LỊCH SỬ PHẬT VÀ BỒ TÁT (Phan Thượng Hải)

LỊCH SỬ PHẬT VÀ BỒ TÁT (Phan Thượng Hải)

LỊCH SỬ PHẬT VÀ BỒ TÁT (Phan Thượng Hải) Lịch sử Phật Giáo bắt đầu ở Ấn Độ. Từ Phật Giáo Nguyên Thủy sinh ra Phật Giáo Đại Thừa. Đại Thừa gọi Phật Giáo Nguyên Thủy là Tiểu Thừa. Sau đó Bí Mật Phật Giáo (Mật Giáo) thành lập nên Đại Thừa còn được gọi là Hiển Giáo. Mật Giáo truyền sang Trung Quốc lập ra Mật Tông và sau đó truyền sang Nhật Bản là Chơn Ngôn Tông (Chân Ngôn Tông). Mật Giáo cũng truyền sang Tây Tạng thành ra Kim Cang Thừa. Ngày nay những Tông Thừa nầy tồn tại trong Phật Giáo khắp toàn thế giới. Từ vị Phật có thật trong lịch sử là Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Phật và chư Bồ Tát cũng có lịch sử qua kinh điển và triết lý của Tông Thừa Phật Giáo. Bố Cục Phật Giáo Nguyên Thủy Thích Ca Mâu Ni Phật (trang 2) Nhân Gian Phật (Manushi Buddha) (trang 7) Đại Thừa Tam Thế Phật (trang 7) Bồ Tát (trang 11) Quan Tự Tại - Quan Thế Âm (Avalokiteshvara) (trang 18) Tam Thân Phật (trang 28) Báo Thân và Tịnh Độ (trang 33) A Di Đà Phật và Tịnh Độ Tông (trang 35) Bàn Thờ và Danh Hiệu (trang 38) Kim Cang Thừa Tam Thân Phật và Bồ Tát (trang 41) Thiền Na Phật (Dhyana Buddha) (trang 42) A Đề Phật (trang 45) Nhân Gian Phật (Manushi Buddha) (trang 46) Bồ Tát (trang 46) Minh Vương (trang 49) Hộ Pháp (trang 51) Hộ Thần (trang 53) Consort và Yab-Yum (trang 55) Chơn Ngôn Tông và Mật Tông (trang 57) PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Phật Giáo thành lập và bắt đầu với Thích Ca Mâu Ni Phật. Kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) còn kể ra những vị Phật làm người (Nhân Gian Phật), giáo hóa chúng sanh trong quá khứ và một vị Phật trong tương lai là Phật Di Lặc. Thích Ca Mâu Ni Phật Ngày nay mọi người đều công nhận Thích Ca Mâu Ni Phật (Sàkyamuni Buddha) là vị Phật (Buddha) độc nhất có thật trong lịch sử và là người sáng lập ra Phật Giáo. Cuộc Đời của Đức Phật * Thích Ca Mâu Ni Phật tên là Siddharta Gautama (Tất Đạt Ta Cồ Đàm) sinh ở Lumbibi (Lâm Tỳ Ni) của xứ Kapilvastu (Ca Tì La Vệ) của Ấn Độ, thuộc nước Nepal ngày nay khoảng 2500 năm trước. Thời điểm của năm sanh có thể là năm 566 tr CN. Cha cùa ngài là Vua Suddhodana (Tịnh Phạm), làm đầu của dòng Sàkya (Thích Ca), một trong những bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ vào thời đó. Mẹ của ngài là Hoàng Hậu Maha Devi (Ma Da) chết 7 ngày sau khi sinh Siddharta. Siddharta được em gái của Hoàng Hậu là bà Maha Prajpati (Ma ha ba xà ba đề) dưỡng nuôi. Năm 16 tuổi, Thái Tử Siddharta kết hôn với Yasodhara (Da Du Đà La), một Công Chúa của dòng Koliya. Hai người có một con trai là Rahula (La Hầu La). Lúc đó Ấn Độ và Nepal theo đạo Bà La Môn với nhiều (4) đẳng cấp