.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu phần mềm minitab Minitab là một phần mềm máy tính giúp hiểu biết thêm về thống kê và tiết kiệm thời gian tính toán. Với phần mềm này chúng ta có thể giải những bài toán từ đơn giản nhất là tính toán các tham số thống kê, tới các bài toán phức tạp hơn như việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến các tính trạng bằng các phương pháp phân tích hồi qui, phương sai. Minitab cũng giúp chúng ta vẽ hàng loạt các đồ thị mang tính phân tích khoa học. * Một số thuật ngữ quan trọng Mean : giá trị trung bình SD(StDev - standard diviation) : Độ lệch chuẩn s SE (standard error) : Độ sai chuẩn Basic statistics : Thống kê cơ bản Dislay descriptics statistics : Hiển thị thống kê mô tả Individual value : Các giá trị riêng lẻ Boxplot: Biểu đồ hộp Confidence intervals: Khoảng tin cậy (CI) Variance : phương sai DF : bậc tự do * Giao diện phần mềm

242

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.2 . Ứng dụng xử lý số liệu trong hóa phân tích Chúng ta nghiên cứu bài toán sau: Một mẫu chuẩn huyết thanh máu người chứa 42,0 g albumin/l. Năm phòng thí nghiệm (A-E), mỗi phòng thực hiện sáu thí nghiệm (trong cùng một ngày) để xác định hàm lượng albumin, cho kết quả sau (g/l):

Lab. Trial 1 Trial 2 Trial 3 Trial 4 Trial 5 Trial 6 A 42.5 41.6 42.1 41.9 41.1 42.2 B 39.8 43.6 42.1 40.1 43.9 41.9 C 43.5 42.8 43.8 43.1 42.7 43.3 D 35.0 43.0 37.1 40.5 36.8 42.2 E 42.2 41.6 42.0 41.8 42.6 39.0 (Source: Higher education – Miller & Miller, Chapter 1. Page 16) Hãy tính toán các đại lượng thống kê mô tả của 5 phòng thí nghiệm. 2.2.1 Tính toán các đại lượng thống kê mô tả và biểu diễn số liệu Để tính toán các đại lượng thống kê của kết quả do 5 phòng thí nghiệm đưa ra ta làm theo các bước: - Bước 1: Nhập số liệu các phòng thí nghiệm A-E (nhập thành cột), đặt tên cột là tên các phòng thí nghiệm - Bước 2: Ở thanh menu nhấn Start -> basic statistics -> dislay descriptics statistics -> nhấn khung bên trái chọn lần lượt tên cột -> select -> statistics và tick chọn giá trị cần tính toán ( hoặc nhấn graphs để xây dựng biểu đồ) -> nhấn OK. - Ta thu được session chứa các giá trị cần tính toán như sau :

243

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

2.2.2. Kiểm tra phân bố chuẩn của số liệu Ta kiểm tra phân bố của 2 tập số liệu do hai phòng thí nghiệm A, B đưa ra có tuân theo phân bố chuẩn hay không. Nhấn start -> basic statistics -> nomality test : Nếu P-value > 0,05 số liệu tuân theo phân bố chuẩn và ngược lại . Nếu tuân theo phân bố chuẩn mới so sánh phương sai

Kiem tra phan bo chuan Lab.A Kiem tra phan bo chuan Lab.B Normal Normal

99 99 Mean 41.9 Mean 41.9 StDev 0.4940 StDev 1.708 95 N 6 95 N 6 AD 0.195 AD 0.297 90 90 P-Value 0.802 P-Value 0.467 80 80 70 70 60 60 50 50 40 40 Percent Percent 30 30 20 20

10 10

5 5

1 1 41.0 41.5 42.0 42.5 43.0 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 Lab.A Lab.B

Kết quả cho thấy số liệu hai phòng thí nghiệm đưa ra đều tuân theo phân bố chuẩn với độ tin cậy 95%. 2.2.3. So sánh phương sai hai tập số liệu Giả sử cần so sánh phương sai hai tập số liệu của hai phòng thí nghiệm A và B, ta làm như sau: Nhấn start -> basic statistics -> 2 variances…. Trong ô “data” chọn “samples in different columns”. Trong ô “first” chọn Lab.A -> select, trong ô “second” chọn Lab.B ->select -> OK. Số liệu đã xử lí được phần mềm đưa ra:

Test and CI for Two Variances: Lab.A, Lab.B

Method

Null hypothesis Sigma(Lab.A) / Sigma(Lab.B) = 1

Alternative hypothesis Sigma(Lab.A) / Sigma(Lab.B) not = 1

Significance level Alpha = 0.05

244

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Statistics

Variable N StDev Variance

Lab.A 6 0.494 0.244

Lab.B 6 1.708 2.916

Ratio of standard deviations = 0.289

Ratio of variances = 0.084

95% Confidence Intervals

CI for

Distribution CI for StDev Variance of Data Ratio Ratio

Normal (0.108, 0.773) (0.012, 0.598)

Continuous (0.063, 0.946) (0.004, 0.894)

Tests

Test

Method DF1 DF2 Statistic P-Value

F Test (normal) 5 5 0.08 0.017

P-value > 0.05 thì hai phương sai đồng nhất và ngược lại. Trong ví dụ này P-value= 0,017 hai phương sai không đồng nhất. 2.2.4. So sánh hai giá trị trung bình của hai tập số liệu Từ hai phương sai có đồng nhất hay không sẽ chọn cách so sánh theo chuẩn t khác nhau: Nhấn Start -> basic statistics -> 2t ( 2-samples). Trong bảng tiếp theo, tick chọn “samples in different columns”. Trong ô “first” nhấp Lab.A -> select, trong ô “second” nhấp Lab.B ->select -> OK (hai phương sai đồng nhất thì tick vào ô “assums equal variances” còn nếu không đồng nhất thì không tick). Theo trên 2 phương sai của Lab.A và Lab.B không đồng nhất, ta không tick vào ô “assums equal variances”. Được kết quả:

Two-Sample T-Test and CI: Lab.A, Lab.B

Two-sample T for Lab.A vs Lab.B

N Mean StDev SE Mean

245

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Lab.A 6 41.900 0.494 0.20

Lab.B 6 41.90 1.71 0.70

Difference = mu (Lab.A) - mu (Lab.B)

Estimate for difference: 0.000

95% CI for difference: (-1.866, 1.866)

T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 0.00 P-Value = 1.000 DF = 5 P-value > 0,05 kết luận: Hai giá trị trung bình không khác nhau có ý nghĩa thống kê 2.2.4. Vẽ dạng đường chuẩn và thiết lập phương trình đường chuẩn Ví dụ: Người ta xây dựng đường chuẩn để xác định hàm lượng etanol trong máu bằng phương pháp sắc ký khí. Pic thu được theo nồng độ như sau:

Concentration, 0 0.020 0.040 0.080 0.120 0.160 0.200 % (wt/vol) Peak area 0.00 43 80 155 253 302 425 Hãy tìm phương trình đường chuẩn và vẽ dạng đường chuẩn. (Source: Gary. D. Christian, Purnendu .K. Dasgupta, Kevin A Schug - Analytical Chemistry, seventh edition) Cách làm: Nhập số liêu theo 2 cột giá trị X (Concentration, % (wt/vol)) và Y (Peak area )-> nhấn start -> regression-> regression…-> điền response (biến phụ thuộc – Giá trị Y) , predictor (biến độc lập - giá trị X) -> OK. Các thông số liên quan đến đường chuẩn như sau:

Trên menu nhấn Graph -> Scatterplot -> chọn X,Y-> OK. Ta thu được dạng đường chuẩn như sau: trên menu nhấn Graph -> Scatterplot -> chọn X,Y-> OK

246

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3. Kết luận Trong khuôn khổ bài báo có hạn, tôi chỉ giới thiệu một số tính năng quan trọng để tính toán và xử lý số liệu hóa phân tích của phần mềm minitab. Phần mềm có những ưu điểm và yếu điểm riêng, tuy nhiên một ưu điểm tuyệt vời của minitab thể hiện ở việc nó trình bày rõ ràng các bước tính toán đúng như yêu cầu của một bài toán đánh giá thống kê mà một số phần mềm khác không có được. Điều này giúp ích nhiều cho sinh viên trong các môn học hóa phân tích, làm đề tài, nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. J.C. Miller, J.N. Miller – Statistics for Analytical Chemistry – Ellis Horwood Limited, 1998. [2]. M. Otto – Chemometrics: Statistics and computer Application in Analytical Chemistry – Wiley, London, 1999.

USING STATISTICAL SOFTWARE IN HANDLING DATA OF ANALYTICAL CHEMISTRY Pham Thi Chuyen M.A Faculty of Biology and Chemistry Abstract: Nowadays the application of mathematical methods and information technology to solve all the problems of chemistry are becoming popular and necessary. The rapid growth of chemometrics is due to the ease with which large quantities of data can be handled. The aim of this paper is to provide teachers and students in chemistry the way to help quickly solve chemistry assignments, handle analytical chemical data, research science, do thesis… Keywords: Minitab, Analytical and Statistical Software.

247

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CON LAI GIỮA GÀ D304 VÀ GÀ HA1 ThS. Vũ Thị Thanh Nhàn Khoa Sinh - Hóa Tóm tắt: Bước đầu chọn tạo được 2 dòng gà hướng trứng có năng suất, chất lượng cao, kết hợp được những ưu điểm của gà D304 và gà HA1. Tổ hợp lai giữa gà trống D304 với gà mái HA1 là gà DH1 và giữa gà mái HA1 với trống D304 là gà HD1 đều thể hiện rõ ưu thế lai về tỉ lệ đẻ (3,66% và 1,97%), gà con loại I/tổng số trứng ấp (0,05% và 0,14%). Con lai DH1 và HD1 có tuổi thành thục sinh dục tương đương so với D304 và HA1. Chất lượng trứng thơm ngon, vỏ trứng gà màu trắng hồng, khối lượng trứng trung bình thấp 55,03g (DH1) và 53,58g (HD1). Tỉ lệ lòng trắng : Tỉ lệ lòng đỏ của các đàn gà DH1, HD1 đều có giá trị xấp xỉ là 2 : 1, Đơn vị Haugh của các đàn gà thí nghiệm đạt cao từ 84,47 - 86,06, TTTA/10 trứng thấp (DH1: 1,81kg/10 trứng, HD1: 1,82kg/10 trứng), CPTA/mái ở DH1: 313.000 đồng, HD1: 317.170 đồng, chi phí 10 trứng thấp: 25.500 đồng/10 trứng (DH1), 26.000 đồng/10 trứng (HD1). Do vậy sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khóa: Sinh sản, con lai, gà D304, HA1

