Chương XXIV Một Cổ ĐÔI TRÒNG: Thời Nhật Chiếm Đóng, 1941-1945

Chương XXIV Một Cổ ĐÔI TRÒNG: Thời Nhật Chiếm Đóng, 1941-1945

Chương XXIV MộT Cổ ĐÔI TRÒNG: Thời Nhật Chiếm Đóng, 1941-1945 Thế Chiến thứ Hai (1939-1945) mang lại cho Đông Dương nói chung, và Việt Nam nói riêng, những đổi thay quan trọng. Khi quân Nazi Germany bắt đầu tấn công Pháp vào tháng 5/1940, lực lượng không quân, thiết giáp và bộ binh đi bọc qua chiến lũy Maginot, Blitzkrieg vào lãnh thổ Pháp, rồi chỉ trong vòng 10 tuần lễ Paris đã bỏ ngỏ. Thống chế Henri Philippe Pétain—người hùng Thế chiến thứ nhất của Pháp, đã 84 tuổi—đồng ý hy sinh, đứng ra điều đình ngưng bắn với Adolf Hitler. Ngày 10/7/1940, chế độ Đệ Tam Cộng Hòa Pháp (1875-1940) cáo chung. Do nỗ lực vận động của Phó Thủ tướng Pierre Laval, Quốc Hội Pháp—gồm cả E Herriot, Chủ tịch; Léon Blum, Vincent Auriol v.. v.., và với số phiếu 569/80—trao toàn quyền cho Pétain thành lập chế độ Quốc Gia Pháp [l’Etat Français], với khẩu hiệu Cần Lao, Gia Đình, Tố Quốc [Travail, Famille, Patrie], nhưng thường biết như chính phủ Vichy, tức tên thủ đô mới ở phía nam. - “Nous, Philippe Pétain, Maréchal de France” ban hành Sắc Luật số 1, tự cử mình làm Quốc trưởng [Chef de l'Etat]. - “Nous, Philippe Pétain, Chef de l'Etat francais,....” ký Sắc Luật thứ 2, qui định cho mình quyền lực vô giới hạn của các Hoàng đế. - “Nous, Philippe Pétain, Chef de l'Etat francais,....” ký Sắc Luật thứ 3, tạm ngưng họp Quốc Hội vô hạn định. - “Nous, Philippe Pétain, Chef de l'Etat francais...” ký Sắc Luật thứ 4, cử Pierre Laval làm người kế vị. (Sắc luật này sẽ bị sửa đổi 5 lần: 24/9/1940; 13/12/1940 (cách chức Laval); 10/2/1941; 17/11/1942; và, 13/11/1943). - Phó Thủ tướng: Pierre Laval [cho tới 13/12/1940]; Ngoại Giao: Paul Baudouin; Quốc Phòng: Weygand; Hải quân: Jean Francois Darlan. - Henry Lémery thay thế Rivière làm Bộ trưởng Thuộc địa [cho tới ngày 5/9/1940] (Lémery 1964:252, 259). Cho tới năm 1942, “Nous, Philippe Pétain, Chef de l'Etat francais...” ký tất cả 13 Sắc luật. Sắc Luật 11 (18/4/1942) và SL 12 (17/11/1942) & 12bis (28/11/1942) lập nên một thể chế gọi là “lưỡng đầu” [diarchy]—phân quyền giữa Quốc Trưởng [Chef de l'Etat]và Thủ Tướng [Chef du gouvernement]. Một số Tướng tá Pháp không phục, ngả theo phe Đồng Minh của Bri-tên, trong đó có Thiếu tướng Charles de Gaulle, Thứ trưởng Quốc Phòng chính phủ Paul Reynaud. Sau buổi họp ớ Versailles trước khi bỏ ngỏ Paris, Thú tướng Bri-tên Winston S Churchill “khám phá” ra viên tướng trẻ De Gaulle, nhờ vậy, ngày 18/8/1940, De Gaulle sứ dụng luồng sóng phát thanh từ London, kêu gọi kháng Trục, rồi sau khi bị kết án phản quốc, ra tuyên cáo thành lập "Pháp tự do" (France libre), phất cao ngọn cờ chống Đức. Chẳng cần là một chiến lược gia siêu phàm, bất cứ ai còn