trong xã hội. Vùng nầy có 4 vương quốc: 2 vương quốc lớn là Kosala (Kiêu Tát La) với kinh đô là Sràvasti (Xá Vệ) và Magadha (Ma Kiệt Đà) với kinh đô là Rajagrha (Vương Xá). Hai tiểu vương quốc khác là Avanti và Vamsa. * Sau 29 năm là Thái Tử của Kapilvastu (Ca Tì La Vệ), Siddharta (Tất Đạt Ta), 29 tuổi, trốn ra khỏi hoàng cung đi tu, sống như một người xin ăn (khất thực). Siddharta khởi đầu đi Rajagrha (Vương Xá) và bắt đầu sống khổ hạnh (ascetic life) bằng cách xin bố thí ở ngoài đường. Thủ hạ của Vua Bimbisara nhận ra ngài ở ngoài đường phố và biết chí hướng của ngài nên về báo cáo do đó Vua Bimbisara (Tần Bà Sa La) muốn nhường ngai vàng cho ngài tuy nhiên Siddharta (Tất Đạt Ta) từ chối nhưng hứa là sẽ thăm vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) của nhà vua trước tiên sau khi thành đạo. Siddharta (Tất Đạt Ta) rời kinh đô Ràjagrha (Vương Xá) của Magadha và tu hành theo 2 vị thầy tu khổ hạnh. Sau khi đắc đạo từ Alara Kalama (A La La Ca Lam), Siddharta (Tất Đạt Ta) không bằng lòng nên bỏ đi mặc dầu được Kalama chọn làm người thừa kế của mình. Sau đó Siddharta làm học trò của Udaka Ramaputta (Ưu Đà La La Ma Tử), tuy nhiên rồi cũng bỏ đi mặc dầu Siddharta đã đạt được bậc thiền quán tối cao và được Ramaputta chọn làm người thay thế. Siddharta và 5 người khác, do Kondanna (Kiều Trần Như) cầm đầu, bắt đầu tu kiểu đầu đà (austerities, self-mortification). Họ tìm giác ngộ bằng cách gần như nhịn đói hoàn toàn chỉ ăn lá cây hay hạt dẻ. Siddharta (Tất Đạt Ta) gần chết chìm khi ngài bất tỉnh trong lúc đang tắm ở một con sông. Từ đó Siddharta tìm đường lối tu khác. Sau khi tu khổ hạnh hay thiền định hay anapanasati (tập thở), Siddharta (Tất Đạt Ta) khám phá ra Trung Đạo (Middle Way). Siddharta ngồi dưới một cây Pipal, ngày nay được biết là cây Bồ Đề ở Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), tự nguyện là không đứng dậy cho đến khi tìm ra Chân Lý. Sau 49 ngày Thiền Quán, Siddharta đạt được Giác Ngộ (Enlightenment). Lúc đó ngài được 35 tuổi. Trí tuệ của Siddharta từ đó quán triệt được Nhân Quả của sự đau khổ của nhân loại và đường giải thoát. Đó là Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths). Từ đó Siddharata (Tất Đạt Ta) được biết là Phật (Buddha). Phật là gọi tắt của Phật Đà và Phật Đà là dịch âm của tiếng Phạn Buddha. Buddha dịch nghĩa là Giác Giả (Awakened One), có nghĩa là “Người Giác Ngộ”. Lúc đầu ngài có tên là Gautama Buddha (Cồ Đàm Phật) theo danh tánh của ngài (là Siddharta Gautama). Cồ Đàm là dịch âm của Gautama (hay Gotama). Về sau ngài có tên khác là Thích Ca Mâu Ni Phật (Sàkyamuni Buddha). Thích Ca là dịch âm từ dòng Sàkya của ngài, Mâu Ni có nghĩa là “Trí giả thầm lặng”. Do