Mở đầu: Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm. Trứng và thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân đối các chất. Trong chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà là nghề đã có từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống của nhiều nông hộ. Chăn nuôi gà có nhiều ưu điểm như: Gà là giống gia cầm có hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm cao, thời gian cho sản phẩm ngắn. Tuy ngành chăn nuôi gia cầm có khá nhiều điểm mạnh nhưng cũng bộc lộ không ít những khó khăn như: giống có chất lượng thấp, thức ăn kém chất lượng, chăn nuôi nhỏ lẻ, thường xuyên chịu tác động của dịch bệnh,… Do vậy muốn chăn nuôi đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi phải có con giống năng suất, chất lượng cao, thức ăn phải cân đối dinh dưỡng, quy trình thú y an toàn sinh học phải thực hiện nghiêm ngặt. Trong các yêu cầu đó, con giống chất lượng cao là yêu cầu đầu tiên. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu của công tác nghiên cứu và thực tế sản xuất, chúng tôi đã chọn hai đối tượng là gà D304 và HA1 làm nguyên liệu lai, cho con lai chất lượng cao. Trong đó, gà HA1 có năng suất trứng đạt 232,88 quả/mái/72 tuần tuổi, trứng màu trắng hồng, khối lượng trứng nhỏ 40,0 - 42,0g, chất lượng trứng rất thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng [3]. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn so với một số gà trên thế giới. Gà D304 snăng suất trứng cao đạt 273,6 quả/mái/năm, vỏ trứng màu trắng hồng, khối lượng trứng to đạt 61,12g lúc 38 tuần tuổi nhưng chất lượng trứng chưa cao [4]. I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu Gà D304, HA1 và con lai giữa chúng tại TTNC gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi 2. Phương pháp nghiên cứu a, Phương pháp bố trí thí nghiệm

248

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nguyên liệu ♂ D304 X ♀ D304 ♂HA1 X ♀HA1

F1 D304 HA1 ♂ D304 X ♀HA1 ♂HA1 X ♀ D304

F1 DH1 HD1 * Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà con (Chọn mái từ 1 ngày tuổi) Lô/ Giống Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Gà D304 HA1 DH1 HD1 Số lượng / lần 300 300 300 300 * Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà sinh sản Lô/ Giống Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Gà mái D304 HA1 DH1 HD1 Số lượng / lần 200 200 200 200 b, Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc Đề tài áp dụng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi của gà Ai Cập, có tham khảo tài liệu của hãng Dominant CZ cho các lô thí nghiêm. Chế độ dinh dưỡng

Thành phần Gà con Gà dò Gà hậu bị Gà đẻ dinh dưỡng 0 - 5 6 – 9 10 – 15 16 – 19 >19 (tuần) (tuần) (tuần) (tuần) (tuần) ME (kcal/kg thức ăn) 2900 2850 2700 2750 2750 Protein thô (%) 22 19 15,5 16,5 17,5 Can xi (%) 1,1 1,0 1,0 2,6 3,3 Phospho (%) 0,7 0,7 0,6 0,65 0,7 Lyzin (%) 1,2 1,0 0,8 0,9 1,0 Methionin (%) 0,5 0,5 0,4 0,4 0,45 Chế độ chăm sóc Loại gà Gà con Gà dò Gà hậu bị Gà đẻ

0 - 5 6 - 9 10 - 15 16 - 19 >19 (tuần) (tuần) (tuần) (tuần) (tuần) Chế độ Mật độ 25 - 20 18 -12 10 - 6 6 - 5 5 - 4

249

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Tự do Hướng theo Tự do Hạn chế Hạn chế Chế độ cho ăn ban ngày tỉ lệ đẻ 24 giờ trong 7 ngày đầu, Ánh sáng Bổ sung dần ánh sáng đến 16 Chế độ chiếu sáng sau giảm dần đến tự nhiên giờ chiếu sáng/ngày ánh sáng tự nhiên Tỉ lệ trống/mái 1/10 – 1/12 c, Các chỉ tiêu theo dõi: Tuổi thành thục sinh dục, tỉ lệ đẻ, năng suất, chất lượng trứng, tỉ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở, TTTA/10 trứng, TTTA/đời gà mái, CPTA/đời gà mái (Đời gà mái nghiên cứu trong 50 tuần tuổi), Chi phí/10 trứng d, Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi *)Phương pháp xác định tuổi thành thục sinh dục - Tuổi đẻ quả trứng đầu: Là thời gian từ một ngày tuổi đến thời điểm gà mái trong đàn đẻ quả trứng đầu tiên (đơn vị tính: ngày tuổi). - Tuổi đạt tỉ lệ đẻ 5%, 50% số gà mái đẻ trứng (đơn vị tính: ngày tuổi). *) Phương pháp xác định tỉ lệ đẻ: Hàng ngày đếm chính xác lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và số gà có mặt. Tỉ lệ đẻ được xác định theo công thức:

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) Tỉ lệ đẻ (%) = X 100 Tổng số gà mái có mặt trong tuần (con)

*) Phương pháp xác định năng suất trứng Là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) Năng suất trứng = Số gà mái trung bình trong tuần (con)

*) Phương pháp xác định khối lượng và các thành phần của trứng - Khối lượng trứng (g/quả): Cân từng quả trứng vào thời điểm thành thục sinh dục (toàn bộ số trứng đẻ ra, một tuần cân 1 lần vào một ngày nhất định) bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,01g

Khối lượng trứng Khối lượng trứng cân được (g) = (g) Số trứng cân (quả)

- Các chỉ tiêu về chất lượng trứng: Được xác định theo phương pháp của Auaas và Wilke (1978, Nguyễn Chí Bảo dịch) [1]. Các chỉ tiêu của chất lượng trứng được đánh giá như sau: + Chỉ số hình dạng: xác định bằng dụng cụ đo của Nhật Bản, có độ chính xác 0,01mm

250

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

D (mm) Chỉ số hình dạng trứng = = R (mm)

Trong đó, D là chiều dài trứng và R là chiều rộng trứng. + Màu sắc vỏ trứng: Quan sát trực tiếp + Tỉ lệ lòng đỏ Tỉ lệ lòng đỏ (%) Khối lượng lòng đỏ (g) = X 100 Khối lượng quả trứng (g)

+ Tỉ lệ lòng trắng Khối lượng lòng trắng (g)

Tỉ lệ lòng trắng (%) = X 100

Khối lượng quả trứng (g) + Độ dày vỏ: Đo bằng thước Palme với độ chính xác 0,01mm. + Đơn vị Haugh: Là chỉ số của mối liên hệ giữa chiều cao của lòng trắng đặc và khối lượng trứng, được tính theo công thức: Hu = 100log (H – 1,7 W0,37 +7,6) Trong đó : H: Chiều cao lòng trắng đặc (mm), W: Khối lượng trứng (g) + Màu sắc lòng đỏ: Xác định bằng quạt màu của hãng Roche. *) Phương pháp xác định tỉ lệ trứng có phôi và ấp nở Tỉ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ấp lúc ngày ấp thứ 6. Trứng có phôi được xác định bằng tổng số trứng ấp trừ đi số trứng không phôi.

Số gà con nở (con)

Tỉ lệ nở/tổng trứng ấp (%) = X 100 Tổng số trứng vào ấp (quả) Số trứng có phôi (quả) T ỉ lệ phôi (%) = X 100 Số trứng vào ấp (quả)

Số gà con loại I Tỉ lệ gà loại I /tổng trứng ấp X 100 (%) = Tổng số trứng vào ấp (quả)

*) Phương pháp xác định TTTA/10 trứng TTTA/10 trứng (kg) Lượng thức ăn thu nhận trong tuần (kg) =

= Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) X 10

251

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

*) Phương pháp tính ưu thế lai Công thức tính ƯTL được áp dụng theo Lasley J.F (1974) [5]:

X F 1  (X P1  X P 2 ):2 H(%)  100 (X P1  X P 2 ):2

Trong đó: H (%) là ƯTL của con so với trung bình bố mẹ

X F1 là giá trị trung bình của tính trạng ở con lai F1 X p1 , X P 2 là giá trị trung bình của tính trạng ở bố, mẹ. d, Phương pháp xử lí số liệu: Xử lý bằng phần mềm Excel, thống kê sinh học. II. KẾT QUẢ 1. Tuổi thành thục sinh dụcKết quả nghiên cứu của chúng tôi về sự thành thục của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 1: Bảng 1. Tuổi thành thục sinh dục của các đàn gà thí nghiệm

Đơn vị D304 HA1 DH1 HD1 Chỉ tiêu (n = 200) (n =200) (n = 200) (n= 200) X (g) X (g) X (g) X (g) Đẻ 5% Tuổi đẻ ngày 124 129 126 126 Đẻ 50% Tuổi đẻ ngày 168 175 176 175 Đẻ đỉnh cao Tuổi đẻ ngày 211 215 215 214 Qua bảng 1 cho thấy tuổi thành thục sinh dục của gà DH1, HD1 khá sớm và tương đương với gà D304, gà HA1. 2. Tỉ lệ đẻ và năng suất trứng Bảng 2. Tỉ lệ đẻ và năng suất trứng của các đàn gà thí nghiệm D304 (n =200) HA1 (n =200) DH1 (n =200) HD1 (n =200) Tt Quả/mái/ Quả/mái/ Tỉ lệ Quả/má Tỉ lệ đẻ Tỉ lệ đẻ Quả/mái/tuần Tỉ lệ đẻ tuần tuần đẻ i/ tuần 19 - 20 7,98 2,24 6,36 1,78 6,64 1,86 6,33 1,77 21 - 22 29,14 4,08 25,90 3,63 23,81 3,33 23,24 3,25 23 - 24 42,63 5,97 39,39 5,51 36,88 5,16 37,44 5,24 25 - 26 56,26 7,88 53,01 7,42 50,48 7,07 54,05 7,57 27 - 28 67,98 9,52 64,74 9,06 61,31 8,58 66,19 9,27 29 - 30 78,78 11,03 75,54 10,58 75,88 10,62 77,53 10,86 31 - 32 86,30 12,08 84,44 11,82 88,03 12,32 86,96 12,17

252

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

33 - 34 83,36 11,67 82,97 11,62 87,35 12,23 81,22 11,37 35 - 36 79,20 11,09 79,72 11,16 84,77 11,87 81,58 11,42 37 - 38 78,98 11,06 76,44 10,70 80,09 11,21 76,98 10,78 39 - 40 75,36 10,55 73,24 10,25 76,89 10,76 72,39 10,13 41 - 42 72,47 10,15 70,18 9,83 73,83 10,34 69,95 9,79 43 - 44 71,58 10,02 69,24 9,69 72,89 10,21 70,46 9,86 45 - 46 68,99 9,66 67,79 9,49 71,06 9,95 66,33 9,29 47 - 48 67,27 9,42 65,67 9,19 67,85 9,50 69,18 9,69 49 - 50 66,98 9,38 63,49 8,89 65,67 9,19 66,81 9,35 TB 61,03 62,38 63,96 62,92 Tổng 146,08 140,63 144,21 141,82 ƯTL về tỉ lệ đẻ (%) 3,66 1,97