quan tâm đến dân tộc đất nước, và thành tâm ghi ơn tiền nhân dựng và giữ nước đều hứng khởi nhận hiểu cơ hội lại đang hé mở cho công trình phục quốc của dân Việt. Nhưng con đường hành động, triết lý thể hiện sứ mạng lớn lao ấy không thể đồng nhất, mà chia năm xẻ bảy tâm thân người Việt. I. NHẬT CHIẾM ĐÓNG ĐÔNG DƯƠNG: Tại Đông Dương, Toàn quyền Georges Catroux (1939-1940) thoạt tiên hoang mang bất định, chưa biết ngả theo chính phủ Vichy, hay phe Pháp tự do. Mối quan tâm hàng đầu là thái độ hiếu chiến của Nhật. Áp lực Nhật ngày một mạnh theo thời gian. Trong khi Lộ quân miền Nam Trung Hoa ở Quảng Châu gay gắt và dọa nạt đòi Đông Dương phải chấm dứt thái độ thù nghịch, ngày 19/6/1940—tức hai ngày sau khi Thống chế Pétain tuyên bố xin ngưng bắn với Hitler—Bộ Ngoại giao Nhật giao cho Đại sứ Pháp Charles Arsène-Henry một tối hậu thư, đòi chấm dứt ngay việc chuyên chở hàng hóa [chủ yếu là dầu hỏa] cho Tưởng Giới Thạch trong vòng 24 giờ, và phải chấp nhận cho một phái đoàn kiểm soát Nhật trú đóng ở Bắc Kỳ để bảo đảm rằng Pháp nghiêm chỉnh thi hành việc ngưng chuyên chở. Ngay trong ngày 19/6, Catroux đồng ý tạm thời đóng biên giới Trung Hoa. (1) 1. Vu Ngu Chieu. "Political and Social Change in Viet-Nam Between 1940 and 1946." Unpublished Ph.D. Dissertation, under the supervision of Prof John R W Smail, Univ of Wisconsin- Madison (Dec 1984), phần II. Xem Phụ Bản I, chương 9 của luận án trên để giúp độc giả hạn hẹp về số vốn Việt ngữ.; Idem., "The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet- Nam (March-August 1945);" Journal of Asian Studies, XLV:2 (Feb 1986), pp 293-327; Idem.. The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Vietnam (March-August 1945)/Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/1945) (Houston: Văn Hoá, 1996), sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu 1996. Xem thêm Kiyoko Kurusu Nitz, "Japanese Military Policy Towards French Indochina During the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen (9 March 1945);" Journal of Southeast Asian Studies, 14:2 (September 1983), tr. 328-53; Service historique de l'Armée de Terre [SHAT] (Vincennes), Indochine, 10 H xxx [75-80]. Từ giữa thập niên 1930, giao tình giữa Đông Kinh và Hà Nội-Paris khi nóng, lúc mưa, trầm bổng theo tình hình chiến trận Trung Hoa—trọng tâm chính sách ngoại giao của tất cả cường quốc thế giới. Nhật Bản muốn chuyển hóa từ một cường quốc biển sang một cường quốc vừa biển vừa đất liền qua kế hoạch xâm chiếm Mãn Châu và lãnh thổ phía bắc cùng duyên hải tiêp cận Triều Tiên, tức Chosun, đã trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1910. Tự hào là một cường quốc Âu Châu, Pháp theo gương Bri-tên, Mỹ và Dutch, tạo thành một liên minh yểm trợ tinh thần cho Trung Hoa từ năm 1937. Các trục