LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên Ngành: Lâm Học

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên Ngành: Lâm Học

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN LOÀI CÂY QUAO (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học HUẾ - 2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN LOÀI CÂY QUAO (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 8620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG THÁI DƯƠNG HUẾ - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.” Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Huế, tháng 5 năm 2020 Tác giả Lê Ngọc Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Trường Đại học Nông lâm Huế, các Thầy giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc học tập, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận… Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Đặng Thái Dương, người đã trực tiếp, đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin cám ơn Chị Nguyễn Thị Lệ - Thôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, là chủ vườn ươm cây quao cho quá trình thực hiện nghiên cứu. Xin cám ơn tất cả các hộ thon Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Hương Trà đã giúp cho tôi trong quá trình đo đếm, lấy số nghiên cứu về cây quao. Xin cảm ơn các bạn lớp Cao học Lâm học 24- Trường Đại học Nông lâm Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học và thực hiện tốt Luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, của các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2020. Tác giả Lê Ngọc Tuấn iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.” 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiện trạng phân bố, giá tri kinh tế và nhân được giống bằng biện pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá tri kinh tế của loài cây Quao - Nhân được giống bằng biện pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống đề tài đánh giá được hiện trạng phân bố, sinh thái, giá trị kinh tế và kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp giâm hom nhằm phát triển nguồn gen tốt không chỉ phục vụ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn nhân rộng cho các tỉnh Duyên hải miền Trung và đóng góp lớn vào việc bảo tồn nguồn gen loài cây quý, hiếm này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết qủa nghiên cứu giúp cho nhà quản lý và người dân biết được đặc điểm phân bố, giá trị nguồn gen, kỹ thuật nhân giống nhằm phát triển nguồn gen cung cấp cây con cho tỉnh để trồng rừng phòng hộ vùng bán ngập kết hợp cung cấp dược liệu và bảo tồn nguồn gen loài cây này. 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Tên tiếng việt: Cây Quao - Tên khác: Cây Quao nước - Tên khoa học: Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum iv 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Các vùng có phân bố cây Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế; - Thời gian: Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. - Về nội dung nhân giống: đề tải chỉ nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài Quao không nghiên cứu nhân giống bằng hạt và nuôi cấy mô tế bào. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá trị kinh tế của loài cây Quao - Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài cây Quao - Bước đầu đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom loài cây Quao 4. Kết quả chính của luận văn - Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đối với điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây Quao, cụ thể là một số địa điểm như xã Hương Phong, thị xã Hương Trà và Diên Trường, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. - Về đặc điểm phân bố, hình thái, sinh thái và giá trị kinh tế của loài Quao + Quao nước (Dilichandrone spathacea (L.f.) K. Schum.) có các đặc điểm như sau: là loài cây thân gỗ, rụng lá, cao 10-15cm. Thân hình trụ, vỏ ngoài màu nâu xám, có những nốt sần nhỏ. Cành mập nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngắn dạng ngủ. Lá kép lông chim lẻ, mọc đối, dài 20-30 cm, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7-10cm, rộng 3-4cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn dài, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ sít nhau, hai mặt nhẵn. + Cây quao thường phân bố phân tán theo cụm hay phân bố tập trung thành quần thể với các loài cây khác, tại các vùng ven biển, bán ngập, dọc ven sông, hồ cho đến vùng đất đồi, các loài thực vật sống cùng chủ yếu là các loài có thể thích nghi với vùng đất cát pha, bán ngập như đa, sanh, si, tra, giá,… Cây Quao phù hợp với nhiệt độ từ 190C đến 310C. Độ ẩm không khí cao và lượng mưa lớn. Vùng phân bố rộng nhưng trong dưới hạn là đất phải đảm bảo độ ẩm nhất định và đất có tính chất chua phèn. + Đây là loài cây có giá trị dược liệu cao có khả nhiều loại bệnh khác nhau như viêm gan, bổ phổi, trừ ho,…. Các sản phẩm từ cây quao mạng lại bao gồm: làm củi, làm gỗ ,làm thức ăn cho gia súc, làm hương, phòng hộ đều có hiệu quả cao, ngoài ra còn có hiệu quả trong việc cải thiện môi trường đất và chắn gió. Đối với người dân sử dụng các loại sản phẩm này, mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thông qua việc sử dụng hay buôn bán các sản phẩm từ cây quao. v - Đề xuất kỹ thuật nhân giống loài Quao bằng hom: Bước đầu đề tài đề xuất được kỹ thuật nhân giống loài Quao nước bằng hom: Tuổi cây mẹ lấy hom 18 tháng; vị trí lấy hom là phần ngọn; chiều dài hom từ 16-20cm, ruột bầu sử dụng bầu đất có tỷ lệ giá thể là 100% đất tầng B; tỷ lệ che bóng là 50%; chế độ tứoi phun nước tự động là 15 phút phun 1 lần một lần phun 5-6 giây và với nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA là 500ppm, cho được cây con tốt nhất phục vụ việc trồng rừng. 5. Kiến nghị -Về nghiên cứu - Cần Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để hoàn thiện quy trình giâm hom loài cây Quao - Cần có những mô hình nghiên cứu trồng thử nghiệm tại địa phương để đánh giá một cách toàn diện về sinh trưởng và phát triển của loài Quao nước trên vùng đất của tỉnh Thùa Thiên Huế và các tỉnh lân cận nhằm phát triển nguồn gen loài cây này. - Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu vê loài cây Quao trong khu vực Duyên hải miền trung - Về thực tiển Trước mắt áp dụng kết quả nghiên cứu này để nhân giống bằng hom loài cây có giá trị kinh tế, sinh thái, bảo tồn cao này. Học tập từ các vùng khác về quy trình làm hương để phát triển kinh tế cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết hợp với các nhà thuốc trong tỉnh tiến hành bào chế ra các loại thuốc chữa bệnh từ vỏ, lá quao phục vụ chữa bệnh cho người dân và thương mại hoá sản phẩm.

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    91 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us