Tỉ lệ đẻ giữa các công thức lai ♂D304 X ♀HA1 và ♂HA1 X ♀D304 cao hơn trung bình bố mẹ, ƯTL ở gà DH1 là 3,66%, gà HD1 là 1,97%. Năng suất trứng của các đàn gà thí nghiệm thấp nhất ở những tuần đầu. Sau đó năng suất trứng tăng nhanh ở các tuần đẻ sau. Năng suất trứng đạt cao nhất ở tuần 31 - 32, tương ứng với tỉ lệ đẻ đạt đỉnh cao rồi lại giảm. Cao nhất ở gà mái DH1 đạt 12,32 quả/mái cao hơn gà mái D304, gà mái HA1 từ 2,0 - 4,23%. Qua đây cho thấy cả tỉ lệ đẻ và năng suất trứng đều đạt giá trị lớn ở lô thứ 3 điều đó chứng tỏ việc sử dụng con trống là D304 và con mái là HA1 sẽ cho kết quả lai tốt nhất. 3. Khảo sát chất lượng trứng Để đánh giá sức sản xuất trứng của gà cũng như các loại gia cầm khác thì các chỉ tiêu chất lượng thường được quan tâm, bởi vì nó không chỉ mang ý nghĩa giống mà còn là giá trị thực phẩm. Cùng năng suất trứng, nhưng nếu chất lượng trứng của nhóm nào tốt hơn, sẽ biểu thị có năng suất cao hơn về giá trị làm giống cũng như giá trị thực phẩm. Một số chỉ tiêu khảo sát chất lượng trứng được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Chất lượng trứng của các đàn gà thí nghiệm

D304 (n =30) HA1(n =30) DH1 (n =30) HD1 (n =30) Đơn Chỉ tiêu Cv Cv X vị X (g) X (g) X (g) Cv (%) Cv (%) (%) (%) (g) Màu sắc vỏ Trắng hồng Trắng hồng Trắng hồng Trắng hồng trứng KL trứng g 60,16 4,93 51,03 5,11 55,03 5,31 53,58 5,42 Chỉ số HD 1,34 2,34 1,29 2,57 1,32 2,68 1,30 2,98 Độ dày vỏ mm 0,29 9,21 0,31 7,49 0,32 8,28 0,30 8,75 TL lòng % 65,18 6,32 62,54 7,00 61,46 7,44 61,23 7,21

253

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

trắng TL lòng đỏ % 25,91 6,19 28,79 5,92 28,60 7,09 28,86 7,39 Haugh 84,47 9,69 86,06 8,14 84,92 7,28 85,11 7,45 Màu lòng đỏ 10,23 4,93 10,81 3,22 9,57 4,58 9,66 5,13 Hình thái trứng: Kết quả ở bảng 3 cho thấy, chỉ số hình dạng trứng của các đàn gà thí nghiệm đạt 1,29 - 1,34. Trứng gà DH1, HD1 có hệ số biến dị thấp (2,68 - 2,98), chứng tỏ mức độ đồng đều của trứng cao, tăng tỉ lệ đạt trứng giống. Màu sắc và chất lượng vỏ trứng: Vỏ trứng gà DH1, HD1 có màu trắng hồng giống với màu của trứng gà D304, HA1. Độ dày trung bình của vỏ trứng ở các đàn gà thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,29 - 0,32mm. Kết quả này nằm trong giới hạn độ dày vỏ của gia cầm. Khối lượng trứng: Khối lượng trứng trung bình của các đàn gà thí nghiệm dao động trong khoảng 51,03 - 60,16g, trứng gà DH1, HD1 đạt giá trị trung gian lần lượt là 55,03g và 53,58g. Theo Olsen và Haynes (1949) [4] với khối lượng như vậy trứng gà lai cho tỉ lệ nở tốt. Hệ số biến dị về khối lượng trứng của gà lai DH1, HD1 dao động thấp, chứng tỏ trứng có độ đồng đều cao làm tăng tỉ lệ trứng chọn ấp và tỉ lệ ấp nở. Tỉ lệ lòng trắng và tỉ lệ lòng đỏ: Tỉ lệ lòng trắng : Tỉ lệ lòng đỏ của các đàn gà thí nghiệm đều có giá trị xấp xỉ là 2 : 1. (DH1: 61,46 - 28,6%; HD1: 61,23 : 28,86%) chứng tỏ trứng của các đàn gà trên sẽ cho tỉ lệ ấp nở khá tốt. Tỉ lệ lòng đỏ của gà lai DH1, HD1 khá cao (tỉ lệ lòng đỏ cao nhất ở gà HD1 cao hơn gà D304 tới 2,85%). Đơn vị Haugh của các đàn gà thí nghiệm đạt cao và nằm trong khoảng từ 84,47 - 86,06, chứng tỏ chất lượng trứng của các đàn gà thí nghiệm rất tốt [2]. 4. Tỉ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỉ lệ trứng có phôi ở các công thức lai tương đối cao, dao động trong khoảng 92,90 - 96,72%. Tỉ lệ trứng có phôi của gà ♂D304 X ♀HA1 là 94,47%, tỉ lệ trứng có phôi của gà ♂HA1 X ♀D304 là 95,42%, kết quả này cao hơn so với kết quả của công thức thuần ♂D304 X ♀D304 (92,90%). Điều này theo chúng tôi có thể giải thích do gà lai kế thừa được đặc tính chất lượng trứng tốt của gà HA1 (tỉ lệ trứng có phôi của gà HA1 cao 96,72%). Tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp của gà HA1 đạt cao nhất: 83,95%, tương ứng ở gà HD1: 82,09%; gà DH1: 82,02%; thấp nhất là gà D304: 80,00%. Giá trị ƯTL về tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp của hai tổ hợp lai DH1, HD1 đạt 0,05 - 0,14% chứng tỏ trứng gà lai có chất lượng tốt. Bảng 4. Tỉ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở trên các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị D304 HA1 DH1 HD1 Tổng trứng ấp quả 8800 8600 8900 8500 Số trứng có phôi quả 8175 8318 8408 8111

254

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Tỉ lệ trứng có phôi % 92,90a 96,72b 94,47c 95,42b Số gà con nở con 7254 7406 7391 7154 Tỉ lệ nở/tổng trứng ấp % 82,43 86,12 83,04 84,16 Tỉ lệ nở/số trứng có phôi % 88,73 89,04 87,90 88,20 Số gà con loại I con 7040 7220 7300 6978 Tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp % 80,00 83,95 82,02 82,09 Tỉ lệ gà con loại I/số gà nở % 97,04 98,46 97,49 97,54 ƯTL về tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp (%) 0,05 0,14 * Chú thích: Những số mang chữ cái khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại. 5. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 trứng TTTA/10 trứng có xu hướng tỉ lệ nghịch với tỉ lệ đẻ. Do đó, muốn giảm TTTA/10 trứng thì phải có biện pháp kỹ thuật để làm tăng tỉ lệ đẻ của đàn giống. Bảng 5. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 trứng của các đàn gà thí nghiệm

tt D304 HA1 DH1 HD1 19 – 20 4,92 5,61 5,51 5,62 21 – 22 3,26 3,34 3,64 3,66 23 – 24 2,35 2,33 2,49 2,37 25 – 26 1,83 1,78 1,87 1,7 27 - 28 1,57 1,51 1,59 1,47 29 - 30 1,38 1,32 1,31 1,28 31 - 32 1,27 1,19 1,15 1,15 33 - 34 1,31 1,21 1,15 1,23 35 - 36 1,38 1,26 1,18 1,23 37 - 38 1,36 1,29 1,23 1,28 39 - 40 1,38 1,30 1,24 1,31 41 - 42 1,41 1,33 1,27 1,33 43 - 44 1,42 1,35 1,28 1,32 45 - 46 1,48 1,37 1,32 1,44 47 - 48 1,51 1,42 1,38 1,37 49 - 50 1,53 1,46 1,42 1,38 Trung bình 1,84 1,82 1,81 1,82

Kết quả nghiên cứu về TTTA/10 trứng ở bảng 5 cho thấy: TTTA/10 trứng ở các đàn gà lai khá thấp, trung bình đạt DH1: 1,81kg; HD1: 1,82kg. Nếu so sánh 2 công thức lai

255

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 với nhau thì gà DH1, HD1 có chỉ số TTTA/10 trứng xấp xỉ nhau nghĩa là hiệu quả sử dụng thức ăn tốt tương đương nhau. 6. Chi phí thức ăn cho một đời gà mái và chi phí 10 trứng Để đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế giữa các đàn gà chúng tôi đã theo dõi, ghi chép kết quả và ước tính chi phí thức ăn cho một đời gà mái, chi phí cho 10 trứng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 6 và bảng 7: Qua kết quả hạch toán sơ bộ về CPTA/ cả đời gà mái của các đàn gà thí nghiệm ở bảng 6 cho thấy: Gà lai DH1, HD1 đều cho CPTA/con thấp, đặc biệt là gà lai DH1 cho CPTA/con đạt giá trị thấp nhất 313.000 đồng, thấp hơn các đàn gà khác từ 3.100 - 12.170 đồng. Bảng 6. Chi phí thức ăn cho một đời gà mái ở các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi D304 HA1 DH1 HD1 1. Giai đoạn gà con (0 - 9 tt) TTTA/con (kg) 2,23 2,26 2,25 2,24 CPTA/con (đ) 28.990 29.380 29.250 29.120 2. Giai đoạn gà dò, hậu bị (10 – 18 tt) TTTA/con (kg) 4,51 4,48 4,50 4,50 CPTA/con (đ) 51.865 51.520 51.750 51.750 3. Giai đoạn sinh sản (19 – 50 tt) TTTA/con (kg) 24,42 23,52 23,20 23,63 CPTA/con (đ) 242.200 230.520 232.000 223.630 4. Cả đời gà mái Số trứng/mái/ 50 tt (quả) 146,08 140,63 144,21 141,82

TTTA/con (kg) 31,17 30,26 29,95 30,37 CPTA/con (đ) 325.170 316.100 313.000 317.170

Kết quả ở bảng 7 cho thấy, khi ước tính về chi phí cho 10 quả trứng dao động bình quân từ 25.500 đến 26.300 đồng. Nếu tính giá bán trứng theo giá thị trường hiện nay, giá trứng gà DH1 tương đương với giá trứng gà HA1 (3.400 đồng/quả), cao hơn trứng gà D304 (3.000 đồng/quả), năng suất trứng cao mà giá thành sản phẩm thấp (2.550 đồng/quả) do vậy gà lai DH1 cho hiệu qủa kinh tế cao nhất.

256

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bảng 7. Chi phí cho 10 trứng ở các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi D304 HA1 DH1 HD1 TTTA/10 quả trứng (kg) 1,84 1,82 1,81 1,82 CPTA/10 quả trứng (đ) 18.400 18.200 18.100 18.200 Chi phí cho 10 trứng (đ) 26.300 26.000 25.500 26.000 III. KẾT LUẬN Gà lai DH1 và HD1 có tỉ lệ đẻ và năng suất trứng/mái/50 tuần tuổi lần lượt là 63,96 - 62,92% và 144,21 - 141,82 quả. Vỏ trứng màu trắng hồng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Khối lượng trứng gà DH1: 55,03g, HD1: 53,58g. Tỉ lệ lòng đỏ cao: Gà DH1: 28,60%, HD1: 28,86%. Đơn vị Haugh của gà DH1: 84,92, HD1: 85,11. Tỉ lệ trứng có phôi ở gà DH1 đạt 94,47%, gà HD1 đạt 95,42%. ƯTL về tỉ lệ gà loại I/tổng trứng ấp ở gà DH1 đạt 0,05%, gà HD1 đạt 0,14%. TTTA/10 trứng thấp: DH1: 1,81kg/10 trứng, HD1: 1,82kg/10 trứng. Nhìn chung, trứng gà DH1, HD1 thơm ngon, giá bán cao hơn trứng gà D304, tương đương với trứng gà HA1. CPTA/mái ở DH1: 313.000 đồng, HD1: 317.170 đồng, chi phí 10 trứng thấp: 25.500 đồng/10 trứng (DH1), 26.000 đồng/10 trứng (HD1).

