MỞ ĐẦU 1. Tính Cấp Thiết Ớt Cay Không Chỉ Là Loại Cây

MỞ ĐẦU 1. Tính Cấp Thiết Ớt Cay Không Chỉ Là Loại Cây

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ớt cay không chỉ là loại cây gia vị rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, mà gần đây, chúng còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời... nhờ chất capsaicine chứa trong trái. Chính vì thế, nhu cầu và diện tích trồng ớt ở nhiều nước có chiều hướng gia tăng. So với lúa và nhiều loại rau màu khác, ớt là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập đạt khoảng 200 triệu/ha/năm. Vào những thời điểm giá ớt cao, thu nhập người trồng ớt có thể đạt 300 triệu/ha/năm. Diện tích trồng ớt tại Việt Nam khoảng 5000 ha, được trồng chủ yếu tại 18 tỉnh thành trải dài từ bắc vào nam, trong đó có Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Ở Bình Dương, ớt được trồng chủ yếu tại hai huyện Tân Uyên và Bến Cát với diện tích vào khoảng 15 ha. Diện tích trồng ớt tại các hộ ở mức độ vừa phải, thường không quá 3000 m2. Tuy nhiên, do hiện nay giá trị kinh tế cao mà cây ớt mang lại, nhiều hộ đã trồng tập trung với diện tích lớn hơn và trồng xen canh với các loại cây ăn trái và cây ông nghiệp khác.[30,31,32] Cũng như nhiều loại cây trồng khác, chất lượng và sản lượng ớt bị đe dọa nghiêm trọng bởi các loại dịch bệnh như bệnh thán thư, bệnh đốm trắng lá, bệnh héo xanh, bệnh héo rủ, bệnh thối đọt non... Nguy hiểm nhất trong số đó phải kể đến bệnh thán thư hay còn gọi là bệnh nổ trái. Bệnh do nấm Colletotrichum gây ra. Chủng nấm này rất đa dạng và gây hại trên hầu hết các loại cây trồng[9;13;21;29]. Trên ớt, bệnh xuất hiện trên cả thân, lá, và đặc biệt là trên trái. Trên trái, vết bệnh là những đốm tròn, màu nâu đến đen. Càng về sau, vết bệnh loang rộng và ăn sâu vào trong ruột trái[4], gây thiệt hại rất lớn cho các hộ trồng ớt, sản lượng có thể giảm từ 70-80%. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học tràn lan không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là nguyên nhân tạo ra các chủng nấm bệnh kháng thuốc. Sử dụng các chủng nấm Trichoderma để kiểm soát các loại nấm bệnh thực vật là một biện pháp an toàn và hiệu quả. Trichoderma là tác nhân kiểm soát sinh học đối với nhiều loại nấm gây bệnh trên cây trồng như Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia, Colletotrichum… Trichoderma tiêu diệt nấm bệnh theo 3 cơ chế: kí sinh, tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống. So với các loài nấm đối kháng khác, 1 Trichoderma an toàn với sức khỏe con người và có thể phát triển tốt trên nhiều loại cơ chất khác nhau. Đây cũng là hướng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ thực tế trên, chúng tôi đã đề xuất đề tài: Nghiên cứu tạo chế phẩm từ một số chủng Trichoderma kiểm soát bệnh thán thư do Colletotrichum gây ra trên cây ớt (Capsicum frutescens). Đề tài cũng là bước đầu nhằm xây dựng một bộ giống Trichoderma thu thập tại Bình Dương có khả năng phòng tốt các bệnh do nấm gây ra, không chỉ trên cây ớt mà còn trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau tại địa phương. Trong chuyên đề này, một mặt chúng tôi phân lập các chủng Trichoderma từ các khu vực trồng rau màu trên bàn tỉnh Bình Dương. Mặt khác, chúng tôi phân lập các chủng Colletotrichum gây bệnh thán thư từ các mẫu ớt, thu thập từ các chợ và nhà vườn trồng ớt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục tiêu của chuyên đề là xác định được các chủng Trichoderma có khả năng đối kháng tốt với các chủng Colletotrichum phân lập được bằng phương pháp nuôi cấy trên đĩa petri có chứa môi trường PGA. 2. Mục tiêu đề tài Tạo được chế phẩm từ các chủng nấm Trichoderma sp. có khả năng phòng bệnh thán thư do Colletotrichum gây ra trên cây ớt ở quy mô vườn thực nghiệm. 