XÃ HỘI VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ Tập 8 Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Số 1 Nghệ thuật ở Hoa Kỳ: Những hướng mới Xã hội và các Giá trị của Mỹ - Tháng 4/2003 1 LỜI BAN BIÊN TẬP Trong cuốn sách mới xuất bản “Những viễn cảnh của nƣớc Mỹ: Thiên anh hùng ca về lịch sử Nghệ thuật ở Mỹ”, nhà phê bình nghệ thuật sinh ở Australia Robert Hughes chỉ ra một trong những thực tiễn quan trọng của Mỹ là “một sự khởi đầu lại, từ bỏ bản sắc trong quá khứ”. Đối với Hughes điều này không có nghĩa là rũ bỏ sạch trơn mà là sự giao thoa phức tạp với truyền thống cũ. Hughes viết pha chút hài hƣớc “luôn có một hình ảnh bị chôn vùi nho nhỏ về một ngƣời di cƣ xuống thuyền với hành lý của mình gồm đôi ủng, một cuốn Kinh thánh hay 27 Rembrandt”. Kiểu bắt đầu lại từ đầu này là chuyện thƣờng nhật của các nghệ sỹ trong sáng tác nghệ thuật. Khởi đầu từ con số không cũng là suy nghĩ của các nhà biên tập khi chúng tôi phỏng vấn một số chuyên gia hàng đầu ở Mỹ trong các loại hình nghệ thuật khác nhau về thực tế lĩnh vực của mình. Ví dụ, có gì mới trong múa hay nghệ thuật tạo hình? Ai là nghệ sỹ nổi bật nhất trong ngành sân khấu và âm nhạc? Những xu hƣớng hiện nay trong điện ảnh và văn học ăn nhập như thế nào với truyền thống lịch sử? Vì bất kỳ sự khái quát hóa nào về nghệ thuật đều đáng hoài nghi trong một đất nƣớc có khoảng 1.200 dàn nhạc giao hƣởng, 117 công ty Opera chuyên nghiệp, hơn 400 công ty múa, và 425 nhà hát chuyên nghiệp phi lợi nhuận, nên câu trả lời của các chuyên gia đối với những câu hỏi này chắc chắn sẽ không đầy đủ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tập hợp một loạt quan điểm của các nhà phê bình, những ngƣời công tác trong mỗi lĩnh vực, chân dung của bản thân các nghệ sỹ. Và dĩ nhiên các chuyên gia này đôi lúc cũng bất đồng với nhau. Sự đa dạng về quan điểm dƣờng nhƣ là phù hợp trong một đất nƣớc không có bộ văn hóa, không có quan điểm chính thống về loại hình nghệ thuật xuất sắc nhất. Nhƣng tờ báo này cũng cho chúng ta thấy một số chủ đề chung. Đó là tính quốc tế hóa ngày càng tăng của nghệ thuật, đó là cách mà các loại hình nghệ thuật Mỹ thƣờng xuyên đƣợc làm giàu thêm do sự giao lƣu nghệ sỹ và ý tƣởng vƣợt qua biên giới và ngƣợc lại. Đó còn là điều mà một nhà phê bình gọi là “sự xâm nhập lẫn nhau”, tức là biên giới giữa các loại hình nghệ thuật đang bị xóa mờ và nhiều nghệ sỹ hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Các điệu múa của Mark Morris hay Bill T. Jones đôi khi kết hợp cả ngôn ngữ nói; nghệ sỹ tạo hình Matthew Barney sáng tác những bộ phim sử thi mang dáng dấp của những bộ phim Hollywood. Một xu hƣớng quan trọng khác trong sáng tác tác phẩm mới hiện nay là sự giao thoa phức tạp giữa những trung tâm sáng tạo truyền thống ở các vùng duyên hải của Mỹ và những khu vực ít dân cƣ hơn. Trong bài viết tổng hợp của mình, nhà phê bình Terry Teachout lập luận rằng một số vở mới hay nhất của Nhà hát Thành phố New York có xuất xứ từ Nhà hát Glimmerglass, một công ty nhỏ ở một thị trấn nhỏ bang New York. Vậy đâu là gốc rễ của trào lƣu sáng tạo hiện nay mà tờ báo này đang bàn đến? Trong cuộc phỏng vấn mở đầu của chúng tôi, Dana Gioia, nhà thơ và là chủ tịch của Quỹ Quốc gia vì Nghệ thuật, đã chỉ ra một nguồn chắc chắn: “Lý do vì sao Mỹ có một lịch sử nghệ thuật tiêu biểu đa dạng nhƣ thế, với một bề dày thành tích chƣa từng có nhƣ thế từ điện ảnh đến chủ nghĩa biểu trƣng trừu tƣợng đến nhạc Jazz đến văn học hiện đại là vì Mỹ đã và đang là một xã hội thừa nhận tự do cá nhân của nhân dân mình”. Xã hội và các Giá trị của Mỹ - Tháng 4/2003 2 XÃ HỘI VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chương trình Thông tin Quốc tế / Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ / Tập 8 / Số 1 [email protected] Nghệ thuật ở Hoa Kỳ: Những hướng mới MỤC LỤC Trang 5 Mang nghệ thuật đến với tất cả người Mỹ Trò chuyện với Dana Gioia Chủ tịch của Quỹ Nghệ thuật Quốc gia, bản thân bà là nhà thơ và là nhà văn tiểu luận, nói về vai trò của Quỹ trong việc tài trợ nghệ thuật ở Mỹ. Trang 9 Sự trở lại của cái đẹp Terry Teachout Sự kiện 