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Brandesch H. và Bilchel H. (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. [2]. Bạch Thị Thanh Dân (1995), “Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỉ lệ ấp nở của trứng ngan”, Kết quả nghiên cứu khoa học - các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 397-399. [3]. Phùng Đức Tiến (2011),”Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng gà hướng trứng HA1 và HA1”, Viện chăn nuôi -Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Hà Nội, tr. 18 – 26. [4]. Phùng Đức Tiến (2011),” Nghiên cứu khả năng sản suất của gà TM1 và TM2”, Viện chăn nuôi -Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Hà Nội, tr. 36 - 42. [5]. Lasley J.F (1974), Di truyền học ứng dụng vào cải tạo gia súc (người dịch Nguyễn Phúc, Giác Hải), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 281 - 283.

SOME FERTILITY CHARACTERISTICS OF THE CROSSBREED OF D304 AND HA1 CHICKEN Vu Thi Thanh Nhan M.A Faculty of Biology and Chemistry Abstract. The first step is to create two strains of layer with high productivity, high quality and advantages of D304 and HA1. Both DH1 (Hybrid complex of cock D304 and the hen HA1) and HD1 (Hybrid complex of hen HA1 and cock D304) show clear heterosis in calving rate (3.66 % and 1.97 %), chicks I/ total

257

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 number of hatch eggs (0.05 % and 0.14 %). Crossbred DH1 and HD1 have the same sexual maturity age as D304 and HA1. Eggs have high quality, good flavor, pinky-white shell, low average weight 55.03 g (DH1) and 53.58 g (HD1). Percentage of egg white over egg yolk of DH1, HD1 are both approximate 2:1, Haugh unit of the experimental chicken flocks are high from 84.47 to 86.06; TTTA/10 egg is low (DH11: 1.81 kg/10 eggs, HD1: 1.82 kg/10 eggs); CPTA/hen in DH1: 313,000 VND; HD1: 317,170 VND; cost of 10 eggs is low: 25,500 VND/10 eggs (DH1); 26,000 VND/10 eggs (HD1). All shows that this type of egg is likely to bring high economic efficiency. Keywords: Fertility, the crossbred, D304, HA1 chicken.

258

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ CHIỀNG BÔM, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA ThS. Vũ Văn Thuận Bộ môn Lâm học - Khoa Nông lâm Tóm tắt: Xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu chủ yếu có 3 loại hình sử dụng đất với 17 mô hình sử dụng đất đặc trưng, gồm loại hình sử dụng đất cây Lâm nghiệp (4 mô hình), loại hình sử dung đất cây nông nghiệp dài ngày (3 mô hình), loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp ngày ngày (9 mô hình). Chuyên đề đánh giá hiệu quả của tất cả 17 mô hình sử dụng đất đặc trưng đã tìm ra 7 mô hình có hiệu quả, bền vững làm cơ sở phát triển nhân rộng cho toàn xã, bao gồm các mô hình: cây Mắc khén, Trẩu, Cà phê + Xoài, Cà phê thuần, Khoai sọ + Đậu tương;, Khoai sọ + Lạc; Khoai sọ. Từ khóa: Mô hình sử dụng đất, xã Chiềng Bôm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có 4 dân tộc sinh sống ( Thái, H'mông, Kháng, Khơ mú) với dân số 5.315người, có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.218,4ha. Nguồn thu nhập của người dân trong xã dựa vào canh tác nông lâm nghiệp là chính, nhưng sử dụng đất của xã còn nhiều hạn chế nên hiệu quả sử dụng đất thấp làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Xã Chiềng Bôm có nhiều mô hình sử dụng đất khác nhau được xây dựng với nhiều loại cây trồng, nhiều kiến thức, nhiều kỹ thuật được sử dụng nên hiệu quả của các mô hình sử dụng đất rất khác nhau. Việc sử dụng đất của xã về cơ bản được chia thành 3 loại hình sử dụng đất, gồm: loại hình sử dụng đất cây lâm nghiệp; cây nông nghiệp ngắn ngày; cây nông nghiệp lâu năm. Trong mỗi loại hình sử dụng đất lại có nhiều mô hình sử dụng đất khác nhau. Vì vậy, đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã là rất quan trọng để lựa chọn những mô hình tốt, có hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở nhân rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho xã. 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các loại hình sử dụng đất của xã Chiềng Bôm để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả bền vững. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây lâm nghiệp - Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả) - Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp ngắn ngày 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

259

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

- Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập các thông tin liên quan đến mô hình như kỹ thuật áp dụng, thu nhập, chi phí ... của các mô hình - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Đánh giá hiệu quả kinh tế theo 2 phương pháp: + Phương pháp tĩnh áp dụng đối với các mô hình sử dụng đất cây ngắn ngày.

P = TN - CP

Trong đó: P là lợi nhuận, TN là thu nhập, CP Là chi phí. + Phương pháp động áp dụng đối với các mô hình sử dụng đất cây dài ngày. Các chỉ tiêu kinh tế được tính toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR, BPV, CPV → Giá trị hiện tại thuần tuý NPV (Net Present Value): n (B C ) NPV  t t  t t 0 (1 r)

Trong đó: Bt : Giá trị thu nhập ở năm t (đồng); Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng); r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất(%) → Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Interal rate of return): IRR được tính theo tỷ lệ %, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh. → Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit to Cost Ration): t Bt  t t  0 (1 r) BPV BCR   t Ct CPV  t t  0 (1  r) Trong đó: BPV (Benefit Present Value): Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV (Cost Present Value): Giá trị hiện tại của chi phí (đồng) - Đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng 3 chỉ tiêu, gồm: số ngày công; số lượng sản phẩm và mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng 2 chỉ tiêu, gồm: độ tàn che (được xác định bằng phương pháp 100 điểm trên cơ sở máy đo độ tàn che) và lượng vật rơi rụng (được xác định thông qua các ô tiêu chuẩn dạng bản có diện tích 1m2/ôtc) . - Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác được đánh giá thông qua chỉ số hiệu quả tổng hợp (Ect) của W.Rola (1994).

260

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

 f1 f min f n f min  1 Ect  ( hoac ) ...  ( hoac ) x  f max f1 f max f n  n

Trong đó Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao. f là các đại lượng tham gia vào tính toán. n là tổng số đại lượng tham gia vào tính toán. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây lâm nghiệp Qua kết quả điều tra ở xã Chiềng Bôm có các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp đặc trưng như sau: (1) Mô hình Thông mã vĩ; (2) Mô hình Trẩu; (3) Mô hình Keo lai; (4) Mô hình Trám; (5) Mô hình Mắc Khén. Kết quả đánh giá được thể hiện tại các biểu sau. Biểu 3.1 Mô tả các mô hình cây lâm nghiệp tại xã Chiềng Bôm MH Thông mã Mô tả MH Trẩu MH Keo lai MH Trám MH Mắc khén vĩ Diện tích (ha) 1,5 1,2 1 0,5 0,4 Năm trồng 2005 2005 2005 2005 2005 Loài cây trồng Thông mã vĩ Trẩu Keo lai Trám Mắc khen Feralít nâu Feralít nâu vàng phát Feralít nâu Feralít nâu Feralít nâu vàng phát triển triển trên vàng phát triển vàng phát triển vàng phát triển Đất trên đá mẹ đá mẹ trên đá mẹ trên đá mẹ trên đá mẹ phiến thạch sét phiến phiến thạch sét phiến thạch sét phiến thạch sét thạch sét Độ dốc 250 210 160 120 100 Phương thức Thuần loài Thuần loài Thuần loài Thuần loài Thuần loài trồng Mật độ trồng 2000 1100 2000 500 500 (cây/ha)

Tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình trên cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh của mô hình Keo lai 8 năm, còn các mô hình Thông mã vĩ, Trẩu, Trám, Mắc khén là 15năm.

261

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Biểu 3.2. Hiệu quả của các mô hình cây lâm nghiệp tại xã Chiềng Bôm

MH Thông MH MH X tối ưư MH Trẩu MH Trám mã vĩ Chỉ tiêu Keo lai Mắc khén Loại giá trị giá trị Ect giá trị Ect giá trị Ect giá trị Ect giá trị Ect

Kinh tế 0,48 0,76 0,68 0,79 0,99 NPV (tr.đ/ha/ Xmax 8,343 2,269 0,27 5,196 0,62 5,440 0,65 7,142 0,86 8,343 1 năm) BCR Xmax 15,09 4,98 0,33 10,3 0,68 6,74 0,45 9,97 0,66 15,09 1 CPV (tr.đ/ha Xmin 0,559 0,571 0,98 0,559 1 0,947 0,59 0,796 0,70 0,592 0,94 /năm) BPV (tr.đ/ha Xmax 8,935 2,84 0,32 5,754 0,64 6,387 0,71 7,938 0,89 8,935 1 /năm) IRR (%) Xmax 45 22 0,49 38 0,84 45 1 37 0,82 45 1 Xã hội 0,50 0,78 0,73 0,80 0,84 Công sử dụng Xmax 26 14,5 0,56 14 0,54 26 1 13,5 0,52 13,5 0,52 (công/h a/năm) Số loại sản Xmax 2 1 0,50 2 1 1 0,50 2 1 2 1 phẩm Mức độ chấp nhận Xmax 83,33 36,67 0,44 66,67 0,80 56,67 0,68 73,33 0,88 83,33 1 của người dân (%) Sinh Thái- 0,85 0,96 0,85 0,69 0,68 môi trường Lượng vật rơi rụng Xmax 11,2 8,3 0,74 11,2 1 7,8 0,70 6,9 0,62 7,1 0,63 (tấn/ha/ năm) Độ tàn Xmax 0,68 0,65 0,96 0,62 0,91 0,68 1 0,52 0,76 0,5 0,74 che Ect tổng 0,61 0,83 0,75 0,76 0,84 hợp Số liệu ở biểu trên cho thấy: Xét về hiệu quả tổng hợp, mô hình Mắc cao nhất với Ect = 0,84, tiếp đến là các mô hình: Trẩu (Ect = 0,83), Trám ( Ect = 0,76), Keo lai( Ect = 0,75) và thấp nhất mô hình Thông mã vĩ (Ect = 0,61).