3. Cách tiếp cận - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, các báo cáo nông nghiệp của Tỉnh. - Phân lập các chủng nấm Colletotrichum gây bệnh thối trái trên ớt từ các mẫu bệnh thu thập tại Bình Dương. - Phân lập các chủng nấm Trichoderma tại các khu vực nông nghiệp ở Bình Dương, các chủng này sẽ có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Tỉnh. - Nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma phân lập được với các chủng nấm bệnh Colletotrichum. Từ đó chọn ra các chủng có hiệu quả đối kháng tốt nhất. 4. Đối tượng nghiên cứu - Các chủng nấm Trichoderma được phân lập tại các khu vực nông nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương. 2 - Các chủng nấm bệnh Colletotrichum được phân lập từ các mẫu trái ớt bệnh thu thập tại các chợ và nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phân lập và nghiên cứu khả năng đối kháng trên quy mô Phòng thí nghiệm. - Sản xuất chế phẩm trên quy mô phòng thí nghiệm. - Thử nghiệm khả năng kiểm soát nấm bệnh trên quy mô vườn thực nghiệm. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây ớt 1.1.1. Nguồn gốc cây ớt[5] Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì cây ớt có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Mehico), bắt nguồn từ một số loài hoang dại và nguồn gốc thứ hai là ở Guatemala. Theo Vavilop, nguồn gốc thứ hai không phải ở Guatemala mà ở Evraz. Hiện nay, cây ớt được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Sản lượng toàn thế giới khoảng 9683 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm 4263 triệu tấn (FAO, 1992). 1.1.2. Vị trí phân loại[5] Cây ớt có tên khoa học là Capsicum frutescens L., Capsicum annum L., cây ớt thuộc họ cà Solanaceae, chi ớt (Capsium) có khoảng 30 loài nhưng chỉ có 5 loài được trồng là Capsicum pendulum, Capsicum annum, Capsicum flrutescens, Capsicum chinensis. Trong đó, hai loài Capsicum pendulum, Capsicum pubescens được trồng hạn chế ở Trung và Nam Mỹ, loài Capsicum chinensis được trồng ở khu vực Amazon và châu Phi. Hai loài Capsicum annum và Capsicum flrutescens được trồng khắp nơi trên thế giới. A B Hình 1.1 Một số loài ớt cay phổ biến. A) Capsicum frutescens. B) Capsicum annum 1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ớt[5] 4 Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn, lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn, hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Các bộ phận của cây ớt như quả, lá và rễ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ớt có rễ cọc phát triển mạnh với nhiều rễ phụ, việc cấy chuyển thường làm cho rễ cọc bị đứt và cho một hệ rễ chùm phát triển. Ớt là cây bụi, hai lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các dạng như thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình từ 0,5 – 1,5 m, có thể là cây hằng năm hoặc lâu năm, nhưng thường được gieo trồng như cây hằng năm. Lá đơn, mọc xoắn trên thân chính. Lá có nhiều dạng khác nhau, nhưng thường mọc nhất là loại lá mác, mép lá ít răng cưa. Lông trên lá tùy thuộc vào từng loại ớt khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường mỏng, có kích thước trung bình từ 1,5- 12 cm x 0,5 – 7,5 cm. Các hoa hoàn thiện thường được sinh đơn độc trên từng nách lá. Hoa có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thỏng. Trên cuống hoa thường không có li tầng. Hoa thường có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lam hoặc màu tím. Hoa có 5 – 7 cánh hoa, cuống dài khoảng 1,5 cm, đài ngắn có dạng chuông, nhụy có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình đầu, hoa có 5 – 7 nhị đực với ống phấn màu xanh trời hoặc tía. Thuộc loại quả mọng có nhiều hạt và chia làm nhiều ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, màu sắc, độ cay và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu đỏ, da cam, vàng, màu kem hoặc hơi tím. Hạt ớt nhỏ dẹp, có dạng thận, màu vàng rơm, chỉ có hạt của Capsicum pubescens có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 – 5 mm và trong 1 gram ớt cay có khoảng 220 hạt. 1.1.4. Giá trị dược liệu của cây ớt[5] Ớt được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    65 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us