đó Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là “Trí giả thầm lặng của dòng Thích Ca”. Danh hiệu Cồ Đàm Phật ngày nay chỉ còn dùng trong Phật Giáo Nguyên Thủy mà thôi. * Sau khi giác ngộ, 2 thương gia gặp Đức Phật tên là Tapussa và Bhallika là 2 người thế tục trở thành đệ tử đầu tiên. Đức Phật sau đó đi đến vườn Lộc Uyển (Deer Park = Sarnath hay Mrigadava) ở VaraGasi (hay Varanasi) gần Benares (ở Bắc Ấn Độ). Ngài chuyển Pháp Luân bằng cách giảng Tứ Diệu Đế cho nhóm 5 người của Kondanna (Kiều Trần Như) mà khi xưa đã từng tu kiểu đầu đà với mình và kết nạp họ để lập thành ra Tăng Già (Sangha). Tăng Già là dịch âm của Sangha (tiếng Phạn) và dịch nghĩa là Tăng Đoàn, nghĩa là đoàn thể của những tăng sĩ hay tu sĩ (monks). Sau đó Tăng Già có đến hàng ngàn người. Khi nghe Đức Phật đã giác ngộ, vua Suddhodana (Tịnh Phạm) cho phái đoàn sứ giả của hoàng gia đến thỉnh mời Đức Phật về Kapilavastu (Ca Tì La Vệ). Chín phái đoàn đi mà không trở về vì mọi người (trong phái đoàn) đều ở lại và gia nhập Tăng Già và tu thành La Hán. Phái đoàn thứ 10 do Kaludayi, một người bạn lúc thiếu thời của Đức Phật, dẫn đầu cũng ở lại với Tăng Già và tu thành La Hán. Về sau Vua Suddhodana phải mời Tăng Già đến hoàng cung ăn tiệc. Sau khi được Đức Phật thuyết pháp, Vua qui y và trở thành Dự Lưu (Sotàpanna). Cũng nhờ chuyến thăm nầy, từ đó trong hoàng tộc có một số gia nhập Tăng Già: 2 người em bà con (cousin) của Đức Phật là Ananda (A Nan Đà) và Anuruddha (A Na Luật) trở thành 2 trong 5 đại đệ tử hàng đầu; con của Đức Phật là Rahula (La Hầu La) nhập Tăng Già lúc 7 tuổi và sau nầy ở trong hàng 10 đại đệ tử; người em cùng cha khác mẹ là Nanda cũng gia nhập Tăng Già và sau nầy chứng quả La Hán và một người em bà con khác là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) cũng nhập Tăng Già nhưng sau đó thành kẻ thù và nhiều lần âm mưu sát hại Đức Phật. Ngoài 5 đại đệ tử hàng đầu là Sariputta (Xá Lợi Phất), Mahamoggallana (Mục Kiền Liên), Mahakasyapa (Ma Ha Ca Diếp), Ananda (A Nan Đà) và Anuruddha (A Na Luật) thì có 5 đại đệ tử khác là Upali (Ưu Bà Li), Subhoti (Tu Bồ Đề), Rahula (La Hầu La), Punna (Phú Lâu Na) và Mahakaccana (Ma Ha Ca Chiên Chiên). Khi Đức Phật đang ở Mahavana thì được tin là Vua Suddhodana (Tịnh Phạm) sắp qua đời, Đức Phật liền đến gặp cha của mình và thuyết pháp nhờ đó Vua Suddhodana (Tịnh Phạm) thành La Hán trước khi chết. Sau đó mẹ nuôi của Đức Phật là bà Maha Pajapati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) muốn đi tu gia nhập Tăng Già nhưng Đức Phật lưỡng lự chưa chấp thuận và rời Kapilavastu (Ca Tì La Vệ) về Rajagrha (Vương Xá).

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    62 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us