262

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Xét về hiệu quả kinh tế, mô hình Mắc khén cao nhất với Ect = 0,99 và thấp nhất mô hình Thông mã vĩ với Ect = 0,48. Xét về hiệu quả xã hội, mô hình Mắc khén cao nhất với Ect = 0,84 và thấp nhất mô hình Thông mã vĩ với Ect = 0,50. Xét về hiệu quả sinh thái - môi trường, mô hình Trẩu cao nhất với Ect = 0,96 và thấp nhất mô hình Trám với Ect = 0,69. Như vậy, mô hình Mắc khén và Trẩu đạt hiệu quả cao nhất vì vậy cần đưa 2 loài cây này cây làm cây trồng chính của xã. 3.2 Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp lâu năm. Kết quả điều tra ở xã Chiềng Bôm có các mô hình cây nông ngiệp lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả) đặc trưng như: Cà phê thuần loài; Cà phê + cây ăn quả (Xoài); cây ăn quả (Xoài + Mận). Kết quả đánh giá được thể hiện tại các biểu sau. Biểu 3.3 Mô tả các mô hình sử dụng đất cây nông nghiệp lâu năm tại xã Chiềng Bôm Mô tả MH Cà phê MH Cà phê + Xoài MH Xoài + Mận 1. Diện tích (ha) 1,0 1,5 1,2 2. Năm trồng 2004 2004 2004 3. Loài cây trồng Cà phê Cà phê + Xoài Xoài + Mận Feralít nâu vàng phát Feralít nâu vàng phát Feralít nâu vàng phát triển 4. Đất triển trên đá mẹ phiến triển trên đá mẹ phiến trên đá mẹ phiến thạch sét thạch sét thạch sét 5. Độ dốc 100 150 70 Hỗn loài ( cây Xoài bố trí hàng cách hàng Hỗn loài ( 1 hàng Xoài 7m, cây cách cây 6m; thì trồng xen 1 hàng Thuần loài (Hàng cách hàng Giữa 2 hàng Xoài 6. Phương thức trồng Mận, với khoảng cách 1,5m, cây cách cây 1,5m) trồng xen 4 hàng Cà hàng cáh hàng 5m, cây phê với khoảng cách cách cây 4m) hàng cách hàng 1,5m, cây cách cây 2m) 7. Mật độ trồng 2900cây cà phê + 234 250cây mận + 250cây 4440 cây (cây/ha) cây xoài Xoài Tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình cây nông nghiệp dài ngày trên cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh của các mô hình là 10năm. Kết quả được thể hiện tại biểu sau.

263

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Biểu 3.4 Hiệu quả của các mô hình cây nông nghiệp lâu năm tại xã Chiềng Bôm MH Cà phê + MH X tối ưu MH Cà phê TT Chỉ tiêu Xoài Xoài + Mận Loại G.trị G.trị Ect G.trị Ect G.trị Ect I Kinh tế 0,84 1 0,79 NPV 1 Xmax 21,86 18,008 0,82 21,86 1 15,745 0,72 (tr.đ/ha/năm) 2 BCR Xmax 13,18 9,79 0,74 13,18 1 9,7 0,74 CPV 3 Xmin 1,795 2,049 0,88 1,795 1 1,810 0,99 (tr.đ/ha/năm) BPV 4 Xmax 23,66 20,056 0,85 23,655 1 17,555 0,74 (tr.đ/ha/năm) 5 IRR (%) Xmax 108 99 0,92 108 1 83 0,77 II Xã hội 0,81 0,83 0,70 Công sử dụng 1 Xmax 90,5 90,5 1 44 0,49 40 0,44 (công/ha/năm) 2 Số loại sản phẩm Xmax 2 1 0,50 2 1 2 1 Chấp nhận của 3 Xmax 80 73,33 0,92 80 1 53,33 0,67 người dân (%) Sinh Thái-môi III 0,88 0,88 0,91 trường Lượng vật rơi 1 rụng Xmax 8,7 6,6 0,76 7,2 0,83 8,7 1 (tấn/ha/năm) 80 2 Độ che phủ (%) Xmax 80 1 75 0,94 65 0,81

Ect tổng hợp 0,84 0,90 0,80

Số liệu ở biểu trên cho thấy: Xét về hiệu quả tổng hợp, mô hình Cà phê + Xoài có hiệu quả cao nhất với Ect =0,90, tiếp đến mô hình Cà phê (Ect = 0,84) và thấp nhất mô hình Xoài + Mận (Ect = 0,80). Xét về hiệu quả kinh tế, mô hình Cà phê + Xoài có hiệu quả cao nhất với Ect = 1 và thấp nhất mô hình Xoài + Mận với Ect = 0,79. Xét về hiệu quả xã hội, mô hình Cà phê + Xoài có hiệu quả cao nhất với Ect = 0,83 và thấp nhất mô hình Xoài + Mận với Ect = 0,70. Xét về hiệu quả sinh thái - môi trường, mô hình Xoài + Mận có hiệu quả cao nhất với Ect = 0,91, tiếp đến là mô hình Cà phê + Xoài, mô hình Cà phê có cùng Ect = 0,88. Từ sự phân tích ở trên đối với cây nông nghiệp lâu năm, mô hình cà phê + Xoài, Cà phê thuần có hiệu quả cao hơn.

264

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

3.3 Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp ngắn ngày. Kết quả điều tra ở xã Chiềng Bôm có một số mô hình sử dụng đất chủ yếu sau: (1) Mô hình Lúa nước, (2) Mô hình Lúa nương, (3) Mô hình Ngô, (4) Mô hình Sắn, (5) Mô hình Lạc, (6) Mô hình đậu tương (7) Mô hình Khoai sọ, (8) Mô hình Khoai sọ + Đậu tương, (9) Mô hình Khoai sọ + Lạc. Đây là những mô hình cây ngắn ngày, vì vậy chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà không đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, hiệu quả tổng hợp. Kết quả đánh giá được thể hiện ở biểu sau. Biêu 3.5 Hiệu quả kinh tế của các mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày tại xã Chiềng Bôm Lợi N.suất Đơn giá Thu nhập Chi phí nhuận TT Mô hình (kg/ha) (ng.đ/kg) (ng.đ/kg) (ng.đ/kg) (ng.đ/ha) 1 Lúa nước 5.000 3,5 17.500 6.300 11.200 2 Lúa nương 3.700 4 14.800 6.563 8.237 3 Ngô 7.000 3,5 24.500 8.777 15.723 4 Sắn 15.000 1 15.000 4.845 10.155 5 Lạc 3.000 5,5 16.500 7.224 9.276 6 Đậu tương 1.700 10 17.000 7.135 9.865 7 Khoai sọ 9.000 7 63.000 13.574 49.426 8 Khoai sọ + Lạc 71.250 17.292 53.958 Khoai sọ 9.000 7 63.000

Lạc 1.500 5,5 8.250 9 Khoai sọ + Đậu tương 73.000 17.199 55.801 Khoai sọ 9.000 7 63.000 Đậu tương 1.000 10 10.000

Số liệu ở biểu trên cho thấy, trong một chu kỳ kinh doanh, mô hình Khoai sọ + Đậu tương cho lợi nhuận cao nhất 55.801.000đ/ha, tiếp theo là các mô hình: Khoai sọ + Lạc lợi nhuận đạt 53.958.000đ/ha; Khoai sọ có lợi nhuận 49.426.000đ/ha; Ngô có lợi nhuận 15.723.000đ/ha; Lúa nước có lợi nhuận = 11.200.000đ/ha; Sắn có lợi nhuận = 10.155.000đ/ha; Đậu tương có lợi nhuận = 9.855.000đ/ha; Lạc có lợi nhuận = 9.276.000đ/ha và thấp nhất mô hình Lúa nương có lợi nhuận = 8.237.000đ/ha. 4. KẾT LUẬN Hiện nay xã Chiềng Bôm có 3 loại hình sử dụng đất đặc trưng, bao gồm: - Loại hình sử dụng đất cây lâm nghiệp có các mô hình sử dụng đất đặc trưng: (1) Mô hình Thông mã vĩ; (2) Mô hình Trẩu; (3) Mô hình Keo lai; (4) Mô hình Trám; (5) Mô hình Mắc

265

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Khén. Trong đó mô hình Mắc khén và mô hình Trẩu đạt hiệu quả cao và bền vững nhất vì vậy cần đưa 2 loài cây này làm cây lâm nghiệp trồng chính của xã. - Loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả) có các mô hình đặc trưng như: Cà phê thuần loài; Cà phê + cây ăn quả (Xoài); cây ăn quả (Xoài + Mận). Trong đó mô hình cà phê + Xoài, Cà phê thuần có hiệu quả và tính bền vững cao nên cần phát triển nhân rộng. - Loại hình sử dụng đất cây nông nghiệp ngắn ngày có một số mô hình sử dụng đất chủ yếu sau: (1) Mô hình Lúa nước, (2) Mô hình Lúa nương, (3) Mô hình Ngô, (4) Mô hình Sắn, (5) Mô hình Lạc, (6) Mô hình đậu tương (7) Mô hình Khoai sọ, (8) Mô hình Khoai sọ + Đậu tương, (9) Mô hình Khoai sọ + Lạc. Trong đó mô hình Khoai sọ + Đậu tương, Khoai sọ + Lạc cho hiệu quả kinh tế cao vì vậy cần nhân rộng mô hình này trên những điều kiện sinh thái phù hợp của xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Dơn (1999), Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), trong khảo sát xây dựng dự án NGO [2]. Hoàng Hoè và cộng sự 91997), Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [3]. Nguyễn Tiến Mạnh, Lê Thế Hoàng (1999), Chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi dốc tỉnh Sơn La. [4]. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Cục Khuyến nông khuyến lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. UBND xã Chiềng Bôm “Báo cáo hoạt động sản xuất năm 2013”.

EVALUATION OF SOME LAND-USED MODELS IN CHIENG BOM COMMUNE, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Vu Van Thuan M.A Faculty of Agriculture and Forestry Summary: Chieng Bom Communein Thuan Chau district has 3 types of land use and 17 models of typical land use, including Land for Forest Use (4 models), Land for long-term agricultural crops (3 models), land used for short-term agricultural crops (9 models). After evaluating the effectiveness of all 17 typical models of land use, we found 7 effective models which can be used as the basis for sustainable development of the whole commune, including: Khen plant, Trau plant Coffee + Mango, tamed Coffee, Soya + taro; taro + peanut; Taro. Keywords: Type of land use, Chieng Bom commune.