11/9 đã mang lại sự thay đổi cơ bản trong văn hóa Mỹ. Như một nhà phê bình hàng đầu đã nói “Nghệ sỹ ngày càng sẵn sàng sử dụng ngôn từ đẹp đẽ mà không cần đặt nó vào trong dấu ngoặc kép bảo vệ đầy trớ trêu”. Trang 13 Múa: Một truyền thống phát triển không ngừng Octavio Roca Những nỗ lực vô tư của các nghệ sỹ Mỹ đang thành công cho thấy khung cảnh sán lạn của múa. Từ cổ điển, hiện đại, hậu hiện đại và xa hơn thế, múa ở Mỹ vẫn sống mãi và phát triển. Câu chuyện nhân vật: Biên đạo múa Robert Moses Trò chuyện với Judith Jamison, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Alvin Ailey của Mỹ Trang 19 Âm nhạc: Những âm thanh tinh túy của nước Mỹ Tim Smith Bước vào thế kỷ mới, giới âm nhạc Mỹ từ cổ điển đến hip-hop đầy rẫy cả tài năng mới lẫn những người làm nhạc xuất sắc. Câu chuyện nhân vật: Nhà soạn nhạc Elliot Goldenthal Xã hội và các Giá trị của Mỹ - Tháng 4/2003 3 Trò chuyện với David Gockley, Nhà hát Ôpêra Houston Grand Trang 27 Sân khấu: Những nhà viết kịch Xưa và nay Chris Jones Các nhà viết kịch trẻ rất nổi tiếng tiếp tục truyền thống Mỹ khai thác những vấn đề xã hội trên sân khấu. Câu chuyện nhân vật Nhà viết kịch Regina Taylor Trò chuyện với Carey Perloff, Nhà hát Kịch nghệ Mỹ Trang 35 Điện ảnh: Phim và nước Mỹ hiện đại Richard Pells Các bộ phim đương đại của Mỹ cũng như các bộ phim vĩ đại của các thập niên trước đều phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa giải trí và nghệ thuật. Câu chuyện nhân vật: Nhà làm phim Alexander Payne Trò chuyện với Geoffrey Gilmore, Liên hoan phim Sundance Trang 42 Văn học: Những phác họa từ cây cầu Sven Birkerts Một thế hệ mới những nhà văn giàu tham vọng, nhiều người có quan điểm tầm quốc tế đã xuất hiện trên văn đàn nước Mỹ. Câu chuyện nhân vật: Tiểu thuyết gia Jill McCorkle Trò chuyện với Nhà biên tập và Nhà xuất bản Jason Epstein Trang 48 Nghệ thuật tạo hình: Xóa mờ Ranh giới Eleanor Heartney Các nghệ sỹ đương đại Mỹ tự do khai thác mọi lĩnh vực, mọi truyền thống nghệ thuật, và mọi hình thức thể hiện, và họ đang định hình nên sắc thái mới của nghệ thuật. Câu chuyện nhân vật: Nghệ sỹ Tom Friedman Trò chuyện với Kathy Halbreich, Trung tâm Nghệ thuật Walker Trang 55 Thư mục và các địa chỉ Internet Trên trang bìa: Một vũ công cùng đoàn Ba lê Carolina, Bắc Carolina, Hoa Kỳ, biểu diễn ở Messiah tại liên hoan Ba lê Hung-ga-ri 2002 ►The Office of International Information Programs of the U.S. Department of State provides products and ser- vices that explain U.S. policies, society, and values to foreign audiences. The Office publishes five electronic journals that examine major issues facing the United States and the international community. The journals -- Economic Perspectives, Global Issues, Issues of Democracy, U.S. Foreign Policy Agenda, and U.S. Society and Values -- provide statements of U.S. policy together with analysis, commentary, and background information in their thematic areas. ►All issues appear in English, French, Portuguese and Spanish language versions, and selected issues also appear in Arabic and Russian. English-language issues are published at approximately a one-month interval. Translated versions normally follow the English original by two to four weeks. ►The opinions expressed in the journals do not necessarily reflect the views or policies of the U.S. government. The U.S. Depart- ment of State assumes no responsibility for the content and continued accessibility of Internet sites linked to herein; such responsibility resides solely with the publishers of those sites. Articles may be reproduced and translated outside the United States unless the articles carry explicit copyright restrictions on such use. Potential users of credited photos are obliged to clear such use with the indicated source. ►Current or back issues of the journals, and the roster of upcoming journals, can be found on the Office of International Information Programs' International Home Page on the World Wide Web at http://usinfo.state.gov/journals/journals.htm.
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages58 Page
-
File Size-