giao thông thủy bộ từ Đông Dương vào Hoa Nam trở thành ngọn đao hai lưỡi: Một lưỡi cắt xẻ những lợi nhuận do dịch vụ chuyên chở và thương mại; một lưỡi lúc nào cũng sẵn sàng cứa đứt tay vì cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản đều quan tâm đến ảnh hưởng của trục lộ tiếp vận chiến lược này. Như đã lược nhắc trong những chương trước, đường hoả xa này dài 850 cây số, nhưng chỉ có 384 cây số trong lãnh thổ Bắc Việt. Đặc nhượng cho công ty Compagnie Francaise du Chemin de Fer du Yunnan từ năm 1901. Tuyến Hải Phòng/Gia Lâm hoàn thành tháng 4/1903. Tuyến Hà Nội/Việt Trì hoàn tất tháng 11/1903. Tuyến Việt Trì /Lào Kay hoàn tất tháng 4/1906. Từ năm 1938, đây là trục tiếp vận hàng hoá quan trọng bậc nhất cho Tưởng Giới Thạch (1924-1948) tại Trùng Khánh [Chongqing]. Mỗi tháng, khoảng 6,000 tấn xăng nhớt và quân cụ viện trợ Mỹ từ Hải Phòng ngược Lào Kay (Cai) tới Côn Minh. Nhật đã nhiều lần yêu cầu chính phủ Pháp đóng cửa trục tiếp vận này. Đông Kinh còn cử Tướng Tsuchihashi Yuitsui, Tư lệnh tình báo Nhật, qua Hà Nội đề nghị Toàn Quyền Catroux ngưng chở hàng hoá cho Trùng Khánh, nhưng Catroux từ chối trên căn bản “trung lập” vì cuộc chiến Nhật-Trung Hoa mới chỉ là “biến cố” [incident], chưa có tuyên chiến. Hơn nữa, từ ngày 30/3/1940 Thủ Tướng/Đô Đốc Yonai Mitsumasa (16/1-16/7/1940) đưa Wang Jingwei (Uông Tinh Vệ) ra lập chính phủ Quảng Châu, với Tướng Abe Nobuyuki [A Bộ (?)], nguyên Thủ tướng Nhật (8/1939-1/1940), làm Đại sứ. Cả Vichy và Hà Nội chưa chịu nhìn nhận ngay, dù trên đường tới Nam Kinh, Uông Tinh Vệ từng tạm trú ở Hà Nội.(2) 2. Encyclopédie mensuelle d'Outre-Mer, No. 32, 1953:123-28; Dân Hiệp, 4/4/1940.. Ngày Thứ Hai, 1/1/1940 [22/11 Kỷ Mão], phi cơ Nhật oanh tạc một tàu Pháp trên đường xe lửa Hải Phòng/ Vân Nam. 3 Pháp kiều chết. Thứ Năm, 1/2/1940, Nhật lại oanh tạc đường xe lửa Hải Phòng/Vân Nam, giết chết 60 người. Tháng 4-5/1940—nương cơ hội Hitler chiếm Denmark, xâm lăng Norway, chấm dứt giai đoạn “phi hòa, phi chiến” [phoney war], từ Thứ Ba, 9/4/1940—báo chí Nhật lại mở chiến dịch đả kích Đông Dương và Pháp. Luận điệu ngày thêm hiếu chiến. Thứ Hai, 15/4/1940, Ngoại trưởng Nhật Arita ra tuyên cáo nói Nhật bị ràng buộc vào vùng biển nam, nhất là Đông In-đi thuộc Hòa Lan [the Netherlands East Indies]. Ngay hôm sau, 16/4, Ngoại trưởng Cordell Hull cho Đại sứ Mỹ tại Paris biết các đại sứ Bri-tên, Pháp và Mỹ ở Tokyo đã yêu cầu Arita nhớ đến hiệp ước 1921 của Tứ cường về an ninh của Đông In-Đi thuộc Hòa Lan. Hôm sau nữa, 17/4, Hull lại ra tuyên cáo phản đối bất cứ sự thay đổi hiện trạng nào tại Đông In-đi thuộc Hòa Lan và toàn vùng Thái Bình Dương không qua thủ tục hòa bình.

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    89 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us