266

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BẬC CỦA ĐỒ THỊ - ỨNG DỤNG ThS. Nguyễn Xuân Vui Khoa Toán - Lý - Tin Tóm tắt: Trong toán học và tin học, lý thuyết đồ thị nghiên cứu các tính chất của đồ thị. Một trong những kết quả đầu tiên trong lí thuyết đồ thị xuất hiện trong bài báo của Euler về “Bảy cây cầu…”, xuất bản năm 1736. Bài báo này cũng được xem như một trong những kết quả tôpô đầu tiên trong hình học, tức là nó không hề phụ thuộc vào bất cứ độ đo nào. Nó diễn tả mối liên hệ sâu sắc giữa lí thuyết đồ thị và topô học. Năm 1845 Gustav Kirchhofđưa raĐịnh luật Kirchhoff cho mạch điện để tính điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện. Năm 1852 Francis Guthrieđưa ra‘’Bài toán bốn màu’’ về vấn đề liệu chỉ với bốn màu có thể tô màu một bản đồ bất kì sao cho không có hai nước nào cùng biên giới được tô cùng màu. Bài toán này được xem như đã khai sinh ra lí thuyết đồ thị, và chỉ được giải sau một thế kỉ vào năm1976 bởi Kenneth Appel và Wonfgang Haken. Trong khi cố gắng giải quyết bài toán này, các nhà toán học đã phát minh ra nhiều thuật ngữ và khái niệm nền tảng cho lí thuyết đồ thị. Nội dung chính của chuyên đề này trình bày lý thuyết cơ bản về bậc của đồ thị và một số bài toán liên quan đến bậc của đồ thị. Từ khóa: Bậc của đồ thị - ứng dụng. 1. Nội dung 1.1. Bài toán dẫn đến khái niệm đồ thị: Một mảnh giấy được xé làm 3 phần nhỏ. Đến lượt thứ hai ta lại xé một vài mảnh giấy nhỏ, mỗi lần một mảnh giấy nhỏ được xé làm 3 phần nhỏ hơn. Tiếp tục lặp lại quá trình đó. Chứng minh rằng, sau k lần xé ta thu được số mảnh giấy là một số lẻ. Giải: Ta biểu thị mỗi mảnh giấy như một dấu chấm tròn. Sự kiện mỗi mảnh giấy sau mỗi lần xé được thành ba mảnh ta mô tả trên hình 3, trong đó dấu chấm tròn đỏ biểu thị mảnh giấy ban đầu đã bị xé và dấu chấm tròn trắng biểu thị các mảnh giấy nhận được.

Hình 1 Hình 1 giúp ta thấy rằng sau mỗi lần xé ta được thêm hai mảnh giấy (3 mảnh giấy mới thay cho mảnh giấy cũ minh hoạ bởi một ví dụ cho 4 lần xé: - Lượt thứ nhất xé mảnh ban đầu: được 3 mảnh giấy nhỏ. - Lượt thứ hai xé 2 mảnh: được 7 mảnh giấy nhỏ. - Lượt thứ ba xé 4 mảnh: được 15 mảnh giấy nhỏ. - Lượt thứ tư xé 1 mảnh: được 17 mảnh giấy nhỏ. Có được 17 dấu chấm tròn trắng, tương ứng 17 mảnh giấy được nhận.

267

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Khi một mảnh giấy bị xé thành 3 mảnh giấy nhỏ hơn, ta thấy rằng mỗi mảnh giấy mất đi ta được thêm 2 mảnh giấy mới. Cứ như vậy, sau k lần xé, mất đi l mảnh giấy, ta được số mảnh giấy sẽ là: 2l +1.Vậy số mảnh giấy là một số lẻ. 2.2. Định nghĩa đồ thị. Tập hợp X  các đối tượng và bộ E các cặp sắp thứ tự và không sắp thứ tự các phần tử của X được gọi là một đồ thị, đồng thời được ký hiệu bằng GX( , E ) (hoặc G ( XE , ) ) hoặc G( X ) . Các phần tử của X được gọi là các đỉnh. Cặp đỉnh không sắp thứ tự được gọi là cạnh, cặp đỉnh sắp thứ tự được gọi là cạnh có hướng hay cung. Đồ thị chỉ chứa các cạnh được gọi là đồ thị vô hướng, đồ thị chỉ chứa các cung được gọi là đồ thị có hướng. Nếu đồ thị chứa cả cạnh lẫn cung được gọi là đồ thị hỗn hợp hay đồ thị hỗn tạp. Một cặp đỉnh có thể được nối với nhau bằng hai hoặc nhiều hơn hai cạnh (hai hoặc nhiều hơn hai cung cùng một hướng). Các cạnh (cung) này được gọi là các cạnh (cung) bội. Một cung (hoặc một cạnh) có thể bắt đầu và kết thúc tại cùng một đỉnh. Cung (cạnh) này được gọi là khuyên hoặc nút. Cặp đỉnh x, y được nối với nhau bằng cạnh (hoặc cung) a thì x, y được gọi là các đỉnh hay hai đầu của cạnh (cung) a và a được gọi là cạnh (cung) thuộc đỉnh x , đỉnh y . Nếu cung b xuất phát từ đỉnh u và đi vào đỉnh v , thì u được gọi là đỉnh đầu, còn v được gọi là đỉnh cuối của cung b . Cặp đỉnh x, y được gọi là hai đỉnh kề nhau, nếu x y và x, y là hai đầu của cùng một cạnh hay một cung. Đối với mọi đỉnh x , ta dùng D( x ) để chỉ tập đỉnh, mà mỗi đỉnh thuộc D( x ) được   nối với x bằng ít nhất một cạnh; D( x ) để chỉ tập đỉnh, mà mỗi đỉnh thuộc D( x ) từ x   có cung đi ra; D( x ) để chỉ tập đỉnh, mà mỗi đỉnh thuộc D( x ) có cung đi tới x . Hai cạnh (cung) a, b được gọi là kề nhau nếu thoả mãn 3 điều kiện sau: i1.Chúng khác nhau. i2.Chúng có đỉnh chung (nếu a, b là cung, thì không phụ thuộc vào đỉnh chung) i3. Đó là đỉnh đầu hay đỉnh cuối của cung a, đỉnh đầu hay đỉnh cuối của cung b. 3. Bài toán liên quan đến bậc của đồ thị. 3.1. Các khái niệm và định lý cơ bản 3.1.1 Bậc của đỉnh. Giả sử G(X,E) là một đồ thị hay đa đồ thị có hướng hoặc không có hướng. Số cạnh và cung thuộc đỉnh x được gọi là bậc của đỉnh x và ký hiệu bằng m(x). Đỉnh có bậc bằng 0 được gọi là đỉnh biệt lập. Đỉnh có bậc bằng 1 được gọi là đỉnh treo.

268

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Cạnh (cung) có ít nhất một đầu là đỉnh treo được gọi là cạnh (cung) treo. 3.1.2 Nửa bậc Giả sử G(X,E) là một đồ thị hay đa đồ thị có hướng. Số cung đi vào đỉnh x được gọi là nửa bậc vào của đỉnh x và ký hiệu bằng m’(x) hoặc bằng m-(x). Số cung đi ra khỏi đỉnh x được gọi là nửa bậc ra của đỉnh x và ký hiệu bằng m”(x) hoặc bằng m+(x).   Ký hiệu tập cung đi vào đỉnh x bằng E( x ) , tập cung đi ra khỏi đỉnh x bằng E( x ) . 3.1.3 Các định lý cơ bản. Bạn đọc xem cách chứng minh 6 định lý dưới đây trong tài liệu tham khảo. Định lý 1: Trong một đồ thị hay đa đồ thị tùy ý, tổng số bậc của tất cả các đỉnh bao giờ cũng gấp đôi số cạnh. Định lý 2: Trong một đồ thị hay đa đồ thị tùy ý, số đỉnh bậc lẻ luôn luôn là một số chẵn. Định lý 3: Trong một đồ thị với n đỉnh (n ≥ 2) có ít nhất 2 đỉnh cùng bậc. Định lý 4: Nếu đồ thị với n đỉnh (n > 2) có đúng 2 đỉnh cùng bậc thì hai đỉnh này không thể đồng thời có bậc 0 hoặc bậc n - 1. Định lý 5: Số đỉnh bậc n - 1 trong đồ thị G với n đỉnh (n ≥ 4), mà 4 đỉnh tùy ý có ít nhất một đỉnh kề với 3 đỉnh còn lại, không nhỏ hơn n - 3. Định lý 6: Với mọi số tự nhiên n (n > 2), luôn tồn tại đồ thị n đỉnh mà 3 đỉnh bất kì của đồ thị đều không cùng bậc. 3.2 Các bài toán áp dụng Bài toán 1. Một nhóm gồm 11 học sinh lớp chuyên toán gặp nhau đầu năm học. Bạn nhóm trưởng phát biểu: ‘’mỗi bạn trong nhóm đã quen đúng 3 bạn khác’’. Ngay lập tức bạn Chi đứng lên bác bỏ phát hiện đó. Vậy trong hai bạn ai nói đúng? Vì sao? Giải: Đưa bài toán trên về ngôn ngữ đồ thị, trong đó các đỉnh của đồ thị tương ứng với các bạn học sinh, cụ thể có 11 học sinh đặt tương ứng với 11 đỉnh của đồ thị; nếu hai bạn quen nhau nối 2 đỉnh tương ứng bởi 1 cạnh. Theo giả thiết của bài toán ta thấy mỗi học sinh đều có quan hệ quen với 3 bạn khác điều đó ứng với trong đồ thị tại mỗi đỉnh đều có cạnh nối tới 3 đỉnh khác hay tất cả các đỉnh đều có bậc 3. Trong đồ thị đó, ta thấy mỗi đỉnh của đồ thị đều có bậc là 3 (do theo bài toán mỗi bạn đều quen đúng 3 bạn). Khi đó, số cạnh của đồ thị là 33:2=16,5. Vô lý.

269

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Vậy phát biểu của bạn nhóm trưởng là sai. Do đó, bạn Chi nói đúng. Bài toán 2. Có 17 đội bóng đá gặp nhau trong một đợt tranh giải theo thể thức thi đấu vòng tròn, nghĩa là hai đội bất kỳ trong 17 đội đó phải gặp nhau đúng một trận. Chứng tỏ rằng tại một thời điểm bao giờ cũng có hai đội đã thi đấu trong giải có cùng một số trận. Giải: Đánh số các đội bóng theo thứ tự từ 1 đến 17. Biểu thị các đội bóng tham dự giải trong đồ thị G có 17 đỉnh xx1, 2 ,..., x 17 như sau:

- Đội bóng đánh số i cho tương ứng đỉnh xi

- Tại thời điểm nào đó nếu hai đội bóng thứ i và thứ j đã gặp nhau thì ta nối xixj làm một cạnh đồ thị. Rõ ràng tại mỗi thời điểm ta có một đồ thị 17 đỉnh. Xét tại một thời điểm bất kỳ nào đó; ở thời điểm này, mỗi đội bóng đã thi đấu số trận là một trong các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16. Hiển nhiên không thể xảy ra trường hợp có hai đội bóng A, B 17 đội bóng trên mà mà A đấu 0 trận và B đã đấu 16 trận. Thật vậy, nếu trường hợp đã xảy ra thì A chưa đấu với ai cả nghĩa là chưa đấu cả với B, còn B đã đấu với tất cả, nghĩa là đã đấu với A. Vô lý. Vậy thì tại thời điểm đang xét, 17 đội mỗi đội có số trận đã đấu trong giải là một trong 16 số (từ 0 đến 15 hay từ 1 đến 16. Do vậy phải có hai đội đã đấu được cùng một số trận như nhau. Bài toán được giải. Trong bài toán trên ta thấy số trận đấu của đội thứ i chính là m( xi ). Do vậy ta kết luận đồ thị G ở thời điểm đang xét có hai đỉnh cùng bậc. Mỗi một thời điểm thi đấu cho ta một đồ thị G có 17 đỉnh. Ngược lại mỗi đồ thị G có 17 đỉnh cũng tương ứng với một thời điểm thi đấu nào đó. Vậy theo bài toán trên thì ta suy ra mỗi đồ thị G có 17 đỉnh luôn có hai đỉnh cùng bậc. Bài toán 3. Chín người chơi cờ gặp nhau trong một lần thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn. Tại thời điểm nào đó có đúng hai người đã đấu được cùng một số trận. Chứng tỏ rằng tại thời điểm đó hoặc có đúng một người chưa chơi một trận nào, hoặc có người đã chơi tất cả mọi trận của mình. Giải: Đưa bài toán trên về ngôn ngữ đồ thị, trong đó đỉnh của đồ thị được quy ước cho người chơi cờ, còn mỗi cạnh tương ứng quy ước với hai người chơi đã gặp nhau. Từ điều kiện bài toán suy ra rằng đồ thị 9 đỉnh đó có đúng hai đỉnh cùng bậc. Ta cần chứng minh rằng, đồ thị 9 đỉnh đó hoặc có một đỉnh bậc 0, hoặc một đỉnh bậc 8.

