LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG BAN CHỨNG MINH HT. Thích Trí Quảng Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN HT. Thích Thiện Nhơn Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN HT.TS. Brahmapundit Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ (ICDV) HT. Thích Thiện Pháp Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN HT. Thích Thanh Nhiễu Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ỦY BAN HỘI THẢO TT.TS. Thích Đức Thiện HT. Thích Huệ Thông TT.TS. Thích Nhật Từ TT. Thích Thiện Thống GS.TS. Lê Mạnh Thát BAN ĐIỀU PHỐI DỊCH THUẬT TT.TS. Thích Đồng Trí TT. TS. Thich Chúc Tín NS.TS. Hương Nhũ ĐĐ. Thích Đồng Đắc SC. Liễu Pháp NS.TS. Như Nguyệt (HL) TS. Trần Tiễn Khanh TS. Thang Lai Phan Trung Hưng TS. Lê Thị Kiều Vân TRỢ LÝ BIÊN TẬP ĐĐ.TS. Thích Hoằng Hòa ĐĐ. Thích Ngộ Dũng ĐĐ. Thích Tuệ Nhật SC. Nhuận Bình Nguyễn Mạnh Đạt TS. Lê Thanh Bình Giác Thanh Hà Nguyễn Thị Linh Đa Thu Nguyệt Ngộ Trí Viên TÙNG THƯ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG Chủ biên: TT. TS. Thích Đức Thiện TT. TS. Thích Nhật Từ NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC MỤC LỤC v MỤC LỤC Lời nói đầu ....................................................................................ix Lời giới thiệu .................................................................................xi Đề dẫn .......................................................................................... xv I. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO: CHÍNH TRỊ VÀ CHÁNH NIỆM 1. Để thành tựu sự lãnh đạo có chánh niệm vì nền hòa bình bền vững: Giới thiệu cách thực hành Phật giáo của Thiền sư Josaseon ĐĐ. Jinwol Dowon ..............................................................................................3 2. Sự lãnh đạo chánh niệm vì nền hòa bình bền vững theo định hướng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông ĐĐ. Thích Thanh An .....................................................................................19 3. Lãnh đạo chánh niệm vì hòa bình bền vững Binodini Das, Amrita Das .............................................................................37 4. Vị Bồ-tát với cương vị lãnh đạo: Lãnh đạo tinh thần cho hòa bình bền vững Hoà Thượng Phra Rajapariyatkavi ������������������������������������������������������������53 5. Lãnh đạo chánh niệm vì hòa bình bền vững: Cách tiếp cận của Phật giáo liên quan đến Hiến Chương Liên Hợp Quốc Sandeep Chandrabhanji Nagarale..............................................................61 6. Góc nhìn về các phẩm chất lãnh đạo chánh niệm và tinh thần cho hòa bình và phát triển bền vững ĐĐ. Venerable Devinda .................................................................................77 7. Phật giáo nhập thế ở Ấn Độ: cách tiếp cận Phật giáo của Tiến sĩ B. R. Ambedkar đối với xã hội Ấn Độ bền vững Ts. Manish T. Meshram ................................................................................93 8.Quan điểm của Phật giáo về sự lãnh đạo chánh niệm cho nền hòa bình bền vững Kalsang Wangmo ...........................................................................................105 9. Chánh niệm để tự chuyển hóa và trở thành động lực cho xã hội P. R. Tongchangya ........................................................................................121 vi LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG 10. Nhà lãnh đạo giác ngộ: Tầm nhìn sâu sắc về mô hình lãnh đạo Phật giáo trong thế kỷ 21 Manish Prasad Rajak ...................................................................................137 11. Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo bằng chánh niệm giúp ngày an vui Thích Nữ Tịnh Vân ........................................................................................151 12. Tại sao B. R. Ambedkar chuyển sang đạo Phật? Suy nghĩ và những hoạt động của ông Gs.Ts. Midori Horiuchi ................................................................................163 II. HÒA BÌNH BỀN VỮNG 13. Một số vấn đề không được quan tâm của các nhà lãnh đạo Phật giáo tìm kiếm nền hòa bình bền vững Ts. Phe Bach ...................................................................................................181 14. Một số vấn đề không được quan tâm của các nhà lãnh đạo phật giáo tìm kiếm nền hòa bình Rev. Dato’ Dr.sumana Siri ..........................................................................209 15. Logic và tư duy đúng đắn của nhà lãnh đạo vì hòa bình Can Dong Guo ................................................................................................223 16. Phát triển bền vững và hòa bình thế giới: định hướng Phật giáo Ts. Chandrashekhar paswan.......................................................................253 17. Ý nghĩa quan trọng của ngoại giao Phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở châu Á hiện đại Ts. Santosh K. Gupta ...................................................................................269 18. Hành động vì Phật giáo: thay đổi cách thức trong thế kỷ 21 Aditi Kumar ...................................................................................................285 19. Cách tiếp cận tâm lý Phật giáo vì hòa bình bền vững Ts. Dipen barua ..............................................................................................297 20. Tỳ kheo ni - Vai trò lãnh đạo và sự phát triển bền vững xưa nay Rev. Kundasale Subhagya ...........................................................................311 Tiểu sử các tác giả ................................................................ .....321 ix LỜI NÓI ĐẦU Vào năm 1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết công nhận ngày Vesak là ngày lễ hội văn hóa thế giới và thừa nhận các đóng góp to lớn của đức Phật cho thế giới. Từ năm 2004, Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Thái Lan nói chung và Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya nói riêng vô cùng vinh dự đăng cai đại lễ Vesak LHQ 12 lần tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Từ năm 2004 đến nay, cộng đồng Phật giáo thế giới đã đi một chặng đường dài của đại lễ Vesak LHQ. Đất nước Thái Lan rất vinh dự và vui mừng đóng vai trò là nước đăng cai nhiều lần nhất. Quảng thời gian 16 năm đã giúp Ủy ban Tổ chức Vesak LHQ được trưởng thành và phát triển với bốn phương diện: Hội thảo, văn hóa, nghi lễ và phụng sự. Nhiều kinh nghiệm đã đạt được và đây là thời gian chúng tôi có thể chia sẻ cơ hội đăng cai với các nước khác. Dĩ nhiên, sẽ luôn có chỗ cho sự tăng trưởng, phát triển và tất cả chúng ta rất phấn khởi để chứng kiến sự phát triển đó. Vào năm 2006, sau khi tham gia vào Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ với vai trò Phó Tổng thư ký, Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Ủy ban Tổ chức quốc tế Vesak LHQ nói riêng và cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung. Nhờ đóng góp năng động của Thượng tọa, đại lễ Vesak LHQ 2008 đã được tổ chức rất thành công tại Trung tâm Hội nghị quốc gia và đại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức thành công tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Chùa Bái Đính. Ủy ban Tổ chức quốc tế đại lễ Vesak LHQ đã ủng hộ và chúc mừng đất nước Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHP- GVN) đăng cai thành công mỹ mãn Đại lễ Vesak LHQ và hội thảo quốc tế tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội vào năm 2008 và Trung tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình vào năm 2014. Lần này, chúng tôi có thêm niềm tin đầy đủ với Việt Nam với tư cách là nước đăng cai đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Trung x LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, lần thứ ba. Chúng tôi tán dương và tri ân Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam và những người đã đóng góp cho sự thành công của các đại lễ Vesak LHQ trong những năm trước và mong mỏi rằng đại lễ Vesak LHQ năm nay cũng như các năm sau sẽ tiếp tục thành công. Những lời dạy minh triết và đạo đức của đức Phật vượt qua mọi ranh giới, vì tâm trí của tất cả là như nhau, những đau khổ của con người đều giống nhau và tiềm năng giải thoát của tất cả là như nhau. Tôi rất vui mừng cho sự khởi động Vesak LHQ như một tiến trình, phát triển phạm vi hoạt động của Vesak LHQ. Bây giờ là thời gian mà các quốc gia khác và tất cả chúng ta đi theo con đường tương tự, phát triển lễ Vesak LHQ, tưởng niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn như sự kiện quốc tế thực sự đặc biệt và thiêng liêng, có thể chia sẻ với cộng đồng thế giới, bất luận tôn giáo, màu da, sắc tộc. Hãy để giáo pháp của đức Phật là ngọn hải đăng cho thế giới, chuyển hóa vô minh và khổ đau trong tâm chúng ta, mang lại sự phát triển vào năng lực bền vững cho nhân loại và quan trọng hơn, cho hòa hợp và hòa bình thế giới. HT.TS. Brahmapundit - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ - Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo thế giới xi LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử nhân loại ghi nhận rằng Sa-môn Gotama giác ngộ thành Phật tại Bồ-đề đạo tràng, Ấn Độ và giới thiệu con đường tỉnh thức, dẫn dắt thế giới cho đến ngày hôm nay. Đó là con đường tỏa chiếu trí tuệ và cung cấp tuệ giác, giúp con người vượt qua vô vàng thách đố và thành tựu các phúc lợi cho nhân loại. Thừa nhận các giá trị minh triết mang tính thực tiễn của đức Phật cũng như các giá trị và đóng góp của đạo Phật, vào ngày 15.12.1999, LHQ đã quyết định tưởng niệm đại lễ Vesak thiêng liêng (Đản sinh, thành đạo, nhập Niết-bàn của Phật) vào rằm tháng 4 âm lịch, nhằm trung tuần tháng 5 dương lịch. Đại lễ Vesak LHQ lần đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Trụ sở LHQ ở New York vào năm 2000.
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages352 Page
-
File Size-