270

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Trong đồ thị, bậc của mỗi đỉnh là một trong các số nguyên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Vì có đúng hai đỉnh A và B cùng bậc nên mọi đỉnh còn lại có bậc khác nhau. Nếu m(A = m(B = 0 thì bỏ hai đỉnh này đi, số cạnh của đồ thị vẫn không thay đổi, do đó bậc của mỗi một trong 7 đỉnh còn lại vẫn giữ nguyên. Xét đồ thị với 7 đỉnh còn lại. Theo Định lý 3, ta luôn có hai đỉnh cùng bậc. Điều này mâu thuẫn giả thiết rằng chỉ có hai đỉnh A, B cùng bậc. Nếu m(A = m(B = 8 thì xét đồ thị bổ sung, trong đó bậc của hai đỉnh A, B bằng nhau và bằng 0; còn bậc của mỗi đỉnh là khác nhau. Ta lại đưa về trường hợp ban đầu. Điều này cũng dẫn tới mâu thuẫn. Vì vậy hai đỉnh A và B không thể có cùng bậc 0 hoặc cùng bậc 8. Suy ra m(A = m(B = a, với a là một số nguyên nằm giữa 1 và 7. Trong 7 đỉnh còn lại nếu không có đỉnh nào bậc 0 hoặc bậc 8 thì suy ra 7 đỉnh còn lại chỉ nhận 6 giá trị về bậc từ 1 đến 7 (trừ ra giá trị a. Do vậy, ắt có hai đỉnh khác nhau cùng bậc. Vô lý. Do đó đồ thị có đúng một đỉnh bậc 0, hoặc một đỉnh bậc 8. Bài toán được giải. 3.3 Bài tập đề nghị Bài tập 1. Có thể kẻ trên mặt phẳng chín đoạn thẳng sao cho mỗi đoạn cắt đúng năm đoạn khác hay không? Bài tập 2. Tồn tại hay không một khối đa diện có số lẻ mặt, mỗi mặt là một đa giác có số lẻ đỉnh. Bài tập 3. (Bài toán Ramsey. Chứng tỏ rằng trong sáu người bất kỳ luôn có thể tìm ra ba người, hoặc họ quen nhau từng đôi một, hoặc họ không quen nhau từng đôi một. Phát biểu kết quả này theo ngôn ngữ đồ thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Đình Hòa: Định lý và vấn đề về Đồ thị hữu hạn. NXBGD 2003. [2]. Đặng Huy Ruận: Lý thuyết đồ thị và ứng dụng. NXB Khoa học và kỹ thuật 2004 [3]. Nguyễn Văn Thông: Bồi dưỡng HS giỏi Toán Tổ hợp–rời rạc. NXB ĐHQGHN 2012. [4]. Giáo trình Toán rời rạc. NXB Đại học Huế 2003.

INITIAL RESEARCH ON THE LEVEL OF GRAPH AND ITS APPLICATIONS Nguyen Xuan Vui M.A Faculty of Mathematics, Physics and Informatics Abstract: In mathematics and computer science, graph theory studies the properties of graphs. One of the first results in graph theory appear in the article of Euler on "Seven Bridges ...", published in 1736. This paper is also considered as one of the first results in geometric topology , i.e., it does not depend on any measure

271

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015 function. It expresses deep connection between graph theory and topology. Gustav Kirchhoff in 1845 introduced Kirchhoff's law for the circuit to calculate the voltage and amperage in the circuit. In 1852, Francis Guthrie introduced '' four- colors problem '' which raised the question of whether only four colors can color any map so that no two countries along the border is filled with the same color. This problem is seen as giving birth to graph theory, and was only solved after a century in 1976 by Kenneth Appel and Haken Wonfgang. While trying to solve this problem, these twomathematicians invented many fundamental terms and concepts for graph theory. The main content of this theme is the basic theory of graphs and some problems related to the degree of the graph. Keywords: Level of graph - applications.

272

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

SỐ LELONG CỦA MỘT LỚP CÁC HÀM M- ĐIỀU HÒA DƯỚI ThS. Vũ Việt Hùng, ThS. Phạm Thị Thái Khoa Toán - Lý - Tin

Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi chứng minh một tiêu chuẩn cho lớp Em(Ω) từ đó như một hệ quả chúng tôi đưa ra và chứng minh sự tồn tại của số Lelong của một lớp các hàm đa điều hòa dưới trong lớp hàm này. Từ khóa: Miền siêu lồi; Toán tử Monge-Ampere phức; Hàm đa điều hòa dưới; Hàm m-điều hòa dưới; Số Lelong; Toán tử m-Hessian phức; Độ đo Radon; Dòng dương đóng; Trọng hữu hạn địa phương.

1. Mở đầu Việc nghiên cứu toán tử Monge-Ampere phức của lớp hàm đa điều hòa dưới trên miền siêu lồi bị chặn £ n là một vấn đề chính trong nghiên cứu lý thuyết thế vị phức. Nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề này như U. Cegrell, J. P. Demailly, V.Guedj, A.Zeriahi, S. Benelkourchi, L. M. Hai, P. H. Hiep,… Song song với đó, trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu và mở rộng lớp hàm đa điều hòa dưới cũng được nhiều tác giả quan tâm và là một trong những vấn đề quan trọng của lý thuyết đa thế vị hiện nay. Lớp hàm m-điều hòa dưới là lớp hàm mở rộng hơn so với láp hàm đa điều hòa dưới. Z. Blocki là người đưa ra và nghiên cứu đầu tiên lớp hàm này năm 2005. Cho tới nay trong [1], [2] và [7], các tác giả đã phát triên sâu sắc thêm lý thuyết các hàm m-điều hòa dưới. Một trong những kết quả quan trọng có thể nói tới được đưa ra bởi L. H. Chinh trong [2]. Mặt khác, trong lý thuyết đa thế vị, số Lelong là một trong những số đặc trưng quan trọng của một lớp hàm đa điều hòa dưới liên quan đến tính kì dị của chúng. Số Lelong và các tính chất cơ bản của hàm đa điều hòa dưới có thể được tìm thấy trong các công trình của J. Demailly [3]. Trong [4], Demailly và P. H. Hiep đã đưa ra và chứng minh sự tồn tại của số Lelong tại 0 của hàm đa điều hòa dưới trong lớp j ÎE%( W ) xác định bởi e()jj= ( ddcj )( Ù dd c log ||), z nj- j ÎE (), W " j = 1,,. ¼ n j ò {0} Đồng thời trong [2] tác giả Lu Hoang Chinh đã định nghĩa các lớp m m   E0 E 0 (){u SHm ()  L ():lim()0, u z  H m () u  }, z   m m  0 F F (){u SHm ():  u jmj£ , u ] u ,sup H mj () u  }.  c m nm m ở đó Hm ()( u dd u )  là Hessian của u. Lớp u E (  ) được định nghĩa như là lớp địa m m phương của u F (  ). Cũng trong [2] nếu u E (  ), thì toán tử Hessian phức Hm ( u ) được xác định như một độ đo Radon. Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên là: Tìm các điều kiện cần và đủ cho các lớp hàm này. Hơn nữa câu hỏi đặt ra là số Lelong còn xác định hay không trên các lớp hàm m-điều hòa dưới, lớp hàm mở rộng của lớp hàm đa điều hòa dưới? m Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra một điều kienj cần và đủ cho lớp hàm u E (  ) từ đó chúng tôi đưa ra và chứng minh sự tồn tại của số Lelong của các hàm đa điều hòa dưới thuộc lớp này. m 2. Một tiêu chuẩn cho lớp hàm u E (  ) Trong mục này, chúng tôi sẽ chứng minh một tiêu chuẩn cho lớp hàm m u E (  ).Trước hết, chúng tôi có các bổ đề kĩ thuật sau.

273

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

Bổ đề 2.1. - Cho uv,Î SHm ()() WÇWC với u£ v trên W và T là dòng dương đóng song bậc (n-1, n-1). Khi đó (-uddvT )pc Ù„ c ( - udduu ) pc ( +Ù | |b ) T , òW¢ ò W ¢¢ với p=1,2, ¼ , m , W¢Ð W ¢¢ Ð W và c là một hằng số chỉ phụ thuộc vào WW¢,,. ¢¢ W ¥ Chứng minh. Chọn F ÎCo ( W ),0 £ F £ 1 vàF=|W¢ 1,supp FWWТ¢¢ Ð ¢¢ . Khi đó theo công thức tích phần từng phần ()-up dd c v Ù=F- T () u p dd c v Ù£F- T () u p dd c v Ù= T vdd c (()) F- u p Ù T ò ò ò ò W¢ W ¢ W W Mặt khác ta lại có ddcppc(())()F- u =- u dd F-F- p () u pc-1 dd u + p (1)() p -- u pc - 2 du Ù d u )

--p()( up- 1 d FÙ d c u +ÙF du d c ) Từ đây theo giả thiết suppFÐ W¢¢¢ Ð W ¢¢ ta có thể chọn được hằng số A sao cho ò()-upc dd v Ù£-- T A ò u ()|| u pc dd z2 Ù- T ò up () - u pc- 1 dd u Ù T W¢ W ¢¢¢ W ¢¢¢

+òupu2() -pc- 1 d FÙFÙ+ d T ò pu () - pc - 1 duduT ÙÙ W¢¢¢ W ¢¢¢

Từ đó ta tìm được các hằng số c1, c 2 sao cho pc pc 2 ò()-uddvT Ù£-+ Ac (1)()1 ò uuddz - || Ù T W¢ W ¢¢¢

pc pc- 1 +-c1ò() udduT Ù++ (1)() c 2 ò p - ududuT ÙÙ W¢¢¢ W ¢¢¢ ¥ Bây giờ ta chọn yyÎCo , |W¢¢¢ =1, supp y Ð W¢¢ khi đó ta có p()-upc- 1 du ÙÙ£- d u T B ()|| - u pc udd z 2 Ù+- Ty () u pcdd u Ù T ò ò ò W¢¢¢ W ¢¢ W ¢¢ với B > 0 đủ lớn. Cuối cùng ta có pc pc2 pc ò()-u dd v Ù£+ T A (1)()|| c1 ò- u - u dd z Ù+- T c 1 ò () u dd u Ù T W¢ W ¢¢¢ W ¢¢¢ pc2 pc -+(c2 1) Bò () - u udd || z Ù++- T ( c 2 1)() ò u dd u Ù T W¢¢¢ W ¢¢¢ £-c[()ò upc dd u Ù-- T ò () u pc udd ||] z2 Ù T W W¢¢¢ W ¢¢¢

c m Kết quả tiếp sau đâu quan trọng cho việc xác định dòng dương đóng (dd u ) với u là hàm đa điều hòa dưới trong lớp Em (W ). n 0 Bổ đề 2.2. . Cho W là miền siêu lồi bị chặn trong £ và 0£p £ m £ n . Giả sử u ÎEm ( W ). Khi đó với K ÐW¢ Ð W tồn tại hằng số C= C( W¢ ) sao cho:

274

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

()()-up dd cmp u--+ Ù£-b nmp ()() u p dd cmp u --+ Ù b nmp òK òW¢

£C( ddcm u ) Ùb nm- < + ¥ òW - ¥ Hơn nữa nếu uÎ SHm() WÇ L loc () W thì (-u )(p dd c u ) m- p Ù b n -+ m p < + ¥ òK Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh cho K=B( xr , ) Ð W và ()()-upcm dd u--+1 Ù£b nm 1 r 2 p ()() - u p - 1 dd cmnm u Ù b - òB(,)xr ò B (,) xr

Lấy các hình cầu BB1= 1(,)xr 1 ÐBB 2 = 2 (,) xr 2 ÐBB = (,) xr với r1< r 2 < r. Chọn 2 2 - vz()|= zx - | - r ÎPSH (B ) Ç C ( B ). Khi đó ta xét hàm % v=Îsup{w SHm (B2 ) : w < 0 tren B 2 , w < v tren B 1 }. %- % Từ các kết quả lý thuyết thế vị và kết quả trong [1] ta có vÎ SHm (B2 ) ÇC ( B 2 ), v = 0 trên % % % ¶B2 , v = v trên B1. Chúng ta mở rộng hàm v trên B bằng cách đặt v = 0 trên B\ B2. Khi % - đó vÎ SHm (B ) Ç C ( B ). Từ đó sử dụng công thức tích phân từng phần ta được ()()-upcm dd u--1 ÙÙ= dd cnm% vb %v () dd cm u - 1 Ù-Ù dd c (()) u pnm b - òB(,)xr ò B (,) xr =%v() ddcm u-1 Ù-- [(1)() p p u p - 2 du Ù-- d c u p () u pcnm -- 1 dd u ] Ùb òB(x , r )

£--%vp()() upcmnm--1 dd u Ù=b p -- %vp ()() u pcmnm -- 1 dd u Ù b òB(,)xr ò B2 (,) xr £r2 p( - u ) p- 1()ddcmnm uÙ£b- r 2 p ()() - u p - 1 dd cmnm u Ù b - òB2 (,)xr ò B (,) xr Mặt khác ()()-upcm dd u--1 ÙÙ³- dd cnm% vb ()() u pcm dd u -- 1 ÙÙ dd cnm %v b òB(,)xr ò B1 (,) xr

=-()()upcm dd u--1 ÙÙ=-b b nm ()() u pcm dd u --+ 1 Ù b nm 1 òB1(,)xr ò B 1 (,) xr Do đó ()()-upcm dd u--+1 Ù£b nm 1 r 2 p ()() - u p - 1 dd cmnm u Ù b - òB1 (,)xr ò B (,) xr

Cho B1 Z B ta được điều phải chứng minh. □

Kết quả sau đây cho ta một điều kiện cần và đủ cho một hàm thuộc lớp Em (W ). n - Định lý 2.3. Cho W là miền siêu lồi bị chặn trong £ và uÎ SHm ( W ). Khi đó u ÎEm ( W ) khi 0 và chỉ khi với mọi K Ð W tồn tại một dãy {}u jÌE m () WÇW C () sao cho uj ] u trên K sao cho p c m- p n -+ m p sup (-uj) ( dd u j ) Ù b < ¥ , j òK với mọi p=0,1, ¼ , m . Chứng minh. Điều kiện cần: Tồn tại hàm v ÎF m ( W ) với v= u trên K và 0 {ujm }ÌE ( WÇW ) C ( ), u j ] u trên W với

275

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

c m nm- sup (dd uj ) Ù b < ¥ j ò W Từ Bổ đề 2.2 ta thu được ()()-up dd cmp u--+ Ù£b nmp C () dd cm u Ù b nm - òjj ò j W W Từ đó theo giả thiết K Ð Wta có điều phải chứng minh. Ta chứng minh điều kiện đủ. Thật vậy 0 lấy U Ð W là miền siêu lồi và KÐ U . Chọn dãy {}u jÌE m () WÇW C () sao cho uj ] u trên U và p c m- p n -+ m p sup (-uj) ( dd u j ) Ù b < ¥ j òU % - 0 Đặtuj =Îsup{j SHm ( U ) : j £ u j tren K } Î E m ( U ) khi đó áp dụng Bổ đề 2.1 nhiều lần ta được cmnm% - mm mc --1 m 1 cmnm - supj (dd uj )Ùb£ sup jjjj[ | u | b + | u | dd u Ù++ bL ( dd u j ) ]Ù b < ¥ òU ò U

% Vậy uKU, := lim uj Î F m ( U ). Do U tùy ý nên u ÎEm ( W ). □ 3. Số Lelong cho hàm đa điều hòa dưới thuộc lớp Em (W ) Tới đây, chúng tôi trình bày kết quả chính của bài báo, chúng tôi chứng minh sự tồn tại của số Lelong của hàm đa điều hòa dưới trên lớp hàm Em (W ). Trước hết chúng ta lưu ý rằng, trong [4] Demailly và Phạm Hoàng Hiệp đã định nghĩa và chứng minh sự tồn tại của c j các số Lelong ej (j ), j= 1,..., n là số Lelong của dòng (dd j ) tại 0 định nghĩa tương tự dưới đây, hoàn toàn xác định với j là hàm thuộc lớp E%(W ).

Định nghĩa 3.1. Với uÎ PSH () WÇEm () W chúng tôi định nghĩa (mà sự tồn tại của nó được xác lập bởi Định lý 3.2 dưới đây) e() u= ( ddcj u )( Ù dd c log ||), z nj- u ÎE (), W " j = 1,,. ¼ m jò m {0} c j và gọi là số Lelong của (dd u ) tại 0. Dựa vào các kết quả của Demailly trong [3] và các kết quả trên của chúng tôi, chúng tôi có mệnh đề sau đây khẳng định sự tồn tại và hữu hạn của các số Lelong ej ( u ). Cụ thể ta có.

Định lý 3.2. Nếu uÎEm () WÇ PSH () W thì euj ( )< + ¥ , " j = 1, ¼ m .

Chứng minh. Trước hết ta biết log |z |ÎPSH ( W ). Tiếp theo từ u ÎEm ( W ) và Mệnh đề 5.2 c j trong [5] thì (dd u ) , j= 1, m là dòng dương đóng. Mặt khác, do 0 Î W và W là một miền nên cực điểm 0 của log |z | không thuộc biên ¶W Theo Mệnh đề 2.1 trong [3] ta xác định c j được uT= log | z | ( dd u ) có trọng hữu hạn địa phương, theo Định lý 2.3 ta có thể coi W== B(0,1) vậy -log |z | ( ddc u ) j Ù b nj- < + ¥ ò B(0,1) Tiếp theo, dựa vào Hệ quả 2.3 trong [3] ta có thể xác định được dòng dương đóng c cj ddlog | z |Ù ( dd u ) , j = 1, ¼ , m . Tiếp tục áp dụng Mệnh đề 2.1 trong [3] ta lại được c cj log |z | dd log | z |Ù ( dd u ) có trọng hữu hạn địa phương, tức là

276

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

-log |z | ddc log | z | Ù ( dd cjnj u ) Ù b - - 1 < + ¥ . ò B(0,1) Tiếp theo, sử dụng công thức tích phân từng phần liên tiếp ta được ¥>-òlog |z | ddc log | z | ÙÙ=- ( dd cjnj u )b--1 ò (1 | z | 2 )( dd c log | z |) 2 ÙÙ ( dd cjnj u ) b -- 2 B(0,1) B (0,1) ³-ò (1|z |)(2 ddc log| z |) 2 ÙÙ ( dd cjnj u ) b - - 2 1 B(0, ) 2

12c 2 cjnj- - 2 3 c 2 c j nj- - 2 ³-ò(1())(dd log||) z ÙÙ= ( dd u )b ò ( dd log||) z Ù ( dd u) Ù b 12 4 1 B(0,) B (0,) 2 2

Suy ra ò (ddc log | z |)2Ù ( dd cjnj u ) Ù b - - 2 < + ¥ . 1 B(0, ) 2 c2 cj Tức là (dd log | z |) ( dd u ) là dòng dương đóng, có trọng hữu hạn địa phương.

c2 cj Lặp lại lý luận như trên khi xét -log|z |( dd log| z |) Ù ( dd u ) ta thu được cj c nj- (dd u )Ù ( dd log | z |) , j = 1, ¼ , m là dòng dương đóng, có trọng hữu hạn địa phương. Từ đó ta có +¥>ò (ddcj u ) Ù ( dd c log||) z nj- B(0,1)

cj c nj- ³ò (dd u ) Ù ( dd log||) z = ej (), u " j = 1,,. ¼ m {0}

Vậy euj ( )< + ¥ , " j = 1, ¼ , m .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Z. B locki, The domain of definition of the complex Monge-Ampere operator, Amer. J. Math., 128(2)(2006), 519-530. [2]. Lu Hoang Chinh, On Cegrell's classes of m-subharmonic functions, arXiv 1301.6502. [3]. J-P. Demailly (1993), Monge-Ampère operator, Lelong numbers and inter-section theory, Complex Analysis and Geometry, Univ. Series in Math, edited by V. Ancona and A. Silva, Plenum Press, New-York. [4]. J.-P. Demailly and Pham Hoang Hiep (2014), A sharp lower bound for the log canonical threshold, Acta Math., 212, 1-9. [5]. Le Mau Hai, Nguyen Xuan Hong and Vu Viet Hung, Local property of a class of m-subharmonic functions and applications, submitted (2013).

277

Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2015

LELONG NUMBERS OF A CLASS OF M-SUB-HARMONIC FUNCTIONS Vu Viet Hung M.A, Pham Thi Thai M.A Faculty of Mathematics, Physics and Informatics

Abstract. In this paper, we prove the necessary and sufficient conditions for the class Em(Ω), from that introduce and prove the existance of Lelong numbers of plurisubharmonic functions in this class. Keywords: Hyperconvex domain; Complex Monge - Ampere operator, Plurisubharmonic functions, m- subharmonic functions; Lelong number; Complex m-Hessian operator; Radon measure; Closed positive current; Total localy finity mass.

278